PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Jerusalem: Hành trình tới Miền đất Thánh



TÍM
19-07-2007, 09:03
Câu chuyện kể về một chuyến đi đến Jerusalem – miền đất Thánh của 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới: Do Thái, Cơ đốc và Đạo Hồi, một thành phố cổ Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở độ cao 650-840 mét so với mực nước biển.

Tôi lên máy bay Hà nội – Băng cốc với một tâm trạng hồi hộp và lo lắng khó tả, trong đầu miên man những nghĩ suy về một điểm đến đặc biệt trong cuộc đời, nơi mà những nguy hiểm của tên bay đạn lạc và những vụ đánh bom liều chết vẫn thường được đưa lên bản tin thời sự mỗi tối. Chúng tôi chuyển máy bay ở Suvanabhumi – một sân bay mới của người Thái rất rộng lớn và hiện đại. Sau hàng loạt những thủ tục kiểm tra an ninh ngặt nghèo, chúng tôi lên máy bay đi Tel Aviv và được biết rằng chuyến bay chỉ có 5 người Việt nam chúng tôi là ngoại quốc, còn lại toàn là người Israel.

Sau 12 tiếng bay, chiếc Boing 747 hạ cánh xuống sân bay Ben Gurio – thành phố Tel Aviv của Israel lúc 6h30 sáng giờ địa phương. Một chiếc xe đã sẵn sàng đưa chúng tôi lên đường trực chỉ về Miền đất Thánh. Jerusalem bắt đầu hiện ra qua những tấm biển chỉ đường. Sau hơn 1h trên đường cao tốc, chúng tôi đã đến được Jerusalem, nhận phòng ở khách sạn và chuẩn bị cho một buổi chiều dạo quanh thành cổ. An ninh ở Jerusalem khá căng thẳng, các trạm an ninh được đặt khắp mọi nơi từ nhà hàng đến khu mua sắm, bến tàu, hay bến xe. Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn được sự háo hức và mong chờ của chúng tôi cho hành trình tới thăm miền đất hứa. (Holy land)

Tôi nhớ là đã được đọc ở đâu đó câu nói của các nhà hiền triết người Do thái, rằng, thế giới có mười phần đẹp thì Jerusalem vinh dự có được chín, mười phần khổ đau thì Jerusalem chịu chín, mười phần thông thái thì Jerusalem giành lấy chín và mười phần độc ác thì Jerusalem vô phúc có đến chín”. Và giờ đây, vùng đất huyền thoại ấy đã hiện ra trước mắt chúng tôi, kỳ ảo, huyền bí và linh thiêng đến từng góc tường thành.

Thành cổ Jerusalem theo truyền thuyết được xây dựng bởi Shen và Ever, tổ tiên của Abraham, là thành phố linh thiêng nhất của Đạo Do Thái cũng như có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Khu vực được gọi là thành phố cổ bao gồm những bức tường thành bao quanh được xây dựng dưới đế chế Ottoman của vua Sultun Suleiman (1520-1566) và bốn khu phố cổ của người Do Thái, Hồi giáo, Cơ đốc giáo và người Armenia. Những di tích ở Jerusalem ngày nay vẫn còn rất nguyên vẹn và đầy quyến rũ khiến bất kỳ ai khi đặt chân đến đều bị mê hoặc. Ngay cả toàn cảnh thành phố Jerusalem hiện đại dưới ánh bình mình hay lung linh trong ánh đèn đêm cũng mang một vẻ đẹp thiêng liêng và kỳ vĩ. Một bầu không khí tràn ngập niềm tin, niềm hy vọng và tràn trề sức sống bao trùm lên cả thành phố Jerusalem.

Chúng tôi tiến vào thành cổ qua cổng Jaffam được xây đựng năm 1958 theo tiếng Arập có nghĩa là Yêu quý để chỉ thần Abraham, là 1 trong số 7/11 cổng thành còn được mở ngày nay ở Jerusalem. Tại đây chúng tôi đã tới thăm và tận mắt ngắm nhìn nơi Chúa Giê-su đã bị đóng đinh câu rút, đặt tay lên chân cây thập tự để cầu nguyện. Sau đó chúng tôi cũng đến nơi tìm thấy cây thập tự giá sau khi Chúa bị đóng đinh và cả nơi mà người ta cho rằng thi hài Chúa đã nằm tại đó, chứng kiến cảnh các tín đồ đi qua đều quỳ xuống và hôn lên phiến đá. Trên tường là bức tranh tái hiện lại cảnh Chúa sau khi bị đóng đinh và chuẩn bị đưa đi chôn cất. Các khu đền thờ đều hết sức trang trọng, quyến rũ và bí ẩn.

Ấn tượng nhất trong buổi chiều thành cổ là khi chúng tôi tới thăm “Bức tường than khóc”. Đây là bức tường còn sót lại phía tây của Đền thánh Jerusalem sau khi ngôi đền bị tấn công và tiêu hủy bởi quân La mã vào năm 70 Công nguyên. Người Do Thái tôn sùng bức tường này vì đây là phần duy nhất còn lại của một công trình lịch sử và là niềm tự hào của họ. Hơn hai ngàn năm đã trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, ngày nay các tín đồ vẫn đổ về đây từ khắp nơi trên thế giới, bất kể thời gian, tiền bạc hay hoàn cảnh chiến tranh. Họ tới cầu nguyện và hôn lên “Bức tường than khóc”, tay cầm thánh kinh trong một bầu không khí linh thiêng và trầm mặc. Xa xa là mái vòm nhà thờ Al-Aksa ánh lên màu xám bạc trong ráng chiều. Mái vòm Al-Aksa là một công trình có ý nghĩa thiêng liêng đối với người Hồi giáo nằm ở Khu Haram es Sharif (có nghĩa là Vùng đất cao quý). Tất cả những điều này sẽ mang lại cho bạn không chỉ một chút kiến thức, một kỷ niệm mà dường như miền đất này đang thổi vào bạn sự linh thiêng, đức tin và lòng bao dung vô tận của Chúa Jesus cùng những tín đồ của Người.

Tạm biệt những dãy phố hẹp và con hẻm nhỏ của thành cổ Jerusalem, nơi có những tín đồ của Jesus đang cầu nguyện và hôn lên từng bức tường thành hay phiến đá, chúng tôi tiếp tục hành trình tới thăm pháo đài Masada nằm ở phía tây nam của biển Chết. Và nếu bạn là một tín đồ của Chúa hay đơn giản chỉ là một người ham hiểu biết và khám những điều kỳ diệu trên thế giới thì hãy một lần tới thăm Jerusalem, tới thăm miền đất Thánh của Chúa, để được sống, được tận hưởng bầu không khí linh thiêng của hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới.

Bài L.QUỲNH - T.T
Ảnh: LÊ QUỲNH

TÍM
19-07-2007, 11:45
Hê hê, chưa đi Jerusalem lần nào, muốn đi ít nhất một lần trong đời:)) ... Chitto xì pam treo lên cột điện bây giờ :LL

Ảnh chụp được cung cấp bởi bạn T.L.Quỳnh
Cám ơn bạn nhiều (c) (beer)

Đường cao tốc từ sân bay về Tel aviv
https://www.phuot.vn/imagehosting/133469eebbf8551b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1100)

Thẳng tiến Jerusalem
https://www.phuot.vn/imagehosting/133469eebb34694b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1099)

Jerusalem ban ngày:

https://www.phuot.vn/imagehosting/133469eebcbec19b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1101)

Jerusalem ban đêm:

https://www.phuot.vn/imagehosting/133469eebd9b5ae7.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1102)

Babel
19-07-2007, 12:06
Đúng là người do thái thông minh, được thế giới ca tụng, dưng mà xem ảnh thì iem thấy nó rất thường như bao thị trấn khác.

Không biết các bác phượt rồi thì có cảm giác gì ngoài cái cảm giác đi đến nơi hòn tên mũi đạn không?

Iem có ông anh ở cái khách sạn của liên hiệp quốc batda-Iraq 4h chiều move vào vùng DMZ thì 8h ngày hôm sau cái ks đấy bị nã rocket làm vài chục nhân viên LHQ tèo ... tởm vãi lúa luôn ... sau cóng quá phải chuyển sang congo.

Duca
19-07-2007, 14:00
Kiến trúc của vùng này quả là tầm thường. Chắc nó nổi tiếng vì cái sự tranh chấp của mấy dòng tôn giáo thôi nhỉ???

Bạn Black mời bạn TL Quỳnh của bạn tham gia 4rum cho vui đi?

Chitto
19-07-2007, 15:31
Đúng hơn là sự tranh chấp, chính xác hơn là chiến tranh, đã tàn phá Jerusalem, khiến cho không còn kiến trúc cổ lớn nào còn nguyên hoàn toàn. Jerusalem xấu vì nó bị cạnh tranh khốc liệt, chứ không phải nó tầm thường.

Nó nổi tiếng vì chính nó quả là Số Một.

Jerusalem là Thánh địa, là cái nôi của Tôn giáo, cũng là trung tâm Văn minh nhân loại trong nhiều thế kỉ, là sự giao hòa văn minh Đông - Tây.

Người ta đã từng tin rằng Thế giới chỉ gồm có 3 châu: Âu, Á, Phi, giống như 3 cánh quạt giữa đại dương. Và chỗ giao điểm của 3 cánh quạt ấy, ở vị trí cái trục - chính là thành Jerusalem. Cho nên Jerusalem đã từng được coi là Trung Tâm Thế Giới.

Duca
19-07-2007, 15:37
Đúng hơn là sự tranh chấp, chính xác hơn là chiến tranh, đã tàn phá Jerusalem, khiến cho không còn kiến trúc cổ lớn nào còn nguyên hoàn toàn. Jerusalem xấu vì nó bị cạnh tranh khốc liệt, chứ không phải nó tầm thường.

Nó nổi tiếng vì chính nó quả là Số Một.

Jerusalem là Thánh địa, là cái nôi của Tôn giáo, cũng là trung tâm Văn minh nhân loại trong nhiều thế kỉ, là sự giao hòa văn minh Đông - Tây.

Người ta đã từng tin rằng Thế giới chỉ gồm có 3 châu: Âu, Á, Phi, giống như 3 cánh quạt giữa đại dương. Và chỗ giao điểm của 3 cánh quạt ấy, ở vị trí cái trục - chính là thành Jerusalem. Cho nên Jerusalem đã từng được coi là Trung Tâm Thế Giới.
Ặc! Giống mở sách ra đọc quá! Cho xin 2 xu ảnh để kẻ thường dân này thấy được cái phi thường trong kiến trúc ở thành Jerusalem đi bác! À quên, bác bảo nó bị phá hết rồi còn đâu mà có ảnh nữa. Thôi thì em bắt chước ở nhà đọc sách để cảm nhận cái Số Một vậy, đỡ lo chết oan vì rocket ;)

Chitto
19-07-2007, 16:06
Thực ra tôi cũng không thích tranh cãi trong topic này của Black, tuy vậy cũng muốn nói rằng: Đánh giá về một thành phố, đừng chỉ mới nhìn thoáng qua 2 bức ảnh ở trên để kêu rằng nó không có gì.

Dưới đây là bức ảnh lấy trên mạng về Bức tương Phía Tây, hay Bức tường Than Khóc (Westen Wall, Wailling Wall) và Nhà thờ Khối Đá.

https://www.titherly.com/Jerusalem/the%20dome%20of%20the%20rock%20behind%20the%20west ern%20(%27wailing%27)%20wall%20(0540)_std.jpg

Bức tường phía Tây này chỉ là một phần trong một tổng thể kiến trúc gọi là Đền Thánh hay Núi Đền được dựng từ trước Công nguyên, đã đứng đó hơn 2000 năm. Bạn có thể hình dung vào thời hoàn thiện thì Ngôi Đền đó lớn đến mức nào, và Ngôi Đền đó cũng là nơi Jesus từng đến học.
Cùng thời kì xây dựng với bức tường đó, có lẽ chỉ có bức tường của Đại hí trường Coloseum ở La Mã là sánh được về sự đồ sộ vĩ đại.

Còn Nhà thờ Khối Đá (Dome of the Rock) kia cũng đã đứng đó y như thế 1300 năm rồi.

Đó là hai công trình tiêu biểu cho kiến trúc của Jerusalem. Ngoài ra còn hàng loạt công trình khác.

Chitto
21-07-2007, 10:27
Trước bất kì một “điểm đến” nào, nếu biết được sơ lược về lịch sử của nó thì sẽ hiểu nó hơn nhiều. Nhất là về một thành phố nổi tiếng như Jerusalem, một Thành Thánh, thánh hơn cả Vatican, một Thành phố Quốc tế sâu sắc nhất trên thế giới.

Tôi đã viết Jerusalem là Số Một, bởi Jerusalem có những điều sau:

1. Một trong những thành phố cổ nhất, kinh đô cổ nhất trên thế giới
2. Đền thờ Đầu tiên của Độc thần giáo đầu tiên
3. Thánh địa linh thiêng của 3 tôn giáo lớn, 2 trong đó là lớn nhất trên thế giới
4. Nơi có nhiều Dân tộc định cư, cai trị, xâm chiếm, coi đó là quê hương nhất, do đó là nơi hội tụ của nhiều nền văn minh nhất.

Có thể nói lịch sử của Jerusalem, các công trình của Jerusalem là lịch sử và công trình của va chạm hai nền văn minh Đông Tây suốt từ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Không có thành phố thứ hai nào trên thế giới sánh được. Nếu muốn so sánh với Jerusalem thì phải gộp nhiều thành phố khác.


Theo tôi cảm thấy thì phần nhiều các bạn không quan tâm và hiểu về các Tôn giáo phương Tây, nên hiểu về Jerusalem càng khó. Trong khi đó Văn minh luôn có Tôn giáo. Không nền văn minh nào lại thiếu bóng tôn giáo. Không nền cai trị nào lâu dài mà không có liên quan với tôn giáo.

Để hiểu sơ lược về Jerusalem, thì cũng phải viết khá dài. Toàn chữ đọc mệt lắm.

Babel
21-07-2007, 10:32
Em cũng công nhận là jerusalem có nhiều thứ hay & hoành cháng ... dưng mà xem ảnh hoặc phượt đến đó iem nghĩ mọi người cũng sẽ choáng.

Tốt nhất là cứ ở nhà đọc sách các bác nhể !

TÍM
23-07-2007, 13:06
Trong lúc chờ Chitto viết bài chia sẻ về lịch sử Thành Thánh số 1, em up lên một vài bức ảnh. Văn hoá, tôn giáo và lịch sử của một miền đất mà ta đã đến hoặc dự định sẽ đến luôn là một điều đáng để những người yêu du lịch khám phá, cho dù có là ngồi ở nhà đọc sách hay đến tận nơi để sờ tay vào "Bức tường than khóc", xem tại sao những tín đồ Do Thái kia lại có một đức tin lớn đến vậy, âu cũng là mỗi người một cách cảm nhận, phỏng ạ?

Toàn cảnh thành phố Jerusalem hiện đại:

https://www.phuot.vn/imagehosting/13346a443d3650c8.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1258)

Biểu tượng của thành cổ Jeru - Mái vòm nhà thờ Al-Akasa:

https://www.phuot.vn/imagehosting/13346a444311ca82.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1259)

Một góc thành cổ Jeru:

https://www.phuot.vn/imagehosting/13346a4446d8f1dd.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1260)

Một góc phố cổ bên thành cổ, nơi bạn có thể dành thời gian lang thang để quan sát cs của dân chúng thành Jeru và mua một vài thứ làm kỷ niệm:

https://www.phuot.vn/imagehosting/13346a4452237d17.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1261)

Chitto
24-07-2007, 21:57
Nhận lời với Black, tớ sẽ viết về Jerusalem - dựa trên những gì tớ biết, gồm sách vở, trên mạng.
Cái này bạn nào đã biết, hiểu hết rồi thì cũng đừng trách tớ lắm chuyện.

Để hiểu được sơ lược về Jerusalem phải hiểu được sơ lược về Tôn giáo và nền văn minh chứa đựng nó, vì hai điều này bắt chặt với nhau. Jerusalem liên quan chặt chẽ đến các khái niệm tôn giáo và nền văn minh sau:


1. Đa thần và Độc thần giáo (Monotheism)
Do Thái giáo – văn minh Do Thái
2. Cơ Đốc giáo – văn minh La Mã
3. Công giáo – văn minh Tây Âu
4. Chính Thống giáo – văn minh Byzance
5. Hồi giáo – văn minh Ả Rập

Chitto
24-07-2007, 22:08
Do Thái giáo - Judaism (2000 TCN)

Các dân tộc cổ đại hầu hết là Đa thần:
Ai Cập thờ Orisis, Iris, Honus, Re,…
Hy Lạp thờ các vị thần Olympia (nhiều lắm)
Bắc Âu thờ các vị thần Odin, Thor, Tyr,...
Ấn Độ thờ Brahman, Vishnu, Shiva, Indra, Agni,…

Do Thái (Jewish) là dân tộc chỉ thờ Một thần, Thượng đế Duy nhất, và Thượng Đế của riêng người Do Thái gọi là Đấng Jehovah (YHWH). Tôn giáo này của văn minh du mục có từ 2000 TCN, giúp dân Do Thái đoàn kết cho dù ở bất cứ nơi đâu, vì họ cho rằng mình là dòng giống từ Tổ phụ Abraham, người đã từng được nói chuyện với Jehovah và được Jehovah lập lời Giao ước (Convenant) về một tương lai tốt đẹp của dân tộc sinh ra từ ông.

Kinh điển là Kinh Hebrew (hay Torah hay Tanakh) là truyền thuyết và lịch sử dân Do Thái từ Sáng Thế đến năm 350 TCN, gồm những câu truyện kinh điển như:

- Thượng đế Jehovah tạo ra thế giới trong 6 ngày, nghỉ ngày thứ 7

- Adam, Eva và vườn địa đàng Eden

- Trái của cây Tri Thức (Trái Cấm), và cây Sự Sống (Trường Sinh) và Tội Tổ tông (Nguyên tội)

- Noeh và Đại hồng thủy,

- Abraham và Isaac, Jacob

- Moses và 10 Điều răn – Giao ước với Jehovah

- Miền Đất Hứa Canaan

- Vua David và Solomon

- Ngày Tận Thế và Tòa án Phán xét (Last Judgement).

Người Do Thái tin rằng sẽ có một đấng Cứu rỗi (Messiah) sẽ xuất hiện trong tương lai để dẫn dắt dân Do Thái đến với nơi hạnh phúc.

Biểu tượng của Do Thái giáo là ngôi sao David 6 cánh, chân nến 7 nhánh.

Thánh tích tối linh thiêng là Khám giao ước (Ark of the Convenant), trong đó có hai phiến đá mà Thượng đế Jehovah đã dùng ngón tay viết lên 10 Điều răn (10 Commandments) trao cho Moses trên núi Sinai. Theo Kinh thì Moses đã đập vỡ bản gốc và phải làm lại bản sao để bỏ vào.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a614314ba0e.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1324)

Sao David và Chân nến 7 nhánh

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a61574d5c7a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1325)

Khám Giao ước, có thể khiêng đi dễ dàng trong quá trình du cư.

Chitto
25-07-2007, 22:00
Cơ Đốc giáo (Christianity)
Hay còn gọi là Kitô giáo, Thiên Chúa giáo

Đầu Công nguyên, tại Jerusalem có một người Do Thái tên là Jesus con bà Maria và Giuse, quê ở Nazareth, đã căn cứ trên kinh Hebrew cổ tự nhận là Đấng Cứu rỗi (Messiah) của người Do Thái để đưa ra một số luận điểm, phương thức hành đạo khác với giới giáo sĩ Do Thái đương thời. Thời điểm đó toàn phương Tây nằm dưới sự cai trị của La Mã Cộng hòa (Republic Roman) rồi đến La Mã Đế quốc (Roman Empire).

Các giáo sĩ Do Thái và nhà cai trị La Mã đã kết tội và đóng đinh Jesus lên Thập giá năm 30 SCN. Các đồ đệ của Jesus chạy nạn ra khắp La Mã: Rome, Antioch, Ai Cập, Hy Lạp…, và từ đó phát triển Cơ Đốc giáo.
Chữ Cơ Đốc hay Kitô là từ Christ – người được xức dầu, vua Do Thái, Đấng Cứu Thế, do Cơ Đốc giáo tôn thờ Jesus thành Jesus Christ. Biểu tượng chính sơ khởi của tôn giáo là hình con cá.Tôn giáo này khi đó bị coi là phạm pháp và bị tàn sát dưới thời La Mã trong gần 300 năm.

Năm 313, hoàng đế La Mã Constantine I cải sang Cơ Đốc và chuyển Cơ Đốc thành quốc giáo cho toàn La Mã. Vị thần Do Thái Jehovah được gọi là Thiên Chúa (Dieu trong tiếng Latin, God trong tiếng Anh), Kinh Thánh (Bible) được viết lại, chính thức hóa, gồm Cựu ước - Old Testament - gần giống hệt kinh Hebrew của Do Thái, và Tân Ước - New Testament - viết về Jesus. Jesus chính thức trở thành Chúa, hay Chúa Con, là một trong Ba Ngôi Thiên Chúa – Trinity (*), bà Maria trở thành Đức Mẹ Đồng Trinh (Virgin, Madonna).

Rất nhiều yếu tố của văn minh Đế quốc La Mã chuyển vào trong Cơ Đốc giáo như tính ngày Giáng Sinh, trang phục, nghi lễ, kiến trúc...

Biểu tượng: Thập tự.
Thánh vật: Thánh Giá, 3 cái Đinh, Vòng Gai, Chén Thánh (Holy Grail) là cái chén mà Jesus đã dùng trong Bữa tối Cuối cùng (Last Supper, còn gọi là Bữa Tiệc ly) và cũng đựng máu của Jesus.

(*) Ba ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần (Father, Son, Holy Spirit) tuy Ba ngôi nhưng là 1 Thiên Chúa duy nhất. Chúa Thánh Thần còn gọi là Thánh Linh hay Thánh Ma (Holy Ghost)
"Nhân danh Cha, Con, Thánh Thần" , tức là nhân danh Thiên Chúa - là từ nghĩa này mà ra

Chitto
26-07-2007, 09:27
Công giáo (Catholic) và Chính Thống giáo (Orthodox)

Đến thế kỉ 5, La Mã chia đôi thành Tây La Mã và Đông La Mã (Byzance), Cơ Đốc giáo về hình thức là vẫn thống nhất nhưng thực sự đã phân chia theo. Các khu vực có Giám mục thống lãnh riêng của mình và thường không muốn bị ai xâm phạm nên chia rẽ ngày càng sâu sắc.

Cuộc Đại ly giáo - Great Schism - năm 1054 chính thức chia Cơ Đốc giáo làm hai:

- Công giáo La Mã (Roman Catholic) ở Tây La Mã, trung tâm là thành Rome, Đền Thánh lớn là Nhà thờ St. Peter ở Vatican. Người đứng đầu là Giáo hoàng (Pope), được tôn là Thánh Cha (Holy Father).
Công giáo gắn liền, chi phối văn minh Tây Âu, dùng chữ Latin, chứa đựng nhiều yếu tố văn minh La Mã của Italia.
(Hầu hết tín đồ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay là Công giáo La Mã)

- Chính Thống giáo (Orthodoxy) ở phía Đông La Mã, trung tâm là thành Constantinope (nay là Istanbul, Chính Thống giáo còn gọi là thành Rome Mới) Đền Thánh lớn là Nhà thờ Hagia Sophia. Người đứng đầu là Giáo trưởng (Patriarch) được tôn là Thượng Phụ.
Chính Thống giáo gắn liền với văn minh Đông Âu, tức là Byzance, dùng chữ Hy Lạp, chứa đựng nhiều yếu tố văn minh của Hy Lạp, Ai Cập cổ.
Chính Thống giáo chia làm 4 vùng là Constantinope, Jerusalem, Antiorch, Alexandria, với 4 Giáo trưởng độc lập, Thượng Phụ Constantinope không phải là lãnh đạo nhưng thường được coi như là chính thống nhất. Chính Thống giáo Nga đặt Đại Giáo chủ Toàn Nga riêng nữa.

Ngoài ra còn nhiều nhánh khác diễn ra trước và sau Đại ly giáo, như Tin Lành, Anh giáo, Tái Tẩy lễ, Cơ Đốc phục lâm, Nhân chứng Jehovah,…, tất cả đều là Cơ Đốc giáo (nhưng không liên quan đến Jerusalem nên thôi)


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a8062692150.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1408)

Cuộc gặp mặt sau gần một nghìn năm chia cắt:
Bên trái là Thượng Phụ thành Constantinope: Giáo trưởng Bartholomew
Bên phải là Thánh Cha thành Rome: Giáo hoàng John Paul II
(Ảnh: internet)

Chitto
26-07-2007, 10:40
Hồi giáo (Islam, Muslim)

Năm 610, Muhammad người Ả Rập, trước đó đã từng đến Jerusalem, đọc kinh Do Thái và Kinh thánh Cơ Đốc, xưng là Sứ giả của Thượng đế và viết kinh Qur’an sáng lập Hồi giáo. Thượng đế Jehovah của Do Thái được đổi tên, gọi là Đấng Allah, Muhammad là Đại Tiên tri, Sứ giả cuối cùng và vĩ đại nhất của Allah.

Cũng giống Kinh Thánh Cơ Đốc giáo, kinh Qu’ran lấy kinh Hebrew làm phần nền cơ bản, rồi sau đó thêm phần về Muhammad và các quy định, điều luật mới. Hồi giáo phát triển mạnh trên nền của văn minh Ả Rập.

Hồi giáo cũng công nhận các Tổ phụ Do Thái, công nhận cả Jesus là thiêng liêng, nhưng Jesus chỉ như là một sứ giả của Allah, đến trước Muhammad và không thánh bằng Muhammad.

Biểu tượng: Mặt trăng khuyết và ngôi sao (Cresent)
Thánh tích: Khối đá Khởi thủy ở Jerusalem, Hòn đá Đen nằm ở góc Khối đá Kaaba ở chính giữa Đại giáo đường Masjid al-Haram ở Mecca, được cho là Khối đá Giao ước giữa Allah và Adam, là nơi Tổ phụ Abraham hiến tế Isaac.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a8174f40bf2.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1419)

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a8175f9124c.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1420)

Thánh tích Cực thánh chuyển từ Khối đá ở Jerusalem sang Khối đá ở Mecca. (Ảnh: internet)

lamchieu
26-07-2007, 14:14
Chắc bác Chitto đã xong rồi, lamchieu góp ít lời.
(kiến thức dễ hơn một hai chục năm rồi, có thể sai lệch chút do chưa được rà soát :-D)

1.
Theo thời gian, "Trước Công nguyên" và "Công Nguyên", không có "sau" CN. Vì hiện nay chúng ta đang trong Công Nguyên.
Công Nguyên = Kỷ nguyên Công Giáo (Cơ Đốc giáo??)??? Cái này do lamchieu tự dịch.
Vì, lịch Dương Lịch hiện nay, còn gọi là lịch George (lamchieu không nhớ chính xác tên này), do Đức Giáo Hoàng George đưa ra sau khi tính toán lại.
Và lịch mới lấy ngày Chúa Jesu ra đời làm năm 1, bắt đầu kỷ nguyên mới.
Cũng vì do Đức Giáo Hoàng đưa ra sau khi có cuộc chia ly của Chính Thống Giáo nên hiện giờ Chính Thống Giáo vẫn sử dụng lịch ngày xưa và mừng Chúa Giáng Sinh trễ hơn dân Công Giáo.
Ngày 1.1 là ngày mừng thần Mặt Trời - Apollo. Ngày xưa người La Mã lấy ngày này gán luôn thành ngày sinh Chúa Jesu để ăn mừng cho dễ nhớ!!
Sau này tính toán lại như thế nào đó thì chỉnh lại như bây giờ.
(cái khoảng này lâu lâu lâu rồi, lamchieu không còn nhớ rõ!)

2.
Đấng Messiah được hứa khi dân Do Thái bị lưu đày Babylon (??).
Trước Chúa Jesu, có rất nhiều đấng tiên tri đã đến và dọn đường cho Chúa Jesu - đấng Messiah. Nhưng phần lớn dân Do Thái không tin nên đến bây giờ những người theo đạo Do Thái vẫn chờ đấng Messiah, mỗi năm đến đền thờ Jerusalem được hoàn thành từ thời vua Solomone để than khóc cầu xin Đấng Messiah. "Bức tường than khóc" từ đây mà ra - phần còn lại phía tây của Đền Thánh Jerusalem nổi tiếng.
Phần còn lại của Do Thái Giáo (không tin vào Đấng Messiah Chúa Jesu) thì tiếp tục tồn tại và phát triển ra thêm một tôn giáo khác là Hồi Giáo, do Tiên Tri Mohamed.
Thế nên cả 3 tôn giáo sử dụng chung Cựu Ước, cùng có Đền thánh Jerusalem, có chung tổ phụ Abraham và các tổ phụ, tiên tri khác (trước Tiên tri Mohamed đã có nhiều Tiên tri).

3.
Dân Do Thái, ông Abraham đứng đầu được Thiên Chúa hứa cho vùng đất mà bây giờ là Isael - Jerusalem. Abraham là người đứng đầu một bộ tộc, đâu đó trong vùng Trung Đông.
Dân Do Thái được đem qua Ai Cập do người cháu út của ông Abraham làm tể tướng ở Ai Cập. Sau đó bị làm nô lệ tại Ai Cập, ông Mose cứu dân và tiếp tục hành trình về vùng đất hứa. Trong suốt hành trình về vùng đất hứa (trước và sau ông Mose), dân Do Thái cũng đã chiến đấu với các bộ tộc khác, thôn tính vài thành quách.
Rồi sau khi về vùng đất hứa, dân Do Thái lại bị Babylon thôn tính và bắt lưu đày, rồi quay trở về vùng đất hứa.
Thời Chúa Jesu, dân Do Thái quái ác khi xem tất cả những người (vùng đất) anh em ngày xưa thuận theo Babylon là kẻ ngoại, không cho bước lên thềm Đền thờ Jerusalem, chỉ được hành lễ ở vòng ngoài. Người ngoại bước lên thềm trong là bị hành quyết.
lamchieu nhớ rằng dân ngoại cũng là người Do Thái hoặc các bộ lạc xung quanh (có lẽ dân Ả Rập - mà bộ lạc của ông Abraham cũng ở vùng này thôi chứ ở đâu!!) đều thờ chung một Thiên Chúa.

4.
Sau khi Constantinope tách khỏi đế chế La Mã thì họ cũng muốn có Giáo chủ riêng, không còn phụ thuộc vào La Mã nên Chính Thống Giáo ra đời, thay cho Đức Giáo Hoàng là Đức Thượng Phụ Giáo Chủ.
Đến cuộc thập tự chinh thứ nhất, lấy lý do anh em Công Giáo tại đất Do Thái - Ả Rập bị Hồi Giáo o ép, các vua Công Giáo Châu Âu tổ chức cuộc Thập Tự Chinh.
Muốn đánh xuống vùng đất Trung Cận Đông thì phải đi qua Constantinope. Thế là sẵn tay đàn áp luôn Chính Thống Giáo - người Công Giáo cho là "kẻ dị giáo"!!! Vậy là phát sinh mối thâm thù cả ngàn năm, cho tới khi Đức Giáo Hoàng John Paul II làm lành và xin lỗi.

Sau gần 2000 năm lưu đày, từ năm 70 (do La Mã đánh dẹo cuộc nổi dậy của người Do Thái), dân Do Thái lại quay trờ về lập nước lần nữa trên vùng đất hứa.
Nhưng Đền Thánh Jerusalem đã bị tàn phá vào năm 70. Trên nền Đền Thánh cũ, Hồi Giáo đã xây đền thờ mới! Thôi thì cũng thờ một Thiên Chúa!

Chitto
27-07-2007, 08:27
1.
Theo thời gian, "Trước Công nguyên" và "Công Nguyên", không có "sau" CN. Vì hiện nay chúng ta đang trong Công Nguyên.
Công Nguyên = Kỷ nguyên Công Giáo (Cơ Đốc giáo??)??? Cái này do lamchieu tự dịch.
Vì, lịch Dương Lịch hiện nay, còn gọi là lịch George (lamchieu không nhớ chính xác tên này), do Đức Giáo Hoàng George đưa ra sau khi tính toán lại.
Và lịch mới lấy ngày Chúa Jesu ra đời làm năm 1, bắt đầu kỷ nguyên mới.
Cũng vì do Đức Giáo Hoàng đưa ra sau khi có cuộc chia ly của Chính Thống Giáo nên hiện giờ Chính Thống Giáo vẫn sử dụng lịch ngày xưa và mừng Chúa Giáng Sinh trễ
hơn dân Công Giáo.
Ngày 1.1 là ngày mừng thần Mặt Trời - Apollo. Ngày xưa người La Mã lấy ngày này gán luôn thành ngày sinh Chúa Jesu để ăn mừng cho dễ nhớ!!
Sau này tính toán lại như thế nào đó thì chỉnh lại như bây giờ.


Đúng là viết Sau Công nguyên là sai. Em viết trong bài có SCN là sai.
Chỉ có TCN và CN.
Chữ Công nguyên không phải từ Công giáo ạ.

BC = Berofe Christ = Trước Cơ Đốc : tiếng Anh.
AD = Anno Domini = Năm Chúa : tiếng Latin, hiểu là kỉ nguyên của Chúa
CE (ban đầu) = Christ Era = Kỉ nguyên Cơ Đốc = Cơ Đốc nguyên.

Để dung hòa cho cả những người không theo Cơ Đốc giáo, trong tiếng Anh, CE mang nghĩa Common Era = Kỉ nguyên chung = Công nguyên.

Người Công giáo muốn đề cao vị trí của Tôn giáo mình thường cho rằng chữ Công là từ Công giáo, nhưng thực chất không phải vậy. Công nguyên chỉ đơn giản là Kỉ nguyên chung, hay Lịch chung.

Tiếng Hán khi dùng những từ mô tả chuẩn phương Tây (khi đó được phổ biến khắp thế giới) đều dùng chữ Công với nghĩa là Chung chứ không phải Công giáo.

Common Era = Công nguyên
Kilomet = Công lý (dặm chung)
Kilogram = Công cân (cân chung)

Ngày sinh Jesus là 25 / 12 chứ bác, ngày Giáng Sinh. Còn ngày đầu năm 1/1 thì vẫn là ngày đầu năm trong lịch La Mã, không liên quan gì đến Cơ Đốc giáo.

Nhưng thực ra 25/12 vốn là ngày sinh thần Mặt Trời Vạn thắng - Unconquered Sun - của La Mã giáo (là kết hợp của Helios - Apollon của Hy Lạp, thần Mặt trời của Syri, của Ba Tư). Constantine đã dùng ngày đó làm ngày sinh của Chúa Jesus luôn.

Công lịch hiện nay ta dùng là lịch Gregory (Latin: Gregorius; English : Gregorian calendas), trước đó là lịch Julius, Chính Thống giáo vẫn giữ lịch Julius nên có sự lệch tương đối. Cách tính năm gốc (Anno Domini) thì mãi đến năm 452 mới được xác định như hiện nay, nên lệch lung tung giữa các phái là thường.

Chitto
27-07-2007, 08:45
4.
Sau khi Constantinope tách khỏi đế chế La Mã thì họ cũng muốn có Giáo chủ riêng, không còn phụ thuộc vào La Mã nên Chính Thống Giáo ra đời, thay cho Đức Giáo Hoàng là Đức Thượng Phụ Giáo Chủ.
Đến cuộc thập tự chinh thứ nhất, lấy lý do anh em Công Giáo tại đất Do Thái - Ả Rập bị Hồi Giáo o ép, các vua Công Giáo Châu Âu tổ chức cuộc Thập Tự Chinh.
Muốn đánh xuống vùng đất Trung Cận Đông thì phải đi qua Constantinope. Thế là sẵn tay đàn áp luôn Chính Thống Giáo - người Công Giáo cho là "kẻ dị giáo"!!! Vậy là phát sinh mối thâm thù cả ngàn năm, cho tới khi Đức Giáo Hoàng John Paul II làm lành và xin lỗi.

Về cái này thì chính xác hơn là thế này ạ:
(Ôi mà dài quá và phức tạp quá đi mất).

Xem cái bản đồ này vậy

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a94c18900cf.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1449)

Toàn bộ vùng có màu là La Mã.
Năm 395, La Mã được chia làm Tây La Mã, thủ đô là Rome; và Đông La Mã, thủ đô là Constantinople. Đông La Mã còn gọi là Byzance.
Cả hai đều là La Mã, vua đều là Hoàng đế La Mã chính thống.

Đến cuối thế kỉ 6, giống German tiêu diệt La Mã phía Tây, dòng Hoàng đế La Mã phía tây bị tuyệt diệt từ đó, lúc ấy chỉ còn Hoàng đế La Mã phía Đông là hoàng đế La Mã chính thức nối dõi từ các hoàng đế xa xưa. Byzance có lúc đã chiếm trọn cả Italia rồi.

Phía Tây không có dòng hoàng đế chính thức nữa, Giáo hoàng làm vua vùng đất của mình luôn.
Các dòng Hoàng đế của Thánh chế La Mã (Holy Roman Empire) là gốc German, thỏa hiệp với Giáo hoàng, chứ không phải của La Mã ngày xưa.

Do đó xét theo huyết thống, thì Byzance mới là dòng hoàng đế La Mã chính thức. Constantinople chính là thành La Mã Mới (New Rome) chứ chưa bao giờ tách khỏi La Mã.

Chitto
27-07-2007, 09:50
Giáo hội Cơ đốc giáo chưa bao giờ Tập quyền hoàn toàn, mà là Phân quyền liên hợp.

Khi các đồ đệ của Jesus tản đi khắp La Mã, họ lập thành các Hội thánh, là các nhóm nhỏ. Trong sách Công vụ các Sứ đồ có nói điều này. Sách Khải Huyền đề cập 7 Hội thánh chính (họ rất ưa số 7).

Constantine tập hợp Công đồng Nicea là lần đầu tiên đại diện các Hội thánh ngồi lại với nhau để thống nhất về Kinh thánh, bởi trước đó mỗi nơi một phách. Nhưng cũng vẫn có đến 4 Kinh khác nhau về tiểu tiết, và 2 dòng Kinh chính : Tiếng Latin (phía Tây) và Hy Lạp (phía Đông)

Sau Công đồng, họ lại chia nhau ra, mỗi nơi cai quản vùng của mình.

Công đồng năm 451 xác nhận toàn thể Cơ Đốc giáo có 5 Giáo hội (Holy See) độc lập toàn quyền, đứng đầu bởi 5 Giáo trưởng (Patriarch)

- Giáo hội Rome
- Giáo hội Antioch
- Giáo hội Alexandria
- Giáo hội Constantinople
- Giáo hội Jerusalem

Rome dùng tiếng Latin, 4 Giáo hội kia dùng tiếng Hy Lạp.

5 Giáo hội này là Độc lập, Toàn quyền cai trị vùng của mình. Khi có việc thực sự quan trọng chung thì triệu tập Công đồng, liên hợp và thỏa hiệp, chứ không Giáo trưởng nào có quyền cai trị trên Giáo trưởng khác.

Giáo trưởng Rome do là Kinh đô La Mã cũ nên được coi là Giáo trưởng xếp hàng đầu, nhưng không phải đứng đầu, vì không có quyền với các Giáo trưởng khác.

Giáo lý các Giáo hội về nòng cốt giống nhau, nhưng tiểu tiết ngày càng xa nhau.

Khi La Mã chia đôi thì 4 Giáo hội sau đều thuộc Đông La Mã (Byzance). Sự chia cắt về địa lý, hành chính, và ngôn ngữ khiến Rome ngày càng xa 4 Giáo hội kia.

Do Thủ đô Đông La Mã đặt ở Constantinople nên so trong 4 Giáo hội phía đông, Giáo hội Constantinople được xếp hàng đầu (nhưng cũng không cai trị).

Chitto
27-07-2007, 10:02
Năm 1054, Giáo trưởng Rome muốn áp đặt quyền lực của mình lên các Giáo hội kia, nên 4 Giáo hội phương Đông tuyên bố Rome đã suy đồi, và họ mới là Chính Thống.

Từ đó Công giáo La Mã gồm 1 Giáo hội duy nhất là Rome.

Chính Thống giáo gồm 4 Giáo hội độc lập. Càng về sau Chính Thống giáo càng nhiều Giáo hội độc lập, hiện nay là 15 Giáo hội độc lập, và hàng chục Giáo hội Công giáo Latin độc lập nữa.

Như vậy Chính Thống giáo không phải Giáo hội Toàn thể, Duy nhất. Theo truyền thống thì Giáo hội Constantinople là hàng đầu, nhưng hiện nay các Giáo hội khác cũng đều cho mình là Chính thống nhất.

Đứng đầu các Giáo hội là Giáo trưởng, về nguyên tắc là Ngang hàng, Bình đẳng nhau. Chỉ có cách chọn danh xưng là khác nhau.

Thực ra Danh xưng Pope tức Cha Cả đã được Giáo trưởng Alexandria dùng trước, sau đó Giáo trưởng Rome mới bắt chước dùng.
Tuy nhiên do Giáo hội Rome đã là Giáo hội Duy nhất Toàn thể của Công giáo La Mã riêng, nên Pope trong trường hợp này mới gọi là Giáo hoàng.

Còn Pope của Alexandria cũng chỉ là Giáo trưởng của 1 Giáo hội Chính Thống, nên khi dịch tiếng Việt thì Pope này không dịch là Giáo hoàng.

Giáo trưởng Rome là Pope : Giáo hoàng
Giáo trưởng Constantinople là Ecumennical Patriarch : Toàn Thế Giáo trưởng

Chitto
27-07-2007, 12:46
Văn minh Địa Trung Hải cho ĐTH là trung tâm thế giới.

Vì thế chữ Orient (Phương Đông) ban đầu là để chỉ Đông La Mã, gồm cả Hy Lạp, Trung Đông, Bắc châu Phi, đến Ba Tư
Occident (Phương Tây) ban đầu để chỉ Tây La Mã, gồm thế Italia, Pháp, TBN.

Sau này trong quá trình khám phá thế giới thì những từ ấy mới mở rộng nghĩa.
Occident mang nghĩa Thế giới phương Tây, gồm cả châu Âu, Mỹ, hiện nay thường tập trung vào Anh Pháp Đức Mỹ
Orient mang nghĩa Thế giới phương Đông, mà nghĩa phổ biến hiện nay là những nơi như Ấn Độ, Trung Quốc,...

gps
27-07-2007, 22:22
Có nền văn minh nào lại không tự nhận mình là trung tâm thế giới đâu bác. Ví dụ anh Tàu thì tự xưng là Trung Hoa, xem các nước lân bang đều là Man Di Mọi Rợ hết. Mặc dầu Trung Hoa to xác là thế thỉnh thoảng cũng bị bọn Man Di đánh cho toé khói, bẳt cả vua Trung Hoa về lăng nhục.

Chuyện lịch sử em không dám lạm bàn, xin nói chuyện định vị vậy. Cái Bắc cực, Nam cực thì nó là của tự nhiên rồi, rất chi là cụ thể. Đường xích đạo là vĩ tuyến dài nhất, cũng rất tự nhiên. Nhưng cái kinh tuyến gốc, cái đường chia đôi thế giới thành hai phần Đông và Tây thì lại không thế. Bất kỳ kinh tuyến nào cũng có thể được xem là kinh tuyến gốc, vấn đề là ở chỗ đó. Và nơi có kinh tuyến gốc đi qua, theo một nghĩa nào đó là trung tâm của thế giới, nơi Đông gặp Tây. Trong lịch sử thì kinh tuyến gốc cũng đã chu du qua nhiều châu lục, nhiều nước và nay là ở Anh. Ở đài thiên văn Greenwich, cách trung tâm London không xa, bạn có thể thấy cái đường chia đôi thế giới này.

Chitto
28-07-2007, 21:15
Một bức tranh vẽ vào cuối thế kỉ 16, hình tượng hóa Cựu thế giới như là ba chiếc lá, mà cái trục chính giữa chính là Jerusalem.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346ab4ed1a0a9c.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1489)

Bức tranh này không phải cổ lắm, cũng không phải quan niệm nhầm lẫn về thế giới, bởi khi đó châu Mỹ đã được khám phá (như là Tân thế giới), mà đây là dụng ý của tác giả khi muốn nói đến vị trí của các nền văn minh lớn trên các châu lục, và Jerusalem như là cầu nối giữa các nền văn minh đó.

arvil77
29-07-2007, 23:01
Các bác uyên thâm quá, Công chúa đọc mới vỡ lẽ ra được nhiều điều về tôn giáo, ít nhất là ko bị nhầm lẫn giữa Công giáo và Cơ đốc giáo :) Có vẻ như người theo đạo Cơ đốc giáo nhiều hơn vì thấy hỏi ai người nước ngoài (ko phải châu Á) cũng nhận được câu trả lời "I'm a Christian".

Nhân tiện hỏi bác Chitto, bác có kiến thức về Lutheran thì chia sẻ luôn ạ (ko biết có từ dịch ra nữa ko), hình như cũng hình thành từ Cơ đốc giáo :) Dân Bắc Âu nhiều người theo đạo này ạ

Chitto
30-07-2007, 13:51
Thực ra cái Công giáo mà tớ viết ở trên, chính xác phải là Công Giáo La Mã (Roman Catholic), chứ Công giáo theo nghĩa rộng thì nhiều lắm, cả các nhà thờ Chính Thống cũng được gọi là Công giáo theo nghĩa rộng, nghĩa gốc của nó.

Nhưng do thói quen dùng, Công giáo La Mã hay được gọi tắt là Công giáo, ngoài ra thì tránh dùng từ đó để đỡ nhầm lẫn.

Chữ Công giáo chính xác phải là Giáo hội Hoàn Vũ, từ mà các nhà thờ Công giáo La Mã chính thức dùng.

Về Lutheran (người theo Martin Luther) thì có nhiều điều để nói, viết ra rất dài.
Thường thì ở VN mình hay dịch là Tin Lành.
Theo tiếng Anh thì là Protestament, nghĩa là Chống lại giao ước, dịch ra là Kháng Cách.
Đây là từ mà nhà thờ Công giáo La Mã đặt cho người theo Luther. Thực ra Luther không chống lại Thiên Chúa, mà chỉ chống lại cái quyền lực tập trung của Toà thánh La Mã thôi.

Viết về cái này để dịp khác nhá. Vì nó cũng khá dài, và liên quan rất nhiều đến các yếu tố lịch sử, chính trị châu Âu Trung Cổ.

Chitto
30-07-2007, 13:58
Như vậy cả Cơ Đốc và Hồi giáo đều dùng kinh Do Thái làm gốc, cùng tôn thờ Thượng đế Jehovah, chỉ gọi bằng tên khác nhau, có chung Adam và Eva; cùng coi Abraham như là Tổ phụ của Tôn giáo, tôn kính những người Do Thái cổ như Isaac, Jacob, Moses, David, Solomon..

Do đó cả 3 tôn giáo này còn được gọi chung là Tôn giáo Abraham (Abrahamic religion). Thần thuyết Do Thái chính là cái gốc đầu tiên của 3 tôn giáo này.

Tuy vậy Cơ Đốc giáo hướng nền tảng đức tin vào Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria, nên ghét người Do Thái đã giết Jesus.
Hồi giáo hướng đức tin vào Muhammad, ghét những ai không công nhận Muhammad.

Jerusalem chính là Đất thánh của Abraham, Solomon người Do Thái, nên cũng là đất thánh của cả 3 tôn giáo, mang trên mình những nền văn minh vĩ đại.

---------------

Đến lượt nó, câu hỏi là Abraham giáo có nguồn gốc từ đâu? Phải chăng ông tổ Abraham đã nghĩ ra tôn giáo này?

Có nhiều thuyết đã cho thấy rằng Thượng đế Jehovah của Abraham có nguồn gốc từ vị thần El của văn minh Babylon (đã có từ trước Abraham 1000 năm). Abraham là một người sống ở đế quốc Babylon cổ đại, đã rời thành Ur du cư lập nghiệp ở đồng bằng Canaan. Babylon là quốc gia đa thần, thờ nhiều vị thần, nhưng có một vị thần mạnh hơn cả là thần El. Có thể Abraham đã mang vị thần El đó làm thần bảo hộ cho mình, từ đó không công nhận các thần khác mà chỉ thừa nhận El như là thần duy nhất.

Từ El trong tiếng Do Thái cổ trở thành Elohim mang nghĩa Thượng đế. Jehovah là tên Do Thái cho Thượng đế đó.

Kinh Do Thái có rất nhiều yếu tố nguồn gốc Babylon như : tháp Babel, thành Ur, thành Sodom, cầu thang Jacob, ... liên quan chặt chẽ với kiến trúc thành trì và kiến trúc Zichgurat của Babylon.

Chitto
30-07-2007, 14:08
Lược sử Jerusalem

Sơ khởi


Các tài liệu tớ đã xem không thống nhất về thời kì hình thành của Jerusalem.
- Khảo cổ học cho rằng vào 4000 năm TCN đã có người định cư. Sách khác nói muộn hơn, khoảng 3000 hoặc 2600 năm TCN.
- 1900 TCN đã có tài liệu ghi chép bằng tiếng Semitic cổ về Jerusalem. (Semitic là văn hóa Do Thái - Ả rập cổ)

Dù theo thuyết nào, Jerusalem luôn được xếp vào trong danh sách 10 thành phố cổ nhất trên thế giới.

Những người đầu tiên ở và lập thành thành phố Jerusalem là người định canh định cư ở đồng bằng Canaan trước khi người du mục Do Thái xâm chiếm. Đế quốc Babylon vĩ đại xuất phát ở Lưỡng Hà là cái nôi của các nền văn minh đô thị đầu tiên, mà người Do Thái, người Ả Rập chỉ là những chi nhánh, dân tộc trong cái cộng đồng chung.

Nghĩa là vào thời Tổ phụ Abraham rời thành Ur (thành Ur còn cổ hơn Jerusalem) để đi vào Canaan, thì Jerusalem đã đứng đó như là một đô thị của cả vùng.

Thời kì Ngôi đền Thứ nhất

- Khoảng 1000 TCN, người Do Thái du mục do David lãnh đạo chiếm vùng đất Canaan và Jerusalem trở thành kinh đô đầu tiên của vương quốc Do Thái.
(Trước đó Do Thái là dân du cư không có quốc gia)

- 970 TCN, con trai David là vua Solomon xây dựng lại thành phố, dựng lên Ngôi đền Thứ nhất thờ Jehovah tại vị trí Núi Đền (Temple Mountain) ngày nay.

Trong Đền, nơi Cực Thánh (Holy of Holies) đặt Khám giao ước linh thiêng (Ark of the Convenant). Sau 1000 năm được thờ cúng du cư, lần đầu tiên Jehovah có Ngôi nhà của mình. Khám giao ước đã lênh đênh trên vai người Do Thái từ núi Sinai đến Jerusalem thì dừng lại

- 930 TCN, nước Do Thái chia đôi thành nước Israel và nước Judae

- 722 TCN đế quốc Assyria tiêu diệt Israel, cai trị Judae. Văn minh Assyria bao phủ cả vùng.

- 586 TCN đế quốc Babylon của văn minh Ba Tư tiêu diệt Assyria và cả Judae. Jerusalem thuộc Babylon. Những quý tộc, tinh hoa của người Do Thái bị bắt đến Babylon, người Babylon và dân tứ xứ vào sống ở Jerusalem.

Ngôi đền Thứ nhất bị triệt hạ sau 400 năm tồn tại. Thời kỳ Ngôi đền thứ nhất chấm dứt.
Dấu tích khảo cổ ngày nay đã tìm thấy những tảng đá từ thời đó bên dưới đất sâu.

Trong 50 năm, Jerusalem là nơi cư ngụ của người dân tứ xứ và bị đổ nát.

Chitto
31-07-2007, 01:10
Thời kì Ngôi đền Thứ hai

Người Babylon cai trị cả vùng Israel, Judea, cả Jerusalem nhưng không coi trọng thành phố này.

- 538 TCN, Vua Babylon cho người Do Thái quay lại Jerusalem. Họ xây dựng Ngôi đền Thứ hai, hoàn thành năm 516 TCN, tức 70 sau khi Ngôi đền Thứ nhất bị phá hủy. Jerusalem lại thành thủ phủ của vùng Judae của người Do Thái nằm trong đế quốc Babylon.

- 300 TCN, Alexandre Đại đế tiêu diệt Ba Tư, Jerusalem thuộc về Đế quốc Hy Lạp Macedonia, rồi tiếp tục nằm trong tay các vương quốc kế thừa của nó, cư dân chính vẫn là Do Thái, nhưng không còn vua Do Thái, văn hóa chuyển từ Babylon sang Hy Lạp.

- 152 TCN, Cộng hòa La Mã hùng mạnh tiêu diệt các vương quốc kế thừa Hy Lạp, Jerusalem thuộc La Mã. La Mã lập lại vua Do Thái, nhưng vẫn chịu sự giám sát của một Tổng trấn La Mã.

- 50 TCN, vua Do Thái là Herod tu sửa và mở rộng Ngôi đền Thứ hai, mở rộng cả Jerusalem. Những tảng đá chân tường nặng đến 100 tấn, còn có thể thấy ngày nay ở Bức tường phía Tây (có ảnh chụp ở trước).

- Năm 70 CN, người Do Thái chống lại La Mã, nên La Mã tấn công và phá hủy Ngôi đền Thứ hai, chỉ còn bức tường phía Tây như hiện nay. Thời kì Ngôi đền thứ hai kết thúc.

Thời điểm của Chúa Jesus: Jesus sinh ra ở gần Jerusalem năm 8 – 4 TCN, lớn lên và học tập tại đây. Jesus tự nhận là Đấng Cứu rỗi và truyền bá tư tưởng quanh vùng Judae cho đến năm 30. Sau Bữa ăn cuối cùng – Last Supper – ở Jerusalem, Jesus bị các Tư tế Do Thái bắt, bị kết tội, bị đóng đinh lên Thập giá trên đồi Sọ Golgotha ngay ở cổng thành Jerusalem. Theo kinh Tân Ước, Jesus được chôn ở chân đồi Sọ và Phục sinh 3 ngày sau đó.

Chitto
31-07-2007, 01:11
Người Cơ Đốc giáo cho rằng Ngôi đền Thứ hai sụp đổ là do tội lỗi của người Do Thái đã giết Chúa Jesus.
Jerusalem trở thành Thánh địa hai lần thánh với người Cơ Đốc giáo: Thánh vì là Kinh đô của các Tổ phụ, Thánh hơn là vì Con đường thiêng liêng 12 chặng là đường Jesus đã mang Thập ác đi qua, để đến Nơi Cực Thánh của Cơ Đốc giáo chính là Đồi Sọ, nơi Jesus chết và Phục sinh, chứ không phải Núi Đền của Do Thái nữa.

Người Do Thái cho rằng vào ngày mà Ngôi đền Thứ hai sụp đổ, tất cả các cổng trên Thiên đường đều đóng lại mãi mãi, chỉ còn một cổng duy nhất là Cổng Nước Mắt (Gate of Tears). Cổng đó nối liền với bức tường phía Tây, nên bức tường đó trở thành nơi Cực Thánh thay vì trung tâm Núi Đền. Khám Giao ước thiêng liêng đã mất từ sau khi Ngôi đền Thứ nhất bị phá hủy, mãi mãi không còn, nên nơi Giao ước với Jehovah còn lại ở Bức tường Than khóc (Wailling Wall)

Than khóc vì Đền Thánh đã sụp đổ, Than khóc vì không được Jehovah cứu vớt, Than khóc cho quá khứ, cho hiện tại, và dùng Nước mắt để mở Cổng Nước Mắt lên thiên đường trong tương lai.


Bộ phim rất nổi tiếng Ben Hur (11 giải Oscar) là câu truyện về thời kỳ trước khi Ngôi đền Thứ hai bị phá hủy. Ben Hur là một quý tộc Do Thái không cộng tác với La Mã nên đã trải qua cuộc đời thăng trầm, cuối cùng trở về được Jerusalem. Ngày mà Ben Hur đến thăm mẹ và em gái bị hủi cũng là ngày Jesus bị đóng đinh, và sự Cứu rỗi ấy đã chữa lành bệnh cho hai người.

Moon
31-07-2007, 16:12
Topic rất hay! (c)

Tôi cũng rất thích cuốn Ben Hur, hồi sinh viên cứ lọ mọ đọc đi đọc lại, đọc chậm vì trình tiếng Anh hơi bị còi :)

Các bác tiếp tục nào (beer)

anhminh
31-07-2007, 17:04
hóa ra Jesus sinh ra TCN à?

Chitto
31-07-2007, 17:21
Vâng ạ, Jesus sinh ra TCN.

Căn cứ vào lịch Do Thái, lịch La Mã, thời gian trị vì của Herod (Jesus sinh ra thời Herod tại vị), bị giết thời gian Pilate (tổng trấn La Mã) cai trị ở Jerusalem, thời gian các sứ đồ tản ra khắp các nơi sau khi Jesus bị đóng đinh..., có thể tính ra năm Jesus bị đóng đinh là năm 30. Từ đó có thể suy ngược lại là Jesus phải sinh ra trong khoảng năm 8 đến 4 TCN.

Một mốc cơ bản của năm sinh Jesus đó là sự kiện Jesus sinh ra trong máng cỏ: khi đó vua Herod ra lệnh tổng điều tra dân số Do Thái, các gia đình phải về quê cũ. Bố của Jesus là gốc Jerusalem nên phải từ Narazeth về Jerusalem thực hiện "khai báo". Về gần đến nơi thì sinh ra Jesus trong máng cỏ ở Belethem.

Năm Herod điều tra dân số là 8 - 4 TCN ạ.

Trước năm 541, người ta không dùng khái niệm Công nguyên. Lúc đó lịch La Mã tính năm gốc về năm 753 TCN là năm Romulus dựng thành Romes. Kể cả sau khi đổi thành Cơ đốc giáo vẫn dùng năm gốc cũ.
Và các giáo hội thì tính năm sinh Jesus khác nhau.

Cách tính năm gốc Công Nguyên (AD) như hiện nay là do một tu sĩ tính ra năm 525, năm 541 thì được Giáo hoàng chấp nhận là năm sinh Jesus. Từ đó mới dần phổ biến, đến sau thế kỉ 8 thì tất cả các giáo hội đều chấp nhận năm đó (trước đó mỗi nơi một phách).

Nhưng cách tính đó của tu sĩ ấy ko chính xác. Có điều dùng lâu thành quen.

Vì thế năm 1 là năm chung chứ cũng không phải Năm của Chúa.

eskimot09
31-07-2007, 18:44
Góp với bác Chị tôi mấy dòng:

Thực ra thì việc La Mã tấn công Jerusalem không phải diễn ra năm 70 mà từ rất lâu trước đó. Lúc đó La Mã vừa qua thời Nero đến thời tranh giành ngôi đế của Galba, Otho và Vittellius. Tổng thời gian 3 vị này ngồi ngôi Đế chỉ vẻn vẹn một năm rưỡi.

Các cuộc nổi loạn của người Jerusalem diễn ra từ thời Nero, đến năm 67, Nero sai Vespasian chỉ huy 3 quân đoàn chinh phạt Judaea (Israel và Palestine ngày nay). Vespasian thân chinh công phạt Jotapata, 1 thành phố ở phía Bắc Judaea và chuẩn bị chinh phục Jerusalem.

Khi tình hình chính trị ở Rome chuyển biến, Vespasian được các quân đoàn La Mã đồn trú ở Syria, Ai Cập và các quân đoàn Danube ủng hộ đã trở về Rome lên ngôi Hoàng Đế. Đó là năm 70, Vespasian giao việc chinh phạt Jerusalem lại cho con trai cả (sau này nối vị La Mã) là Titus. Titus nhanh chóng chấm dứt mọi sự kháng cự của Jerusalem không lâu sau đó (nhưng việc dẹp loạn của người La Mã ở Judaea còn diễn ra với cuộc bao vây thành Masada mãi đến năm 73)

Khi Jerusalem thất thủ. Titus đã dành cho những người Do Thái chiến bại sự tàn bạo bỉ ổi. Hành động khét tiếng nhất của Titus là cho hủy diệt ngôi Đền thiêng (Great Temple) của người Do Thái (phần còn lại cho đến ngày nay của ngôi đền này chỉ là 1 mãnh tường nhỏ may mắn tồn tại qua cơn giận dữ của Titus, nó được gọi là “Wailing Wall”, là nơi thiêng liêng nhất của những tín đồ Do Thái giáo...



Ngày ra đời của Jesus thì không chính xác lắm, sự ra đời của Jesus thường được gắn với năm bắt đầu công lịch. Thực tế thì không phải vậy. Kinh Phúc Âm ghi lại Jesus ra đời vào cuối triều đại của Herod ông vua vĩ đại của Judaea. Herod mất năm thứ 4 trước CN, vậy chắc Jesus sinh vài năm trước đó.

Chitto
01-08-2007, 23:46
Vâng, bác Es tham gia cho vui.

Đoạn trên là tóm lược ngắn gọn, bởi nếu viết chi tiết hết ra thì cũng nhiều và dài quá, hơn nữa nhiều tên nhân vật lịch sử thì càng khó nhớ tợn.

Các chi tiết lịch sử rất thú vị, tuy vậy không phải lúc nào cũng nhớ được và cần nhớ. Em chủ trương chỉ viết sơ lược thôi, càng đưa ít tên nhân vật vào càng tốt, chỉ trừ những cái tên quá cơ bản.

Vài bản đồ để hình dung các giai đoạn liên quan đến Jerusalem trong các thời kì.

Thời kỳ cuối Ngôi đền thứ nhất, đế quốc Assyria chiếm xứ Israel.

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b0b8ac55641.gif (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1698)

Đế quốc Babylon và rồi sau thành đế quốc Persia (Ba Tư), phá hủy Ngôi đền thứ nhất.

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b0b8ef3483b.gif (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1699)

Chitto
01-08-2007, 23:48
Đế quốc Hy Lạp Macedonia, khoảng 300 TCN

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b0b9294b215.gif (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1700)

Đế quốc La Mã, khoảng 120 TCN

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b0b94e411bd.gif (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1701)

Chitto
01-08-2007, 23:52
Xuất hiện Hồi giáo

- Năm 135, La Mã hoàn toàn cai trị Jerusalem, bãi bỏ chế độ vua Do Thái, xây dựng Jerusalem theo kiểu La Mã. Thời gian này người Armenia cũng định cư, buôn bán nhiều ở Jerusalem, hình thành cộng đồng lớn ở đây.

- Năm 326, hoàng đế La Mã Constantine I cải đạo Cơ Đốc, cho xây Nhà thờ Mộ Chúa (Holy Sepulchre) hay còn gọi là Nhà thờ Phục Sinh, Nơi Cực Thánh (Holy of Holies) là được cho là đỉnh đồi Sọ Golgotha và hang đá tại nơi Chúa Jesus được chôn cất và sống lại, cùng với đó là hàng loạt nhà thờ khác dọc theo con đường mà Jesus đã vác Thập giá đi qua.
Để làm nhà thờ Mộ Chúa, người ta đã đào cả quả đồi ấy, để đặt cái lăng tượng trưng vào vị trí được cho là nơi di hài Jesus đã nằm.

Người Do Thái bị đuổi hoàn toàn khỏi Jerusalem. Những người trong thành gồm La Mã, Armenia, Ai Cập,… theo Cơ Đốc giáo.

- Năm 395, La Mã chia đôi, Jerusalem thuộc Đế quốc Byzance (Đông La Mã), được bao phủ bởi văn minh Byzance.

Thời điểm của Hồi giáo. Năm 610, Hồi giáo xuất hiện, ban đầu Muhammad vì dựa trên kinh Hebrew nên cho rằng Jerusalem là Thánh địa Cực Thánh của Hồi giáo. Sau đó vì khó khăn trong việc đến Jerusalem hành hương nên ông chuyển hướng Thánh địa Cực Thánh về Mecca. Năm 632 Muhammad qua đời, người Hồi giáo tin rằng Muhammad đã đi đến Jerusalem, và bay lên trời tại đỉnh Núi Đền (tức nơi Cực Thánh của Ngôi đền Thứ hai trước kia). Jerusalem tiếp tục là Thánh địa của Hồi giáo, nhưng không có vai trò Cực Thánh.

Chitto
02-08-2007, 00:00
Trao qua đổi lại

- Năm 638, chỉ 6 năm sau khi Muhammad qua đời, người Ả Rập Hồi giáo thắng La Mã, chiếm Jerusalem, và lập tức xây dựng Nhà thờ Khối Đá (Dome of the Rock) trên đỉnh Núi Đền, quanh Tảng đá Khởi thủy (Foundation Rock) mà họ cho rằng Muhammad đã từ đó bay lên trời. Nhà thờ Khối đá nguyên cho đến nay. Nơi Cực Thánh của Do Thái trở thành giáo đường Hồi giáo.

Hồi giáo bao dung hơn Cơ Đốc, họ gọi dân Do Thái là "dân được nghe thấy lời Chúa trước", do đó cho người Do Thái được quay lại Jerusalem sinh sống. Hồi giáo khi đó còn tôn trọng kinh Do Thái và cả Jesus, nên các hội đường Do Thái, nhà thờ Cơ Đốc vẫn được duy trì.

- Năm 1009, Nhà thờ Mộ Chúa bị sập. Một viên tướng Hồi giáo góp phần phá hủy nốt

- 1099, quân Thập tự chinh (Crusade) gồm các Hiệp sĩ Công giáo La Mã kết hợp với Chính Thống giáo Byzance chiếm được Jerusalem, gần như giết sạch người Do Thái và Hồi giáo ở đây.

Các Hiệp sĩ Công giáo coi đây là quê hương và thiết lập một loạt tiểu quốc Latin nơi Đất Thánh, mà trong đó Vương quốc Jerusalem là trung tâm, vua Jerusalem là Chúa thượng các vua vùng khác. Họ dựng lại Nhà thờ Mộ Chúa làm nơi Cực Thánh. Họ không trở về châu Âu nữa, thậm chí còn chống lại La Mã và sau đó giao thương với Hồi giáo. Jerusalem nửa La Mã phương Tây (Công giáo) nửa La Mã phương Đông (Byzance Chính Thống) lại mang văn hóa của tất cả các dân tộc đến đây buôn bán định cư: Ai Cập, Armenia, Ả rập,… Người ta gọi Vương quốc Jerusalem là Vương quốc thiên đường (Kingdom of Heaven)
Giai đoạn này mà viết về nó thì rất nhiều, rất nhiều sách vở và kiến thức lịch sử rất hay.

- 1187, Saladin của Ả Rập chiếm Jerusalem về cho Hồi giáo. Bao dung hơn Thập tự quân, Saladin cho người Cơ Đốc về châu Âu, cho người Do Thái quay lại định cư
(bộ phim Tử chiến thành Jerusalem - Kingdom of Heaven là thời này đây)

- 1228 quân Thập tự chinh thỏa thuận với Hồi giáo giành lại Jerusalem cho Tây Âu, nhưng chỉ Jerusalem mà thôi.

- 1244 Hồi giáo chiếm lại Jerusalem, cho phép người Cơ Đốc hành hương, người Do Thái định cư.

- 1517 Người Thổ - đế quốc Ottoman chiếm được Jerusalem và giữ nó liên tục trong 400 năm tiếp theo. Thành cổ được mở rộng, xây tường mới (tức là Thành cũ - Old City ngày nay), với 4 khu: Hồi giáo, Do Thái, Cơ Đốc giáo, Armenia. Người Thổ theo Hồi giáo nên cũng tôn kính Jerusalem như là Thánh địa thứ ba (sau Mecca và Medina)

- 1917 trong Thế chiến thứ nhất, quân Anh đánh tan đế quốc Ottoman, thiết lập vùng đất Palestine và vùng đất Israel tại khu vực. Thành Jerusalem thuộc vùng đất Palestin.

- Đất nước Do Thái Israel chiếm lại Jerusalem từ tay người Palestine Hồi giáo năm 1967 trong cuộc chiến tranh Trung Đông, và giữ nó đến nay. Cả hai bên đều muốn Jerusalem thành Thủ đô nhà nước của mình. Jerusalem được mở rộng hiện đại về phía tây gấp nhiều lần so với Thành cũ.

Chitto
02-08-2007, 01:06
Khi biết về lịch sử Jerusalem, khi xem bộ phim Kingdom of Heaven (Tử chiến thành Jerusalem) thú vị hơn nhiều, vì hiểu bối cảnh lịch sử, đặc điểm kiến trúc văn hóa của thời kỳ đó.

- Phim xảy ra vào khi mà các Hiệp sĩ Thánh chiến (Thập tự chinh) đã chiếm Jerusalem gần 100 năm, họ đã định cư nơi đây. Vị chỉ huy đoàn quân Thập tự chinh năm xưa trở thành vua Vương quốc Jerusalem, truyền đến vua Baldwin, vị vua bị hủi trong phim.

- Lúc này Baldwin cho phép các dân tộc, tôn giáo sống trong thành Jerusalem, Armenia, Ai Cập, Hồi giáo,..., những cảnh quay xa của thành Jerusalem có thể thấy các kiến trúc nổi tiếng : Nhà thờ Khối đá, Nhà thờ Mộ Chúa, Núi Đền, cổng Constantine.

- Anh Orlando Bloom đã lên ngồi trên đồi Sọ Golgotha để suy tưởng về Chúa Jesus. Hình ảnh Nhà thờ Mộ Chúa nhiều lần xuất hiện trên nền phong cảnh của phim.

Lâu đài vua Baldwin ở trong phim mang nặng phong cách Byzance, với các cột, vòm cuốn, trang trí mosaic đặc trưng, lại pha trộn với phong cách Ả Rập Hồi giáo.

Sibylla ăn mặc theo phong cách Byzance chịu ảnh hưởng của Hồi giáo, Ba Tư.

Vương quốc Jerusalem là thủ lĩnh của một loạt các tiểu quốc Latin nhỏ khác nữa quanh vùng. Vì vậy khi Jerusalem thất thủ, Sibylla nói rằng : "Tôi không chỉ là Nữ hoàng Jerusalem mà còn là nữ hoàng của các vùng khác...", còn anh Orlando Bloom thì khuyên nàng từ bỏ danh phận đó.

Trong phim cũng có nhân vật Giáo trưởng. Nhìn cách ăn mặc có thể thấy ngay đó là vị Giáo trưởng Latin theo Công giáo La Mã chứ không phải Chính thống giáo. Đó là vị Giáo trưởng mà các vua Jerusalem lập ra để không phải chịu lệnh Giáo hoàng Rome. Giáo trưởng Latin của Jerusalem có quyền về tôn giáo với Cơ Đốc của cả vùng.

Trong phim ông Giáo trưởng nhu nhược này khi đứng trước bức tường vỡ và đội quân của Saladin đã nói câu hèn hạ : "Đổi sang Hồi giáo, rồi có gì ăn năn sau". Điều này cũng có gốc từ sự thực là quân Hồi giáo tha chết cho ai chịu đổi sang Hồi giáo.

Trong lịch sử, ở Jerusalem đã có 3 dòng Giáo trưởng Cơ Đốc giáo: Giáo trưởng Giáo hội Jerusalem (sau khi Ly giáo thì thuộc Chính thống giáo), Giáo trưởng Latin do các vua Hiệp sĩ dựng lên thuộc Công giáo La Mã, Giáo trưởng Giáo hội Armenia là của người Armenia, độc lập.

Hiện nay vẫn còn 2 Giáo trưởng. Giáo trưởng Latin sau khi Jerusalem thất thủ cũng chạy mất.

anhminh
02-08-2007, 12:04
Chitto có biết nhiều phim liên quan tới những chuyện này ko? liệt kê ra đi.
Tôi chỉ biết có Hoàng tử Ai cập :D

Chitto
03-08-2007, 14:40
Phim ảnh thì em ít biết lắm các bác ạ. Xem vài phim thôi.

Cái phim hoạt hình Hoàng tử Ai Cập là liên quan đến chuyện Moses người Do Thái dắt dân Do Thái về Đất Hứa, tức là trước khi David xây lại thành Jerusalem và Đền Thờ vài trăm năm.

Về câu truyện ấy thì có bộ phim kinh điển Mười điều răn - "The Ten Commandments" (dài gần 4 tiếng), xem phim ấy hay và hiểu hơn nhiều so với Hoàng tử Ai Cập.

Một bộ phim về Jesus cũng nổi tiếng gần đây hơn là Khổ hình của Chúa Kitô - "The Passion of Christ", phim này vừa xem lại trên TV Starmovie hôm Giáng Sinh năm ngoái, mô tả Jesus bị hành hình và đóng đinh, chân thực kinh khủng.

Trong những phim em nhớ có 2 tập của Indiana Jones liên quan đến những truyện trên, đó là tập 2 tập
- "Raiders of the Lost Ark" - Đi tìm chiếc Khám đã mất (Đài TH dịch là Chiếc rương Thánh tích), nói về việc tìm lại được chiếc Khám giao ước của người Do Thái mất năm 500 TCN.
- "The last Crusade" - Cuộc thập tự chinh cuối cùng, nói về việc tìm được Chén Thánh do một Hiệp sĩ bất tử gìn giữ suốt gần 800 năm (vì uống nước trong Chén Thánh).

Hai phim hành động ấy rất hay, kinh điển.

Ngoài ra thì chắc còn nhiều phim lắm, nhưng không được xem bác ạ.

Jesus là nhân vật được có mặt trong nhiều bộ phim nhất mà. Rất nhiều phim thấy xuất hiện nhân vật Jesus dưới khía cạnh này hay khía cạnh khác, như phim về bà Maria, về thánh Joan's Arc của Pháp, ....

Chitto
03-08-2007, 14:55
Những hình ảnh thiêng liêng với người Cơ Đốc được tái hiện trong bộ phim "The passion of the Christ"

Jesus vác thập ác (lúc ấy bị đánh đập không vác nổi, phải có người vác giúp một bên)

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b2df206352b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1756)


Đóng đinh lên tay Jesus

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b2defc435e7.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1755)


Chịu nạn trên Thập ác

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b2df5c08b03.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1757)

Toet
03-08-2007, 18:21
Em cũng cố xem Passion of Chris của anh Mel Gibson, mà xem không nổi. Kinh hãi!

Chitto
08-08-2007, 02:11
Thành phố Jerusalem ngày nay phát triển rộng về phía tây so với thành phố cũ.

Trong ảnh chụp từ vệ tinh, Thành Cũ (Old City) được xây tường bao, là hình trong khung, trong đó Núi Đền (Temple Mount) thiêng liêng màu vàng.
Thành Cổ Jerusalem xưa kia có lẽ chỉ bằng một nửa Thành Cũ.

Còn thành mới giờ thì rộng lớn hơn nhiều.

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b8c3b76ee5c.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1857)

thegioixe
08-08-2007, 09:04
Úi, không ngờ Jerusalem được các bác tranh luận ghê quá. Em còn ít ảnh về Jerusalem, biển chết và sa mạc Masada để tối về tìm rồi up lên hầu các bác xem tiếp :)

Chitto
08-08-2007, 09:13
Úi, không ngờ Jerusalem được các bác tranh luận ghê quá. Em còn ít ảnh về Jerusalem, biển chết và sa mạc Masada để tối về tìm rồi up lên hầu các bác xem tiếp :)

Thế thì còn gì bằng.
Bác đã được đến tận nơi, nhìn tận mắt, sờ tận tay.

Còn ở đây chỉ toàn là viết lại từ thông tin sách vở chứ đã ai đến được đâu.

Chờ ảnh và bài viết của bác lắm.

imim
08-08-2007, 10:49
Topic này "tri thức" ghê. Công nhận bác Chitto nhiệt tình. Có ảnh sưu tầm và ảnh "tươi" xem cũng sống động hơn.
Thank for your guys work.

Nhưng đọc rồi lại thấy... thèm, mà đâu có đi được, tự dưng lại sinh ra ức chế chứ lị. Các bác bắt đền đê

Chitto
08-08-2007, 11:28
Để cho đỡ bị tản mạn, tớ post cái bản đồ Thành Cũ Jerusalem lên để rồi sau đó bạn Thegioixe viết bài nhé :)
Nếu có gì sai thì bạn Thegioixe sửa giúp.

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b9452722792.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1864)

Thành cũ (Old City) Jerusalem được bao bọc bởi một bức tường lớn và có 7 cổng, chia làm 4 khu dân cư và Núi Đền linh thiêng. Bốn khu là Armenia, Christian, Muslim, Judaism (Armenia, Cơ Đốc, Hồi giáo, Do Thái), mặc dù Armenia theo Cơ Đốc nhưng vẫn tách biệt.

Chitto
08-08-2007, 11:33
Thành Cũ Jerusalem có 8 cổng là những chấm màu xanh. Riêng cổng Vàng (Golden gate) liền trực tiếp với Núi Đền đã bị xây bịt kín, 7 cổng còn lại vẫn mở.

Con đường với những chấm đỏ gọi là Via Dorolosa hay Way of Grief : Con đường Chịu nạn, là đường mà Jesus vác Thập ác, bắt đầu từ số 1,..., đến nơi cuối cùng là Đồi Sọ Golgotha (ngày xưa còn ở ngoài thành Cổ). Các dấu đỏ đánh dấu các điểm thánh tích đánh dấu những Khổ nạn của Chúa Jesus (tổng cộng 14 khổ nạn, 9 ở trên đường, 5 ở đồi Golgotha).

Bên ngoài là thung lũng Kidron, người Do Thái, Cơ Đốc, và Hồi giáo tin rằng sẽ đó là nơi diễn ra Phán xét Cuối cùng (Last Judgement) trong Ngày Tận Thế: tất cả các linh hồn sẽ đến đây để nghe phán xét của Thiên Chúa.

Vườn Gethsemane trên Núi Olives là nơi Jesus đã cầu nguyện lần cuối, và bị Judah phản bội.

Chitto
08-08-2007, 11:35
Các điểm di tích, thánh tích nổi tiếng của Jerusalem

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346b9482900a68.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1871)

Khu Do Thái:
- Bức Tường than khóc (Wailling wall), bức tường phía Tây Đền Thánh
- Hội đường Do Thái (Hurva Synagogue và Tiferes Yisrael Synagogue) đã bị phá năm 1948, chỉ còn di tích
- Cổng Phân (Dung gate)

Khu Armenia:
- Cổng Thiên đường (Zion gate)
- Nhà thờ St. James, nhà thờ chính của Cơ Đốc Armenia
- Tháp David: khu cung điện cũ của Herod

Khu Cơ Đốc:
- Nhà thờ Mộ Chúa (Holy Sepulche), nơi Cực Thánh của Cơ Đốc giáo, nơi Jesus bị đóng đinh, phục sinh
- Nhà thờ Chúa Cứu Thế (Redeemer): nhà thờ của Tin Lành

Khu Hồi giáo:
- Nhà thờ St. Anna: nơi sinh của Thánh Anna, là mẹ của Đức Mẹ Mary, bà ngoại của Jesus
- Nơi bắt đầu của con đường Chịu Nạn (Way of Grief)

Phía Đông:
- Thung lũng Kidron, núi Olives
- Vườn Gethsemane, nơi Jesus cầu nguyện lần cuối và bị bắt
- Mộ của Đức Mẹ Mary (sau đó Lên trời)
- Nhà thờ Chúa Lên trời (Ascending chapel) nơi Jesus xuất hiện trước mặt các Tông đồ rồi Lên trời
- Khu mộ các Tiên tri của người Do Thái

Phía Nam:
- Núi Zion với nơi Đức Mẹ qua đời
- Mộ vua David, cũng là nơi Jesus ăn bữa cuối cùng (trước khi đến Sethsemane)

Phía Tây:
- Xa sang phía tây là khu rừng nơi các cây gỗ để làm Thập ác cho Jesus bị đốn

Phía Bắc:
- Mộ vườn (Garden Tomb), nơi mà người Tin Lành cho rằng đó mới chính là nơi chôn Jesus.

Chitto
08-08-2007, 12:00
Nhưng đọc rồi lại thấy... thèm, mà đâu có đi được, tự dưng lại sinh ra ức chế chứ lị. Các bác bắt đền đê

Hì, không đi đến tận nơi được, nhưng vẫn tìm hiểu được, thì cũng là quý lắm rồi. Còn hơn hồi trước tớ chỉ nghe nói Jerusalem, chứ chả biết nó ngang dọc ra sao, to bé thế nào.

Giờ thì với Google earth và công tìm kiếm thông tin thì ra hàng loạt.
Tớ cũng chỉ là cóp nhặt, hệ thống lại cho ai quan tâm thì đỡ phải tự đi tìm, ai chưa quan tâm thì biết thêm chút. Thế thôi.

Chitto
09-08-2007, 21:21
Theo như trong Kinh Thánh thì Jerusalem thời dựng Ngôi đền Thứ hai (500 TCN) có một đống cửa (thời ấy thành bé hơn bây giờ).

- Cửa Phân (Dung gate): nơi để vận chuyển phân súc vật (có thể là để đốt sưởi ấm mùa đông)
- Cửa Nguồn nước (Fountain gate)
- Cửa Thung Lũng (Valley gate)
- Cửa Góc (Corner gate)
- Cửa Ephraim, còn gọi là cửa Benjamin, tên một chi tộc Israel
- Cửa Ngục (Prison gate)
- Cửa Cừu (Sheep gate)
- Cửa Cũ (Old gate)
- Cửa Nước (Water gate)
- Cửa Cá (Fish gate)
- Cửa Ngựa (Horse gate)

Giờ, buồn thay, lại còn mỗi cửa Phân là nguyên tên cũ, cái cửa nhỏ và kém cỏi nhất. Nay cửa ấy là cửa chính vào khu Do Thái nên được mở rộng ra.

lamchieu
19-08-2007, 08:27
Đúng là viết Sau Công nguyên là sai. Em viết trong bài có SCN là sai.
Chỉ có TCN và CN.
Chữ Công nguyên không phải từ Công giáo ạ.

BC = Berofe Christ = Trước Cơ Đốc : tiếng Anh.
AD = Anno Domini = Năm Chúa : tiếng Latin, hiểu là kỉ nguyên của Chúa
CE (ban đầu) = Christ Era = Kỉ nguyên Cơ Đốc = Cơ Đốc nguyên.

Để dung hòa cho cả những người không theo Cơ Đốc giáo, trong tiếng Anh, CE mang nghĩa Common Era = Kỉ nguyên chung = Công nguyên.

Người Công giáo muốn đề cao vị trí của Tôn giáo mình thường cho rằng chữ Công là từ Công giáo, nhưng thực chất không phải vậy. Công nguyên chỉ đơn giản là Kỉ nguyên chung, hay Lịch chung.

Tiếng Hán khi dùng những từ mô tả chuẩn phương Tây (khi đó được phổ biến khắp thế giới) đều dùng chữ Công với nghĩa là Chung chứ không phải Công giáo.

Common Era = Công nguyên
Kilomet = Công lý (dặm chung)
Kilogram = Công cân (cân chung)

Ngày sinh Jesus là 25 / 12 chứ bác, ngày Giáng Sinh. Còn ngày đầu năm 1/1 thì vẫn là ngày đầu năm trong lịch La Mã, không liên quan gì đến Cơ Đốc giáo.

Tới hôm nay lamchieu mới quay lại nói về cái này tiếp để không làm loãng bài của chitto.

Thật sự chitto hay các người khác muốn tránh né việc ảnh hưởng của tôn giáo nên tìm cách này cách khác để giải thích vòng vo về từ "Công" hoặc nói "không liên quan gì đến Cơ Đốc giáo" như trên.

Một điều không thể chối cãi là mọi người đang sử dụng Công Lịch - Lịch do Công Giáo (La Mã) đưa ra.
(Cho dù là lịch Julius thì cũng là do Thiên Chúa Giáo).
Dễ thấy là từ năm 1 là năm bắt đầu kỷ nguyên của Chúa, như lịch Công Giáo (Thiên Chúa Giáo) quy định vậy, nên mới có "BC", "AD" hay "CE" như trên.

Vậy thì Công Nguyên là kỷ nguyên của Chúa hay Kỷ nguyên Công Giáo và Công Lịch là Lịch Công Giáo là hoàn toàn đúng, chẳng có gì là tự đề cao cả, chỉ có những người ngoại đạo không dám nhìn nhận chuyện đó mà thôi.

Giống như "Chúa Nhật": Chúa Nhật là ngày đầu tuần (tiếp theo mới là Thứ Hai, Ba...). Việt Nam ngại ảnh hưởng tôn giáo nên mới chỉnh thành "Chủ Nhật".

Chuyện Chúa Nhật là ngày đầu tuần thì không phải ai cũng nghĩ đến, trong tiềm thức của mọi người luôn xem CN là ngày cuối tuần.
Thực tế không phải như vậy. Nếu ai đã làm việc với Do Thái thì sẽ biết, họ nghỉ ngày cuối tuần (thứ 7) là ngày Sabbath - tức là ngày nghỉ ngơi và phụng sự Chúa. Ngày đầu tuần (Chúa Nhật theo Công Lịch) họ đi làm lại.
Theo luật Do Thái Giáo thì phải nghỉ ngơi vào ngày Sabbath và làm việc phụng sự Thiên Chúa.
Đến khi Chúa Jesu, tại bữa "tiệc ly" hoặc lúc hiện ra sau khi chịu nạn trên thập giá (lamchieu xin lỗi vì không nhớ chính xác, rất đáng tội), lúc rót rượu và bẻ bánh trao cho các vị Tông Đồ, Người dặn dò các Tông Đồ rằng hãy cử hành nghi thức này (bánh và rượu) vào ngày đầu tuần để tưởng nhớ đến Người. Do đó, nghi thức rượu và bánh trở thành Phép Bí Tích và được cử hành trong các buổi lễ của Thiên Chúa Giáo; và mọi người luôn đến đền thờ (nhà thờ) và ngày đầu tuần để dự thánh lễ - thánh lễ Chúa Nhật - và cử hành nghi thức - lãnh nhận Bí Tích - này.
Có thể lamchieu viết không đúng chính xác từ ngữ tôn giáo nhưng cũng nôm na đủ hiểu.

lamchieu
19-08-2007, 22:49
Hì hì, bác SonTT nói đúng phóc, hồi nhỏ em ngốn mấy chục cuốn khoa học thường thức cộng với cả đám sách vở linh tinh gì đó, cái gì cũng ham, cả truyện cổ các nước và thần thoại Hy Lạp. Vậy là có thể trang bị kiến thức phổ thông! :D
Khi xem phim hay tin tức, nhờ ba cái kiến thức phổ thông mà hiểu nhiều thứ. Xem phim cũng phải có chút kiến thức nữa, hì hì :)
Hay các bác thử so sánh truyện Tấm Cám với các bản tương tự của Châu Âu thì thấy cái độc ác và khác biệt của sự trả thù - nhân quả! (Tấm độc ác quá chứ! Vậy mà lấy ra dạy trẻ con!X( )

Và khi em quyết chơi cái gì đó thì phải tìm hiểu tới bến, một món đồ mua cũng phải cố biết tường tận ...
Ăn chơi phải có căn bản mà lị :))
Giống như cái Bản đồ giao thông đường bộ VN mà mọi người đang sử dụng, khi em bắt đầu dùng GPS với cái bản đồ này thì đã có sẵn bản của bác tuandq làm, nhưng chất lượng không tốt lắm.
Em đã nói với bác lytoet12 rằng lamchieu mà chơi thì phải là ngon mới chơi, thế là em làm mới lại hoàn toàn và cố gắng calib chính xác nhất có thể, kết quả rất tốt đấy chứ! Chảnh không =))

Nói nhiều thì đâm ra "cái tôi" và "nổ" và để vào đây thì loãng topic, sẽ tự xoá sau 1 ngày.

SonTT
19-08-2007, 22:56
Không được xoá, Ban Quản trị quyết định điều hết nhân viên chuyên nổ và chọc ngoáy về thay đổi không khí của Phượt.

Rõ chưa, vào Tập bắn bình đểu ít ảnh đi cho nó xôm trò.
Nhá
Hố hố hố

Chitto
20-08-2007, 23:06
Trong Phuot, chỉ có topic này là còn có sự thảo luận, nên bác Lamchieu với Chitto sẽ tiếp tục thảo luận cho vui ạ.
Tất nhiên là sẽ hơi dài dòng một tí.

Bác Lamchieu cho rằng Công lịch là lịch của Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Cơ Đốc giáo), không sai, nhưng Chitto nói theo cách khác cũng đúng.

Chẳng hạn bác Lamchieu mua một chiếc Lexus, và bác bảo rằng: "Đây là chiếc Lexus của Lamchieu", còn Chitto lại nói: "Đây là chiếc Lexus của Toyota", thì liệu câu nào đúng ? Thực ra cả hai đều đúng, vì xét theo nghĩa nào: người đang dùng hay người tạo ra.

Công lịch cũng như vậy. Công lịch được tạo ra từ trước khi Chúa Jesus ra đời, và được dùng đến ngày nay là lịch La Mã. Lịch La Mã Romulus lấy gốc từ lịch Hy Lạp, lấy năm 753 TCN làm gốc. Năm 45 TCN hoàng đế La Mã Jullius cải tiến lịch thành lịch Jullius, và áp dụng trên toàn cõi La Mã, từ Ai Cập đến đảo Anh, và cả Jerusalem.

Cho đến khi Constantine chuyển Cơ Đốc thành Quốc giáo năm 331, thì lịch Jullius đã được dùng gần 400 năm. Tất nhiên người Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Cơ Đốc giáo) phải dùng lịch này.

Liệu có nên gọi lịch Jullius là lịch của Thiên Chúa giáo hay không? Thực tế văn bản chính thức đều gọi là lịch Jullius (Jullian Calendar) chứ không gọi là lịch Thiên Chúa hay lịch Cơ Đốc (Christian calendar), bởi thực sự nó là sản phẩm và được dùng chung của toàn La Mã chứ không phải là vì Cơ Đốc.

Do đó, theo Chitto, Công lịch nên được hiểu là lịch chung, lịch chuẩn chung chứ không nên cứng nhắc là lịch Công giáo.
(Chữ Công này sẽ được viết về sau nữa)

Chitto
20-08-2007, 23:15
Trong hệ thống Công lịch (Jullius calendar), ngoại trừ AD, BC là liên quan đến Thiên Chúa, các yếu tố khác đều là Tiền Cơ Đốc, tức là có trước khi Cơ Đốc hình thành cũng như phát triển.

Bác Lamchieu có nhắc đến Chúa nhật - Chủ nhật trong Tuần. Lạ lùng thay là tất cả các ngôn ngữ phương Tây và phương Đông chính thức không hề có từ nào tương đương với Chúa Nhật (God day), ngoại trừ Việt Nam !

Bởi đơn giản, là tuần 7 ngày không phải sản phẩm riêng Cơ Đốc, mà đã có và được dùng từ rất lâu trước khi Cơ Đốc ra đời, thậm chí có từ trước khi Tổ phụ Abraham ra đời. Nó là sản phẩm của văn minh Babylon, truyền qua Hy Lạp, Ai Cập, truyền qua La Mã. Bản thân người Hebrew cổ cũng tiếp nhận nó từ Babylon, đưa vào kinh Do Thái, và vì thế nó trùng khớp với lịch La Mã để cho tuần ta đang có.

Các tên của ngày trong tuần lại là tên của các vị Thần không phải của Cơ Đốc, trong khi Cơ Đốc giáo vô cùng ghét các vị thần ngoại đạo (Điều răn thứ nhất của Chúa : Các ngươi không được có bất cứ vị thần nào khác).

Ấy thế mà các tên gọi của các vị thần ngoại đạo lại vẫn được dùng thường xuyên, vì nó đã có nguồn gốc và sức sống riêng không liên quan với Cơ Đốc giáo.

lamchieu
20-08-2007, 23:27
Hì, vậy là lamchieu sai cái lịch Jullius, cái này lamchieu chịu.
Nhưng Công lịch mà hầu như cả thế giới đang sử dụng thì chính xác là do Công Giáo La Mã, lamchieu nhớ là do Đức Giáo Hoàng chuẩn và đưa ra sử dụng.

Còn ngày Chúa Nhật, dĩ nhiên gọi "Chúa Nhật" chỉ là Việt Nam. Ở Việt Nam, chữ quốc ngữ là do các nhà truyền giáo phát triển. Vậy thì gọi luôn là ngày đầu tuần theo Công Lịch là ngày Chúa Nhật vì đó là ngày phụng sự Thiên Chúa. Nguyên nhân vì sao thì lamchieu đã giải thích - tất cả dân Thiên Chúa Giáo đi lễ vào ngày đầu tuần.

Đầu tuần là Chúa Nhật, xong mới tới thứ 2,3,4,5,6,7. Việt Nam có ảnh hưởng Babylon đâu mà có các vị thần với 7 ngày! Quay lại tuần trăng thì bỏ được "Chúa Nhật"!

Chitto
20-08-2007, 23:29
Dưới đây là thứ tự các thứ trong tuần theo các tiếng

Latin và tiếng Pháp: Mundi - Mardi - Mercredi - Jeudi - Vendredi - Samedi - Demanche.
Đó là tên các vị thần: Mặt Trăng - Sao Hỏa (Marx) - Sao Thủy (Mercury) - Sao Mộc (Jupiter) - Sao Kim (Venuyx) - Sao Thổ (Saturn) - Mặt Trời.


Tiếng Anh : Monday - Tuesday - Wednesday - Thusday - Friday - Saturday - Sunday
Đó là tên các vị thần: Mặt Trăng - Thần Tyr - Thần Odin - Thần Thor - Thần Freya - Thần Saturn - Thần Mặt Trời.

Tiếng Tây Ban Nha: Lunes - Martes - Miercoles - Jueves - Viernes - Sabado - Domingo
(cũng có nghĩa là các vị thần như tiếng Pháp).


Như vậy, các từ chỉ ngày trong tuần của phương Tây không có ngày nào là ngày của Chúa cả. Tiếp theo là các nước phương Đông:

Trung Quốc: đặt từ Tinh kì nhất đến Tinh kì lục, cuối cùng là Tinh kì thời.
Nhật bản: Nguyệt - Hỏa - Thủy - Mộc - Kim - Thổ - Nhật.
...

Cũng chính vì Tuần và 7 ngày có từ trước khi Cơ Đốc phát triển, nhưng trong kinh Hebrew cũng có tuần 7 ngày (vì họ cùng mượn chung từ Babylon), nên mới nảy sinh vấn đề: Ngày Mặt Trời (Sunday) là đầu hay cuối tuần? Và ngày lễ Sabbah của Do Thái là ngày nào, ngày làm lễ Bí Tích Thánh Thể (Bánh và Rượu, Thịt và Máu Chúa) là ngày nào ???

Chỉ có tiếng Việt và tiếng Tàu mới "đánh số" và cách đánh số khác nhau : VN bắt đầu từ số 2, Tàu bắt đầu từ số 1.

lamchieu
20-08-2007, 23:35
Chitto vui lòng xem lại tại sao người Thiên Chúa Giáo đi lễ vào ngày đầu tuần nhé!

Còn tên ngày đầu tuần là "Chúa Nhật" thì dĩ nhiên VN mới có, như lamchieu nói ở trên. Chữ quốc ngữ là do các nhà truyền giáo phát triển thì mấy ông đó gọi là gì thì mình cũng phải chịu vì trước đó không biết VN có dùng Công Lịch không nhỉ?

Chiếu theo lịch sử Do Thái thì ngày Sabbah chắc chắn là ngày cuối tuần.
Còn nếu muốn chắc ăn hơn thì ngày Chúa Nhật bốc điện thoại gọi các công ty Israel là sẽ thấy họ đang làm việc sau kỳ nghỉ cuối tuần!

Chitto
20-08-2007, 23:43
Còn ngày Chúa Nhật, dĩ nhiên gọi "Chúa Nhật" chỉ là Việt Nam. Ở Việt Nam, chữ quốc ngữ là do các nhà truyền giáo phát triển. Vậy thì gọi luôn là ngày đầu tuần theo Công Lịch là ngày Chúa Nhật vì đó là ngày phụng sự Thiên Chúa. Nguyên nhân vì sao thì lamchieu đã giải thích - tất cả dân Thiên Chúa Giáo đi lễ vào ngày đầu tuần.

Đầu tuần là Chúa Nhật, xong mới tới thứ 2,3,4,5,6,7. Việt Nam có ảnh hưởng Babylon đâu mà có các vị thần với 7 ngày! Quay lại tuần trăng thì bỏ được "Chúa Nhật"!

Đang định viết cái này thì bác đưa ra vấn đề, nên Chitto xin trình bày thêm:

Cũng vì ngôn ngữ thế giới không đánh số (như VN và TQ) nên không có cơ sở nói ngày nào là đầu tiên. Hiện nay trên thế giới có đồng thời hai quan điểm: Ngày Mặt Trời (Sunday) là ngày đầu và là ngày cuối.

Những nước Tây Âu như Anh, Pháp, Italia, Đức, và những nước chịu ảnh hưởng của nước này, như Mĩ, Nhật, Ấn Độ thì Ngày Mặt Trời là ngày cuối tuần. Trung Quốc cũng thuộc loại này.

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và những nước chịu ảnh hưởng của nước này như Nam Mỹ thì Ngày Mặt Trời là đầu tuần. Ả Rập cũng lấy Ngày Mặt Trời là đầu tuần.

Ngày Mặt Trời là ngày để lễ Chúa Cơ Đốc. Về truyền thống Sabbah cũng chia làm hai : nước coi Ngày Mặt Trời là cuối tuần, thì đó cũng là Ngày thứ 7, ngày Sabbah luôn. Nước coi Ngày Mặt Trời là đầu tuần, là Thứ 1, thì ngày Sao Thổ là ngày Sabbah.

---

Khi giáo sĩ Bồ đến VN, thì ở VN chưa hề dùng tuần 7 ngày, chưa hề có khái niệm ấy, do đó họ đặt ra các Thứ mới cho tiếng Việt, và theo truyền thống Bồ, các Thứ ấy bắt đầu từ ngày dành cho Chúa - Chúa Nhật, rồi mới đến thứ hai, thứ ba...

Nhưng khi văn hóa Pháp vào VN, văn hóa ấy coi Ngày Mặt Trời (đi lễ Chúa) là ngày cuối tuần, nên người VN lại coi Chúa Nhật là cuối tuần.

Qua điều trên, có thể thấy rằng yếu tố "Ngày của Chúa" được dùng Chính thức chỉ ở mỗi Việt Nam mà thôi. Các nước Trung, Hàn, Nhật,... đều không coi ngày đó là ngày Chúa gì cả.

lamchieu
20-08-2007, 23:53
Hì hì, lamchieu đang dùng tôn giáo để dẫn giải ra ngày đầu tuần và tên "Chúa Nhật" cho ngày đầu tuần.
Còn tại sao dùng tôn giáo là vì:
1. Chúa Nhật là do các giáo sĩ Công Giáo đặt.
2. Mình đang dùng lịch do Công Giáo chuẩn lại và đưa ra, còn Công Giáo thì dựa theo người Israel.
3. Rõ ngày Chúa Nhật là ngày đầu tuần vì Chúa Jesu dặn dò như vậy và ngày cuối tuần Sabbah của Israel là ngày thứ 7.

Còn tại sao chỉ có VN mình ư? Vì đơn giản chữ Quốc ngữ là do các giáo sĩ Công Giáo phát triển, Công Lịch với 7 ngày là do họ truyền vào và họ đặt tên các ngày luôn, vậy thôi.

Với ngôn ngữ VN, ban đầu là ngày "Chúa Nhật", sau sửa thành "Chủ Nhật" để tránh ảnh hưởng tôn giáo.

Chitto
20-08-2007, 23:58
Chitto vui lòng xem lại tại sao người Thiên Chúa Giáo đi lễ vào ngày đầu tuần nhé!

Chiếu theo lịch sử Do Thái thì ngày Sabbah chắc chắn là ngày cuối tuần.
Còn nếu muốn chắc ăn hơn thì ngày Chúa Nhật bốc điện thoại gọi các công ty Israel là sẽ thấy họ đang làm việc sau kỳ nghỉ cuối tuần!

Như em đã viết ở bài dưới, quan niệm Ngày Mặt Trời (Sunday) là đầu hay cuối là tùy nước.

Thậm chí như Iran lại coi Ngày Sao Kim (Friday - thứ Sáu) mới là cuối tuần, đầu tuần bắt đầu từ Saturday, tức là ngày Sabbah là vào Friday, Saturday đã là đầu tuần mới !

Một số nước Hồi giáo khác và Israel lấy Saturday làm ngày cuối tuần, đó là quan niệm của từng quốc gia, nhà cai trị.

Điều lưu ý là chu kì 7 ngày này là chu kì độc lập, không liên quan ràng buộc với chu kì tháng/năm. Cho nên bên cạnh Công lịch, Israel có lịch Do Thái riêng, Hồi giáo có lịch Hồi giáo riêng cho các hoạt động tín ngưỡng (kiểu như lịch Âm của VN, TQ), thì các lịch đó cũng không ảnh hưởng gì đến chu kì Sabbah hay lễ Chúa.

Chitto
21-08-2007, 00:13
1. Chúa Nhật là do các giáo sĩ Công Giáo đặt.
2. Mình đang dùng lịch do Công Giáo chuẩn lại và đưa ra, còn Công Giáo thì dựa theo người Israel.
3. Rõ ngày Chúa Nhật là ngày đầu tuần vì Chúa Jesu dặn dò như vậy và ngày cuối tuần Sabbah của Israel là ngày thứ 7.


Vâng, em đang chờ mấy câu này của bác. Hí hí

Câu 1. Rõ ràng, không ý kiến. Từ đó suy ra mệnh đề sau (em sẽ dùng ở bài sau): Một số từ như Chúa Nhật, Thứ Hai,..., là của riêng Việt Nam, không nước nào có, Tàu cũng không có.

Câu 2.
Ta đang dùng Công lịch La Mã. Tuy vậy, Công lịch La Mã có trùng với lịch Israel hay không? Đó là một vấn đề.

Israel từ cổ đã dùng lịch Do Thái. La Mã dùng lịch La Mã. Hai bên riêng biệt cho đến khi La Mã xâm chiếm Israel lập xứ Judah. Những yếu tố như cách tính tháng, ngày đầu năm,..., của hai lịch này khác nhau, nên các yếu tố ngày tháng năm là khác nhau. Khi La Mã xâm chiếm, Israel phải dùng lịch La Mã làm lịch chính thức, lịch Do Thái chỉ là lịch phụ, cho đến nay vẫn thế (giống như ta đang dùng lịch Âm vậy)

Chỉ có 1 thứ giống nhau: đó là chu kì 7 ngày. Tuy vậy hai chu kì 7 ngày này có khớp nhau về Đầu - Cuối hay không? Người Do Thái coi Sabbah là ngày cuối tuần, người La Mã coi Ngày Mặt Trời là cuối tuần, nhưng ngày Sabbah của Israel khi đó có trùng với ngày Mặt Trời của La Mã không?

Ta cứ giả sử ngày Sabbah của Do Thái khi đó lại trùng với ngày Sao Thổ (Saturday) của La Mã, thì ngày Lễ Chúa (sau ngày Sabbah) lại trùng với Ngày Mặt Trời (Sunday). Với Do Thái đó là đầu tuần mới, với La Mã là cuối tuần cũ.

Chitto
21-08-2007, 01:25
Như phần trên, ta thấy Chúa Nhật là từ Hán Việt nhưng chỉ có VN dùng, TQ không dùng. Nhiều từ do giáo sĩ BĐN đặt ra và do đó mang nặng tính Tôn giáo.

Nhưng hai từ Công lịch, Công nguyên là từ Trung Quốc, hay từ Việt Nam ? T

Theo tôi, đó là từ tiếng TQ.

Bây giờ xét xem trong tiếng TQ, nguyên nghĩa chữ Công của Công Nguyên có phải là Kỉ nguyên Công giáo hay không. Có một số điều sau đây:

1. Người TQ hầu như không dùng từ Công giáo. Họ dùng từ Thiên Chúa giáo.
Tra bằng google tiếng Hán, chỉ có 810 văn bản dùng từ Công giáo.
Khi tra trong wikipedia tiếng Tàu cũng không có từ Công giáo, mà chỉ có Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo. Link Công giáo chuyển ngay sang Thiên Chúa giáo.
Như vậy, từ Công giáo trong tiếng Hán gần như không được dùng, không chính thức.

2. Người TQ dùng chữ Công với những chuẩn quốc tế:
Công lý = kilomet
Công thước = met
Công cân = kilogram
Công thăng = litre

Chữ Công viết trong Công lý, công thước, công cân, công thăng viết hoàn toàn giống chữ công trong Công nguyên, công lịch.
Liệu Công trong Công lý, công thước, công cân, công thăng có thể hiểu là Dặm của Công giáo, thước Công giáo, Cân công giáo... hay không? Chắc là không. Công lịch cũng là lịch Chung.

Vậy chữ Công trong các từ mang tính chuẩn: Công lý, công thước, công cân, công thăng, và cả công lịch, đều có nghĩa là Chung, chứ không có gốc từ chữ Công giáo.

Vậy Công Nguyên trong tiếng TQ liệu có phải nghĩa gốc là Kỉ nguyên Công giáo không, trong khi chính họ rất ít dùng từ Công giáo, và dùng không chính thức ?

Theo tôi, Công nguyên trong tiếng TQ nhiều khả năng mang nghĩa gốc là Kỉ nguyên Chung, cho dù được tính theo Thiên Chúa giáo, nhưng nghĩa gốc thì không nhất thiết là nghĩa Kỉ nguyên Thiên Chúa giáo.

lamchieu
21-08-2007, 06:21
Hì hì, chitto dẫn chứng này kia vòng vòng nhưng lamchieu thì vẫn rất đơn giản:

1. Công Lịch La Mã do Công Giáo La Mã đưa ra, lấy năm đầu tiên là năm Chúa Jesu ra đời, và gọi kỷ nguyên mới là Kỷ Nguyên của Chúa AD/CE, trước năm 1 thì gọi là năm trước Chúa Jesu / BC.

2. Người Thiên Chúa Giáo đưa ra Công Lịch thì chắc chắn phải hiểu rằng ngày Chúa Nhật là ngày đầu tuần, Chúa Jesu dặn dò là ngày đầu tuần hãy họp mặt và cử hành nghi thức để tưởng nhớ đến Người mà.

Vậy, người đang dùng lịch Công Giáo thì cũng phải chịu những quy ước của Công Giáo trên lịch đó (Kỷ nguyên của Chúa, ngày Chúa Nhật là ngày đầu tuần).

Còng chữ Công, chitto có tra tới tra lui thì cũng đơn giản như vầy - chữ quốc ngữ là do các giáo sĩ phát triển, Công lịch cũng được đưa vào và đặt tên theo chữ quốc ngữ bởi các giáo sĩ. Thế nên các cách đặt tên thì làm sao có thể nói theo Tàu hay Hàn hay cái quái gì được.
Người Công Giáo đặt tên cho các khái niệm mới tinh đó thì phải chịu thôi, mang ảnh hưởng tôn giáo là phải.
Và tất cả do Công Giáo, nên họ có nói đây là Kỷ nguyên Công Giáo (theo Công Lịch) và Công Lịch là lịch của Công Giáo thì cũng đâu có sai. Khỏi đi diễn giải lòng vòng nữa, các khái niệm mới tinh do Công Giáo đặt ra mà, tìm tính khoa học và logic thì chịu, chỉ chấp nhận thôi.

Dĩ nhiên là khi gọi tên thì các giáo sĩ cũng phải suy nghĩ nát óc, chiếu qua chiếu lại ngôn ngữ địa phương và các ngôn ngữ đang có ảnh hưởng; nhưng đâu có nghĩa là phải theo logic ngôn ngữ vốn không có logic chặt chẽ.
Vả lại, phải xem xét từ "Công" trong Thiên Chúa giáo có nghĩa gì nữa.

Thôi, chấp nhận như bên trên đi, khỏi nói nữa - tất cả các khái niệm, lịch, chữ quốc ngữ là do người Thiên Chúa Giáo đưa ra mà.

TÍM
21-08-2007, 08:38
Em chen một câu vô duyên, em thấy các bạn Ixxrael nghỉ ngày thứ 6 ạ, chủ nhật vẫn đi làm. :)

Chitto
23-08-2007, 13:08
Hì hì, chitto dẫn chứng này kia vòng vòng nhưng lamchieu thì vẫn rất đơn giản:

Thôi, chấp nhận như bên trên đi, khỏi nói nữa -

Thì như Chitto đã nói ở mấy bài trước, mỗi người có một cách nhìn khác nhau mà.

"Chiếc xe Lexus của Lamchieu" - Thế là ngắn gọn đơn giản, chính xác, đúng đắn, và ai cũng chấp nhận ngay.

Tuy nhiên, Chitto lại muốn tiếp cận ở khía cạnh là "Chiếc xe Lexus của Toyota", thậm chí muốn tìm ra rằng : "trong chiếc xe Lexus của Toyota có bộ phận xyz của Huyndai" chẳng hạn, thì phải đào sâu thêm hơn.

Thực ra vào năm ngoái, em hoàn toàn nghĩ y hệt như bác, y như hầu hết tất cả mọi người. Nhưng một năm nay, sau khi đọc một số tài liệu sâu hơn, tiếng Anh, và cả tiếng Trung, thì vỡ ra một số điều mà trước kia mình chưa cảm nhận, chưa đánh giá hết.

Tuy vậy, những điều đó nên dành cho box chuyên Lịch sử văn hóa, Học thuật ngôn ngữ hơn là Du lịch. Viết nhiều quá thành ra dài, dai, và dại.

Vì thế quay về với Jerusalem thì hơn.

Chitto
23-08-2007, 13:29
Sự mở rộng phát triển của Jerusalem

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346cd266884d84.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=2289)

Thành Jerusalem đã thay đổi rất nhiều qua 3000 năm lịch sử của nó.

Vào thời mà David xâm chiếm đất Canaan, những người bản địa đã tập trung tại Núi đền chống cự. Vì thế David thiết lập "Thành David" ở phía nam Núi Đền, khoảng 1000 TCN.
Thành David ngày nay nằm ngoài thành Cổ, trong thung lũng Kidron. (màu xanh lá cây)

Khi Salomon lên ngôi, đã xây thành Jerusalem bao quanh thành David và núi đền, thành có hình dài và hẹp. (gồm hình màu xanh lá cây + da cam)

Dưới thời Vương quốc chia đôi, xứ Judah mở rộng Jerusalem về phía tây (thêm phần màu vàng).

Sau khi Ngôi đền Thứ nhất bị phá hủy, người Do Thái dựng lại Jerusalem chỉ hẹp như thành thời Salomon. Đến thời của Herod, Jerusalem được mở rất rộng, gồm phần màu xanh + da cam + vàng + lam nhạt.

Năm 70, La Mã hoàn tất việc chiếm Jerusalem, thành phố được mở rộng nhất, phía bắc vươn lên gấp đôi.

Thời hoàng đế Hadrian, phía bắc được thu hẹp lại tương ứng với phía bắc ngày nay, phía nam dần bị hủy hoại.

Cho đến thế kỉ 16, khi người Thổ xây dựng lại tường thành, họ giữ phần phía Bắc, Đông, Tây như thành thời Hadrian, chỉ có phía nam là thu hẹp hơn so với trước, và "Thành David" giờ chỉ còn là khu đất ngoại thành.

Toet
23-08-2007, 21:43
Còng chữ Công, chitto có tra tới tra lui thì cũng đơn giản như vầy - chữ quốc ngữ là do các giáo sĩ phát triển, Công lịch cũng được đưa vào và đặt tên theo chữ quốc ngữ bởi các giáo sĩ. Thế nên các cách đặt tên thì làm sao có thể nói theo Tàu hay Hàn hay cái quái gì được.


Tôi không có ý kiến gì về nội dung tôn giáo mà lamchieu và Chitto đang tranh luận. Nhưng về mặt ngôn ngữ, các giáo sĩ khi đến VN truyền giáo và sáng tạo ra chữ quốc ngữ, tức là lối viết sử dụng ký tự Latin cho ngôn ngữ hiện thời lúc đó đang sử dụng ở VN là chữ Hán và chữ Nôm, chứ không phải là các giáo sĩ Bồ Đào Nha sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ mới cho người Việt.
Chữ quốc ngữ là cách ghi chép khác, tiện lợi hơn cho người Việt mà thôi.
Cho nên trong trường hợp chữ "công" trong "Công giáo" hay "Công nguyên" mà các bác đang tranh luận, rõ ràng là phải được đối chiếu với nghĩa Hán của từ đó.

Chúng ta hiểu được ý nghĩa của các từ đang được sử dụng, cũng là hiểu sâu hơn và có cách nhìn công bằng với sự vật mà từ đó diễn tả.

lamchieu
24-08-2007, 10:21
Nhưng đó là các khái niệm hoàn toàn mới nên họ đặt mới thôi!

lamchieu cũng có nói là họ sáng tạo ra ngôn ngữ mới đâu; và cũng có nói họ phải tham chiếu có ngôn ngữ ảnh hưởng.

Chitto
24-08-2007, 11:59
Thế nên các cách đặt tên thì làm sao có thể nói theo Tàu hay Hàn hay cái quái gì được.

Thôi, chấp nhận như bên trên đi, khỏi nói nữa - tất cả các khái niệm, lịch, chữ quốc ngữ là do người Thiên Chúa Giáo đưa ra mà.

Cái này em không đồng ý với bác. Chữ Quốc ngữ của ta chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chữ Tàu, bởi 2 nguyên nhân:

1. Bản thân tiếng Việt đã có đến 60% Hán Việt

2. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha, kể cả Alexandre de Rosde đều đến VN từ Macau. Sau nhiều năm truyền giáo ở Macau rồi họ mới vượt biển sang VN. Họ đã từng dịch tiếng Latin sang tiếng TQ trước khi dịch sang VN, nên không thể không có yếu tố Hán trong chữ Quốc ngữ.

Cho nên lúc đầu họ cố gắng Việt hóa càng nhiều càng tốt, nhưng sau rồi vẫn phải có từ Hán đi song song, và trong nhiều trường hợp, từ Hán lại lấn lướt.

Lúc đầu người Việt gọi là Chúa Blời - Chúa Trời, nhưng lại dùng cả Thiên Chúa.
Chúa Ki-tô, đạo Ki-tô, nhưng rồi lại cũng dùng Chúa Cơ Đốc, đạo Cơ Đốc.
Xưa dùng từ Vít-vồ, nhưng rồi lại dùng Giám mục.

--------

Chitto
24-08-2007, 12:13
Một trong những điều khiến Chitto thấy khó hiểu và gây nghi ngờ là:

Từ Công Giáo dường như là một từ mới, không phải từ gốc từ thời các Thừa sai truyền đạo vào Việt Nam.

Những nguyên nhân chính như sau:

1. Trong một số tài liệu cổ mà Chitto đã đọc, không thấy dùng từ Công giáo. Các từ thường xuyên gặp là : Đạo Cơ-Đốc, đạo Gia-tô, đạo Ki-tô, đạo Thiên Chúa, đạo Chúa, chứ không gặp từ Công giáo.

Các tài liệu đó gồm: Tây dương Gia-tô bí lục (sách này vớ vẩn về nội dung, nhưng cần lấy từ ngữ thôi), một số sách truyền đạo không nhớ tên, một số thư tín các Vít-vồ.

Nếu bác Lamchieu tìm được tài liệu cổ nào có dùng từ Công giáo thì điều nhận xét trên sẽ sai.


2. Các từ mà thời các Thừa sai Bồ Đào Nha đặt đều có thể gọi theo kiểu "đạo" hoặc "giáo":

Đạo Cơ Đốc - Cơ đốc giáo
Đạo Ki tô - Ki tô giáo
Đạo Gia tô - Gia tô giáo
Đạo Ca tô - Ca Tô giáo
Đạo Thiên Chúa - Thiên Chúa giáo

Có những người gọi thừa là "đạo Thiên Chúa giáo" là thừa từ, là sai.

Nhưng chưa bao giờ thấy ai gọi là Đạo Công - trong khi có từ Công giáo.
Nếu gọi "đạo Công giáo" là thừa từ.

Nếu từ Công giáo là một từ Gốc mà các nhà Truyền giáo Bồ Đào Nha đặt cho VN, thì tại sao lại không có từ đạo Công ???


Từ việc không gặp từ Công giáo trong sách cổ, không có từ Đạo Công, và trong tiếng TQ không có từ Công giáo (với nghĩa danh từ), khiến Chitto mới phải tìm hiểu từ này và tại sao hiện giờ ở VN nó phổ biến thay cho từ Thiên Chúa giáo.

Và liệu từ Gốc: Công nguyên có phải xuất phát từ chữ Công giáo đó hay không.

Chitto
24-08-2007, 12:21
Xin lỗi các bác vì dài dòng quá. Những bài này chỉ dành cho ai có thời gian quan tâm thôi, mong các bác đừng chửi là Ngộ chữ.

-----------------------------------------------------

Một điều nữa gây thắc mắc: Khi các nhà truyền giáo Bồ truyền đạo vào VN, đặt ra từ Chúa Nhật là Ngày của Chúa;

Thế thì tại sao Kỉ nguyên của Chúa Ki-tô (Christ Era) không đặt là Chúa Nguyên, hay Ki-tô Nguyên, hay Cơ-Đốc nguyên;

Mà lại dùng từ Công nguyên, trong khi sách cổ cùng thời không có từ Công giáo, cũng không có Đạo Công.


Các bác có nghĩ rằng điều đó là do họ đặt tùy tiện hay không? Hay có nguyên nhân nào nữa?

Vì hiện nay hầu như tất cả mọi người đều tin giống hệt điều bác Lamchieu nói, nên chẳng ai đặt ra điều này. Nhưng tất cả mọi người tin thế, thì người đặt ra nghi vấn cũng chưa chắc sai.

lamchieu
24-08-2007, 18:47
lamchieu nhận rằng các bài trên của chitto là đúng.

lamchieu
29-08-2007, 01:21
Hì, hổm rày lamchieu không bao giờ đề cập đến vấn đề tại sao gọi là "Công Giáo" :D

Thôi thì, Công Giáo là tôn giáo chung của mọi người như mấy vị hoặc thừa sai hoặc linh mục đặt ra với lòng mong muốn nó là tôn giáo của mọi người.
Và Công Lịch cũng là lịch chung, mặc dù nó được Công Giáo hay Thiên Chúa Giáo La Mã - Catholic - đưa ra.

Bác Chitto có để ý từ Catholic không, có ý nghĩa "Công Giáo" đấy, hiểu khác với Cơ Đốc Giáo - Christian.
Người Công Giáo - Thiên Chúa Giáo La Mã - khi nói Cơ Đốc Giáo thì hiểu đó là Tin Lành!
Tiếng Anh, muốn nói Công Giáo thì phải gọi là Catholic, còn "Christian" hầu như để chỉ Tin Lành (người ta không còn dùng từ "Protestant" nữa).

LinhEvil
29-08-2007, 18:20
Cái này em học ở Đại học rồi đấy

Nhưng hồi học đại học em toàn ngồi căng tin

hé hé

TÍM
16-05-2008, 17:09
Một đồng nghiệp của em ở Jerasalem đã giới thiệu về Miền đất Thánh như thế này:


Jerusalem đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của đạo Do thái, đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Jerusalem được xây dựng lần đầu bởi Cannanians cách đây 4000 năm. Nó là thủ đô của người Do thái và cũng rất quan trọng với người theo đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Khi người Do Thái cầu nguyện, họ hướng về Jerusalem, và không hề biết đến những gì xảy ra xung quanh trong suốt quá trình cầu nguyện’

150 năm trước đây, Jeru là một khu vực nhỏ đc bao quanh bởi một bức tường. Khu này được gọi là “Thành cổ”. Thành cổ là một nơi đầy ma lực. Bạn có thể tìm tất cả mọi thứ ở đây. Hàng ngàn năm lịch sử của 3 tôn giáo lớn. Thành cổ là một khu vực khảo cổ học khổng lồ. Bất cứ nơi nào ở đây cũng gợi lên trong bạn một điều gì đó. Nó đc xây dựng thành nhiều lớp chồng lên nhau bởi những quãng thời gian và những nền văn hóa khác nhau. Khi bạn bước đi trên phố, bạn biết bạn đang bước một cách chính xác tại nơi mà rất nhiều sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra. Những nền văn minh, quân đội và những nhà truyền giáo đã bước qua đây. Đó chỉ là một vài lý do khiến cho thành phố nhỏ này hấp dẫn và khiến mọi người trên khắp thế giới thú vị và lay động tâm hồn

Ở thành cổ, bạn có thể tìm thấy sự giao thoa thú vị giữa cái xưa và nay, cũ và mới. Giáo đường Do Thái, nhà thờ của đạo Cơ đốc và nhà thờ Hồi giáo. Bức tường than khóc, phần còn lại cuối cùng của ngôi đền Do thái theo tiếng Hebrew là “Beit Hamikdash”. Nó được coi như là trung tâm thần thánh của người Do thái. Thực tế có hai ngôi đền. Ngôi đền thứ nhất đã bị hủy hoại ở thời Babylon. Sau khi Đế quốc Ba tư tiếp quản, người Do Thái được Vua Batu cho phép quay trở về Quê hương và xây dựng lên ngôi đền thứ 2. Ngôi đền thứ 2 bị hủy hoại bởi đế quốc La mã và từ đó những người Do thái phải sống lưu vong trên khắp thế giới. Khi đó, họ vẫn tiếp tục nhắc về Jerusalem trong lời cầu nguyện mỗi ngày 3 lần suốt 2000 năm. Và thực vậy, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ 2, người Do thái đã trở lại Israel từ khắp nơi trên thế giới. Đó là lý do tại sao bạn có thể tìm thấy rất nhiều người Israel đến từ rất nhiều nơi khác nhau.

Như tôi, tôi có 1 người ông sinh ra ở Nga, 1 người sinh ra ở Ba Lan, 1 bà sinh ra ở Rummani và một bà sinh ra ở Israel. Chúng tôi có những người đến từ Arap, các quốc gia châu Âu và nhiều nơi khác nữa.


Assaf

TÍM
16-05-2008, 17:11
tiếp...

Khi người Do thái trở lại, đã có một cuộc chiến lớn ở Jerusalem. Năm 1948, người Arap kiểm soát đất nược, họ ko cho phép những người Do thái hồi hương. Người Do thái kiểm soát bờ Tây còn người Arap kiểm soát bờ Đông. Một bức tường chia thành phố làm 2. Năm 1967, chiến tranh nổ ra và người Do thái đã thắng, họ chinh phục và chế ngự phía đông của Jerusalem. Ngày nay đã ko còn bức tường, nhưng người Do thái vẫn thường ko đi về phía đông của thành phố. Thực tế là một con đường đã thay vào chỗ bức tường xưa, nhưng một ranh giới tinh thần vẫn chia thành phố làm hai phần đông tây. Người arap vẫn ở phía đông và người Do thái vẫn ở phía tây.

Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở thành phố cổ rất quan trọng với đạo Hồi. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều những nhà thời Cơ đốc giáo trên con đường hành khổ - con đường mà Jesus đã đi đến cái chết của mình theo kinh Tân ước. Có hướng dẫn viên du lịch trên con đg hành khổ - tuyệt diệu và tôi đã từng làm như thế khi còn là SV.

Ở đó cũng có những ngôi chợ Hồi giáo với nhiều màu sắc, nơi bạn có thể thực sự được nhìn ngắm nghệ thuật arap cổ xưa và mặc cả mua bán. Bạn có thể tìm thấy nhiều thứ ở đó, đồ cổ (thật và nhái), dao, dao găm, gươm, đao, thảm, đồ thủ công mỹ nghệ và thứ café tuyệt hảo etc..

Ở Thành cổ, bạn sẽ nhìn thấy lối nhỏ đầy người đến từ các dân tộc và tôn giáo khác nhau và thật không may nếu có nhiều quân lính và bảo vệ ở đó để giữ gìn trật tự. Jerusalem là một thành phố đẹp, nhưng bạn có thể cảm nhận một chút căng thẳng trong không khí. Nhiều người chiến đấu và tranh giành một phần của thành phố thần thánh này. Người Palestine đang mưu cầu chia lại thành phố và người Israel sẽ trả lại phía đông cho họ. Cũng thế, một cuộc tranh luận về việc ai sẽ kiểm soát khu thành cổ. Jerusalem là 50% lý do tại sao có nhiều người đã chết vì cuộc chiến tranh ngu ngốc giữa Israel và Palestine.

Ngày nay, Jerusalem đã trở nên to lớn hơn và thành cổ chỉ là một nơi nhỏ bé so với phần còn lại của thành phố. Nhưng nó vẫn luôn là trái tim đang đập mạnh của Jerusalem và những người Do Thái.

Assaf

Còn vài đoạn nữa nhưng em ko dịch thoát ý được, ặc ặc
Hy vọng sẽ xin được ảnh minh hoạ :LL

vqd
17-05-2008, 04:32
Năm ngoái tớ cũng đi Israel gần tuần lễ, đi được một vòng từ Tel Aviv vòng lên thành phố cảng Haifa và vòng về Jerusalem.

Ấn tượng về Israel thì nhiều vô kể. Bắt đầu từ lúc xin visa đến qua cửa soát vé sân bay. Tel Aviv thì không có gì ấn tượng lắm ngoài cái sân bay Ben Gourion rất hiện đại còn thành phố lôm nhôm phết. Dọc đường trồng nhiều phượng như Hải Phòng và nhiều me như Sài Gòn.

Ấn tượng thứ hai là lính với súng ống đầy đường. Bạn có thể thấy những anh lính trẻ đeo súng trên tàu, nơi bến xe, trông siêu thị. Thấy cả những em gái dân phòng đi tuần anh khu tập thể một tay cầm súng tay kia cầm di động gọi cho bạn trai. Nhưng cô gái Do Thái tóc xoăn, mắt đen, mũi thẳng diện quân phục mũ dắt vai áo, chân đi dép tông vừa ngồi đơi tàu vừa dở bim bim ra ăn trông đáng yêu vô cùng.

Để mai tớ kể chuyện Jerusalem với tìm lại mấy cái ảnh.

vqd
24-05-2008, 15:17
Post cái ảnh thử xem cái

https://www.phuot.vn/imagehosting/11044837ceda2df9f.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12526)

vqd
24-05-2008, 15:32
Ngon lành rồi, giờ vào kể chuyện tiếp.

... Mình bắt chuyến tàu sớm từ Haifa đi Jerusalem. Tàu ngon, chạy qua những vùng đất nông nghiệp trồng hoa quả, đất trông khô cằn nhưng hoa quả vẫn xanh tươi, chắc là do thuỷ lợi tốt.

Cái ga Jerusalem bạn nào đến rồi chắc cũng ấn tượng chuyện những chú lính trẻ đeo súng đứng soi mói hành khách lên xe. Nhưng mà chỉ nhìn thế thôi chứ không sờ mó khám xét gì cả. Với lại mấy hôm rồi vào siêu thị xuống tàu điện ngầm về khách sạn đều gặp lính đeo súng nên cũng hơi quen.

Thời tiết Jerusalem đẹp tuyệt vời. Nắng chói chang nhưng không gay gắt, trời khô ráo, gió nhẹ nhàng. Mình chỉ ở đây có 4 tiếng nên nhảy lên cái bus đỏ ngay lối ra nhà ga làm một vòng Jerusalem.

https://www.phuot.vn/imagehosting/11044837d265b0708.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12527)

vqd
24-05-2008, 15:45
Khí hậu đẹp đẽ nhưng Jerusalem là một thành phố rất khô cằn khúc khuỷu.

https://www.phuot.vn/imagehosting/11044837d57c13ce8.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12528)

vqd
24-05-2008, 15:57
Không nơi nào trên trái đất này mà đất đai lại thấm đẫm dấu ấn tôn giáo như Jerusalem. Nơi đây là cái nôi của 3 tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Mảnh đất của 3 tôn giáo này cũng là nơi chứng kiến những vinh quang tột đỉnh và đau khổ tột cùng của lịch sử.

Hãy tưởng tượng từ trên đỉnh đồi này phóng tầm mắt nhìn xuống xung quanh là 2000 giáo đường Do Thái, 1000 giáo đường Hồi và 500 nhà thờ Thiên chúahttps://www.phuot.vn/imagehosting/11044837d88036f15.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12529)

vqd
24-05-2008, 16:10
Một góc đoạn tường than khóc (Lamentation). Đây là nơi thiêng liêng bậc nhất của Do Thái giáo. Suốt hơn 2000 năm lưu lạc, mơ ước của mỗi người Do Thái khi qua đời là được chôn xác dưới chân bức tường này.

https://www.phuot.vn/imagehosting/11044837db6e1e590.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12530)

vqd
24-05-2008, 16:11
Jerusalem bây giờ là một thành phố hiện đại, đường xá rộng rãi, kinh tế phồn thinh. Mãnh đất đồi dốc và khô cằn này bây giờ giống như một công trường xây dựng, cho ra đời sản phầm là những tòa nhà kiến trúc đá hết sức đẹp.

https://www.phuot.vn/imagehosting/11044837dbbf30275.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12531)

vqd
24-05-2008, 16:21
Thêm mấy tấm ảnh nữa

Hiện đại
https://www.phuot.vn/imagehosting/11044837ddb12204b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12532)

Xanh tươi
Phồn thịnhhttps://www.phuot.vn/imagehosting/11044837ddecc26c2.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12533)

vqd
24-05-2008, 16:24
Phồn thịnh

https://www.phuot.vn/imagehosting/11044837de698b2ff.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12534)

vqd
24-05-2008, 16:40
Jerusalem hiện đại cũng đầy rẫy những tương phản, bất công. Những phát triển xanh tươi phồn thịnh kia chỉ có bên Tây Jerusalem của dân Do Thái. Bên Đông Jerusalem là của dân Hồi thì nhìn lụp xụp nghèo nàn hơn rất nhiều.

Sau 2000 năm lưu lạc chịu đủ bất công, khi trở lại mảnh đất xưa thì dân Do Thái áp dụng một chính sách thực dân hết sức hà khắc với dân Hồi: tịch thu nhà tản cư, hạn chế cấp giấy phép xây dựng nhưng sẵn sàng mua lại với giá cao. Xây nhà đẹp gần những khu dân Hồi và cho dân Do Thái xem vào ở. Có bệnh viện trường học cảnh sát ở gần, giá thuê nhà ưu đãi và cho luôn nhà nếu chịu ở đến đời con cháu.

Xe bus chỉ men qua một tẹo bên Đông và chạy rõ nhanh nên cũng chả không có nhiều ảnh. Cái này chụp lúc đèn đỏ xe dừng.

https://www.phuot.vn/imagehosting/11044837e25c1f47f.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12535)

Primera
28-05-2008, 01:01
Nhân dịp có âm mưu đi Israel 1 quắn, em đọc lại bài này, tiện thể quote vài cái:


Chitto:
Cũng vì ngôn ngữ thế giới không đánh số (như VN và TQ) nên không có cơ sở nói ngày nào là đầu tiên. Hiện nay trên thế giới có đồng thời hai quan điểm: Ngày Mặt Trời (Sunday) là ngày đầu và là ngày cuối.


Câu 1. Rõ ràng, không ý kiến. Từ đó suy ra mệnh đề sau (em sẽ dùng ở bài sau): Một số từ như Chúa Nhật, Thứ Hai,..., là của riêng Việt Nam, không nước nào có, Tàu cũng không có.

Trong tiếng Bồ Đào Nha, các thứ trong tuần lần lượt như sau:
Thứ Hai: Segunda-feira (Segunda = Second)
Thứ Ba: Terca-feira (Terca = Third)
Thứ Tư: Quarta-feira...
Thứ Năm: Quinta-feira
Thứ Sáu: Sexta-feira
Thứ Bảy: Sabado (= Shabbat ???)
Chủ Nhật: Domingo

Trong đó thứ 2-6 đánh thứ tự như VN (hay đúng hơn là các thầy tu BĐN đã dậy dân VN cách đánh thứ tự ngày trong tuần).

Em xin hết !

vntuyen
30-07-2008, 21:51
Mình đọc nhiều bài mới, bây giờ mới lọ mọ đọc mấy bài cũ.
@ Chitto, lamchieu, Toet,...: Mình thấy bạn vqd up ảnh đẹp quá nhưng mà cũng ngưng lâu rồi, vậy nói lại mây chuyện cũ chút nha.

Sunday tiếng hoa là Tinh kỳ nhật hoặc Tinh kỳ thiên, chứ đâu có Tinh kỳ thời đâu Chitto.

Tiếng VN Chủ nhật hay Chúa nhật cũng như nhau, vì chữ 主 có 2 cách đọc. Công chúa cũng chữ này, mà Chủ tịch cũng chữ này.
Không chỉ có tiếng Việt và Hoa là đánh số các ngày trong tuần, mà có cả tiếng Bồ. Và còn nhiều ngôn ngữ khác nữa.

Chữ gốc hán trong tiếng Việt nhiều hơn 60% nhiều chứ Chitto. Mình đồng ý với Toet là tiếng Việt là của người Việt, không phải tàu hay tây đâu ạ. Tây Âu chỉ dùng ABC để viết tiếng Việt.
Còn từ gốc Hán nhiều là do ta bị tàu đô hộ, láng giềng 1 nền văn minh lớn như thế nên bị ảnh hưởng sâu sắc là dễ hiểu. Ngoài cái rủi đó thì do ảnh hưởng TQ nên VN trong khu vực văn minh nhất, là 1 trong những nền văn hóa văn hiến lâu đời nhất của thế giới.

Dù thế, chữ Hán cũng không diễn tả hết tiếng Việt nên ta mới sáng tạo ra chữ nôm. Vì không biết ABC nên ta phải sáng tạo chữ cho tiếng Việt từ chữ hán, thêm nét theo nguyên tắc hội ý. Triều Tiên và Nhật bản cũng rơi vào tình hình tương tự.

Điểm khác của VN và HQ là do VN sáng tạo chữ riêng cho mình quá sớm (Nôm) nên không hề biết ABC. Vì thế chữ khó, rắc rối hơn chữ Hán và không nhất quán, không hoàn chỉnh. Còn HQ thì sau này mới có chữ viết vì thế họ biết nguyên tắc ký tự. Dù họ viết như tượng hình nhưng kỳ thực không phải là tượng hình. Thế mới thấy vấn đề nào cũng có 2 mặt. Nhanh hay chậm đều thế.

Tiếng Nhật thì bây giờ vẫn phải dùng hỗn hợp chữ Kanzi (như chữ Hán của VN) và chữ phiên âm của Nhật. Ký thực ngữ pháp, từ vựng của Nhật là độc nhất không giống ai. Có chăng trên Discovery có nói giống 1 bộ lạc ở Châu Phi. Còn tiếng Hàn thì giống tiếng Mông Cổ và Hungary.

Mông Cổ thì mượn ký tự slave của Nga để phiên âm tiếng Mông Cổ.

Dù cùng gốc Hán nhưng đừng tưởng bở là Hoa - Việt - Hàn - Nhật hễ thấy chữ giống là cùng nghĩa nhé. Theo thời gian thì ngà càng khác xa. Ví dụ người Việt nói là Thư viện nhưng tiếng hoa là Thủ Thư Quán. Việt - văn phòng nhưng Hoa - biện công,....

Cũng hơi rắc rối nhưng thôi viết chút cho vui, :)

netwalker
31-07-2008, 00:15
........................
Tiếng Nhật thì bây giờ vẫn phải dùng hỗn hợp chữ Kanzi (như chữ Hán của VN) và chữ phiên âm của Nhật. Ký thực ngữ pháp, từ vựng của Nhật là độc nhất không giống ai. Có chăng trên Discovery có nói giống 1 bộ lạc ở Châu Phi. Còn tiếng Hàn thì giống tiếng Mông Cổ và Hungary.
................


Tớ lại bổ xung cho bác vntuyen một chút về tiếng Nhật nhé.

Trong tiếng Nhật có 3 loại ký tự:


Kanji như bác vntuyen nói có nghĩa là Hán Tự ( Kan = Hán ; ji = tự) cái này là tiếng Tàu, viết đúng như chữ Tàu luôn, bê nguyên xi sang, nhưng trong nhiều trường hợp viết giống như thế nhưng nghĩa trong tiếng Nhật khác với tiếng Tàu. Đây là thể loại chữ tượng hình.
Ví dụ: 大学 trong tiếng Nhật đọc thành Đai gak ku nghĩa là Đại học

Hiragana là một loại ký tự khác trong tiếng Nhật nhưng lại là chữ tượng thanh, tức là dùng để ghi chép lại âm thanh của một từ.
Ví dụ như: ありがとう phiên âm của từ A ri ga to nghĩa là cám ơn. Đọc sao viết vậy, giống như tiếng Việt vậy.

Katkana cũng là chữ tượng thanh nhưng dùng để phiên âm những từ nhập ngoại, cho nên chỉ cần nhìn chữ Katakana là có thể biết đó tiếng nước ngoài được phiên âm sang tiếng Nhật nhưng đôi khi do sắc âm bản xứ pha trộn cho nên từ phiên âm nghe khác hẳn với từ gốc. Kiểu như trong tiếng Việt phiên âm tiếng nước ngoài Willy thành Ù lì vậy =))
Ví dụ: エレベーター phiên âm của từ elevator trong tiếng Mỹ ( tiếng Anh là lift) có nghĩa là thang máy. Trong tiếng Nhật không có chữ V mà người Nhật sẽ nói thành B, chỉ có những cô em xinh tươi người Nhật nào được đi du học từ bé hoặc chịu khó luyện âm mới có thể phát âm được chữ V. Khi nghe chú nào nói ["I]À mày là người Bệt Tô Nam Mư à ? [/I]" ( Vietnam) thì đích thị thằng đó là Nhật :))


Đấy là về chữ viết còn ngữ pháp tiếng Nhật lại khó như tiếng Tây Ban Nha cho nên học tiếng Nhật khá khoai. Viết thì như tiếng Tàu, nói thì nhanh như tiếng Đức, ngữ pháp thì như tiếng Latin.

Nói chung là cứ phải kiếm một em Nhật về dạy thì mới nhanh tiến bộ được. Kinh nghiệm của tớ thì là:

" The best way to learn a foreign language is in bed" (c)

Học mà chơi, chơi mà học, là lá la :))

netwalker
14-11-2008, 09:13
Từ Jerusalem đi Petra xem trên bản đồ rất gần, bạn Thegioixe hay bạn Black đã đi tour, đi bus hay thuê xe chạy đến đó chưa, cho mình xin ít kinh nghiệm với

Kiara
24-11-2008, 21:44
Đọc những bài tranh luận của các bác rất hay, ngộ ra được nhiều điều, nhưng phần quan trọng mình quan tâm nhất là: Với người bình thường như mình (Tức là phải tự đi) thì đến Jerusalem bằng cách nào (Đang ở Việt Nam) thì mình lại chưa tìm thấy. Có bác nào giúp chỉ ra đường đi nước bước được không? Đây là một trong những điều phải làm trước khi tèo của mình, mà mình thì đang rất già rồi:))

baxu
26-11-2008, 23:14
Nick Kiara có vẻ con gái nhỉ?

Thế Kiara có biết câu hỏi kế tiếp của Anhgia là gì không? =)) =)) =))

chưa thấy AG nói câu quen thuộc "Cho xin 3xu ảnh" nhỉ :))

mà bạn kiara là gái hả?

Năm ngoái 1 cô bạn mình cũng đi Jerusalem, khá đơn giản. Mua vé máy bay, cầm theo 1 cuốn LP, rồi đi thôi. Vé máy bay thì ra đại lý mua, chừng 1200$.

Chỉ có lúc xin visa thì cần thư mời, hồi đó mình nhớ ra thằng ku gặp ở hostel Mexico người Israel, ku kậu rất thích VN, nhiệt tình làm cho cái thư, bạn mình xin visa ko vấn đề gì. Nhưng cả năm rồi mình ko liên hệ lại :D Bạn nhờ cty du lịch xem sao.

Buta
27-11-2008, 13:06
Ờ, Baxu ạ. Chủ yếu cũng là vụ Visa thôi.
Mình hỏi rồi nhưng các Cty Du lịch ở đây không thiết tha gì với vụ của mình cả. Hình như chả lợi lộc gì.:))

Em chỉ có cái mẹo này chút xíu, ko biết có áp dụng được ko. Pác cứ tìm xem bên đó nó có cái hội chợ nào ko, rồi đăng ký join (mà phải cùng ngành nghề với mình nhá), bọn hội chợ nó sẽ gửi thư mời cho mình ngay í mà ;).

mishadoan
13-03-2009, 11:02
Ồ, thú vị thật ! Các thông tin về Isra el đã có đầy đủ rồi . Vậy em kể về Israel nhưng thuộc lĩnh vực khác vậy. Làm biếng type lại quá, em bê nguyên bên blog của em vào nhá ? Xin lỗi vì đại từ nhân xưng bên blog ! :D

mishadoan
13-03-2009, 11:07
Nhập cảnh "lậu" vào Israel .

Một lần tớ đi phỏng vấn xin Visa vào một nước ( xin phép không nêu tên ở đây ) . Người đàn bà béo ị nhìn tớ bằng cặp mắt xoi mói không mấy thiện cảm :

“ Trong vòng 3 năm gần đây , anh đã đi những nước nào ? “

Sau khi nghe tớ liệt kê một loạt , bà ta chăm chú lật các trang hộ chiếu của tớ với chi chit các dấu xuất nhập cảnh và Visa . Sau đó lại ngẩng lên nhìn tớ với cái nhìn nghi hoặc hơn :

“ Xin lỗi , anh nói là anh đã đi Israel ? “

“ Vâng, đúng thế ! “

“ Anh đi vào khoảng thời gian nào ? “

“ Tôi đi vào khoảng … “

Không cần nhíu trán suy nghĩ, tớ trả lời như một cái máy .

Lại một tra khảo tiếp :

“ Anh đến Israel bao lâu ? Với mục đích gì ? “

Trong bụng đã chửi thầm : “ *** , tôi đi đến đó thì mắc mớ gì đến chuyện tôi xin Visa vào nước bà ? “ . Nhưng vẫn rất nhún nhường :

“ Tôi đến đó rất ngắn , chỉ hai ngày . Và tôi đi … du lịch “

“ Anh nhập cảnh bằng cách nào ? Đường bộ hay đường hang không ? “

“ Dạ , bằng đường biển qua cảng Haifa ! “

Bà ta cúi xuống gõ lóc cóc gì đó trên bàn phím computer rồi ngước mắt lên nhìn tớ rất nghiêm khắc :

“ Anh có biết nếu bị phát hiện ra việc cung cấp những thông tin không chính xác , anh có thể bị từ chối nhập cảnh vĩnh viễn vào nước chúng tôi không ? “
“ Dạ, tôi đã được cảnh báo về điều đó ! “

Bà ta lại cầm cuốn Hộ chiếu lật đi , lật lại như tìm một cái gì đó .

“ Tôi không thấy Visa và dấu nhập xuất cảnh của anh vào Israel ? “

Thôi chết rồi , giải thích như thế nào đây ? Sao mà ngu thế , lôi cái Israel vào đây làm cái quái gì ? Tớ thật sự luống cuống , ấp a ấp úng :

“ Tôi vào hoàn toàn hợp pháp ! Tôi có thể chứng minh cho bà về việc tôi có mặt tại Israel vào thời điểm đó ! “

Lập cập lôi Laptop ra , run rẩy click vào folder ảnh tìm mục Israel . Ôi may quá , đây rồi !

Này , tớ đứng hiên ngang bên xe cảnh sát có mang những dòng chữ Do thái , này, tớ quay quần bên các em cảnh sát Israel dưới những lá cờ có ngôi sao 6 cánh , này, tớ với một ông già bản xứ râu xồm xoàm trước Ngôi tường khóc WAILING WALL nổi tiếng , này, tớ với con nít trong phố cổ Jerusalem, này tớ ở thánh địa Bethlehem có cả cờ Palestin bay phấp phới … Người đàn bà lặng im nghe tớ đắc thắng thuyết trình với vẻ mặt lạnh lùng vô cảm . Khi tớ mỏi miệng rồi , bà cầm cây bút chì gõ gõ lên cuốn passport trên mặt bàn :

“ Tôi vẫn không hiểu anh đến đó bằng cách nào ? “

Ơ, mình đến đó bằng cách nào nhỉ ? Nói chả ai tin nhưng tớ đến đó không có Visa !!! Nhưng không phải bất hợp pháp nhé !!! :D

mishadoan
13-03-2009, 11:14
Chả là hồi đó đang lang thang ở Địa trung hải . Nằm dài trên bãi biển Larnaca của đảo Cyprus ,ngắm hoài các cô bé để ngực trần chơi bóng chuyền trên cát hoài cũng chán . Máu mạo hiểm nổi lên và tớ quyết định phiêu lưư . Định ra mấy đảo lân cận của Hy lạp như Rodosh chẳng hạn nhưng không được vì không thể xin được Schengen Visa . *** , mang hộ chiếu Việt nhục thật , đi đâu cũng bị nghi ngờ ! Cyprus thì bé xíu , “ đi dăm phút đã về chốn cũ “ , buồn thiu . Thấy mấy con tàu cruise tráng lệ mà thèm . Thế nên tớ quyết định mua vé đi chu du quanh Địa trung hải một chuyến . Theo lịch trình thì tàu sẽ có ghé lại Egypt và Israel , Lebanon . Lúc ở Hãng du lịch tìm danh sách những nước được miễn Visa vào Israel thì không thấy có tên Việt nam . Nhưng trong danh sách các nước bắt buộc phải có Visa Israel thì cũng không có VN nốt ! Thế này là thế qué nào ? Hay người ta quên mất về sự tồn tại của nước mình rồi ? Hôm đó là thứ bảy nên không thể gọi điện hỏi Sứ quán Israel tại Cyprus được . Ôi, cứ đi , sợ qué gì thằng nào ! Hãng du lịch cảnh báo tớ là họ sẽ không chịu trách nhiệm nếu tớ không được nhập cảnh vào Israel . Vô tư thôi , OK !

Thế là tớ leo lên con tàu cao ngất ngưỡng mấy tầng , lộng lẫy như Titanic . Không bút giấy nào diễn tả cảm xúc của những ngày lênh đênh ngắm hoàng hôn trên Địa trung hải , nhảy nhót trong discotheque trong tàu hoặc nằm phơi nắng với ly wishky trên sân thượng … Rồi một buổi sáng , còi tàu rúc lên đánh thức mọi người dậy . Nhìn qua cửa sổ đã thấy những ngọn cờ trắng với sao xanh 6 cạnh phấp phới . Tớ thật sự hồi hộp và xúc động : ôi mảnh đất huyền thoại nơi Chúa sanh ra đời đây rồi , mảnh đát gắn liền với bao cuộc chiến … Ăn sáng xong , lục tục xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh để lên bờ . Mọi người được tàu trả lại hộ chiếu ( trong thời gian du lịch, tất cả hộ chiếu do tàu giữ ) . Riêng hộ chiếu của tớ không có và được trả lời là công an biên phòng Israel đã giữ rồi .:D

mishadoan
14-03-2009, 00:48
Khi đến lượt tớ đến quầy nhập cảnh , người công an hỏi một câu dài ngoàng bằng tiếng Anh , nghe không thủng . Tớ ú ớ giải thích đại lọai là hộ chiếu của tao chúng mày cầm rồi chỉ chỉ vào phía lãnh thổ Israel . Người công an hỏi tớ có thể nói thông thạo tiếng gì ? Sau khi biết là tiếng Nga , mấy cô bé được kéo tới để hạch sách tớ . Câu đầu tiên là : “ Sao không có Visa ? “ Tớ trả lời theo những gì đã biết ở bên Cyprus . Họ quay lại nói với nhau bằng tiếng Do thái . Sau đó : “ Anh không có quyền nhập cảnh vào Israel mà không có Visa . Đề nghị anh tới Sứ quán chúng tôi ở Hà nội để biết thêm chi tiết ! “ Ối giời ơi, quá là đánh đố nhau . Từ đây mà lết về đến thủ đô bọn anh mất mấy chục ngàn cây số đấy các em thân yêu ạ ! Tớ giở giọng cùn , chây bữa : “ Tôi không biết ! Tôi không thấy VN ở trong danh sách các nước cần phải có Visa khi vào Israel ! “ Mấy cái đầu lại chụm lại, xì xồ với nhau . Sau đó họ dẫn tớ vào riêng một phòng bảo ngồi chờ ở đấy . Ngồi mà run : đến đây rồi mà không được đặt chân lên bờ thì uổng quá ? Mà không biết nó có giam mình không nhỉ ? Các nước khác là sẽ bị cách ly để trục xuất đấy , ngay VN mình cũng vậy ! Khoảng nửa tiếng sau tớ lại bị dẫn ra quầy làm thủ tục . Lại tiếp tục màn tra khảo . Nào là : “ Anh tới nước tôi làm gì ? “ “ Có ai trên bờ đang đợi anh không ? “ “ Anh có tham gia tổ chức khủng bố nào không ? “ “ Anh có mang theo vũ khí và ma túy không ? “ “ Có ai gửi anh mang dùm đồ đạc không ? “ .Và buồn cừoi nhất là câu : “ Anh có định ở lại Israel không ? “ Tất nhiên là tớ trả lời " Không ! " tất rồi ! Ngoại trừ câu đầu tiên thì tớ trả lời rất chân thành là muốn tới đát thánh Jerusalem để úp mặt vào WAILING WALL để cầu nguyện . Lại bị bảo ngồi chờ tiếp . Đến khi cả tàu gần như lên bờ hết rồi ngoại trừ vài người bị ách lại trong đó có cả tớ , tớ được gọi lên . Người đàn ông đã trung niên chắc cấp bậc cao nhất ở đấy nói một tràng gì đó và cô bé dịch lại bằng tiếng Nga : “ Chúng tôi quyết định cho anh nhập cảnh ! Nhưng lần sau nếu tới Israel , anh phải có Visa ! “ Tớ mừng hết nhớn , cám ơn rối rít ! Nhưng lạ lùng là họ không đóng Visa và dấu nhập cảnh vào trực tiếp Passporrt của tớ mà lại làm riêng vào một mảnh giấy sau đó kẹp kèm với Hộ chiếu . Ôi, sao cũng được , miễn sao là được thoát lên bờ !!!

Hai ngày tớ lang thang Tel Aviv , chui xuống hang đá theo truyền thuyết Chúa sinh trong máng cỏ ở đấy , úp mặt vào Bức tường khóc ở Jerusalem , mò vào Bethlehem , thủ đô của Palestin , cười cợt với các em cảnh sát Do thái đang tập trung để chống dân Palestin tới biểu tình ném đá … Con gái Do thái cũng xinh nhưng chỉ tội mông và ngực hơi to quá khổ . Trên đường phố , trai gái mặc quân phục, toàng toeng đeo tiểu liên Uzzi bé xíu đứng ôm hôn nhau thoải mái như chốn không người …Lúc tới Jerusalem , thành phố xây bằng đá trên đồi núi cao , ngồi trong xe mà như đi máy bay , ù đau cả tai vì áp suất thay đổi …

Rồi cũng đến lúc phải giã từ đất thánh . Quay về tàu với tâm trạng vừa hồ hởi, vừa tiếc nuối . Và buồn hơn nữa là khi xuất cảnh, biên phòng Israel thu lại tấm giấy có đóng Visa . Đang tính giữ nó lại để làm kỷ niệm cho một chuyến phiêu du trong cuộc đời lang bạt của mình . Nếu không còn giữ các tấm ảnh và đoạn phim thì có lẽ chính mình cũng không tin là đã từng có những ngày ở mảnh đất Israel đó !

Trở lại chuyện xin visa vào nước nọ thì không có happy end như với Israel . Người đàn bà ục ịch đáng ghét kia sau khi xem những tấm hình trong Laptop của tớ , đăm chiêu suy nghĩ một lát rồi lạnh lùng buông một câu :

“ Rất tiếc, anh không đủ tiêu chuẩn của Cơ quan Cư trú nước chúng tôi để có thể nhập cảnh . Có gì chưa rỏ anh có thể tới gặp consultant của Đại sứ quán chúng tôi theo lịch làm việc dán ngoài cổng ! “

Rồi đóng cộp một cái dấu vào Hộ chiếu của tớ ! *** , nơi cần đóng thì không chịu đóng cho ! Nơi không cần thì lại đóng, làm bẩn cả Hộ chiếu của ông !!!

Về than thở chuyện bị từ chối Visa cho ông người quen làm lãnh sự Sứ quán VN nghe . Ông giải thích :

“ Chú ngốc, lại kể vào Israel làm gì ? Tụi an ninh Israel nó kinh lắm thế mà chú vẫn vào được .Giờ tụị này sợ chú vào thu thập tin tức tình báo nước nó nên nó cảnh giác trước . Mà sao tụi Israel lại có thể cho chú vào dễ dàng thế ? Gặp anh là anh đuổi thẳng cổ ! “

Bực quá , tớ gí tấm ảnh vào mặt ông ấy :

“ Tình báo cái khỉ gì ? Em đi tán gái Do thái thôi mà ! Này , thấy mấy em cảnh sát Israel quây quần bên em nè ? Xinh không ? “ =))

P.S . Thực ra không phải an ninh của Israel lỏng lẽo đâu . Israel luôn luôn là mục tiêu khủng bố của thế giới Arab cực đoan nên họ rất thận trọng . Hồi xưa có thời tớ làm camera man cho một kênh Quốc tế Đài truyền hình TW của nước sở tại . Mỗi lần vào sứ quán Israel tác nghiệp đều bị kiểm soát rất kỷ lưỡng , khắt khe hơn cả Sứ quán Mỹ nữa . Có lần quay phóng sự xong rồi , tớ ra trước ngồi ngoài thềm với cái camera chờ tụi phóng viên thì cứ thấy một thanh niên ăn mặc lếch thếch , giày thể thao đi vòng quanh mấy vòng quanh tòa nhà của Ngoại giao đoàn , nơi Đại sứ quán Israel tạm đóng trên tầng 3 . Tớ nghĩ thầm : " Sao tụi lính gác lại cho một thằng tâm thần vào đây làm gì nhỉ ? " . Đang nghĩ thế thì người thanh niên tiến lại hỏi : " Anh ngồi làm gì ở đây ? " Nóng mũi đáp : " Ngồi thì ngồi , việc quái gì đến anh ? " Người thanh niên gọi đám lính gác : " Thằng nào đây ? " Tụi bảo vệ trả lời : " Nó bên Đài truyền hình , quay ở Sứ quán Israel nhà mày đấy ! " Người thanh niên quay sang tớ : " Anh làm việc xong rồi, mời anh ra khỏi khuôn viên Sứ quán ! " Tớ ấm ức xách máy ra đứng ngoài trời nắng chang chang , văng tục với tụi lính gác : " ***, nó là thằng chó nào mà dám đuổi tao ? " " Nó là thằng phụ trách an ninh của tụi Do thái đấy ! " Kinh dị !!! :D

Còn trên chuyến tàu đến Israel kia trong số người bị giữ lại không cho lên bờ có hai cô bé Nga . Hai bé này tớ biết vì ở chung khách sạn bên Larnaca . Họ là lính trong quân đội Nga đang đóng quân ở vùng Bắc Kavkaz , nơi có chiến sự tại Chechnya . Tuy không mặc quân phục mà chả hiểu sao tụi Israel vẫn đánh hơi được, không cho nhập cảnh . Lúc tớ quay lại tàu , hai cô bé lầu bầu chửi thề kể : " *** , mấy con bé biên phòng Do thái giả bộ nói tiếng Nga bập bẹ ! Khi mọi người đi hết thì tụi nó quay lại nói tiếng Nga với nhau rất chuẩn , cười hô hố ! "

Thế mà chả biết tại sao họ lại dễ dàng với tớ thế ? Chắc là vì tớ quá ... dễ thương !!! =))

baxu
14-03-2009, 01:12
Bác mishadoan đúng là may kinh!

Em cũng từng nghe kể nhiều trường hợp có visa Israel hẳn hoi, mà đến nơi còn bị từ chối nhập cảnh đấy!

mishadoan
14-03-2009, 01:59
Bác mishadoan đúng là may kinh!

Em cũng từng nghe kể nhiều trường hợp có visa Israel hẳn hoi, mà đến nơi còn bị từ chối nhập cảnh đấy!

Dễ thưong vầy thì đuổi làm sao được hả bác? Xem em và các em police Israel đang chờ " đàn áp " dân Palestin ngay trung tâm Jerusalem nè !
https://i231.photobucket.com/albums/ee139/Tocxoa/Phuot/Jerusalem1.jpg

:gun:gun:gun

myanh
07-07-2009, 23:44
Năm ngoái tớ cũng đi Israel gần tuần lễ, đi được một vòng từ Tel Aviv vòng lên thành phố cảng Haifa và vòng về Jerusalem.

Ấn tượng về Israel thì nhiều vô kể. Bắt đầu từ lúc xin visa đến qua cửa soát vé sân bay. Tel Aviv thì không có gì ấn tượng lắm ngoài cái sân bay Ben Gourion rất hiện đại còn thành phố lôm nhôm phết. Dọc đường trồng nhiều phượng như Hải Phòng và nhiều me như Sài Gòn.

Ấn tượng thứ hai là lính với súng ống đầy đường. Bạn có thể thấy những anh lính trẻ đeo súng trên tàu, nơi bến xe, trông siêu thị. Thấy cả những em gái dân phòng đi tuần anh khu tập thể một tay cầm súng tay kia cầm di động gọi cho bạn trai. Nhưng cô gái Do Thái tóc xoăn, mắt đen, mũi thẳng diện quân phục mũ dắt vai áo, chân đi dép tông vừa ngồi đơi tàu vừa dở bim bim ra ăn trông đáng yêu vô cùng.

Để mai tớ kể chuyện Jerusalem với tìm lại mấy cái ảnh.
cho em hỏi thủ tục xin visa như thế nào ạ?
em cũng đang muốn đi..

huyreturn
15-07-2009, 22:39
Em chen một câu vô duyên, em thấy các bạn Ixxrael nghỉ ngày thứ 6 ạ, chủ nhật vẫn đi làm. :)

Ngày thứ 6 là ngày các bạn í đi cầu nguyện, các bạn í chỉ học hoặc làm 1/2 buổi rồi cầu nguyện.
1 ngày các bạn í cầu 5 lần, quay về hướng mặt trời, lúc trước là về hướng thánh địa Mecca thì phải. Và các bạn í đọc " God is the supreme being over all thing. I bear witness that there is no deity but God. I bear witness that Muhammad is the Mesenger of God. Come to prayer. Come to Salvation. Allah is most great"

Chủ nhật là thiên chúa giáo, thứ bảy là do thái, vì thế các bạn bịt mặt chọn ngày thứ 6 cho mình

ý ở trên của bác Chitto về 3 đạo chung 1 chúa, em nghĩ là chưa chính xác.

Do thái vào đạo hồi đều hét chung 1 câu " allah" còn châu âu thì " oh my god"
dù chung 1 câu là allan, nhưng đạo hồi và do thái hoàn toàn tin vào allah khác nhau. Đạo hồi tin Allah là tối cao nhất và Muhammad là vị thiên sứ cuối cùng. Đạo chúa thì tin rằng Jesu là tối cao ( vì thế mới có các cuộc thập tự chinh của các nước châu âu)


Đọc về muslim mới biết là con gái họ đẹp thế, vì hồi xưa các bộ tộc oánh nhau, con gái xấu thì bị giết, còn con gái đẹp thì bị bắt về làm nô lệ tình dục hoặc vợ.

các cuộc hành hương về vùng đất thánh cũng tuyệt, không biết bạn Black khi nào mới kể tiếp và chuyến đi có rơi vào tháng ăn chay hoặc thánh hành hương không ?

huyreturn
15-07-2009, 22:45
Đạo hồi cũng nhiều nhánh lắm. Có nơi tin vào thánh này, có nơi vào thánh khác do việc mất mát kinh Koran ( không thu nhập rồi dịch thuật lại được - Kinh Koran không phải ai cũng đọc và hiểu được. Và các tranh chấp về kinh Koran là cái nào đúng cái nào sai )

1 số nhánh sống khép kín, ít tiếp xúc với bên ngoài, chỉ nói khi có ng hỏi chứ không bao giờ mở miệng trước. Họ sống trong 1 đại gia đình, lấy nhau cũng luẩn quẩn trong đấy.
Ở nước họ thì đa số phụ nữ là bị mặt và mặc trang phục đen. Còn ở nc ngoài thì mái thoái hehehe.

backpackr
16-08-2009, 14:09
Tuần trước đọc thấy bài này overview nhanh về cả vùng đất Israel :)

http://www.thesaigontimes.vn/Home/vanhoadulich/dulich/21908/

wasabi2
17-08-2009, 18:29
Tặng tấm hình chụp tuần trước ở Biển Chết..

https://farm3.static.flickr.com/2598/3817381062_b92a71345a_o.jpg

Nơi thấp hơn mặt nước biển 400m. Biển chết theo đúng nghĩa: không thấy sinh vật nào sống nơi này. Nồng độ muối cực cao kết tinh thành rất nhiều viên muối to bằng quả trứng gà dưới đáy. Người ta đến biển chết nằm nổi bồng bềnh mà không sợ chìm. Người lấy báo ra đọc, kẻ nằm phè tắm nắng, còn có cả đôi..... nằm lên nhau hun hít ì xèo trên mặt nước hehehe

wasabi2
19-08-2009, 18:44
Tặng thêm 1 tấm: Chụp kẻ chụp hình

https://farm4.static.flickr.com/3483/3826880982_44567377b4_o.jpg

Sáng sớm trời hơi se lạnh mà nước lại rất ấm. Phải nói là biển chết rất vệ sinh. Lý do là em nào ghẻ chóc, lang ben, hắc lào vv... xuống nước chắc là phải nhảy ngay lại lên bờ và la oai oái lên vì rất rát hehehe ^_^. Nước Biển Chết ngòai muối nồng độ rất cao cũng bao gồm nhiều chất khoáng do đó mang tính chất rất đặc thù. Người ta nói nằm dưới đó khoảng lâu lâu chút rất tốt cho sức khỏe. Nằm bao lâu cũng được. Chỉ là chưa nghe ai nói nằm nổi bồng bềnh ngủ qua đêm mà thôi. ^_^

Chitto
19-08-2009, 21:16
Phải nói là biển chết rất vệ sinh. Lý do là em nào ghẻ chóc, lang ben, hắc lào vv... xuống nước chắc là phải nhảy ngay lại lên bờ và la oai oái lên vì rất rát

Thế nếu xuống đó và lại cung cấp thêm "nước mặn" cho Biển Chết thì liệu có vệ sinh không nhờ? :D

wasabi2
19-08-2009, 21:36
Việc hiến tế ấy em nghĩ nên thực hiện ở Yadernit cho nó sảng khoái hehehe. Táy máy ở Biển Chết xả ra hút vào rùi có cái thứ vi sinh hay ký sinh lạ nó chui vào... trong thì nguy hihi.

Yardenit nằm trên sông Jordan, tụ điểm du lịch người ta bảo nơi John the Baptist rửa tội cho Jesus. Thiên hạ nhảy xuống sông xì xụp lễ bái ($10 là có certificate rửa tội nơi... thiêng nhá !) cũng như múc nước thánh / móc đất thánh mang về. Có "hiến tế" là ở chổ này á ! Vừa để bớt cái lạnh của nước sông Jordan, vừa mang đủ thứ ý nghĩa hé hé. (dân có đạo nghe chắc cho em lên dàn thiêu quá) :D

Tuy nhiên nơi thực sự Mr John rửa tội cho Mr Jesus không phải chổ đó mà là phía dưới nữa, ở nơi sông Jordan đổ vào Biển Chết. Vì lý do nhạy cảm về an ninh (biên giới Jordan / Israel) nên người ta "dời" điểm ấy về Yardenit cho khách du lịch ^_^.


Thế nếu xuống đó và lại cung cấp thêm "nước mặn" cho Biển Chết thì liệu có vệ sinh không nhờ? :D

Chitto
20-08-2009, 18:13
Bạn kể về nơi ấy (và các nơi khác) đi, đang thèm nghe đây !

wasabi2
20-08-2009, 20:50
Biển chết còn được biết đến là nơi người ta tìm thấy kinh văn bờ biển chết (Dead Sea Scroll) trong hũ chôn trong các hang động và một địa điểm rất đáng để đến là Masada.

Vua Herod ngoài danh tiếng tàn ác thì phải nói ông là một vị vua đã cho xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại nhất ở Israel. Có thể kể đến Đền thờ thứ 2 ở Jerusalem (mà phía dưới đầy những tầng kiến trúc mái vòm và hệ thống đường ngầm mà phần lớn người ta chưa khảo sát được do ko được sự cho phép của phe hồi giáo chủ quản Dome of Rock). Công trình vĩ đại nữa là Caesara, một cảng biển nhân tạo với những tường thành ôm ra ngoài phía biển. Và Masada.........

Masada là pháo đài trên đỉnh ngọn núi đá được vua Herod xây dựng. Giờ đây những tàn tích còn lại trên núi đá và du khách phải đi lên bằng cáp treo. Herod xây pháo đài Masada trong bối cảnh ông được đế chế La Mã bổ nhiệm cai trị vùng đất của người Do Thái. Những làn sóng ngầm chống đối và nội loạn khó lường khiến cho ông phải kiến tạo một nơi phòng thủ thoát hiểm cách không xa Jerusalem phía bên kia núi Judea. Masada còn lưu lại những dấu ấn công trình xa xỉ như ban công ngắm cảnh trên triền núi, phòng tắm La Mã (nóng, lạnh)..vv...

Nơi đây cũng ghi khắc lại một đoạn sử thi bi hùng tráng của dân Do Thái trong cuộc nổi loạn đầu tiên. Sau khi Herod chết và đền thứ 2 bị phá ~70 sau CN, 999 chiến sĩ Do Thái chạy từ Jerusalem chiếm cứ tòa thành này và tử thủ trước sự bao vây của quân La Mã. Qua một thời gian giằng co, quân La Mã đã thành công xây đoạn dốc bằng đất để kéo xe công thành. Đứng trước nguy cơ thất thủ, 999 chiến sĩ và gia đình đã quyết định tự tẫn với ý chí "dân Do Thái chỉ làm nô lệ cho đấng tối thượng chứ không bất cứ một ai khác". Thế là đàn ông đàn bà, trẻ em ăn mặc thật đẹp để cho thấy họ không phải chết vì thiếu thốn. Họ tập hợp tại nhà kho. Đàn ông lần lựot bóc thăm và chọn ra 10 người hành quyết. Bắt đầu từ gia đình mình trước, họ chém giết đến khi không còn một ai....

Đoạn sử ký bi tráng này được ghi lại vì lúc đó có 2 người đàn bà may mắn trốn thoát và kể lại. Ngày nay thanh niên Do Thái khi kết thúc trung học phổ thông đều phải đi quân ngũ bắt buộc. Nam 3 năm, nữ 2 năm. Và khi vào quân ngũ họ đều tuyên thệ: "Sẽ không để Masada xãy ra lần nữa...."

Cũng hay là sau khi thăm thú lịch sử say xỉn với cái nắng gắt và nóng kinh khủng (vì không có cây) thì ta có dịp tung tăng ra Biển Chết gần đó thư giãn và tắm biển ^_^. À ta còn nhớ là sau khi rời cáp treo từ Masada xuống, điều đầu tiên làm là ta nhào đi mua cây cà kem ăn hehe...

wasabi2
22-08-2009, 12:32
Nói một chút về Jerusalem. Jerusalem như mọi người biết là nơi của những đền thờ, nhà thờ cổ. Nơi tranh chấp của thế giới Ả Rập và Do Thái, của những tôn giáo lớn như Do Thái, Ki Tô, Hồi Giáo, của xưa và nay...

Nơi đây lịch sử như tái hiện trước mắt với những con mắt phàm tục cũng như những tín đồ đi tìm nơi thiêng nhất của tôn giáo của mình. Thành phố gần như sống 24/24. 11 giờ đêm khu phố đi bộ gần thành cổ vẫn nhộn nhịp, các cửa hàng shopping vẫn mở cửa, người ta vẫn tấp nập mua sắm. Trẻ em tung tăng chơi đùa. Anh đánh đàn dạo vẫn say sưa đàn khúc Moonlight và phía xa xa người ta ăn uống náo nhiệt trong các nhà hàng open air trên phố.

Đêm cũng là thời điểm hay để đi thăm khu chợ Ả Rập. Khác với những nơi sinh hoạt của người Do Thái. Chợ Ả Rập đóng của về đêm. Các cửa hàng Ả Rập ồn ào giờ đây chỉ còn là con đường đá vắng lạng trong những hẻm nho nhỏ. Nơi mọi người có thể thả bước trầm lắng để trí tưởng tượng làm cổ máy thời gian đưa về thế giới cổ đại hay trung cổ....

Du khách đi thăm Jerusalem dễ bị loạn vì sự đa dạng về văn hóa, kiến trúc, tôn giáo. Ta đi thăm 2 nhà thờ Madam Maria. Nhà thờ chính thống Hy Lạp thì bảo Madam Maria chôn ở đây, hồn bay lên trời cao. Còn nhà thờ thiên chúa thì bảo Mdm Maria cả xác lẫn hồn đền phi thăng lên thiên đàng... Có một anh bạn kiến trúc chỉ dạy khá chí lý. Muốn biết sự phân chia quyền lực ở đây thì chỉ cần nhìn vào đỉnh chóp của tòa kiến trúc. Đỉnh chóp các tòa tháp phân biệt rất rõ tòa nhà thuộc các dòng của Chính Thống Giáo, Thiên Chúa Giáo, hay Hồi Giáo vv...

hylong
27-09-2009, 13:04
Hồi giáo (Islam, Muslim)

Năm 610, Muhammad người Ả Rập, trước đó đã từng đến Jerusalem, đọc kinh Do Thái và Kinh thánh Cơ Đốc, xưng là Sứ giả của Thượng đế và viết kinh Qur’an sáng lập Hồi giáo. Thượng đế Jehovah của Do Thái được đổi tên, gọi là Đấng Allah, Muhammad là Đại Tiên tri, Sứ giả cuối cùng và vĩ đại nhất của Allah.

Cũng giống Kinh Thánh Cơ Đốc giáo, kinh Qu’ran lấy kinh Hebrew làm phần nền cơ bản, rồi sau đó thêm phần về Muhammad và các quy định, điều luật mới. Hồi giáo phát triển mạnh trên nền của văn minh Ả Rập.

Hồi giáo cũng công nhận các Tổ phụ Do Thái, công nhận cả Jesus là thiêng liêng, nhưng Jesus chỉ như là một sứ giả của Allah, đến trước Muhammad và không thánh bằng Muhammad.

Biểu tượng: Mặt trăng khuyết và ngôi sao (Cresent)
Thánh tích: Khối đá Khởi thủy ở Jerusalem, Hòn đá Đen nằm ở góc Khối đá Kaaba ở chính giữa Đại giáo đường Masjid al-Haram ở Mecca, được cho là Khối đá Giao ước giữa Allah và Adam, là nơi Tổ phụ Abraham hiến tế Isaac.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a8174f40bf2.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1419)

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a8175f9124c.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1420)

Thánh tích Cực thánh chuyển từ Khối đá ở Jerusalem sang Khối đá ở Mecca. (Ảnh: internet)

Trên lớp đã nhay khá kĩ (cả chủ động lẫn thụ động- có lúc nghe chán quá lôi mobile ra chơi game chiến dưng có mỗi âm thanh của thầy xung quanh nên ko lọt cũng phải lọt). Giờ lại vào phượt gặp a Chi**to giảng lại bải, haizzzz. cho thi lại môn này chắc e kô dưới "nắm phải chim" -9,5:help

hylong
27-09-2009, 13:36
Anh Chi**to ơi tiếng Trung từ Tinh kì nhất(星期1),Tinh kì nhị( 星期2), Tinh kì tam (星期三)。。。cho đến� �Tinh kì lục rồi ch ủ nhật là Tinh kì  nhật (星期日)thường dùn g trong văn viêt h oặc tinh kì thiên  ( 星期天)trong khẩu ng� �� chứ ko biết có t inh kì thời -星期时 � �hư anh Chi**to nó i không nhỉ ???
Người TQ các tỉnh ph ía Nam:Quảng Tây, V� �n Nam, Quảng Đông � ��oặc Đài Loan thường� �nói Châu nhất -chu� ��nhất (周一), Châu n hị (周二)...châu lụ c (周六)và chau thiê� � (周天) hay châu nhật (周日)
Đấy là e học tiếng Trung nên biết vậy, nói chuyện với các thầy cô TQ hay các bạn TQ cũng ko thấy nói Tinh kì thời, hì...có 1 từ mà lan man quá nhưng tại e thấy lạ lạ

hylong
27-09-2009, 13:51
Chitto vui lòng xem lại tại sao người Thiên Chúa Giáo đi lễ vào ngày đầu tuần nhé!

Còn tên ngày đầu tuần là "Chúa Nhật" thì dĩ nhiên VN mới có, như lamchieu nói ở trên. Chữ quốc ngữ là do các nhà truyền giáo phát triển thì mấy ông đó gọi là gì thì mình cũng phải chịu vì trước đó không biết VN có dùng Công Lịch không nhỉ?

Chiếu theo lịch sử Do Thái thì ngày Sabbah chắc chắn là ngày cuối tuần.
Còn nếu muốn chắc ăn hơn thì ngày Chúa Nhật bốc điện thoại gọi các công ty Israel là sẽ thấy họ đang làm việc sau kỳ nghỉ cuối tuần!

Anh lamchieu ơi VN mình dùng từ "Chúa Nhật" vì mình bê nguyên âm từ tiếng TQ sang. Chữ "chủ" hay "chúa" (主) trong tiếng TQ khi sang VN có 2 cách đọc là Chủ và Chúa. Ví dụ như từ 公主-Công chúa viết là lẽ ra đọc là Công chủ nhưng mình gọi là công chúa. Đối với các chúa nhà Nguyễn cũng vậy. Do đó khi VN bê nguyên âm tiếng Hán sang thì gọi là Chúa Nhật nhưng thường người theo Đạo (Công giáo hay Thiên chúa giáo ...nhưng tín đồ thờ phụng Chúa) và phần lớn người dân nam bộ gọi là ngày Chúa nhật, người miền Bắc thì gọi là Chủ nhật. Nhưng trong tiếng TQ thì Chủ nhật là Châu nhật(周日), chẳng biết có phải VN đọc chệch đi thành Chủ nhật không nhỉ :shrug:

hylong
27-09-2009, 13:56
Thực ra vào năm ngoái, em hoàn toàn nghĩ y hệt như bác, y như hầu hết tất cả mọi người. Nhưng một năm nay, sau khi đọc một số tài liệu sâu hơn, tiếng Anh, và cả tiếng Trung, thì vỡ ra một số điều mà trước kia mình chưa cảm nhận, chưa đánh giá hết.


Hóa ra a Chi**to học tiếng Trung, chắc giải đáp đc cho e rồi. E ko biết từ Tinh kì thời anh ơi:help

Đồng ý với anh zai vntuyen (c) về âm (主 )chúa hay chủ. Tiếng Việt nhà mình mang 89% âm Hán Việt chứ ko ít nhứ 60% anh Chi**to nói. Còn thư viện trong tiếng Việt nhà mình thì tiếng Trung là Đồ thư quán (图书馆 )chứ không phải thủ thư quán a vntuyen ah, văn phòng -> ban công sự (办公室)


Mình đọc nhiều bài mới, bây giờ mới lọ mọ đọc mấy bài cũ.
@ Chitto, lamchieu, Toet,...: Mình thấy bạn vqd up ảnh đẹp quá nhưng mà cũng ngưng lâu rồi, vậy nói lại mây chuyện cũ chút nha.

Sunday tiếng hoa là Tinh kỳ nhật hoặc Tinh kỳ thiên, chứ đâu có Tinh kỳ thời đâu Chitto.

Tiếng VN Chủ nhật hay Chúa nhật cũng như nhau, vì chữ 主 có 2 cách đọc. Công chúa cũng chữ này, mà Chủ tịch cũng chữ này.
Không chỉ có tiếng Việt và Hoa là đánh số các ngày trong tuần, mà có cả tiếng Bồ. Và còn nhiều ngôn ngữ khác nữa.

Chữ gốc hán trong tiếng Việt nhiều hơn 60% nhiều chứ Chitto. Mình đồng ý với Toet là tiếng Việt là của người Việt, không phải tàu hay tây đâu ạ. Tây Âu chỉ dùng ABC để viết tiếng Việt.
Còn từ gốc Hán nhiều là do ta bị tàu đô hộ, láng giềng 1 nền văn minh lớn như thế nên bị ảnh hưởng sâu sắc là dễ hiểu. Ngoài cái rủi đó thì do ảnh hưởng TQ nên VN trong khu vực văn minh nhất, là 1 trong những nền văn hóa văn hiến lâu đời nhất của thế giới.

Dù thế, chữ Hán cũng không diễn tả hết tiếng Việt nên ta mới sáng tạo ra chữ nôm. Vì không biết ABC nên ta phải sáng tạo chữ cho tiếng Việt từ chữ hán, thêm nét theo nguyên tắc hội ý. Triều Tiên và Nhật bản cũng rơi vào tình hình tương tự.

Điểm khác của VN và HQ là do VN sáng tạo chữ riêng cho mình quá sớm (Nôm) nên không hề biết ABC. Vì thế chữ khó, rắc rối hơn chữ Hán và không nhất quán, không hoàn chỉnh. Còn HQ thì sau này mới có chữ viết vì thế họ biết nguyên tắc ký tự. Dù họ viết như tượng hình nhưng kỳ thực không phải là tượng hình. Thế mới thấy vấn đề nào cũng có 2 mặt. Nhanh hay chậm đều thế.

Tiếng Nhật thì bây giờ vẫn phải dùng hỗn hợp chữ Kanzi (như chữ Hán của VN) và chữ phiên âm của Nhật. Ký thực ngữ pháp, từ vựng của Nhật là độc nhất không giống ai. Có chăng trên Discovery có nói giống 1 bộ lạc ở Châu Phi. Còn tiếng Hàn thì giống tiếng Mông Cổ và Hungary.

Mông Cổ thì mượn ký tự slave của Nga để phiên âm tiếng Mông Cổ.

Dù cùng gốc Hán nhưng đừng tưởng bở là Hoa - Việt - Hàn - Nhật hễ thấy chữ giống là cùng nghĩa nhé. Theo thời gian thì ngà càng khác xa. Ví dụ người Việt nói là Thư viện nhưng tiếng hoa là Thủ Thư Quán. Việt - văn phòng nhưng Hoa - biện công,....

Cũng hơi rắc rối nhưng thôi viết chút cho vui, :)

Anh Black ko thấy tung ảnh lên nữa ah. Toàn thấy họp bàn sôi nổi của Chi**to, new với wasabi, lamchieu thôi. Chuyến đi của Black hết rồi ạ?

CuonTheoChieuMua
23-03-2013, 13:41
người do thái có phải là mấy người này hem ?


http://www.youtube.com/watch?v=a9fSm4mq0iY

http://www.youtube.com/watch?v=8oF890F9D5Y

langthang-saigon
20-08-2014, 23:16
Trong Phuot, chỉ có topic này là còn có sự thảo luận, nên bác Lamchieu với Chitto sẽ tiếp tục thảo luận cho vui ạ.
Tất nhiên là sẽ hơi dài dòng một tí.

Bác Lamchieu cho rằng Công lịch là lịch của Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Cơ Đốc giáo), không sai, nhưng Chitto nói theo cách khác cũng đúng.

Chẳng hạn bác Lamchieu mua một chiếc Lexus, và bác bảo rằng: "Đây là chiếc Lexus của Lamchieu", còn Chitto lại nói: "Đây là chiếc Lexus của Toyota", thì liệu câu nào đúng ? Thực ra cả hai đều đúng, vì xét theo nghĩa nào: người đang dùng hay người tạo ra.

Công lịch cũng như vậy. Công lịch được tạo ra từ trước khi Chúa Jesus ra đời, và được dùng đến ngày nay là lịch La Mã. Lịch La Mã Romulus lấy gốc từ lịch Hy Lạp, lấy năm 753 TCN làm gốc. Năm 45 TCN hoàng đế La Mã Jullius cải tiến lịch thành lịch Jullius, và áp dụng trên toàn cõi La Mã, từ Ai Cập đến đảo Anh, và cả Jerusalem.

Cho đến khi Constantine chuyển Cơ Đốc thành Quốc giáo năm 331, thì lịch Jullius đã được dùng gần 400 năm. Tất nhiên người Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Cơ Đốc giáo) phải dùng lịch này.

Liệu có nên gọi lịch Jullius là lịch của Thiên Chúa giáo hay không? Thực tế văn bản chính thức đều gọi là lịch Jullius (Jullian Calendar) chứ không gọi là lịch Thiên Chúa hay lịch Cơ Đốc (Christian calendar), bởi thực sự nó là sản phẩm và được dùng chung của toàn La Mã chứ không phải là vì Cơ Đốc.

Do đó, theo Chitto, Công lịch nên được hiểu là lịch chung, lịch chuẩn chung chứ không nên cứng nhắc là lịch Công giáo.
(Chữ Công này sẽ được viết về sau nữa)


Lịch chúng ta dùng ngày nay gọi là lịch Gregiorian, vì do vị Giáo Hoàng này cho chỉnh lại từ lịch Julius, vào thế kỷ 16. Do đó dù muốn dù không thì lịch dùng hiện nay là do Giáo hoàng Gregiory cho điều chỉnh lại chứ không phải nguyên bản là lịch Julius nữa. Còn Công nguyên thì gọi như vậy là vì tính dựa theo kỷ nguyên của Công giáo-cách tính này do một tu sĩ ở thời Trung cổ đưa ra cách chia thời gian dựa trên năm sinh của Chúa, tức tính từ năm Chúa Giê Su sinh là năm thứ nhất, do đó có trước Cn và CN. Và đó hoàn toàn là kỷ nguyên của Công giáo, do người Công giáo đặt ra để chia thời gian làm hai thời kỳ. Còn lịch Julius chỉ dựa theo ngày thành lập thành Roma, khoảng 700 năm TCN. Chữ Công giáo như người Việt dùng là dịch từ chữ La tinh catholicam-tiếng Anh catholic: có nghĩa là phổ quát, chung. Dịch là Công giáo thì là tương đương nghĩa của chữ catholicam. Người Hoa họ kêu là Thiên Chúa giáo. Nhưng từ Thiên Chúa giáo không chính xác, vì chỉ tất cả những người thờ Thiên Chúa như Tin Lành, Chính Thống, Do Thái,...đều có thể gọi như vậy. Từ Cơ đốc giáo nay ít dùng mà thường dùng từ Ki Tô giáo, tức chỉ chung tất cả những tôn giáo tin vào Chúa Ki tô. Vài ý kiến.