PDA

View Full Version : Làng cổ Bắc Bộ



pvc
23-07-2007, 18:29
Làng Đường Lâm - Hà Tây: Đất hai vua

Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu... làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - Văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này.

Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ vê ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.

Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!


Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!

Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.

pvc
23-07-2007, 18:30
Đường Lâm không chỉ là mảnh đất “địa linh'' sinh ''nhật kiệt" tên tuổi họ đã gắn liền với trang sử hào hùng của dân tộc, mà Đường Lâm còn là một địa chỉ Văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu những "cộng đông cư dân nông nghiệp cổ". Theo một số nghiên cứu đánh giá gần đây của một số học giả thì làng Mông Phụ (thuộc xã Đường Lâm) là: Đại diện duy nhất về lúa nước châu Á còn xót lại! Đây là làng Việt cổ đá ong, đá ong ở đây được xây dựng với một quy mô rộng lớn và hoành tráng, nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, tiêu biểu là đình làng Mông Phụ. Căn cứ vào niên đại xây dựng còn xác định được, đình Mông Phụ đã có cách đây 364 năm. Ngồi đình mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt - Mường (Đình có sàn gỗ), có thể nói đây là một bông hoa về nghệ thuật kiến trúc những nét tài hoa có một không hai ấy còn được lưu giữ trên những bức trạm cốn và đầu dư.. Tinh vi trong từng nhát đục, song cũng cực kỳ tinh tế trong quy hoạch tổng thể mang tính vĩ mô. Giai thoại kể rằng: Đình Mông phụ đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai mắt, sân đình đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, có vẻ như là một nghịch lý so với kiến trúc hiện đại, song thực ra đó lại là một dụng ý của người xưa. Khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào (Nước chảy chỗ trũng), phải chăng đó là một khát vọng về một đời sống ấm no! Sau đó nước từ từ thoát ra theo hai cống nhỏ chạy dọc theo nách đình (Chống thủy lôi tâm), từ xa nhìn lại, trong mưa hai rãnh nước vẽ nên hai râu rồng vừa thật lại vừa ảo, quả thật là một ý tưởng hết sức lãng mạn của các kiến trúc sư cổ... Trước cửa đình là một cái sân rộng, sân này là nơi biểu diễn các trò khi làng vào đám (Hội làng). Không chỉ là như thế, sân này còn là một cái "ngã sáu" khổng lồ, xoè ra như những cánh hoa, rồi quy tụ mọi con đường trong làng về trung tâm. Có điều rất đặc biệt, từđình có thể đi đến bất cứ xóm nào trong làng cũng không ai phải trực liếp quay lưng lại với hướng đình. Thật là độc đáo!

Vốn là mảnh đất giàu truyền thống, đến những năm đầu thế kỷ XX làng Mông Phụ lại sinh những người con ưu tú khác, đó là cụ Phan Kế Toại. Phan Kế Toại (1898-1973) là con tậi Tuần phủ Phan Kế Tiến. Lúc còn trẻ ông được cha cho đi du học tại Pháp ở Pháp ông được đưa vào đào tạo ở trường "Hành Chính" trong khi nguyện vọng ông muốn học luật. Tại đây, ông đã được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã khuyên ông nên học trựờng "Hành Chính", sau này có nhiều điều kiện giúp ích cho nước nhà... (Theo lời kể của Hoạ sĩ Phan Kế An). Học xong Phan Kế Toại về nước, ông được thăng nhậm từ "tri phủ" đến "Khâm sai đại thần"... Sau khi cách mạng Tháng Tám bùng nổ ông bỏ nhiệm sở về nhà, sống nhàn tản nhưmột người làng Mông Phụ. Nếu có ai hỏi ông chỉ cười mà rằng: "Lão giả an tri!" (Già rồi về nhà dưỡng lão). Sau đó ông nhận thý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã lên Việt Bắc tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Tại chiến khu ông được chính phủ cử giữ chức: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, chức năng của Bộ Nội vụ ngày ấy, rộng hơn bây giờ, nó bao gồm cả Bộ Công an trong quán lý lãnh đạo... ở cương vị của mình trong chính phủ kháng. chiến tại Việt Bắc ông đã có một phần đóng góp rất khoa học, quan trọng; nhiều nhân sĩ sống trong "thành" tấm tắc ngợi khen, và họ tham gia rất tích cực. "Hoà bình lập lại" (1954) ông cùng chính phủ về Hà Nội, và được Đảng, Nhà nước cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ!

Sinh thời, cụ Phan Kế Toại rất quan tâm đến đời sống dân làng, chính cụ là người mang nghề làm nón, làm áo tơi lá về làng. Mông Phụ, mở lớp dạy ngay tại "từ đường" họ Phan. Rất tiếc trong làng có kẻ độc mồm bảo: "Cụ đi làm quạn với thíên hạ, lại đem cái nghề ăn mày về làng..." (Ãn mày nón lá áo tõi). Cùng thời điểm này, dân làng Phú Châu - Phủ Quảng Oai đã du.nhập nghề chằm nón vào, hiện nay trở thành nghề truyền thống của làng Phú Châu huyện Ba Vì. Không thành, cụ đem Cô-ta của nhà máy sợi Nam Định về cho làng dệt lấy công. Chiến tranh thế giới nổ ra, nhà máy sợi dưới "Nam" đóng cửa, hàng trăm khung sợi của làng gác trên sà nhà cho nhện xây tổ... Thế mới biết cụ là người luôn lo đên việc mở nghề cho dân.

Trong thời kỳ hiện đại còn một người nữa phải kể đến là Bộ truởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống rất nổi tiếng về nghề thợ mộc, ông nội được cả vùng trân trọng gọi là "cụ Mục'' (Đầu Mục sứ- Người cai quản thợ của cả sứ Đoài). Lớn lên ông ra Hà Nội kiếm sống và được giác ngộ lý tưởng Cách mạng. Trong phong trào "dân chủ" (1936-1939) ông đã lập ra "ái hữu thợ mộc" ở Hà Nội, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ... Toàn quốc kháng chiến ông lên chiến khu, hoà bình lập lại ông được Đảng và Chính phủ cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Thủy lợi. Có thể nói Bộ trưởng Hà Kể Tấn là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho Công trình thuỷ đĩện Hoà Bình hôm nay... Cũng giống như cụ Phan Kế Toại, cụ Hà Kế Tấn cũng hết sức chăm lo đến đời sống dân làng Đường Lâm, cụ là người quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi của đồng đất Đường Lâm, vốn một vùng bán Sơn địa rất nhiều khó khăn trong canh tác đã bao đời nay... Suốt mấy chục năm qua (từ 1946), nhờ vào hệ thống tưới cấp I & II, đời sống người dân nơi đây cũng được cải thiện đáng kể, một phần không nhỏ phải kể đến cụ!

Nói đến Đường Lâm còn rất nhiều tên tuổi phải kể đến, đó là cụ Phó Bảng Giá Sơn Kiều Oánh Mậu ở Đông Sàng, chính cụ là người hiệu đính Truyện Kiều, có thể nói nhờ vào bản "Kiều" này (cùng với hai bản Kiều Khác!à: Bản Kiều Kinh - Do Tự Đức biên soạn, và bản Kiều Phạm Quý Thích) là những tư liệu hết sức bổ ích cho việc hiệu đính và biên soạn Truyện Kiều sau này của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Vào thế kỷ XVII, ở Đông Sàng còn có bà Ngô Thị Ngọc Dung (tức gọi là Bà Chúa Mia), bà là phi tần của chúa Trịnh Tráng. Chính bà là người hưng công xây dựng chùa Mía (Sùng Nghiêm tự), một trong những ngôi chùa đẹp của Sứ Đoài và cả nước. Bên cạnh đó chính bà là người "mở chợ, lập bến đò", chấn hưng lại nghề nấu kẹo trộn đường, cung cấp đường mật cho phố Hàng Đường Hà Nội...

Trải năm tháng thời gian, gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân Đường Lâm luôn làm tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, trong đợt tuyên dương công trạng vừa qua, nhân dân xã Đường Lâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang...

Đến Đường Lâm vào thăm làng Việt cổ đá ong, một mình mình nghe tiếng bước châm mình rộn lên trong từng ngõ nhỏ, chắc bạn cũng cảm thấy hình như có một điều kỳ diệu còn tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc đã tích tụ tự bao đời. Ra khỏi cổng làng Mông Phụ (Chiếc cổng duy nhất còn xót lại) mấy chữ đại tự còn in đậm trong lòng: "Thế hữu hưng ngơi đại" (thời nào cũng có người tài giỏi). Phải chăng đó là lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay.

Hà Nội – Tháng Tám, Nhâm Ngọ.

Hà Nguyên Huyến (Báo Văn nghệ)

Toet
23-07-2007, 20:04
Ghi chú: Tác giả Hà Nguyên Huyến là người làng Mông Phụ - xã Đường Lâm. Tác giả cũng là chủ nhân của một ngôi nhà gỗ cũ kỹ vẫn để nguyên trạng, và gia đình sinh sống bằng nghề làm tương từ ngô hạt.

Zorzo
23-07-2007, 20:23
Góp vui với bác PVC bằng vài cái ảnh Đường Lâm

Tại nhà bác Huyến:

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam071.jpg

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam076-nho.jpg

Làng Đường Lâm:

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam125.jpg

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam024.jpg

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam173.jpg

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam122.jpg

Zorzo
23-07-2007, 20:25
Những dấu tích thời gian:

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam122.jpg

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam031.jpg

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam126.jpg

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam194.jpg

https://i46.photobucket.com/albums/f120/Zorzo/DuongLam229.jpg

bvc
24-07-2007, 09:40
Không biết tự bao giờ người dân ở Hưng Yên đã lưu truyền câu tục ngữ: tương Bần, lụa Lác, vải Đồng Than, ba thứ đặc sản nổi tiếng của đất xứ Đông. Tương Bần ở Bần Yên Nhân, Mĩ Hào, Hưng Yên. Lụa Lác, vải Đồng Than ở Yên Mĩ (Hưng Yên). Thực ra nghề làm tương đã có từ lâu đời và tương là món nước chấm chứa nhiều dinh dưỡng vốn rất quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Ca dao có câu: Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Tục ngữ đúc kết: Tương cà là gia bản. Hầu hết các hộ nông dân ở châu thổ Bắc Bộ đều biết làm tương. Tương không thể thiếu trong món cá kho tương, rô rán chấm nước tương, rau chấm tương, tương gừng tái dê… Có điều, cũng là làm tương nhưng làm thế nào để có tương ngon thì không phải nơi nào cũng làm được. Những làng quê làm tương có tiếng ở Bắc Bộ không phải nhiều. Tỉnh Hà Đông xưa có tương Cự Đà và đất xứ Đông mới thấy nổi danh tương Bần.

Không biết tự bao giờ người dân ở Hưng Yên đã lưu truyền câu tục ngữ: tương Bần, lụa Lác, vải Đồng Than, ba thứ đặc sản nổi tiếng của đất xứ Đông. Tương Bần ở Bần Yên Nhân, Mĩ Hào, Hưng Yên. Lụa Lác, vải Đồng Than ở Yên Mĩ (Hưng Yên). Thực ra nghề làm tương đã có từ lâu đời và tương là món nước chấm chứa nhiều dinh dưỡng vốn rất quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Ca dao có câu: Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Tục ngữ đúc kết: Tương cà là gia bản. Hầu hết các hộ nông dân ở châu thổ Bắc Bộ đều biết làm tương. Tương không thể thiếu trong món cá kho tương, rô rán chấm nước tương, rau chấm tương, tương gừng tái dê… Có điều, cũng là làm tương nhưng làm thế nào để có tương ngon thì không phải nơi nào cũng làm được. Những làng quê làm tương có tiếng ở Bắc Bộ không phải nhiều. Tỉnh Hà Đông xưa có tương Cự Đà và đất xứ Đông mới thấy nổi danh tương Bần.

Tương Bần được người dân lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Có người bảo rằng: tương Bần từng là đặc sản tiến vua. Có lúc, nghề tương của làng Bần tưởng như bị mất. Thế rồi giờ đây, nghề làm tương có điều kiện phát triển, trở thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

Nghề làm tương phát đạt trong cơ chế thị trường là vậy nhưng hỏi ngọn ngành ai là tổ nghề, ai là người đầu tiên đem nghề này về làng thì người làng không ai còn nhớ. Các cụ già làng cho biết rằng, vào đầu thế kỷ XX, làng Bần thuần nông, nghèo lắm, nhà nào vào mùa hoa mướp cũng làm một vài chum tương dùng làm nước chấm trong sinh hoạt ăn uống của gia đình. Sau đó, nhờ có đường quốc lộ số 5 chạy cạnh làng Bần, một số người làng ra bám mặt đường, mở cửa hàng, hình thành phố Bần vào những năm 35 - 40 của thế kỷ trước. Ở làng Bần lúc bấy giờ có cụ bà Thân Thị Lựu khéo tay làm tương. Cụ mạnh dạn làm tương và đưa sản phẩm ra bán ở quán lấy tên hiệu là Cự Lẫm. Ai ngờ cái quán tương đầu tiên ở cạnh đường số 5 ấy lại là một sự mở màn cho việc đưa tương làng Bần hội nhập với thị trường cả nước. Sau nhà sản xuất hiệu Cự Lẫm có thêm nhà sản xuất tương hiệu Dân Sinh. Khách thập phương qua lại mua tương về ăn thấy ngon và lời đồn, tiếng thơm vang đến Hà Nội. Thế rồi thương hiệu tương Cự Lẫm bỗng chốc nổi tiếng khắp vùng và sản phẩm tương Cự Lẫm được Hà Nội ưa chuộng, cạnh tranh với tương Cự Đà (Hà Đông) nằm kề Hà Nội. Kế thừa truyền thống nghề tương của cha ông, người làng Bần luôn bảo nhau giữ gìn chữ tín. Và họ đã không làm phụ lòng khách mến mộ sản phẩm tương của làng.

Quy trình làm tương Bần

Lao động chính của nghề làm tương Bần là phụ nữ. Đàn ông giúp các bà ở các khâu xay đậu, quấy tương, đong tương, mang tương đi bán. Các bà mới là người thông thạo các công đoạn kỹ thuật làm mốc, ủ mật, ngâm đỗ, ngả tương…

Làm tương ở làng Bần trải qua các bước như sau:

Chọn nguyên liệu:

Gạo nếp: Xưa kia dân làng thường chọn gạo nếp cái ré hoặc nếp cái hoa vàng (loại nếp khi hạt chín có ra thêm nhành hoa màu vàng), được trồng ở trong vùng. Ngày nay nếp ré, nếp cái hoa vàng đã thoái hóa, người làm tương chọn loại gạo nếp sẵn có ở các chợ quê. Nếp phải đều hạt, không lẫn gạo tẻ, không xát trắng quá. Xưa kia gạo nếp giã dập 600 chày là được. Đỗ tương: Loại đỗ tương quê, còn gọi là đỗ tương ré trồng nhiều ở đất bãi ven sông, hạt nhỏ, tròn có màu vàng xen lẫn màu mận chín, vỏ mỏng, cùi dày, rang chín ăn bùi và thơm béo. Muối: Lựa muối hạt trắng tinh, đem về nhà để một thời gian cho chảy nước chát mới mang ra dùng.

Dụng cụ làm tương gồm: Cối xay đá để xay vỡ vụn hạt đỗ tương sau khi đã rang chín; Nồi đồng và chõ để thổi xôi; Chảo gang để rang đỗ, là chảo lớn đường kính đến 100cm, thành chảo cao để đỗ không bắn ra ngoài; Nong, nia để tãi cơm và ủ mốc; Vải màn để đắp cơm; Chum sành để ngả tương. Ở làng Bần có các loại chum 30lít, 50 lít, 80 lít, to nhất là 100lít. Chum bằng đất sét nặng mới chịu được nước mặn và phơi giữa nắng hè không bị nứt vỡ. Loại chum này được sản xuất ở lò gốm thuộc tỉnh Thái Bình và chum ở làng Thổ Hà (Bắc Ninh); Chậu: chậu nhôm, chậu sành, chậu nhựa dùng để đãi gạo, đỗ và lọc nước muối; Quấy tương, còn gọi là trang tương: dụng cụ bằng gỗ cán dài, có lưỡi gỗ hình bán nguyệt dài 15cm, rộng 6 đến 8 cm cắm ở đầu cán dùng để quấy tương trong chum. Dụng cụ quấy tương phải bằng gỗ mới chịu được mặn, không nứt vỡ. Quấy tương còn là công cụ đảo đỗ tương khi cho đỗ vào chảo rang.

bvc
24-07-2007, 09:42
Các công đoạn làm tương:
Làm mốc: Chọn gạo nếp tốt, đều hạt, không lẫn tẻ, cho vào chậu nước khoảng 6 giờ thì vớt ra, đợi nước sôi mới cho gạo vào chõ để đồ thành xôi mốc, có thể đồ xôi bằng xoong nhôm lớn, đường kính miệng 60cm, đáy nồi để giá nhôm 3 chân có lỗ thủng tròn, trên đặt vỉ đan bằng nan tre, lại đặt 2 sợi dây thừng gấp đôi trên mặt vỉ để khi xôi chín thì kéo xôi ra (kể từ khi hơi nước sôi ở nồi thông lên miệng chõ gạo chừng 25 - 30 phút thì được xôi chín tới). Đồ xôi chín nát quá, tương sẽ bị đen. Xôi sống thì tương bị chua. Xôi chín tới mang dỡ tơi ra nia, dày khoảng 2-3cm. Nếu làm mốc vào mùa nóng, tãi xôi đến lúc nguội hẳn thì phủ vải màn kín lên mặt cơm xôi. Làm mốc vào mùa lạnh, tãi xôi khi còn âm ấm tay thì phủ vải lên cơm xôi và cho xếp nia lên giá đặt nia mốc.

Phủ vải màn làm mốc là một sáng tạo của người làng Bần. Trước kia họ ủ mốc bằng cành lá nhãn hoặc lá mướp. Hơi nước ở cơm xôi bốc lên ngưng thành hạt và nhỏ xuống. Chỗ nào bị nước nhỏ, xôi nát, mốc bị đen ảnh hưởng đến chất lượng của tương. Phủ vải màn hơi mốc thoát ngay, không bị đọng giọt nước nên mốc lên đều hơn. Ủ hai ngày đêm thì cơm xôi xuất hiện nấm mốc tơ trắng, cậy mốc ra đảo cho mốc rời từng hạt và tãi đều ra nia, phủ vải màn ủ tiếp. Trời nóng ủ thoáng. Gặp trời lạnh phủ thêm bao tải để giữ nhiệt. Giai đoạn này gọi là xoa mốc. Sau xoa mốc, tùy vào nhiệt độ nóng hay lạnh (dân gian gọi là tùy theo chiều trời) đến 3 hoặc 4 ngày sau nấm mốc phát triển, ta mở vải ra xem thấy mốc lên đều, ngả màu hoa cau, hoặc hoa thiên lý thì hạ nia dùng nậy mốc (hay gọi là xẻng nậy mốc) bậy, lấy mốc ra bóp nhỏ trộn đều chuẩn bị muối mốc. Mốc hỏng có màu đen, màu đỏ nếu ép cho vào ngả tương, chất lượng tương sẽ kém. Xoa mốc là việc vất vả nhất trong các công đoạn làm tương. Mùa nắng nóng, mốc lên nhanh, khô cứng, bụi mốc dày, mỗi lần xoa đảo bụi bay khắp nhà làm nhiệt độ trong phòng tăng lên. Trước cảnh xoa mốc, đảo mốc bằng tay vất vả và năng suất không cao trong công nghệ làm tương cổ truyền, năm 2001, anh Lê Đình Đạt đã sáng tạo ra máy đảo mốc. Máy là một bộ phận khung sắt hình chữ nhật cài thêm các răng sắt gắn vào trục của mô tơ điện. Khi mô tơ điện chạy, khung sắt và răng sắt đánh tơi mốc ra. Đơn giản là vậy nhưng anh Đạt phải mày mò thử nghiệm trên 1 năm mới có một khung sắt chuẩn để khi mô tơ quay khung sắt không làm nát mốc, không đẩy mốc ra ngoài khuôn và không làm mốc bị dồn vào một chỗ dẫn tới kẹt cứng khung sắt. Từ khi có máy đánh mốc, năng suất xoa mốc mỗi giờ bằng 4 người làm thủ công, giải phóng một phần sức lao động ở khâu nặng nhọc nhất của công nghệ làm tương cổ truyền. Năm 1997, Trung tâm ứng dụng và tiến bộ khoa học, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Hải Dương đã thực hiện dự án ứng dụng công nghệ mốc trung gian vào sản xuất để nâng cao chất lượng đặc sản tương Bần, ứng dụng ở 11 hộ nông dân đạt kết quả tốt. Khi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mốc trung gian thì thời gian lên mốc nhanh từ 2-3 ngày so với sản xuất theo công nghệ cổ truyền. Mùa đông sử dụng mốc trung gian thì mốc lên nhanh, đều, đẹp cho chất lượng tương khá tốt.

Ngâm đỗ: Đồng thời với thổi cơm xôi là cho đỗ tương vào chảo rang. Rang đỗ phải nhỏ lửa, quấy đều, đỗ chín vừa tầm, vỏ ngoài vẫn giữ được màu trắng nhưng cùi đỗ thì chín vàng, tỏa mùi thơm. Nếu đỗ rang già quá thì cùi đen, màu tương sẽ bị đen. Nếu rang non quá thì cùi trắng, tương dễ bị thối. Rang đỗ xong thì cho vào cối đá xay nát đỗ ra, ngày hôm sau cho vào chum sành, đổ nước vào ngâm. So với công nghệ làm tương cổ truyền, hiện nay việc rang đỗ và xay đỗ đã được cải tiến. Ngày xưa rang đỗ bằng chảo gang, mỗi mẻ 5 ca (khoảng 7,5kg), người rang phải đảo liên tục trong thời gian một giờ. Ngày nay, do cải tiến kỹ thuật rang đỗ bằng kiểu lò bánh mì, mỗi lần cho vào lò 4 đến 5 khay, rang được khoảng trên dưới 30kg đỗ trong vòng một giờ. Cách rang này đảm bảo đỗ chín đều và năng suất lao động tăng 4 đến 5 lần so với rang thủ công. Xay đỗ được cơ khí hóa, nếu như trước đó nhà sản xuất tương phải dùng cối đá để xay (thường là quay bằng tay), mỗi giờ chỉ xay được từ 1-5kg, thì ngày nay nhờ việc xay bằng máy (mô tơ điện) năng suất xay đỗ tăng từ 10 đến 15 lần. Loại máy xay này giống như máy xay bột trẻ em, hầu như nhà nào cũng sử dụng. Để sản xuất 1 lít nước tương cần có 0,2kg đỗ. Nước là yếu tố quan trọng góp phần vào chất lượng của tương làng Bần. Người làng Bần sử dụng nước mưa đã được tích trữ vài tháng và nguồn nước ngầm ở làng, trong như nước mưa và không có mùi vị, để làm tương. Xưa dân làng lấy nước ở giếng Đanh. Bây giờ bà con làm giếng khoan bơm tay, nước từ giếng khoan lấy lên vẫn trong và không có mùi vị nhưng được lọc qua bể cát để khử tạp chất. Chum nước đỗ tương phải để chỗ râm mát, nhiệt độ vừa phải, không để nóng quá nước tương mau ngả mùi thiu. Ở làng Bần có câu Cha thiu mẹ thối, nghĩa là xôi mốc phải hơi thiu, nước đỗ phải hơi thối thì làm tương mới ngon.

Muối mốc (ủ mật): Mốc ủ 7 ngày ngả màu hoa cau, hoa thiên lý thì mang ra bóp nhỏ, vẩy nước tương trong (nước ngâm đỗ chưa có muối) trộn đều khi nào mốc nắm cơm chim đặt cạnh mà không dính vào nhau là được. Bốc mốc trộn nước tương cho vào thúng ủ kín 3 đến 4 ngày tùy vào thời tiết nóng hay lạnh để cho mốc ra nước mật.

Lọc nước muối: Muối trắng tinh cho vào chậu đổ nước mưa hay nước ngầm vào quấy đều để đất cát lắng xuống đáy, váng nổi lên mặt nước và lọc nước muối trong ra một chậu khác.

Ngả tương: Cho nước muối vào chum trước, tiếp là nước tương cùng bột đậu, sau cùng cho mốc đã được muối vào chum và cho quấy tương vào đánh tan mốc hoà với tương đỗ, nước muối. Công thức chế biến cho 1 lít tương được mỗi chủ sản xuất gia giảm đỗ, gạo và muối khác nhau. Chủ sản xuất tương ở làng Bần với thương hiệu Triệu Sơn có công thức như sau: 1 lít tương bao gồm 4 lạng gạo, 2 lạng đỗ, 1,4 đến 1,6 lạng muối. Một công thức khác: 30kg gạo nếp, 15kg đỗ tương, 15-16kg muối, trong 100 lít nước. Muối cho mặn quá thì tương mất vị ngọt, cho nhạt tương dễ chua, không để được lâu.

Đánh tương: Ngả tương xong buổi sáng mở nắp chum dùng quấy tương đánh đều từ dưới lên và phơi nắng cho đến tối thì úp nắp chum, sáng hôm sau lại làm thế. Tránh quấy khi nước tương đang bị nắng nóng sẽ dễ làm chua tương. Đánh mốc liên tục khoảng một tháng để cho bay hết hơi mốc, cái tương chìm xuống, nước cốt tương nổi lên là được. Tương phơi nắng 3 tháng cho ngấu mới lấy ra ăn, khi đó từ 100 lít tương chỉ còn 80 lít. Thời gian làm tương ở làng Bần từ tháng 3 âm lịch đến tháng 10 âm lịch. Tương ngon nhất là làm vào tháng 6 âm lịch. Dân gian có câu Tháng sáu máu rồng. Đánh giá chất lượng của tương Bần, trước hết nhìn vào màu tương. Tương đạt chuẩn màu vàng sẫm như mật ong, hoặc màu cánh gián. Tương rót ra sánh đặc không có mùi ngái, dậy lên mùi thơm. Nếm tương có cảm giác bùi béo, đậm, ngọt mặn là tương tốt, để được lâu.

Bảo quản tương: Tương đạt chuẩn để lưu từ năm này sang năm khác, cho nên việc bảo quản tương đặt ra nghiêm ngặt. Sau thời kỳ đánh tương từ 2 đến 3 tháng, cái tương đã chìm hết thì đậy nắp tương kín miệng quanh nắp trát bổi gồm bùn trộn với rơm khô cho kín miệng để một năm sau mới lấy ra ăn. Mùa xuân múc tương xong phải lau sạch và bôi ớt quanh miệng chum, phủ một lần vải trước lúc úp nắp để chống các loại bọ tìm kẽ nứt đẻ trứng sinh giòi bọ trong tương. Mùa hè phải thận trọng múc tương khi trời có mưa. Tương rất kỵ nước mưa, sơ suất vài giọt mưa rơi vào là làm thối chum tương ngay ít ngày sau đó. Chớ có nhúng ngón tay có mồ hôi vào vại tương dễ làm thay đổi chất lượng của tương.

Đóng gói: Ngày xưa các hộ sản xuất cho tương vào chum nhỏ hay thùng gỗ ghép quẩy tương đi bán rong ở các chợ hoặc rao bán ở các làng. Ai mua thì đong tương vào chai thủy tinh để bán. Ngày nay tương Bần được đóng vào chai nhựa loại 1 lít, 2 lít, 3 lít hoặc cho vào can nhựa 5 lít, 10 lít. Mỗi cơ sở sản xuất đặt ra một thương hiệu, in nhãn quảng cáo chất lượng tương, địa chỉ sản xuất, số điện thoại liên hệ và dán vào chai tương, can tương. Nút tương cũng được gắn kín bằng đai nilông bảo vệ.

Tương Bần trong cơ chế thị trường

Phải đến những năm đầu của thập kỷ chín mươi, khi đất nước ta mở cửa phát triển kinh tế thị trường thì tương Bần mới thực sự có chỗ đứng. Xu hướng chuộng dùng ẩm thực dân tộc trong đó có món tương và lợi thế làng Bần nằm bên quốc lộ số 5 đã tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nghề làm tương truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tính đến tháng 5-2003, làng Bần đã có tới 31 cơ sở hộ gia đình đầu tư sản xuất tương bán ra thị trường. Trải dài dọc quốc lộ 5 khoảng 2km thuộc thị trấn Bần có tới hơn 200 đại lý bán buôn và bán lẻ. Từ năm 1994 đến nay, mỗi năm làng Bần Yên Nhân tiêu thụ trên 3000 tấn gạo nếp, trên 1000 tấn đậu tương để chế biến tương, thu lãi khoảng 1,5 tỉ đồng từ nghề làm tương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và dịch vụ nghề tương. Tương Bần đã được xuất sang các nước Đức, Nga, Tiệp Khắc, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ… và có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Giá 1 lít tương nhà sản xuất tính với các đại lý là 3.500 - 4000đ, các đại lý bán cho người tiêu dùng từ 5000 đến 6000đ. Tương đặt vào loại ngon giá 7000đ đến 8000đ/lít. Cơ sở sản xuất tương có tiếng ở làng là Minh Quất, Triệu Sơn, Nguyễn Thị Liên, Hường Đạt…

https://www.phuot.vn/imagehosting/42346a5654a0d3a3.jpg
https://www.phuot.vn/imagehosting/42346a565c7213eb.jpg
https://www.phuot.vn/imagehosting/42346a565c72526b.jpg
https://www.phuot.vn/imagehosting/42346a565c7290ed.jpg
https://www.phuot.vn/imagehosting/42346a5665897506.jpg
https://www.phuot.vn/imagehosting/42346a566589b386.jpg

Nguồn: Văn Hoá Nghệ Thuật

bvc
24-07-2007, 09:51
Ý Yên là một huyện nằm ở phía Tây nam của tỉnh Nam Định, có diện tích tự nhiên là 23.995,58 ha, dân số 241.139 người; Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam; phía đông giáp huyện Nghĩa Hưng; phía tây, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình.

Là huyện nằm giữa hai trung tâm kinh tế, chính trị của 2 tỉnh ( Nam Định và Ninh Bình), lại có hệ thống giao thông đường sắt, đường quốc lộ 10 và đườn cao tốc đã khởi công chạy qua, Ý Yên có đủ điều kiện tạo sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư, bên cạnh đó Ý Yên còn có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, nghành nghề… Đặc biệt là các làng nghề nổi tiếng không những trong nước mà cả nước ngoài biết đến như nghề đúc đồng, nghề đồ gỗ, nghề mây tre đan xuất khẩu. Ý Yên là một huyện nằm trong chủ trương của Nhà Nước xây dựng thành trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng nên rất có lợi thế trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong kế hoạch Ý Yên sẽ xây dựng một thị xã về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và có một đến hai thị trấn trên địa bàn huyện.

Về con người Ý Yên qua nhiều thời kì lịch sử, Ý Yên là đất học, đất văn. Nhân dân Ý Yên cần cù và nhiều sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng quê hương. Từ năm 2000 đến năm 2005 nghành giáo dục của huyện luôn là lá cờ đầu của nghành giáo dục của tỉnh.

Ý Yên có tiềm năng về đất đai, tài nguyên nước và tiềm năng về du lịch, ngoài một số điểm du lịch như các địa phương khác Ý Yên còn có quần thể về di tích các làng nghề truyền thống, tiềm năng về lao động và đặc biệt là có một nền tảng chính trị xã hội vững mạnh

bvc
24-07-2007, 09:52
Trong số các làng sơn mài nổi tiếng trong nước, Cát Đằng được biết đến bởi các sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, mang những nét sáng tạo riêng, thường được dùng trong trang trí nội, ngoại thất ở các lăng tẩm và cung đình xưa.

Làng sơn mài Cát Đằng thuộc xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Theo sử sách ghi lại, nghề sơn mài làng Cát Đằng ra đời từ khoảng thế kỷ XI, do hai ông Ngô Dũng và Đinh Ba (làm quan trong thời nhà Đinh) đến ở và truyền dạy cho trai tráng trong làng. Để nhớ ơn hai nhân vật này, hàng năm, dân làng tổ chức ngày giỗ tổ nghề vào rằm tháng giêng trong không khí trang trọng và cũng không kém phần sôi nổi.

Bên cạnh cách làm truyền thống, tức sử dụng loại gỗ tốt để làm nên những sản phẩm sơn mài chất lượng và hiệu quả về mặt mỹ thuật, người thợ nơi đây còn từng bước sáng tạo ra cách làm sơn mài trên nứa và nâng lên thành bí quyết kỹ thuật, không phải nơi nào cũng có được. Nứa là loại cây dễ tìm, nhẹ, giá nguyên liệu rẻ, lại đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật vì vậy, nó ngày càng được sử dụng phổ biến.

Bên cạnh vấn đề chất lượng của nguyên liệu chế biến, yếu tố quyết định vẫn thuộc về kỹ thuật, tay nghề và những bí quyết của người thợ. Để làm ra một tác phẩm sơn mài bóng đẹp, người thợ phải chọn lọc những cây nứa bánh tẻ, nghĩa là không quá non cũng không quá già. Khi đem về phải ngâm nước, ít nhất 6 tháng để sản phẩm không bị mối mọt khi sử dụng. Sau đó, đến khâu pha nan, vót và đánh bóng nan. Người ta để nghiêng nan uốn chặt theo khuôn, rồi bôi lên một lớp keo sao cho không còn kẽ hở giữa các vòng nứa rồi mới đem mài cho đến khi sản phẩm nhẵn bóng và đạt độ mỏng cần thiết. Đến đây coi như khâu sơ chế đã hoàn thành.

Những sản phẩm ấy tiếp tục được chuyển đến tay các nghệ nhân trang trí thêm các loại, kiểu hoa văn trên sản phẩm. Theo các nghệ nhân trong làng, khâu pha chế và phun sơn là khó nhất vì đây chính là bí quyết của nghề, không truyền cho bất kỳ ai ở ngoài làng. Nhiều người ở nơi khác đến Cát Đằng học nghề, nhưng vẫn không thể biết hết bí quyết pha trộn sơn, nhất là khi sơn gặp trời mưa thì phải xử lý thế nào để sơn không bị phai màu. Nếu không có những bí quyết ấy, người thợ sẽ phải sơn lại từ đầu, nhưng đối với nghệ nhân làng Cát Đằng, họ vẫn có thể giữ nguyên được màu sơn ở bất kỳ điều kiện nào của thời tiết.

Với lịch sử hình thành lâu đời của làng nghề, sự sáng tạo không ngừng của các thế hệ nghệ nhân nơi đây vì vậy, dù trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng Cát Đằng vẫn luôn đi lên và khẳng định vị thế của mình trong làng sơn mài cả nước, vừa góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa làng nghề vừa giới thiệu đến đông đảo du khách quốc tế những sản phẩm sơn mài có giá trị mỹ thuật và chất lượng cao được tạo tác nên từ những bàn tay vàng đất Việt.

bvc
24-07-2007, 09:54
Vô nhà gặp rắn, ra ngõ gặp rắn, thưởng thức các đặc sản từ rắn, sống và vui - buồn cùng nghề rắn, không đâu khác đó chính là làng Lệ Mật.
https://www.phuot.vn/imagehosting/42346a569ddd8bb6.jpg

Lệ Mật là một làng khá độc đáo, vừa mang nét cổ kính vừa mang dáng dấp hiện đại. Làng nằm ở giữa quốc lộ 1A với quốc lộ 5, thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 7 km về phía Đông Bắc.

Sự ra đời của làng rắn gắn liền với truyền thuyết chinh phục loài thủy quái mang hình tượng rắn khổng lồ của chàng trai họ Hoàng ở làng Lệ Mật. Chuyện kể rằng: Vào đời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054), có một công chúa cưng của vua thường du thuyền trên dòng Thiên Đức (tức sông Đuống). Một ngày nọ, không may thuyền bị đắm, công chúa chết đuối. Vua ra lệnh, nếu ai vớt được ngọc thể công chúa thì sẽ phong chức tước và thưởng công rất trọng hậu. Tuy đã có rất nhiều tướng sĩ triều đình cùng thanh niên trai tráng các làng tham gia tìm kiếm, nhưng không ai tìm được.

Nhờ lòng can đảm, biệt tài bơi lội, và giỏi nghề bắt rắn chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã kiên nhẫn kiếm tìm và dũng cảm chiến đấu với thuỷ quái giữa vùng nước xoáy, cuối cùng giành lại được ngọc thể của công chúa. Vua giữ lời hứa, phong cho chàng trai làm chức quan lớn trong cung và ban thưởng nhiều vàng bạc gấm vóc, nhưng chàng đã từ chối tất cả, chỉ xin vua cho phép đưa dân nghèo làng Lệ Mật và mấy làng lân cận sang khai khẩn vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long làm trang trại.

Được vua ưng thuận và khuyến khích, chàng đã dẫn dân chúng làng Lệ Mật vượt dòng Nhị Hà (tức sông Hồng) sang khai hoang vùng đất phía tây thành Thăng Long. Dần dần, vùng đất ấy trở nên trù phú, được coi là khu nông nghiệp truyền thống của kinh đô, sau đó nơi đây được mở rộng thành 13 trại ấp mà sử sách vẫn gọi với cái tên khu ''Thập Tam Trại'' (nay thuộc địa bàn quận Ba Đình - Hà Nội).

Sau khi chàng mất, người dân làng Lệ Mật đã lập đình thờ chàng ở rìa phía nam làng Lệ Mật, bên bờ nam sông Đuống, suy tôn chàng là Đức Thánh Hoàng. Đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc thời Nguyễn, hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn, phía trước có ao và sân đình rất rộng, cổng đình còn ghi hàng loạt câu đối tôn vinh công trạng Đức Thánh Hoàng. Vào khoảng tháng ba (âm lịch) hàng năm, dân của khu Thập Tam Trại cũ và du khách bốn phương kéo về mang theo hương hoa, lễ vật, vừa để tham dự lễ hội làng vừa để cùng người dân địa phương tưởng niệm chàng trai họ Hoàng dũng cảm năm nào.

Lễ hội được tổ chức rất qui mô và công phu với sự chuẩn bị từ nhiều tuần trước khi lễ cúng diễn ra. Các nghệ nhân trong làng đã tập trung làm hình nộm có hình dáng một con rắn khổng lồ (tượng trưng cho thủy quái). Các thanh niên khỏe mạnh nhất trong làng được lựa chọn vào đội múa rắn và đóng vai chàng trai họ Hoàng. Một thiếu nữ xinh đẹp cũng được tuyển chọn cẩn thận để đóng vai công chúa. Vào ngày chính hội (ngày 23 tháng 3 âm lịch), khắp trong đình, ngoài làng đều được trang hoàng lộng lẫy, cờ quạt dàn bày đủ loại, đèn nến sáng rực, khói hương nghi ngút. Người ta đánh cá ở ao đình làm gỏi và múc nước từ giếng đình để làm lễ vật cúng dâng thần.

Sau các nghi thức nghiêm trang được cử hành trong những giờ phút thiêng liêng nhất - thời điểm được coi là lúc Đức Thánh Hoàng giáng hạ, đem điều lành và hạnh phúc đến cho dân làng, mọi người sẽ đổ ra đứng kín quanh sân đình, háo hức xem diễn sự tích “chàng trai họ Hoàng đánh thủy quái, cứu công chúa''. Sau cuộc diễn, người ta còn tổ chức thi rắn to, rắn lạ, tham gia những đám rước hoặc tụ tập quanh người già nghe kể về bí quyết bắt rắn, nuôi rắn, khai thác nọc, chữa rắn độc cắn…

Theo truyền thống ấy, dân chúng làng Lệ Mật ngoài việc trồng trọt, chăn nuôi, chế thuốc còn giữ vững và phát triển mạnh nghề bắt rắn, nuôi rắn… Có thể nói, rắn là biểu tượng của làng, là nghề cơ bản hoặc duy nhất của nhiều gia đình ở Lệ Mật. Nơi đây đã trở thành làng rắn nổi tiếng ở Việt Nam.

biahanoi
30-07-2007, 13:54
Vô nhà gặp rắn, ra ngõ gặp rắn, thưởng thức các đặc sản từ rắn, sống và vui - buồn cùng nghề rắn, không đâu khác đó chính là làng Lệ Mật.
https://www.phuot.vn/imagehosting/42346a569ddd8bb6.jpg
Nơi đây đã trở thành làng rắn nổi tiếng ở Việt Nam.

Riêng về làng này, bác bvc mở ngoặc cho bọn em biết thêm chút: muốn thưởng thức làng nghề nên đến nhà nào? Chi phí?... chứ bọn em biét có Quốc Triệu ,,, thội

lifegoeson
30-07-2007, 14:25
sáng mai em đến Hà Nội, nghe nói là có bus đi đến Đường Lâm, không biết đón ở đâu nhỉ, đi lại thế nào?

hoangbquang
30-07-2007, 16:25
Bạn đến bến xe buýt Kim Mã đón xe buýt đi Sơn Tây, khi đến Sơn Tây (hình như xe buýt này chỉ đến Sơn Tây thôi) bạn phải đi xe ôm khoảng 4km để lên làng Đường Lâm (xe ôm mất khoảng 10k)

Chào mừng bạn đến Hà Nội.

nhattuanhidro
28-05-2008, 21:01
Còn một ngôi làng nữa cũng khá cổ gần như làng Đường Lâm, đó là làng Nôm (Hưng Yên), tháng trước em cũng vừa mới ghé thăm, tuy quy mô không bằng làng Đường Lâm nhưng cũng là một ngôi làng cổ đáng được chú ỵ Đặc biệt là kiến trúc chùa Nôm

Chitto
29-05-2008, 01:08
Còn một ngôi làng nữa cũng khá cổ gần như làng Đường Lâm, đó là làng Nôm (Hưng Yên), tháng trước em cũng vừa mới ghé thăm, tuy quy mô không bằng làng Đường Lâm nhưng cũng là một ngôi làng cổ đáng được chú ỵ Đặc biệt là kiến trúc chùa Nôm

Theo tớ, thì các ngôi nhà trong làng Nôm, đền đình làng, cầu đá, chợ làng Nôm rất đẹp và đáng giá.

Riêng về chùa làng Nôm, theo ý kiến chủ quan của tớ, thì gần đây làm lại nhiều đã khiến mất đi phần nào dáng vẻ cổ kính của chùa. Đặc biệt là Tam quan làm toàn bằng gỗ lim, cực kì tốn kém, có lẽ là tam quan hoàn toàn gỗ to nhất mà tớ từng gặp. Thế nhưng cái tam quan đó quá to so với ngôi chùa làng giản dị, gần gũi ở đằng sau. Nhìn vào cái cổng chùa mà choáng ngợp vì độ cao và tiền của đổ vào đó. Cây gạo già đứng bên cổng chùa cũng bỗng bé đi.

Nhìn cái cổng chùa, tớ không thấy đẹp lắm, mà chỉ thấy một điều: chùa Giàu quá !!!

Nếu tớ có quyền, thì tớ sẽ làm cái cổng chùa đẹp hơn nhiều, đúng kiểu chùa cổ, với dáng vẻ xưa, hợp với ngôi chùa đằng sau, và chắc là ít tốn kém hơn nhiều. Tiền ấy đem làm việc công đức khác thì tốt hơn.

Cái cổng gỗ rất lớn của chùa Nôm. Ngoại trừ 4 cây cột mặt trong làm bằng đá, và ngói trên đỉnh, còn toàn bộ là làm bằng gỗ. So với cái xe máy của tớ bé tí bên dưới, thì bộ cửa quả là hoành tráng.

Tuy vậy, đây là đồ mới, không phải kiến trúc cổ gì cả, nên thể hiện sự giàu có nhiều hơn.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243483e2a064a02e.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12754)

Chitto
29-05-2008, 11:06
Đứng trên cái cổng đó nhìn xuống, chùa Nôm khiêm nhường hiền hòa làm sao ! Đúng chất của một ngôi chùa làng bình yên.

Xa bên trái là một thủy tạ, có đặt tượng Quan Âm. Hic, mỗi tội đằng sau chùa là khu thờ Mẫu thì có cả chiếu để lên đồng. Tín chủ cầu cúng rất là đông đúc tấp nập.

Tớ đến vào một ngày mưa, trời đất mù mù. Thế nhưng phía sau chùa vẫn tấp nập lắm. Cả một khu nhà dành cho khách đến cúng bái. Xe ôtô, xe máy đỗ phía cổng bên cạnh, chứ không đỗ cổng chính.



https://www.phuot.vn/imagehosting/243483e2bd474a2b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12755)

Chitto
29-05-2008, 11:25
Chợ làng đã vào trưa...


https://www.phuot.vn/imagehosting/243483e3036c8316.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12756)

Chitto
30-05-2008, 21:18
Cầu đá cổ ở làng Nôm

Cây cầu được dựng bằng những cột đá chồng lên những trụ bằng đá ong. Bên trên là những phiến đá lớn, với những giầm ngang có chạm trổ hình mây. Cầu đá vốn có nhiều ở đồng bằng bắc bộ, nhưng trong thời "loạn lạc" đã bị phá bỏ cũng nhiều. May còn một số làng giữ được. Cầu đá thường 3, 5 nhịp, còn nhiều nhịp như ở đây không nhiều.



https://www.phuot.vn/imagehosting/24348400cb6e807c.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12880)

netwalker
31-05-2008, 00:06
Sao không cấm xe đi trên này nhỉ, chỉ cho đi bộ thôi, làm một cái cầu khác ở gần đó cho dân tình đi , chứ như thế này ba bữa là xuống cấp, rồi lại dễ bị biến thành cối xay gạo lắm

Chitto
31-05-2008, 10:59
Cũng không rõ bác ạ. Có lẽ thấy cầu vẫn còn chắc chắn quá nên người ta cứ sử dụng, chờ khi nào sắp hỏng mới tính chăng?

Thực tế là người dân hai bên làng Nôm vẫn phải nhờ cây cầu này để qua lại, vì chỉ có mỗi nó băng ngang qua lạch nước này, nếu không muốn vòng xa tít. Xe công nông cũng còn qua được nữa là.

Làng Nôm cũng đã bị bán nhiều đất rồi. Có thể thấy bên kia cầu là một khu đất đã xây rào vây quanh, không biết của ông bà nào. Chỗ đó mà mọc lên cái nhà to uỳnh thì thôi xong.

Xa xa là cái thủy tạ của chùa Nôm.

silence_night
10-09-2009, 22:55
Tớ góp thêm ảnh cầu đá, cây Gạo cổ cùng soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức (ở làng Nôm tỉnh Hưng yên) nhé.
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_2145.jpg

Cùng ngôi nhà cũ khoảng 200 năm với "cô chủ nhỏ" 85 tuổi - bà Đích của nó.
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_2151.jpg

Với khuôn mặt phúc hậu và nụ cười dí dỏm.
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_2149.jpg

Một làng Nôm cổ kính yên bình.
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_2146.jpg


Dần được thay thế trong cuộc Cách mạng "hiện đại hóa" chỗ ở.
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_2148.jpg

Thich di chuyen
11-09-2009, 21:59
Cách Hà Nội chừng 50km, có 2 ngôi làng rất nổi tiếng mình xin giới thiệu để anh chị em phuoters biết và có dịp xin mời về thăm nhé:L
1. Làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), hay còn gọi là làng tiến sỹ vì làng này là nơi xuất thân của 36 vị tiến sỹ trong các kỳ thi hương, thi đình được vinh danh trên văn bia tiến sỹ Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhiều hơn bất cứ làng nào ở VN. Ngoài ra, làng này còn là thủy tổ họ Vũ (Võ) với rất nhiều các tên tuổi nổi tiếng đã từng về thăm như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Vũ Khiêu, nguyên PTT Vũ Khoan ...

Hội làng diễn ra vào ngày mồng 8 Tết hàng năm. Ảnh của làng chưa tìm thấy nên xin đựơc post sau, các bác thông cảm!

2. Làng Vạc (xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) là làng duy nhất ở VN (mà có thể là duy nhất trên trái đất này) có nghề làm lược chải chấy (chí). Nay nghề này đã bị mai một, nhưng làng còn giữ được rất nhiều nét xưa, như đình làng, giếng cổ, lối ngõ lát gạch nghiêng và các bà cụ lưng còng. Đặc biệt, một số gia đình vẫn duy trì nghề tổ với hình thức gia công lược thủ công rất đặc sắc.

1. Giếng làng:
https://i446.photobucket.com/albums/qq181/Capenter/Vac6-1.jpg

2. Điếm làm đồng nay thành phế tích:
https://i446.photobucket.com/albums/qq181/Capenter/Cayda4.jpg

3. Làm lược:
https://i446.photobucket.com/albums/qq181/Capenter/Vac2.jpg

sonzin1979
12-09-2009, 01:48
Cách Hà Nội chừng 50km, có 2 ngôi làng rất

3. Làm lược:
https://i446.photobucket.com/albums/qq181/Capenter/Vac2.jpg

Cái lược này gọi là lược bí .Hiện nay ở Hn chắc không còn nhiều nơi bán;) vì công dụng của nó là để bắt chấy :))
Các hãng mỹ phẩm 1 phần nào góp tay bóp chết 1 nghề thủ công mang đậm tính truyền thống của người dân VN:Dam

Thich di chuyen
12-09-2009, 08:46
Cái lược này gọi là lược bí .Hiện nay ở Hn chắc không còn nhiều nơi bán;) vì công dụng của nó là để bắt chấy :))
Các hãng mỹ phẩm 1 phần nào góp tay bóp chết 1 nghề thủ công mang đậm tính truyền thống của người dân VN:Dam

Sơn nói đúng, Hà Nội, Tp. HCM có bán chỉ là để dùng đốt cùng vàng mã trong cúng tế, ít người còn dùng chải chấy. Đặc biệt là thị trường Campuchia, Lào thì sản phẩm này của VN vẫn được tiêu thụ tốt với mục đích như trên.

silence_night
14-09-2009, 22:33
Tớ có mấy cái ảnh Đường Lâm góp vui tý nhé:
BỨc tường gạch:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_1260.jpg

Đình Đường Lâm:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_1268.jpg

Cây Duối cổ thụ đã từng buộc Voi:

https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_1280.jpg

và thêm cây nữa:

https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_1281.jpg

nhungbox
15-09-2009, 14:27
Đình là đình Mông Phụ ( thuộc làng Mông Phụ) chứ không phải đình Đường Lâm bác ạ.
Lần đi Sơn tây vừa rồi với Jebe và Dân béo, em qua đình Tây Đằng nhưng ko được vào đình vì bác giữ đình khóa trái cửa đi vắng. Cứ thấy buồn buồn. Ngày xưa đi học, kiến trúc đình mở về 4 hướng, không làm cửa vì là nơi tập trung của cả làng, người con nào của làng cũng được hoan nghênh. Bây giờ đình làm cổng sắt, tường cao và khóa trái thế này!

nhungbox
15-09-2009, 14:46
Ảnh duối đây
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=746&pictureid=18132
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=746&pictureid=18133
Nhà cổ nhà bác Thành. Nhà bác Thành theo đạo Thiên Chúa, trong nhà rất nhiều ảnh Chúa và các thánh.
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=746&pictureid=18131
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=746&pictureid=18137
Nhà cổ nhà bác Huyến, kiến trúc đặc biệt hơn nhà khác ở chỗ nhà bác có gian tiếp khách riêng biệt, đi qua sân mới đến gian nhà ở.
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=746&pictureid=18129
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=746&pictureid=18136
Nhà bác Huyến cũng như nhà bác Thành có nghề làm tương và nấu rượu
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=746&pictureid=18130

silence_night
15-09-2009, 22:58
Đình là đình Mông Phụ ( thuộc làng Mông Phụ) chứ không phải đình Đường Lâm bác ạ.
Lần đi Sơn tây vừa rồi với Jebe và Dân béo, em qua đình Tây Đằng nhưng ko được vào đình vì bác giữ đình khóa trái cửa đi vắng. Cứ thấy buồn buồn. Ngày xưa đi học, kiến trúc đình mở về 4 hướng, không làm cửa vì là nơi tập trung của cả làng, người con nào của làng cũng được hoan nghênh. Bây giờ đình làm cổng sắt, tường cao và khóa trái thế này!
Khóa thế này là thế lào vậy? anh chưa thấy.

nhungbox
16-09-2009, 12:02
Dạ, vì muốn chụp ảnh mà ko vướng cái cửa sắt nên em thò máy qua cổng bắn tỉa.Vậy nên ko có bằng chứng đình có cổng sắt lại bị khóa trái.Bây giờ kể ra mới thấy mình dốt.Để em hỏi Jebe có chụp được phát nào thì up cho các bác vậy

silence_night
17-09-2009, 21:38
Dạ, vì muốn chụp ảnh mà ko vướng cái cửa sắt nên em thò máy qua cổng bắn tỉa.Vậy nên ko có bằng chứng đình có cổng sắt lại bị khóa trái.Bây giờ kể ra mới thấy mình dốt.Để em hỏi Jebe có chụp được phát nào thì up cho các bác vậy
Gọi là "sơ xuất" thôi. Nhớ tìm đấy nhá. Ăn cỗ là theo thwcj đơn mà lị.

suty
27-09-2009, 15:58
Còn một ngôi làng nữa cũng khá cổ gần như làng Đường Lâm, đó là làng Nôm (Hưng Yên), tháng trước em cũng vừa mới ghé thăm, tuy quy mô không bằng làng Đường Lâm nhưng cũng là một ngôi làng cổ đáng được chú ỵ Đặc biệt là kiến trúc chùa Nôm

Suty là người SG, sẽ mon men theo anh Je't xì ta ra HN tuần sau. Tớ cực kỳ ngưỡng mộ phong cảnh làng quê miền Bắc, chắc chắc sẽ đến Làng Đường Lâm... thế con Làng Nôm thì đi bằng cách nào các bác nhỉ, cách HN bao nhiêu km? Di chuyển bằng phương tiện gì gẻ và an toàn nhất?

Cảm ơn mọi người rất nhiều

silence_night
27-09-2009, 17:50
Suty là người SG, sẽ mon men theo anh Je't xì ta ra HN tuần sau. Tớ cực kỳ ngưỡng mộ phong cảnh làng quê miền Bắc, chắc chắc sẽ đến Làng Đường Lâm... thế con Làng Nôm thì đi bằng cách nào các bác nhỉ, cách HN bao nhiêu km? Di chuyển bằng phương tiện gì gẻ và an toàn nhất?

Cảm ơn mọi người rất nhiều
Kinh nghiệm tới Làng cổ đó, bạn có thể liên hệ với nàng công chúa songvabien này nhé, bạn đấy cũng là người Sài Gòn mà:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_2234.jpg

NRNF
28-09-2009, 13:12
Quanh quanh HN, bán kính <30km có làng nghề nào hả mọi người ơi?

TriMinh
18-11-2009, 23:09
Còn nhiều làng cổ nổi tiếng nữa bác nào có thông tin thì giới thiệu anh em đi.

Làng Triều Khúc - Nghề chổi Lông Gà, hoa lông vịt và quai thao túi dết.
Làng Sơn Đồng, Hoài Đức - Nghề Làm tượng và đồ thờ,
Làng Đông Ngạc - Vẽ, Từ Liêm
Làng Bát Tràng

Anh em nào có tư liệu thì chia sẻ cái cho sinh động nhé.

tranquang
19-11-2009, 10:34
Làng Chuông làm nón.
Làng Vác làm quạt giấy.
Làng Hồ làm giấy in tranh cổ.

buddyphuong
08-01-2010, 11:48
Em là thành viên của Phuot.com đã lâu nhưng chưa đăng bài nào cả, giờ ngồi lôi ảnh cũ ra, muốn chia sẻ với mọi người một chút..
1. Làng cổ Chi Lễ - Bắc Giang
Tip: Đây là một làng cổ ít đ][cj biết đến, nên không có thông tin nhiều trên Internet. Nhưng đên nơi, em thấy đây là một làng cổ thanh bình, ít thấy dấy tịch của du lichj. Và đặc biệt là cuộc sông của ng][ì dân vẫn diễn ra binh thường như nó vốn có từ bao đời nay.
Chi Lễ là một làng lớn thuộc xã Mỹ Thái, huyện Lạng Giang gồm 8 xóm hợp lại. Đây là một làng cổ có nhiều hội hè, đình đám.

Các thiết chế cổ hiện còn được bảo lưu trong thôn gồm:
Đình Chi Lễ: Xưa kia là một công trình kiến trúc có quy mô bề thế và khá độc đáo. Đình toạ lạc trên một khu đồi đất thấp trong khuôn viên chùa làng. Đình Chi Lễ thờ Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương, Trung Vũ Dục Chính đại vương, Minh Giang Đô Thống, Lê triều Bình Ngô khai quốc, Phúc Lâm chi thần Bình Đặng đại vương, 6 vị được tôn là thành hoàng làng, phối thờ tôn nghiêm trong đình. Hiện trong đình còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị như: hệ thống chân tảng đá xanh, cột trụ đá xanh, sắc phong, long ngai, tắc tải, mâm bồng, cây nến, lọ hoa, quả cầu gỗ, hai thanh gỗ cân thịt… thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Lễ hội đình được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

Chùa Thanh Long: Toạ lạc trên một quả đồi rộng về phía Nam làng Chi Lễ. Căn cứ vào kiến trúc và các hiện vật, theo tấm bia đá và hệ thống cột trụ bằng đá xanh còn ghi lại những dòng chữ Hán được biết chùa được tu sửa lại vào ngày tốt 22 tháng 8 năm 1857 (năm Đinh Mùi) niên hiệu Tự Đức thứ 10 triều Nguyễn. Ngôi chùa trước kia có bình đồ kiến trúc hình nội công ngoại quốc gồm: tam quan, toà tam bảo gồm tiền đường 5 gian nối với thượng điện 3 gian, nhà tổ 5 gian, hai dãy hành lang mỗi dãy 5 gian, phía trước chùa có nhà Văn chỉ. Hiện nay, chùa có bình đồ kiến trúc hình chữ đinh (J) phía bên phải còn lưu giữ được khu nhà tổ. Trong chùa còn lưu giữ được hai bức hoành phi: "Thanh Long Thiền tự", "Chân chúa tể" và tượng phật cùng các cổ vật có giá trị như: cột đá xanh ở cửa hiên khắc chữ Hán vào năm Tự Đức thứ 10-1857, bia đá thời Nguyễn tạo năm 1857…

Văn Chỉ Chi Lễ: Được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX) toạ lạc trên khu đồng Văn Chỉ, bốn hướng giáp khu đồng ruộng của thôn. Văn chỉ được xây dựng theo bình đồ kiến trúc hình chữ nhị (=), toà tiền tế 5 gian, toà hậu cung 3 gian. Văn chỉ thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 72 vị tiên hiền của Nho học. Lệ tế ở Văn chỉ được tổ chức vào ngày 22 tháng 2 âm lịch hằng năm, đồ tế lễ gồm: hương đăng, phẩm oản, thủ lợn…

Nghè Chi Lễ: Được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX), nghè được xây dựng tại trung tâm làng Chi Lễ, với bình đồ kiến trúc hình chữ nhất dọc, bốn hướng giáp khu dân cư và đường liên thôn, gạch cổ xây nghè là loại gạch Thạch Thất bản rộng thành nhỏ được đóng bằng tay và nung bằng cỏ, trải qua hàng trăm năm tồn tại vẫn không bị xói mòn và màu vẫn còn đỏ, bền…

(Sources: bacgiangview.com)
Và ảnh nữa nhé:D

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/DSC_0345.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/DSC_0139.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/DSC_0155.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/DSC_0337.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/DSC_0341.jpg

buddyphuong
11-01-2010, 09:42
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/DSC_0352.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/DSC_0366.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/BiaChileoldcopy.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/DSC_0264.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/DSC_0294.jpg

Hi vọng các bác sẽ có thêm một địa chỉ về làng cổ đồng bằng Bắc Bộ

buddyphuong
11-01-2010, 10:04
Làng gốm Thổ Hà - (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang)
Nói về làng Thổ Hà chắc các bác trên diễn đàn cũng chẳng còn lạ gì.
Nhưng đối với em làng Thổ Hà rất có ý nghĩa, bởi nó là ngôi làng đầu tiên em đi và biết thế nào là phượt.

Nằm phía bên kia sông Cầu, để tới được Thổ Hà phải đi đò. Dường như Thổ Hà nằm tách biệt với phố phường nhôn nhịp, hay về giao thông không thuận lợi nên Thổ Hà vẫn giữ được những nét xưa vôn có của nó.

Tuy nhiên, đấy là Thổ Hà, là chùa Bổ Đà của mấy năm về trước (2006), Thổ Hà bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Lân đi lại gần đây nhất vào năm 2009, Thổ Hà giờ đã lên phố, đâu đâu cũng gạch vữa, và đặc biệt là rất ô nhiễm. Thêm nữa, chùa Bổ Đà đã được đập đi xây mới (chỉ vì có DA trùng tu tôn tạo của địa phương gì đó!!!), ngôi chùa với ngững viên ngói cổ rêu phong, những mảng tường đất nung chỉ còn trong ký ức.

Làng Thổ Hà nổi tiếng với Gốm sành (chuyên dùng làm chum, vại, tiểu, sành) nay chi con một cơ sở sản suất duy nhất do Nhật Bản tài trợ. Tuy nhiên, khi đến nơi thì lò gốm đóng cửa im lìm

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge%202nd/ThoHaVillageTheSECOND3March200769.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge%202nd/ThoHaVillageTheSECOND3March200760.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge%202nd/ThoHaVillageTheSECOND3March200782.jpg

Ngôi chùa nằm tại làng Vân (nổi tiếng với sản phẩm Rượu Làng Vân) nằm giáp danh với Thổ Hà

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge%202nd/ThoHaVillageTheSECOND3March200724.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge%202nd/ThoHaVillageTheSECOND3March2007227.jpg

Trẻ em Thổ Hà

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge%202nd/ThoHaVillageTheSECOND3March2007112.jpg

buddyphuong
11-01-2010, 10:05
Chùa Bổ Đà

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge%202nd/ThoHaVillageTheSECOND3March2007276.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge%202nd/ThoHaVillageTheSECOND3March2007277.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge%202nd/ThoHaVillageTheSECOND3March2007148.jpg

buddyphuong @ 3Mar2007

buddyphuong
11-01-2010, 10:58
Location: xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, một làng nhỏ nằm sát bờ nam đê sông Đuống, cách thủ đô Hà Nội chừng ba mươi km về hướng đông.
Làng Đông Hồ ("DH") có vị trí khá đẹp, nằm vên đê sông Đuống, các bác có thể đi dọc triền đê với một loạt các làng cổ, và các ngôi chùa cổ vẫn còn giữ lại nét xưa của làng quê Đồng bằng Bắc Bộ (như, chùa Bút Tháp).
Hiện nay, nghề tranh dân gian không còn phát triển, thay vào đó là nghề làm đồ hàng mã. Cụ thể, trong làng chỉ còn hai gia đình làm tranh và còn giữ lại được khá nhiều bản khắc cổ.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage81.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage101.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage84.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage75-1.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage120.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage140.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage128.jpg

buddyphuong
11-01-2010, 11:01
Photos
Trẻ em làng DH

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage156.jpg

Một làng cổ ven đê

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage44.jpg

Chùa Dâu trên đường về

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage157.jpg

buddyphuong@01Apr2007

buddyphuong
11-01-2010, 11:27
4. Chùa Trăm Gian-Chùa Trầm & Làng Cự đà

Lộ trình: HN-Láng Hòa Lạc - Động Hoàng Xá - Chùa Trăm gian - Chùa Trầm - Làng Cự Đà - HN

Động Hoàng Xá: là một hang khá lớn trong núi Hoàng Xá thuộc địa phận thôn Hoàng Xá (thị trấn Quốc Oai - khoảng 20km từ Hà Nội - trên đường đi Sơn Tây).

Động trong núi Hoàng Xá, còn gọi là núi Tượng Lương, thuộc địa phận thôn Hoàng Xá, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Trước cửa động là hồ sen rộng có tên là giếng Cả. Cửa chính ở hướng Đông Nam. Vòm động rộng, cao vài chục mét, có nhiều khoảng trống thông với tầng không. Có rất nhiều nhũ đá, muôn hình muôn vẻ. Cánh cửa chính có một khoảng khá bằng phẳng, tương truyền là bãi voi cầm, nên gọi là Bãi Đầm. Lòng hang càng vào trong càng mở rộng, có thể chứa được hàng ngàn người.

Ở vách đá lớn chắn ngang động có tượng một quan văn tạc bằng đá. Đó là tượng Cao Xuân Dục, một vị quan thanh liêm nổi tiếng vào thế kỷ XIX. Ra khỏi động, leo theo các bậc đá, đến lưng chừng núi là ngôi đền thờ Thánh Mẫu, song cả hai đã bị cháy trong kháng chiến, chỉ còn lại mấy cột đá. Gần cửa động có chùa Hoa Văn; phía sau động là chùa Một Mái. Đối diện với động là đình Hoàng Xá và quán Đình (thờ thành hoàng làng).

Chùa Trăm Gian:xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Chùa Trăm Gian được đánh giá là một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm bản sắc Phật giáo Bắc Bộ kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân gian.Chùa vốn có tên chữ là Quảng Nghiêm Tự, thuộc địa phận xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, được xây dựng vào thời Lý. Chùa có tên là Trăm Gian bởi tính ước lệ của dân gian, nhưng nếu theo quan niệm là bốn cột tạo nên một gian, thì chùa quả thực có tới hơn 100 gian. (sources: vietbao.vn)

Chùa Trầm: là một ngôi chùa tọa lạc trên một diện tích chỉ trên dưới năm chục mét vuông trên núi Trầm (hay còn gọi là Tử Trầm Sơn), thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 25 km.
Xưa kia toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Núi Tử Trầm có chùa Hang được xây dựng trong động Long Tiên dưới chân Tử Trầm Sơn với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... ; có hang Long Tiên Động rất lớn và bàn thờ Phật bên trong. Ở đây có đường lên đỉnh núi gọi là đường lên Trời và đường xuống hang sâu gọi là đường xuống Âm phủ, Gần lại có chùa Võ Vi.

Làng cổ Cự Đà: Ngôi làng cổ đất Thủ đô đó là Cự Đà, xã Cự Khê, thuộc huyện Thanh Oai, chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 20 cây số, có nghề làm tương truyền thống qua 300 - 400 năm.
Đến thời điểm hiện tại, làng cổ Cự Đà vẫn còn khoảng 65 ngôi nhà cổ và kiến trúc kiểu Pháp. Dù nhận thấy giá trị của những ngôi nhà cổ trong đời sống hiện đại nhưng chính quyền xã Cự Khê không thể khuyên ngăn người dân phá nhà cổ. Họ không có nguồn kinh phí nên chỉ biết tuyên truyền vận động. Dù có treo biển:"Điểm du lịch làng nghề", nhưng từ lâu làng không có khách du lịch do môi trường ô nhiễm, bụi bặm.

Photos

Động Hoàng Xá

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/Cuda-TRAMGIAN-TRAM/TRAMGIANPagoda-TramPagoda-CuDaVi-5.jpg

Đường đi chùa Trăm Gian

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/Cuda-TRAMGIAN-TRAM/TRAMGIANPagoda-TramPagoda-CuDaVi-4.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/Cuda-TRAMGIAN-TRAM/TRAMGIANPagoda-TramPagoda-CuDaVi-3.jpg

Chùa Trầm (trên đường từ chùa Trăm gIan đến chùa Trầm có rất nhiều ngôi chùa cổ khác như chùa Vô vi, Long Vân...)

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/Cuda-TRAMGIAN-TRAM/ChaTrm.jpg

Làng cổ Cự Đà

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/Cuda-TRAMGIAN-TRAM/TRAMGIANPagoda-TramPagoda-CuDaVi-1.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/Cuda-TRAMGIAN-TRAM/TRAMGIANPagoda-TramPagoda-CuDaVi-2.jpg

Buddyphuong@30Apr2007

danelion131989
13-01-2010, 20:59
Em mới đi làng Thổ Hà, nhưng đi đúng vào ngày mưa nên chả thấy ai phơi bánh đa (tất nhiên). Buồn một cái, đến đấy toàn thấy xây xây đắp đắp, chả còn gạch ngói rêu phong gì cả. Chả bù cho lúc đi cứ hi vngj mãi.....
Còn chùa Bổ Đà đang xây đường vào đẹp lắm. Phần sau chùa vẫn còn giữ được nhiều nét xưa.

du tử
13-01-2010, 23:41
Bạn phượt với tốc độ của "hỏa tiễn"!
...bái phục bái phục.

buddyphuong
15-01-2010, 11:59
danelion131989 Em mới đi làng Thổ Hà, nhưng đi đúng vào ngày mưa nên chả thấy ai phơi bánh đa (tất nhiên). Buồn một cái, đến đấy toàn thấy xây xây đắp đắp, chả còn gạch ngói rêu phong gì cả. Chả bù cho lúc đi cứ hi vngj mãi.....
Còn chùa Bổ Đà đang xây đường vào đẹp lắm. Phần sau chùa vẫn còn giữ được nhiều nét xưa.

Tặng bác mấy ảnh Thổ Hà ngày không mưa, cùng với bánh đa nhéThoha 2006
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge/78.jpg
Thoha 2007, chẳng hiểu sao em lại thích đi Thổ Hà đến thế, mặc dù em không có ai quen ở Thổ Hà cả và cũng chẳng có việc gì ở đấy
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge/2.jpg
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge/P3030071.jpg
Môt góc Thổ Hà
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge/27LangVAN08.jpg
Chuồng lợn Thổ Hà
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge/26LangVAN07.jpg
Chùa Bổ Đà @ 2006
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/6bmp.jpg
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tho%20Ha%20Vilalge/565.jpg

Chùa Bổ Đà trước khi xây còn đẹp hơn rất nhiều, nhưng em toàn ảnh người nên ngại up lên lắm.
Buddyphuong

buddyphuong
15-01-2010, 13:52
Location: nằm ven triền đê sông Đuống, trên đường đến Chử Đồng Tử
Chuà Phú Thị, còn gọi là chùa Hưng Phúc. Chùa toạ lạc tại thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Chùa được trùng tu nhiều lần, lần gần đây nhất, vào năm 1991
Kiến trúc
Khuôn viên chùa rộng, được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh 丁. Cửa nhìn về hướng Tây Nam. Đây là một kiến trúc khá đặc biệt: bệ kèo gỗ được gia công theo hình càng cua, trên trần gỗ hình cuốn vòm khiến cho hậu cung như sâu thêm và làm cho cảnh Phật càng thêm trầm tĩnh, ưu tư. Hòa nhập với mái trần uốn cong, phía dưới được sắp đặt bàn thờ rất cân xứng để các đồ tế tự và tượng Phật. Tiền đường gồm 5 gian, kiến trúc theo kiểu chồng diêm, cao ráo, thoáng mát, bốn hàng cột lim đều đặn. Trên xà ngang trung tâm tiền đường được bài trí một cửa võng chạm nổi "lưỡng long chầu nguyệt "sơn son thếp vàng. Giáp tường phía trong, đặt 4 pho tượng "ông Thiện, ông Ác, Thần Sấm, Thần Sét" làm tăng vẻ uy linh của tiền đường. Tiếp nối tiền đường, là 4 gian hậu cung. Trong chùa, còn lưu giữ được nhiều di tích và pho tượng cổ.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/cbmp.jpg
buddyphuong@2007

aFang_76
18-01-2010, 09:16
những kiến thức quá hay, em là em rất thích nét đẹp xưa của kiến trúc bắc bộ, nhà 3 gian, ở quê em cả làng em còn mỗi nhà em là còn bụi tre, phải vận động mãi các cụ mới để lại không chặt đi để xây cho kiên cố, giờ mà tìm được những ngôi nhà thuần Việt quả là rất khó, gìn giữ được nguyên còn khó hơn nhiều.

buddyphuong
18-01-2010, 09:56
Làng Gốm Phù Lãng

Location: xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh - cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại.

Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.
Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành...

Gốm Nhung (thương hiệu gốm theo đánh giá của em là đệp và nổi tiếng nhất Phù Lãng): nghệ nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung,
Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trong thanh nhã và bền đẹp (Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) trong vừa thanh nhã vừa bền đẹp.

Nguyên liệu: Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có mầu hồng nhạt ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), sau khi mua, đất được trở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.
(Sources: newspapers from the Internet)

Xuất phát từ Hanoi, qua cầu Long Biên chúng tôi rẽ vào quốc lộ 1B thẳng hướng Bắc Ninh rồi rẽ phải ra dường đi Sao Đỏ. Phù Lãng cách Hanoi khoảng 60 km, đường khá đẹp và bằng phẳng. Do đi vào gần Tết nên dọc hai bên đường xuất hiện vài luống hoa khá đẹp như hoa cúc, hoa violet…

Phù Lãng đón chúng tôi bằng 1 con đường làng chạy thẳng từ quốc lộ, băng qua là ruộng lúa hai bên xanh mướt (văn chán quá thôi em nói bằn hình ảnh vậy nhé!!!)

Luống hoa cúc hai bên đường

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Phu%20Lang%20Ceramic%20Village/P1270021.jpg

Làng Phù Lãng với đặc trưng của nghề làm Gốm là các đống củi khô được chat đống làm nguyên liệu để đốt lò gốm và các binh, lọ gốm lỗi chất đầy hai bên đường vào làng tạo nên điểm khác biệt với các làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Phu%20Lang%20Ceramic%20Village/P1270032.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Phu%20Lang%20Ceramic%20Village/P1270041.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Phu%20Lang%20Ceramic%20Village/P1270040.jpg

Việc tìm hàng ăn tại đây là rất khó do lượng khách du lịch đến với Phù Lãng chưa đủ đông để phát triển cấc ngành dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, có thể tìm thấy các hàng ăn tại chợ trên đường vào Phù Lãng

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Phu%20Lang%20Ceramic%20Village/P1270057.jpg

Gốm Nhung, nằm khá tách biệt so với làng Phù Lãng, có lẽ do phải nằm gần nơi khai thác đất sét - nguyên liệu để làm gốm nên đường vào gốm Nhung khá khó tìm. Hiện nay, gốm Nhung đã xuất hiện tại Hà Nội với 2 cửa hàng tại NTH & LD (giá cũng giống như khi mua tại Phù Lãng)

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Phu%20Lang%20Ceramic%20Village/P1270079.jpg

Ngoài thương hiệu gốm Nhung ra, Phù Lãng còn có rất nhiều thương hiệu gốm khác xuất phát từ các gia đình làm nghề, trong đó phải kể đến là gốm Thiều (với mẫu mã không có tính nghệ thuật và chất lượng bằng gốm Nhung)

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Phu%20Lang%20Ceramic%20Village/P1270090.jpg

Tuy nhiên, theo ý kiến của em thì việc quảng bá thương hiệu tại đây còn kém, sản xuất vẫn đơn thuần là (1) những hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa tận dụng được thương hiệu truyên thống là gốm Phù Lãng; (2) mẫu mã chưa phong phú và nắm bắt nhu cầu NTD (nghe nói là hàng gốm Phù Lang thường được xuất khẩu hàng công-ten-nơ đi EU & Nhật, tuy đây là những đơn đặt hàng theo mẫu và mang t/c thời vụ)

Buddyphuong@ 27 January, 2007

buddyphuong
18-01-2010, 10:57
Làng Hoa Tây Tựu

Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 30 km. Với lợi thế là xã ngoại thành, diện tích đất nông nghiệp lớn, nghề trồng hoa ở đây đang phát triển rất mạnh. Nếu như Huyện Từ Liêm được đánh giá là vùng hoa lớn nhất ngoại thành với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu chiếm tới 66% diện tích toàn huyện. Năm 1994, toàn xã mới chỉ có 18ha trồng hoa thì nay đã lên tới hơn 300 ha, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã. Cả xã có 2.600 hộ dân thì có tới 95% số hộ tham gia trồng hoa. Thu nhập nhờ đó cũng tăng lên đáng kể, cao hơn 3-4 lần trồng lúa. (sources: langhoataytuu.com.vn)

Thuộc địa phận Hanoi, Tây tựu là làng hoa hiếm hoi của Hanoi còn giữ lại được nghề trông hoa truyền thông. Mỗi khi Tết đến Tây tựu lại trở nên tấp nập hơn thường ngày để cung cấp hoa cho thi trường Hanoi. Trong lúc search Internet, còn thấy cả trang web của làng hoa nữa nhé (http://langhoataytuu.com.vn) – đúng là một làng nghề của Hanoi !!!

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tay%20Tuu%20Flower%20Village/P2130112.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tay%20Tuu%20Flower%20Village/P2130016.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tay%20Tuu%20Flower%20Village/P2130025.jpg

Tuy nhiên, khi đi rất háo hức với những cánh đồng hoa bạt ngàn bao nhiêu, thì đến nơi lại thấy thất vọng. Hoa hồng thì được bọc lai trông những mảnh giấy báo, còn đâu đâu cũng thấy vỏ thuốc trừ sâu, những mầu sắc tươi tắn lại được phủ bởi màu nhàn nhạt của thuốc trừ sâu. Thì ra cái thứ mà bấy lâu ta tưởng chỉ có ở hoa quả lại xuất hiện cả trên những bông hoa thời kinh tế thị trường dễ đến như vậy.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tay%20Tuu%20Flower%20Village/P2130091.jpg

Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số nhà kính với hoa thược dược, đồng tiền khá đẹp. Nói chung, em hơi thất vọng về làng Tây Tựu vì cách trông hoa và vì thái đọ của người dân ở đây (có lẽ làn sóng đô thị đã len về tận đây rồi)

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tay%20Tuu%20Flower%20Village/P2130130.jpg

Đi quá lên một chút, có thể bắt gặp mái đình, và ngôi chùa của Tây Tựu vẫn giữ lại được những nét cổ xưa của làng, nay trở thành nơi tập kết hoa, và cũng là nơi trẻ em trong làng vui chơi. Về ăn uống, có thể ăn ở chợ Nhổn (không bít em có nhớ chính xác không!!!) ngay gần Tây tựu.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tay%20Tuu%20Flower%20Village/P2130017.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Tay%20Tuu%20Flower%20Village/P2130026.jpg


Về đường đi, cứ thẳng đường Xuân Thủy, đi qua trường Thương Mại (đương 32), rồi cứa thẳng tiên cho đến khi có biển “Làng Tây Tựu” thì đến nơi; hoặc có thể đi xe bus (hình như là tuyến 32)

Tây tựu có thể là một điểm đến cho những chuyến đi trong ngày vào dịp giáp Tểt cho những ai ngại chuyện đường xá đông đúc vào những dịp giáp Têt.
buddyphuong@13 Feb 2007

buddyphuong
18-01-2010, 12:30
Làng cổ Đương Lâm

Nhân tiện, bác aFang_76 nói về nhà cổ ở đồng bằng Băc Bộ, em ngới lại chuyến đi Đường Lâm – ngôi làng con giữ lạo nhiều làng cổ nhât Vietnam

Nhà cổ đồng bằng Bắc Bộ
Một ngôi nhà điển hình? Ta hãy nói về một ngôi nhà kẻ truyền vùng Bắc Ninh. Một ngôi nhà ở 3 gian, 2 chái rộng khoảng 70–80 m2 kể cả diện tích hiên phía trước. Cao từ nền đến nóc mái khoảng 7–7,5 m. Ấn tượng ban đầu là cái mái lợp ngói ta ngả màu rêu phong, ở giữa sống mái hơi thấp một chút rồi cong nhẹ, cao dần ở hai đầu đỉnh mái được gọi là réo làm cho cái mái nhà trở nên “mềm” hơn, “dẻo” hơn. Cả ngói chiếu, cả ngói lợp, lợp theo kiểu viên trên đè viên dưới thường dày tới 4 - 5 cm. Đó là lý do làm cho trong nhà luôn mát hơn nhiều so với bên ngoài trời. Bộ khung gồm cột cái, cột quân, cột hiên theo kiểu “thượng thu, hạ thách”, ở sát chân kê lên đá tảng hơi quýt nhẹ hình quân cờ, rồi xà thượng, xà đại, xà nách, thương lượng, chồng rường, kẻ nghé, kẻ truyền, bẩy, hoành, ngưỡng cửa... đều được để trần.

Theo ý kiến của nhiều nhà chuyên môn về khảo cổ, kiến trúc, ngoài bằng chứng về hình hài các ngôi nhà trên trống đồng Ngọc Lũ thuộc nền văn hóa Đông Sơn, hay các mô hình nhà ở bằng đất nung được chôn trong các mộ Hán, gần đây nhất là việc phát hiện kết cấu nhà gỗ kiểu Hán có niên đại khoảng 2.000 năm ở Kiều Bồng, Quảng Nam thì những ngôi nhà ở kết cấu bằng gỗ như chúng ta biết hiện nay ở khắp Bắc, Trung, Nam có sự du nhập, giao thoa và Việt hoá mạnh mẽ kiến trúc Hán, sau đó kiến trúc Chăm khoảng 1.000 năm nay. Đáng tiếc, hiện những ngôi nhà ở bằng gỗ cổ nhất còn được lưu giữ chỉ có tuổi trên dưới 300 năm.

Tất cả được ngàm vào nhau bằng mộng. Cả ngôi nhà dựng lên không cần tới một cái đinh. Khi cần, người ta có thể tháo rời ra để di chuyển... Tường nhà được xây bằng gạch đất nung dày khoảng 20 cm, mạch được để trần hay trát. Hướng nhà chính bao giờ cũng quay về phía Nam, Đông Nam để đón gió mát thổi từ hướng Nam nhất là khi nó đem được cái mát của hơi nước từ mặt ao trước sân vào nhà. Lưng nhà ở phía Bắc không có cửa, hai hồi có cửa sổ nhưng thường rất nhỏ để chống cái rét của gió mùa Đông Bắc. Ba gian chính để thờ, tiếp khách. Hai chái để ở, cất đồ gia dụng quý giá và để chứa thóc, gạo. Cái nhà phụ thường nhỏ hơn, mái lợp rơm dùng để làm bếp và nơi chứa công cụ nhà nông. Khi cần, chủ nhân có thể tháo các cánh cửa gỗ, nới rộng không gian từ nhà, qua hiên, đến tận sân thành một không gian mở phục vụ cả năm, bảy chục người ngày lễ lạt, hiếu hỉ.

Khu vườn bao quanh thường có hàng cau trước ngõ, những bụi chuối phía sau. Những ngôi nhà như vậy, những cái vườn như vậy, tạo nên những cái làng có luật, có lệ của nó như là một cơ thể sống thống nhất và đã tồn tại với lịch sử ngàn năm.

Ngôi nhà kết cấu gỗ cổ truyền Bắc Bộ với sự di dân thời Trịnh, Nguyễn phân chia. Sau đó là quá trình dựng nước, giữ nước đã phát triển với rất nhiều biến thể, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở từng vùng. Quy mô của ngôi nhà ở có từ 3 gian, 5 gian, 7 gian(*)... tùy theo vị trí quyền lực của chủ nhà. Nhưng tựu trung lại ta thấy 3 yếu tố nổi bật nhất của nhà ở cổ truyền ngoài bố trí chức năng sinh hoạt, ở, nằm ở hệ thống kết cấu của hệ khung chịu lực bằng gỗ, hình thức và vật liệu mái và vật liệu bao che tường.
(sources: Tia Sang)

Information: Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Đây là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Khâm sai đại thần, Bộ trưởng Nội vụ, Phó Thủ tướng Phan Kế Toại, Thám hoa Kiều Mậu Hãn, Họa sĩ Phan Kế An, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ... Chính vì vậy, Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua - Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ - được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) - là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ...

Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850...).
Trong số 8 di tích lịch sử - văn hóa ở Đường Lâm (có đình Mông Phụ), chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si).

Nghề làm tương ở đây cũng rất nổi tiếng và chất lượng tương của làng không hề thua kém các làng làm tương khác như làng Bần (Hưng Yên), Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây...).
(sources: wikipedia)

Làng Đường Lâm (“ĐL”) có lẽ quá quen thuộc với chúng ta, là điểm đến em nghĩ đến đầu tiên khi nói đến làng cổ. Và Đường Lâm cũng là ngôi làng cổ được lên ảnh nhiều nhất.

Đường đi: (1) Cách thứ nhất: đi hết Láng – Hòa Lạc rồi rẽ phải vào đường đi Sơn Tây – đến ngã tư có lối rẽ đi Ba Vì, không rẽ đi thẳng tiếp rồi rẽ trái đi qua công làng Đường Lâm là đến nơi. Hoặc (2) Cách thứ hai: từ Hanoi đi thẳng đường Xuân Thủy, đi vào QL32, đi qua Phùng – Trôi – Nhổn (có nem Phùng ngon lắm, nhưng không VS cho lắm). Lần đi Đường Lâm @ 2006 em đi qua đường nay vì nghe thấy địa danh Phùng-Trôi-Nhổn hay quá, tuy nhiên đường đi rất xấu và khó đi.
Quốc lộ 32 – Đường rất xấu @ 2006 (không biết giờ đã đỡ hơn chưa)

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/021Onthetrip08.jpg

Em may mắn được đến Đường Lâm hai lần, vào năm 2006 và 2008. Trong làng có rất nhiều ngôi nhà cổ, thái độ phục vụ của người đân trong làng rất chuyên nghiệp, các bác có thể đặt trước và ăn trưa tại chính những ngôi nhà cổ đây. Tuy nhiên, khi tim hiểu thông tin về Đường Lâm, em thấy có một số điểm chưa hợp lý như (i) có rất nhiều ngôi nhà cổ (1000 năm tuổi, hai nhà 300 năm, và một nhà 200 năm). Tuy nhiên, theo đánh giá của em thì đây chỉ được gọi là nhà cổ truyền thống Vietnam, chỉ co 1 ngôi nhà lâu năm nhất đang được các nhà khoa học NB nghiên cứu là có vẻ hợp lý nhất và ngôi nhà cổ của vợ chông anh phóng viên (hình như là báo Văn Nghệ) em thấy đẹp và mang dàng dấp nhà cổ đồng bằng Bắc Bộ nhất.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/139LangDuongLam67-200yearshouse.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/138LangDuongLam66-200yearshouse.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/137LangDuongLam65-200yearshouse.jpg

Ngôi nhà cổ nhất tại Đường Lâm

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/102LangDuongLam32-400yearshouse.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/113LangDuongLam43-400yearshouse.jpg

Ngoài ra, đình Mông Phụ - một di tích nổi tiếng của Đường Lâm – thì nay đã được đập đi xây mới nhưng dưới danh nghĩa trùng tu. Đi vòng quanh ngôi đình mới toanh còn thơm mùi vôi vữa, em thấy buồn làm sao, nhìn những ngôi cột đình được phá bỏ và xếp xó một góc mới thấy nhận thức về việc bảo tồn của Vietnam còn quá thấp. Em thấy tiếc cho một ngôi đình hàng trăm năm tuổi, giờ chỉ còn trong ký ức.

buddyphuong
18-01-2010, 12:40
Ngôi nhà cổ nhất tại Đường Lâm (cont.)

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/2937321076_74b9b0203a.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/140LangDuongLam68-200yearshouse.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/3248099710_bf6f3c03df.jpg


Ngoài ra, đình Mông Phụ - một di tích nổi tiếng của Đường Lâm – thì nay đã được đập đi xây mới nhưng dưới danh nghĩa trùng tu. Đi vòng quanh ngôi đình mới toanh còn thơm mùi vôi vữa, em thấy buồn làm sao, nhìn những ngôi cột đình được phá bỏ và xếp xó một góc mới thấy nhận thức về việc bảo tồn của Vietnam còn quá thấp. Em thấy tiếc cho một ngôi đình hàng trăm năm tuổi, giờ chỉ còn trong ký ức.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/084LangDuongLam15.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/088LangDuongLam19.jpg

Không gian làng

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/147LangDuongLam75.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/083LangDuongLam14.jpg

buddyphuong
18-01-2010, 12:41
trông như một điểm nhấn khi tới Đương Lâm. Ngồi đây nghỉ chân, uống bát chè xanh em có cảm giác thứ mà Đường Lâm còn lưu lại đến ngày nay chính là không gian văn hóa của làng.

Duonglam@2006

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/081LangDuongLam12.jpg

Bà bán chè với những cam nhận riêng

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/087LangDuongLam18.jpg

@2008

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/DSC02514.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/DSC02385.jpg

Các di tích khác trong làng
Giếng Sui (có 2 giếng nằm tại 2 vi trí khác nhau trong làng)

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/100LangDuongLam30-GiengSui.jpg

Cổng làng
@2006

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/149LangDuongLam77.jpg

@2008

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/DSC02402.jpg

buddyphuong
18-01-2010, 12:42
Nhà thờ làng Đường Lâm

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/148LangDuongLam76.jpg

Ngôi làng nằm kế bên Đường Lâm

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/074LangDuongLam05.jpg

Thành cổ Sơn Tây, nằm gần ĐL có thể kết hợp đi cùng trong chuyến đi

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/055ThanhcoSonTay34.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Duong%20Lam%20Village/060ThanhcoSonTay39.jpg

buddyphuong@2006&2008

daVinci
18-01-2010, 13:50
Location: xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, một làng nhỏ nằm sát bờ nam đê sông Đuống, cách thủ đô Hà Nội chừng ba mươi km về hướng đông.
Làng Đông Hồ ("DH") có vị trí khá đẹp, nằm vên đê sông Đuống, các bác có thể đi dọc triền đê với một loạt các làng cổ, và các ngôi chùa cổ vẫn còn giữ lại nét xưa của làng quê Đồng bằng Bắc Bộ (như, chùa Bút Tháp).
Hiện nay, nghề tranh dân gian không còn phát triển, thay vào đó là nghề làm đồ hàng mã. Cụ thể, trong làng chỉ còn hai gia đình làm tranh và còn giữ lại được khá nhiều bản khắc cổ.


https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Dong%20Ho%20Village/DongHoPaintingVillage120.jpg



Chết thật, mẫu của bác đứng trên mép ao, quay lưng ra ao thế này em trông nguy hiểm quá. Con em mà léng phéng ra gần bờ ao không có ngăn như thế này là em đã đuổi luôn rồi.

buddyphuong
19-01-2010, 08:44
@Chitto: many thanks Chitto đã Edit bài cho mình. Tại mới post bài nên chưa quen thui mà.

@daVinci: Trẻ con ở làng nghịch lắm, em bị bám đuôi suốt đấy chứ. Mà đây là mấy trai làng tương lai đấy, nói chuyện buồn cười lắm

@TuanLong: Bạn định đi đâu mình sẽ chỉ đường giúp bạn nhé

Nếp
20-01-2010, 13:24
Vừa rồi mình cũng đi Cổ Loa thăm đền thờ An Dương Vương và giếng Ngọc

Cổng đền thờ


https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture150.jpg

Đền thờ


https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture132.jpg

Đền thờ được sắp đặt khá tốt, có ban thờ An Dương Vương, thần Kim Quy v.v... Vé vào cửa chỉ có 3.000đ cho cả đền An Dương Vương lẫn Mỵ Châu, trong khi có người của bên Văn Hóa bán vé, canh cửa. Giá quá thấp so với dịch vụ. Cụ từ giữ đền cũng rất hiếu khách và nhiệt tình chỉ dẫn


https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture153.jpg

Một đoạn thành còn lại


https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture155.jpg

Ngày mình đi thì gió mùa đông bắc về. Trời đang nắng đẹp thì nổi gió


https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture161.jpg

Nếp
20-01-2010, 13:53
Tiếp tục đi với tốc độ chủ topic, mình ra ruộng hoa cải làng Lã Côi, tiện đường mà


https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture172.jpg

https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture189.jpg

https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture262.jpg

https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture250.jpg

Có một mớ hoa me chua mọc bên ruộng cải


https://i629.photobucket.com/albums/uu12/thangsau/New%20Year%202010/Picture216.jpg

buddyphuong
20-01-2010, 16:28
Làng Chuông

Basic Information:
Địa điểm: xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội
Làng nghề làm nón
Đường đi: HN – Đường Nguyễn Trãi qua cầu Hà Đông, đến biển chỉ hướng đi chùa Hương thì rẽ trái. Sau đó đi thẳng, làng Chuông nằm phía bên tay trái


Nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa thuộc huyện Thanh Oai có một ngôi làng chuyên nghề làm nón, đó là làng Chuông. “Muốn ăn cơm trắng cá trê/ Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”. Từ lâu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã gắn với chiếc nón lá duyên dáng. Cùng với tà áo dài, chiếc nón là một trong những giá trị tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Nón làng Chuông nổi tiếng khắp vùng bởi sản phẩm đẹp , tinh xảo, lá trắng nõn, phẳng phiu, đường kim mũi chỉ đều tăm tắp, vòng nón tròn trịa không chắp gợn…
Chiếc nón khổng lồ có đường kính tới 3,6m; nặng hơn 15kg được chị Tạ Thu Hương - một người thợ nón tiêu biểu của làng Chuông thực hiện để giới thiệu với bạn bè quốc tế trong dịp Hội nghị APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Việt Nam năm 2006 là một điển hình. Trong quá trình làm chiếc nón nón khổng lồ ấy, chị luôn nghĩ phải thực hiện thật hoàn hảo để góp phần khẳng định uy tín làng nghề. Với 10 cây nứa, 100 cành lá nón,1 cây tre có chiều dài 15m để làm cạp, chiếc nón đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế.

Không chỉ có chị Hương, ông Phạm Trần Canh, thương binh hạng 2/4, người thợ làm nón kỳ cựu của làng Chuông còn phục dựng, khôi phục lại nghề làm những chiếc nón cổ như nón quai thao. Ông Canh cho biết, một chiếc nón quai thao cổ thường phải ghép bằng 4 lọn lá được lấy từ búp của cây cọ rồi đem phơi nắng, là nóng, ép phẳng mới thành. Phía bên trong nón thường được ghép bằng những mảnh vải sặc sỡ, quai buộc nón cũng được kết bằng chỉ nhiều màu sắc.

Làm nón cổ công phu và phức tạp hơn nhiều so với làm một chiếc nón đội đầu thông thường. Từ khâu làm lá, lắp lá vào rồi khâu nón, cạp nón, trang trí… đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì, khéo léo để chiếc nón tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường kim mũi chỉ.

Năm 2001, ông Canh đã hoàn thiện 2 chiếc nón thúng quai thao khổng lồ có đường kính tới 2 m để tham dự triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại nước Đức và Cộng hòa Séc. Nghề làm nón cổ có nguy cơ thất truyền ở làng Chuông được ông Canh phục hồi giờ đây chẳng những đã giúp người thợ làng nón có thêm thu nhập mà còn góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm làng nghề.

Những chiếc nón vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm, quảng bá cho làng nghề, thể hiện tài năng của người thợ lại vừa giúp làng nghề phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Song hành với nghề làm nón truyền thống, làng Chuông hôm nay vẫn giữ được phiên chợ nón họp 6 phiên/tháng vào các ngày 4,10,14,20,24 và 30.

Vào mỗi phiên, chợ nón Chuông sôi động từ tờ mờ sáng với các mặt hàng liên quan đến nón như: lá cọ, lá lội, tre, nứa, chỉ màu và nón thành phẩm. Kẻ bán, người mua và cả khách tham quan trong và ngoài nước tấp nập đổ về đã tạo nên nét văn hóa truyền thống độc đáo, riêng có ở ngôi làng phía Tây Thủ đô hôm nay.
(sources: www.vietnamplus.vn)


Nghe cái tên “Nón làng Chuông” thì rất háo hức và tò mò, thì ra có cả một làng nghề chuyên làm nón cung cấp đi khắp nơi, hơn nữa chiếc nón là đặc trưng văn hóa tiêu biểu cho Vietnam, cứ nhìn mấy ông Tây bà Đầm thích thú khi đội chiếc nón là lại nghĩ ngay đến làng Chuông. Ngày nay, chiếc nón không chỉ đơn giản là vật che mưa che nắng cho các bà các mợ, mà nó đã trở thành món quà lưu niêm hay vật trang trí trong nhà.

Địa điểm xã Phương Trung – Thanh Oai không xa lắm nên vào một ngày đẹp trời tháng 9/2007, chúng tôi quyết định lên đường. Thông tin tìm được cho thấy (1) chợ làng Chuông họp 6 phiên/tháng vào các ngày 4,10,14,20,24 và 30 chuyên bán các nguyên phụ liệu để làm nón (2) hiện nay chỉ còn 1 gia đình làm nón quai thao duy nhât trong làng.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/2.jpg

Tuy nhiên, do xuất phát muôn nên đến nơi chợ nón đã gần tàn (!!!), do vậy chẳng chụp được kiểu anh về phiên chợ nón làng Chuông nào cả. Đường đi trong làng khá bẩn và bé, đồ ăn thì chăng có gi cả.

Cảnh chợ chiều

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143273.jpg

Các mặt hàng được bày bán

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143277.jpg

Cuối chợ là đình làng với phong cách kiến trúc truyền thống của làng quê ĐB Bắc Bộ

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143286.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143289.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143332.jpg

Trẻ con làng Chuông
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143343.jpg

buddyphuong
20-01-2010, 16:29
Ảnh tiếp nhé...
IMG]http://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143345.jpg[/IMG]

Đi tiếp về phái đê cuối làng có thể bắt gặp cảnh các chị phơi lá để làm nón, một triền đê, một con sông chạy dọc theo giống như bao làng quê khác

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143375.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143418.jpg

và cảnh cây cầu đã xuống cấp nhưng vẫn giữu được nét duyên dáng bắc qua con sông Đáy hiền hòa

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143432.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143427.jpg

Một gia đình sản xuất nón thủ công trong làng

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143441.jpg

Gia đình ông cựu chiến binh duy nhất còn gắn bó với nghề làm nón quai thao. Qua trò chuyện, ông cho biêt sản phẩm làm ra rất khó tìm thị trường tiêu thụ, chủ yếu vẫn là các đoàn văn công và số ít du khách nước ngoài. Tuy nhiên, long say nghề và nhiệt huyết của ông với nghê vẫn không hề giảm, ông vẫn say mê và gắn bó với các kiểu nón truyền thống, ra về ông cũng không quên cho chúng tôi bài báo viết về ông với nghề làm nón (bản photo). Dẫu sao, đối với riêng tôi, ông vẫn là một nghệ nhân mang lại hồn cho làng nón Chuông dù hiện nay nghề làm nón đã bị mai một đi chút nhiều, Chính những người như ông đã giữ cho làng Chuông sống mãi trong tâm trí mọi người.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143449.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143446.jpg

buddyphuong@02SEP2007

buddyphuong
21-01-2010, 10:42
@Nep: mình cũng đã đi Cổ Loa nhưng do tiện đường ghé qua nên không chụp được nhiều ảnh. May quá có bạn Nep up ảnh nên đỡ phải tìm nhỉ -

Mình cũng thích đi chụp hoa cải vàng, để hôm nào show lun nhé…


Làng Sủi – Chử Đồng Tử
Làng Sủi (tên Nôm hay còn gọi là Làng Phú Thị)
Basic Information

Vị trí: xã Phú Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Đường đi: qua cầu Chương Dương rẽ phải ra đường 5, đi một đoạn gần đến đường rẽ vào QL 1B (đi Bắc Ninh) thì rẽ trái, đi thẳng là tới. Thêm,nữa, đây cũng là đường đi chùa Dâu hoặc điểm cuối của đường là làng Đông Hồ, tuy nhiên, chuyến đi của chúng tôi dự kiến sau khi tới Làng Sủi (bao gồm : chùa Sủi và làng Sủi), sau đó quay lại đường 5, rẽ lên đê sông Hồng và đi thẳng tới đền Chử Đồng Tử - nằm ngay cạnh đê sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Lễ hội đền Ghềnh hằng năm mở từ ngày mồng một tháng Tám âm lịch đến ngày mười hai là chính hội. Đền Ghềnh nằm ở sát bờ sông Hồng cách đầu cầu Long Biên chừng hơn cây số. Ai đi trẩy hội đền Ghềnh nhiều lần hay mới đi lần đầu đều nhận thấy rằng: Hội đền Ghềnh cũng là hội của bánh đa tráng.
Và cũng là để được mục sở thị làng bánh đa, chúng tôi đã tìm về Sủi (Phú Thị - Gia Lâm) một làng quê cổ nhất Thăng Long - Hà Nội nằm bên dòng sông Thiên Đức Giang huyền thoại, hiện còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá đặc sắc của vùng ven đô, trong đó sản sinh ra nghề bánh đa quê truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ.
Dọc theo đường quốc lộ số 5, cách ga Phú Thuỵ chừng một ki-lô-mét, về bên tay trái, có một con đường chạy giữa cánh đồng, một đầu nối vào đường 5, đầu kia nối với đường đi Dâu - Keo, tới tận vùng đất xưa là thành Luy Lâu. Đó là làng Sủi, tên chữ là Thổ Lỗi, năm 1068 được vua Lý Thánh Tông đổi thành hương Siêu Loại, nay là thôn Phú Thị thuộc xã Phú Thị huyện Gia Lâm.

Làng Phú Thị, tên nôm là kẻ Sủi, theo các nhà nghiên cứu thì Sủi có gốc từ âm Việt cổ S lủi, qua phiên âm tiếng Hán là Thổ Lỗi, sau đó đổi thành Siêu Loại. Thế kỷ 16-17, văn bia trong chùa ghi tên làng là Phú Thị, từ đó tên gọi này được dùng cho đến nay. Làng Sủi là một làng cổ trong địa bàn cư trú của người Việt cổ xưa thời Hùng Vương. Xưa thuộc Kinh Bắc, cách trung tâm Hà Nội chừng 15 km. Làng ở vào địa thế quý, đẹp, mảnh đất được ca ngợi là Đất linh sinh nhân kiệt. Làng Sủi có 12 dòng họ, người cha nào cũng đầy sĩ khí, người mẹ nào cũng đọng chất đôn hậu. Một vùng đất hiếu học và khoa bảng, sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Là một trong 21 làng của cả nước có 10 tiến sĩ nho học trở lên, một địa danh được cả nước biết đến không chỉ về mặt văn hoá mà cả về chính trị. 13 tiến sĩ trong một làng quê thật là quý hiếm. Lạ kỳ đến bất ngờ một nhà 3 tiến sĩ, đồng một triều có 4 thượng thư. Làng khoa bảng nhưng cổng làng, cổng nhà không hề có nét chữ khoa trương. Nếu có ai hỏi thì chủ nhân đều nói: Ông cha chúng tôi nhân nghĩa để ẩn trong nhà, không được phép bày ra ngoài ngõ. Người làng Sủi quan niệm dù làm bất cứ chức danh gì mộ cũng không xây gạch, đổ bê tông, có vậy mới hoà đồng, biểu hiện về với đất linh hồn như nhau nên mộ như nhau, thật chí lý. Vì thế đến làng Sủi, nhiều người thầm phục: Chất khiêm tốn của người nơi đây thấm sau vào mạch đất, lòng đất.

Cũng như nhiều làng cổ ở vùng đất nghìn năm văn vật, làng Sủi có cái cổng làng bề thế đề ba chữ đại tự Trung - Nghĩa - Lý danh hiệu của làng được triều Lê phong tặng và có con đường lát gạch màu son, những mái nhà lợp ngói mũi hài nhấp nhô cao thấp. Lại có cây si, cây đa trước sân đình thọ dễ đến dăm bảy trăm năm, có cây gạo cổ thụ đã đi vào thơ của Thánh Quát: Cao cao mộc miên thụ/cổ cán hà thành sơ (tạm dịch: Cao cao một cây gạo/thân cỗi mà thanh cao).
(sources: for more information, please visit http://tintuc.xalo.vn/00783817050/lang_co_ben_song_thien_duc.html)

Chùa Sủi là một ngôi chùa cổ tại xã Phú Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thời Lý - Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần. Hiện tại ở chùa còn 1 chiếc khánh đá hơn nghìn năm tuổi. Sư trụ trì hiện nay là đại đức Thích Thanh Phương (1973-...) có 2 bằng đại học: tiếng Trung quốc và Phật giáo. Chùa vừa được trùng tu lại 2006, nằm trong cụm đình-chùa-đền (thờ Ỷ Lan nguyên phi).
(sources:wikipedia)

Đi làng Sủi vào dịp mùa thu (chính xác là ngày 19/10/2007), đường làng được phủ đầy rơm, một cảnh tượng mà tôi chưa bao giờ thấy ở Hanoi. Làng Sủi khá đẹp và sạch sẽ, cư dân trong làng khá thân thiện, chúng tôi lang thang khắp làng trên những con đường phủ rơm, lang thang vào từng ngõ nhỏ cổ kính để được cảm nhận không khí rất xưa của làng quê Vietnam.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1111.jpg

Ngõ nhỏ cổ kính

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1123.jpg

Nhà dân lang Sủi

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD167.jpg

Một căn nhà bỏ hoang, đã nhuốm màu rêu phong, mục nát

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD180.jpg

Đình làng Sủi nằm ở cuối làng, nơi có thể bắt gặp cảnh người dân gặt và tuôt lúa

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1122.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1118.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1121.jpg

buddyphuong@OCT2007

buddyphuong
21-01-2010, 11:03
Đền Chử Đồng Tử

Tiếp tục hành trình, rời làng Sủi (sau khi an trưa tại một quá phở bò gần cổng làng), chúng tôi tiếp tục thẳng tiến qua Văn Giang, rẽ lên đê sông Hồng để tới Chử Đồng Tử.

Tôi có có một sở thích hơi kỳ quặc là được đi đường đê. Được đi trên một cung đường cong cong, có gió thổi lồng lộng, làng xóm, đình chùa cứ hiện ra hai bên dọc theo đường đi, lại được một mình một đường hò hét thả cửa thì lám sao mà không thích được chứ. Các chuyến đi “phượt” của chúng tôi nếu có dịp thì đường đê (sông Hồng & sông Đuống) sẽ là lựa chọn số 1 bởi chỉ riêng việc đi dạo trên đê đã là một chuyến đi rồi.

Đường ở Văn Giang (Hưng Yên) – cũng phủ đầy rơm

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1132.jpg

Chử Đồng Tử nằm ven sông Hông, gắn với sự tích Tiên Dung & Chử Đồng Tử (trên đường đi có thể gặp chùa Phú Thị, và một số làng cổ Bắc Bộ khác). Theo thông tin tìm được thì Chử Đồng Tử và một số làng ven đê đã trở thành điểm đến của các tour du lịch dọc sông Hồng, du khách được đạp xe đi thăm các làng cổ ven sông.

Basic Information

Vị trí: nằm phía bên tay phải của đường đê, bao gồm 2 đền chính:
(1) Đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
(2) Đền Hóa (nơi Chử Đồng Tử và nhị vị phu phân hóa về trời) thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khóai Châu, tỉnh Hưng Yên (!!! Em chưa đi đền này, nghe nói cũng gần đền Đa Hòa thôi)
Cả hai ngôi đền đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân


Chử Đồng Tử là tên của một vị thánh nổi tiếng, một trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng Việt Nam.Truyền thuyết về Tiên Dung-Chử Đồng Tử là một trong những huyền sử được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái kể về thời kì cổ xưa của nước Việt Nam.

Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử, một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó; ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời.

Tuy hai ngôi đền đều thờ đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, kiểu dáng kiến trúc truyền thống nhưng có sự khác biệt đáng kể.

Ngôi đền Ða Hoà (được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962) nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720m² , cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Ngọ môn gồm 3 cửa. Cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ). Hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân Ðại là đến Ðại tế, toà Thiêu hương, cung Ðệ Nhị, cung Ðệ Tam và cuối cùng là Hậu cung. Toà Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ cùng nhiều hình trang trí khác như rồng, sư tử. Cửa võng ở cung Ðệ nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc mãn khai và các hoa quả được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ðặc biệt các pho tượng đức thánh Chử Ðồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp.

Hiện nay đền Ða Hoà còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), một cổ vật vô giá của dân tộc.

Đền Dạ Trạch nằm trong không gian thoáng đãng cạnh đầm Dạ Trạch (được nhà nước xếp hạng di tích năm 1989). Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba toà nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng.
(sources:vnexplore.net)


Đền Đa Hòa
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD224.jpg

Ấn tượng ban đầu khi tới đây là đền năm trong một khu riêng biêt, rộng rãi và có rất nhiều cây cổ thụ. Cảm nhận chung đây là một ngôi đền cổ duyên dáng nằm ven sông Hồng còn lưu giữ được nhiều nét cổ xưa cho dù phía bên trong đền đã được tu sửa nhiều lần.

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD25.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD21.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD210.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD235.jpg

Đê sông Hồng, bến đỗ thuyền để lên thăm Chử Đồng Tử
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Lang%20Sui-Chu%20dong%20tu/LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD269.jpg

buddyphuong@OCT2007

buddyphuong
22-01-2010, 11:11
Chùa Thầy

Địa điểm: chân núi Sài Sơn (có tên Nôm là núi Thầy), huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.


Lịch sử

Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, còn chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.

Kiến trúc

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh.
Xung quanh chùa có hai dãy hành lang, phía sau có lầu chuông, lầu trống.
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên và Nguyệt tiên nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.

Điêu khắc trong chùa

Chùa thượng của chùa Thầy, Đại Hùng bảo điện
Tại chùa Hạ có các pho tượng Đức Ông khá đẹp, và một bức bình phong lớn mô tả cảnh địa ngục.
Các pho Kim Cương đứng trong những tư thế võ mạnh mẽ, sống động. Tại chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp được cho là lớn nhất trong các ngôi chùa Việt Nam, cao gần 4m. Tượng Hộ pháp đắp bằng đất thó, giấy bản giã nhỏ trộn với mật, trứng,..., nên sau hơn ba trăm năm vẫn còn rất tốt.
Các pho tượng đẹp nhất của chùa Thầy tập trung tại chùa Trên.
Trên cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn được tạc vào đời Mạc. Phật A Di Đà ngồi giữa dáng vẻ phúc hậu. Pho tượng Quán Thế Âm bên phải ngồi buông chân trái xuống, chân phải co lên, tay cầm một cây phất trần, dáng vẻ ung dung. Pho Đại Thế Chí ngồi xếp bằng, hai tay bắt ấn mật phùng. Ba pho tượng mỗi pho một vẻ không giống nhau, tạo thành một bộ tượng đẹp đặc biệt.
Dưới đó, chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếp bằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý. Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác. Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác áo vàng.
Toàn bộ ba pho Di Đà và tượng Từ Đạo Hạnh đặt trên một bệ đá hai tầng, được làm vào thời nhà Trần. Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu Garuda.

Tượng Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy
Bên phải là tượng Thiền sư ở kiếp Vua. Tương truyền Từ Đạo Hạnh sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng. Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp Thánh, ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì. Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động. Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào. Sau một vị quan triều Nguyễn nói rằng "Thánh thì không phải chào ai cả", nên tháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên. Pho tượng này thể hiện nghệ thuật làm rối nước của dân gian.
Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải.
Trước tượng Từ Đạo Hạnh ở chính giữa có một bàn thờ gỗ chạm trổ rất đẹp. Xưa kia nền đất còn thấp, người thắp hương vịn vào bàn thờ tạo thành một chỗ hõm rất lớn. Trong chùa Thượng còn có hai cây cột làm bằng loại gỗ quý là gỗ Ngọc am.
(sources: wikipedia.org)

Chùa Thầy là một điểm quen thuộc, do vị trí nằm gần HN và đường dễ đi.
Chùa dưới chân núi

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0259.jpg

Ngôi đình nằm ở vị trí giữa hồ. từ lâu đã trở thành biểu tượng của Chùa Thầy
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0260.jpg

Một số chi tiết hoa văn

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0276.jpg

Cổng dẫn lên núi Sài Sơn

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0279.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0340.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0313.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0357.jpg

buddyphuong@23NOV2008

buddyphuong
22-01-2010, 11:17
Chùa Thầy (cont.)

Hai bạn trẻ - nhìn từ trên đỉnh núi đầy những đá tai mèo

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0485.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0490.jpg

Hang Cắc Cớ - nơi có sự tích về dòng sông xương gắn với nhiều sự tích rất ly kỳ
núi Sài Sơn (địa phận Làng Thầy - Chùa Thầy tỉnh Hà Tây) bạn sẽ leo 250 bậc thang cộng với trên 100 bậc xuống hang Cắc Cớ. Đây là hang mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã viết một bài thơ miêu tả “cổng trời”: Trời đất sinh ra đá một chòm. Nứt làm hai mảnh hõm hòm hom…
Cổng trời là một “lỗ thủng” trên núi để những tia nắng rọi vào hang, tạo thành một “thác nắng” tuyệt đẹp.
Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:

" Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy."

"Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ;
Trai chưa vợ thì đến hội này"

"Ai mà chưa có người yêu
Vào hang Cắc Cớ đến chiều có ngay"

(sources:vietbao.vn)
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0526.jpg

Bonus thêm một số ảnh nữa nhé

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0591.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/chua%20Thay/DSC_0277.jpg

buddyphuong@23Nov2008

nguoilangbat
02-04-2010, 11:42
Các bác có nhận ra những thứ này ở làng nào không?

https://farm5.static.flickr.com/4043/4482852355_1677e7ec57_o.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4062/4483501542_35f79fa5cc_o.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2697/4483501858_859219c6d5_o.jpg

khonggiandoc
05-05-2010, 17:35
An Phú - làng chạy chợ
Bài: Phạm Thanh Tùng
Ảnh: Đặng Lam Điền
Dân An Phú (làng Đó), xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thường gọi nghề buôn bán nông sản của mình là chạy chợ. Có lẽ bởi trung bình mỗi ngày, người ta đi về chừng 50 km. Hiện tại, khá nhiều diện tích đất đồng nội (ruộng cao) của ngôi làng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, cách trung tâm tỉnh lỵ chừng 25 km, có truyền thống thâm canh rau màu này được chuyên canh rau màu cả ba vụ. Từ nhiều năm nay, dân buôn rau hành làng Đó đã vươn ra khắp chợ lớn, chợ nhỏ trong tỉnh, choài ra sang các tỉnh lân cận, đánh xe rau quả lên tận Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu…
https://i278.photobucket.com/albums/kk96/khonggiandocanphu/An%20Phu%20mua%20he%202005/2.jpg
chùa Thanh Quang (trước khi được trùng tu, chưa rõ năm dựng, nhưng tương truyền được tu sửa vào thời Mạc, vì tấm bia đá hậu Phật do Trạng Trình viết)
Một thời “oanh liệt” ớt và thuốc lào
Đầu những năm 1990, một thương gia Nhật Bản về thăm, đã ra tận cánh đồng Đó – trồng ớt lâu năm, nhổ cây lên xem xét từ quả đến rễ, và thốt lên rằng: không nơi nào có ớt ngon, ớt đẹp thế này. Nhà nào cũng trồng ớt, nhiều thì vài sào ruộng, ít thì dăm ba miếng. Một sào ớt (360m2) doanh thu cao gấp 4 – 5 lần sào lúa. Tới vụ, cả làng sực lên mùi cay nồng của ớt, rất khó chịu mà cũng rất khó quên. Bán hết ớt của làng, dân làng kéo đi mua ớt thiên hạ. Hồi ấy làng có khoảng 500 hộ thì hơn 300 hộ buôn ớt, mỗi ngày nhập hàng chục, hàng trăm tấn ớt các loại, rồi phân phối đi trong và ngoài nước. Trong hàng chục “đại gia”: như Đào Văn Khuê, Nguyễn Văn Lân, Vũ Thị Đổ, Nguyễn Văn Côi, Nguyễn Văn Kiện…nổi bật nhất là Đào Thanh Khuây và Phạm Văn Cò. Những năm 1988 – 1990, ông Cò đã có trong tay chừng 1 tỷ đồng. Cả làng ồn ào kháo nhau rằng: ông phải dùng bao tải để đựng tiền. Nhà ông có hai lò sấy ớt lớn nhất xã và hai máy xay ớt bột (1,5 tấn/đêm). Nhân công thường trực trong nhà chừng 10 người (vào lò, đóng bao…), còn nhân công thời vụ (cắt cuống ớt, chọn ớt) thì hàng trăm người một lúc. Gắn bó với quả ớt từ những năm 1967 – 1968, tới những năm 1978 bắt đầu làm hàng xuất khẩu, nhưng thực sự từ năm 1986 tới 1990 mới là thời hoàng kim của ông. Nhờ những “đại gia” như thế, làng An Phú trở thành trung tâm thu mua và sơ chế ớt tươi, ớt khô từ đồng bằng sông Hồng tới suốt miền Trung. Hàng nghìn lao động trong làng đều bị cuốn vào vòng quay cay cay nồng nồng. Lý giải về “cái chết đau đớn” của ớt An Phú, ông Khuây cho biết là bị mất thị trường truyền thống Nhật, Liên Xô, Đông Âu, trong khi thị trường mới chưa kịp khai phá
Cùng Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng), An Phú là một trong những nơi sản xuất thuốc lào có tiếng ở miền Bắc. Theo một số người buôn thuốc lào lâu năm An Phú, thuốc lào An Phú chỉ chịu thua thuốc lào Vĩnh Bảo. Cách đây 40 – 50 năm, các nơi đã tấp nập về làng Đó buôn chuyến. Hồi đắt nhất, thuốc lào lên tới 40.000 đồng/kg. Dăm bảy năm trước, cả cánh đồng nội bạt ngàn thuốc lào. Một sào thuốc lào giá cũng cao gấp 3 – 4 lần sào lúa. Nhiều nhà có của ăn của đề nhờ trồng thuốc, buôn thuốc lào. Theo ông Đào Văn Lương, do hiện nay giá thuốc lào thấp nên không còn hấp dẫn người trồng. Vả lại, do người ta bón quá nhiều phân hoá học làm hỏng đất khiến chất lượng thuốc không được như xưa. Thêm nữa, thị trường chưa biết nhiều tới “thương hiệu” thuốc lào An Phú như thuốc lào Vĩnh Bảo, Tiên Lãng.
Hiện, thuốc lào đã rời xa làng Đó. Ởt vẫn là mặt hàng chủ lực của làng và toàn xã, nhưng chưa tìm lại được thời huy hoàng xưa. Chung tình nhất với thứ quả đỏ đỏ, cay nóng tới thời điểm này là bà Vũ Thị Đổ. Dịp cuối năm, mỗi ngày bà thu mua và xuất hàng chục tấn ớt tươi đi trong, ngoài tỉnh và sang Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Đổ cho biết: hiện nay vẫn xuất hàng sang Trung Quốc – một thị trường rất lớn cho hàng hóa nông sản Việt Nam, vẫn phải qua trung gian. Bà mong muốn trong thời gian tới có điều kiện đi tìm hiểu thị trường bên đó, nhưng một thân một mình sợ khó kham, khi chỉ với qui mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay.
(còn tiếp)
https://https://i278.photobucket.com/albums/kk96/khonggiandocanphu/An%20Phu%20mua%20he%202005/DSCF2188.jpg
https://https://i278.photobucket.com/albums/kk96/khonggiandocanphu/An%20Phu%20mua%20he%202005/DSCF2166.jpg
Tả vu, hữu vu (giải vũ) đình An Phú, nay biến thành nhà kho, lớp học
https://i278.photobucket.com/albums/kk96/khonggiandocanphu/An%20Phu%20mua%20he%202005/DSCF2164.jpg
Xưa đình làng hình chữ Đinh, có sàn, giống như đình Mông Phụ, Trà Cổ, Đình Bảng, nhưng bị phá hủy tòa tiền tế, ống muống, nay chỉ hậu cung bị biến dạng

:D:)):)

khonggiandoc
05-05-2010, 18:13
An Phú, làng chạy chợ (tiếp theo)

Giơ mớ hành tươi 12 – 14 củ xòe như cái quạt nhỏ, chị Đào Thị Phiên, giải thích: “Phải bó thế này mới có người mua. Cũng từng ấy củ hành, bó túm lại không bán được, vì trông mớ hành nhỏ hơn. Bó xoè ra, đông người mua, chứ chúng tôi cũng chẳng thích “nặn tượng”. “Kỹ nghệ” bó hành hay “nặn tượng” ấy gồm 2 củ hành kẹp một cái rơm, một mớ hành 12 – 14 củ hành, cõng tới 9 – 10 cái rơm, nhiều khi trông rơm nhiều hơn hành. Ấy thế mà đắt lắm cũng chỉ 500 - 700 đồng/mớ. Hành là mặt hàng mở đầu vụ chạy chợ sôi động cuối năm, bắt đầu từ tháng 9 âm lịch kéo dài tới Tết của dân An Phú. Sau đó, sẽ đến rau ớt, su hào, bắp cải, cần tây, rau thơm…”Ở một làng đất chật, người đông, bình quân diện tích đất ở và đất sản xuất nông nghiệp chỉ chừng hơn 100m2/người như An Phú, chỉ có cách thâm canh tăng vụ và buôn bán mới thoát nghèo” – ông Nguyễn Quang Suốt, bí thư Đảng ủy xã cho biết.
An Phú đã trồng rau màu vụ Đông từ xưa, nhưng chỉ trở thành phong trào bắt đầu từ những năm 1960, khi cụ Đào Văn Rương – chủ nhiệm hợp tác xã, đi tìm hiểu ở xã Quỳnh Thọ trong huyện, đã đem mô hình về nhân rộng.
Trước kia, họ tập trung vào mùa rau Đông, hai vụ còn lại chủ yếu trồng lúa và rải rác rau, hành. Nhưng dăm năm trở lại đây, phần lớn diện tích trồng lúa hai vụ chiêm, mùa cũng được chuyển đổi sang trồng rau màu, vốn cho năng suất và doanh thu cao, thường mỗi sào Bắc Bộ (360 m2) gấp 3- 4 lần cấy lúa. Dân làng thường tất bật cấy vụ mùa sớm để chuyển nhanh sang vụ rau màu Đông. Trên toàn xã Quỳnh Hải, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính đem. Rau màu hiệu quả như: ớt, dưa chuột, xu hào, cà chua, hành hoa... được trồng xen, tận dụng hết diện tích và quay vòng liên tục, vụ nọ gối vụ kia. Ông Đào Văn Căng, hộ nông dân có thu nhập mỗi năm gần một trăm triệu đồng từ trồng màu cho biết: ớt là cây chủ lực vừa dễ trồng vừa cho thu nhập ổn định. Với 1 sào trồng ớt đầu tư hết 500 ngàn, khi thu hoạch thu được 2 - 3 triệu đồng. Cây hành hoa 1 vụ chỉ có 30 ngày, đầu tư 1 sào hết 200 nghìn, khi thu hoạch bán được 600 nghìn.
Hết mùa rau vụ Đông, dân An Phú tỏa đi các tỉnh mua dứa, nhãn, vải, mía, dưa hấu…về bán lại. Chợ nông sản tự phát của làng họp từ 11h sáng tới 2 h chiều hàng ngày ở giữa làng, đến nay cũng được trên dưới 10 năm, mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài xã tới giao dịch, đang định hình trở thành đầu mối giao dịch nông sản của vùng.
Tháng Chạp hàng năm là mùa chạy chợ sôi động nhất. Với người An Phú, thời gian này, nghỉ ngơi là một sự xa xỉ. Buổi trưa, họ họp tại chợ nông sản tới 2 h chiều, sau đó làm đồng hoặc chuẩn bị hàng, chừng 9 – 10 h tối đã í ới rủ nhau đi chợ, chừng 2-3 h quay về, làm tiếp chuyến nữa đi chợ khác, rồi tỏa đi các tỉnh mua hàng, trưa quay lại chợ làng bán. Lá dong, giang chẻ lạt để gói bánh, hành củ là những mặt hàng chủ lực của người An Phú giáp Tết. Họ đánh ô tô lên Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái… mua lá dong về làng bán buôn cho người làng và các nơi khác tới mua lại. Những người này sẽ phủ đi các chợ trong và ngoài tỉnh. Nếu ai gặp chợ có thể lãi hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu trong một buổi chợ Tết.
Mười năm trước, dân làng chủ yếu đi chợ bằng xe đạp. Chở hàng nặng là “mốt” của dân làng Đó. Họ chở xấp xỉ 1 tạ, thậm chí tới 1,2 – 1,4 tạ. Thời gian trước, anh Nguyễn Văn Lịnh chở 1,5 tạ đã là đỉnh, nhưng kỷ lục luôn có nguy cơ bị phá vỡ bởi mấy tay thanh niên không chịu kém miếng. Việc ai chở hàng nặng hơn thành đề tài bàn tán sôi nổi của dân làng. Mỗi chiếc xe đạp được thiết kế thêm gióng, càng, khung.. hỗ trợ việc chở hàng nặng. Trung bình mỗi xe chở 100 kg. Thường họ đi chợ xa, cách nhà 20 – 30 km, phải đi từ 2-3 h sáng để nhận chỗ. Hiện nay, làng có tới gần 400 chiếc xe máy và hơn xe tải loại nhỏ, nên lại càng đi xa hơn và việc chở hàng nặng không thành vấn đề. Rất dễ nhận ra dân làng Đó, bởi cứ xe đạp hay xe máy nào chất ngất rau, hành. Do phải thức khuya, dậy sớm, chở hàng nặng nên dân chạy chợ ai cũng sắt ***. Được ngủ và ngủ là mong ước lớn nhất của họ.
https://https://i278.photobucket.com/albums/kk96/khonggiandocanphu/An%20Phu%20mua%20he%202005/DSCF2132-1.jpg
https://https://i278.photobucket.com/albums/kk96/khonggiandocanphu/An%20Phu%20mua%20he%202005/DSCF2167.jpg

khonggiandoc
05-05-2010, 18:14
An Phú, làng chạy chợ (tiếp theo và hết)

“Chẳng ai làm thế cả”
Đó là câu chuyện cửa miệng của dân An Phú mấy năm trước khi anh Nguyễn Văn Ngọc đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, mang vài trăm triệu trở về. Không mở cửa hàng, không cho vay lấy lãi, không gửi ngân hàng như nhiều người khác, anh thầu con sông cũ ở đồng trũng, xẻ đất, bốc bùn đắp đập đào hồ, trồng cây, nuôi lợn, gà, vịt theo mô hình trang trại. Có nhiều người còn bảo anh hâm. Đến nay, trong toàn xã đã có hơn 10 người theo anh mở trang trại ở vùng đất trũng, trồng lúa năng suất thấp.
Ông Nguyễn Quang Suốt cho biết: Quỳnh Hải gồm 6 thôn: trong đó An Phú có truyền thống thâm canh tăng vụ rau màu, các thôn Quảng Bá, Đoàn Xá, Lê Xá, Xuân Trạch, Cầu Xá vài năm trở lại đây mới trồng rau màu vụ đông, trước đó chủ yếu trồng khoai lang, khoai tây, ngô hoặc để ải hoang. Năm 2002, xã thực hiện quy hoạch đất canh tác thành 2 vùng sản xuất chính: 50 ha chuyên canh rau màu và 275 ha sản xuất 2 vụ lúa 1 vụ đông. Chỉ còn một số diện tích đồng trũng để ải. Khi tập trung vào sản xuất rau màu, hệ số sử dụng đất của Quỳnh Hải lên tới 3,3 lần cao gấp 2 lần hệ số sử dụng đất của tỉnh Thái Bình. Vùng chuyên canh ở thôn An Phú, dân làng thực hiện quay vòng tới 5 vụ. Trước năm 2001, chỉ đạt khoảng 30-35 triệu đồng/ha, nay đã là trên 50 triệu đồng/ha. Vùng rau màu An Phú thu nhập đạt 120-150 triệu đồng/ ha. Với 357 ha canh tác, năm 2006, tổng thu nhập từ trồng trọt của Quỳnh Hải đạt hơn 60 tỷ đồng. Làng An Phú là nơi khởi phát phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha của tỉnh Thái Bình và được nhân rộng thành điển hình ở các địa phương khác. Hàng chục chuyên gia chân đất thôn An Phú như anh Nguyễn Văn Vi…đã đi đồng đất trong và ngoài tỉnh chỉ tận tay kinh nghiệm thâm canh tăng vụ. Thời gian trước đây, khi chưa có tủ lạnh để ủ mầm cây giống su hào, anh đã buộc hạt giống vào túi vải, ngâm dưới đáy giếng khơi, cộng với việc rắc vôi bột chống giun dế đùn, nên năm nào nhà anh cũng có cây giống mọc đều, đẹp, đắt hàng.
Hiện nay Quỳnh Hải đang triển khai thực hiện cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng/ha, trong đó 94 ha đất canh tác thôn An Phú được xây dựng thành cánh đồng có giá trị thu nhập đạt trên 80 triệu đồng. Ông Suốt cho biết, còn hàng trăm ha đất đồng chiều trũng để ải hoang trong cả vụ đông, nên xã đang vận động nhân dân phủ kín bằng trồng bầu bí, đỗ…
Theo đề án của xã, với việc luân canh hợp lý, mô hình cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng là hoàn toàn khả thi. Trên vùng chuyên canh rau màu mỗi năm trồng 5 đợt bí đao, hành hoa, đậu, su hào. Mỗi ha chuyên canh rau màu cho thu nhập 125 triệu đồng. Trên vùng cấy 2 vụ lúa và 1 vụ đông thực hiện trồng đậu, su hào, ớt, mỗi ha cũng cho thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng tuỳ theo cách luân canh.
Tuy nhiên, điều mong mỏi lớn nhất của Quỳnh Hải hiện nay là chợ nông sản đầu mối được xây dựng với ý định nhằm biến xã trở thành một trong những đầu mối tiêu thụ, trung chuyển hàng hóa nông sản lớn nhất miền Bắc. Điều này sẽ thúc đẩy việc chuyên canh rau màu mạnh mẽ hơn và nhiều nông dân, tiểu thương sẽ có cơ hội trở thành người buôn bán lớn. Vừa qua, xã đã đưa đoàn cán bộ và một số nông dân, thương gia đi khảo sát những chợ nông sản đầu mối thành công ở địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm. Một số nhà đầu tư đã đến khảo sát, nhưng chưa đạt được thỏa thuận. Khi có một số ý kiến đề xuất tiểu thương và nông dân sẽ lập công ty cổ phần tự đầu tư xây dựng chợ, thì vẫn ngập ý kiến cũ như “chẳng ai làm thế cả”.
Nhắc lại chuyện “chẳng ai làm thế cả”, ông Đào Thanh Khuây - “đại gia” ớt ngày xưa kể thêm về những lần đi đầu chuyển mình để thích ứng với thị trường. “Cứ duy trì cái cũ- kể cả làng nghề truyền thống, mà không chịu đổi mới thì sớm muộn gì cũng chết” – ông nói. Hiện, ông đang phát triển nghề mới- mây tre đan xuất khẩu. Tới năm 1991 thấy tình hình thị trường có dấu hiệu suy sụp, ông chuyển sang xay xát gạo xuất khẩu và hiện tại đang làm mây tre đan xuất khẩu. Ông lặn lội lên đến Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Tây) tìm hiểu tình hình rồi thuê nghệ nhân về Quỳnh Hải dạy nghề mới cho dân làng. Lớp đầu tiên ông tự bỏ tiền túi ra trả cho giảng viên 600.000 đ/tháng cùng với cơm nuôi. Truyền nghề miễn phí cho 40 người, thế nhưng chào hàng 20 sản phẩm thì bị trả về 18 sản phẩm, người học việc được chán chường bỏ về. Ông phải xốc lại đội hình và trả lương cho ngơời học việc 5.000đ/ngày để học tiếp….Qua gần 3 năm tạo dựng, đến nay cơ sở sản xuất mây tre đan xuất khẩu của ông làm không hết việc. Hiện cơ sở của ông có khoảng 600-700 nhân công với thu nhập trung bình 500.000đ/tháng.
(theo báo Bưu điện Việt Nam số Tết 2008)

khonggiandoc
05-05-2010, 18:28
hic, chán quá, up 7 file ảnh lên như quy định nhưng sao chỉ hiển thị được 2 chiếc, rồi lại chẳng hiển thị được cái nào là sao ạ?????

buddyphuong
16-09-2010, 14:24
LÀNG HƯƠNG NGẢI (Làng Ngái)– THẠCH THẤT – HÁ TÂY (CŨ)

Có lẽ Làng Hương Ngải chẳng có gì nổi bật so với các làng quê khác như Đường Lâm, Thổ Hà, hay Phù Lãng. Tôi đến Hương Ngải cũng thật tình cờ, chỉ là do tình cờ đọc được thông tin trên blog và tiện đường nên ghé vào thôi.

Về đường đi, từ Láng – Hòa Lạc rẽ tay phải đi Thạch Thất khoảnh hơn chục km là tới, hoặc từ Sơn Tây rẽ trái chỗ có biển chỉ dẫn đi Thạch Thất là tới.

Ngoài ra, nằm cạnh làng Ngái còn có một làng có tên bắt đầu bằng chữ “Thủy” (có lẽ do lâu quá và bước vào U30 nên tôi mắc bệnh hay quên) cũng khá đẹp và cổ kính và được xếp hạng làng văn hóa. Chúng tôi đã đi bộ một vòng xung quanh làng, và thật sự rất ấn tượng với tường đá ong, giếng nước đá rất to, một mái đình cổ kính, và đặc biệt hơn là không gian một làng quê xứ Đoài của làng.

Hình ảnh minh họa

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0412.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0482.jpg

buddyphuong@15Apr2009


https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0419.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0461.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0451.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0458.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0464.jpg

buddyphuong
16-09-2010, 14:31
Làng Ngái (tiếp)


https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0477.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0431.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0448.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/DSC_0414.jpg

buddyphuong@15Apr2009
Theo tìm hiểu thì thu được một số thông tin sau
Có lẽ trích dẫn blog mà tôi tìm được để có thêm góc nhìn và cẩm nhận vê Làng Ngái ngày xưa
(Sources: http://vn.360plus.yahoo.com/canson0305)
Tôi nhớ, khi còn đang đi học phổ thông ở quê thi thoảng chúng tôi có đi qua xã Hương Ngải. Lưu lại trong ký ức tôi đó là một làng cổ khá yên bình với độc một con đường chạy xuyên làng và những luỹ tre dài dặc xanh ngắt. Hoá ra, nếu bạn thật lòng về Hương Ngải một lần thì sẽ thấy cái ký ức đó của tôi thật nhợt nhạt và chẳng thấm là bao so với một dải đất hiếu học của vùng núi Tản sông Đà này.

1. Thế là đã thành lệ, năm nào mỗi độ xuân về cây trồi nảy lộc mảnh đất "Xứ Đoài mây trắng" cũng đều quyến gọi bước chân tôi. Năm trước là Đường Lâm. Trước nữa là Thạch Xá với Chùa Tây Phương trầm mặc trên đỉnh đồi Câu Lậu. Còn năm ngoái là làng Bùng - quê hương của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Năm nay, vẫn theo con đường cao tốc Láng -Hoà Lạc đang mở rộng, tôi đã về Hương Ngải (cách Trung tâm Hà Nội 25km) trong một buổi sáng mưa bụi và gió lạnh.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Huong%20Ngai%20Village/Huongngaicongblog.jpg

Làng Hương Ngải xưa có tên là Kẻ Ngái. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại có tên Kẻ Ngái là bởi ngày xưa có rất nhiều cây ngái mọc xung quanh làng. Và theo một cát lý giải khác, cái tên Hương Ngải hôm nay cũng có "gốc gác" từ cây ngái dại quanh làng ấy. Chuyện rằng khi cây ngái nở hoa hương thơm lan toả khắp vùng nên dân gian gọi thành "Làng Hương Ngái", rồi chữ "Ngái" bị đọc chệch đi, đọc "ngọng" đi thành "Ngải". Thế là lâu ngày cái tên Hương Ngải dính chặt với làng.

...Ở đầu làng Hương Ngải hiện còn một chiếc quán gọi là Quán Nghinh (còn gọi là Quán Nghinh Hương) với lối kiến trúc cổ và có 4 cột đá độc đáo. Theo dân làng kể lại, Quán Nghinh được trồng cây theo sao "thất tinh" là nơi "nghinh các vị thần và nghinh các vị tân khoa đỗ đạt hiển vinh về làng". Từ Quán Nghinh này rồi mới về tới đình để dân làng ra ăn mừng, chia vui. Chiến tranh, loạn lạc kéo từ thời Nhà Minh đô hộ đã làm mất nhiều thư tịnh cổ. Dù những tấm bia đá còn lưu ở Văn chỉ của làng đến Triều Nguyễn mới lập được nhưng danh sách các vị đỗ Đại khoa, Trung khoa đã được khắc ghi... Tấm Bia Đại khoa khắc ghi những tên tuổi: Liêu Hiến Chương, Liêu Hiến Quang đỗ Thái học sinh Triều Lý, Đỗ Hịch đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, Phí Thạc: Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, Triều Mạc Minh Đức, Đỗ Thê: Đệ nhị giáp tiễn sĩ xuất thân Triều Lê Chính Hoà, Nguyễn Đăng Huân: Đệ nhị giáp tiễn sĩ xuất thân, Triều Nguyễn đời Vua Minh Mệnh. Các vị đỗ Đại khoa ở đất Hương Ngải đều mang tài năng học vấn của mình ra để phục vụ nhân dân, có người như cụ Đỗ Hịch làm quan đến Chưởng thượng thư Bộ Công đốc trấn tỉnh Cao Bằng, hay như cụ Nguyễn Đăng Huân làm quan đến Lang Trung Bộ Lễ... Tất cả đều sống thanh bạch, liêm khiết đến tận khi về hưu.

Xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất - Hà Tây là nơi tạp chí Văn nghệ Quân đội sơ tán lần 2 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tháng 5/1972. Hương Ngải là một xã có đời sống khá giả : nhà mái ngói, tường và đường lát đá ong. Nền nhà, sân phơi đều tráng xi măng. Các gia đình tự nguyện dọn xuống nhà ngang chung với bếp, nhường nhà trên thường là thoáng, rộng cho các anh ở VNQĐ, có lúc có người mang theo cả gia đình.
(sources: http://www.vannghequandoi.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=3399:ghi-hng-ngi&catid=17:chuyn-vn-chuyn-i&Itemid=27)

linhtrang2807
19-09-2010, 16:24
Cách đây mấy tuần em có đi Cự Đà. Đúng ngày mưa nên k thấy ng ta phơi miến. Bạn em cứ chửi em điên bảo giời mưa chụp ảnh nhòe nhoẹt ra cái j. Nhưng mà hóa ra lại đẹp phết các bác ạ. Ngõ tường đường đi bằng gạch đỏ cứ gọi là rực lên, đẹp mê người. Làng nhiều ngõ, mỗi ngõ một vẻ nhưng ngõ nào cũng rưc đỏ đẹp kinh hoàng.

https://i957.photobucket.com/albums/ae58/linhtrang2807/Picture118.jpg

https://i957.photobucket.com/albums/ae58/linhtrang2807/27082010505.jpg

https://i957.photobucket.com/albums/ae58/linhtrang2807/Picture033.jpg

https://i957.photobucket.com/albums/ae58/linhtrang2807/Picture062.jpg

https://i957.photobucket.com/albums/ae58/linhtrang2807/Picture084.jpg

Người dân cũng dễ thương lắm. Hôm đấy 1 nhà có giỗ nên đóng hết cửa hàng đi ăn giỗ. Có nhà thì toàn các bà các cụ, nhân ngày mưa lôi bộ bài với lạc rang ra làm mấy ván. Ảnh đây ạ.

https://i957.photobucket.com/albums/ae58/linhtrang2807/Picture040.jpg

Nhà làm tương. Ngõ thơm lừng mùi tương. Em đã làm 1 lít về.

https://i957.photobucket.com/albums/ae58/linhtrang2807/27082010517.jpg

buddyphuong
22-02-2011, 11:43
:d :d :d :d :d

buddyphuong
22-02-2011, 11:44
Đã hai năm không trở lại Thổ Hà, mọi thứ vẫn như xưa, người dân Thổ Hà, làng Vân vẫn thân thiện và vui vẻ - đây cũng chính là lý do để quay lại Thổ Hà vào một buổi chiều muộn. Có lẽ con sông Cầu với bến đò qua sông đã ngăn cách Thổ Hà với thế giới bên ngoài, để mỗi lần quay lại Thổ Hà tôi vẫn sống lại cảm giác lần đầu tiên đến đây - năm 2006

Vẫn những con ngõ nhỏ sâu hun hút ra tận bờ sông, vẫn những mái nhà, tường gạch đã nhuốm màu thời gian

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8090.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8184.jpg

Điều đặc biệt là Thổ Hà có rất nhiều trẻ con, thi thoảng lại thấy đâu đó trên báo, trên forum hình ảnh trẻ con làng Thổ Hà. Có lẽ hiếm khi ở đâu hình ảnh những em bé được bà trông, được chị bế trên tay lại nhiều như ở đây. Một phần có lẽ do làng Thổ Hà quá nhỏ với một trục chính từ đầu làng đến cuối, đan xen với những ngõ nhỏ sâu tăm tắp

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8265-1.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8171.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8017.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8149.jpg

Cuối làng có một lò than, nơi cung cấp chất đốt cho cả làng. Hai vợ chồng với mấy đứa con mặt mũi nhem nhuông màu than trông thật đáng yêu

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8209.jpg

buddyphuong
22-02-2011, 15:54
Ở Thổ Hà và làng Vân có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà có tuổi đời vài chục năm xen kẽ với một số ngôi nhà được xây từ năm 30 của thế kỷ trước, dường như người dân ở đây vẫn giữ được những thói quen đã có từ lâu đời. Cách Thổ Hà một vài cây số đã là đồng ruộng với cảnh cấy cày ven sông.

Ngôi nhà được xây từ năm 1982 - một mốc đã đến cuối làng để sang làng Vân

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8219.jpg

Nhà thờ phía bên kia sông

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8225.jpg

Dấu ấn của Đảng, của chính quyền

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8275.jpg

Bà cụ này có lẽ thuộc loại khá giả ở làng, bà khoe có 5 người con, con trai mở của hàng rất to ở cuối làng

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8157.jpg

Một ngõ nhỏ trong làng Vân, làng chuyên sản xuất rượu

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8086.jpg

Xe ngựa chạy trong làng xen lẫn với những chiếc ô tô tải mà mỗi lần chạy chiếm hết chiều rộng của đường làng

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_8011-1.jpg

UMOVE
25-02-2011, 10:58
Bài của bác bvc hay quá!
Em rất thích khung cảnh làng Nôm, làng em 20 năm về trước cũng được một vài nét như thế

UMOVE
25-02-2011, 11:00
Nhà thằng bạn thân em giống hệt cái này
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/IMG_2151.jpg

UMOVE
25-02-2011, 11:07
Lễ hội làng em - vùng cam Canh nổi tiếng
https://www.nguoidulich.info/attachment.php?attachmentid=520&d=1297345583
Cụ Bà lễ dâng hương vào chiều hôm trước chính hội

https://www.nguoidulich.info/attachment.php?attachmentid=524&d=1297345712
Múa xin tiền

https://www.nguoidulich.info/attachment.php?attachmentid=527&d=1297345812
Têm chầu tiếp khách

https://www.nguoidulich.info/attachment.php?attachmentid=531&d=1297663177
Cụ chủ Tế trong chính lễ

https://www.nguoidulich.info/attachment.php?attachmentid=519&d=1297345548
Em thik nhất lá cờ này

buddyphuong
18-04-2011, 15:49
Làng cổ Cự Đà @Apr 2011

Mặc dù việc Hà Đông trở về với Hà Nội và tốc độ đô thị hóa tại đây diễn ra một cách chóng mặt, đường vào làng Cự Đà giờ đã khác xưa rất nhiều. Cụ thể, phải đi đường viện 103, sau đó rẽ phải đi vào đường vào Khu đo thị mới (quên mất tên !!!), sau đó rẽ trái đi vào đường bụi mù, đi thẳng đến cuối đường là tới Cự Đà (đi qua cầu đường sắt là sắp tới nhé). Đoạn ven sông Nhuệ vào làng vẫn như xưa, con đường lắt léo đi qua một loạt các đình, chùa và nhà cổ. Ngoài ra, chỉ cần một ô tô tải đi ngược chiều tránh chướng ngại vật là đường vào làng lại tắc. Cái cảm giác tắc đường giữa vùng thôn quê thật lạ và thú vị.

Information: Sau làng cổ Đường Lâm thì làng Cự Đà, xã Cự Khê (Thanh Oai) là một trong số hiếm hoi các làng của vùng Đồng bằng Bắc bộ còn giữ lại được nhiều ngôi nhà và các công trình văn hóa cổ, có giá trị.
Tuy nhiên, những di sản quý giá này hiện vẫn do người dân tự ý thức giữ gìn. Nếu không được cơ quan chức năng quan tâm thì những tinh hoa trong vốn cổ quý của Thủ đô liệu có được bảo tồn?

Tài sản vô giá…
Làng Cự Đà có cách đây hơn 2.000 năm, thời kỳ phát triển cực thịnh nhất là những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Theo sử sách ghi lại ông Vũ Văn Bằng, Trưởng ban Văn hóa xã Cự Khê cho biết, sông Nhuệ ngày nay chính từ một con sông nhỏ chảy qua địa bàn, nên từ xưa bến Cự Đà đã trở thành nơi giao thương sầm uất. Người trong làng đi làm ăn, buôn bán ở khắp nơi, nhiều người giàu có đã trở về kiến thiết nhà cửa, xây dựng quê hương. Hiện, Cự Đà còn nhiều ngôi nhà cổ trên 100 tuổi mang đặc trưng kiến trúc vùng Đồng bằng Bắc bộ, ngói mũi hài, cột gỗ lim, các hoa văn trên gỗ được chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo.
Ngõ nhỏ làng Cự Đà

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9635.jpg

Ngôi nhà cổ hai tầng, có lẽ ngày xưa là nhà của địa chủ nay vẫn còn nguyên vẹn, dù bên trong mọi thứ đã rêu phong cũ nát

Ngôi biệt thự của ông Đinh Văn Tường vốn là một biệt thự kết hợp theo lối kiến trúc Á - Âu độc đáo và cổ nhất ở Cự Đà cũng đã được sửa sang nhiều. Ông Tường cho biết, ông mua lại ngôi nhà này cách đây 25 năm, chủ nhân cũ ngôi nhà là cụ Tư Bảng, một trong những điền chủ giàu có nhất, nhì ở Cự Đà. Cụ đã chọn một vị trí khá đẹp để xây dựng ngôi nhà của mình, đứng đầu ngõ An Lạc, hai mặt giáp đường làng và ngõ xóm, quay mặt ra sông Nhuệ.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9607.jpg

Reference: nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng, làng cổ Cự Đà cũng rất xứng đáng với những giá trị tiêu biểu cho làng quê Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ.

Cho đến nay, ngoài di sản đồ sộ hơn 100 nhà cổ phần lớn xây dựng từ đầu thế kỷ XX, trong đó hơn 20 nhà có hơn 200 tuổi, làng sản xuất tương và miến danh tiếng này còn sở hữu hơn 30 nhà cũ có sự giao thoa truyền thống với kiến trúc Pháp.

Hiện nhiều thông tin thú vị về đời sống và quá trình phát triển làng vẫn được lưu truyền. Như làng Cự Đà đánh số nhà và có điện thắp sáng từ năm 1929. Trên bến sông giữa làng còn có hai cột đá, trên mỗi (cột) có con cóc, giữa lưng hõm một lỗ tròn để đặt cây đèn bão, giúp những chiếc thuyền chở thóc lúa trên sông Nhuệ, từ xa đã nhìn thấy "điểm tập kết". Rồi trong làng có cách đặt tên theo nhóm như về thuỷ sản thì có người tên là Chép, Trôi..., về âm thanh lại có gười là Đùng, Đoàng...

Thậm chí, mỗi người đều có tên đệm ngộ nghĩnh và rất hợp với tính cách như Út "gà đồng", Hiển "rắn nước", Trung "tếu"... Văn hiến làng Cự Đà thì đã ghi rất nhiều trong sách vở, nơi này cũng là "điểm đến" của nhiều văn nghệ sĩ và được các nhà nghiên cứu, sinh viên mỹ thuật thường ghé về khảo cứu, sáng tác.
(sources: internet)

Chùa ngay đầu làng Cự Đà, ngoài ra con có một hàng nước ngay đối diện, có thể gửi xe để đi vào làng
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9556.jpg

Dường như cuộc sống của người già làng Cự Đà vẫn như nó vốn có từ hàng chục năm trước, tự hỏi vài năm nữa thế hệ kế tiếp có còn giữ được những ngôi nhà cổ với bao dấu tích thời gian không?
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9629.jpg

The Color of time
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9647.jpg

Ngôi nhà đầu làng đóng cửa bỏ trống, với hai bia đã hai bên bằng chữ nho
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9681.jpg

Nghề làm miến ở làng Cự Đà vẫn phát triển và lan cả sang các làng bên
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9590.jpg

Buddyphuong

buddyphuong
18-04-2011, 15:51
Làng cổ Cự Đà (cont.)

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9683.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9624.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9564.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9567.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9601.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/Cu%20Da%20Village/IMG_9576.jpg

buddyphuong @Apr 2011

buddyphuong
18-04-2011, 15:55
Đình So - xã Cộng Hoà, Quốc Oai

Đường đi: từ Trung tâm Hà nội đi thẳng đường Nguyễn Trãi vào Hà Đông >>> Rẽ phải (lỗi rẽ vào Vạn Phúc) >>> Đi thẳng qua Đại Mõ, Tây Mỗ, Quốc Oai (đường 72) >>> Rẽ trái men theo đường Đê 8 >>> Rẽ phải đi khoảng 3 km là tới.
Thời gian: Từ Hà Đông tới đình So chỉ khoảng 12 km và 45' xe máy

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9468.jpg

Thông tin: Đình So thuộc làng So, xã Cộng Hoà, huyện Quốc Oai, Hà Nội, thờ ba vị Đại vương họ Cao có công theo Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân. Được xây dựng vào năm 1673 dưới đời Vua Lê Gia Tông, đình So được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài. (sources: internet)

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9480.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9441.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9402.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9405.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9452.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9447.jpg

buddyphuong
18-04-2011, 16:24
Đình So (cont.)

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9432.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9487.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9440.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9416.jpg

Đình Phương Quan

Search thông tin về Đình Phương Quan trên mạng thì không có, ngoài một QĐ công nhận Di tích LS
34. Di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Phương Quan - xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây

Xã Vân Côn
15 đội với 8 thôn
Đình Vân Côn,đình Phương Quan
Giáo xứ Cát Thuế,giáo xứ Mộc Hoàn
Nghề chủ yếu là nghề nông,chăn nuôi và xây dựng
(sources:internet)

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9372.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Dinh%20So/IMG_9381.jpg

buddyphuong @Apr 2011

buddyphuong
22-04-2011, 14:46
Làng Nôm - xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm - Hưng Yên

Đường đi: đi đường 5, đến địa phận Như Quỳnh, trước khi lên cầu vượt Như Quỳnh, thấy khu công nghiệp và đường rẽ thì rẽ luôn tay phải, đường này sẽ dẫn đi về phía bên trái đường. Đi khoảng 8km nữa thì rẽ tay trái thì thấy biển đà "Chùa Nôm 2500m".
Hiện tại, đoạn 8km đang làm lại nền đường mới nên hơi khó đi, nhưng đường vần rộng và ô tô có thể đi tốt.

Cách Hà Nội 30km về hướng đông, làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) là ngôi làng cổ duy nhất của phố Hiến còn tồn tại cho đến nay. Làng Nôm đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa bởi nơi đây còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán vẫn mang đậm dấu ấn của một làng Việt cổ

Cổng Làng Đại Đồng
Thông tin trên mạng thì nói làn Nôm thuộc xã Đại Đồng, tuy nhiên khi đến đây thì Đại Đồng là một làng riêng bao quanh hồ nước rất rộng ở giữa làng với rất nhiều nhà cổ và những đặc trưng của làng quê (nghe người trong làng nói thế). Cuối cùng đi đến kết luận làng Nôm và làng Đại Đồng là MỘT.
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9716.jpg

Đình Tam Giang
thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng
Tương truyền xưa kia, Đức thánh Tam Giang là tướng dưới thời Hai Bà Trưng, có công đánh giặc giúp dân, cứu nước. Không những thế, ông còn hiển linh giúp vua Lê Đại Hành đánh tan giặc Tống, được vua phong là "Hộ Quốc Phúc Thần".

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9737.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9729.jpg

Phía trong Đình Tam Giang
hàng năm cứ vào ngày 11-12 tháng Giêng âm lịch, dân làng lại nô nức đón ngày hội làng. Đây là dịp vừa để dân làng báo ơn công đức với thành hoàng làng, để lưu giữ nét sinh họat truyền thống.
Ngoài ra, ĐÌnh thường mở cửa vào ngày rằm và mồng một

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9751.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9755.jpg

Làng Đại Đồng
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9768.jpg

Buddyphuong @Apr 2011

buddyphuong
22-04-2011, 14:49
Làng Đại Đồng

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9697.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9965.jpg

Giếng Cổ làng Đại ĐỒng
Điều thú vị hơn nữa, ngay cạnh ngôi đình cổ kính, lọt thỏm dưới cây đa cao tuổi quanh năm toả bóng mát là một lớp học mẫu giáo nho nhỏ xinh xinh. Không có cảnh chen lấn xô đẩy của các phụ huynh chờ đón con, hay những hàng quán quà vặt san sát nhau như trên phố. Ở đây, chỉ có học trò, cô giáo, và những câu chuyện cổ tích vang vọng, như chảy trôi cùng thời gian, hoà vào không trung thanh tĩnh.
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9978.jpg

Cổng làng Nôm, được xây dựng cách đây hơn 200 năm với bốn trục vuông chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9951.jpg

buddyphuong @Apr 2011

buddyphuong
22-04-2011, 14:55
Chùa Nôm
Chùa Nôm, tên tự là “Linh thông cổ tự” ngự ở làng Nôm, xã Đại Đồng (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa trước đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc, nay là Hưng Yên.
Chùa nằm trong một quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình thành lập làng Nôm. Đó là đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Đó là cây cầu đá gồm 9 nhịp đầu rồng đã mấy trăm năm nay soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức, nâng bước chân thiện nam tín nữ đến với chùa.
Đó là làng nghề đúc đồng truyền thống nên trước cổng chùa từ xưa đã trở thành nơi họp chợ mua bán các nguyên liệu phục vụ làng nghề. Người dân ở đây vẫn lưu truyền câu ca: “Đồng nát thì về cầu Nôm. Con gái nỏ mồm về ở với cha”.
Chùa Nôm được xây dựng từ bao giờ không ai còn nhớ. Hiện nay chùa còn bảo tồn được hai tấm bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu vô cùng quý báu: Thời Hậu Lê, đời Chính Hòa, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa này.
Tiếp theo vào các năm Nhâm Thân (1692), Giáp Tuất (1694), Đinh Sửu (1697), Mậu Dần (1698), Kỷ Mão (1699) tiếp tục tu sửa lại tiền đường, Hậu cung và hành lang. Năm Chính Hòa thứ 21 (1700) chùa được sửa lại các cột trụ, tạo thêm tượng, mở rộng sân chùa. Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) chùa xây thêm gác chuông và mở rộng hai dãy hàng lang.
Thời nhà Nguyễn, đời vua Thành Thái năm thứ 11 (1899) chùa Nôm lại được trùng tu thêm một lần nữa. 100 năm sau lần trùng tu này, qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử cũng như sự phá hủy của thiên nhiên bão tố, Chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.
Chùa Nôm, cầu Nôm và chợ Nôm
Tháng 9/1998, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm đại đức Thích Đồng Huệ về trụ trì tại chùa. Từ đó đến nay, đại đức đã cùng Chính quyền, đoàn thể và nhân dân xây dựng lại ngôi chùa ngày càng khang trang, phù hợp với cảnh quan và quần thể di tích tại ngôi làng cổ.
Quần thể di tích làng Nôm cổ kính có những ngôi nhà cổ, có chợ Nôm, Cầu Nôm, đình Tam Giang và đặc biệt là Chùa Nôm – nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ.
Đây chính là một quần thể di tích lịch sử văn hóa có các yếu tố cơ bản tạo thành một làng quê tiêu biểu của Việt Nam.
Ngày 12/2/1994, Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cho quần thể di tích này
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9811.jpg

Chùa Nôm
Quần thể di tích làng Nôm cổ kính có những ngôi nhà cổ, có chợ Nôm, Cầu Nôm, đình Tam Giang và đặc biệt là Chùa Nôm – nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ.
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9823.jpg

Sân trong chùa
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9826.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9849.jpg

Chú tiểu chùa Nôm, hiện đang học lớp 5 trường làng và chỉ khác những đứa trẻ khác ở mái tóc để chỏm trên đầu
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9878.jpg

Cầu Nôm
Cây cầu gồm chín nhịp, mặt cầu được ghép bằng những phiến đá xanh. Hai bên thành cầu là các mỏm đá nhô ra được chạm trổ hoa văn rất tinh xảo và cầu kỳ
Cây cầu nối liền làng với chợ và chùa Nôm
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9784.jpg

Chợ Nôm
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Nom/IMG_9939.jpg

Buddyphuong @Apr 2011

buddyphuong
04-05-2011, 17:17
Làng Diềm
Information:
Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá - một ngôi làng cổ, nơi có đền thờ Đức Vua Bà - Thuỷ tổ Quan họ.
Làng Viêm Xá (có tên nôm là Diềm) là một vùng đất cổ nằm ven hữu ngạn sông Cầu thuộc xã Hòa Long, huyện Tiên Phong tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia, làng Diềm thuộc tỉnh Châm Khê, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắ
Trong 49 làng quan họ của Bắc Ninh thì làng Diềm được coi là làng quan họ gốc. Lễ hội làng Diềm vừa diễn ra vào ngày đầu xuân năm nay là để ghi nhớ ơn đức của Vua Bà - thủy tổ quan họ.
Ở làng Diềm, hội Vua Bà là hội to nhất, ngoài các nghi lễ của hội nói chung thì tất cả hình thức ca hát đều bài bản nhất, lề lối nhất. Ngay cả trong nghi lễ chính của hội hát Quan họ vẫn đóng vai trò chủ yếu mà các nghệ nhân thể hiện.
Đến ngày hội chính, đại diện của các làng đều về làng Diềm - tức làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, Bắc Ninh - dâng hương hoa phẩm vật quê hương xin Đức Vua Bà cho làng mình mở hội hát mỗi ngày mỗi đông.

Direction:
Hà Nội >>> Thành phố Bắc Ninh >>> Bến xe bus>>> Rẽ trái lên dốc qua đường tàu >>> Đi thẳng đến chỗ đèn đỏ thì rẽ phải >>> Dốc Đặng >>> Rẽ phải đi khoảng 4 km nữa là tới làng Diềm

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0148.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/CopyofIMG_0154.jpg

Đền cùng - Giếng ngọc
Chuyện 3 “ông cá thần” ở giếng Ngọc. Dù truyền thuyết kể rằng, do hai nàng công chúa và một nàng hầu biến thành, song dân làng vẫn kính trọng gọi bằng “ông”, chứ không phải bằng “bà”, vì trong ý nghĩ của dân làng, khi đã quy y cửa Phật, thì dù nam hay nữ, cũng đều gọi bằng “thầy”. Do vậy, dù theo truyền thuyết cá là hóa thân của công chúa, dù thực tế là giống đực hay cái, cũng đều trân trọng gọi bằng “ông cá”.
Như vậy, nếu dựa vào truyền thuyết để khẳng định tuổi đời gần ngàn năm của 3 “ông cá” thì thiếu căn cứ, song dựa vào lời kể của các cụ già trong làng Diềm, rằng tuổi cá lên đến cả trăm năm, thì thật đáng suy ngẫm

Giếng Ngọc chỉ rộng chừng 20m2, hình bán nguyệt, gồm 11 bậc xây bằng gạch, 4 bậc đá và bậc cuối cùng bằng gỗ.
Xưa kia, lan can giếng Ngọc được làm bằng gốm sứ, song mấy trận lụt làm vỡ, nên được xây lại bằng gạch cho chắc chắn. Các bậc gạch cũng mới được xây dựng hơn trăm năm nay, còn bậc đá, và đặc biệt là bậc gỗ, bậc cuối cùng, thì không biết có từ khi nào. Trải qua cả trăm năm, thậm chí có thể là ngàn năm, dù lúc nào cũng chìm trong nước, song khúc gỗ vẫn nguyên vẹn, không hề mục nát.

Từ bậc gỗ trở xuống là lòng giếng. Toàn bộ lòng giếng là đá ong tự nhiên. Đáy giếng gồ lên ở giữa, lõm xung quanh, giống vết chân trâu dẫm.

Có người còn ví von đây là giếng "chung thủy" (trước sau như một) vì một điều khá đặc biệt là quanh năm suốt tháng, dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng cũng không thay đổi, luôn giữ độ sâu 6m. Dù mưa to đến mấy cũng không tràn, dù khô hạn cả năm giếng vẫn ăm ắp nước.

Gần đáy giếng Ngọc có một cái hang nhỏ, hướng về phía đền Cùng, thờ hai nàng công chúa, người chui vừa, song độ sâu chỉ chừng 2m. Từ cái hang này, mạch nước nhỏ chảy ra đều đặn.

Theo các cụ già làng Diềm, nước trong giếng bắt nguồn từ hai ngọn núi Kim Sơn và Kim Lĩnh, thấm qua lớp đá ong nguyên thủy dưới lòng đất, nên trong vắt, rất ngọt. Từ xưa đến nay, người dân làng Diềm vẫn giữ thói quen dùng nước giếng Ngọc. Mặc dù đã có nước máy về từng gia đình, song người dân chỉ dùng nước máy tắm giặt, còn ăn thì bằng nước giếng Ngọc

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0094.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0080.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0099.jpg

Đền Vua Bà - Thủy tổ Quan họ
Trong 3 ngày mồng 1, 2 và 3 tháng 3 (tức mồng 5, 6, 7 tháng Hai âm lịch), Hội Đền Vua Bà Thuỷ tổ Quan họ (tức Hội làng Diềm)

Từ buổi chiều ngày mồng 5 âm lịch, lễ tế và dâng hương tưởng niệm tại Đền Vua Bà được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Buổi tối cùng ngày đồng thời diễn ra các hoạt động: hát canh Quan họ tại Đền Vua Bà, đôi liền chị đoạt giải Nhất, Nhì Hội thi Hát Quan họ đầu xuân 2009 hát báo cáo, học sinh trường Trung cấp Văn hoá - Nghệ thuật biểu diễn văn nghệ tại sân khấu trung tâm. Ngày mồng 6 chính hội, sau khi diễn tích “Bà Chúa phát lệnh mở hội xuân”, màn trống hội tưng bừng và một số tiết mục văn nghệ đặc sắc chính thức khai hội, lễ rước và rước nước truyền thống xuất phát từ Đền Vua Bà sang đình làng, đến Đền Cùng rồi quay về Đền Vua Bà được long trọng tổ chức. Trong ngày, văn hoá Quan họ và dân ca Quan họ được khách thập phương biết đến qua nhiều hình thức: hát Quan họ trên thuyền, tại các “nhà chứa” và ở Đền Cùng, Đền Vua Bà, sân khấu trung tâm. Hội kết thúc vào sáng mồng 7 với lễ tế, đóng cửa Đền Vua Bà. Bên lề lễ hội diễn ra các hoạt động truyền thống: cờ tướng, cầu lông, đu tiên, chọi gà, bóng bàn.

Trong 4 lễ hội truyền thống của làng Diềm thì Hội Đền Vua Bà Thủy tổ Quan họ là hoạt động đặc trưng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” với người đã có công khai sinh, truyền dạy những làn điệu Quan họ đặc sắc.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0125.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0133.jpg

buddyphuong

buddyphuong
05-05-2011, 15:10
Làng Diềm (CONT.)
Đình Diềm
Đến thăm đình Diềm, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là tòa đại đình 4 mái, đao cong nằm chỉnh tề ngay đầu làng. Đi vào bên trong, ai cũng ấn tượng với một không gian thoáng rộng (do lòng đình rộng tạo nên) và bốn cây cột cái chu vi tới 2,14m. Cụ từ Nguyễn Bá ý cho biết: Đây là những cây trụ chính chịu lực nâng đỡ cả tòa đình. Theo thần phả của làng và một số câu đối trong đình còn ghi lại, đình Diềm được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 để thờ Đức thánh Tam Giang (như mọi làng quê ven sông Cầu), dân làng vẫn lấy năm Nhâm Thân 1692 (năm dựng mái) làm năm xây đình. Kiến trúc đình Diềm xưa tuân thủ theo kiến trúc truyền thống của Việt Nam, có nhà tiền tế, có đại đình, ngoài gian giữa có chạm những hình rồng và mây nét mác, tất cả mọi thành phần của khung nhà đều bào trơn đóng bén, soi gờ chỉ chạy thẳng. Đình Diềm xưa khá bề thế, gồm 3 gian hai chái khép kín thành một chỉnh thể thống nhất và hài hòa. Sau này do chiến tranh, nhiều kiến trúc độc đáo đã bị phá huỷ, hiện đình chỉ còn 1 gian 2 chái. Ngay từ năm 1964, đình Diềm đã được Nhà nước ta công nhận danh hiệu di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Nét độc đáo của đình Diềm chủ yếu ở chiếc cửa võng và chiếc nhang án thờ nơi gian giữa. Chiếc nhang án nằm phía trong cửa cấm, theo các nhà nghiên cứu thuộc Cục bảo vệ di sản (Bộ Văn hóa-Thông tin), giá trị của nó về một số mặt “có thể đưa vào danh sách các bảo vật Quốc gia”. Nhìn tổng thể nhang án được sơn son thiếp vàng rực rỡ, chân quỳ chạm hình rồng, các tầng diềm được trang trí bằng nhiều hình rồng, vân mây, hoa bốn cánh với kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm thủng. Hai bên là ván chạm thủng hình “Song nghê triều dương” (hai con nghê chầu mặt trời), và 4 con rồng chầu vào vòng sáng nhọn đầu của chữ “Phúc”. Bên cạnh các hình chạm khắc này, nhang án còn có những hình chạm rất đặc sắc, trong đó có cả hình tượng các cô thôn nữ xinh đẹp, yểu điệu. Điều đó chứng tỏ người dân làng Diềm xưa không hề bó buộc, câu nệ mà đưa cả những cảnh sinh hoạt đời thường vào trang trí tại một nơi thâm nghiêm như đình, chùa.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0137.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0151.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0163.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0166.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0179.jpg

Làng Diềm
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0225.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/Lang%20Diem/IMG_0188.jpg

buddyphuong

buddyphuong
29-07-2011, 14:15
bài về lang Hương Ngải của mình bị đạo văn mà chẳng thấy xin phép gì cả, chỉ ghi là ảnh do mình chụp thôi
http://blog.yume.vn/xem-blog/lang-huong-ngai-mot-mai-dinh-co-kinh.chongchong_quay.35D2280C.html

buddyphuong
17-07-2012, 11:53
Lâu lắm em không vào phượt, góp vui với các bác ảnh làng nghề làm hương Cao Thôn, Hưng Yên

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/ZIMG_4555.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/ZIMG_4732.jpg

buddyphuong
17-07-2012, 11:54
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/zIMG_4597.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/ZIMG_4697.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/zIMG_4687.jpg

buddyphuong
17-07-2012, 11:57
https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/zIMG_4616.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/zIMG_4661.jpg

buddyphuong
17-07-2012, 12:02
Làng Cựu, chuyến này em chỉ quay lại thôi, thông tin đã có ở các mục trên

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Cuu1.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/cuu5.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/lang_Cuu_1a.jpg

https://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/cuu4.jpg

banhquydau
19-07-2012, 16:51
Cái lược này gọi là lược bí .Hiện nay ở Hn chắc không còn nhiều nơi bán;) vì công dụng của nó là để bắt chấy :))
Các hãng mỹ phẩm 1 phần nào góp tay bóp chết 1 nghề thủ công mang đậm tính truyền thống của người dân VN:Dam

Cái lược này ở HP người ta gọi là lược rầy, công dụng của nó không chỉ để bắt chấy mà còn để chải gàu nữa

tapcamlo_xd
21-07-2012, 11:58
Cái lược này ở HP người ta gọi là lược rầy, công dụng của nó không chỉ để bắt chấy mà còn để chải gàu nữa
Ở quê em nó được gọi là cái lược bí :)

Momangquanhnam
24-07-2012, 21:07
Cái lược này ở HP người ta gọi là lược rầy, công dụng của nó không chỉ để bắt chấy mà còn để chải gàu nữa

Tớ nghĩ là Lược dầy chứ nhỉ? (Thưa- Dầy: để phân biệt với loại thường dùng nên gọi là Lược dầy và Lược thưa)
Tớ nghe nói ở Hưng yên nhiều làng đẹp lắm mà chưa đi được

korando0035
07-08-2014, 07:21
Nhà em đây, ko biết vài chục năm nữa có được xếp vào danh sách nhà cổ ko nhỉ?

https://i930.photobucket.com/albums/ad142/korando2/null_zpsd7337fbe.jpg (http://s930.photobucket.com/user/korando2/media/null_zpsd7337fbe.jpg.html)

vinastarair
26-01-2015, 21:21
cam ơn cả nhà ! Làng cổ Bắc Bộ đẹp lắm ạ