PDA

View Full Version : Hành trình 5 châu: Âu, Á, Mỹ, Phi, Úc. Chặng 1: Cam-Việt-Thái-Lào



ngaoca
13-05-2013, 15:15
DO TÍNH TÌNH TÁC GIẢ BÀI VIẾT RẤT PHÓNG KHOÁNG, YÊU TỰ DO VÀ NGẪU HỨNG NÊN NHIỀU KHI CÁC BẠN ĐỌC LẠI LẦN THỨ 2 THÌ THẤY NỘI DUNG KHÁC HẲN. NHẤT LÀ CÁC NỘI DUNG VỀ KINH NGHIỆM VÀ ĐỘNG LỰC CỦA CUỘC HÀNH TRÌNH, ĐÔI KHI TÔI QUAY TRỞ LẠI VÀ THÊM THẮC VÀI SỰ KIỆN MÀ TÔI QUÊN. VÀ ĐIỀU NÀY CŨNG BÌNH THƯỜNG THÔI VÌ :" KHÔNG AI TẮM 2 LẦN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG".

Buổi Đầu Của Ước Mơ
Vẫn trong căn phòng nhỏ, chiếc chìa khoá vẫn nằm trên mặt bàn... không một tiếng động

Ta đã quay trở lại nơi này, nơi ta cất giữ những hình ảnh về cuộc đời mình, nơi ta đưa ra một quyết định mà từ đó cuộc đời ta được hồi sinh

Ta chán ghét cuộc đời đầy rẫy những tiếng ồn, đau khổ, oán hận... Không biết từ khi nào, cái lúc mà ta cảm nhận được một thứ gọi là nghệ thuật, chính lúc này đây ta mới thầm cảm ơn Thượng Đế, bởi vì ta còn được sống...

Chưa bao giờ ta vui sướng đến phát điên như vậy, sức sống được hồi sinh mãnh liệt đến như vậy... Kể từ cái ngày đó ta xin được dành trọn cuộc đời mình cho việc cảm thụ nghệ thuật, tận hưởng cái đẹp trong đời...

Vẫn 2 người đàn ông ngồi bất động, có lẽ họ cũng đang chịu sự giằng xé về tư tưởng, giữa 1 bên là tự do và bên kia là xiềng xích...

Thế con người ta sinh ra để làm gì? Để bị cột chặt vào các mối quan hệ lẫn trách nhiệm trong xã hội, đến nỗi khi nhắm mắt xuôi tay con người ta vẫn còn lo sợ rằng mình sẽ được sinh ra thêm lần nữa...

Ta tiến về phía họ, nhưng họ không nhìn thấy được ta, ta cũng ngồi vào đó, 3 người đàn ông... Sau đó 4,5,6... không thể nào đếm xuể... Những con người đi tìm sự tự do đã về ngồi lại 1 nơi và đưa ra quyết định cuối cùng cho đời mình: tự do hoặc xiềng xích

Mỗi 1 người trong chúng ta đều có 1 lí tưởng cho riêng mình, 2 ông đi tìm tự do cho nước Mỹ, còn ta ta tìm tự do cho cuộc đời ta. Nhưng điểm chung của chúng ta vẫn là ở đó, cảm giác được tự do để sống, để tồn tại, để ước mơ... không gì tả nỗi. Cảm giác này tuyệt vời đến mức ta có thể đánh đổi cả mạng sống của mình để có được nó...

Chiếc chìa khoá vẫn nằm yên trên bàn, cánh cửa vẫn còn đóng kín. Có lẽ giây phút này đã ngưng đọng và tưởng chừng có thể kéo dài đến hàng thế kỷ... Một sự ngột ngạt và nóng bức lan toả vào bầu không khí... Sự ngột ngạt này đã giam hãm chúng ta biết bao nhiêu năm trời, và giờ đây nó cần được chấm dứt...

Chiếc chìa khoá đã được nhấc lên, không một chút chần chừ: chìa đã nằm vào ổ. Cánh cửa đã được mở ra, quyết định cũng đã thực hiện, sự ngột ngạt cũng đã tan biến, cuộc sống đã được hồi sinh...

Ta xin được cảm ơn người Thượng Đế, bởi vì được sống là 1 điều hạnh phúc....


-Sau bao nhiêu giằng xé, mâu thuẫn, lo sợ, phân vân thì quyến định cuối cùng đã được thực hiện TA SẼ ĐI VÒNG QUANH THẾ GIỚI ĐỂ TÌM KIẾM SỰ GIÀU SANG, HẠNH PHÚC VÀ VÔ VÀNG NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ. Cái giá phải trả là từ bỏ vị trí xã hội hiện tại-sinh viên năm 4 của ĐH QUỐC GIA- HCM, từ bỏ mọi mối quan hệ cũ, từ bỏ 1 phần ký ức-những ký ức ko đẹp.

Mục tiêu hay cung đường: Châu Á,Châu Âu,Châu Mỹ, Châu Phi và cuối cùng là Châu Úc.

Cách thực hiện: Vừa đi vừa học tiếng anh vừa làm để có tiền đi tiếp.

Hành trang: Hành lý và vật dụng cá nhân, 100USD(2.150.000, đổi tại tiệm vàng QUẢNG ĐÔNG-HCM) ,kèm những kiến thức về phượt của các anh chị đi trước, và hành trang quan trọng nhất đó là NIỀM TIN.

http://www.nguoiduatin.vn/di-bang-niem-tin-a75145.html Mượn bài viết của Chip là dẫn chứng.

Phần 1: CHÂU Á LÀ NHÀ-ĐỪNG CÓ KHÓC(mượn bạn chipro câu này nha).

Chương 1: CAM-VIỆT-THÁI-LÀO.

Kỳ 1: Cambodia- Đến 1 trong những bãi biển đẹp nhất ĐÔNG NAM Á để học bơi.

9h sáng ngày 22/2/2013 - Chiếc xe KHAI NAM đã đưa 1 chàng thanh niên trẻ với 1 balo và 1 vali tiến về hướng Phnom Penh với giá vé là 8 USD=170kVND. 2h 45 Tới đường Shihanok-Phnom Penh tôi kêu bác tài dừng xe cho tôi xuống, để đi bộ đến chợ Overxay-bắt xe Capital (giá vé 5USD đến Shihanoukville) nhưng trễ xe. Mỗi ngày 2 chuyến 12h-2h nếu có đến đây các bạn nên chú ý điểm này.

http://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/event%20Cam%20Viet%20Thai%20Laops/xe%20Khai%20Nam%20-HCM-Pnom%20Penh/IMG_20130331_030712_zpsc325c2c8.jpg

http://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/event%20Cam%20Viet%20Thai%20Laops/xe%20Khai%20Nam%20-HCM-Pnom%20Penh/IMG_20130331_030703_zpse3fc44f8.jpg
Thông tin xe Khải Nam

Thế là vai mang ba lo tay kéo vali tôi tiến về hướng bờ sông, có khu phố tây để tìm chõ ngủ giá rẻ hoặc tìm xe bus đêm. Đi khoãng vài km thì cũng tới nơi, lúc này xế chiều và tôi cảm thấy đói bụng, tấp vào 1 siêu thị mua 10 gói mì bọc, và 1 gói mình hộp nấu ăn liền. Tim kiếm khoãng 1 h đồng hồ thì cũng tìm được xe VET đi Shihanokville- Bus Night giường nằm giá vé 7 USD. Ok mắc hơn 2USD nhưng có gường nằm và ko tốn tiền khách sạn tối nay nên tôi mua vé luôn. Xe khởi hành 1h đêm. Trong khi chờ đợi tôi đi dọc the bờ sông hóng gió và thượng ngoạn phông cảnh khá đẹp nơi đây.

Khoãng 5h30 sáng xe tới Shihanoukville, tại bến xe mới cách trung tâm khoãng 4-5 km. Để tiết kiệm tiền tôi đi bộ và hơn 1h sau khi hỏi đường nhiều người tôi cũng đến được nơi cần tới- Utopia Gues House- Dorm rẻ nhất ở đây là 1USD. Nhưng cô gái tiếp tân trẻ ở đây nói với tôi là hết giường, chỉ còn giường 2,5-3-5 USD. Thế là ko vội vã tôi kiên nhẫn ngồi chờ, biết đâu có người trả giường. Niềm tin bấy giờ của tôi là vậy. Trong khi chờ đợi tôi đánh răng, xin nước nóng pha mì.


https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091515_zpsa01735fe.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091515_zpsa01735fe.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091508_zps307f76c7.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091508_zps307f76c7.jpg.html)


https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091435_zpsd5479acc.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091435_zpsd5479acc.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091425_zpsd56f75d4.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091425_zpsd56f75d4.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091350_zps447ab2eb.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091350_zps447ab2eb.jpg.html)




Và sau hơn 1h chờ đợi. Điều tôi tin dã xãy ra, cô tiếp tân, ghi thông tin từ pasport của tôi sau đó đua tối 1 cái chìa khóa và 1 tắm ga giường và 1 bao áo gối. Cô gái dẫn tôi vào phòng, trong phòng lúc ấy còn có 2 vị khách Tây khác đang ngủ. Tôi ngã lưng và chìm vào 1 giác ngủ ngon sau 1 ngày 1 đêm di chuyển khá mệt nhọc.

ngaoca
13-05-2013, 15:21
Và vị trí hiện tại của tôi bây giờ là HÀ NỘI. Và tôi đã hoàn thành chuyến đi xuyên Đông Dương với chi phí 100USD. Những bài viết sau sẽ mô tả chia sẽ về việc này.

Trước chuyến đi tôi cũng đã gặp anh chàng đi xe đạp Martin xuyên việt ra Bắc vào Nam với 2 triệu đồng. Anh cho tôi rất nhiều niềm tin. Và chuyến đi này tôi đi bằng NIỀM TIN.

Tôi đang ở nhờ nhà của 1 thành viên phuot.vn để thực hiện 1 sự kiện vào tuần sau -giới thiệu về hình thức phượt dài ngày giá rẻ và giáo phái INTERBEG- và làm việc kiếm chút tiền để đi Trung Quốc (khoãng 100USD là đủ).


http://thichdibui.blogspot.com/2013/04/vua-may.html
Blog giáo chủ QUỲNH DUNG.

Không hiểu sao mỗi bài post chỉ được 7 tấm hình.

Ah !!! KHI VIẾT BÀI ĐÔI KHI TÔI THIẾU XÓT VÀI CHI TIẾT MUỐN VIẾT MÀ QUÊN NÊN KHI NHỚ LẠI QUAY LẠI BỔ SUNG NÊN KHI CÁC BẠN THẤY NỘI DUNG THAY ĐỔI THID CŨNG KHÔNG CÓ GÌ LẠ.

Thêm vài tấm về Utopia.
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091320_zpsbbb42cc7.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091320_zpsbbb42cc7.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091337_zpsf664cd7e.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091337_zpsf664cd7e.jpg.html)

ngaoca
13-05-2013, 18:44
tiếp chương 1...
Tôi ở Utopia từ ngày 23/02 đến ngày 03/03/2013. Và những hoạt động và câu chuyện của tôi tại đây là:

+Trong phòng tôi ở cùng 3 anh chàng đi bụi trường kỳ khác đến từ finland, canada và England. Tầng trên là 3 cô gái làm nhân viên cho Utopia. Có 1 cô biết vài từ tiếng việt nên thích chọc tôi:”anh đi đâu? Ăn cơm chưa? Em thương anh?”. Lạy chúa tôi!!! Và cô ta cũng rất thích thực hành với tiếng anh cùi bắp của tôi. Một trong 3 cô gái cũng chính là nhân viên tiếp tân là bạn gái của anh chàng người England. Tôi thấy họ rất thân thiện và vui vẻ, chỉ ghét họ mội tội buổi tối họ hay làm tình ở tầng trên khiến tôi mất ngủ vì những tiếng động và sự run rẫy của căn giường tầng. Những ngày cuối cùng ở đây tôi ko gặp cặp này nữa, họ đã đi Kep, và Kampot để chơi, tôi có nhặt 2 tấm thư tình của họ để quên và dùng nó làm tư liệu học anh văn :D kaka.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154740_zps48be5742.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154740_zps48be5742.jpg.html)
Anh chàng người Findland mặc áo thun màu nâu.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154730_zps199715e3.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154730_zps199715e3.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154718_zps68c93dac.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154718_zps68c93dac.jpg.html)

Toàn là những kẻ đi bụi trường kỳ.


+Khám phá bãi biển, chiều nào cũng ra biển tắm, Utopia cách bãi biển khoãng 100m. Lần đầu tiên đến bãi biển vào buổi tối tôi rất ngạc nhiên khi nghe những tiếng động lớn, tưởng như có súng nổ nhưng quan sát tôi thấy mọi người rất bình thản hầu như không quan tâm dến tiếng động đó cho lắm. Tôi rảo nhanh bước chân đến hướng phát ra âm thanh. Và thật bất ngờ khi biết được họ đang đốt pháo, cảnh đốt pháo của họ làm tôi nhớ đến tuổi thơ. Họ có những màn bắn pháo bông cực đẹp. Và con nít hay chơi pháo bông tiểu, rất rẻ 2000R(10.000/cây pháo tiểu, chơi khoãn 5 phút). Tiền Cam tỉ giá gắp 5 lần tiền Viêt.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104600_zpsd1faf11d.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104600_zpsd1faf11d.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104701_zpsa97d3b84.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104701_zpsa97d3b84.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104707_zps12ab2ca4.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104707_zps12ab2ca4.jpg.html)


+Những lần ở đây tôi cũng gặp người Việt qua đây chơi khá nhiều, ấn tưởng nhất là có 1 cặp vợ chồng mới cưới, cả hai đều làm công nhân ở Bình Dương, vừa mới cưới thì họ đi hưởng tuần trăng mật khắp Cambodia. Và họ khá ngạc nhiên và không tin rằng có chổ ngủ 1USD vì họ mướn phòng đến 15usd.
+ Chợ địa phương cách đó khoãng 3,4km và tôi thường xuyên đến đó mua trứng và rau cải về nấu mì ăn. Nói đến chuyện ăn uống do thiếu kinh nghiệm nên những ngày của cuộc hành trình hầu như tôi chỉ ăn mì tôm vì số tiền mang theo chỉ 100USD mà ,, đâu dám tiêu sài hoan phí. Nhưng sau này thì hoàn toàn khác. Để có nước sôi tôi có chuẩn bị 1 dây nấu nước bằng điện. Và mọi người rất ngạc nhiên khi thấy 1 du khách ngày nào cũng gậm mì tôm. Mặc dù ăn mì tôm nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn ra tiệm tạp hóa giá rẻ(do những backpacker trường kỳ trong DORM chỉ dùm) mua bia KLANG 1500R(7500vnd/lon). Và 500R thuốc lá hiệu Cambodia –National.
+Trước khi đi tôi có chuẩn bị 1 cuốn sách dạy tiếng Kh-mer cho người Việt, và khuôn mặt tôi khá giống người Cam nên họ cứ lầm tưởng tôi là người bản địa nên rất dễ dàng để trả giá khi mua mọi thứ kể cả việc mua vé xe. Tất nhiên tôi ko có thời gian để học nhiều. Độ khoãng vài chục từ là giao tiếp những vấn đề cơ bản ok với họ rồi. Và sau này ở Thái và Laos cũng dễ dàng tương tự
+Quần áo thì tôi tự giặc tay và giăng dây ở chỗ trống có nắng tốt để phơi. Tôi có mang theo 1 sợi dây dài khoãn 5m nên rất tiện cho việc này.
+Bạn nên nhớ ở bất kỳ điểm du lịch hay thành phố lớn nào cũng có bản đồ miễn phí nên nếu cần tiết kiệm bạn nên tìm kiếm thay vì mua.

+Ở đây chổ ngủ rẻ nhưng có 1 khuyết điểm duy nhất đó là có rận và tôi đã có 1 cuộc chiến với lũ rận nhưng tôi là người thua cuộc….ah ko tôi thắng mới đúng vì khi tôi bỏ ra đi thì chúng tức tối khi không ăn thịt được tôi nữa(kakaka tôi thích tin thần lạc quan mà). (Nói luôn điều này tôi ăn thịt nhưng ko thích giết động vật, cho dù là động vật nhỏ như muỗi, rận).

+Ở đây mọi người sử dụng Gandja rất nhiều và tôi cũng có 2 lần thử nó. Họ có những quyển sách nói về nó và thường hay đọc trước khi dùng, 1 tựa tôi còn nhớ đó là Mr NICE. Đúng là phong cách châu ÂU làm quái gì cũng phải đầy đủ thông tin. Khi hút thì họ rất thích thổi bong bóng và uống cocacola. Miệng tiết ra vị ngọt khô à khác nước, người đờ đẫng và mệt mõi, cảm giác thèm ngọt xuất hiện, đầu lâng lâng và ảo xuất xuất hiện kéo dài từ 3-10h đồng hồ tùy theo cơ địa mỗi người và Gandja sử dụng. Độ nghiện thì khó hơn thuốc lá và rượi bia. Nhưng khi bạn nghiện rồi thì sẽ gặp rắc rối to đấy.

+ Trong 1 buổi chiều nọ tôi thấy 1 anh chàng nọ đang tập thể dục, tôi đến làm quen và cùng tập thể dục. Sau đó anh ta rủ tôi ra biển bơi. Và anh ta ngạc nhiên khi biết tôi ko biết bơi, thế là anh ta dạy tôi và chỉ trong 1 buổi chiều tôi đã học được cách bơi cơ bản. Sau ngày này thì chiều nào tôi cũng ra biển thực hành sau đó trở về hồ bơi miên phí của Utopia để thực hành đứng nước. Chiều hôm đó tôi rất vui vì được 1 người đến từ đất nước xa xôi đó là Bazin-Nam Mỹ dạy tôi bơi. Tôi rủ anh ta ra chợ địa phương, anh ta mua trái cây còn tôi mua nữa ký tôm định bụng về đãi teacher swiming cùng mọi người trong phòng, mua thêm một ít rau sống về nấu mì. Sau hơn 2h đi bộ ra chợ địa phương và trở về chúng tôi nấu ăn. Tôi cắt 1lỗ tròn trên đầu vỏ chai nước suối lớn bỏ tôm và nước vào đó sau đó dùng dây nấu điện để luộc tôm. Mọi người rất hứng thú với trò luộc tôm của tôi. Vài người khác đi mua bia và lén mang từ ngoài vào trong(vì sử dụng bàn ghế ở đây thì phải uống bia ở đây, không được phép mang bia từ ngoài vào), sau đó mua 1 ca bia, khi uống hết thì đổ bia từ dưới gầm bàn lên. Có người còn mang cả rượu. Buổi tối hôm ấy cực kỳ vui, xin lỗi với văn chương của tôi ko đủ khả năng tả được buổi tiệc ấy. Nhưng sau buổi ấy thì hình thành một thông lệ , tối nào mọi người cũng tụ tập tại điểm này.

+Ở đây có nhiều khách du lịch là nữ làm việc cho quán để có tiền đi du lịch tiếp. Họ rất hăng hái và thông minh trong việc kéo khách từ ngoài vào quầy Bar của Utopia . Ở đây buổi tối có trò múa lữa rất hay và tất nhiên là miễn phí và tùy lòng hảo tâm rồi. Ở đây tôi để ý có 1 người bảo vệ làm việc ca đêm nhìn không khác gì Lý Liên Kiệt. Đầu đinh , khá đẹp trai, thân hình vạm vỡ. Thủ pháp nhanh nhẩu.

+Nước uống ban đầu thì xin họ, nhưng xin nhiều lần họ không thích và kêu tôi phải mua , thế là tôi dùng nước tại bồn rửa mặt nấu sôi lên rồi để nguội.

+Ngay từ ngày đầu tiên tôi đi tôi đã thực tập bài học về niềm tin. Tức là KHI BẠN THẬT SỰ TIN BẤT KỲ ĐỀU GÌ THÌ ĐỀU ĐÓ SẼ THÀNH SỰ THẬT,NẾU ĐIỀU BẠN TIN PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY LUẬT TƯ NHIÊN_VŨ TRỤ. Thế là có câu chuyện này xảy ra:
.Khi đi tôi mang 1 đôi giày, nhưng đến bãi biển tôi cần 1 đôi dép cho tiện việc di chuyển. Thế là sau hơn 1 buổi chiều sử dụng năng lương của niềm tin tôi đã có 1 đôi dép miễn phí. VÀ tôi cũng áp dụng điều này cho việc an toàn khi đi du lịch. VÀ nó như thế nào tôi sẽ BẬT MÍ trong 1 bài viết sau.


+ Ở đây quen rất nhiều bạn và rất hợp nhau vì toàn là những tên đi bụi trường kỳ, cùng ý tưởng thì rất dễ hiểu nhau. Tại vì chúng tôi sẵn sàng đi xa hơn 1 km để tiếc kiệm 500R tức khoãng 2500VND. Cũng tại đây họ còn dạy tôi tiếng anh, thật tuyệt khi được học tiếng anh miễn phí. Nhất là cái giọng của anh chàng England nghe phê phê.


Chương sau: mua xe đạp và lên đường đi thailand. Bắt đầu cuộc hành trình qua 4 quốc gia bằng xe đạp.

ngaoca
14-05-2013, 14:12
Chương 2: Mua xe đạp và lên đường đi Thailand.

Thật ra thì ngay tại Utopia tôi cũng chưa quyết định điểm đến tiếp theo của mình, bởi vì tôi không muốn tạo ra 1 cung đường chi tiết rồi bó buộc vào cung đường ấy. Tôi là người yêu sự tự do mà. Thế rồi 1 sự kiện đã hướng dẫn cho biết tôi phải đi đâu.

Đó là khi tôi ở đấy được 1 tuần lễ thì 3 anh chàng cùng phòng cùng lên đường đi Thailand, trong đó có 1 anh chàng tên là Tomi đến từ Findland. Sau 1 đêm party gần như là sáng đêm tiễn 4 anh chàng lên đường tôi ngủ ngon đến tận quá trưa. Sau khi thức dậy, thì tôi phát hiện ra chiếc ví của anh chàng Tomi-đều này thật là tồi tệ cho anh ta.

Thế là tôi liên lạc qua facebook báo cho anh hay. Nhưng tôi không biết từ cái ví ghi sao cho dễ hiểu(gà tiếng anh mừ), tôi hỏi 1 người Hy Lạp (anh này nói tiếng Anh mà tôi cứ ngỡ anh ta nói tiếng Ả Rập), và dùng body langue để hiệu nhau, sao 15 phút tôi biết cái ví ghi là wallet đọc là “quá lịch”. Và thế là tôi gởi 1 tin nhắn với nội dung như sau.

• ZANY: Tomi you forget the wallet. keep it. where are you? You comeback for get it OR I go to place you stay. I will go to Thailand next week. your friend !!!
TOMI: Yeah! keep in touch here facebook. tommorror ok?
ZANY: ok! I have a problem with wifi in Utopia. I have a problem with BUGs in E DORM. Very much BUGS.
TOMI: ohh I know,say that to cleaner ladies so they clean E dorm
ZANY: I have finished change to D dorm. I am going to find old bicycle for cheap.
TOMI: good!
ZANY: I finished. To buy bicycle. Tomorrow. I ride to Trat
ZANY: Toni sent me again your address. I lose it.
• March 4 TOMI: n.p.2 guesthouse, very close to nightmarket
• March 5 TOMI: Im leaving to bangkok . Somehow later I need my wallet. Please take care of it
• March 7 ZANY: OoH TOMI. WHERE ARE YOU. 7/3. I'm KOH KONG. It's Boder Thailand. Waiting for me. I ride bicycle. Only 50km/day.
• March 11 TOMI: I'm @Bangkok, when are you here?
• March 12 ZANY: You comeback Trat. 16/3 meet you at TRAT ok? 0838874598 -this is my fone in thailand. call me 13/3 ok man
• March 13 ZANY:Tomi ! I meet you at where ??? I'm Trat-Thailand. i ride bicycle !!! my phone 0838874598. I must go to Chiang Mai from Trat by bicycle !!! Come on and meet me quickly !!
TOMI: I'm heading to siem reap, cambodia. When you are at Bangkok? Apple 2 guesthouse can take my wallet to safe. ok?
• March 14 ZANY: MAMA apple 2 guesthouse??? That right?
• March 15 TOMI: Apple guesthouse 2 mama
• March 16 TOMI: how are you?
• March 16 ZANY: I am near Pataya abount 30km north ahead
• March 17 TOMI: okey, you go bangkok?
• March 20 ZANY: hi Tomi
TOMI: hi! how are you?
ZANY: very good . for me ask. when you go to Lao?
TOMI: not sure . where are you?
ZANY: and you stay at where in Lao?
TOMI: no idea . really I dont know where I go
ZANY: 10/4 i'm in Vientiane - Laos
TOMI: where are you now?
ZANY: Bang Phar –Thailand near pattaya 30km wwoof.org i enjoy this free for food,drink, sleeping,internet
TOMI: Are you going to Bangkok?
TOMI: really? wow!
ZANY: and work 5day/week
TOMI: ahaa
ZANY: 5,5h/day
TOMI: what kind of work?
ZANY: Volunteer-farm-very easy
TOMI: sounds so nice but yu go to bangkok?
ZANY: not sure may be no go to bangkok
TOMI: okey, anyway I will catch you somewhere
ZANY: form here i go to Laos by Train
TOMI: I mean, we will see anyway someday . okey
ZANY: OMG. how long for your trip? my trip is 10 year.
TOMI: I dont know, maybe whole life , maybe my too
ZANY: kakakakakaka
TOMI: kakakak
ZANY: i like it
TOMI: me too
ZANY:okey see you at Laos
TOMI: ye
ZANY: i want go to Laos, comback Thai at Chiang Mai and then go Myanmar and then i go India
TOMI: wow!! sounds very cool!
ZANY: 1 year after i want go to europe
TOMI: veeery expensive place
ZANY: i'm volunteer. no need much money for travel. i think so
TOMI: before you go europe, do reasearching as much you can! everything cost much there
ZANY: ok thanks!
• March 29 ZANY: Where are you? I'm Vientane - Lao
I'm must go to China or Myanmar. You come to Vientane quickly !!!!
• March 30 TOMI: no money to come Vientiane Please post my wallet to Bangkok (Apple guesthouse 2 mama) PLEASE BRO!
ZANY: I go with bicycle. Can't. Go to Bangkok . Where are you?
• March 31 TOMI: I'm Siem Reap, Cambodia.. My backpack is bangkok (APPLE guesthouse 2 mama) Just send my wallet to bangkok guesthouse, post it Please
• March 31 ZANY: How long for your trip? Next time 6 months. I go to Bangkok. Can you wait me?
• April 1 TOMI: I really need it! Why you dont post (go to post office and send) it to Bangkok????
ZANY: Oh good idea I will try. I comeback. Thailand. And try it for you
• April 1 TOMI: Send it from Vientiane! Thank you!
• April 2 ZANY: I don't know how to send. Can you show me
• April 2 TOMI: go to Post-office, that's it. They will help you!
• April 12 TOMI: hey bro! where are you?
• April 13 ZANY: Near 60km from Nong khai
• April 18 ZANY: I had sent your wallet to MaMa. Bkk
• April 18TOMI: Really, thank you bro, I miss you crazy man
TOMI: You are so kindly man! I got my wallet, it was all ok! Thank you VERY MUCH!!!
• May 5 ZANY: You are welcome !!!


Đây là tất cả hội thoại của tôi và Tomi từ lúc cậu ấy đi đến lúc cậu ấy nhận đước ví. Và tất nhiên tôi cảm thấy hạnh phúc khi làm việc tốt ấy.

Đọc những dòng trên có lẽ 1 người rành tiếng anh sẽ bật cười với với tiếng anh cùi bắp củi tôi. Nhưng xin thưa rằng cái vốn ấy tôi mất 10 năm trời ở cái nên giáo dục VN đấy các bạn ah !
Chắc có lẽ tôi không hợp lắm với nền giáo dục này, và gần đây tôi phát hiện ra cũng có người cùng tư tưởng như mình.

SỰ TRĂN TRỞ CỦA MỘT KẺ LƯỜI BIẾNG
http://www.youtube.com/watch?v=JQrH-6Ee854

Trở lại câu chuyện chính vì Tomi bỏ quên ví và anh ta đã đi Trat-Thailand nên tôi quyết định đi Trat. Nhưng thiết nghĩ để giảm chi phí cho các phương tiện di chuyển nên tôi quyết định mua xe đạp tại Shihanoukville.

Thế là trong 3 ngày tìm kiếm xe đạp tôi cũng mua được 1 con xe bằng sự trao đổi như sau: 25 USD+1điện thoại Trung Quốc hư 1 chấu sạc+1 sim Cambodia-metfone=1 xe đạp sườn ngang có đề trước sau+ống bơm xe+dụng cụ sửa xe+dây gàn. Nhưng cái giá phải trả là đi bộ 10km/ngày x 3 ngày dưới cái nắng nóng để trả cho bằng được cái giá đó (tiết kiệm mà lị). Ban đầu họ đòi 60USD cơ.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104748_zps46cdef3d.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104748_zps46cdef3d.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104741_zps5f8f47e5.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104741_zps5f8f47e5.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104732_zps52970254.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104732_zps52970254.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104728_zps2222bb79.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104728_zps2222bb79.jpg.html)
Bãi biển Shihanoukville

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091538_zpsbd04e258.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_091538_zpsbd04e258.jpg.html)
Vợ yêu của tớ.


Thế là trưa ngày 03/03 sau khi thanh toán tiền phòng tôi lên đường đi KohKong, biên giới Thailand and Cambodia với cuốn Lonely Planet SOUTH ASIA tôi lấy ở Utopia và tất nhiên là với sự đồng ý của họ.


Kỳ tới: Đường đến Koh Kong-một hành trình thú vị và đầy tính phiêu lưu. Và cố gắn cập nhật hình ảnh cho các bạn.

ngaoca
14-05-2013, 20:48
Do mỗi bài chỉ post được 7 ảnh nên mình xin post thêm ảnh.
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_100214_zps9dbe2d7b.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_100214_zps9dbe2d7b.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_102235_zps12d7a6a4.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_102235_zps12d7a6a4.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_103745_zps558f3044.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_103745_zps558f3044.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_103937_zpsd74e220e.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_103937_zpsd74e220e.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104007_zps2c435c4a.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104007_zps2c435c4a.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104048_zps9da5ce10.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130303_104048_zps9da5ce10.jpg.html)
Cảnh các con đường . ngôi chợ, tượng sư tử giữa ngã tư.

ngaoca
14-05-2013, 21:33
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/IMG_20130417_094446_zpsbd194caf.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/IMG_20130417_094446_zpsbd194caf.jpg.html)
Tôi đã gởi bưu điện cho cái ví của Tomi.
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/IMG_20130514_210925_zps8ecf8570.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/IMG_20130514_210925_zps8ecf8570.jpg.html)
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/IMG_20130514_210956_zps0d7b1f42.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/IMG_20130514_210956_zps0d7b1f42.jpg.html)
Bức thư tình tôi nhặt được nó là tâm sự của anh chàng người England với cô gái người Cam.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/IMG_20130331_030318_zps0b244696.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/IMG_20130331_030318_zps0b244696.jpg.html)
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/IMG_20130331_030308_zps0caea81f.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/IMG_20130331_030308_zps0caea81f.jpg.html)
Địa chỉ nơi tôi mua xe đạp từ 1 người Cam rất ư là thân thiện. sau khi biết tôi đi bộ 10km 1 ngày để trả giá. anh chấp nhận sự trao đổi. Anh còn chở tôi về Utopia để lấy sạc và anh nói rất nể phục tôi. Khi lên đường tôi có ghé tiệm xe đạp để từ giã anh, anh có chụp hình và hứa sẽ gởi lên facebook nhưng sao chờ hoài không thấy.huhu

hoangvanphuong75
15-05-2013, 11:09
Anh đọc được chia sẻ của em thấy cũng thú vị, và mừng là em đang ở Hanoi. Nếu có thể dừng thì em hãy ở HN, kiếm được kha khá rồi mới tính đi China. Còn nếu vẫn nhớ thì 3 nước Cam-Laos-Thai còn nhiều nơi khám phá. Đừng như mấy anh Tây trắng, họ khác mình em à. Hãy chuẩn bị kỹ hơn khi bước vô China rộng lớn.

ngaoca
15-05-2013, 14:17
Anh đọc được chia sẻ của em thấy cũng thú vị, và mừng là em đang ở Hanoi. Nếu có thể dừng thì em hãy ở HN, kiếm được kha khá rồi mới tính đi China. Còn nếu vẫn nhớ thì 3 nước Cam-Laos-Thai còn nhiều nơi khám phá. Đừng như mấy anh Tây trắng, họ khác mình em à. Hãy chuẩn bị kỹ hơn khi bước vô China rộng lớn.
Em cảm ơn anh đã quan tâm. Cho em hỏi mấy anh Tây trắng khác gì mình nhiều vậy anh?

ngaoca
15-05-2013, 14:17
Kỳ 3: Đường đến Koh Kong-một hành trình thú vị và đầy tính phiêu lưu.
(mình đổi từ chương thành từ kỳ).

Lần đầu ngủ lều trong chùa.

Ngày đầu tiên bắt đầu đạp xe, chưa quen với xe đạp lắm, tôi cố gắn đạp thật chạm để giữ sức, cứ đi gặp ngã 3 ngã 4 thì hỏi người địa phương “Koh Kong (đọc là Cò Con) nơi na?” Đạp khõang 30 phút thì ra khỏi thành phố, cảm giác 1 mình đạp xe và nhất là không ở tại nước mình làm tối nhớ đến sư phụ và hiểu cảm giác ấy. Khu này có 1 khu công nghiệp và cảng nên khá nhiều xe Container, tôi phải cẩn thận khi xe ben, xe container, người Cam lái xe chẳng thua kém VN nhiều đâu. Đường lên xuống nhiều dốc nên tốc độ di chuyển không cao.

Đi được khoãng 20km-5h chiều trời quần mấy đen chuyển mưa, và khi bắt đầu có những hạt mưa đầu tiên cũng là lúc tôi nhìn thấy 1 ngôi chùa. Thật may mắn, tôi vừa dẫn xe vào chùa thì trời mưa to. Tôi ngồi trên băng ghế đá đục mưa cùng 1 cặp vợ chồng cùng 1 em bé chừng 4 tuổi, và 1 người đàn ông trung niên khác. Mưa dai dẵn, và tôi nghĩ rằng tối nay mình nên ngủ tại đây, lúc ở Viêt Nam tôi có mua 1 chiếc lều từ anh Lộc của leuviet. Và đây là lần đầu tiên tôi sư dụng nó.

Tạnh mưa, tôi đến gặp 1 vị sư trong chùa chắp tay , gật đầu và nói “ Xua sờ đây, lục bon, K-nhum choan tơ đê nơi ni pàn tê?” Ông ta chỉ tay vào 1 vị sự khác ngụ ý là hỏi ông ta. Tôi đến chào và lặp lại câu hỏi, sau khoãng 3 phút, Kh-mer, English and body langue. Vị sư gật đầu. Tôi hớn hở cười và nói “O kun lục bòn”.

Tôi về chỗ xe đạp của mình thấy mấy chú tiểu hiếu kỳ quây quanh chiếc xe tôi nhin một cách say xưa. Trong đó có 1 chú mắc bệnh hiếu động nói luyên thuyên, tôi đớt đát tiếng kh-mer làm cà đám cười rần. chúng nó nhìn tôi vụng về dựng lều. Đang dựng lều thì có tiếng trống, bọn trẻ tập trung vào lớp học, ở đây trường nằm luôn trong chùa. Tôi dựng liều khóa xe đạp bên ngoài mang đồ vào trong thì trời mưa to. 10 ngày tôi ở Shihanoukville toàn nắng gay gắt hôm nay lại mưa rất to cảm giác rất mát và có chút lành lạnh. Mệt mỏi vì đạp xe chưa quen tôi ngủ ngon lành trong lều.

Tối khoãng 9h tối tôi đói bụng, trời cũng tạnh mưa, tôi đến chỗ mấy chú tiểu và hỏi “ hộp bai nơi na?”. Mấy chú nói gì đó tôi không hiểu lắm nhưng biết được hướng mấy chú chỉ và nghe từ “ngai” và tôi đoán nó ko gần. Một chú nói “Hộp mì tê?”. Tôi nói “Kh-nhum miên, O-kun”. Tôi về lều mấy chú theo tôi thấy tôi có mì mấy chú nói gì đó rồi súm nhau bỏ đi. Tôi nằm một chút rồi định lấy mì ra ăn sống. vừa xé gói mì thì nghe mấy chú tiểu gọi tôi “ you,you....” . Tôi ra khỏi lều và hết sức bất ngờ khơ thấy mấy chú mang nước sôi đến cho tôi. Tôi nấu mì và cùng mấy chú ngồi băng ghế đá có bàn và mái che. Mì chín tôi mời mấy chú cùng ăn nhưng ai cũng lắc đầu, tôi sực nhớ, các vị sư theo phật giáo nguyên thủy không ăn buổi chiều và tối.

Một sư khác khoãng 16,17 tuổi đến sau khi bắt chuyện hỏi thăm làm quen. Chú đưa tiền cho 1 chú tiểu nhỏ hơn chạy đi đâu đó. Và 5 phút sau tôi hiểu ra và rất cảm động, chú tiểu lớn này muốn mời tôi 1 lon nước ngọt, và còn tặng tôi mấy gói mì. Sau đó tôi dạy họ, tiếng Anh và số đếm tiếng Việt theo giọng miền Tây. Đôi khi có 1 người lặp lại sai cả bon cười ầm ầm rất vui. Trong buổi nói chuyện ấy thỉnh thoảng tôi có cảm giác như 1 ông thầy giáo đang dạy lũ học trò.
Tôi:”Bốn năm sáu”
Cảm bọn lặp lại:”Uốn lăm gáu”.

Nói chuyện trao đổi ngôn ngữ hơn nữa tiếng thì có tiếng chuông, thế là họ phải từ giả tôi về ngủ theo qui định của chùa. Tôi vào lều nghĩ ngợi, hài lòng với quyết định chu du bằng xe đạp của mình. sau đó thì ngủ ngon. Lúc nữa đêm trời tiếp tục mưa to nước rỉ vào lều. Tôi phải dậy dùng giấy lau nước rồi trải chiếc võng ngủ tiếp đến sáng.

mocnhan
15-05-2013, 15:31
Sư phụ mai danh ẩn tích lâu quá, đọc bài của đệ tử đỡ ghiền :)

Lame_Pham
15-05-2013, 15:37
:)). Anh Cường ơi viết nốt đi nào..........

ngaoca
15-05-2013, 16:21
tiếp kỳ 3...

Sáng tôi dậy sớm, dọn lều và tiếp tục đạp xe đạp khoãng vài cây số thì đến 1 thị trấn nhỏ ăn sáng. Đạp đến trưa thì tới 1 Khu chợ khá lớn gần ngã 3-một đường đi Pnom Penh, 1 đường đi Koh Kong. Tôi mua 5 ổ bánh mì, vừa đạp xe vừa gậm, khoãng 2h trời nắng gay gắt tôi và 1 quán nước có mái lá mua 600R đá bào-sirô, trưa nống ăn cái này khá sướng. Sau đó hỏi chị chủ quán, được sự đồng ý tôi nằm lăn ra bãi cỏ ngủ ngon lành.

30 phút sau dậy cảm ơn và tiếp tục đạp, tôi đạp rất chậm để giữ sức, khoãng 30 phút thì nghỉ 1 lần nhỏ 2h thì nghỉ 1 lần dài. Đến gần chiều trên một đỉnh đồi tôi thấy họ bán loại trái cây gì đó là lạ chua mua 2000R. Xuống dốc được vài cây thì tới ngã ba đi Koh Kong. Tôi dung lại ăn 1 dĩa cơm, gặp được 1 cụ khoãng 80 tuổi biết ít tiếng Việt. Trò chuyện với mọi người với sự thông dịch của cụ một hồi vui vẻ tôi hỏi cụ chùa ở đâu? Cụ nói đi về hướng Koh kong khoãng 5km.

Thế là từ giã mọi người rẽ trái ở ngã 3 đạp xe khõang 45 phút thì tôi cũng đến được ngôi chùa cụ chỉ. Cũng hỏi các vị sư về việc ngủ nhờ họ đồng ý và chỉ cho 1 chỗ, chỗ nầy nằm giữa chùa, có mái che, có giường, chiếu mùng. nhưng tôi thích ngủ trong lều hơn nên dựng lều. Sau khi dựng lều tôi đi tắm giặc đồ, quàn áo phơi trên nóc lều. Buổi tối mọi người đến chùa đọc kinh rất đông, tôi cũng lên chánh điện và cùng thực hiện nghi thức giống như họ. Và sáng hôm sau cũng vậy nghe tiếng đọc kinh tôi lên cùng thực hiện nghi thức. và trong suốt chuyến đi tôi nghe nhiều tiếng Pali nên bết chút ít và học thuộc lòng 1 câu niệm Phật nổi tiếng của ngôn ngữ Pali và nó giúm tôi tạo thiện cảm với người địa phương rất nhanh, đó là câu:

” Na mô ta xà pa ra qua tô a ra hà tô sam ma sam bút hà xa”.

Khi quan sát tôi hiểu thì ra hôm nay có 2 người xuất gia làm sư. Sau nghi thức họ bày đò ăn mời các sư. các sư ăn xong ban đò ăn đó lại cho người cúng dường và họ mời tôi cùng ăn. Tôi ăn no bụng và cùng dọn dẹp với họ.
Sau đó về cuốn lều và cảm ơn vị sư trưởng trước khi đi.

Đạp xe đến chiều trên 1 con đường ko có ngã rẽ-không cần hỏi đường có những đoạn tôi thấy cả làng có người Chàm-người theo đạo hồi. Đến chiều thì đến 1 đoạn khá thua dân cư và bắt đầu có dốc xuất hiện và tôi nghĩ cũng nên tìm chùa để tá túc nhưng càng đi thì đường rừng núi dốc đứng xuất hiện. Và tất nhiên tôi không thể đạp xe được ở những con dốc như thế này rồi, chỉ dắt bộ thôi. Đoạn này không thấy dốc xuống, toàn thấy dốc lên, không có nhà 2 bên toàn những biển cấm của BOOM. Trời chiều dần tôi có chút lo lắng, sau 1 h di chuyển được 2,5 km.

Tôi dùng lại nghĩ mệt, suy nghĩ, rồi cuối cùng quyết định dùng “phép màu” để vượt qua đoạn này chứ khống phí sức nữa. Thế là tôi đứng chờ xe tải có chổ trống thì ngoắc tay thế là sau 30 phút “phép mầu” đã xuất hiện, lần này tôi không ngoắc tay vì nó là 1 chiếc tải hạng cực nặng, xe chậm rãi chạy qua, tôi nhoẻn miệng cười, anh chàng lơ xe cười lại rất tươi. Không hiểu sao tay tôi giơ lên và ngoắc lại. Xe họ dùng lại. Một cảm giác mừng như bắt được vàng. Sau 2 phút chỉ chỏ- body langue mà. Thế là họ giúp tôi mang xe lên phía sau xe. Đó là một chiếc xe chở sắt cực nặng. Sau khi mang xe, họ ra hiều tôi lên phía trước ngồi. Anh tài xế khoãng 35 tuổi-tên Jea, chan chong đi cùng cậu lơ khoãng 17 tuổi -Xem most.

Tôi trò chuyện vui vẻ với họ bằng Tiếng Kh-mer, English, body, và thỉnh thoảng phải cần giấy viết, nói chung rất vui. Họ còn mời tôi thuốc hút và nước uống. Tôi rất cảm động khi nhận được 1 chai nước sâm từ họ, tôi còn giữa nó đến tận Laos để đôi khi mang nó ra để nói về lòng tốt của người Kh-mer. Nhưng do hành lý nặng nề tôi đã chụp hình và bỏ lại nó trên đường.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/IMG_20130320_024320_zps2d437587.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/IMG_20130320_024320_zps2d437587.jpg.html)

Xe chạy khá nhanh với đường dốc lên xuống gập ghềnh cảnh vật hùng vĩ hiện ra lúc chiều, đôi khi tôi phải há hốc mồn, wao wao liên tù tì làm anh tài hứng thú đạp ga mạnh hơn. Bạn cứ tưởng như bạn đang đi tàu lượn hoặc đang chơi 1 trò game với một phông cảnh hùng vĩ. Phải công nhận tay lái công này khá tài. Và đường dốc đến nỗi đôi khi chiếc xe phải bò bò chậm rãi.

Gió thổi man máng tôi chiều vào giác ngủ nhanh chớp nhoáng vì những con dốc đẩy xe. Đi giữa đường họ còn cho khỉ ăn và dùng lại 1 cái miếu để cúng. Lúc này tôi mới biết họ đi 2 xe cùng nhau. Còn một chiếc xe y chang như vậy chạy phía sau. Và cuối sau khoãng 3-4 tiếng đồng hồ thù tới Koh Kong. Lúc ấy tôi nhẹ nhõm vì nếu lúc chiều không có xe cho quá giang thì tôi sẽ như thế nào với đoạn đường núi hoang vu này đây. Nhưng có gì đâu an toàn là đều chắc chắn vì tôi có cây đũa thần của Hary Potter mà, có thể sử dụng “phép mầu” bất cứ khi nào tôi muốn.

Xe dừng lại ở 1 ngã 3, 1 đường vào thị trấn Koh Kong 1 đường đi đâu đấy, lúc ấy tôi muốn nói với họ tôi muốn theo họ và kết thúc hành trình tôi sẽ mua beer KLANG để đãi họ nhưng họ phân vân và cuối cùng là không đồng ý vì theo họ thì ngày mai tôi sẽ đạp xe trở về Koh Kong khá xa. Họ thật quá tốt !

Tôi nhìn về hướng đi Koh Kong trời tối đên mù mịt, tôi mở đèn pin của điện thoại, chạy khoãng 1 đoạn tôi có 1 cảm giác không an toàn nếu đi tiếp vì trời rất tối đèn pin tôi không đủ ánh sáng, và ven đường tôi thấy có xe gắn máy nhưng không có người,tôi dùng lại trong bóng đêm và suy nghĩ.....

ngaoca
16-05-2013, 16:31
Kỳ 4: Cuộc sống tại Koh Kong.

Sau vài giây suy nghĩ tôi quyết định quay lại ngã 3 vì cách đó không xa có 1 cây xăng, tôi sẽ ngủ tại cây xăng ấy. Tôi dựng xe đạp bên ngoài vào hỏi 1 người trong cây xăng, người này không hiểu được tôi muốn gì. Thế là tôi lấy giấy viết ra vẽ hình cái lều rồi chỉ vào cái lều của mình. Anh ta ah lên tiếng gật gật đầu ra bộ hiểu, rồi chỉ tay vào trong, chỉ vào 1 người đàn ông đang ngồi ăn cùng gia đình(chắc người này là chủ cây xăng).

Trong khi tôi làm động tác tương tự thì anh ta nói thêm vài câu gì đó với người này. Ông a suy nghĩ giây lát rồi lắc đầu và nói rằng xe ra vào không ngủ được, tôi cố giả thích rằng tôi chỉ cần 1 góc nhỏ, và vì trời quá tối tôi không thể đạp xe vào thị trấn. Ông ta lưỡng lự rồi ra hiệu tôi đi theo chỉ tôi vào 1 cái chòi lá bên hông cây xăng mà dựng lều, tôi gật đầu đồng ý và không quên cảm ơn “ Okun”. Tôi dẫn xe đến đấy và dựng lều, thật may mắn chỗ này là 1 bãy cát nên rất êm.

Dựng lều xong đâu đấy, tôi khóa xe đạp vào 1 cái cây. rồi mang mì tôm, tô và đũa ra cây xăng hỏi người đàn ông. Họ nói xa lắm, thế là tôi hỏi ở đây có nước nóng không? Họ bảo gì đó tôi không hiểu vì tiếng anh của họ rất khó nghe nhưng chắc do trình độ tiếng anh cùi bắp của tôi thì đúng hơn. Một lát sau anh chàng quay lại với 1 xoong nước sôi. Tôi cười và cảm ơn và hiểu ra câu nói của họ. “Take me five minute”. Tôi nấu mì, họ mang cơm, nước và tôi ra mời tôi “it free”. Tôi lại “Okun” và ăn hết thức ăn họ cho tôi. Trong khi ăn con ông chủ cây xăng khoãng 5-6 tuổi gì đó đến và thực hành tiếng anh với tôi, cậu bé khá dễ thương và năng động. Ăn xong tôi xin phép về lều ngủ.

Họ dặn đi dặn lại là không được hút thuốc và không qua khu vực cây xăng vào ban đêm. Tôi gật đầu “I'm sure!”.

Bên ngoài lành lạnh nhưng vào trong lều thì hầm và nóng. Hôm nay do đẩy xe qua những con dốc nên khá mệt nên tôi ngủ ngon lành mặc cho bên ngoài xe cộ vẫn chạy suốt đêm.

Sáng tôi dọn lều từ giã mọi người trong cây xăng rồi, phi về hướng Koh Kong. Đi khoãng 5-6 km gì đó tôi vào thị trấn thấy 1 quán đông người dân địa phương ăn sáng và uống cafe, tôi vào đấy ăn sáng, 1 tô cháo 3000R.
Tôi vào 1 tiệm internet để tìm thông tin về biên giới Koh Kong-Thái (bản đồ, cách qua biên giới, hàng hoa, giá cả,...) và gởi email về nhà giá internet là 2000R/h. Tôi ngồi được nữa tiếng thì có 1 anh chàng vào ngồi máy cạnh tôi. Anh ta chơi game , khoãng vài phút sau thì anh ta nghe điện thoại, cái giọng và ngôn ngữ anh ta làm tôi ngạc nhiên và vui vui.

Thì ra ra Cambochicộm, từ này tôi học được từ chuyến đi Phnom-Penh 5 ngày lần trước, người ta dung từ này để ám chỉ người Kh-mer sống tại miền Tây. Hơn 10 ngày không nghe tiếng Việt, tôi cảm thấy vui vui khi nghe lại tiếng Việt. Tôi bắt chuyện và hỏi anh ta về nhà trọ giá rẻ ở đây và được biết là hostel mà anh ta biết thì rất đắt còn nhà thuê thì rất rẻ. Phòng trọ trước anh ta ở là 30 USD, phòng hiện tại là 50 USD. Thế là tôi hỏi vậy chỗ anh còn phòng không? Anh ta nói hết phòng rồi. Tôi mạnh dạn hỏi “vậy phòng anh ở mấy người?”
“Chỉ mình tôi”, anh trả lời.
Tôi bạo hơn “vậy cho tôi ở cùng được không? tôi trả anh phân nữa số tiền”.
Anh suy nghĩ chưa đầy 1 giây rồi trả lời “ Cũng được, có gì đâu, mình là người miền Tây hết mà.” Tôi yêu người miền Tây quá đi.
Tôi đi ăn cơm sau đó quay lại và cùng về phòng trọ, phòng khá rộng và sạch sẽ.
“Ok, tôi trả anh mỗi ngày 1USD anh đồng ý chứ?”
“Sao cũng được”.
Sau đó tôi mượn cmnd của anh bạn chụp hình lại, rồi đưa bản pho to passport cho cậu ta. Nó giúp hết tất tần tật mọi nghi ngoặc rào cản của 2 kẻ xa lạ.

Quan niệm của tôi:” Bạn có quyền táo bạo, nhưng phải khôn ngoan trong táo bạo đó”.

http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/slideshow/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/Koh%20Kong
Trong slideshow này có tất cả các hình ảnh của bài này, vì diễn dàn bị giới hạn số lượng ảnh nên tôi nghĩ ra cách này.


Ở với anh ta vài ngày thì tôi nghĩ tôi thích cái tính hiền hiền, thông minh, dễ chịu của cậu ta mất rồi. Lý do tôi muốn ở đây lâu lâu vì tôi muốn kiếm 1 công việc gì đó làm để bổ sung tài chánh. Và cũng muốn tranh thủ nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe vì tôi là người có thể trạng kém, sức khỏe yếu nên vài ngày đạp xe tôi cảm thấy mình bị cảm nhẹ. Thế là tôi ở đây liên tù tì 1 tuần lễ luôn.

Trong thời gian ở đây tôi viết bài cho báo Saigontimes, mua kim chỉ tạo ra cái mền theo phong cách mấy chú Tây balo.

Trong thời gian đó tôi có dành 1 ngày đẹp trời qua Thái để xem biên giới như thế nào rồi quay lại trước khi qua chính thức, trong ngày đó tôi còn đi đến bãi biển Koh Kong, đến 1 vài ngôi chùa, chụp hình với đội phượt moto của Thái sang Cam và nhiều nơi mà khách du lịch không có và thậm chí dân địa phương cũng chẳng biết nó ở đâu.
Bạn nào có đi Koh Kong thể tìm kiếm những chỗ khá đẹp và yên tĩnh này nhé. Khi trở về từ biên giới tôi giới thiệu cho anh bạn cung phòng 1 ý tưởng kinh doanh và anh ta rất thích thú với nó. Đó là nguồn hạt đều rẻ mạt ở gần biên giới.

Tiện thể tôi nói luôn kinh nghiệm qua giới này luôn. Nếu từ Cam bạn sẽ bị cảnh sát kêu bạn qua hỏi bên Thái có cho qua hay không, nếu họ cho qua thì quay trở lại họ mới đóng dấu xuất cảnh. Thế là do lần đầu tôi không biết nên cũng chạy qua Thái và hỏi rồi quay lại. Họ ngần ngừ không chịu đóng dấu mà hỏi “chắc không”, tôi bực mình gằn giọng “chắc”. Thế là họ đóng dấu mà vẫn chừng chừ ko chịu đưa lại passport mà nói gì đó, tôi không hiểu hết nhưng cũng đoán được đại ý là “ có lấy tiền thằng này không?” vì tôi nghe được từ “lúi”, “tê”. Và rồi chuyện gì đến cũng đến , “đóng tiền, 100 bath” họ nói bằng tiếng việt. Tôi cười khẩy, lắc đầu, nhìn thẳng vào mắt họ và gằn giọng nói “Việt Nam, Không Visa, Không tiền”. Họ nhìn nhau rồi đưa lại passport cho tôi.

Tôi đẩy xe đạp qua cửa khẩu bên Thái ở đây có 2 anh chàng đến chài mòi đòi ghi giùm thông tin để lấy tiền, thôi đi con, ông mày tuy dốt tiếng anh nhưng có mang theo từ điển đấy. Thế là ngồi tra từ điển và điền thông tin. Chỉ tra có 1 lần mấy lần sau thuộc lòng nên không cần phải tra lại nữa. Nói đi phải nói lại mặc dù không lấy tiền được tôi nhưng khi tôi mượn bút, anh chàng vẫn vui vẻ đưa. Thích cái tính này của người Cam và người Thái nè.

Thế là họ đóng dấu sau đó tôi đẩy xe đi vài mét thì một tiếng còi lớn vang lên, 1 anh cảnh sát chặng tôi lại, không cho qua......

ngaoca
17-05-2013, 10:37
Tiếp kỳ 4:

Trong khi lơ ngơ không biết phải làm gì, thì anh chàng làm nghề ghi thông tin cho khách ngoắc tôi lại và ra hiệu đi lối khác. Tôi vòng xe lại đi về phí bên trái đường , đến đây mới sực nhớ ra rằng Thái Lan đường đi bên trái. Thế là tôi đạp xe đi về phía trước, một đoạn đường đồi núi chập chùng hiện ra, đường bên Thái tốt hơn Cam nhiều.

Đi khoãng 1-2km tôi rẻ phải vào một đường mòn dẫn xuỗng bãi biển. Tại đây tôi cấm lều, ăn uống, đọc sách trên 1 bãi biển nhỏ , đẹp ngươi không có người. Gió biển thổi vi vu, tôi đánh 1 giấc đến chiều.

http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/slideshow/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/Koh%20Kong/Koh%20Kong2

Bãi biển Koh Kong, biên giới Thái-Cam, bãi biển vắng bên Thái nơi tôi cắm lều.


Sau khi dậy tôi cuốn lều trở về lại Cam, lần này tại biên giới cũng với cái trò vòi tiền, nhưng biết luật rồi không dễ lấy tiền tớ đâu mấy chú công an Campuchia ah. Nhưng lúc ở biên giới tôi để ý người Việt mình khi đi khi luôn hối lộ và nhờ người ghi hộ thông tin.

Trên đường về tôi ghé mua đào, một bọc đào ăn không hết chỉ với 500R. Tôi ghé bãi biển Koh Kong, bãi biển này thì không đẹp , dơ vì bùn. Nhưng ngắm mặt trời lặn ở đây khá tuyệt vời.

Sau đó tôi đạp sâu vào làng gần bãi biển khi trở ra thì trời tối và đường thì xấu tôi khá vất vả để vượt qua đoạn đường này. Về đến nhà thì mệt mỏi, tắm rửa rồi làm 1 lon KLANG rồi ngủ ngon.

ngaoca
17-05-2013, 11:30
DO MỘT SỐ GÓP Ý TÔI THAY ĐỔI PHONG CÁCH VIẾT, SẼ KHÔNG VIẾT CHI TIẾT MÀ CHỈ VIẾT NHỮNG VẤN ĐỀ, NỔI TRỘI MÀ ANH EM QUAN TÂM.

Kỳ 5.
Chuyện ở Koh Kong còn nhiều nhưng, tôi không nhớ rõ chi tiết, có thể sẽ bổ sung sau.

Trưa ngày 13/03 tôi từ giã anh bạn cùng phòng lên đường đi TRAT-Thailand. Tôi đạp xe qua biên giới, lần này thì cũng không tránh khỏi phiền tối, vòi tiền nhưng với kinh nghiệm có sẵn thì cũng dễ dang giải quyết.

Đường từ Koh Kong đến TRAT nhấp nhô lên rồi xuống như rất tuyệt vời ở chỗ vừa xuống dốc thì theo quán tính xe lại lên được 2/3 dốc vậy là chỉ cố đạp một chút là lên đến đỉnh dốc. Không tốn nhiều sức mà di chuyển không cực chậm như cái dốc bên Cam.
Khi thả dốc gió thổi lồng lộng, bên tay trái là biển mênh không, không uổng công mua xe đạp tí nào. Khà khà bây giờ tôi là tín đồ của giáo phái Tự Do.


Đạp đến chiều thì tôi đến thấm mệt và tìm chỗ ngủ. Cuối cùng tôi cũng tìm được 1 chỗ lý tưởng đó là nhà chờ xe bus của Thái và tại đây có nhiều người bán hải sản gần 10 quầy lớn bán đủ loại.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Trat/IMG_20130312_093529_zps6d31c68c.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Trat/IMG_20130312_093529_zps6d31c68c.jpg.html)

Tôi soạn đồ nghề nấu mì rồi đi xin nước sôi nấu mì. Người Thái cực kỳ tốt, cho tôi thêm cơm và nước uống. Tôi giăng cái võng ngủ ngon lành tới sáng.

À ở đây có 1 hiện tượng lạ đó là khi no bụng trở về chỗ xe đạp tôi thấy 1 lượng kiến cực lớn bu lấy nảy chuối mà tôi mua trên đường. Sau đó tôi vừ đạt cái tô vừa ăn mì xuống thì 2 phút sau quay lại nhìn cái tô tôi vô cùng ngạc nhiên, tô đầy kiến , không tin được tụi kiến di chuyển nhanh chóng đến thế. Và sáng khi thức dậy tôi ngạc nhiên khi thấy cái tô đầy cát.

http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/slideshow/Trat

Toàn bộ ảnh trên đi từ biên giới đến Trat.

tikinrock
17-05-2013, 12:31
Hành trình của bạn hay lắm, rất mong bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình!

ngaoca
17-05-2013, 14:46
Tiếp kỳ 5.
Sáng dậy tôi tiếp tục đạp xe đi Trat.

Trên đường đạp xe tôi có qua 1 trạm lính gác họ xem giấy tờ, hỏi tôi đi đâu rồi vui vẻ cho qua. Khi mệt tôi hay ghé chùa tìm 2 góc cây giăng võng ngủ. Tôi còn thấy người Thái trao đổi hàng hóa và cách để hàng hóa lúc trao đổi thật là bất ngờ vì hình như họ không sợ mất hàng hóa khi quăng nó giữa đường. Chính xác đó là sầu riêng. Họ mua , trả tiền rồi quăng nó vào lề đường rồi bỏ đi-thật quái lạ.

Và chiều đó tôi đã tới 1 ngôi chùa nhìn từ xa rất đẹp và hoành tráng thế là tôi đạp xe vào chùa chơi. Chùa rất rộng nhưng khá là vắng người. Có ngon tháp rất cao và đẹp.



Nghỉ ngơi, tham quan chùa xong tôi thấy vẫn còn sớm nên tiếp tục đạp xe đến một thị trấn nhỏ cách Trat khoãng 20 km. Tôi vào 1 ngôi chùa xin ngủ nhờ. Tôi dựng lều, tắm rửa. Ra đầu hẻm chùa đối diện chợ xin nước sôi nấu mì. Tôi có sử dụng dịch vụ internet. Tôi vào tiệm net và mất khoãng 15 phút thì mới làm cho họ hiểu tôi cần gì và tôi phải làm gì để sử dụng được internet. Ở Cam thì rất giống Việt bạn cứ vào sử dụng và trả tiền sau. Nhưng ở Thái thì bạn phải mua 1 cái thẻ giấy trước rồi mới sử dụng. Trong đó có thông tin user và pass bạn cứ đến bất kỳ máy nào trống và đăng nhập.
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/IMG_20130517_140804_zps8bcc6bb6.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/IMG_20130517_140804_zps8bcc6bb6.jpg.html)
Cái thẻ giấy.
Phong cách tiệm net rất khác. Hiện đại sạch sẽ, có máy lạnh. Ghế ngồi giống như ghế giám đốc rất sang trọng và khoa học. Tôi sử dụng internet để liên hệ về với gia đình và WWOOF.org và tôi biết được điểm đến của tôi BANG PHAR-CHONBURI.
Tôi về lều ngủ, sáng dậy vào chánh điện cùng thực hiện nghi thức Phật giáo và ăn uống cùng mọi ngừoi , đồ ăn nhiều và ngon. Khoãng 10 loại đồ ăn, có nước uống và đồ tráng miệng hoành tráng như ăn tiệc cưới.

Sau đó tôi thấy có nhiều người đến chùa tôi nấng ná xem coi có chuyện gì. Thì ra người Thái đang tập huấn về cách phòng cháy chữa cháy. Họ gom người dân vào chùa nói lý thuyết xong có ăn uống miễn phí-họ tốt bụng cho tôi 2 phần ăn no nê. Sau đó họ thực hành tạo ra lửa thật bằng xăng, bình ga xì lửa lớn và mọi người thay nhau dập lửa sức nóng của lửa rất kinh khủng tôi đúng cách xa 15m mà vẫn bị sức nóng áp vào mặt. Đúng là cách giáo dục rất thực tiễn. Không có lý thuyết suông như Việt Nam mình.

Đến trưa tôi rời khỏi Trat và tiến về Chanthaburi. Đi khoảng xế chiều trong đầu tôi chợt lé lên một ý tưởng, đó tại thử trãi nghiệm xin đi nhờ xe(xin quá giang). Tôi dựng xe bên lề tháo hết hành lý xuống. Bước ra đường và giơ ngón tay cái ra như hình mô phổng sau.


https://du-lich.chudu24.com/f/m/1206/28/h3.jpg


http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/slideshow/TRat%202

Tất cả hình ảnh về chương 5 các bạn xem ở đây.

ngaoca
17-05-2013, 16:42
Kỳ này: 2 cuộc quá giang người cùng xe đạp - 1 đêm ngủ cùng vài người chết.


Thế là với sự kiên nhẫn sau 2 lần quá giang tối hôm đó tôi cũng đến được Chanthaburi.

Sau chưa đầy 5 phút giơ tay 2 chiếc xe 4 chỗ dừng lại nhưng họ không thể chở tôi cùng xe đạp.
Lần quá giang thứ nhất 1 : một chiếc xe bán tải mới toan dừng lại sau, anh chàng nói tiếng anh khá sỏi, tôi để xe đạp đằng sau và ngồi đằng trước cùng anh, anh đưa tôi đến 1 trạm xe khách cách đó 5-10 km(tôi ko nhớ rõ) gì đó rồi dừng lại.
Ở Thái xe bán tải rất nhiều, rất thông dụng.

Lần quá giang thứ hai: tôi quá giang được khoãng 45 km đến luôn trung tâm thành phố Chanthaburi luôn. Lần này tôi và xe đạp cùng ở phía sau. Tôi ngã người ngắm bầu trời đầy sao. Gió thổi lồng lộng

Hai cuộc quá giang đậm chất phiêu lưu và mạo hiểm nhưng đầy thú vị, vì đây là lần đầu tiên tôi xin quá giang ở 1 đất nước xa lạ. chưa có kinh nghiệm gì trong việc này và trước đây cũng chưa đọc bài viết nào nói về việc này. Chỉ đơn thuần là sáng tạo, hành động và cái quan trọng ở đây là bạn phải biết đặt niềm tin vào 1 người xa lạ.

Xe dừng lại tại 1 thành phố xa lạ, Lonely Planet không có bản đồ của thành phố này. Tôi cảm ơn chàng trai vừa cho mình quá giang rồi hỏi anh ta: “ wat ù thi nạy?”. Đi thẳng cuối đường quẹo trái đi 500m là tới.
“Khợp khuôn khập!” tôi nói rồi giơ tay từ giã anh chàng tốt bụng.


Tôi tìm đến ngôi chùa xin họ ngủ lại nhưng họ từ chối và giớ thiệu tôi đến chỗ khác cắm lều. Tôi đi theo hướng họ chỉ và thấy 1 công viên, ah thì ra họ kêu mình vào công viên cắm trại mà ngủ, nhưng khi ngồi đó và quan sát thì tôi mới hiểu ra thì không, họ muốn chỉ tôi đến 1 ngôi chùa khác thế là đạp vài chục mét từ công viên cạnh bờ sông tôi đến 1 ngôi chùa.

Vào chùa tôi thấy khá đông người, có nhiều thức ăn. Tôi xin thức ăn và họ cho tôi rất nhiều và rất nhiệt tình. Họ hỏi thăm và khăm phục tôi về hành trình. Tôi ăn no nê, đánh răng rồi kiếm 2 góc cây giăng võng ngủ ngon lành. À khi quan sát tôi mới biết đây là 1 đám ma. Và xung quanh cũng có nhiều cỗ quan tài, thì ra người Thái mang người chết vào chùa cầu nguyện sau đó thêu luôn tại chùa.

Thôi tớ đi ngủ nào hẹn gặp bạn kỳ sau.

ngaoca
17-05-2013, 20:23
Hành trình của bạn hay lắm, rất mong bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình!
Cảm ơn bạn ! Mình sẽ tin là mình làm đươc.

ngaoca
18-05-2013, 11:14
Kỳ 7: Tìm đường đến WWOOF.
Sáng tôi cuốn võng, rồi đạp xe ra khỏi thành phố vừa đi vừa hỏi, Pattaya hoặc Chonburi vì tôi thấy chỉ có 1 con đường duy nhất ra khỏi Chanthaburi vầ về 2 thành phố này. Đạp đến trưa, tôi ghé vào 1 ngôi chùa chờ mấy sư ăn xông, nhảy vô xin ăn cùng mọi người. họ còn cho tôi thêm đồ ăn để mang đi. Ăn xong tôi ra 1 căn nhà mái vòm gần cỗng , chỗ có người vô gia cư cắm trại, giăng cái võng ngủ trưa.

Đạp xe đến tối tôi cũng đến được ngã ba Rayong-Chonburi. Ở đây, tôi ngủ ngay tại ngả 3, gần đồn cảnh sát. Và ở đây, tôi phần vân không biết nên đi đường Pattaya hay đi thẳng đường Chonburi. Nhưng thôi đã hứa với người Mỹ thì phải đến đúng lời hứa. Thật ra tôi đến Chonburi để làm tình nguyện viên. Nơi đây tôi làm việc không lương nhưng có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ tốt. Như vậy ssos tiền hạn hẹp của tôi sẽ không vơi đi nữa. kaka. Tôi biết thông tin này là nhờ Trang-HN:

http://minhtrangdao.wordpress.com/category/travel/low-cost-travel-tips/

Ngủ tại đồn cảnh sát cũng không tệ lắm. Cảnh sát Thái cũng dễ thương không vòng vo dò xét gì cả.

Sáng dậy tôi đạp xe đến gần chiều thì nãy ra 1 ý định, ở đoạn này đã qua khúc có biển, chả có cảnh gì đẹp, thôi không đạp nữa, xin quá giang đi cho nhanh, đến bãi biển Chonburi tắm cho đã. Thế là gần 1h đồng hồ đứng ra dấu mà không ai cho cả huhu. Sau đó mới suy nghĩ tại sao họ không dừng lại hoặc hay quan tâm đến ký hiệu mình như lần trước nhỉ. Và cuối cùng bài toán cũng được giải. Tời ơi ! sao mình ngu vậy cà, đây là đường cao tốc họ chạy rất nhanh, khi nhin thấy mình họ đã chạy huốt qua 1 đoạn rồi và nhìn kí hiệu cũng không rõ ràng, vậy sao mà dừng lại được. Thế là thua keo này tôi bày keo khác, không xin được ngoài đường thì vào thẳng cây xăng mà xin.

Quả nhiên trời không phụ lòng người vào cây xăng 15 phút, thế là có người cho tôi quá giang. Người Thái tốt thật, mặt dù xe họ đầy đồ vậy mà vẫn gán đẩy xe tôi vào.

Tới Chonburi họ hỏi tôi đi đâu vì họ đi Bangkok, tôi thì muốn tới Bang-Phar, nơi tôi muốn là tình nguyện nhưng không biết diễn tả sao cho họ hiểu. Thế là họ nói tên 1 địa điểm gì đó ở Chonburi và tôi gật đầu đại. Vì với tôi tới bất kỳ chỗ nào cũng vậy. Thế là họ chạy 1 quãng khá xa từ ngã 3 mà họ phải rẽ đi Bangkok để đến 1 bãi biển. Tới nay, tôi rất ngạc nhiên, sung sướng, luôn miệng cảm ơn họ. Vì tôi mà họ đã phải đi thêm 1 quãng đường dài hơn 50km. Thật không thể tưởng tượng được lòng tốt của người Thái. Thế là tôi đạp xe cặp theo bãi biển ngắm người ta bay lượn-lần đầu tiên trong đời tôi thấy cảnh tượng này, 2 cánh đều khiển trái phải trên đầu, 1 động cơ sau lưng, trong tư thế ngồi, họ bay ngon lành lâu lâu lượng vài vòng 1 cách điệu nghệ. Đây là bãi biển Bangsean thuộc Chonburi. Tôi vào 7eleven mua 1 chai rượu 44 bath, ra bãi biển mua 1 xâu mực to, 20 bath. Ra bãi biển nhăm nhi. Uống được nữa chai, có 1 anh thanh niên đến bắt chuyện và mời tôi về bạn nhậu của họ. Ok tớ không từ chối đâu. Nhậu nhẹt trò chuyện với nhóm này vui phết. Sau khi no đủ, tôi từ giả mọi người đạp xe vong quanh phố tìm chỗ ngủ, cuối cùng cũng tìm được 1 chỗ, đó là bên hông của 1 tòa nhà cao tần có 1 gốc khuất, thế là trãi võng đánh giấc thôi.

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, đạp xe về hướng Pattaya vì bang-Phar cách Pattaya khoãng 20km. Tôi gọi cho Neil-chủ nông trại. Nhưng tôi chả hiểu ông ta nói gì. Ông ta nói tiếng Mỹ, còn tôi học tiếng Anh làm sao hiểu nhau được cơ chứ ( kaka :D). Tôi đưa điện thoại cho 1 người Thái để họ nói tiếng Thái với ông ta, nhưng hỡi ơi, ông ta không biết tiếng Thái. Thế là tôi chỉ còn cách nhắn tin nhắn ông ta. Vừa đọc tin nhắn tôi vừa tra từ điển, mẹ kiếp có mấy từ trong tin nhắn trong từ điển không có. Vậy là tôi lạc đường khoãng 10 km và sau 3h tìm kiems mới đến được nông trại. Các bạn thấy không biết ngoại ngữ khổ sở không, vậy nên hãy cố rèn luyệ thêm tiếng anh trước khi đi nhá, ah mà vừa đi du lịch vừa học tiếng có vẻ thú vị và hay hơn đây-sau 2 tháng ở Cam-Thái –Lào bây giờ tiếng anh của mình nói như gió (nghe tiếng có tiếng không :D). Đây là nội dung tin nhắn của Neil-my host.

I do not speak Thai only English.
Are you at the Bang Phra market now?
You see the traffic signal?
Turn right at signal.
I am at farm now.
Turn right and ride 1km.
You will see railroad tracks.
Turn left at railroad tracks. Turn left on the road BEFORE.
Follow the road next to tracks all the way the the farm.
10 minutes.
Okay?
All the way to farm. You go to end of road at bang phra train station then a little farther.


https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/WWOOF%20CHONBURI/IMG_3724_zpsb674bc77.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/WWOOF%20CHONBURI/IMG_3724_zpsb674bc77.jpg.html)

Khi tới được nông trại tôi rất bỡ ngỡ vì không biết cách cư xử như thế nào vì đây giống như 1 gia đình ở phương Tây. Neil chạy vào nhà lấy máy ảnh ra chụp hình tôi vì tôi là thằng người đầu tiên đi bằng xe đạp đến nông trại này. Toàn người đến từ Châu Âu và Mỹ. Tôi gượng gạo bắt tay từng người và tôi choáng váng khi họ nói tiếng anh quá nhanh tôi chả hiểu gì cả. Neil chỉ chỗ tôi để xe, và chỉ chỗ tôi mang đồ lên phòng. Một căn nhà thiết kế 1 phong cách kỳ quái. Mọi thứ đều lạ lẫm và tôi bị choáng ngợp trong thế giới phương Tây.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/WWOOF%20CHONBURI/IMG_19700101_084628_zps061f0413.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/WWOOF%20CHONBURI/IMG_19700101_084628_zps061f0413.jpg.html)
Neil cùng Mecxi.

ngaoca
18-05-2013, 12:10
Kỳ 8: Cuộc sống ở WWOOF.ORG

Tôi chỉ mới tham gia WWOOF ở Thái chính xác là 1 nông trại, 1 nông trại ở Chonburi sau đó là 1 nông trại ở Nong Khai. Nhưng phải nói đó là 1 môi trường tuyệt vời đối với tôi bởi các lý do sau:

+ Không cần phải tiêu tiền vì ở đây đã cung cấp cho bạn thức ăn, nước uống và chỗ ngủ miễn phí. Đang khô máu gặp phải cái này thật tuyệt, đỉnh cho dân đi bụi trường kỳ như tôi.

+Rất an toàn cho dân mới đi bụi lần đầu theo kiểu dài hạn vì WWOOF là tổ chức khá uy tín và bài bản, khi bạn cảm thấy mình bị lạm dụng bạn có quyền phản hồi. Bạn có quyền thử việc 1 ngày nếu không thích bạn tìm đến các nông trại khác.

+Cả hai nông trại mà tôi tới đều là của người Mỹ lấy vợ Thái sau đó mua đất cất nhà và xây dụng nông trại. Và tình nguyện viên chủ yếu đến từ phương Tây và English là ngôn ngữ chính yếu ở đây. Và chính vì thế đây là một môi trường cực kỳ tuyệt vời cho các bạn thực tập ngoại ngữ.

+Nếu bạn thân thiện , bạn sẽ có nhiều bạn bè quốc tế tại đây. Một phần sẽ giúp bạn xóa đi nỗi tự ti da vàng.

+Tiếp cận phong cách sống Tây phương, nếu ai sợ sốc văn hóa khi phải đến phương Tây học tập hay làm việc thì đây sẽ là môi trường lý tưởng cho bạn trãi nghiệm.

+Bạn sẽ học tập được nhiều thứ hay ho cũng như ý tưởng và kiến thức tại đây, vì tại đây quy tụ rất nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, cho nên ý tương thì phong phú vô vàng. Tôi học được một công thức xây nhà tuyệt vời tại đây.

+Mỗi ngày tại nông trại tôi luôn được thưởng thức đủ loại thức ăn khác nhau vì mọi người thay nhau nấu ăn. Tới lượt tôi, tôi lazy nên làm món thịt luột và xoài mắm đường cho nhanh. Tưởng họ chê, ai dè ăn sạch, thậm chí tôi phải nhường 1 phần thức ăn của mình cho họ. Nhắc tới đây cảm giác hạnh phút tràn về. Mọi người trong bữa ăn hôm đó còn nan nỷ tôi hôm sau nấu ăn tiếp cơ. But can not b/c I lazy, sorry about that.

Ở Chonburi mọi người thay vì gọi tôi là zany thì lại gọi tôi là Mr Idea. Tên này do một cô gái người Nam Phi đặt cho tôi bởi vì tôi lười nên làm cái cái quái gì từ việc nhỏ đến việc lớn đều thay đổi cách làm và cố tìm ra cách tốt nhất. Luôn mồm nói câu “ I have a new idea !”.

http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/slideshow/WWOOF%20CHONBURI

Các bạn xem slideshow hình khi tôi ở nông trại CHONBURI.

Còn rất nhiều điều thú để viết về WWOOF nhưng chưa đến thời cơ để viết. Khi nào lượng người quan tâm đến WWOOF nhiều hơn, thì tung những thông tin này ra sẽ hiệu quả hơn.

Một số hình ảnh nông trại farm ở Nong Khai-Thailand.
http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/slideshow/wwoof%20nong%20khai

Có rất rất nhiều điều ở WWOOF nếu có thời gian các bạn nên trãi nghiệm.
Những ngày cuối cùng còn làm ở nông trại tại NongKhai cũng là những ngày đầu của ngày lễ Songkran ngày lễ này có mặt trên bốn quốc gia lấy Phật giáo nguyên thủy làm quốc giáo. Cam-Thái-Lào-Miến.

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Th%C3%A1i_Lan

Những đã có những ngày thật tuyệt trong dịp này, không phân biệt lạ quen mọi người đều tạt nước mình. Mình yêu cái nụ cười Thái Lan. Bài viết về ngày lễ này các bạn có thể đọc trên Phuot những bài viết hay hơn. Mình chỉ tóm gọn một câu là: “Nếu có thể hay du lịch đến 4 nước trên vào dịp tết Phật giáo này”.

Bounus: 2 videos cảnh ngừoi dân Thái đang tập huấn phòng cháy chữa cháy-rất thiết thực.
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/th_VID_20130314_081843_zpsad3c2a2b.jpg (http://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/VID_20130314_081843_zpsad3c2a2b.mp4)
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/th_VID_20130314_081735_zps6770cc06.jpg (http://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/VID_20130314_081735_zps6770cc06.mp4)
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/th_VID_20130314_081843_zpsad3c2a2b.jpg (http://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/VID_20130314_081843_zpsad3c2a2b.mp4)

Táo Cắn Dở
18-05-2013, 13:14
Chào Zany Việt Nam :)

Tình hình là bao ngày tháng ngóng trông những câu chuyện của "The King of Inter-Beggars" mà mãi hôm nay em mới thấy có bài mới. Hơi buồn vì sư phụ ấy nói là sẽ vắng bóng thường xuyên hơn nữa, mà cũng vui vì nhờ sư phụ ấy trích dẫn mà em mới biết tới anh và hành trình thú vị này của anh (chính xác hơn phải là nghề Interbeg chứ không phải là hành trình nhỉ hehe)

Đọc loạt bài của anh, có gì đó rất bình dị và thú vị như của sư phụ Quỳnh Dung vậy. Anh cố gắng siêng siêng viết lại thật nhiều như sư phụ viết trước khi bị bão-hoà nha anh :D

ngaoca
18-05-2013, 16:43
Chào Zany Việt Nam :)
Đọc loạt bài của anh, có gì đó rất bình dị và thú vị như của sư phụ Quỳnh Dung vậy. Anh cố gắng siêng siêng viết lại thật nhiều như sư phụ viết trước khi bị bão-hoà nha anh :D
Anh là 1 chàng trai yêu sự tự do lẫn sự lười biếng, thế vì sự mông mỏi của em anh sẽ viết ít lại, để làm chậm sự bão hòa. Nhưng trước khi bão bão có thể anh sẽ truyền lại tuyệt chiêu du lịch mà anh đang thể nghiệm, theo anh thì rất thú vị cho những người thích du lịch an toàn và thích khám phá những đều thú vị. Hihi và hi vọng làm được điều đó .........

ngaoca
18-05-2013, 17:23
Kỳ 9: -Gặp sư phụ ở Vientiane-Laos.

Nếu các bạn đọc kỹ các bài viết trước các bạn còn nhớ đến “phép màu”, và tôi rất thường xuyên sử dụng “phép màu” sử dụng nhiều vào những việc linh tinh nên không động ấn tượng nhiều vào bộ não, và chỉ những việc mang lại những hiệu quả bất ngờ tôi mới nhớ thôi. Và 1 trong nhưng phép màu tôi thực hiện thành công rực rỡ đó là tìm bạn đồng hành.
Đi long nhong hơn 1 tháng tôi bắt đầu chán đi 1 mình, tìm bạn thôi, tìm bằng cách nào. Cũng như lần trước tìm bằng “niềm tin” chứ bằng cách nào nữa.

Ngày 28/3 từ NongKhai tôi đạp qua cầu hữu nghị Thái Lào 1 về hướng Vientiane. Cửa khẩu này khá dễ dàng và thân thiện, và để ý vẫn thấy thói quen cho tiền hối lộ của người Việt. Không hiểu rõ sau ở biên giới người Việt mình thích hối lộ.

Thế là từ biên giới vừa đạp tàn tàn về Vientiane vừa lảm nhảm, hãy cho tôi 1 người bạn đồng hành nào, bạn đồng hành,…. Vậy là chiều tối dần, vẫn chưa thấy ai cả. Tôi dẫn xe vào 1 ngôi chùa xin ngủ nhờ, rút kinh nghiệm lần trước lấy giấy viết vẻ vời rất mắc công lần này tôi mang luôn cái hình này chỉ họ xem cho dễ dàng.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/IMG_20130331_030528_zps25c76584.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/IMG_20130331_030528_zps25c76584.jpg.html)

Thế là họ gọi sư trưởng ra, và sư trưởng chỉ 1 chỗ có sẵn tấm nệm gần tượng Phật nằm.
Tôi loay hoay soạn đồ, tắm rửa, quét dọn chỗ nằm. Bỗng tôi nghe tiếng chó sủa in ỏi. Một vị sư đến cười và nói vế tôi rằng. “Now, you have friend. Go bicycle same same you.”

Tôi ngạc nhiên chưa hiểu chuyện gì xảy ra, thì từ trong bóng tối 1 ông già đầu trọc dẫn chiếc xe đạp đến. Sau khi trao đổi qua lại thì tôi mới vỡ lẽ ra, thì ra ông ta cũng là dân đi bụi bằng xe đạp và vào chùa xin ngủ nhờ.

Ông ta có cái tên nghe rất oai hùng ALEXANDER đến từ miền đông của Nga, ông ta đã đi bụi được 3 năm qua các nước: Nhật, Trung,Việt,Cam, Thái,Mã, Sing,Inđô,Ấn,Silanka và Laos.

Mọi người ngồi quanh cái bàn đá, các vị sư mời chúng tôi cà phê và trò chuyện hỏi hang chúng tôi về cuộc hành trình.

ngaoca
18-05-2013, 23:45
Tặng các bạn bộ sưu tập tiền.
http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/slideshow/tien%20Cam%20Thai%20lao

Ibingo
19-05-2013, 01:16
Em chào anh Zany,

May quá lại gặp anh trên phuot :D Hôm bác Neil email nói có 1 anh người Việt Nam sang đây ở đấy, rồi cho em xem ảnh anh do bác chụp, em đã rất bất ngờ rồi, không ngờ lại gặp anh ở đây :D
Rất vui vì những chia sẻ về WWOOF của em cũng đóng góp 1 phần nhỏ xíu xíu trong chuyến đi của anh. Mọi người ở Bangphra phục anh lắm đấy ạ, bác Neil luôn miệng nói anh là inspiration. Mà trùng hợp quá anh lại ở cùng host mà em từng ở.

Chúc anh tiếp tục có thật nhiều chuyến đi đáng nhớ :D

ngaoca
19-05-2013, 12:49
Em chào anh Zany,

May quá lại gặp anh trên phuot :D Hôm bác Neil email nói có 1 anh người Việt Nam sang đây ở đấy, rồi cho em xem ảnh anh do bác chụp, em đã rất bất ngờ rồi, không ngờ lại gặp anh ở đây :D
Rất vui vì những chia sẻ về WWOOF của em cũng đóng góp 1 phần nhỏ xíu xíu trong chuyến đi của anh. Mọi người ở Bangphra phục anh lắm đấy ạ, bác Neil luôn miệng nói anh là inspiration. Mà trùng hợp quá anh lại ở cùng host mà em từng ở.

Chúc anh tiếp tục có thật nhiều chuyến đi đáng nhớ :D

Xin Chào Ibingo!
Cũng rất vui khi gặp em. Khi anh tới nông trại Bác Neil chạy lấy máy chụp hình ra chụp anh. Bác ấy là 1 người rất tốt, có bản lĩnh tài năng, và có nhiều thứ hay ho. Nhưng do trình độ English của anh quá kém cõi nên không học gì được nhiều từ Bác.
Anh phải cảm ơn em nhiều hơn mới đúng vì những thông tin em chia sẽ cực kỳ quý báu đối với anh trong thời điểm đó. WWOOF là 1 cái phao tuyệt vời cho những người thích đi bụi mà tài chính hạn hẹp như anh. Và ở hơn 1 tháng trên đất Thái để sinh tồn với điều kiện ăn ở tốt là cũng nhờ WWOOF. Trước khi đi Bác Neil có tặng anh rất nhiều thứ có giá trị với anh. Anh luôn muốn viết thư cảm ơn Bác nhưng do trình độ tiếng Anh kém cõi quá mà chưa tìm được người thông dịch. Anh có 1 nhờ vả là nếu em có chút thời gian rảnh dịch dùm bức thư của anh được không? Vì anh rất tha thiết muốn gởi thư cảm ơn đến Bác Neil. Nếu em bận thì cũng không sao, khi nào tiếng Anh của anh giỏi anh sẽ viết, hihi...
Hiện tại em còn bên Sing không? Mà hình như em tính đi Châu Âu du học thì phải.
Chúc em luôn vui và tràn đầy sức sống !
Zany Việt Nam.

Ibingo
19-05-2013, 13:10
Em về Việt Nam từ giữa tháng 3 rồi ạ, tháng 9 em đi học tiếp. Vâng anh muốn nhắn nhủ gì bác Neil cứ email cho em ạ, em sẽ dịch lại hộ anh.
Tuần trước anh có buổi gặp mặt ở Nola đúng không, bạn em tổ chức buổi đó, em mắc việc quá không đến xem anh nói chuyện được :D

Email em là [email protected], có gì cần anh cứ gửi ạ.

Chúc anh luôn may mắn!

ngaoca
19-05-2013, 14:09
Tiếp kỳ 9…
Alexander muốn đi Trung Quốc, ông ta cần đến đại sứ quán Trung Quốc ở Viên Chăn, nhưng với cuốn sách hướng dẫn cũ kỹ xuất bản hơn 10 rồi, không có bản đồ chính xác. Tôi có cuốn Lonely Planet cũ (ko phải phiên bản mới) nhưng có bản đồ thế là ngày hôm sau tôi giúp ông ta đến đại sứ quán Trung Quốc. Còn tôi thì muốn đến đại sứ quán Myanmar, dự định khi đó là vòng lên Luangphabang-ChangRai(Thai)-Myanmar. Nhưng ngày hôm ấy thì cả 2 đại sứ quán đều không làm việc. Đến sau này khi họ làm việc trở lại thì tôi nhận được 2 thông tin: 1 là không thể đi đường bộ vào Myanmar, chỉ duy nhất đường hàng không. 2 là không thể lấy visa Trung Quốc tại Viên Chăn mà phải trở về nước mới lấy được.
Thế là kế hoạch đi Myanmar không thành. Đành về Hà Nội rồi đi tiếp Trung Quốc thôi.

Kể tiếp về sư phụ Alexander, tại sao tôi gọi ông ta là sư phụ. Đơn giản vì khi đi chung với ông ta tôi học được vô vàng thứ hay ho bao gồm những thứ đã biết(nhưng ko sắc xảo bằng Alexander) và nhưng thứ chưa biết. Và có thể chốt lại bằng 1 giá trị như sau “DU LỊCH BỤI VÒNG QUANH 3 NƯỚC CAM-THÁI-LÀO một cách “thoải mái” TRONG VÀI NĂM MÀ KHÔNG CẦN TIỀN LÀ ĐIỀU CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC”.
Từ “thoải mái” trong câu trên được định nghĩa qua hình ảnh của sư phụ là: ăn no ngày 3 bữa, luôn sạch sẽ, có chỗ ngủ tốt và thỉnh thoảng có những bữa tiệc hoành tráng say mèm.

Không tiền mà được như vậy bạn nghĩ có sướng không. Vậy làm thế nào?
Ok.Bây giờ tôi sẽ chia sẽ tất tần tật các kinh nghiệm ấy nhưng hầu hết đều có trong blog của giáo chủ Quỳnh Dung.

-Trước hết để duy trì cuộc sống bạn cần gì nào: Không khí sạch để thở, nước uống, thức ăn và một chỗ ngủ an toàn.

+Không khí sạch: Alexander dùng 1 tấm vải lưới hình chữ nhật kích thước cỡ như chiếc khăn tang. Dùng nó làm khẩu trang, quàng lỗ tai khi đi ngủ-làm như thế con trùng sẽ không chui được vào tai.

+Nước thì mang theo 1 cái bình, vào chùa lấy nước hoặc vào nhà dân để xin. 99.99% là họ luôn cho.

+Chỗ ngủ: mang theo lều vừa để ngủ vừa có 1 cái cớ để ở lại chùa và nhà dân địa phương. Cái cớ này rất khó giải thích, ai trải nghiệm vài tháng sẽ hiểu ra được cái cớ này là như thế nào. Và cách chọn chỗ ngủ của sư phụ phải nói là khá thông minh. Chọn chùa giàu, chọn nơi có mái che, chon nơi sạch sẽ nhất, ưu tiên nơi có quạt và ổ cắm điện để ông ta sạc đèn pin. Và thông thường chỗ ngủ được kết hợp ngay luôn tại chỗ ăn.

+Ăn uống: Ở 3 nước Cam-Thái-Lào thì sư phụ làm theo một quy trình mắc xích như sau: Chiều tìm một ngôi chùa vào xin nước, rồi xin phép họ nấu ăn tại chùa và tất nhiên sư phụ có mang theo đầy đủ đồ nghề nấu ăn từ xoong , chảo, muỗng, đĩa, thìa, cốc, dao, kéo. Đến gạo, đậu xanh,mì, café, muối, đường, dầu ăn, gia vị. Kể ra thì nhiều nhưng tất cả điều được gói gọn trong cái giỏ trước xe. Và hầu hết các thứ này đều được người khác cho free bởi phương pháp tạo sự thân thiện của ông ấy. Thậm chí đôi khi họ còn cho cả thuốc trị bệnh nữa. Sau khi nấu ăn sư phụ xin họ ngủ lại. Sau đó dựng lều, tắm giặc quần áo phơi lên nốc lều(quần áo ông ta mang theo cúng hay chỉ 1 đêm là khô). Chui vô lều viết nhật ký, chơi game bằng bộ bài cũ mang theo. Ban đầu tôi tưởng ông ấy xem bói chứ ! ^^. Sáng ra thì ngủ nướng 1 chút chờ đồ ăn sáng của mấy ống sư. Ăn xong lên đường đạp xe đến trưa khoang 10h-10h30 lại kiếm chùa rồi vào tắm rửa, xin nước, xin cơm. Có khi người ta cho đồ ăn nhiều quá ăn 2,3 ngày không hết nên không phải xin. Chiều mát mẻ, thì tiếp tục đạp xe. Cứ như vậy xoay vòng.

+Cách tạo thiện cảm của Alexander như sau: Học cách chào của người địa phương, gặp chào họ, rồi xổ 1 tràng tiếng anh bồi, họ không hiểu thì dùng body langue. Sau đó nói những câu Tiếng Anh quan tâm đơn giản như “What your name? Nice to meet you.” Rồi bắt tay chụp hình với họ. và luôn luôn nở nụ cười trong khi giao tiếp. Riêng tôi có mang theo tiền mới Việt Nam, tôi thường hay tặng họ làm kỉ niệm hoặc tặng bớt quần áo cho người lao động nghèo-đồ mới hẳn hoi đấy-vừa nhẹ hành trang vừa cho họ niềm vui. Và khi ở chùa tôi thường hay dọn vệ sinh hoặc giúp họ 1 số việc lặt vặc. Hoặc dạy trẻ em tiếng anh cơ bản.

-Để di chuyển: cần 1 chiếc xe đạp, dụng cụ sửa xe. Hoặc có thể đi bộ và quá giang nếu bạn không đủ tiền mua xa đạp. Ngoài ra ông ta còn mang theo cả cần câu cá, đồ lặn. Ông ta rất thích tắm sông. Alexander có 1 kỹ thuật đạp xe rất hay là luôn để số lớn khi đạp đường trường và đặc biệt là không uống nước trong lúc đạp xe.

Tôi đi cùng ông ta khoãng nữa tháng mà chỉ thấy đúng 1 lần ông ta tiêu tiền, đó là mua bao thuốc lá 3000kip Lào.
Viết đến đây tôi nhớ đến sư phụ, chắc có lẽ giờ này ông ta đang ở CÔN MINH-Trung Quốc.

Slideshow sư phụ Alexander.
http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/slideshow/Alexander

ngaoca
19-05-2013, 21:46
Em về Việt Nam từ giữa tháng 3 rồi ạ, tháng 9 em đi học tiếp. Vâng anh muốn nhắn nhủ gì bác Neil cứ email cho em ạ, em sẽ dịch lại hộ anh.
Tuần trước anh có buổi gặp mặt ở Nola đúng không, bạn em tổ chức buổi đó, em mắc việc quá không đến xem anh nói chuyện được :D

Email em là [email protected], có gì cần anh cứ gửi ạ.

Chúc anh luôn may mắn!
Wao ! Amazing !
HA là bạn của Ibingo à? Đó là 1 cô bé rất tử tế và dễ thương. Nếu không có gì thay đổi, thứ 3 tuần nầy anh sẽ có 1 buổi chia sẽ tương tự. Nếu rãnh em đến chơi cho vui .
Xin cảm ơn em trước về cái vụ "phiên dịch", anh sẽ gởi email cho em.
Chúc vui !

ngaoca
20-05-2013, 00:35
Hai bức thư dự định gởi 2 host của tôi, đang chờ phiên dịch.

WWOOF CHONBURI


Bác Neil thân mến !

Hôm nay con rất vui khi viết những dòng thư này, con rất muốn gởi email cho Bác lâu lắm rồi nhưng trình độ Anh Văn không đủ để viết. Và rất may mắn là khi trở về Hà Nội con gặp được Ibingo, người trước đây cũng làm tình nguyện viên trong nông trại của Bác. Thế là con nhờ Ibingo phiên dịch giùm email từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh.

Bác cùng gia đình vẫn khỏe chứ ?

Lần đầu tiên con tham gia WWOOF là vào ngay nông trại của Bác, con không có chút kinh nghiệm nào, và tệ hơn là trình độ tiếng Anh lại kém cõi. Thế nhưng Bác đã rất tận tình hướng và kiên nhẫn hướng dẫn từng đường đi nước bước cho con đến được nông trại.

Môi trường sống, văn hóa ở Việt Nam khác rất nhiều nên lần đầu tiên con đến nông trại Bác gặp nhiều chuyện bỡ ngỡ và lạ lẵm. Thế nhưng mọi người rất thân thiện tạo điều kiện tốt cho con dễ dàng hòa nhịp được với cuộc sống nơi đây. Và cũng tại đây con có thêm những người bạn mới từ bốn phương.

Do khác biệt văn hóa nên đôi khi có vài quan điểm bất đồng trong công việc nhưng mọi người ở đây đều cởi mở và không chấp nhất những hành động có vẻ hơi kỳ quái của một gã Việt Nam như con.

Tuy ở nông trại của Bác một thời gian không dài nhưng con đã học tập được vô số điều có ích cho bản thân và cho quê hương(quê con ở Bến Tre-một tỉnh có rất nhiều dừa, con đã học được cách xây nhà bằng vỏ trái dừa-một kỹ thuật xây dựng rẻ tiền nhưng hiệu quả). Đặc biệt là con học được rất nhiều từ phong thái, tính cách đầy bản lĩnh và tài năng toát ra từ con người Bác.

Ngày cuối cùng con vô cùng hạnh phút và cảm động khi Bác đã quan tâm đến hành trình bằng xe đạp của con mà cho con nhiều vật dụng hữu ích cho cuộc hành trình. Nó rất hữu dụng đối với con. Một lần nữa con xin cảm ơn Bác về những vật dụng đó. Khi con đạp xe tới những nơi xa lạ, khi mọi người tò mò về những vật dụng đó khi đó con luôn nói với họ :”Đó là của người Mỹ tặng tui đó ! :D ”.

Cho con gởi lời hỏi thăm đến cặp đôi người Ba Lan (xin lỗi con không biết cách ghi tên của họ) và đặc biệt là 2 anh chàng người Myanmar. Con đã có những khoản thời gian cực kỳ thú vị với họ nhất là họ đã cho con trãi nghiệm về việc cho cừu uống sữa, viết đến đây làm con nhớ đến tiếng “meee…meee…” của 2 con vật dễ thương.

Con xin cảm ơn sự nhiệt tình và tử tế các thành viên trong gia đình Bác.
Chúc Bác cùng gia đình luôn khỏe mạnh !
Zany Viet Nam.



WWOOF NONGKHAI

Chú Hajyai thân mến !

Hôm nay con rất vui khi viết những dòng thư này, con rất muốn gởi email cho Bác lâu lắm rồi nhưng trình độ Anh Văn không đủ để viết. Và rất may mắn là khi trở về Hà Nội con gặp được một người bạn tốt giỏi Anh Văn . Thế là con nhờ bạn phiên dịch giùm email từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh.

Vợ chồng cô chú vẫn khỏe mạnh chứ ?

Hồ bơi của mình hoành thành chưa Chú?

Khi ra đi con rất nhớ mọi người ở nông trại nhất là Cô Lamyai (vợ Hajyai), Cô đã rất tốt với con trong thời gian con ở đó.
Cô mua rất nhiều thức ăn ngon cho con.

Con đã có những khoãng thời gian rất tuyệt vời ở đây, mọi người rất tử tế với con nhất là vợ chồng Dorm and At mặc dù thỉnh thoảng con hơi sợ ma một chút bởi những tiếng động lúc nữa đêm giữa một nông trại bạc ngàn và vắng lặng.

Tuy những ngày tháng ở đây khá ngắn ngủi nhưng con học tập được khá là nhiều thứ mới lạ nhất là phong cách toát ra từ Chú. Chú con nhớ câu chuyện câu chuyện con đã tạo ra đám cháy không mong muốn không? Xém chút nữa con đốt luôn 1 nông trại 2000 cây xoài của Chú rồi:D . Lúc đó con rất run và sợ hãi và con nghĩ rằng Chú sẽ trách mắng con về chuyện đó nhưng không Chú đã nở 1 cười rất ấm ấp đầy cảm thông: “Don’t worry. No Problem !!!”. Chú là một người Mỹ tuyệt vời đối với con !

À ! Cho con cảm ơn về chiếc cặp của Chú tặng con. Nó bảo về laptop của con rất tốt.

Con sẽ mang câu chuyện thú vị về chú kể cho mọi người ở những vùng đất xa lạ mà con sẽ đặt chân tới trên cuộc hành trình vòng quanh thế giới .

Con xin cảm ơn gia đình cô chú về tất cả.
Chúc hai vợ chồng Chú luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Zany Việt Nam.



Xin vô cùng cảm ơn phần dịch thuật của bạn Ibingo.

WWOOF Chonburi

Dear Mr. Neil,

It was my utmost happiness when writing this letter, as I have been longing to send it to you, but my bad English skills prevented me from doing that. Fortunately, when I just came back to Hanoi, I met Trang, who used to be a volunteer at your farm, and I asked her to help me translating my letter into English.

How are you and your family? Everybody is still good?

It was at your farm that I first joined the WWOOF program. I totally had no experiences, not to mention my terrible English. How patient you were when enthusiatically guiding me all the ways to the farm by texts.

The different living environment and culture in Vietnam made me a little bit confused and discreet. However, everybody was so friendly, which made it much more easier for me to adapt with the life here. Due to the cultural diversification, sometimes there were small disagreements, but it was so nice of everyone for not resenting such a weird Vietnamese guy like me.

Although the time I spent at your farm was quite short, I studied a lot of useful things for myself and even for my hometown ( my hometown is in Ben Tre- a province most famous for coconut, I now know to to build house with coconut shell- such a cheap but effective technique!). Especially, your manner, attitude and talent has a lot of effect on me.

The last day at your farm, how happy and grateful I was to see you showed much interested in my bicycle journey and gave me so many useful tools. They were extremely useful! Once again, I want to say "thank you so much" for that. When I rode my bike to other strange lands and people started curious about those tools, I proudly told them: "My American friend gave them to me!"

I also want to send my love to the Polish couple ( Sorry but I don't know how to write their name) and especially the two guys from Myanmar. I did have an exciting time with them, when I first experienced suckling the beby sheep. I still remember their cute "mee....mee...".

Thank you so much for your family's hospitality.
Wish you all the best,

Zany Vietnam.

WWOOF Nongkhai

Dear Uncle Hajyai,

It was my utmost happiness when writing this letter, as I have been longing to send it to you, but my English is not sufficient at all. Fortunately, when I just came back to Hanoi, I met a good friend, who is quite good at English and I asked her to help me translating my letter into English.

Are you and Mrs, Lamyai still doing well? Have you finished the pool yet?

When leaving, I missed everybody so much, especially Mrs. Lamyai. She was so good to me, and bought me a lot of delicious food.

I have had a wonderful time living here, everybody was so nice, especially Dorm and At, although sometimes I felt a little bit scared as your farm was so huge, quiet and there were strange noise there at midnight.

Though the time was short, I learnt a lot of new things, even from your personality and manners. Did you remember when I accidentaly cause that unexpected fire? I nearly burnt your whole farm of 2000 mango trees! I was so numb and worried, and I thought you would really get mad at me, but you just smiled at me sympathetically :"Don't worry. No problem". You are such a wonderful American!

By the way, I want to say thank for the bag that you gave me, it did protect my laptop very well.

I will tell my interesting story about you wherever I set foot on, during my around the world trip.

Thank you so much, for everything.

I wish all the best for you and your family.

Zany Vietnam

ngaoca
20-05-2013, 08:35
Hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn 2 câu chuyện thú vị nữa thì dừng lại topic một thời gian vì tôi sẽ đạp xe đi Trung Quốc , khi ở TQ ổn định chỗ ở, tôi sẽ viết tiếp.
Kỳ 10: Bị sét đánh ở Vientiane.
Kỳ 11: Lòng tốt người Việt Nam.
giới thiệu thêm một số nội dung ngoài lề đầy thú vị.

hahahaxp
20-05-2013, 14:25
Hay quá...!!!

ngaoca
20-05-2013, 23:00
Xin chào,
Bạn có phải là người theo chủ nghĩa xê dịch không? Bạn có đam mê du lịch ? Du lịch bụi? Du lịch giá rẻ? Du lịch an toàn và tiết kiệm?
Nếu bạn lắc đầu thì đây là event rác, bạn hãy xoá đi ngay lặp tức. Chúc bạn một ngày tốt lành.
Còn nếu bạn gật đầu với tất cả các câu hỏi trên, xin mời bạn đọc tiếp.
Mùa hè đang tới gần, buổi meet-up :
"DU LỊCH BẰNG NIỀM TIN???" sẽ
giúp bạn có thêm lí do để xách balo lên và du hí mùa hè này với hầu bao sinh viên.
Thời gian: 20:00h Thứ Ba ngày 21/05/2013
Địa điểm: NOLA cafe 89 Mã Mây, Hà Nội.
"DU LỊCH BẰNG NIỀM TIN???" có sự tham gia chia sẻ của một chàng trai Việt Nam, người Bến Tre có tên gọi thân mật mà bạn bè quốc tế đặt cho là Zany Trần - người đã và đang thực hiện chuyến du lịch vòng quanh Thế Giới và hiện tại anh đã đi hầu hết các nước lớn ở Đông Nam Á. Đặc biệt là hành trình xe đạp Cambodia-Thailand-Laos với vỏn vẹn 100$ trong vòng 2 tháng 10 ngày. Với vốn Tiếng Việt không trau chuốt, Zany sẽ chia sẻ bí quyết du lịch không mất nhiều tiền tại 4 đất nước : Cam-Việt-Thái-Lào và các câu chuyện có thực mà bạn đã trải qua trong 4 tháng hành trình. Ngoài ra còn có sự tham gia của nhiều bạn trẻ yêu thích du lịch với mong muốn gặp gỡ và tìm bạn đường cho chuyến hành trình tiếp theo trong mùa hè 2013.
Lý do tham gia: là cơ hội để các bạn lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm, tìm chút cảm hứng và tiếp thêm ngọn lửa yêu thích du lịch.
Phong cách: đối tượng của buổi meet-up là các bạn sinh viên, những người trẻ với đam mê được nhìn, được thấy, được trải nghiệm.
Không có phí tham gia!
Các bạn chỉ cần trả cho phần nước uống của mình, Nola cafe sẽ tạo không gian để mọi người đến với nhau và tận hưởng một buổi chia sẻ thật sự có ích.
Hãy nhớ rằng : thế giới đang nhỏ lại vì tầm nhìn của con người trở nên rộng lớn hơn, đừng ngần ngại đi và thể hiện mình. Hẹn gặp các bạn!
Hoàng Anh
Manager
Liên hệ đặt chỗ :
+84976200023
04 39264669

ngaoca
21-05-2013, 01:20
Tôi dự định viết tiếp về những điều thú vị trên cuộc hành trình của mình, thế nhưng nhìn lại thì đã có nhiều người đã viết theo cách đó, một trong số họ cũng rất thành công trong dạng bài đó. Và ngay bây giờ tôi có 1 ý tưởng mới-rẻ một lối đi riêng. Có thể tôi nên viết ít lại hoặc ngưng hẳn cách viết chia sẽ thông tin, chia sẽ những câu chuyện mà chuyển hướng sang nhưng bài viết mang tính định hướng, mang tính cơ sở nhầm tạo động lực, gợi cảm hứng với những cuộc hành trình mới cho những người chưa thực sự bắt đầu hoặc chưa dám khát khao vươn cao vương xa hơn.

Xin lỗi bạn đọc văn chương tôi hơi lũng cũng nên phiền bạn đọc chịu khó nghiền ngẫm nếu thật sự muốn hiểu nó.

Và tiếp theo có thể tôi sẽ viết về những đề tài phân tích những vấn đề tựa tựa như.

Đi để làm gì?
Làm sao tháo gỡ những rào cản về gia đình, tiền bạc, thời gian?
Làm sao để đi được xa hơn?
Tuyệt chiêu an toàn tuyệt đối đối với dân đi bụi.
làm sao để biến chuyến đi của bạn thú vị tột cùng.
v.v.....

Mong nhận được góp ý của các bạn về việc thay đổi này !

ngaoca
22-05-2013, 00:48
Tôi muốn chia sẽ những kiến thức hay ho mà tôi được biết để trả lời cho việc:"Tại sao tôi lại đi du lịch bằng niềm tin".
Nhân tiện hôm nay sau buổi sự kiện, tôi có cảm hứng , tôi sẽ giới thiệu 1 bài về cuốn sách mà AJ Hoge đã giới thiệu, nội dung của nó không liên quan gì đến cách đi du lịch, mà đó là "cách sống của 1 người đàn ông đích thực". Cho nên rất có thể cuốn sách này sẽ đem lại cho các bạn một sức sống mới, một nguồn năng lượng để ta tiếp tục trên con đường hướng đến ước mơ. Nhưng tôi cũng đưa ra lời cảnh báo về cuốn sách, tác giả của nó cũng có nói, cuốn sách này chỉ dành riêng cho những ai dám sống, dám ước mơ, dám hành động và dám sống thực với lòng mình-điều này hoàn toàn phù hợp với những gì mà tôi đã trình bày trong suốt topic, đó là vấn đề ước mơ. Tất cả mọi bài viết của tôi chỉ nhằm phục vụ cho những ai đã, đang và sẽ tiếp tục sống cho ước mơ của mình, cho nên lời văn của nó hoàn toàn không phù hợp với những ai thiếu điều kiện trên, nó sẽ rất ngông cuồng, ngạo mạn, ngang tàng và đầy sức sống, bởi vậy các bạn hãy cân nhắc trước khi đọc

Title: The Way Of The Superior Man
Language: English
Pages: 146
Author: David Deida
Đây là hình bìa
https://www.innergladiator.com/wp-content/uploads/2012/11/the-way-of-the-superior-man-cover.jpg



Link: http://www.mediafire.com/?oqjipwxy34mghmb



David Deida wrote, “ Most men make the error of thinking that one day it will be done. They think, “If I can work enough, then one day I could rest.” Or, “One day my woman will understand something and then she will stop complaining.” Or “I’m only doing this now so that one day I can do what I really want to do with my life.”...


Đây là những lời mở đầu cho cuốn sách này. Nếu bạn thuộc nhóm người kể trên, thì đây là thời điểm tốt nhất để ta bắt đầu thay đổi. Thế giới luôn vận động điều đó có nghĩa là mọi sự kiện không mong muốn có thể xảy ra cho ta bất cứ lúc nào. Cho nên nếu bạn cứ chần chừ trong việc thực hiện ước mơ của mình vì 1 lí do nào đó thì có thể bạn sẽ chờ đợi mãi mãi. David Deida nói, chúng ta đừng nên tin vào "những truyền thuyết" rằng "vào một ngày đẹp trời yên bình nào đó ta sẽ thực hiện ước mơ của mình". Có thể suốt cuộc đời của bạn sẽ không có lấy 1 ngày đẹp trời yên bình nào, vì mọi điều không mong muốn có thể xảy ra. Bởi vậy đừng chờ đợi nữa, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, từ khi đọc xong những dòng chữ này, thì hãy bắt tay vào làm những điều mà ta yêu thích. Hãy hành động để theo đuổi ước mơ ngay tại thời điểm này

Rất có thể mưa to gió lớn sẽ xảy ra với bạn, những "sự cố" mà ta không mong muốn luôn đeo bám bên mình... nhưng tất cả những điều này sẽ chẳng là gì cả, và chúng ta đừng nên lấy những lí do như thế để chần chừ, để chờ đợi-đây là triệu chứng của những người đàn ông yếu kém và bệnh hoạn (theo cách hiểu của David Deida). Để làm 1 người đàn ông đích thực thì chúng ta không được phép chần chừ, phải hành động, phải đối mặt với sóng to gió lớn, phải vượt qua nó, phải đập nát tất cả những trở ngại, để rồi chúng ta sẽ đủ bản lĩnh để hiên ngang với đời, để thách thức những khó khăn và để đạt được những điều mình mong muốn

Có 1 câu chuyện ngụ ngôn về ông lão ở Nhật Bản mà tôi nghĩ các bạn nên đọc:
"Ông lão đã được 50t, con trai của ông ta lấy 1 cô vợ người Anh, và vấn đề bắt đầu nảy sinh. Một hôm, ông lão tìm đến 1 trung tâm dạy Tiếng Anh để đăng ký, cô này hỏi: "Cụ đăng ký cho cháu của cụ phải không?". "Không, tôi đăng ký cho tôi, vì từ khi con trai tôi lấy cô vợ người Anh, thì chúng nó suốt ngày chỉ nói Tiếng Anh, mà tôi thì lại muốn hiểu nó nói cái gì". Cô này nhìn ông lão 1 lúc sau đó trả lời: "Cụ đã được 50t, nếu học thì rất có thể 5 năm sau cụ mới hiểu được Tiếng Anh". "Thế cô cho rằng nếu tôi không học thì 5 năm sau tôi vẫn 50t hay sao?"

Dù bạn có ở hoàn cảnh nào, đau khổ hay bị vùi dập, chơi bời hay hưởng thụ thì sau 1 năm nữa bạn cũng lớn thêm 1 tuổi. Thế nhưng trong 1 năm này, nếu bạn nỗ lực không ngừng thì sau 1 năm bạn sẽ hái quả, bạn sẽ đủ khả năng để thay đổi số phận của mình. Trái lại nếu bạn rên rĩ, than vãn về hoàn cảnh thì sau 1 năm nữa bạn sẽ phải tiếp tục "bài ca số phận"-cho nên hãy chọn lựa

David Deida wrote, "Your edge is where you stop, or where you compromise your fullest gift, and, instead, cater to your fears"

Tất cả chúng ta ai cũng mang nỗi sợ trong mình, sợ thất bại, sợ bị phê bình, sợ bị khác biệt với đồng loại... Vì những nỗi sợ này mà chúng ta chấp nhận một cuộc đời an phận. Thế nhưng sự thật là: "Có mấy ai hài lòng với cuộc đời hiện có của mình?". Câu hỏi này chỉ bản thân chúng ta mới trả lời được, và "ta có thể dối người chứ không dối mình". David Deida nói hầu hết chúng ta luôn chọn công việc an toàn, nhưng chính "an toàn" lại giết chết đi những cảm xúc của cuộc sống. Ngày nào cũng như ngày nào, ta vẫn mãi lập đi lập lại những hành động như thế, và kết quả là người ta dần trở nên vô cảm, mọi sự hưng phấn, kích thích của cuộc sống đã bị khoá chặt trong những công việc được cho là "an toàn". AJ Hoge cũng nói về vấn đề này, những người thân trong gia đình của ông ta, những người bạn thời còn làm giáo viên... họ không chán ghét công việc của mình-đây là 1 điều may mắn , nhưng trái lại họ cũng không yêu mến nó, đây chỉ là "trách nhiệm" mà họ phải làm để duy trì cuộc sống

Trái lại AJ Hoge, ông ta không sợ cho nên ông ta đã dám bỏ việc dạy học ở nhiều trường Đại Học và lập ra Effortless English, ông ta yêu mến công việc mà ông ta đang làm, và ông ta đang có những ngày tháng cực kì sôi động và hưng phấn. Kế hoạch của AJ Hoge là 1 năm 12 tháng thì 4 tháng ông ta dành riêng để đi du lịch khắp thế giới, để sống những ngày tháng cho xứng đáng với cuộc đời mà ông ta luôn ao ước

Cho nên David Deida khuyên chúng ta, hãy chấp nhận nỗi sợ-đây là điều bình thường, và hãy vượt qua nỗi sợ để theo đuổi ước mơ của ta. Rất có thể bạn sẽ học hành thêm nhiều tri thức mới để làm điều này, rất có thể bạn sẽ phải vượt qua nhiều hàng rào để tới đích, nhưng chúng hoàn toàn có lợi, bởi vì: " Sống là để sống cho tốt, chứ không phải sống là để chịu đựng"

Một khi bạn dám sống cho ước mơ của mình thì không một điều gì đảm bảo rằng bạn sẽ thành công, những nỗi sợ về sự thất bại, về việc trở thành "kẻ ăn bám" luôn ám ảnh. Đây là 1 điều hoàn toàn bình thường mà bất cứ người nào cũng từng trải nghiệm, thế nhưng bình thường hơn nữa là hầu hết người ta đều bỏ cuộc vì các nỗi lo sợ trên, và kết quả là "họ phải kéo lê cuộc đời tàn tạ của mình cho tới chết". Thế nên David Deida kêu gọi rằng đừng, đừng bỏ cuộc vì các nỗi sợ, vì khi bạn làm điều này thì bạn đã "khoá chặt tài năng cũng như mọi cảm xúc về sự hưng phấn". Hãy dám sống thực với lòng mình xem sao, hãy theo đuổi ước mơ của mình xem sao, để rồi các bạn sẽ thấy rằng, nó không khó khăn cũng như đáng sợ như chúng ta đã tưởng tượng đâu.

Còn thất bại ư? Hãy quăng thuật ngữ "thất bại" vào thùng rác. Thuật ngữ "thất bại" chỉ dành riêng cho những kẻ hèn yếu, là lí do mà "bọn yếu kém" luôn đem ra để bào chữa cho các hành động của mình. "Tôi thất bại rồi... thôi tôi bỏ cuộc"... "Tao thất bại rồi mày..."..." Em thất bại rồi thầy"... Sau đó "bọn nó" tự ngồi lại an ủi lẫn nhau và bắt đầu tìm cách bào chữa cho thất bại của mình, lúc này vô thức sẽ ra tay: tự lừa dối bản thân. "Cộng đồng yếu kém này" sẽ dùng các lí luận cao siêu để chứng mình rằng họ thất bại là hiển nhiên, vì "ai cũng thất bại", họ cho rằng những vấn đề mà họ đang làm là cao siêu, là viễn tưởng... là chỉ có "thánh" mới làm được... cho nên họ thất bại... và lúc này bọn nó sẽ an ủi lẫn nhau bằng cách "nổ"... Cái này nếu muốn lấy ví dụ thì nhiều lắm

Trái ngược lại, những con người đích thực dám nghĩ dám làm, tràn đầy sức sống đại diện là Anthony Robbins , họ không bao giờ nói rằng "Tôi thất bại". Thay vào đó là thuật ngữ "kết quả", nếu kết quả này là tốt thì lần sau ta tiếp tục áp dụng, nếu là xấu thì phân tích lí do vì sao và lần sau đừng lặp lại hành động như thế. Và cứ thế họ hành động liên tục để theo đuổi ước mơ của mình, nếu kết quả đạt được không như mong muốn thì rút tỉa và tiếp tục cho tới khi thành công, thay vì nản lòng bỏ cuộc và ngồi "nổ" với nhau

Rất có thể tôi sẽ còn viết và giới thiệu cho các bạn vài cuốn sách nữa, nhưng điểm chung giữa các cuốn sách và bài viết đều là: kêu gọi người đọc hãy đập đổ những thứ ù lì, trơ cứng như đá đang tồn tại xung quanh ta, những quan niệm về an phận thủ thường, những suy nghĩ về "kính trên nhường dưới". Tom Peters-một trong những chuyên gia hàng đầu về mảng Management đã phát biểu: "Chúng ta đã qua thế kỷ 21 rồi". Vì qua thế kỷ 21 nên làm ơn hãy để những "tri thức của thế kỷ 20 trở về trước được nằm trong viện bảo tàng". Hãy mang cuộc phiêu lưu vào đời bạn, hãy mang niềm khoái cảm vào công việc hàng ngày của chúng ta, hãy mang sức sống vào mỗi 1 ngày mà ta được tồn tại, vì "sống là để sống cho tốt, chứ không phải sống là để chịu đựng"

ngaoca
22-05-2013, 01:53
Do một số bạn hỏi về WWOOF mà phần lớn là nhu cầu học tiếng anh.
Đã có 1 số bài viết cực kỳ chuẩn về việc này, Bạn xem kỹ mấy link sau.
http://chasingthewind90.blogspot.com/
http://minhtrangdao.wordpress.com/?s=wwoof
http://chasingthewind90.blogspot.com/2012/03/du-lich-bui-gia-re
topic sau mình sẽ chia sẽ về cách học anh văn của mình.

ngaoca
22-05-2013, 11:07
Trước khi đi sâu vào đề tài học anh văn (mục đích phục vụ cho việc du lịch) mình xin giới thiệu một số bài viết hay ho mà mình lượm lặc được trên mạng.

PHƯƠNG PHÁP HọC ANH VĂN TốT NHấT DÀNH CHO NHữNG AI HọC AV NHIềU NĂM MÀ VẫN CHƯA Sử DụNG ĐƯợC.

http://forum.englishtime.us/default.aspx?g=posts&m=65683

Warning: bài viết này sẽ hơi dài (dù sao thì đây cũng là cả một quá trình) và có thể có những chỗ huyên thuyên quá nhiều  , lạc đề etc…hay những chỗ hành văn không hợp (làm các bạn thấy khó chịu chẳng hạn) thì mong các bạn bỏ quá cho và khỏi cần đọc nữa. Bow chỉ viết cái này coi như tổng kết, cũng là để lâu lâu đọc lại, thấy rằng mình đã từng nói như thế này vậy thì cần làm cho đúng chứ không phải nói một đằng làm một nẻo .

Bạn không cần “học” TA

Các bạn không đọc nhầm mà bow cũng không viết nhầm . Bow rất ghét HỌC TA (ám chỉ việc học voca và grammar) nên những giờ TA bow chỉ học “4 fun”. Nhất là lớp 12, bow tin chắc gần như tất cả các bạn “ban A” đều như bow chẳng cần biết giờ TA là cái giờ nào ), gần như bow chẳng ghi chép gì luôn.  Để đối phó với mấy bài test thì trước ngày kiểm tra vài hôm, bow lên đây xem mặt mũi cái bài đó nó như thế nào, có cái gì phải nhồi không (mấy cái này ở mục English for 12… của thầy cucku, em đặc biệt cảm ơn thầy ) ). Dù vậy cuối cùng điểm TA của bow vẫn cứ cao ngất ngưởng (e hèm, không phải do xin xỏ mấy bạn nhé nếu mà xin cô chỉ cho trên 6 chấm để không mất HSG thôi ) ). Vậy làm sao bow có thể không “học” mà vốn TA vẫn “đủ dùng” (cho kì kiểm tra đầu vào ở ĐH chẳng hạn)?

Stop studying & start learning

Chắc các bạn cũng biết sự khác nhau giữa study và learn . Learning là một quá trình tự nhiên, bạn học vì bạn thích học, vì tính thách thức cũng như sự hài lòng mà kiến thức đó mang lại. Studying thì ngược lại, nó làm bow nhớ đến giờ GDCD (tệ hơn là một giờ GDCD không thể nói chuyện riêng), nhìn sgk thấy chán, nhìn lên bảng cũng thấy chán, bài giảng thì lại càng chán. Nếu bạn cảm giác việc học TA cũng như giờ GDCD của bow thì thật là đáng thương cho bạn và thông thạo tiếng anh với bạn có lẽ là một mục tiêu rất xa vời. Nhưng điều này có thể thay đổi nếu bạn dẹp “study english” sang một bên và bắt đầu “learning”.

Nếu bạn nào học qua Effortless English level 5 hay 6 gì đấy sẽ thấy lesson “The Power Of Reading”. Qua nghiên cứu của Dr Steve Krason, A J Hope kết luận cách học TA đơn giản nhất, tự nhiên nhất và hiệu quả nhất là READING for Pleasure (đọc for fun ) ). Ngầm lại cách bow dùng TA từ lớp 8, lớp 9 tới giờ, bow mới nhận thấy mình vô tình đã làm y như vậy.
Bow thích đọc sách (có lẽ do thuộc introvertive type) mà ebook tiếng việt thì vài năm trước thôi hiếm có thể loại sách bow thích, trái lại tiếng anh thì đầy ra đấy. Bạn chỉ cần lên amazon mà xem cái list 100 bestseller books là đảm bảo chết vì thèm ). Giả sử bạn thấy mấy cái tựa này

The 80 20 Principle - The Secret Of Achieving More With Less
The Secret Code Of Success – 7 Hidden steps to More Wealth and Happiness
hay
The Power Of Your Subconscious Mind

Rồi bạn đọc mấy cái testimonials kiểu như “this book is a revolution, it completely change my life”. Nói thật nhé, bạn có muốn đọc không? Mà kiếm ebook tiếng anh trên mạng thì siêu dễ.

Lúc đầu trong một câu bow cùng lắm biết được S và V (đủ để hiểu đại ý nó nói gì mấy từ còn lại dùng lingoes (bôi đen là nó hiện ra nghĩa, đúng là quà trời cho ) )

http://forum.englishtime.us/default.aspx?g=posts&m=65683

. Đọc vài lần không cần quá thông minh các bạn cũng sẽ nhận thấy có những từ liên tục được lặp lại (liên tục phải bôi đen >.< khi đã lặp đi lặp lại một cơ số lần sẽ đến lúc, bạn nhìn vào từ đó lập tức trong đầu bạn hiện ra cái khung xanh xanh của lingoes trong đó có meaning chữ màu đỏ đỏ, thế là bạn biết nó có nghĩa gì; nói cách khác bạn vừa mới học được một từ mới.

Sau này đọc nhiều bow cắt nghĩa được đó là do não bộ đã liên kết được từ đó với hình ảnh meaning box của lingoes vậy nên khi bow nghĩ đến từ đó, bụp, hình ảnh meaning box xuất hiện. Điều này ngược với những gì bow tưởng, ví dụ không phải não của bạn BIẾT từ SUN có “nghĩa” là “mặt trời”. Bản thân từ “mặt trời” chẳng có ý nghĩa gì cả bởi bộ não của chúng ta không lưu trữ những thứ như thế, nó lưu trữ hình ảnh. Điều đấy cũng giải thích vì sao cách học từ vựng như quyển “tôi tài giỏi, bạn cũng thế” đề cập là rất hữu hiệu, còn cách học từ vựng truyền thống thì hết sức là nhạt nhẽo và gây chán nản vô cùng và quan trọng là hiệu quả thấp.

Nếu bạn theo quy trình như bow làm, đọc, đọc và đọc từ hồi đó đến giờ thì kết quả của bạn sẽ là: một vốn voca thừa đủ để chẳng bao giờ hoặc rất hiếm khi phải học từ mới (khi học TA trên lớp); ít khi gặp vấn đề nghiêm trọng với grammar…và một trong những hệ quả đặc biệt bow phát hiện ra đó là bạn có thể viết ( bài writing của toefl chẳng hạn) một cách liền mạch, trơn tru, cảm giác như bạn viết tiếng anh dễ như thể viết tiếng việt vậy, chẳng cần suy nghĩ mà câu cú lại rất tự nhiên (cái “tự nhiên” này bạn không thể “study” được mà cũng chẳng ai dạy được).

Reading for Pleasure – Why?

Đọc for fun là một trong những cách “learning” và cũng là cách tốt nhất để bạn “làm móng” vốn tiếng anh của mình. Nếu móng đã tốt, xây thêm tầng 3, tầng 4 là không thành vấn đề.

Đọc giúp bạn học những từ quan trọng (~3000 từ cần thiết ấy), việc này bow đã trình bày ở trên. Nhưng không chỉ có vậy, đọc còn giúp bạn có vốn ngữ pháp tương đối chắc và một style writing tốt (nếu không nói là trên cả tuyệt vời). Đây là kinh nghiệm bản thân, bow không biết diễn tả thế nào cho dễ hiểu. Nói một cách đơn giản nếu bạn có một thời gian dài đọc sách, bạn tự nhiên học được cách dùng những câu từ, cấu trúc rất “tự nhiên” mà chẳng thầy cô hay quyển sách nào dạy được bạn. Thậm chí, có lúc bạn không dịch được sang tiếng việt cái mà bạn đọc hay viết ra đâu, bạn chỉ “hiểu” được ý nghĩa của nó thôi. Nhưng bow thấy đấy mới là dấu hiệu mình đã “học” được những thứ ấy. Lý do là khi đọc một câu TA, bạn sẽ theo quy trình TA -> TV (trong đầu) -> hiểu nhưng nếu bạn đọc TA -> hiểu ngay lập tức thì coi như bạn đã dùng được TA như tiếng việt rồi. Đấy chẳng phải là đã “học” được rồi sao?

Ưu điểm hay nhất của cách đọc này là bạn học TA theo phương châm “do what you love”. Bạn đọc vì hứng thú, vì vui vẻ, vì những thứ mình sẽ thu lượm được chứ không phải vì bị ép buộc. Chỉ riêng điều đó thôi có lẽ đã tăng hiệu quả học hành của bạn lên khá nhiều rồi.  

Một điểm nữa, reading for pleasure giống như một đường xoắn ốc đi lên hay một kiểu “người giàu càng giàu thêm” ). Bạn càng đọc, nền móng của bạn càng vững chắc -> tiếng anh trên lớp trở nên dễ dàng hơn (đồng nghĩa với việc điểm cao hơn/ bạn được khen ngợi nhiều hơn) -> bạn lại thích học tiếng anh thêm một chút -> đọc /học nhiều hơn ->... Còn với những bạn chán học tiếng anh thì quá trình học tập sẽ ngược lại như một đường xoắn ốc đi xuống. Bản chất của việc này có thể được miêu tả trong câu nói:

For everyone who has will be given more, and he will have an abundance. Whoever does not have, even what he has will be taken from him

Matthew 25:29

(Vì phàm ai đã có thì sẽ được cho thêm và sẽ có  dư thừa; còn ai không có, thì ngay cả cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi)

Đọc sách TA có một tác dụng phụ nữa ,đó là bạn có thể đọc gần như MỌI THỨ giữa thanh thiên bạch nhật (ồ, có nhiều người đang nghĩ ngợi những thứ không hay rồi ) mà chẳng sợ bố mẹ hay người lớn nào quản được (mà giả dụ bố mẹ có biết TA thì mở 2 tab, khi bố mẹ đến thì nháy sang tab kia, khi ổn rồi thì trở về tab cũ, 2 đoạn văn TA liếc qua thì cũng y hệt nhau ấy mà Bow mách nước cái này hi vọng các bạn có thể dùng cho những mục đích cao cả

The text that you have entered is too long (11549 characters). Please shorten it to 10000 characters lon

ngaoca
22-05-2013, 11:11
tiếp av1...

The Reason for Doing it NOW

Reading for pleasure như mọi cách học khác cần có thời gian (ít nhất là một năm để đạt đến trình độ đọc được sách của stephen king nếu bạn đọc hằng ngày – theo AJ Hope) vì vậy bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt.
Bạn có thể không bao giờ học được những kỹ năng quan trọng như: hoàn thành mục tiêu (achieving goals), quản lý thời gian (time management), phương pháp học tập (learning method), kỹ năng thuyết phục (Persuasion), nói trước đám đông … hay  những nguyên tắc, định luật “nền móng” và “cơ bản” như: law of attraction, 80/20 principle, subconscious mind… Lý do là kiếm sách tiếng việt để học về mấy thứ này là hơi khó (việt nam chỉ mua bản quyền được vài đầu sách, không bõ _ _” mà hơn nữa sách càng ngày càng đắt, chắc phải tiết kiệm vài tháng mới mua được những quyển dày dày) vì thế  bạn chỉ có nước down bản eng trên mạng về đọc. Nhưng thời gian đâu để đọc? Mà vốn ngoại ngữ của bạn không khá một chút thì làm sao đọc được?

Không có tiếng anh bạn cũng chẳng thể tiếp cận được nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Ngày nay chỉ cần một  cái máy tính nối mạng, bạn có thể học machine learning ở standford university, Modern thinking ở đại học michigan, medical neuroscience ở đh Duke etc… cái chính là hoàn toàn free. (coursera.com là một ví dụ, nó cung cấp những course online từ các đại học lớn trên thế giới, nếu bạn học từ đầu đến cuối bạn sẽ được nhận certificate được ký bởi chính giáo sư tạo ra cái course đó . Đương nhiên chẳng ai translate những thứ này sang tiếng việt cho bạn cả
Và điều đáng tiếc nhất mà bạn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội khám phá những cách nhìn mới

Một ví dụ, thời đại ngày nay làm gì cũng cần bằng cấp và muốn có bằng cấp thì phải đến trường đại học. Giả sử vào một ngày đẹp trời bạn không muốn học đại học mà vẫn muốn có một cái bằng THẬT với chi phí thấp hơn vài lần so với học đại học thì sao? Không tưởng?  Nếu bạn kiên nhẫn tìm kiếm có thể cuối cùng bạn sẽ biết đến “DIY Degree” và bùm, bạn biết rằng điều tưởng chừng không tưởng lại có khả năng xảy ra. Kết quả, bạn có thêm một cách nhìn, một hướng đi mới và biết đâu nó hữu dụng trong tương lai. (có 2 chân tất nhiên là vững hơn 1 chân rồi). Nhưng điều này đòi hỏi bạn phải có vốn tiếng anh “trình độ đại học”.

Effortless English cũng là một ví dụ điển hình. Chỉ mấy năm trước thôi, nghĩ đến học tiếng anh là gần như chắc chắn chúng ta nghĩ đến textbook, trung tâm anh ngữ etc nhưng nếu bạn có tí TA, bạn sẽ học được EE và thấy rằng còn một con đường khác dễ thở mà lại hiệu quả hơn cách học kia rất nhiều. Giờ bạn có 2 chân khi nói tới anh ngữ , chẳng phải tốt hơn sao? Nhưng điều kiện tiên quyết vẫn là bạn phải có “ít TA”.

Còn n ví dụ giống như trên nhưng có lẽ để khi khác. Ở đây bow chỉ muốn nhân mạnh rằng khoảng thời gian ở đại học, thậm chí là ở cấp 3 là khoảng thời gian “vàng” để bạn tiếp thu, học hỏi vô vàn những thứ hay ho, thú vị và đầy tính thực tiễn, nếu chỉ tập trung vào những thứ được dạy trên lớp thì bạn đã và đang bỏ phí rất nhiều điều giống như bạn chỉ nhìn một mặt của đồng tiền mà không biết tới mặt kia nó ra sao. Điều này không chỉ là một sự phí phạm mà còn giới hạn rất nhiều khả năng của bạn. Chỉ biết làm việc theo một cách cố định, một hướng suy nghĩ không đổi chẳng khác nào bạn nhắm mắt mà đi theo con đường duy nhất. Nhỡ nó không dẫn tới đâu thì sao? Bạn không có cơ hội nào hết vì bạn thậm chí còn không biết là có một đường khác. Sẽ có nhiều rào cản ngăn cách giữa bạn và “con đường khác”, một trong số đó là rào cản ngôn ngữ. Nếu bạn vượt qua được, bạn sẽ có một cách nhìn cuộc sống rất khác bởi đâu đâu cũng có những khả năng và cơ hội mới.

Kết luận

Nếu bạn không có thời gian đọc hết tất cả những gì bow viết thì chỉ cần nhớ dòng này
stop studying, start learning and have a vision
mong là các bạn sẽ áp dụng cái này cho tất cả những thứ các bạn đang và sẽ học chứ không chỉ riêng môn tiếng anh

Sẵn tiện mình xin cảm ơn Bow về bài viết này !

ngaoca
22-05-2013, 11:14
http://forum.englishtime.us/default.aspx?g=posts&t=3992
Trong entry vừa qua (Help!!!), thaibinh01 có hỏi làm sao để học nghe tiếng Anh. Tôi thấy vấn đề này là một vấn đề của nhiều sinh viên Việt Nam trong những năm đầu tiên muốn nâng cao trình độ tiếng Anh mình, vì thế tôi viết thành một topic, như một chia sẻ, để cho nhiều người tham khảo và góp ý.
 
LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH
(và nói chung: MỘT NGOẠI NGỮ)
 
Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.
 
Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.
 
Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.
 
Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!
 
Tuy nhiên, những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy cô ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chí không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được.  Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn  ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.
 
Từ lúc sinh ra chúng ta đã NGHE mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sinh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới NÓI những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học ĐỌC, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập VIẾT… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi xong trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.
 
Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.
 
Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập ĐỌC các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ).  Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò! Thế là học nói bằng cách sửa đổi phát âm những từ nào chưa chuẩn cho đến khi người khác có thể hiểu được.
 
Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.
 
Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!
 
Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!

ngaoca
22-05-2013, 11:16
 
Và đây là bí quyết để Nghe:
 
A. Nghe thụ động:
 
1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu. 
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.
 
Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).
 
Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.
 
Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!
 
2 - Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ.
 
B. Nghe chủ động.
 
1. Bản tin special english:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.
 
(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tuned', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)
 
2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.
 
Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.
 
3. Một số bài Audio trong Forum này: nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)
 
4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).
 
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.
 --------------
Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.
 
Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.
 
Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.
 
Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.
 
Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

ngaoca
22-05-2013, 11:19
LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH (2)
- NGHE BẰNG TAI -
 
Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và ACE chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống. Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.
 
- Đi vào cụ thể từ vựng Anh.
(Những phân tích sau đây là để thuyết phục ACE đi vào tiến trình tự nhiên - và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược - và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình)
 
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm.
Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’,  h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘hat’ tiếng Anh được đọc là h(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng.
 
Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr - nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam - chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ - không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.
 
Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) - nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) - và những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng đưọc (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!
 
Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả. Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in-tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i) (ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang 'tris'!
 
Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau - khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai-(ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai-(ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc 'fai' thôi thì không ai hiểu cả.  
 
Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.
 
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.
Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).
 
Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!
 
Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.
 
Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!
 

ngaoca
22-05-2013, 11:22
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.
Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!

Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!

Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'.

Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’(1)

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.
Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.

Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bởi vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như vậy, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Do đó, ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)

Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!

Để hoàn tất bài chia sẻ này, trong tương lai, tôi sẽ viết về một khía cạnh khác: Nghe tiếng Anh và ‘Nghe’ tiếng Anh.
------



Hai bài trước đây, tôi nói về việc nghe ‘âm thanh’ của tiếng Anh, có nghĩa là làm sao phân biệt được các âm với nhau đến nỗi, dù không hiểu câu ấy nói gì, cũng có thể lặp lại đúng lời người ta nói ra (câu càng dài thì kỹ năng nghe của mình càng cao). Dĩ nhiên, có những người được ‘lỗ tai âm nhạc’ thiên phú nên phân biệt âm thanh rất nhanh. Ví dụ em Wendy Võ, một nhi đồng gốc Việt tại North Carolina (tên Việt Nam là Võ thị Ngọc Diễm). Năm nay em mới 8 tuổi mà đã nói được 11 thứ tiếng và soạn 45 bản nhạc. Em có khả năng lặp lại một câu nói bằng bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, mà không cần hiểu nghĩa. Thế nhưng thường thường, người ta phải mất nhiều thời gian để phân biệt các âm trong một ngôn ngữ mới, tuy nhiên TẤT CẢ MỌI NGƯỜI đều có khả năng này, bằng chứng là không một người nào trên trái đất (trừ người điếc) là không thể nghe và nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Nếu thời gian qua, các bạn đã lắng nghe âm thanh tiếng Anh thôi, thì đến nay, hẳn bạn đã nhận thấy rằng bỗng dưng có một số từ hay cụm từ mình nghe rõ ràng hơn xưa, đặc biệt là những con số và những danh từ riêng (của các nhân vật, các địa danh … ), và những từ mình đã quen thuộc. Có những đoạn bạn nghe một thời gian dài 5-15 phút (như trên TV) rồi bỗng thấy mình ‘hiểu’ cơ bản nội dung chương trình đó.
Như thế là các bạn đã nghe tiếng Anh. Nhưng dù muốn dù không, khi nghe một ngôn ngữ mà chỉ nghe âm thanh thôi, thì cũng giống như mình nghe nhạc (không lời), hay nghe tiếng gió, tiếng chim. Nếu chỉ nghe như thế thì không đáng bỏ công, vì ngôn ngữ cốt là để truyền tin (truyền một thông tin). Nếu ta không nắm được thông tin bên dưới âm thanh phát ra bằng tiếng Anh, thì kể như chúng ta không ‘nghe’ được tiếng Anh. Vì thế, điều chúng ta cần học lại trước hết là nghe tiếng Anh (như một âm thanh thuần túy) để tiến đến bước sau cùng (mà bình thường người học ngoại ngữ xem là bước đầu tiên), ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là ‘hiểu’ một thông tin.

Vì thế, sau hai bài để nói về cách nghe tiếng Anh, hôm nay tôi sẽ đi sâu hơn, ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là nắm bắt nội dung của thông tin qua một chuỗi âm thanh bằng tiếng Anh.

ngaoca
22-05-2013, 11:24
Nghe tiếng Anh và ‘nghe’ tiếng Anh
 
1. ‘Nghe’ trong ngữ cảnh.
Tôi từng nhắc đi nhắc lại rằng đừng bao giờ tra từ điển khi mình nghe một diễn từ. Điều chủ yếu là nghe và lặp lại được những âm thanh đã nghe, rồi dần dần hiểu được một từ mới, khi nó xuất hiện trong nhiều nội dung khác nhau (nếu cả năm mình mới nghe từ đó một lần, có nghĩa là từ ấy không thông dụng và, trong giai đoạn này, ta không cần phải bận tâm đến nó!). Ví dụ: bạn nghe nhiều lần (âm thanh) ‘oubou’ mà không hiểu nghĩa, lần lượt trong những câu sau:
 
- To play the ‘oubou’ you need to have strong arms.
- The ‘oubou’ is considered one of the most difficult instruments to play.
- The ‘oubou’ is very difficult to play, because Karen must force air at very high pressure into the tiny double reed.
 
Lần đầu tiên, bạn chẳng biết âm ‘oubou’ chỉ cái gì, nhưng vì đi với play nên bạn đoán rằng đó là một cái gì để ‘chơi’. Như thế là đã ‘hiểu’ một cách tổng quát. Lần 2, với từ ‘instrument’ bạn biết rằng đó là cái để ‘chơi’ nhưng không phải là trong thể thao, mà là trong âm nhạc.  Lần thứ ba, với cụm từ ‘must force air’ thì ta biết rằng đó là một nhạc cụ thổi hơi (khí nhạc) chứ không phải là nhạc cụ dây hay gõ… Và ta tạm hiểu như thế, mà không cần biết phải viết thế nào, cho đến khi đọc câu sau (chẳng hạn):
The oboe looks very similar to the clarinet, but sounds very different!
Thế là ta biết được rõ ràng đó là một nhạc khí tương tự như clarinet, và từ mà ta nghe là ‘oubou’ thì được viết là oboe (và ta đọc đúng ngay chứ không cần phải tra từ điển!)
 
Ps: Đây cũng là vấn đề ‘hiểu’ một từ. Chúng ta có cảm giác rằng nếu dịch được tiếng ấy ra là ta hiểu ngay, thế nhưng không có gì sai cho bằng. Nếu bạn học theo quá trình ngược, nghĩa là khởi sự biết từ ấy dưới dạng chữ viết, bạn sẽ tra từ điển và đọc là: kèn ô-boa! Bạn thấy hài lòng vì mình đã hiểu! Nhưng thực ra, nếu bạn không phải là một nhạc sĩ, thì ‘kèn ô-boa’ cũng chẳng thêm gì trong kiến thức bạn. Ngay trong tiếng mẹ đẻ, ta có thể hài lòng với khái niệm mơ hồ về một từ, nhưng khi học ngoại ngữ thì ta có cái cảm giác sai lầm là phải trở lại với từ mẹ đẻ mới gọi là hiểu. Đối với tôi, nightingale là một loại chim có tiếng hót hay và thường hót vào ban đêm, còn có dịch ra là ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’ thì cũng bằng thừa, vì tôi chưa bao giờ thấy và biết chim ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’. Thậm chí không biết là có phải một loài chim hay hai loài chim khác nhau, vì cả hai từ đều được dịch là nightingale.
 
2. Nghe trong toàn bộ bối cảnh.
Ta thường nghĩ rằng: ‘một từ thì có một nghĩa nhất định’. Hoàn toàn sai.
- Thử tra từ ‘tiêu cực’ trong từ điển: negative. Như thế, ‘một cán bộ tiêu cực’ phải được dịch là ‘a negative cadre’! Nếu cụm từ tiếng Việt có ý nghĩa rõ ràng thì cụm từ dịch ra tiếng Anh (như trên) là hoàn toàn vô nghĩa! Nói cách khác: khi người Anh nói ‘negative’, thì người Việt hiểu là ‘tiêu cực’; nhưng khi người Việt nói ‘tiêu cực’, thì người Anh không thể hiểu là ‘negative.’
 
- Từ đó ta không thể nào hiểu đúng nghĩa một từ tiếng Anh nếu không đặt vào trong bối cảnh của nó.  Ví dụ: nếu không để ý rằng câu chuyện xảy ra ở Anh hay ở Mỹ, thì khi nghe từ corn ta có thể hiểu sai: Ở Anh là lúa mì, và ở Mỹ là bắp!
 
Nếu thấy một người mở nắp bình xăng lên mà nói ‘Oh my! No more gas’ thì ta hiểu ngay rằng ‘gas’ chính là ‘xăng’, mặc dù trước đó mình có thể học: petrol hay gasoline mới là xăng, còn gas có nghĩa là khí đốt!
 
Mà nhiều khi bối cảnh rõ đến nỗi, người ta dùng một từ sai mình cũng hiểu đúng. Bạn cứ thử đến cây xăng, mở bình và nói: đổ cho tôi 30.000 dầu! Tôi cam đoan là người ta không thắc mắc gì cả và sẽ đổ XĂNG chứ không đổ DẦU vào xe bạn; cao lắm là trong 100 lần, thì một lần người ta nhắc lại: đổ xăng phải không? Bạn nói là Dầu người ta vẫn hiểu là Xăng. Và trong tiếng Anh cũng thế! Bạn sẽ hiểu một từ trong toàn bộ bối cảnh của nó.
 
3. Nghe với tất cả giai điệu của câu.
Trong phần đầu tôi nói rằng khi ‘nghe’ một câu, chủ yếu là làm sao nắm bắt được thông tin của chuỗi âm thanh ấy. Nói cách khác, ngôn ngữ có nhiệm vụ là truyền tin. Nhưng ngoài nhiệm vụ truyền tin thì còn một nhiệm vụ thứ hai, vô cùng quan trọng, ấy là nhiệm vụ truyền cảm (truyền một tình cảm). Một câu nói giao tiếp hằng ngày, luôn chuyển tải một phần của thất tình (= bảy tình cảm con người, chứ không phải là bị tình phụ đâu: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục). Vì thế, cao độ, tốc độ, cường độ của câu nói, trường độ (độ dài) và dấu nhấn của một từ, có thể là điều mình cần phải ‘nghe’ cùng một lúc với các âm thanh được phát ra, thậm chí nghe âm điệu là chính. Nếu không thì ta hiểu sai, hoặc không hiểu gì cả. Đừng tưởng rằng khi ta nghe được từ ‘hate’ là ta hiểu ngay: ghét!
Vì dụ nghe một cô gái nói với một cậu trai: I hate you! Câu này không phải lúc nào cũng là ‘Em ghét anh'! Nói với một ngữ điệu nào đó thì có thể hiểu là: Tôi căm thù anh; hay Thôi, để tôi yên; hay Anh làm tôi bực mình; hoặc trái lại: Anh làm em cảm động quá; thậm chí: Em yêu anh quá chừng chừng!
 
Và cách nhấn câu cũng thế. Ví dụ trong câu sau đây:
I didn’t say Paul stole my watch!
Nếu người nói nhấn mạnh các từ theo 7 cách khác nhau, mỗi cách nhấn một từ ( I - didn’t - say - Paul - stole - my - watch ) thì nghĩa sẽ khác nhau hoàn toàn:
I didn’t say Paul stole my watch! (Somebody else said that!)
I didn’t say Paul stole my watch! (No! I didn't act like that)
I didn’t say Paul stole my watch! (I disclosed  by another way, but I didn't SAY) v.v
 
Khi học tiếng Việt, chúng ta nghe toàn bộ giai điệu, nên nghe (và nói) đúng cao độ của một từ (đúng các dấu); thế nhưng khi một người nước ngoài học tiếng Việt, chúng ta phải khổ công giải thích cho họ lên giọng, xuống giọng, uốn giọng như thế nào để nói các dấu sắc, huyền, nặng, hỏi - ngã (do học nghe bằng tai nên người Nam và người Trung đồng hóa ? và ~, trong khi người Bắc phân biệt chúng rõ ràng). Vì thế, ngược lại, khi nghe tiếng Anh, cần phải nghe toàn bộ âm điệu để nắm bắt những tình cảm bên dưới câu nói.
 
Nghe với cả giai điệu, mình sẽ hiểu (và sau này sẽ dùng) những câu hay thành ngữ một cách chính xác như người bản ngữ, mà không cần phải dịch ra. Ví dụ: các câu ngắn như: Oh my God! Look at this! Hoặc No way! Hoặc You're joking/kidding! Với giọng điệu khác nhau, những câu nói hằng ngày đó có thể được hiểu là một tiếng khen hay chê, thán phục hay thất vọng, bằng lòng hay bất bình, chấp thuận hay từ chối!
 
Và từ đó, mình sẽ biết đối xử khi dùng tiếng Anh cho đúng nghĩa, chứ không chỉ đúng văn phạm. Ví dụ, khi tiếp một nhân vật quan trọng đến công ty bạn, bạn chuẩn bị nói một câu mời rất trân trọng và đúng nghi thức (formal): Would you please take a seat? Thế nhưng bạn căng thẳng đến độ nói theo một âm điệu nào đó khiến người kia bực mình với bạn (mà bạn không hề biết), vì ngỡ rằng bạn diễu cợt người ta! Thế là hỏng cả một cuộc đàm phán. Thà rằng bạn nói đơn sơ: Sit down! Với một giọng hòa nhã, thái độ tôn trọng, cử chỉ lịch thiệp và nụ cười nồng hậu, thì không ai lầm bạn! Trái lại, nói câu rất formal trên kia, với thái độ căng thẳng và giọng nói cộc lốc (vì sợ nói sai!), thì tai hại hơn nhiều.
 

ngaoca
22-05-2013, 11:25
4. Nghe với những gì một từ bao hàm.
Ngôn ngữ dùng để truyền tin, nhưng đồng thời cũng truyền cảm. Vì thế, mỗi danh từ vừa chỉ định một cái gì cụ thể (denotation), vừa kèm theo một tình cảm (connotation). Các từ this gentleman, this man, this guy, this rascal đều có một denotation như nhau là một người nam nào đó, nhưng connotation thì hoàn toàn khác; cũng như đối với một người nữ nào đó ta có thể dùng: a lady, a woman, a girl, a whore. Cùng một từ như communism chẳng hạn. Đối với một đảng viên đảng Cộng Sản hay một cảm tình viên, thì từ ấy gợi lên bao nhiêu điều dịu dàng cao đẹp, còn đối với người chống cộng, thì từ ấy gợi lên bao nhiêu điều xấu xa, độc ác! Trong khi denotation của nó chỉ là một triết thuyết như trăm ngàn thuyết thuyết khác, mà dù thích dù không, người ta cũng phải dùng để chỉ định triết thuyết do Karl Marx đề ra! Từ đó, câu nói 'You're a communist!' có thể là một lời khen nồng ấm hoặc là một lời chỉ trích thậm tệ, tùy theo connotation của nó.


Khi học tiếng Anh, muốn nâng cao vốn từ vựng thì ta cố học nhiều từ đồng nghĩa (synonyms). Thế nhưng, không bao giờ có synonyms đích thực cả: chỉ tương đương trong denotation chứ connotation hoàn toàn khác (và cũng vì thế mà không bao giờ có hai từ hoàn toàn có nghĩa giống nhau ở hai ngôn ngữ khác nhau: father/mother không hoàn toàn là cha/mẹ - và daddy/mummy không hoàn toàn là ba/má; vì tình cảm đính kèm với các từ ấy khác hẳn giữa người Việt và người Anh). "Nghe" tiếng Anh, chính là biết nghe những connotations trong các thuật ngữ mình nghe.

Cho đến nay, tôi chỉ đề nghị các bạn nghe tin tức. Nhưng đó là giai đoạn nghe để quen với các âm. Trong giai đoạn ‘nghe’ tiếng Anh này, phải bớt giờ nghe tin tức mà xem phóng sự hoặc các phim truyện. Trên thế giới, các speakers của các chương trình tin tức buộc phải nói với thái độ neutral, nghĩa là không được dùng từ kèm theo tình cảm, và không được xử lý âm điệu để bộc lộ tình cảm của mình, vì thế họ nói rất dễ nghe, nhưng chỉ nghe tin tức thôi thì ta bỏ sót một phần khá chủ yếu trong tiếng Anh.

(Trái lại xướng ngôn viên Việt Nam nhiều khi chưa làm chủ được tình cảm mình trong quá trình đọc một bản tin, và người ta thấy ngay là xướng ngôn viên vui mừng hay bực tức, tán đồng hay bất đồng, với nội dung bản tin mình đọc. Còn người viết bản tin thì dùng những từ có connotation: ví dụ trước kia, khi nói đến một tổng thống Mỹ thì bao giờ cũng là ‘tên Kennedy’ hoặc ‘tên tổng thống Kennedy’. Còn hiện nay thì ‘Ngài tổng thống Bush’, mà ít khi nói một cách trung lập: Tổng Thống G. Bush. Trong khi đó, hầu như không bao giờ nghe trong một bản tin: ‘Cố chủ tịch Hồ Chí Minh’, mà lúc nào cũng là ‘Bác Hồ’. Thuật ngữ ‘Bác Hồ’ mặc nhiện tiềm ẩn một tình yêu thương và kính trọng đến độ cụm từ ‘cố chủ tịch Hồ Chí Minh’, vốn là một cụm từ neutral, lại trở thành một cụm từ ‘thất kính, xem thường’ đối với ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh’!)

5. Nghe bằng trái tim để cảm điều họ cảm.
Và cuối cùng, đối với các bạn muốn đi thật sâu vào tiếng Anh, thì có thể phối hợp tất cả các kỹ năng để hiểu những điều tiềm tàng bên dưới ngôn ngữ giao tiếp; và điều này hướng đến cách nghe văn học. Mọi ngôn ngữ đều gợi lên một cái gì đó vượt lên trên từ ngữ. Vì thế, thi ca là một ngôn ngữ đặc biệt. Người Việt nào, dù thích hay không thích, vẫn cảm được ngôn ngữ của thi ca. Do đó, muốn nâng cao kỹ năng ‘nghe’ tiếng Anh của mình thì cần tập nghe những bài thơ. Cho đến nay, khó tìm những bài thơ audio, nhưng không phải là không có. Tập nghe đọc thơ, dần dần, chúng ta sẽ cảm được cái tinh túy của tiếng Anh, từ đó ta cảm được vì sao cùng một tư tưởng mà diễn đạt cách này thì 'hay' hơn cách kia. Bấy giờ ta mới có quyền nói: tôi đã ‘nghe’ được tiếng Anh.

Ví dụ, khi muốn người ta cảm nhận tiếng gió mùa thu, thì Xuân Diệu đã sử dụng âm ‘r’ trong bài “Đây Mùa Thu Tới”:
Những luồng run rẩy rung rinh lá


Tương tự như vậy Robert L. Stevenson viết trong The Wind
I saw you toss the kites on high
And blow the birds about the sky;
And all around I heard you pass,
Like ladies’ skirts across the grass..
Tác giả đã làm cho ta cảm được làn gió hiu hiu với các âm ‘r’ và ‘s’ nối tiếp và quyện vào nhau trong câu cuối, kèm với hình ảnh độc đáo của váy các mệnh phụ lướt qua trên cỏ (điều mà người Việt Nam hoàn toàn không có kinh nghiệm, vì mọi nét yêu kiều đều gắn liền với tà áo dài).

Kết luận:

Tôi đã bắt đầu gợi ý nghe tiếng Anh để rồi đi đến vấn đề ‘nghe’ tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi lặp lại, những gì tôi nói chỉ là lý thuyết, và không có lý thuyết nào có thế làm cho bạn nghe được tiếng Anh. Cách duy nhất ấy là bạn phải tự mình nghe và rút ra những phương pháp thích hợp với xu hướng, kinh nghiệm và sở thích của mình.

Qua loạt bài này, tôi luôn đả phá cách nghe dựa trên viết và dịch. Thế nhưng, những điều tôi cho là trở ngại, nhiều khi lại có ích cho bạn, vì những thứ ấy không cản trở mà còn giúp bạn những cột móc để bám vào. Vâng. Nếu các bạn thấy việc đọc script, hoặc học từ vựng, hoặc viết thành câu và tra từ điển - như vẫn làm từ trước đến nay - giúp cho bạn nghe và hiểu nhanh hơn thì cứ sử dụng phương pháp của mình. Tôi chỉ nhắc lại một điều này:

Tất cả những trợ giúp đó cũng giống như chiếc phao cho người tập bơi. Khi tập bơi, nhiều người cần có một cái phao để bám vào cho dễ nổi, từ đó bạo dạn xuống nước mà tập bơi. Và không ít người bơi giỏi đã khởi sự như thế. Bạn cũng vậy, có thể những cách nghe từ trước đến giờ (nhìn script - học từ - kiểm tra văn phạm) giúp bạn những cột chắc chắn để bám vào mà nghe. Vậy thì xin nhớ rằng: Chiếc phao giúp cho bạn nổi, nhưng không giúp cho bạn biết bơi. Đến một giai đoạn nào đó, chính chiếc phao lại cản trở bạn và không cho bạn bơi thoải mái.

Hãy vứt cái phao sớm chừng nào hay chừng nấy, nếu không nó trở thành một trở ngại cho bạn khi bạn muốn bơi nhanh và xa.
Hãy vứt những chữ viết khi nghe nói, nhanh chừng nào hay chừng ấy, nếu không chúng sẽ cản trở bạn và bạn không bao giờ thực sự 'nghe' được tiếng Anh!

ngaoca
22-05-2013, 15:54
Chân dung một INTERBEG
-Khả năng thích ứng cao độ với môi trường, thời tiết, khí hậu, văn hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, thức ăn...
-Tinh thần học hỏi cao độ, biết chấp nhận sự khác biệt của người khác
-Đủ thân thiện để có thể ở chung người dân bản địa.
- Luôn biết đủ: người biết đủ nằm dưới đất ngủ mà như ở thiên đàng; người không biết đủ tuy ở thiên đàng mà như ở địa ngục.
- Ít ham muốn: ham muốn càng nhiều thì càng nặng người, mà càng nặng người thì càng khó cất bước.
- Làm gì cũng theo nguyên tắc: "Lợi mình lợi người."
-Sống giản dị như thế này: "Đói bụng thì đi tìm cơm; Cơ thể mệt mỏi gối rơm ngủ khò."
- Phương châm sống: Với bát cơm ngàn nhà; Một mình muôn dặm xa; Chốn chốn không phải nhà; Chỗ nào cũng là nhà."

Tài sản của một INTERBEG là:

- Sự khao khát theo đuổi giấc mơ đi du mục
-Trí tuệ: sự ứng phó trong các tình huống
- Kham nhẫn sự nóng lạnh, sự đói khát. sự khác biệt và sự chỉ trích của người khác
- Niềm tin

thichdibui.blogspot.com/2013/05/chan-dung-mot-interbeg.html

Brown Sugar
23-05-2013, 20:35
Wouh! Phục bạn quá!!! Chúc bạn luôn may mắn, thượng lộ bình an, gặt hái được nhiều "sàng khôn" mỗi ngày :-)

ngaoca
24-05-2013, 10:42
Sáng nay đi cùng nhóm bạn trên CouchSuring làm visa TQ qua công ty dịch vụ VINASET-26 Lý Thái Tổ. 65USD(21500usd)/người. Làm đông giảm giá còn 63USD. Nhưng đối với ai hộ khẩu ở Quãng Nam đỗ vào phải thêm 20 USD. Thế là các bạn ấy làm nhưng tôi không làm. Tôi sẽ đính thân đến Đại sứ Quán TQ xem tình hình thực hư thế nào.

ngaoca
24-05-2013, 16:13
MẤT CẢ BUỔI CHIỀU MỚI TỔNG KẾT ĐƯỢC THÔNG TIN VISA TỪ SƯ PHỤ.

Ý định của tôi là ở tại Trung Quốc khoảng 4-5 tháng, chờ đến khi trời ấm hơn thì sẽ đi Tây Tạng, sau đó sẽ đi Nepal và Ấn độ. Vì vậy tôi đã đến lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai làm visa. Tôi đến vào sáng thứ 2, điền vào một tờ đơn và dán vào một tấm hình 3-4, sau đó nhận giấy hẹn 4 ngày sau (thứ 5). Tôi xin visa 6 tháng với 2 lần ra vào, thời gian dài nhất ở tại Trung Quốc mỗi lần là 30 ngày, giá là 90 đô la Mỹ. Khá mắc tiền!

Sau đó tôi vào trang web của Lonely Planet và hỏi làm thế nào ở Trung Quốc với visa như thế thì được chỉ dẫn là tôi nên ở đến ngày thứ 29 hoặc 30, sau đó ra khỏi Trung Quốc, có thể về Việt Nam hoặc sang Lào, hoặc Hong Kong, sau đó nhập cảnh trở lại. Lần này ở đến ngày 25 thì đến đồn cảnh sát khu vực làm gia hạn thêm một tháng nữa. Sau đó đến ngày 25 thì lại làm gia hạn…..

Tôi có double-entry visa mà. Nếu gia hạn ở Trung Quốc thì tôi cũng phải trả tiền mà lại mất đi second entry. Vì vậy tôi đi về Việt Nam đóng một cái dấu ra vào khác để được miễn phí, sau khi dùng hết entry trên visa thì sẽ gia hạn tại Trung Quốc. Dân Trung Quốc tính toán kinh lắm nên phải tính toán lại với họ. Tôi nói với Sima rằng visa Trung Quốc (dành cho người Việt) 1 entry giá 60 đô Mỹ, double entry giá 90 đô Mỹ (giá sĩ mà). Mỗi entry chỉ được phép ở 30 ngày. Nếu ở lố, thì mỗi ngày lố phải đóng phạt 500 RMB. Nếu hết 30 ngày mà muốn ở thêm thì phải đến đồn công an khu vực tại Trung Quốc nộp đơn xin gia hạn (thật ra là làm một visa mới) và phải đóng phí, tùy nơi nhưng tối thiểu là 20 đô Mỹ/lần. Tôi nghe nói hiện nay rất khó xin ở Trung Quốc 60 hoặc 90 ngày đối với visa du lịch (dành cho mọi quốc tịch.) Chắc tại họ muốn thu tiền thêm đây mà, chỉ cho ở 30 ngày thôi, ai muốn ở thêm thì phải đóng thêm phí cộng với một đống giấy tờ như tài khoản ngân hàng, đăng ký tạm trú, thẻ credit card,…
Sau khi check in nhanh (thật ra tôi vào đó hỏi giá, để lại CMND, mang hành lý lên phòng) thì tôi quay trở ra nhờ anh xe ôm chở đến ĐSQ Trung Quốc ở phố Hoàng Diệu (gần lăng Bác và phủ Chủ tịch). Đến đây thì tôi thanh toán cho anh lái xe này tổng cộng 50.000 đồng. ĐSQ Trung quốc bắt đầu làm việc vào lúc 8h30. Tôi đứng trước cổng chờ cùng một số người. Có khá nhiều cò quay quanh chào mời chúng tôi mua dịch vụ của họ. Khi một anh cò hỏi tôi cần loại visa nào, tôi nói không biết thì anh ta hỏi sao lại không biết và lằng nhằng theo mãi. Một chú tóc bạc đứng cạnh bên (nghĩ tôi là người nước ngoài) nên la anh chàng cò và nói rằng nếu người ta không thích thì thôi, đừng lằng nhằng như thế làm mất thể diện của người Việt Nam.

Sau khi check in nhanh (thật ra tôi vào đó hỏi giá, để lại CMND, mang hành lý lên phòng) thì tôi quay trở ra nhờ anh xe ôm chở đến ĐSQ Trung Quốc ở phố Hoàng Diệu (gần lăng Bác và phủ Chủ tịch). Đến đây thì tôi thanh toán cho anh lái xe này tổng cộng 50.000 đồng. ĐSQ Trung quốc bắt đầu làm việc vào lúc 8h30. Tôi đứng trước cổng chờ cùng một số người. Có khá nhiều cò quay quanh chào mời chúng tôi mua dịch vụ của họ. Khi một anh cò hỏi tôi cần loại visa nào, tôi nói không biết thì anh ta hỏi sao lại không biết và lằng nhằng theo mãi. Một chú tóc bạc đứng cạnh bên (nghĩ tôi là người nước ngoài) nên la anh chàng cò và nói rằng nếu người ta không thích thì thôi, đừng lằng nhằng như thế làm mất thể diện của người Việt Nam.

Thứ nhất là tôi cần gia hạn visa. Văn phòng PSB ở đây rất gần khu phố cổ và nằm trên con đường lớn nhất là đường Changzheng Lu. Trong tất cả bốn lần gia hạn visa tại Trung Quốc thì Shangri La là nơi gia hạn dễ chịu nhất. Tại sao? Bạn không cần nộp đủ thứ giấy tờ như những nơi khác. Chỉ cần nói tiếp tân dẫn bạn lên đồn công an khu vực đăng ký tạm trú trong vòng 5 phút. Họ in và phát cho bạn tờ giấy đăng ký. Bạn thậm chí không cần điền vào bất cứ mẫu đơn nào hay nộp bản photo hay hình gì cả. Chỉ cần cho họ biết bạn từ đâu đến và dự định ở bao lâu; vậy là trong 5 phút bạn có được tờ tạm trú in từ máy tính rồi. Sau khi có tờ tạm trú, bạn đến văn phòng PSB. Tại đây họ phát cho bạn tờ đơn, bạn điền vào, dán hình, nộp cho họ và chờ khoảng từ 30-60 phút là có visa. Sau đó đóng tiền là 160 tệ ngay tại chỗ, không phải ra ngân hàng như một số nơi. Quan trọng là nếu bạn có double hay multi entry visa thì những lần entry chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ và họ sẽ gia hạn cho bạn từ ngày lần gia hạn trước hay visa của bạn hết hạn chứ không phải từ ngày bạn nộp đơn yêu cầu gia hạn như ở Leshan. Vì thế lần gia hạn trước của tôi đến 8/9 hết hạn nhưng ngày 31/8, tôi gia hạn ở Shangri la thì họ cứ từ 8/9 đếm đến 30 ngày là 7/10 tôi mới hết hạn ở tại Trung Quốc. Và do đây là lần gia hạn thứ hai của visa nên tôi không được phép gia hạn tiếp mà phải ra khỏi Trung Quốc hoặc phải xin visa mới. Nhưng gần 8 tháng đi bụi ở Trung Quốc theo tôi đã đủ rồi nên tôi sẽ đi nước khác sau ngày 7/10 các bạn nhé (đi nước nào thì chưa biết.) Ở văn phòng PSB tại Shangri La họ không yêu cầu bạn chứng minh tài chánh (nên nếu bạn nào không có tài khoản trong ngân hàng thì đến nơi này gia hạn nhé) và họ cũng chả yêu cầu nộp bản photo của bất cứ thứ gì cả. Tất cả những gì bạn cần để gia hạn ở đây là: bản gốc hộ chiếu, hình và tờ tạm trú cùng 160 tệ. Chấm hết. Tôi nghe nói ở đây họ rất nghiêm trong việc gia hạn trước 5 ngày. Nên bạn cố đến mà gia hạn trước 5 ngày visa của bạn kết thúc nhé.

Về Việt Nam 1 ngày đêm, ngày hôm sau tôi phải lập tức quay lại bởi vì cảm thấy không yên tâm khi để Sima một mình tự xử tại Hà Khẩu. Bởi vì đã sử dụng hết mọi entry của visa nên nếu tôi muốn ở lại thêm thì phải đến phòng PSB (Public Security Bureau) để xin gia hạn visa, thực ra là xin một visa mới ngay tại Trung Quốc. Để có thể xin gia hạn thêm visa, tôi cần phải có chứng minh tài khoản ngân hàng, mỗi ngày trung bình 100 đô la Mỹ, như vậy tôi phải chứng minh trong tài khoản của mình có ít nhất 3.100 đô Mỹ.


Sáng hôm sau ngày 10/2/2011, tôi tranh thủ đến văn phòng PSB sớm để nộp giấy tờ. Hôm trước tôi hỏi cô công an ngồi ở bàn số 2 từ cửa vào thì được biết do tôi qua cửa khẩu vào ngày 17/1/2011 nên họ sẽ gia hạn cho tôi từ ngày 16/2 đến 16/3 (có nghĩa là từ ngày tôi hết hạn visa). Hôm nay cô này không có mặt, tôi đến anh công an ở bàn số 3 thì anh này lại nói khác đi. Hôm nay ngày 10 nên tôi chỉ được gia hạn đến ngày 9/3 (có nghĩa là từ ngày tôi nộp hồ sơ). Thế là tôi không đồng ý nói rằng hôm qua cô kia nói có thể gia hạn đến ngày 16/3 cơ mà. Anh chàng xem xét một hồi rồi nói “khở dì” (nghĩa là có thể). Và bảo tôi ra về, một tuần sau, nghĩa là ngày 16.2 quay lại lấy hộ chiếu. Anh ta cầm hộ chiếu của tôi mà chẳng đưa biên nhận làm tôi cũng lo lo nhưng ở Trung Quốc là vậy đó, chẳng biên nhận gì hết.

Tôi quên hỏi anh ta là bao nhiêu tiền, nghe nói là khoảng 146 RMB nhưng không biết họ có lên giá không? Trung Quốc vui lắm, mỗi năm mỗi lên giá à. Visa từ 45 đô Mỹ cho 6 tháng với 2 lần ra vào lên giá thành 90 đô rồi còn gì.

Tôi chỉ nộp bản photo các giấy tờ nên được giữ lại tờ khai tạm trú (trong trường hợp sau này có cần thì chỉ đưa ra thôi chứ không phải hơ tay hơ chân nữa rồi)

ngaoca
24-05-2013, 16:14
TẠI TRUNG QUỐC, MUỐN Ở NƠI GIÁ RẺ THÌ CÁC BẠN SAU KHI THỎA THUẬN GIÁ CẢ VỚI CHỦ NHÀ THÌ CẦM HỘ CHIẾU VÀ ĐỊA CHỈ CỦA NƠI ẤY LÊN CÔNG AN KHU VỰC ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ. SAU ĐÓ CẦM TỜ ĐĂNG KÝ NÀY QUAY LẠI NƠI MUỐN TRỌ THÌ CHỦ TRỌ SẼ ĐỒNG Ý CHO BẠN Ở.
Chị ta đưa cho tôi danh thiếp của khách sạn mình để tôi trình cho công an biết tôi dự định ở đâu (nếu nơi nào không có danh thiếp thì các bạn nhờ họ ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của họ ra tờ giấy, rồi cầm tờ giấy ấy lên công an.)
Tôi đến văn phòng PSB (Public Security Bureau) để hỏi thủ tục gia hạn visa thì họ cho biết tôi phải có copy hộ chiếu, copy visa hiện tại, bản sao giấy tạm trú, chứng minh tài khoản ngân hàng (ít nhất 100 đô Mỹ/ngày). Vậy là tôi về hỏi bà chủ nhà đồn công an gần nhất để đến đăng ký tạm trú. Chỉ việc này thôi cũng mất thời gian vô cùng bởi vì tôi không biết tiếng Hoa nên sau một hồi hơ đủ tay chân thì bà chủ nhà của tôi đến nói gì đó với một ông chạy xe ôm. Vậy là tôi trả 3 RMB cho ông ta để ông ta chở đến công an khu vực gần đấy. Đến đây ông ta kiêm luôn nhiệm vụ phiên dịch. Sau một hồi đi lòng vòng qua 2-3 văn phòng, cuối cùng tôi được chỉ lên lầu 3 để làm thủ tục.

Ở lầu 3, tôi được phát hai tờ giấy. Một tờ có tiếng Hoa và tiếng Anh nên tôi tự khai. Một tờ chỉ có tiếng Hoa thì tôi phải nhờ họ ghi giùm. Nói chung ở đây họ khá là dễ thương -chẳng những khai giùm cho tôi mà còn photo giùm visa miễn phí. Cuối cùng tôi ra về với một tờ tạm trú và một bản photo visa mà không phải trả đồng nào.

Có đủ giấy tờ trong tay, tôi lại đến văn phòng PSB ở đường Zhongshan Donglu ngay khu phố cổ (nếu đi từ Quảng Trường Beibu Wan thì có thể đi xe buýt số 7 hoặc bất kỳ xe buýt nào đến ngã tư Beibu Zhong Lu và Guangdong Lu, sau đó xuống xe, quẹo trái, đi bộ đến một ngã tư thì lại quẹo trái, PSB nằm ngay tay trái số 213). Hôm nay chiều thứ tư nên họ nghỉ làm. Họ làm việc từ thứ 2-6 (sáng 8-12; chiều 2.30-5.30 – chiều thứ tư và ngày lễ nghỉ). Vậy là tôi có dịp tham quan phố cổ Bắc Hải.


Sáng hôm sau ngày 10/2/2011, tôi tranh thủ đến văn phòng PSB sớm để nộp giấy tờ. Hôm trước tôi hỏi cô công an ngồi ở bàn số 2 từ cửa vào thì được biết do tôi qua cửa khẩu vào ngày 17/1/2011 nên họ sẽ gia hạn cho tôi từ ngày 16/2 đến 16/3 (có nghĩa là từ ngày tôi hết hạn visa). Hôm nay cô này không có mặt, tôi đến anh công an ở bàn số 3 thì anh này lại nói khác đi. Hôm nay ngày 10 nên tôi chỉ được gia hạn đến ngày 9/3 (có nghĩa là từ ngày tôi nộp hồ sơ). Thế là tôi không đồng ý nói rằng hôm qua cô kia nói có thể gia hạn đến ngày 16/3 cơ mà. Anh chàng xem xét một hồi rồi nói “khở dì” (nghĩa là có thể). Và bảo tôi ra về, một tuần sau, nghĩa là ngày 16.2 quay lại lấy hộ chiếu. Anh ta cầm hộ chiếu của tôi mà chẳng đưa biên nhận làm tôi cũng lo lo nhưng ở Trung Quốc là vậy đó, chẳng biên nhận gì hết.

Tôi quên hỏi anh ta là bao nhiêu tiền, nghe nói là khoảng 146 RMB nhưng không biết họ có lên giá không? Trung Quốc vui lắm, mỗi năm mỗi lên giá à. Visa từ 45 đô Mỹ cho 6 tháng với 2 lần ra vào lên giá thành 90 đô rồi còn gì.

Tôi chỉ nộp bản photo các giấy tờ nên được giữ lại tờ khai tạm trú (trong trường hợp sau này có cần thì chỉ đưa ra thôi chứ không phải hơ tay hơ chân nữa rồi)

ngaoca
26-05-2013, 18:15
Tặng các bạn thông tin đo khoãng cách giữa các điểm ở Laos.
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/1Laos_zps0407153b.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/1Laos_zps0407153b.jpg.html)

ngaoca
26-05-2013, 23:37
Hôm giao lưu có phát tài liệu, tớ xin up nó lên đây cho những ai không tham gia muốn đọc.



ĐỀ TÀI 1: Hành trình đi bụi Cam-Việt-Thái-Lào có yếu tố xe đạp.
ĐỀ TÀI 2: Tuyệt chiêu an toàn. Làm sao có được 1 hành trình cực kỳ thú vị. Dám sống với ước mơ. Làm thế nào để có 1 cuộc đời hoành tráng.
Đề tài 1: Vấn đề 1: Giới thiệu về chuyến đi.
Vấn đề 2: Chuẩn bị thông tin gì cho chuyến đi. Ngôn ngữ.
Vấn đề 3: Các vật dụng cần thiết cho việc di chuyển bằng xe đạp. Kỹ năng tìm người giúp đỡ.
Vấn đề 1: Giới thiệu về chuyến đi.
-Tôi đang thực hiện 1 chuyến đi vòng quanh thế giới bằng niềm tin.
-Trường phái: Đệ tử đời thứ nhất của giáo phái INTERBEG do bà tổ Quỳnh Dung sáng lập. Là 1loại hình phượt dài hạn 1 tuần-vài chục năm. Và vì đi bụi dài hạn nên đặc điểm là bạn phải di sao cho thoải mái như ở nhà không có hiện tượng quá mệt mỏi và kiệt sức. Không định hình rõ ràng lịch trình. Và hành trình của tôi là Đông Nam Á- Trung Quốc-Ấn Độ - Nepal-Các quốc gia Trung Á-Châu Phi-Châu Âu- Châu Mĩ (Bắc và Nam Mĩ). Châu Úc là điểm đến cuối cùng.
Hành trình đã đi được: HCM-Phnom Penh-Shihanoukville-KohKong-Trat-Chanthaburi-Chonburi-Bangkok-Vientiane-Nongkhai-Vientiane-Hèn Bèn-Cầu Treo-Hà Tĩnh-Vinh-Hà Nội.
https://www.phuot.vn/threads/94412-H%C3%A0nh-tr%C3%ACnh-5-ch%C3%A2u-%C3%82u-%C3%81-M%E1%BB%B9-Phi-%C3%9Ac-Ch%E1%BA%B7ng-1-Cam-Vi%E1%BB%87t-Th%C3%A1i-L%C3%A0o
(hoặc vào google: ”zany viet nam”)
Lào: Người Lào thân thiện và thoải mái. Tại Vientiane gặp sư phụ người Nga và cô gái người Mexico. Toàn ngủ chùa 1 mình hoặc với sư phụ và nhưng ngày đi với sư phụ hầu như là ko mất tiền. Và cảm giác an toàn rất cao khi ở Laos.
Việt Nam:Thử lòng tốt người Việt bằng cách xin nước uống, thức ăn và đi nhờ xe.
Cho nước uống, 1 bữa ăn, 150.000 và quá giang đoạn đường 45 km. Phuot.vn.
Vấn đề 2: Chuẩn bị thông tin gì cho chuyến đi. Ngôn ngữ.
Thông tin:
+ http://thichdibui.blogspot.com/
+http://phuot.vn
+ http://travel.huyenchip.com Sách balo lên và đi.
+Trở lại của Lâm Dế
+Nguyễn Chí Linh
+ http://www.ddth.com - Đạp xe đi Ấn Độ - thangnv
+ http://chasingthewind90.blogspot.com/
+ http://www.lonelyplanet.com/thorntree/index.jspa nếu có điều kiện thì nên mua sách.
+ http://couchsurfing.org/
+ http://www.wwoofindependents.org/
+ http://www.escapethecity.org/
+ http://www.travelfish.org
+ http://www.helpx.net/
NGÔN NGỮ
-3 Từ Quan Trọng: Cảm ơn-Bao nhiêu-Nhà vệ sinh ở đâu
-Cambodia-Thailand-Laos.
-Okun-Khợp khuôn khập/kha-Khợp chài lai lai.
-TomPLAYpunMAN-Thơ Rầy-Thơ Rầy.
-Tâu tức nơi na-Hong Nam ù thi nại-Hong Nam ù thi nại.
http://thichdibui.blogspot.com -> Vào mục Đi nước nào nói tiếng nước đó.
http://weiyunvn.blogspot.com ->Vào mục Ngôn ngữ các nước.
Vấn đề 3: Các vật dụng cần thiết cho việc di chuyển bằng xe đạp. Kỹ năng tìm người giúp đỡ.
DANH SÁCH VẬT DỤNG (xếp theo thư tự quan trọng)
THÀNH PHẦN ĐỒ CHÍNH
0. ĐẮC NHÂN TÂM-DALECARNEGIE.
1. Giấy tờ: CMND, passport, B.Lái,thẻ SV, photo+thông tin khẩn.
1. Tiền: túi bao tử, thẻ ATM nội địa+visa.
2. Quần áo, nón, giày, vớ , khăn,dây phơi, mền.
3. Đánh răng, xà bông tắm+giặt, bàn chải giặt đồ, giấy vệ sinh.
4. Áo mưa, túi nylon, túi khô.
5. Kem chống muỗi, thuốc cảm, dầu gió, bông gòn thuốc đỏ, thuốc trị tiêu chảy, ASPERIN, C, Oresol, berberin, vitamin tổng hợp.
6. Sổ tay, bút, bản đồ, Sách lonely planet.
BỘ XE ĐẠP-tiết kiệm tiền vận chuyển.
1. Xe đạp, khóa, bộ đồ vá+sửa xe, bơm, vỏ, ruột, rôm thắng.
2. Nón bảo hiểm, quần xe đạp, kính, khẩu trang.
3. Đèn pin, Bộ đo khoãng cách, áo thanh niên, cờ VN,còi.
ĐỒ DÙNG KHÁC TIẾT KIỆM TIỀN ĐI ĐƯỜNG.
1. Lều, võng, bạt trải
2. Bộ nồi, bếp xăng(cồn), 1 dây nấu nước, 1 ly(tô), 1 muỗng, 1 đôi, đũa, bình nước nóng,
3. Dao, kéo, la bàn, bật lửa,
4. Máy ảnh, điện thoại, sạc, laptop, 3G, MP3 nghe anh văn.
5. Dữ liệu USB, web phuot.vn, facebook, email, danh thiếp.
6. Nước, sữa, mì, kẹo ngọt, đồ khô, tỏi, chuối, vitamin tổng hợp.

Kinh nghiệm tìm người giúm đỡ qua những người không có khả năng giúp đỡ nhưng người này có khả năng giới thiệu và liên kết. Ví dụ: Khi tôi muốn đi nhờ xe thì gặp bất kỳ 1 người nào trên đường mà tôi có cảm giác thân thiện và sau đó nói về hoàn cảnh và mong muốn đi nhờ xe một cách thú vị nhất. Sau đó họ sẽ lan truyền tin này đến những người xung quanh 1 cách nhanh hơn và dễ nhận sự tin tưởng hơn. Sau đó 1 trong những người được truyền tin ấy có khả năng cho đi nhờ xe sẽ giúp đỡ tôi.
-Điểm mạnh yếu của xe đạp.
+Không tốn xăng.
+Tiếp xúc với người địa phương dễ dàng và hiệu quả hơn.
+Rèn luyện sức khỏe.
+Kết hợp với ngủ lều thì tuyệt vời vì chi phí cực rẻ.
-KINH NGHIỆM NGỦ CHÙA
Chùa Thái Lào Cam giống nhau đến 80% và đều gọi là WAT.
Muốn biết chùa ở đâu bạn hỏi người địa phương như sau: Cam: WAT nơi na? Thái-Lào: WAT ù thi nại? Nếu giọng ủa bạn người ta khó nghe thì hãy chấp tay, nhấm mắt và đọc câu này người ta sẽ hiểu ngay và sẽ có điều bất ngờ dành cho bạn:
-Namo ta sà ba ra woa tô a ra hà tô sam ma sam bút hà xa.
Khi vào chùa chấp tay lại chào sư: bằng ngôn ngữ đã chỉ trên, sau đó nói tiếng anh với họ 1 cách chậm rãi. Nếu họ không hiểu thì dùng body langue. Thông thường 7h và 11h sẽ có thức ăn miễn phí tại chùa trên cả 3 nước. Chú ý buổi chiều sư ko ăn.
Nên nhớ phải chứng minh cho Chùa, nhà dân, cây xăng, đồn công an rằng mình có lều và ko làm phiền họ.
-CÒN THỜI GIAN SẼ NÓI VỀ GIÁ CẢ VÀ PHONG CÁCH ĐỊA PHƯƠNG. Vì phần này đã có trong tài liệu của bà tổ QUỲNH DUNG-INTERBEG.

ngaoca
26-05-2013, 23:45
Mình đang tạo 1 Blog để cung cấp những tài liệu, nó là động lực thoai thúc mình thực hiện chuyến đi này.

Trong đó sẽ trình bày cụ thể các cơ sở khoa học của vấn đề "PHÉP MẦU" và "NIỀM TIN". Là chiếc chìa khóa giúp mình mở ra 1 cánh cửa khác của cuộc đời. Vì Blog đang trong quá trình tạo dựng nên chưa được hoàn thiện. Trong thời gian tới mình sẽ cố gắn chỉnh chu nó lại một cách khoa học nhất.
http://zanyvietnam.blogspot.com/ Khoãng tối ngày mai thì các bạn mới vào được Blog.

Rất mong nhận được những góp ý chân thành về bố cục nội dung trong trang Blog này.

ngaoca
28-05-2013, 11:47
Hôm nay tôi đã tự làm thành công visa Trung Quốc với 60 USD.

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Visa/IMG_20130528_113004_zps4ee60b62.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Visa/IMG_20130528_113004_zps4ee60b62.jpg.html)

4 ngày sau lấy thành công visa tôi sẽ viết bài hướng dẫn cho các bạn nào chưa biết !

ngaoca
28-05-2013, 14:40
Thời gian này mình rất rãnh, bạn nào muốn tâm sự, trao đổi chia sẽ hay muốn biết thêm chi tiết về chuyến đi, hay các vấn đề về WWOOF, visa thì xin liên hệ 01245210998. Tớ là "TỶ PHÚ THỜI GIAN" KHÔNG SỢ LÀM PHIỀN, các bạn cứ tự nhiên, giúp được tớ sẽ giúp.

Tớ đang viết 1 loạt bài cho báo, viết xong, có link sẽ gởi các bạn.

ngaoca
30-05-2013, 16:51
Theo hình thức tự làm không cần dịch vụ tại Hà Nội. Viết vào ngày 30/5/2013.
Để tiết kiệm tiền nên tôi phải tự mình làm visa mà không thông qua dịch vụ. Giá dịch vụ thường giao động 2 mức giá 70,75 USD. Và 1 công ty mà tôi biết có mức giá hấp dẫn hơn đó là VINASET 65 USD, làm 2 người trở lên được giảm còn 63 USD và thường là mất 5 ngày nhưng nếu tự làm thì chỉ mất 4 ngày kể từ ngày nộp đơn và hộ chiếu. Nhưng chỉ dành cho ai có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Bắc. Tôi mang hộ khẩu Sì phố nên họ tăng thêm 20 USD. Hẳn nhiên là tôi không chấp nhận rồi. Thế là tôi lục nát hết mấy diễn đàn trên mạng cũng không có 1 tài liệu nào hướng dẫn cách thức tự làm , mà hầu hết là qua dịch vụ. Hoặc hướng dẫn vào thời điểm ĐSQ Trung Quốc chưa yêu cầu thư mời.

Tôi đến ĐSQ-46 Hoàng Diệu. vào ngày thứ 2, tìm hiểu kỹ các thông tin hướng dẫn thì ra mọi thứ chỉ kẹt ở chỗ “ invitaon letter”. Tôi quan sát thì thấy mấy người đang điền đơn dịch vụ nó điền đơn rất cẩu thả và không cần đơn. Sau đó tôi muốn xem tụi Tây balo dạng Backpacker làm thế nào. Thế là làm quen được 1 cặp người Đức-đơn giản bằng cách tôi cho họ mượn cây viết để điền đơn. Tờ đơn này được phát bởi 1 bảo vệ trong phòng ĐSQ. Và khi bạn ghi sai thông tin gì bạn cứ lấy tờ khác thoải mái. Thông tin điền cũng khá là đợn giản, mục nào không biết điền như thế nào cứ để trống, sau khi điền thì đưa bác bảo vệ phát đơn kiểm tra giùm cho. Cái hình các bạn có thể dùng đồ bấm, bấm hình vào góc phải được chỉ định của towd khai. Bạn nên chuẩn bị trước vài thứ sau.
-1 hình 4x6 chuẩn passport
-1 photo CMND 2 mặt trên 1 tờ A4.
-Pho to Hộ chiếu- chỉ cần 1 mặt trang có hình và thông tin của bạn.
-THƯ MỜI HOẶC BOOKING KHÁCH SẠN.
Trở lại câu chuyện, tôi cùng 1 cặp người Đức gởi balo ở học tủ ngay chỗ bảo vệ đứng rồi vào xếp hàng ở quầy số 2.
Sau khi họ nói chuyện tôi nghe và nắm được thông tin là phải cần thêm 1 thư mời từ 1 công ty hay cá nhân bên Trung Quốc, có đầy đủ thông tin về Tên, địa chỉ, số điện thoại, số ID, và kèm theo pho to chứng minh của người viết thư mời thì càng tốt. Người Đức hỏi nếu tôi không có quen ai bên Trung Quốc thì còn cách nào chăng?
Cô nhân viên trả lời: Vậy anh có booking khách sạn cũng được.
Thế là người Đức mỉm cười, cảm ơn và ra ngoài.
Sau khi trao đổi họ quyết định cùng tôi đi tìm 1 quán café gần đấy có wifi để làm cái booking và in ra . Sau đó kẹp cùng các hồ sơ trên là ổn. Thế là tôi cho họ mượn chiếc lap để đặt phòng cho họ. Tôi quan sát.
-Họ vào trang booking.com tìm 1 phòng giá rẻ khoãng 400-500K cho 2 người rồi dùng thẻ visa để đặt.
Sau đó họ in ra cái giấy đặt phòng nộp vào và tất nhiên là ok. Họ nhận được biên lại đi đóng tiền.
Còn tôi quay trờ về phòng nghiên cứu thêm cái booking kia, làm sao miễn phí cơ.
Thế là tôi vài lại trang booking chuyển nó sang tiếng Việt.
Oh- có dịch vụ hủy phòng và free. Tức là sau khi đặt phòng tôi có tờ booking, sau khi có visa tôi sẽ hủy booking này. hehe
OK tôi lôi cái thẻ visa trống-no money. Ra đặt phòng. In tờ giấy đặt phòng bằng tiếng Việt luôn.
Sáng ngày hôm sau(vì ĐSQ chỉ làm việc buổi sáng 8h30-11h từ thứ 2 đến thứ 6) cứ thế lên nộp và tất nhiên họ cũng OK. Cũng phát cho tôi 1 tờ giấy để đi qua bên ngân hàng Trung Quốc đóng tiền.
Đó là ngân hàng ICBC - 360 đường KIM MÃ của Trung Quốc thủ tục đóng tiền rất đơn giản, có người hướng dẫn cặn kẻ .
LƯU Ý: TẠI ĐÂY BẠN BẮT BUỘC PHẢI NỘP USD NÊN PHẢI ĐỔI TIỀN Ở TIỆM VÀNG TRƯỚC. TỶ GIÁ LÚC TÔI ĐỔI LÀ 21300VND/USD.
Tại đây bạn cũng có thể mở tài khoản gởi tiền việt vào đó và Qua Trung Quốc rút với mức phí là 1,2 %. Cà thẻ tại TQ thì ko tính phí. Tôi quyết định làm 1 thẻ ở đây.
Sau khi đóng tiền họ đóng cho cái biên lai mấy cái dấu đỏ đỏ. Giữ giấy này và chờ đến ngày lấy passport có dán visa.

File mẫu đặt phòng và thư mời.
http://www.docstoc.com/docs/158613067/reservationhenrik
http://www.docstoc.com/docs/158613135/sample_tourist_invitation_by_individuals?


Một số kình nghiệm khác từ Blog của sư phụ tôi.

Ý định của tôi là ở tại Trung Quốc khoảng 4-5 tháng, chờ đến khi trời ấm hơn thì sẽ đi Tây Tạng, sau đó sẽ đi Nepal và Ấn độ. Vì vậy tôi đã đến lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai làm visa. Tôi đến vào sáng thứ 2, điền vào một tờ đơn và dán vào một tấm hình 3-4, sau đó nhận giấy hẹn 4 ngày sau (thứ 5). Tôi xin visa 6 tháng với 2 lần ra vào, thời gian dài nhất ở tại Trung Quốc mỗi lần là 30 ngày, giá là 90 đô la Mỹ. Khá mắc tiền!

Sau đó tôi vào trang web của Lonely Planet và hỏi làm thế nào ở Trung Quốc với visa như thế thì được chỉ dẫn là tôi nên ở đến ngày thứ 29 hoặc 30, sau đó ra khỏi Trung Quốc, có thể về Việt Nam hoặc sang Lào, hoặc Hong Kong, sau đó nhập cảnh trở lại. Lần này ở đến ngày 25 thì đến đồn cảnh sát khu vực làm gia hạn thêm một tháng nữa. Sau đó đến ngày 25 thì lại làm gia hạn…..
-----------------------------------------

Tôi có double-entry visa mà. Nếu gia hạn ở Trung Quốc thì tôi cũng phải trả tiền mà lại mất đi second entry. Vì vậy tôi đi về Việt Nam đóng một cái dấu ra vào khác để được miễn phí, sau khi dùng hết entry trên visa thì sẽ gia hạn tại Trung Quốc. Dân Trung Quốc tính toán kinh lắm nên phải tính toán lại với họ. Tôi nói với Sima rằng visa Trung Quốc (dành cho người Việt) 1 entry giá 60 đô Mỹ, double entry giá 90 đô Mỹ (giá sĩ mà). Mỗi entry chỉ được phép ở 30 ngày. Nếu ở lố, thì mỗi ngày lố phải đóng phạt 500 RMB. Nếu hết 30 ngày mà muốn ở thêm thì phải đến đồn công an khu vực tại Trung Quốc nộp đơn xin gia hạn (thật ra là làm một visa mới) và phải đóng phí, tùy nơi nhưng tối thiểu là 20 đô Mỹ/lần. Tôi nghe nói hiện nay rất khó xin ở Trung Quốc 60 hoặc 90 ngày đối với visa du lịch (dành cho mọi quốc tịch.) Chắc tại họ muốn thu tiền thêm đây mà, chỉ cho ở 30 ngày thôi, ai muốn ở thêm thì phải đóng thêm phí cộng với một đống giấy tờ như tài khoản ngân hàng, đăng ký tạm trú, thẻ credit card,…
-----------------------

ngaoca
30-05-2013, 16:55
tiếp tục kinh nghiệm của sư phụ

Sau khi check in nhanh (thật ra tôi vào đó hỏi giá, để lại CMND, mang hành lý lên phòng) thì tôi quay trở ra nhờ anh xe ôm chở đến ĐSQ Trung Quốc ở phố Hoàng Diệu (gần lăng Bác và phủ Chủ tịch). Đến đây thì tôi thanh toán cho anh lái xe này tổng cộng 50.000 đồng. ĐSQ Trung quốc bắt đầu làm việc vào lúc 8h30. Tôi đứng trước cổng chờ cùng một số người. Có khá nhiều cò quay quanh chào mời chúng tôi mua dịch vụ của họ. Khi một anh cò hỏi tôi cần loại visa nào, tôi nói không biết thì anh ta hỏi sao lại không biết và lằng nhằng theo mãi. Một chú tóc bạc đứng cạnh bên (nghĩ tôi là người nước ngoài) nên la anh chàng cò và nói rằng nếu người ta không thích thì thôi, đừng lằng nhằng như thế làm mất thể diện của người Việt Nam.
Đến giờ mở cửa, mọi người chen nhau vào (thói quen ngàn đời của Việt Nam mà). Để xin visa, mọi người cần có bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ chiếu, tờ khai có dán hình 4x6 và hộ chiếu gốc. Nếu không có sẳn bản sao thì các bạn có thể đến số 40 Cao Bá Quát gần đó (văn phòng của liên hiệp Châu Âu hay cái gì đó tương tự) để photo với giá 1 nghìn đồng/bản.

Tại ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội, tôi không thể xin visa 6 tháng nhiều lần ra vào mà chỉ có thể xin 3 tháng với 2 lần ra vào thôi. Tôi cãi lại nói rằng đây là visa thứ hai và tôi đã xin 6 tháng với hai lần ra vào tại Thành phố Hồ chí Minh cơ mà. Họ bảo ở Hà Nội không có loại đó. Nếu muốn xin 6 tháng với nhiều lần ra vào thì cần phải có giấy mời hay giới thiệu gì đó. Họ chỉ có 3 tháng với hai lần ra vào mà thôi. Tôi đành chấp nhận vậy dù phải thay đổi kế hoạch một chút. Nghĩa là tôi nhập cảnh vào Trung Quốc và sau đó thì đi Mông Cổ. Từ Mông Cổ lại nhập cảnh trở lại vào Trung Quốc (vậy là hết hai lần) và sau đó thì sẽ phải đi một nước khác (đi luôn ấy, không nhập cảnh trở lại Trung Quốc nữa đâu). Chính vì những việc và những thủ tục ngoài dự kiến làm tôi luôn phải thay đổi kế hoạch mà tôi lại chuộng kiểu đi du lịch chả có kế hoạch gì hết. Cứ đi theo cảm hứng, đi đến đâu quyết định đến đó bởi vì có lên kế hoạch rồi thì tôi cũng chẳng thực hiện được nên lên chi cho mệt óc (hehehe)

Sau khi nộp hồ sơ thì được phát cho một cái giấy hẹn và số tiền cần trả. Tôi cầm tờ giấy hẹn đến số 360 Kim Mã nơi có ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) để nộp tiền. Từ phố Hoàng Diệu đến phố Kim Mã, tôi vừa đi vừa tạt qua hàng này hàng nọ ăn quà vặt – thế mà cũng no căng cả bụng. Ngân hàng ICBC của Trung Quốc nằm ở tầng trệt của tòa nhà Daewoo. Nhờ đi bộ mà tôi phát hiện ra thêm là ĐSQ Mông Cổ nằm ở khu villa Van Phúc cũng ở gần tòa nhà này. Để đến đây có thể đi bằng xe buýt các tuyến như: 13, 18, 25, 32, 34, 38, 50 và xuống ở trạm Ngọc Khánh-Vạn Bảo.

Đến ngân hàng ICBC, tôi phải đóng lệ phí visa bằng đô la Mỹ. Việt Nam mình buồn cười lắm! Đã cấm thị trường ngoại tệ chợ đen thì sao không giỏi cấm luôn các Đại Sứ Quán thu lệ phí visa bằng ngoại tệ đi??? Các ngân hàng chỉ chấp nhận đổi tiền nếu bạn trình ra visa và các đại sứ quán/ lãnh sự quán chỉ chấp nhận đô Mỹ thôi (nếu không có đô thì đừng hòng lấy visa nhé và nếu không có visa thì đừng hòng đổi đô nhé). Cái vòng lẩn quẩn này cả ngân hàng và các đại sứ quán chả ai chịu giải quyết mà cứ đẩy cả sang cho người đi du lịch.

Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội chỉ mất 4 ngày làm việc là có visa rồi – nghĩa là nộp hồ sơ thứ 2 thì thứ 5 có visa (trong khi ở Sài Gòn lại là 5 ngày – nghĩa là nộp hồ sơ thứ 2 thì thứ 6 có). Đến sáng thứ 5 tôi đi bộ đến phố Hoàng Diệu để lấy visa. Sau đó tôi đi vòng qua ngã tư đón xe buýt 50 đến khu Vạn Phúc phố Kim Mã để xin visa Mông Cổ. Đại Sứ Quán Mông Cổ là Đại Sứ Quán buồn cười nhất mà tôi từng biết. Muốn biết buồn cười thế nào thì cứ đến đi rồi biết

--------------------------

Thứ nhất là tôi cần gia hạn visa. Văn phòng PSB ở đây rất gần khu phố cổ và nằm trên con đường lớn nhất là đường Changzheng Lu. Trong tất cả bốn lần gia hạn visa tại Trung Quốc thì Shangri La là nơi gia hạn dễ chịu nhất. Tại sao? Bạn không cần nộp đủ thứ giấy tờ như những nơi khác. Chỉ cần nói tiếp tân dẫn bạn lên đồn công an khu vực đăng ký tạm trú trong vòng 5 phút. Họ in và phát cho bạn tờ giấy đăng ký. Bạn thậm chí không cần điền vào bất cứ mẫu đơn nào hay nộp bản photo hay hình gì cả. Chỉ cần cho họ biết bạn từ đâu đến và dự định ở bao lâu; vậy là trong 5 phút bạn có được tờ tạm trú in từ máy tính rồi. Sau khi có tờ tạm trú, bạn đến văn phòng PSB. Tại đây họ phát cho bạn tờ đơn, bạn điền vào, dán hình, nộp cho họ và chờ khoảng từ 30-60 phút là có visa. Sau đó đóng tiền là 160 tệ ngay tại chỗ, không phải ra ngân hàng như một số nơi. Quan trọng là nếu bạn có double hay multi entry visa thì những lần entry chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ và họ sẽ gia hạn cho bạn từ ngày lần gia hạn trước hay visa của bạn hết hạn chứ không phải từ ngày bạn nộp đơn yêu cầu gia hạn như ở Leshan. Vì thế lần gia hạn trước của tôi đến 8/9 hết hạn nhưng ngày 31/8, tôi gia hạn ở Shangri la thì họ cứ từ 8/9 đếm đến 30 ngày là 7/10 tôi mới hết hạn ở tại Trung Quốc. Và do đây là lần gia hạn thứ hai của visa nên tôi không được phép gia hạn tiếp mà phải ra khỏi Trung Quốc hoặc phải xin visa mới. Nhưng gần 8 tháng đi bụi ở Trung Quốc theo tôi đã đủ rồi nên tôi sẽ đi nước khác sau ngày 7/10 các bạn nhé (đi nước nào thì chưa biết.) Ở văn phòng PSB tại Shangri La họ không yêu cầu bạn chứng minh tài chánh (nên nếu bạn nào không có tài khoản trong ngân hàng thì đến nơi này gia hạn nhé) và họ cũng chả yêu cầu nộp bản photo của bất cứ thứ gì cả. Tất cả những gì bạn cần để gia hạn ở đây là: bản gốc hộ chiếu, hình và tờ tạm trú cùng 160 tệ. Chấm hết. Tôi nghe nói ở đây họ rất nghiêm trong việc gia hạn trước 5 ngày. Nên bạn cố đến mà gia hạn trước 5 ngày visa của bạn kết thúc nhé.
---------------

Về Việt Nam 1 ngày đêm, ngày hôm sau tôi phải lập tức quay lại bởi vì cảm thấy không yên tâm khi để Sima một mình tự xử tại Hà Khẩu. Bởi vì đã sử dụng hết mọi entry của visa nên nếu tôi muốn ở lại thêm thì phải đến phòng PSB (Public Security Bureau) để xin gia hạn visa, thực ra là xin một visa mới ngay tại Trung Quốc. Để có thể xin gia hạn thêm visa, tôi cần phải có chứng minh tài khoản ngân hàng, mỗi ngày trung bình 100 đô la Mỹ, như vậy tôi phải chứng minh trong tài khoản của mình có ít nhất 3.100 đô Mỹ.


Sáng hôm sau ngày 10/2/2011, tôi tranh thủ đến văn phòng PSB sớm để nộp giấy tờ. Hôm trước tôi hỏi cô công an ngồi ở bàn số 2 từ cửa vào thì được biết do tôi qua cửa khẩu vào ngày 17/1/2011 nên họ sẽ gia hạn cho tôi từ ngày 16/2 đến 16/3 (có nghĩa là từ ngày tôi hết hạn visa). Hôm nay cô này không có mặt, tôi đến anh công an ở bàn số 3 thì anh này lại nói khác đi. Hôm nay ngày 10 nên tôi chỉ được gia hạn đến ngày 9/3 (có nghĩa là từ ngày tôi nộp hồ sơ). Thế là tôi không đồng ý nói rằng hôm qua cô kia nói có thể gia hạn đến ngày 16/3 cơ mà. Anh chàng xem xét một hồi rồi nói “khở dì” (nghĩa là có thể). Và bảo tôi ra về, một tuần sau, nghĩa là ngày 16.2 quay lại lấy hộ chiếu. Anh ta cầm hộ chiếu của tôi mà chẳng đưa biên nhận làm tôi cũng lo lo nhưng ở Trung Quốc là vậy đó, chẳng biên nhận gì hết.

Tôi quên hỏi anh ta là bao nhiêu tiền, nghe nói là khoảng 146 RMB nhưng không biết họ có lên giá không? Trung Quốc vui lắm, mỗi năm mỗi lên giá à. Visa từ 45 đô Mỹ cho 6 tháng với 2 lần ra vào lên giá thành 90 đô rồi còn gì.

Tôi chỉ nộp bản photo các giấy tờ nên được giữ lại tờ khai tạm trú (trong trường hợp sau này có cần thì chỉ đưa ra thôi chứ không phải hơ tay hơ chân nữa rồi)
------------

ngaoca
30-05-2013, 16:57
TẠI TRUNG QUỐC, MUỐN Ở NƠI GIÁ RẺ THÌ CÁC BẠN SAU KHI THỎA THUẬN GIÁ CẢ VỚI CHỦ NHÀ THÌ CẦM HỘ CHIẾU VÀ ĐỊA CHỈ CỦA NƠI ẤY LÊN CÔNG AN KHU VỰC ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ. SAU ĐÓ CẦM TỜ ĐĂNG KÝ NÀY QUAY LẠI NƠI MUỐN TRỌ THÌ CHỦ TRỌ SẼ ĐỒNG Ý CHO BẠN Ở.
Chị ta đưa cho tôi danh thiếp của khách sạn mình để tôi trình cho công an biết tôi dự định ở đâu (nếu nơi nào không có danh thiếp thì các bạn nhờ họ ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của họ ra tờ giấy, rồi cầm tờ giấy ấy lên công an.)
Tôi đến văn phòng PSB (Public Security Bureau) để hỏi thủ tục gia hạn visa thì họ cho biết tôi phải có copy hộ chiếu, copy visa hiện tại, bản sao giấy tạm trú, chứng minh tài khoản ngân hàng (ít nhất 100 đô Mỹ/ngày). Vậy là tôi về hỏi bà chủ nhà đồn công an gần nhất để đến đăng ký tạm trú. Chỉ việc này thôi cũng mất thời gian vô cùng bởi vì tôi không biết tiếng Hoa nên sau một hồi hơ đủ tay chân thì bà chủ nhà của tôi đến nói gì đó với một ông chạy xe ôm. Vậy là tôi trả 3 RMB cho ông ta để ông ta chở đến công an khu vực gần đấy. Đến đây ông ta kiêm luôn nhiệm vụ phiên dịch. Sau một hồi đi lòng vòng qua 2-3 văn phòng, cuối cùng tôi được chỉ lên lầu 3 để làm thủ tục.

Ở lầu 3, tôi được phát hai tờ giấy. Một tờ có tiếng Hoa và tiếng Anh nên tôi tự khai. Một tờ chỉ có tiếng Hoa thì tôi phải nhờ họ ghi giùm. Nói chung ở đây họ khá là dễ thương -chẳng những khai giùm cho tôi mà còn photo giùm visa miễn phí. Cuối cùng tôi ra về với một tờ tạm trú và một bản photo visa mà không phải trả đồng nào.

Có đủ giấy tờ trong tay, tôi lại đến văn phòng PSB ở đường Zhongshan Donglu ngay khu phố cổ (nếu đi từ Quảng Trường Beibu Wan thì có thể đi xe buýt số 7 hoặc bất kỳ xe buýt nào đến ngã tư Beibu Zhong Lu và Guangdong Lu, sau đó xuống xe, quẹo trái, đi bộ đến một ngã tư thì lại quẹo trái, PSB nằm ngay tay trái số 213). Hôm nay chiều thứ tư nên họ nghỉ làm. Họ làm việc từ thứ 2-6 (sáng 8-12; chiều 2.30-5.30 – chiều thứ tư và ngày lễ nghỉ). Vậy là tôi có dịp tham quan phố cổ Bắc Hải.


Sáng hôm sau ngày 10/2/2011, tôi tranh thủ đến văn phòng PSB sớm để nộp giấy tờ. Hôm trước tôi hỏi cô công an ngồi ở bàn số 2 từ cửa vào thì được biết do tôi qua cửa khẩu vào ngày 17/1/2011 nên họ sẽ gia hạn cho tôi từ ngày 16/2 đến 16/3 (có nghĩa là từ ngày tôi hết hạn visa). Hôm nay cô này không có mặt, tôi đến anh công an ở bàn số 3 thì anh này lại nói khác đi. Hôm nay ngày 10 nên tôi chỉ được gia hạn đến ngày 9/3 (có nghĩa là từ ngày tôi nộp hồ sơ). Thế là tôi không đồng ý nói rằng hôm qua cô kia nói có thể gia hạn đến ngày 16/3 cơ mà. Anh chàng xem xét một hồi rồi nói “khở dì” (nghĩa là có thể). Và bảo tôi ra về, một tuần sau, nghĩa là ngày 16.2 quay lại lấy hộ chiếu. Anh ta cầm hộ chiếu của tôi mà chẳng đưa biên nhận làm tôi cũng lo lo nhưng ở Trung Quốc là vậy đó, chẳng biên nhận gì hết.

Tôi quên hỏi anh ta là bao nhiêu tiền, nghe nói là khoảng 146 RMB nhưng không biết họ có lên giá không? Trung Quốc vui lắm, mỗi năm mỗi lên giá à. Visa từ 45 đô Mỹ cho 6 tháng với 2 lần ra vào lên giá thành 90 đô rồi còn gì.

Tôi chỉ nộp bản photo các giấy tờ nên được giữ lại tờ khai tạm trú (trong trường hợp sau này có cần thì chỉ đưa ra thôi chứ không phải hơ tay hơ chân nữa rồi)

ngaoca
31-05-2013, 12:36
Đã lấy được visa Trung Quốc.
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/visaTQ1_zpsa6b1085c.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/visaTQ1_zpsa6b1085c.jpg.html)

Ngày mai lên đường thôi.

oakoisura
31-05-2013, 15:00
https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154730_zps199715e3.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154730_zps199715e3.jpg.html)

https://i1333.photobucket.com/albums/w637/zanytran/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154718_zps68c93dac.jpg (http://s1333.photobucket.com/user/zanytran/media/Phuot%20Shihanouk%20ville-cambodia/IMG_20130227_154718_zps68c93dac.jpg.html)

Toàn là những kẻ đi bụi trường kỳ.


Các bạn này mình gặp hôm đi Kep chơi nè. Sau đo thì đi chung xe từ Hà Tiên về Tp. HCM

oakoisura
31-05-2013, 16:04
bài viết của Bác rất hay. Mình cũng muốn có 1 chuyến đi như vậy.

ngaoca
06-06-2013, 18:59
Ngày đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc. Ngày 6/6/2013. Một ngày dài đằng đẵng vì đường không bằng phắng. Có bạn nào biết cách vào facebook ở Trung Quốc không?

ngaoca
13-06-2013, 17:14
Đúng là ra đi là một cách hữu hiệu để rời bỏ nhưng định kiến cũ. Trung Quốc hoàn toàn khác so với những gì mà tôi nghĩ, và chắc cũng khác nhiều so với những suy tường mà những người chưa đi TQ đang có trong đầu đại loại như " bạn đi cẩn thận coi chừng bị làm bánh bao đấy ! " người Trung Quốc ki bo lắm". "người TQ ghét người Vn lắm".....v.v.v....và hàng tá những định kiến đại loại như trên.

Sau 1 tuần lễ lăn lộn trên đất Quảng -China, tôi thấy họ hỏi "....lại nả.." tôi luôn nói "Día Nạn". Họ ồ lên rồi "hạo hạo" và có nước miễn phí, có cơm miễn phí, dễ dàng xin hạt dưa, thuốc lá ở người địa phương, dễ dàng hỏi đường, tôi chỉ cần "Nỉ hạo" "Chỉnh quân" ......... "Chai nả". Thế là họ chỉ nhưng cả hiểu gì cả, chỉ việc nhìn tay họ hướng nào rồi đi theo hướng ấy thôi.

Việc ngủ bụi ở TQ cũng như ở VN không dễ dàng như Thái, Lào, Cam, nhưng cảm giác an toàn cao hơn VN chút(do có nhiều cảnh sát trực đêm, có nhiều camera, dân vo gia cư thân thiện, hiền lành hơn) .

ngaoca
13-06-2013, 17:17
Hình cảnh tôi cập nhật trên facebook các bạn tham khảo.

ngaoca
14-06-2013, 14:29
Ở Trung Quốc hệ thống đường cao tốc rất tốc nhưng không dành cho xe đạp. Nên tôi bắt buộc phải dùng hệ thống đường cũ. Các bạn chú ý đoạn đường từ Pingxiang tới Nanning hiện tại đang sữa chữa rất xấu và khó đi.

lequangquyen
15-06-2013, 01:13
May mắn sẽ đến với cậu ! khi nào cậu trở lại VN chắc sẽ có nhiều chia sẻ về TQ ...

locnguyenlv
15-06-2013, 15:13
Nghe tên topic kinh hãi, nhìn lại ngày 6/6/2013 bạn mới đặt chân vào TQ. Nghĩa là mới nước thứ 4. Vậy dự định khi nào đi đủ 5 châu vậy bạn? Để mình cố gắng theo dõi topic. Lúc đầu hay hay, về sau bị loay hoay vụ visa TQ hơi nhạt.

ngaoca
20-06-2013, 23:53
Cách làm ăn của người TQ thật là khó hiểu và đầy thú vị. Giá cả không cố định. Đâu là đầu tơ mối nhợ, đâu là câu trả lời cho việc " người bán đông hơn người mua" mà các cửa hàng vẫn tồn tại ầm ầm.
???

0xiangjiao0
22-06-2013, 03:37
Cách làm ăn của người TQ thật là khó hiểu và đầy thú vị. Giá cả không cố định. Đâu là đầu tơ mối nhợ, đâu là câu trả lời cho việc " người bán đông hơn người mua" mà các cửa hàng vẫn tồn tại ầm ầm.
???
Sao lại cho mấy câu hỏi kích thích trí tò mò thế này cậu ơi :))
Dạo này ko viết bài à? Up lên cho mọi người đọc với chứ!!

ngaoca
26-06-2013, 20:07
Mình đã trở về Bắc Thái Lan đang tìm wwoof để tịnh dưỡng và viết bài cho các bạn đọc. Bạn nào rãnh dịch giùm mình thông tin của các host.

WWOOF Host listing for THAILAND
Number of hosts for THAILAND = 28

Found 28 hosts
Number of records shown = 28
BAAN WASUNTHARA
Wilat and Lesley Junlakan

Web : Facebook page: Baan Wasunthara Country : THAILAND
Region : Chiang Mai
Host ID : THA024
Host details, photos and maps
LOCATION : In traditional farming community 15 kms from centre of Chiang Mai, Northern Thailand
TRAVEL : plane/train/coach
Looking for reliable, committed WWOOFers, especially solos or twosomes. More than 2 at a time not accepted. Organic, self-sufficiency project of one hectare in Chiang Mai, owned by Wilat (Thai) and Lesley (British),with a rice paddy; ponds and irrigation canals for fishing; geese, hens and ducks (for eggs); and vegetables, fruit and herbs. Opposite a temple, with mountain views all around. The project is still under development, with plans for future expansion to include the rearing of insects (for food). Generally breakfast and lunch are eaten with the family, while dinner is self-catering. Wilat and Lesley are fish/seafood eating vegetarians but have no objections if WWOOFers want to cook other things for dinner. Within the framework of a two-week minimum stay with no maximum, the average day includes a little general help in the garden before breakfast; three hours in the morning; and around three hours in the afternoon, with two days off a week. However, Wwoofers should be prepared to be flexible: this is not a '9 to 5' situation! The type of work depends on the season, there always being a certain amount of "yard work" needing to be done to keep everywhere looking neat and tidy. Wilat is getting involved with local organic groups and also with alternative energy projects: e.g. he now uses a solar dessication unit for preserving spare produce, drying seeds etc .
BIRD NEST HOUSE / DOCUMENTARY ARTS ASIA
ryan libre

Web : www.baanrungnok.blogspot.com Country : THAILAND
Region : Chaing Mai / north
Host ID : THA026
Host details, photos and maps
LOCATION : Bird's nest (15 min walk outside a small thai village) Gallery (15 min walk from Chiang Mai gate)
TRAVEL : Bird's Nest (truck from chaing mai once a day at noon, then 15 min walk.)
2 projects in one. A adobe homestead and a documentary photo gallery. We are a working photographer / film maker (ryan) and a natural builder (Non) who is setting up our adobe house, organic gardens and and re-establishing natural habitat on 2 acres. Work includes making adobe bricks, building adobe houses, organic gardening, solar cooking, wine making, thinning wild grasses/composting, natural painting & plastering, plus some foundation. Now are are starting a not-for-profit gallery and theater in Chiang Mai city. www.doc-arts.asia As we are at the gallery most of the time now, and the gallery needs help we accept WWOOFers at both places. Gallery work includes, framing and matting photos, putting up posters, building maintenance, also can include graphic design or web work if the skills or interest are there. sleeping is on air mats and you may have to pack up your things during the day. bird's nest house in a very nice area on the border of a national park. Great swimming close by. very rustic conditions at my house and need WWOOFers who are happy with that. For more details and FAQ about Bird's nest see the blog http://baanrungnok.blogspot.com/ We get many requests to WWOOF. Most people change their dates several times and/or cancel. Our plans are also always changing. All requests and replies to stay with us should be considered tentative and should be confirmed about 10 days before and again the day before. thanks for understanding.
DR.TUI'S ORGANIC FARM
Morakot Piyakesin

Web : www.facebook.com/pages/DrTuis-Organic-Farm/291502484235922?ref=hl Country : THAILAND
Region : Chiang Mai
Host ID : THA050
Host details, photos and maps
LOCATION : Mae Tang District. Chiang Mai. (We are in the Google Map.)
TRAVEL : Volunteers can take the bus to Prao from Warorot Market in Chiang Mai.
We are looking for volunteers to work at Dr.Tui's Organic Farm which is about 1 hour north of Chiang Mai City. The volunteers will stay in big safari tents with cots and mattresses. The toilets, shower and locker rooms are near by in the camping area. The volunteers must be non smokers and must not drink alcohol in the farm. Illegal drug users will be reported to police. The volunteers should not have severe food allergies or are not on some strict diet like being vegans because our staff does not know how to cook vegetarian dishes. The farm is not a commercial farm but a weekend home, aiming to promote organic farming to the villagers.
MINDFUL FARM
Noriko Morita

Web : www.mindfulfarmers.org/ Country : THAILAND
Region : Chiang Mai
Host ID : THA057
Host details, photos and maps
LOCATION : 75 km west from the Chiang Mai city
TRAVEL : Take an yellow bus from the Chiang Mai city to Samoeng, and change to a local bus to the Pang Term village.
Set in a scenic valley in the Samoeng District, Chiang Mai Province, Northern Thailand, Mindful Farm is a place of simple beauty, a place for all those wanting to live in greater harmony with the earth. The organic farm has many diverse learning opportunities, providing you with the essential keys to a peaceful life. Run by Thai farmer and former monk, Pi Nan and his Japanese partner, Noriko, the newly established farm is filled with fresh creativity and blossoming ideas. With only the sounds of nature filtering into the air, the setting is perfect for relaxation and quiet contemplation. You will mindfully experience each daily activity, witnessing the love present in all things.
PHRAO ORGANIC FARM
Natjaree Kashemsanta

Web : www.phraoorganic.com Country : THAILAND
Region : Chiang Mai
Host ID : THA030
Host details, photos and maps
LOCATION : 3 km. from Phrao market
TRAVEL : can collect at Phrao bus station
We are a small certified “Organic Thailand” orchard in Ampur Phrao, located 100 kilometers north of Chiang Mai. We grow a wide variety of tropical fruits including guava, longan, passionfruit, mango, rose apple, papaya, banana, jackfruit and many more. We are a working farm, we have a cafe', a farmstay and our produces guaranteed by “Organic Thailand” can be found on shelves of organic stores and premium supermarkets in Chiang Mai. We also open to anyone who is interested in a voluntary job exchange. We accept wwoofers during our fruit season which starts from May to October. Job may include building earth house, seeding, planting, fruit picking, fruit wrapping, tree pruning, EM and compost making, manure application, herbal crop spraying, animals feeding and yard work. Working schedule is flexible approximately 8 hours a day. We will provide room or bed with 3 meals. The only restriction is : alcohol and smoking are not allowed. Please visit our website for more information.
SWEET HERBAL GARDEN AND CLINIC
Bud Sweet

Web : www.mornoi-clinic.com Country : THAILAND
Region : Chiang Mai
Host ID : THA056
Host details, photos and maps
LOCATION : Chiang Mai
TRAVEL : Fly or bus or train. We will pick you up.
ATTENTION: we are not accepting wwoofers at this time as we are restructuring our site and cannot currently accommodation guests. Please check back later for future opportunities to join us and we wish you luck wwoofing in Thailand. Sweet Herbal Garden and Clinic is dedicated to the balanced integration of body and mind through natural energy healing and Thai Herbs. Whilst also offering a 5 acre garden with extensive bush areas, large trees in an all natural environment for weary souls to find peace and serenity. There are 8 clean and comfortable rooms available with twin beds or queen size suitable for a maximum of 2 people with furnishings. There is a large kitchen with plenty of food fully stocked where one can cook for oneself or else have nutritious meals prepared. The gardens are run by a couple married for 30 years. Bud is originally from USA and is a wise and generally laid-back and helpful person, and Noi is dedicated to the healing of others and is generous with her time, whilst being of a cheerful and generous nature. She speaks excellent English having lived overseas with Bud for many years. The wwoofers are asked to work for 4 hours a day for 6 days on maintaining the buildings and the lovely natural forest environment. We are sure that people coming here will enjoy the experience of being in our forest. For anyone interested there is a pottery down the road where they can learn with a skilled and friendly English speaking couple.
THREE GENERATION FARM
Chrissie Bleach

Web : www.threegeneration.org Country : THAILAND
Region : Chiang mai 50180
Host ID : THA053
Host details, photos and maps
The Three Generation Cooking Farm is a ten rai (five-acre) organic educational farm located at the Three Generation Community for Learning in Chiang Mai, Thailand. We aim to engage participants in lifelong food education, to encourage an understanding of the origin of food and the energy involved with growing, harvesting, packaging and transporting produce from farm to table. We deliver outdoor experiential learning programs for school students by exercising activities which highlight sustainable farming methods, science and fieldwork techniques, art and descriptive writing skills. We provide a safe environment for participants to discover and explore the outdoor world of plants and animals, in the hope to inspire participants to develop and maintain a sustainable future.

ngaoca
26-06-2013, 20:08
LOCATION : Samoeng district Chiangmai
TRAVEL : Please look at our website for the information
My karen hilltribe farm is situated in Khoon sab Samoeng district between Pai and chiangmai. The karen people are one of many hill tribes ( the ethnic groups ) which reside in northern Thailand. Come and visit us to discover real deep Chiangmai Thailand in a peaceful village with friendly people, lost in our beautiful valley out of the touristic places and the crazy society. Learn karen tribe culture and lifestyle, organic farming, how to use many natural plants as food and medicine. Please look at our website which is karentribehideaway.webs.com for more information. You'll be more than welcome to come and stay with us either helping us to farm in our organic farm or completely lost your mind while taking relax.

mocnhan
04-07-2013, 07:54
Mình đã trở về Bắc Thái Lan đang tìm wwoof để tịnh dưỡng và viết bài cho các bạn đọc. Bạn nào rãnh dịch giùm mình thông tin của các host.


MocNhan thấy bạn có thể nhờ bạn Google Translate http://translate.google.com.vn/ để dịch giúp bạn thông tin của các host. Bạn này thì lúc nào cũng rãnh, nhiệt tình nhưng trình độ tiếng Việt của bạn ấy còn hạn chế, bạn cố hiểu nhé :)


WWOOF chủ danh sách cho Thái Lan
Số lượng máy chủ cho Thái Lan = 28

Tìm thấy 28 chủ
Số lượng hồ sơ thể hiện = 28
Baan WASUNTHARA
Wilat và Lesley Junlakan

Web: trang Facebook: Baan Wasunthara Quốc gia: THÁI LAN
Khu vực: Chiang Mai
Host ID: THA024
Chủ chi tiết, hình ảnh và bản đồ
VỊ TRÍ: Trong truyền thống canh tác cộng đồng 15 km từ trung tâm Chiang Mai, phía Bắc Thái Lan
DU LỊCH: máy bay / tàu / xe
Tìm kiếm đáng tin cậy, WWOOFers cam kết, đặc biệt là solo hoặc twosomes. Hơn 2 tại một thời điểm không được chấp nhận. Hữu cơ, dự án tự cung tự cấp của một ha tại Chiang Mai, thuộc sở hữu của Wilat (Thái Lan) và Lesley (Anh), với một cánh đồng lúa, ao, kênh mương thủy lợi cho cá; ngỗng, gà và vịt (trứng) và rau, trái cây và thảo dược. Ngược lại một ngôi đền, với núi xem tất cả xung quanh. Dự án vẫn còn đang phát triển, với kế hoạch mở rộng trong tương lai bao gồm việc nuôi côn trùng (thức ăn). Thường ăn sáng và ăn trưa được ăn với gia đình, trong khi bữa ăn tối là tự phục vụ. Wilat và Lesley là cá / hải sản ăn chay nhưng không có phản đối nếu WWOOFers muốn nấu ăn những thứ khác cho bữa ăn tối. Trong khuôn khổ thời gian lưu trú tối thiểu hai tuần không có tối đa, một ngày trung bình bao gồm sự trợ giúp chung trong khu vườn trước khi ăn sáng, ba tiếng đồng hồ vào buổi sáng, và khoảng ba giờ vào buổi chiều, với hai ngày nghỉ một tuần. Tuy nhiên, Wwoofers nên chuẩn bị để được linh hoạt: đây không phải là một tình huống '9 đến 5 '! Loại công việc phụ thuộc vào mùa, có luôn luôn là một số tiền nhất định của "làm vườn" cần phải được thực hiện để giữ ở khắp mọi nơi nhìn gọn gàng và ngăn nắp. Wilat là việc liên quan đến các nhóm hữu cơ địa phương và cũng với các dự án năng lượng thay thế: ví dụ bây giờ ông sử dụng một đơn vị dessication năng lượng mặt trời để bảo quản sản phẩm phụ tùng, làm khô hạt vv.
BIRD NEST HOUSE / CHỨNG NGHỆ Á
ryan libre

Web: www.baanrungnok.blogspot.com Quốc gia: THÁI LAN
Khu vực: tư lệnh Mai / bắc
Host ID: THA026
Chủ chi tiết, hình ảnh và bản đồ
VỊ TRÍ: Yến (15 phút đi bộ bên ngoài một ngôi làng nhỏ Thái) Bộ sưu tập (15 phút đi bộ từ cổng Chiang Mai)
DU LỊCH: (. Xe tải từ Chaing Mai mỗi ngày một lần vào buổi trưa, sau đó 15 phút đi bộ) Yến sào
2 dự án trong một. Một nhà cửa vườn tược adobe và một thư viện hình ảnh tài liệu. Chúng tôi là một nhà sản xuất nhiếp ảnh / phim làm việc (Ryan) và một người thợ xây tự nhiên (không), người được thiết lập căn nhà gạch, vườn hữu cơ và và tái lập môi trường sống tự nhiên trên 2 mẫu Anh. Công việc bao gồm việc adobe gạch, xây dựng nhà adobe, vườn hữu cơ, nấu ăn năng lượng mặt trời, rượu vang, mỏng cỏ hoang dại / ủ, bức tranh tự nhiên và thạch cao, cộng với một số nền tảng. Hiện nay đang bắt đầu một bộ sưu tập không vì lợi nhuận và nhà hát tại thành phố Chiang Mai. www.doc-arts.asia Khi chúng ta đang ở thư viện hầu hết thời gian bây giờ, và thư viện cần giúp đỡ chúng tôi chấp nhận WWOOFers ở cả hai nơi. Công việc sưu tập bao gồm, khung và thảm hình ảnh, đưa lên áp phích, xây dựng bảo trì, cũng có thể bao gồm thiết kế đồ họa web hoặc làm việc nếu các kỹ năng hoặc lợi ích ở đó. ngủ là trên thảm không khí và bạn có thể phải đóng gói những thứ của bạn trong ngày. nhà tổ chim trong một khu vực rất tốt đẹp trên biên giới của một công viên quốc gia. Lớn bơi gần kề. điều kiện rất mộc mạc tại nhà và cần WWOOFers người đang hạnh phúc với điều đó. Để biết thêm chi tiết và Hỏi đáp về Yến thấy http://baanrungnok.blogspot.com/ blog của Chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu để WWOOF. Hầu hết mọi người thay đổi ngày của họ nhiều lần và / hoặc hủy bỏ. Kế hoạch của chúng tôi cũng luôn luôn thay đổi. Tất cả các yêu cầu và trả lời ở lại với chúng ta nên được coi là dự kiến ​​và cần được xác nhận khoảng 10 ngày trước và một lần nữa vào ngày hôm trước. cảm ơn cho sự hiểu biết.
Trang trại hữu cơ DR.TUI 'S
Morakot Piyakesin

Web: http://www.facebook.com/pages/DrTuis...4235922?ref=hl Quốc gia: THÁI LAN
Khu vực: Chiang Mai
Host ID: THA050
Chủ chi tiết, hình ảnh và bản đồ
VỊ TRÍ: Quận Mae Tang. Chiang Mai. (Chúng tôi đang trong bản đồ của Google.)
DU LỊCH: Các tình nguyện viên có thể đi xe buýt đến Prao từ thị trường Warorot ở Chiang Mai.
Chúng tôi đang tìm kiếm tình nguyện viên làm việc tại Dr.Tui 's trang trại hữu cơ đó là khoảng 1 giờ về phía bắc của Thành phố Chiang Mai. Các tình nguyện viên sẽ ở trong lều săn lớn với cũi trẻ em và nệm. Nhà vệ sinh, tắm và thay đồ phòng đều gần trong khu vực cắm trại. Các tình nguyện viên phải không hút thuốc và không được phép uống rượu trong trang trại. Sử dụng ma túy bất hợp pháp sẽ được báo cáo cho cảnh sát. Các tình nguyện viên không nên bị dị ứng thức ăn nghiêm trọng hoặc không trên một số chế độ ăn uống nghiêm ngặt như là người ăn chay vì nhân viên của chúng tôi không biết làm thế nào để nấu các món ăn chay. Các trang trại không phải là một trang trại nhưng một ngôi nhà cuối tuần, nhằm thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ cho dân làng.
Quan tâm tới trang trại
Noriko Morita

Web: www.mindfulfarmers.org/ Quốc gia: THÁI LAN
Khu vực: Chiang Mai
Host ID: THA057
Chủ chi tiết, hình ảnh và bản đồ
VỊ TRÍ: 75 km về phía tây từ thành phố Chiang Mai
DU LỊCH: Đối với một xe buýt màu vàng từ thành phố Chiang Mai để Samoeng, và thay đổi một xe buýt địa phương đến làng Pang hạn.
Thiết lập trong một thung lũng tuyệt đẹp ở quận Samoeng, tỉnh Chiang Mai, phía Bắc Thái Lan, Ý thức Farm là một nơi có vẻ đẹp đơn giản, một nơi cho tất cả những ai muốn sống trong sự hòa hợp lớn hơn với trái đất. Các trang trại hữu cơ có nhiều cơ hội học tập đa dạng, cung cấp cho bạn với các phím cần thiết cho một cuộc sống yên bình. Do nông dân Thái và cựu tu sĩ, Pi Nam và đối tác Nhật Bản của mình, Noriko, trang trại mới thành lập là đầy sáng tạo và những ý tưởng tươi nở. Chỉ với những âm thanh của thiên nhiên lọc vào không khí, các thiết lập là hoàn hảo để thư giãn và tĩnh lặng. Bạn sẽ trải nghiệm chánh niệm từng hoạt động hàng ngày, chứng kiến ​​tình yêu hiện diện trong tất cả mọi thứ.
Phrao hữu trang trại
Natjaree Kashemsanta

Web: www.phraoorganic.com Quốc gia: THÁI LAN
Khu vực: Chiang Mai
Host ID: THA030
Chủ chi tiết, hình ảnh và bản đồ
VỊ TRÍ: 3 km. từ thị trường Phrao
DU LỊCH: có thể thu thập tại trạm xe buýt Phrao
Chúng tôi là một chứng nhận "hữu cơ Thái Lan" vườn nhỏ trong Ampur Phrao, nằm 100 km về phía bắc Chiang Mai. Chúng tôi phát triển nhiều loại trái cây nhiệt đới bao gồm ổi, nhãn, chanh, xoài, hồng táo, đu đủ, chuối, mít và nhiều hơn nữa. Chúng tôi là một trang trại làm việc, chúng tôi có một quán cà phê, một Farmstay và sản xuất của chúng tôi được đảm bảo bởi "hữu cơ Thái Lan" có thể được tìm thấy trên kệ của các cửa hàng và siêu thị hữu cơ cao cấp ở Chiang Mai. Chúng tôi cũng mở cửa cho bất cứ ai quan tâm đến một trao đổi công việc tự nguyện. Chúng tôi chấp nhận wwoofers trong mùa trái cây của chúng tôi mà bắt đầu từ tháng. Công việc có thể bao gồm việc xây dựng nhà trái đất, gieo hạt, trồng cây, hái trái cây, gói trái cây, cắt tỉa cây, EM và phân hữu cơ làm, ứng dụng phân bón, cây trồng thảo dược phun, động vật nuôi và làm vườn. Lịch làm việc linh hoạt là khoảng 8 giờ một ngày. Chúng tôi sẽ cung cấp cho căn phòng hay giường với 3 bữa ăn. Hạn chế duy nhất là: rượu và hút thuốc không được phép. Xin vui lòng truy cập trang web của chúng tôi để biết thêm thông tin.
GARDEN thảo dược ngọt VÀ KHÁM
Nụ ngọt

Web: www.mornoi-clinic.com Quốc gia: THÁI LAN
Khu vực: Chiang Mai
Host ID: THA056
Chủ chi tiết, hình ảnh và bản đồ
VỊ TRÍ: Chiang Mai
DU LỊCH: bay hoặc xe buýt hay xe lửa. Chúng tôi sẽ đón bạn.
Chú ý: chúng tôi không chấp nhận wwoofers vào thời điểm này như chúng ta đang cơ cấu lại trang web của chúng tôi và có thể không hiện nơi ăn nghỉ khách. Xin vui lòng kiểm tra lại sau những cơ hội trong tương lai để tham gia với chúng tôi và chúng tôi muốn bạn wwoofing may mắn ở Thái Lan. Vườn thảo dược ngọt ngào và phòng khám dành riêng cho việc tích hợp cân bằng của cơ thể và tâm trí thông qua phục hồi năng lượng tự nhiên và các loại thảo mộc Thái. Trong khi cũng cung cấp một vườn mẫu 5 với các khu vực bụi cây rộng lớn, cây lớn trong một môi trường tự nhiên cho tất cả các linh hồn mệt mỏi để tìm thấy bình an và thanh thản. Có 8 phòng sạch sẽ và thoải mái có sẵn với giường đôi hoặc kích cỡ nữ hoàng phù hợp cho tối đa 2 người với đồ nội thất. Có một nhà bếp lớn với nhiều thực phẩm hoàn toàn thả nơi người ta có thể nấu ăn cho chính mình hoặc người nào khác có bữa ăn dinh dưỡng chuẩn bị. Những khu vườn được điều hành bởi một cặp vợ chồng kết hôn được 30 năm. Bud là có nguồn gốc từ Mỹ và là một người khôn ngoan và nói chung là thoải mái và hữu ích, và Nội là dành riêng cho việc chữa bệnh của người khác và là hào phóng với thời gian của mình, trong khi đang có tính chất vui vẻ và hào phóng. Cô nói tiếng Anh tuyệt vời đã sống ở nước ngoài với Bud trong nhiều năm. Các wwoofers được yêu cầu làm việc trong 4 giờ một ngày trong 6 ngày vào việc bảo trì tòa nhà và môi trường rừng tự nhiên đáng yêu. Chúng tôi chắc chắn rằng những người đến đây sẽ được tận hưởng những trải nghiệm ở rừng của chúng tôi. Cho bất cứ ai quan tâm có một đồ gốm xuống đường, nơi họ có thể học với một vài kỹ năng nói tiếng Anh và thân thiện.

ngaoca
05-07-2013, 21:11
Cảm ơn bạn Mocnhan nhiều nhiều !

shcodon
27-07-2013, 00:35
Chưa viết tiếp nữa sao chủ topic

ngaoca
12-08-2013, 16:18
Tính đến 8/2013: thống kê các nước đã đi: Vietnam, Cambodia, Thailand, Laos, China, Malaysia, Indonesia.
Sắp tới có thể là Myanmar , India and Nepal.
Do bận mưu sinh ko có thời gian vết bài.
Các bạn nào muốn hỏi gì. Mang câu hỏi lên đây.
Rãnh sẽ sắn sàng trả lời cho các bạn
Thân !
from Zany.

Dragon_007
13-08-2013, 15:24
Điều khiến tôi ngưỡng mộ bạn phải nói là cái khoản Tiếng Anh của bạn. Thế rồi bạn bỏ học luôn sao? Dù chỉ còn một học kỳ là tốt nghiệp?

mocnhan
16-08-2013, 08:28
Tính đến 8/2013: thống kê các nước đã đi: Vietnam, Cambodia, Thailand, Laos, China, Malaysia, Indonesia.
Sắp tới có thể là Myanmar , India and Nepal.
from Zany.

Hình như bác chưa viết bài nào về Malaysia và Indonesia nhỉ ?

ngaoca
17-08-2013, 13:05
Điều khiến tôi ngưỡng mộ bạn phải nói là cái khoản Tiếng Anh của bạn. Thế rồi bạn bỏ học luôn sao? Dù chỉ còn một học kỳ là tốt nghiệp?
Có rất nhiều người hỏi mình vấn đề này. Vad sau nhiều lần trả lời và hỏi lại họ. Mình ngộ ra được đều này.
Do khuýa cạnh nhìn (hay cách nhìn) về trường học khác nhau và quyết định vấn đề cũng khác nhau.
Học để làm gì? -->kiến thức+bằng cấp--->đi làm--->tiền--->vật chất, địa vị--->HẠNH PHÚC.
Đố là con đường của số đông, trước đây tôi cũng đi theo số đông
Nhưng từ khi thấy 1 lối mòn khác dẫn đến 1 cái đích nhanh hơn, hoành tráng hơn, tự do hơn,...tôi đã rời số đông đi theo con đường ấy. Và thành quả về nó ám ảnh tôi mạnh mẽ hơn cái bằng Đại Học dùng để "đi làm thuê"+"thiếu tự do" kia.
Bấy giờ mình có thể giao tiếp cơ bản, không dùng từ điển được rồi. 5 tháng tự học lại hiểu quả hơn 7 năm trời miệt mài ở VN.
Tại hạ có đọc qua các bài viết của tiểu cô nương đi India, khá thú vị đấy, có phần ngưỡng mộ !!



Hình như bác chưa viết bài nào về Malaysia và Indonesia nhỉ ?

Khi nào rãnh và có hứng tớ sẽ viết ,....hihi !

mocnhan
27-08-2013, 11:24
Học để làm gì? -->kiến thức+bằng cấp--->đi làm--->tiền--->vật chất, địa vị--->HẠNH PHÚC.
Đó là con đường của số đông, trước đây tôi cũng đi theo số đông
Nhưng từ khi thấy 1 lối mòn khác dẫn đến 1 cái đích nhanh hơn, hoành tráng hơn, tự do hơn,...tôi đã rời số đông đi theo con đường ấy. Và thành quả về nó ám ảnh tôi mạnh mẽ hơn cái bằng Đại Học dùng để "đi làm thuê"+"thiếu tự do" kia.


Đi bụi thì bạn vẫn HỌC đấy thôi , học hàng ngày, hàng giờ ... nhưng người đi học ko thấy mình đang học vì THÍCH cách học.

Đã học thì bạn sẽ có kiến thức, nhưng hok theo trường lớp nên khó mà có bằng cấp (trừ trường hợp bạn đạt được thành tựu gì vĩ đại nến nỗi các trường đại học phải mời bạn đến để cấp bằng danh dự cho bạn)

Đi bụi kiểu bạn thì chắc chắn là vẫn phải làm việc để kiếm miếng ăn (cũng tương tự đi làm kiếm tiền, vật chất). Lại là 1 việc bạn làm vì thích nên bạn cũng không nhận ra được là bạn đang làm việc.

Bạn cũng đang có địa vị đấy thôi, 1 địa vị vô hình trong lòng công chúng, hàng tháng hàng tuần có những người như tôi ghé thăm trang nhà để xem bạn đi đến đâu. Bạn đang được sự ngưỡng mộ / tò mò của đám đông.

Hạnh Phúc : Bạn đang quá hạnh phúc vì được học cái mình muốn, làm việc mình thích, ...

Bạn và chúng tôi cũng còn giống nhau mà , ai cũng vậy :)

stephen
01-09-2013, 11:34
Bài viết của bạn gợi cho tôi 1 ý tưởng khả thi và khá hào hứng: " tại sao mình không qua Thái Lan làm ở mấy trại organnic farms ? " tiếng anh không phải vấn đề đối với tôi nên chắc sẽ tương đối dễ hơn bạn. Chỉ tiếc ở Mã Lai và Singapore không có trại kiểu này, vì sang 2 nước này làm chắc có nhiều điều mới lạ hơn. Vụ này làm ăn được đấy :) eh?

ngaoca
29-10-2013, 21:41
Chặng 2: Trung Quốc - Bắc Lào-Bắc Thái.
Kỳ 1A: Hà Nội -Lạng Sơn
Sau khi có được visa Trung Quốc, được một người bạn cực kỳ tốt bụng dạy cho vài chục từ tiếng Hoa phòng thân, tôi quyết định làm 1 party nho nhỏ để tạm biệt mọi người lên đường tiếp tục cuộc hành trình sang Trung Quốc.

4h chiều ngày 1/6 sau khi sắp xếp đồ đạc, chuẩn bị giấy tờ, lấy thẻ ngân hàng ICBC. Tôi lên đường đi Lạng Sơn. Người em trai tuyệt vời nhất nhất của tôi tại Hà Nội tiễn tôi đến tận giữa đường đi Bắc Ninh. Em chạy xe gắn máy đằng trước, tôi lọc cộc đạp theo đằng sau, trời chiều mát mẻ, tôi đạp khá nhanh khoãng 15km/h. Khi đã đi khá xa Hà Thành tôi khuyên em trai nên về kẻo trời tối, em tặng tôi chiếc đèn pin, cùng một tá bánh ngọt để ăn dọc đường. Tôi cảm thấy chúc tiếc nối khi chia tay em, chia tay Hà Nội,...
...nhưng đối với tôi....
"Cuộc đời là một hành trình chứ không phải đích đến"
....
....... càng đạp xe trời càng tối, những chỗ không có đền đường tôi bật đèn pin, chiếc đèn rất hữu dụng, nó rất sáng, rất được việc. Đến lúc mệt lã người tôi vừa đạp tôi vừa tìm chỗ dựng lều nhưng không thấy. Cuối cùng mới ngộ ra là mình đang đi trên đường cao tốc nên không giống như đường cũ. Tôi đến một chiếc cầu, thấy nhà cửa xan sát dưới gầm cầu đặc biệt là có 1 công viên dài nằm dọc theo dòng sông rất đẹp, tôi muốn xuống dưới dựng lều nhưng không biết đi lối nào. Thế là tôi quyết định đi vòng lại, nhưng vòng mãi đến hơn 1 km vẫn không có lỗi vào làng, tôi nhắc hành lý cùng xe đạp qua 1 dãy cổ phân cách rồi quay ngược lại theo hướng bờ sông. Đi lòng vòng 20 phúc tôi cũng đến được bờ sông. Tôi chọn 1 nơi sáng đèn, sạch sẽ để dựng lều. Một nguwoif đàn ông say rượi đến hỏi tôi vài câu linh tinh, tôi ậm ừ cho qua chuyện vì mệt chỉ muốn ngủ, vả lại trời tối thì không nên cho người ta biết qua nhiều thông tin về mình. Tôi khóa xe vào lan can bề kè. Rồi vào lều đánh 1 giấc ngon lành đến sáng 6h sáng.

Sáng tôi quyết định đi con đường quốc lộ 1A cũ thay vì đi đường cao tốc để xem sao. Nhưng đó là một quyết định đầy sai lầm , đường đầy ổ gà, dằn sóc. Nhưng ngược lại tôi được hưởng thức 1 tô phở bò tươi tuyệt vời.

Tôi quyết định tìm lối rẽ sang đường cao tốc, trên đường sẵn ghé tiệm tạp hóa mua 1 cuồn giấy vệ sinh.
Đạp đến quá trưa mà chả thấy quán xá nhà cửa đâu hết bụng tôi bắt đầu cồn cào. Tôi gặp 1 chú nông dân, hỏi mới biết khoản 4 km nữa rẻ trái sẽ vào được thị trấn. Tới thị trấn tôi phải chạy lòng vòng với cái bụng đối để đi tìm tiệm vàng đổi tờ 20 USD.
"Rầm,...."
Tôi té giữa đường vì đường toàn đã nhiễn mà tôi lại sử dụng thắng trước.
Lồm cồm bò dạy chạy qua 1 cây cầu nhỏ, ghé vào 1 quầy thịt heo sữa nướng tôi mua 20.000. Ôi lần đầu tiên trong đời tôi ăn thịt heo nướng ngon đến vậy...chắc tại bụng đói. Tôi ăn ngấu nghiến trước những cái nhìn tò mò của mọi người xung quanh. Ăn xong tôi chỉ về bờ sông và hỏi họ tắm được không? Họ bảo dơ lắm phải lên đoạn trên nước mới sạch. Tôi tìm lối đạp xe lên đoạn trên nhưng nước chảy xiết quá tôi lại không bới giỏi nên không dám suống tắm chỉ rửa mặt, ngồi nghỉ 1 chút rồi đạp xe đi lòng vòng kiếm chỗ trọ. Tôi đến 1 quan nước mía hỏi anh chàng chủ quán thì được biết chổ tọ gần với chỗ tôi mua thịt heo quây. Và gần đó có 1 ngôi chùa nhỏ. Trời đổ mưa tôi xin anh giăng võng nằm nghỉ chờ trời tạnh rồi đi, tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay, vô tư như 1 đứa trẻ, chả hề lo lắng tối nay, mình sẽ ngủ đâu,....

Kỳ 1B: lại Phép màu.... hẹn các bạn lần tới

Vài dòng tâm sự : Khi khởi tạo topic này tôi thật tình là không ngờ lại có rất nhiều người quan tâm và thú vị với cuộc hành trình của mình. Tôi rất hạnh phúc và xin cảm ơn tất cả mọi người về điều đó !
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, phần lớn là về thông tin, ngôn ngữ. Có vài câu hổi mà tôi thấy thích thú về nó đó là khi mọi người hỏi tôi về phép màu và động lực của chuyến đi. Tiện đây tôi xin chia sẽ với các bạn 1 cuốn ebook mà nó đã làm thay đổi cuộc đời tôi, giúp tôi có 1 động lực mạnh mẽ để đặt bước chân đầu tiên cho cuộc hành trình vòng quanh 5 châu của mình.
http://anonymz.com/?http://www.mediafire.com/folder/w1m5wdxv3z9ui/Web
http://www.youtube.com/watch?v=mn0JSwczuCw

Kèm theo đó là 1 giáo trình dạy tiếng anh mà tôi dùng khi đi chu du. Nhờ nó mà tôi giờ đây dễ dàng giao tiếp với những tín đồ du lịch khác đến từ khắp nơi trên toàn thới giới !
Xin chia sẽ cùng các bạn !

ngaoca
16-10-2014, 17:08
Xin chào các bạn thân yêu !
Sắp tới đay tớ rãnh rỗi sẽ viết tiếp.....các bạn đón đọc nhá !

teletk
30-10-2014, 21:29
Thấy bác bảo bác sẽ viết lại từ 16/10 mà hóng đến giờ vẫn chưa thấy bác đâu. Do tình hình căng thẳng nên em rất lo là việc làm visa Trung Quốc 3 tháng sẽ thắt chặt hơn nhiều. Rất muốn tham khảo thêm bác về kinh nghiệm làm visa Trung Quốc 3 tháng và mấy vụ gia hạn.

ngaoca
11-11-2014, 10:25
Chào bạn teletk !
Bạn xin visa ở Hà Nội hay HCM?
Bạn đã đi TQ bao giờ chưa?
Nếu bạn tự làm visa theo cách của mình thì thông thường họ sẽ cấp thị thực cho mình chỉ có 1 tháng thôi.
Bạn muốn đi lâu hơn thì phải thông qua dịch vụ họ làm giúp.
Mình thấy có 1 dịch vụ ở Hà Nội làm khá tốt, bạn đọc lại bài viết về vấn đề xin visa TQ của mình nhé !

Chúc bạn lên đường vui vẻ !

ngaoca
13-11-2014, 13:07
Kỳ 1B: ...đến Lạng Sơn.

..... Tỉnh dậy sau giấc ngủ ngon lành, tôi cuốn võng từ giã anh chủ quán rồi vòng xe chạy về hướng ngôi chùa mà anh đã chỉ. Vừa đi tôi vừa đọc thần chú :" Tối nay có 1 chỗ ngủ ngon lành, tối nay có một chỗ ngủ ngon lành,......"

Còng lưng đạp qua mấy con dốc cao rồi thả cho xe chạy theo trớn được 1 đoạn thì vào tới thị trấn. Hỏi người dân, cuối cùng tôi cũng lần mò được đến ngôi chùa duy nhất trong làng.

Tôi dựng xe 1 góc, leo lên bậc thang ,,,,,,, thì thấy 1 cô mặc áo lam.
Cô ta hỏi: "Đi đâu đấy.....?"
Tôi trình bày hoàn cảnh và xin được ngủ lại chùa..... nhưng cô ta lắc đầu ngoày ngoạy bảo :" không, không được đâu anh....đi đi ..."

Tôi tiu nghỉu bỏ đi, miệng không quên lâm râm đọc thần chú, được 1 đoạn thì tới cái quán trọ lúc đầu đi ngang qua, tôi thấy chỗ này trống, có mái che, có thể dựng lều ,.... tôi vọt miệng hỏi ông chủ đang đứng đó về ý định giăng lều của mình,.....ông ấy ngần ngừ trong giây lát rồi gật đầu đồng ý.

Tôi lui cui gỡ hành lý xuống còn ông ấy bước vội vào trong.
Vừa gỡ xong hành lý chưa kịp dựng lều thì ...ông chủ lại xuất hiện, ông bảo : " Thôi vào trong mà ngủ, tôi còn căn phòng trống, ở ngoài mưa to đấy,.....! "Tôi vui mừng gom hành lý lại, ngoan ngoãn đi theo ông ấy vào trong. Thì ra ông ấy còn phải hỏi ý kiến vợ !

Ông ấy đưa tôi vào 1 căn phòng rộng 2 giường, tuy cũ kỹ chút nhưng có đầy đủ mềm, mùng chiếu, gối,.....

Tôi tấm táp cho sạch sẽ, leo lên giường viết vài dòng nhật ký , đặt báo thức ,.... rồi đánh giấc ngon lành.
.....
Sáng dậy ông chủ mời tôi uống cafe, ăn sáng .... tán dóc chuyện của khẩu Trung Quốc, qua ông ấy tôi biết được nhiều thông tin về cách qua biên giới. Có cách qua Trung đơn giản là dùng giấy thông hành, chỉ cần đóng 200 ngàn là qua được Trung Quốc 1 tháng nhưng không được phép vào sâu nội địa, chỉ được phép đi lòng vòng trong tỉnh Quảng Tây.

...Chia tay ông chủ , tôi tặng ông 1 xắp tài liệu về cách học tiếng anh để tặng cho con ông. Rồi lên đường tiếp tục đạp về Lạng Sơn.
Đạp được 1 quãng thì tôi gặp một bác nông dân đang cuốc cỏ. Bác giơ tay chào tôi, tôi chào lại,.... bác lại ngoắc tay ra hiệu tôi lại gần.
Tôi đạp tới, bác hỏi tôi đi đâu đấy, rồi mời tôi vào nhà chơi, vào nhà bác mời tôi xơi nước. Bác ở nhà giữ đứa cháu nhỏ để cho vợ và các con đi làm.
Bác lấy bánh mì ra đãi tôi, mời tôi uống rượu. Tôi sợ đường dài say , nên không dám uông nhiều. Tôi uống vài cốc rồi cảm ơn và từ giã Bác lên đường.
Tôi đạp xe đến quá trưa thì đến thành phố Lạng Sơn, tại đây có 2 ngã rẻ, 1 ngã vào thẳng Thành Phố. Một ngã đi thẳng đến biên giới, tôi đi vào thành phố, tìm 1 phòng trọ rẻ tiền có wifi, tắm rửa rồi phi thẳng ra chợ tìm chỗ đổi tiền Trung Quốc.

Thông thường nếu chúng ta đổi tiền tại biên giới thì tỷ giá không được tốt. Đạp xe lòng vòng tôi cũng tìm được chỗ đổi tiền, chỗ này này bên hông chợ, có rất nhiều quầy và dịch vụ đổi tiền,tôi lân la dò hỏi để tìm ra được chỗ rẻ nhất có thể.

.......
Hôm ấy sau khi khi đủ giấc, tinh thần và sức khỏe phục hồi nghiêm chỉnh, tôi lên đường đạp về hướng cửa khẩu Hữu Nghị Quan.

Cửa khẩu hiện ra trong màn bụi mịt mù, hình như ở đây đang chỉnh tu xây dựng lại đường xá nên mới bụi ra thế.
Tôi đứng lơ ngơ vì không biết phải làm thủ tục như thế nào thì 1 anh cảnh sát Việt Nam ngoắc tôi lại hỏi passport rồi chỉ tôi vào 1 phòng đối diện để đóng dấu xuất cảnh.

Cũng cái cảnh hối hộ, mọi người kẹp chút tiền vào passport,...tôi thì ghét nhất cái chuyện không rõ ràng này nên không kẹp tờ tiền nào hết.
Cảnh sát viên hỏi: Qua Trung Quốc đi đâu làm gì đấy chú !
Tôi: Dạ đi phượt bằng xe đạp ở Quảng Tây ạ ! Vừa nói tôi vừa chỉ chiếc xe đạp của mình ngoài sân.
Cảnh sát viên: Dữ ta ! Chúc cậu an toàn !
Tôi chào cảm ơn rồi đẫn xe đạp qua bên phía Trung Quốc.

Phải công nhận bên phía này công trình hoành tráng hơn và to hơn đường nhiều lối đi mà tôi phân vân không biết đi lối nào !

Phieu_Bat
07-04-2015, 12:20
Anh Cường viết tiếp các chuyến phiêu lưu ở Lào, Campuchia đi ạ :)
Hóng những trải nghiệm mới trên quãng đường phiêu bạt của anh :P

dngocnhan
08-04-2015, 00:23
Xin chào các bạn thân yêu !
Sắp tới đay tớ rãnh rỗi sẽ viết tiếp.....các bạn đón đọc nhá !

Khi nào thì ngaoca đi Châu Âu ?