PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Trịnh Châu đến Khai Phong Phủ và Thiếu Lâm Tự hồi hộp và lo lắng



nammyhien
14-04-2013, 22:01
Trước khi mở đầu câu chuyện, Tôi xin giới thiệu Tôi là Chủ gia đình gồm Tôi, Vơ tôi và hai con gái, trước đây hồi còn nghèo, không có tiền, tôi mơ ước nhiều lắm đi đây, đi đó nhưng ngặt một nổi ăn còn không đủ lấy đâu là tiền để đi chơi, thế là một thời trai trẻ đi qua và cơ bản chẳng biết gì.
Khi lấy vợ, có con, tôi luôn mong ước cho con mình không khổ như mình hồi xưa, nên cố gắng cho bọn nó tiếp xúc, đi đây đi đó càng nhiều càng tốt, cơ hội tăng lên rất nhiều từ khi có các hãng hàng không giá rẻ Jetstar, Air Asia.com, Tigerairways, tôi đã mua cho gia đình tôi nhiều chặng đi một số nước với chi phí chấp nhận được. Và do đi du lịch tự túc nên phuot.vn là web ruột của tôi, nhờ các bài viết của các Anh, Chị đi trước mà tôi và gia đình tôi có rất nhiều kinh nghiệm và dũng khí đi du lịch nước ngoài.

Để thay lời cảm ơn, tôi xin chia sẽ bài viết "Trịnh Châu đến Khai Phong Phủ và Thiếu Lâm Tự hồi hộp và lo lắng" mong rằng các Anh, Chị có thêm thông tin về Zhengzhou (Trịnh Châu) bổ sung vào kho tàng kinh nghiệm của mình, khi viết những dòng chữ này, Tôi đang ở Thành phố Trịnh Châu, còn khoảng vài ngày nữa là về Việt Nam.

Mở đầu câu chuyện là thế này:

Cơ quan tôi, vốn là Cơ quan Nhà nước chuyên về kinh doanh, mua đi bán lại, đi dự thầu, thì thua nhiều hơn thắng, khổ cái là thua các Ông Việt Nam nhà mình, mỗi khi đề nghị liên kết các anh Việt Nam có máu mặt thì bị từ chối lý do, một mình tao làm muốn chết cạnh tranh không nổi với các thằng kia, bán cho chú mày, chú mày kê thêm lên rớt, tao và chú mày chỉ có ăn cám thôi và Cty tôi lại rớt và rớt tiếp
Có một ngày kia, Tôi suy nghĩ tại sao mình không hợp tác với bọn Tàu, trình bác Sếp, bác Sếp nói ý hay, chú thử liên hệ xem và cơ hội lại đến, Chủ đầu tư một dự án nọ phát hành hồ sơ thầu, tôi dò tìm trên mạng và tìm được một bác Tàu ở Trịnh Châu chào giá tốt nhất, và càng may mắn hơn khi mở thầu thì được đứng hạng 1 từ trên xuống (chứ không phải từ dưới lên đâu nhé). Tôi thì mừng lắm nhưng bác Sếp bảo bọn Tàu kỳ lắm, Anh qua xem nó làm ăn thế nào, chứ kiểu này thì hồi hộp lắm, chằn chừ mãi, cuối cùng bác Tổng nói Ông có đi không thì bảo. Tôi trả lời đi chứ và bắt đầu chuyến đi một mình tơi một nơi lạ hoắc là Trịnh Châu

nammyhien
15-04-2013, 19:03
Trước khi bắt đầu câu chuyện, mong rằng các Anh, Chị, Cô, Bác thay vì cám ơn (nếu có) xin gửi lời động viên đến 2 cô con gái thương yêu, mong rằng chúng luôn cố gắng để nhiều thành công hơn Cha, Mẹ chúng.
Còn một việc nữa là tôi có biết rất nhiều Anh, Chị đã đến Trịnh Châu trước tôi, tuy nhiên vì nhiều lý do chưa truyền đạt lại thông tin cho những người chưa đến, nên những thông tin tôi đưa ra chỉ là múa rìu qua mắt thợ, có gì thất thố mong các Anh Chị bỏ qua.
Đầu tiên là visa, tôi chợt nghĩ sao mình không thử tự đi làm một lần thế nào (lần trước đây đi Hong Kong cả nhà tôi phải nhờ dịch vụ), tôi lên internet dò tìm, à thì ra Lãnh sự quán Trung Quốc nằm ở đường Hai Bà Trưng (giữa đường Nguyễn Đình Chiểu – Nguyễn Văn Thủ), nhưng tôi có đi du lịch đâu mà đến xin visa, suy nghĩ mãi à phải nhờ các bạn China giúp mail, sype qua nói rằng tao cần thư mời của mày, tao và mày chuẩn bị ký hợp đồng, qua lại rất nhiều lần, mày gửi thư gửi Lãnh sự quán nói họ cấp tao visa nhập cảnh nhiều lần nhé, Cty bạn ở China, OK tao gửi ngay và tôi có thư mời của Cty China và hôm sau hùng dũng đến Lãnh sự quán Trung Quốc.
Tôi đến Lãnh sự quá khá sớm, trong tay chỉ có hộ chiếu, hình, thư mời và chưa điền đơn xin visa, lúc này khoảng 8 giờ sáng người khá thưa thớt, có vài người theo cô làm dịch vụ xin visa, hỏi thì phí dịch vụ xin visa khoảng 85 USD/người, nhưng mà kỳ thật đã trả 85 USD nhưng người xin vẫn phải tới Lãnh sự quán trình diện đấy (không biết nhóm dịch vụ này không phải là đội mạnh chăng?), khoảng 8g30 phút, các Anh Công an Việt nam bắt đầu kiểm tra chứng minh nhân dân và cho từng người vào, khi vào đến cổng Lãnh sự quán gặp bác (o biết Trung Quốc hay Việt Nam) nói tiếng Việt tè luôn, hỏi vô đây làm gì? Trả lời xin visa, bác ấy đưa mẫu đơn song ngữ (Việt – Trung) và bảo chạy ra chổ kia điền vào, vội vã điền và quay lại bác ấy phát số và ngồi chờ. Quái thật, Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp nhau ở biển đông, sao mà người Việt qua Trung Quốc nhiều thế, thoắt một cái mà đầy cả nhà chờ Lãnh sự quán.
Chờ một đỗi rồi cũng đến tôi, cô gái (không biết người Việt hay người Hoa) hỏi tôi bằng tiếng Việt, Anh qua đó làm gì, tôi đi làm ăn với Cty Trung Quốc, mày có thấy thư mời không? cô ấy nói OK, nhưng Anh có hợp đồng với họ không, tôi xem để làm visa nhiều lần
- Tao qua bàn với họ thôi, chưa có hợp đồng.
- Thế thì Anh chỉ có visa 1 lần thôi nhé, đó là quy định.
Nói đến quy định thì tôi bó tay, tôi trả lời thôi tùy mày, cô nàng hỏi tiếp Anh muốn mấy ngày lấy visa, tôi trả lời loại thường và cô ấy đưa tôi biên nhận, bảo ra cao ốc Shunwah trên đường Nguyễn Huệ (Bank of China) đóng 60 USD và 5 ngày sau đến lấy visa.
Và cuối cùng tôi cũng có visa Trung Quốc, lưu ý Bank of China chỉ thu USD thôi, mọi người chỉ cần chỉ đóng trước ngày lấy visa 1 ngày để tránh mất phí vô ích, khoảng từ 1 đến 3 ngày nếu không cấp được visa thì họ sẽ alô báo, nếu đóng trước, visa bị từ chối, coi như là mình đóng tiền để xây dựng đất nước Trung Quốc, nếu cần gấp, phải trả phí cao hơn, tôi không nhớ chi tiết, các Anh, Chị, Cô, Bác đến Lãnh sự quán thì tất cả rất rõ và lưu ý đến sớm, vào buổi sáng nhé hình như buổi chiều họ không làm việc.

nammyhien
16-04-2013, 04:46
Kế đến là vé máy bay, tôi chẳng biết Zhengzhou ở đâu cả, trước đây đã từng đến Thượng Hải bằng máy bay, bằng ô tô đến Nam Ninh, Liễu Châu, thế mà vẫn sợ, tìm trên mạng thì sân bay nó là Xinzeng airport (airport code CGO), hỏi Cty China về thông tin này, nó nói chính xác tên sân bay, mày mua vé máy bay đi
- Tôi nói mày tài trợ tao nhé .
- Nó: Kinh doanh thì phải chịu tốn, chẵng những vậy mày phải trả tiền khách sạn nữa đấy.
- Tôi: Sao mà kỳ thế, tao qua phục vụ việc bán hàng của mày mà, ngoài các tiền này, tao còn trả tiền gì nữa không? Tiền ăn uống, tiền đi lại, mày nói luôn đi để tao báo bác Tổng là tốn quá tao không đi. Thế là nó nhượng bộ, OK ăn uống, đi lại tour tiếc, tao lo cho mày, tao sẽ đón mày tận sân bay đưa về khách sạn, Công ty và đi chơi mày đừng lo nhé.
Nói thật, nó nói như vậy, tôi rất mừng do tìm hiểu thông tin trên internet đi China mà không biết tiếng Hoa là rất căng thẳng, tiếng Anh qua đó là con số 0,001. Tôi rất có kinh nghiệm vụ phượt, từng đi du lịch ba lô nhiều nước mà vẫn rất sợ. Tuy vậy, cố tìm hiểu các địa điểm du lịch để lên chương trình bắt nó dẫn đi chơi và quá sá mừng khi biết Thành phố Trịnh Châu gần 2 nơi rất nổi tiếng là phủ Khai Phong và chùa Thiếu Lâm bèn báo liền cho Công ty bạn là tao muốn đi Khai phong phủ (Kaifeng) và chùa Thiếu Lâm (Shaolin temple) ý mày sao? Tao đã nói rồi, việc du lịch của mày tao sẽ lo. Thế là xong chương trình làm việc và vui chơi.
Xin quay lại vụ vé máy bay, ban đầu Tôi chẳng biết Zhengzhou là gì châu cả, một người bạn tôi nói đó là Giang Châu, quái Giang Châu chính là bác Ngao trong Ngao Sò Ốc Hến mà, chạy ra hãng hàng không ChinaSouthern trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, chị bạn vé nói là Trịnh Châu, lại tìm hiểu trên internet có vài hãng hàng không bay từ Tân Sơn Nhất đến Trịnh Châu như: China Southern (quá cảnh sân bay Quảng Châu), China Eastern (quả cảnh sân bay Thượng Hải), Cathay Pacific (quá cảnh sân bay Hongkong).
Nghiên cứu việc quá cảnh, tôi thấy quá cảnh ở Sân bay Quảng Châu là hay hơn hết, nếu thu xếp tốt thời gian, có thể tranh thủ tham quan Thành phố Quảng châu, phượt ở Quảng Châu đã có nhiều bác nói rồi, mọi người tìm hiểu thêm nhé.
Việc quá cảnh Thượng Hải, có thể phức tạp do có đến 2 sân bay Fudong ở 2 đầu Thành phố, có thể đến sân bay này và đi sân bay kia, không chủ động được thời gian và thời gian transit của China Eastern tương đổi ngắn.
Còn sân bay Hongkong thì khỏi phải nói, chỉ có thể loanh quanh trong sân bay mà thôi, không thể ra bên ngoài cho những ai không có visa nhập cảnh Hongkong.
Cũng vì lý do chần chừ chưa mua vé mà gần ngày khởi hành vé máy bay khứ hồi của Chinasouthern lên hơn 800 USD mà thời gian quá cảnh kéo dài bay đến buổi đêm và khởi hành từ sáng sớm, như thế thì làm sao tham quan Thành phố Quảng Châu được và thật bất ngờ cho vé máy báy Cathay Pacific 299 USD khứ hồi SGN-HKG-CGO cả thuế nữa là gần 500 USD, nhưng mua vé hãng này chấp nhận ngũ 2 đêm đi và về tại Sân bay Hongkong, suy đi tính lại cân nhắc thiệt hơn, cuối cùng tôi mua vé của Cathay Pacific và lên đường, một mình Tôi lên đường tới một nơi tôi không biết, gặp những người tôi mới quen, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của tôi có thể trở nên là công cốc.
Tôi lên đường chỉ để nói với 2 con tôi là Bố làm được thì sau này các con phải làm được.

nammyhien
16-04-2013, 19:14
Các Anh, Chị vui lòng hướng dẫn làm thế nào up hình vào phuot.vn
Trân trọng cám ơn

tibet3217
16-04-2013, 21:48
Bạn úp hình lên một trang trung gian như www.photobucket.com rồi copy link dán vào đây...

Thiên Di
17-04-2013, 11:52
Bác vào trang www.photobucket.com để đăng ký account, click vào nút upload, brouse file. Khi đã load được hình vô library rồi bác click vào hình đó, bên góc phải bên dưới của màn hình xuất hiện 3 cái link, bác click vô IMG code để copy link rồi PASTE vô biểu tượng INSERT IMAGE trong bài viết. Done!

Mình cũng vật vã với vụ này mãi mới biết làm!

PeterPan
17-04-2013, 12:37
@nammyhien: Bạn có thể tham khảo thêm tại link này (www.phuot.vn/threads/2838-Hướng-dẫn-cách-tạo-Album-cá-nhân-và-up-ảnh-lên-server-của-Phượt/page2#13) để nắm được cách chèn ảnh vào bài viết nhé.

nammyhien
17-04-2013, 20:24
Ngày đầu tiên lên đường, khởi hành một mình ở Sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) lúc 7g tối, về Sân bay TSN các Anh, Chị đã biết nhiều tôi xin phép không kể ở đây, khi làm thủ tục nhân viên hàng không đưa 2 thẻ lên máy bay cho 2 chặng SGN-HKG và HKG-CGO. Các Anh, Chị lưu ý số lượng thẻ lên may bay bằng số lượng chuyển bay mình phải Transit
Đến Sân bay Hongkong khoảng 11giờ đêm (Hong Kong nhanh hơn Việt Nam 1 giờ), lục tục xuống sân bay gần 12giờ đêm, dòng người đi theo bảng chỉ dẫn, đến ngã ba ai vào HongKong thì đi thẳng, tôi transit rẽ trái, nhân viên sân bay kiểm tra thẻ lên may bay (boarding past) chặng kế của tôi là HKG-CGO, soi hành lý xách tay một lần nữa và vào nhà chờ, còn hành ký gửi được hãng hàng không Cathay Pacific chuyển sang chuyến bay kế đến Trịnh Châu là Dragonair (Hàng không bà con có liên kết với Pacific Airline).

Tôi vào nhà chờ Sân bay Hongkong gần 12giờ đêm, chỉ kịp mở điện thoại roaming gọi cho vợ báo mình mới tới, vợ vừa xem Hoàn Châu Cách Cách báo rằng OK, Em ngũ đây, để mai còn đưa 2 cô nương của tôi đi học.

Sân bay Hongkong 1g sáng thật yên lặng, các cửa hàng lục tục đóng cửa nghĩ, một vài chuyến bay đêm chuẩn bị khởi hành, tôi lạc lõng giữa sân bay rộng lớn, nghĩ đến Ba Má tôi, gia đình và các Em tôi. Tôi tìm chổ ngũ, chập chờn vừa ngũ, vừa ôm đồ vì sơ mất.
Tôi xin gửi một số hình đến sân bay Hongkong, bảng ký hiệu Transit
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0443_zps11bb9ba0.jpg

Bảng hướng dẫn trong Sân bay Hongkong
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0446_zps93e67c3a.jpg

Sân bay Hongkong vắng lặng lúc 1giờ sáng
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0453_zps32173ddf.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0450_zps91b6fd3f.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0449_zpsc196d9e1.jpg
Đây chổ ngũ đêm của Tôi, cho cả 2 đêm ở Sân bay Hongkong, Sân bay Hongkong đêm rất lạnh, các Anh, Chị lưu ý gối, mền nếu ngũ đêm ở đây nhé.
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1336_zpsa05792a0.jpg
Ngũ xong rồi mới phát hiện, ra sân bay Hongkong bố trí các giường này cho hành khách Transit (phía hướng từ cổng 40 đến 80) phía bên tay trái
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1337_zps9d070c07.jpg

nammyhien
17-04-2013, 21:08
Ngũ chập chờn sáng 6g sáng Hongkong (5g Việt Nam) đã nghe tiếng loa sân bay kêu hành khách ra máy bay, không ngũ được nữa, sau khi vệ sinh cá nhân, tôi làm tour sân bay Hongkong xin gửi đến mọi người
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0455_zps03bd6cc8.jpg
Di chuyển giữa các cổng của Sân bay Hongkong cần có tàu điện ngầm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0468_zpsccf170ca.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0464_zps63eaf108.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0460_zpsa1e8a30c.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0457_zps65cf6163.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0456_zps1319a5b7.jpg

nammyhien
17-04-2013, 21:36
Chuyến bay đi Trịnh Châu, khởi hành 12g30 trưa do hãng Dragonair thực hiện, tại cổng chờ chuẩn bị ra may bay, có nhiều bà con Trung Quốc, nói xi xa xi xồ, tôi bắt chuyện mấy Ông, Bà kế bên, họ nói phần họ, tôi nói phần tôi, tôi bắt đầu lo rồi, ngôn ngữ đang là big problem.
Về hãng máy bay Dragonair của Hongkong nhưng chất lượng khác Cathay Pacific rất nhiều, trên máy bay Cathay Pacific, mỗi người đều có phương tiện giải trí xem phim, chơi game, còn đi trên Dragonair giống như đi máy bay Vietnamairline đi từ SGN đến HNA thậm chí còn dỡ hơn, chuyến đi tôi chẳng ăn được món cơm gà, không biết họ làm gì mà gà lạt nhách, không tương, ớt, tiêu, tỏi thế là bỏ ăn. Chắc là vì lý do này, nên giá vé rẻ chăng, mong rằng các Anh, Chị đi Chinasouthern, ChinaEastern cho ý kiến giúp về chất lượng các chuyến bay do Trung Quốc điều hành.


Cuối cùng tôi cũng đến sân bay Trịnh Châu, đón tiếp tôi là Cô thư ký Tổng Giám đốc Cty China (Cty bạn xem trọng Cty tôi quá) và như đã hứa tôi leo lên xe và đưa về Trịnh Châu.
Có 2 thứ tôi đã quên thực hiện ngay, gây khá nhiều rắc rối là đổi tiền và tìm bus airport (do Cty bạn đã đón), vào ngày về tôi đến sân bay sớm hơn 3 tiếng, tìm cho được để gửi thông tin về airport bus để cho các bạn phuot sang đây biết đường về TP Trịnh Châu
Đây là bus ticket office, gần đường ra ga nội địa số 1 (từ cổng quốc tế đi dọc hàng lang đến đây khoảng 350m), giá từ sân bay về Thành phố: 15 tệ, thời gian khoảng 1giờ, và các hình ảnh của bus airport đây, các hình ảnh này tôi ghi nhận được trong chuyến đi về, nhưng để đảm bảo logic cho đoạn đi từ sân bay vào Thành phố.
Đây là cửa ra sân bay Trịnh Châu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1322_zps1b418ea0.jpg
Để ý hướng về airport bus (góc hình bên trái)
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1320_zps248761ce.jpg
Bus station ở cổng ra nội địa số 5
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1323_zpsf24bd9a5.jpg
Đây là nơi bán vé aiport bus (cổng ra nội địa số 5)
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1327_zps38791983.jpg
Nơi giữ đồ trong sân bay
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1329_zpsf6f06654.jpg
Và quy định giữ đồ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1328_zps5c46485e.jpg
Trong sân bay có bán vé xe bus đường dài, các Anh, Chị biết tiếng Trung xem hộ giá vé và nơi đến để phổ biến thông tin cho những người sau nhé
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1311_zpsa779d511.jpg

nammyhien
17-04-2013, 21:37
Còn đây là airport bus
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1294_zps6beef67d.jpg
Nơi đến của Aiport bus trong trung tâm Thành phố
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1239_zps6511c5ad.jpg
Các Anh, Chị hết sức lưu ý đổi tiền ở Ngân hàng trong Sân bay nhé, do khu vực trung tâm Thàh phố tôi không thấy có Ngân hàng, chỉ toàn là các máy ATM mà thôi

phuongdt
18-04-2013, 11:51
Xem lại hình ảnh sân bay HK anh post làm em cũng nhớ lại kỷ niệm cách đây hơn 1 năm bị kẹt lại sân bay này 1 đêm chỉ vì thất lạc hành lý khi transit ở đây, ôi, cảm giác thật ko thể nào quên cho đến tận hôm nay :P
Và fải xác nhận là đêm xuống ở sân bay HK lạnh kinh khủng, hôm ấy vì ko chuẩn bị gì (em đâu có biết trước sự cố này, cứ nghĩ sẽ transit ở đây chừng 45' thôi), lạnh đến nỗi không ở trong lounge được mà phải trốn vào WC cho ấm ấy, cái này là sự thật :D
Chờ tiếp hình ảnh và bài viết của anh :P

nammyhien
18-04-2013, 20:23
Về đến Thành phố Trịnh Châu, tôi về Hotel GuangDong Zhengzhou 4*, book trên trang web agoda. Khi đến khách sạn, Tôi nói với Cô thư ký, mày về đi tao tự lo cơm tối được rồi, nó e ngại nhìn tôi “Mày tự lo được không?”, Tôi tự hào “Được mà, mày thấy không tao biết và tự lo khách sạn cho Tao đấy”, nó nói, OK, theo ý mày và nó biến. Nhưng nhờ ngày mai tao đến đón mày lúc 8g đến Cty tao làm việc từ 9g nhé. OK Miss
Tôi sơ ý không chụp được hình khách sạn, các bạn vui lòng xem hình ngoại thất khách sạn nhé, Khách sạn có băng rôn màu đỏ phía trước
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0502_zps4f508488.jpg
Và đây là nội thất khách sạn, tất cả đều OK
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0670_zps8bc12be0.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0671_zps008bbbc9.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0672_zps5890783e.jpg
Về giá cả khách sạn này, các Anh, Chị vui lòng xem trên agoda là rõ.
Sau khi tắm rửa, Tôi phi ra bên ngoài khách sạn, xin gửi đến các Anh, Chị về sinh hoạt trung tâm Thành phố Trịnh Châu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0639_zps6b677a1b.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0632_zps5fccc026.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0635_zpse648bfaf.jpg

nammyhien
18-04-2013, 20:34
Em gái Trịnh Châu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0631_zps65eed3cd.jpg

Thành phố Trịnh Châu các các đặc điểm như sau:
Không có xe gắn máy, chỉ toàn là xe đạp điện và ôtô, họ bảo vệ môi trường khá tốt
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0786_zpsabca81b4.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0787_zps60e55975.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0788_zps10b45e1d.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0790_zpsd49f80aa.jpg

nammyhien
18-04-2013, 20:48
Dân chúng đi bộ sang đường ẩu như Việt Nam, đại lộ rất rộng, xe chạy ào ào mà họ vô tư băng đường, ban đầu tôi rất lo, nhưng sau đó thì không sợ do sang đường ẩu cũng là sở trường người Việt Nam
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0510_zps2a3b1e57.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0511_zpse4113731.jpg

Tìm đường ra ga xe lửa (Railway station), thật sự tôi tham lam muốn đi luôn núi Võ Đang (Wudang Shan), tìm thông tin trên internet thấy quá dễ dàng, mua vé tàu ngũ đêm tối ở Trịnh Châu sáng sớm là tới gia Wudang Shan và chiều về cũng vậy khuya ra ga Wudang Shan và sáng sớm về lại Trịnh Châu (do Trịnh Châu nằm giữa Thượng Hải và Bắc Kinh), nên việc đi tàu đến Thượng Hải, Bắc Kinh, Tây An,... vô cùng tiện lợi.
Tra trên google map với suy nghĩ ít nhất bản đồ này đúng 95% nhưng bị hố to, tôi đi bộ mỏi cả cẳng, hỏi các con đường trên google map nhưng không ai biết để chỉ cho tôi, phải đến gần ngày về nhờ một bạn Tây giúp tôi mới tìm được ga này và kế hoạch thăm núi Võ Đang của tôi đành để dành lần sau vậy.
Tôi xin gửi đến các hình ảnh về ga tàu lửa Trịnh Châu với mong muốn những bạn phuot của chúng ta không vất vả như tôi.
Các bạn để ý khách sạn Golden Sunsine bên tay phải, google map có chỉ khách sạn này, nhưng ga tàu lửa trật lất, ga tàu lửa kế bên khách sạn này.

https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1259_zps4c6cd14c.jpg
Cận cảnh to hơn
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1253_zps48903d0b.jpg

nammyhien
18-04-2013, 21:13
Bên ngoài ga
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1254_zpse8c3df20.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1256_zps1aa2f71f.jpg
Nơi gửi đồ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1255_zps763537a1.jpg
Bên trong ga
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1257_zps40446dcc.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1258_zps923cce01.jpg

nammyhien
18-04-2013, 21:50
Nói về ẩm thực, thì đây là món ăn sáng mà bạn đãi tôi đây
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0516_zps014b2ecc.jpg
Không biết món gì, nhưng tôi chỉ ăn được một ít do không hợp khẩu vị, các bửa ăn do tôi từ đài tho đều là KFC, Mac Donald theo chuẩn quốc tế, nhưng rất lạ các bạn Trung Hoa không biết chili sauce, nên vị các món ăn giảm đi nhiều

Nói về công việc, sau khi họp bàn với Cty Trung Quốc, tranh chấp nẩy lửa, các bạn nghĩ tôi giỏi quá ngoại ngữ lắm phải không? Xin thưa không đâu, chúng tôi đàm thoại bằng tiếng Anh, nói qua nói về, nếu không hiểu chơi bút đàm. Hàng loạt chuyện 2 bên mới hiểu và ngớ ra, Cty China bảo cần thời gian để suy nghĩ, mày đi chơi theo kế hoach đi, tao sẽ nghiên cứu báo cáo mày sớm, nếu không kịp mày cứ về VN tao sẽ gửi sang cho mày.
- Ơ tao ngàn dặm xa xôi lết đến đây, để mày nói thế à, không được tao đợi mày làm xong rồi mới đi chơi được.
- Không được, mất nhiều thời gian lắm, tao cần rất nhiều nội dung phải làm, phải tính, phải vài ngày mới xong.
- Mày không nghiêm túc, coi thường tao, tao không cần mày nữa, mày muốn làm gì thì làm, tao không cần hỗ trợ mày nữa, tour tiếc, đi lại,.. tao đếch cần mày tao tự lo.
Nói xong, tôi bảo thằng tài xế chở tôi về khách sạn, Cty China liên tục gọi và nhắn tin xin lỗi rối rít, nhưng lỡ phóng lao thì theo lao, Tôi dằn mặt bọn nó "Đừng nghĩ tao là thằng mới tới nhé", tôi là thằng mới tới thiệt, vì chút tự ái và lòng tự trọng mà tôi tự đẩy vào mình thế khó là làm sao mình đi đến phủ Khai Phong và chùa Thiếu Lâm đây? các nơi này ở đâu, làm sao đến đây? Nguy cơ, bể kế hoạch rất cao.
Theo suy nghĩ tôi, tour 2 nơi nổi tiếng này phải được in quảng cáo bán cho khách du lịch, nhưng tôi lầm, không quảng cáo, không tìm thấy Công ty du lịch bên ngoài (ngoài ra cũng không tìm thấy ngân hàng hay nơi đổi tiền trong khu vực trung tâm), nên việc xây dựng chương trình trong tình thế này quá căng thẳng.
Cuối cùng, tôi tìm được hỗ trợ từ 1 Em (support buiness) của khách sạn, Em nói sẽ book hộ tôi tour đi Kaifeng và Shaolin Temple mỗi ngày một tour, với giá Kaifeng (280 tệ) và Shaolin Temple (260 tệ), nhưng không biết giá tour này có bao gồm ăn trưa không?
Thôi kệ, ăn uống là chuyện nhỏ, tôi OK và sáng hôm sau, chương trình đầu tiên là thăm thành phố Khai Phong, thăm Ông Bao Công, Anh Triển Chiêu, Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán và Trương Long, Triệu Hổ.
Xin bắt đầu về tour đi Thành phố Khai phong

nammyhien
21-04-2013, 11:15
Các Anh, Chị có biết web nào phản ánh về thái độ làm việc, hợp tác của các Cty Trung Quốc không? Nếu có vui lòng giới thiệu để tôi post một số thông tin để các Anh, Chị có làm kinh tế cần cẩn trọng hơn.
Về chỉ đường trên google map, không phản ánh đúng đường đi ở Trịnh Châu, ví dụ: Google map chỉ khoảng cách giữa khách sạn Guangdong Zengzhou và Motel 168 là 800m, nhưng thực tế chỉ khoảng 400m, rất gần nhau, các địa dạnh như Lotter mart, Xinglong Str (đường vào ga tàu lửa) hoàn toàn tìm không ra, hỏi người đi đường không biết. Giải pháp là mọi người bình tỉnh, chịu khó đi một chút, gặp các bác Tây hỏi thăm (bằng tiếng Anh) sẽ ra hết.
Thành phố Khai Phong cách Trịnh Châu 70km, phía đông tỉnh Hà Nam Trung Quốc
Sáng sớm, hướng dẫn viên du lịch đón Tôi tại khách sạn, đưa Tôi đến đây
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0678_zps680958f8.jpg
Và đến đây để đón thêm khách
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0687_zpsa3e61d95.jpg
Hướng dẫn viên của đoàn Tôi đây, Em này nói tiếng Anh rất kém, phải bút đàm mới hiểu, toàn bộ khách còn lại là người China
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0703_zps27dad71f.jpg
1/. Địa điểm đầu tiên: Đền thờ Bao Công:
Cổng vào
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0701_zpsc8a5f90a.jpg
Giá vé
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0705_zpsa9c7f92d.jpg
Bảng hướng dẫn khu đến thờ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0709_zps62ee0c50.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0710_zps729dd981.jpg

nammyhien
21-04-2013, 11:23
Đường vào nhà giới thiệu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0713_zps3fb39789.jpg[/URL]
Hướng dẫn viên giới thiệu, nhưng tôi không hiểu gì cả
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0715_zps75c852d3.jpg
Các hình sau, Tôi không hiểu nghĩa gì cả, nhưng vẫn chụp post lên đây, mong rằng các Anh, Chị dịch thành tiếng Việt để giải thích cho mọi người.
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0716_zps13327642.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0717_zpsde840e30.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0719_zpscad44239.jpg
Các hình này quen quá, trong nhà giới thiệu Bao Công
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0736_zpse0be5bcd.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0737_zps545e3881.jpg

nammyhien
21-04-2013, 11:23
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0738_zps22de577d.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0743_zps6634c540.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0739_zpsd423802f.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0740_zps10e516e4.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0741_zps1c37203c.jpg


Đây là nơi thờ Bao Hắc Tử
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0724_zps8004a0ed.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0727_zps5518fe1a.jpg

nammyhien
21-04-2013, 11:28
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0745_zps2b829701.jpg
Cận cảnh to hơn
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0746_zpsba561b90.jpg
Bên ngoài đền thờ Bao Công
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0772_zps4f5dc007.jpg
Ngang hông đến thờ Bao Hắc Tử
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0773_zpsf5cce3b2.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0760_zps34703095.jpg

nammyhien
21-04-2013, 13:25
2/. Tiếp đến là Iron Pagaoda, Chùa này đã có 01 Anh nêu ra rất kỹ trong phuot.vn, Tôi xin post vài hình, để giới thiệu thêm thôi
Giá vé đây, hình nhỏ và cận cảnh
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0792_zps59ea5978.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0794_zps6710a90e.jpg
Bản đồ khu vực chùa Iron Pagoda
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0796_zpsa96943f1.jpg
Đường vào Iron Pagoda
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0797_zpsf267279b.jpg
Đường vào bên trong khu vực Iron Pagoda
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0799_zpsc5f9ad8a.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0803_zps4bf34585.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0802_zpsc4e9c681.jpg

nammyhien
29-04-2013, 08:47
Cảnh bên trong chùa Iron Pagoda
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0805_zps423cca78.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0807_zps61473e3c.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0808_zps17dddee9.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0813_zpsf1778b4f.jpg
Ngựa rất khác ngựa của Việt Nam ngựa lai dê
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0810_zpsabd74ea5.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0820_zps8eb9e4ab.jpg

nammyhien
29-04-2013, 08:48
Để ý cây nhang nó rất to
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0822_zps2d0756fe.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0824_zpsd374a84d.jpg
Em bé Trung Quốc cũng đi chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0841_zps2c35a45c.jpg
Bên ngoài chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0842_zpsaabd3789.jpg
Nơi nghĩ chân trong khuôn viên Iron Pagoda
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0846_zpsed5c98f8.jpg

nammyhien
29-04-2013, 09:38
Bây giờ là đến buổi ăn trưa, chúng tôi di chuyển đến Nhà hàng phía trước Khai Phong Phủ và được biết bửa ăn sẽ do du khách tự trả, tôi phải share cùng cô bạn đồng hành người Trung Quốc, 120 tệ cho buổi ăn và mỗi người 60 tệ.
Quái tuy không hiểu ngôn ngữ nhưng vụ tiền bạc thì hiểu nhau quá good
Bên ngoài restaurant
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0856_zpsa4cbd378.jpg
Bửa ăn 2 người 120 tệ đây
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0855_zps33ad49ba.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0852_zpsecd8d5bf.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0857_zps875416b9.jpg
Con gái rất thích hàng này
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0858_zpse1164c00.jpg
Quýt Trung Quốc to thật
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0862_zpsbdc337bf.jpg

nammyhien
29-04-2013, 10:14
3/. Bắt đầu vào Khai Phong Phủ
Cổng vào Khai Phong Phủ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0865_zps24d9d0d2.jpg
Giá vé
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0867_zpsefc7b3f6.jpg
Cận cảnh cổng vào
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0869_zpsf4fe7260.jpg
Các Tỳ nữ kiểm soát vé
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0871_zps668e5bb3.jpg
Cảnh bên trong Khai phong phủ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0870_zpse2d565f0.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0873_zps7d296886.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0874_zps62df4314.jpg

nammyhien
29-04-2013, 10:17
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0876_zps271b4fc4.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0881_zps8f55dea8.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0877_zpsc4ef9213.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0878_zpseaa870a8.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0879_zps84ae52b3.jpg
Em gái Trung Quốc cầm dù đen là người ăn cơm chung với tôi và share tiền
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0880_zps183533cd.jpg

nammyhien
29-04-2013, 10:20
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0882_zpsf0ddd773.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0883_zps9e5d097d.jpg
Show trong Khai Phong Phủ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0885_zpsd38ee5a8.jpg
Đi cái này, một vòng mất 30 tệ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0893_zpsf1dec0d8.jpg
Cảnh sông nước ở Khai Phong Phủ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0894_zps8fc0498b.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0898_zps225e06f1.jpg

nammyhien
29-04-2013, 10:22
Các chú tiểu nhị bán hàng
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0899_zps4a30bd4d.jpg
Con lạc đà
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0901_zpsfe6bc469.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0913_zps27939bdb.jpg
Nơi hóa trang chụp hình
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0914_zps27fb7a15.jpg
Cửa hàng bên trong
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0917_zps3154c257.jpg

nammyhien
29-04-2013, 10:26
Bảng giới thiệu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0918_zps6838ad6e.jpg
Ban nhạc chuẩn bị show ném tú cầu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0920_zpsa1a803f2.jpg
Quản gia công bố thể lệ ném tú cầu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0924_zps077741b9.jpg
Tiểu thư ra mắt
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0936_zpseeeb14a1.jpg
Chú rễ ra mắt cô dâu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0939_zpsc1635c14.jpg
Xe này, Em bé rất thích 30 tệ 1 vòng
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0943_zps383ec74a.jpg
Đường lên cây cầu cao trong công viên
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0949_zpsf8af398b.jpg

nammyhien
29-04-2013, 10:39
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0952_zps16b97d5c.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0953_zps2bb8454f.jpg
Xa xa là quang cảnh hiện đại
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0955_zps67ddc4d9.jpghttps://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0954_zps95718283.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0956_zps47462728.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0957_zpscec2bd61.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0958_zps36be5456.jpg

nammyhien
29-04-2013, 10:42
Đây là quán nước
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0960_zpscbf3b7b9.jpg
Thế là kết thúc một ngày, chúng tôi quay về và chia tay nhau ở Trịnh Châu, ngày mai tôi tiếp tục tour tới Thiếu Lâm Tự

nammyhien
01-05-2013, 13:35
Nơi giang hồ tụ tập và xa xa là đỉnh núi Tung Sơn của Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0996_zps0fbea618.jpg
Từ bãi xe vào khu chùa Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_0998_zpsfd4473d8.jpg
Nhiều Cty Trung Quốc tổ chức tham quan du lịch tại đây, tôi đi chung với nhóm này
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1000_zpsdef0c317.jpg
Đón chào tôi là tương 01 Ông Sư
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1002_zpsd39f69ca.jpg
Khu phụ trợ bên ngoài chùa Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1003_zps0d892ce0.jpg
Vẫn bên ngoài chùa Thiếu Lâm, không khí vô cùng náo nhiệt và người tham quan rất đông do là Chủ nhật
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1005_zps278d3fc4.jpg

nammyhien
01-05-2013, 13:45
Đoàn du lịch của China Unicom
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1017_zps96f218b6.jpg
Cổng chào Thiếu Lâm Tự
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1018_zps8af67ef6.jpg
Bản đồ khu vực núi Tung Sơn
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1021_zpsabd221a4.jpg
Núi Tung Sơn nhìn từ xa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1022_zpsdaf21057.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1023_zpscf48b171.jpg
Mái đình thấp thoáng (cổ) nhưng có trụ điện (hiện đại)
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1027_zps845883f7.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1032_zpsb1563fa0.jpg

nammyhien
01-05-2013, 13:47
Đây là vé tham quan chùa Thiếu Lâm 100 tệ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1084_zps9bc80d73.jpg
Đường vào chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1033_zps6cc92bd6.jpg
Học viện của Chùa Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1037_zps777d1713.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1038_zps0f9ceab4.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1039_zpsb65f6e71.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1040_zpsb889f0ad.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1041_zps6c4fcef2.jpg

nammyhien
01-05-2013, 13:56
Cảnh kinh doanh ở chùa, 20 tệ cho một lần đánh chuông chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1045_zps4eb225aa.jpg
Xếp hàng xem show võ Thiếu Lâm, người xếp hàng đông như quân Nguyên
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1049_zps97ef9282.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1050_zps054e9bb2.jpg
Nơi thờ cúng thu tiền
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1053_zps3de669ce.jpg
Nơi chế tạo vũ khi của Chùa Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1057_zps82fef547.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1058_zpsfee86fc1.jpg
Cảnh học viện Thiếu Lâm, nắng muốn bể đầu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1059_zps2ac2a059.jpg

nammyhien
01-05-2013, 13:57
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1060_zpsb5ad5bf0.jpg
Bảng giới thiệu
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1061_zpsb248c208.jpg
Rừng cây có hoa rất lạ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1064_zpsa5f5dfbc.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1065_zps8931293d.jpg
Hướng về Shaolin temple
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1072_zps15babdfb.jpg
Cổng ngôi chùa huyền thoại
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1073_zps8f53e13a.jpg
Chen chân vào chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1074_zpsb3c1e702.jpg

nammyhien
01-05-2013, 14:13
Để phong phú thêm thông tin về Thiếu Lâm Tự, tôi xin gửi các Anh, Chị bài viết về chùa mà tôi sưu tầm được

Các nhà sư chùa Thiếu Lâm nổi tiếng đang phải đương đầu với sự chỉ trích mạnh chưa từng thấy về sự thương mại hoá của họ, bắt đầt từ chuyện pháp sư Thích Vĩnh Tín nhận thưởng xe hơi.


Pháp sư Vĩnh Tín và chiếc xe được thưởng Ngày 14/8/2006, để biểu dương những đóng góp của Thiếu Lâm Tự đối với sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương, chính quyền thành phố Đăng Phong đã quyết định thưởng cho pháp sư trụ trì ngôi chùa này chiếc ô tô trị giá 1 triệu NDT. Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận.
Ngày 9/9, phát biểu tại lễ khai mạc đại hội đấu võ của các môn phái Thiếu Lâm có tên “Ngôi sao Kungfu” để chọn các tăng nhân tham gia đóng bộ phim truyện video “Truyền kỳ về đội quân nhà sư Thiếu Lâm Tự” rất hoành tráng do Thiếu Lâm Tự bỏ tiền đầu tư, Pháp sư Thích Vĩnh Tín đã cực lực bác bỏ những ý kiến phê phán ông và các nhà sư Thiếu Lâm Tự.

Thích Vĩnh Tín nói: “Tăng nhân cũng là công dân, chúng tôi đã làm tốt nghĩa vụ của mình với xã hội, có cống hiến xuất sắc, được thưởng xe thì có gì là quá. Chính quyền đã xem xét kỹ càng việc thưởng cho các ngành các giới. Chúng tôi nhận thưởng chả có gì là sai.

Hơn hai chục năm trước đây khi tôi mới đến Thiếu Lâm Tự, các tăng nhân phải sống vất vả nhờ vào 28 mẫu đất bạc màu.Từ 1979 đến 1985, chính phủ phải đầu tư cho Thiếu Lâm Tự 2,6 triệu tệ để xây dựng hạ tầng, nếu chúng tôi không phát triển thì cũng phụ lòng với sự đầu tư của chính phủ”.

Pháp sư khẳng định: “Quy mô ngôi chùa và chất lượng các tăng nhân được như ngày nay đều là do đôi bàn tay chúng tôi tự làm nên. Nếu chúng tôi không làm gì thì Thiếu Lâm Tự không được như ngày nay và cũng không thể có nhiều người biết đến Thiếu Lâm Tự và tìm đến tham quan Thiếu Lâm Tự như thế.

Có những người nói không khí thương mại ở Thiếu Lâm Tự quá đậm đặc, nhưng chúng tôi chỉ mong có được mô thức sinh tồn của mình, có được không gian tự mình phát triển. Chúng tôi muốn thông qua mọi cách, kể cả phương tiện truyền thông hiện đại để làm cho ngày càng nhiều người hiểu về văn hóa truyền thống Thiếu Lâm”.

Được biết bộ phim “Truyền kỳ về đội quân nhà sư Thiếu Lâm Tự” do đích thân Thích Vĩnh Tín làm giám đốc sản xuất có tổng đầu tư lên tới 30 triệu NDT (2,5 triệu USD).

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là giới nghiên cứu, học thuật không tán thành chủ trương phát triển Thiếu Lâm Tự theo cách của thày trò pháp sư Thích Vĩnh Tín. Một bài báo điển hình cho quan điểm này được đăng trên tờ “Thời báo Hàn cầu” số ra ngày 12/9.

Bài báo của Vương Đại Vệ viết, hiện nay Thiếu Lâm Tự rất náo nhiệt. Các “đại điển”, “nghi thức” diễn ra liên miên, nhiều đoàn khách nước ngoài nghe tiếng đều tìm đến.

Thời gian mới đây, Thiếu Lâm Tự còn dự định đầu tư mấy trăm triệu tệ xây dựng một khu nghỉ mát, nay lại tổ chức cuộc tỉ thí võ nghệ kiểu như chọn ngôi sao ca nhạc.

Điều này khiến người ta phải suy nghĩ: ở trong Thiếu Lâm Tự giờ đây không còn vẻ yên tĩnh, liệu có còn được mấy người thực sự chuyên tâm tu luyện Phật pháp và nghiên cứu võ thuật nữa? Chả lẽ Thiếu Lâm Tự sắp biến thành công ty giải trí?

Thiếu Lâm không chỉ là của Thiếu Lâm Tự mà là Thiếu Lâm của Trung Quốc. Việc tăng cường danh tiếng Thiếu Lâm Tự và phát triển văn hoá Thiếu Lâm ra thế giới là một điều tốt.

Song làm thế nào nắm chắc mối quan hệ giữa “thiền võ” với thương mại hoá, hiểu rõ sự khác nhau giữa sự phát triển với sự đánh bóng, lăng xê quá mức, đòi hỏi sự suy nghĩ không những của Thiếu Lâm Tự, các ngành hữu quan mà còn của toàn xã hội Trung Quốc.
(Sưu tầm)

nammyhien
01-05-2013, 14:17
Một bài viết khác về cách làm kinh tế của Sư cả Chùa Thiếu Lâm
Vị hòa thượng làm kinh tế nổi tiếng Trung Quốc


Hòa thượng Thích Vĩnh Tín Trên người mặc bộ cà sa màu vàng với chuỗi tràng hạt nhà Phật nặng trĩu, hòa thượng Thích Vĩnh Tín, “Tổng Giám đốc” điều hành Thiếu Lâm Tự sống trong ngôi chùa cổ giữa một vùng núi sâu của miền trung Trung Quốc.
Thế nhưng vào rất nhiều lúc, thầy thường ngao du trên chiếc xe Land Cruiser riêng, hoặc chu du thế giới bằng máy bay hiện đại.

Thầy có cả những mối đi lại thân giao với giới tăm tiếng của Hollywood, chẳng trách có người đã gọi thầy là một vị CEO (Chief Excative Officer - Tổng Giám đốc) mặc tăng bào.

Vừa qua, tờ “Thời báo Los Angeles” đã có bài viết về thầy với nhan đề “Vị tăng lữ Kung fu thời thượng”, để mô tả nhân vật tôn giáo thành đạt, biết dung hòa văn hóa nhà Phật uyên thâm của Truong Quốc với văn hóa kinh tế doanh nghiệp hiện đại này.

Là vị phương trượng đáng kính, trụ trì ngôi chùa thánh địa Kung fu Thiếu Lâm Tự nổi tiếng thế giới, trên thực tế thầy Thích Vĩnh Tín giữ khá nhiều vai trò.

Vai trò mới đây nhất của thầy là đảm nhiệm người sản xuất của bộ phim truyện truyền kỳ về các võ tăng Thiếu Lâm. Với mức đầu tư 25 triệu USD, dự kiến bộ phim sẽ được trình chiếu vào dịp Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.

Thầy còn đang trù bị cho một chương trình live show trên truyền hình do các cao thủ Kung fu thực hiện.

Thích Vĩnh Tín tọa thiền trong văn phòng làm việc có ánh sáng mờ ảo của mình tại chùa Thiếu Lâm, bên cạnh, các trợ lí đang tất bật sắp xếp lịch làm việc bận rộn hằng ngày của ông bằng điện thoại di động và máy tính nối mạng.

Thầy nói: “Điện ảnh, truyền hình và Internet, đó đều là các công cụ giao lưu của thế giới hiện đại, phải để chúng phục vụ cho Phật giáo và văn hóa truyền thống”.

Thầy Thích Vĩnh Tín năm nay 40 tuổi, là một trong những vị phương trượng trẻ tuổi nhất trong lịch sử 1.500 năm của chùa Thiếu Lâm. Có lẽ cũng chính do trẻ tuổi, nên thầy đã dẫn dắt phái thiền tông này làm nên nhiều động thái đầy táo bạo.

Một trong số đó là xây dựng trang webite đầu tiên của các ngôi chùa Trung Quốc vào năm 1996, thời mà còn chưa có mấy người Trung Quốc biết đến Internet.

Sau đấy thầy cho tiết lộ trên website một số bí kíp võ công được xem là tối mật của nhà chùa mà trước đây chỉ truyền lại cho những tín đồ chân tu.

Thích Vĩnh Tín còn cử các bậc cao tăng bấy lâu vẫn cách ly với ngoài đời đi khắp thế giới để biểu diễn và truyền bá võ thuật Thiếu Lâm thiền tông nguyên gốc, mở toang hơn nữa cánh cổng Thiếu Lâm Tự.

Thầy hiểu rằng chỉ với võ nghệ cao cường là chưa đủ nên đã cho thành lập công ty để bảo vệ “thương hiệu” của Thiếu Lâm Tự. Thầy còn là một trong những vị phương trượng đầu tiên có được học vị MBA ở Trung Quốc.

Thầy Thích Vĩnh Tín nói: “Trước đây chúng tôi cách biệt với thế giới bên ngoài, tiếp xúc với ngoại giới chỉ là thông qua canh nông làm lụng đi lại với đất đai. Nay chúng tôi cần phải làm ăn đi lại với con người, điều đó không còn là đơn giản nữa.

Chúng tôi cần có tri thức, học tập những kỹ năng mới, thí dụ học tiếng Anh, am hiểu máy tính, và đi du học ở nước ngoài”.

Thích Vĩnh Tín đến chùa Thiếu Lâm vào năm 1981, khi ấy ngôi chùa cổ tọa lạc giữa dãy Tùng Sơn quanh năm mờ sương của tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) này đã điêu tàn thảm hại.

Thiếu Lâm Tự từng sở hữu đất đai rộng hàng chục hecta, với hòa thượng tăng lữ có tới trên 2.000 người; nhưng lúc này chỉ còn lại có 12 vị lão tăng, mưu sinh canh tác trên một khoảnh đất nhỏ nhoi, họ luyện võ tụng kinh và sống qua ngày trong thầm lặng.

Năm 1982, bộ phim Kungfu “Thiếu Lâm Tự” đầu tiên quay tại Hồng Kông được khởi chiếu, vai diễn chính là cao thủ võ lâm Lý Liên Kiệt khi ấy còn chưa mấy ai biết tên.

Bộ phim này đã mở đường rực rỡ cho cuộc đời nghệ thuật của Lý Liên Kiệt, và cũng đã đem đến tiếng tăm tầm quốc tế cho ngôi chùa cổ đang tàn tạ hoang phế nơi miền trung Trung Quốc này.

Thích Vĩnh Tín nói: “Bộ phim như đã làm một đại quảng cáo cho Thiếu Lâm Tự”.

Thầy nói, Phật giáo luôn đi trước trong sự sáng tạo, là một trong những tôn giáo đầu tiên sử dụng giấy để viết kinh văn và in ấn kinh quyển, quảng cáo chưa hẳn đã là một từ tiêu cực”.

Thầy nói: “Ngôi tháp là cái gì? Nó giống như là một tấm quảng cáo thời cổ đại. Tượng phật cũng là một hình thức quảng cáo. Nếu không làm quảng cáo thì sẽ không có ai biết đến chúng tôi”.

Thế nhưng vấn đề là ở chỗ, người ta hiểu được càng nhiều về chùa Thiếu Lâm, thì họ lại càng mong muốn kiếm chác chút gì đó từ nó.

Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc, đối với số người nào đó mà nói, hiện tượng Thiếu Lâm Tự chẳng qua chỉ là một cơ hội kinh doanh, từ xúc xích dăm bông, xe hơi, trường dậy võ, cho đến cửa chống trộm, thương phẩm các kiểu đang bắt đầu sử dụng danh nghĩa của Thiếu Lâm Tự để lăng xê bản thân.

Năm 1997, việc Thiếu Lâm Tự cho thành lập công ty, thuê mướn luật sư để khai chiến với hiện tượng xâm phạm thương hiệu đã gây chấn động lớn.

Đối với Thích Vĩnh Tín mà nói, khó khăn nhất là việc đấu tranh với quan điểm: Thiếu Lâm Tự chỉ vì tiền.

Thích Vĩnh Tín nói: “Nhìn những hoạt động như bảo vệ bản quyền thương hiệu, làm phim ảnh v.v… của chúng tôi, có người cho rằng đó là việc không mấy thỏa đáng.

Nhưng chúng tôi làm vậy lại chính là đã kế thừa truyền thống. Người tu hành dù ở thời đại nào cũng phải thích ứng được với sự biến thiên của thời cuộc. Chúng tôi là tăng lữ, nhưng chúng tôi cũng còn là người công dân”.

nammyhien
04-05-2013, 17:55
Bên trong Thiếu Lâm Tự
Các Ông thần trấn cửa chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1098_zps0befab9b.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1100_zps641be885.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1099_zps19b3e526.jpg

https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1097_zps4525105f.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1090_zpseaf2f0cb.jpg

nammyhien
04-05-2013, 18:00
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1101_zps7e9d78dd.jpg
Cây đại thụ trong sân chùa, tương truyền các thầy sử dụng nhất dương chỉ chọt nên thân cây đầy lỗ
Cây đại thụ bên tay phải
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1090_zpseaf2f0cb.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1094_zps057eb576.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1093_zps73e04d98.jpg
Cận cảnh to hơn
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1091_zps51f29f2d.jpg

gasman
07-05-2013, 11:11
hì, Trung quốc nhiều người quá :D

nammyhien
12-05-2013, 10:21
Một di tích trong Thiếu Lâm Tự
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1101_zps7e9d78dd.jpg
Cảnh thờ cúng bên ngoài Chùa Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1103_zps8a10a05d.jpg
Bên trong chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1104_zps378497d8.jpg
Chen nhau cúng chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1105_zps5ac5afa1.jpg
Một điểm cúng khác, nhỏ hơn, vắng hơn và thu nhập ít hơn
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1106_zpscdefff79.jpg

nammyhien
12-05-2013, 10:29
Bên hông chùa Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1113_zps70bfc799.jpg
Hình như là thư viên, nơi chứa các kho tàng bí kiếp như: dịch cân kinh, đạt ma chỉ,..
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1117_zpsc6da4462.jpg

Cảnh thi cử ở Chùa Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1129_zpse8945b11.jpg
Thí sinh chờ vào phòng thi, chắc là thi vấn đáp
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1130_zps24cacc0e.jpg
Chờ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1131_zps2b5a5d4d.jpg
Và chờ
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1132_zps923d7c4a.jpg
Thí sinh này đang tiến về phòng thi, chắc bác này thi lên chức phương trượng
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1137_zpsd9f46692.jpg

nammyhien
12-05-2013, 10:31
Lau chùi tượng cho Chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1133_zps52cd2ead.jpg
Một thông tin về chùa
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1134_zpsb3825003.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1135_zpsa547999d.jpg
Sau đó chúng tôi rời chùa đi sang Forest Pagoda

Bee25
27-05-2013, 18:48
Hổm rày hóng hớt lâu quá àh, Bác chủ topic ơi tiếp đi bác.

phanchotan
27-05-2013, 21:26
Chào anh NAMMYHIEN chắc là phải còn nữa chứ anh nhỉ ? Mong anh tiếp tục bài và ảnh cho đến khi anh trở về lại Việt nam và gặp lại bà xã yêu dấu cùng hai cô công chúa đáng yêu của anh lúc đó anh mới gõ chữ THE END chứ nhỉ ??? . Hình như nhiều người đang hóng bài và ảnh của anh ! Chúc anh vui khỏe để viết nhiều chi tiết kinh nghiệm để bà con nhà Phuot ta học hỏi ....

nammyhien
29-05-2013, 19:51
Xin lỗi các Anh, Chị mấy ngày hôm nay, lo kiếm ăn cuộc sống đời thường cơm, áo, gạo, tiền mà quên mất việc kể tiếp câu chuyện.
Mở đầu Tôi xin gửi đến các Anh, Chị 2 mẫu chuyện nhỏ về Thiếu Lâm Tự mà tôi sưu tầm được
Chùa Thiếu Lâm lên sàn chứng khoán


Nhà chùa Thiếu Lâm 1.500 tuổi và là cái nôi của võ thuật Trung Hoa có thể sắp kiếm 1 tỷ nhân dân tệ (147 triệu USD) nhờ bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu,


Các nguồn tin từ chính quyền xác nhận tin này và cho biết một liên doanh giữa thành phố Đăng Phong - nơi có ngôi chùa nổi tiếng, với công ty Dịch vụ Du lịch Trung Quốc (CTS) sẽ niêm yết tại sàn chứng khoán Hong Kong hoặc Thượng Hải vào năm 2011.

Tuy nhiên, các công trình kiến trúc của chùa sẽ không được đưa vào thành tài sản của liên doanh có tên Công ty Du lịch Văn hóa Đăng Phong Tung Sơn Thiếu Lâm.

"Liên doanh mới sẽ thúc đẩy du lịch ở vùng", nguồn tin chính phủ Trung Quốc cho hay. "Tuy nhiên, tài sản của nhà chùa, di sản văn hóa sẽ không bị gộp trong liên doanh".

Hãng CTS dự kiến chiếm 51% cổ phần và đầu tư bằng tiền mặt. Theo tin của tờ Bưu điện Đông phương Buổi sáng ở Thượng Hải, đôi bên đã ký hợp đồng tạm vào hôm 21/10. Thành phố Đăng Phong đồng ý bơm 6 triệu tệ cho liên doanh.

Chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam vốn từ lâu là điểm thu hút rất đông khách du lịch. Chỉ riêng năm ngoái đã có 1,6 triệu du khách đến vãn cảnh chùa và thưởng ngoạn màn biểu diễn võ thuật của các nhà sư. Nhà chùa cũng đã tổ chức các sô diễn ở London và New York, Telegraph cho hay.

Việc bán cổ phiếu ra công chúng chắc không đem lại tiếng tốt cho phương trượng chùa Thiếu Lâm, Shi Yongxin. Shi, 44 tuổi, trụ trì chùa khoảng 10 năm nay, và được cho là đã biến Thiếu Lâm thành một thương hiệu toàn cầu.

Những người chỉ trích ông cho rằng Shi đã biến một trong những cái nôi của Phật giáo Trung Hoa thành thứ mang tính thương mại. Họ dẫn chứng việc mặt trước của chùa đã được sử dụng làm phông nền cho những cuộc tỉ thí võ lâm mở và thậm chí cả một cuộc thi sắc đẹp có các thí sinh mặc đồ bơi. Những người bất mãn với sự biến đổi của Thiếu Lâm mỉa mai rằng ngày nay phương trượng Shi đã biến thành "Tổng giám đốc Sư".

Lão sư Shi thì khẳng định ông "không phải là thương nhân" và "không có cổ phiếu nào hết".

Điều này được minh chứng bởi thông tin của tờ China Daily, theo đó thì hợp đồng là giữa Đăng Phong với CTS. Liên doanh sẽ quản lý các dịch vụ du lịch gần chùa Thiếu Lâm. Theo tờ báo này thì hai bên nói trên đã "quên" thông báo cho các nhà sư về công ty mới này.

"Chùa Thiếu Lâm là tài sản quốc gia, không phải sở hữu của nhà chùa hay chính quyền địa phương", Qian Daliang, giám đốc trung tâm quản lý tài sản phi vật thể và văn hóa của chùa Thiếu Lâm, nói. "Chính quyền thành phố Đăng Phong nên tham khảo ý kiến các chuyên gia và công chúng trước khi quyết định".


Sư trụ trì chùa Thiếu Lâm bị đồn có con

Chùa Thiếu Lâm yêu cầu giới chức Trung Quốc điều tra kẻ tung tin đồn rằng sư trụ trì của họ có con trai với người tình.



Các võ sinh chùa Thiếu Lâm.
Ông Hao Jiantong, một thành viên của chùa Thiếu Lâm, cùng văn phòng đối ngoại của chùa, hôm qua đã bác bỏ những cáo buộc về sư trụ trì Shi Yongxin trên Internet. Ông Hao cho biết những tin đồn này bắt đầu lan truyền khi ông Shi từ chối niêm yết tên ngôi chùa 1.500 tuổi này trên thị trường chứng khoán như một liên doanh du lịch.

Theo Oriental Morning Post, các thông tin từ năm 2009 cho biết chùa Thiếu Lâm sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán năm 2011 dưới hình thức một liên doanh trị giá 100 triệu nhân dân tệ. Những người quản lý chùa sau đó đã bác bỏ thông tin này và phản ứng gay gắt.

Đầu năm nay, những tin đồn về ông Shi bắt đầu xuất hiện trên mạng Internet. Theo đó, ông có 3 tỷ USD trong các tài khoản ở nước ngoài. Ông đã hỗ trợ tài chính và có con trai với một phụ nữ trẻ tên là Li Jingqian, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh. Trước đó, ông Shi từng phải đau đầu vì tin đồn ông bị bắt gặp đang mua dâm tại tỉnh Hà Nam, trong một chiến dịch truy quét các nhóm mại dâm của cảnh sát.

Ngày 13/10 vừa qua, chùa Thiếu Lâm đã tuyên bố trên trang web của mình rằng tất cả những tin đồn trên là vô căn cứ, là sự vu khống ác ý và bất kỳ ai cũng có thể liên hệ với chùa để tìm hiểu rõ sự việc.

Chùa Thiếu Lâm tuyên bố doanh thu của việc bán vé vào cửa tham quan chùa là khoảng từ 100 triệu đến 200 triệu nhân dân tệ, tức khoảng hơn 30 triệu USD, và 70% số này thuộc về chính quyền địa phương.

"Chúng tôi yêu cầu các cơ quan liên quan điều tra sự việc và nếu phát hiện ông Shi Yongxin có những hành vi thiếu đứng đắn thì sẽ không dung tha", ông Hao nói.

Ông Shi sinh năm 1965 và trở thành người đứng đầu ngôi chùa nổi tiếng năm 1999. Ông được biết đến như một "giám đốc điều hành" vì cách quản lý chùa giống một doanh nghiệp.

Một số hình ảnh của Forest Pagoda trong khu vực Chùa Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1148_zpsb80e2e53.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1149_zps0be96c77.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1150_zpse959eeba.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1151_zpse5a1edef.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1153_zpsdaaa5be9.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1154_zpsbb1e5c27.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1156_zps5ad970e6.jpg

nammyhien
29-05-2013, 20:25
Theo tôi được biết qua bập bỏm một bác China nói tiếng Anh là nơi này là nghĩa trang an nghĩ của các cao tăng của Chùa Thiếu Lâm, nếu các bạn để ý về cao tăng Thiếu Lâm bay véo véo, hình như có sử dụng cảnh này, mong rằng các Anh, Chị nào có thêm thông tin post lên để mọi người hiểu thêm.
Đây là đoạn phim youtube quảng cáo chùa Thiếu Lâm
http://www.youtube.com/watch?v=gqagZNrKSgs
Tiếp về Forest Pagoda
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1157_zpsc4087e9b.jpg

Bây giờ thì chuẩn bị đi cáp treo lên đỉnh núi Thiếu Thất
Sáng hôm đó, trên xe ôtô từ Trịnh Châu đi Thiếu Lâm Tự, trên xe toàn là các bác China, ngay cả Em hướng dẫn viên sử dụng điện thoại để dịch tiếng China sang tiếng Anh rồi đưa tôi xem, đến tôi viết ra giấy đưa em ấy xem.
Đang đi trên xe, em ấy xi xa xi xồ thu thêm 60 tệ (ngoài 200 tệ tiền tour đã thu trước khi bước lên xe), tôi đâu biết tiền gì đâu nhưng vẫn nộp, sau khi xem xong Forest Pagoda, Em thông báo danh sách đoàn đi tiếp lên đỉnh núi bằng cáp treo, số hành khách không đi cáp treo, Em dẫn đi chỗ khác và dặn tôi, mày nhớ xuống sớm và đi ngược đường cũ ra bãi xe nhé. OK
Nói OK cho đường ra, nhưng tới bãi xe thì quá khổng lồ, tôi không còn nhớ xe đậu ở đâu, may mà lúc đó điện thoại di động còn pin, biết được số Em hướng dẫn viên, còn o thì ốm đòn vụ tìm xe bus
Đây là sơ đồ đường lên cáp treo chùa Thiếu Lâm
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1159_zps110a57e0.jpg
Trên đường đi đến cáp treo
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1160_zps97d8e845.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1161_zps14064135.jpg
Vé cáp treo
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1168_zpsa4121d7d.jpg
Chen vào cáp treo, người đông ơi là đông
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1171_zps3aa92f86.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1170_zpscda5536f.jpg

nammyhien
29-05-2013, 20:33
Hình ảnh trên đỉnh núi Thiếu Thất
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1172_zpsff0731fa.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1173_zps2fa55edb.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1174_zps6b98a1b8.jpg
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1177_zps73a1b1b1.jpg
Xa xa là ngôi chùa, ước gì mình đặt chân đến đó
https://i1331.photobucket.com/albums/w596/nammyhien/DSC_1179_zpsa9924448.jpg

nammyhien
29-05-2013, 20:52
Khi lên đỉnh núi, tôi quên hỏi Em hướng dẫn viên, vé này có khứ hồi không, do chuẩn bị về Việt Nam nên trong túi tôi chỉ còn 50 tệ, nếu phải mua vé khứ hồi là tiu luôn, thật may mắn vé 60 tệ là khứ hồi.
Lên đỉnh núi, kịp ghi vài tấm hình lại phải xếp hàng đi xuống để kịp ra xe bus để quay về Trịnh Châu, đúng như tôi suy nghĩ khi quay ra cổng chùa Thiếu Lâm, tôi không cách gì tìm được xe bus, nhắn tin cho cô hướng dẫn viên, "tao đang ở trước chỗ bán vé, mày ra dẫn tao ra xe đi", 15 phút sau Em tới và đưa tối ra xe và quay về Trịnh Châu lúc 5g chiều.
Tôi về Trịnh Châu vào lúc 7g30 tôi, tâm trạng buồn vui lẫn lộn, buồn là vì công việc của Cty không hoàn tất nhưng vui là mình được đến tận nơi, đứng phía trước từng di tích mà tôi từng ước mơ khi còn bé, là một may mắn không phải ai cũng có cơ hội được.
Sáng hôm sau, Tôi ra Sân bay Trịnh Châu bay về Hongkong và về Việt Nam, câu chuyện lúc về Tôi đã báo cáo Anh, Chị khi khởi đầu câu chuyện (đến sân bay, tìm xe bus,..)
Kính thưa các Anh, Chị câu chuyện đến Thiếu Lâm - Khai Phong có lẽ xin tạm dừng ở đây, mong rằng các thông tin tôi gửi trên phuot.vn sẽ giảm bớt khó khăn cho các bác lần đầu phuot Trịnh Châu, Tôi củng cầu mong các Anh, Chị đi được nhiều, xa hơn tôi và mong có nhiều thông tin về vùng đất nhiều di tích lịch sử này - Trịnh Châu.
Trân trọng cám ơn

Bonne
06-06-2013, 17:59
Nói về công việc, sau khi họp bàn với Cty Trung Quốc, tranh chấp nẩy lửa, các bạn nghĩ tôi giỏi quá ngoại ngữ lắm phải không? Xin thưa không đâu, chúng tôi đàm thoại bằng tiếng Anh, nói qua nói về, nếu không hiểu chơi bút đàm. Hàng loạt chuyện 2 bên mới hiểu và ngớ ra, Cty China bảo cần thời gian để suy nghĩ, mày đi chơi theo kế hoach đi, tao sẽ nghiên cứu báo cáo mày sớm, nếu không kịp mày cứ về VN tao sẽ gửi sang cho mày.
- Ơ tao ngàn dặm xa xôi lết đến đây, để mày nói thế à, không được tao đợi mày làm xong rồi mới đi chơi được.
- Không được, mất nhiều thời gian lắm, tao cần rất nhiều nội dung phải làm, phải tính, phải vài ngày mới xong.
- Mày không nghiêm túc, coi thường tao, tao không cần mày nữa, mày muốn làm gì thì làm, tao không cần hỗ trợ mày nữa, tour tiếc, đi lại,.. tao đếch cần mày tao tự lo.
Nói xong, tôi bảo thằng tài xế chở tôi về khách sạn, Cty China liên tục gọi và nhắn tin xin lỗi rối rít, nhưng lỡ phóng lao thì theo lao, Tôi dằn mặt bọn nó "Đừng nghĩ tao là thằng mới tới nhé", tôi là thằng mới tới thiệt


Các Anh, Chị có biết web nào phản ánh về thái độ làm việc, hợp tác của các Cty Trung Quốc không? Nếu có vui lòng giới thiệu để tôi post một số thông tin để các Anh, Chị có làm kinh tế cần cẩn trọng hơn.

Bác ạ, trước hết em xin chúc mừng bác vì đã có chuyến đi thật hoàn mì nhưng cũng xin chia buồn với bác vì bác gặp phải 1 cty lừa đảo như thế. Em cũng mới đi bụi TQ về đc mấy hôm, em hơn bác đc tí là ngoài vốn tiếng Anh khá chắc ra thì em còn biết tí tiếng trung đủ để hội lừa đảo nó ko ăn hiếp đc mình :D. Em cũng đi loạn xị ngậu lên ở mấy tỉnh khá nổi tiếng là loạn ở tq dưng mà may là vẫn trở về bình yên và mất tiền ngu có 20 tệ thôi. Em nhớ là có 1 topic có 1 bác phượt nhà mình sống ở Bk, bác í có liệt Hà Nam rồi 3 tỉnh Đông Bắc TQ vào hàng khá là ghê gớm. Hôm qua đọc top của bác trên phượt em lục ục đi tìm lại top kia dưng tìm ko ra. May trong máy tính của em còn 1 bài báo về "tính cách người các tỉnh ở TQ". Cái này là sự thật bởi do chính người nhà họ nghiên cứu ạ.

Hà Nam - nơi bác tham quan ấy nổi tiếng về độ xấu lắm ạ, em post 1 đoạn cho bác xem, nếu bác có nhu cầu tìm hiểu các tỉnh còn lại thì p.m em, em gửi cả link bài báo = tiếng Việt + tiếng Trung cho bác ngâm cứu luôn. Dẫu sau nhà họ cũng tìm hiểu đầy đủ rồi nên bác cứ coi kn làm ăn thất bại với mấy cty ấy coi như là thêm 1 lần kinh nghiệm đi bác nhé. Chúc bác sức khỏe + ctac tốt.

"Tỉnh Hà Nam là cái nôi của dân tộc Trung Hoa, trong sáu cố đô của Trung Quốc có ba cái ở Hà Nam. Thế nhưng thanh danh hiện nay rất xấu, các công ty lớn tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng châu, Thâm Quyến đều không muốn thuê dùng người Hà Nam. Đã có câu nói: “phòng lửa, phòng trộm,(đề) phòng người Hà Nam”, thậm chí tại Thâm Quyến đã từng có biểu ngữ “nghiêm khắc đả kích bọn tội phạm Hà Nam”
Có thể là do đất hẹp ngưòi đông(sắp đạt 100 triệu dân), nên cạnh tranh dữ dội, rất nhiều ngưòi dường như xảo quyệt là thiên tính. Độ tín nhiệm của các công ty Hà Nam rất xấu, hễ lừa được là lừa, hễ hãm hại được là hãm hại, buôn bán làm ăn với họ là rất mạo hiểm. Trịnh Châu, Tân Hưong, An Dương tập trung rất nhiều công ty lừa gạt, dùng các phương thức như uỷ thác gia công, liên minh, để lừa gạt, chính quyền địa phưong về căn bản không quản lý. Người Hà Nam phổ biến có địa vị không cao tại các thành phố lớn nhưng tiếng tăm lại rất nổi; “ thu nhặt đồ phế phẩm rất nhiều ”(và thường thuận tay giắt bò). Số gái điếm cũng không ít, thưòng lang thang tại thành phố.Tỷ lệ người Hà Nam phạm tội ở Bắc Kinh chỉ dưói ngưòi Đông Bắc"

nammyhien
07-06-2013, 16:27
Cám ơn Bác rất nhiều, thông tin của Bác rất hữu ích cho Anh, em ta hiểu rõ hơn về đất nước Trung Quốc, về cách làm kinh tế của họ, về phía tôi bực quá, tôi post lên mạng phản ánh, tình trạng làm ăn của Cty này, theo đường dẫn sau
http://www.complaintsboard.com/complaints/zhengzhou-yifang-cable-co-ltd-warning-this-company-c669719.html
nếu các Anh, Em quan tâm sự việc, theo đường link này.

nhtphong
21-01-2014, 13:52
Thích hành trình của bác quá, lúc ngồi tàu từ Thượng Hại đi Bắc Kinh, có đi ngang ga Zhengzhou mà ko biết tỉnh gì, về nhà mới biết là Trịnh Châu, lúc đó ko ngờ mình gần Khai Phong, Thiếu Lâm tự đến như vậy ^^

nkn1506
27-01-2014, 15:19
1 bài viết hay .................

chuotlang
27-01-2014, 23:10
Em đến đây công tác khoảng hơn 10 lần rồi
Mấy điểm này em ko thích bằng mấy điểm ở Lạc Duơng, cái mà bus đường dài nó ghi từ sân bay về giá 70 ý
Em ấn tượng đến Thiếu Lâm là quá sạch, hôm đó tuyết rơi nhẹ xong trời vẫn xanh lẫn với màu đỏ của TL nhìn hấp dẫn, rất tiếc các show võ thuật ko có vì các cháu đã về nghỉ tết
Gần đó thì nên đi Long môn thạch quật cũng hay, Bạch mã tự nữa, gồm phong cách phật giáo 3 vùng TQ, Ấn, Thái