PDA

View Full Version : Angkor: Quá khứ huy hoàng, hiện tại ảm đạm, vị lai mịt mờ



doun
27-01-2013, 15:40
http://nu1.upanh.com/b5.s32.d2/0a1ca4d000bebf0ae258dee56b7ba7e2_52924151.p0069cla ssicangkorwatmedium.jpg (http://www.upanh.com/p0069-classic_angkor_wat-medium_upanh/v/1vk36beo5sx.htm)

Tôi đã không có ý định viết về những gì mà tôi đã nhìn thấy trong chuyến đi này. Một phần vì nó cũng giống như bao chuyến đi khác vì công việc của tôi, một phần tôi sợ với thời gian ngăn ngủi một vài ngày, và với những cảm nhận không sâu sắc về những gì tôi được nhìn, được nghe, được sờ thấy về một nền văn minh huy hoàng trong quá khứ, tôi sẽ có lỗi với những người sống cách gần một ngàn năm mà những đôi bàn tay điêu luyện của họ đã tạo nên những công trình cho đến cả ngàn năm sau, loài người vẫn còn kinh ngạc và thán phục. Dù cho những điều họ tạo nên có lúc đã suy tàn, bị tàn phá bởi con người hay thiên nhiên bị vùi lấp, lẵng quên trong rừng già đại ngàn nhiều trăm năm.

Nhưng cuối cùng tôi cũng quyết định viết, viết như là để tri ân với những tiền nhân đã để lại cho loài người thấy được những khả năng vĩ đại của loài sinh vật vốn chỉ tồn tại trên cái hành tinh nhỏ bé màu xanh hơn 4 tỉ năm này trong mấy chục nghìn năm.

doun
27-01-2013, 21:20
http://nu4.upanh.com/b2.s35.d1/70e7bf120a238b92fdf1801e60c2ef48_52922564.dsc00224 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00224_upanh/v/cvk21bcz3ql.htm)

Tôi đến Siem Reap trong ánh chiều tà của những ngày người dân đất nước này đang chuẩn bị lế tang cho cựu Quốc vương của mình. Sân bay Angkor bình yên và lặng lẽ như những quá khứ huy hoàng của nó đang nằm ngủ yên dưới bóng rừng già. Họa tiết chú sư tử Angkor oai hùng trên những chiếc máy bay của hãng hàng không quốc gia Cambodia Angkor Air dường như muốn nhắc lại về quá khứ đó. Nhưng thật hài hước thay khi một nửa sở hữu và phần lớn những người điều hành hãng hàng không này là người đến từ phương trời khác.

doun
27-01-2013, 23:14
Nếu như nghĩ đến một đất nước Campuchia ngày nay, khi cả đất nước và người dân còn chưa hàn gắn hết những vết thương của các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 và những ký ức kinh hoàng của thời kỳ diệt chủng những năm 70 của thế kỷ trước vẫn chưa tan đi trong ký ức của người dân, có lẽ nhiều người trên thế giới này không nghĩ rằng đất nước này, những người dân lam lũ tóc khô cằn vì nắng gió, những con người vẫn còn mang trên mình những chứng tích của bom mìn chiến tranh này là những hậu nhân của đế chế Khmer xa xưa. Một đế chế đã phát triển và suy vong trong hơn 400 năm từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIV sau công nguyên mà thời kỳ hưng thịnh nhất của nó bờ cõi của Đế chế trải dài từ nam Trung Quốc đến bán đảo Mã Lai, từ phần lớn lãnh thổ Thái Lan ngày nay đến Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.

http://nu3.upanh.com/b3.s32.d2/4ba7346f8eeea6b2e6f0442f075baeaa_52926993.mapofsou theastasia900ce.png (http://www.upanh.com/map-of-southeast-asia_900_ce_upanh/v/cvkadbbn8pr.htm)
Bản đồ đế chế Khmer những năm 900 SCN

doun
27-01-2013, 23:37
Trải qua hơn 400 năm tồn tại và suy vong với 22 đời vua trị vì, những gì mà Đế chế này để lại cho hậu nhân làm cả thế giới hiện đại ngày nay, khi loài người đã bay lên cao những hành tinh khác, đã lặn sâu đế những nơi sâu nhất của các đại dương, bay vòng quanh thế giới trong vài chục giờ đồng hồ này vẫn còn kinh ngạc về khả năng của những đôi bàn tay con người, dù cho có tới vài trăm năm bị vùi lấp trong rừng già nhiệt đới, bị tàn phá bởi thiên nhiên hay con người.

Đế chế Khmer qua các triều đại chính
Đời vua Năm tri vì
Jayavarman II 802-850
Jayavarman III 850-877
Indravarman I 877-889
Yasovarman I 889-910
Harshvarman I 910-923
Isanavarman II 923-928
Jayavarman IV 928-942
Harshavarman II 942-944
Rejendravarman 944-968
Jayavarman V 968-1001
Udayadityavarman 1001-1002
Suryavarman I 1002-1050
Udayadityavar II 1050-1066
Harshavarman III 1066-1080
Jayavarman VI 1080-1108
Dharanindravarman I 1180-1112
Suryavarman II 1112-1150
Dharanindravarmen II 1150-1181
Jayavarman VII 1180-1220
Indarvarman II 1220-1243
Jayavarmand VIII 1243-1295
Indravarman III 1295-1308

Tôi không có ý viết về lịch sử ở trang web dành cho những người thích đi này, và bản thân tôi cũng làm một cái nghề không có một chút liên quan gì đến lịch sử hay kiến trúc, nghệ thuật, có chăng trong khi học người ta chỉ nói vài câu có màu sắc lịch sử là ngày xửa ngày xưa, cách đây mấy nghìn năm con người đã biết lấy một số loại cây, một số khoáng vật để chữa bệnh này bệnh kia. Tôi chỉ đề cập đến vài điều về những con người đã để lại cho hậu thế nhũng công trình mà con người hiện đại gọi chúng là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại và là một trong số ít cái vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đặc biệt là hai vị vua Suryavarman II và Jayavarman VII, những người đã cho xây nên Angkor Watt và phần lớn đền đài trong quần thể Angkor Thom mà tôi đã có dịp đến thăm khi ra về đầy tiếc nuối về thời gian được ở đó quá ngắn ngủi.

doun
28-01-2013, 00:03
Sau những ngày làm việc nhàm chán với bài phát biểu và những phiên thảo luận dài lê thê rồi cũng đến ngày có được thời gian đến thăm các khu đền đài. Điểm đầu tiên tôi đến là Angkor Watt, tôi chọn nơi này đầu tiên vì nhiều lý do: Thứ nhất: Nó gần khách sạn tôi ở hơn, thứ hai: Nó được xây trước Angkor Thom và Thứ 3: Quần thể Angkor Watt nhỏ hơn nên có thể đến thăm trong một buổi chiều, một lý do cuối nữa là tôi cũng muốn được xem hoàng hôn trên Angkor Watt mê hoặc như thế nào khi mà rất nhiều người nói tới, cả trong tấm postcard tôi mua trước đó cũng có cảnh hoàng hôn Angkor Watt, và dĩ nhiên ảnh đó có thể đã qua chỉnh sửa.

http://nu0.upanh.com/b6.s35.d4/49d739bdff726546836f4b28c34b8010_52928010.005bangk orwat.jpg (http://www.upanh.com/005b-angkor-wat_upanh/v/cvk56b8qazv.htm)
Sunset in Angkor Watt-Postcard

doun
28-01-2013, 00:40
Với 10$ cho một chuyến tuk tuk khứ hồi từ KS. Surmadevi Angkor nơi tôi ở, sau 20 phút, tôi đã có mặt tại cổng đền Angkor Watt
Như đã đề cập trên. Angkor Watt được xây dựng trước tiên trong khu quần thể Angkor dưới thời vua Suryavarman II (Một trong 2 vị vua tôi đã nhấn mạnh bằng ghi đậm ở trên) vào đầu thế kỷ XII là thời kỳ cực thịnh của Đế chế Khmer. Với lịch sử kéo dài hơn 400 năm của Đế chế, một đặc điểm có thể nói là có chút khác biệt với nhiều vùng đất khác về tôn giáo là có nhiều lần tôn giáo của đế chế Khmer thay đổi, và điều này cũng làm cho các kiến trúc trong quần thể Angkor được xây dựng trong suốt thời gian tồn tại của Đế chế cũng có những màu sắc khác nhau nhiều về mục đích, kiến trúc, qui mô... Cũng vì lý do này mà nhiều công trình tôn giáo trong quần thể này bị hủy hoại, sửa đổi theo những sự thay đổi tôn giáo.
Angkor Watt được xây dựng trong thời kỳ Đế chế Khmer theo Ấn giáo (Hindu), mục đích của việc vua Suryavarman II cho xây dựng ngôi đền có nhiều quan điểm cho rằng đó là nơi thờ phụng nữ thần Vishnu như là một đền thờ cấp nhà nước, cũng có những ý kiến cho rằng Suryavarman II cho xây dựng Angkor Watt như là lăng mộ của mình.
Do ảnh hưởng của Ấn giáo nên bố cục Angkor Watt có cấu trúc mô phỏng Núi Vũ Trụ Meru trong đạo, đến khi Đế chế cải sang đạo phật Bắc Tông, đền được thay đổi thành Chùa và có tên là chùa Đế Thiên theo phiên âm Hán Việt, rồi lại đến giai đoạn Đế chế quay trở lại với Ấn giáo. Chùa Đế Thiên lại chở thành đền thờ của Hindu rồi Đế chế suy vong, Angkor Watt bị đập phá, rơi vào quên lãng và có lẽ như vậy nên có thể dù hiện nay Campuchia coi Phật giáo Nam Tông là Quốc giáo thì Angkor Watt vẫn gọi là đền.

doun
28-01-2013, 00:59
http://nu8.upanh.com/b5.s32.d1/8b06481b71e9b1ab050c8f5464ac9d1c_52928588.angkorwa tmap05.jpg (http://www.upanh.com/angkor-wat-map-05_upanh/v/4vk8do2c7da.htm)
Lượm lặt trên mạng về sơ đồ của khu quần thể đền Angkor Watt

doun
28-01-2013, 01:16
Sau khi mua vé 20$ cho một ngày tham quan, chạy thêm chừng vài phút xe, Angkor Watt huyền thoại đã hiện ra trước mặt với màu nâu đặc trưng của đá và của ánh nắng chiều. Nhìn từ xa Chính môn với 3 ngọn tháp đã đổ nhưng không làm mất đi sự quyến rũ. Dãy hành lang tường hai bên với những hàng cột đều tăm tắp cho thấy đây đúng là một công trình tôn giáo chứ không phải là khu vực có kiêm công năng phòng thủ như khu quần thể Angkor Thom mà tôi đến vào ngày hôm sau.

http://nu6.upanh.com/b6.s35.d1/44dd6454f0646a66f03d2827f84c1257_52928816.dsc06853 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06853_upanh/v/4vkd5obceya.htm)

Chu vi ngoài cùng và đầu tiên là hào nước sâu xung quanh đền. Với chu vi hình vuông của hào nước là hơn 6km, chiều rộng hơn 230m như tôi đã đọc được và có lẽ khá sâu.
http://nu5.upanh.com/b1.s32.d1/9e62e7909a6c31b8d40b348d956e6c41_52928705.dsc00423 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00423_upanh/v/9vkedo0c4zm.htm)

Bờ của hào nước được kè bằng những phiến đã Sa thạch (Sandstone) nâu được đẽo gọt với những đường nét sắc nét và kê thành bậc để có thể đi xuống dưới nước, nhiều đoạn qua năm tháng đã bị lún, đổ, việc phục chế cũng đang tiến hành với bằng chứng là nhiều phiến đá đang được gia công xếp trên bờ. Không hiểu có phải do ám thị hay không nhưng tôi không mấy tin tưởng những tảng đá đang đẽo gọi đó có thế làm đẹp thêm cho khu quần thể này. Một phần về những họa tiết, đường đẽo gọt của nó có gì đó mang tính chất tính công, lương theo số lượng sản phẩm nên khá thô, mặt đá còn hằn vết lưỡi dao của máy cưa và màu đá cũng khác, xám chứ không nâu như nguyên bản.

http://nu9.upanh.com/b6.s34.d2/f399d89596887707f9119b1ebc70cc9b_52928739.dsc00418 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00418_upanh/v/dvka5odc5bj.htm)
Một phần bờ kè hào nước còn nguyên vẹn

doun
28-01-2013, 01:46
Việc xây dựng hào nước xung quanh đến Angkor Watt cung không có mục đích phòng thủ, nhiều ý kiến cho rằng các nhà thiết kế ngôi đền đã thiết kế hào nước nhằm tránh sự xâm lấn của cây rừng nhưng có lẽ hoàn toàn không hẵn vậy, vì chắc chắn rằng để xây dựng ngôi đến này thì cả một diện tích rừng xung quanh nó sẽ bị chặt. Ý kiến được cho là có lý hơn là vua Suryavarman II muốn ngôi đền được xây xung quanh một biển nước nhằm mong đem lại sự phồn thịnh cho Đế chế và cung như là để vua thực hiện các nghi thức "Khuấy biển sữa" tìm thuốc trường sinh Amrita như trong truyền thuyết của Hindu giáo. Dù là lý do gì đi chăng nữa tôi cho rằng việc đào những hào nước xung quanh trước khi xây dựng ngôi đền sẽ rất dễ dàng cho việc vận chuyễn những khối đá sa thạch đến từng vị trí xây dựng bằng thuyền bè. Vì những những tảng đá này được lấy từ núi Kulen cách đó gần 100 km. Theo như NASA nghiên cứu qua ảnh vệ tinh thì việc vận chuyển đá bằng kênh đào sẽ rút ngắn được quãng đường vận chuyển đá xuống rất nhiều và rút ngắn thời gian xây dựng ngôi đến xuống chỉ còn 35 năm.

Gogogoo
28-01-2013, 17:53
Tiếp đi cụ ơi
Lái xe của cụ đang hóng đây... :))

doun
28-01-2013, 21:57
Angkor Watt có 4 cổng, hai cổng theo hướng đông và tây được sử dụng nhiều nhất. Trong đó lối vào phía tây được sử dụng là lối vào chính từ khi xưa cũng như hiện nay cho du khách viếng thăm. Đây là ngôi đền duy nhất trong quần thể Angkor có cổng chính hướng về phía mặt trời lặn. Con đường dẫn vào chính môn này dài 190m, rộng gần 10 m được xây dựng hoàn toàn bằng đá sa thạch. Những phiến đá lát dài hơn 1m vẫn phẳng lỳ sau nhiều trăm năm dưới bước chân người. Phần đường phía trái đã sụn lún nhiều và chưa có biểu hiện khôi phục. Thành của con đường cao hơn mặt hồ vài mét khá phẳng chứng tỏ có lẽ bên trong thân đường được xếp hoàn toàn bằng đá vì nếu là đất đắp vào bên trong chắc chắn sẽ có hiện tượng phình thân tường theo năm tháng và theo trọng lực của những chú voi của các nhà vua, quần thần khi xưa bước qua.
Với bài tính đơn giản: dài x rộng x cao: 190 x 10 x 8 -9 cũng cho thấy số lượng đá khổng lồ chỉ dùng để xây dựng nên con đường này là khoảng 15.000 - 17.000 mét khối đá sa thạch.
http://nu1.upanh.com/b4.s35.d1/379ac7e877ef42c3125e74af19895a68_52951751.dsc00430 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00430_upanh/v/bvk7dzdgdjm.htm)

Hiện tại phần lớn chiều dài của đường dẫn tới chính môn không còn lan can, chỉ còn một đoạn nhỏ vài chục mét gần chính môn còn lại lan can được xây dựng theo hình tượng rắn thần Naga 7 đầu
http://nu4.upanh.com/b2.s32.d2/8dfb52dc2585156bf81d2a878ed626f8_52951814.dsc00431 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00431_upanh/v/7vk8cz5yeri.htm)

http://nu5.upanh.com/b4.s32.d1/8ca026e57b55faa39d4c9bbe341c7651_52951845.dsc06866 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06866_upanh/v/3vk1bzay2ne.htm)
Đoạn lan can hình tượng Naga còn sót lại phía chính môn

Vật liệu kết dính những tảng đá sa thạch này vẫn còn là bí ẩn vì không giống như Kim Tự Tháp Ai Cập, không cần chất kết dính mà chỉ xếp những phiến đã được mài phẳng lên nhau, chúng tự đứng vững và gắn kết với nhau bằng trọng lực thì đối với Angkor Watt hay các đền đài tương tự tại Angkor có rất nhiền phần của đền được đẽo gọt hết sức nhỏ như thanh tiện của lan can cầu thang mà qua gần nghìn năm vẫn vững vàng, chắc chắn.

doun
28-01-2013, 22:30
Bước đến chính môn với xung quanh là mênh mông của hào nước khiến cảm giác như toàn thể khu đền là một hòn đảo như trong truyền thuyết của Hindu về Núi vũ trụ Meru nổi lên trên biển sữa.
Phức hợp chính môn gồm 3 cổng: Cổng trung tâm và bên phải, trái. Lối vào cổng phải đi lên bậc thang khá dốc và rộng chừng hơn 2 mét cho thấy. Khi tới đây làm lễ, chắc chắn vua và các quan quân, cận thần phải đi bộ vào. Các cổng được làm xuyên qua 3 ngọn tháp phần ngọn đã bị phá hủy. Chắc chắn cổng trung tâm dành cho vua và hai cổng bên dành cho hầu cận khi ngài vào đền hành lễ.

Nối giữa các cổng là những căn phòng với những mặt ngoài được lắp những chấn song đá được "tiện" rất tỉ mỉ như là chúng được làm bằng gỗ, mái phòng cong xuống cũng hoàn toàn bằng đá và được ghép với nhau khít đến mức, mưa gió không thể lọt qua để vào trong các căn phòng.

http://nu8.upanh.com/b5.s32.d2/d7c685cde409b7f9a7276becd29a9cb4_52953388.dsc00436 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00436_upanh/v/fvxefe9k1xg.htm)

Và với các hoa văn được chạm khắc tinh xảo, mềm mại như thế này. Bạn chắc rằng không nghĩ chúng được làm bằng đá và được chạm khắc hoàn toàn thủ công
http://nu4.upanh.com/b1.s33.d3/b04231dbbfb02fd45287146f638da040_52953464.dsc00443 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00443_upanh/v/5vxbaeekaoi.htm)

http://nu4.upanh.com/b4.s35.d2/2509023afb49036c262979a77d183595_52953474.dsc00441 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00441_upanh/v/dvx62eek9mn.htm)

doun
28-01-2013, 22:41
Và tường trong của các căn phòng hay dãy hành lang tường bao ngoài thực sự là Galeries như các nhà khảo cổ và các học giả đã gọi. Vô số phù điêu, các bức tranh đá, hoa văn được chạm trổ tới từng centimet của đá.

Hình ảnh vũ nữ Apsara với vô vàn tư thế múa, đôi bàn tay cong vút huyền thoại tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại các mép cửa thông giữa các phòng như biểu thị sự đón chào nồng nhiệt đối với những ai đi qua những cánh của đó.

http://nu8.upanh.com/b6.s35.d1/c190508b64e86b995baf911c4e3d395a_52953788.dsc06878 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06878_upanh/v/evx3aeasbrv.htm)

doun
28-01-2013, 22:47
Với những phù điêu ca ngợi những trận chiến lẫy lừng của vua Suryavarman II

http://nu5.upanh.com/b1.s33.d3/1988010177a6e6869c784141c7159773_52953885.dsc06955 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06955_upanh/v/3vx76efs1qj.htm)

Hình ảnh những trận chiến trên phù điêu có thể cho thấy có sự khác biệt lớn về xã hội và văn hóa của đế chế Khmer với các nước láng riềng xung quanh cùng thời kỳ như Nhà Lý của Việt Nam hay nhà nhà Tống của Trung Quốc. Hình ảnh chiến xa khi ra trận rất gần với các chiến xa của đế chế La mã cách đó hàng chục nghìn km. Và cũng có lẽ vũ khí quân sự này đã tỏ ra hiệu quả khi thời kỳ hưng thịnh nhất của đế chế Khmer đã mở mang bờ cõi đến gần như toàn bộ bán đảo đông dương bằng tính ưu việt của các loại vũ khí đó.

doun
28-01-2013, 23:18
Qua chính môn, toàn bộ nội khu đền mở rộng ra trước mắt khác hẳn với vẻ ức chế, kín đáo khi đứng ngoài cổng. Con đường thẳng tắp bằng đá cũng với hàng lan can hình tượng rắn thần Naga dẫn đến khu đền chính

http://nu5.upanh.com/b5.s34.d2/daa9b453b5153887236ec7c4f2f3767a_52954545.dsc00444 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00444_upanh/v/fvxace2l2qx.htm)

Những ngọn tháp chính môn đã sụp đổ phần ngọn nhưng vẻ kỳ vĩ vẫn không mất đi

http://nu6.upanh.com/b3.s32.d1/cfa885132a6e09104e282333516a0b3e_52954586.dsc00445 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00445_upanh/v/fvxf9ebleri.htm)

Ánh nắng cuối chiều khiến tôi không thể đứng ngắm nhìn lâu mà phải vội bước vào trong khu đến chính

http://nu8.upanh.com/b2.s35.d3/d1a4fde601e834c7a4e2eceee542d9fe_52954598.dsc00447 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00447_upanh/v/9vxeaebl6rn.htm)

doun
28-01-2013, 23:48
Hai bên đường đi là khoảng không gian rộng lớn mà theo một số tài liệu thì đây là khu vực dành cho các tu viện và tăng lữ sinh sống. Những bãi cỏ bên đường có thể là nơi tăng gia vườn tược của các tăng lữ vì không thấy có dấu tích của các công trình ngoại trừ hai toà nhà đối xứng hai bên đường đi đựoc mô tả là thư viện của đền.

http://nu9.upanh.com/b3.s34.d1/0e5263d96eb9f3e218868350d524cb37_52954819.dsc00451 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00451_upanh/v/9vx05e2l5oc.htm)

doun
28-01-2013, 23:59
Thật ra, khác với khu vực Angkor Thom, Angkor Watt không hoàn toàn bị bỏ quên trong suốt năm trăm năm mà trên thực tế khi Henri Mouhot nhà thám hiểm pháp đã có công tìm ra Angkor đã mô tả rằng khu đền bị bỏ hoang mặc cho cây cối mọc và không mấy ai dám bén mảng tới vì đó là nơi của nhà vua, trừ vài đứa trẻ nghịch ngợm tò mò vào đó chơi. Và cũng có lẽ vì lý do này mà Angkor Watt có đựoc may mắn không bị phá hủy nhiều, còn khá nguyên vẹn khi Henri Mouhot tìm đến vào những năm 1860. Một vài bức ảnh của thời kỳ Henri Mouhot chụp cho thấy điều đó.

http://nu6.upanh.com/b5.s33.d2/f98c2b39b2245e426d6c184cbfd3a321_52955326.76818.jp g (http://www.upanh.com/76818_upanh/v/6vxf5e3bbuk.htm)
Lối đi chính phía tây

http://nu3.upanh.com/b5.s32.d2/9be44998645411db4f58aab0f53361f2_52955353.76816.jp g (http://www.upanh.com/76816_upanh/v/evx11eeb2dr.htm)
Mặt tường phía tây nhìn từ ngoài hào nước

http://nu0.upanh.com/b5.s32.d1/7072a31b3b6cb81137470cfe417989eb_52955390.lgangkor wattemple2.jpg (http://www.upanh.com/lg_angkor_wat_temple_2_upanh/v/avx4feabdqv.htm)
Mặt phía tây khu đền trung tâm

doun
29-01-2013, 00:12
Hồ nước hai bên Đền trung tâm. Có lẽ với việc sắp xếp bờ hồ bằng những hòn đá khấp khểnh thế kia, không hẳn nó được tạo nên ngay từ đầu.
http://nu2.upanh.com/b3.s32.d1/cffa4f88bc2762b529d7690b594efe49_52955582.dsc00457 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00457_upanh/v/3vx32efb7gz.htm)

doun
29-01-2013, 00:22
Toàn cảnh khu đền trung tâm hay còn gọi là chính điện được chia thành ba tầng nối với nhau bới các hành lang, các phòng với vô vàn các họa tiết, phù điêu:
Tầng một: Địa ngục
Tầng hai: Trần gian
Tầng ba: Thiên đàng mô phỏng núi thần vũ trụ Meru
Hình ảnh chụp từ kinh khí cầu để rõ hình dung về cấu trúc của chính điện

http://nu1.upanh.com/b5.s32.d1/fefb00663ac55765715df89206fd2244_52955661.angkorwa t.jpg (http://www.upanh.com/angkor_wat_upanh/v/avxc6e8bfjs.htm)

doun
29-01-2013, 00:38
Việc trùng tu ngôi đền vẫn đang được tiến hành nhưng nhiều người e ngại với sự khó khăn về kinh phí, thiếu thốn phương tiện và đặc biệt hơn nữa là thiếu tâm huyết có thể làm cho việc trung tu rất khó khăn, đôi khi còn làm hỏng di tích.

http://nu4.upanh.com/b1.s32.d2/2432d95741c1230f92da7bdadb4de2a1_52956014.dsc00469 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00469_upanh/v/9vxdcefoenv.htm)

Chính môn nhìn từ phía chính điện

http://nu7.upanh.com/b5.s35.d3/9fc78f5c9c942f09f7543fcbd3a4782d_52956027.dsc00471 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00471_upanh/v/1vx39e6o1np.htm)

doun
29-01-2013, 00:41
Qua cửa chính điện, nối với các khu trong bằng các phòng
http://nu8.upanh.com/b2.s33.d3/d3ec665fd850178fc0838a140a67a5b8_52956068.dsc00475 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00475_upanh/v/1vx80e8oabq.htm)

Các hành lang
http://nu4.upanh.com/b2.s33.d1/6fc394867643b9b15ad9a4b403aad318_52956074.dsc00476 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00476_upanh/v/0vxfce3o9bl.htm)

Dầy đặc những phù điêu trên tường
http://nu8.upanh.com/b2.s32.d2/b67f7edf62200a293cb2c83da45ca9da_52956078.dsc06954 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06954_upanh/v/5vx85efo2bo.htm)

Và cả trên mái
http://nu3.upanh.com/b3.s35.d4/f6ea9143321ad9c7d54b042dee6abd4e_53103923.cambodia angkorwatarchedhall.jpg (http://www.upanh.com/cambodia_angkor_wat_arched_hall_upanh/v/4vxd8l8ibmj.htm)

doun
29-01-2013, 00:55
Mô tả các vị thần của Hindu giáo: nhu thần Vishnu và thần chim Garuda
http://nu0.upanh.com/b1.s33.d2/83e8dfa0bb24fafdb450275df36cbb0b_52956090.450pxvis hnuongarudadet.jpg (http://www.upanh.com/450px-vishnu_on_garuda_det_upanh/v/cvxc8eao6oq.htm)

Lễ hội hay những trận chiến oai hùng
http://nu4.upanh.com/b1.s35.d2/1eb6193d0f90785c8b4e771d079669a8_52956184.anhkor.j pg (http://www.upanh.com/anhkor_upanh/v/9vxe9efo3li.htm)

http://nu7.upanh.com/b5.s33.d2/1136e6d5e545a7631491cfc67ae74218_52956197.suthidoc angkorwat1.jpg (http://www.upanh.com/suthidocangkorwat_1__upanh/v/4vx3fe8oald.htm)

doun
29-01-2013, 01:04
Và không thể thiếu điệu múa của các vũ nữ Apsara với những bầu ngực căng tròn để trần và những đôi tay cong vút.
http://nu9.upanh.com/b3.s35.d2/fc18d4f646a6eaaf99032e59549174af_52956249.dsc06917 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06917_upanh/v/0vx68e3oexs.htm)

Tôi có đọc được ở đâu đó về phát hiện lý thú và có lẽ cũng hợp lý về những vũ nữ Apsara này, thể hiện sự tỉ mỉ của các thợ điêu khắc xây dựng ngôi đền. Người ta phát hiện rằng các cô vũ nữa apsara trên các bức phù điêu có cô chưa chồng và có những cô đã có chồng, sinh con dựa vào các nếp nhăn trên bụng ngang rốn
Ví dụ như cô này là chưa chồng
http://nu2.upanh.com/b2.s34.d1/7284e157d413f22d6848efbb557352a7_52956292.dsc00505 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00505_upanh/v/4vx38e8o2ya.htm)

Và các cô này đã có chồng, có con
http://nu9.upanh.com/b3.s32.d2/4b28201727fba8274ce2d0316ccbf5eb_52956309.dsc00507 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00507_upanh/v/4vxc0e3o4fx.htm)

nghiatran
29-01-2013, 10:54
Chi tiết này rất hay !!! Cám ơn Doun.

doun
29-01-2013, 13:10
Khi đề cập đến chim thần Garuda tôi mới chợt nhớ đến hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia mà tôi đã có dịp bay đi bay lại trong chuyến đi tới Indonesia tháng 11 vừa qua. Thì ra hãng hàng không này mang tên của loài chim thần vốn là vật cưỡi của nữ thần Vishnu trong Ấn giáo mà Indonesia là nước có ảnh hưởng bởi tôn giáo này. Kẻ thù của chim thần Garuada chính là rắn thần Naga 7 đầu do mối thâm thù mẹ của Garuada bị mẹ của Naga bắt làm nô lệ và làm nhục nên Garuda luôn tìm cách bắt và ăn thịt Naga. Có thể là khó hiểu vì trong cùng một công trình tôn giáo, biểu tượng Garuda và Naga luôn song hành nhưng điều đó có thể là phản ánh các mâu thuẫn xã hội, mẫu thuẫn giai cấp trong thời xa xưa.

http://nu0.upanh.com/b4.s33.d3/e256375680900395de48366c27d10cfb_52974160.sdc11544 .jpg (http://www.upanh.com/sdc11544_upanh/v/7vx14u1z3ol.htm)
Garuda Indonesia tại sân bay Semarang - Central Java Indonesia

http://nu9.upanh.com/b1.s32.d1/86412d1d6ed848c3738057998b227c94_52974209.dsc00243 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00243_upanh/v/dvx2bu6zbyb.htm)
Tương chim thần Garuda tại KS. Surmadevi Angkor nơi tôi ở

Chitto
29-01-2013, 13:31
.. là nơi thờ phụng nữ thần Vishnu ..


Thì ra hãng hàng không này mang tên của loài chim thần vốn là vật cưỡi của nữ thần Vishnu trong Ấn giáo mà Indonesia là nước có ảnh hưởng bởi tôn giáo này.

Không rõ thông tin Vishnu là NỮ thần là từ nguồn gốc nào, vì theo tôi biết thì Vishnu là nam thần, và các hóa thân dưới dạng người của Vishnu cũng đều là nam.

nightpinky
29-01-2013, 14:09
Vote cho chủ thớt 1 vé, hay lắm... Nhưng nói thật mình khoái đi đường bộ hơn...

doun
29-01-2013, 17:28
Không rõ thông tin Vishnu là NỮ thần là từ nguồn gốc nào, vì theo tôi biết thì Vishnu là nam thần, và các hóa thân dưới dạng người của Vishnu cũng đều là nam.

Hehe, Thank Chitto so much. Tôi thì láng máng hình như có chữ NỮ, vả lại khi xem các tranh về Vishnu thấy giống giống female nên chém bừa là NỮ, với lại dựa vào một số đặc điểm như: Vú, khuôn mặt, nốt ruồi trên trán, cộng với tư duy theo kiểu củ chuối Male đối với quan điểm của người Ấn thường có râu. Túm lại là nên ngâm cứu kỹ trước khi chém.

http://nu3.upanh.com/b1.s33.d1/0d6f968844d6436bee9bee244f3d2168_52971633.garudapa khsimsvaha.gif (http://www.upanh.com/garuda-pa-khsim-svaha_upanh/v/4vx86u2o5jc.htm)http://nu4.upanh.com/b4.s33.d1/3c5c9676a2a6c9abd1ad6f4571a3bb6a_52971634.mahabhar ata06ramauoft0678.jpg (http://www.upanh.com/mahabharata06ramauoft_0678_upanh/v/9vxf4u5oafa.htm)

Một số hình ảnh về thần Vishnu

doun
29-01-2013, 20:26
3 dãy hành lang, phòng dọc và một dãy ngang chia tầng Trần Gian thành 4 ô, từ trên hành lang có các bậc thang ngắn xuống sàn. Khi xưa các ô này đầy nước và là nơi vua tắm gội để rũ bỏ bụi trần và tội lỗi trước khi hành lễ ở tầng Thiên Đàn. Tuy nhiên về sau người ta rút hết nước ở đó đi đi đảm bảo cho ngôi đền không bị hủy họa bởi ngâm trong nước.

http://nu2.upanh.com/b2.s33.d2/249d37c31fe8a01804c6ea22cb8eff31_52976232.dsc00483 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00483_upanh/v/1vxa3udh9of.htm)
Khoảng trống giữa các hành lang

http://nu4.upanh.com/b2.s34.d4/2c6621e7c48bdf6ad7ada11cd1ea2b2b_52976264.dsc00484 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00484_upanh/v/fvxa2ueh6gw.htm)
Các bức tường sừng sững

http://nu9.upanh.com/b2.s34.d4/f92f8a151d782d9db4f3d88b2211d7ca_52976279.dsc00482 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00482_upanh/v/2vx2eu7h6yt.htm)
Xưa kia đây là bể nước để nhà vua tắm gội

doun
29-01-2013, 20:36
http://nu4.upanh.com/b5.s33.d1/2c1a0bd80480dcd37ec543b9161e8e6f_52976504.dsc00486 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00486_upanh/v/7vx69u4h8pq.htm)
Nhìn về phía ngoài, trời dàn về chiều với những tia nắng cuối ngày lọt qua khung cửa

doun
29-01-2013, 20:55
Qua dãy hành lang, khu chính điện với những ngọn tháp hiện ra sừng sững
http://nu5.upanh.com/b4.s35.d1/377c8fbbfe985a482cedb6b4e51d6c77_52976565.dsc00488 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00488_upanh/v/dvx9cu2u1nd.htm)

Khoảng sân bao quanh không rộng lắm nên đứng bất kỳ vị trí nào của sân cũng phải ngửa cổ lên để ngắm nhìn những ngọn tháp khiến cho nó càng cao vời vợi
http://nu2.upanh.com/b2.s33.d1/6a1825561b8dd284a92c663353780fd6_52977422.dsc06945 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06945_upanh/v/6vx1duae4bi.htm)

http://nu3.upanh.com/b2.s33.d1/2fa1694b2e58693b7da9a5cbcf735218_52977423.dsc06946 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06946_upanh/v/avx68ueeabt.htm)

http://nu8.upanh.com/b4.s35.d3/d653d968f3689bb1ac9cff8bd4d36fb1_52976928.dsc00493 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00493_upanh/v/evx52u4u1go.htm)

doun
29-01-2013, 20:56
Vì đây là khu vực linh thiêng nhất của khu đến, không phải ai cũng có thể đặt chân vào nên khoảng không gian xung quanh không cần rộng. Trên sân là ngổn ngang những mảnh vỡ của các tòa tháp được xếp lại chuẩn bị cho việc trùng tu.
http://nu3.upanh.com/b1.s35.d1/f04b04615ba250dbf0a7a15572f4b551_52976973.dsc00489 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00489_upanh/v/1vxb4u4ubsc.htm)

Những mảnh vỡ vẫn còn những họa tiết chạm khắc tinh xảo
http://nu7.upanh.com/b2.s35.d3/afb4a7a24d041078296106ce36bd7ad2_52977037.dsc00509 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00509_upanh/v/4vx78u3u6ae.htm)

doun
29-01-2013, 21:01
Khu vực tường bao xung quanh là các dãy phòng và hành lang dài hun hút, trên tường cũng là các bức phù điêu và trang trí hoa văn, trấn song đá.
http://nu1.upanh.com/b6.s34.d3/2b120c2102e84fd4018cd0e92724e80c_52977101.dsc00495 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00495_upanh/v/0vx01ubucyp.htm)

Những trấn song đá vỡ vài chỗ, vết vỡ còn khá mới chắc là dấu vết của một ai đó cố tình hủy hoại
http://nu6.upanh.com/b5.s34.d2/58f9b22aa96977c3d1f17663bacffc33_52977136.dsc00506 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00506_upanh/v/bvx6duaudjk.htm)

doun
29-01-2013, 21:09
Hình ảnh vũ nữ Apsara ở khắp mọi nơi. So với những cô gái Cambodia múa apsara ngày nay, tôi thấy trang phục có khác đôi chút, không phải ở chỗ những bức tượng thể hiện cô gái ngực trần mà một số phù điêu có chạm các vũ nữ trên vai hay hông của họ có những dải lụa mềm mại bay theo điệu múa giống như các nàng tiên trong truyền thuyết Trung Hoa. Với trang phục ngực trần, lộ những vòng eo, quần chẽn ống, dải lụa trên vai, có thể đây là kết quả của sự giao thoa giữa văn hóa giữa luồng văn hóa phía tây của tiểu lục địa Ấn Độ, Tiểu Á và phía bắc của Trung Hoa

http://nu7.upanh.com/b3.s33.d2/49409b6b081e90917bf6e7dbbf058956_52977217.dsc06918 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06918_upanh/v/dvx28ubudwm.htm)

doun
29-01-2013, 22:26
Toàn bộ khối tòa tháp trung tâm có hình vuông, mỗi mặt có 3 lối bậc thang lên dốc 45 độ, duy có mặt phía chính tây lôi lên ở giữa được nối với hành lang từ tầng Trần Gian lên. Bậc thang các lối lên hẹp nên khi bước lên nhiều người phải bò bằng cả tay. Hôm tôi đến tất cả các lối lên đều rào lại chắc để phục vụ cho việc trung tu ở bên trên. Khi tôi đi ngang qua mấy người bảo vệ họ nói thầm vào tai tôi " Có muốn lên trên đỉnh không sir?". Chắc chắn đây là một cách cải thiện của mấy người bảo vệ nhưng do trời cũng đã chuẩn bị tối nên tôi lắc đầu.
Toàn thể khu đền trung tâm có dạng kim tự tháp 4 mặt, tầng giữa có các phòng và hành lang chay xung quanh. Tầng trên cùng có 5 đỉnh tháp, 4 đỉnh ở 4 góc có độ cao 40 mét so với nền sân và đình tháp ở giữa cao nhất là 65 mét.

http://nu0.upanh.com/b2.s34.d3/931241740e22fbacb50487fbd1ae117c_52979500.dsc00500 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00500_upanh/v/7vx18e2n8mg.htm)
Các lối lên dốc ngược

http://nu7.upanh.com/b1.s32.d2/9e58444537aa8fd1c8f6eb3c7fea6528_52979747.dsc06924 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06924_upanh/v/0vxb3e5c6cj.htm)

http://nu9.upanh.com/b1.s32.d2/3fadbe95b9163fb12b6c652179256667_52979749.dsc06928 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06928_upanh/v/dvxf2e8cfcy.htm)
Các ngọn tháp cao sừng sững

doun
29-01-2013, 22:48
Nếu như chân đế của chính điện được tạo nên bằng cách đặt các tảng đá nặng lên nhau là điều dễ hiểu nhưng các họa tiết ở cái mái và đỉnh tháp được gắn kết bằng cách nào thì thực sự là khó hiểu. Có người nói các phiến đá không phải được tạo nên vuông thành sắc cạnh mà được đẽo gọt thành các mộng để ghép với nhau như kiểu đóng đồ mộc. Nếu đúng như vậy thì trình độ chế tác đá của thợ thủ công khi xưa quá điêu luyện. Bằng chứng là tại các bức tường trong các phòng và hành lang cao tới 2,5 m dài hàng chục mét liên tục mà được ghép phẳng tới mức gần như không nhìn thấy mối ghép giữa các phiến đá.

Tại của chính giữa tầng 2 của thánh điện, có một hành lang chạy giữa tạo thành hình dấu thập, tại điểm giao nhau của 2 hành lang này chính là chân tháp giữa cao 65 mét. Tương truyền là tại căn phòng ở điểm chính giữa này là nơi thờ thần Vishnu và có tượng của thần bằng vàng. Các căn phòng ở trên người ta mô tả có một hiện thú vị là khi người đứng trong phòng chỉ cần vỗ nhẹ vào ngực mình là sẽ phát ra tiếng vang như tiếng trống do cộng hưởng âm thanh dội vào các bức tường đá.

doun
29-01-2013, 22:58
Với tổng cộng 298 căn phòng ở khu vực đền trung tâm với vô vàn các các bức phù điêu, hoa văn, tượng. Quả thực đây là một bảo tàng nghệ thuận vĩ đại của nhân loại. Người ta nói rằng các phiến đá sau khi được ghép vào nhau chắc chắn sau đó mới đến việc điêu khắc các phù điều nên tạo thành sự liên tục hoàn hảo ví dụ như bức tường tranh dài cả trăm mét này.

http://nu8.upanh.com/b5.s33.d2/2a4404a864295615e189f52991af304c_52980428.dsc00476 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00476_upanh/v/dvxb6eecdfw.htm)

Hay như chiếc dầm cửa đá với hoa văn tỉ mỉ, mềm mại này cũng có thể được tạo thành từ 2 hay nhiều tảng đá
http://nu2.upanh.com/b5.s34.d2/57dc9113796f1d5c8a25ef513b0122ef_52980492.dsc00442 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00442_upanh/v/6vx59e7i3vu.htm)

doun
29-01-2013, 23:02
Nhìn các họa tiết như thế này, liệu ai có thể tin rằng chúng được tạc thủ công vào đá hay nghĩ rằng đó là một loại gạch lát xi măng được đúc hàng loạt

http://nu1.upanh.com/b1.s34.d1/9f8a9daa954817b7f92a6684ef14c236_52980601.dsc00675 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00675_upanh/v/6vx84e9iatp.htm)

doun
29-01-2013, 23:16
Thực sự không có cảm giác gì hơn ngoài sự kinh ngạc. Nếu như Đại Kim Tự Tháp Giza của Ai Cập làm kinh ngạc người đời sau bởi sự vĩ đại và sự khó hiểu về cách thức vận chuyển những tảng đá hàng tấn lên cao thì với Angkor Wat làm kinh ngạc lòng người bằng sự tỉ mỉ, trau truốt đến từng centimet, sự cân đối và đường nét.

Việc xây dựng nên Angkor Watt trong vòng 37 năm đòi hỏi một sự huy động khổng lồ nhân lực, không chỉ là nhân công cơ bắp dành cho việc khai thác, vận chuyển đá trên quảng đường gần 100 km và còn là số lượng lớn những nghệ nhân chế tác đá. Con số có thể đến hàng chục nghìn người.

Với một đế chế cho dù là hùng mạnh đến đâu và với dân số của thời kỳ đó thì việc huy động một lượng nhân lực khỏe mạnh nhiều trong một thời gian dài như vậy chắc chắn rằng có một sự ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội đương thời từ việc sản xuất nông nghiệp, đến quân sự. Có chăng là sử dụng lao động nô lệ, tù binh từ các cuộc chiến với người Xiêm, người Chăm Pa mới tránh được những hệ quả xấu đó.

doun
29-01-2013, 23:30
Tôi quay trở ra khi mặt trời đã bắt đầu khuất sau những ngọn cây xa xa. Không gian chính điện trở nên vắng lặng và lạnh lẽo giữa bốn bề màu của đá như nghìn năm lẵng quên. Mặt trăng đã bắt đầu lên trên đỉnh những ngọn tháp. Những du khách cuối cùng cũng vội vã trở ra về những không ngừng nuối tiếc bấm những bức ảnh cuối cùng về một kỳ quan của nhân loại.

http://nu4.upanh.com/b2.s32.d1/8d490d0da81f9db5ecd84a770a2596d5_52981114.dsc00511 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00511_upanh/v/8vx8eeci1jo.htm)
Trăng trên Angkor

http://nu5.upanh.com/b3.s35.d4/71a5bda98541157e243267bc07a3d9c0_52981145.dsc00515 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00515_upanh/v/8vx35ebt9ty.htm)
Qua những hành lang hun hút, tưởng nghe tiếng sột soạt của bước chân tăng lữ từ thủa nào

http://nu4.upanh.com/b3.s34.d4/9961df612b81f9f2ec81d944a02f0580_52981184.dsc00466 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00466_upanh/v/avxb5e6i2wu.htm)
Hoàng hôn dần xuống sau những cây Thốt Nốt trầm mặc

doun
30-01-2013, 00:11
Tối hôm đó, chúng tôi được mời than dự buổi tiệc tại KS. Sofitel Angkor. Trong khi dự tiệc ngoài trời, một vũ đoàn gồm những cô gái trẻ biểu diễn các điệu múa truyền thống của Cambodia. Tôi không hiểu gì về cái môn nghệ thuật cơ thể này. Chỉ đến khi biểu diễn trích đoạn sử thi Ramayana với những vũ điệu và tiếng nhạc, dù là người không am hiểu nghệ thuật nhưng một lần nữa tôi như chìm đắm trong bầu không khí của lịch sử.

http://nu6.upanh.com/b1.s33.d3/068e57079ac1fde0e2cf7bd29705a33e_52981756.dsc06751 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06751_upanh/v/bvxbbe9tdfi.htm)

Sử thi Ramayana chắc rằng ở Việt Nam thời kỳ mà vô tuyến truyền hình là thứ khó hình dung, mọi người vẫn thường thưởng thức văn hóa qua chiếc đài bán dẫn hoặc đến cái sân bóng để xem văn công về biểu diễn phục vụ có một vở cải lương có tên Nàng Sita với đức vua Haman ở kinh thành Ayodhya của vương quốc Kosala, quỷ Riếp và tướng khỉ Hanuman thường phát trên chương trình sân khấu truyền thanh tối thứ 7. Đó chính là chuyển thể của sử thi Ramayana.

doun
30-01-2013, 00:17
Chuyện kể rằng ngày xưa, tại kinh thành Ayodhya của vương quốc Kosala, có một vị vua trẻ trị vì tên là Haman và hoàng hậu Sita xinh đẹp. Họ yêu nhau sau đắm và tràn ngập hạnh phúc

http://nu8.upanh.com/b2.s34.d4/1f94f5e02bc3d04afeb20c2e7a332d1e_52981998.dsc06766 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06766_upanh/v/6vxa4u9a0tl.htm)

doun
30-01-2013, 00:25
Bỗng một hôm, khi tình yêu đang ngập tràn thì Quỷ vương Ravana xuất hiện. Thấy nàng Sita xinh đẹp, Quỷ vương bèn bắt nàng đi làm vợ hắn

http://nu5.upanh.com/b2.s34.d2/099cbaa013608d3d30d286f3ec620d6f_52982055.dsc06768 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06768_upanh/v/8vx26uaabuy.htm)

doun
30-01-2013, 00:32
Cho dù Quỷ vương dỗ dành, dọa nạt nhưng nàng Sita vẫn không nghe lời Quỷ vương.

http://nu0.upanh.com/b2.s32.d2/2f4801a801db1725ec791adbf804dc52_52982130.dsc00309 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00309_upanh/v/bvxf3uaa3hi.htm)

Sita ngày càng âu sầu luôn mong mỏi được về với Haman, Quân vương yêu quý của nàng.

http://nu0.upanh.com/b1.s34.d1/1f7a0c4e2ffa1338522d58ea03bb67f1_52982140.dsc00331 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00331_upanh/v/4vxdduda2hq.htm)

doun
30-01-2013, 00:36
Mất hoàng hậu, Quốc vương Haman buồn rầu, chàng quyết tâm tìm Quỷ Ravana để giết hắn cứu vợ

http://nu0.upanh.com/b1.s34.d4/fb6e77b6714ca7ae2285e97cd4e4802e_52982160.dsc00310 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00310_upanh/v/2vx6cu5a0xq.htm)

doun
30-01-2013, 00:38
May mắn chàng được vua khỉ Xugriva và tướng khỉ Hanuman giúp đỡ
http://nu3.upanh.com/b1.s33.d3/2f89d147b0989ee8afe23461b70a1def_52982183.dsc00316 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00316_upanh/v/8vx2auea6xm.htm)

doun
30-01-2013, 00:40
Cuộc chiến đấu giữa một bên là Nhà vua Haman, Hanuman và một bên là Vua Quỷ Ravana diễn ra dữ dội. Cuối cùng Haman giành chiến thắng, cứu được vợ mình

http://nu7.upanh.com/b1.s32.d2/5f3f2accfc78e3219bf27ce628b35b96_52982187.dsc06770 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06770_upanh/v/7vx88uca9kr.htm)

doun
30-01-2013, 00:42
Cứu được vợ, nhưng Haman lại cảm thấy không hạnh phúc, chàng nghi ngờ sự chung thủy của vợ mình.

http://nu4.upanh.com/b5.s34.d2/c16b2b386e9ebeab9ffa64a2a6ddf465_52982194.dsc00312 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00312_upanh/v/evx29uaaekz.htm)

doun
30-01-2013, 00:44
Cho dù tướng khỉ Hanuman khuyên can nhưng đức vua Haman vẫn không giảm lòng ghen tuông

http://nu7.upanh.com/b1.s32.d2/498fab9efcf7fd3aac59f2bad391f96a_52982227.dsc00314 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00314_upanh/v/bvx1du1a0zy.htm)

doun
30-01-2013, 00:45
Khuyên chồng không được, Sita buồn lắm và tìm đến cái chết như chứng minh lòng chung thủy

http://nu9.upanh.com/b6.s32.d2/9b338404d923c0b51ce161a278ec672d_52982209.dsc00330 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00330_upanh/v/5vx95u1a0zd.htm)

doun
30-01-2013, 00:49
Nhưng đức hạnh của nàng đã khiến thần linh động lòng và giang tay cứu. Haman tỉnh cơn ghen tuông mù quáng. Từ đó chàng và nàng sống hạnh phúc bên nhau.

http://nu9.upanh.com/b2.s32.d1/ba7ba4f8e96979894e7b9c1944d8cca9_52982239.dsc00336 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00336_upanh/v/8vx76u1a7zp.htm)

Pamhime
31-01-2013, 11:40
Các bác được xem sử thi này thật thích quá! Giá có quay phim lại thì tốt hehe

doun
01-02-2013, 23:32
Sáng hôm sau, mặc dù cố gắng dậy sớm những 8:30 tôi mới rời khách sạn để đến Angkor Thom được. Vẫn anh bạn tuk tuk hôm qua đưa tôi đi nhưng lần này là 15$ vì đường có xa hơn chút và anh ta định đưa tôi đi thăm thêm một số ngôi đền nữa. Tấm vé hôm qua chiều mua mặc dù có giá trị trong vong 1 ngày nhưng qui định của đây rất có lợi cho du khách, nếu mua vé vào buổi chiều thì vé dẽ được ghi là xuất vào ngày hôm sau và có giá trị cho cả ngày hôm sau mặc dù tại buổi chiều hôm mua vẫn có giá trị thăm quan.

Quần thể Angkor Thom thực chất là kinh thành của hoàng gia trong kinh đô Angkor của đế chế Khmer, giống như Washington DC thuộc TP. Washington vậy. Trước triều đại của vua Jayavarman VII, tại Angkor Thom cũng đã có một số công trình tôn giáo tại đây như đền Baphuon. Phải đến triều vua Jayavarman VII, các công trình tôn giáo và cung điện hoàng gia mới được xây dựng mạnh mẽ và hầu hết các kiến trúc còn lại đến bây giờ đều được xây dựng dưới thời vua Jayavarman VII. Về sau một số công trình tôn giáo khác cũng được xây dựng vì vậy có thể nhận ra trong quần thể Angkor Thom các công trình có lối kiến trúc khá khác nhau.

angle1088
02-02-2013, 17:11
có đi qua angkor vĩ đại thật, so với tháp chàm thì tháp chàm thu về quy mô xa, nhưng có ý kiến thik tháp chàm, vì bik làm gạch, angkor chỉ lấy đá về ghép

doun
03-02-2013, 22:58
So với Angkor Watt, Angkor Thom rộng hơn (9km2) vì nó không chỉ là đền đài mà còn có cả cung điện của hoàng gia. Được xây dựng trên một khu vực hình chữ nhật, có hào nước rộng bao quanh và tường thành bằng đá ong, phía trên tường thành là các công sự sử dụng trong phòng thủ.

Sơ đồ quần thể Angkor Thom
http://nu0.upanh.com/b5.s34.d4/8620672ff955e73de6e1a858ab9d0856_53102640.ltoatmap .jpg (http://www.upanh.com/ltoatmap_upanh/v/cvx82sew6fl.htm)

Và đây là toàn bộ các đền đài thuộc khu vực Angkor, kinh đô của đế chế Khmer khi xưa, Angkor Watt cách Angkor Thom khoảng 2 km
http://nu9.upanh.com/b2.s33.d2/da2da5532ab259d3fa85b466cd03f40a_53102699.map.gif (http://www.upanh.com/map.20_angkor_rs_upanh/v/fvxc1sew5mj.htm)

doun
03-02-2013, 23:09
Đi thẳng qua trục đường chạy ngang qua công phía tây của Angkor Watt chừng 2km là tới cổng Nam của Angkor Thom. Dể nhận thấy từ xa là công đền cao vòi vợi và hàng lan can cầu ngoài cổng với hình tượng những binh lính tay nâng rắn thần 7 đầu Naga. Angkor Thom có 5 cổng trong đó 3 mặt Tây Nam Bắc có 1 cổng đơn, phía đông có 2 cổng là chính đông môn và cổng chiến thắng, các đường nối giữa các chính môn Đông, Tây, Nam, Bắc là các đường trung tâm, nối với nhau tại đúng đền Bayon. Cổng Chiến thắng bố trí lệch về bên phải Chính đông môn, có lẽ được xây dựng sau để ghi công chiến thắng Chăm pa của vua Jayavarman VII.

http://nu6.upanh.com/b4.s33.d1/0f12745e8f871c5071dd6e1b50c022b2_53102906.dsc00540 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00540_upanh/v/3vx5al1c0ng.htm)
Mặc dù xây dựng sau Angkor Watt nhưng Angkor Thom có vẻ bị xuống cấp nhiều hơn, do chất liệu đá hay do bị che phủ bởi cây rừng nên các phiến đá bị rêu phong nhiều

doun
03-02-2013, 23:14
Hàng lan can của cầu dẫn vào công chính phia nam với hàng người trong tư thế quỳ, tay nâng rắn thân Naga.
Có vẻ một bên là binh lính hoặc các quan võ với trang phục chiến trận, khuôn mặt nghiêm nghị
http://nu5.upanh.com/b3.s33.d1/c17928488913020643166ec46813f015_53103005.dsc00533 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00533_upanh/v/1vxd8l1c4ue.htm)

và một bên là các quan văn, khuôn mặt hiền từ, trầm lặng hơn
http://nu2.upanh.com/b6.s32.d2/e85e1d1b52baefbe57914af9d0c91784_53103012.dsc00537 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00537_upanh/v/8vxd4l8cbul.htm)

Cũng có thể là khuôn mặt của các bồ tát
http://nu4.upanh.com/b1.s35.d4/6d330ae1b81ff9aa6f76f3351301c071_53103094.dsc00538 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00538_upanh/v/evx33l4c7qg.htm)

doun
03-02-2013, 23:20
Nhìn từ phía sau, hai hàng nâng rắn Naga đều tăm tắp, sự sáng tạo tuyệt vời cũng như hình tượng rộng 7, 9 khúc uốn lượn dọc các lối đi của kinh thành Việt Nam hay Trung Hoa

http://nu3.upanh.com/b2.s32.d1/fa80e83725b108f7d3ef5067d78124d1_53103153.dsc00544 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00544_upanh/v/2vxdel8c2ke.htm)

doun
03-02-2013, 23:23
Hào nước bao quang thành rộng, hoang sơ như vẫn thế mấy trăm năm.

http://nu3.upanh.com/b2.s35.d4/2c124ef56bec2da13593a35698f7495b_53103203.dsc00535 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00535_upanh/v/6vx5al1c8bd.htm)

http://nu9.upanh.com/b5.s32.d1/19dc1e18cf7d2954a1b30914f62de313_53103839.cambodia angkorthommoatstatue.jpg (http://www.upanh.com/cambodia_angkor_thom_moat_statue_upanh/v/9vxe9l1i0ee.htm)

Không cần vào trong cũng đã cảm nhận được khung cảnh hoang sơ
http://nu4.upanh.com/b3.s34.d4/0796b3504b3662bc87724a51319939e9_53103264.dsc06983 .jpg (http://www.upanh.com/dsc06983_upanh/v/fvxcelfc9gl.htm)

doun
03-02-2013, 23:48
có đi qua angkor vĩ đại thật, so với tháp chàm thì tháp chàm thu về quy mô xa, nhưng có ý kiến thik tháp chàm, vì bik làm gạch, angkor chỉ lấy đá về ghép

Tháp chàm và Angkor là 2 nền văn hóa khác nhau, hai vương quốc khác nhau bạn nhé. Nên các kiến trúc về tôn giáo cũng có sự khác biệt nhiều. Khó có thể so sánh được về kiến trúc, thẩm mỹ hay trình độ kỹ thuật của các công trình này. Tháp chàm như chúng ta gọi ngày nay là các công trình tôn giáo của vương quốc Chăm pa (TK II-XVIII SCN còn có một tên khác là Chiêm Thành). Thời kỳ hưng thịnh nhất vương quốc Chăm pa bao gồm các tỉnh miền trung và nam trung bộ Việt Nam từ đèo Ngang đến các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Trong lịch sử tổn tại, vương quốc Chăm pa có nhiều lần xung đột với Đế chế Khmer, có những lần Hoàng đế Khmer bắt sống được cả vua Chăm, nhưng cũng có thời kỳ quân Chăm tiến đánh và chiếm đóng được kinh đô Khmer là Angkor trong một vài năm.

Thực sự thì có có sự giao thoa nhất định giữa văn hóa cuối thời kỳ Angkor với văn hóa Chăm vì ngay tại phức hợp quần thể Angkor Thom có một số tháp có lối kiến trúc hao hao giống với tháp chàm (như cụm tháp South, Noth Khleang) nhưng được xây nên bằng đá Sa thạch. Việc xây dựng các công bằng đá thay vì bằng gạch có thể do nguyên liệu này sẵn có và tương đối dễ chế tác nhưng có độ bền cao.

Nhóm tháp South Khleang trong quẩn thể Angkor Thom
http://nu5.upanh.com/b4.s35.d2/aad2f4e8a0911dc6d17891909393c339_53103745.cambodia angkorkhleangsouth.jpg (http://www.upanh.com/cambodia_angkor_khleang_south_upanh/v/1vxccl8i1br.htm)

doun
04-02-2013, 00:06
Đứng trong cổng thành nhìn lên, cảm giác như đứng trong hang động bằng đá. Các phiến đá chỉ xếp lên nhau nhưng cũng đã đứng vững gần nghìn năm

http://nu8.upanh.com/b4.s34.d2/198a58ce875df6856d5bbc124cecce09_53103858.dsc00547 .jpg (http://www.upanh.com/dsc00547_upanh/v/fvxebl6i2zz.htm)

doun
04-02-2013, 00:18
Qua cổng là con đường thắng tắp, chạy xuyên qua rừng già, dẫn vào khu đền chính của Angkor Thom là Bayon. Đây là bức ảnh tôi lượm trên mạng chứ thực ra hôm tôi đến thăm, đông nghịt khách du lịch các màu da nên khó có thể chụp được bức ảnh mà không có bóng người để lột tả sự hoang sơ của nơi đây.

http://nu3.upanh.com/b6.s33.d3/13f623ae554de1475b605a2beb1200ad_53103993.cambodia angkorthomwoodlands.jpg (http://www.upanh.com/cambodia_angkor_thom_woodlands_upanh/v/3vx6fl8i4sy.htm)

Chitto
04-02-2013, 02:27
Hàng lan can của cầu dẫn vào công chính phia nam với hàng người trong tư thế quỳ, tay nâng rắn thân Naga.
Có vẻ một bên là binh lính hoặc các quan võ với trang phục chiến trận, khuôn mặt nghiêm nghị

và một bên là các quan văn, khuôn mặt hiền từ, trầm lặng hơn

Cũng có thể là khuôn mặt của các bồ tát


Đây là sự tích "khuấy biển sữa": để lấy được thuốc trường sinh, các thiên thần (devas) và quỷ thần (asura) nắm lấy hai bên rắn thần Naga mà kéo.

Do đó hai hàng tượng thì hàng mặt hiền từ hơn là các thiên thần, còn bên dữ tợn hơn là các quỷ thần.

Lưu ý là Quỷ thần (asura) trong Ấn Độ không phải là loại ác quỷ khát máu của địa ngục như các nền văn hóa khác, mà là các loại cao hơn con người, chưa bằng các vị thiên thần, nhưng cũng đầy quyền năng phép thuật.

Đúng ra chư thiên nắm đầu, chư quỷ nắm đuôi Naga, nhưng ở đây thì cho nắm đầu tất, thế mới cân xứng và đẹp đẽ.

doun
04-02-2013, 11:45
Đây là sự tích "khuấy biển sữa": để lấy được thuốc trường sinh, các thiên thần (devas) và quỷ thần (asura) nắm lấy hai bên rắn thần Naga mà kéo.

Do đó hai hàng tượng thì hàng mặt hiền từ hơn là các thiên thần, còn bên dữ tợn hơn là các quỷ thần.

Lưu ý là Quỷ thần (asura) trong Ấn Độ không phải là loại ác quỷ khát máu của địa ngục như các nền văn hóa khác, mà là các loại cao hơn con người, chưa bằng các vị thiên thần, nhưng cũng đầy quyền năng phép thuật.

Đúng ra chư thiên nắm đầu, chư quỷ nắm đuôi Naga, nhưng ở đây thì cho nắm đầu tất, thế mới cân xứng và đẹp đẽ.

Thanks Chitto, phục hiểu biết của bạn quá

doun
05-02-2013, 10:08
Cảm giác khi nhìn thấy đền Bayon ở trung tâm là một đống đổ nát như một đống đá khổng lồ lộn xộn nổi lên những mỏm đá cố gằng vươn lên trời cao nhưng không thể làm lu mờ đi vẻ hoành tráng và kỳ vĩ của ngôi đền. Những hàng cột, hành lang không còn nguyên vẹn, những tháp bayon 4 mặt vẫn vút cao trên trời xanh. Rêu phong và năm tháng thời gian không thể xóa đi được cái hồn của đá và những đường nét tinh xảo.

http://nu6.upanh.com/b1.s34.d4/b144b7a52f45ddfa7e71f0e2e620abc0_53166996.dsc00553 .jpg (http://nu6.upanh.com/b4.s33.d3/9413d584f7d978a0c38c007aa217c9ba_53166996.dsc00553 .120x1.jpg)

Việc xây dựng đền Bayon được tiến hành sau khi vua Jayavarman VII chiến thắng quân Chiêm Thành, mở mang bờ cõi đến gần như toàn bộ bán đảo đông dương và xây dựng lại kinh đô Angkor sau chiến tranh khi nhà vua đã hơn 50 tuổi. Khi nhà vua chết, việc xây dựng Bayon vẫn chưa hoàn thành và được tiến hành sau đó nhiều đời vua sau, tuy nhiên có lẽ việc xây dựng chưa bao giờ hoàn thành vì khi đó Đế chế Khmer dần suy tàn. Chính việc xây dựng kéo dài qua nhiều triều đại vua khác nhau và thậm trí chuyển đổi thành nhiều mục đích thờ phụng khác nhau của việc thay đổi tôn giáo nên đền Bayon mang nhiều đặc điểm khá bí ẩn. Người ta ước tính rằng, riêng việc xếp đá cần phải huy động bốn nghìn công nhân làm việc liên tục trong tám năm và việc trang trí, điêu khắc hơn mười một ngàn bức phù điêu và các khuôn mặt tượng cũng cần phải huy động một nghìn thợ thủ công làm việc trong 20 năm.

doun
06-02-2013, 22:24
Được xây dựng sau Angkor Watt gần 100 năm và là một công trình tôn giáo của đạo phật vào thời kỳ vua Jayavarman VII, nên phong cách kiến trúc của đền Bayon có điểm khác so với Angkor Watt mặc dù vẫn thừa hưởng thiết kế theo kiểu tháp đền và kỹ thuật xây dựng có thể giống nhau đó là xếp đá khít vào nhau rồi tạc các đường nét.

http://nu2.upanh.com/b2.s34.d3/cc959becf54e99e5dd2df5bd428a6663_53167312.bayon.jp g (http://nu2.upanh.com/b6.s35.d1/593f2fcfa7ee9e30183e16ed7006623a_53167312.bayon.12 0x1.jpg)

doun
06-02-2013, 22:25
Cảnh đổ nát và hoang tàn hiện hữu nhưng không thể che lấp được sự kỳ vĩ
http://nu6.upanh.com/b4.s35.d1/f4f32c7429961c2b4ac728178e987e58_53167156.cambodia angkorbayon6.jpg (http://nu6.upanh.com/b3.s32.d2/37588d68257de23eba7cda69e91982c0_53167156.cambodia angkorbayon6.120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 22:29
Với những hàng cột còn sót lại của dãy hàng lang bao xung quang 4 mặt của ngôi đền
http://nu6.upanh.com/b6.s32.d1/1ef3ff496194c534ed517de8447d0f2c_53167216.dsc00557 .jpg (http://nu6.upanh.com/b5.s32.d2/6b5e9a195355120e651e02db2b136057_53167216.dsc00557 .120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 22:51
Đặc trưng của Bayon là các tượng thần Bayon 4 mặt (hay còn gọi là thần Lokesvara) hiển thị trên 37 ngọn tháp lớn nhỏ như là biểu thị của sự quan sát tứ phía của thần linh để quan sát dân chúng và che chở cho đất nước. Gương mặt bayon với nụ cười bí ẩn với các đài sen trên đầu còn là điều tranh cãi của người đời sau. Có người nói, tượng Bayon là gương mặt từ bi của Quan thế âm Bồ tát, cũng có người cho rằng đó chính là gương mặt của nhà vua Jayavarman VII vì vốn dĩ ông vua này sinh thời không màng đến quyền lực hay cai trị mà chỉ thích ẩn dật như những vị tu hành, cũng có người cho rằng đó là gương mặt của thần Siva trong Ấn Độ giáo. Chính điều này đã giúp cho các gương mặt Bayon không bị đập phá bởi con người khi vào thời kỳ sau đó, Vương quốc Khmer cải đạo sang Ấn giáo.

http://nu3.upanh.com/b6.s32.d1/435973b1f69a719c3362f19195e5b68b_53167583.dsc00593 .jpg (http://nu3.upanh.com/b6.s33.d3/3d20b3e2cf4f3599b2e4ae0ca95d418c_53167583.dsc00593 .120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 22:53
Với tôi, gương mặt từ bi của tượng Bayon mắt nhắm như đang thiền tịnh có lẽ là biểu thị gương mặt của Bồ tát hơn.
http://nu9.upanh.com/b2.s35.d3/1ea4220d7f4162ae7fc2ff55fbef6f49_53167619.dsc00590 .jpg (http://nu9.upanh.com/b2.s35.d3/cdd096d0bf9da3e377cc682395356a8f_53167619.dsc00590 .120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 23:18
Nhưng cột đá vẫn sừng sững thi gan với thời gian
http://nu2.upanh.com/b2.s33.d1/0e8f1a92d112455f4c32676b08ebad82_53168052.dsc00574 .jpg (http://nu2.upanh.com/b3.s35.d1/cc6db0dd4d0c1db083d2362b5178e755_53168052.dsc00574 .120x1.jpg)

http://nu9.upanh.com/b6.s32.d2/9a9661ffa0b79e778945dd89b7f3daee_53168059.dsc00575 .jpg (http://nu9.upanh.com/b1.s34.d3/a747cb8055702874a1be82ac7fd018b5_53168059.dsc00575 .120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 23:20
Với những dấu ấn đôi bàn tay khéo léo của con người khiến với bất cứ ai cũng phải kinh ngạc.
http://nu2.upanh.com/b6.s35.d2/31833502038f645a52b5ef613803b6f8_53168102.dsc00592 .jpg (http://nu2.upanh.com/b3.s32.d2/33a40149050190b9a316aaedd9580655_53168102.dsc00592 .120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 23:23
Vũ điệu Apsara luôn hiện hữu dù trong công trình tín ngưỡng của bất kỳ tôn giáo nào của đế chế Khmer

http://nu9.upanh.com/b2.s34.d4/70a6490143638dc5d1472fb6e784ca70_53168239.dsc00643 .jpg (http://nu9.upanh.com/b1.s34.d4/35e429b7c58bd62f831218916a291de1_53168239.dsc00643 .120x1.jpg)

http://nu4.upanh.com/b3.s32.d2/4c8d7bc5b70baff902a3444691b958a3_53168364.dsc00570 .jpg (http://nu4.upanh.com/b1.s35.d3/b616caa710044292bf268a620d16d8be_53168364.dsc00570 .120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 23:25
Hay mô tả những trận chiến oai hùng
http://nu2.upanh.com/b6.s32.d2/ee3f34a34a04931fab5b553db84ab371_53168202.anhkor.j pg (http://nu2.upanh.com/b4.s32.d1/718e8220771ced8316ed64cdbedf5b69_53168202.anhkor.1 20x1.jpg)

http://nu4.upanh.com/b1.s35.d2/e4716c08103578e4ba4ac4c92b51ec4f_53168874.bac.jpg (http://nu4.upanh.com/b6.s34.d4/2027376f9da5c6ea37227ecb43ea9084_53168874.bac.120x 1.jpg)

doun
06-02-2013, 23:36
Những hành lang vắng lặng

http://nu2.upanh.com/b2.s35.d4/3433d60f435e15c4e59098fa67bbf913_53168452.dsc00559 .jpg (http://nu2.upanh.com/b3.s34.d3/218de8e3742cf6a17646ee3475ef625a_53168452.dsc00559 .120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 23:38
Những khung cửa trống vắng

http://nu2.upanh.com/b1.s33.d3/61fd5bca41f1628f8b0c2fdd3f1c67dd_53168462.dsc00580 .jpg (http://nu2.upanh.com/b4.s33.d1/78680e3f6c3015252fa83c582c65f616_53168462.dsc00580 .120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 23:41
Bỗng bắt gặp một cậu bé với ánh mắt xa xăm, cậu ngồi bình lặng mặc cho bước chân của những khách tham quan đi qua. Đây là hậu duệ của những con người chủ nhân của một đế chế hùng mạnh xưa kia chăng? Những người bằng bàn tay điêu luyện và khối óc sáng tạo của mình tạo nên những công trình kỳ vĩ và những chiến thắng oanh liệt còn ghi lại trên những bức tường đá ngay bên cạnh cậu.

http://nu9.upanh.com/b2.s35.d2/99fdfcf298441879efbf1eaf6ada58fc_53168479.dsc00568 .jpg (http://nu9.upanh.com/b6.s35.d1/8fbcfad34e00d3f0ff0af96e76206fba_53168479.dsc00568 .120x1.jpg)

doun
06-02-2013, 23:46
Và một cậu bé nữa trên bậc cửa
http://nu8.upanh.com/b4.s33.d3/2f9785fe4c313841891051b97b7fd7d1_53168518.dsc00631 .jpg (http://nu8.upanh.com/b6.s34.d4/543ea3367170804b47e2cfd350c2e724_53168518.dsc00631 .120x1.jpg)

Rồi một cô bé
http://nu9.upanh.com/b6.s35.d4/62fd3d647dc3f5d8a21779b6bc1a33bb_53168519.dsc00627 .jpg (http://nu9.upanh.com/b4.s33.d1/1500c422c8a2e6265a81c55e84d30be1_53168519.dsc00627 .120x1.jpg)

Tất cả chúng đều không cười hay nói, chỉ ngồi lặng yên. Phải chăng do những nốt trầm của đất nước này quá dài nên đã hằn lên gương mặt người ngay khi còn là trẻ thơ

doun
06-02-2013, 23:51
Bất giác bên tai tôi vẳng vẳng khúc hát của những người nuối tiếc một triều đại oanh liệt xa xưa

Người xưa đâu? Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.
Lầu các đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu


http://www.youtube.com/watch?v=qH7-7uRbuws

doun
16-02-2013, 00:34
Rồi các cô gái với trang phục cổ truyền làm hình tượng cho các du khách chụp ảnh, 1$ cho một lần nhưng trật tự và ngăn nắp. Thôi cũng là cách sinh nhai. Thầm cảm ơn cổ nhân đã để lại cho đời sau những giá trị không những về tinh thần mà còn cả vể vật chất

http://nu3.upanh.com/b3.s33.d3/a00ee8d99bb22c80bb73045c297f9585_53306523.dsc00595 .jpg (http://nu3.upanh.com/b6.s35.d2/4a403611760f3da5956a962b5d0bd38e_53306523.dsc00595 .120x1.jpg)

doun
09-03-2013, 20:12
Tuy nhiên hình tượng mà các cô tạo nên có vẻ hời hợt hơn những vũ điệu của cổ nhân của họ còn in trên tường đá

http://nv1.upanh.com/b5.s34.d1/8f6b230963f45831402d90c498a6a802_53844731.dsc07054 .jpg (http://nv1.upanh.com/b1.s33.d2/e44e401f6f912392f585e8a1931d3b5e_53844731.dsc07054 .120x1.jpg)

doun
09-03-2013, 20:30
Phía ngoài đền, những đống đá đổ xuống xếp ngổn ngang dưới những bóng cây làm tăng thêm vẻ hoang tàn
http://nv6.upanh.com/b3.s34.d2/1447236fbd07a0b7d2b0734f9aa06d1c_53845236.dsc07055 .jpg (http://nv6.upanh.com/b5.s35.d2/39f0e5bea29ebf1a1f8afdc6b5dff7b9_53845236.dsc07055 .120x1.jpg)

doun
09-03-2013, 20:59
Rời Bayon, về phía bắc chừng 60 mét là đền Baphuon. Nhìn từ cổng, Đền có kiến trúc kim tự tháp nổi như một quả núi sừng sững trên mặt biển
http://nv3.upanh.com/b3.s34.d3/28e61b05c03417340b6637f77d4541d9_53846063.dsc00598 .jpg (http://nv3.upanh.com/b2.s33.d1/e8beb574767410a29ede70dd2b605e60_53846063.dsc00598 .120x1.jpg)

doun
09-03-2013, 21:12
Đền Baphuon được xây dựng dưới triều vua Udayadiyavarman II (1049 – 1065), trước cả Angkor Watt và Bayon. Được xây dựng dùng để thờ thần Shiva khi đế chế Khmer theo Hindu giáo. Theo chủ quan của tôi thì mặc dù diện tích khu đến không rộng như Angkor Watt, không có cấu trúc phức tạp, chạm trổ tinh vi như Bayon nhưng với cấu trúc gọn và chiều cao lớn nên nó có giáng vẻ vĩ đại hơn.
http://nv1.upanh.com/b6.s33.d1/dcb8473e93d62bb3ea179174ad1b9996_53846541.cambodia angkorbaphuon.jpg (http://nv1.upanh.com/b5.s32.d1/5b074b8dc52ceb9d93c7624f75288975_53846541.cambodia angkorbaphuon.120x1.jpg)

doun
09-03-2013, 21:18
Khu vực cổng đền đã sụp đổ hầu hết, chỉ còn lại lối đi, và sót lại bức tường của một một căn phòng nhỏ
http://nv3.upanh.com/b3.s33.d3/3b2c49d9e4b799e75355a517050e59ec_53846713.dsc00609 .jpg (http://nv3.upanh.com/b4.s34.d4/a0f41cfb5888555c93660d917f6dfd43_53846713.dsc00609 .120x1.jpg)

doun
09-03-2013, 21:20
Cầu Naga thẳng tắp dẫn đến ngôi đền. Xung quanh là hai hồ nước nhỏ khiến cho cảm giác như chiếc cầu được bắc qua biển cả dẫn đến núi thần vũ trụ Meru

http://nv9.upanh.com/b4.s33.d1/11fb9046430b19aec4367a9c784100a4_53846639.dsc00608 .jpg (http://nv9.upanh.com/b6.s33.d1/85148f53d4fee434f0a0d09cfcf4e0ed_53846639.dsc00608 .120x1.jpg)

doun
09-03-2013, 21:23
Càng tiến đến gần, càng cảm nhận sự sừng sững của ngôi đền
http://nv8.upanh.com/b5.s34.d1/8646851e48354ea940271dc290aba020_53846938.dsc00610 .jpg (http://nv8.upanh.com/b5.s35.d2/7340d2b7d67c6eaa115ab59b79c03669_53846938.dsc00610 .120x1.jpg)

doun
09-03-2013, 21:41
Tôi mượn chiếc ảnh sưu tầm để thấy rõ hơn sự kỳ vĩ
http://nv7.upanh.com/b3.s33.d2/5bf8c3a687b22950f04adc3160a2d3c4_53847517.img6071. jpg (http://nv7.upanh.com/b5.s33.d2/61703781b5f403755e61183d2fe78655_53847517.img6071. 120x1.jpg)

doun
09-03-2013, 21:45
Hay như ở các đồ họa mô phỏng này
http://nv8.upanh.com/b1.s35.d2/5591bae5e7dad2182e0c4eab65fd1a21_53847648.baphuon. jpg (http://nv8.upanh.com/b5.s32.d1/bf4bbcbd3200fa4d2d9fb426216c9f6f_53847648.baphuon. 120x1.jpg)

http://nv1.upanh.com/b3.s34.d4/ba82817dac957e846325173c44104154_53847681.img043.j pg (http://nv1.upanh.com/b1.s32.d1/f339a34cb37c2a88c3a6eecd26668663_53847681.img043.1 20x1.jpg)

doun
09-03-2013, 21:54
Hoặc như ở đây

http://www.youtube.com/watch?v=B6Fzt5gZxyY

doun
09-03-2013, 22:05
Hoặc như ở đây
http://nv3.upanh.com/b5.s35.d3/44ac3db00639ecc3d1d7e4067263348c_53985303.15033687 9884projection3ddutemple.jpg (http://upanh.com/view/?id=fvla0g5q5rd)

doun
14-03-2013, 16:33
Trước nạn diệt chủng những năm 70 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ người Pháp đã tiến hành trùng tu ngôi đền theo phương pháp tháo dỡ từng viên đá ra để ghép lại. Công việc đang dang dở thì cuộc nội chiến xảy ra. Quân linh pôn pốt đã bắn phá vào ngội đền khiến cho càng thêm đổ nát. Ngày nay, công việc trung tu vẫn đang tiến hành nhưng cả công trường được ví như một trò chơi xếp chữ khổng lồ nhất thế giới.

doun
25-03-2013, 21:51
Trước sự kỳ vĩ, con người trở nên nhỏ bé.
http://nv4.upanh.com/b3.s35.d1/54b4e70281e1675408630f02d46684db_54303364.dsc07069 .jpg (http://upanh.com/view/?id=6vs8ercjbfu)

http://nv3.upanh.com/b5.s35.d3/39f099b7e7a62d38eb9d40c33f52d70b_54303373.dsc07090 .jpg (http://upanh.com/view/?id=9vs17r7j3fm)

duturi
26-03-2013, 14:55
Khi đề cập đến chim thần Garuda tôi mới chợt nhớ đến hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia mà tôi đã có dịp bay đi bay lại trong chuyến đi tới Indonesia tháng 11 vừa qua. Thì ra hãng hàng không này mang tên của loài chim thần vốn là vật cưỡi của nữ thần Vishnu trong Ấn giáo mà Indonesia là nước có ảnh hưởng bởi tôn giáo này.


Mình có học và ở India một thời gian. Cũng đã từng đi qua Cambodia, Laos, Thailand... và mình nghĩ Vishnu là Nam thần (nếu mình không sai).

doun
26-03-2013, 20:38
Mình có học và ở India một thời gian. Cũng đã từng đi qua Cambodia, Laos, Thailand... và mình nghĩ Vishnu là Nam thần (nếu mình không sai).

Bạn Chito cũng nói thế. Mình xem các tranh vẽ thấy mặt mũi thanh tú, có nốt ruồi ở trán, “Ti” cũng thấy to nên chém bừa là nữ. Giờ thì chắc chắn là Male rồi.

phuongbinhtt
27-03-2013, 08:55
Bạn Chito cũng nói thế. Mình xem các tranh vẽ thấy mặt mũi thanh tú, có nốt ruồi ở trán, “Ti” cũng thấy to nên chém bừa là nữ. Giờ thì chắc chắn là Male rồi.

Vishnu là Nam thần, bác Doun ah. Hôm đọc thấy bác gọi Vishnu là nữ thần ở trang 2 của topic này, mình bán tính bán nghi nên đã hỏi nhờ vài người bạn Ấn Độ, họ khẳng định đó là Nam thần, theo Hindu giáo.

Mr Nhan
07-04-2013, 18:14
Cho mình hỏi xen vào 1 tí , ở đâu có chuyến xe TPHCM đi thẳng Siem Reap qua của khẩu Hoa Lư (Bình Phước) ? Vì mình không muôn dừng ơ PNP vì đã thăm rôi.

Onedollarbin
11-04-2013, 20:38
sẽ trở lại nơi đây , Angkor thật là đẹp :D

windyhua
16-04-2013, 21:26
Tuy nhiên hình tượng mà các cô tạo nên có vẻ hời hợt hơn những vũ điệu của cổ nhân của họ còn in trên tường đá

http://nv1.upanh.com/b5.s34.d1/8f6b230963f45831402d90c498a6a802_53844731.dsc07054 .jpg (http://nv1.upanh.com/b1.s33.d2/e44e401f6f912392f585e8a1931d3b5e_53844731.dsc07054 .120x1.jpg)


Đúng goy :D đứng nắng wa hay sao mà mặt ai nấy cười méo xẹo hà :))

doun
09-07-2013, 23:12
Nay bỗng có hứng thú. Lại pót tiếp

Ha_Nhien
10-07-2013, 08:22
Chủ thớt ơi, em xin phát biểu là sao em không thấy hình ảnh gì trong các bài post của bác ạ? Hay máy tính em có vấn đề rồi nhỉ? Em thì bị hấp dẫn bởi hình ảnh thì đọc bài viết, rất muốn đọc bài viết của bác chủ thớt mà lại chẳng có hình, chẳng hiểu lý do gì cả???

doun
10-07-2013, 12:09
Chủ thớt ơi, em xin phát biểu là sao em không thấy hình ảnh gì trong các bài post của bác ạ? Hay máy tính em có vấn đề rồi nhỉ? Em thì bị hấp dẫn bởi hình ảnh thì đọc bài viết, rất muốn đọc bài viết của bác chủ thớt mà lại chẳng có hình, chẳng hiểu lý do gì cả???
Hehehe, Mình cũng đang chả biết hỏi ai. Lúc bốt lên ảnh ngon lành. Thời gian sau quay lại chả thấy đâu.
Lục lại trong upanh.com cũng chả thấy gì?
Bác nào biết cách khác úp ảnh ngon ngon chỉ bảo giúp với.

Ha_Nhien
15-07-2013, 09:25
hu hu hu :((