PDA

View Full Version : Cái chết nàng Tô Thị, nỗi oan người lính già



Death
24-03-2010, 19:41
Suy nghĩ mãi cũng không biết nên post bài này ở đâu. Thôi thì cứ post ở đây, dù sao đi nữa đây cũng là cái kết của một chuyến đi. Mỗi chuyến đi mỗi người sẽ đều có những trải nghiệm riêng, vui có buồn có. Hắn cũng vừa đi xong, một chuyến đi ngoài dự kiến nhưng khiến cho nó nhiều trăn trở và muốn được chia sẻ cùng các bạn.

Là dân phượt chắc ai cũng biết đến Nàng Tô Thị ở Lạng Sơn. Nó cũng thế, nó cũng đã nghe nói đến nàng và lần này quyết tâm diện kiến nàng. Với tất cả sự tôn kính nó tìm đến chân nàng. Nhưng hỡi ôi, cái tuyệt tác của thiên nhiên bây giờ còn lại như thế này đây các bạn ạ, một bức tượng được chắp vá từ những mảnh đá nhỏ, và xi măng

https://i143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/P1020399.jpg

Tớ muốn hỏi các bạn, bức tượng thật ở đâu? Nếu bạn nào biết hãy trả lời và mình sẽ tiếp tục câu chuyện.

thik_di_choi
24-03-2010, 19:43
Suy nghĩ mãi cũng không biết nên post bài này ở đâu. Thôi thì cứ post ở đây, dù sao đi nữa đây cũng là cái kết của một chuyến đi. Mỗi chuyến đi mỗi người sẽ đều có những trải nghiệm riêng, vui có buồn có. Hắn cũng vừa đi xong, một chuyến đi ngoài dự kiến nhưng khiến cho nó nhiều trăn trở và muốn được chia sẻ cùng các bạn.

Là dân phượt chắc ai cũng biết đến Nàng Tô Thị ở Lạng Sơn. Nó cũng thế, nó cũng đã nghe nói đến nàng và lần này quyết tâm diện kiến nàng. Với tất cả sự tôn kính nó tìm đến chân nàng. Nhưng hỡi ôi, cái tuyệt tác của thiên nhiên bây giờ còn lại như thế này đây các bạn ạ, một bức tượng được chắp vá từ những mảnh đá nhỏ, và xi măng



Tớ muốn hỏi các bạn, bức tượng thật ở đâu? Nếu bạn nào biết hãy trả lời và mình sẽ tiếp tục câu chuyện.

Ở đúng chỗ cũ nhưng bị nung vôi rùi

voongsenh
24-03-2010, 20:19
Đồng đăng có phố Kỳ lừa
Có nàng Tô thị nó vừa nung vôi :shrug:

Death
24-03-2010, 20:31
Có lẽ mình sinh ra không đúng thời, không được chiêm ngưỡng tôn nhan nàng Tô Thị thật.

Cảm ơn bác thik_di_choi và bác voongsenh. Nàng Tô Thị bị nung vôi à, nghe lạ và xót xa quá, xin hỏi các bạn có thể cho thêm thông tin không? Tại sao lại bị nung vôi và vào lúc nào?

giang_nq
24-03-2010, 21:24
Tại sao lại bị nung vôi và vào lúc nào?


Khi bác đi đến đầu thành phố L.Sơn, qua một cây cầu to, oánh mẹt sang phải sẽ thấy trong thung lũng có một cột ống khói cao xả khói trắng xóa, bác thử hỏi xem có phải thủ phạm không?:Dam

BM
24-03-2010, 21:28
Khi bác đi đến đầu thành phố L.Sơn, qua một cây cầu to, oánh mẹt sang phải sẽ thấy trong thung lũng có một cột ống khói cao xả khói trắng xóa, bác thử hỏi xem có phải thủ phạm không?:Dam

Đồng ý với bạn về thủ phạm này! Sự việc đã xảy ra vào 1991! Lý do ư? Sự lãng mạn cao đẹp hay nghệ thuật không giúp người ta ăn được...trầu !:D

Death
24-03-2010, 22:21
Khi bác đi đến đầu thành phố L.Sơn, qua một cây cầu to, oánh mẹt sang phải sẽ thấy trong thung lũng có một cột ống khói cao xả khói trắng xóa, bác thử hỏi xem có phải thủ phạm không?:Dam


Đồng ý với bạn về thủ phạm này! Sự việc đã xảy ra vào 1991! Lý do ư? Sự lãng mạn cao đẹp hay nghệ thuật không giúp người ta ăn được...trầu !:D

Cảm ơn hai bạn, bạn BM thật là dí dỏm :D. Vậy là cả hai bạn cũng đều cho rằng nàng Tô Thị chết là do con người không có ý thức bảo quản? Không biết có bạn nào có thêm thông tin gì về cái chết của nàng Tô Thị không?

Trường
24-03-2010, 22:48
Suy nghĩ mãi cũng không biết nên post bài này ở đâu. Thôi thì cứ post ở đây, dù sao đi nữa đây cũng là cái kết của một chuyến đi. Mỗi chuyến đi mỗi người sẽ đều có những trải nghiệm riêng, vui có buồn có. Hắn cũng vừa đi xong, một chuyến đi ngoài dự kiến nhưng khiến cho nó nhiều trăn trở và muốn được chia sẻ cùng các bạn.

Là dân phượt chắc ai cũng biết đến Nàng Tô Thị ở Lạng Sơn. Nó cũng thế, nó cũng đã nghe nói đến nàng và lần này quyết tâm diện kiến nàng. Với tất cả sự tôn kính nó tìm đến chân nàng. Nhưng hỡi ôi, cái tuyệt tác của thiên nhiên bây giờ còn lại như thế này đây các bạn ạ, một bức tượng được chắp vá từ những mảnh đá nhỏ, và xi măng

https://i143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/P1020399.jpg

Tớ muốn hỏi các bạn, bức tượng thật ở đâu? Nếu bạn nào biết hãy trả lời và mình sẽ tiếp tục câu chuyện.

Theo hiểu biết của mình thì Nàng Tô Thị đã "anh dũng hy sinh" trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung!
Một quả đạn pháo TQ đã "vô tình" bắn trúng đầu nàng, thật đau xót sau đó người dân đã lấy đá và xi măng "phục sinh" nàng nhưng trớ trêu thay một lần nữa nàng lại không thoát được bọn "vôi tặc" và kết cục như các bạn đã biết.

Hay chăng quan niệm về sự chờ chồng giờ cũng đã khác xưa nên "...nàng bỏ ta đi"!

dangkhoaquan
24-03-2010, 22:53
Vào tháng 07/1991, nàng Tô Thị đã bị giật sập và người ta đã đem nàng nung vôi. Chuyện kỳ lạ ở phía Bắc con sông Kỳ Cùng xảy ra từ 2, 3 năm nay. Dư luận và báo chí ở địa phương đã nhiều lần báo động điều này khi một đơn vị khai thác đá vôi lên đây đào bới cả một quần thể thiên nhiên nổi tiếng ở Lạng Sơn. Người dân ở đây ban đầu phàn nàn sau đó là căm phẫn và bây giờ là hối tiếc. Nhưng mọi sự cũng đã rồi. http://congdongnuoiviet.net/index.php?option=com_content&view=article&id=358:ttxhmt23tothi&catid=48:xahoic&Itemid=60
Và một giả thuyết khác về việc nàng tô thị ra đi
Thầy địa lý đi tìm thủ phạm

Hòn Gà Chọi – vịnh Hạ Long có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào do hiện tượng karst gặm nhấm trong tự nhiên như tượng nàng Tô Thị năm xưa. Ảnh: Trương Hoàng Phương

Ngay sau khi tượng nàng Tô Thị sụp đổ, khi ông Quyết còn nằm trong tù, có một thầy giáo trẻ tìm đến khảo sát nguyên nhân sự cố. Đó là Trương Hoàng Phương, giảng viên khoa địa lý trường đại học sư phạm TP.HCM. Khi ấy anh Phương đang học thạc sĩ chuyên ngành địa lý tại Hà Nội, ý định lên Lạng Sơn ban đầu cũng vì bức xúc qua thông tin của báo chí “người ta đã nổ mìn phá đá nung vôi nàng Tô Thị”.

Ban đầu, cùng với dư luận chung, Trương Hoàng Phương cũng đã viết báo lên án ông Quyết, nhưng qua khảo sát, anh Phương thấy rằng, tượng nằm chơi vơi ngoài mép núi, vết trượt của tượng là một vết cắt 45 độ, không thấy có dấu vết của sự phá hoại. Và từ ngày đó bắt đầu hành trình âm thầm minh oan cho một con người mà ông “thầy địa lý” này còn chưa hề biết mặt.

Năm 1998, lần đầu tiên ông “thầy địa lý” Trương Hoàng Phương gặp được ông Đoàn Văn Quyết dưới chân núi Tô Thị. Biết được tấm lòng của thầy giáo Phương, ông Quyết rất xúc động. Và cũng kể từ đó, quán nước nhỏ xíu của ông Quyết đã trở thành nơi thầy Phương tổ chức các buổi thuyết trình địa lý cho sinh viên và cả du khách, đặc biệt là nguyên nhân làm sụp đổ bức tượng, và đây cũng là cơ hội để ông Quyết giãi bày nỗi oan của mình.

Theo thạc sĩ Trương Hoàng Phương, đá vôi tại Lạng Sơn hình thành cách nay từ 245 – 362,5 triệu năm, là một loại đá vôi rất tinh khiết với thành phần CaCO3 thuần nhất. Đá bị hoà tan mạnh do tác dụng của dòng nước tạo ra các dạng của địa hình karst từ đá tai mèo đến giếng, máng, thung, cánh đồng karst và hệ thống hang động theo phương nằm ngang. Khối đá vôi tại Lạng Sơn bị quá trình karst phá huỷ mãnh liệt tạo địa hình cánh đồng karst. Chúng ta dễ dàng thấy được điều này qua hình ảnh các khối đá vôi đơn độc nằm ngay trên lớp đá phi karst (như khối núi Vọng Phu) và hệ thống sông suối khá phát triển tại đây (như sông Kỳ Cùng, suối Ngọc Tuyền trong hang Nhị Thanh).

Tượng nàng Tô Thị được hình thành do sự hoà tan không đều của các lớp đá vôi. Các lớp đá này có độ nghiêng 450, bao gồm bốn lớp: lớp hông, lớp vai – bụng, lớp cổ và lớp đầu. Lớp hông tựa vào vách núi tạo một lõm chứa nước nhỏ, nguồn nước này di chuyển và mở rộng khe nứt nghiêng đến 450 giữa lớp hông và vách núi. Sự hoà tan để lại một lớp đất đỏ mỏng (terra rosa) vẫn còn thấy rõ trên mặt trượt sau khi biến cố bức tượng tự sụp đổ xảy ra. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nàng Tô Thị trượt từ sườn núi cao xuống. Còn trận mưa lớn chiều ngày 27.7.1991 chỉ là nguyên nhân trực tiếp.

Hiện tượng karst chính là nguyên nhân đẩy tượng nàng Tô Thị trượt xuống vách núi, mà theo ghi nhận của thạc sĩ Trương Hoàng Phương đó cũng chính là nguyên nhân xô ngã bức tượng người cha trong hòn Phụ Tử tại Kiên Giang rạng sáng ngày 9.8.2006 xuống biển. Hiện tượng karst đang gặm dần chân của các núi vôi trong nhiều di tích thắng cảnh ở Việt Nam, trong đó có hòn Gà Chọi trên vịnh Hạ Long. Có thể trong một ngày không xa, chỉ sau một cơn mưa chiều, biểu tượng không chính thức của du lịch Việt Nam chỉ còn một chú gà trơ trọi trên vịnh Hạ Long nếu chúng ta không có giải pháp bảo vệ, gia cố, trùng tu một cách khoa học.
http://www.sgtt.com.vn/detail24.aspx?newsid=58643&fld=HTMG/2009/1027/58643

BM
24-03-2010, 23:01
Nên chăng đập bỏ nàng Tô Thị "second hand" này để giá trị "phi vật thể" về nàng sẽ còn mãi với thời gian? vì những gì chúng ta nuối tiếc thường khó quên!
Bản thân mình theo chủ nghĩa bi quan với những gì thuộc tự nhiên vì danh lam thắng cảnh, rừng vàng biển bạc, ngày một hư hao hủy hoại chứ có đẹp đẽ lên đâu?!:shrug:. Nên mình có xu hướng phượt kiểu "yêu cuồng sống vội"! :)
Lạm bàn một chút nhân bạn Death đưa cái cục bê tông "frankenstein" ấy lên!

Death
25-03-2010, 13:31
Một vài hình ảnh hiện tại của nàng Tô Thị

https://i143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/P1020397.jpg (http://s143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/?action=view&current=P1020397.jpg)

https://i143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/P1020398.jpg (http://s143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/?action=view&current=P1020398.jpg)

https://i143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/P1020399.jpg (http://s143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/?action=view&current=P1020399.jpg)

Cảm ơn bạn dangkhoaquan về những thông tin đó. Vậy nguyên nhân tượng Tô Thị bị sập có thể chỉ là một hiện tượng bình thường của tự nhiên. Thiên nhiên đã tạo ra Tô Thị và cũng đã phá hủy Tô Thị. Nếu như đúng như vậy thì chúng ta sẽ bớt xót xa hơn rất nhiều đúng không.

Theo bạn nguyên nhân là do con người hay do thiên nhiên?

thik_di_choi
25-03-2010, 13:49
Theo bạn nguyên nhân là do con người hay do thiên nhiên?

Con người. Trải qua bao nhiêu năm không sao. Con người là kẻ phá hoại

hd128
25-03-2010, 14:06
Cảm ơn thông tin của DangkhoaQuan, tôi là người sống ở chân Núi Tam Thanh khi Nàng Tô xuống núi, tôi cũng đã đến xem thực tế khi ngay sau đấy. Thực sự mà tôi thấy đúng là như ThS Trương hoàng Phương nhận định. Có một vết trượt hoàn toàn do tự nhiên nghiêng vát 45 độ. Mấy hôm đó trời mưa bão. Nàng Tô đã bị trượt xuống, để khi tôi lên còn thấy trên mạch vết nứt nhiều chỗ đã có lớp đất đỏ len vào tạo thành một lớp dày chừng hơn 1mm tương đối cứng chứ không phải như lớp đất mới trôi đến. Còn ong Quyết, tôi cũng biết, thực ra khi đó ong ấy cũng có khai thác đá nung vôi ngay gần đó. Khai thác thủ công bằng xà beng bẩy tay, không phải nổ mìn như nhiều nguồn tin đã đưa. Nên mấy ông sở Văn hóa khi đó chưa chắc đã biết có chuyện khai thác ấy. Đến khi xảy ra chuyện thì phải có người chịu tội thôi. Giám đốc sở Hoàng văn Tranh khi đó cũng bị nghỉ hưu sớm.

Mr Truong nói cũng đúng, Nàng Tô đã tân trang đầu mới một lần năm 1979. Pháo hay là phá thì không rõ. Nhưng nếu pháo thì dấu tích phải lớn hơn nhiều những gì sau đó chúng tôi thấy.

Quanh khu vực Tam Thanh tôi chưa biết có vụ nào nổ mìn phá đá cả. Toàn thấy khai thác thủ công. Vụ nổ lớn nhất là vào hè năm 1984-85 gì đó, khi 7 em học sinh vào hang Tam thanh chơi rồi phá dỡ thuốc nổ quân sự còn xót lại sau chiến tranh biên giới, kết quả 6 em bị chết mất xác, xót lại 1 em vì nhát sợ nên chạy về trước. Khi đó mấy nhà ven núi cũng bị rung chuyển nứt hết tường, bay cả ngói. Có lẽ bây giờ vẫn còn dấu tích.

homeless man
25-03-2010, 14:48
Năm 1991, khi đó em đang là sinh viên nên cũng hay đọc báo Tiền Phong. Hồi đó vụ này làm rùm beng lắm. Bản chất sự việc lúc đó thế nào không biết nhưng họ đổ cho việc khai thác đá nung vôi và trách nhiệm của ngành văn hóa trong việc bảo vệ di tích. Sau có bài thơ này của Nguyễn Duy bọn sinh viên hay chuyền tay nhau đọc-càng thêm xót xa:( Em thì em đau nhất câu cuối: Người xưa hoá đá người nay hoá gì ?...


VỌNG TÔ THỊ


Nàng Tô Thị xứ Lạng Sơn bị hạ sát tại quê nhà
đêm rằm, rạng ngày 16 tháng sáu (âm lịch) năm Tân Mùi, 1991.
Có thơ vọng rằng...


Leo lên xứ Lạng quờ tay
người xưa dứt bóng người nay đâu rồi

Vành sa trắng chít ngang trời
một vùng biên ải mấy thời binh đao

Tình tang tan tự thuở nào
hồn ai rỏ máu hoa đào đó ư
Siêu nhiên goá bụa nhân từ
đá mồ côi đá vọng phu với người


Người hoá đá đá hoá vôi
vôi ma quái bạc mái đời phù vân

Nàng Tô Thị của nghìn năm
hai lần hoá kiếp hai lần vọng ai

Chân ai thậm thịch dặm dài
lòng ai nuốt mảnh tượng đài nàng đây

Vọng chi ở phía chân mây
người xưa hoá đá người nay hoá gì ?...


Tháng 8.1991
Trích trong tập thơ: Về, 1994


Giờ nếu biết thêm thông tin là có ai bị oan trong vụ này thì hay biết mấy.

thik_di_choi
25-03-2010, 14:54
Nhưng túm lại câu chuyện của bạn chủ thớt là thế nào nhỉ

Death
25-03-2010, 20:28
Cảm ơn thông tin của DangkhoaQuan, tôi là người sống ở chân Núi Tam Thanh khi Nàng Tô xuống núi, tôi cũng đã đến xem thực tế khi ngay sau đấy. Thực sự mà tôi thấy đúng là như ThS Trương hoàng Phương nhận định. Có một vết trượt hoàn toàn do tự nhiên nghiêng vát 45 độ. Mấy hôm đó trời mưa bão. Nàng Tô đã bị trượt xuống, để khi tôi lên còn thấy trên mạch vết nứt nhiều chỗ đã có lớp đất đỏ len vào tạo thành một lớp dày chừng hơn 1mm tương đối cứng chứ không phải như lớp đất mới trôi đến. Còn Quyết, tôi cũng biết, thực ra khi đó cậu ấy cũng có khai thác đá nung vôi ngay gần đó. Khai thác thủ công bằng xà beng bẩy tay, không phải nổ mìn như nhiều nguồn tin đã đưa. Nên mấy ông sở Văn hóa khi đó chưa chắc đã biết có chuyện khai thác ấy. Đến khi xảy ra chuyện thì phải có người chịu tội thôi. Giám đốc sở Hoàng văn Tranh khi đó cũng bị nghỉ hưu sớm.
Mr Truong nói cũng đúng, Nàng Tô đã tân trang đầu mới một lần năm 1979. Pháo hay là phá thì không rõ. Nhưng nếu pháo thì dấu tích phải lớn hơn nhiều những gì sau đó chúng tôi thấy.
Quanh khu vực Tam Thanh tôi chưa biết có vụ nào nổ mìn phá đá cả. Toàn thấy khai thác thủ công. Vụ nổ lớn nhất là vào năm hè 1984-85 gì đó, khi 7 em học sinh vào hang Tam thanh chơi rồi phá dỡ thuốc nổ quân sự còn xót lại sau chiến tranh biên giới, kết quả 6 em bị chết mất xác, xót lại 1 em vì nhát sợ nên chạy về trước. Khi đó mấy nhà ven núi cũng bị rung chuyển nứt hết tường, bay cả ngói. Có lẽ bây giờ vẫn còn dấu tích.


Năm 1991, khi đó em đang là sinh viên nên cũng hay đọc báo Tiền Phong. Hồi đó vụ này làm rùm beng lắm. Bản chất sự việc lúc đó thế nào không biết nhưng họ đổ cho việc khai thác đá nung vôi và trách nhiệm của ngành văn hóa trong việc bảo vệ di tích. Sau có bài thơ này của Nguyễn Duy bọn sinh viên hay chuyền tay nhau đọc-càng thêm xót xa:( Em thì em đau nhất câu cuối: Người xưa hoá đá người nay hoá gì ?...

Giờ nếu biết thêm thông tin là có ai bị oan trong vụ này thì hay biết mấy.

Thực tế chuyện này đã nhiều năm về trước, lúc đó em mới có 5 tuổi tất nhiên là chưa biết gì. Nhiều năm sau, sau bao năm ao ước được gặp nàng Tô Thị, cuối cùng em cũng đã được gặp nàng, nhưng... Em cũng đã tìm hiểu, và trong câu chuyện này thực sự là còn nhiều uẩn khúc. Nhưng ít ra em cũng vui vì nàng Tô Thị chết không phải vì ý thức kém của con người.

Sơn bọ
25-03-2010, 23:10
Ôi tất cả cũng chỉ là thêu dệt thôi mừ các bác , lịch sủ hay hiện tại , tất cả đều là nhiệm vụ của hệ thống chính trị =))

Trường
25-03-2010, 23:25
Thực tế chuyện này đã nhiều năm về trước, lúc đó em mới có 5 tuổi tất nhiên là chưa biết gì. Nhiều năm sau, sau bao năm ao ước được gặp nàng Tô Thị, cuối cùng em cũng đã được gặp nàng, nhưng... Em cũng đã tìm hiểu, và trong câu chuyện này thực sự là còn nhiều uẩn khúc. Nhưng ít ra em cũng vui vì nàng Tô Thị chết không phải vì ý thức kém của con người.

Bạn có thể nói rõ hơn về "... nỗi oan của người lính già" !
Còn mình thì nhắc lại với bạn một thông tin chuẩn xác rằng: Cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung kéo dài gần chục năm suốt từ năm 1979, và nàng Tô Thị cũng là nạn nhân của cuộc chiến đó như mình đã nói ở trên, thông tin này là chính xác vì những năm 80 mình đã là lính chiến đầu ở biên giới phía bắc rồi và cũng có nhiều người bà con ở Lạng Sơn, Cao Bằng...
Thời điểm đó còn rất mông muội nên ko ghi hình lại được, chính mắt mình đã nhìn thấy nàng mất đầu!
Chỉ có điều không biết có tài liệu nào ghi lại hay ko

Mr.Chi Pheo
26-03-2010, 12:11
hehheheh. lên gút-gồ tìm đủ thứ thông tin linh tinh không chọn lọc, bây giờ một cựu chiến binh xuất hiện và khẳng định ngược lại. heheee ;) chắc là phạt gút gồ làm việc chuyên nghiệp, chứ không thể phạt bọn ngưởi trẻ háo thắng được...=))

darkdeath
26-03-2010, 20:48
hehheheh. lên gút-gồ tìm đủ thứ thông tin linh tinh không chọn lọc, bây giờ một cựu chiến binh xuất hiện và khẳng định ngược lại. heheee ;) chắc là phạt gút gồ làm việc chuyên nghiệp, chứ không thể phạt bọn ngưởi trẻ háo thắng được...=))

Em đề nghị bác nói rõ hơn, long bong kiểu này ai mà hiểu chứ

Death
26-03-2010, 21:09
NÀNG TÔ THỊ VÀ CÁI CHẾT LẦN THỨ HAI

Ngày xửa ngày xưa có một nàng Tô Thị bồng con đứng chờ chồng rồi hóa đá. Nàng đã đứng đó hàng ngàn năm nay như là một biểu tượng cho lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam. Hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng đột nhiên đến này 27.7.1991, người ta không còn thấy nàng đứng đó nữa. Phải chăng chồng nàng đã về và nàng đã hồi sinh? Đây là cuộc sống chứ không phải cổ tích, nàng không còn đứng đó nữa vì nàng đã sụp đổ hoàn toàn.

Đó là câu chuyện của mười mấy năm về trước, và một thằng sinh sau đẻ muộn như nó không hề biết. Nó vẫn thuộc lòng máy câu ca dao mà từ nhỏ nó đã được nghe đến


Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Tất cả những cái tên, những địa danh này hắn đã được biết gần hai chục năm và đây là lần đầu tiên hắn có cơ hội được mục thị. Vui sướng và hạnh phúc biết bao nhiêu. Một buổi sáng vội vã với công việc, hắn vẫn cố giành một chút thời gian để đi đâu đó, Lạng Sơn có nhiều chỗ để tìm đến, nhưng cuối cùng hắn quyết định sẽ đến diện kiến nàng Tô Thị. Con đường đến chân núi không khó khăn gì để tìm ra. Từ xa xa, trên đỉnh núi hắn đã nhìn thấy một bức tượng mẹ bồng con, đúng đây rồi, Nàng Tô Thị. Nhưng đến nơi hắn khá ngạc nhiên, dưới chân núi có một khoảng sân rất rộng được lát xi măng sách sẽ, nhưng tuyệt nhiên không có bóng một du khách. Chỉ có duy nhất một người đàn ông trạc 50 đang ngồi coi một quán nước, gọi là quán nước chứ thực ra chỉ có mấy cái ghế và một vài chai nước. Quán nước nằm ngay chân núi, bên dưới một gốc cây tỏa bóng mát rượi, vẻ mặt của người chủ quán có gì đó đầy tâm trạng.

Lạng một vòng quanh sân, hắn quyết định ghé quán, thứ nhất là để làm ly nước, thứ hai là gửi xe để lên thăm nàng. Qua vài câu trò chuyện, cái cảm giác mà hắn nhận được là một cái gì đó rất thân thiện.

- Cháu cứ để xe ở đấy rồi lên thăm bà ấy đi.

"Bà", hắn vẫn hay gọi là nàng thôi, lần đâu tiên hắn nghe người ta gọi Bà Tô Thị, một sự kính trọng theo cách của người Miền Bắc. Vô cùng yên tâm, hắn để xe đó và bắt đầu lên núi. Đón chào hắn là bức tường cũ kỹ gọi là thành nhà Mạc, lần đầu tiên hắn thấy một bức tường thành cổ đến thế. Nhưng tiếc là di tích này chẳng còn lại gì ngoài một vài đoạn tường. Thế là cũng quý lắm rồi, mấy trăm năm rồi cơ mà. Thiệt tình thì hắn cũng không có cảm tình lắm với nhà Mạc nên bức tường không làm cho hắn xúc động nhiều.

https://i143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/P1020388-1.jpg

Loanh quanh một lát, không còn gì để xem, hắn bắt đầu leo lên đỉnh núi Tô Thị. Hắn có cái tật là những chuyện quan trọng hắn làm cuối cùng, đơn giản là để hắn có thể giành hết thời gian, công sức cho cái công việc đó mà không phải lo nghĩ gì khác. Nhưng khi đến gần nàng, niềm vui chưa kịp đến thì hắn đã bị sốc. Trong đầu hắn, nàng Tô Thị phải là một tuyệt tác của thiên nhiên, là một bức tượng có một không hai, có thể không giống lắm nhưng cũng phải có nét gì đó giống hình mẹ bồng con. Đúng là giống hình mẹ bồng con thật, nhưng cái gì thế này ... xi măng. Hắn cố trấn tĩnh, chẳng lẽ ngày xưa người ta đã xây cái tượng này? Không đúng, rõ ràng đây là xi măng, không thể là của ngày xưa được, chắc chắn là mới đây thôi. Rồi trong đầu hắn rối tung lên, mọi thứ như nát vụn, sụp đổ. Giả tạo, tất cả chỉ là giả tạo hay sao. Hắn trở nên nghi ngờ tất cả. Hắn còn nhớ có lần hắn đến Cổ Loa thăm nàng Mỵ Châu, hắn đã vô cùng ngạc nhiên khi tận mắt nhìn thấy một tảng đá cụt đầu, được mặc quần áo cung đình, nàng Mỵ Châu đó. Trong đầu hắn vọng lên câu hỏi: có khi nào cái tảng đá đó cũng là xi măng. Trong lúc rối loạn con người ta hay suy diễn kiểu củ chuối như thế đấy.

Có gắng trấn tĩnh, hắn bắt đầu loay hoay tìm góc chụp. Nhưng mà bên dưới nhà cửa dày đặc, những tấm ảnh của hắn chả có tý gì gọi là đẹp. Hắn đành chấp nhận, không thể có góc chụp nào khác đẹp hơn. Hắn tiếc, nếu không có mấy cái nhà ở dưới kia thì tấm ảnh đẹp biết bao nhiêu.

Đây là một tấm ảnh hiếm hoi của nàng lúc còn "sống"
https://i143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/03.jpg

Và đây là nàng hiện tại
https://i143.photobucket.com/albums/r133/nickylavigne/langson/P1020399.jpg

Trong đầu hắn vô cùng buồn phiền. Thế là giấc mơ bấy lâu nay của hắn đã tan tành, hắn không bao giờ được gặp nàng Tô Thị. Không biết ngày xưa nàng ra sao nữa, hắn sinh ra không đúng thời. Lững thững trèo xuống núi như kẻ mất hồn, hắn chầm chậm kéo ghế ngồi phịch xuống

- Chú ơi, sao cháu thấy tượng Tô Thị có xi măng vậy chú?
- À, chuyện này có liên quan đến chú, cũng vì bà ấy mà chú phải đi tù đấy.

Death
26-03-2010, 22:25
SỰ THẬT VỀ NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ CỦA BỨC TƯỢNG NÀNG TÔ THỊ


- Chú chính là nhân vật trong câu chuyện mà ngày xưa báo chí đã làm rùm beng một thời đó, cháu có nhớ không?
- Dạ không, có lẽ lúc đó cháu quá nhỏ.
- Ờ, chắc là vậy. Rồi chú chầm chậm kể tiếp. Mọi việc bắt đầu từ cái buổi chiều định mệnh hôm đó. Đó là vào ngày 27.7.1991. Buổi chiều hôm đó, trời mưa rất to, từ nhỏ đến giờ chú chưa bao giờ thấy trận mưa nào to và dai dẳng như thế. Trận mưa có thể nói là lịch sử, nước ở đâu trên trời cứ ào ào tuôn xuống, xối xả. Và rồi bà ấy đổ ụp xuống.
- Đổ hả chú?
- Ừ, đổ hoàn toàn. Thế là ngay chiều hôm sau, người ta ập vào nhà chú, đọc lệnh bắt khẩn cấp vào giải chú về đồn thẩm vấn. Cùng bị bắt với chú là một người bạn nữa của chú. Lý do họ đưa ra là chú đã dùng mìn phá đá nung vôi, làm cho bức tượng bị chấn động và sụp đổ. Nhưng mà tụi nó bố láo, làm gì có chuyện dùng mìn phá đá. Chú đồng ý là thời đó người ta có lượm đá về nung vôi, nhưng mà đố ai dám đụng đến bà ấy. Ở đây người ta coi bà ấy như một vị thánh, chỉ có những thằng điên mới dám đụng đến bà ấy.

Nghe đến đây hắn thực sự bất ngờ và núi tiếc pha chút hạnh phúc. Hắn hạnh phúc vì ít ra tượng Nàng Tô Thị đã từng tồn tại và rằng người xưa không lừa dối hắn. Núi tiếc vì hắn sinh ra không đúng thời, không được chiêm ngưỡng nàng "bằng xương bằng thịt". Bât ngờ vì chuyến đi ngắn này lại có nhiều chuyện hay đến thế. Phe phẩy cái quạt chú kể tiếp:

- Rồi mấy ngày sau chúng nó bắt chú cầm một cái xà beng lên chỗ tượng bà ấy, giả là đang đào để chụp hình. Rồi từ đó bắt đầu báo chí rùm beng, rất nhiều bài báo đã lên án chuyện này. Và dĩ nhiên, chú đã trở thành tội nhân của thiên cổ, một kẻ báng bổ dân tộc. Một tháng sau chú được thả ra, nhưng chuyện này đã lan ra cả nước và cả báo chí nước ngoài cũng lên tiếng.

- Sau đó sao hả chú.

- Thì thôi chứ sao. Mọi người ai cũng tin rằng nàng Tô Thị đã bị những kẻ vô thức nào đó nung vôi, kẻ đó là chú đây. Nhưng sự thật không phải là vậy. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1979. Lúc đó chú cũng ở đây, khi đó bọn Trung Quốc liên tục bắn pháo về núi Tô Thị, những mảnh đại bác giờ còn dấu vết trên tảng đá kìa. Chú chỉ tay cho tôi xem những dấu vết do đại bác để lại, rồi tiếp tục. Những trận pháo đó đã làm cho bà ấy bị rụng mất đầu, nhưng nghiêm trọng hơn, những chấn động đã làm cho bà bị lung lay. Nhưng những người có trách nhiệm không chịu gia cố lại, cứ để vậy. Và trận mưa quá lớn năm 1991 đã kéo ụp bà.

Nói xong chú chỉ cho tôi thấy những dấu vết nơi mà ngày xưa bà bị đổ xuống. Có một cái cây bị gãy một nhánh vẫn còn đó, tảng đá rơi xuống đã làm cho nó bị gãy.

Nó tin câu chuyện của chú. Và cũng có người khác cũng đã nghe và đã tin và đã viết bài đăng báo. Bài báo đó nằm ở đây (http://www.sgtt.com.vn/detail24.aspx?newsid=58578&fld=HTMG/2009/1025/58578). Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về câu chuyện thì hãy đến gặp chú ấy, người bán nước ay tên Quyết ngồi ngay chân núi Tô Thị.

Có rất nhiều lý do để chúng ta vui mừng vì biết rằng nguyên nhân gây ra cái chết của nàng Tô Thị không phải là do ý thức kém của con người. Mình rất mong sự thật này sẽ nhanh chóng được mọi người tiếp nhận và truyền bá cho nhau, để con cháu chúng ta sau này không có những suy nghĩ sai lệch về cha ông chúng, để cho nàng Tô Thị mãi mãi là một biểu tượng đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Mr.Bom
26-10-2011, 14:08
Ơ hay nhỉ? sao lại ko phải là do ý thức của con người hả các bác? Nếu những người quản lý ở Lạng Sơn không lơi là, chịu để ý đến bức tượng đó hơn, chăm chút nó cẩn thận hơn ra cố kỹ hơn thì liệu nó có rụng sớm thế ko? Phải nói thật là thà đập quách cái tượng đắp bê tông xi măng kia đi còn hơn, nhìn thấy gớm.

tonyteo
26-10-2011, 16:48
Tính ra lúc ấy em mới 8 tuổi, lại ở vùng sâu vùng xa nên chẳng ai biết gì.

Sau này có thông tin rồi mới biết 1 chút, nhưng cứ băn khoăn mãi. Cám ơn tất cả anh chị em trong đây đã cung cấp cho em 1 góc nhìn về vấn đề này. Em là lớp hậu bối, không dám ý kiến ý cò gì. Chỉ xin giữ lại 1 chút xao lòng cho riêng mình.

Đúng là người xưa hoá đá người nay hoá gì ?...

:( :( :( :( :( :( :(

Stylishman
28-10-2011, 23:37
Người lính già:

https://i104.photobucket.com/albums/m195/huuthach/Linh%20tinh/216888_1993671209620_1478619332_3130716_3733256_n. jpg

Và một trong số những bài báo giải oan cho ông:

https://i104.photobucket.com/albums/m195/huuthach/Linh%20tinh/208303_1993671569629_1478619332_3130717_3456766_n. jpg

giantia
29-10-2011, 20:40
hehheheh. lên gút-gồ tìm đủ thứ thông tin linh tinh không chọn lọc, bây giờ một cựu chiến binh xuất hiện và khẳng định ngược lại. heheee ;) chắc là phạt gút gồ làm việc chuyên nghiệp, chứ không thể phạt bọn ngưởi trẻ háo thắng được...=))

Thông tin của bạn là chính xác. Như tôi được biết là đầu tiên Nàng To Thị bị mất đầu và sau đó cũng được vá đầu lại. Thời gian sau (Thời mở cửa phát triển kinh tế thị trường) đã có đơn vị nào đó khai thác đá vôi khu vực núi này làm ảnh hưởng đến khu di tích này. Thời gian đó báo chí cũng đã ầm ỹ lên án viẹc này. Còng việc sụp đỏ hoàn toàn bức tượng thì chưa được rõ cho lắm.