PDA

View Full Version : [Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội



Pages : 1 [2]

Chitto
26-06-2010, 16:53
Khối nhà nhìn ngang từ tượng Paul Bert


https://static.panoramio.com/photos/original/37188947.jpg

Không biết vì lý do gì sau đó người Pháp lại đập nó đi, và xây một khối nhà mới vào chỗ đó. Năm nào thì cũng không tìm hiểu được.

Khối nhà mới xây như sau, và quang cảnh nhìn từ tượng Paul Bert sang lại thay đổi


https://static.panoramio.com/photos/original/37188952.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/37188955.jpg

Chitto
26-06-2010, 16:56
Chưa hết, sau đó người ta lại xây thêm vào đầu khối nhà mới một phần nữa, kéo nó dài thêm về phía hồ Gươm.


https://static.panoramio.com/photos/original/37188961.jpg



Và kết quả cuối cùng của khối nhà Bưu điện bên cạnh vườn hoa là đây, nằm sát phố Lê Thạch, kéo ra đến sát mặt đường Đinh Tiên Hoàng.


https://static.panoramio.com/photos/original/37188965.jpg

Phù, mãi mới lý giải được vì sao các bức ảnh cũ của Pháp chụp tại cùng vị trí lại khác nhau, và khác bây giờ đến thế.

Chitto
27-06-2010, 00:06
Toà nhà chính giữa của Bưu điện được xây đúng trên toà điện của chùa Báo Ân xưa


https://static.panoramio.com/photos/original/original/37152289.jpg


Từ bên kia hồ Gươm nhìn sang, Tháp Rùa với hai toà nhà của Bưu điện đằng sau...


https://static.panoramio.com/photos/original/37152377.jpg


Và hiện tại, với cùng góc chụp, thay vào toà nhà hai tầng của Pháp xưa là một toà nhà to tướng phong cách kiến trúc Xô-viết


https://static.panoramio.com/photos/original/37152379.jpg

Chitto
27-06-2010, 20:40
Quanh vườn hoa Paul Bert, từ những năm 1887 đã xây dựng bốn công trình quan trọng: Toà Đốc lý, nhà Bưu điện, Kho bạc, Dinh Thống sứ. Dinh Thống sứ sau này được xây dựng lại hoàn toàn, dinh cũ không có ảnh nào chụp lại.

Kho bạc lúc đầu là một khối nhà có kiến trúc tương tự toà Đốc lý, sau đó thêm toà nữa phong cách mới hơn. Ngày nay hai toà nhà đó vẫn còn, trên mặt phố Lê Lai.

Ảnh chụp Kho bạc thời Pháp


https://static.panoramio.com/photos/original/37167122.jpg

Và hai toà nhà đó ngày nay


https://static.panoramio.com/photos/original/37235254.jpg

Chitto
27-06-2010, 20:46
Vườn hoa Paul Bert xưa chính là vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay. Đầu vườn hoa phía gần Bờ Hồ đầu tiên dựng tượng Nữ thần Tự do, sau đổi thành tượng Paul Bert.

Ở đầu kia có một cái đình bát giác để nghỉ chân. Cuối tuần đội nhạc người Pháp ra đó chơi nhạc, thổi kèn, nên dân chúng gọi là Nhà kèn. Cái Nhà kèn đó vẫn còn đến nay, chỉ thay đổi một ít ở diềm mái.

Tôi nhớ khoảng những năm của thập kỷ 1980, người ta còn quây lưới quanh toà đình bát giác này, bên trong thả chim công.

Nhà kèn thời Pháp, nhìn sang phía Kho bạc.


https://static.panoramio.com/photos/original/37206884.jpg

Và ngày nay


https://static.panoramio.com/photos/original/37235258.jpg

Chitto
27-06-2010, 23:47
Khu Nhượng địa trước kia là nơi đóng quân của quân đội Pháp. Sau khi quân Pháp chuyển vào trong thành cổ, họ xây dựng khu nhượng địa thành bệnh viện. Bệnh viện này chủ yếu phục vụ quân đội, và quan chức Pháp.

Bệnh viện này vì đặt trên khu Đồn Thuỷ, nên người dân gọi là Nhà thương Đồn Thuỷ. Sau này mang tên Bệnh viện Lanessan, là tên của Toàn Quyền Đông dương. Đây là bệnh viện chuyên nghiệp tân tiến đầu tiên ở Hà Nội, nay được chia thành Bệnh viện Hữu Nghị và Viện Quân Y 108.


https://static.panoramio.com/photos/original/37206920.jpg

Nhà thương Đồn Thuỷ được xây dựng gồm những khối nhà song song cách nhau, vì quan niệm các phòng bệnh phải tách biệt hẳn nhau. Đến nay, chỉ còn 1 - 2 khối nhà như thế này nằm trong Viện 108, các nhà khác đã phá và thay bởi nhà mới hết rồi.


https://static.panoramio.com/photos/original/37206925.jpg

Không dễ để tìm thấy toà nhà còn lại của bệnh viện Lanessan xưa


https://static.panoramio.com/photos/original/37243550.jpg

Chitto
28-06-2010, 00:01
Bản đồ Hà Nội năm 1890


https://static.panoramio.com/photos/original/37264786.jpg


Năm 1890, người Pháp đã mở con đường lớn thẳng từ khu Đồn Thuỷ sang phía con đường Thiên lý đi phía Nam từ cửa thành cổ, mang tên là Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Họ dự tính con đường này còn tiếp tục thẳng sang đến phía Văn Miếu. Tuy nhiên sau này Ga Hà Nội đã nằm chắn lại dự án này.

Phía Tây thành cổ, người Pháp lấy một phần đất rộng của làng Ngọc Hà (còn gọi là Hoàng Hoa) để bắt đầu xây vườn Bách Thảo, sau này sẽ đưa thú vào thành vườn Bách Thú.

Chitto
28-06-2010, 00:09
Trên con đường Gambetta, Pháp lấy một khu đất rộng lập Trường đua ngựa (sau này mới chuyển về Quần ngựa). Những hội chợ vui chơi cũng được tổ chức tại Trường đua. Về sau nơi đó dựng khu Đấu Xảo, tức là nơi triển lãm các sản phẩm. Nay chính là Cung văn hoá Lao động (cung Việt Xô).

Cũng trên con đường đó, họ xây dựng Nha Cảnh sát (Commisarial de Police). Người Việt gọi ngắn là sở Com-mít, rồi Việt hoá thành Sở Cẩm!
(Tương tự là Thuế vụ - Douane được phiên âm và Việt hoá thành Sở Đoan)


Sở Cẩm ngày xưa


https://static.panoramio.com/photos/original/37206891.jpg

Và Công an Thành phố Hà Nội ngày nay, ở cùng chỗ đó


https://static.panoramio.com/photos/original/37206896.jpg

Chitto
28-06-2010, 11:22
Người Pháp thành lập Toà án cho Bắc kỳ và Trung kỳ ngay từ năm 1884, sau khi chiếm xong Hà Nội, gọi là Toà Thượng thẩm Hà Nội. Triều đình Huế chỉ được xử các vụ án giữa người Việt với nhau, còn có liên quan đến Pháp là phải đem ra Hà Nội xử tại toà Thượng thẩm này. Toà này có lúc bị bãi bỏ một thời gian, rồi lại tái lập.

Toà Thượng thẩm thời ban đầu đặt tại phố Hàng Tre, nên người dân gọi là Toà án Hàng Tre. Về sau này xây Cung Công lý (tức là khối nhà Toà án Tối cao hiện nay) thì mới chuyển về đó.


Toà án Hàng Tre xưa (đã được xây lại, không phải từ những năm 1884)


https://static.panoramio.com/photos/original/37206897.jpg

Chitto
28-06-2010, 11:45
Nắm giữ Quân sự, Toà án rồi, phải nắm giữ Thuế quan. Người Pháp đặt ra Sở Thuế vụ, (Douane), mà người Việt gọi là Sở Đoan.

Nói đến Sở Đoan, lại liên tưởng ngay đến nhân vật bà Phó Đoan, vốn đã từng có ông chồng làm ở sở Đoan này.

Sở Đoan - cũng như một số toà nhà khác của Pháp - được xây lên rồi lại xây lại chứ không phải chỉ một lần. Toà nhà này khá đồ sộ, nằm ngay gần bờ sông để tiện việc đánh thuế, thu thuế. Ngày nay toà nhà này thành Bảo tàng Cách mạng.

Khối nhà Sở Đoan xưa nay thành Bảo tàng

Mặt quay ra bờ sông


https://static.panoramio.com/photos/original/37206909.jpg

Và phía trong khối nhà


https://static.panoramio.com/photos/original/37263700.jpg

Chitto
28-06-2010, 12:08
Năm 1893, Hội đồng Thành phố Hà Nội - gồm 14 người Pháp và 2 người Việt !!! - quyết định phá Thành cổ Hà Nội, và gọi đấu thầu (thời ấy đã đấu thầu công khai rồi).

Phá thành Hà Nội sẽ được nhiều lợi lớn, tuy nhiên không ai dám đứng ra làm một việc như thế. Dù rằng toà thành Hà Nội triều Nguyễn xây năm 1805 không phải là Hoàng thành các triều vua trước, nhưng cũng vẫn mang ý nghĩa và dấu tích của một nền tự chủ quốc gia. Phá thành rồi, Hà Nội sẽ trở thành một thành phố hoàn toàn Pháp.

Cuối cùng, có một me tây là Tư Hồng đứng ra thầu phá thành. Bà này có đời chồng đầu họ Hồng là thương nhân Tàu, chồng sau là quan Tư của Pháp (trung tá) nên gọi là Tư Hồng. Công cuộc phá thành và lấp hào nước từ năm 1894 đến năm 1897 mới hoàn tất.


Cửa Đông thành Hà Nội xưa, có thể thấy khung cổng thành phía xa, bên ngoài còn có một thành bảo hộ gọi là Dương Mã thành. Bên trong có các khu nhà quân sự của Pháp.


https://static.panoramio.com/photos/original/37264007.jpg

Cửa Đông của thành cổ, nay đã là dĩ vãng


https://static.panoramio.com/photos/original/37264009.jpg

Chitto
28-06-2010, 12:18
Những người còn nặng lòng hoài cổ bấy giờ đã làm thơ khóc thương cho toà thành đã bị phá, cũng là những giá trị vật thể của mảnh đất nghìn năm đã bị chôn vùi.



Than ôi! Đệ nhất cảnh Thăng Long
Vượng khí nghìn năm có nữa không
Hai cửa còn trơ hai thánh miếu
Một thành sót lại một hoàng cung
Nhường ngao ngán nỗi công ông Bạch
Cũng gớm ghê cho của chị Hồng
Còn biết đâu là nền đế bá
Than ôi! Đệ nhất cảnh Thăng Long!

(Hai thánh miếu là Văn Miếu và Y Miếu, vì Võ Miếu cũng bị phá sạch rồi; ông Bạch là thần Bạch Mã, vị Thành hoàng phù trợ Thăng Long đã nghìn năm)

Để mỉa mai Hoàng Cao Khải (bấy giờ làm Kinh lược sứ Bắc kỳ) và Tư Hồng, Nguyễn Khuyến làm đôi câu đối



Một đạo sắc phong hàm cụ lớn
Nghìn năm danh giá của bà to

Trong câu trên, "hàm" vừa là cấp bậc triều đình phong cho, nhưng cũng là cái miệng tham lam; "của" vừa là của cải, nhưng còn ngụ ý cái "vốn tự có" của cô me tây phá thành. Đem cái miệng của quan Kinh Lược để so với cái của nợ của cô Tư Hồng, rất là thâm nho.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sự phản ứng an ủi và yếu ớt cho một xu thế không thể tránh của lịch sử. Những người như Nguyễn Khuyến đã là lớp người nho học, chỉ biết đem cái ấm ức vào thơ, mà không thể làm gì hơn.

Những kiểu mỉa mai sâu xa trên người Pháp và cả cô Tư Hồng có hiểu đâu !

Chitto
28-06-2010, 12:23
Sự may mắn cuối cùng của toà thành Hà Nội, là Pháp cho giữ lại cổng phía Bắc. Toà cổng này vì có hai vết đạn pháo năm 1873, nên được giữ lại làm kỷ niệm chiến công của Pháp. Họ cho gắn lên tường thành tấm biển ghi rõ ngày tháng năm của chiến công đó.

Và chúng ta còn lại đến nay toà cổng thành cuối cùng: Chính Bắc Môn.


https://static.panoramio.com/photos/original/37077849.jpg

Chitto
28-06-2010, 14:31
Sau khi tường thành và hào nước đã san phẳng, Pháp xây các con đường ở bốn phía và trong khu vực thành cổ.

Phía Bắc để lại Cửa Bắc, là đường Carnot, tên của Tổng thống Pháp, nay là phố Phan Đình Phùng

Phía Đông làm đường Henri d'Orleans, tên một nhà thám hiểm người Pháp khám phá Tây Nguyên, nay là phố Phùng Hưng. Bên trong lại thêm đường nữa sau là Lý Nam Đế.

Phía Nam làm đường Felix Faure, cũng là một Tổng thống của Pháp, nay là Trần Phú.

Phía Tây làm đường Briere d'Isle, tên một tướng lĩnh ở Đông dương của Pháp, nay là Hùng Vương.

Tại vị trí cửa Chính Tây, làm một quảng trường hình tròn. Từ đây làm một con đường cắt chéo ra phía Cửa Nam, lấy tên của giám mục Puginier đặt cho. Con đường này cắt qua khu Võ Miếu và đan Sơn Xuyên xưa, lại lấp đi cả hồ Voi nữa. Năm 1945 đường này đổi là Dân chủ Cộng hoà, sau năm 1954 lại đổi là Điện Biên Phủ.


https://static.panoramio.com/photos/original/37266715.jpg

Chitto
28-06-2010, 14:40
Lúc đầu, người Pháp định biến toàn bộ khu vực thành khu phố mới, và định phá bỏ Cột Cờ.

Tuy nhiên, nhận thấy Cột Cờ là điểm cao nhất thành phố, từ đây có thể quan sát rộng, đồng thời khi có lễ hội, sự kiện tại khu đất phía sau (sân vận động Cột cờ) thì từ đây làm đài quan sát tốt, nên họ để lại. Đồng thời cột này còn trở thành cột thông tin liên lạc của quân đội Pháp.

Ảnh chụp đường Puginier (Điện Biên Phủ) bên trái, và đường đi vào trại lính Pháp bên phải (nay là Nguyễn Tri Phương). Cột Cờ nằm sát đường, sát mép phải ảnh còn thấy Đoan Môn xa xa.


https://static.panoramio.com/photos/original/37235274.jpg

Chitto
28-06-2010, 14:42
Toàn cảnh Đoan Môn ngày ấy


https://static.panoramio.com/photos/original/37235282.jpg

Và bây giờ


https://static.panoramio.com/photos/original/37235293.jpg

Chitto
29-06-2010, 00:04
Từ đỉnh Cột Cờ, có thể thấy rõ ba con đường mới được xây dựng.

Con đường đôi là đường Victor Hugo (Hoàng Diệu). Đường Puginier chạy thẳng đến toà cổng ở tận đằng xa, mà về sau, năm 1945 sẽ là lễ đài cho lễ Tuyên ngôn Độc lập. Đường Giovannimelli (Lê Hồng Phong) chạy sang góc trái của ảnh.

Một số toà nhà được xây dựng theo các trục đường mới. Ở đây phần lớn là nhà tư nhân, không phải các toà công sở. Tuy nhiên, đến nay, các toà biệt thự lại trở thành nhà công.


https://static.panoramio.com/photos/original/37284558.jpg

Cùng góc chụp, ngày nay các tán cây đã che hết tầm nhìn


https://static.panoramio.com/photos/original/37284570.jpg

Chitto
29-06-2010, 00:08
Mười năm sau khi phá thành mở đường, các toà nhà đã mọc lên kín những con đường mới. Hầu hết là các toà biệt thự của người Pháp và người Việt làm việc cho Pháp. Một phần của hồ Voi xưa kia vẫn còn lại, thành một đầm nước phía trước Cột Cờ.


https://static.panoramio.com/photos/original/37284550.jpg

Ngày nay, cái đầm nước trong góc ảnh là một phần của vườn hoa V.I.Lenin. Các khối nhà cao thấp lô nhô không có quy hoạch, khiến cho đường chân trời lổn nhổn và xấu xí.


https://static.panoramio.com/photos/original/37284552.jpg

Chitto
29-06-2010, 23:31
Ngay từ trước khi phá thành Hà Nội, người Pháp đã lấy khoảng đất của vùng đất Hoàng Hoa để làm Bách Thảo. Sau khi quy hoạch khu đất phía Tây Hà Nội, thì Bách Thảo được mở rộng hơn nữa. Vườn Bách Thảo thời đầu còn bao gồm toàn bộ khu Phủ Chủ Tịch, rộng gấp đôi ngày nay.

Khu vườn này lấy núi Sưa làm cao điểm, các ao nước được đào sâu thêm, tạo thành nhiều hồ nước đẹp. Người Pháp rất có ý thức trong việc tạo ra một vườn cây dành cho nghỉ ngơi, đồng thời nghiên cứu. Họ đã đem về đây hàng trăm giống cây từ khắp nơi, kể cả từ châu Âu để trồng. Các cây được trồng khoa học, sao cho không lấn bóng nắng của nhau. Cho đến tận bây giờ, đây vẫn là vườn cây có giá trị về mặt chủng loại bậc nhất Việt Nam.

Những học sinh trung học thời Pháp, khi học giờ sinh vật sẽ vào trong vườn để đi thực nghiệm, cũng như đây là nơi nghiên cứu của các nhà thực vật học. Bên cạnh đó đây là nơi vui chơi thư giãn xanh tươi.


Sườn núi Sưa, nơi có ngôi đền nhỏ của đất Ngọc Hà xưa, sau này bên dưới người Pháp dựng thành một số dãy chuồng nuôi thú ở bên dưới.


https://static.panoramio.com/photos/original/37284428.jpg

Núi Sưa và ngôi đền bây giờ (ảnh sưu tầm)


https://static.panoramio.com/photos/original/37284442.jpg

Chitto
29-06-2010, 23:36
Trong khu vườn rộng xanh tươi, sau này người Pháp làm các chuồng nuôi thú, biến đây thành vườn Bách Thú. Vườn thú này còn lại đến năm 1954 mới dỡ bỏ, chuyển về Thủ Lệ.


https://static.panoramio.com/photos/original/37324678.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/37284441.jpg

Khi vua Thành Thái ra Hà Nội đến đây thăm, một nhà nho khuyết danh đã ngậm ngùi làm bài thơ mô tả khu vườn này, cũng là mô tả đất nước và con người Việt Nam khi đó:



Một đám cây xanh một dãy chuồng
Mỗi chuồng nhốt một thứ chim muông
Khù khì vua cọp no nằm ngủ
Nhớn nhác dân hươu đói chạy cuồng
Lũ khỉ được ăn bày lắm chuyện
Đàn chim chực miếng hót ra tuồng
Lại còn gấu dại vài ba chú
Hì hục tranh nhau một khúc xương.

Chitto
30-06-2010, 11:42
Người Pháp xây dựng một thành phố Pháp tại Đông Dương, thì không thể thiếu các điều kiện của nền văn minh phương Tây là Điện và Nước sạch.

Tài liệu cho thấy nơi được sử dụng điện đầu tiên tại Việt Nam là Hải Phòng, sau đó là Sài Gòn. Tại Hà Nội, năm 1894 xây nhà máy điện tại bờ hồ Gươm, cách không xa tòa Đốc lý. Nhà máy điện này chạy than, điện được dùng cho hệ thống đèn điện trong các tòa nhà Pháp, rồi đèn chiếu sáng cho đường phố. Sau đó là điện cho bơm nước, vận hành máy móc thiết bị của hệ thống thông tin hữu tuyến. Điện dồi dào hơn được dùng cho hệ thống tàu điện tại Hà Nội.

Nhà máy điện cạnh Bờ Hồ vì thế được gọi là Nhà Đèn, ở vào vị trí của Điện lực Hà Nội bây giờ.

Ảnh chụp hồ Gươm, ống khói của Nhà Đèn có thể thấy ở góc bên trái


https://static.panoramio.com/photos/original/37284413.jpg

Và vị trí của Nhà Đèn trước kia


https://static.panoramio.com/photos/original/37284418.jpg

Chitto
30-06-2010, 16:25
Năm 1894, người Pháp cũng xây hệ thống cung cấp nước cho thành phố Hà Nội, mà cụ thể là cho các khu phố của người Pháp.

Để điều áp, họ cho xây hai đài nước (tháp nước), bơm nước lên bể chứa phía trên cao để tạo áp lực cho nước chảy vào các toà nhà Pháp có lắp hệ thống ống dẫn. Một đài nằm ở đầu phố Hàng Đậu, gọi là Đài đầu, và một đài nằm ở khu Đồn Thuỷ, nay là cuối phố Trần Hưng Đạo, gần bệnh viện, gọi là Đài cuối.

Hai đài nước đó vẫn còn lại đến ngày nay, dù không còn dùng với công dụng ban đầu, nhưng vẫn đứng đó sừng sững như một chứng tích sống động của những năm cuối thế kỷ 19.

Đài đầu - Hàng Đậu


https://static.panoramio.com/photos/original/37324760.jpg

Đài cuối - Đồn Thuỷ


https://static.panoramio.com/photos/original/37324694.jpg

Chitto
30-06-2010, 16:26
Và đài nước Hàng Đậu ngày nay, mà đợt tu sửa vừa rồi làm tốn một số giấy mực của báo chí.


https://static.panoramio.com/photos/original/37284425.jpg

Tháp thứ hai thì nằm lấp trong một cơ quan


https://static.panoramio.com/photos/original/42141100.jpg

Chitto
02-07-2010, 00:12
Khoảng năm 1887, ở Hà Nội có dịch bệnh tả lan tràn. Bệnh viện tân tiến duy nhất là Nhà thương Đồn Thuỷ chỉ dành cho quân đội và người Pháp. Do đó một số bà sơ của nhà dòng khu vực quanh Nhà thờ Lớn đã lập một số nơi chăm sóc bệnh tạm thời tại khu đất trống mà trước kia là toà phủ của Phủ Doãn.

Đến năm 1896, một số ngôi nhà được xây dựng đàng hoàng, gọi là Nhà thương làm phúc. Về sau chính quyền Pháp sung công, xây dựng lại thành Nhà thương bảo hộ, và là Bệnh viện đầu tiên cho người Việt tại Hà Nội, cũng là nơi thực tập của sinh viên Y khoa. Người dân quen gọi là Nhà thương Phủ Doãn.

Ngày nay Nhà thương đó là Bệnh viện Việt Đức.

Nhà thương Phủ Doãn xưa, với cổng chính quay ra phố Tràng Thi


https://static.panoramio.com/photos/original/37402263.jpg

Và cổng chính đó ngày nay


https://static.panoramio.com/photos/original/37402280.jpg

Chitto
02-07-2010, 00:27
Sau khi phá thành Hà Nội, một Nhà thương của Công giáo được xây dựng ở góc Tây nam của thành xưa, mang tên vị Thánh tông đồ Paul (Phao-lô). Phiên âm tiếng Việt của Saint Paul là Xanh-pôn, và cái tên đó vẫn dùng từ hơn một trăm năm nay.

Nói thêm là tại Hà Nội, người Pháp sau này còn xây dựng Nhà Hộ sinh (bệnh viện C), Viện Quang tuyến (bệnh viện K), Nhà thương Robin Réne (bệnh viện Bạch Mai). Sau khi xây Nhà thương Robin thì dời các khoa của Nhà thương Bảo hộ xuống đây, trừ khoa Ngoại. Cho nên bệnh viện Việt Đức chuyên trị Ngoại khoa. Cho đến nay, đây vẫn là những bệnh viện hàng đầu của Hà Nội và cả nước.

Nhà thương Xanh-pôn với tượng Thánh Paul nằm chính giữa sân


https://static.panoramio.com/photos/original/37402289.jpg

Và những cây thập tự trên nóc nhà vẫn còn đó


https://static.panoramio.com/photos/original/37402300.jpg

Chitto
02-07-2010, 10:33
Nha Giao thông công chính được thành lập từ cuối thế kỷ 19, toà nhà của cơ quan này nằm đối diện Toà án Hàng Tre, ngày nay là Trụ sở của Uỷ ban Chứng khoán.


https://static.panoramio.com/photos/original/37206902.jpg

Chitto
02-07-2010, 10:42
Bên cạnh lực lượng lính Pháp đóng trong thành Hà Nội cũ, còn có người Việt đi lính cho Pháp, chia làm Khố xanh và Khố đỏ.

Lính khố đỏ có dải mũ và thắt lưng màu đỏ, là đội quân được đào tạo để ra trận cùng với lính Pháp trong các cuộc đàn áp khởi nghĩa của người Việt. Lính khố xanh có dải mũ và thắt lưng xanh, để bảo vệ trị an tại các khu vực mà Pháp cai trị.

Tại Hà Nội, trại lính khố xanh đóng ở phía dưới hồ Gươm, nay là đường Hàng Bài. Cái cổng trại xây theo kiểu cổ, vẫn còn đến nay.

Cổng trại lính khố xanh hồi trước


https://static.panoramio.com/photos/original/37402327.jpg

và trại "lính khố xanh" thời hiện tại


https://static.panoramio.com/photos/original/37402337.jpg

Chitto
02-07-2010, 10:53
Năm 1897, triều đình Huế - dưới sức ép của Toàn quyền Paul Doumer - phải bỏ Nha kinh lược Bắc kỳ. Trước đây người Pháp là bảo hộ, vẫn có quan của triều đình quản lý song song về hình thức, nay bãi bỏ. Vì vậy việc xử án tù người Việt trước do quan lại Việt làm, thì nay do Pháp trực tiếp thực hiện.

Để xây nhà tù tại Hà Nội, người Pháp chọn đất làng Phụ Khánh nằm ngay gần Cửa Nam. Làng này có nghề làm các loại lò bằng đất nung, để đốt than, củi, tro trấu... do vậy người dân quen gọi là Làng Hoả Lò. Người Pháp đuổi dân làng đi, xây Nhà tù trung tâm tại đây, nhưng do quen với tên đất cũ, nên còn gọi là Nhà tù Hỏa Lò.

(Nhiều người nghĩ chữ Hoả Lò là do cái nhà tù đó ghê rợn như lò lửa, có phần cũng hợp lý, tuy nhiên không phải là nghĩa đúng của nó).

Về sau Toà án được dựng ngay bên cạnh nhà tù, xử xong đem sang giam luôn. Nhà tù này còn được dùng đến đầu những năm 1990, và là miếng đất đầu tiên ở Hà Nội chuyển sang cho nhà đầu tư nước ngoài xây nhà cao tầng, tức là Hanoi Tower, và để một phần làm di tích.

Khuôn viên nhà tù Hoả Lò những năm chưa bị phá, ngay bên cạnh Toà án


https://static.panoramio.com/photos/original/59590174.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/37402309.jpg

Dấu tích người Pháp xưa


https://static.panoramio.com/photos/original/37402314.jpg

Và nay


https://static.panoramio.com/photos/original/42141216.jpg

Chitto
02-07-2010, 11:32
Nguyên trước kia, khi giải toả chùa Báo Thiên để xây Nhà thờ lớn, người dân xót các tượng, đồ tế khí mới đem về chùa làng Phụ Khánh để thờ, gọi là chùa Chân Tiên.

Nay làng Phụ Khánh lại bị giải toả nữa, chùa lại lần nữa bị phá huỷ. Người dân làng Phụ Khánh bị dời về phía Nam thành phố, họ lại dựng lại ngôi chùa lần nữa, và vẫn mang tên chùa Chân Tiên.

Như vậy ngôi chùa Chân Tiên ở gần cuối phố Bà Triệu mang trong lòng dấu tích, dĩ vãng của chùa Báo Thiên xưa, và cả một ngôi làng cổ nay chỉ còn một cái tên trở thành tên phố.

Chùa Chân Tiên trên phố Bà Triệu ngày nay, là kiến trúc những năm 1898


https://static.panoramio.com/photos/original/37418928.jpg

Chitto
04-07-2010, 23:29
Với người Việt ngàn đời làm nông nghiệp, và Việt Nam đến giờ vẫn là nước nông nghiệp. Người Pháp biết rõ điều đó, và để khai thác thuộc địa hiệu quả, họ cũng khai thác các sản phẩm nông nghiệp. Do đó người Pháp lập Sở Canh nông và Thương mại để quản lý hai lĩnh vực này. Về sau tách ra thành hai sở Canh Nông và sở Thương mại riêng.

Năm 1946, sau khi thành lập Chính phủ Lâm thời, sở Canh Nông được khôi phục ngay để khuyến khích sản xuất nông thôn.

Sở Canh Nông và Thương mại thời Pháp đóng đầu đường Jaureguiberry (nay là Quang Trung). Toà nhà ấy vẫn còn đến nay.


https://static.panoramio.com/photos/original/37235263.jpg

Ngày nay


https://static.panoramio.com/photos/original/37235270.jpg

Chitto
04-07-2010, 23:37
Thương mại cho người Bản xứ thì người Pháp đã đặt ra một lĩnh vực thương mại đặc biệt để có thể vơ vét thật nhanh tiền bạc của người bản xứ: đó là độc quyền nấu rượu và bán rượu.

Dân ta cả ngàn năm đã nấu rượu và say sưa với rượu, nhưng năm 1897, Toàn quyền Đông dương ra lệnh Bắc kỳ và Trung kỳ người dân cấm nấu rượu. Tất cả rượu dân Việt được uống phải là do Pháp sản xuất và bán.

Và tại Hà Nội, nhà máy rượu quy mô ra đời, chính là tiền thân của Công ty Rượu bia Hà Nội bây giờ, cơ sở vẫn nằm ở Lò Đúc hiện nay.

Nhà máy rượu Hà Nội thời Pháp


https://static.panoramio.com/photos/original/37402320.jpg

Xoài
08-07-2010, 22:13
Bác Chit, đọc bài nào của bác cũng hấp dẫn cả. Nhân tiện tôi hỏi cái, qua các bài bác viết về nhà thờ, tôi tưởng ở VN chỉ có 3 Nhà thờ được gọi là Vương Cung Thánh đường: Phú Nhai ở Nam Định; Phú Cam ở Huế và Đức Bà ở SGN. Nay lại có thêm nhà thờ Kẻ Sở hả bác, bên trong có đẹp bằng Phú Nhai không, có lẽ hôm nào tôi lại phải đi mới được. Tks bác.

Chitto
09-07-2010, 22:00
3 Nhà thờ được gọi là Vương Cung Thánh đường: Phú Nhai ở Nam Định; Phú Cam ở Huế và Đức Bà ở SGN. Nay lại có thêm nhà thờ Kẻ Sở hả bác, bên trong có đẹp bằng Phú Nhai không, có lẽ hôm nào tôi lại phải đi mới được. Tks bác.

Trong topic về Thiên Chúa giáo (viết từ năm 2009), thì khi đó mới có 3 Vương cung thánh đường: Nhà thờ La Vang - Quảng Trị (1960), Nhà thờ Đức Bà - Sài Gòn (1962), Nhà thờ Phú Nhai - Nam Định (2009). Tuy nhiên, đầu năm 2010, nhân Năm thánh của Công giáo Việt Nam, mà nơi tổ chức chính là tại nhà thờ Kẻ Sở, thì nhà thờ này cũng đã được phong làm Vương cung Thánh đường. Trong topic "Trấn Sơn Nam - Nam định long rong (https://www.phuot.vn/threads/1284)" tôi cũng có ảnh chụp nhà thờ này rồi, bạn có thể xem trong topic đó.

Chitto
10-07-2010, 11:09
Năm 1898, toàn quyền Paul Doumer cho giải toả khu đất trường đua ngựa trước kia để làm khu Đấu Xảo (triển lãm).

Trường đua ngựa chuyển tít sang phía Tây, ra ngoài cả phạm vi thành phố khi đó, mà nay ta quen gọi là khu Quần Ngựa.

Trường đua ngựa thời Pháp, với khán đài dành cho người Pháp


https://static.panoramio.com/photos/original/37737147.jpg

Khu dành cho người Việt


https://static.panoramio.com/photos/original/37724537.jpg

Và nay thành khu thể thao Quần Ngựa
(Ảnh sưu tầm)


https://static.panoramio.com/photos/original/37724541.jpg

Chitto
10-07-2010, 19:32
Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer sang Hà Nội. Thời kỳ viên Toàn quyền này cai trị, chính sách khai thác thuộc địa được mở rộng, tiến hành ráo riết, mạnh mẽ. Hệ thống đường sắt được xây dựng để vận chuyển khoáng sản, hàng hoá ra vùng bờ biển Hải Phòng, mang về nước Pháp, cũng như đi khắp các nơi. Hệ thống đường sắt đó cho đến nay chúng ta không làm thêm được kilomet nào, mà chỉ phá bớt đi thôi.

Tại Hà Nội, thủ phủ của Đông Dương, các công trình được xây dựng với quy mô lớn, thể hiện sức mạnh của nước Pháp, cũng như tạo điều kiện cho người Pháp sinh sống tại đây được tốt hơn. Khá nhiều toà nhà đẹp được bắt đầu xây dựng dưới thời Doumer, như phủ Toàn quyền Đông Dương, dinh Thống sứ Bắc kỳ, Nhà hát thành phố.

Công trình kiến thiết vĩ đại nhất cho Hà Nội trong thời kỳ Paul Doumer làm Toàn quyền, đó là cây cầu sắt bắc qua sông Hồng, khi hoàn thành mang tên Cầu Doumer, năm 1945 mới đổi tên là cầu Long Biên (Doumer sau này về Pháp và trở thành Tổng thống Pháp).

Từ thuở các vua định đô ở Thăng Long, để vượt qua sông Hồng, đã có những cây cầu phao, được làm bằng các bè tre nứa ghép lại. Vào mùa mưa lũ thì cầu phao không thể dùng được, phải qua sông bằng bè mảng, cũng nguy hiểm. Đến khi Doumer đưa vấn đề làm cầu bắc qua sông ra Hội đồng thành phố, có không ít ý kiến phản đối kịch liệt, vì cho rằng chỉ cần một cơn lũ là các trụ cầu sẽ bị cuốn trôi. Tuy nhiên, với tầm nhìn của mình, cùng với quyết tâm khai thác thuộc địa lâu dài và hiệu quả, cuối cùng chính sách làm cầu vượt sông đã được thông qua.

Chitto
10-07-2010, 19:55
Năm 1899, công trình xây cầu vượt sông Hồng được đấu thầu tại Pháp. Trong số các nhà thầu, có cả công ty Eiffel (của Eiffel, người thiết kế và thi công tháp Eiffel) cùng năm đó, công ty Eiffel đã thắng thầu thiết kế và xây cầu Trường Tiền tại Huế, tuy nhiên công ty này đã thua cuộc khi thiết kế cầu sông Hồng.

Người thắng thầu thiết kế và thi công là công ty Daydé & Pillé, (rất nhiều người nhầm chỗ này, kể cả wikipedia cũng sai, viết là Eiffel thiết kế).

Vào lúc bấy giờ, độ dài gần 2km của khúc sông Hồng là khoảng cách rất lớn, ở châu Á chưa có cây cầu nào vượt khoảng cách xa như vậy. Công ty Daydé & Pillé đã thiết kế các nhịp cầu bằng sắt, uốn lên xuống 8 lần. Các nhịp cầu trông xa như lớp sóng nước dập dềnh, lại cũng như lớp vây lưng của một con rồng khổng lồ bắc ngang sông. Các nhịp sắt vốn thẳng, nhưng được thiết kế tuyệt vời khiến tưởng như đó là những đường cong.

Cầu xây xong năm 1902, lúc đầu cây cầu dành cho tàu hoả, và xe cộ đi chung đường với tàu. Mãi sau này mới làm thêm hai đường ở hai bên. Hình ảnh của cây cầu này đã quá thân quen với người Hà Nội.


https://static.panoramio.com/photos/original/37737015.jpg

Cây cầu chụp năm 1955, từ phía Gia Lâm


https://static.panoramio.com/photos/original/37738307.jpg

Chitto
10-07-2010, 19:57
Những đoạn bị bom Mỹ đánh sập có thể thấy xa xa (ảnh chụp năm 1985)


https://static.panoramio.com/photos/original/37737020.jpg


Đầu cầu ngày nay thật sặc sỡ


https://static.panoramio.com/photos/original/37737039.jpg

Còn khung sắt màu thời gian vẫn thế


https://static.panoramio.com/photos/original/37737029.jpg


Viết về cây cầu lịch sử này có lẽ cần cả một topic, nên tạm thế này thôi, rồi sẽ quay lại sau...

VIT
12-07-2010, 13:58
Khi thành phố lên đèn.


https://i682.photobucket.com/albums/vv184/khuongdinh_co/Ha%20Noi/Lenden.jpg

Chitto
13-07-2010, 01:23
Vào năm cuối cùng của thế kỷ 19, năm 1900, tại Hà Nội lần đầu xuất hiện TÀU ĐIỆN, một công trình giao thông công cộng mà tại Việt Nam chỉ Hà Nội có, một công trình mà nay đã không còn dấu vết, nhưng có lẽ là thứ để lại nhiều day dứt và nỗi nhớ sâu sắc nhất đối với những người Hà Nội.

Tàu điện, tiếng leng keng của tàu điện đã đi vào thẳm sâu của rất nhiều người, và dù những chuyến tàu cuối cùng đã dừng lại cách đây hai mươi năm, nhưng tiếng chuông đó dường như vẫn còn lại trong tâm khảm những thế hệ đã qua tuổi thanh niên.

Tàu điện, một điều gì đó vừa tiếc nuối, vừa có chút xót xa. Nói đến tàu điện, là nói đến hoài niệm quá khứ...

Năm 1900, tuyến đường tàu điện đầu tiên được lắp, chạy từ Bờ Hồ chỗ phía Bắc bây giờ, chạy theo Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, qua trước chợ Đồng Xuân, qua Hàng Giấy, Quán Thánh đến Thuỵ Khuê, là nơi có nhà máy đóng và sửa chữa toa tàu. Đến năm 1907 tuyến này được kéo dài đến Bưởi.

Năm 1901, mở tuyến Bờ Hồ theo Tràng Thi đến Cửa Nam, vòng cạnh Văn Miếu rồi theo Hàng Bột xuống đến ấp Thái Hà; đến năm 1915 tuyến này được kéo dài đến Hà Đông. Năm 1906, lắp tuyến từ Bờ Hồ theo đường Hàng Bài, Phố Huế, Bạch Mai đến chợ Mơ; và tuyến Bờ Hồ - Cầu Giấy. Năm 1929 lắp tuyến từ Yên Phụ đến ngã tư Kim Liên...

Cuối năm 1991, tiếng leng keng cuối cùng đã tắt. Nhiều năm sau vẫn còn dấu của những tuyến đường ray, nhưng giờ đây thì không còn thấy được nữa....

Cũng như cây cầu Long Biên, viết về tàu điện là cả một trang sử dài của Hà Nội thăng trầm.

Chitto
13-07-2010, 01:26
Những toa tàu đầu tiên...


https://static.panoramio.com/photos/original/37833132.jpg

... Leng keng qua Hàng Đào...


https://static.panoramio.com/photos/original/37833105.jpg

Chitto
13-07-2010, 01:28
Nối đến thập kỷ 70


https://static.panoramio.com/photos/original/37833113.jpg

Rồi thập kỷ 80


https://static.panoramio.com/photos/original/37833097.jpg


Để rồi đi mãi vào dĩ vãng....

Chitto
13-07-2010, 18:20
Năm 1902, cầu Doumer xây xong, đường sắt nối liền Hà Nội với Yên Viên, rồi từ đó toả đi Lào Kay, Thái Nguyên, Hải Phòng. Tại trung tâm Hà Nội, người Pháp đồng thời hoàn thành nhà ga tàu hoả.

Người Pháp gọi con đường Thiên lý đi vào Nam từ Cửa Nam là đường Mandarine, tức là đường của Quan lại (đường Cái quan - nay là Lê Duẩn). Theo quy hoạch của Halais thì đường Gambetta (Trần Hưng Đạo) sẽ tiếp tục đâm thẳng sang phía Văn Miếu. Tuy nhiên, khi làm trục đường sắt chạy ngang thành phố, dọc theo đường cái quan, thì họ đã chọn vị trí đầu đường Gambetta làm nhà ga trung tâm.

Công trình xây nhà ga được tiến hành với khi xây cầu, và hoàn thành cùng dịp với cầu. Nhà ga là khối nhà đồ sộ, với cửa chính được thiết kế để có thể cử hành các lễ nghi đón rước long trọng. Thời Lê, khúc đường này người dân thường đem rơm cỏ vào thành để nuôi voi ngựa, nên gọi là phố Hàng Cỏ. Khi xây ga xong, người dân cũng gọi là Ga Hàng Cỏ luôn. Cái tên đó đến nay ngày càng ít người dùng.

Ga Hàng Cỏ những năm đầu thế kỷ 20


https://static.panoramio.com/photos/original/37859490.jpg


Cảnh đón tiếp Toàn quyền Đông Dương tại cửa ga


https://static.panoramio.com/photos/original/37859495.jpg


Những năm Mỹ thả bom, khối nhà chính giữa của ga bị hư hỏng nhiều. Khoảng những năm 80 được sửa chữa, rồi được xây lại lần nữa, để có diện mạo như ngày nay.


https://static.panoramio.com/photos/original/37859480.jpg

Chitto
13-07-2010, 18:31
Bức không ảnh này chụp Ga Hàng Cỏ khoảng những năm 1950. Có thể thấy phía sau ga vẫn là những khu đất trống hoang vắng. Lúc đó thì khu vực ấy đã là gần ra ngoại thành rồi.

Xa xa phía trên thấy có một khối nhà khá lớn, mà tôi chưa xác định được khi đó là công trình gì, nay là trường THCS Lý Thường Kiệt. Khu nhà đó ở phố Sinh Từ (Nguyễn Khuyến). Góc trái ảnh là khu Văn Miếu.


https://static.panoramio.com/photos/original/37860834.jpg

Chitto
13-07-2010, 18:45
Đường sắt nối thông Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt thông với Lào Kay để nối sang Vân Nam, đã mở ra tuyến đường vận tải rất hiệu quả. Vốn từ Vân Nam mà theo đường bộ của Trung Quốc, để xuất khẩu ra đến biển thì vô cùng xa xôi. Nếu dọc theo sông Hồng đã thuận tiện hơn, nhưng còn phụ thuộc mùa nước, đồng thời có nhiều bất trắc.

Người Pháp khi đó thành lập Công ty hoả xa Đông Dương - Vân Nam để lưu thông hàng hoá. Từ Vân Nam đi tàu có thể về Yên Viên, vào Hà Nội hoặc ra Hải Phòng để xuống cảng biển, rất thuận lợi. Công ty này làm ăn phát đạt, vì thế họ đã xây dựng toà trụ sở bề thế ngay trên đường Gambetta, cách ga Hà Nội một đoạn, nhìn sang khu Đấu Xảo (trường đua ngựa cũ).

Toà nhà của công ty hoả xa Đông Dương - Vân Nam


https://static.panoramio.com/photos/original/37859529.jpg

Toà nhà nhìn từ Đấu Xảo ra, thẳng trước mặt là phố Richaud (Quán Sứ), chạy ngang là Gambetta (Trần Hưng Đạo)


https://static.panoramio.com/photos/original/37859538.jpg

Và toà nhà đó, ngày nay là trụ sở Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam


https://static.panoramio.com/photos/original/37859542.jpg

Chitto
14-07-2010, 10:17
Năm 1902, một số công trình lớn của Hà Nội hoàn thành, cầu Doumer, Bách thú, và khu Đấu Xảo.

Đấu Xảo, nghĩa là thi đấu sự tinh xảo của các sản phẩm, mà ngày nay gọi là Triển lãm. Trường đua ngựa cũ được giải toả, người Pháp dựng tại đây một toà nhà đẹp, xung quanh có các toà nhỏ hơn, để trưng bày các sản phẩm của cả Việt Nam lẫn Pháp. Mục đích là để phô bày sự tân tiến của "Mẫu quốc", đồng thời thu hút sự chú ý của các công ty Pháp vào Việt Nam khai thác.

Nhân dịp khánh thành cầu và khai mạc Đấu Xảo năm 1902, Pháp mời vua Thành Thái ra Hà Nội, để phô bày sức mạnh của mình.

Toàn cảnh khu Đấu Xảo nhìn từ trên cao, phía trái chính là toà nhà của Công ty hoả xa Đông Dương. Ngày nay khu này gọi là Quảng trường 1 - 5.


https://static.panoramio.com/photos/original/37860711.jpg


https://static.panoramio.com/photos/original/37891198.jpg

Chitto
15-07-2010, 22:36
Một số hình ảnh của Triển lãm năm 1902, thời đó gọi là Đấu Xảo


https://static.panoramio.com/photos/original/37737043.jpg

Cũng đã có Vòng quay rồi nhá, tổ tiên cụ kị của cái Vòng quay ở CVN nhá


https://static.panoramio.com/photos/original/37737056.jpg

Chitto
15-07-2010, 23:36
Một búp sen Tây Hồ, cho topic đỡ nặng nề nào


https://static.panoramio.com/photos/original/37955504.jpg

tiểu uyển
16-07-2010, 22:18
Ngay sau lần Thiệu Trị ra Bắc năm 1842, Nguyễn Đăng Giai được bổ làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình), Kinh lược sứ Bắc kỳ, Thượng thư bộ Hình. Tuy Nho học nhưng ông lại rất chuộng đạo Phật, nên cho xây ngôi chùa Báo Ân.

Ngôi chùa này xây trên nền của khu lầu Ngũ Long của chúa Trịnh xưa kia. Lầu bị đốt đã 60 năm, nay dựng chùa. Chùa còn được gọi là chùa Quan Thượng, hay chùa Liên Trì vì có ao sen vòng quanh. Vào khi đó, đây là ngôi chùa có quy mô lớn nhất Hà Nội. Chùa quay ra phía Đông, mặt sau là hồ Guơm, dựng những ngọn tháp đẹp.

Tuy nhiên, chùa cũng chỉ tồn tại được khoảng 40 năm, thì Pháp phá đi để xây Bưu điện. Tất cả những gì còn lại chỉ là ngộn tháp Hoà Phong ở sát bờ hồ Gươm, nay do hồ bị lấp đi nên tháp lùi vào vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng.

Ảnh: Mặt trước chùa Báo Ân


https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/36901373.jpg

Mặt sau chùa Báo Ân ở sát hồ Gươm. Tháp Hoà Phong nằm sát bờ nước


https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/36901370.jpg


Chùa này, về sau người Pháp gọi là chùa Khổ hình, vì có nhiều hình khắc về hàng loạt các loại khổ hình ở địa ngục, người pháp cho rằng đó là những tác phẩm lố lăng nhưng tinh tế.

Chitto
17-07-2010, 18:05
Khách sạn sang trọng nhất Hà Nội thời Pháp thuộc, và về sau cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên của Hà Nội, là Metropole.

Khách sạn được xây năm 1901 (không rõ năm nào xong), nằm trên mặt đường Henri Rievere (Ngô Quyền), được xây hình khối khép kín, các dãy nhà bao quanh một khoảng sân trời. Tại cửa chính của khách sạn, phía trên có một mái vòm vuông, nhưng không rõ vì sao sau này lại bỏ đi.

Tại khách sạn này, năm 1936, danh hài Charles Chaplin đã từng đến nghỉ khi thăm Đông Dương.


https://static.panoramio.com/photos/original/37859516.jpg

Ngày nay đổi tên là Sofitel Metropole.


https://static.panoramio.com/photos/original/37859523.jpg

Xoài
17-07-2010, 23:11
Xin phép bác Chitto nhé, không dám qua mặt - kiến thức của bác như núi, tôi chỉ thêm vài ý cho ai muốm tìm hiểu thêm tên của khách sạn này qua các thời kỳ thôi. Bác làm tắt quá.
- Đúng là như bác nói, sau khi xây xong thì gọi là Metropole.
- Trong suốt thời kỳ XHCN, nôm na là sau khi giành độc lập từ Pháp cho đến đầu những năm 1990 thì mình gọi là khách sạn Thống Nhất (có lẽ dân mình không quen đọc tiếng Tây, thời kỳ này cùng lắm là tiếng Nga) cho nên gọi là Thống Nhất cho nó dễ, với lại toàn dân cũng đang đầu tranh để thống nhất đất nước.
- Sau khi liên doanh, cải tạo thành KS 5* thì được trả lại tên cho em - Metropole.
- Được vài năm bán cho Pullman - và khách sạn có tên là Pullman (không biết viết Pullman có đúng chính tả không).
- Tên Pullman được vài năm thì bị Tậo đoàn Sofitel mua lại -> mang tên là Sofitel Metropole.

Chitto
17-07-2010, 23:14
Cùng trên con đường Henri Rievere (Ngô Quyền) với khách sạn Metropole, nhưng ở phía bên kia đường, là quần thể công trình của Thống sứ Bắc kỳ.

Toà nhà trụ sở làm việc, tiếp khách chính của Thống sứ Bắc kỳ gọi là Phủ Thống sứ Bắc kỳ, tuy không lớn lắm, nhưng được xây dựng trong suốt thời gian 1901 - 1905. Phủ Thống sứ nhìn ra vườn hoa - quảng trường Chavassieux (vườn hoa Con Cóc), bên cạnh cũng là vườn hoà Paul Bert (Lý Thái Tổ).

Khi Nhật đảo chính Pháp, thiết lập Đế quốc Việt Nam, lấy toà nhà này là nơi làm việc, gọi là Phủ Khâm sai Bắc kỳ. Sau năm 1945, toà Phủ Thống sứ Bắc kỳ được gọi là Bắc Bộ phủ, và ngày nay là Nhà khách Chính phủ, đón tiếp Quốc khách. Tuy vậy cái tên Bắc Bộ phủ vẫn rất quen thuộc với người Hà Nội, cũng như hình ảnh cái cổng sắt, mái hiên sắt với ba vòng tròn đã rất thân quen.


https://static.panoramio.com/photos/original/38037045.jpg

Bắc Bộ phủ ngày nay, với mấy cây bách tán rất đẹp


https://static.panoramio.com/photos/original/38028137.jpg

Chitto
17-07-2010, 23:31
Kề bên Phủ Thống sứ là khối nhà là nơi ở, nơi làm việc của Thống sứ Bắc kỳ, cùng với một số cơ quan của phủ Thống sứ, gọi là Dinh Thống sứ. Dinh Thống sứ đối diện với khách sạn Metropole, một cạnh kề vào phố Foures (Đinh Lễ)

Nếu Phủ Thống sứ xây sát ra mặt phố, thì Dinh Thống sứ sâu vào trong tạo thành một khoảng sân rộng. Ngày nay Dinh Thống sứ là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Dinh Thống sứ xưa kia


https://static.panoramio.com/photos/original/38028141.jpg

Và Bộ LĐTBXH bây giờ


https://static.panoramio.com/photos/original/38028177.jpg

Chitto
17-07-2010, 23:49
Bức ảnh này chụp một góc quảng trường Chavassieux, với đài phun nước Con Cóc ở giữa, phía trái là khách sạn Metropole với mái vòm cũ, và phía bên kia đường là Dinh Thống sứ.

Quảng trường này hiện tại gọi là vườn hoa Diên Hồng, nhưng người dân vẫn quen gọi là vườn hoa Con Cóc. Nhưng có lẽ sẽ quay lại sau, khi viết về các tượng đài của Hà Nội.


https://static.panoramio.com/photos/original/38028124.jpg

Chitto
18-07-2010, 15:48
Cùng với việc xây dựng toà Phủ Thống sứ ở cạnh hồ Gươm, Toàn quyền Paul Doumer cũng quyết định chọn khu vực phía Tây của Hà Nội là nơi đặt Trung tâm của Đông Dương.

Vốn trong Sài Gòn đã có công trình Dinh Norodom là dinh Toàn quyền, khi Toàn quyền Đông Dương sinh hoạt và làm việc tại đây. Nhưng Hà Nội mới chính thức là Thủ phủ của Liên bang Đông Dương, nên cần phải có Phủ Toàn quyền tại Hà Nội.

Một phần của Bách Thảo được cắt ra làm Phủ Toàn quyền Đông Dương, khối nhà rất bề thế thể hiện quyền uy được xây dựng từ năm 1901, mãi đến 1906 mới xong. Theo thiết kế ban đầu, hai bên còn có hai khối nhà bổ trợ, tạo thành hai cánh của khối chính, tuy nhiên do thiếu tiền nên kế hoạch này không thực hiện được.

Phủ Toàn quyền có tính chất lễ nghi hơn là làm việc. Một khối nhà là khác là nơi làm việc của bộ máy cai trị được xây lùi vào trong vườn cây, do đó từ bên ngoài chỉ thấy toà Phủ đứng sừng sững. Dinh toàn quyền đó ngày nay là Toà nhà chính phủ.


https://static.panoramio.com/photos/original/38028343.jpg


Sau năm 1945, Phủ Toàn quyền Đông Dương đổi thành Phủ Chủ tịch, và đến cuối thập niên 90, theo phong trào, người ta xây thêm một đài phun nước với kiến trúc kệch cỡm ở đằng trước !


https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/38028346.jpg

Chitto
18-07-2010, 16:13
Căn phòng trang trọng nhất của toà Phủ Toàn quyền - hay Phủ Chủ tịch, là Phòng khánh tiết. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng nhất. Ảnh chụp cái này thì đành phải sưu tầm, không có cách nào khác.


https://static.panoramio.com/photos/original/38064376.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/38064379.jpg

Chitto
19-07-2010, 09:36
Khu Phủ Toàn quyền Đông Dương nhìn ra bãi đất trống rất rộng, vốn trước kia là phía Tây của hoàng thành Thăng Long. Họ làm quảng trường lớn nhất Hà Nội tại đây, theo một số bản đồ quy hoạch thì nơi đây là một vườn hoa rất lớn, với một số con đường đan chéo.

Tuy nhiên, thời gian đầu sau khi xây xong Phủ Toàn quyền, thì khu đất vẫn còn trống trải, trong ảnh thấy cả trâu bò thản nhiên gặm cỏ, và một vũng nước lớn nằm giữa bãi đất. Toà cổng ba lối đi chéo vào Phủ Toàn quyền đến nay đã không còn.


https://static.panoramio.com/photos/original/38028356.jpg


Bức ảnh trên cao chụp toàn bộ khu Quảng trường (mà người Pháp dự định gọi là vườn hoa Puginier) khi đã hoàn chỉnh hơn. Con đường dài chính là Hùng Vương hiện nay, bên phải là đường Puginier (Điện Biên Phủ). Đường bên trái đi vào khu Phủ Toàn quyền, nay là vị trí của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vòng tròn chính giữa kia năm 1945 là nơi đặt Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập, hiện nay là vị trí cây cột cờ.


https://static.panoramio.com/photos/original/38028363.jpg

Chitto
20-07-2010, 09:13
Phủ Chủ Tịch ngày nay, với cánh cổng sắt uốn, và hai chòi gác hai bên. Hai chòi gác này vuông vức giống như hai chòi ở Dinh Thống sứ, nhưng cửa nhìn về phía trước quá bé, nên trông có vẻ tăm tối.

Các chòi gác được xây ở những công trình sau này như Sở Tài chính (Bộ Ngoại giao ngày nay), viện Pasteur được thiết kế đẹp hơn nhiều hai cái này.


https://static.panoramio.com/photos/original/38028352.jpg

Chitto
20-07-2010, 22:27
Tấm bản đồ vẽ Hà Nội năm 1902 cho thấy quy hoạch đã khá hoàn chỉnh.

Khu hoàng thành đã bị "xẻ" thành các mảnh, nửa phía Đông thuộc về quân sự, nửa phía Tây thành quảng trường. Phía bắc của thành cổ vẫn còn hồ nước lớn.

Trong khu phố cổ vẫn còn hồ Thái Cực, khu phía Nam thành cổ, phía Nam thành phố vẫn còn nước ngập mênh mông.


https://static.panoramio.com/photos/original/38013327.jpg

Chitto
20-07-2010, 22:40
Năm 1901 không chỉ là năm xây Phủ Thống sứ, Phủ Toàn quyền, mà còn khởi công xây công trình tốn kém nhất, mất nhiều thời gian nhất, và có lẽ cũng là đẹp nhất của Hà Nội: Nhà Hát Thành phố.

Nhà hát xây từ năm 1901 đến 1911 mới xong, tuy thua xa Nhà hát Paris, nhưng là đẹp nhất trong số các nhà hát tại các thuộc địa của Pháp. Các tài liệu viết về nhà hát trên mạng có không ít, mà tôi thì chẳng thể viết hơn, cho nên chỉ đưa vài cái ảnh thôi.


https://static.panoramio.com/photos/original/38169982.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/38170238.jpg

Chitto
20-07-2010, 22:42
Một trăm năm sau, Nhà Hát Lớn vẫn là công trình đẹp nhất Hà Nội


https://static.panoramio.com/photos/original/original/38169988.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/38169993.jpg

Chitto
21-07-2010, 10:10
Năm 1901 là năm đánh dấu hàng loạt công trình lớn và đẹp của Hà Nội được khởi công (tuy nhiên hoàn thành thì rất khác nhau).

Trong số các công trình lớn, có Cung Công lý. Nguyên Toà Thượng thẩm đặt tại phố Hàng Tre với vị trí không thuận lợi, nên người Pháp lấy khu đất cạnh Hoả Lò để xây Toà án mới. Toà nhà xây trong khoảng 1901 - 1906, gọi là Cung Công lý. Vị trí này ngay bên cạnh nhà tù, nên sau khi xử xong, nếu kết án tù thì dẫn luôn sang Hoả Lò. Có thông tin rằng bên dưới đất có đường hầm nối liền Toà Án này với nhà tù, để với các tù nhân quan trọng sẽ không phải dẫn ra mặt đường, tin này không biết có thật không?

Ngày nay Cung Công lý là Toà án Nhân dân Tối cao, tuy vậy một phần bên cạnh Toà án bị biến thành nhà dân ở, nhếch nhác xấu xí không chịu được.

Cung Công lý khi mới xây xong


https://static.panoramio.com/photos/original/38170736.jpg

Sau khi đã chỉnh trang, trồng cây, mặt tiền với hai cầu thang hai bên chỉ có ở công trình này


https://static.panoramio.com/photos/original/38170740.jpg

Và ngày nay cây cối hai bên đã xanh um, che mất hầu hết mặt tiền


https://static.panoramio.com/photos/original/38170751.jpg

Chitto
22-07-2010, 19:22
Người Pháp không chỉ cai trị, quản lý, khai thác Đông Dương, mà còn tìm hiểu, nghiên cứu về văn hoá, lịch sử của Đông Dương rất chi tiết và khoa học. Thậm chí có thể nói họ còn hiểu về Đông Dương hơn người Đông Dương.

Năm 1900, người Pháp thành lập Viện Viễn Đông Bác cổ, chuyên nghiên cứu, khảo cổ về văn hoá lịch sử Đông Dương. Năm 1902, viện chuyển ra Hà Nội. Trụ sở của viện Viễn Đông bác cổ đặt trên phố Lý Thường Kiệt, nay là trụ sở Viện Thông tin Khoa học xã hội.

Về sau viện Viễn Đông bác cổ xây Bảo tàng Louis Finot để lưu giữ các cổ vật tìm được, mà ngày nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Trụ sở Viễn Đông bác cổ trước kia:


https://static.panoramio.com/photos/original/38249476.jpg

Xoài
01-08-2010, 21:54
Bác Chit ơi, cai top này của bác còn tiếp tục chứ, chắc là đến Đại lễ nghìn năm sắp tới là kết thúc hả. Tks bác nhiều, top này thật hữu ích - thế mới biết có sống ở Hanoi từ bé mà không tìm hiểu thì kiến thức vẫn còn hổng lắm.

beef
14-08-2010, 01:38
Chùa Chân Tiên trên phố Bà Triệu ngày nay, là kiến trúc những năm 1898


https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/37418928.jpg

Cái cổng chùa này mới được xây lại từ khoảng năm 1995. Trước đó cái cổng cũ bé hơn nhưng mái đẹp hơn nhiều.

huuvy2211
08-09-2010, 09:40
Đời Lý Thánh Tông xây dựng một công trình để lại nhiều huyền thoại nhất, thậm chí còn liên quan đến cả một số sự kiện chính trị - xã hội gần đây, đó là Chùa - tháp Báo Thiên.







Ngày nay, tất cả những gì còn lại của chùa Báo Thiên xa xưa chỉ còn lại một chiếc miệng giếng bằng đá nay để trước hang đá sau Nhà thờ Lớn. Miệng giếng gồm hai thớt đá liền khối lớn tạc hoa văn có lẽ của triều Lê, trên miệng còn nhiều vết hằn của dây gàu qua hàng trăm năm. Giếng xưa đã bị lấp lâu rồi, chỉ còn miệng giếng người ta mang bỏ sang đây.


https://static.panoramio.com/photos/original/33574386.jpg

Đọc một hồi hết lượt tp của bạn, cho thấy bạn có kiến thức khá rộng cả về lịch sử lẫn di tích, cổ vật, chắc công việc chuyên môn của bạn có liên quan đến lịch sử, bảo tàng hay bảo tồn di tích gì đó. Nếu chỉ do đam mê mà tìm hiểu thì rất khâm phục bạn.

Đọc một số bài về giếng đá cổ này thấy nhiều ý kiến xếp nó vào Lý Trần, nhưng tôi cũng có quan điểm giống bạn vì đặc điểm, hoa văn của giếng gần với Lê sơ hơn. Xem tư liệu sử thấy có nhắc đến lần sửa chùa lớn vào năm 1434 dưới đời vua Lê Thái Tông, có lẽ giếng này được làm vào năm đó chăng?

vietneo
14-09-2010, 22:29
em xin hỏi bác 1 chút thui,theo ông thầy em thì trong văn miếu từ trc đến h vẫn thờ Khổng Tử,còn Chu Văn An gần đây mới đc đưa vào ạ!bác có thể giải thích lại cho em đc ko ạ?

Chitto
14-09-2010, 22:48
chắc công việc chuyên môn của bạn có liên quan đến lịch sử, bảo tàng hay bảo tồn di tích gì đó.

Cảm ơn bạn đã quan tâm, công việc và chuyên môn của tôi hoàn toàn không liên quan gì đến những thứ này cả, chẳng qua là quan tâm một chút và yêu quý Hà Nội cũng như nền văn hóa ổ Việt Nam mà tôi có tìm hiểu thôi. Ngay cả du lịch cũng chỉ hoàn toàn là sở thích, chứ không liên quan gì với công việc của tôi hết.


em xin hỏi bác 1 chút thui,theo ông thầy em thì trong văn miếu từ trc đến h vẫn thờ Khổng Tử,còn Chu Văn An gần đây mới đc đưa vào ạ!bác có thể giải thích lại cho em đc ko ạ?

Đúng là Văn Miếu trước kia chỉ thờ "Tiên sư, Tiên thánh", tức là Khổng tử (tôn là Vạn thế Sư biểu, Tiên sư Tổ sư), các học trò nổi tiếng của Khổng Tử (Tứ phối và Thất thập nhị hiền). Sau đó còn có thể thờ phối một số Nho gia của TQ như Trình Di, Chu Đôn Di, nhưng không cố định và chính thức. Tương tự, theo tôi nhớ thì hình như đến đời Nguyễn người dân Thăng Long đã có phối thờ thêm môt số Nho gia Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm (tôi không dám chắc). Nhưng thờ phối chỉ là đặt bài vị nhỏ ở một góc thôi, không có bàn thờ chính.

Nơi dựng cái gọi là "Nhà Thái học" hiện nay thì trước kia là điện Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Khi dựng cái tòa nhà gỗ hiện nay mới đưa tượng Chu Văn An vào thờ chính thức, thành bàn thờ quan trọng, coi như tương đương với Khổng Tử của TQ, cũng là một cách để khẳng định văn hóa Việt Nam vậy.

(Khi nào có thời gian, tôi sẽ tiếp tục topic này, bỏ lâu quá cũng phải khởi động lại, dù rằng còn rất nhiều thứ còn chưa viết xong).

lionkingpuppy
22-09-2010, 17:19
Hay thật, giờ em mới biết.

khonggiandoc
25-09-2010, 20:18
Tôi lười viết, úp ảnh thì úp 1 loạt mà ko hiểu sao hiện hình có 1 - 2 cái, thôi góp mặt vụ thương nhớ Hà Nội bằng âm thanh tự thu và tự dựng vậy:
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Thuong-nho-muoi-hai-Tu-ngon-MC-Pham-Thanh-Tung.IW6CDWO7.html

Còn clip thì ở đây:
http://www.youtube.com/watch?v=WAE0GWHBXsA
Phần 2 đây ạ (phần này bị mất 1 đoạn do mới xoay xở với phần mềm cắt cúp):
http://www.youtube.com/watch?v=JTgtJF1prsw&feature=related

Còn trong FB thì clip toàn vẹn:
http://www.facebook.com/home.php?#!/video/video.php?v=161025003911434

Quẳng cáo thêm tí:
Về Hà Nội với nhà thơ Phan Vũ:
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Ha-Noi-pho-ban-dem-piano-mc-Pham-Thanh-Tung.IW6D7ZZB.html
Còn file video clip ở đây:
http://www.facebook.com/profile.php?id=100000118055681#!/video/video.php?v=165745316772736

trangeric
25-09-2010, 20:52
https://static.panoramio.com/photos/original/33240972.jpg
Ôi, thế mà cách đây ko lâu, trên đường đi làm về qua đường Thanh Niên, mình cũng nhìn thấy cảnh núi non ẩn hiện xa xa rất đẹp trong ánh hoàng hôn. Cảnh sắc rất tuyệt vời mà mình lại không dám tin vào những gì mà mình đang thấy, vì chưa bao giờ mình nhìn thấy núi gì từ Hồ Tây cả. Tiếc là ko có máy ảnh để chụp.
Cảm ơn bạn nhé! Như vậy là hôm đó mắt mình ko bị làm sao hết :D

khonggiandoc
25-09-2010, 20:55
sau này đền thờ thần Long Đỗ (có lẽ ngự ở phố Hàng Buồm toàn Hoa Kiều) nên còn thờ cả Mã Viện. Xem những ảnh cũ thì đền Bạch Mã lợp ngói ống, kiểu ngói Tàu, sau này mới cải thành ngói mũi hài, vảy cá Việt. Em còn nghe có thuyết nói rằng, ngựa trắng đi từ hướng Đông là ảnh hưởng từ đạo Phật hay Hindu gì đó.


Dưới thời Tự Đức, tại Hà Nội có hai nhân vật Văn nhân nổi danh là bạn với nhau để lại dấu ấn trong lịch sử Hà thành khá đặc biệt là Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát....



>>> nghe nói 2 ông viết chữ đẹp lắm, tuy nhiên chắc chỉ là viết chữ Tàu đẹp chứ không phải thư pháp. Cùng ảnh hưởng văn hóa Hán nặng nề như Hàn, Nhật mà Việt Nam ko còn bức thư pháp, hay tranh thủy mặc nào? Hay bị tiêu tùng hết rồi?




Và bộ mái cổng chùa Kim Liên (ảnh sưu tầm).


https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/36901410.jpg

>>> nhìn cổng cũ chùa Kim Liên thì còn có cả cột gạch quét vôi trắng, nhưng sau lần trùng tu (có lẽ cách đây 10 - 15 năm) thì phá hết tường để lộ hàng cột gỗ. Giờ cổng chùa Kim Liên copy có mặt ở nhiều nơi tại Hà Nội. Có lẽ xưa kiến trúc dân gian của Việt Nam (thế kỷ 15 trở lại đây) chỉ quét vôi trắng, nhưng hiện giờ trùng tu, đại tu thì đều ngả hết màu vàng (chuộng kiểu màu vàng thực dân trong công trình của Pháp chăng)?


Năm 1882, khi Pháp chiếm Hà Nội lần thứ hai, và từ giờ thực sự chiếm hoàn toàn nơi này, Giám mục Puginier từ Kẻ Sở lên đây. Đầu tiên ông lấy một mảnh đất trong khu vực chùa Báo Thiên đã đổ nát làm một nhà thờ nhỏ. Sau đó, lấy cớ chùa đã hư hỏng cả, Tổng đốc Hà Nội thân Pháp cho chuyển tất cả đồ thờ tự còn lại đến chùa ở làng Phụ Khang, giao toàn bộ khu đất cho Puginier.


>>> cả hai nhà thờ lớn Sài Gòn và nhà thờ lớn Hà Nội đều xây dựng trên nền linh tự bậc nhất của người Việt. Hà Nội là chùa và tháp Báo Thiên quá nổi tiếng. còn nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thì nghe nói xây dựng trên chùa (Pháp cho phá) lớn bậc nhất miền Nam thời ấy (hình như được dựng thời Minh Mạng, do vua Minh Mạng cấp tiền cho dựng) là chùa Khải Tường. Bây giờ chỉ còn bức tượng Phật A di đà cào hơn 2 m, rất đẹp ở bảo tàng mỹ thuật TP SG. Một sư thầy bảo, nước bị ngoại xâm + nội xâm tiếp tay thì long mạch, công trình tôn giáo, văn hóa thiêng liêng của dân tộc bị tiêu tùng thay bằng đồ ngoại. :-)




Và vị trí của Toà thị chính trước kia, giờ có toà nhà này, mà có người nói nó trông giống cái máy chém, hai cột hai bên, có cái lưỡi treo lơ lửng bên trên, và cái máng hứng bên dưới. (Muốn xem cái máy chém, vào trong Hoả Lò là thấy, khá giống)



>>> haha, cái này em cũng nghe nhiều rồi. Tuy nhiên, anh có biết KTS tài danh nào vinh hạnh được bê tông hóa máy chém này ko ạ?


Tháp Rùa xuất hiện giữa hồ Gươm vào năm 1883, ngay khi Pháp bắt đầu cai trị Hà Nội.[/CENTER]


Vẫn còn đây mơ màng


https://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/37124833.jpg

>>> có lẽ tháp rùa là "công trình nghệ thuật" tiêu biểu nhất cho nghệ thuật của người Việt. :-)

greenline
27-09-2010, 16:29
Hôm nay mới được đọc câu truyện hậu kỳ đằng sau bộ phim Hà Nội trong mắt ai, đúng là một thời ấu trĩ. (NO) Dù sao cũng là một thời đã qua, và may mắn Đạo diễn Trần Văn Thủy đã lưu giữ lại được những hình ảnh đó. So sánh với bây giờ thì là Hà Nội ngày ấy và bây giờ là một trời một vực. (NO) Quá sợ với sự đông đúc bon chen và bầu không khí ô nhiễm nặng nề của HN.


Hà Nội trong mắt ai


http://video.google.com/videoplay?docid=-1283363211854105058&hl=en#

Sao không chèn video trực tiếp vào đây được nhỉ? link gốc: http://video.google.com/videoplay?docid=-1283363211854105058&hl=en#

@Chitoi: Nghe nói hôm qua bạn Chit toi đi xem hô thần nhập tượng, có gì hay không? Tớ khá thích ý tưởng của tượng đài Thánh Gióng. (c)

gã khờ
02-10-2010, 09:35
Ôi...ôi...chỉ còn một điều duy nhất là ngả mũ ra chào kính phục bác.
Em nghe, biết và theo dõi diễn đàn đã lâu, do trình độ và khả năng hạn chế nên em chọn cách phượt by phượt, nhưng đến hôm nay đọc bài viết này của bác, em buộc lòng phải tạo nick để cảm ơn bác. Cảm ơn những bài viết rất chất lượng của bác. Em đã đọc hết bài viết về đạo Công giáo của bác chỉ trong một đêm, và bài này em cũng đã đọc hết trong một ngày. Phải nói bác có lối hành văn rất giản dị, trong sáng, nhưng không vì thế mà mất đi tính khoa học và tính tri thức. Phục bác thật. Chúc bác mạnh khỏe, giàu sức đi, cuộn sức viết để anh chị em trong diễn đàn này noi theo bác mà ra sức phượt.

Chitto
08-10-2010, 00:22
Khi quy hoach Hà Nội, con phố được người Pháp quan tâm thiết kế đầu tiên và cũng chú trọng nhất là phố Paul Bert, nay là Tràng Tiền. Phố này xuyên qua khu vực xưởng đúc tiền của nhà Nguyễn trước kia, là con đường nối khu Đồn Thủy của Pháp đi sang đường Hàng Bông để ngược lên Nhà Thờ Lớn rồi vào thành cổ.

Người Pháp đã muốn con phố này là phố mang đặc trưng Pháp nhất, một kiểu Champ Elysee thu nhỏ, để các cuộc diễu hành, nghi lễ sẽ diễn ra ở đây. Đặc biệt sau khi đầu phố được dựng Nhà Hát Lớn, thì con phố càng được xây dựng cẩn thận hơn. Một số tòa nhà xây chỉ mười năm là đập đi xây lại, hoặc trang trí lại. Do đó các bức ảnh chụp phố này cùng một góc có khi khác nhau khá nhiều.

Đầu phố Paul Bert phía Nhà Hát Lớn thời kỳ đầu


https://static.panoramio.com/photos/original/41835525.jpg

Sau đó tòa nhà đầu phố bên trái bị phá đi xây lại, thành tòa nhà này



https://static.panoramio.com/photos/original/41854291.jpg

Rổi trở thành nhà của hãng xe Peugoet (phía xa là nhà in IDEO phía bên phải)


https://static.panoramio.com/photos/original/41835526.jpg

Ảnh chụp Nhà Hát Lớn và đầu phố Paul Bert


https://static.panoramio.com/photos/original/41836352.jpg

Chitto
08-10-2010, 00:25
Tòa nhà của hãng Peugoet xưa nay là sàn chứng khoán, vừa được xây lại. Riêng kiến trúc tròn ở đầu được giữ lại như cũ.

Khi đang sửa


https://static.panoramio.com/photos/original/41835813.jpg

Và lúc đã hoàn thành



https://static.panoramio.com/photos/original/41835820.jpg

Chitto
08-10-2010, 00:27
Trước kia ở đầu phố Paut Bert còn có ngôi nhà này với kiến trúc thuộc địa, được xây khoảng những năm 1925


https://static.panoramio.com/photos/original/41835532.jpg

Và vị trí đó hiện tại là tòa nhà World Bank


https://static.panoramio.com/photos/original/41835983.jpg

Chitto
08-10-2010, 00:36
Năm 1907, nhà in IDEO được xây dựng trên phố Paut Bert, là nhà in hiện đại nhất lúc bấy giờ, in các sách báo tiếng Pháp, và về sau là cả tiếng Việt. Tòa nhà xây cao nhất phố, với 6 tầng sừng sững đứng đó hơn một trăm năm rồi.

Nhà in IDEO ở phía xa hơn, cao 6 tầng


https://static.panoramio.com/photos/original/41835719.jpg

Ngày nay cùng góc đó, hiệu sách Ngoại văn đã cao hơn rồi (mà hình như giờ cũng ít người gọi cái tên là hiệu sách Ngoại văn và Quốc văn)


https://static.panoramio.com/photos/original/41835862.jpg

Mặt tiền nhà in IDEO hiện nay, với năm xây dựng 1907 vẫn còn bên trên



https://static.panoramio.com/photos/original/41835972.jpg

Chitto
08-10-2010, 01:04
Tại góc đường nơi phố Paut Bert cắt với đường Henri Riviere (nay là Ngô Quyền), có một tòa khách sạn hai tầng, tên là Khách sạn Hà Nội (Hanoi Hotel).

Ảnh chụp khi Nhà Hát Lớn còn chưa xây xong, giữa phố còn có cột đèn. Sau cột đèn này bỏ


https://static.panoramio.com/photos/original/41838083.jpg

Một ngày lễ hội của người Pháp tổ chức trên phố Paul Bert, chụp trước Hanoi Hotel. Lúc này thấy cái chóp góc của Nhà Hát Lớn rồi.


https://static.panoramio.com/photos/original/41853824.jpg

Từ góc này có thể thấy chữ HANOI ở xa xa, góc phố Henri Riviere (Ngô Quyền).


https://static.panoramio.com/photos/original/41838088.jpg

Đối diện Hanoi Hotel là Nhà thuốc tây đầu tiên của Hà Nội: Nhà thuốc Blanc


https://static.panoramio.com/photos/original/41854289.jpg

Chitto
08-10-2010, 01:10
Đến năm 1930 thì tòa nhà Khách sạn Hà Nội bị phá bỏ, để xây Chi nhánh Ngân hàng Pháp - Hoa (Banque Franco - Chinoise) ở vị trí đó. Tòa nhà này vẫn còn cho đến nay.

Ngân hàng Pháp - Hoa


https://static.panoramio.com/photos/original/original/41835550.jpg


https://static.panoramio.com/photos/original/41838774.jpg


Nhà thuốc Blanc cũng đã phá đi xây lại


https://static.panoramio.com/photos/original/41854285.jpg

Sau này tòa nhà này thuộc bộ Ngoại thương, sau là bộ Thương Mại, và giờ là bộ Công Thương



https://static.panoramio.com/photos/original/41835967.jpg

Chitto
08-10-2010, 08:21
Đầu thế kỷ 20, chiếu bóng đã đến Việt Nam. Từ một sân khấu chiếu bóng nhỏ, người Pháp đã cho xây dựng rạp chiếu bóng lớn đầu tiên ở Hà Nội trên phố Paul Bert, gọi là "Cinema Palace", năm 1917.

Thời 9 năm kháng chiến, rạp đổi tên là Eden, rồi sau 1954 gọi là rạp Công Nhân cho đến nay, nằm đối diện kem Tràng Tiền.

Cinema Palace xưa



https://static.panoramio.com/photos/original/59551694.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/41835545.jpg



Và Rạp Công Nhân nay


https://static.panoramio.com/photos/original/41835825.jpg

Chitto
08-10-2010, 08:32
Phố Paul Bert nhìn về phía Bờ Hồ xưa, tận cùng là cái chóp cao của Cửa hàng lớn (Grand Magasins) thời Pháp


https://static.panoramio.com/photos/original/41835544.jpg

Tiệm café và khách sạn, thời đó khách sạn đã khá nhiều dọc con phố này


https://static.panoramio.com/photos/original/41854304.jpg

Sau này dãy nhà trở thành Hiệu sách Quốc văn, nay là Nhà sách Thăng Long. Bên trên vẫn còn chiếc trụ viết bốn mặt bởi các chữ Knuga, Book, Livre, Sách có từ mấy chục năm


https://static.panoramio.com/photos/original/41835832.jpg

Chitto
08-10-2010, 08:51
Một công trình có bề dày lịch sử nhưng bị thay đổi nhiều nhất Hà Nội là nhà Godard.

Khối nhà này nằm ở góc phố Paul Bert và đại lộ Đồng Khánh (Tràng Tiền - Hàng Bài), được xây trước năm 1900. Khi đó đây là cửa hàng bán hàng dành riêng cho người Pháp, người Việt không được vào. Vì xây gần hồ Gươm nên tòa nhà không được làm cao như nhà in IDEO. Trong tòa nhà bán các loại hàng hóa đa dạng, là Trung tâm thương mại cao cấp đầu tiên thời đó.

Nhà Godard năm 1900


https://static.panoramio.com/photos/original/41853510.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/41854296.jpg

Tòa nhà này tồn tại được hơn 20 năm, thì phá đi xây lại to cao hơn, gọi là Grands Magasins (Réunis). Cái chóp cao của tòa nhà này xuất hiện trong rất nhiều bức ảnh cũ về Hà Nội.


https://static.panoramio.com/photos/original/41835728.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/41854301.jpg

Thế rồi tòa nhà lại bị làm lại bề mặt, không rõ năm nào, trở nên vuông vức và khắc khổ hơn, với một cái đồng hồ vuông thay vào chỗ mái vòm tròn và cái chóp cao


https://static.panoramio.com/photos/original/41835721.jpg

Chitto
08-10-2010, 08:56
Đến năm 1958, nhà nước VNDCCH đã cải tạo nơi đây thành tòa nhà Bách hóa Tổng hợp, cửa hàng bách hóa lớn nhất Hà Nội. Những kỷ niệm về BHTH này với nhiều người Hà Nội rất sâu đậm, khó có thể quên.

Khi viết những dòng này, tôi chợt nhớ lại cái cảm giác chạy trong lòng tòa nhà lát gạch, trèo lên các bậc thang đã mòn, bám vào chiếc tay vịn nhẵn bóng của Bách hóa Tổng hợp xưa, nhìn những món hàng nghèo nàn sau cái quầy gỗ, chiếc xe đạp, đồ phụ tùng xe đạp, mấy bộ quần áo, mấy thứ hàng mà bây giờ chỉ vào bảo tàng may ra tìm được...

Bách hóa Tổng hợp những năm 1980


https://static.panoramio.com/photos/original/41835986.jpg

Năm 1995, Hà Nôi quyết định phá Bách hóa Tổng hợp để xây Trung tâm thương mại, giờ mang tên Tràng Tiền Plaza. Những ngày đó báo chí đã tốn bao nhiêu giấy mực để hoài cổ và phản đối. Mãi 5 năm sau, tòa nhà mới xong như hiện nay.


https://static.panoramio.com/photos/original/41835975.jpg

msvu
09-10-2010, 22:41
Bách Hóa Tổng Hợp, nơi mang lại cho lũ trẻ hồi ấy nhiều kí ức. Nhớ có 1 lần đang chơi ở cửa nhà, thấy mẹ đi về mắt mũi đỏ hoe. Thời đó trẻ con đã biết gì đâu. Rồi thấy các bác, các chú ở nhà xúm lại an ủi. Được nghe mẹ kể lại là mới vào Bách Hóa Tổng Hợp có 1 phút để mua chiếc màn nơi xí nghiệp mẹ sản xuất giúp cho người quen, quay ra thì cái xe đạp Thống Nhất đã bị mất. Thế là mẹ vừa đi bộ về vừa khóc. Cả gia tài với cái thời bao cấp ấy. Nhớ sao là nhớ.

Chitto
10-10-2010, 02:10
Chỉ chốc nữa (8h00 ngày 10/10/2010) sẽ diễn ra cuộc Duyệt binh và Diễu hành lớn nhất trong lịch sử Hà Nội.

Nhân đây đưa vài bức ảnh của người Pháp chụp cuộc Diễu binh vào ngày Quốc khánh Pháp (không rõ năm nào).

Đoàn diễu binh trên đường đê Quai Clemenceau (Trần Quang Khải)


https://static.panoramio.com/photos/original/41937504.jpg

Đi trước nhà Đoan (BT Cách Mạng) rồi rẽ vào phố De France (cuối Tràng Tiền) để ra trước Nhà Hát Lớn


https://static.panoramio.com/photos/original/41937514.jpg

Qua trước Nhà Hát Lớn để vào phố Tràng Tiền


https://static.panoramio.com/photos/original/42095382.jpg


Rồi diễu dọc phố Paul Bert (Tràng Tiền) ra Bờ Hồ


https://static.panoramio.com/photos/original/41937518.jpg

haianh
10-10-2010, 07:37
Cám ơn Chitto đã viết bài này. Bài thật hay, những hiểu biết của bạn về Việt Nam, về Hà Nội thật rộng. Càng đọc tôi càng cảm thấy tự hào và yêu quý đất nước mình và Thăng Long ngàn năm lịch sử. Tôi đã từng mong muốn được đi khắp đất Bắc, được đặt chân đến những vùng đất lịch sử, được tận mắt nhìn thấy những dấu tích xa xưa. Mong rằng ngày ấy cũng không xa.
" Thăng Long ngàn năm" hoành tráng quá nhưng dân mình còn nghèo, khổ quá!

Chitto
11-10-2010, 22:29
Ở phía Bắc hồ Gươm có tòa nhà của hội Ái Nhạc (Societe Philharmonique) được xây vào cuối những năm 1890s, là nơi các nghệ sĩ, nhạc sĩ Việt Nam gặp gỡ và nhiều tác phẩm tân nhạc đầu tiên đã được trình diễn nơi đây.


https://static.panoramio.com/photos/original/42038303.jpg

Ngày nay, tại vị trí toà nhà đó là một khối nhà có kiến trúc kì quái: Nhà hát múa rối nước Thăng Long



https://static.panoramio.com/photos/original/42038593.jpg

Chitto
11-10-2010, 22:33
Sát cạnh bờ hồ Gươm, lùi về phía dưới đền Ngọc Sơn một chút, đầu thế kỷ 20 có một quán café. Nhưng sau đó Đốc lý người Pháp thấy rằng đặt nhà cạnh hồ Gươm là phá hỏng phong cảnh của hồ, nên đã bắt dẹp bỏ quán café này.

Ngày nay, vị trí đất của quán café chính là cái công trình thuộc loại cần thiết nhất ở cạnh hồ: nhà WC cạnh cây lộc vừng chín gốc.



https://static.panoramio.com/photos/original/42038298.jpg

hoasua
11-10-2010, 22:37
Nhà mình ở gần Viện mắt (Bà Triệu), cũng không xa bách hóa tổng hợp là mấy, thế mà vẫn ước ao nhà ở cạnh bách hóa tổng hợp để chạy sang mua hàng cho kịp . Hà Nội một thời gian khó, mơ ước của nhiều người thời bao cấp là được làm mậu dĩch viên bán hàng ở đây .

Còn mình khi nào ngoan được mẹ dẫn vào Bách hóa tổng hợp chơi và cho ăn kem Tràng Tiền là sung sướng lắm lắm... mình nhiều kỷ niệm với nơi này lắm , bây giờ xa HN nhớ ơi là nhớ

Chitto
11-10-2010, 22:38
Tờ báo sớm nhất ở Hà Nội được phát hành là Đông Dương tạp chí (Avenir du Tonkin), phát hành năm 1883, ngay sau khi Pháp chiếm Hà Nội. Khoảng hơn mười năm sau, tòa soạn báo được xây dựng bên cạnh bờ hồ Gươm, ở phía Nam. Ngày nay đó là trụ sở báo Hà Nội Mới.

Tòa soạn báo ngày xưa


https://static.panoramio.com/photos/original/42017484.jpg

Và ngày nay


https://static.panoramio.com/photos/original/42017517.jpg

Chitto
11-10-2010, 22:41
Cạnh tòa soạn báo Đông Dương là Ty cảnh sát Hà Nội, ngày nay tòa nhà đó vẫn còn nguyên, là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, chỉ có điều là ở giữa lại dựng lên một cái chòi cu chẳng hiểu theo kiểu gì, vô duyên tệ.


https://static.panoramio.com/photos/original/42038286.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/42038288.jpg

Chitto
12-10-2010, 23:50
Một trong những việc người Pháp làm đầu tiên khi chiếm được các vùng đất ở Việt Nam là thiết lập hệ thống trường đào tạo người làm cho Pháp. Sài Gòn là nơi có hệ thống trường sớm nhất, vì Pháp chiếm nơi này đầu tiên. Hệ thống trường học ở Hà Nội thiết lập muộn hơn, nhưng về sau hoàn chỉnh và đầy đủ các bậc cao cấp hơn.

Ngay từ năm 1883, sau khi chiếm Hà Nội, Pháp lập cơ sở đào tạo Thông ngôn đặt ở phố Jean Dupuis (phố Mới - phố Hàng Chiếu), năm 1905 lập trường Thông ngôn chính thức. Tuy nhiên khu vực trường xưa giờ không còn gì để tìm lại.

Năm 1902, Pháp lập trường Công chính, đào tạo những người làm trong việc giao thông, xây dựng. Trường đặt cùng khu vực Nha Giao thông công chính ở phố Hàng Tre.

Năm 1903, lập trường Hậu bổ, các quan lại do nhà Nguyễn bổ nhiệm phải học qua trường này mới được làm quan. Trường đào tạo các kỹ năng quản lý xã hội và đặc biệt là giao dịch với Công sứ Pháp. Trường này đặt tại vị trí trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên phố Hàm Long, giờ không còn dấu tích.

Đến đầu thế kỷ 20, người Pháp thiết lập hệ thống giáo dục theo kiểu Pháp tại Đông Dương. Hệ thống này gồm nhiều cấp:
- Cấp Ấu học: học 3 năm, chủ yếu học tiếng Pháp
- Cấp Tiểu học: học 3 năm
- Cấp Cao đẳng tiểu học: học 4 năm (tốt nghiệp có bằng Thành Chung)
- Cấp Tú tài (trung học) học 3 năm (tốt nghiệp có bằng Tú tài)

Tốt nghiệp bằng Thành Chung (tương đương hết cấp 2, THCS bây giờ) là đã có thể ra làm việc cho Pháp. Thời đầu toàn Việt Nam chỉ có 12 trường đào tạo cấp này, trong đó Hà Nội có 2 trường, sau này mới thêm 2 trường nữa, và hai trường cho nâng cấp lên đào tạo Tú tài.

Chitto
12-10-2010, 23:57
Trường Bưởi là trường đào tạo cấp Cao đẳng Tiểu học (cấp bằng Thành Chung) đầu tiên ở Hà Nội, dành cho người Việt Nam, và chỉ cho nam sinh. Trường xây sát hồ Tây, ngày nay là trường Chu Văn An, trường trung học lâu đời nhất Hà Nội.

Thực tế vào khi thành lập năm 1908, trường mới chỉ đào tạo cấp Cao đẳng Tiểu học, đến năm 1925 mới đào tạo cấp Tú tài, thực sự thành trường Trung học, và mang tên là trường Trung học Bảo hộ (Lycée du protecrat). Nhiều danh nhân của Việt Nam đã được đào tạo tại đây.

Trường Trung học Bảo hộ (chụp sau 1925)


https://static.panoramio.com/photos/original/42095386.jpg

Ảnh chụp từ trên cao, với trường Bưởi sát hồ Tây, bên phải là Phủ Toàn quyền Đông Dương, phía trên là cầu Long Biên, phía trái là đường Cổ Ngư.


https://static.panoramio.com/photos/original/42095394.jpg

Quy mô trường thời đó


https://static.panoramio.com/photos/original/59590169.jpg

Chitto
12-10-2010, 23:59
Năm 1945, trường đổi tên là Chu Văn An, và cái tên đó vẫn còn đến ngày nay.


https://static.panoramio.com/photos/original/42095400.jpg

Nhà bát giác sát hồ Tây


https://static.panoramio.com/photos/original/42095404.jpg

Chitto
13-10-2010, 00:11
Sau đó người Pháp mở ra hai trường dành riêng cho Nam sinh người Pháp, hoặc con em các quan lại cao cấp người Việt. Những con nhà thường dân dù học giỏi cũng không được vào hai trường này.

Trường Petit Lycée đào tạo bậc Cao đẳng Tiểu học, xây trên đường Rollandes (nay là Hai Bà Trưng), trường Grand Lycée đào tạo bậc Tú tài, đặt trên đường Carnot (nay là Hoàng Văn Thụ). Năm 1923, trường Grand Lycée đổi tên là trường Albert Sarraut, năm 1954 chuyển trường này về Petit Lycée. Sau đó cả hai cái tên đều xóa bỏ, và Petit Lycée nay là trường Trần Phú.

Kiến trúc Pháp của ngôi trường này vẫn còn khá nguyên vẹn, sàn gỗ, các lớp hồi trước còn có lò sưởi trong phòng học.

Trường Trần Phú, một thời gian ngắn có tên là Albert Sarraut.


https://static.panoramio.com/photos/original/42097285.jpg

Chitto
13-10-2010, 10:41
Năm 1919, Pháp cho xây một trường đào tạo bậc Trung học có thể nói là lớn và đẹp nhất Đông Dương, là Grand Lycée, năm 1923 đổi tên là Albert Sarraut. Trường chuyên đào tạo nam sinh, cho con em người Pháp và của quan chức cao cấp người Việt. Những quan chức Pháp sang Đông Dương làm việc có thể yên tâm để con họ học ở đây mà không khác với học tại chính quốc, vì giáo viên toàn là người Pháp. Đây cũng là trường cấp bằng Trung học đầu tiên của Hà Nội (trường Bưởi thời đầu chỉ cấp bằng Cao đẳng Tiểu học).

Khu trường này được xây dựng ngay cạnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, bốn mặt là bốn phố người Pháp đã quy hoạch. Trường là tổ hợp nhiều khối nhà có kiến trúc đẹp, với đủ khu phòng học, khu ký túc, thể thao, bể bơi, đúng tiêu chuẩn Pháp. Có thể nói đây là quần thể liên hoàn hoàn chỉnh nhất tại Hà Nội.

Học sinh trong trường là giới thượng lưu, giàu có; trong khi trường Bưởi cách đó không xa là con em nhà bình dân, nhưng học giỏi có khi còn hơn. Chính vì vậy thường xảy ra mâu thuẫn giữa hai trường, và khu Bách Thú (sau là Bách Thảo) thường là nơi "giải quyết" của các nam sinh.

Ảnh chụp toàn bộ khu trường, với Phủ Toàn quyền Đông Dương nằm bên trái phía dưới:


https://static.panoramio.com/photos/original/42095407.jpg


Ảnh chụp một góc khác, con đường sát mép dưới là Hùng Vương, mép phải là Hoàng Văn Thụ ngày nay. Có thể thấy mảnh đất mà nay là tòa nhà Bộ kế hoạch đầu tư thì trước chính là sân vận động của trường.


https://static.panoramio.com/photos/original/59590171.jpg


Sau năm 1954, khi những người Pháp rút khỏi Hà Nội, trường chuyển về Petit Lycée rồi giải thể. Khi đó toàn bộ khu vực của trường được chuyển chức năng thành khu làm việc của Trung ương Đảng. Ngày nay đó là khu nhà nằm giữa bốn phố: Hoàng Văn Thụ - Hùng Vương - Phan Đình Phùng - Nguyễn Cảnh Chân. Số 4 Nguyễn Cảnh Chân có thể nói là đầu não của Việt Nam hiện nay, tức là đi vào khu trường học thời xưa này.

Mặt Hoàng Văn Thụ ngày nay



https://static.panoramio.com/photos/original/42095417.jpg

Chitto
13-10-2010, 10:42
Mặt tiền của trường Albert Sarraut trước kia


https://static.panoramio.com/photos/original/42095412.jpg

Và ngày nay


https://static.panoramio.com/photos/original/42095422.jpg

gianker
13-10-2010, 11:48
Thảo nào mà bảo Paris là Kinh đô Ánh sáng, bất cứ ai cũng muốn về Paris... Hà Nội đối với người Pháp xây dựng như là một Paris nho nhỏ, quy hoạch đâu ra đấy, tuyệt vời... Còn ngày nay, thì trời ơi, lộn xộn quá.

Mấy hôm đại lễ, đi qua Nhà khách Chính Phủ gần Khách sạn Metropole, thấy ở cổng bên có cái biển mới, ghi là : " Nhà khách Chính Phủ" với cái bảng xấu tệ, nhìn ko thể tiêu hóa nổi trong cái khung cảnh kiến trúc xung quanh. Như thế mới biết, ta còn kém lắm...

Chitto
13-10-2010, 15:38
Việc đào tạo bậc Cao đẳng Tiểu học và Trung học lúc đầu chỉ dành cho nam sinh, đến năm 1918 thì có trường cho nữ sinh học để làm giáo viên, lúc đầu ở Hàng Vôi, đổi ra Lò Đúc, rồi cuối cùng thành lập trường Nữ trung học, đặt tại vị trí đường Felix Faure (Trần Phú ngày nay).

Năm 1925, Pháp thu hồi lại địa điểm này, xây lại thành trường Nữ trung học Pháp St.Mary, chỉ dành đào tạo cho nữ sinh con em người Pháp và quan chức cao cấp người Việt, còn trường cho nữ sinh người Việt bình dân thì dời ra Hàng Bài.

Trường St.Mary được xây dựng cũng khá quy mô, không kém trường Albert Sarraut của nam sinh, nằm trọn một khu đất giữa bốn con phố. Sau năm 1954 trường giải thể, khu trường trở thành Đại sứ quán Liên Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ, thành đại sứ quán Nga một thời gian, và nay là Bộ Tư Pháp.

Trường Nữ trung học St.Mary xưa


https://static.panoramio.com/photos/original/42017555.jpg

Và Bộ Tư pháp nay


https://static.panoramio.com/photos/original/42038324.jpg

Chitto
13-10-2010, 15:44
Tấm ảnh chụp sau năm 1930, cho thấy quy hoạch toàn bộ khu vực mà nay là khu Ba Đình


https://static.panoramio.com/photos/original/42127190.jpg

Trục đường bên trái là Hùng Vương, bên phải là Chu Văn An. Ba đường ngang từ gần đến xa là Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Lê Hồng Phong, và tít xa là Hoàng Văn Thụ.
Khu nhà gần nhất là bệnh viện St.Paul, vẫn nguyên chức năng và tên gọi từ xưa đến nay.
Tiếp đó là trường Nữ trung học St.Mary, sau là ĐSQ Liên Xô và nay là Bộ Tư Pháp.
Sau đó là sân đua xe đạp (kiểu lòng chảo). Bên cạnh là Sở Tài chính Đông Dương (nay là Bộ Ngoại Giao).
Cách khoảng sân cỏ rộng, tận xa là trường Nam trung học Albert Sarraut.
Góc tận cùng bên phải phía trên là đường Hoàng Diệu.

Chitto
13-10-2010, 15:53
Năm 1925, trường Nữ sinh cho người Việt chuyển sang khu vực đầu đường Đồng Khánh. Nguyên trước gọi là phố Hàng Bài, sau này người Pháp quy hoạch hai con đường rộng chạy dọc, một bên là Gia Long (nay là Bà Triệu), một bên là Đồng Khánh (Hàng Bài).

Gia Long là vị vua đầu triều Nguyễn, có nhiều giao lưu mật thiết với Pháp, hàng loạt vua về sau đều giết đạo hoặc chống Pháp, nên Pháp rất ghét, cho đến tận Đồng Khánh. Đồng Khánh cũng là vị vua ký sắc lệnh trao đứt cho Pháp thành phố Hà Nội, trao hẳn, chứ không phải chỉ là Bảo hộ, vì vậy Pháp rất thích vua này, đặt tên ông cho con đường to.

Trường Nữ trung học người Việt trên đường Đồng Khánh cũng mang tên là trường Đồng Khánh. Cái tên "nữ sinh Đồng Khánh" gần như là niềm tự hào của các cô gái được học tại đây. Sau năm 1945, trường đổi tên là Trưng Vương, và giữ nguyên từ đó đến giờ.

Trường Đồng Khánh trên đường Đồng Khánh xưa



https://static.panoramio.com/photos/original/42017546.jpg

Và trường Trưng Vương trên phố Hàng Bài nay


https://static.panoramio.com/photos/original/42038339.jpg

Chitto
13-10-2010, 18:24
Năm 1918, để đào tạo đội ngũ giáo viên cho cấp Tiểu học, Pháp cho xây dựng trường Sư phạm trên phố Đỗ Hữu Vị (nay là Cửa Bắc). Những người học xong Cao đẳng Tiểu học, học trường này xong có thể đi dạy Tiểu học, và về sau là cả bậc Cao đẳng tiểu học. Cấp Trung học (tú tài) do giáo viên Pháp dạy.

Trường này là cái nôi đào tạo giáo viên Tiểu học cho toàn miền Bắc. Đến năm 1933 thì đổi là Cao đẳng Sư phạm Tiểu học Đông Dương. Năm 1954 thành trường Nội trú và đào tạo Cán bộ sư phạm miền Bắc. Từ năm 1973 thành trường Cấp 3, PTTH Phan Đình Phùng.

Cấp 3 tôi học trường này, vẫn luôn nhớ sân trường rợp bóng của những cây xà cừ, gốc cây ở giữa lớn nhất gần trăm năm tuổi, nơi bọn cùng lớp luôn độc chiếm, nhớ sàn lớp bằng gỗ, cầu thang gỗ, cửa gỗ, nhớ cái lò sưởi ở cuối lớp, mà giờ đã dỡ đi hoàn toàn.


https://static.panoramio.com/photos/original/42133219.jpg

Chitto
14-10-2010, 21:50
Đào tạo bậc Trung học ở Việt Nam sớm nhất ở Sài Gòn, sau đó có ở Huế và Hà Nội. Tuy nhiên đào tạo cao hơn thì chỉ mở tại Hà Nội.

Hệ thống đào tạo sau bậc Trung học của Pháp có tên tiếng Pháp rất chặt chẽ nhưng cũng rất rắc rối, dịch sang tiếng Việt cũng không được chuẩn, nhất là về sau này đối chiếu với hệ thống đào tạo của Liên Xô, và nay là Anh - Mỹ thì lại càng lằng nhằng. Do vậy đoạn sau tôi viết theo tên gọi thông thường người Việt quen gọi từ trước, chứ về nghĩa so với bây giờ thì không hoàn toàn đúng.

Từ năm 1902, Pháp mở trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương, năm 1904 xây xong cơ sở chính đặt trên đường Bobillot (Lê Thánh Tông). Năm 1903 có trường Hậu bổ, đào tạo lại người thi đỗ của triều Nguyễn để bổ nhiệm làm quan, năm 1902 có trường Công chính đào tạo người làm trong lĩnh vực giao thông công chính.

Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau quyết định thành lập Viện Đại học Đông Dương, trụ sở đặt trong khu Đồn Thủy. Đại học Đông Dương này thu tất cả các trường Cao đẳng vào nó, nâng cấp lên thành các trường: Trường Y khoa Đông Dương, trường Hậu bổ thành trường Luật và Hành chính đào tạo Luật, triết học, hành chính; trường Công chính thành trường Xây dựng Dân chính, lại mở thêm các trường Khoa học đào tạo khoa học tự nhiên Toán, Lý, Hóa, Sinh, trường Sư phạm đào tạo giáo viên, trường Văn khoa đào tạo văn chương lịch sử địa lý.

Tuy nhiên, Đại học Đông Dương chỉ vận hành đúng 1 năm thì giải thể không lý do. Các trường thành viên tách ra thành các Cao đẳng. Đến năm 1917, Toàn quyền Albert Sarraut mới tái lập Viện Đại học Đông Dương, quy tụ các trường Cao đẳng về thành một mối, lại lập thêm trường Thương Mại và trường Mỹ thuật.

Như thế, Đại học Đông Dương thực sự là một trường Đại học đúng nghĩa, phủ rộng tất cả các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kinh tế, y dược học, luật học, mỹ thuật, xây dựng giao thông, hành chính. Cho đến nay, ở VN cũng chưa có trường nào bao quát được như thế. Hàng loạt các trường đại học lớn hiện nay ở Hà Nội và Sài Gòn đều nhận Đại học Đông Dương là tiền thân.

Chitto
14-10-2010, 21:56
Trường Y khoa Đông Dương được xây dựng năm 1904 trên phố Bobillot, nay là tòa nhà Đại học Dược. Có thể thấy khi đó chưa có khối nhà lớn của Đại học Đông Dương, bên cạnh vẫn là khu đất trống.


https://static.panoramio.com/photos/original/42133225.jpg

Mặt tiền


https://static.panoramio.com/photos/original/42133229.jpg


Tòa nhà ấy ngày nay không thay đổi gì, chỉ có những cây xà cừ đã phủ tán che kín


https://static.panoramio.com/photos/original/original/42133255.jpg

Chitto
15-10-2010, 00:58
Khối nhà chính của Đại học Đông Dương được xây năm 1924, là tòa nhà theo kiến trúc Đông Dương đầu tiên ở Hà Nội. Kiến trúc này kết hợp phong cách của Pháp với phương Đông, thể hiện rõ nhất bộ mái với hệ thống đấu củng nhô ra, trang trí có họa tiết hồi văn của phương Đông.

Khối nhà này nằm ngay bên Trường Y Dược cũ, nhưng lớn hơn nhiều. Và để có tính đối xứng, người ta xây thêm một khối nữa bên kia có kiến trúc giống nhà trường Y Dược.

Mặt tiền của Đại học Đông Dương (1930)


https://static.panoramio.com/photos/original/42133243.jpg

Khu vực của Đại học và đường Bobillot (Lê Thánh Tông). Đằng sau còn thấy cái tháp nước nay ở cuối Trần Hưng Đạo, đối diện viện 108


https://static.panoramio.com/photos/original/42200202.jpg


Một phòng học của Đại học


https://static.panoramio.com/photos/original/42200208.jpg

Chitto
15-10-2010, 01:00
Sau đó khối nhà này mang nhiều tên: Đại học Quốc gia, Đại học Việt Nam, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.


https://static.panoramio.com/photos/original/42133264.jpg

Mặt sau của khối nhà


https://static.panoramio.com/photos/original/42197253.jpg

Chitto
18-10-2010, 23:13
Một công trình theo kiến trúc Đông Dương được xây năm 1925 là Sở Tài chính Đông Dương. Sở này nằm ngay giữa khu quảng trường.

Ngày nay tòa nhà Sở tài chính Đông Dương là trụ sở Bộ Ngoại giao. Phía trước của khối nhà có hai vọng gác được thiết kế để phù hợp với cả khối nhà.


https://static.panoramio.com/photos/original/42401871.jpg

Chitto
18-10-2010, 23:16
Hàng cây giờ đã che khá nhiều nét đẹp của công trình duyên dáng này. Sắp tới trụ sở mới của Bộ Ngoại giao xây xong, rồi Nhà Quốc hội mới xây xong, thì chỗ này sẽ là là tòa nhà Văn phòng Quốc hội.


https://static.panoramio.com/photos/original/42401881.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/42401887.jpg

Chitto
19-10-2010, 21:24
Một công trình kiến trúc thuộc địa có hai vọng gác phía trước nữa cũng rất đặc trưng, đó là Viện Pasteur.

Ngay từ năm 1913, người Pháp đã lập viện Vi trùng học để nghiên cứu. Sau đó cùng các phát minh của bác sĩ Pasteur về vi trùng, miễn dịch, người Pháp thiết lập hệ thống viện Pasteur ở Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt. Đến những năm 1920, bác sĩ Yersin là tổng giám đốc các viện Pasteur ở Đông Dương.

Năm 1926, viện Pasteur được xây dựng quy mô ở Hà Nội, ở khu phía Đông Nam thành phố. Sau khi bác sĩ Yersin mất, con phố trước viện được mang tên ông. Đó là con phố duy nhất mà Pháp đặt vẫn còn tên lại đến ngày nay, chỉ khác là trước kia là Yersin, giờ là Y-éc-xanh.

Viện Pasteur những năm 1930 với hai vọng gác chóp nhọn (giống của Sở Tài chính - Bộ Ngoại giao)


https://static.panoramio.com/photos/original/42133680.jpg

Viện giờ đổi tên là Viện Vệ sinh dịch tễ, nhưng người dân Hà Nội vẫn quen gọi là Viện Pasteur như xưa.


https://static.panoramio.com/photos/original/42133694.jpg

Chitto
19-10-2010, 21:29
Cái chòi gác của viện Pasteur


https://static.panoramio.com/photos/original/42133686.jpg

Khung cảnh khu vực quanh viện Pasteur những năm 1930 cho thấy Hà Nội khi đó vắng vẻ thế nào, và viện chiếm một khoảng không gian rất rộng. Phố Lò Đúc phía dưới là còn có nhà cửa, còn xung quanh nhiều đất trống. Xa xa phía trên là khu Đồn Thủy, lúc đó là bệnh viện Lanessan (nay là Hữu Nghị) và dòng sông Hồng mênh mông ở rất gần.


https://static.panoramio.com/photos/original/42133683.jpg

Chitto
20-10-2010, 20:31
Công trình theo kiến trúc Đông Dương đẹp nhất có lẽ là bảo tàng Louis Finot được xây ở gần đê sông Hồng.

Viễn Đông Bác cổ viện có trụ sở ở Lý Thường Kiệt, năm 1926 xây dựng nhà Bảo tàng để trưng bày các hiện vật sưu tầm được, là nhà bảo tàng lớn nhất Đông Dương khi đó. Bảo tàng mang tên nhà khảo cổ học người Pháp Louis Finot. Sau năm 1954, nơi đây được đổi là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Bảo tàng Louis Finot thời Pháp


https://static.panoramio.com/photos/original/42401900.jpg

Cả khu vực Bảo tàng sát bờ đê trước kia


https://static.panoramio.com/photos/original/42401907.jpg

Chitto
20-10-2010, 20:34
Bảo tàng ngày nay, kín cổng cao tường hơn xưa nhiều.


https://static.panoramio.com/photos/original/42401935.jpg

Kiến trúc của nhà Bảo tàng vẫn là một điểm nhấn ngay sau Nhà Hát Lớn.


https://static.panoramio.com/photos/original/42401916.jpg

Hiện nay Bảo tàng có một kho lưu trữ rất nhiều hiện vật, nhưng không gian không đủ rộng nên cũng chỉ trưng bày một số hiện vật tiêu biểu. Một số bảo vật khác vì không đủ điều kiện an ninh bảo vệ nên cũng không trưng bày.

vnhn
02-11-2010, 09:01
Mong bác Chitto tiếp tục viết bài tiếp để mở mang kiến thức cho mọi người, em ngưỡng mộ bác từ thời ttvnol còn hưng thịnh đông vui...
Nhìn những bức ảnh này mà thấy tiếc cho những gì mà ông cha cũng như người Pháp để lại, giờ đây nó bị phá không thể tưởng tựong nổi. Ô Quan CHưởng rêu phong cổ kính như vậy mà giờ đây có khác gì lò gạch Tuyên Quang đâu, cây Bồ Đề ở 19-12 cũng bị bưng đi luôn, không hiểu những người đó nghĩ gì nữa đây.

Chitto
05-11-2010, 10:13
Kế tiếp sự phát triển của Y học tại Đông Dương, năm 1923, người Pháp lập Viện Radium Đông Dương (hay Viện Quang tuyến Đông Dương), áp dụng thành tựu của X-quang trong khám và chữa bệnh.

Ngày nay, đây là Bệnh viện K trên phố Phủ Doãn.

Viện Radium Đông Dương trước kia


https://static.panoramio.com/photos/original/42575748.jpg

Viện K ngày nay, dòng chữ Instituv du Radium de Indochina vẫn còn bên trên


https://static.panoramio.com/photos/original/42133717.jpg

nguyenduythang
07-11-2010, 13:26
Cám ơn bạn cho tôi hiểu biết thêm lịch sử của đất tổ

phuphu
13-11-2010, 11:03
Thật đáng kinh ngạc, bác đúng là một từ điển văn hóa sống!
Cảm ơn bác rất nhiều vì những thông tin bổ ích!

Giangptth
17-12-2010, 10:59
Em thích cách so sánh hình ảnh giữa xưa và nay để làm nổi bật sự thay đổi. Giá như anh có góc chụp giống như ở ảnh cổ thì hay biết mấy...

KK172
18-02-2011, 19:02
Có viết tiếp không?

Chitto
19-02-2011, 13:23
Còn nhiều thứ để viết lắm. Mỗi tội không có thời gian và hứng thú. Chuyến đi vừa rồi còn chưa viết được dòng nào nữa là.

phuphu
06-03-2011, 10:40
bác ơi viết tiếp đi cho con cháu đọc với!

dontknow
09-03-2011, 16:29
Ko biết nút cám ơn ở đâu nhỉ. Cám ơn bạn Chitto, rất nhiều thông tin bổ ích và lý thú!

vietneo
17-03-2011, 11:20
Bác cho em hỏi tại sao lại gọi cái chỗ trên Hồ Gươm là hàm cá mập ạ?em chả hiểu! nghĩ mãi mà ko ra.

Chitto
17-03-2011, 13:33
Tôi không biết chắc chắn ai là người đầu tiên gọi như thế, và người đầu tiên có ý gì.

Còn về sau thì tôi được hiểu là do ở đặc điểm hàm răng cá mập: Nếu loài khác thì hàm trên và hàm dưới chỉ có mỗi một hàng răng. Nhưng cá mập thì mỗi hàm có đến 3 hàng răng. Cá mập nhe ra thì có thể thấy trên dưới đến 6 hàng răng.

Nhưng có lẽ đó cũng chỉ là hình ảnh cụ thể. Cái ý đằng sau đó là: cái hàm răng con cá mập sẽ nuốt hết tất cả những gì trước mặt nó, bất kể đẹp xấu. Cái tòa nhà ấy cũng vậy, nó nuôt chửng cả không gian xung quanh mất rồi.

tringuyen
19-03-2011, 11:40
Bác viết hay lắm! Phê hay lắm! Một kiến trúc hoài cổ bên cạnh hồ Gươm thì tuyệt hơn bác nhỉ! Phải trở vào Nam rồi, không còn cơ hợi theo dấu chân bác, tiếc lắm thay.

greenline
03-04-2011, 20:46
Lên đồng cũng là một nét văn hóa đặc biệt của đồng bằng Bắc Bộ. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện vừa đưa lên blog của ông một số video hầu đồng được thực hiện tại Trung tâm văn hóa Pháp ngày 23/2 vừa qua. Bác nào tò mò muốn tìm hiểu thì mời xem link ở dưới. Chú ý video và các đường link liên quan trong youtube CÓ THỂ GÂY SỐC. Bạn nào yếu bóng vía thì KHÔNG NÊN XEM.

Link: VIDEO BUỔI HẦU ĐỒNG TẠI L'ESPACE 24 TRÀNG TIỀN HN (http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/03/video-buoi-hau-ong-tai-lespace-24-trang.html)

P/s: Anh tò mò không biết bạn Chit toi nghĩ sao về vấn đề này nhỉ. (NT)

Chitto
04-04-2011, 10:27
Không hiểu bạn Greenline hỏi "nghĩ gì" là ý bạn hỏi về cái gì nhỉ? Về lên đồng, tớ đã từng xem và viết cách đây mấy năm ở nơi khác rồi, copy sang đây cũng ngại, hơn nữa không nên để trong topic này.
Về xem lên đồng, tớ đã từng xem ở: Chính điện Phủ Giầy, phủ Vân Cát, đền Bảo Hà, Bia Bà, trong động Đầm Đa, đền Thác Bờ. Trong nội thành Hà Nội thì ngay đền Vĩnh Khánh, đền Gia Hội, gồm cả hầu đồng đầy tính mê tín, mê hoặc đến hầu đồng kiểu vui vẻ làng xã.

Cái clip trong bài của ông kia là hầu Trần Triều, nên mới có màn xuyên lình, lên đai (thắt cổ), đấy là còn thiếu màn lấy dấu mặn (rạch lưỡi thấm máu) nữa đấy. Lên đồng phải xem tận nơi, nghe tận tai, chứ qua clip này thì mất đến 90% cái chất của đồng rồi.

Nhưng thôi, không bàn chuyện ấy ở đây nhé.

Chitto
04-04-2011, 10:58
Tiếp tục topic, không bỏ lâu quá rồi.

Bệnh viện lớn nhất Hà Nội ngày nay là Bệnh viện Bạch Mai, cũng do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỉ 20.

Vào đầu những năm 1900, các căn bệnh truyền nhiễm phát triển nhanh. Vì vậy năm 1911 người Pháp cho xây một nhà thương để chữa bệnh truyền nhiễm. Vì bệnh lây nên phải đặt rất xa nội ô, họ chọn khu đất Cống Vọng, gọi là Nhà thương Lây Cống Vọng. Trước sông Sét còn rộng, con đường vào Nam phải xây một cống lớn bắc qua sông, khu vực làng Vọng nên gọi là Cống Vọng, nay là khu ngã tư Vọng, vì thế nhà thương mang tên này.

Năm 1929, Robin Réné làm quyền Toàn quyền Đông Dương, muốn xây dựng một bệnh viện lớn cho người Việt và định mở rộng viện Lanessan. Nhưng người Pháp sợ rằng bệnh viện người Việt sẽ ảnh hưởng đến họ, nên cuối cùng Robin Réné đã mở rộng nhà thương Cống Vọng thành bệnh viện đa khoa, mang tên là Nhà thương làm phúc. Đến khi ông làm Toàn quyền chính thức năm 1934, thì tiếp tục mở rộng nữa. Sau khi Réné về Pháp thì bệnh viện mang tên ông, là Nhà thương Robin Réné. Cái tên đó còn được dùng đến năm 1946, thì đổi là Bệnh viện Bạch Mai.

Đến nay bệnh viện Bạch Mai vẫn là bệnh viện lớn nhất trong toàn quốc, tuy nhiên đã được chia thành 7 bệnh viện nhỏ thành viên.


Nhà thương Cống Vọng


https://static.panoramio.com/photos/original/50492038.jpg

Nhà thương Robin Réné, với kiến trúc vẫn còn đến nay


https://static.panoramio.com/photos/original/50492040.jpg

Chitto
04-04-2011, 11:22
Năm 1925, Ngân hàng Đông Dương (trụ sở chính ở Pháp) cho xây tòa nhà trụ sở chi nhánh tại Hà Nội. Tòa nhà bề thế này nằm trước một quảng trường, gần khách sạn Metropole, Phủ Thống sứ, nhìn sang vườn hoa Paul Bert.

Thiết kế ban đầu của tòa nhà:


https://static.panoramio.com/photos/original/50492549.jpg

Quá trình xây dựng, đến năm 1930 mới hoàn thành


https://static.panoramio.com/photos/original/50492550.jpg

Khi hoàn thành vào năm 1930, ở góc phải ảnh là phố Courbet, nay là Lý Thái Tổ


https://static.panoramio.com/photos/original/50492551.jpg

Chitto
04-04-2011, 11:26
Sau năm 1954, tòa nhà trở thành trụ sở chính của Ngân hàng Quốc gia, sau đổi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong khoảng thời gian 1976 - 1990, một bức chân dung cực lớn - chắc là lớn nhất từ trước đến nay - của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt phía trên cái vành mái tròn nhô ra phía trước tòa nhà này. Sau đó được dỡ đi, không biết do cái khung sắt nặng có thể làm sập cái vành mái, hay do thấy không hợp thời nữa?
(Tìm mãi trên mạng không có cái ảnh nào chụp lúc có cái bức chân dung khổng lồ đó cả, nhưng cứ hình dung nó to cỡ cái hình chữ nhật lốm đốm bên dưới vành mái)


https://static.panoramio.com/photos/original/50492554.jpg

Chitto
04-04-2011, 20:23
Bên kia con đường thiên lý vào Nam là bệnh viện Robin, thì bên này, khoảng năm 1938 cũng được xây dựng thành Đông Dương học xá, là nơi ở cho sinh viên từ khắp Đông Dương. Thời đó khu đất này được coi là xa xôi cách trở lắm. May mà có đường tàu điện chạy thường xuyên.

Khu Đông Dương học xá gồm bốn toà nhà xây theo kiến trúc Đông Dương vây quanh một khu đất trống, nay là sân vận động Bách Khoa. Bốn khối nhà trước kia giờ cũng thành các khoa của trường ĐHBK, Viện đại học Mở,...

Đông Dương học xá thời 1938


https://static.panoramio.com/photos/original/50512418.jpg

Và những khối nhà đó ngày nay


https://static.panoramio.com/photos/original/50512426.jpg

Chitto
04-04-2011, 20:32
Cùng với Đông Dương học xá dành cho nam, cũng có một khu học xá dành cho nữ được xây dựng. Khu học xá cho nữ được đặt ở ngay trung tâm, gần Văn Miếu. Ngày nay tòa nhà đó là Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.


Học xá cho nữ sinh thời Pháp



https://static.panoramio.com/photos/original/42133701.jpg

Chitto
25-09-2011, 21:23
Cột cờ Hà Nội giữ vị trí là công trình cao nhất Hà Nội cho đến khoảng những năm 1930 thì nhường vị trí này cho tháp chuông nhà thờ Cửa Bắc.

Nhà thờ này dựng ngay bên phía bắc thành Hà Nội cũ, theo kiến trúc rất đẹp, không đối xứng như các nhà thờ thường thấy. Nhà thờ mang tên Nữ vương các Thánh, còn gọi là nhà thờ Đức mẹ Hà Nội, nhưng người ta vẫn quen gọi là nhà thờ Cửa Bắc do đứng ngay gần cửa Bắc.

Tám mươi năm sau, nhà thờ không có gì thay đổi, ngoài các trang trí phụ trợ xung quanh như hang đá, bồn cây...


https://static.panoramio.com/photos/original/59546437.jpg

Tháp chuông ngày trước và bây giờ


https://static.panoramio.com/photos/original/59546452.jpg https://static.panoramio.com/photos/original/59546462.jpg

Chitto
25-09-2011, 21:28
Tin Lành đến Việt Nam muộn hơn Công giáo hàng trăm năm. Tại Hà Nội đến những năm 1920 mới có công trình của Tin Lành. Ngôi nhà thờ Tin Lành đó nằm gần Nhà hát lớn, ngày nay trên phố Tôn Đản, trở thành tòa nhà của Hội Âm nhạc Hà Nội.

Nhà thờ Tin Lành xưa


https://static.panoramio.com/photos/original/59546472.jpg

Ngày nay, vẫn còn quả chuông trên nóc


https://static.panoramio.com/photos/original/59546486.jpg

thuythu
25-09-2011, 22:02
Bác Chito , kiến thức của bác quá ư lỗi lạc. Chả trách Toet phải phải kí vào nick(NT) Để hỏi ông Chito đã
Cái gì bác cũng hay nhỉ

Indiana_John
26-09-2011, 11:13
Tôi kiên nhẫn đọc hết tất cả các bài của bạn trong topic này. Tự cho mình là biết một chút về Hà Nội nhưng so với bạn thì tôi thấy mình kém rất xa. Cảm ơn các thông tin của bạn, rất đa dạng (lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, tâm linh, địa lý ...), tư liệu đầy đủ, nhiều ảnh gốc quý. Tiếp tục bạn nhé

Chitto
26-09-2011, 15:11
Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Topic viết từ đầu năm 2010, cho đến giờ vẫn chưa hoàn thành, và tôi cũng chưa xác định bao giờ sẽ hoàn thành, vì còn rất nhiều điều muốn viết, muốn đăng ảnh về Hà Nội.

Hôm qua quay lại mấy trăm ảnh bị hỏng link, phải ngồi sửa lại mất cả buổi tối. Giờ cứ túc tắc, viết được phần nào hay phần đấy. Mong nhận được sự quan tâm của các bạn.

Chitto
26-09-2011, 15:16
Có một nhà thờ của dòng tu nữ là dòng thánh Phaolô (tức Thánh Paul) nằm trên phố Hai Bà Trưng, không rõ xây năm nào, nhưng nhìn vào kiến trúc thì có thể đoán cũng là khoảng những năm 1930. Ngày nay nhà thờ vẫn hoạt động với nhiều lễ, nhưng không mở rộng cửa như nhà thờ Lớn, nhà thờ Cửa bắc hay Hàm Long.

Nhà thờ trước kia



https://static.panoramio.com/photos/original/59590160.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/59590159.jpg

Và ngày nay, mặt tiền bị lấn chiếm hết. Cũng chẳng lạ khi đất Tòa án tối cao ngay cạnh đó mà còn mấy chục hộ dân sống nhếch nhác kia mà.


https://static.panoramio.com/photos/original/59590156.jpg

Chitto
26-09-2011, 21:51
Có một nhà thờ mà tôi tìm mãi thông tin về nó không được.

Đó là nhà thờ trên đường Hùng Vương, gần Lăng CT Hồ Chí Minh. Hiện nay nó là nhà thuộc khu vực Lăng, không còn chức năng nhà thờ. Kiến trúc tòa nhà này là kiến trúc Đông Dương rất rõ, với mái ngói, đấu củng, họa tiết trang trí chữ vạn. Nếu nhìn không ai nghĩ là nhà thờ, tuy nhiên trên đỉnh của mặt tiền là tháp chuông cũ, và trên nóc còn có cây thập giá. Cây thập giá này mấy năm trước đã bị dỡ bỏ, nên càng khó nhận ra là nhà thờ cũ.


https://static.panoramio.com/photos/original/59590164.jpg

xoaicat123
27-09-2011, 10:48
Một topic thật bổ ích. Mình đã đọc hết rồi nhưng đánh dấu lại để mỗi khi rỗi lại dở ra đọc để hiểu thêm về HN,lịch sử VN
Cảm ơn bác Chitto n lần.

toanlkh
28-09-2011, 09:40
Nhưng thông tin thật bổ ích và thú vị. Xin phép chủ top cho mình copy lại toàn bộ các bài viết để gửi cho 1 số người bạn nữa.

ragdoll
01-10-2011, 21:56
Cái nhà thờ này trước mình có đọc ở đâu đó là nhà thờ dòng Dominic, một chút thông tin để bạn tìm hiểu thêm.

Chitto
05-10-2011, 08:04
Nhưng thông tin thật bổ ích và thú vị. Xin phép chủ top cho mình copy lại toàn bộ các bài viết để gửi cho 1 số người bạn nữa.

Chỉ cần bạn có ghi rõ tác giả và nguồn www.phuot.com là được.

Chitto
09-10-2011, 17:21
Các thành phố châu Âu không thể thiếu các tượng đài. Ngay từ khi quy hoạch Hà Nội, các kiến trúc sư Pháp đã tính đến các vị trí đặt tượng đài. Những tượng đài thời Pháp phần nhiều đã đi vào dĩ vãng, mà đích đến của một số là một pho ... tượng Phật. Tôi sẽ viết về điều đó sau.

Tượng đài đầu tiên mà Pháp mang đến Việt Nam là tượng Nữ thần tự do, phiên bản nhỏ của pho tượng nổi tiếng nước Pháp tặng nước Mỹ.

Năm 1887, nhân Hội chợ triển lãm (Đấu Xảo) ở Hà Nội, người Pháp đem một phiên bản cao khoảng hai mét rưỡi của tượng đến trưng bày. Sau khi trưng bày tại Đấu Xảo, họ làm một bệ bằng đá gần hồ Gươm rồi đặt tượng lên đó. Vị trí bệ và tượng ở phía trước tượng Lý Thái Tổ bây giờ.

Năm 1890, để kỉ niệm Toàn quyền Paul Bert, người Pháp quyết định lấy vị trí đó đặt tượng ông này, do đó phải rời tượng Nữ thần Tự do đi. Lúc đầu họ định đặt ở vị trí đài phun nước Đông Kinh nghĩa thục, nhưng sau đó đã đặt trên nóc của Tháp Rùa, quay về phía tượng Paul Bert.

Từ tượng Paul Bert nhìn sang, phía sau là là Nhà thờ Lớn


https://static.panoramio.com/photos/original/60294990.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/60294361.jpg

Chitto
09-10-2011, 17:45
Đến năm 1896, người Pháp chuyển tượng Nữ thần Tự do lên một bệ đá xây ở giữa vườn hoa Cửa Nam, nay là khu ngã năm đầu Hàng Bông. Chỗ này xưa là phía Nam của Hoàng thành, có đặt đình Quảng Văn, nơi bố cáo các thông báo của triều đình đến dân chúng, mà người Pháp phá đi làm vườn hoa.

Lúc này người Hà Nội mới có dịp ngắm kĩ tượng hơn, và vì áo xống lòe xòe của tượng nên gọi là tượng Bà đầm xòe (đồng bạc của Pháp in hình nữ thần nước Pháp cũng gọi là đồng hoa xòe).

Vì thế có thơ rằng:

“Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xoè
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn tây rúc tí toe…”

Đến tháng 3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp lập chính quyền Trần Trọng Kim, thì bác sĩ Trần Văn Lai làm thị trưởng Hà Nội, ngày 1/8/1945 ông đã kéo tượng xuống vứt vào kho, cùng hàng loạt tượng khác, có cả tượng Paul Bert. Đến năm 1949 thì lấy tất cả các tượng này ra nấu chảy đúc tượng Phật A Di Đà trong chùa Ngũ Xã ngày nay.

Tượng Bà đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam


https://static.panoramio.com/photos/original/60294364.jpg

Chitto
09-10-2011, 18:02
Paul Bert làm Toàn quyền Đông Dương năm 1986 được vài tháng thì chết ở Hà Nội, do đó người Pháp làm tượng ông và đặt ở đúng chỗ Nữ thần Tự do từng đứng. Cái bệ tượng được làm bằng đá chở từ chính quê của ông từ Pháp sang.

Giai thoại kể rằng khi bệ chưa kịp dựng thì tượng Nữ Thần tự do hạ xuống đặt cạnh tượng Paul Bert, xa xa là nhà kèn bát giác, thành ra có vè

Ông Bôn-be lấy Bà Đầm
Trước nhà kèn ò e ý e


https://static.panoramio.com/photos/original/60294369.jpg

Tượng Paul Bert đứng tay cầm lá cờ nước Pháp, tay kia xòe xuống để "bảo hộ" cho một người dân Việt Nam đang ngồi khúm núm ở dưới ngóc đầu lên nhìn. Với người Pháp thì rõ là oai hùng nhưng với người Việt thì thật nhục nhã. Vì thế tượng này cũng có số phận giống bà Đầm Xòe, và cuối cùng thì cả hai cũng "lấy" nhau thật, khi hòa chung trong nhau ở một pho tượng khác.


https://static.panoramio.com/photos/original/60294378.jpg

Chitto
10-10-2011, 16:26
Một khối tượng rất lớn cũng mang hình biểu tượng Phụ nữ nữa được dựng từ 1908 đến 1925 là pho tượng "Nước Pháp" (France) ngay trước phủ Toàn quyền Đông dương và trường Alber Sarraut.

Pho tượng đúc bằng đồng hình một người phụ nữ tượng trưng cho Mẫu quốc Pháp đang ngồi trên ngai cao, cũng giơ tay ra như đang chỉ bảo, dạy dỗ cho mấy người dân bản xứ bên dưới, gồm mấy người phụ nữ, anh lính Annam. Một bên có con rắn Naga 5 đầu tượng trưng cho xứ Cambodia, xung quanh có cả rồng Annam, voi Laos. Có hai khuôn mặt to tướng xõa tóc như đang bơi hai bên tượng trưng cho sông Hồng và Mekong.

Thường thì người Pháp dùng hình tượng Nữ thần Mariane - biểu tượng của Tự do và nền cộng hòa, đội mũ mềm, ngực trần. Thế nhưng pho tượng này lại lấy hình người đàn bà kiểu quý tộc, có lẽ để thể hiện sự giàu có và văn minh hơn chăng?

Khối tượng này to lớn nhưng xấu xí, nên cuối cùng chính người Pháp đã phá hủy nó, trả lại không gian cho con đường thẳng vào Phủ Toàn quyền


https://static.panoramio.com/photos/original/60294385.jpg


"Mẫu quốc" đang chỉ bảo cho dân bản xứ, gồm anh thầy khóa, anh phu xe, anh... rỗi việc.


https://static.panoramio.com/photos/original/60294379.jpg

hylong
11-10-2011, 14:35
Sau năm 1954, tòa nhà trở thành trụ sở chính của Ngân hàng Quốc gia, sau đổi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong khoảng thời gian 1976 - 1990, một bức chân dung cực lớn - chắc là lớn nhất từ trước đến nay - của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt phía trên cái vành mái tròn nhô ra phía trước tòa nhà này. Sau đó được dỡ đi, không biết do cái khung sắt nặng có thể làm sập cái vành mái, hay do thấy không hợp thời nữa?
(Tìm mãi trên mạng không có cái ảnh nào chụp lúc có cái bức chân dung khổng lồ đó cả, nhưng cứ hình dung nó to cỡ cái hình chữ nhật lốm đốm bên dưới vành mái)

Em có tấm hình đó này anh Chito ơi

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=71679&d=1318318467
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=71679&d=1318318467

Chitto
12-10-2011, 21:29
Cụm tượng đài quy mô nhất mà người Pháp dựng ở Hà Nội là tượng đài Tử sĩ. Tượng đài này dựng sau năm 1918, để kỉ niệm những người đã chết trong Thế chiến thứ nhất (1914 - 1918). Tượng đài dựng ở khu vực trước kia là hồ Voi phía Nam của Hoàng thành, cách Cột Cờ một con đường do Pháp mở, ngày nay là đúng vị trí tượng đài Lenin.

Công trình có một bệ đá cao, trên có hai người lính đứng qua một khẩu đại bác, một người như chỉ huy giơ tay ra hiệu, người kia giương súng ngắm bắn, mà trớ trêu thay, hướng súng bắn đến lại là Cột Cờ Hà Nội. Bên dưới, bốn phía là bốn cụm tượng sĩ nông công thương. Sĩ là một thầy khóa ngồi xổm; nông là hai người nông dân, một vác cày một đội nón đi theo một con trâu to; công là người đẩy xe cũng ngồi; thương là ba người phụ nữ buôn bán, người quẩy quang gánh, người đang bán hàng!

Dù có bốn cụm tượng, nhưng cụm Nông với con trâu to là nổi bật nhất, thế nên người Việt gọi đó là tượng đài Canh Nông, và rồi cả vườn hoa đó cũng gọi là vườn hoa Canh Nông luôn.

Mặt có tượng Canh Nông


https://static.panoramio.com/photos/original/60294399.jpg

Mặt có tượng Thương nhân, với ba người phụ nữ buôn bán


https://static.panoramio.com/photos/original/60294405.jpg

Chitto
12-10-2011, 21:35
Không xa tượng đài là một nhà bia dựng theo kiểu Việt, bốn cột tám mái, đặt bia Tử sĩ (hay Chiến sĩ trận vong).

Cùng số phận với tượng Đầm xòe, Paul Bert, tháng 8/1945 tượng Canh Nông bị phá bỏ, bia Tử sĩ cũng bị phá, chỉ còn lại cái đình vuông vẫn còn đến nay. Và ngày nay tại vị trí tượng Canh Nông lại là một ông khác đứng.

Nhà bia tử sĩ vẫn còn đây, bia thì không còn


https://static.panoramio.com/photos/original/60467973.jpg

Toàn cảnh khu vực nhìn từ trên cao.


https://static.panoramio.com/photos/original/60467985.jpg

Chitto
14-10-2011, 23:50
Có một tượng đài khá lớn từng dựng trước Nhà hát Lớn, nhưng không tra ra được thông tin về nó xem dựng năm nào, bị phá bỏ năm nào.

Tượng đài này có một trụ đá, trên đỉnh là con gà trống Gauloir (linh vật biểu tượng của nước Pháp) đang nghển cổ gáy. Bệ tượng đài khá lớn, nằm choán ngay trước Nhà hát.


https://static.panoramio.com/photos/original/60568394.jpg

Chitto
14-10-2011, 23:58
Khu vực nằm trước Phủ Thống sứ (Bắc Bộ phủ), khách sạn Metropole là một vườn hoa. Thời Pháp khu này gọi là quảng trường Chavassieux, tên của viên Thống sứ Bắc kỳ thời 1891-1893 và 1896.

Chính giữa vườn hoa là tượng đài - đài phun nước kiểu phong cách kết hợp Đông - Tây dựng năm 1901: ở giữa là một trụ đá vuông, có bốn cột thức doric ở bốn góc, trên lại có kiểu mái tam giác La Mã. Bên dưới có 8 con rồng đá lao ra 8 phía, từ ngoài lại có 8 con cóc bằng gang phun nước vào giữa. Do đó người dân gọi là đài phun nước Con Cóc, và gọi là vườn hoa Con Cóc luôn.

Sau vườn hoa này đổi tên là Vạn Xuân, năm 1945 đổi là vườn hoa Diên Hồng.

Đài phun nước Con Cóc xưa


https://static.panoramio.com/photos/original/60567716.jpg

Và nay


https://static.panoramio.com/photos/original/60568378.jpg

Chitto
16-10-2011, 11:36
Ở phía Tây của hồ Gươm có một pho tượng đồng nhỏ hình vua Lê Thái Tổ đang đứng cầm gươm chúc xuống. Tượng đứng trên một cây cột, phía trước là nhà bia. Tượng hiện nay vẫn còn nhưng ít người để ý.

Tượng đài này được dựng năm 1896, có tài liệu nói là do Kinh lược sứ Bắc kỳ là Hoàng Cao Khải cho dựng.

Ảnh chụp xưa


https://static.panoramio.com/photos/original/60567732.jpg

Và ngày nay


https://static.panoramio.com/photos/original/60567737.jpg

Chitto
16-10-2011, 12:16
Hoàng Cao Khải không chỉ dựng một cây cột ở hồ Gươm, mà còn dựng một cây cột tương tự ở trong khu vực ấp Thái Hà của ông ta. Chỉ có điều thay vào tượng vua Lê là một biểu tượng gì đó không rõ.

Sau khi Hoàng Cao Khải mất, khu ấp Thái Hà trở thành lăng mộ của ông, vợ và con trai (Hoàng Trọng Phu). Viết về khu lăng mộ này có lẽ sẽ để sau.

Cây cột trong khu ấp Thái Hà (dinh Kinh lược)


https://static.panoramio.com/photos/original/60567759.jpg

Chitto
16-10-2011, 12:27
Điều ít người biết là ở Hà Nội còn có một cây cột thứ ba nữa cũng với cùng kiểu hai cây cột trên, đó là ở nghĩa trang Pháp.

Người Pháp khi tiến chiếm Hà Nội và các năm sau đó đều có lính tử nạn. Trong một số trường hợp di thể được mang về Pháp, nhưng không phải ai cũng được như vậy. Bởi thế ở khu phía Nam thành phố, nay có lẽ ở vào khu quanh cuối phố Bạch Mai, người Pháp lấy một khu đất làm nghĩa trang cho họ. Và vào các ngày lễ của Pháp, họ đến đây tưởng niệm.

Tại giữa khu nghĩa trang này cũng có một cây cột tương tự hai cây cột Hoàng Cao Khải dựng. Không rõ cột ở nghĩa trang này dựng vào thời gian nào.

Cổng vào Nghĩa trang Pháp


https://static.panoramio.com/photos/original/60567767.jpg

Và cây cột tưởng niệm


https://static.panoramio.com/photos/original/60567772.jpg


Cho đến nay, chỉ còn cột tượng Lê Thái Tổ là còn lại, hai cây cột kia có lẽ bị phá vào sau năm 1954.

Lonely_Rebel
28-10-2011, 16:53
Mới đọc được đến trang 4, cám ơn bác Chitto nhiều. Kiến thức bập bõm và không có hệ thống nên đọc thấy nhiều cái cứ nhớ nhớ quên quên, cần có thời gian để ngấm. Sẽ đọc kỹ tiếp.

Chitto
04-11-2011, 22:22
Trước Nhà hát lớn từng có một tượng đài khá lớn, hình một trụ đá, trên đỉnh là con gà trống Gô-loa (Gauloir), linh vật của dân tộc Pháp.

Không rõ tượng đài này được dựng năm nào và bị bỏ đi năm nào.


https://static.panoramio.com/photos/original/60568394.jpg

Chitto
09-11-2011, 08:55
Một vài tượng đài Pháp dựng để tưởng niệm người Pháp khác, nay thì không còn dấu vết.


https://static.panoramio.com/photos/original/60567719.jpg

https://static.panoramio.com/photos/original/60567728.jpg

t-duy
11-11-2011, 17:55
Thấy mỗi Đài phun nước Con Cóc là đẹp

Chitto
27-08-2012, 13:47
Mấy pho tượng đồng của Pháp dựng ở Hà Nội có một số phận kì lạ.

Các pho tượng được dựng ở những vị trí rất đẹp, thể hiện sự cai trị và văn hóa của nước Pháp cũng sụp đổ theo sự cai trị của Pháp. Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Nhật dựng lên Đế quốc Việt Nam. Khi đó Thị trưởng Hà Nội là ông Trần Văn Lai đã kí lệnh kéo hết các pho tượng thể hiện chính quyền Pháp xuống.

Tượng đồng Nữ thần Tự do, tượng Toàn quyền Paul Bert, thống chế Ferdinand, tượng Canh Nông đều bị tống vào nhà kho phế liệu.
Người Pháp - có lẽ cũng biết người Việt chán ghét các biểu tượng kia thế nào - cho nên dù chiếm lại Hà Nội vào tháng 12 năm 1946 nhưng vẫn mặc kệ chúng trong kho.

Các pho tượng nằm yên ở đó 4 năm, cho đến khi làng đúc đồng Ngũ Xã quyên góp đồng để đúc pho tượng Phật A Di Đà năm 1949, thì các pho tượng được chuyển đến đúc tượng. Pho tượng đúc xong năm 1952 nặng 10 tần, là tượng đồng lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ. Như thế, cuối cùng các vị cũng đã yên vị trong lòng pho tượng Phật, và hi vọng quý vị sẽ bình yên mãi mãi, không còn ai đánh thức các vị dậy nữa.



https://static.panoramio.com/photos/1920x1280/77803221.jpg

Pho tượng đồng chùa Ngũ Xã

Chitto
21-12-2013, 02:10
Lâu lâu thấy có bài viết liên quan đến Hà Nội xưa, lại lôi topic này lên.

Không biết có thể viết thêm gì nữa, vẫn còn nhiều điều chưa viết ra được.

Cai banh xe
28-12-2013, 15:19
Bác viết tiếp đi. Tôi xin phép được sưu tầm bài của bác để đọc riêng

ohmygod
14-02-2014, 13:48
Hoàng Cao Khải không chỉ dựng một cây cột ở hồ Gươm, mà còn dựng một cây cột tương tự ở trong khu vực ấp Thái Hà của ông ta. Chỉ có điều thay vào tượng vua Lê là một biểu tượng gì đó không rõ.

Sau khi Hoàng Cao Khải mất, khu ấp Thái Hà trở thành lăng mộ của ông, vợ và con trai (Hoàng Trọng Phu). Viết về khu lăng mộ này có lẽ sẽ để sau.

Cây cột trong khu ấp Thái Hà (dinh Kinh lược)


https://static.panoramio.com/photos/original/60567759.jpg
Tuổi thơ của mình ở khu này. Hồi nhỏ bọn trẻ con chúng mình cứ trèo lên các tầng dưới của cái cột này chơi thích lắm! Những năm 80-85 cái hàng rào quanh cột này đã bị phá hết. Cái cổng đằng trước cũng bị phá.
Khu có cái cột này gọi là khu dinh Hoàng Cao Khải, giờ còn sót lại cái hồ nuôi cá và 1 khu nhà kiểu Pháp có cột gỗ lim dùng để chơi chim (gọi nhà đỏ).

dfg242
17-02-2014, 19:22
Không biết có thể viết thêm gì nữa, vẫn còn nhiều điều chưa viết ra được.

còn nhiều điều thì viết tiếp đi bác. Hóng bài của bác.

phuonghongphong
23-03-2014, 04:19
Năm 1893, Hội đồng Thành phố Hà Nội - gồm 14 người Pháp và 2 người Việt !!! - quyết định phá Thành cổ Hà Nội, và gọi đấu thầu (thời ấy đã đấu thầu công khai rồi).

Phá thành Hà Nội sẽ được nhiều lợi lớn, tuy nhiên không ai dám đứng ra làm một việc như thế. Dù rằng toà thành Hà Nội triều Nguyễn xây năm 1805 không phải là Hoàng thành các triều vua trước, nhưng cũng vẫn mang ý nghĩa và dấu tích của một nền tự chủ quốc gia. Phá thành rồi, Hà Nội sẽ trở thành một thành phố hoàn toàn Pháp.

Cuối cùng, có một me tây là Tư Hồng đứng ra thầu phá thành. Bà này có đời chồng đầu họ Hồng là thương nhân Tàu, chồng sau là quan Tư của Pháp (trung tá) nên gọi là Tư Hồng. Công cuộc phá thành và lấp hào nước từ năm 1894 đến năm 1897 mới hoàn tất.


Cửa Đông thành Hà Nội xưa, có thể thấy khung cổng thành phía xa, bên ngoài còn có một thành bảo hộ gọi là Dương Mã thành. Bên trong có các khu nhà quân sự của Pháp.


https://static.panoramio.com/photos/original/37264007.jpg

Cửa Đông của thành cổ, nay đã là dĩ vãng


https://static.panoramio.com/photos/original/37264009.jpg

Anh có thể nói thêm về cái này cho em đc k ạ ? e tìm nhưng ít nguồn quá :( đọc hêt topic + tra trên mạng chỉ biết sau này nó đc đặt thành đại lộ Boulevard Henri d'Orleans. sau giải phóng đổi thành phố Phùng Hưng !!! Anh có ảnh chi tiết về thời ấy k ạ :D

nguoilun
29-05-2014, 02:42
Bạn ơi, thành đó là thành được xây thời Gia Long chứ ko phải thời Lý đâu. Vua Gia Long lên ngôi thì cho đập phá thành cũ rồi xây lại thành nhỏ hơn vì thành trước bị xuống cấp rồi. Thử hỏi từ thời Lý đến thời Gia Long thì làm sao Thăng Long ko bị mục nát cho được. Bởi vậy vua Gia Long mặc dù tôn tạo mộ nhà Lê (vì nhà Lê và Nguyễn cùng tổ tiên) nhưng vẫn đập thành quách đi, một mặc để thị uy, một mặc là vì thành quách quá xuống cấp.
Hầu như những triều đại mới ko tôn trọng kiến trúc triều đại cũ cho lắm, ngay cả quảng trường Ba Đình và lăng Bác Hồ vân nằm trên thành quách xưa đo thôi. Người mình với nhau mà cũng vậy thì nói chi người Pháp hả mấy bạn?

Chitto
31-05-2014, 19:12
Bạn Nguoilun, tôi cảnh cáo bạn nhiều lần trên các topic khác về việc lấy ảnh lung tung, viết bài lung tung rồi.

Bài viết trên của bạn chứng tỏ bạn chẳng hề đọc nội dung topic nhưng lại cứ tỏ ra vẻ hiểu biết, và rồi viết lảm nhảm loạn xạ.

Bài viết của bạn cho thấy bạn chỉ biết đọc có một vài bài, rồi viết ra những điều nông cạn cũng như kiến thức của bạn vậy. Đáng ra tôi cũng không buồn đối đáp với bạn đâu, vì các bài viết của bạn trên khắp nơi đã thể hiện được về bạn rồi. Nhưng đây là topic của tôi, và tôi không cho phép những người không có kiến thức thực tế phán bậy bạ.

Henritours
23-08-2014, 19:09
Em từng là thành viên trên Phựot nhưng bị treo nick vì có bài đả kích cách hành văn của 1 admin,mod và 1 số mems . Đó là cách cứ dùng vài từ tiếng Anh xen vào trong văn bản tiếng Việt. Em đã nói với bản thân mình là " Không đăng ký nữa..." và cũng đã không vào Phượt được 2-3 năm gì đó. Gần đây em tham gia 1 topic bên otofun có liên quan đến HN, có 1 vài members post photo lên, em google nguồn của những bức ảnh đó và tìm thấy post này.

Em vừa cảm ơn và cũng vừa trách bác.
1: Cảm ơn vì thông tin của bác rất thú vị và có ích.
2: Trách vì bác làm em lười đi.

Em tự hà là người Hà Nội gốc và luôn tìm tòi về Hà nội khi có thời gian. EM sưu tập các ảnh tư liệu của Pháp chụp về Hà nội và cố gắng sắp xếp thứ tự của chúng. EM mò mẫm làm 1 mình, tham khảo bản đồ , google, sách báo và có thông tin cơ bản về những tòa nhà, mục đích sử dụng...Chính vì thế mà em làm cái topic " Tòa nhà Pháp nào lâu năm nhất Hà nôi" . Chủ yếu là giao lưu và tìm thêm tư liệu- chính vì vậy em lạc vào đây như em nói ở trên.

Lúc đầu, khi đọc bài của bác, em không thích vì thấy "có người cạnh tranh" :D nhưng càng đọc càng thấy bác HAY. Em Phục!
Tiếc là bác làm em lười đi vì có sẵn 1 số thông tin rồi.

Chúc bác mạnh khỏe và luôn luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Thân

Henritours
25-08-2014, 11:24
Xin phép bác Chitto nhé, không dám qua mặt - kiến thức của bác như núi, tôi chỉ thêm vài ý cho ai muốm tìm hiểu thêm tên của khách sạn này qua các thời kỳ thôi. Bác làm tắt quá.
- Đúng là như bác nói, sau khi xây xong thì gọi là Metropole.
- Trong suốt thời kỳ XHCN, nôm na là sau khi giành độc lập từ Pháp cho đến đầu những năm 1990 thì mình gọi là khách sạn Thống Nhất (có lẽ dân mình không quen đọc tiếng Tây, thời kỳ này cùng lắm là tiếng Nga) cho nên gọi là Thống Nhất cho nó dễ, với lại toàn dân cũng đang đầu tranh để thống nhất đất nước.
- Sau khi liên doanh, cải tạo thành KS 5* thì được trả lại tên cho em - Metropole.
- Được vài năm bán cho Pullman - và khách sạn có tên là Pullman (không biết viết Pullman có đúng chính tả không).
- Tên Pullman được vài năm thì bị Tậo đoàn Sofitel mua lại -> mang tên là Sofitel Metropole.

Đính chính thông tin của bác nhé. Khách sạn này chưa bao giờ bị BÁN cho Pullman cả và chưa bao giờ bị TẬP ĐOÀN Sofitel nào mua cả.
Pullman và Sofitel là 2 trong nhiều tên mà Tập Đoàn ACCOR đặt cho các khách sạn của mình . Nếu Sofitel là 5 Sang Trọng thì Pullman được hiểu là dưới 5 Sao 1 chút. Novotel =4 sao, Mercure = 3 sao.

Khách sạn này được quản lý bởi Tổng Công Ty Du Lịch Hà nội và hợp tác kinh doanh với Acccor,gần đây , nghe nói đã chuyển quyền quản lý cho Tư Nhân nên đã không còn có tên SOFITEL nữa. Tên hiện tại là " Hanoi Metropole Hotel"

Em sẽ tìm kiếm rồi thêm thông tin rồi đính chính sau cho bác.

Linhmoitote
15-09-2014, 12:33
Truyện về Cao Biền trên mạng có rất nhiều, nhưng tôi muốn kể cả về những dấu tích trước thời đó, thời kì trước khi có Đại La.

Các vị thánh thần đất Việt đã có trên vùng đất này từ xa xưa, mà truyền thuyết còn lưu truyền mãi trong dân gian. Có các bậc Thần sau: (1) Nhiên thần là thần của tự nhiên sông núi, trường tồn với non sông (2) Thiên thần là thần từ trời giáng sinh rồi trở về trời (3) Nhân thần là người, rồi hiển thánh hoá thần (4) Thú thần là loài thú tu luyện thành thần như hổ báo rắn thuồng luồng (5) Quỷ thần là yêu quỷ thành thần. Ba bậc đầu thường được tôn làm Thánh.

Hãy thử xem các vị Thánh bất tử của người Việt ngự ở đâu quanh Thăng Long?

Thánh Tản Viên, vị Thần tổ, là Nhiên thần, ngự trên đỉnh Tản Viên. Người Mường cũng tôn kính gọi là Thánh Cả Ba Vì. Có 4 đền chính gọi là bốn Cung thờ Thánh, mà lớn nhất là Đông cung - Đền Và ở Sơn Tây. Tản Viên đã từng nhổ nước bọt khinh bỉ khi Cao Biền định yểm núi này.
Thánh Tản Viên là biểu tượng Chinh phục thiên nhiên của người Việt.

Thánh Gióng, Phù Đổng thiên vương là Thiên thần, quê ở Phù Đổng phía Đông Thăng Long, nhưng lại thăng thiên hoá thánh ở phía Bắc, trên đỉnh Sóc Sơn.
Thánh Gióng là biểu tượng chống ngoại xâm của người Việt.

Thánh Chử Đồng Tử, Chử Đạo tổ, là Nhân thần, ở Đa Hoà, gặp Tiên Dung trên bãi Tự Nhiên phía Nam thành Thăng Long, dạy dân buôn bán, tu hành rồi hoá thánh lên trời tại đầm Dạ Trạch.
Thánh Chử là biểu tượng của hôn nhân, cuộc sống sung túc.

Các đền thờ của ba vị Bất Tử trên đã bao bọc mảnh đất này từ trước khi Cao Biền xây thành.

Đến đời Lý, dân gian đã tôn thêm một vị nữa cho thành Tứ Bất tử, đó là Từ Đạo Hạnh, biểu tượng của tu hành, của Phật giáo. Từ Đạo Hạnh là người Thăng Long, nơi thờ chính là chùa Láng và chùa Thầy. Mãi đến đời Lê, người ta mới thay Thánh mẫu Liễu Hạnh vào chỗ của Từ Đạo Hạnh.

Như vậy, thành Thăng Long đã được các Thánh Bất tử của tâm linh người Việt bảo hộ từ bốn phía trong cả nghìn năm.


https://static.panoramio.com/photos/original/33259505.jpg

Theo tôi biết thì trong tứ bất tử ko có Từ Đạo Hạnh mà thay vào đó là Liễu Hạnh công chúa, con gái Ngọc Hoàng.
Định xóa giải thích xin lỗi nhưng thôi cứ để thế để tự nhắc về sai lầm của mình. Cũng xin gửi lời cảm ơn bạn Vietneo vì đã phê bình tôi và like mod kịp thời. Chúc bạn buôn may bán đắt.

Chitto
15-09-2014, 18:22
Theo tôi biết thì trong tứ bất tử ko có Từ Đạo Hạnh mà thay vào đó là Liễu Hạnh công chúa, con gái Ngọc Hoàng.

Bạn đã đọc thì nên đọc cho đủ các bài, đừng vừa mới đọc được một chút đã vội phát biểu.

Nikon57
15-11-2014, 11:14
@chitto:
Mấy năm trước tôi được đọc những post của bác trên diễn đàn nguoihanoi.net. Nội dung thật uyên thâm và chững chạc. Tôi quê gốc ở một làng ngoại thành gần một đầu ô ( nói theo kiểu cũ ) và có may mắn được sinh ra , lớn lên, học hành, làm việc cho tới khi hưu vẫn tại Hà nội. Nói vậy để thấy HN với tôi là một trời kỷ niệm, thân thiết tới nhường nào và với tâm thế đó tôi đọc các post của bác về Hà nội. Tôi ngạc nhiên về kiến thức và sự kỳ khu sưu tập, so sánh ảnh của bác. Trước đây tôi ngắm nghía, suy nghĩ về những năm đã qua của HN qua cuốn sách của cụ giáo đáng kính Nguyễn Văn Uẩn đã xuất bản. Nhưng quả thật vẫn phải nói lại tôi ngạc nhiên vì sự sinh động trong các post của bác. Thật đáng tiếc khi trang nguoihanoi.net vì lý do nào đó hơn năm nay không thể truy cập được. Tôi quá vui mừng được anh em chỉ cho trang phượt này để xem lại những post của bác. Mong được đọc thêm những bài của bác về HN, nhất là về các phố. Chúc bác sức khỏe và may mắn.

vuha14
25-11-2014, 13:22
Hà Nội sẽ ngày càng đẹp và văn minh hơn khi mỗi chúng ta biết giữ gìn và quý trọng

nbt74
28-11-2014, 19:48
Tàu điện, tiếng leng keng của tàu điện đã đi vào thẳm sâu của rất nhiều người, và dù những chuyến tàu cuối cùng đã dừng lại cách đây hai mươi năm, nhưng tiếng chuông đó dường như vẫn còn lại trong tâm khảm những thế hệ đã qua tuổi thanh niên.

Tàu điện, một điều gì đó vừa tiếc nuối, vừa có chút xót xa. Nói đến tàu điện, là nói đến hoài niệm quá khứ...

Năm 1900, tuyến đường tàu điện đầu tiên được lắp, chạy từ Bờ Hồ chỗ phía Bắc bây giờ, chạy theo Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, qua trước chợ Đồng Xuân, qua Hàng Giấy, Quán Thánh đến Thuỵ Khuê, là nơi có nhà máy đóng và sửa chữa toa tàu. Đến năm 1907 tuyến này được kéo dài đến Bưởi.

Năm 1901, mở tuyến Bờ Hồ theo Tràng Thi đến Cửa Nam, vòng cạnh Văn Miếu rồi theo Hàng Bột xuống đến ấp Thái Hà; đến năm 1915 tuyến này được kéo dài đến Hà Đông. Năm 1906, lắp tuyến từ Bờ Hồ theo đường Hàng Bài, Phố Huế, Bạch Mai đến chợ Mơ; và tuyến Bờ Hồ - Cầu Giấy. Năm 1929 lắp tuyến từ Yên Phụ đến ngã tư Kim Liên...

Cuối năm 1991, tiếng leng keng cuối cùng đã tắt. Nhiều năm sau vẫn còn dấu của những tuyến đường ray, nhưng giờ đây thì không còn thấy được nữa.....

Doc doan nay thay mat cay cay. Hoi nho em o Thuy Khue va Ha Dong. Cam on bac Chitto.

huept95
16-05-2015, 02:53
theo mình thì nó rất thú vị, bạn có hiểu biết sâu về lịch sử nước ta

hoatit91
28-07-2015, 16:08
Lịch sử dân tộc ta rất hào hùng hãy luôn tự hào là con rồng cháu tiên nhé

anhart42YK
03-08-2015, 00:23
Doc doan nay thay mat cay cay. Hoi nho em o Thuy Khue va Ha Dong. Cam on bac Chitto.
Cảm ơn bác Chitto rất nhiều, buổi chiều nay đọc một mạch 43 trang của bác, thật khâm phục!!! Lại nhớ tuổi thơ ngày nào, nhảy tàu điện Ô Chợ Dừa-Bờ Hồ, xem công múa ở vườn hoa Chí Linh, học Cung thiếu nhi nhưng lang thang Bờ Hồ là chính...Xin phép được dẫn link topic của bác lên Facebook. Cảm ơn bác một lần nữa!!!

boythichkhampha
08-08-2015, 12:53
Non nước đẹp quá anh em !

Beginner
17-08-2015, 17:19
Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi, dời đô liền cho xây 8 ngôi chùa ở quê mình tại Cổ Pháp, và hàng loạt chùa ở Thăng Long. Trong suốt đời Lý, những ngôi chùa lớn được dựng lên, song sử sách ghi lại đến hàng chục chùa. Thế nhưng vết tích của các ngôi chùa đó còn lại đến nay không nhiều.

Ngôi chùa cổ nhất của đất Thăng Long là chùa Khai Quốc dựng từ thời Lý Nam Đế, 500 năm trước Lý Thái Tổ, ngoài bãi sông Hồng, cho nên thực tế là ngoài vòng thành Thăng Long. Mãi đến đời Lê mới dời vào vị trí cung Thuý Hoa, là hòn đảo giữa hồ Tây, và đổi là Trấn Quốc

Chùa Chân Giáo dựng năm 1024 là ngôi chùa lớn, gắn liền với sự kiện bi thảm là vua Lý Huệ Tông phải thắt cổ tự tử tại đây khi bị Trần Thủ Độ ép, chấm dứt nhà Lý. Dấu tích không còn gì, chỉ ngờ rằng nằm tại khu phía đường Đội Cấn.

Chùa Diên Hựu với đài Liên Hoa (được gọi là chùa Một Cột) đã quá nổi tiếng, dựng đời Lý Thái Tông năm 1049, ngay bên cạnh Hoàng thành. Vị trí chính xác vẫn không xê dịch, chỉ có chùa xưa không còn gì. Cái chùa Một Cột hiện nay dựng lại năm 1955 tại vị trí chùa cũ.

Chùa Báo Thiên dựng năm 1057, mà tên chính xác là Sùng Khánh Báo Thiên, ngôi Quốc tự lớn nhất trong triều Lý - Trần, với ngọn bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên được coi là công trình đồ sộ và cao nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam, đã đi vào huyền thoại. Ngày nay đó là vị trí nơi khu vực đặt Nhà thờ Lớn.

Chùa Hoè Nhai nằm gần bến sông, đến nay vẫn còn nguyên. Đây cũng là dấu tích của Đông Bộ Đầu với chiến thắng lịch sử triều Trần.

Chùa Láng gắn liền với Từ Đạo Hạnh, dựng thời Lý Anh Tông, ngày nay vẫn là ngôi chùa rất đẹp, đặc biệt là giữ nguyên được khuôn viên chùa rộng vào bậc nhất Hà Nội.

Chỉ riêng trong triều Lý Thái Tổ, tại Thăng Long đã dựng lên các chùa: Hưng Thiên, Vạn Tuế, Thiên Quang, Thiên Đức, Thiên Vương, Thắng Nghiêm, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ, Chân Giáo, Đại Giáo. Ngày nay chẳng ngôi nào còn dấu tích.


https://static.panoramio.com/photos/original/33446653.jpg

Nghiên cứu của bạn rất công phu , cám ơn bạn đã dành thời gian và tâm huyết để viết topic này .
Mình đã có một thời gian dài sống và làm việc ở Hà Nội ( 1993-1996) , tuy nhiên đến khi đọc được bài viết của bạn mình mới nhận ra là đã bỏ lở cơ hội để hiểu biết về Thăng Long - Hà Nội .

beginnhe
08-10-2015, 08:32
Nhìn bản đồ các di tích ở Hà Nội thấy cha ông thật dày công xây dựng và vun đắp

tuantda7
05-11-2015, 14:07
Cũng muốn được đi 1 lần

duonghai
05-11-2015, 22:47
Chưa một lần đến thăm được Thủ đô HN. Nhưng có bài viết của bạn chitto, xem như cơ bản đã nắm được một phần nào về chi tiết nội thành và đường xá của một kinh thành Thăng Long xưa và nay. Rất cám ơn!

akai
18-02-2016, 17:14
Cảm ơn tác giả về bài viết, rất hay.

cothien1987
04-03-2016, 11:38
Bài viết cụ thể và chi tiết , tks chủ thớt.

xenhatui
04-04-2016, 14:05
Bài viết của chủ thớt rất hay và chi tiết :L

tunggun
06-05-2016, 23:30
Có thể coi là một siêu phẩm! Thank bác. Rất tuyệt!

tunggun
06-05-2016, 23:46
Có thể nói thời Cao Biền, chắc là không thể quan sát được long mạch của các dãy núi quá xa, nhưng địa
thế của Tản Viên và Sóc Sơn thì rất dễ nhận ra, lại thêm cái thế của Tam giang cũng không phải khó thấy,
nên Cao Biền mới quyết tâm trấn đất này.


https://static.panoramio.com/photos/original/33240972.jpg

Cao Biền trấn đất này có phải là để con rồng không bay được lên không vậy bạn?

hongdiep
16-01-2017, 21:07
Topic này rất kén người đọc bởi nội dung của chúng, nhưng lại là một topic vô cùng ý nghĩa, nhất là với người Hà Nội

HuyenTonKin
20-04-2017, 14:32
Bác Chitto hiện đang công tác ở đâu vậy? Chắc bác phải học nghiên cứu sinh về Lịch sử Việt Nam rồi ấy nhỉ?

vungoc270297
11-08-2017, 13:30
baì viết của bạn rất chi tiết.giúp mình biết thêm được nhiều điều.hóng bài viết cúa bạn

Chitto
07-10-2017, 17:13
Cuối cùng, có một me tây là Tư Hồng đứng ra thầu phá thành. Bà này có đời chồng đầu họ Hồng là thương nhân Tàu, chồng sau là quan Tư của Pháp (trung tá) nên gọi là Tư Hồng. Công cuộc phá thành và lấp hào nước từ năm 1894 đến năm 1897 mới hoàn tất.





Để mỉa mai Hoàng Cao Khải (bấy giờ làm Kinh lược sứ Bắc kỳ) và Tư Hồng, Nguyễn Khuyến làm đôi câu đối



Một đạo sắc phong hàm cụ lớn
Nghìn năm danh giá của bà to

Trong câu trên, "hàm" vừa là cấp bậc triều đình phong cho, nhưng cũng là cái miệng tham lam; "của" vừa là của cải, nhưng còn ngụ ý cái "vốn tự có" của cô me tây phá thành. Đem cái miệng của quan Kinh Lược để so với cái của nợ của cô Tư Hồng, rất là thâm nho.


Mấy hôm lại thấy có người đăng ảnh cô Tư Hồng trên FB, đọc lại thì cuộc đời của người phụ nữ này cũng rất hoành tráng. Bà là người đầu tiên lập công ty tư nhân của người Việt tại Hà Nội, mà bản thân thương gia nổi tiếng Bạch Thái Bưởi cũng từng làm cho bà.

Ảnh cô Tư Hồng tại tư gia:

https://farm5.staticflickr.com/4481/36837238954_8007527563.jpg https://farm5.staticflickr.com/4489/36877545973_da53184f62.jpg

Và ảnh tại bảo tàng Pháp (lấy lại theo VNExpress)

https://farm5.staticflickr.com/4511/37515801832_188664143e.jpg

nguyennamaof
09-10-2017, 16:05
Mình rất quan tâm đến lịch sử, cảm ơn bài viết rất hay ạ :D

dithatxadetrove
05-11-2017, 14:53
vào hóng hớt tí

hoang-derer
01-03-2018, 00:39
Không biết chú Chitto còn nhớ cháu không, đã lâu không còn thấy chú dùng fb nữa :)
Nhiều lần xem đi xem lại topic này rồi mà lần nào cũng bị hút vào khó rời. Hy vọng chú sẽ tiếp túc viết tiếp những phần dang dở còn lại của bức tranh lịch sử Hà Nội.

Chitto
11-04-2018, 12:19
Xin lỗi vì mess cho Hoàng không được vì Hoàng không login. Hoàng có vào đây thì login và đọc thư nhé.