PDA

View Full Version : Ai Cập - Xác ướp hai tập



Phan An
31-08-2007, 14:18
1. Moscow mờ sáng. Anh nhớ lần đầu tiên đặt chân đến nước Nga, xuống Sân bay Seremechievo II năm anh vừa tròn 18 tuổi, cũng vào lúc mờ sáng thế này. Ngồi trên xe ra ga Pavelevskyi, anh chìm trong những hồi tưởng miên man. Nhớ những chuyến tàu đi thành phố xa, người ta tính toán để qua một đêm khi tàu gần vào đến thành phố cũng là vừa bắt đầu một ngày. Nhớ một lần anh tay bị tay gậy đến Vologda, một thành phố ở phía Bắc nước Nga, nơi mùa hè có cả tháng đêm trắng, đi tacxi từ ga về nhà bà chị, nghe bài “Những lời vô nghĩa” do Malinin hát…mới đó thế mà đã gần hai chục năm.

Đến ga Pavelevskyi (Moscow có 5 cái nhà ga tàu), anh lên tàu Express ra Sân bay Domodedovo để từ đây bay sang Hurghada - bắt đầu chuyến thăm hữu nghị không chính thức nước Cộng hoà Ả rập Ai Cập 11 ngày 10 đêm.

Ngồi trên Express nhìn đôi giày cưới của anh, ngày xưa để sang đến Ai Cập người ta phải đi mòn bao nhiêu đôi giày thế này, thế mà lên máy bay chỉ sau có hơn bốn giờ đồng hồ anh sẽ có mặt bên bờ Biển Đỏ.

Bạn nghĩ gì khi nghe đến hai từ Ai Cập? Kim tự tháp, xác ướp Ai Cập (mà trẻ con nghe nhầm thành xác ướp hai tập).

Trong quảng cáo giới thiệu: Ai Cập là đất nước của những kim tự tháp, các tháp bia, những xác ướp và những công trình nghệ thuật khổng lồ, không có vùng đất nào trên thế giới ngoài Ai Cập, có thể hiến cho du khách nhiều điều vừa huy hoàng tráng lệ, vừa bí ẩn đến như thế.

Ai Cập là quốc gia đông dân nhất trong thế giới Ả rập với 70 triệu dân nằm ở Bắc Phi; phía bắc giáp Địa trung hải, phía Nam giáp Sudan, phía Tây giáp Libi, phía Đông giáp Israel và Biển Đỏ.

Năm 3200 trước công nguyên, Ai Cập là một quốc gia phong kiến thống nhất. Đầu thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, người A-rập tràn vào Ai Cập, đạo Hồi được truyền bá và phát triển tại Ai-cập. Ai Cập đã phải trải qua các ách thống trị̣ của các đế quốc Hy lạp, La Mã, Thổ, Pháp và Anh.

Ai Cập chịu sự bảo hộ̣ của Anh từ năm 1914 đến năm 1922. Ngày 28.2.1922 Anh buộc phải công nhận Ai Cập là một vương quốc độc lập nhưng vẫn duy trì quân đội ở Suez.

Ngày 23.7.1952, Thiếu tướng Mohammed Najip, Tổng tư lệnh quân đội cùng với “Tổ chức sỹ quan tự do” đã tiến hành cuộc nổi dậy lật đổ ̉ vua Farouq. Ngày 18.6. 1953 nước Cộng hoà A-rập Ai-cập tuyên bố thành lập.

Ai Cập là nước nông nghiệp, công nghiệp tương đối phát triển. Các nguồn thu nhập chính của Ai Cập gồm: xuất khẩu dầu, bông, lao động (3,5 triệu người Ai Cập làm việc ở nước ngoài mỗi năm gửi về khoảng 3 tỷ USD), du lịch, thuế qua kênh Suez.
Ai Cập là nước Ả rập đầu tiên có quan hệ với Việt Nam.

Thủ tục xin visa vào Ai Cập khá dễ dàng, Lãnh sự quán Ai Cập ở Moscow ngay trước Tuỳ viên Quân sự Việt Nam, hôm trước nộp Hộ chiếu, tờ khai kèm 01 ảnh, voucher của Công ty du lịch hôm sau lấy, phí khoảng 30 USD.

Nhìn qua cửa sổ tàu Express, Moscow vẫn chưa tỉnh giấc, những cửa sổ nhà chung cư vẫn chưa sáng đèn. Những đụn tuyết trắng nằm yên bên đường…

Ở Domodedovo mọi thủ tục dễ dàng, anh đi cùng với một đại gia cạnh nhà mới mở cái Siêu thị tầm cỡ quốc tế bốn tầng, cả trăm chiếc ô tô đạu trên nóc nhà và năm em xinh đẹp. Đi cùng các em xinh đẹp nên được ưu tiên xếp chỗ ngay trên đầu máy bay, hạng VIP. Ngồi trên đầu máy bay có cái lợi là nhỡ có trục trặc gì, các chú phi công len lén ra lấy dù thì ta có thể trông thấy mà liệu xử lý tình huống.

Qua cửa an ninh ở Domodedovo bây giờ phải cởi cả giầy ra rồi bị một em sờ soạng khắp người.

Duty Free. Anh có ông bạn chuyên làm quen với gái trong Duty Free. Làm quen với các em xinh đẹp đang tha thẩn mua sắm trước các chuyến bay đường dài là cả một chủ đề có thể làm đề tài để viết luận án Tiến sỹ về quan hệ quốc tế.
Máy bay cất cánh chậm một chút, lý do hình như là do cậu bảo vệ khoá sân bay lại bỏ đi ăn trưa. Boing 757 – 200, dạo này không biết giá bao nhiêu.

2. Lên máy bay anh bỏ dép ra đi, có lần bỏ tiền ra đi hạng nhất vé đắt gấp đôi chỉ được hơn có đôi dép. Ở đời quan trọng là răng và dép.

Các em tiếp viên đẩy xe ra mời Duty Free. Chọn nước hoa. Hãy nói cho tôi biết anh dùng loại nước hoa nào tôi sẽ nói anh là người thế nào.
Obsession – nỗi ám ảnh warm, powerful, exciting, stimulating.
Lacoste pour home – masculine sexual, for the mature man…

Trên máy bay phát tai nghe nhạc, các em xinh đẹp sung sướng với tất cả những gì được phát. Khi đã trở nên già nua một cách tuyệt vọng, chúng ta mất đi khả năng vui mững trước những cái nhỏ nhặt của cuộc sống. Chúng ta không tin vào những gì được phát, chúng ta nghi ngờ đằng sau đó là một cái gì đó…Có thể chính vì thế mà cuộc sống mất đi cảm giác mới mẻ, những ngày thường xám xịt, đầy những mối lo toan.

Đời là một thời để đi. Đi và ăn – như một cách kéo dài cuộc sống. trong cuộc đời có bao nhiêu thời gian chúng ta sống thực sự?

Anh lịch sự mời hai em xinh đẹp ngồi cùng hàng ghế đi chỗ khác chơi để gối đầu lên chiếc áo lót lông gì mềm mềm, ngủ thiếp đi.

Bay qua biển, biển xanh như mắt em Natasha, núi vàng sẫm như tóc em Okshana…

Màn hình trên máy bay chỉ những thành phố đã bay qua, toàn những cái tên nghe như trong chương trình thời sự…Baghdad, Beirut…

Bay qua sa mạc, nhìn dấu vết nơi những dòng sông đã từng chảy bây giờ chỉ còn toàn là cát…như trái tim đã từng có tình yêu bây giờ chỉ còn những hoài niệm…

3. Máy bay hạ cánh xuống Hurghada.
Không khí không nóng hầm hập, oi ả như ở Ấn Độ hay Việt Nam.
Bác già biên phòng hỏi anh từ đâu đến? Từ Việt Nam. Việt Nam thắng Mỹ. Hurghada là thành phố mới, có rất nhiều khách sạn đang xây.
Anh ở La Perla, xinh xắn, ấm cúng. Trong phòng có chiếc divan bằng gạch kê đệm mút, lại nhớ có hồi đi biển Hải Thịnh, phòng ở có chiếc giường bằng xi măng như giường tù.

Vốn là cảng cá và cảng biển (như Cửa Lò nhà mình), cùng với Sharm el Sheik
Hurghada trở thành một trong những bãi tắm nổi tiếng nhất ở Biển Đỏ. Hurghada nằm cách thủ đô Cairo một giờ máy bay hay sáu giờ đi ô tô. Ở Hurghada có khoảng 200 000 dân, sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, thu lượm san hô và phục vụ du lịch. Hurghada nằm trải dài 20 km và chia làm ba khu vực:
- Khu Dahar ở phía bắc Hurghada được coi là Khu trung tâm. Ở đây có các phố hẹp với các cửa hàng đồ thủ công mỹ nghệ...
- Khu Cảng nằm cách Khu trung tâm 5 km, xung quanh là sa mạc.
- Khu Hurghada Mới, nơi trên hàng chục km bên bờ biển những quần thể khách sạn nối tiếp nhau.

Phan An
31-08-2007, 14:21
http://img.photobucket.com/albums/v430/andremos/khibien.jpg
Trích Nhật ký

20/1

Đi tắm ở Public Beach. Trời xanh, biển xanh…nước biển mặn chát và lạnh, nắng chói chang. Lại nhớ quyển “Một chút mặt trời trong nước lạnh” của Sagan.

Ngày xưa nghe thầy giáo ví trời trong xanh như bầu trời nước Ý (thật ra điều này thầy cũng chỉ nghe thầy của thầy ví thế), bây giờ anh mới thấy tận mắt.

Tắm xong anh cùng đoàn đại biểu lang thang ở trung tâm Hurghada. Bên đường có em trùm khăn kín đầu, mắt đẹp dã man, đang đứng cùng bạn, anh ngứa miệng chào “Hello!”, em đáp lại: “I love you!”, choáng hết cả người, ông mà đi một mình thì có đứa chết!

Ăn trưa ở House Fish, mỗi người được phát một cái mũ thuỷ thủ, đội vào ăn cho nó máu. Cả quán đội mũ trắng tinh trông cũng bùn cời.
Ăn thử hải sản Biển Đỏ: cá chiên xù, chả cá như ở Việt Nam, cá nướng cả con, cá xắt miếng nướng, mực nướng (ăn giòn như dừa…), ứ có và ứ ngon như gỏi tôm, cá chình nướng, sò huyết nướng, cháo ngao…ở Hà Nội.
Về khách sạn ngả bàn đèn Thiền. Công nhận không khí thoáng mát dễ chịu, giường chiếu sạch sẽ, đặt mình xuống là thiếp đi…
Buổi tối lại lượn ra Duty Free, đang là ngày hội gì đó của đạo Hồi, đường phố đông nghịt người.

Công nhận đạo Hồi cũng hay, có tháng gì mà ăn kiêng, tất cả mọi thứ chỉ được làm sau khi mặt trời lặn, anh mà lập đạo anh cũng học chiêu này…Cho các chú cả ngày nhịn đói nhịn khát tối đến tắt đèn nhà ngói cũng như biệt thự.

21/1
Sáng dậy xỏ giầy đi chạy, đú thế. Có cái nhà thờ đạo Hồi đang xây dở mà đã có loa phát tiếng cầu kinh rầm rĩ như đài truyền thanh phường ở Hà Nội.

Tắm ở Old Vic là cái bãi tắm cạnh khách sạn, cạnh Marriot. Có thú nhún, à quên, phao nhún phục vụ các em xinh đẹp.

Quán bar bên bờ biển như ở Hawaii, mở bài Hotel California nghe phê lòi mắt, nghe như thể được mẹ vuốt tóc.

Tối đi xem show Nghìn lẻ một đêm, xem múa bụng và múa váy. Múa bụng là một em to béo phốp pháp ra uốn éo, các chú Ả rập nhìn nước rãi chảy tong tong như kẻ đói nhìn thấy con lợn quay.

Múa váy là một anh mặc mấy tầng váy ra quay quay, vừa quay vừa thay áo các kiểu. Bỏ 15 USD vào xem, thấy đáng tiền nhất có mỗi điệu múa váy này.

22/1

Đi ra khu cảng tìm Chợ Cá. Thấy bảo ở Hurghada có khu chợ cá với nhiều con cá đẹp chỉ có trong sách, ngủ dậy ăn sáng xong anh lò mò ra đó. 10 h sáng chợ vắng tanh.
Lang thang ở Trung tâm, liên hệ để hôm sau đi Luxor 27 USD/ suất.

Chiều đi ăn Mc Donald, đi dạo ở khu khách sạn 5 sao, mua tranh papyrus.
Thứ bảy, nhân viên phục vụ mặc đồ dân tộc, ở khách sạn có múa bụng và disco.

23/1

Đi Luxor.
Có ai đó nói cuộc đời là những chuyến đi. Anh lại đang trong một chuyến đi.
Buổi sáng khách sạn đã chuẩn bị cho một hộp đồ ăn sáng, có một quả chuối, hai quả trứng và một cái bánh mỳ tròn. Nước thì bao giờ cũng thế, phải tự túc.
Trong khu chờ xe, chỗ nào có thể ***** bậy được đều có lính trang bị vũ khí đến tận răng đứng canh.

Bình minh trên sa mạc!

Luxor cách Cairo 700 km ngược dòng sông Nil và cách Hurghada 280 km, có dân số khoảng 100 000 người. Tên gọi của Luxor bắt nguồn từ tiếng arab Al Uqsor – thành phố của các cung điện. Bên bờ phải sông Nil là các đền Pharaoh nổi tiếng như đền vua Ramses II, đền vua Ramses III…

Đền thờ ở Luxor được xây dựng bên bờ sông Nil dưới thời Pharaoh Amenkhotev III (năm 1400 trước Công nguyên) và Ramses III (năm 1235 trước Công nguyên). Đền được xây để thờ ba vị thần: thần Amon, Mut - vợ của thần Amon và Honcu - con trai của thần Amon.
Đường Sphinx dài 3 km nối Luxor với Karnak giờ chỉ còn sót lại vài em Sphinx thân sư tử đầu cừu. Ở Karnak có Đền thờ Lớn thờ Amon với diện tích 1500 x 700m. Những cây cột trong Đền cao cao bên cửa sổ, thấy bảo ở trên có thể ngồi vừa 15 người.
Quần thể đền thờ ở đây có ba đền chính, phía Bắc là Đền Mentu, phía Nam là Đền thần Mut, ở giữa là Đền thờ Lớn.

Mấy cái cột còn sót lại giống y như mấy cái cột trước Sòng bạc Pharaoh cạnh nhà anh…

Ở Karnack có những con sphinx chầu bên cửa và rặng tuyết tùng (đoán chắc đấy là tuyết tùng vì lá như có tuyết)

Bên bờ Đông về phía hạ lưu sông Nil là Thung lũng Vua – khu lăng mộ của các vua .
Cách Thung lũng Vua 1,5 km là Thung lũng Hậu – khu lăng mộ của các thái hậu, hoàng hậu.

Đón hoàng hôn trên sông Nil, vào cái trại chuối chơi. Có những đôi tình nhân thuê thuyền buồm lững thững dạo trên sông…

Lên xe, ngủ thiếp đi, tỉnh dậy đã thấy xe về khu khách sạn sáng đèn ở Hurghada, cứ ngỡ là ảo ảnh trên sa mạc.

Phan An
31-08-2007, 14:23
http://img.photobucket.com/albums/v430/andremos/Spinxnho.jpg

24/1
Tắm ở Old Vic. Sáng dậy sớm mò ra Chợ Cá mà chẳng thấy mống nào, hỏi mãi mới biết Chợ họp sau 12 giờ.

Chiều lên Trung tâm, các em xinh đẹp uống nước mía nguyên chất 1 L.E/cốc. Anh quen ăn bẩn, ở nhà cứ tiết canh cháo lòng xong lại nước mía đá, đến đây bỗng thấy ngài ngại, từ chối không uống.

25/1
Tắm ở Old Vic. Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Tắm một lúc rồi mò ra Chợ Cá mua mực tươi bỏ vào nồi cơm điện luộc. Cá thì nhờ anh bán cá mổ và nướng ngay tại chỗ.

26/1
Đi Cairo

Viện Bảo tàng Ai Cập, nơi triển lãm cỗ quan tài Vua Ai Cập bằng vàng ròng và các xác ướp Ai Cập nổi tiếng. Cung điện Salaheldin với Ðền thờ Hồi giáo Mohamed Ali vĩ đại nằm ở trung tâm. Khu phố cổ Cairo- nơi những người Ai Cập đầu tiên đến sinh sống và truyền bá đạo Thiên Chúa Giáo, Giáo đường Do Thái Ben Enza và Nhà thờ Thiên Chúa giáo...

Khi ở Alexandria về, anh vô tình được đi qua khu chợ nổi tiếng Khan El-khalily, đấy như thể khu chợ tạm Phùng Hưng hồi cháy chợ Đồng Xuân những khổng lồ hơn nhiều. Cả một dòng sông đầu người, quần áo cũ, đồ ống nước, phụ tùng ô tô…
Khu vực Kim Tự Tháp Giza - công trình lịch sử nổi tiếng độc đáo nhất của con người cách đây 5000 năm, đó là ba Kim Tự Tháp vĩ đại. Anh thấy ba Kim Tự Tháp như ba đống đá giữa một cái công trường xây dựng ngổn ngang là Cairo.
Tượng Ðài Nhân Sư hùng vĩ bên cạnh Đền Thung Lũng êm đềm...
Buổi tối ở Cairo, lượn bằng tacxi thấy náo nhiệt cực kỳ, xe chạy ầm ầm, người đi phất phới.

27/1
Đi Alexandria
28/1 Tắm ở Old Vic. Ngày cuối cùng ở Hurghada. Bơi lội đến chiều rồi lại lên Trung tâm mua hoa quả: na, muỗm, dâu tây, dưa dunia...
Đến ngày cuối cùng ở Hurghada mới phát hiện ra ở gần Chợ Cá có bán lòng bò…

29/1
Về Moscow
Tuyết bay trắng xoá -10 độ, chả bù cho ở Hurghada đang nắng chang chang.
10 ngày chỉ ăn thịt bò, thịt gà, cá mực vớ vẩn thấy thèm thịt lợn khủng khiếp.

Phan An
31-08-2007, 14:26
http://img.photobucket.com/albums/v34/phanantuan/Quaitbel.jpg

Một thoáng Alexandria

Từ ngày theo anh ncbinh vào vndichthuat được biết đến Plutarque (và thú chơi Plutarque da dê tao nhã như anh Atula Hải Sa)…từ ngày theo anh cvd tập tọng dịch Plutarque được biết đến Alexandre, Cesar…em chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là được đến Alexandria - thành phố do Alexandre xây dựng - nơi Plutarque đã từng đến, nơi Cesar gặp Cléopatre. Ngoài lý do riêng tư kể trên, Alexandria là gương mặt châu Âu của Ai Cập và là nơi từng có ngọn hải đăng Pharos được xếp vào một trong bảy kỳ quan của thế giới cùng Thư viện Thời đại (như Thư viện của anh ncbinh), à quên Thư viện Alexandria nổi tiếng.

Trong chuyến thăm hữu nghị không chính thức nước Cộng hoà Ai Cập anh em, dù chỉ được có hai ngày ở Cairo, em dành một ngày để đi Alexandria.

Để tả một ngôi nhà có thể bắt đầu từ bậc thềm, để tả một thành phố có thể bắt đầu từ con đường dẫn đến thành phố ấy. Em đến Alexandria bằng tàu hoả từ Nhà ga Ramset. Tối hôm trước, từ Khách sạn Siag Pyramids Hotel em đã bắt tacxi ra ga Metro Giza để từ đó đến ga Metro Mubarak lên ga Ramset mua vé tàu. Em cũng không ngờ là mua vé tàu đơn giản thế, không phải xếp hàng, không phải xuất trình passport như ở Moscow, khoảng cách Cairo - Alexandria 270 km, tàu nhanh chạy hết 2h 10 phút, vé hạng nhất 25 pound Ai Cập – khoảng gần 5 USD (về sau em mới biết có xe buýt đi Alexandria cũng nhanh như thế giá chỉ rẻ bằng một nửa nên ít có ma dại nào đi tàu).

Gần 8 giờ sáng ngày 27/1/2005 em có mặt ở đường số 3, tha thẩn tìm toa số 8 mà khó quá vì các toa toàn đánh số Ả rập (nhưng không phải số Ả rập mình quen dùng). Có một bác thấy em lúng túng bèn xem vé rồi chỉ cho em tận nơi, ở Ai Cập em công nhận dân chúng rất tốt, sẵn sàng giúp đỡ những kẻ hay lầm đường lạc lối như em của các bác.

Ngồi cạnh em, y như đêm hôm trước em mơ thấy, là một em xinh đẹp. Tàu nhanh kiểu Ai Cập công nhận cũng lịch sự…Tàu chạy được một lúc thì có một em trông như Cléopatre vàng đeo đầy người đi đến từng người hỏi cái gì đó, em rất tiếc là không biết tiếng Ả rập để nghe cho chuẩn, nhỡ cô ấy hỏi em có muốn ấy không em lại trả lời không thì có phải là ân hận cả đời không. Một lúc sau có một bác trịnh trọng như Chủ tịch nước đọc diễn văn chúc Tết đẩy xe ra phục vụ bữa sáng, em gọi một cốc café, bác trịnh trọng lấy cái máy đánh bọt cầm tay đánh cho tan đường rồi khuyến mại cho em thêm cái bánh ngọt. Em biết thêm được là ngồi ghế mềm uống café thơm phức ngắm cảnh bên đường đến Alexandria, bên cạnh là người đẹp cũng là một thú vui trong đời.

Trong khi tàu chạy, em tranh thủ đọc thêm về Alexandria trong cuốn The National Geographic Traveler và Contry Guide của Nhà Le Petit Futé. Alexandria gọi trìu mến là Alex (như Saint Peterburg được gọi trìu mến là Piter)

Chỉ cần ý chí của một người, nếu người đó tên là Alexandre Vĩ đại, cả một thành phố được xây dựng trên đầm lầy bên bờ Địa Trung Hải năm 331 trước Công nguyên (như Saint Peterburg được Pie Đại đế ra lệnh xây dựng bên bờ biển Baltic). Alexandria đã từng là thủ đô khoa học và văn hoá của thế giới cổ đại với Thư viện Alexandria– Museon , nơi tập hợp tất cả kho tàng tri thức đương thời và nơi cư trú của những người nuôi tham vọng làm biến đổi thế giới…

Phan An
31-08-2007, 14:27
Khi Alexandre Vĩ đại tiến vào Ai Cập, ông được chào đón như vị cứu tinh và được tôn là pharaoh. Sau khi Alexandre mất năm 323 trước Công nguyên, đế quốc rộng lớn do ông gây dựng lên được phân chia giữa các vị tướng. Người bạn của Alexandre từ thủa nhỏ - Ptolémée lên nắm quyền ở Ai Cập. 15 đời vua thuộc dòng họ Ptoleme nắm quyền trong suốt 335 năm. Sau cái chết của Ptolémée XII năm 51 trước Công nguyên, Cléopatre VII (do Vivien Lee đóng năm 1945 và do Elisabeth Taylor đóng năm 1963 trước Công nguyên) trở thành Nữ hoàng Ai Cập. Theo Plutarque (46 -119 sau Công nguyên) trên thực tế thì vẻ đẹp thật của Cleopatra tự nó không có ý nghĩa nhiều lắm…sự hấp dẫn của Cleopatra trước hết do trí thông minh sắc sảo và nỗi mê đắm khi ở gần nàng.

Ở Alexandria có Khu hầm mộ Kom el Chougafa – có từ thế kỷ I-II sau Công nguyên, vô tình được tìm thấy đầu thế kỷ XX khi một con lừa rơi từ trên cao 10 m tạo thành chỗ đất sụt. Hầm mộ sâu 30 m, ba tầng, có thể luc sđầu là của một gia đình, sau được mở rộng dần.

Trong Bảo tàng Hy Lạp - La Mã ở Alexandria có tượng của Cesar và tượng của Mark Antonia, đồng xu có hình của Cléopatre – tình nhân của hai người có tượng kể trên. Cleopatra có một con - Hoàng tử Césarion với Cesar và có hai con với Mark Antonia. Em chưa được đến Denderad nhưng thấy bảo là trên bức tường ngoài Đền thờ thần Hathor có hình chạm trổ nữ hoàng Cléopatre đội cái thứ mão tròn như cái dĩa có sừng, giống như mão của nữ thần Hathor, để bộ mái tóc dài thắt bín. Gương mặt đầy đặn và xinh đẹp, tướng mạo uy nghi của một bậc vương giả quen truyền lệnh và sai phái kẻ dưới, cương quyết thực hiện mọi kế hoạch đến cùng, bằng mọi phương tiện. Chính do ành hưởng của Cléopatre mà Jules César đã nuôi cái mộng dùng thành Alexandrie làm kinh đô của đế quốc La Mã và trung tâm của thế giới.
Alexandria đã làm nền cho bộ sách của nhà văn Anh Durrell Lawrence (1912–1990) The Alexandria Quartet với các tiểu thuyết Justine (1957), Balthazar (1958), Mountolive (1958), Clea, (1960) được coi là nghiên cứu tình yêu trong thế giới hiện đại. Durrell Lawrence gọi Alexandria là thủ đô của những hồi tưởng…
Tàu đến ga, em nhảy xuống đi tìm Phố Nabi Daniel, theo hướng dẫn trong sách Phố này sẽ dẫn em đến trung tâm của Alex - Quảng trường Zaghloul. Ở Alexandria cũng như ở Cairo không hề có một sợi đèn xanh đèn đỏ nào, nghệ thuật tránh ô tô lên cao chót vót, đi Ai Cập về có lẽ em đủ trình độ để sang Tây Ban Nha đấu bò.

Em hỏi đường một anh, anh này vui vẻ dẫn em đi băng qua mấy phố, anh tranh thủ tâm sự mấy câu là anh đang làm thủ tục li vị vợ “My wife hat me!”. Em an ủi mấy câu đại loại bộ đội thế là thường, người tốt thường bị vợ ghét. Phố Nabi Daniel – phố đi bộ, phố sách cũ - sách được bày bán ngay trên hè đường. Những anh bán sách cũ trông đẹp như Alcibiade trong Những cuộc đời song hành của Plutarque (mà em định dịch), những anh bán sách cũ trông như những diễn viên điện ảnh đang đóng trong bộ phim cuộc đời mà khung cảnh là Alexandria.

Đi một đoạn không thấy cái Nhà thờ Lớn (Great Synagogue) như sách bảo đâu (em các bác trước sau cũng là đứa con của sách vở), em lại dừng lại hỏi một bác bán kiểu như bánh mỳ ba tê nhà mình. Cả bác bán hàng và mấy thanh niên đang ăn bánh xúm vào nghiên cứu quyển The National Geographic Traveler…

Alexandre chết ở Babylon thi hài ông được đem về Alexandria, được đặt trong quan tài vàng và chôn ở ngã ba đường. Nhiều người cho rằng mộ của Alexandre nằm dưới móng Nhà thờ an Nabi Daniel – một ông thánh địa phương - ở ngay trên phố Nabi Daniel này.

Đi dạo trên đường phố Alexandria, quá khứ dưới chân trong không khí ngào ngạt hương vị xa hoa của một thời đã qua (đó là mùi trầm hương anh bán chuối và bán hồng ngay trên đường phố để đốt vía hay để dấm chuối dấm hồng?)…Hai ngàn năm trước chính ở đây những truyền thống và thần thánh của các vua pharaoh dần dần hoà nhập với phong tục và tôn giáo của Hy Lạp và La Mã. Alexandria là thành phố của năm dân tộc, năm thứ tiếng, năm tôn giáo…

Đi mãi cuối cùng em cũng gặp được Nhà thờ Lớn, em rút ra kết luận là trong đời ai kiên trì đi cuối cùng chắc chắn sẽ gặp Nhà thờ Lớn của mình.

Từ Nhà thờ Lớn đi thêm mấy bước là Quảng trường Zaghloul với tượng Saad Zaghloul – người đấu tranh vì độc lập của Ai Cập (1860-1927), nơi đã từng đặt Cesarium, nơi từng đặt Mũi Kim của Cléopatre - cây cột đá mà vua Thoutmès III dựng lên trước đền thờ Thái Dương ở He'liopolis và ngày nay đang nhô lên cao vút bên bờ sông Tamise ở Luân Đôn - nhắc nhở cho dân chúng thủ đô Anh quốc náo nhiệt phồn hoa ngày nay nhớ lại cả một thế giới đã biệt tích cùng với một nền văn minh lộng lẫy huy hoàng của một thời đại cổ xưa nay không còn nữa.

Sau Quảng trường Zaghloul là Bờ vịnh tuyệt vời. Phía xa xa đã hiện rõ Pháo đài Quaibel. Bên bờ vịnh, cạnh con đường Corniche ồn ào náo nhiệt những người dân chài thản nhiên gỡ lưới…

Ở đâu đó bên bờ Vịnh có Cung điện của Cléopatre, nơi nàng gặp Mark Antonia và nơi nàng tự kết liễu cuộc đời vương giả của mình.

Phan An
31-08-2007, 14:29
Pháo đài Quaibel nhỏ như thể đồ chơi nhưng chính ở đây đã từng sừng sững ngọn hải đăng Pharos. Trong sách nói ngọn hải đăng này do vua Ptolemee Soter khởi dựng vào năm 290 trước CN, do kiến trúc sư Sotratus thiết kế xây dựng và được khánh thành trong thời kỳ trị vì của vua Ptolemee Philadelphus (trị vì năm 285- 247 trước Công nguyên).Trong nhiều thế kỷ, ngọn hải đăng Alexandria - còn được gọi là Pharos, dùng để định hướng cho tàu biển ra vào cảng. Nó được đốt lửa vào ban đêm, còn ban ngày nó phản xạ ánh nắng mặt trời.

Năm 965 sau CN một trận động đất xảy ra ở Alexandria khiến nó bị hư hại. Tiếp đó là 2 trận động đất năm 1302 và 1323 đã làm cho công trình này bị hư hỏng nặng và đổ nát. Theo sử sách ghi chép lại thì lớp ngoài của ngọn hải đăng xây bằng cẩm thạch trắng. Trong tập ghi chép của học giả A rập ông Abou Haggay Al Andaloussi khi đến thăm ngọn hải đăng năm 1166, thì nó gồm 3 tầng. Tầng dưới cùng có dạng hình vuông, cao 55,9m và có một cột lõi hình trụ tròn. Tầng giữa có hình bát giác với chiều dài mỗi cạnh là 18,30m, cao 27,45m. Chiều cao tính từ nền móng lên đỉnh đo được 117m. Lõi hình trụ tròn bên trong dùng làm ống dẫn nhiên liệu cho việc đốt lửa. Ở đỉnh tháp đặt chiếc gương phản chiếu ánh sáng.

Năm 1480 Sultan Mamellouk Quaibel cho xây trên khu đất trước đây của ngọn hải đăng đổ nát này một pháo đài quân sự. Ðến đây lịch sử ngọn hải đăng khổng lồ vĩnh viễn khép lại, mặc dù không còn tồn tại nhưng nó có tác động đến nhiều lãnh vực. Trong kiến trúc ngọn hải đăng Alexandria được xem là một kiểu mẫu để tạo dựng nhiều phiên bản khác dọc theo vùng Ðịa Trung Hải thời bấy giờ.

Pháo đài bây giờ là khu như kiểu đường Thanh niên ở Hà Nội cho trai thanh gái lịch ra ăn kem chụp ảnh, cho các cụ già và chưa già lắm ra câu cá.
Từ Pháo đài Quaibel em lại đi xe dọc đường Corniche đến Thư viện Alexandria hiện đại bằng thuỷ tinh và thép mới khai trương tháng 10-2002.

http://img.photobucket.com/albums/v34/phanantuan/thuvienAlex.jpg

Thư viện do kiến trúc sư Christopher Keppeler thiết kế là một ốc đảo của kiến trúc thế kỷ công nghệ cao – thế kỷ XXI giữa Alexandria cổ kính.

Phan An
31-08-2007, 14:30
Thư viện Alexandria cổ đại được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và bị phá huỷ năm 48 trước Công nguyên. Thư viện đã từng lưu giữ gần triệu cuốn sách chép tay.
Điều em ghi nhận là ở Alexandria có nhiều quán café bên đường như ở nhà mình, vội quá chứ em cũng muốn vào quán làm một bi.
Tóm lại em thấy Alexandria có cái gì đó vừa giống thành phố cảng Odesa vừa giống thành phố văn hoá Saint Peterburg.
Từ Thư viện em lại đi bộ xuyên qua những phố cổ để ra bến xe về Cairo. Trên đường em tranh thủ quay phim chụp ảnh không ngơi tay.

Em chỉ ở Alexandria có mấy giờ đồng hồ. Những giây phút ở Alexandria chỉ là một thoáng rất nhỏ trong cuộc đời em nhưng đó là những giây phút đáng nhớ, những giây phút mà nhớ lại, em thấy náo nức cứ như là đang yêu ậy

imim
02-09-2007, 11:10
Tuyệt vời! Rất "Plutarque"! (Thật bác, em eck hiểu từ đâý là sao, dùng thế nào đâu, em cứ mượn chữ thế cho nó sang bác ạ. Với lại, cứ mông muội mà nghĩ rằng thế nó mới xứng để khen bác, tính em hào phóng từ xưa đến giờ).

Thấy bác có nói là phải quay phim chụp ảnh rã rời tay chân. Vậy bác post lên share cho thiên hạ như em với. Cám ơn bác nhiều.

Rauria
03-10-2007, 18:53
Đi Egypt mà ko đi đươc Luxor thì tiếc lắm đền Karrnak , Hatchepsut , Valley of the Kings... nhất là đền Karnak whoa sức con người thật là diệu kỳ .. lần sau em đi lại em sẽ đi cruise từ Answan về Luxor.... Voila.

haikeu
16-03-2008, 20:41
Nhà em vừa đi qua Cairo về, thời gian ở đó được 24h, vì bận công việc nên chỉ được qua thăm Kim tự tháp có mấy tiếng đồng hồ, nhưng quả là trời không phụ người có tâm, chỉ trong vài tiếng đó, nhà em được chứng kiến cả mưa, cả nắng, cả mây luồn và cả cầu vồng trên bầu trời Pyramid. Xin gửi các cụ mấy tấm ảnh mà em chụp được

Đầu tiên là mây luồn (Cái này gọi là Ray)

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal__hht2806.jpeg
Sau đó là Cầu vồng

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal__hht2819.jpeg
Tấm này, em đặt tên nó là Cùng sánh đôi

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal__hht2765.jpeg

haikeu
20-03-2008, 17:04
Được các bác ủng hộ, em rất cảm ợn Xin đưa thêm một vài tấm em chụp ở thành phố Sharma el Sheikh - thành phố này nằm cách Cairo chừng 1h bay về phía nam, nằm bên bờ biển Đỏ - đây là thành phố du lịch nổi tiếng của Egypt, nơi đây có sa mạc, có bờ biển đẹp, thuận lợi giao thông, là nơi nghỉ mát của phần lớn dân đông Âu, chủ yếu là người Ngạ

Trên đường

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal__hht3268b.jpeg


Trong chợ, nơi đây được gọi là Old market, chủ yếu bán hàng cho các du khách

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal__hht3890.jpeg



Một em bé người Nga đang thích thú thử đồ lưu niệm

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal_oldmarrket2.jpeg

Trên bãi biển

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal__hht5597.jpeg

Con người

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal__hht5747a.jpeg

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal__hht3822.jpeg

NDT
25-03-2008, 02:56
-
Ảnh đẹp quá!!

hoangthuy
03-06-2008, 17:50
Đi Egypt mà ko đi đươc Luxor thì tiếc lắm đền Karrnak , Hatchepsut , Valley of the Kings... nhất là đền Karnak whoa sức con người thật là diệu kỳ .. lần sau em đi lại em sẽ đi cruise từ Answan về Luxor.... Voila.

Nghe bác nói lại nhớ lại thời gian ở Luxor. Đúng một ngày, 1h trưa tới nơi. Chạy như vịt tới Valley of the Kings, Hatchepsut, Luxor Temple, Karnak... Lần sau em cũng phải đi lại Luxor với Answan.

netwalker
04-06-2008, 00:40
Bác haikeu bắt được mấy khoảnh khắc đẹp quá !

Ảnh đẹp !

devinci
04-06-2008, 08:28
Quá tuyệt, các bác làm chúng em thèm Ai Cập quá

hoangthuy
03-09-2008, 13:55
Được các bác ủng hộ, em rất cảm ợn Xin đưa thêm một vài tấm em chụp ở thành phố Sharma el Sheikh - thành phố này nằm cách Cairo chừng 1h bay về phía nam, nằm bên bờ biển Đỏ - đây là thành phố du lịch nổi tiếng của Egypt, nơi đây có sa mạc, có bờ biển đẹp, thuận lợi giao thông, là nơi nghỉ mát của phần lớn dân đông Âu, chủ yếu là người Ngạ




Thứ hai tới em định đi thành phố Sharma el Sheikh. Anh ơi, cho em hỏi một số thông tin với:

- Nếu em bay từ Cairo thì mua vé ở đâu và như thế nào ạ?

- Nếu em định đi bằng xe bus thì phương thức đi thế nào ạ?

- Ở Sharma el Sheikh khách sạn giá cả thế nào bác? Nếu bác cho em cái địa chỉ khách sạn lần trước bác từng ở thì tốt quá. Em cảm ơn.

- Em định tiện thể sang Isarel chơi luôn bằng đường bộ. Thấy mấy bạn Ai cập bảo biên giới Isarel cách đó chừng 100kms. Theo bác thì mua tuor hay tự đi thì tốt hơn?

Bác nào biết nói hộ em với. Sáng thứ ba tới là em có mặt ở Cairo rồi, mà vẫn chưa có thông tin gì chi tiết cả.

Thanks các bác.

Anh Già
03-09-2008, 21:38
hoangthuy nên liên lạc với mấy cty du lich thì thuê hotel qua họ sẽ rẻ hơn . Mấy hãng này ngày nào chả có bus chở khách đi xem Kim tự tháp , chiều chiều hàng loạt xe chạy từ Cairo về Sharm El Sheikh , đăng ký đi vé 1 chiều chắc rẻ , xe rộng rãi sạch sẽ , lại có lính canh .

Anh Già
03-09-2008, 21:44
Có cái số phone của tụi Turtess , là hãng du lịch của Thổ , chuyên hoạt động phục vụ thị trường Ukraine :
Bank`s Road, Travco New Building, Ras Um El Sid, Sharm El Sheikh, Egypt
tel : 2/069/3660764 Ext. 363, 358
[email protected]

Còn vài hãng nữa , để tớ nhớ ra tên thì sẽ hỏi anh Gúc là ra địa chỉ .
Có số này có thể hỏi cả về hotel lẫn bus : Seti Sharm Hotel, Sharm El Maya Bay, Sharm El Sheikh, South Sinai, Egypt. Tel.: +2 069 3668710, Fax: +2 069 3664663 Spring Tours Office, 3rd floor.

hoangthuy
05-09-2008, 20:16
Thanh kiu bác ạ.

Em đã ghi lại rồi.

ga_ri
19-09-2008, 13:27
Nhà em vừa đi qua Cairo về, thời gian ở đó được 24h, vì bận công việc nên chỉ được qua thăm Kim tự tháp có mấy tiếng đồng hồ, nhưng quả là trời không phụ người có tâm, chỉ trong vài tiếng đó, nhà em được chứng kiến cả mưa, cả nắng, cả mây luồn và cả cầu vồng trên bầu trời Pyramid. Xin gửi các cụ mấy tấm ảnh mà em chụp được

Đầu tiên là mây luồn (Cái này gọi là Ray)

https://hoanghaithinh.org/modules/coppermine/albums/userpics/10002/normal__hht2806.jpeg
Sau đó là Cầu vồng



Đẹp long lanh luôn

tieuvu1512
25-02-2009, 00:54
Những hình chạm khắc tại Ai Cập 3000 năm trước
https://www.lindsayfincher.com/albums/egypt_abydos_april_2005/abydos_entrance.sized.jpg
Vào năm 1848, một đoàn nghiên cứu khảo cổ làm việc tại Ai Cập đã khám phá ra những ký hiệu bí mật kỳ lạ trên một đoạn rầm trên trần tại một ngôi đền cổ tại Abydos, vài trăm dặm về phía Nam Cairo. Những ký hiệu này đã được sao chép cẩn thận và gửi về Châu Âu. Bí ẩn của những hình vẽ này đã gây tranh cãi nóng bỏng trong những nhà Ai Cập học lúc bấy giờ, tuy nhiên dần dần, do không thể hiểu các hình vẽ đó nói về điều gì, họ đã gạt nó sang một bên như là những vật thể kỳ dị mà không ai có một giải thích thỏa đáng nào, rồi rơi vào quên lãng.
https://www.hallofthegods.org/images/ABYDOS-HELICOPTER-PHOTO.jpg
Vào giữa thập kỷ 90 thế kỷ trước, những bức ảnh và phim video, được chụp đầu tiên bởi những du khách viếng thăm Abydos, bắt đầu xuất hiện trên internet. Chúng mô tả “những ký hiệu tượng hình về những cỗ máy kỳ lạ” vốn đã được khám phá vào thế kỷ 19. Ngôi đền mà người ta tìm thấy những ký hiệu tượng hình này được xây dựng vào thời Pharaong Seti I khoảng 3000 năm trước. Đối với những người quan sát hiện đại chúng rõ ràng đó là những cỗ máy kỳ lạ, nhưng lại hết sức bí ẩn đối với những người thuộc thời của nữ hoàng Victoria. Thực tế chúng là nhiều chủng loại khác nhau của các thiết bị bay cùng với một chiếc xe tăng, và trong số những thiết bị bay là một chiếc máy bay trực thăng! Đó là một trong những khám phá gây sửng sốt nhất được tìm thấy tại Ai Cập.
https://www.enterprisemission.com/images/s_egypt-3d.jpg
Gần đây, tờ báo uy tín của A Rập “Al-Sharq Al-Awsat” đã phát hành nhiều ảnh được chụp tại một ngôi đền Ai Cập khác, đền thờ Amon Ra tại Karnak. Các bức ảnh là những chạm khắc khoảng 3000 năm trước đây. Chúng tỏ ra rất giống với những hình chạm khắc tìm thấy tại Abydos. Đó là một máy bay trực thăng chiến đấu với một động cơ và một bộ đuôi, và gần đó, một thiết bị bay hiện đại. Thế là, trong thực tế thì không phải 1, mà có đến 2 bộ hình chạm như thế tại Karnak and Abydos.
https://www.enterprisemission.com/images/helocomp_small.jpg
Vậy nếu những người Ai Cập cổ không có công nghệ để chế tạo các trực thăng hay các thiết bị bay khác, thì những hình ảnh về các cỗ máy bay đó nguồn gốc từ đâu? Cái lịch sử loài người mà ta được học hiện nay lại một lần nữa bất lực. Có nhiều thư viện huyền thoại cổ xưa, như là Thư viện Alexandria và những thư viện cổ Trung Hoa đã bị tiêu hủy. Nhiều trong số các bằng chứng vô giá về quá khứ xa xăm đã bị xóa sạch. May thay, những văn bản cổ đại vẫn còn được lưu giữ, một phần tại Ấn Độ. Vô cùng kinh ngạc khi biết rằng một vài trong những ghi chép tiền sử ấy kể về những thiết bị bay tinh xảo cao cấp.
https://www.enterprisemission.com/images/tankcomp_small.jpg
Hình chạm này thể hiện cái gì, nếu không phải là một cái xe tăng?
Gần đây, có một báo cáo TQ vừa khám phá những văn bản tiếng Phạn thượng cổ tại Tây Tạng và đã gửi chúng về trường đại học Chandrigarh ở Ấn Độ để dịch. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy những tài liệu này chứa những chỉ dẫn chế tạo các phi thuyền vũ trụ.

Những bằng chứng thêm nữa cho thấy thứ được gọi là “Đế chế Rama” miền Bắc Ấn và Pakistan là cổ xưa hơn nhiều so với những gì họ từng nghĩ trước đây. Tàn dư của những thành phố tân kỳ vẫn được tìm thấy trong sa mạc Pakistan, và tại Bắc và Tây Ấn Độ. Theo những văn bản Ấn Độ cổ, Đế chế Rama có những thiết bị bay được gọi là “Vimana”. Có vô số văn bản về Vimana được miêu tả hết sức chi tiết. Những người Ấn Độ tiền sử đã viết toàn bộ các chỉ dẫn sổ tay và sách học về cách điều khiển nhiều loại Vimana khác nhau, nhiều sách trong số đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay; một số đã được dịch sang Anh ngữ. Những loại Vimana khác nhau được miêu tả, một số thì hình đĩa, số khác thì hình điếu xì gà. Vimana có vẻ được cung cấp năng lượng bởi vài loại thiết bị phản trọng lực, khiến nó có thể cất cánh theo chiều thẳng đứng và bay lượn trong không gian.

Các chuyên gia Ai Cập học đều biết nhiều bí ẩn của Ai Cập thời thượng cổ là không thể giải thích được nếu sử dụng cái khung hạn hẹp của cách nghĩ truyền thống. Ví dụ họ hoàn toàn không thể giải thích thấu đáo làm thế nào các kim tự tháp được xây dựng nên, và làm thế nào nền văn minh Ai Cập thượng cổ xuất hiện một cách đột ngột với trình độ rất cao ngay từ thủa khai sinh? Nguyên nhân nào Kim tự tháp lớn Giza lại được xây dựng với công nghệ cao hơn nhiều so với các kim tự tháp nhỏ được xây dựng sau nó?
Có rất nhiều mẫu vật đáng tin cậy như những gì chúng ta đã thấy từ đầu thường không được một số “khoa học gia” và các “chuyên gia” để ý một cách đúng mực, họ cũng không khách quan nghiên cứu và tìm hiểu nghiêm túc, chính là bởi vì : nó quá trực quan, đối nghịch với thành kiến của họ, và nó không nằm lọt thỏm trong cái khung hạn hẹp của những “hiểu biết” mà họ được những đàn anh bơm vào não từ khi còn là học sinh tiểu học. Họ nghi ngờ và loại bỏ tất cả những gì không nằm trong cái khung ấy, cũng như cố gắng bằng mọi giá uốn ép những bằng chứng khách quan cho vừa vặn lọt vào cái khung, chứ không muốn cải biến chính cách tư duy sao cho toàn diện và khoa học hơn, cho phù hợp với thời đại và thực tiễn khách quan.
Hầu như tất cả chúng ta đều khẳng định 100% những hình chạm khắc trên thể hiện những chiếc trực thăng và những thiết bị bay công nghệ cao – nếu họ chưa biết chúng được tìm thấy ở đâu. Thú vị hơn nữa, là hình chạm khắc thượng cổ đó lại thể hiện như một chiếc trực thăng chiến đấu, một phương tiện chiến tranh.

https://news.bbc.co.uk/olmedia/1000000/images/_1002146_egypt_abydos_300.gif

Bài này trích trong quyển sách : "Bằng chứng nền văn minh tồn tại trước thời nhân loại hiện nay" (http://download374.mediafire.com/gnddytn1xbxg/ggj1dnzgkyc/Bang+chung+ve+cac+nen+van+minh+co.doc). Hope you enjoy the book :D. Mong các bạn có những phút giây thú vị với quyển sách nhỏ này.

(nguồn: https://***.com/showthread.php?p=10088#post10088)

gió hoang
25-02-2009, 19:55
Tôi có dịp đọc cuốn "Chúng ta thoát thai từ đâu" của bác sĩ nhãn khoa, nhà thám hiểm lừng danh Mundachev trên chuyến tàu về Kailash. Trong tác phẩm này ông đã công bố những phát hiện gây sốc của mình, dựa trên khảo sát những bằng chứng trên thực địa, nghiên cứu các thư tịch cổ trong các tu viện Nepal và Tây Tạng, nghiên cứu đôi mắt con người, rằng: nền văn minh của chúng ta là nền văn minh thứ 5 từng tồn tại và là nền văn minh "bèo" nhất!
Ông còn kết luận rằng những kim tự tháp Ai Cập mà chúng ta hằng chiêm ngưỡng thực chất do người của những nền văn minh trước chúng ta xây dựng và người Ai Cập chỉ tình cờ đến cư trú mà thôi!
Khi đọc cuốn sách này tôi còn lăn tăn lắm. Chẳng nhẽ...Nhưng sau khi rong ruổi qua gần khắp miền Tây Tây Tạng và đặc biệt sau khi đi vòng quanh Kailash, tôi chẳng còn lý do nào để nghi ngờ những kết luận của ông về kim tự tháp nữa. Tôi đã thấy không chỉ một mà la vô số kim tự tháp nguyên khối cao đến 400-500m được đẽo gọt từ núi đá! So với những KTT này thì KTT Ai CẬP chỉ là những phiên bản nhợt nhạt...Mà không chỉ KTT, còn có hằng hà sa số tu viện khổng lồ được tạc thẳng vào núi, một trong số đó là tu viện trên núi gần Zanda mà tôi đã lên tận nơi. Simply unbelivable!
Các bác đọc cuốn sách này đi rồi sẽ rõ....

Chitto
01-03-2009, 01:43
[B][COLOR="Blue"]

Bài này trích trong quyển sách : "Bằng chứng nền văn minh tồn tại trước thời nhân loại hiện nay" (http://download374.mediafire.com/gnddytn1xbxg/ggj1dnzgkyc/Bang+chung+ve+cac+nen+van+minh+co.doc). Hope you enjoy the book :D. Mong các bạn có những phút giây thú vị với quyển sách nhỏ này.

(nguồn: https://***.com/showthread.php?p=10088#post10088)

1. Link cuốn sách bạn đưa không còn tác dụng, do đó tôi không down để kiểm chứng được.

2. Bài của bạn dẫn link đến website liên quan đến Pháp Luân công, là điều diễn đàn này không khuyến khích, vì vậy tôi xóa link.

3. Những điều bạn viết ở trên vẫn chỉ là những nhận định của một số người dựa trên một số chi tiết có tính đặc biệt, nhưng cũng chưa đủ bằng chứng chính xác để chứng minh về những kết luận. Những luận điểm kiểu này ra ngoài kiếm mấy cuốn sách "108 điều bí ẩn", "99 bí mật lớn nhất thế giới"... có rất nhiều.


Nhưng sau khi rong ruổi qua gần khắp miền Tây Tây Tạng và đặc biệt sau khi đi vòng quanh Kailash, tôi chẳng còn lý do nào để nghi ngờ những kết luận của ông về kim tự tháp nữa. Tôi đã thấy không chỉ một mà la vô số kim tự tháp nguyên khối cao đến 400-500m được đẽo gọt từ núi đá! So với những KTT này thì KTT Ai CẬP chỉ là những phiên bản nhợt nhạt...Mà không chỉ KTT, còn có hằng hà sa số tu viện khổng lồ được tạc thẳng vào núi, một trong số đó là tu viện trên núi gần Zanda mà tôi đã lên tận nơi. Simply unbelivable!

Nếu thực sự bạn đã qua những nơi này, rất khuyến khích bạn viết về trải nghiệm đó, và nếu có những bức ảnh minh chứng nữa thì càng tuyệt vời.

Saigonesekid
02-03-2009, 09:26
Một số đỉnh núi có hình chóp nhọn như Kim tự Tháp không có nghĩa chúng là kim tự tháp.

gió hoang
08-03-2009, 20:25
Một số đỉnh núi có hình chóp nhọn như Kim tự Tháp không có nghĩa chúng là kim tự tháp.

Đỉnh núi có chóp nhọn như kim tự tháp hẳn nhiên là kim tự tháp! Vì yếu tố làm cho KTT là KTT chính là dạng hình của nó, chứ không phải chất liệu hay cách thức chúng đuộc tạo tác nên. Ernest Mundasev, và tôi đồng ý với ông, gọi những ngọn núi bao quanh đỉnh thiêng Kailash là KTT vì chúng tương phản hoàn toàn với những đồi núi thoai thoải xung quanh và nhất là chúng có KHỐI HÌNH CHÓP CHUẨN! Mưa và gió có thể gọt núi thành bất kỳ hình dạng nào NGOẠI TRỪ những khối hình học chuẩn như hình chóp KTT, hình gương paarabol...
Minh không pót ảnh những ngọn núi KTT ở Kailash vì chúng bị tuyết bao phủ nên độ tương phản kém, nhìn trên ảnh rất khó bắt được hình khối.
Bạn sẽ kiểm chứng được điều này khi có dịp tận mắt chiêm ngưỡng Kailash, Tsaparang, Puurang,...ở Western Tibet.
@bác Chitto: bác quả có tư duy của một nhà nghiên cứu, cái gì cũng phải nói có sách mách có chứng...em qu3a thật khâm phục sự kỹ lưỡng, cẩn thận và chừng mực của bác,(c) trong mọi việc!
Trước đây em có share ít ảnh và đôi dòng về Tây Tây tạng trong box Tibet...Nhưng rồi bệnh lười lại tái phát và ngày một trầm trong hơn nên đến giờ vẫn chưa thêm được dòng nào cả:T! Đành chờ tới khi bệnh tình em thuyên giảm em lại share Tibet với cả nhà Phượt.
Vậy nha...