PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Thánh địa banteay srei & suối linga (cambodia)



Codet
06-04-2010, 19:14
Hứa viết bài này giới thiệu cho bạn kanioboeru, và để bạn Du Giang tiếc nhé (hôm đấy phải quay về PP nên chưa đến dc nơi này)... mà bây h mới viết dc. :(



BANTEAY SREI -THÁNH ĐỊA CÁC NỮ TU - NÓNG BỎNG & DỊU DÀNG

Sau hành trình thăm các đền đài Angkor Wat, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình mới tới những vùng xa hơn, những đền đài còn ẩn nấp trong rừng sâu ít du khách biết tới.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28521
By QB.

Banteay Srei được xây dựng cuối thế kỷ thứ 10, dưới triều vua Jayavarman 5. Tương truyền ngôi đền được xây để thờ thần Shiva – một trong những vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Trong phái Smarta, Shiva được coi là một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng Đế và thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga. Thần Shiva còn là đấng toàn năng lưỡng tính, vừa hủy diệt và sáng tạo.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28523

Ngôi đền Banteay Srei hay còn được gọi là Tribhuvanamahesvara trực thuộc quần thể Angkor, tọa độ 13,59 độ vĩ Bắc, 103,96667 độ kinh Đông. Xưa kia, xét theo phương diện địa lý, phong thủy, ngôi đền luôn được bao bọc bởi một con hào dài hàng trăm cây số giữa khu rừng rậm âm u mênh mông. Nó ôm lấy ngôi đền rồi thẳng tiến ra sông Mekong. Tương truyền rằng trước đây, người Ấn Độ cũng từng nhận Banteay Srei là ngôi đền của tổ tiên họ.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28520

Codet
06-04-2010, 19:16
Ngôi đền Banteay Srei tuy bé nhỏ về diện tích so với các quần thể khác của Campuchia, nhưng tính nghệ thuật ở các tượng hình điêu khắc kỹ thuật chạm trên đá sa huỳnh đỏ được đánh giá rất cao. Sau thời gian nằm ngủ yên trong rừng, tưởng như ngôi đền vĩnh viễn bị chìm vào quên lãng sau hàng trăm năm liên tiếp cùng chung số phận với hơn 45 ngôi đền khác trong quần thể Angkor. Thời gian bị lãng quên đã làm ngôi đền đổ nát, bị các rễ cây cổ thụ quấn chặt vào các di tích.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28512
By Quangbaophoto - Người bạn đồng hành.

Muốn đi vào khu trung tâm của ngôi đền Banteay Srei, bạn phải đi qua những bức tường thành bằng đá ong và đá sa thạch đã sụp đổ. Đi qua phế tích hoang sơ này, bất giác tôi muốn đi thật chậm, thơ thẩn nghĩ rằng, trước kia chúng đã từng là bộ phận, là một phần của cái gì. Có thể là một cột trụ đá, một phần cơ thể của bức tượng, một góc tường thành, một mái đến cũ kỹ chăng? Trong đống đổ nát ấy chỉ còn lại những khung cửa đổ nát và nhiều tháp Isvarapura chơ vơ. Người Campuchia quản lý cổ vật nằm rải rác trong đống đổ nát bằng cách ký hiệu các con số lên mặt đá.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28690
By codet


***

Đến Banteay Srei, tôi lại được người hướng dẫn viên kể cho nghe câu chuyện thú vị về một nhà văn Pháp. Ông là nhà văn André Malraux nổi tiếng với các tác phẩm như “Thân phận con người”, “Thời khinh bạc”, “Những kẻ chinh phục”... Thế kỷ 14, Banteay Srei được đánh thức bởi các nhà khảo cổ người Pháp đã tổ chức cùng cư dân bản địa một hành trình xuyên rừng lần tìm ngôi đền bị quên lãng. Cũng vào thời đó, một số cổ vật Đông Dương quý hiếm đã xuất hiện nhiều tại các cửa hàng đồ cổ và phòng bán đấu giá tại châu Âu. Các đồ cổ này ngày càng được giá khiến cho một nhà văn là André Malraux để ý tới điều này.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28514

Lúc đó Malraux chỉ mới 22 tuổi đã quyết tâm làm cuộc thám hiểm khảo cổ Banteay Srei đang còn hoang phế. Chỉ tượng quý hiếm, các phù điêu tinh xảo, tổng cộng khoảng một tấn hàng hóa. Trong hành trình trở về Nam Vang theo đường thủy, Malraux cùng đồng sự đã bị bắt và đưa ra tòa truy tố về tội tháo gỡ lấy trộm di tích cổ. Ông bị kết án một năm tù treo. Một tấn hàng cổ vật đã được hoàn trả lại nhà nước thuộc địa. Sau này André Malraux trở thành Tổng trưởng Văn hóa Pháp luôn đấu tranh giải phóng con người khỏi sự bất công, đàn áp, chiến đấu cho những gì mà ông gọi là “công bằng xã hội”.

***

caonguyen
07-04-2010, 11:01
Bác Dejavu cho em hỏi khu đền này cách Angko Wat bao nhiêu và đi lại có khó khăn không ợ?
Tiếp đi bác ơi!

hangivy
07-04-2010, 14:20
Bác Dejavu cho em hỏi khu đền này cách Angko Wat bao nhiêu và đi lại có khó khăn không ợ?
Tiếp đi bác ơi!

Nếu tớ nhớ không nhầm thì khu đền này cách Angko wat khoảng hơn 20km đường đi trong khu quần thể bây giờ rất đẹp, không cần phải lo lắng. Nhưng nếu định đi đến đây thì nhớ sắp xếp để đi đầu tiên trong hành trình của bạn sau đó hãy quay về vào các khu đền khác, riêng Angko wat nên để dành cho buổi chiều.

Codet
07-04-2010, 15:19
Bác Dejavu cho em hỏi khu đền này cách Angko Wat bao nhiêu và đi lại có khó khăn không ợ?
Tiếp đi bác ơi!

Ko khó đâu bác ạ. Nhất là bây giờ nữa, khác với xưa kia rồi. Nhưng nó ở hơi cách xa các quần thể trung tâm nên bác phải có thời gian nhé, và chịu dc cái nắng như đổ lửa nữa...
Mình nghĩ bác nên kết hợp đi Banteay Srei với lại Sông Linga .
Bài về sông Linga sẽ post ngay sau Banteay Srei.:)

Nheva
07-04-2010, 15:49
Thực ra, Banteay Srey thì đâu có xa lạ gì với du khách, nó là 1 điểm đến rất phổ biến mà hầu như bạn xe tuk tuk nào cũng mời khách đi. Nó cách trung tâm Siamreap khoảng hơn 30km.
Nó cũng ko phải là thánh địa của các nữ tu, bởi đây là 1 ngôi đền chứ đâu phải là tu viện.
Thực ra nó có tên gọi như vậy là vì nó mang vẻ đẹp nữ tính, nhất là vì cái chất liệu sa thạch ( sa thạch , chứ không phải sa huỳnh) hồng đặc biệt của nó
Xin trích 1 đoạn trong t/c KT& ĐS
Cách Angkor Wat tỉnh Siem Reap 35km, với khoảng nửa giờ xe chạy là đến được đền Banteay Srey trong khu quần thể công viên Angkor (rộng đến 55 cây số vuông). Ngôi đền nghìn năm còn đó, nổi bật nhất trong số ngàn ngôi đền của đế chế Angkor. Bởi nếu so sánh hầu hết các ngôi đền khác đều được xây dựng bằng gạch nung, hoặc đá sa thạch xanh, chỉ duy nhất Banteay Srey được xây toàn bộ bằng đá sa thạch hồng
Đền đài được xây dựng dưới thời kỳ Angkor thường do những vị vua xây dựng nên, với Banteay Srey lại là sự khác biệt. Ngôi đền do một vị đạo sĩ Bàlamôn xây nên vào năm 967 trong suốt hai triều vua Ragjanravarman (dịch nghĩa là: người được thần Mặt trăng phù hộ) và Jayavarman V (người được thần Chiến thắng phù hộ), để dành tặng nhà vua Jayavarman V. Banteay Srey có ba tháp chính, tháp giữa tượng trưng cho vị thần Shiva, hai tháp nhỏ hai bên là tượng trưng thờ thần Vishnu và Brahma
Trong ngôn ngữ Campuchia, Banteay nghĩa là “đền” và Srey là “phụ nữ”, Banteay Srey – vẻ đẹp của đền người phụ nữ. Có rất nhiều hình tượng điêu khắc thiếu nữ trên vách đá trong đền. Những thiếu nữ với vẻ đẹp huyền bí, duyên dáng, vẫn ngàn năm đứng đó và được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời kỳ Angkor

dugiang
07-04-2010, 17:44
À, theo mình thì bạn Dejavu chỉ dùng câu "thánh địa của các nữ tu" như là tiêu đề cách điệu để thu hút người đọc thôi. Minh chứng là trong bài viết bạn ấy vẫn dùng chữ ngôi đền đấy chứ.
Đúng là Bantei srei không xa lạ gì với các phượt tử và các du khách nước ngoài khi đi kè kè sách hướng dẫn du lịch. Còn với hơn 90% du khách VN đến CPC bằng tour thì chỉ một ngày thăm Ăngkor là các vị chán ốm lên và không đi nổi nữa rồi. Ngay cả với đám khách chen chúc ngắm bình minh Ăngkor wat và ngắm hoàng hôn trên đồiBakeng cũng hiếm thấy du khách đi tuor của Việt Nam. Trong khi đó khách VN hiện chiếm tỷ lệ không hề nhỏ trong việc trả tiền cho du lịch CPC.
Bạn Dejavu cứ bình tĩnh mà viết tiếp bài nhá. Dạo này trời nóng là hay ươn người lắm đấy.

Chitto
07-04-2010, 18:22
Sau hành trình thăm các đền đài Angkor Wat, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình mới tới những vùng xa hơn, những đền đài còn ẩn nấp trong rừng sâu ít du khách biết tới.

Hứt, Bantey Srei mà ít du khách biết tới thì còn chỗ nào là "nhiều" và "đông nghịt" nữa hở trời?

Bọn tớ ở đó trong nửa ngày thì lúc nào cũng nghìn nghịt người, tây, tàu, hàn, và cả ta cũng gặp 1 đoàn !!!

Codet
07-04-2010, 23:28
Hihi, vầng, Du Giang khéo nhắc nhở. Cảm ơn bạn Nheva.

Chitto: Vầng, chỗ nào chả có ng, mà tớ đã trả lời trên kia kìa.

" Ko khó đâu bác ạ. Nhất là bây giờ nữa, khác với xưa kia rồi. Nhưng nó ở hơi cách xa các quần thể trung tâm nên bác phải có thời gian nhé, và chịu dc cái nắng như đổ lửa nữa..."

Nhưng, nếu so sánh với khu trung tâm của Angkor, thì sau mấy ngày chen chúc ở khu Ăngkor wat, Bayon... và nhất là khu Ta phorm - Canh mướt mồ hôi, năn nỉ xin xỏ mãi mới có được 1 phút chụp cảnh không có ng, hoặc xếp hàng từng ng một để chụp trong khu Ta Phorm, đi đâu cũng đụng ng,chụp đâu cũng đụng ng, thì Banteay Srei là nơi vắng vẻ, khác hẳn mấy nơi ồn ã kia.

Cũng như nếu Bakeng là một nơi phổ biến, hoặc thông thường cho việc chọn Bakeng để ngắm hoàng hôn, thì chính ra, Prevup cũng là một nơi vắng vẻ và khá tuyệt để thưởng ngoạn hoàng hôn nếu như bạn ko thích nơi đông ng, hoặc tìm góc chụp đẹp. :)

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28738
Một góc Bantaey Srei

Codet
11-04-2010, 15:56
Những năm sau đầu thế kỷ 20, muốn đi thăm ngôi đền này phải có giấy phép và có người hộ tống bởi đường đi nguy hiểm giữa rừng, bởi mìn hoặc... cướp. Năm 1940, có lẽ người Việt Nam đầu tiên viết về chuyến đi thăm Banteay Srei giữa rừng hoang là nhà văn hóa, nhà văn, nhà khảo cổ học Vương Hồng Sển, người mang ba dòng máu Việt, Hoa, Miên. Ông đã ghi nhận rằng ngôi đền đã được phục hồi gần như nguyên vẹn do trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême Orient) dựng lại bằng các vật liệu cũ chặn lại sự phá phách của thiên nhiên, thời gian và con người. Sau đó là nhà văn hóa Nguyễn Hiến Lê năm 1943 đã từng đi thăm quần thể Angkor và đền Banteay Srei và ông đã viết về BS trong cuốn sách có tên “Đế Thiên Đế Thích”.
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28516

Sau khi đi qua ba lớp thành, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nét tinh xảo của các bức phù điêu, minh họa các tích cổ được chạm khắc trên đá ong, đá sa thạch tạo nên các vòm cửa có giá trị tuyệt vời về kiến trúc nghệ thuật. Ngay cả trên các mi cửa (lintel) đều có những điêu khắc tỉ mỉ, tầng tầng lớp lớp nhưng rõ nét đến từng chi tiết. Đặc biệt có nhiều hoa văn búp sen bé tí xíu, lớp cánh tinh xảo

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28513

Tôi đặc biệt yêu thích hàng song cửa .


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28517


Trung tâm của đền là một quần thể gồm 3 đền thờ: Đền phía Bắc thờ thần Vishnu, đền Trung tâm và đền phía Nam thờ thần Shiva. Trong khu vực này, có nhiều pho tượng gãy tay, cụt đầu... như tượng thần Vishnu và Laksmi bị cụt đầu tọa trên lưng bò. Nhìn các bức tượng khá mới bởi chúng chỉ là bản sao của các pho tượng nguyên thủy hiện đang được giữ lại trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia Phnom Penh.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28522


Làm sao có thể thấu hiểu hết ý nghĩa của từng hoa văn Banteay Srei nhỉ, làm sao có thể biết được pho tượng là vị thần nào, biểu tượng của chúng nói lên điều gì. Điều đó trở thành khao khát với mỗi người trong nhóm chúng tôi, ai cũng tự nhận thấy rằng kiến thức còn quá hạn hẹp, thời gian còn quá ít để có thể nhận rằng ta đã biết, đã hiểu.

Nheva
12-04-2010, 09:21
"À, theo mình thì bạn Dejavu chỉ dùng câu "thánh địa của các nữ tu" như là tiêu đề cách điệu để thu hút người đọc thôi. Minh chứng là trong bài viết bạn ấy vẫn dùng chữ ngôi đền đấy chứ."
Ngôi đền được chuyển sang thành thánh địa thì quả là ko làm sao, bạn cứ việc cách điệu.
Vấn đề là ở từ Nữ tu cơ bạn ạ. Làm sao có thể "cách điệu" vô căn cứ thế được?
Muốn "cách điệu" thế nào thì cũng phải có hạt nhân hợp lý của nó chứ.
Nếu các bạn cứ cách điệu thế , mình sợ những bạn chưa biết nhiều về tổ hợp đền đài ở Cam vào đọc có thể hiểu sai đi

Hùng
12-04-2010, 20:16
Cám ơn bạn, thông tin và hình ảnh của bạn chi tiết lắm, tôi chưa từng đến được nơi đây, dù đã ở Campuchia 4 năm. Mong được xem bài và chiêm ngưỡng tiếp các tấm ảnh của bạn về Banteay Srey và suối ngàn linga. Thân.

Codet
12-04-2010, 21:52
Bạn Nheva: Tôi xin đính chính lại là bài viết theo ý thông hiểu của tôi. Còn bạn và mọi ng hiểu thế nào đó là quyền thu nhận thông tin của mỗi người. Kiến thức có hạn, như tôi đã viết trong bài trên, nên có thể có cái chưa đúng, nếu bạn hiểu rõ hơn thì đó là điều may mắn thay!

Khi bước chân vào BS, vẻ đẹp dịu dàng của nó, khiến cho tôi cũng thiên về kết luận rằng nó mang vẻ đẹp xinh xắn, tỉ mỉ, dịu dàng, nhưng nóng bỏng giữa cái nắng của Campuchia, cũng như một cô gái đẹp nhưng đầy cá tính mạnh mẽ... Nhưng tôi cũng nghĩ rằng, ko phải ngẫu nhiên mà BS lại mang nét kiến trúc riêng đến như vậy, có lẽ nào ở trường hợp này cũng giống như VN, thường có người đàn bà nào đó đứng sau một vị vua, ví dụ như Ỷ Lan đã từng cho xây dựng rất nhiều ngôi chùa ở miền Bắc VN, và tôi cũng nghĩ - đồng thời đặt giả thuyết ở BS này, ít nhiều sự tương đồng như vậy.Chính vẻ đẹp nhỏ nhắn xinh xắn khác biệt của BS đã khiến tôi nghĩ đến điều đó.
Vấn đề tu tập của nữ giới ở Cam cũng như các nc Đông Nam Á là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên ko phải ko có ngoại lệ, tôi cũng ko cố chứng minh đây là thánh địa riêng của các nữ tu tuy nhiên tôi nghĩ rằng chúng có liên quan điều gì đó mà chúng ta chưa thể biết bởi ko phải ngẫu nhiên mà nó mang cái tên Banteay Srei, hay còn gọi là thành trì của giới nữ, thành trì của cái Đẹp.

Hôm nay tôi có phone tới cho một người bạn ở Campuchia để hỏi lại cho rõ vấn đề này, và hỏi một số ng khác nữa, tuy nhiên ko contact dc với bạn kia. Số ng còn lại dc hỏi cũng đều biết rất ít thông tin về ngôi đền này. Tất cả nhằm chỉ để nhằm biết thêm đôi chút thông tin về một BS đáng yêu nhưng quả thật là quá ít thông tin. Khi xem lại trong cuốn Angkor bằng tiếng Anh của Dawn Rooney, tác giả nói rằng ngta cũng ko biết gì nhiều về đền thờ độc đáo này./.

-------------

Codet
12-04-2010, 22:19
Kbal Spean hay còn gọi là dòng sông Linga nằm trên núi Kulen cách thành phố Siem Reap khoảng 50km về phía Bắc. Cũng giống như sông Hằng của Ấn Độ, sông Linga được coi là dòng sông thần thánh, dòng sông rửa tội, ban phúc cho người Khmer.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28842

Vào thế kỷ thứ 10, nhà vua Hashavarman II – III đã cho đắp đập ngăn dòng chảy của sông Kbal Spean, biến dòng sông trở thành một dòng chảy êm ả, hiền hòa như một dải lụa xanh chảy qua rừng già trên núi Kulen. Chưa đủ, nhà vua còn biến dòng sông trở thành một kiệt tác nghệ thuật có 1 không 2 trên thế giới. Dưới lòng sông có rất nhiều Linga và Yoni được điêu khắc bởi những nghệ nhân Khmer trong vòng 100 năm ngăn sông, phá rừng, đục đẽo và điêu khắc trên đá.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28838
By QB,CD,TL

Chừng đó thông tin đã đủ thúc giục chúng tôi quyết định hành trình cho ngày cuối cùng ở Campuchia chính là sông Linga. Cho dù những ngày qua, mải leo trèo và khám phá di sản thế giới ở Campuchia, trong cái nắng chang chang và gió gay gắt, da dẻ đen sạm lại, phải uống nước rất nhiều nhưng niềm ham muốn được tiếp tục thưởng ngoạn dòng suối thiêng đó đã khiến chúng tôi trở nên mạnh mẽ, và quyết tâm háo hức đi bằng được. Phải mất hơn một tiếng, xe tuk tuk mới đưa chúng tôi đến dưới chân núi.


Để đến được ngọn suối thần Linga đó, chúng tôi sẽ phải leo một chặng khoảng 1.500m nữa. Con đường rừng được khai phá rất nhỏ. Nó đúng nghĩa là một con đường rừng bởi rất nhiều đoạn chỉ một người đi qua. Hai bên là những thảm thực vật, những cây to có nhiều rễ rủ từ trên xuống, loằng ngoằng, chui xuống đất, rồi lại leo lên thân cây. Trông chúng không khác gì những con trăn to quấn quanh thân cây. Mặt đất cũng nổi đầy rễ cây ngoằn ngoèo, xen lẫn là nhiều tảng đá to.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28851



Đường đi thực sự là một thử thách, nhất là đối với ai “nặng cân”. Thi thoảng, ven đường rừng có bảng gỗ rất xinh xắn viết các con số chỉ độ cao để du khách có thể biết được mình đang ở độ cao nào và bao nhiêu km nữa mới có thể đến được sông Linga. Những bước chân leo đường rừng thật mệt nhọc trong cái nắng gay gắt. Cứ thế, mồ hôi mẹ mồ hôi con hết khô lại ướt, hết ướt lại khô, tôi chùm lên đầu chiếc khăn kẻ Khmer. Bây giờ mới thấu hiểu tại sao người dân Campuchia với tiết trời nóng như đổ lửa mà vẫn dùng khăn. Chiếc khăn đã trở thành vật bất ly thân đối với họ, nó được làm bằng vải, nên nhẹ nhàng, che nắng chứ không nóng, lúc cần, có thể quấn quanh người, quanh... hông thay cho quần.


Thi thoảng chúng tôi phải hú lên gọi nhau, và đợi bạn đồng hành. Cuối cùng cũng đã nghe thấy tiếng suối thoang thoảng nhẹ nhàng. Phải băng qua một tảng đá rộng khiến tôi tưởng như mình đang đi trong một lòng chảo bằng đá nóng ran dưới chân, đi tiếp một chặng đường rừng nữa tôi mới thấy được sông Linga. Ấn tượng đầu tiên đó là con sông có lẽ khi chảy đến đây đã trở thành một con suối nho nhỏ, chạy quanh co uốn khúc từ trên đỉnh núi xuống.

Dưới lòng sông, với mức nước của mùa khô, cả ngàn chiếc Linga xen kẽ Yoni hiện ra thấp thoáng. Xin được nói thêm đôi chút về Linga và Yoni. Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm, Linga kết hợp với Yoni trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo của thần Shiva. Tương truyền, tục thờ Linga Yoni gắn với tập tục thờ cúng âm lực, coi âm vật của người đàn bà là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo, thờ sinh thực khí để cầu sự sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp nói chung và dân tộc Khmer nói riêng.
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28843



Thật sững sờ trước cả ngàn Linga và Yoni lớn - nhỏ đủ kích thước đang lộ ra dưới đáy sông. Những bức phù điêu khắc tượng thần đang nằm, các vũ nữ Apsara nhảy múa xung quanh dựa theo sử tích Khmer và Ấn Độ Giáo. Có lẽ giai đoạn này, nghệ thuật điêu khắc Khmer không chỉ ảnh hưởng theo phong cách Hindu mà bắt đầu có sự thâm nhập của dấu ấn Phật giáo.

Thật đặc biệt, bởi trong hành trình trên sông Linga phía bên phải có một pho tượng nổi bật từ dưới đáy sông, rõ rệt hình một vị thần có ba mặt và nhiều tay. Thành thực mà nói, tôi chợt liên tưởng đến Đức Phật Bà Quán Thế Âm chùa nhà ta.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28840

Cảm giác linh thiêng òa đến. Chúng tôi quỳ xuống bên pho tượng dưới đáy sông. Ngẫm nghĩ, mà hình như cũng không ngẫm nghĩ gì cả. Im lặng chiêm ngưỡng và chắp tay thành kính. Các bạn đồng hành cũng im lặng chiêm ngưỡng. Gió rừng thổi nhẹ từ đại ngàn, mặt nước xanh những màu xanh kỳ lạ. Những chiếc Linga – Yoni đã nằm đây hàng ngàn năm qua.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28841


Những câu hỏi ở đâu bất giác lại nảy sinh: “100 năm qua, đời này nối tiếp đời kia, miệt mài với dòng sông, những nghệ nhân nào đã làm lên biết bao kiệt tác như thế này? ” Anh bạn nhiếp ảnh đi cùng chúng tôi quỳ xuống bên bờ sông, lấy một viên thuốc thả xuống nước. Có lẽ anh định dùng nước sông để uống thuốc, nhưng nghĩ thế nào, anh lại thả nó xuống. Cô gái người Bỉ ngạc nhiên, nghĩ rằng anh làm rơi vật gì đó xuống nước. Nhưng anh giải thích: “Tôi bị ốm, và đang phải uống thuốc, tôi chợt nghĩ rằng, viên thuốc này để nhằm nguyện cầu sức khỏe cho tất cả mọi người, để không ai phải dùng đến thuốc nữa!”. Cô gái nghe xong mỉm cười, ra dấu hiệu chúc sức khỏe!
Xưa kia, người dân Khmer vẫn được lội xuống tắm tắp bên sông thiêng. Nam thì ngồi thiền trên Linga để cầu xin sức mạnh, nữ thì ngồi trên những chiếc Yoni để cầu nguyện. Tất cả hòa với dòng sông Linga, như những đứa con trở về với Mẹ bình yên, uống nước đầu nguồn như uống sữa mẹ. Tiếc thay bây giờ, Ban quản lý đã dùng những sợi dây bao quanh sông không cho phép ai được lội xuống sông.
Chỉ còn vài ánh nắng nhạt xuyên qua kẽ lẽ lọt xuống đáy sông, muôn ngàn ảnh hình hiển hiện linh thiêng giữa mối giao cảm con người – thiên nhiên – thần thánh.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=28837

Chúng tôi lại ngược rừng, tìm đường xuống chân núi, nơi chiếc xe tuk tuk đang chờ từ sáng. Khi trở về, tôi đã có lúc hối tiếc vì mình đã không nghĩ ra rằng nên uống nước sông ngàn Linga. Tôi đã mải mê ngắm nhìn mà chợt quên mất điều đó. Nhưng thôi, có lẽ điều tôi đã được, đó là cảm giác của sự bình an khi đứng bên dòng sông ngàn Linga. Đành tự an ủi rằng sẽ có lúc tôi quay trở lại, để được hưởng sự bình an đó và chắc chắn sẽ nhớ uống nước sông Linga, để nghe dòng sông thiêng đang chảy trong mình, nhắc nhở mình rằng mọi việc sẽ bình an nếu ta biết lắng nghe!


(Ảnh sưu tầm từ một số nguồn)

Hùng
14-04-2010, 01:25
Hình ảnh bạn đưa lên sắc nét lắm. Mong được xem tiếp bài viết và hình ảnh của bạn.

Codet
15-04-2010, 18:59
tôi chưa từng đến được nơi đây, dù đã ở Campuchia 4 năm. .

Dear bác Hùng. Bác đã từng ở đây 4 năm cơ ạ? Chắc bác sẽ có nhiều chuyện hay.

Em được biết là nếu đi quá con sông Linga này thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Bởi đấy chính là căn cứ địa của Pol Pot, nơi vẫn còn nhiều bãi mìn từ thời chiến tranh để lại. Tóm lại nên có thổ dân dẫn đường, và nên đi đúng đường đã có sẵn.

Nói chung đi lại ở Camp trừ những địa danh phổ biến, thông thường, còn lại có lẽ "chưa nên" đi lung tung kiểu khám phá với lại thám hiểm chăng?

Hùng
15-04-2010, 21:34
Dear bác Hùng. Bác đã từng ở đây 4 năm cơ ạ? Chắc bác sẽ có nhiều chuyện hay.
Em được biết là nếu đi quá con sông Linga này thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Bởi đấy chính là căn cứ địa của Pol Pot, nơi vẫn còn nhiều bãi mìn từ thời chiến tranh để lại. Tóm lại nên có thổ dân dẫn đường, và nên đi đúng đường đã có sẵn.
Nói chung đi lại ở Camp trừ những địa danh phổ biến, thông thường, còn lại có lẽ "chưa nên" đi lung tung kiểu khám phá với lại thám hiểm chăng?

Tôi đã từng ở Campuchia 4 năm, còn tính chi li là 3 năm và 8 tháng, cụ thể là từ tháng 2/79 đến tháng 10/82, nhưng địa bàn tôi hoạt động thường xuyên nhất là đoạn gần cửa khẩu Poipet.

Trên đường 5, đến đoạn cách cửa khẩu Poipet 13 km có một địa danh gọi là ngã ba Con Voi, từ ngã ba này đi theo con đường đất đỏ về phía nam khoảng 30 km là đến Phnom Malai (người Việt mình gọi là Núi Mê-lai, giới quân sự gọi là Cao Mê-lai, vì vùng đất đó cao hơn đồng bằng Battambang khoảng 100m). Phnom Kulen (Núi Hồng) mà các bạn từng đến chụp hình cách phnom Malai (Cao Mê-lai) của chúng tôi khoảng 160km về hướng tây, tính theo đường chim bay.

Núi Hồng là căn cứ kháng chiến của Ponpot đánh nhau nhiều năm dài với sư đoàn 302 và đoàn 7705 của mặt trận 479. Còn Cao Mê-lai cũng khốc liệt như vậy, đó là căn cứ kháng chiến của Ponpot đánh nhau với cánh lính sư đoàn 5 chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang bàn về vùng đất Một thời Máu và Hoa trong cái link này: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,13956.msg217229/topicseen.html#msg217229. Rảnh mời các bạn vào xem.

Về vụ mìn trái bạn nói đúng, qua Campuchia, đến những vùng chiến sự của mấy chục năm về trước, các bạn trẻ đừng nên tự tiện xông vào, bắt buộc phải có dân địa phương dẩn đường, mìn còn nhiều lắm!

LinhEvil
16-04-2010, 17:07
Kbal Spean hay còn gọi là dòng sông Linga nằm trên núi Kulen cách thành phố Siem Reap khoảng 50km về phía Bắc. Cũng giống như sông Hằng của Ấn Độ, sông Linga được coi là dòng sông thần thánh, dòng sông rửa tội, ban phúc cho người Khmer.



Cám ơn đã chia sẻ, cái này mới với mình, chưa nghe nói bao giờ lun í... thật tiếc vì đã bỏ qua địa điểm này.

Nheva
18-04-2010, 00:04
Theo mình và theo mấy cuốn sách mình được biết thì cái sông Ngàn Linga này chỉ phải đi hơi xa TP và đi bộ từ chân núi lên cũng mất gần tiếng ( các bạn đi nhanh ko la cà thì tầm 45 phút), chứ không nguy hiểm gì (cứ theo đường mòn mà đi), thỉnh thoảng lại có trạm nghỉ chân.
Bọn mình đến đây từ năm 2007, và cũng gặp khá nhiều các bạn Tây.
Truóc đó nhiều năm, đồng nghiệp của mình ở báo Tuổi Trẻ cũng đã đi đến đây.
Trong những quyển guide book (gọi là visitors book) khổ nhỏ (có thể lấy ở các kios thông tin hoặc tại các hotel) cũng thường gợi ý đi địa danh này và đánh giá nó thuộc hàng 1*. Để tiện so sánh, xin cung cấp vài đánh giá về các đền đài khác: Angkor Wat, Bayon là 4*, Banteay Srey 3*, Bakong 2*, Bakheng 3*, Phimeanakas 2*
Bạn nào muốn đi thì nên kết hợp đi Banteay Srey trong hơn nửa ngày. Từ BS đi khoảng 12km thẳng tới, chỗ này 3h chiều đã đóng cửa
Cũng nên lưu ý tránh mùa nước cạn vì lúc đó trông nó cũng kém phần hấp dẫn