PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Kinh Bắc, một miền cổ tích



Chitto
23-08-2007, 14:29
Kinh Bắc là vùng đất cổ thiêng liêng bậc nhất nước Việt, là đất Tổ khởi thủy của Phật giáo Việt Nam, là quê hương phát tích nhà Lý, là trấn Chính bắc của thành Thăng Long.

Viết về Kinh Bắc không bao giờ hết được. Trong topic này, cũng chỉ mong cùng mọi người chia xẻ những gì đã biết, đã cảm nhận về miền cổ tích này.

Bài viết trên các báo về Kinh Bắc thì nhiều lắm, copy and paste không khó, vì thế cũng mong muốn nói những điều có tính riêng biệt hơn là những bài copy and paste đơn thuần.

Chitto
23-08-2007, 14:30
Để bài này đây, có việc dùng sau.

Chitto
23-08-2007, 14:46
Nói đến Kinh Bắc, phải nói đến những ngôi chùa danh tiếng cổ xưa, vì nơi đây là cái nôi đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, với trung tâm Luy Lâu cổ từ hai ngàn năm trước. Khi tham quan chùa Bắc Ninh, người ta thường nhắc đến những ngôi chùa danh tiếng bậc nhất: chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, vì đó là những ngôi chùa còn nguyên vẹn, được trùng tu xây dựng to lớn và đẹp đẽ.

Lần đến Bắc Ninh gần đây nhất, tôi tìm đến chùa Dạm, một Đại danh lam cổ xưa nay đã điêu tàn hoang phế cực độ.

Ngay người dân Bắc Ninh cũng không phải ai cũng biết chùa Dạm. Khi hỏi chùa Dạm thì nhiều người chỉ đường đến chùa Hàm, tức là chùa Hàm Long. Nhưng cũng không sao, vì chùa Dạm cách chùa Hàm chỉ hơn 1 km, từ chùa Hàm hỏi chùa Dạm thì nhiều người biết hơn.

Đường vào chùa là đường liên xã, hai đầu đâm ra đường 18 và đường 38, chùa thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.

Chitto
23-08-2007, 14:59
Chùa Dạm nằm rất cao trên lưng núi Đại Lãm, nhìn ra cánh đồng bằng phẳng. Lên đây khá giống chùa Phật Tích, nhưng hoang phế hơn nhiều.

Chùa gắn liền với tên tuổi một người phụ nữ kiệt xuất: Ỷ Lan.

Ỷ Lan chỉ là người con gái thường dân canh cửi, nhưng vua Lý Thánh Tông chỉ nhìn thấy là yêu, ắt hẳn bà đẹp lắm, một đại mỹ nhân thời đó. Từ ngôi vị Ỷ Lan phu nhân, sinh được Thái tử, bà trở thành Thần phi, rồi Nguyên phi, đã từng cầm quyền nhiếp chính, thay vua trị nước.

Khi con trai 7 tuổi lên ngôi (Lý Nhân Tông), Nguyên phi Ỷ Lan được tôn là Hoàng thái phi, rồi Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu. Cùng Lý Thường Kiệt, bà Nhiếp chính lần hai, an dân định quốc, đánh tan giặc Tống xâm lăng, chấn hưng Phật pháp.

Có lẽ một trong những nguyên nhân khiến bà xây dựng chùa chiền nhiều, là sám hối việc đã giam và bỏ cho chết đói Thượng Dương hoàng hậu (vợ cả Thánh Tông) và 72 cung nữ trong cuộc chiến tranh giành quyền lực. Khi Nhân Tông đủ lớn nắm quyền, bà lui về đi tu, dựng rất nhiều chùa chiền khắp vùng Kinh Bắc.

Trong số những chùa đó, Chùa Dạm là công trình lớn nhất.

Chitto
23-08-2007, 15:09
Tôi đã từng đọc thông tin trên mạng về chùa Dạm, rằng đó là ngôi chùa rất lớn dựng trong 8 năm (1078 - 1086), hàng trăm gian, chùa Phật Tích 300 gian còn thua, rằng phải có cả 7 gia đình chuyên đóng cửa chùa mỗi tối, hoặc câu ca dao ngụ ý đóng cửa chùa 2 ngày mới hết.

Rồi trong bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Lịch sử cũng có sa bàn chùa Dạm, với 4 cấp, dài hơn trăm mét, ngang gần trăm mét trên núi.

Rằng chùa tên chữ là Cảnh Long Đồng Khánh, do chính vua Lý Nhân Tông đặt, để "tặng" mẹ là Thái hậu Ỷ Lan, dựng nền bằng đá, nguy nga tráng lệ...

(Lên mạng search chữ "chùa Dạm" là ra hết)


Nhưng đến nơi thật, điều nhìn thấy, chỉ là một triền núi bạch đàn lặng lẽ, khô cằn.

À, nhưng vẫn còn một vật gì đó trên lưng chừng núi !??


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346cd40986e9af.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=2294)

Chitto
23-08-2007, 21:00
Có thể gửi xe lại rồi trèo lên chùa ngay từ chân núi, nhưng nếu lười thì có thể đi sang xã bên là có đường lên núi, lổn nhổn đá làm dở nhưng xe máy lên tốt.

Và khi lên đến nơi, có thể nhận ra "vật kia" là cái gì:


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346cd9324de7cd.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=2312)

Đó là một trụ đá nằm giữa một đài tròn bằng đá. Đây là một trong những di vật quý giá và đẹp nhất trong số rất ít ỏi di vật đời Lý còn lại đến nay. Nó là biểu tượng cho nền mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc của triều đại Phật pháp từ bi nhất trong lịch sử Việt Nam.

Hoàng Tử bé
23-08-2007, 21:46
Ối, bác Chitto cứ mân mê vòng ngoài mãi mà không đi thẳng vào cái tín ngưỡng phồn thực đấy.

Đợi bác.

pvc
24-08-2007, 01:32
Chiều nay được nghe Bác Chitto kể chuyện Phượt làm chúng em đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Rồi lại chuyện về cái khối đá kia ...Cảm thấy thật là thán phục. (c) . Công nhận bác Chitto chơi thôi cũng tao nhã hơn người. (c)

(NT) Nhưng gì thì gì em vẫn phải nói thật! Cái khoản thiết kế logo chắc không hợp với Bác ợ. :D

Chitto
24-08-2007, 12:39
Cột đá này cao khoảng 4m dưới vuông trên tròn, ở giữa có điêu khắc một đôi rồng đời Lý cực đẹp, nét khắc sâu đến nỗi 900 năm mưa gió vẫn không mòn.
Đôi rồng này là biểu tượng rõ và đầy đủ nhất về rồng đời Lý, với bộ bờm mây, mào, răng, tai lá đề, ngậm ngọc vân mây... tuyệt đẹp. Thân trơn uốn khúc, chân năm móng, vẩy nhọn.

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346ce6d7d6486d.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=2327) https://www.phuot.vn/imagehosting/24346ce6d8c37068.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=2328)


Cột đá này thực tế làm gì? Không ai dám khẳng định chính xác.

Có người cho rằng đó là biểu tượng Linga - sinh thực khí du nhập từ Chămpa thời đó. Cũng có phần đúng, vì đặc trưng dưới vuông trên tròn khá giống Linga (topic Quảng Nam tớ đã viết khá nhiều).
Có người cho rằng đó là biểu tượng Trụ trời, trên tròn là Trời, dưới vuông là đất, đứng trong vòng tròn hình sóng nước - cánh sen của Phật pháp.

Điều lạ là trên đỉnh cột có mấy lỗ vuông vức khắc vào rất sâu. Phải chăng trên đó còn một cấu trúc gì nữa nay đã mất? Cũng chưa ai giải thích chính thức.

Chitto
25-08-2007, 00:17
Chiếc cột này trở thành biểu tượng cho Mỹ thuật Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, Bảo tàng Mỹ thuật VN đã làm một phiên bản cột đá dựng ngay trước sân Bảo tàng (góc Cao Bá Quát - Nguyễn Thái Học). Cột phiên bản làm bằng xi măng, đổ khuôn theo đúng bản dập từ cột gốc chùa Dạm.

Gần đây rộn lên vì chuyện Bảo tàng MT làm một chiếc cột mới bằng đá, và vứt bỏ cột cũ ra đống phế liệu. Nhưng cột mới không hề đẹp hơn mà sai rất nhiều so với nguyên bản. Một loạt báo, có cả Nhân Dân đã đưa tin này

"Cột chùa Dạm mới" (http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=80&article=103265)

"Rồng mới" ở BTMT VN (http://www.ashui.com/index.php?option=com_content&task=view&id=487&Itemid=32&date=2007-07-01)

Và vài bức ảnh trong bài báo của họ

https://www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/dongchay/230807/Image/i63_092618.jpg https://www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/ddan/190707/Image/i60_141857.jpg https://www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/ddan/190707/Image/i60_141914.jpg

So với cột cũ, cột mới kia thật thảm hại về khái niệm "Bảo tàng". Chân thì vuông hình thang y như chân cột điện, vuông sắc cạnh, lại tự ý thêm vào 2 cái vành phía trên rồng (nguyên bản là nhẵn liền lên trên), rồng khắc vảy tầng lớp... Nghĩa là sai hẳn với nguyên bản.


Nhưng một điều cũng đáng nói nữa là: Tất cả các bài báo ấy đều chỉ có so sánh "Cột mới" và "cột cũ" của bảo tàng, mà không có báo nào có ảnh chụp và so sánh với "Cột nguyên bản" ở chùa Dạm cả.

Nghĩa là cũng một kiểu "nghe hơi nồi chõ".

(Tớ cũng nghe hơi nồi chõ, vì thường xuyên qua BT Mỹ Thuật và nhỉn thấy nhưng cũng chưa vào để chụp ảnh cái "Cột mới" ấy)

Chitto
25-08-2007, 21:56
Cột đá nằm ở tầng thứ 2 trong số 4 tầng trên núi của chùa Dạm. Từ đây nhìn ra, có thể thấy gò đất gọi là gò Rùa vẫn còn đó. Nhưng những công trình xưa giờ không còn nữa.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346d042c4b9934.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=2364)

Trên 4 tầng xưa kia có nhiều công trình xây dựng. Cũng không tài liệu nào ghi lại đã có những công trình thế nào. Chắc hẳn là nhiều gian, nhiều tòa, nhưng cụ thể thì không biết.

Chỉ còn lại những lớp đá kè giữa các tầng, cũng đã bị xói lở, nghiêng xô sau chín trăm năm mưa gió.



https://www.phuot.vn/imagehosting/24346d0431db231f.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=2365)

Chitto
25-08-2007, 22:03
Nhìn những bậc thang đá trong chiều, bỗng tưởng tượng như thấy cảnh một bà già trong lớp áo tu hành, chầm chậm leo lên từng bước, từng bước...

Người đàn bà ấy đã là Mẫu nghi, Quốc mẫu, quyền uy danh vọng tột đỉnh, nhưng nay, trong bóng chiều của cuộc đời, lại tìm về với ngọn núi đá này, để chiều chiều ngắm bóng hoàng hôn, lặng nghe tiếng kinh tiếng mõ. Dáng vẻ cao quý ngày xưa giờ cũng còng xuống, bàn tay vỗ án phán xét giờ cầm tràng hạt, lặng lẽ...

Chẳng biết bà ấy có nghĩ gì không nhỉ ??


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346d043f02c308.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=2366)

Anton
28-08-2007, 09:42
Đường xuân một đoạn

Tuỳ bút ( Sưu tầm )

Đã có lần tôi với nhà nhiếp ảnh Đinh Quang Thành đi một nửa vòng Kinh Bắc, và hẹn nhau sẽ đi tiếp nửa vòng bên kia cho tròn một vòng quỹ đạo mặc dù mình chẳng là ngôi sao mà chỉ là con gió vẩn vơ:
Một nửa vòng là bán nguyệt chăng? Thì cứ cho là như thế, như câu ca xưa, có từ thời Bắc Ninh ăn lan Đông Ngàn xuống đến Gia Lâm Bát Tràng rằng:
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Đinh Quang Thành may mắn hơn tôi, đúng là anh lấy được cô gái Đình Bảng Bắc Ninh, quê hương Cổ Tháp, nơi sinh thành ra món bánh Xu Xê tuyệt đỉnh, cứ vàng óng lên trong hồn thực khách...
Đường đi rải nhựa như lụa mềm, như tấm thắt lưng cô gái Bát Tràng, Nội Duệ, Cầu Lim, nên mình cũng không biết rằng đây có thực là vòng bán nguyệt hay không, có khi là đường xiên, đường chéo, đường viền, lục lăng bát giác, chưa biết chừng.... nhưng con đường thúc gọi, đúng hơn là tiếng trống hội làng thúc gọi, những con mắt trao tình chờ đợi, những bước chân ríu ran mừng đón, những món quà quê dọc đường trao duyên e thẹn.... vậy thì cứ đi, đi như định mệnh, như ma ám, như đi vào huyền thoại, đi vào cổ tích, đi vào câu ca quan họ, đi vào quê mẹ của thi hào Nguyễn Du, đi vào con sông Cầu tuy lơ thơ mà chảy suốt mấy mươi đời người dùng dắng tri âm....
Hội Lim tắc đường, cả đường cũ cong lượn và đường mới thẳng băng.... Thấp thoáng áo mớ ba mớ bẩy, ít nón thúng quai thao nhưng nhiều mũ xe bảo hiểm, âu cũng là nét thời đại, biết đâu vài ba trăm năm nữa, chiếc mũ kềnh càng như đầu con dế mèn này sẽ thành câu ca quan họ của thế kỷ hăm nhăm? Chẳng hạn:
Yêu nhau gửi mũ bảo hiểm cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió lăn....
Chim đang ca trên đồi Lim kia, những con chim Liền Chị bao đời làm ta thảng thốt say mê.... và làn tóc không được hong nơi cửa sổ chỉ là dóng tre, thanh nhứng, mà là giữa thanh thiên bạch nhật, trên thuyền, trên đồi.... hong tóc và hát nghiêng nón để cho tóc mượt khoe từng sợi thần tiên. Tóc thành suối hương hay lời ca thành suối, trời ngoài kia có những thủa ruộng mượt như gương nước mà lúa mới cấy, ngọn mạ còn được xén cho bằng, khiến mỗi thửa y như một chiếc bàn chải khổng lồ đặt ngược, hay là nó sắp chải vào trời, chải vào mây, trải vào lời ca cho mượt mà, mượt mà đến đời sau quan họ, đến nghìn cây số xuôi ngược chia tay....
Không vào được hội Lim, không nghe thấy "Nước mắt ướt đầm vạt áo..." nhưng ta vẫn như nghe thấy, nghe rõ, thì ra ta nghe bằng hồn ta, bằng tim ta đã được tưới đẫm từ bao giờ không biết những Diềm, những Ó, những Đặng... những Lim... ta không còn phân biệt....
Đinh Quang Thành cũng dâng hồn nghệ sĩ, dừng xe liên tục để ghi hình bấm máy. Mái tóc bạc của anh đôi lúc lẫn vào mây trắng, ta có đủ thì giờ để ngắt ngọn cỏ đưa lên lưỡi cho vị ngọt đồng quê Kinh Bắc thấm vào cảm giác.
Cứ vượt xe hướng Bắc mà đi. Bỏ lại thị xã êm đềm, hãy vào viếng tiền nhân, tiền liệt. Văn Chỉ Bắc Ninh vừa được trùng tu, gạch đất còn ngổn ngang, những tám bia đá còn nằm ngồi thư giãn, mặc cho những cụ rùa đá nghỉ ngơi ít ngày ít tháng trước khi cam thân phận:
Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.
Đây không phải là đình mà cũng chẳng phải là chùa mà là Văn Chỉ, nơi thờ chữ nghĩa, nơi tưởng nhớ hiền tài, nơi còn lưu lại bao tinh anh Kinh Bắc như làng Kim Đôi có mấy chục Trạng Nguyên, Tiến Sĩ được lưu danh ở đây, được hương khói chốn này....
Hội Lim lan ra tận đường cái. Tiếng hát chờn vờn không âm vang trong ồn ã thì đã có trăm nghìn hàng bánh đa Kế, trăm nghìn hàng nặn tò he xanh đò tím vàng, cứ mua đi, mua lấy sắc màu mùa xuân ngưng đọng vào, ngón tay tài hoa nghệ nhân, nghệ sĩ.... hàng táo xanh chân đồi còn xanh lắm, chợt nhớ câu:
Chàng như táo rụng sân đình
Em như gái dở đi rình của chua....
Vượt qua thị xã, còn bao nhiêu đoạn đường của một nửa vòng Kinh Bắc đang dang dở đợi chờ. Thì hãy đi tìm vang bóng cuả một thời hội làng Đồng Kỵ, pháo thì phải phá tường, đổ vách mới khênh được "Ông Pháo" ra đình. Đình cổ còn đây, chùa cổ kề bên, lầu tám mái nhưng có đến 16 cột lim đỏ chói vững bền như làng Việt ngàn xưa.
Đồng Kỵ làng nghề đã mới, khảm trai, đồ gỗ, mộc cổ và giả cổ, chí chát vang lên, mặc cho những cổng làng mang nửa hình trăng, mang nửa hình tròn đứng cùng thời gian chứng kiến đổi thay, gạch ngói hay tre trúc, mùi gỗ hay mùi rơm mới đang phơi, véc ni bóng lộn thay cái rổ xề cái rá thủ công.... Có một đồng kỵ đang mới giữa một Kinh Bắc, Bắc Ninh đang mới, mới theo quy luật, mới vì ước mong, mới cùng thời đại....
Lần đầu tiên theo kẻ vô thần là tôi, đến đền bà Chúa Kho, một liệt lữ yêu nước, một vị tướng tài tuẫn tiết vì non sông đất nước, không thể nào trở thành người uống bia tây và hút thuốc lá Ăng lê để cho vay nặng lãi.
Ai đến đây vay vàng? Ai đến đây cầu lộc cầu tài cầu phúc? Ai cầu duyên? Ai cầu cho những người bất hạnh lầm than quanh ta? Không thể biết trong hàng vạn con người chen chúc kia, những lời cầu khấn là những loại gì? Và mấy giàn tre nứa như những cái giá gác mấy chục nong tằm, gác mấy chục mâm cỗ đám ma... toàn lễ vật, nào là thịt gà, nào là cây vàng cây bạc, nào vàng thoi vàng nén, nào xôi oản, quýt cam.... Thứ nào bà Chúa Kho nhận, còn thứ nào bà không nhận? Mình thành kẻ bất kính mất thôi, đành xin bà tha thứ, ta đi nốt nửa vòng văn hoá Bắc Ninh tự tìm lấy mùa xuân mà gửi gắm nỗi niềm chứ chẳng thể cầu xin tài lộc giữa hư không....
Quay về Đình Bảng, ghé thăm bà Lụa Xuân, nơi làm ra những chiếc bánh Xu Xê lừng danh thiên hạ, mà mùa vàng quả dành dành như vẫn còn đôi phần hoang dại quanh những bờ ao quê đã nhập vào đây thành mỹ vị tài hoa, không thể thiếu trong đám dâu đám cưới những giai nhân tài tử mấy thời.
Bờ sông mênh mang gió thổi, chưa có con chim vít vịt, càng vắng tiếng chim tu hú trong lùm tre giữa những cánh đồng châu thổ. Ta xuôi Bát Tràng, ta đến Xuân Quan, nơi có cống xuyên đê của hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Bắc chính là Bắc Ninh mà làng Bồ Bát Thanh Hoá đi ra đây hơn trăm năm. Nay khói lò bát đã thay bằng lò khí đốt khá nhiều. Làng đang sắp mở rộng thêm cho hợp với thời đại chuyển mình.
Lại một điều, xã Xuân Quan vẫn còn có một ngôi đền cổ kính, có lầu chuông gác trống, có hai con voi đá (giả đá thì đúng hơn) bị lún chìm vào phù xa đến ngang bụng, có pho tượng cụt đầu dù thân tượng có mũ áo cân đai. Ai vậy? Đền thờ, thờ người tướng chống nhà Tần, vừa có công với nước ta vừa có tội với nước ta, công tội có lúc phân minh, có khi chẳng rạch ròi. Đó là cha của anh chàng Trọng Thuỷ, là bố chồng của cô công chúa oan nghiệt Việt Nam: Mỵ Châu. Đó là Triệu Đà. Đền thờ có từ lâu lắm, không ai phá hay không ai nỡ phá, không nhẫn tâm phá, bởi đây vẫn là công sức của người Việt dựng thành, xây lên. Nay Xuân Quan là Gia Lâm Hà Nội mà chia tay cùng Kinh Bắc, thực ra, bờ sông Hồng này chẳng lấy thêm nước của sông Cầu đó ư? Đất. Hà Nội nay chẳng là Bắc Ninh đó ư? Thì phân biệt làm chi, rạch ròi sẽ là vô lý... Ta ngập thân vào mây này, gió này, khí trời này, âm thanh này, vị ngọt ngào này... ta đâu cần biết đến một thứ ranh giới vô hình nào trong không khí kia chia địa phận này thành địa phận khác.....
Có người ước mơ giàu sang, đến đền bà Chúa Kho để vay nghìn cây vàng về xây nhà lầu, nhưng cũng có người như nghệ nhân Nguyễn Dương của Giang Cao Bát Tràng ước mơ làm ra sản phẩm gốm sứ lừng danh thế giới, nhà nghệ sĩ Đinh Quang Thành ước mơ có tấm ảnh đẹp... và nhỏ nhoi như tôi, tôi mơ ước mùa xuân nào cũng được rong du để làm vốn đời mình, loại vốn chẳng hề mang lại giàu sang, nhưng mang lại nhiều tri âm tri kỷ.

Chitto
05-09-2007, 23:19
Đến Kinh Bắc, không thế không nhắc đến chùa Dâu, ngôi chùa cổ nhất nước Việt.

Chùa Dâu nằm giữa trung tâm Luy Lâu, là chùa nhưng lại thờ nữ thần Mây - bà Pháp Vân. Đến đây, thiết tưởng cũng nên biết về tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ nữ thần Nông nghiệp, đã được hóa thân vào Tứ pháp.

Truyện kể rằng, xưa, thiền sư Khâu Đà La từ Tây Trúc đến Luy Lâu, tu tại chùa Linh Quang. Nàng Man Nương làng Mãn Xá mới mười hai tuổi đến nghe kinh, một trưa nằm ngủ, thiền sư bước qua người nên mang thai. Cha mẹ nàng bắt đền sư, thì được bảo rằng đó là con của thần thánh, chớ nên khinh thường. Mười bốn tháng sau nàng sinh con, đem trả Thiền sư. Khâu Đà La gõ thiền trượng vào gốc cây dung thụ - cây đa, cây tách ra, rồi bỏ đứa bé vào đấy, đồng thời trao gậy cho Man Nương rồi đi về phương bắc.

Mấy năm sau hạn hán, Man Nương nhớ lời sư, đem gậy cắm xuống đất thì từ đó nước trào ra, cứu được ruộng đồng. Lại đến một ngày mưa gió, cây dung thụ đổ xuống sông Dâu, không ai lôi lên được. Chỉ có Man Nương dùng dải yếm kéo là cây theo lên bờ. Từ cây tạc nên bốn pho tượng, tức bốn người con gái của Man Nương, là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, tức các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp.

Ngoài ra còn một khối đá, tức là Thạch Quang Phật.

Truyền thuyết trên cho thấy tín ngưỡng thờ các nữ thần nông nghiệp đã có từ rất sớm, và hình thức Phật giáo ban đầu truyền vào Việt Nam cũng mang nặng màu sắc thần bí, huyền thuật. Phật pháp gắn liền với phép thuật làm mưa, với các hòn đá linh thiêng, cái cây linh thiêng, mang nặng màu sắc bản địa.

Chitto
05-09-2007, 23:26
Tài liệu có chép rằng Tứ Pháp được thờ ở 4 ngôi chùa:

1. Bà Pháp Vân thờ ở chùa Dâu
2. Bà Pháp Vũ thờ ở chùa Đậu
3. Bà Pháp Lôi thờ ở chùa Tướng
4. Bà Pháp Điện thờ ở chùa Dàn

Nhiều người nhầm rằng chỉ có 4 ngôi chùa Dâu Đậu Pháp Dàn. Trên thực tế có nhiều ngôi chùa mang cùng một tên Nôm, và thờ cùng một nữ thần, do đó thường tưởng bà Pháp Vũ phải ở chùa Đậu ở Hà Tây.

Thực tế, khắp đồng bằng bắc bộ, có nhiều nơi thờ Tứ Pháp, và có nhiều ngôi chùa cùng tên. Chùa Đậu thờ Pháp Vũ gốc nằm ở Bắc Ninh, chùa Đậu ở Hà Tây chỉ là cùng tên.

Ở Gia Lâm cũng có chùa thờ Tứ Pháp, Hưng Yên có hệ thống 4 chùa, Nam Hà cũng có hệ thống 4 chùa thờ Tứ Pháp.

Nhưng chỉ duy nhất ở Bắc Ninh là có đủ hệ thống 5 chùa, vì là nơi duy nhất có chùa thờ Man Nương, là mẹ của Tứ Pháp, là đức Phật Mẫu.

Chitto
05-09-2007, 23:38
Theo truyền thuyết, Man Nương tức Phật Mẫu Man Nương, là mẹ của Tứ Pháp. Bốn chị em được thờ ở bốn chùa, còn người mẹ được thờ riêng, nên chùa Mẹ gọi là chùa Tổ.

1. Chùa Tổ, còn gọi là chùa Mãn Xá, tên chữ Phúc Nghiêm, ở làng Mãn Xá, thờ Phật Mẫu Man Nương.
Trên đường đi chùa Dâu, cách 3 - 4km sẽ thấy bên phải đường có lối vào chùa Tổ. Hàng năm lễ hội, thì kiệu của các chị em Tứ Pháp phải rước đến chùa này lễ Mẹ trước rồi mới được đi về.

2. Chùa Dâu, tên chữ Diên Ứng, thờ bà Dâu, tức nữ thần mây Pháp Vân.
Đây là ngôi chùa cổ nhất nước Việt, có từ thế kỉ thứ 2. Trong chùa thờ bà Pháp Vân, Pháp Vũ, và Thạch Quang Phật.

3. Chùa Đậu, thờ bà Đậu, tức nữ thần mưa Pháp Vũ.
Chùa vốn cách chùa Dâu không xa. Sau bị Pháp phá hủy, tượng Pháp Vũ phải đem về chùa Dâu thờ cùng với chị.

4. Chùa Tướng, tên chữ Phi Tương, thờ bà Tướng, tức nữ thần sấm Pháp Lôi.
Chùa hiện còn rất nhỏ, dựng lại về sau. Chùa cũ đã bị phá hủy.

5. Chùa Dàn, tên chữ Phương Quang, thờ bà Dàn tức nữ thần chớp Pháp Điện.
Chùa còn khá đẹp.

Nếu đi chùa Tứ Pháp Bắc Ninh, nên cố gắng đến các chùa trên. Ngoại trừ chùa Đậu đã bị phá, các chùa còn lại đều trong vòng 5km tính từ chùa Dâu.

Chitto
07-09-2007, 08:34
Sự khác biệt của các ngôi chùa thờ Tứ Pháp đó là: Mặc dù là chùa thờ Phật, nhưng tượng Tứ Pháp lại lớn hơn rất nhiều, và để cao hơn tượng Phật.

Những pho tượng Tứ Pháp là những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp, thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, phúc hậu, hiền hòa, thông minh.

Các bức tượng toàn thân ngồi trên tòa sen, đầu có tóc xoắn giống Phật, nhưng hai tay bắt quyết tự nhiên. Ngày nay người ta toàn lấy áo phủ lên tượng, đội mũ lên đầu, khiến cho vẻ đẹp nguyên bản bị mất đi nhiều.


Tượng Phật Mẫu Man Nương ở chùa Tổ. Bà là mẹ của Tứ Pháp.


https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/DitichLS/ManNuong.jpg


Tượng bốn nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp ở bốn chùa: Dâu - Đậu - Tướng - Dàn.
Bốn người có những nét khác biệt nhất định. Em út - bà Pháp Điện trẻ nhất, mắt mở to, rất sáng, thông minh tinh nghịch. Trong khi rước lễ thì bao giờ kiệu bà Pháp Điện cũng chạy nhanh và hay phá phách nhất.


https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/DitichLS/TuPhap.jpg

Chitto
09-09-2007, 13:25
Chùa Tổ - Phúc Nghiêm tự - ở làng Hà Mãn (tên cũ là Mãn Xá) ít được chăm sóc hơn chùa Dâu, nên đã xuống cấp nhiều.

Nhà tiền tế mới được tu sửa lại, nhưng cũng tạm bợ. Còn khu thượng điện, nơi đặt tượng bà Phật Mẫu Man Nương thì lụp xụp lắm rồi. Khi tôi đến, nhà chùa phải dùng mái tôi để tránh dột. Hương khói cũng lạnh lùng hơn nhiều so với chùa Dâu.

Bà già canh chùa nói có vẻ bùi ngùi rằng : "Người ta ai cũng biết, cũng đến chùa Dâu, nhưng chẳng mấy ai biết đến chùa Tổ, là nơi ở của bà Phật Mẫu, chỉ biết đến con gái mà không biết đến Mẹ".

Rồi bà đọc cho tôi nghe một đoạn rất dài của bài Truyện thơ Nôm về sự tích Man Nương. Bài thơ lục bát dài hàng trăm câu, bà đọc làu làu, rồi giải thích từng đoạn, từng câu. Có thể thấy bài thơ nôm đó mới được sáng tác thôi, cùng phong cách thơ nôm Thạch Sanh, chúa Ba chùa Hương,... Nó mang đậm tinh thần người Việt với các đấng Mẫu, vốn là tín ngưỡng bản địa.

Ở chùa Tổ, tôi thấy được sự gần gũi, thành kính chân thực của người dân nghèo, sự thanh thản dễ chịu. Điều này không thấy được ở chùa Dâu.

Chitto
09-09-2007, 13:47
Chùa Tổ nằm bên cạnh một ao nước sâu. Bà giữ chùa nói rằng trước kia đó là "Vực nước", Vực nước xưa kia sâu lắm, rộng lắm, thông đến cả sông Thiên Đức (sông Dâu). Nhưng rồi vật đổi sao dời, nay chỉ còn như một cái ao lớn.

Sân sau chùa có một giếng nước rất trong mát. Đó là nơi Man Nương xưa kia cắm gậy xuống đất lấy nước cứu dân.

Bên ngoài tiền đường, trong sân đất của chùa có 1 cái hố đất lõm. Tôi đã đọc rằng trước kia hai bên đều có hố như vậy, đó là hai mắt rồng. Nhưng rồi một hố bị lấp, nay chỉ còn một. Con rồng long mạch đã bị mất một mắt.

Hàng năm, đến ngày hôi Dâu (8 - 4 Âm lịch), thì kiệu tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện sẽ rước về chùa Dâu, lễ chị cả Pháp Vân. Sau đó kiệu tượng 4 bà rước đến chùa Tổ lễ Mẹ. Chùa Tổ sẽ làm xôi, bánh giầy, oản quả để phân phát cho 4 chị em, hôm sau mới trở về.

Tượng trong chùa khoác áo, chỉ đến ngày lễ hội, trong lễ Mộc dục (tắm tượng) thì mới cởi ra.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346e396d5db2bc.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=2993)

Chitto
10-09-2007, 13:34
Tượng thiền sư Khâu Đà La trong chùa Tổ

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346e4e436b2c05.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3040)


Nhiều người thắc mắc rằng: Theo sự tích Man Nương, Man Nương đến chùa Linh Quang gặp sư Khâu Đà La, rồi về chùa Mãn Xá (Phúc Nghiêm) tu, sau đó mới khắc tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện để thờ ở 4 chùa.

Thế thì sao lại nói chùa Dâu là cổ nhất Việt Nam? Ít nhất cũng còn chùa Linh Quang, chùa Phúc Nghiêm trước đó.

Thực ra, truyền thuyết Man Nương ra đời muộn hơn tuổi của chùa rất nhiều. Chùa Dâu đã có từ thế kỉ thứ 2, trong khi truyện Man Nương mãi đời Trần mới có, nghĩa là hơn 1000 năm sau. Và các tượng trong chùa lại còn muộn hơn nữa, thế kỉ 17 - 18.

Thời Lý, Phật giáo rất thuần khiết, đến đời Trần mới dần trộn thêm những yếu tố thần thánh hóa. Và đến đời Lê thì những yếu tố thần thánh này trở thành cực thịnh, khiến cho các chùa đều thờ thêm Mẫu, là một tín ngưỡng bản địa cổ được chấn hưng và ghép vào các chùa.

Chitto
11-09-2007, 11:16
Chùa Dâu

Nói đến Bắc Ninh, không thể không nói đến chùa Dâu, ngôi chùa được công nhận là cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỉ thứ 2. Có lẽ các trang web du lịch, lịch sử nói đến chùa Dâu quá nhiều, google hai chữ "chùa Dâu" là ra hàng loạt, khiến cho việc lặp lại ở đây là thừa. Tôi chỉ viết thật vắn tắt mà thôi.

Chùa có nhiều tên: Pháp Vân, Thiền Định, Cổ Châu, Diên Ứng, theo sử thì được dựng từ năm 187, là Tổ đình của Phật giáo Việt Nam, nơi có nhiều thiền sư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến tu hành và hoằng pháp. Năm 1313, Mạc Đĩnh Chi dựng lại chùa, xây tháp 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng nằm giữa sân chùa.

Từ thời Lý, các vua Lý đã nhiều lần về chùa Dâu để cầu mưa, cầu tự. Trong Đại Việt sử kí có chép có lần vua Trần về chùa Dâu rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa.

Vua Lý Thánh Tông hiếm muộn, đi cầu tự ở chùa Dâu, trên đường về gặp cô gái hái dâu, đưa về cung, chính là Ỷ Lan Nguyên phi...

Chùa Dâu như vậy không chỉ là ngôi chùa cổ danh tiếng mà đã trở thành ngôi chùa huyền thoại, xứng đáng đứng đầu trong các chùa chiền Việt Nam.

Chitto
11-09-2007, 13:02
Chùa Dâu đang được trùng tu, làm lại.

Lần nào cũng thế, đứng trước những ngôi chùa mới được trùng tu của thời đại này, tôi luôn cảm thấy xót xa và tiếc nuối, một đôi chút giận, một đôi chút thương.

Xót xa và tiếc nuối, bởi những nét cổ kính trăm năm bỗng chốc được thay bằng vàng son choáng lộn, lấp lánh rực rỡ trong ánh đèn. Cái sự đẹp trong mắt mình khác mắt mọi người nhiều quá. Cái vàng son ấy lại cũng là giả tạo, khi dễ dàng tìm thấy những sự cẩu thả, xấu xí, vênh vác trong đó.

Lại cũng giận, khi mà người ta sẵn sàng dỡ bỏ những tác phẩm nghìn xưa tuyệt vời, để thay thế vào đó những thứ sản phẩm mà người ta cho là đẹp - tiếc thay, lại tệ hại vô cùng. Những bức hoành, câu đối, đại tự... với nét chữ bay bổng, nghiêm trang, thành kính tuyệt vời bỗng chốc bị thay bởi những bức khác màu vàng chóe lọe, với nét chữ cứng quèo, xấu xí đến tệ hại.

Lại cũng thấy thương, vì những người đổ tiền của trùng tu, họ nghĩ rằng cứ làm đồ mới, vàng son rực rỡ, biển ngạch câu đối mới, thì tức là công đức lắm, đẹp đẽ lắm. Họ đua nhau khắc tên mình vào góc những bức hoành, câu đối đó để mong lưu tên mình muôn thuở. Họ tốn tiền mà chỉ làm cho chốn thiêng liêng xấu xí đi. Họ đáng thương hơn đáng giận.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346e62def1ea9a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3091)

Chitto
11-09-2007, 13:06
Tôi đã từng giận vô cùng khi nhìn thấy một bức Đại tự rất lớn ở ngôi đền bên phải Đền Đô (Thờ 8 vị vua triều Lý) bị viết sai chữ thảm hại !!!

Người viết chữ không có một tí kiến thức gì, thế mà dám viết một bức hoành để nơi trang nghiêm nhất của một ngôi đền thờ các vị quan văn triều Lý. Bức chữ ấy có thể khiến bất kì một người Tàu nào nhìn vào cười bò lăn bò lộn.

Và ngay cả các bức hoành trong đền Đô cũng như rất rất nhiều đền chùa khác đã qua, đều xấu xí một cách tệ hại, mà dường như không ai biết, không ai quan tâm.

Chùa Dâu mới trùng tu cũng chẳng thoát ra ngoài cái trào lưu đó.

Nhưng điều chán hơn cả, lại chính là con người.

Chitto
14-09-2007, 00:19
Giống như một số ngôi chùa nổi tiếng đối với du lịch khác, nhưng lại rất lạ lùng với những ngôi chùa thực sự khác, vào chùa Dâu phải mua vé.

Chùa không mở lớp cửa giữa, nên phải đi cửa ngách. Ngay bên cạnh cửa ngách là một cái bàn bày các đồ lưu niệm, và tấm biển ghi rõ: Bàn công đức. Hai ni cô ngồi đó có vẻ buồn ngủ (vì không có khách nào), mời tôi đóng góp công đức. Tôi là khách tham quan chứ không phải cũng lễ, nên từ chối, và thế là một trong hai vị ni cô nói to: Này, trong chùa không có chụp ảnh iếc gì đâu nhá !!

Điều này khiến tôi rất buồn. Tôi không thấy biển cấm chụp ảnh nào ở đây, và rất nhiều người cũng chụp ảnh trong chùa Dâu, người bán vé cũng không hề nói điều ấy. Phải chăng vì không đóng công đức mà vị ni cô cáu kỉnh đến thế ?

Những gì bình dị, yên lành, thân quen mà tôi cảm nhận ở chùa Tổ bay mất thật nhanh quá.

Hi vọng đây chỉ là cá biệt mà thôi.

pvc
14-09-2007, 00:47
Có phải bác Chitto nói đến ngôi Đền (bên phải Đền Đô) Thờ các vị Quan võ triều Lý không??? thực ra rất nhiều đồ trong và ngoài Đền được khách thập phương cúng tiến (chủ yếu là các quan) tùy theo mệnh,tuổi của mỗi người hợp với cúng đồ gì (cái này phải xem cẩn thận đó nha)...người thì đại tự, người thì lư hương ...Em cũng có cúng 1 cây xoài ngay ngoài đền bên trái. Cũng không hẳn cây mình mang đến trồng mà là mình xin được cúng tiền gọi là xây dựng đền và chăm nom gốc xoài đấy ;)

Chitto
14-09-2007, 00:58
Có phải bác Chitto nói đến ngôi Đền (bên phải Đền Đô) Thờ các vị Quan võ triều Lý không??? thực ra rất nhiều đồ trong và ngoài Đền được khách thập phương cúng tiến (chủ yếu là các quan) tùy theo mệnh,tuổi của mỗi người hợp với cúng đồ gì (cái này phải xem cẩn thận đó nha)...người thì đại tự, người thì lư hương ...Em cũng có cúng 1 cây xoài ngay ngoài đền bên trái. Cũng không hẳn cây mình mang đến trồng mà là mình xin được cúng tiền gọi là xây dựng đền và chăm nom gốc xoài đấy ;)

Vâng bác ạ. Ngay giữa ngôi đền đó có bức Đại tự sau

https://www3.ttvnol.com/uploaded2/chitto/img_0286.jpg

Ngoài độ xấu quá mức của dòng chữ (người biết viết chữ Hán sơ cấp là đánh giá được), còn một lỗi nghiêm trọng không thể chấp nhận nổi:

Dòng chữ 4 từ: Thái Sơn Bắc Đẩu (đọc từ phải sang).
Có điều người viết không biết rằng chữ Thái trong Thái Sơn không phải là chữ Thái họ viết. Họ tưởng rằng trên đời này chỉ có 1 chữ Thái thôi, nên mới viết cái chữ Thái sai toét kia lên đầu các vị tiền hiền. Những người chỉ cần có 1 tí tẹo tèo teo kiến thức đều có thể biết có đến hơn 20 chữ Thái, và Thái Sơn là chữ hoàn toàn khác.

Bác cũng trồng cây ở đó ư? Thế bác có đeo vào cổ nó một cái biển đề tên bác không?

Thực sự tôi kinh hồn táng đởm, đỏ mặt tía tai khi nhìn thấy rừng "biển tên" to đùng đoàng đeo trên cổ những cái cây khổ sở quanh đền Đô. Tất cả các loại biển tên, từ ông Chủ tịch nước, ông tướng, ông giám đốc sở, bà trưởng phòng..., ai cũng cố làm cái biển to rồi treo vào cái cây lè tè.

Nó thể hiện sự háo danh và kém văn hóa đến cùng cực của những người có chức vụ rõ to (hoặc là của đám đệ tử nịnh sếp).

pvc
14-09-2007, 02:16
Thực ra năm ngoái em hay cùng bạn sang Bắc Ninh chơi, ăn thịt chim, xem bói, lễ lạt ... và...
Em không có đề tên của nhà em bác ạ mà là mà là ... (NT) Thôi để lúc nào cafe rồi nói nhá ;)

Chitto
14-09-2007, 13:24
...Em cũng có cúng 1 cây xoài ngay ngoài đền bên trái. Cũng không hẳn cây mình mang đến trồng mà là mình xin được cúng tiền gọi là xây dựng đền và chăm nom gốc xoài đấy ;)

Cũng may là bác chỉ cúng tiền trông nom gốc xoài có sẵn, chứ nếu bác mua cây xoài đến trồng thì chắc sẽ phải tế thêm bác nữa mất.

Tớ không hiểu người ta nghĩ gì, mà lại biến một ngôi đền thành một khu vườn bách thảo.

Nhìn trong "đám cây" lủng tùng xòe có thể thấy đủ loại: đa, si, đề, ngọc lan, hoàng lan, hoa sữa, chò,... nghĩa là đủ thứ cây. Giờ lại thêm gốc xoài mà bác nói nữa.

Một nơi thờ tự trang nghiêm thì chỗ nào trồng cây gì cũng phải tính cẩn thận. Không phải vô cớ mà bên cạnh mấy loại cổ thụ (si, đa, đề) người ta thường chỉ trồng rất ít loại cây nữa. Cứ tưởng tượng ngửi mùi hoa sữa quyện với mùi hương thắp trong đền thì nó sẽ thế nào.

Nếu có định làm một "vườn thực vật của mọi miền" thì cũng phải có không gian, khu vực. Đằng đây...

Sau này có muốn sửa cũng không được. Khổ thay.

pvc
14-09-2007, 19:26
Xời, bác cứ được cái hay nghĩ và lo xa . Trước đây người ta trồng cây Sưa đầy ở Hà Nội, mà hồi đấy có ai nghĩ giá trị kinh tế của cây này bây giờ ra răng??? gần 1 tỷ cho 1 cây con con . :D
Nói thật, em mấy lần được chứng kiến người ta tổ chức hội làng gì đó ở đây, ăn uống linh đình, ầm ĩ, lại còn tổ chức chơi chắn người nữa (như kiểu cờ người ở văn miếu) mấy con bạc cay nước chửi bậy, khạc nhổ tùm lum ...Nó đang không còn là 1 ngôi đền thanh tịnh, trang nghiêm đúng nghĩa. Em nghiệm cứ cái Đền, Chùa nào được công nhận di tích lịch sử văn hóa thì y như rằng thì là mà ...;)

Thôi thì, đôi khi cũng phải chấp nhận thực tế và tôn trọng sự khác biệt.

Chitto
14-09-2007, 19:55
Thôi thì, đôi khi cũng phải chấp nhận thực tế và tôn trọng sự khác biệt.

Hí hí, thì vẫn phải chấp nhận chứ sao.

Thì bác ko thấy tớ viết bao nhiêu về đền chùa, chỉ ra cái hay cái ho của nón rồi còn gì.

Nhưng chỉ ra cái hay thì cũng phải chỉ ra cái dở nữa.

Chứ đi vào rồi đi ra, đek biết cái gì hay, cái gì dở, chẳng biết thích cái gì hay không thích cái gì, coi một mớ như nhau thì có khác nào Trư Bát Giới ăn nhân sâm ?

Có nhiều người đến cái đền chùa này hay cái kia chỉ vì nó "Thiêng", hay vì có ông sư đẹp zai... Nhưng đó đâu phải là du lịch.

Tớ muốn viết topic với cách nhìn của người tìm hiểu, nên cái gì hay thì khen, nhưng cái gì dở thì cũng phải chê luôn.

Chitto
14-09-2007, 19:57
Thôi, quay lại với chủ đề chính còn đang dở dang.

Tháp Hòa Phong chùa Dâu


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346ea851f30a11.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3444)

Chitto
15-09-2007, 22:56
Tháp Hòa Phong là biểu tượng của chùa Dâu cũng như vùng Dâu (Luy Lâu - Liên Lâu) cũng như cả Bắc Ninh.

Tháp Hòa Phong còn gọi là tháp Dâu, là một trong số ít những công trình có từ đời Trần còn lại đến nay. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là người thừa lệnh vua Trần xây dựng tháp. Sáu tầng tháp bên trên đã bị đổ, nhưng ba tầng dưới cũng cho thấy chiều cao xưa kia.

Tháp xây gạch mộc rất bình dị, vững chãi, thân quen với người Việt. Khoảnh sân dường như hơi chật với tháp.

Trước cửa tháp có một di vật quý giá, đó là một con cừu có niên đại từ thời Sĩ Nhiếp cai trị đất này, gần 2000 năm trước. Cừu đá vốn có hai con, một con lưu lạc về tháp chùa Dâu, con kia còn nằm lại lăng Sĩ Nhiếp. Có thể nói đây là hai bức tượng đá nguyên vẹn cổ nhất tìm được trên đất Việt.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346ec002783a98.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3465)

Chitto
18-09-2007, 00:40
Trong chính điện chùa Dâu, hệ thống tượng Phật đơn giản nghèo nàn, bởi tượng chính là bà Dâu và bà Đậu.

Bà Đậu chùa đã bị phá, nên về ở với chị, được xếp ngồi phía trước của chị. Ấy nhưng có lẽ là phận ở tạm, nên quần áo, mũ mão đều cũ và xấu hơn của chị. Cả hai pho tượng đều được sơn màu đồng hun, nâu sậm, nét mặt giống nhau, mắt nhắm hờ, hiền từ cười mỉm. Dưới bệ sen của hai pho tượng đều có 4 vòng sắt lớn, dùng để xỏ đòn vào khiêng tượng đi trong buổi rước lễ. Tượng khá lớn, nên chắc phải những người rất khỏe mới khiêng được .


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346eebb5566aaa.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3588)


(Chụp trong sự khó chịu của hai sư cô dấm dẳn bên ngoài, nên ảnh rất xấu)

Bên cạnh tượng bà Dâu, còn có một cái ngai, thờ một người hầu của bà. Vị này là vị thần trông nhà cho bà trong buổi lễ, khi kiệu rước tượng bà qua chùa Tổ thăm Mẹ.

Hai bên bàn thờ bà Dâu - Pháp Vân - có hai pho tượng Kim đồng và Ngọc nữ rất đẹp. Mặc dù là tượng nhân vật thần tiên nhưng lại rất dân dã. Ngọc nữ quấn khăn vành dây chứ không búi tóc đội mũ, tay giơ lên như trong một điệu múa dân gian đầy thanh thoát.

Ngoài ra còn tượng Mạc Đĩnh Chi, và khối đá tương truyền là Thạch Quang Phật, hòn đá nằm chính giữa cây Dung thụ truyền thuyết. Hình tượng Thạch Quang Phật mang màu sắc tôtem thờ hòn đá thiêng cổ xưa, nay được dân gian hóa trong câu truyện Phật Mẫu.

Anton TRAN
18-09-2007, 10:50
.......
Trước cửa tháp có một di vật quý giá, đó là một con cừu có niên đại từ thời Sĩ Nhiếp cai trị đất này, gần 2000 năm trước. Cừu đá vốn có hai con, một con lưu lạc về tháp chùa Dâu, con kia còn nằm lại lăng Sĩ Nhiếp. Có thể nói đây là hai bức tượng đá nguyên vẹn cổ nhất tìm được trên đất Việt.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346ec002783a98.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3465)


Lưng cừu đã bị những người ở HTX may dạo nào mài kéo làm lõm vẹt cả. Nhìn lại một thời không xa mà thấy xót xa trong lòng.

Chitto
19-09-2007, 16:16
Cách chùa Dâu không xa, chỉ khoảng 700m là chùa Tướng, tên chữ là chùa Phi Tương. Tuy cách đường cái có 200m nhưng cái ngõ không trải nhựa, vì đó là đường vào một thôn thôi.

Chùa Tướng ngày xưa ra sao không rõ, giờ chỉ còn là một nếp nhà gạch vài gian mới dựng lại, đơn sơ như mọi ngôi nhà trong làng. Chùa nghèo quá, thậm chí tấm cửa là chỉ là tấm ván gỗ lấy ở đâu đó, thủng lỗ chỗ. Ngôi nhà ấy không có cửa sổ, chỉ có những khe hổng do gạch kê chéo tạo ra, để ánh sáng lọt vào. Lòng nhà bé tẹo, chỉ đủ kê một cái bàn thờ, bệ tượng bà Tướng, và phía trước là tượng mấy vị Diêm vương sứt mũi vỡ tai. Bàn thờ có nén nhang lạnh lẽo.

Ngoài sân bên cạnh chùa, khi chúng tôi đến thì các bà hội phụ nữ xóm đang tập trung bàn bạc cái gì đó, cười đùa vui vẻ lắm. Ngược lại trong chùa thì ẩm thấp mờ mờ.


Bên trong chùa Phi Tương (chùa Tướng)


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346f0e8153c7c1.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3669)

Chitto
21-09-2007, 00:29
Tượng bà Tướng - Pháp Lôi. Khuôn mặt bà trẻ hơn hai bà Dâu và Đậu, sơn màu đỏ tươi hơn.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346f2add55291d.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3704)

Chitto
22-09-2007, 18:22
Rời chùa Tướng, tôi tìm đường đến chùa Dàn.

Nếu tìm được đến chùa Dàn, thì tức là đã đi thăm đủ Tứ Pháp và Phật Mẫu, năm vị nữ Thần Phật của đất Việt cổ.

Làng Dàn cũ có hai thôn, nay là làng Phương Quan và Xuân Quan. Do cả hai thôn đều có chùa, nên khi hỏi chùa Dàn có thể nhầm.
Nếu muốn hỏi chùa thờ bà Pháp Điện thì phải hỏi chùa Phương Quan, hay chùa Dàn Thượng. Còn chùa kia là chùa Dàn hạ, cũng có thờ 1 nữ thần.

Chùa Dàn thượng liền chung với đình, trước chùa là đình, có một khoảng sân rộng rãi. Vào trong chùa thâm nghiêm tĩnh mịch lắm. Gian hậu cung là tượng bà Pháp Điện.

Bà Dàn - Pháp Điện là em út trong Tứ Pháp, chùa cũng ở xa nhất. Pho tượng Bà có lẽ cũng là đẹp nhất, sơn màu đỏ tươi, mắt sáng mày cong, miệng mỉm cười tinh nghịch. Ông từ giữ đình và chùa tự hào rằng bà là trẻ và đẹp nhất trong tất cả các tượng, lại cũng thông minh nhanh nhẹn nhất.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346f4fa0e2f265.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3755)

Trong các buổi lễ rước Tứ Pháp, vì ở xa nên kiệu của Pháp Điện bao giờ cũng phải đi sớm, đến cửa chùa Chị là chùa Dâu, rồi cùng ba chị đến thăm Mẹ ở chùa Tổ. Theo thứ tự thì kiệu chùa Dàn phải đi cuối, và do bà Dàn tinh nghịch, nên bao giờ cũng phải chờ kiệu các chị đi một đoạn xa rồi mới đi theo, do trên đường bà Dàn sẽ cho kiệu chạy lung tung, rẽ phải rẽ trái, rồi chạy rất nhanh, có khi chớm vượt cả các chị. Nhưng khi đến chùa Tổ thì bao giờ cũng ngoan ngoãn ở sau cùng.

Chitto
28-09-2007, 09:59
Gần ngay chùa Phương Quan (chùa Dàn thượng) là chùa Xuân Quan (chùa Dàn hạ). Chùa này cũng thờ một bà Nữ thần, mà thôn này còn tự hào vì Nữ thần này còn là Chủ tể, quản được cả 4 việc Mây Mưa Sấm Chớp, nghĩa là cầm quyền Tứ Pháp, chứ không phải chia bốn như các chùa kia.

Bà gọi là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật. Vừa Thánh, vừa Vua, vừa Phật. Bà có thể dồn mây gieo mưa hô sấm gọi chớp, quyền trùm trời đất.

Tượng bà cũng na ná mấy tượng kia. Phần điêu khắc đẹp, phong cách riêng, sự khác biệt thì đều bị những lớp áo sặc sỡ che kín. Tâm linh quan trọng thật, nhưng đứng về phía nghệ thuật thì tớ chả thích che kín tượng thế chút nào.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346fc6e0e2149b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=4022)

Chitto
01-10-2007, 23:39
Một bầy tang tình con nhện
Ơ ấy ơ ấy mấy giăng tơ
Giăng tơ ấy mấy đi tìm.........

https://www.phuot.vn/imagehosting/243470122c9a5a79.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=4168)

Chitto
02-11-2007, 18:26
Dòng sông Đuống, sông Cầu đi vào thơ, vào nhạc, vào ca, vào họa. Giờ, bên dòng sông Đuống...

https://www.phuot.vn/imagehosting/243472b092069fd5.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=4967)

Chitto
04-11-2007, 01:05
Đến với chùa Bắc Ninh, không thể không nói đến chùa Bút Tháp, ngôi chùa mà theo tớ là đẹp nhất xứ Kinh Bắc, và thuộc loại đẹp nhất cả miền Bắc, cả nước Việt. Một trong những điều quan trọng nhất khiến ngôi chùa đẹp, là do chùa chưa bị tu sửa, làm mới. Chùa giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa, mà vẻ đẹp ấy chỉ khi đến tận nơi mới cảm nhận hết được.

Trên mạng đã có quá nhiều bài viết về chùa Bút Tháp, viết lại hoặc copy lại có lẽ không cần thiết. Những con số chi tiết về diện tích chùa, năm xây..., dường như không nhiều ý nghĩa. Tớ đến với ngôi chùa này như chính bản thân nó, và những gì nó chứa đựng, chứ cũng chả biết nó rộng bao nhiêu mét vuông.

Mọi người đến chùa Bút Tháp hầu như đều theo lối cổng chính. Đã ai vào chùa theo lối từ trên đê chưa nhỉ? Tớ đã có lần đi lang thang trên đê, thấy hai ngọn tháp sau chùa bèn lao xe xuống, để xe bên cạnh vườn chùa, rồi đến lúc đi xe ngược ra cổng trước khiến mấy ông giữ cổng tròn mắt ngạc nhiên...

Chitto
04-11-2007, 13:32
Chùa Bút Tháp có cấu trúc thành nhiều tòa, ngăn cách nhau bởi những khoảng trống lộ thiên, chứ không phải kiểu Nội công ngoại quốc liền tòa thông thường.

Từ ngoài cổng là Tam quan, Gác chuông, Tiền đường, Thiêu hương (mà rất nhiều nơi viết sai là "thiên hương", "thiện hương", "thiện hướng"), Thượng điện, am Tích Thiện, Hậu điện, bao quanh là các hành lang, giải vũ.

Như mọi ngôi chùa thông thường khác, tòa Tiền đường có bày tượng Cửu Long, Già Lam ở giữa, tượng Hộ Pháp hai bên. Hai pho Hộ pháp khá lớn, nhưng tòa Cửu Long thì cũng nhỏ, không đặc sắc.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243472d67834b860.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=5017)

Chitto
05-11-2007, 16:37
Tâm điểm của chùa Bút Tháp là pho tượng cổ Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đẹp nhất Việt Nam, được tạc từ 350 năm trước.

Lần nào đến đây, cũng không thể không dành thời gian ngắm nhìn pho tượng tuyệt đẹp này. Dù thời gian đã làm tróc lớp sơn, thếp vàng trên tượng, nhưng không hề làm mất đi sự duyên dáng của từng cánh tay, trên nét mặt thanh thản của Phật bà, của vầng hào quang tạo bởi nghìn cánh tay và nghìn con mắt. Đây là hiện thân của sự thấu hiểu nỗi khổ và cứu độ chúng sinh trong Phật pháp.

Pho tượng có 42 cánh tay lớn và 958 cánh tay nhỏ. Có nơi nói rằng chỉ có hơn 700 tay nhỏ thôi. Riêng tôi thì dù không đếm cũng luôn tin rằng phải có đủ 1000 cánh tay. Đã làm được một kiệt tác thế này, vì lẽ gì không thể làm đủ nghìn tay cho đúng chữ "Thiên thủ thiên nhãn" ???


https://www.phuot.vn/imagehosting/243472ee38588f12.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=5044)

Chitto
10-11-2007, 11:03
Pho Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn được gọi là "Tập đại thành của nền điêu khắc Việt Nam", vì dường như hội tụ đủ cả trời đất. Đại Bồ Tát ngồi trên tòa sen do một con rồng đỡ lên từ mặt biển nổi sóng, sâu bên dưới là bốn bức tượng nhỏ tượng trưng cho tầng địa ngục.

Giữa lòng đức Bồ Tát là hình tượng Mặt trăng tròn vẹn, hai tay chắp trước ngực thể hiện hạnh nguyện vô lượng. Ngang hai bên mặt chính của tượng là hai mặt khác, tượng trưng cho Quá khứ, Tương lai. Phía trên đầu là các pho tượng Phật ngồi cao dần, và trên cùng là Phật A Di Đà, đức Phật của cõi Tây Phương cực lạc.

Một trong những vẻ đẹp riêng của pho tượng là các cánh tay lớn hoàn toàn trong tư thế tự do thanh thoát. Thường những pho tượng thế này thì các tay lớn sẽ cầm các pháp khí như Kim cương chử, vòng, chuỗi hạt, hạt châu,.... Nhưng ở tây tay tượng hoàn toàn thoải mái với những động tác mềm mại. Những cánh tay tỏa ra ở sau lưng như vầng hào quang rộng mở, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt.

Tôi có đọc thấy trên mạng có tác giả viết là con chim trên cùng là chim Thiên đường. Điều này thật lạ. Vì trong Phật giáo không thấy có hình tượng Thiên đường bao giờ, chứ đừng nói đến chim Thiên đường. Chỉ có con Đại Khổng tước xòe cánh che cho Đức Phật, nên một số tranh tượng có con Khổng tước này. Phải chăng nên gọi con chim trên đỉnh kia là Khổng tước thì đúng hơn ???

Chitto
10-11-2007, 11:04
Toàn bộ tòa Thượng điện của chùa Bút Tháp là một bộ sưu tập sống động của các pho tượng Phật, Bồ tát, La hán với nhiều kích cỡ, dáng điệu. Những nghệ nhân xưa đã dành hết tâm trí, sức lực, lòng thành kính và sự sáng tạo vào đây, khiến cho mỗi pho tượng đều có thần khí riêng.

Như những ngôi chùa đất bắc khác, mái chùa không cao, cửa điện không rộng, nên khiến người ta phải cúi mình, nhấc chân, cẩn thận trong từng bước đi, cử chỉ, ánh mắt, lời nói. Đây là cõi linh thiêng bí mật, cũ kĩ nhưng tâm linh, xuống màu tàn sắc nhưng thâm sâu vô lượng.

Chitto
18-11-2007, 00:29
Bên cạnh tuyệt tác Phật Bà Nghìn mắt nghìn tay, những pho tượng khác trong chùa cũng là những tác phẩm rất giá trị.

Đối xứng với pho Phật Bà, là một pho tượng cũng rất đặc biệt: Tây Thiên Đông Độ lịch đại Tổ sư. Pho tượng tạc một vị sư Thiên Trúc, với đặc trưng là mái tóc xoắn tròn, dáng vẻ khắc khổ nhưng an định. Pho tượng đại diện cho các vị tổ sư Phật giáo đã từng đến Việt Nam từ hai hướng: Tây sang (Tây thiên), Trung Hoa đến (Đông độ).

Xét về tạo hình, pho tượng này cũng giá trị không kém pho Phật bà, dù có thể công sức tạo dựng không bằng.

Có thể thấy xa xa là pho tượng bà Quận chúa - Hoàng hậu - Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái của Thanh đô vương Trịnh Tráng, hoàng hậu của vua Lê Thần Tông.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243473f24e31c076.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=5267)

Chitto
18-11-2007, 17:48
Tượng ở chùa Bút Tháp còn một điều đặc biệt là hai bộ Tam Thế và Tam Thân. Ở tất cả các chùa tớ đã từng đi đến và xem, thì chưa ở đâu có đủ cả hai bộ này. Thường chỉ có 1 bộ Tam thế Phật, rồi đến bộ Tam tôn, Tam thánh, Tam Tổ chứ không có Tam thân Phật.

Tam thế Phật là Quá khứ, Hiện tại, Vị lai.
Tam thân Phật đại diện cho Pháp thân, Báo thân và Ứng thân.
Tam tôn là A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, cũng gọi là Tây thiên Tam thánh.
Tam Tổ là ba bậc tổ đầu tiên: Thích Ca Mâu Ni, A Nan, Ca Diếp.

Chùa Bút Tháp có ba pho Tam thân cũng đặc biệt, sơn màu đỏ chứ không màu cánh gián thếp vàng như Tam thế.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243474017702bfd7.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=5276)

bibabibo
06-12-2007, 02:25
Giáo sư cho em góp mấy cái ảnh cột đá chùa Dạm vào đây với nhé!

Cận cảnh đôi rồng đời Lý

https://img106.imageshack.us/img106/9750/img7060resizerv0.jpg

Nếu không kể đến một vài chỗ sứt mẻ trên thân thì đôi rồng này còn khá nguyên vẹn

https://img489.imageshack.us/img489/2783/img7062resizedzy7.jpg

Mông rồng, đuôi xoắn vào nhau, quấn quít, hoà quện

https://img138.imageshack.us/img138/7803/img7068resizesj1.jpg

Chitto
08-12-2007, 13:53
Một góc chùa Bút Tháp


https://www.phuot.vn/imagehosting/243475a3f32a6e87.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=5790)

TÍM
09-12-2007, 00:17
Em vừa đi về chiều nay, không xem kỹ như những gì Chitto đã viết, nhất là cái tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay kiệt tác thì đáng tiếc đã ko đọc kỹ để được biết dịp này. Âu cũng là cái cớ để lần sau quay lại.

Em ko đi nhiều chùa lắm, nhưng có lẽ đồng quan điểm với Chitto rằng ngôi chùa này đẹp đẽ và đậm chất cổ xưa nhất ở VN tạ

5h chiều, sau khi chụp ảnh sư cô (hay là vải) chuẩn bị 7 bát cháo trắng cúng chiều, em và mẫu ra nằm kềnh ở đống rơm bên cổng chùa, chiều như chậm rơi chậm rơi.. uh hự... gió bồng bềnh bồng bềnh... nghe tiếng chuông ngân thấy lòng dịu lại... hì hì...

Mẫu của em diễn cực ngon, nhưng tiếc là em tuy trẻ nhưng lại mắc bệnh Pak ki sơn mới hèn hic hic...

Chitto
09-12-2007, 00:35
Tượng công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, con gái bà Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc. Hai mẹ con là những người có công lớn trong việc trùng tu chùa và cũng về tu ở đây. Dựa vào pho tượng này, có thể hình dung khá rõ về trang phục hoàng tộc thời Hậu Lê ra sao.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243475ad52bdd9d7.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=5798)

Chitto
09-12-2007, 00:38
Tượng thiền sư Chuyết Chuyết trong cây tháp đá Bảo Nghiêm (Bút Tháp). Thiền sư Chuyết Chuyết người TQ sang tu tại chùa cách đây gần bốn trăm năm.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243475ad630de4d4.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=5799)

Chitto
26-12-2007, 16:02
Đền Đô, đền Lý Bát Đế, thờ tám vị vua triều Lý.

Đền dựng gần chùa Cổ Pháp, là nơi Lý Thái Tổ đã từng tu thuở hàn vi, trước khi làm quan triều Tiền Lê và rồi lên làm vua.

Đền đã được tu sửa lại gần như toàn bộ. Trông đẹp đẽ khang trang. Có điều tất cả hoành phi câu đối đều viết chữ rất xấu, thậm chí là tệ hại. Nhìn buồn lắm ý.


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434772188890655.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6116)

chi_leader
21-01-2008, 20:41
em cảm ơn bác Chitto nhiều lắm! e được đi chùa Dâu và chùa Đậu rồi,đang chuẩn bị lượn man Bắc Ninh ,chắc là cố gắng đi thêm thật nhiệu

Chitto
23-01-2008, 15:31
Ngũ long môn đền Đô. Cổng đền làm bằng gỗ, chạm hai con rồng, rất kì công, nhưng theo tớ thì không đẹp lắm, do có những lỗi về mặt tạo hình mây lửa. Nếu xếp cạnh với những cánh cổng chạm rồng mấy trăm năm của chùa Keo, chùa Phổ Minh thì không thể so sánh được vì kém quá xa.


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434796faafb2b68.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6447)

Chitto
23-01-2008, 16:13
Nhìn vào đền qua một sân gạch Bát Tràng.
Gạch hình như là làm gạch hoa cúc, bắt chước gạch ngày xưa (không nhớ chính xác không?). Muốn xem gạch hoa cúc cổ thật sự, phải đến đền Trần ở Nam Định, hoặc chùa Phổ Minh, hoặc Yên Tử. Tại đó có những con đường gạch hoa cúc đã hơn 700 năm tuổi mà vẫn nguyên vẹn, đẹp và tươi mới.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243479704e73b73a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6449)

Chitto
24-01-2008, 21:17
Nội điện (Hậu cung) đền Đô, gian giữa. Tấm hoành ghi bốn chữ "Ân thùy vạn thế"

Có điều khiến tớ thấy lạ ở đền Đô, là cách bài trí các tượng vua nhà Lý. Ở đây, người ta đặt tượng Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông cạnh nhau, ngang nhau trong gian chính giữa, các vị vua khác ở hai bên. Nếu nhìn về bố cục cân xứng, thì như thế là vừa khớp, chẵn, chia đôi từ giữa ra mỗi bên 4 tượng.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24347989d4090810.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6494)

Chitto
24-01-2008, 21:25
Thế nhưng, xét về các "Miếu" thờ các vị vua, cũng như các vị thần, thì bày như thế là không có tôn ti trật tự.

Bởi Lý Thái Tổ là Cha, mà chỉ ngồi ngang hàng với Thái Tông là Con. Cha con không thể được thờ ngang hàng. Hơn nữa, Thái Tổ là bậc tôn quí nhất, người mở ra triều đại, các đời sau dù có công lao lớn đến đâu cũng không thể sánh ngang. Do đó, trong miếu thờ, Thái Tổ bao giờ cũng phải đặt ở chính giữa. Các đời sau sẽ tính ra hai bên, theo nguyên tắc bên trái (Tả) trọng hơn bên phải (Hữu).

Như các miếu ở Huế, có 4 miếu là Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, ngoại trừ Hưng Miếu thờ riêng cha Gia Long, 3 miếu kia đều theo nguyên tắc đó cả.

Triệu Miếu thì bài vị của Thủy Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Bặc ở chính giữa.
Thái Miếu thì bài vị của Thái Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Kim ở chính giữa.
Thế Miếu thì bài vị của Thế Tổ nhà Nguyễn (Gia Long) ở chính giữa.

Tớ thấy Lăng Trần và Miếu nhà Trần ở Hưng Hà cũng theo nguyên tắc đó: Thái Tông ở giữa (Thái tổ nhà Trần không hề làm vua), Thánh Tông là con bên trái, Nhân Tông là cháu bên phải.

Tớ không biết từ trước, đền Đô đã bày tượng Cha ngang hàng Con như thế từ xưa, hay chỉ từ sau khi trùng tu sửa chữa mới đặt thế.

Chitto
03-02-2008, 01:03
Hai bên đền chính thờ các vua triều Lý là hai tòa Tả Hữu điện thờ quan Văn và Võ. Bên Văn thờ đại diện là hai ngài Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành.

Chính giữa tòa Văn chỉ là một bức hoành rất lớn viết bốn chữ "Thái sơn Bắc đẩu", để ca tụng công đức, chí nguyện, lòng trung sáng ngời như tòa Thái sơn, như chòm Bắc Đẩu.

Tiếc rằng, người viết chữ đã thể hiện sự dốt nát khi không biết được chữ Thái trong Thái Sơn phải viết thế nào, và thế là đã tương một chữ Thái sai toét tòe loe lên trên đầu các vị quan văn, vốn là những bậc Nho học thông tuệ. Đáng ra viết chữ Thái với nghĩa là Tốt đẹp, tên của núi Thái Sơn, thì người viết lại viết chữ Thái với nghĩa là "rất" (chắc người ấy tưởng rằng trên đời này chỉ có một chữ Thái duy nhất ấy thôi).

Đấy là không kể nét chữ thực sự vụng về thô kệch, mà tớ nghĩ người viết thư pháp nào nhìn thấy cũng phải nhăn mặt. Đáng buồn, và đáng tiếc lắm thay.



https://www.phuot.vn/imagehosting/24347a4aeb2c6d0a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6634)

Chitto
03-02-2008, 01:05
Có lẽ mình khắt khe quá đáng mất rồi, khi chê bai đền Đô đến thế.

Nhưng đúng là khi so sánh với các di tích cổ tuyệt vời khác của đất Kinh Bắc, thì Đền Đô với tớ thực sự là một công trình "tốt nước sơn hơn tốt gỗ".

Chitto
08-02-2008, 21:24
Trước Tết, tớ quay lại một góc Bắc Ninh, để tìm đến một cánh đồng hoa cải vẫn còn vàng bờ đê sông Đuống

Hoa đã bắt đầu tàn, và người nông dân đi lấy hạt cải về làm giống cho mùa sau.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24347ac65d1c9e3d.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6764)

Trời mù mù trình độ kém, các bác thông cảm.

Chitto
08-02-2008, 21:26
Đồng hoa bên rặng tre


https://www.phuot.vn/imagehosting/24347ac666de9bf7.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6765)

Chitto
08-02-2008, 21:26
Đi làm đồng


https://www.phuot.vn/imagehosting/24347ac66a50030f.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6766)

Chitto
14-02-2008, 15:57
Gần chùa Dâu là đền và lăng Sĩ Nhiếp.

Sĩ Nhiếp là thái thú Giao Châu thời Hán Hiến Đế, thế kỉ 2 - 3, thời đó nước ta còn thuộc nhà Đông Hán. Theo sử chép, thì Sĩ Nhiếp đóng phủ tại Luy Lâu, cai trị 40 năm, đúng vào đầu thời Tam Quốc. giữ Giao Châu yên ổn trong khi phương bắc đang loạn lạc. Ông ta đem văn hóa Hán vào đất Việt, đặc biệt là Nho giáo, vì thế đời sau tôn là Nam giao Học tổ.

Với các sĩ phu tận tâm tận tụy với Nho học, thì Sĩ Nhiếp quả là bậc Tổ có công lớn. Đối với văn hóa Việt bản địa, thì công của Sĩ Nhiếp cũng chính là sự hủy diệt của nền văn mình Đông Sơn. Từ đây người ta chỉ còn biết lấy văn hóa Hán làm khuôn mẫu...

Cổng đền Sĩ Nhiếp


https://www.phuot.vn/imagehosting/24347b4027f94d6b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6874)

Chitto
14-02-2008, 16:04
Đền Sĩ Nhiếp được dựng lại vào thời Lê, chiếc cổng rất đẹp có lẽ cũng ba bốn trăm năm tuổi. Hai bên cổng có hai cây gạo rất đẹp, tháng ba sẽ ra hoa đỏ rực đây. Lại nhớ đến cổng đình làng Khê Nữ, xưa có hai cây gạo cũng to đẹp thế này, thế mà giờ chết mất rồi, tiếc.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24347b403fd10476.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6875)

Chitto
15-02-2008, 10:49
"Lăng Sĩ Nhiếp" là một gò đất bên cạnh đền, xung quanh mới xây tường gạch, ở giữa để trống.

Di vật cổ duy nhất và quí giá nhất ở đây là tượng con cừu bằng đá quỳ chân bên cạnh lăng. Con cừu này giống hệt con ở tháp chùa Dâu. Tương truyền rằng đây là hai con cừu từ Ấn Độ đến ăn hoa màu ở Luy Lâu xưa, đi lạc, một con đến chùa Dâu, một con đến đền Sĩ Nhiếp.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24347b50b0509eca.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6887)

Chitto
15-02-2008, 10:51
So sánh hai con cừu nằm ở chùa Dâu và lăng Sĩ Nhiếp, di vật từ thời Hán, thế kỉ 2.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346ec002783a98.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=3465)

https://www.phuot.vn/imagehosting/24347b50c3bb13b8.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6888)

Chitto
17-02-2008, 00:18
Đường vào làng, từ bờ đê sông Đuống


https://www.phuot.vn/imagehosting/24347b71abe39a21.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6922)

Chitto
27-02-2008, 13:45
https://www.phuot.vn/imagehosting/24347c506ea7683f.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=7164)

Chitto
27-02-2008, 22:30
https://www.phuot.vn/imagehosting/24347c58207879e3.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=7182)

Chitto
28-02-2008, 10:05
https://www.phuot.vn/imagehosting/24347c624dc11b37.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=7205)

Chitto
07-03-2008, 00:37
Cách khu Tứ Pháp huyện Thuận Thành không xa là một khu Tứ Pháp nữa. Dù không thuộc tỉnh Bắc Ninh, mà thuộc Hưng Yên, nhưng kế ngay Thuận Thành. Thực ra khu này cũng vẫn là Kinh Bắc ngày xưa.

Tứ Pháp này là ở huyện Lạc Hồng, cạnh đường 5, gồm 4 chùa: chùa Thái Nhạc thờ Pháp Vân, chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ, chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi, chùa Lạc Hồng thờ Pháp Điện.

Trong 4 chùa này, chỉ còn chùa Thái Lạc là chùa cổ gần như nguyên vẹn, còn các chùa khác đều là dựng lại sau khi bị hủy hoại hoàn toàn trong thời gian chiến tranh, tiêu thổ, hoặc sau này trong thời "xây dựng XHCN".

Như chùa Lạc Hồng đã bị dỡ để làm kho hợp tác, chùa Nhạc Miếu cũng tương tự...

Chitto
01-06-2008, 23:23
Không chỉ có các ngôi chùa cổ kính, những tòa đình làng cũng mang hồn đồng bằng sông Hồng, sông Đuống.

Đình làng là tinh hoa của làng, tuy không nhiều tầng lớp nhưng to lớn hơn chùa. Đình thờ thành hoàng và là nơi làng tụ họp. Rải rác khắp Kinh Bắc, đình là chứng nhân bền bỉ của một nền văn hóa làng xã người Việt.


Đình làng Thụy Lôi, một tòa đình đẹp


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434842cc7723856.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12976)

Chitto
02-06-2008, 00:24
Tòa đại đình hơn ba trăm tuổi với những cột gỗ rất lớn, những tấm cốn trang trí hoa văn dân gian. Hoa văn này không chỉ có rồng phượng, mà cả các con vật thường gặp của nhà nông như cua, cò, cá...


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434842dab23394c.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12978)

Chitto
28-07-2008, 01:00
Bên dòng sông Cầu. Dòng sông đi vào thơ ca, đi vào Quan họ, vào tâm thức người Kinh Bắc.


Làng quan họ quê tôi,
Tháng giêng mùa hát hội
Những đêm trăng hát gọi
Con sông Cầu, làng bao quanh
Ngang lưng làng quan họ xanh xanh



https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=96&pictureid=1231


Tôi dọc bờ sông một buổi chiều, rồi xuống con đò ngang. Nao nao như nghe tiếng hát.

Chitto
28-07-2008, 01:01
Chỗ dòng sông yên ả ngang làng Vân



https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=96&pictureid=1232

Chitto
31-07-2008, 12:40
Nói đến đình xứ Kinh Bắc, không thể không nói đến đình làng Đình Bảng.

Đình Đình Bảng được cho là ngôi đình lớn nhất, đẹp nhất và còn nguyên vẹn nhất xứ Bắc. Đình được dựng cách đây hơn 300 năm, và phải mất 36 năm từ khi khởi công mới dựng xong đình. Trông bên ngoài cũng bình bình thôi, nhưng vào trong mới thấy cao và rộng. Đây cũng là đặc trưng các ngôi đình miền Bắc, với cửa thấp nhưng mái cao, lòng rộng.

Những cột trụ chính trong đình đường kính đến 0,8m, các cột khác cũng rất to. Hệ thống cột kèo xà đỡ làm mộng vô cùng chắc chắn, đến nỗi khi trước Pháp muốn kéo đổ đình, lấy xe tăng móc vào cột góc đình rồi kéo, cũng không phá được. Người ta nói rằng nếu có kéo cực mạnh, thì cả ngôi đình sẽ dịch chuyển theo nguyên vẹn, chứ không thể đổ. Sau Pháp kéo con chó đá bên cạnh đình, kéo mạnh quá nên gãy mõm chó đá.

Đình này có bộ mái rất lớn, các đầu xà lao ra ngoài xa nhất trong tất cả các công trình kiến trúc gỗ Việt Nam.

Đình mới trùng tu, sân còn ngổn ngang, thật khó tìm được góc nào lấy được toàn bộ tòa đại đình to lớn.


https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=96&pictureid=1306

Chitto
04-08-2008, 00:00
Kiến trúc xưa của tòa đại đình to nhất xứ Bắc.



https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=96&pictureid=1308

Fundriver
04-08-2008, 22:24
chưa thấy bác nói đến Hội Lim nhỉ, năm rồi em đi cũng thấy rất hay. Có mấy cái ảnh chụp xin phép đưa lên các bác xem cho vui nhé

1) Các liền anh - liền chị trong 1 làng đang hát:

https://vnupload.com/files/151800DSC_0199.jpg
2) một ông cụ có mái tóc ... như con gấu bông

https://vnupload.com/files/151800DSC_0197.jpg
3) Dịch vụ vui trơi giải trí còn nghèo nàn quá

https://vnupload.com/files/151800DSC_0184.jpg

gianker
04-09-2008, 00:29
Bác Chit lâu lâu bỏ quên topic này. Cho phép em post mấy ảnh về làng Thổ Hà và làng Phù Lãng, thuộc xứ Kinh Bắc nhé.

gianker
05-09-2008, 16:14
Làng Thổ Hà nằm cách thành phố Bắc Ninh chừng 5,6 km, từ Hà Nội thì khoảng 35 km. Là điểm đi picnic trong ngày rất tiện lợi. Hơn nữa, ngoài làng Thổ Hà, có thể đi đến làng Vân nổi tiếng với rượu làng Vân bên cạnh, quá lên một chút là chùa Bổ Đà dưới chân núi, còn lưu giữ bản khắc kinh gỗ cổ, và là một trong 4 gốc của phái Trúc Lâm (?). Trưa chiều, về qua Bắc Ninh đánh chén đặc sản chim trời có tiếng. Nếu không say và còn thời gian, phi xe tiếp sang phía bên kia, đi Phả Lại, khoảng 20km để đến chơi ở làng gốm Phủ Lãng.

Đến Bắc Ninh, hỏi đường đi theo đê chắn sông Cầu đi Thổ Hà. Muốn vào làng, phải đi phà qua sông. Từ bến phà, làng nằm sát bên bờ sông.

Cổng làng, kiến trúc tiêu biểu vùng đồng bằng Bắc Bộ.


https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Tho%20Ha%20Village/rIMG_0968.jpg

gianker
07-09-2008, 23:59
Một góc nhìn từ xa về làng. Vẫn mái ngói đỏ, nhà một gian truyền thống.

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Tho%20Ha%20Village/rIMG_0969.jpg

Cách cổng làng không xa, một không gian yên bình và dịu ngọt của một miền quê.

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Tho%20Ha%20Village/rIMG_0936.jpg

gianker
08-09-2008, 16:45
Vào mùa, vào ngày nắng, người dân tranh thủ mọi nơi để phơi bánh đa. Trước làng nổi tiếng với đồ gốm, nhưng hiện tại không biết tại sao không còn ai làm nghề nữa, giờ chỉ còn một xưởng ngay cạnh chùa. Giờ, bánh đa, rượu ... được làm thay cho gốm.

Bánh đa được phơi ở gần sân đình.

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Tho%20Ha%20Village/rIMG_0931.jpg

Phơi trong ngõ nhỏ

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Tho%20Ha%20Village/rIMG_0956.jpg

Phơi ở mọi nơi

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Tho%20Ha%20Village/rthoha3.jpg

gianker
09-09-2008, 10:35
Những góc của cuộc sống thường ngày ở Thổ Hà

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Tho%20Ha%20Village/rthohacopy.jpg

Một làng trên đường từ Thổ Hà đến chùa Bổ Đà, núi Bổ Đà

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Tho%20Ha%20Village/rthoha2.jpg

Một chút gốm

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Tho%20Ha%20Village/rIMG_0985.jpg

gianker
10-09-2008, 14:51
Phù Lãng là một trong 4 làng gốm nổi tiếng nhất miền Bắc, cùng với Bát Tràng, Thổ Hà và Hương Canh (Vĩnh Phúc). Từ những năm 1980, do không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường nên người các làng Thổ Hà và Hương Canh dần dần từ bỏ nghề gốm, thay vào đó là một loạt các công việc mưu sinh khác. Bát Tràng thì ở một vị trí, công nghệ, vị thế cao hơn hẳn, phát triển nhanh mạnh và đại diện cho cả nghề gốm miền Bắc. So với 2 làng còn lại, Phù Lãng vẫn giữ được truyền thống và làm nghề. Gốm Phù Lãng nổi tiếng nhất với nước men màu nâu, hay còn gọi là màu da lươn. Làng vẫn sản xuất các sản phẩm truyền thống như chum, lọ, quách, với thị trường toàn miền Bắc và một số tỉnh miền Trung... Khoảng 5 năm trờ lại đây, danh mục các sản phẩm gốm được mở rộng ra, như tranh gốm, lọ đất... với rất nhiều kiểu mẫu sáng tạo, độc đáo.

Từ Hà Nội, đi theo đường 1b, đến thị xã Bắc Ninh, đi theo đường Phả Lại, được khoảng 20km, đến Bưu điện Chân Cầu, hỏi đường rẽ vào làng Phù Lãng.

Từ đường cái, đi một đoạn trên đường rẽ vào làng. Đi vào mùa, con đường ngan ngát hương lúa nếp.

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Phu%20Lang%20Village/rp2copy.jpg

Một góc làng

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Phu%20Lang%20Village/rp6copy.jpg

gianker
10-09-2008, 15:03
Đến Phù Lãng vào đúng trưa nắng, được hôm trời xanh và nhiều mây. Tranh thủ chụp vài tấm. Vẫn là chum, lọ để ở khắp mọi nơi.

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Phu%20Lang%20Village/rp3copy.jpg

gianker
17-09-2008, 12:43
Hai bên đường làng là nơi chứa gỗ, để đốt lò. Có lẽ cái men da lươn có được là do những ngọn lửa đốt từ gỗ này.

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Phu%20Lang%20Village/rp4copy.jpg

gianker
22-09-2008, 12:40
Bình, lọ... để mọi chỗ ở Phù Lãng

https://i55.photobucket.com/albums/g122/gianker/Phu%20Lang%20Village/rp1copy.jpg

TÍM
01-10-2008, 00:31
Cái này lên báo nè =)) (http://citilink.channelvn.net/home/20080923051810792_d238/Bu%CC%81t-Tha%CC%81p-mo%CC%A3t-so%CC%81m-mu%CC%80a-thu.chn)

susu
12-11-2008, 09:55
Nhìn trên bản đồ nơi đây được đánh dấu là điểm Du Lịch nằm trên một khúc cong của sông Cầu.

Theo Quốc Lộ 18 đi về Bắc Ninh,tới ngã tư TT Chờ - Đông Thái,huyện Yên Phong thì rẽ đi lối cầu Đông Thái.

Trời xanh,nắng trong,gió mát hiu hiu thơm mùi rơm mới,phong cảnh hữu tình :

đánh lưới trên cánh đồng ngập nước

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5233


sông Cầu nước chảy lơ thơ !

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5241


https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5236

susu
12-11-2008, 10:09
Theo sử sách, phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng dựa vào thế núi, sông, đồng trũng, ruộng lầy kéo dài từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang của tỉnh Hải Dương. Tại địa phận của tỉnh Bắc Ninh, phòng tuyến sông Như Nguyệt chạy qua huyện Yên Phong gồm các xã Tam Đa và Tam Giang có tổng chiều dài hơn 10km chạy dọc đê sông Cầu. Địa danh này là một trong những điểm diễn ra các trận đánh quyết liệt nhất giữa các cánh quân của ta dưới sự chỉ đạo của Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, góp phần tạo nên chiến thắng oanh liệt trước giặc Tống, đặt dấu mốc quan trọng cho thời kỳ thịnh trị, tự chủ của triều đình phong kiến sau gần một ngàn năm Bắc thuộc. Vậy mà bây giờ,khó có thể nhận ra đây từng là một địa danh hiển hách trong lịch sử.

Suốt một dọc đê dài theo sông,hỏi trẻ không ai biết,hỏi già bảo : " còn đâu !"

Làng Như Nguyệt hay tên dân gian còn gọi là làng Ngọt .

Đến đầu làng rẽ phải sang Vọng Nguyệt, nơi còn lưu giữ tấm bia của Trương Hán Siêu trong chùa làng Vọng. Rẽ phải là Phương La Đông, Phương La Đoài, nơi có ngôi đền thờ Trương Hống, Trương Hát, tương truyền bài thơ thần được đọc từ đây.
Đối diện bên bờ bắc qua bến đò Ngọt sông Cầu là bãi Sát, nơi diễn ra trận huyết chiến Lý Thường Kiệt diệt Quân Tống.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5245

neo đậu bến quê !

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5247

susu
12-11-2008, 10:23
Suốt dọc đê chỉ thấy toàn lò gạch (file lỗi nên ko up đc ảnh :D),không có dấu hiệu nào của những di tích lịch sử đã được Nhà Nước xếp hạng cả ..

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5243

Những bãi cát hút lên từ lòng sông.Những lò gạch đắp trên bãi bồi,bị đào bới nham nhở..Người ta dùng chính nguồn đất thuộc phòng tuyến xưa làm chất liệu để sản xuất.

Lịch sử dần biến mất.Nhưng có lẽ chính những người dân lao động làng quê cũng chẳng biết,nơi mình đang sống đây có ý nghĩa thế nào !

vô tình thôi họ giống thế này ! :LL

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5242


những bãi cát được hút lên từ sông.Đôi khi có cả những di vật của trận đánh năm xưa (ây là người làng bẩu thế!):D

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5239

susu
12-11-2008, 10:38
chả hỏi thăm được ai,chiều đã muộn,em đành lê la về phía chợ Chờ để tìm đường về nhà !

thấy thế này :

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5253

rồi thế này :

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5254

rồi lại thế này :

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5255

rồi cũng tới :

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5256

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5257

Chẳng là sau cái vụ Ấy Ấy có câu : Chị chờ em ở chợ Chờ - em quyết chí một phen tới tận nơi xem sao ! :)

Anh Già
12-11-2008, 10:48
Em 2su dạo này chụp ảnh đẹp ghê !

susu
12-11-2008, 10:49
Dưng qua được một đoạn,em lại thấy có biển : Đinh làng Trác Bút - cách 150m (ảnh lỗi nên em thuyết minh bằng mồm):)

Thế là tiện đường em ghé vào chơi !

Nằm dọc theo Tỉnh lộ 271, làng Trác Bút được nhiều người biết tới bởi cái tài giật giải “đệ nhất” phóng điểu ở các hội làng đất Bắc. Chym ở đây nhiều, gần như nhà nào cũng có một vài đôi. Nhưng nuôi đông đàn để luyện thi, thì cả làng có gần 30 người thôi !

Mới đầu em tưởng,Đình làng chắc là nơi hàng năm diễn ra các cuộc thi Chym !

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5258

Dưng hỏi thăm mấy em này chúng nó bảo : không phải đâu !

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=272&pictureid=5259


Theo các bậc cao niên trong làng kể lại:Truyền thống nuôi chym,thi chym ở Trác Bút xuất xứ từ thời nhà Lý.Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống bên Phòng tuyến dòng sông Như Nguyệt (1075-1077),triều đình đã giao cho Trác Bút đặc trách huấn luyện chym để đưa thư tín về Kinh thành Thăng Long và ngược lại.Từ cái trung, cái nghĩa ấy, lớp trai làng nối tiếp nhau say mê huấn luyện chym tham dự các hội thi,những mong gửi gắm khát vọng và ước mơ cuộc sống thanh bình,yên vui, đầm ấm.:shrug:

Thế cho nên chym ai người ấy nuôi,chym nhà mình mình luyện.
Đến mùa Xuân thì đem đi thi hội !

zanghoang
01-04-2009, 22:38
Rồi bà đọc cho tôi nghe một đoạn rất dài của bài Truyện thơ Nôm về sự tích Man Nương. Bài thơ lục bát dài hàng trăm câu, bà đọc làu làu, rồi giải thích từng đoạn, từng câu. Có thể thấy bài thơ nôm đó mới được sáng tác thôi, cùng phong cách thơ nôm Thạch Sanh, chúa Ba chùa Hương,... Nó mang đậm tinh thần người Việt với các đấng Mẫu, vốn là tín ngưỡng bản địa.

[/B].

cái này thì chắc bác không để ý rồi. ngay ở chùa Dâu có bán một tập sách mỏng, khổ khoảng bàn tay in nguyên bài thơ này. quyển sách này có tên: " sự tích Đức Phật chùa Dâu" được in dựa theo những bản khắc gỗ hiện còn đang lưu giữ trong chùa

quyển này chắc khoảng 10K thôi bác ợ

khonggiandoc
23-07-2009, 01:52
Trước Tết vừa rồi được thung thăng ra Bắc, háo hức đi Kinh Bắc, tới đền Đô mà buồn hết cả cỗ lòng. Hai con sư tử đá Tàu chềnh ềnh ngay cửa. Vào đền Đô chỉ thấy một cảm giác trọc phú. Cái Ngũ long môn (món quà của UBND TP HN mừng 990 năm TL - HN thì phải?) thì cánh cửa chạm khắc đường nét thô vụng, bắc thang cũng không sánh được với cánh cửa tam quan nội chùa Keo (Thái Bình) TK 17 và chùa Phổ Minh (TK 13).
Đợt đấy, mình phải quyết tâm đi Lam Sơn đại lãm thần quang tự (chùa Dạm) xem sao, cũng thỏa nguyện. Đúng như anh Chitto nói, tới nơi hỏi dân chỉ biết chùa Hàm Long (thờ thiền sư Không Lộ hay Nguyễn Minh Không) chứ chả rành chùa Dạm. Hai mẹ con ì ạch phóng xe theo đường núi cũng lên tới chùa.
Đệ nhất danh lam Đại Việt thời Lý là đây ư? Thật xa xót. Chỉ còn một số cột đá chạm hoa sen, giếng Tấm Cám, 3 - 4 lớp tường đá, tấm bia, cột biểu chổng chơ. Tam bảo mới dựng lại 20 năm nay đã rạn nứt, có thể quỵ xuống bất kỳ lúc nào. Chỉ còn một bà vãi quét dọn, coi chùa.
Buồn quá, tại sao lại để một di vật quan trọng bậc nhất của lịch sử mỹ thuật Phật giáo, thời Lý tan hoang giữa nắng mưa? Chẳng lẽ không xây được lầu gác bảo vệ khỏi nắng mưa. Hai con rồng trên cột biểu thì đã bị đứa nào đục phá một phần, bực quá. Núi con rùa phía trước trụ cột thì đã bị chặt đầu do làm đường.

khonggiandoc
23-07-2009, 02:00
Nghe bà vãi chùa Dạm bảo, có dự án xây lại chùa Dạm rồi, hoành tráng lắm, vài chục tỷ, nhưng vì phải dồn sức cho chùa Phật Tích trước nên chùa Dạm phải chờ. Hồi dân làng góp công góp của dựng mấy gian chùa nhỏ bé cách đây gần 20 năm trước cũng bị chính quyền xã gây khó dễ đủ trò.
Chùa Dạm thời Lý thì gần như không còn gì, vì có lẽ bị tiêu hủy nặng nhất khi quân Minh chiếm đóng Việt Nam? Tới thời Lê Trịnh chùa Dạm mới được dựng lại, nhưng cũng là đại tự nổi tiếng miền Bắc.
"Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám đóng cửa chùa Dạm"
Tương truyền, phải đóng cửa chùa từ chiều tới lúc trăng 18 lên thì mới xong. Công trình thời Lê Trịnh này cũng bị "hò dô ta nào" cho tan tành cành đào trong kháng chiến chống Pháp. Cũng như trước đây, tài liệu ghi là chùa Phật Tích (công trình thời Lê Trịnh do một cung phi của chúa Trịnh hưng công dựng lại, cũng lên tới hàng trăm gian) bị Pháp phá hủy, nhưng nhiều người già trong làng bảo không phải như thế.
Mới đây, lại được biết tí nữa thì chùa Bút Tháp được cho một ít bộc phá để chặn quân Pháp, may mà cuối cùng không xảy ra.

khonggiandoc
23-07-2009, 02:10
Anh Chitto cho rằng chùa Bút Tháp to nhất, đẹp nhất miền Bắc nhưng tôi cho rằng không phải thế. Tuy rằng không sánh được về sự phong phú của hệ thống tượng, nhưng chùa Keo Thái Bình mới xứng đáng là to nhất, đẹp nhất, riêng bộ vách của chùa toàn bằng gỗ quí thì chưa ngôi chùa cổ nào của Việt Nam sánh được. (các chùa kết cấu Nội công ngoại quốc khác thì vách cũng chỉ làm bằng gạch là cùng).
Nhưng chùa Keo cũng mới được đại tu xong, nẫu cả ruột. Không biết đứa nào lắm tiền mà nhiều ngu muội cộng với sư sãi nhà chùa, cùng ban quản lý vớ vỉn lại đặt thêm 2 pho tượng Hộ pháp bé xíu (so với hai tượng hộ pháp cũ cưỡi sấu, cao gần 4 m), xấu ỉn bên hai pho tượng hộ pháp cũ.
Nói thật, bây giờ đi chùa, ít có cơ hội gặp các bậc chân tu (càng hiếm có khó tìm những bậc cao tăng như thời Lý - Trần vì thời ấy gần như tinh hoa của giới trí thức Đại Việt dồn hết vào chùa), toàn thấy những kẻ mắt la mày lém; loại như hai sư cô mồm gào toang toác ở chùa Dâu mà anh Chittot gặp không phải là hiếm. Có lần, họa sĩ Thành Chương bảo, sau khi đại tu xong, chùa Dâu chả khác gì quán Ngon ở phố Phan Bội Châu.
Sắp tới, sẽ up ít hình lên khoe khoang chút, cho đỡ bực, hì.

keals
31-07-2009, 14:38
Về độ To thì em nói đến, nhưng về nét cố kính thì chùa dâu theo em là nhất. không gian yên tĩnh, lại cạnh con sông Đuống, gió thổi vi vu càng tạo cho ngôi chùa cái nét thanh tịnh. Có lần em làm 1 chuyến đi xuyên Bắc ninh. Qua từ sơn, qua đồi lim, đi theo đường Làng, vừa đi vừa hỏi thăm đường, rồi 1 mạch phi ra quốc lộ qua cầu Hồ , rồi vòng về đê sông Đuống,qua Đề Kinh Dương Vương, rồi đến chùa Dâu. Nhìn từ Đê, chùa Dâu mà em có cảm giác như mình vừa về với nước việt xưa các bác àh.

Chitto
31-07-2009, 20:55
...vừa đi vừa hỏi thăm đường, rồi 1 mạch phi ra quốc lộ qua cầu Hồ , rồi vòng về đê sông Đuống,qua Đề Kinh Dương Vương, rồi đến chùa Dâu. Nhìn từ Đê, chùa Dâu mà em có cảm giác như mình vừa về với nước việt xưa các bác àh.

Tôi có cảm giác bạn đã nhầm chùa Dâu với chùa Bút Tháp rồi.

tuan_ivan
30-08-2009, 09:45
Đối diện chùa Tiêu

https://i728.photobucket.com/albums/ww288/tuan_ivan/chua_tieu.jpg?t=1251600104

tuan_ivan
30-08-2009, 09:48
Cạnh đó là đầm hoa sen khá đẹp!

https://i728.photobucket.com/albums/ww288/tuan_ivan/hoasen.jpg?t=1251600423

phanhuychu
07-04-2010, 19:22
9h:21' - 13/5/2009
Sách đồng chùa Bút Tháp: Vất vả phục dựng vì... quá hiếm!

Việc tìm thấy 2 cuốn sách đồng tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) vào tháng 4 vừa qua đã kéo theo một loạt công đoạn khác đối với các chuyên gia của Bảo tàng Bắc Ninh, từ việc thực hiện một bản sao cho tới quá trình tìm thêm thông tin về 2 cuốn sách này.

Bút tích của “Bà chúa Kim Cương”?
Cao 11 mét, tháp Tôn Đức nằm trong quần thể chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 và là nơi đặt xá lị của nhà sư Minh Hành, từng trụ trì tại chùa trong quãng thời gian ấy (viên tịch năm 1659). 4 mặt tháp đều bít kín bằng đá, bởi vậy không ai hình dung tới sự tồn tại của 2 cuốn sách đồng trong lòng chiếc tháp này - ông Lê Viết Nga, Giám đốc Bảo tàng Bắc Ninh cho biết.

https://img.thethaovanhoa.vn/Images/Uploaded/Share/2009/05/12/e0esach-dong.jpg
Một trang trong bộ sách đồng

Theo lời ông Nga, 2 cuốn sách được đặt ở vị trí gần đỉnh tháp, phía dưới là các lớp đá xếp ken dày. Phía ngoài sách được bọc rất cẩn thận bằng giấy dó, kèm theo đó là 2 thỏi đồng có hình dáng như trâm cài đầu thời xưa (một chiếc đã gãy). Nôm na, 2 thỏi đồng ấy có chức năng dùng để mở từng trang sách cũng bằng đồng. Người xưa rất cẩn thận, bởi nếu mở sách bằng tay, vết chạm có hơi người rất dễ dẫn tới những vệt ô-xi hóa trên bề mặt - ông Nga hào hứng kể. Ngoài ra, cũng phải công nhận là “các cụ” bảo quản sách rất tốt. Khi mang về, các lớp giấy dó theo thời gian đã kết lại với nhau bên ngoài như một lớp hồ dày. Giấy dó hút ẩm rất mạnh nên giữ cho các trang sách vẫn óng ánh màu đồng như mới, chỉ trừ trang bìa và một vài góc các trang sách bị gỉ xanh - tương ứng với một vài chỗ mà giấy dó quá mủn nên bục ra.
Cũng theo nhận định của các chuyên gia thuộc Bảo tàng Bắc Ninh, việc 2 cuốn sách nằm trong tình trạng “gần như mới” đến vậy còn phụ thuộc lý do: đây là 2 cuốn sách mang tính chất “tùy táng”, được đúc để táng theo nhà sư Minh Hành, chứ không phải là đồ dùng đã được sử dụng trên dương thế. Hình thức tùy táng như vậy rất phổ biến trong thời kỳ trước.

https://img.thethaovanhoa.vn/Images/Uploaded/Share/2009/05/12/que-mo-sach.jpg
Que bằng đồng để mở các trang sách
Đáng chú ý, theo truyền thuyết dân gian tại vùng, nhà sư Minh Hành rất được hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc tôn quý. Sống ở thế kỷ 17, bà là con chúa Trịnh Tráng, sau được gả cho vua Lê Thần Tông, cuối đời đi tu tại chùa Bút Tháp và được dân gian tôn là bà chúa Kim Cương. Theo ông Nga, dựa trên những thông tin có được, nhiều khả năng 2 cuốn sách đồng này được bà chúa Kim Cương “chủ trì” thực hiện để táng cùng sư Minh Hành khi ông viên tịch. Nếu đúng vậy, căn cứ theo “truyền thống” đương thời, những dòng chữ trên 2 bản sách đồng (đều là kinh Phật?!) có thể là bút tích của chính hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, sau đó được các nghệ nhân “gia công” lại trên đồng lá.
Sách đồng sẽ được phục chế thế nào?
Hiện, sau khi tìm thấy 2 cuốn sách đồng này vào giữa tháng 4 vừa qua, Bảo tàng Bắc Ninh đã lập tức gửi công văn lên Sở VH, TT&DL tỉnh Bắc Ninh và đề nghị Cục Di sản văn hóa cho ý kiến. Trong khi chờ các công văn trả lời, phía bảo tàng theo yêu cầu của Sở đã triển khai phục chế một phiên bản sách đồng khác.

https://img.thethaovanhoa.vn/Images/Uploaded/Share/2009/05/12/giay-do.jpg
Lớp giấy dó bọc sách đã vón cục sau 300 năm

Ông Nga cho biết: Sách đồng là hiện tượng khá hiếm gặp trong lịch sử khảo cổ Việt Nam, nên việc phục chế một phiên bản cho 2 cuốn kinh này là điều tất yếu. Có thể, phiên bản này sẽ được để lại trong tháp Tôn Đức để thay cho bản gốc. Cũng có thể, bản gốc vẫn được để lại trong tháp, còn bản dựng thì được bày ở bảo tàng. 2 lựa chọn đó sẽ được quyết định tùy theo quá trình làm việc giữa Sở VH, TT&DL tỉnh với các sư trụ trì chùa Bút Tháp, cũng như hậu duệ của dòng họ nhà sư Minh Hành (hiện đang sống tại Hà Nội).

Kể về việc phục chế 2 bản sách đồng, ông Nga nói: việc tưởng chừng đơn giản, nhưng hóa ra phức tạp vô cùng, bởi... chúng tôi chưa có tiền lệ đi làm các phiên bản sách đồng bao giờ. Bản thân việc đi tìm các tấm đồng có độ dày 10 ly, đủ để đúc chữ lên cả 2 mặt sách, cũng là điều khó khăn. Ngoài ra, các nét đúc trên mặt chữ là nét hớt và đòi hỏi kỹ thuật đúc khác hẳn với việc đúc trên mặt chuông, mặt tượng thông thường. Khi trao đổi với các nghệ nhân vùng Đại Bái, Bắc Ninh, họ đều từ chối vì vất vả mãi không đúc được.

Cuối cùng, sau khi đi tìm kiếm, bảo tàng tìm được họa sĩ Ngô Lợi tại thành phố Bắc Giang, có đủ “hoa tay” để đúc nét chữ thanh thoát, các nét hất, nét móc mềm mại hơn. Tuy nhiên, do họa sĩ này không biết chữ Hán, nên bảo tàng chỉ còn cách cho người có chuyên môn chữ Hán hàng ngày thẩm định và “kèm” ông Lợi thực hiện công việc của mình. Các ô chữ trên tấm đồng được kẻ ô vuông, chia theo định vị rồi thực hiện từng khuôn một.
Sau khi công việc thực hiện xong, chúng tôi sẽ dùng phương pháp ô-xi hóa cưỡng bức để có màu cũ tương tự như 2 cuốn sách khi được đưa lên - ông Nga cho biết.
(Theo Thể thao & Văn hoá)

MichaelFeng
18-04-2010, 14:57
Không thấy các bác nhắc tới chùa Bổ Đà, ngôi chùa ngày nổi tiếng với vườn tháp và bộ kinh phật cổ bằng gỗ. Theo lời các cụ, hồi trước, quanh chùa là rừng thông, tĩnh lặng và thanh khiết. Năm 2007, em đến đó thì chùa đang tu sửa, rừng thông không còn, chỉ còn lại đồi bạch đàn. Có vài ảnh chia sẻ với mọi người:
https://lh3.ggpht.com/_eCzxq0_ZEoQ/S8q6mBio3FI/AAAAAAAAAjo/IC8RpQ5AJ0U/s800/4%20-%20Chua%20Bo%20Da%201.JPG
https://lh4.ggpht.com/_eCzxq0_ZEoQ/S8q6mdFsS9I/AAAAAAAAAjs/7tebwdJTfQU/s800/4%20-%20Chua%20Bo%20Da%20-%20Cong%20vao%201.JPGhttps://lh6.ggpht.com/_eCzxq0_ZEoQ/S8q6mc0O5BI/AAAAAAAAAjw/x_TOul_Otss/s800/4%20-%20Chua%20Bo%20Da%20-%20Cong%20vao%203.JPG
https://lh5.ggpht.com/_eCzxq0_ZEoQ/S8q6muhQeKI/AAAAAAAAAj0/zhQwUMydIFQ/s800/4%20-%20Chua%20Bo%20Da%20-%20Cong%20vao%204.JPG

noroyoko
26-04-2010, 13:13
Thế nhưng, xét về các "Miếu" thờ các vị vua, cũng như các vị thần, thì bày như thế là không có tôn ti trật tự.

Bởi Lý Thái Tổ là Cha, mà chỉ ngồi ngang hàng với Thái Tông là Con. Cha con không thể được thờ ngang hàng. Hơn nữa, Thái Tổ là bậc tôn quí nhất, người mở ra triều đại, các đời sau dù có công lao lớn đến đâu cũng không thể sánh ngang. Do đó, trong miếu thờ, Thái Tổ bao giờ cũng phải đặt ở chính giữa. Các đời sau sẽ tính ra hai bên, theo nguyên tắc bên trái (Tả) trọng hơn bên phải (Hữu).

Như các miếu ở Huế, có 4 miếu là Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, ngoại trừ Hưng Miếu thờ riêng cha Gia Long, 3 miếu kia đều theo nguyên tắc đó cả.

Triệu Miếu thì bài vị của Thủy Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Bặc ở chính giữa.
Thái Miếu thì bài vị của Thái Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Kim ở chính giữa.
Thế Miếu thì bài vị của Thế Tổ nhà Nguyễn (Gia Long) ở chính giữa.

Tớ thấy Lăng Trần và Miếu nhà Trần ở Hưng Hà cũng theo nguyên tắc đó: Thái Tông ở giữa (Thái tổ nhà Trần không hề làm vua), Thánh Tông là con bên trái, Nhân Tông là cháu bên phải.

Tớ không biết từ trước, đền Đô đã bày tượng Cha ngang hàng Con như thế từ xưa, hay chỉ từ sau khi trùng tu sửa chữa mới đặt thế.

Sau khi trùng tu lại mới thay đổi như thế đấy bác ạ.. Em cũng thấy lạ không hiểu sao các cụ lại bày như thế..

xdnghiem
28-04-2010, 10:59
Em cũng ở Kinh Bắc nè... :D
Nếu vào dịp đầu năm thì Kinh Bắc sẽ có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc tại khắp các địa phương cũng như đền chùa.... Mà nhiều quá nên ko liệt kê hết được, liệt kê thiếu sợ các bác chém... ^^ Hum nay là hội Đền Đô nè, rằm tháng ba 15.3 âm lịch.... Thấy bảo năm nay làm hoàng tráng lắm... hihi...

baimaitu
15-05-2010, 17:29
Tượng thiền sư Chuyết Chuyết trong cây tháp đá Bảo Nghiêm (Bút Tháp). Thiền sư Chuyết Chuyết người TQ sang tu tại chùa cách đây gần bốn trăm năm.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243475ad630de4d4.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=5799)

Góp vui với bác hiii
Chuyết Chuyết là tổ Lâm Tế tông thứ 34 truyền Minh Lương, Lương truyền cho Chân Nguyên làm đời 36 tại Đại Việt (Việt Nam)

baimaitu
15-05-2010, 18:00
Góp thêm một ngôi chùa ở Kinh bắc...
Tứ Ân thiền tự - hay còn gọi là chùa Bổ Đà

Cảnh trí ở đây thanh u, núi non uốn lượn. Chùa có một vườn tháp có số lượng tháp nhiều nhất nước, là trung tâm đào tạo tăng tài cho toàn miền bắc (ngày trước, sau giai đoạn 1954 thì đã không còn được như thế) (chi tiết...google^^)

https://i162.photobucket.com/albums/t254/baimaitu/Phuot/DSC_0656.jpg
https://i162.photobucket.com/albums/t254/baimaitu/Phuot/DSC_0657.jpg
https://i162.photobucket.com/albums/t254/baimaitu/Phuot/DSC_0658.jpg
https://i162.photobucket.com/albums/t254/baimaitu/Phuot/DSC_0690.jpg
https://i162.photobucket.com/albums/t254/baimaitu/Phuot/DSC_0691.jpg

4596006
25-05-2010, 17:13
Các giá trị văn hóa ở Kinh Bắc được "phát lộ" cũng nhờ các bác đấy. Em rụt rè bổ sung thêm ạ: ở Kinh Bắc còn một ngôi chùa nữa cũng rất nổi tiếng.
Chùa Hàm Long ! Về những giá trị lịch sử, văn hóa của nó thì em biết ít, nên không dám nói ở đây, nhưng có điểm đặc biệt là : nhiều người và nhiều nơi ở miền Bắc thường chọn gửi vong cho người thân của mình (vía nặng, mất vào giờ nặng...theo quan niệm dân gian). Em nhấn mạnh là : nhiều người và nhiều nơi đấy nhé, chứ không phải chỉ có số gia đình gửi bình thường như những ngôi chùa khác đâu.
Bên cạnh đó, ngôi chùa này nằm ở một vị trí rất "đắt" về phong thủy, bác nào hiểu biết về mặt này có thể đến thăm và tìm hiểu thêm.

Wind Of Change
16-07-2010, 22:20
Bác Chitto chịu khó tìm hiểu kỹ những nơi mình đến quá! Đọc bài của bác có nhiều thông tin rất hữu ích. Thanks!