PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Campuchia: Ghi chép, tổng hợp và cảm nhận



tom_the_star
17-04-2010, 18:09
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/FLOWERINTHEPARK5.jpg
Hoa muống tím - Ream national park, Sihanoukville

Cuộc sống luôn có một chữ duyên! Tôi chắc là thế. Lần đầu tiên đến Campuchia với tâm thế của một người đi công tác, tôi vốn dĩ không hề nghĩ rằng rồi mình sẽ có nhiều lần quay trở lại. Nhưng giờ đây tôi ngồi viết những dòng chữ này để tỏ lòng cảm ơn đến miền đất này – nơi đã cho tôi có thêm nhiều yêu thương với những vùng đất mới.

Bài viết có sử dụng thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều nhất từ “Ký sự Campuchia” của tác giả Binh Nguyên, báo Tuổi trẻ và “Mekong ký sự “ của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Nhân đây cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các tác giả!

01.07.2009 – CÂU CHUYÊN MỘT ĐÊM MƯA


Chiếc xe tuk tuk chạy lòng vòng hơn 30 phút qua những con đường nhỏ tối sẫm trong màn mưa. Anh chàng tài xế với thân hình cao béo và gương mặt phúc hậu đưa tay gạt những hạt mưa đang tuôn từ trên trán xuống và miệng không ngừng nói thứ tiếng Anh đặt sệt Khmer để trấn an chúng tôi rằng anh đang cố tìm ra đường về khách sạn.

Chiều này chúng tôi chỉ mất khoảng hơn 15 phút để đi từ khách sạn đến trung tâm mua sắm Sorya thế mà giờ đây chúng tôi vẫn còn ở trên những con đường vắng lặng chỉ có tiếng gió rít qua những tán cây.

Tôi và cô bạn đi cùng đâm ra cáu bẳn vì lúc lên xe anh chàng cứ gật đầu liên tục và nói Yes yes rằng biết khách sạn nơi chúng tôi ở . Chợt trong đầu thoáng qua ý nghĩ chắc là thằng cha này muốn làm tiền mình đây

Không chịu được nửa, chúng tôi ngồi từ phía sau mà nói vọng ra như đang thét
vào tai anh rằng hãy tìm nhà người dân mà hỏi và tụi tao chỉ trả 2USD như đã thỏa thuận thôi.

Một nhà, hai nhà rồi đến nhà thứ ba. Trời ạ! Hóa ra khách sạn mà chúng tôi đang ở chẳng có mấy người biết tới nó. Đưa danh thiếp khách sạn viết toàn bằng tiếng Anh ra mà mấy người Khmer cứ nhìn tới nhìn lui rồi gật gù chẳng biết trả lời hoặc có trả lởi chỉ dẫn thì cũng sai bét nhè.

Gọi điện về khách sạn nhờ một tiếp tân chỉ đường nhưng mãi đến hai lần chúng tôi mới về được nơi mình mong mỏi tới. Đồng hồ chỉ đã hơn 10 giờ. Thật hú hồn!

Chúng tôi rút ra 2USD trả cho một cuốc chạy bằng tuk tuk với gần một tiếng đồng hồ, rồi chạy vụt vào khách sạn.
Và đêm ấy tôi đã trằn trọc vì nhớ về nụ cười hiền hậu và tấm lưng ướt đẫm của người tài xế nghèo lúc chào chúng tôi ra đi. Anh đã không hề đòi them bất cứ khoản tiền nào dù rằng anh đã thực hiện tới mấy cuộc gọi và đã đốt biết bao nhiêu xăng trong cơn mưa lạnh buốt đêm đó. Vậy mà chúng tôi, những người khách lần đầu tiên từ Việt Nam sang lại đem lòng nghi ngờ anh và đã cư xử với anh chẳng mấy gì tốt.

Đem câu chuyện về một tiếng đồng hồ cho một cuốc tuk tuk từ Sorya về khách sạn, người tiếp tân cho biết rằng trước chúng tôi đã có nhiều trường hợp như vậy. Nguyên đây là một khách sạn nằm xa khu Tây balô ít người biết đến và rằng đường xá Phnom Penh phần lớn được đánh số nên những người lái xe tuk tuk nếu chưa từng qua đây thì thế nào cũng sẽ mò mẫm dò đường.

Trở lại campuchia đã biết bao nhiêu lần, tôi cứ mong mỏi rằng sẽ lại gặp được anh, người tài xế với tấm lưng ướt đẫm và nụ cười hiền hậu. Nhưng có phải tôi bị trừng phạt chăng khi cho đến tận giờ tôi vẫn mang mãi cảm giác nợ một lời xin lỗi chân thành với một người đã dạy cho mình phải biết tin vào thế giới này – một thế giới mà người tốt chắc chắn là nhiều hơn những kẻ xấu!


NHỮNG NGƯỜI TRẺ

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/MOLIDENGUESTHOUSEFLOWER.jpg
Moliden tiền sảnh

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/MELEDANKAMPOTICECREAM.jpg
Kem dâu Moliden

Là một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ hàng trăm USD, cuộc sống với người Campuchia là những tháng ngày lao động và du lịch là một cái gì đó xa vời với số đông quần chúng.

Thế mà đất nước này lại còn là một trong những nước có tình trạng tham nhũng tồi tệ nhất thế giới.. Hẳn ai đã từng đi qua các cửa khẩu Bavet, Prek Chak, đặc biệt là Poi Pet đều biết được điều này. Những người hải quan ăn tiền một cách trắng trợn, và có lúc đã làm cho tôi phát xùng lên


Còn với khá nhiều người Việt nam mà tôi tiếp xúc khi được hỏi sao không du lịch sang Campuchia, họ đã trả lời một cách “giản dị” rằng Campuchia thì có cái gì mà xem?! Qua bển gặp Khmer đỏ hả?! người Campuchia đi ăn xin đầy đường, nghèo thấy mồ…

Nhưng rồi trong những chuyến hành trình trên vùng đất này, tôi đã nhận ra rằng nó đã và đang thay đổi, ít nhất tôi thấy được điều đó từ những người trẻ mà tôi đã được gặp ở nhiều nơi trên đất nước này.

Và đây là câu chuyện về một người trẻ ở vùng quê nghèo Kampot

Câu chuyện bắt đầu vào một sáng thứ bảy khi tôi đạp xe trên con đường song song với dòng Kampong Bay thì lập tức bị cuốn hút bởi một nhà nghỉ được làm toàn bằng gỗ với khuôn viên bên ngoài đầy cây xanh bóng cả và những chiếc ghế cây mộc mạc – một phong cách hoàn toàn Tây. Gía mỗi phòng từ 30USD trở lên.

Dừng xe vào thăm, một thiếu niên chỉ mới 16 tuổi nói tiếng Anh khá tốt, đón tiếp và đưa tôi tham quan một loạt các căn phòng. Trong cuộc trò chuyện sáng ấy tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng Giám đốc điều hành của nhà nghỉ có tên Moleden này chỉ mới 22 tuổi và sáng nay anh đang bận học đại học!

Hôm sau tôi phải về Việt Nam, sẽ là rất tiếc nếu không gặp được người giám đốc trẻ đó. Thế là tôi quyết định đến chiều nhất định phải quay lại.

Mặt trời khuất dần sao dãy núi Tượng và dòng Kampong Bay thật êm đềm. Bước vào Molenden ngồi xuống và gọi một ly kem, một anh chàng ăn vận rất giản dị với áo sơmi tay dài, quần jean rất thân thiện, niềm nở mang ly kem lên. Hóa ra đó chính là người mà tôi muốn tìm! Và đúng thật như cậu thiếu niên tiếp tân đã nói anh chỉ mới 22 tuổi và đang học thêm chuyên ngành luật.

Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện thú vị hơn 30 phút về nhiều vấn đề. Anh luôn tỏ ra là một người bặt thiệp, đầu óc khá nhạy việc kinh doanh và “già” hơn nhiều so với cái tuổi 22 mà nhiều người trong định hướng vẫn còn hết sức mơ hồ chứ đừng nói gì tới thực hiện hoài bão.

Con đường giờ đã lên đèn, tôi ngồi đó rồi chợt nghĩ về một ông chủ trẻ của một nhà hàng với trang trí nội thất theo gu Tây bên dòng Mekong của tỉnh lị Kampong Cham. Nếu tôi nhớ không lầm 19 tuổi anh đã bắt đầu kinh doanh và đi đến nhiều nước trong khu vực…

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/KAMPOTHONGHN1.jpg
Hoàng hôn khuất dần sau dãy núi Tượng

TBC

tom_the_star
18-04-2010, 09:41
SIÊM RIỆP VÀ CÁC PHỐ TÂY

Nền kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ thập niên 90 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 6% và được xem là một trong những nền kinh tế mở nhất châu Á. Đây có lẽ là một trong những điều kiện tiên quyết để các nhà kinh doanh phương Tây tha hồ mà vào đây biến nhiều nơi thành những khu phố Tây chính hiệu

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SIEMRIEPRIVER.jpg

Khi chưa đặt chân đến Campuchia, trong đầu tôi vốn dĩ chỉ nghĩ một cách giản đơn rằng đây là một nước nghèo hơn Việt Nam và rằng Campuchia chỉ có Angkor. Thế rồi ngay trong chuyến đầu tiên đến Siêm Riệp tôi đã hoàn toàn thay đổi cách nhìn về nó.

Cũng giống như nhiều du khách trước khi đến với Siêm Riệp thường chỉ nghỉ về Angkor xong khi đã đến đây rồi thì mới nhận ra rằng bản thân thành phố cũng đã là một hấp lực.

Siêm Riệp mang vẻ đẹp của một tỉnh lẻ, sang trọng, thanh tịnh và không xô bồ. Ở một mức độ nào đó có thể nói thành phố như được che chở bởi cả một rừng cây với những hàng đại thụ nằm trong Quảng trường công viên thành phố và dọc theo dòng kênh Siêm Riệp.

Nhịp sống nơi đây không gì hối hả, và vì được hít thở trong một bầu không khí trong lành cùng những giây phút tản bộ hay nghỉ ngơi bên những chiếc đá khắp thành phố mà lòng cảm thấy nhẹ tênh, những muộn phiền biến mất đi tự lúc nào.

Có người đã thốt lên rằng Siêm Riệp có nét duyên ngầm. Với tôi, thì quả thậy đúng vậy, tôi đã và sẽ trở lại miền đất này. Nó như một nỗi ám ảnh thường trực của từng đêm sau ngày trở về!

Tôi có dịp tham quan khách sạn ở nhiều nơi nhưng không ở đâu như Siêm Riệp khách sạn ngay từ cái nhìn đầu tiên đã hút hồn tôi. Chúng không ngừng mọc lên như nấm và tên của chúng thường bắt đầu hoặc kết thúc với chữ Angkor, Apsara như để khẳng định mình là hậu duệ của một đế chế đã tạo nên một thời kỳ vàng son trong lịch sử:” Thời kỳ Đông nam Á dưới bóng Angkor”.

Điểm nổi bật của các khách sạn này là chúng rất sang trọng nhờ vào việc sử dụng gỗ quý cho trang trí nột thất và xét về mặt kiến trúc chúng hút hồn người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên: vừa có cái gì đó cổ kính vừa hiện dại nhờ kết hợp kiến trúc Khmer cổ, Pháp thuộc địa và nét hiện đại bây giờ.

Tổ hợp liên hoàn của các khách sạn với những kiến trúc tương tự nhau đã tạo thành đấu ấn riêng của Siêm riệp mà ở Đông Nam Á khó có nơi nào có thể so sánh được. Đó là suy nghĩ của riêng tôi .

TPHCM có phố Tây Phạm Ngũ Lão – Đề Thám – Bùi Viện, Bangkok có Khaosan – Con đường ngắn nhất có giấc mơ dài nhất, nhưng với tôi nói tới phố Tây tôi lại nhớ về Siêm Riệp và Sihnaoukville…

Chúng mang một phong cách lịch lãm và thơ mộng. Ở đó bạn có thể ngồi hàng giờ liền đề ngắm ngươi qua lại, thả mình theo những dòng nhạc trừ tình, trò chuyện với những người bạn mới gặp mặt và nhắm nháp bia hơi Anchor chỉ với giá 0,5USD/ly…

Ở đó gần như không có đất sống cho sự xô bồ và những thứ “phá cách”. Và khu phố được chỉnh chu bài bản với những con hẻm nhỏ êm đềm với ánh đèn rực sáng và trông có gì đó như Hội An mà lại hiệu ứng hơn về cảm nhận tổng thể. Lần đầu tiên tôi đã phải thốt lên rằng “ăn đứt Đề Thám – Phạm Ngũ Lão (Cảm nhận riêng).

Mời các bác tìm đọc Sihnaoukville – Đêm trọn vẹn của biển trên diễn đàn để hiểu thêm về phố biển Tây.

tom_the_star
18-04-2010, 11:44
ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP VÀ VÀI CÂU CHUYỆN VUI

Theo ước tính CPC hiện có khoảng 1000 ngôi tháp và 5000 ngôi chùa. Có hai điểm nổi bật. Thứ nhất, các ngôi tháp cổ hơn và trở thành phế tích nhiều hơn do Ấn Độ Gíao thịnh hành trước Phật giáo. Thứ hai, số lượng các ngôi chùa vượt trội hơn hẳn số lượng các ngôi tháp do CPC hiện nay là một đất nước Phật giáo với 95% dân số theo Phật giáo nguyên thủy

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/CHUASIHANOUKVILLE1.jpg
Sa la song thụ

Từ lâu ở CPC, Phật giáo đã trở thành cội nguồn của sức mạnh, là động lực và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, là đối tượng để tôn thờ và phụng sự. Chính chùa chiền là nơi sản sinh ra đại bộ phận nền học vấn dân tộc, nghệ thuật và các nghề thủ công của đất nước. Tín ngưỡng nói chung có thể làm giảm đi nỗi đau nhân thế, nâng tâm hồn lên cõi cao siêu. Riêng đạo Phật chưa bao giờ làm cho người ta trở nên cuồng tín. Chính vì thế với người CPC niềm tin và yêu mến Đức Phật là tự đáy lòng là vô bờ bến. Chùa chiền xây bao nhiêu cũng chưa đủ, tượng Phật đúc tạc bao nhiêu cũng vẫn thiếu. Đây là điểm nổi bật của Phật giáo CPC và cũng là điểm tương đồng với Phật giáo Thái Lan, Lào, Miến Điện.

Trong suốt những cuộc hành trình trên đất nước này tôi đã từng nhiều lần cảm nhận như thể mình đang lạt vào một thế giới khác xa trần tục khi chứng kiến những hình ảnh thiêng liêng về đạo Phật giữa chốn đời thường.

Đó là hình ảnh một người đàn ông trung niên trong bộ quần áo sờn rách, kiếm sống bằng nghề đạp xích lô ỏ thủ đô Phnom Penh, kính cẩn thành tâm quỳ tặng lễ vật cho một vị sư trẻ. Giữa thủ đô ồn ào náo nhiệt, khi bắt gặp hình ảnh ấy lòng tôi như lặng đi.

Hay như tôi không hiểu vì sao, mỗi khi đến với Siêm Riệp dù dạo bước đâu đâu thì khi chiều đến đôi chân lại đưa tôi tìm về với ngôi chùa may mắn, nơi tôi được nghe các vị sư đọc một bài kinh bằng tiếng Phạn. Khi ấy cảm nhận như thể thời gian đang ngừng trôi, lòng thật bình lặng, không còn những muộn phiền lo toan của cuộc sống đời thường…

Rõ ràng với CPC đạo Phật là lẽ sống. Và sư sải là một tầng lớp đông đảo trong xã hội được nhiều người kính trọng, là biểu tượng của một ngày mai tươi sáng không còn những khổ hạnh của kiếp người.

Từ đó dễ dàng để hiểu rằng nhà cửa của người dân có thể sơ xài nhưng nhà chùa thì lại rất kiên cố và đẹp. Tinh hoa nghệ thuật kiến trúc Phật giáo tập trung cao độ trong việc xây dựng chùa chiền, tiền của công sức, trí tuệ, niềm tin tài năng của cộng đồng được quy động vào đây để tạo dựng chỗ dưa tinh thần cho xã hội. Phần lớn chùa chiền ở CPC được xây dựng nhờ vào sự đóng góp của người dân. Chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, bên này sông bên kia sông, giữa phố phường hay trên đỉnh núi. Mỗi kẻ lữ hành dù đang ở chốn nào khi chiều về mà vẫn chưa có chỗ dừng chân đều có thể nghĩ về một ngôi chùa với một tình cảm ấm áp, gần gũi.

Việt Nam cũng là một đất nước Phật giáo, nhưng sẽ là một thú vị để biết rằng ở CPC có tập tục đi tu đại trà có thời hạn, đặc biệt là đối với các trẻ em trai. Đó là cơ hội để báo hiếu cha mẹ, nâng cao nhân cách, rèn luyện đạo đức và để được xã hội kính trọng khi vào đời. Nó tồn tại từ rất xa xưa như một quy ước về đạo đức hơn là một hoạt động tôn giáo.

Một lần có duyên tôi gặp được một vị sư Việt Nam đã từng tu học tại Ấn Độ và hiện tại là người phụ trách đưa các sư Việt sang đất nước chùa vàng Myanmar tu học. Trên chuyến xe từ Phnom Penh đi Siêm Riệp, tôi thật sự vô cùng hứng thú khi được nói chuyện với thầy – một con người mà từ khuôn mặt như toát ra một thứ ánh sáng đẹp lạ, thanh bình. Trong cuộc nói chuyện đó tôi có biết được thông tin từ thầy rằng Campuchia đã từng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của vùng Đông Nam Á và có rất nhiều cao tăng nhưng chế độ Pol Pot với “cải cách” tàn bạo của chính nó đã tàn phá đi rất nhiều chùa chiền và trong số hơn cả triệu người nằm xuống có không ít các cao tăng. Phật giáo Campuchia rõ ràng đã gánh chịu những tổn thất nặng nề và “tụt lùi” ít nhiều (Nhận xét riêng)

Giờ đây theo một tài liệu, Campuchia có khoảng 60,000 sư nhưng…
Tôi xin kể ra đây những câu chuyện vui để bạn hiểu được cảm nhận sau ba chấm ấy.

Một lần tôi có dịp ghé thăm ngôi chùa Wat Leu trên ngọn đồi Sihanoukvile. Cái nắng hầm hập của tháng 7 đủ làm cho chiếc áo thun đẫm ướt nhưng khi vừa lên tới đỉnh núi thì cảm giá thật thoải mái, những làn gió mát thổi vào và thoang thoảng hương thơm của đóa hoa Sala. Đón chúng tôi là những đứa trẻ với làn da đen nhẽm và một bầy khỉ hoang.

Ngôi chùa óng ánh trong nắng vàng nhưng khi bọn trẻ đưa tôi vào thăm chính điện thì mới nhận ra rằng nó đã xuống cấp trầm trọng, các bức họa mô tả về cuộc đời đức Phật như bệu rã ra. Nơi đây có lẽ ít tín đồ đến cúng bái và góp tiền tu sửa.
Đôi khi du khách tìm đến đây không hẳn bởi vì ngôi chùa mà vì đích ngắm là đỉnh đồi Sihanoukville.

Kể dài dòng để bạn có thể mường tượng về không gian xung quanh và giờ đây tôi xin đi vào vấn đề chính.
Hôm ấy tôi đã gặp được một tăng sinh trẻ với nụ cười ngây thơ và cách trả lời các câu hỏi của thầy cũng hết sức hồn nhiên. Sau một hồi tán chuyện, tôi mạo muội hỏi lý do vì sao thầy đi tu. Và câu trả lời là đây: “một trong những lý do là ngôi chùa là chỗ dựa vật chất – hay nói trắng ra là ở chùa thầy có thể gặp được các tín đồ gửi cho thầy ít tiền để tiếp tục ăn học” và mong muốn của thầy là “ trở thành một quản lý Resort” bởi thầy đang học chuyên ngành quản lý khách sạn!

Rồi một lần khác tôi gặp một thầy người Khmer quê Trà Vinh đang tu tại tỉnh Battambang. Trên chuyến xe Capitol từ Phnom penh về Sài Gòn, thầy là người đưa các du khách Battambang đi Trà Vinh tham quan cúng chùa, một ít thì tới Sài Gòn khám chửa bệnh.

Ngồi cạnh thầy, tôi có dịp nghe được những câu chuyện thật lòng: hồi trẻ thầy đã từng yêu nhưng rồi người yêu lấy người khác vì thầy không giàu sang. Không trình độ và còn những cái không khó nói khác mà thầy đi tu. Đi tu không phải vì muốn đạt chánh quả mà vì đó là một chỗ dựa về vật chất và cả tinh thần. Này nhé thầy sử dụng điện thoại xịn và cả việc đã từng đi nhiều nước chơi, kể cả Úc nhờ vào sự đóng góp của các tín đồ đấy.

Nghỉ về các thầy, tôi chợt đâm ra buồn cười – không phải trêu trọc hay châm biếm mà là cười sự thật thà của thầy!
Vậy đấy, giờ thì các bạn đã hiểu được chữ nhưng kia và là một lát cắt nhìn vào đời sống rộng lớn của Phật giáo ở Campuchia.

cu-ca-rot
18-04-2010, 12:10
Một bài viết rất hay, sâu sắc.......Đang chờ để đọc các phần tiếp theo của bạn.
Tại sao mình không thể "cám ơn" được vậy ta, có ai chỉ giùm mình cách không?

tom_the_star
19-04-2010, 09:45
KHI NHỮNG GÌ BẠN KHÔNG CÒN DÙNG…

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DATTRAUSIHANOUKVILLE.jpg

Sihanoukville, một đêm mưa tháng 7 và giấc ngủ thật sâu.

Từ khách sạn Beach Road tôi bước ra đường nhắm về hướng bãi biển Serendipity. Rõ là cơn mưa đêm đã có tác dụng thần kỳ, vạn vật như khoác một lớp áo mới và con đường trưa hôm qua như dài hun hút dưới cái nắng đổ lửa thì giờ đây lại như một thiếu nữ yêu kiều.

Tôi hít một hơi mạnh. Hương cỏ và sự trong lành của những làn gió biển.Thật sảng khoái.

Sihanoukville đúng là một thành phố biển của hoàng hôn và màn đêm. Tôi nghĩ thế, ít nhất là lúc này khi mà những du khách phương Tây vẫn còn chìm trong giấc mộng và đường xá thật sự thưa vắng. Yên tỉnh thật. Con đường lên dốc thoai thoải mà bước chân nhẹ tênh. Có cảm giác gì đó như một Đà Lạt giữa lòng biển khơi.

Đang nghĩ ngợi vu vơ, bất chợp thật thú vị tôi gặp được hai đứa nhóc tì, một đứa khoảng hơn 6 tuổi còn đứa kia chỉ chừng mới bước sang 4. Cả hai đứa mắt tròn xoe, làn da nâu xẫm, đi chân trần và đứa nhỏ thậm chí chỉ có một cái áo nhào cũ trên người. Chúng dắt hai con bò trắng đi trên phố - chắc là đi tìm cỏ non. Đứa lớn cầm dây mà dẫn bò còn đứa nhỏ thì để con bò “dẫn “ sau!!!

Thật hay! Giữa thành phố toàn những khách sạn nhà nghỉ cho Tây lại bắt gặp hình ảnh này.
Đưa máy ảnh lên chụp mà bọn chúng cứ tròn mắt ngạc nhiên. Hồn nhiên là thế. Rồi một lúc sau hai con bò như bất chợt chọn được miền cỏ non mà vùng dây chạy đi. Cả hai đứa nhóc để mặc cho hai con bò chạy và chỉ đứng nhìn một cách ngon ơ, chẳng lo lắng gì. À giờ thì tôi đã hiểu ra đây là một trong những lý do mà thỉnh thoảng tôi lại bắt gặp những con bò đi hoang!

Bạn có cảm thấy rằng tôi đang đi lòng vòng và lạc đề với cái tít trên?

Trên miền đất Campuchia không biết đã bao lần tôi bắt gặp hình ảnh của những đứa bé ngây thơ nhưng cái nghèo đã cướp đi ở chúng những ngày tháng chỉ để ăn ngủ nghịch đùa. Không ít đứa đã phải vào đời quá sớm và nếu nhìn trên tổng thể thường thân hình của chúng còm cỏi và già hơn quá nhiều so với tuổi đời non nớt.

Khi còn ở tuổi học trò,bạn có bao giờ phải mang tiền hàng ngày đi đóng học phí cho thầy? Nghe thật lạ! Nhưng đó là những gì đang diễn ra ở Campuchia. Khi người nghèo còn phải lo miếng ăn hàng ngày thì chắc chắn sẽ có không ít trẻ em không bao giờ mơ tới những ngày tháng cắp sách tới trường. Đây có lẽ cũng là lý do tỷ lệ biết chữ của người Campuchia vẫn còn thấp.

Giàu và nghèo thật sự là hai thái cực nghịch chiều chạy song song ở Campuchia. Trong khi Phnom Penh được ví von là thành phố Lexus nhằm nói tới một bộ phận tầng lớp giàu xụ chuyên sử dụng loại xe này chạy khắp đường phố thì cũng ở đó còn quá nhiều những mảnh đời đáng thương.

Rồi rời xa Phnom Penh trên những chuyến xe đò về các tỉnh , trông gương mặt gầy còm của đại đa số hành khách mà nao núng lòng dạ người khách phương xa.

Du lịch là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Campuchia nhưng có đi nhiều tôi mới nhận ra rằng đằng sau những quán xá, khách sạn sang trọng là những người chủ phương Tây. Tự hỏi liệu bao nhiêu người dân được thụ hưởng từ chính Angkor, Sihanoukville…? Chỉ nhớ đằng sau của dãy khách sạn sang trọng ở Siêm Riệp là những căn nhà lá xụp xệ chạy theo dòng kênh đã lên màu. Hay đứng bên cạnh những biệt thự đang mọc lên ở Sihanoukville là những con người ngụ cư trong những túp lều rách nát….

Bạn có nhiều đồ dùng như quần áo giày dép đã lỗi thời? Chúng sẽ là những món quà thật sự ý nghĩa với những thân phận nghèo trên mảnh đất này!

Còn nhớ một lần tôi gửi một bao đồ củ cho một ông bố của ba đứa con nhỏ kiếm sống bắng nghề chạy tuk tuk, ông đã phấn khởi và vui mừng biết bao. Thế đấy, người đàn ông suốt ngày đi trong nắng trong mưa với chiếc áo sơmi bạc màu sờn rách thì bao đồ còn nguyên vẹn mà tôi gửi là cả một gia tài...


https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DIHOCVETRENXEBO1.jpg
Trên đường đi học về

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/CHOINHAC.jpg
Van yeu doi

tom_the_star
20-04-2010, 20:50
GIỮA HAI LÀN RANH

Bạn có bao giờ đứng giữa hai con đường mà lại không biết mình sẽ đi đâu về đâu?
…………………………………………� �

Người phụ nữ gầy còm với chiếc áo bà ba đã rách vá nhiều chỗ ra sức khua chèo đưa con thuyền tiến về phía trước. Mưa càng lúc càng nặng hạt và dòng Châu Giang chảy xiết lên màu đỏ ngầu.

“ Chỉ kiếm được có vài ngàn đồng thôi chú ơi!” – tôi cố nghe người phụ nự chèo thuyền đáp lại câu hỏi của mình trong tiếng gió vù vù giữa bốn bề sông nước.

Cơn mưa đã đến bất ngờ quá và tôi ướt như chuột lột vì chẳng có chuẩn bị gì. Cái lạnh thấm vào người theo từng cơn gió. Người phụ nữ tiếp tục chèo chống con thuyền và mưa tạt xiêng qua chiếc nón lá mỏng manh .

Hơn 30 phút – tôi ước chừng thế - từ bến đò tới làng Chăm.

Thật khó tưởng tượng rằng tôi đã đi một tiếng đồng hồ cho hai chiều sông nước mà người phụ nữ chèo thuyền kia chỉ được trả có vài ngàn đồng. Nhưng đó là sự thật và rằng ở cái bến đò Châu giang này biết bao thân phận nghèo làm nghề đưa đò hàng ngày phải đợi tới lược đưa khách du lịch của mình thì mới được xuất thuyền. Ngày nào ít khách như hôm nay thì chèo thuyền ra rồi lại phải chèo về không.

Lon gạo phải đong từng bửa và đau ốm thì cứ mặc mà nằm chèo queo như những con tàu nằm nép bên những khóm lục bình trôi nổi. Con cái nhút nha nhút nhít. Đứa thì học tới lớp 5 đã theo mẹ bắt đầu kiếm sống bằng cái nghề chèo thuyền “mẹ truyền con nối”. Có đứa chả biết cái chữ mặt nó ra sao.

Cuộc sống chẳng biết ngày mai ra sao. Nhưng đây vẫn là Việt Nam.

………………………………….

Bạn có biết rằng người giàu nhất ở Campuchia là một người Việt Nam?

Bạn có biết rằng cộng đồng Việt kiều đông thứ hai trên thế giới này chính là cộng đồng Việt kiều ở campuchia?

Và hẳn nếu bạn đã từng đến Campuchia chắc bạn đã từng viếng thăm Angkor.

Người đã bỏ tiền ra đấu thầu và giờ đây quản lý quần thể Angkor chính là ông Sokha – một người Việt Nam và cũng là người giàu nhất Campuchia. Ông cũng là chủ của hai khách sạn 5 sao: Một ở Siêm riệp và một ở Sihanoukville.

Nhưng… Việt kiều nghèo nhất thế giớ cũng có lẽ là Việt kiều Campuchia!

Và lần đầu tiên tôi chợt hiểu ra cái gì là thân phận giữa hai làn ranh chính là tại đây – Campuchia. Nói chính xác là tại Biển hồ Tonle Sap…

Chiếc tàu máy rẽ nước tiến vào con rạch hai bên lau sậy um tùm hướng về biển hồ rộng lớn. Đội khi có những làn gió nhè nhẹ thổi qua nên không át được cái nắng trưa nóng rát cả người. Thằng bé lơ thuyền chỉ độ 7 tuổi với làn da nâu sẫm vẫn ngồi ở mạn thuyền nảy giờ. Bên trong, nhiều du khách từ phương xa tới, ngồi dịch vể bên khuất nắng làm cho chiếc thuyền đi trong nghiêng nghiêng.

Cảnh vật dần mở ra sinh động hơn: những chiếc tàu nhà rách nát nằm ngủ nép hai bên; những đứa bé đen nhẽm thả theo dòng nước trên những chiếc thau nhôm miệng kêu la í ới bằng tiếng Việt; vài người đang sàng cá và mấy cô đang làm thịt gà vịt…

“Khiếp” một du khách buộc miệng – nước đen ngòm mà lại dùng để rửa thịt rau…

Hóa ra con rạch mà thuyền đang lướt qua chính là xóm ngụ cư của rất nhiều bà con Việt Nam.

Đột ngột tôi giật bắn người lên khi một chiếc tàu máy nhỏ chạy như đâm xầm vào chiếc thuyền chở chúng tôi. Một đứa bé chỉ với gỏn gọn một chiếc quần cụt lũn chơi trò chơi tướng cướp?. Không, nó nhảy phóc từ tàu máy nhỏ lên thuyền chúng tôi với một rổ đựng mấy lon nước ngọt và vài nải chuối là để bán cho du khách. Ah, Thằng nhóc nói tiếng Việt! Mấy người trên tàu ồ lên. Nhưng cái thứ tiếng Việt của nó thật lởm ba lởm bởm.

Bà con mua được ba lon nước ngọt – tôi nhớ thế. Thằng nhóc đi về phía sau thuyền. Tôi quan sát theo và thật không thể ngờ nó đang đóng tiền “lên thuyền” cho cái thằng lơ thuyền cỏn cỏn mới 7 tuổi kia!

Qủa là có luật nhưng cái luật này sau lại làm người ta cười mà xót đau cả người.

Thuyền tiếp tục theo dòng và cái nghèo hiện ra ngày càng rõ rệt. Đến bên vòng ngoài biển hồ, nhìn tứ phía nước mênh mang. Lúc này những chiếc đò nhỏ từ đâu vây bủa tới. Toàn người Việt mà lại là phụ nữ và trẻ con mặt mày đen đúa trông rõ khắc khổ. Họ nheo nheo xin bà con cho chút tiền ăn cơm. Có đứa leo thẳng từ đò lên thuyền chúng tôi và quanh người còn ôm cả con chăn to tướng.

Rồi những chiếc đò dần xa nhưng oái thay trên thuyền chúng tôi vẫn còn một con bé. Nó “tranh thủ” xin tiền nên mẹ nó chèo đò đi rồi mà nó vẩn còn ở đây. Đang tự hỏi làm sao nó về nhà thì nó nhảy tủm xuống dòng nước mà lội về!

Đúng là chúng tôi lại một phen hú vía. Có người ngạc nhiên vui, có người thì lòng quặn thắt. Làm sao lại để diễn ra tình trạng này mà như người lái thuyền là hết sức bình thường.

Xong cảnh đau lòng nhất là khi thuyền ghé một nhà nổi bên dưới nuôi cá sấu và cá basa. Bà con Việt Nam ở biển hồ lúc này bu lại như kiến. Nhìn tứ phía cũng toàn phụ nữ và con nít. Trong đó có mấy chiếc đò nhỏ gây ấn tượng mạnh. Chiếc thì chở phụ nữ mang thai, phía trước một đứa con khoảng bốn tuổi, phía sau một đứa chắc chỉ mới lên hai; chiếc thì một ông lão mù và một đứa bé còm nhom; chiếc thì bà lão yếu ớt bị “tạt” sang một bên vì tranh không nổi với mấy cô mạnh khỏe…

Nghèo, nghèo, nghèo…
Làng nổi của người Việt ở biển hồ là thế đấy. Đời ba mẹ với chiếc tàu che nắng che mưa, đời con cháu nheo nhút học hành không tới nơi tới chốn. Ngay cả cái mảnh chứng minh thư nhiều người cũng chưa chắc có thì nói gì tới cái gọi là quyền công dân. Mà quan tâm gì đến quyền công dân khi cái ăn vẫn là cái trực chờ…

Chúng tôi lên một ngôi trường nổi giánh cho người Việt. Trường chỉ dạy tới khoảng lớp 5. Khi bọn trẻ ca lên bài ca Bốn phương trời, vài người trong nhóm đi thuyền chúng tôi chợt rơm rớm nước mắt!

Campuchia cách xa Việt Nam là mấy mà con đường về xứ sở thật sự mịt mù.

petedy
22-04-2010, 10:10
Bạn có biết rằng người giàu nhất ở Campuchia là một người Việt Nam?

Bạn có biết rằng cộng đồng Việt kiều đông thứ hai trên thế giới này chính là cộng đồng Việt kiều ở campuchia?

Và hẳn nếu bạn đã từng đến Campuchia chắc bạn đã từng viếng thăm Angkor.

Người đã bỏ tiền ra đấu thầu và giờ đây quản lý quần thể Angkor chính là ông Sokha – một người Việt Nam và cũng là người giàu nhất Campuchia. Ông cũng là chủ của hai khách sạn 5 sao: Một ở Siêm riệp và một ở Sihanoukville.
--------------------------------------
- Người giàu nhất tại Cambodia là ông Hun Sen, người giàu thứ nhì là ông SokCung (Sáu Cò), cha người Hoa, mẹ Việt, sinh trưởng tại Cambodia và lấy vợ người Việt.
Sokha là tên của công ty/tập đoàn chứ ko phải là tên của ông. (ko phải người Việt)

- Cộng đồng Việt kiều trên thế giới
1- Hoa Kỳ
2- Pháp
3- Úc
4- Canada
5- Đức
6- Triều Tiên
7- Đài Loan
@-Việt kiều - kiều bào sinh trưỡng tại VN, sống ỡ 1 quốc gia khác.

người Việt bạn gặp ỡ hồ Tonle Sap đa số là sinh trưởng tại đây, họ đã
sinh sống tại đây từ 40-50 năm, tỉ lệ người Việt kiều sống rải rác trong nước Cambodia ko nhiều.
@- Người có nguồn gốc VN - cha/mẹ là người Việt nhưng sinh trưởng tại 1 quốc gia khác.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=29109

Trường học

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=29108

Nhà bè

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=29107

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=29106

Tiếp cận du khách

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=29105

ko được lên trên mặt bằng kinh doanh

tom_the_star
22-04-2010, 13:21
To: Petedy

Cảm ơn bạn nhiều!
Thông tin mà mình có được là từ tổng hợp mà ra nên rất cần các bác nào có thông tin chắc chắn post lên để mọi người cùng biết.

Về Cộng đồng Việt Kiều.
Mình có nhớ là đọc được từ báo Tuổi Trẻ nhưng tiếc là giờ không tìm ra được nên mình tải lên đây thông tin của Wiki để có được cái nhìn rộng hơn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_ki%E1%BB%81u

Phân bổ

Tổng số: 3 triệu
Quốc gia: Hoa Kỳ
1.521.353 (2005[1])

Campuchia
600.000[2]
Pháp
250.000[3]
Úc
174.200 (2001[4])
Canada
151.410 (2001[5]

Đài Loan
120.000 - 200.000[6] [7]
Đức
83.526 (2004[8])
Nga
từ 80.000 đến 100.000 (theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 16/1/2007), 85.000[9] [10] [11]
Cộng hòa Séc
60.258-80.000[12]
Anh
35.000[13]
Trung Quốc
khoảng 20.000[14]
Na Uy
16.944 (2003[15])
Nhật Bản
12.965 (2000[16])
Ba Lan
khoảng 10.000[17]
Slovakia
khoảng 2000 người[18]
Israel
khoảng 200[19]
Nơi khác
400.000

THEO MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT ĐÃ TỪNG SỐNG Ở CAMPUCHIA MÀ MÌNH GẶP CON SỐ 600,000 ĐÓ CÓ THỂ CÒN NHIỀU HƠN.

Về VIỆT KIỀU:

Mình thật sự khá hứng thú khi tra nghĩa từ này (với Wiki) nên đưa lên để mọi người có thêm cái nhìn nhá:

Nghĩa chính xác của từ và cách dùng từ đó trong đời sống hàng ngày là 2 khái niệm khác nhau và có nhiều khi chống đối nhau. Một thí dụ mà chung ta đều biết là "Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ" vs. "Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ". Một thí dụ khác là cách dịch từ league, như trong Premiere League; league có nghĩa là một liên đoàn mà các thành viên trong nó là hội đoàn nhưng đa số các bài tại đây vẫn cứ dịch là "Giải Ngoại hạng". Cái đó không sai vì một hội đoàn bóng đá, như Liverpool FC, khi tham gia Premiere League thì mục đích chính là cái giải của Premiere League nên cái nghĩa "Giải Ngoại hạng" có thể dùng cho trường hợp đó. Nhưng khi Premiere League họp báo để thông báo là, thí dụ, họ sẽ mở một buổi quyên góp trong mùa Giáng sinh để giúp trẻ em nghèo thì không thể nào dịch Premiere League thành "Giải Ngoại hạng" được, mà phải viết là "Liên đoàn bóng đa ngoại hạng Anh đã họp báo để tuyên bố..."

Từ "Việt kiều" cũng vậy. Bẻ vỡ nó ra thành từng thành phần chữ Hán để dùng nghĩa chính xác của từ không có nghĩa là sai (mà là một việc phân tích từ ngữ trong ngôn ngữ học) nhưng khi tổng hợp chúng lại thì có thể đúng với cách dùng phổ thông nhưng cũng có thể sai. Một thí dụ mà chúng ta đều biết là từ "khốn nạn". Cái cụm từ "Việt kiếu", theo cách dùng thông dụng, thì đã là đồng nghĩa với "người Việt hải ngoại" dù chúng ta chẻ tóc cho đến khi Mặt Trời hết nhiên liệu chúng ta không thay đổi được nó (cho đến khi đa số thay đổi). Một thí dụ khác là từ "học máy" mà chúng ta biết là theo ngữ nghĩa thì sai, nhưng nó đã thành cách dùng phổ thông (hãy đọc thảo luận thật dài tại Thảo luận:Học máy).
Một cách khác, khi muốn dùng cái nghĩa "sống tại nước ngoài" của từ "kiều" thì hãy xem "Việt kiều" có cái nghĩa "người Việt sống tại ngoài nước Việt" thì thấy nó không phải là không có nghĩa.

VÀ:

Bài này mang tên "Việt Kiều", tức là đang nói đến những người Việt đang "ở nhờ tại xứ lạ quê người" nhưng không có quốc tịch nước đó, giống như là các "Hoa Kiều" ở Chợ Lớn ngày xưa một mực giữ quốc tịch Trung Quốc chứ không chịu lấy quốc tịch Việt Nam, và muốn mọi người gọi họ là "Hoa Kiều" để khẳng định rằng họ chỉ là khách chứ không phải là công dân VN (sau 1975, rất nhiều Hoa Kiều quay trở lại nước họ, những người quyết định ở lại và lấy quốc tịch Việt thì trở thành "Người Việt gốc Hoa"). Thế nhưng nội dung của bài "Việt Kiều" thì từ trên xuống dưới lại đề cập đến tất cả những người Việt Hải Ngoại (Vietnamese Overseas) nói chung, kể cả người không còn giữ quốc tịch Việt Nam hoặc sinh ra và lớn lên tại nước ngoài, ví dụ như là thành phần người Mỹ gốc Việt (có quốc tịch Mỹ) mà còn gọi họ là "khách" trên đất Mỹ thì rõ ràng là sai bét nhè. Những chi tiết đó thì bỏ vào bài "Người Việt Hải Ngoại" thì mới hợp lý, còn bài "Việt Kiều" thì chỉ nên chú thích ngắn gọn là "Những người Việt sinh sống tại nước ngoài, nhưng chưa phải là công dân chính thức của các quốc gia đó", cũng giống như là thành phần Hoa Kiều sinh sống tại Việt Nam trong thập niên 60 vậy.

vietbalo
22-04-2010, 14:33
--------------------------------------
- Người giàu nhất tại Cambodia là ông Hun Sen, người giàu thứ nhì là ông SokCung (Sáu Cò), cha người Hoa, mẹ Việt, sinh trưởng tại Cambodia và lấy vợ người Việt.
Sokha là tên của công ty/tập đoàn chứ ko phải là tên của ông. (ko phải người Việt)


vietbalo google thì thấy hai bài viết này trên Tuổi Trẻ về ông Sok Kong, thấy nói ông là người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam và Cambodia, cha mẹ Việt, sinh ở Cambodia):
http://tuoitre.vn/The-gioi/56609/%E2%80%9CToi-la-nguoi-Viet-Nam.html
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/64574/Thang-tram-phan-Viet.html (Phần "Công tước Campuchia quốc tịch VN")

tom_the_star
22-04-2010, 18:39
SẮC MÀU CAMPUCHIA

Mời các bác vào góp ảnh cho vui và xum tụ

Này là chuối xanh một... xe

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/XEHONDACHUOI.jpg

Này là bắp luộc Kampong Cham... chẹp chẹp. Cái nồi to đùng. Dân dã giữa quốc lộ...

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/BAPLUOCKAMPONGCHAM1.jpg

Rồi cua chiên giòn (không chắc có phải cua không?) - bên dòng Mekong, Kampong Cham

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/CUACHIENGIONKAMPONGCHAM.jpg

tom_the_star
22-04-2010, 18:47
Này là cam Battambang. Lonely Planet nói rằng nổi tiếng lắm mà mua ăn thử thì cũng xoàng xoàng

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/BATTAMBANGORANGEANDTHEPEOPLE.jpg

vietnguyen
22-04-2010, 19:23
Các bác cho hỏi mang laptop qua khẩu có phải làm thủ tục gì không?

zhou
22-04-2010, 22:36
HN trở lạnh , cô gái lại đón chuyến xe bus số 7 , chuyến xe bus duy nhất mà mỗi lần đi đều khiến cô bỗng nhiên cảm thấy yếu đuối , tạm biệt các tình yêu ,mình đi rồi mình lại về , thật đấy ! Mọi thứ đều tăng giá , trừ xe bus số 7 nhé , 4k thôi , hạ giá 1k !
Cảm nhận đầu tiên khi đến Cam là : Trời ơi , sao mà nóng thế ! nhiệt độ ngoài trời lúc 6h tối chỉ có 39 thôi à !
Có_ tiền_ cafe_ không ? giật mình với các bạn Hải quan ở Sân bay , cứ tưởng trình tiếng Anh của mình bị_ làm_ sao ,nghe_mãi_không_hiểu ,mãi sau mới hiểu híc...
Gọi Taxi ,gì thế này ? Cam rì cơ á ? choáng ! Taxi ở Cam là phải Cam rì nhá!
One Dolla là từ được nghe nhiều nhất ở Cam -Xót nhất là nước uống - 1$/chai .
Kỷ niệm đêm đầu tiên ở Cam : Mất điện toàn tập khi nhiệt độ bên ngoài tầm 38-39 độ ! xém tí thì thành heo quay ...

dugiang
22-04-2010, 23:46
Sầu riêng Kampot. Cơm vàng, hột lép, múi to, thịt thơm và không nhão. Ăn chỉ có mà ghiền ngất ngây

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=29136

ithaibinh
23-04-2010, 00:04
Các bác cho hỏi mang laptop qua khẩu có phải làm thủ tục gì không?

Đã từng đeo vai qua Trung Quốc, Thái, Lào mà chả ai hỏi gì bạn ạ. Nhưng mang chanh tươi 1 lần thì bị tóm vất đi

muoimuoi
23-04-2010, 16:49
tom_the_star viết bài hay quá, đọc cảm động lắm. Đoạn viết về anh chàng lái xe tuk tuk đọc mém...hix hix.

Anh thu xếp thời gian viết tiếp nhé. Muoimuoi hóng bài của anh từng ngày đấy.

tom_the_star
24-04-2010, 18:03
500 Riel một gói cơm

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/500RIELMOTGOICOM.jpg

Ảnh chụp gần Capitol và trước chợ Orussey (?. Không nhớ chính xác tên)

Đôi khi từ một hình ảnh ta lại nhớ về một thời kỳ đã qua dẫu chẳng liên quan gì đến câu chuyện trong bức hình.

Cái tuổi mà trong đầu chỉ có ăn ngủ và chơi nên những gì ghi nhận ở đây chỉ là để nói về một dòng cảm xúc...

Và nó là đây:

1990. Một đêm mưa…
Tôi bất chợt bị đánh thức giữa đêm. Chưa kịp mở miệng để hỏi điều gì đang xảy ra thì nước mưa đã tràn đến làm ướt một góc của chiếc mền mỏng màu đỏ.
Tôi ngoảnh đầu. À hóa ra anh trai của tôi cũng đã bị đánh thức. Chỉ có cô em còn quá bé bỏng là được ưu ái nằm trên chiếc ghế bố độc nhất của nhà.
Chúng tôi 5 người sống cùng nhau và ngủ chung chỉ một phòng gỏn gọn hơn 15m2. Năm người nằm song song trên cái nền đất mát rượi. Ngày này qua tháng nọ.
Phòng không có nỗi chiếc giường. Một góc to của phòng hoàn toàn trống hoắc mà để gió lùa vào. Uhm nhưng sướng biết mấy, tôi cứ thích được ngủ mát trên nền đất và để gió ru mình.

Mưa lúc này như trút nước. Mưa không hiểu nổi buồn của người nghèo như đứa bé vô tư là tôi chỉ biết tìm chỗ mà đứng ngủ gật. Trong cái màn đêm chập choạng vì điện cúp mà phải sử dụng đèn dầu, ba mẹ tôi đang cuống cuồng mà thu dọn moị thứ sang những góc khô ráo tránh ướt.
Gió càng lúc càng mạnh và chiếc màn nhựa che cái góc to trống hoắc kia của căn phòng bị giật lên liên hồi. Cái âm thanh ấy làm tôi có phần hoảng sợ.
Những giọt mưa cứ thế xuyên qua những cái lỗ của mái nhà mà chảy xuống thành dòng.
Rồi một đêm mưa qua đi nhẹ nhàng như sự vô tư của một đứa bé là tôi. Tôi đã không biết sự nhọc nhằn và lo lắng của ba mẹ…

Chắc rằng cũng có nhiều đứa bé Campuchia như tôi...

tom_the_star
24-04-2010, 18:11
Cơm Bopha Titanic Restaurant thơm lứng và dẻo (Phnom Penh, gần chợ đêm)

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/BOPHACOMTHOMLUNG.jpg

Cơm ngụi ngày xưa chộn chung một tô hủ tiếu cho mấy mẹ con...

Dù ăn cơm ở đâu cũng không bằng ăn cơm ba mẹ

pvnguyen
24-04-2010, 18:33
Phải bỏ vài chục USD ra Biển Hồ để xem cảnh người Việt ăn xin. mình cảm thấy thật buồn!
Nhất là sau khi nghe cô hdv người Kam của 1 đoàn khách Việt giải thích vì sạo họ phải đi xin : "cha mẹ nhậu nhẹt, cờ bạc.. con đi xin",
Người Kam có cái nhìn về người Việt biển Hồ như thế đấy

https://lh5.ggpht.com/_BC1sbkSTi0c/S526pUce0VI/AAAAAAAAHQ8/LxS4J1gTSD8/s912/IMG_1473.JPG

https://lh5.ggpht.com/_BC1sbkSTi0c/S526n-Bc_7I/AAAAAAAAHQ8/Auo6_-SS_m0/s912/IMG_1472.JPG

https://lh4.ggpht.com/_BC1sbkSTi0c/S526m0eny_I/AAAAAAAAHQ8/X6yotS864ZU/s912/IMG_1471.JPG

Có những bài báo Việt viết rất hay về ngôi trường này...nhưng cũng có những tin đồn rì rầm về cách vận hành tài chánh của nó...nghe hai tai vậy

https://lh6.ggpht.com/_BC1sbkSTi0c/S5265LFQ8rI/AAAAAAAAHQ8/jnXz8dQQ8Ag/s912/IMG_1492.JPG




GIỮA HAI LÀN RANH

...........Nghèo, nghèo, nghèo…
Làng nổi của người Việt ở biển hồ là thế đấy. Đời ba mẹ với chiếc tàu che nắng che mưa, đời con cháu nheo nhút học hành không tới nơi tới chốn. Ngay cả cái mảnh chứng minh thư nhiều người cũng chưa chắc có thì nói gì tới cái gọi là quyền công dân. Mà quan tâm gì đến quyền công dân khi cái ăn vẫn là cái trực chờ…

Chúng tôi lên một ngôi trường nổi giánh cho người Việt. Trường chỉ dạy tới khoảng lớp 5. Khi bọn trẻ ca lên bài ca Bốn phương trời, vài người trong nhóm đi thuyền chúng tôi chợt rơm rớm nước mắt!

Campuchia cách xa Việt Nam là mấy mà con đường về xứ sở thật sự mịt mù.

Mossa
24-04-2010, 19:30
Mình cũng đã xúc động khi đến Biển Hồ. Trên đường đi anh hdv người Cam (gốc Việt) kể lại rằng "hằng năm có các nhóm người Việt vào các ngày Lễ tết thường ghé qua nơi này để tặng quà cho cộng động người Việt nơi đây! một nghĩa cử rất cao đẹp.

Mình cũng chạnh lòng khi xe dừng lại chờ Phà, người Việt mình buôn bán quanh khu vực này cũng nhiều. Ăn gỏi cuốn mắm nêm và hỏi thăm họ "chị có về thăm gia đình ở Việt Nam?". "Có, nhưng mấy năm mới về 1 lần". Không biết mấy năm là bao nhiêu? nhưng biết rằng chị đã may mắn hơn nhiều người khác rồi!

tom_the_star
25-04-2010, 20:52
To: Pvnguyen,

Lần đó nhóm của chúng tôi đã gửi tặng cho trường một khoản rất khá. Trong đó một chị Việt kiều Úc gửi 100AUD.
Chị ấy là kế toán viên. Và hiển nhiên chúng tôi cũng nhìn ra được vấn đề vận hành tài chánh như bạn đã đề cập...
Ít nhất mình nghĩ rằng nó cũng sẽ giúp được cái gì đó...
Bằng chứng là mình trở lại đây lần thứ hai thì mấy đứa bé đã có đồng phục là áo trắng để đi học...
Hy vọng vậy...
Và ước mơ có một sự thay đổi lớn lao nơi đây!

Cảm ơn mấy bức hình nhá. Nhờ chúng mà mình chợt nhớ ra lại những gương mặt đã từng gặp trên biển hồ.
Hai lần đến đây nhưng chẳng lần nào mình chụp hình cả.

pvnguyen
26-04-2010, 11:28
Đúng là có những cảnh mà mình không thể cầm máy chụp đc, như ở đây và dân tộc cổ dài bị làm cảnh bên Miến.

Riêng với cậu bé và con trăn này, mình đã chụp sau khi thấy 1 câu chuyện nhỏ, chả là anh bạn mình có vác sang 1 hộp bánh côky để ăn đường, tiền thì chắc bà con cho họ khá..nhưng bánh ngon thì chả mấy khi.
Mình gởi 1 vốc bánh ( trong gói giấy) cho cậu bé này và bảo em ăn đi thì thấy nó cứ cầm và bơi lùi ra, mình để ý thấy nó bơi vòng ra phía sau, nơi 1 chiếc thuyền khác có 2 nhóc và 1 chị chắc là mẹ nó, nó liền chuyển hết số bánh cho hai đứa em và nhìn em ăn vẻ ngon lành lắm..

dugiang
28-04-2010, 13:32
Đã tới Bopha Titanic Restaurant thì không thể bỏ qua hai cô gái xinh đẹp này
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=29593
Hic, mình bị rung tay rồi.

Nữa nhá, duyên không nè
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=29594

Em gái này thì nhìn bên ngoài đẹp quý phái như một công chúa
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=29592

petedy
29-04-2010, 06:52
Mình có nghe vài người Khmer kể lại dưới thời Pol Pot hầu hết nhửng vủ công, nghệ sĩ, trí thức đều bị thảm sát, mãi sao nầy họ mới biết trong đoàn vũ công hoàng gia còn 1 người sống sót, và nhu cầu múa Apsara rất cao, nên họ phải sang VN để rước những vũ công người Miên (Khmer, sinh trưởng tại VN) ở miền Tây Nam bộ sang Campuchia đễ huấn luyện cho họ.

tom_the_star
30-04-2010, 11:22
LAI RAI KIỂU… SIÊM RIỆP

Hiển nhiên là chẳng phải ở khu phố Tây với mấy anh chàng mắt xanh mũi đỏ thường ngồi tại các quán Banana Leaf, Temple Club uống Anchor draft với giá từ 0,5USD/ly trở lên. Lai rai kiểu Siêm Riệp chỉ cần một tấm chiếu trải ra giữa trời, ở một nơi còn náo nhiệt hơn cả khu phố Tây…

Dân Siêm Riệp gọi nó bằng một cái tên nghe rất Việt Nam – khu Trung Du.

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/NHAUTRUNGDU.jpg

Phải nói rằng lần đầu tiên theo một anh bạn người Campuchia đến đây tôi đã kết Trung Du và biết rằng mỗi khi có dịp trở lại Siêm Riệp, tôi lại sẽ tìm tới nó. Đơn giản bởi vì Trung Du hội đủ các yếu tố cho một buổi lai rai dân dã và hơn nửa có phần giống như một picnic gia đình… nhậu!

Ở đó hàng quán thường là những chiếc xe đẩy đứng nép bên một cánh đồng tù mù, chuyên bán các đặc sản nướng từ cá Biển Hồ, gà quay Siêm Riệp và vô số các loại dế, ếch, nhền nhện chiên giòn.

Ở đó, không có bàn ghế và chén muỗng. Dân lai rai bia bọt cứ thế mà ngồi bẹt xuống một tấm chiếu dã chiến giữa bốn bề trống hoắc chỉ có gió với gió. Và thức nhắm được gói trong các lá sen mà dâng lên cho thực khách. Tay cứ thế mà bốc, ngay cả loại muối me chua chua, ngọt ngọt, cay cay cũng bốc nốt.

Ở đó hiếm khi nào bắt gặp một bóng dáng mắt xanh mũi đỏ mà phần đông là những người dân Siêm Riệp đi theo nhóm hoặc theo dạng… gia đình. Điều thú vị là không ít trong số đó đến bằng xe hơi và bởi vì đi theo dạng gia đình có cả con trẻ nên có cảm giác như thể đi picnic hóng mát.

Bạn có hứng thú với Trung Du ? Nhớ là đừng ăn tối mà hãy dành bụng để thưởng thức các loại cá nướng Biển Hồ rất tươi, ngọt và dai.Tôi chắc chắn là bạn sẽ có một buổi tối hoành tráng với giá cả khá bình dân.

Đi thế nào?
Từ phố Tây bạn đi về hướng quần thể Angkor. Tời “khách sạn 6 sao” (Jayavarman VII hospital nơi các thượng đế nhí được các phục vụ viên tắm rửa cho nên gọi vui là khách sạn 6 sao) là một ngả ba, bạn quẹo phải và đi thẳng là sẽ tới Trung Du.

Nếu đi bằng tuk tuk, bạn nên đặt xe cho cả hai chiều với giá khoảng 6USD trở lên. Lý do: rất ít thấy bóng dáng tuk tuk ở Trung Du. Bạn sẽ mất khoảng 15 phút một chiều để tới đây bằng tuk tuk.

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/PHNOMPENHROASTEDCHICKEN.jpg
Gà quay với xoài Campuchia giòn ngọt cũng là những lựa chọn tuyệt với cho bửa tối lai rai ở Trung Du.
Hình này chụp tại Phnom Penh mang tính minh họa.

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/HOTVITLON.jpg
Nước chấm mặn ngọt cay và tỏi thơm. Chẹp chẹp còn thiếu một ly sinh tố. Orussey mảket

sathu2006
06-05-2010, 19:14
Mình cũng mới đi SR-PNP 4 ngày, về hồi 2/5. Tiếc là không đi được Biển Hồ (SR), và mấy cái Local Market (PNP) tụi bạn mình không chịu đi theo lịch trình do mình soạn sẵng, mà cứ ngồi cafe, club. Chán

tom_the_star
07-05-2010, 08:07
To: Sathu2006

Vui lên Sathu2006!
Ít nhất là bạn đã biết mình sẽ làm gì cho những chuyến du lịch sau.
Chúc bạn có những chuyến đi đẹp!

tom_the_star

tom_the_star
21-10-2010, 19:00
Chiều muộn bên ngôi chùa ở Siêm Riệp mà tôi vẫn thường tự gọi là Chùa May Mắn. Một cảm giác thật bình lặng...

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SIEMREAPCHUAMAYMAN3.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SIEMREAPCHUAMAYMAN6.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SIEMREAPCHUAMAYMAN7.jpg

tom_the_star
21-10-2010, 19:02
Sen bên chùa...

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SIEMREAPBANHOASEN2.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SIEMREAPBANHOASEN4.jpg

NTTHOA_LY
21-10-2010, 22:22
Cảm ơn bạn tom_the_star đã chia sẻ. Đọc cái đoạn về bác tuk tuk đẫm mồ hồi tìm đường trong đêm thật cảm động, đôi lúc sự nghi ngờ của mình trở nên độc ác...
Mình đã đến CPC, Siêm Riệp chào đón mình bằng một chiều mưa tầm tã, từ một bến xe rất nhỏ và xa (không phải bến xe SR), những đứa trẻ Cam quần áo ướt, mong manh, lạnh run rẩy xòe tay xin ăn, mình đưa cho chúng gói bánh ăn dở và một ít trái cây mang theo. Thật sự hình ảnh 3 đứa trẻ ngấu nghiến từng miếng bánh đẫm nước mưa cứ ám ảnh mình mãi. Đã đọc nhiều về biển Hồ nhưng chưa có dịp đến, hẹn 1 dịp gần gần nào đấy.
CPC mang lại cho mình cảm giác bình yên, lần đầu tiên trước khi đi, mình luôn luôn chuẩn bị tinh thần để không bị chặt chém, không bị lừa đảo,... Thật bất ngờ vì CPC thân thiện và để lại cho mình nhiều thiện cảm.

tom_the_star
22-10-2010, 16:28
KAMPONG THOM - ISANAPURA VÀ SAMBOR PREI KUK

Chuyến xe sớm Siêm Riệp - Phnom Penh dừng lại giữa chặng đường. Anh chàng tài xế người Khmer lặp lại câu hỏi đúng hai lần trước khi quay bánh xe đi. Kampong Thom là đây, nôi tôi đã có vài chục lần qua qua lại lại. Anh chàng tài xế kia chắc là không hiểu vì sao vị du khách là tôi lại dừng ở nơi hiếm du khách nào ghé thăm này.

Dòng Stung Sen với màu nước đỏ ngầu phù sa nhưng dường như chẳng lấy gì buồn trôi. Chiếc cầu cũ hàng ngày đưa bao du khách về Siêm Riệp rồi lại thở dài bên công viên vắng lặng trong nắng sớm. Chợ trung tâm Kampong Thom cũng chẳng đông đúc gì... Có chăng là những quán ăn gần khách sạn Mittapheap còn đông đông những người dân địa phương dùng điểm tâm sáng. Một thoáng nhìn đã hết vùng trung tâm.

Người ta vội đi tìm hình bóng Angkor mà quên hoặc hững hờ với Isanapura, kinh đô của đế chế Chân Lạp ngày nào, ở cách Kampong Thom chỉ khoảng 30km. Thời vàng son dưới sự trị vì của đức vua Ishanavarman I, Isanpura từng là trung tâm quyền lực, tín ngưỡng cho cả một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần lớn diện tích Campuchia, Nam Lào và Tây Thái Lan ngày nay...

Tôi không có nhiều thời gian ở Kampong Thom vì đang trên đường công tác. Xe vừa dừng là tôi chạy vội đến Mittapheap để quăng hành lý vào phòng với giá 5USD/đêm và leo lên xe honda có giá 7USD cho hai chiều đi về Isanpura. Điểm đến chính của kinh thành ngày nào là quần thể đền tháp bằng gạch Sambor Prei Kuk.

Mittapheap, khách sạn to đùng, gần chợ trung tâm Kampong Thom. Giá phòng nghỉ 5USD/đêm với thang máy.
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/KAMPONGTHOMPHONG.jpg

Từ chợ trung tâm, theo quốc lộ số 6 đi về hướng Siêm Riệp khoảng 5km, xe quẹo vô một con đường đất đỏ lớn rồi chuyển dần sang đường ruộng. Con đường nhỏ lầy lội với những ổ voi khiến xe phải nhích từ từ, có lúc có cảm giác như sắp bị té xuống ruộng. Một thế giới nông thôn Campuchia điển hình với những hàng cây chạy dài theo bờ ruộng xanh mướt, những đàn bò chậm chậm đi giữa đường, vài anh chàng nông dân da đen nhẽm bủa lưới, câu cá...

Trong một phút "buồn ngủ" tôi đã xóa một loạt những hình ảnh trên đoạn đường này để rồi cứ mãi tiếc nuối. Hình ảnh về nông thôn Campuchia thì có nhiều nhưng hình ảnh về những bàn chân trần khất thực lắm lem bùn đất đỏ bên một ngôi làng nghèo ven đường sáng hôm ấy đã để lại những ấn tượng đẹp khó tả. Tôi đã từng đến Luang Phrabang rồi những vùng đất trên nước bạn Lào, từng gặp nhiều cảnh khất thực ở Campuchia và Thái Lan nhưng không hình ảnh khất thực nào làm tôi xúc động như sáng hôm ấy. Làm sao tôi có thể quên được hình ảnh con đường làng đất đỏ nho nhỏ, những hàng rào xanh mướt và phút giây linh thiêng đến lặng câm khi những cụ già nghèo với bộ quần áo bạt màu, tay run run mút từng muỗng cháo cho các sư. Ở đó, không có xôi nếp, ở đó không có sự hiện diện của nhóm du khách bi bô, ở đó không có một lối sống thành thị, ở đó không có sự sắp đặt, mà ở đó chỉ có một tấm lòng và sự thành kính!

Kết thúc 5km đường êm ái
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKNGARE1.jpg

Từ đường đất đỏ lớn sang đường đất đỏ nhỏ
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDUONG1.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDUONG3.jpg

tom_the_star
22-10-2010, 17:56
SAMBOR PREI KUK

Tôi đứng đây giữa một kinh đô huy hoàng ngày nào giờ chỉ còn lại những vết tích chân tường (?) và những toà tháp gạch mà thời gian, sự xâm thực và thờ ơ của con người đang dần khép lại những gì cuối cùng của vương quốc. Angkor, ở một mức độ nào đó, có thể nói đã được tái sinh, ít nhất là trong lòng du khách. Quần thể tháp Chăm miền Trung Việt Nam dẫu có hư hại xuống cấp nhưng cũng không tàn tạ như Sambor Prei Kuk hiện giờ...

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKVETTICHCHANTUONG.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKVETTICHCHANTUONGCHON.jpg

Nơi đàn bò nhởn nhơ gặm cỏhttps://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDENVABOCHON.jpg

Nơi sự xâm thực đã nuốt chọn toàn bộ ngôi đền. Nhìn từ xa chỉ thấy cây là cây.
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKCAYNUOTDENDEP.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKCAYNUOTDENDEP8.jpg

TBC

tom_the_star
24-10-2010, 15:19
SAMBOR PREI KUK

Cây hay đền tháp? Phấn lớn các đền tháp Hindu có cửa chính hướng đông. Chụp chính diện nên bị chói lóa trong nắng trưa. Tứ hướng này chỉ thấy đây là cái cây mà chẳng thấy đền tháp đâu cả.
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKCAYNUOTDEN1.jpg

Bộ rễ cây không to bằng bộ rễ cây ở đền tháp Taphrom nhưng vô cùng ấn tượng bởi nó tạo thành một mạng nhện dày đặt bao phủ toàn bộ đền
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKCAYNUOTDENPHUDIEU3.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKCAYNUOTDENPHUDIEU.jpg

Cận cảnh: rễ cây che khuất lối vào, bên trong chính điện cũng toàn rễ với rễhttps://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKCAYNUOTDEN4.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKCAYNUOTDEN2.jpg

tom_the_star
24-10-2010, 15:43
SAMBOR PREI KUK

Ẩn khuất trong rừng sâu. Nguội lạnh khói hương.
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPEIKUKTRONGDENCHON.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDEN2.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDENDOVO.jpg

tom_the_star
24-10-2010, 16:05
SAMBOR PREI KUK

Vỡ đôi
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDEN4.jpg

Trống hoắc mặc nắng gió lùa vào, cây cỏ mọc xanh um
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKANHNANGCHON.jpg

tom_the_star
24-10-2010, 16:46
SAMBOR PREI KUK

CHUYỆN CỦA NHỮNG VIÊN GẠCH

Thời gian ngót nghét đã 14 thế kỷ. Những tòa tháp đứng đó chơ vơ cùng nắng mưa. Phần lớn trong tình trạng xuống cấp tàn tạ hoặc đã đỗ vỡ. Chỉ số ít còn khá nguyên vẹn nhưng công tác bảo tồn xem ra chưa được chú ý. Với các công trình bằng đá như Angkor, người ta có thể phần nào đó phục hồi nhưng với Sambor Prei Kuk chỉ có thể bảo vệ chống sụp đỗ bằng các hệ thống giá đỡ. Điều này cũng không khác gì với các đền tháp Chăm ở miền Trung Việt Nam. Chung quy cũng bởi vì người ta vẫn chưa tìm đâu ra cách để bảo tồn, phục hồi các tòa tháp xây bằng... những viên gạch "bí ẩn".

Theo quan sát, các viên gạch xây nên Sambor Prei Kuk đã tồn tại trong điều kiện mưa nắng và sự bỏ mặc của con người trong một thời gian dài nhưng vẫn bền chặt và vẫn một màu đỏ tươi nguyên, không rêu móc. Và tôi thiết nghĩ các viên gạch Sambor Prei Kuk cũng giống như các viên gạch Chăm có đặt tính rút nước nhanh giúp cho toàn bộ đền tháp chóng khô sau những cơn mưa, một trong những yếu tố quyết định đối với sự tồn tại của các đền tháp trong thời gian dài.

Giữa các viên gạch không có mối hở. Chúng khít nhau như là một khối. Điều này cũng đặt ra câu hỏi hóc búa đâu là chất kết dính ưu việt đã liên kết chúng lại với nhau? Người ta đã từng đề cập đến "keo thực vật" như nhựa cây dầu rái, nhựa cây ô dước, xỉ mật trộn vôi và kỹ thuật mài chập... như là những cách để liên kết các viên gạch Chăm. Còn Sambor Prei Kuk, tôi tìm mãi vẫn chưa thấy một đề cập nào. Có lẽ nguồn thông tin về chúng thật quá hiếm hoi.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các tháp Chăm được xây dựng theo dạng từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài và xây đến đâu trang trí đến đó. Vậy ở Sambor Prei Kuk quá trình đó có diễn ra tương tự?

Cũng giống như các tháp Chăm, Sambor Prei Kuk là những đền tháp "đặc ruột". Các bức tường dày và phần trong điện thờ cúng chỉ vừa đủ để đặt bệ thờ và một vài người vào thực hiện nghi thức cúng bái. Vậy sức nặng dồn lên toàn bộ chân tháp là rất lớn. Thế nhưng nhiều tòa tháp đã tồn tại 14 thế kỷ mà không hề thấy hiện tượng từ biến thể hiện ra ngoài ở sự nghiêng lún hay tróc móng. Rõ ràng các chuyên gia xây đền tháp Sammbor Prei Kuk đã tính những phép toán có giá trị vài ngàn năm. Có phải họ cũng tạo nên những khối đá tảng nhân tạo làm chân móng bởi lẽ một toà kiến trúc dù có nặng nề đến mấy đặt trên khối đá tảng này thì khó mà xảy ra hiện tượng từ biến? Có phải họ cũng sử dụng hệ thống trợ lực bó chân tháp như ơ một số tháp Chăm?


Hệ thống giá đỡ cửa chính tháp
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDENCHON1.jpg

Gạch vẫn màu đo tươi nguyên sau 14 thế kỷ. Đâu là chất kết dính?
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDENCHON4TUONG.jpg

Một đến tháp bát giác hình linga còn nguyên vẹn
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDENCHON2.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDENVANANG.jpg


TBC

tom_the_star
25-10-2010, 21:13
SAMBOR PREI KUK

Thời gian đã xóa mờ các hình tượng trang trí, phù điêu được tạo tác trực tiếp trên gạch. Đây đó thoáng hiện hình ảnh những đóa hoa sen, thần điểu Garuda, tu sĩ cầu nguyện... Đơn giản và không sắc nét, song rõ ràng đây là nền tảng kinh nghiệm để tạo dựng nên một Angkor rực rỡ huy hoàng sau đó hai thế kỷ.

Theo đánh giá, Sambor Prei Kuk là cụm đền tháp Hindu lớn nhất trên đất nước Campuchia thời tiền Angkor. Hiện nay cụm đền tháp này còn khoảng 200 tháp nằm rải rác trong một khu rừng rậm rạp rộng 30 km2...


https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKPHUDIEUTUSICHON.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKPHUDIEUCHON.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKPHUDIEU2.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPEIKUKPHUDIEUHOASENVACARO.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKPHUDIEUHOASENCHON.jpg

TBC
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKPHUDIEU1.jpg

tom_the_star
31-10-2010, 16:43
KAMPONG THOM - PHNOM SANTUK

Nằm cách trung tâm Kampong Thom khoảng 20km về phía Nam là ngọn núi thiêng Santuk, nơi trên đỉnh tọa lạc một quần thể chùa với nhiều tượng Phật được tạc trực tiếp vào trong các khối đá tự nhiên. Người dân trong vùng thường đến cúng bái và hôm ấy tôi đã gặp hai bạn quân nhân trẻ vui tính trước khi lên đường đi Kampong Cham làm công tác đã đến đây để "giã từ" quê nhà...

Điểm thu hút của Santuk là hơn 800 bậc thang uốn lượn quanh núi dẫn lên tận đỉnh trong một màu xanh mướt của cây cối và không khí trong lành. Hai bên là hai hàng nam nữ trong tư thế kéo rắn thần Naga diễn tả sự tích "Khuấy biển lấy thuốc trường sinh Amrita". Gần đỉnh núi có khá nhiều khỉ hoang.

Đường đến Santuk từ trung tâm Kampong Thom đi qua làng Samnak nôi tiếng với nghề tạc tượng Phật. Đá được lấy từ chân núi Santuk.

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/KAMPONGTHOMTACTUONGCHON.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/KAMPONGTHOMTACTUONG8.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/KAMPONGTHOMTACTUONG4.jpg

tom_the_star
31-10-2010, 17:08
KAMPONG THOM - PHNOM SANTUK

Đường lên đinh núi
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/KAMPONGTHOMPHNOMSANTUKZIGZAG.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/KAMPONGTHOMTUONGKEO2.jpg

Khỉ trên đỉnh núi
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/KAMPONGTHOMPHNOMSANTUKMONKEY.jpg

Cẩn thận với rắn ven... đường
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/KAMPONGTHOMCHUARAN.jpg

UMOVE
31-10-2010, 18:15
SAMBOR PREI KUK

Vỡ đôi
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKDEN4.jpg

Trống hoắc mặc nắng gió lùa vào, cây cỏ mọc xanh um
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/SAMBORPREIKUKANHNANGCHON.jpg

Xóa đi viết lại

tom_the_star
04-11-2010, 14:09
PHNOM PENH LẬP ĐÔNG

Thế là gần một năm rưỡi đã qua đi. Những cơn gió lạnh rét của một tối Siêm Riệp tháng mười một ngày nào dường như vẫn còn đang hiện hữu nơi đây. Gió thổi bốc qua chiếc xe tuk tuk từ khu Trung Du về khách sạn làm cả bọn run cằm cặp. Gió khiến đêm Siêm Riệp mềm nhũng ra nhưng lại giòn tan trong tiếng cười của những người bạn mới quen. Tôi nhớ!

Những người bạn Khmer cũ trên cùng chuyến xe ngày ấy có người còn cùng tôi đi trên một cung đường, nhưng nhiều người đã đi trên những con đường riêng. Tôi quay quắt! Ai đó đang vất vã trên đường mưu sinh. Và tấm áo không đủ che cái lạnh ngày nào… Bây giờ Phnom Penh lập đông – một mùa đông đến đi vội vàng của miền nhiệt đới.

Tôi đi giữa con đường thênh thang lộng gió của vùng trung tâm Phnom Penh khi kim đồng hồ đang nhích dần sang 7 giờ sáng.
Tôi đã ở đây, lê mòn đôi dép Lào qua bao con phố nhỏ không nhớ đã bao ngày tháng nhưng hôm nay tôi chợt bắt gặp một Phnom Penh thật lạ. Nắng vàng rải đều trên những hàng cây cao vút chạy dọc theo những căn nhà kiến trúc thuộc địa Pháp đã lên màu thời gian. Phnom Penh chậm bước trong hình dáng của một ông lão thả đều đều những vòng đạp xích lô và một vầng trăng khuyết trắng ngần treo lơ lửng không chịu “tan” giữa bầu trời xanh lồng lộng.

Nhịp bước thời gian gần như đang chậm lại càng làm nổi bật hình ảnh màu cờ treo khắp đường phố trung tâm. Dòng sông sóng sánh và đều đều tiếng sóng vỗ đôi bờ. Tôi đã đi quá nhanh giữa Phnom Penh để hôm nay chợt thấy yêu cảm giác này đến lạ. Con thuyền cứ tành tạch mưu sinh giữa dòng, chuyến phà nối đôi bờ tuần tự qua lại gợi nỗi nhớ về những ngày đầu xuân đi thuyền viếng chùa Ông (quận 8) trong tiết trời mát dịu... ngày xưa.

Những bông hoa tím biếc, những bước chân nhẹ nhàng, một khung ảnh trắng đen gợi cảm về một Phnom Penh những năm đầu thế kỷ 20 bên dòng Tonle Sap gần Wat Phnom… Tất cả đã được ghi lại trong tôi.
Thật hay hôm ấy tôi đã đi mà không mang theo máy ảnh!

Hình ảnh từ chuyến đi cũ:
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/PHNOMPENHWATPHNOMCHON.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/ROYALCINEMA.jpg

tom_the_star
05-11-2010, 19:14
Nhìn qua khung kính khách sạn Landscape Phnom Penh:
https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/PHNOMPENHNHINTULANDSCAPECHON.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/PHNOMPENHNHINTULANDSCAPE1.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/PHNOMPENHNHINTULANDSCAPE2.jpg

phnguyen
09-11-2010, 20:58
Thông tin Sihanoukville:
https://docs.google.com/leaf?id=0B-27zpxUjUWPMjljYjEzNDYtNTJiNi00OTgzLTk5ODMtMjI1MjU1 MmI4OTlm&hl=en

Bunni
17-01-2011, 15:38
Cam của bác chủ thớt buồn quá :-s

Kent Lau
18-01-2011, 13:19
--------------------------------------
- Người giàu nhất tại Cambodia là ông Hun Sen, người giàu thứ nhì là ông SokCung (Sáu Cò), cha người Hoa, mẹ Việt, sinh trưởng tại Cambodia và lấy vợ người Việt.

Mình chỉ muốn góp ý một chút thôi, bạn lấy ở đâu ra thông tin này ??? Có gì chứng thực không hay chỉ thông qua lời nói của những người khác, vì mình sống bên Cambodia 2 năm nay nhưng chưa hề nghe thông tin này.
Cheers,

uninutit
21-03-2011, 00:38
Cái này em cũng từng nghe vì nghe nhiều người dân Campuchia nói rằng do ông Sok Cung bán vé Angkor rất là cao và bán đắt như tôm tươi nên họ hay nói ông ấy là người giàu nhất Campuchia. Còn thực hư sao anh kent lau có thể cho em biết ko?
Em là hdv hay dẫn khách đi qua đó cũng muốn học hỏi kiến thức !!

junbeo
16-12-2011, 01:21
http://tuoitre.vn/The-gioi/56609/%E2%80%9CToi-la-nguoi-Viet-Nam.html mình thấy ở đây! Làm sao để các nhà sư tặng vòng tay màu đỏ may mắn nhỉ!

tom_the_star
28-06-2013, 20:57
Phnom Penh là gì mà mỗi lần về lại dâng trào một nỗi nhớ.

Có lẽ em không biết! Có lẽ em không bao giờ biết!

Tôi nhớ căn phòng cũ, đôi khi đợi em về mà đếm từng giọt thời gian. Khung cửa sắt cũ ngày nào giờ có hoen rỉ? Tôi đã tần ngần bao lần đứng nhìn qua khung cửa một mái nhà xụp xệ trong nắng vàng và hích căng lồng ngực mùi quần áo vừa ướm khô trong gió.

Tôi nhớ em dạy tôi những bước nhảy đầu tiên. Một thằng làm trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn/du thuyền lại ngố đến vậy. Căn phòng ấy, bước chân ấy có lẽ theo tôi đi hết cuộc đời còn lại. Tôi cất nó vào một góc nhỏ, để mỗi mùa mưa về, lại thấy lòng trôi dạt về miền ký ức ngọt ngào xưa. Em đã đi hay nói khác hơn tôi đã rời em. Mà tôi, trong tận đáy lòng, chưa-bao-giờ nghĩ sẽ có một ngày như thế.

Từ Phnom Penh quay về Prey Veng quê em, qua Kampot nơi những ngày hè phượng cháy đỏ rực, đến Kampong Som rồi Koh Kong... Tôi đã muốn nối dài thêm những cung đường. Nghĩ về một căn phòng treo lơ lững trên cây ở tận Rattanakiri và Mondulkiri... Em đã không bao giờ để giấc mơ tôi thành hiện thực.

Hai ngày sau một năm không về... Phnom Penh những ngày cuối tháng sáu là những giọt mưa!

CometSign
31-07-2013, 00:20
Thật xúc động với những hình ảnh Campuchia thật khác (không hẳn là đẹp mà mang đến cảm xúc thông qua lời văn ^^). Cảm ơn bác chủ topic đã có những chia sẻ thật sâu sắc về Cam!

dovhung
12-11-2013, 03:08
HN trở lạnh , cô gái lại đón chuyến xe bus số 7 , chuyến xe bus duy nhất mà mỗi lần đi đều khiến cô bỗng nhiên cảm thấy yếu đuối , tạm biệt các tình yêu ,mình đi rồi mình lại về , thật đấy ! Mọi thứ đều tăng giá , trừ xe bus số 7 nhé , 4k thôi , hạ giá 1k !
Cảm nhận đầu tiên khi đến Cam là : Trời ơi , sao mà nóng thế ! nhiệt độ ngoài trời lúc 6h tối chỉ có 39 thôi à !
Có_ tiền_ cafe_ không ? giật mình với các bạn Hải quan ở Sân bay , cứ tưởng trình tiếng Anh của mình bị_ làm_ sao ,nghe_mãi_không_hiểu ,mãi sau mới hiểu híc...
Gọi Taxi ,gì thế này ? Cam rì cơ á ? choáng ! Taxi ở Cam là phải Cam rì nhá!
One Dolla là từ được nghe nhiều nhất ở Cam -Xót nhất là nước uống - 1$/chai .
Kỷ niệm đêm đầu tiên ở Cam : Mất điện toàn tập khi nhiệt độ bên ngoài tầm 38-39 độ ! xém tí thì thành heo quay ...
Bạn bị chém rồi
Nước tinh khiết chỉ có 500 riel, còn dừa chỉ có 2000/ quả.
Không phải taxi ở Cam toàn camry, vẫn có xe đểu, hên xui à

sondong
18-11-2013, 08:04
Thật hay qua bài viết mặc dù tôi đã từng đi không biết bao nhiêu lần

Vu Dinh Lang
27-03-2018, 15:40
Bài viết hay quá.Mình cũng đã đi được 3 lần.Lần đầu từ năm 2003,nhờ có người quen làm ở cửa khẩu Xà Xía nên mình được lái xe hơi qua,và đi hết 5 thành phố của Cambodia,cảm giác rất là thú vị,lần gần đây nhất thì mình chạy xe máy sang bằng cửa khẩu Mộc Bài.Mình cũng từng đi nhiều nơi, nhưng mỗi lần đi Cambodia cho mình cảm giác rất thú vị.Hôm nay tìm đọc được bài viết này rất hay.Một lần nữa xin được cảm ơn tác giả bài viết.