PDA

View Full Version : Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung



Pages : [1] 2

homeless man
20-03-2010, 10:38
Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big


http://lh4.ggpht.com/_YugWhSHy1xA/S48plYCj-OI/AAAAAAAAAts/ddKxvMgCqlo/s800/DSC06791.jpg

Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...

homeless man
20-03-2010, 18:27
Cái tên Sơn Đoòng lần đầu tiên tôi được nghe thấy là một mẩu tin trên chương trình thời sự VTV1 hơn một năm trước. Nhà đài đưa tin về việc UBND tỉnh Quảng Bình đón tiếp và nghe báo cáo sơ bộ về chuyến đi thám hiểm của nhóm chuyên gia thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh. Những thông tin, và hình ảnh khi đó thật cuốn hút những người ưa mạo hiểm. Và cũng có một điều đáng ngạc nhiên là tại sao con người ta đã gần như đến được tất cả các ngóc ngách trên thế giới mà vẫn còn Một cái hang to nhất thế giới chưa được tìm hiểu một cách tường tận cho đến tận bây giờ. Tại sao? Tại sao lại như vậy?

Thiên nhiên Việt Nam đúng là có những điều bí ẩn khiến cả thế giới phải liên tục kinh ngạc trong một thời gian dài. Chắc các bác còn nhớ hồi đầu thế kỷ 20, người Pháp phát hiện ra loài thú lớn là con Bò tót Đông Dương. Họ khẳng định đây là một trong những loài thú lớn cuối cùng trên thế giới mà người ta chưa từng biết đến. Và sẽ chẳng còn phát hiện nào tương tự:D.

Thế rồi cuối thế kỷ 20 dù phải trải qua mấy chục năm bom đạn tàn phá, Việt Nam lại làm cả thế giới phải sửng sốt một lần nữa khi công bố tìm ra một loài thú mới mà chưa từng được biết là con Sao La ở vùng Vụ Quang-Hà Tĩnh. Lúc đầu chỉ là mấy bộ xương sọ. Sau thì chụp được ảnh và bắt được cả tiêu bản sống trong tự nhiên.

Những câu chuyện trên chứng tỏ một điều rằng Thiên nhiên Việt Nam còn rất nhiều điều bí ẩn. Và Sơn Đoòng một lần nữa là một ví dụ rõ ràng Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều bí mật mang tầm cỡ thế giới.

Tất nhiên, những phát hiện trên với người ngoài thì rất lớn lao nhưng với người dân bản địa, sống bên những bí ẩn đó thì lại rất bình thường. Tôi cũng có võ vẽ chút liên quan đến rừng, núi, hang động và bảo tồn nên cũng rất cuốn hút bởi cái Hang to kia, to thật sự vì nó được BCRA-một tổ chức phi chính phủ có uy tín chuyên về hang động xác nhận chứ không phải theo kiểu tung hô duy ý chí, mẹ hát con khen hay, con múa mẹ khen giỏi như của các bác Tuyên giáo nhà ta:T.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9091.jpg

Bình minh trên rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Cảnh chụp ngày thứ 3 ở trong rừng, từ bên trong hang Én.
Bình minh lên báo hiệu một ngày mới, ngày chúng tôi phải trở về với cuộc sống đời thường,
với đầy ắp những trải nghiệm của một chuyến đi kỳ thú.

homeless man
21-03-2010, 09:10
Cũng trong cái bản tin ngắn ngủi của nhà đài đó, một thông tin khác cũng khiến người ta ngạc nhiên là sau chuyến đi này phải một năm nữa đoàn thám hiểm mới quay lại. Tất nhiên Tây làm việc thì phải có kế hoạch trước, phải có thời gian chuẩn bị kỹ càng về thủ tục hành chính, phương tiện, con người, tài chính ...nên có thể phải mất một năm họ mới chuẩn bị song. Tôi cứ tự hỏi, tại sao lại phải đợi Tây đến một năm nữa vì tất cả mọi người đều biết cái đoàn BCRA kia đâu có thể tự đi một mình. Họ phải xin phép từ trung ương đến địa phương và đặc biệt họ phải có cơ quan đối tác trong nước và/hoặc địa phương bảo lãnh, đi cùng. Như vậy, phía Việt Nam mình ít nhiều cũng đã có người biết từ trên xuống dưới. Vậy sao mình không tự làm sớm đi? Hay mình cậy nhờ họ cho có uy tín, hay mình thiếu tiền và kinh nghiệm... Suy cho cùng tôi nghĩ là do cách ứng xử của chúng ta chưa quen với những chuyện như thế này. Ta đã đợi được hàng nghìn năm, đợi thêm một năm nữa cũng chả sao=)).

Thời gian đó, các đài báo rộ lên nhiều bài viết về sự kiện này, về anh Hồ Khanh, về cách đặt tên hang...dẫn lại thông tin từ BCRA và rồi sự kiện lại chìm nghỉm, chả thấy đả động gì thêm về cái Hang to này. Do vậy, những người ngoại đạo như mình có muốn đi một chuyến thì cũng rất khó thực hiện do không biết phải bắt đầu như thế nào. Cái này tôi cũng đã có kinh nghiệm bản thân khi tổ chức cho một đoàn Phượt đi tìm vàng ở một cái mỏ Pháp cũ. Thế nên, tôi biêt chắc rằng phải có "đầu lậu" địa phương đứng ra tổ chức thì mới có thể đi được:)).

Khi lão Big có cái topic rủ rê đi khám cái Hang to này thì tôi biết lão chính là "đầu lậu" ở địa phương. Tôi cũng đã dọc nhiều bài của lão trên Phượt về Quảng Bình nên biết lão có nhiều kinh nghiệm trong những chuyện thế này. Biết bao người đã quăng đá, đặt gạch. Rõ ràng là ai cũng muốn đi nhưng vì nhiều lý do cuối cùng đã không thể đi được. Tôi ngày nào cũng chạy ra chạy vào cái topic này nghe ngóng thông tin. Vấn đề là mình không biết rõ lịch đi sẽ được bố trí chính xác vào thời gian nào để mình chủ động. Xem topic rủ rê mới thấy có rất nhiều bạn quẳng song hòn đá là chạy mất luôn, chả thấy quay lại lần 2...Còn tôi, cứ lặng lẽ chuẩn bị và ngày nào cũng cập nhật thông tin(NT).

Chuyển biến thực sự của topic rủ rê này chỉ diễn ra vào mấy ngày cuối cùng khi có lịch đi chính thức. Vấn đề là một cái tết nghỉ đã dài khiến không ít người không thể nghỉ thêm nữa và đành lỗi hẹn với cơ hội là thành viên đoàn Việt Nam đầu tiên đi thăm các Hang to nhất thế giới này.

Tôi có một kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn khi đăng ký tham gia ghép đoàn đi chơi như này:

- Tham gia Phượt thường xuyên và chia sẻ thông tin với diễn đàn để mọi người biết bạn là ai. Thường người đứng ra rủ rê rất sợ các nick mới.
- Các bạn phải tự chuẩn bị chu đáo các điều kiện đi như sức khỏe, trang bị, thời gian, tiền bạc...
- Luôn chủ động cập nhật thông tin thường xuyên với người tổ chức. Tôi thấy rất phản cảm nếu các bác quẳng hòn đá với lời nhắn khi nào đi thì báo cho biết. Sẽ chẳng có ai báo cho các bạn đâu.
- Chủ động liên hệ với các thành viên khác để cùng chuẩn bị.

Nếu các bác là người có "uy tín" và thâm niên trên phượt các bác sẽ dễ được chấp nhận thôi, đặc biệt là khi tham gia các chuyến khó.

Tôi chủ động liên hệ anh em đầu Hà Nội theo sự tin tưởng của lão Big. Tôi cũng rất lấy làm tiếc đã không nhận lời với nhiều bạn vì tôi không gặp được các bạn ý và cũng không biết các bạn ý là ai do thời gian gấp quá. Hy vọng các bạn có cơ hội đi lần sau.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8608.jpg

Đoàn khám phá Sơn Đoòng nghỉ lại giữa đại ngàn, hòa mình vào thiên nhiên.
Phía trước là con đường dốc liên tục và sên vắt nhưng không thể làm nhụt chí người đi.

homeless man
21-03-2010, 22:07
Sau khi có lịch đi chính thức, tôi cứ mạnh dạn khẳng định mình là một thành viên và kêu gọi anh em ở Hà Nội ai đi thì xác nhận lại nhưng cuối cùng chắc do gấp quá, chẳng có ai khẳng định đi ngoài tôi và Mèohoang. Thế là hai chúng tôi đến Phượt Cafe 36 Kim Mã để gặp và bàn các thứ cần chuẩn bị:)).

Theo chỉ dẫn của bác Big, chúng tôi đi xe của nhà xe Hưng Long, xuất phát lúc 19h00 tại 340 Trần Khát Chân-Hà Nội đến Đồng Hới-Quảng Bình khoảng 6h30 sáng hôm sau. Có 2 loại vé là nằm: 170K và ngồi là 110K nhưng đi trên hai xe khác nhau. Vì đã chắn lịch đi nên chúng tôi mua trước 01 ngày. Vé thoải mái lại được xếp ở chỗ đầu xe. Tôi cũng xin chia sẻ thông tin luôn là có thể đi xe Hoàng Long, xuất phát từ Lương Yên lúc 17h00 và đến Đồng Hới khoảng 5h00, tuy nhiên giá vé có đắt hơn Hưng Long;).

Vì tôi không có thông tin chính xác đường đi khó khăn như nào nên cứ chuẩn bị cho tình huống khó khăn nhất. Sau có loại rất cần thiết, có loại không phải dùng tới.

- Đèn pin đeo trên đầu và cầm tay: loại sạc điện (Rất cần)
- Bánh và lương khô đủ ăn trong 03 ngày (sau bỏ lại 1/2)
- Thuốc (Giảm đau, tiêu chảy, bông băng, sát trùng, orezon...-Chỉ dùng Orezon)
- Đồ vệ sinh cá nhân (Rất cần)
- 02 đôi tất cao cổ (Rất cần)
- Găng tay có hạt nhựa (Rất cần)
- Giầy quân dụng leo núi-loại đã đi quen, không dùng giầy mới (Rất cần)
- Đôi dép dọ bộ đội (Rất cần)
- Quần áo đi rừng loại bằng cotton thấm mồ hôi (Rất cần)
- Khăn rằn (Rất cần)
- Túi ngủ (Rất cần)
- Mũ lưỡi trai, Mũ len chùm đầu (Rất cần)
- Áo mưa mỏng (Không dùng đến vì lúc mưa to đã ở trong hang Én)
- Cốc nhựa (Rất cần)
- Máy ảnh+Thẻ nhớ+Ổ cứng để đổ ảnh cả đoàn sau chuyến đi (Rất cần)
- Một cặp kính mát+kính trắng đi đêm (phòng khi cần dùng lúc vào hang tối-Sau chỉ dùng kính mát)
- Bút và sổ để ghi chép (cũng cần)
- Dao díp đa năng (Không dùng)

Tôi định mang theo con dao quắm đi rừng nhưng lại thôi vì nó nặng lại được liệt vào hàng vũ khí lạnh, nếu bị kiểm tra thì rất phiền hà:Dam

Chuẩn bị song tôi đi lấy vé. Nhận được tin bác BM và Sami trong SG cũng đã sẵn sàng. Thật là có duyên tương ngộ.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201002265608mdjimjq5md213563_1.jpeg

Vế trong tay rồi, chuẩn bị lên đường thôi

homeless man
23-03-2010, 07:45
Xe xuất phát khá đúng giờ tại Hà Nội. Tôi chưa từng đi xe ghế nằm như này bao giờ nên thấy cũng rất tiện và thoải mái. Quan trọng nhất, bạn hãy để hết các đồ nặng, ba lô dưới cốp xe vì trên xe hầu như không có chỗ nào để bỏ đồ.

Nếu có thể, hãy chọn hàng ghế đầu, tầng 1. Xe đi sẽ đỡ rung, lắc và bạn có thể ngủ được trong cả hành trình.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8331.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8333.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8332.jpg

Xe khá sạch sẽ vì tất cả giày dép phải bỏ vào bao ni lông, không cho đi trên xe.
Ngoài ra mỗi người còn được phát một cái chăn đơn và chai nước lọc.

homeless man
23-03-2010, 13:08
Từ Trần Khát Chân, xe đi qua Bách Khoa, ra Đường Giải Phóng để đi về Pháp Vân. Đi buổi tối nên đường tương đối vắng.

Vì hôm đó là 14 tết, hôm sau là tết Nguyên Tiêu một cái tết cũng quan trọng không kém so với tết Nguyên Đán nên xe rất đông. Do ghế giường nằm không thể gép nằm chung nên khi qua Nam Hà, nhà xe bắt thêm nhiều khách thì chỉ xếp nằm la liệt ở hai bên lối đi. Mà cái lối đi thì nhỏ kinh nên suy cho cùng những người nằm tầng một cũng như nằm ghép=)). Tôi nằm cạnh một chị, có lúc tóc của chị này phủ cả lên mặt mình:))

Qua cầu Bến Thủy sang địa phận Hà Tĩnh, xe dừng lại tại một quán ăn đếm khoảng 1h30 sáng. Tôi thấy rất nhiều xe tuyến du lịch cao cấp như Traveltour cũng dừng lại đây. Xe nghỉ phải hơn nửa tiếng. Có một đoàn bốn khoai Tây ba gái trong đó có 3 cô gái tay sách nách mang xuống cái bến không chính thức này. Tôi nghe họ cãi nhau kịch liệt và không ai biết họ bị sao lại phải xuống đây. Tôi chỉ nghe họ nói mỗi từ Lào, Lào cũng định nhảy xuống xe hỏi xem có giúp được gì họ không. Mấy khoai Tây, tôi không hiểu chúng mang cái gì mà nặng thế. Nếu là tôi, thà ở bẩn chút còn hơn tra tấn tấm lưng với cái balô mấy chục cân trên chặng đường dài. Nhưng xe phải đi rồi. Tôi rời Hà Tĩnh và chợt nghĩ sẽ có lúc, mình cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh lỡ độ đường như mấy bạn khoai Tây lang thang kia. Và khi đó, không biết tôi sẽ như thế nào. Những phút giây phiêu linh có được do phượt không biết có đủ bù lại được những vất vả, bất chắc kia không. Không biết tôi có đủ can đảm để đánh đổi không. Xe đi rất êm, tôi chìm vào giấc ngủ mệt cho đến tận Quảng Bình.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8335.jpg

Trên xe, mọi người nói chuyện rất to. Có ông để phone đủ các loại nhạc kêu ầm ĩ như mổ bò
nên nếu không có bịt tai và không quen, bạn sẽ không ngủ được.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8338.jpg

Vì chót mang cái ba lô lên xe nên tôi phải buộc nó phía trên chỗ để chân.
Ba lô nặng đôi khi tụt xuống làm mình ngủ không yên.

homeless man
24-03-2010, 07:28
Chúng tôi đến Đồng Hới khá sớm. Ấn tượng đầu tiên của tôi với Thành phố tỉnh lị mới được nâng cấp lên từ Thị xã này là nó rất vắng. Đường phố rất rộng nhưng ít xe máy và ô tô. Chúng tôi đến đúng đường Trần Hưng Đạo như chỉ dẫn nhưng lại xuống xe quá một đoạn. Khi biết chúng tôi đi quá, nhà xe bảo cứ ngồi yên, lên chỗ ngã ba phía trên sẽ có xe ôm để quay lại chứ đừng xuống vội.

Thực ra họ có ý tốt nhưng khi xuống thấy quá mất khoảng 100 nhà thì chúng tôi quyết định đi bộ quay lại. Hóa ra là chủ quan vì nghĩ với 100 nhà thì quãng đường chỉ mấy trăm mét. Nhưng nhà ở Đồng Hới đâu có giống Hà Nội. Cái mặt tiền nhà ở Hà Nội, nơi đất chật người đông, chia nhau xúm xít chỉ vài mét. Ở đây có cái rộng cả chục mét rồi có đoạn cầu, có đoạn không nhà...khiến quãng đường phải hơn cây số. Tôi khoác 2 ba lô, cái to ở sau, cái nhỏ đeo trước ngực cho cân, quay lại địa chỉ cơ quan bác Big.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8342.jpg

Cầu Rào, một cây cầu trên đường Trần Hưng Đạo-Một con đường quan trọng của Đồng Hới.
Đoạn này đã làm song lâu rồi chứ chỗ chúng tôi xuống xe các dải phân cách đang làm được ghép từ đá xẻ nguyên khối rất to.
Hà Nội mà làm thế thì chết tiền


Vì đến hơi sớm, sợ mọi người còn đang ngủ nên chúng tôi đi kiếm cái ăn trước khi quay lại. Do không biết nên chúng tôi có hỏi mấy người dân và tìm một lúc thì đến một quán ăn bên trong bến xe nội tỉnh. Quán nhỏ bầy mấy bộ bàn ghế nhựa đã bạc hết mầu. Quán chỉ có mỗi món bún giò heo nước nhiều hơn cái, mỡ xương nhiều hơn thịt. Chúng tôi tay sách nách mang lại nói giọng khác dân bản địa nên mọi người nhận ra ngay chúng tôi mới từ nơi khác đến. Sau này có đi nhậu ở mấy quán khác rất ngon và rẻ thì cũng đoán rằng bát bún kia có thể đã đắt gấp đôi bình thường. Sáng sớm, có chỗ ngồi nghỉ và đi vệ sinh như vậy là tốt rồi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8343.jpg

Chúng tôi đến sớm, đường rất vắng. Nhưng sau đó cũng ít xe đi chứ không ùn ùn chen lấn như Hà Nội.
Dù đã lên thành phố, Đồng Hới vẫn có nhiều nét dân dã.



Lúc quay lại tôi thấy một người đang quét tro hóa vàng trên đường. Dọc vỉa hè rất nhiều tro bay theo gió. Một điều khiến tôi để ý là gốc cây nào cũng có chân nhang. Sau còn thấy ở các khe giải phân cách giữa đường cũng cắm chân nhang. Ở ngoài Bắc chỉ có các gốc cây có tai nạn chết người mới thắp hương như vậy. Chợt nghĩ, sao ở đây nhiều thế?:Dam Sau hỏi mới biết là không phải. Ngày tết, người dân nơi đây thắp hương ở khắp nơi trong nhà, ngoài ngõ...=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8344.jpg

Chúng tôi ở cơ quan bác Big hai tối. Đây vốn là khách sạn Phi Trường cũ được thuê lại toàn bộ.
Đó là lý do chúng tôi có chỗ ăn nghỉ thoải mái khi đến Quảng Bình.
Và thực sự, cũng tiết kiệm được bộn tiền:))

homeless man
24-03-2010, 13:08
Lúc quay về vừa lúc lão Big ra mở cửa. Ở Đồng Hới nhóm mới có hai người là lão và Tenten. Nếu cậu này không tự tiết lộ bí mật vì sao có cái nickname này thì đến lúc phù hợp tôi sẽ chia sẻ. Chúng tôi cất đồ và thay quần áo mặc lúc đi đường, khoác lên bộ quần shorts áo phông cho nó mát mẻ. Phải nói thêm là hôm đó dù mới là ngày tết Nguyên Tiêu nhưng trời nóng chả khác gì mùa hè. Trời nóng cũng tạo cho chúng tôi một số thuận lợi như không phải mang quần áo rét. Nhưng nó cũng làm chúng tôi mệt hơn khi leo dốc dưới cái nắng gắt tại những nơi con đường mòn không đi dưới tán rừng dâm mát. Do chúng tôi có một nguyên một ngày tại Đồng Hới nên tôi cũng mang thêm vài bộ quần áo. Đấy là lý do có cái ba lô nhỏ thứ hai chứ đi rừng đâu có dùng mấy cái đồ đó:D.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8345.jpg
Phía sau những dãy nhà mặt phố là con ngõ rộng. Ở đó có những quán cà phê, quán nhậu rất hay.
Nếu không là thổ dân và chỉ đi trên phố lớn thì chắc là khó tìm thấy.


Chúng tôi đi uống cà phê tại một quán nằm trong con ngõ đối diện nơi chúng tôi ở. Sáng sớm, chúng tôi là những người khách đầu tiên trong ngày. Tôi không uống cà phê nên không đánh giá được cà phê Đồng Hới ngon cỡ nào nhưng cái quán được trang trí và ghép bằng các cây hóp (loại tre nhỏ) có quang dầu rất đẹp và thoáng.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8347.jpg
Tầng hai của quán cà phê rất rộng và trang trí đẹp. Đây quả là nơi tụ tập lý tưởng ở Đồng Hới.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8349.jpg
Nào xem chân ai to hơn nào. Mai phải leo rừng rồi đấy. Phải xem lại chân cẳng xem có đủ tiêu chuẩn không.
Lão Big rất hài lòng vì chân chú em này quá chuẩn


Anh em lần đầu gặp nhau nhưng đã biết tiếng trên diễn đàn nên hòa đồng rất nhanh. Qua câu chuyện tôi cũng biết thêm nhiều thông tin, đặc biệt là sự chuẩn bị chu đáo của bên tổ chức. Để có chuyến đi, bác Big đã phải lên tận nơi, gặp gỡ làm việc với Kiểm lâm, dẫn đường, tìm kiếm thông tin, bản đồ...từ trước đó rất lâu. Chúng tôi cũng soát lại xem ai còn thiếu cái gì thì tí nữa đi mua nốt.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8351.jpg

Cùng nhau làm kiểu ảnh nhóm đầu tiên hội ngộ tại Quảng Bình.
Ai cũng rất vui khi nhận được tin bác BM và Sami đã hạ cánh xuống Huế an toàn
và đang chuẩn bị bắt xe khách ra Đồng Hới.

Nhìn cái bàn đầy hụ kia nhưng thanh toán thì rẻ giật mình. Quảng Bình sống tốt các cụ ạ=))

homeless man
25-03-2010, 10:16
Hê hê, hôm nay báo chí lại tung cái tin này thì sau đây, các nhóm khác muốn vô trỏng coi chút cái Hang To chắc sẽ gặp bộn khó khăn:)). Đòi hỏi phải chuyên nghiệp nhưng thế nào là chuyên nghiệp? Ai đứng ra xác nhận ai là chuyên nghiệp? Chỉ vì cái lý do không chuyên nghiệp có khi lại không đi được:T.

Nói về rủi ro thì ở đâu chả có. Hôm rồi có tin một ông nằm ngủ trong nhà mình, lại bị cái xe bay qua giải phân cánh, phi lên vỉa hè, đâm đổ cây lao vào làm sập nhà, đâm chết tắp lự. Như vậy có khi ngồi nhà cũng rủi ro:Dam.

Chợt nhớ đến câu này "Life is easy where all the adventures be??". Nhưng mà chuyên gia đã nói thế thì người cấp phép cũng rén cho nó nhẹ trách nhiệm.

Càng thấy đoàn mình đã quá may mắn vì đi trước cả cái khuyến cáo này. Quan trọng hơn đã đi đến nơi, về đến chốn:L



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0162.jpg

Đoàn đi hầu hết đều phải mặc quần shorts để lội suối.
Chỉ đến khi rất gần hang, khi con suối Đoòng mất hút sau những khe đá
chúng tôi mới mặc quần áo dài tay để vượt lên một đỉnh dốc cao đầy vắt xanh. Ảnh Sami




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0216.jpg

Khi vào sâu trong hang, có khi chúng tôi vượt qua những vũng nước sâu,
có khi phải trượt từ tảng đá này sang tảng đá khác hay lần mò bên những vách hang dựng dứng.
Và có khi lại vượt qua những mỏm có cảm giác như đang bò trên lưng ngựa.
Nhưng với lòng quyết tâm khám phá, chúng tôi vượt qua hết.
Nhưng chúng tôi không tự nhận mình là những người chuyên nghiệp. Ảnh Sami


Vài dòng như vậy để các bác thấy không cần phải quá chuyên nghiệp mới đi được các Hang này(NT).

http://dantri.com.vn/c20/s20-386387/khai-thac-du-lich-hang-son-doong-la-mao-hiem.htm

susu
25-03-2010, 11:50
À, thì ra lão Du cũng đu theo bác Hôm vụ này mà em không biết !! =))

Trước cũng thấy bên ttvn có 2 nhóm lập topic đi Sơn Đoòng nhưng hình như không thành vì vụ giấy tờ gì đó.

Chắc giống Bản Thi, bác Hôm có tị quen biết, tay trong nên mới dẫn đoàn đông thế nhỉ ?
Có tập 2 không, cho em bám càng với ạ !! :D

homeless man
25-03-2010, 13:07
@ Susu: anh là anh đu theo các bác ý mới đúng. Anh chỉ loanh quanh phía Bắc thôi chứ miền Trung thì không có cửa nào đâu. Các bác ấy đang lên kế hoạch tập 2 đấy (cuối tháng 5 đầu tháng 6). Em muốn bám càng thì phải theo sát mấy cụ này: Big Daddy, Dugia, Sonbo...vì đã có rất nhiều người đặt gạch rồi=))
.................................................. ...............................




Chúng tôi trở về cơ quan bác Big kiểm đếm lại phần logistics. Về hậu cần đã đặt bên anh Hồ Khanh 20kg gạo và 10kg thịt lợn. Mọi người sẽ mua sẵn và mang vào sáng hôm sau. Ngoài ra bên đó cũng chuẩn bị nồi, mắm, muối, dầu ăn và đặc biệt là rất nhiều ớt: tươi và bột. Như vậy là về mặt ăn trong mấy ngày ở rừng chúng tôi không phải lo. Bác Big cũng đã mua sẵn một tấm bạt ni lông to để làm chỗ ngủ. Sau khi bàn bạc chúng tôi chỉ cần mua thêm: bát, đũa, cốc, đĩa, tăm tre, giấy vệ sinh và 02 thùng mì tôm để ăn sáng và các bữa phụ.

Bốn người chúng tôi đi trên 2 xe máy trong đó có một cái mượn của một anh cơ quan bác Big và bắt đầu đi chợ. Trên đường đi tôi tranh thủ ngó nghiêng phố xá.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8355.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8352.jpg

Đường Trần Hưng Đạo kết thúc bởi một cây cầu. Đường này dẫn ra đường Hồ Chí Minh Đông.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8353.jpg

Phố xá vẫn còn đầy các trang trí đón chào năm mới.
Mọi người ở đây vẫn còn ngập tràn trong không khí xuân,
cuộc sống vẫn chưa quay lại nếp làm việc tấp nập bình thường như nó vốn có.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8354.jpg

homeless man
25-03-2010, 18:14
Phía cuối con đường Trần Hưng Đạo có một cửa hàng bán đồ quân dụng gồm Quần áo rằn ri, thứt lưng, xà cạp, dép dọ...Tất nhiên so với Hà Nội ở phố Lê Duẩn thì không bằng nhưng nói chung nếu thiếu đồ thì cũng có thể chọn được vài món. Tôi đã chuẩn bị hết và mang đi từ nhà nên không phải mua thêm gì. Mấy thanh niên cũng mua được vài bộ quần áo.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8356.jpg

Cái tiệm bán đồ này nằm cuối đường, gần cây cầu chỗ đường đôi thắt lại.
Đây có thể là một địa chỉ tại Đồng Hới mà các phượters có thể bổ xung đồ khi cần thiết.

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8357.jpg




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8358.jpg

Cái xe 67 mầu vàng mà các bác đã từng thấy lão Big tung lên Phươt.com này

Bắp Cải Luộc
26-03-2010, 01:10
Có thể có bác đọc rồi nhưng em xin phép cắt lời bác Homeless để chia sẻ với các bác cái link này
http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2010/3/220957/

Rừng nguyên sinh trong hang. Đọc đến đoạn này em có cảm giác như mình đang đọc Đô Rê Mon các bác ạ :D.

Theo như lời kể của các bác hôm trc ở Bảo Lâm và qua một cái bản đồ em xem được ở đây (http://www.vietnamcaves.com/photos/albums/userpics/Slide%20show%2009%20%28265%29.jpg) thì em hình dung ra là các bác đã dừng chân ở chỗ con suối uốn cong chắn hết đường đi. Nếu qua được con suối đó và đi độ vài trăm mét nữa thì sẽ gặp khu rừng đầu tiên được nhóm HGA gọi là "The Hand of Dog". Sau đó đi vào trong nữa, quá nửa hang thì gặp khu rừng thứ 2 gọi là "Garden of Edam".

Ôi chả khác j Đô Rê Mon! :D

homeless man
26-03-2010, 12:59
Chúng tôi đến chợ Nam Lý mua đồ. Chợ này nằm trên một con phố nhỏ rẽ vào từ đường Trần Hưng Đạo. Để hai chú xế bên ngoài tôi vào lão Big tất tả đi vào chợ. Cái chợ này xây to, hai tầng nhưng theo quan sát của tôi hoạt động chỉ tấp lập chủ yếu ở tầng 1 và các kios tạm xung quanh. Trong chợ chỉ có hàng điện tử, nhựa.... chứ không thấy có hàng khô nên chúng tôi không mua được mì tôm. Sau phải qua một cửa hàng bán tạp phẩm ven đường để mua nốt.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8359.jpg

Bùng binh phía trước chợ.

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8360.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8362.jpg



Và đây là cảnh lão Big tất tả đi vào chợ, chuẩn bị các thứ cần thiết cho chuyến đi.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8363.jpg

homeless man
26-03-2010, 15:52
Trong công việc của mình, hầu như tôi đã đến các tỉnh ở Việt Nam. Nhưng có một điều là tôi chưa đến Đồng Hới lần nào. Từ Hà Tĩnh trở ra, từ Huế trở vào đến Sài Gòn, tôi đến nhiều lần nhưng chưa lần nào đến Quảng Bình, Quảng Trị. Vì có cả một ngày để chuẩn bị tại Đồng Hới nên là điều kiện tốt để tôi tìm hiểu thêm về nơi đây. Và cũng là cơ hội để tôi được thấy những thứ mà mình chỉ biết trước đây qua sách báo, phim ảnh:(.

Sau khi hoàn tất hậu cần, chúng tôi chỉ ngồi chờ các nhóm tập kết tại Quảng Bình. Như vậy chúng tôi còn khá nhiều thời gian. Lão Big là chủ nhà nên lão chủ động dẫn mấy anh em đi chơi quanh thành phố bằng xe máy. Đến Quảng Bình, ai cũng phải đến chỗ này: Quảng Bình Quan. Tôi được biết cổng này còn có các tên khác là Cửa vào dinh Quảng Bình và Cổng Bình Quan. Tôi không biết có chỗ nào ghi cái tên thứ 2 không chứ cái tên Cổng Bình Quan thì tôi có chộp được trên một biển chỉ dẫn khi lang thang quay lại chụp ảnh cái cổng này lúc hoàng hôn.

Những tấm ảnh này tôi chụp khi đi lướt qua đây=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8366.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8367.jpg

Mặt trước cổng thành hướng ra quốc lộ 1A còn 3 chữ hán ghi rõ Quảng Bình Quan.



Quảng Bình Quan trước kia vốn đắp bằng đất, nằm trong tuyến phòng ngự của Lũy Đâu Mâu - Nhật Lệ án ngữ cả hai con đường: Thiên Lý và Thượng Đạo các đời Lý-Trần-Hồ-Lê-Nguyễn phải đi qua, phải gặp nhau để đi tiếp vào Đàng Trong. Dưới thời Minh Mạng năm 1826, nó được xây lại bằng gạch để tỏ rõ sự uy nghi. Tiếc là năm 1954, khi rút lui khỏi Đồng Hới, Quảng Bình Quan bị quân đội Pháp phá hủy hoàn toàn. Sau đó ta xây lại gần giống như cũ. Một lần nữa, năm 1965 trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, nó lại bị máy bay của Mỹ đánh tan tành. Thành hiện nay do nhân dân Đồng Hới phục chế lại theo tài liệu cũ. Người ta cũng chỉ dám nhận là gần đúng như cũ thôi(NT).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8368.jpg

Mặt sau cổng thành, nơi có bậc tam cấp dẫn lên vọng lâu.

homeless man
26-03-2010, 16:27
Rồi thì chúng tôi chạy ra chợ Đồng Hới ngó nghiêng chút. Đây là chợ to nhất thành phố và nằm cạnh sông Nhật Lệ. Mặc dù phải đi một đoạn nữa mới ra đến biển nhưng chỉ mới đặt chân đến đây đã cảm thấy đầy hương vị của Hải Sản. Có thể là do những chiếc tầu đánh cá, câu mực đậu dưới bến sông kia đang bốc hàng lên chợ. Vì hôm nay ngày Tết nên chợ rất tấp lập.

Người ta nói muốn biết đời sống của người dân thế nào thì hãy đến chợ mà xem khắc biết.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8369.jpg

Đường Mẹ Suốt trồng rất nhiều cây bàng và phượng đưa chúng tôi đến chợ Đồng Hới.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8374.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8370.jpg

Bà con họp chợ cả hai bên đường. Có rất nhiều cúc vàng bán thành từng bó nhỏ để đi chùa và cúng Tết Nguyên Tiêu.

homeless man
26-03-2010, 17:55
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8372.jpg

Này thì bán hoa này. Hoa cúc các loại mà bán cả gốc nhé.
Bác nào chịu khó mua về trồng trong chậu sành thì sau này ối hoa, có khi chả phải mua nữa cũng nên.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8373.jpg

Này thì bán chuối này, mà toàn chuối Tây nhé.
Thảo nào toàn thấy chị em vây quanh.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8376.jpg

Này thì bán gà này. Gà để trên xe máy bày giữa đường luôn. Các bác cứ đỗ xe lại mà xem thoải mái.
Nếu không ưng thì đi, không phải mất tiền gửi xe len vào chợ làm gì cho nó mệt.

homeless man
27-03-2010, 10:52
Đối diện bên kia chợ tôi thấy có một hàng bán hoa do một người đàn ông đứng tuổi bán. Người bán và vị trí bán chỉ ra rằng đây không phải là hàng hoa chuyên nghiệp. Có thể hôm nay, tranh thủ ngày tết và công việc kinh doanh của cái tiệm giầy mặt phố kia chưa bắt đầu nên hàng hoa này có thể ngồi ké ở đây. Ngày thường chắc không ai cho hàng hoa này ngồi hoành tráng giữa đường thế này. Tôi tiến lại gần và chụp các kiểu cận cảnh. Ông trông rất tươi và để tôi chụp thoải mái. Các ngón tay ông lóng ngóng bó hoa cho khách. Có thể ông đang trông hàng giúp vợ hay con gái không chừng.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8378.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8377.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8380.jpg


Tôi chỉ qua đây một chút rồi đi chứ không chạy vào hẳn bên trong chợ. Nếu đi một mình, chắc tôi đã lang thang và phượt kỹ hơn...

homeless man
28-03-2010, 21:52
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8375.jpg

Đối diện chợ Đồng Hới là tiệm vàng Kim Anh rất to. Có lẽ đây là một trong những tiệm vàng to nhất Đồng Hới.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8382.jpg

Từ phía bờ sông, nhìn lại, chợ Đồng Hới thấp thoáng qua những rặng cau vua mới trồng.
Đây là một trong những con đường đẹp nhất Đồng Hới

homeless man
28-03-2010, 22:35
Đến đồng Hới thì ngoài Quảng Bình Quan, ai cũng đến thăm tượng đài Mẹ Suốt, Tượng đài được xây dựng bên bờ sông Nhật Lệ, nơi ngày xưa trong chiến tranh là bến đò mẹ đã đưa hàng ngàn chiến sĩ qua sông. Tượng đài đặt ở vị trí rất đẹp, trên bệ đá cao tạc hình mẹ Suốt tay cầm mái chèo. Phía dưới chân là các mô típ cách điệu hình các con sóng và hình bộ đội được mẹ đưa qua sông. Sau khi chụp vài tấm ảnh, lão Big chắp tay thành kính "Báo cáo mẹ, chúng con đã đến rồi", như là chúng tôi đã quen mẹ từ lâu, như là chúng tôi đã có hẹn với mẹ từ trước. Tôi cũng thầm ước mong được mẹ che chở cho cả đoàn đi Sơn Đoòng ngay mai được may mắn.

Dòng sông ngày xưa mẹ phải bằng chiếc thuyền nan mỏng manh dưới làn bom đạn thì nay đã có cây cầu mới mang tên Nhật Lệ. Cầu được xây lùi lại phía sau mấy trăm mét.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8383.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8385.jpg

Mẹ Suốt anh hùng, biểu tượng của người mẹ Việt Nam, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

homeless man
29-03-2010, 12:05
Nói đến mẹ Suốt thì ai cũng biết. Mẹ nổi tiếng qua bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu làm năm 1968, chỉ trước khi mẹ hy sinh một thời gian ngắn. Nhưng thực sự mẹ đã nổi tiếng từ trước đó rất lâu. Những năm 1963-1965 mẹ chèo đò ngang đưa bộ đội và tiếp tế từ bên bờ bắc Nhật Lệ (Bảo Ninh) sang bờ nam vào Đồng Hới. Hình ảnh hiếm hoi của mẹ còn lại đến ngày nay là thước phim tài liệu được quay năm 1965 cho thấy hình ảnh một người phụ nữ cầm chèo chính con thuyền nan vượt sông. Ngoài ra còn một người nữa cầm chèo mũi thuyền hiện còn sống là ông Lại Tấn Chuyên.

Mẹ được phong Anh hùng Lao động ngành giao thông vận tải trong Đại hội Anh hùng-Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1966. Sau đó mẹ già yếu nên địa phương muốn để mẹ nghỉ nên thực tế sau khi được phong Anh hùng mẹ đã không còn chèo đò nữa. Chiến tranh ác liệt, leo thang, chính mẹ lại muốn quay lại tiếp tục chèo đò tiếp dù cấp trên chưa thông. Mẹ đã tìm gặp Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khi đó để đề đạt nguyện vọng của mình. Sau thì cũng được chấp nhận. Vừa được thỏa ước nguyện, trên đường quay lại với dòng sông thì mẹ Suốt đã bị bom bi Mỹ ném và không qua khỏi. Đó là ngày 21.08.1968.

Tôi có một thông tin ngoài lề mà ít báo chí đề cập đến như này: Khi mẹ mất, có công nhận mẹ là Liệt sĩ không? Vì lúc đó mẹ không ở trong biên chế của đơn vị chiến đấu hay phục vụ chiến đấu nào và cũng không phải đang thực hiện nhiệm vụ. Thứ nữa, mẹ bị bom mỹ ném và mất như rất nhiều người dân Quảng Bình khác sống ở vùng chiến sự trong chiến tranh. Do đó việc công nhận Liệt sĩ cho mẹ đã được cân nhắc mãi. Vì mẹ là Anh hùng, lại nổi tiếng nên cuối cùng thì với lý do vì mẹ lên tỉnh xin đi phục vụ chiến đấu mà gặp bom Mỹ nên trường hợp này được đặc cánh công nhận Liệt sĩ. Tất nhiên mẹ hoàn toàn xứng đáng và không ai có thể tị nạnh với người đã mất nên chi tiết này hiện nay ít được nhắc đến.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8391.jpg

Tôi chụp một tấm ảnh kỷ niệm bên tượng đài người mẹ Anh hùng Liệt sĩ


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8394.jpg

Nhưng số phận những người con và cháu của mẹ giờ ra sao, tôi sẽ kể tiếp ở bài sau...

homeless man
29-03-2010, 20:22
Định kể thêm một số thông tin về con cháu của mẹ Suốt anh hùng. Nhưng thôi vì cũng không phải là tin vui:(. Ngoài mấy người con hiện sống tại Bảo Ninh, mẹ có hai con trai cũng là liệt sĩ. Còn tấm ảnh của mấy anh em chụp bên tượng đài này. Ảnh bác Big.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06735-1.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06736.jpg

Chitto
30-03-2010, 09:42
Nói đến mẹ Suốt thì ai cũng biết. Mẹ nổi tiếng qua bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu làm năm 1968, chỉ trước khi mẹ hy sinh một thời gian ngắn. Nhưng thực sự mẹ đã nổi tiếng từ trước đó rất lâu. Những năm 1963-1965 mẹ chèo đò ngang đưa bộ đội và tiếp tế từ bên bờ bắc Nhật Lệ (Bảo Ninh) sang bờ nam vào Đồng Hới.

Câu chuyện về Mẹ Suốt thì em được nghe lại khác nhiều.

Trên thực tế thì thời chống Mỹ, quân đội miền Bắc hoàn toàn đi trong rừng núi Trường Sơn, làm gì có đoàn quân chính quy
nào đi ra sát bờ biển để mà phải băng ngang qua cửa sông Nhật Lệ ? Đi ra sát biển là làm mồi cho quân Mỹ. Ở sát biển
hầu như chỉ là dân quân địa phuơng thôi. Do đó hình ảnh mẹ chèo đò cho "quân đi rầm rập ngày đêm" chỉ là trong thơ
Tố Hữu mà thôi.

Chuyện em được nghe kể khi ở Đồng Hới khác rất nhiều so với những gì sách báo nói.

Nhưng thôi, chẳng biết cái nào đúng cái nào không, lại mất đi một hình tượng đẹp.

Mic71
30-03-2010, 21:46
[QUOTE=Chitto;175369]Câu chuyện về Mẹ Suốt thì em được nghe lại khác nhiều.

Trên thực tế thì thời chống Mỹ, quân đội miền Bắc hoàn toàn đi trong rừng núi Trường Sơn, làm gì có đoàn quân chính quy
nào đi ra sát bờ biển để mà phải băng ngang qua cửa sông Nhật Lệ ? Đi ra sát biển là làm mồi cho quân Mỹ. Ở sát biển
hầu như chỉ là dân quân địa phuơng thôi. Do đó hình ảnh mẹ chèo đò cho "quân đi rầm rập ngày đêm" chỉ là trong thơ

Em cũng có thắc mắc giống bác. Nhưng chắc cũng phải có lý do nào đó, ko nhẽ cụ Tố Hữu xây dựng hình tượng Mẹ Suốt dựa trên ...

BM
30-03-2010, 22:04
BM nghĩ Mẹ Suốt chủ yếu đưa đón lực lượng bộ đội địa phương, cán bộ dân vận, địch vận...chứ không phải lực lượng chính qui. Theo Wikipedia (độ tin cậy!?) Mẹ đưa đón ước tính 1400 lượt mỗi năm dưới tầm bom đạn! Vậy cũng đủ khắc họa hình tượng anh hùng của Mẹ!
@Homeless man: Cụ tăng tốc nhé, cứ như cà phê phin thế này!?:T

homeless man
30-03-2010, 23:49
Chuyện dân gian không phải là chính sử. Hơn nữa ngay cả chính sử, do làm tròn để xây dựng hình tượng, điển hình dẫn đến méo mó nên cũng chả biết tin theo nguồn nào. Thôi thì bác Chitto đã nói vậy, mình cũng xin cung cấp thêm một số thông tin để các bác cùng xem xét xem cái nào đúng, cái nào chưa hợp lý.

1. Mẹ Suốt tên thật là Nguyễn Thị Suốt (1906-1968). Mẹ mất ngày nào? Có chỗ nói 21.08.1968. Chỗ khác nói là ngày 11.10.1968. Mình tỉ mẩn tra lịch âm thì ngày này là ngày 20.08 Mậu Thân. Chắc một bên nói lịch âm, một bên nói lịch dương.

2. Mẹ có chở bộ đội (quân) không? Chở khi nào? Mẹ Suốt đi ở và lấy chồng sau Cánh mạng tháng Tấm khi đã trên dưới 40 tuổi. Mẹ là vợ lẽ ông Trần Bạo. Sau 1954, ông tham gia Hợp tác xã đánh cá còn bà làm nghề chèo đò sau cũng là một Hợp tác xã. Được giao một con đò ngang chở khoảng 20-30 người và thêm hai người chèo phụ (ông Chuyên và ông Đề). Công việc là chèo đò đưa bà con, học sinh, bộ đội (địa phương), liên lạc...với giá vé 2 xu/người. Ngoài ra còn phục vụ hai tàu hải quân trực chiến trên sông Nhật Lệ.


Năm 1964, sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ bắt đầu đem quân đánh phá miền Bắc. Miền đất Quảng Bình là một trong những trọng điểm đánh phá của máy bay và hải quân Mỹ, với mục đích nhằm ngăn chặn việc chi viện của miền Bắc cho lực lượng cách mạng miền Nam. Lúc đó, Mẹ đã 60 tuổi nhưng vẫn xung phong nhận công việc chèo đò chở cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông, giữ vững thông tin liên lạc giữa hai bờ. Kể từ đó, trong suốt những năm 1964 - 1966, bà vẫn giữ vững nhiệm vụ của mình, đã chèo hàng trăm lượt ngay cả những lúc máy bay Mỹ ném bom oanh tạc ác liệt. Bà được những người cán bộ và bà con gọi với tên quen thuộc Mẹ Suốt. Tổng cộng ước tính mỗi năm mẹ Suốt qua lại đến 1400 chuyến.

3. Sao Mẹ nổi tiếng? Là do bài thơ Mẹ Suốt làm ngày 04.11.1965 của Tố Hữu và Đoạn quay Mẹ chèo đò trong bộ phim phóng sự do Xưởng phim QĐND sản xuất tháng 12-1965: “Mỹ muốn chơi với lửa, Mỹ sẽ thiêu thân” chiếu rộng rãi trong cả nước và trên thế giới lúc bấy giờ.

4. Mẹ được phong Anh hùng khi nào? Trong Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1966 tổ chức ở miền Bắc, mẹ Suốt được mời tham dự. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Mẹ được phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.

5. Mẹ Suốt có mấy người con? Có nơi nói 2 gái 1 trai. Tôi thì thấy nêu mẹ có 6 con, 3 gái và 3 trai: Trần Thanh Bình, Trần Văn Hà, Trần Hùng (Hai người đầu đã ky sinh) và Trần Thị Thái, Trần Thị Loan, Trần Thị Huế.

He he các cụ ạ, còn nhiều thông tin trái ngược nhau chả biết thế nào nhưng em dừng cái này ở đây:D.

homeless man
31-03-2010, 00:20
@Homeless man: Cụ tăng tốc nhé, cứ như cà phê phin thế này!?:T

Là em câu giờ đợi ảnh của cụ, he he...
.................................................. .................................................. ....


Từ bến thuyền xưa nhìn ra dòng sông Nhật Lệ, nơi ngày xưa những chuyến thuyền nan chở khách, chở quân qua sông của mẹ Suốt đã qua lại hàng ngàn lần. Sông nước thanh bình, hai bờ như xích lại gần nhau hơn. Vậy mà trong chiến tranh, chính tại bến sông này biết bao nhiêu người đã hy sinh. Tìm hiểu thêm tôi cũng biết con thuyền ngày xưa của mẹ cũng không còn. Chẳng ai nghĩ đến việc bảo tồn nó cho con cháu mai sau. Gần đây, Quảng Bình cũng định phục chế lại một cái thuyền giống cái ngày xưa để ở bến bên Bảo Ninh, nhưng không biết đã làm chưa.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8388.jpg

Một con thuyền nhỏ bé, cô đơn trên khúc sông vắng.
Để có sự thanh bình ấy, biết bao người đã ngã xuống trong đó có Mẹ Suốt và Một người con trai của mình.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8393.jpg

Có rất nhiều công sở đẹp nằm dọc theo đường mang tên Mẹ Suốt

homeless man
31-03-2010, 00:45
Sau khi báo cáo với Mẹ Suốt là chúng tôi đã đến, mấy anh em chạy xuôi theo dòng sông hướng về phía cây cầu Nhật Lệ. Cầu Nhật Lệ nối thẳng với con đường cùng tên và đường Trần Hưng Đạo. Do phải kiếm chỗ đổ xăng nên chúng tôi chưa nên cầu ngay. Thành phố Đồng hới nhỏ xinh và sạch sẽ. Nhiều đoạn đường dài là công sở chứ không chia nhỏ mở tiệm kinh doanh như ở các thành phố lớn khác.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8395.jpg

Đường Mẹ Suốt-Một trong những con đường đẹp của Đồng Hới.
Đường một đầu qua chợ Đồng Hới sau đó chạy dọc sông và hướng về cầu Nhật Lệ


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8397.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8398.jpg

Bưu điện tỉnh Quảng Bình

homeless man
31-03-2010, 20:29
Sau khi lấy xăng, chúng tôi quay lại đừng Nhật Lệ để qua cầu sang bãi biển. Chỗ này đường rộng rãi, nhà cửa xây cất đẹp. Các giải phân cách được trồng hoa, cây cảnh và cắt tỉa cẩn thận. Khung cảnh như này rất ra dáng một đô thị. Những người mới đến Đồng Hới lần đầu như tôi cũng cảm nhận được mức độ phát triển và tốc độ đô thị hóa nơi đây. Tất nhiên đây là những con phố đẹp nhất, tiêu biểu nhất của thành phố nhưng nó cũng hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho thành phố non trẻ này.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8400.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8402.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8403.jpg

Xa xa, thấp thoáng bóng cây cầu bắc qua sông để đến với bãi tắm đẹp và nguyên sơ

homeless man
31-03-2010, 22:13
Cầu Nhât Lệ nối từ Thành phố Đồng Hới sang xã Bảo Ninh, Quảng Bình. Cầu được thiết kế có chiều dài 655 m, rộng 9 m, nhịp thông thuyền cao 7 m. Cầu được xây dựng bằng bêtông dự ứng lực, có 3 nhịp đúc. Cầu Nhật Lệ sẽ được khởi công ngày 16.06.2002 vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình. Cầu khánh thành sau hai năm xây dựng: 02.09.2004. Với cây cầu này, người dân có thể tiếp cận bãi biển Nhật Lệ một cách dễ dàng.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8405.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8406.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8407.jpg

homeless man
31-03-2010, 22:42
Qua cầu một đoạn ngắn, con đường nhựa to đẹp bỗng nhiên dừng lại đột ngột. Nó được nối tiếp bởi hai con đường đất nhỏ hơn chạy về hai phía. Rẽ phải, ngược dòng Nhật Lệ đường nhỏ đi về trung tâm xã Bảo Ninh. Rẽ trái vươt cồn cát trắng là ra bãi biển.

Chỉ cách nhau một con sông mà cảnh trí đã thay đổi khác hoàn toàn, nhanh đến ngỡ ngàng. Không còn bóng dáng của đô thị nữa. Cái hay của Đồng Hới chính là ở chỗ này. Vừa cuộc sống đô thị ồn ào, náo nhiệt đấy mà thoáng cái đã hoàn toàn về với tự nhiên, hoang sơ lãng mạn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8408.jpg

Con đường to đẹp kết thúc một cách đột ngột. Chắn trước mặt là hàng phi lao xanh chạy dài theo cồn cát.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8409.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8410.jpg

Con đường đất nhỏ dẫn chúng tôi vượt qua cồn cát để đến với bãi biển Nhật Lệ.
Phía sau rặng phi lao kia là cảnh sắc thiên nhiên còn nguyên nét hoang sơ, chưa có bàn tay tác động nhiều của con người.

homeless man
31-03-2010, 23:29
Và trước mắt hiện ra cảnh biển xanh biếc bao la, bờ cát dài hút tầm mắt. Cả một không gian hoàn toàn thoáng đãng, tự nhiên. Không có cảnh hàng quán xô bồ chặt chém. Và cả bãi biển to là thế, đẹp là thế cũng chỉ có mấy người lữ khách lang thang nhìn ngắm, hưởng thụ. Chỉ có từng đợt sóng biển thi nhau lần lượt vỗ bờ.

Bãi biển là một dải cát dài nằm kẹt giữa một bên là dòng Nhật Lệ, một bên là biển. Lúc này thủy triều xuống nên sóng xô bãi cát tạo thành một bờ cao khoảng 80cm cánh mép nước chừng 3m. Sóng không vỗ trực diện bờ cát mà nghiêng đi một góc làm cho nó tiếp bờ mềm mại hơn.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8415.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8416.jpg

Cát biển gần mép sóng có mầu đỏ, và rất mịn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8414.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8413.jpg

Phía xa hơn, trên đỉnh các cồn, cát lại có mầu trắng.
Chỉ có những bụi dứa dại xanh tốt mọc xen lẫn những mảng cỏ úa vàng điểm suyết cho khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây.

homeless man
01-04-2010, 06:32
Đây là tất cả những người khách đến với bãi biển Nhật Lệ ngày hôm đó. Do thời tiết thay đổi nên giữa tháng Giêng, trời đã nắng nóng như mùa hè. Tôi biết vào mùa Hè, bãi biển này sẽ rất đông người dân Đồng Hới và các nơi về tắm. Khi đó lều quán phục vụ người tắm sẽ nhiều và bãi biển sẽ không còn vẻ hoang sơ như hôm nay:(.

Trên bãi biển, tôi gặp một đôi khoai Tây đã đứng tuổi, cũng hai người một xe dong duổi từ Ninh Bình vào. Nói chuyện với họ tôi biết hai vợ chồng đi tầu từ Hà Nội vào Ninh Bình sau đó thuê xe máy đi vào Quảng Bình. Trên tay lăm lăm tấm bản đồ và hỏi có thể tìm uống một cốc nước chè ở đâu.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8418.jpg

Bã biển Nhật Lệ dài và đẹp, cát mịn và phẳng. Nếu biết khai thác tốt sẽ là một nguồn thu không nhỏ cho Quảng Bình.
Tất nhiên có cả khu resort bên cạnh nữa nhưng không phải là nơi cho tất cả mọi người.

homeless man
02-04-2010, 16:29
Bãi biển này quả là đẹp với những dải cát dài mịn màng như ôm lấy chân lữ khách. Thủy triều xuống nên nước sâu hơn và cũng vì thế mà xanh hơn. Vì cách cửa sông một đoạn xa nên nước ở đây rất sạch và không có rêu rác. Hơn nữa gió thổi sóng về hướng cửa sông nên nước sông cũng không chảy về phía này. Sông Nhật Lệ mùa này nước cũng trong xanh. Có lẽ nó chỉ cuộn phù sa ra biển vào mùa mưa lũ. Nhưng bây giờ thì chưa tới.

Nắng mới lên nên nước biển còn rất lạnh nhưng vẫn có thể xuống làm một vòng rồi lên phơi nắng cũng được. Bãi biển vắng nên có thể bỏ hết quần áo mà tắm tiên cũng được, chỉ tiếc là không có nước ngọt để tráng lại thôi. Do không chuẩn bị đi bơi nên tôi không xuống. Hai bạn trẻ đi cùng thì rất hào hứng và xuống bơi luôn. Nói chung sóng cũng không quá cao, phía ngoài xa thì lặng hơn nhiều. Cả một bã biển dài thế chỉ để cho mỗi mấy người tắm thì còn gì bằng.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06742.jpg

Có một chàng trai trẻ ngồi hướng mặt về phía biển.
Không biết nơi đại dương mênh mông xanh thẳm kia, nàng tiên cá của chàng đang lưu lạc nơi đâu.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8419.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8422.jpg

Ôi bãi biển xanh với những con sóng bạc đầu bất tận.
Trước lời mời gọi của biển cả bao la, khó ai có thể cưỡng lại mà không đến bên nàng.
Biển Đồng Hới quá đẹp kiến ai đã đến đây một lần đều muốn quay lại thêm lần nữa.

homeless man
02-04-2010, 16:37
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8424.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8425.jpg

Rồi thì hai chàng trai trẻ cũng xuống biển, cố gắng hết sức để tìm nàng tiên cá của mình


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8428.jpg

Tạm biệt bờ cát trắng, tạm biệt bãi biển xanh tôi tự nhủ với mình sẽ trở lại một ngày không xa.

homeless man
02-04-2010, 18:26
Cũng trên những cồn cát trắng chạy về phía cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển, dễ dàng nhận thấy rặng phi lao đã không còn, nhường chỗ cho những cây cau vua mới trồng. Cau vua là loài có lá như cây cau thường nhưng thân lại to như cây dừa và nhẵn chứ không xù xì. Đằng sau hàng cây cau vua mới trồng đó chính là cái Sunspa Resorts Quảng Bình nổi tiếng. Lão Big bảo vào xem cái xem nó như nào. Cũng phải hưởng tý resorts trước khi đi rừng, ăn rừng, ngủ rừng chứ. Ừ, thế thì cũng đi cho nó biết chứ thân phận Phượt bụi thì đã mấy khi được ngủ nghỉ ở những chỗ như thế này:T.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8427.jpg

homeless man
02-04-2010, 23:32
@BM: Gớm, sao cụ khéo liên tưởng=))
-------------------------------------------------------------------------------------


Trên đường từ cầu Nhật Lệ ra bãi biển, rẽ tay trái là con đường nhựa phẳng phiu dẫn vào khu Sunspa Resorts. Khu này bao toàn bộ phần roi cát nằm giữa biển và cửa sông. Đi vào đây người ta có cảm giác rằng chính cái khu này mới là nơi được hưởng lợi nhiều nhất từ việc xây dựng cây cầu kia.

Như đã kể trên, chúng tôi không ở trong khu này mà chỉ vào đây tham quan. Trong này có một số dịch vụ mở cho những người không ở trong resorts nhưng bạn phải trả phí (rất) cao ví dụ như hồ bơi, quầy bar cung cấp các loại đồ uống.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8513.jpg

Con đường to bên trong dẫn vào sảnh chính
với những giải phân cánh rộng được trồng hoa, cây cảnh và cắt tỉa cẩn thận.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8512.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8510.jpg

Dù mới được đưa vào khai thác mấy năm nay nhưng cây cối trồng ở đây đã lên xanh tốt

homeless man
03-04-2010, 00:28
Khung cảnh phía trước với nhiều cây xanh, thảm cỏ và tiểu cảnh. Có cảm giác người quản lý ở đây đã rất sáng tạo khi dùng những chiếc xe do hai bò kéo, đặc trưng của người Khme ở đồng bằng sông Cửu Long để trang trí và bầy các chậu hoa. Chắc cũng phải mất nhiều công để vận chuyển chúng từ trong kia ra đây. Theo tôi đây đúng là những chiếc xe bò cũ chứ không phải là loại giả cổ đóng tại trận. Ngoài ra còn nhiều chum, vại non bộ...

Dù khu này rất rộng nhưng tôi không thấy có cái lá nào rơi trên đường. Dù cây cối chưa thật to và xum xuê do mới trồng nhưng mầu xanh của thảm cỏ bù lại cho người ta cảm giác thư thái, về gần với thiên nhiên hơn.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8508.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8507.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8433.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8434.jpg

homeless man
03-04-2010, 13:03
@ Cụ Voòng dạo này hay hoạt động về đêm nhể. Em mới đi có một lần, phọt ra hết một lúc để em cụt vốn à. Mới lại tính em nó nhẩn nha, không vội được ạ.
------------------------------------------------------------------------------



Phía trước sảnh có một tiểu cảnh gồm một đài phun nước nhỏ, hai hàng cau vua 6 cây, thảm cỏ xanh và những chậu hoa nhỏ mầu sắc rực rỡ đặt trên xe bò kéo. Nếu là xe ngựa kéo thì có thể gọi là xe Thổ mộ, nhưng đây là xe bò kéo nên không biết bà con trong Nam gọi là xe gì. Tôi không thích hàng cây cau bị quấn băng xanh đỏ. Trông nó lòe loẹt và tương phản quá mức với mầu xanh của khung cảnh xung quanh. Kiểu trang trí này gợi nhớ đến các quán cà phê đèn mờ ven đường hơn là một Resort ao cấp như này. Thật đáng tiếc:(.

Sảnh được lợp mái ngói đỏ như tất cả các mái của các khu nhà ở đây. Nó có kết cấu liên thông dẫn vào khu lễ tân bên trong.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8506.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8430.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8432.jpg

homeless man
03-04-2010, 22:21
Những chiếc xe bò, nó gợi nhớ đến những cánh đồng lúa bao la điểm suyết những cây thốt nốt trên các gò cao ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi không biết tại sao người ta lại để những cái xe này ở đây mà không phải là những thứ khác. Ngoài cái xe này tôi còn thấy một cái máy quạt lúa thủ công để rất khiêm nhường trên đường vào lúc nãy mà người dân miền Bắc vẫn dùng. Nhưng thực sự nếu không biết trước, người ta cũng không biết công dụng của nó là gì. Cái xe bò, cái máy quạt lúa thủ công...tôi đoán được để đây để nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của Việt Nam chăng. Toàn bộ khu này vắng lắm, có muốn cũng không biết hỏi ai.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8436.jpg

Cận cảnh chiếc xe bò trên có những chậu cảnh đầy hoa.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8437.jpg

Những khóm hoa, thay vì trồng trong chậu cảnh thì lại ở trong cái chum, cũng là nét sáng tạo.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8438.jpg

Những chậu cúc vàng rực rỡ làm mềm đi các kiến trúc bê tông hình khối đồ sộ, vuông vức

homeless man
03-04-2010, 22:53
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8502.jpg

Lối vào đại sảnh



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8439.jpg

Tấm biển đón chào đặt ngay cạnh cửa chính nhưng không phải dành cho chúng tôi



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8500.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8501.jpg

Đại sảnh với những trang trí còn đậm nét của tết Nguyên Đán

homeless man
05-04-2010, 22:29
Đại sảnh cao rộng trang trí cũng không quá cầu kỳ. Đó là một ngôi nhà khung bê tông cao hai tầng với cái mái nhọn lợp ngói đỏ. Để che đi lớp bê tông mái, toàn bộ mặt dưới được ốp gỗ. Hai đầu hồi có chớp thông gió với xung quanh nhiều cửa sổ và cửa kính. Đại sảnh không để lại cho tôi ấn tượng gì nhiều. Mọi người đi qua đây để ra phía sau, nơi có quầy ba, thảm cỏ xanh và bờ cát trắng trải dài đến biển.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8495.jpg

Hành lang rộng dẫn từ sảnh trước dẫn ra phía sau.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8497.jpg

Cuối hành lang là một quầy bar nhỏ với rất nhiều các loại rượu.
Tôi thấy có nhiều chai đang dùng dở và có thể ở đây có bán các ly rượu cho khách nếu không mua cả chai.

homeless man
05-04-2010, 22:49
Ra khỏi quầy bar là con đường lát đá nhưng cỏ vẫn mọc xanh giữa các khe rộng. đi giữa hai hàng dừa và dẫn thẳng ra bĩa biển. Thảm cỏ trồng trên cái rất xanh chứng tỏ nó được chăm sóc rất công phu. Cả những cây dừa nữa. Chắc chắn chúng được bứng cả cây ở nơi khác về trồng ở đây. Tuy nhiên chúng chưa hoàn toàn phục hồi nên lá xác xơ và ngọn thì von lại. Theo tôi, như vậy cũng là tốt lắm rồi:)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8445.jpg

Lão Big tất tả đi mua bia lạnh cho anh em.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8444.jpg

Đây mới có nửa con đường. Nếu đứng sát quầy bar mà chụp
sẽ cho thấy toàn cảnh con đường băng qua bãi cỏ xanh giữa hai hàng dừa, dẫn ra biển.

homeless man
05-04-2010, 23:00
Thảm cỏ dày và xanh ngăn cách bờ biển với khu resort. Để chăm sóc cỏ, một hệ thống các vòi tưới ngầm được đặt sẵn dưới đất. Khi hoạt đôngj nó mới nhô lên khỏi mặt đất khoảng 20cm và phun nước tụ động.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8442.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8443.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8449.jpg

homeless man
07-04-2010, 12:06
Ngăn cách bãi biển và thảm cỏ xanh là con đường lát đá. Những khi thủy triều lên và biển động, nước dâng đến sát con đường này. Hàng phi lao mỏng manh mới trồng chắc không ngăn nổi những con sóng dữ. Chiều xuống, khi cái nắng gắt ban ngày đã dịu đi thì con đường này rất thích hợp để đi dạo. Nó giúp người ta êm ái đi bên biển chứ chân không bị chìm xuống như đi trên cát:)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8447.jpg

Con đường lát đá bao toàn bộ khu resorts



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8446.jpg

Tấm biển chỉ dẫn đã bạc mầu theo thời gian



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8448.jpg

Có một lão phó nhòm vẫn đang tỉ mẩn ngồi nghịch đồ chơi của mình.
Nếu không có cục đen đen trong tay lão kia, sẽ không có những bức ảnh đẹp chia sẻ với phượt hôm nay.

homeless man
07-04-2010, 14:47
Cũng vẫn là bãi biển Nhật Lệ ấy nhưng đoạn này nằm trong Sun Spa nên được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Cát được san phẳng, lá phi lao khô rụng được cào bỏ hàng ngày nên trông nó sạch sẽ hơn bãi biển bình dân bên cạnh.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8460.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8462.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8461.jpg

Lão Big cứ muốn so sánh cái này với cái Avatar của mình

homeless man
07-04-2010, 15:05
Theo tôi, điểm nhấn của cái Resort chính là cái hồ bơi trong xanh này. Các kiến trúc xây dựng được bố trí xung quanh hồ xen giữa các lối đi và vườn cây nhỏ. Hồ bơi gồm một cái lớn hình chữ nhật sâu cho người lớn. Nước được để tràn bờ về phía biển trông như một thác nước chảy xuống hồ bán nguyệt nhỏ hơn, nông hơn ở phía dưới cho trẻ con. Nếu không ở trong này mà chỉ vào tắm, giá vé cho bơi ở đây là 5$/người/lând. Biển xanh bao la ngoài kia sẽ khiến người ta ít khi bỏ tiền ra để chỉ tắm ở cái bể bơi này, trừ phi nó được cho không như là một giá trị gia tăng. Đấy có phải là lý do mà cái hồ rất đẹp này tuyệt nhiên chẳng có một khách nào?


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8450.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8451.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8453.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8455.jpg

homeless man
07-04-2010, 15:38
Trong đoàn đi Sơn Đoòng có em V. là bạn gái của An QB làm lễ tân ở đây. Được biết giá phòng trong này cũng không phải rẻ và nói chung là hoàn toàn không phù hợp với đi bụi của nhiều phươters. Tuy nhiên, khu nhà 3 tầng chung quanh hồ bơi này là khu có các phòng ngủ giá rẻ nhất. Khu đắt hơn là các khu có các villa riêng biệt giá có thể hơn 700$/đêm. Với từng đó tiền, có lẽ chúng ta có thể đi được khá nhiều nơi rồi. Vậy nên, cái Sun Spa chủ yếu để phục vụ các bạn Tây nhiều tiền. Mà đúng thế, lúc chúng tôi ở đó có một đoàn các anh, chị cỡ hơn 70 tóc bạc da mồi mới đến. Đấy chính là đoàn tour được đón chào trên tấm biển đỏ để trước cửa vào sảnh chính kia:(.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8456.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8466.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8467.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8472.jpg

homeless man
07-04-2010, 16:15
Đã gần trưa, mặt trời đã lên cao và hun nóng tất cả những nơi nào được bao phủ bởi gạch đá và bê tông cốt thép. Dù xung quanh có nhiều nước, thảm cỏ, cây cối xanh tươi thì ánh nắng chiếu trực tiếp và cái nóng vẫn kia vẫn làm cho người ta khó chịu. Măc dù không có khách bơi nhưng tôi vẫn thấy hai em phục vụ (một gái, một trai) lặng lẽ và kiên nhẫn đứng sau quầy. Tôi tiến tới gần và bắt chuyện thì thấy cậu trai trẻ đang cầm cuốn sách dạy tiếng Anh trên tay. Cuốn sách chắc cho người mới học vì tôi thấy tranh vẽ nhiều hơn chữ. Tôi hỏi một câu tiếng Anh rất đơn giản nhưng em ấy cứ ấp úng mãi chẳng nói được tiếng nào. Chắc ở đây người ta yêu cầu các em phục vụ này phải biết tiếng anh để phục vụ khách được tốt hơn. Thôi thì, vì miếng cơm manh áo cố gắng chút cũng chẳng sao. Nhưng tôi vẫn thấy hơi cay mũi. Vì tại sao mình phải học tiếng nó mà nó không học tiếng của mình. Dù đã biết câu trả lời nhưng vẫn cứ trạnh lòng.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8465.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8473.jpg

homeless man
07-04-2010, 22:30
Vẫn là khung cảnh hồ bơi chụp ở những góc độ khác nhau. Dù không có khách tắm nhưng hồ vẫn vận hành vì nó không phải là cái hồ nước tĩnh. Nước được bơm từ bể nhỏ qua lọc rồi lên bể chính lại chảy xuống bể nhỏ, tuần hoàn liên tục. Kể ra cũng hơi phí vì mùa này là mùa thấp điểm du lịch lại hơi lạnh nên cái hồ này vắng vẻ.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8475.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8479.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8476.jpg

Lối đi ngoài trời nối các tòa nhà với nhau.
Ở đây không có các hành lang kín ăn thông từ nhà nọ sang nhà kia.

homeless man
07-04-2010, 22:39
Thêm một số cảnh xung quanh bể bơi


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8474.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8477.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8478.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8493.jpg

homeless man
07-04-2010, 22:57
Sau khi làm một vòng, anh em quay về căn chòi gỗ ngồi uống bia và nói chuyện. Đó là một trong những căn chòi gỗ, lợp lá được dựng lên trên thảm cỏ để nghỉ ngơi, ngắm biển và có thể tổ chức tiệc tùng. Khung cảnh đẹp, gió mát bia ngon thấy chạy từ Hà Nội vào đây chơi thật không uổng công. Chỉ tiếc là cả đoàn chưa tập chung đủ để làm vài kiểu ảnh trong cái Sun Spa này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8482.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06751.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06752.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06777.jpg

Ảnh: Lão Big

homeless man
08-04-2010, 06:05
Hệ thống nước tưới cỏ tự động được bật tưới cho toàn bộ thảm cỏ xanh trồng trên cát. Trên thảm cỏ xanh vẫn còn những hang coòng đùn cát lên. Tôi nhận thấy cỏ trồng trực tiếp trên cát vì ở chỗ hang coòng không thấy lớp đất phủ lên trên. Vì cát không lưu được nước lâu nên cây trồng rất khó sống dù là cỏ. Đó là lý do cỏ phải tưới thường xuyên. Các chi phí này đều tính vào khách nên giá cao cũng phải=))



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8488.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8487.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8489.jpg

homeless man
08-04-2010, 06:06
Gần 12h, nhận được tin đoàn SG ra đã gần tới Đồng Hới, chúng tôi chụp những tấm ảnh cuối cùng và chia tay khu resort này.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8503.jpg

Cả bãi xe rộng chỉ có nhõn một mình em này



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8505.jpg

Một chiếc sidecar còn mới để trên hè. Không biết có phải của một phượt gia nào không



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06778.jpg

Tấm ảnh chụp chung tại lối vào đầy mầu sắc. Ảnh lão Big



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8514.jpg

Dù chỉ vào chơi trong vài tiếng nhưng Sun Spa đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng.
Đây cũng là nơi nổi tiếng và có thể đại diện cho Đồng Hới về sự tiện nghi và sang trọng. Hẹn gặp lại.

homeless man
08-04-2010, 06:34
Quay lại cầu Nhật Lệ tôi đứng chụo những con thuyền neo dưới chân cầu. Tôi biết đây là những thuyền câu mực của bà con ngư dân vì những thuyền câu này có dàn đèn pha lắp trên boong. Tàu hoạt động ban đêm nên giờ này về bờ nằm đây trong trật tự và yên bình. Với những con thuyền nhỏ như này chắc bà con cũng không đi được xa bờ và mức độ an toàn cũng không cao khi biển động.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8518.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8516.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8517.jpg

homeless man
08-04-2010, 06:53
Đoàn SG đã ra đến Đồng Hới an toàn dù có muộn hơn dự kiến chút ít. Bác Big ra bến xe đón và anh em gặp nhau tại văn phòng cơ quan bác Big. Nghe tiếng, xem hình trên diễn đàn đã lâu hôm nay mới được đi chung với các bác, hiện thực hóa cái xã hội ảo mà có nhiều tình cảm thật này. Đó cũng là cái duyên của diến đàn và của những người yêu xê dịch. Phuot.com muôn năm:L

Sau khi cất đồ, cũng quá 12h rồi. Bát bún lúc sáng sớm nay chắc cũng chẳng còn gì nên bụng réo ùng ục. Chúng tôi chọn quán mà lão Big đã chén hôm qua vì lão quảng cáo món ăn ngon, bổ, rẻ hay quá khi vẫn còn ở ngoài Hà Nội. Quán ăn đối diện cơ quan lão Big, chỉ cần cắt qua đường và đi vào một ngõ nhỏ phía trong.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8527.jpg

Chỉ cách đường chính một dãy nhà (mặt phố), quán nằm trong một con ngõ nhỏ yên bình



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8528.jpg

Các món nhậu được ghi một cánh giản dị trên cái bảng nhỏ bằng phấn trắng,
điều này chúng ta hầu như không thấy trong các quán nhậu ở các thành phố lớn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8531.jpg

Và đây, các loại gia vị đầy mầu sắc đã sẵn sàng cho bữa nhậu mừng hội ngộ.
Ôi, ở đây món nào cũng nhiều ớt. Nhưng có cay hay không thì còn tùy, phải thử mới biết được(NT).

homeless man
08-04-2010, 07:12
Các món ăn chuẩn bị cũng nhanh, dân dã và không có loại nào là động vật quý hiếm, cấm nhậu cả. Up tất cả, chi tiết lên đây để bác nào nếu có qua Đồng Hới thì làm bữa nhậu bụi ở đây cũng được.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8530.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8532.jpg

Mòn Chàng hương băm nhỏ, xào với hành lá dùng ăn với bánh đa rất hợp, mùi vị lạ và cuốn hút



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8533.jpg

Đây là món rắn viên trứng gà chiên giòn, nhậu với rượu thuốc của lão Big thì quên đường về.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8529.jpg

Món đùi Chàng hương (một lại thuộc họ ếch) xào dứa, mùi thơm thì thôi rồi các bác ạ

homeless man
08-04-2010, 07:26
Và đây, các anh em nâng chén rượu mừng hội ngộ. Rượu thuốc của Lão Big chiêu đãi anh em nhằm nâng cao sức chiến đấu cho những ngày khám phá Sơn Đoòng sắp tới. Ảnh lão Big.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06779.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06780.jpg


Các bác có thấy toàn Zai trẻ không? Có vậy chiến cái hang to nhất thế giới kia mới hoành tráng phải không ạ=))

homeless man
10-04-2010, 05:33
Buổi chiều cũng cần chuẩn bị gì thêm cho đoàn, tôi đưa bác BM đi mua nốt mấy thứ đồ cá nhân sau đó chạy quanh một vòng. Cũng chẳng có chuẩn bị gì trước, cứ chỗ nào đường lớn, nhà đẹp là chạy vô coi. Tôi lúc đó cũng không biết đến Đồng Hới thì đi coi cái gì. Lúc sáng bác Big dẫn đi chơi mấy chỗ thì biết bấy nhiêu, giờ đi một mình cứ lang thang hết phố này qua phố kia, thấy ngó nghiêng lấm lét. Cũng may Đồng Hới nhỏ, đi loanh quanh một hồi thì cũng đến hầu như tất cả các nơi cần đến=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8523.jpg

Trung tấm văn hóa



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8524.jpg

Tấm băng rôn được treo rất sáng tạo trên hai cây cột cờ



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8535.jpg

Trường PTHH mang tên Đào Duy Từ, người đắp và chỉ huy Lũy Thầy,
đánh nhau theo kiểu nội chiến suốt mấy chục năm trời trong những năm Trịnh-Nguyễn phân tranh



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8536.jpg

Và tôi cũng không quên quay lại cây cầu Nhật Lệ để ngắm hoàng hôn trên cửa biển Đồng Hới

homeless man
10-04-2010, 05:45
Tôi chạy dọc con đường Nguyễn Du, con đường đi bên hữu sông Nhật Lệ chạy về nơi sông đổ vào biển. Suốt từ chân cầu Nhật Lệ đến nơi tôi gặp tòa nhà phế tích, dải đất bên bờ sông đã được xây dựng thành một khu công viên, cây xanh đẹp và thoáng mát. Có rất nhiều người dân đến chơi, đi dạo ở đây.

Tôi không biết cái phế tích kia là cái gì cho đến khi dừng xe bên đường và đọc tấm biển chỉ dẫn. Hóa ra nó là những gì còn lại của Nhà thờ Tam Tòa-Quảng Bình. Tôi nghe nhiều về nó nhất là mấy tháng trước khi có sự tranh chấp giữa giáo dân và một trường học gần đó về việc sử dụng lô đất bên cạnh nhà thờ đổ nát này. Tôi thấy hàng rào xung quanh mới xây để bảo vệ nơi này và khu đất tranh chấp xung quanh đã được xây công viên. Trong khung cảnh như vậy, những thứ còn lại của nhà thờ này sau bao thăng trầm dâu bể trông thật cô đơn, hoang phế đến tội nghiệp.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8537.jpg

Tấm biển đặt trước du tích với những quy định mới được soạn gần đây



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8540.jpg

Tấm bia đá cho biết nhà thờ này bị bom mỹ ném và phá hủy năm 1965



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8538.jpg

Những gì còn lại của nhà thờ sau hàng rào bảo vệ



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8539.jpg

Phần còn lại của Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa

homeless man
10-04-2010, 05:58
Thêm một chút thông tin về nhà thờ này.

Tam Tòa là một trong những họ giáo cổ xưa nhất của vùng đất Nam Quảng Bình. Theo sử liệu, giáo xứ Tam Tòa được thành lập từ năm 1631 với cái tên xứ đạo Ðồng Hới. Nhưng năm 1774, sau khi lực lượng của chúa Trịnh chiếm được Ðàng Trong và san bằng lũy Thầy, các tín hữu Ðồng Hới đã di chuyển đến ở một nơi cách thành Ðông Hải độ 3 cây số về phía Nam. Tại đây họ đã lập nên họ giáo Sáo Bùn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8541.jpg


Năm 1887, sau khi được phép của chính quyền bảo hộ, các tín hữu họ giáo Sáo Bùn đã về sinh sống tại làng Mỹ Lệ, nơi cách đó hơn hai thế kỷ trước cha ông họ đã lập nên giáo xứ Ðồng Hới. Nhưng lần này họ có tên là xứ đạo Tam Tòa, vì nơi đây có miếu Tam Tòa hư hỏng, bỏ hoang từ lâu. Và ngôi thánh đường Tam Tòa đầu tiên được linh mục Clause Bonin (cố Ninh) xây dựng và khánh thành vào ngày 08.12.1887. Sau đó, vào năm 1940, linh mục René Morineau (cố Trung) đã tái thiết ngôi thánh đường này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8542.jpg


Năm 1954, sau hiệp định Genève chia cắt đất nước, hầu hết giáo dân Tam Tòa đã di cư vào Ðà Nẵng. Từ đây, không chỉ giáo xứ Tam Tòa mà cả các giáo xứ nằm trong địa hạt từ Sông Gianh đến sông Bến Hải hoàn toàn cách ly với giáo phận Huế. Dẫu thế, các tín hữu hạt Nam Quảng Bình nói chung và Tam Tòa nói riêng cũng được chính quyền miền Bắc lúc đó cho phép hai cha Trần Quang Nghiêm và Lương Minh Thể về chăm sóc. Nhưng năm 1964, chiến tranh bộc phát, cha Nghiêm rời Tam Tòa. Trước đó, năm 1962 cha Thể đã qua đời tại Trung Quán nên từ đó giáo hạt Nam Quảng Bình không còn người cai quản.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8543.jpg


Ðầu năm 1968, máy bay Mỹ oanh kích. Thị xã Ðồng Hới bị san bằng, nhà thờ Tam Tòa cùng chung số phận, chỉ còn trơ lại tháp chuông.

Ngày 26.03.1997, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định lấy nhà thờ Tam Tòa làm di tích tội ác chiến tranh.

homeless man
10-04-2010, 06:11
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8545.jpg

Sở dĩ tòa tháp không bị sập là do kết cấu chân kiềng này.
Nhìn vào những gì còn lại ta cũng có thể thấy sự đồ sộ của công trình xây cách nay hơn trăm năm.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8546.jpg

Mặt sau của nhà thờ còn mỗi cây cột xây bằng gạch nung



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8547.jpg

Tháp chuông đổ nát ánh lên sắc vàng trong ánh nắng hoàng hôn dần buông



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8544.jpg

Sau vụ lộn sộn năm ngoái, công viên đã được xây trên khu đất tranh chấp bên cạnh

homeless man
10-04-2010, 06:35
Sau khi chụp song mấy tấm ảnh ở nhà thờ Tam Tòa, tôi chạy tiếp ra biển. Dọc bên bờ sông có nhiều quán cóc bán đồ nhậu và hải sản. Chiều đang buông, các hoàng quán í ới bầy hàng. Lúc về chúng tôi cũng quay lại đây nhậu, tổng kết trước khi chia tay. Mọi người nói nhâu ở đây phải rất cẩn thận không có là bị lừa. Mặc cả con mược thứ nhất giá mấy trục ngàn nhưng nếu ăn con thứ hai cũng như vậy mà không mặc cả thì giá sẽ khác hoàn toàn. Và tất nhiên là quán thích quát bao nhiêu thì quát. Có lẽ gặp những trường hợp chụp giựt như vậy, không ai dám quay lại đây lần thứ 2:(.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8548.jpg

Hoàng hôn đang xuống trong phố. Sau tán cây, nó chỉ còn là một quầng vàng rực.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8552.jpg

Cầu Hải Thành đang xây lại. Nó vắt qua một con lạch nhỏ ăn thẳng ra chỗ gần cửa sông.
Khi thủy triều lên, nước từ sông Nhật Lệ có thể chảy ngược vào bên trong.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8553.jpg

Cửa sông, nơi neo đậu của các con thuyền sau những chuyến đi miệt mài trên biển



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8554.jpg

Mũi cát nơi cửa biển. Nó thuộc về khu Sun Spa Resort.

homeless man
10-04-2010, 06:48
Hết con đường Nguyễn Du là con đường chạy dọc bờ biển. Nó đang được nâng cấp và thiết kế hai làn. Bãi biển nhiều chỗ đang san lấp để xây dựng nên trông lôm nhôm và chắc cũng ít người tắm ở đây. Dọc theo con đường cũng có nhiều nhà nghỉ, khách sạn mi ni. Nơi to nhất có lẽ là Khách sạn Công đoàn.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8555.jpg

Con đường bên bờ biển đang được nâng cấp



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8556.jpg

Đồn biên phòng 196. Đi qua đây tôi chợt phát hiện ra là tất cả các Đồn biên phòng
trên biên giới đất liền (nếu không có tên riêng) đều có số lẻ. Các đồn ở biển thì có số chẵn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8557.jpg

Tấm phù điêu ghi nhận nơi Bác Hồ đã đến thăm năm 1957

homeless man
10-04-2010, 07:14
Tôi đi đưới ngọn Hải đăng Nhật Lệ. Vì đây là cửa sông nên cần phải xây ngọn đèn biển này cho tàu bè định hướng đi trong đêm. Hải đăng được xây trên cao chính là xây trên phần còn lại của Lũy Thầy. Rất muốn chụp cây đèn nhưng cây cối che lấp hết không sao chụp được. Tôi đứng lại chụp cái bia bên dưới, nơi ghi lại dấu tích lịch sử còn sót lại của con lũy kiên cố năm xưa.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8558.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8559.jpg




LUỸ THẦY



Người Quảng Bình, từ người dân quê đến nhà nho học thuở Xưa, không mấy ai không biết đến câu ca dao:


’’Luỹ Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu’’

Luỹ Thầy (còn gọi là luỹ Đào Duy Từ) gắn liền với nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ. Ông là người xã Hoa Trai, huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Luỹ Thầy được ông hiến kế xây dựng bằng tất cả tài năng và tâm huyết của mình, nó là một hệ thống thành luỹ mang tính chất phòng ngự được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVII- XVIII) gồm các luỹ: Trường Dục, Nhật Lệ, Trường Sa thuộc Thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh.

1. Phòng tuyến Trường Dục

Được xây dựng vào năm 1630, bắt đầu từ núi Thần Đinh men theo bờ sông Long Đại, qua các làng Xuân Dục, Trường Dục, Cổ Hiền vòng xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá băng ra đến đầu phá Hạc Hải. Luỹ được đắp bằng đất sét dài 10km, cao 3m, chân luỹ rộng 6m.

Luỹ được xây dựng theo kiến trúc chữ Hồi, có tác dụng ngăn chặn quân Trịnh đánh phá phía Đàng Trong.

2. Phòng tuyến Nhật Lệ

Sau khi đắp xong luỹ Trường Dục, đến năm 1631 chúa Nguyễn lại tiếp tục cho xây luỹ Nhật Lệ. Luỹ cao 1 trượng 5 thước (6m), dài hơn 3000 trượng (12km), ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim. Luỹ Nhật Lệ được chia làm hai đoạn: Đoạn thứ nhất chạy từ núi Đầu Mâu về Cầu Dài, thiết lập ở bờ nam sông Long Đại. Đoạn thứ hai từ Cầu Dài chạy về đến cửa Nhật Lệ. Luỹ nay thuộc địa phận huyện Quảng Ninh, các xã Phú Hải, Đồng Phú, Hải Thành (thị xã Đồng Hới).

3. Lũy Trường Sa

Được xây dựng vào năm 1633, sử cũ không nói rõ luỹ này dài bao nhiêu trượng, cao rộng bao nhiêu thước mà chỉ nói là luỹ chạy dọc theo ven biển xã Bảo Ninh (thị xã Đồng Hới), từ cửa biển Nhật Lệ cho đến xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh).

Trên chiều dài 3000 trượng (12km) của luỹ từ Đầu Hâu đến cửa Nhật Lệ hiện nay chỉ còn lại 3 cửa:

- Cửa Tấn Nhật Lệ

- Cửa Lý chính Đại quan môn, sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng.

- Cửa vào Dinh Quảng Bình còn gọi là Quảng Bình Quan.

Cùng kết hợp với ba phòng tuyến trên, Quảng Bình Quan được xây dựng nhằm tăng cường thêm sức mạnh cho phòng tuyến, giao thông đi lại cho nhân dân trong thành. Quảng Bình Quan được vua Minh Mạng cho xây dựng lại bằng gạch đá vào năm 1825. Cổng có kích thước dài 2 trượng 1 thước (8,4m), rộng 2 trượng 5 thước (10m), cao 5 thước (2m), thành ngoài hộ vệ cửa quan dài 14 trượng 6 thước (58,4m), cao 3 thước (1,2m). Ngày nay Quảng Bình Quan đã được trùng tu tôn tạo lại đẹp đẽ, uy nghi ngay cạnh quốc lộ 1A cách Cầu Dài chừng vài trăm mét về phía Bắc.

Trong suốt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn, luỹ Đào Duy Từ phải chống đỡ với rất nhiều cuộc tấn công của quân Trịnh, nhưng chưa bao giờ bị thất thủ mà ngược lại đã giáng cho quân Trịnh nhiều đòn đau. Năm 1633 Trịnh Tráng kéo quân đến cửa biển Nhật Lệ dàn trận đánh quân Nguyễn, bị quân Nguyễn đánh cho tơi bời, quân Trịnh vứt bỏ xe pháo mà chạy không dám ngoái đầu lại. Năm 1648 quân Trịnh tấn công quân Nguyễn tại luỹ Trường Dục nhưng chẳng những không đạt được mục đích của mình mà còn thiệt hại nghiêm trọng: 3000 lính cùng với 3 tướng lĩnh cao cấp bị bắt làm tù binh (l). Đến năm 1672 quân Trịnh với lực lượng hùng hậu đã tiến đánh vào luỹ Nhật Lệ và đây là lần giao tranh ác liệt nhất trong lịch sử cuộc nội chiến với 6 lần liên tục tấn công vào mặt luỹ nhưng vẫn không được. Cuối cùng quân Trịnh phải ôm hận rút lui và không cách nào hạ được luỹ.

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc quân sự, luỹ Đào Duy Từ đã được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia.

Hiện nay, tuy luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn có một số đoạn còn lưu giữ được đấu tích, rõ nét nhất là đoạn luỹ sát cửa sông Nhật Lệ hiện còn vết tích là một gò cao, cây cối mọc xanh tươi, góp phần tạo cảnh quan cho thị xã; hay đoạn luỹ Trường Dục ngày nay đã được nhân dân trồng cây chắn gió góp phần hạn chế thiên tai.

Đến với Quảng Bình ngày nay du khách có thể qua những dấu tích đó để phần nào hình dung được dáng vẻ xưa của nó và chiêm nghiệm được những điều mà sử sách đã ghi chép. Du khách sẽ có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về một công trình kiến trúc quân sự, một tuyến phòng thủ có quy mô lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến nước ta. Nó cũng thể hiện được một tài năng quân sự, một tầm nhìn chiến lược của nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ.

Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn đã lùi xa hơn ba thế kỷ, luỹ Đào Duy Từ cũng có nhiều đoạn hiện mất dấu xưa, nhưng những ảnh hưởng, những vết tích văn hóa của thời kỳ đó vẫn đang còn tồn tại trên đất Quảng Bình. Điều đó được thể hiện qua một số 1ễ hội hiện có tại đây như: Lễ hội cướp cù ở làng Trấn Ninh (nay là phường Đồng Phú) vốn là một môn thể thao trong quân lính nhà Nguyễn thời bấy giờ; hay lễ hội bơi trãi hiện nay của cư dân năm làng quanh Đồng Hới cũng vậy, nó vốn có nguồn gốc từ các đội thuỷ quân nhà Nguyễn xưa kia.

Ngày nay luỹ Đào Duy Từ đang cùng với các điểm du lịch khác như động Phong Nha, bãi biển Nhật Lệ, thành Đồng Hới... tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và từ đó tạo ra những lợi ích về kinh tế góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế du lịch tỉnh nhà ngày một phát triển hơn.


https://i185.photobucket.com/albums/x218/vietcachvn/P1060062.jpg

https://i185.photobucket.com/albums/x218/vietcachvn/P1060008.jpg

Nguồn ảnh: bạn zonzonqb

Ngày nay lũy cơ bản đã bị san phẳng hết, trừ chỗ có cây đèn không san được.

homeless man
10-04-2010, 07:31
Tôi dẫn thông tin về Lũy Thầy kỹ như vậy để giới thiệu thêm mấy cái ảnh chụp Quảng Bình Quan lúc hoàng hôn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8560.jpg

Toàn cảnh cây cầu Nhật lệ trong dáng chiều



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8561.jpg

Hoàng hôn buông xuống trên đường Trần Hưng Đạo.
Chết cười khi chụp bức ảnh này vì phải đứng giữa đường.
Mọi người cứ nhìn mình như tên dở hơi vậy.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8562.jpg

Và đây, tấm biển chỉ dẫn nó ghi rõ là Cổng Bình Quan. Cổng là quan mà quan cũng là cổng. Khi đặt tên không ai đặt kiểu hán-nôm lẫn lộn như vậy cả. Cho nên Cổng Bình Quan là đọc chại mà ra, lại để mất đi chữ Quảng vốn gắn với địa danh Quảng Bình. Các ví dụ về sự lẫn lôn hán nôm còn rất nhiều trong ngôn ngữ của chúng ta, ví dụ như: Sa mạc cát=)).

Như vậy cái Quảng Bình Quan này nó là một phần của cái Lũy Thầy kia.

homeless man
10-04-2010, 07:43
Quảng Bình Quan trong dáng chiều, dù nó được phục chế lại sau nhiều lần bị phá hủy thì nó vẫn mang lại cho du khách nhiều cảm xúc. Tôi cứ ngẩn ngơ, lượn lờ quanh cái cổng gạch này mãi để tìm lại những nét xưa cũ, những dấu tích ông cha trên mảnh đất này. Lúc đó cũng chưa biết hết các thông tin về di tích. Chỉ là những cảm nhận, bâng khuâng khó tả về con người, cảnh vật nơi đây. Để rồi khi tĩnh tâm ngồi lại, đọc thêm tư liệu tham khảo thấy hiểu thêm, yêu thêm mảnh đất Miền Trung này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8566.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8564.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh/IMG_8563.jpg

Thế là kết thúc ngày đầu tiên ở Đồng Hới. Chỉ với một ngày, tôi đã có đầy ắp những thông tin và hình ảnh về mảnh đất, con người nơi đây dù không phải phượt quá là cật lực. Nếu muốn, tất cả mọi người đều có thể quan sát, tìm tòi, cảm nhận những nơi mình đến một cách sâu sắc. Đó không chỉ là những xê ri ảnh ào ạt mà còn là những điều nhiều khi tưởng chừng rất nhỏ ẩn chứa bên trong. Nhưng chính những điều đơn giản, nhỏ nhoi kia đã làm giàu thêm hiểu biết và vốn sống của tôi về mảnh đất này. Và nếu không biết, không hiểu, không cảm (dù là còn rất hạn chế) thì sao tôi dám nói tôi yêu mảnh đất và con người nơi đây?

homeless man
10-04-2010, 19:01
Tối đó, đợi một thành viên đi công tác từ Huế ra Quảng Bình nên chúng tôi đi nhậu cũng tương đối muộn. Bác Big lại dẫn đến quán dê ở gần cơ quan bác. Đúng là các bác này khéo chọn chỗ đặt văn phòng vì nó gần nhiều chỗ có cà phê cà pháo và ăn nhậu ngon, bổ, rẻ.

Mỗi người làm một bát tiết canh dê khai mạc bữa nhậu thứ 2 tại Đồng Hới. Em thề với các bác là em cũng đã từng ăn tiết canh ngan, vịt, lợn nhưng trong đời em chưa từng ăn tiết canh dê ạ. Thấy các bác chén nhiệt tình, có bác còn xin thêm bát nữa em cũng ăn cho biết mùi=)). Nói thật, em thì em vẫn thích món rượu ngọc dương, nầm dê nướng và lẩu hơn. Trong 10 món ăn được xếp hạng kinh dị nhất trên thế giới, Việt Nam góp mặt những 3 món gồm: Tiết canh (được gọi là Blood pudding pie-Bánh máu), Thịt chuột (Rat meat) và Ngẩu pín (cùng các bạn Tầu). Ôi, Việt Nam muôn năm:L.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06782.jpg

Sau món tiết canh dê, các bác thấy mặt ai cũng hớn hở hẳn lên không?



Nhậu song cũng hơn 9h PM lúc đó mới tá hỏa tam tinh là có thêm em V. bạ gái An-QB cũng muốn đi và bạn nữ nữa chưa có võng hay túi ngủ. Thế là nháo nhào đi mua nhưng giờ này các cửa hàng đã đóng cửa hết. Thôi thì đi mượn vậy. Nhưng cũng không mượn được của ai lúc này. Thôi thì cứ đi vậy nhưng hơi lo chút vì sự chuẩn bị chưa chu đáo này;).

Mọi người về, chia nhau phòng ra nghỉ và hẹn sáng mai dậy lúc 4h30 AM. Cũng nhận được nhiều lời chúc chuyến đi may mắn của các anh chị em trên diễn đàn. Đó là sự động viên rất lớn cho đoàn Phượt đi Khám phá Sơn Đoòng.

homeless man
10-04-2010, 23:51
Đúng giờ hẹn, tất cả anh em ở tại Cơ quan bác Big đã dậy và chuẩn bị đồ lên đường. Tôi cứ đắn đo xem cái gì mang đi, cái gì thì bỏ lại để tối ưu hóa trọng lượng trên con đường rừng sau đó. Cuối cùng, tôi bớt lại một nửa lương khô và bánh vì đã có gạo, thịt do đoàn chuẩn bị rồi. Lúc xuống tầng 1 đã thấy đoàn bác Dugia đi chuyến Hoàng Long đêm cũng vừa vào đến nơi. Thế là cả đoàn đã tập hợp đầy đủ, đúng giờ.

Trước khi đi, bác Dugia có mấy lời với tất cả anh em, mong mọi người cố gắng và hoạt động theo hướng dẫn của đoàn, không ảnh hưởng đến các thành viên khác. Rồi chúng tôi ra xe. Lúc này đoàn có 12 người 9 nam + 3 nữ chia 2 xe ô tô 7 chỗ trong đó có một cái gọi thêm từ Mai Linh Taxi Đồng Hới. Mọi người thống nhất vào Phong Nha ăn sáng.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0001.jpg

Chúng tôi xuất phát khi trời còn tối lắm.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0002.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0003.jpg

Xe đã sẵn sàng đi Sơn Đoòng. Ảnh Sami


Từ Đồng Hới, chúng tôi đi theo đường Hồ Chí Minh Đông ngược trở lại Phong Nha. Sáng sớm, đường vắng và xe đi khá nhanh. Khoảng cách từ điểm xuất phát đến Phong Nhà là 42km. Khoảng 6h15 chúng tôi đã đến nơi và dừng lại ăn sáng.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8570.jpg

Dọc đường vào Phong Nha có rất nhiều quán ăn.
Ở Quán này phục vụ món phở bò nhưng sợi bánh cứng và chúng tôi cũng phải đợi khá lâu.

homeless man
11-04-2010, 09:44
Đến Phong Nha thấy các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống chủ yếu là tự phát do người dân sống hai bên đường làm là chính. Chưa có sự có quy hoạch và đầu tư đúng mức cho khu Du lịch này để tương xứng với Di sản thiên nhiên thế giới đã được xếp hạng từ lâu này. Tất nhiên chúng tôi là lữ khách, du lịch bụi là chính và rất không cầu kỳ trong việc ăn, ở vui chơi giải trí nhưng cũng hiểu rằng nếu không có sự đầu tư đúng mức để con gà Phong Nha đẻ trứng vàng thì trước sau chúng ta cũng chỉ ăn cụt vào vốn của con cháu mà thôi.

Tranh thủ (lại là tranh thủ) lúc mọi người chờ nhà hàng chuẩn bị bữa sáng tôi dạo quanh một vòng. Nếu là đi một mình thì lang thang ngõ ngách, nhìn cái này, sờ cái kia là sở thích của tôi. Và đặc biệt là nếu có gì lạ, hay thì cố gắng hỏi han người dân quanh đó để biết thêm, hiểu thêm. Nếu tất cả các cách đó đều không được thì ghi lại để về tìm hiểu sau. Đó là lý do đi đâu tôi cũng có cây bút và quyển sổ nhỏ để ghi chép những điều cần thiết vì lúc đi gặp quá nhiều thứ thì bạn không thể nhớ hết được, kể cả cuối ngày có viết nhật ký hành trình. Cho nên bất cứ lúc nào có điều kiện mà không làm ảnh hưởng đến cả nhóm thì tôi cố gắng tự tìm hiểu.

Buổi sáng, Phong Nha se lạnh, không khí thoáng đãng rất dễ chịu. Tôi cũng cầu mong hôm nay trời không quá nắng gắt và cũng không có mưa. Lúc chúng tôi đi gặp phải một đợt nóng bất thường đúng giữa mùa đông nên thời tiết không biết thế nào. Hơn nữa ở các vùng núi hay có kiểu thời tiết "tiểu khí hậu", tức là chỉ có trên phạm vi hẹp, mà nhà đài không dự báo hết được.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8569.jpg

Đường phố Phong Nha buổi sáng sớm với nhà cửa lúp xúp, xen bên ruộng lúa xanh rờn





https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8571.jpg

Bình minh đang lên. Mặt trời ló ra sau những cụm mây dày và làn sương mờ buổi sớm.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8574.jpg

Cuối cùng thì mặt trời cũng rực rỡ báo hiệu một ngày nắng to.
Chúng tôi rất háo hức chờ đến điểm tập kết để có thể bắt đầu được hành trình càng sớm càng tốt.

homeless man
11-04-2010, 10:38
Rồi thì chúng tôi cũng đến điểm hẹn là nhà anh Hồ Khanh, người sẽ cùng với 3 người bạn của mình giúp chúng tôi đi Sơn Đoòng. Địa điểm này cách nơi chúng tôi ăn sáng cũng không xa và rất gần ngã ba rẽ vào đường 20 anh hùng.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8576.jpg

Quán nhỏ ven đường là điểm tập kết, đón người dẫn đường của đoàn



Lúc chúng tôi đến, các anh đã có ở đó và chuẩn bị đầy đủ những thứ lương thực cần thiết để mang đi. Nói về Hồ Khanh thì ai cũng biết vì anh gắn liền với việc đưa đoàn thám hiểm của BCRA đi khám phá hang Sơn Đoòng và nhiều hang khác trong hệ thống các hang động vùng Phong nha-Kẻ Bàng. Tuy nhiên, chỉ đến khi các số liệu, hình ảnh về Sơn Đoòng được công bố, người ta mới biết đến các giá trị to lớn của cái hang này, nơi anh Khanh cùng các bạn mình đã đến từ hàng trục năm trước. Và đương nhiên người dẫn đường là một trong những người có công nhất. Và lúc đầu, xuýt chút nữa cái hang này đã mang tên anh.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8577.jpg

Căn nhà nhỏ bốn gian lợp ngói, anh Khanh được thừa hưởng từ người cha của mình



Anh khanh sinh năm 1969, người săn chắc, hiền lành và cởi mở. Anh Khanh giờ là ông chủ quán "Hồ trên núi", một quán bán giải khát và đồ ăn nhẹ do chính vợ anh bán và phục vụ. Cả nhà anh sống chủ yếu nhờ cái quán này nhưng nó cũng không đông lắm. Dù ở mặt đường nhưng nó lại nằm sâu cuối con đường thị trấn, nơi du khách ít khi đi vào đây. Khách thường lên bến thuyền ở phía ngoài, đi theo sông Son phía sau nhà anh Khanh vào động Phong Nha. Anh Khanh giờ cũng không còn đi kiếm trầm hương hay làm nghề sơn tràng như ngày xưa. Tôi thấy anh không còn nhiều nét lam lũ như những người bạn đi cùng đoàn của mình. Giờ anh nổi tiếng hơn trước nhưng chắc cuộc sống cũng không khá lên nhiều.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0007.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0010.jpg

Hy vọng sau này, khi hang Sơn Đoòng cho phép khai thác du lịch,
nơi đây sẽ là địa điểm cung cấp dịch vụ dẫn đường như đi leo Phan vậy. Ảnh Sami

homeless man
11-04-2010, 11:16
Trong căn quán nhỏ rất sạch sẽ và trang trí đơn giản bằng những thân tre nhỏ, mọi người gặp gỡ làm quen với nhau rất chân tình. Lần này em được đi cùng với nhiều các gạo cội trong Phượt lên đã học hỏi được rất nhiều. Em sẽ kể dần trong suốt chuyến đi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8580.jpg

Mọi người quây quần bên tách cà phê đen do bác Big đã gọi vào đặt trước để quán chuẩn bị sẵn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8575.jpg

Anh Hồ Khanh là trung tâm chú ý với rất nhiều câu hỏi được các thành viên trong đoàn đưa ra.
Nhiều lúc anh không biết phải bắt đầu như thế nào mà chỉ cười hiền lành.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06783.jpg

Chúng tôi chụp chung một tấm ảnh cả đoàn. Trong ảnh có anh áo trắng là lái xe.
Anh chỉ đưa chúng tôi đến cửa rừng chứ không đi đợt này. Ảnh lão Big

homeless man
11-04-2010, 18:51
Sau khi nhóm dẫn đường của anh Hồ Khanh nhập với đoàn chúng tôi thì bây giờ số người đã lên đến 16 không kể 2 lái xe. Ngoài ra còn các loại ba lô lủng củng, nồi xong, gạo, thịt mắm muối...tất tần tật chất lên 2 cái xe innova 7 chỗ. Từ đây vào đến cửa rừng còn hơn 30 km nữa chứ không ít nhưng mà cũng chẳng còn cách nào. Tôi ngồi ghế trước ôm bao gạo máy chục cân không còn chỗ để chân.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8579.jpg

Hai em xe phải cõng tất cả 18 người với bao nhiêu hàng hóa. Cũng may đường tốt nên không có vấn đề gì.
Xa xa cách vị trí đỗ xe một đoạn chính là Ngã ba rẽ vào đường 20.


Lúc ở trong quán tôi nhìn thấy mọi người chuẩn bị thịt lợn còn tươi còn nguyên tảng lớn, để kín trong cái nồi gang to sau đó cho vào bao dứa. Có ba cái nồi gang tất cả. Các bác đều biết nồi gang nó dày và nặng thế nào và tôi cũng thắc mắc sao các anh không mang nồi nhôm. Thức ăn 3 ngày trong rừng trông cậy tất cả vào số thịt lợn đó. Trời nắng, thịt tươi, đi lâu ngày nữa... cuối cùng nó như nào chắc không cần nói các bác cũng đoán ra:)). Chuyện hay lắm, cũng là kinh nghiệm quý khi đi Phượt.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9173.jpg

Km0 con đường 20, nối đường Đông và Tây Trường Sơn thời chống Mỹ.
Trông nó đơn giản và xấu tệ, không xứng đáng với chiến công lẫy lừng và những kỳ tích mà nó mang lại.


Thực ra, tôi chỉ phát hiện ra tấm biển này khi đã yên vị trong xe. Xe đi rất nhanh nên không thể dừng lại chụp ảnh. Chỉ kịp nhìn lướt qua rồi đi thôi. Tấm ảnh này là tôi chụp khi về. Tôi nói anh lái xe cho xuống đi bộ quanh khu đó vì về quán rất gần. Tiện đây thì đưa ảnh ra luôn cho liền mạch. Như vậy con đường 20 lịch sử được bắt đầu từ đây.

Và nếu không rẽ vào đường 20 mà đi quá lên phía trên một chút có một tượng đài kỷ niệm con đường này. Là tôi nghĩ vậy vì nó bị rào kín xung quanh và chẳng có chỗ nào ghi chép cái gì giới thiệu với du khách. Nhìn cây cột bê tông to đùng với nhánh dây leo được trạm khắc xù xì tôi chịu không hiểu ý người ta muốn nói cái gì khi xây cái công trình này. Trên đỉnh cột lại có những nhánh xòe ra như là cánh của đuôi bom Mỹ vậy. Có thể tôi dốt chăng?



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9177.jpg

Tôi đoán đây là cây tre vì nó có đốt. Nó có vẻ như chưa làm song nhưng đã bắt đầu rêu mốc và bị bỏ ngang.
Việc rào kín cái cột này khiến mọi người không thể đến gần trông rất phản cảm.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9179.jpg

Ngã ba đường 20 nhìn từ phía cây cột bê tông lại.
Không hiểu sao người dân đổ một đống phân bò to lắm đúng giữa cái ngã ba này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9180.jpg

Cột cây số bên ngã ba bị đá che gần hết.

ViFiMan
11-04-2010, 19:29
[CENTER]https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9177.jpg

Tôi đoán đây là cây tre vì nó có đốt. Nó có vẻ như chưa làm song nhưng đã bắt đầu rêu mốc và bị bỏ ngang.
Việc rào kín cái cột này khiến mọi người không thể đến gần trông rất phản cảm.


Không biết cột đá sự tích trầu cau dựng ở đây có ý nghĩa gì nữa ?? tra ra có tí Nguồn (http://Công ty TNHH Phát triển Văn minh Đô thị)

homeless man
11-04-2010, 20:26
@Voòng chủ xị: Cụ nói thế làm em ngại quá. Chẳng qua cũng chỉ là tiện tay dắt dê thôi cụ ạ=)).

@ViFiMan: Bạn nói tôi mới để ý kỹ cái cây kia. Ở các bức ảnh dưới đây nó còn có chùm quả nữa. Thực ra, tôi đã cố chọn cái đẹp nhất trong mấy bức ảnh tôi chụp cái cột này để các bác thấy nó ít bị hoang phế đi một chút. Tôi thấy nó chưa làm song lại đặt trong khung cảnh xung quanh nhà cửa, cây cối lam nham. Dưới gốc thì cây dại mọc đầy, gạch đá lổn nhổn có quây lưới thép. Dù với bất cứ mục đích gì và đã bỏ ra bao nhiêu tiền, cái công trình này không mang lại cho tôi hiểu biết gì thêm về vùng đất anh hùng trong chiến tranh này. Và tôi cũng không có ý định tìm hiểu tiếp:(



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9174.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9176.jpg

homeless man
11-04-2010, 21:25
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8582.jpg

Con đường 20 tuy không to nhưng bằng phẳng. Xa xa kia chính là Núi đôi Quảng Bình.
Núi đôi này nằm gần Trạm Kiểm lâm số 4-Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng-Quảng Bình.


Đường 20 nối từ Đông Trường Sơn qua Tây Trường Sơn dài cả thảy 16 km. Tôi biết điều này vì nó được ghi trên một biển chỉ dẫn. Do nó nằm lọt trong Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (một loại rừng đặc dụng) nên nó được bảo vệ tương đối nghiêm ngặt. Cơ quan chuyên trách quản lý rừng là Kiểm lâm. Hồi xưa, lực lượng này được coi là bán vũ trang, hoạt động như một đơn vị quân sự, được trang bị súng và công cụ hỗ trợ. Nhưng sau này các chức năng vũ trang bị bỏ đi nên quyền lực cũng giảm.

Đầu tiên là Trạm kiểm lâm số 4 có barie chắn tất cả các xe. Phương tiện qua lại dù là xe máy đều phải xuất trình giấy tờ, nêu rõ mục đích đi lại...Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Bác Big vào trình các loại giấy tờ cùng danh sách tên của tất cả các thành viên trong đoàn có ghi rõ số chứng minh thư, địa chỉ thường trú. Do đã có làm việc và biết kế hoạch từ trước nên thủ tục cũng khá nhanh.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_4979.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_4980.jpg

Cổng xây giả đá khá đồ sộ. Còn có cả biểu tượng Di sản thiên nhiên Thế giới



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0073.jpg

Mấy anh kiểm lâm trẻ ra mở cổng. Trông các anh có vẻ căng thẳng khi gặp đoàn cán bộ Trung ương
đi tuần núi, ông nào ông nấy quần áo rằn ri, râu ria xồm xoàm, tướng tá dữ tợn=))



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0075.jpg

Barie đã mở rồi, đi tiếp các bác ơi

Chitto
11-04-2010, 22:20
Dù với bất cứ mục đích gì và đã bỏ ra bao nhiêu tiền, cái công trình này không mang lại cho tôi hiểu biết gì thêm về vùng đất anh hùng trong chiến tranh này. Và tôi cũng không có ý định tìm hiểu tiếp:(

[CENTER]
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9174.jpg


Hì, xen ngang tí dù bác đã "bỏ qua" cái này rồi. Nó là tác phẩm của một ông "điêu khắc gia", tên là Trầu cau Cây đá. Ông này định bỏ tiền biến chỗ này thành một trung tâm với các loại tượng đá, kết hợp du lịch, nghỉ ngơi... đại khái là cũng kì vọng lắm.

Mỗi tội bỏ hoang đã 6 - 7 năm rồi.

homeless man
11-04-2010, 23:14
Trên đường 20 còn có một công trình nữa đang xây dựng. Ở đây đã nằm trong vùng lõi của rừng đặc dụng thì việc xây dựng cái gì là cực kỳ khó. Trừ phi đây là một công trình gì đó phục vụ cho việc tưởng niệm hay cho chính mục đích bảo vệ vườn. Tôi thấy rất đông công nhân và xe, máy cùng đất đá vật liệu ngổn ngang. Giữa rừng núi bao la xanh ngắt, đất đỏ đào lên trông cứ như là một nốt ghẻ lớn vậy. Thoáng nghĩ như vậy, tôi cũng không buồn chụp cái ảnh nào. Nhưng thực ra lại là một sai lầm vì giờ đây viết suông không có ảnh:(



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9166.jpg

Tấm biển chỉ đường quý giá khi cả ngày chả gặp được ai để hỏi đường.
Gần ngã tư này có một cây cầu bê tông tương đối lớn mà tôi quên mất tên


Đường 20 ăn vào đường Tây Trường Sơn ở một ngã tư lớn. Một đường đi Lào qua cửa khẩu Cà Roòng, Đường vào Nam qua Khe Sanh, Đường ra Bắc qua Khe Gát. Chúng tôi xuôi về Nam đến cây số 35. Đến đoạn này, đường chuyển sang loại đổ bê tông chứ không trải nhựa nữa. Và đường cũng nhỏ. Hai bên đường thực vật xanh rì và hầu như không thấy có dấu vết tác động của con người. Tuy vậy cũng không nhìn thấy cây to.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8585.jpg

Một đoạn trên đường Tây Trường Sơn gần trạm Kiểm lẩm 37


Chúng tôi dừng lại trình diện một lần nữa ở trạm Kiểm lâm 37. Tôi đoán nó tên là 37 vì nó được đặt gần cây số 37 của con đường này chứ không phải nó được đánh số theo thứ tự. Ở đây ngoài trạm số 4 như đã kể ở trên còn có trạm 40 nữa. Trạm này thuộc Kiểm lâm vườn Quốc gia. Do vườn này trực thuộc tỉnh Quảng Bình nên kiểm lâm vườn tương đương với Hạt kiểm lâm huyện. Nhân tiện cũng trao đổi thêm là ở Việt Nam hiện nay chỉ còn 6 vườn Quốc gia thuộc Trung ương (Bộ NN-PTNT) thôi, ví dụ như Cúc Phương, Nam Cát Tiên...




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8587.jpg

Và đây, trạm Kiểm lâm 37, nơi cử bốn kiểm lâm đi cùng chúng tôi.

homeless man
11-04-2010, 23:21
Trạm kiêm lâm 37 là một ngôi nhà cấp 4 có 3 gian lợp ngói. Để có chỗ sinh hoạt rộng rãi hơn, một cái mái vẩy được làm chìa ra phía trước lợp tôn. Người sẽ thay nhau đi tuần rừng trong phạm vi mình quản lý. Lúc chúng tôi đến một nhóm 4 anh trong đó có trạm trưởng đã đi vào rừng từ ngày hôm trước và sẽ đợi chúng tôi trong đó. Và cũng rất may là như vậy chứ 2 cái xe kia không thể cõng thêm 4 người. Trong trạm còn lại 4 anh kiểm lâm. Họ rất cởi mở và thân thiện dù sự có mặt chúng tôi ở đây, trên địa bàn quản lý của trạm, tạo thêm nhiều trách nhiệm cho họ:).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8584.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_4982.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0076.jpg

Lão Big lại tất tả vào trạm đưa giấy tờ.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06784.jpg

Chúng tôi cũng điền tên, địa chỉ...vào danh sách để lưu lại một bản tại trạm.

homeless man
12-04-2010, 07:06
Trạm Kiểm lâm 37 có tất cả 14 người do một trạm trưởng phụ trách. Quân số được chia thành 3 đội, mỗi đội 4 người. Họ thay nhau, luân phiên đi tuần tra trong khu vực phụ trách của trạm mỗi đợt liên tục trong 4 ngày. Theo biên chế chung thì một kiểm lâm phụ trách 1000 ha rừng. Mỗi lần đi, họ mang theo gạo, nồi nấu cơm, võng...để có thể cắm trại ở ngay trong rừng. Nói chung đây là vùng lõi và cực ít dân cư sinh sống nên không phải quá lo về sự xâm hại của dân địa phương. Việc tuần tra là để phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ phá rừng do người nơi khác đến là chính. Do đó mỗi khi đi rừng, họ thường ít gặp dân. Khu tuần tra này cũng không có sóng điện thoại nên cần liên lạc, họ phải ngược lên trạm 40 để gọi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8588.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8589.jpg

Bên trong căn nhà cấp 4 trạm 37, vật dụng đơn giản phục vụ cho cuộc sống của 14 người.



Trong trạm rất may là có điện thoại cố định và điện sinh hoạt, nếu không cái trạm này sẽ hoàn toàn biệt lập với bên ngoài. Tôi chạy vào xem thấy các anh cũng có một cái TV còn lại xung quanh là những tấm phản gỗ lớn được đóng liền luôn vào các cột nhà làm chỗ ngủ. Lúc cả trạm mà tập trung đủ ở đây chắc cũng không đủ chỗ nằm.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8590.jpg

Bản đồ khu vực trạm quản lý thuộc xã Tân Trạch



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06787.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06788.jpg

Cả đoàn chụp ảnh lấy khí thế ở trạm 37 trước khi đi. Ảnh lão Big.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8586.jpg

Chúng tôi còn phải đi thêm chục cây nữa mới đến lối mòn đi Sơn Đoòng.

homeless man
12-04-2010, 07:42
Đường Hồ Chí Minh Tây nhỏ và được đổ bê tông rất chắc chắn. Theo tôi biết, chi phí làm đường có mắc hơn tráng nhựa đường khoảng 30-50% nhưng độ bền thì hơn đứt nhiều lần. Đặc biệt loại đường này rất tốt trên nền đất yếu và những đoạn sụt lở vì hầu như nó không cần bảo trì, sửa chữa.

Đoạn đường này cũng có nhiều khúc cua, và đặc biệt là lên dốc liên tục. Xe chở nặng lặc lè lên dốc, nhiều khi phải cài số 1 để bò. Tuy nhiên cậu lái Taxi không một lời phàn nàn. Với địa hình như này, hàng năm mùa mưa rất hay bị đất lở và đường tắc. Thực tế là có một số đoạn người ta đang phải xây kè bên ta luy dương để chống sạt. Đường lại vắng vẻ, các điểm có dân sống lại ở xa nên mùa mưa thì không nên đi đường này, tránh bị mắc kẹt trong rừng.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8591.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8592.jpg

Những con đường dốc lên bằng ô tô kiến chúng tôi phải trả giá sau này lúc đi bằng hai cẳng.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8593.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8595.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8597.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8599.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_4986.jpg

Lúc dỡ đồ trên xe xuống mới thấy nhiều như thế nào. Tất cả mì tôm, nước chai, bát đũa chia cho 3 anh porters mang giúp. Mỗi người phải ngót 20 kg. Găng tay và thuốc chống vắt cũng được bác BM chia cho mọi người. Ba lô của tôi cũng khoảng chục kg vì phải mang thêm mấy chai nước dự phòng. Mọi người hối hả chuẩn bị, nai nịt gọn gàng để xuất phát vì mặt trời đã lên cao và nắng rát. Đúng 8h45AM chúng tôi lên đường. Nếu các bác để ý ảnh trên sẽ thấy cái đèn pin rất to mầu xanh ở ảnh trên. Vào hang to phải cần những đèn to như vậy.

homeless man
12-04-2010, 18:19
Đây chính là lối mòn đi Sơn Đoòng. Tại sao lại có lối mòn và lối mòn này dẫn đến đâu thì hết? Giữa rừng núi bao la này thì ai mò mẫm trên cái lối mòn này...Với người không biết thì có thể thắc mắc và hỏi vậy. Trước khi đi, tôi cũng chỉ biết đoàn sẽ đi qua một bản người Vân Kiều sống trong vùng lõi của vườn. Chắc vì có cái bản này nên có con đường mòn này. Đi rừng mà có đường dù là đường mòn thì cũng quá tốt rồi còn gì. Sẽ không phải tìm đường, mở lối và tốc độ đi cũng sẽ nhanh hơn rất nhiều. Sau này trong quá trình đi và nói chuyện với anh trưởng trạm Kiểm lâm 37, tôi biết còn có một lối đi nữa nhưng dốc hơn, nhiều vắt hơn ở đâu đó gần trạm 40.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8594.jpg

Con đường mòn bắt đầu từ đỉnh một con dốc ở.
Người ta cũng cẩn thận để lại một đoạn không có rào chắn để ngươi và gia súc có thể đi qua.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Big/DSC06790.jpg

Tấm ảnh cuối cùng cả đoàn chụp với nhau vì sau đó bởi nhiều lý do không còn tấm nào có đủ người như vậy nữa.
Sau này trong hang to có chụp một tấm nhưng số người vào đến nơi đã rơi rụng nhiều. Ảnh bác Big.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_4996.jpg

Ba anh đãn đường đi trước chúng tôi một chút lúc bắt đầu.
Dù họ phải cúi rạp bởi những bao hàng nặng trên lưng nhưng họ vẫn đi nhanh hơn chúng tôi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_4998.jpg

Chỉ cách đường một đoạn ngắn, chúng tôi sẽ mất hút trong đại ngàn Trường Sơn bao la. Ảnh bác Dugia.

homeless man
14-04-2010, 11:45
@ canh1985: Cám ơn bạn đã quan tâm. Tôi sẽ kể về cá ở các phần sau. Có rất nhiều lại cá và chuyến đi của chúng tôi cũng chất lượng hơn nhờ chúng.


--------------------------------------------------------------------------------------

Chỉ đi khoảng 30m khỏi mép đường Trường Sơn Tây, chúng tôi đã đi vào rừng. Cảm giác được đặt chân lại rừng khiến tôi không khỏi bồi hồi nhớ về những ngày lang bạt trên những cánh rừng nguyên sinh, hiếm hoi còn sót lại ở các tỉnh phía Bắc. Cái cảm giác được nghe tiếng cành cây khô gãy lách cách, tiếng lá kêu lạo xạo dưới chân người đi. Được ngửi cái mùi ngai ngái của lá mục, được chìm đắm trong khung cảnh thiên nhiên ngút ngàn... khiến những kỷ niệm cũ cứ ùa về không dứt. Tôi nhớ những chuyến xuyên rừng đầu tiên của mình do mấy chị phụ nữ người địa phương dẫn đường, còn mình thì cứ lơ ngơ gặp cái gì cũng hỏi. Giờ thì đoàn đi đông lắm chứ không đơn lẻ như tôi hồi xưa. Tôi lấy lại được cảm giác phấn chấn, khi đi chậm lại phía sau chút, lúc lại chạy lên phía trước đoàn để không làm vướng chân mọi người khi phải dừng lại chụp ảnh.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8600.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5002.jpg




Con đường mòn nhỏ quanh co dưới tán rừng. Lúc đầu còn rõ nét nhưng càng đi sâu vào trong càng mờ dần, có chỗ chỉ vừa một người đi. Vào giữa đông này, cây rừng thay lá và lụi đi nhiều chứ không được xanh tốt như mùa mưa. Kiểu rừng này là rừng tái sinh hỗn giao, nhiều tầng. Không cần tinh ý cũng thấy những cây to nhất ở đây đường kính (vị trí D 1.3) cũng chỉ tối đa 40cm. Và như vậy, những cây to nhất có tuổi cũng không quá vài chục năm. Còn phần lớn là cây tái sinh nhỏ, thân thẳng tắp mọc ken dầy.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8602.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8603.jpg


Kiểu rừng tái sinh hỗn giao có nhiều tầng. những cây ưa sáng, cao vượt lên trên tầm 40-60m và mọc ra nhánh để đón ánh nắng. Chúng thường là cây có lá nhỏ. Tầng giữa thấp hơn, cây có lá to hơn tầng trên để tận dụng ánh sáng lọt qua. Loại này chỉ sống một thời gian sau đó thì không lớn nữa và có thể chết đi do không cạnh tranh dinh dưỡng được với loại tầng cao. Có loại thân leo bám vào các thân cây lớn, một phần thân rễ bò quyềnh quàng trên mặt đất. Và tầng thấp nhất là các cây chịu bóng (ưa bóng) thường là cây bụi. Rừng càng nhiều tầng, tính đa dạng càng cao. Nơi này sơ bộ có thể có 4 tầng.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8604.jpg


Do là mùa khô, cây cối tàn lụi nên nhiều mảng ánh nắng cũng xuyên được xuống thảm rừng. Nó làm con đường chúng tôi đi không quá thâm u, bịt bùng.

homeless man
14-04-2010, 12:13
Con đường mòn chúng tôi đi bắt đầu từ một đỉnh con dốc ở đường lớn. Do đó bây giờ chúng tôi đi xuống liên tục (và cũng may lắm vì điều này). Mới từ trạng thái ngồi xe sang đeo ba lô và đi bộ, vậng động nặng nên cũng cần có thời gian nhất định để chuyển đổi nên chúng tôi không đi quá nhanh. Những người mới đi tụt lại phía sau rất rõ. Chúng tôi nói với anh Hồ Khanh để 3 anh cõng hàng đi trước còn anh Khanh túc tắc đi để đợi những người phía sau. Xuống dốc liên tục không làm người ta phải thở gấp nhưng chân và đặc biệt là đầu ngón chân rất đau do trọng lượng cơ thể tập trung vào. Dù đi dưới tán rừng tương đối mát thì việc vận sức nhiều cũng làm mồ hôi ra ướt đầm áo. Nói chung đoạn chuyển trạng thái này là hơi vất vả chút thôi nhưng bù lại thì chỉ xuống núi chứ không phải leo.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8605.jpg


Ở những khoảng trống, nơi không có cây tầng trên che phủ thì lớp cây bụi đua nhau phát triển, cao ngập đầu người. Ở vùng này tôi thấy một số loại đặc trưng như Đao, Hèo, Sa nhân dại...mọc lẫn với cây non tái sinh.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8606.jpg


Cũng có nhiều thân cây do sâu bệnh, không cạnh tranh được dinh dưỡng chết mục, đổ ngang đường đi. Vạt rừng này là núi đất nhưng cằn cỗi. Hầu như tôi không nhìn thấy đá nổi. Thổ nhưỡng như vậy cũng giúp làm tốc độ tái sinh rừng nhanh hơn so với rừng núi đá. Chu trình tái sinh này là khoảng 30 năm ở miền Trung.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8607.jpg

homeless man
14-04-2010, 16:32
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5011.jpg


Đến khoảng 9h15, nghĩa là chỉ sau nửa tiếng lên đường chúng tôi đã phải nghỉ chặng đầu tiên. Khi đến chỗ này, tôi thấy mấy anh mang hàng đã đến đó từ khi nào. Đó là chỗ nghỉ chân tương đối đặc biệt vì ở đó có một vùng toàn đá nổi. Những hòn đá nổi hẳn trên mặt đất phủ rêu xanh ngắt. Chúng tạo thành những chỗ ngồi rất an toàn trong rừng vì nó khô ráo, vì bạn không phải ngồi trên thảm lá mục, không phải lo lắng về vắt đất và hơn nữa, những mảng rêu xanh ngồi lên cũng rất êm.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5014.jpg


Chỗ này đúng là chỗ mọi người hay ngồi nghỉ vì tôi thấy có nhiều vỏ kẹo rơi quanh đó đã lâu. Chỗ này cũng đã đủ xa từ chỗ xuất phát vì chúng tôi đã đi được khoảng hơn 1km trong vòng 1/2 tiếng và cũng bắt đầu thấm mệt. Thấy các anh dẫn đường ngồi lại, tôi cũng quảng ba lô xuống và nghỉ chút. Mồ hôi đã ướt đẫm lưng áo nơi ba lô đè lên.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5015.jpg


Cái thứ nắng xuyên qua lá cây như trải ra không gian phủ một mầu xanh-vàng bắt mắt. Đúng là phải có những giây phút như này, mới cảm nhận hết các giá trị của cuộc sống, mới thấy vui khi được trở về với thiên nhiên, để rồi như được nạp thêm năng lượng, như được tiếp sức để đi tiếp trong cuộc đời đầy dãy khó khăn này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8608.jpg

homeless man
14-04-2010, 18:42
Thật lạ, xung quanh toàn núi đất, chỉ có mỗi chỗ này có mấy tảng đá nổi. Có hòn to nổi cao hẳn lên nhưng cũng có hòn chỉ nổi lên một chút đủ ngồi. Giữa rừng núi bao la, con người thật là nhỏ bé. Nắng đã lên cao và trời bắt đầu oi nóng, số nước mang theo được mọi người xử lý dần, vừa thỏa mãn cơn khát, vừa nhẹ đi hai bờ vai. Chúng tôi cũng không dám nghỉ lâu vì con đường phia trước còn dài, mà trời thì mỗi ngày một nắng.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5017.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5018.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5019.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5020.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5021.jpg


Lúc chúng tôi đến nơi ngồi nghỉ thì bác Dugia đi chụp ảnh. Những tấm này là do bác chụp. Cũng đi quãng đường như mọi người nhưng bao giờ người chụp ảnh cũng vất vả hơn và thường bị tụt lại phía sau, nhiều khi phải chạy gằn để đuổi theo đoàn. Trong bài chia sẻ này, tôi còn phải dùng rất nhều ảnh của các thành viên trong đoàn để chuyển tải câu chuyện khám phá Sơn Đoòng một cách sinh động nhất:)).

homeless man
15-04-2010, 06:02
Kinh nghiệm đi rừng là cứ đi thong thả, tránh mất sức. Nếu mệt thì có thể nghỉ nhưng đừng nghỉ quá lâu. Vì như vậy, lúc đi tiếp sẽ rất ngại. Khi mệt, người ta bắt đầu nghĩ lung tung, những người thối chí thì muốn từ bỏ nhưng thường thì rất ít người bỏ nếu không thực sự có vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe. Vì sao à? vì sĩ diện cá nhân không ai muốn nhận mình thua kém, vì đã chót bị "dán nhãn" thế này, thế kia mà bây giờ bỏ thì coi sao đặng, hay vì đã mạnh mồm đã tuyên bố này nọ... Nếu lúc này các thành viên khác biết dùng chiêu "khích tướng" thì sẽ giúp ích được rất nhiều những người muốn bỏ cuộc=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8609.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8610.jpg


Đi rừng thì khó mà ai giúp đươc ai vì không thể đi hộ, đi thay được. Nhưng nếu có người đồng hành, động viên an ủi thì cũng giúp được bạn mình giải tỏa tâm lý, vượt lên chính bản thân mình. Trong đoàn có mấy chị em, lúc đầu tôi cũng lo lắm vì có người mới lần đầu leo núi. Nhưng về sau, do đường cũng không quá khó đi, thời gian đi lại thoải mái, không bị thúc ép gì cả nên mọi người đều dư sức đi và hoàn thành tốt hành trình. Đây cũng là cái may mắn của đoàn thám hiểm lần này:L.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8611.jpg

homeless man
15-04-2010, 07:11
Chúng tôi càng đi càng xuống thấp. Theo bản đồ địa hình thì vùng này cũng không phải và vùng có nhiều núi cao. Đỉnh cao nhất cũng chưa tới 700m và độ cao trung bình khoảng 400m. Xuống thấp, cây cũng xanh hơn, thảm cây bụi cũng cao hơn do ở vị trí thấp độ ẩm của đất cũng tăng lên.

Con đường mòn tiếp tục luồn lách, đi sát qua các thân cây to. Những nơi dốc, chính những chiếc dễ cây bò trên mặt đất tạo thành các bậc thang tự nhiên giúp việc di chuyển dễ dàng hơn. Vì bây giờ là leo xuống nên cũng không mệt lắm nhưng lúc về, phải bò trên con đường này mọi người sẽ biết thế nào là leo núi thực sự. Tôi biết rất rõ điều này và định trao đổi với mọi người. Nhưng mà thôi, giờ cứ đi đã, cứ vui với những cung đường rừng quanh co, cây lá cảnh vật biến đổi liên tục theo độ cao này. Còn những khó khăn sau hãy tính.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8613.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8615.jpg

Đoàn chia thành nhiều tốp nhỏ, đi theo sức của mình và gặp nhau ở điểm dừng chân.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8618.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8619.jpg

Những rễ cây bò ngang đường giúp tạo những bậc thang tự nhiên


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8620.jpg

homeless man
15-04-2010, 11:28
https://lh3.ggpht.com/_YugWhSHy1xA/S49JJdHa5EI/AAAAAAAAAuE/wnPV3EPb32o/s800/Garmin.jpg


Mượn cái ảnh đường đi từ GPS của bác Big để mọi người có thể hình dung cung đường rõ hơn. Điểm số 1 chính là vị trí nghỉ lại lần thứ 1 của đoàn trên con đường dốc, cách điểm xuất phát khoảng 1km. Điểm nghỉ lại bên bờ suối tương ứng với điểm số 2 trên bản đồ.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8621.jpg


Cuối con đường mòn, tôi nghe thấy tiếng nước chảy róc rách và tôi đoán đó là một con suối. Trong đoàn, chỉ có anh Hồ Khanh và mấy anh dẫn đường đã đi đường này. Tôi cũng mới gặp họ sáng sớm nay nên cũng chưa trao đổi gì về đường đi và cũng không biết đường đi sẽ gặp suối. Giờ chúng tôi gặp con suối này và từ giờ đến cuối hành trình, chúng tôi chủ yếu đi theo suối. Như vậy có thể nói, chuyến đi này ngoài 2km đầu tiên là thực sự lội rừng ra thì phần còn lại chủ yếu là lội suối. Đi dọc theo suối sẽ tránh được việc phải leo lên hay xuống, đỡ mất sức rất nhiều. Điều này cực kỳ thuận lợi cho các thành viên trong đoàn đặc biệt là người mới đi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8623.jpg


Thấy suối mừng quá, mọi người liền nghỉ lại bên các tảng đá. Dọc hai bên suối, không khí và đất cũng ẩm hơn làm những người đang nóng nực cũng dễ chịu hơn. Nhưng một điều bất lợi là vắt. Có những thành viên trong đoàn đã tìm thấy vắt bám trên người làm mọi người phải kiểm tra lại quần áo và phải cẩn thận hơn. Bất giác, tôi thò tay vào cái túi hộp ở ống quần, lần sờ lọ thuốc DEP chống vắt tôi được bác BM chia cho lúc xuất phát. Vắt xanh, vắt đất tôi chả lạ gì, đã bị cắn nhiều lần tóe máu trong các chuyến đi rừng dài ngày nhưng bây giờ, nghe một hành viên la hoảng vì phát hiện ra vắt tôi cũng thấy ghê. Kiểm tra lại tí cho chắc=))



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8624.jpg


Vứt ba lô lên một tảng đá, tôi cố di chuyển trên các hòn đá nổi trên mặt nước để tránh làm ướt giầy. Tôi ra giữa suối và chụp tấm ảnh từ chỗ tôi đứng xuôi về hạ nguồn. Xa xa, nơi dòng suối không có cây hai bên che phủ, nắng vàng trải rộng trên những tảng đá và nhuộm vàng không gian rừng già. Thực sự thì rừng này chưa thể gọi là rừng già nhưng có lẽ sau mấy chục năm bảo vệ, nó cũng đã phục hôì được phần nào dù giá trị về kinh tế và đa dạng sinh học chưa cao. Tuy nhiên về độ che phủ và và chức năng phòng hộ thì như vậy đã là quá tốt rồi.

Tôi ngạc nhiên vì nghe thấy tiếng ve kêu. Đó không phải là tiếng của ve sầu, kêu đinh tai trên hàng sấu đôi dọc đường Phan Đình Phùng-HN mà là tiếng của ve kim, i ỉ rỉ rả. Mùa này, ở đây đã có ve kêu. Tôi không thông thuộc thời tiết vùng này nhưng giữa đông lại nghe thấy tiếng ve kêu thì quả cũng là một sự ngạc nhiên, thú vị.

homeless man
15-04-2010, 18:24
Ngược lên thượng nguồn, dòng suối đoạn chúng tôi ngồi nghỉ hẹp và lổn nhổn đá lớn đá bé. Cạnh những tảng đá là những hốc, vũng sâu chứa đầy nước trông dòng suối có vẻ đầy chứ thực ra mùa này cạn, nước chảy rất chậm và ít. Lòng suối như vậy, báo hiệu đường đi sẽ khó khăn vì chúng tôi sẽ men ngược theo dòng suối này một đoạn để đến Sơn Đoòng.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8625.jpg


Lần nghỉ thứ hai sau lần nghỉ thứ nhất cũng khoảng 1/2h với quãng đường đi được 1km. Như vậy chúng tôi đã đi được tổng cộng 2km từ lúc xuất phát trong vòng 1h. Nói chung đi rừng, đường khó đi, lại cố gắng không đi quá nhanh để những người mới đi có thể theo và các thành viên trong đoàn chuyển trạng thái vận động thì tốc độ đó là tương đối tốt. Hơn nữa, mọi người vẫn còn khỏe và tinh thần còn rất hưng phấn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8627.jpg


Nơi con đường mòn gặp dòng suối cạn có cây to mọc bên bờ phủ bóng che kín dòng suối nên chúng tôi ngồi nghỉ luôn dưới lòng suối, trên những tảng đá mà không bị nắng chiếu vào. Ngồi trên những hòn đá rêu phong tôi chợt nhớ câu phương ngôn cổ học được thời mới bắt đầu đi học a, b,c tiếng Anh dịch ra nôm na là "Những hòn đá lăn thì không dính rêu-A rollling stone gathers no moss". Chúng tôi cũng giống như những hòn đá dưới suối kia, lăn lóc trên thế gian này dù chẳng ai giống ai. Nhưng chúng tôi có chung một niềm đam mê "lăn đi lăn lại" và hôm nay thì lăn đến đây để khám phá cái hang to này. Nhưng chúng tôi cũng khác những hòn đá kia ở chỗ dù khó khăn, chúng tôi cũng cố gắng vươn lên chứ không muốn nằm ì một chỗ, không muốn mình bị mọc rêu=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0024.jpg

silence_night
15-04-2010, 19:50
Chào cụ. Bài cụ viết hấp dẫn quá. Cụ có thể cho tôi hỏi "nhanh" một câu là: thời gian cụ vào-ra khỏi rừng hết bao lâu? Tôi cũng đang mong có một chuyến như vậy.

homeless man
15-04-2010, 23:27
@ Cụ silence_night: Chúng em đi từ Đồng Hới lúc 5h AM, bắt đầu vào rừng lúc 8h45AM và nhóm cuối cùng ra khỏi rừng lúc 2PM về đến Đồng Hới lúc 4hPM ba ngày sau đó. Như vậy chúng em ở 3 ngày, 2 đêm trong rừng hoàn toàn không có liên lạc gì với bên ngoài. Rất mong đợt tới, cụ bố trí thời gian đi tập 2 với anh em.
.................................................. .................................................. .........


Báo chí đã viết nhiều về anh Hồ Khanh nên tôi cũng không muốn viết lại các thông tin mà tất cả mọi người đã biết hay có thể tìm thấy một cách dễ dàng thông qua công cụ Google. Ở đây, tôi chỉ muốn đưa thêm mấy cái ảnh của anh do tôi và bác Dugia chụp. Với chúng tôi, anh luôn được "chăm sóc" kỹ vì ở đây chúng tôi dựa cả vào anh. Mọi người có thể nghĩ rằng anh đi nhiều, đi quen trên con đường này, biết tất cả các ngõ ngách trong khu này thì bây giờ chắc anh cũng không mệt lắm. Nhưng thực sự anh cũng rất mệt, cũng như chúng tôi thôi vì đi rừng, đi bằng chính sức của mình có ai mà không mệt? Tôi biết điều đó khi nói chuyện với anh, cùng đi với anh trong cả hành trình.

Chúng tôi có cái háo hức của ngươi đi khám phá, đi tìm cái mới. Chỉ cần nghĩ rằng mình sẽ đến được cái hang to nhất thế giới, nơi rất ít người trên thế giới này đã từng đặt chân đến, thì cái sự mệt mỏi kia đã vơi đi quá nửa. Còn với anh Hồ Khanh cái động lực trên không còn, mà chỉ có sự nhiệt tình và tính chuyên nghiệp cao của anh mới giúp chúng tôi có một chuyến đi an toàn, thành công như mong muốn.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8626.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5028.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5033.jpg

Anh Hồ Khanh sẽ còn là nhân vật chính trong nhiều bức ảnh của các thành viên trong đoàn.



Tôi có một chút kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bác đi rừng là hãy mang theo tuýp deep hit hay Sanlopas vì nó rất hữu ích trong các trường hợp đau đầu gối, cổ chân hay cứng bắp chân hoặc chuột rút. Chỉ cần bôi cái đó sẽ giúp làm nóng và giảm đau các vùng có vấn đề. Sau một lúc nghỉ ngắn là lại leo được như thường. Trong quá trình đi, tôi cũng dùng vài lần=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0025.jpg

Ảnh Sami

homeless man
16-04-2010, 10:32
Tôi không biết con suối này tên gì mà cũng chưa chắc nó đã có tên. Nơi này không có dân cư, ít người qua lại chắc nó cũng không có nhu cầu được đặt tên. Nhìn trên bản đồ thì chúng tôi vẫn đang đi ngược suối về Nam. Điều đó chứng tỏ rằng đoạn suối này đang chảy về hướng Bắc. Lúc đầu tôi vẫn cố gắng di chuyển trên các tảng đá để tránh ướt chân. Cách di chuyển đó đòi hỏi phải leo trèo chút. Đôi lúc, tôi cũng cố gắng men theo bờ suối, nơi chỉ có đá cuội nhưng lại rất trơn và cũng khó đi. Rồi thì giày cũng không còn giữ khô được nữa vì có đoạn phải băng qua suối. Biết vậy thì ngay từ đầu cứ trỗ dễ mà đi chả cần phải quan tâm ướt hay không ướt.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8628.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8629.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8630.jpg


Đi dọc suối, đất ẩm lá mục nhiều nên chắc chắn sẽ có nhiều vắt hơn đoạn xuống dốc lúc trước. Kinh nghiệm đi rừng cho tôi biết, những người càng đi phía sau, nguy cơ bị vắt càng nhiều. Lý do là vắt đánh hơi rất tốt. Chúng có thể đánh hơi con mồi ở khoảng cách từ 15-25m và tốc độ di chuyển nhanh nhất khoảng 1,2-1,8m/phút. Vắt cũng rất khôn khi thường sống tập trung và rình mồi ở những nơi có đường mòn, lạch nhỏ có nhiều người hoặc thú qua lại. Chúng cũng hay “phục kích” ở các hốc cây, hố trũng - nơi thú hay ẩn nấp hoặc làm tổ đẻ. Như vậy với tiếng động và mùi (hơi) do người đi trước để lại, vắt sẽ tìm đến để phục và thịt những người đi sau:)). Và như vậy, dù có mệt nhưng nếu sợ vắt thì các bác hãy cố mà đi lên hàng đầu, đừng để bị tụt lại làm mồi cho loại động vật háu đói này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8631.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8632.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8633.jpg

homeless man
16-04-2010, 11:26
Dòng suối lúc rộng, lúc hẹp. Ở nơi rộng, cây mọc cao vút hai bên bờ, ánh sáng dễ dàng xuyên qua các khoảng trống làm đoạn suối trở lên tươi sáng, người đi cũng an tâm dấn bước. Nơi hẹp, cành lá hai bên bờ giao nhau nhiều chỗ ken dầy và khi nhìn từ nơi sáng vào thì cứ tối thui, thăm thẳm như là một cái hang sâu đang há miệng muốn nuốt chửng người ta.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8634.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8635.jpg


Chúng tôi hàng một, cứ mải miết đi. Có người tụt lại phía sau nhưng cố gắng còn nhìn thấy người phía trước, không để bị tụt lại quá xa. Dù mệt và luôn phải quan sát nơi có thể đặt được bàn chân dưới đất an toàn, không bị sụt hố, không vấp đá, không trượt chân chúng tôi cũng không bỏ cơ hội ngó nghiêng xung quanh. Và những nơi có cảnh đẹp hay có thể chia sẻ thì cũng cố gắng dừng lại để chụp ảnh. Vẫn biết lúc về vẫn sẽ đi lại trên con đường này và có thể chụp lại những cảnh này nhưng tôi vẫn muốn chụp ngay bây giờ, khi còn mới, còn nóng hổi. Biết bao lần độc hành, tôi cứ tự nhủ sẽ quay lại chụp những nơi mình đã đi qua. Rút cuộc cũng chả mấy khi còn nhớ, còn thực hiện được cái ý định ban đầu đấy và cứ phải xuýt xoa tiếc rẻ mãi vì những nơi muốn chụp lại không có ảnh.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0027.jpg

Ảnh Sami

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8636.jpg

Có một người luôn tụt lại phía sau chụp ảnh cả đoàn.
Trông bác này rất giống mấy tên sơn tràng đang đi tìm trầm để có thể làm một cú hoạnh phát:))

homeless man
20-04-2010, 00:22
Có những lúc lòng suối rất khó đi vì quá nhiều đá và cây xòa ra che kín, khi đó những người tạo nên con đường mòn này liền đi hẳn lên chỗ đất dọc bờ suối. Nhờ những đoạn như vậy mà chúng tôi biết mình đi đúng đường chứ cứ đi dưới suối kia thì chả để lại dấu vết gì. Khi lội suối, nước cũng không sâu lắm, chỉ ngang mắt cá chân. Đôi giầy nước đã vào đầy khiến nó trở lên nặng hơn, mỗi bước đi cũng vì thế mà khó nhọc hơn. Trước lúc đi, tôi cũng đã chuẩn bị và mang theo đôi dép dọ bộ đội. Giờ để trong trong ba lô, đeo trên vai chứ cũng không tiện thay vì vác đôi giầy ướt còn tệ hơn nhiều.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5037.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5038.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5042.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5043.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5045.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5047.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5048.jpg

Ảnh: bác Dugia

homeless man
23-04-2010, 01:42
Mai em phắn sớm đi sang nhà hàng xóm chơi, có khi cái topic này phải bị bỏ rơi vài tuần. Em viết cố một bài

.................................................. ...............



Hết con suối lổn nhồn đá mùa cạn đoàn vượt một con dốc nhỏ và đi vào con đường mòn, hai bên còn dấu vết của nương ót và rừng chưa kịp tái sinh. Tuy nhiên diện tích cũng không lớn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8637.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8638.jpg


Có một hàng rào chắn ngang lối đi. Tôi biết ngay là nó để làm gì nhưng lại không ngờ rằng phía sau cái rào kia là một thế giới sống gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Đến được với họ cũng khó khăn như trèo qua chính cái rào kia vậy. Cái rào như là hiện thân của sự ngăn cánh giữa giàu và nghèo, tiên tiến và lặc hậu, lạc quan và bi quan, suy thoái (Nếu không muốn nói là thoái hóa) và phát triển...



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8639.jpg

Sau cái hàng rào kia có một sự thật khiến người ta phải đau lòng....

homeless man
04-05-2010, 20:48
hờ hờ đúng đoạn nóng thì bác bỏ ae đi chơi những mấy tuần, bác big hay bác bm, lengkeng tiếp cái nhỉ đang hồi hộp xem đằng sau cái hàng rào kia là thế giới nào


Hờ hờ, mình cũng đang lang thang Bangkok nóng quá trời... mà chưa về viết tiếp được. Hôm nay mới vào được mạng để viết thêm một bài không thì bỏ lâu quá.
.................................................. .................................................. ................................................




Đập vào mắt chúng tôi là những căn nhà lá sập sệ và tồi tàn. Thì gọi là nhà cho oai vì có người, nhiều người ra vào sống chui rúc trong đó. Thực ra, nó là cái lều lợp lá cọ. Một cái phản nứa rộng làm giường ngủ chung cho tất cả các thành viên với mớ chăn màn bẩn thỉu, cũ nát. Nó được che bởi tấm bạt xanh mà bạn phải liều lĩnh lật ra hay đợi có ai chui ra từ đó mới nhìn thấy hết thảm cảnh của cái lều này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8640.jpg

Trong căn lều có vài bộ bàn ghế đơn sơ để trên nền đất nứt toác.
Nước uống đựng trong ca nhựa cáu bẩn được giót ra cái cốc nhựa còn nguyên mùi rượu để mời khách.
Nếu là bạn, bạn có uống không? Còn tôi, tôi đã uống mà không chút do dự, sợ sệt giống như những lần khác tôi được mời nước như vậy.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8641.jpg

Và tội nhất là những đứa trẻ. trông chúng còi cọc, thoái hóa và nhem nhuốc đến thảm hại.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8642.jpg

Những đứa lớn chút thì có cái quần hàng chợ rẻ tiền nhàu nát. Còn những đứa bé hơn thì chủ yếu là cởi chuồng.
Chúng tôi được biết cái bản này đã bị cô lập và sống hoang dại nhiều năm nay ở nơi này.
Bởi nó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia nên người ta cũng không muốn nó phát triển làm gì.
Dù đã có nhiều báo chí lên tiếng, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn vậy.

Big Daddy
08-05-2010, 17:04
Bác Hôm có cần thêm tư liệu thì tham gia đợt trở lại Hang TO cuối tháng 5 này nhé!

homeless man
08-05-2010, 22:31
@ xuxukalo: cám ơn bạn đã bổ xung thông tin. Tôi biết đó là Bảo Ninh (bên kia sông, Quê mẹ Suốt) còn Đồng Hới ở bên này sông. Bãi biển đi từ Hải Đăng Nhật Lệ thì bây giờ đang san ủi, lấn biển làm nhà hàng nên không còn người tắm. Ở đây có cái biển đánh dấu nơi Bác Hồ đến như tôi đã kể ở trên. Lúc tổng kết chuyến đi tại Quảng Bình, chúng tôi có quay lại đây nhậu tiết Đẻn.

@Big: Em không đi được rồi. Cuối tháng 5 em phải đi công tác Phillippines. Tư liệu em có với sự giúp đỡ của các bác, chắc phải năm nữa viết mới hết =))

.................................................. .................................................. ................................................


Không thể trách các cháu bé còi cọc lấm lem. Chúng tôi cũng rất xót xa cho những người ông, bà người cha, mẹ ở đây. Họ cũng còi cọc, thoái hóa và lam lũ thì làm sao con cháu họ khá hơn được. Có lẽ họ đã sống tách biệt lâu quá. Vài chục hộ gia đình qua lại lấy lẫn nhau nên thành ra cận huyết, không phát triển được. Trên những khuôn mặt buồn mang nhiều nét ngơ ngác tội nghiệp, những số phận của người dân Vân Kiều ở bản Đoòng bị che lấp trong những cánh rừng Trường Sơn hùng vĩ không mấy ai hay. Ở đây không hề thiếu nguồn dinh dưỡng quý để con người ta có thể phát triển khỏe mạnh. Dòng suối chảy gần bản này rất nhiều cá. Chúng tôi sẽ kể kỹ ở phần sau. Tôi chỉ ngạc nhiên sao bà con không bắt cá để cải thiện đời sống. Chắc cái khó đã bó cái khôn mất rồi:(.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8643.jpg

Cô này chỉ khoảng 20 tuổi nhưng mặt già và nhầu lắm. Bu quanh cô có đến mấy đứa con trứng gà trứng vịt.
Chị ngồi sau có đến 6-7 đứa con. Tóm lại là ở đây, đẻ được bao nhiêu thì cứ việc đẻ.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8644.jpg

Chị này cũng chỉ khoảng hơn 40 nhưng trông như bà lão 60 mươi, nhỏ thó.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8649.jpg

Cậu thanh niên này là cha lũ trẻ kia nhưng trông như trẻ con. Cậu là người duy nhất chúng tôi gặp có đi dép.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8646.jpg

Dù đói khổ thì người phụ nữ vẫn có cái váy đặc trưng của dân tộc mình,
nó giúp chúng tôi biết chị là người dân tộc Vân Kiều.

homeless man
08-05-2010, 23:02
Trẻ con thì ở đâu cũng vẫn là trẻ con. Thấy người lạ lúc đầu thì chúng sợ, chỉ đứng ở xa nhìn lại một cách tò mò, lấm lét. Sau thì lân la đến gần cùng bố mẹ chúng. Chúng nhìn đoàn khám phá Sơn Đoòng như những người xa lạ, kỳ quặc đến đây quấy quả cuộc sống bình yên của chúng. Chúng rất thích chụp ảnh. Và khi được xem lại những hình ảnh của chính mình thì không biết tại sao mình lại có thể ngồi trong đó.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8645.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0032.jpg



Đã lâu lắm, cũng có một thầy giáo tình nguyện lên đây mở lớp, dạy chữ cho bọn trẻ. Sau cũng không trụ lại được lâu vì quá khó khăn. Giờ thì tất cả lại mù chữ. Nhưng mà ở giữa rừng này có chữ cũng chẳng hơn gì mù chữ. Vậy có cần thiết phải học không? Một câu hỏi thật ngớ ngẩn nếu như là ở nơi khác. Còn ở đây, chắc bà con cần nhiều muối i ốt hơn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8650.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0030.jpg

À có thêm bé gái này có dép

phuonggeo
09-05-2010, 09:36
Bao năm bản vẫn rứa, có điều rượu thì shock phát ớn =.=
Cơ mà bác homeless man vào nhà bọ trưởng bản chưa? có thấy mấy tay lưới ko? Suối có cá, các bọ toàn đi bắt về cải thiện bữa ăn đấy thôi chứ bán ko bõ. Đi đạp huê ăn ong lợi hơn nhiều :))

homeless man
09-05-2010, 15:17
@ Vũ Phương: Thì đây, nhà bọ trưởng bản đây chứ còn đâu vào đây nữa. Bọ cũng gày gò, chân đất đã lâu không rửa mà tôi biết chắc rằng hàng tối trước khi đi ngủ, bọ chỉ xoa xoa hai bàn chân vào nhau phủi bụi lấy lệ rồi chui tọt vào mùng. Mà tất cả bà con ở đây đều vậy chứ riêng gì bọ. Xung quanh "nhà", tuyệt nhiên không thấy cái lu, cái bể chứa nước nào:(



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8651.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8653.jpg


Nội thất, đồ đạc nhà bọ thì qua ảnh chụp các bác thấy cả, không phải mất công mô tả nhiều làm gì. Cái mà tôi muốn nói là tấm lòng của bọ và người dân nơi đây. Bọ nhiệt tình giót nước ra cái ca nhựa còn nguyên mùi rượu mời mọi người. Chúng tôi ai cũng mang theo nước uống nên tùy, ai thích uống thì uống. Như tôi đã kể ở trên, tôi uống luôn trên cái cốc cáu đen đó mà chả nề hà gì.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8654.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5066.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5065.jpg

Như bác Big đã kể ở topic Hang to, cái sự rượu ở đây cũng không đơn giản. Bà con không nấu được tại chỗ nên mỗi lần uống rượu, mua rượu họ phải quốc bộ gần chục km đường rừng ra đường lớn, một chiều, để có cái say. Cuộc sống nơi đây tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên còn rất khó khăn.

phuonggeo
09-05-2010, 19:21
Em nói bác đừng phật ý, chứ em thấy giọng văn bác sặc mùi thành phố quá.
Cái chuyện rót nước vào cốc cáu đen, đi chân đất rồi mà ba xoa hai đập trước khi lên giường đi ngủ đến thành phố còn đầy ra chứ đâu.
Về chuyện nước sinh hoạt, họ chỉ cần được đầu tư cho hệ thống ống dẫn và vòi nước là đủ - vì trong kiến thức của người vùng cao, họ không thích dùng nước tù nước đọng mà thích nước chảy hơn. Cái này theo em là đúng vì khi em đi lấy nước suối ở giữa dòng, nước chảy êm đem được về đến trại thì Tây nó đổ đi rồi tự thân nó ra đoạn suối chảy xiết để lấy - vì nước chảy có tỉ lệ vật liệu hữu cơ/vô cơ nhỏ hơn => tác nhân gây bệnh ít hơn. Như vậy với người dân địa phương, họ chỉ cần vài cái can 20l là đủ, dùng hết đi múc tiếp; hoặc nếu được thì là đầu tư vòi nước chảy cho họ.
Về rượu, họ uống ko phải để say như người xuôi mình. Trong đk rừng núi hoang vu, đêm khuya ngồi nói chuyện phiếm với vài chén rượu cho dễ ngủ, sáng hôm sau dậy làm việc từ sáng - đó là cách sống của họ.
Và sau rốt, xin bác chú ý là bản Đoòng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG PN-KB và là trạm trú của kiểm lâm chốt 37 - nên khi nói về sự mưu sinh của người dân bác đừng nói là phụ thuộc nhiều vào săn bắn hái lượm vì không phù hợp thực tế (làm gì có gì mà bắn!) cũng như dễ gây hiểu lầm ko hay rằng hiện nay vẫn còn chuyện săn bắt thú trong khu vực này.

homeless man
09-05-2010, 22:30
Tôi được biết, bản này di cư đến đây từ năm 1991 lúc đầu có 4 hộ gia đình. Năm 2005 có 13 hộ với 64 khẩu. Hiện nay số này khoảng 20 hộ với hơn 80 khẩu. Trong số này phần lớn lấy nhau cận huyết nên dân số ngày càng còi cọc.

Trong căn lều vừa làm bếp vừa làn chỗ ở lợp bằng lá cọ, có ít nồi niêu và cái muôi còn dính tí cơm chứng tỏ nơi đây cũng vẫn còn gạo ăn. Nhưng nhìn cái bếp lạnh, tro gầy thì cũng biết không phải lúc nào nó cũng đỏ lửa thường xuyên. Bà con sống bằng làm rẫy và lấy mật ong rừng và đổi các thứ này với những người theo con đường Tây Trường Sơn lần vào.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8652.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5059.jpg


Ở cái bản này, may ra chỉ có em gái này là còn tươm tất tí. Bác Dugia chụp em này lúc nào tôi cũng không biết vì tôi chỉ quẩn quanh cái lều kia và không nhìn thấy em này. Nói như một cán bộ địa phương về cái bản này: "Chúng tôi gọi họ là những “người lậu” vì gần 15 năm qua họ không chịu bất cứ một sự quản lý nào của các cấp chính quyền. Không khai sinh, không hộ khẩu, không chế độ, nghĩa vụ, quyền lợi…"



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5067.jpg


Giờ thì bản cũng được đầu tư một cái máy xát và bò giống để nuôi. Đàn bò cũng đã khá đông nhưng bán chắc là khó vì phải đi rất xa. Chúng tôi chỉ nghỉ lại đây có một lúc trên con đường đi Sơn Đoòng nhưng những gì mắt thấy, tai nghe khiến mọi người không khỏi day dứt. Một lời nhắn nhủ cho các anh chị em nếu có phượt qua đây, hãy chuẩn bị chút gì đó cho lũ trẻ...

homeless man
09-05-2010, 23:17
em nói bác đừng phật ý, chứ em thấy giọng văn bác sặc mùi thành phố quá.
Cái chuyện rót nước vào cốc cáu đen, đi chân đất rồi mà ba xoa hai đập trước khi lên giường đi ngủ đến thành phố còn đầy ra chứ đâu.
Về chuyện nước sinh hoạt, họ chỉ cần được đầu tư cho hệ thống ống dẫn và vòi nước là đủ - vì trong kiến thức của người vùng cao, họ không thích dùng nước tù nước đọng mà thích nước chảy hơn. Cái này theo em là đúng vì khi em đi lấy nước suối ở giữa dòng, nước chảy êm đem được về đến trại thì Tây nó đổ đi rồi tự thân nó ra đoạn suối chảy xiết để lấy - vì nước chảy có tỉ lệ vật liệu hữu cơ/vô cơ nhỏ hơn => tác nhân gây bệnh ít hơn. Như vậy với người dân địa phương, họ chỉ cần vài cái can 20l là đủ, dùng hết đi múc tiếp; hoặc nếu được thì là đầu tư vòi nước chảy cho họ.
Về rượu, họ uống ko phải để say như người xuôi mình. Trong đk rừng núi hoang vu, đêm khuya ngồi nói chuyện phiếm với vài chén rượu cho dễ ngủ, sáng hôm sau dậy làm việc từ sáng - đó là cách sống của họ.
Và sau rốt, xin bác chú ý là bản Đoòng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG PN-KB và là trạm trú của kiểm lâm chốt 37 - nên khi nói về sự mưu sinh của người dân bác đừng nói là phụ thuộc nhiều vào săn bắn hái lượm vì không phù hợp thực tế (làm gì có gì mà bắn!) cũng như dễ gây hiểu lầm ko hay rằng hiện nay vẫn còn chuyện săn bắt thú trong khu vực này.


Cám ơn bạn Phương đã cho biết giọng văn của tôi có mùi gì=)). Tôi cũng chưa bao giờ đi lấy nước cho Tây nên cũng không biết Tây nó thích cái loại nước gì. Bạn đi theo nó thì học cách lấy nước của nó, lấy nước cho nó thì cũng dễ hiểu. Còn cách mà bạn giải thích về chỗ nước xiết, nước êm...thì tôi không chắc có đúng không. Riêng tôi, cứ là nước suối chưa qua xử lý (hóa chất, đun chín...) là tôi không uống.

Những thông tin khác, tôi viết dựa trên thông tin và kinh nghiệm mà tôi có. Tôi có nhiều năm làm về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với Kiểm lâm và các cộng đồng dân tộc thiểu số sống trong khu bảo tồn, sống bên rừng, cạnh rừng. Và tôi hiểu cái gì đang diễn ra ở đó. Luôn có sự xung đột giữa chính sách bảo tồn và quyền lợi của người sống trong rừng dù nói ra hay không nói ra. Và tôi biết ai thực sự là vua trong rừng:Dam.

Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến các đoàn đi sau, tôi sẽ không đề cập thêm về vấn đề có liên quan đến bảo tồn. Nếu cần thêm thông tin hay trao đổi gì về vấn đề này, bạn Phương có thể PM trực tiếp cho tôi để tránh làm lạc đề topic(NT).

lengkeng1minh
10-05-2010, 09:25
Và sau rốt, xin bác chú ý là bản Đoòng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG PN-KB và là trạm trú của kiểm lâm chốt 37 - nên khi nói về sự mưu sinh của người dân bác đừng nói là phụ thuộc nhiều vào săn bắn hái lượm vì không phù hợp thực tế (làm gì có gì mà bắn!) cũng như dễ gây hiểu lầm ko hay rằng hiện nay vẫn còn chuyện săn bắt thú trong khu vực này.
Mình cũng mới vừa đi qua khu vực này ngày 24/04/10, tận mắt chứng kiến 2 anh kiểm lâm dùng "chim mồi" để bắt chim( khi mình móc máy ãnh thì họ lủi vào rừng mất dạng). Dọc đường thấy những thanh thiếu niên người dân tộc vác súng( mình không biết gọi là súng gì?) từ trong rừng lội ra và dơ tay chặn xe xin thuốc hút.
Vô cùng nguy hiểm khi gặp 1 người dân chở 2 khúc cây dài hơn 3m, đèo trên xe Cup chạy choán hết cả mặt đường, mình phải nép sát vào vách núi, nghiên xe theo vách núi mới tránh được, khu vực này thuộc trạm KL số 40, thuột VQG Phong Nha -Kẽ Bàng. Quá bất nên không kịp chụp hình! Tiếc thật!

homeless man
10-05-2010, 12:34
Mình cũng mới vừa đi qua khu vực này ngày 24/04/10, tận mắt chứng kiến 2 anh kiểm lâm dùng "chim mồi" để bắt chim( khi mình móc máy ãnh thì họ lủi vào rừng mất dạng). Dọc đường thấy những thanh thiếu niên người dân tộc vác súng( mình không biết gọi là súng gì?) từ trong rừng lội ra và dơ tay chặn xe xin thuốc hút.
Vô cùng nguy hiểm khi gặp 1 người dân chở 2 khúc cây dài hơn 3m, đèo trên xe Cup chạy choán hết cả mặt đường, mình phải nép sát vào vách núi, nghiên xe theo vách núi mới tránh được, khu vực này thuộc trạm KL số 40, thuột VQG Phong Nha -Kẽ Bàng. Quá bất nên không kịp chụp hình! Tiếc thật!


Vậy chả cần nói bác cũng biết ai là vua trong rừng rồi còn gì=)). Chẳng phải chỉ chỗ này đâu bác ạ. Em đi từ Bắc đến Nam chỗ nào nó cũng vậy cả. Hôm rồi báo chí nó khui ra vụ ông Chi cục trưởng kiểm lâm Hà Nam tịch thu gấu của buôn lậu nhưng lại nuôi trong nhà mình 6-7 năm trời để hút mật xài riềng với nhau. Những đứa làm bảo tồn như em thật không còn gì để nói:T:Dam:gun.

Tin đây ạ:

http://www.giaoduc.edu.vn/news/gia-dinh-xa-hoi-659/ha-nam-chi-cuc-truong-kiem-lam-7-nam-nuoi-gau-hut-mat-141756.aspx

Thôi, ta quay lại topic không có đi lạc đề xa quá(NT)

sami
10-05-2010, 13:07
Trong nhóm dẫn đường của mình vẫn còn lưu giữ kỷ niệm ngày xưa trong rừng. Rất tiếc hôm ấy có kiểm lâm đi cùng, không là bác ấy đã lấy ra để cải thiện cho chuyến đi rồi. Lúc qua bản, anh Hồ Khanh có hỏi mấy người trong bản về thịt rừng, nhưng họ nói đã bán hết rồi.
Chỉ cần đi thêm vài km nữa, trong câu chuyện của anh Homeless sẽ có dấu chân thú rừng.
Thân

25ltk
10-05-2010, 14:33
Mạn phép bác, đây là bãi biển Bảo Ninh ạ ^_^ Bãi biển Nhật Lệ là xuôi theo dòng Nhật Lệ ra đến cửa sông cơ ^_^ Tiếc là đến giờ em mới biết được đợt viếng thăm vừa rồi của bác :( Ngóng post tiếp theo của bác ^_^

Em vừa đi ra đó hôm 1/5 vừa rồi xong thấy đề cái biển rõ to là Biển Nhật lệ 2. Thành phố Đồng Hới đang đầu tư xây dựng Quảng trường Biển ngay tại cái bãi này. Không biết bác Hôm có rẽ phải đi dọc theo bờ biển không? Đi thẳng qua cái nhà nghỉ của Bộ Công An là có mấy cái đồi cát rất đẹp.

coofhair
10-05-2010, 17:24
em nói bác đừng phật ý, chứ em thấy giọng văn bác sặc mùi thành phố quá.
Cái chuyện rót nước vào cốc cáu đen, đi chân đất rồi mà ba xoa hai đập trước khi lên giường đi ngủ đến thành phố còn đầy ra chứ đâu.
Về chuyện nước sinh hoạt, họ chỉ cần được đầu tư cho hệ thống ống dẫn và vòi nước là đủ - vì trong kiến thức của người vùng cao, họ không thích dùng nước tù nước đọng mà thích nước chảy hơn. Cái này theo em là đúng vì khi em đi lấy nước suối ở giữa dòng, nước chảy êm đem được về đến trại thì Tây nó đổ đi rồi tự thân nó ra đoạn suối chảy xiết để lấy - vì nước chảy có tỉ lệ vật liệu hữu cơ/vô cơ nhỏ hơn => tác nhân gây bệnh ít hơn. Như vậy với người dân địa phương, họ chỉ cần vài cái can 20l là đủ, dùng hết đi múc tiếp; hoặc nếu được thì là đầu tư vòi nước chảy cho họ.
Về rượu, họ uống ko phải để say như người xuôi mình. Trong đk rừng núi hoang vu, đêm khuya ngồi nói chuyện phiếm với vài chén rượu cho dễ ngủ, sáng hôm sau dậy làm việc từ sáng - đó là cách sống của họ.
Và sau rốt, xin bác chú ý là bản Đoòng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG PN-KB và là trạm trú của kiểm lâm chốt 37 - nên khi nói về sự mưu sinh của người dân bác đừng nói là phụ thuộc nhiều vào săn bắn hái lượm vì không phù hợp thực tế (làm gì có gì mà bắn!) cũng như dễ gây hiểu lầm ko hay rằng hiện nay vẫn còn chuyện săn bắt thú trong khu vực này.

Tự dưng có cái đoan này vào phản cảm quá(vừa thấy có tý k...mẽ cho mình là biết hơn nhưng thực ra thấy nó giả tạo xáo rỗng thế nào ấy em văn ít nên khó tả khó tả quá), ấy là em cảm nhận thấy thế nói thật thôi chứ k có ý gì mong bác đừng giận nhé

silence_night
10-05-2010, 21:57
Tôi vẫn đang theo dõi câu chuyện của bác Home. Chuyện thật bổ ích. Hãy bỏ qua những hạt sạn bên đường, mời bác tiếp tục.

homeless man
10-05-2010, 22:56
@ All: Thôi các bác, một vấn đề có thể nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau. Cũng cánh rừng ấy, người nhìn bảo chả có gì. Người khác lại thấy bao nhiêu thứ. Cái này phụ thuộc vào trình độ, khả năng của mỗi người, cũng là lẽ bình thường, không có gì đáng phải nặng nhẹ. Để tôi tiếp tục câu chuyện các bác xem ngõ hầu có thêm chút thông tin để sau này nếu các bác có cơ hội vào đó thì có thể cảm nhận lại theo ý mình. Như vậy có tốt hơn chăng?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Bản Đoòng chỉ là một điểm trên con đường chúng tôi đi. Đã có lúc trong lịch trình chúng tôi định nghỉ lại ăn uống ở đây và lấy đây làm căn cứ đi khám phá phía trong. Sau thấy nó cũng không tiện nên thôi. Đã gần trưa, trời nắng gắt chúng tôi nghỉ lại tại bản này dưới bóng một cây cọ to. Cũng chẳng có thời gian để tìm hiểu kỹ xung quanh nhưng nếu để ý kỹ thì cũng thấy những điều cần thấy: về cuộc sống, con người, về sinh kế...Nếu thành viên nào mà chịu khó lần mò chụp cái này, hỏi cái kia thì thậm chí không có thời gian để nghỉ.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5057.jpg


Rồi thì cũng đến lúc lên đường. Chúng tôi vào như nào thì ra như vậy nghĩa là phải trèo rào một lần nữa. Cái hàng rào này vây quanh cái bản nhỏ này chỉ có một mục đích duy nhất là để những con bò nhốt bên trong không bị lọt ra ngoài đi hoang.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5069.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8655.jpg


Bên cạnh những căn nhà lợp tôn là thứ vật liệu ngoại lai thì vẫn còn những căn nhà mái cọ nằm trong thung lũng. Chúng tôi chỉ thấy chúng trên đường đi chứ không có cơ hội thâm nhập vào bên trong để tìm hiểu. Vì mục đích của chúng tôi là hang Sơn Đoòng, phải đến được hang Én an toàn trước khi trời mưa, nên dù còn nhiều lưu luyến nơi đây chúng tôi cũng phải vẫn phải vội vã lên đường.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5070.jpg

homeless man
10-05-2010, 23:24
Qua khỏi bản nhỏ, chúng tôi đi nốt những đoạn đường mòn cuối cùng vì sau đó chúng tôi sẽ đi men theo dòng suối Đoòng và hầu như rất ít người đi lại trong vùng này để nó có thể thành đường. Đó là lý do phải có người dẫn đường. Vấn đề là không có đường sao lại còn dẫn đường? Các anh dẫn đường đi theo chí nhớ, theo hướng nên cũng chẳng cần đường. Đi đến đâu thì đánh dấu lại để người đi sau biết mà theo.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5074.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8656.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5075.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8657.jpg

silence_night
13-05-2010, 16:34
Kụ Home mấy hôm nay đi đâu mà không viết tiếp vậy ? Tôi ngóng suốt !!!

homeless man
14-05-2010, 13:12
Kụ Home mấy hôm nay đi đâu mà không viết tiếp vậy ? Tôi ngóng suốt !!!

Em cũng muốn viết nhanh cho song, đặc biệt là cuối tháng này các cụ lại vào hang giống em. Nhưng mà mấy hôm nay em bựm kiếm sèng đi phượt nên đã để các cụ phải ngóng. Đáng phạt:T
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Con suối Đoòng quanh co chảy từ Thượng Đoòng về phía Hạ Đoòng trước khi nhập vào dòng sông Con chảy ra động Phong Nha-Kẻ Bàng. Tất nhiên sông Con có nhiều chi lưu nhưng lượng nước mà dòng suối Đoòng này bổ xung vào đóng một vai trò quan trọng. Dòng suối có nhiều đoạn uốn khúc nên chúng tôi cứ lội qua đoạn này, lên bờ đi được một đoạn lại lội tiếp. Độ dốc ở đây không lớn, nước chảy mùa khô cũng không nhiều nhưng dấu vết mà nó để lại mùa mưa còn rất rõ trên đường đi. Tôi sẽ tả kỹ khi đến đoạn đó. Điều đó cho thấy mùa mưa con suối này hung tợn như thế nào.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8658.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8659.jpg


Lúc này, tất cả mọi người đều lội suối. Việc giữ khô giầy, quần là không thể. Nếu bác nào đi dép dọ thì sẽ dễ đi hơn khi qua suối. Em đi giầy bộ đội nước vào cứ ì oạp mãi lúc lên bờ mặc dù giày này có đột hai lỗ thoát nước.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8660.jpg


Riêng tôi rất thích lội nước vì nước lạnh, làm mát và rịu đi các cơn đau ở đầu các ngón chân. Đó là hệ quả của việc xuống dốc liên tục ở đoạn trên, trọng lượng cơ thể dồn vào mũi giày gây đau. Đấy là giày tôi đã đi quen. Chứ là giày mới, sẽ có nhiều người bị phồng rộp, mọng nước và rất đau. Nước làm các đầu ngón chân đỡ tụ máu và quã đường còn lại, tôi đi thoải mái hơn rất nhiều.

homeless man
14-05-2010, 16:49
Dòng suối Đoòng đoạn này không rộng nhưng bên dưới nhiều đá cuội, sỏi to nên đi cũng không dễ. Những ai ống quần rộng, thấm ướt nước đi qua dòng suối đoạn này thì cũng gặp chút ít khó khăn. Hai bên bờ một một số chỗ giữa dòng có cây bụi và lau mọc. Những bụi lau mùa này phơi cờ trắng phau khiến khung cảnh thêm phần lôi cuốn. Trời lúc này rất nắng, đặc biệt là các đoạn không đi dưới tán rừng.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8661.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5076.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5077.jpg



Cả đoàn lần lượt qua suối. Chỗ này không đi trong rừng nên có thể chụp ảnh thấy được nhiều thành viên. Dù vác nặng, đường xa mệt mỏi nhưng ai cũng cố gắng chụp vài kiểu ảnh xung quanh. Đó là lí do trong các bức ảnh trên, ai cũng tay máy lăm le nhả đạn. Và bác Dugia, để bác gái độc lập tác chiến nơi rừng sâu, muỗi vắt để chụp ảnh. Và chính vì vậy, chúng ta có những tấm ảnh đẹp ở đây và trên đoạn đường còn lại khi máy ảnh của tôi có vấn đề.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5075.jpg

homeless man
14-05-2010, 22:53
Ở phần trên tôi có viết là Sông Con. Người Quảng Bình nói sông Son và Con gần như nhau, tôi nghe không rõ. Sau khi hỏi bạn Gúc thì kết quả nó ra như này:

Sông Son hay còn gọi là sông Tróc là một chi lưu của sông Gianh ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Sông chảy hoàn toàn trên địa phận tỉnh Quảng Bình. Một phần thượng nguồn của sông dài 7.729 mét chảy ngầm trong các núi đá vôi ở phía tây Quảng Bình. Nó hợp lưu với sông Gianh tại gần thị trấn Ba Đồn.

Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của tên dòng sông Son. Một truyền thuyết cho rằng vì vào đầu thế kỷ 19, quân Tây Sơn bị quân của Nguyễn Ánh giết chết nhiều tại sông này, máu loang ra đỏ cả dòng sông. Truyền thuyết khác kể về một chuyện tình giữa một cô gái con nhà giàu và một chàng trai con nhà nghèo. Mặc dù bị gia đình phản đối do không môn đăng hộ đối, cô gái vẫn sắt son. Cuối cùng hai người dẫn nhau tới dòng sông này tự vẫn. Người dân quanh vùng cảm động trước mối tình của hai người nên đặt tên là sông Son. Tuy nhiên, nhiều người địa phương nói rằng gọi là sông Son vì vào mùa mưa lũ, nước sông rất đỏ.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9185.jpg


Đợt này chúng tôi không đi PN-KB do đó không đi thuyền trên sông này. Nhưng trên đường quay ra có ghé nhà anh Hồ Khanh, tôi có đi ra phía sau nhà anh chụp ảnh dòng sông Son này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_9186.jpg

Nhưng giờ không phải là mùa lũ, nước trong văn vắt.

homeless man
14-05-2010, 23:49
Cuối cùng thì cả đoàn cũng qua suối một cách an toàn. Tôi không biết các bạn đồng hành cảm nhận như nào về chuyến khám phá này chứ bản thân tôi dù đã rất quen với những chuyến đi rừng nhiều ngày vẫn cảm thấy rất mới lạ. Có thể là do địa hình và sinh thái ở đây khác với những cánh rừng ở vùng núi phía Bắc mà tôi đã qua. Có thể là được đi với những người bạn mới mà rất nhiều người trong số họ tôi mới gặp lần đầu dù biết tiếng và cảm phục đã lâu trên diễn đàn. Có thể là do được lội suối sau những quãng đường dài đèo dốc vất vả. Có thể là động lực bên trong, một chút tự sướng pha chút tự hào về chuyến đi mà nhiều người ấp ủ nhưng lại phải bỏ cuộc vào phút cuối vì những lí do cá nhân...Có hàng nghìn lý do có thể kể ra đây nhưng có một điều phải nói ngay là chúng tôi đã rất may mắn khi có những bạn hữu đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết và công sức chuẩn bị cho chuyến đi này, những thứ không thể đo được bằng tiền



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0044.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0046.jpg

Toàn cảnh đoàn vượt Suối Đoòng lần thứ nhất. Ảnh Sami


Qua suối, chúng tôi lại đi lọt vào một lòng suối cạn, là một nhánh của con suối Đoòng vào mùa mưa. Mùa này khô, nước rút khỏi đây nên lòng suối chỉ còn lại đá cuội và cát. Rất nhiều cát mịn lẫn với lá khô dưới chân chúng tôi. Đng đi trên nền cứng, đi vào cát dù không thụt thì chân cũng cảm thấy nặng hơn nhiều. Cảm giác này chúng tôi còn gặp lại vài lần trên chuyến đi mỗi khi qua những nơi có cát.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8662.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8663.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8664.jpg


Dấu vết mà dòng suối cạn để lại cho thấy nó khá to và sâu vào mùa mưa. Như vậy nếu nhánh này đầy nước thì suối Đoòng kia sẽ rộng cỡ nào?

homeless man
15-05-2010, 06:11
Chúng tôi lại cắt qua suối một lần nữa. Đoạn này suối rộng hơn nhiều so với đoạn trước nhưng nước vẫn trong. Dưới đáy có nhiều bùn, điều này hơi lạ vì thường dòng suối chảy liên tục, nước cuốn bùn đi nên chỉ có sỏi đá. Chắc mùa này nước ít, tốc độ dòng nước chảy thấp nên bùn đọng lại?




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8665.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8667.jpg


Chỉ cần qua đến bên kia suối, chúng tôi sẽ đến điểm tập kết đầu tiên, sẽ được nghỉ lại lâu hơn và được ăn trưa. Vì thế ai cũng hăm hở đi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0100.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5078.jpg

Ảnh: Bác Quang già

homeless man
15-05-2010, 06:39
Đoàn hàng môt lần lượt qua suối. Ở suối đoạn này có nhiều cái để xem, để chụp. Sang đến bờ bên anh em kia lại tản ra. Người mất hút dưới tán rừng rậm rạp. Người quay lại suối chụp bướm trên lèn đá hay chụp cảnh gỡ lưới bắt cá của các anh Kiểm lâm.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5079.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5081.jpg


Bác Quang còn rất tươi tắn dù ba lô của bác phân nửa là rượu và khô cá bác mang đi từ Hà Nội vào. Hai anh em đứng giữa suối nhờ bác Dugia chụp cho kiểu ảnh. Đi đoàn đông bạn sẽ được động viên rất nhiều và bạn sẽ vượt qua chính mình dù có lúc bạn muốn bỏ cuộc vì quá mệt. Tôi ít hơn bác Quang cả chục tuổi. Bác đi được như vậy lẽ nào tôi và các anh em khác không theo? Đó cũng là lí do để mọi người thêm cố gắng đi đến đích. Sau này ở Kinabalu, khi chỉ còn leo có một mình trên những chặng cuối cùng của đỉnh núi cao nhất Đông Nam Á tôi mới thấy thấm thía giá trị của bạn đồng hành là như thế nào.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5082.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5084.jpg

Suối Đoòng rất nhiều cá. Các anh Kiểm lâm vào rừng hạ trại từ hôm trước để đón đoàn của chúng tôi đã thả lưới từ lâu và khi chúng tôi đến thì đang thu cá. Trong chuyến đi này, 10kg thịt lợn cho 20 người trong 3 ngày chả thấm vào đâu. Quá nửa số thức ăn còn lại là cá suối chúng tôi bắt được từ dòng suối này. Trong vườn Quốc gia này, cá chắc cũng được bảo vệ? Nhưng nói thật là nếu chỉ cần khai thác du lịch hay có vài đoàn vào đây thì không biết cá suối kia có còn không?

homeless man
15-05-2010, 06:44
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0048.jpg

Suối Đoòng nhìn về phía hạ nguồn



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0049.jpg

Mọi người qua suối, nước cũng ngập quá đầu gối. Ảnh Sami


Có một người luôn lặng lẽ chốt đoàn và chụp ảnh cho anh em. Nhờ vị trí và sự chuyên nghiệp, chúng tôi đã có những tấm ảnh có nhiều thành viên trong đoàn nhất trong cả chuyến đi. Những tấm ảnh dưới đây của bác Quang cho thấy các tư thế tác chiến của bác Dugia. Được đi với cả đoàn chuyến này thật là may mắn:L



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8666.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0102.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0104.jpg

homeless man
15-05-2010, 07:30
Chúng tôi đến nơi tập kết lúc hơn 11h AM tức là khoảng 2,5h tính từ lúc xuất phát và đã đi được khỏang 5km. Nơi tập kết chỉ có mấy cái cọc gỗ đóng xuống làm nơi mắc võng và hôm qua các anh Kiểm lâm đã ở lại trong này. Chỗ này ở hẳn dưới tán rừng, rất mát nhưng cũng ngay bên cạch suối để tiện việc lấy nước nấu ăn. Chúng tôi quẳng ba lô xuống đất hay treo lên cây để cất đi gánh nặng đã hành hạ những đôi vai từ sáng đến giờ. Trong khi mọi người tảm mát nghỉ ngơi chụp ảnh thì các anh Porters lo kiếm củi, nhóm bếp nấu mì.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8668.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8669.jpg


Chúng tôi quyết định ăn mì cho nhanh và lúc này nếu mà có cơm chắc cũng không ăn được vì còn chặng đường dài phía trước, không nên ăn quá no. Nồi được bắc trược tiếp trên các thanh gỗ đun chứ không kiếm đá làm kiềng. Điều này lúc đầu làm tôi sợ khi củi cháy thì nồi sẽ đổ hoặc nghiêng. Nhưng sau cũng không có vấn đề gì vì củi trong rừng rất nhiều, to nhỏ khác nhau. Khi các thanh củi nhỏ cháy làm nước sôi thì các thanh to mới bắt đầu bén và việc nấu ăn đã kết thúc. Hơn nữa, khi không có mấy ông đầu rau, củi chất dễ dàng hơn rất nhiều.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5089.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0105.jpg


Và chỉ loáng một cái, nồi nước to đùng đã sôi. Mọi người bắc ra, bỏ mì gói vào và món mì thơm giữa rừng sâu đã sẵng sàng cho việc tự phục vụ.

homeless man
15-05-2010, 07:50
Thế rồi là bướm, bướm hàng ngàn con bay, đậu kín nơi lèn đá, doi đất khô bên suối. Vào rừng Trường Sơn mới hiểu thế nào là câu "nước khe cạn bướm bay trên lèn đá", cảnh mà không thể có được nơi phồn hoa đô thị. Và cảnh tượng này cũng là một cảnh đắt giá của chuyến đi mà với nhiều người khó gặp lại lần thứ 2 trong đời.

Có rất nhiều loại bướm to nhỏ, lớn bé, mầu sắc khác nhau. Đưa hết cả lên đây để các bác xem, em không có bình luận gì thêm.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5087.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0051.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0053.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0054.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0055.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0057.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0058.jpg

Ảnh: Sami+Dugia

silence_night
15-05-2010, 08:27
@ kụ Home: Tôi không biết nhận xét thế nào để lột tả được cảm nhận của tôi ngoài 2 từ: Đẹp và thú vị. Cảm ơn kụ.(beer)(beer)(beer)

xuxukalo
17-05-2010, 16:00
Cổ vũ động viên bác, kịp post nhanh kẻo đoàn chuyến tới lại cạnh tranh với bác mất ^_^

meodiendihoang
20-05-2010, 03:04
Hix ,ảnh đẹp quá

Bác Home đi Kinabalu rồi ạ ,bác đúng là sống vội đấy :))

xuxukalo
21-05-2010, 14:21
Có một hàng rào chắn ngang lối đi. Tôi biết ngay là nó để làm gì nhưng lại không ngờ rằng phía sau cái rào kia là một thế giới sống gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Đến được với họ cũng khó khăn như trèo qua chính cái rào kia vậy. Cái rào như là hiện thân của sự ngăn cánh giữa giàu và nghèo, tiên tiến và lặc hậu, lạc quan và bi quan, suy thoái (Nếu không muốn nói là thoái hóa) và phát triển...



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8639.jpg

Sau cái hàng rào kia có một sự thật khiến người ta phải đau lòng....

Em xin bác, bác có quở trách/ máng/ phạt chi em cũng chịu, cái tội chưa xin phoép bác nhưng em đã quote 1 vài pót của bác sáng 4r khác làm tư liệu ạ. Em hứa là ghi nguồn đầy đủ rõ ràng ^_^

homeless man
21-05-2010, 14:34
Em xin bác, bác có quở trách/ máng/ phạt chi em cũng chịu, cái tội chưa xin phoép bác nhưng em đã quote 1 vài pót của bác sáng 4r khác làm tư liệu ạ. Em hứa là ghi nguồn đầy đủ rõ ràng ^_^


Cái này gọi là tiền trảm hậu tấu còn gì. Mình có ý kiến gì thì bạn cũng đã post rồi:T

Đùa tí thôi, đã chia sẻ với anh em, tiếc gì mấy cái ảnh lẻ=)):L

homeless man
22-05-2010, 13:01
Như trên tôi đã viết, có bốn anh kiểm lâm đã vào đã vào rừng hạ trại tại vị trí này để đợi chúng tôi từ hôm trước. Các anh chỉ mang theo võng, một cái nồi con, ít gạo muối. Còn thức ăn là cá suối. Mùa này nước cạn, suối trong. Khi lội qua suối chúng tôi nhìn rõ rất nhiều cá. Cá từng đàn, con lớn con bé theo nhau bơi qua bơi lại nhưng nếu không có lưới thì không tài nào bắt được. Tối qua, các anh mắc võng ngủ lại đây và đã thả lưới từ sáng. Lúc chúng tôi đến, các anh đang thu lưới và chiến lợi phẩm cũng khá. Lưới này mượn tại bản Đoòng chứ không phải các anh mang theo. Tôi biết vậy là do lúc về, khi đi ngang qua bản này các anh đã trả lại.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0108.jpg


Như vậy, bà con ở đây cũng có lưới bắt cá và làm nhiều thứ khác nữa cải thiện đời sống chứ không hẳn là hoàn toàn đói kém như tôi nghĩ lúc đầu khi qua bản. Tuy nhiên, sản vật tự nhiên sẵn có không đồng nghĩa với việc người ta sẽ no nê và không bị suy dinh dưỡng. Dân trí thấp góp phần không nhỏ vào nghich cảnh này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5091.jpg


Mọi người xúm lại gỡ cá khỏi lưới nhưng thực sự lúc ăn mì, cá còn đang gỡ ra và đi làm sạch dưới suối, tôi không được con nào. Sau này lúc mọi người nướng ăn, tôi cũng không được con nào. Phải nói rõ như vậy để đến lúc vào hang Én, chén bát súp cá giữa rừng già lần đầu tiên thấy đời lên hương không lời nào tả nổi cảm giác hưởng thụ lúc đó. Hạnh phúc là gì, cần cóc gì phải đao to búa lớn. Với tôi đó chỉ là bát canh cá nấu theo kiểu Quảng Bình được thưởng thức giữa đại ngàn Trường Sơn, bên những bạn hữu mà hôm qua còn chưa biết họ là ai. Chỉ đơn giản vậy thôi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5093.jpg

homeless man
22-05-2010, 13:31
Lúc đến nơi, tôi tháo giày, lột tất, cởi bỏ quần dài vướng víu và đi đôi dép dọ cho thoải mái. Sợ vắt bám vào đồ nên tôi treo hết lên một đầu cọc mắc võng và cũng không dám ngồi bệt xuống thảm rừng vì chỗ này cũng có vắt. Phải lấy cái túi nilong bọc đôi dép nhựa tìm trỗ không có cỏ trải xuống đất rồi mới ngồi. Trong ảnh dưới, cái ông ngồi dưới võng lão Big kia chính là tớ sau khi đã chút được đống quần áo trên người:))



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5094.jpg


Buổi sáng sớm, mỗi anh em ăn một bát phở bò. Sau mấy tiếng leo trèo thì giờ chả còn gì, ai cũng đói lắm. Thôi thì có loại gì ăn tạm được móc ra ăn đỡ đợi mì chín. Chúng tôi ăn mì trước các anh Kiểm lâm vì cái nồi nhỏ các anh đựng cá còn cái nồi lớn của chúng tôi các anh porters mang theo chỉ đủ nấu cho 16 người. Mỗi người một bát, tự lấy mì ăn. Cái bát nhựa gặp mì và nước nóng mềm oặt trên tay tôi. Chỉ một loáng, nồi mì chỉ còn nước, mà nước cũng ngon, chỉ là hơi nóng chút. Nước mang theo cũng còn không nhiều, thêm bát nước này đỡ nước uống dọc đường nhiều lắm=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5095.jpg


Bếp lại được bắc lên nấu mì lần hai. Lúc này cá đã sẵn sàng và mọi người cũng bắt đầu nướng và chia nhau ăn. Lúc đó tôi chỉ tập chung vào nồi mì thứ 2 này để chén thêm một bát. Mì ăn trên bát con lại nước thì sức tôi biết mấy bát cho đủ. Thôi thì chia nhau ăn, hết cái thì vét nước. Cuối cùng không ai ăn nữa, nước cũng đổ đi để rửa nồi. Do đó, tôi uống thêm hai bát nước dù các anh Quảng Bình ăn mặn kinh.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0059.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0060.jpg

homeless man
22-05-2010, 13:48
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0062.jpg

Cá nướng trên bếp than củi thơm lắm


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0115.jpg

Còn mình thì ngồi ăn mì+nước mì không ham hố cá mú.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0109.jpg

Cá chín, mọi người nhào vô xin bác Dugia. Những cảnh như này, mỗi lần xem lại vẫn thấy bồi hồi.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0114.jpg

Ăn song, mọi người tự đi rửa bát đũa của mình, của ai nấy quản lý. Mất thì ăn bốc=)).

Cả đoàn, chỉ có bác BM mang theo bát, thìa riêng, còn em có một chiếc ca nhựa. Những vật dụng nhỏ nhưng cực hữu ích lúc ở rừng. Ví như cái ca của mình, dùng pha C sủi rất tiện chứ không phải bỏ cả vào chai nước sau đó vứt đi. Cái ca chả đáng bao tiền nhưng nó đã theo mình đi khắp nơi. Đợt rồi mang cả đi chơi với mấy bạn hàng xóm, đã có lúc định vứt đi cho nhẹ nhưng nghĩ lại có lúc nó theo mình vào Sơn Đoòng lại mang về.


Ảnh sử dụng trong mấy bài này do bác Quang, Dugia, Sami chụp

homeless man
22-05-2010, 14:11
Song việc, chúng tôi dọn dep, đốt tất cả các loại rác và lên đường. Lúc đó gần 12h. Tôi hơi mê tính tí. Mẹ tôi thường nói đi hơn, về kém trước mỗi lần chúng tôi lên đường đi đâu đó. Tôi nói với bác Dugia đợi chút hơn 12h hãy đi và các bác đồng ý. Quá chính ngọ năm phút, chúng tôi nai nịt gọn gàng và tiếp tục lên đường.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8670.jpg


Lúc này chủ yếu chúng tôi men theo các dòng suối cạn, các nhánh phụ đã khô kiệt của con suối Đoòng mà suối theo hạ lưu. Đường đi không phải leo lên xuống như lúc sáng nhưng đi rừng thì cũng chả dễ dàng gì. Cũng vẫn leo trèo qua cây đổ, bờ suối, tảng đá...



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8671.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8672.jpg


Chúng tôi lọt vào các khe dọc suối mùa này toàn chuối. Mùa lũ, nước dâng đến đây quét rạp toàn bộ rừng chuối này nhưng nó cũng bồi đắp thêm cho hai bên bờ. Còn giờ thì bạt ngàn chuối. Chối rừng rất ít khi có quả chứ chỗ này mà có quả chắc nhiều loài linh trưởng đã coi đây là thiên đường của mình rồi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8673.jpg


Đoàn đi qua một khe cạn. Dấu vết của các cơn lũ chỉ là những thân cây lác đác trên đường đi.

homeless man
22-05-2010, 14:24
Hết khe cạn...

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5097.jpg

Đến khe sắp cạn...

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5099.jpg

Lại lộn về rừng...

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8674.jpg

Thực ra chúng tôi đang đi dưới thung lũng, nơi dòng suối kia tìm đường chảy xuôi. Cảnh vật biến đổi liên tục tùy thuộc vào đôi bên rộng hay hẹp, kết cấu nền đất hay đá. Đoàn lúc này chia thành mấy nhóm nhỏ, tùy theo sức mà đi. Trời lúc này rất oi nóng. Trên cao những đám may đen xuất hiện báo hiệu có thể có mưa. Tôi vấn nghĩ không thể có mưa được nhưng cũng hơi lo lắng.

sami
22-05-2010, 18:34
Viết nhanh nhanh lên lão home, không là mất hết cảm hứng bây giờ. Keke

homeless man
22-05-2010, 19:26
@ Sami: Thấy mấy cái ảnh cưới của bạn do dangkhoaquan đưa lên mới biết bạn sắp cưới, chúc mừng sớm nhé(wait). Nhớ những ngày cùng nhau khám phá Sơn Đoòng vui quá. Cái đầu gối của Sami vẫn OK chứ? Mình sẽ cố gắng.
------------------------------------------------------------------------------------



Rồi chúng tôi cũng trở lại bên suối và đi dọc suối. Đến đoạn này, vách đá dựng đứng. Dòng suối ăn dưới chân tạo ra một cái hàm ếch ăn sâu vào vách đá. Nước xuống thấp nên chúng tôi có thể luồn phía dưới. Mọi người cúi thấp để không bị chạm lưng và cũng không phải lội xuống suối.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8675.jpg


Đoạn này cảnh đẹp mê hồn. Nhóm đi trước đã nghỉ lại trên mỏm đá nhô ra bên suối sau khi vượt qua một cái hủm nhỏ nhờ rễ cây rừng và mấy khúc cây nhỏ bắc qua.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8676.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8677.jpg

homeless man
22-05-2010, 19:53
Đá vôi dưới tác động lâu dài của nước chảy hay thẩm thấu bị phá hủy tạo thành các hang động hay những cái hàm ếch như này. Dòng suối đoạn này uốn sát vào vách đá để lộ phía đối diện một cồn cát nhỏ. Lòng suối nhiều bùn và các cây gỗ mục do lũ cuốn về mùa lũ.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5102.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5103.jpg


Lúc này, đoàn đã có đủ 20 người 17 nam, 3 nữ. Đi rừng mà đi nhiều như vậy thì đây là lần đầu tiên tôi đi. Cũng may vì phần lớn mọi người đều chuyên nghiệp. Những người mới thì cố gắng học và theo người có kinh nghiệm nên cũng không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5104.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5105.jpg

Bác Dugia vẫn là người chốt đoàn chụp những tấm ảnh đắt giá. Qua ảnh bác chụp, chúng ta thấy bác Quang vẫn rất tươi tắn.

homeless man
22-05-2010, 20:10
Thêm mấy cái ảnh đoạn này được chụp dưới nhiều góc độ khác nhau. Chúng thôi thưởng thức phong cảnh trên suốt dọc đường đi chứ không phải chỉ đến xem ở điểm cuối. Phải có mặt ở đó, trong không gian đó mới cảm nhận hết cái đẹp, cái hấp dẫn của thiên nhiên. Nhưng chúng tôi không chỉ lưu lại những cảm nhận đó cho riêng mình. Chúng tôi muốn chia sẻ với tất cả các ACE, những người không có may mắn như chúng tôi trong chuyến đi này những hình ảnh được chụp từ nhiều góc độ, với những cảm nhận khác nhau. Dù không đi, không có mặt ở đó thì các ACE cũng cảm nhận được phần nào chuyến đi của chúng tôi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8678.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8679.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8680.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8681.jpg

Vì mục đích chia sẻ trên, chúng tôi không tiếc công sức chụp ảnh.

P/S Lão Big đang gọi, em chạy ra phát xem các cụ chuẩn bị đi tạp hai dư nào?

homeless man
23-05-2010, 00:05
Vừa về từ cuộc nhậu tưng bừng, còn say ngất ngây. Hôm nay có đủ cả Sonbo, Big Daddy, bác Dugia, Hachip, Oldhunterman, Meoxinh và rất nhiều các anh em. Thông tin chính thức là Sơn Đoòng tập hai đã bị hoãn vô thời hạn bởi lệnh cấm của quan trên. Vậy cái topic này của mình còn sống tốt. Qua đây, thấy mình đã may mắn biết bao. Sơnbo nói với mình tiếc đứt ruột chuyến đi trước vì phải tổ chức chuyến đi Lìn Mông cho anh em bên OF. Chỉ còn biết hy vọng khi lệnh cấm bị nhạt nhòa, anh em bạn hữu lại có cơ hội lên đường.
-------------------------------------------------------------------------


Những tấm ảnh dưới đây của bác Dugia cho thấy chúng tôi đã khó khăn như nào khi vượt qua cái hủm nhỏ cuối cái hàm ếch kia để có thể sang được mỏm đá bên dòng suối, nơi là chặng nghỉ tiếp theo. Các bạn thấy tôi và anh em khác đã khó khăn như nào khi đi qua cây cầu là một nhánh cây nhỏ trênh vênh và phải có bác Big cầm một đầu nếu không thân cây nhỏ sẽ rung rinh không thể qua được.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5107.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5108.jpg


Chúng tôi nghỉ lại trên mỏm đá nước bào lỗ trỗ. Vì đi thành các nhóm khác nhau nên nhóm trước được nghỉ nhiều hơn, nhóm sau mới đến không kịp nghỉ đã lại phải lên đường.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5110.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5111.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5114.jpg

Được nghỉ lại chút ít cũng giúp chúng tôi lấy lại sức. Điều này là rất quan trọng, đặc biệt là đối với người mới. Chúng tôi không bị bó buộc vì thời gian vậy cũng không cần vội vã. Nhưng bầu trời vần vũ không cho chúng tôi sử dụng thời gian một cách lãng phí. Chỉ nghỉ một chút, chúng tôi lại lên đường.

homeless man
23-05-2010, 13:36
Địa điểm chúng tôi ngồi nghỉ chắc đoàn đi trước cũng đã nghỉ lại vì nó cũng tương đôi xa so với điểm nghỉ trước lại thuận tiện. Có một vách đá sau lưng chúng tôi phía trên có một cây to tỏa bóng che kín mỏm đá phía dưới này. Dù có lá dụng trên mặt nhưng khá sạch sẽ, mọi người có thể ngồi bệt lên mà không sợ bị vắt luồn vào người. Nhìn dòng suối chảy mọi người ước ao có cái thuyền hay cái mảng nhỏ thả xuống suối và ngồi lên kiểu gì cuối ngày cũng về đến hang Én. Ước thì ước vậy thôi chứ có thuyền/mảng cũng chưa chắc đã đi được vì nước mùa này nông. Hơn nữa dòng suối cũng không đều, có chỗ sâu, chỗ nông hay có cây bụi mọc ở giữa. Nếu nước cao hơn, có khi lại chảy xiết hơn nhưng không chắc đã đi được. Những trái cây không ăn được, trái nào mà chả xanh phải không các bác=))



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5116.jpg


Lúc chúng tôi đến đây có gặp một nhóm 4 anh Kiểm lâm khác của trạm 40 đi ngược lại. Các anh gặp chúng tôi chắc ngạc nhiên lắm. Vì chúng tôi đi với 4 anh ở trạm 37 nên những anh kia cũng chẳng hỏi han gì. Như vậy trong khu này kiểm lâm đi tuần khá đều. Việc đi lậu vào đây mà không bị phát hiện là rất khó. Thông tin này có thể quan trọng cho những ai muốn đi mà không muốn làm các thủ tục cần thiết.

Tụt xuống khỏi mỏm đá để đi tiếp cũng không đơn giản vì vách đá dốc đứng lại không có điểm tì chân. Chúng tôi phải bám vào rễ cây để tụt xuống và có một người phía dưới đỡ. Nhưng có lúc cũng phải buông tay cho người rơi xuống. Từng người một xếp hàng để xuống. Cuối cùng chúng tôi cũng tiếp tục lên đường.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5118.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5119.jpg

homeless man
23-05-2010, 14:09
Chúng tôi đi dọc dải đất bên suối. Đất cát pha, theo chế độ ngập lụt mùa lũ nên ở đây chỉ thích hợp với chuối và cây bụi mà không có cây thân gỗ to. Trên đường đi có gặp những cây gỗ to nhưng là gỗ do lũ cuốn về. Anh Hồ Khanh nói với tôi khi lũ toàn bộ chuối ở đây rạp hết sau đó thì mọc lại. Cứ như vậy chu trình này diễn ra. Chúng tôi đi mùa này những thân chuối cao này là lứa cuối cùng của đợt lũ trước. Chuối mọc dày nên cây nhỏ và vươn rất cao, đi bên dưới cũng không khó khăn gì.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5120.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5124.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5127.jpg


Có một chàng tìm được một bông hoa lạ, chàng quỳ xuống và tìm người trong mộng để tặng. Nhưng người trong mộng của chàng chả thấy đâu. Chàng cứ quỳ ở đó mãi=))



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5128.jpg

homeless man
23-05-2010, 14:16
Thêm mấy cái ảnh đi trong rừng chuối bốn bề xanh ngắt.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8683.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8684.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8685.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8686.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8688.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8690.jpg

homeless man
23-05-2010, 14:29
Có một điểm đáng chú ý là dưới tán chuối mọc rất nhiều cây bụi trong đó có lá han. Đây là một loại lá gây ngứa. Nếu ai lỡ đụng phải thì thôi rồi, ngứa gãi đến rách da thịt luôn. Vì thế cho nên phải cẩn thận.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8687.jpg

Ảnh lá han ngây ngứa


Ngoài ra còn có cả lá lốt. Lá lốt rất gống với lá trầu không dại. Điểm phân biệt là trầu không thì thân dài hơn, bò lan trên đất. Còn lá lốt thì to hơn, mỡ màng hơn và thân ngắn, không bò lan.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0067.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0068.jpg


Chúng tôi đã hái những lá này và được một bữa canh cá nấu với lá lốt rừng. Dù không được nhậu sơn hào hải vị như các cuộc phượt tưng bừng của các bác, cái món dân dã kia cũng là một kỷ niệm nhớ đời;).

homeless man
23-05-2010, 14:32
Ra khỏi rừng chuối, chúng tôi lại cắt suối sang bờ bên kia. Bên đó nhóm đi trước đang ngồi nghỉ. Nhìn lại, rừng chuối chỉ là một dải xanh ngắt dưới chân núi. Từ đây chúng tôi đi men theo dải bồi chạy dọc suối là chính. Đoạn này, lòng suối mở rất rộng, có cả những dải cát lẫn đá cuội nổi ở giữa. Nước cũng không quá sâu nên lội qua cũng dễ. Sang đến nơi, quẳng tất cả những gì trên vai xuống đất, có cảnh nào đẹp lại mang máy ảnh ra chụp.

Dưới đây là toàn cảnh đoạn suối này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8691.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8693.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8694.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8695.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8692.jpg

Big Daddy
23-05-2010, 16:07
Trong bức ảnh này thể hiện nơi đây là nông trường nuôi hươu nai mang hoẵng với đàn đông cả trăm con. Lần tới có dịp vào phải cầm đèn pin và máy ảnh đi săn đêm.

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8691.jpg

homeless man
23-05-2010, 17:14
Trong bức ảnh này thể hiện nơi đây là nông trường nuôi hươu nai mang hoẵng với đàn đông cả trăm con. Lần tới có dịp vào phải cầm đèn pin và máy ảnh đi săn đêm.
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8691.jpg

Bình tĩnh bác, đoạn sau ngon hơn nhưng có khi bạn Vũ Phương lại bảo chả có gì đâu. Bạn ý cũng đã từng vào đấy còn gì=)):T:Dam

phuonggeo
23-05-2010, 19:02
Hê hê, có nhẽ đâu thế :))
biết đâu lại là dê núi nhà HK thả rông ở đây cũng nên a ạ =))

homeless man
23-05-2010, 22:46
Đi cùng chúng tôi là anh T. trạm trưởng. Anh làm ở đây từ khi thành lập vườn Quốc gia này. Nhà anh cách đây 100km và thỉnh thoảng anh mới về. Tôi rất thích nói chyện với anh vì anh rất hiểu biết. Đặc biệt tôi chia sẻ với anh những kinh nghiệm đi rừng mà tôi có được trong thời gian tôi sống và làm việc ở vùng núi. Anh có con trai lớn đã tốt nghiệp cao học trường Xây dựng hiện làm ở Hà Nội. Trên đường về, anh còn kể cho chúng tôi rất nhiều chuyện cười để quãng đường ngắn lại.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8696.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8697.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8698.jpg


Còn đây là T. đi rừng rất khỏe. Nếu để ý kỹ đôi dép cậu này đi thì phải phục luôn. Nó là đôi dép dọ đã cắt bỏ toàn bộ phần quai sau và nay đã thành dép lê. Đi đôi dép này đường rừng đã khó, cậu này còn vào hang bằng đôi dép này. Trong khi anh em giầy này, sandals kia vẫn lo ngay ngắn thì đôi dép lê này vẫn đi tốt. Thật bái phục cả nón luôn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8699.jpg

homeless man
23-05-2010, 23:11
Được mấy bát nước mì từ trưa, giờ tôi cũng không có nhu cầu nhiều về nước. Chúng tôi nghỉ lại đây vì hang Én cũng đã rất gần. Đây là chặng nghỉ cuối cùng của chuyến đi. Tính tổng ra chúng tôi nghỉ tổng cộng tại 6 điểm trên tổng quãng đường khoảng 13 km đường rừng.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0125.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8700.jpg

Bác BM một mình bên bờ suối mơ về nơi xa xôi, nơi bắt đầu những chuyến đi mới.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0122.jpg

Các lãnh đạo chỉ đường dẫn lối

voongsenh
23-05-2010, 23:21
Tài liệu sẽ cạn dần.......giống như rượu ngon ấy. Cụ từ từ cho anh em còn được tí tách từng giọt đi chứ ...ha há

homeless man
24-05-2010, 12:21
Tài liệu sẽ cạn dần.......giống như rượu ngon ấy. Cụ từ từ cho anh em còn được tí tách từng giọt đi chứ ...ha há

Viết mãi thì phải cạn chứ nhưng em chả lo. Còn các chuyến xuất ngoại khác như Trung Quốc, Malay, Brunei, Indonesia này. Các chuyến độc hành nội địa như Tây Nghệ An-Thanh Hóa, Mùa vàng Mù Cang Chải, Cao nguyên Đá Hà Giang, Cao Bằng-Ba Bể này. Lại còn cái topic Forester, Tìm vàng tập 2 và Melbourne tươi đẹp nữa đang bỏ mốc. Em không viết nhanh, khi nào em mở được topics mới cho bà con?

Nhưng em cũng bận kiếm sèng đi phượt nên cũng chả nhanh được=)):Dam.

sami
24-05-2010, 15:00
@ Sami: Thấy mấy cái ảnh cưới của bạn do dangkhoaquan đưa lên mới biết bạn sắp cưới, chúc mừng sớm nhé(wait). Nhớ những ngày cùng nhau khám phá Sơn Đoòng vui quá. Cái đầu gối của Sami vẫn OK chứ? Mình sẽ cố gắng.
------------------------------------------------------------------------------------


Báo cáo bác, cái đầu gối của em chỉ trở chứng khi leo quá 10km đường gian khổ 1 ngày thôi. Và theo bác Hồ Khanh thì nhà em bị chứng giãn dây chằng cho phải mài gối xuống chiếu nhiều, đi nhiều thì nó sẽ săn trở lại. Bác đừng lo, chỉ cần 1 lọ salonpas gel là em có thể đi cùng trời cuối đất.
Đến cuối tháng 10 này em mới phải cưới bác ạ. Bộ ảnh cưới cũng được thực hiện theo tinh thần phuot và offroad đấy. Đi Đà lạt nhưng em xuôi vào chụp hình ở tận gần Lán Tranh - Đưng K nớ chứ chả chụp hồ Tuyền Lâm, suối Vàng hay nhà thờ, nhà ga gì cả. Bữa nào thợ nó làm xong, em post hầu các bác.

silence_night
24-05-2010, 20:08
.....Đến cuối tháng 10 này em mới phải cưới bác ạ. ........

:)):D=)):gun:shrug: Miễn bình loạn thêm!!!

homeless man
24-05-2010, 21:52
@ Bác Đêm, em đi với bạn Sami một thời gian có lẽ trong trường hợp bạn ý, chữ PHẢI cũng dùng tốt bác ạ. Thôi để em kể tiếp các bác nghe.


.................................................. .........................................


Chúng tôi lên đường khi bầu trời đã xám lại và không còn nắng nữa. Không đi dưới tán rừng, tán chuối nhưng chúng tôi không còn phải khổ sở vì cái nắng sớm, nắng giữa mùa Đông nữa. Nhưng lại có mối lo khác: mưa...Lúc này mà mưa thì không biết sẽ ra sao vì tôi biết trong đoàn có nhiều người không có áo mưa.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8701.jpg


Giày ướt đi trên cát chân cứ như bị níu lại, nằng nặng khó chịu. Nếu không có những viên sỏi, cuội lổn nhổn trên mặt cát, người ta sẽ nghĩ đây là một đoạn sông ở đồng bằng với hai bên là những bãi bồi chuối mọc xanh um. Mấy người bạn đồng hành trong tay đã có cây gậy bẻ từ cây que trong rừng. Có cái gậy này trong tay chưa chắc đã đi dễ hơn nhưng chắc chắn là sẽ yên tâm hơn đặc biệt là những đoạn qua suối có cây gậy biết chỗ nông sâu, bùn thụt.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8702.jpg


Dòng suối bây giờ rút xuống hiền lành, uốn lượn quanh những bãi bồi, những bờ chuối và để lại trên đường đi của mình những thân cây gỗ còn nguyên cả rễ nằm trơ trọi. Chúng tôi cứ theo các bãi bồi mà đi. Lúc bên này, lúc cắt qua bên kia tùy vào sự đổi dòng của con Suối. Như bác Big nói, mùa lũ ở vùng này vào tháng 9-11 hàng năm. Giờ tháng 3 nước còn lại chủ yếu là nước thẩm thấu. Những chỗ nước chảy, trông cũng trong và nhiều cá. Tuy nhiên bên cạnh cũng có nhiều vũng nước tù, lá cây cỏ rác phân hủy mùi cũng chẳng dễ chịu gì.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8703.jpg

homeless man
24-05-2010, 22:16
Thêm mấy tấm ảnh đoạn này. Ôi nhớ cảnh hoang sơ nơi thung lũng ngút ngàn thưa dấu chân người. Chỉ có núi đá vây xung quanh và dòng suối lững lờ trôi. Đoàn người lọt thỏm trong khung cảnh hùng vĩ. Thấy mình trước tự nhiên sao mà nhỏ bé. Vậy mà có lúc, có nơi, con người nhỏ bé kia đã tàn phá không thương tiếc những khung cảnh thế này. Những thứ chỉ có được sau biết bao nhiêu thời gian mẹ tự nhiên gây dựng. Nếu không nằm trong vườn Quốc gia này và được bảo vệ nghiêm ngặt, chắc gì bây giờ chúng tôi được sống trong cảnh thiên nhiên như thế này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8704.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8705.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8706.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8707.jpg

homeless man
25-05-2010, 07:23
Trong chuyến đi này, tôi ít kể về các bạn đồng hành của mình. Mọi người có thể nghĩ rằng những chuyến rủ rê qua mạng hợp tan sau mỗi chuyến đi, không để lại những tình cảm cá nhân thân thiết. Tôi thì không nghĩ vậy. Vì điều kiện địa lý, chúng tôi có thể không có đều kiện gặp các bạn ở SG, Quảng Bình. Và vì nhiều lý do, một số thành viên ở HN cũng không còn liên lạc với nhau nữa. Tuy nhiên, với một số anh em, chúng tôi lại thân thiết hơn. Tôi vẫn thường xuyên gặp Hachip, bác Dugia và Big mỗi khi các bác có những buổi giao lưu gặp gỡ. Cũng chẳng phức tạp hẹn hò, cứ khi mọi người đông đủ các bác ấy gọi là em chạy ra gặp gỡ anh em. Qua bác Dugia, tôi biết thêm nhiều bạn thân của bác. Phải chăng đấy là "lợi nhuận" mà tôi có được sau mỗi chuyến đi?




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8708.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8709.jpg


Đên đoạn này, cảnh vật thay đổi hắn. Không còn những bãi bồi ven suối. Cỏ lau mọc sát bờ suối. Lau mới ra cờ, mầu vàng nhạt và vàng cốm chứ chưa bật bông trắng phau như cuối mùa. Đôi giày ướt ì oạp dưới chân cộng với ống quần sũng nước để lại những vết nước ướt trên những dấu chân không rõ hình. Chúng tôi đi trong không gian yên lặng. Chỗ này xa các tán cây nên cũng không có chim chóc gì. Chỉ có tiếng gió thổi rì rào qua những bụi lau mới trổ cờ và dòng suối róc rách. Trước mắt, cảnh vật lại biến đổi một lân nữa.

tenten
25-05-2010, 11:15
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8681.jpg[/CENTER]



Theo em bít thì chỗ mỏm đá này được gọi là Cập Từ ( hay Cạp Từ ). Sở dĩ có cái tên này vì trước đây vài năm có 1 nhân vật tên là Từ thoát ẩn giang hồ, vào dựng lều trong này. Còn Cập là tiếng dân tộc chỉ về mỏm đá...

homeless man
25-05-2010, 21:40
Giờ thì chúng tôi lọt hoàn toàn dưới lòng suối cạn với hai bờ bên lở bên bồi. Bên lở là phía bên phải nếu đi theo hướng hạ lưu. Dòng suối ăn sát vào chân vách đất khiến nó sụp xuống tạo thành những vách thẳng đứng, có chỗ cao quá đầu người. Chính dòng suối này đã từng tạo lên cái bãi bồi kia, giờ lại phá hủy nó. Không biết đến bao giờ nó lại quay lại bồi đắp tiếp. Đối diện bên này là những bãi bồi tương đối phẳng, ăn sát vào phía chân núi, có nơi lau lách, cây cỏ mọc ra đến sát tận mép suối. Và đây chính là hành lang an toàn cho động vật bộ móng guốc chẵn ra suối uống nước.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8710.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8711.jpg


Chính ở chỗ này, nơi bãi bồi có lớp mặt phù sa còn ướt và quánh chứ không phải là cát pha, những dấu chân in trên bùn còn rất rõ. Có dấu đã cũ, mưa làm vết bề mặt dấu chân không còn nét nhìn cái nhận ra ngay. Nhưng cũng có những dấu chân còn rất mới, vết trượt trên bùn còn sắc nét, không lẫn vào đâu được. Những ngón 3-4 cắm sâu vào bùn. Có nhiều vết to nhỏ khác nhau. Có thể thú ra suối uống nước ban đêm ở nhiều chỗ khác nhau nhưng chỗ này do cấu tạo của nền đất nên dấu vết để lại rõ nhất.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8712.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8713.jpg

homeless man
25-05-2010, 22:44
Vì có các anh Kiểm lâm đi cùng, hơn nữa đã về cuối chặng mọi người đã đi thành những đoạn rất xa nhau nên câu chuyện chân nai, chân hoãng lúc đó cũng chả có ai khơi mào hay hưởng ứng. Sau này khi ngồi tụ lại với nhau chuyện phiếm, những cái vết chân đó mới được đưa ra bàn luận với vô vàn kế hoạch cho chuyến đi sau. Giờ thì hoãn toàn tập rồi, biết khi nào mới có dịp quay lại xem đâu là dấu chân lợn rừng, nai, hoẵng...? Nói thật, lúc đó không phải ai cũng để ý đến dấu chân này. Có bạn còn hỏi ai lại thả bò, chăn dê trong chỗ xa xôi này? Bản Đoòng gần đây nhất thì đều có rào làng lại rồi. Chính là để ngăn bò lạc đấy còn gì. Làng của Hồ Khanh gần đây cũng cách hơn 30 km, có họa là điên mới mang bò dê vào đây thả trong khu bảo tồn để rồi mất cả chì lẫn chài. Vậy dấu chân con gì thì chỉ cần tinh ý tí là biết liền.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8714.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8715.jpg


Điểm tập kết, hạ trại đã rất gần, chỉ cần qua khúc cua kia là đến. Chính lúc này, chúng tôi đón những hạt mưa đầu tiên. Cơn mưa đến từ từ vì trời vần vũ cũng đã từ trưa. Những hạt mưa rơi trên mặt suối, rộng mới thấy chứ lúc đó lắc rắc cũng chưa chắc có hạt nào rơi trên người. Có lẽ cũng chẳng ai để ý đến mưa lúc đó. Nhóm chúng tôi đi sau cùng, đoàn dẫn đường lúc này đã vào đến hang Én vì các anh đi nhanh hơn chúng tôi nhiều. Thực ra lúc này chúng tôi không cần người dẫn đường nữa vì từ chặng nghỉ ở mỏm Cập Từ như Tenten nói, anh Hồ Khanh đã nói với chúng tôi: Nếu đi lạc thì cứ theo suối mà đi, kiểu gì cũng tới hang Én cả. Nói thì nói thế, chúng tôi vẫn phải theo dấu người đi trước đặc biệt là những nơi cắt suối vì rất hay mất dấu.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8716.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8717.jpg

homeless man
25-05-2010, 23:03
Dòng suối bẻ một góc lớn về phía bên phải và đổi hướng khi gặp vách đá sừng sững chắn phía trước. Cuối cùng, sau bao khó nhọc chúng tôi cũng đến được hang Én, chặng đầu tiên trong ngày đã sắp hoàn thành vượt cả mong đợi. Lúc đầu cứ nghĩ phải đi đến tối mới đến. Mà quả thật, đoạn đầu khó đi thật. Sau thì đường tương đối bằng nhưng sức lại xuống nên tốc độ cũng không nhanh hơn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8719.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8720.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8718.jpg

Trên vách đá dựng đứng kia, sau những cây cối xanh um, thấp thoáng một cửa hang. Đây là một trong quần thể các cửa hang tạo thành đầu vào của hang Én,

homeless man
26-05-2010, 23:17
Đấy, hang Én đấy. Nhưng đấy chỉ là cửa phía trên và nó ở rất cao so với mặt đất. Phía dưới, đá rơi lổn nhổn. Sau này sẽ có cái ảnh trong hang chụp hắt ra mới thấy toàn cảnh của cái cửa này. Cây cối mọc um tùm trước cửa chứng tỏ nước chưa bao giờ qua đây ngay cả khi lũ lớn vì nếu không, những cái cây kia, dù rễ bám chặt vào khe đá cỡ nào thì cũng bị nước thổi bay. Cái kinh hoàng của lũ quét, lũ ống thì không phải ai ở đồng bằng cũng dễ dàng được thấy tận mắt.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8721.jpg


Đời chả biết thế nào mà lần. Tôi vốn học 5 năm trường ĐH Mỏ-Địa Chất thì đáng nhẽ phải chuyên sâu về cái món hang động này mới đúng. Những người thầy nổi tiếng của chúng tôi mà trong ngành Địa Chất ai cũng biết như Quang Hán Khang, Nguyễn Tất Trâm...thì giờ tôi trả lại họ kiến thức hết rồi vì tôi rẽ ngang, bỏ nghề đã lâu. Nhưng để giải thích về quá trình hình thành các hang động trong hệ thống núi đá vôi như cái hang này thì cũng không quá khó. Tôi chỉ giải thích hết sức nôm na để mọi người cùng biết.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8722.jpg

Karst (hay Cax-tơ) là hiện tượng núi đá bị nước chảy bào mòn. Cơ chế bào mòn không phải do lực cơ học (nước chảy đá mòn), mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO2) trong không khí hòa tan vào nước tạo thành axít cacbonic. Đá vôi rất phản ứng với nhiệt độ. Khi nhiệt độ thay đổi, chúng dãn nở, co ngót và để lại các vi nứt nhiều khi không thấy bằng mắt thường. Khi mưa, nước theo vết nứt thẩm thấu sâu vào bên trong khối đá và Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi gọi là phong hóa. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa karst là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,...



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8723.jpg


Địa hình Cax-tơ là địa hình có các phong hóa đặc trưng thường có các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất. Đây là các khu vực mà ở đó nền đá cacbonat bị nước mưa thẩm thấu vào hòa tan như đá vôi (Canxit-CaCO3) hay Đôlômít (CaMg(CO3)2). Những nơi này có rất ít hoặc không có hệ thống thoát nước trên bề mặt.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5149.jpg

Còn cục đá mà bác Dugia nhặt ở suối đây là do phong hóa cơ học, tức nước bào mòn.

voongsenh
27-05-2010, 01:11
Thank rồi nhá...nhưng vữn phải mời cụ Hom đi làm bữa nhậu rị thật để hóng hớt câu chuyện mấy cái hang....ở đâu còn lâu mới nói! Há há

homeless man
27-05-2010, 06:20
Đoạn này anh em chụp nhiều ảnh về cái hang này, giới thiệu luôn để các bạn xem luôn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0069.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5153.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5157.jpg

Polyme
27-05-2010, 14:38
Karst (hay Cax-tơ) là hiện tượng núi đá bị nước chảy bào mòn. Cơ chế bào mòn không phải do lực cơ học (nước chảy đá mòn), mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO2) trong không khí hòa tan vào nước tạo thành axít cacbonic. Đá vôi rất phản ứng với nhiệt độ. Khi nhiệt độ thay đổi, chúng dãn nở, co ngót và để lại các vi nứt nhiều khi không thấy bằng mắt thường. Khi mưa, nước theo vết nứt thẩm thấu sâu vào bên trong khối đá và Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi gọi là phong hóa. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa karst là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,...

Địa hình Cax-tơ là địa hình có các phong hóa đặc trưng thường có các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất. Đây là các khu vực mà ở đó nền đá cacbonat bị nước mưa thẩm thấu vào hòa tan như đá vôi (Canxit-CaCO3) hay Đôlômít (CaMg(CO3)2). Những nơi này có rất ít hoặc không có hệ thống thoát nước trên bề mặt.


Cám ơn bác Homeless nhiều. Đúng là dân trong nghề có khác, bác làm tôi vỡ ra nhiều điều về nhũ đá, sông suối ngầm...

nqm1610
27-05-2010, 21:14
post nhanh nhanh các pác ơi, hồi hập và hấp dẫn quá.

homeless man
27-05-2010, 21:50
@ Bác Vòng: Bác mời rịu mà còn lâu mới nói chỗ thì chẳng hóa ra là mời mà như không mời còn gì? Mới lại em đâu có uống rịu. Đi gặp các bác, em chỉ xin li bia thôi. Không tin, bác hỏi ông Sonbo ấy:)).

@Polyme: Cũng chỉ là vài thứ thông tin cóp nhặt thôi bạn ạ. Nếu không mò đến mớ kiến thức đã lâu không dùng thì thật không biết giải thích thế nào. Tôi sẽ cố gắng vận dụng cái này để giải thích thêm một số hiện tượng nữa.
----------------------------------------------------------------------------

Cách cái cửa hang Én phía trên hơn 100m chính là 2 cửa hang nữa thấp hơn nằm ngay trên mặt đất, một cái to, rộng. Một cái nhỏ hơn nằm kế bên ăn thông với nhau. Dòng Suối Đoòng đi vào cửa lớn và mất hút bên trong. Nó chảy ngầm theo các hang động ngoằn ngoèo bên dưới. Chúng tôi dừng lại đây cắm trại. Đến được đây lúc gần 3h0 PM tức là chúng tôi cả đi và nghỉ tổng cộng hết khoảng 6h.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8724.jpg


Chúng tôi cắt qua dòng suối một lần nữa, sang hẳn bờ bên kia phía hang Én. Đoạn này suối và bên bờ toàn đá cuội, nước nhìn trong vắt. Và đoạn này cũng nhiều cá. Chính chúng tôi đã được ăn cá suối ở đây sau khi những tấm lưới cước được trải ra. Tôi sẽ kể kỹ sau.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8725.jpg



Tôi nhờ bạn đồng hành chụp cho một tấm ảnh trước cửa hang Én rồi vội vã vào hang bỏ đồ xuống đất, cất đi gánh nặng đường dài. Đến nơi khá sớm nhưng phần vì trời vần vũ báo hiệu cơn mưa lớn, phần trong rừng đồi núi thâm u nên chúng tôi cũng nhanh chóng chuẩn bị cho nữa ăn chiều và gặt rũ phơi phóng gầy tất quần áo ướt trong quá trình lội suối.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8726.jpg

homeless man
27-05-2010, 22:41
Các anh Porters nhanh chóng kiếm củi nhóm bếp. Củi cũng nhiều vì xung quanh có nhiều cây bị lũ cuốn về mắc lại đâu đó trong các hốc đá. Bếp được nhóm phía trong hang một chút để tránh mưa. Điều đặc biệt của cái hang này là nó có các cửa thông nhau giúp không khí lưu thông rất tốt. Lúc chúng tôi đến, gí thổi theo hướng từ trong hang ra, đẩy toàn bộ khói ra ngoài. Nhưng lúc đếm đi ngủ, gió lại thổi từ ngoài vào. Với các dòng khí lưu thông liên tục, hang sâu, xung quanh có nước và cây cối um tùm nhưng tuyệt nhiên không có muỗi. Điều này giúp chúng tôi rất nhiều vì không phải ai cũng có màn. Cứ lăn ra ngủ mà không phải lo nghĩ. Đấy là cái rất được ở cửa nước vào của hang Én.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5160.jpg


Hang Én giờ cũng không còn cao. Nền hang bị lũ cuốn đất đá vào bồi lấp nên tương đối phẳng. Dòng suối ăn sát mép hang về bên phải. Các dấu vết để lại trên vách, trần hang cho thấy mùa lũ đã có lúc nước ngập cửa hang này. Anh Hồ Khanh cũng kể, có khi gặp lũ phải mấy mấy ngày nước mới rút hết.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5161.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5163.jpg

homeless man
27-05-2010, 22:57
Quang cảnh hang Én. Tại sao có tên là hang Én? Phía trong hang có gì không? Thêm mấy cái ảnh cửa hang. Còn lại mai tôi kể tiếp



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8727.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8728.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8729.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8730.jpg

BM
28-05-2010, 08:08
Cảm ơn bạn Hom đã thay mặt nhóm, bỏ công sức tường thuật lại chuyến đi đáng nhớ này (chuyến đi mà trước đó mình và Sami đều nghĩ rằng dịp may có 1 không 2, bản thân mình cũng đã liều mạng và gặp vài rắc rối khi quyết định tham gia chuyến đi). Đọc bài lại thấy như chuyến đi chỉ vừa mới hôm qua!!. BM thật có lỗi khi không kịp gởi phần ảnh của mình, hy vọng về kịp đến đoạn vào hang To và gởi file đến cho bạn Hom tham khảo và xem có dùng được không. Chúc vui!

phuonggeo
28-05-2010, 12:43
ở đây cũng có ;))
http://caucaquangbinh.com/home/index.php?option=com_content&view=article&id=911:ca--sn-oong&catid=99:bai-vit-phong-s-but-ky&Itemid=399

sami
28-05-2010, 17:22
ở đây cũng có ;))
http://caucaquangbinh.com/home/index.php?option=com_content&view=article&id=911:ca--sn-oong&catid=99:bai-vit-phong-s-but-ky&Itemid=399

Bài này nguyên gốc trên www.4so9.com, do sami viết. Các anh bạn câu cá Quảng Bình tại website caucaquangbinh.com đã xin để làm tư liệu của diễn đàn thôi. Văn của bài sami viết theo ngữ điệu cá, không phải khám xong rồi phượt.

sami
28-05-2010, 17:27
Cảm ơn bạn Hom đã thay mặt nhóm, bỏ công sức tường thuật lại chuyến đi đáng nhớ này (chuyến đi mà trước đó mình và Sami đều nghĩ rằng dịp may có 1 không 2, bản thân mình cũng đã liều mạng và gặp vài rắc rối khi quyết định tham gia chuyến đi). Đọc bài lại thấy như chuyến đi chỉ vừa mới hôm qua!!. BM thật có lỗi khi không kịp gởi phần ảnh của mình, hy vọng về kịp đến đoạn vào hang To và gởi file đến cho bạn Hom tham khảo và xem có dùng được không. Chúc vui!
Còn hình cá của em, em nợ anh em bên câu cá một tấm hình cá rõ nhất trong hang.

homeless man
28-05-2010, 17:54
Bài này nguyên gốc trên www.4so9.com, do sami viết. Các anh bạn câu cá Quảng Bình tại website caucaquangbinh.com đã xin để làm tư liệu của diễn đàn thôi. Văn của bài sami viết theo ngữ điệu cá, không phải khám xong rồi phượt.


Bài Sami viết hay quá. Giờ thì chuyến đi của chúng ta cũng được nhiều người biết. Cái trái tim trên đá kia Sami nhớ không? Tớ phát hiện ra và chụp cái ảnh đầu tiên trong hang Én. Nhưng khi về để chỉ lại cho mọi người thì tìm không ra. Thực ra trái tim trên đá đó chỉ có hai anh em mình biết thôi. Những người khác trong đoàn chưa bao giờ nhìn thấy cái này vì lúc mình tìm lại thì không thấy. Nếu đi lại rất khoát tớ sẽ tìm lại cái này vì còn nhớ chỗ chụp hình.

Cá trong hang có nhiều loại to nhỏ khác nhau. Nhưng có điểm chung là sống trong hang nên có mầu trắng. Tớ không chuyên cái này nhưng lúc trong hang cứ một tí lại có một con bơi ra chào đoàn thám hiểm. Có bạn hứa nếu lần sau mà vào đây thì chít với ông. Thôi để tớ viết sau khi đến đoạn này. Tớ không cầm đèn chạy trước ô tô nhá.

sami
28-05-2010, 18:00
Bài Sami viết hay quá. Giờ thì chuyến đi của chúng ta cũng được nhiều người biết. Cái trái tim trên đá kia Sami nhớ không? Tớ phát hiện ra và chụp cái ảnh đầu tiên trong hang Én. Nhưng khi về để chỉ lại cho mọi người thì tìm không ra. Thực ra trái tim trên đá đó chỉ có hai anh em mình biết thôi. Những người khác trong đoàn chưa bao giờ nhìn thấy cái này vì lúc mình tìm lại thì không thấy. Nếu đi lại rất khoát tớ sẽ tìm lại cái này vì còn nhớ chỗ chụp hình.

Cá trong hang có nhiều loại to nhỏ khác nhau. Nhưng có điểm chung là sống trong hang nên có mầu trắng. Tớ không chuyên cái này nhưng lúc trong hang cứ một tí lại có một con bơi ra chào đoàn thám hiểm. Có bạn hứa nếu lần sau mà vào đây thì chít với ông. Thôi để tớ viết sau khi đến đoạn này. Không cầm đèn chạy trước ô tô nhá.
Em cám ơn bác đã có nhời ngợi khen quá mức dành cho em. Em và BM cũng theo bác chụp hình cái trái tim này, coi như món quà gửi cho vợ chưa được cưới vậy. Em viết xong, cũng chỉ dám post lên web câu cá chứ đâu có dám chen vào đây. Để bác viết cho không có phân tâm, cũng như xét thấy trình của mình còn kém xa đó mà.
Thân

phuonggeo
28-05-2010, 18:48
Bài Sami viết hay quá. Giờ thì chuyến đi của chúng ta cũng được nhiều người biết. Cái trái tim trên đá kia Sami nhớ không? Tớ phát hiện ra và chụp cái ảnh đầu tiên trong hang Én. Nhưng khi về để chỉ lại cho mọi người thì tìm không ra. Thực ra trái tim trên đá đó chỉ có hai anh em mình biết thôi. Những người khác trong đoàn chưa bao giờ nhìn thấy cái này vì lúc mình tìm lại thì không thấy. Nếu đi lại rất khoát tớ sẽ tìm lại cái này vì còn nhớ chỗ chụp hình.

Cá trong hang có nhiều loại to nhỏ khác nhau. Nhưng có điểm chung là sống trong hang nên có mầu trắng. Tớ không chuyên cái này nhưng lúc trong hang cứ một tí lại có một con bơi ra chào đoàn thám hiểm. Có bạn hứa nếu lần sau mà vào đây thì chít với ông. Thôi để tớ viết sau khi đến đoạn này. Tớ không cầm đèn chạy trước ô tô nhá.

Bác có chắc chắn là có cá bạch tạng ở đoạn đầu hang ko? Nếu có cho em xin cái ảnh.
Bên em vào thì ở chỗ đầu hang chỉ có cá bình thường, không có cá bạch tạng. Vào sâu tầm hơn 5km thì có, nhưng chỉ nhỏ cỡ ngón tay thôi.

homeless man
28-05-2010, 19:42
Bác có chắc chắn là có cá bạch tạng ở đoạn đầu hang ko? Nếu có cho em xin cái ảnh.
Bên em vào thì ở chỗ đầu hang chỉ có cá bình thường, không có cá bạch tạng. Vào sâu tầm hơn 5km thì có, nhưng chỉ nhỏ cỡ ngón tay thôi.

Tôi nói rồi, đến đoạn đó tôi sẽ kể kỹ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------

Như tôi đã kể ở phần trên, phần dưới của hang Én có hai cửa. Cửa nước của dòng suối Đoòng chảy vào to và phía cửa cũng thông thoáng, không có đá che khuất lấp. Nhưng cửa thứ hai thì không như vậy do phía ngoài cửa có một tảng đá to và cây cỏ, rác mắc vào nên không vào theo cửa này được.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8731.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8733.jpg

Cửa nhỏ hang Én


Tuy nhiên khi đã vào trong hang sẽ thấy cửa thứ hai này rất rõ nhưng đồng thời cũng thấy tảng đá chắn phía trước, không nhìn thấy dòng suối phía sau. Trần hang không có nhũ đá, dưới đất cũng không có măng đá. Tôi đoán, hồi xa xưa khi dòng suối chưa chảy qua đây, khi quá trình phong hóa xảy ra để tạo nên cái hang này thì tôi chắc là có những thứ trên. Sau này khi có suối chảy vào đây, nước ngập do lũ hàng năm sẽ kéo đi hết các dấu vết của nhũ, măng đá do tốc độ ăn mòn cơ học của nước lớn hơn rất nhiều tốc độ ăn mòn hóa học. Và giờ, trần hang mặc dù lồi lõm nhưng bề mặt tương đối nhẵn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8732.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8734.jpg

Cửa lớn hang Én

homeless man
28-05-2010, 21:56
Phía trong hang nền hang như này.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8736.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8738.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8739.jpg


Tôi chạy ra cửa hang, từ đây nhìn lại phía suối Đoòng nơi chúng tôi đã đi qua lúc trước.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8741.jpg

Big Daddy
28-05-2010, 22:30
Là cá CỒ theo cách gọi của người trong vùng. Em có hỏi thêm thì được biết là loài cá khá phổ biến ở khu vực nhiều sông suối ngầm. Chứ không hẳn là cá "thần" nhưng mấy cậu chàng HN tưởng tượng ra cho chuyến đi thêm hấp dẫn mô.
Con cá gặp ở bờ suối trong hang dài chưa đấy 1m, theo đánh giá của em thi không thể nặng tới 10kg như lúc đầu em suy đoán. Con cá sau dài khởng 60cmthif chắc đạt tới cân nặng là 5kg vì nhìn chung cá Cồ mình tròn, có lẽ sẽ chắc thịt.

Nheva
29-05-2010, 23:22
Mình đã muốn đi Sơn Đoòng lâu rồi mà tiếc quá dịp các bạn đi mình lại ko ở nhà để join cùng.
Bao giờ có ai trong các bạn đi lại thì ới 1 câu cho mình đi cùng nhé.
@ Hôm: có thể cho chị những đ/c contact cần thiết ko?
Từ nay đến cuối năm đi vào tháng mấy là đẹp nhất nhỉ và cần ít nhất mấy ngày?
Tks

Eddie_AyoLove
31-05-2010, 14:59
Cái Sơn Đòong này có phải bây giờ được gọi là Động Thiên Đường không hả mấy bác??Nghe người ta phát hiện ra đông Thiên Đường mà lòng em thấy vui quá :D
Bài viết này rất hay,rất nhiều hình ảnh đẹp.Thanks mấy bác đã post

phuonggeo
31-05-2010, 17:55
^ Thiên Đường (Paradise) là một phần của hệ thống hang Vòm, hiện đang được Tập đoàn Trường Thịnh tiếp quản mở tuyến du lịch. Lấy đường 20 làm trục thì Thiên Đường ở bên tay phải, Sơn Đoòng phía trái và thuộc 2 hệ thống khác nhau.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=33538

(Hang Thiên Đường tại khoảng km2, chụp với flashbulbs)

homeless man
31-05-2010, 22:48
Mình đã muốn đi Sơn Đoòng lâu rồi mà tiếc quá dịp các bạn đi mình lại ko ở nhà để join cùng.
Bao giờ có ai trong các bạn đi lại thì ới 1 câu cho mình đi cùng nhé.
@ Hôm: có thể cho chị những đ/c contact cần thiết ko?
Từ nay đến cuối năm đi vào tháng mấy là đẹp nhất nhỉ và cần ít nhất mấy ngày?
Tks

@ Bác Nheva: Thông tin chính thức thì Tỉnh đã cấm các đoàn đi vào cái hang này, cấm cả người dẫn đường. Nhưng bác biết ở ta, ngoài luật còn có lệ. Có thể sẽ có các nhóm rút lui vào đi lặng lẽ. Khi về có thể công bố hoặc không công bố về chuyến đi. Như chúng em cũng phải đợi rất lâu mới mở được topic. Nếu em biết thông tin em sẽ phím bác. Nhưng thường thì hay biết vào phút chót. Muốn đi được phải rất sẵn sàng. Thời gian cũng không cần nhiều, 4 ngày là đủ. Nhưng giờ cũng sắp mùa lũ. Nếu đi phải đi ngay trong vòng 01 tháng nữa. Còn không phải để năm sau vì mùa mưa, lũ rất thất thường nên cực kỳ nguy hiểm.
------------------------------------------------------------------------------



Các anh porters chia nhau ra ai làm việc nấy. Người kiếm củi nhóm bếp chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Người lội sang bên kia suối vào rừng chuối cắt lá làm ổ lá chuối để ngồi. Chúng tôi mang theo bạt nhưng là để ngủ chứ không lót ngồi, nên bây giờ phải dùng lá chuối. Lá chuối rừng cũng khác lá chuối nhà. Chúng nhỏ nhưng dài và dày. Đặc biệt do sống thành rừng, tàu lá ken dày nên không bị gió làm rách. Những tàu lá nguyên bản rất đẹp. Trải hai ba lớp là có thể ngồi lên rất êm, lại trách được nền đá, sỏi lỗ trỗ ở bên dưới. Tấm thảm thảm lá chuối được trải ngay bên bếp lửa, cũng là chỗ mọi người ngồi quây quần ăn cơm, uống rượu và kể chuyện.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8740.jpg


Một nồi nước nhanh chóng được đun lên để pha chè, bù lại cơn khát lúc đi đường ban nãy. Tôi thì chẳng bao giờ uống chè nên không biết chè ngon thế nào. Sau này thấy Sami kể là chè rất ngon, môt loại chè đặc sản của vùng núi phía Bắc do đích thân Sami mang đi. Tôi chỉ xin ca nước sôi uống là ổn, sau đó thì đi ngó nghiêng.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8742.jpg



Những cành cây do lũ cuốn về vương vãi trên nền đất nhanh chóng được thu nhặt làm thành những cái giá treo đồ ướt. Gió thổi phía cửa hang khá mạnh giúp những đồ mỏng khô nhanh. Còn những đồ vải dầy của tôi thì không khô được.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8743.jpg


Cuối cùng thì sự lo lắng của chúng tôi đã thành hiện thực. Những đám mây vần vũ và những hạt mưa lác đác trên đường đi giờ đã biến thành cơn mưa to. Chúng tôi chỉ cần đến chậm chút thì đã hứng trọn cơn mưa này. Ngồi trong hang nhìn mưa lại càng thấy đoàn mình may mắn cỡ nào. Những hạt mưa rơi trên suối nổi bong bóng. Mùa này có mưa thật cũng rất lạ rồi. Cũng may là mưa to nhưng không kéo dài. Chứ mà lũ lên đổ nước vào cái hang này thì có mà đi ráo. Có một lỗi lo khác lớn dần trong tôi. Mưa như này, mai đường ướt thì vắt phải biết. Nhưng thôi, để mai hẵng hay. Giờ thì cứ vui, cứ xả hơi sau một ngày vất vả.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8744.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8745.jpg

homeless man
31-05-2010, 23:18
Cơm đang nấu, những khoanh thịt lợn tươi trong nồi cũng được ngả ra luộc. Phải non tiếng nữa mới có cơm ăn. bác Big giục chúng tôi đi vào sâu phía trong hang Én để xem. Lúc này đèn pin đeo và cầm tay mới có đất sử dụng. Từ ngoài cửa hang sáng, càng đi sâu vào càng tối om. Ánh sáng của cây đèn pin không với tới đáy hang, nơi dòng nước mất hút trong lòng đá.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8746.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8747.jpg


Chúng tôi không đi theo dòng suối vì không biết nó luồn vào khe nào, trần hang có đủ cao để đi không, nước có sâu không. Chúng tôi men theo phía bên trái, nơi trần hang rất cao. Sau đó men theo một sườn dốc đá, ngược lên phía trên. Tôi không biết ngách hang này đi đâu nhưng nó tối đen. Đèn pin phải soi tìm lối đi và dưới chân đầy cát mịn. Có cát ở các sườn đá trên rất cao chứng tỏ lũ đã ngập cả cái hang này, lên tận đây và để lại những lớp cát mịn. Phía dưới là nền đá dốc, cát phủ lên trên, do đó rất dễ bị trượt. Lúc leo lên phải cúi gập người, hai tay chống xuống cát để tăng ma sát. Và trong lúc đi như vậy, tôi rất kinh ngạc phát hiện ra một thứ. Điều mà phải mất một lúc mới hiểu được là tại sao lại như vậy. Tôi sẽ kể cho các bác nghe trong phần tới.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8748.jpg

homeless man
01-06-2010, 17:57
Vì cát trượt, vì phải lần mò để leo lên sườn dốc nên tôi phải chiếu đèn lên từng chỗ đặt chân. Tôi phát hiện ra nền đá đen được nước bào nhẵn bóng bề mặt. Những tảng đá đen nguyên khối bị nước dâng ngập mùa lũ bào mòn, lại bị cát phủ trà sát giờ vẫn còn ướt. Nơi đây trong hang kín, nước thì đã rút từ lâu nhưng bề mặt cát và đá vẫn ướt. Có lẽ nước ở đây do ngưng tụ từ không khí.

Trên mặt những tảng đá đen, những chỗ cát lộ ra tôi nhìn thấy rõ những vân trắng nổi rõ trên nền đá. Rõ ràng đây không phải là loại đá vôi thông thường mà mọi người vẫn thấy. Tôi được biết để phong hóa, đá này phải là đá các-bô-nát (có gốc CO3). Mầu sắc, tính chất của đá phụ thuộc vào kim loại tạo muối trên. Đã lâu quá rồi tôi không còn phân biệt được đá này thuộc loại khoáng vật nào. Ngày xưa, lúc còn đi học, thầy lấy bất cứ mẩu đất đá nào đưa cho thì phải nói được nó tên là gì, kết cấu như nào, công thức hóa học ra sao và nhiều khi cả cách thức hình thành lên loại khoáng vật đó. Tôi đã từng được xem mảnh khoáng vật cực hiếm tên là tếch-tít mầu đen tuyền. Nó được hình thành khi tia sét đánh vào cát. Đây là trường hợp rất hi hữu và hiếm gặp trong tự nhiên.

Tảng đá to như thế này thì không phải tếch-tít. Nó có mầu đen thì chắc trong thành phần có hợp kim của sắt hay chì. Vì nếu là đồng thì khoáng vật thường có mầu xanh dương, đậm nhạt tùy tỷ lệ và cấu trúc tinh thể. Tôi đoán đá này thuộc khoáng vật Siderit-FeCO3 hay Ankerit-CaFe(CO3)2. Nhưng mà khoáng vật nào thì có quan trọng gì, cái chính là có gì trên đó.

Tôi chợt thấy một vân đá hình trái tim hiện rất rõ trên nền đá. Hay phải chăng trái tim ai đã hóa đá ở đây. Máy ảnh của tôi không tốt nên chỉ chụp được mờ trái tim này. Tôi nói Sami lại chụp vì máy của bạn tốt hơn. Và cuối cùng chúng tôi có mấy cái ảnh trái tim đã như thế này. Thật là một sự tình cờ, ngạc nhiên thú vị.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8751.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0075.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0076.jpg

homeless man
02-06-2010, 22:10
Cuối cùng, chúng tôi cũng leo lên được một vị trí khá cao, nằm chếch dưới cửa hang thứ 3 ở trên cao. Như đã kể trong phần trước chúng tôi có chụp ảnh cái cửa này từ suối Đoòng nhìn lên. Nay cũng vẫn ảnh cửa hang từ dưới nhìn lên nhưng là từ phía trong nhìn ra. Vòm hang đã phong hóa hết để lại một cái trần vừa cao vừa rộng. Nhưng càng tiếng về cửa hang trên cao đá càng lổn nhổn, dốc ngược bít mất phần lớn lối vào bên dưới. Đó là lý do cửa hang này chưa thông được tới suối.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8752.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8753.jpg

Những tảng đá nhuốm bùn cho chúng tôi biết mực nước cao nhất đã từng có trong lòng hang


Trên vách hang nơi nước lũ không tới, rêu mọc xanh rì, càng gần cửa hang, nơi có ánh sáng nhiều rêu càng xanh. Tuy nhiên chỗ chúng tôi đứng tất cả các tảng đá đều có mầu của phù sa non. Chỗ này không có cát, chỉ là những lớp phù xa mỏng, có chỗ khô thì nứt nẻ cong vênh như bánh đa nướng. Tại sao chỗ dưới dốc có cát còn trên này cao hơn lại chỉ có phù xa non? Tinh ý chút có thể thấy ngay rằng mặc dù chỗ này nước lên nhưng là nước dâng, nước "tĩnh" nghĩa là dòng chảy không qua đây nên không cuốn cát theo. Chỉ có phù sa trong nước đục, khi nước chảy chậm mới có thời gian lắng đọng lại đây. Phát hiện thú vị này giúp tôi hình dung được phần nào chế độ thủy văn ở đoạn này trong hang Én mùa lũ.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0078.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0079.jpg


Trong hang, lũ còn cuốn cả một cây to nguyên gốc. Cây này đã chui qua cái cửa phía dưới. Không luồn đi theo con đường như nước của dòng suối cạn đang đi mà dâng cao, cắt ngang lòng hang như chúng tôi đã đi lúc trước. Giờ thì nó dạt vào đây và nằm lại. Không biết đến bao giờ nó mới lại tiếp tục được hành trình của mình. Điều này càng khẳng định cho nhận định của tôi ở trên. Ảnh Sami

homeless man
02-06-2010, 22:28
Thêm vài tấm ảnh trước cái của hang thứ 3 này. Tôi thật choáng ngợp với cái hang cao, rộng dù trước đó cũng đã từng vào rất nhiều hang động.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8774.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8773.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8755.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8759.jpg

galangthang
03-06-2010, 19:55
Các bác có ý định làm SĐ tập 2 không cho mình tham gia với.

homeless man
03-06-2010, 22:08
Hang Én đoạn này như một cái chuông khổng lồ chụp xuống mà đáy chuông là một bãi cát vàng, một nửa là nước xanh ngắt. Nếu đây là bãi sông, hồ lớn hay bãi biển thì bãi cát kia chả nói làm gì. Đằng này trong lòng hang, bốn bề vách đá dựng đứng có bãi cát ở kia cũng là một điều kỳ lạ. Nhờ cát bồi mà lòng hang không còn những vực nước sâu.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8758.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8763.jpg


Ánh sáng cuối ngày lọt qua cửa hang trên cao không đủ chiếu xuống dải cát dưới đáy hang này. Vị trí chúng tôi đứng là giữa cửa và đáy hang nên chụp được tấm ảnh đẹp cũng không phải dễ. Những bức ảnh tôi chụp, do zoom hết cỡ lại không có chân máy nên hay bị rung, nhòe.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8764.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8765.jpg


Hang này có Én sinh sống nên có tên là hang Én. Phía cửa dưới, trần hang thấp lại hay ngập mùa lũ nên không có én sống. Ở đây hang cao, mùa này chưa phải là mùa én về nhưng chúng tôi cũng bắt gặp một số én vẫn còn đang sống ở đây. Và ở đây có mùi phân én rất khó chịu. Cũng may có không khí lưu thông liên tục nên cũng không quá nặng mùi. Chỗ này chỉ đi qua chứ không thể ở lại lâu.

homeless man
03-06-2010, 22:30
Có một cái hõm sâu phía sau dải cát. Nó như một vòm cửa mở sang một nhánh hang khác. Nhưng thục tế nó không thông với nhánh nào mà nó là một hẻm cụt. Tôi không tài nào lấy được vào đáy của cái hõm này vì không đủ sáng. Một số anh em tụt xuống sát mép nước và khuất sau các mỏn đá. Lúc đó tôi cũng không biết ngày mai phải đi đường này mới sang được hang Sơn Đoòng. Chỗ rìa cái đáy hang kia có hai đường ngầm một đường nước vào, một đường nước ra

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8766.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8768.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0080.jpg

homeless man
04-06-2010, 06:40
Ngó nghiêng một lúc rồi chúng tôi quay lại. Mùi của phân én làm tôi muốn quay về hơn là tiếp tục leo trèo ngó nghiêng quan sát. Trên đường về, tôi có ý tìm lại trái tim trên đá-một vân đá tự nhiên nhưng cân đối và đẹp đến khó tin. Nếu chịu khó gạt hết cát, có thể trên mặt đá còn có nhiều hình khác nữa, chắc cũng rất đẹp. Nhưng cát ở đây dày, mọi người đi qua thì trượt từ trên xuống nên làm mất đi những chố đã lộ ra. Đây cũng chính là lý do tôi không tìm thấy trái tim trên đá để chỉ cho anh em xem. Nếu có thời gian thì sẽ tìm được, tôi chắc chắn như vậy. Nhưng trong đoàn, mọi người đã đi hết, tôi cũng không muốn ở lại một mình đành cúp đuôi chạy theo. Phải nói là trượt theo trên con dốc đầy cát.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8775.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8778.jpg


Từ trong hang sâu nhìn về phía có ánh sáng. Có thể thấy rõ hai cửa hang phía nước vào. Trần hang thấp hơn nhiều so với chỗ nước lên mà chúng tôi đã đến lúc nãy ở ngách hang có cửa phía trên cao. Lòng hang đầy sỏi đá. Tôi tự hỏi không biết khi nào đất cát sẽ lấp kín chỗ này vì đã có lần ở Ba Bể, lũ cuốn lấp gần hết cái hang ngầm thoát nước từ sông Tà Han vào hồ khiến xã Nam Cường ngập mấy tháng trời.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0102.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0103.jpg

homeless man
04-06-2010, 17:00
Lúc quay lại mưa cũng đã tạnh nhưng mây thì xà thấp, nhiều chỗ không rõ ngọn núi. Dòng nước vẫn trong chứng tỏ cơn mưa tuy to nhưng không đủ no nước mặt sau những ngày khô kiệt. Vậy nên chả có dòng nước nào bổ xung cho con suối này nên nước vẫn không đổi dòng. Sau khi xem một chút cái phần hang phía trong, lúc này mới có thời gian ngắm kỹ cái của hang nước. Nó lồi lõn tợn. Nhưng ánh sáng buổi chiều muộn cộng với tí màu mè khi chuyển chế độ chụp thất vòm hang gời như rát vàng. Quanh miệng hang phía trên tuyệt nhiên không có chút cây bui nào. So với vết nhập phía trong, mùa lũ cái cửa hang này đã chìm sâu trong nước mỗi khi lũ về.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8782.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8783.jpg



Mọi người tản mát, nghỉ ngơi và đợi cơm. Chỗ này xem lại ảnh, chỗ kia xem làm cá. Còn bác Big này thì cố gắng làm hàng phát trước khi trời tối. Cảm giác thanh bình yên ả giữa thiên nhiên bao la. Ở đây không có sóng điện thoại, chúng tôi hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài, hoàn toàn chẳng còn phải vướng bận nhiều với công việc thường nhật.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8784.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5164.jpg

homeless man
05-06-2010, 07:10
Có một đôi hài vạn dặm đã theo chủ nhân đi suốt những chặng đường dài, đã từng leo Phan, đã từng xuống biển. Vậy mà đến Sơn Đoòng nó chỉ còn như này. Giờ thì đế đã bay mất lòi cả cốt bên trong và ngấm nước. Chức năng của nó đã hết nhưng ở giữa rừng này thì biết làm sao? Vứt đi thì lấy gì mà đi? Còn chặng đường gian nan phía trước, còn chặng đường về lội suối leo dốc. Biết tính sao. Thôi thì để em nó nghỉ ngơi chút sau những dặm dài và sẽ vắt kiệt nốt những phần công năng còn lại trên đường về=)):T.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8785.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8786.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8787.jpg


Chắc chắn đây không phải là đôi giày phản chủ, nó là đôi giày hiệu. Nhưng vào đến Sơn Đoòng, nó không chịu được nhiệt. Điều này nhắc nhở bài học chuẩn bị đồ phượt trước mỗi chuyến đi:Dam

homeless man
05-06-2010, 11:12
Khoảng gần 4h chiều chúng tôi quay lại đông đủ bên cửa hang, quây quần bên bếp lửa trên tấm thảm lá chuối rừng rất êm. Lúc này chúng tôi có 1,5 lít rượu ngâm hạt mơ của bác Quang Già, 0.5 lít rượu ngâm của bác Dugia. Ngoài ra bác Quang còn có thêm 1kg khô cá biển. Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì đã không mang thêm rượu và mồi nhậu. Có thể chúng tôi mới gặp nhau, lại ngại để xuất ý kiến từ đầu nên cuối cùng không có sự chuẩn bị chu đáo về khoản này. Nếu biết hay sẽ hình dung ra có buổi nhậu giữa rừng thế này thì đã chia nhau mang đồ vào, vừa không dồn gánh nặng cho một người, vừa có đủ đồ nhậu. Phải nhờ hai phượt gia gạo cội trên, tôi cũng hơi xấu hổ. Cũng may lúc ở chợ ngoài Đồng Hới có mua cốc nhựa. Nếu không thì đã phải đổ rượu ra bát nhựa rồi.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8788.jpg


Chai rượu 1,5l ngâm hạt mơ, đặc sản tự chế của bác Quang Già


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8791.jpg


Chai rượu 0,5l ngâm thuốc bổ dương, cũng là đặc sản tự chế của bác Dugia=))



Bây giờ là dịp mọi người gặp nhau đông đủ, làm quen kể chuyện. Thôi thì bên chén rượu các lại chuyện được kể ra. Nhờ chén rượu, những giữ ý ban đầu, những rụt rè vì mới quen đều bị loại bỏ. Mọi người trở nên thân thiện, hòa đồng. Lúc đầu tôi có ý sẽ chia chỗ rượu ra thành 2 phần để uống cả hôm sau. Rồi khi đã uống dở miệng, các bác quyết định uống hết, không nên hoãn sự sung sướng lại lâu hơn. 2 lít rượu cho 20 người là vừa đủ để không quá say, vừa đủ để dừng các câu chuyện ở chỗ cần dừng. Chúng tôi giải quyết tất cả chỗ cá và rượu trên trong khoảng một tiếng đồng hồ. Nhâm nhi giữa cảnh hang, suối, rừng, núi bao la với những giây phút khó quên. Tôi không biết các thành viên khác như nào nhưng đối với tôi, dù đã có rất nhiều lần uống rượu trong các chuyến đi rừng-dù sao cũng một phần vì công việc-lần này vẫn để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8790.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8792.jpg

homeless man
05-06-2010, 13:08
Tối nay ngoài món thịt luộc, chúng tôi còn có cá suối. Trong lúc chúng tôi đi chơi, các anh porters và kiểm lâm đã đi thả lưới. Chúng tôi có 2 bộ lưới. Một bộ mua từ ngoài mang vào theo yêu cầu của anh Hồ Khanh. Bộ này mắt lưới 2cm nên bắt được cá tương đối to. Bộ nữa do các anh Kiểm lâm mượn trong bản Đoòng như tôi đã kể ở phần trên. Với hai bộ lưới, chúng tôi có cá ăn trong cả chuyến thám hiểm.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0127.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5166.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5167.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5168.jpg

homeless man
05-06-2010, 16:20
Cá suối ở đây có nhiều loại khác nhau gọi theo tên địa phương trong đó có loại cá da trơn như cá trê. Chúng tôi có hỏi anh Tiến Trạm trưởng Trạm 37 nhưng cuối cùng thì cũng chả nhớ tên của chúng. Chỉ có Hachip là cẩn thậm ghi lại. Theo tài liệu mà tôi biết, tính đặc hữu của cá ở vùng này rất cao.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0105.jpg


Hệ cá ở Phong Nha - Kẻ Bàng được các nhà khoa học coi là độc nhất vô nhị. Tính đến tháng 11-2003, người ta đã xác định được 162 loài thuộc 85 giống, 31 họ, 11 bộ, trong đó độc đáo nhất là có tới 19 loài cá biển di nhập vào hệ sinh thái nước ngọt, tám loài cá gặp trong hang động, 10 loài mới phát hiện cho khoa học. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có chỉ số đa dạng sinh học về cá nước ngọt cao nhất và cao gấp 25 lần so với khu hệ cá nước ngọt của Việt Nam. Đặc biệt trong số đó có tới 16 loài đặc hữu hẹp mới chỉ tìm thấy ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, 4 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (2003) và 5 loài ghi trong sách đỏ IUCN 2006.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0107.jpg


Tính độc đáo của hệ cá Phong Nha - Kẻ Bàng còn thể hiện ở chỗ trong một diện tích hẹp mà có nhiều tiểu khu hệ cá, và các tiểu khu hệ cá này do cách ngăn bởi các dòng sông ngầm nên có nhiều thành phần loài khác nhau, tiêu biểu cho các khu hệ cá khác nhau, gồm năm tiểu khu hệ cá là sông Chày, Trà Ang, Rào Thương, Rào Bụt và Khe Ri.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0108.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8799.jpg



Trong 5 tiểu khu hệ cá trên, Sông Chày một trong những phụ lưu của sông Son có chiều dài khoảng 10 km, là một trong 5 tiểu khu hệ cá quan trọng nhất của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Nơi đây đang chứa đựng gần 50% số loài cá nước ngọt của cả khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng với 80/162 loài. Ngoài tính đa dạng sinh học cao, tiểu khu hệ cá sông Chày còn mang nhiều tính độc đáo như: Có 5 loài và phân loài mới cho khoa học, 7/8 loài cá trong hang động, 13/19 loài cá di nhập từ biển vào hệ sinh thái nước ngọt. Đặc biệt trong tổng số 80 loài thì có 2 loài được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam ở mức độ sẽ nguy cấp VU (Vulnereble) đó là cá Chình hoa (Anguila mamorota) và cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) và đây cũng là những loài có giá trị thực phẩm cao./.

homeless man
05-06-2010, 20:27
Bữa cơm tối của chúng tôi bắt đầu khoảng 5h chiều, có cá suối kho theo kiểu Quảng Bình tức là rất nhiều ớt, thịt luộc, canh cá nấu lá lốt rừng. Tất cả các nồi đã được huy động hết và đặt một hàng bên suối. Bát đũa được giao cho mỗi người một bộ từ trưa giờ mọi người tự động lấy ra dung. Bữa cơm đầu tiên trong ngày vì từ sáng đến giờ chỉ ăn phở và mì ngon kinh khủng. Tôi ăn 3 bát liền đặc biệt là rất nhiều cá suối. Cá tươi, nấu ngay có vị ngọt tự nhiên. Ớt cay khiến người ăn không cảm thấy vị tanh. Cá ở đây thuộc khu hệ Rào Thương (chính là dòng suối Đoòng gọi theo tên địa phương này)





https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8800.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8801.jpg



Tôi ăn no đến độ không thể ăn thêm được nữa dù nồi cá vẫn còn. Sự no nê thể hiện rõ trên nét mặt của mọi người. Bữa ăn này làm tôi nhớ đến những bữa ăn cách nay đã gần 20 năm, thời còn là sinh viên đi thực tập ở Mỏ thiếc Tĩnh Túc-Cao Bằng. Cũng một nồi cơm, canh nhưng khác ở chỗ là có gần hai chục đứa sinh viên đói khát vây quanh. Với lại lúc đó, đâu được ngon như bây giờ. Ăn song thì tự rửa bát và sửa soạn chỗ ngủ tối. Cơn mưa lúc chiều khiến chúng tôi gặp một chút rắc rối. Tôi sẽ kể kỹ ở phần sau.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8802.jpg

homeless man
06-06-2010, 18:54
Cơm song, tôi là người lo xa nên nghĩ ngay đến chuyện nước uống cho ngày mai. Bởi đi rừng nhiều em biết, không ăn còn được một thời gian chứ mà không có nước uống thì đứt sớm. Nước mang theo từ sáng đến giờ đã hết sạch sau một ngày vất vả nóng nực. Có hai cái nồi to một cái nấu cơm, một cái nấu canh. Phải rửa hai cái nồi đó để nấu nước. Mà nồi nào cũng nhầy nhụa dầu ăn. Ở đây không có xà phòng hay nước i rửa chén thì biết làm sao? Cuối cùng, em phải lấy cát đánh đi đánh lại nhiều lần mới đỡ. Nấu nước thì đã có Hachip và bác Dugia gái đảm nhiệm. Còn anh em khác thì ngồi nói chuyện và thưởng thức chè nấu trong một cái nồi nhỏ khác.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8803.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8804.jpg



Được nồi đầu tiên, tôi mang ra suối ngâm nước cho nhanh nguội và bắc nồi thứ 2. Bởi nước đóng chai nhựa nên không thể để nóng được. Đun song hai nồi nước và mọi người cũng đóng đủ chai lớn bé trời cũng đã tối. Cái hay của hang Én ở cửa này là ở chỗ gió thông liên tục. Chúng tôi không mặc quần áo dài tay nhưng không hề có muỗi, ruồi vàng. Cái này rất tuyệt. Nếu không thì tối nay sẽ nhiều người phải khổ.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8805.jpg


Tôi có vấn đề với máy ảnh. Ống kính của tôi bị mờ mà không phát hiện ra. Tất cả các ảnh từ giờ cho đến tận chiều mai đều mờ ở giữa khiến chất lương ảnh rất tệ. Từ giờ trở đi, tôi phải dùng nhiều hơn ảnh của các bạn đồng hành để bổ xung. Tuy nhiên có nhiều ngóc ngách tôi chụp sẽ không có ảnh hoặc mờ. Tiếc đứt ruột nhưng biết làm sao?

Tôi rất xin lỗi về sự bất tiện này:Dam:T

homeless man
06-06-2010, 19:42
Ngay từ chiều, Sami đã lội suối chặt những cành cây to, chống vào vách đá và đã có chỗ để mắc võng. Trước đó, chỗ vách đá cửa hang này đã có một số chỗ mắc võng của các anh Kiểm lâm. Các anh trạm 37, khi đi tuần rừng cũng hay hạ trại tại đây. Những người mới như chúng tôi phải tự lo chỗ ngủ mới.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8810.jpg


Bác BM chuyên nghiệp có tiếng. Một mình bác làm một chỗ sau khi bác đã lót lá chuối làm mềm và mắc võng+màn trên cái nệm này. Rút kinh nghiệm tối qua, giờ bác một mình một chỗ. Anh em phải cám ơn bác vì sự tế nhị này:))



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8809.jpg


Anh Hồ Khanh và 3 anh dẫn đường trải ni lông lên trên tấm thảm lá chuối ngay bên bếp lửa. Các anh mang theo chăn và cùng nhau đắp chung.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8812.jpg


Có một cậu thanh niên cũng ở riêng trên tấm nệm lá chuối tự tạo. Cậu có cái túi ngủ xanh đỏ như cái sâu kèn của con bướm lộng lẫy.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8816.jpg


Còn tất cả chúng tôi ngủ chung trong một tấm bạt lớn. Lúc đầu chúng tôi kiếm trong hang một chỗ rộng, không có nhiều đá vì tấm bạt mỏng sẽ không làm "phẳng" được các cục đá lổn nhổn phía dưới. Và như vậy khi nằm lên thì khác gì tra tấn? Nhưng như đã kể, cơn mưa chiều giờ nước mới ngấm qua tầng trần dày và nhỏ tí tách mọi nơi. Có chỗ nước nhỏ ướt hết tấm bạt, khiến chúng tôi phải chuyển tấm bạt đến một chỗ khác ít thấm hơn. Dù không thoát hết việc bị nước nhỏ xuống nhưng chúng tôi cũng đã có chỗ ngủ tương đối tốt dù thỉnh thoảng bên dưới vẫn phải nằm lên vài cục đá. Đấy các bác cứ xem ảnh sẽ thấy, lưng của chúng tôi cứng cỡ nào.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8814.jpg



Khi ở nhà, tôi quen với việc ngủ trên đệm êm cả mùa đông cũng như mùa hè. Sau ngủ rừng nhiều thì cũng quen với việc phải ngủ trên nền cứng, thân cây hay nệm lá. Nhưng thú thật những ngày đầu thì người đau như tra tấn, cả đêm không ngủ được. Sau thì cũng quen. Tôi chắc rằng trong số các bạn đồng hành hôm nay, sẽ có người phải trải nghiệm việc nằm đất này. Và sáng hôm sau, toàn thân đau như bị ai đấm vậy=)).

homeless man
10-06-2010, 20:11
Chúng tôi thức dậy trong một buổi sáng thanh bình giữa rừng. Mọi người nấu ăn chuẩn bị đi. Chúng tôi quyết định buổi trưa sẽ không nấu nướng mà ai có gì ăn thì mang theo. Các anh Kiểm lâm chuẩn bị cơm nắm gói trong lá chuối hơ qua lửa. Bác Dugia gái cũng chuẩn bị cho bác trai và bác Quang một mo cơm to. Tôi thì không cần. Sẵn có rất nhiều lương khô, tôi chia cho mọi người và chỉ để lại một phong nhỏ hai thanh. Với tôi, như vậy là đủ. Tuy nhiên, buổi sáng tôi chén liền 3 bát cơm phẳng rốn. Nước uống thì mang 2 chai nửa lít dùng cho cả ngày.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8817.jpg

Buổi sáng trong rừng có mù do ảnh hưởng trận mưa chiều qua.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0129.jpg

Nhiều thành viên vẫn còn ngủ say trong túi ngủ ấm áp



Lúc này chúng tôi đã biết đường đi tương đối rõ từ anh Hồ Khanh nên hầu hết mọi người đều chỉ mặc quần shorts, quần dài thì cho vào túi hay vắt vai vì đoạn đường hôm nay chỉ yếu là lội suối. Một điều không thể thiếu là đèn pin. Thôi thì ai có đèn gì mang cái đó. Do có chuẩn bị trước phần lớn mọi người có đèn đeo trên đầu để tay được giải phóng cho việc leo trèo. Tuy nhiên cũng có người chỉ có đèn tay. Ngoài ra bác Dugia còn có cây đèn to đại tướng dùng để quay phim



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0113.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0115.jpg


Mình cũng đã sắn sàng lên đường, máy ảnh quần áo dài gói lại hết để trong bao ni lông. Không biết ảnh này của mình Sami chộp lúc nào=))

homeless man
10-06-2010, 21:33
Chúng tôi đi sâu vào hang theo đường đã đi chiều hôm qua. Lại ngược lên trên con dốc đầy cát. Vẫn có ý tìm lại trái tim trên đá nhưng không thấy. Nhưng mà giờ đang háo hức đi cũng chả thiết. Khác với hôm qua, sau khi đã leo lên bãi đá lưng chừng cửa hang lớn, chúng tôi tụt xuống dốc để đi vào đáy cái chuông đá khổng lồ kia. Có một lạch nước sâu uốn sát mép dốc đá. Phải rất tinh ý mới tìm được một chỗ nông vừa phải để vượt sang bãi cát bên kia mà không bị nước ngập đến thắt lưng. Từng nhóm nhỏ vượt qua cái lạch nước sâu để sang. Phía sau lưng, ánh sáng qua cửa hang trên cao hắt xuống làm những tấm ảnh ngược sáng thêm mờ ảo.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0118.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0119.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0120.jpg

homeless man
10-06-2010, 21:52
Dải cát nhỏ dưới đáy cái hang hôm qua chỉ nhìn thấy mờ mờ qua zoom máy ảnh thì giờ đây chúng tôi đã đặt chân đến. Nhìn từ xa thì nó phẳng mịn đẹp đẽ nhưng khi đến gần thì lổn nhổn toàn đá, sỏi. Trên vách hang, thỉnh thoảng vẫn có én bay lượn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5169.jpg


Từ đáy hang nơi chúng tôi đứng đến trần hang rất cao. Tôi ước lượng phải 40-50m. Có thể cao hơn vì trong không gian như này rất khó ước lượng khoảng cách. Và chúng tôi được nghe câu chuyện về những người dân tộc Arem chuyên luồn trên vách đá để bắt én non mùa én về làm tổ nhiều trên trần hang.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5170.jpg


Anh Hồ Khanh kể rằng ở đây chỉ có những người Arem này có đủ kỹ năng và độ dũng cảm để bò trên các vách đá. Những mẩu cây và dây leo còn lại trên vách đá kia chính là đường đi của người Arem trong mùa bắt én non trước. Nhiều chỗ vách không có chỗ bán, họ đu người dưới trần hang rất nguy hiểm nhưng chưa có trường hợp nào bị rơi từ xưa đến giờ. Họ giỏi đến mức độ những người khác phải đồn đoán rằng những người Arem có bùa ngải leo vách đá.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0122.jpg

Tôi thì nghĩ rằng họ leo giỏi như những nhà leo núi chuyên nghiệp nhưng hơn ở chỗ họ chả có các loại dụng cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nào=)).

homeless man
10-06-2010, 22:13
Én non có thể dùng để nấu cháo. Tôi chưa bao giờ được ăn cái này nên không biết mùi vị nó thế nào, ngon bổ ra sao mà người ta sẵn sàng mạo hiểm, đánh đổi cả tính mạng mình. Cháo chim sẻ non thì tôi ăn rồi nhưng giá được bát cháo én non thì hay quá. Chỉ tiếc mùa này không phải mùa én. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn bắt gặp những chú én gãy cánh nằm dưới nền hang. Đây là những chú én không may trong lúc bay bị mất phương hướng nên đập vào vách hang rơi xuống.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0123.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0126.jpg



Trong hang tối, én cũng như rơi không nhìn thấy đường. Chúng định vị bằng cách kêu liên tục để âm thanh đập vào vách đá. Nhờ sự phảm âm mà én biết đường bay cũng như tìm đúng tổ của mình. Nếu quá trình đó có sai sót sẽ dẫn đến việc va chạm và con én đó sẽ phải bỏ mạng nếu gãy cánh. Có con chỉ ngất đi. Khi tỉnh lại thì có thể bay lên. Chúng tôi cũng bắt được một con như vậy và đã thả nó về với bầu trời, với gia đình của nó. Những con không thể bay được nữa thì anh Hồ Khanh bắt làm món én nướng=)).




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0128.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5172.jpg


Chúng tôi đi hết lòng cái chuông đá và đến một đường hầm sâu hút, nơi dòng suối ngầm chảy sâu vào hang đá, lúc này phải dùng đèn để đi.

homeless man
10-06-2010, 22:28
Đường ngầm này rộng, vòm trần không cao. Dòng nước chẩy không mạnh và lòng sông ngầm mở rộng. Những gioptj nước trên trần vẫn nhỏ tí tách xuống nền hang nhưng tuyệt nhiên không có một nhũ đá. Sự bào mòn cơ học của dòng nước nhanh hơn tốc độ tạo nhũ nhiều lần khiến vòm hang tương đối nhẵn. Do có đèn nên dù tối, chúng tôi vẫn đi khá an toàn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0130.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0131.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5176.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5177.jpg

homeless man
11-06-2010, 22:57
Tiếp tục đi sâu vào trong chúng tôi càng ngày càng xa cửa nước vào. Phía sau ánh sáng chỉ còn lại là một dải sáng mờ nhưng nó khắc họa đầy đủ cái vòm đường hầm ăn sâu vào trong lòng núi. Vì chỗ này ngập nước hàng năm lên những gì lưu cữu ở đây đều bị quét sạch cả. Đó là lý do mặc dù đi trong hang sâu nhưng chúng tôi không sợ động vật hay côn trùng gì lưu trú trong này tấn công.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5178.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5180.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5181.jpg


Hết con đường hầm thấp, chúng tôi lọt vào một không gian rộng lớn. Chúng tôi lại cắt qua suối lần nữa và đi lên một con dốc đá nằm giữa hang. Phía sau kia là ánh sáng le lói của cửa nước ra.

quanggia
12-06-2010, 19:45
thank,bài viết quá hay,mình cũng đi nhiều nhưng không có được cảm xúc như bạn,thank một lần nữa nhé

homeless man
12-06-2010, 22:15
thank,bài viết quá hay,mình cũng đi nhiều nhưng không có được cảm xúc như bạn,thank một lần nữa nhé

Ôi tiếc quá bác không phải Bác Quang Già đi cùng Sơn Đoòng với em chuyến này. Dù sao cũng cám ơn bác:L

---------------------------------------------------------------------------------

Ngay cả trong lòng núi đá, dòng suối cũng uốn lượn ngằn ngèo để tìm đường đi cho chính mình. Chỗ này có một núi đá nhỏ chắn ngang trong lòng hang khiến dòng suối phải bẻ một góc lớn chảy về bên trái. Chúng tôi không đi theo suối nữa mà cắt qua cái núi đá nhỏ này. Vòm hang cực kỳ cao và rộng. Chả thế cái núi đá chắn ngang này chúng tôi bò lên chật vật vẫn chẳng thấm vào đâu so với trần hang. Trong các kje đá có đầy cát. Vậy cũng dễ kết luận là mùa lũ, nước cũng ngập hết lên cái đỉnh núi đá trong hang này.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5182.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5183.jpg


Càng leo lên cao, ánh sáng từ của nước ra lọt vào càng nhiều. Chúng tôi cứ như là ngoi lên từ dưới địa ngục tối tăm vậy. Khi đã lên đến đỉnh của núi đá, chúng tôi choáng ngợp với khung cảnh hùng vĩ của cửa nước ra. Không biết phải mất bao nhiêu năm phong hóa mới tạo được một cái cửa hang to rộng như này. Thật không uổng công lặn lội.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5184.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5185.jpg

homeless man
12-06-2010, 22:44
Như đã viết ở trên, lúc xuất phát máy ảnh của tôi đã bọc kỹ trong bao ni lông để không bị ướt khi vào hang. Ảnh chụp trong hang này chủ yếu của bác Dugia và Sami. Nhưng lúc này tôi buộc phải móc ra để chụp vì không thể không chụp cảnh hoành tráng này. Chúng tôi có điểm chụp lý tưởng khi đứng trên đỉnh của ngọn núi nhỏ phía trong lòng hang. Ở đây bao quát được toàn bộ khung cảnh như người ta đang đứng giữa lưng chừng trời vậy. Trong cái hang to rộng này, én rất nhiều. Nhiều hơn cửa lớn trên cao chỗ nước vào rất nhiều. Phân én trải kín nền cát, đá và mùi phân thì đặc quyện khó tả. Đó là lý do không thể hạ trại ở đây vì mùi của phân én. Tôi nghĩ ở đây có cả dơi nữa nhưng bây giờ là ban ngày, chúng không bay ra. Một lý do nữa là nguồn nước ở đây bị nhiễm thứ phân này nên nước cũng không sạch.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5186.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5188.jpg


Cái cửa hang trông như một hình Parabol lớn với một vách dựng đứng. Nó cao và rộng đến khó tin. Đoàn đi ở dưới trông như những con kiến so với cái cửa hang này.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5192.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8830.jpg

homeless man
13-06-2010, 11:51
Vòm hang cực cao và rộng giúp cho ánh sáng lọt vào sâu trong hang. Tuy nhiên theo quan sát của tôi, ánh sáng cũng chưa đến được các ngách xung quanh cũng như trần hang. Nhìn lên vẫn thấy một mầu xám mờ không rõ các vân, nhũ đá cũng như hình thù trên đó ra sao. Tôi biết, trên đó có rất nhiều én vì nghe tiếng chúng kêu. Phía ngoài gần cửa hang, phân chim cộng với ánh sáng giúp rêu mọc xanh rì. Đá phong hóa tạo những bậc, những tầng, những đụn phía hai bên vách. Còn chỗ núi đá chắn ngang nơi cửa hang nơi chúng tôi vượt qua, chỉ có những tảng đá lấm đất cát của nước lụt mùa lũ.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0134.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0135.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0137.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0141.jpg

homeless man
13-06-2010, 15:13
Trên 3 tảng đá có một ý bỗng nảy ra là cần làm một cái ảnh 3 ông Phúc-Lộc Thọ. Có một điểm đặc biệt là trong bức ảnh này là cả ba ông Phúc-Lộc Thọ đều mặc quần cộc. Các bác có nhận ra ông nào là ông nào không =)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0140.jpg

phuonggeo
13-06-2010, 16:57
Đối với 2 phần hang chỗ sau cửa sập lớn và phần cửa ra, các bác đều thấy có 1 điểm chung là nền cát và vòm tròn rất rộng, ít thạch nhũ cỡ lớn và được nối bởi các đoạn hành lang thấp, còn phía bên cạnh nếu để ý thì sẽ thấy là toàn các khối đá đổ lớn. Với đặc điểm hình thái như vậy, có thể đưa ra nhận định 2 phần hang này có chung quá trình thành tạo chủ yếu là do sập đổ mà thành. Đồng thời hãy chú ý đến mối liên quan giữa độ lớn của cửa nước vào, hướng dòng chảy và sản phẩm trầm tích cát, cuội, sỏi trên nền hang để thấy sức mạnh của dòng nước và dễ dàng hiểu vì sao đến giờ không thấy được di tích của các khối sập, đồng thời hiểu vì sao ở giữa hang (phía sau hành lang thấp thứ 2) lại tồn tại một cồn cát lớn ở trên cao như vậy.
Hình ở post #216 là gour hình thành do tích đọng calcite từ nước chảy phía trên xuống. Ở chỗ này không bị tác động bởi nước lũ vì đơn giản là không có dấu tích của lũ. Nền đất ở đây là sản phẩm từ phân chim, tuy nhiên vào mùa lũ thì nước nhỏ từ trên xuống với lượng khá lớn nên cũng cuốn đi ít nhiều rồi (để ý đầu các khối đá đều tròn nhẵn, khá phẳng).

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=34410

Chim én ở Hang Én (chụp 4/2009). Có nhận xét là năm nay số lượng én có vẻ ít hơn năm ngoái nhiều.

homeless man
13-06-2010, 19:26
Như trên tôi đã kể và ảnh các bác cũng thấy, đáng ra sau khi qua khỏi hành lang ngầm trong lòng núi, dòng suối có thể chảy tuột ra ngoài thôgn qua cái cửa hang to rộng kia. Nhưng trước khi đến được cái cửa đó, dòng suối bị chặn lại bởi một dãy núi đá nhỏ trong lòng hang chạy từ phải qua trái khiến dòng suối phải rẽ theo chạy uốn quanh hình chữ chi trước khi ra được cửa hang. Vì chúng tôi vượt qua dãy núi đá chứ không men theo dòng suối nên không biết bằng cách nào nó qua được dãy núi đá chắn ngang này. Có thể dãy núi đá chắn ngang không ăn đến mép hang bên trái để lại một khe cho nước qua. Và cũng có thể nó ăn hết và dòng suối một lần nữa lại phải đi qua một hang ngầm. Giờ ngồi ngẫm nghĩ lại thì thấy tiếc lúc đó đã không đi theo dòng suối để có câu trả lời cho nghi vấn trên. Nhưng mà lúc đó, mọi người đi ào ào. Mình chỉ chậm lại tí chụp ảnh hay ngó nghiêng là đã bị tụt lại rồi có nói gì đi khám phá, nói gì đến tìm hiểu:(.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0142.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0143.jpg


Phải nói kỹ chuyện này để có căn cứ nhận định nước lũ có lên đến đỉnh và vượt qua cái dãy núi đá chắn ngang này không và cát, đất trên các tảng đá từ đâu ra. Theo nhận đinh của tôi và các dấu vết để lại mà chúng tôi thấy cũng như chụp lại được rõ ràng nước đã vượt qua dãy núi đá này ở vị trí giữa hang đến mép bên trái, nơi dải đá thấp hơn các lớp đá sát với vách hang bên phải. Theo tôi, dãy núi chắn ngang như một con đập tự nhiên ngăn dòng nước chảy tuột ra ngoài. Khi lưu lượng nước trong hang lớn, vượt qua khả năng thoát nước của đoạn suối ở phía hang bên trái thì nước trong lòng hang dâng cao. Điều này phù hợp với mực nước cao ở gần cửa hang lớn trên cao, nơi nước vào với những cây to còn mắc lại. Và ở đây ở sườn dốc phía trong hang có nhiều cát, đất dưới các khe đá. Anh Hồ Khanh cũng nói, anh đã có lần mắc lũ ở đây phải dựng lều ở lại phía trong mất 3 ngày, đợi lũ qua nước rút mới có đường về. Trong quá trình nước lưu trong hang, việc đất cát lắng đọng lại trên các sườn đá là dễ hiểu.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0145.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0150.jpg

Và ở đây phía dưới của sườn dốc, rêu rác còn đọng lại, nếu không phải là bàn tay của nước lũ thì chả nhẽ chim tha chúng lến đây=)). Ảnh Sami

homeless man
13-06-2010, 19:38
Cũng phải kể thêm một chút là lúc này đoàn chỉ còn 16 người. Trong các anh dẫn đường chỉ còn lại anh Hồ Khanh đi với chúng tôi, 3 anh khác ở lại Hang Én. Ngoài ra, bác Dugia gái cũng ở lại để bác trai mặc sức tung hoành, không bị ai giám sát nữa:)).

Thêm mấy cái ảnh quanh cảnh nơi cửa hang để các bác xem.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/DSC_0133.jpg

Đây là một trong hai bạn gái còn lại của đoàn thám hiểm



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0149.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0152.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0151.jpg

homeless man
13-06-2010, 23:50
Vừa có bạn báo cho mình biết tỉnh QB sẽ cho làm đường nhựa vào đến hang Sơn Đoòng và bán vé 100K/lượt cho ai muốn vào cái hang này trong thời gian ngắn nữa. Chả biết nên vui hay buồn:LL
---------------------------------------------------------------------------------


Chúng tôi lại trượt theo con dốc rất nhiều cát để xuống dòng suối. Có rất nhiều cây và rác ven suối khiến chúng tôi rất khó khăn mới tìm được nơi nước nông để vượt sang bên kia. Anh em trong đoàn lại bắt được một con én rơi trên nền cát. Nó còn sống và lành lặn. Tuy nhiên do nằm trên cát nên nó không bay lên được. Một em được giao thả én về với bầu trời và các máy ảnh khác thì sẵn sàng chụp. Một sự cố nhỏ là lúc thả thì nó không bay thành ra các máy không chụp được. Đến khi không chụp nữa thì nó lại bay lên, lượn theo dòng suối trước khi vút lên trời xanh.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0144.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0146.jpg

Chuẩn bị thả én

BM
14-06-2010, 08:39
@Hom: Lão Big có tham gia cái vụ đường xá này không đây? Rồi đây đường nhựa cũng sẽ lên đến Fan! Sách kỷ lục việt nam sẽ công nhận bà lão 90 đã chinh phục được Fan! Nên mừng chứ nhỉ!???

Big Daddy
14-06-2010, 09:11
Lão Big chưa có chương trình gì về cái đường nhựa đó nhá. Có chăng mới chỉ là ý tưởng, và đương thì là đường đất kết hợp với đường đi bộ trên không.
Có giữ là giữ cái hang kìa, đừng có bậc thang xi măng với đèn sàn vào đó là được.

BM
14-06-2010, 09:18
Lão Big chưa có chương trình gì về cái đường nhựa đó nhá. Có chăng mới chỉ là ý tưởng, và đương thì là đường đất kết hợp với đường đi bộ trên không.
Có giữ là giữ cái hang kìa, đừng có bậc thang xi măng với đèn sàn vào đó là được.

Ý tưởng của Big mang tính bảo tồn cao mà vẫn bảo đảm nguồn thu!?? đường trên không được thiết kế như canopy là đẹp nhỉ? Big ơi! lên kế hoạch đi sao cho hết mấy cái chỗ hay ho này trước khi nó "bê tông hóa" "nhựa hóa"....

phuonggeo
14-06-2010, 10:37
úi giời, em đoán UNESCO nghe cái tin này chắc động rồ luôn =))

BM
14-06-2010, 10:43
úi giời, em đoán UNESCO nghe cái tin này chắc động rồ luôn =))

Cứ phát huy tinh thần "Tiền Trảm Hậu Tấu" đặt vào thế " Chuyện Đã Rồi" là được!? Khi bọn ngoại bang không thấy mình nhựa hóa, bê tông hóa mới phát rồ bạn ạ!:D. Hom tiếp nhé xin lỗi "8" 1 chút vì bức xúc với thông tin của bạn!

dangkhoaquan
14-06-2010, 10:43
Em nghe tin mà buồn vả lại thu 100k/ vé thì xấu mặt sơn đoòng quá nếu muốn thu tiền thì làm hẳn 1 tour từ ngoài vào 100$-200$ em tin vẫn ối thằng mua tour

phuonggeo
14-06-2010, 11:45
Cứ phát huy tinh thần "Tiền Trảm Hậu Tấu" đặt vào thế " Chuyện Đã Rồi" là được!? Khi bọn ngoại bang không thấy mình nhựa hóa, bê tông hóa mới phát rồ bạn ạ!:D. Hom tiếp nhé xin lỗi "8" 1 chút vì bức xúc với thông tin của bạn!

À không, ý e là trước đây tụi nó có vẻ ko muốn đặt cơ sở hạ tầng trong khu vực này, nay nghe tin này ko biết tính sao thôi :D
Mà sao bọn nó lại phát rồ khi mình ko nhựa hóa, bê tông hóa nhỉ :-?

Cá nhân e thấy thà có cty nào làm cái ecotour vào đây lại hợp hơn là làm đường nhựa

homeless man
14-06-2010, 22:34
@Các bác: Trong đời em, em đã đi được khá nhiều hang ở Việt Nam. Từ Hang Trần Hưng Đạo (Tĩnh Túc), Ngườm Ngao, Cốc Bó Cao Bằng đến Hua Mạ, Động Puông Bắc Kạn, Thác Bờ Hòa Bình hay Hang Bua, Thẩm Ồm, Thẩm Trạng Nghệ An hay mấy cái hang ở ngoài Vịnh Hạ Long...y như cái nào được đưa vào khai thác là bị nhào lặn méo nó biến dạng. Thực ra không phải là em vào được Sơn Đoòng với đôi chân trần thì em không muốn ai vào hang sau em. Vấn đề là để ai cũng vào được hang, người ta thay đổi cảnh vật nhiều quá, có nơi còn láng cả nền xi măng cho dễ đi. Em làm trong ngành bảo tồn em biết luôn có sự mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích xung quanh việc bảo tồn và khai thác phát triển kinh tế. Làm sao có thể dung nạp hai thái cực trên khi chúng đối lập nhau? Có chăng là ở những nơi có trí tuệ, người ta không quá ngu muội vì tiền mà đánh mất cái tự nhiên quý giá phải mất hàng triệu năm Mẹ Tự nhiên mới có thể tạo ra. Còn không, tất cả các thứ tồn tiếc kia chỉ là câu chuyện xa xỉ.

Thôi, chuyện này động đến nhiều thứ người trần mắt thịt như em không dám lạm bàn:T.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vượt qua con suối, chúng tôi tiến về phía của hang đi về phía ánh sáng. Cái trảng đất đá bồi này khá rộng đẩy dòng suối về phía bên phải, sát với vách hang, vách đá trước khi chảy ra ngoài. Khi đã ra khỏi hang, chúng tôi bắt gặp một cái lều dựng khá chắc chắn bên bờ suối. Chẳng khó khăn gì cũng biết cái lều này được dựng cách đây chưa lâu, sau đợt lũ cuối cùng năm ngoái (khoảng tháng 10-11.2009) vì nếu sớm hơn nó đã bị nước thổi bay rồi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5193.jpg


Cái lều này dựng rất công phu và chuyên nghiệp cho thấy đã có người lưu trú ở đây khá lâu. Chắc chắn không phải là các anh Kiểm lâm dựng cái lều này vì khi thấy nó các anh Kiểm lâm đã cùng nhau phá bỏ để không ai còn có thể dùng được. Vậy ai dựng cái lều này ở và vào đây làm gì nếu không phải là những người vào đây bắt én non? Hay tiện tay làm thêm một số việc?



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5195.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0154.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5196.jpg

homeless man
15-06-2010, 18:59
Trước khi đi khuất khỏi cái hang này, tôi cũng cố ngửa mặt làm quả ảnh cái vòm hang cao vời vợi. Nhờ ánh nắng xuyên vào trong hang mà phần vòm tăm tối cũng được lọt vào trong khuôn hình. Những hốc, những gờ, những mỏm là nơi lý tưởng cho én làm tổ. Ở trên cao ấy, có có thể yên tâm phần nào trước con mắt nhòm ngó của những kẻ săn én non. Nhưng với những lá bùa và kinh nghiệm leo vách đá đã trở thành huyền thoại, ai dám chắc lũ én non an toàn?



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8841.jpg


Thế rồi trên mép suối lộ ra nguyên nửa vỏ của một quả bom mẹ. Lúc đầu chắc nó nằm ép bên suối và bị đất đá phủ lên. Nay được ai đó cố ý dựng dậy và lấy đá chèn vào một bên để nó không bị đổ xuống. Cũng may chỗ này vùng sâu nên em nó còn nằm đây trơ gan cùng nhật nguyệt. Chứ mà như những chỗ khác nó đã bị bán để nấu chảy lâu rồi=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8844.jpg

Tôi chỉ hơi ngạc nhiên quả bom này sao vỏ nó dày thế. Nếu là bom mẹ chứa bom bi thì đâu cần dày vậy. Còn nếu là bom phá thì nó nổ banh xác chứ đâu còn nguyên nửa như vậy. Hồi chiến tranh, nhà tôi ở gần một tiểu đoàn tên lửa Sam 2, 3. Đơn vị này từng bắn rụng B52 và cũng bị B52 nướng chín khiến nhà tôi vạ lây cháy hết cả. Nơi chúng tôi ở bom mẹ thì lấy làm cầu qua mương, còn trẻ con thì chơi bom bi vì tưởng nó bên trong có bi. Cho đến khi mấy đứa bạn tôi bị bom bi nướng chín, bay hết cả chân tay thì các phụ huynh mới cấm chúng tôi chơi cái món này. Giờ vào đây, nhìn thấy cái này lại nhớ những kỷ niệm kinh hoàng ngày xưa. Dù gì, xung quanh đây cũng còn khối bom to bom nhỏ. Những đứa lọ mọ như bọn tôi phải biết sợ khi dấn thân vào những chỗ như này:(.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0153.jpg

homeless man
15-06-2010, 22:33
Hơn 9h30 sáng chúng tôi mới ra khỏi hang. Như vậy mò mẫn trong Hang Én từ cửa bên này sang bên kia mất khoảng 45'. Theo tính toán của GPS quãng đi ngầm trong hang chưa đến 2km. Chúng tôi nghỉ lại khoảng 10 phút rồi mọi người lại hối hả lên đường. Thực ra là lội xuôi theo dòng suối. Phía sau, bỏ lại những vách đá dựng đứng.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8840.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5198.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5199.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8855.jpg

homeless man
16-06-2010, 20:41
Ra khỏi hang sâu, dòng suối chảy hiền hòa qua những tảng đá to nằm rải rác hai bên bờ. Chúng tôi chủ yếu lội suối là chính nên việc mặc quần ngắn rất tiện lợi vì dễ đi, không ướt hay bị cản nước. Tuy nhiên nếu phải lên bờ đi giữa những khe đá, cây bụi hai bên suối thì quả là không yên tâm chút nào. Chiều tối qua có mưa như tôi đã kể. Bây giờ trên bờ mọi thứ đều ẩm ướt thì vắt nhiều phải biết. Đấy là lý do chúng tôi muốn cứ theo dòng suối này mà lội. Nhưng dòng suối có chỗ này chỗ khác. Có đoạn nước sâu phải chuyển lên đi trên bờ. Da thịt cứ là phơi ra làm mồi cho vắt. Cũng may, đoạn đường chỗ gần Hang Én ít vắt. Nhưng càng tiến về hang Sơn Đoòng vắt càng nhiều. Lại cả vắt xanh nữa, khiến tôi rất lo lắng.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5200.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5201.jpg


Trên những cành cây, bụi cây la sát bờ suối mà bây giờ chúng tôi đang đi phía dưới có rất nhiều rác bám vào. So với tỷ lệ người đi bên dưới, chúng cao hơn người cao nhất trong đoàn này cả 5-6m. Vậy câu chuyện gì diễn ra ở đó nếu không phải là đỉnh lũ đã từng lên đến đó và rêu rác còn đọng lại? Nghĩ đến cảnh này thật cũng hình dung được con suối hiền hòa này lúc đỉnh lũ nó đã điên cuồng như thế nào. Lòng suối khi đó mở cực rộng và đoạn suối kẹt giữa những dãy núi đá này sẽ trở thành một cái hồ nhỏ.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5203.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5204.jpg


Lúc đầu tôi nghĩ dòng suối dâng cao vậy thì nước cực xiết. Nhưng phải đến khi đến cuối dòng suối, nơi nó mất hút sau những khe đá tôi mới nghĩ lại là không phải. Sở dĩ nước dâng rất cao là do ở hạ nguồn, cửa nước thoát vào đường ngầm không kham nổi lưu lượng nước cực lớn rồn về. Do đó nước cứ dâng lên và biến suối thành hồ. Sau đó nước này rút dần và mực nước "hồ" giảm xuống. Điều này giúp tôi sáng tỏ 2 việc. Thứ nhất, đá ven bờ suối không bị thổi bay. Với mực nước cao như vậy những tảng đá dù to thế kia, những cây bụi dù vững thế kia cũng chả là gì. Nước chỉ dâng lên và hạ xuống chứ không chảy xiết. Thứ hai là nó giải thích vì sao bên sườn con đập đá phía cửa hang nhìn vào lại có rất nhiều đất cát đọng lại. Hóa ra nước dâng cao và xuống chậm khiến cát lắng đọng lại đây chỗ cửa nước ra. Chắc các thành viên trong đoàn không để ý đến phát hiện này. Tuy nhiên đối với tôi đây lại là một khám phá rất thú vị, bổ xung thêm kiến thức cho tôi rất nhiều, đặc biệt là khả năng quan sát và phán đoán.

homeless man
18-06-2010, 06:26
Rác rưởi bám trên cành cây, bờ đá hai bên bờ suối không làm giảm đi sự nguyên sơ và hoang vắng của vùng đất này. Có thể, ở những vùng như này, ngoài những kẻ lang thang tìm tòi khám phá và những người đi săn ra thì không mấy ai bén mảng đến những nơi thâm sơn cùng cốc thế này. Thêm mấy bức ảnh trên đường đi. Dòng suối mát lạnh cũng chưa có chỗ nào nước xiết và ngập quá thắt lưng nên cũng dễ đi. Chúng tôi chia từng nhóm nhỏ theo nhau theo hướng Sơn Đoòng thẳng tiến.

Viết những dòng này lại nhớ những anh em trong đoàn. Chỉ chiều nay thôi, tôi lại có dịp được hàn huyên với họ tại mảnh đất phương Nam. Không gặp được hết mọi người, nhưng hội ngộ ở đó cũng là may mắn cho tôi vì tôi đã có thêm những người bạn mới qua chuyến đi. Tôi phải Cám ơn Phượt về điều này:L



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5205.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5207.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5208.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5209.jpg

XINGAPO
18-06-2010, 20:13
Đọc quá là mê !
Cám ơn bác Ô mơ lét :D
(mà cho coi nhanh nhanh cái hang Sơn Đoòng nó bao sâu bác ới)

4cuc1dinh
21-06-2010, 16:17
[QUOTE=homeless man;180189]Trạm Kiểm lâm 37 có tất cả 14 người do một trạm trưởng phụ trách. Quân số được chia thành 3 đội, mỗi đội 4 người. Họ thay nhau, luân phiên đi tuần tra trong khu vực phụ trách của trạm mỗi đợt liên tục trong 4 ngày. Theo biên chế chung thì một kiểm lâm phụ trách 1000 ha rừng. Mỗi lần đi, họ mang theo gạo, nồi nấu cơm, võng...để có thể cắm trại ở ngay trong rừng. Nói chung đây là vùng lõi và cực ít dân cư sinh sống nên không phải quá lo về sự xâm hại của dân địa phương. Việc tuần tra là để phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ phá rừng do người nơi khác đến là chính. Do đó mỗi khi đi rừng, họ thường ít gặp dân. Khu tuần tra này cũng không có sóng điện thoại nên cần liên lạc, họ phải ngược lên trạm 40 để gọi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8588.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8589.jpg

Bên trong căn nhà cấp 4 trạm 37, vật dụng đơn giản phục vụ cho cuộc sống của 14 người.



Trong trạm rất may là có điện thoại cố định và điện sinh hoạt, nếu không cái trạm này sẽ hoàn toàn biệt lập với bên ngoài. Tôi chạy vào xem thấy các anh cũng có một cái TV còn lại xung quanh là những tấm phản gỗ lớn được đóng liền luôn vào các cột nhà làm chỗ ngủ. Lúc cả trạm mà tập trung đủ ở đây chắc cũng không đủ chỗ nằm.

[CENTER][I]
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8590.jpg

Bản đồ khu vực trạm quản lý thuộc xã Tân Trạch





Chào các ace, vừa rồi tôi có dịp gặp đoàn mình ở SG trước hôm mọi người đi Hồ Cốc.
Tôi rất háo hức khi xem chuyến đi khám phá Son Đoòng. Tuy nhiên xin phép nêu vài lưu ý nhỏ mà tôi nghĩ nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các đoàn phượt sau này. Đó là khi ta vào doanh trai Qđ, đồn biên phòng, trạm kiểm lâm..., chúng ta nên tránh kể tỉ mỉ, chi tiết cũng như chụp và đăng các bức ảnh bố trí phòng ốc, bản đồ tuần tra, lịch công tác...
Xin cảm ơn các ace.

4cuc1dinh
21-06-2010, 18:48
Cái Sơn Đòong này có phải bây giờ được gọi là Động Thiên Đường không hả mấy bác??Nghe người ta phát hiện ra đông Thiên Đường mà lòng em thấy vui quá :D
Bài viết này rất hay,rất nhiều hình ảnh đẹp.Thanks mấy bác đã post


Nếu lấy Sơn Đoòng làm chuẩn thì Thiên Đường nằm về hướng tây tây bắc, cách nhau gần 20km đường chim bay.

4cuc1dinh
21-06-2010, 19:06
[QUOTE=homeless man;198218]Thêm vài tấm ảnh trước cái của hang thứ 3 này. Tôi thật choáng ngợp với cái hang cao, rộng dù trước đó cũng đã từng vào rất nhiều hang động.


[CENTER]https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8774.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8773.jpg



Xin cảm ơn bác Home với những kiến thức trên. Tuy nhiên mình góp ý 2 việc: 1 là bác xem lại cái máy ảnh bị gì rồi đó, một số bức ảnh bị 1 đường cắt ngang. 2 là khi chụp ảnh minh họa cho cửa hang thứ 3 to cở nào, bác nên bố trí 1 bạn nào đứng gần vị trí đó để mọi người có thể hình dung ra. Xin cảm ơn. Hehe

xuxukalo
24-06-2010, 15:38
Nếu lấy Sơn Đoòng làm chuẩn thì Thiên Đường nằm về hướng tây tây bắc, cách nhau gần 20km đường chim bay.

bạn 4cuc1dinh ở đâu mà rành PN-KB dữ ta?

Những cái hình bị lỗi vạch ngang là do lỗi của thiết bị lưu trữ chứ không phải do máy ảnh. Có lẽ vì copy đi copy lại qua nhiều usb, thẻ nhớ, máy tính khác nhau nên sinh ra hiện tượng này, hoặc có thêm những hình bị mất 1 phần hiển thị ^_^
Thôi bác Hôm tiếp chuyện cho anh em nhờ ^_^

homeless man
24-06-2010, 19:44
Các bác góp ý làm em thấy mình có lỗi khi đưa mấy cái ảnh và mấy dòng về các anh Kiểm lâm. Thực ra, nếu các bác không làm trong ngành bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hay liên quan đến rừng, em có thể khẳng định ít có bác nào sống liên tục với Kiểm lâm lâu như em. Vì hiểu họ kỹ càng nên em cũng muốn viết vài dòng với ý định nói lên cuộc sống khó khăn của họ ở những nơi sâu xa, chỉ có thể đến chơi, khám phá rồi biến chứ không mấy ai muốn ở lại. Thế mới biết, để thể hiện sự cảm thông để mọi người hiểu đúng cũng chẳng dễ. Em còn rất nhiều ảnh liên quan đến mảng này, chả biết có nên viết nữa hay không:(.

Chuyến đi Hồ Cốc vừa rồi, em thu được mớ ảnh còn thiếu của bác BM, các bác đợi em tí em up lên rất rất nhiều ảnh độc, ví dụ như cái này. Nó nói rõ đoàn đi vào Sơn Đoòng có 17 người chứ không phải 16 như em đã viết.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Quang/P3010131.jpg

Vỗ tay cám ơn bác BM nhiệt liệt:L=))

homeless man
25-06-2010, 20:18
Thêm một tấm ảnh đoàn thám hiểm Sơn Đoòng chụp trong Hang Én (cửa trước).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010132.jpg


Trong hang sâu, có một nàng tiên đi lạc dưới trần gian đang cầu nguyện để sớm có một chàng hoàng tử xuất hiện, đưa nàng ra khỏi nơi thâm cốc này. Rất tiếc mình đã có dợ buộc chân. Nếu không thì...=)):T



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010134.jpg

Ảnh BM[/CENTER]

homeless man
25-06-2010, 21:01
He he lại gặp cái lều nữa. Cái lều bên Hang Én thì còn bảo người dân vào săn Én làm để ở lại qua đêm. Vào được đến tận đây, đã khá xa cái cửa hang kia thì cái lều này chắc chẳng phải cho dân săn Én non. Vậy chỗ này thì ai vào đây? Vết lửa đốt nhìn cũng không lâu lắm. Vậy thì có ai vào đây mà phải ngủ lại? Xung quanh chả có tí dấu vết gì nhưng cái lều dựng giữa rừng khá chắc chắn cho thấy người làm lên nó rất chuyên nghiệp=)).




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0161.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0162.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0163.jpg


Các anh kiểm lâm lại một lần nữa phải phá cái lều này. Để không thể dựng lại, các thanh cây được ném khá xa.
Ảnh Sami

homeless man
27-06-2010, 00:00
Rồi chúng tôi cũng đến nơi tập kết của chặng nghỉ thứ 2 bên bờ suối. Từ đây đến Sơn Đoòng còn cũng đã đi được nửa đường. Xung quanh đây, thi thoảng vẫn còn cỏ rác vương trên đá hay tán cây. Nơi chúng tôi nghỉ lại khá bằng phẳng và khô thoáng. Đặc biệt dưới đất không có lá mục hay đất mùn nên dù ngồi nghỉ trên đất, đá cũng không có vắt. Nắng đã lên cao chúng tôi phải chui vào những chỗ có bóng mát để ngồi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5210.jpg

Các bác để ý đôi dép cau su của bác Quang Già. Vậy đi phượt liệu có phải chuẩn bị giày xịn?


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5211.jpg

Cái đèn pin bộ đội rất to của bác Dugia.
Nếu không có nó, các loại đèn khác sẽ không giúp chúng tôi thấy hết lòng hang Sơn Đoòng rộng cỡ nào.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5212.jpg

Sami chuyên gia thuốc chống vắt.
Từ đầu đến cuối chỉ đi với đôi chân trần mà không bị con vắt nào bén mảng.


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5213.jpg

Anh Kiểm lâm này quần vẫn còn buộc vào cổ. Ảnh Bác Dugia

homeless man
28-06-2010, 22:42
Nghỉ một chút rồi đi tiếp. Giờ cũng gần 10h30 nhưng chúng tôi chưa qua hết đoạn suối nên vẫn chưa được mặc quần. Tôi rất ấn tượng với những mảng rêu bám trên các tảng đá ven suối. Đó là loại rêu cạn mọc dầy và cao, ngồi lên trên đó như ngồi trên thảm cỏ vậy. Tôi chụp rất nhiều ảnh cận cảnh đám rêu này, chỉ tiếc ảnh bị nhòe cả nên không chuyển lên đây cho các bác xem được. Tôi tiếc lắm nhưng trình còi máy lởm thì phải chịu:(.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5215.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5216.jpg


Đoạn suối với nhiều vách đá dựng đứng, bị phong hóa tạo thành các hang hốc lỗ chỗ khiến cảnh quan thêm hùng vĩ. Mọi người tranh thủ chụp ảnh rồi lại vội vã lên đường. Nếu có thời gian mà nhẩn nha chỗ này chỗ kia tí thì hay biết mấy. Tôi rất muốn như vậy nhưng đoàn đi rất nhanh. Nếu không bắt kịp sẽ bị bỏ lại đằng sau ngay. Mà đi một mình ở đây thì chắc chẳng ai muốn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5217.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5218.jpg

fuu
29-06-2010, 04:07
[QUOTE=homeless man;194172]Thêm mấy cái ảnh đi trong rừng chuối bốn bề xanh ngắt.

[CENTER]
https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8683.jpg

https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8684.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8685.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8686.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8688.jpg


Mấy cái ảnh của bác làm em nhớ đến một bộ phim kinh dị của Thái...Có con ma nữ hóa thân từ cây chuối chuyên..hãm hiếp đàn ông..:)) Nói vui vậy ,chứ e thật sự rất ấn tượng với cái rừng chuối mà các bác chụp.Chân thành cảm ơn!:S

homeless man
29-06-2010, 21:55
Thêm mấy cái ảnh của đoạn suối trước khi chúng tôi đến được vách đá dựng đứng bên bờ suối như ở bài trên. Tôi rất ấn tượng với một hòn đá giữa suối không hiểu bằng cách nào nước đục một lỗ tròn vo, sâu hút vào bên trong tảng đá. Nó trông như con mắt của đá nằm đó nhìn chúng tôi trừng trừng. Đúng là mẹ Tự nhiên luôn làm người ta phải đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tuy cái hốc đá này so với cái hang to hay trái tim trên đá thì cũng là một dấu ấn nhỏ, nhưng những gì điều ấy cũng vẫn làm người ta phải thích thú mãi không thôi.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010149.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010150.jpg

Này dòng suối cạn với cây bụi còn vương đầy rêu rác.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010151.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010152.jpg

Những bước chân mò mẫm trong dòng suối Đoòng hướng chúng tôi về nơi cần khám phá



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010153.jpg


Có một người luôn tìm những vị trí cao để GPS có thể dễ dàng bắt sóng. Nhờ sự cần mẫn của bác này mà đoàn đi có được lộ trình chính xác như ảnh GPS đã up lên ở các bài trước. Nó cũng giúp chúng tôi xác định chính xác tổng số đường đất đã đi trong dịp này. Ảnh bác BM

homeless man
29-06-2010, 22:15
Những tấm ảnh sau đây đã lột tả tất tả những cảnh đẹp cũng như những khó khăn và sự đoàn kết của anh em khi đi qua đoạn suối nước sâu này. Những tấm ảnh đẹp và chi tiết đã nói lên tất cả. Tôi nghĩ cứ đưa cả lên đây để các bác xem và cảm nhận mà không cần thêm bất cứ lời bình nào. Nếu một ngày kia được quay lại, không biết cảm nhận lúc đó có còn sâu đậm, háo hức như lúc này?




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5219.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010154.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010155.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5221.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5222.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010156.jpg

Ảnh Bác Dugia và BM

homeless man
29-06-2010, 22:26
Đây nữa các bác ạ. Thật chả biết dùng lời lẽ nào vì bây giờ chúng trở lên thừa mất rồi=)).




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5223.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5224.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5225.jpg

homeless man
29-06-2010, 22:35
Tôi với bác Dugia đi vét đoàn. Đó là lý do tôi không có mặt trong các bức ảnh chụp cảnh đoàn đi qua suối. Dù không có ảnh đó nhưng tôi không tiếc vì tôi với bác Dugia ngó nghiêng được nhiều hơn. Và tỉnh thoảng bác chụp cho tôi một kiểu đơn độc giữa đại ngàn hoang dã. Tôi cũng tranh thủ lúc bác tác nghiệp, chụp được những quả ảnh độc của bác. Có điều ảnh bác chụp thì giờ tôi đưa cả lên đây mọi người xem và cảm nhận. Còn ảnh tôi chụp nhòe nhoẹt hết cả, không đưa lên đây để mọi người thấy Nhiếp ảnh gia Dugia được cái nào:(.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5226.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5229.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5230.jpg

homeless man
29-06-2010, 22:56
Chọn mãi mới được cái ảnh bác Dugia, tuy hơi nhòe nhưng cũng không đến lỗi nào, he he=))


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8877.jpg



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5231.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5232.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5233.jpg


Chỗ khe nước này rất sâu. Nếu không mang đồ và có quần bơi thì bơi qua chỗ này ngon. Khỏi phải trèo lên các tảng đá cao bên bờ suối để vượt qua đoạn này:gun.

Nheva
30-06-2010, 16:08
Đẹp quá, bao giờ đi lại ới chị một câu nhé Hôm ơi

homeless man
30-06-2010, 18:52
Đẹp quá, bao giờ đi lại ới chị một câu nhé Hôm ơi

Ôi ôi bác ơi, giờ thì chả ai dám đi sau lệnh cấm của tỉnh rồi bác ạ. Để hôm nào em liên hệ với mấy bạn làm mấy cái lều trong rừng kia để có dịp thì mình cùng đi bác ạ. Nhưng chắc đi theo các bạn ấy, khó khăn bội phần đấy ạ.(NT)
--------------------------------------------------------------

Những thân cây mục rêu mọc xanh rì. Những vách đá dựng đứng còn hằn dấu vết các đợt nước lũ. Những tảng đá to dưới lòng suối giờ cũng rêu cũng tốt um. Ôi cảnh vật, thật khiến con người ta phải choáng ngợp. Chỉ vượt qua đoạn này thôi khung cảnh sẽ khác hẳn. Nhưng lúc đó mọi người sẽ được mặc quần. Nghĩ đến đoạn được mặc quần, anh em ai cũng phấn chấn hẳn lên=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5234.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5236.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5238.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5239.jpg

homeless man
30-06-2010, 23:02
Dòng suối giờ phải vượt qua một khe đá lớn chắn ngang, sau đó lẩn quất thêm một đoạn nữa thì mất hút trong đá và rừng. Chúng tôi đến nơi chưa phải là điểm cuối cùng của con suối khi nó còn lộ thiên. Nhưng lúc này đá chắn ngang hỗn độn nên không thể đi tiếp mà phải bò lên sườn núi theo một con đường dốc ngược. Bởi không đi theo suối nữa mà phải ngược lên đi sâu vào rừng, cực nhiều vắt nên chúng tôi, ai có quần thì mặc vào. những vạt áo buộc túm, những cúc ống quần cài chặt. Nói thật chỉ là vấn đề tâm lý thôi chứ với vắt chả ăn thua gì. Nó bò vào được tất. bạn nào không bị thì chẳng qua là hên xui không à. Em giờ trông ra dáng đi rừng chuyên nghiệp chứ không giống thằng khố rách áo ôm như đoạn lội suối trước đó=))




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5240.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5241.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5244.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5246.jpg

Ảnh Bác Dugia

homeless man
30-06-2010, 23:09
Trên một tảng đá to bên suối, bác Quang Già cũng đang chỉnh trang lại nhan sắc để xứng đáng với tư thế của người đi chinh phục em nó. Là cái hang lớn nhất thế giới đó chứ đâu=)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5243.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5245.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5248.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5249.jpg

homeless man
01-07-2010, 19:37
Cuối cùng cũng phải nói lời tạm biệt với dòng suối để đi tiếp. Dòng suối đến đoạn này bị vách núi chắn ngang. Nó luồn lách bên dưới và có chỗ cũng nổi lên chút. Trến con đường vượt lên sườn dốc cao, tôi còn thấy thấp thoáng con suối Đoòng lẩn quất dưới đá. Dù ảnh tôi chụp không đẹp nhưng cũng buộc phải dùng vì đoạn này khá dài nhưng các bác khác không chụp nên tôi không có ảnh chi tiết để mô tả. Thực ra bỏ qua đoạn này cũng chả sao nhưng vì đường đi không theo suối nữa nên nếu không kể kỹ, các nhóm khác không hình dung được đường đi.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8888.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0164.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5251.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Duong/IMG_5252.jpg

homeless man
01-07-2010, 21:34
Chỉ vượt lên cao chừng mươi phút chúng tôi lại bắt gặp một cái khung lều nữa. Đây là cái khung lều thứ 3 và nó nằm khá cao so với suối tuy nhiên vẫn tiện để lấy nước. Ước gì mình gặp được những người đã dựng lên những cái lều này. Người ta chỉ dựng lều khi phải ngủ qua đêm. Những cây cọc còn lại cho thấy bạt sẽ được phủ lên nóc lều và đây là một nhóm người chứ không phải ít vì khung lều khá rộng. Có thể họ đã ở lại đây một vài ngày.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8890.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8891.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Sami/IMG_0167.jpg

homeless man
01-07-2010, 21:53
Chúng tôi vượt qua một khe núi khá hẹp. Không biết thiên nhiên làm cách nào và cần bao nhiêu năm mà có thể tạo ra con đường độc (độc đạo) như vậy. Khe núi chỉ đủ cho một người lọt qua phía trên vẫn còn tảng đá liên kết tạo thành một cái vòm tự nhiên. Vậy đây không phải là kẽ nứt lớn vì nếu vậy đã không tồn tại cái vòm kia.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8896.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010157.jpg


Vượt qua dãy núi đá chắn ngang, phía dưới dòng suối vẫn ẩn hiện chứ chưa mất hẳn. Nhưng giờ nó bị đá bổ vây, chặt khúc thành những vũng nhỏ. Đó cũng là lý do chúng tôi không thể đi tiếp theo dòng suối đến khi nó mất hẳn mà phải ngược lên cao tìm đường vựt qua rãy núi. Rêu rác trên ngọn cây vẫn còn phất phơ theo gió. Chỗ chúng tôi đi đây đã từng là lòng hồ rồi.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8897.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8898.jpg

homeless man
01-07-2010, 22:02
Đây là lần cuối cùng tôi nhìn thấy dòng suối Đoòng vì sau đó chúng tôi phải vượt qua một đoạn dốc cực gắt, gần như là dựng đứng. Cái khó là xung quanh không có chỗ bám mà dưới chân thì đất trơn tuột, ướt át do ảnh hưởng của trận mưa lớn chiều qua. Leo lên được con dốc này là cả một sự cố gắng lớn.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8902.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8901.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8903.jpg

homeless man
01-07-2010, 22:06
May quá bác BM có mấy cái ảnh rất rõ, lột tả hết những khó khăn của anh em khi phải vượt qua con dốc này. Anh Hồ Khanh (giờ đã mặc quần=))) đứng trên đỉnh dốc chỉ đạo anh em chố bấu víu hay để chân, lấy đà leo lên. Mời các bác xem. Em xin không có bình luận gì thêm:)).



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010158.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010159.jpg

homeless man
01-07-2010, 22:27
Ở lưng chừng núi, chúng tôi lại bắt gặp một cái lều nữa. lầy này, lớp lá đao lót trên nền đất vẫn còn tuy đã rất cũ. Vì nó nằm trên núi nên không bị ảnh hưởng bởi lũ. Do đó tôi không biết nó có từ bao giờ. Các anh Kiểm lâm và mọi người lại chung tay nhổ cọc, vứt ra xa, xóa bỏ cái lều trong rừng sâu này. Và chỗ này nhiều vắt xanh quá:(.



https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8905.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/Thinh2/IMG_8907.jpg


https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/BM/P3010161.jpg


Anh Tiến sau khi nhổ được mấy cái cọc vừa quay người định đi thì ôi thôi, trong áo anh có vắt xanh. Con vắt xanh vừa luồn từ thắt lưng lên. May sao khi anh vung tay làm vạt áo bị kéo lên, hở ra con vắt xanh lè và tôi nhìn thấy. Tôi kêu anh vén áo bắt con vắt đó đồng thời kiểm tra xem còn con nào không. May thật là may vì phát hiện được sớm. Không thì vắt no máu:T. Xung quanh thấy động, vắt bắt đầu ngo ngoe trên lá. Thấy vắt xanh, mặt mấy người cũng xanh. Phải biến ngay khỏi chỗ này thôi.