PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Lệ Giang - Shangri-La 2010: Tìm thấy "Đường chân trời đã mất"



Pages : [1] 2

PeterPan
09-05-2010, 01:56
PeterPan và các bạn vừa trở về sau 2 tuần rong ruổi trên các nẻo đường ở phía Tây Bắc của tỉnh Vân Nam. Chúng tôi đã cùng nhau lướt qua hàng loạt địa danh nổi tiếng như Thạch Lâm, Côn Minh, Sở Hùng, Đại Lý, Lệ Giang và đặc biệt là Shangri-La, vùng đất được khai sinh từ tác phẩm "Đường chân trời đã mất" của nhà văn người Anh James Hilton.

Trong Box Diệu kỳ Châu Á đã có rất nhiều topic về Lệ Giang nhưng về Shangri-La thì có lẽ là chưa nhiều. Chúng tôi đặt tên topic là Shangri-La 2010: Tìm thấy "Đường chân trời đã mất" một phần vì thế và một phần lớn hơn là vì chúng tôi thực sự có nhiều khám phá thú vị tại Shangri-La so với tại Lệ Giang.

Lịch trình chi tiết và một số chi phí của chuyến đi (hơi dài dòng và tỉ mỉ 1 chút, vì chúng tôi muốn cung cấp nhiều thông tin cho các đoàn đi sau này tham khảo):

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/bandoshangrila2010-1.jpg
Bản đồ chi tiết toàn bộ hành trình. Chúng tôi không tới được Đức Khâm nên đoạn đường từ Shangri-La tới địa danh này có màu đỏ, những tuyến còn lại đi được có màu xanh.

Ngày 0 (22/04/2010): Hà Nội - Lào Cai (300km)
Gặp nhau tại ga Trần Quý Cáp lúc 19h30 để bắt chuyến tàu đi Lào Cai (vé 254k/người).

Ngày 1 (23/04/2010): Lào Cai - Hà Khẩu - Côn Minh (450km), Côn Minh - Đại Lý (320km)
- Tới Lào Cai lúc 04h30, hoàn tất thủ tục xuất - nhập cảnh và vào tới bến xe Hà Khẩu lúc 09h00 (từ đây chuyển sang giờ Trung Quốc). Chờ tới 10h40 để lên xe chạy thẳng tới Côn Minh (137Y/người).
- Tới Côn Minh lúc 19h00, đi taxi từ bến Đông sang bến Tây để bắt xe đi Đại Lý lúc 19h45 (100Y/người). Có một kinh nghiệm đó là cứ tìm xe đi Đại Lý và lên ngồi, sau đó mua vé của tài xế thì rẻ hơn (cái này chúng tôi chỉ được nghe khi đã mua xong vé ở quầy, đoàn nào đi sau có thể thử cách mua vé thẳng qua tài xế cho tiết kiệm). Quãng đường Côn Minh - Đại Lý là quãng di chuyển nhẹ nhõm nhất vì là đường cao tốc 320 trên toàn tuyến (đường cao tốc 320 chạy cắt ngang đất Trung Quốc, trải dài từ thành phố Thượng Hải ở duyên hải phía Đông tới tận biên giới Trung Quốc - Myanmar).

Ngày 2 (24/04/2010): Đại Lý
- Cả đoàn tới Đại Lý lúc 01h20 sáng. Do đã đặt phòng trước tại Four Seasons Youth Hostel nên chỉ việc bắt taxi về thẳng đây để nhận các phòng dorm (25Y/người).
- Sau giấc ngủ sâu, chúng tôi dành trọn vẹn cả ngày để khám phá Đại Lý: dạo 1 vòng thành cổ (đi xem đủ 4 cổng thành, xem 1 nhà thờ Ki-tô giáo mang nét kiến trúc đặc trưng Trung Hoa), đi thăm làng cổ Hỉ Châu, đi cáp treo thăm động Thiên Long và ngắm hồ Nhĩ Hải, ghé một cơ sở sản xuất vải ở Châu Thành, ngó qua Tam Tháp. Tất cả nhất trí bỏ qua show "Dream of Butterfly" vì quá... đắt. Chúng tôi dạo thêm một vòng thành cổ Đại Lý vào buổi đêm rồi đi ngủ sớm để hôm sau còn đi Lệ Giang.

Ngày 3 (25/04/2010): Đại Lý - Lệ Giang (190km)
- 07h40: Cả đoàn thuê trọn 1 xe 19 chỗ đi Lệ Giang với giá 33Y/người.
- 11h10: Tới bến xe Lệ Giang. Không thỏa thuận được với 1 hostel đã được giới thiệu từ ở nhà, chúng tôi cùng nhau kéo hành lý đi bộ khoảng 1km vào thành cổ để tự tìm hostel.
- 14h00: Chúng tôi tìm được Free Life Inn rất ấm cúng và thân thiện. Cô chủ Vicky người Trung Quốc nói tiếng Anh khá ổn. Đặc biệt, tài tử nổi tiếng Trương Vệ Kiện (http://wiki.d-addicts.com/Dicky_Cheung) của Hong Kong cũng đã từng ghé qua nơi này.
- 14 kẻ lang thang ăn trưa vào giữa buổi... chiều. Sau đó, cả đoàn chia làm 2 nhóm để tự do khám phá Lệ Giang với các điểm đến như Mộc Phủ ("thẻ sinh viên" phát huy tác dụng, được giảm giá vé từ 60Y xuống còn 30Y/người), Vạn Cổ Lầu (15Y/người), quảng trường Tứ Phương, quảng trường bánh xe nước. Đây cũng là một buổi chiều đáng nhớ của trưởng đoàn Yoyo vì một pha đi lạc kinh điển: từ thành cổ phi thẳng ra khu phố mới của Lệ Giang.

Ngày 4 (26/04/2010): Lệ Giang - Ngọc Long Tuyết Sơn (30km)
- Chúng tôi thuê xe của khách sạn để đi Ngọc Long Tuyết Sơn (100Y/xe trọn gói cả ngày). Do chặng cáp treo thứ hai lên độ cao 4506m đang sửa nên chúng tôi chỉ có thể đi chặng cáp treo đầu lên cánh đồng bò Yak để ngắm ngọn núi tuyết nổi tiếng từ khá xa. Tại đây, "thẻ sinh viên" tiếp tục giúp chúng tôi giảm giá vé vào cửa từ 80Y xuống còn 40Y/người.
- Nhưng đó là một ngày thất vọng nhất trong cả hành trình. Chúng tôi gặp một cơn mưa mù mịt ngay khi bắt đầu vào tới chân Ngọc Long Tuyết Sơn và chẳng thể thấy được ngọn núi tuyết từ cánh đồng bò Yak. Thất thểu ra về, cả đoàn cũng bỏ luôn show "Impression of Lijiang".
- Buổi chiều, chúng tôi tiếp tục khám phá Lệ Giang một cách tao nhã: đi mua sách, mua đĩa nhạc và đắm mình trong không khí rất đặc trưng của thành cổ không có... tường thành này.

Ngày 5 (27/04/2010): Lệ Giang - Shangri-La (180km)
- Chúng tôi nhờ Vicky liên hệ thuê xe trọn gói cho 3 ngày để đi Shangri-La với giá 700Y/ngày.
- 10h00: 14 người khởi hành từ Lệ Giang để thẳng tiến Shangri-La.
- 11h45: Tới khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử.
- 12h00: Ăn trưa gần Thạch Cổ Trấn.
- 13h00: Theo tư vấn của 1 đoàn Việt Nam gặp tại quán ăn, chúng tôi vòng lại chỗ khúc quanh để thuê dịch vụ dẫn lên núi xem toàn cảnh địa danh đặc biệt trên sông Dương Tử với giá 200Y/14 người.
- 15h00: Cả đoàn tới Tiger Leaping Gorge. Tại đây, "thẻ sinh viên" lại giúp giảm giá vé từ 50Y xuống còn 25Y/người. Chúng tôi đi bộ 6km trên con đường mới được làm để tới eo Hổ Nhảy.
- Rời Tiger Leaping Gorge, tất cả được nguôi ngoai phần nào sự thất vọng vì được ngắm cả Ngọc Long Tuyết Sơn và Hà Ba Tuyết Sơn, dù chỉ là từ khoảng cách khá xa.
- 20h30: Chúng tôi tới Shangri-La (Hương Cách Lý Lạp hay Trung Điện) và ăn mừng bằng một bữa lẩu bò Yak hoành tráng, một bữa ăn mà cả đoàn vẫn còn nhớ mãi cho tới khi về Hà Nội.

Ngày 6 (28/04/2010): Shangri-La
- Cả đoàn dậy sớm từ 05h00 sáng để đón 3 xe taxi tới tu viện Songzalin trước 06h00 sáng. Cả đoàn trốn vé trót lọt và rất hiên ngang thăm thú tu viện nổi tiếng nhất Shangri-La. Chúng tôi tiết kiệm được mỗi người 85Y - một khoản tiền không nhỏ.
- Buổi trưa, chúng tôi đổi sang một khách sạn khang trang hơn trong khu phố cổ của Shangri-La nhưng chi phí vẫn chỉ là 25Y/người/ngày.
- Buổi chiều, 9/14 người của đoàn chúng tôi cùng nhau lên được đỉnh cao 4500m của núi tuyết Thạch Ca (Shika) nằm trong thung lũng Trăng Xanh (Blue Moon Valley). Đó là sự đền bù cho chúng tôi sau những thất vọng ở Lệ Giang. Giá vé 2 chặng cáp treo để lên đỉnh núi tuyết là 220Y/người, chúng tôi được giảm 50Y so với giá gốc, chẳng rõ vì sao bởi "thẻ sinh viên" không được chấp nhận ở đây.
- Buổi chiều tối, chúng tôi dạo chơi trong khu phố cổ của Shangri-La, thăm chiếc chuyển kinh luân khổng lồ trên đồi cao. Tối đó, chúng tôi ngủ sớm để hôm sau đi chơi hồ Bita.

Ngày 7 (29/04/2010): Shangri-La - Lệ Giang (180km)
- Buổi sáng, chúng tôi vượt 22km đường đèo dốc để tới Công viên quốc gia Potatso. Tại đây, cả đoàn đã có những phút giây thần tiên khi hòa mình vào không gian tuyệt vời của hồ Thuộc Đô (Shudu), hồ Bích Tháp (Bita), núi tuyết Thiên Bảo. "Thẻ sinh viên" tiếp tục giúp chúng tôi được giảm 50% vé vào cửa, từ 110Y xuống còn 55Y/người. Cộng thêm 80Y vé xe buýt di chuyển trong Công viên, mỗi người phải trả 135Y.
- Buổi chiều, cả đoàn ngược về Lệ Giang.
- 19h00: chúng tôi về tới Lệ Giang và tiếp tục nghỉ tại Free Life Inn của Vicky.

Ngày 8 (30/04/2010): Lệ Giang
- Cả đoàn lại chia làm 2 nhóm, 1 nhóm đi xe đạp (10Y/người), 1 nhóm thuê xe riêng (90Y/ngày) để lần lượt khám phá cổ trấn Thúc Hà, công viên Hắc Long Đàm (vào cửa bằng vé bảo vệ môi trường đã mua khi tới Ngọc Long Tuyết Sơn) và thăm thú hồ Lạp Thị (Lashi) trên lưng... ngựa (150Y/người).
- Buổi tối, chúng tôi chia tay 2 người bạn phải lên tàu về Côn Minh để kịp về Hà Nội đi làm vào sáng thứ 2 của tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ dài.

Ngày 9 (01/05/2010): Lệ Giang - Côn Minh (510km)
- Vì không đi được Đức Khâm do đường sửa trên toàn tuyến kể từ Shangri-La, cũng không đi được hồ Lugu vì cả đi cả về sẽ cần tới 3 ngày mới bõ (đi 2 ngày rồi về rất vất vả) nên chúng tôi bị dôi ra 2 ngày tại Lệ Giang. Ngày đầu chính là ngày thứ 8 của hành trình, đi được nhiều nơi. Ngày thứ hai là ngày thứ 9 của hành trình, 14 người chỉ loanh quanh khám phá nốt Lệ Giang đồng thời mua quà cho những người ở nhà.
- 19h40: Chúng tôi thuê xe trọn gói 100Y/14 người để ra ga Lệ Giang bắt tàu đi Côn Minh (tiền vé: 130Y/người, tiền dịch vụ vì nhờ khách sạn mua hộ: 5Y/người).

Ngày 10 (02/05/2010): Côn Minh
- 07h20: Cả đoàn tới Côn Minh, 1 nhóm về ở khách sạn tại trung tâm thành phố (70Y/phòng đôi/ngày), 1 nhóm về ở khách sạn ngay cạnh ga trung tâm của thành phố (54Y/người/ngày gồm cả ăn sáng).
- Buổi chiều, chúng tôi dạo phố đi bộ ở trung tâm thành phố Côn Minh, ghé cổng chào Kim Mã - Bích Kê. Một nhóm 3 bạn nữ tranh thủ đi chơi vườn hoa quốc tế Côn Minh (vé vào cổng 50Y/người, đã được giảm 50% nhờ "thẻ sinh viên").
- Côn Minh đang có Hội chợ văn hóa và du lịch quốc tế nên rất nhộn nhịp, đầy màu sắc và đầy hàng... sale off. Chúng tôi may mắn được xem tiết mục "Trống cơm" và một số tiết mục biểu diễn khác của một đoàn nghệ thuật Việt Nam ngay bên cạnh cổng chào Kim Mã - Bích Kê. Buổi tối, chúng tôi được xem một buổi trình diễn Carnaval tưng bừng trên đường phố.

Ngày 11 (03/05/2010): Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai (450km), Lào Cai - Hà Nội (300km)
- 09h40: Chúng tôi tụ nhóm tại bến xe Đông của Côn Minh để thẳng tiến về Hà Khẩu (vé: 137Y/người, phí bảo hiểm đường bộ: 3Y/người).
- 17h00: Cả đoàn về tới Hà Khẩu.
- 19h45 (giờ Việt Nam): Cả đoàn lên tàu để ngược từ Lào Cai về Hà Nội (254k/người).

Ngày 12 (04/05/2010): Hà Nội
- 04h20: 14 người về tới Hà Nội an toàn.
- Kết thúc chuyến đi tốt đẹp.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/anhcadoan.jpg
Bức ảnh thuộc loại đầy đủ nhất của cả đoàn tại điểm ngắm khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử. Ảnh: PeterPan.

PeterPan
10-05-2010, 00:05
Trước ngày lên đường...

Từ một topic kêu gọi lập đoàn đi Lệ Giang trên box Du Lịch của ttvnol.com, chúng tôi đã lập nên một nhóm gần... 30 người. Sau đó, vì những khác biệt về nhu cầu khám phá và lịch trình mong muốn nên chúng tôi chia thành 3 nhóm nhỏ.

PeterPan thuộc nhóm 15 người ở Hà Nội. Sau này, 1 bạn nữ định bay khứ hồi Hà Nội - Côn Minh không thể thu xếp được thời gian nên xin rút. Nhóm chúng tôi còn lại 14 người, 8 nữ và 6 nam. Đó cũng có thể coi là một con số đẹp cho một chuyến đi dài ngày.

Công tác chuẩn bị cho chuyến đi trở nên nóng dần ở thời điểm khoảng 1 tháng rưỡi trước ngày lên đường. Nhóm chúng tôi đi dài ngày nhất và cũng là nhóm tham lam nhất. Với phương châm, đi nhiều nhất có thể nhưng cũng rẻ nhất có thể, một lịch trình cực kỳ chặt chẽ và vô cùng tham vọng được trưởng đoàn Yoyo vạch ra.

Tuy nhiên, sau những phút bay bổng và mơ mộng, chúng tôi thấy rằng cả đoàn sẽ chỉ có thể theo lịch trình này một khi đi theo kiểu chạy marathon. Làm một hơi Côn Minh, Đại Lý, Lệ Giang, Shangri-La, Đức Khâm, hồ Lugu rồi Nguyên Dương trong vòng gần 2 tuần thực sự là một kế hoạch khó khả thi. Sau khi bàn bạc nát nước, chúng tôi quyết định bỏ Nguyên Dương vì ruộng bậc thang ở đây e là không đẹp trong thời điểm đầu tháng 5.

Chốt xong lịch trình, trưởng đoàn Yoyo tiếp tục lo xong vé tàu khứ hồi Hà Nội - Lào Cai nhờ có mối quen, hoàn tất việc đặt mua trước vé xe Hà Khẩu - Côn Minh qua một công ty du lịch ở Lào Cai. Đối tác này cũng đồng thời giúp chúng tôi hoàn tất nhanh việc làm thủ tục xuất - nhập cảnh để tiết kiệm thời gian.

Khoảng 2 tuần trước ngày lên đường, hàng loạt email qua lại được các thành viên gửi cho nhau: từ chuyện in áo đồng phục tới chuyện chuẩn bị các vật dụng mang theo, từ chuyện xem thông tin dự báo thời tiết tới chuyện hẹn hò offline lần chót...

Đôi chút lo lắng xuất hiện trước ngày lên đường khi một trận động đất xảy ra ở huyện Ngọc Thụ của tỉnh Thanh Hải cướp đi sinh mạng của cả ngàn người. Địa danh nơi gần đầu nguồn sông Mekong ấy chỉ cách Lệ Giang khoảng 1150km. Tháng 10/2009, khi PeterPan chuẩn bị đi Cửu Trại Câu, cũng có một trận động đất xảy ra ở phía Tây Nam của Trung Quốc. Vẫn biết lên đường là chấp nhận rủi ro nhưng vẫn thấy hơi bất an chút xíu.

Thế rồi cũng tới ngày lên đường. Tối 22/04/2010, chúng tôi gặp nhau ở ga Trần Quý Cáp để bắt đầu hành trình mà tất cả đã ao ước từ lâu. 14 người chúng tôi rời Hà Nội khi gió mùa Đông Bắc đang tràn về thủ đô...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la1.jpg
Lên đường... Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/xoibactrentau.jpg
Một xới bạc lưu động được mở chóng vánh trên chuyến tàu SP8. Các con bạc khát nước cũng kiếm được kha khá, tiền nhiều quá phải giắt cả vào... giầy. Ảnh: Mr Súng To.

PeterPan
10-05-2010, 01:42
Khởi đầu ướt át

Xin bạn đừng hiểu nhầm rằng chúng tôi có màn chia tay đầy... nước mắt với những người ở nhà. Nói "khởi đầu ướt át" chỉ bởi vì chuyến tàu SP8 đưa chúng tôi rời Hà Nội để tới Lào Cai đã lao băng băng trong một cơn mưa lớn, sấm chớp ầm ầm. Để rồi, khi chúng tôi tới được ga Lào Cai, cơn mưa ấy lại đón tiếp 14 kẻ lang thang trong một khung cảnh chẳng thể ảm đạm hơn. Mưa chỉ ngớt khi chúng tôi làm xong thủ tục xuất - nhập cảnh và vào tới bến xe Hà Khẩu phía bên kia biên giới.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/benxehakhau.jpg
Bến xe Hà Khẩu vô cùng ảm đạm sau cơn mưa. Ảnh: PeterPan.

Với PeterPan, Hà Khẩu là một địa danh quen thuộc. Nhưng với hầu hết các thành viên khác trong đoàn, Hà Khẩu là trải nghiệm đầu tiên của họ trên đất Trung Quốc. Chúng tôi không kịp bắt chuyến xe sớm đi Côn Minh và phải chờ chuyến tiếp theo khởi hành lúc 10h40. Tranh thủ gần 2 tiếng chờ xe, anh chị em đã làm một vòng thăm thú Hà Khẩu để thử cảm giác tiêu những đồng nhân dân tệ đầu tiên trên đất bạn. Sim điện thoại là thứ được săn lùng nhiều nhất, kế đến là những thứ đồ ăn nhẹ để chuẩn bị cho cả một ngày di chuyển trên xe.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/songhong.jpg
Sông Hồng đồng hành với chúng tôi trong những km đầu tiên của đường cao tốc từ Hà Khẩu tới Mông Tự. Ảnh: PeterPan.

Tháng 07/2009, PeterPan đã từng đi trên tuyến Hà Khẩu - Côn Minh và ngược lại. Tuy nhiên, khi đó PeterPan chỉ được đi khoảng 40km đường cao tốc từ Hà Khẩu, sau đó là quãng đường đèo dốc quanh co, khúc khuỷu. Lần này thì khác, PeterPan và các bạn được đi trọn vẹn gần 150km đường cao tốc ngon lành cành đào từ Hà Khẩu lên tới tận Mông Tự - thành phố thủ phủ của châu Hồng Hà (châu là đơn vị hành chính trên huyện dưới tỉnh của Trung Quốc).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/duongcaotoc.jpg
Khi sông Hồng khuất dạng sau những khe núi, song hành với chúng tôi là những đám mây như sắp sà vào cửa kính. Ảnh: PeterPan.

Có thể thấy tỉnh Vân Nam đã rất dày công đầu tư cho tuyến đường cao tốc này. Toàn bộ đường cao tốc chạy ven theo các sườn núi và có nhiều đoạn song song với sông Hồng (ở Trung Quốc tên là Nguyên Giang). Con đường được tạo thành bởi hàng loạt cây cầu và khoảng 20 đường hầm xuyên núi. Có những đoạn, các cây cầu nối từ hầm ở núi này sang hầm ở núi khác rất ngoạn mục. Trên đường, có rất nhiều các khu dừng chân để các bác tài có thể nghỉ ngơi và rất nhiều đường cứu nạn để giảm thiểu tai nạn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/duongcaotoc2.jpg
Đường cao tốc có chất lượng rất tốc, xe đi như bay. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/duongcaotoc3.jpg
Có khoảng hơn 20 đường hầm xuyên núi trong gần 150km đường cao tốc, nghĩa là cứ khoảng 7,5km lại có 1 đường hầm. Ảnh: PeterPan.

Nhưng sự thư thái trên 150km đường cao tốc hoàn hảo ấy sớm kết thúc khi chúng tôi qua khỏi Mông Tự...

PeterPan
10-05-2010, 02:13
Cơm chan... ruồi và WC "kinh điển"

Khoảng 200km tiếp theo của hành trình là một trải nghiệm khác hẳn 150km đường cao tốc. Chúng tôi lần lượt đi qua Sa Điện (thị trấn của người theo đạo Hồi), Khai Viễn (thủ đô công nghiệp nặng của tỉnh Vân Nam) và Di Lặc (nơi có tượng phật Di Lặc khổng lồ bằng vàng) trên con đường 326 cũ kỹ, nứt nẻ và cho thấy một hình ảnh khác của Vân Nam - một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/xehakauconminh.jpg
Cả đoàn vất vưởng trên chiếc xe cà mèng. Ảnh: MarsMan.

Cảnh vật 2 bên đường xơ xác và nghèo nàn. Tất nhiên, vì thế nên cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng tôi có một bữa cơm chan... ruồi vào khoảng 2 giờ chiều hay được "tham quan" những WC "kinh điển" mỗi khi bác tài cho dừng xe để hành khách xả hơi. Vốn đã phải đi trên một chiếc xe hết sức cũ kỹ và xấu xí, 200km đường kể từ sau khi ra khỏi Mông Tự thực sự khiến 14 người chúng tôi bị mất sức khá nhiều.

Mọi chuyện chỉ trở nên khá khẩm hơn khi xe đi tới gần Thạch Lâm và rẽ vào đường cao tốc Côn Thạch (nối Côn Minh với Thạch Lâm). Đó cũng là lúc mà chúng tôi bắt đầu cảm nhận thấy cái không khí cao nguyên của Côn Minh - thành phố mùa xuân có độ cao trung bình gần 2000m so với mực nước biển.

Trời vẫn sáng dù đồng hồ đã chỉ gần 19 giờ tối. Những cơn gió lạnh ùa vào qua các khung cửa sổ của chiếc xe làm chúng tôi tỉnh táo hẳn. Côn Minh đã ở rất gần còn Hà Nội đã lùi lại phía sau gần 800km...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/benxedongconminh.jpg
Bến xe phía Đông của Côn Minh - nơi tập trung các chuyến xe qua lại giữa Côn Minh và Hà Khẩu. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/taxi.jpg
Chiếc taxi không thể đóng được cốp vì mớ đồ đạc lỉnh kỉnh của đoàn chúng tôi. Ảnh: Mr Súng To.

huyle
10-05-2010, 13:34
Bức ảnh đầu tiên chỉ thiếu một người là miềng thì phải! Chán hơn nữa miềng lại hok phải người chụp bức ảnh. Hiz hizz

vhcapri
10-05-2010, 15:49
Chuyến đi lâu phết bác chủ nhờ?

Mỗi chú tiêu hết bao nhiêu bác ( lười quá nên ngại cộng chi tiết, bác cứ quy ra VND hộ e cái :)

tks bác

PeterPan
10-05-2010, 17:09
@huyle: Ảnh đó đúng là thiếu cậu, tớ không tìm được ảnh cả nhóm nào, cậu tìm được cái nào không? Nếu có thì để tớ thay vào bài đầu tiên :-).
@vhcapri: Tất tần tật chi phí của PeterPan trong gần 2 tuần là hơn 9 triệu tiền Việt chút xíu. PeterPan mua sắm vừa phải, ai mua sắm nhiều thì hết nhiều hơn. Đoàn của PeterPan tiết kiệm được khá nhiều khoản nên chi phí có thể coi là ở mức hợp lý.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tới Đại Lý trong đêm trăng mùng 10

Chúng tôi chia tay nhóm 12 bạn sẽ về Hà Nội ngày 03/05 tại bến xe phía Đông của Côn Minh. Sau này, vẫn gặp lại các bạn ở một số điểm trên hành trình. Từ bến xe phía Đông, chúng tôi bắt 3 chiếc taxi để di chuyển sang bến xe phía Tây - nơi có nhiều chuyến xe đi Đại Lý hơn. Đến nơi, trưởng đoàn Yo tất tả vào liên hệ mua vé và kịp xí được 14 vé đi Đại Lý chuyến gần nhất. Chúng tôi có chưa đầy 30 phút để vừa mua đồ ăn vừa ổn định chỗ ngồi.

300km di chuyển giữa Côn Minh và Đại Lý rất yên ổn với chúng tôi vì xe chạy trên đường cao tốc 320. Đây là một trong những con đường cao tốc huyết mạch của Trung Quốc với điểm đầu ở thành phố Thượng Hải ở vùng duyên hải phía Đông và điểm cuối là cửa khẩu giữa tỉnh Vân Nam và Myanmar ở phía Tây Nam. Con đường này được nối với một đường cao tốc khác trên đất Myanmar để chạy thẳng về Mandalay - thành phố lớn thứ hai của Miến Điện.

Chiếc xe mà chúng tôi được đi lần này cũng tốt hơn nhiều chiếc xe chạy tuyến Hà Khẩu - Côn Minh. Gà gật trong giấc ngủ vì đã thấm mệt sau cả một ngày di chuyển liên tục trên tàu và xe, chúng tôi vẫn kịp nhận ra mình đang đi trong đêm trăng mùng 10. Ánh trăng yếu ớt hắt lên cảnh vật 2 bên đường cũng đủ khiến chúng tôi biết độ cao so với mực nước biển đang tăng dần khi núi non mỗi lúc một trùng điệp hơn, kiến trúc nhà cửa của người dân cũng thế (không còn nhiều nét tương đồng với Việt Nam như ở chặng Hà Khẩu - Côn Minh mà đã mang rất rõ đặc trưng của người Di khi đi qua Sở Hùng hay người Bạch khi tới gần Đại Lý).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/sohung.jpg
Tòa tháp sáng rực trên đỉnh núi tại Sở Hùng. Ảnh: Mr Súng To.

Cũng trong cái đêm trăng mùng 10 ấy, PeterPan chợt nhớ ra rằng chiếc xe đang đưa chúng tôi tới rất gần với đầu nguồn của sông Hồng (ở huyện tự trị dân tộc Di, Hồi Nguy Sơn của châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý). Đó không phải là một điểm đến trong hành trình của chúng tôi nhưng được tới rất gần đầu nguồn của con sông lớn chảy qua thủ đô Hà Nội cũng là một trải nghiệm thú vị.

Nửa đêm hôm đó, chúng tôi tới được Đại Lý...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily1.jpg
Thành cổ Đại Lý không một bóng người... Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/songhong2.jpg
Bản đồ sông Hồng trên phần đất Trung Quốc với điểm đầu nguồn ở địa phận của huyện Nguy Sơn. Ảnh: wikipedia.org.

MarsMan
10-05-2010, 21:18
Ôi đã viết được dài thế này rồi cơ á? Tớ bị chai cảm xúc mất rồi. Để ngồi rặn ra ít rồi phết lên vậy :D

PeterPan
10-05-2010, 21:24
"Ngủ thân mật tập thể"

Từ bến xe Đại Lý vào tới khu vực thành cổ là một quãng đường khá xa và chúng tôi phải mất chừng 30 phút taxi cộng thêm độ 10 phút hỏi đường thì mới tới được đúng nơi cần tới. Đó là Four Seasons Youth Hostel mà chị cả Ms Jica đã chu đáo đặt trước từ trước ngày lên đường. Đây là một quyết định hoàn toàn sáng suốt và đúng đắn bởi chúng tôi tới khu vực thành cổ Đại Lý khi đồng hồ chỉ 2 giờ đêm và lúc này mới thất thểu đi tìm khách sạn thì quả thật là một thảm họa.

Nằm trong hệ thống Youth Hostel nên Four Seasons có thể nói là rất ổn. Nhân viên của hostel nói tiếng Anh tương đối trôi chảy và dễ nghe. Trang thiết bị của hostel này cũng còn rất mới và đặc biệt là tạo cảm giác sạch sẽ. Chúng tôi chọn 1 dorm 6 giường và 2 dorm 4 giường rất vừa vặn, hợp lý. Anh chị em sớm tổ chức phân chia phòng xong xuôi rồi rủ nhau đi ăn đêm khẩn cấp bởi 14 cái dạ dày đã sôi ùng ục sau cả một ngày dài di chuyển liên tục.

Đại Lý sau 2 giờ đêm vắng vẻ và tĩnh lặng. Ở một góc phố còn sáng đèn, 14 kẻ lang thang chia nhau những bát cơm rang, cháo và gì gì nữa cũng không nhớ nổi (đói quá nên cái gì cũng chén và cái gì cũng ngon :-D). Quán Iceland Cafe hôm đó có một ca làm việc có lẽ là vô cùng vất vả bởi 14 tên ngoại quốc nói nhiều và ăn cũng nhiều. Sau màn nạp năng lượng túi bụi, chúng tôi chuyển qua màn tổ chức "ngủ thân mật tập thể" để hôm sau còn dậy sớm đi chơi.

Một số thông tin về Four Seasons Youth Hostel để các đoàn đi sau này có thể tham khảo:
Tên: Four Seasons Youth Hostel
Địa chỉ: Số 26 đường Nhân Dân, khu thành cổ Đại Lý
Loại phòng: có cả dorm (phòng nhiều giường tầng) và phòng đôi, phòng ba. Các cụm phòng được chia theo Xuân, Hạ, Thu, Đông rất đặc trưng.
Tiện nghi: nước nóng 24/24, wifi miễn phí, máy giặt 8Y/lần và nhiều thứ hay ho khác.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/4seasons1.jpg
Cửa ngách của hostel. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/4seasons2.jpg
Cửa chính ở phía đường Nhân Dân. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/4seasons3.jpg
Gian phòng khách ngập nắng của hostel. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/4seasons4.jpg
Một phần nền của phòng khách làm bằng kính chịu lực, phía dưới là cá tung tăng bơi lội. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/4seasons5.jpg
Khuôn viên nhỏ nhắn và xinh xắn của hostel. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/4seasons6.jpg
Gian phòng Mùa Thu. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/4seasons7.jpg
Giường tầng trong phòng Mùa Xuân. Ảnh: MarsMan.

MarsMan
10-05-2010, 21:34
Một góc Đại Lý

https://lh3.ggpht.com/_38w4spZtnKg/S-gYgMGSAFI/AAAAAAAAE_s/PAjjXXnju0M/IMG_7313.JPG

PeterPan
11-05-2010, 02:28
Thương Sơn, Nhĩ Hải và Đại Lý

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/bandodaily1.jpg
Thành cổ Đại Lý nằm ở vị trí chen giữa dãy Thương Sơn và hồ Nhĩ Hải. Đây là một vị trí rất đắc địa, tựa sơn đạp thủy, rất có ưu thế khi cần phải phòng thủ. Chuyện kể rằng khi nhà Nguyên tiến đánh thành Đại Lý đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt và không sao hạ được thành. Sau rồi, tướng nhà Nguyên nghĩ ra cách cho quân lính chạy lên phía cổng thành, mỗi người ném 1 mũi tên xuống, một hồi lâu thì tên chất thành núi. Quan quân trong thành Đại Lý thấy thế kinh hãi mới mở cổng thành xin đầu hàng. Một dị bản khác về chuyện thành Đại Lý thất thủ lại nói rằng một kẻ phản bội đã dẫn quan quân nhà Nguyên theo một con đường bí mật vượt dãy Thương Sơn để đánh úp. Tựu chung lại, nếu không vì những lý do kể trên, thành Đại Lý không thể bị thất thủ :D.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/thuongson.jpg
Dãy Thương Sơn (dài 50km, rộng 20km) xưa kia vốn là một dãy núi tuyết. Ngày nay, nó vẫn là một dãy núi sừng sững soi bóng xuống hồ Nhĩ Hải. Thương Sơn có nghĩa là núi màu xanh. Cái tên hồ Nhĩ Hải thì không đơn giản như vậy. Nguyên gốc tên hồ là Nhị Hải nhưng vì hình dáng của hồ giống với một cái tai nên hay được gọi bằng Nhĩ Hải - cái tên được biết đến rộng rãi hơn rất nhiều. Hồ được cung cấp nước bởi 18 con suối chảy từ trên dãy Thương Sơn xuống. 18 dòng suối nhưng lại có 19 đỉnh núi, đó chính là chất liệu để người Bạch ở Đại Lý sáng tác những câu chuyện hấp dẫn về sự trớ trêu khi có 19 chàng trai nhưng lại chỉ có 18 cô gái. Trong hình là những nét vẽ mô tả 19 đỉnh của dãy Thương Sơn (18 dòng suối được mô tả rõ ở hình phía trên). Đỉnh cao nhất trong dãy Thương Sơn đạt tới 4122m, đỉnh thấp nhất cũng tới 3666m. 19 đỉnh của dãy Thương Sơn gồm: Vân Lộng, Thương Lãng, Ngũ Đài, Liên Hoa, Bạch Vân, Hạc Vân, Tam Dương, Lan Phong, Tuyết Nhân, Ứng Nhạc, Quan Âm, Trung Hòa, Long Tuyền, Ngọc Cục, Mã Long (cao nhất), Thánh Ứng, Phật Đính, Mã Nhĩ, Tà Dương.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/thanhcodaily.jpg
Khu vực thành cổ Đại Lý ngày nay chính là khu kinh thành của vương quốc Đại Lý vang bóng một thời từng được nhà văn Kim Dung đưa vào cuốn Thiên Long Bát Bộ. Khu thành cổ này không còn giữ được toàn bộ các đoạn tường thành nhưng vẫn còn giữ khá nguyên trạng 4 cổng thành Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong thành, các con đường đều được lát đá nhẵn thín. Những con suối chảy từ trên dãy Thương Sơn đi qua thành trước khi đổ ra hồ Nhĩ Hải cũng là một cảnh quan thú vị. Nhìn chung, dù không đặc sắc và rộng lớn bằng Lệ Giang nhưng thành cổ Đại Lý xứng đáng là một điểm dừng chân trong 1,2 ngày.

Nguồn ảnh: Internet.

Chitto
11-05-2010, 11:31
Khu vực thành cổ Đại Lý ngày nay chính là khu kinh thành của vương quốc Đại Lý vang bóng một thời từng được nhà văn Kim Dung đưa vào cuốn Thiên Long Bát Bộ.

Không phải đâu bạn ạ. Lịch sử của thành Đại Lý này phức tạp hơn rất nhiều.

Đầu tiên là nước Nam Chiếu xây thành Dương Tư Mị, nhà Đại Lý xây dựng lại gọi là thành Diệp Du làm kinh đô. Thành này nằm gần Thương Sơn hơn, ngay sát cạnh chùa Tam Tháp. Sau khi nhà Nguyên chiếm Đại Lý xong, tàn phá thành trì, rồi rời trị sở về Côn Minh, thì thành Diệp Du của nước Đại Lý bị bỏ hoang.

Đến năm 1381, nhà Minh đánh được Nguyên, thì mới xây lại ngôi thành mới, dời cách thành cũ khoảng 2km, chính là thành Đại Lý ngày nay.

Do đó thành cổ Đại Lý mà ta thấy ngày nay là thành đời Minh, không phải đô thành cổ của nước Đại Lý. Trong các công trình của Đại Lý còn lại, có 4 ngọn tháp là nhóm Tam tháp (tháp giữa từ thời Nam Chiêu), và tháp chùa Hoằng Thánh ở phía Nam. (Đứng từ thành Đại Lý hiện tại nhìn rõ tháp chùa Hoằng Thánh chỉ có 1 ngọn)

PeterPan
11-05-2010, 11:58
Cảm ơn bác Chitto đã bổ sung thêm thông tin cho PeterPan :).

Nhân việc bác Chitto nhắc đến tháp chùa Hoằng Thánh, PeterPan thêm luôn một số ảnh về tháp này, hồ Nhĩ Hải và tam tháp Đại Lý nhìn từ trên tường thành gần cổng phía Nam của thành cổ. Riêng tam tháp Đại Lý sẽ được nói rõ hơn trong phần sau của topic.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/thaphoangthanh.jpg
Tháp chùa Hoằng Thánh. Tháp này ở khá gần thành cổ nên chỉ cần lên tới trên tường thành là thấy rất rõ. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/thaphoangthanh2.jpg
Một góc khác của tháp chùa Hoằng Thánh. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/honhihai1.jpg
Một đoạn của Hồ Nhĩ Hải. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/tamthapdaily.jpg
Tam tháp Đại Lý trong chùa Sùng Khánh. Cũng giống như tháp chùa Hoằng Thánh, phía sau tam tháp chính là dãy Thương Sơn. Ảnh: PeterPan.

gianker
11-05-2010, 17:16
Đến Đại Lý, có ai thấy ấn tượng với dàn quạt chạy bằng sức gió để sản xuất điện nằm ở lưng chừng núi ko ạ? Em thì thấy ấn tượng lắm. Cả cảnh các ngôi nhà mới san sát nhau ở triền núi nữa. Tiếc là ko chụp được cái nào.. Bác Peter có cái nào ko ?

hung3008
11-05-2010, 20:05
Ôi...mình ko kịp để ý vụ phòng theo mùa....châc!!!
Lưu ý vụ vé xe HK- CM : Các bạn đi sau, nên check với đại lý trước, vì xe của chúng tôi đi hôm đó rất tệ. Phải nói là nó làm tiêu hao đi sức lưc đến 80% cho ngày đầu tiên!!!
Peter : bác nhà tớ mà súng to á???=))=))

Zai Nha Que
11-05-2010, 22:46
Nhà tớ cũng cám ơn nhà các bạn vì cái tip trốn vé vào tu viện ở Sangri La. Tiết kiệm được khối tiền và có thêm được cảm giác "đồ hộp" khi thấy bảo vệ. Lần sau, nên tôt chức giao liu giữa các đoàn cho thêm tí tinh thần dân tộc.

PeterPan
12-05-2010, 00:07
Đến Đại Lý, có ai thấy ấn tượng với dàn quạt chạy bằng sức gió để sản xuất điện nằm ở lưng chừng núi ko ạ? Em thì thấy ấn tượng lắm. Cả cảnh các ngôi nhà mới san sát nhau ở triền núi nữa. Tiếc là ko chụp được cái nào.. Bác Peter có cái nào ko ?

Bác Gianker nói rất đúng, ở Đại Lý có rất nhiều máy phát điện bằng sức gió. Thậm chí, rất nhiều cột đèn có gắn tấm thu nhiệt để sử dụng năng lượng mặt trời. PeterPan có mấy tấm ảnh chụp các ngôi nhà và chùa chiền trên triền thoai thoải của dãy Thương Sơn, hy vọng là đúng kiểu mà bác Gianker muốn xem.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nhatrentriennui.jpg
Những mái màu đỏ trong hình là một cụm kiến trúc của một ngôi chùa gần tam tháp. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nhatrentriennui2.jpg
Một kiến trúc của người Hồi trên triền của dãy Thương Sơn. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/canhdong.jpg
Cánh đồng xanh mướt dưới chân dãy Thương Sơn. Ảnh: Mr Súng Nhỏ.


Ôi...mình không kịp để ý vụ phòng theo mùa....châc!!!
Lưu ý vụ vé xe HK- CM : Các bạn đi sau, nên check với đại lý trước, vì xe của chúng tôi đi hôm đó rất tệ. Phải nói là nó làm tiêu hao đi sức lực đến 80% cho ngày đầu tiên!!!
Peter : bác nhà tớ mà súng to á???=))=))

Lý do Súng To - Súng Nhỏ đã được trả lời qua mail để đảm bảo sự riêng tư :D.


Nhà tớ cũng cám ơn nhà các bạn vì cái tip trốn vé vào tu viện ở Sangri La. Tiết kiệm được khối tiền và có thêm được cảm giác "đồ hộp" khi thấy bảo vệ. Lần sau, nên tôt chức giao liu giữa các đoàn cho thêm tí tinh thần dân tộc.

Ôi, đoàn bác Zai Nha Que chính là đoàn bạn của MarsMan ạ? Cũng nhờ đoàn bác mà đoàn của PeterPan biết cách trèo lên núi để ngắm khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử, cảm ơn đoàn bác rất nhiều. Lần này đi gặp rất nhiều đoàn Việt Nam, các đoàn cứ đuổi theo nhau liên tục. Ở Lệ Giang, đoàn PeterPan còn gặp mấy bạn Việt Nam đi tour, ở núi Thạch Ca lại gặp một đoàn khác trên đường đi xuống mà chỉ kịp vẫy tay chào. Cảm giác gặp đồng hương trên đất bạn thật là thú vị.
Nếu được, bác Zai Nha Que chia sẻ với đoàn của PeterPan tấm ảnh mà 2 đoàn chụp chung trên đỉnh Thạch Ca, bác nhé. Cảm ơn bác nhiều :).

Zai Nha Que
12-05-2010, 11:21
Đỉnh Thạch Ca còn gọi là đỉnh Lam Nguyệt (blue moon) phải không? Tớ mù tàu, nên nghe cô bé cùng đoàn dịch hay hay, sến sến nên nhớ vậy. PM để lại email rồi tớ gửi nhé.

PeterPan
12-05-2010, 11:36
@Bác Zai Nha Que: Theo PeterPan thì đỉnh núi tuyết cao 4500m mà chúng ta lên được có tên là Thạch Ca (Shika) còn Lam Nguyệt (Trăng Xanh) là tên của thung lũng bao quanh nó (Blue Moon Valley). Trong cuốn "Đường chân trời đã mất", Blue Moon là tên của một đỉnh núi tuyết (còn có tên gốc là Karakal) nhưng núi này cao tới 8500m. Đi về tìm hiểu kỹ mới biết từ đỉnh Thạch Ca Tuyết Sơn có thể thấy được Mai Lý Tuyết Sơn cao 6740m trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Hôm 2 đoàn chúng ta lên thì mưa tuyết ào ạt, PeterPan cũng chụp rất nhiều ảnh nhưng soi lại thật kỹ thì không phát hiện ra được Mai Lý Tuyết Sơn.

PeterPan
12-05-2010, 16:19
Dạo chơi thành cổ

Nằm kẹp giữa dãy Thương Sơn cao vời vợi và mặt hồ Nhĩ Hải rộng tới 250km2, thành cổ Đại Lý cứ thoắt nắng rồi lại thoắt mưa. Những cơn ập tới một cách chóng vánh và rồi lại biến mất cũng nhanh như khi chúng đổ xuống thành cổ. Nắng nắng rồi lại mưa mưa, mưa mưa rồi lại nắng nắng...

Lót dạ bằng một bữa sáng xa xỉ lên tới hơn 400Y/14 người (đói quá nên thành ra thiếu hẳn sự sáng suốt khi gọi món), chúng tôi vững dạ (theo đúng nghĩa đen của chữ "dạ") để bắt đầu khám phá một vòng thành cổ Đại Lý. Trước khi đi, thấy nhiều người chê Đại Lý chỉ là cái bóng mờ nhạt của Lệ Giang và cũng nhiều người khuyên nếu bỏ qua thành cổ này cũng chẳng có gì phải tiếc. Riêng PeterPan thì thấy khác, nếu chịu khó để ý quan sát và có sự chuẩn bị về thông tin thật cẩn thận trước khi lên đường, bạn sẽ thấy Đại Lý cũng có những nét thú vị riêng.

PeterPan thích sự sạch sẽ và chỉn chu của Đại Lý. Một cửa hàng đốt pháo để khai trương nhưng bánh pháo phải đốt trong thùng phuy để hạn chế tối thiểu xác pháo rơi ra vỉa hè. Ngay khi bánh pháo nổ hết, người ta lại nhanh chóng thu dọn những xác pháo vụn vương vãi phía ngoài để bỏ nốt vào thung phuy. Cái sạch sẽ của Đại Lý còn là những con suối trong vắt và... không mùi. Tất nhiên, chẳng có gì hoàn hảo, Đại Lý cũng có những góc nhôm nhoam, nhưng nhìn chung vẫn còn sạch sẽ chán để chí ít là du khách còn cảm thấy thoải mái khi dạo trên những con đường lát đá.

Dạo chơi chán chê trục Bắc - Nam của thành cổ, PeterPan và các bạn bắt một chiếc xe điện với giá 26Y/người ở cửa thành phía Nam để thư thái đi dạo một lượt các ngõ ngách của Đại Lý. Chiếc xe điện từ từ đưa chúng tôi đi xem hết các cổng thành Đông, Tây, Nam, Bắc, ghé qua đền thờ Quan Vũ ở rất gần Four Seasons Youth Hostel và tham quan một nhà thờ Ki-tô giáo nhưng lại có kiến trúc bên ngoài theo kiểu Trung Hoa truyền thống. Đặc biệt, chiếc xe điện luồn lách cả vào những ngõ nhỏ vắng người qua lại và đó là một trải nghiệm khác hẳn so với những gì ồn ào, náo nhiệt trên trục Bắc - Nam của thành Đại Lý.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily3.jpg
Những đám mây mù luôn tụ trên những đỉnh núi của dãy Thương Sơn. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily5.jpg
Những vạt nắng trên một triền núi. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily4.jpg
Con đường nhỏ trong sớm tinh mơ. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily6.jpg
Những cái bụng đói meo đã khiến chúng tôi có một bữa sáng hơi quá tay. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily9.jpg
Đốt pháo trong thùng phuy. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily7.jpg
Quét dọn xác pháo. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily8.jpg
Người dân có ý thức như vậy nên dòng suối luôn được giữ trong vắt không một cọng rác nhỏ. Ảnh: PeterPan.

PeterPan
12-05-2010, 16:53
Dạo chơi thành cổ (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily10.jpg
Chúng tôi đi trên chiếc xe điện như thế này. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily11.jpg
Cô hướng dẫn viên đi cùng chúng tôi để giới thiệu về Đại Lý. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily12.jpg
Cổng đền thờ Quan Vũ. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily13.jpg
Một phần khuôn viên phía trong đền. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily14.jpg
Gian điện thờ Quan Vũ, có thể thấy thấp thoáng pho tượng khổng lồ của vị tướng lỗi lạc thời Thục Hán. Chúng tôi không được phép chụp ảnh ở gần nên đành chấp nhận chộp từ xa lại. Về việc người dân Trung Quốc lập nhiều đền thờ Quan Vũ thì PeterPan đã nói tới ở topic Cửu Trại Câu - Hoàng Long. (https://www.phuot.vn/threads/4866-C%E1%BB%ADu-Tr%E1%BA%A1i-C%C3%A2u-Ho%C3%A0ng-Long-2009-Thi%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C3%ACm-th%E1%BA%A5y/page29) Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily15.jpg
Một góc khác của khu đền thờ Quan Vũ. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily16.jpg
Dòng nước chảy ra từ miệng của con rồng đá cấp nước cho bể cá nhỏ trước điện thờ. Ảnh: Mr Súng To.

PeterPan
12-05-2010, 20:22
Các cổng của thành cổ Đại Lý

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/congnam.jpg
Cổng thành phía Nam. Đây tạm thời là cổng duy nhất mà PeterPan xác định được chắc chắn. Hôm đó xe điện lướt khá nhanh và lại đãng trí quên ghi lại nên giờ không thể ngay lập tức nhận ra 3 cổng thành còn lại. Bạn nào trong đoàn hay cao nhân nào ghé qua mà nhận ra thì chỉ giúp PeterPan nhé. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/cong1.jpg
Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/cong2.jpg
Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/cong4.jpg
Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/cong3.jpg
Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/cong5.jpg
Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/cong6.jpg
Cổng thành phía Nam vào ban đêm. Ảnh: PeterPan.

PeterPan
12-05-2010, 20:38
Nhà thờ Công giáo

Điểm tham quan tiếp theo của chúng tôi trong chuyến đi xe điện vòng quanh thành cổ Đại Lý là một nhà thờ Công giáo. Điều đặc biệt nhất của nhà thờ này đó là nó mang kiến trúc Trung Hoa truyền thống. Nếu không có cây thánh giá ở vị trí cao nhất của tòa nhà và không có một người phụ nữ hồ hởi mở giúp cánh cửa vào bên trong, chúng tôi khó có thể hình dung được đây lại là một nhà thờ Công giáo.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nhatho1.jpg
Biển chỉ dẫn tại ngõ nhỏ gần cổng chính của nhà thờ. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nhatho2.jpg
Mặt tiền của nhà thờ. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nhatho6.jpg
Một góc khác... Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nhatho7.jpg
Cây thánh giá được trân trọng đặt ở vị trí cao nhất. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nhatho3.jpg
Bên trong nhà thờ. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nhatho4.jpg
Chúng tôi tới nhà thờ vào thứ Bảy, nghĩa là không phải ngày đi lễ của các con chiên. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nhatho5.jpg
Nhà thờ nhỏ nhắn này nằm lọt thỏm trong một khu dân cư bình dị của thành cổ Đại Lý. Ảnh: PeterPan.

PeterPan
12-05-2010, 23:40
Dạo trên tường thành

Trong lúc các bạn khác bị hút vào những hàng bán đồ lưu niệm đầy màu sắc, PeterPan và Ms Jica tranh thủ đi về phía cổng Nam của thành cổ. Nhìn trước ngó sau một hồi, chúng tôi phát hiện ra có lối dẫn lên phía trên tường thành. Nếu lên theo lối cầu thang ngay gần cổng Nam, mỗi người sẽ phải tốn 2Y tiền vé. Tuy nhiên, có một kinh nghiệm cho các đoàn đi sau đó là có thể chịu khó đi men theo tường thành để phát hiện những lối cầu thang dẫn lên phía trên tường thành mà không phải mất 2Y/người. Tiết kiệm được 2Y cũng chẳng đáng là bao nhưng cái cảm giác trốn vé thì luôn luôn thú vị :-D.

Khi đã lên tới con đường ở phía trên tường thành, bạn có thể nhàn tản thả bước, vừa đi dạo một cách thư thái, vừa ngắm nhìn thành cổ từ trên cao, lại vừa có thể phóng tầm mắt ra một không gian rất rộng ở xung quanh. Từ đoạn tường thành ở gần cổng Nam, có thể nhìn thấy tháp chùa Hoằng Thánh, tam tháp Đại Lý và cả hồ Nhĩ Hải (đã giới thiệu ở trang trước của topic).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily17.jpg
Một góc thành cổ Đại Lý nhìn từ trên đoạn tường thành phía Nam. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily19.jpg
Những mái nhà san sát nhau. Nếu bỏ đi những chiếc xe hơi và những két nước, bạn sẽ thấy mình như vừa được đi cỗ máy thời gian để ngược về cả trăm năm trước. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily18.jpg
Thêm một ảnh nữa về tháp chùa Hoằng Thánh. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily20.jpg
Con đường trên đoạn tường thành phía Nam. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily21.jpg
Tường thành Đại Lý được bảo tồn rất tốt. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily22.jpg
Đây là những cầu thang dẫn lên phía trên tường thành và hoàn toàn miễn phí. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily23.jpg
Một loài cây lạ mắt mọc bám vào tường thành. Ảnh: PeterPan.

PeterPan
13-05-2010, 01:56
Ngũ Hoa Lầu

Cách cổng Nam thành Đại Lý không xa là một tòa kiến trúc có tên: Ngũ Hoa Lầu. Có thể nói không ngoa rằng đây là tòa nhà có kiến trúc vào loại đẹp nhất trong thành cổ Đại Lý và cũng là nơi thu hút được sự chú ý của hầu hết du khách mỗi khi tới đây.

Ngũ Hoa Lầu vừa mang dáng dấp bề thế của một cổng thành, vừa có những nét tinh tế của một tòa kiến trúc nguy nga tráng lệ. Với chiều cao nổi bật, Ngũ Hoa Lầu rất dễ được du khách nhận ra nếu họ đi trên trục đường nối 2 cổng thành Bắc và Nam của thành Đại Lý.

Xung quanh Ngũ Hoa Lầu là những hồ nước nhỏ và những bồn hoa được cắt tỉa, chăm sóc cẩn thận. Tầng đầu tiên của Ngũ Hoa Lầu là khối kiến trúc dạng tường thành, phía trên là một khối kiến trúc dạng tháp 3 tầng với những mái cong nhọn hoắt đâm lên nền trời.

PeterPan không có thật nhiều thông tin về Ngũ Hoa Lầu và cũng không kịp lên xem tòa lầu nguy nga này. Chẳng biết bao giờ mới trở lại Đại Lý nhưng cũng đành bụng bảo dạ thôi thì để lần sau vậy...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily24.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily25.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily26.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily27.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily28.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily29.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily30.jpg

Ảnh: PeterPan.

PeterPan
13-05-2010, 02:26
Dòng suối gần Ngũ Hoa Lầu

Nằm chen giữa Ngũ Hoa Lầu và cổng Nam thành Đại Lý là một dòng suối khá đặc biệt. Người ta đã chủ động tạo cho lòng suối theo dạng bậc thang để tạo dòng chảy liên tục và cũng đồng thời tạo nên một cảnh quan đẹp mắt. Đại Lý có không ít dòng suối nhưng dòng suối ngay sát Ngũ Hoa Lầu là đặc biệt nhất.

Từ hướng chảy của dòng suối, có thể dễ dàng nhận ra rằng nó chảy từ trên dãy Thương Sơn xuống, cắt ngang thành cổ Đại Lý theo hướng từ Tây sang Đông rồi đổ ra hồ Nhĩ Hải bao la. Dòng suối tự nó đã rất trong và sạch sẽ nhưng sự sắp đặt của con người còn khiến nó trở nên lung linh hơn gấp nhiều lần.

Chẳng rõ PeterPan đã đứng lại để ngắm nhìn dòng chảy ấy bao lâu, chỉ biết là ngay lúc này đây vẫn còn như đang nghe thấy tiếng róc rách, róc rách... Đó là một cảnh tượng thật êm đềm, nhẹ nhàng và thanh thoát.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily31.jpg
Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily32.jpg
Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily33.jpg
Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily34.jpg
Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily35.jpg
Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily36.jpg
Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily37.jpg
Ảnh: Mr Súng To.

Zai Nha Que
13-05-2010, 10:28
Người anh em ơi, đi chơi, nhất là đi Trung Quốc, viết nhiều nhiều về "Thâm cung bí sử" nhé. Ví dụ như cái tít ngủ thân mật ở phần trên, có ối chuyện để khai thác. Ví dụ một loạt việc làm ăn "phi pháp" như trốn vé, làm thẻ sinh viên dù "Vẫn biết ta giờ không trẻ nữa". Chờ phần tiếp "nóng bỏng" hơn của người anh e. (Thay có lời cám ơn)

PeterPan
13-05-2010, 17:38
Bác Zai Nha Que: Những chuyện "thâm cung, bí sử" chắc chắn sẽ có, không những thế còn có rất nhiều :D. PeterPan đang tập trung vào mạch nhật ký với trọng tâm là giới thiệu các kinh nghiệm về di chuyển và ăn ở để các đoàn đi sau này có thể tham khảo. Nếu bác có thời gian, bác có thể dạo qua các topic khác của PeterPan, bác sẽ thấy các topic đó đều bám theo cách viết này. Đó có thể là cách viết khô khan nhưng chắc chắn luôn chứa đựng rất nhiều thông tin. PeterPan rong ruổi khắp nơi trong suốt hơn 1 năm qua là nhờ các topic chia sẻ, vì thế, khi đã đi về, PeterPan cũng muốn chia sẻ lại với tất cả mọi người để hành trang trước các chuyến đi của những đoàn đi sau này sẽ đầy ắp thông tin :).
P/s: Ảnh chụp chung 2 đoàn chúng ta trên đỉnh Thạch Ca đẹp quá bác nhỉ :).

MarsMan
13-05-2010, 21:18
Khiếp, bác Zai Nhà Quê là bác nào trong mấy bác em biết đới, nói cứ như là triết gia KHổng Tử ế!!! Hế hế!!! =))

MarsMan
13-05-2010, 21:39
Bên lề mạch truyện của bác Peter Pan, em cũng tí tởn post mấy cái note vớ vẩn trong con điện thoại của em trước và trong cuộc hành trình, các bác đừng có cười em, để em còn có đủ tự tin kể tiếp mấy cái chuyện vớ vẩn :)

Ngày 15/4: Oops! Vậy là chỉ còn 1 tuần nữa mình lại lên đường, lại một chuyến đi dài hứa hẹn nhiều thú vị và trải nghiệm cùng nhiều người bạn mới. Đừng ai bảo mình ham chơi nhé, mình chỉ ham mê thôi. Cuộc sống đối với mình không có nghĩa là phải kiếm được thật nhiều tiền, phải quyền cao vọng trọng, phải có chỗ đứng trong xã hội. Mình đơn giản lắm, được ăn no ngủ say và biết đam mê một thứ gì đó dù là vớ vẩn, được làm những thứ mình thích, thế là cuộc sống. Mình lập dị lắm, các bạn không cần phải nói ra hộ mình đâu. Mình lập dị trước mọi vẻ đẹp!!! :D Lệ Giang là một.
Mình cũng có niềm đam mê với chó nhưng mà chưa nuôi được, mình cũng có niềm đam mê với các thể loại ngồi chơi xơi nước nói phét nói lác nữa. Nhưng mà lúc này đam mê của mình lại là Lệ Giang và chuyến đi sắp tới :D

8:12PM ngày 22/4: Chuyến tàu rời xa Hà Nội, đánh dấu thêm một chuyến đi dài trong thời thanh niên. Ôi sao ta chả làm được cái giề to tát mà chỉ biết đi chơi, lao vào những hành trình hành hạ về thể xác nhưng bồi bổ về tâm hồn? Giá mà ta giả nhời được câu hỏi ấy? Giá mà thế thì mấy đứa bạn ngu si lúc nào cũng hỏi: "Mày đi chơi kiểu ấy làm đếch gì, chỉ tổ tốn tiền và mệt xác!" sẽ biết tay ta.

Lúc chiều ngồi chờ ông xe ôm, cụ ông nhìn ta ngứa mắt mang chổi xể ra hiên khua loẹt xoẹt, ý là tao đang ngứa ít lắm rồi, mày bước khỏi nhà đi cho tao nhờ, thích thì đi hẳn đi, tao quét mày đi... Ta thì cứ ngồi hớp trà thật nà chậm rãi.

Chờ lâu phát rồ, ta rút máy gọi cho ông xe ôm, ông lại kêu ông bận không đi được, ta lại phải vào bợ đỡ cụ khốt, rồi cụ hầm hầm chở ta đi cùng 2 cái ba lô to tổ bố ra ga, trên đường hít đầy bụi đất. Vừa ra đến ga ta đụng phải thằng Long đẹp giai. Nó lại lượn lên Mù Cang Chải. Sư nó, vừa tháng 9 năm ngoái nó đi cùng hội ta lên đấy bằng xe máy rồi, thế mà giờ lại đú đởn đi tiếp. Sư nó, ta thật là ghen tị vãi cả ra... Ờ thì giờ ta mới thấy chả riêng gì ta ham chơi. Ra ga có mà cả đống ham chơi, cả tổng ham chơi.

Hiện tại thì ta đang co quắp trên cái giường bé tí cheo leo. Éo le quá cơ ế! Cơ mà vẫn chả sao so với niềm hân hoan sắp đến, khi được chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp cổ kính và đặc trưng của Trung Hoa, vẻ đẹp ta mới chỉ nhìn qua phim ảnh. Vẫn còn một chặng đường dài để đến quê hương Đoàn Dự - thành cổ Đại Lý. Ta đi ngủ đây, bấm mỏi tay mỏi mắt quá... :D

PeterPan
13-05-2010, 21:45
Thăm làng cổ Hỷ Châu

Sau một buổi sáng tự do dạo chơi ở Thành Cổ, chúng tôi đặt xe trọn gói với hostel để đi thăm làng cổ Hỷ Châu, động Thiên Long, cơ sở dệt ở Châu Thành và tam tháp Đại Lý. Tính tổng cộng cả tiền xe, tiền vé thắng cảnh và tiền cáp treo, mỗi người tốn 90Y.

Điểm đến đầu tiên là làng cổ Hỷ Châu - một ngôi làng mang những đặc trưng điển hình của dân tộc Bạch. Để tới Hỷ Châu, chúng tôi phải đi trên một con đường chạy song song với dãy Thương Sơn và bờ hồ Nhĩ Hải. Sau hơn 30 phút ngồi xe, cả đoàn đã tới được làng cổ Hỷ Châu.

Ấn tượng đầu tiên không tốt cho lắm. Con đường dẫn vào làng bụi bặm, hơi bẩn và cũng không có nhiều cái để có thể gọi là cổ. Cùng với thời tiết oi bức, cả đoàn ngán ngẩm nhìn nhau và chẳng ai bảo ai nhưng có lẽ tất cả đều bắt đầu nghĩ tới 2 chữ: "phí tiền".

Cái cảm giác xót ruột ấy chỉ dần nguôi ngoai khi tất cả được lùa vào một ngôi nhà ở ngay đầu làng để xem các tiết mục văn nghệ chào mừng của các chàng trai cô gái dân tộc Bạch. Nói chung là cũng vui mắt, cũng có cái để xem, cũng có chỗ mát mẻ để ngồi cho đỡ nắng và cũng có mấy cốc trà để uống cho đỡ khát. Tiết mục đáng chú ý nhất có lẽ là khi các chàng trai cô gái người Bạch cùng diễn tả một đám cưới theo đúng những nghi lễ truyền thống của họ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily38.jpg
Bức tường giới thiệu các chương trình văn nghệ. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily39.jpg
Cái giếng trong khuôn viên của ngôi nhà cổ ở đầu làng. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily40.jpg
Chữ Phúc ở đầu làng. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily42.jpg
Nhà rất rộng, tường chạy dài hun hút. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily41.jpg
Cổng chính dẫn vào ngôi nhà cổ. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily44.jpg
Phù điêu sư tử được gắn trên cổng. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily43.jpg
2 em dân tộc Bạch đang ngồi mốc meo chờ khách (du lịch). Ảnh: Mr Súng To.

MarsMan
13-05-2010, 22:02
Có một điều đặc biệt trong show diễn nhà quê này là cứ sau mỗi bài múa, du khách sẽ được các chàng trai cô gái bê trà ra mời, mỗi lần một loại trà khác nhau, có loại ngọt, có loại chát... Nói chung theo cá nhân em thì show diễn không có gì đặc sắc lắm, đã thế cái ông dẫn chuyện nói tiếng Tàu cứ xì xà xì xồ chả hiểu gì :D

PeterPan
13-05-2010, 22:13
@MarsMan: Đề nghị đồng chí tiếp tục phát huy, PeterPan đoán chắc là bác Zai Nha Que sẽ rất thích cách viết ở trên :-D. Cái chữ ở trên PeterPan nhầm, đã sửa nhé, cảm ơn MarsMan đã nhắc.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thăm làng cổ Hỷ Châu (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily45.jpg
Một dàn các em gái trong trang phục các dân tộc ra chào du khách (ngoài cùng bên phải là em gái mặc trang phục của người Bạch). Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily46.jpg
Cận cảnh các em gái dân tộc. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily47.jpg
Bác này là MC của chương trình biểu diễn. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily48.jpg
Em gái này có lẽ là xinh nhất. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily49.jpg
Tiết mục múa của các cô gái người Bạch. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily50.jpg
Đôi "tân lang, tân nương"... Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily51.jpg
... và một cặp trai gái, có lẽ là phù dâu và phù rể. Ảnh: Mr Súng To.

PeterPan
13-05-2010, 22:27
Thăm làng cổ Hỷ Châu (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily52.jpg
Đúng như MarsMan nói ở trên, cứ sau mỗi tiếc mục là một màn trai gái bưng trà đi mời du khách. Cả thảy có 3 loại trà khác nhau, gọi là nếm cho biết chứ cũng không có gì đặc biệt cho lắm. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily53.jpg
Ấm trà được đun trên bếp đặt ngay giữa sân khấu. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily54.jpg
Trai gái đang bưng trà đi mời du khách. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily55.jpg
2 thùng nước to đùng, không biết là để giặt hay để pha... trà. Ảnh: PeterPan.

Zai Nha Que
13-05-2010, 22:35
Đoàn này có Peterpan và Marsman, như Liu Bìn, Dương Lễ vậy. Bổ trợ cho nhau, hóm phết. Thích kiểu này.
@Peter: Cứ tiếp mạch đi, thích kiểu này mà. Yên tâm giờ có thêm Marsman nữa nên bài càng ổn hơn. Chiều mai, nhà này lại off cuối tuần tiếp, sau giờ đi làm, có nhu cầu giao liu mới Liu Bìn, Dương Lễ (Để lại PM hoặc email nhé).
@Marman: Sang hồi ức về các chuyến đi, đọc bài của nhà hàng xóm là nhận ra ngay. Mà có post cái ảnh trốn vé ở tu viện trên Sangri La, nhận ra tội phạm ngay.

kotobuki
13-05-2010, 22:55
Dạo trên tường thành


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily17.jpg
Một góc thành cổ Đại Lý nhìn từ trên đoạn tường thành phía Nam. Ảnh: PeterPan.



He he, đoạn này lúc mình đi thì những cây "y hoa" (không biết là nhớ có chính xác không) đang nở hồng rực 2 bên đường. Bon chen góp 1 tấm ảnh cho vui cửa vui nhà bạn PeterPan.


https://farm4.static.flickr.com/3455/3201712396_cbb01ac5a9_b.jpg

PeterPan
14-05-2010, 00:07
@Bác Zai Nha Que: Vụ trốn vé 85Y vào tu viện Songzalin ở Shangri-La quả thật là thú vị, bác nhỉ :-D.
@kotobuki: Ui, hoa hoét tưng bừng thế mà còn kêu ca. Mà hình như là hoa đào nhỉ :-D.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thăm làng cổ Hỷ Châu (tiếp)

Đoạn sau của chuyến thăm làng cổ Hỷ Châu hơi bị dở ẹc. Cả đoàn 14 người đi lại thế nào mà tách làm 3. Đầu tiên, 4 đồng chí gồm trưởng đoàn Yoyo, Mr. Kim, por_chi và ngochungarch nhanh chân đi sâu vào trong làng rồi... mất hút con mẹ hàng lươn. Sau này, nghe giang hồ đồn đại là ham tìm hiểu đến nỗi làm vỡ cả ngói nhà người ta (!?). Lại nghe nói là bác ngochungarch còn tranh thủ "luyện chưởng" nữa, thật là hết sức tao nhã (muốn biết "luyện chưởng" là gì, xin hãy tiếp tục theo dõi topic này).

Nhóm thứ hai gồm PeterPan và MarsMan - những kẻ mải mê xem trọn vẹn chương trình biểu diễn chán phèo. Chụp choạch chán chê, PeterPan quay lại thì chẳng thấy ai khác ngoài MarsMan cũng đang ngơ ngác tìm đồng bọn. Hai thằng rủ nhau đi hết 1 vòng khu nhà cổ ở đầu làng mà không thấy, mò cả ra ngoài đi sục sạo xung quanh cũng không thấy. Cuối cùng, PeterPan đành phải nhắn tin cho Ms Jica.

Và nhóm cuối cùng chính là nhóm của Ms Jica, gồm 8 nhân vật còn lại. Nhóm này cũng ở tình cảnh chẳng khác nào PeterPan và MarsMan, lòng vòng chán chê rồi lại trở ra mà không thu hoạch được gì. Xem ra, nhóm thu hoạch được nhiều nhất là nhóm đầu tiên, đặc biệt là bác ngochungarch.

Vì bị lạc nhau, lại thêm trời oi bức và lại thêm cả sự thất vọng vì làng cổ Hỷ Châu, anh chị em tỏ ra khá chán nản. Sau khi tụ tập được đông đủ, tất cả thống nhất đi thẳng ra bến cáp treo để lên chơi động Thiên Long và ngắm hồ Nhĩ Hải.

Cả đoàn hăm hở lên đường mà không biết rằng một sự thất vọng thứ hai đang chờ ở phía trước...

Một ít ảnh về làng cổ Hỷ Châu (nói chung là có thời gian thì vào cho biết, không vào cũng không sao, bỏ được thì càng tốt):

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily56.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily57.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily58.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily59.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily60.jpg

Ảnh: ngochungarch.

MarsMan
14-05-2010, 00:16
Trong những lúc thất vọng và chán nản về các điểm đến chả lấy gì làm khoái lạc, mình luôn tâm niệm một câu ”好人一生平安“ (hảo nhân nhất sinh bình an) mà về sau này Porchi nhà ta rất lạm dụng :D

northwind
14-05-2010, 10:55
Cảm ơn peterpan và các bạn đã chia sẻ. Minh cũng rất quan tâm đến thông tin làm "thẻ sinh viên" để cho các đoàn đi sau học tập. Mình cũng muỗn biết thêm thông tin về khách sạn các bạn ở tại Côn minh giá 70Y/phòng đôi như peterpan nói. tên khách sạn, liên hệ....

PeterPan
14-05-2010, 12:14
@northwind: PeterPan đã PM cho bạn rồi nhé :-).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Động Thiên Long

Chúng tôi không đi xem phim trường Thiên Long Bát Bộ. Thay vào đó, cả đoàn dắt díu nhau mò lên động Thiên Long trên một quả núi thuộc dãy Thương Sơn. Thời tiết ở Đại Lý thật hết sức đỏng đảnh. Khi chúng tôi bắt đầu rời làng Hỷ Châu, một cơn mưa xối xả như tát nước vào cửa kính đã đổ ập xuống. Mưa lớn đến nỗi nước chảy thành dòng cuồn cuộn trên đường vào động Thiên Long. Đoạn đường vào động này đang được thi công nên rất xóc, anh chị em liên tục trong tình trạng không cắn thuốc mà vẫn bay (theo đúng nghĩa đen của từ này).

Cuối cùng thì xe cũng dừng lại tại bãi đất rộng phía trước bến cáp treo lên động Thiên Long. Vé cáp treo khoảng 50Y/người, "thẻ sinh viên" không được sử dụng tại đây. Đã đến rồi chẳng nhẽ lại không lên, thế là 14 kẻ lang thang lại hì hục mua vé rồi cuốc bộ ra bến cáp treo để rồi thất vọng tập 1. Những khoang cáp treo lên động Thiên Long có thể nói là cực kỳ sơ sài và thiếu an toàn. Nhìn thoáng qua thôi cũng biết cáp treo này hoạt động từ thời mà phần lớn trong số chúng tôi còn đang tập đi.

Thất vọng thì thất vọng chứ cũng đành phó mặc, mua vé mất rồi còn đâu. Anh chị em lại ngồi cáp treo để lên động Thiên Long rồi thất vọng tập 2. Cái động chả có gì là thú vị, vẫn rặt những thứ xanh xanh đỏ đỏ, những sự tích khiên cưỡng được gắn vào các khối thạch nhũ. Lòng vòng chán chê hết trèo lên lại trèo xuống ở trong động, cả đoàn được chiêm ngưỡng ảnh của bạn Đoàn Dự (tất nhiên, là do bạn Lâm Chí Dĩnh thủ vai trong phim Thiên Long Bát Bộ).

Sự chán nản chỉ vơi đi chút ít khi tất cả ra khỏi động Thiên Long và tới được một mỏm đá có thể phóng tầm mắt ngắm đoạn phía Bắc của hồ Nhĩ Hải. Thế nhưng, nói gì thì nói, động Thiên Long vẫn là nỗi thất vọng thứ hai sau làng cổ Hỷ Châu.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily61.jpg
Khoang cáp treo lên động Thiên Long vừa nhỏ (chỉ đủ cho 2 người), vừa cũ, vừa không an toàn. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily62.jpg
Lối vào động Thiên Long. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily63.jpg
Chẳng có gì đặc biệt để chụp ngoài 1 chỗ được gọi là khe đá để ngắm trăng đêm rằm. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily64.jpg
Lần trước đi CTC cứ mỏi mắt tìm mà không thấy, lần này đi chẳng có ý định tìm kiếm thì lại thấy khóa tình yêu nhan nhản. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily65.jpg
Đoạn phía Bắc của hồ Nhĩ Hải. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily66.jpg
Nếu hồ Nhĩ Hải giống 1 cái tai thì đây chính là vành trên của cái tai ấy. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily67.jpg
Nhà cửa ven hồ Nhĩ Hải. Ảnh: PeterPan.

hanoiwelle
14-05-2010, 17:03
:D, nhóm Pan đi về thành công ghê ha, chúc mừng nhé, Pan bỏ anh đi Lệ Giang trước để giờ ku đi về được chuyến đi nhiều thu thập hơn nhá, ghét cái mặt ghê.
Đại Lý bọn anh đi ít lắm ko kỹ được như bọn em đâu, nhìn ảnh thấy riêng việc kể về Đại Lý đã thấy nhiều rùi :D. Anh ko thấy ấn tượng Đại lý cho lắm, giờ cũng chả có thời gian up ảnh nên vào hóng chuyện chuyến đi này :D. Ảnh đẹp lắm.
Bọn anh có đi xem phim trường Thiên Long Bát bộ nhưng lại ko lên động Thiên Long ở Thương Sơn được, may ra có khác ở đây tí :P

PeterPan
14-05-2010, 21:54
https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily68.jpg
Rời khỏi động Thiên Long, chúng tôi được mấy em người Bạch mời đi uống trà cho đỡ mệt. Sau khi cẩn thận hỏi kỹ để biết chắc là... miễn phí, PeterPan và các bạn hân hoan đi uống trà. Nhưng sự đời đâu có đơn giản như vậy, cái chỗ uống trà kỳ thực ra là một cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm trà của Đại Lý nói riêng và Trung Quốc nói chung... Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily69.jpg
Một em gái người Bạch (hay ít ra là em ý đội cái mũ của người Bạch) tận tình thao tác cho chúng tôi xem các bước pha trà cũng như giới thiệu các loại trà ngon nức tiếng. Chúng tôi thư thái và tao nhã thưởng trà khi thi thoảng những cơn gió từ triền núi lại đưa vào một thứ mùi rất đặc trưng: mùi "sản phẩm" của các bạn ngựa. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily70.jpg
Từ đầu đến cuối, chúng tôi được em gái người Bạch mời uống thử 3 loại trà khác nhau. Do vốn tiếng Trung hạn hẹp, cả đoàn chẳng hiểu rõ tên gọi của từng loại trà. Vì thế, chúng tôi đã tự quy ước với nhau một số tên gọi riêng mà... không tiện dẫn ra đây (dựa theo hình dáng vô cùng đặc biệt của các bánh trà). Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily71.jpg
Em gái ân cần rót trà mời cả đoàn chúng tôi. Sự ân cần và chu đáo ấy khiến một vài anh em trong đoàn mủi lòng đến nỗi phải rút ví mua vài gói trà trước khi ra về. Đấy, thế mới thấy cái sự miễn phí ở đời (hay cụ thể hơn là ở Trung Quốc) nó cũng có... giá của nó. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily72.jpg
Rời động Thiên Long và những bánh trà của em gái người Bạch, 14 kẻ lang thang lại lên xe để ngược về phía thành cổ Đại Lý. Trước khi về tới tam tháp Đại Lý, chúng tôi ghé qua Châu Thành - một xưởng làm vải batik của người Bạch. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily73.jpg
Những chiếc váy nhiều màu sắc này thu hút được sự chú ý của đông đảo chị em trong đoàn, đặc biệt là por_chi và Yoyo, 2 bạn này cứ gọi là mê mẩn. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily74.jpg
Mr Súng To đang "soi" công đoạn nhuộm màu của các bạn người Bạch. Ảnh: PeterPan.

PeterPan
14-05-2010, 22:06
:D, nhóm Pan đi về thành công ghê ha, chúc mừng nhé, Pan bỏ anh đi Lệ Giang trước để giờ ku đi về được chuyến đi nhiều thu thập hơn nhá, ghét cái mặt ghê.
Đại Lý bọn anh đi ít lắm ko kỹ được như bọn em đâu, nhìn ảnh thấy riêng việc kể về Đại Lý đã thấy nhiều rùi :D. Anh ko thấy ấn tượng Đại lý cho lắm, giờ cũng chả có thời gian up ảnh nên vào hóng chuyện chuyến đi này :D. Ảnh đẹp lắm.
Bọn anh có đi xem phim trường Thiên Long Bát bộ nhưng lại ko lên động Thiên Long ở Thương Sơn được, may ra có khác ở đây tí :P

Hây dà, đồng chí hanoiwelle chọn đi với bạn Rùa, giờ lại quay ra trách PeterPan là sao :D. Đoàn PeterPan lần này không đi được Đức Khâm và Lugu nhưng bù lại thì có những khám phá hay ho ở Shangri-La. PeterPan coi như mới đi được 2/3 tuyến này, lần sau sẽ cố đi nốt Đức Khâm, Lugu, Nguyên Dương và một số điểm nhỏ khác ở Shangri-La cũng như Lệ Giang. Nhưng có đi lại thì chắc tính đi đường bay thoai, đi đường bộ Hà Khẩu - Côn Minh - Hà Khẩu 2 lần roài, nản quá, vẫn chưa được chạy cao tốc toàn tuyến nên vẫn khá tốn thời gian và sức lực.

PeterPan
14-05-2010, 22:30
Bánh trà Pu'er

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily75.jpg
Dụng cụ có hình bàn chân bằng gốm này không hiểu dùng để làm gì, chúng tôi bàn luận với nhau mãi mà không ra. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily76.jpg
Đây là bộ dụng cụ để pha trà. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily77.jpg
Bánh trà được đóng rất công phu và tỉ mỉ, khi dùng chỉ cần bóc từng chút một ra để pha. Bánh trà này để không có thể coi như một vật trang trí trong tủ kính của các gia đình và có thể để được rất lâu mà không hỏng. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily78.jpg
Loại trà này có tên phiên âm là Pu'er, đặt theo tên một địa danh gần huyện Tư Mao của tỉnh Vân Nam. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily79.jpg
Mỗi bánh trà Pu'er được đóng từ những lá trà to bản và có thể giữ được từ 10 tới... 50 năm. Cá biệt có một số bánh trà Pu'er được làm từ cuối đời nhà Thanh vẫn còn được lưu giữ trong tình trạng tốt cho tới tận ngày nay. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily80.jpg
Bánh trà được viền sợi đỏ treo lên tường thành một vật trang trí rất đẹp. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily81.jpg
Bánh trà có thể đóng thành rất nhiều hình dạng, ở trong hình trên là hình tròn. Về khía cạnh màu sắc, những bánh trà này rất dễ khơi gợi những liên tưởng xa xôi đối với những người giàu trí tưởng tượng. Ảnh: Mr Súng To.

PeterPan
14-05-2010, 23:03
Vải batik

PeterPan cũng không rành lắm về vải batik. Theo thông tin của hostel khi đặt xe thì Châu Thành là làng làm vải batik. Khi đi thì chỉ biết xem, khi về mới tìm kiếm thông tin để hiểu rõ hơn. Nghệ thuật batik đã có từ 2500 năm trước với những dấu tích đầu tiên được cho là bắt nguồn từ Ấn Độ.



Các công đoạn làm vải batik

Đầu tiên là công việc vẽ các họa tiết bằng sáp trước khi nhuộm. Để tạo ra những nét hoa văn tinh xảo, các nghệ sĩ có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau như bàn khắc, khuôn in, các công cụ khác nhau để phủ sáp ong và nhuộm trên các chất liệu như lụa, bông, len, da, giấy hoặc thậm chí gỗ và đồ gốm.

Để vẽ được những hoạ tiết nhỏ, người ta sử dụng một công cụ có tên là canting (hay tjanting). Nó cấu tạo như những chiếc bút mực vậy với cán bằng gỗ hay kim loại để đựng dung dịch sáp nóng và một đầu ống kim nhỏ để vẽ. Với chiếc bút canting trên tay, người nghệ sĩ batik với bàn tay tài hoa của người họa sĩ sẽ vẽ lên những họa tiết tuyệt vời nhất, tinh xảo nhất. Ngoài ra, người ta có thể sử dụng các phương pháp khác như đổ trực tiếp sáp lên vải, dùng bút lông để vẽ sáp, dùng bản khắc.

Sau khi đã qua nhuộm, vải là những hung lên đến khô. Sau đó, nó được nhúng vào một dung môi để hòa tan hết sáp, hoặc được là gián tiếp qua lớp giấy báo hoặc khăn giấy để thu sáp và để lộ ra những gam màu và dòng hoa văn đặc trưng của nghệ thuật bantik. Phương pháp làm tan sáp này được gọi là Batik Tulis.

Nguồn: Internet

Chẳng rõ cách làm vải batik của người dân ở Châu Thành gần thành cổ Đại Lý có tuân theo phương pháp truyền thống kể trên hay không vì PeterPan không được xem toàn bộ các công đoạn sản xuất của họ. Vì thế, chỉ xin giới thiệu vài tấm hình mô tả một vài công đoạn làm batik ở Châu Thành.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily82.jpg
Người thợ đang đổ thuốc nhộm lên tấm vải. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily83.jpg
Batik ở Châu Thành có rất nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, trong hình là cảnh người thợ đang đổ màu tím vào chậu nhuộm. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily84.jpg
Thùng ngâm vải sau khi được nhuộm. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily85.jpg
Cả một thùng to đùng toàn các miếng vải đang được ngâm. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily86.jpg
Và đây là sản phẩm cuối cùng (những chỗ không được bôi sáp sẽ dính màu được nhuộm và tạo thành hoa văn). Ảnh: Mr Súng To.

MarsMan
14-05-2010, 23:22
Theo như những gì mình nhìn thấy ở làng cổ Thúc Hà ở Lệ Giang thì kiểu nhuộm ở Đại Lý này không có gì khác. Tuy nhiên, người ta không bôi sáp mà buộc túm nút (rất khéo) để tạo hoa văn. KHi nhuộm thì thuốc nhuộm sẽ không dính vào được bên trong những nút túm đó. Nhìn những miếng vải cứ lủng lẳng cả chùm nút nặng chịch khi họ phơi trên dây thì đủ biết họ phải kỳ công thế nào để buộc túm những cái nút ấy vào nhau để khi dỡ ra thì nhìn được hoa văn trên tấm vải. Nếu để ý kỹ sẽ thấy những hoa văn này đều có vết hằn rất rõ, và xung quanh các hình hoa màu nhuộm mờ hơn các vùng ngoài, trông rất tự nhiên. Chờ mình úp cái ảnh chụp ở Thúc Hà sau nhé!!!

PeterPan
14-05-2010, 23:34
Ừ, đúng rồi, hôm ở Thúc Hà tớ cũng nhìn thấy người ta túm các miếng vải thành các nút để sau đó nhuộm tạo hoa văn. Tuy nhiên, hôm đó thế nào lại không chụp ảnh. MarsMan tìm lại ảnh rồi đưa lên đây cho phong phú nhé :). Mà anh chị em trong đoàn đâu hết cả rồi, vào chiến đấu cùng PeterPan và MarsMan đi chứ :D.

MarsMan
15-05-2010, 00:06
https://i787.photobucket.com/albums/yy156/bienthuynguyen/Dali%20-%20Lijiang%20-%20Shangrila%202010/IMG_0035.jpg

Đây, vải batik của các bác đây, em xin hầu ạ!!! :D

PeterPan
15-05-2010, 16:43
Tam tháp Đại Lý

Điểm tham quan cuối cùng của đoàn chúng tôi trong buổi chiều ngày hôm đó là tam tháp Đại Lý. Công trình kiến trúc được coi là biểu tượng của Đại Lý này cách khu vực thành cổ chừng 2km, đứng tựa vào dãy Thương Sơn, mặt quay ra hồ Nhĩ Hải.

Cụm tháp này gồm có 3 tháp. Trong đó, tháp chính tên là Thiên Tuần Tháp, cao tới 69m (cũng có nguồn ghi 61,1m) với 16 tầng tháp. Đây là tháp lớn nhất và cũng là cổ nhất, được xây dựng từ thời Nam Chiếu (tương ứng với thời nhà Đường). Tòa tháp này cũng có thể được coi là một biểu tượng cho giai đoạn cực thịnh của Nam Chiếu - một vương quốc từng phát triển mạnh tới nỗi lấn át cả nhà Đường và vươn tầm ảnh hưởng ra khắp một khu vực rộng lớn.

Đứng tương ứng phía sau tháp chính là 2 tháp phụ được xây dựng sau (vào thời nhà Tống). Mỗi tháp cao 42,1m và cùng hợp với tháp chính tạo thành một tam giác rất cân xứng và hài hòa. Theo thống kê, vùng Đại Lý đã trải qua tổng cộng hơn 30 trận động đất lớn nhỏ trong suốt 13 thế kỷ qua nhưng tam tháp Đại Lý vẫn đứng vững cho dù được xây dựng với những kết cấu không phải là quá đặc biệt.

Có rất nhiều cách giải thích cho sự trường tồn của tam tháp Đại Lý, trong đó nhiều người thực sự tin rằng 3 tòa tháp này là những vật trấn giữ cho cả một vùng. Chu Vũ Anh (con nuôi của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương) từng tới đây đã để lại 4 chữ "Vĩnh trấn sơn xuyên".

Cạnh tam tháp Đại Lý là Sùng Thánh Tự, được xây dựng vào năm 834. Cả quần thể Sùng Thánh Tự và tam tháp Đại Lý được coi là một khu thắng cảnh và bán vé chung với giá 120Y/người - quá đắt với những kẻ đi bụi như 14 người chúng tôi. Cả đoàn thống nhất sẽ chỉ ngắm tam tháp Đại Lý từ phía ngoài rồi sau đó sẽ trở lại thành cổ để đi tìm quán ăn có món cá hồ Nhĩ Hải trứ danh.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily87.jpg
Ngay phía trước tam tháp Đại Lý và Sùng Thánh Tự là một con đường chạy dài hút tầm mắt. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily88.jpg
Phía cuối con đường là một bức tường lớn, có lẽ được xây dựng và đặt ở đó vì mục đích phong thủy. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily89.jpg
Toàn cảnh con đường dài hút mắt. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily90.jpg
Góc nhìn gần hơn để thấy cánh cổng, bức tường phong thủy và phía xa nữa là hồ Nhĩ Hải. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily91.jpg
Biểu tượng này được đặt ở quảng trường lớn phía trước tam tháp Đại Lý và Sùng Tháng Tự, PeterPan tạm gọi là con chim lửa, cao nhân nào thấy sai xin sửa giùm. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily92.jpg
Sùng Thánh Tự và tam tháp Đại Lý được xếp loại thắng cảnh 4A tại Trung Quốc. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily93.jpg
Cổng chính dẫn vào tam tháp Đại Lý và Sùng Thánh Tự. Ảnh: PeterPan.

PeterPan
15-05-2010, 17:02
Tam tháp Đại Lý (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily94.jpg
Tam tháp Đại Lý nhìn từ phía quảng trường. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily95.jpg
Thêm chú chim lửa cho sinh động. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily96.jpg
Toàn cảnh khu vực phía trước tam tháp Đại Lý và Sùng Thánh Tự. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily97.jpg
Ngắm tháp chính Thiên Tuần từ ngoài bờ tường theo kiểu coi "cọp". Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily98.jpg
Khung hình đầy đủ nhất về tam tháp Đại Lý từ phía ngoài, rất muốn kéo cái cây về phía bên phải thêm một chút nhưng hàng lan can đá mà PeterPan đứng lên trên không đủ dài. Ảnh: PeterPan.

Chitto
15-05-2010, 18:53
Bổ sung thêm cùng bạn PP về Tam tháp.

Tháp giữa có tên chính thức là Pháp Giới Thông Linh Minh Đạo bảo tháp (ngọn tháp như con đường tâm linh khai thông được pháp giới). Chùa Sùng Thánh ngụ ý nói đến sự lớn lao của Quán Thế Âm, được tượng trưng bởi chữ Thánh.

Ngoại trừ Tam tháp, toàn bộ những gì còn lại sau hơn nghìn năm chùa Sùng Thánh đã bị phá huỷ hoàn toàn trong Cách Mạng Văn hoá những năm 1970. Chùa hiện nay là dựng lại mới hoàn toàn. Cho nên nếu vào xem cũng chỉ là công trình mới làm bằng bê tông gạch đá mới thôi.

Lúc mặt trời chưa lên cao, bóng tháp giữa che lên tháp bên phải


https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/34510734.jpg

Tam tháp trong nắng sớm


https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/34510746.jpg

hung3008
15-05-2010, 22:50
https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily51.jpg
... và một cặp trai gái, có lẽ là phù dâu và phù rể. Ảnh: Mr Súng To.[/QUOTE]



Đính chính....một cặp " phụ thân phụ mẫu" đấy ạ.....(NT)
Có 1 điều rất thú vị là tân lang tân nương trong lễ cưới được bạn bè " véo mông" ...với ý là " con đàn cháu đống" ạ!!!;)
Thêm nữa, cô dâu người bạch trong lễ cưới được đeo cặp kính đen....sau khi 2 bên nhất trí thì mới bỏ cặp kính đó đi.
Trước ngực cô dâu có đeo 1 cái gương....chạ bít làm gì...theo em hiểu thì có thể là để trang điểm...hoặc đuổi tà ma.....(c)

hung3008
15-05-2010, 23:02
https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily82.jpg
Người thợ đang đổ thuốc nhộm lên tấm vải. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily83.jpg
Batik ở Châu Thành có rất nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, trong hình là cảnh người thợ đang đổ màu tím vào chậu nhuộm. Ảnh: Mr Súng To.

Xin đính chính : Trong ảnh là người thợ đang nhúng vải vào thùng thuốc nhuộm.
Để tạo lên những hoa văn batik, người thợ buộc các nhúm vài và chấm các đầu nhúm đó vào chậu thuốc nhuộm. Hết 1 loại màu, các miếng vải này được giặt ngay, phơi khô...và tiếp tục nhúm lại và nhuộm màu khác....;)

MarsMan
15-05-2010, 23:06
Típ...

23/4: Duyên đến thế là cùng. Lần nào chạy tàu đêm lên Lào Cai cũng dính mưa buổi sáng. Ta buồn vãi nhụy. Lần mò trong ba lô mới biết là quên không mang ô. Thế là ta đội mưa chạy khỏi toa tàu, tiện thể bê luôn cả cái ba li to uỵch của 1 chị trong đoàn xuống. Rõ khổ, có tuổi mà mang ba li đến là to...
Giờ ăn sáng cũng là giờ mấy con giời mang tiền tệ ra khoe. Ta khinh!
Sau đấy thì cũng bò ra được cửa khẩu và xuất ngoại. Thêm có mấy chục nghìn dịch vụ mà đi qua cửa khẩu các chú biên phòng đếch thèm nhìn ta lấy 1 lần, có tiền à, cho chúng mày qua hết, qua hết...
Sang cửa khẩu nước bạn mà thấy một trời một vực khác, ngó lại thấy cửa khẩu nhà mình thật là bẩn, lầm việc thật là vô nguyên tắc...

Thằng mua vé xe đi Hà Khẩu - Côn Minh dẫn ra bến xe Hà Khẩu, kêu ngồi chờ đến 10:50 mới có chuyến sớm nhì sau chuyến sớm nhất. Thế rồi ta lại vạ vật ở bến xe, vạ vật mãi đến lúc buồn đái không chịu được thì mới đi hỏi. Cứ XÍ XẨU CHEN mới XÍ XỔM CHEN... loạn xị ngậu. 2 năm tiếng Tàu của ta quả là thê thảm :(. Kết cục mất 2,000 tiền Việt cũng giải tỏa được nỗi buồn, chưa phải rút ra tệ nào.

Nhờ mẹ Dô mua hộ cái sim Tàu thì chả biết kích hoạt quốc tế thế nào ếch gọi được về VN, tiếc 50 tệ thế! 10:50 ta được lên xe của Tàu - óe ơi sao mà mùi thế, sao mà xập xệ thế? Ta lên ngồi được tí là ta ngủ, ta chả biết giờ giăng gì, cứ thấy bạn PeterPan nói gì về sông Hồng với Trung Quốc ý, mà ta nhét tai nghe vào tai rồi, ta chả để ý. À, chỉ có biết là có nhiều đường hầm, và ta còn lẩm bẩm về cái hầm đèo Hải Vân còi cọc của mình... Ối các bạn Khựa á? cả trăm cái hầm, cả nghìn cái hầm dài xuyên núi... Ta bắt đầu ngưỡng mộ các bác...

Nhưng ta đang ngưỡng mộ ghê gớm thì ông tài đỗ xe cho bà con xuống giải lao (đi giải và nói chuyện tào lao), và ta hết ngưỡng mộ... Ta, của đáng tội là cũng không dám uống nhiều nước trên xe, cơ mà cơ chế của hệ bài tiết thì nó không hiểu, ta vẫn phải nhảy xuống. Bỗng nhìn thấy 1 chị chạy từ nhà vệ sinh ra mắt đỏ hoe, ngồi sụp xuống đất xém thì nôn ra cả đống..., thế nhưng mà ta vẫn phải vào...

Hiện ra trước mắt ta là cả một dãy các vách ngăn, phía dưới là một cái rãnh chạy dài xuyên qua các vách ngăn đấy. Và trong các vách ngăn thì một loạt các anh ngồi chồm hỗm khạc nhổ điên đảo giữa đủ loại mùi xú uế. Đấy là các anh đang đi ị. :D Còn các anh đứng thì lúc nào mặt cũng ngửa lên trời trông hiên ngang như Bắc Kiều Phong ế... Ta cũng bắt chước ngửa mặt lên giời mà vẫn chả tìm được tí không khí trong lành.

MarsMan
15-05-2010, 23:08
https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily51.jpg
... và một cặp trai gái, có lẽ là phù dâu và phù rể. Ảnh: Mr Súng To.

Đính chính....một cặp " phụ thân phụ mẫu" đấy ạ.....(NT)
Có 1 điều rất thú vị là tân lang tân nương trong lễ cưới được bạn bè " véo mông" ...với ý là " con đàn cháu đống" ạ!!!;)
Thêm nữa, cô dâu người bạch trong lễ cưới được đeo cặp kính đen....sau khi 2 bên nhất trí thì mới bỏ cặp kính đó đi.
Trước ngực cô dâu có đeo 1 cái gương....chạ bít làm gì...theo em hiểu thì có thể là để trang điểm...hoặc đuổi tà ma.....(c)[/QUOTE]

Đúng là phụ thân và phụ mẫu. Cái thằng đeo râu đen ý. Mình ngồi xem hết mà...

PeterPan
15-05-2010, 23:22
Món cá hồ Nhĩ Hải

Sau một hồi trao đổi và tìm kiếm thông tin, chị cả Ms Jica đã có được địa chỉ của quán ăn có món cá hồ Nhĩ Hải trứ danh. Thật ra thì khi đó ai cũng đói meo, và cá hồ Nhĩ Hải chứ thậm chí là cơm cháy khét thì tất cả cũng sẽ chén ngon lành. Bởi thế, chúng tôi nhanh chóng tạm biệt tam tháp Đại Lý để lên xe về thẳng khu thành cổ.

Dù vậy, quán ăn không dễ kiếm như chúng tôi nghĩ. Trên đường đi, chúng tôi gặp lại nhóm của Ms Ariel nhưng chỉ kịp chào hỏi và trao đổi trong chốc lát. Mất một đoạn cuốc bộ khá xa từ hostel cùng khá nhiều lần hỏi đường, cuối cùng thì 14 người mới tới được quán ăn.

Quán ăn được quảng cáo là ngon vào loại nhất ở thành cổ Đại Lý này khá đặc biệt. Nó nằm khuất nẻo trong một con ngõ nhỏ nhưng lại cực kỳ đông thực khách. Quán cũng chẳng có thực đơn vì ai tìm được tới đây thì hẳn cũng đã xác định trong đầu là phải chén những món nào.

Sau 2 ngày di chuyển liên tục, đó là một bữa ăn thực sự ngon miệng đầu tiên của cả đoàn chúng tôi. Món cá hồ Nhĩ Hải thực sự ngon nhưng ngay cả những món không nức tiếng khác được bưng ra cũng được xử lý rất nhanh. Đũa gắp rào rào và chỉ loáng một cái là đĩa thức ăn đã nhẵn bóng, ai gắp chậm chỉ có thể ngậm ngùi tự trách mình mà thôi.

Chúng tôi không nhớ rõ địa chỉ của quán ăn này, đành đưa ảnh lên để các đoàn đi sau này có thể có thêm thông tin để tham khảo.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily105.jpg
Chiếc xe 3 bánh với biển số tứ quý 9 cực đẹp mà chúng tôi nhìn thấy trên đường đi tìm quán ăn. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily99.jpg
Thức ăn được bầy trong tủ kính đặt trên lối vào, thực khách tha hồ chọn. Ảnh: MarsMan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily100.jpg
Các loại rau củ quả trông rất ngon mắt. Ảnh: MarsMan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily101.jpg
Chúng tôi tới quán ăn khi mảnh trăng 11 đã vắt vẻo trên bầu trời vẫn còn sáng dù đồng hồ đã chỉ gần 8 giờ tối theo giờ Bắc Kinh. Ảnh: MarsMan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily104.jpg
Khoảng sân nhỏ của quán ăn, mấy chữ trên tường có lẽ là tên quán ăn, PeterPan đoán thế. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily102.jpg
Một cuộc chiến giữa những đôi đũa đã diễn ra trên bàn ăn. Cái tô màu đen ở giữa chính là tô đựng món cá hồ Nhĩ Hải trứ danh. Ảnh: Mr Súng Nhỏ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily103.jpg
Bia "Phong Hoa Tuyết Nguyệt" - một đặc sản của Đại Lý, khá ngon và dễ uống. Ảnh: PeterPan.

PeterPan
15-05-2010, 23:45
@hung3008: Cảm ơn đồng chí đã bổ sung vụ đám cưới và vải batik. Cái ảnh cô dâu còn đeo kính đen thì PeterPan có chụp, nhưng bị out nét nên không đưa lên :D. Vụ vải batik thì đúng là nhìn kỹ thấy nó là miếng vải chứ không phải là chai thuốc nhuộm, hôm đó bác soi kỹ nên nắm rõ thế :D. Mà họ làm vải batik kiểu này quả thật là rất kỳ công, bác nhỉ.
@MarsMan: Tiếp đi đồng chí, còn nhiều vụ hay ho, ví dụ như vụ cửa nhà tắm không có chốt khiến anh chị em phòng Mùa Xuân vừa tắm vừa "tim đập, chân run" :D.

MarsMan
16-05-2010, 09:04
Cũng phải từ từ khoai nó mới nhừ chứ... ta cứ tà tà chậm rãi... kể chuyện chứ có phải viết tiểu thuyết đâu :D

PeterPan
17-05-2010, 00:24
Phong, hoa, tuyết, nguyệt

Đại Lý được coi là nơi có đủ cả phong, hoa, tuyết và nguyệt. Chính xác thì người ta có câu "hạ quan phong, thượng quan hoa, Thương Sơn tuyết, Nhĩ Hải nguyệt" để miêu tả về Đại Lý.

Thành cổ Đại Lý nằm giữa dãy Thương Sơn và hồ Nhĩ Hải, lại ở vùng có độ cao trung bình gần 2000m so với mực nước biển, vì thế quanh năm đều có rất nhiều gió. Thế là có phong. Khu vực phía trên của thành Đại Lý là nơi có trồng rất nhiều loại hoa đẹp. Thế là có hoa. Dãy Thương Sơn vào mùa Đông thường có tuyết phủ trong những ngày lạnh giá. Thế là có tuyết. Trong những đêm trăng sáng, mặt trăng soi bóng xuống hồ Nhĩ Hải tạo nên một cảnh tượng nên thơ và đẹp mắt. Thế là có nguyệt. Khi chúng tôi tới Đại Lý đã là cuối xuân đầu hạ, vì thế chẳng thể thấy tuyết nhưng hoa, gió và cả trăng (dù chưa thật tròn) thì đều được thấy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily106.jpg
Chẳng biết minh họa gió thế nào nên lấy cái ảnh khói pháo này, khói bốc mù mịt nhưng chỉ tích tắc sau là tan hết vì gió khá mạnh. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily107.jpg
Vườn hồng phía ngoài tam tháp Đại Lý. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily108.jpg
Nụ hồng e ấp ở Đại Lý. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily109.jpg
Mảnh trăng 11 lơ lửng trên Ngũ Hoa Lầu. Ảnh: PeterPan.

Zai Nha Que
17-05-2010, 09:15
Sao viết mãiiiiiiiiiiii mà mới đến Đại lý thế này Peter ơi. "Cuộc đời không dài lắm", đừng sống chậm quá :D.

PeterPan
17-05-2010, 10:49
Bác Zai Nha Que: PeterPan cứ nhẩn nha thôi, có phải là viết báo đâu mà bị giục tiến độ bài hả bác. Thực sự là cũng có nhiều cái hay ho để viết mà :). Bác cứ từ từ đọc rồi chia sẻ cùng đoàn PeterPan nhé :). Mà Đại Lý tới đây là cũng hết rồi đó bác, trọn vẹn 1 ngày ở đó rồi.

PeterPan
17-05-2010, 11:44
Chia sẻ kinh nghiệm về Đại Lý

Một số kinh nghiệm của đoàn PeterPan sau hơn 1 ngày ở Đại Lý:

- Khách sạn: Four Seasons Youth Hostel khá ổn, là một sự lựa chọn không tồi. Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với hostel này (thông tin chi tiết có ở trang 1). Ngoài ra, tìm hostel tại Đại Lý khá dễ dàng, có thể tìm tại hostelworld.com (chúng tôi dùng trang này) hoặc một số trang tìm kiếm khác.

- Nói KHÔNG với những nơi kiểu như Hỷ Châu, vào đây khá mất thời gian mà cũng không có gì quá ấn tượng. Động Thiên Long cũng hết sức bình thường nhưng bù lại là khoản có được cái nhìn bao quát một đoạn của hồ Nhĩ Hải. Theo PeterPan thấy thì thay vì đi Hỷ Châu, các đoàn đi sau này có thể dành thời gian dạo phim trường Thiên Long Bát Bộ hoặc thậm chí chọn phương án mua vé đi tàu trên hồ Nhĩ Hải cũng sẽ rất thú vị.

- Tới Đại Lý, nhất quyết phải thử món cá hồ Nhĩ Hải và uống bia "Phong Hoa Tuyết Nguyệt". Đó là 2 đặc sản của nơi này. Ngoài ra, nếu vào một nhà hàng phục vụ các món ăn kiểu Tây, các bạn nhớ chú ý giá. Đoàn của PeterPan từng có một bữa sáng hơn 400Y vì mải gọi món mà không để ý giá cả cho lắm.

- Nếu có thể, nên đi ngắm tam tháp Đại Lý ngay khi trời nắng đẹp. Đoàn chúng tôi đi qua tam tháp lúc đầu buổi chiều nhưng không vào vì tài xế nói rằng đi hết mấy điểm khác rồi sẽ quay lại. Tới khi trở lại đây thì đã cuối buổi chiều, mây đen vần vũ, chụp lên ảnh chỉ có tính chất minh họa. Đó là một điều đáng tiếc.

(tbc.)

gianker
17-05-2010, 12:11
Phong, hoa, tuyết, nguyệt

Đại Lý được coi là nơi có đủ cả phong, hoa, tuyết và nguyệt. Chính xác thì người ta có câu "hạ quan phong, thượng quan hoa, Thương Sơn tuyết, Nhĩ Hải nguyệt" để miêu tả về Đại Lý.

Bác PeterPan đã thưởng thức bia Phong Hoa Tuyết Nguyệt ở Đại Lý và LG chưa. ;);) Bia này bán nhiều lắm, mỗi tội, phải biết chữ Tàu mới đọc được. Trước đi ngồi nhậu nhẹt, gọi bia, có bạn đi cùng bảo theo chữ ghi bên vỏ thì bia này là bia 'phong hoa tuyết nguyệt", toàn nhớ nhầm thành "hoa gió trăng sao" nên mới nhớ đến tận giờ. :))

Chitto
17-05-2010, 12:34
Phong, hoa, tuyết, nguyệt

Đại Lý được coi là nơi có đủ cả phong, hoa, tuyết và nguyệt. Chính xác thì người ta có câu "hạ quan phong, thượng quan hoa, Thương Sơn tuyết, Nhĩ Hải nguyệt" để miêu tả về Đại Lý.

Chính xác hơn thì là tế này: "Hạ Quan phong, Thượng Quan hoa, Thương Sơn tuyết, Nhĩ Hải nguyệt".

Hạ Quan và Thượng Quan là hai tên riêng, chỉ hai cửa ải trấn giữ phía Nam và phía Bắc của thành cổ Đại Lý.

Hiện tại thì Hạ Quan chính là thành phố Đại Lý mới. Nhiều người bắt xe khách đi Đại Lý không hỏi kỹ là sẽ bị đưa đến đây. Thượng Quan giờ là thị trấn nằm ở phía Bắc.

Xưa hai trấn Thượng Quan và Hạ Quan chính là hai cửa ải để vào dải đồng bằng nằm giữa Thương Sơn và Nhĩ Hải. Nhờ hai cửa ải này mà Đại Lý giữ được kinh đô khá lâu trước sự tấn công của Nguyên Mông.

Hạ Quan phong vì ở khu vực này có gió ngược rất mạnh vào cuối năm, là điều không thấy có ở đâu trên vùng núi cao này. Chi tiết gió thế nào thì không đến đúng mùa nên không rõ.
Thượng Quan hoa vì xưa ở khu cửa ải này có giống hoa rất lạ và quý, tương truyền là do Tiên Lã Đồng Tân đem đến trồng. Giống hoa quý xưa của Đại Lý giờ đã mất giống, không còn. Người ta đem giống hoa trà hiện nay đến trồng ở đó, để thay cho hoa xưa kia.

Do đó Hạ Quan là phương Nam, Thượng Quan là phương Bắc, Thương Sơn là phương Tây, Nhĩ Hải là phương Đông. Bốn thứ Phong hoa tuyết nguyệt còn đồng thời là bốn hướng của thành Đại Lý. Cái hàm ý trấn giữ bốn phương của bốn tuyệt phẩm này rất độc đáo.

PeterPan
17-05-2010, 16:41
Bác Chitto: Cảm ơn bác rất nhiều vì luôn bổ sung thêm thông tin hữu ích cho PeterPan :). Nhiều người không đánh giá cao Đại Lý nhưng cá nhân PeterPan lại thấy rất thích nơi này và kỳ thực nó cũng có rất nhiều cái để khám phá nếu mình thực sự để tâm tìm hiểu.

Chia sẻ kinh nghiệm về Đại Lý (tiếp)

- Đúng như bác Chitto nói, Hạ Quan (Xiaguan) chính là thành phố Đại Lý hiện đại. Các xe đi Côn Minh tới sẽ dừng tại bến xe Hạ Quan. Từ đây bạn sẽ phải bắt taxi tiếp để vào thành cổ. Mất chừng 30 phút chạy taxi thì mới vào tới nơi. Taxi luôn sẵn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ở đây, taxi tranh khách và giữ khách theo đúng phong cách của xe ôm tại Việt Nam (vd: áo đỏ nhé, áo xanh nhé, v...v...). Tiền taxi từ bến xe Hạ Quan về tới thành cổ Đại Lý là khoảng 50Y.

- Nếu bạn chọn lộ trình di chuyển Hà Nội - Hà Khẩu - Côn Minh - Đại Lý thì gần như chắc chắn bạn sẽ tới Đại Lý vào khoảng sau 23h00, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn chút ít. Thành cổ Đại Lý sẽ vắng vẻ hơn rất nhiều sau khoảng 21h00, hầu hết hàng quán đồng loạt đóng cửa, các hostel cũng sẽ cửa khóa then cài. Khi đó bạn mới đi tìm hostel thì sẽ rất vất vả. Bởi vậy, nên chủ động đặt trước hostel tại Đại Lý từ trước khi lên đường. Tất nhiên, nếu bạn ngủ lại một đêm tại Côn Minh rồi sáng hôm sau mới đi Đại Lý thì có thể không cần đặt trước hostel.

- Trình tự dạo chơi tại thành cổ Đại Lý nên như sau: đi dọc trục đường nối cổng thành Bắc với cổng thành Nam vì đó là nơi nhộn nhịp nhất, tiếp sau đó có thể mua vé xe điện để đi 1 vòng thành hoặc vào các điểm tham quan nhỏ, trèo lên tường thành đi dạo để ngắm phố xá từ trên cao... Tất nhiên, trước khi làm một vòng Đại Lý, bạn nên mua một tấm bản đồ với giá 6Y (có thể dễ dàng tìm thấy tại các hostel hay các cửa hàng trên phố).

- Cuối cùng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ những điểm đến trước khi lên đường, Đại Lý cũng không phải là ngoại lệ. Có được sự hiểu biết nhất định về nơi mình sắp đến, bạn sẽ cảm thấy nó hấp dẫn hơn và cũng sẽ có được những trải nghiệm thú vị hơn.

PeterPan
17-05-2010, 17:08
"Lệ Giang ca"

Trước khi cùng chúng tôi chia sẻ những trải nghiệm tại thành cổ Lệ Giang, bạn hãy cùng lắng nghe một bài hát mà tất cả chúng tôi đều nhất trí coi là "Lệ Giang ca". Bài hát này được tất cả các hàng băng đĩa tại Lệ Giang mở suốt ngày đêm. Bất cứ nơi nào trong thành cổ, 14 người chúng tôi đều có thể nghe được bài hát này. Nó có giai điệu mượt mà, du dương, hơi buồn buồn và quả thực rất phù hợp với cái không khí, cái chất của Lệ Giang.

Bởi thế, với chúng tôi, nó là "Lệ Giang ca".


http://www.youtube.com/watch?v=JTdG4Lm5BhA

Clip được biên tập bởi MarsMan :). Trong clip này có cả một số hình ảnh của Lệ Giang và Shangri-La.

Zai Nha Que
17-05-2010, 17:17
Cả nhà tớ cũng thích bài này. Bọn nó bảo "Kính lão đắc thọ" nên nhường tớ bản quyền mua CD. Lên tàu, chẳng biết ai đè lên tớ, tớ đè lên ba lô, nên vỡ mất CD. Về nhà phải tìm trên mạng. Nghe bài này, chao ôi là nhớ.

Giá như bài này được viết cho Shangri La, để nghe trong cái tĩnh lặng của miền cổ tích thì hay hơn nhiều. Ôi cái cuộc đời này, được voi lại đòi làm Hai Bà Trưng. Túm lại, bài này rất hay. Cám ơn Marman also.

MarsMan
17-05-2010, 21:21
Lời bài hát đây ạ. Chả liên quan gì đến Lệ Giang :D Các bác chịu khó đọc lời dịch bằng Tiếng Anh (google translate), tiếng Việt nó dịch ngu lắm đọc chả hiểu gì... :D Các bác "đì đá" cùng cho vui

嘀答di1 da2
演唱:侃侃
歌词上传:點子雨田

嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
时针它不停在转动shi2 zhen1 ta1 bu4 ting2 zai4 zhuan3 dong4
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
伤心的泪儿谁来擦shang1 xin1 de5 lei4 er2 shui2 lai2 ca1
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
是不是还会牵挂他shi4 bu5 shi4 hai2 hui4 qian1 gua4 ta1
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
有几滴眼泪已落下you3 ji3 di1 yan3 lei4 yi3 luo4 xia4
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
时针它不停在转动shi2 zhen1 ta1 bu4 ting2 zai4 zhuan3 dong4
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
小雨她拍打着水花xiao3 yu3 ta1 pai1 da3 zhe5 shui3 hua1
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
是不是还会牵挂他 shi4 bu5 shi4 hai2 hui4 qian1 gua4 ta1
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
有几滴眼泪已落下you3 ji3 di1 yan3 lei4 yi3 luo4 xia4
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
寂寞的夜和谁说话ji4 mo4 de5 ye4 he2 shui2 shuo1 hua4
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
伤心的泪儿谁来擦shang1 xin1 de5 lei4 er2 shui2 lai2 ca1
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
整理好心情再出发zheng3 li3 hao3 xin1 qing2 zai4 chu1 fa1
嘀嗒嘀嗒嘀嗒嘀嗒di1 da1 di1 da1 di1 da1 di1 da1
还会有人把你牵挂hai2 hui4 you3 ren2 ba3 ni3 qian1 gua4

Tick tick tick tick
It kept turning the clock
Tick tick tick tick
Who will wipe the tears of sad children
Tick tick tick tick
Is he also concerned about
Tick tick tick tick
A few drops of tears fall
Tick tick tick tick
It kept turning the clock
Tick tick tick tick
She beat the rain spray
Tick tick tick tick
Is he also concerned about
Tick tick tick tick
A few drops of tears fall
Tick tick tick tick
Lonely nights, and who speak
Tick tick tick tick
Who will wipe the tears of sad children
Tick tick tick tick
Finishing a good mood to start over
Tick tick tick tick
Also someone you care

fonfon
18-05-2010, 01:38
Đoàn fonfon cũng đã mê mẩn bài này khi đến Lệ Giang...nhưng bọn mình lại bắt đầu tìm và đã mua cái CD này lúc ở Phượng Hoàng cỗ trấn

PeterPan
18-05-2010, 19:28
Lệ Giang

Vân Nam là một trong những tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc nhưng cũng đồng thời là một trong những tỉnh có cảnh quan thiên nhiên và những nền văn hóa đặc sắc vào loại bậc nhất trên đất Trung Hoa. Nói về Vân Nam, Lonely Planet không tiếc lời ca ngợi: "Nếu bạn chỉ có thời gian để khám phá 1 tỉnh của Trung Quốc, đó phải là Vân Nam. Bạn sẽ nghĩ đây là những lời ngoa ngôn nhưng bạn sẽ bị thuyết phục khi được nghe miêu tả về Vân Nam. Chẳng có tỉnh nào ở Trung Quốc có thể so bì với Vân Nam về sự đa dạng địa hình cũng như con người."

Tới Vân Nam, ai cũng muốn đặt chân đến 4 thành phố tượng trưng cho 4 mùa của tỉnh này. Thành phố thủ phủ Côn Minh được mệnh danh là Xuân Thành, Đại Lý là Hạ Thành, Cảnh Hồng (thủ phủ của châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp) là Thu Thành và cuối cùng, Đông Thành chính là Lệ Giang. Trong chuyến đi này, ngoại trừ Thu Thành, chúng tôi đã tới được cả Xuân Thành, Hạ Thành và Đông Thành.

Sẽ là thừa nếu PeterPan cố tìm những từ ngữ bay bổng và đẹp đẽ để nói về Lệ Giang. Thành cổ không có... tường thành ấy đã quá nổi tiếng và có dùng bao nhiêu ngôn từ có cánh có lẽ cũng là không đủ. Với riêng PeterPan, Lệ Giang là một giấc mơ từ lâu, cũng giống như giấc mơ về Cửu Trại Câu vậy. Và giấc mơ ấy, tưởng như chẳng bao giờ có thể trở thành sự thực.

Thế rồi, đùng một cái, PeterPan bỏ việc để lao vào những chuyến đi. Giấc mơ Cửu Trại Câu đã không còn là mơ nữa vào tháng 10/2009 và nay là Lệ Giang. Cùng với các bạn của mình, PeterPan đã tới Lệ Giang vào cuối buổi sáng ngày thứ 3 của hành trình sau một chặng di chuyển dài 190km và khoảng 3 tiếng rưỡi ngồi xe.

Chẳng có gì thú vị hơn việc nhấm nháp cái cảm giác được sống tự do theo ý mình và còn tuyệt vời hơn nữa khi sự tự do ấy tạo điều kiện để những giấc mơ trở thành sự thực. PeterPan đã tới Lệ Giang với những cảm xúc như thế...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily110.jpg
Hừng đông ở thành cổ Đại Lý. Chúng tôi dậy sớm để kịp tập trung theo giờ đã hẹn với chiếc xe đã thuê trọn gói chạy thẳng Lệ Giang. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily111.jpg
Cánh đồng xanh mướt trên đường đi. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/thitran.jpg
Một thị trấn nhỏ chúng tôi bắt gặp khi gần tới Lệ Giang. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang1.jpg
Dưới chân bức tượng này có ghi dòng chữ: "Lệ Giang - thành phố du lịch hàng đầu của Trung Quốc". Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang2.jpg
Và đây là thành cổ Lệ Giang nhìn từ một quán cafe gần Vạn Cổ Lâu. Thời điểm chụp là khoảng hơn 8 giờ... tối theo giờ Bắc Kinh. Ảnh: PeterPan.

hung3008
19-05-2010, 22:10
Lại nói về cánh đồng của nhưng nơi chúng tôi đã đi qua....những mảng màu vàng rực hay xanh mướt...nhưng cái mảng màu ý mượt mà như nhung bởi chúng ko được tạo thành bởi các cây lúa...mà bởi cây lúa mỳ!!!
Và các luống cải....ta vẫn thấy mấy bác Tủng của rất hâm mộ món này có lẽ vì thế mà cánh đồng của các bác ý trồng rất nhiều củ cải!!! ( Nhờ PeterPan up mấy cái ảnh cho cả nhà xem nhé).

PeterPan
19-05-2010, 22:11
Khởi đầu nan

Chúng tôi tới Lệ Giang khi đồng hồ đã chỉ hơn 11 giờ trưa. Vì không thỏa thuận được về giá phòng với hostel đã được giới thiệu từ trước, cả đoàn quyết định hì hục vác hành lý đi bộ vào khu vực thành cổ. Những hình ảnh đầu tiên của Lệ Giang không được ấn tượng cho lắm.

14 người chúng tôi vào khu vực thành cổ theo một lối nhỏ nằm ở phía Nam của Lệ Giang. Con đường lát đá lổn nhổn khiến ý tưởng cả đoàn cùng nhau đi tìm hostel sớm phá sản. Những chiếc vali kéo nảy tưng bừng trên con đường lát đá khiến chúng tôi quyết định tách nhóm, một nửa sẽ tập trung trông hành lý, nửa còn lại tỏa đi tìm hostel.

Khu mà chúng tôi chọn để tập trung hành lý có lẽ là nơi xấu nhất của Lệ Giang: bẩn, bụi bặm và nói chung chẳng có chút gì để gợi nên hình ảnh của một thành cổ được ví là "Venice của Châu Á". Sự mệt mỏi sau gần 200km di chuyển cùng những hình ảnh không được tráng lệ như mong đợi khiến một số anh chị em chán nản ra mặt.

Gần 1 giờ đồng hồ sau, nhóm đi tìm hostel vẫn "bóng chim, tăm cá". Nhóm ở lại trông hành lý bắt đầu sốt ruột và cả lo lắng nữa. Không thể bỏ hành lý ở lại mà cũng chẳng đủ sức để khuân hết đi, nhóm ở lại đành chia nhau lần lượt lang thang vào sâu phía trong thành cổ cho đỡ... thèm và cũng để tự trấn an mình rằng những ấn tượng không tốt lúc ban đầu với Lệ Giang chỉ là thoáng qua mà thôi.

Sau gần 2 tiếng, nhóm đi tìm hostel mới trở lại với những tin vui: đã tìm được hostel ưng ý và Lệ Giang "cũng không đến nỗi nào". Cả đoàn thở phào nhẹ nhõm khi đã về tới hostel. Thế đấy, vượt bao đường đất để tới được Lệ Giang nhưng chúng tôi vẫn phải trải qua chút trắc trở như một sự thử thách cuối cùng trước khi chính thức khám phá "Venice của Châu Á". Đúng là khởi đầu nan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang3.jpg
Đống hành lý lỉnh kỉnh được tập trung trước mái hiên của một cửa hàng đóng cửa đúng vào Chủ Nhật. Đây là một may mắn với chúng tôi, nếu không chẳng biết phải vạ vật ở đâu với mớ hàng lý ngổn ngang. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang4.jpg
Nhà cửa trông chẳng khác bất cứ thôn làng nào trên khắp đất Trung Quốc. Nếu bức ảnh này không có chú thích, chắc khó ai biết đây là Lệ Giang. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang5.jpg
Lam lũ mưu sinh. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang6.jpg
Một bức tường xấu xí, bạn có nghĩ đây là Lệ Giang? Ảnh: Mr Súng To.

kotobuki
19-05-2010, 22:51
Chia sẻ kinh nghiệm về Đại Lý

Một số kinh nghiệm của đoàn PeterPan sau hơn 1 ngày ở Đại Lý:

- Nói KHÔNG với những nơi kiểu như Hỷ Châu, vào đây khá mất thời gian mà cũng không có gì quá ấn tượng. Động Thiên Long cũng hết sức bình thường nhưng bù lại là khoản có được cái nhìn bao quát một đoạn của hồ Nhĩ Hải. Theo PeterPan thấy thì thay vì đi Hỷ Châu, các đoàn đi sau này có thể dành thời gian dạo phim trường Thiên Long Bát Bộ hoặc thậm chí chọn phương án mua vé đi tàu trên hồ Nhĩ Hải cũng sẽ rất thú vị.

(tbc.)

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn PP, động Thiên Long quả thực không có gì, thua xa các động ở VN, chỉ được 1 lợi thế là được ngắm cảnh hồ từ trên cao rất đẹp. Tiếp tục góp vui với bạn PP bằng 1 tấm ảnh nữa về hồ Nhĩ Hải mùa đông :P

https://i920.photobucket.com/albums/ad44/tabbychiro1512/IMG_9482.jpg

PeterPan
21-05-2010, 02:56
Free Life Inn và Vicky

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/lijiangmap1.jpg
Bản đồ Lệ Giang

Ở bản đồ trên, bạn có thể dễ dàng nhận ra vị trí của Free Life Inn. Đây là một hostel theo kiểu gia đình, rất thân thiện và ấm cúng. Những người làm trong hostel này đều có quan hệ họ hàng gần gũi nên rất khó để nhận ra sự phân biệt chủ tớ ở đây.

Nhân vật gây ấn tượng nhất với chúng tôi tại hostel này là Vicky, một cô gái trẻ (nhưng đã có... chồng) nói tiếng Anh khá lưu loát và luôn nhiệt tình trợ giúp khách hết mức có thể. Chúng tôi đặt được xe đi Ngọc Long Tuyết Sơn, đi Shangri-La, đi Thúc Hà và nhiều nơi khác đều do sắp xếp của Vicky. Cô cũng tư vấn cho chúng tôi chỗ ăn ngon và cả chỗ mua được thịt bò Yak có chất lượng tốt.

Free Life Inn không lớn lắm và có kiến trúc đặc trưng kiểu Nạp Tây như hầu hết những ngôi nhà khác của Lệ Giang. Phòng ở đây hầu hết là 2 giường, cũng có phòng 3 giường nhưng ít. Phòng sạch sẽ, ấm áp và có đủ những trang thiết bị và dịch vụ cần thiết (wifi free, truy cập internet free, nước nóng 24/24 v...v...). Chúng tôi chọn hostel này cho 4 đêm ở Lệ Giang với giá 40Y/người/ngày.

Có một điều thú vị đó là tài tử nổi tiếng Trương Vệ Kiện của Hong Kong đã từng ghé qua đây. Ảnh của anh được treo và bày khắp nơi trong hostel.

Một số thông tin của Free Life Inn:
Địa chỉ: No. 125 , Loyalty Lane, GuangYi Street.
Tel: 0888 5185778
Mobile: 13578378718
QQ: 459170646
Mail: [email protected]

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang7.jpg
Cổng chính của Free Life Inn. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang8.jpg
Một góc Free Life Inn nhìn từ trên tầng 2. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang9.jpg
Phòng đôi đẹp như phòng tân hôn (có 2 phòng như thế này ở ngay cửa chính của hostel). Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang10.jpg
Ngồi đây làm ấm trà trong buổi sớm tinh mơ hay lúc chiều tà thì quả thật vô cùng tao nhã. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang11.jpg
Cửa ngách của hostel. Vào buổi sáng sớm, hostel chỉ cho khách ra vào bằng cửa này, cửa chính đóng kín, khoảng 8-9 giờ sáng mới mở. Có lẽ là một phong tục của dân vùng này. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang12.jpg
Dãy hành lang ở tầng 1 của hostel. Ảnh: PeterPan.

PeterPan
21-05-2010, 03:00
Trương Vệ Kiện ghé Free Life Inn

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang13.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang14.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang15.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang16.jpg

PeterPan
22-05-2010, 00:15
Mộc Phủ

Giống như hầu hết các thành cổ khác trên đất Trung Hoa, Lệ Giang cũng từng thuộc về một dòng họ lẫy lừng một thời. Đó là họ Mộc, vốn là người Nạp Tây. Từ thời nhà Nguyên, họ Mộc được phong làm Thổ ti để cai quản cả một vùng rộng lớn mà ngày nay chính là Lệ Giang. Sau đó, họ Mộc lại quy thuận nhà Minh khi triều đại này trở nên cực thịnh. Cũng chính Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã chính thức ban cho dòng họ này mang họ Mộc như người Hán.

Sau đó, dòng họ "danh gia, vọng tộc" này tiếp tục là Thổ ti ở vùng Lệ Giang trong một thời gian dài cho tới tận đời nhà Thanh. Do vẫn một lòng trung thành với nhà Nguyên đã tàn lụi, dòng họ Mộc bị nhà Thanh phế bỏ tước vị Thổ ti rồi từ đó tụt dốc. Phủ đệ của họ Mộc bị hoang phế rồi hầu như bị phá tan hoang trong thời kỳ đại cách mạng văn hóa.

Trong 470 năm tồn tại cực thịnh, dòng họ Mộc đã trải qua 3 triều đại của nhà nước phong kiến Trung Hoa và truyền được tổng cộng 22 đời. Dẫu chỉ là Thổ ti ở vùng Lệ Giang nhưng họ Mộc đã đạt tới uy quyền và sự giàu sang đủ để vượt xa không ít vương công, đại thần cùng thời. Tòa phủ đệ của dòng họ này nằm ở phía Nam thành cổ Lệ Giang hiện nay từng là một công trình xa hoa và tráng lệ vào loại bậc nhất ở khu vực Tây Nam của Trung Quốc.

Ngày nay, dù không còn giữ được quy mô như thưở nào nhưng Mộc phủ đã được trùng tu đủ để tái hiện lại phần nào ánh hào quang chói lọi trong quá khứ. Chúng tôi tới đây ngay sau bữa ăn trưa đầu tiên tại Lệ Giang.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang17.jpg
Cánh cổng bằng đá trắng được lấy về từ Khe Hổ Nhảy là ấn tượng đầu tiên của Mộc Phủ. Cánh cổng gốc đã bị phá hủy hoàn toàn dưới thời đại cách mạng văn hóa, cánh cổng hiện nay là phiên bản phục chế theo nguyên mẫu. Trên cổng có 2 chữ "trung nghĩa" do đích thân hoàng đế Minh Thần Tông Chu Dực Quân ban tặng.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang18.jpg
Nghi môn ba gian có 2 chữ "Mộc phủ" này đồng thời là nơi soát vé.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang19.jpg
Bản đồ toàn bộ khu Mộc phủ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang20.jpg
Bức bình phong chắn ngay sau nghi môn ba gian với ý nghĩa phong thủy (chắn các luồng khí độc cũng như ngăn không để người ngoài đi thẳng vào mà phải vòng qua bức tường).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang21.jpg
Mặt sau của bức bình phong nhìn từ sân trong của gian đầu tiên tại Mộc phủ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang22.jpg
Toàn cảnh khoảng sân đầu tiên mà du khách có thể tham quan ngay sau khi vào Mộc phủ. Ở phía xa, khuất trong những đám mây là một dãy núi sừng sững.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang23.jpg
Đây là Nghị sự sảnh - công trình kiến trúc trung tâm của Mộc phủ. Tại đây, các đời nhà họ Mộc trực tiếp cai quản cả một vùng Lệ Giang rộng lớn.

Ảnh: PeterPan.

PeterPan
22-05-2010, 23:19
Mộc Phủ (tiếp)

Thêm vài ảnh về Nghị sự sảnh:

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang24.jpg
Đây là nơi họ Mộc cùng nghị sự với những nhân vật thân cận trong suốt quãng thời gian cực thịnh nhất. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang25.jpg
Chiếc ghế quyền lực của họ Mộc nằm ở vị trí trung tâm của Nghị sự sảnh. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang26.jpg
Không gì thắng được thời gian. Dù đã được trùng tu nhưng Nghị sự sảnh vẫn đang từng ngày bị thời gian hủy hoại. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang27.jpg
Toàn cảnh Nghị sự sảnh. Ảnh: Mr Súng Nhỏ.

PeterPan
22-05-2010, 23:55
Mộc Phủ (tiếp)

Phía sau Nghị sự sảnh là Vạn Quyển Lầu. Đây là thư phòng của họ Mộc ngày xưa và nay là một bảo tàng gìn giữ những nét đặc sắc của văn hóa Đông Ba, những bộ kinh Tạng, những tác phẩm thơ ca của Thổ ti họ Mộc.

Cũng giống như Nghị sự sảnh, bao quanh Vạn Quyển Lầu là một hào nước trong vắt. Dòng nước ấy cùng những cây cảnh đa dạng tạo nên một cảnh tượng đẹp quanh tòa nhà 2 tầng ở vị trí trung tâm của Mộc phủ. Từ lan can tầng 2 của Vạn Quyển Lầu có thể dễ dàng nhìn thấy Ngọc Long Tuyết Sơn tuyệt đẹp trên nền trời xanh ngắt (tất nhiên là trong những ngày... nắng đẹp).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang29.jpg
Một góc Vạn Quyển Lầu nhìn từ hành lang phía sau của Nghị sự sảnh.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang30.jpg
Đúng lúc nắng đẹp, trời xanh ngắt chứ không xám xịt như cách đó chỉ ít phút.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang28.jpg
Tòa lầu chỉ có 2 tầng nhưng khá cao và được xây dựng khá cầu kỳ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang31.jpg
Bức tranh đá được lát trên lối vào Vạn Quyển Lầu.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang32.jpg
Một con sư tử bằng đá trắng ở Vạn Quyển Lầu. Rất nhiều chi tiết kiến trúc tại Mộc phủ được làm bằng đá trắng lấy về từ Khe Hổ Nhảy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang33.jpg
Thư phòng một thời của họ Mộc nay là một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa của Lệ Giang và các vùng lân cận.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang34.jpg
Bao quanh Vạn Quyển Lầu là một hào nước. Bao quanh hào nước lại là một hàng rào bằng đá trắng. Thế rồi bao quanh hàng rào bằng đá trắng ấy là những rặng liễu xanh mướt và những cây hồng leo tuyệt đẹp.

Ảnh: PeterPan.

yilka
23-05-2010, 19:23
Mộc Phủ là 1 trong những nơi nhìn rõ vẻ đẹp kiến trúc sắc màu Vân Nam nhất ở Lệ Giang :) mình cũng rất khoái chỗ này ^^ Lúc trước khi yilka viết xong bài về Mộc Phủ thì có người bạn bổ sung thêm chút ít thông tin, luôn tiện post chia sẻ trong bài viết của PeterPan.

Thủ lĩnh họ Mộc ở Vân Nam là Mộc Anh - công thần nhà Minh Thế Tổ, được phong vương trấn thủ Vân Nam sau khi Chu Nguyên Chương bình đc thiên hạ. Con ông là Mộc Thạch đã từng đem quân đánh Đại Việt ta khi xưa :D Đến khi gia thế họ Mộc sa sút cùng lúc với nhà Minh đang ở giai đoạn thoái trào, Ngô Tam Quế (vốn là tướng nhà Minh) mở cửa ải Sơn Hải Quan để quân Thanh tràn vào quan nội gây dựng đại nghiệp Mãn Châu. Nhà Thanh phong Ngô Tam Quế là vương, trấn thủ Vân Nam. Sau này Ngô Tam Quế nổi lên chống nhà Thanh (loạn Tam phiên) nhưng bị dập tắt, nhà Thanh tấn công Vân Nam, giết cháu ông là Ngô Thế Phiên, rồi thu Vân Nam về 1 mối.

toc_xu
23-05-2010, 22:55
Peter Pan viết là Venice của Châu Á mà hem có nhắc đến việc Lijiangian người ta sử dụng dòng nước ấy như thế lào và để làm những j nhểy, với tớ, đấy cũng là 1 nét đặc trưng rất đáng nhớ :). Với cả nhắc đến Inn của Vicky, eo ơi, nhớ quá cái sân nhà ấy, nằm dài trên ghế đọc sách, nghe nhạc và ngủ quên 1 tẹo, sao mà nhớ nhớ thế, chả bít có bao giờ thực hiện đc ao ước trở lại Lijiang 1 ngày nào đó bằng đường bay hok nhỉ...

PeterPan
23-05-2010, 23:12
@yilka: Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã bổ sung thêm thông tin hữu ích cho PeterPan :-).
@toc_xu: PeterPan sẽ nói, sẽ nói mà :-). Trong lúc đó thì toc_xu tiếp tục cảm thán về Lệ Giang đi :-D.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mộc Phủ (tiếp)

Đi hết dãy hành lang đá trắng để qua khỏi Vạn Quyển Lầu, bạn sẽ tới được Hộ Pháp Điện. Đây là một tòa điện dùng để thờ thần linh cũng như bài vị và tranh của các vị tổ tiên dòng họ Mộc. Hộ Pháp Điện mang những đường nét kiến trúc khá giống với Nghị sự sảnh và nằm ở vị trí cuối cùng của khu vực phía Đông tại Mộc phủ.

Sau Hộ Pháp Điện là một con đường đi lại của người dân trong thành cổ Lệ Giang. Muốn đi sang khu phía Đông của Mộc phủ, du khách sẽ phải đi theo một cầu thang nhỏ và hẹp dẫn lên một căn lầu mang tên Quang Bích. Cầu thang nằm hơi khuất, phải chú ý một chút bạn mới nhìn thấy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang36.jpg
Bản đồ chi tiết toàn bộ khu Mộc phủ. Các chú thích về các công trình kiến trúc được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nếu có sai sót, rất mong được chỉ giáo :-). Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang37.jpg
Chính diện Hộ Pháp Điện. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang38.jpg
Hộ Pháp Điện nhìn từ tầng 2 của Vạn Quyển Lầu. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang39.jpg
Những hành lang có mái che này chạy theo triền núi tạo thành mạch giao thông xuyên suốt từ Mộc phủ lên tới đồi Sư Tử. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang40.jpg
Hào nước chạy dọc theo lối đi gần Hộ Pháp Điện. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang41.jpg
Dòng nước này chảy từ trên núi xuống, trong vắt và mát lạnh. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang42.jpg
Cái nhìn toàn cảnh để thấy khu Mộc phủ tựa lưng vào đồi Sư Tử, nơi có Vạn Cổ Lầu - toà kiến trúc ở vị trí cao nhất của thành cổ Lệ Giang. Ảnh: Mr Súng To.

Chitto
23-05-2010, 23:31
Sau Hộ Pháp Điện là một con đường đi lại của người dân trong thành cổ Lệ Giang. Muốn đi sang khu phía Đông của Mộc phủ, du khách sẽ phải đi theo một cầu thang nhỏ và hẹp dẫn lên một căn lầu mang tên Quang Bích. Cầu thang nằm hơi khuất, phải chú ý một chút bạn mới nhìn thấy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang36.jpg
Bản đồ chi tiết toàn bộ khu Mộc phủ. Các chú thích về các công trình kiến trúc được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nếu có sai sót, rất mong được chỉ giáo :-). Ảnh: PeterPan.

Hì, có tham khảo từ nguồn mà Chitto viết này không ? http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=357326&ChannelID=452

PeterPan hơi nhầm cái Quang Bích Lâu. Quang Bích Lâu là cả toà nhà hai tầng nằm ngang ngay sau Hộ Pháp Điện cơ. Còn cái nhà hai tầng phải đi cầu thang lên chỉ là căn gác nối sang Quang Bích Lâu thôi.

Thêm nữa là nếu viết kiểu Hán cả, thì Quang Bích Lâu, còn nếu nói kiểu Việt thì là Lầu Quang Bích (lâu là tiếng Hán, lầu là tiếng Việt). Viết là Quang Bích Lầu, Ngọc Âm Lầu không xuôi tai lắm.

Nói thêm là cái cổng đá trắng bên ngoài (cổng chào) người Tàu gọi là "Bài phường", nghĩa là cái công trình để đặt tấm bài, tức là tấm đá có hai chữ "Trung Nghĩa" ấy. Người Lệ Giang có câu "Đại Lý tam tháp tự, Lệ Giang Thạch bài phường" để có ý so sánh cái cổng chào bằng đá đó cũng đẹp và nổi tiếng không kém Tam tháp tự của Đại lý. Cổng xưa chẳng biết đẹp thế nào, vì Hồng vệ binh phá sạch rồi. Toàn bộ Mộc phủ cũng chỉ là dựng lại theo nền cũ mà thôi, do đó cột kèo toàn bằng bê tông cả. Cũng tiếc thay.

PeterPan
23-05-2010, 23:39
@Bác Chitto: Ngoài vài thông tin được lấy từ mấy người họ hàng bên Hà Khẩu, PeterPan còn tham khảo bài viết tương tự như link bác gửi, nhưng nó lại nằm ở link này: http://www.landtoday.net/vn/khampha/21239/index.aspx. Chắc họ copy của nhau, "chính xác hơn là" copy của bác Chitto :D (PeterPan là fan của anh TBC :D). Thỉnh thoảng bác Chitto ghé qua mà thấy có gì sai sót hay cần bổ sung thêm thì lại nhắc giùm PeterPan với nhé. Cảm ơn bác nhiều :).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang43.jpg
Bản đồ chi tiết khu Mộc phủ (đã sửa lại chú thích theo góp ý của bác Chitto). Ảnh: PeterPan.

PeterPan
24-05-2010, 22:37
Mộc Phủ (tiếp)

Thời tiết tại Lệ Giang cũng đỏng đảnh chẳng kém thời tiết tại Đại Lý. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi chúng tôi vào thăm Mộc phủ, trời cứ thoắt mưa rồi lại thoắt nắng. Nhưng dù trong mưa sụt sùi hay trong nắng đẹp chan hòa, Mộc phủ đều có nét đẹp riêng dẫu chúng tôi biết rằng những gì mình được thấy chỉ là những phiên bản dựng lại trên nền cũ mà thôi.

Theo lối cầu thang dẫn lên cây cầu có mái che bắc ngang một con đường nhỏ, chúng tôi tới được phần phía Đông của Mộc phủ. Công trình kiến trúc đáng chú ý đầu tiên là lầu Ngọc Âm. Đây là một tòa lầu đẹp và theo cá nhân PeterPan thấy thì nó thuộc loại đẹp nhất trong cả quần thể kiến trúc ở Mộc phủ.

Lầu Ngọc Âm là nơi họ Mộc nhận chiếu chỉ từ triều đình ban xuống. Từ tầng 2 của tòa lầu này có thể nhìn bao quát cả Mộc phủ và đặc biệt là khu sân khấu ngoài trời ở ngay chân đồi Sư Tử.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang48.jpg
Ô cửa sổ với góc nhìn thẳng ra con đường cắt ngang Mộc phủ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang49.jpg
Một góc nhìn khác bao quát cả con đường.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang50.jpg
Vườn hồng sát lối đi gần lầu Ngọc Âm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang46.jpg
Lầu Ngọc Âm và một phần Mộc phủ trong cơn mưa (góc nhìn từ điện Tam Thanh).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang44.jpg
Chỉ trong phút chốc, mây đen dần biến mất để thay vào đó là bầu trời xanh ngắt.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang45.jpg
Lầu Ngọc Âm có lẽ là kiến trúc đẹp nhất tại Mộc phủ. Góc phải bên dưới của bức ảnh là những chiếc bàn và ghế bằng đá đặt trước khu sân khấu ngoài trời.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang47.jpg
Đây là nơi họ Mộc nhận chiếu chỉ từ triều đình.

Ảnh: PeterPan.

PeterPan
25-05-2010, 00:20
Mộc Phủ

Công trình kiến trúc cuối cùng của Mộc phủ (ngày nay) là điện Tam Thanh. Tòa điện này nằm trên triền phía Tây của đồi Sư Tử và là công trình kiến trúc ở vị trí cao nhất tại Mộc phủ. Để tới được đây, chúng tôi phải đi theo một dãy hành lang có mái che được xây khá cầu kỳ.

Điện Tam Thanh là một điện thờ đạo Giáo và là nơi các thành viên của dòng họ Mộc thưở nào thường xuyên lui tới để thờ phụng hoặc có những nghi lễ tâm linh. Do vị trí đặc biệt của mình, Lệ Giang nằm trên nhiều tuyến đường giao thương từ xưa tới nay (trong đó có Mã Trà Cổ Đạo lừng danh). Bởi thế, thành cổ này cũng đồng thời là nơi giao thoa của rất nhiều tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang51.jpg
Sân khấu ngoài trời ở chân đồi Sư Tử, thấp thoáng phía sau là điện Tam Thanh. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang57.jpg
Lá cây đỏ rực trên đường lên điện Tam Thanh. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang52.jpg
Một góc điện Tam Thanh. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang54.jpg
Ba pho tượng của ba vị thần tối cao trong đạo Giáo. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang56.jpg
Có mấy bạn đạo sỹ không cho chúng tôi chụp ảnh nên các ảnh chụp được đều là chụp lén. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang53.jpg
Đây là bức ảnh rõ nhất về ba vị thần tối cao của đạo Giáo. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang55.jpg
Khối đá này là vật để các đạo sỹ chọn thẻ đoán hậu vận cho mọi người. Mỗi người sẽ xoay cái trụ đá một vòng, đầu nhọn có buộc chỉ đỏ của trụ đá chỉ vào ô nào thì đạo sỹ sẽ lấy thẻ tương ứng. Ảnh: PeterPan.

ngochungarch
25-05-2010, 13:09
Mình về mà bận quá nên chưa up hết ảnh..Góp với mọi người vài cái ảnh
Đại lý.
https://farm2.static.flickr.com/1276/4605274110_10cd52df9d.jpg
.
https://farm4.static.flickr.com/3386/4604646131_a95728b205.jpg
.
https://farm4.static.flickr.com/3011/4614189943_0a40242631.jpg
.
https://farm4.static.flickr.com/3413/4614189569_2510245b3e.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4015/4614808112_508d37c89b.jpg

ngochungarch
25-05-2010, 13:14
Hồ Erhai
https://farm5.static.flickr.com/4024/4614560432_c0f856f3b0.jpg

Cậu bé ở Đại Lý
https://farm5.static.flickr.com/4002/4614810608_bd0e0eb862.jpg

tung2403
25-05-2010, 14:11
PeterPan chụp ảnh đẹp thật...

PeterPan
25-05-2010, 22:32
Mộc Phủ (tiếp)

Sau điện Tam Thanh là một lối nhỏ dẫn lên một nơi được gọi là công viên đồi Sư Tử. Muốn được đàng hoàng vào công viên này, bạn phải móc hầu bao thêm 30Y nữa. Chúng tôi định ngó lơ vụ này nhưng mấy em bán vé nhất quyết không buông tha. Chỉ có 2 lựa chọn: mua vé thì đi tiếp hoặc quay ngược trở lại mà xem tiếp Mộc phủ. Qua tham khảo một số đoàn đi trước, PeterPan biết rằng giá vé chỉ là 15Y/người, có lẽ người ta mới tăng giá trong thời gian gần đây.

Kinh nghiệm cho các nhóm đi sau là không cần phải chi 30Y để lên công viên kể trên làm gì. Bạn cứ ngắm nghía chán chê tại Mộc phủ, sau đó thảnh thơi dạo bước ra quảng trường Tứ Phương. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy lối dẫn lên Vạn Cổ Lầu. Giá vé Vạn Cổ Lầu chỉ là 15Y/người. Vào công viên đồi Sư Tử lòng vòng một hồi rồi cũng sẽ tới Vạn Cổ Lầu, chi bằng đi lối kia sẽ tiết kiệm được 15Y. Cũng không quá nhiều nhưng vẫn là... tiết kiệm. PeterPan sẽ nói thêm về Vạn Cổ Lầu trong phần sau của topic.

Nốt vài tấm hình ở Mộc Phủ:

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang58.jpg
Cây cối xanh mướt sau cơn mưa. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang59.jpg
Dãy hành lang sâu hun hút. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang60.jpg
Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang61.jpg
Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang62.jpg
Một góc khác của sảnh Nghị Sự. Ảnh: PeterPan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang63.jpg
Hoa nở rực rỡ trong Mộc phủ. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang64.jpg
Mộc phủ có thể được coi là một vườn hoa thu nhỏ với rất nhiều loại hoa mang nhiều màu sắc khác nhau. Ảnh: Mr Súng To.

PeterPan
25-05-2010, 23:29
Quảng trường Tứ Phương

Cách Mộc phủ khoảng 10-15 phút đi bộ, quảng trường Tứ Phương nằm ở vị trí trung tâm của thành cổ Lệ Giang và cũng chính là trái tim của mọi hoạt động ở vùng này. Vào 17 giờ chiều hàng ngày, thường có một đám rước được người Nạp Tây tái hiện theo những phong tục vốn có của họ. Đám rước này đi vòng qua các đường phố chính của thành cổ Lệ Giang và hút theo rất nhiều sự chú ý của du khách.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang65.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang66.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang67.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang68.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang69.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang70.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang71.jpg

Ảnh: PeterPan

PeterPan
25-05-2010, 23:42
Thêm ảnh về đám rước:

Những bức hình sau đây là của một đám rước khác mà chúng tôi gặp trong ngày thứ hai ở Lệ Giang. Vẫn là những con người ấy, chỉ có một điểm khác duy nhất là cô gái ngồi trên lưng ngựa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang73.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang74.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang78.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang75.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang79.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang76.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang77.jpg


Ảnh: PeterPan.

Littlefoot
26-05-2010, 00:40
Cái lối hành lang ở Mộc phủ giống ở Di Hòa Viên các bác nhỉ. Cách trang trí họa tiết kiểu màu xanh vậy là kiểu đời nhà Thanh phải không ạ?

ngochungarch
26-05-2010, 08:34
Một góc Mufu.
https://farm5.static.flickr.com/4047/4635685235_d0db6881c1.jpg
. Hoa trong vườn
https://farm4.static.flickr.com/3365/4636338174_b4a6862693.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4015/4635735751_fe66cdab69.jpg

ngochungarch
26-05-2010, 11:12
Hoa trong vườn
https://farm5.static.flickr.com/4054/4637228215_ce1d53cf0c.jpg
.
https://farm4.static.flickr.com/3353/4640441745_c923ae8d63.jpg

PeterPan
26-05-2010, 12:03
@Littlefoot: Hầu hết các công trình kiến trúc của Mộc phủ đã bị phá hủy vì những cuộc chiến vào cuối đời nhà Thanh. Sau này, một số công trình khác cũng không còn nguyên vẹn ở thời đại cách mạng văn hóa. Sau trận động đất khiến 2/3 thành cổ Lệ Giang bị phá hủy vào năm 1996, Mộc phủ mới bắt đầu thu hút được nhiều sự quan tâm và dần được trùng tu để có được diện mạo như bây giờ với nguồn tài trợ lớn từ World Bank trong 3 năm. Tất nhiên, quy mô và đường nét của Mộc phủ ngày nay chỉ bằng một góc so với nguyên gốc. Các công trình ở Mộc phủ là sự kết hợp của nhiều nét kiến trúc, tất nhiên trong đó có cả kiến trúc đời Thanh. PeterPan chưa tới Di Hòa Viên nên chỉ dám đưa thêm vài thông tin để bạn tham khảo :).

@ngochungarch: Bác còn nhiều ảnh đẹp mà, đưa dần lên cho mọi người cùng thưởng thức nhé :).

kotobuki
26-05-2010, 23:02
Ôi, thế mà lần mình đi ko gặp vụ rước kia một tẹo nào, sao thế nhỉ :(. Lệ Giang ban ngày của mình chỉ vắng vẻ thế này thôi ..

https://farm4.static.flickr.com/3119/3201729714_3094794e1c.jpg

PeterPan
27-05-2010, 01:20
Chú chó Husky ở Enjoy Cafe

Quanh quảng trường Tứ Phương có bạt ngàn các quán bar, quán cafe và nhà hàng. PeterPan không phải là tín đồ trung thành của mấy thể loại này nên cũng không xem kỹ cho lắm nhưng cuối cùng vẫn phải dừng lại ở một quán rất đặc biệt. Đó là quán Enjoy Cafe có mặt tiền hướng thẳng ra quảng trường Tứ Phương.

Quán Enjoy Cafe có đồ uống thế nào, PeterPan chẳng rõ. Giá đồ uống cao hay thấp, PeterPan cũng không quan tâm lắm. Điều duy nhất khiến PeterPan bị thu hút ở cái quán này là một chú chó Husky tuyệt đẹp ngồi lừng lững trước cửa ra vào. Bạn cẩu này to đến nỗi choán gần hết lối ra vào và vẻ dễ thương của nó khiến bất cứ ai đi qua cũng phải nán lại ngắm nhìn.

Đó là một cách hút khách vừa tự nhiên vừa rất khéo léo. Ai cũng muốn được đến gần và chạm vào chú chó Husky (chính là giống chó kéo xe trượt tuyết ở những vùng băng giá phía cực Bắc). Ai cũng muốn được chụp chung với chú một vài kiểu ảnh. Và rồi, không ít người tiện chân vào luôn trong quán để làm một tách cafe rồi... ngắm tiếp chú chó Husky có bộ lông tuyệt đẹp.

Theo lời các nhân viên của quán, chú chó này nặng cỡ 120 cân Tàu, nghĩa là chí ít cũng khoảng 60 cân ta. Nói thật là thoạt tiên nhìn thấy bạn cẩu này, PeterPan hơi giật mình, phần vì bất ngờ và phần vì bạn ấy hoành tráng quá. Sau một hồi thấy bạn ấy rất hiền, ai vuốt ve cũng ok tất, ai lại gần cũng dịu dàng đón nhận. Quả là một bạn chó Husky rất... dễ dãi.

Ở thành cổ Lệ Giang, trước đó là ở Đại Lý và sau này là ở Shangri-La, PeterPan thấy người dân rất chịu khó nuôi các giống chó đẹp đòi hỏi phải rất kỳ công trong việc chăm sóc. Tuy nhiên, nếu có một cuộc thi "sắc đẹp" thì bạn Husky của Enjoy Cafe đảm bảo sẽ giành giải nhất tuyệt đối.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang80.jpg
Bạn Husky đang ngoái đầu làm duyên với một vị khách nữ xinh xắn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang81.jpg
Ngay lập tức, bạn Husky được đáp lại bằng một cái ôm tình cảm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang82.jpg
Cả hai cùng làm duyên trước hàng loạt ống kính máy ảnh.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang83.jpg
Cả 2 bạn đều pose ảnh rất chuyên nghiệp.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang84.jpg
Bạn Husky dè bỉu: "Cậu chỉ bằng 1/5 so với tớ thôi".

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang85.jpg
Một lúc sau, bạn gái xinh xắn đi mất, bạn Husky khắc khoải ngóng theo.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang86.jpg
Lừng lững chắn ngang lối ra vào của quán Enjoy Cafe.

PeterPan
27-05-2010, 02:32
Lệ Giang trong tôi là...

- Là một cái tên hay hay lần đầu được nghe đến trong một bộ phim có tên "Ánh sáng tình yêu" do Tôn Lệ và Hà Nhuận Đông thủ vai chính. Háo hức theo dõi tình tiết phim thì ít mà háo hức xem những cảnh quay tại thành cổ Lệ Giang thì nhiều. Chính từ những hình ảnh ấy mà PeterPan bắt đầu biết về Lệ Giang, bắt đầu nhen nhóm ý định sẽ đến đây để rồi hàng loạt kế hoạch được nung nấu suốt mấy năm trời.


http://www.youtube.com/watch?v=p563TG2ETyU
Bài hát đầu phim.

- Là một thành cổ không có... tường thành. Nghe thì vô lý nhưng kỳ thực lại vô cùng có... lý. Dòng họ được trao quyền cai quản cả vùng Lệ Giang là họ Mộc. Chữ "Mộc" (木) được đóng trong khung thì sẽ thành chữ "khốn" (困). Bởi vậy, thành cổ Lệ Giang không có tường thành và trái tim của nó là một quảng trường mang cái tên đầy ẩn ý: Tứ Phương.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang89.jpg
Đây không phải là cổng thành mà chỉ là một cổng bình thường dẫn ra một ngã ba. Ảnh: PeterPan.

- Là một "Venice của Châu Á" với hệ thống kênh rạch chạy dọc theo trục Bắc - Nam. Những dòng nước ở Lệ Giang đều chảy từ trên Ngọc Long Tuyết Sơn xuống và tạo thành một cảnh tượng tuyệt mỹ ở nơi đây. Cả thành cổ có tổng cộng 354 cây cầy lớn nhỏ khác nhau và hầu hết được làm bằng đá.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang88.jpg
Dòng nước chảy về từ núi tuyết trong và sạch đến nỗi nhìn rõ lớp rêu xanh mượt và đàn cá bơi lội tung tăng. Ảnh: PeterPan.

- Là một đô thị cổ với nền văn hóa Đông Ba rực rỡ khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Thậm chí, có cả một viện nghiên cứu ở tầm thế giới dành cho nền văn hóa đặc trưng của người Nạp Tây - những người có gốc gác Tây Tạng và đã di cư xuống Lệ Giang từ gần 1400 năm trước. Ngày nay, chữ viết tượng hình vô cùng độc đáo của người Nạp Tây vẫn còn được sử dụng trong cuộc sống. Tại Lệ Giang, tất cả các biển hiệu đều có thêm dòng chữ tượng hình Nạp Tây ở phía trên bên cạnh dòng chữ Hán hoặc các ký tự La Tinh. Những con chữ tượng hình của người Nạp Tây thể hiện một nhân sinh quan hồn nhiên, một thế giới quan phong phú và một nét văn hóa chẳng thể lẫn vào đâu được.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang87.jpg
Tấm bảng giới thiệu chữ tượng hình Đông Ba. Ảnh: PeterPan

- Là một điểm đến liên tục bị bỏ lỡ. PeterPan đã bị hụt ít nhất 2 chuyến đi Lệ Giang dù đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, chưa kể những lần phải dẹp ý tưởng lên đường ngay khi nó vừa được nhen nhóm vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng cũng chính vì cái duyên chưa tới ấy mà PeterPan càng nung nấu ý muốn đặt chân tới Lệ Giang. Đó không phải là một chuyến đi kiểu điểm danh, kiểu đi cho biết, kiểu theo phong trào... mà chỉ đơn giản là một chuyến đi để thỏa cái ham muốn khám phá của một con người tự do.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang90.jpg
Bánh xe nước ở quảng trường Ngọc Hà - một trong những biểu tượng của Lệ Giang. Ảnh: PeterPan.

- Là hình ảnh cây cherry trĩu quả trong vườn của Free Life Inn, là giai điệu của bài didadida..., là tiếng kèn mê hoặc của người Nạp Tây, là món thịt bò Yak sấy khô, là miếng bánh (không biết tên) chán ngắt mà em chupachup cứ tìm mua bằng được để thử một lần cho biết, là những con đường lát đá nhẵn thín vì dấu chân người qua lại...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/chupachup.jpg
Cái bánh màu xanh siêu... chán mà em chupachup tìm mua bằng được. Ảnh: PeterPan.

- Là một nơi đã đến để rồi tự nhủ sẽ còn trở lại.

- Là...

zhou
27-05-2010, 09:18
Lần sau mà được đi Lệ giang , Mình cũng sẽ dàng thêm thời gian để nghiên cứu kỹ như bạn PeterPan :-))

Ngày đi Lệ giang hình như là... còn trẻ nên dễ bị choáng hay sao í , Cứ đi loanh quanh mãi một chỗ mà vẫn thích , gần 5 năm , đọc biết bao nhiêu bài viết của các bạn về Lệ giang , xem không biết bao nhiêu bức ảnh , đi qua bao nhiêu nẻo đường , Vẫn thấy những câu chuyện về Lệ giang nghe mãi mà không chán .

ngochungarch
27-05-2010, 21:57
Trước chuyến đi mình ko có time để tìm hiểu gì về Lệ Giang, tất cả chỉ là qua một vài hình ảnh, thông tin search trên mạng. Nhưng may mắn là đã có Peterpan trong đoàn, quyển từ điển sống :D
https://farm4.static.flickr.com/3358/4644260880_3e663f4902.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4016/4644261226_2e37cb7df3.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4039/4643648047_75b9b29e92.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4059/4644296314_9ddddc0e95.jpg

PeterPan
28-05-2010, 21:19
@zhou: Cảm ơn bạn đã theo dõi topic của đoàn PeterPan. Nếu được bạn hãy chia sẻ cùng mọi người những cảm nhận của bạn về Lệ Giang nhé :-).
@Mr Súng Nhỏ: Ảnh máy phim của bác thật là bá cháy, nữa đi bác ơi :-).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngọc Long Tuyết Sơn

Ngày thứ 4 trong hành trình là ngày tồi tệ nhất đối với cả đoàn. Chúng tôi thức dậy ở thành cổ Lệ Giang và háo hức vô cùng khi nhìn thấy bầu trời xanh ngắt với ánh nắng vàng chan hòa. Cả đoàn kéo nhau tới Ngọc Long Tuyết Sơn trên 2 chiếc xe thuê trọn gói từ hostel. Trước khi đi, tất cả đều đã biết rằng cáp treo lên độ cao 4506m bị hỏng. Tuy nhiên, tới được sát chân ngọn núi tuyết vốn được coi là biểu tượng của Lệ Giang cũng là thỏa mãn lắm rồi.

Mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ. Sau khoảng 30km di chuyển từ Lệ Giang, chúng tôi tới trạm bán vé vào khu thắng cảnh Ngọc Long Tuyết Sơn.

Nhưng mọi chuyện lại bắt đầu trở nên bi đát từ đây. Bầu trời không còn xanh ngắt nữa, mây mù ùn ùn kéo tới khiến tất cả trở nên ảm đạm. Đáng buồn hơn, mưa bắt đầu rơi, thậm chí là rất nặng hạt.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang91.jpg
Bầu trời ở Lệ Giang xanh thía này...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang92.jpg
... mà tới chân Ngọc Long Tuyết Sơn thì thành ra thế này.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang93.jpg
Cổng bán và soát vé vào khu thắng cảnh Ngọc Long Tuyết Sơn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang94.jpg
Một khe núi được tạo thành từ vết nứt địa hình sau một cơn địa chấn?

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang96.jpg
Trời mù mịt thế này đây...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang97.jpg
Bến xe buýt đưa khách tới trạm cáp treo.

PeterPan
28-05-2010, 21:35
Ngọc Long Tuyết Sơn (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang98.jpg
Khi chúng tôi tới được bến cáp treo thì thời tiết trở nên tồi tệ thế này đây. Mưa mù mịt, tầm nhìn xa giảm xuống nghiêm trọng.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang99.jpg
Cả đoàn được an ủi đôi chút vì khoang cáp treo ở Ngọc Long Tuyết Sơn không đến nỗi nào so với khoang cáp treo lên động Thiên Long.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang100.jpg
Mưa nặng hạt, trời lạnh, mọi thứ vô cùng ẩm ướt và ảm đạm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang101.jpg
Đi hết chặng cáp treo đầu tiên, chúng tôi tới bến xe điện. Từ đây, cả đoàn đi xe điện để tới cánh đồng bò Yak - một điểm ngắm Ngọc Long Tuyết Sơn rất thuận lợi trong ngày... nắng đẹp.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang103.jpg
Dù mưa to những vẫn có khá nhiều khách tới đây, xe lên xe xuống nườm nượp.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang104.jpg
Đây là bến đỗ trước lối vào cánh đồng bò Yak.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang102.jpg
Trên lối vào có rất nhiều chuông gió bằng gỗ có kèm những điều ước được các bạn Tàu viết lên.

PeterPan
28-05-2010, 22:09
Ngọc Long Tuyết Sơn (tiếp)

Ngọc Long Tuyết Sơn thực ra là tên của một dãy núi. Đỉnh cao nhất trong dãy núi này là đỉnh Phiến Tử Đẩu (nôm na là núi đá dốc đứng hình cái quạt, PeterPan dịch xuôi từ việc ghép chữ trong từ điển, cao nhân nào thấy sai thì sửa giùm hén :-)). Đỉnh này cao 5.596 m.

Qua chặng cáp treo thứ nhất tại khu thắng cảnh Ngọc Long Tuyết Sơn, chúng tôi lên được cánh đồng bò Yak ở độ cao hơn 3.000 m (tức là cao hơn thành cổ Lệ Giang khoảng 600 m). Nếu chặng cáp treo thứ hai không bị hỏng, chúng tôi sẽ lên được tới độ cao 4.506 m, tức là rất gần với Phiến Tử Đẩu. Tiếc là không được như vậy, đành phải chờ một dịp khác. Chúng tôi cũng tự an ủi rằng nếu có lên được độ cao 4.506 m thì chắc cũng không làm ăn được gì trong điều kiện thời tiết không thuận lợi một chút nào.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang105.jpg
Mù mịt, mù mịt và... mịt mù.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang106.jpg
Con đường gỗ vắt ngang cánh đồng bò Yak.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang107.jpg
Ở phía xa kia lẽ ra phải là Ngọc Long Tuyết Sơn...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang108.jpg
Tiếng là cánh đồng bò Yak nhưng lại toàn... cừu.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang109.jpg
Người đàn ông và đàn cừu, trong ngày trời đẹp thì cảnh này cứ gọi là tuyệt.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang110.jpg
Vớt vát chút chút Ngọc Long Tuyết Sơn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang111.jpg
Bà con trùm áo mưa kín mít trông càng chán.

yilka
29-05-2010, 00:37
Thanks PeterPan về seri ảnh Ngọc Tuyết Long Sơn, mình chưa bao giờ lên núi cả :P mới ngắm núi từ xa thôi. Theo mình biết, quần thể núi Ngọc Long chia ra 3 điểm dừng:
- Hải Bằng (Dry Sea Meadow), độ cao 3100m
- Vân Sơn Bằng (Cloud Fir Meadow), độ cao 4500m
- Mao Ngưu Bằng (Yak Meadow), độ cao 3500m

Cái tên Việt mình chả biết gọi thế có đúng ko :D Mao Ngưu Bằng thì thấy mọi ng review nhiều chứ chưa có xem ảnh Hải Bằng (vốn là vùng biển hồ cạn) với Vân Sơn Bằng (có vẻ toàn núi với thông nên mình trộm dịch là Vân Sơn Bằng :P)

PeterPan
29-05-2010, 01:55
Cảm ơn Yilka đã bổ sung thêm thông tin.
PeterPan lấy số liệu độ cao của Mao Ngưu Bằng (cái này ta cứ gọi là cánh đồng bò Yak cho dễ hiểu nhỉ :D) theo cái máy GPS của một bác trong đoàn. Chắc cũng có sai số chút ít. Ngoài ra, đoàn của PeterPan không tới được 2 điểm dừng còn lại của Ngọc Long Tuyết Sơn. Chuyến lên Ngọc Long Tuyết Sơn quả là một thất bại vì thời tiết không chiều lòng người. Bà con đi về mà chán nản ra mặt. Mấy đồng chí chưa từng được thấy tuyết cứ tiếc rẻ vì chẳng thấy tuyết ở nơi nào mà vọc :D. Trong mấy ngày cả đoàn ở Lệ Giang, ngày nào cũng nắng đẹp, chỉ trừ duy nhất buổi sáng lên Ngọc Long Tuyết Sơn mà thôi :D.

PeterPan
29-05-2010, 21:06
Bạch Thủy Hà

Sự hứng khởi của chúng tôi bị ướt sũng trong màn mưa nặng hạt. Đó là khoảng thời gian mà nhuệ khí của cả đoàn xuống thấp nhất trong cả hành trình. Cũng không có gì là lạ, phàm thì người ta cứ kỳ vọng quá về điều gì thì sẽ càng trở nên thất vọng khi không có được nó. Kế hoạch ngắm nghía Ngọc Long Tuyết Sơn phá sản hoàn toàn. Chẳng có gì để lưu luyến, chúng tôi quyết định... tháo chạy.

Trên đường tháo chạy, 14 người vẫn kịp ghé qua Bạch Thủy Hà. Đây là một đoạn sông được kiến tạo bởi những lớp nham thạch theo dạng bậc thang (khá giống với cảnh quan thường thấy tại Hoàng Long (https://www.phuot.vn/threads/4866-C%E1%BB%ADu-Tr%E1%BA%A1i-C%C3%A2u-Ho%C3%A0ng-Long-2009-Thi%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C3%ACm-th%E1%BA%A5y/page21)). Mưa vẫn nặng hạt nên cả đoàn chạy ù xuống làm dăm ba kiểu ảnh rồi lại lên xe điện để nhanh chóng trở ra bến xe buýt.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang112.jpg
Chúng tôi đi cáp treo xuống trong màn mưa mù mịt.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang113.jpg
Tại bến cáp treo, trời đất đỡ nhạt nhòa hơn nhưng mưa vẫn rơi nặng hạt.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang114.jpg
Chúng tôi không lên xe buýt để xuống chân núi mà bắt 2 chiếc xe điện để đi thăm Bạch Thủy Hà.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang115.jpg
Bạch Thủy Hà chỉ có một đoạn ngắn theo dạng bậc thang thế này.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang116.jpg
Không hiểu sao, PeterPan cứ có cảm giác về "nhân tạo" ở đây.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang117.jpg
Bạch Thủy Hà trông ảm đạm và kém đẹp hơn rất nhiều trong cơn mưa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang118.jpg
Cố chụp vài bức ảnh với tính chất minh họa...

PeterPan
29-05-2010, 21:27
Bạch Thủy Hà

Trong cái không khí quá đỗi ảm đạm, Bạch Thủy Hà cuối cùng lại kém hấp dẫn hơn nhiều so với mấy bạn bò Yak đứng thơ thẩn ở bờ sông. Mấy bạn này đứng đây cũng chẳng phải là vô tình gì mà vì các bạn ấy là phương tiện để người dân ở đây tổ chức dịch vụ cho du khách cưỡi rồi đi lòng vòng quanh khu vực đó. Giá cho mỗi lần cưỡi bò Yak là 50Y/người. Tuy nhiên, chẳng ai trong đoàn chúng tôi ham hố với dịch vụ này. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy, vì thế nên cả đoàn chỉ tập trung chụp ảnh các bạn bò Yak mà thôi. Ở đây được chụp thoải mái chứ không bị mất tiền như tại tu viện Songzalin ở Shangri-La (sẽ nói ở phần sau của topic).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang119.jpg
Phải đứng nhúng chân dưới nước trong trời lạnh nhưng các bạn bò Yak này chẳng hề hấn gì.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang120.jpg
Đây là lần đầu tiên PeterPan đến gần các bạn bò Yak đến thế. Lần trước, trên đường đi Hoàng Long, chỉ được thấy từ xa và nhận ra các bạn bò Yak qua những chấm màu đen trên thảo nguyên.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang122.jpg
Ăn thịt bò Yak khô rồi thì lẩu bò Yak mãi, giờ mới được tận mắt thấy hiện vật.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang123.jpg
Bò Yak, trâu lùn hay bò Tạng, tất cả chỉ là những cái tên để chỉ cùng một loài vật mà thôi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang124.jpg
Nếu không có bò Yak, không hiểu người Tạng sẽ tồn tại như thế nào trong suốt nhiều thế kỷ qua. Khi còn sống, bò Yak có thể dùng để kéo vật nặng hoặc để người Tạng cưỡi trên những địa hình hiểm trở. Khi đã chết, thịt của bò Yak là một món ăn khoái khẩu, bơ của chúng trở thành một thứ chất đốt đặc trưng, lông của chúng là nguyên liệu làm các loại áo chống rét...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang125.jpg
Chẳng du khách nào chịu bỏ tiền để cưỡi bò Yak, chụp ảnh miễn phí tất nhiên là phương án tốt hơn nhiều.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang121.jpg
Cây cầu khá đẹp vắt ngang con sông, chúng tôi phải qua cây cầu này để ngược xuống bến xe buýt.

dieuhoa
31-05-2010, 00:59
Em xin lỗi nhg hình như bác PP bị nhầm rồi thì phải. Chỗ mà bác gọi là Cánh đồng bò Yak hình như o phải Yak Meadow đâu, đấy chính là Vân Sam Bằng đấy ạ. Vân Sam, o phải Vân Sơn như bạn Yilk nói, bọn Tây nó gọi là Spruce Meadow mà. Yak Meadow thì ở xa hơn nhiều, o ở cạnh Bạch Thủy Hà và o phải đi chuyến cable thứ 2 này đâu.
Hôm 26/4 đó bọn em cũng ở NLTS, lúc vào thì gặp 1 đoàn VN đi ra, kêu chán rầm trời, hehe, o biết có phải đoàn các bác o ?

PeterPan
31-05-2010, 01:00
Hồ Kính Đàm

Sau khi ngắm nghía Bạch Thủy Hà trong khoảng... 10 phút, cả đoàn chúng tôi lại lên xe điện để làm một vòng quanh khu vực hồ Kính Đàm. Đây là một hồ nước ở ngay sát Bạch Thủy Hà và được chia thành 4 phần khác nhau bởi những bậc thác mà hầu hết các thành viên trong đoàn chúng tôi đều có chung một nhận định: trông rất... nhân tạo.

Hồ Kính Đàm có màu nước xanh khá đẹp. Chỉ tiếc là màn mưa nặng hạt đã khiến hồ nước kém đẹp hơn rất nhiều. Với riêng PeterPan, sắc xanh của dòng nước tại hồ Kính Đàm đã làm gợi nhớ lại những kỷ niệm tuyệt vời trong chuyến đi Cửu Trại Câu (https://www.phuot.vn/threads/4866-C%E1%BB%ADu-Tr%E1%BA%A1i-C%C3%A2u-Ho%C3%A0ng-Long-2009-Thi%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C3%ACm-th%E1%BA%A5y/page5) hồi tháng 10/2009. Ít nhất thì chuyến đi thất bại tại Ngọc Long Tuyết Sơn cũng còn lại chút gì đó để mà nhớ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang134.jpg
Hồ Kính Đàm. Ảnh: Mr Súng To.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang133.jpg
Sơ đồ chi tiết khu vực hồ Kính Đàm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang126-1.jpg
Nước hồ vừa trong vừa xanh, nhìn rõ cả đáy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang127.jpg
Một đoạn thác cắt ngang hồ Kính Đàm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang128.jpg
Thác trên hồ Kính Đàm, nhìn từ xa. Các thác này giảm dần độ cao theo hướng từ Đông sang Tây.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang129.jpg
Một chút Cửu Trại Câu ở hồ Kính Đàm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang130.jpg
Nếu trời trong xanh và nắng đẹp, hồ Kính Đàm chắc hẳn sẽ khiến thẻ nhớ của chúng tôi bị đầy trong chớp mắt.

dieuhoa
31-05-2010, 01:02
@Yilk: Hải Bằng chính là nơi tổ chức show diễn Impression Lijiang trong avatar của bác đấy ạ :P

PeterPan
31-05-2010, 01:12
Em xin lỗi nhg hình như bác PP bị nhầm rồi thì phải. Chỗ mà bác gọi là Cánh đồng bò Yak hình như o phải Yak Meadow đâu, đấy chính là Vân Sam Bằng đấy ạ. Vân Sam, o phải Vân Sơn như bạn Yilk nói, bọn Tây nó gọi là Spruce Meadow mà. Yak Meadow thì ở xa hơn nhiều, o ở cạnh Bạch Thủy Hà và o phải đi chuyến cable thứ 2 này đâu.
Hôm 26/4 đó bọn em cũng ở NLTS, lúc vào thì gặp 1 đoàn VN đi ra, kêu chán rầm trời, hehe, o biết có phải đoàn các bác o ?

Hi dieuhoa,

Bọn mình chỉ được đi 1 chặng cáp treo thôi, vì chặng còn lại bị hỏng. Nơi mình gọi là cánh đồng bò Yak đó cũng là theo lời giới thiệu của bác tài người Trung Quốc đi cùng đoàn. Mình sẽ kiểm tra lại thông tin. Nếu được, bạn có thể chia sẻ thêm thông tin và hình ảnh cùng với đoàn mình được không?

Cảm ơn bạn nhiều :).

PeterPan
31-05-2010, 01:30
Hồ Kính Đàm (tiếp)

Thêm một ít ảnh nữa của hồ Kính Đàm:

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang131.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang132.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang135.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang136.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang137.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang138.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang139.jpg

PeterPan
31-05-2010, 02:59
https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nlts.jpg
Bản đồ khu vực Lệ Giang và Shangri-La (Mt Satseto hay Phiến Tử Đẩu chính là đỉnh cao nhất của dãy Ngọc Long Tuyết Sơn). Nguồn: Lonely Planet.

Nếu theo như bản đồ phía trên thì bạn dieuhoa có lẽ đã nói đúng.
Theo giới thiệu của Lonely Planet, khu vực Ngọc Long Tuyết Sơn bao gồm:
- Cam Hải Tử (Ganhaizi, Dry Sea Meadow): 4400m
- Vân Sam Bình (Yunshanping, Clour Fir Meadow): 3300m
- Mao Ngưu Bình (Maoniuping, Yak Meadow): 3500m
- Bạch Thủy Hà (Baishuihe)
- Hắc Thủy Hà (Heishuihe)

yilka
31-05-2010, 09:20
@Yilk: Hải Bằng chính là nơi tổ chức show diễn Impression Lijiang trong avatar của bác đấy ạ :P
Thanks dieuhoa, mình ko biết tiếng Trung nên ko rành vùng NTLS xíu nào, lúc đi tự thuê xe van nhỏ để vào núi, lúc về ra đường vẫy 1 cái xe chở hàng để đi về Lệ Giang :D cũng cảm thấy lơ mơ về cái quần thể núi này, giờ đã thấy rõ hơn :D

P.S: @PeterPan: dịch Dry Sea Meadow là 'Hải Tử' hay quá :) đơn giản mà chuẩn, vì vùng này vốn là hồ cạn trên núi ^^ Thanks for sharing :)

Nheva
31-05-2010, 11:00
Thanks PeterPan về seri ảnh Ngọc Tuyết Long Sơn, mình chưa bao giờ lên núi cả :P mới ngắm núi từ xa thôi. Theo mình biết, quần thể núi Ngọc Long chia ra 3 điểm dừng:
- Hải Bằng (Dry Sea Meadow), độ cao 3100m
- Vân Sơn Bằng (Cloud Fir Meadow), độ cao 4500m
- Mao Ngưu Bằng (Yak Meadow), độ cao 3500m

Cái tên Việt mình chả biết gọi thế có đúng ko :D Mao Ngưu Bằng thì thấy mọi ng review nhiều chứ chưa có xem ảnh Hải Bằng (vốn là vùng biển hồ cạn) với Vân Sơn Bằng (có vẻ toàn núi với thông nên mình trộm dịch là Vân Sơn Bằng :P)

- Cái điểm thứ nhất, từ tiếng Hán phiên ra Hán Việt là Can Hải Tử, chỗ này có lẽ ko cao đến 3000m đâu, nó nằm ngay cạnh đường ô tô đi tới trạm cáp treo, được đánh dấu = 1 tảng đá đề chữ Can Hải Tử, đằng sau là những rặng thông, chỗ này chỉ cần xuống chụp ảnh vài nhát là xong
- Điểm thứ 2 là Vân Sam Bình, Vân Sam là một loại thông (chữ Sam ở đây gồm bộ sam và bộ mộc đứng trước nên nó là cây). Đây là một trảng cỏ rộng và có nhiều cây vân sam, các tour DL thường cho khách đi cáp treo lên đây, nó chỉ cao hơn 3000m thôi, chắc chắn ko đến 4000
- Điểm thứ 3 Mao Ngưu Bình cũng tương đương Vân Sam Bình là nơi các tour đưa khách lên
Cả 2 điểm này nếu đi vaò ngày nắng đẹp và có nhóm đông vui thì tha hồ diễn để chụp ảnh vì có nền là núi tuyết, rừng thông. Nhưng cũng chỉ cần chọn 1 trong 2 điểm này thôi.
Còn cái Bạch Thủy Hà hồi mình đến nó đang sửa chữa và bây giờ trông như là nhân tạo í, cũng nên đi qua chút
Nhưng mình xem DVD Tam Giang Tính Lưu( Nơi ba dòng sông chảy song song) thấy có cái Bạch thủy đài thì thấy rất đẹp, nó cũng nằm ở gần LG thôi, không biết có ai ở đây đến chưa. Ngoài ra còn có núi Liming (Lê Minh), mà bạn fonfon đến rồi, cũng rất đặc biệt
Nếu bạn nào đi rồi làm ơn up cái ảnh. Còn bạn nào chuẩn bị đi thì hãy tìm đến xem sao nhé (thử search từ Bai shui tái nhá)

Chitto
31-05-2010, 11:07
P.S: @PeterPan: dịch Dry Sea Meadow là 'Hải Tử' hay quá :) đơn giản mà chuẩn, vì vùng này vốn là hồ cạn trên núi ^^ Thanks for sharing :)

Hí hí, có phải PeterPan "dịch" đâu, mà là tên gốc của nó đấy chứ.

Người TQ từ xưa đã gọi nó là Cam Hải Tử (甘海子) Cam chứ không phải Can. Còn chính cái Dry Sea Meadow mới là dịch của từ Cam Hải Tử sang tiếng Anh.
Chữ "Tử" ở đây không phải là "Chết", hơn nữa nếu muốn nói Biển đã chết thì phải là "Tử hải".
Chữ Hải tử với tử là đứa con, ở đây nghĩa là biển nhỏ. Vùng núi TQ các hồ lớn thường gọi là Hải, như Thanh Hải, Nhĩ Hải, hồ nhỏ là Hải tử.

yilka
31-05-2010, 11:36
Hí hí, có phải PeterPan "dịch" đâu, mà là tên gốc của nó đấy chứ.

Người TQ từ xưa đã gọi nó là Cam Hải Tử (甘海子) Cam chứ không phải Can. Còn chính cái Dry Sea Meadow mới là dịch của từ Cam Hải Tử sang tiếng Anh.
Chữ "Tử" ở đây không phải là "Chết", hơn nữa nếu muốn nói Biển đã chết thì phải là "Tử hải".
Chữ Hải tử với tử là đứa con, ở đây nghĩa là biển nhỏ. Vùng núi TQ các hồ lớn thường gọi là Hải, như Thanh Hải, Nhĩ Hải, hồ nhỏ là Hải tử.
Thanks bác Chitto,

Chữ 'Hải Tử' tương đương với biển nhỏ thì yilka có biết qua vì ở Cửu Trại tất tần tật đều đc gọi là hải tử hết, vừa hay nó là cái hồ cạn trên núi ở NTLS nên nếu hiểu Hải Tử là biển chết chắc cũng ko sao :D chắc vì thế khi dịch ra tiếng Anh nó lại thành 'Dry Sea', mất toi chữ 'Cam'. Đọc tên tiếng Anh là nghĩ ra ngay vùng hồ cạn thành bình nguyên ^^ Hay là chữ đó phải dịch là: Cạn Hải Tử :P

Nheva
31-05-2010, 12:44
Mình đã tra lại tiếng Trung. Đúng như Chitto nói là Cam chứ không phải Can.
Thoạt đầu mình viết là Can vì dựa trên bính âm (cả Can và Cam đều đọc và viết latin là gan), đồng thời suy từ từ tiếng Anh dry (khô) mà ra.
Nhưng nhìn lại ảnh chụp thì thấy nó viết chữ Cam (có nghĩa:1/ngọt, trong cam lộ, 2/tự nguyện, trong cam tâm), trong Ganhaizi.
Vậy , theo mình có lẽ, ai đó thoạt đầu dịch từ tiếng Trong sang Anh đã hàm ý khác chăng
Bạn nào giỏi tiếng Trung có thể tìm thêm nghĩa nào của chữ gan (trong Ganhaizi) này thì rất cảm ơn

PeterPan
31-05-2010, 17:31
Thanks dieuhoa, mình ko biết tiếng Trung nên ko rành vùng NTLS xíu nào, lúc đi tự thuê xe van nhỏ để vào núi, lúc về ra đường vẫy 1 cái xe chở hàng để đi về Lệ Giang :D cũng cảm thấy lơ mơ về cái quần thể núi này, giờ đã thấy rõ hơn :D

P.S: @PeterPan: dịch Dry Sea Meadow là 'Hải Tử' hay quá :) đơn giản mà chuẩn, vì vùng này vốn là hồ cạn trên núi ^^ Thanks for sharing :)

PeterPan dịch theo quyển từ điển thôi bạn ạ, nhìn chữ rồi nhìn phiên âm, sau đó tra. Kiểm tra lại bằng cách copy nguyên cụm từ để hỏi Mr. Google, thấy đúng rồi thì mới đưa lên :). Cái này thì ai biết tiếng Trung, dù ít dù nhiều, sẽ đều làm được cả, nên PeterPan không dám nhận lời khen của bạn đâu :D.


- Cái điểm thứ nhất, từ tiếng Hán phiên ra Hán Việt là Can Hải Tử, chỗ này có lẽ ko cao đến 3000m đâu, nó nằm ngay cạnh đường ô tô đi tới trạm cáp treo, được đánh dấu = 1 tảng đá đề chữ Can Hải Tử, đằng sau là những rặng thông, chỗ này chỉ cần xuống chụp ảnh vài nhát là xong
- Điểm thứ 2 là Vân Sam Bình, Vân Sam là một loại thông (chữ Sam ở đây gồm bộ sam và bộ mộc đứng trước nên nó là cây). Đây là một trảng cỏ rộng và có nhiều cây vân sam, các tour DL thường cho khách đi cáp treo lên đây, nó chỉ cao hơn 3000m thôi, chắc chắn ko đến 4000
- Điểm thứ 3 Mao Ngưu Bình cũng tương đương Vân Sam Bình là nơi các tour đưa khách lên
Cả 2 điểm này nếu đi vaò ngày nắng đẹp và có nhóm đông vui thì tha hồ diễn để chụp ảnh vì có nền là núi tuyết, rừng thông. Nhưng cũng chỉ cần chọn 1 trong 2 điểm này thôi.
Còn cái Bạch Thủy Hà hồi mình đến nó đang sửa chữa và bây giờ trông như là nhân tạo í, cũng nên đi qua chút
Nhưng mình xem DVD Tam Giang Tính Lưu( Nơi ba dòng sông chảy song song) thấy có cái Bạch thủy đài thì thấy rất đẹp, nó cũng nằm ở gần LG thôi, không biết có ai ở đây đến chưa. Ngoài ra còn có núi Liming (Lê Minh), mà bạn fonfon đến rồi, cũng rất đặc biệt
Nếu bạn nào đi rồi làm ơn up cái ảnh. Còn bạn nào chuẩn bị đi thì hãy tìm đến xem sao nhé (thử search từ Bai shui tái nhá)

Mình đã tra lại tiếng Trung. Đúng như Chitto nói là Cam chứ không phải Can.
Thoạt đầu mình viết là Can vì dựa trên bính âm (cả Can và Cam đều đọc và viết latin là gan), đồng thời suy từ từ tiếng Anh dry (khô) mà ra.
Nhưng nhìn lại ảnh chụp thì thấy nó viết chữ Cam (có nghĩa:1/ngọt, trong cam lộ, 2/tự nguyện, trong cam tâm), trong Ganhaizi.
Vậy , theo mình có lẽ, ai đó thoạt đầu dịch từ tiếng Trong sang Anh đã hàm ý khác chăng
Bạn nào giỏi tiếng Trung có thể tìm thêm nghĩa nào của chữ gan (trong Ganhaizi) này thì rất cảm ơn

Em cảm ơn chị Nheva nhiều. Những giải thích của chị đã giúp em hiểu rõ thêm những thông tin về khu vực Ngọc Long Tuyết Sơn. Bạch Thủy Đài thì em xem qua ảnh cũng thấy rất đẹp. Tiếc là đợt vừa rồi đoàn của em đã không qua được nơi này.

https://www.banyantree.com/files/6812/6585/8192/baishuitai_img.jpg
Demo 1 hình Bạch Thủy Đài để mọi người dễ hình dung. Ảnh: Internet.


Hí hí, có phải PeterPan "dịch" đâu, mà là tên gốc của nó đấy chứ.

Người TQ từ xưa đã gọi nó là Cam Hải Tử (甘海子) Cam chứ không phải Can. Còn chính cái Dry Sea Meadow mới là dịch của từ Cam Hải Tử sang tiếng Anh.
Chữ "Tử" ở đây không phải là "Chết", hơn nữa nếu muốn nói Biển đã chết thì phải là "Tử hải".
Chữ Hải tử với tử là đứa con, ở đây nghĩa là biển nhỏ. Vùng núi TQ các hồ lớn thường gọi là Hải, như Thanh Hải, Nhĩ Hải, hồ nhỏ là Hải tử.

Cảm ơn bác Chitto nhiều. PeterPan cũng cố gắng tìm kiếm nhiều thông tin trước khi đi, nhưng đọc thông tin mà bác cung cấp vẫn thấy rất mới mẻ :-).

Small Leaf
31-05-2010, 21:45
Mạn phép góp chút cùng PeterPan, chị Nheva, bác Chitto và mọi người, Small Leaf tra từ điển tiếng Trung và xin trích dịch một đoạn trong “Thông tin chi tiết về Cam hải tử” như sau:

(Nguồn: http://hanyu.iciba.com/wiki/31467.shtml#1)

离开玉峰寺万朵山茶,东行至雪山公� �,继续向北行驶,公路随海拔变化,� ��也明显感觉在爬高,翻越了一个山峦 ,便进入了一个开阔的高山草甸,便� �玉龙雪山东麓的甘海子,距丽江县城� ��25公里,海拔2900米,原为高山冰蚀湖 泊,后来雪线上升,积水减少以至干� �,于是人称“干海子”。

Rời Ngọc Phong tự Vạn đóa sơn trà, đi theo hướng đông tới đại lộ Tuyết sơn, tiếp tục đi theo hướng bắc, độ cao của đường thay đổi, bạn cũng cảm thấy rõ ràng như đang leo lên cao, vượt qua một dãy núi, sẽ tới một đồng cỏ rộng lớn, đây chính là Cam hải tử ở chân phía đông Ngọc long tuyết sơn, cách huyện Lệ Giang khoảng 25km, độ cao 2900m, vốn là một hồ băng thực núi cao, sau đó do vùng tuyết phủ bị lên cao, lượng nước tích tụ do vậy ít dần cho đến cạn, vì vậy mà người ta thường gọi là “Can hải tử” (chữ Cam và Can trong tiếng Trung đọc như nhau).

Như vậy kết luận là: tên chính thức của địa danh này là “甘海子” (Cam hải tử) nhưng ngoài ra có thêm tên dân gian là:“干海子”(Can hải tử).
Về nghĩa của chữ “甘”(Can) thì trong từ điển chỉ có 2 nghĩa như chị Nheva đã nói, ngoài ra nó được dùng làm tên riêng nữa thôi. Còn Hải tử là cách gọi hồ của một số vùng ở TQ như bác Chitto đã nói - cái này mọi người cũng thấy nhiều rồi.

Xin hết ạ.

PS.: Post xong em thấy một số chữ tiếng trung trong đoạn trích dẫn hiện không đúng, vậy bác nào cần đọc tiếng Trung xin click vào link nhé!

yilka
31-05-2010, 22:38
Thanks bạn Small Leaf :) mình vì ko rành tiếng Tàu nên vừa check Google Translate, vừa nhờ 1 ku bạn người Tàu dịch ngược chữ "Dry" từ tiếng Anh ra tiếng Trung, 2 kết quả ra giống nhau: chữ 'Dry' tiếng Anh = '干' trong tiếng Trung

Nguồn: http://translate.google.com/#zh-CN|en|干%0A

Mình bảo lưu ý kiến dịch chỗ đó là: Cạn Hải Tử :D nghe có vẻ kỳ cục và ko vần điệu như Cam Hải Tử hay Can Hải Tử, nhưng sát nghĩa tiếng Anh cũng như nghĩa tiếng Trung mà sau này dân gian đặt lại cho vùng này (tên cũ là 甘海子 )

-------

Bổ sung gấp: từ điển Hán Việt online có từ 'can' và nghĩa cùng với từ 'cạn', ý chỉ sự khô kiệt :D may quá, vậy là có cái tên Hán Việt vần điệu cho vùng này: Can Hải Tử

http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=can&Traditional=ON&Simplified=ON

(biết thêm nghĩa nữa của từ 'can' trong tiếng VN :P )

Nheva
31-05-2010, 23:10
@ Yilka: thì ngay từ đầu mình đã nói Can nghĩa là khô mà, vì vậy thấy tiếng Anh gọi là Dry Sea và tiếng Trung đọc là Ganhaizi mình mới phiên ra là Can Hải Tử.
Nhưng tên gọi chính thức thì lại viết là Cam, chẳng hiểu họ hàm ý gì

PeterPan
01-06-2010, 00:45
@Lá Nhỏ: Cảm ơn ấy nhé, nhiệt tình thật đấy, thỉnh thoảng tớ lại nhờ vụ dịch thuật nhé :).

@Yilka: Dù là cách đọc nào, cách dịch nào nhưng chúng ta đều hiểu đó là một địa danh, thế là ổn, bạn nhỉ :).

@Chị Nheva: Câu hỏi của chị chắc phải có một người thật thông hiểu mới có thể trả lời rành rọt, cả về dịch thuật lẫn kiến thức du lịch. Tạm thời, chúng ta hãy tạm hài lòng với những gì đã bàn trong topic này :).

@all: Chỉ là một tên gọi thôi nhưng cũng có thể trở thành một chủ đề tranh luận sôi nổi, PeterPan thấy vui vì topic của đoàn mình đã mang lại nhiều thông tin để mọi người cùng tham khảo :).

PeterPan
01-06-2010, 01:34
Những dị nhân của Lệ Giang

Lệ Giang vô cùng đặc biệt. Đó là thành cổ của người Nạp Tây, của nền văn hóa Đông Ba. Đó là thành cổ mà bất cứ ai yêu thích du lịch Trung Quốc đều muốn một lần đặt chân tới. Đó là thành cổ của sự tái sinh sau quá nhiều sự hủy hoại (của thiên nhiên và cả của con người).... Và đó là thành cổ của những dị nhân.

Dị nhân đầu tiên mà chúng tôi gặp ở Lệ Giang là một nhiếp ảnh gia. Ông có một cửa hàng sách nhỏ nhắn trên một con phố gần quảng trường Tứ Phương. Ngoài mặt hàng chủ yếu là sách, cửa hàng này còn bán cả những tác phẩm của ông lão. Đó là những bức ảnh rất đẹp, đẹp đến nỗi bạn khó có thể không trầm trồ thán phục khi nhìn thấy chúng.

Nhưng ngược lại với những cuốn sách thú vị và những bức ảnh tuyệt đẹp, nhiếp ảnh gia có vẻ ngoài vô cùng nghệ sỹ ấy lại có phong cách bán hàng rất... bất cần. Khi chúng tôi hỏi giá, ông đáp gọn lỏn: "Nhìn mặt sau thì biết". Tất nhiên, chúng tôi hỏi giá là cái cớ để mặc cả thôi. Nghe ông trả lời nhát gừng thế thì ý định tắt ngúm luôn.

Ông có lẽ không biết cười hay ít nhất là chúng tôi không thấy ông cười khi bán hàng. Ông cũng vô cùng nguyên tắc. Chúng tôi đề nghị ông ký tặng vào những cuốn sách mà chúng tôi mua nhưng ông lắc đầu mà rằng: "Tặng thì mới ký, bán thì chỉ đóng dấu thôi". Số là mõi cuốn sách ông bán đều được đóng thêm một cái dấu màu xanh với những chữ tượng hình của văn hóa Đông Ba.

Mới đầu, PeterPan thấy ghét ông lão. Ghét cái kiểu gàn gàn ra vẻ... nghệ sỹ. Nhưng chẳng bao lâu sau, PeterPan lại thấy cái kiểu cách đó có một sức hút rất kỳ lạ. Thế là lại trở lại cái cửa hàng sách nhỏ nhắn ấy để mua thêm một cuốn sách nữa, chỉ là để một lần nữa chiêm ngưỡng cái cung cách bán hàng kỳ lạ. Đó phải chăng lại là một nghệ thuật bán hàng khiến những khách hàng như PeterPan phải ấn tượng ư?

Bạn có thể dễ dàng tìm đến cửa hàng của lão nghệ sỹ nhiếp ảnh theo bản đồ này (https://www.phuot.vn/threads/7674-Shangri-La-2010-Tìm-thấy-Đường-chân-trời-đã-mất/page8#76).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang140.jpg
Cửa hàng sách nhỏ nhắn trên một con phố gần quảng trường Tứ Phương.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang141.jpg
Lão nghệ sỹ đang tính tiền cho khách mua sách.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang142.jpg
Đóng dấu "bản quyền" của hiệu sách. Ảnh: huyle.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang143.jpg
Đây là cuốn sách mà PeterPan đã mua, "Lost Horizon" hay "Đường chân trời đã mất". Ảnh và... cái tay: huyle :-D.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang144.jpg
PeterPan gặp lại ông lão trong công viên Hắc Long Đàm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang145.jpg
Lão nghệ sỹ lúc này trông khác hẳn khi bán sách, có vẻ... hiền hơn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang146.jpg
Sáng tác thôi... Đó là một buổi sáng đẹp trời tại Hắc Long Đàm... (sẽ được nói tới trong phần sau của topic).

ngochungarch
01-06-2010, 07:40
@PP: cái máy ảnh ông lão đang dùng anh đoán ko nhầm là Pentax 6x7, cũng dùng film khổ MediumFormat

kotobuki
01-06-2010, 15:23
Những dị nhân của Lệ Giang

Lệ Giang vô cùng đặc biệt. Đó là thành cổ của người Nạp Tây, của nền văn hóa Đông Ba. Đó là thành cổ mà bất cứ ai yêu thích du lịch Trung Quốc đều muốn một lần đặt chân tới. Đó là thành cổ của sự tái sinh sau quá nhiều sự hủy hoại (của thiên nhiên và cả của con người).... Và đó là thành cổ của những dị nhân.

Dị nhân đầu tiên mà chúng tôi gặp ở Lệ Giang là một nhiếp ảnh gia. Ông có một cửa hàng sách nhỏ nhắn trên một con phố gần quảng trường Tứ Phương. Ngoài mặt hàng chủ yếu là sách, cửa hàng này còn bán cả những tác phẩm của ông lão. Đó là những bức ảnh rất đẹp, đẹp đến nỗi bạn khó có thể không trầm trồ thán phục khi nhìn thấy chúng.

Nhưng ngược lại với những cuốn sách thú vị và những bức ảnh tuyệt đẹp, nhiếp ảnh gia có vẻ ngoài vô cùng nghệ sỹ ấy lại có phong cách bán hàng rất... bất cần. Khi chúng tôi hỏi giá, ông đáp gọn lỏn: "Nhìn mặt sau thì biết". Tất nhiên, chúng tôi hỏi giá là cái cớ để mặc cả thôi. Nghe ông trả lời nhát gừng thế thì ý định tắt ngúm luôn.

Ông có lẽ không biết cười hay ít nhất là chúng tôi không thấy ông cười khi bán hàng. Ông cũng vô cùng nguyên tắc. Chúng tôi đề nghị ông ký tặng vào những cuốn sách mà chúng tôi mua nhưng ông lắc đầu mà rằng: "Tặng thì mới ký, bán thì chỉ đóng dấu thôi". Số là mõi cuốn sách ông bán đều được đóng thêm một cái dấu màu xanh với những chữ tượng hình của văn hóa Đông Ba.

Mới đầu, PeterPan thấy ghét ông lão. Ghét cái kiểu gàn gàn ra vẻ... nghệ sỹ. Nhưng chẳng bao lâu sau, PeterPan lại thấy cái kiểu cách đó có một sức hút rất kỳ lạ. Thế là lại trở lại cái cửa hàng sách nhỏ nhắn ấy để mua thêm một cuốn sách nữa, chỉ là để một lần nữa chiêm ngưỡng cái cung cách bán hàng kỳ lạ. Đó phải chăng lại là một nghệ thuật bán hàng khiến những khách hàng như PeterPan phải ấn tượng ư?

Bạn có thể dễ dàng tìm đến cửa hàng của lão nghệ sỹ nhiếp ảnh theo bản đồ này (https://www.phuot.vn/threads/7674-Shangri-La-2010-Tìm-thấy-Đường-chân-trời-đã-mất/page8#76).



Ối, chính là cửa hàng mà mình đã mua quyển hướng dẫn đi Tibet với ý nghĩ là mua sách ở nơi "hơi hơi" gần Tibet thì sẽ có thể đi Tibet sớm =)). Ai dè bị đổ bể vì 1 lý do cực kỳ éo le và chính đáng :))

PeterPan
01-06-2010, 16:12
@Mr Súng Nhỏ: Em cũng không rõ là máy gì, chỉ dám đứng từ xa, lắp ống tele vào để chụp thôi. Đến gần chỉ sợ lão nghệ sỹ bị đứt mạch sáng tác, lại nổi giận thì mệt :D.
@kotobuki: Sao mà lại không đi Tây Tạng nữa thế :D.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những dị nhân của Lệ Giang (tiếp)

Dị nhân thứ hai của Lệ Giang là một nhân vật mà có lẽ rất nhiều người từng đến Lệ Giang đã ít nhất 1 lần nhìn thấy. Đó là một ông lão với trang phục Đông Ba và luôn đứng ở trước cửa một quán bar có tên The Dongba Palace (Cung điện Đông Ba). Bạn có thể chụp ảnh ông cụ thoải mái nhưng nếu muốn chụp cùng cụ thì phải mất... tiền.

PeterPan có ấn tượng với nụ cười của ông, một nụ cười rất tươi. Nhưng phía sau nụ cười đó là một cái gì đó gờn gợn. PeterPan nhớ có lần đọc comment của ai đó trong diễn đàn rằng ông cụ trông đã xuống sắc hơn rất nhiều trong một thời gian không dài. Ở cái tuổi đó, đáng ra người ta phải được vui vầy với con cháu. Đằng này thì... Thế mà không xuống sắc thì mới lạ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang147.jpg
The Dongba Palace và ông cụ trong trang phục Đông Ba.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang148.jpg
Konica... Một nụ cười rất xì-tin.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang149.jpg
Ông cụ quả là hom hem đi nhiều so với những bức ảnh mà các đoàn trước đã chụp.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang150.jpg
Mấy ngày sau, khi PeterPan quay lại Lệ Giang, không thấy ông cụ đâu nữa...

PeterPan
02-06-2010, 21:38
Không Ngọc Long Tuyết Sơn, không Đức Khâm...

Nói không thì có thể hơi quá vì chúng tôi vẫn nhìn thấy Ngọc Long Tuyết Sơn trong những ngày sau đó của hành trình. Thế nhưng, cái cảm giác đã lên tới chân núi để rồi chẳng thu được gì thì quả thật rất khó nuốt trôi. Đó là thất bại đầu tiên và nó thôi thúc chúng tôi sớm khăn gói rời Lệ Giang sau 1 ngày rưỡi tới đây.

Chúng tôi sẽ tới Shangri-La, chắc chắn thế rồi, vì đường từ Lệ Giang tới Trung Điện rất tốt (trừ một đoạn ngắn khá xóc ở gần ngã ba rẽ đi Khe Hổ Nhảy). Nhưng Đức Khâm thì không thể. Trước khi lên đường, cả đoàn đã chán nản truyền tai nhau cái tin đường từ Shangri-La lên Đức Khâm đang bị đóng hoàn toàn để phục vụ công tác sửa chữa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nuôi hy vọng có thể tới được địa danh giáp đất Tây Tạng để một lần ngắm Mai Lý Tuyết Sơn - đỉnh núi cao nhất của tỉnh Vân Nam. Tuy nhiên, khi bác tài mà Vicky liên hệ giúp chúng tôi tuyên bố rằng ông ta sẽ không lên Đức Khâm dù có được trả bao nhiêu tiền đi nữa, mọi hy vọng tắt ngấm.

Cứ mỗi 3 ngày, đường sẽ lại được thông 2 chiều nhưng các phương tiện sẽ phải mất hơn 10 tiếng di chuyển trong một điều kiện không thể tồi tệ hơn, thậm chí là rất nguy hiểm. Và ngay cả khi chúng tôi lết được tới Đức Khâm, chẳng ai có thể hình dung nổi chúng tôi sẽ làm gì ở đó trong 3 ngày tiếp theo để chờ tới khi con đường được mở trở lại. Thậm chí, ngay cả khi kế hoạch đi Đức Khâm ổn thỏa thì cũng vẫn nảy sinh những hệ lụy. Hầu hết thành viên trong đoàn sẽ về trễ hơn lịch xin nghỉ phép với cơ quan và đó là một rắc rối không hề nhỏ chút nào.

Chúng tôi buộc phải chấp nhận rằng Shangri-La sẽ là điểm xa nhất về phía Bắc mà cả đoàn có thể tới trong hành trình lần này. Giống như các bạn của mình, PeterPan rời Lệ Giang để tới Shangri-La với một chút tiếc nuối về Đức Khâm mà quên mất rằng vẫn còn rất nhiều điều thú vị đang chờ ở phía trước...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang152.jpg
Ra khỏi Lệ Giang, xe của chúng tôi đi giữa 2 hàng cây xanh mướt trong khoảng 50km.

PeterPan
02-06-2010, 22:18
Khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/bandohanhtrinhlegiang-1.jpg
Bản đồ tuyến Côn Minh - Đại Lý - Lệ Giang - Shangri-La - Đức Khâm. Nguồn: learnonline.

Giống như nhiều đoàn khác, chúng tôi ghé qua một vài điểm tham quan trước khi tới Shangri-La. Điểm đến đầu tiên là khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử.

Sông Dương Tử hay sông Trường Giang là con sông dài nhất Châu Á và đứng thứ 3 trên toàn địa cầu (chỉ sau sông Nile ở Ai Cập và sông Amazon ở Nam Mỹ). Bắt nguồn từ cao nguyên Thanh - Tạng (chính xác là điểm thuộc địa phận tỉnh Thanh Hải), sông Dương Tử trải qua một hành trình dài 6.385 km để tìm về biển lớn qua một cửa biển gần Thượng Hải. Đó là một hành trình kỳ vĩ từ Tây sang Đông và chia đôi Trung Hoa đại lục thành 2 miền Hoa Bắc, Hoa Nam.

Trong hành trình cuồn cuộn suốt hàng ngàn năm qua, sông Dương Tử bắt đầu bằng việc đổ xuống từ cao nguyên Thanh - Tạng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nhưng rồi lại đột ngột đổi dòng để ngược lên phía trên theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Nơi mà sông Dương Tử đổi hướng ấy chính là khúc quanh đầu tiên của con sông huyền thoại, nơi mà chúng tôi đã dừng chân sau hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển từ Lệ Giang.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang153.jpg
Sông Dương Tử. Nguồn: wikipedia.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang155.jpg
Toàn cảnh khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử, phía bên trái của khúc quanh là Thạch Cổ Trấn. Ảnh: Mr Súng To.

PeterPan
03-06-2010, 00:21
Khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử (tiếp)

Khoảng hơn 11 giờ trưa, chúng tôi tới được khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử. Xe dừng ở vị trí chỉ cách mặt sông vài bước chân. Tại đó, chúng tôi chỉ có thể phần nào hình dung được khúc quanh thứ nhất của đệ nhất trường giang trên đất Trung Hoa. Vốn dĩ lúc đó cả đoàn cũng tạm hài lòng dù không thể có được góc nhìn toàn bộ khúc quanh từ vị trí gần ngang mặt sông.

Chúng tôi sẽ đi tiếp mà không ngắm được toàn cảnh khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử nếu không tình cờ gặp những người đồng hương tại một quán ăn gần Thạch Cổ Trấn. Đó là những người bạn của Marsman đã đi trước chúng tôi vài ngày bằng đường bay nhờ những tấm vé khuyến mại tới 85% của VNA. Theo tư vấn của các anh chị ở nhóm này, chúng tôi yên tâm đánh chén cho xong bữa trưa rồi ngược trở lại chỗ khúc quanh nhưng lần này là với một phương án khác.

Cả đoàn dừng lại trước một nhà dân ven đường có tấm biển quảng cáo dịch vụ dẫn lên núi để ngắm khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử. Ồ, thế là có dịch vụ, mà dịch vụ ở những vùng kiểu như này của Trung Quốc thì kiểu gì cũng phải mặc cả nếu không muốn bị móc túi một cách ngọt ngào. Y như rằng, các bạn Tàu thông báo rằng chúng tôi phải chi ra 400Y cho 14 người, nếu không thì chẳng cơm cháo gì hết.

Tất nhiên, 400Y là một con số quá ảo để đổi lại việc 14 người chúng tôi được 1 anh trai làng dẫn lên quả núi đối diện với khúc quanh. Vậy là phải mặc cả tưng bừng. 200Y nhé, ok thì lên không thì thôi? Tất nhiên, các bạn Tàu không đồng ý ngay, họ bắt đầu kỳ kèo và rồi cũng hạ dần xuống thành 300Y sau khoảng 5 phút thương lượng.

Nhưng 300Y vẫn là một cái giá quá đắt, 200Y mới là cái giá mà chúng tôi cho là hợp lý. Cả đoàn lúc đó đã nghĩ rằng sẽ khó có thể mặc cả được ít hơn nên quyết định lũ lượt lên xe để tiếp tục hành trình. Ai dè, chiêu này có tác dụng tức thì. Mấy bạn trai làng chạy theo níu xe của chúng tôi lại kèm theo nụ cười giả lả và cái gật đầu cho mức giá 200Y.

Và thế là chúng tôi bắt đầu leo núi để ngắm khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử từ trên cao với cái giá chỉ hơn 14Y/người.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang162.jpg
Biển quảng cáo dịch vụ lên núi xem khúc quanh.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang156.jpg
Ở gần sát mặt sông, khúc quanh trông thế này.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang157.jpg
Chụp chếch bên trái thì thiếu bên phải...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang158.jpg
... và ngược lại.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang159.jpg
Bến sông có dịch vụ đi tàu xem khúc quanh nhưng tốt nhất là không nên dùng vì đi trên sông không thể có góc nhìn tốt.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang161.jpg
Thạch Cổ Trấn nhìn từ quả núi đối diện khúc quanh.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/legiang160.jpg
Khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử. Phần bên trái khúc quanh mang tên Kim Sa, phần bên phải là Dương Tử.

PeterPan
03-06-2010, 20:02
Khe Hổ Nhảy

Khe Hổ Nhảy (Hổ Khiêu Hiệp) là một khe núi hẹp nằm giữa 2 tuyết sơn hùng vĩ là Hà Ba (5.396 m) và Ngọc Long (5.596 m). Chính tại nơi đây, con sông huyền thoại mang tên Dương Tử đã kết hợp với những vách đá dốc tới 2.000 m để tạo nên một khe núi ngoạn mục dài tới 15 km.

Cái tên Khe Hổ Nhảy bắt nguồn từ một câu chuyện kể lại rằng một con hổ trong cơn nguy khốn vì bị một thợ săn truy đuổi đã tung mình bay qua chỗ hẹp nhất của khe núi (rộng khoảng 25 m) để sang tới bờ bên kia và trốn thoát.

Chúng tôi tới Khe Hổ Nhảy vào khoảng 14 giờ. Trước khi đi, cả đoàn vẫn hình dung về Khe Hổ Nhảy theo những hình ảnh của các đoàn đã đi trước đây: đi trên những con đường gỗ chênh vênh bên vách núi và xuống sát mặt sông Dương Tử sau một quãng đường đi bộ vất vả. Thế nhưng, hành trình tới Khe Hổ Nhảy của chúng tôi lại khác hẳn...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay2.jpg
Con đường dẫn vào Khe Hổ Nhảy được bắt đầu từ đây.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay4.jpg
Đường vào khá ngổn ngang, vật liệu và thiết bị xây dựng chen lẫn với biển báo Công viên Quốc gia.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay3.jpg
Chúng tôi gặp một đoàn xe của kênh truyền hình nổi tiếng, Discovery.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay7.jpg
Đây là một đoàn người tới từ Thượng Hải, chúng tôi đã gặp họ khi đi Ngọc Long Tuyết Sơn, giờ lại chạm trán tại Khe Hổ Nhảy. Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay6.jpg
Có cả dịch vụ "người ngựa, ngựa người" này cho những ai không thể cuốc bộ hàng cây số.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay1.jpg
Bản đồ đường vào Khe Hổ Nhảy.

PeterPan
03-06-2010, 20:51
Khe Hổ Nhảy (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay8.jpg
Con đường ven vách núi quanh co, ngoằn ngoèo.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay9.jpg
Để đảm bảo an toàn cho du khách, người ta đã làm 4 đường hầm xuyên núi để tránh những đoạn có xác suất đá lở cao.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay10.jpg
Một đường hầm như vậy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay11.jpg
Dù đã có những đường hầm nhưng du khách vẫn được nhắc nhở phải đi sát vào vách núi để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ đá lở.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay12.jpg
Đây là một đoạn bị chặn, không cho du khách đi qua để tránh đá lở.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay13.jpg
Và đây là Ngọc Long Tuyết Sơn ở góc nhìn ngược lại với góc nhìn từ Lệ Giang.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay14.jpg
Một số thống kê về khu vực Khe Hổ Nhảy.

PeterPan
03-06-2010, 22:07
Khe Hổ Nhảy (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay15.jpg
Dòng nước cuồn cuộn chảy qua khe núi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay16.jpg
Vị trí của con hổ trong câu chuyện đã làm nên Khe Hổ Nhảy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay17.jpg
Cận cảnh bức tượng hổ màu ghi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay18.jpg
Con đường cũ nằm ở phía bên kia bờ sông.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay19.jpg
Toàn cảnh Khe Hổ Nhảy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay20.jpg
Một góc khác của Khe Hổ Nhảy, nhìn rõ cả con đường dành cho du khách.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay21.jpg
Đi qua cây cầu này, du khách sẽ tiếp cận được những điểm gần mặt sông Dương Tử và có thể ngắm được Khe Hổ Nhảy.

PeterPan
03-06-2010, 23:07
Khe Hổ Nhảy (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay22.jpg
Đường xuống điểm sát bờ sông, phía xa là con đường cũ ở bờ bên kia.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay23.jpg
Cận cảnh Khe Hổ Nhảy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay24.jpg
Cây cột đá với 3 chữ lớn "Hổ Khiêu Hiệp".

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay25.jpg
Lòng sông lổn nhổn đá to, đá nhỏ khiến dòng nước chảy cuồn cuộn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay26.jpg
Lối lên ngoằn ngoèo với những bậc thang đủ dài khiến du khách mệt phờ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay27.jpg
Khe Hổ Nhảy từ một góc nhìn khác.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay28.jpg
Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng
Thịnh suy, thành bại theo dòng nước
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không
Núi xanh nguyên vẹn cũ
Bao độ ánh chiều tà
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi
Vốn đã quen gió mát trăng trong
Một vò rượu nếp vui bạn cũ
Chuyện đời ta trong chén rượu nồng

(Lời bài hát trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa, bản 1995)

PeterPan
04-06-2010, 17:53
Khe Hổ Nhảy (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay29.jpg
Đá lở, một nguy cơ luôn rình rập du khách.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay30.jpg
Cả một vạt núi ở bờ đối diện bị sạt xuống dòng sông.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay31.jpg
Một bãi bồi của sông Dương Tử, đây là đoạn êm đềm hiếm hoi trước khi con sông trở nên cuồng nộ khi chảy qua Khe Hổ Nhảy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay32.jpg
Những bụi cây này được trồng với chủ ý hạn chế đá lở, tất nhiên, nó chỉ có tác dụng với đá nhỏ còn đá to thì...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay33.jpg
Trong suốt thời gian cuốc bộ tại Khe Hổ Nhảy, chúng tôi luôn được nhắc nhở phải đi sát vào vách núi để tránh đá lở.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay35.jpg
Ở khu thắng cảnh Khe Hổ Nhảy, những biển báo bằng thứ tiếng Anh "kinh điển" này xuất hiện nhan nhản, đến nỗi chúng tôi bớt mệt mỏi khá nhiều nhờ những tràng cười sảng khoái.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/khehonhay34.jpg
Đây có lẽ là cổng chính dẫn vào con đường cũ ở bờ đối diện.

PeterPan
05-06-2010, 20:50
Shangri-La

Rời Khe Hổ Nhảy, xe của chúng tôi theo đường 214 để tiếp tục hướng về Shangri-La. Xe liên tục lên dốc và băng qua những đoạn đường đèo ngoạn mục. Chúng tôi thấy mình đang đi giữa hàng loạt tuyết sơn hùng vĩ trong một sơn hệ được coi là phần rìa của dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya).

Giữa những thung lũng được tạo thành bởi những ngọn núi tuyết là những thảo nguyên đang trong tiết cuối xuân đầu hạ. Cảnh vật 2 bên đường dần mang nhiều màu sắc và đường nét của người Tạng. Từ những ngôi nhà được xây theo hình thang cân với các màu chủ đạo là trắng, đỏ, đen tới những gò đá nguyện, những stupa (tháp) và hàng kinh phướn nhiều màu bay rợp trời, tất cả cùng tạo nên một điều gì đó rất... Shangri-La.

Chúng tôi vào tới địa phận Shangri-La khi đồng hồ đã chỉ hơn 8 giờ tối theo giờ Bắc Kinh. Thế nhưng, trời vẫn sáng và thậm chí không hề có dấu hiệu của hoàng hôn. Vậy là, giống như nhân vật Hugh Conway trong tác phẩm "Đường chân trời đã mất" của nhà văn James Hilton, 14 người chúng tôi cũng chạm cửa ngõ Shangri-La trong sự ngạc nhiên thích thú ngay từ cái nhìn đầu tiên.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la2.jpg
Tuyết bám lên ngọn núi tạo nên những đường vân kỳ dị.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la3.jpg
Dãy núi tuyết giăng ngang ôm trọn vào lòng nó một thung lũng rộng lớn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la4.jpg
Ngọn núi tuyết này có hình dạng nhang nhác giống đỉnh Everest - "mái nhà của thế giới".

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la5.jpg
Chiếc xe 19 chỗ của chúng tôi liên tiếp lướt qua hàng loạt con đèo, ai nấy đều bắt đầu cảm thấy bị ù tai khi độ cao tăng dần.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la6.jpg
Ảnh hơi tối vì ống tele này còi quá, thực tế khi đó trời vẫn còn sáng rõ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la7.jpg
Thảo nguyên rộng lớn lọt giữa muôn trùng tuyết sơn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la8.jpg
Stupa và kinh phướn của người Tạng báo hiệu Shangri-La đã ở rất gần. Ảnh: MarsMan

galangthang
05-06-2010, 22:10
Bài trên là bài từ Lâm Giang Tiên của Dương Thận đời Minh. Chắc ông phải đứng ở khúc Trường giang Tam hiệp trở đi thì mới thấy sông nước mênh mông hùng vĩ mà cảm tác được. Còn sông Kim sa ở Vân nam thì bé quá.

PeterPan
05-06-2010, 22:27
Cảm ơn galangthang đã chia sẻ thông tin :).

PeterPan biết bài này từ khi xem phim Tam Quốc Diễn Nghĩa bản 1995, nhân tiện đang xem Tam Quốc bản 2010 và lại đang viết tới đoạn tiếp cận được sông Dương Tử - Trường Giang nên post lên để chia sẻ cùng mọi người. Hy vọng sau này cũng có lúc được lướt qua Trường Giang Tam Hiệp (ba hẻm sông nổi tiếng của con sông chia đôi Trung Quốc) cũng như đập thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới.

https://www.thuvienhoasen.org/muihuongtram-03-16(39).jpg
Ảnh lấy từ cuốn "Mùi hương trầm" của Nguyễn Tường Bách.

https://www.vfej.vn/public/Images/ContentImages/HotImage/__Anh_T7/0dapTamHiep228.jpg
Đập thủy điện Tam Hiệp. Ảnh: Internet.

PeterPan
06-06-2010, 13:51
Shangri-La (tiếp)

Chúng tôi về tới khách sạn (theo giới thiệu của bác tài) thì trời mới bắt đầu chạng vạng, khi đó là gần 21 giờ theo giờ Bắc Kinh. Khách sạn Xia Gu Da (hình như dịch ra là Hạ Cổ Đạt) có cái mã ngoài khá bình thường nhưng bù lại thì nội thất và trang thiết bị khá ổn. Nước nóng có 24/24, giường có đệm sưởi.

Tuy nhiên, nhược điểm của khách sạn này là ở khá xa khu phố cổ của Shangri-La, mất khoảng 4 km di chuyển và chừng 10Y taxi. Chính vì lý do này nên chúng tôi đã đổi sang một khách sạn khác tại khu phố cổ trong ngày thứ hai ở Shangri-La. Khách sạn này có người nói được tiếng Anh (ở mức bập bõm, cũng là tạm ổn), nội thất đẹp, điều kiện phòng ốc sạch sẽ hơn và giá thì chỉ như khách sạn kia, 50Y/phòng đôi.

Tối đó, chúng tôi cùng nhau quây quần bên 2 nồi lẩu bò Yak, vừa ngon lại vừa rẻ. Tất cả đều thừa nhận rằng đó là bữa ăn ngon nhất của cả đoàn, một bữa ăn giúp 14 người nạp lại năng lượng sau một ngày ngồi xe và đi bộ liên tục.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la9.jpg
Khách sạn Xia Gu Da.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la11.jpg
Danh thiếp của khách sạn. Ảnh: hung3008

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la12.jpg
Bản đồ vị trí khách sạn. Thông tin đưa lên để các đoàn sau tham khảo, cá nhân PeterPan thấy việc tìm khách sạn trong khu phố cổ là phương án tốt hơn. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la10.jpg
Nồi lẩu bò Yak, ăn một lần nhớ mãi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la13.jpg
Thịt bò Yak treo la liệt trong quán ăn. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la14.jpg
Đây có lẽ là một dụng cụ để đuổi ruồi làm bằng lông bò Yak. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la15.jpg
Còn đây là đuôi bò Yak? Ảnh: hung3008.

PeterPan
06-06-2010, 14:47
Shangri-La (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la16.jpg
Bản đồ Shangri-La. Phần vòng tròn màu đỏ chính là khu phố cổ của Shangri-La. Tại quảng trường trung tâm ở khu phố này, người dân địa phương thường tổ chức múa hát tập thể vào khoảng 17 giờ hàng ngày, du khách có thể cùng tham gia để khám phá những nét văn hóa đặc sắc. Từ khu phố cổ của Shangri-La, bạn chỉ cần đi bộ ít phút là tới được quả đồi có chiếc chuyển kinh luân khổng lồ và Đại Phật Tự.

Sau bữa ăn tối dù khá muộn nhưng rất ngon miệng, một nhóm trong đoàn gọi taxi chạy vào khu phố cổ để thám thính. Lúc đi, gọi 2 taxi cho 6 người. Lúc về, chỉ gọi duy nhất 1 xe taxi và vẫn ngồi được về tới khách sạn. Ý chí tiết kiệm của người Việt thật là đáng nể.

Tìm được khách sạn ưng ý hơn trong khu phố cổ, chúng tôi quyết định sẽ chuyển tới đây vào trưa ngày hôm sau. Đêm đó, cả đoàn đi ngủ từ sớm để hôm sau có thể dậy từ 5 giờ sáng.

PeterPan
06-06-2010, 23:15
Tu viện Songzanlin

Chúng tôi có chiếc xe 19 chỗ đã thuê riêng từ Lệ Giang nhưng bác tài lại nhất quyết không chịu để cả đoàn xuất phát từ tờ mờ sáng với lý do: đi sớm thế không an toàn, nhất là trong vùng của người Tạng.

Không làm cách nào thuyết phục được bác tài đầy nguyên tắc này, 14 người chúng tôi quyết định tự túc là hạnh phúc. Gì chứ xe thì không thiếu, không đi xe 19 chỗ thì gọi 3 cái taxi là xong tất. Trời tối om nhưng chúng tôi chỉ đứng khoảng 5 phút là đã có 3 chiếc taxi tấp vào. Mặc cả đâu đó xong xuôi, tất cả lên xe để bắt đầu quãng đường 8 cây số từ trung tâm Shangri-La tới tu viện Songzanlin.

Như đã thỏa thuận trước, 3 chiếc taxi đưa chúng tôi vào thẳng khu tu viện Songzanlin. Khi tất cả chúng tôi tới được tu viện, đồng hồ chỉ 6 giờ hơn, trời vẫn tối om...

https://farm5.static.flickr.com/4061/4674866133_d762e0c7e6.jpg
Khi chúng tôi bắt đầu vào tu viện, trời vẫn còn chưa sáng hẳn. Ảnh: ngochungarch

https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs605.snc3/31868_1457869003362_1132488531_31359441_1143346_n. jpg
Toàn cảnh tu viện Songzanlin nhìn từ quả núi phía sau. Ảnh: ngochungarch

PeterPan
06-06-2010, 23:47
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Tu viện Songzanlin (Tùng Tán Lâm, Ganden Sumtseling) là trung tâm phật giáo Tạng truyền lớn nhất tại tỉnh Vân Nam. Được xây dựng từ năm 1679 bởi Đạt Lai Lạt Ma thứ Năm, Songzanlin luôn giữ vai trò là một trong những tu viện quan trọng nhất của người Tạng tại miền Tây Nam của Trung Quốc. Ở độ cao 3.380 m so với mực nước biển và cách trung tâm Shangri-La khoảng 8 km, tu viện Songzanlin gối lưng vào dãy Hoành Đoạn Sơn và hướng mặt ra một hồ nước tuyệt đẹp - một địa thế mà không phải tu viện phật giáo Tạng truyền nào cũng có được.

Trong thời kỳ đại cách mạng văn hóa, những đường nét kiến trúc có sự pha trộn giữa Tạng và Hán của tu viện Songzanlin đã bị phá hủy gần hết. Phải tới năm 1983, sau rất nhiều năm tồn tại trong đổ nát, trung tâm phật giáo lớn này mới bắt đầu được xây dựng lại. Ở thời điểm phát triển cực thịnh, Songzanlin là nơi tu tập của khoảng 2.000 nhà sư. Ngày nay, Songzanlin là nơi tu tập của khoảng 700 nhà sư ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Họ sinh sống và học tập ngay tại khu trung tâm của tu viện cũng như khoảng 200 căn nhà nhỏ nằm rải rác xung quanh. Rất nhiều nhà sư ở các tu viện trong vùng cũng tới Songzanlin để tu tập mỗi ngày bằng... xe con.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la17.jpg
Toàn cảnh mặt trước của tu viện Songzanlin.

maloliz
07-06-2010, 14:47
Xin phép chen ngang, hôm đó đoàn em cũng ở NLTS và gặp 1 đoàn VN ở chỗ xếp hàng đi xe điện. Theo lời cô hướng dẫn người Tàu của đoàn em và chữ in trên cái vé đi xe điện thì em cũng tin chắc rằng cánh đồng bò Yak chính là Vân Sơn Bình đấy ạ.

PeterPan
07-06-2010, 15:00
Xin phép chen ngang, hôm đó đoàn em cũng ở NLTS và gặp 1 đoàn VN ở chỗ xếp hàng đi xe điện. Theo lời cô hướng dẫn người Tàu của đoàn em và chữ in trên cái vé đi xe điện thì em cũng tin chắc rằng cánh đồng bò Yak chính là Vân Sơn Bình đấy ạ.

Cảm ơn maloliz đã chia sẻ :).

Ở trang trước, PeterPan đã xác nhận về tên gọi của thắng cảnh này rồi (thông qua việc đưa bản đồ của Lonely Planet). Đó đúng là Vân Sam Bình (Yunshanping (云杉坪), chữ shan này là Sam (杉) chứ không phải Sơn (山)). Mao Ngưu Bình thì ở xa hơn và đoàn của PeterPan không ghé qua trong chuyến đi vừa rồi.

maloliz
07-06-2010, 15:14
Bao giờ thì bác post ảnh leo núi tuyết ở Shangri-la thế ạ? Đoàn em chỉ ở đấy có 2 ngày nên ko leo núi được. Vì đi theo tour của các bạn Tàu nên tối duy nhất ở Shangri-la đã bị "dụ" vào một chương trình ăn uống - ca nhạc do một gia đình người Tạng tổ chức

PeterPan
08-06-2010, 00:44
@maloliz: Sau phần về tu viện Songzanlin sẽ là phần về núi tuyết Thạch Ca ở Shangri-La bạn ạ :-).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Trời vẫn còn tối om và rất lạnh, gió thổi ào ào từ hồ Lhamo Yantsok ở phía đối diện của tu viện càng khiến những chiếc áo khoác to đùng của chúng tôi dường như vẫn không đủ. Để lên được khu vực trung tâm của tu viện, cả đoàn phải đi trên 146 bậc thang theo kiểu dò dẫm từng bước (vì trời tối) và rón rén để khỏi gây ra nhiều tiếng động (đang ăn vụng mà).

Không có một thứ tự cụ thể nào cho việc khám phá tu viện. Khi tới ngã ba ở quảng trường chính phía trước khu trung tâm của tu viện, chúng tôi tỏa ra để vừa tự do khám phá vừa tránh việc đi đông gây chú ý cho các nhà sư (dễ bị lộ phi vụ trốn vé).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la18.jpg
Sơ đồ tu viện Songzanlin.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la19.jpg
Bức tranh toàn cảnh tu viện. Ảnh: huyle.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la20.jpg
Sáng sớm tại tu viện Songzanlin, những ánh đèn ở phía xa chính là Shangri-La. Ảnh: MarsMan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la21.jpg
Khi chúng tôi đi được rà nửa trong số 146 bậc thang, trời vẫn còn chưa sáng hẳn. Ảnh: MarsMan.

PeterPan
08-06-2010, 01:09
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Tu viện Songzanlin hầu như bị phá hủy hoàn toàn dưới thời đại cách mạng văn hóa và chỉ bắt đầu được phục dựng vào năm 1983. Suốt từ đó đến nay, quá trình tái hiện trái tim Phật giáo của cả vùng Trung Điện xưa và Shangri-La nay vẫn chưa hoàn tất.

Khi chúng tôi tới đây, chẳng khó để nhận ra một công trường xây dựng đang hối hả thi công ngay trong khu vực trung tâm của tu viện. Đó là một điều đáng mừng bởi Songzanlin sẽ được trả lại hình hài vốn có của nó để những người Tạng có thể tiếp tục tự hào về một công trình kiến trúc hoành tráng.

Thế nhưng, sự xuất hiện của dàn giáo, cần cẩu, máy xúc và những người công nhân vô tình lại khiến chốn thâm nghiêm ấy phần nào bị ảnh hưởng. Tình trạng này chắc chắn sẽ còn kéo dài bởi vẫn còn rất nhiều công trình kiến trúc tại Songzanlin cần được phục dựng sau khi phải chịu sự hủy hoại của thời gian và con người.

Chỉ mong rằng con người sẽ không bao giờ phải đi dựng lại những công trình mà trước đó tự tay họ đã phá hủy không thương tiếc, không chỉ ở Songzanlin mà còn ở nhiều nơi khác nữa...

https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash1/hs347.ash1/29518_1459777651077_1132488531_31366353_5659195_n. jpg
Chiếc cần cẩu và hệ thống dàn giáo xuất hiện rất... vô duyên giữa khu vực trung tâm của tu viện. Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la22.jpg
Chiếc máy xúc này đang nép ở một góc khuất của tu viện.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la23.jpg
Công trình đang được thi công này ở ngay cạnh đại sảnh của tu viện.

PeterPan
09-06-2010, 00:31
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Là một tu viện lớn, Songzanlin không thể thiếu những hình ảnh, những biểu tượng mang đậm màu sắc Phật giáo Tạng truyền. Đó là những thứ để nhắc nhở du khách rằng họ đã tới trung tâm Phật giáo số một của người Tạng tại vùng Tây Nam của Trung Quốc.

Do hiểu biết còn hạn hẹp về Phật giáo nói chung và Phật giáo Tạng truyền nói riêng, PeterPan chắc hẳn sẽ gặp thiếu sót về thông tin. Rất mong được các cao nhân chỉ dẫn thêm :-).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la24.jpg
Biểu tượng bánh xe pháp luân với 2 con nai quỳ chầu ở 2 bên thường được thấy trên mái của các tòa kiến trúc, các cổng ra vào trong tu viện Songzanlin. Ý nghĩa của những biểu tượng này được giải thích ở hình tiếp theo.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la31.jpg
Năm 528 trước công nguyên, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tới vườn Lộc Uyển (gần Varanasi của Ấn Độ ngày nay) để giảng bài Kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 vị tỉ-kheo (vốn từng tu học với Ngài tại khu rừng Uruvela). Bức tượng nổi tiếng "Phật chuyển pháp luân" mô tả lại cảnh này. Tượng này được làm bằng đá và cao 160cm, thuộc niên đại Gupta (thế kỷ thứ 5). Tượng mô tả cảnh tay Phật bắt ấn chuyển pháp luân. Phía dưới, bánh xe pháp được khắc họa, hai con nai hai bên trình bày địa danh Lộc Uyển (Lộc: nai). Các người ngồi nghe là năm vị tỉ-kheo và một nữ cư sĩ (người cúng dường bức tượng) và đứa con. Hình trên là phiên bản làm bằng gỗ, PeterPan chọn hình này vì nó thể hiện rõ hình ảnh 2 con nai và bánh xe pháp luân ở phần đế tượng.
Ảnh: Internet. Phần chú thích có tham khảo cuốn "Mùi hương trầm" của Nguyễn Tường Bách.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la30.jpg
Cận cảnh bánh xe pháp luân.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la26.jpg
Dãy chuyển kinh luân này phản ánh một quan niệm độc đáo của người Tạng. Phía trong những chiếc chuyển kinh luân có chứa những câu thần chú, như Om mani pad me hum (Án ma ni bát mê hồng, nghĩa là "ngọc quý trong hoa sen"), và mỗi lần người Tạng quay chiếc chuyển kinh luân sẽ là một lần đọc xong thần chú. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la27.jpg
Chiếc chuyển kinh luân lớn này được đặt ở khu vực trung tâm của tu viện. Người ta sẽ quay nó theo chiều mũi tên, trùng với chiều quay của kim đồng hồ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la28.jpg
Đây là stupa - một kiến trúc dạng tháp rất điển hình của Phật giáo Tạng truyền. Stupa này rất lớn, có thể dễ dàng nhận ra nó trong bức vẽ toàn cảnh tu viện (ngoài cùng, bên trái). Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la29.jpg
Những dây kinh phướn đặc trưng của người Tạng. Họ đi tới đâu, kinh phướn sẽ được giăng ra tới đó. Ảnh: hung3008.

VIT
09-06-2010, 14:13
Tu viện Songzanlin (tiếp)



https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la28.jpg
Đây là stupa - một kiến trúc dạng tháp rất điển hình của Phật giáo Tạng truyền. Stupa này rất lớn, có thể dễ dàng nhận ra nó trong bức vẽ toàn cảnh tu viện (ngoài cùng, bên trái). Ảnh: hung3008.

Cái này ở Tây Tạng gọi là Mandala ( chắc mỗi nơi gọi 1 tên - mình nghĩ thế )

Chitto
09-06-2010, 16:50
Cái này ở Tây Tạng gọi là Mandala ( chắc mỗi nơi gọi 1 tên - mình nghĩ thế )

Không phải bác ạ. Mandala (Mạn-đà-la) là cái đồ hình, hình vẽ mô tả thế giới quan Phật giáo theo kiểu Tạng, thường hình vuông hoặc tròn.

Dựa theo đồ hình Mandala, có thể có rất nhiều cách thể hiện: Vẽ trên mặt đất các Mandala bằng cát màu; vẽ trên vải để treo trong nhà, treo ở tu viện; Xây dựng tu viện, chùa... theo đồ hình Mandala. Thậm chí bản thân cả thế giới này cũng là một Mandala lớn, nằm trong một Mandala vĩ đại hơn là Pháp giới - Thai tạng giới.

Cái ảnh trên là Stupa, xung quanh có thể sắp xếp các thành phần kiến trúc khác, tạo thành một Mandala (nhìn từ trên xuống) hoặc không, tuỳ vào nơi. Có thể coi Stupa như một hình thức biểu thị của Mandala, chứ vẫn phải gọi nó là Stupa. Cũng tương tự như nói ngôi nhà xây kiểu chữ Thập, chứ nó không phải là chữ Thập.

Do đó Mandala là một khái niệm rất khác với công trình kiến trúc Stupa.

PeterPan
09-06-2010, 23:36
Cảm ơn bác VIT và bác Chitto đã chia sẻ :).

Từ khá lâu rồi, PeterPan vẫn nghĩ những kiến trúc dạng tháp màu trắng đó là Mandala, hình như là từ sau khi xem bộ phim tài liệu "Mê Kông ký sự". Phải tới sau chuyến đi này, trong khi tìm hiểu thêm về Phật giáo Tạng truyền, PeterPan mới biết những kiến trúc dạng tháp màu trắng này chính xác phải gọi là Stupa (http://en.wikipedia.org/wiki/Stupa).

Các Stupa là nơi chôn giữ một phần thi thể của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoặc để tưởng niệm Đức Phật cũng như các môn đệ của Ngài. Ngoài ra, các Stupa cũng là nơi chôn giữ thi hài của các vị sư trụ trì của các chùa, tu viện. Mandala (http://en.wikipedia.org/wiki/Mandala) hay Mạn-đà-la thì có thể hiểu là cách người Tạng quan niệm về thế giới xung quanh họ và cụ thể hóa bằng hình vẽ. Chỉ với một chủ đề Mandala, có rất nhiều hình vẽ phong phú để thể hiện nó tùy theo những cách quan niệm khác nhau.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/stupa.jpg
Một Stupa với cảnh nền phía sau là núi tuyết Mai Lý.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/mandala1.jpg
Hai nhà sư người Tạng đang cùng "vẽ" một Mandala bằng những hạt cát màu. Trong bộ phim "7 năm ở Tây Tạng" do Brad Pitt thủ vai chính, có một đoạn phim chừng vài... giây về một Mandala bằng cát màu nhưng lại mang những ẩn ý rất sâu sắc. Cái này cũng hơi "nhạy cảm", PeterPan không nói thêm vì chỉ cần xem phim là sẽ hiểu :D.

Ảnh: Internet.

PeterPan
10-06-2010, 00:40
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Songzanlin thực sự là một kho báu Phật giáo Tạng truyền của cả vùng Shangri-La mà ngày nay người ta đang ra sức phục dựng và gìn giữ. Các giá trị văn hóa và tín ngưỡng của tu viện đã 331 năm tuổi này là không thể phủ nhận.

Thế nhưng, ngoài những giá trị có vẻ trừu tượng ấy, Songzanlin còn thực sự là một khó báu hiện hữu nhờ những chi tiết kiến trúc dát... vàng được thấy ở khắp nơi trong tu viện. Trong ánh nắng của vùng cao nguyên, sự phản chiếu của những chi tiết kiến trúc ấy làm bừng sáng cả một tu viện khiến người ta có thể dễ dàng nhìn thấy nó dù vẫn còn ở cách xa vài cây số.

Trên đường từ công viên Potatso trở về Shangri-La trong ngày thứ 7 của hành trình, chúng tôi đã được nhìn thấy tu viện Songzanlin bừng sáng nhờ những chi tiết kiến trúc dát vàng phản chiếu ánh mặt trời. Đó là một cảnh tượng đẹp mà cả đoàn được nhìn thấy từ khoảng cách vài cây số khi xe đang đổ đèo để vào trung tâm Shangri-La. Tiếc là không thể dừng xe để chụp dù chỉ một kiểu ảnh...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la32.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la33.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la34.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la35.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la36.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la37.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la38.jpg

PeterPan
12-06-2010, 01:42
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Ở tụ viện Songzanlin, quạ đen mỏ đỏ là một "đặc sản". Những con quạ có ở khắp nơi, lúc thì chúng tọa trên mái của những tòa kiến trúc, lúc lại thảnh thơi đậu trên những bậc thềm. Chẳng chút e dè và sợ hãi, những con quạ đen tự do sải cánh trên nền trời xanh ngắt và những cú chao liệng của chúng giống như muốn phát đi thông điệp rằng: "Songzanlin này là của bọn ta, hỡi những kẻ lạ mặt đang... ngơ ngác kia".

Quạ là một loài vật gần gũi đối với người Tạng. Chuyện kể rằng, sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Tenzin Gyatso) được sinh ra tại làng Taktser vào ngày 06/07/1935, một đôi quạ đen đã tới đậu trên mái nhà của Ngài. Chuyện tương tự cũng từng xảy ra với các vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 1, thứ 7, thứ 8 và thứ 12. Những câu chuyện về mối liên hệ giữa người Tạng và những con quạ đen càng có thêm màu sắc huyền bí khi người ta vẫn truyền tai nhau rằng vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 1 đã được một con quạ bảo vệ trước sự uy hiếp của một toán cướp ngay trong đêm thứ hai sau khi Ngài chào đời.

Không chỉ gắn liền với những người dân Tạng ngay khi họ ra đời, những con quạ cũng không rời họ ở chặng cuối của một vòng đời. Mưu cầu một sự chuyển tiếp tới một kiếp sống khác, người Tạng chẳng hề run sợ trước cái chết và sẵn sàng được gửi thân xác mình tới muôn nẻo xa xôi nhờ những "sứ giả" như kền kền hay quạ đen. Đó là tục thiên táng hay điểu táng, nó khá "dã man" và "đáng ghê sợ" theo quan niệm của hầu hết nhân loại. Thế nhưng, với người Tạng, đó chỉ là một bước để tới được sự siêu thoát và mau chóng thoát khỏi những vấn vương với chốn cũ.

Bởi thế, chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng tôi đã "chạm trán" bầy quạ đen mỏ đỏ ở một chốn thâm nghiêm như tu viện Songzanlin...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la39.jpg
Nhàn tản chào ngày mới trên mái của một tòa kiến trúc.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la40.jpg
Tự do bay lượn và chẳng hề tỏ ra sợ hãi trước sự xuất hiện của con người.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la41.jpg
Sưởi nắng bên hiên một ngôi nhà trong tu viện.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la42.jpg
Hiên ngang phóng tầm mắt ngắm núi, ngắm non.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la43.jpg
Dang cánh trên nền trời xanh thẳm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la44.jpg
"Trời xanh đây là của ta".

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la45.jpg
"Tu viện này là của ta".

PeterPan
12-06-2010, 02:01
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Thêm vài ảnh nữa về những con quạ đen mỏ đỏ ở tu viện Songzanlin:

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la46.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la47.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la48.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la49.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la50.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la51.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la52.jpg

ngochungarch
12-06-2010, 11:51
Mình nói thêm một chút về các Stupa.

https://www.paltulrinpoche.com/downloads/paldemo_stupa_wallpaper.jpg

Trong Phật giáo thì tượng Phật được coi là hiện thân về thể xác Phật, Kinh Phật hiện thân cho ngôn Phật. Các Stupa là hiện thân của tâm Phật, trí tuệ Phật.
Một Stupa được chia làm 3 phần chính
- Phần đế ( Nguồn gốc) : tượng trưng cho các nguyên tắc cơ bản của nhà Phật
- Phần thân (Con đường, quá trình): tượng trưng cho quãng đời tu luyện đạo Phật
- Phần đỉnh ( Kết quả ) : tượng trưng cho kết quả cuối cùng của đạo Phật đó là sự giải thoát, thoát khỏi vòng luôn hồi lên đến cõi Niết Bàn Nirvana hay đã tu thành Phật.

Stupa là từ dùng chung, còn đối với người Tạng thì nó được gọi là Chorten ( nơi cúng tiến ). Thế nên chính xác ta có thể gọi là Chorten

shiheng
13-06-2010, 22:16
PeterPan ơi,

Theo mình được biết thì những chú chim lông đen mỏ đỏ ỏ Songzalin có tên là "chim cát tường", Bạn thử tìm hiểu lại xem nhé. Hôm nhóm của mình tới Songzalin, anh chàng hướng dẫn viên giới thiệu rất nhiều điều thú vị về các đền thờ, tượng phật và lịch sử, truyền thuyết của người Tạng và cà tôn giáo của họ, anh chàng này giới thiệu loài chim đen bay lượn rất nhiều ở Songzalin là "chim cát tường", loài chim mang đến may mắn. Đấy, tốn ít tiền đi theo đường chính thức cũng có cái lợi nhỉ.

PeterPan
13-06-2010, 22:26
@ngochungarch: Đúng rồi anh, Stupa là từ dùng chung theo tiếng Phạn, ở mỗi vùng và mỗi nước khác nhau lại có những loại hình dạng Stupa khác nhau. Người Tạng có dùng cách gọi Chorten song song với Stupa. Anh nói thêm về kiến trúc Tạng đi cho topic thêm phong phú :-D.

@shiheng: Em chưa từng nghe nói tới loài "chim cát tường". Em vừa thử tìm kiếm thì có thấy người ta nói một số loại chim, thú được coi là những loài mang ý nghĩa cát tường. Đoàn em không có hướng dẫn viên nên những thứ tìm hiểu được chắc cũng còn nhiều thiếu sót. Chị shiheng nếu có nhiều thông tin hơn thì chia sẻ cùng đoàn em nhé, để phân biệt rõ thế nào là quạ, thế nào là "chim cát tường".

tung2403
14-06-2010, 13:55
@PeterPan: mình cũng được nghe nói loài chim lông đen mỏ đỏ ỏ Songzalin người ta gọi là "chim cát tường".
Bản thân mình nhìn và cảm nhận thì thấy giống chim quạ ở nước mình. Nhưng có một nguồn tin nữa (mình chưa kiểm chứng được) là giống chim này cùng họ với chim kền kền. Bạn nào có thông tin và tài liệu xác thực thì post để anh em tham khảo.

Chitto
14-06-2010, 17:26
Cái chữ "chim cát tường" lại là một sản phẩm của các bạn Tàu, dễ làm người khác hiểu lầm.

Người Tạng thì làm gì có chữ "Cát tường". Họ gọi con chim đó bằng tiếng Tạng, từ đó có nghĩa là Tốt lành. Các bạn Tàu lên, mới dịch ra tiếng Tàu là Cát tường. Rồi người Việt mình đọc từ đó thì lại tranh cãi.

Bản thân cái tên Songzanlin (Songzanlin-shi) cũng thật là rắc rối và dễ làm hỏng tên gọi đúng của tu viện này.

Vốn cái tên tu viện là tiếng Tạng, mà phiên âm tên đó ra tiếng Anh là Ganden Sumtseling Gompa. Ganden là âm đọc tiếng Tạng của tầng trời thứ 33 trong kinh Phật (Hán Việt là Đâu Suất), Sumtseling là cách gọi tiếng Tạng của chư thiên, Gompa là Tu viện. Toàn bộ tên có nghĩa là Tu viện của Chư thiên ở tầng trời thứ 33.

Thế rồi các anh Tàu lên, mới "dịch âm" cái từ tiếng Tạng kia thành Cát Đan - Tùng Tán Lâm. Cái từ này chỉ là dịch âm đơn thuần, không có nghĩa gì cả. Rồi để chỉ cái chùa, người Tàu lại thêm chữ Tự vào, thành ra Cát Đan Tùng Tán Lâm Tự.

Đến lượt từ tiếng Tàu này lại được phiên âm ra tiếng Anh là Songzanlin-shi (Tùng Tán Lâm Tự), tắt thì bỏ chữ shi đi. Lúc này thì đi xa nghĩa gốc quá rồi, và càng vô nghĩa.

Tương tự, nếu nói cái tên "Chim cát tường" thì cũng chỉ là cách dịch nghĩa của các bạn Tàu, chứ không phải từ của người Tạng. Do đó nếu thích, bạn PeterPan gọi con chim đó là "Chim tốt lành" và bảo đó là cách dịch sang tiếng Việt, thì cũng đúng y như thế thôi.

Cứ sang TQ là các bạn hay lấy tiếng Tàu làm chuẩn, mà không để ý rằng các nền văn hoá riêng biệt đó đã bị người Tàu cưỡng bức thế nào, đến nỗi đổi cả nghĩa gốc, từ gốc. Rồi vì các bạn Tàu đông quá, nhiều người nói thế quá, thế là dần dà mất luôn từ gốc.

Đó cũng là cách các bạn Tàu tiêu diệt các nền văn hoá, các dân tộc, quốc gia lân cận.

ngochungarch
15-06-2010, 01:11
Mình ngưỡng mộ bạn Chitto mất rồi ;)
Quả thật sau lần đi TQ này mình thấy thiệt thòi hơn các bạn cùng đoàn rất nhiều, vì mình ko biết tiếng TQ.
Mình làm kiến trúc nên cũng chỉ góp được với các bạn một chút kiến thức về kiến trúc của người Tạng ở Shangrila
https://farm5.static.flickr.com/4029/4674882539_194f067658.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1277/4675515292_09508919c7.jpg

Những ngôi nhà của người tạng được xây chủ yếu bằng đá, đất, và gỗ. Ngoài các điện thờ chính trong tu viện thì cơ bản nhà của người tạng được xây thành 2 tầng.
Tường được xây bằng đất, nhờ phương pháp "trình tường" ( đóng khuôn, đổ đất , nện chặt ) phương pháp này cũng được áp dụng khá phổ biến ở Tây Bắc nước ta.
Tường xây cao dần, đến các vị trí cửa sổ, cửa đi thì người ta đặt khung cửa vào đó rồi lại tiếp tục trình. Do tường xây bằng đất, có thể bị xói mòn vì thời tiết nên người tạng dùng một lớp gỗ để che phần đỉnh tường ( với những nhà giàu hoặc các công trình tín ngưỡng thì nó được thêm các chi tiết trang trí bằng gỗ ). Sau đó người ta đặt các vật nặng, hoặc xây thêm lớp đá để cố định lớp gỗ. Ở Shangrila bạn có thể thấy phần đỉnh tường này có một lớp cỏ, người ta xúc nguyên lớp cỏ trên đồi, đem về đặt lên lớp gỗ, rễ cỏ có tác dụng giữ cho lớp đất ko bị mất đi và đè nên phần gỗ giữ nó ko bị xê dịch.
Do kết cấu tường bằng đất và chịu lực chính nên thường người ta xây phần chân tường rộng hơn phần đỉnh tường. Vì thế nhà của người Tạng thường lớn hơn ở phần đế.
https://farm2.static.flickr.com/1276/4688280622_5c9c59f398.jpg
ngôi nhà vừa được người dân làng sửa lại, mái gỗ được thay bằng mái tôn.

https://farm5.static.flickr.com/4021/4686805691_3e48c6f11a.jpg
Mái nhà nằm trong phần tường nên người Tạng làm ống thoát nước như thế này. Về sau này, do sự xâm chiếm về Văn hoá của người Trung Quốc nên kiến trúc của người Tạng ở Shangrila cũng bị pha tạp nhiều,
https://farm5.static.flickr.com/4055/4681533504_b5f25534f2.jpg
Thợ đang trình tường cho một ngôi nhà xây mới trong tu viện.
https://farm5.static.flickr.com/4033/4681534274_cde45cfe70.jpg

PeterPan
15-06-2010, 01:39
@Bác Chitto: Cảm ơn bác đã chia sẻ thông tin với đoàn PeterPan :-).

Ở phần đầu nói về tu viện, PeterPan có đưa tên tiếng Tạng của tu viện là Ganden Sumtseling. Tuy nhiên, cái tên Songzanlin phổ biến hơn nên PeterPan chủ động dùng tên này. Viết Songzanlin thì nhiều người sẽ hiểu, viết Ganden Sumtseling chỉ e mọi người lại nghĩ tới một tu viện khác. Đúng như bác Chitto nói, sự cưỡng bức văn hóa ấy đã làm biến đổi gần như hết thảy... Về "chim cát tường", PeterPan coi đó là thông tin tham khảo thêm và cứ tạm để cụm từ "quạ lông đen mỏ đỏ" lại đấy, nếu thực sự cần có đính chính thì sẽ đính chính sau.

@ngochungarch: Hây dà, bác giấu bài kỹ thế, giờ mới chịu tung ra :-D. Bác tiếp tục chia sẻ nữa nhá :-).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Điện thờ Tsongkhapa (Tông Khách Ba)


Trong thế kỷ thứ 14, đại sư Tông-khách-ba ra đời, nhà cải cách tôn giáo quan trọng nhất, là người xây dựng nền Phật Giáo Tây Tạng của ngày nay. Ông là người chỉnh đốn lại giáo luật, soát xét lại toàn bộ kinh điển và cũng là người xây dựng nhiều đền tháp quan trọng. Ông chính là người sáng lập tông phái Cách-lỗ, là tông phái của Đạt-lai lạt-ma và Ban-thiền lạt-ma còn truyền đến ngày hôm nay. Trong các đền đài của Phật Giáo Tây Tạng, sau Thích-ca mâu-ni ta thường gặp tượng của Liên Hoa Sinh và Tông-khách ba.

Trích cuốn "Mùi hương trầm" của Nguyễn Tường Bách


Điện thờ Tsongkhapa nằm ở khu vực trung tâm của tu viện Songzanlin. Điện được xây dựng vào năm 1679, tức là vào năm Khang Hi thứ 18 và vào thời của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Tòa kiến trúc này có tổng diện tích 789m2, cao 36m. Điểm đặc biệt dễ nhận thấy của điện thờ Tsongkhapa là phần mái được dát vàng tượng trưng cho ánh sáng huyền diệu của Phật (bởi thế, nó còn có tên là "điện Mái Vàng").

Trích phần giới thiệu về điện thờ Tsongkhapa.

Khoảng gần 8 giờ, khi trời đã sáng hẳn, buổi tụng kinh của các nhà sư người Tạng bắt đầu. Toàn bộ các nghi thức tụng kinh, thắp đèn, niệm chú... đều diễn ra tại điện thờ Tsongkhapa. Chúng tôi không được phép sử dụng máy ảnh ở trong điện nên những gì lưu lại được chỉ là những bức ảnh nhòe nhoẹt bằng điện thoại, vài tấm hình hiếm hoi chụp trộm được bằng máy ảnh, một đoạn ghi âm tiếng tụng kinh của các nhà sư và những ấn tượng về sự sùng đạo của người Tạng.

Một nhóm khoảng 7 hay 8 nhà sư còn khá trẻ ngồi đối diện nhau ở chính điện. Họ chẳng cần đoái hoài tới sự xuất hiện của một đám khách du lịch đang "mắt chữ A, mồm chữ O", tất cả đều tập trung cao độ cho đức tin tôn giáo. Vừa lầm rầm tụng kinh, người họ vừa đung đưa, xoay lắc một cách thành kính. Không gian rộng lớn của điện Tsongkhapa trở nên đặc quánh bởi những nghi thức tôn giáo không thể lẫn vào đâu được của Phật giáo Tạng truyền.

Chúng tôi không hiểu một chút nào những lời tụng kinh của các vị sư trẻ tuổi nhưng khoảng 15 phút ngồi lặng lẽ theo dõi nhất cử, nhất động của họ quả thật là một trải nghiệm hết sức thú vị.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la53.jpg
Mặt tiền điện thờ Tsongkhapa. Rất khó cắt một khung hình không có cái công trường vô duyên ở bên cạnh.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la54.jpg
Một góc khác của điện thờ Tsongkhapa. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la55.jpg
Tượng Tsongkhapa ở vị trí trung tâm của điện thờ. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la56.jpg
Tượng cao tới 18m và rất khó để có thể chụp được toàn bộ bức tượng. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la57.jpg
Tsongkhapa - người sáng lập tông phái của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma. Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la58.jpg
Những ngọn nến lung linh này được thắp lên bằng... mỡ bò Yak. Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la59.jpg
Một khung cửa sổ rọi ánh sáng xuống khu vực trung tâm của điện thờ Tsongkhapa. Ảnh: ngochungarch.

PeterPan
15-06-2010, 22:10
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Chùm ảnh phần mái dát vàng tuyệt đẹp của điện thờ Tsongkhapa:

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la64.jpg
Trời chưa sáng hẳn, ánh nắng còn yếu ớt nên phần mái dát vàng của điện thờ Tsongkhapa vẫn chưa thật lấp lánh.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la38.jpg
Nhưng chỉ không lâu sau đó, khi mặt trời đã lên cao, toàn bộ phần mái dát vàng phản chiếu ánh mặt trời đã bừng sáng.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la60.jpg
Khi tòa đại điện đang được xây lại, điện thờ Tsongkhapa và điện thờ Shakyamuni là những điểm nhấn của cả tu viện. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la61.jpg
Cận cảnh phần mái tuyệt đẹp của điện thờ Tsongkhapa.

ngochungarch
16-06-2010, 21:24
Mình góp thêm với PP vài tấm hình trong cuộn film mới tìm thấy :D
https://farm5.static.flickr.com/4028/4706422714_d556a47ee3.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4068/4705778091_1ca69f1fb9.jpg

ngochungarch
16-06-2010, 22:16
https://farm5.static.flickr.com/4048/4706466928_f0bb6e3c2b.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4017/4706460358_fb9e02b125.jpg

Chitto
16-06-2010, 22:24
Cận cảnh phần mái tuyệt đẹp của điện thờ Tsongkhapa.

Tôi thì lại nhớ mãi những mái nhà thế này tại Songzanlin

https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/34388147.jpg

Chitto
16-06-2010, 22:25
Và sức sống trên mỗi mái nhà đắp đất

https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/34388154.jpg

ngochungarch
17-06-2010, 01:42
Mình cũng rất thích những lớp cỏ này, đáng tiếc ở Shangrila bây giờ người ta thay lớp cỏ bằng bê tông, mái gỗ biến thành mái tôn và nhiều thứ khác đã bị thay đổi

gianker
17-06-2010, 17:16
https://farm5.static.flickr.com/4048/4706466928_f0bb6e3c2b.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4017/4706460358_fb9e02b125.jpg

Bác Ngochung chụp bằng Leica có khác... Ảnh không thể chê được. Cho em hỏi ngoài lề một chút là bác chụp bằng thân và máy nào thế..Em cũng đang loay hoay kiếm một chiếc máy film, vì xem ảnh chụp film phê quá. Không biết mấy loại Leica Digilux (digital) có chụp ra gì không bác nhỉ?

ngochungarch
17-06-2010, 18:07
Dạ mấy ảnh đấy em chụp film khổ Medium Format (khổ vuông 6x6) bằng máy Norita với lens 55mm f4 và một chiếc Rolleicord. Em cũng dùng Leica (M2+35mm) nhưng cá nhân em thấy nó hợp với đời thường. Nếu chụp phong cảnh em thấy một chiếc máy khổ Medium góc rộng hợp hơn nhiều, ảnh nét, mịn, màu chân thực.
Chiếc Digilux được đánh giá là khá trong dòng PS, nhưng cá nhân em thấy leica Digi ko ổn so với các hãng như Canon Nikon.
Góp thêm với bạn PP vài bức chụp bằng máy film Rolleicord
https://farm5.static.flickr.com/4070/4696464247_8c6fcd3f47.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1304/4697100350_a8e4308fbd.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4005/4696465179_28fac597c0.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4063/4690799291_b618e110b9.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1271/4690799653_0aa346aacb.jpg

gianker
17-06-2010, 20:47
Xem xong những bức ảnh như thế này thì đúng là ảnh digital không bao giờ lại được... Rất cám ơn bác Ngochung.

gió hoang
18-06-2010, 13:57
Đúng là chất ảnh film có khác!
Bác ngochungarch mà dùng Graduated ND filters thì chi tiết vùng tối còn phê hơn nữa!
Anyway, thanks a lot for sharing

alina
18-06-2010, 15:39
đọc miệt mài topic - 1 hành trình k thể nào quên của các bác, với những cảm xúc vẫn còn rất mới và những thông tin bổ ích, những bức hình k thể nào đẹp hơn (đẹp mê mẩn bởi chất film MF của bác Ngochungarch với những tia rays hút hồn bên tượng phật, nếu như là góc wide hơn nữa thì quá perfect ) Thanks các pak rất nhiều, vì ngày mai m` lên đường đi Tibet và hi vọng trời sẽ k mưa như dự báo thời tiết nói.. huhu ..
T4S

ngochungarch
18-06-2010, 18:14
@gianker, gio hoang : Cảm ơn các bác :)
@alina : chúc bác lên đường măy mắn, Tibet vẫn luôn là cái đích đáng mơ ước của các phươt tử
Mùa này ở Shangrila hoa anh đào nở đẹp lắm ko biết ở Tibet giống ko ?
https://farm5.static.flickr.com/4071/4704756563_0e475de725.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1274/4705400440_375f77b0c9.jpg

MannAm
18-06-2010, 19:01
Em thích tấm 1 post 171 của bác ngochungarch , khung cảnh đấy làm em nhớ lại tưởng tượng của em về Tây Tạng ngày xưa :D lúc lên phim Holywood và không có các bạn Hán chạy loanh quanh .
2 tấm 4,5 cũng của post đấy bác có góc nhìn hay quá .tfs :D

GiaThong
18-06-2010, 22:04
@ngochungarch: các hình chụp của bạn đẹp quá!
Xem các topic đi Vân Nam ấn tượng vô cùng. Nếu có dịp mình sẽ đi 1 chuyến vào mùa đông chắc sẽ có những cảm nhận khó quên.

XINGAPO
19-06-2010, 08:54
Trà Pu'Er
http://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/daily77.jpg

Theo bài viết dưới đây, trà Pu'Er theo hán-việt gọi là trà Phổ Nhĩ
http://muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task=view&id=4571&Itemid=495
Đấy là một loại trả có đặc tính hiếm hoi (như rượu vang) là để càng lâu càng ngon và càng mắc giá .

PeterPan
19-06-2010, 20:12
@XINGAPO: Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin :-).
Chính xác thì loại trà này có tên là trà Phổ Nhị (普洱茶, Pǔěr chá), chữ 洱 là Nhị, không phải là Nhĩ, dù cùng được phiên âm là ěr. Cái tên Phổ Nhị sau này được đặt luôn cho địa danh khai sinh cho loại trà nổi tiếng này, đó là thành phố Phổ Nhị (xưa là Tư Mao) ở phía Tây Nam của tỉnh Vân Nam.
Tuy nhiên, cách gọi tên trà Phổ Nhĩ cũng đã khá quen thuộc với người Việt Nam. PeterPan hết quyền sửa bài cũ nên không thêm thông tin này vào post 46 (https://www.phuot.vn/threads/7674-Shangri-La-2010-Tìm-thấy-Đường-chân-trời-đã-mất/page5#46) được. Mod nào ghé qua thì thêm giúp hộ PeterPan nhé :-).

@ngochungarch: Ảnh đẹp quá, nữa đi bác ơi :-).

@Chitto: PeterPan cũng rất thích những mái nhà như thế, đặc biệt là vào buổi sáng sớm khi những tia nắng đầu tiên chiếu vào rất đẹp.

@gianker, gió hoang, MannAm, GiaThong: Các bác phải xem bộ đồ nghề của bác ngochungarch cơ, mê mẩn luôn :-D.

@Alina: Chúc bạn có chuyến đi như ý :-).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hôm vừa rồi, PeterPan xem kỹ lại mới nhận ra cái công trường vô duyên ở khu vực trung tâm của tu viện Songzanlin đã mọc lên trên nền cũ của tòa đại điện tuyệt đẹp ngày nào. Quả thật là rất đáng tiếc vì tòa đại điện này đã được xây dựng lại và ở trong tình trạng tốt đủ để có thể đứng vững nhiều năm nữa. Chẳng hiểu sao nó lại bị đập bỏ và cũng chẳng biết người ta đang thay công trình gì vào vị trí trung tâm của cả tu viện. Mấy hôm trước còn có cảm giác vui vẻ khi thấy một công trình được phục dựng, giờ thì chỉ cảm biết tiếc nuối vì những sự thay thế không thực sự cần thiết. Thôi thì lại AQ là phá cái cũ đi để làm cái mới đẹp hơn chăng?

Bởi vậy, lúc nào có thể đi được là nên đi ngay, đừng nên do dự vì những thứ ta thấy ngày hôm nay có thể chỉ còn là những kỷ niệm trong một ngày không xa. Bảo sao bác backpackervn cảm thấy thảng thốt đến vậy khi trở lại Lhasa (https://www.phuot.vn/threads/8292-Mây-trắng-Tây-Tạng-có-bay-về-Tân-Cương-có-ngang-Trung-Á-có-sang-Mông-Cổ…/page3#24)...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la71.jpg
Toàn cảnh tu viện Songzanlin với tòa đại điện chưa bị đập bỏ. Ảnh: Internet.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la73.jpg
Một vị sư đang đứng trước tòa đại điện, phía xa có thể dễ dàng nhận ra phần mái của điện thờ Tsongkhapa. Ảnh: Internet.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la74.jpg
Cận cảnh tòa đại điện. Ảnh: Internet.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la75.jpg
Một góc ảnh khác để thấy rõ hơn sự hiện diện của tòa đại điện tại Songzanlin một ngày chưa xa. Ảnh: Internet.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la76.jpg
Khoảng trống đen ngòm thế vào vị trí của tòa đại điện sau khi nó bị đập bỏ. Ảnh: Internet.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la72.jpg
Một góc ảnh khác để thấy rõ hơn sự biến mất của tòa đại điện. Ảnh: Internet.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la17.jpg
Một công trường đã thế vào vị trí của tòa đại điện khi chúng tôi tới tu viện Songzanlin trong tháng 04/2010.

XINGAPO
19-06-2010, 22:20
Cho mình hỏi một câu có khi "ngoài lề" chút :
Theo mình hiểu, nước nôi ở vùng này là một vấn đề ..thêm vào là cái lạnh nữa , nên người ta tắm rửa cũng "tương đối" , đúng không ?
Khi vào trong các điện và trong cuộc sống nói chung ở vùng cao này , cái "mùi" trong không khí là gì ? Mùi yak, mùi bơ yak, mùi người ?
:)

PeterPan
19-06-2010, 22:55
Cho mình hỏi một câu có khi "ngoài lề" chút :
Theo mình hiểu, nước nôi ở vùng này là một vấn đề ..thêm vào là cái lạnh nữa , nên người ta tắm rửa cũng "tương đối" , đúng không ?
Khi vào trong các điện và trong cuộc sống nói chung ở vùng cao này , cái "mùi" trong không khí là gì ? Mùi yak, mùi bơ yak, mùi người ?
:)

Về chuyện ít tắm của người Tạng thì đúng, ở vùng cao nước sạch không sẵn mà lại lạnh nữa :D. Trong cuốn "Thiên táng" của Hân Nhiên, tác giả có nói rất rõ vụ này cũng như hậu quả của nó là một thứ mùi đặc biệt.
Cái mùi mà bạn nói tới thì có lẽ ta cứ coi là một thứ mùi đặc trưng của vùng Tạng đi.
Bạn XINGAPO xem qua link này (http://vtc.vn/527-251199/bi-an-cuoc-song/tuc-tang-thien-tren-canh-dong-ma-cua-nguoi-tang.htm) để biết thêm về những quan niệm độc đáo của người Tạng.

MannAm
20-06-2010, 02:32
Việc ít tắm của người Tạng em nghĩ đúng như bác PeterPan giải thích ở trên , chủ yếu do trên đấy lạnh quá .Mấy bạn Tạng em gặp ở Bắc Kinh , Thượng Hải cũng tắm ầm ầm như ai không cưa gái Hán thế nào được :)) , nhưng các bạn ấy cũng bảo rằng ở huyện của bạn có chỗ tắm , 1 tháng 10 tệ tiền nước dùng thoải mái , còn ở các mục trường thì điều kiện vật chất có hạn nên không có . Cũng như ở ta mùa đông dù có bình đun nóng lạnh vẫn ngại tắm bỏ xừ .

Việc các bạn Tạng ít tắm nổi tiếng đến độ các bạn Hán có câu " Người Tạng tộc 1 đời tắm 3 lần , lúc sinh , lúc cưới , lúc sắp chết " , em nghĩ cũng chỉ là một cách ví von cường điệu giống như dân miền Nam Trung Quốc hay nói dân miền Bắc là " người miền Bắc không tắm bao giờ " , chủ yếu vì miền Bắc lạnh hơn miền Nam .

Mà vì it tắm nên các bạn Tạng có hẳn lễ hội tắm gội , từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 7 Tạng lịch hàng năm , e tra thì năm nay là ngày 15-21/8/2010 . Theo sách Tạng viết thì nước đầu thu có 8 ưu điểm :1 ngọt , 2 mát, 3 mềm dịu , 4 nhẹ nhàng , 5 sạch , 6 không mùi ,7 nuốt không đau họng , 8 uống không đau bụng nên người Tạng tin là tắm nước sông trong thời gian này sẽ cho cơ thể khỏe mạnh , không sinh bệnh ( nghe như quảng cáo thực phẩm chức năng ấy các bác nhể =)) )

PS : về mùi thì em không hiểu câu hỏi của bác xingapo lắm , nhưng ấn tượng nhất về mùi khi em đi trong các tu viện Tạng là cái mùi ngai ngái khai khai của bơ bò Yak đốt nến , bất cứ điện thờ , học viện nào trong tu viện Tạng cũng nồng nàn mùi đấy . Không hiểu sao dân Tạng bình thường đi ngoài đường em cũng thỉnh thoảng ngửi thấy cái mùi đấy , vì họ hay tụng kinh trong điện thờ hay vì ở nhà họ cũng đốt thứ đấy ?

PeterPan
20-06-2010, 04:01
@MannAm: Những thông tin của bác thú vị quá, cảm ơn bác đã chia sẻ :-).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Tòa kiến trúc đáng chú ý thứ hai tại khu vực trung tâm của tu viện Songzanlin là điện thờ Shakyamuni (Thích Ca Mâu Ni). Theo bảng giới thiệu được đặt trước lối vào điện thì đây cũng đồng thời là điện thờ Văn Thù Bồ Tát. Điện thờ Shakyamuni cũng được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1679 với diện tích 556m2. Trong điện có tượng Văn Thù Bồ Tát cao 13,58m (có lẽ hơi quá so với kích thước thật?) cùng rất nhiều bức tranh nói về cuộc đời của Đức Phật.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la77.jpg
Điện thờ Shakyamuni.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la78.jpg
Mặt trước của điện thờ có nhiều họa tiết cầu kỳ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la79.jpg
Lối nhỏ bên hông của điện thờ (phụ nữ không được vào).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la80.jpg
Phần mái của điện thờ Shakyamuni cũng được dát vàng như phần mái của điện thờ Tsongkhapa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la81.jpg
Những người đi lễ sớm tại điện thờ Shakyamuni.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la82.jpg
Cửa chính dẫn vào điện thờ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la62.jpg
Tượng Văn Thù Bồ Tát.

PeterPan
20-06-2010, 20:46
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Thêm vài ảnh về điện thờ Shakyamuni:

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la83.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la84.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la85.jpg

PeterPan
20-06-2010, 21:16
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Khi chúng tôi ra tới phía ngoài tu viện thì các vị sư già có trẻ có cũng bắt đầu lục tục ra về sau buổi tụng kinh tại điện thờ Tsongkhapa. Lúc trước, khi còn ở trong điện thờ, chúng tôi đã ở rất gần họ nhưng chẳng thể thấy rõ mặt, phần vì ánh sáng yếu và phần vì không muốn làm phiền họ. Lúc này thì khác, chúng tôi đứng khá xa họ nhưng lại thấy rõ từng người như đang đứng ngay bên cạnh nhờ những ống kính tele.

Các vị sư này nhìn chung đều... béo tốt và sáng sủa. Gương mặt họ cũng không hoàn toàn mang những nét đặc trưng của người Tạng mà có phảng phất những nét của người Hán. Họ cũng chẳng phải là những người quá tách biệt với phần còn lại của thế giới nếu không muốn nói là hầu hết đều tỏ ra khá sành điệu.

Họ đến Songzanlin trên những chiếc xe khá đẹp và vị nào vị nấy đều có điện thoại di động, thậm chí là Iphone... Tàu hẳn hoi. Họ ở trong điện thờ Tsongkhapa và họ khi đã bước ra ngoài tu viện Songzanlin quả thật là những hình ảnh rất khác nhau.

Khi trái tim Lhasa của người Tạng cũng bị cơn lốc văn minh bóp nghẹt thì cũng chẳng có gì là lạ khi một vùng ở phần rìa của đất Tạng như Shangri-La đang phải đối mặt với sự phai nhạt những đặc trưng văn hóa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la86.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la87.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la88.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la89.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la91.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la92.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la93.jpg

PeterPan
20-06-2010, 21:57
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Rất nhiều người dân tới tu viện Songzanlin từ sáng sớm để làm lễ với mong muốn những điều tốt đẹp tốt đẹp sẽ đến với họ và người thân. Có những người vào tận phía trong tu viện để làm lễ, cũng có những người chỉ làm nghi thức khấn vái ở phía ngoài. Và có những người chỉ đơn giản thực hiện những động tác rất đặc trưng của người Tạng rồi lại rảo bước rất nhanh.

Trong "Mê Kông ký sự", đoàn làm phim đã nhắc đến một nghi thức thể hiện đức tin tuyệt đối của người Tạng vào tôn giáo của họ. Có những người thanh niên sẵn sàng đi từ quê nhà của họ để tới Lhasa sau một quãng đường rất dài di chuyển theo kiểu "tam bộ nhất bái", nghĩa là cứ 3 bước thì lại có một bước bái lạy theo kiểu mà những nhà làm phim gọi là "ngũ thể nhập địa".

Thú vị thay khi chúng tôi cũng được thấy phần nào cái đức tin mãnh liệt ấy của người Tạng qua hình ảnh một người phụ nữ thực hiện nghi lễ bái lạy đặc trưng ở phía ngoài tu viện Songzanlin.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la90.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la95.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la96.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la97.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la98.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la99.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la100.jpg

Ảnh: MarsMan

Ariel
21-06-2010, 09:33
Bác gái này đơn giản đang bái lạy thôi, chưa phải là kiểu " ngũ thể đầu địa" của người Tạng hành hương P.P ạ!

PeterPan
21-06-2010, 14:08
Vâng, em có nói bác ấy đang "ngũ thể nhập địa" đâu, chị Ariel ơi :).


Thú vị thay khi chúng tôi cũng được thấy phần nào cái đức tin mãnh liệt ấy của người Tạng qua hình ảnh một người phụ nữ thực hiện nghi lễ bái lạy đặc trưng ở phía ngoài tu viện Songzanlin.

XINGAPO
21-06-2010, 16:27
Vậy thì "ngũ thể nhập địa" (ngũ thể = đầu + tứ chi ? nhập địa = chun xuống đất ??) là làm sao cơ ?
Mình thật tò mò, muốn biết ! :)

PeterPan
21-06-2010, 16:58
Hi XINGAPO,

Những người Tạng sùng đạo đi hành hương theo kiểu "tam bộ nhất bái" và "ngũ thể nhập địa", có nghĩa là cứ 3 bước thì có 1 lần bái lạy hướng về phía đích đến của họ và toàn thân đều áp sát xuống mặt đất. Đức tin của họ mãnh liệt đến nỗi họ có thể đi như thế trên một quãng đường rất dài và trong nhiều tháng trời. Mỗi người Tạng có một lần hành hương về Lhasa theo kiểu này trong đời thì sẽ rất mãn nguyện, tất nhiên, đó là quan niệm phổ biến của ngày xưa chứ ngày nay thì hiếm gặp hơn rồi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nguthenhapdia1.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nguthenhapdia2.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nguthenhapdia3.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nguthenhapdia4.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nguthenhapdia5.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nguthenhapdia6.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/nguthenhapdia7.jpg

Ảnh: Internet.

yilka
21-06-2010, 16:58
Vậy thì "ngũ thể nhập địa" (ngũ thể = đầu + tứ chi ? nhập địa = chun xuống đất ??) là làm sao cơ ?
Mình thật tò mò, muốn biết ! :)
Ngũ thể nhập địa theo mình thấy là: ban đầu người đứng, hay tay khum lại (chú ý là 2 tay chụm lại theo kiểu khum khum, chứ ko phải xòe ra rồi áp vào nhau theo kiểu bái Phật như mình), sau đó đưa tay chạm lên trán 1 lần, hơi chạm vùng cằm 1 lần, đưa xuống chạm ngực 1 lần, rồi mở 2 tay ra, thả suôn theo chiều cơ thể, thân người theo đó ngả về phía trước, quỳ hẳn xuống, chạm toàn bộ người xuống đất (chân tay bụng ngược trán). Lúc này 2 tay đưa ra phía trước, có người thì bấm vào cái máy nhỏ đeo ở tay (để đếm số lần), có người để tràng hạt ở mặt đất rồi họ dùng tay lần tràng hạt đó 1 hạt (coi là 1 lần).

Cái này là mình vừa đi Tây Tạng về hôm qua, được guide người Tạng chỉ cho, đồng thời chứng kiến người dân cũng như monk làm ở khắp mọi nơi trong Tây Tạng (Nyingchi, Lhasa, Shigatse vvv)

PeterPan
21-06-2010, 17:06
@yilka: Bạn đi về rồi à, chia sẻ kinh nghiệm và hình ảnh với những người ở nhà nào :). Ôi, PeterPan cũng đang mơ về Tây Tạng... https://l.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/105.gif.

@XINGAPO: Bạn xem hình ở trang trước và mô tả của yilka thì chắc hẳn đã hình dung ra "ngũ thể nhập địa" rồi :).

yilka
21-06-2010, 17:18
@ PertePan: mình vừa về hôm qua, đang lấy hơi để lọc ảnh và sẽ viết bài sớm. Bạn cứ tiếp tục topic nhé :) sorry vì làm loãng mạch :D

PeterPan
21-06-2010, 21:38
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Giữa buổi sáng, những gợn mây chẳng hiểu từ đâu lũ lượt rủ nhau ùa tới tạo thành những đợt sóng trên nền trời xanh ngăn ngắt. Đất trời bừng sáng còn chúng tôi thì thi nhau bấm máy không tiếc tay. Bao nhiêu cảm giác tiếc rẻ, thất vọng và chán nản vì chuyến dạo chơi Ngọc Long Tuyết Sơn trong màn mưa mù mịt đã tan biến, thay vào đó là cảm giác được... bù đắp.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la103.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la104.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la105.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la106.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la107.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la108.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la109.jpg

PeterPan
21-06-2010, 23:03
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Những khung cửa ở Songzanlin:

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la110.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la111.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la112.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la113.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la114.jpg
Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la115.jpg
Ảnh: MarsMan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la116.jpg
Ảnh: MarsMan.

PeterPan
22-06-2010, 02:34
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Trưa hôm đó, chúng tôi chuyển vào khách sạn ở khu phố cổ. Bữa trưa được xử lý nhanh gọn để đầu giờ chiều cả đoàn cùng đi núi tuyết Thạch Ca (Shika).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la117.jpg
Bến xe buýt ở phía ngoài tu viện.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la118.jpg
Tạm biệt Songzanlin!

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la119.jpg
Xe buýt ra vào như con thoi để đưa đón du khách.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la120.jpg
Quầy bán vé ở khu cổng chính dẫn vào tu viện.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la121.jpg
Một đoàn khách Tây đang chuẩn bị vào tham quan tu viện.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la122.jpg
Một chú bò Yak có bộ lông trắng muốt, bạn sẽ bỏ ra 10Y nếu muốn chụp ảnh chung với nó.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la123.jpg
Bầu trời tuyệt đẹp này khiến không ai trong chúng tôi biết được điều gì đang chờ mình ở núi tuyết Thạch Ca...

ngochungarch
22-06-2010, 02:44
Sao ko PP ko post cái ảnh " nạn nhân" chụp cùng con bò Yak giá 10Y nhỉ :DDD

Chitto
22-06-2010, 22:56
Nói thêm một chút về Songzanlin.

Đại tu viện này đứng đầu bởi một vị Đại lạt ma được tôn là Hoạt Phật (Phật sống) của vùng. Mọi người có thể dễ dàng thấy ảnh của Hoạt Phật hiện nay ở nhiều nơi. Chính quyền Trung Quốc trao cho ông Hoạt Phật này chức danh... phó chủ tịch huyện Hương Cách Lý Tháp !!!

Cấu trúc của tu viện thì cao nhất là đại điện (là điện chính đang tu sửa). Dưới đại điện của Hoạt Phật là 8 khamsten (Tàu dịch là Đường Sâm), tức là 8 trường nhỏ trong trường lớn. Mỗi Khamsten đào tạo lạt ma cho một khu vực trong toàn vùng. Trên ảnh của bạn, có thể thấy mỗi toà nhà lớn là một khamsten. Đứng đầu mỗi Khamsten là một Đại lạt ma.

Trong mỗi Khamsten lại chia ra làm các Mansten (Mật sâm), mỗi Mansten có 10 - 20 lạt ma, sinh hoạt, tu học cùng nhau.

Việc phân cấp như vậy khiến cho quản lý được chặt chẽ hơn. Ngày nay không còn đủ 8 Khamsten nữa, và tôi đếm trong bức tranh vẽ ở gian cổng tu viện cũng chỉ có 7 toà khamsten, 4 toà bên phải đường bậc thang, 3 toà bên trái. Nguyên nhân tại sao thì chưa tìm hiểu được.

https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/34388011.jpg

Chitto
23-06-2010, 08:08
Một toà khamsten đang được làm lại hoàn toàn

https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/34388441.jpg

PeterPan
23-06-2010, 23:47
@Chitto: Cảm ơn bác đã chia sẻ thêm những thông tin rất thú vị :).
PeterPan góp thêm mấy tấm hình minh họa cho các Khamsten và Mansten:

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la125.jpg
Chatreng Khamsten.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la126.jpg
Đây là căn nhà mà nhiều vị sư trẻ tụ tập để tụng kinh vào buổi sáng, có rất nhiều căn nhà như thế này trong tu viện Songzanlin.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la127.jpg
Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la128.jpg
Ảnh: MarsMan.

PeterPan
24-06-2010, 01:16
Khách sạn Gu Dao (Cổ Đạo)

Buổi trưa hôm đó, chúng tôi chuyển vào khách sạn Gu Dao ở khu vực trung tâm của khu phố cổ Shangri-La. Khách sạn này rất khang trang, sạch sẽ và đặc biệt là có nhân viên nói được tiếng Anh ở mức giao tiếp thông thường. Phòng ốc ở đây hơi nhỏ một chút nhưng bù lại thì rất ấm áp vì có đệm sưởi và nước nóng khá thoải mái (trừ khoảng thời gian vào sáng sớm). Có quá nhiều lợi thế so với khách sạn cũ mà chúng tôi đã ở trong đêm đầu tiên tại Shangri-La nhưng khách sạn Gu Dao cũng chỉ có giá ngang bằng: 50Y/phòng đôi.

Một số thông tin về khách sạn Gu Dao để các đoàn đi sau này tham khảo:
Địa chỉ: 7 Bei street old Town Duke Zong (PeterPan bó tay với tiếng Anh của các bạn Tàu nên tạm để như này, sẽ cập nhật lại sớm nhất có thể).
Điện thoại: 0887-8200654, 8886798.
Di động: 15087223775, 15087223771.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la131.jpg
Khách sạn Gu Dao. Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la133.jpg
Khách sạn này đối diện với một ngôi nhà cổ, PeterPan chưa tìm được bản đồ nên đây có thể coi là một đặc điểm để nhận diện. Ảnh: MarsMan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la130.jpg
Sảnh lớn của khách sạn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la132.jpg
Nội thất của khách sạn rất trang nhã. Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la129.jpg
Một căn phòng điển hình trong khách sạn. Ảnh: MarsMan.

PeterPan
24-06-2010, 02:24
Núi tuyết Thạch Ca (Shika)

Trước chuyến đi này, tôi chẳng hề biết chút gì về Thạch Ca. Mọi sự ngưỡng vọng và mong ước được dồn cả cho núi tuyết Ngọc Long và hơn cả là núi tuyết Mai Lý - nóc nhà của tỉnh Vân Nam. Thế nhưng, như một sự sắp đặt ngẫu nhiên nào đó, tôi đã không thể tiếp cận độ cao 4605m để ngắm Ngọc Long Tuyết Sơn vì tuyến cáp treo lên đây đang sửa chữa và rồi cũng chẳng thể chiêm ngưỡng ngọn núi được coi là một trong những biểu tượng của Lệ Giang từ độ cao khoảng 3000m vì một màn mưa mịt mù. Mai Lý Tuyết Sơn càng trở nên xa vời vì tuyến đường Trung Điện - Đức Khâm đang trong quá trình nâng cấp, chỉ mở 3 ngày 1 lần và phải mất tới hơn nửa ngày cho một hành trình khoảng 200km trong điều kiện đường xá cực kỳ tồi tệ.

Thế rồi, Thạch Ca Tuyết Sơn xuất hiện như một vị cứu tinh. Lần đầu tiên tôi được biết tới ngọn núi tuyết này là khi lên kế hoạch di chuyển với bác tài đi cùng cả đoàn suốt tuyến Lệ Giang - Shangri-La - Lệ Giang. Ngay khi biết rằng ở Shangri-La cũng có một núi tuyết có thể lên tới đỉnh bằng cáp treo, tôi và các bạn của mình đều quyết lên bằng được cho bõ công lặn lội cả ngàn cây số.

Núi tuyết Thạch Ca cao 4500m, cách trung tâm Shangri-La khoảng 7km và chỉ cách biên giới gần nhất giữa Trung Quốc với Myanmar khoảng 90km. Trong tiếng Tạng, tên của ngọn núi tuyết này ám chỉ một ngọn núi có rất nhiều... hươu. Chi tiết thú vị này bắt nguồn từ câu chuyện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chuyển pháp luân cho 5 vị tỉ-kheo tại vườn Lộc Uyển với hình ảnh 2 con hươu quỳ gối đã rất quen thuộc trong Phật giáo Tạng truyền (xem thêm tại đây (https://www.phuot.vn/threads/7674-Shangri-La-2010-Tìm-thấy-Đường-chân-trời-đã-mất/page15#150)).

Thạch Ca không phải là một núi tuyết vĩnh cửu và có nhiều thời điểm trong năm nó cũng khoác lên mình màu xanh của cây cỏ. Tuy nhiên, chúng tôi tới đây vào cuối xuân và tuyết vẫn còn dày tới cả mét trên đỉnh núi.

Để lên tới đỉnh cao 4500m, chúng tôi phải đi qua 2 chặng cáp treo liên tiếp với giá vé trọn gói cho mỗi người là 220Y. 9/14 người trong đoàn quyết định sẽ "chinh phục" độ cao 4500m bất chấp việc bác tài khó tính liên tiếp khuyến cáo về hội chứng độ cao và những cơn gió cực mạnh ở trên đỉnh núi.

Và không ai trong số 9 người "liều mạng" cảm thấy phải hối tiếc sau khi "lên đỉnh"...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la124.jpg
Bản đồ các điểm tham quan chính mà chúng tôi đã ghé qua trong chuyến đi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la138.jpg
Gạch đỏ trong hình là khoảng cách 90km từ núi tuyết Thạch Ca tới biên giới Trung Quốc - Myanmar.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la134.jpg
Bản đồ khu thắng cảnh Thung Lũng Lam Nguyệt (núi tuyết Thạch Ca chỉ là một phần của khu này).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la136.jpg
Hai hàng chuyển kinh luân được xếp san sát trên lối vào. Ảnh: MarsMan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la135.jpg
Nhà chờ cáp treo có kiến trúc gợi nhớ hình ảnh của 1 Stupa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la137.jpg
Từ cáp treo nhìn về trung tâm Shangri-La.

PeterPan
24-06-2010, 23:09
Núi tuyết Shika

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la139.jpg
Nhà chờ cáp treo ở lưng chừng núi chính là trạm chung chuyển giữa 2 tuyến cáp treo. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la140.jpg
Mấy anh chị em đang háo hức ngồi cáp treo lên độ cao 4500m. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la141.jpg
Hệ thống cáp treo tại núi tuyết Shika.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la142.jpg
Từ núi tuyết Shika nhìn về Shangri-La, ở đó bầu trời vẫn sáng và quang đãng.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la143.jpg
Trong khi đó, bầu trời tại núi tuyết Shika lại vô cùng âm u, báo hiệu những cơn mưa tuyết sắp tới.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la144.jpg
Những con đường gỗ cắt ngang dòng sông... tuyết.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la145.jpg
Phía xa kia chính là đỉnh cao 4500m của núi tuyết Shika.

PeterPan
25-06-2010, 01:47
Núi tuyết Shika (tiếp)

Nếu tuyết không phủ dày lút từng bước chân, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu một chuyến trekking thú vị kéo dài 6 giờ ngay sau khi trải qua 35 phút ngồi cáp treo. Xung quanh đỉnh cao 4500m của núi tuyết Shika là rất nhiều điểm tham quan mà đáng chú ý nhất là hồ Lingxi. Khi chúng tôi lên tới trạm cáp treo cuối cùng, tuyết phủ trắng và tạo thành một lớp xốp dày trên mặt đất. Bởi vậy, sẽ không có một chuyến trekking nào cả. 9 người sẽ chỉ dạo chơi quanh khu đỉnh núi mà thôi.

Trời cực kỳ lạnh, gió thổi ào ào như gào thét. Gió mạnh đến nỗi có cảm giác nó sẽ hất tung 9 người chúng tôi bất cứ lúc nào. Chưa hết, tuyết bắt đầu rơi ào ạt. Sự hứng khởi và thích thú vì không ai bị hội chứng độ cao (2 bình oxy với giá 90Y hoàn toàn không được dùng đến) đã nhanh chóng được thay bằng sự lo lắng trước cơn mưa tuyết xối xả với từng nắm tuyết dội lên mấy người chúng tôi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la146.jpg
Những gò đá nguyện ở điểm dừng đầu tiên sau khi rời bến cáp treo.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la147.jpg
Không thể thiếu kinh phướn của người Tạng tại một đỉnh núi tuyết như Shika.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la148.jpg
Tấm biển giới thiệu về núi tuyết Shika ngập sâu trong lớp tuyết dày.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la149.jpg
Đây là tấm bảng giới thiệu về núi tuyết... Mai Lý - nóc nhà của tỉnh Vân Nam và cách Shika khoảng 105km.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la150.jpg
Những con đường gỗ này rất trơn và chỉ cần một bước chân không vững sẽ dẫn tới hậu quả là một cú vồ ếch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la151.jpg
Chụp choạch rất nhanh ở điểm dừng chân đầu tiên, anh chị em kéo nhau sang độ cao 4500m.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la152.jpg
Ở độ cao và trong thời tiết khắc nghiệt như thế này, con người vẫn không phải là những vị khách duy nhất. Có thể dễ dàng thấy khu trung tâm Shangri-La ở phía xa vẫn đang có... nắng.

Ariel
25-06-2010, 23:24
Đoạn đường gỗ trên núi tuyết Lam nguyệt sơn cốc này quả thật rất thử thách, gió lạnh, tuyết trơn, ôi chao!

PeterPan
26-06-2010, 00:22
@Chị Ariel: Ở đoàn em có một bác vồ được con ếch to đùng vì cái đường gỗ trơn trượt này đấy chị ạ :-D.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Núi tuyết Shika (tiếp)

Những con đường gỗ rất trơn nên cách di chuyển khôn ngoan và hiệu quả hơn lại là dẫm lên lớp tuyết xốp để tránh bị trượt. Tuyết dày đến nỗi lút gần tới đầu gối của mấy anh em còn mấy chị em thì chắc phải qua đầu gối nhưng chính vì thế mà bước chân vững hơn, không lo bị ngã. Dò dẫm từng bước trong lớp tuyết dày, chúng tôi chỉ trở lại con đường gỗ khi tới gần điểm có đặt tảng đá ghi nhận độ cao 4500m. Đó là điểm dừng chân thứ hai và cũng là cuối cùng của 9 người trong chuyến dạo chơi trên đỉnh Shika.

Lên tới đây mới thấy những người chinh phục được đỉnh Everest cao 8848m hay những đỉnh núi cao 7000-8000m khác quả thật phải có thể lực và ý chí phi thường. Chúng tôi mới lên tới độ cao 4500m mà đã thấy gió thét ào ào, tuyết rơi ầm ầm, lạnh thấu xương và chỉ có thể dạo chơi trong khoảng hơn nửa giờ đồng hồ. Vậy mà, những người leo lên tới đỉnh Everest còn phải đương đầu với những điều kiện khắc nghiệt hơn nhiều ở một độ cao gần gấp đôi so với độ cao mà chúng tôi lên được bằng... cáp treo.

Dẫu sao thì với những kẻ nghiệp dư như chúng tôi, việc lên tới độ cao 4500m bằng cách nào đi nữa cũng có thể coi là một trải nghiệm đáng nhớ. Với riêng PeterPan, việc tăng thêm được gần 500m độ cao so với lần "chinh phục" đỉnh đèo Tuyết Sơn Lương (https://www.phuot.vn/threads/4866-Cửu-Trại-Câu-Hoàng-Long-2009-Thiên-đường-tìm-thấy/page18#178) ở Tứ Xuyên cũng có thể được coi là một gạch đầu dòng đáng kể sau chuyến đi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la153.jpg
Tuyết rơi mỗi lúc một dày ngay khi chúng tôi cùng nhau di chuyển sang độ cao 4500m.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la154.jpg
Những đoạn có triền dốc như thế này thì buộc phải đi trên con đường gỗ rất trơn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la155.jpg
Còn những đoạn tương đối bằng phẳng thì đi trên tuyết còn an toàn hơn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la156.jpg
Mưa tuyết mù mịt, gió và tuyết táp vào mặt lạnh cóng (ảnh không lên được cơn mưa tuyết, chỉ thấy mây vần vũ, trời xám xịt).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la157.jpg
Mưa thì mặc mưa, tuyết thì mặc tuyết, gió thì mặc gió, vẫn có nhiều người tiếp tục lên đỉnh Shika (mỗi đợt có 3 khoang cáp treo đi liền nhau).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la158.jpg
Đi được nửa đường, quay lại nhìn điểm dừng chân đầu tiên.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la159.jpg
Một đoạn lan can gỗ đã bị... rơi xuống vực.

PeterPan
26-06-2010, 01:01
Núi tuyết Shika (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la160.jpg
Con đường gỗ này mỏng manh đến nỗi có cảm giác chỉ cần một cơn gió mạnh là đường và triền đá chia tay ngay tắp lự.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la161.jpg
Khung hình mô tả gần như đầy đủ tuyến đường gỗ trên đỉnh núi tuyết Shika.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la162.jpg
Điểm ghi nhận độ cao 4500m (thực ra là tương đối vì đỉnh cao 4500m còn phải đi lên thêm một đoạn ngắn nữa, nhưng là vách đá dựng đứng, không dành cho dân nghiệp dư như chúng tôi).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la163.jpg
Đây có lẽ là nơi người Tạng lên lễ bái trong những dịp đặc biệt.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la164.jpg
Mưa tuyết chỉ ngớt được 1 lúc sau khi chúng tôi tới được điểm dừng chân thứ hai. Ngay khi cơn mưa tuyết thứ hai ập tới, 9 người quyết định nhanh chóng xuống núi bằng cáp treo. Nghe đoàn của bác Zai Nha Que phổ biến là khi lên phải viết giấy cam đoan nếu mưa tuyết dày quá thì phải tự đi bộ xuống nên anh chị em trong đoàn cũng muốn rút nhanh cho lành.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la165.jpg
Cơn mưa tuyết lần này thậm chí còn mạnh hơn, rút lui nhanh chóng là lựa chọn sáng suốt. Trên đường xuống lại gặp đoàn của chị Ariel ngược lên, không rõ khi ấy mưa tuyết còn dữ dội không?

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la166.jpg
Nhìn đoạn lan can gỗ bị gẫy này mà ghê...

ngochungarch
26-06-2010, 01:29
Có mấy cái ảnh rõ tuyết bay ầm ầm, bạn PP thử tìm lại xem :) hình như có người :)

Ariel
26-06-2010, 16:39
Lúc đoàn mình lên thì ngược lại, mưa tuyết gần như tạnh hẳn, tuyết bay lất phất rất ... thanh cảnh. Mỗi tội là đường gỗ trơn quá mức, bước sục vào tuyết cho đỡ trơn thì một lúc sau giày ngấm ướt lạnh cóng. Lại nhớ chặng leo Hoàng sơn chuẩn bị giày... khủng để lội tuyết thì chả có tí tuyết nào để giẫm cho đỡ ức chế!:D

ngochungarch
26-06-2010, 16:58
Vì vụ này mà mình bị tóm được con ếch rất to :) tí nữa thì tan cả máy ảnh, nhưng lần đầu được dính trận mưa tuyết cũng phê, mặt mũi tím tái mà vẫn nhe răng cười với nhau được

ngochungarch
26-06-2010, 17:05
Con đường gỗ trên núi tuyết Shika
https://farm5.static.flickr.com/4023/4696486527_cf7a6a4015_z.jpg
Lúc này tuyết bắt đầu rơi rất nhiều, gió lại mạnh, nhiều chiếc cột tuyết bám hết một nửa hoặc đóng băng.
Cái vệt trắng trắng trên áo bạn PP nhìn thấy rõ gió rất mạnh
https://farm5.static.flickr.com/4004/4702421637_e25704495f_z.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4044/4702422539_826705f4b2_z.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4048/4702422067_ce2c901be2_z.jpg
.
Từng đàn chim vẫn bay kiếm ăn trong gió tuyết.
https://farm5.static.flickr.com/4048/4696485441_e316639727_z.jpg

PeterPan
26-06-2010, 21:28
@Chị Ariel: Đoàn chị không gặp mưa tuyết à? Đoàn em thì dính 2 trận liền nhau.
@ngochungarch: Bác là người thu hoạch nhiều nhất trên đỉnh Shika còn gì :-D.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Núi tuyết Shika (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la167.jpg
Chụp tấm hình cuối về con đường gỗ trước khi lên cáp treo xuống chân núi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la168.jpg
Mặt sàn của bến cáp treo bị một lớp tuyết dày bao phủ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la170.jpg
Rời đỉnh Shika được một đoạn, tuyết vẫn còn bám trên những thân cây.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la171.jpg
Nhưng chỉ cần qua trạm cáp treo ở lưng chừng núi là đã không còn thấy dấu hiệu nào của tuyết nữa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la169.jpg
Từ cáp treo nhìn về Shangri-La, phía xa ở đường chân trời là một rặng núi tuyết sừng sững.

ngochungarch
27-06-2010, 00:11
Tại lần đầu được thấy tuyết rơi dày đến thế, mải nghịch tuyết quên cả chụp ảnh bạn PP ah

fonfon
27-06-2010, 13:14
Nhìn hình thích quá! Đoàn mình đã có biết được chút thông tin về Shika trước chuyến đi vì hay tin NLTS không thể lên được, nhưng tiếc thay trời vẫn phụ lòng người, khi đến được Shika ngày 24-04 cũng đúng là ngày hệ thống cáp treo dẫn lên núi tuyết nghỉ hoạt động...

PeterPan
28-06-2010, 01:45
@fonfon: Bọn mình lên sau các bạn 2 ngày thì lại gặp may mắn, chắc là được ông trời bù cho vụ không lên được Ngọc Long Tuyết Sơn và không ngắm được Mai Lý Tuyết Sơn :-D.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoảng 17 giờ hàng ngày, tại quảng trường trung tâm của khu phố cổ Shangri-La, người dân địa phương xếp thành một vòng tròn rồi cùng nhảy múa với các du khách rất thân thiện. Hoạt động thú vị này kéo dài tới khi trời tối hẳn thì mới thôi. Người dân bản địa nhảy rất hào hứng, nhiệt tình với những động tác gập người hay lắc hông mềm mại. Những du khách phương xa như chúng tôi chẳng thể làm thuần thục các động tác như vậy nhưng cũng chẳng ngần ngại mà tham gia cùng họ. Trong tiếng nhạc và những bước nhảy, một sự giao lưu văn hóa hết sức tự nhiên đã được tạo ra.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la172.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la173.jpg
Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la174.jpg
Ảnh: MarsMan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la175.jpg
Ảnh: MarsMan.

Meo
28-06-2010, 03:20
xin cảm ơn Peter Pan và những bạn khác đã đóng góp và tạo dựng nên một topic thật sự làm say lòng người :)

PeterPan
28-06-2010, 04:46
@Meo: Cảm ơn bạn đã theo dõi topic của đoàn PeterPan.

@All: Hôm trước, PeterPan và bác ngochungarch lọ mọ vào xem trang flickr (http://www.flickr.com/photos/reurinkjan/) của một nhân vật đã sống nhiều năm ở Tây Tạng. Có rất nhiều ảnh đẹp, rất nhiều thông tin bổ ích. Đặc biệt, có thông tin về loài quạ chân đỏ (nguyên văn tiếng Anh: chough (http://en.wikipedia.org/wiki/Chough)). Không ngờ quạ chân đỏ (http://www.flickr.com/photos/reurinkjan/4190752934/in/set-72157607926302446/) có phân bố rất rộng và cũng có rất nhiều chi tiết thú vị liên quan tới loài chim này (xem chi tiết tại link trên).

Cảm ơn bác ngochungarch đã tìm ra một nguồn thông tin rất hữu ích đối với topic của đoàn ta :).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/chough1.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/chough2.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/chough3.jpg

Ảnh: Internet.

cào cào
28-06-2010, 14:04
Shangri-la là vùng đất tớ muốn quay lại nhất trong chuyến đi Lệ Giang - Shangri-la.

Tớ mê đắm cái núi tuyết trên đường từ Lệ Giang lên. Suốt dọc đường đi bắn không biết bao nhiêu shot mà vẫn không diễn tả hết được vẻ đẹp của núi tuyết.

https://www.flickr.com/photos/15449631@N00/4382433998/in/set-72157623353749905/

Lúc tớ đi là cứ thế quyết đi, nên không đọc được nhiều về nguồn gốc văn hóa - lịch sử của vùng đất này. Giờ về mới thấy các bạn viết bài, nên càng thấy tiếc muốn quay lại.

Buổi sáng Shangri-la

https://www.flickr.com/photos/15449631@N00/4405990252/

https://www.flickr.com/photos/15449631@N00/4378275338/in/set-72157623353749905/

cào cào
28-06-2010, 14:09
Shangri-la là vùng đất tớ muốn quay lại nhất trong chuyến đi Lệ Giang - Shangri-la.

Tớ mê đắm cái núi tuyết trên đường từ Lệ Giang lên. Suốt dọc đường đi bắn không biết bao nhiêu shot mà vẫn không diễn tả hết được vẻ đẹp của núi tuyết.

https://farm5.static.flickr.com/4066/4382433998_5b411733f7_z.jpg


Lúc tớ đi là cứ thế quyết đi, nên không đọc được nhiều về nguồn gốc văn hóa - lịch sử của vùng đất này. Giờ về mới thấy các bạn viết bài, nên càng thấy tiếc muốn quay lại.

Buổi sáng Shangri-la

https://farm5.static.flickr.com/4055/4405990252_e149d68fb2_z.jpg?zz=613661912511

https://farm5.static.flickr.com/4059/4382416764_26f6a3dd7f_z.jpg

cào cào
28-06-2010, 14:14
Tu viện "Tùng tán lâm tự"

https://farm3.static.flickr.com/2796/4405990516_1ac4715b93_z.jpg?zz=548157568108

https://farm5.static.flickr.com/4069/4405348357_7dfd5808f1_z.jpg

PeterPan
29-06-2010, 02:45
@cào cào: Ảnh của bạn đẹp quá, cảm ơn bạn đã chia sẻ :-).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chùa Quy Sơn

Nằm ở phía Nam của khu phố cổ Shangri-La, chùa Quy Sơn tọa lạc trên một quả đồi nhỏ bên trong công viên Đại Quy Sơn. Đây có thể được coi là một trong những vị trí đắc địa nhất tại Trung Điện. Từ ngọn đồi này có thể phóng tầm mắt nhìn ra khắp thành phố Shangri-La, cả phần hiện đại lẫn khu phố cổ.

Để lên tới khu vực trung tâm của chùa Quy Sơn, người ta phải đi qua một cái cổng và một khu nhà mang đường nét kiến trúc Hán đặc sệt. Sau đó, vượt thêm vài chục bậc thang, bạn sẽ thấy chùa Quy Sơn mang nét kiến trúc Tạng truyền thống và chiếc chuyển kinh luân khổng lồ ở ngay trước mắt.

Chúng tôi tới đây thì trời đã nhập nhoạng và đã hết giờ được vào thăm chùa, đành đi dạo ở phía ngoài. Ấn tượng lớn nhất chính là chiếc chuyển kinh luân được dát vàng cao lừng lững ở mé phải chùa Quy Sơn. Chiếc chuyển kinh luân này hầu như lúc nào cũng quay bởi luôn luôn có người tới đây để quay những vòng luân hồi. Những vòng quay ấy chỉ ngừng lại khi trời tối hẳn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la176.jpg
Toàn cảnh quả đồi và chùa Quy Sơn. Ảnh: Candy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la177.jpg
Những bậc thang dẫn lên chùa Quy Sơn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la178.jpg
Chùa Quy Sơn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la179.jpg
Hoa đào nở rộ trong khuôn viên chùa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la180.jpg
Người mẹ địu con rảo bước trên con đường ở mé trái chùa. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la181.jpg
Một góc khác của chùa Quy Sơn. Ảnh: hung3008.

PeterPan
29-06-2010, 03:15
Chùa Quy Sơn (tiếp)

Chiếc chuyển kinh luân khổng lồ là một điểm nhấn đặc biệt của chùa Quy Sơn. Theo các bạn Tàu thì đây là chiếc chuyển kinh luân lớn nhất thế giới. Các bạn ấy cũng thật hài hước, ngoài đất Tạng ra thì người ta còn dựng lên một chiếc chuyển kinh luân chí ít là ngang phân để làm gì cơ chứ.

Chiếc chuyển kinh luân này cao tới 21m (ngang với một tòa nhà 7-8 tầng) và nặng tới 60 tấn, toàn bộ được dát vàng sáng lóa cả một góc trời. Trên phần thân của chiếc chuyển kinh luân khổng lồ, người ta trang trí các biểu tượng của phật giáo Tạng truyền, hình các vị thần, núi non, sông nước, tu viện, stupa, hình các dân tộc của Vân Nam, những cánh sen và cả chữ Vạn - biểu tượng của Phật giáo.

Sừng sững trên quả đồi ở phía Nam của thành phố, chiếc chuyển kinh luân dát vàng đã trở thành một biểu tượng của Shangri-La.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la182.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la183.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la184.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la185.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la186.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la187.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la188.jpg

PeterPan
29-06-2010, 14:48
Chùa Quy Sơn (tiếp)

Thêm vài ảnh chùa Quy Sơn và chiếc chuyển kinh luân khi trời tối:

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la189.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la190.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la191.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la192.jpg
Ảnh: MarsMan.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la193.jpg
Ảnh: MarsMan.

PeterPan
30-06-2010, 00:42
Đêm trăng tròn ở Shangri-La

Đó là đêm Rằm tháng 3 âm lịch, là đêm thứ hai của chúng tôi tại Shangri-La cũng là đêm cuối cùng trước khi chia tay vùng đất có cái tên được khai sinh từ cuốn tiểu thuyết của một ông nhà văn chưa từng một lần tới... Trung Quốc.

Lang thang một mình trên những con đường đá bóng loáng dưới ánh trăng Rằm, tôi chợt thấy nhớ nhà. Không kiếm được quán Internet cũng chẳng mượn được máy tính ở khách sạn để vào mạng nhắn tin cho người ở nhà bớt lo lắng, tôi đành cuốc bộ khắp khu phố cổ rồi lại vòng ra khu phố mới để tìm mua thẻ điện thoại. Kết quả là chẳng tìm nổi một cái thẻ điện thoại giữa một trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh Vân Nam và chẳng biết làm thế nào để khỏa lấp nỗi nhớ.

Đi trong đêm trăng tròn tuyệt đẹp ở vùng cao nguyên mà lòng tôi ngổn ngang, đành nén nỗi nhớ lại, để dành cho khi trở về Free Life Inn ở Lệ Giang...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la194.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la196.jpg


https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la195.jpg

PeterPan
30-06-2010, 01:35
Công viên Potatso (Pudacuo)

Cách trung tâm Shangri-La khoảng 22km, công viên quốc gia Potatso là một điểm đến không nên bị bỏ qua đối với hầu hết du khách từng một lần đặt chân tới thủ phủ của châu tự trị Tạng Địch Khánh (chính là Shangri-La, Gyalthang hay Trung Điện). Potatso là tên gọi theo tiếng Tạng, tên theo tiếng Trung là Pudacuo (Phổ Đạt Thố).

Công viên rộng 1.925km2 này được chính thức mở cửa đón du khách vào ngày 25/06/2007 và là công viên đầu tiên của Trung Quốc đáp ứng được các tiêu chuẩn của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Những điểm tham quan nổi bật của công viên Potatso là hồ Bita, hồ Shudu, núi tuyết Thiên Bảo cùng một số khu làng của người dân tộc thiểu số.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la197.jpg
Sáng sớm ở Shangri-La, băng tuyết có ở khắp nơi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la198.jpg
Những vệt trắng trên núi kia là những dòng suối bị đóng băng. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la199.jpg
Công viên quốc gia Potatso. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la200.jpg
Công viên Potatso được xếp loại 4 A tại Trung Quốc.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la201.jpg
Du khách di chuyển giữa các điểm tham quan bằng những chiếc xe buýt như thế này.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la124.jpg
Vị trí của công viên Potatso trên bản đồ vệ tinh.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la202.jpg
Bản đồ công viên Potatso.

ngochungarch
30-06-2010, 09:02
Lần sau có quay lại chắc mình sẽ đến cv từ sớm tinh mơ luôn :)

inthenowhere
30-06-2010, 16:30
còn tiếp không bro ơi. Đang chờ để xem tiếp đây, đẹp quá.

PeterPan
01-07-2010, 00:44
@ngochungarch: Lúc nào có điều kiện, PeterPan và bác quay lại khám phá tiếp Shangri-La nhỉ, còn nhiều cái hay ho lắm :-D.
@inthenowhere: PeterPan sẽ post dần dần ảnh và thông tin, cảm ơn bạn đã theo dõi topic :-).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Công viên Potatso (tiếp)

Điểm tham quan đầu tiên trong công viên Potatso là hồ Shudu. Từ khu vực cổng chính vào tới hồ nước này cũng không xa lắm, chỉ chừng... 12,6km (bằng hơn nửa đoạn đường từ Shangri-La tới Potatso). Chiếc xe buýt màu xanh đưa chúng tôi đi trên con đường trải nhựa "mịn như da em bé", luồn lách giữa trùng điệp núi non. Cảnh tượng đáng chú ý đầu tiên là hàng loạt bụi cây đóng băng sau một đêm lạnh giá, tất cả cùng lung linh trong ánh nắng buổi sớm. Nhưng chừng đó vẫn chưa là gì so với khung cảnh tuyệt đẹp tại hồ Shudu.

Chúng tôi tới được hồ nước có diện tích bề mặt 120ha này vào khoảng 9 giờ sáng theo giờ Bắc Kinh. Dấu hiệu đầu tiên của hồ Shudu là cả một góc trời sáng lóa dưới ánh nắng. Mới đầu, không ai trong số chúng tôi biết đó là gì. Chỉ khi xe dừng lại tại bến đỗ đầu tiên ở hồ Shudu, tất cả mới nhận ra rằng đó là màn hơi nước đang bốc lên từ lớp băng mỏng trên mặt hồ. Sau một đêm lạnh giá, một lớp băng mỏng đã hình thành trên mặt hồ Shudu. Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, lớp băng ấy dần dần bốc hơi tạo nên một màn sương khói kỳ ảo, huyền hoặc và dường như không có thật.

Để ngắm một phần của hồ Shudu, chúng tôi phải đi trên một con đường gỗ chạy dọc theo bờ phía Nam. Đó là một con đường dài gần 3km và phải mất chừng 45 phút đi bộ. Chúng tôi cùng nhau đi trên con đường ấy trong màn sương khói bốc lên từ khắp mặt hồ, đẹp đến nỗi khó có ngòi bút nào có thể tả hết được.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la203.jpg
Những chiếc xe buýt màu xanh chạy trên con đường len giữa núi non và những bụi cây đóng băng lung linh trong nắng sớm. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la204.jpg
Dấu hiệu đầu tiên của hồ Shudu: những làn hơi nước đang bốc lên từ hẻm núi. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la205.jpg
Hơi nước và những bụi cây đóng băng. Ảnh: hung3008.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la206.jpg
Tới sát mặt hồ với những làn hơi nước đang bốc lên nghi ngút.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la207.jpg
Những chú bò Yak đang nhẩn nha "ăn sáng" bên bờ hồ Shudu trong màn hơi nước dày đặc.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la208.jpg
Con đường gỗ chạy sát bờ hồ Shudu, xuyên trong làn hơi nước.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la209.jpg
Đây là cảnh thật hay chỉ là hư ảo?

PeterPan
01-07-2010, 01:25
Công viên Potatso (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la210.jpg
Cây cầu gỗ để du khách có cảm giác được đứng trên mặt hồ Shudu.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la211.jpg
Nắng lên nhanh và làn hơi nước cũng tan dần đi chỉ sau chừng 10 phút. Chỉ cần đến muộn chút xíu, chúng tôi đã có thể bỏ lỡ khung cảnh tuyệt đẹp trên hồ Shudu.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la212.jpg
Hơi nước tan đi, mặt hồ và những quả núi bao quanh ngày một rõ hơn trước mắt chúng tôi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la213.jpg
Chiếc Stupa này nhắc du khách rằng họ vẫn đang ở trong vùng đất của người Tạng.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la214.jpg
Đàn ngựa nhẩn nha "điểm tâm" trong một khung cảnh quá đỗi thanh bình.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la215.jpg
Trong công viên Potatso, sóc có ở khắp nơi và rất dạn người. Đây là con sóc đầu tiên mà chúng tôi "chạm trán" ở ven hồ Shudu.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la216.jpg
Hồ Shudu khi làn hơi nước đã tan hết.

PeterPan
02-07-2010, 00:15
Công viên Potatso (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la217.jpg
Con đường gỗ uốn lượn ven hồ Shudu.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la218.jpg
Những làn hơi nước cuối cùng còn sót lại đang bay lên trong nắng sớm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la219.jpg
Lớp băng tuyết còn vương lại trên mặt đất này chẳng mấy chốc sẽ bốc hơi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la220.jpg
Ở đoạn này, con đường gỗ chạy xuyên vào rừng cây.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la221.jpg
Đâu là trời, đâu là nước???

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la222.jpg
Phía xa kia phải chăng là đỉnh núi tuyết Thiên Bảo?

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la223.jpg
Một góc hồ Shudu đẹp như tranh vẽ.

PeterPan
02-07-2010, 00:56
Công viên Potatso (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la224.jpg
Cứ sau mỗi bước chân, hồ Shudu lại hiện lên với một vẻ khác hẳn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la225.jpg
Cây cối ven hồ muôn hình, muôn vẻ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la226.jpg
Những thân cây này đang tạo hình bên hồ Shudu.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la227.jpg
Những vạt nắng ven hồ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la228.jpg
Khung hình này đánh dấu chúng tôi đã đi được hơn nửa con đường gỗ ven hồ Shudu, ở phía xa kia có thể thấy chiếc Stupa và cột anten đã nói tới ở post trước.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la229.jpg
Thỉnh thoảng lại có những lúc đường nhựa và đường gỗ gần nhau như thế này.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la230.jpg
Bạn có biết những chấm đen ở phía bên kia hồ là gì không? Đó chính là một đàn bò Yak.

Small Leaf
02-07-2010, 10:38
Cái hồ này đẹp thế! Mình rất thích bức ảnh đàn ngựa ăn cỏ bên hồ trong sương sớm. Nhìn khung cảnh đó, cảm giác như tâm hồn mình cũng được nghỉ ngơi!

ngochungarch
02-07-2010, 15:10
https://farm5.static.flickr.com/4021/4717323389_bb595ccf2f.jpg
https://farm5.static.flickr.com/4022/4717305395_4580711d44.jpg

ngochungarch
02-07-2010, 15:14
https://farm5.static.flickr.com/4058/4710431437_4f683caa09.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4034/4720326578_bd4f3a9051.jpg
.
https://farm5.static.flickr.com/4050/4719676865_21c0d48697.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1276/4711070378_f794c9283a.jpg

Yanhong
02-07-2010, 22:47
theo dõi bài của bạn Peter Pan từ đầu đến giờ, đến bài hát này thì thấy hay quá, giai điệu dịu dàng và êm ái, nghe mà cứ thấy nao nao trong lòng. Có bạn nào biết tên của bài hái là gì không vậy? để mình có thể tìm và down về đó mà. Thanks!!!:)

PeterPan
03-07-2010, 01:10
@ngochungarch: Ảnh đẹp quá, nữa đi bác :-).
@Yanhong: Bạn có thể nghe ngay tại topic này bất cứ khi nào bạn muốn :-D. Ngoài ra, bạn có thể copy tên bài hát "嘀答" rồi paste vào google để tìm kiếm, có khá nhiều trang cho phép download bài hát này. Bạn thử xem nhé :-).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Công viên Potatso (tiếp)

Những gì đẹp đẽ và quyến rũ luôn khiến lòng người xao động, đặc biệt khi nó lại xuất hiện quá đỗi bất ngờ. Đã nghe về hồ Bita trước chuyến đi nhưng PeterPan không hề biết rằng còn có một hồ Shudu chẳng hề kém cạnh trong công viên Potatso. Đi trên con đường gỗ ven hồ, những kỷ niệm tuyệt vời của chuyến đi Cửu Trại Câu hồi tháng 09/2009 bỗng ùa về. Cũng hồ nước, rừng cây, núi tuyết và cũng con đường gỗ ven hồ, Potatso và Shudu có chăng là thiếu lá vàng, lá đỏ mà thôi. Và biết đâu đó lại là cái cớ dễ thương để PeterPan trở lại nơi này trong một mùa Thu nào đó trong nay mai...

Sự phấn khích, những cảm xúc đến dồn dập, những kỷ niệm đan xen khiến PeterPan vẫn bước đi phăm phăm cho dù cái bụng đang sôi réo ầm ầm. Buổi sáng hôm đó, vì muốn tiết kiệm thời gian, chúng tôi đã lên đường ngay sau khi tập trung đông đủ và sự háo hức khiến tất cả quên mất việc ăn sáng. Tới Potatso, PeterPan chỉ kịp nhận từ ai đó 2 cái bánh ngọt tí hon cùng 1 chai nước kịp nhét vào túi trước khi đi (cảm ơn bạn nào đã chia sẻ bánh ngọt nhé :-)).

Bụng đói ư? Có hề chi khi tâm hồn được bay bổng trước một khung cảnh tuyệt đẹp. Nghĩ thế và chân lại rảo bước, phía trước là điểm tham quan thứ hai: khu đồng cỏ Militang.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la237.jpg
Khu đồng cỏ Militang (cách hồ Shudu 7km, cách hồ Bita 9,6km và cách cổng chính lần lượt 22,6km và 26,9km theo 2 hành trình khác nhau).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la231.jpg
Khu nhà của những người nông dân Tạng.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la232.jpg
Bò Yak và ngựa được chăn thả cùng nhau trên đồng cỏ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la233.jpg
Bò Yak được nuôi nhiều thế này nên không lo mua phải thịt bò Yak khô giả nhỉ?

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la234.jpg
Lại gặp một chú sóc rất dạn người. Chú thoăn thoắt lao từ trên những cành cao xuống để nhận miếng mồi từ tay con người rồi lại lao vút lên cao, đúng là nhanh như... sóc.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la235.jpg
Đồng cỏ Militang là một điểm dừng chân để cảm nhận cái bao la của đồng cỏ nhưng cũng không phải là quá đặc sắc. Chúng tôi rời khỏi đây sau khoảng 15 phút thi nhau bấm máy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la236.jpg
Chia tay Militang, phía trước là hồ Bita - điểm đến chính trong ngày hôm nay.

PeterPan
03-07-2010, 02:34
Công viên Potatso (tiếp)

Với vốn tiếng Trung ít ỏi kiểu vừa nghe vừa... đoán, PeterPan nghe thấy cô hướng dẫn viên (mỗi xe đều có 1 HDV của ban quản lý công viên) giới thiệu rằng công viên quốc gia Potatso hiện là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật như gấu đen, hươu xạ, cừu, bò Yak, sóc, ngựa, linh miêu và thậm chí cả... báo.

Những thông tin thú vị ấy khiến PeterPan cứ háo hức ngó qua cửa kính xe buýt trong những quãng di chuyển giữa các điểm tham quan. Thế nhưng, chẳng rõ có phải vì chúng tôi không may mắn hay các loài động vật vẫn còn ngon giấc trong những hang sâu mà chẳng ai được thấy một sinh vật đặc biệt nào trong suốt thời gian tham quan công viên Potatso (tất nhiên, trừ sóc, bò Yak và ngựa). Vốn tiếng Trung của PeterPan còi quá hay cô HDV kia nói quá lên nhỉ???

Khi PeterPan vẫn còn mải mê với suy nghĩ đó và cũng chưa biết tìm câu trả lời ở đâu thì chiếc xe buýt màu xanh đã dừng lại ở bến phía ngoài hồ Bita. Từ đây, chúng tôi sẽ đi trên con đường gỗ dài 6km ven hồ để khám phá hồ nước vào loại đẹp nhất của Shangri-La.

Nếu như hồ Shudu là nguồn của con sông Shudugang và tên của hồ nước này có nghĩa là "hồ nước bên cạnh một quả đồi" theo tiếng Tạng thì hồ Bita thậm chí còn ấn tượng hơn thế. Hồ nước được mệnh danh là "viên ngọc trên cao nguyên" này được coi là một trong những hồ ở độ cao lớn nhất của tỉnh Vân Nam (khoảng hơn 3500m) và cái tên Bita có nghĩa là "tấm chăn của rừng cây sồi" trong tiếng Tạng (có sự liên quan nào giữa hồ nước, tấm chăn và cây sồi nhỉ?).

Hồ Bita có diện tích mặt nước là 159ha, độ sâu trung bình đạt 20m, nơi sâu nhất lên tới 40m. Hồ được bao quanh bởi một rừng cây rậm rạp và những quả núi muôn hình muôn vẻ. Để khám phá hồ Bita, bạn có thể đi trên con đường gỗ dài 6km ở ven hồ, trả 30Y để đi thuyền trên một đoạn ngắn của hồ hoặc cưỡi ngựa để đi xuyên trong rừng cây.

Chúng tôi chọn cách đầu tiên và chỉ có 3 người đi hết được con đường gỗ dài 6km là PeterPan, ngochungarch và MarsMan (cũng không có gì quá tự hào, chẳng qua là vì chúng tôi muốn khám phá tối đa những gì có thể sau khi đã bỏ ra 135Y).

Và chuyến "trekking" ở hồ Bita bắt đầu...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la238.jpg
Hồ Bita nhìn từ con đèo ở độ cao khoảng 3700m, có thể thấy rất rõ một hòn đảo nhỏ ở giữa hồ. Đây là góc nhìn từ trên cao đẹp nhất của hồ nước này và các bác tài luôn chủ động dừng lại để du khách chụp ảnh. Từ góc nhìn này, hồ Bita quả thật trông giống như một miếng ngọc vậy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la239.jpg
Khác với ở hồ Shudu, du khách phải di chuyển trên một quãng đường khá xa từ bến xe buýt thì mới có thể tiếp cận được mặt hồ Bita. Đây là con đường gỗ từ bến xe buýt phía Đông, còn có một bến xe buýt ở phía Tây để du khách có thể tiếp cận với hồ Bita nhưng ít người xuống ở bến này.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la240.jpg
Lại ngựa, lại bò Yak, chỉ khác là lần này mặt nước đã lấp lánh dưới ánh nắng buổi trưa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la241.jpg
Cận cảnh một chú ngựa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la242.jpg
Đây là một bãi đất bồi ven hồ Bita.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la243.jpg
Cái chòi phía xa kia có thể được coi là điểm đánh dấu khởi đầu đoạn đường gỗ chạy song song với bờ hồ Bita.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la244.jpg
Một góc nhỏ của "miếng ngọc Bita"

ngochungarch
03-07-2010, 09:25
Thời điểm đẹp nhất mùa xuân là lúc tuyết bắt đầu tan, và nó chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút, nên có khi lần sau fải chuẩn bị túi ngủ ở lại CV khoảng 2 ngày bạn PP nhỉ

PeterPan
03-07-2010, 22:57
@ngochungarch: Lần sau trở lại thì phải dành cả ngày cho Potatso mới đã :-D.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Công viên Potatso (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la245.jpg
Chúng tôi bắt đầu "trekking" ven hồ Bita vào giữa trưa, phần lớn thời gian là đi dưới những tán cây.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la246.jpg
Nhìn thấy bờ bên kia ở ngay trước mắt nhưng để đi tới đó thì còn phải mất rất nhiều thời gian.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la247.jpg
Bến thuyền này nằm ở đoạn giữa của con đường gỗ dài 6km.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la248.jpg
Ở những đoạn có độ sâu lớn, hồ Bita mang màu xanh ngọc bích.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la249.jpg
Thấp thoáng hình ảnh của hồ thủy điện Thác Bà...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la250.jpg
Một điểm dừng để ngắm hồ Bita, phía xa là những đám mây như đang tỏa ra từ dãy núi bên kia hồ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la251.jpg
Thân cây này đã nằm ở ven hồ Bita tự khi nào?

PeterPan
04-07-2010, 02:11
Công viên Potatso (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la252.jpg
Hòn đảo nhỏ giữa hồ Bita.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la253.jpg
Một đám mây rất đẹp đang sáng bừng trong ánh nắng buổi trưa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la254.jpg
Những con sóng trên hồ Bita.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la255.jpg
Đây là đoạn đánh dấu chúng tôi đã đi được hơn nửa chặng đường 6km.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la256.jpg
Nếu có thời gian, nghỉ chân ăn trưa ở điểm này là lý tưởng nhất.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la257.jpg
11 người đã tập trung ở xe, chỉ còn PeterPan, ngochungarch và MarsMan tiếp tục khám phá nốt hồ Bita với những cái bụng đói meo. Dẫu sao thì những gì hiện ra trước mắt cũng quá đẹp để chúng tôi không phải cảm thấy nuối tiếc...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la258.jpg
Nếu được, chắc PeterPan sẽ ngồi cả ngày chỉ để ngắm một khung cảnh như thế này.

PeterPan
04-07-2010, 13:17
Công viên Potatso (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la259.jpg
Khoảnh khắc lãng mạn bên hồ Bita. Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la260.jpg
Nghỉ ngơi và ăn trưa ven hồ, còn gì lý tưởng hơn thế? Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la261.jpg
Chúng tôi chỉ ước có thể dừng lại để nghỉ chân trong chốc lát như thế này nhưng không thể để 11 người đã ra xe chờ đợi quá lâu. Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la262.jpg
Con đường gỗ chạy ven bờ hồ Bita trong một khoảnh khắc hoàn toàn tĩnh lặng, không một bóng người qua.

ngochungarch
05-07-2010, 01:21
Còn sót mấy tấm film 35mm góp với bạn PP :)
https://farm2.static.flickr.com/1219/4729010561_ded9a8860b_z.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1222/4729014003_6a65648b11_z.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1080/4729016353_1ab5660cc4_z.jpg

ngochungarch
05-07-2010, 01:23
https://farm2.static.flickr.com/1217/4729670850_3a97f8d10e_z.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1218/4729021255_efdc611be8_z.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1160/4729665242_8befff2eba_z.jpg
.
https://farm2.static.flickr.com/1397/4729027909_5d9e8e1efc_z.jpg

Yanhong
05-07-2010, 08:25
mấy cái bánh trà này nhìn hay hay, nhà mình thì ngày nào cũng pha trà nhâm nhi cả :), đọc thấy bánh trà Pu'er để từ đời nhà Thanh đến nay mà vừa thích, bụng bảo dạ khi nào đi Vân Nam nhất định phải tìm mang về một ít kính biếu "hoàng thượng" và "hoàng thái hậu" :D , nhưng cũng vừa hơi lo lo là....có sợ người ta tẩm chất bảo quản vào lá trà không nhỉ? vì để được lâu đến như thế cơ mà!?? hic....

PeterPan
05-07-2010, 13:17
@Yanhong: Loại bánh trà còn giữ được từ đời nhà Thanh thì chắc không nhiều đâu bạn ạ, mà có lẽ cũng không đến lượt dân thường như chúng ta mua được :-D. Nhà mình đã dùng loại bánh trà thông thường từ mấy năm nay do được người thân biếu, không hề thấy tình trạng bị rêu mốc dù chỉ để trong tủ kính bình thường thôi.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Công viên Potatso (tiếp)

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la263.jpg
Sóng trên hồ Bita.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la264.jpg
Mây tỏa ra từ rặng núi phía bên kia hồ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la265.jpg
Giá có thể đánh một giấc dưới bóng râm này nhỉ, bên tai sẽ là tiếng gió, tiếng sóng nước, tiếng lá reo...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la266.jpg
Một bến ngắm cảnh bên bờ hồ Bita.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la267.jpg
Hai lò đốt phục vụ việc cúng bái của người Tạng.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la268.jpg
Gò đá nguyện bên hồ Bita.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la269.jpg
Những mét cuối cùng trên con đường gỗ trước khi ra đến bến xe buýt.

PeterPan
06-07-2010, 01:46
Công viên Potatso (tiếp)

Những bước chân cuối cùng trước khi về đích luôn là những bước mệt mỏi nhất. Mấy người chúng tôi thực sự thấm mệt và đói meo sau khi cuốc bộ tổng cộng hơn 10km trong khoảng 6 tiếng rưỡi ở độ cao khoảng 3500m. Đó là một chuyến "trekking" nhớ đời của PeterPan, ngochungarch và MarsMan.

Nhưng không chỉ mệt và đói, 3 người chúng tôi còn rơi vào trạng thái hoang mang khi tới được bến xe buýt phía Đông của hồ Bita mà không thấy một bóng du khách nào. Cả một bến xe buýt rộng mênh mông không có dấu hiệu nào của những kẻ lọ mọ giống như chúng tôi.

Hàng loạt ý nghĩ không hay ho gì xuất hiện liên tiếp trong khi cái mệt và cơn đói tiếp tục hành hạ. Dẫu sao thì 3 anh em cũng chỉ phải chờ khoảng 15 phút thì đồng loạt la lên như phát rồ vì một chiếc xe buýt màu xanh lừ lừ đổ dốc để vòng vào bến.

Từ bến xe buýt phía Đông của hồ Bita, chúng tôi đi ngược lại bến xe buýt phía Tây trên một quãng đường đèo dốc dài khoảng 9km. Tại đây, 3 người lại đổi 1 xe buýt khác để chạy ra cổng chính, nơi 11 người còn lại đang đợi sẵn. Từ bến phía Tây trở ra tới cổng chính rất gần nhưng xe buýt mà chúng tôi lên được lại chạy lộ trình khác. Nó đi ngược lại trở lại con đường 9km để chạy qua bến xe buýt phía Đông, chạy qua khu đồng cỏ Militang, rẽ trái ở 2 ngã ba liên tiếp rồi mới ra được cổng chính sau... 30 phút.

Khi 3 người về tới điểm tập trung, đồng hồ chỉ 14 giờ (giờ Bắc Kinh).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la270.jpg
Bến xe buýt phía Đông hồ Bita.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la271.jpg
Nhìn bản đồ tưởng đã rất gần cổng chính nhưng chúng tôi vẫn mất hơn nửa tiếng mới gặp lại nhóm 11 người.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la272.jpg
Nốt một khung hình về "miếng ngọc trên cao nguyên".

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la273.jpg
Bến xe buýt ở cổng chính.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la274.jpg
Tạm biệt Potatso, sẽ còn có ngày trở lại...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la275.jpg
Một chú ngao Tạng rón rén tới làm quen với Por_chi, bạn Por_chi thậm chí còn đưa tay vuốt ve bạn ngao Tạng, bạo ghê ta :-D. Ảnh: ngochungarch.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/shangri-la276.jpg
Ở Shangri-La cũng có cảnh bò (Yak) lấn đường ô tô. Ảnh: ngochungarch.

Yanhong
06-07-2010, 10:14
hihi...mình cũng biết là trà đời nhà Thanh thì dễ gì mua được nhỉ, chỉ là mơ màng tí thôi, chứ mua được trà ở chính gốc Lệ Giang là quá tuyệt rồi ;) Mơ đến một ngày được ngồi giữa Li jiang nhâm nhi tách trà Phổ nhị, thưởng thức phong cảnh mỹ lệ cùng với những ngôi thành cổ, những con đường lát đá và những hào nước trong veo chảy róc rách, bên tai nghe văng vẳng bài "Lệ Giang ca"....Mong đến một ngày :)

PeterPan
08-07-2010, 12:01
Ăn trưa lúc 3 giờ chiều

Sau khoảng 1 giờ di chuyển từ công viên Potatso, 15 cái bụng đói meo (tính cả bác tài khó tính) đã về tới trung tâm Shangri-La và đổ bộ ngay vào một quán ăn. Tuy nhiên, trước khi chiều chuộng cái dạ dày, anh chị em phải tổ chức "gửi tình yêu vào đất tập thể" vì mải mê với cảnh đẹp ở Potatso mà quên mất cái nhu cầu hết sức thiết yếu này. Khổ nỗi, quán ăn không có "World Cup" nên quân ta phải tự lực tác chiến trong hoàn cảnh ngôn ngữ của phần lớn trong số 14 người là... cử chỉ.

Trong vụ này, phải nói là PeterPan ngả mũ thán phục em chupachup. Sau vụ khai quật được "vật thể lạ" tại công viên Potatso (nghe giang hồ đồn đại "vật thể lạ" này là "sản phẩm đầu ra" của các bạn bò Yak), em chupachup có lẽ đã có đủ tự tin nên hiên ngang xông ngay vào 1 khách sạn cạnh quán ăn để đề nghị "giành vé dự World Cup". Em ấy hồn nhiên và em ấy bình yên, tức là sau một hồi giảng giải bằng các động tác tay hết sức truyền cảm cùng một gương mặt không thể "bức xúc" hơn, em đã được nhân viên lễ tân của khách sạn dẫn vào thẳng một căn phòng vô cùng sạch sẽ để làm cái việc mà ai cũng biết là gì rồi đấy.

Nhìn chupachup cười tươi như hoa sau khi bước ra từ khách sạn mà anh chị em trong đoàn cứ mắt chữ A, mồm chữ O hết cả một lượt. Em ấy thì ngon lành thế trong khi hầu hết các bạn còn lại phải chọn phương án du kích (phần này khá "nhạy cảm" nên xin được ngừng tại đây...).

Bữa ăn chia tay Shangri-La cũng ngon như bữa ăn đầu tiên khi chúng tôi tới thành phố trên cao nguyên này. Vừa đánh chén vừa tán phét tung trời, bao nhiêu mệt mỏi tan biến theo tốc độ... xới và gắp. Bữa trưa lúc 3 giờ chiều ấy giúp hầu hết anh chị em nhanh chóng có trạng thái "ăn no ngủ kỹ" trên suốt chặng đường từ Shangri-La ngược về Lệ Giang. Bởi thế, chỉ có vài người được thực sự cảm nhận "tay lái lụa" của bác tài khó tính để rồi về tới thành cổ Lệ Giang mà vẫn còn "tim đập, chân run"...

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la277.jpg
Một khu nhà đối diện quán ăn. Nhà vẫn mang nét kiến trúc Tạng nhưng hình như đều đã được xây bằng gạch và xi măng hết cả rồi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la278.jpg
Loại xe ô tô 3 bánh này rất phổ biến ở vùng này, chạy nhiều như lợn con trên các đường phố.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la279.jpg
Đói và mệt, chẳng mấy ai còn nghĩ tới chụp ảnh. Đây là tấm hình hiếm hoi ghi lại khoảnh khắc trước khi "trận càn quét" diễn ra.

Yanhong
08-07-2010, 15:22
hic...từ đầu topic đến giờ nghe cái vụ World Cup ở China thấy hơi bị hãi hùng rùi.... :( giờ thêm cái màn...đánh du kích nữa hả PeterPan, sao mà chưa đi đã run rồi. Nhưng thôi có hề chi, tình yêu thiên nhiên và cái đẹp vẫn mạnh hơn, vẫn quyết chí phải có ngày ghé thăm những miền đất xinh đẹp này thôi :L

PeterPan
10-07-2010, 15:02
Chùa Chính Giác (?)

Trên quãng đường di chuyển giữa Lệ Giang và khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử, bác tài khó tính tạt xe ào vào một điểm đỗ bên đường. Anh chị em mới đầu đều nghĩ là một điểm đỗ để "thi đấu World Cup", bất đồng ngôn ngữ thật là khổ. Một lúc sau, tất cả mới biết rằng đó là điểm đỗ để ghé vào một ngôi chùa nhỏ. Chùa này nằm trên một triền núi có thể dễ dàng ngắm Ngọc Long Tuyết Sơn (trong ngày thời tiết đẹp) và thậm chí có thể nhìn thấy một phần của Khe Hổ Nhảy.

PeterPan không hề biết về ngôi chùa trước chuyến đi, khi về tới Hà Nội mới bắt đầu tìm hiểu. Tuy nhiên, thông tin có được không nhiều nhặn gì ngoài cái tên Chính Giác (?). Có một điều đặc biệt đó là chùa mang nét kiến trúc Hán nhưng lại có khá nhiều tượng thờ mang đặc trưng của người Tạng.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la282.jpg
Lối vào chùa Chính Giác (?).

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la280.jpg
Toàn cảnh con đường dẫn vào chùa và những dãy núi ở phía xa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la281.jpg
Triền núi ở phía trái chùa với con đường uốn lượn.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la283.jpg
Cận cảnh tòa kiến trúc đầu tiên của chùa.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la284.jpg
Trời quá nhiều mây mù, chỉ có thể thấy Ngọc Long Tuyết Sơn mờ mờ.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la285.jpg
Một khúc sông Dương Tử, đây là khúc nằm giữa khúc quanh đầu tiên và Khe Hổ Nhảy.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la286.jpg
Những tượng thờ mang đặc trưng văn hóa Tạng.

PeterPan
10-07-2010, 23:40
Chuyến xe bão táp

Tạm gác lại Đức Khâm cho một hành trình khác trong tương lai, chúng tôi rời Shangri-La để về lại Lệ Giang. Thời tiết cực đẹp, trời trong xanh, nắng đẹp trong tiết cuối Xuân đầu Hạ. Thế nhưng, đó lại là một chuyến xe bão táp với số ít những người còn thức trong suốt hành trình (thật may cho những ai ngủ ngon).

Chẳng hiểu bác tài khó tính phải cố chạy về Lệ Giang để còn chạy một "show" khác hay bị vợ giục về nhà gấp sau 3 ngày đi vắng. Chỉ biết rằng, thay vì lái cực kỳ cẩn thận như trong ngày đi (thậm chí trước khi lên đường còn cho xe vào một trạm kiểm tra), bác tài đã làm xiếc với chiếc vô-lăng của mình. Cứ mỗi một khúc cua gấp, bác lại tranh thủ... vượt lên dù phía trước có xe hay không.

Chiếc xe lao vun vút và liên tục rung lắc. Khổ sở nhất có lẽ là PeterPan tôi. Vốn không quen ngủ trong những chặng di chuyển kiểu như thế này, tôi cứ giật mình thon thót sau mỗi một khúc cua gấp khi được tận mắt chứng kiến khả năng làm xiếc của bác tài. Nếu PeterPan nhớ không nhầm, có ít nhất khoảng 5 lần chiếc xe khựng lại vì phanh gấp trên quãng đường di chuyển khoảng gần 200km và cũng vài lần suýt chút nữa va chạm với cả xe di chuyển cùng chiều lẫn khác chiều https://l.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/18.gif

Về tới Lệ Giang sau khoảng hơn 2 giờ di chuyển, bà con khoan khoái bước xuống xe rồi vui vẻ bắt tay tạm biệt bác tài mà không biết gì về màn làm xiếc của bác ấy. Thật là hú vía...https://l.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/42.gif

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la287.jpg
Bản đồ quãng đường từ Shangri-La về Lệ Giang.

PeterPan
10-07-2010, 23:58
Lệ Giang đêm

Lại về Lệ Giang sau 3 ngày bồng bềnh ở Shangri-La. Buổi tối hôm đó, anh chị em tổ chức ăn uống xong xuôi rồi chia thành các nhóm tự do khám phá Lệ Giang đêm. Lại đi trên những con đường lát đá, lại lắng nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng kèn của người Nạp Tây và cả giai điệu của bài "Lệ Giang ca" luôn được phát ra từ những cửa hàng băng đĩa nhạc. Đó là một buổi tối mà tất cả cùng bấm nút F5 để tự làm mới mình cho những ngày còn lại của hành trình.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la288.jpg
Ngôi nhà chuyên dùng để tổ chức lễ cưới truyền thống cho các đôi trai gái người Nạp Tây.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la289.jpg
Một góc Lệ Giang đêm.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la290.jpg
Thả hoa đăng bên dòng suối gần quảng trường Tứ Phương.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la291.jpg
Đàn cá vàng đuổi theo hoa đăng.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Shangri-La/shangri-la292.jpg
Ánh lửa hoa đăng đỏ hơn hay đôi má của cô gái người Nạp Tây đỏ hơn?