PDA

View Full Version : "Rip current" dòng chảy xa bờ giết chết bạn khi đi tắm biển



sake
17-05-2010, 11:37
Tránh xa dòng nước xa bờ khi đi tắm biển

Dòng chảy xa bờ, Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).

(Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)
https://shop.baylenvietnam.com/cp/editor/assets/160510-tam-bien.jpg
Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.

Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển.
Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.

Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?

http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#
http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#

Dòng chảy xa bờ là được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.

http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#docid=8117434235126788273
http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#docid=8117434235126788273

Dòng chảy xa bờ rất nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.

Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.

Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.

Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.
https://shop.baylenvietnam.com/cp/editor/assets/160510-tam-bien21.jpg
https://shop.baylenvietnam.com/cp/editor/assets/160510-tam-bien3.jpg
Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm
https://shop.baylenvietnam.com/cp/editor/assets/160510-tam-bien4.jpg
Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?
Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:

· Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.

· Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn

· Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển

Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ

Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.

Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.
Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.

https://shop.baylenvietnam.com/cp/editor/assets/160510-tam-bien5.jpg
Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:

· Bình tĩnh. Không hoảng loạn
· Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ
· Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ
· Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
· Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.
· Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.

Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở Úc là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.

https://shop.baylenvietnam.com/cp/editor/assets/160510-tam-bien6.jpg
nguồn http://halobuy.com

Lời kết

Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.

Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến các cha mẹ trẻ, đến mọi người để giúp các con chúng ta tắm biển một cách an toàn.


Xem thêm.. (http://shop.baylenvietnam.com/viewNews/119/7/Chet-duoi-khi-di-tam-bien/di-tam-bai-bien/dong-chay-xa-bo/Tranh-xa-dong-nuoc-xa-bo-khi-di-tam-bien.html)
Nguồn :http://shop.baylenvietnam.com/viewNews/119/7/Chet-duoi-khi-di-tam-bien/di-tam-bai-bien/dong-chay-xa-bo/Tranh-xa-dong-nuoc-xa-bo-khi-di-tam-bien.html

nguyenhoangha
17-05-2010, 11:43
Cảm ơn bạn SAKE về bài viết cực kỳ hữu ích!

Chitto
17-05-2010, 13:07
Theo tôi thì khi đi biển thường gọi những dòng nước này là Dòng (nước) CUỐN ra xa (bờ). Dòng nước này kéo người ra khỏi bờ cát.

Dùng "Dòng chảy xa bờ" thường hiểu là các dòng nước chảy ở ngoài biển xa, dòng nước không gần bờ.

tomb
17-05-2010, 15:17
Thật sự cảm ơn, trước đây tôi cũng đã ngờ ngờ vẫn đề này mỗi khi đi biển, qua bài viết này tôi đã có được hiểu biết cặn kẽ và hệ thống hơn.. tiếc là ko thank 2 lần đc

LinhEvil
18-05-2010, 17:31
Rip current: Mạch cuốn ngầm (???) Dòng cuốn ngầm

Thường khi đi bơi hoặc snorkeling đôi khi cũng cảm thấy dòng nước đột ngột thay đổi nhiệt độ từ ấm trở nên lạnh và xiết hơn chỗ mình vừa bơi qua... Thường trong trường hợp ấy thì em bơi ngang dòng chứ ko quay vào bờ... thấy nước ấm trở lại thì mới yên tâm...

Không hiểu đó có phải 1 dấu hiệu của Rip Current không...

Thanks bài viết có ích!

Mèo Bay
18-05-2010, 18:14
Rip current: theo Mèo, thuật ngữ này có thể dịch là "Dòng phản lưu ven bờ" vì nó được hình thành theo cơ chế:


Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển.

Điều này cũng giống với cơ chế hình thành dòng phản lưu xích đạo trong hệ thống hải lưu thế giới nên Mèo nghĩ có thể vay mượn một tí từ thuật ngữ "dòng phản lưu xích đạo" :D

sake
20-05-2010, 10:57
Tài liệu tham khảo online:

http://home.vicnet.net.au/~prace/beach/rip.htm
http://www.scienceofthesurf.com/
http://www.ripcurrents.com.au/Home.aspx

4596006
25-05-2010, 17:37
Cảm ơn bạn. Đọc bài này mới hiểu tại sao năm ngoái đi Đồ Sơn mình lại vô địch trong lần thi bơi với mấy anh bạn. Chính bản thân mình cũng thấy ngạc nhiên vì tốc độ bơi quá khủng (hôm đó từ bờ ra đến biển báo nguy hiểm). Rất may là khi vào thì bọn mình lại bơi theo hướng khác chứ không bơi ngược trực diện hướng vừa ra.

sake
13-12-2010, 14:46
Ko ngờ bị dính ngay lần đi lặn ở Nha Trang vừa rồi.
Thật tình dù lúc đấy rất tỉnh táo không hoảng loạn nhưng vẫn không còn đầu óc để =)) nghĩ ra được cách nào thoát khỏi dòng nước cuốn trôi. May mà có người bơi thuyền ra cứu.

Tammao
13-12-2010, 15:19
Cảm ơn bạn Sake, bài viết của bạn đã thêm cho mình một kiến thức rất thiết thực để góp phần an toàn cho các du khách của mình, ( Nhờ bạn..mình cũng chém gió thêm được bao thông tin lưu ý cho du khách chú ý khi di biển mùa hè....hiiiiiiiii)
Thank..thank..lại thank phát nữa

phongtran2008
21-12-2010, 21:35
Cảm ơn bạn, bài viết hữu ích quá.
Đọc xong mới biết mạng mình lớn thật. chết hụt mấy lần.

Yến siêu ngố
08-06-2011, 16:25
Mình đã từng là nạn nhân của dòng chảy này.
Cách đây khoảng mười mấy năm, bị một dòng chảy rất siết cuốn ra càng lúc càng xa đất liền, lúc đó may nhờ có ba nhìn thấy, kêu bình tĩnh và thả nổi, ba bơi theo và gọi cứu hộ quây đón phía ngoài.
Sau lần đấy một thời gian dài không dám xuống biển, không bơi.
Giờ mới vượt qua được sợ hãi và học bơi lại.
Tuần vừa rồi mới bơi lại ở biền mà không dùng phao :)

sake
13-12-2011, 12:58
Mình đã từng là nạn nhân của dòng chảy này.
Cách đây khoảng mười mấy năm, bị một dòng chảy rất siết cuốn ra càng lúc càng xa đất liền, lúc đó may nhờ có ba nhìn thấy, kêu bình tĩnh và thả nổi, ba bơi theo và gọi cứu hộ quây đón phía ngoài.
Sau lần đấy một thời gian dài không dám xuống biển, không bơi.
Giờ mới vượt qua được sợ hãi và học bơi lại.
Tuần vừa rồi mới bơi lại ở biền mà không dùng phao :)
Cuộc sống là vậy, chúc bạn vượt qua được nỗi sợ hãi

bettskids
20-12-2011, 08:49
Đọc xong mới biết vì sao mình bị cuốn ra xa bờ dến vậy,may nhờ có các anh cứu hộ kéo vào dùm,nếu không,..

Z A
25-12-2011, 21:49
Cái này quá hay đi, các cụ vẫn cứ nói là có luồng nước nó kéo mình ra biển mà mình ko có tin, ko ngờ lại là khoa học như vầy, hèn chi cứ chỗ nào mà đã có người "đai" là nó thành "dớp" ai mà tắm chỗ đó cũng có nguy cơ bị kéo "đi" luôn. Kinh nghiệm quí giá này phải về kể cho pà kon mới được!

First trip
25-12-2011, 22:01
Hè rồi em vao Vũng tầu thấy hiện tượng như các cụ nói. Có một khu như thế họ cắm cờ, đợt hè rùi lang thang bãi biển muộn mới thấy. Tự dưng có một vũng sâu đầy H20 giữa bãi cái. Hix

Tiểu Long
17-05-2012, 12:27
Nói tóm lại thì khi đi bơi cần nhất là sự bình tĩnh, chính vì không giữ được bình tĩnh mà con người ta mới há mồm ra uống nước, sặc nước và thế là tèo.
Càng quẫy lại càng chìm nhanh.

sake
29-09-2015, 15:55
:D CÁCH THỞ
Nhịp thở quyết đều và sâu giúp chúng ta bình tĩnh
Trong bơi có kỹ thuật thở giúp ta ko bị đuối và mất sức

Kỹ Thuật thở nước cho người chưa biết bơi

* Khi Bơi thì Thở Thế Nào??? Nguyên tắc khi ở dưới nước , khi bơi là: Dước mặt nước thở ra bằng mũi - Trên mặt nước, hít vào bằng miệng.

- Thở là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Biết cách thở, người không biết bơi, có khả năng sống sót tới 70-80% khi bị rơi xuống nước. Sự khác nhau của thở trên cạn và thở khi bơi chỉ đơn giản là, trên cạn người ta hít vào, thở ra bằng mũi, còn khi bơi, người ta vẫn thở ra từ từ bằng mũi khi ở dưới nước, nhưng rồi phải nhô đầu cao lên khỏi mặt nước để há to miệng hít vào.

- Đối với người mới học bơi, kỹ thuật thở dưới nước và kỹ thuật thả nổi là những kiến thức cơ bản cần học trước khi chuyển sang các động tác kỹ thuật bơi ếch, bơi sải... Vì thế chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người hoàn thiện 2 kỹ thuật quan trọng này qua 1 số hướng dẫn cơ bản.

- Đối với người biết bơi, thở ra dưới nước là việc quá dễ, nhưng nó lại chẳng dễ tý nào đối với nhiều người chưa biết bơi. Người không dám cho đầu chìm vào nước; người dám cho đầu chìm vào nước, nhưng ở trong trạng thái toàn thân căng cứng, lúc nhô đầu lên mặt nước chả biết mình đã nín thở hay đã thở ra. Nói chung, dân văn phòng ngồi nhiều, ngực không quen thở sâu nên tập thở dưới nước khá khó khăn. Chị em đặc biệt càng không biết thở sâu, nên thường vừa cho đầu chìm vào nước đã vội ngoi lên, vì cảm thấy ngạt thở, hoặc vì sợ sặc nước.

* Như đã biết, có hai cách nhúng đầu chìm vào nước mà không lo sặc, đơn giản là:

1 - Há miệng hít sâu vào rồi nín thở và nhún chân xuống cho đầu chìm vào nước. Khi nín thở, nước không thể lọt vào mũi, miệng. Khi muốn thở ra, hít vào, hãy đứng thẳng người lên, để đầu nhô khỏi mặt nước, và hít thở bình thường như trên cạn.

2 - Há miệng hít sâu vào và nhún chân xuống cho đầu chìm vào nước, đồng thời từ từ thở ra bằng mũi. Như vậy, nước cũng không thể lọt vào mũi, miệng. Khi muốn hít vào, hãy đứng thẳng người lên, để đầu nhô khỏi mặt nước, và hít vào bằng miệng.


Nói tóm lại thì khi đi bơi cần nhất là sự bình tĩnh, chính vì không giữ được bình tĩnh mà con người ta mới há mồm ra uống nước, sặc nước và thế là tèo.
Càng quẫy lại càng chìm nhanh.

Haihoi2013
30-09-2015, 21:04
Dân câu ( tùy nơi ) thường gọi những chỗ như vậy là : Dòng ngược. Khu vực này sẽ là điểm câu của dân câu bờ biển, xác suất dính cá cao hơn, thêm nữa khi ném ra kéo vào thẻo câu ít bị rối. Kinh nghiệm này nhà em học từ các vị Tiền bối và anh bạn là dân Cấp cứu bờ biển.
Lưu ý các bác đi tắm biẻn ko biết nên tuân theo Cờ cảnh báo hoặc để ý xem có cần thủ nào đang tác nghiệp vị trí đó ko!

Haiau_com
07-11-2015, 11:02
Đúng là đi biển rất phải chú ý những dòng chảy xa bờ. Những vùng biển vắng rất hay xuất hiện những dòng chảy như vậy. Nếu chủ quan, ko để ý sẽ rất dễ gặp nguy hiểm.