PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Liên Xô - Moscow - Kiev - hoài niệm và đương đại



Pages : 1 [2] 3

kimvanchinh
17-08-2013, 18:33
Thật khó thấy cộng đồng lao động và kiếm kế sinh nhai nào khổ hơn dân Việt (trừ một số cộng đồng da đen châu Phi và Nam Á), khi hàng ngàn người chui lủi ở các xưởng mau đen ở Nga hoặc lao động như nô lệ trên những con tàu đánh cá lênh đênh đại dương do các ông chủ Đài Loan, Trung Quốc làm chủ... Hoặc những em gái thân gái dặm trường bán thân nuôi miệng không có pháp luật bảo vệ ở ngày càng nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Moscow...

kimvanchinh
24-08-2013, 21:45
Thật là kinh sợ và buồn lòng khi hôm nay tôi được đứa cháu ở tp Hồ Chí Minh nhờ những việc mà mình chỉ có thể lực bất tòng tâm làm được vài việc nho nhỏ để giải quyết cho 3 cháu gái Sài gòn bị bọn lừa đảo buôn người mang sang Moscow 2 tuần nay. 3 cháu đã dũng cảm nhảy lầu trốn, 2 cháu bị thương, trong đó 1 cháu bị thương cột sống khá nặng. Sau được 1 ông người Nga tốt bụng đưa đến sứ quán. Hiện cháu nằm bệnh viện ở Moscow và đang liên lạc để gia đình chuyển tiền làm thủ tục trả viện phí và vé máy bay đưa về nước. Cháu đang bơ vơ 1 mình ở bệnh viện, nằm bất động trên gường, tiếng Nga 1 chữ không biết..., hoang mang và lo sợ nữa...
Tôi cũng chỉ biết động viên cháu và khuyến cáo gia đình làm các việc để cháu về nước càng sớm càng tốt...
Có bạn nào ở Moscow tốt bụng giúp đỡ trường hợp các cháu để các cháu đỡ lo sợ?

Thật thảm thương cho người Việt ta vẫn bị lừa như vậy...

kimvanchinh
03-09-2013, 04:30
Báo chí Việt trích lại tin Novosti cho biết ngày 20-8-2013 có 1 tên cướp mang súng ép tài xế cho lên xe bus đang đỗ đón khách Việt mình ở ký túc 13, Chaginskaya, khu Lublino đi chợ Trung tâm thương mại, sau khi bắn chỉ thiên 3 phát thị uy đã cướp đi các túi xách của mọi người...
Moscow rõ ràng vẫn chưa được thật sự an toàn cho người Việt mình.

redfox86
04-09-2013, 17:55
Theo bác có phải tại dân số Vn quá đông nên dân mới ko có việc và khoái đi nước ngoài như vậy ko ạ ? Cháu có người nhà bên mấy nước đông âu bọn họ nói dân bản địa họ ko ưa dân VN cho lắm đâu vì nghĩ dân vn cướp công việc của họ http://blog.uhm.vn/emo/onion/50.gif (http://Blog.Uhm.vN)

kimvanchinh
04-09-2013, 21:03
Theo bác có phải tại dân số Vn quá đông nên dân mới ko có việc và khoái đi nước ngoài như vậy ko ạ ? Cháu có người nhà bên mấy nước đông âu bọn họ nói dân bản địa họ ko ưa dân VN cho lắm đâu vì nghĩ dân vn cướp công việc của họ http://blog.uhm.vn/emo/onion/50.gif (http://Blog.Uhm.vN)

Dân mình đông cũng không bằng Nhật, điều kiện thiên nhiên khó khăn thì còn hơn Nhật và Hàn nhiều. Thế nhưng dân ta vẫn nghèo, việc làm thì vớ vẩn, dân trí lại thấp (hiểu biết pháp luật và thủ tục đi nước ngoài). Động lực đi nước ngoài thường là muốn có cuộc sống tốt hơn. Nhưng sang đến nơi mới thấy không đơn giản vậy, trả giá rất nặng...
Người Việt mình sang châu Âu trừ các anh chị có việc làm tốt như giảng dạy, bác sỹ, kỹ sư, văn phòng... còn lại chủ yếu bán hàng buôn bán, quán ăn, dịch vụ linh tinh, ở Nga còn làm thuê ở các xưởng may, xây dựng... Thân phận đất khách quê người tha phương cầu thực làm sao được kính trọng...

kimvanchinh
09-10-2013, 20:29
Mùa thu Nga:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/IMG_1668_zpsd6a2ef2c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/IMG_1668_zpsd6a2ef2c.jpg.html)

kimvanchinh
22-10-2013, 05:09
Đứa cháú xa bị lừa đi sang Nga làm dịch vụ ... nay được đưa về với 650 USD chi phí gia đình gửi sang. Nước Nga ngày xưa là thiên đường cho dân Việt nay trở thành địa ngục cho những ai nhẹ dạ cả tin

hoangdao12
29-10-2013, 15:01
nhìn thích quá ha.........đẹp lộng lẫy quá

kimvanchinh
30-10-2013, 10:59
Mùa thu Kiev lộng lẫy và thơ mộng chả kém thành phố châu Âu nào!

kinta
30-10-2013, 11:36
Cháu chào bác kimvanchinh,
Cháu đã dành thời gian đọc topic này từ 11h đến lúc này là 4r sáng(giờ Anh). Cám ơn bác vì những hình ảnh mà thông tin mà bác đã chia sẻ.
Cháu rất thích nước Nga, 1 phần vì cháu mê búp bê Nga, 1 phần vì cháu là fan của bộ phim Matxcova không tin vào nước mắt và tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình. Cháu thấy người Nga hiền hòa tốt bụng và tràn đầy yêu thương. Có thể có ai đó sẽ nói là cháu đang hình tượng hóa. Chắc có lẽ cũng có 1 phần. Thế hệ 9x thiếu đi cái gọi là hình tượng để theo đuổi thực sự nên chỉ có thể vịn vào mấy thứ phim ảnh truyện tranh để mơ mộng thôi :P Cháu cũng thích Kiev vì xem nhiều clip thấy con gái Kiev đẹp quá, cháu mê cái đẹp :))
Cháu có dự định sang năm tầm tháng 5 sẽ tới Moscow và St.Petersburg. Sau đó cũng sẽ tới Kiev. Nhưng cháu có 1 vài thông tin còn chưa rõ, mong bác có thể trả lời giúp cháu:
- Cháu không biết tiếng Nga, cháu nghe nói ở Nga người ta ko nói tiếng Anh nhiều. Ở Ukraina thì người trẻ hầu như biết tiếng Anh còn người già thì hiếm. vậy thì cháu có thể đi du lịch tự túc với tình trạng 1 chữ Nga bẻ đôi không biết được không ạ?
- Cháu dự tính sẽ mua thư mời sang Nga (ở chỗ cháu ở có dịch vụ này) thì cháu sẽ không cần phải đặt trước hótel hay nhà nghỉ. Nhưng bác có lời khuyên gì cho việc đặt trước nơi ở tại Nga và Kiev không ạ? Ban đầu cháu dự tính sẽ giống như ở châu Âu, tới couchsurfing hoặc người Việt ngủ nhờ, nhưng có vẻ tình hình người Việt ở Nga rất khó khăn (đấy là cháu thấy trên facebook như vậy, nhiều người kêu ca công an càn quét, ảnh chụp hàng đoàn người chạy vào rừng, nên cháu cũng cảm thấy bất an nếu mình ngủ nhờ như vậy). Cháu cũng không có kinh nghiệm gì về việc liên hệ với người Việt ở U hay Nga nên điều này cũng sẽ khó khăn. Vậy nên nếu bác có thể cho cháu 1 vài địa chỉ tin cậy để tìm chỗ ở thì cháu rất cám ơn :D
- Thực tế cháu đọc vài trang hướng dẫn phượt 1 mình thì hầu như toàn là những người có visa không phải Việt Nam, họ có thể dễ dàng đi lại và xử lý các tình huống bất ngờ gặp phải. Nhưng với vía VN thì có vẻ khác, nhiều diễn đàn Việt thì nhắc tới nạn đầu trọc và cảnh sát làm tiền. Dù bác viết rằng những vấn nạn đó giờ đã bớt nhưng thú thực cháu vẫn rất lo lắng.
- Thường thì cháu có mang thẻ đi du lịch. Nhưng nếu ở Nga thì cháu có thể rút tiền ngoại tệ được không? Hay cháu nên cầm sẵn tiền mặt và đến Nga quy đổi.
Cháu viết hơi dài dòng vì cháu không tìm được những thông tin mà cháu thiếu sót, cũng chẳng có mấy người Việt ở đây đi phượt Nga cả nên có topic này cháu liều mình hỏi luôn :P Mong bác tha lỗi cho cháu nhé :P

kimvanchinh
30-10-2013, 14:41
Cháu chào bác kimvanchinh,
Cháu đã dành thời gian đọc topic này từ 11h đến lúc này là 4r sáng(giờ Anh). Cám ơn bác vì những hình ảnh mà thông tin mà bác đã chia sẻ.
Cháu rất thích nước Nga, 1 phần vì cháu mê búp bê Nga, 1 phần vì cháu là fan của bộ phim Matxcova không tin vào nước mắt và tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình. Cháu thấy người Nga hiền hòa tốt bụng và tràn đầy yêu thương. Có thể có ai đó sẽ nói là cháu đang hình tượng hóa. Chắc có lẽ cũng có 1 phần. Thế hệ 9x thiếu đi cái gọi là hình tượng để theo đuổi thực sự nên chỉ có thể vịn vào mấy thứ phim ảnh truyện tranh để mơ mộng thôi :P Cháu cũng thích Kiev vì xem nhiều clip thấy con gái Kiev đẹp quá, cháu mê cái đẹp :))
Cháu có dự định sang năm tầm tháng 5 sẽ tới Moscow và St.Petersburg. Sau đó cũng sẽ tới Kiev. Nhưng cháu có 1 vài thông tin còn chưa rõ, mong bác có thể trả lời giúp cháu:
- Cháu không biết tiếng Nga, cháu nghe nói ở Nga người ta ko nói tiếng Anh nhiều. Ở Ukraina thì người trẻ hầu như biết tiếng Anh còn người già thì hiếm. vậy thì cháu có thể đi du lịch tự túc với tình trạng 1 chữ Nga bẻ đôi không biết được không ạ?
- Cháu dự tính sẽ mua thư mời sang Nga (ở chỗ cháu ở có dịch vụ này) thì cháu sẽ không cần phải đặt trước hótel hay nhà nghỉ. Nhưng bác có lời khuyên gì cho việc đặt trước nơi ở tại Nga và Kiev không ạ? Ban đầu cháu dự tính sẽ giống như ở châu Âu, tới couchsurfing hoặc người Việt ngủ nhờ, nhưng có vẻ tình hình người Việt ở Nga rất khó khăn (đấy là cháu thấy trên facebook như vậy, nhiều người kêu ca công an càn quét, ảnh chụp hàng đoàn người chạy vào rừng, nên cháu cũng cảm thấy bất an nếu mình ngủ nhờ như vậy). Cháu cũng không có kinh nghiệm gì về việc liên hệ với người Việt ở U hay Nga nên điều này cũng sẽ khó khăn. Vậy nên nếu bác có thể cho cháu 1 vài địa chỉ tin cậy để tìm chỗ ở thì cháu rất cám ơn :D
- Thực tế cháu đọc vài trang hướng dẫn phượt 1 mình thì hầu như toàn là những người có visa không phải Việt Nam, họ có thể dễ dàng đi lại và xử lý các tình huống bất ngờ gặp phải. Nhưng với vía VN thì có vẻ khác, nhiều diễn đàn Việt thì nhắc tới nạn đầu trọc và cảnh sát làm tiền. Dù bác viết rằng những vấn nạn đó giờ đã bớt nhưng thú thực cháu vẫn rất lo lắng.
- Thường thì cháu có mang thẻ đi du lịch. Nhưng nếu ở Nga thì cháu có thể rút tiền ngoại tệ được không? Hay cháu nên cầm sẵn tiền mặt và đến Nga quy đổi.
Cháu viết hơi dài dòng vì cháu không tìm được những thông tin mà cháu thiếu sót, cũng chẳng có mấy người Việt ở đây đi phượt Nga cả nên có topic này cháu liều mình hỏi luôn :P Mong bác tha lỗi cho cháu nhé :P

Bác có thể trả lời cháu vắn tắt như sau:
- An ninh ở Nga, Ucraina ở những chỗ du lịch phải nói là an toàn rồi, cháu không phải lo gì cả. Đi một mình không sao, miễn là mình cũng phải phòng thân mang theo đủ giấy tờ. Đừng nên ghé vào những khu chợ và ký túc xá người Việt đôi khi vẫn là mồi cho bọn du thủ du thực rình mò thôi.
- Tiếng Anh sử dụng là OK rồi vì ở những thành phố lớn, nhiều người hiểu được tiếng Anh, nhất là ở những chỗ như sân bay, bến tàu. Cháu cần có sự chuẩn bị những thông tin và phương tiện cần thiết như bản đồ, la bàn, GPS (nếu có) để sử dụng tối đa khi đi đường. Giao thông công cộng bằng metro ở Nga khá tốt và dễ tìm kiếm, đã có hệ thống tiếng Anh trên các bến tàu ngầm.
- Tiền thì nên mang theo tiền mặt rồi đổi ngoài phố (dịch vụ đổi tiền rất nhiều và thuận tiện ngay ngoài đường ở các kios, có thể đổi từng đồng lẻ). Riêng ở Ucraina đổi tiền phải ở các ngân hàng với thủ tục hơi chậm chút nên phải tính toán đổi 1-2 lần thôi. Có thể sử dụng thẻ visa, master... nhưng không phổ biến lắm. Việc mang tiền theo người cũng cần phải có chút kỹ năng như ví đựng, giữ tiền khi về KS...
- Nên book khách sạn trước vì ở Nga, Ucraina tiền phòng ở khá rẻ (chỉ khoảng 10 bảng trở lại nếu ngủ dorm, nếu ở phòng riêng khoảng 20 bảng là vừa). Các trang mạng như hostelbooker, hostelbooking... đều OK, họ chỉ thu 10% deposit, còn lại trả tại KS bằng tiền bản địa. Ở các KS rất thuận tiện vì đa số các hostel cải tạo từ nhà ở chuyển sang dịch vụ nhà nghỉ, rất gần trung tâm. Người Nga ở Moscow họ hơi khinh người (bây giờ mới thế), còn ở Saint Peterburg khá hơn nhiều vì đó là thủ đô cũ, dân Kiev thì rất mến khách và chân thành.

Tháng 5 ở Kiev là mùa hoa Tulip (bên đó gọi là Chiu pan) nở rất đẹp, cây dẻ đường phố nẩy chồi rất mê ly.

- Cũng không nên, không cần liên lạc với người Việt sở tại. Mình đi du lịch có mục đích riêng, họ thường bận việc của họ nên không cần thiết gặp làm gì. Chỉ cần ghi số tel của sứ quán VN để khi cần liên lạc là đủ.

Chúc cháu có chuyến đi thành công

kinta
03-11-2013, 07:00
Cháu cám ơn lời khuyên của bác, rất hữu ích ạ. Cháu sẽ lưu ý những điểm này. Cháu dự tính đến St.Peterburgh để xem lễ hội thueyenf buồm và chờ đêm trắng. Nhưng có vẻ ngày rõ ràng cho những đêm trắng thì không xác định. Nếu đi tầm cuối tháng 5 đầu tháng 6 thì có kịp xem không bác nhỉ?

kimvanchinh
03-11-2013, 16:58
Theo tôi biết thì đêm trắng bắt đầu từ cuối tháng 5 nhưng từ 15/6 mới rõ nét.

doun
04-11-2013, 11:24
https://i1273.photobucket.com/albums/y405/kimvanchinh/moscow/IMG_6554_zpsa0b426ca.jpg

https://i1273.photobucket.com/albums/y405/kimvanchinh/moscow/IMG_6543_zps94f0b3ba.jpg

Thank bài viết của bác.
Dưng em có tí ý kiến. Bác chụp ảnh xa thì nét mà chụp gần lại hơi mờ.:):):) Hình như do lạnh phải ko ah?

kimvanchinh
04-11-2013, 17:32
Tôi chụp cái máy IXY tự động nó vậy mà.
máy tốt hơn sẽ có ảnh tốt hơn

karotka
05-11-2013, 05:58
Bác Kim, em quay lại Mát một lần năm 2010 thấy trên quảng trường Đỏ vẫn còn đầy xe đẩy bán Kvas, huơng vị vẫn như xưa, sao giờ lại không còn?

dnthach
05-11-2013, 14:40
Cám ơn anh.
Nhớ Kiev quá chừng.
Nhớ cây cầu anh chụp gần Metro Bonsevic ...gần đó có 1 cửa hàng Gastranum (phía trường Bách khoa Kiev)...Nhớ những ngày không có thực phẩm năm 1991, phải xếp hàng rồng rắn để vào cửa hàng này...Vào trong cũng lại phải xếp hàng ở từng quầy....quầy thịt thì trống trơn, thỉnh thoảng họ mang ra 1 xe đẩy thịt và tung từng gói lên, ai chụp được thì ra Kassa tính tiền, mình thấp bé nên chẳng chụp được gói nào...Đến quầy trứng thì trống trơn...ai đó dán lên thông báo " Chỉ còn trứng người"...buồn cười quá luôn....
Trường kinh tế Kiev cũng có lần qua đá bóng...nhưng sân vận động còn là sân đất chứ không phải sân cỏ như bây giờ.

kimvanchinh
05-11-2013, 17:24
Cám ơn anh.
Nhớ Kiev quá chừng.
Nhớ cây cầu anh chụp gần Metro Bonsevic ...gần đó có 1 cửa hàng Gastranum (phía trường Bách khoa Kiev)...Nhớ những ngày không có thực phẩm năm 1991, phải xếp hàng rồng rắn để vào cửa hàng này...Vào trong cũng lại phải xếp hàng ở từng quầy....quầy thịt thì trống trơn, thỉnh thoảng họ mang ra 1 xe đẩy thịt và tung từng gói lên, ai chụp được thì ra Kassa tính tiền, mình thấp bé nên chẳng chụp được gói nào...Đến quầy trứng thì trống trơn...ai đó dán lên thông báo " Chỉ còn trứng người"...buồn cười quá luôn....
Trường kinh tế Kiev cũng có lần qua đá bóng...nhưng sân vận động còn là sân đất chứ không phải sân cỏ như bây giờ.

Tôi cũng ghé lại Kiev 1 lần vào những năm 1990. Từ đó đến nay kinh tế đi xuống, cơ chế thay đổi theo hướng bát nháo hơn, cảnh vật tiêu điều hơn do chi tiêu công cộng giảm mạnh. Thật buồn cho Kiev và Ucraina nói chung.

karotka
06-11-2013, 01:10
Cách đây mấy chục năm khi em sang Nga đã được gặp hai cụ này, và được hai cụ dẫn dắt theo con đường cộng sản
https://i924.photobucket.com/albums/ad85/mickeymousecz/IMG_9435_zps977d098a.jpg (http://s924.photobucket.com/user/mickeymousecz/media/IMG_9435_zps977d098a.jpg.html)

(BB)(BB)

Xin lỗi bác Kim em spam một chút nhá

VSR
06-11-2013, 13:51
Em ở Kiev tháng 7 vừa rồi. Thành phố vẫn rất đẹp bác ạ. Có khác hồi xưa là người dân thích nói tiếng Anh hơn tiếng Nga.

kimvanchinh
06-11-2013, 17:08
Em ở Kiev tháng 7 vừa rồi. Thành phố vẫn rất đẹp bác ạ. Có khác hồi xưa là người dân thích nói tiếng Anh hơn tiếng Nga.

Nhưng tiếng Nga vẫn là tiếng nói rất phổ thông trên đường phố và trong xã hội Kiev.

Thành phố thì vẫn đẹp nhưng lòng dân và sự thống nhất xã hội đang là đại vấn đề.

kimvanchinh
06-11-2013, 17:10
Cách đây mấy chục năm khi em sang Nga đã được gặp hai cụ này, và được hai cụ dẫn dắt theo con đường cộng sản
https://i924.photobucket.com/albums/ad85/mickeymousecz/IMG_9435_zps977d098a.jpg (http://s924.photobucket.com/user/mickeymousecz/media/IMG_9435_zps977d098a.jpg.html)


Ảnh này chắc chụp trước đây (sau năm 1990 tôi thấy trên phố Arbat bắt đầu có trò này) chứ năm 2012 tôi sang hình như Putin cấm tiệt những trò kiểu này

karotka
07-11-2013, 03:28
Cấm cũng đúng thôi, nếu ông này mà lại lang thang trên quảng trường Đỏ trước lăng thì hài thật.
Em qua năm 1989 thì chưa thấy trò này, còn bức ảnh này chụp năm 2010 bác ạ

quangnamhvtc
08-11-2013, 03:54
Tôi cũng ghé lại Kiev 1 lần vào những năm 1990. Từ đó đến nay kinh tế đi xuống, cơ chế thay đổi theo hướng bát nháo hơn, cảnh vật tiêu điều hơn do chi tiêu công cộng giảm mạnh. Thật buồn cho Kiev và Ucraina nói chung.

cháu nghĩ thời liên bang xô viết là đỉnh cao của đời sống xã hội, họ đã mắc quá nhiều sai lầm khiến liên bang xô viết bị tan rã, nhưng sẽ càng sai lầm hơn nếu họ cố gắng xây dựng lại nó trong thời đại này.

kimvanchinh
08-11-2013, 06:30
cháu nghĩ thời liên bang xô viết là đỉnh cao của đời sống xã hội, họ đã mắc quá nhiều sai lầm khiến liên bang xô viết bị tan rã, nhưng sẽ càng sai lầm hơn nếu họ cố gắng xây dựng lại nó trong thời đại này.

Đỉnh cao những năm 70 là đỉnh cao của chính họ thôi, cũng như đỉnh cao của xã hội Việt Nam mình đã đạt những năm 1935 và 1962. Ngay từ hồi đó, sự yếu kém và không bền vững về kinh tế của họ đã lộ ra ở nhiều khía cạnh, đặc biệt họ đã tiêu diệt sự tự do và khả năng phát huy yếu tố con người - yếu tố quyết định sự phát triển ở những năm cuối TK 20.

Sự rối loạn và xuống dốc ở Ucraina không phải là sai lầm của các nhà lãnh đạo sau này, nó có 3 nguyên nhân chính:
- Sự không chuẩn bị đổi mới của Ucraina nên khi cách mạng nhung diễn ra chưa hề có sự chuẩn bị cả về chính trị, cách làm kinh tế và con người.
- Hậu quả của cả một thời kỳ Soviet dài tiêu diệt tiềm năng phát triển con người.
- Sự phân rã của xã hội Ucraina do nô lệ quá dài vào Nga thành 2 phe: thân Nga và chống Nga

Những gì của Ucraina, Việt Nam ta đã làm tạm được trong cải cách kinh tế, nhưng nhiều cái khác vẫn còn nguyên giá trị đối với dân ta hiện nay.

quangnamhvtc
09-11-2013, 03:24
Đỉnh cao những năm 70 là đỉnh cao của chính họ thôi, cũng như đỉnh cao của xã hội Việt Nam mình đã đạt những năm 1935 và 1962. Ngay từ hồi đó, sự yếu kém và không bền vững về kinh tế của họ đã lộ ra ở nhiều khía cạnh, đặc biệt họ đã tiêu diệt sự tự do và khả năng phát huy yếu tố con người - yếu tố quyết định sự phát triển ở những năm cuối TK 20.

Sự rối loạn và xuống dốc ở Ucraina không phải là sai lầm của các nhà lãnh đạo sau này, nó có 3 nguyên nhân chính:
- Sự không chuẩn bị đổi mới của Ucraina nên khi cách mạng nhung diễn ra chưa hề có sự chuẩn bị cả về chính trị, cách làm kinh tế và con người.
- Hậu quả của cả một thời kỳ Soviet dài tiêu diệt tiềm năng phát triển con người.
- Sự phân rã của xã hội Ucraina do nô lệ quá dài vào Nga thành 2 phe: thân Nga và chống Nga

Những gì của Ucraina, Việt Nam ta đã làm tạm được trong cải cách kinh tế, nhưng nhiều cái khác vẫn còn nguyên giá trị đối với dân ta hiện nay.

cách mạng nhung là cách mạng gì vậy bác Chinh?

kimvanchinh
09-11-2013, 05:05
Cách mạng nhung dùng để chỉ các cuộc chính biến ở Đông Âu những năm 1989-1991 chuyển chế độ cộng sản sang chế độ gọi là dân chủ. Gọi là nhung bởi vì cách mạng nhưng không có đổ máu mà chỉ có biến chuyển chính thể êm như nhung. Cũng như cách mạng hoa lài để chỉ chính biến ở Bắc Phi gần đây.

xuanhoa2000ru
07-12-2013, 22:09
Mình cùng với 1 bạn nữa đi bụi Đêm trắng Saint Peterburg và Moscow 2 tuần từ ngày 29/06/2014 đến 12/07/2014. Có bạn nào muốn tham gia cùng không? Bay hãng Nga Aeroflot. Hiện vé máy bay có bán trên web aeroflot.ru Bay hãng Nga tiện hơn vì đáp ở sân bay Sheremetevo gần thành phố hơn (30Km) so với sân bay Domodedovo (50km) mà VietnamAirline hạ cánh. Đi vào dịp Đêm trắng thì khách sạn cũng khá đắt, gần gấp đôi so với bình thường. Đêm trắng kéo dài từ 22/06 đến 02/07 nhưng thưc tế thì đến tận ngày 15/07 mới hết.
Phương tiện đi lại ở 2 thành phố Moscow và Saint Peterburg chủ yếu là tầu điện ngầm Metro. Đi từ Moscow đến Saint Peterburg thiif đi bằng tầu siều tốc 700 km chỉ hết tầm gần 4 tiếng. Vé tầu mua qua mạng trực tiếp trên web của hãng tầu Sapsan.

Chương trình cụ thể như sau:

Ngày 29/06/2014:
10:05 Bay đi Moscow (chuyến bay SU291 của Aeroflot, thời gian bay 10h)
17:05 Đến sân bay Sheremetevo, thủ đô Moscow
21:00 Đi tham quan hệ thống tầu điện ngầm Metro, Quảng trường đỏ về đêm


Ngày 30/06/2014:
Đi tham quan Nhà hát lớn
Quảng trường đỏ, Cung điện Kremly
Bảo tàng hội họa Pushkin, Nhà Thờ Đấng cứu thế
Quảng trường Đỏ về đêm, Sông Moscow về đêm


Ngày 01/07/2014:
Tượng đài Mayakovsky, Tượng đài Pushkin
Lăng Lenin
Ra ga tầu đi Saint Peterburg (chuyến 19:25, 700km, 3h50’)
Đêm trắng Saint Peteburg và xem cầu quay


Ngày 02/07/2014:
Nhà thờ Kazansky, Issakovsky, Tượng đài Peter
Kunstcamera, Strelka Vasilevsky, pháo đài và nhà thờ Petropavlovskaya
Cruiser Aurora, Dinh mùa hè của Peter I, Spas-na-krovi
Saint Peterburg về đêm


Ngày 03/07/2014:
Quảng trường Hoàng Cung Dvorsovaya
Cung điện Mùa đông, Hermitage
Đại lộ Nevsky
Đêm trắng Saint Peteburg và xem cầu quay


Ngày 04/07/2014:
Đi tham quan Petergof (Petrodvores)
Thượng uyển, Đại cung
Hạ uyển
Saint Peterburg về đêm


Ngày 05/07/2014:
Đi tham quan làng Sa Hoàng (Tsarskoe selo)


Ngày 06/07/2014:
Đi tham quan các điểm du lịch khác ở Saint Peterburg
Ra ga tầu quay về Moscow


Ngày 07/07/2014:
Tượng Đài Hồ Chí Minh
Trường Tổng hợp Lomonosov Moscow, Quảng trường Chiến thắng
Khải hoàn môn, Bảo tàng nhà tròn Kutuzov


Ngày 08/07/2014:
Đi tham quan Trung tâm triển lãm ВДНХ
Moscow-city, phố cổ Arbat


Ngày 09/07/2014:
Tham quan Tu viên Novodevichy
Tu viện Kolomenskoe
Quần thể kiến trúc Izmailovsky Kremly


Ngày 10/07/2014:
Bảo tàng tranh Tretiakov
Tháp truyền hình Ostankino

Ngày 11/07/2014:
Các điểm du lịch khác ở Moscow


Ngày 12/07/2014:
Đi siêu thị mua sắm
Chiều ra sân bay để bay về Hà nội.
8:25 sáng ngày 13/07/2014 bay đến Nội Bài.

kimvanchinh
09-12-2013, 04:36
Theo tôi, ở Moscow nên bỏ ra 1/2- 1ngay để xem bảo tàng tranh Trechiakov, có bến metro cùng tên. Các điểm tham quan của bạn nên sắp xếp lại theo từng khu vực/ tuyến đường metro cho hợp lý hơn.
Moskow có 2 chỗ mới nên xem: Khu phức hợp cao tầng mới bên Vustavochnaya (hay hơn triển lãm KTQD cũ), Công viên Izmailovskoe có nhiều dịch vụ mới

xuanhoa2000ru
09-12-2013, 09:26
Cám ơn bạn Kimvanchinh đã góp ý! Bảo tàng tranh Trechiakov mình đã cho vào ngày 10/07/2014, Khu phức hợp cao tầng mới bên Vustavochnaya chính là Moscow-city mình đã lên kế hoạch đi vào ngày 08/07/2014. Còn khu Công viên Izmailovskoe thì mình chỉ đi xem Quần thể kiến trúc Izmailovsky Kremly mới khánh thành cách đây không lâu. Mình đã cho vào ngày 09/07/2014

kimvanchinh
09-12-2013, 12:11
ở Moscow lâu cũng nên đi tour 1 ngày ra vùng ngoại thành
Có 2 tour nổi tiếng: lên phía bắc theo tour zolotoe kontxo (vòng tròn vàng) thăm 3 thành phố nhỏ có các nhà thờ cổ
- Về phía Nam đi điền trang bá tước Lep Tonstoi (Iasnaia poliana)

xuanhoa2000ru
09-12-2013, 17:07
Cám ơn bạn nhiều! Mình cũng định 1 ngày đi thăm thành phố Sergeev Posad, nếu kịp thì đi thêm các thành phố nhỏ khác của "Vòng tròn vàng".

kimvanchinh
09-12-2013, 18:06
Hôm nay phe áo vàng của Ucraina đã giật đổ và đập phá tượng Lenin đối diện chợ Đầu bò (Besarapskyi). Ucraina giống hệt Thailand về sự phân rã dân tộc

kimvanchinh
09-12-2013, 18:25
bạn thử nghiên cứu đi khu bảo tồn, công viên Kolomenskoe hay phết

4em
17-12-2013, 06:38
Những lần đọc các bài của kimvanchinh, đã nghĩ sẽ hẹn gặp khi trở về Hà nội; ấy vậy mà hơn 2 tháng qua, bận việc quá... Nay thì lại đã ngàn trùng cách trở rồi. Thôi thì đành thi thoảng trò chuyện trên mạng vậy.

Đã 3 lần tới châu Âu, có lần lang thang cả tháng qua hơn chục quốc gia; vậy mà chưa có dịp ghé cố đô của nước Nga, nơi in dấu mối tình Nga Việt cháy bỏng, thiết tha. 1987, Natasha xinh đẹp tuổi 20, từng có lần thốt lên, muốn về Việt nam. Người đẹp năm nào nay ngấp nghé 50 có khi đã lên chức...bà ngoại?

kimvanchinh
17-12-2013, 16:27
Những lần đọc các bài của kimvanchinh, đã nghĩ sẽ hẹn gặp khi trở về Hà nội; ấy vậy mà hơn 2 tháng qua, bận việc quá... Nay thì lại đã ngàn trùng cách trở rồi. Thôi thì đành thi thoảng trò chuyện trên mạng vậy.

Đã 3 lần tới châu Âu, có lần lang thang cả tháng qua hơn chục quốc gia; vậy mà chưa có dịp ghé cố đô của nước Nga, nơi in dấu mối tình Nga Việt cháy bỏng, thiết tha. 1987, Natasha xinh đẹp tuổi 20, từng có lần thốt lên, muốn về Việt nam. Người đẹp năm nào nay ngấp nghé 50 có khi đã lên chức...bà ngoại?

Thật đáng tiếc nếu bạn đã gắn bó tuổi trẻ với Nga mà chưa quay lại sau một thời kỳ bão táp. Không có gì là muộn cả bạn ạ. Nước Nga vẫn luôn quyến rũ như ngày nào, chỉ khác ở chỗ con người đổi thay, già nua đi để chuyển giao thế hệ, xã hội cũng đổi thay tiếp nhận những giá trị mới của nước Nga...

kimvanchinh
18-12-2013, 13:03
Kiev và Ucraina lại đang quằn quại vặn mình để lựa chọn đường đi trong tương lai và kết quả là tượng ông Lenin chợ Đầu bò (Bessarapskii) đã bị đập phá xong, công viên độc lập bị cày xới theo nghĩa đen mấy ngày trời.

Những nhận định của tôi năm ngoái về sự phân rã của Ucraina đến năm nay mới thể hiện rõ nét thêm. Đáng buồn là tương lai vẫn bất định. Nửa phía đông của Ucraina không thể nào hòa hợp với nửa phía Tây của đất nước...

kimvanchinh
22-01-2014, 09:42
Lâu rồi mới có bạn vào đọc và like topic về Nga. Dạo này, sau chuyến thăm của Putin, 2 tàu ngầm Nga đang chuyển giao cho Việt Nam, quan hệ Nga Việt vẫn chưa có gì khởi sắc thực sự.

Thật ra, nước Nga họ cũng đang quằn quại chuyển mình mà cũng chưa biết họ chuyển dạ để cho ra đứa con lành lặn hay một dạng dị tật quái thai, hơn nữa, nước xa đâu có cứu được lửa gần, do đó, hy vọng về mối quan hệ Việt - Nga cũng chủ yếu để hoài niệm thôi. Bài học nhãn tiền của Ucraina đang còn đấy.

kimvanchinh
24-01-2014, 12:26
Thật buồn thay cho chính quyền Yanukovich không thỏa hiệp được với phe đối lập và kết cục là đổ máu bắt đầu xảy ra ngay tại quảng trường Độc lập trung tâm Kiev. Kiev chắc sẽ có một cuộc chiến ra trò và có thể nước Ucraina sẽ phải tách làm đôi với ranh giới là con sông Dnepr thơ mộng. Thật là khó phân chia vì Kiev nằm ngay trên 2 bờ sông Donepr.

Ngày trước, thời Stalin trước năm 1940, thủ đô của Ucraina đã từng là Khackop. Kiev đã từng không được tin cậy lập làm thủ đô...

Bumxiu
13-02-2014, 17:15
Gửi chú kimvanchinh,
Cháu đang có kế hoạch đi Nga khoảng 1 tuần đầu tháng 4 này nhưng chưa biết lắm về thủ tục visa Nga. Lên web của sứ quán cũng rất sơ sài, chỉ yêu cầu có thư mời (mà không thấy có các yêu cầu chứng minh đi sẽ về như Schengen). Cháu có gọi đến sứ quán nhưng cũng không có ai nghe máy. Chú có thể giúp cháu một chút thông tin, kinh nghiệm về visa Nga không ạ. Cháu cũng có đặt câu hỏi trên topic visa châu Âu nhưng hầu như có rất ít thông tin về visa Nga.
Cháu cảm ơn chú.

giavandai
15-02-2014, 22:59
Cảnh phố vắng vẻ khác thường so với hồi Gorbachop và Ensin, chỉ thấy nổi trội là vài quán bán tranh và cửa hàng Suvenier bán đồ Nga đắt kinh khủng

https://i1273.photobucket.com/albums/y405/kimvanchinh/moscow/Moscow%202/IMG_7260_zps5b063522.jpg

Xe bus được sử dụng làm quán ăn kiểu Nga
https://i1273.photobucket.com/albums/y405/kimvanchinh/moscow/Moscow%202/IMG_7264_zps331e9e3f.jpg

Phố xá thật là đìu hiu, mặc dù đã 11 giờ trưa. Trước đây phố này luôn tấp nập với đủ các thành phần xã hội và văn hóa Nga ra đây đua tài và kiếm tiền. Ở đây bạn có thể mua đồ cổ, tranh khỏa thân, xem các giáo phái Phật giáo múa may kiểu Nga, ăn ngoài đường, nghe các nhạc công, chụp ảnh với hình nhân các lãnh tụ.

Các thử nghiệm dân chủ tự phát như vậy đến thời Putin bị dẹp bỏ hết, nay chỉ còn phố vắng hơn cả thời bao cấp.
https://i1273.photobucket.com/albums/y405/kimvanchinh/moscow/Moscow%202/IMG_7265_zps65995703.jpg
Cám ơn bác về những bức ảnh ở Arbat . Không thể nói là không bồi hồi khi xem nó mặc dù nóluôn làm tôi nhớ tới kỷ niệm buồn ở đây !

kimvanchinh
19-02-2014, 13:12
Gửi chú kimvanchinh,
Cháu đang có kế hoạch đi Nga khoảng 1 tuần đầu tháng 4 này nhưng chưa biết lắm về thủ tục visa Nga. Lên web của sứ quán cũng rất sơ sài, chỉ yêu cầu có thư mời (mà không thấy có các yêu cầu chứng minh đi sẽ về như Schengen). Cháu có gọi đến sứ quán nhưng cũng không có ai nghe máy. Chú có thể giúp cháu một chút thông tin, kinh nghiệm về visa Nga không ạ. Cháu cũng có đặt câu hỏi trên topic visa châu Âu nhưng hầu như có rất ít thông tin về visa Nga.
Cháu cảm ơn chú.

Cháu cứ lên sứ quán Nga mà xin, cũng không khó nhưng không dễ.

Dịch vụ họ lấy khoảng 500$. Các nước chuyển đổi đều bậy bạ vậy mà.

kimvanchinh
19-02-2014, 13:17
Ôi, Kiev của tôi, Ucraina của tôi, sau 2 tháng cò cưa đã đi đến chiến tranh thực sự.

Có lẽ Ucraina sẽ có số phận giống Nam Tư, phải chia đôi đất nước mới hết mâu thuẫn, 1 nước theo Nga có thủ đô ở Khaccop, 1 nước thân phương tây sẽ có thủ đô ở Lviv hoặc Kiev... Chính quyền Iakunovich đến thời mạt rồi...

Hình ảnh chiến sự ngày 17-2-2014 tại Quảng trường độc lập, phố Khresattic. Nhìn khuôn mặt đẫm máu của các thanh niên vẫn đầy niềm tin vào một Ucraina tương lai hướng về phía văn minh...

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/nguyenUkraine-1-reuters-1183-1392784378_zpse8adf168.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/nguyenUkraine-1-reuters-1183-1392784378_zpse8adf168.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/nguyenRTX192O0-9537-1392784379_zpsce51e56d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/nguyenRTX192O0-9537-1392784379_zpsce51e56d.jpg.html)

Bumxiu
19-02-2014, 14:50
Cháu cứ lên sứ quán Nga mà xin, cũng không khó nhưng không dễ.

Dịch vụ họ lấy khoảng 500$. Các nước chuyển đổi đều bậy bạ vậy mà.

Cảm ơn chú, cháu gọi hỏi được sứ quán Nga rồi ạ. Và cháu sẽ nhờ bên Nga làm thư mời diện du lịch, hy vọng là ổn. Trả 550$thì chát quá ạ :-). Cháu hỏi thêm một chút vì cháu thấy mọi người đều bảo đi Saint Peterburg lúc nào cũng đẹp trừ tháng 4 ra. Tháng 4 tệ thế hả chú? Cháu thèm đi quá mà nghe nói vậy lại hơi ngại, "đầu tư ác liệt" vào chuyến đi mà lại đúng lúc không ai muốn thì hơi tệ (cháu muốn tranh thủ đi cùng chồng).

kimvanchinh
19-02-2014, 15:12
Cảm ơn chú, cháu gọi hỏi được sứ quán Nga rồi ạ. Và cháu sẽ nhờ bên Nga làm thư mời diện du lịch, hy vọng là ổn. Trả 550$thì chát quá ạ :-). Cháu hỏi thêm một chút vì cháu thấy mọi người đều bảo đi Saint Peterburg lúc nào cũng đẹp trừ tháng 4 ra. Tháng 4 tệ thế hả chú? Cháu thèm đi quá mà nghe nói vậy lại hơi ngại, "đầu tư ác liệt" vào chuyến đi mà lại đúng lúc không ai muốn thì hơi tệ (cháu muốn tranh thủ đi cùng chồng).

Tháng 4 là tháng tuyết tan chuyển mùa sang xuân (SP lạnh nên chuyển mùa muộn hơn các thành phố phía nam). Bẩn và lạnh. Mùa đông ở SP cũng chả đẹp gì.

Đẹp nhất là mùa hè đêm trắng, sau là mùa thu lá vàng, kế đến là mùa xuân hoa nở và chồi lộc nẩy mầm, mùa đông ớn lạnh, nhất là đông tan tuyết bẩn lẹp nhẹp...

Tuy vậy, cái đẹp của SP là ở những lâu đài, những nhà thờ, đặc biệt là bảo tàng Ermitas đi 1 ngày đầy chưa thỏa mãn (giống Luvr bên Paris) nên đi vào mùa tháng 3-4 cũng không sao đâu...

Archer
19-02-2014, 16:27
https://i1273.photobucket.com/albums/y405/kimvanchinh/moscow/Moscow%202/IMG_7475_zps3ffd1d71.jpg

Đây là con tàu vũ trụ Brian duy nhất của Nga chế tạo theo mô hình tàu con thoi của Mỹ, hình như có sử dụng 1 lần, sau phế bỏ, đặt ở đây làm kỷ niệm 1 thời chiến tranh lạnh.

https://i1273.photobucket.com/albums/y405/kimvanchinh/moscow/Moscow%202/IMG_7479_zps7e4faef0.jpg

Em nhớ , chắc không nhầm, là tàu mang tên Buran (cơn bão) bác kimvanchinh nhỉ? Tàu này cất cánh thành công đúng vào lúc hai nước "CH anh em" Armenia và Azerbaidjan sống mái với nhau một trận ở làng Leninakan.

Archer
19-02-2014, 18:00
Thực sự con cám ơn bài viết của chú và rất kính trọng chú và chú '' gió mùa thu '' vì con biết ai đã từng qua Nga cũng là người tri thức và rất giỏi .
Chắc chắn Nga sẽ là nước mà con sẽ đi trước khi con về với đất vì con quá yêu Nga các chú ạ .
Tháng 9 này cũng có 1 plan đi Nga nhưng tới 50tr và chưa tính tiền 1 số chi phí ngoài vùng nữa , chi vị cũng gần 60tr rồi , số tiền đó thật lớn biết bao .
Con thì còn quá nhỏ để không nói về chính trị , nhưng con rất thích Nga , chỉ cần nghe xứ bạch dương là lòng rung đầy cảm xúc rồi .
Cách đây 1 năm , con dẫn 1 đoàn tour ra Mũi Né , 1 bạn người Nga có tặng cho con 1 cuốn sách , mà trình độ con thì chưa đọc được sách Nga đâu nên con chẳng biết nó nói gì cả , lúc nhớ người bạn ấy thì lấy ra xem thôi :D hoặc có ai tới phòng trọ chơi thì đem ra khoe vậy . Sách Nga mà :D

P/s : Nếu 1 lúc nào chú rảnh , chú có thể xem dùm con tàu từ Mat-Cơ-Va đi Bắc Kinh bao nhiêu tiền và mất bao nhiêu ngày dùm con nghe chú ...Và dừng những trạm nào ?. Vì con cũng yêu hô Baikal :D

Bạn có thể tham khảo qua link này:
http://www.seat61.com/Trans-Siberian-moscow-beijing.htm#.UwSPu_mSwuc

kimvanchinh
19-02-2014, 20:32
Em nhớ , chắc không nhầm, là tàu mang tên Buran (cơn bão) bác kimvanchinh nhỉ? Tàu này cất cánh thành công đúng vào lúc hai nước "CH anh em" Armenia và Azerbaidjan sống mái với nhau một trận ở làng Leninakan.

Cám ơn bạn đã chỉnh lý, đúng là Tàu này mang tên Buran, tiếng Nga nghĩa là bão tuyết. Đây là sản phẩm năm 1988 điển hình của thời chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và kỹ thuật vũ trụ đã làm suy kiệt nước Nga.
Riêng chương trình Buran ngốn tiền 20 tỷ USD, thật kinh khủng, chỉ để làm ra cái con chim sắt khổng lồ bay được đúng 1 lần trên 3 tiếng, cũng có thể nó không hề bay được như quảng cáo và nó vĩnh viễn nằm ở Công viên Gorki như chứng tích cho dân Nga và loài người thấy sự ngu xuẩn của chạy đua vũ trang chiến tranh lạnh. Ôi, 20 tỷ đô la làm được biết bao nhiêu chuyện...

Tôi sờ mó, nhìn ngắm cái con tàu Buran này mà không thể hiểu nổi sao nó bay lên được vì chất lượng chế tạo rất thô kệnh của nó...

Tôi trích dưới đây mấy thông tin về nó trên wikipedia và vnexpress:

Chuyến bay quỹ đạo đầu tiên và duy nhất (không người lái) của tàu con thoi Buran 1.01 diễn ra lúc 3:00 UTC ngày 15 tháng 11 năm 1988. Nó được đưa lên quỹ đạo bởi tên lửa Energia được thiết kế đặc biệt. Hệ thống cứu mạng các nhà du hành không được lắp đặt và cũng không có phần mềm được cài đặt trên bảng hiển thị CRT.

"Tàu con thoi này bay quanh Trái Đất hai lần trong 206 phút trước khi quay về, trình diễn một màn tự động hạ cánh ấn tượng ở trên đường băng sân bay vũ trụ Baikonur.

Một phần cuộc phóng được đưa lên truyền hình nhưng cảnh tàu rời bệ phóng không được quay. Điều này dẫn đến một số suy đoán rằng sứ mệnh này có thể đã bị bịa đặt và rằng vụ hạ cánh tiếp sau có thể không phải là từ quỹ đạo mà là từ một máy bay chở tàu vũ trụ.

Rạng sáng ngày 15/11/1988, trong điều kiện thời tiết cực xấu với những đám tuyết và gió cuộn xoáy xung quanh sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, tàu Buran được tên lửa khổng lồ Energia phóng vào không trung. 206 phút sau, "con chim sắt" nặng 100 tấn đã nhẹ nhàng hạ cánh xuống đường băng, chỉ cách vị trí phóng có vài dặm, sau khi đã bay quanh trái đất 2 vòng.

Bất chấp điều kiện gió rất mạnh (tới 61,2 km/giờ) có thể buộc những tàu con thoi của Mỹ phải dừng mọi cuộc cất cánh, hạ cánh, nhưng Buran đã tiến hành một chuyến bay hoàn hảo với màn hạ cánh tự động đầy ấn tượng tại sân bay vũ trụ Baikonur.

Chương trình nghiên cứu chế tạo hệ thống Buran - Energia bắt đầu vào năm 1976, quy tụ "chất xám" và công sức của 600 cơ quan trên khắp lãnh thổ Liên Xô. Đây là dự án lớn nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ Liên Xô, tiêu tốn đến 20 tỉ USD.

Sau chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của Buran, báo chí Liên Xô hứa hẹn nhiều về một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thám hiểm không gian. Nhưng trên thực tế chuyến bay ra mắt của tàu Buran lại chính là chuyến bay cuối cùng của nó"

kimvanchinh
19-02-2014, 20:36
Ảnh thêm về Buran đây:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/IMG_7485_zpsec866f38.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/IMG_7485_zpsec866f38.jpg.html)

Archer
19-02-2014, 22:32
Ở Moscow còn vài địa danh nổi tiếng khác như nghĩa trang danh nhân hay nhà tưởng niệm Exenin... Chắc bác không kịp đi. Năm kia ông bà cụ nhà em có đi Nga chơi. Để hôm nào rảnh xin post ít hình lên góp vui, được không bác?
Kiev nổi tiếng bia ngon, gái đẹp và bánh "topt" tuyệt vời. Hai "món" đầu em công nhận; còn món cuối cùng chưa được nếm nên chưa dám khẳng định :)

kimvanchinh
20-02-2014, 08:06
OK, bạn góp hình lên cho phong phú.

Bánh Tort tôi có giới thiệu hình chụp bên ngoài. bánh này trước đây thời bao cấp mua rất khó, nay mua dễ dàng ở Kresatic, ăn tuyệt với luôn

Archer
20-02-2014, 12:12
Em up tạm một tấm.
Nghĩa trang danh nhân Nga
Bên mộ nhà thơ Maiacovski

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/46_zps3554874d.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/46_zps3554874d.jpg.html)

Archer
20-02-2014, 14:05
Mộ Nikita Khrutsve

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/40_zps4f943e94.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/40_zps4f943e94.jpg.html)

Archer
20-02-2014, 14:06
Boris Yeltsin

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/4_zpseb210d22.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/4_zpseb210d22.jpg.html)

Archer
20-02-2014, 14:08
Tác giả Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Otrovskyi

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/30_zps00289100.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/30_zps00289100.jpg.html)

Archer
20-02-2014, 14:09
Nhà văn Fadeev và những đưa con tinh thần của mình trong Đội cận vệ thanh niên

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/43_zps1e6d15f2.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/43_zps1e6d15f2.jpg.html)

Archer
20-02-2014, 14:11
Bên mộ tác giả Những linh hồn chết - Nikolai Váilievitch Gogol

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/17_zps99c1b8a3.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/17_zps99c1b8a3.jpg.html)

Archer
20-02-2014, 14:13
Bên mộ "balerina" Galina Ulanova

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/12_zps17c1510a.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/12_zps17c1510a.jpg.html)

Archer
20-02-2014, 14:15
và thiên nga yêu kiều Nina Sobinova

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/23_zpsed413bb7.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/23_zpsed413bb7.jpg.html)

Archer
20-02-2014, 14:19
Có ghé thăm nơi đây, nhìn ngắm, tưởng niệm những con người khác nhau, đã từng sống những cuộc đời khác nhau, vinh quang có, cay đắng có, tủi nhục cũng có, mới hiểu thêm về tính cách Nga. Điều thú vị là họ lại tụ họp cùng nhau ở đây trong cõi vĩnh hằng, dưới tán lá sum suê, nghe tiếng vỗ về rì rào của những tàng cây - như tấm lòng của người dân Nga khoan hòa, độ lượng.

Archer
20-02-2014, 14:21
Họa sĩ Mùa thu vàng - Isaac Levitan

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/24_zps93177023.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/24_zps93177023.jpg.html)

Archer
20-02-2014, 14:24
Sạch sẽ, trầm lặng, không lộn xộn, chẳng graphiti. Đây thực sự là một điểm đến cần lưu ý cho du khách và cả người dân Nga

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/48_zpsdfcf72b1.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/48_zpsdfcf72b1.jpg.html)

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/32_zpsc57837a6.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/32_zpsc57837a6.jpg.html)

https://i183.photobucket.com/albums/x51/Laixe/Centenary%20Moscow/1_zps13d7151b.jpg (http://s183.photobucket.com/user/Laixe/media/Centenary%20Moscow/1_zps13d7151b.jpg.html)

kimvanchinh
20-02-2014, 17:46
Tôi up thêm ảnh nhà thờ Vacili Blagiennovo bên quảng trường đỏ về đêm:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/IMG_7682_zps4f477210.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/IMG_7682_zps4f477210.jpg.html)


Còn đây ảnh chụp sông Dnepr từ nhà ga sông (rechnoi Vakzan), ta thấy câu cầu đi bộ xa xa sang công viên Dnepro

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/IMG_8429_zpsb5a1f6f3.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/IMG_8429_zpsb5a1f6f3.jpg.html)

Chiếc tàu điện cũ kỹ mấy chục năm không thay đổi....

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/IMG_8448_zpsff8bf73f.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/IMG_8448_zpsff8bf73f.jpg.html)

Archer
21-02-2014, 01:24
Tàu điện này chắc chưa cũ bằng mấy cái ting ting vách gỗ hai tầng bên Hongkong :)

medela
23-02-2014, 10:43
Cái tầu điện này giống tầu điện leng keng hồi xưa ở HN ghê.

Sắp tới cầu Long Biên cũng bỏ ta mà ra đi, cùng với bao nhiêu ký ức về HN xưa.

kimvanchinh
23-02-2014, 18:22
Nhận định của tôi về Kiev - Ucraina có nhiều điểm khá đúng. Ianokuvich mạt vận, Ucraina có xu hướng phân rã thành 2

Những Bước Chân
23-02-2014, 21:51
Những chia sẻ của Bác thật cảm xúc về một nước Nga xinh đẹp!

Bumxiu
25-02-2014, 14:23
Tháng 4 là tháng tuyết tan chuyển mùa sang xuân (SP lạnh nên chuyển mùa muộn hơn các thành phố phía nam). Bẩn và lạnh. Mùa đông ở SP cũng chả đẹp gì.

Đẹp nhất là mùa hè đêm trắng, sau là mùa thu lá vàng, kế đến là mùa xuân hoa nở và chồi lộc nẩy mầm, mùa đông ớn lạnh, nhất là đông tan tuyết bẩn lẹp nhẹp...

Tuy vậy, cái đẹp của SP là ở những lâu đài, những nhà thờ, đặc biệt là bảo tàng Ermitas đi 1 ngày đầy chưa thỏa mãn (giống Luvr bên Paris) nên đi vào mùa tháng 3-4 cũng không sao đâu...

Cháu đã xin được thư mời của công ty du lịch, họ kèm theo thư mời là tên khách sạn ở Mat và SPT. Cháu hơi thắc mắc là hình như có yêu cầu phải xin xác nhận của khách sạn (hay xác nhận của địa phương nếu mình ở nhà bà con) về việc mình đã ở đó. Có phải những xác nhận này phải trình khi làm thủ tục xuất cảnh. Nếu vậy, cháu có xác nhận của ks cháu thực sự ở mà không giống với ks họ ghi trong thư mời thì có vấn đề gì không ạ?

tamsau
26-02-2014, 08:22
Trông Liên Xô thật hùng vĩ quá. Đẹp và lãng mạn. ^^

kimvanchinh
26-02-2014, 11:55
Cháu đã xin được thư mời của công ty du lịch, họ kèm theo thư mời là tên khách sạn ở Mat và SPT. Cháu hơi thắc mắc là hình như có yêu cầu phải xin xác nhận của khách sạn (hay xác nhận của địa phương nếu mình ở nhà bà con) về việc mình đã ở đó. Có phải những xác nhận này phải trình khi làm thủ tục xuất cảnh. Nếu vậy, cháu có xác nhận của ks cháu thực sự ở mà không giống với ks họ ghi trong thư mời thì có vấn đề gì không ạ?

Xác nhận KS là xác nhận mình đã book ở khi mình đến đó trong thời gian xin visa, như thủ tục visa các nước thôi, còn khi vào cửa khẩu thì nó chỉ có giá trị để mình khai nếu cần ở form nhập cảnh thôi

kimvanchinh
02-03-2014, 21:24
Kiev và Ucraina biến loạn thế này thì chả ai dám vào du lịch dạo này nữa rồi.

kimvanchinh
07-04-2014, 17:23
Hè này vợ chống tôi lại ghé qua St Petersburg vài ngày, tiện thể ghé thăm estonia - Tallinn xinh đẹp, từ đó đi qua mấy nước bắc âu.

mấy hình ảnh về thành phố Leningrag - Petrograg - Saint petersburg xinh đẹp vào loại bậc nhất châu âu. đây là 2 lâu đài nổi tiếng nhất ở ngoại thành: Petergof (Petrodvoret) và Acatherina - 2 vị vua nổi tiếng triều đại Romanov

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/postcard-view-of-peterhof_zps9cf725fe.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/postcard-view-of-peterhof_zps9cf725fe.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/aerial-view-of-tsarskoye-selo_zps79274f06.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/aerial-view-of-tsarskoye-selo_zps79274f06.jpg.html)

kimvanchinh
21-04-2014, 08:37
Cuối tháng 6, đầu tháng 7 có ai lập trình đi xem đêm trắng ở St Petersburg không?

siri
29-04-2014, 11:48
Chào chú KVC, cháu sẽ đi MOS-ST.PTB vào giữa tháng 5 này (phượt kết hợp công việc) nhưng sẽ đi đường tàu thủy dọc sông Volga (qua cả Uglich, Yaroslav, Mandrogui...). Nghe nói trên tàu ko có wifi, vậy hệ thống 3G sử dụng ở Nga như thế nào và mua ở đâu chú có thể tư vấn giúp cháu được ko ạ? Cháu cảm ơn chú

kimvanchinh
29-04-2014, 14:09
Chào chú KVC, cháu sẽ đi MOS-ST.PTB vào giữa tháng 5 này (phượt kết hợp công việc) nhưng sẽ đi đường tàu thủy dọc sông Volga (qua cả Uglich, Yaroslav, Mandrogui...). Nghe nói trên tàu ko có wifi, vậy hệ thống 3G sử dụng ở Nga như thế nào và mua ở đâu chú có thể tư vấn giúp cháu được ko ạ? Cháu cảm ơn chú

Tôi chịu cái món 3G ở nước ngoài.
Bạn tra cứu qua kinh nghiệm của các bạn đi trước, qua các trang tiếng Anh.
đề phòng hiện nay cấm vận của Mỹ không biết có ảnh hưởng đến cái món này không???

kimvanchinh
29-06-2014, 23:16
Mai tôi bay sang St Petersburg rồi, định viết 1 topic riêng nhưng chắc không đủ điều kiện, tôi sẽ post ghé topic này cảm nhận về thành phố Sa hoàng

Bachduong65
30-06-2014, 10:26
Bác chỉ cần sửa lại tên Topic thành "Liên Xô - Moscow - Kiev - Saint Petersburg hoài niệm và đương đại" là ổn. Không biết có phải quá ưu ái cho Saint Petersburg, nhưng em thực sự vote 5* cho TP phương Bắc này. Lần trước em đi vào mùa thu vàng, đẹp nhưng hơi lạnh nên hơi co ro, vì vậy vẫn mong có dịp quay trở lại Saint Petersburg vào dịp đêm trắng sáng bừng như bác. Em nhờ bác một việc nhé. Nếu có 1 ngày bác dành cho Cung điện mùa đông + các bảo tàng thì bác đi theo lộ trình sau: Sáng xuất phát từ bến Metro Nhevski Prospect. Lên trên là gặp ngay nhà thờ Kazanski. Thăm xong nhà thờ Kazan bác đi bộ khoảng 100 m dọc theo Kanal Griboedova gặp cây cầu nhà Băng có 4 con ngựa có cánh, bác chụp em cái mấy cái quang cảnh nơi đó nhé (đa tạ bác trước) :), trường cũ của em ở đó đấy. Sau đó, bác đi dọc con kênh này đến nhà thờ Cứu thế cuối con kênh mà bạn Bumxiu pót ấy. Xem xong nhà thờ cứu thế bác đi bộ dọc con kênh vuông góc với con kênh Griboedova sẽ gặp Vườn Mùa Hạ. Vườn mùa hè là một kiến trúc lâu đời nhất ở Saint Peterburg, lịch sử hình thành của nó gắn liền với sự xuất hiện cố đô. Vào năm 1704 Pie đại đế đã chọn một mảnh đất trên bờ trái sông Nheva để xây dựng vườn. Thăm quan xong Vườn Mùa hạ bác đi bộ dọc theo sông Nheva đến Quảng trường Mùa đông. Lúc này gối đã mỏi, bác nên ghé vào ăn trưa nghỉ ngơi, lấy sức dành trọn buổi chiều cho Bảo tàng Ermitage. Xem xong Bảo tàng nếu còn sức thì đi bộ sang thăm Isakievsky. Sau đó thì lên tàu du thuyền dọc sông Nheva để nghỉ ngơi xả mệt, kết thúc trọn một ngày. Ngày sau, ngày sau sẽ dành cho Peterhof và Pushkin.

Đây là con kênh (bên xanh bên vàng) dẫn bác từ nhà thờ cứu thế đến Vườn mùa hạ, em pot để bác dễ hình dung khi đi;

https://i20.photobucket.com/albums/b211/chupnga/IMG_0103_zpsa9727106.jpg (http://s20.photobucket.com/user/chupnga/media/IMG_0103_zpsa9727106.jpg.html)

kimvanchinh
30-06-2014, 11:10
Cám ơn bạn bachduong, học sinh cũ trường Tài chính Len đấy à. Đã có lần mùa nghỉ đông tôi thăm Len theo đoàn sinh viên được ngủ trọ tại KTX Trường Tài chính, họ xếp vào phòng con gái, 4 gường, phòng cổ kính và nhỏ vuông vức, các bạn gái Trường TC Len ăn ở thật gọn gàng và sạch sẽ...

Bachduong65
30-06-2014, 20:38
Gọn gàng và sạch sẽ nhưng nhiều rệp lắm bác ơi. Cố đô Len nổi tiếng với món rệp, đặc biệt với những phòng cổ kính xây từ thế kỷ 19. Bác nghỉ đó có bị rệp chí không :)

kimvanchinh
01-07-2014, 03:09
Vài hình ảnh nóng sốt về St Petersburg:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04678_zpsbaf7fd22.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04678_zpsbaf7fd22.jpg.html)


Nhà thờ Isackiev:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04723_zps51d9dfab.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04723_zps51d9dfab.jpg.html)


Tượng vị anh hùng vĩ đại Pie

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04726_zpsc56913c4.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04726_zpsc56913c4.jpg.html)


Sông Neva

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04733_zpsdfbfe84b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04733_zpsdfbfe84b.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04806_zpsb5851f72.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04806_zpsb5851f72.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04832_zpsc58e21fa.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04832_zpsc58e21fa.jpg.html)


Du lịch đêm trắng trên sông Neva

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04842_zpsb5e4e6c0.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04842_zpsb5e4e6c0.jpg.html)


Nhà thờ

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Kronstadt_Naval_Cathedral_zps37048c6e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Kronstadt_Naval_Cathedral_zps37048c6e.jpg.html)

kimvanchinh
01-07-2014, 09:01
Gọn gàng và sạch sẽ nhưng nhiều rệp lắm bác ơi. Cố đô Len nổi tiếng với món rệp, đặc biệt với những phòng cổ kính xây từ thế kỷ 19. Bác nghỉ đó có bị rệp chí không :)

Thế à, nạn rệp và gián, sợ nhất là rệp, tôi đã gặp ở Khac cốp, còn lần nghỉ ở Len không thấy, có lẽ phòng tôi ở các bạn nữ Nga đã trừ khử rồi.

Nước Nga nó hoang dại như vậy đấy. Bọn Đông Âu sang học phát tởm vì vệ sinh và nạn rệp , gián, còn bọn Tây Âu và Mỹ thì ôi rồi, họ không tưởng tượng lại có những dân tộc da trắng lại ăn ở bẩn thỉu như vậy.

Ngày nay, nước Nga đã nhích lên được 1 bước sau 20 năm đổi mới. Thế nhưng mọi thứ vẫn còn rất xa sơ với Châu Âu.

Tối qua vợ chống tôi đi ăn tối hết cả tiền Rúp, vào quán Tàu gần ga Obvotnyi Canal, tình tiền bằng thẻ Visa vẫn OK. Thế mới biết lệnh của Obama về thanh toán trên thực tế không hiệu lực ngay.

Đi Nga nên đổi tiền trước ở nhà 1 ít vì khi đến sân bay Vnukovo quần đổi tiền dài dằng dặc.... Vào phố chiều tối hết quầy đổi... May mà tôi đổi trước ở Hà Trung 100$ rồi, thanh toán visa không rộng rãi lắm...

kimvanchinh
02-07-2014, 02:13
Hôm nay cả ngày đi thăm Hermitage , nhà thờ Chúa cứu thế, Kazan, vườn mùa hè, Petrokpepost... Mệt nhoài.

Tôi đã chụp chỗ Bachduwong nhớ hơn chục tấm ảnh rồi. Lúc nào rảnh sẽ post cho bạn

Bachduong65
02-07-2014, 09:00
Hai bác còn đi thêm được cả Pháo đài nữa, thật là giỏi. Cách đây 3 năm em & ông xã em đi theo cung đường đó, nhưng không đi được Pháo đài như 2 bác. Em thì vẫn phăng phăng vì giầy ngon, ông xã em chủ quan hôm ấy đi giày Tây thế là một trận nhăn nhó gần chết, nhưng miệng vẫn cứ xuýt xoa thích Saint. Nhà em cũng vào được hẳn trong trường, thăm lại ký túc xá. Hơn 20 năm mới quay lại trường cũ, quá nhiều cảm xúc.

kimvanchinh
02-07-2014, 10:19
Ngôi trường bây giờ chỉ thuần túy mang tên "Economic University", nó đã 2-3 lần thay tên theo thời cuộc đổi thay. Trường vẫn có bảo vệ gác và hệ thống kiểm soát ra vào bằng thẻ... Không tự do và mở cửa như nhiều trường Âu Mỹ tự do ra vào chop bất cứ ai quan tâm....

Tôi sang Kpepost đã là 20h30 chiều, nên chỉ ngồi ngắm hoàng hôn và đêm trắng thôi chứ pháo đài đóng cửa từ lâu.
Tôi mệt quá còn kịp ghé vào rạp phim Avrova, phòng VIP trên đường Nevski xem bộ phim Nữ hoàng Monaco. Cái rạp đó thật độc đáo, lịch thiệp và đặc trưng cho Len từ thời Soviet. Được nhớ lại việc xem phim thời Soviet. Chỉ tiếc là tiếng Nga rơi rụng đi nhiều nên nghe phim chả hiểu mấy...

kimvanchinh
03-07-2014, 00:49
hôm nay đi thăm cả 2 cung (vườn thì đúng hơn): Petergof và Acaterinskyi. Di chuyển giữa 2 cung tôi chọn giải pháp taxi tốn 1500 rup. Gặp nhiều đoàn VN đi du lịch. Vé vào cửa đều đã tăng giá so với trước chắc do rup mất giá: vé vườn dưới 500rup; vé vào vườn cung Acaterina mất 120 rup

kimvanchinh
03-07-2014, 08:06
Ngày hôm nay chúng tôi đi một hành trình 1 ngày 3 quốc gia. Đêm qua 2 giờ sáng còn coi đêm trắng ở cầu Dvorsop. Sáng 6h30 đã ra xe đi Tallinn. Chúng tôi sẽ thăm Tallinn đến tối 8h thì lên tàu biển sang Hensinki. Cung đường như vậy chắc cũng ít người Việt mình đi.

Bachduong65
03-07-2014, 08:37
Thật kính nể 2 bác về độ đi. Một ngày 2 bác đi được cả Peterhof, vừa đi được cả Puskin. Năm 2011 em đi vào mùa thu, Peterhof chuẩn bị đóng cửa cho mùa đông nên họ cho vào free. Nhà em vào xem theo kiểu như xem kịch tháo khoán, cả công viên vàng rực chỉ lác đác có vài người như trong truyện cổ tích. Ra vịnh Phần lan thì gió rét run cầm cập. Bây giờ em không hình dung từ Saint đi xe đi Tallinn thì đi như thế nào, nhưng ngày trước nghỉ đông bọn em hay được nhà trường cho đi tham quan Tallinn, Riga, Vilnius bằng tàu hỏa. Đặc biệt dân Tallinn sao họ ghét người Nga đến thế. Ngồi bến xe, bến tàu chỗ nào cứ nhắc đến Nga là họ nói xấu thậm tệ. Ký ức đọng lại trong em Tallinn là một thành phố nhỏ. Từ ga tàu đi bộ len lỏi qua các phố nhỏ shopping, rồi có một cái pháo đài gì đó... Chúc 2 bác đi mạnh khỏe và có phóng sự cho bà con ở nhà ngó với nhé.

kimvanchinh
04-07-2014, 03:59
Tôi đã ghé qua Tallin 5 tiếng, đủ để chiêm nghiệm khu phố cổ của nó, được đi Oto suốt từ SPT đến Tallinn qua khu nông thôn yên bình và cảnh đẹp như mơ vào mùa hè hoa nở cùng lúa mỳ, cải cúc chín vàng... Thật ấn tượng. Rất tiếc hồi trước tôi không ghé Tallin nhưng bây giờ sau hơn 20 năm giải phóng khỏi Nga Tallin đã trở thành thành phố châu Âu thực sự. Du lịch rất phát triển và nhà cửa hàng quán khu phố cổ (với con phố trung tâm Pikk) thay da đổi thịt rõ rệt...

Chân lâu đài cổ, người ta treo tấm biển ghi ơn ông Enxin đã cho Estonia độc lập...

7h30 chúng tôi lên tàu đi Hensinki, 11 giờ đêm đã về đến KS Eurohostel.

Tôi đi được nhiều do bận việc muốn đi tiết kiệm thời gian. Bù lại nhiều khi chi phí phải chịu tăng, chỗ nào cần đi taxi là phải chi thôi. Đêm qua đi xem cầu cất Đvorrsop 1h30 mới về, phải bắt taxi giá cao về KS mất giá gần gấp đôi bình thường...

kimvanchinh
04-07-2014, 12:53
Nước Nga: Sant Petersburg – Leningrat – Petrograt - Venice của phương Bắc và không chỉ có vậy
St Petersburg hấp dẫn và lôi cuốn chú ý của bất cứ ai dù khó tính đến mấy, dù thích hay không thích nước Nga của các Nga hoàng, nước Nga của thời Soviet hay nước Nga của thời Enxin – Putin… Thiên nhiên mê mẫn lòng người của vùng ôn đới lạnh phương bắc, vị trí địa lý của sông Neva và biển Baltic, các thành quách lâu đài tráng lệ, các khu phố kiều diễm, các bức tượng hoàn mỹ, các nhà thờ hoành tráng và cầu kỳ độc nhất vô nhị đã tạo nên thương hiệu của thành phố mệnh danh Venice phương bắc… Nó còn là biểu tượng của sức mạnh Đế Quốc Nga như một con gấu phương Bắc bình thường ngủ quên vùi trong tuyết trắng nhưng khi xuất hiện như một sức mạnh phải kiêng nể… Nó là bằng chứng là dân tộc Nga, nước Nga, văn minh thuộc về châu Âu chứ không phải thuộc Châu Á… Nó còn là chứng tích về sự thông minh, tài giỏi của dân tộc Nga dưới sự lãnh đạo của dòng họ Nga hoàng Romanov với người khổng lồ Pie đại đế - vua của các vị vua Nga…


Nhà thờ Kazan

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05049_zpsde275d97.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05049_zpsde275d97.jpg.html)

Những bức ảnh này chụp cây cầu đi bộ cửa Trường Tài chính cũ (nay là trường Kinh tế)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05087_zpsbca5d2a7.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05087_zpsbca5d2a7.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05085_zps68a1c466.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05085_zps68a1c466.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05084_zpsfef2bc38.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05084_zpsfef2bc38.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05082_zpsada8551a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05082_zpsada8551a.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05077_zps41287541.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05077_zps41287541.jpg.html)

Bachduong65
04-07-2014, 21:25
Tks bác đã chia sẻ những bức ảnh đẹp. Nhà thờ Kazan thật hoành tráng. Nếu ai đã xem bộ phim "Cuộc phiêu lưu của những người Ý trên nứoc Nga" (phim hài) thì thấy cảnh những cột của nhà thờ này bị tàn phá tan tành (nhưng chỉ là ảo thôi). Ngày trước thời hậu Xô viết các nhà thờ bị đóng cửa im ỉm, không cho ai vào thăm quan trừ Isakievski.

Saint Petersburg thì nhiều cầu lắm, hơn 300 cây cầu trong thành phố. Cây cầu bác kimvanchinh pót trên là cây Cầu "Nhà băng" - một trong những cây cầu ấn tượng của Saint Petersburg.

Đây là cây cầu mang tên “Cầu Nhà băng”, nằm tại quận trung tâm thành phố Saint Petersburg. Sở dĩ cây cầu mang tên vậy bởi vì nó nằm trước Nhà băng- Toà nhà số 30, phố Kênh Griboedova. Cây cầu này bắc qua con kênh Griboedova, nối giữa đảo Kazanski với đảo Spaski (hai bên bờ kênh là nhà cửa san sát, ở Saint Petersburg là vậy). Trước đây thời Nga hoàng toà nhà này là Nhà băng. Sau này là cơ ngơi của trường Đại học Kinh tế Tài chính Lenigrad và bây giờ đổi thành Đại học Kinh tế tài chính Quốc gia. Cầu được xây dựng vào năm 1825-1826, được sửa chữa (phục chế) cơ bản vào năm 1949 và được tu bổ vào năm 1952, 1957, 1988. Mỗi đầu cầu là 2 con sử tử có cánh nằm phủ phục. Năm 1967, 1988 bộ cánh của 4 con sư tử được mạ vàng, nghe nói năm 2009 mạ vàng này vừa được cạo đi. Sau đó người ta lại phải trả lại nguyên bản cho nó như từng có.

Mùa đông nước con kênh đóng băng, cây cầu được phủ đầy tuyết.

https://i20.photobucket.com/albums/b211/chupnga/IMG_3392_zps96ad9ff2.jpg (http://s20.photobucket.com/user/chupnga/media/IMG_3392_zps96ad9ff2.jpg.html)

kimvanchinh
05-07-2014, 01:18
Bachduong vào facebook/kim.vanchinh tôi có post một số hình về SP. Mạng kém mà post qua phuot khó khăn quá nên không thể làm kịp

hongtuoi
05-07-2014, 21:28
Bác Chinh lại đi sang Nga chuyến nữa rồi đấy ạ? Em lại chăm chú theo dõi bài của bác, rất thú vị. Còn bạn bachduong65 kia xin hỏi có phải là nữ giáo sư rungbachduong bên 3N không vậy? Cho Chó Già gửi nhời hỏi thăm 3N nhá! Bảo nó mở nick ra cho ta để ta sang đó viết vài bài hồi ức Liên Xô cho vui.

kimvanchinh
06-07-2014, 01:03
Nỗi nhớ nơi mình đã trưởng thành từ một anh bộ đội thành người trí thức, nỗi nhớ con người, thiên nhiên, thắng cảnh, ngôn ngữ... nỗi khát khao muốn nhìn thêm lần nữa, lần nữa những gì đẹp nhất nước Nga vẫn thôi thúc tôi tranh thủ ghé lại mảnh đất xưa...

Cảm xúc thật không thể nào tả được khi được nghe và nói lại bằng tiếng Nga, được ăn bữa cơm Nga với penmen, soup Borsh... uống cmetana và kbac.... (mất 10$/ bữa chứ không rẻ như xưa nữa)...

hongtuoi
06-07-2014, 21:49
được ăn bữa cơm Nga với penmen, soup Borsh... uống cmetana và kbac.... (mất 10$/ bữa chứ không rẻ như xưa nữa)...

Báo cáo bác, cho em thắc mắc chút. Em nghĩ bữa cơm Nga mà bác mất 10 đô có thể là trong các nhà hàng chăng? Nếu là bữa ăn tạm gọi là cơm bình dân phổ thông của Nga ngố thì có lẽ không đắt như thế chăng? Hồi xưa bọn em xơi cơm bình dân trong stalovaia cũng đủ các món thuần Nga; món 1 xúp, món 2 xúc xích khoai tây nghiền hay gà qué thịt thà gì đó, món 3 salat, món 4 sữa hay smetana, món 5 nước quả hay trà. ý em muốn nói cơm bình dân là một bữa như thế. Vì em nghĩ giới lao động Nga hay sinh viên Nga vẫn phải xơi như thế, mà 10 đô một bữa vị chi một tháng 300 đô chỉ có ăn trưa thì đắt quá. Như ở ta cơm trưa bình dân cũng chỉ 25-30k, vị chi một tháng mới hết có 1 triệu ăn trưa, thế còn chịu được.

hoangvanphuong75
07-07-2014, 07:19
@hongtuoi: mình hay gặp các bạn Nga ở Mũi Né, Nhatrang, Phú Quốc, các bạn nói Nga bây giờ cái gì cũng đắt.
Cái thời sinh viên xa xưa đã qua, kiểu tình cho không biếu không, kalbasa cắn ngập răng (theo như cách nói của người Bắc), đi praductu bàn tay có bao nhiêu kẽ hở giữa các ngón là bấy nhiêu con gà mang về....
Stolovaia thì cũng tươm tất như nhà hàng vậy chẳng qua là từ ngữ và cái stalovaia đặt vào môi trường xã hội lúc bấy giờ.
Còn nhà hàng hiểu theo nghĩa Việt mình thời sinh viên mình ở Moscow cũng đắt bằng nửa lương sinh viên cho một bữa ăn đấy (thời mà mọi người gọi là bao cấp).
Tóm lại bữa ăn của bác ấy 10 đồng là bình thường mà, nghe đô mọi người thấy to, tính ra tiền mình chỉ hai trăm mốt, bằng cái chém gió của Hanoi thôi.
Nhân tiện, ở Vietnam vẫn nói được tiếng Nga mà, cứ ra các địa danh nêu trên, cần gì phải qua Nga mới nói được tiếng Nga. Chỉ ngại là nói được vài câu, bắp tẻ lẫn lộn, thôi english cho nhanh.

kimvanchinh
07-07-2014, 18:11
Báo cáo bác, cho em thắc mắc chút. Em nghĩ bữa cơm Nga mà bác mất 10 đô có thể là trong các nhà hàng chăng? Nếu là bữa ăn tạm gọi là cơm bình dân phổ thông của Nga ngố thì có lẽ không đắt như thế chăng? Hồi xưa bọn em xơi cơm bình dân trong stalovaia cũng đủ các món thuần Nga; món 1 xúp, món 2 xúc xích khoai tây nghiền hay gà qué thịt thà gì đó, món 3 salat, món 4 sữa hay smetana, món 5 nước quả hay trà. ý em muốn nói cơm bình dân là một bữa như thế. Vì em nghĩ giới lao động Nga hay sinh viên Nga vẫn phải xơi như thế, mà 10 đô một bữa vị chi một tháng 300 đô chỉ có ăn trưa thì đắt quá. Như ở ta cơm trưa bình dân cũng chỉ 25-30k, vị chi một tháng mới hết có 1 triệu ăn trưa, thế còn chịu được.


Úi giời, chả còn đâu cái thời bao cấp nữa rồi, bây giờ cái gì cũng lịch sự hơn nhưng giá cao. Nga nó học phương Tây trước hết ở giá dịch vụ, sau mới đến cái khác...

Xe lửa Mat - Len bây giờ hơn 100$ 1 chiều,

Đi boat từ Cung mùa đông đi Petergof 15$

Xem các cung giá 500rup = 15$ một cung....

Ăn trưa vẫn là các món và kiểu phục vụ như Ctolovaia nhưng tổ chức lịch sự hơn nhiều, món ăn chuẩn hơn, mỗi tội đắt.

Cốc Kvas trước đây 3 xu nay là 0,5$...

Đồ ăn trong siêu thị thì khá rẻ so với Châu Âu: táo 1,5$; anh đào 4$, súc xích, sửa rất rẻ....

Tôi toàn mua siêu thị về phòng hostel nấu ăn, có 2 bữa ăn ngoài thôi, đắt và xếp hàng dài chờ cả gần tiếng.... y như cảnh ngày xưa

hongtuoi
07-07-2014, 18:20
Ghê nhỉ! Cốc kvas mà giờ cũng nửa đô! Thế thì giới bình dân Nga ngố bây giờ chắc ăn uống kham khổ rồi, không no nê ngập răng như hồi xưa nữa. Ở ta thì lại có vẻ ngược lại, trước đây chả có mà ăn, giờ thì ăn uống ở thành phố có vẻ lại không thành vấn đề nữa.

kimvanchinh
08-07-2014, 03:26
hết thời Kbac bán thùng phuy rồi, chắc nếu còn thì vùng quê mới có, bây giờ vào mấy cái tiệm trà hoặc nhà ăn bán giá kinh doanh hết rồi

hoangvanphuong75
09-07-2014, 10:28
Nói chuyện này cho mọi người biết nước Nga thời mở cửa nhé:
Người Nga trước kia không có khái niệm ăn lục phủ ngũ tạng của gia súc, có thể đó là thói quen là văn hoá, là vì họ dư giả thịt nên không đụng vào mấy thứ đó. Mấy thứ đó giành để chế biến thức ăn gia súc.
Ngược lại thì nó lại là món khoái khẩu của riêng mình cũng như các bạn Tây âu, nơi mà kinh tế mở.
Khi nước Nga mở thì mọi hàng hoá tây âu ào vào, tội nghiệp mấy bác già Nga đi shop rưng lệ cái thứ mà mình vứt đi bây giờ được nhập với bao bì nhãn mác tây hơn đẹp mắt hơn, giá không hề rẻ. Kiểu như có lần đọc được báo mình nhập nước mía đóng loong vậy. Thực ra chẳng trách được, kinh tế mở nó vậy.
Cũng câu chuyện lục phủ ngũ tạng mà thằng sa sét (hàng xóm), rú lên khi thấy mình đang nấu món mì móng giò heo (vì đang nhớ món bún giò heo Việt), hey mày ăn cái này mai mày thi sẽ được 3 điểm. Nghĩ trong bụng quên mày đi tao ăn vẫn thi được điểm xuất xắc ( không khéo được abtomat, là điểm xuất xắc mà miễn thi).

kimvanchinh
10-07-2014, 01:58
Tàu thủy như vầy ngày nay chạy nhộn nhịp giữa Tallinn và Hensinki và Stockholm, mức sống dân Estonia chưa cao bằng các nước bắc ÂU, vật giá rẻ hơn nên khách bắc Âu rất thích ghé chơi Tallinn rồi mua đồ mang về, có người kéo xe gần chục két bia và nước các loại

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC08772_zpsc3839fac.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC08772_zpsc3839fac.jpg.html)

Mấy người mua hàng mang vác như vậy, giống hệt cảnh cộng quân ngày xưa kéo đồ Nga hoặc mang hàng đi chợ

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07516_zps5feac221.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07516_zps5feac221.jpg.html)

Liontran
10-07-2014, 22:53
máy ảnh bác chụp rung thế?

kimvanchinh
11-07-2014, 12:50
Vài hình ảnh về Tallinn

Thanh niên ngồi chơi trên sân ngắm cảnh bờ biển gần cảng

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07440_zps2b21337d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07440_zps2b21337d.jpg.html)

Tallinn nhìn từ biển


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07413_zps944f2798.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07413_zps944f2798.jpg.html)


Bắt đầu con phố cổ kính nhất : Phố Pikk

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07399_zps803e2d5a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07399_zps803e2d5a.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07396_zps237e3d31.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07396_zps237e3d31.jpg.html)

Lâu đài cổ, trên nóc có hành lang có thể ngồi uống cafe

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07302_zps7557f945.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07302_zps7557f945.jpg.html)

kimvanchinh
11-07-2014, 13:03
Mái ngói và tháp chuông, đặc kiến trúc Đức của Tallinn, tôi hiểu tại sao năm 1990 người dân và lãnh đạo đất nước này cùng với Lítva và Latvi kiên quyết và đồng lòng đấu tranh để tách khỏi Liên Xô, ngày nay tại Tallin có bức phù điêu ghi công của Enxin đối với nước họ, còn tượng Lenin và những hậu quả của thời soviet đã được dọn dẹp, có cái sạch sẽ, có cái chưa được sạch nhưng vẫn đang dọn dẹp

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07285_zps33dc8715.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07285_zps33dc8715.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07275_zps5fca3848.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07275_zps5fca3848.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07266_zps44855d8e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07266_zps44855d8e.jpg.html)

Dấu ấn Nga với nhà thờ chính thống Nga mang tên công tước Nepski

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07258_zps91e08614.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07258_zps91e08614.jpg.html)

Tháp canh này không còn là Nga nữa

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07229_zps2085fa96.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07229_zps2085fa96.jpg.html)

Quảng trường mang tên Độc lập

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07210_zpsa454e010.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07210_zpsa454e010.jpg.html)

Khá nhiều nhà thời các thời đại khác nhau

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07146_zps4c16c038.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07146_zps4c16c038.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07139_zpsedf3f99c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07139_zpsedf3f99c.jpg.html)

một góc phố

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07123_zps34dd07c9.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07123_zps34dd07c9.jpg.html)

kimvanchinh
11-07-2014, 13:08
Phố Pikk bây giờ là phố đi bộ dành cho du lịch như vậy đấy, Tallinn đã thành châu Âu chứ không còn Soviet nữa... Mừng cho người Estonia đã thoát kiếp đọa đầy trở lại với văn minh và lẽ phải

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07091_zpsa69be228.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07091_zpsa69be228.jpg.html)

Quảng trường chợ, trung tâm thành phố

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07087_zpsc2eced8f.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07087_zpsc2eced8f.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07081_zpse317a42b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07081_zpse317a42b.jpg.html)

Xích lô du lịch

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Bac%20Au/DSC07084_zps2b3a14f9.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Bac%20Au/DSC07084_zps2b3a14f9.jpg.html)

kimvanchinh
11-07-2014, 13:13
Estonia đã là thành viên EU, tham gia khối Nato, Schenghen, dùng euro.

Vật giá ở đây do mới hội nhập nên khá rẻ so với châu Âu, kể cả các dịch vụ như taxi, tôi đi cuốc taxi từ bến xe bus đến bến tàu thủy mấy 6eu; gửi đồ hộc nhà ga 2eu, thực phẩm và ăn uống giá chỉ cỡ 2/3 so với châu Âu

Bachduong65
11-07-2014, 14:44
Phố Pikk ngày xưa thời Liên Xô cũng đã là phố đi bộ rồi. Qua bức ảnh của bác kimvanchinh em thấy quang cảnh ngày xưa của Tallinn hầu như vẫn vậy, có chăng là chế độ thay đổi để kịp với thời đại thôi. Sau khi Liên Xô tan rã, họ (Tallinn) có thể đi theo con đường riêng của mình. Tuy nhiên vụ chính quyền Estonia bất ngờ cho di dời tượng Chiến sỹ Hồng quân ra khỏi thủ đô Tallinn, bức tượng đã hiện diện hơn 60 năm, là biểu tượng anh hùng của những chiến sỹ hồng quân đã ngã xuống để giải phóng nước này. Cá nhân em thấy họ (Tallinn) đã quay lại với lịch sử, hơi vô ơn. Em đã đến nghĩa trang dành cho các Hồng Quân Liên Xô đã ngã xuống khi giải phóng Tallinn ở ngoại ô thành phố này, phải nói là sự hy sinh của Hồng Quân quá lớn.

kimvanchinh
11-07-2014, 19:11
Người Nga có thành ngữ Medvedgia pomosch (sự giúp đỡ của loài gấu) để chỉ sự giúp đỡ thật lòng của loài gấu bản chất tốt bụng nhưng do sự thô kệch và khác người của mình nên lại mang hại cho người khác.

Bạn phải là người Tallinn , Estonia mới hiểu nỗi đau của họ khi năm 1938-1939 Liên Xô (nga) tấn công chiếm đóng Estonia, và rồi đến năm 1944-1945 lại "giải phóng lần nữa" ...

Người Estonia quá nhiều lần khổ đau trước sự giúp đỡ - can thiệp của Liên Xô và Đức, ai theo Liên Xô rồi cũng bị khổ, theo Đức càng khổ hơn... Thà rằng để họ độc lập ngay từ năm 1938 thì ngày nay dân Estonia đã chả kém Thụy Điển, và hậu quả đến nay vẫn còn là 1/3 dân số Tallinn là người Nga chính gốc.

Tất cả những điều phức tạp của lịch sử, người Estonia đã giải quyết căn bản và họ đang vững bước đi lên phía trước.

Tôi viết những tâm tình này phần nhiều là dành cho số phận người Việt mình mãi vẫn u uất trong vòng đai kiềm tỏa của những bóng ma của quá khứ mãi vẫn chưa ngẩng đầu đi lên được.

kimvanchinh
11-07-2014, 19:30
Trở lại những hình ảnh về St Petersburg, phải mất khá lâu tôi mới quen cái tên mới thay vì Leningrad trước đây.

Tôi chỉ ở SPB coi như 2 ngày rưỡi với thời tiết ngày đầu mưa, ngày 2 mây vần, ngày 3 mới hửng nắng, ơn trời có ngày đẹp trời đi 2 cung điện.

Ngay chiều 30 -6 khi đến Vnucovo trời mưa nên tôi bỏ kế hoạch đi Petergof mà phi thẳng taxi về nhà nghỉ (gần bến bus thành phố).

Sân bay Vnucovo không nhộn nhịp như các sân châu Âu khác. Thủ tục cũng nhanh gọn chứ không ồn ào như Moscow

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04499_zpse685366f.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04499_zpse685366f.jpg.html)

Cổng chào về thành phố từ sân bay

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04517_zpsb96c27f8.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04517_zpsb96c27f8.jpg.html)

Công viên phía trước nhà thờ Isackievski (St Peter)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04579_zps818dec6e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04579_zps818dec6e.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04649_zpsf102df63.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04649_zpsf102df63.jpg.html)

Công trình mà những ai đến Leningrad trước đây đều nhớ vì thời soviet các nhà thờ đều đóng cửa và không có sửa chữa cả nội và ngoại thất trừ nhà thờ này cho khách vào tham quan. Nhà thờ Isackievski

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04581_zps971f49ac.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04581_zps971f49ac.jpg.html)

Nhìn gần hơn

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04588_zpsc8afdbbd.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04588_zpsc8afdbbd.jpg.html)

Gần hơn nữa

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04596_zps77ee33f8.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04596_zps77ee33f8.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04612_zps8360b544.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04612_zps8360b544.jpg.html)

kimvanchinh
11-07-2014, 19:36
Lùi ra xa thấy nó càng đẹp

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04635_zps4799ebd1.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04635_zps4799ebd1.jpg.html)

Xa nữa

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04641_zps8d8e081b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04641_zps8d8e081b.jpg.html)

Góc khác

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04642_zpse170db44.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04642_zpse170db44.jpg.html)


Phía trước nhà thờ, ngay quảng trường bờ sông nhánh của Neva, bức tượng Pie thật không chê vào đâu được:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04657_zps72390b0c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04657_zps72390b0c.jpg.html)


Tượng không lớn nhưng khi đứng dưới chân ngài, không ai là không thấy ngài thật vĩ đại, không chỉ đối với người Nga và đất nước Nga mà còn tầm vóc thế giới nữa...
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04670_zps45b814cc.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04670_zps45b814cc.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04711_zpseab033e1.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04711_zpseab033e1.jpg.html)

Nhìn trực diện với nhà thờ mang tên thánh Peter là thánh bảo hộ cho ngài. Nhiều người cả ta lẫn Tây (không phải Nga) hay nhầm tên pie (tiếng Nga phiên âm là Piotr) với thánh Peter.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04712_zpsf014a6c9.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04712_zpsf014a6c9.jpg.html)

kimvanchinh
11-07-2014, 19:38
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04715_zps2a52fc5c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04715_zps2a52fc5c.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04716_zps2ea4ba4f.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04716_zps2ea4ba4f.jpg.html)

hoangvanphuong75
11-07-2014, 19:38
Bác mà cứ... giá, mà, thì, là rằng... Thì bác cũng luẩn quẩn thôi!
Chị ấy đang nói về ơn và nghĩa, con người mà khi làm một việc gì có thể họ không nghĩ người khác trả ơn, nhưng sự trả ơn hay đồng cảm đôi lúc thể hiện ủng hộ việc làm của người đó.. ít nhất là đúng đi cái đã.
Dù gì mình cũng dưới con mắt của họ, mình cũng là developing country, cho nên sự sướng khổ, yêu ghét mình cũng có khác họ đấy.
Bác bàn đến chuyện lớn để làm gì, khi mình cũng bình thường như bao người khác, có chăng quan điểm sướng khổ của bác nó khác người.
Hãy enjoy đi, đại thể là phần đời còn lại của bác.

kimvanchinh
11-07-2014, 19:48
Từ đầu đại lộ Nevski sát sân cung điện mùa đông bạn qua cầu Cung điện (Dvorsop) bạn sẽ đến 2 cột hải đăng hùng vĩ và khu nhà bến cảng và trung tâm thương mại của thế kỷ 18-19 của Nga

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04661_zpsfc1b8510.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04661_zpsfc1b8510.jpg.html)

Tượng Pie nhìn từ bờ sông

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04734_zps91b965d8.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04734_zps91b965d8.jpg.html)

Cầu Dvorsop

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04740_zpse5eafeb2.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04740_zpse5eafeb2.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04765_zps757186e8.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04765_zps757186e8.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04780_zps3f55952b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04780_zps3f55952b.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04805_zpsb8265902.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04805_zpsb8265902.jpg.html)

kimvanchinh
11-07-2014, 19:52
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04816_zpsc7675e7b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04816_zpsc7675e7b.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04820_zps37cbdd10.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04820_zps37cbdd10.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04841_zpsfd43711b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04841_zpsfd43711b.jpg.html)


Bên kia cầu là cảng cổ với 2 ngọn hải đăng lừng lững

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04852_zps926a8f64.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04852_zps926a8f64.jpg.html)


Tòa nhà TT thương mại cổ

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04867_zpseddc1559.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04867_zpseddc1559.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04870_zpscdf6932c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04870_zpscdf6932c.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04872_zps6e24d68d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04872_zps6e24d68d.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04878_zpsffad0f34.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04878_zpsffad0f34.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04879_zps39c24387.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04879_zps39c24387.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04882_zps35d0f270.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04882_zps35d0f270.jpg.html)

kimvanchinh
12-07-2014, 12:38
Bác mà cứ... giá, mà, thì, là rằng... Thì bác cũng luẩn quẩn thôi!
Chị ấy đang nói về ơn và nghĩa, con người mà khi làm một việc gì có thể họ không nghĩ người khác trả ơn, nhưng sự trả ơn hay đồng cảm đôi lúc thể hiện ủng hộ việc làm của người đó.. ít nhất là đúng đi cái đã.
Dù gì mình cũng dưới con mắt của họ, mình cũng là developing country, cho nên sự sướng khổ, yêu ghét mình cũng có khác họ đấy.
Bác bàn đến chuyện lớn để làm gì, khi mình cũng bình thường như bao người khác, có chăng quan điểm sướng khổ của bác nó khác người.
Hãy enjoy đi, đại thể là phần đời còn lại của bác.

Tôi tôn trọng quyền suy nghĩ và phát biểu của bạn nhưng tôi không đồng ý với quan điểm bạn khuyên tôi. Chúng ta hãy chia sẻ các góc nhìn mà có người gọi là quan điểm để làm giàu thêm tri thức. Tôi cho rằng, đất nước mà còn ít người hoặc không còn người trước tiên là suy nghĩ, sau đó là hành động theo hướng hướng thiện thì cũng thật buồn. Việc người già không thích hưởng thụ mà vẫn trăn trở cuộc sống không phải của riẻng mình mà của cả xã hội nữa trước hết là quyền của họ, sau đó cũng là rất cần thiết cho xã hội nữa (con chim sắp chết thường hót hay mà).

hoangvanphuong75
12-07-2014, 13:20
Haaa, đấy là bác nói lên ý của bác đấy nhé, bác tự cho bác hót hay đấy nhé, không khéo lúc trẻ bác còn véo von hay hơn bây giờ.
Nếu không thì sao có bác kimvanchinh như bây giờ nhẩy!

Bachduong65
12-07-2014, 18:20
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04882_zps35d0f270.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04882_zps35d0f270.jpg.html)
Đẹp quá, chỗ này hình như là bác qua cầu sang đảo Vaxily rồi phải không ạ, gần trường ĐHTH Len. Em vẫn hóng ảnh vườn Mùa Hạ của bác, vì đợt trước em đi vườn đóng cửa, không được vào nên cứ tiếc mãi.

kimvanchinh
12-07-2014, 20:15
Tôi cũng vậy, lòng vòng đến vườn mùa hạ thì đã 7 giờ tối (mặc dù trời còn nắng chang chang), quá giờ mở cửa nên đành chịu không vào được. Mà không hiểu tại sao mấy vườn khác họ mở cửa muộn hơn mà cái vườn này đóng cửa sớm thế.

kimvanchinh
12-07-2014, 22:07
Cung điện mùa đông tôi sẽ post ảnh sau cùng với cung mùa hè.

Nhà thờ chúa cứu thế là công trình không thể bỏ qua khi tham quan khu trung tâm St Petersburg. Nhiều người cho rằng đây là nhà nhờ chính thống giáo đáng xem nhất bởi sự tinh tế của các đường nét điêu khắc của nó. Quả thật, nhà thờ rất đẹp về tổng quan, lại đẹp ở các nét kiến trúc và điêu khắc cả bên ngoài cũng như bên trong.

Thực ra vé vào cửa khá cao nhưng sự hấp dẫn về các bức tranh và các họa tiết chạm trổ bên trong làm tôi thấy không bõ tiền (vì mới xem cung điện mùa đông nên thấy bên trong nhà thờ không mấy hấp dẫn)

Nhà thờ này gợi nhớ nhà thờ Vasilia Blaghennovo ở Moscow, nhưng nó có đường nét hơn và chạm trổ tinh vi hơn:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05634_zps452e66fb.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05634_zps452e66fb.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05638_zpsb53c7575.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05638_zpsb53c7575.jpg.html)

Các bạn ngắm xem, các họa tiết rất hài hòa, bắt mắt.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05663_zpsb69293f7.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05663_zpsb69293f7.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05669_zps558bd22b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05669_zps558bd22b.jpg.html)

Các góc cạnh đều tăm tắp và tinh xảo đến ngạc nhiên:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05687_zpsf031ed4a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05687_zpsf031ed4a.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05690_zps3751b0dd.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05690_zps3751b0dd.jpg.html)

kimvanchinh
12-07-2014, 22:21
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05734_zps0c64cdad.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05734_zps0c64cdad.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05731_zps4684164d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05731_zps4684164d.jpg.html)

Bệ thờ bên trong nhà thờ có các học tiết chạm khắc cực kỳ tinh xảo bằng vàng và đá

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05724_zps5d1cede7.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05724_zps5d1cede7.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05720_zpsacb3e762.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05720_zpsacb3e762.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05713_zps51c17dfe.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05713_zps51c17dfe.jpg.html)


Các tranh thánh trên trần và tường về chúa cứu thế nhưng đa dạng về biểu tượng và hơi rắc rối , không đơn giản và nhất nguyên như các nhà thờ dòng thiên chúa và tin lành, phải chăng tư duy châu Á đã ảnh hưởng tới tư duy của anh Nga vốn là người Âu nhưng tràn sang châu Á?

Tương truyền, khi Nga hoàng quyết định về việc đưa tôn giáo vào xã hội, ông hỏi quần thần: đạo Hồi và Chính thống giáo đạo nào hay hơn? Sau khi nghe các mặt ưu nhược này nọ, ông quyết định lấy đạo chính thống làm quốc giáo do đạo này không cấm uống rượu. Tuy nhiên, các nhà thờ chính thống giáo của Nga chịu ảnh hưởng của kiến trúc đạo Hồi (chắc do người Mông Cổ và Tác ta khi còn đô hộ Nga nhiều năm để lại) với các tháp củ hành rất đặc trưng cho Nga.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05699_zps8a129b35.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05699_zps8a129b35.jpg.html)

Tranh thánh ở đây thiên về màu xanh dương trông trầm mặc và cũng rất đặc trương.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05694_zps76d35fd3.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05694_zps76d35fd3.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05693_zps88b6bbbe.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05693_zps88b6bbbe.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05692_zps05ba2456.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05692_zps05ba2456.jpg.html)




https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05695_zps3d7d960f.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05695_zps3d7d960f.jpg.html)

tranthulinh_80
16-07-2014, 17:18
Các bác cho em hỏi, ở Nga (cụ thể là Moscow và St Peterburg) tháng mấy có nhiều lá vàng nhất ạ?

Bachduong65
16-07-2014, 18:06
Bạn căn vào thời gian từ 20/9 đến 5/10 dương lịch nhé. Chậm hơn là rụng hết đó và đi lạnh nữa, sớm hơn thì lại chưa vàng rực.

kimvanchinh
21-07-2014, 15:38
Đây là nhà thờ Kazan ngay bên đại lộ Nepxki. Đây có lẽ là nhà thờ duy nhất ít bị tàn phá sau CT WW2, cũng là nhà thờ duy nhất thời Soviet mở cửa thường xuyên cho khách tham quan.

Dòng kênh trước nhà thờ nhìn sang nhà thờ Chúa cứu thế


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05037_zps18dd9607.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05037_zps18dd9607.jpg.html)

Nhà thờ nhìn từ các góc khác nhau

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05039_zpsb09c1cbc.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05039_zpsb09c1cbc.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05049_zpsde275d97.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05049_zpsde275d97.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05052_zps9d6b2ba1.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05052_zps9d6b2ba1.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05053_zps5cb4ce21.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05053_zps5cb4ce21.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05054_zpsb282eaa6.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05054_zpsb282eaa6.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05058_zps61b84fc1.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05058_zps61b84fc1.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05061_zps1c097ae9.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05061_zps1c097ae9.jpg.html)

4em
22-07-2014, 13:38
Lâu rồi chẳng ghé qua thăm Phượt, hôm nay mở ra tình cờ "gặp" kimvanchinh. Cám ơn những chia sẻ của bác về một cố đô đã thật sự khiến cho kẻ từng 'mài đũng quần' 4 năm có lẻ nơi này bỗng tràn ngập nỗi nhớ. Các ký ức của một thời trai trẻ chợt ùa về và trong đó hiện rõ gương mặt của một thiếu nữ từng nói :"anh thưa với bố mẹ em rằng anh đưa em về VN nhé". Vật đổi sao rời, biết khi nào mới quay lại thành Len và khi đó liệu có tìm được Natasa của 30 năm trước không?

hongtuoi
23-07-2014, 19:53
Các ký ức của một thời trai trẻ chợt ùa về và trong đó hiện rõ gương mặt của một thiếu nữ từng nói :"anh thưa với bố mẹ em rằng anh đưa em về VN nhé". Vật đổi sao rời, biết khi nào mới quay lại thành Len và khi đó liệu có tìm được Natasa của 30 năm trước không?

Ối giời kha kha, hồi đó bác mà đưa em ấy về VN thật thì bây giờ đã toi đời em ấy. Liệu có ở nổi quá 3 năm ở VN không? Có đi chợ mua rau có ăn cơm bằng đũa được không, có hầu hạ bố mẹ chồng được không? Chưa kể là có làm được băm bèo thái rau nuôi lợn không??

kimvanchinh
24-07-2014, 01:19
Lịch sử có bác Nguyễn Tài Cẩn đưa cô vợ Nga về VN sống và làm việc, tuy nhiên khi về già bác gái cũng không thể ở nổi quê chồng.

4em
02-08-2014, 08:01
Tôi vẫn hằng tin, con người có số mệnh.
Có những việc lớn ("mua trâu, lấy vợ, tậu nhà"...) cố hết sức không thực hiện được.
Có những việc đột ngột thành công nhờ ăn may.
Thời 'của tôi', đi Liên xô là ước mơ lớn. tôi đã tự học tiếng Nga, đã tốt nghiệp thủ khoa, đã làm việc suất sắc, nhưng ước mơ vẫn quá xa vời.
Dịp may đột nhiên xuất hiện khi lần đầu VN tổ chức một kỳ thi toàn quốc; trong cuộc thi đó tôi đã đoạt giải nhì mà không hay biết mình lọt vào mắt xanh của chuyên gia Nga. Suất học bổng đến với tôi 1 năm sau đó...
Việc có tình cảm với 1 cô gái Nga cũng bất ngờ không kém và quyết định mỗi người một ngả cũng là duyên số.
Song, có những quyết định cực kỳ xuẩn ngốc: tôi đã đốt tất cả những gì liên quan đến Natasa. Bây giờ, một bức ảnh, một lá thư, một dòng địa chỉ... đều không có.
Tôi đã có dịp đi rất nhiều nước trên thế giới; năm tới chắc sẽ đi Nam Phi cho đủ bộ "năm châu, bốn biển. Tuy vẫn tự hẹn, sẽ có ngày trở lại nước Nga như chủ thớt song trở lại'chốn cũ, người xưa' được xếp dưới cùng. Kỷ niệm cũ tuy đẹp, nước Nga của Putin cũng hoành tráng đấy nhưng vẫn quá lạc hậu so với thế giới văn minh.

kimvanchinh
02-08-2014, 10:33
Chia sẻ những điều bác 4em đã bộc bạch trên topic này. Âu cũng là chỗ để anh chị em gắn bó với Nga và Liên Xô trút những tâm tình mà chỉ thế hệ đó với hoàn cảnh đó mới thấy cần thiết và trăn trở với nó cho đến lức xuống mồ.

Lần quay về Nga, St Petersburg năm nay của tôi có lẽ đã làm tôi toại nguyện nỗi hoài niệm về Liên Xô.

Tôi mặc dù cũng làm cho Nhà nước nhưng không có dịp may hoặc đặc quyền để được đi công tác trở lại Nga, tôi đã phải tự bỏ tiền túi, đi theo lối phượt với những rắc rối nho nhỏ mỗi khi qua biên giới Nga, nhưng tôi vẫn cố đi để thỏa mãn nỗi hoài niệm của mình. Ngoài ra, nước Nga, Ucraina với những thắng cảnh độc nhất vô nhị của mình xứng đáng để những ai yêu thích du lịch phải đến không chỉ một lần. Hơn nữa, so với thập niên thập niên 1990, những rắc rối hoặc khó khăn nho nhỏ bây giờ thấm tháp gì với những khổ đau, mất mát, chịu đựng và vinh quang chúng ta đã chịu trận và vượt qua...

hoangvanphuong75
02-08-2014, 13:25
@4em: không biết bác có mặt ở Nga giai đoạn nào, sống thành phố nào của Nga, đi dạng nào bao nhiêu năm, hay 9tháng... x ngày.
Nếu bác được sống trong 3 giai đoạn: trước Enxin, Enxin và Putin như tụi tôi thì bác sẽ có suy nghĩ khác đấy.
Nhất là thông tin gần nhất các bác thăm gần đây 2014 và ảnh chụp.
Năm 1999 khi tôi du học Đức, trong nhóm có 1 bạn Nga, khi đoàn chúng tôi từ Tây Đức qua Đông Đức bạn ấy đã khóc như trút tâm sự, chỉ một nỗi nhớ nhà. Note cho bác biết, bạn Nga đó sống và làm việc bên Đức, chồng là người Italia.
Tôi có hỏi thăm về nước Nga, về Moscow nơi mình có kỷ niệm ở đó, thì bạn Nga ấy trả lời, thay đổi nhiều lắm, xa xa ngoài Moscow nhiều chung cư cao tầng theo lối kiến trúc mới rộng khắp... đó là 1999 nhé 4em.
Bác cũng nói được đi Nga là mơ của mọi người, thì đây chính tâm sự của người Nga sống và làm việc ở Đức.
Không đâu bằng quê hương bác ah, nhất là với thế giới mở ngày nay. Mọi so sánh chỉ mang tính tương đối, và tâm trạng thôi, và bác cũng không phải là người Nga.

4em
03-08-2014, 05:37
Thưởng thức 4 mùa thu vàng tại St Peterburg hay những đêm trắng mờ ảo bên dòng Neva quả là diễm phúc "trời cho", hoangvanphuong75 à. Năm ngoái, khi du hí vòng quanh Châu Âu, cảm giác bất an xuất hiện khi đến Đông Berlin, Prague, Pudapest và chỉ an tâm trở lại khi sang đến Vienna. Từ lạc hậu mà tôi giành cho nước Nga của Putin là muốn nói về nếp sống văn minh trong xã hội cũng như cách hành sử của...chính quyền.

Khi du học hay du lịch tại các thành phố lớn, những trung tâm văn hóa, nghệ thuật, lịch sử như St Peterburg (Paris, London, Berlin, Roma, Florence, Vienna, San Francisco, Kyoto, Bejing...),ngoài những danh lam thắng cảnh, bao giờ tôi cũng giành thời gian thích đáng đến các bảo tàng và xem biểu diễn nghệ thuật, đó là chưa kể đến thưởng thức ẩm thực.

Không rõ bác Kimvanchinh có kịp ghé qua các bảo tàng Hermitage (Cung điện Mùa Đông) và Русский музей không? Và cũng chả hay, bác có đi xem ballet tại rạp nổi tiếng Mariinsky Theatre (Кирова) không?

hoangvanphuong75
03-08-2014, 08:02
Nói đến Hermitage và quần thể quanh nó là nói đến di sản của nhân loại, niềm tự hào của nước Nga, các bạn yêu du lịch người Châu Âu cũng phải kính nể, chứ không riêng người Việt mình đâu.
Nếu ai đã có dịp ghé lâu đài Pháp và Đức thì sẽ hiểu nơi ở của đế chế Nga Hoàng nó bành trướng và sa hoa như thế nào, còn mấy bác cùng thời ở Pháp và Đức như Quan thôi. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ và lịch sử. Các bạn yêu du lịch chỉ nên quan tâm điều này, và đã đến được Nga thì nên vào Hermitage và quần thể quanh đó.

kimvanchinh
03-08-2014, 08:21
Thưởng thức 4 mùa thu vàng tại St Peterburg hay những đêm trắng mờ ảo bên dòng Neva quả là diễm phúc "trời cho", hoangvanphuong75 à. Năm ngoái, khi du hí vòng quanh Châu Âu, cảm giác bất an xuất hiện khi đến Đông Berlin, Prague, Pudapest và chỉ an tâm trở lại khi sang đến Vienna. Từ lạc hậu mà tôi giành cho nước Nga của Putin là muốn nói về nếp sống văn minh trong xã hội cũng như cách hành sử của...chính quyền.

Khi du học hay du lịch tại các thành phố lớn, những trung tâm văn hóa, nghệ thuật, lịch sử như St Peterburg (Paris, London, Berlin, Roma, Florence, Vienna, San Francisco, Kyoto, Bejing...),ngoài những danh lam thắng cảnh, bao giờ tôi cũng giành thời gian thích đáng đến các bảo tàng và xem biểu diễn nghệ thuật, đó là chưa kể đến thưởng thức ẩm thực.

Không rõ bác Kimvanchinh có kịp ghé qua các bảo tàng Hermitage (Cung điện Mùa Đông) và Русский музей không? Và cũng chả hay, bác có đi xem ballet tại rạp nổi tiếng Mariinsky Theatre (Кирова) không?

2 lần sang châu âu gần đây (2012,2014), tôi đều ghé thăm lại những nước cộng sản cũ như đức, Tiệp, Hung, nga, ucraina, estonia. Cốt để chiêm nghiệm quá trình chuyển đổi trở về của những nền văn hóa và nền kinh tế. ấn tượng và thu hoạch là vô giá đối với tôi.

Lần này, khi ghé St petersburg 3 ngày, vợ chồng tôi chủ yếu đi thăm các lâu đài và vườn hoa chính vào mùa hè - mùa đẹp nhất, nơi mà trước đây tôi mới ghé thăm vào các mùa khác và trước đây chưa được phục chế, trang hoàng đẹp như ngày nay.

Về văn hóa, ngoài việc ghé thăm các nơi như phố arbat (khi thăm Moscow), nebskyi, tất nhiên khi thăm lại nga tôi đã ghé thăm lại Trechiakov (ở Moscow) và hermitage (SPT). Vợ chồng tôi còn ghé thăm rạp hát Evrova trên đại lộ nevskyi xem một bộ phim 2 tập để nhớ lại thời xưa khi ở nga thì nguồn phim ảnh Pháp - mỹ là nguồn gần như chủ lực để tìm hiểu văn hóa phương Tây. Rất tiếc là sau hơn 20 năm không dùng tiếng nga, tôi không thể nghe hiểu như hồi trước....

ấn tượng mạnh nhất là một bảo tàng nhỏ tôi xem ở Prague; bảo tàng cộng sản, nơi lưu giữ những bức tượng đồng của một thời oanh liệt (họ gọi là thời buồn tham, cùng các hình ảnh và hiện vật một thời để nhớ và suy ngẫm...

Ngày xưa, khi chúng ta (từ này tôi đung để chỉ những ai có suy nghĩ giống tôi) bước ra thế giới từ một cái lồng sắt nhỏ sang một bầu trời lớn hơn nhưng bầu trời đó vẫn trong một cái lồng sắt to hơn bao trùm, chúng ta đã tưởng rằng thiên đường là Krasnaya ploshad, là Alekxandro Platz. Ngày nay, khi cơ hội và thời cuộc cho phép chúng ta đến được các thiên đường đích thực hơn, tư duy và tầm nhìn của chúng ta đã cho phép biết nhận ra chân lý về thiên đường và địa ngục chính xác hơn.

khi đi xe bus từ Hung sang áo, rồi từ áo về Zchek, nhìn cảnh vật đồng quê và khung cảnh xã hội khi bạn đi qua những thành phố lớn, thị trấn nhỏ... bạn sẽ thấy người hung, người Zchek họ buồn biết chừng nào khi họ bị tụt hậu so với ngừoi anh em cùng dòng sông Danoup...

ấy vậy mà chân lý đơn giản đó thôi vẫn phải trả bằng máu và những giằng xé đắt giá ở từng con người, từng quốc gia, từng dân tộc.... , trong đó không loại trừ dân tộc Việt

4em
03-08-2014, 10:22
Đọc các bài của anh, tôi thấy chúng ta có những suy tư khá tương đồng.
Các nước Đông Âu cũ và "ông anh cả" (Nga) lẫn "ông anh thứ (Tàu) đều tụt hậu về kinh tế, văn minh...; đời sống của người dân bình thường không thể bì với dân các nước phát triển.
Đương nhiên VN, Cuba, Bắc Triều tiên đâu có ...ngoại lệ.
Là người có nhiều duyên nợ với LX, hẳn anh Kimvanchinh tâm đắc với phát biểu tràn đầy tinh thần dân tộc của Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko “...Chúng ta, một dân tộc từng bị chia cắt từ quê hương Châu Âu, nay đang trên đường trở về nhà. Một lần và mãi mãi.”
Khoảng cuối tháng 8 - đầu tháng 9, liệu có thể gặp anh ở Hà nội?

hoangvanphuong75
03-08-2014, 14:11
Mới lướt trên phuot, nick của một bạn tên là Doun, trích ra cho 2 bác bớt căng
"...phuot thì phuot bụi thì bụi, không có nghĩa là bún mắng cháo chửi cứ phi vào ăn nhé" trên thông tin du lịch miền bắc.
Các bác bôn ba nhiều nếu ở được bên í thì các bác đã ở rồi. Theo em biết là không ai cấm hay cản các bác.
Chỉ ngại một ngày nào các bác lại thèm món bún mắng cháo chửi. Như em người miền nam, mộc mạc xa xôi phải tốn tiền bay ra xem đấy. Thiết nghĩ cuộc đời vậy mới vui, người nam nhớ cái rét miền bắc, bắc thì mong cái nắng của miền nam, thơ văn vẫn bay bổng vậy mà.
Có dịp các bác dẫn Tây vào các quán nói trên xem sao, cũng là dịp tốt để làm thông dịch. Văn minh chắc không có nghĩa là những người ăn trong quán đó là không văn minh. Không thì sao họ có đất sống nhẩy. Thế giới này bao la quá, các bác thì quá nhỏ bé.

kimvanchinh
03-08-2014, 14:37
Mới lướt trên phuot, nick của một bạn tên là Doun, trích ra cho 2 bác bớt căng
"...phuot thì phuot bụi thì bụi, không có nghĩa là bún mắng cháo chửi cứ phi vào ăn nhé" trên thông tin du lịch miền bắc.
Các bác bôn ba nhiều nếu ở được bên í thì các bác đã ở rồi. Theo em biết là không ai cấm hay cản các bác.
Chỉ ngại một ngày nào các bác lại thèm món bún mắng cháo chửi. Như em người miền nam, mộc mạc xa xôi phải tốn tiền bay ra xem đấy. Thiết nghĩ cuộc đời vậy mới vui, người nam nhớ cái rét miền bắc, bắc thì mong cái nắng của miền nam, thơ văn vẫn bay bổng vậy mà.
Có dịp các bác dẫn Tây vào các quán nói trên xem sao, cũng là dịp tốt để làm thông dịch. Văn minh chắc không có nghĩa là những người ăn trong quán đó là không văn minh. Không thì sao họ có đất sống nhẩy. Thế giới này bao la quá, các bác thì quá nhỏ bé.

Bác hoangvanphuong75 (không biết gọi là bác hay là chú cho phải đạo) quả thật là người mộc mạc thật.

Người Nga có câu: về sự ngon miệng không nên tranh luận.
Volttaire có câu: tôi không đồng ý với quan điểm của anh nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền được nói lên ý kiến của anh.
Tôi đã xem một số triển lãm nghệ thuật, thấy lằn ranh giới giữa văn minh và lạc hậu, giữa thiên đường và địa ngục nhiều khi chỉ là một khoảng cách khó nhận biết.

hoangvanphuong75
03-08-2014, 15:37
Thank bác đã có ý, em chỉ bằng tuổi em thôi.
Trên diễn đàn này có lẽ bác là phuoter hạnh phúc nhất đấy. Hãy là những người phuot chân thiện mỹ và trân trọng những gì cuộc đời này đã dâng tặng cho bác và gia đình bác, đừng đánh mất nó.
Bác chẳng còn chỗ nào để đi, đã đi hết rồi! Ah bên Nga có tour cho người ra khỏi trái đất đấy. Chúc bác vui khỏe.

kimvanchinh
10-08-2014, 17:31
Tôi lại tiếp tục kể về những ấn tượng và hoài niệm về St Petersburg.

Nước Nga nói chung và St Petersburg nói riêng vẫn gây cho những người Việt kể cả những người chưa biết đến nước Nga và những người trăn trở với nó, coi nước nga như ân nhân, như cái nôi đào tạo mình thành người, những người kiếm lợi ở nước nga cho mình và dòng họ... những suy tư trái chiều.

Ngay ở nước Nga nói chung hoặc hẹp hơn trong giới tài phiệt, giới hoạch định chính sách cũng đang có sự phân rẽ rõ rệt khi nhận định và nói gì đó về những gì đang diễn ra trên mảnh đất này.

Điều đó nói lên bản thân nước Nga và St Petersburg còn đang trong quá trình chuyển vận...

Tôi bước đi trên những con phố cũ kỹ, cổ kính của khu phố cổ, suy nghĩ mông lung về sự đổi mới của thành phố để có những lâu đài được tu sửa lại, những nhà thờ được tôn tạo và trao lại quyền lực tôn giáo của nó, những vườn hoa tráng lệ với chức năng không gian công cộng, những khu phố ẩm mốc và rêu phong chờ chương trình tu tạo mấy chục tỷ đô của thành phố...

Thành phố đã lột xác để được như ngày nay đón hàng năm hàng chục triệu du khách đến thăm, cao hơn rất nhiều so với hồi bao cấp. Nhưng những gì để St Petersburg trở thành một thành phố châu Âu thực thụ thì không thể tính hết được.

Bạn hãy đến một nhà ga sân bay hoặc bến tàu, hãy đi 1 cuốc taxi, hãy vào một nhà ăn nào đó, hãy lên 1 chuyến xe bus, hãy ngủ trọ ở một nhà trọ toàn dân Nga xem. Ôi, biết bao sự khác biệt...

Những gì mà triều đại Romanov với công lao vĩ đại của Pie đại đế làm cho nước Nga xích lại gần văn minh châu Âu và vị thế nước Nga trở thánh đáng nể ở châu Âu thì gần 100 năm qua người ta đã gần như phá hủy nó mà đến nay chưa có dấu hiệu phục hồi.

Nước Nga như chỉ còn những hoài niệm. Những người như tôi tìm hoài niệm về một thời Soviet đặc biệt. Những người đến Nga ngày nay thường tìm hoài niệm về triều đại Romanov với những cung điện, bảo tàng, vườn hoa tráng lệ bậc nhất nhì châu ÂU.

Đây là hình ảnh công viên nối nhà thờ chúa cứu thế với Vườn mùa hạ:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05761_zps8e7220dc.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05761_zps8e7220dc.jpg.html)

Chú ý ở các khu công viên ở St Petersburg đều có hàng rào thấp ngăn đường đi bộ với thảm có với luật bất thành văn là không được đi lên bãi cỏ. Điều này khác hắn với các công viên và vườn hoa cung điện bên châu ÂU không hề có hàng rào này và không cấm người dân sử dụng bãi cỏ để ngồi nghỉ chân, phơi nắng...

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05764_zps60c90ef9.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05764_zps60c90ef9.jpg.html)

Thảm cỏ xứ ôn hàn đới tươi tắn và xanh mượt với các loài hoa dại khác với các thảm cỏ ở các xứ nóng hơn.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05765_zps48b40d1e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05765_zps48b40d1e.jpg.html)

Dòng kênh nối đến Vườn mùa hè:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05774_zpsfc886c1c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05774_zpsfc886c1c.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05777_zpsda0472a0.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05777_zpsda0472a0.jpg.html)

bên phải bờ mương là vườn mùa hạ rồi đây. rất tiếc là vườn này đóng cửa quá sớm (18h) nên không vào bên trong được

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05781_zps610f557e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05781_zps610f557e.jpg.html)


Đành nhìn lối đi và hàng rào vậy thôi

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05783_zps2dd46bc0.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05783_zps2dd46bc0.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05785_zpsfb4f8550.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05785_zpsfb4f8550.jpg.html)

kimvanchinh
10-08-2014, 17:45
Nhìn lối vào và khu vườn từ ngoài cũng thấy sự chăm chút của chủ nhân. vé vào cửa 6$

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05786_zps2aee768a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05786_zps2aee768a.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05787_zpsb4252e85.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05787_zpsb4252e85.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05788_zps8c5e554e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05788_zps8c5e554e.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05789_zpse113fca0.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05789_zpse113fca0.jpg.html)

Đi hết địa phận vườn mùa hạ, sang bên cầu bạn sẽ thấy 1 khu dân cư đặc trưng của St Pertersburg gồm những ngôi nhà 3-4 tầng bên các dòng kênh chằng chịt như Venice

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05798_zpsaf59af62.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05798_zpsaf59af62.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05802_zps5de60737.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05802_zps5de60737.jpg.html)


Bạn sẽ đi bộ vòng về hướng nam về đại lộ Nevskii, đây là rạp xiếc có từ lâu đời rất nổi tiếng

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05805_zps93cc8743.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05805_zps93cc8743.jpg.html)

Tôi đi bộ dọc kênh về đến Nevskii, ghé thăm và vào xem phim ở rạp chiếu phim Avrora. Âu cũng là để nhớ lại thời xưa hay đi xem phim rạp để biết văn minh phương tây.

rạp Avrora là một rạp phim đẳng cấp cao từ thời bao cấp: ghế kê thành đôi rất rộng và thoải mái ngả lưng. Văn hóa xem phim của người Nga thì vẫn là một đẳng cấp mà người Việt đương đại còn phải học lâu mới đạt. Lịch sự, trật tự tuyệt đối, sạch sẽ...

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05811_zpsd8849ba7.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05811_zpsd8849ba7.jpg.html)

kimvanchinh
10-08-2014, 17:46
Một phố ngõ ngang của đại lộ Nevskii, được kiến tạo và chăm chút rất cẩn thận

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05814_zps846d5ab2.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05814_zps846d5ab2.jpg.html)

Phố chiều

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05818_zpsac4cf29d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05818_zpsac4cf29d.jpg.html)

và đây là bến metro để vào Petrokrepost bên kia sông Neva

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05820_zps7324b62e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05820_zps7324b62e.jpg.html)

kimvanchinh
10-08-2014, 18:04
Tôi đến Petrokrepost muộn nên chỉ còn cách ngồi ngoài bờ kênh ngắm nhìn sự uy nghi hoành tráng của tường thành bên dòng kênh đào thơ mộng. May mà có cuộc đua cano nghiệp dư để mà xem cho vui mắt.

Những ai có đủ thời gian phải dành cho khu vực này ít nhất nửa ngày đi bộ cật lực để xem khu thành quách, nhà thờ bên trong và sang Chiến hạm Rạng Đông (Avrora)

Từ bến Metro bạn phải vượt qua một công viên khá đẹp để ra khu pháo đài ngay sát bờ sông

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05824_zps9996348c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05824_zps9996348c.jpg.html)

Tôi cũng không đủ thời gian để xem ý nghĩa của các bức tượng này

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05825_zpsf1e3e1de.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05825_zpsf1e3e1de.jpg.html)

Bờ thành và dòng kênh

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05826_zps7c2c8933.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05826_zps7c2c8933.jpg.html)

Rồi lại công viên hun hút rộng

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05827_zps50b346bd.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05827_zps50b346bd.jpg.html)

Em nó đây: Niềm kiêu hãnh của Pie đây: thành cổ bất khả chiến bại của đời ông

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05830_zpsa87e5682.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05830_zpsa87e5682.jpg.html)

Thành Petro rất rộng xây bằng gạch nung một bên quay ra sông Neva, 3 bên có hào kênh rộng cỡ 100met nay thành dòng kênh du lịch và đua thuyền

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05834_zps09e0a94d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05834_zps09e0a94d.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05843_zps4640940e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05843_zps4640940e.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05844_zps7e602957.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05844_zps7e602957.jpg.html)

kimvanchinh
10-08-2014, 18:06
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05847_zps995723a2.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05847_zps995723a2.jpg.html)

danngoc
11-08-2014, 16:22
Đọc các bài của anh, tôi thấy chúng ta có những suy tư khá tương đồng.
Các nước Đông Âu cũ và "ông anh cả" (Nga) lẫn "ông anh thứ (Tàu) đều tụt hậu về kinh tế, văn minh...; đời sống của người dân bình thường không thể bì với dân các nước phát triển.
Đương nhiên VN, Cuba, Bắc Triều tiên đâu có ...ngoại lệ.
Là người có nhiều duyên nợ với LX, hẳn anh Kimvanchinh tâm đắc với phát biểu tràn đầy tinh thần dân tộc của Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko “...Chúng ta, một dân tộc từng bị chia cắt từ quê hương Châu Âu, nay đang trên đường trở về nhà. Một lần và mãi mãi.”
Khoảng cuối tháng 8 - đầu tháng 9, liệu có thể gặp anh ở Hà nội?

:) Dấm dớ dở người

kimvanchinh
11-08-2014, 18:16
Trước khi post những hình ảnh và cảm nhận của tôi về 3 cái cung điện vật vã mà ai đến St Petersburg cũng thường đến: cung mùa đông, cung mùa hè Petergof, cung acaterina, tôi post xen vào đây mấy hình ảnh về phố xá và quán ăn đời thường của St Petersburg.

Những hình ảnh này mới gợi cho những người ở Nga thời Xoviet nhớ về thời oanh liệt ngày xưa.

Một ngôi nhà đặc trưng xây thời Soviet ngay ở Phố Tambov, gần Avtobakzal

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05878_zpsd007451a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05878_zpsd007451a.jpg.html)

Nhà máy này đã bỏ hoang nay cho thuê lại làm xưởng sửa chữa ô tô

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05879_zpsd6b5ba36.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05879_zpsd6b5ba36.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05880_zpsa88a90cc.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05880_zpsa88a90cc.jpg.html)

Xưởng chữa vá săm lốp ô tô

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05883_zps4f378975.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05883_zps4f378975.jpg.html)

Nhà mặt tiền với những cửa hiệu quen thuộc


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05887_zps0e2b32c9.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05887_zps0e2b32c9.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05890_zps4169cb8a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05890_zps4169cb8a.jpg.html)

Những cửa sổ 2 lớp rêu phong với tấm tôn chắn phía dưới...

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05893_zps9029db1b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05893_zps9029db1b.jpg.html)

Những ống khói nhà máy hoặc lò đun nước sưởi

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05894_zps7ce7ac5e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05894_zps7ce7ac5e.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05895_zps9bcf99b0.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05895_zps9bcf99b0.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05896_zps2fedcb96.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05896_zps2fedcb96.jpg.html)

kimvanchinh
11-08-2014, 18:17
Những hình ảnh này tự nó nói lên điều cần nói

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05897_zps846dea07.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05897_zps846dea07.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05898_zps3a51f99d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05898_zps3a51f99d.jpg.html)

kimvanchinh
11-08-2014, 18:28
Quảng trường cách mạng tháng 10, nơi còn nguyên cảnh kiến trúc thời Soviet như là một trung tâm quận của St Petersburg với ủy ban hành chính và tượng Lenin

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC06693_zps50a58b09.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC06693_zps50a58b09.jpg.html)


chỉ khác bây giờ nhiều xe con hơn, nhiều xe tư bản hơn

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC06690_zps533e7d19.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC06690_zps533e7d19.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC06679_zps049a84d2.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC06679_zps049a84d2.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC06671_zps1d834c41.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC06671_zps1d834c41.jpg.html)

kimvanchinh
11-08-2014, 18:41
đây là một quán ăn rất đông người bán toàn các món Nga bình dân y như hồi ăn ở các Stolovaya, từ món ăn, cách bán, xếp hàng dài dằng dặc... Chỉ khác quán ăn lịch sự hơn, món ăn phong phú hơn, ngon hơn, và khá đắt so với túi tiền bình dân. Các bạn thử liếc bảng giá trên tường xem...

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05616_zps0719f9c8.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05616_zps0719f9c8.jpg.html)

Người Nga vẫn chưa đánh mất thói quen và tinh thần kiên nhẫn khi xếp hàng. tôi cũng kiên trì xếp hàng khoảng nửa tiếng để được đến lượt lấy đồ ăn...

Hôm đó máy tính tiền bằng máy tính lại hỏng nên nhân viên kiên nhẫn ghi từng món ra giấy để cộng tiền...



https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05617_zps0d2ad57c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05617_zps0d2ad57c.jpg.html)

Những bát suop Borsh, Kharcho, những cốc Compot nước hoa quả đặc trưng Nga. Các bạn đã ở Nga ngày xưa nhìn mấy thứ này sẽ thèm rõ dãi...

sự thật thì đó là những món ăn Nga đặc trưng và rất ngon, bổ. Bạn chú ý xem, 1 cốc kampot bây giờ giứ hơn 1$, 1 cốc sữa khoảng 2 $...

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05619_zpsa2f0da0d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05619_zpsa2f0da0d.jpg.html)

Bữa trưa của tôi đây. tôi nhớ nó và cản thấy ngon hơn bất cứ bữa ăn châu âu nào. Giá chẳng hề rẻ, hơn 10$ đấy.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05620_zps676fe989.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05620_zps676fe989.jpg.html)

kimvanchinh
11-08-2014, 18:49
Soup Borsh là món khoái khẩu ở Nga mà không nơi nào ở VN mình nấu đạt yêu cầu cả

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05622_zps86f061fc.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05622_zps86f061fc.jpg.html)

kimvanchinh
11-08-2014, 18:58
Bạn danngoc bình luận khó hiểu quá.

Tôi biết rất nhiều người khi ra nước ngoài thì suy nghĩ và hành động "tương đồng" hoặc "khá tương đồng" với tôi nhưng khi về VN gần như đứng ở 2 bên chiến tuyến.

Những chia sẻ của tôi mang tính cá nhân để mọi người tham khảo chứ không muốn và cầu mong mọi người không nên suy diễn quá xa.

kimvanchinh
11-08-2014, 19:03
vài hình ảnh về đêm trắng chụp lúc 2 giờ đêm khi cầu Dvorsopskyi mở cửa.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC06743_zps2070384d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC06743_zps2070384d.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC06760_zpsb12c00cb.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC06760_zpsb12c00cb.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC06781_zps86eaeb84.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC06781_zps86eaeb84.jpg.html)

kimvanchinh
11-08-2014, 21:18
Cầu cất Dvorsopskyi là cây cầu này đây, cây cầu có mặt đường rộng 6 làn xe chạy

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04931_zpseb4327c5.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04931_zpseb4327c5.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04937_zpscd296278.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04937_zpscd296278.jpg.html)

Chỗ giữ cầu bình thường khớp nhau như không phải cầu cất:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04936_zpsd15211bc.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04936_zpsd15211bc.jpg.html)

danngoc
12-08-2014, 09:59
Cụ kimvanchinh ơi: em thấy cụ kia suy diễn quá xa và đem chính trị vào diễn đàn phi chính trị này nên em phản ứng không lễ độ. Em mong cụ bỏ quá cho nhé. :) Vẫn theo dõi cụ.

hoangvanphuong75
12-08-2014, 10:20
Em đi Thái, Malay, Sing, Ấn có những quán bình dân họ vẫn xếp hàng thường mà không chỉ riêng Nga đâu bác Chính ah, coi như là tôn trọng người trước, người sau.
Còn những quán chân dài, cơm đút thì khỏi xếp, đời nó vậy. Có người mua thì có kẻ bán.

kimvanchinh
12-08-2014, 18:22
Cổng vào cung điện mùa đông

đây là lối vao chính của cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn mang tên cách mạng tháng 10 năm 1917 làm đảo lộn thế giới thế kỷ 20, cũng là cuộc cách mạng đã tiêu diệt theo nghĩa đen toàn bộ dòng họ Romanov còn lại lúc đương thời.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05164_zpse46b9569.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05164_zpse46b9569.jpg.html)

Chiếc cổng này rất quan trọng nên tôi chụp liền mấy bức từ xa đến gần

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05165_zps08e12c28.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05165_zps08e12c28.jpg.html)

Phía trong cổng là quảng trường Cung mùa đông

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05167_zps73171c88.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05167_zps73171c88.jpg.html)

Cung mùa đông màu xanh nữ tính do Nữ hoàng acaterina lựa chọn bên cạnh quần thể di tích hoàng cung

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05173_zpse9bb9263.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05173_zpse9bb9263.jpg.html)

HaHoi
13-08-2014, 00:25
Không thể tránh được việc mình để chính kiến của mình vào trong một bài viết của mình, nhất là nói về những trăn trở khi nhìn thấy những mặt trái nhau của hai đất nước, thậm chí là của ba đất nước ! nhất là khi tên topic có chữ hoài niệm và đương đại. Bạn Dangngoc chắc biết rằng hiện nay nước Nga trong con mắt Châu Âu gần như giống một người khổng lồ chột mắt Cyclop, và Ucraina hơn lúc nào hết cần phải thoát khỏi người khổng lồ ấy, lịch sử Ucraina cũng đẫm máu bởi Cyclop này đấy, có điều" ta " không nhắc đến thôi. Trăn trở của bác Kimvanchinh không phải chỉ ở nước Nga và Ucraina, và cũng là trăn trở của nhiều người có vốn sống và hiểu biết, bạn tinh tế một chút sẽ nhận ra.

kimvanchinh
13-08-2014, 06:00
Không thể tránh được việc mình để chính kiến của mình vào trong một bài viết của mình, nhất là nói về những trăn trở khi nhìn thấy những mặt trái nhau của hai đất nước, thậm chí là của ba đất nước ! nhất là khi tên topic có chữ hoài niệm và đương đại. Bạn Dangngoc chắc biết rằng hiện nay nước Nga trong con mắt Châu Âu gần như giống một người khổng lồ chột mắt Cyclop, và Ucraina hơn lúc nào hết cần phải thoát khỏi người khổng lồ ấy, lịch sử Ucraina cũng đẫm máu bởi Cyclop này đấy, có điều" ta " không nhắc đến thôi. Trăn trở của bác Kimvanchinh không phải chỉ ở nước Nga và Ucraina, và cũng là trăn trở của nhiều người có vốn sống và hiểu biết, bạn tinh tế một chút sẽ nhận ra.

Tôi và bạn danngoc quá hiểu nhau rồi mặc dù cũng chỉ biết nhau trên diễn đàn được tuyên bố là "phi chính trị này". Sự hiểu biết và tư duy thời đại của bạn ấy khong thể chê vào đâu được. Khác nhau chỉ ở chỗ đôi khi tôi không kìm nén được cảm xúc khi nói về những vấn đề nhạy cảm, bạn ấy tỉnh táo hơn muốn gác nó sang một bên.

Tôi vẫn cho rằng, diễn đàn này bằng tiếng Việt nên mình cũng nên nói những điều mà chỉ người Việt mình cần trao đổi, khác với diễn đàn tiếng Anh mang tính quốc tế cao. Theo đó, ngoài những vấn đề thuần túy về phuot, có những chủ đề rất hay như làm gì để đi du học, làm sao để bảo tồn và phát triển văn hóa, làm thế nào để những thứ hiện nay ở Vn kiêng kị cấm đoán ngày mai sẽ được tự do như ở các nước mình đến coi ngó...
Ngày xưa, khi tôi còn học ở Liên Xô, có lệnh cấm sinh viên rất nực cười như cấm đến chơi nhà bạn Tây một mình, cấm sinh viên khác giới đi chơi phố thành cặp, cấm đi xem phim "tư bản chủ nghĩa".... Những điều này bây giờ thanh niên họ không hiểu được và cho rằng như chuyện trên cung trăng thời trung cổ.

Bài học làm sao để chúng ta có quyền đi thăm nhà bạn tây, làm sao để chúng ta có quyền đi xem phim "tư bản" ... đến nay vẫn còn nóng hổi các bác ạ.

4em
13-08-2014, 07:58
Cảm ơn đ/c đã làm sống lại trong tôi 'một thời oanh liệt'. Xem topic của anh, tôi vừa nói với vợ (cô sinh viên sư phạm tại Len năm xưa): Nhìn những bức hình này nhớ thành Len quá. Mình cứ định thăm lại Nga mà nấn ná mãi, trong khi đã đi nhiều nơi rồi.
(Lần đầu, chúng tôi du lịch bằng vé máy bay “vòng quanh thế giới” ('bắt buộc' đến 3 châu lục ), chưa tính khoảng chục lần bay về Việt nam, chúng tôi có thêm 3 lần du lịch Mỹ, 2 chuyến thăm thú Singgapore và các chuyến đi Canada, rong ruổi trên đất Pháp, đi từ bắc xuống Nam nước Nhật, vòng quanh mươi nước Châu Âu, tới Malaysia, qua Trung hoa...

"Cầu cất Dvorsopskyi là cây cầu này đây, cây cầu có mặt đường rộng 6 làn xe chạy"

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04937_zpscd296278.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04937_zpscd296278.jpg.html)
Tòa nhà thấp thoáng kia chính là nơi 'ngày xưa' tôi ngồi học.
Vẫn nhớ một lần nghỉ giải lao giữa buổi học, vị giáo sư đáng kính đang ngắm nhìn cây cầu qua khung cửa sổ bỗng ra câu đố với mấy học trò đứng gần đó: Hãy quan sát viên cảnh sát giao thông đứng sát đầu cầu, anh ta giơ gậy lên là xe đỗ sát lề và bất cứa lái xe nào xuống cũng kẹp vội ít rúp vào giấy tờ đưa trình rồi sau đó được cho đi ngay; họ phạm lỗi gì mà 'ngoan ngoãn' thế?
Ông cho kéo dài giờ nghỉ để mọi người có dịp nhìn kỹ hơn nhưng không ai trả lời được câu hỏi của ông.
Sau một hồi trầm ngâm, vị giáo sư giải thích: Tôi dạy ở giảng đường này nhiều năm nên không lạ gì đám CSGT. Đây là vị trí rất ngon ăn của họ. Theo luật, muốn rẽ phải, các xe cần sang làn phải từ đầu cầu bên kia, làn giữa chỉ được phép đi thẳng. Nhiều xe qua khỏi đầu cầu mới sang làn phải là phạm luật nên phải 'làm luật' là đương nhiên.
CSGT thời Liên xô với CSGT VN bây giờ đều là 'anh hùng NÚP'. :))

Tôi sẽ về Hà nội và TPHCM từ 17/8=>13/9. Trong khoảng thời gian này sẽ liên lạc với anh để cùng hàn huyên.
Nếu có thêm vài fan của anh nữa (như HaHoi) càng vui, (tất nhiên, kể cả bạn danngoc, người từng ném đá tôi ;) ).

hoangvanphuong75
13-08-2014, 08:11
Bác Chính, theo như em biết thì bác học cùng thời với tụi em đấy do là số năm bác học ít hơn tụi em nên bác về trước. Em cũng đâu thấy cấm gì như bác nói đâu, nếu có chăng là cái thời xa xưa các cụ kể lại cho bác nghe, nhưng bác lại link vào cái năm bác học bên ấy.
Có thể tụi em tuổi trẻ hòa nhịp vào cuộc sống bên ấy hồn nhiên hơn, thấm thía hơn và năng động hơn các bác già như bác Chính, lý do tại sao thì bác Chính khắc suy từ bác sẽ biết, và những người học bên đó vào thời điểm đó biết.
Trở lại đời thường bác ah, đôi lúc bác cũng cấm con cái bác không sang chơi nhà hàng xóm vì một lý do nào chỉ có phụ huynh như bác biết, bọn trẻ chỉ biết là bố tao bảo thế.
Khi lớn lên con trẻ sẽ hiểu, nó thích khám phá, nó thích sang nhà hàng xóm chơi, nó muốn tìm hiểu... hay đại loại nó không sợ chó cắn.
Các bậc phụ huynh cấm con cái qua lại là chuyện bình thường ở huyện mà. Biết đâu nó lại trách bố nó, cho con qua chơi sớm thì đã mang về cho bố nàng dâu đẹp rồi.

kimvanchinh
13-08-2014, 12:53
Những điều tôi nói trên diễn đàn này cũng như ngoài đời đều là những điều rút ruột gan của một người trí thức với nghĩa đã được học hành cẩn thận và tư duy theo các chuẩn mực của trí thức. Tôi cũng định hướng nhưng suy tư cho những người cùng lớp tuổi hoặc cùng tu duy thôi. Các bạn cùng quan tâm đến phuot mà có hệ quy chiếu tư duy kiểu khác chắc không thể trao đổi thông tin với tôi được.

Những quy định tôi dẫn chiếu ở trên chỉ những người sang học ở Liên Xô trước năm 1980 còn biết đến. Từ cuối thập niên 1970 nó hầu như đã bị phủ định trên thực tế nhưng cũng không có một chỉ thị (văn bản hoặc miêng ) nào cởi bỏ nó chính thức. đến nay thì nó là giai thoại rồi...

các bạn thử hình dung xem , ở Việt Nam hiện nay vẫn có những điều cấm này nọ khá khôi hài đối với những người theo một tổ chức uy quyền nhất nhì đất nước đấy. 20 năm nữa, khi những điều cấm kị đó bãi bỏ trên thực tế, các nhà viết sử sẽ có cơ hội dẫn chiếu cho con cháu biết những điều ngớ ngẩn của thời hồng hoang...

kimvanchinh
13-08-2014, 13:08
Cảm ơn đ/c đã làm sống lại trong tôi 'một thời oanh liệt'. Xem topic của anh, tôi vừa nói với vợ (cô sinh viên sư phạm tại Len năm xưa): Nhìn những bức hình này nhớ thành Len quá. Mình cứ định thăm lại Nga mà nấn ná mãi, trong khi đã đi nhiều nơi rồi.
(Lần đầu, chúng tôi du lịch bằng vé máy bay “vòng quanh thế giới” ('bắt buộc' đến 3 châu lục ), chưa tính khoảng chục lần bay về Việt nam, chúng tôi có thêm 3 lần du lịch Mỹ, 2 chuyến thăm thú Singgapore và các chuyến đi Canada, rong ruổi trên đất Pháp, đi từ bắc xuống Nam nước Nhật, vòng quanh mươi nước Châu Âu, tới Malaysia, qua Trung hoa...

"Cầu cất Dvorsopskyi là cây cầu này đây, cây cầu có mặt đường rộng 6 làn xe chạy"

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04937_zpscd296278.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04937_zpscd296278.jpg.html)
Tòa nhà thấp thoáng kia chính là nơi 'ngày xưa' tôi ngồi học.
Vẫn nhớ một lần nghỉ giải lao giữa buổi học, vị giáo sư đáng kính đang ngắm nhìn cây cầu qua khung cửa sổ bỗng ra câu đố với mấy học trò đứng gần đó: Hãy quan sát viên cảnh sát giao thông đứng sát đầu cầu, anh ta giơ gậy lên là xe đỗ sát lề và bất cứa lái xe nào xuống cũng kẹp vội ít rúp vào giấy tờ đưa trình rồi sau đó được cho đi ngay; họ phạm lỗi gì mà 'ngoan ngoãn' thế?
Ông cho kéo dài giờ nghỉ để mọi người có dịp nhìn kỹ hơn nhưng không ai trả lời được câu hỏi của ông.
Sau một hồi trầm ngâm, vị giáo sư giải thích: Tôi dạy ở giảng đường này nhiều năm nên không lạ gì đám CSGT. Đây là vị trí rất ngon ăn của họ. Theo luật, muốn rẽ phải, các xe cần sang làn phải từ đầu cầu bên kia, làn giữa chỉ được phép đi thẳng. Nhiều xe qua khỏi đầu cầu mới sang làn phải là phạm luật nên phải 'làm luật' là đương nhiên.
CSGT thời Liên xô với CSGT VN bây giờ đều là 'anh hùng NÚP'. :))

Tôi sẽ về Hà nội và TPHCM từ 17/8=>13/9. Trong khoảng thời gian này sẽ liên lạc với anh để cùng hàn huyên.
Nếu có thêm vài fan của anh nữa (như HaHoi) càng vui, (tất nhiên, kể cả bạn danngoc, người từng ném đá tôi ;) ).

rất mong gặp bác 4em để trao đổi thông tin về nước Nga và St Petersburg của bác.

Nỗi nhớ Liên Xô và sự ham muốn tìm hiểu những thay đổi của nước Nga và Liên Xô sau đổi mới đã thôi thúc tôi mặc dù chưa có điều kiện đi nhiều châu như bác nhưng cũng 2 lần trở về Nga - Ucraina để tận mắt chứng kiến những gì mình cần chiêm nghiệm.

Dù muốn hay không, thích hay không thích thì tôi và chắc cả bác nữa đã gắn bó với Liên Xô - nơi đã đào tạo và tạo điều kiện cho mình trở thành một con người trưởng thành về trí tuệ, tư duy, sức khỏe và cả tiền bạc - địa vị nữa.

Những điều tôi đã học ở Liên Xô đã giúp tôi hành trang cơ bản để trưởng thành và sống đến gần cuối đời không hổ thẹn.
Những thu nhập tôi có được từ những năm du học cũng đã giúp gia đình tôi vượt qua những sóng gió khó khăn của một thời đói kém để mình sống đàng hoàng theo đúng nghĩa cho đến ngày nay.
Sức khỏe tôi có được qua 2 đợt du học Liên Xô đã giúp tôi đến nay vẫn đang có thể và đang làm việc không thua kém người trẻ và trung niên.

Nhớ ngày xưa mọi người có câu: đi du học là đại tu tri thức, trung tu sức khỏe và tiểu tu tài sản nhưng trên thực tế nhiều người đã đặt mục tiêu và đạt mục tiêu ngược lại.

Ai càng làm ngược với định hướng và chuẩn mực nhiều bao nhiêu thì ngày nay thường được người đời coi là thành công bấy nhiêu

mặc dù khi đi học tôi không đặt mục tiêu quá cao xa và trên thực tế cái gì cũng làng nhàng thôi nhưng tôi vẫn cho là mình đã lựa chọn đúng mục tiêu và lẽ sống cho đời mình. đơn giản là tôi được làm và suy nghĩ theo đúng con người mình...

hongtuoi
13-08-2014, 21:24
[QUOTE=kimvanchinh;1156418]đây là một quán ăn rất đông người bán toàn các món Nga bình dân y như hồi ăn ở các Stolovaya, từ món ăn, cách bán, xếp hàng dài dằng dặc... Chỉ khác quán ăn lịch sự hơn, món ăn phong phú hơn, ngon hơn, và khá đắt so với túi tiền bình dân. Các bạn thử liếc bảng giá trên tường xem...

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05616_zps0719f9c8.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05616_zps0719f9c8.jpg.html)

Kính các quan bác và quan cụ! Món ăn bây giờ giá như thế này quả là đắt quá, đâu còn bình dân nữa? Với lại hình như đây là quán буфет (quán ăn đứng chứ không ngồi)? Có vẻ sang trọng quá không giống như quán chỗ nhà quê của em hồi xưa. Lại báo cáo quan bác phuong75, chắc hẳn quan bác về tuổi thì còn là thua xa quan cụ của em kimvanchinh (nghe sao giống họ của thày Kim điên bên xứ thiên đường Bắc Hàn- sorry quan cụ), vậy nên quan bác chớ có trách quan cụ của em đôi chỗ nặng về suy tư. Tuổi tác nó thế mong quan bác đánh chữ đại xá. Rồi thì khi quan bác đến tuổi của quan cụ em thì cũng lại suy tư mà thôi. Quan cụ em chừng ấy tuổi mà vẫn còn ngao du sơn thủy bét nhè, kể chuyện đâu ra đấy thì cũng không phải chuyện thường.

kimvanchinh
13-08-2014, 21:44
Moscow và St Petersburg bây giờ về giá cả đã đuổi kịp Paris, nhanh hơn các thành phố của Đức.
Này nhé, đi bus 28 rup = 0,87$, tỷ giá 32 rup/1$, năm nay tỷ giá có tăng thành 35rup/ $
Metro: 28rup
Taxi từ Sheremetievo về Arbat: 2400 rup
Taxi từ sân bay về trung tâm SPT: 1000 rúp
Taxi từ Petergof về Pushkin: 1500 rúp
Ăn 1 bữa trưa hoặc tối tôi lấy đồ rất bình dân, chưa lần nào dưới 7$/ người
Đồ trong siêu thị có một số thứ giá mềm như bành mỳ, sữa, rau, táo ...

Tôi cố mua 1 cốc Kvas ở cái quán cóc gần Cung Acaterina ngồi ngoài đường: cốc như thế này đây mà giá 45 rúp đấy

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC06347_zps53dfdbaf.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC06347_zps53dfdbaf.jpg.html)

Còn cái quán tôi chụp ở trên sao gọi là bufet được. Nó tổ chức y chang một cái Stolovaya ngày xưa, chỉ khác là bàn ghế ngồi, quầy hàng lịch sự hơn nhiều và giá theo kiểu pháp.

kimvanchinh
13-08-2014, 21:56
dành cho những người nhớ Leningrad:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04959_zpsc7625bb1.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04959_zpsc7625bb1.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC05001_zpsb4af29dc.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC05001_zpsb4af29dc.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC05028_zps96c4cb0a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC05028_zps96c4cb0a.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC05029_zpse8e44ed3.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC05029_zpse8e44ed3.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04954_zps816c10b6.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04954_zps816c10b6.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC04952_zps9b7128ff.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC04952_zps9b7128ff.jpg.html)

4em
14-08-2014, 07:30
... Dù muốn hay không, thích hay không thích thì tôi và chắc cả bác nữa đã gắn bó với Liên Xô - nơi đã đào tạo và tạo điều kiện cho mình trở thành một con người trưởng thành về trí tuệ, tư duy, sức khỏe và cả tiền bạc - địa vị nữa.

Những điều tôi đã học ở Liên Xô đã giúp tôi hành trang cơ bản để trưởng thành và sống đến gần cuối đời không hổ thẹn.
Những thu nhập tôi có được từ những năm du học cũng đã giúp gia đình tôi vượt qua những sóng gió khó khăn của một thời đói kém để mình sống đàng hoàng theo đúng nghĩa cho đến ngày nay.
... mặc dù khi đi học tôi không đặt mục tiêu quá cao xa và trên thực tế cái gì cũng làng nhàng thôi nhưng tôi vẫn cho là mình đã lựa chọn đúng mục tiêu và lẽ sống cho đời mình. đơn giản là tôi được làm và suy nghĩ theo đúng con người mình...
Có lẽ, trong cuộc đời đầy biến động này, không mấy người có được tổng kết đáng tự hào như bác.

Ví dụ như tôi, bị 'đuổi khỏi' biên chế khi từ LX về chưa đầy 10 năm (vào đúng lúc đang học được 1/2 khóa đào tạo cao cấp). Những kiến thức học được hoàn toàn không sử dụng đến. 'Sự nghiệp', mục tiêu, lẽ sống... tan.
Hai bàn tay trắng làm lại cuộc đời không ngờ (vận may) lại tạo cho mình có thu nhập trong sạch nên cuộc sống thật sự thoải mái về tinh thần, vật chất và hoàn toàn có quyền tự thưởng cho mình và gia đình những chuyến du lịch mà nếu còn trong biên chế nhà nước thì chỉ thấy trong ... mơ.

Thời học ở Liên xô đúng là có nhiều kỷ niệm đẹp và cũng là 'đối chứng' cho những chiêm nghiệm khi học tập, làm việc, du lịch và sống ở những nước đạt mức phát triển cao hơn.

kimvanchinh
14-08-2014, 10:49
Tâm sự với bác 4em:
Nói về kiến thức cụ thể thì do tôi học về kinh tế nên sau khi tốt nghiệp PTS ở Liên Xô đến nay đã 23 năm, kiến thức gần như phải đổi mới đến 90%. Tuy nhiên những điều mình học được ở các thày giáo, ở xã hội Nga (mặc dù tôi cứ phê bình nó nhiều nhưng nó cũng có quá nhiều giá trị mình học được mà ở Việt Nam mình không có ) là hành trang phương pháp luận để mình phát triển về sau.

Tôi không thể không biết ơn nước Nga, không thể quên nước Nga cũng như Ucraina, nhưng tôi cũng rất buồn cho nước Nga với những giá trị mà dân tộc họ đã tạo dựng mà cho đến nay họ vẫn không vươn lên được để được thế giới kính trọng. Nhiều người trong số họ, ít nhất là những người có quyền lực, còn đang mê muội với một thứ bóng ma của chủ nghĩa sô vanh để ngày càng xa cách với những giá trị chung của loài người đã tạo dựng.

Tôi nhớ hồi những năm 60 trong họ xa nhà tôi có người đi học Nga ngành xã hội, do tốt nghiệp hạng ưu nên về nhà Nhà nước không những không sử dụng mà còn cho đi đày làm những việc chân tay ở nơi lao động khổ cực. Về sau tôi biết đó là những nạn nhân của phong trào chống xét lại (theo quan điểm Trung Quốc hồi ấy ). ở Hà Nội nhiều người quyền cao chức trọng còn bị đầy đọa khổ sở hơn. Những ai bỏ học hoặc thi cử điểm xấu về nhà được trọng dụng...

đến cuối thập niên 70, những người thân Trung Quốc hoặc có gốc gác Tàu lại bị đày đọa không kém...

Khi mình đi học cũng vào những thời kỳ biến chuyển thế giới và khu vực xoay vần bể dâu. May mà nhận thức xã hội của người Việt mình có nâng lên và cảnh nồi da xáo thịt hoặc đày đọa nhau vì học hành, vì cái được gọi là hệ tư tưởng không còn ấu trĩ như thập niên 60 nữa. Nhờ vậy mà tôi đi gần hết cuộc đời mình không phải chịu những va đập không đáng có, được làm việc và cống hiến cho dân tộc, cho sự nghiệp của mình theo nghề nghiệp của mình.

Mặc dù vậy, bóng ma của quá khứ chưa phải đã vĩnh viễn đi xa....

Động lực tìm hiểu nguy cơ của các loại bóng mà đó thôi thúc tôi muốn quay lại nước Nga, quay lại Ucraina, quay lại các nước đông âu để chiêm nghiệm, vừa để xem những thắng cảnh thiên nhiên và văn hóa của các vùng đất này.

medela
14-08-2014, 14:53
Dân trí dân Nga có cao đến đâu, con người có tài giỏi đến mấy nhưng không thực hành dân chủ thì XH sẽ không bao giờ tiến bộ được.
Mãi mãi vẫn bị TG ngó nhìn với ánh mắt ngờ vực.

Bachduong65
14-08-2014, 22:57
Em thấy giá cả ở Nga dù có mắc cũng dễ chịu hơn giá cả ở Châu Âu, và ở Châu Âu cũng vẫn dễ chịu hơn ở UK.
Nếu đi một vòng tàu điện ngầm ở Nga (ở Moscow và Saint Petersburg) và so sánh với tàu điện ngầm ở Anh-Pháp-Mỹ ... mới thấy người Nga họ quá lãng mạn vì mỗi ga tàu điện ngầm ở Moscow được trang trí như một cung điện dưới lòng đất :)

kimvanchinh
15-08-2014, 05:39
trước đây tôi cũng cho rằng Metro của Moscow là nhất thế giới. Nhưng sau khi đi nhiều metro và các loại tương đương khác tôi có thay đổi quan niệm. đúng là kiến trúc nhà ga và tính hệ thống kết nối của metro moscow không ở đâu sánh kịp. Tuy nhiên, cái cơ bản nhất của dịch vụ này như độ tiện nghi của toa tàu, chất lượng toa tàu, tiếng ồn và ánh sáng trên tàu, hệ thống kiểm soát và thông tin... thì metro Nga kém xa nhiều nước khác như Nhật, Hàn, áo. Do vậy khi nhận xét về metro tôi không nhận xét 1 chiều như trước.

Trong khi các nước họ đạt được các thành tựu như : bỏ hệ thống kiểm soát vé mà dựa trên tự giác; kiểm soát hoàn toàn tự động; đóng những toa tàu loại mới rộng ngang hơn, thoáng đãng hơn, cấu trúc ghế ngồi, chỗ đứng khoa học hơn, độc đáo hơn cho riêng mình, ánh sáng hiện đại hơn (như ở áo họ toàn dùng ánh sáng haloghen rất đẹp), quảng cáo hài hòa hơn, thông tin trên tàu hiện đại và dễ hiểu hơn... thì ở Nga (và ở cả những nước chưa vươt qua cái bóng ma của thời liên kết SEV như Hungary chẳng han, metro dù có nhà ga kiến trúc và trang trí cầu kỳ thì chất lượng dịch vụ và cả hệ thống nó vẫn tỏ ra sự kém cỏi cả về kỹ thuật, tổ chức và chất lượng dịch vụ.

Bachduong65
15-08-2014, 06:57
Có thể em nói chưa thoát ý, ý em nói các bến ga tàu Metro của Nga trang hoàng đẹp nhất chứ không phải thuận tiện nhất. Chất lượng toa thì của Nga không bằng một sô nơi, kể cả chỉ dẫn trong toa, còn vận tốc thì như nhau.

kimvanchinh
15-08-2014, 07:24
ý của bạn bachduong không sai, tôi chia sẻ với bạn. Tôi cũng chưa hiểu rõ tại sao người Nga họ quyết định trang hoàng các ga tàu điện ngầm của họ nhiều chỗ cầu kỳ đến vậy. Phải chăng là sự thể hiện của các tài năng kiến trúc Nga vốn kế thừa một nền văn minh Nga đầy sáng tạo.

Các nước như Nga và cả Nhật nữa, khi làm metro đều mắc lỗi ở chỗ không để ý đến tính mở trong điều kiện hội nhập, trong đó có hệ thống thông tin trên tàu và nhà ga. Nay ở Nga người ta phải bổ sung, viết đè một số thông tin bằng tiếng Anh không hài hòa lắm và cũng không tài nào giải quyết hết vấn đề về thông tin.

Tôi cứ ngỡ ngàng khi đọc một số từ Anh đã được nga văn hóa như McDonall, Marketing, website...

Người Tháicoongjnhaanj ra mình mắc lỗi khi muốn có tiếng Anh trên các xe bus công cộng...

Những điều đó cho những nước còn như VN bài học

hoangvanphuong75
15-08-2014, 13:21
Năm 2000, một cốc nhỏ nước lọc ở Đức 1 Mác Đức, tại Paris thì còn kinh dị hơn!
Nếu so với nước Nga vào thời điểm đó, hay thông tin new các bác đem về, thì Nga vẫn là thiên đường về giá (cho dân du lịch).
Còn nếu nói hệ thống Metro ở Paris năm 2000 so với hệ thống Metro của Moscow những năm 90 thì cứ như đem so sánh xe lửa mình với xe lửa Malaysia (tổng thể Moscow hơn Paris).
Lý do tại sao các bảng chỉ dẫn không có tiếng Anh, là lịch sử thôi. Cũng giống như Metro Paris chẳng dại mà kèm thêm tiếng Nga ở dưới, trong khi bản thân tiếng Pháp cũng không phổ biến.
Nước Nga những năm đổi mới (90s), dù có biến động theo chiều hướng nào thì cái cơ bản nhất người dân vẫn hưởng lợi từ nó hệ thống giao thông cực rẻ, đường, sữa, egg, bánh mì, gạo là những thứ giá cho không, đến năm 95-96 giá đường còn rẻ hơn đường của VN.
Chính vì vậy cuộc sống của SV người miền Nam tại Nga mới hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Những thứ cơ bản đời thường đó, với ai đó mơ cao xa nhưng nó quá đủ đầy trong thời ấy, đôi lúc là OK với sv Việt.
Đến giờ này Metro hay bus của Beijing vẫn 1 RMB (dân du lịch chỉ cần có zday) bánh bao 1RMB 1 or 2 cái to đùng ăn đến sợ.
Đó cũng là lý do các bác già đi qua EU vẫn thích về VN, thèm rau muống chứ chẳng lẽ đi đứng đường, dĩ nhiên không cạnh tranh lại với lớp trẻ.
Nơi đâu cũng có 2 mặt, người tài là biết nhìn mặt trái ở góc độ khác (cái này em học bên Đức).

kimvanchinh
15-08-2014, 13:53
đọc bạn phưong75 lần nào cũng làm tôi nhớ đến bài toán trên tàu có 9 con cừu, rơi xuống biển 5 con, hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi. Phải chăng bạn này được đào tạo ở VN và ở cả đức nữa toàn bằng những bài toán kiểu vậy?

kimvanchinh
15-08-2014, 14:26
Nước Nga được thế giới biết đến và dù muốn hay không cũng kính trọng những triều đại gắn với tên tuổi những vị hoàng đế như Ivan Grossnyi, Pie đại đế, Alexander I và II...

Bạn hãy xem những bức tượng về các vị vua này:

- Tượng Pie ở St Petersburg mà tôi đã giới thiệu ở phần trên:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC04670_zps45b814cc.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC04670_zps45b814cc.jpg.html)

- Tượng Alexander II ở thủ đô Hensinki trước nhà thờ chính thống giáo do người Nga xây dựng giữa TK 19

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC07650_zps74c38764.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC07650_zps74c38764.jpg.html)

Thời chiến tranh lạnh, nước Nga gắn liền với Stalin, Liên Xô và liên minh các nước XHCN cũ cũng tạo ra sức mạnh mà thế giới phải kính nể cả về khả năng quân sự, tầm ảnh hưởng thế giới, các thành tựu dân sinh về phát triển, bình quyền, phúc lợi xã hội...

Ngày nay, với hoài niệm về quá khứ vinh quang của mình, nước Nga (chứ không hẳn chỉ ông Putin) cố giành lại sự kính trọng đó nhưng dường như khi họ cố gắng với tới mục tiêu thì mục tiêu lại càng xa vời hơn...

hoangvanphuong75
15-08-2014, 15:03
Nói đến đứng đường các bác đừng hiểu lầm nhé, nó là một "nghề" hay sao ấy. Nếu ai đã qua Paris thì thấy có một nghề là người ta mua một bộ áo da mỏng chùm vào người, bộ áo da mỏng này thường là những mô phỏng tượng của các nhân vật nổi tiếng, rồi đặt dưới 1 cái nón ai qua lại chụp ké thì cho tiền vào nón hoặc thương hại thì cũng vậy. Tụi này du lịch đến Paris từ Đức ngạc nhiên quá vì thời điểm này bên Đức chưa có loại hình này. Điều nực cười là cả bọn châu Á tụi mình cứ chỉ vào người đóng vai nữ thần tự do mà phía dưới độn lên một cục 1 banana và 2 Sapodilas. Không dung tục nhé, nếu dung tục thì anh này không ngang nhiên đứng ngay center Paris như vậy.
Chuyện thứ 2 là lúc tụi này học tại Hamburg University, trên cả tuyệt vời. Nhưng tối về, các bạn gái châu á thẹn chín mặt, nhịn đói không giám ra đường đi ăn tối. Ai cũng biết Hamburg là thành phố cảng lớn và tấp nập nhất nhì châu Âu, có cung thì có cầu. Trên đường phố chính của Hamburg nơi nhà trường bố trí hotel cho tụi này, nhộn nhịp khi đêm về cứ một m là một người đứng 2 hàng đối diện nhau, cứ như cảnh các bà già Nga bán hàng nhà thu hoạch trong vườn mang ra chợ nông trường hay bến Metro bên Nga.
Nói đến 2 câu chuyện trên chỉ do cách nhìn nhận vấn đề, chẳng có gì là ngại và xấu, văn hoá á làm chị em ngại. Just simple, take easy cho đời thanh thản.

hoangvanphuong75
15-08-2014, 15:18
Bác Chính có vẻ nhạy cảm nhỉ, những gì em viết không cần sâu xa đâu, bác vẫn bảo em mộc mạc mà. Bác già rồi ganh đua với lớp trẻ chi cho nhọc.
Bác so sánh chi cho mệt, nếu nói về trình độ khoa học hay tiếng ngoại ngữ và cả thương trường bác không bằng em đâu, em xin lỗi vì bác đã có ý so sánh.

kimvanchinh
15-08-2014, 18:35
Tôi cũng đồng ý với bạn phưong75 là tôi không nên ganh đua. Mà ganh đua làm gì, nhất là với các bạn trẻ hơn trên diễn đàn này nhỉ? Tuy nhiên tôi công nhận là bạn phưong75 là người kích tướng quá giỏi khiến tôi vẫn phải đối thoại 1 chút.
Tôi không phải là người đi quá nhiều và có nhiều kinh nghiệm vì tôi mới chỉ đi phuot vài năm trở lại đây thôi. Tôi vẫn tự coi tôi còn non trẻ trong tuổi phuot mặc dù tuổi đời không thấp lắm. Về các mặt khác, trong đó có mặt khoa học là sự nghiệp của đời tôi, tôi tự nhận là chỉ đạt mức làng nhàng. Tuy vậy, những chuẩn mực của nghề nghiệp nó ăn sâu vào con người đến mức trên diễn đàn phuot này nếu tôi gặp những người cùng nghề nghiệp hay những người được ăn học tử tế (kinh phí của dân hay tài trợ hoặc tự túc) tôi đều có ý nắn chỉnh khi các bạn ấy quên hay bỏ qua các chuẩn mực nghề nghiệp. Ví dụ bạn HDD82 có những post rất hay làm tôi cũng tán dương bạn ấy lên mây xanh nhưng tôi cũng rất khắt khe khi ứng xử của bạn ấy đối với diến đàn không xứng đáng với học vị và tư cách ngoài đời của bạn ấy.
Bạn phuong 75 tự nhận về trình độ các mặt là hơn so với tôi tôi không biết nên nói thế nào, đơn giản là nó chả có ý nghĩa gì lắm trên diễn đàn này là diễn đàn phuot, nó đúng là bài toán con cừu và tuổi ông thuyền trưởng.

Tôi tôn trọng diễn đàn phuot vì tôi đã nhận từ nó những kinh nghiệm và thông tin quý giá giúp tôi tự tổ chức những chuyến đi cho cá nhân mình, gia đình mình, bạn bè mình. Tôi thấy có nghĩa vụ trả nợ đời với phuot nên mày mò post một số topic thu nhặt qua các chuyến đi. Nhiều bạn trẻ cũng đã nhờ tôi tư vấn ở một số chủ đề phuot và tôi đã làm việc đó một cách cần mẫn. Đơn giản là tôi muốn người khác, nhất là các bạn trẻ không mất thời gian và trả giá khi đi phuot, muốn các bác cùng tuổi, hơn tuổi, cùng mối quan tâm (như quan tâm đến Nga chẳng hạn), hãy đi thăm lại nơi mình hoài niệm, hãy trao đổi những suy tư cho vui vẻ đầu óc. Đối với tôi, việc trao đổi suy tư về Nga chẳng hạn là giải trí và mở mang đầu óc (nhưng một số bạn trẻ có thể coi đó là những điều dấm dớ dở người ưu tư vớ vẫn của mấy ông bà già). Điều đó cũng không sao.

Khi tôi đọc những topic của một số bạn trẻ toàn bàn những chuyện tôi không quan tâm, đơn giản là tôi không đọc nữa và cũng tôn trọng các bạn ấy, không hề có nhận xét gì mang tính cá nhân. Tôi cũng mong rằng những gì tôi trao đổi nếu như có đụng chạm đến ai đó về tư duy, lối suy nghĩ, kể cả ngứa ngáy nghề nghiệp, hãy ứng xử với nó trên tinh thần phuot.

kimvanchinh
15-08-2014, 18:52
Tiếp tục về cung điện mùa đông nay đã trở thành bảo tàng Hermitage nhất nhì thế giới.

Việc miêu tả Hermitage chắc các bạn xem topic nước Nga tháng 4 của bimxiu và Topic của bạn xuanhoa2000.ru sẽ chi tiết hơn. Vợ chồng tôi cũng chỉ dành cho bảo tàng được 4 tiếng và với con mắt của những người không hiểu lắm về nghệ thuật nên chỉ kịp đi hết các khu vực quan trọng, chụp một số ảnh ở những phòng và hiện vật đủ ánh sáng... Tôi xin post một số ảnh chụp trong bảo tàng:

Cầu thang sảnh vào lên tầng 2 là tầng chính của bảo tàng

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05230_zps6347dd0b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05230_zps6347dd0b.jpg.html)

Lượng người tham quan rất đông (hơn hẳn hồi soviet) . Vé chẳng rẻ chút nào (hơn 10$), các bạn nên mua trước qua mạng chứ xếp hàng tại chỗ rất dài và chờ 1 tiếng trở lên là bình thường.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05235_zps342a3034.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05235_zps342a3034.jpg.html)

Đây là cầu thang chính lễ nghi của Cung điện nay cũng là cầu thang chính lên tầng 2, một cầu thang sa hoa bậc nhất thế giới

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05240_zps4e246141.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05240_zps4e246141.jpg.html)

Hôm tôi xem có triển lãm ngắn ngày các trang phục sa hoàng. Họ không cho chụp ảnh chỗ này mặc dù tôi đã mua vé chụp ảnh. Tuy vậy do khách đông quá nên cứ chụp bừa được vài tấm

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05255_zpsc5900c2c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05255_zpsc5900c2c.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05256_zpsb584ec8d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05256_zpsb584ec8d.jpg.html)

kimvanchinh
15-08-2014, 18:56
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05257_zps08a2c352.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05257_zps08a2c352.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05258_zps525c48d6.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05258_zps525c48d6.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05260_zps79f244b3.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05260_zps79f244b3.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05261_zps283e68f8.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05261_zps283e68f8.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05270_zps19d8e15a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05270_zps19d8e15a.jpg.html)


Nhìn từ tầng 2 bảo tàng xuống sông Neva mới thấy sự đài các của cung điện tăng lên

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05272_zpse736328b.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05272_zpse736328b.jpg.html)

Schweini
15-08-2014, 19:21
Tôi cũng đồng ý với bạn phưong75 là tôi không nên ganh đua. Mà ganh đua làm gì, nhất là với các bạn trẻ hơn trên diễn đàn này nhỉ? Tuy nhiên tôi công nhận là bạn phưong75 là người kích tướng quá giỏi khiến tôi vẫn phải đối thoại 1 chút.
Tôi không phải là người đi quá nhiều và có nhiều kinh nghiệm vì tôi mới chỉ đi phuot vài năm trở lại đây thôi. Tôi vẫn tự coi tôi còn non trẻ trong tuổi phuot mặc dù tuổi đời không thấp lắm. Về các mặt khác, trong đó có mặt khoa học là sự nghiệp của đời tôi, tôi tự nhận là chỉ đạt mức làng nhàng. Tuy vậy, những chuẩn mực của nghề nghiệp nó ăn sâu vào con người đến mức trên diễn đàn phuot này nếu tôi gặp những người cùng nghề nghiệp hay những người được ăn học tử tế (kinh phí của dân hay tài trợ hoặc tự túc) tôi đều có ý nắn chỉnh khi các bạn ấy quên hay bỏ qua các chuẩn mực nghề nghiệp. Ví dụ bạn HDD82 có những post rất hay làm tôi cũng tán dương bạn ấy lên mây xanh nhưng tôi cũng rất khắt khe khi ứng xử của bạn ấy đối với diến đàn không xứng đáng với học vị và tư cách ngoài đời của bạn ấy.
Bạn phuong 75 tự nhận về trình độ các mặt là hơn so với tôi tôi không biết nên nói thế nào, đơn giản là nó chả có ý nghĩa gì lắm trên diễn đàn này là diễn đàn phuot, nó đúng là bài toán con cừu và tuổi ông thuyền trưởng.

Tôi tôn trọng diễn đàn phuot vì tôi đã nhận từ nó những kinh nghiệm và thông tin quý giá giúp tôi tự tổ chức những chuyến đi cho cá nhân mình, gia đình mình, bạn bè mình. Tôi thấy có nghĩa vụ trả nợ đời với phuot nên mày mò post một số topic thu nhặt qua các chuyến đi. Nhiều bạn trẻ cũng đã nhờ tôi tư vấn ở một số chủ đề phuot và tôi đã làm việc đó một cách cần mẫn. Đơn giản là tôi muốn người khác, nhất là các bạn trẻ không mất thời gian và trả giá khi đi phuot, muốn các bác cùng tuổi, hơn tuổi, cùng mối quan tâm (như quan tâm đến Nga chẳng hạn), hãy đi thăm lại nơi mình hoài niệm, hãy trao đổi những suy tư cho vui vẻ đầu óc. Đối với tôi, việc trao đổi suy tư về Nga chẳng hạn là giải trí và mở mang đầu óc (nhưng một số bạn trẻ có thể coi đó là những điều dấm dớ dở người ưu tư vớ vẫn của mấy ông bà già). Điều đó cũng không sao.

Khi tôi đọc những topic của một số bạn trẻ toàn bàn những chuyện tôi không quan tâm, đơn giản là tôi không đọc nữa và cũng tôn trọng các bạn ấy, không hề có nhận xét gì mang tính cá nhân. Tôi cũng mong rằng những gì tôi trao đổi nếu như có đụng chạm đến ai đó về tư duy, lối suy nghĩ, kể cả ngứa ngáy nghề nghiệp, hãy ứng xử với nó trên tinh thần phuot.

Em/cháu Schweini chưa nhiều tuổi nhưng cũng xin mạn phép có ý kiến, mặc dù nó chả liên quan lắm đến topic này

Qua thời gian học tập và làm việc ở Đức, cháu thấy có 1 điểm khác biệt rất lớn về tính cách giữa người Đức và người Việt Nam. Cháu cũng đã suy nghĩ rất nhiều về sự khác biệt này, và nghiệm thấy rằng, đây có lẽ là 1 trong những yếu tố quyết định để tạo ra sự khác biêt giữa 1 dân tộc lớn (Đức) và 1 dân tôc tuy đông dân nhưng chưa lớn (Việt Nam)

Đó là đức tính khiêm tốn. Không phải 100%, nhưng rất nhiều người Đức mà cháu tiếp xúc, họ rất khiêm tốn. Dù họ có giỏi, hiểu biết hơn mình rất nhiều, nhưng khi mình hỏi cái gì, họ đều chỉ bảo cặn kẽ, không giấu diếm, và đặc biệt, không có thái độ coi thường đối với những câu hỏi có thể là đơn giản của mình.
Khiêm tốn, nên họ không có nhu cầu sỹ diện. Không có tính sỹ diện, nên họ cũng không đố kị, ghanh ghét, sợ người khác giỏi hơn mình...Chính vì thế, trong công việc, qua những cuộc trao đổi, người ta có thể biết thêm được nhiều thứ, mỗi người đều có thể học hỏi thêm được những cái hay cái tốt của người kia. Còn trong nhiều câu chuyện của người Việt, phần trao đổi thông tin thực chất thì ít, còn phần khoa trương, phần muốn thể hiện cái tôi, thì lại chiếm phần lớn. thế nên kết quả đem lại qua những cuộc trao đổi thì chả đáng là bao

Đây là cảm nhận của em/cháu, mong mọi người không coi là ý kiến chỉ trích

hoangvanphuong75
15-08-2014, 19:54
Bác Chính mắc bệnh nghề nghiệp quá nhiều, đâm ra bác lại đi đánh giá chuyện học hành của người khác, trong khi vị trí bác đang ở đâu, nhất là với người cực kỳ thích phuot như em, rồi bác lại nói em tự cho mình hơn bác. Bác xem lại trang 42 đi bác viết gì vậy?! Bác vẫn tự nhận là bác chưa lẩm cẩm mà.

kimvanchinh
15-08-2014, 20:03
Bác Chính có vẻ nhạy cảm nhỉ, những gì em viết không cần sâu xa đâu, bác vẫn bảo em mộc mạc mà. Bác già rồi ganh đua với lớp trẻ chi cho nhọc.
Bác so sánh chi cho mệt, nếu nói về trình độ khoa học hay tiếng ngoại ngữ và cả thương trường bác không bằng em đâu, em xin lỗi vì bác đã có ý so sánh.

Xin lỗi bạn phuong nhé. Thế hóa ra có gián điệp nó vào nick của bạn nó phá diễn đàn à???

kimvanchinh
15-08-2014, 20:06
Bác Chính mắc bệnh nghề nghiệp quá nhiều, đâm ra bác lại đi đánh giá chuyện học hành của người khác, trong khi vị trí bác đang ở đâu, nhất là với người cực kỳ thích phuot như em, rồi bác lại nói em tự cho mình hơn bác. Bác xem lại trang 42 đi bác viết gì vậy?! Bác vẫn tự nhận là bác chưa lẩm cẩm mà.


Bác Chính có vẻ nhạy cảm nhỉ, những gì em viết không cần sâu xa đâu, bác vẫn bảo em mộc mạc mà. Bác già rồi ganh đua với lớp trẻ chi cho nhọc.
Bác so sánh chi cho mệt, nếu nói về trình độ khoa học hay tiếng ngoại ngữ và cả thương trường bác không bằng em đâu, em xin lỗi vì bác đã có ý so sánh.

Xin lỗi bạn phuong nhé. Thế hóa ra có gián điệp nó vào nick của bạn hay vào diễn đàn nó cố tình phá diễn đàn và bầu không khí trong lành của phuot à???

kimvanchinh
15-08-2014, 20:25
Hãy bỏ qua những gì gây hiểu lầm để tập trung vào chủ đề chính của topic.

Tôi cũng không ngờ topic này tôi mở nó gây tranh luận và khá nhiều ý kiến khác nhau ra cả ngoài tôn chỉ mục đích của phuot. Các bạn nhớ lại năm 2012-2013, khi mới post topic này còn có nhiều bạn quá khích yêu Nga hoặc đang ở Nga nổi đóa lên và còn mạt sát tôi thậm tệ. Mặc dù vậy, tôi vẫn cần mẫn và nghiêm chỉnh đi theo ý tưởng của topic. Có nhiều trường đoạn tranh luận về quan hệ của người Ucraina với Nga, với văn minh thế giới, với lịch sử đau khổ của họ và những mâu thuẫn đương đại trước cách mạng cuối 2013 đến nay tôi vẫn thấy đầy ý nghĩa với những gì đang phải đổ máu trên mảnh đất tươi đẹp bên sông Donhep. Nhiều đoạn nhạy cảm đã bị admin yêu cầu tôi bỏ đi rồi.

Phượt nước Nga và Soviet nó vậy, nhất là đối với những người tâm tư như tôi. Nó không cho phép mình chỉ nhìn ngắm và thỏa sướng khi thấy những cảnh đẹp, thấy những con người sung túc và thỏa mãn trên hè phố và quán bar. Nó là cơ hội để ta chiêm nghiệm những suy nghĩ đầy trách nhiệm đối với thời cuộc, trong đó nhiều vấn đề sẽ gợi ý cho cả dân tộc Việt ngày nay.

Tôi cũng thấy vui vui khi topic này nó mang tính khác biệt với những topic về Nga như của bạn bimxiu đầy cảm xúc và sự ngỡ ngàng khi đến một vùng đất lạ; nó cũng khác topic của bạn xuanhoa2000.ru mang tính hướng dẫn tham quan rất chỉnh và ảnh đẹp đến ngỡ ngàng. topic của tôi nó góc cạnh và mang nặng suy tư như tên của topic nó vậy.

Chúng ta vui phượt, tự tuyên bố và được phép là vô chính trị nhưng hãy đoái lòng thương để cho topic này tồn tại.

Phần tôi, tôi đã đẻ ra topic thì tôi sẽ có trách nhiệm đến cùng với nó.

4em
15-08-2014, 20:51
Nước Nga được thế giới biết đến và dù muốn hay không cũng kính trọng những triều đại gắn với tên tuổi những vị hoàng đế như Ivan Grossnyi, Pie đại đế, Alexander I và II...

Thời chiến tranh lạnh, nước Nga gắn liền với Stalin, Liên Xô và liên minh các nước XHCN cũ cũng tạo ra sức mạnh mà thế giới phải kính nể cả về khả năng quân sự, tầm ảnh hưởng thế giới, các thành tựu dân sinh về phát triển, bình quyền, phúc lợi xã hội...

Trước khi tới LX, trong thời gian học ở đó và sau khi rời LX về nước, tôi cũng nghĩ như thế.Từ Việt nam nghèo khổ được sang LX đúng là một vực một trời nên đã để lại ấn tượng, nhận thức như thế.

Nhưng tất cả mọi thứ đếu có thể đổi thay. Nhận thức cũng vậy.

Sau khi tìm mọi cách để chuồn khỏi biên chế NN thành công, tôi hướng đời tôi tới ...'chân trời mới' và đạt mục tiêu chỉ sau 2 năm.
Tới khi học tập, làm việc và cùng gia đình hòa nhập vào xã hội của 'bọn tư bản giẫy chết', tôi mới thấy rõ nơi tôi chọn làm quê hương thứ hai " các thành tựu dân sinh về phát triển, bình quyền, phúc lợi xã hội... " hơn hẳn LX thời hoàng kim.
Đơn cử về ...PHƯỢT.
Vẫn nhớ ông giáo sư già người Nga ước mong được ra khỏi LX mà cả đời không thực hiện được một lần.
Lại nhớ mấy năm trước, trong bức thư chia tay của ông lao công gửi cho staff trước lúc về hưu, ông cho hay: vợ chồng họ sẽ du lịch thế giới trong 1 năm.

Có thế nói, mức sống của người dân Nga (bình) thường chưa bao giờ sánh được với các nước phát triển.

kimvanchinh
15-08-2014, 20:53
Tôi nghĩ chúng ta (người Việt nói chung) cần phải hiểu người Nga, nước Nga nhiều hơn nữa, kỹ càng hơn nữa. Qua phản ứng của dư luận về những gì đang diễn ra ở Nga và Ucraina vừa qua tôi thấy người Việt chưa đủ độ thấu đáo hiểu về nước Nga cũng như lãnh tụ của họ. Nhiều người lại tiêu cực gần như quên hẳn nước Nga trong bản đồ quan tâm của họ. Tôi thì lại vẫn thấy sự ảnh hưởng của Nga đến Việt Nam còn rất lớn và việc nhìn nhận đúng về nước Nga đương đại rất quan trọng đối với người Việt chúng ta.

Tôi chỉ nêu ở đây vài vấn đề mang tính nghịch lý mà chưa chứng minh. Việc chứng minh nó mất khá nhiều thời gian và tư liệu.

- Người Nga nhân hậu hay không nhân hậu? Họ chỉ nhân hậu khi họ hơn mình, khi họ tự cảm thấy họ sung túc và mình chịu theo họ như một đồng minh, một chư hầu.
- Người Nga giỏi về khoa học - kỹ thuật hay chưa giỏi: tôi thấy họ giỏi về một số ngành lý thuyết một số kỹ thuật vũ khí.
- Người Nga hiện nay đang tiến lên phía trước hay giẫm chân tại chỗ? bạn phải ngủ trên một cái giường gỗ 2 tầng do Nga sản xuất đặt ở nhiều hostels y chang như giường của IKEA về mẫu mã nhưng sự đung đưa kọt kẹt của nó sẽ cho bạn biết nền văn minh của Nga đang đi về đâu?
- Người Nga đáng tin hay họ là người ngoài hành tinh khác (lời bà Meckell)? Bạn hãy lên một xe taxi ở sân bay hoặc giao dịch với một viên cảnh sát ngoài phố xem sao??

....

Mong các bạn biết nhiều đi nhiều về nga thêm những vấn đề và câu hỏi để trao đổi.

kimvanchinh
15-08-2014, 21:00
Trước khi tới LX, trong thời gian học ở đó và sau khi rời LX về nước, tôi cũng nghĩ như thế.Từ Việt nam nghèo khổ được sang LX đúng là một vực một trời nên đã để lại ấn tượng, nhận thức như thế.

Nhưng tất cả mọi thứ đếu có thể đổi thay. Nhận thức cũng vậy.

Sau khi tìm mọi cách để chuồn khỏi biên chế NN thành công, tôi hướng đời tôi tới ...'chân trời mới' và đạt mục tiêu chỉ sau 2 năm.
Tới khi học tập, làm việc và cùng gia đình hòa nhập vào xã hội của 'bọn tư bản giẫy chết', tôi mới thấy rõ nơi tôi chọn làm quê hương thứ hai " các thành tựu dân sinh về phát triển, bình quyền, phúc lợi xã hội... " hơn hẳn LX thời hoàng kim.
Đơn cử về ...PHƯỢT.
Vẫn nhớ ông giáo sư già người Nga ước mong được ra khỏi LX mà cả đời không thực hiện được một lần.
Lại nhớ mấy năm trước, trong bức thư chia tay của ông lao công gửi cho staff trước lúc về hưu, ông cho hay: vợ chồng họ sẽ du lịch thế giới trong 1 năm.

Có thế nói, mức sống của người dân Nga (bình) thường chưa bao giờ sánh được với các nước phát triển.

Điều bác 4em nói không sai.

Hôm tôi sang Nhật, ngồi ở công viên Tokyo, gặp vợ chồng ông bà Nga trên 50 tuổi, bà vợ làm ngoại thương đi lại Nhật nhiều lần, còn ông chồng lần đầu tiên được ra nước ngoài và những gì ông nói với tôi là sự cản nhận về mở tầm mắt, sự cảm phục người nhật cũng như thế giới tư bản mà trong nước ông ta không thể cảm nhận hết...

tuy vậy, chúng ta vẫn phải thừa nhận những thành tựu của nước Nga về xây dựng, về công nghiệp hóa, về phúc lợi xã hội trong khoa học, giáo dục, y tế... từ một điều kiện đói nghèo cùng cực đầu thế kỷ để có những năm khải hoàn thập niên 60-70

Deen
15-08-2014, 21:03
Ra là Nga vẫn còn nhiều bất cập, e bình thường nghĩ Nga và Mỹ là 2 cực thế giới về giàu và quyền lực :D

kimvanchinh
15-08-2014, 21:09
Ra là Nga vẫn còn nhiều bất cập, e bình thường nghĩ Nga và Mỹ là 2 cực thế giới về giàu và quyền lực :D

Nga chỉ giàu có ở Moscow thôi, nếu bạn đi về các thành phố nhỏ, sự tiêu điều đang diễn ra.

Nga chỉ nhiều vũ khí, vàng và dầu mỏ thôi, nhưng các nguồn lực này không vô tận và quá lớn.

Nga thiếu hẳn các giá trị mà Mỹ có, người Nga thiếu hẳn động lực và đến nay vẫn bị cai trị bởi cường quyền làm thui chột tài năng và bóp chết sự sáng tạo.

kimvanchinh
15-08-2014, 21:16
Tôi tiêp tục post những hình ảnh về Hermitage.

Đây là các căn phòng lộng lẫy của cung mùa đông. Trong đó có phòng vẫn còn lưu giữ những máy móc thiết bị, công cụ rèn, mộc, tiện của Vua Pie khi ông vừa làm vua vừa làm thợ thực thụ để hướng dẫn các công nhân Nga (cùng với việc sử dụng rất nhiều kỹ sư châu Âu) đóng tàu, chế tạo máy, đủ sức đánh tan quân Thụy Điển hùng mạnh...

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05292_zpsbf0ac51d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05292_zpsbf0ac51d.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05295_zps31053922.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05295_zps31053922.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05300_zpsae924c0a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05300_zpsae924c0a.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05302_zps1e2f350c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05302_zps1e2f350c.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05302_zps1e2f350c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05302_zps1e2f350c.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05401_zpsab14508a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05401_zpsab14508a.jpg.html)

kimvanchinh
15-08-2014, 21:19
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05460_zps27c9627a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05460_zps27c9627a.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05463_zps42af5008.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05463_zps42af5008.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05467_zps04610d58.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05467_zps04610d58.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05477_zpseb4a21dd.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05477_zpseb4a21dd.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05483_zps83cbc828.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05483_zps83cbc828.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05505_zps4f1a0fa1.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05505_zps4f1a0fa1.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05509_zps22318b7d.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05509_zps22318b7d.jpg.html)

kimvanchinh
15-08-2014, 21:48
Xin lỗi bạn phuong nhé. Thế hóa ra có gián điệp nó vào nick của bạn hay vào diễn đàn nó cố tình phá diễn đàn và bầu không khí trong lành của phuot à???

bạn phuong nên kiểm tra lại các post và nick của mình xem.

Có thể đã có hack ( hiện có một số người ăn lương thuế của dân đi làm việc rỗi hơi và phi dân chú này đấy) vào nick của bạn để nói linh tinh. Tôi đọc bạn cũng thấy có 2 phuong, 1 người rất dễ thương yêu nghề du lịch và đi đấy đi đó, thiện chí với mọi người; một phuong rất cẩu thả về lời ăn lời nói, còn viết sai cả ngữ pháp và ngọng khi viết nữa với những lời chả đâu vào đâu như người phá đám í.

hoangvanphuong75
16-08-2014, 10:00
Dạ thưa bác em vẫn mộc mạc và giản dị, không khoa trương hoa mỹ.
Du lịch thường xuyên và sẵn lòng trả lời info trên phuot này với gì mình có.
Bác cũng nên tập nói lời xin lỗi đi, còn tâm bác có thật hay không chỉ có bác biết.
Em nghĩ ai đi du lịch thường xuyên cũng hay nói I am sorry, hay pazaluita, prastritre...bác quên thì em nhắc lại.

kimvanchinh
16-08-2014, 13:14
Những ảnh chụp các bức tranh trong Hermitage

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05307_zps4542ab80.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05307_zps4542ab80.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05335_zpsc117cb50.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05335_zpsc117cb50.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05337_zps839fcab7.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05337_zps839fcab7.jpg.html)

HaHoi
16-08-2014, 15:53
Đề nghị bạn Phương tôn trọng chủ topic và những người đọc khác ! rất khó chịu với cách cư xử của bạn. Mong bạn tiếp thu ý kiến đóng góp. Bạn cần phải tôn trọng người khác, những người cùng đọc topic nữa !

kimvanchinh
16-08-2014, 18:58
Tôi xin phép bạn phuong 75 và bạn xuân hoa trích đoạn bạn phuong 75 viết trên topic của xuanhoa về tôi nhé:

"Chứ cái topic của bác kimvanchinh, bác ấy cứ ra rả yêu du lịch, đã sống tại Nga cái thời của tụi mình mà ngày trở lại đến 2 lần 2012, 2014 mà cứ viết linh ta linh tinh, rồi show up hình, rồi bình loạn (tao ở bên Nga học được nhiều từ của người miền bắc) cứ hâm hâm sao ấy.
Một thông tin cỏn con cho người du lịch là Nga có an toàn không cũng không có, có vẻ như bác ấy đang khoe khoang cái gì đấy, rõ khổ, tao đã bảo bác già rồi, một người đi du lịch khắp nơi thì mới thấy thế giới này bao la quá, đẹp đẽ quá, cảm thấy mình nhỏ bé như hạt cát, đôi lúc bác ấy nghĩ quái lắm. "

Đọc đoạn này tôi biết bạn phuong 75 là người miền Nam (nam bộ), nơi tôi đã chiến đấu và hy sinh tuổi trẻ của mình hơn 5 năm trời, nơi tôi đã mất đi một phần thân thể với 22% thương tật vĩnh viễn, nơi tôi vẫn coi là quê hương thứ hai của mình và rất yêu quý, tôn trọng không chỉ trời mây non nước hữu tình mà còn tình người nồng ấm, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, mến khách, trọng nghĩa khinh tài... Mặc dù tôi ít đi du lịch miền Nam theo đúng nghĩa nhưng tôi cũng đã dành tình cảm của mình cho Nam Bộ (miền Tây) trên diễn đàn này ở topic "phượt xe máy miền Tây Nam bộ" với những nhận định và hình ảnh của riêng tôi, cách đi của riêng tôi trên nẻo đường các tỉnh An Giang - Kiên Giang - Hậu Giang - Sóc Trăng - Cần Thơ...

Bạn ấy có nói đến chuyện bắc nam làm tôi hơi chạnh lòng.

Rồi lại chuyện già trẻ nữa. Tôi thấy nó không ăn nhập lắm với tinh thần của diễn đàn đâu có phân biệt già trẻ.

Phong cách du lịch và cách nhìn của tôi đối với cuộc sống là của riêng tôi và tôi tự thấy mình có nghĩa vụ trả ơn diễn đàn bằng cách đưa lên đây những thông tin hình ảnh và bình luận mà tôi cho rằng nó có ích cho những người cùng quan tâm. Có topic như phuot Nhật Bản đến nay vẫn là diễn đàn chính ở mực Nhật bản để các bạn già trẻ (chủ yếu trẻ và rất trẻ) họ hỏi đường, hỏi cách đi, hỏi kinh nghiệm sống, hỏi linh tinh đủ điều nữa, và tôi cùng các bạn phượt khác chỉ biết nick mà không biết mặt vẫn cần mẫn tư vấn và khuyên bảo nhau làm sao phượt được nhiều và bổ ích tùy từng người.

Những niềm động viên nho nhỏ đó tôi thấy chưa thấm gì với những thu hoạch thông tin tôi đã nhận từ phượt và các diễn đàn như vậy bằng tiếng Anh, và tôi vẫn tiêp tục phải post những gì mình cho là cần thiết và cũng xin lỗi mọi người là tôi không đủ thời gian để thu nhặt và viết về các thông tin các bạn có thể tìm kiếm trên mạng về lịch sử, lối đi, giá vé, đi lại từ ga đến ga... Tôi thấy có nhiều topic viết về những thứ đó rồi. Còn những thông tin về đường đi lối lại tôi thấy ngay tôi là người lớn tuổi tôi rất dễ dàng tìm nó trên mạng thì viết lại làm gì cho các bạn trẻ rất giỏi mạng và google?

Tôi đã nói ở trên là tôi hơi bất ngờ vì topic của tôi lại gây điều khó chịu cho ai đó. Có lẽ do tình cảm đối với Nga của nhiều người quá nhiều ánh hào quang đến mức họ không chấp nhận một vẩn đục nào...

Tôi vốn là một người làm khoa học nên mặc dù rất biết ơn nước Nga, nhưng sự thật nước Nga ngày nay nó ra sao mà lại đi đánh chiếm Ucraina, làm sao đang bị phương tây trừng phạt, làm sao về chủng tộc dân nga đang suy giảm dân số, làm sao vồn đầu tư đang rút khỏi đât nước này, làm sao người tài lại đang có làn sóng ra đi, làm sao những người Nga tôi gặp chưa cho tôi nhận định rằng tương lai của nó sẽ sáng sủa. Chả lẽ trả lời những câu hỏi đó là không cần thiết, chả lẽ nó lại gây khó chịu cho ai đó yêu nước Nga???

kimvanchinh
16-08-2014, 19:46
Tiếp tục với những bức tranh về quý tộc Nga, hoàng gia Nga:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05362_zpsff0ede18.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05362_zpsff0ede18.jpg.html)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05340_zpsdf666b5e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05340_zpsdf666b5e.jpg.html)

kimvanchinh
16-08-2014, 19:50
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05418_zps2809fa58.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05418_zps2809fa58.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05433_zpsa6262630.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05433_zpsa6262630.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05434_zps59f8d103.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05434_zps59f8d103.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05436_zps7a01f482.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05436_zps7a01f482.jpg.html)


Di vật văn hóa phương Đông

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05452_zps84be9b28.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05452_zps84be9b28.jpg.html)

Bachduong65
16-08-2014, 21:51
Khi vào bảo tàng Louvre của Pháp, mình cứ luẩn quẩn trong đầu Louvre lớn hơn hay Hermitage lớn hơn. Quả thật cả 2 cùng hoành tráng và vĩ đại. Tuy nhiên năm 2013 vượt qua viện bảo tàng lừng lẫy Louvre (Paris), bảo tàng Prado (Madrid) và Metropolitan (New York), Hermitage - Viện Bảo tàng nổi tiếng của thành phố Saint Peterburg một lần nữa lại đứng đầu danh sách top 25 “Bảo tàng tốt nhất thế giới” do độc giả của trang web du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor bầu chọn.

Bachduong65
16-08-2014, 22:10
Về vấn đề chính trị nước Nga hiện nay - đó là những vấn đề trăn trở, đặc biệt với những người yêu mến nước Nga. Việc cấm vận, áp dụng lệnh trừng phạt giữa Châu Âu, Mỹ với Nga thì cả hai phía đều nhận về những trái đắng. Còn người Nga khi ra khỏi nhà họ thường có thói quen khóa ga, tắt điện rồi mới đến khóa cửa, vì thế bị đá ra khỏi ngôi nhà G8 họ cũng áp dụng theo thói quen thôi :)

4em
17-08-2014, 03:39
Cám ơn "chủ thớt". Những bức ảnh, những thông tin, những cảm nhận, những suy tư của anh rất thú vị và bổ ích đối với tôi và với nhiều 'phượt gia' khác; Song với vài người lại không thích. Điều đó thật bình thường (như tôi yêu nước Nga nhưng vẫn chê nước Nga vậy). Điều bất bình thường là lời lẽ không phù hợp của mấy người này. Ném đá , cũng được thôi, nhưng hãy biết tự tôn trọng chính mình.

kimvanchinh
17-08-2014, 05:17
Nước Nga đủ rộng lớn và bao dung để mỗi người chúng ta yêu nó theo cách của mình.

Nếu ban đầu ai đó yêu nước Nga chỉ bằng những ước mơ gắn với những truyện cổ tích, những huyền thoại và những tác phẩm nghệ thuật, ta thấy nước Nga đẹp, thơ mộng và huyền bí, huyền ảo. Sau đó nếu bạn đến nước Nga, yêu nước Nga với cuộc sống thật với bánh mỳ đen, cốc Smetana, miếng thịt muối sa- lơ... tình yêu với nước Nga của bạn nó trở nên chân thật hơn, nhưng đằm thắm hơn. Sau nữa, khi bạn đã biết và hiểu nhiều người khác yêu nước Nga theo nhiều kiểu khác nữa, bạn cũng trở nên yêu nước Nga như nó vốn vậy, tình yêu của bạn có thể bị tan vỡ, có thể trở nên bất diệt...

kimvanchinh
17-08-2014, 07:45
Không thể mô tả hết sự phong phú và tuyệt mỹ của Hermitage; cũng không thể xem hết các tác phẩm nhiều cái vô giá mà người Nga đã sưu tầm được và trưng bày trong bảo tàng. Người ta đã tổng kết rằng, nếu muốn xem tất cả các hiện vật trong đó (2,5 tiệu), mỗi hiện vật chỉ nhìn 1 phút thì phải mất trên 5 năm.

Tôi xin trích dưới đây trích giới thiệu về Hermitage từ trang thamhiemvietnam mà tôi cho là rõ ràng và ngắn gọn về lịch sử bảo tàng và sự thăng trầm của nó:

"Với một lượng khổng lồ cổ vật, tranh ảnh quý giá được trưng bày, cùng số lượng khách đến thăm ngày càng tăng, Viện Bảo tàng Hermitage ở Saint Petersburg (Nga) đã được thế giới coi là một trong những số ít viện bảo tàng nổi tiếng nhất.

Viện bảo tàng được tổ chức từ hơn hai thế kỷ nay, nằm trong Cung điện Mùa Đông, có 1.057 phòng với diện tích 46.516m2 và các hành lang kéo dài gần 2 cây số.
Trở về lịch sử, thời Nữ hoàng Catherine II đến ở tại điện Mùa Đông vừa mới xây xong (1762), bà đã đem một sắc thái mới cho cung điện. Nhưng những dãy phòng tráng lệ, những chùm đèn, những suối nước phun và cả những khung cửa sổ đậm nét kiến trúc Baroque vẫn chưa gây được cho Nữ hoàng cảm giác trọn vẹn, còn thiếu một hành lang để trưng bày những tác phẩm mỹ thuật, một căn phòng để trưng bày những bộ sách quý và cả một rạp hát để làm phương tiện giải trí tinh thần. Điều mong ước của Nữ hoàng là làm thế nào mọi người biết bà là người sáng suốt và có kiến thức không những của nước Nga mà còn cả khắp châu Âu nữa. Có quyền lực và vật chất dư thừa, mong muốn của bà chỉ còn ở vấn đề thời gian, tất cả được lên kế hoạch để tìm biện pháp thực hiện ý muốn đó

Các đại sứ, nhân viên tòa đại sứ Nga tại Châu Âu bắt buộc phải đi tìm mua cho bà các tác phẩm hội họa nổi tiếng, những cuốn sách có giá trị với thời gian, phải sục sạo vào các thư viện lớn nhất, các tủ sách quý nhất để mang về điểm tô thêm cho thư viện tương lai. Không những thế, họ cũng phải năng tới thăm hỏi các họa sĩ nổi tiếng, các triết gia và các nhà văn có tài để phục vụ cho mục đích sau này của Nữ hoàng. Còn ở trong nước, một số nghệ sĩ đặc biệt được cử đi mua cổ vật. Năm 1764, điện Mùa Đông nhận được 225 tác phẩm hội họa từ bộ sưu tập nổi tiếng của Johann Ernest Gotzkowski, tổng hợp nhiều trường phái châu Âu. Đây là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên viện bảo tàng. Những tác phẩm này do vua Phổ Frederick II bán lại sau khi tiêu hết tiền trong một cuộc chiến tranh kéo dài 7 năm.

Trong vòng vài năm, viện bảo tàng đã chật ních các tác phẩm hội họa, nhiều bức vẽ phải xếp vào tủ, nhiều đồ trang sức bằng đá ngũ sắc và nhiều viên ngọc quý giá vẫn phải yên vị trong những hộp nhung quý phái để dành khoảng trống cho nghệ thuật. Muốn mở rộng được không gian cho hội họa bay bổng cũng như không để bị vướng víu những bước chân thưởng lãm, nhất thiết phải có một tòa nhà lớn và đồ sộ hơn để lưu trữ, mà việc này không ai ngoài kiến trúc sư Yury Veldten được Nữ hoàng tin tưởng giao nhiệm vụ xây cất. Trong suốt 11 năm trời (1764 - 1775), Hermitage được xây dựng tỉ mỉ và công phu cho dù mục đích cuối cùng của nó là lột tả vẻ đẹp giản dị và thanh thoát của tinh thần Tân cổ điển. Cùng thời gian đó, từng đoàn xe chở sách nối đuôi nhau tới Peterbusg một cách bất tận và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, bảo tàng đã có tới 13.000 tấn sách các loại của khắp Âu châu. Nữ hoàng Catherine II còn liên lạc với những triết gia nổi tiếng đương thời, trong số đó phải kế đến nhà triết học vĩ đại Voltaire. Ông trở thành người bạn thân thiết của bà, giữa hai người luôn có sự đàm đạo qua thư. Sau này khi Voltaire mất, Catharine II mua lại tủ sách của ông và ra lệnh không được tẩy xóa những ghi chú của triết gia ngoài lề các trang sách. Diderot cũng thế, triết gia này đã sẵn sàng bán đi tủ sách quý giá của mình cho người mà ông say mê đến cùng cực.

Đến thế kỷ 18, Hermitage được 36 tuổi và đã bắt đầu nhận được những cái nhìn nể trọng ở khắp châu Âu, nó trở thành niềm tự hào của người dân Nga cho dù không phải ai cũng có được giây phút đứng ngắm những họa phẩm nổi tiếng nhất ngay trên quê hương mình. Trong suốt thời gian từ 1769 đến 1787, Nữ hoàng đã mua lại được hầu hết những bộ sưu tập tranh nổi tiếng nhất châu Âu, từ kho tàng của nam tước Pierre Crozat với những kiệt tác của Raphael, Giorgione, Tizian, Rembrandt, Veronese, Rubens… cho đến những tác phẩm của Rembrandt, Anthony van Dyck, Van Ostade, Van Ruysda từng được xem là gia bảo của gia đình bá tước Badoin. Tuy thế, những chuyên gia sành sỏi cũng vẫn nhận ra được một điều, số lượng tuy lớn và có giá trị nhưng chủng loại phân bổ không đồng đều. Bảo tàng có nhiều họa phẩm, sách quý và một bộ sưu tập điêu khắc có giá trị nhưng những đồ sứ, đồ đá chạm, tiền kim khí, đồ trang sức và vũ khí vẫn còn thiếu nhiều và vì thế chưa thể gọi đây là một viện bảo tàng thật sự hoàn mỹ. Theo thống kê vào năm 1797, một năm sau khi Catharine II mất, Hermitage có tất cả khoảng 4000 họa phẩm được trưng bày khắp nơi và chiếm gần như đa số tỉ lệ chung của của cả bảo tàng.

Vào đầu thế kỷ 19, đội quân Napoleon khi đánh chiếm Nga và châu âu đã “dọn” sạch sẽ những bảo tàng ở châu Âu, trong đó có Hermitage. Những đoàn xe của đội quân viễn chinh Pháp hùng hục chở tranh ảnh, cổ vật về Pháp. Nhưng sau khi Napoleon bại trận, hầu như những tác phẩm nghệ thuật lại trở về với những bức tường trống trơn của Hermitage, những bức tranh của các họa sĩ Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha lại ngập tràn viện bảo tàng. Còn hơn thế, một số nước trước đây bị Napoleon tàn phá nặng nề nay cũng phải bán đi những tác phẩm giá trị của mình, kiếm ít kinh phí bù đắp tổn hại chiến tranh, nước Nga lại tranh thủ mua lại chúng.

Năm 1917, giữa thế chiến đệ nhất, Chính phủ lâm thời Nga đã phải chuyển những tác phẩm nghệ thuật của Hermitage đến Moscow để bảo vệ. Cách mạng thành công, viện bảo tàng lại được mở cửa vào ngày 27/10/1917 sau một thời gian tu sửa và sưu tầm thêm nhiều hiện vật mới từ nhiều nơi trên thế giới. Đến đệ nhị thế chiến, một lần nữa những hiện vật của Hermitage lại oằn mình vào những bao xốp chất lượng cao di cư đến nơi an toàn, lần này sẽ rất xa, tận thị trấn Sverdlovsk hẻo lánh, nơi dường như chưa phải chịu đợt oach kích nào của không quân Đức. Chiến tranh kết thúc, người ta phải bỏ ra 5 năm để tu sửa lại Hermitage và sắp xếp mọi thứ làm sao trở về vị trí cũ như không hề có một chuyển biến gì. Trước Cách mạng Tháng Mười, bảo tàng chỉ có 56 gian trưng bày thì nay con số ấy đã lên đến 356 với tổng số 2,5 triệu tác phẩm bên trong mình.

Từ đó viện bảo tàng càng ngày càng phát triển. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 5 triệu khách tới thăm, quang cảnh nơi đây lúc nào cũng tấp nập, khác hẳn cảnh vắng lặng dưới thời Nga hoàng khi mà Catherine II tuyên bố: ”Chỉ có chuột và tôi chiêm ngưỡng những danh phẩm này”. 1996, Tổng thống Nga Boris Yeltsin cũng đã tuyên bố bảo tàng này nằm dưới quyền bảo trợ trực tiếp của Tổng thống liên bang Nga. Với số lượng tác phẩm cũng như bề dày, Hermitage luôn là một trong những viện bảo tàng vĩ đại nhất. Những dọc hành lang, trần nhà, lối đi, bậu cửa sổ… đều toát lên những công trình mỹ thuật siêu đẳng. Những công trình xây dựng, những bức hoa văn chạm trổ trên tường, lối đi, trần nhà của những Auguste Montferrand, Alexander Bryulov, Carlo Rossi… để lại nét sáng bừng cho Viện bảo tàng vừa tròn 240 tuổi. Mà muốn viết rõ hơn về nó, có lẽ cần phải hì hục viết liên tục trong thời gian suốt 3 năm trời…"

kimvanchinh
17-08-2014, 08:05
Việc tham quan Hermitage tốn rất nhiều thời gian và phải lập kế hoạch cẩn thận.

Nếu đi theo các đoàn du lịch họ thường bố trí tham quan 1,5-2 tiếng với vé book trước, tất nhiên như vậy chỉ đi đại diện một số khu vực và phải chạy như vịt theo hướng dẫn viên.

Nếu bạn đi đoàn độc lập có hướng dẫn viên tự thuê người Việt, bạn thường được dẫn đi với thời gian 3-4 tiếng hoặc lâu hơn tùy theo mình đặt

Nếu bạn tự đi, cần book vé trước qua trang mạng của bảo tàng, khi đến chỉ việc đổi ticke thành vé, xếp hàng không dài; nếu không thời gian xếp hàng chờ vé trên 1 tiếng là bình thường. Bạn hình dung xem, tính trung bình 1 ngày gần 20.000 người vào xem, như vậy nếu đi mùa hè cao điểm số khách có thể lên 30.000 người, mỗi tiếng trên 3000 người vào và ra...

Thời gian tham quan tôi nghĩ tối thiểu phải mất 4 tiếng cho bõ công và vé vào cửa cũng như các giá trị mà mình chiêm ngưỡng. Những người chuyên về nghệ thuật hoặc có quan tâm đặc biệt gì đó thì có thể phải đi hàng tuần.

Tôi chỉ post thêm vài bức ảnh mình chụp được thôi, nhiều hiện vật và tranh ánh sáng không cho phép cái máy ảnh của tôi chụp được đẹp. Tôi cũng không thể giới thiệu chúng về ý nghĩa, tác giả, niên đại được, đơn giản là không đủ thời gian ghi chép và hiểu biết

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05420_zps2228ed34.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05420_zps2228ed34.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05417_zps23a653fa.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05417_zps23a653fa.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05431_zps94059ddd.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05431_zps94059ddd.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05432_zps85a2b65c.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05432_zps85a2b65c.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05435_zps9db50ee6.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05435_zps9db50ee6.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05438_zps5f620bff.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05438_zps5f620bff.jpg.html)

kimvanchinh
17-08-2014, 08:10
https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05440_zpsb4abba57.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05440_zpsb4abba57.jpg.html)

Tranh này của Piccaso

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05451_zps8e3eeac6.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05451_zps8e3eeac6.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05493_zpsedbc6b23.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05493_zpsedbc6b23.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05495_zps0f2100f0.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05495_zps0f2100f0.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05500_zpsed933190.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05500_zpsed933190.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05501_zpscbebe8d0.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05501_zpscbebe8d0.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05516_zpse06e6c5e.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05516_zpse06e6c5e.jpg.html)

Khu vực tầng ngầm chứa các cổ vật thời Ai cập:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05583_zps0a0c69ab.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05583_zps0a0c69ab.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05585_zps7aa5d4e2.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05585_zps7aa5d4e2.jpg.html)

kimvanchinh
17-08-2014, 08:14
Thiết nghĩ cũng cần post hình về vị vua nữ con gái Pie đệ nhất, nữ hoàng acaterina II uy quyền và giàu có, người đã có công sáng lập Hermitage và xây dựng cung điện mang tên bà ở Pushkin (sẽ giới thiệu sau)

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/antropov_alexey_portrait_of_ekaterina_2_1766_zps12 bd5cea.jpg[/URL]

hoangvanphuong75
17-08-2014, 08:18
Dân du lịch như em, vùng miền là món quà của thượng đế ban tặng cho con người, những người yêu thích thiên nhiên. Vùng Bắc India có văn hoá khác, có mùa đông lạnh, có những dãy núi tuyết cao trọc trời, người dân chủ yếu ăn chay. Vùng Nam India có những hàng dừa xanh mát mắt, những bãi biển hướng về phía Arap. Có Goa cổ kính, nơi những nhà thờ nguyên mẫu Italia được xây dựng tại đây và ngạc nhiên suốt những ngày rong ruổi mới thấy đạo Thiên Chúa trên đất Ấn, và beaches mà người miền nam như em rất thích.
Khi gặp gỡ những người bạn Tây trên đường du lịch, họ vẫn nói rất thích Hanoi, you đến từ Southern part ah, oh Saigon cũng good lắm v.v...rồi khoe đã đi Cantho, Phuquoc rồi bước thêm bước nữa qua Cambodia nơi có Angkor!
Nước Việt Nam mình rất đẹp lại trải dài, có nhiều vùng miền khác nhau, ai sinh ra cũng có quyền tự hào nơi chôn rau, cắt rốn của mình, một thể hiện rất thường không cao xa, đó là để nghĩ về người mẹ sinh ra mình.
Em may mắn là tiếp xúc với người bắc từ rất sớm, mới đầu tụi em nói chuyện không ai hiểu ai trọn vẹn, vì từ ngữ có khác nhau. Ngoài ấy gọi là con Ngan, trong này gọi vịt xiêm, lúc trước trong này gọi Car là xe hơi, ngoài ấy gọi là Oto...xe máy, trong này gọi xe honda, vì hãng honda đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người miền nam.
Trong khóa học tiếng của tụi em, còn có một bạn người miền trung, nhưng lại ở vùng cao, bạn ấy nói tiếng Việt, cả lớp và thầy cô nghe không hiểu hết, và bây giờ bạn ấy phải học tiếng Nga, ngôn ngữ không hề dễ với người miền nam, trung khi phổ thông học tiếng Anh. Và kết quả là tiếng Nga khó quá bạn ấy không sang Nga, mà học tại Saigon.
Em viết vậy để bác nhẹ nhàng, thanh thản, viết tiếp câu chuyện của bác.

kimvanchinh
17-08-2014, 08:59
Tóm lại Hermitage trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật cổ phản ảnh lịch sử văn minh của toàn bộ loài người. Nếu bạn có thời gian bạn sẽ tìm thấy cả cổ vật của văn minh Việt thời đông sơn...

Phòng trang trọng nhất vẫn là phòng dành cho người sáng lập triểu đại Romanov - Pie vĩ đại

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05457_zpsec4e7967.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05457_zpsec4e7967.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05459_zps3bb3ba41.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05459_zps3bb3ba41.jpg.html)


https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05460_zps27c9627a.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05460_zps27c9627a.jpg.html)

kimvanchinh
17-08-2014, 09:11
Cảnh xếp hàng từ phía cổng chính Sppaskya khi vào Hermitage:

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05462_zpsdadbe367.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05462_zpsdadbe367.jpg.html)

Phía cổng phụ ra sông Neva cũng có hàng cho các đoàn du lịch book đoàn

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/Nga/DSC05590_zps2542e590.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/Nga/DSC05590_zps2542e590.jpg.html)

kimvanchinh
17-08-2014, 09:18
Dân du lịch như em, vùng miền là món quà của thượng đế ban tặng cho con người, những người yêu thích thiên nhiên. Vùng Bắc India có văn hoá khác, có mùa đông lạnh, có những dãy núi tuyết cao trọc trời, người dân chủ yếu ăn chay. Vùng Nam India có những hàng dừa xanh mát mắt, những bãi biển hướng về phía Arap. Có Goa cổ kính, nơi những nhà thờ nguyên mẫu Italia được xây dựng tại đây và ngạc nhiên suốt những ngày rong ruổi mới thấy đạo Thiên Chúa trên đất Ấn, và beaches mà người miền nam như em rất thích.
Khi gặp gỡ những người bạn Tây trên đường du lịch, họ vẫn nói rất thích Hanoi, you đến từ Southern part ah, oh Saigon cũng good lắm v.v...rồi khoe đã đi Cantho, Phuquoc rồi bước thêm bước nữa qua Cambodia nơi có Angkor!
Nước Việt Nam mình rất đẹp lại trải dài, có nhiều vùng miền khác nhau, ai sinh ra cũng có quyền tự hào nơi chôn rau, cắt rốn của mình, một thể hiện rất thường không cao xa, đó là để nghĩ về người mẹ sinh ra mình.
Em may mắn là tiếp xúc với người bắc từ rất sớm, mới đầu tụi em nói chuyện không ai hiểu ai trọn vẹn, vì từ ngữ có khác nhau. Ngoài ấy gọi là con Ngan, trong này gọi vịt xiêm, lúc trước trong này gọi Car là xe hơi, ngoài ấy gọi là Oto...xe máy, trong này gọi xe honda, vì hãng honda đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người miền nam.
Trong khóa học tiếng của tụi em, còn có một bạn người miền trung, nhưng lại ở vùng cao, bạn ấy nói tiếng Việt, cả lớp và thầy cô nghe không hiểu hết, và bây giờ bạn ấy phải học tiếng Nga, ngôn ngữ không hề dễ với người miền nam, trung khi phổ thông học tiếng Anh. Và kết quả là tiếng Nga khó quá bạn ấy không sang Nga, mà học tại Saigon.
Em viết vậy để bác nhẹ nhàng, thanh thản, viết tiếp câu chuyện của bác.

Cám ơn bạn đã khích lệ.

Một topic phi vị lợi trên một diễn đàn hẹp như phuot về chủ đề Nga với tiêu chí không phải chỉ có phượt mà chủ yếu là chiêm nghiệm và hoài niệm mà được những người như bạn quan tâm, bình luận là một niềm động viên khích lệ lớn đối với chủ topic. Chúng ta có thể có khá nhiều khác biệt ngoài cái tuổi tác và nơi chôn nhau cắt rốn vùng miền. Tuy nhiên chí ít cũng có vài điểm chung như đều quan tâm đến nước Nga chẳng hạn. Tôi nghĩ thế là đủ để chúng ta tự do trao đổi và tự điều chỉnh những gì mà mỗi người cho là bổ ích cho mình và cho cộng đồng những người đọc phuot.

Quatra
22-08-2014, 00:05
Bác Chính có vẻ nhạy cảm nhỉ, những gì em viết không cần sâu xa đâu, bác vẫn bảo em mộc mạc mà. Bác già rồi ganh đua với lớp trẻ chi cho nhọc.
Bác so sánh chi cho mệt, nếu nói về trình độ khoa học hay tiếng ngoại ngữ và cả thương trường bác không bằng em đâu, em xin lỗi vì bác đã có ý so sánh.

Tôi nghĩ bạn Phương đã quá bất kính, và quá ngạo mạn. Bạn có thể giỏi ngoại ngữ, bạn làm ra nhiều tiền, bạn học cao nhiều bằng cấp.........điều đó không có nghĩa bạn giỏi hơn người khác.Bác kimvanchinh viết topic này là để chia sẽ những kỷ niệm, những cảm nhận, những trăn trở của mình về nước Nga trong quá khứ và hiện tại với mọi người, nếu bạn không đồng ý với những gì tác giả viết, bạn có thể mở một topic khác nói hết quan điểm, khoe hết sự hiểu biết cũng như vốn ngoại ngữ của bạn nhé.Thân!

danngoc
27-08-2014, 08:29
Cụ kimvanchinh sai nhé: Ekaterina II (Catherine II) là công chúa Phổ, về làm vợ hoàng tử Pavel (sau này là vua Piotr III) con trai Nữ hoàng Elizaveta (con gái vua Piotr I). Ekaterina I mới là vợ Piotr.

Vì là topic phi chính trị, em vẫn phản ứng với việc lôi quan điểm chính trị vào. Xét trên mặt đạo đức, em thấy các cụ kimvanchinh, 4em v.v. ngày xưa được người ta cho đi du học, dù gì cũng là chịu ơn họ. Các cụ không nên thốt lời chê bai cái đất nước Nga như thế. Quan điểm em ủng hộ ý hoangvanphuong

HaHoi
27-08-2014, 12:04
Quan điểm của bác Kimvanchinh, 4em về nước Nga theo nhận xét của tôi là đúng mực, nhìn thấu cả hai mặt của một đất nước đang trong giai đoạn bất ổn về chính trị, kinh tế và những sự bất ổn này ảnh hưởng nhiều đến nhân sinh quan qua trực quan của người du lịch khi viết về đề tài du lịch. Nếu một topic du lịch chỉ đơn thuần kể lại những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi, hoặc nhiều hơn nữa là trích dẫn từ các nguồn khác về cái mà nhiều người đã biết, hoặc kể về chuyến đi của mình không chỉ ở trên Phượt mà còn ở xx diễn đàn khác nhau thì theo tôi vẫn ... được ! vì vậy, ta hãy tôn trọng ý muốn của chủ topic, để cho họ kể lại cảm xúc của mình. Thiếu những cái cảm xúc riêng, đâu còn là " hoài niệm và đương đại " nữa .
Với bạn Danngoc thì một bài viết trên Phượt phải là phi chính trị, nhưng khi Admin chưa có ý kiến, ta không nên cản phá hoặc đánh giá theo chủ quan của ta nào là " đạo đức, chịu ơn hay thốt lời chê bai " - đấy mới là chê bai hay chạm vào vấn đề đạo đức khi người viết thừa kinh nghiệm sống và thừa tuổi để không cần đến lời "nhắc nhở " của cánh trẻ chúng ta. Với tôi, sự góp ý xây dựng cho bài viết nên có một cách diễn đạt tế nhị hơn, lịch duyệt hơn.

Chitto
27-08-2014, 14:43
Xét trên mặt đạo đức, em thấy các cụ kimvanchinh, 4em v.v. ngày xưa được người ta cho đi du học, dù gì cũng là chịu ơn họ. Các cụ không nên thốt lời chê bai cái đất nước Nga như thế. Quan điểm em ủng hộ ý hoangvanphuong

Diễn đàn không cấm nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình về các vùng đất đã đi qua, khi không vi phạm quy định. Diễn đàn cấm đả kích, xúc phạm cá nhân. Thành viên Hoangvanphuong75 không chỉ ở đây mà cả topic khác cũng có bài viết có tính đả kích, xúc phạm cá nhân, tôi đã xử lý ít nhất 1 bài.

Đi phượt mà không có cảm xúc, ý kiến cá nhân mình, cảm nhận riêng để đánh giá, so sánh thì cũng chưa phải là đầy đủ. Những topic có cảm nhận riêng luôn được đánh giá cao hơn topic chỉ tràn ngập hình ảnh và thông tin khô cứng kiểu ăn gì ở đâu giá bao nhiêu.

Trước đây trên diễn đàn có topic của về Bắc Triều Tiên với các nhận định của Yilka "không giống với cách nhìn phổ thông" nên thậm chí cả một diễn đàn khác đã kéo sang đánh hội đồng. Những người đó mới là người phải bị xử lý, và tôi đã chuyển sạch các bài đó đi ra chỗ khác. Tôi không muốn làm thế với topic này.

Còn nói riêng ý kiến cá nhân tôi: "Chịu ơn nên không được chê" - hình như hơi giống kiểu: "Ăn lộc vua nên phải trung thành với vua"? Theo tôi thấy Đạo đức như thế là đạo đức Nho giáo, không giống với tư tưởng hiện đại thời nay lắm.

kimvanchinh
27-08-2014, 16:13
Cám ơn các bạn đã bàn luận, động viên, nhất là ý kiến của Mod Chitto và bác Hahoi.
Tôi chạnh nghĩ, thời nay rồi mà chúng ta bàn luận cứ như thời xưa vậy. Nhiều người hiểu về khái niệm chính trị, về quyền được nói và ràng buộc không được nói chưa thống nhất nhau và cũng chưa có chuẩn rõ ràng cho các phuot viên chúng ta.

Chuyện của nước Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ có nhiều điểm rất gần gũi và gắn bó với Việt Nam mình. Khi nói đến chúng chắc chắn không tránh được những nội dung gây tranh luận.

Cám ơn bạn danngoc đã góp ý, nhất là ý kiến về người cho dựng tượng Pie đúng là Acaterina II, công chúa Phổ, vợ của cháu Pie, nhưng trở thành Nga hoàng đầy quyền lực của Nga cuối thế kỷ 18.

kimvanchinh
13-10-2015, 19:07
Hè và thu năm nay có khá nhiều đoàn nga học như tôi đã trở lại nước nga, nhưng chưa thấy topic nào lên tiếng cả. Năm nay đi Nga rất có lợi về tỷ giá vì đồng roup đã mất giá hơn 2 lần so với năm 2014.

kimvanchinh
01-11-2015, 04:32
Hôm nay khi bàn về nước Nga với vụ rơi máy bay và sự kiện Syria, Ucraina, một bạn đã viết ca tụng ông Putin rất nhiều. Thế mới biết bàn về nước Nga còn có sự khác biệt rất lớn không chỉ ở Nga mà còn ở Việt Nam mình.
"Trần Hưng Tiến Sỹ cháu lại thấy có vài ý kiến khác ạ , thực ra máy bay rơi là điều bình thường và các nước họ cũng rơi nhiều rồi. Nếu tinh tỷ lệ mấy chục năm qua nga mới rơi có 1 cái lớn thế này thì tỉ lệ đó ko phải là cao để nói chất lượng nhân lực của nga là kém. Đấy là chưa kể chiếc máy bay này rơi còn có nội tình bên trong mà chưa được điều tra và công bố. Còn cháu thấy dưới thời của putin nga mới lấy lại được vị trí và tiếng nói của mình trên trường quốc tế còn en-xin mới là kẻ tội đồ đi trước khi để lại một nước nga rách rưới, tư bản tội phạm lũng đoạn và đục khoét tài sản quốc gia còn nga như con rối yếu ớt trước châu âu. Cuộc chiến hiện nay của nga chính là bởi vì phương tây chưa bao giờ muốn nga ngóc đầu lên nên khi nga dần hồi phục thì họ xúm nhau vào để dìm hàng con gấu mới tỉnh giấc này. ukraine hay syria chỉ là con bài chết thay cho tham vọng của châu âu, cuộc chiến đó nga ko đánh cũng ko được vì ko đánh là tự giết mình. Ko lẽ để ukraine theo phương tây và dí vũ khí vào sườn. Quốc gia nào ko cần vùng đệm an toàn chứ.
Các cơ quan truyền thông lớn hiện nay đều nằm trong tay một số trùm tư bản người anh, mỹ hoặc đồng minh thân cận. Như bbc, CNN,Reauter, AP chẳng hạn những quốc gia đã có truyền thống chống nga và vẽ lên nga như một con ngáo ộp để dọa nhân dân trong nước cũng như đánh lạc hướng dư luận về các vấn đề chính trị của mình. Vì thế mà họ dùng ảnh hưởng của mình để vẽ nên putin như con quái vật độc tài khát máu tráo trở vv.
Nhưng cháu nghĩ đây là tổng thống bản lĩnh và tài năng nhất trên chính trường thế giới hiện nay"

HaHoi
03-11-2015, 10:19
Hôm nay khi bàn về nước Nga với vụ rơi máy bay và sự kiện Syria, Ucraina, một bạn đã viết ca tụng ông Putin rất nhiều. Thế mới biết bàn về nước Nga còn có sự khác biệt rất lớn không chỉ ở Nga mà còn ở Việt Nam mình.
"Trần Hưng Tiến Sỹ cháu lại thấy có vài ý kiến khác ạ , thực ra máy bay rơi là điều bình thường và các nước họ cũng rơi nhiều rồi. Nếu tinh tỷ lệ mấy chục năm qua nga mới rơi có 1 cái lớn thế này thì tỉ lệ đó ko phải là cao để nói chất lượng nhân lực của nga là kém. Đấy là chưa kể chiếc máy bay này rơi còn có nội tình bên trong mà chưa được điều tra và công bố. Còn cháu thấy dưới thời của putin nga mới lấy lại được vị trí và tiếng nói của mình trên trường quốc tế còn en-xin mới là kẻ tội đồ đi trước khi để lại một nước nga rách rưới, tư bản tội phạm lũng đoạn và đục khoét tài sản quốc gia còn nga như con rối yếu ớt trước châu âu. Cuộc chiến hiện nay của nga chính là bởi vì phương tây chưa bao giờ muốn nga ngóc đầu lên nên khi nga dần hồi phục thì họ xúm nhau vào để dìm hàng con gấu mới tỉnh giấc này. ukraine hay syria chỉ là con bài chết thay cho tham vọng của châu âu, cuộc chiến đó nga ko đánh cũng ko được vì ko đánh là tự giết mình. Ko lẽ để ukraine theo phương tây và dí vũ khí vào sườn. Quốc gia nào ko cần vùng đệm an toàn chứ.
Các cơ quan truyền thông lớn hiện nay đều nằm trong tay một số trùm tư bản người anh, mỹ hoặc đồng minh thân cận. Như bbc, CNN,Reauter, AP chẳng hạn những quốc gia đã có truyền thống chống nga và vẽ lên nga như một con ngáo ộp để dọa nhân dân trong nước cũng như đánh lạc hướng dư luận về các vấn đề chính trị của mình. Vì thế mà họ dùng ảnh hưởng của mình để vẽ nên putin như con quái vật độc tài khát máu tráo trở vv.
Nhưng cháu nghĩ đây là tổng thống bản lĩnh và tài năng nhất trên chính trường thế giới hiện nay"
(fun)


Nếu đúng chính tả, ông tiến sĩ viết đoạn trích này rất có tiềm năng làm cố vấn cho V. Putin và Medvedev trong các nhiệm kỳ tổng thống-thủ tướng tráo đổi luân phiên cho nhau.

kimvanchinh
03-11-2015, 12:31
Bác vào facebook của một người Việt có nickname Trần Hưng Tiến sĩ mới biết tư duy của người Việt mình nhiều người còn khổ lắm:
"Trần Hưng Tiến Sỹ : Cháu nghĩ Cản trở và kìm kẹp các nước nhỏ yếu hơn mình là bản chất của tất cả các cường quốc rồi.không chỉ nga mà mỹ trung hay anh pháp đều vậy cả. Vì ko làm các nước suy yếu thì họ lấy đâu tài nguyên, nhân công, vị thế quân sự để làm cường quốc ạ. Nếu nhìn những gì các nhà tư bản âu mỹ đã làm với châu phi, châu á, trung đông thì họ còn bất nhân hơn putin khá là nhiều. Vấn đề là chẳng mấy báo đài nói về điều đó cả vì báo đài đều của họ. Trong chính trị cháu nghĩ không có sự nhân nghĩa mà là quyền lợi chi phối nhiều hơn, có lợi thì làm mà không có lợi thì bỏ mặc. Còn sự tuyên truyền là những sự lừa bịp dành cho bầy cừu thôi chứ thực tế có vậy đâu. Nhân danh tự do dân chủ nhân quyền các nước tư bản lớn mạnh hơn đã đi xâm chiếm và nô lệ cả thế giới. Cháu nghĩ thời kỳ putin nước nga kinh tế đi lên khá nhiều so với góc ba chốp và en xin. Theo số liệu cháu có đọc thì cuối thời en xin nga tổng thu nhập chỉ còn độ 500 tỷ đô và dự trữ ngoại tệ còn được 38 tỷ đô la thấp hơn cả thái lan. Nhưng trước khi xảy ra khủng hoảng ucraina thì thu nhập của nga đã lên khoảng gần 4 nghìn tỷ đô. Tuy so với mỹ và trung quốc còn kém xa nhưng thế đã là khá lắm so với trước rồi.
Nhưng chính vì kinh tế nga mạnh lên là nỗi sợ của cả châu âu và mỹ bởi nga chưa bao giờ là đồng minh của họ nên họ mới xúm vào bao vây kìm kẹp và triệt hạ. Cháu tin chắc là dù nga có muốn chơi đẹp với phương tây thì phương tây cũng ko chơi đẹp với nga đâu, âm mưu triệt hạ nước nga trong tâm thức các nhà chính trị châu âu cũng ko khác gì âm mưu xâm lược việt nam của các chính trị gia trung quốc. Có cơ hội là làm thôi".

HaHoi
06-11-2015, 11:49
https://baophapluat.vn/Uploaded/votruonggiang/2015_11_02/betrainga1_HVCU.jpg.ashx?width=480



Bằng sự kính trọng nhân dân Nga, những tin tức hàng ngày về vụ rơi máy bay Nga do bọn khủng bố IS đặt bom khiến bất kỳ ai trong chúng ta đều phẫn uất. Cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu sẽ có bước ngoặt thực sự sau vụ đặt bom máy bay này.

Bachduong65
06-11-2015, 21:57
https://i20.photobucket.com/albums/b211/chupnga/Mobile%20Uploads/image_zpstzadqizw.jpg (http://s20.photobucket.com/user/chupnga/media/Mobile%20Uploads/image_zpstzadqizw.jpg.html)

Đúng 18h tối ngày 1/11 hàng ngàn người dân Saint Petersburg đã đổ về quảng trường Cung điện Mùa đông thắp những ngọn nến để tưởng niệm những nạn nhân trên máy bay A321 từ Ai cập về Saint Petersburg. Barack Obama đã không gửi lời chia buồn sau vụ tai nạn của máy bay chở khách Nga ở Ai cập, người cấp dưới của Obama điện chia buồn, trong khi đó vụ 11/9 khi tòa tháp đôi bị khủng bố tấn công, chính Putin là người đầu tiên trên thế giới gọi điện trực tiếp chia buồn. Người Nga có câu ngạn ngữ: Khi mắt không rơi được lệ thì đừng mong trong tâm hồn có cầu vồng (У души не будет радуги, если в глазах не было слез)

HaHoi
06-11-2015, 23:34
Tôi chỉ thông cảm với nỗi đau của người dân Nga. Còn với Putin thì... đến tôi cũng còn không muốn chia buồn nữa là Obama.

mikhail-tran
07-11-2015, 06:49
Sao không thấy ai viết thêm bài về du lịch nước Nga nhỉ? Thấy hơi buồn vì nhiều anh/chị/em trên này lại thiên về hướng tư duy chính trị-xã hội hiện đại của nước Nga nhiều quá, mình thấy đó là câu hỏi lớn và có muôn vàn cách lý giải nhưng cách lý giải nào đúng hay sai thì chưa thể biết được. Việc lãnh đạo các nước nghĩ gì, làm sao mà mình biết được, còn việc họ làm gì thì hôm nay có thể sự việc là như thế, nhưng nay mai lại chuyển sang hướng khác. Nhìn chung, đó là một lĩnh vực mà chúng ta không nên bàn quá sâu tại sân chơi này, nếu nói về rành địa-chính trị, lịch sử của Nga và phương Tây, Mỹ, Trung Quốc, chắc gì anh/chị/em trên này có kiến thức và hiểu biết sâu hơn mình?! Mà cũng chắc gì bản thân mình hiểu biết sâu hơn người khác?! Đây chính là câu hỏi sẽ còn rất lâu mới có lời giải đáp.

Chốt hạ: có bác nào mới đi Nga về không? Bồi hồi cảm xúc về nước Nga quá (miễn luận về chính trị từ thời Soviet (Cове́т) đến nay).

kimvanchinh
07-11-2015, 07:36
Đúng 18h tối ngày 1/11 hàng ngàn người dân Saint Petersburg đã đổ về quảng trường Cung điện Mùa đông thắp những ngọn nến để tưởng niệm những nạn nhân trên máy bay A321 từ Ai cập về Saint Petersburg. Barack Obama đã không gửi lời chia buồn sau vụ tai nạn của máy bay chở khách Nga ở Ai cập, người cấp dưới của Obama điện chia buồn, trong khi đó vụ 11/9 khi tòa tháp đôi bị khủng bố tấn công, chính Putin là người đầu tiên trên thế giới gọi điện trực tiếp chia buồn. Người Nga có câu ngạn ngữ: Khi mắt không rơi được lệ thì đừng mong trong tâm hồn có cầu vồng (У души не будет радуги, если в глазах не было слез)

Các bạn có nhớ vụ Nga (Liên Xô cũ) bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc KAL902 năm 1978? Rồi vụ máy bay Malaysia MH17 bị hạ bởi ai đó ở Ucraina năm 2014? Ai có nước mắt và ai có tâm hồn trong những vụ này nhỉ?

kimvanchinh
07-11-2015, 07:45
Bằng sự kính trọng nhân dân Nga, những tin tức hàng ngày về vụ rơi máy bay Nga do bọn khủng bố IS đặt bom khiến bất kỳ ai trong chúng ta đều phẫn uất. Cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu sẽ có bước ngoặt thực sự sau vụ đặt bom máy bay này.

Chưa có bằng chứng nào cho phép kết luận rằng 2 vụ tai nạn máy bay Nga gần đây liên quan đến IS hay tổ chức nào đó. Nhưng có rất nhiều bằng chứng cho phép tin vào giả thiết máy bay của Nga rơi là do trục trặc kỹ thuật bắt nguồn từ sự quản trị của Nga và sự lạc hậu về kỹ thuật. Tôi ước gì một phần nguồn lực của Nga thay vì vung vãi cho những mục đích chiến tranh sẽ được đầu tư vào các ngành kinh tế, trong đó có hàng không, chắc chắn người Nga và những người đi máy bay Nga sẽ được hưởng dịch vụ bay an toàn hơn và tử tế hơn. Đó là chưa nói đến vụ máy bay Malaysia AH17 năm 2014 rơi ở Ucraina nữa. Rõ ràng là việc rơi máy bay, việc cả một hành lang bay qua Ucraina trước đây nhộn nhịp vậy nay đã bị bỏ hoang, có liên quan đến những quyết định và hành động không đáng khen mag đáng lên án nhiều hơn của ông hói và các thế lực Đại Nga nói chung.

HaHoi
07-11-2015, 13:02
Sao không thấy ai viết thêm bài về du lịch nước Nga nhỉ? Thấy hơi buồn vì nhiều anh/chị/em trên này lại thiên về hướng tư duy chính trị-xã hội hiện đại của nước Nga nhiều quá, mình thấy đó là câu hỏi lớn và có muôn vàn cách lý giải nhưng cách lý giải nào đúng hay sai thì chưa thể biết được. Việc lãnh đạo các nước nghĩ gì, làm sao mà mình biết được, còn việc họ làm gì thì hôm nay có thể sự việc là như thế, nhưng nay mai lại chuyển sang hướng khác. Nhìn chung, đó là một lĩnh vực mà chúng ta không nên bàn quá sâu tại sân chơi này, nếu nói về rành địa-chính trị, lịch sử của Nga và phương Tây, Mỹ, Trung Quốc, chắc gì anh/chị/em trên này có kiến thức và hiểu biết sâu hơn mình?! Mà cũng chắc gì bản thân mình hiểu biết sâu hơn người khác?! Đây chính là câu hỏi sẽ còn rất lâu mới có lời giải đáp.

Chốt hạ: có bác nào mới đi Nga về không? Bồi hồi cảm xúc về nước Nga quá (miễn luận về chính trị từ thời Soviet (Cове́т) đến nay).

Không phải cứ phải cứ thuộc làu làu lịch sử một nước X nào đó mới có thể nêu nhận xét về nước đó được. Sân chơi phượt này không chỉ nên cung cấp thông tin ăn nghỉ, kể chuyện đi chơi mà rất nên được chi phối bởi cái tôi riêng của từng người trong mỗi bài viết. Không có cái tôi riêng, cái tình cảm hoặc nhận xét cá nhân của từng người thì sẽ chỉ là những bài viết na ná như nhau mà thôi.
Trở lại vấn đề Nga, Mỹ, Tàu, phương Tây, khỏi cần phải hiểu sâu về nó mới có thể bàn tán. Đây đâu có phải phiên họp giao ban bộ Ngoại giao đâu mà quá quan trọng vậy. Tôi và các bạn nhìn hiện tượng cũng có thể lý giải phần nào đúng sai. Ví dụ, Tàu khựa đưa giàn khoan vào biển Đông, tiến hành xây đảo nhân tạo, Putin có một lời nào phản đối không nhỉ.
Tóm lại bác chủ topic là KimvanChinh nếu vẫn cho phép mọi người được vào nhà bác ấy nêu cảm nhận cá nhân thì tôi cho rằng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, vẫn nên luận về chính trị. Tất nhiên trên cơ sở vui là chính.

mikhail-tran
07-11-2015, 16:00
@HaHoi: hoàn toàn đồng ý với HaHoi là sân chơi này chúng ta không chỉ bàn chuyện đi chơi mà nó còn liên quan đến các khía cạnh khác hữu ích và hấp dẫn về nơi chúng ta đến, đó là điều không sai. Nhưng nếu chúng ta bàn quá sâu và quá xa thì có vẻ lạc đề so với điều là chúng ta đang nói đến ở sân phượt này, đó là ý kiến đóng góp của mình thôi. Hi vọng không phật lòng ai.

kimvanchinh
07-11-2015, 18:33
Topic này mở cho mọi người bàn về nước Nga và các nước khác thuộc Liên Xô cũ, bàn thoải mái về cả chủ đề du lịch đương đại đang diễn ra cũng như về những cảm nhận, suy tư, quan điểm về nước Nga và các vấn đề liên quan... Chủ đề topic tôi đã đặt mang ý nghĩa đó mà. Theo tôi, du lịch qua xem ngắm, trải nghiệm ăn ngủ cũng là du lịch mà du lịch qua tưởng tượng, hình dung, bình xét sự kiện đương đại và quá khứ, tương lai cũng là du lịch. Các bác cứ thoải mái, nếu có gì đi quá xa với topic tôi khởi xướng thì chính tôi sẽ lên tiếng trước, sau đó sẽ là Mod của diễn đàn...

medela
12-11-2015, 09:37
Mở hàng lời mời bình luận về nước Nga của bác chủ thớt. Em xin trích lại lời nói của người Nauy, láng giềng đang có tranh chấp đảo với anh Putin.
"Họ muốn trở thành cường quốc có vị thế quan trọng trên phạm vi toàn cầu nhưng khả năng thì có hạn. Điều này khiến họ trở nên khó lường. Giới lãnh đạo Nga đang đứng trước áp lực lớn là phải thể hiện điều gì đó cho người dân Nga thấy"

hongtuoi
12-11-2015, 12:41
Sao không thấy ai viết thêm bài về du lịch nước Nga nhỉ? Thấy hơi buồn vì nhiều anh/chị/em trên này lại thiên về hướng tư duy chính trị-xã hội hiện đại của nước Nga nhiều quá, mình thấy đó là câu hỏi lớn và có muôn vàn cách lý giải nhưng cách lý giải nào đúng hay sai thì chưa thể biết được. Việc lãnh đạo các nước nghĩ gì, làm sao mà mình biết được, còn việc họ làm gì thì hôm nay có thể sự việc là như thế, nhưng nay mai lại chuyển sang hướng khác. Nhìn chung, đó là một lĩnh vực mà chúng ta không nên bàn quá sâu tại sân chơi này, nếu nói về rành địa-chính trị, lịch sử của Nga và phương Tây, Mỹ, Trung Quốc, chắc gì anh/chị/em trên này có kiến thức và hiểu biết sâu hơn mình?! Mà cũng chắc gì bản thân mình hiểu biết sâu hơn người khác?! Đây chính là câu hỏi sẽ còn rất lâu mới có lời giải đáp.

Chốt hạ: có bác nào mới đi Nga về không? Bồi hồi cảm xúc về nước Nga quá (miễn luận về chính trị từ thời Soviet (Cове́т) đến nay).


Đúng 18h tối ngày 1/11 hàng ngàn người dân Saint Petersburg đã đổ về quảng trường Cung điện Mùa đông thắp những ngọn nến để tưởng niệm những nạn nhân trên máy bay A321 từ Ai cập về Saint Petersburg. Barack Obama đã không gửi lời chia buồn sau vụ tai nạn của máy bay chở khách Nga ở Ai cập, người cấp dưới của Obama điện chia buồn, trong khi đó vụ 11/9 khi tòa tháp đôi bị khủng bố tấn công, chính Putin là người đầu tiên trên thế giới gọi điện trực tiếp chia buồn. Người Nga có câu ngạn ngữ: Khi mắt không rơi được lệ thì đừng mong trong tâm hồn có cầu vồng (У души не будет радуги, если в глазах не было слез)

Báo cáo, hai bác em chớ có bồn chồn lo lắng. Chúng ta có bàn bạc chút đỉnh sâu tí về Nga ngố ngoài việc post ảnh kể chuyện ăn chơi du hí Liên Xô thì cũng chẳng vì thế mà nước Nga hay lão Tin hói bị rụng mất sợi lông chân. Nước Nga có ra thế nào là việc riêng của người Nga tự làm thì tự chịu, bọn ta thương vay khóc mướn họ cũng chả cần. Báo cáo, cảm xúc về nước Nga lai láng quá lại thành ra sến vãi lọ. Dân tộc Nga đã quá thừa mứa chủ nghĩa duy tình rồi (hãy đọc các tác phẩm văn học của Dostoievski, Lev Tolstoi..). Tính cách đặc thù Nga này là do bởi vị trí địa lý khí hậu thổ nhưỡng sinh ra (tìm đọc "Đi tìm tính cách dân tộc Nga"-Bùi Mỹ Hạnh). Tính duy lý thì hơi thiếu-mà lẽ ra là giống dân châu Âu họ phải có. Vì vậy nước Nga đến tận bây giờ mới ra nông nỗi này, vẫn cam chịu phải đứng vào phần rìa châu Âu với tính chất làng xã ngoại vi, nơi chuyển tiếp giữa kiểu nửa Âu nửa Á. Đến đây em chợt liên tưởng một tí, tất cả những vùng đất có tính chất chuyển tiếp giữa các nên văn hóa khác hẳn nhau, ví dụ như Trung Đông coi như nơi chuyển tiếp giữa Á, Phi và Âu, hay Nam Á là nơi chuyển giữa Á và Âu thì cũng đều là mang tính chất giao thoa văn hóa, nửa nọ nửa kia và không ổn định. Sự phân vân văn hóa không chắc mình thuộc về bên nào giữa các nền văn minh lớn vì trời buộc phải đứng trong vùng giao thoa, làm cho tính cách của các dân tộc này có những nét pha trộn đặc biệt. Thà là Âu hẳn thì tính nết thoáng mát hoành tráng cởi mở duy lý rành mạch rõ ràng, Á hẳn thì khép kín quây quần trong bụi tre, Phi hẳn thì nhảy nhót mông muội hân hoan cả ngày.

Báo cáo, còn Tin hói thì quả thực hiện nay trong mối quan hệ với Phương Tây trông giống như một gã yếu thế lép vế, ở chiếu dưới nên gỡ lại bằng cách lầm lì hung hăng, hơi tí là đòi giở võ ra, lên TV hay tiếp đón ai cả ngày không thấy cười, mặt lạnh lùng bí hiểm nhếch mép cười nhạt, mắt thì gian, trông như tên skinhead. Người ở thế thấp, hèn yếu thì hay thủ thế, người ở thế cao thì tự tin niềm nở xã giao nhún nhường, đâu phải cứ gồng mình lên cả ngày là hay ho gì? Mà thuộc chiếu dưới hay chiếu trên tất cả cũng do năng lực hành xử của mình mà ra, ai bắt ép mình phải ở chiếu dưới khi mình cố gắng thay đổi hoàn cảnh? Đất thì rộng mênh mông, nhân tài không thiếu, cũng thuộc vào hàng dân tộc có nhiều đóng góp cho nhân loại từ xưa nay, vậy cớ sao đến nay lại phải xếp ngang hàng cùng bọn nhược tiểu để rồi cả ngày lo gồng mình thủ thế mặt mũi gườm gườm trông như thằng skinhead? Quả thực ở ta bọn cuồng Nga sao vẫn còn quá nhiều.

Báo cáo, nhưng dù sao thì chính cái vị trí địa lý Á-Âu ấy của Nga ngố mà đã làm mọc lên những cây bạch dương xinh đẹp mà có lẽ không nơi nào thấy có ngoài mảnh đất Nga, cùng những chiều thu vàng đẹp vãi cả hồn, cùng những gã Ivan ngốc nghếch cả ngày suy tư dằn vặt uống rượu say mèm bên bếp lò chả chịu động não làm gì thay đổi số phận, do vậy đã sinh ra những thiên tài văn thơ âm nhạc tuyệt tác, làm em cũng thấy yêu mến quan tâm đến nước Nga. Em các bác cho rằng, dân tộc Nga là một dân tộc hơi lười biếng và thích yên bình kệ mẹ tao sống theo kiểu của tao, chỉ khi lâm vào thế bí thì mới vùng dậy thay đổi số phận, cũng sinh ra các vĩ nhân phát minh này nọ chả kém gì châu Âu. Họ không phải là một dân tộc đi chinh phục, mà chỉ đến khi phát khùng họ mới vùng dậy, xong rồi lại đâu vào đấy.

kimvanchinh
12-11-2015, 20:38
Chuyến đi cuối của tôi đến St Petersburg cũng đã 1 năm rưỡi rồi, tôi post tiếp mấy tấm hình chụp ngoài phố xá St Petersburg và một số bức trang trong Ermitage

Tượng đài người anh hùng, vị hoàng đế của các hoàng đế Piot I

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04726_zpsnkz2uq58.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04726_zpsnkz2uq58.jpg.html)

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04728_zpssvonu5mu.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04728_zpssvonu5mu.jpg.html)

Nhánh sông Neva với cây cầu Dvorsopckyi

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04732_zpstko49khs.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04732_zpstko49khs.jpg.html)

Nhà vệ sinh công cộng tạm thời

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04794_zpsswnzokoz.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04794_zpsswnzokoz.jpg.html)

kimvanchinh
12-11-2015, 20:50
Một ngôi nhà đặc trưng Nga thời xo viết với cửa hàng Gastranom ở tầng trệt. Nay tầng 1 hầu như đang để hoang

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04983_zpsci5mnjjm.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04983_zpsci5mnjjm.jpg.html)

Cửa hàng Produktu tư nhân quy mô nhỏ và TB mọc lên như nấm, tuy nhiên thiết bị và mặt tiền thì ôi rồi. Bạn hãy xem cái hộp điện bên trái và ống thoát nước bên phải...

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04984_zpsdnz7v3ey.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04984_zpsdnz7v3ey.jpg.html)

Một khu vườn trẻ mới được sửa sang

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04990_zpspgmootq3.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04990_zpspgmootq3.jpg.html)

Nhà thờ đang được phục chế

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC05005_zpswmnvl3tc.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC05005_zpswmnvl3tc.jpg.html)

kimvanchinh
12-11-2015, 20:55
Kênh và cầu ở St Petersburg

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC05145_zpsntx6fzfx.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC05145_zpsntx6fzfx.jpg.html)

Thanh niên nhàn tản công viên

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC06672_zpsldip4w8c.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC06672_zpsldip4w8c.jpg.html)

Dưới Metro

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC06710_zpscyk3kafa.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC06710_zpscyk3kafa.jpg.html)

Cách quảng cáo miễn phí của Nga. Có lẽ nó còn lịch sự chán so với cái món khoan cắt bê tông và lắp đặt internet của ta

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC06711_zpsqy2vqklo.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC06711_zpsqy2vqklo.jpg.html)

Cầu cất 2 giờ đêm

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC06781_zpsgxav1ps4.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC06781_zpsgxav1ps4.jpg.html)

ga Baltic đi các vùng Tây và Bắc

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC06795_zpstvf0gxae.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC06795_zpstvf0gxae.jpg.html)

kimvanchinh
13-11-2015, 18:34
Một bức tranh quý tộc Nga trong bảo tàng Ermitage

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC05307_zpscpkp7ake.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC05307_zpscpkp7ake.jpg.html)

kimvanchinh
02-12-2015, 14:28
các bạn bàn luận về nước Nga đương đại có quyền nêu nhận định nhưng khi phản ảnh những hiện thực đời sống Nga, cần có cách nhìn khách quan và trong mối so sánh với quá khứ của họ và so sánh với Việt Nam cho thêm sinh động.

Về giao thông của Nga, tôi vẫn chê họ không thể so sánh được với phương Tây nhưng cũng không đến nỗi xuống cấp nhiều so với quá khứ vinh quang của họ và chân thành mà nói, hơn đứt giao thông của nước mình.

Tàu xa và metro của họ thì tuyệt vời rồi.
Bus liên tỉnh của họ thì Việt nam mình còn gọi bằng cụ về mọi mặt

Về tàu địa phương elictrichka, nó vẫn là phương tiện đắc dụng, sạch sẽ và đẳng cấp mà không biết bao giờ đất nước ta mới có được.

Đây là hình ảnh tàu electichka tôi đi tuyến từ ga Baltic, St Petersburg đi hướng Petergof, chỵ rất đúng giờ, giá rẻ:

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC05922_zpsfvtmg7t4.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC05922_zpsfvtmg7t4.jpg.html)

Trên tàu, mặc dù toa và ghế cũ kỹ, cổ điển, thô kệch so với Phương tây nhưng rất sạch sẽ, tươm tất, tôi nghĩ nó có chất lượng tốt hơn loại tàu do TQ sắp viện trợ cho VN tuyến HN-Hà Đông:

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC05924_zps4k9wgmcc.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC05924_zps4k9wgmcc.jpg.html)

Còn xe bus, công nhận 1 số tuyến chạy ra ngoại thành vẫn còn xe bus loại cũ, thậm chí vẫn dùng vé dập như xưa nhưng nhiều tuyến đã có những xe bus thế hệ mới, không thua kém xe bus phương tây.

Xe bus tuyến về ga Rechnoi Bakzal Moscow tôi chụp năm 2012

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/IMG_6424_zpschg7rvyx.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/IMG_6424_zpschg7rvyx.jpg.html)

Taxi thì ở nhiều nơi có tình trạng lừa đảo nhưng tôi dám chắc với các bạn taxi Nga không dám lừa đảo người Nga mà chỉ lừa đảo người nước ngoài lớ ngớ, cái này chắc họ còn thua kém các bác tài sân bay Nội Bài ta. Năm 2014 tôi đến St Petersburg tôi đi 4 cuốc taxi, trong đó có 1 cuốc đi taxi do dân tự làm dịch vụ, 1 cuốc đi sau khi xem đêm trắng (2h30 sáng). Đối với tôi thì không hề có chuyện lừa đảo về phí vì tôi đã quá rành không chỉ tiếng nga mà còn cách ăn nói với giới lái xe taxi để họ không thể có ý định lừa mình. Tuy nhiên, cả về thái độ, đạo đức, tính cách của dân lái taxi Nga, kể cả những tài công tự làm dịch vụ bằng xe riêng, tôi bảo đảm họ tốt hơn và đàng hoàng bằng vạn lần đội ngũ lái xe Việt nam mình nói chung. Ở những thành phố nhộn nhạo về quyền lực và trật tự như Moscow, St Petersburg, Roma, Hà Nội, Sài Gòn... việc đi taxi đòi hỏi người đi phải có chút kỹ năng nếu không muốn bị chặt chém, đặc biệt là ở nhà ga, bến tàu... Nếu bạn là người tỏ ra giàu có, lại lớ ngớ con nai vàng... thì bị chặt chém là điều dễ hiểu không phải chỉ ở tp Nga mà còn ở Rome nó chặt cho 3km không phải là 2000 rúp (35$) mà là 100eu ngay lập tức, hoặc ở ngay Sài Gòn, Hà Nội, bọn họ chặt tiền triệu như chơi...

Lái xe taxi Nga thường rất yêu nghề, lái xe đẳng cấp, họ tự hào là tầng lớp nhạy bén nhất với kinh tế thị trường. Nếu họ biết bạn là người nước ngoài, có thu nhập nước ngoài (đối với nhiều người nga họ coi nước ngoài là ở đâu cũng giàu có và thu nhập cao hơn họ), họ có xu hướng lấy biểu giá taxi châu Âu cho bạn ngay chứ không theo biểu phí rẻ bèo do đồng Roup mất giá...

Tôi vẫn yêu lái xe taxi Nga hơn lái xe taxi Việt ở khả năng chuyên nghiệp cao của họ, ở tình yêu nghề của họ, ở sự láu cá "hiền lành" của họ. Các bạn mới đến Nga có bị lấy cao giá chút đừng nên mặc cảm và ác ý với họ và người Nga nói chung. Bạn TungNguyen thử hình dung, các bạn mất 1000roup tương đương 15$ cho 3 hoặc 4 người đi quãng đường 3km cũng chỉ như học phí nhỏ cho các bạn lớ ngớ chưa tìm hiểu kỹ hệ thống taxi Nga.

Các bạn phải biết hệ thống taxi Nga hiện nay có nhiều loại, có loại ta có thể tin hoàn toàn vào meter, có loại ta muốn đi phải mặc cả điểm đến và giá tiền, có loại nói chung là không nên đi. Điều này giống hệt taxi ở Vn mình thôi. Nếu bạn là việt kiều suốt đời sống ở Mỹ hay Tây ÂU bạn sẽ bị sốc nặng khi đi taxi Nga và bạn có quyền lên án họ. Đằng này bạn là người Việt Nam sống ở Việt Nam lâu rồi, bạn không có quyền khắt khe quá khi đụng chạm đến quan hệ dịch vụ với họ...

Ở Nga, bạn có thể gặp cảnh mặc cả, săn khách ở sân bay và những cảnh kiếm tiền của cánh lái xe như ở bât cứ một nước đang phát triển hoặc hậu cộng sản khác... nhưng sự tử tế của họ, sự đàng hoàng của họ nói chung vẫn còn nằm trong ranh rới pháp luật và đạo đức chưa xuống cấp quá đáng. Còn ở Việt Nam ta đã lập kỷ lục khi lái xe taxi còn dám lừa cả 2 ông cảnh sát interpol singapore khi đến họp ở Hà Nội thì tôi nghĩ hết thuốc chữa.

kimvanchinh
02-12-2015, 14:32
Quảng trường Cách mạng tháng 10 với tượng Lenin

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC06683_1_zpsmmsr4ter.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC06683_1_zpsmmsr4ter.jpg.html)

kimvanchinh
14-04-2016, 11:18
Tập post ảnh qua flickr:

https://farm2.staticflickr.com/1678/26419443595_aa3089e66f_z.jpg (https://www.flickr.com/photos/kimvanchinh/26419443595/)

https://flic.kr/p/Fkij6n

https://www.flickr.com/gp/kimvanchinh/56897k

https://farm2.staticflickr.com/1541/26419078715_2421a1ccf2_z.jpg (https://www.flickr.com/photos/kimvanchinh/26419078715/)

kimvanchinh
14-04-2016, 11:35
Hóa ra up ảnh từ Flickr phải lấy đường link từ kho ảnh từ trang Flickr.argote.mx mới ra ảnh xem trực tiếp chứ không chỉ có đường dẫn...

adamantan
18-04-2016, 18:10
Tàu xa và metro của họ thì tuyệt vời rồi.
Bus liên tỉnh của họ thì Việt nam mình còn gọi bằng cụ về mọi mặt


Bác chưa đi tỉnh xa thôi. Bus vẫn nhồi như cá mòi và chạy chậm như con rùa ạ :))

doun
26-04-2016, 13:51
Con Zin này phục vụ công cộng
https://i1273.photobucket.com/albums/y405/kimvanchinh/Kiev%20-%20Ucraina/IMG_7789_zpsb813a218.jpg

Kính cụ! Con này nhà cháu nghỉ nó là GAZ53. Tuổi thơ nhà cháu gắn liền với Zil 130, 131, 57; GAZ 51, 53, 69, 66; Oát hồng thập tự, oát tải; Hồng Hà, Giải Phóng... với những ước ao được sở hữu những em này.

Nhà cháu cám ơn cụ đã kỳ công biên bài để nhà cháu đọc.:L

kimvanchinh
07-07-2016, 00:31
Hè này transit ở Sheremetievo suốt một đêm. Hình ảnh khu Khimki nhìn từ máy bay

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC06850_zpsngg37m9x.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC06850_zpsngg37m9x.jpg.html)

SanHoBien
31-08-2016, 15:36
Bác kimvanchinh àh!!! :), ko ngờ e lại gặp bác ở đây, vì khoảng cuối tháng 10 e đi phượt Nga bác àh. E đi chì có 1 tuần thôi, đi Matcova và Saintpertecpua. E vẫn chưa đủ tiền để đi, bạn e cho đi thôi :). Để e đọc kỹ bài của bác đã nhé!

kimvanchinh
31-08-2016, 17:02
Chào san ho. Rất mừng anh có kế hoạch đi thăm Nga. Đang có topic của danngoc rất nhiều tư liệu cho một kiến trúc sư về Nga. Tôi viết nặng về bình luận nhân tình thế thái. Hoặc bạn đọc bài của xuanhoa.ru và bumxiu thích hợp cho người muốn tìm hiểu về các dịch vụ và cách đi lại 2 thành phố này. Làm kiến trúc cũng cần nên đến Nga, một kho tàng giá trị về kiến trúc và hội họa cũng như thiên nhiên tuyệt mỹ. Cuối tháng 10 nên gắng đi sớm vào trung tuần kẻo muộn quá hết cả mùa thu vàng ở 2 thành phố này, rét đông về rất buồn và kém đẹp.

Nhân đây tôi post luôn mấy ảnh tôi chụp hôm 19-8-2016 quá cảnh ở Moscow:

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC08517_zps6svkidg6.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC08517_zps6svkidg6.jpg.html)

Matusca bán rất đắt

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC08472_zps4gbyqjwx.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC08472_zps4gbyqjwx.jpg.html)

Quán ăn Uzbek trong sân bay


https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC08504_zpsyryfxata.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC08504_zpsyryfxata.jpg.html)

Deen
31-08-2016, 22:35
Bác ơi quá cảnh ở sân bay Nga thì ko cần visa phải ko ạ ? Còn quá cảnh anh Ukraina thì cháu tìm thông tin trên mạng mà chả thấy mấy :help

kimvanchinh
01-09-2016, 04:53
Sân bay nga cho phép quá cảnh dưới 5 tiếng o visa. Thực tế nếu chậm máy bay phải quá cảnh qua đêm các hãng máy bay phải thuê ks ngay cạnh sân bay cho khách ngủ dưới sự giám sát của biên phòng. Tôi đi seremechievo hiện nay gần như là sb độc quyền của hãng aeroflot để họ sắp xếp quá cảnh nối chuyến các tuyến đông tây.

kimvanchinh
24-03-2017, 20:17
Đọc lại topic này, tôi post thêm mấy hình ảnh về cung điện Ecaterina chụp mùa hè, mong hè này có nhiều người Việt đi du lịch Nga. Chính tôi cũng đang phải tư vấn thủ tục cho đoàn cựu sinh viên nay đã về hưu sang thăm lại trường cũ.

Cung Ecaterina đẹp nhất trong các cung điện của các đời Nga hoàng, màu xanh trắng đặc trưng.

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/Nga%202014%20-%20Lien%20xo/DSC06412_zpsylvx4gcc.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/Nga%202014%20-%20Lien%20xo/DSC06412_zpsylvx4gcc.jpg.html)

kimvanchinh
24-03-2017, 20:21
Mùa hè luôn tấp nập khách tham quan

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/Nga%202014%20-%20Lien%20xo/DSC06396_zpsfbnyqnzu.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/Nga%202014%20-%20Lien%20xo/DSC06396_zpsfbnyqnzu.jpg.html)

kimvanchinh
24-03-2017, 20:29
Hồ nước và khuôn viên

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/Nga%202014%20-%20Lien%20xo/DSC06586_zpseg4ane1l.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/Nga%202014%20-%20Lien%20xo/DSC06586_zpseg4ane1l.jpg.html)

kimvanchinh
26-03-2017, 19:04
Năm nay có giải Liên đoàn, sang năm có giải worldcup ở Nga. Ai đi Nga kết hợp xem đá bóng được miễn luôn visa trong suốt thời gian giải đấu đấy. Như vậy lượng khách VN chắc sẽ tăng mạnh vì chỉ cần mua 1 vé, làm cái thẻ cổ động viên là vào Nga OK.

http://tass.ru/sport/3846693

vulq71
27-04-2017, 14:34
Năm nay có giải Liên đoàn, sang năm có giải worldcup ở Nga. Ai đi Nga kết hợp xem đá bóng được miễn luôn visa trong suốt thời gian giải đấu đấy. Như vậy lượng khách VN chắc sẽ tăng mạnh vì chỉ cần mua 1 vé, làm cái thẻ cổ động viên là vào Nga OK.

http://tass.ru/sport/3846693
Em cũng đang quan tâm vụ Wc đấy bác kimvanchinh ạ, làm thế nào để mua được vé đây? Hình như phải chờ bốc thăm chia bảng rồi mới mua được vé hay sao ấy ạ? Nếu có thông tin gì về món đấy bác chia xẻ giùm nhé, cám ơn bác ạ.

kimvanchinh
27-04-2017, 18:19
Thông tin về vé và visa năm nay đây: cup liên đoàn: (bản dịch google)

1
Về việc mua vé cho Confederations Cup
mua vé cho các trận đấu của các giải đấu là duy nhất trên trang web chính thức fifa.com/bilet
Giai đoạn chính của việc bán vé bắt đầu từ ngày 1 tháng Mười Hai. Ông sẽ kết thúc ngày 19 Tháng Một 2017. Vé sẽ được phân phối trong số những người đã rời khỏi ứng dụng, bằng cách rút thăm ngẫu nhiên.
ứng dụng thành công sẽ được phân phối không phụ thuộc vào thời điểm nộp hồ sơ (nộp trước sẽ không có lợi thế hơn về sau).
Từ 1 Tháng Ba - 5 tháng 4, năm 2017 sẽ được thực hiện vé còn lại sau khi bán bởi rất nhiều. Họ sẽ có mặt "trong một hàng đợi".
Vé mua trước 05 tháng 4 sẽ được giao miễn phí qua đường bưu điện.
19 Tháng Tư tại cổng thông tin bán hàng fifa.com/bilet sẽ sân khấu "vào phút cuối" (chạy cho đến ngày 2 tháng 7, khi trận chung kết Confederations Cup sẽ được tổ chức).
Ngoài ra, vé sẽ được bán tại các trung tâm bán vé thuộc thẩm quyền của FIFA tại St Petersburg, Moscow, Kazan và Sochi.
2
Về việc bổ nhiệm của một fan hâm mộ hộ chiếu
Fan ID là cần thiết cho tất cả các fan hâm mộ khi quý khách đến thăm Confederations Cup phù hợp, bao gồm cả cho trẻ em.
Làm hộ chiếu quạt có thể chỉ sau khi mua vé tại các trận đấu Confederations Cup.
Một người cần một fan hâm mộ hộ chiếu, bất kể có bao nhiêu trận đấu ông sẽ đến thăm và có bao nhiêu ứng dụng cho vé ông.
Cho người hâm mộ nước ngoài Fan ID sẽ thay thế cho visa khi đến thăm Nga.
Fans hộ chiếu đến các trận đấu Confederations Cup chỉ có giá trị trong suốt giải đấu (17 Tháng Sáu - 2 Tháng 7, 2017). Fan ID cho các trò chơi World Cup sẽ có hiệu lực trong thời gian World Cup 2018 (14 Tháng Sáu - 15 Tháng Bảy, 2018).
3
Về đăng ký và có được một fan hâm mộ hộ chiếu
Làm hộ chiếu quạt được thực hiện trên trang web fan-id.ru sau khi mua một vé cho trận đấu.
Để đăng ký cho trang web fan-id.ru bạn cần phải nhập thông tin cá nhân của bạn, upload ảnh của bạn, và chọn một phương pháp thu thập một fan hâm mộ hộ chiếu.
Là một fan hâm mộ có thể yêu cầu và nhận Fan ID tại các thành phố của Confederations Cup (St. Petersburg, Moscow, Kazan, Sochi).
Bắt Fan ID có thể là trung tâm của vấn đề (trong người) và qua đường bưu điện.
Trong trường hợp của một ứng dụng cho trang web, quá trình lấy một fan hộ chiếu sẽ được giảm đến một vài phút.
bạn cần phải nộp các tài liệu gốc để có được một bản sắc quạt hộ chiếu (giấy khai sinh cho trẻ em dưới 14 tuổi), các dữ liệu trong số đó được liệt kê trong đơn và số của nó (không bắt buộc).
4
Về vấn đề hộ chiếu fan trung tâm
Địa chỉ và lịch trình phát hành các trung tâm hộ chiếu fan có sẵn trong fan-id.ru cổng thông tin
Mở các trung tâm phát hành hộ chiếu người hâm mộ trong thành phố, mà sẽ không được tổ chức các trận đấu Confederations Cup được lên kế hoạch.
Thông tin chi tiết về làm thế nào để có được một fan hộ chiếu tại World Cup 2018 sẽ được trình bày sau Confederations Cup.
Trong trường hợp mất Fan ID, bạn có thể khôi phục lại nó tại mỗi sân vận động lưu trữ các trận đấu của các giải đấu, cũng như tại các điểm của quạt vấn đề.
5
Trên vận chuyển miễn phí trong suốt giải đấu trong kinh nghiệm của Nga và quốc tế
Nga sẽ cung cấp cho người hâm mộ loạt tối đa các quyền trong lịch sử của giải đấu bóng đá lớn. Trong hâm mộ bóng đá Confederations Cup và World Cup, tình nguyện viên và những người có trong danh sách của FIFA sẽ có thể để làm cho sử dụng miễn phí giao thông đô thị và ngoại thành (trừ xe taxi), xe lửa điện trên đường bay của các cuộc thi thể thao, cũng như tàu điện ngầm.
Bên cạnh đó, khả năng của một đường chuyền miễn phí trên fan đường số trong giải vô địch thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế
Trong giải vô địch châu Âu năm 2008 tại Áo và Thụy Sĩ đã hành động cái gọi là "kết hợp vé". Vé trận đấu phép người hâm mộ để chơi trong một ngày trước và sau khi sử dụng dịch vụ giao thông công cộng.
Để chuẩn bị cho FIFA Confederations Cup 2009 và World Cup 2010 Nam Phi hạ tầng giao thông được nâng cấp, nhưng không cung cấp một đặc quyền cho chủ sở hữu vé cho việc sử dụng nó.
Năm 2012, tại giải vô địch châu Âu, diễn Ba Lan và Ukraine, cũng như một hệ thống "vé kết hợp". Vé cho các trận đấu cho du khách quyền sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng vào ngày của trò chơi, và 0:00-00:00 ngày hôm sau.
Trong năm 2013 và 2014, Brazil đã tổ chức Confederations Cup và World Cup. Ban tổ chức giải đấu đã không được cung cấp những người nắm giữ vé cho các trận đấu của bất kỳ đặc quyền.
Một chương trình tương tự hoạt động và ban tổ chức của giải vô địch châu Âu năm 2016, diễn ra tại Pháp.

S1VUNGTAU
08-11-2017, 15:02
Cảm ơn bác nhiều về những chia sẻ có ích, cháu rất tiếc chỉ được đọc chay vì đến 99% hình ảnh bác up ở photobucket đều ko xem đc nữa...
Mong bác vẫn tiếp tục chia sẻ nếu có thông tin mới nào...
Chúc bác nhiều sức khỏe.

cuctot
11-11-2017, 15:49
Xin phép bác chủ thread Kimvanchinh được cập nhật thêm thông tin về Kyiv và Odessa vì em vừa đi công tác vài hôm bên đó về.

Do có giấy mời của ĐSQ Vietnam tại Ukraine nên việc xin visa của đoàn em tuơng đối đơn giản. Mất khoảng 4,5 hôm với các giấy tờ cần thiết và QĐ đi công tác là bọn em được ĐSQ Ukraine tại Hà Nội cấp visa không cần phải lên ĐSQ trình diện. Tuy nhiên phía Ukraine cấp visa khá chặt ngày nên bọn em chỉ có vẻn vẹn 3,5 ngày trên đất bạn.

https://image.ibb.co/bFAPfw/20171006_164110_ibb.jpg

Sau gần 1 ngày bay có transit đoàn chúng em cũng hạ cánh xuống sân bay quốc tế Boryspil ở Kiev. Sân bay và chỗ làm thủ tục nhập cảnh khá vắng vẻ do có mỗi chuyến của bọn em hạ cánh. Mọi người làm thủ tục rất nhanh nhưng đội của em bị giữ lại và là những hành khách cuối cùng còn lảng vảng ở khu vực an ninh. Mấy anh làm thủ tục alo cho 1 đồng chí cầm hộ chiếu của bọn em ra 1 phòng ở khu vực gần đó và bảo bọn em chờ bên ngoài. Đồng chí đó vào phòng hội thảo và check chiếc gì đó, khoảng 10 phút sau ra đưa chúng em hộ chiếu và bảo bọn em ra quầy thủ tục check out để ra ngoài. Nói chung là thủ tục cũng khá nhanh và đơn giản, tuy nhiên cầm hộ chiếu Việt Nam vẫn có lợn cợn, lăn tăn, vướng mắc gì đó mặc dù là rất nhỏ :(.

Lại có chuyện tại khu vực lấy đồ. Đoàn em 3 người thì 2 người lấy được hành lý, còn của em thì chẳng thấy đâu cả :(. Ra quầy Lost & Found trình bày thì được 1 em Ukraine tiếng Anh lơ lớ kiểm tra 1 lúc thì báo là không thấy hành lý của mày trên chuyến bay transit. Mày điền form này, cho địa chỉ khách sạn và số điện thoại, nếu chúng tao nhận được thì bọn tao sẽ chuyển đến. Không có thì mày phải liên hệ với hãng hàng không Lufthansa mà giải quyết theo địa chỉ email và số điện thoại trên form. Đành phải về khách sạn và không có hành lý thôi biết làm thế nào.

Ra khỏi khu vực sân bay bọn em tiến tới ngay quầy taxi để hỏi xe đi về. Do cũng check qua trên internet về giá taxi về trung tâm hết khoảng 450 Hrivna (UAH) nên khi nhân viên hãng taxi hỏi địa chỉ và check giá là 490 UAH (khoảng 400k VND) là bọn em đồng ý luôn. Đoạn đường cao tốc từ sân bay về trung tâm tuy cũ kỹ nhưng khá là ổn. Mất khoảng 45 phút bọn em đã có mặt ở khách sạn. Cảnh vật trên đường gọi nhớ một vài nét về nước Liên Xô mà lũ học sinh chúng VN đã được học trong sách giáo khoa. Nhưng nhìn chung là cũ kỹ và có vẻ nghèo nghèo của thời bao cấp gì đó.

https://image.ibb.co/du3hYG/20171010_140700_ibb.jpg

https://image.ibb.co/eg7n0w/20171010_140710_ibb.jpg

https://image.ibb.co/c9N9DG/20171010_140719_ibb.jpg

https://image.ibb.co/eMKpDG/20171010_141742_ibb.jpg

https://image.ibb.co/gnyhYG/20171010_141106_ibb.jpg

https://image.ibb.co/fuiGtG/20171010_142450_ibb.jpg