PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Lai Vung - Vùng Đất Đặc Sản



thinhduyquach
24-12-2012, 01:35
Lâu rồi , không viết bài trên Phuot . Hôm nay , mình xin chia sẽ cho mọi người về chuyến đi cách nay 1 tuần của mình . Đó là 1 huyện của tỉnh Đồng Tháp . Dù chỉ là 1 huyện nhỏ thôi , nhưng có rất nhiều đặc sản và làng nghề .
Lai Vung đó là 1 vùng đất có QL 80 chạy ngang , với cảnh sông nước , tàu thuyền chạy sát quốc lộ , cách thị xã Sa Đéc 12 km về hướng tây .
Theo lời rủ rê của 1 người bạn , chiều thứ 2 tuần trước chúng tôi gồm 2 người đi xe máy xuống dưới đó chơi . TT.Lai Vung cách TP.HCM 163 km , do là Tôi chạy chậm nên gần 11h đêm mới tới . TT.Lai Vung về đêm không sầm uất cho lắm nhưng có rất nhiều đặc sản và món ngon . Theo plan tour Tôi làm sẵn thì sẽ đi 1 số điểm như sau :

1. Nhà Cổ Huỳnh Thuỷ Lê ( fim Người Tình )
2. Chùa Ông Quách
3. Vườn Quýt Hồng
4 . Ruộng Ấu Tần Thành
5 . Làng chiếu Định Yên - Chợ Ma ( Lấp Vò )
6 . Chùa Phước Kiển ( Lá sen to )

Người dân nơi đây rất thân thiện và đầy tình cảm , nhậu cũng rất nhiều . Giống Bến Tre quê Tôi vậy .

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/148900_406705826066214_100173270_n.jpg

Cầu Khỉ Nam Bộ :D

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/150606_406706226066174_971279086_n.jpg

thinhduyquach
26-12-2012, 00:02
1. Theo Dấu Chân '' Người Tình ''

Không biết đã từng xem bộ phim '' The Lover '' hay nghe về 1 câu chuyện xuyên biên giới , nhưng đầy trái ngang giữa 1 người giàu có xứ Đông Dương cùng 1 cô gái Pháp không nhỉ . Câu chuyện mà Tôi muốn kể đến cho các bạn nghe sau đây đó là 1 câu chuyện buồn và dễ làm cho con người ta rơi lệ .
Trích '' ........ Hơn 75 năm trước, trên chuyến phà nối liền Vĩnh Long và Sa Đéc, nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras (tác giả của tiểu thuyết Người tình được dịch ra 43 thứ tiếng, đoạt giải thưởng Goncourt và được dựng thành phim L'Amant) đã gặp và yêu chàng công tử Huỳnh Thủy Lê hào hoa, con trai một điền chủ người Hoa từ cái nhìn đầu tiên. '' .

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/540300_407762825960514_327024964_n.jpg

Hơn 50 năm ôm ấp mối tình khắc cốt ghi tâm ấy, năm 1984, nữ nhà văn Marguerite Duras đã cho ra đời tiểu thuyết "Người tình" mà nam nữ nhân vật chính không ai khác chính là bà và Huỳnh Thủy Lê.

Huỳnh Thủy Lê là con trai của điền chủ Huỳnh Cẩm Thuận, giàu có nhất vùng Sa Đéc thời bấy giờ nhưng sống lương thiện và hay giúp đỡ người nghèo. Huỳnh gia là chủ chành gạo lớn nhất tỉnh Sa Đéc. Gạo Huỳnh gia không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Phần lớn những căn phố ở chợ Sa Đéc là của Huỳnh gia cho thuê. Ngoài chợ Sa Đéc, nhà họ Huỳnh còn có nhiều điền sản ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.
Dòng họ Huỳnh rất có thế lực, nhiều người đã xin đổi sang họ Huỳnh để dễ làm ăn và được ông Huỳnh Thủy Lê chấp thuận, giúp đỡ mà không cần truy xét. Tuy sinh ra và lớn lên trong một gia tộc có tiếng tăm, bề thế, nhưng không vì thế mà Huỳnh Thủy Lê xao nhãng chuyện học hành và làm ăn. Vừa giàu có lại được ăn học đến nơi đến chốn và không kém phần hào hoa, thanh nhã, Huỳnh Thủy Lê luôn là người tình, người chồng đáng mơ ước của bao cô gái thuở ấy.
Như một sự sắp đặt của duyên số, con gái nước Việt sống miền sông nước nức tiếng đoan trang, xinh đẹp bao đời nay lại không hề khiến Huỳnh Thủy Lê rung động. Mà trớ trêu thay ông phải lòng cô gái phương Tây da trắng vừa bước qua tuổi 15 từ lần gặp mặt đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ pha chút ngại ngùng.
Cô gái ấy không ai khác chính là nữ nhà văn Marguerite Duras thuở thiếu thời. Marguerite Duras tên thật là Marguerite Donnadieu, SN 1943 bà đổi tên thành Marguerite Duras theo tên một làng quê vùng Lot-et-Garonne, nơi có ngôi nhà của cha mẹ bà. Marguerite Duras sinh năm 1914 tại Gia Định, Đông Dương (TP. Hồ Chí Minh ngày nay), trong một gia đình học thức cao khi cha là một giáo sư toán, mẹ là giáo viên tiểu học. Mẹ bà là hiệu trưởng Trường École de jeunes filles, tức Trường Trưng Vương ngày nay ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Gia đình bà không sung túc lắm nếu không muốn nói là có phần túng thiếu và đó cũng là một trong những lí do khiến cho chuyện tình không môn đăng hộ đối giữa bà và Huỳnh Thủy Lê tan vỡ.
Năm Marguerite Duras vừa tròn 15 tuổi, gia đình bà dọn đến sinh sống tại Sa Đéc. Và trên chuyến phà Vĩnh Long Sa Đéc, định mệnh đã cho Huỳnh Thủy Lê và Marguerite Duras thấy nhau. Chính nét đẹp mong manh, trong sáng và lạ lẫm của Marguerite Duras khiến Huỳnh Thủy Lê phải rung động và ngập ngừng bước đến làm quen. Kể từ giây phút ấy, cả hai chỉ biết đến sự tồn tại của đối phương mà không tiếc gì đến cái thoáng đãng, mênh mông và cái ồn ào của người dân trên chuyến phà định mệnh.
Tuy nhiên, những hủ tục xung quanh việc môn đăng hộ đối đã dựng lên bức rào cản và cố gắng tách rời hai trái tim đang khao khát, cháy bỏng yêu thương ra xa nhau. Mối tình lãng mạn và nồng cháy của nữ nhà văn với chàng công tử con nhà giàu đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của hai gia đình do quan niệm môn đăng hộ đối cũng như sự khác biệt về giai cấp và sự cách biệt lớn lao về vật chất. Cha Huỳnh Thủy Lê, ngoài là một người Hoa thuần túy, ông từng là một điền chủ có tiền có thế, ông không thể chấp nhận một cô con dâu ngoại quốc nghèo nàn. Trong khi đó, mẹ nàng thì cho rằng một gia đình thuộc về mẫu quốc không thể có chút dính líu gì với người thuộc địa chứ đừng nghĩ đến chuyện kết thân.
Mặt khác, lúc này, Huỳnh gia đang lâm vào cảnh nợ nần, làm ăn thua lỗ, chỉ có cuộc hôn nhân của cậu con trai Huỳnh Thủy Lê với người đẹp xứ Tiền Giang Nguyễn Thị Mỹ, con gái của một người giàu có tiếng miền Tây mới có thể vực dậy gia thế Huỳnh gia. Đó cũng là cô vợ mà cha ông đã âm thầm sắp đặt từ 10 năm trước mà anh không hề hay biết. Cuối cùng sau những lần kháng cự trong tuyệt vọng, Huỳnh Thủy Lê đành chấp nhận cuộc hôn nhân không tình cảm để cứu gia đình khỏi cảnh tán gia bại sản.
Nhưng đằng sau nguyên nhân hiển nhiên ấy, Huỳnh Thủy Lê còn có nỗi khổ khác. Cũng một phần vì gia đình Marguerite Duras, đặc biệt là mẹ bà không mấy thiện cảm với anh chàng công tử giàu sang, khiến anh nhận thấy mình khó có thể có một mái ấm bền lâu. Có lần, cả gia đình Duras lên Sài Gòn, Huỳnh Thủy Lê niềm nở mời họ ăn uống tại một nhà hàng sang trọng bậc nhất Sài thành lúc bấy giờ. Lần đó, mẹ, hai anh và cả Duras đều không hề chú ý đến sự có mặt của chàng công tử họ Huỳnh.
Chính nữ nhà văn đã viết: "Họ ăn một cách ngấu nghiến như chưa từng được ăn... Họ đã đối xử với người tình của tôi như thế. Không một lời cảm ơn với người đã trả tiền bữa ăn ngon lành đó”. Điều này càng làm ông nản lòng và đành an phận cưới người vợ giàu sang, xinh đẹp mà không trong tim vẫn cất giấu hình ảnh người con gái xứ Pari hoa lệ.

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/182349_407762709293859_915542240_n.jpg

Sau một năm rưỡi yêu nhau thắm thiết, Huỳnh Thủy Lê lấy vợ trong sự hoan hỉ của dòng họ. Riêng nữ nhà văn Duras ngậm ngùi, lặng lẽ, cô lên tàu về Pháp cùng gia đình khi 18 tuổi, kết thúc buồn cho một mối tình đẹp. Ngày ra đi, cô cố nấn ná ở bến tàu để khắc khoải được gặp người tình lần cuối trước mắt cô, chẳng có gì ngoài khoảng không trống trải, vô định.

Huỳnh Thủy Lê lấy vợ sinh được năm người con, 3 gái 2 trai, sống trong cảnh giàu sang, êm ấm nhưng có lẽ không lúc nào ông nguôi ngoai nỗi nhớ người tình dù đã nhiều năm xa cách. Khi gia đình chuyển lên Sài Gòn sinh sống, ông vẫn luôn đều đặn quay về chốn cũ về ngôi nhà xưa nơi gợi nhớ về người tình đầu tiên cho ông nhiều kỉ niệm. Năm 1972, ông mất và theo di nguyện các con chôn cất ông trên mảnh đất Sa Đéc thân thương, nơi mang nhiều kỉ niệm về một cuộc tình đã xa.
Khi Marguerite Duras về Pháp, bà lao vào học tập nhưng những nỗ lực của bà không thể làm vơi đi nỗi nhớ người tình nơi đất Việt xa xôi. Bà kết hôn, làm nhiều nghề rồi dừng chân với nghề viết văn và ngập chìm trong rượu và thuốc lá. Dường như mối tình dang dở đầu đời với người tình cũ quá lớn, nó đã choáng hết trái tim, tâm trí bà nên dù kết hôn với ai bà cũng không cảm nhận được hạnh phúc. Bà yêu và kết hôn dường như chỉ để tìm cách nguôi đi, tìm cách trốn tránh tình yêu đã gửi nơi đất Việt. Do vậy, sau khi đã trải qua 2 cuộc hôn nhân không hạnh phúc, lúc cuối đời bà lại lao vào cuộc tình với một anh chàng yêu văn của bà và trẻ hơn bà 38 tuổi. Bà mất năm 1996 mà vẫn còn nhiều luyến tiếc mối tình năm cũ.
Suốt hơn 50 năm ôm ấp tình cảm xưa, bà viết ra tiểu thuyết Người tình bằng con tim và nước mắt. Đó là chuyện tình của chính bà và chàng công tử họ Huỳnh trên đất Sa Đéc. Người tình được xuất bản năm 1984, cũng trong năm này nữ nhà văn Marguerite Duras được nhận giải thưởng Goncourt danh giá dành cho tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất trong năm của Pháp. Sau đó, tiểu thuyết được dịch ra 43 thứ tiếng và dàn dựng thành phim L'Amant. Phim được khởi chiếu năm 1992 và nhận được nhiều sự tán thưởng của thế giới. Đây cũng là hai trong những minh chứng cho tình cảm nồng nàn của hai con người đến với nhau bằng tình yêu trong sáng, mãnh liệt.
Một chứng tích khác cho mối tình vượt thời gian này là ngôi nhà cổ tại số 225A Nguyễn Huệ, phường 2 thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngôi nhà do cha ông Huỳnh Thủy Lê xây cất cách đây 130 năm. Hiện nay, ngôi nhà cổ này được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, được công ty du lịch Đồng Tháp và sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh quản lí. Mỗi ngày có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Du khách đến đây để được tận mắt nhìn thấy chân dung và nơi ở của người tình nữ nhà văn nổi tiếng người Pháp Marguerite Duras. Nơi đây có đầy đủ các tài liệu liên quan đến Huỳnh Thủy Lê và gia đình cũng như những hình ảnh gợi lại mối tình năm cũ.
Nhắc đến nơi Marguerite Duras đã qua thì không thể không kể đến ngôi trường École de jeunes filles nơi mẹ bà làm hiệu trưởng. Ngôi trường này cũng là nguyên nhân để bà về đây sinh sống và gặp gỡ Huỳnh Thủy Lê. Trường giờ đã thay đổi phần nào nhưng lối kiến trúc Pháp vẫn còn in dấu, du khách Pháp rất thích thú khi đến tham quan ngôi trường này. Chuyện tình ấy giờ đã là tiểu thuyết là phim ảnh và hơn thế nó đã khắc sâu vào tâm trí người miền Tây như một di sản đẹp.

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/148629_407762635960533_693303045_n.jpg

thinhduyquach
26-12-2012, 00:11
P/s : Đó là những gì Tôi muốn kể cho mọi người . Hâu như khách du lịch nội địa ít đi , mà toàn là Việt Kiều hoặc nước ngoài ( Pháp ) là đi nhiều . Vì người ta muốn xem ngôi nhà trong fim và muốn cảm nhận 1 tí ti về cuộc sống của gia đình ông Huỳnh như thế nào .

** Cách đến ***

- Đ/c thì em nó cũng đã chỉ post cho mọi người xem rồi , cứ đi dọc bờ sông là đường Nguyễn Huệ , hỏi người ta nhà cổ là người ta chỉ cho . Vé vào là 15k đồng . Vào đó nếu biết ý nghĩa và câu chuyện rồi thì khỏi cần thuyết minh viên . Còn không thì nhờ thuyết mình rồi gửi tiền cho người ta .

Vài tấm nội thất bên trong cho mọi người xem . Toàn bộ vật liệu chở bên Pháp qua xây hết nha mọi người .

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/416876_407762742627189_724701503_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/430922_407762712627192_125706298_n.jpg

thinhduyquach
26-12-2012, 00:23
2. Kiến An Cung ( Chùa Ông Quách )

Sau khi thăm nhà cổ xong , em di chuyển qua chùa Ông Quách , 2 địa điểm này nằm cách nhau có 1 con đường thôi . Chùa nằm bên mé hông đường Hùng Vương . Em thì muốn xem chùa ra thế nào thôi , chứ chùa người Hoa cái nào với cái nào cũng giống nhau hết .

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/603262_406633479406782_1156102599_n.jpg

Chùa nằm bên mé hông đường Hùng Vương - rạch Cái Sơn . Trước cửa chánh điện có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, miệng ngậm trái châu, chạm khắc tinh xảo. Hai bên tả, hữu là 2 vị thần Thiện - Ác. Bước vào bên trong là sân lộ thiên nhỏ để dành làm chỗ cúng tế theo cổ tục. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn đều được chạm trổ hoa lá, chim muông lộng lẫy, tôn nghiêm. Chánh điện chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường), Ngọc Hoàng Thượng Đế. Phía trong chánh tẩm là bệ thờ ngài Quảng Trạch (Ông Quách)

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/28051_406633422740121_2026186769_n.jpg

Chùa khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) khánh thành năm Đinh Mậu (1927) do nhóm nguời Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu.
Chùa được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế, gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mái ngói được làm rất công phu, gồm 3 lớp : mặt trên là ngói, mặt giữa là gạch, cuối cùng là ngói.

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/528236_406633409406789_788479851_n.jpg

Sân thiên tĩnh ...1 lối kiến trúc độc đáo của chùa Hoa . Vừa lấy ánh sáng trời đất , thoát không khí .

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/603256_406633472740116_1730314273_n.jpg

Cầu bình an , 1 vòng nhang như thế có giá 30 ngàn , cháy trong vòng 12 ngày . Ghi lời cầu bình an lên đó .

P/s : Chùa vắng tanh như chùa bà đanh luôn . Hiii . Có vợ chồng người canh chùa nhưng thấy không nhiệt tình gì hết . Vào đó không mất phí , chẳng cần gửi xe cứ chạy dô chùa khoá cổ lại . Nếu có lòng thì nhét 10 ngàn làm công quả . Trước cổng chùa có người ta bán trái dừa nước , 1 bịch hơn nửa kg mà có 20 ngàn à . Ăn lồi bản họng luôn :D .

ngoikoyen
26-12-2012, 15:47
https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/148900_406705826066214_100173270_n.jpg
nhin tam nay ngoikoyen chui het noi mai se di ngay.cho minh thong tin vuon quyt nay nha ban.cam on nhieu:L

thinhduyquach
29-12-2012, 19:01
Buổi chiều đó , sau khi ăn cơm tại nhà người bạn xong , chúng tôi rất hào hứng đi hái quýt và hái ấu . Quýt hồng Lai Vung có tiếng từ lâu lắm rồi mà đó giờ chưa được thử .
Sau khi , len lỏi trong những con đường làng và qua mấy cây cầu khỉ , chúng tôi đến được vườn quýt của 1 người dân . Được chú dẫn đi hái quýt , ăn quýt và chụp hình thoả thích .
Giá quýt năm nay là 20 ngàn 1kg thôi , rất rẻ và lại ngon .

Em qua Cầu Khỉ :D

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/196165_406705639399566_1780004528_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/399275_406705876066209_1776813244_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/12069_406706032732860_290597722_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/65030_406706152732848_999585028_n.jpg

thinhduyquach
29-12-2012, 19:06
Sau khi ăn quýt và hái quýt no nê , chúng tôi đi hái ấu cùng các bác nông dân . Ấu này là giống ấu Đài Loan nên rất béo và bùi . Ăn cái này nhớ tuổi thơ quá :D

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/537706_406706306066166_1244483564_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/262793_406706352732828_113455194_n.jpg

Bếp nấu ấu , bằng trấu

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/20528_406706562732807_952022093_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/382041_406706356066161_370680762_n.jpg

thinhduyquach
30-12-2012, 20:20
Nem Lai Vung

Nhắc tới Đồng Tháp là nhắc tới mắm kho , nhắc tới Lai Vung là nhắc tới nem . Chắc là nem Lai Vung không còn xa lạ gì với những người con miền tây , nhất là các bạn ở miệt An Giang , Kiên Giang . Vì Lai Vung nằm trên QL 80 , mà hầu như xe khách nào khi đi ngang Lai Vung cũng dừng lại ở những trạm dừng chân để thưởng thức món nem đặc sản này . Món nem đi vào thơ ca !

1 điều thú vị là Nem Lai Vung lọt vào top 14 đặc sản của VN . Nem Lai Vung có tất cả 7 thương hiệu gồm: Cơ sở nem Giáo Thơ, Hoài Giao, Cô Hiệp, Thúy Ngoan, Tư Minh, Út Thẳng và Năm Sơn. Nhưng đa số người dân địa phương ở đây đều chọn nem Giáo Thơ , vì Nem Giáo Thơ , không bở , để lâu được và lại ngon , vừa ăn .

Nói chung , hầu như tỉnh nào cũng có làm Nem thì phải . Chẳng hạn như Nem chợ huyện Tuy Phước - Bình Định . Nem Chua - Thanh Hoá , 2 loại Nem này mình từng thử qua . Và theo mình thì Nem chợ huyện là ngon nhất , có thể cảm nhận theo cảm tính . Chung quy là vậy .
Nem Lai Vung thì quá ngọt đi , và nó hôi mùi kháng , nhưng chắc sẽ ngon với đại đa số , ít nhất là vậy .

Hôm bửa , mình về mua 20 chục nem , giá 36 ngàn vậy 18 ngàn / 1 chục nem , cũng khá rẻ . Ai về Lai Vung nhớ thưởng thức nem này nhé .

P/s : Do mình ăn hoài nên mình không để ý , nên không chụp hình . Thông cảm mọi người nhé .

thinhduyquach
10-01-2013, 14:16
Xin được nói về con người Lai Vung

Có lẻ ấn tượng đầu tiên là ấn tượng quan trọng nhất và ấn tượng của mình với những người ở vùng đất này là cực kì hiếu khách . Cũng là dân miền tây cả thôi mà . Có 1 điều mình muốn nói về âm vực trong lời nói mà mình cảm nhận là từ '' rưỡi '' họ nói là '' rữ '' mình chẳng hiểu tại sao ? Cái này chắc là nhờ đến các nhà ngôn ngữ học .

Do ở vùng này có nhiều đồng ruộng , nên còn rất nhiều các loại rau , xanh tươi mà làm mình nao nao lòng , mình cũng sinh ra từ miền tây , nhưng nơi mình ở người ta bắt đầu chuyển qua công nghiệp thay vào đó là các cánh đồng dần phai mờ trong tâm trí .

Rau cải trời !!! 1 loại rau có lông trên là , ăn rất tốt cho sức khoẻ , cái này mà chấm với nước thịt heo kho tàu ngày tết là số 1 . Ở Lai Vung này rất nhiều , người ta bán đổ đống ngoài chợ nhìn mà phát ham .

Đọt nhãn lồng , cái này ăn cũng rất bổ ..và rất ngon , tiếc là mình đi chợ nên không đem máy chụp hình , mà có đem cũng không dám chụp vì sợ người ta nói .

1 điều rất thú vị nữa là người dân ở đây ai cũng biết '' nói chơi '' 1 lối nói chuyện hài hước , người tung người hứng . Có lẻ là 1 nét riêng của miền tây thì phải , chắc là lao động cực nhọc sinh ra lối nói chuyện đó để cho con người bớt mệt chăng ?.

Cá , tôm , rắn , rùa , lươn đầy ngoài chợ với giá rẻ . 2 bên QL 80 đều có quán nhậu bán những thứ đó , rất ngon và hấp dẫn .

AnhsonQ
10-01-2013, 16:53
Cách đây vài năm ,theo vài người Bạn xuống Lai Vung chơi ..khoản 2006 ,lúc đó QL 80 còn đang làm đường ,do giải toả đền bù không thoả đáng ,Bà con đem Gạch ,cây ngăn ngang đường không cho xe lớn chạy , xe nhỏ thỉ đi OK !!!!Không biết bây giờ đường xá đã làm xong chưa ?
Ở lại Bình thành ,Lấp Vò 1 đêm ...Nhậu Cá lóc nướng Trui ,Tôm càng ..ngon ơi là ngon
Có hình ảnh gì Lấp vò ,Lai vung đăng lên xem Bác Thớt nhé....!!

hacdieus
10-01-2013, 20:51
Nghe bác kể về Nem mới biết nhiều thế này! Hay thật công nhận nhiều thứ ghê, cứ ngở chỉ có 1 loại LaiVung thôi, mà ngần ấy cơ sở, chắc mỗi loại mỗi hương vị. Bác bắt bẻ em "chái ô môi" với "trái ô môi" thì em chịu, em chơi ngôn ngữ miền tây :D

tamdao012003
15-01-2013, 23:13
Có món nhậu gì khác lạ không e, hôm trước hụt vụ Đồng tháp có lẽ mùa nước 2013 phải quay lại. Tớ cũng chén chuột đồng và chuột đê ngoài bắc nhiều nhưng vẫn rất háo hức với món chuột Đt.

tamdao012003
15-01-2013, 23:23
Có món nhậu gì khác lạ không e, hôm trước hụt vụ Đồng tháp có lẽ mùa nước 2013 phải quay lại. Tớ cũng chén chuột đồng và chuột đê ngoài bắc nhiều nhưng vẫn rất háo hức với món chuột Đt.

thinhduyquach
16-01-2013, 19:03
Làng Chiếu Định Yên ( Lấp Vò ) - 1 nét văn hoá bị '' mất '' đi .

Ngày còn ở lớp , cô hay thường bảo rằng ở vùng Đồng Tháp có 1 chợ chiếu người ta gọi là '' chợ ma '' hay '' chợ âm phủ '' Vì chợ chỉ hợp nhóm vào khuya đến hừng sáng là hết . Những chiếc chiếu trắng cứ lờ thờ trong đêm vắng , ánh đèn dầu leo lét trong màn đêm âm u nên người ta ví là vì thế .

Thế là , chuyến này về lại Lai Vung phải đi cho bằng được , hỏi thì mới biết chợ chiếu Định Yên nằm cách nhà ông bạn có hơn 20 mươi km thôi , khá là gần . Sáng sớm , 8h sau khi ăn sáng xong , Tôi chạy 1 mạch đến Lấp Vò trên đường đi hỏi địa danh Định Yên . Nhưng cũng chẳng cần phải hỏi vì chạy 1 tí là thấy 2 bên đường toàn là mấy cộng lát nhượm màu người ta phơi nhìn rất đẹp mắt . Nhớ lại thôi xưa ra Huế , trên đường từ lăng Tự Đức về 2 bên đường người ta se nhang , phơi nhang nhìn khoái con mắt .

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/23743_407087136028083_1221813103_n.jpg

Lát được mua về từ Trà Vinh hay miệt Long Hồ . Sao khi lát được chẻ cộng ra thì đem phơi , sao đó đem nhúng vào hóa chất .

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/380693_407087029361427_1726663713_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/14525_407087036028093_2072861778_n.jpg

Lát mua với giá 13 ngàn / 1 kg , nhúng vào chảo hóa chất này , sao đó đem phơi lần nữa .

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/75582_407087012694762_56883094_n.jpg

thinhduyquach
17-01-2013, 23:58
Chạy 1 hồi thấy 1 tấm bản để là '' chợ chiếu Định Yên '' quẹo dô thì thấy ngay 1 cái chợ mới xây nhìn mát con mắt , hỏi thì mới biết , chợ vừa khai trương để cho việc buôn bán chiếu được thuận lợi . Chợ này là nơi trao đổi chiếu và bán các dụng cụ làm chiếu như dây lát , dây năng .

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc7/305391_407087369361393_471707056_n.jpg

Thấy Tôi đứng chụp chụp 1 ông bạn nói là chạy sâu dô trong hỏi người ta chổ nào là Đình thì phải , thì chổ đó tập trung đông người làm chiếu . Quả thật không sai vào đó thấy nhà nào cũng làm , tiếng chiếu dệt bằng máy kêu xập xình , chát chúa . Mà Tôi đâu có muốn xem dệt máy . Dệt tay thôi , chạy cũng hơi khá xa có 1 nhà làm chiếu bằng tay , đơn giản không phải vì người ta muốn giử lại 1 nét văn hoá hay cái gì sâu xa đâu mà đại khái vì người ta không có tiền mua máy nên dệt tay thôi .

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/184468_407087216028075_1966425130_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/15785_407087272694736_1206358972_n.jpg

Mọi người cứ thử làm 1 phép tính đi , dệt bằng tay như thế này từ sáng sớm cho đến tận chiều tối sụp xuống được 3 đến 4 cái là cao tay . Trong khi đó dệt bằng máy là khoảng 11-15 cái 1 ngày . Nhưng cái gì cũng có giá của nó , cái máy dệt chiếu mới là 25 triệu còn củ thì Tôi không có hỏi .

2 cô này dệt cái chiếu bán được 60 ngàn , trừ chi phí mỗi người còn lời được 15 ngàn . Làm bậy chơi và nhàn rổi không có việc gì làm nên làm thôi , chứ nhiêu đó sao kiếm ăn được chứ . Lái tự đến nhà mua , cứ 1 tuần lại gom 1 lần , Lái tuồng hàng xuống ghe rồi chở bỏ mối đi khắp miền . Ở cái vùng Định Yên này còn có mấy nhà dệt chiếu trắng , nghe là hơi xa nên ngại đường lạ chúng Tôi xin về lần sau ghé .

Nghoảnh lại , nghe cậu chuyện về '' chợ ma '' , cô kể thao thao bất tuyệt , nghe mà tiếc đứt ruột . Giờ chợ còn đâu , mình thì buồn còn người dân ở đó thì khoẻ . Khoẻ vì bây giờ hết khuya đến là phải nhóm chợ trong lúc ai ai cũng ngủ , bây giờ cứ mỗi tuần là thương lái đến tận nhà mua , sướng cha rồi .

Nghe nói , mấy ông trên tỉnh có xuống kêu khôi phục lại , mà làm sao được chứ . Người ta thích sướng ai thích cực bao giờ ...!!!

Mất Bò mới lo làm chuồng ( !!!! )

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/64029_407087306028066_130331606_n.jpg

RomeoHaas
16-03-2013, 17:00
Đi miền tây, có homestay hoặc bạn bè ở đó là tuyệt còn không thì sẽ không cảm nhận được hết miền Tây

TaiMV
22-03-2013, 00:46
Nhìn cây quýt lai Vung sai trĩu mà thèm quá.

nothing01
23-03-2013, 17:55
Cảm ơn những chia sẻ bổ ích.

tamdao012003
24-03-2013, 19:05
https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/14525_407087036028093_2072861778_n.jpg



Quỳnh lưu, Nghệ an đây hả em?

thinhduyquach
24-03-2013, 19:51
Quỳnh Lưu gì mà xấu dữ vậy anh :D ...Đó là chị em mà .

Đây mới là Quỳnh Lưu này :D

https://www.phuot.vn/threads/78075-Mi%E1%BB%81n-T%C3%A2y-Nh%E1%BB%AFng-Ng%C3%A0y-Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-T%E1%BA%BFt

hanchechat
25-03-2013, 14:51
Chạy 1 hồi thấy 1 tấm bản để là '' chợ chiếu Định Yên '' quẹo dô thì thấy ngay 1 cái chợ mới xây nhìn mát con mắt , hỏi thì mới biết , chợ vừa khai trương để cho việc buôn bán chiếu được thuận lợi . Chợ này là nơi trao đổi chiếu và bán các dụng cụ làm chiếu như dây lát , dây năng .


https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/15785_407087272694736_1206358972_n.jpg



Cây này ngoài miền Trung và miền Bắc gọi là cây cói(miền Nam gọi là cây lác) dùng để dệt chiếu. Dệt thủ công kiểu này vất vả nhưng đôi chiếu nó bền hơn chiếu dệt từ máy, vì sợi dọc của chiếu là sợi đay nó dai và ma sát. Còn khi dệt máy sợi dọc của nó là sợi cước, vì nếu dùng sợi đay nó xù xì, ma sát khiến khi dệt bị đứt hoặc rối, mà khi đôi chiếu mua về dùng đứt một hai sợi cưới là nó lần lượt bung các sợi cói ra.

Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng có các làng nghề, chuyên về làm chiếu, thủ công mỹ nghệ từ cây cói. Vài dòng. Thân