PDA

View Full Version : [Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)



Pages : 1 [2]

congchuadiana
25-08-2010, 10:48
Tại vì em ngưỡng mộ công nương diana của Anh đấy mà, nhưng mà chữ công chúa ngắn hơn công nương nên lấy nick vậy cho nó tiện.
Em đang đợi bài cuối của anh đây, ủa mà anh đang sống ở sing hay Việt nam vậy. Thấy kiến thức của anh thật phong phú, làm em ngưỡng mộ anh ghê.

yilka
26-08-2010, 09:25
@ congnuongdiana: thanks em :) a hiện đang ở Sing; để anh post bài cuối luôn hihi

===

Quả thật khó cho tôi khi muốn viết lại Khúc vĩ thanh Tây Tạng, bao nhiêu hình ảnh chuyến hành trình 11 ngày cứ đầy ăm ắp, ấn tượng với Tây Tạng vô cùng sâu đậm, những thắc mắc năm xưa nay đã tìm được lời giải đáp trên vùng đất Phật nhưng kéo theo đó là muôn vàn điều mới mẻ và lòng càng băn khoăn hơn ... Xin trích đôi dòng từ cuốn Mùi hương trầm (tác giả Nguyễn Tường Bách): "Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đỉnh của Tây Tạng không chỉ làm hứng khởi tầm nghe nhìn của chúng ta vốn thường bị mây mù, khói đục và tiếng ồn che phủ, mà còn tích cực hơn, nó dẫn đường mở lối cho nhận thức và ý niệm về cái miên viễn đang hiện hình trước mắt ta. Tâm ta biết rằng cái miên viễn không phải đi tìm đâu xa, nó nằm ngay trước mắt, nó hiện diện ngay trong lòng, chỉ mắt vướng bụi nên không nhìn thấy nó, chỉ lòng chưa tỉnh nên không nhận ra nó. Nhưng cái miên viễn cũng không phải trần trụi sờ sờ ra đó để ai cũng có thể ngắm nghía mà muốn tới với nó phải đi hết đoạn đường phi hữu phi không, phải tự tay mở cánh cửa vô môn, phải nghe được thứ tiếng không lời, phải vào chốn ẩn mật chỉ dành cho những người dâng hết tâm ý, biết buông rơi chính mình. Cảnh quan Tây Tạng là bước khởi đầu, không phải là đoạn kết thúc." Phải rồi! chỉ là bước khởi đầu, chưa phải là đoạn kết thúc, tôi đang viết cho bước khởi đầu của chính mình :)

1. Đô Thành mù sương

Tôi có duyên nhiều với Thành Đô (Chengdu) và cũng rất yêu thích thành phố này bởi nó có cái trong mát yên bình của đô thị quanh năm bao phủ bởi sương mù, kèm theo bề dày lịch sử văn hoá của cố đô Thục Hán đến nay đã vài mươi thế kỷ, cũng lại mang dáng dấp tân kỳ đô hội phát triển không thua kém bất cứ nơi đâu. Cũng vì thế tôi chọn Thành Đô, Tứ Xuyên làm điểm xuất phát của cuộc hành trình. Tuy chỉ lưu lại Thành Đô 1 ngày nhưng tôi đã may mắn cảm nhận được phần nào cuộc sống nơi Thiên Phủ Chi Quốc với những ghế kiệu, phòng trà, bạch viên, thi quyển:

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/1chengdu1.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/1chengdu2.jpg

Những vẻ đẹp làm mê lòng khách đến Thành Đô: này là Vọng Giang Lầu êm đềm trong sương sớm, này là Văn Thù Miếu giấu trong lòng nó những gì tinh hoa của vùng Tứ Xuyên. Bước chân vào Đệ nhất danh trà quán, người ta thấy một nốt trầm trong đời sống phồn hoa của nơi đây, không líu lo điện thoại, không tíu tít bán hàng, người dân Thành Đô vào đây độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm bên những ly trà luôn bóc khói nóng; đáng yêu và thú vị như tiết trời sương khói mát mẻ bao đời của mảnh đất này vậy. Không chỉ có thế, Văn Thù Miếu còn có riêng 1 thư viện Phật học cực lớn bên trong khuôn viên bởi với những ai nghiên cứu Phật giáo thì đều biết rằng hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là tượng trưng cho trí huệ mênh mông, điều mà sau này tôi được chứng ngộ khi đặt chân vào Tây Tạng.

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/1chengdu6.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/1chengdu7.jpg

Thành Đô tiễn tôi bằng 1 cơn mưa nhẹ và màn Xuyên kịch đặc sản khi trời chiều lảng bảng. Phố đẹp, đường đẹp, lầu gác đẹp và người cũng đẹp; Thành Đô trong mưa là 1 ấn tượng khó phai với khách phương xa. Ngồi trong rạp dựng ngoài trời ngay dưới cơn mưa xem hý kịch Trung Hoa lại càng thú vị hơn nữa. Tôi sẽ không lạ nếu mai này bên sông Cẩm Giang người ta chơi thêm hồ cầm đàn địch, để nếu có dịp ghé thăm tôi lại được thả hồn mơ mộng, hỏi rằng có phải đang tấu khúc Hồ trường Dạ Vũ Tiêu Tương?

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/1chengdu3.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/1chengdu4.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/1chengdu5.jpg

Xin hẹn Thành Đô không xa lần tiếp theo du ký Trung Hoa sẽ gặp lại cố nhân :)

yilka
26-08-2010, 10:55
2. Tuyết Quốc trong mây

Có rất nhiều cái tên đẹp để dành riêng gọi cho mảnh đất của những độ cao này: Tây Tạng, Tibet, Land of the Snows, Nóc nhà thế giới, hay chỉ đơn giản là Tuyết Quốc. Một sớm mùa hè như mọi ngày nhưng có ý nghĩa đặc biệt với tôi, hôm nay tôi sẽ bay trên rặng Tuyết Sơn để đặt chân vào thánh địa Phật giáo, học theo dấu chân minh triết của người xưa lần tìm về xứ sở huyền thoại.

Rời Thành Đô, tôi đến với cửa ngõ màu xanh của Tây Tạng: Nyingchi (thuộc địa giới vùng Kham cũ). Nhấc từ đồng bằng lên cao nguyên trung bình 3000m so với mực nước biển sau vài tiếng bay, tôi choáng váng bởi không khí loãng và càng choáng váng hơn bởi những hình ảnh đầu tiên về Tây Tạng hiện ra xanh đến thế ^^ Chẳng thế mà những khách du lịch khi khám phá vùng Kham đã đặt cho nơi đây cái tên 'Wild Wild East' bởi sự khác biệt cực kỹ rõ nét về cảnh quan tự nhiên và điều kiện thời tiết: này là rừng cây thác nước, kia là núi tuyết thảo nguyên; thiên đường xanh Tây Tạng kỳ thú lắm!

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/2nyingchi1.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/2nyingchi2.jpg

Đường nay mây trắng gió ngàn:

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/2nyingchi3.jpg

Nếu như đỉnh Phan Xi Păng cao 3143m, trèo lên đến nơi là chạm vào nóc nhà Đông Dương thì ở Nyingchi cũng độ cao tương tự, tôi được chạm vào lá vào hoa của Khả Đình Câu, chạm vào thân cây Đại Bách 2600 năm tuổi, được dừng trên đỉnh Sejila cao 4702m để chạm vào sương gió ngay giữa trưa nắng hè, được hít thở cái mát rượi của rừng Lulang từ vọng lâu nhìn ra đỉnh Namche Barwa cao 7786m, đặc biệt là được chạm vào nét sơ khai của cổ giáo Ninh Mã do đại sư Liên Hoa Sinh sáng lập mà dấu tích còn lưu lại trên tu viện Tsozong giữa hồ Basum-tso:

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/2nyingchi4.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/2nyingchi6.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/2nyingchi5.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/2nyingchi7.jpg

yilka
26-08-2010, 13:07
Tạm biệt tiểu Thuỵ Sĩ vùng Kham, tôi lên đường đến với thành phố của chư thiên, trái tim của Tây Tạng: thủ phủ Lhasa. Hỏi rằng chư Phật nơi đâu? có phải là bức tượng Đức Thích Ca Thập Nhị Tuế Đẳng bên trong đền Jokhang tuổi đời chục thiên niên kỷ hay ngay trước mắt tôi kia dòng người mộ đạo bước đi giữa cái huyên náo của khu chợ Barkhor tay xoay kinh luân còn trong lòng tịnh không, hướng Phật:

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/3bakhor1.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/3bakhor2.jpg

Thiên kinh vạn quyển đọc bao nhiêu cho đủ? chỉ một lần lặng im đứng giữa Bát Giác Nhai sẽ dấy lên niềm kính phục nghi lễ tôn giáo khổ hạnh tràn đầy niềm tin của người Tạng dưới mái chùa Đại Chiêu buổi bình minh đầu ngày. Phải chăng người xưa có câu Nhất tu thị, nhị tu sơn để dành cho những con người này? Đời trong đục nào có hề chi, bởi họ đã đem đạo về đây giữa phố phường Lạp Tát hơn nghìn năm có lẻ, kể từ cuộc hôn phối giữa công chúa Văn Thành và Tạng Vương Tùng Tán Cương Bố thế kỷ thứ 7.

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/3jokhang1.jpg

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/3jokhang2.jpg

yilka
26-08-2010, 13:16
Đặt chân đến Lhasa chắc chắn ai cũng phải đến chiêm ngưỡng kiến trúc đồ sộ mang phong cách Tạng của hành cung Potala và tôi không phải ngoại lệ. Chưa bao giờ tôi tưởng tượng được trong đời mình sẽ có dịp leo mấy trăm bậc đá trắng trên độ cao 3600m để bước vào nơi thâm nghiêm cao quý nhất của cộng đồng chính-giáo Tây Tạng; và cứ như thế, tôi hăm hở thở và leo.

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/4potala1.jpg

13 bức tượng của các Đạt Lai Lạt Ma đời trước, căn phòng của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sử dụng khi ngài còn tại vị, những stupa sơn son thếp vàng nạm đầy ngọc quý, những hành lang phô phang màu sắc, những cánh cổng đỏ sậm đầy quyền uy, những cầu thang lên xuống như ma trận, những bức tường được mural nhuộm thắm, những chiếc cột đen nhánh mỡ bò yak treo thangka khổng lồ, mùi nến mùi người mùi gỗ mùi ẩm mốc và mùi tiền ... tất cả làm đầu óc của kẻ người trần mắt thịt như tôi rối bời!

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/4potala3.jpg

Hiếm ai ra khỏi cung điện Potala mà lòng không hụt hẫng, lý do thì muôn vẻ nhưng tựu chung lại là cảm giác xa lạ, mất mát. Đã hơn 50 năm rồi hành cung Bố Đạt La vắng bóng chủ nhân thực sự của nó. Người Tạng cũng không còn lui tới đây thường xuyên, có chăng chỉ đi vòng kora khổng lồ dưới chân điện. Có sinh có diệt, vạn vật vô thường, Đức Thích Ca cũng từng truyền dạy điều đó áp dụng cho cả Phật pháp; mới nghe sao thấy dễ dàng nhưng đến Lhasa đối diện với thực tại đang diễn ra từng ngày thì lòng cay đắng lắm! Nhưng nếu ai hỏi tôi ấn tượng nhất với Lhasa là gì, tôi vẫn sẽ trả lời: "Potala!". Nếu bạn một lần đến Lhasa, xin hãy bỏ sức leo lên cung, cũng như bạn đã từng không ngần ngại leo Yên Tử, leo chùa Hương, leo Côn Sơn Kiếp Bạc; bởi tôi xin cam đoan với bạn một điều rằng trên cao gió bạt tiếng eo sèo.

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/4potala2.jpg

Potala kể từ ngày đầu được vua Tùng Tán Cương Bố đặt nền móng năm 637 cho đến lúc Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 mở rộng năm 1645 đã kinh qua bao biến thiên đổi dời; ngày nay trở thành bảo tàng độc đáo cho kiến trúc và văn hoá Phật giáo của người Tạng trên cao nguyên. Và khi đêm về trăng lên là lúc phô bày vẻ đẹp lưỡng tông Hồng-Bạch huyền ảo bí ẩn đó:

https://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/4potala4.jpg

yilka
26-08-2010, 20:06
Trong cái nắng hè oi ả của kinh đô ánh sáng lúc nào cũng ngập tràn ánh mặt trời, tôi đến thăm tu viện Sera - 1 trong 3 ngôi đạo tràng quan trọng bậc nhất của thủ phủ Lhasa. Ấn tượng của tôi về ngôi đại tùng lâm này là hàng cây rợp bóng trong khuôn viên tu viện và nét mặt hứng khởi của những Tăng sĩ tuổi còn rất trẻ đang sôi nổi truy bài trong vườn Biện Kinh:

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/5sera1.jpg

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/5sera2.jpg

Nội dung của những cuộc tranh luận khẩu chiến này tôi không được biết, nôm na người đời bảo đó là cách để đào sâu hiểu biết về Phật điển, nâng cao tri thức trong quá trình tu học, và cũng là cách tinh tiến để đạt cảnh giới cao hơn. Tổng cộng có 6 cấp bậc trong giới Tăng sĩ Tây Tạng và việc vấn đáp sát hạch là bắt buộc để đạt được tới cấp thứ 4! Hoá ra có cách ngồi tập trung thiền định thu mình vào trong để tự giác ngộ, cũng lại có cách biện giải huyên náo để lĩnh hội giới luật như thế. Hoàng Mạo Giáo là tông giáo chú trọng nhất vào việc học đạo đúng cách, đề cao sự rèn luyện của Tăng chúng; hôm nay tôi đã được thấy phần nào điều đó:

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/5sera3.jpg

Rời Lhasa tôi lại rong ruổi trên con đường thiên lý đến thăm thành phố lớn thứ 2 của Tây Tạng: Shigatse. Ngày đi Shigatse cũng là ngày nhiều sự kiện với tôi khi được tận mắt ngắm những kỳ quan thiên tạo và nhân tạo tuyệt diệu của Tây Tạng. Có ai không nín thở khi đứng trên đèo Karola cao hơn 5000m để ngắm màu xanh ngọc kỳ lạ của hồ San hô Yamdrok-tso đẹp ngỡ ngàng đang uốn lượn dưới chân đỉnh băng vĩnh cửu Nojin Kangtsang sừng sững ở độ cao 7191m:

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/6yamdrok1.jpg

Vị nữ thần nào năm xưa đã hoá thân vào hồ Yamdrok kỳ ảo này để ngày hôm nay tôi đứng đây chôn chân trong nắng gió ngắm nhìn cảnh quan mà lòng cảm khái trào dâng, thêm giận mình bất tài không tả được cái đẹp siêu nhiên chốn này!

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/6yamdrok3.jpg

yilka
26-08-2010, 20:13
Con đường xuống đèo chạy song song với bờ hồ mang lại góc nhìn khác về Yamdrok-tso, một góc nhìn tâm linh. Ai đến hồ cũng sẽ để ý thấy hàng ngàn ụ đá nhỏ có theo hình dạng stupa rải rác gần mép nước mà người Tạng hàng năm đi hành hương qua đây đều cung kính xếp lại như để lưu dấu trong cõi trần ai này, họ đã đến đảnh lễ chốn hồ thiêng vinh danh Phật pháp.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/6yamdrok5.jpg

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/6yamdrok4.jpg

Khi xe chạy qua lên đỉnh đèo Karola (4960m) là lúc tôi được nhìn gần Nojin Kangtsang hơn, ngắm nhìn cái chói chang của đỉnh băng trong nắng trưa và rùng mình trong cái lạnh không cắt nghĩa được, cũng là dịp khẳng định một điều tôi đã tâm niệm từ lâu về Tây Tạng: Tuyết nơi đây trắng sạch nhất thế gian!

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/6yamdrok2.jpg

Dấu ấn thiên tạo của Tsang là thế, còn dấu ấn nhân tạo thì sao? tôi dừng chân bên trấn anh hùng Gyantse nghe lại câu chuyện pháo đài Gyantse Dzong nơi bao người Tạng ngã xuống đền nợ nước trong buổi đầu xâm lược của thực dân Anh năm 1904. Một thế kỷ đã qua rồi, pháo đài Dzong ngày nay vẫn sừng sững giữa thị trấn, tiếng súng gươm đã lùi vào quá khứ nhưng cuộc tranh đấu âm thầm lặng lẽ liệu đã thôi âm ỉ?

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/7gyantse1.jpg

Gyantse là thị trấn nhỏ và nghèo, đường đi vắng lắm, những ngôi nhà lầm lũi như khô cháy dưới nắng cao nguyên, bóng người Tạng thấp thoáng dưới mái hiên, con đường giữa trấn như hoàn toàn tách biệt bởi dòng xe du lịch cứ chạy rầm rập, ngồi trên xe là khách thập phương tứ xứ như chúng tôi đây, chắc không có ai dừng lâu nơi này để nói được lời chào đúng nghĩa. Chạnh lòng nghĩ đến câu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: "người vô tâm nhiều như gió bụi trên đường" ...

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/7gyantse2.jpg

yilka
26-08-2010, 22:40
Cách pháo đài Dzong không xa là quần thể tu viện Pelkhor Chode - nơi hoà quyện tâm linh và dung dưỡng của 2 tông giáo Tát Ca và Cách Lỗ của Tây Tạng, một hình thức tổng hoà độc đáo mà tôi bấy giờ mới có dịp diện kiến. Chưa chạy đến cổng tu viện đã thấy thấp thoáng phía xa công trình kiến trúc "dị thường" nhất của toàn vùng Tsang nói riêng và cả Tây Tạng nói chung: tháp Thập Vạn Phật

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/8kumbum1.jpg

Đếm sao cho đủ chi tiết mười vạn tranh tường, bích hoạ, tượng Phật, khám thờ ... bên trong tháp; chỉ biết rằng ai đến đây cũng giật mình bởi kiến trúc Stupa Muôn cửa khổng lồ đã được người Tạng nghiêm cẩn dựng lên thành kỳ quan giữa cao nguyên! Kia là 4 tầng đáy của Tứ diệu đế và 4 đôi mắt hiền từ của đức Thế Tôn đang nhìn ra bốn phương; trên nữa là 13 nấc thang phấn đấu của đời người dẫn lên cõi Niết bàn; trên thượng tầng tháp là sự minh triết, là vòm trời xanh với trăng sao mây trắng nắng vàng. Kiến thức bản thân còn hạn hẹp mà biển trí huệ thì bao la, tôi chỉ biết gửi gắm những điều mình thấy qua vài bức ảnh.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/8kumbum2.jpg

Màu sắc của Kumbum - Thập Vạn Phật tự bên trong và cả bên ngoài phải dùng tính từ dữ dội để diễn tả! Nếu sắc bao quát trắng-đỏ-tím bên ngoài tháp chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiến trúc Nepal thì bên trong mỗi khám thờ tôi bắt gặp cách phối màu rực rỡ và có phần siêu thực của người Tạng. Mỗi gian điện lần lượt là các bức tượng thờ Quán Thế Âm, Thanh Đa La, Bạch Đa La, Tu di, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền Bồ Tát thì trên tường và trần là sẽ là vô vàn hoạ hình tương ứng. Tôi còn nhớ mãi khi đó trong lúc mắt quáng tay run chân mỏi, tôi bước vào 1 khám thờ rất tối và khi ngước lên bắt gặp tượng thân của Đức Phật Thích Ca toàn một màu đỏ sậm khoác y vàng đang nhìn xuống. Lòng tôi vừa kính sợ vừa thích thú, lễ tạ Ngài xong tôi đi lùi ra cửa mà không dám nâng máy lên chụp. Đây có lẽ là gian điện duy nhất tôi không dám chụp ảnh dù được phép.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/8kumbum4jpg.jpg

Trên đường leo lên tháp, tôi gặp nhiều gia đình người Tạng 2-3 thế hệ cũng đang đi tham bái Kumbum, chúng tôi cùng lần từng bước lên những bậc thang nhỏ hẹp quanh co để khi lên đến đỉnh thì trao nhau nụ cười và cái gật đầu thay lời chào giữa những người không cùng ngôn ngữ. Tôi leo Kumbum mà cứ thắc mắc mãi, người Tạng vốn khá cao to mà sao những cầu thang họ làm nhỏ thế để vừa leo vừa lo đụng đầu? thế rồi tôi tự tìm cho mình lời giải đáp: Có phải chăng từ lúc sinh thời họ đã gắn bó với Phật giáo, khi còn nhỏ họ đã đến thăm viếng nơi đây và khi đã tuổi già xế bóng thì con cháu lại đưa họ tìm về chốn cũ? Nếu xa xưa lúc còn thơ bé đã có dịp vào nơi này thì chẳng phải thế giới quan hoá ra rất rộng lớn hay sao!

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/8kumbum3.jpg

Đứng trên Kumbum lúc này chính ngọ, tôi nhìn bao quát toàn trấn Gyantse đang được mặt trời dát vàng ở cao độ xấp xỉ 4000m mà thầm cảm phục câu nói đầy tính triết lý của thi hào Goethe: "Über allen Gipfeln ist Ruh" - Trên tất cả những đỉnh cao là bình yên.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/8kumbum5.jpg

yilka
26-08-2010, 22:44
Rời Kumbum, con đường xuyên vùng Tsang đưa tôi đến điểm dừng cuối: tu viện Tashilhunpo ở trung tâm thành phố Shigatse, là nơi tiếp diễn sự truyền thừa của dòng Ban Thiền Lạt Ma. Những tranh chấp phức tạp nhiều thế hệ hiển hiện trong lòng xã hội chính trị-tôn giáo Tây Tạng và cả sự ganh đua giữa 2 đô thị Nhật Khách Tắc và Lạp Tát sẽ là đề tài thu hút bất cứ ai đặt chân đến đây.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/9tashilhunpo2.jpg

Trát Thập Luân Bố ngày nay là nơi tu học của Tăng sĩ vùng Tsang, cũng là điểm du lịch không thể bỏ qua. Câu chuyện dòng Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma; người là học trò, người là thầy dạy; cả 2 dòng đều là những đệ tử lỗi lạc của Hoàng Mạo Giáo thờ chung thầy là đại sư Tông Khách Ba; cả 2 dòng đều có tái sinh; mỗi dòng vừa có nhiệm vụ tiếp tục truyền thừa vừa thụ ấn người tái sinh của dòng kia. Mới nghe sao mà rắc rối và biết bao điều cơ mật đi kèm, kẻ hậu sinh như tôi quả không dám lạm bàn!

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/9tashilhunpo5.jpg

Bước đi trong Tashilhunpo, tôi bị thu hút bởi tông màu đỏ rực đầy uy quyền của 4 toà điện lớn nhất trong khuôn viên viện cùng những mái vàng ròng phô bày xa hoa minh chứng cho tài nghệ xuất chúng của người Tạng.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/9tashilhunpo4.jpg

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/9tashilhunpo3.jpg

Hình ảnh bức tượng Phật tương lai Di Lặc cao 27m với đôi mắt xanh hiền hoà trong điện Jamkhang Chenmo cùng với sân Kelsang rộng lớn bao bọc 4 phía bởi nhưng bức tường đầy màu sắc hoạ hình đức Phật trong muôn ngàn ấn thủ chắc sẽ còn đeo đuổi tôi mãi ...

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/9tashilhunpo1.jpg

Thiên nhân đồng điệu ^^ tạm biệt những công trình nhân tạo đượm màu tôn giáo vùng Tsang, tôi đi dọc theo dòng Nhã Lung trở lại vùng U để ngắm những nét thiên tạo khốc liệt khác mang bản sắc cao nguyên. Đứng trên triền dốc nhìn ra con sông Yarlung Tsangpo đang chảy giữa lòng U-Tsang, tôi mừng gặp lại người bạn cũ. Mới vài ngày trước tôi lần đầu gặp Nhã Lung khi sông uốn lượn hiền hoà dưới chân đỉnh Namche Barwa đoạn chảy qua rừng xanh Lulang; còn ngày hôm nay sông như xanh hơn in bóng trời trong vắt chảy xuyên qua những vùng đất trống núi trọc cực kỳ hiểm trở, hai bên là lạo xạo sỏi đá. Tôi nhặt vài viên đá và ném mạnh ra xa, dù đã thử nhiều lần và dùng hết sức, hòn nào hòn nấy chỉ rơi xuống lạch cạch và dừng lại bên bờ mép nước. Quá xa, quá rộng, quá hùng tráng! còn con người thì quá nhỏ bé! Ngay cả con đường 318 mệnh danh là Quốc lộ Trung Hoa cũng chỉ như đường kẻ vạch trên tấm màn mênh mông bao bọc bởi trời nước núi non.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/10shigatse.jpg

Năm xưa vương triều Nhã Lung hùng mạnh rời đô từ thung lũng Yarlung vùng Kham về Lhasa chắc chắn đã qua đây. Bao nhiêu người đã đến và bao nhiêu người sau này sẽ tới, liệu họ có như tôi cũng đứng trước sông và ngâm ngợi về quá khứ vị lai của mảnh đất này? Lý Nhuệ dành trăm trang sách Ngàn dặm không mây để viết về thôn Ngũ Nhân Bình "hai năm không mưa, nắng như thiêu đốt"; có ai đã viết cho nơi đây những lời công bằng? Mà nào có hề chi với dòng Nhã Lung hùng tráng, "Chảy đi sông ơi - Băn khoăn làm gì? - Rồi sông đãi hết - Anh hùng còn chi?"

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/10shigatse2.jpg

XINGAPO
26-08-2010, 23:48
Khúc vĩ thanh này của Yilka thật tuyệt vời .. viết hay và sắp xếp hình ảnh rất khéo !
(Bạn có thể "gạ bán" khúc này cho .. Sở Du lịch Tây Tạng để họ làm tiểu phẩm "quảng cáo" được đấy :D )

Mer1320
27-08-2010, 08:38
Rất tuyệt...Chúc Yilka có những chuyến hành trình mới để có những "khúc vĩ..." của mình với những miền những vùng đất mới. Chúc sức khỏe và thành công !!! (beer)

yilka
27-08-2010, 08:47
Thanks bạn XINGAPO và Mer1320 ^^ mình có cảm tình đặc biệt với Tây Tạng (giống như bất kỳ ai từng có dịp đến đây ^^), nên đầu tư viết cho Tây Tạng kỹ càng đến mức có thể. Chúc mọi ng sức khoẻ và những chuyến đi đáng nhớ :) Mình xin post nốt đoạn cuối, cảm ơn mọi ng đã đọc và động viên.

===

Trở về vùng U, tôi đi thăm một nơi linh thiêng nằm trong Tứ đại hồ thiêng của người Tạng: thánh hồ Nam-tso. Nằm ở độ cao hơn 4700m, lại bao bọc bởi rặng Nyenchen Tanglha với đỉnh cao chạm trời 7162m, hồ Nam-tso rộng đến 1920 cây số vuông, gần gấp 3 lần quốc đảo Singapore! "Nhỏ" như Singapore tôi còn chưa có dịp đi hết, đứng trước hồ mà tôi tâm phục khẩu phục. Phải gọi nơi đây là biển! biển trời, biển nước, biển gió, biển mây, và may sao không phải biển người ^^

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/11namtso1.jpg

Phong vô tướng, vân vô thường, muốn cảm nhận hết vẻ đẹp và sự linh thiêng của Nam-tso đã là khó rồi, nói chi đến việc nắm bắt dáng hình đang trải dài trước mắt. Khuôn hình tôi có hạn, cảm nhận còn thô vụng, xin tặng lại Nam-tso vài phút giây ngày nắng đẹp tôi đến - một trong muôn ngàn vẻ đẹp khôn tả của chốn biển hồ trên núi, dằng dặc một khúc ca giữa bao la mây trời.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/11namtso4.jpg

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/11namtso3.jpg

Kỷ niệm với Nam-tso trong tôi còn là buổi trưa rất vui giữa lều 1 gia đình người Tạng sát mép hồ, nơi tôi được thư thả cạn chén trà sữa bò Yak và ăn món sữa chua gia đình làm. Nồng lắm, đậm lắm, béo lắm, khó ăn lắm nhưng hãy ăn đi bởi biết đến bao giờ mới có dịp lên Tây Tạng chỉ để ngồi uống với nhau chén trà như thế?

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/11namtso2.jpg

Tôi rời Nam-tso khi ánh nắng vẫn chưa tắt trên mặt hồ. Cảnh hồ đẹp vô song nhưng tôi cầm lòng không bước xuống để chạm vào mặt nước. Có lẽ mai sau tôi sẽ luyến tiếc vì bỏ mất cơ hội đó, cũng có thể lắm bởi tôi vẫn tham-sân-si

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/11namtso5.jpg

yilka
27-08-2010, 08:50
Sang ngày thứ 9 của cuộc hành trình, tôi tạm biệt vùng U để trải nghiệm một điều thú vị khác: đi trên tuyến đường sắt độc đáo nối liền Tây Tạng và người anh em thuở trước: cao nguyên Thanh Hải. Có 2 điều tôi thích thú với đường sắt này, không phải ở những cái "nhất" đã được nghe liệt kê: một là tôi có dịp được ngắm phong cảnh giao thoa giữa 'Tạng' và 'Thanh' hay chính là vùng U với Amdo thuở trước; hai là tôi có thời gian ngồi chép lại đọc lại những điều dồn dập tôi đã thấy trong vài ngày trước mà cho dù chuẩn bị kỹ càng trước khi đi nhưng tôi không thể ngờ bức màn phía Tây lại che phủ quá nhiều điều lạ lẫm phải tai nghe mắt thấy mới thoả lòng.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/12train1.jpg

Tàu hoả thì vẫn là tàu hoả, nhưng nếu nói thế mà bỏ qua cung đường này thì quả là đáng tiếc. Hãy thử tưởng tượng khi bạn đang yên vị trên tàu chạy băng băng giữa cao nguyên thì nhác thấy 1 đàn cừu con trắng con đen đang bê tha gặm cỏ, bạn vừa nâng máy lên chưa kịp chỉnh ống kính thì tàu chạy qua mất, tiếc lắm, giận lắm, lại chong mắt lên chờ đợi và mai phục, cứ thế bạn luôn tay bấm máy, thu hết những gì đẹp và không đẹp lộ qua khung cửa. Tôi dám cá rằng có những lộ trình đẹp mà trong đời bạn chỉ đi với số lần cực kỳ hữu hạn, đường sắt Thanh-Tạng là một trong số đó!

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/12train2.jpg

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/12train4.jpg

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/12train3.jpg

Trong một phút vô tình của những lúc chong mắt chờ đợi và mai phục đó, dãy Khả Khả Tây Lý chào tôi từ phía rất xa. Sẽ có ngày tôi tạ lỗi với Kekexili bằng những hình ảnh đầy đủ và sống động hơn thay lời chào vội vàng tối nay:

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/12train5.jpg

Hành trình càng thú vị thì thời gian như càng trôi nhanh hơn! Khi bóng tối đã buông, tôi cảm tưởng con tàu rất đơn độc, phóng băng băng một mình qua thảo nguyên lúc này đã rơi vào tĩnh mịch. Nhìn đồng hồ tôi giật mình khi thấy đã sang ngày mới, đây là lần duy nhất trong 11 ngày xuôi ngược mà tôi thức khuya đến thế. Một ngày đi qua, tôi đã ở trong địa phận Thanh Hải, và phía xa mặt trời cao nguyên đang lên dần với sắc đỏ dịu mắt khác với cái chói chang thường gặp ở Tây Tạng. Tôi không nhớ lần cuối tôi được nhìn thẳng vào mặt trời như thế này là dịp nào:

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/12train6.jpg

yilka
27-08-2010, 08:50
Ra đến Tây Ninh, Thanh Hải, tôi tưởng rằng những gì ấn tượng nhất đã qua và ngày cuối là lúc nghỉ ngơi thư giãn nhưng tôi đã nhầm! Một vùng đất tiếp giáp với Tân Cương, Tây Tạng, Cam Túc, Tứ Xuyên; là mái nhà chung của người Tạng, Hán, Hồi, Mông Cổ; là quê hương của những con sông lớn tầm thế giới như Hoàng Hà, Trường Giang, Mekong; cũng là nơi hơn 650 năm trước sinh ra tổ sư Hoàng Mạo Giáo và sau đó gần 600 năm lại đản sinh vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso. Nơi đây kỳ lạ và thâm nghiêm vượt xa tầm với của bất cứ ai!

Điểm đầu chúng tôi ghé thăm là hồ Thanh Hải rộng mênh mông, xếp hạng là hồ nước mặn lớn nhất trên đất liền của Trung Hoa. Tôi dám cược rằng sớm thôi người Tạng cũng sẽ mất tiền để vào khu vực này vì quanh hồ người ta đang hối hả xây dựng khu resort mang phong cách Tạng! chắc sẽ là khu resort đầu tiên trên thế giới mang phong cách này cũng nên! Điểm dừng thứ hai là tu viện Tháp Nhĩ nằm ở vùng Hoàng Trung, ngôi đạo tràng lớn nhất và quan trọng nhất của phái Cách Lỗ ở Thanh Hải và được mệnh danh là tiểu Potala của Tây Tạng.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/13taer0.jpg

Bóng cũ dáng xưa có phần mai một, tu viện Taer nay đã mấy trăm năm tuổi. Nền cũ nơi mẹ Tông Khách Ba dựng stupa cho Ngài gửi gắm vào đây bao nhiêu tình mẫu tử giờ được tôn tạo lớn hơn, đẹp hơn; câu chuyện xung quanh tuổi thơ và sự đản sinh khác thường của Ngài cũng được thêu dệt bóng bẩy hơn. Niềm tin tôn giáo vừa khiến tâm hồn người ta thảnh thơi hướng thiện nhưng cũng là cách sinh lợi cho nhiều người; âu là thuận thời thế thế thời phải thế.

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/13taer2.jpg

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/13taer1.jpg

Taer có đến 4 học viện với nội dung học thuật rộng lớn nhưng có vẻ việc Biện kinh tranh luận không được đề cao như trong Lhasa. Tăng sĩ trẻ có, già có, nhìn vừa gần gũi với đời, vừa xa rời lạc lõng. Nếu đem thước đo tiêu chuẩn của giới luật ngày xưa mà xét thì chắc là ngày nay chắc đã xé rào nhiều. Đúng là sự đời vần vũ như mây gió, đổi thời gian đổi cả không gian ...

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/13taer3.jpg

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/13taer4.jpg

Chỉ ở được Thanh Hải 1 ngày tôi đã phải nói lời chia tay và cũng là lúc tạm biệt Tây Tạng, mảnh đất rộng lớn linh thiêng. Thiên Lý Nhãn nhìn xa muôn dặm, liệu có thấy hết những núi cao vực sâu chốn này? Thuận Phong Nhĩ nghe ngoài nghìn trượng, liệu có rõ câu chú ngân nga trong nắng trong mưa và trong tim mỗi người dân Tạng? Gió mây sẽ lại đi về trên nóc nhà thế giới như tự ngàn năm nay vẫn chẳng đổi thay, sẽ tiếp tục thổi tung bay triệu triệu lá cờ ngũ sắc in kinh Phật giăng khắp cao nguyên. Trong lòng tôi tràn đầy xúc động và hạnh phúc bởi cũng có ngày tôi bắt kịp chính mình trong giấc mơ khi trước, bắt kịp mây gió để được một lần trong đời đặt chân đến nơi đây.

yilka
27-08-2010, 08:52
3. Ngày về

Tôi rời cao nguyên Thanh-Tạng trong đêm, sáng mai tôi sẽ trở lại với cuộc sống thường nhật ồn ào bận rộn. Sau này có dịp trở lại không biết cảm giác của tôi sẽ ra sao? Mừng vì lại được rong ruổi trên đường thiên lý thăm viếng cố nhân? Lo vì khi đó sức khoẻ và nhiệt tâm liệu còn mạnh mẽ? Buồn vì thời gian tuy trôi nhanh nhưng chưa bằng những biến thiên đa cực cuồn cuộn trong lòng Tuyết Quốc? hay tôi sẽ sợ vì không dám đối mặt với một Tây Tạng quá mới mẻ? Tôi vừa thu được và vừa đánh mất mười một ngày! Có hề gì đâu? Thời gian và mảnh đất này thật là hào phóng. Tây Tạng của ngày hôm qua, hôm nay, và mai sau sẽ luôn hào phóng như thế, dang tay chào đón những ai muốn đến đây để chiêm bái sự hùng vĩ của thiên nhiên hoà quyện với cái đẹp tâm linh của nền Phật giáo Đại thừa Mật tông thâm hậu, dẫu biết rằng vạn vật trên đời không ra khỏi vòng sinh-diệt-tái sinh. Với cuộc đời này, với sự hào phóng ấy, phải sống nhanh lên, có ích hơn, và không chờ gì cả. Có lẽ ngày xưa chính là các Ngài sống thế!

http://i1030.photobucket.com/albums/y368/yilka3/tibet_end/14yilka.jpg

Khi tôi chia sẻ câu chuyện của mình về Tuyết Quốc, người trẻ thì háo hức, người già thì trầm ngâm. Có người hỏi vì sao tôi có nhiều đam mê với mảnh đất Tây Tạng và văn hoá nơi đây đến thế? Tôi đồ rằng kẻ ngoại đạo như tôi giống tấm vải trắng dễ ăn thuốc nhuộm, hiểu biết hạn hẹp của tôi giống cốc nước vơi rất dễ đong đầy; nên khi vén mây bước vào thế giới siêu thực này, tôi đã được thoả lòng mong đợi ^^

Giữa bầu trời lịch sử, ấy muôn triệu ánh sao
Trong dân gian vạn thưở, ấy muôn triệu đoá hoa!

Hôm tôi ở Singapore trời cũng nắng, nhưng là cái nắng "điều hoà", một thứ nắng xoàng.

Câu chuyện tôi kể các bạn nghe đến đây là hết.

===

(Viết cho Tây Tạng mùa hè tháng 6 năm 2010)

quiest
27-08-2010, 16:56
Cám ơn bạn yilka đã cho những góc nhìn Thanh Tạng thật là lạ và diệu kỳ và những cảm xúc phiêu bồng qua mây, tuyết, gió... xứ Tạng này.
Mình cảm thấy rằng, "chất Tạng" đã thực sự thấm dần vào bạn rồi, đậm nhất là trong những trang cuối này.

Cám ơn nhiều,
quiest

yilka
27-08-2010, 23:55
Thanks bạn quiest, mình có "cảm giác lạ" với Tây Tạng cũng lâu lâu rồi, khoảng 3 năm trước có blog 1 bài nho nhỏ về chủ đề Tâm Tĩnh Lặng, từ đó ôm ấp mộng đi Tây Tạng, sẵn tiện để lát mình biên tập lại rồi post mọi ng đọc chơi. Nói chung ai đi Tây Tạng về cũng thấy trong lòng đổi thay nhiều, từ tốn hơn và cũng vội vàng hơn ^^

4-seasons
28-08-2010, 15:16
Một câu hỏi về vấn đề tu trì, chỉ do mình tò mò : Qua các hình ảnh, mình có cảm tưởng là Phật giáo Tây Tạng chỉ có tu tăng, không có tu ni .. có đúng thế không ? Nếu đúng, lý do là tại sao ??

Gửi các bạn một số hình ảnh về một tu viện nữ mà anh hướng dẫn viên người Tạng đã dẫn tụi mình tới hồi đầu tháng 8 vừa rồi. Tu viện này cách Jokhang khoảng 1 km về bên phải và đường đi rất khó nhớ.

Cám ơn Yika nhiều nhá. Em đã đầu tư rất nhiều cho bài viết của mình. Chị rất thích bài viết của em và đã in ra những thông tin cần thiết cho chuyến đi Tây Tạng vừa rồi. Hy vọng lại gặp em trong những bài viết mới cho những chuyến đi mới.

https://lh5.ggpht.com/_8a5ImocpvzU/THi_j9ARRnI/AAAAAAAAAEE/3V2zGnO1_iw/s800/IMG_0859.jpg
https://lh3.ggpht.com/_8a5ImocpvzU/THi_mMwSiZI/AAAAAAAAAEQ/hb53ixNaNFk/s800/IMG_0863.jpg
https://lh3.ggpht.com/_8a5ImocpvzU/THi_m-NLrLI/AAAAAAAAAEU/AcwgLm-DxGc/s800/IMG_0864.jpg

javadev8x
28-08-2010, 18:31
anh YilKa ơi, em đã gởi tin nhắn cho anh mà chưa thấy trả lời, nếu tiện thì cho em YM để tiện liên lạc nhé.
Cám ơn anh

yilka
28-08-2010, 22:56
@ 4-seasons: cảm ơn chị đã chia sẻ những hình ảnh quý giá, Ani Tsang Kung Nunnery nằm trong khuôn viên rộng lớn của Bát Giác Nhai, guide của chị nhiệt tình đưa đến thế là thích quá rồi ^^ những nơi như thế này sẽ vắng khách và không khí gần gũi hơn ^^ tuyệt đấy chị ạ!!!

Sắp tới e cũng đã có plan đi thêm vài nước nữa, hy vọng sẽ đủ hình ảnh và tư liệu để viết bài chia sẻ cùng mọi người :) hy vọng được trao đổi thêm với chị và các Phượt thủ khác, cũng chúc chị sức khỏe và thành công trong mọi chuyến đi.

@ javadev8x: add nick e rùi nhé :)

PHAM-PEK
30-08-2010, 09:48
Kết thúc chuyến đi mong đợi, cũng vào đoạn kết của Topic này, lòng tự nhiên cứ cảm thấy luyến tiếc. Khi ở hồ Namtso, mình đã tự nhủ sẽ có một ngày quay trở lại đất này.

Cũng đã viết một số cảm nhận, rồi lại xóa đi. Cảm thấy viết thế nào cũng không đủ ý, giống như nâng máy ảnh lên chụp thế nào cũng không thu hết được vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại và nên thơ của đất Tạng. Thôi đành lưu vào trong ký ức của riêng mình. Hoài niệm về Tây Tạng gói gọn trong những dòng chữ được ghi vào điện thoại trong khi rong ruổi bên cạnh cung đường đẹp như mơ dọc hồ Yamdrok-tso đi Gyantse và đoạn đường khúc khuỷu gập ghềnh khi rời Sakya để lên EBC:

...Ta đã đến một chiều trên đất Tạng,
Với trời xanh mây trắng ở trên đầu,
Tay xoay nhẹ vòng kinh về cõi Phật,
Nguyện bình an trong lịch sử thương đau...
(Cung Potala)

...Em là hồ Nam Mộc,
Anh là Núi Niệm Thanh.
Để ngàn năm soi bóng,
Mặt hồ em long lanh...
(Hồ Namtso)

...Đường rải lụa quanh co,
Núi hiên ngang che chở,
Đồng cải vàng nở rộ,
Hồ biếc soi bóng người.

Một cánh chim chao liệng giữa tầng trời,
Bên triền núi đàn cừu vui thơ thẩn,
Khói cơm chiều thả hồn về xa vắng,
Lữ khách ơi lòng có hẹn mai sau...
(Đường đi bên hồ Yamdrok-tso)

...Mắt ngấn lệ mà lòng nghe rạo rực,
Hồn reo hoan trong cùng tận đất trời,
Gửi lời nhắn theo ngàn mây gió thổi,
Về Phương Nam nơi đất mẹ xa xôi...
(Tại điểm View Point, cách EBC 4km, chờ bình minh trên đỉnh Qomolungma, nhớ Việt Nam)



Viết cho Tây Tạng và cho Ta

Có những chiều không đếm lá thu rơi,
Chỉ lặng lẽ gieo mình trong nỗi nhớ,
Thơ tình yêu ngày nào còn dang dở,
Đến hôm nay vẫn viết chẳng thành câu,

Có những chiều chẳng cảm thấy buồn đâu,
Chỉ yên lặng ngắm hoàng hôn chậm rãi,
Thời gian qua rồi bao giờ trở lại,
Để tri âm không mãi mãi chia xa?

Có những chiều không hát một lời ca,
Chỉ lơ đãng ngắm người qua vội vã,
Đi về đâu ôi dòng người hối hả,
Hay vòng kinh, điều ta vẫn mong chờ?

Có những chiều chỉ viết một vần thơ,
Rồi day dứt một nỗi niềm xa mãi,
Ai ra đi và bao giờ trở lại?
Để chiều nay thành chiều của riêng mình!
(Chiều cuối cùng tại Lhasa, cafe Summit, Bakhor Str)

yilka
30-08-2010, 13:41
Thanks bạn noguy, thơ tình củm quá :) Bạn đã về mạnh khoẻ an toàn rồi chứ, giờ là lúc âm hưởng Tây Tạng ngân vang ^^ chờ thêm các chia sẻ của bạn, ví dụ cảm xúc về EBC chẳng hạn hihi Dịp rồi mình ko đi EBC vì định ngắm Himalaya từ 1 góc khác trong tháng tới ^^

BeDEn
31-08-2010, 09:47
Cảm Ơn Các Bạn đã chia sẻ thật nhiều!
Thành thật thứ lỗi vì sự chuyển lời chậm trễ này...
BiG HUG

j2s
01-09-2010, 21:26
Mình chờ mãi để được xem cây "Cổ Lai Chiên Đàn" ra thế nào, có ấn tượng lắm không thì Yilka lại.. không được chụp hình . Đau khổ lắm thay !!! (Đúng là ... còn ham muốn nên mới sinh khổ :) )

Một câu hỏi về vấn đề tu trì, chỉ do mình tò mò : Qua các hình ảnh, mình có cảm tưởng là Phật giáo Tây Tạng chỉ có tu tăng, không có tu ni .. có đúng thế không ? Nếu đúng, lý do là tại sao ??
Phật giáo Tây Tạng cũng có ni chúng anh ạ. Nhưng mà hình như các tu viện nổi tiếng đều là tăng viện nên ko gặp các sư ni ;)

j2s
01-09-2010, 21:39
Cảm ơn anh yilka về những bài viết về Tây Tạng. Đọc topic này em mới biết đc 1 Tây Tạng khác, xanh - đẹp - rực rỡ mà em chưa bao giờ tưởng tượng được. Không ngờ là ở Tây Tạng lại có nhiều cảnh đẹp như thế. Giấc mơ đi Tây Tạng của em cũng "phình to" lên rồi đây này :D

p/s: cho em hỏi thêm là anh yilka đi theo tour có lịch trình sẵn phải không ạ? Mình muốn tự thiết kế tour rồi thuê hướng dẫn viên có được không anh?

yilka
01-09-2010, 21:51
@ j2s: e tự thiết kế cũng được là chắc rồi, agent sẽ dựa theo lịch trình của e để quote giá. Nhưng thế nào cũng sẽ trùng với những gói có sẵn của nó thôi, vì đi quanh quanh ko ra khỏi 5 vùng Tibet đc :D U-Tsang thì chắc chắn đi rồi, ngoài ra Ngari là lựa chọn thường gặp của mọi người, Kham thì ít hơn xíu, Amdo là hiếm nhất hihi Đi càng xa càng đắt, nếu e đi Amdo thì đi 1 mạch ra Thanh Hải luôn. Túm lại là e cứ lên plan, gửi cho bọn agent, nó sẽ chiều hết :)

j2s
03-09-2010, 15:24
cảm ơn anh ạ. Một kế hoạch tốn kém đây ;))

congchuadiana
07-09-2010, 15:28
Bài viết của anh thật là tuyệt, đọc đến hết bài mà cũng có 1 chút cảm giác gì đó tiếc nuối.
Vô cùng cảm ơn bài viết của anh, giúp em du lịch qua ảnh. Mong là anh sẽ tiếp tục có những bài viết thật hay như vậy.
À mà em đoán anh làm phóng viên, có phải ko vậy?

yilka
08-09-2010, 10:16
Cảm ơn em congchuadiana nhiều, rất vui nếu ảnh anh chụp và thông tin post cung cấp cho e xíu xíu về bức tranh Tây Tạng rộng lớn ^^ sẽ cố gắng viết về các chuyến hành trình (sắp đi) như thế. Mà a ko phải phóng viên, a làm bên phần mềm e ạ :D Chúc em sức khoẻ và luôn vui vẻ :)

congchuadiana
15-09-2010, 09:06
Oh, vậy à, em cũng làm bên software nà, em làm QA, tại thấy anh viết bài hay quá nên tưởng anh làm phóng viên. Chúc anh có những chuyến đi đáng nhớ.

hylong
15-09-2010, 11:00
Hình a yilka chụp đẹp thế, hàng khủng có khác. Chắc a yêu thơ lắm đây, viết câu nào cứ như thơ ấy keke. tks bài viết và những thông tin cũng như hình ảnh màu sắc rất đẹp của anh. Ươc j được có bộ file gốc hình Tây Tạng của anh nhỉ, hì

hylong
15-09-2010, 20:03
Người viết may mắn trong lúc sắp rời khỏi Hồng Cung đã kịp mua cuốn sách The Potala của Unesco, ấn bản 1993 giá 160RMB, dành riêng để giới thiệu về cung. Cuốn sách này không bán ở bất cứ đâu ngoài khu vực cung Potala! sau khi mua, cuốn sách được đóng một triện màu đỏ 3 thứ tiếng Anh-Tạng-Trung: A Souvenir of the Potala Palace ^^ Sách dày 165 trang, tất cả đều in màu chụp lại toàn bộ các điểm nhấn kiến trúc của Potala, các điện thờ quan trọng của Hồng Cung và Bạch Cung, những Stupa chính cùng các pho tượng Phật quý giá cất bên trong cung, kiến trúc mái vòm kinh điển của cung ... Đây là 1 tài liệu tham khảo cực kỳ quý giá để khách phương xa hiểu được những giá trị văn hoá và thấy hết vẻ đẹp mà cung Potala sở hữu. Xin được giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh chụp lại từ sách, những hình ảnh này hầu như chưa xuất hiện trên mạng, và kể cả có đi thăm Potala ngày nay chắc cũng khó lòng mà mục kích được:

Anh yilka ơi cuốn này có 2 loại, loại nhỏ A5 giờ 140Y rồi, cuốn lớn thì 260Y anh ạ, a mua lâu chưa mà có giá 160Y vậy ạh? hic

yilka
15-09-2010, 20:29
@ congchuadiana: thanks e, hy vọng sẽ có dịp gặp gỡ và đàm đạo với e thêm :)

@ hylong: cuốn 'The Potala' của anh là bản A5 giá 140 RMB (mà a mua với giá 160 RMB) đó em :D cuốn to kia nặng quá nên a ko mua hihi Về ảnh e muốn lấy file gốc cũng được, có gì gặp e ở VN a copy cho, vì toàn bộ ảnh thì nhiều và dung lượng hơi lớn tẹo :D Thanks e đã đọc và ủng hộ.

Icarus
17-09-2010, 04:04
Cám ơn bạn Yilka về những thông tin và hình ảnh tuyệt đẹp về Tây Tạng. Mình cũng định sẽ làm một chuyến qua Tây Tạng vào năm sau, chắc khoảng đầu tháng 5. Visa xin vào China thì không khó nhưng Tibet travel permit thì mình chưa biết xin cách nào. Mình hiện đang ở bên Châu âu nên chắc là mình sẽ ghé qua Hongkong hay Chengdu trước rồi từ đó thông qua một ct du lịch nào đó để xin Tibet travel permit sau ( thấy bảo trên net là khi xin visa vào China thì đừng nói là ghé Tây Tạng, có nguy cơ bị từ chối cấp visa ). Mình đi du lịch một mình nên chỉ cần mình có Tibet permit rồi thì khi đến Lhasa mình sẽ ghép đi tour chung với người khác qua ct du lịch ở Lhasa ( vì bắt buộc phải đi theo group đấy, với lại đi ghép tour vậy chi phí cũng rẻ hơn). Cũng đang lưỡng lự không biết là có dể dàng đi tiếp qua Kathmandu, Nepal không nữa? Nếu từ Kathmandu quay lại Tibet thì có cần phải visa hay Tibet travel permit lần nữa không vậy? Có bạn nào thử qua chưa thế thì cho mình thêm tý thông tin nhé. Thanks

Codet
17-09-2010, 15:41
Cho vui này, Yilka...

"Con đường mây trắng" của tôi... ; )

https://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/tibet/48-49.jpg

yilka
17-09-2010, 21:53
Cám ơn bạn Yilka về những thông tin và hình ảnh tuyệt đẹp về Tây Tạng. Mình cũng định sẽ làm một chuyến qua Tây Tạng vào năm sau, chắc khoảng đầu tháng 5. Visa xin vào China thì không khó nhưng Tibet travel permit thì mình chưa biết xin cách nào. Mình hiện đang ở bên Châu âu nên chắc là mình sẽ ghé qua Hongkong hay Chengdu trước rồi từ đó thông qua một ct du lịch nào đó để xin Tibet travel permit sau ( thấy bảo trên net là khi xin visa vào China thì đừng nói là ghé Tây Tạng, có nguy cơ bị từ chối cấp visa ). Mình đi du lịch một mình nên chỉ cần mình có Tibet permit rồi thì khi đến Lhasa mình sẽ ghép đi tour chung với người khác qua ct du lịch ở Lhasa ( vì bắt buộc phải đi theo group đấy, với lại đi ghép tour vậy chi phí cũng rẻ hơn). Cũng đang lưỡng lự không biết là có dể dàng đi tiếp qua Kathmandu, Nepal không nữa? Nếu từ Kathmandu quay lại Tibet thì có cần phải visa hay Tibet travel permit lần nữa không vậy? Có bạn nào thử qua chưa thế thì cho mình thêm tý thông tin nhé. Thanks

Thanks bạn Icarus :) Nếu bạn định đi Tibet thì cũng ko khó khăn lắm, thực ra đi Tây Tạng tốn kém và cần chuẩn bị về sức khỏe + tiền bạc là chính, chứ thủ tục giấy tờ thì đơn giản, vì đã có cách sẵn rồi, cứ thế mà làm thôi. Bước 1 là bạn cần mua vé máy bay vào TQ, sau đó đi xin visa du lịch như thường lệ, tất nhiên ko nói trong visa là đi Tây Tạng (như bạn đã nói). Tiếp theo bạn liên hệ với agency ở Thành Đô , Bắc Kinh, hay Thượng Hải (tùy vào điểm bạn sẽ bay vào), họ đều có các 'tour' cho 1 người trở lên để đưa bạn vào và ra Tây Tạng với giấy phép hợp lệ + xe tàu vv... Bạn cũng có thể email sớm cho các agents này và nói luôn là sẵn sàng ghép tour với bất kỳ nhóm nào nếu tình cờ đi trùng thời điểm, còn nếu ko thì cứ đi 1 mình cũng ko phiền hà gì, chỉ có điều chi phí lớn hơn.

Về việc từ Tây Tạng qua Kathmandu thì ko khó khăn, vì Nepal có visa on arrival, xuống sân bay Nepal xin là được. TUy nhiên sau khi đi Nepal rồi mà bạn muốn quay lại Tây Tạng thì ko dễ dàng, lúc đó bạn phải xin visa TQ cấp tại Nepal thì mới đi được (kể cả bạn có multiple visa xin sẵn rồi, nhưng nếu đi từ Nepal sang là nó biết ngay đi Tây Tạng, nó sẽ ko chấp nhận!).

Lộ trình của mọi ng thì thường đi Tây Tạng, 'tiện' ghé Kathmandu, Nepal rồi từ Nepal bay về. Hoặc ngược lại, đi Nepal rồi sang Tây Tạng; theo cách này để tránh phiền hà thì nhiều người apply tour 1 mạch từ Nepal luôn, agents sẽ đưa bạn đi từ Nepal, thăm vùng Ngari (giáp ranh Tây Tạng - Nepal) rồi lái xe vào Lhasa => thú vị nhưng tốn kém và cần 2-3 tuần mới đủ. Bạn có thể tham khảo các topic đi Tây Tạng trên Phượt, nếu có chỗ nào bạn cần thêm thông tin thì cứ post lên hỏi mọi người, sẽ có hồi đáp :) Chúc bạn sớm lên đường vui vẻ ^^

==

@ Codet: thanks bạn hihi, có điều chữ hơi bé, ảnh lại bị photobucket nó compress xíu nên đọc hơi mờ :D con đường mây trắng của Codet mang màu nâu nhiều hơn nhỉ :P May sao giấc mơ 10 năm này ko phải giấc mơ Dương Châu, bừng con mắt dậy thấy mình hạnh phúc vì đã có dịp đến nơi đây. Sẽ có nhiều thập niên nữa qua, thế hệ sau của chúng ta sẽ tiếp tục nối dài giấc mơ khi trước :)

Icarus
17-09-2010, 22:23
Cám ơn Yilka. Để xem nếu tiện thì ghé Kathmandu rồi bay về Châu Âu lại vậy.

klown13
14-04-2011, 16:03
@Yilka: cảm ơn bạn vì bài chia sẻ rất công phu và vô cùng hữu ích. Bạn có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm về điện thoại di động và GPS khi đi Tibet không, cụ thể mình muốn tìm hiểu các vấn đề sau:
-Với dân du lịch tại Tibet, nên sử dụng hình thức điện thoại di động nào là tiện nhất (có lẽ là thẻ/thuê bao trả trước chăng?)
-Nếu là thẻ điện thoại, giá cả "khoảng khoảng" thế nào :)
-Điện thoại mình có tích hợp GPS, chức năng này sử dụng thông qua chức năng điện thoại, nên 0 biết sử dụng thẻ/thuê bao trả trước tại Tibet họ có cho mình sử dụng GPS không? Lang thang mà 0 có GPS thì buồn lắm :)

Cảm ơn Yilka :)

yilka
15-04-2011, 14:17
@ klown13: cảm ơn bạn đã ghé đọc và comment. Về GPS trên điện thoại trong Tibet thì mình chưa có kinh nghiệm vì ko subscribe data plan trong TQ nên đt ko truy cập Internet đc, đt của mình load map từ internet rồi dùng tín hiệu gprs hay edge hay 3G - giả sử đã có data plan - để ping-point ra location, cách làm này trong TQ ko đc vì SIM đt hồi đó mình dùng là của Sing và roaming, chỉ nt hoặc đt (với giá cắt cổ) đc thôi.

- Giả sử bạn ko dùng roaming thì nên mua sim đt trả trước ở TQ giá cũng rẻ thôi. Ở Tibet bạn sẽ thấy vô số các chỗ bán sim và thẻ nạp tiền, China Unicom chẳng hạn. Nhưng để hạn chế việc bị để ý và hỏi xem passport khi mua thì tốt nhất là bạn mua SIM và kích hoạt ở nơi khác trước khi vào Tây Tạng (vd: Thành Đô, Nam Ninh Hữu Nghị Quan, Côn Minh vv...). Giá sim khá rẻ, vài chục tệ, trong tài khoản có thêm vài chục tệ nữa, đủ cho bạn nt và gọi (ngắn) trong 7-10 ngày lận.

- Nếu bạn thực sự rất cần GPS thì có lẽ nên mua 1 cục native GPS mang theo, chuyên nghiệp và chắc chắn hơn so với dùng trên đt :) Chúc bạn như ý!

anhtuanphan
22-04-2011, 00:16
Góp vui cùng bác ảnh núi tuyết giữa mùa hè và ảnh 2 cầu vồng(Hai cảnh tương đối đặc trưng của Tây Tạng)!
https://i1186.photobucket.com/albums/z373/tuan84430/DSC039.jpg
https://i1186.photobucket.com/albums/z373/tuan84430/DSC0010104.jpg

Aromatic-grass
16-05-2011, 15:22
Mình đã lần lượt đọc các bài viết về Tibet của các bạn, mỗi bài có một cái hay riêng. Bài của bạn Yilka cung cấp một lượng lớn thông tin về Tibet, kiến thức riêng của bạn cũng có, trích dẫn từ nguồn khác cũng có nhưng bạn đã sắp xếp rất mạch lạc, khoa học, dân IT có khác :) và hình ảnh đẹp.
TFS.

KinqV
12-10-2011, 23:58
Ra về khỏi công viên Wangjianglou, trời đã sang trưa nhưng mặt trời vẫn chưa "mọc", Thành Đô chìm trong sương nhẹ và mát mẻ, người viết ăn trưa bằng các món ẩm thực địa phương phong cách Tứ Xuyên (ít nhất phải 12 đĩa cho mỗi người, phần lớn là vị cay) :D

https://img.photobucket.com/albums/v661/YILKA/tibet_1/IMG_3150.jpg

(còn tiếp)

-> em ở Hàn, thấy người Hàn nó ăn lắm bát đĩa là thấy sợ rồi, đặc biệt giỗ quả thì ôi thôi.
Nhưng so với em Tứ Xuyên style thì vái bằng cụ :D

minh3331984
19-11-2013, 21:09
Tạm biệt Thành Đô, người viết đón chuyến bay đi Nyingchi vào sáng ngày thứ 2, chuẩn bị tinh thần "sốc" độ cao từ mức trung bình 500m của Thành Đô lên khoảng 3000m ở Nyingchi. Thuốc độ cao cũng đã được chuẩn bị sẵn (giá 80RMB/hộp 10 lọ) nhưng rất may là cũng không cần dùng đến :D

https://img.photobucket.com/albums/v661/YILKA/tibet_2/IMG_3354.jpg



Cũng may có ban yilka mình mới thấy được cái lọ thuốc 红景天 này,trước kia đi mà cứ tìm mua mãi không thấy, kết quả là liều đi luôn...và đến bây giờ mới biết nó ra sao.

PHAM-PEK
20-11-2013, 12:28
Trên thực tế, mình cũng được mấy bạn bác sỹ khuyên bảo dùng Hồng Cảnh Thiên, nhưng cuối cùng hôm đầu đến Lhasa thì vẫn phải dùng dưỡng khí như thường.

minh3331984
20-11-2013, 12:33
Trên thực tế, mình cũng được mấy bạn bác sỹ khuyên bảo dùng Hồng Cảnh Thiên, nhưng cuối cùng hôm đầu đến Lhasa thì vẫn phải dùng dưỡng khí như thường.

Nói chung hơi bị liều, cũng không dùng dưỡng khí, cuối cùng bị chứng khó ngủ mấy đêm...do phản ứng cao nguyên.

PHAM-PEK
20-11-2013, 12:42
Lần đầu mình đi núi Tuyết Ngọc Long thì ko vấn đề gì, anh bạn đi cùng phải dùng dưỡng khí
Đến khi mình vào Lhasa, đêm đầu không ngủ được, đau đầu, lạnh (tháng 8), phải mò dậy đi tìm bình dưỡng khí. Vậy rồi dần dần quen, đến ngày thứ 3 thì ko cần dùng nữa.
Nhưng leo cầu thang thì vẫn mệt phờ ra. Ở Sakya, vác cái balo lên được tầng 3, đứng thở không ra hơi. Về xem ảnh, nhiều cái môi thâm sì.

minh3331984
20-11-2013, 12:59
Lần đầu mình đi núi Tuyết Ngọc Long thì ko vấn đề gì, anh bạn đi cùng phải dùng dưỡng khí
Đến khi mình vào Lhasa, đêm đầu không ngủ được, đau đầu, lạnh (tháng 8), phải mò dậy đi tìm bình dưỡng khí. Vậy rồi dần dần quen, đến ngày thứ 3 thì ko cần dùng nữa.
Nhưng leo cầu thang thì vẫn mệt phờ ra. Ở Sakya, vác cái balo lên được tầng 3, đứng thở không ra hơi. Về xem ảnh, nhiều cái môi thâm sì.

Đã lên trên đấy thì hơi ôi, đi nhanh một chút cũng thở không ra hơi, nhưng thôi âu cũng là những kỷ niệm đáng nhớ!

PHAM-PEK
25-11-2013, 16:41
@anhtuanphan: mình cũng may mắn được gặp ảnh cầu vồng kép tại Sakya - Tây Tạng

https://i1005.photobucket.com/albums/af171/vnsense/IMG_0725_zps0f2c0604.jpg

Tony Duy
28-11-2013, 16:28
Bài viết hay. Hình ảnh đẹp. Muốn xễu!

nhthuy0510
03-05-2014, 13:58
Em yêu thích Tây Tạng từ khi đọc Thiên táng, nhưng sau khi đọc những bài viết về những chuyến đi của các anh/chị đến TT thì thấy để cảm nhận được giá trị của mỗi chuyến đi còn phải hiểu và say mê vùng đất, văn hóa ở đó nhiều lắm. Nếu đến chỉ để biết, nhìn cái này, xem cái kia thì có lẽ TT ko phải là điểm đến thích hợp. Thật sự ngưỡng mộ chuyến đi của anh quá! Hy vọng cũng có điều kiện về thời gian và sức khỏe để 1 ngày nào đó được đặt chân đến đất thiêng!

bpker
24-09-2014, 11:17
Hi bạn, bài viết của bạn hay quá! bạn cho mình hỏi cuốn sách về Tibet bạn mua ở đâu vậy? Mình đang muốn tìm hiểu về Tibet ( Thiên nhiên, văn hóa...). thanks

TamDuy
24-11-2016, 00:32
Cây Cổ Lai Chiên Đàn vẫn xanh um giữa sân và được quây bảo vệ bởi hàng rào gỗ thấp, người Tây Tạng làm lễ bái lạy ở đây rất đông. Dọc theo các bức tường trong khuôn viên là những chiếc kinh luân cổ kích thước to như người thật quay trên những giá gỗ đen nhánh bóng nhẫy dấu tay. Phía trên nóc Đại Kim Ngoã Điện là mái vàng rực rỡ, bên trong điện là stupa mà mẹ Tông Khách Ba đã xây cho ngài năm xưa. Qua thời gian được trùng tu nâng cấp, tháp nay phủ bạc cao đến 11m. Bước vào trong điện, chúng tôi trật tự dò từng bước đến dưới chân stupa để ngẩng đầu chiêm bái Phật tích quý giá nhất Thanh Hải, trong đầu vẫn ngân nga câu nói của người khai tông lập phái Hoàng Mạo Giáo viết thư gửi mẹ ... "thân không về được, nhưng lòng hướng về" ... vậy mà đã hơn 500 năm rồi đấy! Cầm lòng không chụp ảnh, chúng tôi rời khỏi Đại Kim Ngoã Điện, tiếp tục con đường leo ngược dốc của tu viện Taer đi sang khu tiếp theo.

https://i1013.photobucket.com/albums/af255/yilka2/tibet_11/IMG_4947.jpg

https://i1013.photobucket.com/albums/af255/yilka2/tibet_11/IMG_4952.jpg

Tuy xây dọc theo sườn núi, tu viện Taer không quá dốc, đường đá rộng rãi và thoải mái, chính phủ Trung Quốc chắc đã đổ vào đây rất nhiều tiền để tôn tạo và quy hoạch qua nhiều thời kỳ:

https://i1013.photobucket.com/albums/af255/yilka2/tibet_11/IMG_4935.jpg

https://i1013.photobucket.com/albums/af255/yilka2/tibet_11/IMG_4961.jpg

Khu điện cuối cùng chúng tôi ghé thăm thực ra là gian trưng bày độc đáo chỉ có ở Thanh Hải: tượng làm bằng bơ bò Yak (Hall of Butter Sculptures), vốn là 1 nghệ thuật tự hào của các nghệ nhân tăng sĩ trong tu viện Taer nổi danh toàn vùng Thanh-Tạng từ thế kỷ 16 đến nay:

https://i1013.photobucket.com/albums/af255/yilka2/tibet_11/IMG_4955.jpg

https://i1013.photobucket.com/albums/af255/yilka2/tibet_11/IMG_4953.jpg

Bài viết của bạn rất chi tiết rất hay
Cảm ơn bạn đã cho mọi người hiểu ít và 1 số ảnh đẹp ở vùng đất Tây Tạng .
Bạn cho mình hỏi . Cây Cổ Lai Chiên Đàn bạn tham quan có thấy trên lá có chữ không bạn
Cám ơn bạn nhiều và chúc sức khoẻ bạn :)