PDA

View Full Version : Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ



battramdao
18-03-2010, 23:34
Topic này dành tặng kilimangiaro, mong em sớm bình phục để có mặt trên những cung đường mới.
------------------------------------------------------------------------

Sau khi đọc mấy bài báo về loài trăn mắc võng khổng lồ ở Xuân Sơn, Phú Thọ, trí tò mò thôi thúc chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường tìm hiểu mảnh đất này, tự mình khám phá những bí ẩn của tự nhiên và con người nơi đây.
Ngày 5-12-2009, chúng tôi lên đường đi Xuân Sơn bằng xe máy với sự chuẩn bị khá chu đáo, sắn sàng cho những thử thách sắp tới.

battramdao
18-03-2010, 23:50
Con đường đến rừng quốc gia Xuân Sơn chạy giữa những đồi chè xanh ngút ngàn, một trong những đặc sản của Phú Thọ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony003.jpg

battramdao
18-03-2010, 23:56
Trái với những gì phỏng đoán, đường vào bản Dù giờ đây đã được đổ bê tông sạch sẽ, phẳng phiu khiến việc điều khiển con chiến mã của tôi trở nên quá nhẹ nhàng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony013.jpg

battramdao
19-03-2010, 00:04
Bản Dù hiện ra trước mắt chúng tôi với thấp thoáng mươi nóc nhà nửa mái lá, nửa mái fibro.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony010.jpg

battramdao
19-03-2010, 00:09
Có một dòng suối rất trong chảy quanh bản rất thơ mộng, chợt nghĩ hay là về đây làm một cái lều tranh thỉnh thoảng về ngủ một đêm suy ngẫm sự đời.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony016.jpg

battramdao
19-03-2010, 00:12
Chợt bắt gặp một bé gái người Dao rất xinh xắn và đáng yêu

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009004.jpg

battramdao
19-03-2010, 00:17
Những ngôi nhà mái lá đơn sơ của người Dao với những chòi đựng thóc được làm theo lối có lẽ là rất cổ xưa, ở đỉnh mỗi chân cột có một tấm gỗ hình vuông để ngăn không cho chuột trèo lên ăn thóc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony064.jpg

battramdao
19-03-2010, 00:44
Xen lẫn là một số ngôi nhà mái fibro

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony061.jpg

Đường bên trong bản rất gập ghềnh khó đi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony067.jpg

Trẻ em ở đâu cũng rất đáng yêu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony074.jpg

Nghe nói ngày xưa, người Dao ở tít trên núi cao, nghe lời chính phủ kêu gọi, từ những năm 60, bà con mới hạ sơn định cư ở nơi đây. Tuy nhiên, có những người mãi đến thế kỷ 21 này mới rời hang xuống núi ở với bà con dân bản.
2 cụ già này vừa mới hạ sơn được ít tháng ở trong một túp lều tranh tồi tàn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony032.jpg

battramdao
19-03-2010, 00:59
Cối giã gạo chạy bằng sức nước, một công cụ rất cổ xưa của người Dao.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony080.jpg

Đầu nguồn con suối là một hồ nước trong vắt, đẹp như mơ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony034.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony035.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony036.jpg

battramdao
19-03-2010, 11:19
Sau một hồi thảo luận với đệ tử, chúng tôi quyết đinh tranh thủ trước khi trời tối vào khám phá một cái hang ở ngay gần bản Dù

Đường vào hang luồn lách giữa rừng, chúng tôi phải bỏ xe máy ở bản, đi bộ xuyên qua những tán cây cổ thụ hàng trăm tuổi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony043.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony044.jpg

Một phút nghỉ chân ngắm trời xanh qua kẽ lá

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony045.jpg

Dưới một gốc cây xù xì

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony047.jpg

battramdao
19-03-2010, 11:30
Cửa hang đã hiện ra trước mắt, rất hoang sơ và bí hiểm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony050.jpg

Chưa kịp tìm hiểu tên của hang là gì, tuy nhiên chúng tôi phát hiện ra một đặc điểm khá lý thú của hang nên tạm gọi là hang Tâm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony056.jpg

Bên trong hang có một dòng suối trong vắt đầy sỏi cuội.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009187.jpg

Sau một hồi tham quan bên trong hang, cố gắng tìm kiếm những dấu vết của người xưa để lại trong hang, chúng tôi quay trở về bản Dù để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho cuộc hành trình vào sáng ngày hôm sau, cuộc hành trình khám phá rừng già Xuân Sơn thú vị nhất của chuyến đi.

battramdao
19-03-2010, 11:49
Sáng sớm ngày hôm sau, chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường với lương thực (1 cái bánh chưng), nước uống, túi cứu thương, bôi thuốc chống vắt và lên đường.
Đích đến lần này của chúng tôi là đỉnh núi Ten có độ cao trên 1000m so với mực nước biển.
Đường lên núi nằm ngay sau ngôi trường tiểu học rất khang trang của xã Xuân Sơn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony098.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony092.jpg

battramdao
19-03-2010, 12:43
Mặc dù đã bôi thuốc chống vắt đầy người nhưng trước những bất trắc phía trước, tôi vẫn vũ trang một cách tối đa để có thể đối phó với rắn độc, nhện độc, ong, côn trùng trong rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009200.jpg

Rừng Xuân Sơn vẫn giữ được nết hoang sơ của một khu rừng nguyên sinh với nhiều cây to và cao vốn là miếng mồi ngon của lâm tặc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009209.jpg

Được biết có 1 đội nghiên cứu của Viện sinh học thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đang ở sâu trong rừng để nghiên cứu. Chúng tôi cũng ao ước có thể tới lán của họ để chơi nhưng được biết muốn đi đến đó phải đi mất 2 ngày đường rừng nên đành chịu. Tuy nhiên chúng tôi cũng lần theo con đường họ đi theo những dấu vết trên thân cây để xuyên rừng.
Trong rừng hoàn toàn không có đường mà chỉ có thể lần theo dấu vết của những người đi rừng để lại và tự đánh dấu để còn biết lối về.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009215.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009227.jpg

Con đường dốc ngược và rất khó đi nên chẳng mấy chốc tôi thở dốc, lưỡi vắt sang một bên.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009229.jpg

battramdao
19-03-2010, 12:56
Một cây chuối rừng với buồng chuối rất to, thức ăn khoái khẩu của lũ khỉ trong rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009234.jpg

Rất may có một chiếc lán cũ của người đi rừng để chúng tôi dừng lại nghỉ chân. Quả thực đi trong rừng, kiếm được một chỗ để ngồi thật không đơn giản chút nào.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009248.jpg

Ngả lưng cái nào

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009238.jpg

battramdao
19-03-2010, 13:23
Một vấn đề lớn khi đi rừng đó là nước uống. Vì sức người có hạn do vậy hành trang để đi càng nhẹ càng tốt, cứ mỗi lít nước là 1 kg hành trang, ngoài ra còn đồ ăn và các vật dụng khác, do vậy chúng tôi chỉ mang đi 2 lít nước cho cả chặng hành trình dự kiến mất 9 tiếng đồng hồ trong rừng. Đi trong rừng mất sức, mồ hôi ra nhiều nên cổ lúc nào cũng khô, uống nước không biết đã khát là gì. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng không uống nhiều, chỉ uống từng ngụm nhỏ, để dành nước cho lúc về vì biết chắc đường về là gian nan nhất, nếu thiếu nước thì nguy to.

Mặc dù trời nắng nhưng ánh sáng trong rừng rất yếu, thỉnh thoảng mới có chỗ những tia nắng có thể lọt xuống dưới tán lá rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009252.jpg

Chúng tôi tìm thấy một cây gỗ mục. Bên trong hoàn toàn rỗng nhưng vẫn đứng vững giữa rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009255.jpg

Có thể đứng thẳng người trong lòng thân cây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009258.jpg

Đi trong rừng thì gần như không nhìn thấy mình dẫm chân lên cái gì, do vậy nguy cơ dẫm phải một con rắn là rất cao, tôi phải luôn lấy gậy khua khoắng trước khi bước chân để xua rắn nếu có, rất may là chưa gặp phải con rắn nào.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009266.jpg

Dưới lớp lá mục cũng là nơi trú ngụ của loài vắt nơi đây, to khủng khiếp. Rất may là chúng tôi có một loại thuốc đặc trị, bôi vào bọn vắt không dám bám theo nữa nên không bị phát nào.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009278.jpg

battramdao
19-03-2010, 13:55
Mặc dù được bảo vệ khá nghiêm ngặt, tuy nhiên thật đáng buồn khi chúng tôi vẫn phải chứng kiến cảnh phá rừng nơi đây. Một cây gỗ hàng trăm năm tuổi đã bị đốn hạ, đang bị xẻ thịt chờ chuyển xuống núi. Dấu vết còn rất mới nhưng không thấy bóng dáng các bạn lâm tặc đâu cả, chắc hết thức ăn phải quay về nhà lấy.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009267.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009268.jpg

Chúng tôi cũng quyết định dừng lại đây nghỉ ăn trưa với khẩu phần là bánh chưng, sữa tươi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009272.jpg

Cuối cùng thì chúng tôi cũng đặt chân lên đỉnh núi Ten, quang cảnh rất đẹp và hoang sơ như chưa từng có dấu chân người.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009284.jpg

battramdao
19-03-2010, 14:21
Từ đỉnh núi Ten này nếu đi tiếp sẽ đi sâu vào rừng về phía Đà Bắc, Hòa Bình. Khu vực này hứa hẹn rất nhiều điều thú vị để khám phá tuy nhiên cần có nhiều thời gian và trang bị đầy đủ để có thể ngủ lại trong rừng mới có thể đi tiếp được.
với kinh nghiệm trong rừng, trời tối rất nhanh, nếu không ra khỏi rừng trước 5 giờ chiều thì sẽ không thể tìm thấy đường về, chúng tôi khẩn trương xuống núi, kết thúc cuộc hành trình lần này tại đây.

Mặc dù đã rất cẩn thận đánh dấu đường đi qua nhưng chúng tôi vẫn bị lạc đường do trời tối nhanh. Mỗi lần lạc đường là một lần mất sức rất nhiều do phải quay ngược lại đồng thời giảm sút tinh thần. Chặng về thật sự là rất gian nan vì đã quá mệt, chân cẳng mỏi rã rời, nước thì cũng đã cạn và trời thì sắp tối đến nơi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009302.jpg

Mừng rỡ khi tìm lại được đường về.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng xuống được tới chân núi đúng 5 giờ chiều. Mặc dù mệt nhưng rất vui vì đã vượt qua được chính mình vào những lúc khó khăn nhất.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009305.jpg

Kết thúc chuyến đi, chúng tôi lại lên kế hoạch cho chuyến đi sau: Khám phá hang động và núi rừng bản Thân, bản nghèo nhất của vùng Xuân Sơn được ví như một ốc đảo giữa rừng.

battramdao
19-03-2010, 15:11
Bản Thân hay còn gọi là bến Thân là một bản người Dao thuộc xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Nơi đây, người dân còn giữ được những nét hoang sơ về văn hóa và tập quán làm ăn từ hàng nghìn năm nay.
Bến Thân cũng là nơi mà thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn với rừng già cổ thụ, động vật hoang dã và sở hữu đỉnh núi cao nhất của vùng Xuân Sơn - núi Cẩn.
Bến Thân cũng nổi tiếng vì có những hang động tuyệt đẹp chờ đợi những du khách dũng cảm tới khám phá và chiêm ngưỡng, nổi tiếng với huyền thoại có quái thú nuốt bò là những con trăn mắc võng khổng lồ.

Ngày 30-1-2010, chúng tôi lại gói ghém hành trang, lên đường tới bản Thân để được tận mắt khám phá những bí ẩn nơi đây.

Theo quốc lộ 32 tới sát Thu Cúc, chúng tôi rẽ trái đi về bến Thân. Đường về xã Đồng Sơn đã được trải nhựa đẹp đẽ tuy nhiên đường vào bản Thân thì vẫn còn nguyên như nó vẫn tồn tại hàng chục năm nay.
Bản Thân cũng là một bản mới thành lập nhằm định cư cho người Dao vốn sống trên núi xuống đây lập nghiệp xây dựng cuộc sống ổn định.

Đường vào bến Thân

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0077.jpg

Lâu lắm mới được offroad

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0081.jpg

Trường tiểu học có sân rất rộng và phẳng phiu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0080.jpg

battramdao
19-03-2010, 16:06
Vốn tính cẩn thận, tôi đã chủ động liên hệ chỗ ăn ngủ từ trước, đó là nhà bác Đích, bác ruột của anh Lâm xóm Dù.
Chúng tôi để xe ở sân trường, trèo qua một cái thang gỗ nhỏ vào nhà bác Đích

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0083.jpg

Nhà bác Đích khá rộng rãi, làm bằng gỗ, nền đất. Tuy nhiên có một điều là nhà của người Dao rất tối vì ít cửa và đóng suốt ngày không hiểu tại sao.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0086.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0088.jpg

Bác Đích trai đi vắng, chỉ còn bác Đích gái ở nhà niềm nở cho chúng tôi vào ngủ nhờ. Bác ở nhà một mình nên cũng buồn, có chúng tôi tới chơi bác cũng rất vui.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0090.jpg

battramdao
20-03-2010, 09:53
Sau khi sắp xếp đồ đạc vào nhà bác Đích, thay quần áo, rửa ráy chân tay, chúng tôi tranh thủ đi một vòng quanh bản Thân để tìm hiểu cuộc sống của bà con nơi đây.
Chúng tôi rất bất ngờ về tinh thần hiếu khách của bà con dân tộc Dao, mặc dù lúc đầu họ thấy chúng tôi đi một chiếc xe máy rất lạ, quần áo ăn mặc cũng lạ nên rất tò mò, nhưng sau đó họ rất nhiệt tình mời chúng tôi vào chơi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0097.jpg

Người Dao ở đây bây giờ hầu như không còn mặc trang phục dân tộc nữa, họ chỉ mặc trong các ngày lễ hội, cưới xin hoặc ma chay.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0108-1.jpg

Những ngôi nhà vẫn được làm kiểu truyền thống.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0109.jpg

Đường trong bản

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0111.jpg

Một cửa hàng tạp hóa

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0110.jpg

Bản Thân nằm bên cạnh một dòng suối, đến mùa mưa, lũ về, bản thân bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài như một hòn đảo nhỏ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0122.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0114.jpg

battramdao
20-03-2010, 09:54
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0113.jpg

Điện lưới quốc gia chưa về đến đây nhưng nhà nào cũng có thủy điện mini để thắp sáng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0123.jpg

battramdao
20-03-2010, 13:59
Đi đến đâu, trẻ em cũng vây quanh chúng tôi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0130.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0133.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0135.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0142.jpg

Cuộc sống nơi đây rất thanh bình, thể hiện rõ trên gương mặt những người dân.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0143.jpg

battramdao
20-03-2010, 14:22
Sau khi dạo một vòng quanh bản, chúng tôi trở về nhà bác Đích, nhờ bác bắt cho một con ngan trong chuồng rồi xoay ra làm thịt. Loay hoay mất 1 tiếng đồng hồ với con ngan, chúng tôi cũng làm xong và mang vào bếp nấu nướng.

Bếp của người Dao chính là nơi để tiếp khách, bếp cũng gần như không bao giờ tắt lửa bất kể là mùa hè hay mùa đông. Vào trong bếp, chúng tôi ngạc nhiên vì thấy khá đông người đang ngồi bên trong. Nói chuyện với nhau một lúc sau khi họ hỏi chúng tôi là ai, công tác ở đâu, lên đây làm gì, tôi mới vỡ lẽ ra là dân làng đã báo với công an xã là có người lạ vào bản, trưởng công an xã cử ngay anh Hồng (người mặc áo trắng) là công an viên xuống tận nơi kiểm tra xem chúng tôi là ai. Khi biết chúng tôi chỉ là những vị khách ham chơi muốn tới đây để du lịch, khám phá, anh Hồng vui vẻ ngồi trò chuyện, giúp chúng tôi luộc ngan và rau. Anh cho biết địa phương phải cẩn thận vì có chỉ đạo của cấp trên phòng chống những kẻ xấu, về đây để truyền đạo trái phép, lừa bịp người dân nơi đây vốn còn kém hiểu biết.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0154.jpg

Chúng tôi mời anh Hông ở lại uống rượu, dùng cơm tối với chúng tôi và anh vui vẻ nhận lời.
Trong bữa rượu, anh Hồng cũng chia sẻ những kinh nghiệm của anh trong công việc cũng như trong cuộc sống nơi đây, chính anh là người cung cấp thông tin cho các nhà áo để viết về loài trăn mắc võng khổng lồ và những Hang động huyền bí của bến Thân.
Khi biết chúng tôi có ý định ngày hôm sau sẽ đi vào hang để tham quan và vào rừng chơi, anh rất nhiệt tình giới thiệu người thông thạo để dẫn chúng tôi đi.
Hôm đó là ngày 16 tháng chạp âm lịch, trời quang mây và trăng rất sáng. Giữa núi rừng Xuân Sơn ngắm trăng thật là tuyệt.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0153.jpg

Sau khi cơm no rượu say, chúng tôi đi ngủ sớm lấy sức sáng mai lên đường khám phá núi rừng bến Thân.

battramdao
20-03-2010, 21:30
Sáng hôm sau, chúng tôi dậy từ sớm, bác Đích gái đã chuẩn bị sẵn cơm nếp và nửa con ngan của tối hôm qua để cho chúng tôi ăn sáng. Sau khi đánh chén no nê, chúng tôi chuẩn bị hành trang, vẫn là bánh chưng và nước uống, túi cứu thương để lên đường. Người dẫn đường cho chúng tôi chính là ông em trai của anh Hồng và rủ thêm cậu cháu bác Đích đi cho vui.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0174.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0187.jpg

Dọc đường, tôi cũng tranh thủ chộp lại một số hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/lon1.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0172.jpg

Đầu nguồn của dòng suối, đẹp như trong tranh

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0177.jpg

Dọc đường, nhiều chỗ phải trèo qua những mỏm đá lởm chởm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0184.jpg

Đã từng bất ngờ về vẻ đẹp của những cô gái Hà Nhì ở Apachai, giờ đây tôi lại bị bất ngờ vì sắc đẹp của con gái dân tộc Dao ở bến Thân.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/gai1.jpg

battramdao
21-03-2010, 17:34
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0189.jpg

Bà con người Dao ở đây sống chủ yếu bám vào rừng. Chúng tôi gặp trên đường rất nhiều đàn ông, đàn bà vào rừng kiếm củi, hái rau rừng, đào củ mài về ăn. Mùa này là mùa khô nên nương rẫy bỏ không, người dân phải sử dụng gạo dự trữ và tranh thủ chăn nuôi bò, lợn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0195.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0199.jpg

battramdao
21-03-2010, 19:52
Đi được khoảng 2 giờ thì đã nhìn thấy cửa hang đầu tiên. Nhìn thì gần nhưng để trèo được đến nới cũng khá vất vả.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0203.jpg

Lối vào hang đá lởm chởm và vô cùng trơn, chỉ sơ sảy là ngã.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0205.jpg

Những tảng đá lớn mọc đầy rêu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0215.jpg

Cuối cùng thì tôi cũng trèo được vào trong.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0226.jpg

Đứng ở trong hang nhìn ra ngoài rất đẹp và kỳ thú.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0228.jpg

Chúng tôi đi vào sâu trong hang nhưng đến chỗ nước ngập thì phải dùng lại, phải mang theo phao bơi thì mới có thể tiến sâu vào nữa.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0232.jpg

Thôi đành chụp tạm 1 tấm hình làm kỷ niệm

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0235.jpg

battramdao
21-03-2010, 20:21
Ra khỏi hang, đường đi lại dốc ngược lên núi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0244-1.jpg

Dọc đường, người dẫn đường cho chúng tôi rất nhiệt tình giới thiệu về các loài cây, thú nơi đây. Rừng núi đã gắn liền với họ chắc từ thuở lọt lòng.

Họ thuộc từng vết chân của chuột rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0248.jpg

Và tổ của nó

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0247.jpg

Dọc đường, chúng tôi bắt gặp 1 con suối cạn đẹp thiên thần, như lối đi vào chốn bồng lai dài tít tắp.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0260.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0257.jpg

battramdao
24-03-2010, 10:11
Đi hết con suối cạn, chúng tôi gặp một vạt rừng mới bị phạt bằng để làm nương.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0249.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0252.jpg

Một nương khác đang bỏ không vì chưa đến mùa mưa. Nương này rất rộng và bằng phẳng, chắc mấy chục năm trước đây vẫn còn là một vạt rừng nguyên sinh.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0266.jpg

Chúng tôi nghỉ chân trong một chiếc lán, chỗ này mà ngồi uống rượu thì tuyệt.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0276.jpg

battramdao
24-03-2010, 10:22
Một cây rau tàu bay

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0275.jpg

Cây củ mài

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0291.jpg

Một cành hoa mận rừng đẹp lung linh trong gió

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0289.jpg

battramdao
24-03-2010, 10:41
Chúng tôi đi tiếp đến một khu vực khá bằng phẳng, những nương của người Dao san sát, giờ đang bỏ không, chỉ có vài con trâu đang gặm cỏ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0302.jpg

Mỗi nương lớn thường có 1 cái nhà sàn để canh nương, là chỗ ăn nghỉ cho người dân khi canh tác, kho thóc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0295.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0297.jpg

Bạn người Dao này ở đây canh nương 1 mình

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0298.jpg

Bếp lửa ở đây cũng ít khi tắt, kể cả lúc ko đun nấu gì

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0300.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0305.jpg

Trẻ em cũng lên nương

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0304.jpg

battramdao
24-03-2010, 13:28
Rời khỏi khu nhà sàn, chúng tôi lại tiệp tục đi sâu vào trong thung lũng.
Ngắm cây cổ thụ trên núi đá vôi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0308.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0306.jpg

Một mái đá, nơi trú ẩn lý tưởng của người tiền sử xa xưa

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0312.jpg

Theo người dân kể, tảng đá khổng lồ này vừa lăn xuống từ đỉnh núi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0309.jpg

Lại gặp một con suối

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0311.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0313.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0316.jpg

battramdao
24-03-2010, 15:45
Đang đi trên đường, cậu bé người Dao bỗng ra hiệu cho tôi dừng lại. Cậu ta nhìn chăm chú vào một bụi cây rồi thụp xuống thò tay vào lôi ra một cái đuôi con rắn to đùng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0318.jpg

Con rắn vừa dài vừa to khiến cậu bé khá vất vả. Người dẫn đường của tôi liền ra giúp sức lôi con rắn ra khỏi bụi cây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0319.jpg

Con rắn quay phắt đầu lại nhìn tôi trừng trừng

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0321.jpg

Nó oằn mình lại như chuẩn bị tấn công tôi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0322.jpg

Người dẫn đường hỏi tôi có bắt về làm thịt không, tôi bảo thôi của tự nhiên bắt làm gì, thả nó ra thôi. Anh ta tuy hơi tiếc rẻ nhưng rồi cũng vui vẻ thả con rắn ra, nó nhanh chóng trườn vào bụi cây mất hút.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0324.jpg

Nghe mọi người kể lại là khu vực này, ngày xưa có rất nhiều trăn to, nuốt chửng được cả con bê, giờ đây thì không thấy xuất hiện nữa, nhưng rắn độc thì rất nhiều, trâu bò bị rắn cắn chết thường xuyên. Tuy nhiên bà con người Dao ở đây đều có thuốc gia tryền đặc trị rắn cắn nên cũng ít người chết vì rắn độc cắn.

dugiang
24-03-2010, 16:55
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0316.jpg


Nhìn xem hình này có cái con gì ấy này? Tớ chả đoán ra là chim hay là bướm chúa :))

Vào định rót rượu mời bạn cái đoạn thả con rắn.
Từ ngày mê rừng, tự nhiên mình cai luôn cả món thịt rừng :D

battramdao
24-03-2010, 21:57
Nhìn xem hình này có cái con gì ấy này? Tớ chả đoán ra là chim hay là bướm chúa :))

Vào định rót rượu mời bạn cái đoạn thả con rắn.
Từ ngày mê rừng, tự nhiên mình cai luôn cả món thịt rừng :D

@dugiang: À, đó là một con bướm thôi, nó cứ lởn vởn bay trước ống kính của tôi.

@bacoi8x: Đường đi rất dễ, bạn đi theo quốc lộ 32, đến gần Thu Cúc, đến tọa độ N21 14.741 E104 57.067 thì rẽ trái, có biển chỉ dẫn đi đến Đồng Sơn. Tọa độ của Bến Thân là N21 11.241 E104 52.562

battramdao
25-03-2010, 23:03
Nhưng thế này bác đi mất mí hôm ? E đang định đi có 1 ngày thui :( Chắc k đủ rồi :(

Cung này tôi chỉ dành cho thứ 7 và chủ nhật, đi 2 ngày thì thoải mái thời gian hơn, có thời gian để xem xét ngắm nghía.
Tối mai tôi sẽ đi Hà Giang, đi chợ phiên Đồng Văn, ngủ đêm ở đèo Mã Pì Lèng, khảo sát bà con dân tộc vùng Du Già - Mậu Duệ đến giữa tuần sau mới về.
Khi nào về sẽ lại tiếp tục câu chuyện về Xuân Sơn.

battramdao
31-03-2010, 22:11
Chia tay với con rắn, chúng tôi tiếp tục đi tới một vạt rừng có vẻ như vừa bị đốn hạ, những gốc cây trơ ra vẫn còn tươi nguyên.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0326.jpg

Những thân cây mới bị đốn nằm rải rác khắp nơi. chỗ này sắp sửa lại thành một nương ngô mới cho những cư dân nơi đây với số lượng ngày càng tăng lên.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0328.jpg

Chú bé dẫn người Dao chỉ cho tôi xem cây lá Han, trông rất bình thường nhưng nếu sờ tay không vào sẽ rất rát. cũng may là tôi vốn cẩn thận, ko sờ tay không vào bất cứ thứ gì trong rừng, nếu không có ngày không cầm được đũa ăn cơm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0329.jpg

battramdao
31-03-2010, 22:39
Chúng tôi đi men theo một khe nước nhỏ tới một thung lũng khác đẹp tuyệt.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0331.jpg

Cả thung lũng rộng lớn được bao bọc bởi núi rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0332.jpg

Xa xa có một ngôi nhà nhỏ đơn sơ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0337.jpg

có vẻ bây giờ chưa đến mùa gieo trồng nên cỏ dại mọc um tùm, chẳng có bóng người.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0335.jpg

Lúc này cũng đã quá trưa, chúng tôi rảo bước tới ngôi nhà nhỏ tìm chỗ nghỉ ăn trưa. Chú nhóc người dao nhiệt tình chạy đi chặt lá cây về rải làm chỗ ngồi cho chúng tôi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0345.jpg

Chủ nhân của ngôi nhà đi vắng, chỉ thấy những tấm vải vừa mới được nhuôm chàm đung đưa trong nắng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0340.jpg

battramdao
01-04-2010, 20:25
Sau khi ăn trưa, chúng tôi tiếp tục đi đến địa điểm cuối cùng của cuộc hành trình, một cái hang rất ít người qua lại, cheo leo giữa rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0347.jpg

Vào trong hang mới thấy sự khắc nghiệt của tự nhiên, một bụi dương xỉ cố gắng đón nhận những tia sáng le lói để sinh tồn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0358.jpg

Cái hang này rất sâu, chúng tôi đi ước chừng khoảng 400m thì hang ngập nước, lại phải bơi thì mới vào tiếp được.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0371.jpg

Ánh sáng tạo nên một hình ảnh rực rỡ dưới làn nước trong veo

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0377.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0379.jpg

Chúng tôi kết thúc cuộc hành trình lần này tại đây. Tuy nhiên, chắc chắn còn nhiều dự định quay lại khám phá nơi này. Lần tới, có lẽ chúng tôi sẽ đến Xuân Sơn từ Đà Bắc, Hòa Bình, nơi còn rất hoang sơ, hứa hẹn nhiều điều thú vị.

battramdao
12-05-2010, 22:40
bạn battramdao ơi, có lịch trình nào cho Xuân Sơn, í ới mình với nhé. Bọn mình có 2 đ/c - luôn sẵn sàng đi Xuân Sơn cuối tuần.
0983-52-78-76 - contact mình nếu cần thêm chiến hữu nhé.
Thân,
Tuấn

Chào bác Tuấn,
6h chiều thứ 6 này (14-5), em sẽ đi Xuân Sơn tiếp nhưng là đi theo hướng Đà Bắc, tới Bua Sen rồi leo núi xuyên rừng vào trong.
Lịch trình như sau:
6h chiều đi từ Hà Nội, tới thị trấn Đà Bắc kiếm chỗ ăn ngủ.
Hôm sau đi tiếp tới Bua Sen, tìm nhà dân gửi xe và đồ đạc sau đó bắt đầu trekking.
Đêm thứ 7 sẽ ngủ trong rừng, sáng chủ nhật trekking ngược trở ra và về.

Đồ đạc thì đã có 1 lều 2 lớp chống mưa, tấm trải, túi ngủ, nếu bác đi nữa thì phải có thêm 1 bộ nữa.
Các đồ đi rừng khác thì tôi đã có đủ như GPS, đèn đóm, dao rựa....
Tinh thần là đi chuyến này khá nguy hiểm và nhiều bất trắc: rắn rết, côn trùng, thú hoang, mưa lũ, ngủ đêm trong rừng......
Nếu bác đi được thì confirm sớm nhé để còn hẹn hò.
Best regards,

battramdao
19-05-2010, 12:56
Chào bác battramdao. Em call bác nhưng ko được.
Em và bác alooooooo123 cũng đã từng đi XS. Em muốn đăng ký thêm 2 chân nữa là đủ 4. Trang thiết bị đi rừng bọn em đủ cả. Nếu tối mai bác rỗi và liên lạc được em mời bác đi café tí nhá :D
Em là Tâm 090-462-4444

Gửi bạn bản đồ khu vực ta sắp đi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/BandoDaBac01.jpg

Nếu thuận lợi, ta có thể đi một mạch đến Bua Sen, ngủ nhờ trong bản, sáng hôm sau sẽ gửi đồ rồi trekking lên đỉnh A, B, C. ngủ trên núi một đêm rồi về.
À mà có điều kiện thì ta sẽ tới điểm ngã 3 biên giới của 3 tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La chụp ảnh lưu niệm. tọa độ của điểm đó đã được đánh dấu trên GPS.

nhunganhsaodem
20-05-2010, 13:57
Chào bác ! chuyến đi vào rừng quốc gia Xuân Sơn của bác thật thú vị (c).Em ở nhà Fanwave bên ttvn đang định làm một chuyến đi lên bản Bến Thân:D .Bác có còn địa chỉ liện hê với dân ở đây ko có thể cho bọn em xin cái liên lạc để vào bản :help ? Thanks bác đã giúp đỡ .
Những ánh sao đêm

battramdao
20-05-2010, 17:02
Chào bác ! chuyến đi vào rừng quốc gia Xuân Sơn của bác thật thú vị (c).Em ở nhà Fanwave bên ttvn đang định làm một chuyến đi lên bản Bến Thân:D .Bác có còn địa chỉ liện hê với dân ở đây ko có thể cho bọn em xin cái liên lạc để vào bản :help ? Thanks bác đã giúp đỡ .
Những ánh sao đêm

Bạn có thể liên lạc với anh Hồng, công an viên xóm Thân, người dân tộc Dao là em bác Đích, số đt: 01642469378. Dân ở đây rất thân thiện và thật thà, chỉ mong anh em lên chơi đừng làm việc gì để mang tiếng ảnh hưởng tới những người đến sau. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ.

proud_wolfly
20-05-2010, 18:34
up cái bản đồ đường đi

https://i301.photobucket.com/albums/nn80/tamvb0211/VN_Road_24_25.jpg

nhunganhsaodem
24-05-2010, 08:13
Em cám ơn bác . Bọn em đã vào trong bản từ hôm thứ 7 . Đã liên hệ với chú Hồng (:D hehe cứ nghe bác bảo a Hồng , em cứ tưởng là a Hồng còn trẻ , :D ai dè đến khi gặp mới biét có 3 đứa con và 3 đừa cùng lứa với em cả hihij) . nhà Fanwave (http://fanwavegroup.com)của em đang tổ chức 1 chuyến đi phượt và mang không khí tết thiếu nhi lên bản Bến Than cho các em trên đấy . bác rảnh đảo qua nhà em chơi http://fanwavegroup.com/showthread.php?t=540

battramdao
25-05-2010, 13:09
Bọn tớ vừa ở Đà Bắc về, mệt gần chết. Rất may là vừa xuống đến chân núi thì trời đổ mưa to, nếu không chắc phải ở lại thêm ngày nữa. Nhìn chung vùng Đà Bắc giáp Xuân Sơn đã sắp hoàn thành công cuộc phá rừng. Không còn chút rừng nguyên sinh nào, chỉ có rừng tái sinh, rừng trồng và nương rẫy. Các bản người Mường, người Thái ở đây cũng đã có điện lưới, đường nhựa vào sát bản. Cảnh sắc không còn hoang sơ như ở Phú Thọ.

battramdao
28-05-2010, 16:26
Một vài hình ảnh của chuyến đi (thú thực là mệt quá không còn sức để chụp nhiều ảnh nữa)

Tên này leo rất khỏe
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/DaBac220510008.jpg

Còn tên này thì chuyên cởi trần đi trong rừng cho mát
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/DaBac220510009.jpg

Đường dốc ngược, có đoạn đến 60 độ, nắng như thiêu
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/DaBac220510006.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/DaBac220510010.jpg

Cây cối khô nỏ, chỉ cần mồi lửa là quả núi này cháy đùng đùng
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/DaBac220510012.jpg

battramdao
28-05-2010, 16:29
Có những đoạn len lách giữa rừng trúc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/DaBac220510013.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/DaBac220510015.jpg

Phong trào phá rừng làm nhà nhìn thấy ở khắp mọi nơi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/DaBac220510016.jpg

Nhìn đống gỗ dưới gầm nhà mà thấy xót xa.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/DaBac220510003.jpg

silence_night
31-05-2010, 15:16
Hôm vừa rôi, tranh thủ mấy ngày nghỉ, lại cũng sắp tới ngày QT thiếu nhi. Chúng tôi đã vượt qua một số km để tới vùng hẻo lánh nhất của vùng lõi vườn QG Xuân Sơn - Phú Thọ. Phọt mấy ảnh lên để các bác chiêm ngưỡng:
Đường ngon lành quá:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2858.jpg

Hơi khó một tý:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2867.jpg

https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2878.jpg

và đoạn rất khó khăn. Chúng tôi đã trải qua gần 1 tiếng rưỡi để vượt qua quãng đường khòng 4km.
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_3066.jpg

Đich đến của chúng tôi là trường tiểu học Đồng Sơn, bản Bến Thân:

https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2897.jpg
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2901.jpg

Chung vui cùng trẻ em::
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2907.jpg

silence_night
01-06-2010, 13:56
Chuyến đi tuy vất vả, nhưng bù lại chúng tôi có những khoảng thời gian thật cảm động bên những trẻ em ở nơi hẻo lánh này. Lần đàu tiên ở đây có hoạt động thật vui như thế này.

Các bé dọn vệ sinh sân trường chuẩn bị cho buổi tối vui chơi:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2902-1.jpg

Chuẩn bị lửa trại cho các bé:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2959-1.jpg

Các em vui vẻ tham dự các trò chơi:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2950.jpg

Thổi bóng bay, một thú vui không thể thiếu:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2909.jpg

Các em đang vui chơi bên lửa trại, lần đầu tiên được thật vui như thế này:
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2966.jpg

tuancamau
02-06-2010, 21:41
Hhihih trước tiên cho e gởi lời cám ơn chân thành đến bác chủ thớt; trước đó nhóm e đã ấp ủ sẽ đi tình nguyện ở 1 nơi nào đấy, và thằng bạn thân e cũng đã fix đi Bến Thân nhưng vẫn còn ngập ngừng; may mắn nhờ topic của bác, may mắn có bác làm chuột bạch mà chuyến đi của bọn e đã thành công tốt đẹp. Thật sự đúng như lời bác nói, dân trên đấy vô cùng đàng hoàng, thật thà; riêng bọn trẻ con thì vui vẻ, thơ ngây và vô cùng cực kì trong sáng, nhóm e vô cùng xúc động trước tình cảm của người dân và các e trên đấy dành cho bọn e; thật sự bọn e đã đi nhiều, phiêu nhiều nhưng chưa bao giờ sướng đến như vậy. Đem lại tý niềm vui, ít nụ cười cho các bé, cảm giác thật vui và hạnh phúc.
Nhóm e cũng như bao nhóm khác trên ttvn hoặc phượt đều thích đi lang thang du lịch bụi; nhưng bên cạnh đấy nhóm e thừong xuyên tổ chức các chuyên đi mà "nối yêu thương trên những chặng đường", đem lại nhìu nụ cười cho các bé vùng sâu vùng xa.
Mong rằng diễn đàn mình cũng có nhiều nhóm kết hợp vừa du lịch bụi vừa làm tình nguyện, nhìu chuyến đi mà "nối yêu thương trên những chặng đường" hơn nữa.
@bác Sơn Cụ: Hy vọng, mong rằng có dịp nào đấy bọn e có dịp hội ngộ cùng bác trong các chuyến đi khác nữa.

silence_night
03-06-2010, 23:27
Trong những chuyến đi, gương mặt của trẻ em bao giờ cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Từ những gương mặt hồn nhiên vô tư của những em nhỏ tuổi
https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_3005.jpg

https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2936.jpg

https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2927.jpg

https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2893.jpg

https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2882.jpg

tới gương mặt phảng phất nét suy tư của bé lớn hơn.Không biết em đang nghĩ gì???:shrug:

https://i726.photobucket.com/albums/ww269/silence_night1963/Hoa%20Gao%20va%20phuot/IMG_2903.jpg

battramdao
12-07-2010, 09:51
Như đã lên chương trình, lần này tôi dự định đi Phù Yên để tới Xuân Sơn từ phía Sơn La, tuy nhiên có một địa điểm khác đã hấp dẫn tôi hơn và tôi quyết định thay đổi lịch trình, điểm đến lần này là khu vực rừng Tà Xùa, huyện Bắc Yên, Sơn La.

Tối thứ 6, ngày 9-7, 7h30 tôi xuất phát từ Hà Nội, nhắm hướng cầu Trung Hà, qua Thanh Sơn tới QL 32, tới Thu Cúc thẳng đến Phù Yên, Sơn La. Chạy mải miết đến 11h30 thì tới Phù Yên, vào khách sạn Hoàng Gia ngủ. Sáng sớm, ngủ dậy trả phòng, ăn sáng, mua nước uống, bánh mỳ rồi lên đường đi Tà Xùa. Trước khi tới Tà Xùa, tôi rẽ vào thăm một gia đình người Thái ở bản Xà ngay gần thị trấn Phù Yên.
Bản Xà này đã tương đối hiện đại, nhà nào cũng có điện lưới thắp sáng, có điện thoại cố định không dây để liên lạc. Người Thái vẫn nét đặc trưng là hiếu khách, chân thật.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1764.jpg

Ngôi nhà sàn lợp ngói rất đơn sơ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1765.jpg

Như mọi khi, chiếc xe máy của tôi luôn được sự quan tâm của mọi người.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1763.jpg

Những cô bé người Thái xinh xắn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1768.jpg

Hai vợ chồng chủ nhà còn rất trẻ nhưng đã có cháu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1767.jpg

battramdao
12-07-2010, 09:58
Người Thái ở đây không cầu kỳ như người Dao, người Mông, nhà sàn của họ lát bằng phên nứa đơn sơ, họ bảo để cho thoáng mát và sạch, dễ vệ sinh. Tuy nhiên, chăn đệm lại được người Thái đặc biệt quan tâm, có thể nhìn thấy họ dựng một đống chăn đệm lớn ở góc nhà. Vỏ chăn, đệm được họ tự dệt lấy bằng sợi bông rất công phu, bên trong nhồi bông lau. Ngày xưa, phụ nữ Thái dành phần lớn thời gian để dệt vải, tuy nhiên ngày nay, nghề dệt đã mai một nhiều, thay vào đó là các loại vải dệt sẵn của Trung Quốc, do vậy con gái Thái bây giờ cũng chẳng còn mấy cô biết dệt vải.
Vào chơi nói chuyện hỏi han một hồi, tôi chia tay gia đình anh Lâm lên đường đi Bắc Yên cho kịp.

battramdao
12-07-2010, 16:36
Đường 379 từ Phù Yên tới thị trấn Bắc Yên tương đối đẹp, thị trấn Bắc Yên nhỏ và không sầm uất bằng thị trấn Phù Yên nhưng khung cảnh thì đẹp và hùng vĩ hơn. Bắc Yên có xã Hồng Ngài, quê hương của vợ chồng A Phủ. Ngày xưa, Tô Hoài về đây thực tế để sáng tác, ông gặp một đôi vợ chồng người Mông đi từ Hang Chú, qua Tà Xùa rồi về Hồng Ngài mất gần một tháng và bắt đầu viết Vợ Chồng A Phủ. Tôi cũng này ra ý định đi thử theo con đường của hai vợ chồng Mông đó xem sao.

battramdao
12-07-2010, 16:55
Đi qua thị trấn Bắc Yên khoảng 2km thì tớ lối rẽ lên Tà Xùa. Đường lên Tà Xùa mới được trải nhựa rất đẹp mặc dù giốc và quanh co nhưng không hề khó đi. Đi được một đoạn thì tôi thấy có một công trình nhìn từ xa trông như một cái Vương phủ của Pháp ai đó mới xây ở đây, cầu kỳ và xa hoa nằm một mình trên một quả đồi nhìn xuống thị trấn Bắc Yên.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1769.jpg

Không nén nổi trí tò mò, tôi phóng xe tới tận nơi xem đó là công trình gì, sao nó lại nằm lạc lõng ở đây như vậy.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1772.jpg

Công trình này có vè vừa mới hoàn thiện xong, đường vào mới được rải đá cấp phối. Ngôi nhà có kiến trúc kiểu châu Âu rất cầu kỳ, xung quanh trang trí bằng các cột đèn và cây cảnh đắt tiền có vẻ như vừa được chở từ Hà Nội lên.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1774.jpg

Trang trí cầu kỳ bằng phù điêu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1775.jpg

Cảm tưởng như sắp bước chân vào một sòng bạc nào đó.
Thực sự là tôi không ngờ giữa chốn xa xôi này lại có người tới xây một công trình hoành tráng như thế này với mục đích gì, hay có lẽ có đại gia nào thừa tiền xây một chỗ như thế này để nghỉ ngơi hưởng thụ. Hỏi ra mới vỡ lẽ đây là nhà điều hành của một dự án thủy điện tại đây.

battramdao
12-07-2010, 21:30
Rời nhà điều hành xa xỉ nằm giữa một trong những huyện nghèo nhất Việt Nam, tôi tiếp tục leo lên núi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1777.jpg

Đường mỗi ngày một lên cao chẳng mấy chốc đã đạt 1000m.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1778.jpg

Đường lên Tà Xùa rất đẹp, trải nhựa nhẵn lỳ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1780.jpg

Đoạn này núi đồi phủ nguyên một màu xanh óng ả của một loại cỏ gì không biết.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1781.jpg

battramdao
12-07-2010, 21:44
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1784.jpg

Lên đến độ cao 1500m, trời và đất có vẻ ngày càng gần nhau hơn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1786.jpg

battramdao
13-07-2010, 10:30
Đến đây đã tới khu vực Tà Xùa, trái với sự nóng bức, ngột ngạt đặc trưng của vùng thung lũng Phù Yên, khí hậu nơi đây rất mát mẻ, thậm chí còn se lạnh. Tôi được biết vùng này đến mùa đông rất lạnh và thường có sương mù dày đặc, nước đóng băng là chuyện bình thường.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1788.jpg

Trên cao độ 1735m

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1790.jpg

Khung cảnh rất hùng vĩ với những dãy núi trung trùng điệp điệp.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1795.jpg

Thẳng con đường này là tới xã Hang Chú.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1799.jpg

Một loại hoa gì không biết mọc rất nhiều ở vệ đường.

battramdao
13-07-2010, 11:00
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1800.jpg

Một bản làng nằm giữa thung lũng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1803.jpg

cứ nhìn thấy ở đâu có nhà y như rằng là sẽ có một con suối ở gần đó.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1807.jpg

Ruộng bậc thang.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1809.jpg

Núi đôi yêu kiều của Tà Xùa.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1810.jpg

Chia tay con đường nhung lụa lên Tà Xùa, tôi bắt đầu lao vào đường offroad đến Hang Chú.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1814.jpg

Đường đất lổn nhổn lẫn với đá rất khó đi, nhiều đoạn dốc ngược. Các bạn nào nếu đi cung này thì tôi khuyên là chỉ nên đi bằng xe cào cào.

battramdao
13-07-2010, 12:49
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1815.jpg

Đường đi quanh co, một bên là núi, một bên là khe suối sâu hun hút.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1817.jpg

Đồi núi nguyên một màu xanh óng ả rất đặc trưng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1818.jpg

Bất chợt gặp một thác nước xinh xắn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1820.jpg

Con đường xuyên giữa rừng cây.

battramdao
13-07-2010, 12:50
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1823.jpg

Không cẩn thận là lao xuống vực như chơi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1825.jpg

Lại ruộng bậc thang, dấu hiệu có một bản làng ở gần đây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1826.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1827.jpg

battramdao
13-07-2010, 12:59
Thấp thoáng có một bản nhỏ với mươi nóc nhà của người Mông, tôi quyết định rẽ vào đây xin ngủ nhờ xem sao.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1836.jpg

Đường lên bản cheo leo sát mép vực.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1847.jpg

Con đường có vẻ dành cho việc đi bộ hơn là xe máy.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1846.jpg

battramdao
13-07-2010, 13:20
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1848.jpg

Điều khiển chiếc cào cào leo được lên đây không dễ chút nào, nhiều lúc tôi phải xuống xe, ngắm nghía phía trên xem thế nào mới dám đi tiếp.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1834.jpg

Đánh vật một hồi, tôi cũng đưa được chiếc xe lên một cái sân rộng bên trong bản.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1837.jpg

Một khu nhà thuần chất Mông hiện ra trước mắt tôi, thật kinh ngạc, có những thứ tôi chưa bao giờ hình dung ra, nay hiện ra trước mắt.

battramdao
14-07-2010, 09:42
Trong bản rất vắng lặng, chỉ có vài đứa trẻ con đang chơi, có vẻ người lớn đã lên nương làm hết cả. Đã có lần tôi tới bản Lũng Đàm ở Du Già, Hà Giang, nhìn những ngôi nhà sàn làm toàn bằng gỗ dổi đã thấy choáng, nào ngờ lên đây, cả một bản với hàng chục ngôi nhà làm toàn bằng gỗ pơ mu. Gỗ Pơ mu ở đây nhiều kinh khủng, cái gì cũng làm bằng gỗ pơ mu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1828.jpg

Thay vì dùng ngói làm bằng đất nung, mái nhà ở đây được lợp hoàn toàn bằng các tấm gỗ pơ mu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1962.jpg

Vách nhà cũng làm toàn bằng các tấm gỗ pơ mu, có tấm rộng đến hơn 1m.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1831.jpg

Các công trình phụ cũng làm bằng gỗ pơ mu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1839.jpg

Chiếc chuồng lợn này cũng được quây bằng những phiến gỗ pơ mu dầy và to.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1842.jpg

battramdao
14-07-2010, 09:45
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1958.jpg

Chuồng gà cũng làm bằng gỗ pơ mu rất chắc chắn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1960.jpg

Và đến củi để đun bếp ở đây cũng toàn là gỗ pơ mu.

battramdao
14-07-2010, 10:17
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1964.jpg

Không những thế, nhà nào cũng có thêm một kho gỗ dự trữ với những súc gỗ to để dự phòng sửa chữa hoặc cơi nới nhà.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1965.jpg

Những súc gỗ này chắc để dành làm cột nhà.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1969.jpg

Những tấm gỗ pơ mu này rộng khoảng 1,2m chắc được xẻ ra từ những cây pơ mu hàng trăm năm tuổi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1972.jpg

Gỗ pơ mu còn được xếp ngay dưới hiên nhà.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1970.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1968.jpg

Một tấm gỗ pơ mu rộng khoảng 1,4m vứt lăn lóc trong xó. Để có được tấm gỗ này, thiên nhiên phải mất gần 1000 năm.

battramdao
14-07-2010, 10:18
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1973.jpg

Cối xay cũng làm bằng gỗ pơ mu, thậm chí hàng rào cũng làm toàn bằng gỗ pơ mu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1846.jpg

battramdao
14-07-2010, 12:29
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1830.jpg

Đi loanh quanh trong bản một hồi, tôi mới gặp duy nhất có một người đàn ông Mông đang ở nhà, tôi đánh bạo vào hỏi thăm. Rất may là người đàn ông này nói được tiếng Kinh. Hóa ra đây chính là bản Pa Cư Sáng thuộc xã Hang Chú. Rất có thể ngày xưa hai vợ chồng Mông mà nhà văn Tô Hoài bắt gặp chính là đi từ bản này. Hôm nay cả bản đi làm nương hết, nương ở cách bản khoảng 1 giờ đi bộ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1849.jpg

Người đàn ông mời chúng tôi vào nhà chơi và đi đun nước cho chúng tôi uống, nước được đun với lá cây quế uống rất thơm và mát.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1851.jpg

Bếp lửa của người Mông ở đây cũng rất đơn sơ như các vùng cao khác.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1850.jpg

Nhà của người Mông ở Hang Chú có đặc điểm khác với nhà người Mông ở Hà Giang là họ để nhà thoáng hơn, có nhiều cửa, không ngăn ra làm nhiều phòng.

battramdao
14-07-2010, 12:44
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1862.jpg

Nhà bác này có 2 buồng kín dành cho 2 cặp vợ chồng, mỗi buồng ở một đầu nhà. Người Mông ở đây thường sống theo kiểu có nhiều thế hệ cùng ở chung một nhà, như vậy họ có thể giúp đỡ, hỗ trợ nhau dễ dàng hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
Tôi ngó vào phía trong bếp, hóa ra bác này đang ở nhà nấu rượu thóc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1871.jpg

Thóc được ủ men cùng với lá cây quế.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1866.jpg

Sau đó cho lên chảo đun.

Thấy tôi có vẻ quan tâm nhiều đến rượu, bác chủ nhà liền lấy can, rót cho tôi một chén rượu uống thử. Tôi đưa chén rượu lên môi nhấp thử một ngụm. Rượu thóc ngon tuyệt vời, nó có vị đậm đà, ngọt dịu, không nhạt quá mà cũng không cay quá, thoảng thoảng hương quế, rất nặng nhưng mà không sốc. Có lẽ phải tụ hợp được tất cả các yếu tố khí hậu, nguồn nước suối, giống thóc, men, củi bằng gỗ pơ mu.... của Hang Chú này mới nấu ra được loại rượu ngon như thế. Thấy tôi tấm tắc khen, bác chủ nhà rất vui cười khoái chí. Tôi tranh thủ tỏ ý muốn ngủ nhờ lại đây một đêm, bác vui vẻ đồng ý và dọn chỗ cho tôi cất đồ.

battramdao
14-07-2010, 12:47
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1854.jpg

Lúc này lũ trẻ trong bản tò mò vào xem vị khách mới đến bản này là ai. Bọn trẻ rất đáng yêu và ngoan, chào hỏi rất lễ phép.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1875.jpg

Tôi thay đồ và rủ được 2 chú bé đi cùng lên rừng dạo chơi một vòng.

battramdao
14-07-2010, 15:48
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1877.jpg

2 cậu bé dẫn tôi theo lối mòn của người dân vào sâu trong rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1885.jpg

Càng vào sâu lối đi càng rậm rạp.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1883.jpg

2 cậu bé Mông đi thoăn thoắt.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1881.jpg

Tôi có dịp mang con dao Karbar Kukri ra dùng thử để phát cây. Quả là danh bất hư truyền.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1886.jpg

Nơi đây cũng là xứ sở của lá ngón, nhìn những lá cây xanh mướt thế này nhưng chỉ nhai một nửa cái lá là sẽ sùi bọt mép mà đi ngay. Lá ngón ở đây thấy mọc rất nhiều, khắp mọi nơi. Tuy nhiên ở đây ai cũng biết cách nhận biết lá ngón, kể cả những đứa trẻ như 2 cậu bé Mông này.

battramdao
15-07-2010, 09:39
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1892.jpg

Khu rừng này xưa kia hẳn là một rừng pơ mu bạt ngàn, nay đã bị chặt phá hết, chỉ còn toàn cây nhỏ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1893.jpg

Thỉnh thoảng cũng có những gốc pơ mu to mới bị đốn hạ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1894.jpg

Những cành cây và gỗ bìa sót lại được dùng làm củi đun dần.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1895.jpg

Giờ đây chỉ còn những cây tái sinh.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1899.jpg

Càng đi sâu, rừng càng rậm, lối đi nhỏ dần, cheo leo sát mép vực.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1949.jpg


Có những chỗ vướng đá chặn lối đi, người dân phải lấy cây buộc làm đường đi vòng qua trên miệng vực nhìn rất ghê.

battramdao
15-07-2010, 09:45
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1900.jpg

Thỉnh thoảng cũng có những cây to với dây leo um tùm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1902.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1904.jpg

Một gốc pơ mu rất to vừa mới bị đốn hạ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1905.jpg

Thân cây vẫn còn nằm dưới vực sâu, chưa mang lên được.

battramdao
15-07-2010, 10:15
Tôi tò mò muốn xuống xem tận nơi để sờ tận tay cây gỗ đó. Sau một hồi bám dây leo tụt xuống vực, tôi cũng tới được chỗ thân cây bị cưa. Cây pơ mu này chắc cũng cỡ hàng trăm năm tuổi, đường kính gốc cây khoảng 1,1 m, cây rất thẳng và đẹp.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1910.jpg

Phần ngọn đã được cắt bỏ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1911.jpg

Phần thân bị cắt làm 3 đoạn để vận chuyển cho tiện.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1912.jpg

Phải nói những người đốn hạ cây cũng tài, thân cây này nặng ít cũng phải 4 - 5 tấn, thế mà họ dựng sàn chống cheo leo trên bờ vực và đưa được cây lên để cắt xẻ. Chỗ gỗ này mà mang về Hà Nội chắc bán được cả núi tiền.

battramdao
15-07-2010, 11:27
Chia tay với cây pơ mu xấu số, chúng tôi lại tiếp tục đi sâu hơn vào rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1906.jpg

Đến đoạn này gnhe tiếng suối chảy rất to nhưng không nhìn thấy gì vì cây cối chằng chịt và suối thì ở rất sâu so với đường chúng tôi đi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1907.jpg

Đi mãi vẫn chưa nhìn thấy con suối, nghe tiếng nước chảy ầm ầm mà không nhìn thấy gì khiến tôi rất tò mò.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1908.jpg

Con suối chắc nằm dưới khe này đây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1915.jpg


Xung quanh cây cối um tùm rậm rạp.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1917.jpg

Cây pơ mu này chết yểu, bị chặt để làm củi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1919.jpg

Đầu nguồn con suối đây rồi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1922.jpg

Nước trong vắt và mát lạnh, dưới đáy suối toàn sỏi cuội. Chúng tôi tranh thủ nghỉ chân cạnh dòng suối mát, rửa chân tay mặt mũi cho đỡ mệt.

battramdao
15-07-2010, 13:46
Trời cũng đã về chiều và cũng không muốn dẫn 2 đứa trẻ đi quá xa, tôi quyết định trở về bản, định là đi dọc suối về xem sao.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1927.jpg

Bờ suối toàn đá, rêu trơn nhẫy, nước chảy cũng khá xiết nên phải rất cẩn thận đặt từng bước chân.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1933.jpg

Cảnh dưới suối rất đẹp và hoang sơ, không thấy mấy dấu chân con người.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1935.jpg

2 chú bé nhìn thấy một cái tổ chim, định trèo lên nghịch, tôi phải can mãi mới thôi.


https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1937.jpg

battramdao
15-07-2010, 13:56
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1938.jpg

Đi một lúc nữa thì đến một cái vũng rất sâu, xung quanh đá dựng đứng và trơn nhẫy. Biết trình độ mình chưa được như BEAR GRYLLS của chương trình Man vs Wild nên tôi đành trèo ngược lên miệng vực để tìm đường về.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1941.jpg

Đánh vật với bờ vực không có lối đi, phải bám dây leo đu lên. Rất may là ở đây không thấy có rắn rết gì chứ không thì nó mổ cho một phát là rơi tòm xuống suối.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1945.jpg

Leo mất khoảng 45 phút thì chúng tôi quay lại được con đường cũ, thở phào nhẹ nhõm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1946.jpg

battramdao
16-07-2010, 19:24
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1955.jpg

Quay lại đường cũ, chẳng mấy chốc chúng tôi đã trở về Pa Cư Sáng, trời bắt đầu xẩm tối nhưng quang cảnh thì rất đẹp và huyền ảo.

battramdao
16-07-2010, 19:29
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1975.jpg

Buổi chiều nhìn từ Pa Cư Sáng

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1974.jpg

battramdao
20-07-2010, 10:22
Về đến nhà bác người Mông thì trời bắt đầu nhá nhem tối. Hai anh con giai của bác với 2 cô vợ trẻ cũng vừa ở trên nương về, gồng gánh theo mình rất nhiều thứ. Mọi người trong bản nhìn chiếc xe máy của tôi dựng giữa sân nên cũng biết là có người lạ về bản, họ tò mò ngó tôi rất lạ, được cái khi thấy tôi cười chào hỏi thì họ cũng rất vui vẻ đáp lại, không có gì e ngại. Bác chủ nhà giới thiệu tôi với anh con trưởng tên là Giàng A Di, trông anh này trắng trẻo, đẹp trai, nói năng nhỏ nhẹ thân thiện và dễ mến sau đó bác đi lên nương để canh mấy con cáo chuyên bắt gà trên đó. Giàng A Di sinh năm 1980, mới lấy vợ, 2 anh chị chưa có con. Cậu em trai của Di sinh năm 93 cũng đã có vợ, chưa có con, cả 2 cô gái nhà này đều còn rất trẻ và không nói được chút tiếng Kinh nào.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1981.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1980.jpg

Tôi nhờ Giàng A Di đi mua hộ một con gà để buổi tối uống rượu và ăn cơm, Di vui vẻ đồng ý.

battramdao
20-07-2010, 10:32
Vừa ngồi được một lúc thì có một bác trắng trẻo, to béo, quần áo đầu tóc sạch sẽ phẳng phiu trông như một võ sĩ đạo người Nhật bước vào. Ông ta nhìn tôi từ đầu tới chân rồi hỏi tôi từ đâu đến, đến đây làm gì. Vì đã quen với những lần vào bản bị các anh công an hỏi thăm, tôi đoán bác này chắc là cán bộ xã hay công an gì đây đến để điều tra xem tôi là ai, sao lại vào bản này làm gì. Ông võ sĩ đạo vào nhà ngồi cạnh tôi, bắt đầu giở biện pháp nghiệp vụ điều tra, hỏi tôi ở đâu, làm nghề gì, có vợ chưa, sao lại đi lên cái chốn này làm gì, đi lên đây chắc có nhiều tiền lắm nhỉ... Với những câu hỏi nửa đùa nửa thật, ông ta cố gắng điều tra xem tôi có ý đồ gì xấu hay không, đòi xem cả chứng minh thư, giấy giới thiệu của tôi nữa. Tôi cũng thật thà trả lời các câu hỏi của ông võ sĩ đạo, đồng thời thêm thắt mấy câu khen ngợi thiên nhiên, con người nơi đây nên ông ta có vẻ cũng khoái. Tôi còn mới ông ấy nếu buổi tối không bận việc gì thì sang đây uống rượu với chúng tôi cho vui. Ông ta vui vẻ nhận lời và còn mời tôi sang nhà ông ấy chơi uống nước.

battramdao
20-07-2010, 10:49
Ông võ sĩ đạo dẫn tôi leo ngược lên phía trên của bản Pa Cư Sáng một đoạn thì tới nhà của ông ấy, hóa ra chính là cái nhà mái phibro có hàng rào bằng gỗ pơ mu. Căn nhà khá kín cổng cao tường và rất rộng, trong lòng nhà tôi ước tính cũng phải rộng hơn 100m2. Trong nhà khá đông người, toàn là con cái, dâu rể của ông, họ chào hỏi tôi rất lễ phép và niềm nở mời tôi vào nhà.
Ông võ sĩ đạo mời tôi ra bàn ngồi uống nước, chiếc bàn nước nhà ông theo đúng kiểu bàn uống nước của các cơ quan chính quyền hình chữ nhật, với 4 cái ghế tựa đặt hai bên. Nhìn lên tường nhà cạnh bàn nước tôi thấy treo khoảng hơn 20 chiếc bằng khen đủ các lĩnh vực công tác của ông chủ nhà.
Ngồi uống nước một lúc, ông võ sĩ đạo mới chia sẻ, ông ta tên là Giàng Khua Nánh, nguyên Bí thư, Chủ tịch xã Hang Chú, đã nhiều năm công tác tại đây giờ đã về hưu. Ông Nánh này đã cũng vài lần về Hà Nội công tác và có khá nhiều người quen biết dưới Hà Nội. Giờ ông nghỉ hưu về cũng đi làm nương với mọi người, có lương hưu nên cuộc sống của gia đình ông khá thoải mái so với những người khác.
Ngồi uống nước, hàn huyên với ông Nánh một lúc thì tôi xin phép gia đình về tắm rửa để chuẩn bị ăn tối, tôi không quên nhắc ông Nánh chốc nữa sang uống rượu bên đó.

battramdao
20-07-2010, 11:09
Về nhà của Giàng A Di, tôi thay quần áo, thu xếp đồ đạc sau đó thấy di Bắt ở đâu 1 con gà về, mang ra sân làm thịt. Tôi lấy đèn pin ra soi cho Di thịt gà, anh ta làm thịt gà rất thạo và nhanh, nhoắng một cái đã xong và cho vào nồi luộc. Tôi tranh thủ đi tắm một cái cho mát. Bản ở đây rất hay, có một khu để cả bản tắm và ngày nào họ cũng tắm không như người Mông trên Hà Giang, cả năm chắc tắm một hai lần. Tuy nhiên nếu vào cái nhà tắm đó thì phải đợi rất lâu vì nhiều người đang tắm nên tôi tắm luôn ở sân cho nhanh, nước suối trong vắt dẫn từ trên mỏ nước về lạnh như nước đá, nhưng tám xong thì thấy sảng khoái dễ chịu, tỉnh cả người.
Tắm xong một lúc thì rượu thịt cũng đã được bày ra và ông võ sĩ đạo Giàng Khua Nánh cũng đã sang. Tất cả cùng ngồi xuống, rót rượu thóc thơm nồng ra bắt đầu đánh chén. Các món ăn của người Mông nơi đây khác hẳn người Mông trên Hà Giang, họ ăn ngon hơn, mặn hơn với thịt lợn kho rất ngon, măng rừng luộc, măng rừng muối, măng rừng xào thịt gà rất ngon. Ở đây người Mông không còn ăn mèm mén, thịt muối, đậu chúa nữa, họ ăn xôi gạo nếp là chính và cơm tẻ. Sau mấy chén rượu, lão võ sĩ đạo trở thành con người rất vui tính, lão pha trò, bông đùa, trêu chọc mọi người rất vui. Giàng A Di thì ngược lại, rất hiền chu đáo và cười theo mọi người, luôn tay rót rượu. Tôi thì kể lại về phong tục tập quán của những nơi tôi đã đi qua, so sánh với phong tục tập quán nơi đây khiến mọi người rất hào hứng trao đổi.
Người Mông ở đây uống rượu cũng có rất có chừng mực, chỉ uống chừng mươi chén rượu là dừng, ăn cơm, sau đó tất cả ra bếp lửa ngồi nói chuyện, uống nước. Bếp lửa gần tàn thì Di cũng sắp xếp chỗ ngủ cho tôi xong, sau đó cả nhà tắt đèn đi ngủ, kết thúc một ngày rất vui vẻ và hòa đồng.

battramdao
20-07-2010, 13:11
Đêm hôm đó trời mưa rất to, con đường ngày mai tôi đi mà dính trận mưa này chắc sẽ rất khó đi. Sáng sớm tôi thức dậy đã thấy mọi người dậy thổi một nồi xôi rất to.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1982.jpg

Cái nồi này rất hay, được làm nguyên bằng một cây gỗ pơ mu tròn, khoét rỗng ruột, hẳn để làm được cái nồi này cũng không phải đơn giản. Giàng A Di lấy cho tôi một bát xôi to để ăn sáng, trước khi chia tay, cậu ta còn chắt cho tôi một chai rượu thóc tặng tôi để mang về nhà uống. Tôi cảm ơn gia đình Di, buộc hành lý và chia tay Pa Cư Sáng, lên đường thẳng hướng đi Tà Hốc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1983.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1984.jpg

Cơn mưa đêm hôm trước đã biến con đường trở nên rất trơn và nguy hiểm, đường từ Hang Chú đi Tà Hốc là một con đường gần như bị bỏ quên, có rất ít người đi, mưa gió làm cho nó bị hủy hoại dần, cỏ cây mọc um tùm, nền đường trơ toàn đá tảng đi rất khó.

battramdao
21-07-2010, 10:22
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1987.jpg

Thỉnh thoảng con đường đi qua những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1989.jpg

Một con dốc toàn đá dựng đứng, rất trơn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1992.jpg

Đường mỗi lúc một xấu.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1993.jpg

Con đường tôi vừa đi qua bé tý như sợi chỉ men theo sườn núi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1994.jpg

Phong cảnh rất hùng vĩ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1995.jpg

Lại ruộng bậc thang.

battramdao
21-07-2010, 10:49
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1999.jpg

Dốc khủng

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2001.jpg

Lúa đang thì con gái

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2003.jpg

Chụp lại đoạn dốc vừa leo

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2005.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2006.jpg

Đây thực ra là những đoạn đường đẹp nhất của đoạn từ Pa Cư Sáng đến Tà Hốc.

battramdao
21-07-2010, 14:32
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2007.jpg

Có một ngôi nhà nhỏ nằm sâu tít trong rừng, ước gì được chui vào đó ngủ một đêm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2009.jpg

Đến đây thì tôi mắc một sai lầm nghiêm trọng, đi nhầm đường. Đáng nhẽ rẽ phải thì tôi lại rẽ trái, đi một đoạn thì cứ thấy đường dốc xuống thăm thẳm và ngày càng nhỏ lại. Tôi nghĩ bụng, bỏ mẹ, đường này xuống thì được chứ lên thì chết, y như rằng đi thêm một lúc nữa thì nó cắm thẳng xuống chân núi. Tôi dừng xe lại và không biết làm thế nào để quay được xe lên đây. Chiếc DR650 này cộng cả xăng dầu, hành lý là khoảng 200kg, đường thì vừa nhỏ, vừa dốc làm sao mà quay.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2010.jpg

Dốc xuống thăm thẳm

battramdao
22-07-2010, 10:31
May thay có 2 bố con người Mông đi làm nương bước tới, tôi nhờ ông bố giúp tôi một tay đẩy bánh sau xuống vệ đường rồi nhấc quay đầu lại, loay hoay một hồi cũng quay được xe, sau đó lại phải đẩy xe lên phía trên dốc vì đường quá dốc không thể ngồi trên xe đi ngay được.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2011.jpg

Hai người vừa nổ máy vừa đẩy một lúc mới tới chỗ đất tương đối bằng phẳng tôi mới trèo lên xe đi tiếp được. Quả là một phen toát mồ hôi hột.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2013.jpg

battramdao
22-07-2010, 11:08
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2014.jpg

Một vạt rừng rậm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2015.jpg

Con đường một bên là núi, một bên là vực sâu hàng trăm mét.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2017.jpg

Đường mỗi ngày một khó đi, có những đoạn như bị bỏ hoang, mưa lũ xói lở khiến đường chỉ còn trơ lại toàn đá, giữa đường là những rãnh sâu do nước chảy. Nhiều đoạn tôi tưởng như đang đi dưới lòng một con suối cạn chứ không phải là đường. Có những đoạn thì cây cối mọc um tùm, chỉ còn hở ra một vệt đường nhỏ. Chiếc xe của tôi nhảy chồm chồm trên những hòn đá sắc cạnh, bánh sau văng lung tung sang hai bên. Lúc này thì tôi chỉ tập trung vào lái xe, chẳng còn tâm trí nào để dừng lại chụp ảnh, mà cũng không dám dừng vì dừng lại là ngã.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2020.jpg

Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có chỗ đẹp như thế này.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2021.jpg

battramdao
23-07-2010, 09:16
Rốt cuộc thì sông Đà cũng hiện ra trước mắt.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2022-1.jpg

Con đường dọc sông Đà vẫn còn dài tít tắp

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2023.jpg

Sang bên kia sông là đường đi Tà Hốc. Tôi phải kiếm được một chiếc thuyền để qua sông.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2024.jpg

Một dòng suối đổ vào sông Đà vắt ngang đường đi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2028.jpg

Chỉ đạt vừa đủ một bánh xe, sơ xảy một chút là có thể lăn xuống khe sâu gần chục mét.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2030.jpg

battramdao
23-07-2010, 09:26
Bến thuyền đây rồi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2031.jpg

Con dốc chết tiệt xuống bến thuyền, vừa dốc vừa ngoằn ngoèo, rất dễ ngã ở đây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2034.jpg

Cũng phải liều lao xuống vậy

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2033.jpg

Loay hoay một hồi tôi cũng đưa được xe xuống thuyền qua sông.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2038.jpg

Bức ảnh cuối cùng của chuyến đi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_2041.jpg

Sang bên này sông là đường đi Tà Hốc, rải nhựa rất đẹp, đi qua Tà Hốc thêm 40km nữa thì tới Hát Lót, rẽ trái ra quốc lộ 6. Từ Hát Lót tôi phóng 74km nữa về đến Mộc Châu, vào quán bê chao mọi khi làm một đĩa, uống một chai bia sau đó chạy một mạch về Hà Nội kết thúc chuyến đi tốt đẹp.
Mấy hôm nay thỉnh thoảng lôi chai rượu được tặng trên Pa Cư Sáng ra nhấm nháp, lại thèm được quay lại đó chơi. Lòng lại ấp ủ một chuyến đi nữa về phía Tây Yên Bái, nơi vẫn còn hoang sơ và đẹp đẽ: Rừng nguyên sinh Chế Tạo.

chichuot
11-08-2010, 01:16
Bác độc hành với chiếc xe to công kềnh này thì quả là mệt vì xoay sở, nhưng mà thấm sâu. Thế là từ cách đoạn ngã 3, một bên xuống bến Tà Hộc, một bên rẽ phải theo con đường cực ít người qua lại em xuống Pắc Ngà. Vì có thông tin về đường sang Mường La nên không quay lại Tà Hộc nữa. Chúc mừng bác một chuyến đi rất thú vị (beer)

battramdao
11-08-2010, 10:24
Lúc đi đến bến thuyền sang Tà Hốc, lão chủ thuyền bảo vừa hôm trước có 4 người cũng đi xe như thế này từ Pắc Ngà qua đây. Tôi mới hỏi là thế có thằng nào đầu trọc không, lão chủ thuyền ngẩn ra rồi trả lời, thằng nào đầu cũng trọc cả. Nghĩ lại cứ buồn cười.

battramdao
06-11-2010, 09:53
hic, đọc mà sướng tê người,bác có thể vẽ lại cho em cái bản đồ cung đường ko ạ

Track log đây ạ.

https://i845.photobucket.com/albums/ab12/rec2die4/Taxua.jpg

busybee
12-03-2011, 22:14
Hình như anh này:

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0298.jpg

Với anh này:


http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-su-kien/tran-chien-kinh-hoang-voi-quai-thu-c46a260083.html

là một, nếu thế thì trùng hợp quá

giantia
12-03-2011, 23:58
Chuyến đi thật tuyệt. Thế các Bác đã đi Tây Yên Bái chưa?

battramdao
13-03-2011, 20:47
Hình như anh này:

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0298.jpg

Với anh này:


http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-su-kien/tran-chien-kinh-hoang-voi-quai-thu-c46a260083.html

là một, nếu thế thì trùng hợp quá

Trông cũng giống phết nhỉ, cơ mà người kể chuyện này chính là anh Hồng, công an viên bến Thân. Tuy nhiên thì chuyện không khủng khiếp đến thế, anh Hồng cũng phải nói, tay Phạm Ngọc Dương kia thổi phồng lên thôi.

congiolangdu
22-03-2011, 12:27
Mặc dù đã bôi thuốc chống vắt đầy người nhưng trước những bất trắc phía trước, tôi vẫn vũ trang một cách tối đa để có thể đối phó với rắn độc, nhện độc, ong, côn trùng trong rừng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009200.jpg

Rừng Xuân Sơn vẫn giữ được nết hoang sơ của một khu rừng nguyên sinh với nhiều cây to và cao vốn là miếng mồi ngon của lâm tặc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009209.jpg

Được biết có 1 đội nghiên cứu của Viện sinh học thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đang ở sâu trong rừng để nghiên cứu. Chúng tôi cũng ao ước có thể tới lán của họ để chơi nhưng được biết muốn đi đến đó phải đi mất 2 ngày đường rừng nên đành chịu. Tuy nhiên chúng tôi cũng lần theo con đường họ đi theo những dấu vết trên thân cây để xuyên rừng.
Trong rừng hoàn toàn không có đường mà chỉ có thể lần theo dấu vết của những người đi rừng để lại và tự đánh dấu để còn biết lối về.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009215.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009227.jpg

Con đường dốc ngược và rất khó đi nên chẳng mấy chốc tôi thở dốc, lưỡi vắt sang một bên.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009229.jpg

Trông bác giống đội đặc nhiệm chống khủng bố quá

vukhuc
23-03-2011, 14:54
Cho cảm ơn (vì tui chưa có "nút" cảm ơn )

kingman78
27-03-2011, 13:06
Bác thật pro ước gì em đc như bác . Đường như thế này thì SF400 của em khóc tiếng mán > thôi mình phượt đồng bằng vậy :(

haydoiday
28-03-2011, 12:09
Khâm phục ...khâm phục. Những lúc vất vả thế mới thấy được bản lĩnh của từng người bác ạ. Cung đường như bác thật sự tui...không dám đi, vì cái con Neo của tui chỉ là hero trên xa lộ mà thôi, và quan trọng là bản lĩnh mình chưa ...to như thế khaa. Chúc bác có những chuyến khám phá thú vị và thành công mỹ mãn, để về zà không hối tiếc "cung đường ấy tớ chưa đi qua..." (beer)

loangquang
28-03-2011, 13:55
Bác chủ cho tui hỏi,đường đi Xuân sơn từ phía Mường Do,Phù yên có được ko ạ

battramdao
28-03-2011, 15:26
Bác chủ cho tui hỏi,đường đi Xuân sơn từ phía Mường Do,Phù yên có được ko ạ

Câu hỏi rất hay, tôi cũng đã định đi thử xem sao nhưng chưa thực hiện được. Tuy nhiên tôi chắc là chỉ đi bộ dược thôi chứ không thể đi xe máy qua được.

ngaibin
05-05-2011, 17:39
có 1 nhóm đi = xe máy 3 ngày qua được rồi

Can Khuong
10-07-2011, 16:07
Chà Chà! giờ mới đọc bài này! hay lắm, bái phục Battramdao!
Nghe bác kể cái món rượu thóc làm mềnh lại thấy thèm, chẹp, ... chẹp, ...

nguyentrunghai
03-08-2011, 00:18
;)Tuy là người Phú Thọ nhưng vì sống và học tập ở Hà Nội nên cũng chưa một lần đi Rừng Quốc gia Xuân SƠn phượt một lần nào cả . CŨng chưa lên các làng bản nơi đây và cũng chưa một lần xem người Dao sinh sống . Rất nhiều ảnh và ảnh rất đẹp, sinh động. Thanks u bạn battramdao(c)

bestfriend101186
08-08-2011, 13:20
Em mới mon men mấy cái hang ở bản Thân thôi, ngủ 1 đêm ở Hang đất rồi về. Chưa dám trekking sâu vào rừng như bác. Cảm ơn bác đã chia sẻ với mọi người
Mà bây giờ đường vào bản dễ đi lắm rồi. Mấy cái hang thì đang xây dựng để làm điểm du lịch. vẻ hoang sơ đã không còn nữa

vutienquanghuy
29-11-2011, 10:05
Bác Battramdao thật tuyệt vời. em ko đam mê đi phượt mà đọc mấy topic của bác xong cũng thấy rạo rực khắp người.

summersun_1106
17-02-2012, 00:02
thank a battramdao nhiều vì buổi nói chuyện hôm nay nhé. thực sự là dù đã đọc bài viết của anh mấy lần nhưng được nghe những kinh nghiệm của anh từ những lời anh nói làm e thấy mình chưa biết gì về mọi thứ xung quanh mình cả :( đúng là travel much, know much ^^
e đang háo hức về chuyến đi sắp tới, cảm ơn a vì những điều cần thiết trước chuyến đi a truyền lại cho chúng e. khi về e sẽ báo cáo kết quả cho a ạ ^^
p/s: thực sự e rất mong có được những trải nghiệm như a nhưng cung đường a đi khó quá, nhưng e vẫn mong một lúc nào đó e có đủ sự quyết tâm và bản lĩnh để thực hiện ít nhất là được một chuyến đi để đời như anh
chúc anh leo đi được nhiều nơi và thành công trong chuyến quay lại Xuân Sơn để chinh phục nốt đỉnh núi cuối cùng ạ ^^

minhhai_bank
02-03-2012, 10:57
là người Phú Thọ nhưng mà chỉ đi đến Xuân Sơn 1 lần thui , đi qua thấy phong cảnh vô cùng đẹp ,mình cũng đi thêm lần nữa

Cindy148
29-03-2012, 00:18
đọc được nửa bài của bác đã phải thanks vs like liên tục rồi, đâu cần lên vùng cao, chỉ cần ở chính Phú Thọ quê em mà cũng đã có biết bao nơi cần được khám phá rồi. Cám ơn bác nhiều nhé

conmamen
29-03-2012, 20:46
Có bác nào treck lại rừng quốc gia Xuân Sơn dịp 30-4 tới ko ạ, nếu đi cho em join cùng đoàn với !

hientete
16-05-2012, 16:34
úi chời, phê quá anh ơi...
Có ai đi cho mềnh theo vsssss.....

meohoangnd
15-07-2012, 00:01
thiên nhiên nhìn hoang sơ thật

lynk_icy7021
08-10-2012, 09:10
Nhóm đang tính đi trekk Xuân Sơn vào 20/10 này. Bác nào có thông tin nhà dân, ăn uống, xe cộ cho em xin vs ak. Em cảm ơn nhiều nhiều! :D

giothangmuoi
08-10-2012, 16:42
Nhóm đang tính đi trekk Xuân Sơn vào 20/10 này. Bác nào có thông tin nhà dân, ăn uống, xe cộ cho em xin vs ak. Em cảm ơn nhiều nhiều! :D

Số A.Lâm chủ tịch xã Xuân Sơn: 0943924996. Bạn cứ alo anh ấy sẽ có đủ :D

voicoi1982
17-12-2012, 15:44
Ai zaaaaà````````````````, mê phượt lắm nhưng chưa có điều kiện để đi được như anh, trước mắt theo chân anh đi du lịch qua màn hình 14" vậy.
Thank's anh

tamdao012003
28-12-2012, 14:43
Đọc bài của bác làm nhà em lại thấy nhớ Xuân sơn, Thanh sơn, Thu cúc ghê. Cái độ hay lang thang trên Mường cơi, tiện đường em cũng co thỉnh thoảng ghé vào mấy bản dưới chân núi hình như có cả bản Dù, bản Thân..chỗ bác đi qua. Nhưng hồi ấy toàn vào nhậu với mấy đồng chí địa phương, chả nghĩ đến việc leo núi như bác. Đọc bài của bác thấy rừng có vẻ ra xa bản quá rồi, chắc vẫn bị khai thác nhiều.

transon_travel
19-01-2013, 16:16
Em vừa đi khỏi bản Dù đang ngồi uống nước ở Thanh Sơn, đường vào đẹp mờ mắt, mới mưa nên ko có gì đặc biệt ngoài bọn trẻ thân thiện!

CASANOVA_hp
24-01-2013, 00:38
em KHoái ngủ rừng quá mà chưa đc ngủ ở nơi có con trăn mắc võng nuốt cả trâu lẫn bò này :D

xuanxuan
25-01-2013, 11:47
Trái với những gì phỏng đoán, đường vào bản Dù giờ đây đã được đổ bê tông sạch sẽ, phẳng phiu khiến việc điều khiển con chiến mã của tôi trở nên quá nhẹ nhàng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/Xuanson2009sony013.jpg
xe này thì ngon rồi chạy xướng phải biết

Rua_Sieu_Toc
11-10-2013, 00:45
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1775.jpg

Cảm tưởng như sắp bước chân vào một sòng bạc nào đó.
Thực sự là tôi không ngờ giữa chốn xa xôi này lại có người tới xây một công trình hoành tráng như thế này với mục đích gì, hay có lẽ có đại gia nào thừa tiền xây một chỗ như thế này để nghỉ ngơi hưởng thụ. Hỏi ra mới vỡ lẽ đây là nhà điều hành của một dự án thủy điện tại đây.[/QUOTE]

thế nên tiền điện mới tắng giá và EVN thì báo lỗ liên tục...

hoangvinhtni
11-10-2013, 15:13
Rất là hâm mộ bác. Em cũng mong có được một chuyến "phượt rừng" trong đời. Nhưng bây giờ đi đâu cũng muốn mang em bé đi theo nên chưa đủ kinh nghiệm và kĩ năng cho cháu đi rừng.