PDA

View Full Version : Đi tìm Bẫy đá Pinăng Tắc (Phước Bình - Ninh Thuận) - ngựa sắt lang thang rừng núi



tunbo
23-01-2010, 00:00
Tự dưng vừa đọc lại topic "Đi du lịch một mình ...", thấy các bác tranh luận sôi nổi quá, mà chả biết nói thế nào. Lại nhớ lại việc độc hành của mình, chả biết "đúc kết" thế nào về việc ấy, chi bằng kể chuyện ra đây cho rồi :D


Tôi có một người bạn, là người Ninh Thuận, song thân y hiện vẫn đang ở cả Phan Rang.
Mặc dù y xưng bằng em, nhưng thực tế, y kém tôi có một tuổi.
Thật khó nói cho đúng là tôi và y có thân nhau hay không.
Nói thân chưa chắc đã đúng, vì cùng sống trong một thành phố, cả năm gặp nhau được có 1,2 lần, chả có liên lạc gì bằng các phương tiện khác.
Nhưng chắc là không phải chỉ là quen biết xã giao, vì cả năm trời chả gặp nhau, chả liên lạc gì, nhưng có việc cần, alo một phát, y xuất hiện liền.
Năm trước, tôi cũng một lần chạy trốn cái căng thẳng của phố xá bằng cách trốn lên rừng hoang đèo vắng vài bữa. Rồi tôi xuôi về Phan Rang để quay lại Saigon.
Y biết được đúng ngày tôi bò xuống đến Phan Rang. Y từ Saigon gọi điện ra “điều” bạn y tiếp đón tôi. Bạn y nhận lời, nhưng lại thòng là không đi được lâu vì hôm sau thi công chức. Y lại tiếp tục “điều” bạn của anh ruột y đến làm guide cho tôi suốt thời gian ở Phan Rang. Tất nhiên, khi y "điều" ông bạn của anh mình đến, y có gọi báo trước cho tôi. Tôi thực sự thấy ngại, nhưng y gạt đi và thòng một câu rằng : ông này ngồi với anh được, em mới nhờ đến mà.
Tôi cảm cái sự nhiệt tình của y, đâm ra quý luôn cả mảnh đất Ninh Thuận, rồi từ lúc nào không hay, bắt đầu đọc về văn hóa, lịch sử Chăm. Tôi bắt đầu "lê la" qua các khu tháp Chăm ở Ninh Thuận, từ cụm tháp Hòa Lai (Ba Tháp) đến tháp Poklong Giarai, cho đến tháp Poromé. Rồi bắt đầu tìm đến các địa điểm khác.

Tuy nhiên tôi là người chạy xe, chứ không phải người leo núi.
Tôi có thể chạy xe gần như cả ngày, mà chả cần gì trong số "Tứ khoái" mà các cụ xưa ... đúc kết. Nói "gần như" bởi vì xét nghiêm túc thì 3 "món" kia có thể không cần, chứ cái "món" thứ 2 : NGỦ - thì cũng có phải "dùng" chút chút :D. Nhưng chỉ là chạy xe thôi, leo núi như các bạn ở trên Phượt vẫn leo, tôi thua toàn tập.

Trong quá trình tìm kiếm các "điểm đến" ở Ninh Thuận, di tích Bẫy đá Pinăng Tắc – người du kích anh hùng dân tộc Raglei – đã được để ý từ lâu. Ngặt một nỗi, bản đồ mấy năm trước thì … chưa vẽ đường lên đó. Hỏi thăm mấy người bạn người Phan Rang (cả y nữa), thì không ai biết đường.
Sau nghe nói đã có đường thông lên đó, tôi bèn rủ rê đại ca BéDudi:D . Tất nhiên đại ca Bé say ok, nhưng giờ Bé có vẻ cũng không còn tự do tự tại như xưa. Đại ca Bé chỉ đi được vào cuối tuần. Mà cuối tuần, tôi lại thuộc về người khác – dù tôi cũng là người tự do :D.

Rồi hoàn cảnh tạo ra cơ hội, không muốn bỏ lỡ, nên tôi đã đi ... một mình. Đi tìm đường lên di tích Bẫy đá Pinăng Tắc.
Dù cuối cùng đã đi được đến nơi, nhưng kết quả không được trọn vẹn. Lịch trình cả chuyến đi đoạn sau cũng phải thay đổi. Vì hoàn cảnh tạo ra cơ hội của chuyến đi, thì nó cũng có thể tác động đến theo chiều ngược lại.
Tuy nhiên chẳng có gì là phí cả, mất cái này, lại được cái khác.
Thứ nhất là biết được rằng, núi rừng Phước Bình không chỉ có đi tích Bẫy đá Pinăng Tắc, mà còn nhiều ngọn thác đẹp và hoang.
Thứ hai là, tiếng là đi tìm Bẫy đá Pinăng Tắc, nhưng lại thành ra được cưỡi ngựa sắt lang thang rừng hoang núi thẳm đôi bữa, giữa lúc công việc sắp làm mình tẩu hỏa, cũng là điều ... hay.
Và thứ ba là, nhờ thế mới có cái mà kể ở đây :D
(Kể lại chuyện cũng ... sướng sướng, vì sẽ liền mạch, không bị chồng chéo về thời gian :LL)

tunbo
23-01-2010, 00:05
MỞ ĐẦU

Quốc lộ 20, con đường huyết mạch từ Sài Gòn lên Đà Lạt.
Tân Phú, một thị trấn nằm trên Quốc lộ 20 - cũng như bao thị trấn nhỏ khác nằm trên con đường này – con phố chính của thị trấn cũng chính là QL20, ngoài ra cũng chỉ có thêm vài nhánh phố bên trong.
Ở vùng bán sơn địa này – nơi tiếp giáp của điểm cuối Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ - buổi tối thường chả có gì vui.
Sắp vào tiết Noel, buổi tối ở đây trời se lạnh. Mới khoảng 21g, các con phố trong thị trấn đã chìm trong yên lặng, đèn đường vàng vọt. Chỉ ngoài QL20, các cửa hàng vẫn đèn đóm sáng choang, thỉnh thoảng xe đò đêm chạy qua ầm ầm.
22g, bỗng nhiên, từ con đường nhánh trong Tài Lài đâm ra QL20, có tiếng động của một chú ngựa sắt vọng lại ngày càng lớn.
Lát sau, xuất hiện tại ngã ba một bóng nhân mã. Ngựa sắt đen thui, đèn pha sáng quắc, người cầm lái cũng ăn mặc bộ đồ dạ hành đen thui. Dưới ánh đèn đường vàng vọt, quần áo y bạc phếch bụi đường.
Đến ngã ba, y bẻ lái ngựa sắt rẽ trái vào QL20 hướng về phía Đà Lạt phi nước đại.

Con ngựa sắt của y khá ồn ào, bóng y đã khuất sau khúc quanh, tiếng động của con ngựa sắt vẫn còn vọng lại.

tunbo
23-01-2010, 00:18
HỒI THỨ NHẤT :

Trong đêm khuya, khách lạ lên Bảo Lộc
Giữa đèo đêm, gặp phải chuyện mắc cười


Madagoui, đêm trung tuần tháng 10 (Â.l)
Thị trấn đã chìm trong đêm, chỉ thi thoảng các chuyến xe tốc hành Đà Lạt phóng vèo qua.
Những người bán hàng đêm cuối cùng ở góc ngã ba đi Đạ Tẻh đang lục tục dọn hàng về nghỉ.
Bỗng nhiên có tiếng động cơ ngựa sắt xa xa vọng đến, từ phía Sài Gòn lên.
Chắc là loại ngựa lớn, vì chưa thấy nó, mà tiếng động của nó đã vọng đến.
Trong giây lát, ngựa sắt hiện ra trên đường. Người và ngựa đều đen thui, phủ bụi. Khách lạ mặc đồ dạ hành, áo khoác đen, quần y có mấy chiếc túi lớn nhỏ hai bên.
Vài người đã nhận ra chú ngựa. Tuy nó ồn ào, làm thoạt đầu người ta tưởng nó to lớn lắm, chứ thực ra, nó cũng ... thường thôi, nhưng cũng lớn xác hơn các loài ngựa cỏ người ta thường dùng một chút. Ở đây không có ai “chơi” loại ngựa này, nhưng thi thoảng người ta vẫn thấy cả đàn ầm ầm từ dưới Sài Gòn kéo lên Đà Lạt chơi trong các dịp Lễ.
Ở mạn trên Bảo Lộc cũng có vài chú, nhưng rất ít khi xuất hiện giờ này trên đường. Có vẻ rằng, đây là một khách lạ đường xa.
Người ngựa vụt qua, bụi đường cuốn lên phía sau, qua ánh sáng vàng vọt của cây đèn đường.
Mấy người bán hàng lại tiếp tục dọn hàng.
Khách dạ hành vẫn cắm cúi phi nước đại về phía Bảo Lộc.


Con đường bắt đầu vào địa phận Tây Nguyên. Đêm vắng vẻ, lành lạnh. Trăng 16 tròn vành vạnh, tỏa một thứ ánh sáng trong và lạnh.
Chẳng mấy chốc, khách lạ vào đèo Chuối.

Mọi khi, cứ nhắc đến cái con đèo nhỏ này, y đều lẩm bẩm : “Đèo gì mà đèo, cái dốc (củ) Chuối thì có”.
Nhưng đêm nay đi qua con đèo này, cảm giác của y khác hẳn.
Ít nhất ban đêm nó giống cái đèo hơn ban ngày. Lúc y qua đèo Chuối, trăng bị mây trắng vần vũ che gần hết.
Ánh trăng sáng mờ mờ, con đường vòng vèo có vẻ bí ẩn hơn, với các khóm cây trên sườn núi như những hình thù kỳ dị.
Y thấy hơi lạnh, không phải vì gió, mà vì khí núi. Lên đèo Bảo Lộc chắc khí núi chắc còn lạnh hơn.

Con đường tối om, chỉ khi qua những khu thị tứ nhỏ bên đường, mới có vài cột đèn đường vàng vọt.
Ngựa sắt phi nước đại trên đường đêm, khách dạ hành đôi khi chả thèm tránh mấy cái ổ gà nhỏ, y cứ phi thẳng vào và nảy tưng lên, nhưng không giảm tốc độ. Đi ban đêm, y cứ bám tim đường mà chạy, khi không rõ vạch tim đường, y căn theo cảm giác. Chỉ khi gặp xe lớn ngược chiều rọi pha lóa mắt quá, y mới ghìm ngựa chậm lại một chút, hoặc né bớt sang phải đường.

(còn tiếp)

tunbo
23-01-2010, 00:40
Chẳng mấy chốc, thị trấn Dambri đã ở sau lưng, người ngựa bắt đầu tiến vào con đèo Bảo Lộc.
Đèo Bảo Lộc thực sự cũng là một con đèo khá đẹp và hiểm trở, nhưng lại rất ít được khách lữ hành nói đến.

Kể ra cũng tội nghiệp cho nó. Chỉ vì nó quá gần Sài Gòn, vì thế khi đi qua nó, người ta coi như mới vừa khởi động cho chuyến đi, hoặc là đang trên đường về gần tới nhà. Cho nên chả mấy lữ khách chụp ảnh con đèo này.

Nhưng dù sao, với kẻ dạ hành đang lên đèo, đây vẫn là một con đèo hùng vĩ. Tuy nhiên, dù qua lại con đèo này nhiều, chính y cũng không có chụp nhiều hình ảnh về nó. Nhưng y rất nhớ, vì chuyến đi hoang đầu tiên của y là qua con đèo này vào một buổi sớm tinh mơ, mặt trời còn chưa lên khỏi rặng núi Bảo Lộc.
Y qua đèo lúc đã gần nửa đêm, nên dĩ nhiên chả có ảnh ọt gì rồi, lôi lại mấy tấm lần đầu qua đèo vào một buổi sớm tinh sương vậy. Có tí minh họa cho cho nó đỡ nhàm

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_0599-1.jpg
Đường đèo trong sáng sớm

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/DSC_0090-1.jpg
Sáng tinh sương, các vách núi còn che khuất cả đường.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_1130.jpg
Tấm này vừa phi ngựa vừa chụp, trong một buổi chiều khác, nhòe nhoẹt hết rồi.

Con đèo chỉ có một chiều dốc lên phía Bảo Lộc, ngoằn ngoèo uốn mình theo các sườn núi cheo leo. Một bên là núi, trong đêm hằn lên nền trời như những hình thù quái dị, một bên là vực thẳm đen ngòm.
Đêm đã về khuya, y gặp ít xe đổ đèo ngược chiều, chỉ có một mình y lầm lũi leo đèo, tiếng gầm gào của con ngựa sắt vang dội đường đèo, thỉnh thoảng có vài chú chim giật mình bay loạn xạ ra khỏi các tán cây.

Ánh đèn pha loang loáng ở mỗi khúc cong.
Y chợt thấy phía trước xa xa có một chú ngựa sắt đang cõng hai người cũng đang leo đèo. Có vẻ con ngựa cỏ phía trước chở nặng nên leo chậm hơn, khoảng cách dần dần rút ngắn lại.
Y trông rõ người ngồi sau, cứ liên tục ngoái lại phía sau, dường như dòm chừng y.

Tự dưng y muốn đi cùng hai người đó cho vui, nên ghìm ngựa sắt chậm bớt. Người ngồi sau của con ngựa sắt phía trước ngoái lại ngó y càng nhiều hơn, và y cảm thấy rất rõ, tên cầm lái đang gắng thúc con ngựa tội nghiệp chạy nhanh hơn. Trong đêm vắng giữa đèo, tiếng gầm rú của con ngựa phía trước nghe rất rõ.
Y giật cương cho ngựa mình vọt lên, bỗng thấy hai người phía trước dừng ngựa, tấp hẳn vào lề đường, bên hàng cọc tiêu gắn thanh lan can chặn bên bờ vực. Lúc bắt ngang qua hai người, y quay sang hỏi lớn “Có chuyện gì không đấy?”.
Hai người kia im lặng giương mắt nhìn y không đáp, họ có vẻ hơi lo lắng trong ánh mắt.
Thấy ngựa sắt của họ vẫn sáng đèn, y tặc lưỡi từ từ chạy tiếp, vẫn để ý xem họ có hành động gì. Qua gương hậu, y chợt phì cười. Y vừa đi qua chừng chục mét, hai người kia lại giong ngựa ra giữa đường chạy theo sau y.

Y chợt nhớ lại cũng cuối năm trước, cũng đêm, y một mình đi lên Bảo Lộc, cũng có người lấm lét dòm chừng y – tất cả chỉ vì âm thanh chú ngựa sắt của y làm người ta lo ngại giữa đèo đêm.
Đã thế thì vọt đi cho người ta yên tâm.

Y tự cười nhạt một mình, nghiến răng giật cương.
Con ngựa sắt được bung vó, phóng vụt lên phía trước, chỉ qua 2 khúc quanh, hai người phía sau đã mất dạng trên gương hậu của y.
Y vừa đi vừa phì cười vì nhớ lại chuyện một tên bạn của y ở Bảo Lộc. Lần đó hắn từ Sài Gòn chạy ngựa sắt về Bảo Lộc cũng vào ban đêm. Tới giữa đèo, gặp hai vợ chồng đổ đèo xuống, tự dưng nổi máu tếu, hắn hét lên với họ “Dưới kia có cướp”. Thế là hai người quay ngoắt ngựa, leo ngược trở lại, còn ráng đuổi theo hắn cho … yên tâm vì có đông người.

(còn tiếp)

tunbo
23-01-2010, 01:09
Đèo Bảo Lộc (lúc đó) đang sửa chữa, mở rộng, chắc để phục vụ Festival Hoa ĐàLạt dịp 2/1/2010. Người ta nổ mìn phá đá núi, nên đường bị chặn lung tung bởi những chỗ đang phá đá.
Đến lưng chừng đèo, chẳng mấy chốc, y bị chậm dần lại bởi nhiều xe tải nối đuôi nhau lắc lư vượt qua ổ gà, né các đống đá bên đường. Lúc này đã hơn 23g đêm, đến đoạn này, trăng đã lồ lộ giữa trời trong vắt, mây đã trôi lại phía dưới đồng bằng.
Con ngựa sắt của y lần lượt lách qua những chiếc xe lớn đang ì ạch leo đèo.
Ánh trăng soi vằng vặc, thỉnh thoảng y rùng mình dưới chiếc áo khoác mỏng, run cầm cập.
Quả nhiên lạnh. Không phải vì gió núi mà là vì khí núi. Trời đứng gió, thỉnh thoảng qua những khúc cua trống sau vách núi, mới có gió. Mỗi lần có gió như thế, người y như co thêm lại trong lần áo khoác.


Đêm Bảo Lộc.
Lạnh – y thấy thế, y vốn sống dưới đồng bằng phía Nam ấm áp.
Bảo Lộc đã là cao nguyên rồi, y đã cảm thấy cái lạnh rõ rệt, chứ không giống lúc qua Madagoui nữa.
Bảo Lộc là thị tứ lớn nhất trên trục lộ 20, nguyên từ thị trấn B’lao ngày xưa phát triển lên mà thành.

Tuy nhiên, cũng gần giống các thị tứ lấy một con đường huyết mạch nào đó làm trung tâm, Bảo Lộc đêm khá vắng vẻ. Điện vẫn sáng trên các con phố, nhưng đã không còn bóng người, nhà nhà đã đóng cửa, chỉ có những quán ăn đêm là còn thấy có lác đác người.
Con ngựa sắt của y làm vang động màn đêm, nhưng chẳng có ai để ý, vì dù sao, người ta đã quen với tiếng ầm ầm của xe khách tốc hành ban đêm.

Phi Phụng là một khách điếm nhỏ bình thường, chẳng có gì quá nổi bật. Nó nằm kẹp giữa một tòa cửa hiệu lớn và một con hẻm, ngay trên trục đường QL20 chạy ngang Bảo Lộc.
Cửa khách điếm đã đóng, ánh đèn mờ mờ từ bên trong hắt ra ngoài qua khe cửa, nhưng tấm biển hiệu vẫn sáng đèn.
Khách dạ hành dừng ngựa trước cửa khách điếm, con ngựa sắt hí lên hai phát lớn ngắn ngủn. Trong giây lát, có tiếng kẹt cửa.
Cánh cửa khách điếm hé ra, một cái đầu bù xù với vẻ mặt ngái ngủ ló ra. Vài câu trao đổi ngắn gọn, cái đầu bù xù thụt vào trong, cánh cửa mở lớn ra. Khách lạ phóng thẳng ngựa vào trong sảnh khách điếm.
Lúc này đã quá nửa đêm.

tunbo
23-01-2010, 09:42
HỒI THỨ HAI :

Xuôi Ngoạn Mục, tìm đường lên Bẫy Đá
Mải ham vui, khách lạ tới muộn màng.



Khách dạ hành đến Bảo Lộc khá muộn, nhưng y dậy sớm.
Buổi sáng Bảo Lộc cuối năm trời lạnh. Mây trắng giăng ngang rặng núi bao quanh thị xã. Đường phố rộng và vắng.
Y dắt ngựa sắt ra khỏi khách điếm ngay sau khi bận y phục đi đường.
Y rất ít khi ăn sáng, đặc biệt trong các cuộc hành trình độc mã. Điều đó có vẻ phản khoa học – vì các chuyến rong ruổi đường trường như thế khá tốn sức – nhưng y mặc kệ, khoa học thật là … phức tạp.
Mỗi khi rong ruổi trên lưng ngựa sắt, y chỉ quan tâm đến chuyện đi. Có thể cả vì y là kẻ không có “tâm hồn ăn uống”.
Y vẫn trong bộ y phục đêm qua. Áo khoác đen, nhưng sáng ra, đã nhận được ra màu chiếc quần của y, nó trước kia chắc màu xanh lính, nhưng nay đã bạc phếch. Y mặc rất vừa, và y rất thích vì nó tiện lợi trong các cuộc hành trình dài trên đường.
Rời khỏi khách điếm, Hắc Y Khách lên ngựa đi ngay. Y muốn thưởng thức cảm giác trên đường trong buổi sớm cao nguyên trong lành.
Nhắm hướng Đà Lạt, y cho con ngựa sắt chạy nước kiệu.
Y chẳng có gì quá vội vã. Dù quãng đường cuối cùng của ngày hôm nay, là đoạn đường từ Tân Sơn – dưới chân đèo Ngoạn Mục – lên khu vực di tích Bẫy đá Pinăng Tắc, y chưa biết ra sao, nhưng cũng chỉ chừng hai chục km cuối cùng mà thôi.
Khí trời cuối năm lành lạnh, y kéo cao hết các khóa áo, vừa đi vừa ngắm hai bên đường.
Đến đoạn Bảo Lộc trở đi, con đường thực sự là đường cao nguyên, uốn lượn theo các triền đồi núi – chưa thể sánh được với con đường huyết mạch xuyên dọc Tây Nguyên, hoặc các con đường ngang nối QL1A với đường Hồ Chí Minh, và có lẽ còn kém xa các cung đường núi rừng Tây Bắc – nhưng với điều kiện hạn hẹp của y hiện tại, thế cũng là được. Dẫu sao cũng thoát ra khỏi cái nhịp sống ồn ào vội vã của Sài Gòn.
Bảo Lộc có thể coi như điểm cuối của cao nguyên Di Linh, dù là điểm cuối của cao nguyên, thì nó vẫn là cao nguyên. Cao nguyên mùa này đang gió.

Y rất thèm những chuyến đi. Đôi khi ở Sài Gòn, đi làm sớm, thấy các chuyến xe khách đường dài chạy trên đường, lòng y lại rộn lên.
Nhưng, muốn đi phải có tiền, nên cuối cùng y vẫn phải cặm cụi cày quốc. Vả lại, đôi khi có những thứ ràng buộc phức tạp chi phối. Y là người tự do, nhưng … không tự do chút nào. Những ràng buộc là do tự y đặt ra. Xét cho cùng, y vẫn đang sa lầy trong những sự ràng buộc do tự y đặt ra.
Đôi lúc y nghĩ rằng, chỉ người chết mới không thấy đau, không thấy phiền não. Tuy nhiên, y chưa chết, nên cũng không thể biết được khi chết rồi, mọi việc có thật như thế không.
Đang sống thì phải sống, chẳng có lý gì mà dừng lại.

(còn tiếp)

Death
23-01-2010, 15:59
Hay quá anh ạ, cứ như là tiểu thuyết kiếm hiệp hiệp vậy. Viết tiếp đi, e chờ Hắc Y Khách kể tiếp về chuyến đi.

tunbo
23-01-2010, 21:09
Ra khỏi Bảo Lộc, cảnh vật thay đổi, nhà cửa vắng hẳn, hai bên đường vệ cỏ đẫm sương.
Hoa Dã Quỳ từng bụi nở vàng rực hai bên đường, điểm xen kẽ màu nâu nhạt của các bông hoa già đã rụng cánh.
“Dã Quỳ là hoàng hậu của Tây Nguyên” – một người bạn của y từng thốt lên vậy – tên này vốn người Tây Nguyên.
Y quả thấy cũng không có gì sai. Mọi con đường của Tây Nguyên đều vàng rực một màu Dã Quỳ.

Chẳng biết tự bao giờ, con ngựa sắt đã phóng nước đại mà y không để ý. Y vẫn hay bị "say tốc độ" mỗi khi chạy đường trường.
Nói thế cho … oách, chứ con ngựa của y không phải loại ngựa đua, bản thân y cũng không phải “nài cứng”.
Chạy đường trường với cả bầy, y cũng chạy như chúng bạn, mặc dù y không thích lắm việc chạy như điên một đám ầm ầm trên đường.
Còn khi đi một mình, dẫu “say tốc độ”, y vẫn luôn tự giới hạn tốc độ cho mình – nếu không có việc gì gấp gáp.
Và hiện tại y không thấy có gì gấp gáp.

Trên đường sớm khá vắng. Xe đò đêm thì đã hết chạy, xe chuyến sớm thì chưa khởi hành. Có những đoạn chỉ có mình y trên đường.
Qua thị trấn Di Linh, con đường chạy trên cao, hai bên là các thung lũng xanh ngăn ngắt màu của cây café (chắc thế, y đoán thế).
Có lúc, y nhìn gương hậu, thấy con đường phía sau như một vệt lụa xám trên nền xanh của cây cỏ, của núi biếc, trước mặt y cũng là một màu núi biếc.

Y đang đi trong nắng lạnh – cái từ mà tự y quen gọi thế - mặc dù nắng hanh vàng, nhưng mỗi khi đi vào bóng mát của một cái cây lớn bên đường, dù chỉ vài giây, là cái lạnh ùa vào ngay lập tức.
Y là người phương Bắc, đã từng rất quen với cái cảm giác nắng lạnh này, nhưng đã mười mấy năm qua, y sống ở phương Nam ấm áp. Mười mấy năm nay y mới lại gặp lại thứ cảm giác này.

(còn tiếp)

tunbo
23-01-2010, 21:27
Tới Phi Nôm, Hắc Y Khách rẽ tay phải, nhập vào QL27 chạy qua Đơn Dương để tới D’ran.
QL27 khúc này khá xấu – với loại ngựa của y.
Bụi đất đỏ mù mịt khắp nơi, bụi phủ dày trên các căn nhà bên đường một màu đỏ quạch, bụi nhuộm đỏ cả cảnh vật, cây cối ven đường, làm Dã Quỳ ở đây màu nâu đỏ nhiều hơn màu vàng.
Thỉnh thoảng, y phóng ngựa ngang qua một vạt đồi ... nâu đỏ Dã Quỳ, trông thật đẹp, nhưng y tặc lưỡi đi tiếp mà không dừng lại chụp ảnh.
Một phần vì y ... lười, đúng hơn là y cũng ... "hơi dở hơi, khó đoán" - như một vị bằng hữu của y nói - có lúc thì lười phát ghét, cảnh có đẹp, hội có vui đến đâu, y cũng phớt lờ chỉ vì ... lười. Lại có những lúc y sục sạo khắp các xó xỉnh của một khu vực nào đó để chụp ảnh tới lui, như là bị vào cơn chăm :D.
Một phần là vì đường bụi quá.

Thông thường, ngựa xe chạy khắp nẻo đường, còn bụi thì nằm trên đường.
Thông thường là như thế. Cũng đôi khi những cơn gió mang bụi chu du một vài quãng đường, nhưng nói chung là bụi thì thường nằm ở trên đường, bên vệ đường.
Xe phóng vụt qua, bụi cuốn lên sau vòng bánh xe, và từ từ lắng xuống, bụi và xe chẳng kịp trò chuyện gì với nhau.
Nhưng cũng đôi khi, xe đổ xuống đường, nằm lẫn trong bụi.
Y từng rơi vào trường hợp ấy.
Khi cả người và xe nằm lẫn trong bụi đường, y cảm giác được cái vị vừa đắng nghét lại vừa nhạt thếch của bụi trong mũi, trong miệng, cảm thấy sự nhồn nhột do máu chảy ra từ các vết thương.
Nghĩ cho cùng, Tạo hóa chả sinh ra cái gì thừa. Ngay như bụi, y nhận ra một điều nghe có vẻ rất … vớ vẩn, nhưng cũng … có lý : Ít nhất, bụi cũng có một “chức năng”, khi xe và người đổ xuống trong bụi đường, nếu còn cảm nhận được cái vị nhạt thếch của bụi trong mũi, trong miệng, tức là … còn chưa chết.
Đáng sợ nhất là khi ngã xuống và chẳng còn cảm thấy gì hết.

Chạy một mình trên đường trường, y hay nghĩ linh tinh đủ thứ. Chỉ có như thế, những đoạn đường chán ngắt mới thấy mau qua.

(còn tiếp)

tunbo
23-01-2010, 22:01
Chẳng bao lâu, Hắc Y Khách vượt qua gần ba chục km đường đầy bụi từ Phi Nôm đến Đ’ran, và bắt đầu vào con đèo Ngoạn Mục – còn có tên khác, là đèo Sông Pha.
Đây là một con đèo hùng vĩ, dài chừng 18km trên QL27, gần như hoàn toàn thuộc về địa phận Ninh Thuận.

Lần này y tìm đường lên di tích Bẫy đá Pinăng Tắc, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, Ninh Thuận.
Đây là địa danh nổi tiếng với những trận đánh của du kích Raglei năm xưa. Lợi dụng địa thế tự nhiên, họ lập ra các “thạch trận” trên lưng chừng núi, và trút đá xuống đầu kẻ địch, mà trận đánh nổi tiếng nhất ngày 10/8/1961, hơn 100 lính Cộng hòa đã bị tiêu diệt trong thạch trận của anh hùng Pinăng Tắc.

Vùng đất này nằm cheo leo trên vùng núi tiếp giáp của 3 tỉnh : Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Các bản đồ đường bộ trước đây không có vẽ đường lên Phước Bình, đi ngả Cam Ranh qua Tô Hạp (Khánh Sơn) thì còn hơn chục km cuối cùng không thấy vẽ đường, đi ngả Tân Sơn (Ninh Sơn) lên thì đường chỉ vẽ tới Tà Lọt, còn chừng hơn hai chục km cuối cùng cũng không có đường.
Cách đây vài năm, dân du lịch khám phá vẫn truyền tai nhau rằng, lên được Bẫy đá, phải gửi xe cuốc bộ những đoạn cuối cùng không có đường, nhưng gần đây, y nghe phong phanh rằng đường đã và đang được mở.
Nhưng chỉ là nghe như thế, còn hỏi khắp, không ai biết chính xác
Lần này y chọn con đường xuôi đèo Ngoạn Mục xuống Tân Sơn trên QL27, rồi rẽ vào QL27B (Tân Sơn đi Cam Ranh) và tìm đường leo ngược lên Phước Bình theo ngả Tà Lọt, hoàn toàn trên đất Ninh Thuận.

Y qua đèo Ngoạn Mục không phải lần đầu.
Lần trước y xuôi đèo về Phan Rang trong một chiều mưa gió mịt mù. Mưa như trút, gió quật tả tơi. Trời mới đầu chiều mà tối như lúc nhập nhoạng.
Đi trong mưa gió giữa con đèo hoang vắng, cũng có cái thú của nó, nhưng hoàn toàn chỉ là sự cảm nhận bởi các giác quan, không có cách gì ghi ra được. Mỗi khi chạy qua các khúc cua, dưới ánh đèn pha loang loáng, những ngôi miếu hoang lạnh lẽo ở góc đường hiện ra rơn rợn, mưa quất mờ mắt, chảy dọc theo cổ áo ngấm vào người lành lạnh. Cảm giác ấy cứ theo y mãi, nên lần này y lại chọn con đèo này.
Đã đi trong mưa gió, thử đi trong nắng ráo để ngắm ngó nó thoải mái xem sao.

(còn tiếp)

tunbo
25-01-2010, 19:37
Trưa.
Y dừng lại nơi đầu đèo ngắm toàn cảnh con đèo và đồng bằng Ninh Thuận xa xa phía dưới, nhấm nháp café và liên lạc với mấy người bạn đang theo dõi chuyến đi của mình.
Dẫu đi một mình cũng không có gì là ghê gớm, nhưng cũng cần phải có người biết kẻ lang thang đang ở chỗ nào, mỗi khi có thể.

Ngồi nơi đầu đèo lộng gió, lãng khách vừa nhấm nháp vị đắng của café – y thường dùng cực ít đường, dù nếu lỡ có ngọt, y vẫn uống được trong nhăn nhó – vừa nhìn lại phía Đ’ran, nhớ lại chuyến đi năm trước.
Y không mê Đà Lạt, nhưng không ghét.
Không phải vì nó không đẹp, trái lại, y vẫn thấy Đà Lạt đẹp. Đà Lạt đẹp, và y không mê Đà Lạt là hai chuyện khác nhau.
Gần tròn 14 năm sống ở phương Nam, thì có đến 11 năm đầu tiên, y không một lần đặt chân đến Đà Lạt. Cho tới khi thành khách lang thang, rong ruổi trên lưng ngựa sắt, y mới tới Đà Lạt.
Mặc dù không mê Đà Lạt, nhưng y lại mê những con đèo xung quanh Đà Lạt. Chuyến đi năm trước, y ghé lên Đà Lạt để uống cafe với một vị bằng hữu, mà đến đoạn cách nhau có 1km cũng lạc tới lạc lui. Rồi khi y xuôi đèo Đ'ran để ra Ngoạn Mục, vị bằng hữu nọ còn phải dắt tới tận chỗ không-thể-đi-lạc, mới yên tâm quay lại.
Ngồi trên đỉnh đèo Ngoạn Mục, y tiếc rẻ nghĩ về đèo Đ'ran. Vào tầm này, chắc Đ'ran sẽ là một con đèo vàng rực Dã Quỳ, và điểm xuyết bằng muôn màu hoa khác.
Nhưng lần này vị bằng hữu năm trước không còn ở Đà Lạt, nên y không ghé Đà Lạt.

Quay trở lại với con đèo Ngoạn Mục. Sau khi dứt hẳn những ý nghĩ về Đà Lạt, về chuyến đi năm trước, y lôi máy ra và chụp.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7896.jpg
Đoạn đèo cao nhất, gần đỉnh đèo

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7899.jpg
Ba nhánh con đèo ẩn hiện dưới tàng cây xanh ngắt

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7910.jpg
Đường đèo uốn lượn men sườn núi

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7898.jpg
Hai khúc cua gấp liên tiếp nơi lưng chừng đèo (trông thế, mà thực ra chỉ có 1 cua thôi)

(còn tiếp)

tunbo
25-01-2010, 19:48
Lời lẽ loằng ngoằng tạm dẹp để ảnh ọt linh tinh. Suốt dọc đường từ Bảo Lộc lên đến đây, y lười nhác không chụp phát nào, dù đôi khi cũng thấy cảnh quá đẹp. Còn đã ngồi xuống uống nước, lôi máy ra, thì lại ... lười cất vào.
Ngồi mãi một chỗ, cũng chỉ có bấy nhiêu góc nhìn. Hắc Y Khách lại xốc balo leo lên ngựa, thả đèo. Mới 12g trưa, còn sớm chán.
Y bắt đầu túc tắc xuống đèo, thích đâu dừng đó chụp. Xăng không hao, nhưng ... tốn thời gian.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7903.jpg
Những quán nước trên đỉnh đèo, nơi y vừa ngồi lúc nãy.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7904.jpg
Ba nhánh của con đèo, dưới một góc nhìn thấp hơn

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7909.jpg
Nhánh đèo giữa

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7912.jpg
Ngựa sắt ... phơi nắng trên đèo.

tunbo
25-01-2010, 19:55
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7917.jpg
Đường đèo ẳn hiện dưới tàng cây

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7916.jpg
Hai nhánh đèo, nhìn từ xa

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7914.jpg
Nhìn từ ... gần, giờ mới nhận ra cái đường nhỏ bên phải là đường cứu nạn

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7919.jpg
Xuống thêm chút nữa, trông cứ liên tưởng đến cái súng cao su bắn chim hồi còn nhỏ :D. Trên cao nhìn xuống cứ tưởng chỗ này là 2 cua gắt liền nhau, đến đây mới thấy là thực ra chỉ có 1 cua gấp.

tunbo
25-01-2010, 20:12
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7925.jpg
Xuống thêm một tí, "cây súng cao su" giờ thành thế này.
Đây là chỗ cuối cùng còn thấy hoa Dã Quỳ. Đầu tháng 12 (giữa tháng 10 âm lịch), Dã Quỳ đã tàn nhiều.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7920.jpg
Ngoái lại thêm một lần, nhìn cái đỉnh đèo.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7927.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7933.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7932.jpg
Lần trước, đến đúng cua này thì trời đổ mưa như trút, cho đến tận Phan Rang
Trong cơn mưa rừng chiều đó, y gặp một chuyện, mà không bao giờ quên được.

(còn tiếp)

tunbo
25-01-2010, 21:07
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7934.jpg
Cứ loanh quanh với khúc đèo mãi thôi

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7937.jpg
Chủ nhân thì túc tắc đi bộ vác máy chụp lung tung, để ngựa đứng trái đường :D.
Được cái, ngựa quá hiểu tính chủ, nên cũng chẳng phàn nàn gì, đứng yên bên đường, không lang thang như chủ.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7940.jpg
Năm trước, từ khúc này, y gặp chuyện lạ.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7941.jpg
Phía sau ngựa sắt là một cái miếu ven đường. Dường như chuyện bắt đầu từ khúc này.

Dừng ngựa bên ngôi miếu nhỏ, Hắc Y Khách xuống chụp ảnh, và đi lại gần ngôi miếu. Nhưng y chỉ nhìn, và lui ra kiếm một chỗ có bóng mát, lôi nước ra ngồi uống.
Câu chuyện năm trước lại hiện về, giống y như những câu chuyện đường rừng trong mấy cuốn truyện của Hoàng Ly mà ngày trước y hay đọc ngấu nghiến (Một thời ngang dọc; Lửa hận rừng xanh; Nữ chúa Hồ ba Bể, ...)
...

tunbo
25-01-2010, 21:18
...
Cuối tháng 10 dương lịch, mùa mưa đã gần dứt, rất ít mưa.
Tuy nhiên dịp đó lại có áp thấp nhiệt đới, Đà Lạt mưa rả rích cả ngày.
Đầu giờ chiều, trên đỉnh đèo xuất hiện một bóng nhân mã. Đèo lúc đó hơi hửng nắng, nhưng xa xa phía dưới, mây đen đang ùn ùn kéo lên. Cơn mưa có vẻ lớn.
Đèo vắng, dường như cơn mưa lớn làm người ta ái ngại khi vượt đèo. Nhưng khách lạ thì dường như không để ý điều đó.
Y cứ một mình một ngựa thả đèo, chốc lát lại thắng ngựa, nhảy xuống chụp ảnh lung tung.
Khi đi một mình xuôi đèo, y có một thói quen - chả biết gọi thế nào cho đúng nữa - liều lĩnh : luôn tắt máy thả trôi. Đương nhiên khi đi cùng bầy đàn, y không thể chạy như thế được, vì ... sẽ lao vào đồng bọn :D. Nhưng đi một mình, y luôn tắt máy thả đèo.
Thả ngựa phi xuống đến khúc cua cùi chỏ trong hình bên trên, y vừa kịp bấm máy chụp con ngựa đứng đúng góc cùi chỏ, thì mưa như trút.
Khi y choàng được áo mưa và leo lên ngựa, thậm chí áo y đã ướt gần hết.
Cơn mưa rừng cực lớn, mới 14g30 mà trời tối sầm như lúc 18g, mưa trắng xóa bốn bề, gió giật từng hồi ầm ầm.
Lãng khách co ro trong lớp áo mưa, bật đèn pha, thả ngựa sắt trôi đèo. Cái áo mưa của y rất rộng, đủ che mưa, nhưng phần vì mưa xuống quá nhanh, y đã ít nhiều bị ướt trước khi mặc áo mưa, lại thêm nữa là gió quật phành phạch, thỉnh thoảng lại lật một góc áo mưa lên, nên được vài khúc cua, y gần như ướt hết.
Khi bẻ cua qua đoạn có ngôi miếu mà hiện y đang ngồi uống nước, qua màn mưa trắng xóa, y thất nhang đỏ lập lòe trong miếu - dường như ai đó mới ghé thắp nhang trước lúc trời đổ mưa.
Y không nghĩ lâu, vì phải tập trung vào con đường, vì mưa trắng xóa, đèn pha cũng chả rọi được bao xa, y cứ vừa chạy vừa bóp còi ở mỗi khúc cua.
Rồi mưa có ngớt bớt - nhưng vẫn ầm ầm trắng rừng. Trời tối một cách đáng sợ, không giống bóng tối chiều hôm, mà là kiểu tối xám xịt vì mây.
Tự dưng, lãng khách cảm thấy nóng tai.
Y ngoái ngược lại phía sau. Dường như có một-cái-gì-đó, nhưng y không kịp nhận ra là cái gì, vì mưa trắng xóa. Nhưng y cảm giác như thế, co một-cái-gì-đó thì phải.
Khách lạ không phải người quá yếu bóng vía. Thỉnh thoảng gặp khúc đường tương đối thẳng, y lại bất thần ngoái phắt lại sau. Vẫn không rõ là cái gì, nhưng cảm giác mách rằng, y có nhìn thấy một-cái-gì-đó.
Thế rồi, y không ngoái lại nữa, mà lén đưa tay lau nước mưa trên gương hậu, và vừa đi vừa liếc gương.
Bất chợt, máu trong người y như đông cứng lại.
Y thấy trong gương hậu, bên trái đường phía sau lưng y, một khối gì đó màu trắng đục lơ lửng giữa màn mưa.
Ma chăng? Sao lại giữa ban ngày? Vì dù trời tối sầm, nhưng vẫn mới có hơn 15g một chút thôi.
Không thể nói là y không thấy sợ, nhưng bên cạnh đó là sự tò mò nữa. Y hãm bớt đà trôi dốc của ngựa sắt, chăm chú nhìn gương hậu. Dường như vật-gì-đó không biết là y đã trông thấy, "nó" cứ lơ lửng sau y.

(còn tiếp)

tunbo
25-01-2010, 21:27
Trông "nó" gần giống như cái bóng của một người trùm chăn lướt thướt.
Sau này nghĩ lại, y lại thấy trông khối trắng đục ấy giống như một quả dưa hấu đặt bên trên một cái nơm úp cá.
Và, thật gớm, ở chỗ "quả dưa hấu", có hai lỗ trống trong khối trắng.
Ngựa phi lóc xóc - mưa vẫn trắng rừng, dù có bớt hơn - nên y không tài nào nhìn rõ được khối trắng đó. Nhưng y bắt đầu nghĩ một cách nghiêm túc rằng, y đang bị ma trêu. Và y bắt đầu nghĩ cách "đuổi" cái vật-gì-đó đi.
Đầu tiên, y đề cho máy nổ, với hy vọng tiếng động sẽ có tác dụng.
Nhưng, không ăn thua. Dẫu con ngựa sắt của y rất ồn ào, nhưng tiếng động của nó tạo ra bị át hẳn bởi tiếng mưa.
Y nghĩ đến ánh sáng, nhưng lại không đủ gan để quay ngựa lại rọi đèn pha vào kẻ-đeo-bám. Vả lại, y cứ ngoái lại, thì lại không kịp thấy gì.
Cứ như thế một quãng, lãng khách hơi hoảng, thầm cầu mong gặp chiếc xe nào ngược lên đèo. Nhưng không có xe nào hết.
Đến một đoạn đường đèo khá bằng phẳng và thẳng. Đột nhiên khối trắng đục vọt lên song song với y ở bên trái đường. Lần này y ngoái sang, "nó" vẫn lơ lửng ở đó.
Khách đường rừng đạp thắng như cái máy, chống chân xuống đường, nhìn vào khối trắng như bị thôi miên. Bóng trắng cứ lơ lửng dập dờn bên kia đường, hai lỗ trống trên "quả dưa hấu" lom lom hướng vào y.
Tuy người y đờ ra, nhưng đầu óc y vẫn chưa tê liệt. Y đang cố gắng suy nghĩ cách thoát ra hoàn cảnh này.
Tay y hơi run dưới lớp áo mưa, chợt y chạm phải một vật đeo ở thắt lưng. Cây bút laze nhỏ xíu - thứ đồ chơi mà đám trẻ nít hay ngồi chĩa đèn chỉ lung tung, xem chấm đỏ lừ nhảy nhót trên tường.
Tự dưng, một ý nghĩ lóe lên. "Được ăn cả, ngã ... hên xui", phó mặc luôn.
Y lén gỡ cây bút cầm trong tay phải, trong khi vẫn ngây độn nhìn bóng trắng.

Rồi bất chợt, tay trái y tốc áo mưa ra, tay phải bật cây đèn, chĩa thẳng vào "quả dưa hấu", cổ tay y xoay xoay, vẽ ra những vòng tròn nhỏ. Chấm đỏ nhì nhoằng chiếu vào "quả dưa hấu".
Nói thì lâu, còn việc diễn ra thì nhanh.
Lạ thay, khối trắng đục từ từ tan ra trong màn mưa. Lát sau, lãng khách nghe vẳng trong tiếng mưa, có một âm thanh giống như tiếng hú ở xa xa.

Lãng khách vẫn ngồi như tượng trên lưng ngựa một lúc. Y dường như vẫn không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Sợ thì có sợ, nhưng cơ bản là … y không tin được.
Dường như y bị ảo giác chăng?
Mưa vẫn ào ạt quất xuống, y ướt hết, vì cái vạt áo mưa đã bị tốc ra. Lát sau, cái lạnh làm y rùng mình chợt tỉnh. Y thấy con ngựa sắt vẫn đang nổ rần rần. Mưa vẫn tầm tã.
Y ngoái cổ nhìn quanh trước sau, chẳng có gì cả ngoài màn mưa.
Phủ lại áo mưa, y cho ngựa tiếp tục đổ đèo.
Đổ một lèo về thẳng Phan Rang, khi đúng đến Phan Rang thì mưa tạnh, phố lên đèn. :D

(còn tiếp)

tunbo
26-01-2010, 09:24
(trang Phuot với lại nhà Viettel thù nhau thế nào mà dai dẳng thế, một thời gian dài không vào Phuot được, rồi đêm qua tự dưng cũng bị đá văng luôn)

Đấy là chuyện mưa rừng năm trước, còn bây giờ, trời sớm hơn, nắng chang chang, chứ không mưa.
Lãng khách ngồi trong bóng mát của một cái cây bên đường, uống nước, và lần tìm cây bút nhỏ năm ngoái.
Y lôi ra ngắm ngó hồi lâu rồi bấm thử. Ô lạ chưa, nó không còn sáng nữa, dù sau vụ mưa rừng ấy, y cất nó kỹ trong túi, không sử dụng thêm lần nào.
Lát sau y uể oải đứng dậy, đi lại gần ngôi miếu, rồi ... quăng cây bút xuống vực, phía sau ngôi miếu.
Hiện đang trưa nắng, không có gì phải lo lắng chuyện ma quỷ cả.
Đèo hôm nay không quá vắng như lần trước. Thỉnh thoảng xe tải, xe khách tuyến Đà Lạt - Nha Trang; Đà Lạt - Phan Rang vẫn chạy qua.
Từ Nha Trang lên Đà Lạt đã thông đường từ lâu, nhưng vẫn có nhiều xe khách chạy Nha Trang qua đèo Ngoạn Mục, có lẽ vì đường đèo Omega mới được phá núi mở ra, địa chất còn chưa ổn định, đất đá hay sạt xuống đường. Còn đèo Ngoạn Mục thì đã có từ lâu, đường tuy xa hơn gần trăm km, lại xấu hơn đường đèo Omega nhiều, nhưng chăc chắn không có vụ bất thần đá núi lăn xuống chắn hết đường.
Y lại tiếp tục đổ đèo.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7946.jpg
Một khúc cua gắt cuối đèo.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7949.jpg
Cuối đèo, cây cối bắt đầu thưa hơn. Thấy cặp ống tăng áp của Thủy điện Đa Nhim vắt từ trên đỉnh núi xuống.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7952.jpg
Ống dẫn nước băng qua đường đèo. Có hai chỗ ống băng qua đường, một chỗ có công an canh, cấm chụp ảnh, còn một chỗ thì ... chụp vô tư.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7955.jpg
Sau khi ống băng qua đường, con đường lại lệch về bên trái. Chỗ này đã là hết đèo.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7957.jpg
Nhà máy thủy điện Đa Nhim nằm ngay dưới chân đèo.

tunbo
26-01-2010, 10:36
Qua khỏi thủy điện Đa Nhim là tới thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn).
Vì mải dừng lại chụp ảnh đèo Ngoạn Mục, tận 14g y mới tới Ninh Sơn.
18km đường đèo, hầu như y không tốn xăng cho con ngựa sắt, nhưng lại tốn mất khá nhiều thời gian.

Cũng cần phải ăn một chút.
Y hoàn toàn không muốn ăn, y có thể chạy cả ngày mà không cần ăn bất cứ cái gì. Nhưng giờ mới đến đoạn đường mà y mù tịt. Nên có lẽ phải ăn cho chắc, và tiện thể hỏi đường từ dân sở tại.
Y ăn thì đơn giản và nhanh, nhưng hỏi đường thì phải đến người thứ tư mới có chút tin tức về con đường lên Phước Bình.

Họ cũng chỉ nghe là có đường lên đó rồi, dân làm gỗ, đẽo đá vẫn thường lên đó làm, họ đi bằng những con ngựa sắt của xứ Bạch Nga (Minsk) hoặc các loại “ngựa cỏ” đã được độ lại.
Thế là yên tâm. Y ngồi thêm một lát, rồi tiếp tục lên đường.

Qua ngã ba Song Mỹ, rẽ trái vào QL27B vài km, khách lang thang tiếp tục quoẹo ngựa sắt vào con đường lên Phước Bình.
Nó là một con đường đất khá rộng và phẳng lỳ. Từ đây lên tới Bẫy đá, khoảng chừng hơn 30km – y ước tính thế, trong đó khoảng hai chục km cuối cùng bản đồ chưa vẽ đường.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7960.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7961.jpg
Điểm đầu của con đường lên Phước Bình
Khoảng 8km đầu tiên, con đường đất khá ổn, thậm chí … tốt đối với con ngựa sắt. Nó phi vèo vèo, cuốn bụi mù mịt phía sau. Đoạn này chưa có dốc, vẫn là đường bằng, thỉnh thoảng vẫn có nhà dân, đồng ruộng, có những đoạn còn chỉ rõ vết tích của con đường nhựa trước đây.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7962.jpg
Ráng chiều chưa buông, bóng núi đã mờ mịt hơi sương.
Khách lang thang hơi cảm thấy hối hận vì đã phung phí quá nhiều thời gian trên đèo Ngoạn Mục – dẫu sao, Phước Bình mới là cái đích chủ yếu của y lần này.

(còn tiếp)

tunbo
26-01-2010, 10:47
Tuy nhiên, sau khi vượt qua Chà Panh, con đường bắt đầu trở nên xấu, dường như xưa kia nó từng là một con đường đá hoặc đường nhựa.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7963.jpg
Bắt đầu lổn nhổn đá nhỏ

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7967.jpg
Rồi đến đoạn đường đất gồ ghề sống trâu

Đường xấu.Tất nhiên là xấu với con ngựa sắt của y.
Nó vốn là loài ngựa thồ nhẹ đồng bằng của xứ Anh Đào. Nhiệm vụ của nó ở cố quốc chỉ là đưa thư, tuần tra phố xá.
Lưu lạc sang xứ sở nhiệt đới này, nó được các “lò” chăm sóc lại, trở nên mạnh mẽ hơn đôi chút, có thể chinh phục đường trường và đèo dốc, nhưng vẫn không thực sự thích hợp với những loại đường lầy lội hoặc lổn nhổn.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7968.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7969.jpg
Hai bên, cây rừng lúp xúp. Con ngựa sắt nhiều chỗ trượt khỏi sống trâu, hoặc lao vào đống đất đá lổn nhổn, nó gầm rú vang động rừng vắng.

tunbo
26-01-2010, 22:01
HỒI THỨ BA :

Vào Bẫy Đá, tìm Chamale’a Bắc
Đêm trong rừng, gặp lâm tặc chạy càn


Chạy trên sống trâu một quãng dài (và lâu), con đường đất lại đến một đoạn có vẻ như mới được cải tạo ít nhiều.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7974.jpg
Vẫn là đất thôi, nhưng cái sống trâu dường như mới bị ủi lại.

Rồi từ khoảng km thứ 18 trở đi, con đường lại rất đẹp, nhựa láng phẳng lỳ, dù khá hẹp, chạy ngoằn ngoèo theo sườn núi, lên xuống liên tục theo các thung.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7971.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7972.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7980.jpg
So với chục km đường đất sống trâu, thế này là quá đẹp. Xem ra khách đường xa đã gặp may - đúng ra là con ngựa của y gặp may.

Ngay từ khoảng km thứ 7 - 8 kể từ khi vào con đường lên Phước Bình, lãng khách đã nghe có tiếng nước chảy ầm ào vẳng lại.
Y biết là gần con đường y đang dò dẫm chạy, có sông suối - hoặc thậm chí là thác - gì đó. Nhưng cây rừng khá dày, nên y không biết rõ đó là sông, suối thế nào.
Rồi đến đoạn đường trải nhựa, nó cũng hiện nguyên hình.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7978.jpg
Thủ phạm gây ra tiếng ầm ào đây : nó cặp song song ngay bên dưới con đường.

(còn tiếp)

tunbo
26-01-2010, 22:11
Con đường nhỏ men theo vách núi.
Một bên là vách núi đá, một bên là con suối phía dưới khá xa (thực ra thì nó không phải là con suối, nhưng hiện giờ, cứ coi nó là con suối vậy).
Có nhiều ngầm nhỏ vắt ngang qua đường, từ trên núi xuống.
Chắc chắn mùa mưa, con đường này sẽ có lúc bị chia nhỏ bởi các ngầm này.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7976.jpg
Một trong số các ngầm chạy cắt băng ngang con đường độc đạo lên Phước Bình

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7977.jpg
Nước từ những con suối nhỏ này trên núi, chảy qua các ngầm ...

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7979.jpg
... và đổ vào con suối lớn chảy song song với con đường.

(còn tiếp)

tunbo
26-01-2010, 22:29
Đến đoạn này, lãng khách tin rằng mình đã đi đúng trên con đường, mà người ta gọi là "đường đèo Gia Trúc".
Chính cái đoạn trên bản đồ có vẽ, là đoạn đường đất sống trâu, còn đoạn mà bản đồ chưa vẽ, là đoạn đường đã ... láng nhựa.
Đối với con ngựa sắt, thì đó là một sự may mắn, còn đối với chủ nó, sự việc này là một bất ngờ không mấy vui vẻ gì.

16g30, Hắc Y Khách bắt đầu tiến vào khu vực Phước Bình.
Nhà của người Raglei khá đơn giản, chủ yếu bằng gỗ, trên các sườn núi thoải bên đường, và khá cách xa nhau.
Đám trẻ da nâu sạm nắng, tóc quăn tít, ồ ra khi con ngựa sắt ồn ào chạy qua, chỉ trỏ phía sau. Có lẽ chúng thấy lạ.
Y dừng lại hỏi đường tới vị trí Bẫy đá ngày xưa. Được chỉ dẫn rằng rất dễ tìm, nó nằm ngay bên đường.

Ở km thứ 28 từ dưới QL27B trở lên, khách lang thang đã đứng tại khu vực thạch trận nổi tiếng ngày xưa.
Quả thật nó rất dễ tìm, vì nó nằm ngay bên đường đèo. Không ai có thể không thấy nó, trừ người mù.
Nhưng y hơi thất vọng. Thất vọng vì những gì còn lại chẳng gợi được chút gì trong trí tưởng tượng của y về thạch trận khi xưa, ngoài mấy dòng chữ được sơn trên vách núi, nói sơ sơ về địa điểm nổi tiếng này.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7994.jpg
Dấu vết duy nhất còn lại của thạch trận xưa, là vách đá này

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7986.jpg
Được ghi lại sơ lược về lịch sử, bằng sơn trắng như thế này.


Y đang chụp ảnh, thì một bạn Raglei say rượu lật khật đi bộ ngang qua.
Thấy y chụp ảnh vách núi có sơn chữ, hắn ngật ngưỡng dừng lại … bắt tay, và nói.
Nhưng y không thể nghe ra hắn nói những gì, ngoài cụm từ “anh hùng Pinăng Tắc”.
Phải mất một lúc lâu, bắt đầu quen với giọng tiếng Việt lơ lớ của người dân tộc, y mới loáng thoáng hiểu một số nội dung hắn nói :
- Chỗ này ngày xưa anh hùng Pinăng Tắc phục kích dùng đá trên núi trút xuống đầu giặc.
- Giặc ở đây là quân nào thế?
- Tao không rõ, chắc bọn Mỹ
- Giặc hành quân trên con đường này hả anh?
- Tao không rõ, làm sao tao biết được.
- Con đường này đi tiếp đến đâu?
- Tao cũng chưa đi hết, nhà tao cách đây 15 phút.
- Năm nay anh bao nhiêu tuổi rồi?
- (gãi đầu cười) Cái này tao cũng không biết nốt.
- Anh chụp một phát ảnh nhé?
- (lại gãi đầu cười) Đang say rượu, áo quần thì lếch thếch thế này, không chụp đâu.

Đến đó, hắn lại đòi bắt tay y, miệng cười : “Biết anh hùng Pinăng Tắc là tốt đấy.”
Rồi hắn lại tiếp tục bước thấp bước cao trên con đường vắng đi bộ về nhà.

(còn tiếp)

tunbo
26-01-2010, 22:42
Y chụp ảnh loanh quanh một hồi, vạch lá chụp con suối phía dưới, cố tìm kiếm những tảng đá lớn nhỏ ngày xưa trên núi trút xuống, nhưng cây cỏ quá dày, cũng chẳng thấy những tảng đá.

Những gì còn lại của thạch trận nổi tiếng hầu như là số không.
Khách lang thang quay trở lại trong thôn, với hy vọng tìm gặp được Chamale’a Bắc – con trai anh hùng Pinăng Tắc – để được nghe ông kể về trận chiến năm xưa.

Chamale’a Bắc là con trai của Pinăng Tắc.
Tại sao không là Pinăng Bắc? Vì người Raglei theo Mẫu hệ, con cái lấy theo họ người mẹ.
Năm nay Chamale’a Bắc đã ngoài sáu mươi tuổi, có tham gia cùng Ama Tắc đánh trận năm xưa.
Y tìm khắp các tài liệu về Bẫy đá Pinăng Tắc, có chỗ nói rằng Chamale’a Bắc vẫn ở Phước Bình, nơi có ngôi mộ anh hùng Pinăng Tắc.
Y muốn tìm gặp ông ta, để được nghe về kết cấu của các bẫy đá, về diễn biến của trận đánh vang dội năm xưa.

Nhưng y lại thất vọng.
Hỏi mãi, không ai biết Chamale’a Bắc ở đâu, không ai biết mộ Pinăng Tắc chỗ nào – dù cứ nói đến Pinăng Tắc là họ đều sáng mắt lên, đều nói liên hồi về việc ông dùng đá đánh giặc.
Những người Raglei y gặp đều nói tiếng Việt lơ lớ, khá khó nghe. Đôi khi họ cũng không hiểu hết những gì y hỏi, quay sang dùng tiếng dân tộc để hỏi lại nhau.

(còn tiếp)

BM
26-01-2010, 22:51
Chia xẻ một chút cùng bạn Tunbo:
Bọn mình cũng gặp phải thất vọng y chang! Đoàn quân băng rừng Bidoup về đến Phước Bình. Qua làng Reiley, bọn mình cuốc bộ 6km nữa mới về đến văn phòng VQG Phước Bình, ngang qua bãi đá, dự định mai sẽ leo lên thăm nhưng tối hôm đó, anh kiểm lâm trực ban cho biết là sẽ "phục chế" lại (nghe nói là bê tông hóa, làm thêm nhà sàn, múa hát, rượu cần, bla bla. Hôm sau bọn mình về Ninh Chữ đi ngang qua không buồn chụp một tấm hình!(NO)

tunbo
26-01-2010, 22:53
Ý định tìm kiếm Chamale’a Bắc không có kết quả, trời dần sụp tối, y quay sang chụp một số hình ảnh về nhà của người Raglei ở Phước Bình, và con suối chảy cặp theo đường.

Thực ra nó là sông.
Sông Đa Mây. Con sông phát xuất trên mạn núi Bi Doup (Lâm Đồng) chảy xuống, và là một trong những nhánh chính đổ nước vào con sông Cái chảy về Phan Rang ra biển, ngang qua khu vực Tháp Poklong Gia Rai ở Tháp Chàm.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8021.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8022.jpg
Nhà của người Raglei ở Phước Bình

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8019.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8016.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8018.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8020.jpg
Sông Đa Mây chảy dọc theo đường đèo

tunbo
26-01-2010, 23:00
Có một người tiến lại gần y, và đứng … ngó.
Sau một hồi lâu, hắn cất tiếng hỏi :
- Anh lên đây chụp ảnh hả?
Giọng Bắc đặc sệt. Chính xác là giọng Thanh Hóa.
Nghe giọng Bắc, biết không phải người dân tộc, y lấp lửng :
- Có gì không anh?
- Không, tôi hỏi thế thôi, lâu lâu rồi mới thấy có người lên đây chụp ảnh. Nhưng trước đây họ đi từng nhóm, chỉ có anh lên đây một mình.
- Vâng, vì tôi đi bất chợt giữa tuần, không rủ được ai đi cùng. Vả lại đường cũng đâu có vấn đề gì đâu.
- Anh không sợ xẹp lốp giữa rừng à? Hay có mang đồ nghề sửa xe?

Nghe hỏi, y cười :
- Hên xui thôi anh ơi, tôi không có đem theo đồ sửa xe.
- Liều mạng nhỉ? Xe này trông hay đấy. 125cc hả? Ngày xưa tôi cũng thấy, nhưng sau này lên đây ở đã lâu, giờ mới nhìn thấy lại.
- Tôi lên tìm Bẫy đá, nhưng giờ thấy chả còn gì. Anh có biết chuyện về bẫy đá, về cha con ông Pinăng Tắc không?
- Cũng chỉ nghe người già kể lại thôi.
- Anh kể lại cho tôi nhé? Lúc nãy gặp người Raglei, nhưng họ nói khó nghe quá, nên cuối cùng cũng chẳng nghe được bao nhiêu.

Người thanh niên bèn mời khách vào nhà. Nhà hắn ngay bên đường, chỉ là một căn nhà gỗ ghép trống hoác, không có gì ngoài một cái giường trong góc nhà.
Hắn vác chiếu ra trước hiên, trải ra ngồi, và chạy vào trong lục lọi một hồi được 3 gói café hòa tan. Khách móc ra gói thuốc.
Người thanh niên tên Phương, người Thanh Hóa, 31 tuổi. Hắn lấy vợ người Raglei, và đã ở đây được mười mấy năm, làm rẫy.
Hắn biết về thạch trận cũng không nhiều hơn những gì khách lang thang đọc được trước khi tìm lên đây.

Pinăng Tắc ngày xưa đã lợi dụng địa thế thiên nhiên, nghĩ ra mưu kế đánh giặc bằng cách dùng cây rừng ghép thành các tấm phản lớn. Một cạnh của tấm phản ấy được kết buộc vào vách núi giống như bản lề. Đá lớn đã nhỏ được chất lên các tấm phản cây ghép đó, và được ngụy trang khéo léo. Từ dưới nhìn lên trông cũng như đá núi nhô ra. Mép ngoài của tấm phản chất đá được dùng dây rừng neo lại để treo giữ đống đá.
Thạch trận lớn nhất được Pinăng Tắc lập nên, dài tới hơn 600met dọc theo vách núi.
Ngày 10/8/1961, một đội quân hơn 100 lính hành quân càn quét lên Phước Bình, đến ngang khu vực này – mà ngày nay con đường đèo mang tên : đèo Gia Trúc – và dần lọt vào trận địa phục kích của du kích Raglei.
Khi toàn bộ đội hình địch lọt vào trận địa bẫy đá trải dài hơn 600met, đầu tiên Pinăng Tắc cùng du kích nấp trên núi chặt các dây neo mép ngoài phản đá với vách núi. Không bị neo giữ, cái phản bung xuống quanh trục bản lề bên trong còn neo vào núi, trút toàn bộ đống đá nó chứa bên trên xuống chân núi.
Pinăng Tắc cho trút những khối đá phía trước, chặn đường tiến của quân địch.
Địch bất ngờ, nhốn nháo thối lui.
Quân du kích trên núi tiếp tục chặt dây neo những phản đá phía sau cùng, chặn nốt đường lui của quân địch.
Lúc này địch láo nháo hỗn độn ở khúc giữa, đầu đuôi đều bị chặn, tụ hết cả lại một khúc.
Đến lúc này, Pinăng Tắc mới ra hiệu lệnh đồng loạt chặt dây neo tất cả các bẫy đá ở giữa.
Cơn mưa đá trên núi giận dữ đổ xuống ầm ầm, toàn bộ số quân địch dưới chân núi bị đá đè chết, xác địch ngổn ngang lẫn trong đá.
Chiều đó, máy bay trực thăng của quân cộng hòa từ dưới sân bay Thành Sơn (Phan Rang, gần tháp Poklong Giarai) bay lên tập kết trên đỉnh đèo Ngoạn Mục, rồi bay vào Phước Bình nhặt xác. Mấy ngày sau mới rút hết.

(còn tiếp)

tunbo
28-01-2010, 00:22
@ BM : các bác đi cả đoàn, lại có đích khác, chỉ tính ghé leo Bẫy đá là ... phụ. Chứ em đi một mình, lại chủ yếu mò lên xem nó ra làm sao. Nên dù thất vọng lắm, cũng vẫn phải ... gạt bèo quơ tép, chụp được gì thì chụp, hỏi được gì thì cố hỏi. :D

.................................................. ...............................................

Phương nói rằng, ngày xưa chưa có con đường như hiện nay, mà là đường men theo dọc sông Đa Mây phía dưới. Sau này có con đường mòn của người đi rừng, và dần dần con đường hiện nay được xây dựng bằng việc mở rộng con đường mòn đó.
Vì thế, khi san ủi làm đường, những tảng đá trên núi đổ xuống ngày xưa đã bị san lấp hết. Di tích ngày nay chỉ còn là một vách đá dựng đứng đó mà thôi. Chỗ quân địch bị đá đè là ngay dưới mép sông
Ngoài việc trút đá trên núi xuống, dưới sông cũng được đặt bẫy chông.
Hỏi về Chamale’a Bắc và mộ anh hùng Pinăng Tắc, chính Phương cũng ú ớ không rõ. Anh ta nói rằng dường như Chamale’a Bắc đã không ở đây từ lâu lắm rồi, còn chính xác dời đi đâu, không ai biết cả.

Gom theo lời kể của người thanh niên, cộng với mớ hình ảnh chụp được, y thử sắp xếp, thử cố hình dung chuyện xưa qua hình ảnh ngày nay vậy.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8004.jpg
Vách đá, nơi ngày xưa có treo bẫy đá trên cao

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8002.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8006.jpg
Con đường hiện tại dưới chân vách đá. Ngựa sắt đậu ngay dưới vách đá.
(nếu theo lời kể, thì lúc trước, vách đá chạy sâu xuống mép sông Đa Mây, chưa có con đường như bây giờ)

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7996.jpg
Khúc sông Đa Mây chảy ngang qua vách đá

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7997.jpg
Khi ra mép đường vẹt cây cỏ, lại phát hiện chỗ này lòng sông bị tách làm đôi, có một cái - giống - cù lao ở giữa, một dòng chảy sát ngay dưới con đường hiện tại. Cũng thấy có mấy tảng đá lớn giữa dòng. Hay là ...

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_7999.jpg
Chạy tiếp con đường theo hướng này thêm 25km là đến thị trấn Tô Hạp.

(còn tiếp)

tunbo
28-01-2010, 00:49
Có vẻ như gặp người Kinh, Phương ham chuyện.
Hắn nói nhiều về cuộc sống của hắn ở nơi đây, về các dự án thủy điện, du lịch của tỉnh Ninh Thuận ở vùng đất này trong tương lai.
Vừa nói chuyện với Phương, khách lạ vừa tranh thủ chụp vài hình ảnh núi rừng Phước Bình trong nắng chiều tàn

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8027.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8026.jpg
Rừng bằng lăng bên sườn núi - y chả biết là cây gì, hỏi Phương, nghe hắn nói là Bằng lăng rừng.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8029.jpg
Con đường Gia Trúc chạy qua trước cửa nhà Phương. Nhà hắn ở km 25 từ dưới QL27B tính lên, bên trái đường.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8028.jpg
Rặng núi chếch sau hông nhà

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8030.jpg
Ngựa lang thang cạnh ngựa của chủ nhà

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8039.jpg
Con trai Phương, cu cậu đòi "đại diện" cho cha lên ảnh.

(còn tiếp)

tunbo
28-01-2010, 01:03
Đang nói chuyện cùng Phương, khách lạ có điện thoại.
Bạn y dưới xuôi gọi.
Gọi, vì đã mấy tiếng đồng hồ từ khi y bắt đầu tiến vào con đường lên Phước Bình, mà không có tin tức gì. Không biết y có mò ra đường trong rừng, hay đã … tèo ở đâu đó rồi.
Nói thì cười cười cợt cợt như thế, nhưng y hiểu được sự sốt ruột của bạn kia. Đôi khi, rủa nhau vài câu cũng là một cách thức của sự quan tâm.


Nghe điện thoại xong, y mới phát hiện có tin nhắn trong máy từ lúc nào. Tin nhắn không phải của các bạn y hỏi thăm tình hình.
Tin nhắn làm y khó chịu, vì ngay lập tức y phải thay đổi lại thời gian và lịch trình của mình.

Ban đầu, y tính nếu gặp Chamale’a Bắc, y sẽ ngủ lại Phước Bình, nghe ông kể chuyện. Sáng hôm sau chạy tiếp qua Tô Hạp về Cam Ranh, ra Nha Trang rồi ngược đường QL26 lên Ban Mê ngủ lại, rồi ngày tiếp theo từ Ban Mê xuôi về Sài Gòn.
Nhưng việc tìm Chamale’a Bắc thất bại, lại thêm tin nhắn đáng ghét : y bị gọi về với công việc đột xuất.

Lúc đó đã là gần18g.
Phương rủ y ngủ lại, rồi sáng mai sẽ dẫn y lội bộ vào mấy ngọn thác cực kỳ hoang dã ở sau rẫy nhà hắn. Chỉ cách chừng 1 giờ đi bộ, có đến 4,5 ngọn thác gần nhau, trên núi đổ xuống, chảy qua các ngầm dọc đường, đổ vào sông Đa Mây. Cực đẹp, tuyệt đối hoang sơ.
Lại có chỗ có thạch bàn rộng mênh mông, có thể chứa đến trăm người, ngay bên thác.
Nhưng tình hình đã thay đổi. Y rất tiếc, nhưng không thể ngủ lại, càng không thể tiếp tục hành trình cũ đi Nha Trang, Ban Mê.
Hỏng kèo này, xoay kèo khác, y nghĩ rất nhanh và quyết định phải lập tức xuống núi trở lại, để về Phan Rang.

Trời đã nhập nhoạng tối, từ đó về Phan Rang còn khoảng 70km, trong đó khoảng 30km đường rừng mà y vừa leo lên.

Phương hẹn, nếu lần sau quay lại, nhất định phải ngủ lại, hắn sẽ dẫn vào thác trong núi. Hắn còn dặn theo khá kỹ :
- Giờ này anh xuống núi, sẽ không gặp người phía dưới đi lên nữa. Nhưng cẩn thận, nếu đang đổ dốc mà thấy nhiều đèn xe phía sau lưng, nên tránh càng sát vệ đường càng tốt. Vì đó rất có thể là lâm tặc chở gỗ về xuôi. Họ chả cướp gì của anh đâu, họ chỉ cướp đường mà đi thôi. Gỗ buộc ngang xe, và thả dốc, bất chấp trên đường có ai. Em từng phải bỏ xe nhảy vào taluy để tránh rồi. Cũng có thể gặp, có thể không. Nhưng cứ cẩn thận.

(còn tiếp)

Du Muc
28-01-2010, 11:28
Bác kể chuyện lôi cuốn thật! Càng đọc càng thấy hấp dẫn. Lẹ lên bác ơi cho em được thỏa cái "thú" ... nhiều chuyện! ^^

BM
28-01-2010, 13:58
Đọc bài của Tunbo giúp mình tin tưởng hơn nữa vào "giáo khoa" của Phượt: đại ý là " Thành công hay ý nghĩa của chuyến đi là ở hành trình chứ không phải là ở đích đến!". Cảm ơn đã chia xẻ, mình hy vọng các bạn đọc bài này và ngước lên trên đầu trang đọc trích dẫn của Phượt Phi Lồ!:) Tunbo tiếp tục nổ máy CD125 nhé!(c)

tunbo
29-01-2010, 04:42
@ BM : đúng là dù mục đích ban đầu là đi tìm bẫy đá, nhưng cuối cùng lên bẫy đá, chả có gì, mà bù lại là toàn chuyện dọc đường :D. Thậm chí chuyện bẫy đá khá mờ nhạt so với những phần còn lại.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phải lên đường thôi, khách tự nhủ. Tuy bị gọi trở lại với công việc, nhưng y vẫn còn nguyên ngày mai tự do.
Còn bấy nhiêu thời gian, phải lựa chọn đường đi thôi. Và y lựa rất nhanh.
Vụ mấy ngọn thác ở Phước Bình, cứ để dành đấy cho một lần khác vậy.

18g, trời tối nhập nhoạng, khí núi lạnh lẽo, sương bắt đầu phủ xuống, khách đường xa lại lên ngựa xuống núi.
Đoạn đường nhựa đẹp, y đổ dốc khá nhanh, những tấm ảnh cuối cùng y chụp được trước lúc không thể chụp, cũng là đoạn cuối của khúc đường nhựa.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8044.jpg
Ráng chiều săp tắt bên sườn núi

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8040.jpg
Đường núi sụp tối rất nhanh

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8048.jpg
Vẫn đang còn thấy được sông Đa Mây

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8042.jpg
Bên vách đá, bên sông sâu

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8050.jpg
Chờ chủ.

Ở miền rừng núi, bóng tối phủ xuống rất nhanh.
Vào khúc đường xấu nhất lúc bóng tối đã buông xuống hoàn toàn trong rừng hoang núi thẳm.
Một người một ngựa trong đường rừng tối om.
Đoạn đường khoảng chục km này, ban ngày còn khó lựa lối trên đá lổn nhổn, lúc về đêm càng không tránh khỏi.
Con ngựa sắt của y gầm rú, nhảy chồm chồm trên đá, ánh đèn pha loang loáng quét trên đường, những cục đá to tướng hiện ra dưới ánh đèn, đổ bóng như hàm răng một con cá sấu khổng lồ.

(còn tiếp)

tunbo
29-01-2010, 04:57
Thỉnh thoảng y thoáng lo lắng.
Lỡ đá chém sứt móng con ngựa sắt (xẹp lốp) giữa đoạn này, coi như xong đời.
Chỉ có nước dắt bộ ít nhất là hai chục km về đến Song Mỹ may ra mới có chỗ kiếm tạm cái “móng” khác loại để thay tạm cho ngựa.
Dắt bộ hơn hai chục km đường rừng đêm một con ngựa sắt to nặng, xẹp lốp? - Chỉ nghĩ đến việc đó, đã thấy không có gì khủng khiếp hơn vào lúc này.
Lúc này mới thấy việc không mang đồ sửa chữa là nguy hiểm.
Nhưng y lại tặc lưỡi, đi một mình mà lỉnh kỉnh những bơm, đồ mở ốc, đồ nạy vỏ xe ư? Cũng cực chẳng kém.
Vả lại y có một niềm tin riêng của y.
Xưa nay rong ruổi đường trường biết bao lần, gần có, xa cũng nhiều, đi cùng cả đoàn cũng có mà đi một mình cũng có, chưa khi nào y từng bị xẹp lốp.
Cũng chưa khi nào đi một mình mà y trang bị đầy đủ đồ sửa xe.

Đang dùng niềm tin đánh bại những lo lắng bất chợt để tự trấn an, y chợt phát hiện trong gương hậu có 3 ngọn đèn pha loang loáng phía sau.
Có vẻ điều Phương dặn y không thừa.
Những ánh đèn nhảy nhót trên đường lổn nhổn đá, cái sau soi vào cái trước, y đã thấy những khúc gỗ lớn buộc ngang thấp thoáng dưới ánh đèn phía sau.
Mấy chiếc đèn pha đó đổ dốc nhanh hơn y nhiều.
Chắc chắn thế. Vì khoảng cách thu hẹp rất nhanh, chẳng bao lâu mấy ánh đèn pha phía sau đã quét ánh sáng tới bãi đá lổn nhổn trước mặt y.

Y vừa chạy vừa đưa mắt tìm kiếm hai bên vệ đường, tìm chỗ đỡ thấp hơn mặt đường để tấp vào né.
Hai bên đường, taluy đường âm xuống cả nửa mét so với mặt đường.
May mắn y tìm thấy một đoạn mặt rìa đường bị sạt một đường khoảng chục mét chéo xuống taluy. Y cho con ngựa sắt của mình chạy thẳng vào đường sạt để tấp xuống taluy.
Vừa tấp vào, chưa kịp dừng lại, ba chiếc xe chở gỗ phía sau lần lượt vèo qua y.
Mỗi xe một đoạn gỗ lớn buộc ngang, mỗi xe cách nhau chừng chục mét.
Mấy tay nài, có vẻ rất quen thuộc đường, và cứng tay lái.
Đường đá lô nhô mà chúng chạy không chậm, gỗ buộc ngang lại loằng ngoằng và cồng kềnh, chúng vẫn đổ dốc khá nhanh.

Đám giặc gỗ chạy qua và mất hút sau vài khúc quanh.
Y tiếp tục còn lại một mình trong đường rừng tối om.
Dẫu sao có đông người vẫn hơn là chỉ có một mình, nhưng y không theo kịp bọn chúng được.
Lại một người một ngựa nhảy chồm chồm trên con đường đầy đá trong rừng hoang cô tịch và lạnh lẽo dưới màn sương đêm.

Tự dưng, y lại nảy ra một câu hỏi kỳ quặc.
Nếu bỗng trước mặt xuất hiện một bóng trắng lướt thướt có cặp mắt xanh lè thì sao nhi?
Hỏi, rồi rùng mình một phát, tự trả lời : vẫn không sợ bằng ngựa bị xẹp vó lúc này.

Nhưng dù sao, xuống núi vẫn nhanh hơn lên núi, chỉ là rêm người hơn mà thôi.
Khi vượt qua đoạn đường tồi tệ trong rừng, ra đến đoạn đường đất rộng và bằng phẳng phía dưới, y thở phào dừng lại uống nước và xem giờ.
Mới hơn 19g một chút. Vậy là nhanh hơn nhiều so với y tưởng.

(còn tiếp)

tunbo
29-01-2010, 05:11
Nhắn một tin nhắn về xuôi, y tiếp tục lao về Phan Rang.
Gần 40km trôi qua rất nhanh, vì QL27 trời tối chỉ có ít dân thủy điện Đa Nhim chạy xe máy về Phan Rang, và những chuyến xe bus cuối cùng từ Phan Rang lên Tân Sơn, chứ xe đò từ Đà Lạt đổ xuống hầu như không còn.
Đường không rộng, nhưng vắng, chạy xuyên các cánh đồng, tầm đèn chiếu khá xa, ngựa phi nước đại.

Hơn 20g một chút, khách dạ hành về đến Phan Rang, về lại phố xá đèn màu nhấp nháy.
Phan Rang nội đô thì y không rành đường lắm, nhưng không đến nỗi mù tịt – dù không nhớ tên đường.
Y phóng một mạch về khách điếm năm trước y nghỉ lại khi đến Phan Rang.
Chủ khách sạn vẫn còn nhận ra y – chủ yếu vì “con ngựa sắt Hà Nội”, và bộ mặt râu ria.

Tắm rửa gột bụi đường xong, y ra tiệm Net liên lạc với Sài Gòn trước khi đi ăn.
Khi có người dõi theo chặng đường của mình, thì mỗi khi vượt qua an toàn một chặng đường khó khăn, nên báo tin cho người an tâm trước, hay đi măm cho no cái bụng trước?
Đối với y, chuyện ăn chưa bao giờ được đặt lên hàng số một. Vì thế, y ra phố, ghé tiệm Net.
Khách điếm ở Bảo Lộc tuy không lớn, nhưng còn trang bị Wifi, còn ở Phan Rang thì không.
Nhưng tiệm Net ở đây, các máy dường như chỉ dành cho đám trẻ chơi Gameonline.

Cũng chỉ có 2 người biết lộ trình của y. Cả hai đều đang trên mạng.
Tình hình được thông báo vắn tắt cho nhau.
Rồi sau đó, y mới rời tiệm Net đi ăn.
Ở Phan Rang, y được giới thiệu có món cơm gà khá ngon. “Tiệm cơm gà Ngọc” bên hông chợ Phan Rang.

Y ngủ sớm hơn mọi khi, lúc đồng hồ mới gần 23g30.
Ngày mai chặng đường dài không kém hôm nay, cũng leo đèo xuyên rừng vắng. Phải ngủ sớm một chút.

(còn tiếp)

tunbo
29-01-2010, 14:29
HỒI THỨ TƯ :

Xuôi Cà Ná, Tuy Phong về Phan Thiết
Băng rừng hoang qua La Dạ, Đa Mi



Chặng đường rừng tồi tàn ngày hôm trước làm y mỏi người, nên dù tỉnh dậy từ sớm, y vẫn nằm lười đến 7g mới chịu rời giường.
Sờ đến điện thoại, hết pin.

Y cố gọi cho tên “nhà qơ bụng bự” ở Phan Thiết, nhưng không được. Đành nhắn tin.
Vừa vặn nhắn xong, máy tự tắt. Y cắm sạc, rồi ra phố uống café ngắm phố.
Khi y quay lại dọn đồ, liên lạc trở lại được với bạn bụng bự ở Phan Thiết, hẹn 11g có mặt đi ăn trưa.
8g sáng, khách lang thang một mình một ngựa lại rời Phan Rang, ra QL 1A nhắm hướng Phan Thiết phi nước đại.

Đường QL1A từ Nha Trang về đến Sài Gòn, y đã quá quen, và nếu có thể đi bằng đường khác, y sẵn sàng.
Nhưng lúc đó, với thời gian hạn hẹp, y không có lựa chọn khác.

Chẳng qua chỉ là vì đã từng chạy ngựa sắt đường này nhiều lần mà thôi, chứ QL1A đoạn này rộng, phẳng, chạy thoải mái.

Khi đã ở trên đường, mọi ý nghĩ khác lại dần dần rút lui.
Chân trời xanh thẫm, nắng sớm vàng tươi, con đường dài tít tắp trải rộng trước mắt.
Khách phi nước đại để tiết kiệm thời gian.

Chẳng mấy chốc, eo Cà Ná đã hiện ra, với những đá lớn đá nhỏ lô nhô trên sườn núi, nhao ra đến tận bờ biển

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8059.jpg
Đường qua eo Cà Ná

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8057.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8058.jpg
San hô bày bán ở các sạp ven đường

(còn tiếp)

tunbo
29-01-2010, 14:43
Tiếp tục rong ruổi trên đường nắng với những cơn gió ngang nổi tiếng của vùng này, Cà Ná cũng mau chóng mất hút phía sau.
Xa xa sau khúc đường cong, mấy chiếc cánh quạt khổng lồ in bóng sừng sững giữa trời xanh, báo hiệu đã đến đất Tuy Phong.
Nhất định phải dừng lại chỗ này, y tự nhủ.
Nhà máy phong điện quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam đã dựng được 5 tuabin gió. Lần trước qua đây, y mới thấy dựng được 3 cái, nhưng lần ấy nằm xe Hoàng Long chạy qua trong cuối chiều, có kịp ngắm ngó gì đâu.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8063.jpg
5 chiếc tuabin phong điện nổi bật trên nền trời xanh

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8066.jpg
Qua khúc đường cong, thấy đã gần hơn

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8074.jpg
Lối rẽ vào nhà máy phong điện

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8081.jpg
Cây tuabin phía Nam

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8082.jpg
5 em đứng xếp hàng phát điện

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8076.jpg
Ngựa sắt trên đường nắng gió cực Nam Trung bộ


(còn tiếp)

tunbo
29-01-2010, 23:23
Ngó quanh một hồi, y bỗng phát hiện ra một chuyện.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8085.jpg
Tưởng phong điện là cái gì, ở đây có lâu rồi nhé.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8083.jpg
Đây này.

Trước khi đi tiếp, y ngó điện thoại, và giật mình hai phát.
Thứ nhất, y lại ham vui, dừng lại quá lâu ở đây. Còn hơn 80km nữa mới tới Phan Thiết, mà giờ đã là 10g10. Tức là cái hẹn 11g ở Phan Thiết với bụng bự lại … sai mất rồi.
Thứ hai, chả hiểu lúc sáng sạc pin thế nào, điện không vào.
Pin điện thoại lại đang ở mức báo động.
Đằng nào cũng bị muộn, nhưng muộn ít còn hơn muộn nhiều.

Y nhét sâu máy ảnh vào trong balo, tắt điện thoại để tiết kiệm chút pin cuối cùng, lên ngựa sắt mải miết phóng. (Sang đến đất Bình Thuận – đất nhà của nhà quơ bụng bự - không việc gì phải ngại)
Cảnh vật trên đường đoạn này cứ đều đều, y không ngó ngang, cứ nhìn thẳng phía trước mà chạy.

Gió thổi mạnh, cặp gương hậu cứ một lúc lại phải chỉnh lại vì bị gió thổi quặp xuống.
Vừa qua Phan Rí, lúc thò tay bẻ gương hậu ngay ngắn trở lại, y hơi giật mình khi thấy trong gương, ngay sau lưng y là chiếc xe cảnh sát Bình Thuận đang kè theo, đèn xanh đỏ nháy loạn trên nóc xe.
Chú công an ngồi bên phải còn đang thò đầu ra ngó y.
Công-tơ-met đang chỉ 85km/h – mà tốc độ cho phép theo quy định, có 60km/h.
Chắc chiếc xe cảnh sát chạy cùng một quãng rồi, y mới biết.
Y nghĩ mất mấy giây rồi … kệ, coi như không có gì xảy ra.
Nếu bị thổi thì cũng bị rồi, còn nếu nãy giờ không bị chặn lại, thì … chả việc gì phải cuống cuồng giảm tốc độ làm gì.
Một đoạn, chiếc xe cảnh sát vượt lên, chú ngồi bên phải lúc ngang qua, chỉ chỉ tay vào chai nước trong túi quần y nói gì đó. Y ngó xuống, thấy nó lòi 1/3 ra ngoài, chắc chú ấy nhắc nó sắp rơi ra ngoài.
Y cười, đưa tay ấn nó sâu vào đáy túi.
Chiếc xe cảnh sát vọt mất, một lúc sau y thấy nó đang dừng bên vệ đường để hỏi thăm xe tải.

Dừng lại ở cửa ngõ phía Bắc Phan Thiết, đồng hồ chỉ 11g40.
Alo cho thiếu gia bụng bự, vừa đủ dứt lời, điện thoại cũng tự ngủm. Nhưng thế là đủ để hẹn.

(còn tiếp)

tunbo
29-01-2010, 23:31
Ở Phan Thiết, dân chơi ngựa sắt cũng có, nhưng không thể nhiều và đa dạng bằng ở Sài Gòn, Nha Trang.
Tuy nhiên có một nhân vật cũng khá máu me. Trong tàu ngựa của gã có đủ thứ : từ Vespa, honda 67, kào kào châu chấu, CDBenly, cho đến Sidka.
Thường lúc vui vẻ trên mạng, gã hết nhận là “đại gia”, rồi lại nhân là “nhà quơ”.
Của đáng tội, trông gã có phảng phất cả dáng của hai cái đó. Nhưng có lẽ với tuổi trẻ, gọi gã là “thiếu gia bụng bự” có vẻ chính xác nhất.

Sáng đi làm, mở điện thoại ra, gã thấy có một tin nhắn "11g trua nay anh ghe Phanthiet".
Và gã đợi.
Thiếu gia bụng bự ở Phan Thiết, chủ của cả tàu ngựa, đã đói bụng lắm.
Hắn gọi điện mấy lần cho gã lang thang từ Phan Rang tới, nhưng không được.
Quãng đường 150km đó, hắn nghĩ tên kia phải đến đây từ lâu rồi. Hơi sốt ruột, nhưng hắn vẫn cố chờ thêm.
Chắc chắn gã kia lại ham vui dọc đường – chỉ có lý do đó mới làm y đến chậm.
Trước đây vẫn thế, y thỉnh thoảng lại gọi điện cho gã báo rằng : “anh ghé Phan Thiết lúc xxx giờ nhé”, rồi lần nào cũng đến trễ ít nhiều. Hai anh em kéo nhau đi ăn, ra biển ngồi café một lúc, rồi y lại từ biệt hắn để tiếp tục hành trình.
Chỉ khi y từ Sài Gòn chạy ra, mới ngủ lại Phan Thiết, còn lần nào gọi đột ngột, là chỉ ghé chơi một lúc rồi đi tiếp.

Hai gã CDrider gặp nhau, rồi kéo nhau đi ăn.
Chủ thì đói bụng, còn khách đường xa thì ăn uống khá … điềm đạm.
Nhưng thiếu gia bụng bự thành Phan biết xưa nay y kém ăn, nên hắn chẳng quá khách sáo, mà ăn ngon lành.

Rời quán ăn, khách đường xa lại giật mình phát nữa.
Hóa ra từ Phan Rang về tới Phan Thiết, trong túi y còn có đúng 2 vạn lượng bạc (20.000đồng).

Thảo nào, y mới nhớ ra lúc rời Phan Rang y cứ cảm thấy quên một việc gì đó, mà mãi không nghĩ ra là quên việc gì.
Ra là việc bổ sung ngân lượng. May mà dọc đường chả có chuyện gì.
Hai vạn lượng. Nghe thì to, chứ thời buổi này, số bạc đó thậm chí chỉ đủ vá một miếng móng ngựa dọc đường.

Các khách giang hồ trong truyện ngày xưa thật là … sướng.
Toàn thấy miêu tả đại loại như : Vị đại gia áo tía – hay công tử áo trắng,… bước vào tửu quán, vẫy tửu bảo lại gần, quăng lên mặt bàn một đĩnh bạc lớn, rồi đập bàn quát “Mau mang cho ta hai bình Mai Quế Lộ và 5 cân thịt bò”
Các vị ấy cứ đi liên tục, đến đâu cũng quăng bạc lên bàn gọi rượu thịt, mà chả thấy nói bạc ấy bổ sung vào túi lúc nào.

Tự dưng y thấy buồn cười với ý nghĩ rằng, chắc mấy vị đó khó thi triển hết tuyệt đỉnh khinh công vì số lượng bạc trong túi không nhẹ.


(còn tiếp)

tunbo
01-02-2010, 23:43
Hai gã CDbiker như mọi khi, lại ra bờ biển uống café trưa, chuyện trên trời dưới biển về loại ngựa sắt chúng đang sử dụng, chuyện võ lâm đủ kiểu.
Rồi 13g30, một gã phải tiếp tục công việc bổ sung ngân lượng vào túi.
Một gã tiếp tục lên đường hướng vào rừng núi hoang vắng : đường băng rừng qua La Dạ - Đa Mi để ngược lên Bảo Lộc, rồi xuôi về điểm xuất phát đêm trước.
Khi chia tay ở giao lộ QL1A với QL28, thiếu gia bụng bự dặn :
-Đường đi Đa Mi hoang vắng lắm, nếu có bị xẹp vó ngựa, alô cho em nhé, em sẽ đến cứu. Còn nếu đi gần tới Đa Mi là có chỗ vá rồi đấy.

Chúng thống nhất với nhau như thế, rồi chia tay.
Đi được một quãng, khách lang thang bỗng bật cười một mình.
Giữa rừng hoang đèo vắng, lỡ ngựa sắt có xẹp vó, cũng khó mà alo cho thiếu gia bụng bự được, vì … điện thoại của y hết ngủm pin từ lúc nào rồi.
Mà giữa đèo vắng, có chặn người vãng lai để gọi nhờ điện thoại, khéo họ tưởng cướp.

Y lại nhớ lần 2/9/2008, sau khi đi Vườn Xoài dự Lễ hội Scotter ra, y cùng mấy người nữa dong ra Phan Thiết.
Rồi hôm sau, đám kia đi Bàu Trắng, còn y một mình một ngựa leo QL28, vượt đèo Gia Bắc lên Di Linh về lại Sài Gòn bằng QL20.
Con đèo Gia Bắc trên QL28, có lẽ là con đèo hoang vắng nhất y từng đi qua, mấy chục km đường đèo không một ngôi nhà, không một bóng người (trừ thị trấn Gia Bắc giữa đèo), đường nhựa phẳng, nhưng 2 xe hơi du lịch tránh nhau nhiều chỗ cũng khó.
Lần đó lúc dừng mua thuốc ở Ma Lâm, y quên mua lửa. Lưng chừng đèo, cảnh đẹp quá, dừng chụp ảnh chán rồi ngồi bệt bên vệ đường uống nước. Lúc rút thuốc ra mới nghệt mặt ra vì không có lửa.
Ngồi cả tiếng đồng hồ mới có 3 con ngựa cỏ đổ rrèo trên Di Linh xuống, lần nào y nhào ra giữa đường làm hiệu xin lửa, là y như rằng người đổ đèo nghiến răng dâm thẳng vào y.

Cả 3 lần đều thế. Sau y mới nghĩ ra, giữa trưa trên con đèo hoang vắng, tự dưng có kẻ hắc y nhào ra chắn đường, chắc chắn là ai cũng liều chết mà đâm thẳng để cướp đường mà … chạy thôi.


(còn tiếp)

tunbo
01-02-2010, 23:52
Ngay chiều hôm trước, trên Phước Bình, khi có cú tin nhắn đáng ghét, y đã lập tức nghĩ đến phương án đi về đường La Dạ - Đa Mi này.
Đây là một phần của cung đường trong lần đầu tiên rong ruổi đi hoang của y bằng ngựa sắt. Trong điều kiện bó buộc về thời gian như thế, cung đường này quá phù hợp để đưa y trở lại nơi y ra đi đêm trước.
Kể cũng lạ. Mọi con đường đều đưa người ta trở về nơi xuất phát.
Một vòng tròn mà người ta cứ chạy hoài, chạy hoài vòng quanh. Trọn một đời.
Cuối cùng, cát bụi lại trở về cát bụi. Vậy cuộc sống có ý nghĩa gì? Nhiều khi y tự hỏi, và tự trả lời.
Đương nhiên, cuộc sống phải có một ý nghĩa nào đó, ngay như rừng hoang núi thẳm còn có kẻ lang thang đến ngắm nữa là.
Ít nhất, ở một số thời điểm, y thích mò đến những nơi như thế để chìm đắm trong cảnh hoang vắng cô tịch. Cả hai - khách lang thang và rừng hoang núi thẳm - đều có một ý nghĩa nào đó với nhau.

Hôm nay, y đi lại trên con đường ngày xưa y bước vào con đường gió bụi. Chỉ khác là ngày xưa đi cả đoàn – trong đó có nhiều kẻ lần đầu bước chân vào con đường vạn dặm như y – còn hôm nay, y đi có một mình.
Điều khác nữa, là năm xưa bọn chúng đổ trên Bảo lộc xuống Phan Thiết qua con đường này, còn hôm nay, y leo từ Phan Thiết lên Bảo Lộc.

Qua 20km khỏi Phan Thiết trên QL28, vượt khỏi thị trấn Ma Lâm, ngã rẽ bên trái vào đường đi La Dạ - Đa Mi : con đường ĐT714.
QL28 vốn đã không mấy đông đúc, thậm chí còn vắng hơn QL27 nhiều.
Vì QL28 từ Phan Thiết lên Di Linh, chỉ là một thị trấn vừa phải giữa QL20, còn QL27 từ Phan Rang lên Đ’ran, mà Đà Lạt ở ngay gần đó.
Thậm chí một ngày trên đoạn QL28 từ Phan Thiết lên Di Linh có được 1,2 chiếc xe 16 chỗ chạy qua, xe tải thì càng hiếm hơn.

Thế mà con đường ĐT 714 còn có vẻ vắng hơn cả QL28 bên ngoài nữa.
Chiều nay đi trên con đường này, cảm giác của y là nó vẫn y như lần trước y đi qua.
Một cảm giác gì đó hoang liêu cô tịch, dù cách Phan Thiết sầm uất chưa bao xa.


(còn tiếp)

tunbo
01-02-2010, 23:58
Nắng đầu chiều vàng ruộm trên con đường nhựa vắng vẻ, hai bên đường, cỏ xơ xác khô úa, phủ một lớp bụi đường vàng ệch.
Ở đây cảnh sắc đều mang một màu vàng nhạt, xen lẫn với màu nâu đỏ của đất đá vùng tiếp giáp với cao nguyên.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8094.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8098.jpg
Đoạn đầu con đường dẫn vào rừng núi

Ký ức năm xưa lại tràn về ào ạt.
Trong một buổi chiều năm xưa, những ngày có những cơn mưa đầu tiên sau cả một mùa khô dài đằng đẵng, những cơn mưa đầu mùa ngắn ngủi chưa thấm tháp vào đâu với cái khô nẻ của đất đai, với cơn khát phát nứt nẻ của thân cây rừng, một đoàn những kẻ đi hoang trên lưng những chú ngựa sắt xứ Anh Đào đã đi qua con đường này.
Chúng đi qua đây vào cuối chiều, trông xơ xác phờ phạc và cũng phủ bụi y như con đường.
Dường như khi xuyên qua rừng La Dạ, chũng cũng bị cái nắng cuối mùa khô thiêu đốt khô cả người như những cây rừng.
Về đến đoạn đường này, trong lòng chúng bỗng thấy háo hức hơn với ý nghĩ : biển, sắp về đến biển rồi.
Mới có mấy năm, mà đã như quá xa xôi.
Mà kể cũng phải, cuộc sống thay đổi từng ngày, có nhiều khi người ta còn chẳng nhận ra chính mình sau một vài biến cố.
Những kẻ năm xưa cùng nhau rong ruổi, rồi cũng bị cuộc sống làm thay đổi nhiều, quá nhiều.
Khi đó, trong chuyến đi đó, hầu hết chúng đều là những kẻ lần đầu bước chân vào con đường rong ruổi.

Còn bây giờ, hầu hết tất cả trong chúng đều đã trải qua nhiều cung đường xa xôi, vất vả hơn nhiều.
Nhưng chúng cũng không còn đi cùng nhau trên những chặng đường xa. Vì nhiều lý do.

Gã khách lang thang cứ vừa đi vừa nghĩ miên man trên con đường vắng dẫn vào rừng núi, chẳng bao lâu, y đã đến cầu Sông Do – một cây cầu khá dài, bắc qua một con sông rất hẹp.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8101.jpg
Cầu Sông Do

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8100.jpg
Và con ... sông phía dưới

Có thể con sông không quá nhỏ so với chiều dài cây cầu, nhưng lần nào y đi qua đây, cũng đều là những lúc con sông cạn nước.
Qua cây cầu này là thôn Đồng Tiến, cụm dân cư cuối cùng bên này rừng.
Sau đó con đường bắt đầu thu hẹp lại và len lỏi vào rừng.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8103.jpg


(còn tiếp)

tunbo
02-02-2010, 00:05
Khách lang thang bắt đầu đi chậm hẳn lại.
Không phải vì y mệt, cũng không phải vì con ngựa sắt mệt. Chỉ là vì y bắt đầu dừng lại liên tục trên con đường trong rừng vắng.
Bóng nắng ẩn hiện sau mỗi khúc cua men sườn núi.
Có những đoạn y gần như dắt ngựa, vì chưa kịp lên ngựa, lại thấy muốn chụp ngay đằng trước đó không xa.
Có những lúc y kệ con ngựa sắt ven đường, vác máy đi bộ cả một quãng rất xa rồi mới quay lại.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8104.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8107.jpg
Bắt đầu vào khu vực hoang vắng. Đi chưa được mấy chục met, lại dừng chụp.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8110.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8111.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8114.jpg
Đường đèo hẹp, không quá dốc - biển báo cũng chỉ thấy ghi dốc 10% - nhưng khuất tầm nhìn.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8118.jpg
Cũng có vài cua tương đối gắt


(còn tiếp)

tunbo
02-02-2010, 00:09
Giữa rừng, giữa buổi chiều, chỉ có y cùng con ngựa trên đường.
Kể ra thỉnh thoảng cũng có một hoặc vài chú ngựa cỏ chạy qua. Những người cưỡi chúng thường trố mắt nhìn y và con ngựa của y.
Con ngựa cũng lạ mắt với họ, còn gã chủ thì làm họ ngạc nhiên đôi chút vì lang thang chụp ảnh con đường và cây cối giữa rùng vắng.
Đương nhiên họ ngạc nhiên, vì ai y gặp trên con đường rừng cũng đều cắm cúi phi nhanh.

Chỉ có y thả ngựa bên đường, đi bộ loanh quanh, mồ hôi nhễ nhại.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8121.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8121.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8120.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8131.jpg
Còn ngựa thì thoải mái đứng bên đường, mặc cho chủ thích cuốc bộ lang thang ở đâu đó.


(còn tiếp)

tunbo
02-02-2010, 00:13
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8124.jpg
Một góc cua khuất nắng.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8125.jpg
Đường từ xa cứ như đâm vào vách núi và rừng cây.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8126.jpg
Nhìn lại góc cua khuất nắng, nơi có một cái cây là đỏ nổi bật.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8129.jpg
Có những khúc, cây cối không um tùm, trông rất hoang liêu cô tịch.


(còn tiếp)

tunbo
02-02-2010, 00:20
Cơ bản là y mê biển nhiều hơn mê rừng.
Chỉ nghĩ đến biển, là y cảm thấy nhộn nhạo cảm xúc.
Y lý sự rất … cùn : Ở biển thường luôn có rừng núi gần đó, còn không phải rừng núi nào cũng có biển bên cạnh.
Vì thế, nếu có thời gian dài, thế nào y cũng đi biển – nhưng thật buồn là y hầu như không có thời gian dài. Lúc nào y cũng cảm thấy thiếu thời gian.
Cũng vì thế, cuối cùng là dù yêu biển hơn, nhưng những chuyến độc hành, y lại đi rừng nhiều hơn.
Chỉ vớt vát đôi chút là, dù đi rừng núi, nhưng kiểu gì cũng phải vòng vèo qua biển. Chuyến này cũng vẫn thế.
Nhưng, cảm giác con người nhỏ bé trước biển, tác động mạnh với y hơn là lúc đứng giữa núi rừng.
Một vùng biển hoang vắng, với y vẫn ồn ào hơn nhiều so với một khu rừng hoang. Trước biển, người ta cảm nhận bằng nhiều giác quan.
Còn trong rừng – tuy gọi là hoang, nhưng thực ra chỉ là vắng người, chứ thực ra có đường đi qua, thì hoang gì nữa? – thì cặp mắt cảm nhận được nhiều nhất.

Rừng núi cũng có nét hoang vắng mà hùng vĩ riêng của nó.
Chả thế mà xưa, biết bao người đã thản nhiên rũ bỏ mọi thứ để lên rừng hoang núi thẳm ẩn lánh đời.

Mạc Đại tiên sinh đó thôi.
Ngón “Tiêu Tương Dạ Vũ” của lão cũng đáng được gọi là một tuyệt kỹ.
Dẫu tuyệt kỹ ấy chưa đủ để đưa lão lên hàng đệ nhất cao thủ, nhưng cũng đủ làm nhiều kẻ kính nể.
Nhưng lão rũ bỏ chức vị chưởng môn phái nhẹ như không, dấn thân vào tiêu dao nơi rừng hoang núi thẳm.
Tuyệt kỹ của lão chưa đủ để tranh bá trong Ngũ Nhạc kiếm phái, nhưng đủ để phòng thân trên đường tiêu dao rừng núi.

Khách lang thang trong rừng, vừa ngắm vừa chụp, vừa nghĩ lung tung, dường như y không để cho thời gian của mình được nghỉ ngơi chút nào.
Lần này, đi vào rừng núi, y cũng đang mang trong lòng nhiều điều không vui.
Những sự bon chen không cần thiết đã đập vào mắt y suốt thời gian qua.
Y không buồn, chẳng giận.
Đơn giản là chán. Chán không thể tả nổi, và đôi lúc thấy trống rỗng. Vì thế y mới lên rừng (vì nếu xuống biển, y sẽ ở lỳ lại với biển mất).
Y lại nghĩ lung tung về những cuộc tranh giành trên giang hồ.

Lưu Chính Phong rõ ràng đường đường là người “chính phái”, làm phó chưởng môn của một trong Ngũ Nhạc Kiếm phái. Mà lão lại kết bằng hữu tâm giao với người của Minh giáo – Khúc Dương.
Trong mắt của đám người tự nhận là “chính phái”, đương nhiên điều đó là khó chấp nhận.
Vì Minh giáo là “tà phái”.
Nhưng mối quan hệ bằng hữu của hai nhân vật thuộc hai phe “chính – tà” ấy, lại quá đáng trọng.
Dẫu vậy, Lưu Chính Phong liệu có yên ổn được với “chính phái” không?
Đương nhiên là không. Và lão đã dám vì tình bằng hữu với một kẻ thuộc “tà phái’ mà rửa tay gác kiếm, rời bỏ môn phái.
Cuối cùng, kết cục thế nào?
“Tà phái” chẳng hề lên tiếng gì. Nhưng toàn gia Lưu Chính Phong thảm tử trong ngày lão làm lễ rửa tay gác kiếm.
Mà lực lượng nào đã gây ra vụ thảm sát đó?
Chính là những kẻ đã tự nhận là “chính phái” – Tung Sơn kiếm phái.

Thế mới biết, chẳng phải cứ nhận là “Chính” mà hành động đã quang minh, chẳng phải cứ bị gọi là “Tà” mà thiếu sự nhân ái.


Ôi thật là nhức đầu. Đã biết là vô thường, sao lòng còn phiền não?


(còn tiếp)

tunbo
02-02-2010, 00:53
Để khỏi nhức đầu với những chuyện không vui, y lại cắm cúi vào con đường rừng.


https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8140.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8142.jpg
Ngựa nghỉ bên đường giữa rừng hoang
Phía sau khúc cua, nắng rực vàng
Rừng già xào xạc trong chiều muộn
Làm chùng lòng gã khách lang thang

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8141.jpg
Nhìn lại phía sau. Qua khúc cua này là bắt đầu ra khỏi rừng già

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8144.jpg
Cầu La Dạ, cây cầu này, khi trước y đi qua còn chưa xây xong, phải đi cầu treo qua con sông nhỏ.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8145.jpg
Cây rừng vẫn dày.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8150.jpg
Cây rừng, mây và nước con sông dưới cầu La Dạ.


(còn tiếp)

tunbo
02-02-2010, 20:43
Về đến La Dạ, cơ bản là đã ra khỏi rừng già, nhưng vẫn còn là rừng.
Ra khỏi rừng già, thì con đường ĐT714 lại trở nên tệ.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8152.jpg
Trong rừng là đường nhựa, còn ra đến bìa rừng, nó thành đường đất.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8155.jpg
Nắng cuối chiều chói chang phía Tây, mặt đường đất đầy đá cục lổn nhổn.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8153.jpg
Vẫn còn khá hoang vu.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8159.jpg
Ra khỏi rừng, nhưng vẫn có những con dốc, những khúc quanh lượn theo các sườn đồi thấp.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8156.jpg
Quay ngựa trở lại để chụp một khu dân cư nhỏ xa xa



(còn tiếp)

tunbo
02-02-2010, 20:54
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8160.jpg
Bóng chiều xuống rồi.
Y không biết là mấy giờ. Từ khi rời khỏi Phan Thiết đi vào rừng, y mất luôn khái niệm về thời gian (vì đt hết pin từ lâu)

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8161.jpg
Lại đến một khu dân cư. Thỉnh thoảng cũng có chỗ còn là đường nhựa

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8162.jpg
Một con dốc vắng.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8163.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8164.jpg
Đa Mi trước mặt kia rồi.
Tạm biệt rừng La Dạ.


(còn tiếp)

tunbo
02-02-2010, 23:41
HỒI THỨ NĂM :

Ngược đường 55 chạy trở lên Bảo Lộc
Mây đêm che trăng, đèo Chuối lại chán òm.




Thị trấn Đa Mi nằm ven QL 55.
QL55 khởi đầu từ Phước Bửu hay Bình Châu gì đó trên đất Bà Rịa, chạy men theo bờ biển đến La Gi, rồi bẻ ra gặp QL1A.
Sau đó, lùi về phía Nam trên QL1A một đoạn, ở thị trấn Tân Minh, QL55 lại tiếp tục chạy ngược lên cao nguyên - kết thúc ở Bảo Lộc.

Nếu cứ tạm coi QL1A và QL14 là hai con đường song song dọc theo chiều dài đất nước, thì có khá nhiều những con đường ngang nối mạng hai đường chính này.
Trừ QL20.
QL20 cũng nối từ QL1A (Dầu Giây) lên Tây Nguyên, nhưng nó không trực tiếp chạy tới QL14 mà dừng lại tại Đà Lạt.
QL55 cùng không cặp tới QL14, mà dừng lại ở Bảo Lộc, trên QL20.

Từ phía Nam đi lên, có nhiều đường ngang từ duyên hải Nam Trung Bộ chạy lên Tây Nguyên :

- QL55 từ Tân Minh lên Bảo Lộc.
- QL28 từ Phan Thiết lên Di Linh rồi lên Gia Nghĩa.
- QL27 từ Phan Rang qua Đức Trọng lên Ban Mê.
- QL26 từ Ninh Hòa lên Ban Mê.
- QL25 từ Tuy Hòa lên Chư Sê.
- QL19 từ Quy Nhơn lên Pleiku.
- QL24 từ Mộ Đức lên Kon Tum.

Còn nhiều những đường ngang nữa như thế, nhưng ở cấp thấp hơn Quốc lộ, ví như đường ĐT714 từ Ma Lâm lên Đa Mi, hoặc nổi tiếng hơn là con đường ĐT723 từ Nha Trang lên Đà Lạt - mà dân CDriders biết đến với cái tên "đường đèo Omega"

Đặc điểm chung nhất của các con đường ngang nối duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên là : đều có một hoặc vài con đèo, hoặc bản thân cả con đường có thể coi là đường đèo.

Trong số đó, QL55 là ít dốc nhất, vì Bảo Lộc thấp hơn nhiều so với các điểm khác trên cao nguyên.
Tuy nhiên, đoạn QL55 từ Tân Minh lên Bảo Lộc vẫn có đầy đủ đặc trung của những con đường ngang nói trên.
Nó uốn lượn ngoằn ngoèo theo các sườn núi để đi lên. Không dốc lắm, nhưng vẫn có thể coi là đường đèo núi.


(còn tiếp)

tunbo
04-02-2010, 21:29
Vào thời điểm bước chân vào con đường ... đi hoang, con đường đầu tiên mới lạ với y chính là QL55 này.
Ngày đó, thậm chí y cũng không biết tên của nó, chỉ biết là "đường Đa Mi" .
Sau này đi nhiều hơn, biết cũng dần nhiều hơn, mới nghiệm ra, lần đó thật là hay. Lần đầu tiên đi bụi, mà đi trúng một cung rất vừa tầm ... amater. Vừa có cảnh đẹp, vừa đèo dốc ngoằn ngoèo - nhưng không thực sự nguy hiểm.
Ngày đó là chỉ biết cắm cúi chạy, và ngắm cảnh bằng ... mắt mà thôi.
Vả lại đi đoàn đông, lại toàn đứa mới lần đầu thò ra đi xa, toàn sợ rớt đoàn, nên chỉ cứ dòm người trước mà chạy theo.
Cảm xúc mỗi lúc một khác. Không thể nói là đi như hồi đó không sướng.
Nhưng giờ đi một mình, khoái kiểu khác.

Ra đến QL55, y vẫn không biết lúc đó là mấy giờ, chỉ đoán chừng chiều muộn lắm rồi, vì la cà trong rừng quá lâu.
Nhưng mà cảnh thấy đẹp, nên lại ... la cà tiếp trên đường núi vắng.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8176.jpg
Một khúc cua men mỏm núi, khuất tầm nhìn trên QL55.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8174.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8170.jpg
Bên trên là QL55, bên dưới là đường vào Thủy điện Hàm Thuận.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8168.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8175.jpg
Đường vào Thủy điện Hàm Thuận, một góc hồ Hàm Thuận.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8179.jpg
Đường bên trên, đi thẳng tới là lên Bảo Lộc. Đường bên dưới, đi 2,5km nữa là tới Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8182.jpg
Hai tầng đường, và một góc hồ Hàm Thuận.

(còn tiếp)

tunbo
04-02-2010, 21:35
QL 55 đoạn này rất đẹp, đường chạy trên sườn núi, hai bên đường là hai hồ thủy điện : bên là hồ Hàm Thuận, bên là hồ Đa Mi.

Hai hồ này nằm lọt dưới thung của các dãy núi xung quanh, rộng mênh mông, nhiều góc cạnh.
Trên đường lên Bảo Lộc, hồ Đa Mi nằm bên tay phải, hồ Hàm Thuận nằm bên tay trái con đường.

Ban đầu, đường men theo bên sườn trái của ngọn núi, nên chỉ thấy được hồ Hàm Thuận bên trái.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8188.jpg
Hoàng hôn bắt đầu buông xuống trên hồ Hàm Thuận.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8184.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8187.jpg
Mặt hồ lấp lánh trong ánh hoàng hôn, giữa bóng núi trùng điệp.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8193.jpg
Hoàng hôn núi rừng

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8195.jpg
Nhìn thấy hồ Hàm Thuận lần cuối trong hoàng hôn. Sau đó con đường lại vắt qua sườn bên phải của ngọn núi.


(còn tiếp)

tunbo
04-02-2010, 21:41
Đường vòng sang bên sườn núi bên phải, không còn thấy hồ Hàm Thuận nữa, thì bắt đầu trông thấy hồ Đa Mi. Có vẻ hồ Đa Mi rộng hơn hồ Hàm Thuận nhiều.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8203.jpg
Một góc hồ Đa Mi. Dường như con đường lượn vòng vèo thế nào đó về phía Tây, vì lúc nãy bóng nhập nhoạng đã phủ xuống sườn núi bên kia, mà đi tiếp đến đây lại thấy còn chút dương quang.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8207.jpg
Đường chiều vắng vẻ

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8204.jpg
Một khu dân cư làng chài dưới mép nước ven hồ Đa Mi.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8206.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8208.jpg
Trời đã sụp tối, mà ngựa vẫn đứng bên hồ chờ chủ la cà.
Hồ Đa Mi có vẻ rộng lớn hơn hồ Hàm Thuận. Hồ Hàm Thuận dài loằng ngoằng.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8211.jpg
Nhiều đảo lớn nhỏ trong lòng hồ Đa Mi .


(còn tiếp)

tunbo
06-02-2010, 21:05
https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8212.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8215.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8218.jpg
Hồ Đa Mi ở các góc đường cua khác nhau

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8219.jpg
Lại kiên nhẫn chờ chủ

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8221.jpg
Bóng tối bắt đầu phủ xuống mặt hồ.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8220.jpg
Mặt trời đã khuất núi. Tối rồi.


(còn tiếp)

tunbo
06-02-2010, 21:09
Lúc này trời đã sập tối. Bóng núi trùng điệp mờ mịt trong sương.
Mưa tự dưng lác đác rơi vài hạt to như con ruồi, càng làm cho con đường đèo thêm hoang lạnh.Hơi lạ, vì giữa tháng 10 âm lịch rồi.
Khách lang thang cất máy ảnh, xốc lại áo, lên ngựa.
Y hoàn toàn không nghĩ đến việc gặp mưa, vì đã vào tháng 12, mùa mưa đã dứt lâu rồi.
Kệ, nếu có mưa cũng phải đi thôi.

Còn gần bốn chục cây số đường núi nữa, mới về đến Bảo Lộc. Y lên ngựa mải miết phóng.
Đường không quá dốc, nhưng cua liên tục theo sườn núi, cứ hơn trăm mét lại cua một phát.
Đường tối om, gió núi lồng lộng, mưa lộp bộp một hồi rồi dứt, cũng chưa kịp bị ướt.
Ngựa phi nước đai. (nói thế cho oai, chứ y cũng chỉ đê nó chạy ở tầm 70 - 75km/h, vì đường cua liên tục). Kể ra, giờ y chạy bạo tay hơn trước, bạo hơn chứ không hẳn là nhanh hơn.
Lúc trước, gặp đường thế này, chắc cũng lo mỗi khi vào cua khuất, nhưng giờ thì cứ cắm cổ phóng.
Thỉnh thoảng, gặp chỗ cua nhiều sỏi, con ngựa sắt cũng loạng choạng mấy phát, nhưng kệ. Tối rồi.
Y không biết lúc đó là mấy giờ, đường vắng ngắt một người 1 ngựa chạy trên đường.
Trên con đường này, các thị trấn ít, nhưng thỉnh thoảng lại có một cụm dân cư nho nhỏ với khoảng chục mái nhà đèn sáng bên đường.

Tự dưng, y chợt nhớ cả ngày hôm nay y hoàn toàn mất liên lạc với mọi người, kể cả với thiếu gia bụng bự. Không chừng hắn đang lo y xẹp vó ngựa trong rừng cũng nên.
Chuyến này y đi, có rất ít người biết. Y vẫn liên lạc thường xuyên với 2 bạn đó.
Một người thì thường xuyên liên lạc để xem y "sống chết ra sao kưng?" , còn một người thì ... kệ.
Mỗi người có một cách khác nhau.
Người không thèm hỏi, thì biết điều gì đáng lo. Nhưng y thì đã đi trên đường rồi, chẳng có chuẩn bị gì cả. Có nói ra cũng chẳng giải quyết được gì. Vả lại, hắn biết y đã từng đi như thế, tự khắc phải biết làm gì khi có sự cố.
Người liên lạc đều đặn, là có thể vì thấy lo chung chung, không biết hết được cái gì đáng lo nhất, cái gì có thể không cần lo.
Người liên lạc thường xuyên với y dọc đường, dĩ nhiên là bằng hữu, người tin y vượt qua được chặng đường bình yên, cũng là bằng hữu.

Đêm nay là đêm 18, nhưng nhiều mây, không có ánh trăng, đường tối thui, chỉ có ánh đèn pha của y loang loáng các khúc cua, và tiếng con ngựa sắt của y gầm rú vang vọng vách núi.
Con đường càng gần lên đến Bảo Lộc, càng thưa các khúc cua, mà vồng lên vồng xuống theo các triền núi thấp.

Về đến Bảo Lộc, y ghé quán ăn.
Thực ra y không đói, nhưng phải vào quán ăn để cắm sạc điện thoại.
Vừa mở đt, một cú tin nhắn nhảy vào máy : "Song chet sao roi kung?". Chắc cú nhắn này từ trưa. Nhưng đt của y không ghi lại được giờ tin đến, vào máy lúc nào nó báo đến lúc ấy.
Nhắn tin trả lời. Vừa xong, thì có cuộc gọi đến :
- Ủa, còn sống à?
+ Ờ, hết pin cả ngày, giờ mới ghé chỗ ăn để cắm sạc nà.
- Thế là sắp kết thúc rồi à?
+ Ờ, sắp về đến nơi đã ra đi rồi, còn có sáu chục cây số nữa thôi
- Chúc mừng pác hén. Thôi măm đi. Măm ngay

Kết thúc cuộc gọi, y ngó đồng hồ mới biết lúc đó gần 19g.
Ở xứ rừng núi, tròi tối mau thật, mặt trời khuất núi là tối om, dù vẫn còn sớm chán.
Coi giờ rồi, y mới thấy mình la cà trong rừng quá lâu. Từ Phan Thiết qua Đa Mi khoảng 70km, từ Đa Mi lên Bảo Lộc chừng hơn 40km. Tổng cộng có khoảng gần 120km mà đi từ 13g30 đến hơn 18g30 mới tới .
Chỉ có đi một mình mới được như thế.


(còn tiếp)

tunbo
06-02-2010, 21:11
Ngồi nửa giờ trong quán ăn ở Bảo Lộc, rồi y lại xốc balo lên ngựa đi tiếp.
Vừa vào đèo Bảo Lộc được chừng 3km, con ngựa ặc ặc, rồi im tiếng. Rờ xuống khóa xăng, thấy đã kéo sang bình phụ từ hồi nào rôi . Hóa ra mải la cà mà quên mất việc đổ xăng.
Đúng là người ta chủ yếu ... chết vì tham lam

Xăng thì hết, nhưng điện thì còn trong accu, máy không nổ nhưng đèn vẫn sáng.
Đang đổ đèo xuống, thôi thì kệ. Y tiếp tục thả trôi xuống đèo.
Con đèo đang được phá đá mở rộng, đường lô nhô đất đá.
Giờ ấy còn sớm, tuy trời đã tối om và khí núi lạnh lẽo, nhưng xe cộ nhiều, đường cũng sáng và bụi mù trời.
Con ngựa của y nhảy chồm chồm trên đường trong im lặng. Đôi khi đạp thắng tránh xe ngược lên, hết đà, chủ phải thò cẳng xuống đường đạp mấy phát đẩy ngựa có trớn. Cưỡi nó suốt, lâu lâu cũng phải đẩy nó chút, cho ... công bằng .

Xuôi đèo ổn thỏa, vừa trờ tới cây xăng ở chân đèo, cũng là lúc hết trớn. Chính xác gì đâu.
Nạp đồ ăn cho ngựa sắt xong, lại tiếp tục chạy về xuôi.
Lúc này trên đường QL20 tối om, vẫn có xe chạy thường xuyên, nhưng không di dít vào nhau như trên đèo, nên đường tối.
Y không thấy lạnh như lúc khởi hành đi đêm 16, có thể vì giờ đi từ trên vùng cao xuống, cái lạnh càng ngày càng giảm bớt.
Các thị trấn dọc đường cứ lần lượt trôi vèo qua.

Chẳng mấy chốc, y tới "đèo" Chuối.
Đêm trước tuy cũng có mây che trăng 16, nhưng con đường còn có chút ánh sáng mờ ảo. Hôm nay mây giăng kín, che trăng hoàn toàn.
Đường đèo tối om om, cả cây, cả núi đều tối om, chả còn gì là ... thi vị nữa.
Con "đèo" tí hon lại hiện nguyên bản chất chỉ là một con dốc nhỏ.

20g30, y về tới Tân Phú.
Ngay ngã ba đường rẽ vào Nam Cát Tiên, đèn đường sáng choang, các cửa hàng đèn cũng sáng choang.
Ngay cạnh cây đèn tín hiệu giao thông, y gặp một bà già đang xách lỉnh kỉnh nhiều thứ hàng tạp hóa.
- Ô, sao mày lên khuya thế con?
+ Vâng, hôm nay ... đường kẹt ạ.

Rõ ràng y từ trên Bảo Lộc xuống, sao bà già ấy lại hỏi là y "lên muộn"?
Vì hơn tháng nay, y đang cày quốc ở Tân Phú, bà già đó bán tạp hóa ngay cạnh nơi y ở trọ.

Chuyến đi được thực hiện thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, vì nó là "chuyến đi ... chui"

Về đến nơi ở, y nhắn tin cho đồng chí bằng hữu "ít lời", báo đã về đích an toàn.
Lát sau y có tin nhắn đến : "Do diec khong so sung"

tunbo
06-02-2010, 21:13
CHỐT HẠ


Phù!
Xong rồi. Chuyến đi có 48 giờ, mà do đi chui, về phải cày quốc bù nên mãi mới viết xong.

Đi một mình thực ra chả có gì là ghê gớm cả. Quan trọng nhất là lúc quyết tâm dắt ngựa ra khỏi nhà mà thôi.
Tất nhiên nếu chuẩn bị được kỹ càng về chuyện đồ sửa chữa, cũng như các cung, các chặng nghỉ dọc đường thì tốt. Mà không được, thì cũng ... chả sao.
Tùy vào ... cái số thôi.
Ngựa xẹp vó thì làm sao mà biết trước được, nặng hơn nữa, nó hư cái gì bên trong thì càng không biết đâu mà đem đồ sửa chữa.
Như tôi đi loăng quăng trong rừng hoang núi thẳm, trong tay không có bất cứ thứ đồ sửa chữa gì, thì chả bị sao hết. Nhưng về đến phố, ngựa lại dở chứng lãng xẹt, chết máy mấy lần, làm chủ nghệt mặt ra giữa phố .

Đi một mình, chỉ dễ bị lỡ làng vì ... tham mà thôi.
Nếu bớt tham chụp chẹp, có khi chả phải đi quá tối.
Người ta chủ yếu ... chết vì tham. Thà như không biết điều đó, thì không nói. Đằng này, đã biết thế mà vẫn ... chết, thì chả tiếc lắm ru?

Nhưng trong lời tựa của cuốn Tiếng chim hót trong bụi mận gai, bà tác giả có viết (thấy cũng ... quá có lý) rằng - đại khái, vì không nhớ nguyên văn :
" ... khi con chim lao ngực vào chiếc gai nhọn, và bắt đầu cất tiếng hót ... Nó không biết rằng mình sắp chết. Còn chúng ta, chúng ta biết, nhưng chúng ta vẫn lao vào "

Ôi, thật là nhức đầu quá đi.
Thôi, không ... tham viết nữa.

BM
06-02-2010, 21:19
@Tunbo: thật là hấp dẫn quá đi! tại sao lại không tham viết tiếp chứ hả? Mọi người ở đây đều mê..chuyện này mà!:D

tunbo
06-02-2010, 21:22
@Tunbo: thật là hấp dẫn quá đi! tại sao lại không tham viết tiếp chứ hả? Mọi người ở đây đều mê..chuyện này mà!:D
Cám ơn bác BM và mọi người đã theo dõi câu chuyện.
Em cứ loằng ngoằng thế thôi, chứ đi đâu có đựoc bao nhiêu. Đã thế, vì đi ... chui, nên phải để qua lâu lâu mới post được, vì biết đâu bạn sêp em cũng đang trên Phuot.com.
Phải để lâu lâu, cày bù chỗ việc đã trốn, thì bạn ấy có biết, cũng phải cười trừ mà thôi. :))

Jenny7979
08-02-2010, 10:37
Ủa, còn sống để viết hết được bài này hả Lão ? Không chết vì tham mới lạ. Ngưỡng mộ ;;)

Đứng trên sườn núi ngắm hồ Hàm Thuận & hoàng hôn chẹp chẹp. Lão dẫn gái đi ngắm đeee :D

tunbo
10-02-2010, 11:56
Ủa, còn sống để viết hết được bài này hả Lão ? Không chết vì tham mới lạ. Ngưỡng mộ ;;)

Đứng trên sườn núi ngắm hồ Hàm Thuận & hoàng hôn chẹp chẹp. Lão dẫn gái đi ngắm đeee :D

1. Gái cứ ... ngoan đê ;)
2. Lo o bế lại con ngựa sắt của gái cho ổn vào, rồi ... đi. Xưa nay, Lão vẫn giữ một nguyên tắc : rong ruổi đường xa, không chở theo người, trừ những trục trặc phát sinh trên đường đi :D

phanthanh2k4
22-02-2010, 11:38
Mình cũng đi từ La Ngâu lên Đa Mi, Hàm Thuận
Đường từ La Ngâu lên Đa Mi cực xấu, nhưng từ ngã 3 Đa Mi lên tới hồ Hàm Thuận và Bảo Lộc rất đẹp. Mình chở BX phía sau, đi xe... super dream mới ghê chứ, may mà ko bị xì bánh ^^

Có mấy hình chia sẽ cho vui:

https://farm3.static.flickr.com/2799/4377483062_0784af5f41_o.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4023/4376734189_a4b420a355_o.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4057/4377482662_66c19cfd6f_o.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4062/4376733457_9331efa7e9_o.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4072/4377481902_d37593f787_o.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4046/4361766380_a4b8bb2bc3_o.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4027/4361763258_36523731ae_o.jpg

Thân,
Thanh

Lẩm cẩm
18-03-2010, 19:17
Mình xem thích quá, cứ mong cái thớt nầy dài ra mãi.
Nhưng nghĩ lại, cái gì cũng có lúc phải kết, để cái mới bắt đầu.
Cám ơn bác Tunbo

Jenny7979
14-09-2011, 23:42
QL 55 đoạn này rất đẹp, đường chạy trên sườn núi, hai bên đường là hai hồ thủy điện : bên là hồ Hàm Thuận, bên là hồ Đa Mi.

Hai hồ này nằm lọt dưới thung của các dãy núi xung quanh, rộng mênh mông, nhiều góc cạnh.
Trên đường lên Bảo Lộc, hồ Đa Mi nằm bên tay phải, hồ Hàm Thuận nằm bên tay trái con đường.

Ban đầu, đường men theo bên sườn trái của ngọn núi, nên chỉ thấy được hồ Hàm Thuận bên trái.

https://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_8188.jpg
Hoàng hôn bắt đầu buông xuống trên hồ Hàm Thuận.


Đã được đứng ngay view này ngắm mê mải, vẫn chưa đi hết những chỗ lão đi nhưng cũng được 1 phần nào đủ sướng :L

SPORT4477
04-10-2011, 23:30
Đọc hết một lèo ,hay quá bác , thank nhiều

Ngoc Tuan
06-10-2011, 15:05
Thật là ngưỡng mộ bác tunbo quá...Cám ơn bác đã chia sẻ những cảm xúc chân thật...lời văn thật lôi cuốn.Năm 1994, chúng tôi 5 người trên 1 chiếc Toyota,đi từ Nha Trang về Saigon lúc 1g30 sáng tốc độ khoảng 100km/g,cũng đã gặp 1 bóng trắng ôm con trên tay lao vào xe...Cả 5 người cùng la lên kinh hãi,vì nghĩ rắng người ta muốn tự tử...Nhưng khi thắng xe quay lại nhìn thì không có ai cả..??!! (NO) :( Trên đoạn đường lúc này ,chỉ có xe của chúng tôi...đèn pha của xe rất sáng,cả xe đang nói chuyện vui vẻ..Thật không hiểu nổi !!!
Mong những bài ký sự tiếp theo của bác...Cám ơn và chúc bác luôn vui,khỏe & may mắn...:) Tôi đã mạn phép dẫn link này sang trang web của hội chúng tôi : pcxclubvietnam.com để chia sẻ với anh em...

angle1088
12-10-2011, 20:03
haizz topic nói bẫy đá mà sao ko thấy có cái gì là bẫy đá hết dậy nè bác chủ topic

nuamua
13-10-2011, 10:03
haizz topic nói bẫy đá mà sao ko thấy có cái gì là bẫy đá hết dậy nè bác chủ topic
Bạn đã đọc topic chưa?

tunbo
13-10-2011, 19:43
haizz topic nói bẫy đá mà sao ko thấy có cái gì là bẫy đá hết dậy nè bác chủ topic

Bạn đã đọc topic chưa?
- Hehe, bác nuamua nóng mắt làm gì, cái bạn angle1088 ấy, đi Mỹ Sơn có cái bảng to tướng vẽ bản đồ khu vực di tích ngay trước khi bước vào khu vực di tích, mà còn nói lộn tùng bậy các khu trong Mỹ Sơn.
Bạn ấy chưa đọc topic này đâu =))


- Đáng nhẽ tôi cũng không muốn nói gì thêm với bạn angle1088, nhưng đã ló vào đây rồi mà không đáp vài lời, cũng ... ngại.

haizz topic nói bẫy đá mà sao ko thấy có cái gì là bẫy đá hết dậy nè bác chủ topic
Nếu bạn angle1088 đọc topic rồi, mà hỏi thế này, thì chắc bạn chắc muốn bắt lỗi từ ngữ chăng?
Nếu bạn chưa đọc - tôi coi "xem" với "đọc" khác nhau nhiều - mà hỏi như thế thì ... bạn trả lời câu hỏi của bác nuamua đi?
(Nhưng với kiểu cả tháng mới login một nhát, vào viết mấy nhát rồi nhào ra như bạn angle1088, tôi vẫn ngả về ý là bạn chưa đọc topic :)))

Còn nếu muốn bắt lỗi từ ngữ theo kiểu "xét lại", thì thế này : Ngay trước từ "bẫy đá" trong cái tiêu đề, là từ "Đi tìm" đấy, bạn angle1088 ạh. Đi tìm là một chuyện, tìm thấy hay không là chuyện khác, tìm thấy được bao nhiêu lại là chuyện khác nữa. Nhức đầu không? :shrug:
Hỏi như thế thì quả là mắt quan sát của bạn hỏng rồi.

Dao Nguyen
13-11-2011, 13:59
Bãi đá h không còn nữa đâu mọi người ạ, mình là dân PR gốc may mắn là ở PR chổ nào cũng đi rồi, mình có gặp và hỏi GĐ vườn QG Phước Bình, ông nói rằng chổ đó chỉ là ghi tượng trưng thôi, còn bãi thật sự là nằm ở trên vách núi ghi mấy chữ đó, và khôg có đường lên vì ta đã phá đá để làm đường nhựa cho mọi người đi bây h đó :) hồi xưa chỗ này không dễ đi như anh topic đâu, CỰC KÌ KHÓ xe máy đi không nổi, đi toàn bằng xe leo núi nên từ khi ông lên làm GĐ thì ông đã kêu gọi vốn đầu tư và con đường đc xây dựng cho phát triển khu dân cư... Cái nào cũng có cái giá phải trả mà bác ^^.
p/s bác chủ topic thử đi hết con đường chưa ? nó chạy ra Cam ranh đó ạ :)

linhnam
13-12-2011, 02:35
Cám ơn những hình ảnh quý báu của chủ bút nha!

savatage
31-07-2012, 15:07
Cảm ơn bác nhờ bác mà em có thêm 1 chổ để khám phá ở Ninh Thuận.

Gia
26-12-2012, 10:51
Bác tunbo có con ngựa sắt chuẩn quá, thế là đủ an tâm trên đường phượt rồi

lqvu
16-01-2013, 10:57
hôm nào có chuyến đi đường Hồ Chi Minh cho mình tham gia với nha