PDA

View Full Version : Du lịch biển Hải Hoà_ Tham quan Thành Nhà Hồ



tuvandulich24
12-10-2012, 16:09
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ.
Chúng tôi có dịp về miền quê này vào tháng 10, Trong tâm trạng háo hức mong chờ, chúng tôi ai nấy đều tập trung có mặt tại công ty vào luc 3h30 chiều. Sau 4h ôtô, cuối cùng chúng tôi cũng đã đặt chân tới Thanh Hoá
Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi chuẩn bị ăn tối, để lại sau lưng những mệt nhọc của 1 hành trình dài, chúng tôi ngồi bên nhau- khoảnh khắc thoải mái vô tư nói chuyện , chúc mừng, hàn huyên, tâm sự của các thành viên trong công ty là giây phút mà chúng tôi sẽ ko bao giờ quên.
Đoàn chúng tôi có mặt tại biển Hải Hoà.
Thuộc xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa; thuộc địa phận chủ yếu thôn Đông Hải và thôn Giang Sơn; trải dài từ núi Sổi đến núi Nồi khoảng 3 km.

Bãi biển Hải Hòa còn hoang sơ, có bãi tắm đẹp, rộng và bằng phẳng, cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng vỗ hiền hòa.
Bờ cát trắng chạy dài 20 km về hướng Bắc cho đến tận xã Hải Ninh, chỗ nào cũng có thể tắm được.
Bãi tắm ở Hải Hòa đẹp hơn ở Sầm Sơn, Đồ Sơn và Bãi Cháy; môi trường ở đây chưa bị ô nhiễm; người dân chất phát và hiền lành.

đoàn chúng tôi ở khách sạn Đại dương. Sau khi chek in, chúng tôi nhận phòng và nghỉ ngơi đến 2h chiều sau đó cả đoàn phi ra biển ^^. Chúng tôi mang theo bóng để chơi bóng truyền nhưng gió to nên chuyển qua đá bóng trên biển ^^. Chúgn tôi chia lam 2 đội, jọng nói, tiếng cười, hoà lẫn cùng vị mặn mòi của vùng biển làm cho tinh thần ai cũng phấn chấn....

" Trận đấu" diễn ra vui vẻ, tràn ngập tiếng cười , những tấm ảnh vui vẻ, phóng khoáng đc tác nghiệp ngay trên bãi biển, không khí vui vẻ khi Mr Sếp ngỏ í muốn nhảy điệu Gangnam style đang nổi đình đám trên mạng. Cả đoàn, mỗi người 1 style nhưng cứ gọi chung là Gangnam style nhảy vui vẻ trên bãi biển...Lâu lắm mới có dịp đc cười thả ga trước biển, jòn tan ...^^
Sau khi ăn tối, chúng tôi cả đoàn đi dọc con đường có hàng phi lao rì rào, không khí bình yên lamf chúng tôi thấy thoải mái, yêu đời hơn bao h hết...Buổi tối ở vùng biển kết thúc lúc 10h, cả đoàn lại trở về ks Đại dương . Phòng của cả đoàn nằm ra hướng biển, mát mẻ, dễ chịu làm chúng tôi ngủ rất ngon...
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi thức dậy từ sớm để đi tắm biển. Không khí buổi sáng trong lành, người dân thân thiện làm chúng tôi rất thoải mái ...Bữa sáng đc chuẩn bị đơn giản mà ngon miệng: cháo trai. Những con trai tươi sống đc chế biến cùng với gạo trắng làm cho món ăn thơm béo, chúgn tôi vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon...Sau đó chúng tôi khởi hành đi thăm Thành Nhà Hồ. Thành Nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km.
Đặc điểm: Thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố.
Thành nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô.
Thành được xây dựng vào năm 1397 thời nhà Hồ. Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn.
Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.

Chúng tôi ăn trưa tại 1 nhà Hàng cách 1 km, Bữa trưa đơn giản mà ngon miẹng bao gồm các món ăn như canh cua, cà ghém, ếch xào cà... Trời nắng làm 1 số thành viên hơi bị mêt nhưng khi ăn xong thì có vẻ như cái mệt đã tiêu tam. Chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trành thăm Hang cá Cẩm Lương

Hang cá Cẩm Lương thuộc xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa gần 80km.
Đặc điểm: Ở đây có đàn cá đông tới hàng ngàn con bơi lội tung tăng dưới lòng suối. Người dân địa phương coi đây là đàn cá “thần”, không bao giờ đánh bắt mà luôn tự nguyện bảo vệ đàn cá với mong ước thần linh ban cho mưa thuận gió hòa.

Trải qua đoạn đường dài gần 80km từ thành phố Thanh Hóa đến huyện Cẩm Thủy, một con đò sẽ đưa du khách sang tả ngạn sông Mã để đến thăm hang cá Cẩm Lương (hay còn gọi là suối Cá "thần"), một trong những thắng cảnh thiên nhiên có vẻ đẹp độc đáo của vùng đất xứ Thanh.
Hang cá là một hồ nước thật rộng lớn nằm trong lòng dãy núi Trường Sinh. Ðàn cá "thần" đông hàng ngàn con, tung tăng bơi lội dưới suối đổ dồn về phía bờ như để chào đón du khách đến thăm. Cá "thần" trông thật đẹp mắt, da cá óng mượt sắc vàng lẫn đen như khoác lên mình một lớp gấm quý; vây và môi cá hồng tươi rực rỡ, mỗi con nặng khoảng 20kg. Cá "thần" loại lớn chỉ ra khỏi hang vào những ngày nước lên. Cá sinh sản ở trong hang, cá con lớn đến tầm 2kg thì theo đường cửa hang bơi ra suối Ngọc. Ðàn cá chỉ bơi lội ở suối Ngọc chứ không mấy khi bơi ra khỏi ngã ba suối, nơi có đền thờ Tứ phủ Long vương.

Từ đầu nguồn, theo con đường lên dãy núi Trường Sinh rợp bóng cây đăng, du khách sẽ đến cửa động Ðăng ở độ cao 70m so với mặt đất. Bước vào động, những thạch nhũ đa sắc màu, lấp lánh như kim cương từ vách động, vòm động rủ xuống, mang đến cho du khách bức tranh bồng lai tiên cảnh tuyệt mỹ. Ðộng Ðăng cao ráo, thoáng mát, ngước mắt nhìn lên vòm động, có cảm giác đang đứng dưới một bầu trời đầy sao của đêm hè mát rượi. Lòng động mênh mông sâu thẳm như không có điểm tận cùng. Tiếng róc rách của con suối nhỏ nép mình bên vách động chợt thu hút sự chú ý của du khách. Ðó là khởi nguồn của dòng nước trong hang cá Cẩm Lương.
Ðến thăm hang cá, du khách đều có chung một câu hỏi: Vì sao lại gọi là cá "thần"? Truyền thuyết của người Mường kể rằng: xưa có hai vợ chồng hiếm muộn hàng ngày thường ra thửa ruộng bên suối để trồng trọt và bắt tôm cá ở suối làm thức ăn. Một hôm bà lão ra suối và vớt được một quả trứng lạ. Bà thả xuống nước rồi tiếp tục mò cua, bắt cá nhưng vẫn chỉ mò được quả trứng đó. Bà mang về nhà và ông bà bàn nhau cho gà ấp thử. Ít hôm sau, quả trứng đã nở ra một con rắn. Ông lão mang rắn ra thả ở suối Ngọc, nhưng cứ thả thì đến tối rắn lại về nhà. Lâu dần, rắn sống trong nhà thân quen như những con vật khác. Từ khi có rắn trong nhà, đồng ruộng không còn hạn hán, đời sống trong vùng thái bình, ấm no và hạnh phúc. Rắn được nhân dân trong làng tôn kính và gọi là chàng Rắn. Bỗng một đêm trời mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm. Sáng hôm sau, dân làng thấy xác chàng Rắn dưới chân núi Trường Sinh, bên bờ suối Ngọc. Dân làng được thần linh cho biết: chàng chết vì đánh thủy quái về phá hoại bản làng nên đã được Ngọc Hoàng phong Thần và chức Tứ phủ Long vương. Nhân dân lập đền Ngọc bên bờ suối để tưởng nhớ công lao của Tứ phủ Long vương. Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền có đàn cá "thần" hàng ngàn con ngày đêm về chầu thần và canh gác nơi đền Ngọc. Hàng năm, vào ngày tế lễ Tứ phủ Long vương, ông từ làm lễ xin thần và chờ khi chiều xuống, đàn cá vào hang, con nào còn sót lại ở suối nghĩa là tự dâng mình làm lễ hiến sinh. Già làng mang cá ra đền cúng tiến thần linh rồi mời các cụ trong làng cùng hưởng. Lệ làng đến nay vẫn duy trì, do đó, đàn cá ở suối Ngọc không bao giờ vơi, mỗi ngày đông hơn và to ra. Bảo vệ đàn cá "thần" là việc làm tự nguyện trong tâm thức của bà con bản Mường nơi đây, với ước muốn thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, đồng ruộng tốt tươi.


Đền Độc Cước tọa lạc trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn.
Đặc điểm: Đền mang tên Độc Cước (nghĩa là một chân), gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng.

Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập đền thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước.
Muốn lên đền phải qua 40 bậc đá. Đền được lập từ đời Trần (1225-1400), dựng lại vào thời Lê và đã qua trùng tu nhiều lần. Phía sau đền có Môn Lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vung về phía sau chiến đấu với loài quỷ biển. Đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước.
Độc Cước không chỉ là một ngôi đền đẹp mà còn là một di tích của Sầm Sơn. Đền rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài khi đến tắm mát, nghỉ ngơi ở Sầm Sơn.


Đoàn chúng tôi kết thúc hành trình quay về Ha Nọi. Dù ai cũng mệt nhưng vẫn vui vẻ hát hò treê đường về. Tiếng hát át cái mệt, chúng tôi háit vang cả con đường mòn Hồ CHí Minh...Xe bon bon chạy, tiếng hát vẫn véo von xua tan mệt mỏi...Sau 4h , chúgn tôi có măt r Hà Nội. Chia tay nhau về nhà, kết thúc chuyến đi tốt đẹp, vui vẻ, sẻ chia và yêu đời hơn

Thanh Hoá, hẹn 1 ngày gặp lại ko xa ^^


Công ty Du Lịch Dina Tour chuyên tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước cho các tổ chức cá nhân. Tour du lịch cho người cao tuổi, tour du lịch trăng mật, tour du lịch sinh thái, tour leo núi, tour chèo thuyền và tham quan rừng quốc gia. Tour du lịch mô tô cho những người yêu thích thám hiểm và các tour du lịch mạo hiểm khác.

-----------------------------------------------------------------
DISCOVERY INDOCHINA
63 A Cua Bac str, Ha Noi
Tel: (+84-4) 37151573 Ext: 312
Fax:(+84-4) 37151574
Mobile: 01252560660
Skype: dinatour03
Email : [email protected]
Website : www.dinatour.com.vn