PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Một thoáng miền Trung !



4596006
20-06-2010, 11:20
Chuyến đi miền Trung vừa rồi cũng để lại trong tôi khá nhiều cảm xúc. Hơn nữa tôi thấy một số điểm đến ở miền Trung cũng hay mà ít người nói tới. Có thế những điểm này không đẹp, nhưng tôi nghĩ nó cũng góp phần tạo nên một dáng vóc của vùng đất, con người miền Trung, nên cứ mạo muội đưa lên. (Dạo này mất điện ghê quá nên xin phép viết bài dần (trùng với những giờ không mất điện).:D
Những ảnh tôi chụp chỉ có mục đích làm tư liệu, để cho những ai chưa đến có thể hình dung phần nào khung cảnh ở đó, không có mục đích làm nghệ thuật nên ảnh ọt sẽ không đẹp, mong các bác đừng nghĩ là cảnh sắc ở miền Trung không đẹp nhé.

Sáng sớm, chúng tôi đến điểm đầu tiên trong hành trình là Phong Nha -Kẻ Bàng (Quảng Bình quê ta ơi...) Cậu lái xe khỏe như trâu, chạy một mạch từ tối hôm trước cho đến 7 giờ sáng ngày 9/6 thì thấy cảnh này

https://up.anhso.net/upload/20100620/17/o/anhso-42_SANY0958_01.jpg

Nhìn từ đường vào, đọc cái chữ cho chắc, lỡ cậu lái xe buồn ngủ đến nhầm chỗ thì sao

https://up.anhso.net/upload/20100620/17/o/anhso-05_phong_nha2_01.jpg

4596006
20-06-2010, 17:13
Tìm một hàng ăn sáng, đã được nghe giọng nói khác với quê mình. Thái độ phục vụ và giá cả của quán được đánh giá là tốt, dễ chịu, không làm cho khách phải giật mình
Đánh chén xong, ra ngay bến để xuống thuyền. Giá 40k một mạng chưa kể tiền thuyền. Mỗi một đò sẽ có khoảng chục khách, tính ra thì vào khoảng 60k/người cho đoàn chục người, không có thuyền cho cá nhân. Đây là bến thuyền, chỗ nơi bắt đầu:

https://up.anhso.net/upload/20100620/17/o/anhso-11_ben_thuyen_01.jpg

Dòng sông Son nước xanh ngắt. Ở đây không có sự tranh giành khách của chủ thuyền, hình như họ đã được tổ chức làm ăn theo kiểu "hợp tác xã" thì phải, tất cả các con thuyền đều giống nhau và đều có đủ dụng cụ cứu hộ (áo phao, phao cứu sinh...), trong lòng thuyền được kê 2 hàng ghế, chỉ có người chèo thuyền là khác nhau.

https://up.anhso.net/upload/20100620/17/o/anhso-20_thuyen_giong_nhau_01.jpg

Thuyền nào cũng có một người lái và một người phụ, họ thường là người trong một gia đình (vợ chồng, mẹ con, bố con...)
Khi thuyền bắt đầu đi thì sẽ có một cô thợ chụp ảnh nhảy lên ngồi cùng thuyền, cô nào cũng mặc áo xanh, ngồi ở đầu thuyền...

https://up.anhso.net/upload/20100620/17/o/anhso-12_thuyen_khac_01.jpg

Phong cảnh hai bên bờ thật thanh bình, yên ả. Ngồi thuyền trên sông khiến người ta cảm thấy thật thư thả.

https://up.anhso.net/upload/20100621/18/o/anhso-17_giat_ao_01.jpg

https://up.anhso.net/upload/20100621/19/o/anhso-47_thanh_binh_01.jpg

Trong khi chúng tôi thả hồn thư giãn trên thuyền, thì vẫn có những đứa trẻ phải ngâm mình vất vả vớt rong trên sông:

https://up.anhso.net/upload/20100620/17/o/anhso-56_hai_reu2_01.jpg

Giữa mênh mông sông nước, giữa những chiếc thuyền sặc sỡ của những đoàn khách đi chơi, cảnh những đứa trẻ cực nhọc lao động khiến người ta không khỏi chạnh lòng

https://up.anhso.net/upload/20100621/18/o/anhso-38_vot_rong2_01.jpg

4596006
21-06-2010, 19:18
Có hai động, động ướt và động khô. Động khô cũng không khác với những hang động ở nơi khác. Chỉ có động ướt mới có những điểm khác biệt so với những nơi khác. Bến thuyền cửa động ướt, nơi chủ thuyền làm một số thủ tục và du khách có thể lên bến tranh thủ vệ sinh cá nhân.

https://up.anhso.net/upload/20100621/19/o/anhso-47_ben_thuyen_01.jpg

Cửa động ướt nhìn từ xa

https://up.anhso.net/upload/20100621/19/o/anhso-22_cua_hang_01.jpg

Khi vào đến cửa động, các thuyền phải tắt máy, chỉ được chèo bằng tay; vải che mui thuyền sẽ được lật ra để du khách có thể ngắm cảnh trong động

https://up.anhso.net/upload/20100621/19/o/anhso-13_bo_mui_01.jpg

Bắt đầu vào động

https://up.anhso.net/upload/20100621/19/o/anhso-48_vao_hang_01.jpg
Trong nhìn ra

https://up.anhso.net/upload/20100621/19/o/anhso-29_trong_nhin_ra_01.jpg

4596006
21-06-2010, 19:36
Sau hơn tiếng đồng hồ ở động, chúng tôi lại lên thuyền về bến. Tạm biệt Phong Nha, tạm biệt những khuôn mặt khắc khổ nhưng thân thiện của vợ chồng bác chèo thuyền, tạm biệt cảnh lam lũ của những đứa trẻ vớt rong, tạm biệt chú bé mới học lớp 4 đã phải đi cày, đánh vật với cái cày và con trâu lực lưỡng. (Rất tiếc vì lúc đó mải nhìn, tôi không chụp được ảnh của cậu bé đi cày bên bờ sông, bác chèo thuyền cho biết cậu mới 9-10 tuổi).
Chúng tôi tiếp tục lên đường. Điểm đến tiếp theo trên hành trình là nghĩa trang Trường Sơn ở khu vực Bến Tắt (Vĩnh Trường-Gio Linh- Quảng Trị). Nơi có hơn một vạn ngôi mộ của bộ đội ta trong những năm kháng chiến chống Mĩ. (Chính xác là 10 333 liệt sĩ).
Khỏi phải nói về quy mô của nghĩa trang, được biết nghĩa trang rộng 140 000 mét vuông, nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới hai miền Nam-Bắc trong kháng chiến chông Mĩ. Mỗi một tỉnh trong cả nước đều có khu riêng để đặt mộ liệt sĩ. Những ngôi mộ được chăm sóc rất cẩn thận, chu đáo. Khung cảnh rộng rãi, đẹp về phong thủy. Cảm giác đến đây rất lạ. Tự bản thân tôi,dù đã được nghe nói đến, nhưng khi trực tiếp đến đây, vẫn khó kìm được những cảm xúc .
Nghĩa trang mênh mông, chỉ xin được thắp một nén nhang ở đài tưởng niệm chung. Tôi không muốn đưa nhiều hình ảnh ở đây, chỉ xin được đưa một bức hình chụp một góc nhỏ của nghĩa trang Trường Sơn để những ai chưa đến có thể mường tượng

https://up.anhso.net/upload/20100621/19/o/anhso-29_1_goc_nghia_trang_01.jpg

4 giờ chiều, Tạm biệt chốn thiêng liêng, nơi hàng vạn đồng bào tôi an nghỉ !

4596006
22-06-2010, 10:04
Chúng tôi đến Huế lúc chiều chạng vạng. Bắt đầu vào thành phố Huế, đã bắt đầu cảm nhận được không gian Festival qua những biểu ngữ, băng rôn và những chiếc đèn lồng mang nét đặc trưng của Huế.

https://up.anhso.net/upload/20100622/09/o/anhso-28_hue1_01.jpg

Festival 2010 được tổ chức trong một không gian rộng, trải ra cả một số huyện lị của Thừa Thiên Huế nên ở thành phố cũng không ầm ĩ như chúng tôi mường tượng. Thành phố vẫn có nét trầm lặng rất riêng mà không đâu có. Chỉ màu sắc là đa dạng hơn, rực rỡ hơn đủ để người ta nhận ra một Festival đang hiện diện ở đây.

https://up.anhso.net/upload/20100622/09/o/anhso-36_hue2_01.jpg

Chúng tôi về khách sạn đã đặt trước chỗ, giá phòng tăng lên so với bình thường khoảng 30%. Những khách sạn nằm ngay bên cầu Trường Tiền đã kín chỗ từ hơn nửa tháng trước. Chỉ còn thuê được khách sạn bên phường Vĩ Dạ.
Sau khi nhận phòng, tắm rửa sạch sẽ để xứng đáng là du khách dự Festival :D, chúng tôi đến ăn tối tại nhà hàng Hữu Nghị trên đường Phạm Văn Đồng. Đây là điều mà chúng tôi thấy rất hài lòng trong những ngày ở Huế, nhà hàng này để lại ấn tượng và cảm tình lớn với chúng tôi. Chủ nhà hàng còn rất trẻ, anh sinh năm 82. Khi chúng tôi bắt đầu dùng bữa, mời anh ra giao lưu, anh vui vẻ ra ngay và mang tới một sự ngạc nhiên. Ôm cây đàn ghi ta, anh hát những bài hát về Huế với chất giọng rất Huế, rồi chúng tôi cùng hòa theo giọng ca ấy, cả nhà hàng đâm náo nhiệt rất thú vị.
Trong suốt những ngày ở Huế, chúng tôi được người thanh niên ấy giới thiệu một số món ăn, cách ăn những món mang đậm bản sắc của Huế. Tôi rất ấn tượng với nhà hàng và anh chủ quán này, kinh doanh mà chất lãng tử thấm đẫm; không chỉ biết đến tính tiền; văn hóa, tài năng chơi đàn của một chủ hàng ăn khiến chúng tôi ngưỡng mộ.
Ấn tượng đầu tiên về con người Huế trong chúng tôi rất đẹp.

4596006
22-06-2010, 11:18
Sau khi có cuộc giao lưu vui vẻ với lãng tử - chủ hàng ăn, chúng tôi ra sông Hương để thực hiện chuyến đi du thuyền nghe hát trên sông Hương. Tôi đã nghe một số thông tin trái chiều về hình thức nghệ thuật này nên cũng không hi vọng nhiều lắm khi ra bến sông, nhưng cũng muốn được tận mắt chứng kiến xem nó ra răng !

Cầu Trường Tiền buổi tối thật đẹp, sông Hương rất sạch. May là nó chảy qua Huế mới được như thế, chứ nàng Hương mà chảy qua Hà Nội thì chắc là nát một đời hoa :D! Quên không mang máy ảnh theo, nên tôi đành chụp bằng điện thoại.

Cầu Trường Tiền

https://up.anhso.net/upload/20100622/09/o/anhso-45_cautruongtien2_01.jpg

Chúng tôi lên thuyền, ca sĩ và ban nhạc đã chờ sẵn. Họ gồm 8 người, 3 nhạc công (có 1 nữ chơi đàn tranh) và 5 ca sĩ. Sau này thấy nói lại là tôi may mắn vì đoàn ca nhạc ở thuyền tôi toàn người xinh !

Lúc thuyền đang ngược dòng, chờ thả trôi trên sông, các ca sĩ cũng đang chờ đợi:

https://up.anhso.net/upload/20100622/09/o/anhso-13_hat3_01.jpg

Thuyền nổ máy ngược dòng một lát thì tắt máy và thả trôi xuôi dòng, ca sĩ bắt đầu đứng dậy giới thiệu về truyền thống cũng như xuất xứ của một số làn điệu. Cô bé có chiếc răng khểnh hát đầu tiên:

https://up.anhso.net/upload/20100622/09/o/anhso-53_hat1_01.jpg

Làn điệu quen thuộc, nhưng được nghe trực tiếp giữa cái gió lồng lộng trên sông cũng thấy rất hay. Giọng Huế nghe thật ngọt, tôi rất thích chất giọng này. Các ca sĩ để lại ấn tượng rất tốt. Giọng hát của các em chưa được chuyên nghiệp lắm, hình như nó vẫn thiếu một chút gì đó, nhưng sự say mê trong khi biểu diễn vẫn truyền được cảm hứng cho người nghe.
Một ấn tượng nữa là các em mặc áo dài rất đẹp. Tôi thấy nhiều người nói : may áo dài ở Huế đẹp mà lại rẻ. Các em mặc đẹp thật.
Nhạc công chơi rất hay, cô bé chơi đàn tranh miệt mài trên phím đàn, ngồi cạnh cửa sổ, mái tóc bay theo gió trên sông Hương, dáng áo dài mềm mại trông rất hay, người ta ít có khi nào được chứng kiến khung cảnh ấy. Rất tiếc là bức hình chụp cô bé đang chơi đàn bị hỏng, chỉ chụp được lúc em vừa chơi xong bản nhạc

https://up.anhso.net/upload/20100622/09/o/anhso-03_hat2_01.jpg

Chương trình chỉ kéo dài 30-40 phút đã kết thúc, tôi hơi thất vọng vì muốn được nghe vài điệu Nam ai, Nam Bình nổi tiếng chỉ có ở Huế, nhưng chương trình ngắn quá, chỉ có một số bài hát và làn điệu (Huế thương, Lý mười thương, hò giã gạo...). Có thể vì nhiều du khách chưa có đủ trình độ để thưởng thức một số dòng âm nhạc bác học hoặc dân ca Huế, nên những bầu sô đã cắt bớt, chỉ còn một số thể loại dân dã ai cũng hiểu.
Sau khi kết thúc chương trình, tôi có trò chuyện và được biết, mỗi show diễn thế này, mỗi em được trả công 45 000 đồng.
Giá quá rẻ mạt cho người lao động trực tiếp, phần béo nhất có lẽ ông bầu ẵm trọn. Thảo nào..., đáng ra lão bầu sô phải hát nhiều nhất mới đúng.
Trong dịp này, chính quyền đã làm rất tốt việc ổn định an ninh, nạn ăn xin đã vắng bóng, chúng tôi không bị làm phiền bởi những hành động như thế. Tôi đánh giá rất cao công tác an ninh văn hóa ở Huế trong những ngày Festival.
Sau đó, tôi đã lang thang đi bộ qua cầu Trường Tiền, đi dạo và thưởng thức không gian thư pháp ngay đầu cầu Trường Tiền, rất ấn tượng và văn hóa.

4596006
22-06-2010, 15:54
Sáng hôm sau, chúng tôi vào thăm Đại Nội. Có lẽ trong những ngày Festival thì Đại Nội cũng được trang hoàng khác với ngày thường.
Nhìn từ trên lầu Ngũ Phượng vào:

https://up.anhso.net/upload/20100622/15/o/anhso-42_dainoi1_01.jpg

Nhìn từ phía điện Kiến Trung hất trở lại lầu Ngũ Phượng:

https://up.anhso.net/upload/20100622/15/o/anhso-57_dainoi3_01.jpg

Khoảng cỏ trống trước điện Kiến Trung:

https://up.anhso.net/upload/20100622/15/o/anhso-41_dainoi6_01.jpg

Mô hình Ngọc tỷ cũng đã được trang điểm so với ngày thường

https://up.anhso.net/upload/20100622/15/o/anhso-49_dainoi7_01.jpg

Nhưng tôi ấn tượng với dãy trường lang trầm mặc này hơn :

https://up.anhso.net/upload/20100622/15/o/anhso-50_dainoi2_01.jpg

4596006
22-06-2010, 19:04
Khung cảnh Đại nội ban ngày sẽ vắng lặng nếu như ở một vài góc, trên những sân khấu, có những đoàn nghệ thuật đến từ nước bạn đang tập luyện để tối biểu diễn.

Đoàn nghệ thuật của Nga miệt mài dưới nắng trưa:

https://up.anhso.net/upload/20100622/15/o/anhso-04_dainoi4_01.jpg

Các bạn nhiệt tình hơn khi có thêm người đứng xem, nắng gay gắt, họ tập liên tục, những giọt mồ hôi lã chã rơi. Phải thừa nhận thái độ lao động của họ thật tuyệt vời.
Video clip một vài phút tập luyện của đoàn nghệ thuật Nga tại điện Kiến Trung


http://www.youtube.com/watch?v=gCYkLj4-en0

4596006
30-06-2010, 17:25
Sau khi rời khỏi Đại nội, chúng tôi về nghỉ trưa và chiều hôm đó đi thăm một số lăng tẩm quanh Huế. Trong số các lăng tẩm ở Huế thì lăng vua Tự Đức được đánh giá là còn quy mô và nguyên vẹn nhất. Tôi cũng thích lăng Tự Đức nhất bởi không gian thoáng đãng, rợp bóng cây, không làm cho du khách bị mất sức.

Con đường rợp bóng cây khi vào lăng vua Tự Đức

https://up.anhso.net/upload/20100630/17/o/anhso-35_SANY1182_01.jpg

Vào tới công trình đầu tiên:

https://up.anhso.net/upload/20100630/17/o/anhso-16_SANY1176_01.jpg

Cũng có một số tượng với kích cỡ bằng người thật;
https://up.anhso.net/upload/20100630/17/o/anhso-22_SANY1177_01.jpg

Lăng vua Khải Định khiến du khách sẽ mất sức hơn. Xuống xe thì cảnh đầu tiên như thế này: (Tôi quên không chỉnh ngày tháng trong máy ảnh, nó hiển thị là năm 2009 nhưng vẫn là ảnh nóng hổi dịp Festival)

https://up.anhso.net/upload/20100630/17/o/anhso-30_lang_KD_01.jpg

Leo hết bậc cổng thì tới tầng thứ 2, chẳng có cây cối gì:

https://up.anhso.net/upload/20100630/17/o/anhso-48_lang_KD2_01.jpg

Sẽ phải lên một tầng nữa cũng cao như tầng thứ 2 vừa rồi nhưng mệt lại nắng tôi cũng chẳng muốn chụp ảnh nữa.
Đến 5 giờ chiều chúng tôi đến lăng vua Minh Mạng, vào đến cổng thì mới biết là đã hết giờ mở cổng. Thế mà mấy người đàn bà ở bãi đỗ xe vẫn không bảo gì để cố thu lấy những đồng cuối cùng trong ngày.
Dọc đường vào và ra (200m), có nhiều em nhỏ đeo bám xin tiền "mua sách vở" hoặc nài khách mua chuối. Một người mẹ bế đứa con tàn tật đứng trong hàng rào mời mua hàng của chị, hàng của chị lèo tèo mấy gói kẹo cũ, nải chuối. Chúng tôi tặng luôn chị mấy đồng vì thương đứa trẻ bị bêu chứ biết mua gì bây giờ. Rời nơi ấy mà lòng nặng trĩu.

4596006
30-06-2010, 23:47
Rời lăng vua Minh Mạng, chúng tôi quay về chùa Thiên Mụ cách thành phố Huế khoảng 5 km, ngôi chùa nổi tiếng nhưng trước chuyến đi tôi tìm thấy rất ít ảnh về ngôi chùa này. Lúc này đã xẩm tối, trời đang chuyển mưa, tôi cũng chỉ chụp vội được vài tấm.
Ngôi chùa nhìn xuống sông Hương, ngay cạnh đường. Điều đặc biệt là khi đến nơi, chúng tôi lại thấy biển đề là : "Chùa Linh Mụ" mà không thấy ghi là "Thiên Mụ" . Sau tôi mới được biết là ngôi chùa này có thể gọi cả hai tên như thế.

Đứng ở đường nhìn lên khi vừa mới đến:

https://up.anhso.net/upload/20100630/23/o/anhso-56_chua_Thien_mu_01.jpg

Sau khi lên hết những bậc đầu tiên, ta sẽ gặp ngay tháp Phước Duyên được xây phía trước ngôi chùa. Tháp cao 21m và gồm 7 tầng khá đồ sộ .
Tới đây, khoảng không gian xung quanh tháp khá rộng và rất đẹp nếu chụp ảnh hất ra phía sông Hương. Nếu đẹp trời và có máy ảnh tốt, các bác sẽ có những bức ảnh để đời. Bạn tôi hôm đó tiếc vì đã không mặc áo dài để cho gió lùa lung tung :D làm mềm dáng...Chỉ có mỗi mái tóc được gió sông Hương lồng lộng làm cho rối bời

https://up.anhso.net/upload/20100630/23/o/anhso-27_ban__01.jpg

Phía sau tháp Phước Duyên là Tam quan

https://up.anhso.net/upload/20100630/23/o/anhso-06_tam_quan_01.jpg

Rồi đến chùa chính:

https://up.anhso.net/upload/20100630/23/o/anhso-12_sau_tam_quan_01.jpg

Sau đó vì trời mưa và sụp tối nên tôi cũng không chụp thêm được tấm ảnh nào ra hồn.

4596006
01-07-2010, 21:29
Cũng may trận mưa không kéo dài, sau khi ăn tối và hát hò cùng ông chủ quán lãng tử, chúng tôi tới trước khu vực Đại nội để xem chương trình "Hành trình mở cõi" đang được tổ chức tại đây. Ấn tượng là khá hoành tráng, 3 tầng dưới chân cột cờ là hàng trăm diễn viên chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng được huy động, đông nghịt người đứng xem ở phía dưới, không khí rất náo nhiệt. Các bác có thể cảm nhận chút không khí của buổi lễ qua đoạn video dưới đây.




http://www.youtube.com/watch?v=FPKUyU-uMnM

Đứng đó giữa hàng chục ngàn người chứng kiến mới cảm nhận hết được độ hoành tráng của nó, lúc đó chúng tôi thấy mình rất may mắn khi được chứng kiến không khí náo nhiệt này. Từ sáng khi vào thăm Đại nội, thấy họ đã tập luyện cho buổi tối, lúc đó nắng chang chang mà hàng trăm người vẫn đứng phơi ra, khâm phục thật.

Tôi thích nhất giọng Huế ngọt lịm của người dẫn chương trình lúc buổi lễ kết thúc


http://www.youtube.com/watch?v=3Gal-8vanwE

4596006
01-07-2010, 22:19
Sau buổi lễ, tôi đã lọ mọ tìm đến quán chè Hẻm ở đường Hùng Vương, quán mà một bạn ở Huế đã giới thiệu trên phuot.com. Vào đến nơi thấy quán đông nghịt, chắc là toàn người dân ở đây đến ăn. Phải khó khăn lắm tôi mới tìm được một chỗ ngồi, quán xếp ghế tràn ra cả hiên, cả sân nhà hàng xóm nữa thì phải, tôi tự tìm cho mình một chỗ ngồi bên sân đối diện, dưới gốc hoa gì đó rất thơm và gọi ly chè thập cẩm trên bảng giá là 4000 đồng.
Món chè thập cẩm không giống ngoài bắc, cũng khá ngon nhưng có vẻ ít "thành phần" hơn so với chè ngoài bắc. Chắc là vì ngoài Bắc giá tiền cao hơn nên người ta cho nhiều thứ hơn để tạo thành món thập cẩm hay có thể gọi là hổ lốn.
Chúng tôi còn thưởng thức một đặc sản văn hóa Huế nữa, đó là xích lô Huế. Tôi có ấn tượng rất sâu đậm với những người đạp xích lô ở thành phố Huế: họ có vẻ bề ngoài rất khắc khổ, lam lũ. Cũng nói thách nhưng sẵn sàng tự giảm giá đến bất ngờ khi thấy khách có vẻ không mặn mà lắm. Nhưng tôi cảm nhận được sự lương thiện của họ, cố gắng kiếm thêm chút đỉnh bằng chính sức lao động, bằng những giọt mồ hôi của mình. Họ cũng chèo kéo, nì nèo khách nhưng với cách thân thiện chứ không có kiểu khó chịu như ở một số tỉnh thành khác.
Nếu phải nói ngắn gọn về những người đạp xích lô ở Huế mà tôi đã gặp ở nhiều chỗ trong thành phố thì có thể nói: họ lương thiện, cần mẫn và có văn hóa ! Tôi biết, nhiều trong số họ không phải người chính gốc ở thành phố, họ ở những vùng lân cận đến để kiếm sống. Nhưng chắc chắn, để có thể tồn tại và kiếm sống được ở đây, họ phải hòa nhập với phong cách, bản sắc...của người dân Huế. Và tôi cho rằng, xích lô là một đặc sản văn hóa của Huế.(c)
Sớm hôm sau, tôi đã thưởng thức món Cơm Hến - quán vỉa hè với giá 5000 đồng/bát. Rất cay. Ăn xong toát mồ hôi. Cay quá nên cũng không biết nó ngon đến mức nào :D

https://up.anhso.net/upload/20100701/22/o/anhso-12_SANY1206_01.jpg

Hến trong món này nhỏ li ti, không giống tưởng tượng của tôi ban đầu. Không biết họ làm thế nào để có loại hến bé tí thế này nhỉ ?

darkdeath
03-07-2010, 14:23
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, ảnh bạn chụp rất đẹp, mình rất thích xem, chúc bạn luôn vui khỏe.

4596006
04-07-2010, 09:45
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ! Ảnh về những điểm du lịch nổi tiếng thì người ta chụp nhiều quá và đẹp quá rồi, mình chỉ cố gắng tìm những góc nhìn khác và cuộc sống đời thường quanh đó. Máy ảnh không tốt lắm nhưng chắc cũng đủ để những người chưa đến cảm nhận được phần nào.

Sáng hôm đó chúng tôi tới chợ Đông Ba. Cái chợ quen thuộc được nhắc tới trong những câu ca, giai điệu nói về Huế. Có lẽ ngày xưa chợ Đông Ba là chợ lớn, nhưng bây giờ có vẻ đã lép vế trước những trung tâm mua sắm, siêu thị lớn. Các bà, các chị kinh doanh trong chợ nói thách rất cao. Nếu không biết mua sẽ hớ khá nặng.:(
Đặc biệt, các bác không nên ăn sáng trong chợ này vì giá rất chát so với giá trị thật của món ăn và so với giá những quán vỉa hè buổi sáng.
Tôi đã nếm một vài món bánh, mỗi thứ chỉ 1 chiếc ở quán vỉa hè, vào đây lại nếm đúng những thứ đó để xem chúng có điểm chung và riêng nào không. Cuối cùng đã phát hiện ra: điểm chung là tên loại bánh, ngon, kích cỡ vừa miệng. Điểm khác biệt lớn nhất là giá cả. Vẫn những thứ đó nhưng ở dãy hàng ăn sáng trong chợ có giá gấp đôi.:D
Đối với chị em thì vào chợ sẽ có lợi nhiều hơn cánh nam giới. Nếu muốn may áo dài ở Huế, chị em nên vào chợ Đông Ba tìm mua vải, rồi đem ra hiệu nào đó để may thì sẽ rẻ được rất nhiều. Áo dài may ở Huế đẹp, nhanh và tiền công cũng rẻ hơn ngoài Bắc nhiều. Bạn tôi may và được lấy trong vòng từ 10 - 24 tiếng tùy số lượng đặt may, mặc rất đẹp.(c)
Bạn tôi không đặt may ở hiệu may Chi (được cho là nổi tiếng ở Huế), mà đặt ở hiệu Minh Tân trên đường Nguyễn Sinh Cung. Hiệu trông khiêm tốn nhưng nhìn người thợ may đo áo đã thấy được sự điêu luyện trong nghề của ông. Ông dùng thước dây để đo, với vài động tác thả, hất, vắt...chiếc thước trên tay ướm theo dáng người đặt áo, ông đã đọc được số đo để người phụ nữ ghi lại, trong khi đó cái thước của ông chưa hề động đến người khách. (c)
Hôm sau bạn tôi lấy áo. Tôi nhìn thấy đẹp và vừa vặn hơn tất cả những chiếc đã may ở ngoài Bắc. Tiền công lại rất rẻ: 150 000 đồng nếu cần lấy nhanh. Còn thường thì khoảng 120 000 đồng. Lại một lí do nữa để tôi thấy thích Huế hơn !
Chiều hôm đó, sau khi lấy xong áo dài của bạn tôi. Chúng tôi tạm biệt Huế - nơi để lại ấn tượng rất đẹp ! Có một cô bạn đồng nghiệp đã nói với tôi: " nếu ai chưa đến Huế thì nên đến một lần, còn ai đi một lần rồi thì thôi cũng được, vì Huế chỉ có di tích, mà di tích lịch sử thì nó vẫn thế !".
Nhưng tôi không nghĩ thế.

Huế không chỉ có di tích lịch sử!
Không phải chỉ có các món ăn ở Huế mới là đặc sản, đó chỉ là đặc sản vật chất. Huế còn có đặc sản văn hóa, đặc sản phi vật thể. Ai mới chỉ ăn vài món, thăm vài di tích...mà đã cho là biết về Huế - như thế là nông cạn.
Tôi đến Huế, thăm di tích chỉ là một phần rất nhỏ. Cái chính là cảm nhận được văn hóa , phong cách sống của người dân Huế. Được tận mắt thấy người dân ở đây buôn bán, lao động, hưởng thụ...như thế nào.
Tôi muốn quay lại nhiều lần nữa vì tôi thích nơi này!

4596006
04-07-2010, 10:34
Chúng tôi đến Hội An vào buổi chiều. Hội An khác xa so với sự mường tượng của tôi. Do cách giới thiệu về Hội An lâu nay trên báo chí nên tôi cứ nghĩ: đến Hội An chỉ để xem mấy ngôi nhà cổ, mà nhà cổ thì quê tôi thiếu gì, có khi còn xịn hơn. Nhưng tôi cũng cứ đi cho biết.
Đến nơi mới thấy mình ngu quá (hoặc cách giới thiệu của báo chí lâu nay về Hội An.....quá), tôi hiểu vậy thì chắc nhiều du khách cũng sẽ hiểu vậy và người ta sẽ không muốn bỏ một đống tiền ra chỉ để xem mấy ngôi nhà cũ kĩ. :(
Vé xem không đắt, 35 000 - 40 000/vé . Thế mà có người nói 200k khiến tôi cũng thấy xót ruột, quê tôi xem nhà cũ không mất tiền. :D
Vào khu phố cổ sẽ đi qua một khu chợ như thế này

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-26_cho_Hoi_an.jpg

Chúng tôi rẽ vào Hội quán Phúc Kiến của người Hoa trước - một trong những hội quán quy mô nhất ở Hội An. Nơi đây thờ Tiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho những thương nhân trên biển), thờ 12 bà mụ, và là nơi hội họp của những người đồng hương Phúc Kiến (Hoa kiều).

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-39_hoi_quan.jpg

Ngồi ở đây để nghe giới thiệu về di tích này:

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-48_hoi_quan2.jpg

Vào sâu hơn, thấy rất nhiều hương vòng. Số hương vòng này do các gia đình mua và đặt tại đây để cầu sự an bình cho gia đình của mình. Tôi thấy hướng dẫn viên nói: mỗi vòng hương này có thể cháy liên tục trong hơn một tháng. Trên mỗi vòng hương, người ta treo lá sớ ghi tên tuổi thành viên gia đình mình. Giá mỗi vòng hương này là 200 000 đồng.

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-54_hoi_quan3.jpg

4596006
04-07-2010, 10:53
Rời Hội quán Phúc Kiến, chúng tôi bắt đầu nhòm ngó những dãy phố. Đường phố rất tấp nập. Thấy bảo họ chỉ cho đi bộ mà sao tôi thấy cả xe máy, xe đạp, xích lô nhỉ ? Hay đến tối mới cấm các loại xe ?
Phố đông khách tham quan, Tây - Ta đủ cả.

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-23_pho_co4.jpg

Đèn lồng. Đèn lồng có ở khắp nơi. Một số nhà có giàn hoa trước hiên rất mát mẻ.

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-13_pho_co3.jpg

Nếu trời nắng nóng mà đi thăm phố cổ thì sẽ rất vất vả vì đường phố không có bóng cây, nếu muốn tránh nắng thì chỉ có chui vào cửa hàng nào đó. Ở đây nhiều cửa hàng trông rất chuyên nghiệp. Cửa hàng thì trong nhà dáng cổ, nhưng hàng hóa họ bán cũng đa dạng, nhiều hàng xịn và đương nhiên giá tiền cũng xịn nữa. Cửa hàng này bán toàn đồ hiện đại

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-14_pho_co.jpg

Bên này thì bán những món trông có vẻ cổ hơn:

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-06_pho_co2.jpg

Đội thuế cũng bon chen trong một ngôi nhà cổ (chắc đội thuế này cũng sống ở đây từ nhiều đời nay)

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-30_doi_thue.jpg

4596006
04-07-2010, 12:06
Một điểm hay của Hội An là trong khu phố cổ, trong những ngôi nhà cổ , chủ nhân vẫn sinh hoạt bình thường tại ngôi nhà của mình, nên du khách đến vẫn được xem kiến trúc của ngôi nhà, vẫn được chứng kiến cuộc sống hàng ngày của chủ nhân, được xem cách người ta sử dụng không gian của kiến trúc cổ đó như thế nào. Vì thế, tăng thêm sức sống, sức thuyết phục cho du khách. Trong khu phố, còn có rất nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ, những cơ sở này vẫn hoạt động hàng ngày và cho du khách vào thăm.

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-37_xuongsx.jpg

Ở tầng một, thường là nơi trưng bày sản phẩm của họ. Một trong số sản phẩm được bán nhiều là những chiếc đèn lồng

https://up.anhso.net/upload/20100704/11/o/anhso-33_den_long.jpg

Nơi sản xuất nằm trên tầng hai. Hai cô gái đang ngồi thêu tranh, ở góc là những chiếc khung để làm ra những chiếc đèn lồng được bán ở tầng 1:

https://up.anhso.net/upload/20100704/12/o/anhso-32_2.jpg

Những sản phẩm được thêu thủ công nên có giá rất đắt. Khách Tây rất thích những sản phẩm được làm bằng tay, bởi nó chỉ có một không hai, mỗi sản phẩm sẽ mang một đặc điểm duy nhất không thể lặp lại giống hệt ở sản phẩm kia.

https://up.anhso.net/upload/20100704/11/o/anhso-45_3.jpg

Tranh mẫu sẽ được đặt bên cạnh, người thợ sẽ luồn từng mũi kim để làm nên hình khối, chọn màu chỉ để tạo nên màu sắc cho tranh:

https://up.anhso.net/upload/20100704/11/o/anhso-49_4.jpg

Một sản phẩm tranh thêu đang hình thành:

https://up.anhso.net/upload/20100704/09/o/anhso-47_tranh_theu.jpg

4596006
02-09-2010, 18:19
Chiều tối chúng tôi quay về thăm mấy ngôi chùa Ngũ Hành Sơn. Tối quá, chụp ảnh cũng chẳng đẹp nên tôi không đưa lên đây.
Đến 8 giờ tối, quay về Đà Nẵng ăn tối và thăm thành phố được mệnh danh là thủ phủ của miền Trung. Tôi cảm nhận được sự sầm uất, trẻ trung của thành phố này. Cũng là thành phố Cảng, nhưng có vẻ náo nhiệt và trẻ trung hơn Hải Phòng. Chúng tôi dạo dọc sông, tìm một quán nước, giá cả cũng rất rẻ so với một nơi như thế.
Tôi cố đợi xem bằng được được cầu sông Hàn lúc nó quay dọc theo sông, đây là điểm đặc biệt ở thành phố này.
Cầu sông Hàn buổi tối thật đẹp

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/18/o/anhso-181303_song_Han.jpg

Dọc đầu cầu, rất nhiều hàng nước, du khách có thể ngồi đây hóng gió và ngắm cảnh. Rất nhiều thợ chụp ảnh lấy ngay ở điểm này.
Đây là lúc một phần của cầu đã quay dọc sông, vuông góc với hai đầu cầu. Phần nó quay chính là phần có dây văng chéo gắn đèn ở giữa cây cầu. Trời tối quá, chụp ảnh chỉ thấy được lờ mờ.

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/18/o/anhso-181732_song_Han2.jpg

Lúc cầu quay vuông góc với hai đầu cầu là 1 giờ kém 15 phút.

4596006
02-09-2010, 18:33
Chúng tôi quay về thành cổ Quảng Trị vào một buổi trưa đầy nắng của miền Trung. Đây là điểm mà những thế hệ 7x và đầu 8x được nghe đến nhiều. qua sách báo, phim ảnh và cả giai điệu bi tráng của ca khúc "Cỏ non thành cổ" ( Tân Huyền).
"Cỏ non Thành cổ, một màu xanh non tơ
Bình minh Thành cổ, cỏ mềm theo gió đung đưa

Cỏ non Thành cổ, một màu xanh non tơ
Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ
Người vợ nào, người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ, khi chồng con không trở về ..."
Tôi cũng đã mong được đến nơi này, nơi mà chỉ 81 ngày đêm thôi, hàng vạn đồng bào tôi đã nằm xuống.
Người ta nói, về quy mô, Thành cổ Quảng trị ngang với nghĩa trang Trường Sơn, cũng có hàng vạn người yên nghỉ dưới lòng đất. Chỉ khác là, nghĩa trang Trường Sơn có mộ chí riêng cho từng người, dù có thể có những liệt sĩ chưa biết tên.
Còn ở đây, Thành cổ Quảng Trị cũng đón nhận hàng vạn người dưới lòng đất, dưới lớp cỏ xanh kia, nhưng họ không có mộ bởi thịt xương họ đã hòa vào đất. Ở đây, chỉ có một đài tưởng niệm chung.

Thành cổ nhìn từ điểm xuống xe bắt đầu vào:

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174728_thanh_co1.jpg

Qua cổng vào:

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174734_thanh_co2.jpg

Cỏ xanh non tơ quanh bảo tàng thành cổ:

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174822_thanh_co9.jpg

Bài thơ này chúng tôi được nghe người hướng dẫn đọc lên, trong khung cảnh ấy, nhiều người không cầm nổi nước mắt.
"Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào "

Đài tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị:

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174815_thanh_co8.jpg

4596006
02-09-2010, 19:07
Chỉ với 16 ha mà hơn 10 000 người hi sinh ở đây ! Có lẽ, với mật độ như thế, Thành cổ được coi là nơi linh thiêng trong tâm linh. Những năm tháng ác liệt nhất, ở đó có những người mới chỉ 14 tuổi:

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174740_thanh_co3.jpg

Có những phụ nữ:

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174746_thanh_co4.jpg

Với những vật dụng như thế này :

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/19/o/anhso-19524_thanh_co01.jpg

4596006
02-09-2010, 19:53
Không gian đầu tiên trong bảo tàng thành cổ khi vừa qua cửa:

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174753_thanh_co5.jpg

Biểu tượng ngọn đuốc lửa khá ấn tượng, đằng sau nó là bức ảnh chụp toàn cảnh thành cổ năm 1972.
Có khá nhiều đoàn khách tham quan và làm lễ dâng hương ở tượng đài tưởng niệm. Lễ truy điệu ở đây diễn ra khá trang trọng và ấn tượng với những tiếng chuông trong phút mặc niệm, góp phần làm nên không khí trang trọng ấy là giọng đọc rất truyền cảm của người hướng dẫn viên. Tôi đã đến nhiều nơi có tính chất như thế này, nhưng thấy chỉ có 2 nơi : Thành cổ Quảng Trị và Ngã ba Đồng Lộc có những hướng dẫn viên rất thành công trong việc gieo xúc cảm cho khách đến thăm.

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174800_thanh_co6.jpg
anh hướng dẫn viên gây "xúc cảm" cho chúng tôi với chất giọng miền Trung:

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174808_thanh_co7.jpg

4596006
02-09-2010, 20:08
Chúng tôi ăn cơm trưa ở một quán cách cổng vào Thành cổ khoảng 50m, quán sơ sài nhưng thái độ phục vụ thì rất tuyệt. Lúc đó đã muộn, quán ít người phục vụ nên cả một đứa bé gái khoảng 5 tuổi cũng tham gia lon ton bê thức ăn cho khách, khi khách đủ thức ăn, nó lại tự giác leo lên võng ngoài cửa ngủ ngon lành.
Rời khỏi thành cổ, chúng tôi rẽ qua chợ Đông Hà. Đây là cái chợ tôi đã được nghe tên từ hồi nhỏ, khi đọc "Người không mang họ" gắn liền với nhân vật Trương Sỏi. Sau này, chợ Đông Hà được biết đến là nơi nhập nhiều hàng hóa từ cửa khẩu Lao Bảo.
Ấn tượng là ở chợ Đông Hà này, những người bán hàng mời khách rất khôn khéo và nhiệt tình, không cong cớn như một số chợ khác, cho dù lúc chúng tôi đến là lúc nóng nhất trong ngày, khoảng 2-3 giờ chiều. Mĩ phẩm ở đây rất rẻ, nhưng kinh nghiệm là: lúc đầu họ thường đưa ra loại hàng kém chất lượng, chắc là madein laocai, phải hỏi vài lần mới móc ở đâu đó ra thứ hàng có chất lượng hơn !:(
Lúc ra ngoài cổng chợ, một chị phụ nữ đề nghị cho tôi xem một số loại bao cao su hàng khủng và đề nghị mua thuốc kích dục cho phụ nữ :). Chị đề nghị tôi mua loại thuốc không màu, không mùi với giá 180k/liều - đảm bảo uống xong thì cô gái đó sẽ nhảy bổ vào người tôi ;).
Sau một hồi tỉ tê, chị đồng ý bán cho tôi với giá 10k :D
Cuối ngày, chúng tôi đến bãi biển Nhật Lệ. Nước biển trong và xanh ngắt

https://farm3.anhso.net/upload/20100902/17/o/anhso-174830_thanh_co10.jpg

Bãi biển ở đây sạch, nước trong và sóng cũng đủ để đỡ chán. Không đông người nên còn có cảm giác sạch sẽ tí.
Nhưng chúng tôi gặp sự cố khi tối về ăn tại nhà hàng Hải đen (các bác nên tránh hàng này). Chúng tôi đặt một số món. Họ mang ra có cả vài đĩa lạc và vài cái bánh đa mỏng, cứ nghĩ là giống quê mình, khi đặt nhiều hàng thì chủ quán khuyến mại vài củ lạc, cái bánh đa để khách uống bia, có lạc, có bánh đa biết đâu khách lại uống nhiều bia hơn thì nhà hàng càng có lợi.
Sau khi ăn uống, chúng tôi cảm kích trước đĩa lạc và vài cái bánh đa nên đã mời ông chủ Hải đen cùng uống rịu giao lưu, ca hát...vui vẻ.
Rồi đến phút chia tay, vợ ông ta ra :( tính tiền. Riêng đĩa lạc 50k, bánh đa 50k/chiếc. :( Đúng là khác quê mình, quê mình lúa cũng rẻ ! Cô vợ nói, lạc và bánh đa có giá trong thực đơn, mà thực đơn thì lúc đó ở đâu ra mà nhanh thế, trong khi chúng tôi không đặt 2 món này.
Sau một hồi cãi nhau kịch liệt, cô vợ đồng ý giảm 1 nửa số tiền của lạc và bánh đa !
Ấn tượng mãi. Lần sau khôn hơn, sẽ không ăn bất cứ thứ gì tự nhiên xuất hiện trước mặt mình nữa !