PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt



tunbo
03-05-2010, 22:11
Các tháp Chăm là các sản phẩm kiến trúc đặc sắc của người Chăm ngày xưa, mà cho đến nay, sau quá trình dài nghiên cứu, người ta vẫn chưa thể tìm ra được chính xác phương pháp kỹ thuật xây dựng tháp của người Chăm cổ.

Người Chăm (hoặc còn gọi là người Chàm) trước kia từng sinh sống trên dải đất từ miền Trung trở vào - từ vùng Quảng Trị cho đến giáp sông Đồng Nai. Tuy nhiên, theo diễn biến phức tạp của lịch sử, người Chăm dần dần lùi xuống phía Nam và cuối cùng sáp nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XIX (năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng).

Qua bao lần vào Nam ra Bắc trước đây, tôi đã được trông thấy những ngôi tháp Chăm cổ nằm rải rác dọc miền Trung, nhưng lúc đó cũng chưa có ý niệm gì đặc biệt về các ngôi tháp này.
Sau này, khi tìm đến 3 cụm tháp Chăm trên đất Ninh Thuận (cụm tháp Hòa Lai, cụm tháp Poklong GiaRai, cụm tháp Porome'), ban đầu là vì mê mảnh đất nắng gió này - nơi tôi có những người bạn tốt.

Rồi một lần, trong một ngày mưa tầm tã, tôi đến Mỹ Sơn.
Lúc đó, giữa mưa rừng tầm tã, khung cảnh vừa hoang phế, vừa tráng lệ của Thánh địa Mỹ Sơn thực sự làm tôi bị mê hoặc.
Nhưng lần đó là đi bằng xe máy với cả một đoàn đông, từ Sài Gòn ra Huế, rồi mới vòng lại Đà Nẵng, vào Mỹ Sơn rồi về. Dầm trong mưa gió, mới đi sơ sơ được nhóm tháp E, thì cả đám bạn đã ùn ùn kéo ra, lên đường. Vì đi cả nhóm, lịch trình, thời gian đã có cụ thể, nên đành ngậm ngùi tiếp tục hành trình theo đoàn.
Rồi sau đó, bắt đầu bị hình ảnh những ngôi tháp Chăm cổ rêu phong đổ nát ở Mỹ Sơn ám ảnh, đồng thời rút ra "kinh nghiệm" rằng, để đi và chụp, nên tìm cho được người cùng yêu thích đối tượng sẽ chụp, nếu không thì tốt nhất là đi một mình.
Thế là bắt đầu tìm hiểu một cách ... nghiêm túc về các tháp Chăm cổ còn hiện diện trên đất Việt, và tiếp tục rong ruổi tìm đến với những ngôi tháp cổ.
Trước đây, khi đi các khu tháp Chăm ở Ninh Thuận, tôi đi một mình, sau lần bất khả kháng phải rời Mỹ Sơn sớm, lại càng ... đi một mình. Cứ một mình một xe, xách máy lên đường.
Tuy thế, do công việc, do nhiều lý do khác, vẫn chưa đi hết được các khu tháp Chăm cổ trên đất Việt, nhất là những khu tháp ở Huế, ở Quảng Nam, và thậm chí ở Bình Định cũng chưa đi hết được. Nhưng cũng chẳng việc gì phải vội, cứ đi, rồi trước sau cũng đi hết.

tunbo
03-05-2010, 22:50
Nghiên cứu về các tháp Chăm cổ thì xưa nay có nhiều các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu rồi. Tài liệu về các nghiên cứu của họ cũng nhiều. Tôi không có tham vọng gì lớn, chỉ định tổng hợp một cách sơ lược về các di tích tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, với các hình ảnh ... xấu xấu lóc cóc tự chụp, các mẩu chuyện trên đường tìm đến các tháp cổ, ...

Người ta đã thống kê được hơn hai chục cụm tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, không kể các phế tích, gồm :

1. Nhóm tháp Liễu Cốc - xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế: chỉ còn là phế tích
2. Nhóm tháp Mỹ Khánh - xã Phú Diên, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế
3. Nhóm tháp Bằng An - làng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
4. Nhóm tháp Mỹ Sơn - xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
5. Nhóm tháp Chiên Đàn - làng Chiên Đàn, xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
6. Nhóm tháp Khương Mỹ - làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
7. Nhóm tháp Cánh Tiên - xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
8. Nhóm tháp Phú Lốc - xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
9. Nhóm tháp Thủ Thiện - xã Bình nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
10. Nhóm tháp Dương Long - xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
11. Nhóm tháp Bánh Ít - thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
12. Nhóm tháp Đôi - thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
13. Tháp Nhạn - thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
14. Nhóm tháp Yang Praong - huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk
15. Nhóm tháp Po Nagar - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
16. Nhóm tháp Hòa Lai - làng Tam Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
17. Nhóm tháp Po Klong Garai - phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
18. Nhóm tháp Po Rome - làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
19. Nhóm tháp Po Đam - làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
20. Nhóm tháp Po Sah Inư - phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
21. Nhóm tháp Bình Thạnh - ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
22. Nhóm tháp Chót Mạt - ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh


Trong các tài liệu đã in về tháp Chăm cổ mà tôi được đọc, không thấy nhắc đến 2 cụm tháp sau cùng ở Tây Ninh, nhưng sau khi cất công tìm tới, hỏi chuyện những người dân quanh đó, và cả người trông tháp, nghe người ta nói rằng đó là tháp của người Chăm chứ không phải của người Khơ me. Mặt khác, hình dáng kết cấu 2 cụm tháp đó, cùng những họa tiết trang trí và đồ thờ trong tháp thì thấy rất giống ở các khu tháp Chăm khác ở miền Trung.
Cả hai cụm tháp này, hồi đầu thế kỷ XX đều đã được nhà khảo cổ Henri Pacmentier đến nghiên cứu (ông người Pháp này là một trong số những người đã đặt dấu chân đến hầu như tất cả các di chỉ khảo cổ của người Chăm trên đất Việt - tất nhiên là trừ những di tích mới phát hiện sau này, như khu tháp Mỹ Khánh ở Huế, được phát hiện năm 2001).

Tuy về lịch sử, lãnh thổ của người Chăm bị co dần từ Bắc xuống Nam, các di tích tháp Chăm cổ, từ Huế vào đến Bình Thuận, nói chung đều có niên đại giảm dần, nhưng vì tôi ở tại Sài Gòn, nên các khu tháp ở Nam Trung bộ lại có điều kiện tìm hiểu trước.
Đành ... đi ngược từ Nam ra Bắc.
Hơn nữa, hai khu tháp cổ ở Tây Ninh, cũng có niên đại từ cuối thế kỷ VIII - khá sớm so với các khu tháp ở duyên hải Nam Trung bộ. Vả lại, xét tổng thể, hai khu tháp cổ ở Tây Ninh có vẻ không được đẹp như các khu tháp có cùng niên đại ở khu vực miền Trung.

tunbo
03-05-2010, 23:05
Về việc phân loại các tháp Chăm cổ, có nhiều ý kiến đưa ra, nhưng cá nhà nghiên cứu phần lớn dựa vào phương án phân loạiphong cách nghệ thuật kiến trúc Chăm của ôngP. Stern người Pháp đưa ra năm 1942. Theo đó, nghệ thuật kiến trúc Chăm phát triển liên tục theo các phong cách kế tiếp nhau, gồm :

- Phong cách cổ (phong cách Mỹ Sơn E1)
- Phong cách Hòa Lai
- Phong cách Đồng Dương
- Phong cách Mỹ Sơn A1
- Phong cách chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định
- Phong cách Bình Định
- Phong cách muộn

tunbo
03-05-2010, 23:33
Khu tháp cổ Chót Mạt ở huyện Tân Biên - Tây Ninh được xác định xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, nếu xét về thời gian, nó được xây dựng cùng thời với các tháp thuộc phong cách cổ.

Dò tìm ở các tài liệu giấy in thì không thấy nói về khu tháp này, nhưng lên mạng thì thấy có nó (và cả khu tháp cổ Bình Thạnh, cũng ở Tây Ninh). Theo báo Tây Ninh Online, tháp Chót mạt và tháp Bình Thạnh cùng được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy năm 1886. Nhưng tháp Bình Thạnh còn được một tòa tháp gần như nguyên vẹn, còn khu tháp Chót Mạt, các tòa tháp hoặc đã sụp đổ hết, hoặc gần sập đổ.

Một ngày cuối tháng tư nắng như dổ lửa, tôi lên đường tìm đến khu tháp cổ Chót Mạt.
Từ Sài Gòn theo QL 22 qua Củ Chi, qua Trảng Bàng, tới thị trấn Gò Dầu, rẽ tay phải theo QL22B đến thị xã Tây Ninh.
Tiếp tục đi theo QL22B về phía cửa khẩu Xa Mát, qua khỏi thị xã Tây Ninh hơn 17km, bên trái đường có biển báo chỉ đường vào tháp.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9647.jpg
Biển báo chỉ đường vào di tích, đặt ngay bên trái QL22B, cách Tây Ninh chừng 17,5km


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9573.jpg
Rẽ trái theo biển chỉ dẫn, đi vào con đường đất, từ xa đã trông thấy ngôi tháp giữa cánh đồng

Con đường đất ấy thực ra mới được mở rộng gần đây, và nó cũng chỉ được chừng vài trăm mét. Nghe nói trước đây đường đất nhỏ hơn nhiều, và mùa mưa thì nếu là người lạ đến, chắc không ai biết đó là con đường, vì nó giống ruộng, toàn trâu đầm giữa ... đường. Và tuy mới được cải tạo, mở rộng, nhưng con đường này, nếu vào mùa mưa, chắc ngựa sắt của tôi cũng phải gửi bên ngoài lộ.
Đi chừng 1km trên con đương đất trắng xóa ấy (vẫn liên tục trông thấy tòa tháp giữa cánh đồng), ta phải rẽ trái khoảng 200m nữa mới vào được tháp.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9646.jpg
Rẽ trái khoảng 200m để vào tháp


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9575.jpg
Giờ còn có đường thế này, chứ trước đây là đoạn này không có đường, muốn vào tháp, phải đi bộ trên các bờ ruộng.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9574.jpg
Chỗ xe đậu, rẽ phải để vào tháp. Với mặt "đường" thế này, mùa mưa không nên dại ... vác ngựa sắt vào tận nơi.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9645.jpg
Một rãnh nước cắt ngang con "đường" vào tháp, và cây "cầu" tạm bằng mấy thân gỗ tròn bắc ngang qua.

tranvuhoang2005
04-05-2010, 00:56
Bổ xung thêm tháp Chăm tại Nghệ An

tunbo
04-05-2010, 15:32
Bổ xung thêm tháp Chăm tại Nghệ An
Bạn nói cụ thể hơn, đầy đủ hơn được chứ? Tháp nằm ở đâu trên đất Nghệ An? Tình trạng hiện tại thế nào? ...
Vì tôi đang nói đến các tòa tháp còn tồn tại, chứ còn phế tích đế tháp Chăm thì có ở nhiều nơi lắm : 15/7/2009 phát hiện một phế tích mới ở Bình Thuận; 21/11/2009 phát hiện một phế tích ở Đông Hà - Quảng Trị; 28/10/2006 phát hiện một phế tích ở KrôngPa - Gia Lai; 3/8/2006 phát hiện phế tích ở Nghĩa Hành - Quảng Ngãi.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Trở lại với tháp Chót Mạt, trong khuôn viên khu tháp này, người ta tìm thấy 2 ngôi tháp. Vào thời điểm được phát hiện, một tháp đã sụp đổ hoàn toàn và bị vùi lấp dưới đất, tòa tháp còn lại thì ... sắp đổ, chỉ còn lại bức tường phía Tây (phía sau lưng) là còn tương đối nguyên vẹn, và một phần bức tường phía Bắc xiêu vẹo.
Sau đó, người ta tiến hành tu sửa nhỏ một lần vào năm 1938, rồi đến đầu những năm 2000 mới được đầu tư trùng tu, xây tường bao,... để có được ngôi tháp như ta thấy hiện nay.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9579.jpg
Ngôi tháp trùng tu xong năm 2004


Theo một tài liệu dạng tờ -rơi mà ông già coi tháp đưa cho tôi (chắc do Sở Văn hóa Tây Ninh in), thì : Toàn bộ khu tháp được xây dựng trên một gò đất (đắp) hình chữ nhật 70mX65m theo hướng Đông - Tây. Gò đất đắp cao hơn mặt ruộng khoảng 0.8 - 1m, phía trước là một bàu nước kích thước 100mX85m (bàu nước này xuất hiện do đất bị đào đi để đắp cái gò nền tháp). Tuy nhiên, ngày nay chẳng còn bàu nước, mà là bát ngát ruộng lúa.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9583.jpg
Tháp phía Bắc đã sụp đổ và bị vùi lấp, người ta phải đào bới đất cát phủ, và làm một mái nhà che cho nó


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9633.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9634.jpg
Phế tích đổ nát của tòa tháp phía Bắc

tunbo
04-05-2010, 16:18
Quả thật là tôi chưa đọc thấy dòng nào khẳng định tháp Chót Mạt là tháp Chăm, mà chỉ đọc thấy trong tài liệu của ông già coi tháp có nói "... Hình dáng của tháp gần giống như tháp Chàm hiện có ở các tỉnh miền Trung...", nghe từ những người dân gặp xung quanh đó nói rằng, đó là tháp Chăm.
Tuy nhiên, tháp cổ Chót Mạt có nhiều điểm giống các tháp Chăm khác ở miền Trung, về hình dáng, kỹ thuật xây dựng, hướng của các vách tháp, ... và ngoài ra trong một số di vật tìm thấy, có mấy phiến đá được đục đẽo rất giống các bệ Yoni ở Mỹ Sơn.

Thường các khu đền tháp Chăm cổ đều thờ một (hoặc vài) vị thần, hoặc vị vua nào đó. Trong số các tháp Chăm hiện còn ở miền Trung, có lẽ chỉ có tháp Hòa Lai và tháp Nhạn là không có thờ cúng vị thần nào.
Hai cụm tháp cổ ở Tây Ninh cũng thế, nhưng ít ra ở tháp cổ Bình Thạnh, còn có bộ Linga - Yoni bằng đá khá nguyên vẹn.
Trong tài liệu khảo cổ học năm 1909, H. Parmentier có ghi : "... Chúng tôi không biết đền này thờ vị thần nào, tướng Beylic chỉ tìm thấy ở đây những cái chân và bệ của một tượng đồng; và ông quân trưởng, người đã tiến hành cuộc điều tra đầu tiên thì tìm thấy một cánh tay bằng đồng mà sau đó đã thất lạc..."


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9617.jpg
Cửa chính tháp quay về hướng Đông - như đại đa số các tháp Chăm

Tuy nhiên, mặt vách phía trước này là mới được làm mới. Thời điểm tháp được phát hiện, mặt trước gần như không còn, chỉ còn lại cái khung cửa, là một phiến đá nằm gác lên hai phiến đá khác đứng dọc (chính là 3 phiến đá tạo ra khung cửa trong ảnh)



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9619.jpg
Hai cột đá trắng và bức họa tiết bên trên cửa là mới được làm


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9615.jpg
Bậc đá lên tháp thì cũng còn lại từ ngày xưa


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9580.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9581.jpg
Nền đế tháp - cũ và mới

tunbo
05-05-2010, 08:58
Tháp cổ Chót Mạt có nền vuông mỗi chiều 5m, vì đã bị mất phần chóp nên không rõ khi xưa cao bao nhiêu, nhưng nay còn chừng 10m.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9595.jpg
Chóp tháp đã bị hư hỏng mất


Khi được tìm thấy, chỉ còn bức tường phía Bắc và phía Tây còn một phần đang đứng, nhưng đã xiêu, còn tường phía Đông (mặt trước) và phía Nam gần như đã sụp hết. Sau này người ta buộc phải dùng sắt thép néo chìm bên trong các vách tường cổ khi trùng tu.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9587.jpg
Tường phía Bắc còn được hơn một nửa là tường cổ ngày xưa, các chỗ màu sáng là phần mới xây chèn thêm khi trùng tu dịp 2004...


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9591.jpg
... nhưng đã bị xiêu về phía Tây


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9597.jpg
Tường phía Tây (mặt sau) - khi H.Parmatier đến đây đầu thế kỷ XX, nó là bức tường còn gần như nguyên vẹn, nhưng sau này cũng bị sụp mất góc phía Nam

Hanoi1111
05-05-2010, 21:35
Quả thật là tôi chưa đọc thấy dòng nào khẳng định tháp Chót Mạt là tháp Chăm, mà chỉ đọc thấy trong tài liệu của ông già coi tháp có nói "... Hình dáng của tháp gần giống như tháp Chàm hiện có ở các tỉnh miền Trung...", nghe từ những người dân gặp xung quanh đó nói rằng, đó là tháp Chăm.
Tuy nhiên, tháp cổ Chót Mạt có nhiều điểm giống các tháp Chăm khác ở miền Trung, về hình dáng, kỹ thuật xây dựng, hướng của các vách tháp, ... và ngoài ra trong một số di vật tìm thấy, có mấy phiến đá được đục đẽo rất giống các bệ Yoni ở Mỹ Sơn.

Thường các khu đền tháp Chăm cổ đều thờ một (hoặc vài) vị thần, hoặc vị vua nào đó. Trong số các tháp Chăm hiện còn ở miền Trung, có lẽ chỉ có tháp Hòa Lai và tháp Nhạn là không có thờ cúng vị thần nào.
Hai cụm tháp cổ ở Tây Ninh cũng thế, nhưng ít ra ở tháp cổ Bình Thạnh, còn có bộ Linga - Yoni bằng đá khá nguyên vẹn.
Trong tài liệu khảo cổ học năm 1909, H. Parmentier có ghi : "... Chúng tôi không biết đền này thờ vị thần nào, tướng Beylic chỉ tìm thấy ở đây những cái chân và bệ của một tượng đồng; và ông quân trưởng, người đã tiến hành cuộc điều tra đầu tiên thì tìm thấy một cánh tay bằng đồng mà sau đó đã thất lạc..."


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9617.jpg
Cửa chính tháp quay về hướng Đông - như đại đa số các tháp Chăm

Tuy nhiên, mặt vách phía trước này là mới được làm mới. Thời điểm tháp được phát hiện, mặt trước gần như không còn, chỉ còn lại cái khung cửa, là một phiến đá nằm gác lên hai phiến đá khác đứng dọc (chính là 3 phiến đá tạo ra khung cửa trong ảnh)

[CENTER]
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9619.jpg
Hai cột đá trắng và bức họa tiết bên trên cửa là mới được làm


Cho hỏi tí anh Tủn: tôi thấy lạ là các tháp Chăm thường không có chỗ nào làm bằng đá trừ những bậc lên xuống như tháp này (có thể có và có thể không tùy tháp), hay là khi trùng tu họ đã làm như thế. Mà đặc biệt nữa hệ thống tháp Chăm người xưa không làm tròn như 2 cái cột 2 bên, thường là vuông thành sắc cạnh hoặc là cong, tròn, cung, nhọn hoặc hoa văn chi tiết tinh xảo.
Tôi cũng đã đi nhiều tháp và thấy cái này hơi khác, nhà tôi cũng ở gần tháp Nhạn như anh đã biết, khi nào rảnh đưa ảnh lên anh xem nhé. Cảm ơn!

tunbo
05-05-2010, 22:37
@Hanoi111 :

- Về chuyện vật liệu đá trong các tháp Chăm cổ, nhiều tháp dùng đá chứ bạn? Ví dụ ở khu tháp Poklong GiaRai ở Phan Rang, hầu như tất cả các mí trần cửa đều dùng các phiến đá, ngôi tháp chính cũng dùng hai trụ đá ở của ra vào.

- Ở tháp Chót Mạt, việc xuất hiện hai trụ đá tròn ở cửa ra chính tháp, là tác phẩm của những người trùng tu năm 2004.
Khi được tìm thấy, và cả sau đợt tu sửa nhỏ năm 1938, mặt trước của tháp chỉ còn lại 3 phiến đá làm thành khung cửa ra vào (hai tấm đứng, một tấm gác ngang bên trên - giờ vẫn giữ nguyên), còn tường đã sụp mất hết. Trong khi đó, mặt Bắc (phía bên phải tháp nếu nhìn từ ngoài vào) và mặt Tây (sau lưng tháp) thì còn tương đối nhiều, trong đó, khung cửa giả ở mặt Bắc còn khá nguyên vẹn (xem lại hình tường mặt Bắc của tháp). Khi trùng tu, người ta bê nguyên kiểu dáng khung cửa giả còn nguyên vẹn này, "lắp" lên cửa chính, và ... sáng tác bằng đá - khung cửa giả mặt Bắc và mặt Tây, sau hai trụ vuông bên ngoài, là đến hai trụ tròn bên trong. Ngay tấm phù điêu bên trên cửa, cũng bắt chước giốn của mặt Bắc tháp đó.

Mà đặc biệt nữa hệ thống tháp Chăm người xưa không làm tròn như 2 cái cột 2 bên, thường là vuông thành sắc cạnh hoặc là cong, tròn, cung, nhọn hoặc hoa văn chi tiết tinh xảo. ==> Thực ra, tháp Chăm cổ ở từng giai đoạn cũng có nhiều điểm khác biệt về nghệ thuật kiến trúc. Ở Mỹ Sơn, cũng có những tòa tháp dùng cột tròn trang trí ở các khung cửa giả. Khi nào tới phần về Mỹ Sơn, tôi sẽ đưa lên.


Dù người ta đã chia ra tới 7 phong cách nghệ thuật của các tháp Chăm như đã nói, nhưng nhìn theo lịch trình phát triển, người ta cũng dễ phân biệt thành 3 giai đoạn lớn :

+ Nhóm tháp thế kỷ VIII - IX gồm 3 phong cách Mỹ Sơn E1 (cổ); Hòa Lai; Đồng Dương. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc nhóm này là : Vuông vắn, cục mịch, nặng nề, khỏe khoắn và mạnh mẽ

+ Nhóm tháp thế kỷ X, với phong cách Mỹ Sơn A1. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc nhóm này là : Tinh tế, trang nhã, phóng túng

+ Nhóm tháp thế kỷ XI - XIII với phong cách Bình Định. Đặc trưng cơ bản của nhóm này là : Sự bề thế hoành tráng của hình khối, và sự đơn giản về trang trí.


Thực ra, sau đó, khoảng thế kỷ XIV, XV còn một số tháp nữa, như tháp Yang Pong, tháp Porome, được xếp vào phong cách muộn, nhưng đến giai đoạn này, nghệ thuật kiến trúc Chăm đã trở nên suy thoái và nghèo nàn đi rất nhiều so với các giai đoạn trước.

tunbo
10-05-2010, 15:59
Theo những ghi chép của ông H. Parmentier năm 1909 về các nét trang trí ở tháp Chót Mạt lúc đó :

- " ...Tượng phía Đông của mặt Bắc (bên trái nhìn từ ngoài vào vách) hầu như không còn gì, nhưng tượng phía Tây (của mặt Băc) thì được bảo tồn tốt hơn. ... tượng thể hiện cái đầu và những cái tay, bàn tay khoanh trước ngực không thể nhìn thấy. Chúng mang một chiếc ngà voi mà mũi nhọn vượt cao hơn bờ vai ...".



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9588.jpg
Bức tượng trên tường phía Tây của mặt Bắc tháp - sau 101 năm, so với những gì Parmentier ghi chép lại, cũng đã mờ nhạt đi nhiều.


- " ... Trên mặt tường phía Tây (mặt sau tháp) còn hai hình người trong tình trạng bảo tồn tốt. Tượng phía Bắc được thấy ba phần tư, cánh tay phải đưa về trước ngực, cánh tay trái để dọc một "phương trượng" cán dài,... Tượng còn lại cũng nhìn được ba phần tư, hai tay giữ một cây kiếm nhô cao hơn đầu."
Đến nay - 101 năm sau - bức tường phía Tây (phía sau) cua tháp đã bị sụp mảng phía Nam, làm biến mất bức tượng cũ mà H.Parmetier miêu tả là "... Tượng còn lại cũng nhìn được ba phần tư, hai tay giữ một cây kiếm nhô cao hơn đầu.".



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9602.jpg
Tượng ở phía Bắc trên mặt tường phía Tây tháp (mặt sau tháp) được H.Parmentier miêu tả lại ở trên


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9601.jpg
Tượng ở phía Nam của tường Tây, được "phục dựng" lại hồi 2004 theo miêu tả xưa của H.Parmentier


- "... Trên mặt tường phía nam chỉ còn lại một tượng người, nó được nhìn thẳng, tay phải cầm đinh ba, trang phục giống các tượng khác. Chỉ có đồ đội đặc biệt, nhưng gần như không thể nhận biết được..."
Tuy nhiên đến khi trùng tu năm 2004 (đúng ra là đợt trùng tu kéo từ năm 2001 đến năm 2004) thì bức tượng ấy cũng đã sụp đổ mất, người ta theo những ghi chép xưa của H.Parmentier mà khắc lại hai bức tượng ở mặt tường phía Nam của tháp.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9605-1.jpg
Tượng người cầm đinh ba, theo ghi chép của H.Parmentier, ở mặt Nam tháp


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9611.jpg
Tượng còn lại giống bức tượng mặt sau tháp mới phục dựng lại

Chitto
10-05-2010, 16:06
3. Nhóm tháp Bằng An - làng Bằng An, xã Vĩnh Diện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
4. Nhóm tháp Mỹ Sơn - xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
5. Nhóm tháp Chiên Đàn - làng Chiên Đàn, xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
6. Nhóm tháp Khương Mỹ - làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
14. Tháp Nhạn - thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
16. Nhóm tháp Po Nagar - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
17. Nhóm tháp Hòa Lai - làng Tam Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
18. Nhóm tháp Po Klong Garai - phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
19. Nhóm tháp Po Rome - làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận


Trong số các nhóm bạn Tunbo liệt kê, tớ đến và chụp ảnh chi tiết được các tháp trên. Nếu chỗ nào mà tớ đóng góp được thì tớ sẽ tham gia với.

tunbo
10-05-2010, 16:13
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9592.jpg
Khung cửa giả ở mặt Bắc tháp là phần diện tích còn nguyên vẹn lớn nhất...


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9593.jpg
... còn giữ được tượng người bên trên nóc cửa, cùng các hoa văn xưa


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9600.jpg
Tường phía Tây tháp cũng là một phần còn nguyên vẹn, nhưng lại bị sụp mất hai trụ cửa giả


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9604.jpg
Tường phía Nam gần như mới được dựng lại sau này - giống như tường mặt trước.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9629.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9630.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9623.jpg
Mặt tường trong lòng tháp phẳng lỳ, không có các gốc lõm như một số tháp khác. Các dấu vết tường cũ và phần mới được trùng tu sau này, nhìn rất rõ.

tunbo
22-05-2010, 23:22
Xét về niên đại, tháp Chót Mạt được xác định là xây từ thế kỷ thứ VIII, nghĩa là có thể nó thuộc về phong cách Mỹ Sơn E1, nhưng do khi được các nhà khảo cổ tìm thấy lại hồi cuối thế kỷ XIX, nó bị sụp đổ quá nhiều, các hình tượng trên các vách tường cũng bị mờ nhiều, khó có thể nhận rõ.
Tuy nhiên có một chi tiết nhỏ gợi đến Mỹ Sơn E1 : phiến đá dưới cùng của bậc cấp vào tháp (mà ông già coi tháp nói rằng, nó là phiến đá từ ngày xưa) trông hình thù giống với phiến đá ở bậc cấp của đài thờ ở tháp Mỹ Sơn E1 (hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng điêu khắc Chăm - Đà Nẵng). Tuy nhiên nó chỉ giống về hình dạng, chứ ở tháp Chót Mạt, phiến đá bậc cấp không có khắc họa hoa văn gì.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9626.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9625.jpg
Phiến đá dưới cùng của bậc cấp, có hình dạng khá giống với bậc cấp ở đài thờ của tháp Mỹ Sơn E1(cái mỏm nhọn ở giữa và hai cái xoáy hai bên)


Trong lòng tháp không còn gì, ngay cả lớp nền lát gạch cũng là mới lát lại, nhưng trong khuôn viên tháp Chót Mạt lại có nhiều phiến đá khác - những di tích của bệ thờ. Đó là những Yoni, có tới 6 - 7 phiến đá lớn nhỏ hình chữ nhật như vậy. Không thấy còn cái Linga nào cả.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9638.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9636.jpg
Những phiến đá - di vật tìm thấy trong đống đổ nát của tháp hồi người ta phát hiện được tháp.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9641.jpg
Một Yoni, với rãnh thoát nước khi tắm tượng (Linga) mỗi dịp tế lễ


Hiện tại, lãnh công việc trông nom quét dọn tháp Chót Mạt là một ông cụ ngoài 70 tuổi. Nhà ông cụ ngay chỗ ngã ba từ con đường đất lớn bên ngoài rẽ vào tháp. Cứ thấy có khách vào tháp là ông cụ lại lóc cóc leo lên chiếc Chaly cũ kỹ chạy vào, đem theo chai nước suôi và một tờ giới thiệu về tháp. Dĩ nhiên mùa mưa thì đoạn đường từ nhà ông cụ vào tháp chỉ có cách đi bộ, và vì là ngôi nhà gần tháp nhất, nên người ta thường vào trúng nhà ông để gửi xe.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9644.jpg
Ông già trông coi tháp, bên căn phòng phía góc phía Tây Bắc khuôn viên tháp - phòng của người bảo vệ.

tunbo
22-05-2010, 23:54
Trên đất Tây Ninh hiện còn lại hai ngôi tháp cổ, ngoài tháp Chót Mạt ở Tân Biên, còn tháp Bình Thạnh ở Trảng Bàng. Cả hai ngôi tháp này đều (được cho là) có niên đại từ thế kỷ thứ VIII. Tháp Bình Thạnh tuy hiện tại cũng đã được trùng tu lại, nhưng nó còn "nguyên vẹn" hơn nhiều so với tháp Chót Mạt.

Tháp Bình Thạnh nằm trên đất Trảng Bàng, nhưng ngay khu vực biên giới với Campuchia, và sát đất huyện Gò Dầu.
Từ Sài Gòn, theo QL22 qua thị trấn Trảng Bàng, đi tiếp đến thị trấn Gò Dầu, rồi tiếp theo QL22 hướng tới cửa khẩu Mộc Bài. Qua cầu Gò Dầu 3,5km - qua tấm biển báo "Chợ đường biên cửa khẩu Mộc Bài 6km" chừng 300m - bên trái đường QL22 có một ngã ba đường nhựa lớn, rẽ vào con đường ấy, đi qua hết xã Phú Lưu (huyện Gò Dầu) thì lại vào đất Trảng Bàng - ấp Bình Hòa. Đúng 7,5km từ ngoài ngã ba vào, là đến giữa ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh. Ở đó có một ngã tư, rẽ tay phải 800m thì hết con đường ấy, nó bắt vào một con đường nhựa lớn tai một ngã ba. Rẽ trái vào con đường nhựa lớn ấy (đường đi Đức Hòa - Long An). Đi tiếp 1,5km là đến tháp, ngay bên phải đường.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9568.jpg
Biển báo tháp Bình Thạnh


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9570.jpg
Nếu vừa đi vừa nhìn tìm, có khi thấy tháp trước khi thấy tấm biển ven đường. Tháp nằm cách đường một khu ruộng.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9569.jpg
Tòa tháp cổ nằm giữa khuôn viên có cây cối xanh mướt


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9465.jpg
Từ đường nhựa vào tháp là con đường thế này


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9468.jpg
Một khu nghĩa địa ngay trước cổng vào khuôn viên tháp


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9466.jpg
Khuôn viên khu tháp có cổng, nhưng không khóa, và không cần khóa, vì khuôn viên tháp không có tường bao, chỉ xây các cột trụ.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9470.jpg
Các cột trụ bao quanh khuôn viên khu tháp, không có xây tường bao như ở tháp Chót Mạt

tunbo
30-05-2010, 13:39
Ngày nay, tháp cổ Bình Thạnh nằm trong một khuôn viên có cả đình làng Bình Thạnh. Khuôn viên này được giới hạn bằng các cột trụ không xây tường bao, cây cối um tùm mát mẻ.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9475.jpg
Tháp cổ và đình Bình Thạnh nằm cạnh nhau


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9494.jpg
Đình Bình Thạnh nhìn ngoài vào


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9498.jpg
Từ trong đình nhìn ra


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9474.jpg
Khuôn viên rợp mát bóng cấy. Tòa tháp cổ nằm cạnh ngôi đình.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9479.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9484.jpg
Khuôn viên được xác định bằng hàng cột bao quanh, nhưng không có tường bao. Lũ trâu núp nắng dưới tàng cây, cạnh các cột trụ. Trong khuôn viên này, vì thế có nhiều ... kít trâu khô.

tunbo
30-05-2010, 13:55
Cuối thế kỷ XIX, người Pháp tìm thấy lại tháp Bình Thạnh và tháp Chót Mạt. Khi đó, ở Bình Thạnh chỉ còn 1 ngôi tháp. Sau này, trong công tác khảo cổ năm 1994 tại khu vực quanh tháp, người ta mới phát hiện thêm phế tích của 2 ngôi tháp khác sát cạnh ngôi tháp cũ.
3 ngôi tháp nằm trên trục Bắc - Nam. Ngôi tháp còn lại là ngôi tháp phía Nam, ngôi tháp giữa chỉ còn là một đống phế tích gạch (giống ở phế tích Chót Mạt), còn ngôi tháp phía Bắc chỉ còn lại dấu vết một cái hố ở trung tâm tháp, với các vách hố bằng gạch.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9464.jpg
Ngôi tháp còn lại đến nay (tháp phía Nam, được trùng tu năm 1998 - 1999)


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9500.jpg
Phế tích hai ngôi tháp bên cạnh được dựng mái che để bảo quản, nằm ngay sau lưng ngôi đình


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9507.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9506.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9511.jpg
Phế tích ngôi tháp giữa


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9508.jpg
Dấu vết duy nhất của phế tích ngôi tháp Bắc


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9515.jpg
"Bia đi tích" ở tháp Bình Thạnh

tunbo
30-05-2010, 14:35
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9485.jpg
Hình ảnh tổng thể ngôi tháp


Nhìn hình dáng tổng thể, tháp Bình Thạnh trông khá giống với tháp Po Sha Inư ở Phan Thiết, tuy nhiên về cách trang trí trên các cột, vách thân tháp thì lại không giống nhau. Cả hai cụm tháp này đều được cho là có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ VIII.
Lại nói về cách xác định niên đại các tháp Chăm cổ, đọc nhiều tài liệu, tôi thấy hình như các nhà khảo cổ xác định niên đại các ngôi tháp bằng phương pháp ... quy nạp. Không có một tài liệu nào nói về các phương pháp xác định niên đại bằng khoa học hiện đại cả.
Ở một số khu tháp Chăm cổ, người xưa có để lại các bia ký bằng đá, nên có thể dễ dàng xác định niên đại của khu tháp đó. Còn lại, các nhà nghiên cứu phải phân loại các phong cách kiến trúc nghệ thuật của các tháp Chăm, rồi lại dựa vào phân loại ấy để ... xác định niên đại của một ngôi tháp.
Điều đó dẫn đến việc, có một vài ngôi tháp, nếu xác định niên đại theo phong cách, thì lại muộn hơn nhiều nếu so với bia ký tìm được tại khu vực tháp đó.
Nhưng thôi, những việc "lằng nhằng" ấy đề cập sau. Nói về tháp Bình Thạnh, mặc dù được cho là cùng niên đại khoảng thế kỷ thứ VIII như tháp Po Sha Inư, và có hình dáng bên ngoài khá giống nhau, nhưng tháp Po Sha Inư được khẳng định là tháp Chăm (dù sau này tiếp cận được nhiều tài liệu hơn, mới thấy thực tế không đơn giản, có cả những ý kiến nói tháp Po Sha Inư là tháp Khơme, hặc ngay như việc tháp Po Sha Inư thuộc phong cách nào trong các phong cách tháp cổ Chăm cũng vẫn chưa đạt sự đồng thuận trong giới nghiên cứu), thì tháp Bình Thạnh lại không được thừa nhận rõ ràng như vậy.
Dò tìm trên mạng, thấy tháp Bình Thạnh được ghi nhận là tháp Chăm, những người dân bản địa cũng nói đó là tháp Chăm chứ không phải tháp của người Khơme - dù nó nằm trong vành đai biên giới với Campuchia và khu vực ấy hiện cũng không có người Chăm sinh sống. Tuy nhiên, ngay cả tấm bia Di tích của Sở VHTT Tây Ninh dựng lên trước tháp, cũng không nói nó là tháp Chăm hay tháp Khơme.

Trong các tài liệu in trên giấy, thỉnh thoảng cũng có tài liệu nhắc đến, nhưng cực kỳ vắn tắt. Ông Ngô Văn Doanh - một tác giả có nhiều sách về Văn hóa Chăm, tháp cổ Chăm - trong một lần hiếm hoi, có nhắc đến một câu khi nói về tháp Po Sha Inư : "... các tháp Phú Hài có nhiều điểm giống với những ngôi tháp Khơme được phát hiện vào cuối những năm 80 ở vùng Tây Ninh..." ( Ngô Văn Doanh - Tháp cổ Chămpa, sự thật và huyền thoại - NXB Văn hóa thông tin Hà Nội 1994).
Như vậy ông ấy cho rằng tháp Bình Thạnh là tháp Khơme, nhưng nói các tháp ở Tây Ninh được tìm thấy vào những năm 80 (của thế kỷ XX - vì sách đó in năm 1994) thì lại không đúng với thực tế là hai ngôi tháp ở Tây Ninh được tìm thấy lại từ cuối thế kỷ XIX, và một nhà "Chăm học" có tiếng như ông ấy, khó có thể có sự nhầm lẫn như thế.
Trong khi đó, một tác giả khác (có vẻ ít nổi tiếng hơn) cũng nghiê cứu về Chămpa, thì cũng có nhắc đến tháp Bình Thạnh cụ thể : "... tháp Bình Thạnh qua trùng tu đã biến dạng hoàn toàn..." - Nguyến Hồng Sơn - Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chămpa - NXB Đà Nẵng 2008.
Đó là tất cả những gì tôi đọc được trên các tài liệu in, nói về tháp Bình Thạnh. Nên việc "nhét" tháp Chót Mạt và tháp Bình Thạnh vào nhóm tháp Chăm cổ trong topic này, là hoàn toàn do nhận định chủ quan cá nhân của tôi.

namnguyen
30-05-2010, 23:35
Em đã đến và chụp ảnh các tháp này




7. Nhóm tháp Cánh Tiên - xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
8. Nhóm tháp Phú Lốc - xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
9. Nhóm tháp Thủ Thiện - xã Bình nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
10. Nhóm tháp Dương Long - xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
11. Nhóm tháp Bánh Ít - thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
12. Nhóm tháp Đôi - thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
13. Tháp Nhạn - thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
15. Nhóm tháp Po Nagar - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
17. Nhóm tháp Po Klong Garai - phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
20. Nhóm tháp Po Sah Inư - phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận



Có gì anh ới em nhé, em góp ít câu chữ và ảnh ạ

tunbo
01-06-2010, 09:40
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9523.jpg
Tầng 2 và 3 mặt trước của tháp (quay về hướng Đông)


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9521.jpg
Tầng trên cùng và chóp tháp bằng đá


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9524.jpg
Tượng tạc trên khuôn cửa giả ở mặt trước, tầng 2


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9525.jpg
Hoa văn ô bên phía Bắc mặt trước, tầng 2 - đây là hoa văn cổ xưa, đã mờ, mòn nhiều ...


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9526.jpg
... và được phục chế lại ở ô bên phía đối diện.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9530.jpg
Cửa tháp mở về phía Đông


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9527.jpg
Các hoa văn bên trên cửa chính.

tunbo
01-06-2010, 10:17
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9528.jpg
Bức phù điêu bên trên khung cửa chính


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9532.jpg
Tượng tạc trên ô tường phía Nam của mặt trước tháp - tượng xưa đã bị mòn quá nhiều ...


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9531.jpg
... và được phục chế bên ô đối diện


Trong số các ngôi tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, có một số tháp/cụm tháp khiến các nhà khoa học gặp rắc rối trong việc xếp phong cách và xác định niên đại. Chủ yếu vì những đặc điểm khá khác biệt của chúng so với các tháp khác (tháp Bằng An, tháp Dương Long, tháp Đôi, ...). Điểm chung nhất của các cụm tháp này, là chúng mang nhiều ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Khơme.
Điều đó người ta có thể giải thích được do những mối quan hệ lịch sử giữa người Khơme và người Chămpa xưa (cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, có đến mấy chục năm, Chămpa bị nước Chân Lạp của người Khơme xâm chiếm, biến thành một tỉnh của Chân Lạp)

Hai ngôi tháp ở Tây Ninh lại nằm ngay khu vực biên giới Campuchia, có thể vào thời điểm (được cho là) tháp được xây dựng, thậm chí đất ấy là đất của người Khơme, thì việc bị ảnh hưởng phong cách Khơme là chuyện bình thường.
Ơ tháp Bình Thạnh, khung cửa chính nhô ra ngắn, không dài ra như các tháp phong cách Hòa Lai ở đầu thế kỷ IX, các khung của giả cũng vậy. Vòm trên cửa chính và các cửa giả cũng không tạo thành vòm hình mũi giáo như các tháp Chăm ở miền Trung.
Nếu coi niên đại của nó khoảng thế kỷ VIII, thì có thể nó nằm trong phong cách cổ (Mỹ Sơn E1), nhưng rủi một điều, cho tới trước khi tìm ra tháp Mỹ Khánh bị vùi trong cát ở Huế, thì các nhà khoa học chỉ được biết về phong cách cổ qua lời miêu tả, hoặc các hình vẽ của các nhà khảo cổ Pháp hồi đầu thế kỷ XX. Nhưng sau này phát hiện ra tháp Mỹ Khánh, vòm cửa của nó cũng được vuốt nhọn lên chứ không như ở tháp Bình Thạnh. Tuy nhiên các hoa văn, và cách tạc hoa văn, tượng trực tiếp lên gạch trên tháp, lại mang đặc trưng Chămpa.

(Tất nhiên, nếu thực sự hai ngôi tháp ở Tây Ninh là tháp Khơme thì các "lý luận" trên là chả có giá trị gì :D. Lạ một điều là, ở Tây Ninh, dân sở tại đều nói 2 ngôi tháp này là tháp Chăm, còn ở tháp Hòa Lai, ngày trước dân ở đó vẫn gọi đó là tháp của Khơme)

tunbo
01-06-2010, 10:29
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9555.jpg
Khuôn cửa giả mặt phía Bắc


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9556.jpg
Tượng trên tường phía Đông của mặt Bắc (phía cửa chính)


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9557.jpg
Tượng trên ô tường phía Tây của mặt Bắc


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9558.jpg
Tượng ở giữa khung của giả tầng 2, mặt Bắc


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9559.jpg
Hoa văn trên tầng 2 mặt Bắc, bên phía Đông, hoa văn cũ, mờ...


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9560.jpg
... và được phục chế ở ô phía đối diện


Mặt phía Bắc của tháp, các hoa văn và tượng cổ tạc trên tường còn khá nhiều, nhưng vướng nhà bao che cho phế tích ngôi tháp giữa, nên không chụp được ảnh toàn bộ tường mặt Bắc.

tunbo
01-06-2010, 10:37
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9548.jpg
Tường tầng dưới mặt Tây (lưng tháp)


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9553.jpg
Hoa văn trên cột ốp khuôn cửa giả mặt Tây


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9549.jpg
Hoa văn trên ô tường bên phía Bắc của khuôn cửa giả mặt Tây


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9552.jpg
Hoa văn cũ trên vòm cửa giả mặt Tây

tunbo
01-06-2010, 10:50
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9537.jpg
Cửa giả và tường mặt Nam của tháp


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9545.jpg
3 tầng trên của tháp ở mặt Nam


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9546.jpg
Tượng ở khung cửa giả tầng 2 mặt Nam - đây là tượng phục chế sau này


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9541.jpg
Hoa văn hai bên ô tường tầng dưới của mặt Nam


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9544.jpg
Các hoa văn ở chân tháp, nhìn bên phải ảnh, thấy tiền sảnh của tháp nhô ra rất ít, không hơn các khung cửa giả các mặt còn lại.


Khi tôi tìm thông tin trước lúc tìm đến 2 ngôi tháp ở Tây Ninh, thì thấy nói rằng, tháp Bình Thanh còn nguyên vẹn hơn rất nhiều so với tháp Chót Mạt, nhưng sau khi đến, thấy cả hai đều đã được trùng tu, phục chế rất nhiều. Thậm chí như ông Nguyễn Hồng Sơn phát biểu rằng "... tháp Bình Thạnh qua trùng tu đã biến dạng hoàn toàn..." thì thật đáng tiếc, vì chả biết ngày xưa nó thế nào

tunbo
01-06-2010, 11:01
Nhưng dù sao, ở Tháp Bình Thạnh còn "khá" hơn tháp Chót Mạt, vì trong lòng tháp vẫn còn đồ thờ là bộ Linga - Yoni bằng đá, được đặt trên một bệ đá (cái chân bệ bằng đá này, có vẻ sau khi trùng tu, người ta cho vào quá), và mặt tường trong lòng tháp có các ô khám nhỏ lõm vào để làm nơi đặt đèn nến.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9561.jpg
Bộ Linga - Yoni được đặt trên một chân bệ bằng đá. Chân bệ trông khá ... hiện đại


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9563.jpg
Linga - Yoni bằng đá. Yoni có rãnh thoát nước


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9565.jpg
Linga đá. Bộ Linga - Yoni đặt theo đúng nguyên tắc giống các tháp Chăm khác


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9564.jpg
Các ô khám nhỏ được khoét lõm vào vách tường trong lòng tháp


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9566.jpg
Từ của tháp nhìn ra phía trước là một con đường được lát gạch sau này, rợp bóng cây, xa xa là khoảng ruộng, rồi đến con đường nhựa.

tunbo
03-06-2010, 18:13
Hết hai ngôi tháp cổ ở Tây Ninh - mà việc coi chúng là tháp Chăm chỉ là ý kiến cá nhân - giờ sang đến các tháp Chăm cổ "truyền thống" đã được ghi nhận từ lâu nay ở miền Trung và Nam Trung bộ.

(Rất) Sơ lược về lịch sử Chămpa.

Mặc dù di sản văn hóa Chămpa vẫn đang hiện diện rất nhiều trên đất Việt, nhưng quốc gia cổ Chămpa thì đã không còn tồn tại nữa. Lịch sử vương quốc cổ này, được khôi phục lại chỉ dựa trên mấy nguồn :
- Các "văn bản" còn lại bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm trên các bia đá (bia ký)
- Dựa trên các ghi chép sử của Trung Quốc và Việt Nam xưa.
- Một phần nữa là dựa trên các truyền thuyết còn lưu truyền đến nay (việc này tính chính xác thấp, vì đã được truyền thuyết hóa)

Người ta cho rằng, người dân Chămpa có nguồn gốc Malayo - Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh, khoảng thế kỷ I, II Trước Công nguyên.
Theo chiều dài lịch sử, vương quốc của người Chămpa được gọi bằng vài cái tên, theo từng thời kỳ :
- Nước Lâm Ấp (sử Trung Quốc, từ năm 192 Công nguyên, đến năm 756)
- Nước Hoàn Vương (sử Trung Quốc, từ khoảng năm 758 đến khoảng năm 875)
- Nước Chiêm Thành (sử Trung Quốc, từ năm 877)

Cho đến nay, giữa các nhà nghiên cứu dường như vẫn tồn tại hai giả thuyết về thể chế chính trị của vương quốc cổ Chămpa.
Họ chỉ thống nhất được một điều là, đất Chămpa gồm các địa khu : Amaravati, Indrapura, Vijaya, KauthHara, Panduranga trải từ Bắc xuống Nam.

Một thuyết cho rằng, Chămpa là một liên bang gồm nhiều tiểu quốc, có chính quyền trung ương, nhưng mỗi tiểu vương vẫn toàn quyền cai trị tiểu quốc của mình. Họ cho rằng, việc ở mỗi một giai đoạn khác nhau, các tài liệu bia ký lại xuất hiện dày đặc ở mỗi địa khu khác nhau, chứng tỏ giai đoạn đó, thủ đô Chămpa nằm tại địa khu đó (ví dụ, thế kỷ X, tài liệu về Indrapura rất phong phú, thế kỷ XII, tài liệu về Vijaya rất phong phú, còn thế kỷ XV về sau, tài liệu về Panduranga rất phong phú)

Một thuyết khác thì cho rằng, Chămpa chưa bao giờ là một quốc gia thống nhất, và không coi việc giàu tài liệu lịch sử về một vùng đất trong một gia đoạn lịch sử nào đó là đủ cơ sở để coi vùng đất đó là thủ đô của quốc gia thống nhất.


Vị trí các địa khu của Chămpa cổ so với ngày nay :
- Amaravati : là vùng Bắc Chămpa, từ Quảng Ngãi, Quảng Nam trở lên
- Indrapura : Vùng Thăng Bình - Quảng Nam
- Vijaya : Vùng Bình Định. Vào thời điểm mở rộng nhất, bao gồm đến Phú Yên và Quảng Nam
- KauthHara : vùng Phú Yên, Khánh Hòa
- Panduranga : Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận
(theo nguoicham.com)

Một số tài liệu khác thì cho rằng Chămpa ban đầu chỉ gồm 3 địa khu :
- Phía Bắc là Amaravati
- Ở giữa là Vijaya
- Phía Nam là Panduranga
Sau đó địa khu Panduranga tách ra thành KauthHara ở phía Bắc và Panduranga ở phía Nam

Về các vương triều trong lịch sử Chămpa :
- Cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ VIII : vương triều Gangaraja* - ở khu vực Bắc Chămpa (thời kỳ Lâm Ấp)
- Giữa thế kỷ VIII đến nửa cuối thế kỷ IX : vương triều Panduranga - ở phía Nam Chămpa (thời kỳ Hoàn Vương)
- Nửa cuối thế kỷ IX đến cuối thế kỷ X : vương triều Indrapura, với kinh thành Indrapura (Đồng Dương)
- Từ thế kỷ X đến khoảng giữa thế kỷ XV : vương triều Vijaya với kinh thành Vijaya (Chà Bàn)
- Nửa sau thế kỷ XV đến 1832 : tạm gọi là vương triều Panduranga, nhưng thực ra sau cuộc chiến bại của người Chiêm Thành trước quân Đại Việt của vua Lê Thánh Tông (năm 1470), lãnh thổ Chiêm Thành chỉ còn một phần đất Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Sau đó các chúa Nguyễn cũng liên tục Nam tiến, và người Chăm bị đẩy lùi dần về phía Nam và dần sáp nhập vào với Đại Việt.

(*) : Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chămpa - NXB Đà Nẵng 2008

tunbo
03-06-2010, 19:14
Tháp Po SahInư nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hài, tp Phan Thiết, trên đường từ Phan Thiết ra Mũi Né, đến đoạn trạm thu phí là nhìn rõ cụm tháp trên đồi cao.
Nếu đi trên QL1, đoạn vừa hết đường tránh nội đô Phan Thiết, là đã có thể nhìn thấy cụm tháp trên đồi, phía biển.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9748.jpg
Từ Phan Thiết đi Mũi Né, đến cây cầu ngay trước trạm thu phí, là thấy cụm tháp trên đồi cao


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9743.jpg
Qua trạm thu phí, vòng lên con dốc, thấy cụm tháp ở một góc nhìn khác, gần hơn. Khối betong vuông bên cạnh, là phế tích Lầu Ông hoàng trên ngọn đồi phía sau


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9659.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9663.jpg
Lên gần hết con dốc, bên phải đường có biển chỉ lối lên tháp, rẽ vào đường đó, lên tiếp một con dốc nhỏ, là đến khu vực tháp.

tunbo
03-06-2010, 19:59
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9661.jpg
Tấm "bia Di tích" nơi bắt đầu con đường mòn lên tháp

Các tháp Chăm cổ còn lại ở miền Trung, một số không mang theo mình một truyền thuyết nào cả, một số khác lại mang nhiều truyền thuyết mà đôi khi chồng chéo nhau, hoặc chả ăn nhập gì với nhau.
Người Chăm khu vực cực Nam Trung bộ thường có nhiều truyền thuyết về sự tích các khu tháp cổ của mình hơn, so với khu vực Bình Định, Quảng Nam.

Mô típ thường thấy nhất ở các truyền thuyết về sự tích các ngôi tháp, là việc thi tài dựng tháp giữa người Chăm với kẻ địch (như ở tháp Hòa Lai là sự thi tài dựng tháp với người Khơme, ở tháp Nhạn là sự thi tài với quân chúa Nguyễn, ở tháp Bánh Ít là sự thi tài với người Việt), hoặc thi tài xây tháp giữa người Chăm với nhau (tháp PoĐam và tháp Po Klong Giarai),... Khi nói đến các khu tháp ấy sẽ nói cụ thể.

Với cụm tháp Po SahInư cũng có hai truyền thuyết khác nhau :
1. Truyền thuyết thứ nhất nói rằng :
Cụm tháp này thờ công chúa Po SahInư (dĩ nhiên). Theo truyền thuyết này, vị phó tướng của Chế Bồng Nga khi đánh chiếm kinh thành Thăng Long của Đại Việt hồi cuối thời Trần, tên là La Ngai (hoặc La Khai, Lã Khải,...). Sau khi Chế Bồng Nga chết trận ở cửa ngõ Thăng Long, La Ngai đem tàn quân chạy về Chiêm Thành tự lên ngôi vua, tức là vua Parachanh. Ông vua này có hai người con lớn là công chúa Po SahInư (sử Việt gọi là Bà Tranh) và Thái tử Po Kathit, hay Po Đam (sử Việt gọi là Trà Duyệt)
...
Đại khái sau này bà Po SahInư có công dạy dỗ dân Chăm làm nhiều công trình thủy lợi, định ra một số phép tắc ứng xử trong gia đình, xã hôi,... có công với dân Chăm , nên được nhân dân thờ phụng.

Tài liệu về truyền thuyết này do ông Bố Xuân Hổ soạn ra,được NXB Văn hóa dân tộc phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm - Ninh Thuận phát hành năm 1995.
Đáng nói, ông này là con trai của ông Bố Thuận - người từng làm việc trong ban nghiên cứu văn hóa Chăm ở trường Viễn Đông Bác Cổ hồi đầu thế kỷ XX. Cuốn sách còn được GĐ Sở VHTT Ninh Thuận lúc đó viết Lời mở đầu.
Tuy nhiên có một điều, trong sách ấy, ghi niên đại của cụm tháp là ở thế kỷ ... XV.

2. Truyền thuyết thứ hai :
Truyền thuyết này lại cho rằng Po SahInư là nàng Po Cah Anaih, còn gọi là nàng Sạ (Cah) bé, là con gái của nữ thần Po Nagar, và không nói rõ về thời điểm bà này sống. Còn việc có công với dân và được thờ phụng, thì các truyền thuyết đều ... phải như thế.


Một điểm nữa, trong tấm bia Di tích, ghi rõ là cụm tháp Po SahInư xây dựng vào thế kỷ thứ IX, thuộc phong cách Hòa Lai (dĩ nhiên, vì phong cách Hòa Lai nằm vào khoảng cuối thế kỷ VIII đến nửa đầu thế kỷ IX - thời kỳ của vương triều Panduranga, nước Hoàn Vương), tuy nhiên giới nghiên cứu tháp Chăm lại không nhiều ý kiến cho rằng cụm tháp này mang phong cách Hòa Lai, trái lại, còn có luồng ý kiến cho rằng chúng giống tháp Khơme. Và sau khi chỉ ra được nhiều đặc trưng của kiến trúc Chăm, họ "miễn cưỡng xếp cụm tháp Po SahInư vào phong cách cổ (phong cách Mỹ Sơn E1)" - Tháp cổ Chămpa, sự thật và huyền thoại - Ngô Văn Doanh.

Các khai quật khảo cổ sau này tìm thấy thêm nhiều nền móng của các kiến trúc khác quanh các ngôi tháp còn lại, và niên đại của các nền móng này được cho là có niên đại ở thế kỷ XV.

Tổng hợp lại, có lẽ ở khu vực này, hồi đầu thế kỷ IX có các ngôi tháp (được cho là các ngôi tháp hiện đang còn), sau đó, khoảng thế kỷ XV người Chăm lại dựng thêm một số kiến trúc khác để làm nơi thờ công chúa Po SahInư, nhưng sau đó các công trình này sụp đổ hết, chỉ còn nền móng, và sau này người ta chuyển thờ Po SahInư vào các ngôi tháp còn lại. Còn các ngôi tháp xây từ thế kỷ IX thờ vị vua, hay vị thần nào, thì đến nay vẫn là điều bí ẩn. CHỉ có cách giả định này, nghe có vẻ dung hòa được giữa truyền thuyết và ... khảo cổ học :D

tunbo
06-06-2010, 11:34
Hiện tại, cụm tháp Po SahInư còn lại 3 ngôi tháp. Tháp chính và ngôi tháp nhỏ nằm sát cạnh, cùng một ngôi tháp khác nằm cách chừng hơn 50met và ở mặt bằng thấp hơn chừng vài mét.
Ngôi tháp chính, bên trong có thờ bộ Linga - Yoni bằng đá, ngôi tháp nhỏ bên cạnh tháp chính thờ thần Lửa (bên trong chẳng còn đồ thờ gì), và ngôi tháp phụ xa xa thờ bò thần Nandin (bên trong cũng chẳng còn đồ thờ gì cả)
Cả 3 ngôi tháp đều có cửa chính quay về hướng Đông, nhìn ra biển.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9667.jpg
Ngôi tháp thờ bò thần Nandin (bia Di tích gọi là tháp B)


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9669.jpg
Cửa chính quay về hướng Đông, không có hệ thống vòm cửa nhô ra


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9668.jpg
Lỗ lấy sáng bên trên cửa chính. Các tầng trên đã bị xói mòn nhiều


Trông ngôi tháp này, thấy hình dáng nó khá giống hình dáng tháp Bình Thạnh ở Tây Ninh. Trang trí của tháp này còn đơn giản hơn tháp Bình Thạnh, vì hầu như không có hoa văn gì hết trên 4 mặt tường.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9671.jpg
Khuôn cửa giả ở mặt phía Bắc


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9678.jpg
Khuôn cửa giả ở mặt phía Tây (mặt sau tháp)


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9675.jpg
Khuôn cửa giả ở mặt phía Nam

Nói chung chúng đều giống nhau, của giả có 3 lớp, nhô ra khỏi vách tường không nhiều, với hai cột ở lớp ngoài cùng là cột tròn, khoảng tường giữa 2 cột ấy không khắc hoa văn, mà chỉ để trơn, tạo hình tượng trưng của 2 cánh cửa đang khép lại.

tunbo
06-06-2010, 11:45
Ngôi tháp B này có 3 tầng, trong đó các mặt tường của tầng trên cùng, gạch đã bị xói mòn quá nhiều, không còn nhận ra được những dấu vết trang trí nữa, các mặt tường tầng thứ 2 là sự thu nhỏ của các mặt tường thân tháp phía dưới, nhưng các cửa giả ở tầng thứ 2 chỉ có 2 lớp nhô ra, và chúng giống nhau ở cả 4 mặt



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9672.jpg
2 tầng trên, mặt Nam


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9673.jpg
Khung cửa giả tầng 2 mặt Nam


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9677.jpg
Khung cửa giả tầng 2 của mặt Tây


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9679.jpg
Khung cửa giả tầng 2 của mặt Bắc

tunbo
06-06-2010, 11:56
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9680.jpg
Chân các cột ốp cũng không có hoa văn trang trí


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9734.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9733.jpg
Các ô khám để đèn bên vách tường trong gian điện khá lạ, rất rộng và cao, cao vượt cả phần tường thân tháp


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9736.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9737.jpg
Hai cột trụ cửa ra vào, phía trong lòng tháp lại được bo tròn chứ không để vuông như bên ngoài


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9729.jpg
Toàn bộ tháp B, nhìn từ tháp chính ở phía Nam lại, tháp B nằm ở một mặt bằng thấp hơn tháp chính chừng 2 - 3 mét.

vudinhan
31-07-2010, 17:33
Ở Cát Tiên - Lâm Đồng cũng có một khu phế tích của người Chăm, tôi đi qua nhiều nhưng chưa có dịp ghé. Khu này có một số mái che, được rào khá chắc chắn và lâu rồi. Bác nào có thông tin về khu phế tích này, xin chia sẻ. Cám ơn nhiều.

tunbo
14-12-2010, 23:37
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9682.jpg
Tháp chính và tháp Lửa nằm trên đỉnh đồi.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9674.jpg
Trông ngôi tháp chính hình dáng cũng rất giống dáng tháp Bình Thạnh.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9684.jpg
Cửa tháp chính quay về hướng Đông, phía biển.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9689.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9692.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9694.jpg
Phế tích nền móng của một số kiến trúc khác rải rác xung quanh.

tunbo
15-12-2010, 00:22
Giống như tháp B, tháp chính cũng rất ít hoa văn trang trí. Cũng không có các trang trí góc tầng, góc tường, không có trang trí áp chân các cột ốp, và không có hệ thống vòm của cửa ra vào, cũng như vòm các cửa giả.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9704.jpg
Không có các chi tiết trang trí góc tầng, góc tường


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9701.jpg
Không có trang trí áp chân cột ốp.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9688.jpg
Ngôi tháp nhỏ phía Đông Bắc tháp chính - tháp Lửa - đã bị hủy hoại nặng nề.

tunbo
15-12-2010, 00:49
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9691.jpg
Cửa tháp, không có hệ thống vòm cửa.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9723.jpg
... mà là kiểu trang trí thế này.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9696.jpg
Mặt phía Bắc tháp chính.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9700.jpg
Mặt phía Tây (mặt sau lưng)


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9708.jpg
Mặt Nam tháp chính.


Các cửa giả ở các mặt Bắc, Tây, Nam cũng đều không có vòm cửa. Nhưng đặc biệt, mi cửa giả bằng gạch ở mặt Tây của tháp lại có chạm khắc hoa văn rất giống với điêu khắc trên tấm đá trên cửa tháp Bình Thạnh ở Tây Ninh.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9702.jpg
Mi cửa giả mặt Tây. có điêu khắc trên gạch giống điêu khắc trên tấm đá cửa tháp Bình Thạnh.

tunbo
17-12-2010, 21:36
Các cửa giả ở 3 mặt Bắc, Tây, Nam đều khá đơn giản và giống nhau : hai bán trụ tròn bằng gạch ốp hai bên, trong khu cửa đắp nổi một gờ dọc giống như chia đôi khoảng giữa 2 cột thành 2 cánh cửa.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9697.jpg
Cửa giả ở thân tháp mặt Bắc.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9706.jpg
Cửa giả ở thân tháp mặt Nam.


Các tầng bên trên của tháp thu nhỏ dần, và trang trí cũng rất đơn giản, do kích thước bị thu nhỏ đáng kể, nên các khung cửa giả ở các tầng bên trên càng trở nên đơn giản hơn nhiều, và chúng giống nhau ở các mặt.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9726.jpg
Cửa giả ở tầng 2, mặt Đông (mặt tiền tháp).


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9699.jpg
Cửa giả ở tầng 2 và tầng 3 mặt Bắc.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9703.jpg
Cửa giả ở tầng 2 và 3 mặt Tây


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9728.jpg
Tầng 3 của mặt Đông, vì kích thước bị thu lại rất nhỏ, ô cửa giả tầng thứ 3 trở nên rất đơn giản. Chóp tháp bằng gạch đã sụp gần như toàn bộ, không nhận ra hình hài ngày xưa.


Tuy được cho là có niên đại gần như cùng thời với tháp Bình Thạnh ở Tây Ninh, nhưng tháp Po Sah Inư kết cấu hoàn toàn bằng gạch.
Trước đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện gần khu vực tháp Po Sah Inư dấu tích của một khu lò gạch Chăm cổ - địa điểm mang tên cánh đồng Trình Tường. H.Parmentier đã tìm thấy ở đây những mảnh vỡ của loại gạch được xác nhận là gạch cổ Chăm, ngoài ra, còn dấu tích của một cái rãnh để kéo gạch từ trong lò ra. Đây là một trong số những cơ sở vật chất bác bỏ thuyết cho rằng tháp Chăm được xếp lên bằng gạch mộc rồi mới nung cả tháp.

tunbo
17-12-2010, 21:57
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9710.jpg
Lòng tháp chính thấp hơn một chút so với mặt bằng tầng nền - một điểm khác biệt với các tháp Chăm truyền thống khác.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9716.jpg
Trong lòng tháp hiện còn một Linga liền khối với bệ Yoni vuông phía dưới.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9714.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9712.jpg
Các ô khám nhỏ được đặt trên các mặt tường bên trong tháp (được dùng đặt đèn nến chiếu sáng)



Nói chung, cụm tháp Po Sah Inư, với những đặc điểm khác biệt so với các tháp Chăm truyền thống đã làm các nhà nghiên cứu khó xếp loại phong cách, khi đi và các chi tiết kiến trúc nhỏ như : cột trụ tròn ở cửa giả, mi cửa ,... và so sánh với các tháp khác mà người ta xác định niên đại nó ở vào khoảng thế kỷ VIII, vì vậy mới miễn cưỡng xếp nó vào phong cách cổ (Mỹ Sơn E1).

Trước đây, cụm tháp Po Sah Inư vẫn được coi là cụm tháp cổ nhất của vương quốc Champa xưa còn lưu lại. Sau này, có lẽ danh hiệu ấy phải nhường lại cho tháp lùn Mỹ Khánh ở Thừa Thiên - Huế mới được phát hiện gần đây.

tunbo
17-12-2010, 22:29
Cụm tháp Pô Đam - còn được gọi là Pô Tầm - nằm trên sườn một ngọn núi có tên là núi Ong Xiêm, làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Từ Phan Thiết đi ngược ra phía Bắc, qua ngã ba Liên Hương trên QL1A chừng hơn 1km, bên trái đường có cây xăng Đại Hòa, từ đây có 2 cách đi vào khu tháp :
1-Từ Nam ra Bắc, ngay trước cây xăng Đại Hòa là một cây cầu nhỏ trên QL1A, rẽ trái vào con đường đất ngay đầu cầu, đi vòng vèo trong xóm chừng 5km là chạm đường sắt Bắc Nam. Đường nhỏ và vòng vèo nhưng không khó đi, vì ít lối rẽ, chui qua bên dưới đường sắt, rẽ tay phải theo đường mòn vài trăm met là đến chân núi Ong Xiêm, đến đó là trông thấy cụm tháp nằm trên sườn núi, cao hơn mặt đường mòn chừng 10 met.
2- Từ cây xăng Đại Hòa chạy tiếp ra phía Bắc trên QL1A chừng 1km, đến một quãng khá trống, hai bên là cánh đồng cỏ cháy, bên phải ngay sát vệ đường có một quán nước nhỏ đứng trơ trọi, đối diện quán nước nhỏ ấy ở bên trái QL1A là một con đường đất chạy vào giữa đồng cỏ, khá trống trải, cứ theo đường ấy chạy vào phía núi, không rẽ ngang theo bất cứ đường nhỏ nào khác, gần như thẳng tắp, nó đâm vào chạm đường sắt Bắc Nam, vượt qua đường sắt, rẽ trái chừng vài trăm met cũng đến chân núi Ong Xiêm.
Đi theo cách thứ nhất, đến tháp từ hướng Nam, đi theo cách thứ 2, đến tháp từ hướng Bắc. Cách thứ 2 đường đi đơn giản hơn nhiều, nhưng dễ nhầm đường rẽ trên QL1A (vì sau này có thể cảnh quan thay đổi, nhà cửa quán xá nhiều lên), còn đi theo cách 1 thì đường nhỏ, ngoằn ngoèo hơn nhiều, nhưng lỗi rẽ trên QL1A thì khó lẫn.


Cụm tháp Pô Đam khác biệt với các cụm tháp Chăm khác về hướng, nó gồm 6 ngôi tháp nằm trên 2 trục song song, theo hướng Bắc - Nam chếch một chút về phía Tây (mặt các tháp hướng về phía Nam, chếc Tây khoảng 15 độ), thực tế là nàm dọc theo triền núi, chứ không phải tựa lưng vào núi trông mặt ra biển.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9749.jpg
Từ tháp Pô Đam nhìn ra phía biển, thấy cụm chong chóng phong điện ngay trước mặt.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9860.jpg
Cụm tháp nằm dọc theo sườn núi, cao khoảng 10m so với con đường mòn dưới chân núi.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9855.jpg
Con đường mòn dưới chân núi (chụp theo hướng Bắc nhìn về Nam), bên dưới đường mòn là đường sắt Bắc Nam.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9754.jpg
Bậc lên tháp (phía Nam, đến theo cách thứ 1), con đường mòn và đoàn tàu hàng chạy từ Bắc vào Nam.

(Tôi đến tháp vào một chiều muộn tháng 4, đến tháp theo con đường cách thứ 1 và rời khỏi tháp theo con đường cách thứ 2. Chắc rằng hầu như các lối mòn trên QL1A ở khu vực ấy đều có thể đến tháp được, nhưng thấy 2 cách ấy là dễ nhất, vì nó ở 2 đầu mút)

tunbo
18-12-2010, 21:42
Tháp Pô Đam là một trong số ít các cụm tháp Chăm hiện còn, mang tên một vị vua Chăm (cùng với tháp Pô KlongGiarai, tháp Pô Romé).
Do không còn một bia ký nào, nên các nhà nghiên cứu đánh phải dựa vào phương pháp so sánh phong cách nghệ thuật để xác định niên đại cho tháp Pô Đam. Ở cụm tháp này, ngôi tháp trung tâm có hình dáng cấu trúc và các trang trí giống với các tháp Hòa Lai (khá giống với tháp Mỹ Sơn C7), nên người ta xếp cụm tháp Pô Đam vào nhóm thuộc phong cách Hòa Lai, tức là niên đại ở vào khoảng cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX.
Tuy nhiên, trong truyền thuyết Chăm, Pô Đam là vị vua xuất hiện muộn - một truyền thuyết nói ông là con của vua Parachanh, tức La Ngai (vị phó tướng của Chế Bồng Nga khi tiến đánh Đại Việt hồi thế kỷ XIV)



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9755.jpg
Tấm Biển Di tích tai tháp Pô Đam.


Với các mốc thời gian chênh lệch nhau rất xa như vậy, chính các nhà Chăm học đương thời cũng chưa tìm ra được lời giải đáp hợp lý, nên người ta ... đành cho rằng, có thể khu tháp được xây dựng từ cổ xưa (chưa rõ do ai xây) và sau này được dùng thờ phụng Pô Đam (việc này có thật cho đến nay).
Thậm chí người Chăm hiên nay còn cho rằng, Pô Đam và những người họ hàng thân cận được mai táng tại đây.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9750.jpg
Các bậc cấp từ đường mòn lên khu tháp mới được làm men theo sườn núi, từ phía Nam lại.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9752.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9758.jpg
Nhóm tháp phía trước, có cấu trúc rất đơn giản, phía sau Biển Di tích- ngôi tháp phía sau, ngoài cùng bên trái, là tháp Trung tâm, thuộc nhóm phía sau

tunbo
18-12-2010, 22:06
Do người Chăm không có chép sử chi tiết như người Việt hay người Trung Hoa, sử của họ thường là ở dạng bia ký và truyền thuyết, vì thế, có nhiều truyền thuyết đúng là ... truyền thuyết, vì các mốc thời gian đôi khi rất vô lý.
Hơn nữa, các ngôi tháp Chăm ở Nam Trung bộ thường có các truyền thuyết về việc xây dựng tháp. Ở khu tháp Pô Đam cũng vậy, truyền thuyết về tháp Pô Đam không những thế còn liên quan đến tháp Pô KlongGiarai nữa.

Truyền thuyết nói rằng :
Khi vua Pô Klong GiaRai được mọi người tôn lên làm vua, Pô Đam - lúc đó là quan đại thần - không phục, cho rằng ngài chỉ là một tên chăn bò (sẽ nói kỹ về truyền thuyết này ở mục Tháp Pô KlongGiaRai). Nhà vua bèn thi tài xây tháp với đại thần Pô Đam, và cuối cùng ngài thắng, xây lên một khu tháp to lớn đồ sộ (trong truyền thuyết này, đó chính là khu tháp Pô KlongGiaRai), còn Pô Đam chỉ xây được một khu tháp nhỏ hơn nhiều, và xong sau - chính là khu tháp Pô Đam.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9848.jpg
Toàn cảnh khu tháp Pô Đam nhìn từ phía sau tới.


Dĩ nhiên cái truyền thuyết ấy có nhiều điểm vô lý, vì khu tháp Pô KlongGiaRai được xác định có niên đại thế kỷ XIII - dựa vào bia ký tìm thấy ở đó, và cả trên những dòng chữ khắc trên trụ cửa tháp - còn tháp Pô Đam niên đại sớm hơn nhiều.
Nhưng có lẽ người Chăm không quan tâm đến điều đó, truyền thuyết vẫn phải mang tính ... truyền thuyết.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9850.jpg
Hoàng hôn núi rừng ở khu tháp Pô Đam.

tunbo
21-12-2010, 23:02
Sáu ngôi tháp ở cụm tháp Pô Đam chia thành 2 nhóm, 3 ngôi phía trước (phía Nam của cả khu tháp) và 3 ngôi phía sau.
Ngày nay, chỉ còn lại 3 ngôi tháp, còn 3 ngôi khác gần như sụp đổ hoàn toàn.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9762.jpg
Ngôi tháp nhóm phía trước, bên trái (theo lối bậc lên), được H. Parmentier gọi là tháp Tây Nam.


Tháp Tây Nam nguyên là một ngôi tháp nhỏ 3 tầng, có cấu trúc và trang trí rất dơn giản. Ngày nay 2 tầng trên đã không còn ra hình thù gì nữa. Tháp không có cửa giả ở các mặt tường, chân cột ốp cũng không có trang trí hoa văn. Của tháp phía Nam là một cấu trúc dạng tiền sảnh đơn giản, mô phỏng hình dáng ngôi tháp.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9757.jpg
Phần trên của tháp Tây Nam, giờ chỉ còn như thế này.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9776.jpg
Cửa tháp nhô ra phía trước như một tiền sảnh, cũng đã bị lở lói, sụp đổ ít nhiều.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9764.jpg
Vòm cửa tháp mô phỏng hình dạng ngôi tháp.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9765.jpg
Lòng tháp nhỏ hẹp, 3 mặt tường đều có các ô khám nhỏ như các tháp Chăm khác.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9766.jpg
Tuy bên ngoài, phần trên trông rất tả tơi, nhưng bên trong nóc tháp vẫn kín.

tunbo
21-12-2010, 23:28
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9771.jpg
Cạnh tháp Tây Nam là tháp Đông Nam.


Ngôi tháp Đông Nam nhỏ có cấu trúc cơ bản giống tháp Tây Nam bên cạnh, nhưng còn bị sụp mất nhiều hơn.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9778.jpg
Cửa tháp sụp lở không còn ra hình dáng ban đầu.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9782.jpg
Mặt tường phía Đông - cũng như các mặt tường khác của tháp Tây Nam - chẳng có cửa giả và hoa văn gì hết.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9781.jpg
Nóc tháp đã bị hở toác bên trong.



Phía sau lưng hai ngôi tháp nói trên là một ngôi tháp khác - được H. Parmentier gọi tên là tháp Nam - ngôi tháp duy nhất trong các tháp Pô Đam mở cửa về hướng Đông.
Mặt bằng của tháp Nam cũng có hình chữ nhật chứ không vuông như hai ngôi tháp sát kề.
Theo ghi chép cũ của H. Parmentier, tháp Nam giống các tháp Chăm truyền thống khác, các mặt tường Tây, Nam, Bắc của tháp Nam được trang trí cửa giả, có trang trí hoa văn trên vòm cửa giả.
Tiếc rằng hiện tại, tháp Nam gần như sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại 2 mảng nhỏ của tường Nam và Tây Nam, cùng với 8 viên đá trên một cái bệ thấp trên nền tháp.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9785.jpg
Tháp Nam chỉ còn lại góc tường nhỏ phía Nam và Tây Nam ...


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9787.jpg
... cùng 8 viên đá trên cái bệ trong lòng tháp.

tunbo
06-04-2011, 18:38
Ngôi tháp lớn nhất, đẹp nhất ở cụm tháp Pô Đam là ngôi tháp còn lại ở nhóm tháp phía sau. Nhóm phía sau có 3 ngôi tháp, nay 2 ngôi đã sụp đổ chỉ còn dấu tích nền móng.
Ngôi tháp còn lại của nhóm tháp phía sau được gọi là tháp Trung tâm, nó có hình dáng, cấu trúc khá giống với các tháp Hòa Lai, nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều, và vì thế, các hoa văn trang trí tuy khá phong phú, nhưng đều nhỏ và đơn giản hơn ở các tháp Hòa Lai nhiều.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9792.jpg
Tháp Trung tâm, là ngôi tháp duy nhất còn lại ở nhóm tháp phía sau (phía Bắc khu tháp) - mặt phía Đông


Mặt phía Đông, cửa giả đã bị hư hại nhiều, nhưng thân tháp nói chung còn khá nguyên vẹn.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9822.jpg
Mặt phía Tây tháp


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9835.jpg
Mặt phía Bắc tháp


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9824.jpg
Mỗi mặt tường có 3 cột ốp, trong đó cột ở giữa rộng hơn và làm nền cho cửa giả

tunbo
06-04-2011, 18:48
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9797.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9796.jpg
Dưới mỗi chân cột ốp đều có một hình trang trí ốp


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9827.jpg
Trên đầu cột ốp lớn ở giữa đỡ một trán cửa hình vòm trang trí cuộn lá lô nhô gợn sóng.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9837.jpg
Khung giữa các cột ốp đều trang trí hoa văn chạy dọc ở giữa.

ongxanh
06-04-2011, 19:52
Vừa khéo, em định vào topic kêu bác vì đã thấy mùi rêu mốc, thì có bài liền.
Xem tháp Chăm em hok hiểu lắm về kiến trúc, nhưng thấy cuốn hút bởi lối dựng và trang trí rất có nhịp điệu, khỏe khoắn, luôn hướng đến con người. Lại thêm cuốn hút vì tháp Chăm chứa nhiều huyền bí, gợi lại nền văn minh xưa, nay đã “Điêu Tàn”:
“Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ”
...
“Nhìn chi em chân trời xa vòi vọi
Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta”
(Chế Lan Viên)

tunbo
06-04-2011, 21:36
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9820.jpg
Mặt Nam tháp Trung tâm, có trổ cửa chính.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9813.jpg
Vách ngoài phía mặt Tây của hành lang cửa, vẫn còn nhiều hoa văn xưa


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9812.jpg
Hoa văn khắc trên diềm phía trên, trong một khoang tường, hình ốp chân cột ngày xứ, bên cạnh phía trái là hình ốp cột mặt tường chính phía Tây tháp, đã mât và được thay mới bằng gạch trơn.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9814.jpg
Nhìn phía Nam lại, cột ốp còn giữ được hoa văn xưa, còn chân cột thì ốp một viên gạch mới, trơn nhẵn nhụi.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9801.jpg
Ốp chân cột ở cột phía mặt Đông của tháp, mặt Đông tháp bị hư hại nhiều, sau được trùng tu lại, không còn giữ được hoa văn trang trí nhiều.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9802.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9799.jpg
Hoa văn xưa được khắc trên phía đầu của một cột ốp

tunbo
06-04-2011, 21:49
Phần mái của tháp Trung tâm, tiếc rằng đã không còn hình thù xưa, nhưng người ta đoán chắc nó cũng chia làm các tầng thu nhỏ dần giống ở các tháp Hòa Lai.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9864.jpg
Cửa chính cấu trúc dạng một tiền sảnh dài và hẹp.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9874.jpg
Phần trên mái tháp đã sụp đổ nhiều, nóc tháp đã bị hở.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9866.jpg
Ô khám trong lòng tháp ở mặt tường sau được khoét khá cao


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9868.jpg
Tháp nằm ở rừng núi heo hút, ít khi có người lui tới, nên (hình như) con tắc kè chả sợ người gì cả.


Hai ngôi tháp còn lại của nhóm tháp phía Bắc hiện đã sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại dấu tích nền móng, cùng một số phế tích bằng đá.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9838.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_9843.jpg
Một bệ tượng dạng Yoni bằng đá xanh, một phần linga bằng sa thạch, ...

tunbo
07-04-2011, 21:46
...
Tuy nhiên, trong truyền thuyết Chăm, Pô Đam là vị vua xuất hiện muộn - một truyền thuyết nói ông là con của vua Parachanh, tức La Ngai (vị phó tướng của Chế Bồng Nga khi tiến đánh Đại Việt hồi thế kỷ XIV)
...



Lại có một tài liệu khác về Pô Đam. Ông làm vua Chiêm Thành từ 1458, rồi ngay sau đó, năm 1460 nhường ngôi cho em là Pô Kaprah (sử Việt gọi Pô Đam là Trà Nguyệt, gọi Pô Kaprah là Trà Toàn).
Theo thuyết này, Pô Đam cũng là con của vua Pô Parachanh, nhưng Pô Parachanh không phải là La Ngai.

- Năm 1390, Chế Bồng Nga tử trận ở cửa ngõ Thăng Long, La Ngai - là phó tướng của Chế Bồng Nga - rút tàn quân về Chiêm và tự xưng là vua.
- Năm 1400 La Ngai chết, truyền ngôi cho con là Jaya Sinhavarman V (sử Việt gọi là Ba Đích Lại). Ba Đích Lại chết năm 1441.
Nhưng đối với người Chăm, cha con La Ngai và Ba Đích Lại chỉ là những kẻ tiếm ngôi, vốn không thuộc một dòng dõi thân vương nào cả.
- Vì vậy khi Ba Đích Lại chết năm 1441, triều thần không ủng hộ con Ba Đích Lại nối ngôi, mà đưa "người cháu của cố vương" là Maha Kilai lên ngôi ("cố vương" ở đây, chắc không phải chỉ La Ngai, có thể là một người thuộc dòng Chế Bồng Nga).
Chú của tân vương Maha Kilai là Pô Parachanh đứng ra nhiếp chính và năm 1442 tự xưng vương (tiếm ngôi của cháu), tuy nhiên Pô Parachanh lại được nhà Minh khi đó công nhận.
- Năm 1446, quân nhà Lê (Đại Việt) tấn công chiếm thành Đồ Bàn, Pô Parachanh bị bắt và bị đem về Thăng Long. Maha Kilai được trở về ngôi vua.
- Năm 1449, Maha Kilai bị em là Maha Kido bắt giam rồi tiếm ngôi. Đến năm1452 Kilai chết, và năm 1457 Maha Kido được nhà Minh công nhận.
- Năm 1458 Thái tử của vua Pô Parachanh là Pô Đam (Pô Kathit) giết Maha Kido rồi lên ngôi.
Như vậy trong 12 năm từ khi Pô Parachanh bị bắt, Chiêm Thành tình hình rất phức tạp, cho tới khi Pô Đam giành lại ngôi vua.
Pô Đam ở ngôi không lâu, năm 1460 truyền lại ngôi cho em là Trà Toàn, rồi không thấy được nhắc đến nữa.
(Trà Toàn - Pô Kaprah - tiếp tục làm vua Chiêm Thành, và trong thời gian làm vua, đã liên tục có việc chiến tranh với nhà Hậu Lê của Đại Việt. Kết quả là năm 1471 vua Lê Thánh Tôn thân chinh mang quân đánh Chiêm Thành, bắt sống Trà Toàn cùng hoàng gia. Trên đường bị dẫn về Đại Việt, Trà Toàn tự vẫn ở Nghệ An.
Sau trận này, Chiêm Thành coi như cơ bản không còn, người Chăm chỉ còn một tiểu khu tận cùng phía Nam là Panduranga)

(Theo Tìm hiểu cộng đồng Chăm ở Việt Nam - Nguyễn Văn Huy)

tunbo
09-04-2011, 22:18
Tháp Pô Romê nằm ở thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Từ Phan Rang đi về phía Nam theo QL1A 9km thì đến thị trấn Phước Dân, rẽ phải vào ở ngã ba giữa thị trấn, rồi tiếp tục hỏi đường, đi thêm chừng 7km nữa thì đến tháp. Nhưng nếu hỏi thăm đường mà hỏi "tháp Pô Romê" thì sẽ lâu hơn, vì dường như trẻ con ở Phước Dân sẽ lắc đầu, người lớn cũng thường lắc đầu, nhưng hỏi "tháp Hậu Sanh" thì ai cũng biết và sẽ chỉ đường đến tháp khá chi tiết.

Sách cũ nói rằng, giữa cánh đồng trù phú ở Hậu Sanh, có hai quả núi nhỏ, trên đỉnh một trong hai quả núi ấy là ngôi tháp Pô Romê, được xây dựng vào thế kỷ XVII thờ vua Pô Romê. Quả núi nhỏ có ngôi tháp cổ có tên là núi (hay đồi) Tro.
Trên con đường nhỏ từ Phước Dân chạy vào giữa cánh đồng, thấy tháp Pô Romê trên đỉnh núi từ xa, đến gần chân núi, brời đườngên đường có tấm bảng ghi tên tháp bên phải đường, sau đó phải rời đường để vào chân núi. Không có đường gì cả, toàn đất đá lổn nhổn, chừng mấy trăm met thì vào được đến chân núi nơi tháp tọa lạc.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2480.jpg
Trên tháp nhìn xuống con đường từ Phước Dân đi vào.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2478.jpg
Từ đường liên thôn rẽ phải mấy trăm met đường đất để vào chân núi. Căn nhà nhỏ bên dưới là nơi ở của người trông tháp.


Tháp Pô Romê có lẽ là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm xưa xây dựng. Tuy nó giống như một bản sao thu nhỏ của tháp Pô Klong GiaRai nhưng đơn giản hơn rất nhiều, có thể do nghệ thuật kiến trúc của các triều đại về sau này sút kém hơn nhiều so với hồi những thế kỷ trước.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2451.jpg
Ngôi tháp nhỏ và đơn giản (mặt Tây, là mặt lưng tháp).

tunbo
09-04-2011, 23:01
Pô Romê cũng là một trong số các vị vua được thần hóa của người Chăm, được người Chăm thờ phụng vì có nhiều công lao với dân chúng lúc sinh thời.

Truyền thuyết Chăm mô tả về nguồn gốc, cuộc đời và sự nghiệp của Pô Romê khá ly kỳ.
Đại khái rằng mẹ Pô Romê đang là gái đồng trinh, tự nhiên thụ thai, nên bị đuổi ra khỏi nhà, phải tự vào rừng sinh nở và nuôi con, rồi sau đó nhờ những cơ duyên tình cờ mà Pô Romê được vua gả con gái cho, rồi sau đó truyền ngôi cho.
Tuy ông có nhiều công lao làm đất nước hưng thịnh, nhưng lại cũng là người trúng mỹ nhân kế của chúa Nguyễn, rồi thua trận và bị giết.


Đấy là về truyền thuyết, còn thực tế lịch sử, vua Pô Romê được ghi khá rõ (có lẽ vì ông sống khá gần với ngày nay).
Các tài liệu sử Chăm còn lại, ghi rõ rằng Pô Romê làm vua Chăm từ năm 1627 đến 1651.


Sau chiến bại của Trà Toàn năm 1471 với nhà Lê (Đại Việt), đất Chiêm Thành cũ bị chia nhỏ, Lê Thánh Tôn sau khi bắt Trà Toàn, đã phong vương cho cháu Trà Toàn là Bố Trì Tri, được cai quản vùng đất Panduranga và KautHara.
Em Trà Toàn là Trà Toại được cai trị ở vùng Tây Nguyên.

Đến thế kỷ XVI, thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vương quốc (Nam) Chiêm Thành được nhìn nhận trở lại.

Tuy nhiên, sau 1471, nhóm hoàng tộc Chăm từ Nam Bàn (từ Quảng Nam đến Đồ Bàn) chạy về Giao Nam (Bình Thuận) lánh nạn và tranh chấp quyền bính với các dòng vương tôn địa phương tại Phan Rang (Virapura). Nhóm người này tự nhận là truyền nhân đích tôn của vương triều cũ (vương triều Vijaya) và kêu gọi dân chúng địa phương không thừa nhận dòng họ Bố Trì Tri vì chỉ là cấp thừa hành của các dòng tiên vương (do nhà Lê phong vương cho). Tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt, các dòng vương tôn Nam Bắc Chiêm Thành kết thành từng phe nhóm tranh chấp lẫn nhau.
Với thời gian, dòng dõi vương tôn Nam Bàn được dân chúng mến chuộng và tôn lên làm vua cai trị lãnh thổ Nam Chiêm Thành. Yếu tố bộ tộc truyền thống Cau và Dừa phai dần trong ký ức tập thể dân gian và kể từ thế kỷ 15 trở về sau huyền thoại này không còn được nhắc tới nữa.
Dòng họ Bố Trì Tri không trị vì lâu. Năm 1478 Bố Trì Tri mất, em là Koulai lên thay nhưng năm 1505 bị ám sát tại Champassak (Nam Lào), con là Chakou Poulo kế nghiệp và trị vì đến 1530 thì mất.
Kể từ sau ngày đó con cháu dòng vương tôn Nam Bàn được hoàng triều và dân chúng tôn lên làm vua.
Con Trà Toại là hoàng thân Po Karutdrak được tôn lên làm vua, kế nghiệp Chakou Poulo cai quản xứ Panduranga.
Con Karutdrak, thái tử Maresarak làm vua năm 1536.
Po Kanarai lên ngôi năm 1541, hiệu Chế Bãi.
Năm 1553 Chế Bãi mất, Po Ất (Po At) lên thay
Năm 1560, Nguyễn Hoàng bị Trịnh Kiểm buộc phải cống nộp phẩm vật hàng năm. Không sao tìm đủ phẩm vật dâng nộp, Nguyễn Hoàng cử người xuống Aryaru (Tuy Hòa) thông báo cho vua Po Ất cung cấp số lượng phẩm vật nói trên, nhưng bị từ chối. Liền tức thì, Nguyễn Hoàng xua quân tiến chiếm Phan Rang, quân Chăm rã hàng, hàng ngàn người chạy theo Po Ất lên Tây Nguyên lánh nạn. Sau khi cướp phá các đền đài và tịch thu hết tài sản của hoàng gia Chiêm, Nguyễn Hoàng rút quân về nước nhưng để lại số binh sĩ trấn giữ Tuy Hòa.
Năm 1579, lợi dụng sự yếu kém của quân Chăm, một hoàng thân Khmer trấn thủ lãnh thổ đông-bắc Chân Lạp (Mondolkiri và Rattanakiri) dẫn đại quân tiến vào Phan Rang giết Po Ất rồi tự xưng vương, hiệu Po Klong Halau.
Năm 1603 khi Po Klong Halau qua đời, con là Po Thikdhik lên thay, hiệu Po Nit
Po Nit mất năm 1613, em là Po Chai Păran kế nghiệp. Po Chai Păran dời đô từ Virapura (Phan Rang) về Bal Canar (thôn Tịnh Mỹ, Phan Rí) đề phòng chúa Nguyễn tấn công bất ngờ.
Năm 1618 Po Chai Păran mất, con là Po Ehklang lên ngôi.
Năm 1622 nội bộ triều chính Panduranga có loạn, một vương tôn đạo Bani tên Po Klong Menai (Po Klău Manai) giết Po Ehklang rồi tự xưng vương, hiệu Po Mahtaha

Dưới thời Po Klong Menai, xung đột với người da trắng và tôn giáo trở nên trầm trọng. Đất nước trở nên loạn lạc, dân chúng sống trong cảnh lầm than, tại mỗi nơi các lãnh chúa và tù trưởng địa phương tùy theo sức mạnh của mình tổ chức đánh phá các nơi khác để cướp bóc lương thực.

Trước cảnh loạn lạc này, năm 1627, một tù trưởng người Thượng gốc Churu tên Thốt được dân chúng Chăm và người Thượng tôn lên làm lãnh tụ đứng ra dẹp loạn. Dẹp loạn xong, tù trưởng Thốt được dân chúng tôn lên làm vua, hiệu Po Romé (Pô Romê)

(Theo Tìm hiểu cộng đồng Chăm ở Việt Nam - Nguyễn Văn Huy)

Như vậy, Pô Romê không phải là người Chăm mà là người ChuRu.
Pô Romê có lẽ là người mở ra triều đại cuối cùng của Nam Chiêm Thành, dòng dõi nhà vua sau đó nối nhau truyền 16 đời đến năm 1832 thì chấm dứt cùng với việc Panduranga bị vua Minh Mạng nhập hẳn vào đất Việt.

tunbo
14-04-2011, 21:13
Có một truyền thuyết ở địa phương rằng, ban đầu ngôi tháp được dựng lên để thờ vua Pô Mahtaha (Pô Klong Menai) - mà trong truyền thuyết về Pô Romê, Pô Mahtaha là bố vợ Pô Romê - rồi sau do có nhiều công trạng với dân, khi chết, Pô Romê được đưa vào thờ tại đây.

Dưới chân núi Tro hiện có một căn nhà nhỏ của người trông tháp ở. Bình thường tháp được khóa cửa, khi có khách đến tham qua, người canh tháp mới lên mở cửa tháp (đó là hồi 2008, còn bây giờ không biết thế nào).



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2489.jpg
Ông Lượng - người canh tháp, bên con dốc bên sườn núi để đi lên tháp.


Từ căn nhà dưới chân núi, leo qua con dốc boeen trên, thì đến lối bậc thang xi măng lên tháp. Ông già coi tháp bảo rằng cái dãy bậc thang xi măng này được làm từ hồi Cộng hòa, còn xa xưa có 2 lối lên tháp, nay đã mất dấu cả rồi.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/Thap%20Cham/IMG_2485.jpg
Bậc thang xi măng dẫn lên tháp.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2432.jpg
Người coi tháp lên trước mở khóa cửa



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2425.jpg
Tháp được xây trên một nền đá cao. Các bậc từ sân lên tháp (chắc mới làm lại sau này) khá dốc, lúc bước xuống dễ hụt chân.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2402.jpg
Cửa chính của tháp ngoảnh về hướng Đông.


Cửa tháp có xây thò ra một cái tiền đình khá sơ sài cuốn theo lối cửa tò vò, phía trên cửa này có một khoảng trống thụt vào, giờ nhìn không thấy gì, nhưng ông già Lượng bảo, ngày trước có gắn hình tượng bò (thần) đực Nanđin, giờ trông vẫn thấy dấu vết mờ mờ - không hiểu ngày xưa là họ đặt tượng bò thần Nandin lên đó, hay là khắc lên tấm đá trên ô vòm ấy. Trần của tiền đình và khung cửa bằng gỗ còn từ thời xây tháp đến giờ. Còn cánh cửa thì đã hỏng từ lâu, hiện được lắp bằng 2 cánh cửa gỗ mới và gắn khóa khóa lại, chỉ khi hành lễ hoặc có du khách đến mới được mở ra.

tunbo
14-04-2011, 21:42
Bước qua khỏi mấy bậc cấp rất dốc để vào tháp, ngay gian tiền đình bên ngoài đặt hai pho tượng bò thần bằng đá nằm chầu, hướng mặt vào bên trong tháp.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2423.jpg
Tượng Bò (thần) đực bằng đá xám, nằm chầu bên trái.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2421.jpg
Tượng Bò (thần) cái bằng đá trắng nằm chầu bên phải.


Vua Pô Romê được thờ trong tháp dưới dạng một tượng đá được tạc thành phù điêu nổi cao trước một tấm đá hình vòng cung có trang trí những hìn nổi khác phía sau.
Vị Thần - Vua được thể hiện có 8 tay. Hai tay chính úp lại trên bụng. 6 cánh tay còn lại được "gắn" vào hai vai khá vụng.
Các cánh tay phụ còn lại mỗi bàn tay cầm một vật, đó là đinh ba, thanh kiếm và cái chén (phía bên trái) và dao găm, búp sen, cái lược (ở bên phải).
Tượng thần đội một chiếc mũ thân trụ tròn, vành mũ có trang trí dải hoa.
Ngoài ra, trên tảng đá hình vòng cung còn khắc đến ... 5 cái đầu khác, trong đó có 3 cái chồng lên nhau ở ngay phía trên đầu tượng thần, hai cái khác ở hai bên, chiếc đầu ngay trên mũ tượng thần còn có cả vai. Các đầu này đều đội mũ trụ tóe ra 5 tia phía trên.
Phần bệ hình vuông có rãnh chạy quanh tượng và bức đá hình vòng cung, kéo dài như chiếc vòi voi đến bên một con voi nhỏ nằm nghiêng gần bệ.
Trước mặt vị Thần-Vua, trên phiến đá bệ có một cái lỗ - chắc để cắm đuốc hay nến mỗi khi tế lễ.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2419.jpg
Tượng vua Pô Romê thờ trong tháp. Bức tượng đá trắng bên tay phải nhà vua là bà hoàng hậu người Rhadé tên là Bia Thanh Chanh


Ông Lượng bảo rằng, các vật được cầm trên 6 cánh tay phụ của tượng Thần - Vua là các vật đặc trưng của thần Siva, tức là bức tượng được tạc theo chuẩn mực của thần Siva, nhưng cũng có nét đặc biệt, đó là 5 cái đầu phụ, được giải thích là thể hiện các vị đại thần quây quanh nhà vua.

tunbo
14-04-2011, 22:08
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2405.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2408.jpg
Mặt trước (phía Đông) của tháp. Các trang trí khá đơn giản.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2435.jpg
Mặt Bắc của tháp.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2451.jpg
Mặt Tây (lưng tháp).


Mặt Nam của tháp cũng giống mặt Bắc, nhưng ... không có chỗ đứng để chụp, vì phía ấy vướng chướng ngại vật, sau đó là ... vực núi.


Trên các mặt tường của tháp, chỉ còn lại 2 cột ốp ở góc tường và cửa giả ở giữa các mặt tường. Chân cột ốp không có trang trí, bản thân cột ốp phẳng phi vươn lên, đầu cột thô và nặng nề, tại các góc đỉnh cột ôp, nhô ra các phiến đá nhỏ hình ngọn lửa.
Ở trên đầu các đầu trụ ở 4 góc, nổi lên 4 cái ụ nhọn có trang trí sơ sài.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2470.jpg
Cửa giả mặt Nam. Các cửa giả mặt Tây và Bắc cũng tương tự.


Các cửa giả có 3 thân, để trơn, trán cửa phía trên hình mũi giáo 3 lớp. Trán cửa có khoét ô rỗng để đặt tượng người ngồi. Quanh rìa trán cửa ở cả 3 lớp, người ta trang trí các hình đất nung giống ngọn lửa cắm vào.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2454.jpg
3 tâng tháp phía trên ở mặt Tây - 3 mặt kia cũng bố trí tương tự.


Hai tầng trên lặp lại y hệt bố cục và hình dáng của phần thân tháp (4 mặt đều là cửa giả). Tầng thứ 4 cũng giống 2 tầng dưới, nhưng không còn các ụ nhọn ở các góc.
Đỉnh tháp là một tảng đá lớn hình tháp cong 4 mặt được trang trí bằng nhữn nét khắc vạch lên trên bề mặt.

tunbo
14-04-2011, 22:25
Ngày nay chỉ còn trơ trọi một mình trên đỉnh núi, nhưng xưa kia, tháp Pô Romê là trung tâm của một quần thể các công trình lớn nhỏ xung quanh.
Ngoài tháp chính, còn có tháp phụ phía sau thờ bà hoàng hậu Rhadé - đã sụp đổ.
Phía mặt Nam của tháp chính là một tháp phụ thờ thần Hỏa, là nơi chuẩn bị đồ cúng tế để đưa sang tháp chính vào mỗi dịp tế lễ. Ngôi tháp Lửa này ngày nay vẫn còn chút dấu tích ít ỏi.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2477.jpg
Dấu tích còn lại của ngôi tháp Lửa phía Nam tháp chính, ngay sát bên tường Nam của tháp.


Phía Đông Bắc của tháp chính, ngay chỗ bậc thang xi măng từ dưới chân núi đi lên, còn một trụ bia đá hình khối trụ vuông, cao 1.2m, mỗi cạnh 0.33m, nhưng chữ đã mờ hết , gần như đã thành trụ đá trơn rồi.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2434.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2484.jpg
Bia đá ngoài trời, phía Đông Bắc tháp chính.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2446.jpg
Cái này nằm phía sau lưng tháp. Ông Lượng bảo rằng đó là ngôi mộ của một cặp vợ chồng ngày trước chuyên lo hương hoa trong tháp.


Mặc dù vậy, ông ta vừa nói chuyện, vừa đi lại trên cái mặt xi măng đó, không biết có phải dưới đó là mộ không nữa.

tunbo
14-04-2011, 23:15
Phía Tây Nam của ngôi tháp có một ngôi nhà nhỏ khóa cửa. Đó là ngôi nhà mới được xây năm 1962.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2455.jpg
Ngôi nhà quét vôi vàng ở phía Tây Nam ngôi tháp (chếch phía sau bên phải) ...


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2476.jpg
... nằm trơ trọi, cửa khóa chặt.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2468-1.jpg
Ngôi nhà được dựng năm 1962.


Nguyên ngày trước vua Pô Romê có 3 bà hoàng hậu, bà thứ nhất là Bia Thanh Chih, con gái vua Pô Mahataha, bà thứ hai người Rhadé là Bia Thanh Chanh, bà thứ 3 là công chúa Ngọc Khoa của Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, gọi là Bia Út.
Sau này, Bia Út trốn về Đại Việt khi quân Nguyễn tấn công Panduranga. Nhà ua bị bắt và bị giết.
Theo tục lệ Chăm, người ta hỏa thiêu xác vua, khi đó chỉ có bà hoàng hậu Rhadé là Bia Thanh Chanh nhảy vào lửa chết theo vua, nên được thờ trong một ngôi tháp phụ, rồi khi ngôi tháp sụp đổ, tượng của bà được đưa vào tháp chính phía bên phải tượng vua.
Còn bà hoàng Bia Thanh Chih không chịu nhảy vào lửa chết theo nhà vua, cho nên sau khi chết, bà không được thờ tự trong ngôi tháp (phụ) nào cả.
Ông Lượng coi tháp nói rằng, ngày xưa người ta "thờ" tượng bà giữa trời đất dãi dầu mưa gió, mãi tới năm 1962 họ mới gom góp tiền xây dựng căn nhà nhỏ làm nơi nhang khói thờ cúng bà.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2460.jpg
Người coi tháp mở cửa căn nhà nhỏ, nơi thờ bà hoàng Bia Thanh Chih.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2465.jpg
Bức tượng đá bà hoàng Bia Thanh Chih trong phòng thờ của bà.


Truyền thuyết kể rằng, vua Pô Romê tuy tài giỏi nhưng lại hiếu sắc. Bà Bia Thanh Chih không có con, bà Bia Thanh Chanh khi đó mới sinh được mấy người con gái. Một người con rể của vua báo cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên biết chuyện, Sãi Vương bèn lập mưu cho công chúa Ngọc Khoa sang Chiêm Thành làm vợ vua Pô Romê.
Ngọc Khoa sang Panduranga, chẳng bao lâu tìm cách gặp được nhà vua, lập tức Pô Romê say mê nàng, cưới làm vợ, gọi là Bia Út.
Sau khi thành bà hoàng, Bia Út dò la được bí mật, Chiêm quốc còn tồn tại được là nhờ cây thần Krêt trong hoàng cung che chở.
Theo kế hoạch định sẵn một hôm Bia Út bất ngờ lâm bênh nặng, khiến Pô Romê rất lo lắng.
Các lang y được vời đến thăm bệnh đều nói bà hoàng không bị bệnh gì cả, còn Bia Út thì ngày đêm rên la. Nàng lén bỏ bánh đa (bánh tráng) dưới chiếu, mỗi lần vua vào thăm, bà trở mình khiến bánh vỡ răng rắc như xương nàng gãy. Điều đó khiến vua càng thêm lo.
Bia Út đổ cho cây Krết làm hại nàng, vua bèn vời các bà bóng vào hỏi. Vì đã được mua chuộc, các bà bóng đều bảo với ngài rằng chính cây Krết gây bệnh cho hoàng hậu.
Quá say mê Bia Út, mặc cho các quần thần can ngăn, vua vẫn quyết định cho chặt cây Krết.
Suốt 3 ngày liền, chặt thế nào cây Krêt vẫn đứng vững, vua Pô Romê nổi giận đích thân cầm búa chặt cây. Sau ba nhát búa trời giáng của nhà vua, cây Krết đổ xuống, máu đỏ từ thân cây chảy ra như suối.
Từ đó Bia Út lạ khỏi bệnh, nhà vua càng vui khi nàng báo cho vua là nàng đã có mang - mặc cho thần dân đau buồn vì cái chết của cây thần Krêt.
Bia Út mật báo cho Sãi Vương biết mình đã hoàn thành nhiệm vụ. Ít lâu sau Pô Romê nhận được tin mẹ nàng Bia Út lâm bệnh nặng, ngày đêm mong nàng trở về thăm. Pô Romê trúng kế, để Bia Út về nước thăm mẹ một mình.
Ít lâu sau một cánh quân Nguyễn tiến đánh Panduranga. Pô Romê thua trận bị bắt và bị chết.

nuamua
14-04-2011, 23:26
Dưới chân núi Tro hiện có một căn nhà nhỏ của người trông tháp ở. Bình thường tháp được khóa cửa, khi có khách đến tham qua, người canh tháp mới lên mở cửa tháp (đó là hồi 2008, còn bây giờ không biết thế nào).

Bây giờ vẫn thế thẩy Tủn ạh. Ít ra là đến tháng 7/2010, thời điểm em đến tháp.



Bước qua khỏi mấy bậc cấp rất dốc để vào tháp, ngay gian tiền đình bên ngoài đặt hai pho tượng bò thần bằng đá nằm chầu, hướng mặt vào bên trong tháp.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2423.jpg
Tượng Bò (thần) đực bằng đá xám, nằm chầu bên trái.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_2421.jpg
Tượng Bò (thần) cái bằng đá trắng nằm chầu bên phải.


Em đồ rằng tượng bò thần cái (đá trắng) được làm sau này. Nét tạc thô hơn, mới hơn và mặt đá còn xù xì chưa nhẵn bóng do thời gian như tượng bò thần đực:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=58473&d=1302797272
Tượng bò thần đực.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=58472&d=1302797272
Tượng bò thần cái



Mặt Nam của tháp cũng giống mặt Bắc, nhưng ... không có chỗ đứng để chụp, vì phía ấy vướng chướng ngại vật, sau đó là ... vực núi.

Em ké cái ảnh, không được trực diện và đầy đủ nhưng chắc cũng đủ hình dung mặt Nam tháp:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=58474&d=1302797272
Mặt Nam tháp.


Trên nền đất phía mặt Bắc tháp có 1 hố cát. Theo lời bác Lượng, đấy là hồ hứng nước tắm Vua mỗi khi làm lễ. Hố này như không đáy bao nhiêu nước cũng thấm hết không bao giờ đầy (?). Trên vách tường mặt Bắc tháp có khe nhỏ dẫn nước ra, kiểu như Yoni, nhưng em tìm mãi chả có khe nào.
Trên mặt hố cát có vài phiến đá và 1 đầu trụ đá như tấm bia nhô lên, thấy rõ là đã được khai quật lên rồi lấp xuống lại. Bác Lượng bảo ngày trước người ta khai quật lên, phát hiện 01 bộ xương người dưới hố nên lấp lại.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=58475&d=1302797272
Hố cát ở mặt Bắc tháp.

tunbo
15-04-2011, 00:19
Cám ơn nuamua post vào tấm ảnh mặt Nam của ngôi tháp nhé. Bữa đó tớ đến tháp đúng tết Tây, trời mưa, lại mang cái ống kính rất lỡ cỡ, không có cách gì chụp được quá 2/3 mặt tháp phía Nam, nên không chụp luôn :D
Còn cái hố cát, mình nghĩ nó ở trên đỉnh núi thấm xuống, thì biết bao nhiêu nước cho đủ đầy. :D
-----------------------------------------------------------------------------------------------


Ngày nay, người chăm ở Ninh Thuận - Bình Thuận vẫn tin rằng chính vua Pô Romê là người cho xây dựng đập thủy lợi Ma Rên, một trong hai công trình thủy lợi quan trọng nhất ở Ninh Thuận hiện nay.
Vì thế, ngoài việc cúng tế vị thần-vua Pô Romê vào những dịp lễ tết, người Chăm hiện nay hết sức chăm lo bảo vệ hệ thống thủy lợi Ma Rên, và làm nhiều nghi lễ liên quan đến đập nước.

Hình ảnh của tôi về tháp Pô Romê thì ít, và ... xấu tệ, nhưng lần đến tháp, do mắc mưa nên có dịp ngồi nói chuyện nhiều với ông Lượng, có một số chuyện khá thú vị.

Chuyện thứ nhất :
Khi đó tôi chưa đến tháp Bình Thạnh ở Tây Ninh, nhưng đã đọc một số thông tin về ngôi tháp ấy, à biết được rằng, người ta xác định niên đại của nó vào khoảng cuối thế kỷ VIII.
Trong lúc ngồi chờ mưa tạnh ở tháp Pô Romê, lân la hỏi ông Lượng về ngôi tháp ở tây Ninh (lúc đó còn chưa biết Tây Ninh có tháp Chót Mạt nữa, tưởng chỉ có 1 tháp Bình Thạnh).
Câu trả lời của ông cụ làm tôi ngôi ngây ra : " Ngày xưa quân chúa Nguyễn đánh xuống, vua Pô Romê chết trận, một ông tướng đã chạy sâu về phía Nam, rồi xây ngôi tháp ở Tây Ninh đó" :shrug:
Dĩ nhiên là vâng dạ mà không nói gì thêm rồi :D.


Chuyện thứ hai : Chuyện những vụ trộm, phá hoại các pho tượng ở tháp Pô Rome.


Ông Lượng nói rằng, ông tuy mang họ Nguyễn, nhưng là người Chăm, hơn nữa, ông còn khoe mình là người trong "hoàng tộc xưa" (chuyện ông Lượng có phải người hoàng tộc Chăm xưa hay không thật khó kiểm chứng và cũng chả để làm gì, nhưng việc người Chăm mang họ Nguyễn thì có - từ thời Gia Long ban "quốc tính" cho các vương tôn Chămpa ở trấn Thuận Thành - vùng đất Panduranga của người Chăm).
Hiện nay thì ông là người ăn lương của Sở Văn Hóa, chứ trước đây, những người coi tháp - gọi là chức tămnay - được dân làng cử ra, và được ưu đãi ruộng đất.
Ông Lượng kể rằng, trước 1975, ở đây đã xảy ra một số vụ lấy cắp hay phá hoại các pho tượng :
- Tượng thần Siva ở vòm cổng của tháp bị lấy mất;
- Tượng công chúa Ngọc Khoa (Bia Út) bị lấy cắp và đập vỡ, vứt cách tháp mấy km. Sau người ta phục chế lại tượng Bia Út, rồi chuyển tượng ấy ra bảo tàng Chăm Đà Nẵng.
(Nhưng thực tế, pho tượng Bia Út đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ninh Thuận - sau này đọc thấy trên mạng nói thế :D).

Rồi ông kể chuyện ông tămnay tên là Tình, hình như là người tămnay cuối cùng do làng bầu lên, và được ưu đãi về ruộng đất.
Ông Tình coi tháp mười mấy năm, để trộm lấy mất hai pho tượng Bia Thanh Chih và Bia Thanh Chanh, rồi nghe nói con cháu dòng họ người coi tháp đánh tráo vương miện bằng vàng của vua Pô Romê, mà sau đó ông Tình bị đuổi khỏi làng Hậu Sanh này.
Cũng từ đó, người coi tháp ăn lương của Sở Văn hóa.
Và theo như ông Lượng nói, hai pho tượng đá của hai bà hoàng trong khu vực tháp Pô Romê là hai pho tượng mới làm ngay gần đây.
Trong câu chuyện của ông già coi tháp, còn đầy vẻ huyền hoặc ma quái, như việc ông Tình - khi còn coi tháp - một đêm bỗng phát hiện một chén máu được để ngay trước mặt tượng thần-vua Pô Romê, sau đó ít lâu thì tượng bà Bia Thanh Chanh trong tháp bị mất,...


Tò mò với những câu chuyện của ông Lượng, nhưng lại biết chắc chắn là ông ấy có nhiều nhầm lẫn, phóng đại, nên tiếp tục về lần mò trên mạng, nào ngờ gặp một bài trên mạng có nội dung khá giống với câu chuyện mất trộm ở tháp Pô Romê mà ông Lượng nói : http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=41&a=77

tunbo
17-04-2011, 23:42
Cụm tháp Pô Klong GiaRai là một trong số cụm tháp lớn và còn nguyên vẹn nhất của người Chăm hiện còn tồn tại.
Đây là cụm tháp được truyền thuyết nói rằng do vua Jaya Simhavarman III (nhân vật này khá ... quen thuộc trong sử Việt với cái tên Chế Mân) xây dựng để thờ một vị vua tiền nhiệm là Pô Klong GiaRai.
Niên đại của cụm tháp được xác định ở vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV.
Cụm tháp hiện nằm trong khu vực nội thị của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, nằm khá gần ga Tháp Chàm.
(Hình như) trước đây, Phan Rang và Tháp Chàm là hai thị trấn riêng biệt, sau phát tiển dần ra đến "dính" vào nhau luôn. Cụm tháp Pô Klong GiaRai nằm ven Tháp Chàm, cách QL27 vài trăm met, cách Phan Rang chừng 7km, nhưng giờ thì thành phố đang phát triển, cụm tháp có lẽ đã được tính trong khu vực nội thị rồi



https://i861.photobucket.com/albums/ab173/tieubach7/Thap%20PoKlong%20GiaRai/IMG_9998.jpg
Cụm tháp Pô Klong GiaRai còn lại 3 tháp, nằm trên đỉnh ngọn đồi cách QL27 vài trăm met.


(Cụm) tháp được xây dựng trên một ngọn đồi, gọi là đồi Trầu.
Đồi Trầu không cao lắm, chỉ khoảng 100m, tuy nhiên các mặt đồi khá dốc. Trước kia, người ta phải xây tường đá làm bờ kè giữ đất ở ba mặt Đông, Tây và Nam.
Tuy nhiên, cổng chính vào khu tháp nằm ở mặt Nam, nên sau này (hiện nay), lối lên tháp chính lại được trổ về phía Nam bởi các bục đá.



https://i861.photobucket.com/albums/ab173/tieubach7/Thap%20PoKlong%20GiaRai/IMG_9995.jpg
Lối lên cổng tháp.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_1689.jpg
Cổng vào khu tháp mở ở phía Nam.


Tuy nhiên về sau này, người ta cho dựng lên ở mặt phía Đông dưới chân đồi Trầu một cái kiến trúc giống như cái cổng. Chắc dựng tượng trưng ... chơi, vì vách đồi Trầu phí Đông, Tây, Bắc đều dốc đựng đứng.



https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_1672.jpg
Dưới chân đồi Trầu, mặt phía Đông, kiến trúc này mới được dựng lên gần đây.


https://i861.photobucket.com/albums/ab173/tieubach7/Thap%20PoKlong%20GiaRai/IMG_0012.jpg

https://i861.photobucket.com/albums/ab173/tieubach7/Thap%20PoKlong%20GiaRai/IMG_0114.jpg
Cụm tháp nhìn từ dưới chân đồi, phía dãy nhà trưng bày phía Đông Nam khu tháp.


Con đường láng nhựa, có hai dãy cột đèn hai bên (hình thứ 2) là con đường người ta sử dụng khi hành lễ, còn có một con đường khác lên từ phía Đông Nam đồi Trầu, ngoằn ngoèo leo theo sườn đồi, rồi cũng dẫn về cỏng tháp phía Nam.

tunbo
20-04-2011, 18:22
Pô Klong GiaRai (Po Klaung Girai) là một vị vua khá nổi tiếng của người Chăm, đặc biệt là ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Đối với họ, ông là vị anh quân có công dẫn thủy nhập điền, lại tài giỏi và nhiều mưu mẹo.
Giống như Pô Rôme là người có công xây dựng hệ thống thủy lợi Ma Rên, Pô Klong GiaRai có công xây dựng hệ thống đập thủy lợi Nha Trinh - hai hệ thống thủy lợi quạn trọng nhất vùng Panduranga ngày xưa và của cả vùng Ninh Thuận ngày nay.

Truyền thuyết của người Chăm về vua Pô Klong GiaRai có thể tóm lược như sau :

Xưa kia, mẹ của Pô Klong GiaRai là một đứa bé gái bị thả trôi sông, được một cặp vợ chồng già không con cái ở vùng Panduranga nhặt được và nuôi làm con.
Lớn lên, trong một lần đi rừng cùng cha mẹ, cô gái đã uống nước trong một cái hốc đá, rồi tự nhiên mang thai, sinh ra một bé trai đầy mình ghẻ lở, đặt tên là Pô Ong.
Tình cờ trong một lần đi chăn bò, Pô Ong được một con rồng hiện ra liếm sạch các vết ghẻ lở và trở nên một chàng trai rất khỏe đẹp.
Khi nhà vua băng hà, không có hoàng tử kế vị, triều đình chưa biết làm thế nào, thì con voi trắng trong hoàng cung bỗng phá chuồng chạy đến tận nơi Pô Ong đang ở và quỳ xuống trước mặt chàng tỏ ý mời lên lưng nó.
Pô Ong vừa trèo lên lưng voi, con voi trắng bèn đưa chàng chạy thẳng về kinh thành. Dọc đường, Pô Ong nhiều lần tìm cách trốn, nhưng con voi vẫn cứ tìm ra chàng, nên Pô Ong đành theo voi về kinh thành.
Về đến kinh thành, thấy chuyện lạ, triều đình tôn Pô Ong lên làm vua. Tuy vậy cũng có một số quan không phục, vì vua vốn xuất thân là anh chàng chăn bò bẩn thỉu. Nhà vua trẻ buàn bã bỏ đi tu trên núi. Nhưng vua bỏ đi, trong nước liên tiếp gặp dịch bệnh, mất mùa,... nên triều đình và dân chúng lại lên núi rước vua về cung tiếp tục làm vua.
Trong thời gian trị vì, vua Pô Klong GiaRai đã cho xây dựng hệ thống đập thủy lợi Nha Trinh giúp dân làm nông nghiệp, và ngài cũng tỏ ra rất tài giỏi và mưu mẹo trong việc ứng xử với các quan (vụ thi xây tháp với đại thần Pô Đam - đã nói ở phần tháp Pô Đam), hay như vụ dùng mưu mẹo thắng người Khơme trong vụ thi xây tháp Hòa Lai (sẽ nói khi đến phần tháp Hòa Lai).

Về cơ bản, truyền thuyết về Pô Klong GiaRai dính dáng rất nhiều đến miền đất Panduranga.

Trong các truyền thuyết của người Chăm đều nói Pô Klong GiaRai trị vì trong khoảng thời gian từ 1151 đến 1205.

tunbo
20-04-2011, 19:16
Pô Klong GiaRai là cái tên "nỡm" của người Chăm gọi nhà vua của mình - Vua Lác (Non nước Ninh Thuận - Nguyễn Đình Tư) - một kiểu tên dân gian, bởi trong tiếng Chăm, "Pô" có nghĩa là "ông", "bà", "ngài",... mang hàm ý trang trọng.

Sau này, người ta cũng cất công dò tìm trong lịch sử xe Pô Klong GiaRai là vị vua Chăm nào. Giai đoạn giữa thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV (từ 1145 đến khoảng 1320) là một giai đoạn xung đột kéo dài giữa Chiêm Thành với Chân Lạp của người Khơme, hai bên thường xuyên đánh phá nhau, và thậm chí có đến vài chục năm cuối cùng của giai đoạn ấy, Chiêm Thành bị biến thành một tỉnh của đế chế Ăngkor.

Có 2 giả thuyết về thân thế thực sự của vua Pô Klong GiaRai.

Giả thuyết thứ nhất : Pô Klong GiaRai là Suryavarman (hay Suryavarmadeva - sử Việt gọi là Bố Trì) làm vua từ 1190 đến 1203

Ông nguyên là một vương tôn Champa tên là Sri Vidyanandana, không rõ lý do nào, đã sang sinh sống ở Chân Lạp từ năm 1182.
Trong giai đoạn trước đó vài chục năm, giữa Champa và Chân Lạp đã thường xuyên xảy ra chiến tranh đánh phá lẫn nhau.
Năm 1177 vua Chiêm Thành là Jaya Indravarman IV (trị vì từ 1167 đến 1190) đánh chiếm Chân Lạp, bắt được nhiều tù binh đem về Chiêm Thành, trong đó có một vị hoàng thân Khơme mà sau này là vua Jayavarman VII của Chân Lạp.
Năm 1186 vị hoàng thân Khơme này được thả về nước để kế nghiệp ngai vua của người anh. Về Chân Lạp lên ngôi vua, Jayavarman VII gặp và kết thân với Sri Vidyanandana và phong cho vị hoàng thân Champa một tước hoàng tộc Khmer là Yuvaraja.
Năm 1190, Jayavarman VII (vua Chân Lạp) sai Vidyanandana đi đánh Chiêm Thành, ông chiếm được Vijaya, bắt sống Jaya Indravarman IV (vua Chiêm Thành) mang về Chân Lạp.
Hoàng tử In (anh em cột chèo với vua Chân Lạp Jayavarman VII) được phong làm tiểu vương xứ Nagara Vijaya (Bắc Chiêm Thành), hiệu Surya Jayavarman (hay Surya Jayavarmadeva), hoàng thân Vidyanandana được phong làm tiểu vương xứ Rajapura (Nam Chiêm Thành), hiệu Suryavarman (còn gọi là Suryavarmadeva hay Bố Trì), cả hai đều đạt dưới sự lãnh đạo của Jayavarman VII. Vương quốc Chiêm Thành trở thành một thuộc địa của Chân Lạp. Panduranga và Vijaya là hai tỉnh của đế quốc Angkor.

Người Thượng trên Tây Nguyên không công nhận vương quyền mới này đã cùng một số vương tôn Chăm khác tổ chức đánh phá Amavarati, Vijaya và Panduranga.

Năm 1191 tại Vijaya, Surya Jayavarman (hoàng tử In) bị Rasupati, một hoàng thân Champa, đánh bại phải chạy về lại Chân Lạp.
Rasupati tự xưng là vua xứ Vijaya, hiệu Jaya Indravarman V.
Không nhìn nhận vương quyền mới này, Jayavarman VII (vua Chân Lạp) cho Jaya Indravarman IV (cựu vương Chiêm Thành bị bắt khi Sri Vidyanandana dẫn quân Chân Lạp đánh Chiêm Thành năm 1190) về Bắc Chiêm Thành chiếm lại ngôi báu. Jaya Indravarman IV được Suryavarman (hoàng thân Sri Vidyanandana) tiếp sức mới chiếm được Vijaya, Rasupati (Jaya Indravarman V) bị xử trảm.
Thay vì giao thành lại cho vua Chăm cũ, Suryavarman chiếm luôn Vijaya; Jaya Indravarman IV liền kêu gọi dân chúng tại Amavarati và các làng Ulik, Vyar, Jriy, Traik chống lại.
Năm 1192, Jaya Indravarman IV bị tử trận tại Traik. Suryavarman thống nhất lại đất nước, lên ngôi vua và tìm cách tách khỏi ảnh hưởng của đế quốc Angkor.

Hay tin hoàng thân Suryavarman làm phản, Jayavarman VII (vua Chân Lạp) cử đại quân sang đánh Chiêm Thành. Cuộc chiến kéo dài từ 1193 đến 1194, đại quân Khmer bị đánh bại.

Tuy đẩy lui được quân Khmer, Suryavarman vẫn lo sợ. Năm 1194, ông dời cư lên Amaravati tránh nạn và giao hảo tốt với Đại Việt năm 1198, bằng cách triều cống hằng năm, và được vua Lý Cao Tông (Long Cán) phong vương năm 1199.
Đất nước được thái bình trong vài năm thì Suryavarman bị chú là Yuvaraja on Dhanapati Grama (Bố Do) soán ngôi năm 1203.
Dhanapati Grama đưa quân Khmer vào chiếm Amaravati, Suryavarman dẫn một hải đội hơn 200 chiến thuyền chạy vào cửa Cửu La (Nghệ An) xin tị nạn. Tại đây, vị vua Chăm (người Việt gọi là Bố Trì) bị Dĩ Mông và Phạm Giêng, hai quan trấn thủ Nghệ An, nghi ngờ. Suryavarman rất buồn lòng, dùng mưu đốt thuyền của Phạm Giêng và giăng buồm ra khơi mất tích.

(Theo Tìm hiểu cộng đồng Chăm ở Việt Nam - Nguyễn Văn Huy)

P/S : tuy vậy, theo Nguyễn Văn Huy thì Pô Klong GiaRai lại không phải là Suryavarman.
Giả thuyết cho rằng Pô Klong GiaRai là Suryavarman (hoàng thân Sri Vidyanandanana) do Ngô Văn Doanh đưa ra trong Tháp cổ Champa - sự thật và huyền thoại
.

tunbo
20-04-2011, 21:40
Giả thuyết thứ hai : Pô Klong GiaRai là Jaya Indravarman IV, làm vua từ năm 1167 đến 1190.

Ngược dòng lịch sử, năm 1112, tại Chân lạp, vua Suryavarman II lên ngôi, còn tại Chiêm Thành, trong khoảng thời gian từ 1129 đến 1139 có loạn lạc, nội chiến giữa 2 miền Vijaya và Panduranga; trong đó vùng Panduranga liên kết với Chân Lạp để chống sự cai trị của triều đình Vijaya.

Năm 1129, vua Chiêm Thành (Vijaya) Harivarman V mất, triều đình tôn con nuôi ông lên ngôi, hiệu là Jaya Indravarman III.
Năm 1132, viện cớ Jaya Indravarman III không chịu hợp tác tấn công Đại Việt, Suryavarman II tiến quân lần nữa sang đất Chiêm Thành: đế đô Vijaya bị chiếm năm 1145. Jaya Indravarman III mất tích trên chiến trường, những người chống lại quân Khmer đều bị xử trảm.
Suryavarman II tự xưng là hoàng đế của cả Chân Lạp lẫn Chiêm Thành.

Năm 1145 hoàng thân Parabrahman được triều thần Champa đưa lên kế vị Jaya Indravarman III, hiệu Rudravarman IV.
Vừa lên ngôi, Rudravarman IV cùng con trai là Ratnabhumivijaya (hoàng tử Sivanandana) bị quân Khmer truy lùng ráo riết phải bỏ Vijaya chạy vào Đại Việt lánh nạn. Thời gian sau, Rudravarman IV băng rừng về lại Panduranga lập chiến khu trên cao nguyên, nhiều bộ lạc Thượng gia nhập quân kháng chiến rất đông.
Trên đường chạy loạn, Rudravarman IV lâm bệnh mất năm 1147, con là thái tử Ratnabhumivijaya lên thay, hiệu Jaya Harivarman I (Chế Bì Ri Bút).

Trên cao nguyên, Jaya Harivarman I được đông đảo người Thượng và người Khmer (có thể là người Thượng thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khmer) ủng hộ. Nhà vua tổ chức kháng chiến chiếm lại Panduranga, nhưng lãnh thổ Bắc Chiêm Thành (Vijaya) vẫn còn nằm trong tay người Khmer, do em rể vua Chân Lạp là hoàng tử Hariveda cai trị. Vương quốc Chiêm Thành bị chia đôi.

Năm 1148, vua Chân Lạp cử tể tướng Sankara cùng tướng Sipakhya tấn công Panduranga, nhưng bị quân Chăm đánh bại tại đồng bằng Kayev, tỉnh Virapura (tiếng Khmer là Rajapura, tiếng Việt là Phan Rang).
Thừa thắng xông lên, năm 1149, Jaya Harivarman I dẫn đầu đoàn quân Chăm, Thượng chiếm thành Vijaya, giết Hariveda trên sông Yami (sông Hà Giao, Bình Định), thống nhất lại đất nước. Kinh đô đặt tại Vijaya.


Do phân chia quyền lợi không đồng đều, người Rhadé, Bahnar và nhiều bộ lạc Thượng khác tôn Vansaraja, anh rể Jaya Harivarman I, lãnh đạo phong trào kháng chiến chống lại Jaya Harivarman I vào năm 1150.
Năm 1151, Jaya Harivarman I phải hao tổn nhiều công sức lắm mới khuất phục được những cuộc nổi loạn tại Amavarati. Vừa dẹp loạn phương Bắc, Jaya Harivarman I lại phải đương đầu với những cuộc nổi loạn tại Panduranga, do người Khmer đỡ đầu. Phải mất năm năm (1151-1155), nhà vua mới dẹp xong được loạn và sau năm 1160 Chiêm Thành tìm được lại sự hùng mạnh của quá khứ và giao hảo tốt với các lân bang.

Năm 1162, Jaya Harivarman I băng hà truyền ngôi cho con là hoàng tử Sakan Vijaya, hiệu Jaya Harivarman II.

Năm 1167 Sakan Vijaya bị hoàng thân Vatuv Gramapuravijaya soán ngôi, hiệu Jaya Indravarman IV.

Jaya Indravarman IV (1151-1205), còn gọi là Po Klong Girai, Po Klong Garai hay Po Klău Girai, là người có công xây đập Chaklin (Nha Trinh) và hai mương dẫn nước (mương Cái và mương Đực) tại Phan Rang để canh tác nông nghiệp.
Theo truyền thuyết, Po Klong Garai - còn gọi là Vua Lác - lúc mới sinh ra đã mắc bệnh cùi, may nhờ có rắn naga liếm nên lành bệnh. Tuy mang bệnh cùi từ lúc còn trẻ nhưng nhà vua đã tỏ ra đắc lực trong việc chiến chinh. Khi băng hà, nhà vua dân được chúng thờ trong tháp Po Klong Garai (tháp Chàm Phan Rang, phường Lưu Vinh, thị xã Tháp Chàm).

Jaya Indravarman IV quyết chí phục thù đế quốc Angkor về việc xâm chiếm và đô hộ Chiêm Thành.
Năm 1177, Jaya Indravarman IV đi thuyền từ cửa sông Cửu Long vào chiếm Vrah Nagar (Prah Nokor, ngày nay là Sài Gòn). Quân Chiêm tịch thu nhiều chiến lợi phẩm và bắt theo nhiều tù binh Khmer về nước. Những tù binh này lúc đầu có bị bạc đãi, nhưng về sau được đối xử tử tế để trở thành dân Chăm và hội nhập hoàn toàn vào xã hội dân Chiêm Thành.

Trong số tù binh này có một vương tôn Khmer, sau này là Jayavarman VII.
(Sau đó là chuyện Jayavarman VII về Chân Lạp, kết thân với vị hoàng thân Champa Vidyanandana, quay lại đánh Chiêm Thành, bắt sống Jaya Indravarman IV,... đã nói đoạn trước rồi)


(Theo Tìm hiểu cộng đồng Chăm ở Việt Nam - Nguyễn Văn Huy)


Ông Nguyễn Văn Huy cho rằng Pô Klong GiaRai là vua Jaya Indravarman IV - vị vua tiền nhiệm ngay trước của vua Suryavarman - người mà ông Ngô Văn Doanh cho là Pô Klong GiaRai.

Tuy nhiên, xét truyền thuyết dân gian về Pô Klong GiaRai có nhiều điểm dính dáng đến vùng Panduranga, hơn nữa, vua Suryavarman trước khi thống nhất được lãnh thổ Chiêm Thành đã từng có giai đoạn ngắn làm vua Nam Chiêm Thành - tức xứ Panduranga - và khu đền tháp thờ Pô Klong GiaRai cũng được xây dựng tại Panduranga, cho nên giả thuyết Pô Klong GiaRai là vua Suryavarman (tức là vị hoàng thân Sri Vidyanandana thời trẻ từng sống ở Chân Lạp) nghe có vẻ hợp lý hơn (tức là giả thuyết thứ nhất có vẻ hợp lý hơn).
Trong thời gian trị vì của mình, Jaya Indravarman IV đóng đô ở Vijaya (Bình Định), và không thấy nói gì về những mối liên hệ của ông ta với vùng Panduranga.

tunbo
20-04-2011, 22:06
Theo những tài liệu cũ thì toàn bộ khu tháp có tất cả 6 ngôi tháp, 1 ngôi tháp chính và 5 ngôi tháp phụ.
Tháp chính ở giữa, trước mặt tháp chính có 2 ngôi tháp nhỏ, trong đó ngôi tháp nhỏ ngay trước tháp chính nay đã đổ, chỉ còn lại dấu tích nền móng.
Ngôi tháp phụ phía Đông Bắc và Tây Nam cũng đã sụp đổ.
Hiện nay toàn bộ khu tháp còn lại 3 ngôi, gồm :
- Tháp chính
- Tháp Nam - có bộ mái hình yên ngựa.
- Tháp cổng - ngôi tháp phụ xa nhất về phía Đông, trước mặt tháp chính.



https://i861.photobucket.com/albums/ab173/tieubach7/Thap%20PoKlong%20GiaRai/IMG_0045.jpg

https://i861.photobucket.com/albums/ab173/tieubach7/Thap%20PoKlong%20GiaRai/IMG_0070.jpg
Tháp chính cao trên 20m, mỗi cạnh tháp rộng trên 10m.


https://i861.photobucket.com/albums/ab173/tieubach7/Thap%20PoKlong%20GiaRai/IMG_0035.jpg
Tháp Nam với bộ mái hình yên ngựa đặc sắc.


https://i861.photobucket.com/albums/ab173/tieubach7/Thap%20PoKlong%20GiaRai/IMG_0018.jpg
Tháp cổng - ngôi tháp phía Đông, đằng trước tháp chính.


https://i861.photobucket.com/albums/ab173/tieubach7/Thap%20PoKlong%20GiaRai/IMG_0043.jpg
Dấu tích nền móng của ngôi tháp phụ nằm giữa tháp chính và tháp cổng.

hl2911
16-02-2012, 07:36
Co den vai noi o day rui? Nho qua lao Dai oi.

P.S: Admin thong cam bua nay voi qua nen chua kip download vietkey de go tieng Viet. Xin cam on.

nagarachampa
11-01-2014, 14:08
Đặt gạch đây đã. Coi bài Lãnh Chúa sau vậy.



Nghiên cứu về các tháp Chăm cổ thì xưa nay có nhiều các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu rồi. Tài liệu về các nghiên cứu của họ cũng nhiều. Tôi không có tham vọng gì lớn, chỉ định tổng hợp một cách sơ lược về các di tích tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, với các hình ảnh ... xấu xấu lóc cóc tự chụp, các mẩu chuyện trên đường tìm đến các tháp cổ, ...

Người ta đã thống kê được hơn hai chục cụm tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, không kể các phế tích, gồm :

1. Nhóm tháp Liễu Cốc - xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế: chỉ còn là phế tích
2. Nhóm tháp Mỹ Khánh - xã Phú Diên, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế
3. Nhóm tháp Bằng An - làng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
4. Nhóm tháp Mỹ Sơn - xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
5. Nhóm tháp Chiên Đàn - làng Chiên Đàn, xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
6. Nhóm tháp Khương Mỹ - làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
7. Nhóm tháp Cánh Tiên - xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
8. Nhóm tháp Phú Lốc - xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
9. Nhóm tháp Thủ Thiện - xã Bình nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
10. Nhóm tháp Dương Long - xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
11. Nhóm tháp Bánh Ít - thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
12. Nhóm tháp Đôi - thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
13. Tháp Nhạn - thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
14. Nhóm tháp Yang Praong - huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk
15. Nhóm tháp Po Nagar - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
16. Nhóm tháp Hòa Lai - làng Tam Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
17. Nhóm tháp Po Klong Garai - phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
18. Nhóm tháp Po Rome - làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
19. Nhóm tháp Po Đam - làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
20. Nhóm tháp Po Sah Inư - phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
21. Nhóm tháp Bình Thạnh - ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
22. Nhóm tháp Chót Mạt - ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh


Trong các tài liệu đã in về tháp Chăm cổ mà tôi được đọc, không thấy nhắc đến 2 cụm tháp sau cùng ở Tây Ninh, nhưng sau khi cất công tìm tới, hỏi chuyện những người dân quanh đó, và cả người trông tháp, nghe người ta nói rằng đó là tháp của người Chăm chứ không phải của người Khơ me. Mặt khác, hình dáng kết cấu 2 cụm tháp đó, cùng những họa tiết trang trí và đồ thờ trong tháp thì thấy rất giống ở các khu tháp Chăm khác ở miền Trung.
Cả hai cụm tháp này, hồi đầu thế kỷ XX đều đã được nhà khảo cổ Henri Pacmentier đến nghiên cứu (ông người Pháp này là một trong số những người đã đặt dấu chân đến hầu như tất cả các di chỉ khảo cổ của người Chăm trên đất Việt - tất nhiên là trừ những di tích mới phát hiện sau này, như khu tháp Mỹ Khánh ở Huế, được phát hiện năm 2001).

Tuy về lịch sử, lãnh thổ của người Chăm bị co dần từ Bắc xuống Nam, các di tích tháp Chăm cổ, từ Huế vào đến Bình Thuận, nói chung đều có niên đại giảm dần, nhưng vì tôi ở tại Sài Gòn, nên các khu tháp ở Nam Trung bộ lại có điều kiện tìm hiểu trước.
Đành ... đi ngược từ Nam ra Bắc.
Hơn nữa, hai khu tháp cổ ở Tây Ninh, cũng có niên đại từ cuối thế kỷ VIII - khá sớm so với các khu tháp ở duyên hải Nam Trung bộ. Vả lại, xét tổng thể, hai khu tháp cổ ở Tây Ninh có vẻ không được đẹp như các khu tháp có cùng niên đại ở khu vực miền Trung.

massimus
26-03-2014, 22:18
Chủ thớt đâu rồi ta ? hấp dẫn quá, cảm ơn nhiều.

falconx
22-06-2014, 15:30
Chủ thớt đâu rồi ta ? hấp dẫn quá, cảm ơn nhiều.

Đọc thấy thêm nhiều kiến thức thật. Chứ không trước chỉ biết qua mấyc ái ảnh đên chụp choẹt thôi =))

thanhcongop
24-01-2015, 17:53
Những công trình này khác biệt chỉ là nó bị tàn phá qua thời gian mất nhiều rồi

quanghb89
24-01-2015, 20:06
Giò me là món ăn thân thuộc của người dân Nghệ An – Hà Tĩnh, giò me được chế biến từ nguyên liệu chính là thịt bê (tiếng địa phương gọi bê là con me). Trong những năm gần đây giò me đã làm nức lòng không chỉ thực khách trong vùng mà còn nổi tiếng trong mọi miền Tổ quốc.

Rất nhiều đoàn khách du lịch tới thăm Biển Cửa Lò, Khu di tích Kim Liên Quê Bác đã không ngần ngại hỏi đường hỏi mua Giò me Nghệ An về làm quà cho bạn bè và người thân. Nhờ vậy mà tiếng tăm của Giò me Nam Đàn ngày càng bay xa không những trong nước mà còn theo những Việt Kiều, Du học sinh sang tận nước ngoài, để giờ đây có người ví von Giò bê như là đặc sản mới của người dân sông Lam.

Hiện tại chúng tôi cung cấp giò me Nam Đàn, Nghệ An chia thành các loại sau:


Giò me loại cây 1 kg (http://www.giomengon.com/san-pham/gio-me-nam-dan-loai-cay-1-kg) Giò me loại cây 0,5 kg (http://www.giomengon.com/san-pham/gio-me-nam-dan-loai-cay-0-5-kg) Giò me thái lát 0,5 kg (http://www.giomengon.com/san-pham/gio-me-nam-dan-thai-lat-05-kg)


https://lh3.googleusercontent.com/-KBHQtWdlQ6Y/VKovsgviJ4I/AAAAAAAAJgA/MPNsSb2Os9U/s0/www.giomengon.com_gio-me-nam-dan-nghe-an.jpg
Giò Me Nam Đàn Nghệ An – hút chân không bảo quản lạnh



Giò me Nghệ An với nguyên liệu chính là thịt me (Thịt bê) gồm thịt bê nguyên miếng, bì bê, gia vị gia truyền, hạt tiêu, nước mắm nhĩ nguyên chất đặc sản Cửa Lò, hoàn toàn không có chất bảo quản hay bất kì phụ gia nào. Tất cả được cuộn tròn và gói lại thành giò.
https://lh4.googleusercontent.com/-i652pFZ8bQk/VKovtsJvgiI/AAAAAAAAJgI/-Mdf7BMzX5U/s0/www.giomengon.com_gio-me-nghe-an-giai-doan-tam-uop.jpg
Công đoạn tẩm ướp thịt me ( thịt bê)

Sau khi được hấp cách thủy 12 tiếng, Giò me Nam Đàn Nghệ An ra lò luôn thơm ngậy, cắt mỗi lát giò đều có màu thịt chín đều, ăn giòn và mềm, không bị khô hay dai. Mùi thơm của giò me luôn làm nức lòng thực khách, chỉ cầm cần giò lên một lát là hương thơm từ Giò me đã lan tỏa lên tay. Giò me Nam Đàn thơm ngon là do được làm từ thịt me (con bê) Nam Nghĩa, Nam Đàn nổi tiếng được gia đình đặt trước 1 năm, hương liệu ướp gia truyền và Hấp bằng Nồi Gang với củi phi lao….

https://lh3.googleusercontent.com/--K2d_0VFr6U/VKovxTgTv0I/AAAAAAAAEt4/sU4Oemj_b8w/s0/www.giomengon.com_gio-me-nghe-an-thai-mieng.jpg
Giò Me Nam Đàn thái lát mỏng

Với truyền thống làm nghề lâu năm, Giò me Nam Đàn đã và đang đem hương vị đặc sản mới của sông Lam, núi Hồng Lĩnh tới mọi miền đất nước. Giò me Nam Đàn luôn cam kết về chất lượng, Sản Phẩm Giò Me Nam Đàn luôn tuân thủ Quy Phạm sản xuất GMP và Quy phạm vệ Sinh SSOP đã được sở y tế Nghệ An chứng nhận Tiêu chuẩn chất lượng số 126/2012/YTNA-CNTC để phục vụ thực khách gần xa ngày càng tốt hơn. Hiện tại sản phẩm đã có mặt ở một số siêu thị và hệ thống cửa Hàng Thực Phẩm sạch ở TP. Vinh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM…
https://lh6.googleusercontent.com/-FPTJaDRFakE/VKowsGxnsRI/AAAAAAAAEuI/oF7-hKdimPI/s0/www.giomengon.com_gio-me-nghe-an-chung-nhan-tieu-chuan-san-pham.jpg
Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm giò me Nghệ An


https://lh4.googleusercontent.com/-pvEwxx4ZCWQ/VKowqvon1YI/AAAAAAAAEuA/cXlTqiuS1Qk/s0/www.giomengon.com_chung-nhan-an-toan-thuc-pham-gio-me.jpg
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm giò me Nam Đàn, Nghệ An


https://lh3.googleusercontent.com/-p4ZFOOOoXeA/VKowv1kRQYI/AAAAAAAAIxo/_5TS-IIS_YE/s0/www.giomengon.com_ket-qua-kiem-nghiem-gio-me-nam-dan-nghe-an.jpg
Kết quả xét nghiệm sản phẩm ngầu nhiên giò me Nam Đàn, Nghệ An


Liên hệ: 0984.16.38.61 (bán lẻ) - 0919. 73.71.33 (bán buôn)