PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Thăm dò ý kiến thu phí tham quan ruộng bậc thang Tây Bắc



NguaCoi
03-10-2012, 22:57
Chào các bạn!
Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lúa chín thấy nhà nhà, người người kéo lên Hoàng Su Phì, Mù Cang Chải, Sa Pa ngắm ruộng bậc thang. Mình muốn thăm dò ý kiến các bạn xem có nên thu phí tham quan ruộng bậc thang hay không? Đợt trc mình có đọc đc thông tin là các tỉnh có ruộng bậc thang rục rịch triển khai thu phí, nhg các hãng lữ hành không đồng tình. Khách kéo đến nườm nượp nhưng đồng bào chẳng đc hưởng lợi gì.
Lại nhớ có lần mình đi Bali, lái xe gạ đi ngắm ruộng bậc thang, tò mò gật đầu. Ngay khi vào địa phận có ruộng bậc thang, mỗi khách phải mua vé, chỉ tương đương 5000 đồng Việt Nam, nhưng đáng nói là ruộng bậc thang đoạn đó gọi ruộng bậc thang ở HSP và MCC... bằng cụ. Thế mới biết họ làm du lịch giỏi thế nào.
Liệu chúng ta có làm được giống họ không?

zombie3011
03-10-2012, 23:13
Cũng được nếu giá vé rẻ (5000 có lẽ là hợp lý) và số tiền ấy về tay những người dân đồng bào

lehaininh
04-10-2012, 00:07
Tiền tầm thế mình nghĩ là anh chị em sẵn sàng chi. Quan trọng là tiền đấy vào đâu thôi bạn ơi :-j

axionov_nd
04-10-2012, 00:44
Mình nghĩ không nên thu phí, thực ra mức thu 5000 thậm chí là 50.000 mình cũng không thấy là nhiều lắm. Nhưng vấn đề là số tiền ấy có đến được tay những người nông dân và hơn nữa nó sẽ làm mất đi những nét đẹp của mùa lúa Tây Bắc (vì thực ra ở Vn hiện nay chỉ có dân phượt đi ngắm lúa chứ dân du lịch nào có mấy người đi). Vì vậy mình nghĩ nếu có thu thì cũng chẳng biết được bao nhiêu???
Hơn nữa, từ lâu nay ở Nam Định quê mình không hề thu phí thăm quan du lịch, tỉnh đã bỏ thu phí từ rất lâu rồi. Trên địa bàn tỉnh mình một năm có 4 lễ hội có thể thu hút được vô kể khách du lịch và cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu thu vé tham quan (lễ phát ấn, lễ hội chợ Viềng, lễ hội Phủ Dày, lễ hội đền Trần). Mình rất ấn tượng với cách làm của tỉnh mình vì làm cho cảm giác điểm đến thân thiện hơn, cho nên mình cũng ko thích những huyện vùng cao kia thu phí khách đến thăm để cho người đến cảm giác thân thiết hơn cái kiểu du lịch trả tiền.

loangquang
04-10-2012, 07:58
Thu phí là một cách làm kinh tế kiểu nhà quê.Hãy phát triển các dịch vụ đi kèm một cách tinh tế và sáng tạo,khiến cho du khách phải tự nguyện móc ví trả tiền mới là cao thủ.

fansi
04-10-2012, 08:47
Đúng là thu phí "tham quan ruộng bậc thang" là không nên và không khả thi.
Nếu mỗi bản có cảnh đẹp lập ra một nơi 'hướng dẫn du khách' (về mọi mặt, mọi mùa), hoặc bán các tờ rơi giới thiệu, sản phẩm kỷ niệm, cho thuê xe, người dẫn, homestay... thì hợp lý hơn nhiều, lại văn minh lịch sự.

NguaCoi
04-10-2012, 18:54
Mình nghĩ không nên thu phí, thực ra mức thu 5000 thậm chí là 50.000 mình cũng không thấy là nhiều lắm. Nhưng vấn đề là số tiền ấy có đến được tay những người nông dân và hơn nữa nó sẽ làm mất đi những nét đẹp của mùa lúa Tây Bắc (vì thực ra ở Vn hiện nay chỉ có dân phượt đi ngắm lúa chứ dân du lịch nào có mấy người đi). Vì vậy mình nghĩ nếu có thu thì cũng chẳng biết được bao nhiêu???
Hơn nữa, từ lâu nay ở Nam Định quê mình không hề thu phí thăm quan du lịch, tỉnh đã bỏ thu phí từ rất lâu rồi. Trên địa bàn tỉnh mình một năm có 4 lễ hội có thể thu hút được vô kể khách du lịch và cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu thu vé tham quan (lễ phát ấn, lễ hội chợ Viềng, lễ hội Phủ Dày, lễ hội đền Trần). Mình rất ấn tượng với cách làm của tỉnh mình vì làm cho cảm giác điểm đến thân thiện hơn, cho nên mình cũng ko thích những huyện vùng cao kia thu phí khách đến thăm để cho người đến cảm giác thân thiết hơn cái kiểu du lịch trả tiền.

Mình thấy nhiều hãng lữ hành tổ chức tour ngắm ruộng bậc thang mà.
Còn các lễ hội thì hầu như không thu phí, vì đó là hoạt động của cộng đồng, nhưng danh thắng lại khác. Điều mình băn khoăn cũng như các bạn là khoản phí đó sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào. Hơn nữa ruộng bậc thang trải dài trong một phạm vi rộng, đặt trạm thu phí ở đâu cũng là vấn đề. Áp dụng thu phí, sau này đi đến bản nào, các bạn cũng đòi phí thì cũng chết.

long_vinasun
04-10-2012, 19:31
Bác này tư tưởng giống các bác bên Giao thông nhỉ? Thu phí và thu phí

Nói đùa chứ mình không thích quan điểm thu phí cảnh quan, vì thật ra mà nói, nếu thu phí thì chỉ làm giàu cho các bác nhà ta, chứ nông dân, người trồng lúa chẳng được tẹo nào?

Nhắc đến thu phí này mình cũng lại nhớ đến chuyện cấm chụp hình trong phố lồng đèn ( hàng Mã và Lương Nhữ Học đều như nhau), thấy đẹp thì ai cũng muốn đến chụp hình, nhưng không mua bán gì hết còn làm hư đồ của người ta bán, nhưng nếu cả con phố thu phí thì tiền đó đưa vào đâu? và ai sẽ là người thu? và gói gọn lại nếu có thu đi thì có người sẽ nói là chụp hình chỗ tui nhiều hơn, tui phải có nhiều tiền hơn.....chồ này đẹp hơn thì phải có nhiều tiền hơn.... thế nên chẳng thu phí gì nhưng ở bản thân người thưởng thức nếu họ thấy đẹp, thấy hào hứng thì có thể đến mua 1 cái lồng đèn, hay tặng 1 cái bánh, chụp 1 bức hình chủ nhà, quảng bá với cả thế giới chắc cũng được rồi. Di tích cần trủng tu thì họ thu phí cũng là đúng, nhưng cảnh quan thì không nên đâu ạ...

NguaCoi
04-10-2012, 22:59
Bác này tư tưởng giống các bác bên Giao thông nhỉ? Thu phí và thu phí

Tớ có họ đằng xa với anh Thăng. Haha.
Thực ra mình có đọc được thông tin, Hà Giang hay Lào Cai gì đó đang đề nghị các công ty lữ hành trích lại 1 USD/khách cho địa phương, sử dụng thế nào thì mình chịu.

Zin79
23-10-2012, 15:27
Tớ có họ đằng xa với anh Thăng. Haha.
Thực ra mình có đọc được thông tin, Hà Giang hay Lào Cai gì đó đang đề nghị các công ty lữ hành trích lại 1 USD/khách cho địa phương, sử dụng thế nào thì mình chịu.

Chỉ bọn quan tham thối nát ngu xuẩn mới nghĩ ra những cái trò như thế. Khách du lịch đến là đem tiền đến rồi còn gì, đáng nhẽ tỉnh phải chi tiền để quảng bá du lịch thì lại nghĩ đến chuyện xin đểu các cty du lịch. Thật kinh tởm cho quan trí VN.

justinbe
23-10-2012, 16:10
Nhắc với các bạn ở đây về 1 số trạm thu phí điển hình ở Sapa như: trạm Lao Chải - Tả Van - Bãi Đá Cổ... (40k/người), Cát Cát (40k/ng), Hàm Rồng (mình ko nhớ hình như 80 hay 100 ấy nhỉ?), Tả Phìn (hình như 20)... Mấy trạm này thu phí vài năm rồi, 1 ngày ko biết bao nhiêu lượt khách ra vào, 1 năm tổng thu ko biết bao nhiêu chục tỷ, trăm tỷ... mà các bác nhìn xem đường vào Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn... bao năm qua như thế nào ko 1 chút thay đổi, ổ trâu ổ voi vẫn thế, đường vẫn xấu và ngày 1 xấu hơn, đồng bào các dân tộc vẫn nghèo, vẫn bu bám khách làm miếng ăn, vẫn ko giàu lên, dân thì cứ nhắc tới việc thu phí lại chửi tiền đi đâu mà đường sá ngày 1 thảm... vì tiền vào hết túi cấp trên, quan tham. Cho nên thu phí kiểu đó dù 5k cũng ko đáng. Chỉ có lợi cho mấy ông chứ đâu có lợi gì cho dân.

love buzz
23-10-2012, 16:45
Thu phí hay không thì đấy là chuyện ở tầm vĩ mô rồi, do các cụ bộ Văn hóa thể thao Du Lịch với các cụ chính quyền địa phương quyết định, chả vì có hay không có ý kiến của chúng ta :))

Đại loại là cảm thấy thích và hứng thú với điểm đến thì lên đường thôi, cũng không vì nó có thu phí hay không :D Cá nhân mình thì thấy ở VN chỗ nào có thu phí thì có mùi thương mại hóa, cách suy nghĩ của người bản xứ cũng sẽ bị thương mại hóa. Mà mình thì chả thích thú đến những nơi như thế.

tindo_dulich
23-10-2012, 17:05
Chán, cái này mà Nhà nước mình cũng đồng ý được thì thua, chả biết nói làm sao nữa.

kub4undre
24-10-2012, 10:10
Cứ cái gì vừa lên thành danh lam thắng cảnh thì quay ra thu phí. Mà chủ yếu phí vào túi các bác quan tham chứ đâu.
Đây cứ như Hạ Long tăng tiền thăm quan mà cảnh quan và môi trường có gì thay đổi không hay còn bẩn hơn tai nản xảy ra nhiều hơn. Cứ tập trung vào thu tiền rồi chả để ý gì đến môi trường và tái thiết vùng du lịch, mình không thể hiểu nổi cách làm du lịch của các tỉnh mà nhất là các bác chỉ quen đứng chỉ tay 1 ngón, 4 ngón còn lại đang bận cầm phong bì.:T:T
Thà cứ miễn phí với toàn bộ người có quốc tịch VN và thu phí với khách nước ngoài giống bên Cambodia thì còn tốt hơn. Mặc dầu kinh tế nó không phát triển bằng mà cách làm du lịch của nó VN còn phải lâu mới theo được.

Ha khau
25-10-2012, 16:03
Trời là của chung, đất là của Nhà nước, thằng nào giám thu phí, nêu thu là vô lý!

loangquang
25-10-2012, 22:45
Chỉ khi nào con người ta cạn kiệt ý tưởng kiếm tiền thì vấn đề thu phí mới được đặt ra.

Lúc đó chỉ cần một cái barie chắn ngang đường là dễ chịu nhất,khỏi cần tư duy cho mệt.

chuoiviet
26-10-2012, 03:21
Chỉ có những kiểu làm ăn chộp giật kiểu như Thanh Hóa và Hà Tây mới tận thu tất cả các loại phí. Đi lễ chùa cũng thu phí vào cửa. Chỉ tính riêng lễ hội chùa hương 3 tháng đầu năm thu phí mỗi khách hình như là 25k hay 30k/người gì đó. Mỗi một ngày có bao nhiêu khách đi trẩy hội chùa hương nhân lên với 3 tháng, thì là bao nhiêu? Thế tiền đó vào túi của những ai? Không có câu trả lời. Mà chất lượng phục vụ khách thì thôi rồi. Yên Tử có thu phí đâu mà chất lượng phục vụ thì lại tốt. Ruộng bậc thang là do đồng bào dân tộc vùng cao sau bao nhiêu năm đổ mồ hôi mới tạo nên tuyệt tác đó. Nếu thu phí mà những đồng tiền đấy được phục vụ cho đồng bào thì tôi cũng sẵn sàng đóng. Nhưng liệu rằng nó có được nhằm mục đích đấy không hay là lại vào túi người khác :shrug::shrug::shrug:. Bảo sao những người nước ngoài đến Việt Nam chỉ có đi phượt lên vùng cao. Còn nếu vào các khu du lịch thì hầu như ai cũng đều không muốn quay trở lại Việt Nam(NO)(NO)(NO)

Vương Chí Cường
28-10-2012, 00:29
Quê mình mấy năm vừa rồi dân tình đổ xô đi nuôi lợn, bọn mình cũng đang họp để bàn xem có cách nào thu thuế nuôi lợn ko. Lợn nhiều quá mà hàng xóm nhà nuôi lợn chẳng được gì mà vẫn phải chịu môi trường độc hại...

WHITE TIGER
02-11-2012, 09:12
Mình nghĩ không nên thu phí, thực ra mức thu 5000 thậm chí là 50.000 mình cũng không thấy là nhiều lắm. Nhưng vấn đề là số tiền ấy có đến được tay những người nông dân và hơn nữa nó sẽ làm mất đi những nét đẹp của mùa lúa Tây Bắc (vì thực ra ở Vn hiện nay chỉ có dân phượt đi ngắm lúa chứ dân du lịch nào có mấy người đi). Vì vậy mình nghĩ nếu có thu thì cũng chẳng biết được bao nhiêu???
Hơn nữa, từ lâu nay ở Nam Định quê mình không hề thu phí thăm quan du lịch, tỉnh đã bỏ thu phí từ rất lâu rồi. Trên địa bàn tỉnh mình một năm có 4 lễ hội có thể thu hút được vô kể khách du lịch và cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu thu vé tham quan (lễ phát ấn, lễ hội chợ Viềng, lễ hội Phủ Dày, lễ hội đền Trần). Mình rất ấn tượng với cách làm của tỉnh mình vì làm cho cảm giác điểm đến thân thiện hơn, cho nên mình cũng ko thích những huyện vùng cao kia thu phí khách đến thăm để cho người đến cảm giác thân thiết hơn cái kiểu du lịch trả tiền.

Nam Định các mùa lễ hội không thu phí,nhưng có nơi thu phí gửi xe khá cao.Đền Trần gửi xe 16 chưa đến 10 ngàn nhưng vào nơi giữ ấn thì gấp 3 gấp 4 lần thậm chí đầu năm nay xe 16 tớ đi thu tận 50k tiền gửi xe 16 chỗ.Chém cắt cổ nhà xe trước tiên


Chỉ bọn quan tham thối nát ngu xuẩn mới nghĩ ra những cái trò như thế. Khách du lịch đến là đem tiền đến rồi còn gì, đáng nhẽ tỉnh phải chi tiền để quảng bá du lịch thì lại nghĩ đến chuyện xin đểu các cty du lịch. Thật kinh tởm cho quan trí VN.


Bạn nói rất đúng,khách du lịch đến tức là nơi đó phát triển du lịch.Lấy ngay như Thác Bản Giốc,thằng TQ nó chiếm 1 phần của mình rồi mở đường cao tốc chạy thẳng đến.Còn Việt Nam thì sao.Tớ tháng 9 vừa đi thác Bản Giốc về,gần đến thác có hơn 20km 1 tí mà đi mất hơn 1 tiếng mới đến được thác,vãi cả đái.Đường xá như vậy thì còn thằng nào muốn đến xem danh thắng thế giới chứ.Gần 400km mà chạy mất cả ngày trời mới tới nơi thì gọi gì là đường.Không quảng bá mà khách vẫn đến đó mới là phát triển du lịch,phát triển ra sao:là có người đến,có người xem và mua bán nông sản đặc trưng vùng đó.Chứ không phải ông thu tiền nói phát triển du lịch rồi tiền vào túi ai có trời mới biết được,còn dân bản địa họ được nổi 1 đồng không


Nhắc với các bạn ở đây về 1 số trạm thu phí điển hình ở Sapa như: trạm Lao Chải - Tả Van - Bãi Đá Cổ... (40k/người), Cát Cát (40k/ng), Hàm Rồng (mình ko nhớ hình như 80 hay 100 ấy nhỉ?), Tả Phìn (hình như 20)... Mấy trạm này thu phí vài năm rồi, 1 ngày ko biết bao nhiêu lượt khách ra vào, 1 năm tổng thu ko biết bao nhiêu chục tỷ, trăm tỷ... mà các bác nhìn xem đường vào Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn... bao năm qua như thế nào ko 1 chút thay đổi, ổ trâu ổ voi vẫn thế, đường vẫn xấu và ngày 1 xấu hơn, đồng bào các dân tộc vẫn nghèo, vẫn bu bám khách làm miếng ăn, vẫn ko giàu lên, dân thì cứ nhắc tới việc thu phí lại chửi tiền đi đâu mà đường sá ngày 1 thảm... vì tiền vào hết túi cấp trên, quan tham. Cho nên thu phí kiểu đó dù 5k cũng ko đáng. Chỉ có lợi cho mấy ông chứ đâu có lợi gì cho dân.

Sapa là nơi làm ăn cũng rất bố láo,hướng dẫn dẫn khách vào bản mà bản thì mua bán ăn mặc chả khác gì người Kinh,tưởng đến bản nơi có nhiều nhà cũ,nhà cổ thì toàn thấy nhà mới thậm chí tường gạch mái bằng rồi bày ra thu phí.Đường thì xấu,xóc lòi mắt mà vẫn thu,tiền thu đấy những ai được hưởng


Chỉ có những kiểu làm ăn chộp giật kiểu như Thanh Hóa và Hà Tây mới tận thu tất cả các loại phí. Đi lễ chùa cũng thu phí vào cửa. Chỉ tính riêng lễ hội chùa hương 3 tháng đầu năm thu phí mỗi khách hình như là 25k hay 30k/người gì đó. Mỗi một ngày có bao nhiêu khách đi trẩy hội chùa hương nhân lên với 3 tháng, thì là bao nhiêu? Thế tiền đó vào túi của những ai? Không có câu trả lời. Mà chất lượng phục vụ khách thì thôi rồi. Yên Tử có thu phí đâu mà chất lượng phục vụ thì lại tốt. Ruộng bậc thang là do đồng bào dân tộc vùng cao sau bao nhiêu năm đổ mồ hôi mới tạo nên tuyệt tác đó. Nếu thu phí mà những đồng tiền đấy được phục vụ cho đồng bào thì tôi cũng sẵn sàng đóng. Nhưng liệu rằng nó có được nhằm mục đích đấy không hay là lại vào túi người khác :shrug::shrug::shrug:. Bảo sao những người nước ngoài đến Việt Nam chỉ có đi phượt lên vùng cao. Còn nếu vào các khu du lịch thì hầu như ai cũng đều không muốn quay trở lại Việt Nam(NO)(NO)(NO)

Bạn chưa rõ về Chùa Hương,tớ thêm vài thứ.Chùa Hương khai hội ngày 6-1 âm và kết thúc hội là ngày 23-3 âm lịch.Khách đông nhất là trong 45 ngày tính từ mùng 1 tết còn sau đó chỉ thứ 6,thứ 7 và chủ nhật là đông khách.Mọi thứ đều có thể bị chặt chém,từ gửi ô tô,nếu bạn đi ô tô bạn sẽ mất 2 lần phí gửi xe.Bạn ăn ở Bến Đục thì nên trả tiền trước khi ăn.Nếu có dừng ở Đền Trình mà đò có bảo sắp lễ thì cũng đừng có dại mà ok.Bởi 1 lễ chỉ đáng giá 100k nhưng nếu bạn để bọn sắp lễ nó làm và mang vào cho bạn thì cái lễ đó bạn có thể trả dăm bảy trăm thậm chí tiền triệu.Đặc biệt nếu là khách du lịch nước ngoài mà có đến Chùa Hương thì ngay khi lên xe sẽ có 1 câu quen thuộc với rất nhiều khách du lịch:tao không bao giờ đến lần thứ 2.Còn Thanh Hóa nếu bạn muốn tắm biển thì lời khuyên tốt nhất là tránh xa cái Sầm Sơn ra.Nếu muốn đi thì cố xuống Cửa Lò hoặc Hạ Long,Vân Đồn,Quan Lạn hay Cô Tô mà tắm còn hơn cái SS nhiều

Can Khuong
05-11-2012, 17:29
Nam Định các mùa lễ hội không thu phí,nhưng có nơi thu phí gửi xe khá cao.Đền Trần gửi xe 16 chưa đến 10 ngàn nhưng vào nơi giữ ấn thì gấp 3 gấp 4 lần thậm chí đầu năm nay xe 16 tớ đi thu tận 50k tiền gửi xe 16 chỗ.Chém cắt cổ nhà xe trước tiên




Bạn nói rất đúng,khách du lịch đến tức là nơi đó phát triển du lịch.Lấy ngay như Thác Bản Giốc,thằng TQ nó chiếm 1 phần của mình rồi mở đường cao tốc chạy thẳng đến.Còn Việt Nam thì sao.Tớ tháng 9 vừa đi thác Bản Giốc về,gần đến thác có hơn 20km 1 tí mà đi mất hơn 1 tiếng mới đến được thác,vãi cả đái.Đường xá như vậy thì còn thằng nào muốn đến xem danh thắng thế giới chứ.Gần 400km mà chạy mất cả ngày trời mới tới nơi thì gọi gì là đường.Không quảng bá mà khách vẫn đến đó mới là phát triển du lịch,phát triển ra sao:là có người đến,có người xem và mua bán nông sản đặc trưng vùng đó.Chứ không phải ông thu tiền nói phát triển du lịch rồi tiền vào túi ai có trời mới biết được,còn dân bản địa họ được nổi 1 đồng không



Sapa là nơi làm ăn cũng rất bố láo,hướng dẫn dẫn khách vào bản mà bản thì mua bán ăn mặc chả khác gì người Kinh,tưởng đến bản nơi có nhiều nhà cũ,nhà cổ thì toàn thấy nhà mới thậm chí tường gạch mái bằng rồi bày ra thu phí.Đường thì xấu,xóc lòi mắt mà vẫn thu,tiền thu đấy những ai được hưởng



Bạn chưa rõ về Chùa Hương,tớ thêm vài thứ.Chùa Hương khai hội ngày 6-1 âm và kết thúc hội là ngày 23-3 âm lịch.Khách đông nhất là trong 45 ngày tính từ mùng 1 tết còn sau đó chỉ thứ 6,thứ 7 và chủ nhật là đông khách.Mọi thứ đều có thể bị chặt chém,từ gửi ô tô,nếu bạn đi ô tô bạn sẽ mất 2 lần phí gửi xe.Bạn ăn ở Bến Đục thì nên trả tiền trước khi ăn.Nếu có dừng ở Đền Trình mà đò có bảo sắp lễ thì cũng đừng có dại mà ok.Bởi 1 lễ chỉ đáng giá 100k nhưng nếu bạn để bọn sắp lễ nó làm và mang vào cho bạn thì cái lễ đó bạn có thể trả dăm bảy trăm thậm chí tiền triệu.Đặc biệt nếu là khách du lịch nước ngoài mà có đến Chùa Hương thì ngay khi lên xe sẽ có 1 câu quen thuộc với rất nhiều khách du lịch:tao không bao giờ đến lần thứ 2.Còn Thanh Hóa nếu bạn muốn tắm biển thì lời khuyên tốt nhất là tránh xa cái Sầm Sơn ra.Nếu muốn đi thì cố xuống Cửa Lò hoặc Hạ Long,Vân Đồn,Quan Lạn hay Cô Tô mà tắm còn hơn cái SS nhiều

Hì hì! cụ làm dịch vụ chở khách mà lại đá đểu ngành du lịch thế thì chít cả nút còn gì!
Đùa vậy thôi chứ quả thực cái món dịch vụ du lịch này thì ngoài bắc dở hơn trong nam và VN thỉ dở hơn vài nước khác mà em đã qua, thạm chí dở hơn Campot nhiều.

WHITE TIGER
07-11-2012, 00:32
Tớ chạy khách theo hợp đồng,với sở thích chụp ảnh nên tớ thích và ưu tiên khách nào đi xa,đi những nơi khỉ ho cò gáy,đi những nơi mà xe khác người ta đi 1 lần rồi không dám đi nữa.Nói du lịch việt nam kém nhưng cái chính là mọi người chỉ được biết 1 cách sơ sài,đường xá đi lại không nhanh,dịch vụ phát triển chậm(nhưng đó là cái hay của người săn ảnh ở vùng cao).Ngoài ra giá tour cao nên nhiều người thay đổi cách đi lại và du lịch khác nhau để tiết kiệm.Tớ chạy xe 16 tính đi tính lại các đoàn đi,đi ntn,hết bao nhiêu tiền,ăn nghỉ ra sao thì tính ra nếu đi thuê ô tô đi thì với cung ngắn cũng chỉ mất thêm 200 tới 300k cho 1 người,cung xa hơn như Hà Giang để chụp ảnh thì 5 đến 600k.Trong đó có các bạn trẻ(trẻ trâu)tiết kiệm cho đúng từ bụi lúc nào cũng lớn tiếng và mạnh miệng với từ PHƯỢT.Đi để thử cảm giác,đi để trải nghiệm cuộc sống,ăn không cần lo,ngủ không cần nghĩ.Không biết có sống hay chết nhưng chạy xe như đua xe,chạy đêm mà toàn 70 80km/h thì cũng vãi đái.Tớ lần trước đi chụp Mùa Cang Chải,chạy cua ở đường cũng lắt léo,đánh võng nhiều mà xe chạy trên 60 rồi mà vẫn thấy xe máy vượt cả đoàn.Chạy đêm mà chạy 1 mạch 250km từ HN đi Tú Lệ.Nói chung là các trưởng đoàn và chốt đoàn chả bao giờ nhắc nhở những cái tối thiểu như không bao giờ đi gần nhau trên đèo,chú ý tín hiệu ô tô,chạy xe phần lớn chả có đoàn nào chạy dưới 60km/h,không được đi xe ga khi đi đèo núi,nhận tuyển ôm xế vô tội vạ để lấy số lượng v.v...Chính bởi sự không nghiêm của trưởng đoàn nên gây ra nhiều rắc rối cho đoàn