PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Mênh mang vàng thu Tibet



backpackervn
23-03-2010, 14:13
1.


Tibet, nóc nhà thế giới, miền đất của những điều bí ẩn chưa được khám phá, miền đất của các chư thiên, miền đất của những giấc mơ trong mộng, miền đất khát khao của một thời tuổi trẻ si dại… nhưng tôi vẫn chưa một lần được đặt chân đến dù đã bao lần tưởng như Tibet đã gần, rất gần. Đi, là có duyên; đến, là có phước, gặp, là có tình… nhưng khi tôi càng khát khao cố gắng để đến Tibet thì khoảng cách giữa tôi và Tibet càng xa vời vợi. Đã bao lần hành trang đã chuẩn bị, visa đã xin, việc đã bỏ… nhưng rồi dang dở vẫn là dở dang… Do vậy, lần này tôi ra đi lòng nhẹ tênh, chỉ hướng về Tibet, chỉ hướng về những con đường lên Tibet…! Đến được là có duyên, có phước, có tình… không đến được, tôi vẫn còn tôi và con đường và những chuyến đi,... Tôi chọn con đường đi làm mục đích, tôi chọn sự lang thang giữa đất trời mênh mang làm điểm tựa, tôi cất giữ những khoảnh khắc chơi vơi, những niềm hạnh phúc khi bàn chân đặt lên miền đất lạ làm hành trang… để lên đường, để hướng về Tibet.


Một mình, một đêm cuối thu, Sài Gòn mưa đổ mịt mù, tôi đi.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/P9200406.jpg
Phu Asa vắng vẻ trên đồi trưa – Pakse



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/P9200608.jpg
Vat Phou mưa chiều cuối thu – Pakse



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/P9220123.jpg
Hoàng hôn rực lửa trên dòng Mekong – Siphandon, Pakse


Chập chờn trên chuyến xe đêm, nghe giọng ca liêu trai thì thầm từng sợi tình trong đêm “mai tôi đi, mong cho tình xa quên…”, khi ngoài kia trời mưa đổ, hay sương đêm lăn dài từng hạt chầm chậm, trên kính xe lạnh buốt, như những giọt nước mắt long lanh… tôi thấy lòng mình chùng xuống, như tôi đang rơi vào một hố sâu không đáy thăm thẳm... Có tiếng ai đó thở dài trong đêm hay tôi đang nghe tiếng tôi… Nếu thế này mãi, tôi sẽ không đi được, tôi nhắm mắt và mơ về bầu trời Tibet xanh thăm thẳm để cố ru mình vào giấc ngủ chập choạng mệt nhoài. Có lẽ, đó là 1 trong những chuyến xe chơi vơi nhất trong những tháng ngày lang bạt của tôi. May mắn sao, cuối cùng tôi đã qua được để tiếp tục hành trình.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA020579-1.jpg
Mái nhà xám hoa vàng rực rỡ – Lijiang



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA020605-1.jpg
Hẻm nhỏ hoa nhỏ ở làng nhỏ – Lijiang.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA010345.jpg
Hẻm đơn sơ nhưng rực rỡ – Lijiang



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/P9300202.jpg
Hoa tím mùa thu bên cánh đồng vàng – Dali


Rồi tôi lăn dài, trượt dài qua những tháng ngày lang bạt khi rừng, khi núi, khi suối, khi sông, khi đô thị phồn hoa, khi chốn quê dân dã, khi nắng lên bên rừng, chiều xuống bên sông, khi đêm chơi vơi một mình một bóng liêu xiêu quán lạnh gió khuya về… Từ Sài Gòn, tôi đi sang Lào qua ngõ Bờ Y để vòng lại Vat Phou chiều mưa bay mờ mịt, lạc bước Phu Asa lúc nắng lên trên đồi, chôn chân ở vùng 4.000 đảo Siphandon hiền hòa có những ngày mưa bay trắng xóa đất trời nhưng chiều về hoàng hôn lại đỏ rực thiêu cháy cả con sông dài… Rồi từ Nam Lào, tôi lướt nhanh đến Bắc Lào. Tôi vội vã ngang qua Vientiane, Luang Prabang, Udomxay… để có những ngày buốt giá trên con đường mưa mờ mịt đến miền gái đẹp Luang Namtha, những chiều lang thang một mình trên con đường ven sông hun hút không một bóng người của đất Lào xinh đẹp hiền hòa mến khách.


(tbc.)

backpackervn
23-03-2010, 14:16
2.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA040471-1.jpg
Rực rỡ dòng sông mùa thu – Shangrila



Rời Luang Namtha, rời Lào, tôi sang Trung Quốc bằng cửa khẩu Boten – Mohan, rồi lướt nhanh qua Mengla, Zinghong để đến cao nguyên 4 mùa Junnan. Tôi lang thang nơi đây cầu mong tìm kiếm được một chuyến đi từ Kunming đến Tibet bằng đường bộ. Mùa thu vàng Tibet chưa đến, tôi đã chìm đắm trong sắc thu hực hỡ của Lijiang, Dali, Shangrila, Deqin… của cao nguyên xuân thì mơn mởn Junnan.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA110272.jpg
Hẻm núi mù sương Emeishan, một mình tôi đi



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA030300.jpg
Hoàng hôn mây mù vẫn rực nắng – Shangrila



Những mái nhà rêu phong xanh rì hoa vàng lấp lánh, những con ngõ làng gạch xưa đỏ au treo tòn ten những túm bắp vàng ấm áp của ngày mùa no đủ, những cụ bà ngồi hong nắng thu trước những căn nhà cổ nhưng tuổi đời chắc nhỏ hơn mình, những đồng hoa cải vàng ươm mùa thu chạy hun hút khắp cao nguyên… những buổi sáng vòng quanh chùa xưa Deqin, những trưa lạnh miệt mài đi tìm dòng sông mùa thu ở Shangrila, những đêm lạnh ấm áp Dali vui say bên những gánh hàng rong, những người dân quê mộc mạc… những chiều đứt thở cùng các em bé quay chiếc Đại Pháp luân chung ở Shangrila, một chiều mùa thu sương mờ mịt một mình ngắm núi tuyết Meili ở Deqin,… Ôi cao nguyên xuân thì Yunnan…!



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA040524.jpg
Đàn bò Yak bên đồng cỏ mùa thu – Shangrila



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA040594-2.jpg
Ngựa tung tăng bên hồ chiều – Shangrila


Con đường bộ từ Junnan sang Tibet không dành cho tôi và những người ngoại quốc. Tôi lại bị chận lại ở Deqin, Shangrila khi muốn đi tiếp sang Kangding, Sichuan. Hết đường, bí lối, không còn cách… tôi phải nhảy lên chuyến xe đêm vòng lại Kunming, để hướng đến Chengdu. Một mình, tôi ngơ ngác lạc loài giữa Chengdu sầm uất đông đúc… tự mình lần mò tìm đường lên Tibet.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA180457-1.jpg
Hồ biếc xanh, cánh chim dập dìu trong nắng sớm – đường sắt Chengdu-Lasha



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/PA190201-2.jpg
Lasha, mênh mang vàng thu nắng



Mọi cánh cửa, mọi con đường tưởng như lại đóng sầm trước mặt tôi một lần nữa, thì Tibet đã mỉm cười với tôi. Tôi may mắn được tham gia vào một nhóm có 3 bạn, 2 nam, 1 Anh Quốc, 1 Thụy Điển, 1 nữ người Mỹ - có cùng giấc mơ Tibet, cũng đang tìm đường lên Tibet. Mọi khúc mắc vì những điều kiện và lý do cá nhân cuối cùng cũng đã được thỏa thuận, được thống nhất. Những ngày đợi chờ xong thủ tục, tôi lại lang thang tiếp Chengdu, Leshan, Emeisan, Langzhong. Và cuối cùng, vào một đêm mùa thu Chengdu lành lạnh, tôi đã hạnh phúc bước lên chuyến tàu T1, chuyến tàu sẽ đưa tôi đến miền đất mơ ước trong những ngày thu thênh thang vàng nắng Tibet!!!


Bây giờ, tôi rủ rê bạn đi cùng tôi lên Tibet nghen, trong những ngày thu Tibet thênh thang nắng vàng, lộng lẫy lá vàng, rực rỡ hoa vàng…! Mình đi nghen!!!


(tbc.)

jennyho
23-03-2010, 14:59
Backpackervn có cơ hội đi nhiều và viết hay quá ạ, mình cũng có giấc mơ Tibet nên đang chờ tiếp phóng sự của bác đây. Cám ơn nhiều ạ.

likemoon
23-03-2010, 17:36
Tuyệt quá bpker ơi...hình như đợt này ảnh đẹp hơn các chuyến trước thì phải ;)

bluesky85
23-03-2010, 19:01
Bác bpk lại tiếp tục bơm heroin vào cho những người nghiện phượt như em... Haizzz, chưa xong Bali, giờ em bắt đầu mơ tới "Con đường mây trắng" rồi đây!

TFS.

PeterPan
23-03-2010, 19:30
Thật đáng ngưỡng mộ, thật đáng ghen tị :).
backpackervn ơi, bạn hãy viết nhiều và nhanh nha :D. Khoảng 1 tháng nữa, PeterPan sẽ đi lại 1 phần hành trình của bạn nên rất mong có những chia sẻ cả về thông tin và hình ảnh để tham khảo.
Bắt đầu mơ về Đại Lý - Lệ Giang - Shangrila - Đức Khâm - Lugu - Nguyên Dương... https://l.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/105.gif

smallgrass
23-03-2010, 22:29
Nhìn mấy tấm ảnh mà cái mồm không có khép lại được.(c)

3000
24-03-2010, 00:08
Bác đi lâu chưa mà sao không đi tiếp từ Deqin sang Kangding được?

lilac
24-03-2010, 00:40
Tibet - vùng đất còn quá nhiều bí hiểm...
Xem hình của bác backpackervn & những chuyến đi của bác mà ngưỡng mộ...

Lại bắt đầu mơ về 1 ngày đặt chân lên Tibet. :)
Thật tình là em toàn bị bơm heroin từ chuyến đi của các lão đại. Haizz... nếu 1 ngày em ko vào Phượt, liệu em có "cai nghiện" đc ko nhỉ???

backpackervn
24-03-2010, 11:46
@ các bạn, cảm ơn các bạn đã đọc, chia sẻ và ủng hộ :L.

@ jennyho, bạn dùng từ “phóng sự” ở đây, mấy anh “phóng” “viên” cười chết sặc luôn đó. Bpk không có nhiều cơ hội đâu bạn. Mỗi lần đi là mỗi lần quit job, sau đó về là mòn mỏi kiếm việc, cực khổ cày bừa, rồi lại quit job, lại đi... Nhưng càng ngày, tuổi càng cao thì kiếm việc làm càng khó, tay thì trắng... nhưng "chơi thì phải chấp nhận" vậy thôi....

@ likemoon, về vụ mấy cái hình, nếu không phải bạn chọc quê bpk thì là do lúc đó cái máy P&S của bpk còn chưa bị rơi xuống đất, chưa bị văng cái thấu kính ra…

@ bluesky85, mơ ước đâu có đóng thuế, phải không bạn…

@ PeterPan, bạn biết tính bpk cà kê dê ngỗng như thế nào rồi đó. Nên có gì cần thông tin bạn cứ hỏi trước. À, mà bpk không biết tiếng Hoa, chỉ đọc LP rồi đi nên các từ Hán Việt của bạn mô tả vùng nào là bpk chịu chết. Có vài từ bpk cũng biết như Emeishan là Nga My Sơn… nhưng phần lớn là bpk không biết nên để tiếng Anh luôn thay vì nửa nạc nửa mỡ…

@ smallgrass, miệng không khép lại thì chơi luôn Heineken hay Budweiser luôn đi

@ 3000, bpk đi cuối 2008. Bpk mua vé người ta không bán và nói là người ngoại quốc không được đi. Không những từ Deqin mà từ Shangrila đều như vậy.

@ lilac, bạn còn trẻ mà, khi nào bạn trở thành “lão đại” sẽ có các bạn trẻ khác “ngưỡng mộ” mà… nhưng bạn có mong nhanh trở thành “lão đại”?

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: ::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


3.


Lẽ ra hành trình này tôi phải kể lể với các bạn trước các topic về Nepal, Ấn Độ, vì sau khi rời Tibet tôi mới sang Nepal và Ấn Độ. Nhưng vì thấy trên diễn đàn có rất nhiều topic rất hay về Tibet, Trung Quốc của các đại ca, đại tỷ như “Ba người đi Tibet”, “Đón Tết ở Tây Tạng”, “Ký sự ảnh Tibet-Nepal”… nên tôi không được tự tin, nhất là khi vừa chân ướt chân ráo “bước” vào diễn đàn. Nói vậy, không có nghĩa là bây giờ tôi tự tin hơn, nhưng thấy gần đây có nhiều bạn chuẩn bị đi Tibet nên bắt đầu lục lọi ký ức để ngồi gõ lại những dòng này. Mong là sẽ có chút gì hữu ích cho các bạn.


Hành trình kỳ này của tôi đi theo cung đường sơ lược như bên dưới. Bắt đầu từ Sài Gòn nhé.




https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/NewPicture14-1.jpg
Đường từ SG đi Pakse & Siphandon.


Đường tôi đi là con đường màu đỏ nhưng xem kỹ lại thì con đường màu xanh đi bên đất bạn Cambodia gần hơn, nhất là khi bạn muốn ghé Siphandon, nằm ngay biên giới Laos – Cambodia. Lúc tôi đi, vì 3 lý do mà tôi không đi cung đường màu xanh đó: a/ đi đường SG-Gia Lai tiết kiệm được 1 đêm trên xe; b/ cung đường SG-Pnom Penh- Stungtreng-Siphandon đường bộ tôi đã đi rồi, lúc trước đường rất xấu và ít tuyến xe chạy; c/ lúc đó VN-Cambodia chưa bỏ visa, phải mất 25$ cho việc mượn đường này nên tôi tiết kiệm. Bây giờ thì mọi chuyện khác rồi, visa đã bỏ, đường tốt, nhiều xe… các bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn - cả chi phí nữa.


(tbc.)

seabee
25-03-2010, 00:42
Bi hết "chỉ tiêu" lang thang rồi bpk ơi, xem bài của bạn chân mình lại muốn nhảy nhót nữa rồi, phải làm sao, phải làm sao :D

3000
25-03-2010, 14:09
Thời điểm 2008 chắc đang có vấn đề an ninh. Em vừa đi về. Lúc ở Shangri-La hỏi vé đi Xiangcheng-Litang-Kangdinh vô tư. Trước khi hỏi thì cũng nói luôn mình là người nước ngoài.

hangivy
25-03-2010, 20:55
Thời điểm 2008 chắc đang có vấn đề an ninh. Em vừa đi về. Lúc ở Shangri-La hỏi vé đi Xiangcheng-Litang-Kangdinh vô tư. Trước khi hỏi thì cũng nói luôn mình là người nước ngoài.
Tớ thấy vẫn cần permit và phải đi cùng guide mới được vào tibet mà? :shrug:
@ cảm ơn BPK một lần nữa
Đã PM để hỏi nhiều về Hành trình của cậu giờ bắt được topic này hay quá, cố gắng viết nhanh nhé, tớ sẽ khởi hành khoảng 20 /4 năm nay. Sẽ đi bằng đường bộ - xe jeep từ Trung Điện - Shangrila join cùng 2 bạn Xứ Chuột Túi. Đang đọc topic của mọi người để trọn vẹn chuyến đi đây :)

kelly_T
26-03-2010, 16:03
Em không phải dân phượt nhưng em rất thích đi đến những vùng nhiều thử thách như Tibet. Và cho đến giờ Tibet vẫn là nơi ấn tượng nhất mà em đã đặt chân đến. Thật tiếc là hè 2008 em lỡ hẹn với Tân Cương vì sau động đất ở Tứ Xuyên, đợt đấy Tân Cương cũng bị chút ảnh hưởng nên em ko đi nữa. Giờ xem lại ảnh Tibet lại thấy lâng lâng cảm giác lúc đứng ở độ cao hơn 5000m :)

backpackervn
26-03-2010, 18:05
@ seabee, chỉ tiêu mình muốn có, nộp cái đơn là có liền àh…

@ 3000 lúc đó bpk đi là Tibet chỉ mới vừa mở cửa lại sau đợt biểu tình March 14 & Olympic. Rất nhiều khó khăn…

@ hangivy, chúc mừng bạn đã kiếm được nhóm. Hành trình này bpk kể lể chắc hơi lâu. Có gì bạn hỏi thêm nghen
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: ::::::::::::::::::::::::::::::::


4.


Từ Pakse lên Vientiane nay đã có xe đêm, mỗi đêm 2 chuyến chạy lúc 7-8pm. Giá cả lâu quá quên rồi nhưng không đắt. Bạn nào dễ ngủ lên xe (được phát 1 hộp cơm) ngủ một giấc đến sáng tới Vientiane, muốn nối chuyến đi Luang Prabang hay Vangvieng đều kịp.



https://farm3.static.flickr.com/2735/4461990072_e49f360052_o.jpg
Hành trình trên đất Lào.



Từ Lào sang TQ cửa khẩu duy nhất cho dân du lịch là Boten-Mohan. Qua đến Mengla là đổi xe mới đến được Zinghong. Ở Zinghong có xe đêm đi Kunming, lên xe ngủ một giấc là sáng tới bến xe gì đó của Kunming (gần với ga xe lửa đi Chengdu).

(tbc.)

backpackervn
26-03-2010, 18:12
5.



Đến TQ thì tôi đi lung tung nên tạm dừng phần chia sẻ về thông tin đường xá ở đây. Có điều xe tàu ở TQ bây giờ rất tốt, chỉ phiền cái là giao dịch hơi khó khăn. Có điều trong LP, tên các địa danh tiếng Anh đều có kèm chữ Hoa, nên tôi cứ gí sát cuốn LP vào mặt bà con mà hỏi, sau đó dùng ngôn ngữ hình thể… Cuối cùng cũng xong dù hơi vất vả.



https://farm3.static.flickr.com/2765/4464656146_9df5e93d4c_o.jpg


https://farm5.static.flickr.com/4046/4464662016_215850a3a2_o.jpg
Hành trình trên đất Trung Quốc.



Vì tôi không tính chi tiết chi phí trên đường đi nên không đưa ra con số cho hành trình này, nhưng bạn nào đi Trung Quốc rồi sẽ biết chi phí cho du lịch ở nước này là rất đắt, nhất là Tibet. Tuy nhiên, do đi bụi, ngủ dorm, ngủ tàu xe là chủ yếu, ăn uống đơn giản… nên chi phí chuyến đi này của tôi cũng không cao lắm. Do vậy, nếu là tỷ phú thời gian, các bạn cũng nên thử một lần lang thang xem sao! Nhưng lỡ mai mốt có bị bệnh “ghiền lang thang” thì nhớ đừng trách tôi nghen :gun.


Bây giờ thì đi thiệt nghen. Nói là đi Tibet bữa giờ mà chưa lên đường là bị ném đá liền bi giờ :T… Đi thôi!!! (BB)

backpackervn
27-03-2010, 14:58
Sau bao lần chần chừ, tôi quyết định sẽ rời Sài Gòn một đêm giữa tháng 9. Đêm đó, Sài Gòn mưa nhiều dù đã gần hết mùa mưa. Chuyến xe đêm Sài Gòn – Gia Lai hình như chở nặng hơn mọi ngày, lầm lũi bò trong màn mưa dày đặc hướng về miền cao nguyên, mang theo một người đang thẫn thờ nhìn ra màn đêm trắng xóa mưa bên ngoài.


Thường, mưa cuối mùa ở miền Nam không nhiều sấm chớp dù có thể rất nặng hạt, nhưng ở vùng núi rừng thì khác, lại rất nhiều – mưa nguồn chớp bể mà. Đường rừng núi về khuya âm u, tối mù mịt. Thi thoảng vài tia chớp góc trời xa đủ sáng để thấy mưa bay lúc nhặt lúc thưa bên ngoài. Trên cửa kính, những hạt sương mưa li ti bám đầy như những hạt ngọc, lâu lâu rủ nhau tụ tập lại thành giọt chạy ngoằn ngoèo trên kính, như những giọt lệ từ trời. Có tiếng hát liêu trai văng vẳng mộng mị à ơi “… mai tôi đi, mong cho tình xa quên…”, “.. Mưa ơi mưa, rơi từ vực sâu? Hay mưa rơi từ đỉnh trời đau…” ru kẻ lang bạt, lòng đang mềm như nước, vào trong giấc ngủ chập chờn.


Khuya, ở 1 khoảng rừng nào đó, trong 1 khoảnh khoắc chập chờn mụ mị… bỗng không còn thấy mưa mà lại có ánh trăng hạ tuần xiên xiên qua cửa sổ. Trăng không tròn, trăng không vàng, thật lạnh, thật hư hao… nghiêng qua cửa sổ… rồi vội đi để lại một cảm giác hư ảo, rã rời…


Chuyến xe đêm đến phố núi cao rất sớm, lúc mới hơn 5 giờ sáng. Đến giờ này, phố vẫn còn chút sương chưa không còn đầy sương như ngày xưa. Rừng xưa đã không còn nên sương giờ mỏng teng, nên tan nhanh, khi mặt trời còn chưa kịp lên. Lang thang trên phố sớm một hồi, tôi vào quán café ven đường ngồi chờ chuyến xe Gia Lai – Pakse. Tiếc là Gia Lai đã không còn chút gì của “Còn chút gì để nhớ cả”…



https://farm5.static.flickr.com/4065/4466719634_e8eb19643a_o.jpg
Hồ ở Gia Lai


https://farm5.static.flickr.com/4029/4466732270_9d4595ea29_o.jpg
Một con đường thông xanh hiếm hoi còn sót ở Gia Lai


Chuyến xe Diên Hồng, Gia Lai – Pakse khởi hành rất trễ, đền gần 8.30am mới rời khỏi Gia Lai. Đây là lần thứ 2 tôi đi cung đường Gialai-Kontum-BoY-Pakse. Lần trước là trong 1 hành trình 5 ngày đi 4 nước (!?), hành trình sau đó có được đăng trên tờ báo xuân Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, người viết dĩ nhiên không phải là tôi…



https://farm3.static.flickr.com/2714/4466711602_78fb8e4528_o.jpg
Pakse một chiều có nắng


Xe đến Bờ Y lúc 1pm, làm thủ tục nhanh. Khoảng hơn 1.30pm xe lại tiếp tục lên đường. Xe chạy qua khúc đường gần Bờ Y này vào ban ngày, trời nắng, thấy rõ rừng đã bị đốn rất thưa nên không còn ấn tượng mạnh như lần đầu tôi đi. Chỉ sau khi qua khỏi Attapeu, trời lại đổ mưa tiếp, cảm giác chiếc xe cô đơn lầm lũi chạy trong cơn mưa rừng dày đặc giữa bầu trời xám xịt... thật ấn tượng. Và rất dễ chịu! Cứ thế xe chạy mãi, chạy mãi trong mưa, từ chiều, đến đêm.

Và đến Pakse trời cũng mưa. Đã gần 8.30pm, có nghĩa là mình đã ngồi xe hơn 24h chạy mãi trong đêm và trong rừng.

Cũng đã 1 năm rồi mới quay lại Pakse.

Đã hơn 5 tháng từ mùa Pimai tôi mới quay lại Lào.

Đã...

Đã...

Tôi lang thang trong đêm Pakse một mình dưới trời mưa nhỏ, đêm vắng thật vắng và thanh bình..., đêm thứ 2 xa nhà rồi cũng trôi qua dưới những cơn mưa…


(tbc.)

vicfore
28-03-2010, 10:27
Theo dõi các bài nhật ký của bác Bpk từ đầu đến giờ mà không kiềm được ngưỡng mộ. Mình cũng có sở thích đi bụi một mình giống bác. Hi vọng được làm quen. Mình ở Sài Gòn. Nhớ không nhằm thì bác cũng ở SG. Bữa nào đi cafe nhe. PM cho minh nhe.

backpackervn
29-03-2010, 12:04
@ vicfore, cảm ơn ly café của bạn trước nghen! Mà nói nghe nè, bạn thích đi một mình, có bpk đi café với bạn nữa là thành hai mình mất tiêu rồi… Vậy bạn có còn thích? Do vậy, bạn gửi tiền để bpk tự đi uống café là giải quyết được cả 2 vấn đề trên phải không…? :gun :T

À, khi bpk trả lời PM của bạn thì có dòng chữ báo lỗi như sau: "vicfore has exceeded their stored private messages quota and cannot accept further messages until they clear some space", bạn kiểm tra lại việc setting nhé.

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: :::::::::::::::::::

(cont.)


Sau đêm mưa, sau những ngày mưa dầm… đất trời Pakse như sũng nước. Không khí ướt rượt, bầu trời chập chùng mây xám. Nói nào ngay, tôi lại thích lang thang trong thời tiết này. Vì tôi đi là để chơi, để biết chứ không phải để chụp hình nên trời càng mát mẻ tôi càng thích – đỡ mệt người.


Thuê xe ở Pakse cũng có 2 định nghĩa, “ngày” là gồm từ sáng đến tối hay ngày là 24giờ, bạn lưu ý nhé. Tôi lơn tơn leo lên một chiếc “ngày 24giờ”, hướng ra quốc lộ 13, qua chợ Đào Hương, hướng về nam Lào tôi chạy.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9200393.jpg
Bầu trời Pakse xám xịt những ngày mưa – lúc đứng trên đồi gần đến Phou Asa


Lần trước vội vã ghé Pakse tôi đã sang Chongmek, Thailand trước rồi trên đường từ Chongmek về mới ghé Vat Phou, con đường đó rất kinh khủng, không phải con đường mọi người thường đi. Kỳ này, tôi cũng ghé lại Vat Phou vì hôm trước đến nơi đã gần 6pm rồi, chẳng ngắm được gì. Nhưng trước khi ghé lại Vat Phou, tôi sẽ thăm “Cánh đồng Chum” Nam Lào, tức Phou Asa – vì nguồn gốc và mục đích sử dụng của Phou Asa cũng còn mờ mịt như những chiếc đại Chum ở Xiengkhoang, và tôi còn sẽ ghé thăm Vat Tomo hoang tàn, nằm ngay bên giòng Mekhong đang cuồn cuộn phù sa những ngày nước nổi.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9200390.jpg
Con đường vào Kiet Ngong, đất đỏ như son – dẻo quẹo, dính và dễ trợt…


Km30 là nơi bạn sẽ rẽ phải để đi Vat Phou, nhưng nếu muốn đi Phou Asa bạn phải đi tiếp khoảng 20km nữa, rồi rẽ trái đi tiếp 11km đến làng voi nổi tiếng Kiet Ngong. Từ đó chạy lên một con dốc cao đến nổi bạn sẽ phải quăng xe gắn máy dưới một gốc tre um tùm để nó khỏi tụt xuống. Sau đó bạn sẽ chọn, một là cỡi voi đi lên Phou Asa, một là lái xe số 11 lên đỉnh đồi (lái xe số 11 tức là đi bằng 2 cẳng – từ mới học trong “Ma thổi đèn” thấy hay hay). Dĩ nhiên là tôi chọn xe số 11 rồi.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9200392.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9200397.jpg
Những vạt hoa quê, bé nhỏ dại khờ, lung linh những giọt sương mưa đẹp lạ lùng, sáng cả bầu trời u ám…


Tôi chọn xe số 11 vì 2/ tiết kiệm tiền; b/ đã biết sự “sung sướng (!)” khi cỡi voi rồi; c/ là vì những vạt hoa bé li ti nhưng sáng một góc trời trên con đường đi… mà cỡi voi thì không xem hoa được, chỉ có cỡi ngựa xem hoa thôi...


(tbc.)

hanoiwelle
29-03-2010, 12:55
Nhìn hành trình chuyến đi của bác mà em ngưỡng mộ quá, nếu tỷ phú về tiền và thời gian thì em cũng muốn đi :((. Bác backpackervn ơi, thế cả chuyến đi của bác là bao nhiêu thời gian thế ạ, em thấy bác đi từ giữa tháng 9. Thèm đi Tây Tạng quá

vicfore
29-03-2010, 20:33
Nam Lào thì mình cũng được đi nhưng tiếc là không thăm được Phou Asa va Attapeu. Nhìn mấy tấm hình của BPK mà thèm đứt ruột. Híc híc. "Người" ơi, biết bao giờ mới có dịp tái ngộ. Thế BPK có đi Tad Lo và cao nguyên Bolevan không?

P/S: Mình đã xóa bớt tin nhắn rồi đó, bạn thử gửi lại xem. Nếu không được nữa thì PM yahoo giúp mình nhe: vicfore@yahoo, please!!! :)

BM
29-03-2010, 21:07
@Vicfore: nhìn cái Avatar của bạn lại mơ về Mt. Kailash đã bao lần lỗi hẹn! Bạn đã đến đó chưa? Nếu có dự định thì rủ rê nhé, nếu đã đến mong được đọc bài của bạn! Sorry bạn Bpk vì "spam"!

backpackervn
31-03-2010, 13:20
@ hanoiwelle, bpk đi từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12, từ thu sang đông (sến pà-kố). Thực ra để có được chuyến đi này bạn chỉ cần là tỷ phú thời gian thôi, tiền nong thì không cần nhiều lắm đâu nếu bạn đi “bụi”. Và một điều kiện “cần” rất rất quan trọng nữa là sức khỏe. Đó là lý do bpk tranh thủ đi trước khi về già – mà có còn trẻ???

@ vicfore, bpk có đi Salavan trên cao nguyên Bolaven, ghé ngang qua Tad Lo…

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: ::::::::::::::::::::::::::::::::

(cont.)



https://farm3.static.flickr.com/2781/4477862633_fa096b5f9a_o.jpg
Người ta cỡi voi ở trên cao như thế này…


https://farm5.static.flickr.com/4031/4477847339_868448d375_o.jpg
…thì làm sao chiêm ngưỡng những bông hoa dại bé bỏng xinh như thế này….


Phou Asa hôm nay thật vắng, lúc tôi lên vừa đến chân đồi thì mấy du khách lớn tuổi vừa cỡi voi đi xuống, thế là tôi mua luôn cả một khung trời xám Phou Asa một ngày mưa bỗng đẹp lạ.



https://farm5.static.flickr.com/4053/4478493334_4d1f49958b_o.jpg
Dưới chân núi, khói bếp nhà ai trong sương mưa, gợi nhớ làm sao ngày quê cũ


Phou Asa, là tên mới được đặt vào thế kỷ XIX, lấy tên một nhóm kháng chiến quân anh dũng Lào, cho những di tích đá đã có ngàn năm tuổi, theo cư dân địa phương – còn theo các nhà khoa học thì không phải, chưa đủ ngàn năm… Thây kệ, tôi chẳng quan tâm, chỉ biết là nhờ có cái địa danh đó mà sáng nay tôi đã lần mò đến đây, một mình lang thang trên đồi cao ngày mù sương…



https://farm5.static.flickr.com/4046/4477851223_ea7547b812_o.jpg
Phou Asa xa xa kia rồi…, nhìn xa thấy bé vậy chứ không phải vậy đâu!


(tbc.)

backpackervn
31-03-2010, 16:59
(cont.)




https://farm5.static.flickr.com/4015/4478084325_4088a66e82_o.jpg
Những trụ đá nhìn gần hơn tý nữa, đá xám giữa trời xám – tone / tone!!!


Đến bây giờ, người ta cũng chưa biết rõ người xưa xây dựng Phou Asa để làm gì? Những viên đá mỏng được xếp chồng lên nhau thành những cây trụ đá cao khoảng 2m, phía trên đầu cột lại nở xòe ra như tai nấm (hay như biểu tượng Linga?), những cột đó xếp viền quanh một đỉnh đồi có diện tích 180mx50m, chính giữa là một ngôi đền cũng xếp bằng đá lát tạo nên, giờ chỉ còn rêu phong um tùm bao phủ.




https://farm3.static.flickr.com/2707/4478719620_8ac175d1e3_o.jpg
Trụ đá trên đồi cao nhìn xuống đồng xanh



https://farm5.static.flickr.com/4007/4478723738_6245509361_o.jpg
Giống nấm đá hay giống Linga?



https://farm3.static.flickr.com/2765/4478715662_8b554251f7_o.jpg
Dãy trụ đá còn nguyên vẹn nhất


Có thuyết cho rằng, đỉnh đồi này là nơi thờ cúng của thầy Sa, người lãnh đạo cuộc kháng chiến của dân làng ngày trước nhưng điều này chưa hợp lý vì cuộc kháng chiến đó vào TK XIX, còn những trụ đá này đã gần ngàn năm tuổi. Cách xếp đá này lại na ná kiểu xếp đá thiêng của những Phật Tử Tây Tạng mà ta vẫn thường thấy ở cao nguyên Thanh Tạng. Những cây trụ đá này, lại giông giống hình ảnh của Linga, mà một thời kiến trúc Hindu cũng đã tràn ngập khu vực này… do vậy câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.




https://farm3.static.flickr.com/2730/4478137801_ab6c9ddf3c_o.jpg
Đền xưa giờ chỉ còn rêu phong



https://farm5.static.flickr.com/4002/4478137805_f9751037b2_o.jpg
Vết thời gian


Dù sao, đây cũng là một kỳ tích của người xưa vì nhìn những trụ đá đã gãy đổ, chúng ta sẽ không thấy dấu vết của chất kết dính. Nếu chỉ xếp đá phiến như vậy thành trụ và tồn tại được cả ngàn năm thì không phải là việc đơn giản.


(tbc.)

backpackervn
01-04-2010, 11:47
(cont.)



https://farm3.static.flickr.com/2678/4480321455_489d9cb828_o.jpg
“Chào nụ hoa bé bỏng, dịu dàng bên đám cỏ”… tôi chia tay Phou Asa…


Có thời gian lang thang một mình trên đồi Phou Asa cũng thích, nhất là trong một ngày trời dịu mát như hôm nay, khi xung quanh cỏ cây xanh mát mượt mà, những cơn gió mang nặng hơi nước mơn man mát rượi, nhất là được một mình vắng vẻ, lăn ra nằm đọc sách, lâu lâu quăng sách qua một bên ngắm nhìn đất trời thênh thang cũng hay. Nhưng tiếc là không đem theo cuốn “Sợi xích” hay “Cô giáo T” nào nên đành thôi, xuống núi, đi dzìa.



https://farm3.static.flickr.com/2789/4480953586_bce8772dbd_o.jpg
Đảm đang...



https://farm3.static.flickr.com/2745/4480957320_a45daaceed_o.jpg
Hồn nhiên – hình này chưa xin phép... Không sao hén, con nít mà...


Dân làng ở đây thật hiền lành dễ mến, chỉ có điều là vì không có khách du lịch nên những bạn trẻ có thể nói được tiếng Anh đi đâu mất tiêu ráo trọi. Thật ra, rất ít du khách đến Phou Asa bằng xe máy như tôi, mà họ thường đến từ làng Kiet Ngong gần đó. Kiet Ngong là một làng voi nổi tiếng của Lào (tính về vĩ độ thì làng này ngang ngang với mấy làng voi Tây Nguyên – giờ chỉ là chuyện xưa tích cũ). Ở làng đó có mấy khu du lịch sinh thái và mấy khách sạn, nhà nghỉ thuộc dạng eco-resort. Khách nước ngoài quân Nguyên đông đảo thường ghé đó nghỉ ngơi thăm voi… rồi cỡi voi đến Phou Asa. Do vậy lâu lắm mới có 1 thằng khùng khùng như tôi lơn tơn lên đó. Mà đúng là chỉ có ở Lào di tích này mới còn, chứ nếu ở xứ … (bạn tự điền vào nghen) thì cứ mỗi người gỡ 1 viên đá về làm kỷ niệm, đánh dầu một chuyến đi thì chắc mấy cái trụ đá này giờ “chỉ còn là kỷ niệm mà thôi…” tèn tén ten…




https://farm5.static.flickr.com/4053/4480960166_2fb5da40f0_o.jpg
Chào nhé, Phou Asa


Lê la trong làng một hồi, tôi lại lên xe, phóng tiếp về Vat Tomo, một di tích tiền Angkor ít người biết đến ở Pakse… Ít người biết thì càng tốt chứ sao.

(tbc.)

backpackervn
01-04-2010, 11:50
(cont.)



Từ Phou Asa, tôi chạy trên đường đất đỏ 11km mới ra lại quốc lộ 13, rẽ phải đi về lại Pakse, đi một đoạn thì tấm bảng chỉ đường vào Vat Tomo nằm bên trái. Rẽ trái đi vào con đường làng, đến lúc nghe sóng sông Mekong ì oạp vỗ từ xa xa thì cũng là lúc đến 1 cánh rừng um tùm ôm lấy Vat Tomo đang nằm ẩn sau trong đó.



https://farm5.static.flickr.com/4019/4480961810_922e0e4930_o.jpg
Đường vào Vat Tomo



Vat Tomo, Tomo Temple hay Uo Moung là một ngôi đền Khmer, được xây dựng từ TK XIX, dưới thời của vua Khmer Yasovarman I. Nằm bên sông Mekong, chức năng của ngôi đền này chưa được xác định rõ nhưng do ngôi đền này hướng về phía đền Vat Phou nên người ta cho rằng ngôi đền có liên quan đến quần thể đền Vat Phou.




https://farm3.static.flickr.com/2738/4480971634_c2b1b08222_o.jpg



https://farm3.static.flickr.com/2677/4480968028_ef9988c4f2_o.jpg
Trong cánh rừng um tùm này, Vat Tomo hoang phế tả tơi đang ẩn sâu – một mình tôi lò dò vào


Quăng xe bên bìa rừng vắng tanh không một bóng người, tôi lần mò đi vào Vat Tomo. Thú thật là tôi đã từng lang thang nhiều khu di tích Khmer nhưng chưa bao giờ tôi thấy một di tích nào hoang phế như Vat Tomo… nhất là cánh rừng mưa nhiệt đới mùa này đang um tùm xanh tốt, những cơn mưa từ lá khi gió về rơi lộp độp làm cảm giác lạnh sau gáy ngày càng tăng – nhất là khi chỉ có một mình tôi trong hoàng tàn đổ nát, trong um tùm rừng rậm nơi này…



(tbc.)

backpackervn
02-04-2010, 10:21
(cont.)


Len lỏi vào rừng rậm, tôi hướng nhìn lên cao để hy vọng nhìn thấy đỉnh đền nhô lên cao, hòng xác định phương hướng, nhưng đi mãi chẳng thấy cái đỉnh nào cả. Tưởng đã sai hướng tôi bắt đầu nhìn quẩn quanh, mới thấy rải rác xa xa những tảng đá đen nằm lăn lóc… Nhìn kỹ lại tôi mới thấy, đó là mảnh vỡ của các phù điêu đá, tượng đá hay chính là các viên gạch xây nên đền đài. Và đi tới nữa, tôi mới thấy và tôi mới biết là sẽ chẳng có cái đỉnh đền đài nào cả, vì Vat Tomo đã sụp đổ hoàn toàn…



https://farm5.static.flickr.com/4018/4482677445_4bbbe073b0_o.jpg


https://farm3.static.flickr.com/2684/4483330830_2100d46961_o.jpg
Những gì còn lại của Vat Tomo


Nhưng điều tôi ấn tượng kế tiếp sau đó, là cách người dân Lào nghèo khổ hiền lành với di sản của cha ông. Không có kinh phí để xây dựng, in ấn các bảng biểu hướng dẫn, họ đã viết tay bằng sơn trên bức tường đã sứt mẻ, xuống màu theo thời gian, vôi vữa tróc lở… của 1 căn phòng nhỏ giữa rừng, có lẽ ngày trước những người làm công tác khảo cổ dùng để trú ngụ. Ở 1 góc còn nguyên vẹn nhất của bức tường, một người nào đó đã viết những dòng chữ mộc mạc lên tường, kể với khách du về sự tích chùa Tomo, về di sản của cha ông họ.



https://farm5.static.flickr.com/4008/4482679495_58449ef335_o.jpg
Tấm bảng hướng dẫn du lịch đẹp nhất trong đời mà tôi từng thấy


Tôi thật sự đã sững sờ và lặng người khi nhìn những dòng chữ mộc mạc, như những tâm hồn mộc mạc của người Lào, bằng tấm lòng của mình đã cố gắng gìn giữ từng chút một di sản của cha ông… theo cái cách nghèo khó nhưng vô cùng cao quý của họ.


(tbc.)

kephieulang
02-04-2010, 12:08
Thông tin về Vattomo và Phou Asa này thật là đáng giá. Nhà em xuôi Pakse cũng 5-7 lần rồi mà chưa khi nào đến cả. Thanks bác backpackervn!! Bác share thêm chút thông tin về cách đi đến đó được không ạ?

backpackervn
07-04-2010, 13:33
@ kephieulang, he he he, vui hén, tựa đề của topic là Tibet mà giờ anh em mình còn lụi cụi ở Nam Lào, đi biết chừng nào mới tới Tibet đây không biết. Okie, vụ đi Phou Asa & Vat Tomo bpk cũng có nói tương đối rõ ở trên, chia sẻ lại nghen. Bạn biết đường đi Vat Phou rồi đúng không, từ Pakse đi ra khỏi thành phố theo quốc lộ 13 đi xuống Siphandon, trên đường đi, cách Pakse 30km bạn sẽ thấy bên tay phải có bảng hướng dẫn đi vào Champasak / Vat Phou. Bỏ qua ngã 3 đó bạn đi lên tiếp khoảng vài km thì thấy cũng bên tay phải có bảng hướng dẫn vào Vat Tomo. Nếu bỏ qua ngã 3 đi vào Vat Tomo, bạn cứ đi thẳng theo quốc lộ 13 tiếp nữa thì sẽ thấy bên tay trái có bảng hướng dẫn vào Kiet Ngong. Rẽ trái vào đường đó đi 11km nữa là tới Kiet Ngong / Phou Asa. Chúc bạn có dịp ghé lại Phou Asa và Vat Tomo lang thang chơi.
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::

(cont.)



Vat Tomo đã thật sự không còn gì, chỉ còn những bức tường thành rêu phong xanh rì. Chưa có một di tích Angkor nào tôi đã đến mà rêu phong mọc dày như ở Tomo này. LP có nói một trong những điểm lạ của Vat Tomo là linga 2 mặt. Thường thì chỉ có linga trơn hoặc 4 mặt (hay gặp ở Nepal) chứ 2 mặt là hiếm lắm. Không biết có ai vào khuân đi đi mất hay không chứ tôi đi kiếm ròng rã quần nát cái vạt rừng đó mà cũng không tìm thấy để khiêng lên đây khoe với các bạn chơi….



https://farm5.static.flickr.com/4047/4480965038_72bb6024bb_o.jpg
Một nhánh nhỏ dòng Mekong lững lờ chạy bên



https://farm5.static.flickr.com/4044/4499413946_f0bcdf4624_o.jpg
Rêu xanh trên đá xưa


Lòng vòng trong rừng, trong hoang tàn, tôi vạch theo rối nhỏ đi xuống bờ một nhánh nhỏ của dòng Mekong chạy ven Vat Tomo. Có lẽ nguồn nước từ con sông này thêm với khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều đã làm cho khu rừng thật xanh tốt, và nhất là đám rêu bao phủ trên những gì còn lại của Vat Tomo.



https://farm3.static.flickr.com/2788/4498729715_4cd0864c49_o.jpg


https://farm3.static.flickr.com/2747/4499362132_d9378c586d_o.jpg


https://farm5.static.flickr.com/4039/4498729105_b8a79ef020_o.jpg


https://farm3.static.flickr.com/2727/4499364162_3cb8f7cd2b_o.jpg
Những gì còn lại của Vat Tomo


Lang thang một hồi một mình trong rừng hoang vắng chợt nghe sấm chớp ì đùng mây đen vần vũ… sợ cái cảnh đi đò ngang qua dòng Mekong giữa cơn mưa lũ tôi vội vã lên xe chạy thật nhanh. Nhưng khi đến dòng Mekong thì mưa đã trắng trời.



https://farm3.static.flickr.com/2759/4499377086_e6017e3c51_o.jpg
Tại sao sợ con phà nhỏ qua dòng Mekong. Xem hình thì hiểu ngay mà!!! Nhưng chưa hết đâu…!


(tbc.)

NTTHOA_LY
07-04-2010, 13:48
Không có gì để nói ngoài chữ: thèm đi. Hehe Cảm ơn bác.

kephieulang
07-04-2010, 14:40
[I]@ kephieulang, he he he, vui hén, tựa đề của topic là Tibet mà giờ anh em mình còn lụi cụi ở Nam Lào, đi biết chừng nào mới tới Tibet đây không biết. Okie, vụ đi Phou Asa & Vat Tomo bpk cũng có nói tương đối rõ ở trên, chia sẻ lại nghen. Bạn biết đường đi Vat Phou rồi đúng không, từ Pakse đi ra khỏi thành phố theo quốc lộ 13 đi xuống Siphandon, trên đường đi, cách Pakse 30km bạn sẽ thấy bên tay phải có bảng hướng dẫn đi vào Champasak / Vat Phou. Bỏ qua ngã 3 đó bạn đi lên tiếp khoảng vài km thì thấy cũng bên tay phải có bảng hướng dẫn vào Vat Tomo. Nếu bỏ qua ngã 3 đi vào Vat Tomo, bạn cứ đi thẳng theo quốc lộ 13 tiếp nữa thì sẽ thấy bên tay trái có bảng hướng dẫn vào Kiet Ngong. Rẽ trái vào đường đó đi 11km nữa là tới Kiet Ngong / Phou Asa. Chúc bạn có dịp ghé lại Phou Asa và Vat Tomo lang thang chơi.


Vâng, bác nói thế là rất cụ thể rồi ạ. Em toàn đến Km30 là rẽ vào đặt cá lăng để ăn rồi qua phà sang sông, đi Wat Phu. Lần tới em sẽ chạy cố thêm chút nữa..
Tiếp tục theo dõi để biết làm thế nào đi Tây Tạng từ Pakse ạ

backpackervn
08-04-2010, 15:49
(cont.)



http://farm5.static.flickr.com/4031/4502386560_8832e2eb56_o.jpg


http://farm5.static.flickr.com/4069/4501751681_ccf5856dd7_o.jpg
Sông Mekong ngày mưa, mùa lũ… mênh mông như biển



Các chuyến phà ghép từ 2 chiếc xuồng và tấm ván ở giữa lênh đênh trên dòng Mekong hùng vĩ mùa lũ này hầu như được điều khiển bởi mấy đứa nhóc 7-10 tuổi (xem hình). Đó mới chính là nỗi lo sợ khi dòng sông trong cơn mưa trắng trời chợt trở nên hung hãn cuồn cuộn chảy. Nhưng người ta đi thì mình cũng đi. Thế là cứ leo lên đò dù trái tim giờ teo lại chắc bằng quả nho….



http://farm3.static.flickr.com/2744/4501758943_8e1fc6cd6b_o.jpg
Tài công nhí của tôi đây,...


http://farm5.static.flickr.com/4017/4501753639_539236cf1c_o.jpg
… 2 đứa 2 bên 2 cái xuồng lèo lái chiếc “phà”


http://farm5.static.flickr.com/4014/4501754151_4dc880a78c_o.jpg
Xong rồi lên mua xâu thịt nướng ăn ngon lành…


http://farm5.static.flickr.com/4016/4501759201_e3d86584d7_o.jpg
… rồi quay lại làm chuyến tiếp. Đúng là nhưng chuyến phà rùng rợn…


Tôi có duyên nợ với Vat Phou và những cơn mưa. Lần trước mưa và tối muộn. Lần này thì mới xế chiều nhưng mưa vần vũ trắng xóa Champasak. Tôi rất thích cái phố nhỏ ven sông này, dù tôi chưa ở lại đêm bao giờ, nhưng tôi biết là tôi sẽ quay lại nơi đây một ngày nắng đẹp nào đó, có 1 chiều lơn tơn đi bộ hay đạp xe trên những con đường nhỏ hiền hòa ven sông – như các bạn khoai Tây đang tí tởn đi đầy Champasak.



http://farm5.static.flickr.com/4045/4502387180_f5be785f6d_o.jpg
Đường vào Vat Phou ngày mưa mù


Vào quán ven đường kiếm cái gì bỏ bụng và ngắm mưa, chờ mưa vơi bớt rồi mới vào Vat Phou. Đường lên những phiến đá xưa rất trơn, với đôi giày cùi bắp của tôi thì nguy cơ té trên những thềm đá hơn ngàn năm tuổi là chuyện bình thường… May quá, trời cũng hửng nắng và tôi bắt đầu lơn tơn vào Vat Phou.


(tbc.)

backpackervn
09-04-2010, 12:19
(cont.)



http://farm3.static.flickr.com/2777/4504637698_fa7dacd66e_o.jpg
Chiều mưa mù nên cũng ít khách viếng Vat Phou



Cụm di tích Vat Phou là 1 điểm must-see của Nam Lào theo tất cả các sách du lịch. Nằm ở độ cao 1400m, cụm di tích Vat Phou xem ra rất khiêm tốn với các di tích Angkor, nhưng những kiến trúc tinh tế, những điêu khắc, những bức tượng… của Vat Phou đã tạo ra nét đặc biệt rất riêng cho nơi này.



http://farm5.static.flickr.com/4003/4504637694_2d31f5d9ac_o.jpg
Hồ nước trước mặt cụm đền đài


http://farm5.static.flickr.com/4028/4504635056_e563898ed2_o.jpg
Con đường với những trụ đá 2 bên mô phỏng linga dẫn đến chân núi


Những kết quả nghiên cứu, đây là nơi thờ phụng từ thế kỷ V. Kiến trúc tổng thể nơi đây được cho là mô phỏng theo “thiên đàng” trong hình dung của người xưa. Quá trình xây dựng của Vat Phou cũng rất khác. Cụm đền đài này cứ được xây dựng bổ sung qua nhiều thế kỷ, từ thời tiền Angkor (TK V) cho đến giai đoạn Angkor muộn sau này.



http://farm5.static.flickr.com/4070/4504655524_2779d5da81_o.jpg
Đi hết con đường và nhìn lại


http://farm3.static.flickr.com/2729/4504023779_cabd6eed48_o.jpg


http://farm5.static.flickr.com/4071/4504661428_a8d0f35c94_o.jpg


http://farm3.static.flickr.com/2722/4504044877_f5a5022e7e_o.jpg
Những gì còn lại


Tuy nhiên, cụm đền đài này đang đứng trước nguy cơ bị lún dần và có thể sụp đổ do sự ăn mòn của các nguồn nước. Điều này rất dễ thấy khi so sánh các bậc thang của 2 khu Nam & Bắc của ngôi đền chính. Tuy nhiên các nỗ lực gần đây của nhiều nhà khoa học đã ngăn chận được tương đối những điều này. Và có lẽ, một phần cũng do ý thức của dân Lào rất tốt, chứ nếu ở … (bạn tự điền vào) thì có lẽ nó đã tan hoang từ đời nào rồi.


(tbc.)

backpackervn
09-04-2010, 12:23
(cont.)



http://farm3.static.flickr.com/2735/4504688562_ee5261c471_o.jpg
Con đường sau khi đã qua 1 cổng, với những gốc sứ già


Từ lúc ban đầu, cụm đền được xây dựng để thờ phụng thần Siva, lúc Vat Phou còn nằm trong đế chế Khmer. Sau đó, các ngôi đền được tiếp tục xây dựng, nhiều nhất vào TK XI. Đặc biệt là chúng vẫn được tiếp tục thêm nhưng bắt đầu nghiêng về hướng Phật giáo Tiểu thừa. Và bây giờ đây là miền đất thiêng của các Phật tử Lào.



http://farm3.static.flickr.com/2710/4504044881_ba040b264c_o.jpg
Một ngôi đền xưa


http://farm5.static.flickr.com/4040/4504044879_d33b1a02f2_o.jpg
Hết con đường “linga”, con đường sẽ theo lên núi, dưới những hàng cây



Cũng giống hầu hết các ngôi đền Hindu - Khmer (một số ngôi đền ở Koh Ker không tuân theo hướng này), Vat Phou quay về hướng đông, sau lưng có một ngọn núi che chở. Trước mặt có các hồ nước… nói chung là rất “phong thủy”!. Từ Vat Phou, ngày có con đường chạy xuôi về phía nam… chạy mãi đến Angkor bây giờ.



(tbc.)

TYYT
11-04-2010, 16:40
Đọc topic của bác muốn hop-off job làm chuyến đi cho đã đời, he he. Bác đi mau lên đừng đi bộ thế chậm quá đợi không thấu!

Winsa
16-04-2010, 15:54
Anh bpk ơi, anh đang bận công tác à? Nhanh nhanh đi tiếp thôi!

backpackervn
19-04-2010, 15:27
@ TYYT, thì bpk cũng phải quit job, rồi mới hop off cho hành trình này mà. Mà không xúi giục đâu nghen! Mà bpk đi đường bộ, nên phải đi từ từ thôi, đi nhanh quá vấp té chết….

@ vitawa, bpk đi ăn Tết Thái, Lào… , mới dzìa. Chừng nào bạn thấy còn có bài, nghĩa là bpk còn có công việc, còn có “công tác”. Khi nào bạn thấy topic vắng hoe hoắt là bpk quit-job đi chơi… hết “công tác”…

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: ::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::

(cont.)



http://farm5.static.flickr.com/4038/4534185124_2da484aa9a_o.jpg
Đường lên Vat Phou dốc dốc, thênh thang những gốc sứ cổ thụ


http://farm3.static.flickr.com/2684/4534206202_f14164e33c_b.jpg
Một mảnh tường còn tương đối nguyên vẹn trong các đền đài xưa ở Vat Phou


http://farm5.static.flickr.com/4019/4533541285_f6d5e8df7c_o.jpg
Cây mọc trên đá ở Vat Phou – cấm tưởng tượng



May mắn và xui rủi là khi tôi vừa lên đến đền chính là trời lại đổ mưa. May mắn lại là được một lần ngắm mưa từ Vat Phou, xui rủi là tôi không thể leo tiếp lên ngọn núi phía sau ngôi đền được vì rất trơn. Nhưng không sao, tôi sẽ còn ghé Vat Phou nữa mà… tôi tin chắc điều này.



http://farm5.static.flickr.com/4028/4534172736_6ecefa667d_o.jpg
Đền chính Vat Phou


http://farm3.static.flickr.com/2715/4533563133_f51514cb11_o.jpg


http://farm5.static.flickr.com/4023/4534189944_1aed3be503_o.jpg
Từ trên đồi nhìn xuống một phần Vat Phou trong mưa chiều


http://farm5.static.flickr.com/4030/4533555865_451edfb7c5_o.jpg
Bên trong ngôi đền chính Vat Phou



Vat Phou một chiều mưa vắng vẻ, trời xám mịt mù,… chỉ còn mình tôi nép bên cổng đền đưa tay hứng những hạt mưa… như những ngày xưa “phố bỗng là dòng sông uốn quanh”… Sự vắng vẻ đem lại cảm giác hơi rờn rợn… nhưng yên bình, khi đám khách TQ đã ở dưới xa… không làm đục không gian bởi những tiếng xí lô xí là (quá dễ nhận biết đâu là du khách TQ) của họ. Ở các tầng dưới, những người bán hàng Lào hiền lành nhẫn nại núp mình dưới những chiếc dù nhỏ chờ cơn mưa tạnh,… còn trên này, chỉ còn tôi và 2 bạn trẻ Lào đang lãng mạn che dù ngồi ở 1 góc xa xa… Tôi thì dù cũng chẳng có, bạn thì không… đành ngồi trên đồi cao trong mưa ngắm về Champasak xa xa trong một chiều mưa bay mờ mịt.


(tbc.)

backpackervn
19-04-2010, 15:32
(cont.)



http://farm5.static.flickr.com/4056/4534160572_b90c720d99_o.jpg


http://farm5.static.flickr.com/4024/4533550151_90ec59db77_o.jpg
Nấp vào bóng sứ cổ thụ nhìn xuống một phần Vat Phou trong mưa


http://farm5.static.flickr.com/4050/4533563137_58b777636f_o.jpg


http://farm5.static.flickr.com/4009/4533563143_a6f8782a4c_o.jpg
Vat Phou trong mưa


Khi mưa ngớt cũng là lúc chiều đã thật muộn. Nghĩ đến con đường về Pakse một mình thênh thênh chạy, người ướt đẫm lạnh buốt như bây giờ mà thở dài… Tuy vậy, cũng phải lòng vòng ngắm Vat Phou lần cuối, trước khi vẫy tay chào hẹn ngày tái ngộ.



http://farm3.static.flickr.com/2698/4534200330_c540fb2bd4_o.jpg
Tảo tần trong mưa chiều


Con đường đi ra từ chân đồi đến ngoài cổng sau chiều mưa thấm đẫm mùi hương cỏ… không gian ướt rượt và trong lành. Những hồ nước quanh Vat Phou dập dềnh dâng nước, lũ súng rủ nhau nép vào góc hồ để tránh những cơn gió chiều, giờ càng ủ rũ khi chiều xuống nắng tắt…



http://farm5.static.flickr.com/4012/4534233256_33a8a33267_o.jpg
Núi Phou trong mây chiều, giờ bạn đã hiểu vì sao núi được chọn để xây dựng ngôi đền tôn thờ thần Shiva


Và khi xuống núi, đi xa xa, quay lại… tôi mới rõ thêm lý do ngôi đền này được đặt tên Vat Phou, thờ thần Shiva với biểu tượng đặc trưng là linga. Tiếng địa phương của ngọn núi này được dịch sang tiếng Anh là Penis Mount. Giờ thì chắc bạn cũng rõ. Người xưa cũng thật khéo chọn…


(tbc.)

kephieulang
19-04-2010, 16:01
Em thấy bác mô tả phà qua sông như vậy, nhiều bạn ko biết bơi, có khi lại ngại đi..
Em bổ xung thêm cái phà bình thường nhé
http://farm5.static.flickr.com/4062/4533692581_ce8200de88_b.jpg


Còn cảnh từ trên đồi nhìn xuống thì thế này ạ

http://farm5.static.flickr.com/4042/4534325654_895353649a_b.jpg
Và đây nữa
http://farm3.static.flickr.com/2678/4534324382_bbb0aaca8f_b.jpg

Đôi mắt Champasak
http://farm4.static.flickr.com/3653/3465386984_649c0c7649_b.jpg

Đặc sản ở bến phà đây ạ
http://farm5.static.flickr.com/4065/4311382396_22f6061752_o.jpg

Dạ, xin hết ạ..

backpackervn
21-04-2010, 16:39
@ kephieulang, cá lăng đuôi đỏ ngon quá hén. Ở Sài Gòn giờ cá nuôi không hà, ăn dở ẹt. Chắc bữa nào quay lại Champasak kiếm cá lăng nhậu chơi… Về con đò và chiếc phà, hôm đầu, bpk vẫn đi bằng chiếc phà lớn đó. Nhưng chẳng hiểu làm sao đợt đi, lúc bpk chạy tới phà bị chặng lại và chỉ xuống bến đò, cả lượt đi và lượt về. Do vậy, bpk mới đi đò và đưa hình lên đây chia sẻ, chứ không có ý “hù dọa” gì đâu…

::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::

(cont.)


Tôi rời thị trấn Pakse 1 buổi sáng mưa tầm tã, lòng rất mừng vì ngày hôm qua đã lang thang được nhiều nơi chứ như thời tiết khốc liệt hôm nay thì khó lòng mà đi đâu được - dù yêu mưa đến đâu. Đến Ban Nakasang, bến đò để sang Don Det thì mưa vừa ngớt. Chỉ mới 1 năm thôi mà xóm nhỏ Ban Nakasang ven sông này thay đổi nhiều quá, tấp nập và ồn ào, khác hẳn bến đò lặng lẽ năm nào.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9210002.jpg
Bản nhỏ ven sông xưa giờ tấp nập, chỉ có những con đò vẫn nhỏ


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9210005.jpg
Sông Mekong ở đoạn rộng nhất trong cả dòng chảy hơn 4.000km của mình, sóng sánh phù sa xuôi về đất Việt



Con đò chòng chành vượt dòng Mekong mùa lũ vàng ngầu phù sa đưa khách sang Don Det. Bến cũ giờ đã chuyển, tôi phải đi bộ rất xa, mất gần 30p mới quay về được khu bungalow ven sông cũ năm ngoái dừng chân. Chủ nhân đi vắng, cô con gái bé xíu năm ngoái giờ phổng phao béo tốt ra tiếp khách và nhớ mang máng khách viễn du đã một lần ghé. Tò mò, lần dở cuốn sổ đăng ký ra xem. Ngoài 2 cái tên Việt Nam ghi vào sổ hồi tháng 9 năm ngoái, đến tận giờ vẫn không có 1 cái tên VN nào khác thêm trong cuốn sổ, ngoại trừ tên mình vừa mới ghi vào! Quăng đồ vào lều, việc đầu tiên là leo lên võng, đong đưa.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9210021-1.jpg
Lúc nào cũng chỉ có một mình


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9220065.jpg
Beerlao có vàng óng ánh và sông ngoài kia có vàng sóng sánh phù sa?


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9220058.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9220062.jpg
Chiếc võng trước lều tre – để nằm nghe sông trôi hay đời mình đang trôi, .


Hôm nay tôi rất mệt vì thấm mưa lâm râm của nguyên ngày hôm qua và cả buổi tối lang thang nữa. Do vậy tôi quyết định là sẽ nằm nghĩ ngơi vài ngày ở đây, chẳng cần đi thăm thú gì cả. Mà đợt ghé trước, những nơi "nổi tiếng" ở đây tôi cũng đã đi hết rồi. Thế là Beerlao vàng óng thơm dịu, nắng vàng nhẹ nhàng ngoài kia, sông vàng cuồn cuộn bên dưới. Siphandon là đây.


Và "cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ"?



(tbc.)

smallgrass
21-04-2010, 19:24
Đúng là uống 1 chai bia địa phương trong 1 khung cảnh như thế này cảm xúc không gì tả nỗi. Tuyệt lắm Bác backpackervn!

backpackervn
22-04-2010, 14:58
(cont.)


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9230220.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9230255.jpg
Nắng có vàng ươm trên con sông đỏ?Trời có xanh rất xanh và mây có trắng rất trắng?


Tôi đòng đưa trên võng một lát, Mr. Phao, anh chủ nhà trọ quay về (tình cờ, đây cũng là nơi bạn chaubaogia sau này có ghé). Nói chuyện một hồi về tình hình đất đai con người sông nước nhân tình thế thái..., anh đi lo công việc… để lại tôi một mình với 1 cuốn sách cầm nhưng đọc không nổi vì những chai Beerlao óng ánh và dòng sông sóng sánh ngoài kia.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9230232.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9230227.jpg
Hoa dại rực rỡ bên hiên


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9230218.jpg
Cánh đồng lúa lung linh sắc màu



Tôi cứ lơ mơ trên võng đến chiều. Lúc này nắng đã lên xua tan những đám mây sũng nước. Quang cảnh nơi đây giờ như một bức tranh quá nhiều màu sắc…sông đỏ, trời xanh, mây trắng, dừa xanh biếc, đồng xanh nõn, đồng chín vàng, nắng vàng rờ rỡ, trong vườn, bên mép sông… nhiều loại hoa phô phang các sắc màu rực rỡ, đàn bướm tíu tít bay từng vạt giống vườn hoa cải ai gieo giữa trời… làm chốn đảo nhỏ khúc sông quê như cảnh thiên đường…



(tbc.)

nguyễn oanh
22-04-2010, 16:26
Làm nam nhi thật sướng Bác à,đi không cần lo nghĩ gì hết.Thật sướng.Mơ đi được như bác.

gianker
22-04-2010, 16:35
Trời ơi, ai mà chẳng muốn được như bác Packer... Tớ là nam nhi mà còn ngưỡng mộ nữa là.;);)

tom_the_star
24-04-2010, 10:33
"Bpk không có nhiều cơ hội đâu bạn. Mỗi lần đi là mỗi lần quit job, sau đó về là mòn mỏi kiếm việc, cực khổ cày bừa, rồi lại quit job, lại đi... Nhưng càng ngày, tuổi càng cao thì kiếm việc làm càng khó, tay thì trắng... nhưng "chơi thì phải chấp nhận" vậy thôi...."

To: Bpk,

Em là em kết cái đoạn này của bác. Mà có lúc em cũng sẽ như thế... :))

backpackervn
26-04-2010, 13:58
@ Nguyễn Oanh, gianker, tom_the_star, cảm ơn các bạn đã đọc và có lời, nhưng mấy bạn làm bpk ngại quá. Bữa giờ không dám gõ tiếp luôn (!?). Rất mong được đọc về những hành trình, chia sẻ, kinh nghiệm… thú vị của các bạn!

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: :::::::::::::::

(cont.)



Chiều đã rờ rỡ nắng trên sông. Tôi cũng đã hết mệt. Sức lực đã quay về, chắc nhờ Beerlao (?!) hơn là vì giấc trưa chập chờn... Tôi lò dò bước xuống võng, rời nhà và đi xuôi Don Det, huớng về chiếc cầu đá nối liền 2 đảo Don Det, Don Khone.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9210041.jpg
Màu nắng lạ trên sông của những ngày mưa mùa.


Tôi đã đến Don Det một lần. Lần đó, tôi đã đi viếng hết các điểm “must see” của 2 hòn đảo này như thác nước Liphy Fall, đi đò sang bên đất Cambodia xem cá heo nước ngọt, đường ray xe lửa, chiếc cầu đá từ những năm 40 thế kỷ trước, những ngôi nhà kiểu Pháp,… nên giờ tôi cũng lười quay lại mấy nơi đó, chỉ muốn ra chiếc cầu ngồi chờ hoàng hôn.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9210032.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9210031.jpg
Cánh đồng Don Det


Tôi rất thích cách người Lào làm ruộng và bảo vệ cây, bảo vệ rừng. Khi vỡ đất làm ruộng, người Lào không chặt bỏ những cây gỗ nằm giữa ruộng mà giữ lại. Do vậy, ở Lào, bạn khó thể thấy những cánh đồng cò bay thẳng cánh mà chỉ thấy ruộng lúa và rừng cây nằm chung với nhau. Thực ra, số lượng cây đó cũng không quá nhiều như rừng, nhưng khi bạn phóng tầm mắt nhìn rộng thì những cây đơn lẻ trên cánh đồng sẽ làm thành một “màn” cây và cho bạn cảm giác như một cánh rừng. Ở Lào rừng rất nhiều, có lẽ do họ rất tôn trọng và gìn giữ cây cối. Họ còn cúng xôi cho cây nữa mà. Nhưng gần đây, rừng của họ bị tàn phá rất nhiều. Dĩ nhiên không phải bởi họ, những người yêu cây, quý rừng. Trên chuyến xe bus từ Luang Prabang về Vientiane những ngày tháng 4. 2010, 1 thanh niên Lào ngồi kế bên đã thở dài khi nói về thiên nhiên Lào đang bị “destroy” – nguyên từ của bạn ấy… tuy bạn ấy không nói là ai, nhưng chắc ai cũng biết…



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9210038.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9210039.jpg
Những con đường quê đẹp thanh bình trong dáng tre, bóng nắng


Lan man trong những con đường quê êm đềm, những cánh đồng tươi tốt, những hàng cây căng tran sức sống sau mưa… khi tôi đến được chiếc cầu đá xưa cũ, mây mù lại ùn ùn kéo về ụp xuống Siphandon một màn mây đầy nước…



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9210047.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9210046.jpg
Chiếc cầu đá gần trăm năm tuổi vẫn vững vàng giữa dòng nước xiết cuồn cuộn


(tbc.)

bluesky85
26-04-2010, 16:19
Dạo này trình touch ảnh của bác bpk tốt quá! Chụp PnS mà cứ như DSLR í, xem đã quá!!!

backpackervn
27-04-2010, 12:48
@ bluesky, đừng đụng đến “niềm đau chôn dấu” của người khác chứ….!!! :T

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: ::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::

(cont.)




https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9210050.jpg
Chiếc cầu đá nối Don Det – Don Khone


Nhưng hoàng hôn vẫn không chịu dứt tình ra đi, vẫn còn đó đây chút ánh sáng đỏ len qua đám mây đen sũng nước đang trùm trên Siphandon. Đi lang thang trên chiếc cầu “băng qua dòng nước dữ”, với rất nhiều nam thanh nữ tú của nhiều quốc gia đang thả cuộc đời trôi chầm chậm ở đây, tôi cũng vui vẻ hòa vào 1 nhánh con trong dòng sông biếng nhác đó…



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9210056.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220084.jpg
Hoàng hôn ít sắc màu



Đêm. Uống Lao Lao với 2 bạn trẻ bản xứ mới quen lúc chiều. 3 tên cưa hơn 1lit. Ai đã uống Lao Lao rồi sẽ biết. Nồng nàn hơn Gò Đen. Ngọt ngào hơn Làng Vân. Nóng bỏng hơn Bàu Đá... (cảm nhận của riêng bpk, bà con đừng ném đá hén). Đến 10pm, máy phát điện tắt... gió theo mây đen về vần vũ trên mái lều tranh, ngoài kia sông đen rì rào chảy, những con sóng khe khẽ vỗ về vào lòng đêm, lòng người... đang chập chờn đong đưa theo những chén Lao Lao mềm môi.



(tbc.)

trantrakhuc
27-04-2010, 17:14
Bkp ơi, mình xin bạn mấy bài viết về Nepal, Ấn độ, Tibet để bỏ vào cái blog tào lao của mình nghen.
Cảm ơn thật nhiều.
TTK

Winsa
28-04-2010, 10:09
Anh bpk ơi, sao lại xoá name & DOB đi thế? :(

backpackervn
28-04-2010, 11:45
@ trantrakhuc, theo như yêu cầu, quy định của diễn đàn, các thông tin ở đây đều có thể "tái sử dụng" nhưng cần ghi rõ nguồn, xuất xứ. Anh vui lòng đọc kỹ các quy định đó để áp dụng, tránh những khúc mắc không đáng có. Còn với bpk thì bpk luôn sẵn lòng. Chúc trang blog của anh có nhiều người ghé.


@ vitawa, bpk chẳng xóa gì hết, chỉ edit lại một số khoản mục về thông tin cá nhân – trong điều kiện diễn đàn cho phép.

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: ::::::::::::::::::::::::::

(cont.)


Cả ngày hôm sau cũng như ngày hôm trước, cũng chỉ nằm đong đưa trên võng, đọc sách và thả người theo sông, không suy nghĩ nhiều. Vậy mà trận cảm cũng như cơn đau họng đã lùi hẳn. Như vậy là đủ sức cho hành trình thăm thẳm phía trước rồi.




https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220064.jpg

https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220069.jpg
Ngày lười nhác, tôi còn lười hơn dòng sông kia



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220072.jpg
Lại một chiều nữa bên dòng sông mẹ Mekong. Sông vàng sóng sánh, bia vàng óng ánh, nắng vàng dịu dàng, bánh kếp vàng quyến rũ…



Rồi sau khi rời net lúc 5pm, đang lang thang trên đảo nhỏ Don Dhet, chợt thấy bên kia cánh đồng chợt ráng chiều đỏ rực. Chợt nhớ, hôm nay nắng nhiều, hoàng hôn sẽ về bên kia đảo. Thế là tươm tả bương đồng, chạy ngang qua bờ Tây của đảo, kịp lúc hoàng hôn bắt đầu về rực rỡ trên dòng Mekong hùng vĩ.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220087.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220085.jpg
Khởi đầu cho một “hoàng hôn rực cháy trên dòng Mekong”



(tbc.)

backpackervn
28-04-2010, 11:49
(cont.)



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220101.jpg



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220104.jpg
2 góc khác nhau của một dòng sông đang bốc cháy


Don Dhet chỉ là 1 đảo lớn trong 4.000 cồn và đảo của dòng Mekong ở đoạn này, nơi dòng Mekong trải rộng nhất, đến 14km, trong hành trình hơn 4.000km từ cao nguyên Tây Tạng xuôi về miền Nam đất Việt. Don Dhet nhỏ, có 2 lựa chọn cho khách về nơi trú ngụ, khu "Hoàng Hôn" và khu "Bình Minh". Nhà nghỉ của Mr. Phao, nơi tôi nghỉ thuộc khu Bình Minh mà mấy hôm nay Pakse mưa, trời mù nên mình cũng chẳng để ý gì nhiều, chỉ biết là trời mát, dễ ngủ!!! Không ngờ hôm nay, trời trong, nắng nhiều và được đắm chìm trong 1 hoàng hôn rực rỡ của Mekong. Có thể nói lần đầu tiên tôi được chiêm ngưỡng 1 hoàng hôn nhiều màu sắc, mạnh mẽ, dữ dội như vậy của dòng Mekong.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220078.jpg



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220115.jpg
Sông đang cháy hay mặt trời đang đốt dòng Mekong


Sông chiều cuồn cuộn chảy, màu vàng của phù sa sóng sánh giờ ngả sang màu đỏ. Núi đồi xa xa bên kia sông chìm trong ánh tà dương rực rỡ và chuyển dần sang màu xanh pha tím. Trên sông, những chiếc đò ngang, dọc vẫn thỉnh thoảng lạch tạch chạy... làm những nét chấm phá cho sông thêm đẹp.




https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220076.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220113.jpg
Mặt trời đỏ khi chìm sâu có làm dòng sông bốc khói



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220112.jpg
Con đò nhỏ lạch tạch đi về, đệm vào tiếng gió sông đang hát những nốt chậm đều buồn



"Chiều buông trên dòng sông Cửu Long, như một cơn ước mong ơi chiều. Về đâu ơi hàng cây gỗ rong, nghiêng mình trong bóng sông yêu kiều? Buồn tôi không vì sao bỗng dưng, theo đò ngang quá giang thương chiều… Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn, hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo…” - Phạm Duy - ...



... và tôi đang chơi vơi trên dòng sông rực cháy, nhưng lòng tôi có thôi khô héo....!!! Ơi chiều Mekong!!!


(tbc.)

tom_the_star
28-04-2010, 14:32
Nắng đẹp quá Bpk ạ!

Có thể làm thành bộ sưu tập nhỏ rồi.

Em thích cái nắng này :"Màu nắng lạ trên sông của những ngày mưa mùa.". Cảm giác như cả vùng cây "vàng" ấy (Kim thụ?)

buitranvinhhien
28-04-2010, 20:57
Ý. Tibet đẹp wa'. Như một thiên đường dzị. Lhasa thật là thơ mộng và hùng vĩ

Quynh Anh Le
28-04-2010, 21:08
zời đất ơi, đẹp mê hồn - say lòng người :(( Fấn đấu lên kế hoạch thu năm nay đi mới được. Cảm ơn ảnh của bác backpackervn nhé. QAL thích nhất đàn bò Yak :X

backpackervn
04-05-2010, 17:07
(cont.)


Mặt trời chìm xuống rất chậm và sau khi đã chìm hẳn, ánh dư quang vẫn còn rất lâu. Bầu trời lúc này rực rỡ nhiều gam màu đậm pha vào nhau thật dữ dội. Mặt sông đã lấp lánh lam tím trước khi chuyển sang xanh đen và chìm vào bóng đêm.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220127.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220158.jpg
Mặt trời đã ngủ yên dưới dòng nước, sao bầu trời vẫn rực sáng như dòng sông vẫn còn đang cháy


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220159.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220179.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220135.jpg
Mặt sông chuyển màu rất mê hoặc


Ngồi trên căn chòi bên bờ sông gió nhẹ, thiên nhiên màu sắc hùng vĩ ngoài kia, nhẹ nâng ly Beerlao... mọi chuyện như tan vào hư không.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220195.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P9220187.jpg
Ánh dư quang vẫn còn luyến tiếc cõi dương trần, vẫn phả vào bầu trời Mekong một màu sắc huyền ảo!



Có bao giờ tôi quên buổi chiều này?


(tbc.)


P/S: Hi all, sau entry này, bpk sẽ tạm ngưng topic một thời gian tương đối dài vì lý do đi bụi trở lại. Hy vọng sẽ có dịp sớm chia sẻ với các bạn những cung đường mới...

PeterPan
04-05-2010, 17:11
PeterPan cũng vừa trở về sau 1 chuyến đi, rất tiếc là không thể tới Deqin (Đức Khâm) giống như bpk. Tự lên quyết tâm với chính mình là sẽ còn trở lại...
Bpk lên đường may mắn nhé :). Chờ những topic chia sẻ tiếp theo của bpk :).

cheese
13-05-2010, 23:02
Chúc bác BPK Đi bụi, chụp nhìu hình (Vui hơn 1 chút, cháu thấy hình bác chụp có chút gì đó buồn mênh mang :">)...

backpackervn
09-06-2010, 11:31
(cont.)


Thật lâu, sau khi mọi người về hết tôi vẫn còn ngồi. Thói quen của tôi là thường ngồi lại để tận hưởng những giây phút vắng lặng. Chỉ ngồi 1 tý vậy mà đã hơn 7pm. Trời thật tối, cũng may là trời nắng cả ngày nên đường đỡ sình lầy. Tuy vậy cũng phải bấm đèn pin lần mò hơn 20p mới về đến Mr. Phao guest-house. Khác đêm qua, hôm nay không có khách nào ngồi ở nhà hàng của GH. Tôi cũng lười nên nằm ì ở phòng đu đưa võng, đến lúc gần đến giờ tắt đèn mới ra gọi "cái gọi là bữa tối" và vác về phòng, tiếp tục vừa đu đưa vừa nhâm nhi.


10.30pm, trễ hơn hôm qua, đèn tắt hết, trời tối đen. Thành thật mà nói, tính đến đêm nay và cả đêm năm ngoái, tôi ở Siphandon là 3 đêm nhưng chỉ có đêm nay là hoàn toàn tỉnh táo 100% để tận hưởng đêm vùng 4.000 đảo. Vừa đong đưa, vừa nghe T.N trầm lắng "... con dế buồn tự tử giữa đêm sương..." vậy mà cũng đến lúc trăng lên. Trăng ngày 23 AL đó bạn, đã qua ngày mới rồi. Ngắm trăng muộn, lẻ loi 1 lát mới chui vào trong, thăng đường!!!.



http://farm5.static.flickr.com/4030/4683805247_be00b4b662_b.jpg
Bình minh trên dòng Mekong ở Don Dhet


http://farm5.static.flickr.com/4072/4684441676_74d3965b69_b.jpg
Ruộng trong nắng sớm


Vậy mà sáng sớm hôm sau tôi cũng lồm cồm bò dậy trước bình minh. Phải tự khen cho mình. Bên ngoài khá lạnh, bình minh vẫn chưa lên, vác cái áo lạnh ra nằm trên võng, mắt nhắm mắt mở chờ bình minh lên. Bên kia sông, chuông chùa thong thả lan trên sông, trong sương, trong gió cứ như đâu gần đây. Bình minh cũng đẹp nhưng không ấn tượng lắm. Chụp xong mấy tấm hình, nằm ngắm bình minh tiếp. Ngắm xong, mở mắt là 7.30am!!!



http://farm5.static.flickr.com/4002/4683832945_023b2b0658_b.jpg
Hoa trong nhà trọ Mr. Phao


http://farm5.static.flickr.com/4062/4684441690_1e0b1800f7_b.jpg
Chùa bên kia sông



http://farm5.static.flickr.com/4010/4684441694_05b6a25156_b.jpg


http://farm5.static.flickr.com/4030/4684441686_55b46d1850_b.jpg
Sông Mekong, đoạn ở Don Dhet




(tbc.)

redseavn
10-06-2010, 11:58
Mình cũng đã đến Nam Lào cách đây 10 năm trên 1 chuyến xe phải nói là lịch sử ( không có mobile , không biết tiếng Lào) lên xe không có 1 người Việt nào mà dịp đó rất nhiều vụ phỉ tấn công xe khách và người dân. Giữa đường thì xe sa lầy ngay lúc giữa đêm, chỉ thấy mọi người lục tục xuông xe chả hiểu tại sao:)) Cứ thấy dân Lào tụ tập ăn chơi nhảy múa hát hò trong đêm trăng giữa rừng trong lúc chờ đợi đi gọi xe khác đến kéo khỏi bái lầy! Thật đúng là dân Lào vô tư không 1 lời phàn nàn, công nhận thật là lạ. Lúc đi thì bay từ Vientian đi Pakse còn lúc về không có máy bay đành đi xe đò... Thật không bao giờ quên được!!!
Ở Parkse thì nhiều người Việt mình lắm chủ cái chợ to nhất cũng là người Việt luôn, nói chung cũng khá ấn tượng với địa danh này vì cũng được đi loanh quanh đến tận Atopu và được tham dự một bữa tiệc trong cung điện của ông vua gì đó khá hoành tráng, mình nhớ có món tôm sông Mekong ngon tuyệt, thấy mọi người nói đến Parkse chưa ăn con tôm này coi như chưa đến, hehehe...
Ngoài ra còn nhớ mãi 1 buổi ăn tiệc trong bản của người Lào xịn và 1 chiều mưa nhập nhoạng rủ nhau đi ăn lẩu bò của quán người Việt nổi tiến nhất Parke (tên gì quên mất rồi!!!)... Lào cũng để lại nhiuều kỷ niệm ngọt ngào ... và man trá:)

Rocklin
26-08-2010, 11:47
Đẹp không tả được

tom_the_star
03-09-2010, 16:46
Re: Hoàng hôn rực cháy trên dòng Mekong

Xin phép bác Backpacker cho em ghi lại những cãm nhận của mình về Don Det. Số là em cũng nghĩ sẽ lập một topic riêng nhưng xét lại thấy đưa vào đây thì sẽ hay hơn.

Hoàng hôn Don Det không chỉ có sắc đỏ mặt trời nhuộm chín dòng Mekong. Ở đó vào những chiều sau cơn mưa nhẹ, ta còn bắt gặp một hoàng hôn khác đẹp dịu dàng với những vệt nắng vàng loang loáng trên sông và một bầu trời tim tím những đám mây...

Và khi ấy Don Det là một thế giới hoàn toàn khác: thế giới hoang dại của lũ trẻ đen nhẽm, hồn nhiên đùa nghịch trong làn nước mát rượi của Mekong - một thế giới dễ làm những người sống chật trội ở thành thị mơ về những khung trời tự do... Và chiều ấy tôi đã quên đi cái nóng khủng khiếp của Don Det vốn đã đeo bám tôi suốt những ngày trên đảo.

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON3.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON4.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON5.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON6.jpg

TBC

tom_the_star
03-09-2010, 16:51
Re: Hoàng hôn rực cháy trên dòng Mekong

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON7.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON8.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON12.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON13.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON14.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONGCHON15.jpg

tom_the_star
03-09-2010, 17:07
Re: Hoàng hôn rực cháy trên dòng Mekong

Xin phép bác Backpacker cho em ghi lại những cãm nhận của mình về Don Det. Số là em cũng nghĩ sẽ lập một topic riêng nhưng xét lại thấy đưa vào đây thì sẽ hay hơn.

Hoàng hôn Don Det không chỉ có sắc đỏ mặt trời nhuộm chín dòng Mekong. Ở đó vào những chiều sau cơn mưa nhẹ, ta còn bắt gặp một hoàng hôn khác đẹp dịu dàng với những vệt nắng vàng loang loáng trên sông và một bầu trời tim tím những đám mây...

Và khi ấy Don Det là một thế giới hoàn toàn khác: thế giới hoang dại của lũ trẻ đen nhẽm, hồn nhiên đùa nghịch trong làn nước mát rượi của Mekong - một thế giới dễ làm những người sống chật trội ở thành thị mơ về những khung trời tự do... Và chiều ấy tôi đã quên đi cái nóng khủng khiếp của Don Det vốn đã đeo bám tôi suốt những ngày trên đảo.


Và đây là thế giới của những vũ điệu đã làm tôi mê mẫn. Lũ trẻ như những nốt nhạc thăng hoa và lòng tôi vui một niềm vui thơ dại...

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/TAMSONGCHON-1.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/TAMSONGCHON2.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae280/tom_the_star/DONDETTAMSONG16.jpg

Chitto
03-09-2010, 23:25
Bạn tom_the_star ạ, lũ trẻ con trông hay thật, nhưng thiết nghĩ bạn cũng không nên đưa đến 14 cái ảnh liên tục như thế. Chỉ 2 đến 3 ảnh là đủ lắm rồi.

Không phải lúc nào và ở đâu đường truyền cũng đủ tốt để load xuống 14 cái ảnh như vậy đâu.

Mong bạn lưu ý và nên bớt ảnh series

backpackervn
11-11-2010, 13:17
Tôi đã trở về Tây Tạng lần thứ 2, trong những ngày hè xanh ngăn ngắt – khi loạt bài về chuyến đi trước của tôi vừa mới chỉ bắt đầu. Chuyến đi sau “hoành tráng” hơn và đặc biệt là đến được Kailash linh thiêng mà tôi mơ ước,… lại có rất nhiều những khác biệt so với lần đầu tôi ngơ ngác mò mẫm tìm những con đường lòng vòng đến với Tibet. Và chính chuyến đi thứ 2 lại làm tôi nhớ nhiều hơn những ngày lang thang một mình trên con đường đăng đẵng độc hành tìm đến mùa thu vàng mênh mang Tibet…




Và thật lòng mà nói, tôi thích chuyến đi của ngày cũ này hơn… một chuyến lãng du thật sự không theo một lịch trình nào hết, chỉ theo tiếng gọi của khát vọng lang thang, của tâm linh huyền bí… để cuối cùng tôi cũng may mắn chạm được đến miền đất thiêng Tây Tạng sau muôn vàn những khó khăn… tưởng như tôi sẽ bỏ cuộc.


Tây Tạng – đâu rồi những ngày mênh mang vàng thu!


:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: :::::::::::::::::::




Lướt qua Luang Prabang, Udomxay, Luang Namtha – 1




Thế là tôi chuẩn bị lên đường, chia tay Don Dhet. Xong xuôi mọi thứ, tám với Mr. Phao trên trời dưới đất xong 9.30am anh chở tôi ra bến tàu. Sang đến Ban Nakasan là 10am, đúng như nhà xe dặn. Thế mới điên không khi phải chờ mãi đến hơn 12g xe mới đón khách từ biên giới Cam qua, mới đến bến đò, rồi lại đón khách, nhét khách mãi đến gần 1pm mới thực sự chạy. Chạy trễ nên về đến Pakse đã gần 3pm, trễ mất kế hoạch quay lại thăm Savanakhet của tôi. Bây giờ mà có đi thì đến nơi sẽ rất trễ, rất cập rập. Chần chừ một hồi, tôi đổi luôn kế hoạch, mua vé chuyến xe đêm nay đi thẳng đến Vientiane, cũng may mắn với chiếc vé gần như cuối cùng. Hẹn gặp Savanakhet và Thakhet trong 1 chuyến khác vậy.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/P4160054.jpg
Một trong những lý do tôi yêu Luang Prabang



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/P4160121.jpg
Thường gặp ở Luang Prabang



Đến Vientiane, bầm dập sau một chuyến xe đêm, nghĩ sao trên đường từ bến xe nam VT về khu ba-lô gần bờ Mekong, tôi lại nhảy tiếp tuktuk đến bến xe bắc Vientiane, chỉ vài phút trước khi chuyến xe đi Luang Prabang khởi hành. Thế là nhảy luôn lên xe hướng đến bắc Lào.





https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/P4160115.jpg
Sông có chở đi hết những muộn phiền?



Luang Prabang, tôi đã ăn chơi mấy cái Bun Pimai ở đó nhưng vẫn muốn luôn quay lại thành phố nhỏ hiền hòa nơi ngã 3 sông Mekong này. Dù đích đến kỳ này của tôi là Udomxay và Luang Namtha trước khi sang Trung Quốc theo ngả Lào, tôi cũng tranh thủ dừng lại nơi đây một đêm, chỉ một đêm không phải những ngày Pimai nhộn nhịp – thử xem sao!




https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/P4160199.jpg
Thuyền sang ngang…



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/P4130060.jpg
Hoàng hôn trên dòng Mekong, Luang Prabang


Cũng may là xe chạy tương đối nhanh nên tôi đến Luang Prabang vào chiều, tự nhiên được “bonus” thêm một nửa buổi chiều, tôi phấn khởi vọt ra phố bờ sông, chào đón Luang Prabang bằng Beer Lao mát lạnh trước khi lòng vòng thăm thú phố cũ chùa quen…



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/P4160187.jpg
He he… lại bia Lào bên dòng Mekong, Luang Prabang



(tbc.)

backpackervn
15-11-2010, 12:59
Tôi có quen và nhiều lần túm năm tụ ba với mấy bạn trẻ Luang Prabang. Đã nhiều lần quay cuồng trong vũ trường chốn quê bình yên, đã nhiều mùa Pimai cùng trét lọ nghẹ, tạt nước và ướt đẫm trong bia Lào cùng các bạn… nhưng trong chuyến đi này, trong buổi chiều muộn bên dòng Mekong lần này, tôi chỉ muốn ngồi một mình, bên dòng sông những ngày tháng 9 đã bắt đầu nhẹ chảy trong khi đó ở miền Nam quê nhà những con nước sóng sánh phù sa đã tràn lấp thôn làng…



………………..




Buổi sáng, trước khi lên xe đi Luang Namtha, tôi thức thật sớm, như lệ thường khi sang đây, đi một vòng phố phường bình yên và con chợ quê thanh bình bên xóm nhỏ, trước khi về quán quen bên bờ sông, nhấm nháp ly cà phê Lào nhè nhẹ hương cao nguyên Bolaven, nhìn dòng Mekong thanh thản trong nắng sớm, nhìn những con thuyền lạch tạch trôi trong sương sớm qua sông… rồi tôi đi….



https://i1045.photobucket.com/albums/b458/bpkvn7/P9250313.jpg
Chợ nhỏ với phẩm vật từ Mekong và rừng núi thênh thang



https://i1045.photobucket.com/albums/b458/bpkvn7/P9250316.jpg



https://i1045.photobucket.com/albums/b458/bpkvn7/P9250317.jpg
Chỉ tội cho những chú chim giờ buồn xo, rũ rượi…



Tôi đã từng ngang qua Udomxay và Luang Namtha trên chuyến xe vội vã từ Chiangkong, Huay Xai về Luang Prabang nhưng chưa từng ghé. Dù LP đề cập đến Udomxay như một điểm dừng “vô vị”, một ngã 3 đường cho những ai đi Luang Namtha sang Trung Quốc, lên Phongsali về Việt Nam hay xuôi nam về Luang Prabang, lên Huay Xai sang Thái… tôi vẫn muốn ghé thăm phố núi nhỏ này. Xui xẻo là chuyến xe đi Udomxay trễ tràng, tôi đành mua vé đi thẳng Luang Namtha. May mắn là xe đi Luang Namtha hư đành ghé bến Udomxay chuyển khách sang xe khác, phải chờ 2g mới đến đúng giờ xe chạy. Do vậy, tôi vẫn đủ duyên với Udomxay.



https://i1045.photobucket.com/albums/b458/bpkvn7/P9250339.jpg
Dù LP không đề cập gì đến Udomxay nhưng các bạn Lào thì rất tự hào về miền đất này



https://i1045.photobucket.com/albums/b458/bpkvn7/P9250361.jpg



https://i1045.photobucket.com/albums/b458/bpkvn7/P9250365.jpg
Chùa trên đồi trong chiều xám Udomxay…



Udomxay nhỏ xíu, chỉ đi bộ một tý là hết phố. Dù LP không hề đề cập đến bất cứ điểm “must-see” nào của Udomxay nhưng từ rất xa ở ngoại ô thành phố bạn cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy một ngôi chùa nổi bật trên trời chiều xám xịt… Do vậy, tôi mon men nhìn theo hướng ngôi chùa để leo lên đồi viếng chùa trong một chiều mưa miền thượng Lào.



(tbc.)

backpackervn
22-11-2010, 11:52
(cont.)




https://i777.photobucket.com/albums/yy52/bpkvn8/P9250360.jpg
Udomxay ngày mưa phố buồn khách vắng chủ nằm mơ… (sao giống các phố huyện Việt Nam quá, cả cái bảng hiệu).



Tôi leo lên chùa lúc đám mây xám xịt đang chực đổ ụp xuống Udomxay (còn gọi là Muang Xay) nên tháp stupa càng rực rỡ hơn trong chiều xám. Tuy ngọn đồi không cao lắm, nhưng vì Udomxay quá nhỏ nên hầu như toàn bộ phố núi đều dễ dàng nhìn thấy từ đỉnh đồi, kể cả cái sân bay bé xíu với chiếc máy bay càng bé hơn, như đồ chơi nằm kế bên.



https://i777.photobucket.com/albums/yy52/bpkvn8/P9250367.jpg



https://i777.photobucket.com/albums/yy52/bpkvn8/P9250381.jpg
Udomxay ngày mưa



Ngôi chùa này có tên là Phuu Thad. Thực ra, “ngôi chùa” lấp lánh trên đồi cao đó là stupa của chùa, còn ngôi chùa thì nhỏ hơn và nằm khuất dưới những hàng cây xanh um dưới chân đồi.



https://i777.photobucket.com/albums/yy52/bpkvn8/P9250377.jpg
Phuu Thad stupa



https://i777.photobucket.com/albums/yy52/bpkvn8/P9250373.jpg
Ngôi chùa giản dị dưới chân đồi




Đã lang thang quanh Udomxay trước đó nên giờ tôi còn dư thời gian, chỉ dành cho Phuu Thad. Chẳng biết làm gì cả chỉ lòng vòng quanh stupa rồi lót dép trên đám rêu xanh rì ngồi nhìn mây đen ùn ùn bay về trên phố. Cũng lãng mạn chẳng kém nhìn mây trắng bay trên trời xanh!!!




Rồi 2 giờ cũng trôi qua, tôi lại lên chiếc xe dập dềnh về Luang Namtha xa ngai ngái – để đổ xuống 1 bến xe tối đen không điện đóm, rồi lóc cóc cùng đám Tây balô lên tuktuk về phố mới Luang Namtha khi mưa khuya bắt đầu bay bay trên dòng Namha và phố nhỏ Luang Namtha.



(tbc.)

backpackervn
22-11-2010, 11:55
(cont.)



Sau 1 ngày dài miệt mài, mệt nhoài, cuối cùng tôi đã đến Luang Nam Tha lúc 8pm.




Luang Namtha là thị xã biên giới của Lào, gần với Boten, cửa khẩu chính thức Lào-TQ mà người nước ngoài có thể qua lại được. Đâu đó gần đây, có vài cửa khẩu khác nhưng chỉ dành cho dân địa phương của 2 nước qua lại mà thôi. Nhỏ gọn gàng, sạch sẽ, xinh xắn… LNT rất khác với trong trí tưởng tượng của tôi về 1 thị xã miền núi nhiều bùn và bụi khác quen thuộc của Lào. “Nó đã thay đổi rất nhiều, chỉ trong vài năm qua”, như 1 khách người Pháp đi chung xe, quay lại LNT sau 3 năm, đã nói. Không biết nên buồn hay nên vui!!!




https://i777.photobucket.com/albums/yy52/bpkvn8/P9260385.jpg
Thông tin du lịch của các bạn Lào, cạnh tranh với LP chỉ có vài dòng về LNT(!).


Tuy vậy, điểm chung của LNT với những thành phố, thị xã khác của Lào là bạn có thể nghe thấy tiếng Việt, giọng miền Trung, khoảng Bắc Trung Bộ rất dễ dàng trên phố.




https://i777.photobucket.com/albums/yy52/bpkvn8/P9260392.jpg
Những ngày tháng 9, Luang Namtha mưa miệt mài làm phố núi mênh mang buồn




Và tuy vậy, tôi vẫn còn nghe nói ở Muang Sing, huyện nhỏ của LNT, dân tình còn đời sống đơn giản, đa dạng của dân tộc thiểu số, đặc biệt là các chợ phiên có phụ nữ ngực trần xuống chợ... Thế là dự định sẽ dừng lại ở đây, xem sao (!?), thay vì chạy thẳng qua Trung Quốc vào ngày mai.




____________________________


* Từ LPQ, lúc bấy giờ (tháng 9.2008) đã có xe VIP chạy thẳng sang Kunming rất tiện. Cung đường chắc chỉ vừa mở được vài tháng, vì hôm tháng 4.2008 tôi có ghé LPQ thì vẫn chưa có. Tuy nhiên, lúc đó có lẽ do tuyến đường còn mới nên thông tin rất mơ hồ. Hỏi 3 đại lý bán vé, 3 người nói 3 kiểu. Người nói chạy 6am, mất 14 giờ, người nói chạy 8am, 33 giờ, người nói chạy 10.30pm, 24 giờ (có vẻ đúng nhất theo như tôi đọc và canh giờ sau này). Giá vé lúc đó cũng trên trời dưới biển, mỗi người nói một kiểu... Giờ chắc đã ổn định hơn rồi.


(tbc.)

backpackervn
24-11-2010, 12:07
(cont.)


Hình như có bão rớt đang về trên phố nhỏ nằm trong thung lũng giữa rừng núi đại ngàn miền thượng Lào. Mấy hôm rồi tôi không đọc tin tức vì mạng chậm quá cũng như liên miên ngủ gà ngủ gật trên xe, nhưng sáng nay khi thấy mưa bay trắng trời phố núi, hỏi cậu nhỏ cho thuê xe máy, mới biết rằng chỉ hôm nay, mưa mới về Luang Nam Tha.



Mưa đã về phố nhỏ từ khuya qua. Sáng, tôi thức dậy rất sớm vì muốn đi dạo phố sơn cước nhưng chẳng nhấc thân nổi ra khỏi giường khi ngoài kia mưa cứ tí tách trên mái và gió lạnh ùa về, len lén lách qua những khe cửa hẹp mang theo cái buốt lạnh của miền sơn khê làm kẻ lãng du cô đơn cứ quấn chặt mình trong mền ấm... Vì vậy, đành phải bỏ ý định đi Muang Sing sớm để đón chợ phiên. Ở vùng cao, đường đèo núi chưa biết trước độ nguy hiểm,… mà mưa, gió, lạnh, vắng... thì chạy xe 58km vào lúc sáng sớm là điều không dễ, với tôi!



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260483.jpg
Chào mừng đến Muang Sing



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260415.jpg
Ngày mưa xám xịt não nề Muang Sing – Chợ.



Do vậy, đến hơn 7 giờ, mưa hơi ngớt một tý tôi mới ra đường thuê xe máy để đi Muang Sing. Luang Nam Tha bản thân cũng rất hấp dẫn du khách với nhiều nhiều điểm du lịch và đặc biệt là các dịch vụ du lịch thám hiểm, khám phá... của nó nhưng tôi đi một mình, những ngày mưa gió sụt sùi này thì khó lòng đi chơi các loại hình đó được nên đành thẳng hướng Muang SIng. Và Muang Sing, huyện biên giới với nhiều các dân tộc Akha, Thai Dam, Thai Lue, Mien, Solo, ... cũng là điểm nhấn đặc biệt của Luang Nam Tha và cuốn hút hơn cả bản thân thị xã LNT về sự đa dạng về các dân tộc anh em. Trước kia Muang Sing thuộc tỉnh Chiang Khong Thailand, chỉ trở về Lào trong những năm Pháp cầm quyền, cai quản vùng Đông Dương và thay đổi một số địa giới hành chánh.




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260394.jpg
Các học sinh, đạo và đời, đang vui đùa trong sân trường ở M.S



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260398.jpg
Bạn có thấy ở Lào họ chăm chút đến cây cối. Khi làm nhà là đào sẵn hố cho cây mọc lên luôn, sống chung với họ, khỏi cần chậu gì hết. – Quán café Muang Sing.




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260401.jpg
Người phụ nữ Akha bán đồ lưu niệm, tám với tôi bằng body language – tôi mua giúp dì 2 chiếc vòng đeo tay bằng vải màu của người Akha với giá đâu khoảng 4.000VND. Câu chuyện chiếc vòng đó theo tôi đến tận chùa Jokhang, Lasha và tôi đã tặng nó cho một người Tạng, khi ông tặng tôi chuỗi hạt gỗ mộc ông đang đeo… khi thấy tôi ngồi lặng lẽ một mình rất nhiều giờ bên Jokhang. Và chuỗi hạt gỗ mộc mạc đó là vật duy nhất tôi vẫn đeo trên tay mình từ lúc đó, qua những ngày cày cuốc mưu sinh ở Sài Gòn cũng như suốt những chuyến đi… và đến giờ (11.2010).




Đường đi 58km, chạy ven núi, dọc theo các con sông Nam Tha, Nam Ha cũng hiểm trở nhưng không bằng cung đường Đồng Văn, Mèo Vạc... ngày nào lơn tơn. Lúc mới bắt đầu đi, mưa bay bay nhẹ nhưng chỉ chạy được 1 lúc mưa bắt đầu nặng hạt, Quàng đại chiếc áo mưa mỏng teng của TQ chạy tiếp. Chiếc xe Hàn quốc không được tốt lắm (nhưng giá khá mềm so với ở Pakse, chỉ 35.000K/ngày) nên không dám chạy nhanh vì sợ trời mưa đường trơn và dốc. Con đường chạy ngang qua những bản làng người dân tộc, có những bản có nhà lợp mái bằng tre (hay lồ ô) đập dập mới lạ chứ. Đã thấy tre đập dập làm nhiều việc, phên vách, sàn nhà... nhưng chưa bao giờ thấy lợp mái. Phải xử lý thế nào để mưa không lọt chứ. Không biết, đó là bí quyết của các dân tộc anh em.




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260485.jpg
Các túp lều lợp tre đập dập của người bản xứ


(tbc.)

backpackervn
24-11-2010, 12:10
(cont.)


Đi mãi rôi cũng đến nơi, hơn 10 giờ sáng. Thị xã vắng teo. Lúc đầu tôi đi tới cái chợ to đùng, có ghi rõ tên tiếng Anh là Handicraft Matket nhưng chỉ lèo tèo vài quầy, hơi chán. Trời lại đổ nặng hạt, phải chun vào quán kiếm ly cafe, may mà cũng có, ngồi uống cho ấm và suy tính. Hỏi ra mới biết cái chợ nằm ở chỗ khác nhưng bây giờ cũng muộn rồi, các người anh em đã đi chợ về rồi. Tuy vậy tôi cũng lon ton chạy ra. Đúng là vắng thật, có 1 con bê dám vào tận trong chợ để kiếm rau cỏ! Thật là thú vị!




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260407.jpg



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260404.jpg
Chợ Muang Sing, vắng tanh, bé mê mệt ngủ



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260403.jpg
Nhìn những củ hành tím của Trung Quốc thấy khủng hoảng quá!!! Hàng hóa Trung Quốc giờ ngập tràn thôn xóm từ Lào đến Việt.




Chợ giống như các chợ vùng cao Bắc Việt mình. Chia làm 2 khu, khu bán đồ vải vóc, kim khí điện máy... toàn hàng TQ chán ngắt. Khu bán đồ thực phẩm tươi sống rau quả thường thì sinh động hơn với các phẩm vật địa phương, nhưng giờ vắng tanh vì đã tàn chợ, chỉ còn ít bé gái vắng khách quá ngủ gục trên sạp và mấy em bé theo mẹ đi chợ phiên đang vui đùa. Và một ít các anh chị em người dân tộc đang tỉ mẩn lựa chọn những món cuối cùng. Và chán hơn chợ phiên VN là không có 1 góc nhỏ, nơi có những anh chàng, cô nàng vừa bán rượu, vừa uống rượu thật vui, như hội.




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260413.jpg
Không có ai "ngực trần xuống phố" trong các chị này đâu nhé.






Và đúng vậy, đúng như đồng chí người Pháp hôm qua tám, có "phụ nữ ngực trần" xuống chợ thật. Bạn nào có hứng thú mau mau đi Lào đi kẻo hết cảnh hay mà xem rồi.


Ối trời, đúng là người Lào và còn Lào hơn nữa ở vùng biên giới. Một trong những điểm nhấn mạnh ở Muang SIng là Bảo tàng Dân tộc. Rõ ràng trước BT có ghi rõ mở cửa từ 8-16h nhưng lúc hơn 10am đi ngang qua đã đóng cửa. Buổi xế trưa trước khi về lảng vảng qua, nó cũng đóng. Thế là mất công toi.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260463.jpg
Cánh đồng mưa ở Muang Sing



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260459.jpg
Có một lúc hửng nắng, cánh đồng đẹp ngỡ ngàng.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260478.jpg
Và xanh ngắt khi nhìn trên đồi xuống.




Chạy lòng vòng, gần đến biên giới (chỉ mở cửa cho dân địa phương), "tám" bằng ngôn ngữ tay chân với 1 phụ nữ Akha lớn tuổi, viếng các ngôi chùa mang phong cách Lanna - Lane Xang rất lạ... định tám với các chú tiểu nữa nhưng ngôn ngữ bất đồng... trời lại mưa suốt cuối cùng đành chui vào nhà hàng Thai Lue, gọi một món mà cuối cùng đem ra mình ngã ngửa, đến bây giờ chẳng biết kêu nó là món gì. Chỉ biết là xôi ăn với rau lang luộc và món chính làm bằng đậu nành đã lên men, chế biến sao đó với ớt bột thành 1 hỗn hợp sền sệt màu nâu đỏ. OK, cũng chén gần hết dĩa xôi... - như người Lào!



(tbc.)

backpackervn
24-11-2010, 12:12
(cont.)




Lòng vòng mãi rồi cũng phải về. Tính về sớm để nếu bên kia những dãy núi, có thể LNT sẽ nắng, sẽ đi thăm thú được nhiều hơn hoặc tạt ngang ghé thăm đâu đó. Trên đường về còn sẽ ghé viếng Stupa trên đồi Xieng Tueng nữa. Do vậy, tợp xong ngụm Beerlao lạnh ngắt trong lúc trời lạnh và ướt, rùng mình lên đường!!!




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260454.jpg



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260427.jpg



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260442.jpg
Chùa ở Muang Sing – những kiến trúc ở đây là lạ hén!.




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260420.jpg
Các phướn này là tín ngưỡng của người Thai Lue. Và khuôn mặt của Đức Phật cũng rất khác, phải không bạn.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260466.jpg
Xieng Tueng stupa trên đỉnh đồi





Mưa các lúc càng nặng hạt, đường vào các bản rất lầy lội nên cuối cùng tôi cũng không vào được. Với lại thầm nghĩ, chắc cũng khác gì mấy với các bản làng ở Bắc Việt mà tôi đã lang thang ngủ nghê lê lết... rồi nên bấm bụng chạy tiếp. Về đến LNT trời vẫn mưa, mình đã bắt đầu thấm lạnh sau khi dầm mưa từ sáng đến giờ. Chán quá, chạy đi hỏi xe ngày mai đi TQ, lòng vòng phố xá vài vòng và chui vào net.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260443.jpg



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9260434.jpg
Các chú tiểu này dễ thương hén




Như vậy, với LNT tôi cũng chỉ "cỡi hoa xem ngựa". Khách du lịch đến LNT với 2 mục địch, tìm hiều về cuộc sống người dân tộc và tham gia các loại hình du lịch mạo hiểm vào rừng nguyên sinh, khu bảo tồn NPA Nam Ha. Các loại hình đó, như trekking, rafting, camping trong rừng ... đều rất khó tham gia khi bạn đi một mình và rất tốn thời gian. Do vậy, tôi cũng rất khó tham gia được nên hẹn lúc nào bạn bè hoặc có thời gian để rủ rê gom góp thành đám với các bạn khoai Tây…. Với lại, tôi cũng tham gia nhiều các loại hình này ở các nơi khác nhiều rồi nên cũng không mặn mà lắm. Chia tay Luang Nam Tha ở đây vậy.

backpackervn
25-11-2010, 13:42
Chia tay “ngực trần xuống phố” Luang Namtha một sáng mưa trắng trời mờ đất, tôi leo lên chiếc xe bus hướng về Boten, cửa khẩu Lào – Trung Quốc. Trên xe, chủ yếu là người Trung Quốc, rất dễ nhận ra với cái cách ngồi xuống là xăn quần lên và “phẹt, phẹt…” và vài anh khoai Tây. Xe hướng ngược lại về phía Udomxay rồi rẽ trái về Boten. Làm thủ tục phía Lào thật nhanh nhưng sang đến Mohan, Trung Quốc thì tôi được mời ngồi “nói chuyện”. Lý do là mấy anh hải quan Trung Quốc hỏi là sao mày không đi mấy cửa khẩu bên Việt Nam mà sang đây làm gì?! Hỏi han trao đổi một hồi, làm cả xe phải chờ, tôi được giải phóng. Lp vẫn được giữ nguyên, không hề bị tịch thu hay bị xé như các bạn khoai Tây hay đồn trên mạng.




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270498.jpg



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270507.jpg
Ngày mưa buồn tôi rời Luang Namtha



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270501.jpg
Thông tin về tàu xe từ Lào đi Trung Quốc cho bạn nào cần nhé



Mưa nguồn chớp bể! Mưa rất to từ Lào sang Trung Quốc, to đến nổi bác tài chạy theo con đường nhỏ để tránh đóng tiền cho trạm thu phí đường mới đã bị kẹt trong rừng, sau khi đã vượt qua vài con suối… cuối cùng cũng phải quay lại đường lớn và đóng tiền, trong tiếng vỗ tay hoan hô của mấy bạn khoai Tây sợ chết. Còn tôi thì cười khì, quen quá mấy cảnh này rồi mà….




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270511.jpg



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270510.jpg
Xe bác tài liều mạng chạy trong đường rừng như vầy nè.




Xe bus này chỉ chạy từ Luang Namtha đến Mengla (cách cửa khẩu 45km) rồi dừng, quăng tôi xuống bến xe Mengla không một người biết tiếng Anh, nhưng rồi tôi cũng xoay xở mua được cái vé đi Jinhong. Vừa mua vé xong là tới giờ xe chạy nên tôi chẳng còn thời gian ngó nghiêng Mengla. Xem như là lướt qua Mengla như gió!




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270509.jpg
Gần đến Jinhong, trời ngừng mưa, những cánh đồng rạng rỡ sau mưa.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270512.jpg
Welcome to Jinhong!








(tbc.)

backpackervn
25-11-2010, 13:45
(cont.)




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270553.jpg
Welcome to Xishuangbanna!




Chẳng biết từ Mengla đến Jinhong là bao nhiêu xa, nhưng xe đi mất hơn 3 giờ đồng hồ và quăng tôi xuống bến xe Jinhong to vật vã. Lóc cóc cõng balo ra đường, đắn đo suy nghĩ một hồi, nhìn trời mây xám xịt, lật sách xem các điểm must-see, các chương trình thăm viếng, mạo hiểm ở Jinhong, thủ phủ của Xishuangbanna… tôi quyết định quay lại bến xe, mua vé xe đêm đi Kunming. Xong! Quăng cái balo ở phòng hành lý bến xe Jinhong lót tót ra đường. Đi một hồi thấy cái túi nhỏ mang theo sao nhè nhẹ, xem lại mới tá hỏa khi biết là đã bỏ quên cuốn LP Trung Quốc dày cộp tại quầy vé, lúc đang hoa chân múa tay với nhỏ bán vé, bèn hối hả quay lại, mừng rỡ thấy nó vẫn nằm chình ình ở đó. Ở… là mất tiêu rồi hén!


https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270520.jpg
Jinhong rực rỡ sau ngày mưa



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270557.jpg



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270522.jpg
Mấy chú voi này ở Trung Quốc đâu có nhiều vậy!




Jinhong, một Thailand thu nhỏ trong lòng TQ, rất thú vị. Với 1/3 dận số là dân tộc Dai, 1 nhánh của dân tộc Thái, Jinhong mang một sắc thái đa dạng Hán - Thái nhưng vẫn nghiêng về Thái và cả Myanmar nữa. Rất thú vị một chiều dừng chân trên dòng Langcan / sông mẹ Mekong ở điểm cuối cùng của dòng Mekong trên đất TQ...




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270540.jpg
Con nít Jinhong cũng ít giống con nít “Trung Quốc” hén!



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270545.jpg
Một góc Jinhong rêu phong.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270548.jpg
Tôi lại thấy cách gói hoa này giống các cửa hàng hoa ở Hà Nội (ở Sài Gòn không gói hoa theo kiểu này).




Xishuangbanna, trước năm 1952 là một tiểu vương quốc, gồm nhiều sắc dân nhưng đông nhất là người Tai. Người Thái hiện nay 1.000 năm trước đã di cư từ Yunan xuống đất nước Thái lan hiện giờ, và một bộ phận lớn dừng chân ở Xishuangbanna. Người dân vùng này, như người dân Thái, theo Phật giáo Nam tông thế nhưng những năm Cách Mạng Văn Hóa, hầu hết các chùa chiền, tượng Phật đều bị phá hủy, chỉ được xây dựng lại những năm sau đó. Và nếu bạn đã từng lang thang Bắc Thái hay Myanmar bạn sẽ như gặp lại những ngôi chùa Thái, chùa Miến ở đây. Và theo một số tài liệu, rất nhiều những tượng Phật ở đây là do chính phủ Thái lan gửi tặng, do vậy, sự giống nhau là điều đương nhiên.



(tbc.)

backpackervn
25-11-2010, 13:48
(cont.)





https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270552.jpg



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270558.jpg
Dáng dấp Thái




Với tôi, Jinhong mang một ý nghĩa khác – dòng Lan Thương / Lancang. Trước chuyến đi này, tôi đã một lần đến với sông mẹ Mekong ở Lijiang, nhiều lần lang thang Mekhong của Lào và dĩ nhiên không thể đếm những lần về Cửu Long… nhưng mỗi lần đi đâu đó, nghe đến Mekong là tôi bồi hồi tìm đến. Và do vậy, chiều nay được ngồi uống chai bia mát lạnh "Lancang River", bên dòng Lancang thì bao nhiêu mệt nhọc của một ngày dài trên đường, ngôn ngữ bất đồng, lạc long nơi đất khách quê người… như tan biến!




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270532.jpg
He he he! Bia Lancang và món Pad Thai quen thuộc những ngày lang thang trên đất Thái. Ăn món Thái trên đất TQ, uống bia Trung Quốc, nhớ về Cửu Long… cũng hay hay!!!



Jinhong cũng rất khác những thành phố khác của Trung Quốc – rất sạch sẽ. Tuy nhiên, điểm khác rõ nhất là những kiến trúc mang tính Thái khắp nơi trên đường phố - không kể đến những ngôi chùa. Từ những chú voi “lang thang” khắp nơi trong phố, đến những chú rồng, chú “sư tử” trước cổng chùa, đến những ngôi nhà… đều mang màu sắc Thái, vẫn chưa bị sắc đỏ Trung Hoa lấn át – dù đang cố lấn át.




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270556.jpg
Món Tàu 100%



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270538.jpg
Phối hợp Hán – Thái



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/P9270535.jpg
Chùa theo phong cách Thái




Tôi lang thang trên đường phố Jinhong xanh mát hoa cỏ tươi màu sau những cơn mưa… ghé khu Tây balo ngồi đọc, xem hình về các chuyến đi… thấy thích đến nỗi muốn quay về trả vé. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, đường lên Tây tạng còn xa xăm mờ mịt quá, mà thông tin giờ chẳng có gì hết nên đành ngậm ngùi tiếc nuối, lấy Lancang bia ru lòng mình, hẹn một ngày quay lại Xishuangbanna không xa….





___________________________


* Một số thông tin về cách vượt biên từ Lào sang Trung Quốc

Từ Lào, bạn có thể mua vé từ Vientiane hoặc từ Luang Prabang để sang Kunming... Nhưng nếu đi balo như bpk, bạn có thể đi theo cung đường sau. Từ đâu đó ở Lào, bạn lên Luang Nam Tha, GH ở đây khoảng 30-50.K/đêm, thuê xe máy khoảng 35.000K/ngày. Từ Luang Nam Tha bạn mua vé 45.000K để sang đến Mengla (Trung quốc). 1 cách khác là bạn mua vé xe địa phương đi từ LNT đến Boten, cửa khẩu Lào, làm thủ tục và đi bộ 3km sang cửa khẩu Mohan của TQ. Làm thủ tục xong bạn kiếm xe bus đi về Mengla. Cách này cũng được như hơi mệt về khoảng 3km và khoảng kiếm xe bus ở Mohan.



Từ Mengla (cách Mohan 45km) bạn mua vé đi Jinghong, 38Y. Đi khoảng 3h. Đến Jinghong, bạn có thể ở lại đó 1 đêm hoặc đi xe bus đêm về Kunming, giá 197Y, chạy từ 8pm đến 7am. Đến Kunming, xe dừng ở bến xe đường Beijing Lu, bạn đón xe bus số 23 là về KS Camelia dành cho dân bụi, 30Y/1 giường/dormitory.




(tbc.)

backpackervn
03-12-2010, 15:26
(cont.)



Chuyến xe đêm từ Jinhong quăng tôi ở cái bến xe lạ hoắc ở Kunming vào sáng sớm. Tôi đến Kunming lần này là lần thứ 2 rồi nhưng lần đầu cỡi ngựa xem hoa, giờ xem như mới. Ngày đầu tiên đến Kunming này thật phũ phàng. Chưa kể chuyện ăn chơi vội, tôi kể trước vài câu chuyện “vui” mà bạn rất dễ bị sốc khi đi bụi trên đất Tàu, nhất là khi bạn đi một mình và từ các miền đất thân thiện Đông Nam Á sang đây.


Chuyện tưng tửng từng tưng những ngày vừa đến Trung Quốc


Câu chuyện số 1: Mua 1 cái sim TQ ở thành phố Jinhong, Xishuangbanna, tỉnh Junnan. Ra khỏi Jinghong, nó chết ngắc, đến Kunming mới biết nó là sim nội huyện (còn chưa phải là nội tỉnh), không kích hoạt được ở ngoài tỉnh! Dù lúc mua đã hỏi kỹ, vô tình thôi vì lúc đó hỏi về việc có gọi IDD được hay không.


Câu chuyện số 2: Đến Kunming, mất rất nhiều thì giờ và sự tận tình giúp đỡ của nhiều người để tìm ra 1 con đường chỉ cách đó vài mét. Bất đồng ngôn ngữ kinh khủng.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P9280568.jpg
Góc quán nhỏ này chuyến đi trước tôi đã nhiều lần ngồi đến nửa đêm một mình (gần KS Camelia). Cũng may mà có những ly bia vàng sóng sánh làm “hạ hỏa” bớt những cú “sốc” văn hóa Tàu.




Câu chuyện số 3: Ở Kunming, sim điện thoại mua ở Jinhong không hoạt động. Đi khắp các cửa hàng điện thoại, gọi lên tổng đài đều cho biết sim-card này không sử dụng được vì chưa “hòa mạng nội tỉnh”. Bèn đến văn phòng của China Mobile. “No speak Enghlish”, cô bé nhân viên phải gọi điện cho 1 người bạn để phiên dịch. Cuối cùng là phải mua 1 cái sim mới. Tổng chi phí cho ĐT, chưa dùng, đã là 500K VND.



Câu chuyện số 4: Có câu chuyện số 4 này, câu chuyện số 3 mới thành chuyện lạ. Số là lúc trưa, đạp xe lơn tơn ở Kunming nóng quá, chui vô công viên ngồi, bèn nhớ số ĐT của 1 cô nhân viên của VP China Mobile tại Jinhong. Liên lạc (bằng số ĐT mới) và nhờ hòa mạng cái sim Jinhong. Cuối cùng lại sử dụng được, cho dù lúc sáng tôi đã nói với cô nhân viên của China Mobile ở Kunming là nhờ đồng nghiệp ở Jinghong roaming thử xem sao thì câu trả lời khăng khăng là không được!



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P9280569.jpg
Mùa này ngô đồng đã chớm vàng và rụng rơi trên phố. Vẫn có những người lao công già cần mẫn quét từng chiếc lá rơi…



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P9280581.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P9280576.jpg
Các góc phố Kunming



Tip cho 2 câu chuyện trên: bạn cần hỏi thật kỹ khi mua ĐT để mở tất cả các khóa. Ngay cả việc điện thoại hiển thị được số và tên của người gọi đến... cũng phải đăng ký. Và nhớ rằng, khác với tất cả các quốc gia khác, ở TQ có loại sim chỉ dùng trong nội huyện, chưa nói đến là nội tỉnh rồi mới đến liên tỉnh (toàn quốc) (Jinhong chỉ là 1 thành phố của tỉnh Yunnan, Kunming là 1 thành phố khác).



Câu chuyện số 5: Buổi tối, đi tìm internet, đạp xe rã giò mất gần 1h không tìm được. Xông đại vào 1 cửa hàng game hỏi thì được 1 cậu nhỏ biết tiếng Anh dẫn sang 1 căn nhà gần đó. Té ra CH Internet có bảng hiệu bằng tiếng Hoa, đố ai tìm ra được (dù tôi đã tìm ở các điểm chơi game khác). Chưa hết, vào đó, mua vé trả tiền trước cho 1 giờ, đang gõ mới được 5phút, tôi được yêu cầu phải trả tiền thêm vì tôi có chép hình và việc phải trả thêm tiền vì tiền net không bao gồm việc chép hình (!?). Bực mình vì thái độ của nhân viên, tôi không chịu và nghỉ không chép hình nữa. Vậy mà đang gõ ngon lành, máy tính tắt cái bụp, bao nhiêu công sức tan tành. Máy tắt vì đã hết 45 phút, tính tiền theo việc có chép hình, mà không hề thông báo trước. Bực mình quá tôi ra la lối om sòm nhưng cũng vô ích vì bọn Hán gian này đếch hiểu mà thông tin cũng đã tan tành. Nuốt cục giận vừa đi vừa chửi thề cuốn gói... và tự AQ nhủ thầm, phải ráng chịu thôi, đã biết trước rồi mà còn than thở gì nữa...


......................



Không thể phủ nhận là có nhiều người dân già trẻ lớn bé đã nhiệt tình giúp đỡ tôi khi hỏi thăm đường sá... nhưng cái bọn cà chớn này làm tôi mất cả hứng cả nguyên đêm đó. Và thực ra, những câu chuyện “tưng tửng từng tưng“ loại này rất nhiều khi lang thang trên đất Tàu. Bạn có muốn nghe kể đến câu chuyện thứ... "ngàn lẻ một" không?... Chờ xem nghen.



(tbc.)

backpackervn
25-04-2012, 11:11
Lướt qua Jinhong, Kunming – 5


(cont.)


Tôi đã đi Kunming một lần, nhiều năm về trước. Lần đó tôi đã ghé hầu như đầy đủ các điểm tham quan của Kunming như Thạch Lâm, Cửu Hương, Chùa Đồng, Công viên hoa… nhưng đợt đó đi về mấy tấm hình chụp phim tôi quăng đâu mất tiêu nên chẳng còn gì chia sẻ.


Còn kỳ này, mục đích của tôi là Tibet nên tôi quyết định chỉ dừng ở đây lang thang một ngày, với chiếc xe đạp thuê ở hostel. Tuy nhiên, ngày Kunming của tôi lại không nhiều vì mất thời gian đi đổi tiền phải chờ ở ngân hàng, đi mua cái simcard và “cãi nhau”, rồi vụ internet, vào tán dóc với Mr. Chen để hỏi hành trình lên Tây Tạng nhưng không thành, chém gió thêm vài công ty du lịch cũng chẳng xong… nên hầu như tôi chỉ “lướt qua” Kunming.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P9280588-1.jpg
Dongsi Ta, từ TK 9 Công Nguyên


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P9280591-1.jpg
Jinri Tower từ thời nhà Nguyên


Tuy nhiên, tôi cũng đã tranh thủ lóc cóc đạp xe đi thăm viếng được một số di tích đền đài chùa chiền mà LP có đề cập tới, cũng như trong chuyến đi trước tôi chưa kịp ghé qua. Nhưng phải nói, cái gió hắt ngược độc đáo của Xuân Thành (tức Kunming, Côn Minh – thành phố 4 mùa xuân); (gió Kunming sẽ thổi tung nón bạn rơi về phía trước, thay vì về phía sau như thường lệ - đây là một trong những truyền thuyết về gió Xuân Thành) cũng đã cản chân ít nhiều kẻ biếng lười cũng đã mệt nhoài mấy ngày lăn lóc gió sương từ Luang Nam Tha xa xôi để mò đến nơi này.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P9280583-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P9280594-1.jpg
Cổ & mới.


Như nhiều những thành phố của Trung Hoa, những giá trị xưa cũ đang bị cuộc sống hiện đại lấn áp, cho dù ở nhiều nơi người ta đã đập nguyên một khu phố để tái hiện một thành xưa – vì những gì không thực, có làm gì đi nữa cũng sẽ rất khó thấy là thực.



(tbc.)

backpackervn
26-04-2012, 11:22
Lướt qua Jinhong, Kunming – 6



Tôi gõ những đoạn trên lúc thì “Tôi đến Kunming lần này là lần thứ 2 rồi nhưng lần đầu cỡi ngựa xem hoa, giờ xem như mới”, lúc thì “đã ghé hầu như đầy đủ các điểm tham quan của Kunming” sao mâu thuẫn quá. Mà đọc kỹ lại mới thấy. Thực ra đúng ra là phải gõ “đã ghé hầu như các điểm tham quan của Yunnan” thì đúng hơn. Lần trước tôi ghé Kunming và ở lại đây vài lần nhưng chủ yếu là đi ngó nghiêng các điểm nổi tiếng ở ngoài thành phố Kunming như Thạch Lâm, động Cửu Hương,… còn về thành phố Kunming thì không đi đâu hết, chỉ quẩn quanh quanh khách sạn. Nên cớ sự nó mới có mấy cái câu quái đản trên.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9280615-1.jpg
Dongsi Ta


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9280626-1.jpg
Xisi Ta


Thực ra, so với các thành phố thủ phủ của các tỉnh khác, Kunming vẫn còn xanh sạch hơn nhiều, mức độ ô nhiễm cũng ít hơn nên nơi đây vẫn còn thấy trời xanh mây trắng. Qua đến Thành Đô hay Trùng Khánh,… chỉ thấy trời luôn xám đục dù mùa mưa hay nắng.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9280627-1.jpg
Chênh.


Một điểm nữa là người Kunming hay Yunnan hiền & đẹp hơn người các vùng khác. Cái đẹp của các cô gái ở đây là nét hiền hiền, khác với các cô gái Tứ Xuyên bốc lửa hừng hực. Và yêu rất hồn nhiên!



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9280617-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9280632-1.jpg
Hồn nhiên (!?).


Tuy nhiên, ngày ở Kunming này là ngày tôi buồn tê tái. Tôi đến văn phòng của Mr. Chen, được L.P & nhiều bạn giới thiệu để hỏi thăm thông tin về tour đi Tibet. Vẫn còn đóng cửa với khách du lịch. Ra hỏi thăm mấy công ty du lịch khác, “vài hôm nữa mày quay lại thử, tao nghe nói tháng 10 là chính quyền sẽ mở cửa lại Tibet cho khách du lịch”.


Ừ, thôi thì chờ vài hôm nữa, nhưng vẫn buồn.


(tbc.)

backpackervn
26-04-2012, 11:25
Lướt qua Jinhong, Kunming – 7


Nhưng đến nửa buổi chiều, tôi bắt đầu thay đổi định hướng. Dù đến được Tibet kỳ này hay không, tôi vẫn hướng về miền cao nguyên Thanh Tạng, bằng tất cả những con đường có thể. Nên tôi lại bắt đầu thong dong dạo phố.


Nhưng cũng vì “thay đổi ý định” muộn, ra đường muộn, nên khi tôi ghé chùa Yuantong thì cửa chùa đang khép lại.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9280641-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9280638-1.jpg
Đường vào Yuantong, đã khép


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9280644-1.jpg
Rùa lạ!


Tuy nhiên, người gác chùa vẫn cho tôi vào trong cổng ngó nghiêng chụp vài tấm hình bên ngoài ngôi chùa đã hơn ngàn năm tuổi, lớn nhất Kunming này. Tôi cũng hơi tiêng tiếc vì không được vào bên trong chiêm bái pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni của Quốc Vương Thái Lan tặng cho ngôi chùa. Chắc là tôi chưa có duyên, hẹn Kunming một dịp khác vậy.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9280630-1.jpg
Chưa đến Đại Lý, tôi đã gặp Đại Lý ở Kunming!



Rồi chia tay Kunming, tôi hướng về Dali / Đại Lý, nơi tôi đã một lần cưỡi ngựa đến xem hoa.

rubischau
27-04-2012, 09:03
@Bpk: "Đêm qua mưa bỗng về nửa khuya, đêm bao la đêm trở mình nghe..."

Mỗi lần thấy bkp lục lại những topic cũ thì đoán là bạn đang "tu" :). Cảm ơn bạn vì những bài viết rất hay, rất tình. Mình cũng thế, mong, rất mong có một mùa thu Tibet trong đời.

backpackervn
27-04-2012, 10:04
@ rubischau, cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mùa thu Tibet đang chờ bạn đó!

---------------------------------------------------


Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch – 1.


Tôi đi Dali vì nhiều lý do, nhưng trong đó có một niềm tự hào. Ngày xưa, Dali và Đại Việt là 2 quốc gia từng giao tranh nhau. Tuy phần thắng thường nghiêng về Đại Việt nhưng những chiến binh Dali cũng đã từng đến tận Đại Việt, khi đầu binh dưới trướng của tướng Mông Cổ Ngột Lương Hợp Thai. Bây giờ, Đại Việt đã mở mang bờ cõi ra thành quốc gia độc lập, còn Dali bây giờ chỉ một quận của tỉnh Vân Nam, của Trung Hoa lục địa.


Chủ quan vì hôm trước đọc LP, rồi hỏi thăm, được biết có rất nhiều chuyến xe bus từ Kunming đi Dali nên tôi không mua vé trước. Nào ngờ mấy ngày này rơi vào kỳ nghỉ dài thứ nhì của người TQ (chỉ sau Tết Nguyên đán), kỳ nghỉ Quốc Khánh 1.10. Nên khi tôi lơn tơn cõng balo ra bến xe, thấy ôi trời ơi là đông. Chen lấn xếp hàng vào được trong thì xụi lơ khi được báo là các vé đi Dali của cả ngày đó đều đã bán hết sạch. Thẫn thờ tôi lơ ngơ ra ngồi xuống dãy ghế của phòng vé, móc LP ra đọc, tính toán chuyển cung đường khác. Bỗng có người đến kéo tay tôi, chỉ chỉ vào ô cửa sổ bán vé đi Dali, tôi mừng quá chạy lại. Ơn trời, có người trả vé, hay cô bán vé thương tình tôi lấy mấy cái vé dự trữ ra bán (Việt Nam hay TQ thì mấy cái vụ này không khác nhau), tôi chẳng biết. Chỉ biết là tôi may mắn mua được một chiếc vé đi Dali trong bao ánh mắt ghen ghét của các bạn khác (!). Dù chiếc vé đó mấy tiếng đồng hồ sau mới đến giờ xe chạy.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9290679-1.jpg
Thành Đại Lý một chiều thu…


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9290705-1.jpg
…và những cô gái đẹp Đại Lý chào đón bạn


Không như xe của tour du lịch, đưa bạn đến phố cổ Dali, các chuyến xe bus chỉ đưa bạn đến Xiaguan, thành phố thủ phủ của Dali, còn được gọi là Dali City. Lóc cóc cõng balo vừa đi, vừa hỏi xe bus đi Old Dali chỗ nào, cuối cùng tôi đến được góc đường, nơi cũng có mấy người dân quê đang chờ xe bus đi phố cổ. Tiền đi bus chỉ 2Y thay vì taxi cả 100Y cho cung đường gần 40p, nên tôi tự thưởng cho mình một chai Dali ngay khi vừa xuống xe, chưa tìm nơi ngơi nghỉ. Đến Dali chiều mát lạnh, nhấm nháp chai Dali mát lạnh giữa phố vui thì còn gì bằng.


(tbc.)

backpackervn
27-04-2012, 13:13
Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch – 2.




https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9290696-1.jpg
Một cổng khác của thành cổ Dali


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9290713-1.jpg
Một con đường nhỏ nắng đã gần tắt. Tôi thích cái mái nhà cỏ úa.



Dali có tên Việt là Đại Lý, được nhiều người biết đến nhờ anh chàng Đoàn Dự phong lưu đa tình trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ của Đại Kiếm hiệp gia Kim Dung.

Dali còn nổi tiếng bởi con gái dân tộc Bai (tiếng Việt dịch là Bạch) đẹp nổi tiếng khắp TQ.

Dali nổi tiếng là 1 trong những thành cổ còn sót lại của Trung quốc.

Dali còn nổi tiếng bởi những cơn gió mùa thu thi vị làm cho lòng người cũng lãng đãng mùa thu.

Dali hiện nay nổi tiếng vì du lịch đông quá mức. Mọi người phải chen chúc nhau trong nhưng con phố cổ và giả cổ.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9290013-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9290695-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9290683-1.jpg
Tối nay sẽ chọn món nào để “nhậu” đây?


Các tour du lịch nước nhà thường đưa khách tham quan Dali ở các điểm: Tam Tháp, Chùa Sùng Thánh, đi cáp treo lên núi Thương Sơn, lòng vòng phố cổ, thăm phim trường Thiên Long Bác Bộ. Có nhiều tour còn cắt bớt các điểm trên. Ít thấy có tour nào khá hơn, nhiều tour chỉ đưa khách đến tham quan Đại Lý trong ngày, đêm về nghỉ ở phố mới Xiaguan nên khách du ít được biết không khí náo nhiệt của phố đêm Dali.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9290004-1.jpg
Đêm, thành xưa Dali lung linh lộng lẫy…


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9290020-1.jpg
…còn tôi với chiếc mẹt đơn sơ, bia Dali dịu dàng, ngắm Dali lộng lẫy.


Đi bụi thì thật khác xa. Bạn có thể biết đến các ngóc ngách tí teo của Dali, kể cả những cái nhà xí công cộng mà theo tôi, nó còn khủng khiếp hơn các nhà xí ở Tây Tạng nhiều lần. Vì ở Tây Tạng trời luôn khô hanh, còn Dali ở độ cao thấp, kề bên hồ Nhĩ Hải nên khí hậu ẩm ướt, nên… Thôi tôi dừng ở đây nhé!!!


(tbc.)

backpackervn
30-04-2012, 12:27
Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch – 3.


Sau một đêm nồng nàn mê đắm cùng bia Dali, cùng các chị, các dì bán hàng rong bên ngoài cổng thành (vì vào trong bán đóng nhiều tiền các chị không vào nổi), cùng các bạn trẻ địa phương mà hoa chân múa tay cụng ly là chính,… cái lạnh của miền cao nguyên đã thức tôi dậy rất sớm. Lang thang trong thành cổ còn vắng tênh, tôi quyết định sẽ không quay lại thăm viếng các di tích cũ mà đi làng thang các điểm mới. Tuy nhiên, vì biết có thể chụp hình Tam Tháp từ bên ngoài, mà hôm nay trời mai nắng đẹp, tôi cũng muốn quay lại đó chụp vài tấm hình Tam Tháp mùa thu xem sao.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300052-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300055-1.jpg
Tam Tháp từ cổng chính.


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300062-1.jpg
Tam Tháp từ con đường bên hông.


Tam Tháp Đại Lý là một công trình kiến trúc cổ rất đặc sắc, tháp chính là Thiên Thuần cao 69m, gốm 16 tầng tháp, được xây dựng từ thời Đường, hai tháp phụ cao 42,1m đến đời Tống mới xây thêm. Tam Tháp được xem là biểu tượng của Đại Lý. Trải qua hơn 30 trận động đất trong lịch sử 13 thế kỷ tồn tại, ba ngôi tháp này là công trình duy nhất vẫn đứng vững, chỉ bị nghiêng đôi chút (có thể thấy khi xem hình). Cạnh Tam Tháp là chùa Sùng Thánh được xây dựng từ năm 834 đến 840 CN cũng được bảo tồn khá tốt. Tuy nhiên, từ bên ngoài thì có thể chụp hình được Tam Tháp, không chụp hình được chùa Sùng Thánh. Tiết kiệm 121Y, hơn 300.000VND, có thể mua được 30 chai bia Dali nên tôi vẫy tay chào Sùng Thánh mà đi!!!



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300071-1.jpg
Chợ quê Dali


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300065-1.jpg
Chén đậu hủ nóng ở Dali, chỉ khác là có thêm mấy hạt mè.


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300077-1.jpg
Đường Đại Lý xanh liễu rũ trong nắng mai


Xong với biểu tượng của Đại Lý, tôi ghé một phiên chợ quê sáng, chọc gà, phá heo, ghẹo bò, đá chó…. Làm 2 chén đậu hủ nóng hổi, ngọt lịm (mà tôi đồ rằng có chút liên hệ gì đó giữa chén đậu hủ này với những chén đậu hủ ở VN), tỉnh hẳn cơn vướng vất từ khuya qua, leo lên chiếc xe cọc cạch, hướng về làng cổ Xizhou tôi chổng mông đạp.


(tbc.)

backpackervn
02-05-2012, 11:40
Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch – 4.


Cũng phải nói thêm một chút, để mai mốt có bạn nào lỡ “bắt chước” tôi, tiết kiệm tiền, không vào Sùng Thánh Tự rồi về ân hận. Vì chùa Sùng Thánh nghe có thể lạ lẫm với nhiều người, nhưng nói đến chùa Thiên Long, ngôi chùa của các cao tăng hoàng tộc họ Đoàn thì chắc sẽ có nhiều người biết. Ai đó mê mải đọc Kim Dung, đến đất Đại Lý mà bỏ qua, không đến chùa Thiên Long, nơi Đoàn công tử vô tình học được Lục Mạch Thần Kiếm, về chắc cắn lưỡi quá. Mà biết đâu, tới đó lại vô tình lượm được bí kíp Lục Mạch.


Đại Lý thành đã cổ, cách đó 18km cũng có một ngôi làng cũng rất cổ, làng Xizhou có từ thời nhà Tùy. Những gì còn lại trong ngôi làng hôm nay chỉ từ thời nhà Thanh và chưa chắc qua binh lửa của Cách mạng Văn hóa còn có chút gì mấy trăm năm tuổi. Nhưng một ngôi làng ra đời chừng ấy năm, vẫn duy trì cuộc sống bình thường từ đó đến giờ,… quả là một điều lạ, để du khách tò mò tìm đến.


Nhưng chưa cần đến làng, con đường mùa thu từ Dali đến Xizhou cũng đủ làm mềm lòng những ai yêu mến, những ai thương nhớ đồng quê…



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300082-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300081-1.jpg
Màu của thu Dali.


Mùa thu Dali, mùa gặt, những cánh đồng vàng ruộm lúa chín, vàng nâu rạ rơm pha với màu xanh những đồng cải mướt mượt, giữa bầu trời thu cao nguyên ngồ ngộ, một bên xanh ngắt, một bên xám xịt mây mù… chạy thênh thang từ thành Dali đến làng Xizhou.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300083-1.jpg
Một kiến trúc “lạ”, chẳng hiểu trường phái nào!? May mà có cánh đồng mùa thu!


Mùa gặt, cũng là ngày vui mùa hội. Nên đi trên con trường hun hút gió, nghe tiếng trống chiêng xập xình, bạn nên tìm đến. Để lúc nghỉ chân sau cuốc xe đạp nhọc nhằn ở độ cao 2.000m và gió ngược, bạn sẽ vui ngắm những Kim Hoa, A Bằng vui say tong những bước nhảy rộn ràng vui. Những Kim Hoa, A Bằng ở đây không son phấn má mông lộng lẫy như những cô gái trong Dali thành, nhưng đẹp mộc mạc và chân tình.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300095-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300096-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300087-1.jpg
Những bước chân vui nơi Dali mùa thu.


Cứ thế, chân vui đưa tôi đến một ngôi làng nhỏ vắng hắt hiu, những mái nhà xưa xám, dưới trời xám, trong nắng vàng, giữa lúa vàng…. làng Xizhou đây rồi!



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/P9300108-1.jpg
Đường vào làng Xizhou. Sau mới biết tôi may mắn vào làng bằng con đường nhỏ ít người đi này!


(tbc.)

backpackervn
08-05-2012, 12:13
Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch – 5.



Tôi may mắn vì tôi đi lộn đường, thay vì rẽ trái để vào trung tâm làng Xizhou tôi cứ cắm đầu đạp thẳng, nên tôi đến cuối làng rồi mới lò dò đi ngược lại. Tôi may mắn vì nếu tôi đi đường chính, chắc vô làng 10p là tôi bỏ chạy mất dép về Dali luôn quá. Vì mấy bữa nay là quốc khánh TQ, đông quá là đông, lúc tôi từ cuối làng về giữa làng, tá hỏa thấy đám xe, người chen chúc… tôi liền tạ ơn Trời Phật.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300111-1.jpg
Nhà cũ, mùa mới.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300106-1.jpg
Leng keng những chuyến xe ngựa ngược xuôi trên đường làng.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300114-1.jpg
Hẻm nhỏ vắng tênh


Nói nào ngay, ngoại vi làng cổ này, không có những căn nhà của phú hào địa phương mấy trăm năm tuổi, nên cũng bình thường như làng quê VN. Có điều những căn nhà làm bằng gạch thô, lợp mái xám đang vào những ngày mùa thơm rơm nên trông cũng hay hay. Thêm nữa là những người dân còn nhiều chất quê, với những chiếc gùi to đùng ra đồng mùa gặt, những chiếc xe ngựa leng keng trên đường rơm, trên những con đường giữa 2 màu nắng,… nên trông cũng ngồ ngộ.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300120-1.jpg

https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300117-1.jpg
Đường làng ngày mùa.


(tbc.)

backpackervn
08-05-2012, 12:17
Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch – 6.


Lang thang bên những cánh đồng ngoại vi làng Xizhou, thấy một cổng làng đá xám rêu phong, tôi rẽ vào. Đây chính là phần bị lãng quên của ngôi làng, phần không có những hàng quán lưu niệm dày đặc, đông ken những nị nị ngộ ngộ Tung của ồn ào xí xa xí xộ, chỉ có những căn nhà cũ, có người xưa chắc cũng nhiều tuổi như những ngôi nhà.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300124-1.jpg
Lạc vào cổng xưa….


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300143-1.jpg
… mù mịt khói tùng bách thơm ngai ngái


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300139-1.jpg
…có ngôi chùa Quan Thánh & những người dân quê hiền lành cứ níu tôi ở lại chờ cúng xong.


Lạc vào con hẻm nhỏ, có 1 bà cụ già, rất già ngồi hong nắng trước 1 căn nhà rêu phủ mà chẳng biết "ai" già hơn ai. Không biết cụ bà còn nhớ gì những chuyện Phong hoa tuyết nguyệt nổi tiếng của Dali? Rồi tự nhiên, tôi theo dòng người đi lễ vào thăm một ngồi chùa Quan Thánh rất lạ, cười cười nói nói vui vẻ, dù không hiểu gì hết (!) với mấy dì ở đây... Hôm nay là ngày đầu tháng âm lịch, do đó trong chùa cũng như khắp đường làng nghi ngút khói hương và những đống um âm ỉ cháy các cành bách tươi – mà sau này mới biết đó là truyền thống của những Phật tử Phật giáo Mật tông thường gặp nhất ở Tây Tạng.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300131-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300126-1.jpg
Ngõ nhỏ, cụ bà ngồi hong nắng dưới mái nhà cỏ xanh. Chẳng biết ai già hơn ai.


Lang thang mãi, cuối cùng, tôi ngồi nghỉ ở bậc thềm của 1 ngôi đền, trong bóng râm, cùng chai Dali và 1 bát thức ăn mua ở hàng quán đường phố gần đó. Giá cả đắt đỏ hơn tại Dali một tý 3Y/phần ăn & 4Y/bia ! Chỉ ngồi chơi ngắm nhìn đoàn người quần là áo lượt tấp nập lui tới.


(tbc.)

backpackervn
08-05-2012, 12:21
Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch – 7.


Xizhou là một ngôi làng truyền thống của người Bạch/Bai. Ngôi làng có đâu từ thời nhà Tùy (561-618 CN). Lúc đó, Xizhou là thủ phủ của vùng Dali chứ không phải là thành cổ Dali bây giờ. Sau đó, Xizhou còn từng là pháo đài, rồi là kinh thành tạm trong một thời gian ngắn của vương triều Nam Chiếu (nghe tên có quen?)…



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300146-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300158-1.jpg
Tôi thích những ngõ xưa hoa cỏ rộn ràng này (chiếc xe đạp cùi bắp lấp ló đó tôi đạp mấy chục km hôm nay)


Khách du đến Xizhou thường tham gia vào các tour thăm viếng các ngôi nhà xưa, thường kèm theo các tour Pha trà, bán trà, bán quà,… Tôi trước đây có đưa khách của công ty đi chơi, có mua tour, có tham gia vào mấy tour này rồi nên tôi rành 6 câu. Giờ bỏ thêm 50-60Y mà vào đó đã không nghe không hiểu (vì tôi đi một mình thì làm gì có HDV tiếng Anh hay tiếng Việt), mà còn chen lấn, rồi bị “hiếp dâm” cái lỗ tai bởi tiếng ồn ào vốn có của các bạn nay được tăng âm bởi những chiếc loa, rồi còn bị “dụ dỗ” mua bán đủ kiểu nữa,… nên thôi. Lang thang ngoài đường đá cá lăn dưa chọc gà phá chó cho vui, chờ nắng dịu xuống để đạp xe về lại Dali.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300159-1.jpg
Những con đường gallery đẹp ở Xizhou


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300154-1.jpg

https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300152-1.jpg
Bữa trưa của kẻ sa đà ở Xizhou (bánh 3Y, bia 4Y)!


Ngoài trà, người Bạch ở Xizhou còn nổi tiếng bởi nghề nhuộm, thêu. Vải vóc, quần áo, khăn san,… ở đây được thêu thùa nét tinh xảo, dù chúng được thêu trên những tấm vải màu sắc mộc mạc, nhuộm bởi màu thiên nhiên. Tuy nhiên, thời buổi này, ai mà lường được chuyện gì. Cứ ngó nghiêng sờ mó tý chút cho nó lành, nhưng đừng lăn tăn suy nghĩ chuyên mua bán gì cho nó nhức đầu.


(tbc.)

backpackervn
08-05-2012, 12:25
Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch – 8.


Nhìn người riết rồi cũng chán. Có mấy căn nhà cổ cổ thì người đông quá không chụp hình được. Bãi giữa làng mấy chục chiếc xe bus to đùng đậu kín, đi đứng cũng khó khăn, dù là đi bộ hay xe đạp. Nên tu nốt ngụm Dali Super cuối, tôi lên xe hướng về Dali.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300165-1.jpg

https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300182-1.jpg
Sắc màu chợ quê Dali


Đường về nhạt nắng nhưng nhiều gió. Nên tôi cứ lúi cúi đạp, mãi đến khi gần về tơi Dali mới rẽ ngang vào một chợ quê của người Dali. Lại chọc gà phá chó, tăm tia gái quê… tôi mới đạp tiếp về Dali.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300178-1.jpg
Niềm vui có quần mới!


Chợ quê của Dali có mấy nét hao hao chợ phiên Tây Bắc. Người bán, người mua còn sót đôi chút hơi hướm của dân tộc miền cao qua những khăn váy sặc sỡ, dù chỉ vài người. Ngộ nhất là những chiếc gùi đan bằng sợi nylon, nhìn chẳng hiểu làm sao cả. Không biết mấy cái gùi đó bây giờ đã có ở miền Tây Bắc xứ Việt chưa, chứ nếu có á “thiệt là đau lòng quá đi thôi!”.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300183-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300203-1.jpg
Hoa cỏ mùa thu Dali rực rỡ bên Điểm Thương xa xa.


Rồi lại lên xe đạp tiếp, đã gần Dali nên tự cho phép mình quyền thong dong, được dừng nghỉ ngơi, ngó nghiêng những cánh đồng lúa, đồng hoa đẹp miền cao nguyên Vân Nam… Do vậy, nên chỉ có 18km từ Xizhou, mãi đến chiều muộn tôi mới về đến Dali. Mệt rã rời, khi xuống cầu thang nhà nghỉ, tôi muốn sụm giò! Nhưng chỉ nằm nghỉ một tý là máu giang hồ bắt đầu trỗi dậy, chuẩn bị lên đường. Tắm rửa vội vàng rồi dọt ra phố, cho đêm chia tay miền gái đẹp Dali nồng nàn.


(tbc.)

backpackervn
08-05-2012, 12:29
Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch – 9.


Dali của những điểm đến không nằm trong tour du lịch nên thật chán phải không bạn. Tôi phải nói rõ thêm để lỡ có bạn nào đọc mấy bài lam nham này rồi bỏ qua Dali trên cung đường của mình thì tôi thật có tội.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/P9300207-1.jpg
Đêm Dali.


Dali thật ra đẹp hơn nhiều, và có một số bạn tôi gặp nói rằng còn thích Dali hơn Lijiang vì Lijiang giờ đông đúc quá (thật vậy, gấp mấy lần Dali), sửa sang nhiều quá, mông má nhiều quá,… không còn những chất mộc như ở Dali (dù Dali cũng banh xác pháo nhiều lắm). Hơn nữa, Dali có nhiều những điểm đến khác mà tôi không kể đến ở đây như núi Điểm Thương (Cangshan) danh tiếng mà bạn nào mê kiếm hiệp đều biết, hồ Nhĩ Hải xanh tươi, chùa Thiên Long cổ kính, phố Suối reo liễu rũ…. Do vậy, bạn nào lỡ đọc thông tin chán òm ở đây thì cứ xem như là chưa đọc, tìm kiếm thông tin về Dali ở nơi khác nhé.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA010233-1.jpg
Chia tay miền gái đẹp Dali (để đến miền gái đẹp hơn Lijiang)!


Buổi mai ngày cuối Dali, trời buồn như lòng buồn! Đêm qua, sắp chia tay Dali, tự nhiên nhiều vương vấn, chắc cũng khó có dịp quay lại nơi này vì đã đến 2 lần. Trời cũng như xuôi theo lòng người. Ngày nắng vàng hực nhưng đêm chợt trở gió. Mưa chưa về nhưng gió lạnh đã về, nhiều, từng đợt, lúc nửa khuya. Thay vì lang thang trong thành cổ Dali, tôi lại đi ra ngoài cổng thành phía Bắc, gặp lại các chị bán hàng vui vẻ đêm trước. Ngồi chơi với các chị, với Dali, đến nửa đêm mới về. Đường phố đông đúc tự nhiên lại vắng hoe, gió rít từng cơn trên đường khuya vắng tênh mình tôi lang thang.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA010212-1.jpg
Hôm nay, Dali xám mây…


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA010227-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA010223-1.jpg
…mưa giăng như tơ trời bên thành vắng, những con đường vắng. Chia tay Dali, tôi đi!


Sáng nay, Dali xám xịt, mưa bay giăng tơ đầy trời. Nhưng đối với tôi, bây giờ Dali lại đẹp hơn, không có nhiều vẻ son phấn và màu sắc rực rỡ không đáng có thành cổ. Lang thang lần cuối trong những con đường vắng tênh, gió nhẹ và mưa li ti như sương, cảm giác thật dễ chịu, dường như thu vàng hôm qua đã qua thật nhanh để ngày cuối thu đầu đông đang về trên phố cổ.


Chia tay Dali, tôi lên đường đi Lijiang, lòng vấn vương như sương mưa Dali giăng mắc sau lưng.

backpackervn
10-05-2012, 11:39
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 1.



Lòng tôi tơ vương không chỉ vì sương mưa giăng bay trên thành cổ Dali, mà còn vì thông tin đường lên Tây Tạng càng ngày càng mờ mịt. Tuy không nhiều khách du lịch như Lijiang, nhưng Dali dường như là điểm tập kết cuối cùng cho những du khách muốn đến Tây Tạng bằng đường bộ từ phía nam. Nhiều đại lý du lịch tôi hỏi ở Kunming, và cả ở Dali đều nói như vậy, và sau khi lên Lijiang tôi lại thấy càng đúng. Mà tất cả những nơi tôi hỏi ở Dali hôm qua đều nói rằng hiện nay không có khách nào muốn đi Tây Tạng hết (vì chính quyền TQ mới mở cửa lại Tây Tạng cho khách du lịch mới tuần trước mà thôi). Do vậy nếu muốn đi tôi sẽ phải trả tiền nguyên tour. Tôi chỉ là tỷ phú thời gian, còn là kẻ kiết xác về tiền nong, làm sao tôi có thể mơ về chuyến đi một mình tôi một xe lên miền Tây Tạng. Nên tôi càng chơi vơi, chơi vơi buồn.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/GT-PA010275-1.jpg
Lijiang, du tích văn hóa Unesco, niềm tự hào của người Vân Nam.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/GT-PA010271-1.jpg
Bánh xe nước ở cửa ngõ vào trấn Đại Nghiên, nơi ai ai đến cũng chụp hình làm tôi nhớ những bánh xe nước ở miền Trung ngày xưa, trên con sông Trà…


Khởi hành lúc 10g chiếc xe đi Lijiang chạy theo cung đường hôm qua tôi đạp xe đi Xizhao rồi thẳng tiến. Chạy mãi, đến 14.00 mới đến Lijiang. Đêm qua không yên giấc nên lên xe tôi cứ gật gà gật gù mãi, đến lúc đến Lijiang mới tỉnh (!). Đường đi hiểm trở qua nhiều đèo núi khúc khuỷu rất nguy hiểm. Xe đậu ở bến xe thật xa khu phố cổ, tôi gọi về Mama Naxi GH nhờ ra đón, chờ mãi gần cả tiếng mới đến nơi. Về đến GH, mệt vậy nhưng làm thủ tục xong quăng đồ lên giường là tôi vọt ra đường.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/GT-PA020449-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Kenh-PA020440-1.jpg
Lijiang, Venice của phương đông, với những sông suối kênh rạch dọc ngang.


Lijiang chuyện xưa tích cũ nhiều người biết, thông tin ê hề trên mạng, nên tôi chỉ lược qua tý. Còn có tên Hán Việt là Lệ Giang, nơi đây là 1 điểm du lịch nổi tiếng ở TQ. Khu phố cổ này đã được công nhận là di tích Unesco's Herritage. Tôi cũng đã đến 1 lần, "cỡi voi xem bông" nên lần này đi bụi tìm xem những điểm hấp dẫn khác. Lệ Giang cũng là nơi được nhiều người Việt biết đến vì dòng Lan Cang (Mekong) chảy qua thành phố này.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/GT-PA010345-2.jpg
Tôi đến Lijiang không để chụp hình với những tấm bảng đó, dán mẹt vào đó. Tôi đến Lijiang trên hành trình tìm đến Tây Tạng, nên tôi tránh xa những nơi đông đúc, tìm về những ngõ nhỏ đơn sơ…


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/GT-PA010351-1.jpg
…có những mái nhà rêu phong hoa vàng rực rỡ…


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/GT-PA030057-1.jpg
…có những mái xám chợt hồng lên trong nắng mai.


Lijiang, nơi có đông dân tộc Naxi/Nạp Tây, đặc biệt là nhánh nhỏ dân tộc Moso, nổi tiếng như là "Vương quốc Nữ giới" ở TQ. Nổi tiếng ở việc con gái đến tuổi cập kê sẽ được cha mẹ dựng riêng cho 1 căn lều. Hàng đêm bạn tình có thể đến đó nhưng sáng sớm phải ra về. Các cô có quyền lựa chọn và thay đổi bạn. Nếu có em bé, em bé sẽ sống với mẹ mà không ràng buộc nhiều về phía cha. Tập tục này mai một nhiều ở dân tộc Naxi nhưng vẫn còn tương đối được giữ lại ở nhánh Moso. Nghe đã quá hén, không biết nghe xong vụ này có chàng nào định đi Lijiang không há.

(tbc.)

backpackervn
10-05-2012, 11:46
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 2.


Topic về Lijiang kỳ này tôi chỉ đề cập đến phố cổ, làng cổ vì tôi cũng đã đến Lijiang rồi, nên kỳ này tôi sẽ không đi các điểm du lịch nổi tiếng của Lijiang như Ngọc Long Tuyết Sơn, Hắc Long Đàm, Mộc Phủ…. Do vậy, cũng như topic trước về Dali, bạn nào muốn đi Lijiang thì đừng đọc những cảm nhận của tôi ở đây nhé. Kỳ này, tôi chỉ muốn đi những phố cổ, làng cổ, những nơi mà lần trước đi theo tour tôi không được đi (2 làng cổ Bạch Sa/ Baisha, Thúc Hà/ Shuhe) cũng như chỉ cỡi voi ngó bông ở Đại Nghiên/ Dayan.


Trong bản đồ du lịch Lệ Giang, in trên giấy kraft màu nâu vàng xù xì hay hay, người ta có nói đến 10 điều nên làm khi đến Lệ Giang. Tôi nêu ra đây và xem thử tôi làm được bao nhiêu điều nhé.

Mười điều nên làm khi đến Lệ Giang:

1). Lên Vạn Cổ Lầu nghe chim ca và nghe các cụ kể chuyện.

2). Ăn một bát mì đậu nành.

3). Đọc những câu liễn đối bằng chữ Hán trước các cổng nhà.

4). Thử phát hiện ra một "con đường hay lối nhỏ" riêng cho chính mình.

5). Đến thăm hỏi một vị ẩn sĩ hay một kẻ cuồng.

6). Đứng xa xa quan sát một lão bà Lệ Giang hoặc nhìn nét mặt của những người trên khắp phố Bốn Phương.

7). Uống một ngụm nước giếng của Lệ Giang.

8). Mua và nếm thử các loại bánh có hình thù khác nhau.

9). Hít vào một bầu không khí trong lành của Lệ Giang.

10). Mang một chút kỷ niệm gì từ Lệ Giang về.


Chúng ta sẽ bắt đầu "khám" "phá" mười điều này từ phố cổ Đại Nghiên nhé. Phố Đại Nghiên này cũng chính là "Lệ Giang" theo nhiều người biết, vì lần trước đi tour, HDV chỉ đưa đến Đại Nghiên, rồi dzìa!


1). Lên Vạn Cổ Lầu nghe chim ca và nghe các cụ kể chuyện.


Vạn Cổ Lầu tôi đến vội vã một buổi sáng sương chưa tan, trước khi tôi chia tay Lijiang đến miền đất khác. Từ Vạn Cổ Lầu có thể nhìn thấy Ngọc Long Tuyết Sơn những ngày nắng đẹp. Tôi đến Lijiang những ngày chao mùa thu đông nên trời xanh lẫn mây xám. Và, các bạn đi sau nên lưu ý một điều là nếu muốn chụp hình trấn Đại Nghiên với những mái nhà xám cổ thì nên viếng Vạn Cổ Lầu vào buổi chiều, vì phố cổ nằm ở hướng đông Vạn Cổ Lầu nên đến đó vào buổi sáng, ngắm bình minh rất đẹp nhưng chụp hình sẽ bị ngược nắng.


Tôi đến Vạn Cổ Lầu buổi mai đó có nhiếu tiếng chim ríu rít, nhưng không nghe ai kể chuyện, mà có nghe cũng không hiểu. Vì tiếng Hán, tôi ½ chữ cũng không biết. Nhưng dù sao, điều một này tôi cũng đã làm xong.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Pho-PA030071-1.jpg
Vạn Cổ Lầu trong nắng mới.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA030086-1.jpg
Lệ Giang mới nhìn từ Vạn Cổ Lầu.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA030079-1.jpg
Nhìn về trấn Đại Nghiên trong nắng mai.


(tbc.)

backpackervn
10-05-2012, 11:51
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 3.


2). Ăn một bát mì đậu nành.


Không chỉ một bát mì đậu nành không đâu nhé, đến Lijiang, những bạn nào ăn kiêng sợ mập nhớ giữ thân nhé. Chẳng biết bây giờ việc heo siêu nạc nhiễm clenbuterol, rau phun formaldehyde, trà sữa trân châu với hạt châu làm từ polyme, sữa nhiễm melamine, trứng gà giả, gạo giả,… có làm các bạn sợ hay không, chứ nếu không sợ, hãy ráng giữ mình trước ẩm thực ê hề ở Đại Nghiên nhé.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA010253-1.jpg
Ăn một bát mì đậu nành, là bát mì sợi trong veo này….


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA020457-1.jpg
…hay bát mì dạng vuông vuông này?


Chẳng biết cái nào là mì đậu nành nữa, đối với kẻ không biết tiếng Hán, sang đến Dali học được chiêu Nhất Dương Chỉ của Đoàn hoàng gia nên cứ thấy mì, dù vuông, dù sợi, dù đục, dù trong… là cứ (Nhất Dương) chỉ. Ngon thì lát nữa quay lại, dở thì kiếu luôn.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA020485-1.jpg
Ngoài mì ra, Đại Nghiên còn có: bánh trứng?...


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA020444-1.jpg
..rồi bánh gì đây?..


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA020465-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA020467-1.jpg
…rồi cái gì đây? Sền sệt, giống món bột huỳnh tinh quá!


(tbc.)

backpackervn
10-05-2012, 11:54
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 4.


Ngạc nhiên là ở Đại Nghiên không thấy mái vòm nhà thờ Hồi Giáo nào, cũng như không gặp những gương mặt đẹp của người Duy Ngô Nhĩ, nhưng ở đây lại có những chiếc bánh mì dẹt, tròn, giống như những chiếc bánh mì ở Tân Cương. Cũng giống những chiếc bánh mì dẹt miền Trung Á. Có điều ở đây họ nướng trực tiếp trên đáy những chiếc xoong tròn, dẹt, bếp ga chứ không bằng những chum sành, lửa than như ở xứ đó. Cũng phiên bản bánh mì, có thêm bánh mì trứng, vì ở đây người ta làm bánh thủ công, nên nếu yêu cầu, bạn sẽ được cái bánh mì trứng.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA020464-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA020475-1.jpg
Bánh mì mới ra lò nóng giòn đây!


Còn món thạch nước tương ớt này quả thật là lạ với tôi, nhưng đây là món đặc trưng (theo LP) của Lệ Giang. Sau này, có dịp lang thang Tân Cương, Kyrgyzstan, Tajikistan cũng có gặp lại món này. Nhất là ở thành Ca Thập, món này được một nghệ nhân đường phố biểu diễn, kẻ mua, người xem bu đông như kiến cỏ.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA020009-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/An-PA020010-1.jpg
Món thạch nước tương ớt. Hơi tiếc là lẽ ra ở Lijiang nên uống bia Lancang (mà tôi đã uống ở Jinhong) để nhớ về Mekong thay vì Dali nhưng không có.


Đây cũng là món đêm cuối tôi chia tay Lijiang.


(tbc.)

backpackervn
10-05-2012, 11:58
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 5.


3). Đọc những câu liễn đối bằng chữ Hán trước các cổng nhà.
4). Thử phát hiện ra một "con đường hay lối nhỏ" riêng cho chính mình.


Tôi ghép 2 phần này lại nhé. Vì tôi có lang thang và chụp nhiều cổng nhà có câu đối, tôi chỉ thấy các câu đối đó thôi chứ không đọc được, cũng như tôi có thể nghe các cụ kể chuyện ở Đại Nghiên, nhưng tôi lại không hiểu, dù nghe được rất rõ.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Pho-PA010250-1.jpg
Không cần đợi khuyến cáo, thấy mấy con đường đông nghìn nghịt cỡ này là tôi chạy sút giày, mất dép đi tìm các con hẻm nhỏ “riêng cho chính mình”.


Hẻm nhỏ, tôi yêu những hẻm nhỏ ở Đại Nghiên. Vì tôi đến Lijiang những ngày lễ quốc khánh nước này, nghỉ lễ đến 10 ngày nên dân tình đi chơi nhiều, đổ về Lijiang đông nghìn nghịt. Tuy nhiên, hội chứng đám đông ở TQ rất rõ, thiên hạ chỉ đổ xô vào những con phố quanh quanh quảng trường Tứ Phương. Chỉ cần đi xa một tý, vẫn trong thành Đại Nghiên, bạn sẽ gặp những con hẻm nhỏ vắng tanh.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Hem-PA020422-1.jpg
Đọc thử câu đối này xem há!


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Hem-PA010354-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Hem-PA010353-1.jpg
Đi đường nào giờ trời!


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Hem-PA010359-1.jpg
…he he he, đi phố đèn lồng đỏ treo cao đi há!


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Hem-PA010333-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Hem-PA010346-1.jpg
Chơi tả tơi banh xác pháo rồi thì lết xác qua hẻm hoa vàng này nghỉ ngơi nhé!


(tbc.)

backpackervn
10-05-2012, 14:08
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 6.


5). Đến thăm hỏi một vị ẩn sĩ hay một kẻ cuồng.
6). Đứng xa xa quan sát một lão bà Lệ Giang hoặc nhìn nét mặt của những người trên khắp phố Tứ Phương.


Tôi cũng sẽ gộp 2 phần này thành 1, vì tôi chẳng biết cách nào để kiếm ra một ẩn sĩ hay kẻ cuồng, dù biết rằng trên đất TQ sẽ có nhiều “kẻ cuồng”! Và tôi cũng chẳng ham hố gì việc thăm viếng “kẻ cuồng”, để dành thời gian đi quan sát “lão bà Lệ Giang”.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Nguoi-PA010335-1.jpg
“Chàng ơi, sao chưa ra cầu? Để em chờ lâu quá dzậy?!”…


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Nguoi-PA010349-1.jpg
“Ông không lo phụ tui đan cho xong cái giỏ cho con Bé Hai mà quần là áo lượt đi đâu đó? Hẹn với con nào hảảảảả?”


Rất dễ dàng tìm kiếm những tấm hình các lão bà Lệ Giang trong bộ quần áo xanh trắng và chiếc mũ kết đặc trưng nhảy múa ở quảng trường Tứ Phương, nên tôi không ra Tứ Phương để quan sát “lão bà Lệ Giang”, cũng như ngắm nhìn nét mặt của những người trên khắp phố Tứ Phương, vì chỉ toàn người Hán không hà. Nên tôi, một công đôi chuyện (!?), trong “hành trình” vào hẻm nhỏ, tôi ngắm nhìn các “lão bà Lệ Giang” trong đó luôn.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Nguoi-PA010289-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Nguoi-PA010287-1.jpg
“Đi chợ là phải ăn hàng, bộ già là hổng được ăn hàng hả ku? Sao mầy ngó tao dữ dzị?”.


Cuộc sống người dân Lijiang, nhất là trong trấn Đại Nghiên, gần đây có lẽ cũng khấm khá vì lượng khách du lịch đổ về nhiều. Nên người dân ở đây có vẻ thong dong. Về chuyện nhảy múa của những người Nạp Tây ở quảng trường Tứ Phương tôi không biết là tự nguyện hay bắt buộc, vì không hỏi được. Nhưng ở một miền đất khác, cũng có chuyện nhảy múa hàng đêm ở quảng trường, nơi người dân cũng cởi mở hơn với khách lạ, tôi hỏi thì được biết việc đó là do chính quyền bắt buộc.


(tbc.)

backpackervn
10-05-2012, 14:12
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 7.


Nhưng người dân nghèo Lệ Giang, cũng như quê tôi đều là những người siêng năng cần mẫn. Dù siêng năng cần mẫn vẫn chưa đủ để thay đổi cuộc đời. Nên đến Lệ Giang cũng như nhiều miền đất khác, tôi, dù rất nhác lười, vẫn cố gắng dậy sớm, thức khuya (!?) để đi cùng những bước chân của người lao động nghèo.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/nguoi-PA020414-1.jpg
Bán những món điểm tâm rẻ tiền cho người nghèo vào buổi mai sớm…


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Pho-PA020425-1.jpg
…khi đường phố Đại Nghiên còn xao xác tiếng chổi tre…


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Pho-PA020438-1.jpg
… và những người vớt rác trong suối. mới biết thêm tại sao Lệ Giang vẫn còn sạch xanh.



Lệ Giang, cũng như nhiều phố cổ khác của TQ, tiếp thị rất giỏi, và thường bằng các cô gái trong trang phục địa phương, đang thêu thùa dệt may… để minh chứng rằng “hàng trong quán tui là thiệt đó, do nhỏ đẹp đẹp ngồi trước quán nó dệt, nó may đó, mua ủng hộ nó nghen!”.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Nguoi-PA010266-1.jpg
“Trời ơi, nghĩ sao dzị! Quán là phải tiếp thị bằng mấy em xinh cỡ này…”


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Nguoi-PA010321-1.jpg
“…chứ cỡ này (!?) thì quán vắng tanh là phải rồi! Trách ai giờ!”


Do vậy, đó cũng là lý do tôi lê la trong hẻm vắng, “rình mò” các lão bà Lệ Giang để chụp hình, cũng như rình mò những hoạt động “không phải du lịch” của Đại Nghiên để chụp.


Thấy cũng chẳng khác quê mình là mấy, có đều mang mác ngoại, mác “Lệ Giang” nên thấy hay hơn tý bẻo!


(tbc.)

backpackervn
10-05-2012, 14:16
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 8.


7). Uống một ngụm nước giếng của Lệ Giang.
8). Mua và nếm thử các loại bánh có hình thù khác nhau.


Uống nước đóng chai Lệ Giang rồi, hổng biết có phải nước giếng không? Còn nước giếng Lệ Giang hổng dám uống, đường còn dài lắm, lỡ đau bụng lăn đùng ra thì lấy ai đi chơi tiếp giờ. Nên vụ việc số 7 này xem như qua truông nhé.


Vụ việc số 8 này có liên đới với vụ việc số 2, về việc ăn uống có nêu trên rồi. Bổ sung thêm vài loại bánh nữa thôi, ăn ngọt dễ đái đường lắm nên ăn ít ít thôi.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA020514-1.jpg
Một phiên bản khác của món thạch nước tương ớt. Món này dù lề đường nhưng màu sắc nhìn ngon mắt hơn món được làm trong nhà hàng.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA020420-1.jpg
Bánh kếp ở Đại Nghiên, nhân ớt hành!


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA010404-1.jpg
Làm kẹo kéo ở Đại Nghiên. Từ khối đường vàng vàng đó,…

https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA010409-1.jpg
…kéo miết, đánh miết hồi lâu ra kẹo kéo trắng tươi.

https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA010298-1.jpg
Bánh màu vàng trông ngon, nhưng tôi thích cái bánh 3 màu kia hơn!


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA020548-1.jpg
Bánh trứng nhân nấm này đưa cay thì tuyệt!


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA020545-1.jpg
…nhưng tôi lỡ chọn món dồi & nấm nướng chấm ớt bột này rồi! (Hổng biết nấm này có bị phun formaldehyde cho tươi lâu không ta?)


Ôi trời ơi! Du lịch Lệ Giang là viếng thăm cảnh đẹp chùa xưa thành cũ, nhưng nhìn bao nhiêu là món ăn thức uống này chăc nhiều bạn sẽ thắc mắc hỏi suốt ngày ăn uống bia bọt, tôi đi chơi giờ nào hả trời?


(tbc.)

backpackervn
10-05-2012, 14:20
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 9.


9). Hít vào một bầu không khí trong lành của Lệ Giang.
10). Mang một chút kỷ niệm gì từ Lệ Giang về.


Làm sao tôi chứng minh bằng hình ảnh cho bạn là tôi đã hít một bầu không khí trong lành của Lệ Giang. Mà hổng lý đến Lệ Giang rồi nín thở suốt thời gian ở đó, nên điều thứ 9 này hơi bị dư, chắc người ta kiếm hoài hổng có thứ gì khác nên mới đưa cái vụ này vô đây. Thôi cũng coi như là xong vụ này hén.


Việc cuối cùng, mang một chút gì từ Lệ Giang về. Điều này đối với tôi là “sắc sắc không không”. Vì đi lang thang tôi hầu như không mua gì hết, theo phong cách chỉ để lại những dấu chân, mang đi những tấm hình (!?) mà thôi. Với lại hàng Tàu thì có gì đâu mà mua hén? Thôi thì chia sẻ với bạn mất tấm hình về các quà lưu niệm ở Lijiang nhé.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Luu-PA010411-1.jpg
Bạn có thích những bánh trà này không?


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA020471-1.jpg
Còn những thứ này?


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Luu-PA020462-2.jpg
Hay những chiếc bình sành sứ đủ màu này? Thôi, về Phù Lãng hay lên Bình Dương đi há!


Đồ lưu niệm ở đây hằng hà sa số, vì những cửa hàng ở Lijiang chỉ bán mỗi 2 thứ, đồ ăn uống hay đồ lưu niệm! Giá cả tôi không biết vì không quan tâm, nhưng thấy họ có nhiều hàng “sale” đổ đống bán mấy cái khăn quàng cổ đâu cũng chỉ 10Y hay những chiếc vòng “đá” đủ màu đây cũng giá 3Y-10Y. Tôi cũng chẳng nhớ sao tôi có mấy tấm hình này vì thường đi ngang qua mấy cửa hàng đó tôi đi nhanh.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA010257-1.jpg
Tôi lại thích cửa hàng này? Không phải vì những chiếc kèn mà vì em này biết thổi kèn!!!


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA020536-1.jpg
Hay mua thằng ku trông hay hay này! Nhưng thực tình tôi lại thích cái ghế hơn! Tôi mà mở quán, nhất định làm mấy cái ghế này để dụ dỗ mấy quý ông!

---------------------------------------------------



May quá, cuối cùng tôi cũng làm xong 10 việc “must do” của Lệ Giang rồi. Bây giờ ung dung tự tại, tôi lang thang Lijiang theo một hành trình của riêng tôi, của một kẻ lãng đãng nhé.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Kenh-PA010314-1.jpg
Lijiang của tôi là những chiếc đèn lồng đỏ trên dòng suối xanh cá vàng tung tăng lội…


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/pho-PA010276-1.jpg
Lijiang của tôi là những buổi chiều xám mây lên cao nhìn những mái xám đang chập choạng chìm vào chiều xám. Của riêng tôi, một mình!


Lệ Giang, phố của tình yêu, tôi lang thang một mình, có gì vui?


(tbc.)

backpackervn
11-05-2012, 13:30
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 10.


Bạn có đọc tiểu thuyết dành cho tuổi teen "Thủy tiên đã cỡi cá chép vàng đi"? Cuốn sách sến rện (mà tôi vẫn đọc!) đó có nói về việc ở Lijiang có tục lệ là 2 người yêu nhau đến đây thả cá chép xuống sông và treo những lời yêu thương ghi trên những phiến gỗ nhỏ xinh, treo lên trên mái lều, trong chùa, bên miếu… tình yêu sẽ là vĩnh cửu (!). Còn nếu chưa vĩnh cửu (!?), có chuyện tan vỡ, rạn nứt xảy ra, bạn có thể đến đây để cầu nguyện mong tình yêu cũ quay về (hic, tôi nhớ mang máng vậy thôi). Nhưng hổng thấy nói chuyện người nào đi một mình đến đây thì sẽ gặp một mình khác! Nên tôi chẳng hy vọng mơ màng gì nhiều lắm (vậy có nghĩa là có mơ màng, mơ màng nhiều, nhưng không nhiều lắm!).


Đến Lijiang, đi một mình, bạn sẽ rất dễ “tủi thân” khi nhìn thấy những đôi lứa yêu nhau tung tăng trên phố, hoặc ít ra cũng là nhóm bạn túm 5 tụm 3 tếu táo nói cười. Bạn còn càng tủi thân hơn khi nhìn thấy những lời khấn nguyện thương yêu được treo đầy giữa phố chợ, giăng kín những con đường rừng, bên vực sâu,… mà tôi đồ rằng ngay cả lũ tùng bách cô độc trọn đời kia chắc cũng ganh nghét.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA010304-1.jpg
Ôi trời ơi, nhìn những hằng hà sa số “khóa” tình yêu này sao mà tôi ganh tỵ quá!


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA030062-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA030043-1.jpg
…ở phố chưa đủ “chúng” còn kéo nhau lên rừng mà giăng mà mắc, tôi còn biết trốn chỗ nào!


Nên Lijiang của kẻ cô độc sẽ là một Lijiang rất khác. Tỷ như chỉ là một cây cầu đá bình thường, có phần hơi xấu xí so với những cây cầu khác xanh lá, vàng hoa, đỏ đèn lồng…của Lijiang… nhưng đó là cây cầu đặc biệt với tôi, từ buổi chiều đầu tiên ghé đến, đến những chiều sau, những đêm sâu, tôi một mình ngồi trên thành cầu uống bia, nhìn đôi lứa sánh đôi, nhìn lũ cá chép đỏ vàng vô tư lượn lờ bên dưới mới thấy đời dù cô đơn sao vẫn vui (!).



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Pho-PA010244-1.jpg
Cây cầu bia bọt của tôi!


Tỷ như Lijiang của kẻ một mình muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm (!), muốn ngồi đâu thì ngồi,… nên cả buổi chiều ngôi nhìn con hẻm nhỏ đơn sơ, những khung cửa cũ kỹ, những bức tường úa màu… để cảm thấy ngao ngán với một Lijiang đông đúc sặc sỡ hoa đèn không xa ngoài kia.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Cua-PA010342-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Cua-PA010328-1.jpg
Góc hẻm nhỏ nơi tôi lê lết nhìn chiều đi chậm chậm ngang qua chậu hoa đơn sơ đẹp, mái nhà cũ, bức tường xiêu...


(tbc.)

Mèo Bay
12-05-2012, 00:57
T

https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/Hem-PA020422-1.jpg
Đọc thử câu đối này xem há!

Theo Mèo đây không phải là câu đối, vì câu đối có 2 vế khác nhau và đối nhau về cả thanh điệu và ý nghĩa; còn ở đây 2 câu hoàn toàn giống nhau - có thể là bảng quảng cáo một thứ hàng hóa/ dịch vụ hay món ăn gì đó. Trong 4 chữ đó, chữ thứ 2 mình không đọc được, còn chứ thứ nhất là Hắc (màu đen), chữ thứ ba là Áp (con vịt), chữ thứ tư là Vương (vua). Như vậy khả năng đây là bảng hiệu của một quán vịt tên là Hắc ... :D



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/PA020545-1.jpg
…nhưng tôi lỡ chọn món dồi & nấm nướng chấm ớt bột này rồi! (Hổng biết nấm này có bị phun formaldehyde cho tươi lâu không ta?)[/I][/CENTER]

Mình thường xuyên đi chợ mua nấm và ăn nấm nên dám khẳng định với bạn là: 100% nấm TQ có dùng thuốc bảo quản, còn có dùng formol hay không thì không biết. Loại nấm mà bạn ăn là nấm bào ngư trắng; nấm này (và nhiều thứ nấm khác trồng và bán phổ biến ở VN: nấm rơm, nấm bào ngư xám, bào ngư Nhật...) ở bên ta chỉ có thể bán được trong ngày, để đến chiều là xuống màu và có mùi ôi kinh lắm. Còn các loại nấm TQ để hàng tuần vẫn trắng ngần và không có mùi gì cả. Thế là đủ biết rồi...

Có điều lâu lâu ăn vài xiên cũng không sao đâu :D

backpackervn
27-06-2012, 14:04
Cảm ơn bạn Mèo Bay thông tin về Câu đối cũng như về nấm độc nhé. Thôi rồi Lượm ơi, quán Lẩu Nấm Ashima, bây giờ mầy bán cho ai?

-----------------------------------------------------

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 11.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020510-1.jpg
Giới thiệu về làng cổ Thúc Hà / Shuhe.


Lang thang ở Đại Nghiên (tên hay bị hiểu (nhầm) là Lệ Giang) bữa giờ hơi ngán há. Giờ, “quẳng” Lệ Giang lại sau lưng, lóc cóc đạp xe đi Thúc Hà chơi đi há!



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020494-1.jpg
Buổi sáng mùa thu xám đó, pháo cưới nhà ai nổ đùng đoàng trên đường làm kẻ lang bạt cô đơn thấy lòng chơi vơi quá!


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020498-1.jpg
Cổng vào làng cổ Thúc Hà đây! Móc ra 30Y nộp nhé! Bạn có thếy Ngọc Long Tuyết Sơn ẩn sau lũ mây mùa thu xám đó?


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020513-1.jpg
Vào trong cổng, xanh xanh những hàng liễu xanh…đỏ đỏ những đèn lồng đỏ,….


Nằm dưới chân Ngọc Long Tuyết Sơn, làng cổ Thúc Hà (Shuhe) cũng nằm trong cụm di tích văn hóa của Unesco chứ không chỉ có Đại Nghiên. Vậy mà trong hành trình đi tour cùng với khách hàng nhiều năm trước, HDV chỉ đưa đoàn đến Đại Nghiên, giới thiệu đó là Lijiang, xong rồi ăn chơi ở đó mà không hề nhắc đến Thúc Hà (và còn cả Bạch Sa nữa). Do vậy, nói thật mất lòng ai đó làm trong ngành du lịch, chưa thấy ở đâu làm du lịch củ chuối như ở Việt Nam (tôi còn nhiều ví dụ như dạng này lắm, vì ngày xưa hay đưa khách hàng hoặc nhân viên công ty đi chơi, giao phó chuyến đi cho các công ty du lịch “nổi tiếng” ở Việt Nam).



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020511-1.jpg
Có bờ phên treo bắp vàng này là lạ nhưng đứng canh gần 30p vẫn không lại với các cặp đôi hoàn hảo Tung Của… đành bỏ đi vậy.


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020530-1.jpg
May thay tìm thấy trong làng một bờ phên bắp vàng khác, lưa thưa hơn nhưng bù lại bởi hiên nhà rực rỡ hoa.



Nằm cách trấn Đại Nghiên 4km, làng cổ Thúc Hà, nhỏ hơn Đại Nghiên, cũng bị Hán hóa và thương mại hóa, du lịch hóa nhiều, nhưng vẫn không nhiều như ở Đại Nghiên (Dayan). Có lẽ cũng vì các đoàn du lịch chỉ đến Đại Nghiên rồi về (!?) nên Thúc Hà vắng vẻ hơn. Đi đứng trên đường không bị người đụng người, vai cạ vai, mông chạm… như ở Đại Nghiên, nên đến Thúc Hà lông nhông chơi hoặc vác bia ra bờ sông bờ suối ngồi nhâm nhi quả là có lý!



(tbc.)

backpackervn
27-06-2012, 14:08
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 12.


Làng cổ của người Nạp Tây, Thúc Hà, tên tiếng Nạp Tây Shaowu, còn được gọi là “Làng dưới chân núi”, “Làng của những con suối”... Sao cũng được! Vì làng nằm dưới chân núi, vì nhiều suối sông ngang qua dọc lại chiếc làng nhỏ này…



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020508-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020506-1.jpg
Welcome to Shuhe! Rộn ràng những điệu nhảy múa xôn xao của các cụ bà Nạp Tây, Thúc Hà.


Ngày trước, Thúc Hà được biết nhiều hơn Đại Nghiên. Nằm trên Con đường Cổ mã Trà đạo, một cung đường danh tiếng không kém Con đường Tơ lụa, Thúc Hà là điểm dừng quan trọng trên cung đường từ cao nguyên Vân Nam lên Tây Tạng. Không chỉ vì vị trí của nó mà nó còn là nơi cung cấp những phẩm vật bằng da đẹp đẽ của nó. Những người thợ da Thúc Hà nổi tiếng không chỉ ở Trung Nguyên mà còn được so sánh với những đồng nghiệp ở đất nước hình chiếc ủng xa xôi bên tận trời Âu.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020520-1.jpg
Giờ, vẫn còn những chiếc xe ngựa trên con đường Cổ mã Trà đạo ngày xưa. Xe ngựa kia có lên Tây Tạng, cho tôi theo với!


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020555-1.jpg
Thanh Long hà đây, Ngọc Long Tuyết Sơn đâu sao vẫn chưa ra chào khách?


Tựa núi (Ngọc Long Tuyết Sơn), nhìn sông (Thanh Long) Thúc Hà có vị thế tốt. Con sông Thanh Long và những con suối từ các đầm gần đó, đan nối vào nhau bởi những kênh rạch nên Thúc Hà xanh mát như nằm trên miền đồng bằng phù sa nhiều kênh rạch nơi cuối dòng Lan Thương đang cuồn cuộn không xa ngoài kia.


(tbc.)

backpackervn
28-06-2012, 13:03
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 13.


Mấy ngày thu này, miền cao nguyên Vân Nam mây xám trời buồn. Buổi sáng Thúc Hà hôm nay cũng vậy, nên làng không dậy màu, dù nhiều những đèn lồng đỏ, cờ phướn nhiều màu phất phới bay…



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020538-1.jpg
Những con đường nhiều màu của Thúc Hà.


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020522-2.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020528-1.jpg
Vấn vương chút Tây Tạng ở Thúc Hà


Không nổi tiếng như Mộc Phủ ở trấn Đại Nghiên gần đó, ở Thúc Hà cũng có những căn nhà của các thương gia giàu có ngày xưa. Trong vé 30Y đã bao gồm việc thăm viếng (để bị dụ bán hàng) những ngôi nhà trên nên có những lúc mưa bay nhẹ, tôi trốn vào những ngôi nhà đó.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020527-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020526-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020524-1.jpg
Bên trong một căn nhà “xưa” ở Thúc Hà.


Màu, có rất nhiều màu trong những căn nhà của các thương nhân Trung Hoa ngày trước. Nếu những màu vàng tràn ngập trong những ngôi nhà ở đây, từ trang trí sơn son thếp vàng đến các vật dụng… nếu ngày xưa bằng vàng thật có lẽ tôi sẽ đi buôn trà! Nói thực là màu sắc rực rỡ quá làm tôi chói vì tôi thích những vẻ đẹp u nhã. Nếu có thích những sắc màu rực rỡ, tôi chỉ “chịu” được những sắc màu của thiên nhiên. Mẹ Thiên nhiên đã tạo nên biết bao những sắc màu tuyệt đẹp mà con người chưa bao giờ và sẽ không bao giờ theo kịp.



(tbc.)

backpackervn
28-06-2012, 13:07
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 14.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020551-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020533-1.jpg
Vài căn nhà “xưa” ở Thúc Hà.


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020531-1.jpg
Tôi thích căn nhà có mái “lạ” này.


Lang thang ra quảng trường Tứ Phương (ở Thúc Hà cũng có quảng trường cùng tên này như ở Lệ Giang) xem người Nạp Tây bày hàng buôn bán. Hàng hóa ở đây đã bớt phần “công nghệ” như ở Lệ Giang, phụ họa bởi những người thợ bày biện đồ nghề trước cửa ngồi hý hoái gõ, tạc, khắc, vẽ… Tuy nhiên, dấu ấn hàng Tàu thì khó lẫn nếu bạn là người thích mua sắm hoặc bạn là người không thích mua sắm nhưng thích ngó nghiêng.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020517-1.jpg
He he he… thấy ai đi Thúc Hà cũng chụp hình nghệ nhơn này!


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020515-1.jpg
Mà ít thấy chụp hình thím này. Thím cũng là nghệ nhơn chứ bộ!


Tuy nhiên, ở Thúc Hà vẫn còn vài thứ đồ có thể mua được, hơn là ở Đại Nghiên, hầu như không có gì để mua.


Dân dã hơn Đại Nghiên, nơi hầu như không có hàng rong có kèm bàn ghế cho khách ngồi ngoài đường, Thúc Hà có nhiều. Có lẽ vì đất còn rộng người thưa chứ ở Đại Nghiên tấc đất tất kim cương làm gì còn chỗ mà kê bàn ghế cho khách ngồi ngoài đường.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020549-1.jpg
Thấy hàng hóa lưu niệm ở Thúc Hà còn có chút “art” hơn ở Đại Nghiên.


Như lệ thường, nhưng hơi quái đản một tý là còn chưa tới giờ ngọ, tôi đã xề đít xuống các mẹt hàng rong ngồi, kêu vài chai bia nhâm nhi trước khi chia tay Thúc Hà đi Baisha.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020516-1.jpg
Sợ “nấm độc” quá, đành lấy bánh khoai chiên để đưa cay, mà nào có biết nó được chiên bằng dầu tái chế n lần!


Nhủ thầm là chiều về sẽ ghé lại Thúc Hà khi có nắng lên để có thể có những tấm hình đẹp. Nhưng giờ chưa biết. Chờ đến chiều sẽ biết.


(tbc.)

backpackervn
28-06-2012, 13:11
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 15.


Tiếc nuối lòng vòng ngó nghiêng hồ sông giờ vẫn xám xịt, núi tuyết còn chìm sâu trong mây xám, tôi lóc cóc leo lên xe đạp hướng về Baisha.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020553-1.jpg
Dù có le lói chút trời xanh, Thúc Hà vẫn âm u chìm dưới màu mây xám. Nên tôi đi!


Baisha cách Đại Nghiên 10km. Từ Thúc Hà có lẽ chỉ khoảng 5-6km. Cũng đi theo con đường có những hàng cây đan vào nhau (mà thấy ai đi Bạch Sa cũng chụp hình!) tôi đi sao lại vòng lại một góc Thúc Hà. Hỏi đường, được chỉ chỉ trỏ trỏ, lại leo lên xe đạp tiếp. Lại lạc đường.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020558-1.jpg
Con đường màu xanh của Thúc Hà, mà thấy ai ai cũng chụp hình!


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020560-2.jpg
Còn đây là con đường đất chạy giữa những cánh đồng và làng quê Thúc Hà – Bạch Sa.


May mắn làm sao, khi lại lạc đường. Nên tôi không đạp xe đến Baisha bằng con đường nhựa mà bằng con đường đất đá gồ ghề. Ngang qua những ngôi làng nghèo, không đẹp như làng du lịch Thúc Hà, Bạch Sa, mà có những nét duyên quê – đâu đó quen quen như những làng quê ở nước Việt.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020569-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020564-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020559-1.jpg
Đường nhỏ qua những căn nhà làm từ đất đá… khác nhau tùy theo khả năng của từng nhà.


Con đường đất, lúc chạy qua những cánh đồng hướng dương đã qua mùa xơ xác, lúc chạy giữa những nương bắp đang trổ bông, lúc chạy ven những triền cỏ hoa dại nở mênh mông… Rồi chạy vào những ngôi làng.


Làng nhỏ. Nhà bằng đất. Hoặc nửa đá nửa đất, nửa dưới đá, nửa trên đất. Hoặc bằng đá. Nhìn qua có thể đoán được nhà nào nghèo nhà nào giàu. Nhưng, dù giàu hay nghèo, nhiều những ngôi nhà được điểm tô bằng những mái nhà thật đẹp. Một nét duyên của miền cao nguyên Lệ Giang mà tôi ít gặp ở các nơi khác.


(tbc.)

backpackervn
28-06-2012, 13:15
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 16.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020572-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020567-1.jpg
Những ánh mắt nơi làng quê Thúc Hà.


Những ngôi nhà có những cửa gỗ cũ kỹ, dán những câu đối, hay câu chúc Tết, chúc xuân, những bức tranh đặc trưng của người Tàu… có những em bé lem luốc chơi đùa cùng những chú chó con rối rít sủa nhặng xị khi thấy khách lạ, những người phụ nữ giặt đồ trước con lạch nước chảy trước nhà… Cũng không khác gì vài nơi miền cao nước Việt.


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020581-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020574-1.jpg
Những con đường ngang qua những căn nhà vàng nâu đất, chợt lạ lùng bừng lên màu hoa vàng trên mái xám.


Những mái nhà ngói âm dương xám được điểm tô bởi rêu xanh và hoa vàng. Vàng rực rỡ. Vàng như mùa thu Lệ Giang đã đổ hết màu vàng cho lũ hoa dại trên mái nhà này, để bù cho đám mây xám xịt đang che giấu trời xanh mùa thu.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020583-2.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020584-2.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020579-1.jpg
Mùa thu Lệ Giang tôi tìm thấy nơi hoa vàng trên mái xám!


Có lẽ mây xám, trời xám đã làm lũ hoa đã vàng càng thêm vàng.


(tbc.)

backpackervn
28-06-2012, 16:04
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 17.


Qua những con đường làng, Baisha đón tôi bằng những tiếng nhạc réo rắt khi tôi lóc cóc đạp xe vào một ngôi làng vắng vẻ đến khó nghĩ ở một ngôi làng cũng là trọng điểm du lịch của vùng Đại Lý, Lệ Giang. Ngôi làng nằm trong cụm di tích văn hóa được Unesco ghi nhận này vắng đến mức nghi ngờ!



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020588-1.jpg
Dàn nhạc dân tộc do các cụ ông cụ bà biểu diễn ở một quầy tạp hóa trên con đường chính của Bạch Sa.


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020586-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020589-1.jpg
Ngoài khu chợ cho người địa phương thưa thớt người già con trẻ, các nơi khác ở Baisha vắng tanh


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020593-1.jpg
Không cả ở ngoài đường mà trong quầy hàng lưu niệm cũng vắng tanh. Vắng khách, chủ bỏ đi chơi luôn!


Mà, có lẽ phải chia sẻ thêm thông tin cho các bạn nào chịu được “ê mông” thì đi từ Thúc Hà đến Bạch Sa bằng con đường làng gồ ghề không chỉ ngắm được thiên nhiên và làng quê “thật” của Vân Nam, bạn sẽ thêm một tip khác, không phải mua vé vào cổng, 30Y, mà bạn sẽ phải trả nếu đi bằng con đường nhựa bóng loáng và vào cổng chính! Cũng đáng để chịu khó đạp lóc cóc trên con đường đất há!



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020613-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020609-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020604-1.jpg
Nên đến Baisha bạn sẽ có cho riêng mình những con đường đẹp. Đường giữa nhà đất, nhà đá, nhà hoa…


Trong 3 cổ trấn nằm trong cụm di tích văn hóa Unesco của Lệ giang gồm Đại Nghiên/Dayan. Thúc Hà/Shuhe, Bạch Sa/Baisha thì Bạch Sa là cổ xưa nhất. Tổ tiên người Nạp Tây từ Ngọc Long Tuyết Sơn khi du canh du cư tìm nơi đất lành đã chọn dừng chân lại nơi làng Bạch Sa này. Bạch Sa này, giờ chỉ là làng nhỏ nhưng thời Tống nó là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Lệ Giang thời nhà Tống (TK 10 – TK 14). Có thể xem như là kinh đô của Tiểu quốc Nạp Tây thời bấy giờ.


(tbc.)

backpackervn
28-06-2012, 16:09
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 18.


Tổ tiên của chủ nhân Mộc Phủ ở trấn Đại Nghiên, Mộc Anh, Mộc Thành... và gia tộc họ Mộc với vương phủ nổi tiếng cũng xuất thân từ làng Bạch Sa này. Nhưng giờ đến đây, bạn phải có trí tưởng tượng siêu phàm mới có thể hình dung về Bạch Sa ngày xưa oai hùng đó.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020612-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020615-2.jpg
Khác với một kinh thành xưa, Bạch Sa bây giờ là một làng nhỏ, những con đường nhỏ.


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020610-1.jpg
Công dân của kinh thành cũ giờ lặng lẽ đội cỏ về nhà cho lũ gia súc.


Nhưng, không chỉ có vậy, Bạch Sa còn nổi tiếng với các tranh tường/frescoes từ thế kỷ 14. Bức tranh tường đầu tiên được vẽ vào năm 17 sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, năm 1385. Phát triển rực rỡ trong thời nhà Minh, các bức tranh tường Bạch Sa này dần dần bị quên lãng khi bộ tộc Nữ Chân từ phương bắc xa xôi tràn xuống miền nam, chiến thắng và lập nên nhà Thanh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh tường được lưu giữ trong các cung Lưu Ly, Đại Bảo… ở Bạch Sa. Tuy nhiên, tất cả các cung điện này giờ được phục dựng, cũ mới lẫn lộn khó biết, nhưng quan trọng nhất là chúng nằm trong một tường rào, phải mua vé và không được chụp hình. Tiếc tiền, nhất là sợ “mua” phải hàng giả giá đắt nên tôi ngậm ngùi đứng nhìn chiếc cổng bán vé vào khu lưu giữ các cung điện và tranh tường Bạch Sa nổi tiếng rồi quay xe chổng mông đạp tiếp đi chỗ khác.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020594-1.jpg
Chợ vắng.


Thêm nữa chứ. Bạch Sa còn nổi tiếng bởi Dr. Ho (He Shixiu) / Lương y Hồ. Nức tiếng 5 châu chứ không chỉ ở Bạch Sa lèo tèo người. Nức tiếng đến mức lên cả LP một thời. Lương y Hồ này được rất nhiều du khách Tây Âu, nhiều khi cuồng tín quay về y học cổ truyền phương đông, hâm mộ. Lúc tôi đến, phòng mạch của ông vắng tanh, chắc đang giờ nghỉ trưa. Choáng váng trước những tấm hình, những bài báo ca tụng về ông, tôi chia sẻ với các bạn tấm chân dung của ông, được tặng bởi một bệnh nhân bị ung thư bạch cầu mà ông đã điều trị khỏi. Tin hay không tùy bạn, nhưng biết đâu ở đời may thầy phước chủ há!



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020621-1.jpg
Bên ngoài phòng mạch Lương y Hồ

https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020622-1.jpg
Và tấm hình của Lương y Hồ / He Shixiu được tặng bởi một bệnh nhân ung thư bạch cầu được ông điều trị khỏi.


(tbc.)

backpackervn
28-06-2012, 16:16
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 19.



Các tour du lịch nhiều khi còn chưa đưa khách đến Thúc Hà, thì mơ gì đến việc đưa khách đến Bạch Sa. Hơn nữa nếu đưa khách đi bằng cổng chính phải mua vé vào làng, đội thêm chi phí nên thôi bỏ qua luôn cho tiện. Nên khách đi đến Bạch Sa, theo như tôi thấy trong buổi chiều đó, hầu hết là khách đi xe đạp, đi bộ (mấy cô chú khoai tây), và vài chiếc xe khách chở khách đi Ngọc Long Tuyết Sơn về tạt ngang. Nên, ai yêu thích những gì xưa cũ, im ắng nên tìm đến Bạch Sa.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020598-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020602-1.jpg
Đường vắng, nên bạn tha hồ lang thang ngó nghiêng những chiếc cổng đẹp.


Đường vắng tênh. Dù phố chỉ có 1 con đường chính. Chợ vắng tênh. Dù đó là chợ bán hàng lưu niệm. Vắng đến mức ở đường, ở chợ bạn có thể chụp những cảnh quan không vướng người đi đường, trong những ngày đang là Quốc Khánh đất nước này. Khi mà ở Đại Nghiên đi ngoài đường phải chen lấn.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020596.jpg
Tuy đường vắng khách vắng…


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020595-2.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020600-1.jpg


https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020599-1.jpg
…nhưng các mặt hàng lưu niệm của Bạch Sa đẹp hơn ở Đại Nghiên và Thúc Hà.


Đã vậy, rất ít trẻ con, hiếm hoi người trẻ, chỉ toàn những người già lụ khụ, trong những bộ đồ cũng xanh trắng truyền thống của người Nạp Tây nhưng cũ kỹ xuống màu khác xa những bộ váy áo tinh tươm các cụ bà đang tưng bừng nhảy múa ở Đại Nghiên, Thúc Hà. Các cụ cắm cúi vào các quân mạt chượt, xem như khách chỉ là hạt bụi bay ngang qua làng. Nhất là khi khách chỉ là một kẻ quần áo nhếch nhác, lộc cà lộc cộc trên chiếc xe đạp thứ gì cũng kêu trừ cái chuông, chứ không phải là những chiếc xe du lịch bóng loáng hay các nam thanh nữ tú với quần là áo lượt súng to ống dài.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/PA020619-1.jpg
Thú vui của người cao tuổi ở Bạch Sa.


Nên tôi có một Bạch Sa cho riêng mình. Mãi đến khi tôi lang thang “lạc" vào con đường nhỏ, gặp một người “quen”, gặp một câu chuyện thú vị. Làm cho chuyến đi Bạch Sa này trở nên độc đáo và khó quên, dù cũng chẳng có gì đặc biệt lắm.


(tbc.)

backpackervn
29-06-2012, 17:09
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 20.


Rời phố thị, tôi lang thang vào con đường quê nho nhỏ tìm chụp những giá treo phơi bắp vàng đẹp lạ trong chiều xám. Tự nhiên nghe ai đó kêu hú gì đó, rồi một chú nhóc chạy tới lôi tôi đến chỗ một cụ ông râu tóc bạc phơ đang ngồi chơi với đám nhóc. Ông cụ đẹp lão và rất quen. Bạn có nhận ra ông trong bộ đồ quê dân dã này chưa.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020625-1.jpg
Rời bỏ những con đường vắng tanh ở phố chính Bạch Sa, tôi đi vào những con đường “quê” thật sự, nơi có những dàn bắp khô vàng rực trong chiều mây xám.


https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020624-1.jpg
Và tôi đã gặp ông cụ đẹp lão này. Bạn có thấy ông quen quen chưa?


Rồi ông dắt tay tôi qua những con đường nhỏ về căn nhà đẹp. Căn nhà đúng kiểu của nông thôn Lệ Giang. Nhà 3 căn vuông vức nối nhau vây quanh khoảng sân trống, thêm hàng rào có chiếc cổng nữa là thành khuôn viên hình chữ nhật vuông vắn. Nhà rộng thênh thang nhưng chỉ có cụ ông và một cụ bà còn già và lụm khụm ơn ông. Ông cụ có một trai và gái đã lớn, theo như các tấm hình ông khoe với tôi.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020630-1.jpg


https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020644-1.jpg
Nhà của người Baisha ở quê đẹp quá há.


Kéo tôi vào nhà, ấn vào chiếc ghế, ông ra sân vườn lúc lỉu những cây lê táo trĩu quả (không bọc trong các bao nylon có tẩm ướp thuốc diệt côn trùng đâu nghen) ông hái mấy trái. Đặt lê táo trên bàn, ông lấy thêm nào là kẹo bánh hạt dưa, quả óc chó… bày ra mời khách. Tôi còn đang ngỡ ngàng chưa biết chuyện gì, ông vào trong thay bộ đồ đẹp, ôm theo một chồng album, tạp chí, sổ lưu niệm, postcard… và mấy nhạc cụ lỉnh kỉnh hớn hở ra bàn “nói chuyện” với khách.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020634-1.jpg
Ông lão đang lúi húi bày biện ra mời khách, dưới mái hiên đèn lồng đỏ treo cao, bên khu vườn xanh mát lúc lỉu cây trái.


(tbc.)

backpackervn
29-06-2012, 17:21
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 21.




https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020632-1.jpg
He he, tự nhiên đi lang thang được mời mọc quá trời.


https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020646-1.jpg
Được lang thang trong khu vườn cây trái trĩu cành nữa chứ.


Theo từng cuốn album ông đưa, tôi dần hiểu. Toàn là hình chụp ông đang biểu diễn ở những nơi hoành tráng trên các sân khấu lớn nhỏ đây đó. Có thể là ông đã từng biểu diễn cả ở show diễn hoành tráng, đắt đỏ Ấn Tượng Lệ Giang của Trương Nghệ Mưu nữa không chừng (mà tôi không có tiền coi show đó nên không biết!). Rồi trong nhiều tạp chí là những bài viết về ông. Có hình chụp chung với cô phóng viên xinh đẹp viết bài nữa. Rồi lưu bút ngày xanh của những vị khách ghé thăm ông viết tặng. Rồi postcard của những vị khách đó từ đâu đó xa xôi gửi về tặng ông cảnh đẹp quê nhà sau khi về nước. Rồi nhiều rất nhiều những danh thiếp của các vị khách lưu lại mà tôi cũng quá rảnh (!?) tò mò giở xem hết, tìm thấy mấy cái tiếng Việt. Té ra, tôi không phải là khách Việt Nam đầu tiên đến đây.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020638-1.jpg


https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020637-1.jpg
Ông cụ, cô phóng viên xinh đẹp trên tờ báo.


Xong xuôi đến tiết mục trình bày âm nhạc. Ông cụ chơi được rất nhiều loại nhạc cụ, nghe thì réo rắt thấy hay chứ tôi đâu biết gì. Không biết ông cụ có biết câu tục ngữ bên nước Nam xa xôi "Đờn khảy tai trâu" không há. Đúng là ông bà mình ngày xưa thâm thúy thiệt. Mà áp dụng vô đây thấy đúng thiệt!!!


Nhưng xui xẻo nhất cho tôi giờ là cái máy chụp hình lại hết pin! Khốn nạn cho tôi vì đã một ngày lê la Thúc Hà, Bạch Sa, rồi ham hố chụp hình các postcard, nhà ông… nên vừa bấm máy chụp được ông một tấm cái máy cùi bắp kêu tít tít – hết pin. Nên tôi đành ngồi “nghe” nhạc mà không chụp thêm được tấm hình nào. Mà chắc thấy tôi im lặng nghe, không hý hoái chụp hình nữa ông cụ lại nghĩ tôi thẩm thấu được tài hoa của mình nên càng mê mải chơi!



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020640-1.jpg
Còn đây là danh thiếp của các vị khách Diễn Nản từng ghé thăm ông. Có ai trốn chồng/vợ đi chơi Lệ Giang bị đưa lên đây thì kêu bpk rút xuống há!


(tbc.)

backpackervn
29-06-2012, 17:26
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 22.


Hồi lâu, sau khi trình bày xong các thứ nhạc cụ, khí cụ… tôi còn chưa hết ngỡ ngàng, ông cụ bưng ra một chồng CD, rồi tặng tôi một cái. Một CD nhạc của chính ông. Hơi bối rối, nhưng tôi cũng lấy ra 30Y gửi lại ông. Cũng muốn lấy ra nhiều hơn nhưng nghĩ nhanh thấy 100.000đ này ở Sài Gòn CD lậu chỉ 5.000đ/cái tôi có thể mua được đến 20 cái, nên nghĩ chắc ông cụ cũng không buồn lắm. Mà tôi đâu phải trả tiền cho đĩa CD này không đâu há. Mà còn xem như tôi may mắn nữa, vì có lẽ đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi có được một buổi trình diễn cho riêng mình.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020629-1.jpg
Căn nhà đẹp với nhiều nhạc cụ của ông. Có nhiều tấm hình ông chụp chung với các ban bệ, lãnh đạo…


https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020639-1.jpg
CD của ông cụ đây. Tôi còn giữ nó ở nhà, ai muốn nghe thì báo há!


Thực ra, tôi cũng không nghĩ là ông cụ này bán CD đâu vì nhà ông rất khá giả. Nhưng tôi nghĩ rằng hình như ông đang tiếc nuối ngày vàng son, muốn giới thiệu tác phẩm của mình thưở còn oai tráng với du khách. Sau này được xem thêm những tấm hình của các bạn khác chụp ông ở nhiều chỗ khác, tôi càng nghĩ là mình đúng.



https://i788.photobucket.com/albums/yy163/bpkvn3/PA020647-1.jpg
Tấm hình duy nhất tôi chụp được ông cụ trong bộ lễ phục.


Tên ông cụ là Zuozhen. Không phải tôi nghe từ ông cụ vì nếu ông có nói tôi cũng không biết ông đang nói gì. Tôi biết tên này từ tấm bưu thiếp những người khách ngoại quốc gửi cho ông. Hy vọng giờ ông cụ vẫn còn khỏe để đón chào những người bạn Việt Nam mới.



Âu cũng là một câu chuyện hay về Baisha tôi gặp và nhớ. Còn câu chuyện của bạn?


(tbc.)

HCMC
30-06-2012, 02:40
Hi!
Bạn có thể cho mình copy cái đĩa CD của ông cụ Zuozhen ở Lijiang không?

backpackervn
02-07-2012, 14:10
@HCMC, tưởng rằng cái đĩa còn, nhưng kiếm hoài không ra. Đành sorry vậy!
----------------------------------------


Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 23.


Tôi chia tay Baisha khi mặt trời chiều chợt le lói qua mây dày, sau cả một ngày dài xám mây sầu muộn. Con đường từ Baisha về Shuhe hoa dại rực rỡ hơn trong nắng chiều. Đặc biệt con đường dưới vòm cây xanh lá âm u sáng nay giờ vàng pha những tia nắng muộn, bừng sáng và đẹp.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA020650-1.jpg
Bóng chiều đã phủ xuống Baisha...


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA020657-1.jpg
…nhưng nắng vẫn vàng con đường xanh gần Thúc Hà.


Lang thang xuống phố mới Lệ Giang, ra bến xe tìm mua vé chuyến xe đầu tiên ngày mai đi Shangri La (tiết kiệm được ít đồng thay vì mua ở nhà nghỉ), tôi về phố cũ Đại Nghiên trả xe đạp, lóc cóc cuốc bộ về lữ điếm Mama Naxi tắm rửa bụi trần của một ngày dài lang thang Thúc Hà, Bạch Sa, và chuẩn bị cho một đêm chia tay Lijiang nồng nàn.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA010311-1.jpg
Chia tay Lệ Giang, chia tay những con phố đèn lồng đỏ treo cao


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA020009-1.jpg
…chia tay những đêm lạnh một mình một ly bên những con suối hoa đèn rực rỡ.


Đêm Lệ Giang những ngày hội hè tháng mười đông đúc. Các quán bar ven các kênh rạch ầm ĩ nhạc pop rock, làm gì có cảnh hát đối của trai quê gái làng ở hai bên bờ kênh như ai đó vẫn mơ về ngày cũ. Tôi vác bia ra chiếc cầu đá nằm xa quảng trường Tứ Phương vắng vẻ ngồi uống bia một mình, ngắm người qua kẻ lại. Ngắm trời ngắm đất, ngắm những chiếc đèn hoa trôi trên con kênh, bên lũ cá chép đỏ vẫn đua nhau mải miết bơi ngược con nước. Chúng bơi đi đâu về đâu mà suốt ngày dài đêm thâu vẫn thấy chúng mải mê bơi. Có bao giờ mơ về một nơi xa hơn Lijiang không lũ cá kia?


Lâng lâng, lưng tưng, tôi lững thững đi vào Đại Nghiên đêm, làm một vòng cuối trước khi chia tay, vì tôi biết sẽ khó có lần quay lại miền đất mà tôi đã từng ghé đến 2 lần này.


(tbc.)

backpackervn
02-07-2012, 14:13
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 24.


Sau một đêm lạnh ngon giấc, tôi tỉnh giấc thật sớm. Đóng gói đồ đoàn xong, thấy còn nhiều thời gian, tôi nhanh bước về Vạn Cổ Lầu mà mấy bữa nay vì tiếc tiền mua vé nên tôi không lên. Vạn Cổ Lầu là nơi có tầm nhìn bao quát toàn Lệ Giang, nhưng tôi lại chọn sai thời điểm đến đây để chụp hình.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030029-2.jpg
Trấn Đại Nghiên còn ngái ngủ trong sương mờ, nhà ai thức sớm còn tặng thêm khói bếp làm cho người gần ra đi lòng sao lãng đãng…


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030015-2.jpg
Chút nắng hồng bắt đầu le lói.


Nằm ở góc tây trấn Đại Nghiên, lên Vạn Cổ Lầu vào sáng sớm đón bình minh sẽ rất tuyệt cho việc ngắm nhìn những ngón tay hồng dịu dàng của thần mặt trời ve vuốt trên những mái nhà xám còn ngái ngủ trong sương mù lãng đãng. Cảnh thật đẹp nhưng hình chụp lại không đẹp vì bị ngược sáng, nhất là khi bạn chỉ có máy P&S cùi bắp không có các chức năng cao cấp. Nên, đành phải chọn một trong hai, ngắm cảnh đẹp thì đi sáng sớm hay muốn chụp hình đẹp thì đi vào buổi chiều. Còn muốn cả 2 thì sáng ghé rồi chiều ghé. Tôi thì hết cơ hội rồi vì lát nữa tôi sẽ ngược Shangri La rồi.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030061-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030043-1.jpg
Lên cao hơn, gần Vạn Cổ Tự hơn, nắng đã vàng rực những khu rừng xanh.


Đường lên Vạn Cổ Lầu chạy giữa những hàng thông xanh ngắt, treo đầy những chiếc khóa tình yêu. Lang thang trong nắng sớm khi nơi đây còn vắng vẻ thật tuyệt, nhất là sau mấy bữa chen lấn ở Đại Nghiên thì con đường vắng chỉ có tôi với lũ chim, đám sóc trong không khí trong lành mát mẻ của mùa thu cao nguyên quả là một Lệ Giang rất khác.


(tbc.)

backpackervn
02-07-2012, 14:16
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 25.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030064-1.jpg
Ngân lên tiếng Chuống Ước Nguyện này, trời sẽ nghe, đất sẽ thấu hiểu nỗi lòng của bạn.


Không có khóa tình yêu để gửi lại nhờ Lệ Giang giữ gìn, tôi ghé bên Chuông Ước Nguyện gõ những tiếng chuông thanh trong nắng sớm. Không tham lam cầu nguyện nhiều, vì biết xác phàm còn quá nhiều sân si của mình rất khó được chứng, nhưng tôi ước cho hành trình lên Tây Tạng kỳ này của tôi được thông suốt, vì cho đến giờ, những thông tin vẫn tìm kiếm hàng ngày cho thấy những cánh cửa của Tây Tạng vẫn còn đang đóng.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030071-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030070-1.jpg
Vạn Cổ Tự trong nắng xanh mai sớm.


Lang thang quanh Vạn Cổ Tự, tôi giật mình nhìn đồng hồ mới thấy thời gian cho Lệ Giang của mình không còn nhiều. Leo vội lên tầng trên cùng của Vạn Cổ Tự nhìn Lệ Giang cũ mới đã ngập trong nắng vàng hiếm hoi sau mấy ngày mây xám, tôi tiếc nuối nhưng cũng chẳng biết làm sao. Không thể ở lại vì tôi đang hướng lên Tây Tạng, và nếu lần khân nhiều thì visa sẽ hết hạn, việc xin gia hạn rắc rối sẽ tạo thêm rắc rối cho việc xin giấy phép vào Tây Tạng. Nên tiếc nuối ngắm nhìn Lệ Giang từ trên cao lần cuối, tôi chạy nhanh về nhà nghỉ, leo lên taxi của Mama Naxi thẳng tiến ra bến xe, leo lên chuyến xe Lijiang – Shangri La, vẫy chào Lijiang lần cuối, tôi đi.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030088-1.jpg
Lệ Giang, nơi giao hòa giữa phố cũ Đại Nghiên và phố mới.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030086-1.jpg
Lệ Giang phố mới.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030103-1.jpg
Lệ Giang phố cũ.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030057-1.jpg
Những mái nhà Đại Nghiên trong ngày nắng tôi chia tay ra đi, sau những ngày thu xám mây sầu.



Lệ Giang, biết bao giờ trở lại?

backpackervn
02-07-2012, 14:19
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 1.


Phải nói cho rõ là vườn địa đàng phía đông chứ không phải là "Phía đông vườn địa đàng”, tiểu thuyết nổi tiếng của xứ cờ hoa Huê Kỳ đâu nhé. Màu mè chút vì miền đất đẹp Shangri La ở phương đông huyền bí này còn có rất nhiều tên như: Happy Land, Garden of Eden, Utopia... nên tôi bịa cho nó cái tên màu mè này, mà chưa thấy ai khác đặt (?!) – vì thực ra nó nằm ở góc tây của tỉnh Vân Nam.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030158-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030160-1.jpg
Hoa cỏ mùa thu Shangri La lộng lẫy hơn bên những phướn cờ rực sắc


Nguyên là đất của Tây Tạng ngày trước, vùng đất này lúc đầu có tên là Gyeltang (hoặc viết là Gyalthang) theo Tạng ngữ. Chuyển ngữ Hán Việt là Kiến Đường. Sau đó, khi thuộc về Trung Quốc, nó được đổi tên là Zhongdian, Trung Điện. Phố cổ Dukezong của vùng đất này đã có hơn lịch sử 1.300 năm. Cho đến những năm 1990, miền đất này vẫn được biết đến với cái tên Zhongdian.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030219-1.jpg
Trong phố, vẫn rực rỡ hoa.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030299-1.jpg
Và một hoàng hôn chợt rực lửa sau một ngày xám mây.


Còn Shangri La là tên của vùng đất huyền thoại tuyệt vời của tiểu thuyết gia người Anh James Hilton. Sau khi tiểu thuyết “Chân trời đã mất” / "The lost horizon" của ông ra đời năm 1933, rất nhiều người trên thế giới đã hướng đến các vùng đất phương đông xa lạ, tìm về miền đất thiên đường Shangri La được ông kể đến trong cuốn sách của mình. Mãi đến những năm 1990, người TQ mới "phát hiện" ra rằng, vương quốc xưa Diquing Zang (Địch Khách) của cao nguyên Junnan đã được sử sách Tây Tạng ghi lại với cái tên Shambala / Shangri La (theo nghĩa của nó) và cũng chính là Shangri La được James Hilton đề cập (!?).


(tbc.)

backpackervn
02-07-2012, 14:21
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 2.




https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA040440-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA040435-1.jpg
Những sắc màu mùa thu Shangri La.


Lúc mới ra đời hơn 1.300 năm về trước, phố cổ Dukezon hiện nay được đặt tên đó, với nghĩa là: "The moon light city". Sau đó, một thành phố khác, "The sunlight city" được thành lập bên kia sông Nazi, chảy ngang qua 2 thành phố. Và cả 2 thành phố này sau được gộp lại, với tên gọi (theo Tạng ngữ) "Thành phố của mặt trăng và mặt trời".



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA040465-1.jpg
Dòng sông mùa thu rực rỡ sắc màu.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA040511-1.jpg
Qua những cánh cửa mộc mạc là những ngôi chùa đẹp Shangri La


Sau khi phát hiện và tìm tư liệu chứng minh (!?), vào lúc 21.30 giờ ngày 14.09.1997, TQ đã họp báo tại Zhongdian và công bố vùng đất Diquing của TQ chính là Shangri La. Và đến 17.12.2001, Zhongdian chính thức được đổi tên thành Shangri La, còn được chuyển ngữ thành Hương Cách Lý Lạp hay Hương Cách Lý La. Từ đó làn sóng du khách bắt đầu đổ về vùng đất thiên đường hiền hòa này. Tuy nhiên, do dịa thế hiểm trở và khí hậu khắc nghiệt cũng như nhiều yếu tố khác, Shangrila ít bị thương mại hóa hơn các phố cổ khác của TQ. Vào ngày 18.09.2005, Shangrila đã vượt qua hàng trăm phố cổ khác của TQ, chiếm vị trí đầu bảng trong cuộc bình chọn "Phố cổ nổi tiếng và duyên dáng" do Đài TH quốc gia TQ CCTV thực hiện.



(tbc.)

backpackervn
03-07-2012, 12:14
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 3.


Phần sơ lược giới thiệu về Shangri La tôi cố gắng tìm nhiều thông tin để làm cho miền đất này tăng chút hấp dẫn (!?), một số hình ảnh đi kèm cũng cố mông má lòe loẹt (!?). Nhưng, thực ra Shangri La không đón tôi bằng chiều thu rực rỡ mà là một buổi chiều mùa thu xám lạ lùng. Mùa thu xám mây đó mang lại cho Shangri La một vẻ đẹp u uẩn, khác với vẻ lộng lẫy khi nhìn thấy những bức hình trời xanh mấy trắng mái vàng tường đỏ…lộng lẫy của Shangri La. Nên buổi chiều đó, Shangri La có một nét đẹp rất lạ, rất phù hợp với kẻ lang thang một mình, và làm lòng đã chùng càng chùng sâu.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030151-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030153-1.jpg
Shangri La chiều thu u uẩn.


Rời Lệ Giang buổi sáng nắng vàng như mật, sau mấy ngày mây xám, tôi tưởng rằng những ngày mây đã qua, mùa thu vàng thảo nguyên đang về. Nhưng sau con đường khúc khuỷu 198km từ Lệ Giang, Shangri La lại đón tôi bằng một chiều xám, như không thể xám hơn được. Taxi đi từ bến xe về phố cổ chỉ 10Y, mà mệt mỏi lắm tôi mới phải đi vì sau 5 giờ nhồi xóc trên xe và đáp xuống ở độ cao 3.200m, cao hơn Fansipan (!?) quá mệt mỏi và gió quá buốt nên tôi đành leo lên taxi. Dừng ngoài phố chính, vì xe hơi không được vào trong, tôi lóc cóc cõng balo ghé vào Dragoncloud GH, lấy một chiếc giường dorm chỉ 25Y/đêm. Các bạn chủ quán trọ trẻ, nhiệt tình và tiếng Anh cũng khá nên giúp tôi cũng nhiều, nhất là thông tin về Deqin cũng như chỉ tôi cách lang thang bằng xe máy ở Shangri La.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030212-1.jpg
Những con đường đá quê cũng vắng tênh, buồn hiu…


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030222-1.jpg
…chỉ có Quy Sơn Tự (Guishan Si) lấp lánh nơi cuối con đường là chút ánh sáng của chiều thu Shangri La này.



Quăng đồ lên giường, tôi lội bộ ra quảng trường, nơi bán đồ ăn, hàng lưu niệm và cũng là sân chơi buổi tối của người địa phương. Làm chai bia lạnh trong buổi chiều thu lạnh, để quen dần với Shangri La, tôi bắt đầu lang thang phố cổ và nhằm hướng chùa Quy Sơn chậm bước.


(tbc.)

backpackervn
03-07-2012, 12:16
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 4.


Chùa Quy Sơn, còn không có tên trong L.P, được nhắc đến nhờ nằm gần Scripture Chamber (Gucheng Cangjingtang) (tạm dịch Tạng Kinh Đường), điểm du lịch duy nhất được nhắc đến của LP trong khu vực nội ô Shangri La. Thật lạ lùng cho một miền đất gọi là Vườn địa đàng? Mà lạ lùng thay Scripture Chamber trông giống như một ngôi chùa Tạng này trước kia chỉ là Nhà tưởng niệm cho cuộc Vạn Lý Trường Chinh của hồng quân Trung Quốc.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030135-1.jpg
Tạng Kinh Đường buồn bã xám (nhưng không ngờ bên trong lại rất lạ & đẹp).


Nên lúc đầu, đọc về cái Scriptute Chamber này thoạt đầu tôi không thấy cuốn hút lắm, nhưng thấy không còn chỗ nào đi, cho mấy tiếng đồng hồ còn lại của buổi chiều trời mây xám xịt này nên tôi mới lon ton đến đây. Té ra lại được chiêm ngưỡng một trong những cái “nhất” của xứ sở “thiên hạ đệ nhất nổ”, chiếc Pháp luân chung lớn nhất Trung Quốc!



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030130-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030133-1.jpg
Quy Sơn Tự u trầm trong chiều xám


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030171-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030136-1.jpg
… nhưng những nét & sắc màu Tạng vẫn rạng ngời.


Nhưng, phải nói với kẻ chưa bao giờ đến Tây Tạng như tôi lúc đó, ngôi chùa Quy Sơn và chiếc đại Pháp luân chung này đã làm tôi ngất ngây vì vẻ lấp lánh sáng đẹp của cả ngôi chùa và chiếc đại chung này, dù bầu trời xám kia như sắp ập xuống Shangri La.


(tbc.)

backpackervn
04-07-2012, 10:55
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 5.




https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030150-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030187-1.jpg
Như thường lệ, bên trong các điện thờ này không được phép chụp hình.


Tôi rất ngạc nhiên khi thấy Shangri La chiều nay vắng vẻ như vậy, vì cư dân TQ vẫn còn đang trong kỳ nghỉ dài ngày quốc khánh. Nhất là khi ở Lệ Giang không xa bên dưới người đi chật đất, quán xá không còn chỗ ngồi. Nhưng có lẽ như vậy cũng may, vì không phải chen lấn với các bạn xí lô xí là hầu như luôn choáng chỗ để dán mẹt, dán mông vào chụp hình, không hề biết là trên đời còn có người khác.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030141-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030143-1.jpg
Các gian điện thờ (như của Đạo Giáo) dưới chân Quy Sơn Tự.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030152-1.jpg
Những người dân Tạng đang đi kora quanh Quy Sơn Tự.


Quy Sơn Tự chiều nay cũng vậy, vắng vẻ, chỉ thấy các khách Tây và những gia đình người Tạng. Mà ngôi chùa này cũng lạ. Tuy tôi chưa đi Tây Tạng, đang trên hành trình tìm đến Tây Tạng nhưng tôi biết rằng những gian điện thờ bên dưới ngôi chùa này nhất định không thuộc về văn hóa Tạng, mà dường như thuộc về Đạo Giáo nhiều hơn. Thực ra, trường hợp giao hòa về văn hóa tôi thấy cũng nhiều. Nhất là Shangri La, vì ngày trước thuộc về Tây Tạng, giờ nằm trên đất Trung Nguyên (cả về hành chánh cũng không còn thuộc Tây Tạng) này thì những sự lai này không quá khó hiểu.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030162-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030157-1.jpg
Một ngôi chùa khác, làng quê với những căn nhà mái lợp gỗ nhìn từ chùa Quy Sơn.


Đến Shangri La lúc này, hành trình lên Tây Tạng của tôi vẫn đang mờ mịt, nên thấy những gì liên quan đến Tây Tạng, tôi đều rất chăm chú. Nên sau khi vào trong chùa khấn vái, đi quanh chùa ngó nghiêng, tôi ghé ngang chiếc Đại Pháp Luân Chung, nơi những gia đình người Tạng, và các em bé Tạng đang gồng mình quay chiếc chung đồng dát vàng nặng 60 tấn này!


(tbc.)

backpackervn
04-07-2012, 10:58
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 6.


Không biết các bạn khác thế nào nhưng ở độ cao 3.200m trung bình của Shangri La (có một tài liệu khác lại nói là 3.387m), buổi chiều gió giật đó tôi đi lên những bậc thang của chùa Quy Sơn rất mệt. Ngừng lại nhiều lần để thở. Do vậy, lúc đầu tôi cũng không nghĩ là sẽ quay vòng chiếc Pháp Luân Chung này, chỉ đi những vòng kora thôi. Nhưng khi tôi nhìn thấy chiếc Pháp Luân Chung cao trên dưới 20m to đùng, nặng khoảng 60 tấn đó được chỉ có mấy cô cậu nhóc Tạng, đâu đó trên dưới 6-7 tuổi, đỏ mặt tía tai gồng mình kéo là tôi nhảy vào phụ với các bé quay chiếc Pháp Luân Chung.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030168-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030165-1.jpg
Chiếc Đại Pháp Luân Chung cao trên dưới 20m, nặng khoảng 60 tấn của chùa Quy Sơn.


Rất mệt, thở dốc hồng hộc, nhưng chỉ vài vòng là tôi bắt đầu quen, và thấy ấm, rồi nóng sực cả người. Cởi bớt áo trong áo ngoài, tôi bắt đầu đi những vòng kora cùng quay chiếc Pháp Luân Chung, thầm cầu nguyện cho sức khỏe gia đình và hành trình chân cứng đá mềm của mình. Nhiều, rất nhiều vòng quay và kora để mong sao cho lòng thành được bảo chứng.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030180-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030178-1.jpg
Tôi không thể đứng nhìn khi thấy các em bé này gồng mình kéo chiếc Pháp Luân Chung nặng 60 tấn, nên cùng tham gia với các bé (sau khi chụp hình các bé xong!!!).


Chiều cũng muộn, lang thang Quy Sơn Tự lần nữa, tôi xuống chùa, ghé sang Tạng Kinh Đường (Gucheng Cangjingtang) thăm viếng, tranh thủ trước khi chùa đóng cửa.


(tbc.)

backpackervn
04-07-2012, 11:01
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 7.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030140-1.jpg
Tạng kinh đường nhìn từ chùa Quy Sơn.


Tôi cũng thấy hơi lạ là hầu như không thấy các nhóm bạn đi Shangri La ghé thăm ngôi chùa / Nhà tưởng niệm cũ này. Vì bên trong ngôi chùa này rất đẹp. Nhất là với ai chưa đi Tây Tạng như tôi thì nội thất bên trong ngôi chùa với những màu sắc, tranh tượng, cờ phướn… đặc trưng Tây Tạng này quả là hết sức đặc biệt.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030200-1.jpg
Tạng Kinh Đường ở Shangri La.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030195-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030193-1.jpg
Và màu sắc hình ảnh Tây Tạng lung linh bên trong.


Nhưng, điểm đặc biệt đầu tiên, vì đúng như vậy, khi bạn bước vào trong khuôn viên chùa là bức tượng đẹp. Dù thật sự có rất rất rất nhiều điều không thích về… tôi phải công nhận bức tượng đẹp về cách thể hiện.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030186-1.jpg
Tạng Kinh Đường nhìn từ Quy Sơn. Bạn có thấy cụm các pho tượng?


Bức tượng tưởng niệm về cuộc Vạn Lý Trường Chinh nổi tiếng của Cách mạng Trung cộng. Về mặt nghĩa, tôi thật sự không biết những người dân, nhà sư Tây Tạng có nồng nhiệt chào đón Hồng Quân Công Nông Trung Cộng lúc đó như bức tượng mộ tả hay không? Vì theo những gì tôi đọc được, kể cả những sách truyện dạng “chính truyện” như Thiên Táng (Hân Nhiên),… đều cho thấy rằng ngay khi Đảng CSTQ lên nắm chính quyền, người Tây Tạng vẫn chưa hoàn toàn quy thuận, mãi cho đến cuộc tổng tiến công Tây Tạng 1959… và mãi đến bây giờ vẫn….



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030204-1.jpg
Pho tượng đẹp ở Tạng Kinh Đường.


Cụm tượng tượng này tạc hình ảnh một nhà sư nâng khăn khatag tặng cho một Hồng Quân Công Nông, đang che chở cho một bé gái đang nép mình bên anh. Nếu thực sự chuyện như vậy có thật (tôi không biết, có ai biết?) thì đây quả là bức tượng đẹp khi nhìn những đường nét hiền từ thanh thoát cao quý của nhà sư. Bên cạnh đó, ghình ảnh người lính Hồng Quân xuất thân từ nông thôn đói nghèo Hoa Lục thời đó cũng được thể hiện nét chất phác bên cạnh vẻ phong trần của người lính. Bàn tay của anh ôm lấy bờ vai nhỏ của bé gái trong trang phục truyền thống Tạng với gương mặt còn đầy vẻ sợ sệt… như đang che chở, như đang an ủi vỗ về…

Thôi thì mong sao trong đời đâu đó vẫn còn có những người tốt và hy vọng cảnh tượng này là có thật! Dù biết chắc là nếu có, cũng sẽ không nhiều….

(tbc.)

Mèo Bay
04-07-2012, 22:51
Đọc bài viết của bạn về chùa Quy Sơn và Pháp luân chung mình lại nhớ đến tình cảnh của mình năm ngoái: một con mèo gầy yếu vì một cơn đau thắt trong ngực trái đã rơi lại đằng sau khi nhóm bạn của nó kéo nhau đi chùa Quy Sơn. Nó ngồi một mình trong một quán nhỏ ấm cúng, trước một tô thịt bò hầm to xụ, một đĩa ớt Hổ Chi xào và một ly rượu to... và phát hiện ra rằng thì ra cơn đau thắt ngực có thể dịu đi khi uống rượu và ăn thịt bò xắt miếng to :D

(P/S: ai bắt chước mình mà có hậu quả nghiêm trọng mình không chịu trách nhiệm đâu đấy! :D)

backpackervn
05-07-2012, 10:24
@ Mèo Bay, rượu á, nói về rượu có rượu ngay :T , cũng ở Shangri La này. Nhưng bpk không uống bằng bát hay chén đâu, uống cả vò mới đáng mặt giang hồ.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA040015-1.jpg
Bàn tay nó ôm vò rượu đó!


Hình chụp với các bạn trẻ TQ, từ Quảng Đông lên Deqin để leo Mai Lý Tuyết Sơn. Trong đêm lạnh Shangri La, thấy bpk ôm vò rượu ngồi một mình (!?) các bạn làm quen và cùng uống rượu. Chuyện sẽ kể sau.

------------------------------------


Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 8.



Chia tay Quy Sơn, tôi lang thang phố cổ và những con đường đi vào làng ven phố cổ.


Những ngôi nhà ở Shangri La này hơi lạ là được lợp mái gỗ, hoặc đất nện, nếu là mái bằng. Lạ ở chỗ là những bức tường cũng được lợp mái, hoặc lợp bằng đất nện, không chỉ ở trong làng cổ mà còn lan sang ở vài nơi phố mới.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030212-1-1.jpg
Một con đường quê.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030232-1.jpg
Một con đường phố.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030228-1.jpg
Một con đường có phố đèn đỏ (!?).


Tường làm bằng đất hoặc đá, hoặc nửa dưới bằng đá, nửa trên đất, chắc có lẽ tùy vào túi tiền gia chủ. Khác với các căn “nhà cổ” ngay giữa khu “old town” làm bằng những cây cột gỗ to đùng một người ôm không hết, vách gỗ đẹp đẽ… các căn nhà quê vật liệu đường dùng nhiều là đất. Có điều tôi không hiểu là tại sao họ dùng mái gỗ, nó có ưu điểm gì hay chỉ là thói quen (vì sau này tôi lang thang các miền Tạng khác cũng thấy họ dùng gỗ lợp mái).



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030215-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030126-1.jpg
Hoa đẹp, gái đẹp qua những khung cửa hẹp.


Đường quê vắng vẻ, nhà cửa cũng không khang trang lắm. Những con đường đất, những bức tường cỏ mọc, những mái nhà cỏ úa này sẽ rất đẹp trong những này nắng, khi dậy lên màu vàng nâu đất. Nhưng chiều nay mây xám, những con đường buồn lạ. Chỉ thi thoảng được tô sắc màu khi nhìn lén qua khung cửa hẹp gái tơ nhà ai đang chát chít với người yêu, bè bạn, hay ngôi thêu khăn thêu áo tặng người thương, hay những vạt hoa trong mảnh vườn nhỏ nơi sân trước làm cho khách lạ vui chân hơn.


(tbc.)

backpackervn
06-07-2012, 13:02
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 9.


Các mặt hàng lưu niệm không bao giờ là điều tôi quan tâm. Trong những chuyến đi, chỉ có một lần duy nhất tôi kiếm tìm là là pho tượng 2 vị Phật đang phối ngẫu, rất đặc trưng của Tây Tạng. Mà lạ lùng thay khi tìm đỏ mắt thì không thấy, còn lúc không tìm thì thấy quá trời. Do vậy, quảng trường và những con đường trong phố cổ Shangri La này với toàn là những cửa hàng bán đồ lưu niệm hoàn toàn không hấp dẫn gì tôi cả, trừ mấy hàng bán đồ ăn nhậu :T ở quảng trường. Có thêm chăng là những cô bán hàng xinh đẹp và những cô gái điệu đà trong trang phục dân tộc ngồi đưa đưa đẩy đẩy các khung cửi làm ra vẻ hàng lụa là gấm vóc trong quầy là hàng em nhà làm, tự dệt. Dù "nhà em" ở tít Quảng Đông hay tận Thâm Quyến!



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030123-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030111-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030236-1.jpg
Sơn nữ Shangri La đây! Không xinh bằng gái Đại Lý, Lệ Giang há!


Nhưng phải công nhận rằng “các cô thợ dệt” ở đây không đẹp bằng các cô gái ở Đại Lý, Lệ Giang. Nên thiên hạ cho rằng gái miền đó đẹp nhất TQ quả không sai. Tuy nhiên các cô gái ở đây lại có nét khỏe mạnh của người Tạng, nước da đỏ hồng rắn rỏi tôn thêm nét duyên nên khi diện vào các bộ quần là áo lượt của người Tạng trông các cô càng thêm duyên.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030238-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030105-1.jpg
Đi tới những miền đất lạ, trước tiên tôi thường tìm những hàng quán giữa trời như thế này, để có thể “cảm” tốt hơn với cuộc sống của người địa phương.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030247-1.jpg
Nếu câu ngạn ngữ được chép ra ở Shangri La này đúng thì dường như tôi may mắn “đọc” được nhiều sách!!!


Đặc biệt trong các cô hàng bán đồ nướng ở quán trường có 2 mẹ con, bán ở 2 quầy kế nhau, cô con gái rất xinh xắn. Tôi là khách hàng quen thuộc của 2 mẹ con cô ở đó mấy ngày ở Shangri La. Chỉ tiếc là đến chiều sẩm tối là 2 mẹ con cô đẩy xe hàng về nhà, thay quần áo mới ra nhảy múa cùng bà con. Với tôi thì được xem gái đẹp nhảy múa vẫn không thích bằng xem cô nấu nấu nướng nướng bên bếp than thơm sực nức và có tôi ngồi bên với những chai bia lạnh giữa xứ lạnh nhưng sao bỗng ấm áp lạ lùng!


(tbc.)

backpackervn
06-07-2012, 13:08
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 10.


Lang thang phố cũ mới lẫn lộn, tôi lạc vào một ngôi nhà có niên đại (1.635 AD) còn "già" hơn Tu viện Songzanlin-shi (1.679 AD). Tuy trong nhà có những vật dụng được cho làm làm trước khi căn nhà được dựng lên, nhưng theo tài liệu tôi xem được thì ngôi nhà này được xây vào năm 1635.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030116-1.jpg
Những người Tạng vừa đi chợ về…


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030118-1.jpg
Buồn ngủ quá!


Được xây dựng vào những năm cuối cùng của triều đại nhà Minh, những năm cuối cùng của Sùng Trinh hoàng đế, trước khi triều Minh sụp đổ vào năm 1644 vì thù trong (cuộc tạo phản của Lý Tự Thành) giặc ngoài (cuộc tấn công của người Mãn Châu để hình thành nên nhà Thanh), ngôi nhà này cũng trải qua bao nhiêu sóng gió, nhất là thời kỳ Cách mạng Văn hóa những năm 50 thế kỷ trước. Bản thân ông Abu Wandui chủ nhà cũng bị bỏ tù trong cuộc Cách mạng văn hóa này. Tuy nhiên, theo những người con cháu của gia tộc người Tạng sống ở đây, ngôi nhà vẫn giữ được nhiều thứ là nguyên gốc, kể cả việc sửa sang, trùng tu cũng theo nguyên tắc đó.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030241-1.jpg
Thông tin về căn nhà xưa.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030245-1.jpg
Bên ngoài căn nhà xưa gần 400 năm tuổi, số 66 Bắc Môn Lộ.


Vào thời Minh, Thanh, phố cổ Dukezong / Shangri La này là một điểm dừng quan trọng của con đường Cha Ma Gu Dao / Trà Mã Cổ Đạo từ Vân Nam, Tứ Xuyên, Thanh Hải lên Thổ Phồn (Tibet). Ngôi nhà số 66 đường Bắc Môn của gia tộc ông Abu Wandui người Tạng chính gốc này là điểm dừng chân yêu thích của các thương gia, được xem như là một caravanserai / khách điếm yêu thích của họ. Nhìn thoáng qua ngôi nhà, cũng có thể biết được phần sân dưới căn nhà sàn này là nơi ngày xưa lũ ngựa đã qua đêm.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030240-1.jpg
Trong khoảng sân rộng của căn nhà.


Ngôi nhà của thị tộc Abu trong khu phố cổ Dukezong gần 400 năm tuổi này nhìn bề ngoài vẫn đầy vẻ phong sương chứ không rạng rỡ như các khu di tích, các ngôi nhà cổ của nước X đã và đang bị trùng tu. Bản thân ông Abu Wandui, chủ nhà cũng nhận xét vậy, vì ông nói không muốn “làm mới” lại ngôi nhà (thông tin đọc được chứ tôi không gặp ông cũng như ai đó trong nhà). Tiếc thay là tôi không vào được bên trong dù cổng nhà mở toang. Vì tôi chờ hồi lâu mà vẫn không thấy ai để nhờ mở cửa. Nên tôi chỉ đứng dưới nhà nhìn lên, hồi lâu rồi bỏ đi, hẹn mai mốt quay lại.


Nhưng, những cái “mai mốt” của tôi bao giờ cũng theo gió bay đi!


(tbc.)

backpackervn
06-07-2012, 13:11
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 11.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030122-1.jpg
Một con đường trong khu phố cũ đã được tân trang. Tuy nhiên, con đường đá này cũng khá duyên.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030266-1.jpg
Cây cầu mới ở phố mới, thành cầu cũng được đắp đất cho cỏ mọc, như những bức tường trong phố cũ.


Lang thang hết phố cũ, tôi ra phố mới, rồi lại về phố cũ mà buổi chiều cũng chưa hết. Có lẽ vì Shangri La (cũng như Lasha, Tây Tạng) phải tuân theo múi giờ của Bắc Kinh dù miền đất này nằm cách xa biết bao nhiêu là kinh độ cho nên giờ giấc theo đồng hồ ở đây không phù hợp với giờ của ông mặt trời lắm.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030229-1.jpg
Tan chợ, dọn hàng về, trả lại quảng trường cho đêm vui.


Phố sắp lên đèn, tôi lại quay về Quy Sơn một lần nữa. Trong ánh hoàng hôn đỏ rực lạ lùng sau một ngày mây mù, ngôi chùa và chiếc Pháp Luân Chung sáng lên rực rỡ khi đèn đêm lên màu, thật đẹp.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030249-1.jpg
Chiều còn bảng lảng.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030284-1.jpg
Rồi đêm về.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030306-1.jpg
Quy Sơn Tự đã lên đèn.


Đêm đầu tiên ở Shangri La, vì ham cái máy tính có kết nối mạng và miễn phí cho khách, nên tôi kẹt trong nhà nghỉ lo chép, lưu hình, lên mạng kể lể với bạn bè nên ra lại phố hơi muộn. Lúc những vòng múa của người dân địa phương đã gần tàn.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/PA030312-1.jpg
Các cụ bà Tạng ở quảng trường chính Shangri La.



Tôi lại một mình một bàn nơi quán vắng. Đêm lạnh Shangri La về khuya đèn vàng hiu hắt trong sương mưa. Đẹp não nùng.


(tbc.)

Codet
10-07-2012, 09:15
Shangri La, mùa thu vừa đến nơi vườn địa đàng phía đông – 9.


Các mặt hàng lưu niệm không bao giờ là điều tôi quan tâm. Trong những chuyến đi, chỉ có một lần duy nhất tôi kiếm tìm là là pho tượng 2 vị Phật đang phối ngẫu, rất đặc trưng của Tây Tạng. Mà lạ lùng thay khi tìm đỏ mắt thì không thấy, còn lúc không tìm thì thấy quá trời

Mình cũng mua được pho tượng phối ngẫu ở Nepal, và một bức tranh phối ngẫu bằng giấy dó, chả có tiền mua kiểu thangka. Dù tiếc đứt ruột. :(

sieusaodadon
07-10-2013, 16:33
Ô hay bài này hết rồi hả bác chủ

Hakura
11-06-2014, 13:34
Mới men qua trước cửa Tây Tạng đã dừng mất rồi

maysaytoc
17-06-2014, 12:22
Lâu rồi không thấy Bác backpackervn tái xuất giang hồ!

Chuyencafe
02-07-2014, 16:04
Ối giời đang hay lại cụt lủn một phát. Chắc bác bpk lại đang lang thang đâu đó rồi. hoặc quên cái TP này rồi cũng nên.