PDA

View Full Version : Bệnh của dân du lịch?



northwind
01-06-2010, 16:51
Ngoài những bệnh thông thường của dân du lịch như thiếu tiền, thiếu thời gian và thèm đi du lịch ra còn có những căn bệnh rất kỳ lạ khác nữa. Dưới đây là một số bệnh mà dân du lịch có thể mắc phải. Hy vọng chưa có phượt tử nào mắc phải (hi, có thể là do dân phượt miễn nhiễm hoặc căn bệnh chỉ dành cho những người có nhiều tiền). Đây là một số thông tin tôi copy trên mạng để các bạn tham khảo (nguồn suckhoedoisong.vn):
Những hội chứng kỳ lạ của khách du lịch
Trong những công trình nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: có khá nhiều du khách bỗng nhiên trở nên "có vấn đề về mặt tâm thần" trong hoặc sau các chuyến du lịch thưởng ngoạn tại những vùng đất mới. Đó là những biểu hiện bệnh lý tâm thần như hoảng loạn, điên cuồng, ảo tưởng, trầm cảm... Giới nghiên cứu gọi chung là "hội chứng khách du lịch".

Ngày nay, du lịch là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi chúng ta. Thế nhưng, điều mà mỗi người cần biết là việc đi du lịch không phải lúc nào cũng thoải mái và an toàn, dù đó là Venise, Rio de Janeiro hay Delhi... Bạn cần phải nắm vững thông tin về những thắng cảnh hay di tích nổi tiếng trước khi đặt chân đến đó. Nếu không, bạn có thể trở thành nạn nhân của những trạng thái tâm thần bất ổn một cách kỳ lạ và nơi bạn phải đến không chỉ là các viện bảo tàng hay kỳ quan của thế giới mà còn là... phòng cấp cứu của các bệnh viện. Trong một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học tại trường Đại học Sorbone- Pháp, mỗi năm, ở các điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới, có tới hàng trăm người mắc phải hội chứng khách du lịch. Có thể kể đến như:
Florence hấp dẫn du khách bởi sự phong phú về nghệ thuật.

Hội chứng Paris

Đối tượng mắc nhiều nhất là các du khách Nhật Bản. Đối với thành phần cư dân châu Á thành đạt này, dù họ đã đến Pháp hay chưa thì thành phố Paris - biểu tượng của nền văn hóa Tây phương - vẫn gieo vào lòng họ những ấn tượng mạnh mẽ. Qua sách báo, phim ảnh, họ hình dung được đô thị này với những tính cách tinh tế, lịch thiệp, thời trang... một nơi có khả năng làm ngây ngất cả những người khó tính nhất. Chính cảm nghĩ này đôi khi lại là... tai họa. Theo TS. Hiroaki Ota, Tùy viên Tòa đại sứ Nhật Bản tại Paris, ảo tưởng đó có thể dẫn đến những rối loạn về cách ứng xử, do có một khoảng cách giữa Paris trong tưởng tượng và Paris trong thực tế. Đó là khoảng cách của xung đột về văn hóa, của ngôn ngữ, của những ký hiệu giao thông và cách ứng xử theo kiểu Latinh. Thời gian qua, đã có không ít du khách Nhật mắc phải hội chứng Paris và được đưa vào điều trị tại bệnh viện Sainte Anne, trong số đó có một phụ nữ luôn miệng kêu la, cho là mình đang bị quấy rối và suốt ngày tự soi mình trước màn ảnh truyền hình.

Hội chứng Florence

Chóng mặt, khó ở, ảo giác, lo âu, hành động càn quấy, cảm giác mất cá tính... là những triệu chứng mà du khách có thể mắc phải khi đến thăm Florence, một trung tâm du lịch của Italia.

Những rối loạn về tinh thần không phải do thay đổi môi trường, đám đông hay sự ô nhiễm mà do sự quá phong phú về mặt nghệ thuật và lịch sử của thành phố này. Đứng trước hàng hàng lớp lớp những tranh tường, những pho tượng,... nhiều du khách choáng váng và rồi rơi vào hội chứng Florence. Nhiều người đã mê muội, chìm đắm giữa những thông điệp nghệ thuật của các nghệ sĩ vĩ đại và rơi vào trạng thái hoang tưởng tột cùng, đến nỗi có một số người còn tự động... thoát y trước những tác phẩm nghệ thuật đó.

Điều đáng lưu ý là ngay cả những người hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và tinh thần khi đến đây cũng có thể rơi vào trạng thái đó mà không có cách nào tự chủ được!

Hầu hết các hội chứng du lịch đều thể hiện bằng những rối loạn tâm thần nặng nề khởi phát ngay tại chỗ hoặc sau vài tuần lễ. Nhiều du khách sau chuyến du lịch trở về an toàn được một thời gian mới bắt đầu có biểu hiện bệnh lý. Du khách đó có thể bị mất một phần cá tính, có những ý tưởng hoang đường, sống trong ảo giác và luôn có cảm giác mình đang bị quấy rối, hành hạ... Theo kinh nghiệm của các nhà trị liệu, du khách không cần phải chạy chữa triệt để hay nhọc lòng đi tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh. Chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian tại nhà là du khách sẽ trở lại với trạng thái tâm thần bình thường và ổn định như cũ.
Hội chứng Jerusalem

Từ hơn 20 năm qua, mỗi năm, hội chứng Jérusalem đã tìm đến với khoảng vài trăm du khách đặt chân đến Thánh địa này, Đến nỗi, vào năm 2008, người ta đã mở một hội nghị lấy tên là "Du lịch và bệnh học tâm thần" ngay tại thành phố này, với sự tham gia của nhiều nhà tâm thần học đến từ khắp nơi trên thế giới. Khác với hội chứng Stendhal, hội chứng Jérusalem khởi nguồn từ tính cách thiêng liêng, huyền thoại và thần bí của một thành phố đầy ắp những biểu tượng tôn giáo. Chính bởi tính cách đó mà Jérusalem lôi cuốn nhiều du khách đã mang sẵn trong người sự mềm yếu và mộ đạo. Khi đến nơi, họ dễ dàng bị kích động bởi những niềm tin tôn giáo. Không ít người tự nhận mình là một nhân vật nào đó trong... kinh Thánh. Ấn tượng nhất là trường hợp một du khách Mỹ tưởng mình là dũng sĩ Samson, nhất định đòi đổi chỗ những tảng đá xây nên "Bức tường than vãn" nổi tiếng. Ở bệnh viện tâm thần Kfar Shaiil, các bác sĩ còn gặp rất nhiều bệnh nhân - du khách tự nhận mình là Chúa Jésus, Đức mẹ Đồng trinh hay vua David... Nhiều người không có tiền sử về bệnh tâm thần nhưng khi đến Jérusalem cũng nhanh chóng bị tràn ngập bởi lo âu, ảo giác, hoang tưởng, tâm lý rối loạn

Hội chứng Ấn Độ

Đối với các du khách từ khắp nơi trên thế giới, đất nước Ấn Độ có đủ uy lực làm cho họ ngây ngất bởi sự to rộng của nó, bởi lịch sử phát triển hàng ngàn năm, bởi những bậc vương công uy nghi, những con vật linh thiêng trong các đền thờ... Theo TS. Airault, nguyên là bác sĩ tâm thần của Tòa lãnh sự Pháp tại Bombay: Ấn Độ kích thích trí tưởng tượng bằng những cảm xúc thẩm mỹ mãnh liệt, có thể làm cho du khách cảm thấy chông chênh trong một nỗi lo sợ toàn vẹn nhất".

Chitto
01-06-2010, 17:25
Bài copy thì đề nghị ghi rõ nguồn !

danngoc
02-06-2010, 04:44
Em kể thêm hội chứng Sài Gòn nữa: có hôm đang chạy xe trên Lê Lợi, thấy trước mặt một chú Tây cũng phóng xe máy, biển số thì rõ là của Phạm Ngũ Lão. Hắn ta không chạy bình thường mà ngửa người nằm ngược ra sau, lái xe bằng 2 chân (lúc này chưa bắt đội nón BH). Thiên hạ đi ngang qua cũng bình thường, chả ai để ý. Hắn ta thì khoái chí lắm. Cái vụ Tây tới SG mà hứng chí lên thì nhiều lắm, tổng kết được cả cuốn sách ý chứ.

deny
02-06-2010, 12:32
Em kể thêm hội chứng Sài Gòn nữa:
..Thiên hạ đi ngang qua cũng bình thường, chả ai để ý. .

Đây có phải là HỘI CHỨNG SÀI GÒN?

Tuanbeo4488
02-06-2010, 13:16
Hội chứng ko được đi nhiều cuae em đây các bác , nó phát tác mỗi lần xem lại ảnh cũ " máu dồn lên tận não , mặt đỏ gay , đầu óc quay quay , chỉ muốn xuống nhà , xách xe đi đâu đó luôn , kể cả giữa đêm " >.<

Buonho
16-06-2010, 12:32
Mình chỉ thấy bệnh của dân du lịch phổ biến và lây lan nhanh nhất là bệnh "đi, đi nữa, đi mãi"
Đã đi một lần lại lập tức muốn đi lần 2, lần 3...lần n đến khi mỏi chân chùn bước, nghỉ mệt.... và đi tiếp ^^
Đi đây đi đó thì mở mang đầu óc, vốn sống xã hội phong phú, tính tự lập cao, nhưng đôi khi mắc phải bệnh "sợ ở nhà" - - "về nhà làm gì khi đam mê dày xéo cõi lòng "

CrazyPharm
21-06-2010, 01:44
hội chứng của dân ham xê dịch là ngồi một chỗ lâu ngày bất đắc dĩ sẽ bị ảo..
....đường và đèo...ôm và cua...qua rừng và qua rúi...và đủ thứ khác trên đường phượt...
thú thực là em sợ ở nhà quá lâu, sợ cái văn phòng qua nhàm chán, sợ thứ khói bụi chật chội...lâu lâu mà ko đi đâu là thấy mình ngu và ù lì đi, đôi phần cái sở thích chém gió, chém bão nó cũng sứt mẻ, tình yêu thì nhấp nhổm, nhấp nhô....
thôi thì....long thể bất an...

sbn
04-07-2010, 16:28
Đi chơi trong khoảng cách 100km đổ lại, đi trong ngày, về đến thành phố ---> Mừng: đã về đến nhà
Đi chơi trong khoảng cách từ 250-300km trở lên, đi vài ngày, còn cách thành phố 100km ---> Oải, nản: lai quay về cái máng lợn cũ

dangkhoaquan
04-07-2010, 21:14
Em thì có hội chứng sắm đồ : giống như mấy chị em nghiện mua sắm, còn em thì nghiện sắm đồ đi chơi. Cứ đi đến chỗ nào thấy bán đồ du lịch là mắt cứ sáng lên, lục tìm thấy bạn mà có cái tools nào hay hay thì cũng ráng sắm thêm 1 cái . Các website bán đồ thì mình sục xạo liên tục, có khi cả tuần chả tiêu bao nhiêu tiền nhưng đi ngang cửa hàng bán giày, tools là thế nào cũng săm xoi và cũng phải vác 1 cái gì đó về.

thuc
06-07-2010, 11:33
Em thì không biết bị hội chứng gì, cứ ở nhà thì ủ rũ, lừ đừ. Bước chân ra đường là thấy tỉnh táo ngay. Ngồi trên con xe lượn lòng vòng thì tâm hồn phơi phới và nghĩ ra rất nhiều việc cần làm. Những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ thì có triệu chứng sáng dậy sớm tắm rửa sạch sẽ xong là đóng bộ vào ngay mặc dù chưa có kế hoạch đi đâu hết. Có lần thằng em hỏi "Đi đâu sớm thế?", trả lời "Chưa biết!", lại hỏi "Sao thay đồ ?", trả lời "Thế nào chả đi đâu đó".

Em nghe nói dân du lịch còn có hội chứng "Bội thực cảm giác" nữa, đại khái là khi phượt một chuyến dài ngày, do tiếp xúc nhiều cảnh đẹp liên tục, dễ dẫn đến vô cảm (nhàm), từ đó sinh tâm lý chán nản, mệt mỏi và ko còn hứng thú nên chỉ muốn quay về. Không biết có thật ko ? nếu có thì phòng tránh thế nào ? Có bác nào có kinh nghiệm chỉ giúp với.

Cảm ơn

dangkhoaquan
06-07-2010, 12:21
Dear bạn thuc!
Đó đúng là cảm giác mình đã từng trải qua, nó giống như ăn một món cho dù là ngon nhưng ăn mãi cũng phải ngán thôi. Với mình mọi chuyến đi nên xuất phát từ cảm xúc và nên tận hưởng chuyến đi đó đừng nên đi theo phản xạ là cuối tuần phải vác balô lên đường. Chuyến đi chỉ là một phần của cuộc sống và có những lúc làm việc thật vất vả bận rộn thì mới thấy có đượcchuyến đi mới thật ý nghĩa . Đôi khi đi lang thang 4-5 ngày mình lại thấy thèm bát cơm của mẹ và ở với mẹ vài ngày lại thấy thèm nghe tiếng rừng, tiếng biển. Chợt nhớ bài hát " trở về" xin tặng bạn nhé:
Để hôm qua sau lưng
Cất bước quay trở về
Để bửa tối ấm áp bên mẹ hiền
Để đêm đông lùi xa
Khi bước chân bên hiên nhà

Đường xa không sao ngăn
Những bước chân trở về
Để sống phút ấm áp bên bạn bè
Và bên ly trà thơm
Bên ánh lửa hồng thắp lên

Từ bao năm lênh đênh
Những dấu vết bụi đường
Tuổi thơ đã vụt trôi thủa ngày nào
Trời gian xa thật xa
Vốn sống ta mang về nhà

Gặp nhau trong thân thương
Thân thương những lời chào
Cùng chia nhau niềm vui phút gặp lại
Và bên ly trà thơm
Bên ánh lửa hồng đắm say
http://music.yeucahat.com/song/Vietnamese/26506-Tro-Ve~Buc-Tuong.html
Chúc vui.

Pinkpup
09-08-2010, 16:20
Mình thấy chuyện "bội thực" phượt là có thật. Có đứa bạn mình đi đâu quá 1 tuần là nhớ nhà, ko thiết chơi gì nữa. Mình đi đâu quá 2 tuần thì cũng nhớ cảm giác ấm cúng của cái giường ở nhà, nhớ không khí gia đình, dù vẫn thấy vui và háo hức với những cái mới. Nhưng, mình biết có người đã phượt cả 2 năm, chẳng về nhà cũng chẳng thấy gì.

Nói chung, tùy bản thân mình thôi. Đi chơi là để vui, thích thì đi, ko thích thì về. Sao vui thì làm àh. ^^

Còn bệnh của dân du lịch áh: theo mình thì đó chắc là thèm đi.

trungcao
09-08-2010, 18:38
Em nghe nói dân du lịch còn có hội chứng "Bội thực cảm giác" nữa, đại khái là khi phượt một chuyến dài ngày, do tiếp xúc nhiều cảnh đẹp liên tục, dễ dẫn đến vô cảm (nhàm), từ đó sinh tâm lý chán nản, mệt mỏi và ko còn hứng thú nên chỉ muốn quay về. Không biết có thật ko ? nếu có thì phòng tránh thế nào ? Có bác nào có kinh nghiệm chỉ giúp với.

Cảm ơn

Dạ...em confirm ah...chính xác...vì chính em cũng đã bị như vậy. Lần đầu tiên phượt, xách con Wave chạy 1 vòng gần hết Tây Bắc và Đông Bắc...Từ HN-Thái Bình-ĐB-Sapa-....Cảnh thì đẹp thôi rồi Tổ Quốc ơi!!!... Chỉ muốn ở lại, đi loanh quanh, tận hưởng cảm giác có 1 ko 2 này...mà em ở lại thật nhá...và rồi thì...Thật sự là tới Ba Bể thì...chán... Ko thích đi nữa dù rằng thời gian còn, tiền bạc dư dả (há há!!!). Thế là quay xe về....Huế....chơi vài ngày...dzọt ra Đà Nẳng...Hội An... Về lại SG... Hic hic...
Cách phòng trị là đi đông chút cho dzui - bữa em đi...một mình ;) - Thứ nữa nên phân bổ cho hợp lý - đi chút chút thôi. Vì cái gì nhiều quá cũng ko tốt - ở đời vậy mà!!!!
Giờ thì ở SG đô hội, khói bụi ngập trời....hic hic...lại chán....Thế là lại đi!!!! Ko ngăn được. Quan trọng là mình thấy thích và cảm thấy refresh thật sự sau mỗi chuyến đi! Thật sự!!!!
"Phượt! Phượt nữa! Phượt mãi!!!"