PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Hòn Nhọn - Thác Bay - Bình Tiên



sami
18-01-2010, 06:44
Thân chào cả nhà,
Cuối cùng thì chuyến đi cũng đã kết thúc, chuyến đi ba ngày vừa lên rừng, vừa xuống biển của một tập thể gồm 10 con người để lại rất nhiều cảm xúc cho mỗi cá nhân. Người thì coi đó là một chuyến đi tuyệt vời, có người lại có những cảm xúc mới lạ thêm trong cuộc đời của mình, có người lại thấy đó là sự chấm hết cho những chuyến đi khác. Dù sao đi nữa, chúng ta đã có một chuyến đi không thể hoàn hảo hơn trong hoàn cảnh như vậy.

Chuyến đi đến từ một bài viết của một phóng viên báo Tuổi Trẻ và trở thành một topic rủ rê hot nhất thời đại phuot. Và chỉ với 336 bài viết nhưng có đến 14.780 lượt người theo dõi cũng đủ sức nói lên cái nóng của topic này.

Một chuyến đi khám phá mà gần như một bãi chiến trường khi có sự tranh cãi về số lượng người và cách thức tuyển lựa người để mất bao công sức của các mod, admin kiểm duyệt, kiềm chế sự nóng nảy không cần thiết của rất nhiều thành viên.

Nhưng nó thực sự là topic đáng để quan tâm.

Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ nằm ở miền Trung của tổ quốc, có vô số cảnh đẹp và điểm nên đến trong hành trình của các phượt gia. Nhưng những điểm được nhiều người biết đến đại đa số nằm ở ven biển như Hòn Lao lạnh lùng, Vĩnh Hy huyền bí, Bình Tiên êm ả hay Núi Chúa hùng vĩ. Có nhiều cảnh đẹp còn nằm ẩn khuất sau những cánh rừng, những vách núi mà chúng ta còn chưa có dịp nhìn ngắm. Một trong những cái như thế là hòn Nhọn.

Đúng như nhà báo Bình bên báo Tuổi trẻ đã viết, hòn Nhọn nằm trong khu vực xã Phước Hà. Dân địa phương nơi đây hay kêu là hòn Một. Từ khu xã Nhị Hà, Phước Hà nhìn về phía Lâm Đồng, chúng ta sẽ thấy hòn Nhọn vượt cao hơn tất cả và có một đỉnh nhọn như một cái chóp mũ của những chàng mục đồng. Đây là đỉnh núi cao nhất trong khu vực và nằm trong khu vực quản lý của hạt Kiểm Lâm Tân Giang. Trong toàn khu vực 30.000 ha rừng mà hạt Tân Giang quản lý, có ba dòng suối thì có đến hai dòng bắt nguồn quanh hòn Nhọn. Tới hòn Nhọn, chúng ta có hai đường đi. Một là đi từ trung tâm xã Nhị Hà, băng đồng tới chân núi rồi theo đường mòn lên đỉnh sau khi vượt qua một yên ngựa khá khó khăn. Hai là chúng ta đến hồ Tân Giang rồi theo đường mòn ven hồ, khi gặp con suối đầu tiên thì rẽ phải để đi lên khu thác Bay rồi lên hòn Nhọn. Nếu gặp con suối này mà vẫn đi thẳng, chúng ta sẽ đến khu căn cứ Anh Dũng, một căn cứ cách mạng trong thời gian chống Mỹ. Đây là khu vực tiếp giáp Lâm Đồng, có nhiều hầm trú ẩn, giao thông hào, có cả trường đảng, lớp học ... Tuy nhiên, khu vực này nằm ngoài khu hòn Nhọn.
Sau khi tìm hiểu kỹ tất cả các vấn đề từ anh Doanh - trưởng hạt kiểm lâm Tân Giang - người đi suốt hành trình tại khu hòn Nhọn thì chúng tôi hiểu rằng bài báo của anh phóng viên trên báo tuổi trẻ đã nêu ra đúng vị trí của hòn Nhọn, nhưng nơi anh đến thì không phải là hòn Nhọn. Vậy thì chúng ta sẽ chinh phục hòn Nhọn này, đó là quyết định của cả nhóm.

Để hoàn thành chuyến đi, chúng tôi nhận được sự trợ giúp của rất nhiều cá nhân, tập thể. Có lẽ không có gì để nói nếu như chúng tôi liên hệ suôn sẻ với dân địa phương. Nhưng, ở đời vẫn có nhiều chữ nhưng, và ở đây chúng tôi sẽ nói đến nó. Có nó, chuyến đi mới trở nên khó khăn như vậy.

Bảo là một anh bạn dễ thương sống ở xã Nhị Hà. Sau chuyến đi cùng với anh Bình (báo Tuổi trẻ), chúng tôi đã có dịp gặp anh và trò chuyện nhân chuyến anh vào chơi thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi những tưởng rằng sự vui vẻ của anh sẽ giúp đỡ rất nhiều khi chúng tôi chinh phục hòn Nhọn, nhưng không phải vậy. Cách chuyến đi gần một tuần lễ, tôi bốc điện thoại gọi cho Bảo. Sau một hồi nói chuyện, Bảo nói tôi cần phải gặp một anh bạn khác tên Thuận, làm bí thư đoàn xã Nhị Hà. Anh Thuận nói rất dài dòng, nhưng vắn tắt như sau:

- Dẫn đường chứ không phải vác đồ giùm.
- Cần phải làm thủ tục vào rừng và đóng một số khoản thuế cho xã.
- Chi phí dẫn đoàn trong ba ngày vào hòn Nhọn là 5 triệu đồng cho một nhóm khoảng trên 10 người. Tất cả sẽ thể hiện bằng hợp đồng và anh sẽ gửi qua fax cho chúng tôi hợp đồng mẫu.

Mới nghe đến con số 5 triệu đồng, tôi đã tá hỏa tam tinh. Bởi theo Tuấn mỏ nhọn (thành viên của Chim Cò group), chi phí cho mỗi hướng dẫn là 100 ngàn/ngày (chúng tôi đã cùng nhau thỏa thuận như thế), 500 ngàn thuê xe đưa vào ra (đón từ cây xăng ngã ba Phú Quý vào Nhị Hà và ngược lại) cùng tiền mua rau, gạo chừng 300 ngàn. Như vậy, nhóm của Tuấn chỉ tốn 200 ngàn cho 1 "hướng dẫn viên" mà thôi, vậy mà.... Tôi liền gọi cho anh Bình nhờ can thiệp. Anh liền gọi liên lạc với Bảo rồi gọi cho tôi, nói nên liên hệ với anh Luân - là người quen của nhóm Bảo, Thuận và dẫn anh Bình vào chỗ đó.

Cho đến sáng hôm sau, tôi gọi cho anh Luân. Anh Luân là người làm du lịch và cũng là người khám phá ra khu này (hòn Nhọn) nhưng chưa đưa vào khai thác. Anh cũng rất tiếc khi một số anh em địa phương lại đưa ra giá như vậy và sẽ giúp đỡ để chi phí còn là con số chấp nhận được. Sau một hồi điện thoại của anh Luân, Thuận đồng ý giảm giá nhưng con số chỉ được tụt xuống còn 3 triệu đồng. Tôi cũng gọi cho Bảo một vài lần nữa, nhưng em cũng không giúp gì hơn được nữa. Thôi thì đành chịu vậy, tôi nghĩ mình nên thông báo cho anh em hủy chuyến đi, vì không nên chấp nhận một cái giá vô lý như thế. Nếu tôi chấp nhận giá này thì nó sẽ là một tiền lệ xấu cho các chuyến đi của các anh em về sau. Nhưng cái sức nóng của hòn Nhọn, cùng với sự quyết tâm của anh em làm cho tôi đành tìm cách khác. Chợt nhớ ra có một người bạn làm kiểm lâm Ninh Thuận, tôi liền liên lạc để tranh thủ sự giúp đỡ của những chủ rừng khi không có sự giúp đỡ của dân địa phương. Nói là bạn cho nó oai, chứ thực ra chỉ là sơ giao thôi. Cách đây vài năm, bạn ấy có giúp đỡ gia đình tôi vào cắm trại trong vùng hoang vắng nằm giữa vịnh Vĩnh Hy và Núi Chúa hết sức ấn tượng. Và lần này cũng vậy, bạn ấy lại nhiệt tình giúp tôi sau khi nghe kể lể khó khăn.

Anh Thanh - trưởng ban quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Ninh Thuận là sếp của bạn ấy và là người đích thân giúp chúng tôi vào rừng lần này. Anh gọi xuống xã để giúp cử một cán bộ an ninh đi theo đoàn và cắt cử luôn anh Doanh là trưởng hạt kiểm lâm Tân Giang đi giúp chúng tôi. Ngày chúng tôi ra đến ngã ba Phú Quý, anh còn dậy từ 5 giờ sáng, vượt hơn chục km để thăm đoàn chúng tôi và dặn dò một số điều trước khi vào rừng. Thật là cảm động khi anh ấy là người quản lý của rừng cả tỉnh nhưng lại hết sức gần gũi và thân thiện khi tiếp xúc.

Chuyến đi còn được sự hỗ trợ không mệt mỏi và đầy tình cảm của anh Hiệp, là dượng của Đình Quân - một thành viên của 4so9.com tham gia chuyến đi. Số là sau khi nhờ đến anh Thanh nhưng lại chưa thể chắc chắn lắm, tôi bèn đánh liều gọi cho dượng Hiệp. Dượng Hiệp hiện nay đang công tác tại ban quản lý giao thông đường bộ của tỉnh, ngày trước làm trong ủy ban dân tộc của tỉnh nên nắm rất cụ thể khu này. Gần như ngay lập tức, dượng hỏi thăm xuống chính quyền xã để nắm tình hình và còn nhờ bạn bè làm bên Sở nội vụ tỉnh can thiệp, gọi cho chủ tịch xã. Các cán bộ của xã đã biết gần như đầy đủ chuyến đi của chúng tôi, nên dượng Hiệp nắm được ngay tình hình. Họ còn cho biết, Bo Bo Thuận (không hiểu sao họ lại gọi thế) đứng ra lo vụ này. Họ còn nói do tuần trước có dẫn một nhóm đi, chở ra vào bằng cái xe chở heo rồi tính tiền đâu 1 triệu ba hay một triệu tám gì đó mà kêu rẻ quá nên anh em nó tưởng là hớ nên mới tính giá cao lên. Thật là khổ cho những người ít tiếp xúc với tiền, cứ ngỡ là tiền ở thành phố như lá mít, cứ lượm là được.

Chưa an tâm, bởi vì địa danh tôi nói (hòn Nhọn) dượng Hiệp chưa nghe tới, nên dượng phi thẳng xe xuống xã hỏi tình hình. Anh Chín Tấn - cũng là chỗ thân tình với dượng Hiệp có một trang trại ngay vùng liền cho biết dân địa phương kêu đó là hòn Một, nước non mùa này cũng cạn nên chắc là ít cá thôi. Do cũng từng làm trong cơ quan công quyền tỉnh nên anh Chín Tấn nói cứ an tâm mà đi, anh sẽ dặn dò anh em xã và khi về thì ghé qua trang trại làm bữa cơm thân mật.

Ngày đi chỉ còn hai ngày là tới, các cuộc đàm phán giá cả với Thuận cùng sự giúp đỡ của Bảo, anh Luân, anh Bình đều thất bại. Tôi đã có được sự đồng ý giúp đỡ của anh Thanh nên từ chối giá cả và sự dẫn đường của nhóm Thuận. Ngay chiều hôm đó, Thuận gọi thẳng cho tôi và nói dõng dạc: " Các bạn đừng đi đến đây làm gì, phí tiền vé xe vì đến nơi cũng phải mua vé xe mà về ngay. Tỉnh đoàn cùng Sở du lịch tỉnh đã giao vùng hòn Nhọn cho xã đoàn Nhị Hà quản lý và khai thác rồi, nên không có cách nào các bạn vào được nếu như không có sự dẫn đường của bọn tôi. Các bạn có nhờ kiểm lâm dẫn vào cũng không có vào nổi đâu!!!". Lời nói của Thuận như đinh đóng cột khiến tôi đã lo lắng cho chuyến đi còn lo thêm gấp bội.

Sự lo sợ có phần thái quá của tôi sau khi nghe anh Thuận đe dọa làm cho chuyến đi thực sự trở thành chuyến đi tâm điểm của các câu chuyện xung quanh xã Nhị Hà. Một nhúm người vào chốn rừng núi với một chút đam mê, hà cớ gì mà Kiểm Lâm quan tâm, Sở Nội Vụ gửi gắm, Ban quản lý giao thông đường bộ cũng vào cuộc? Hay là họ còn có lý do gì khác khi bước vào khu này? Đoàn của họ gồm những ai mà quan trọng và ghê gớm thế? Và đấy cũng là một phần của câu chuyện mà tôi sẽ nói về sau.

(to be continue)

huythong
18-01-2010, 23:58
Trước khi thành đại gia, anh đã từng đi bán kẹo kéo :D
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26067
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26068
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26069

huythong
19-01-2010, 00:14
Tiến vào rừng
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26050

Dừng chân nghỉ trưa
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26051

Cá câu được
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26052

Cá nướng
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26053

huythong
19-01-2010, 00:15
Thác Bay
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26054
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26055
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26057

Chuẩn bị nhảy
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26056

huythong
19-01-2010, 00:19
Lấy đà
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26058

Cẩn thận, coi chừng chấn thương sọ não :D
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26059

Tới phiên sami
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26060

Thế tay rất đẹp nhưng chân vẫn ko quên co lên để đề phòng...tụt quần
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26061

huythong
19-01-2010, 00:21
Ki..aiii
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26062

Bay nè
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26063

Tiếp xúc bằng bụng :D
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26064

huythong
19-01-2010, 00:22
Tạm biệt thác Bay, tiến vào đồng cỏ tranh
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26065

Thác Bay nhìn từ xa
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26066

Madscientist
19-01-2010, 11:26
ace ngày mai đi ốp share hình đeeeeeeeeee

mai các bác nào có Súng ống hum bữa thì cho em xin hình nhá, em mang cái ổ 250 Gb đi lấy hình roài về viết bài rì viu quẳng lên đây và Face sô hàng :D

quantdq
19-01-2010, 20:05
Mình không off được, mọi người cho mình cái line để lấy hình về nhé.
Thông cho anh nick của 9 người nhé.

1 chuyến đi đầy kỷ niệm.

Madscientist
19-01-2010, 20:51
bà con có FB ko thì add FB của mình với

http://www.facebook.com/Gaugia

mail là [email protected]

sami
20-01-2010, 09:18
Tôi tường thuật những lời của Thuận cho anh Thanh và dượng Hiệp nghe qua điện thoại, cả hai đều phì cười. Thứ nhất, khu vực hòn Nhọn thuộc xã Phước Hà chứ không thuộc Nhị Hà. Thứ hai, nếu có Sở du lịch có giao rừng cho tổ chức nào quản lý nếu nằm trong phạm vi rừng đó có danh lam thắng cảnh thì cũng phải phối hợp cùng kiểm lâm để bàn giao và cùng quản lý nhưng khu này kiểm lâm Tỉnh không hề hay biết, tức là không có chuyện đó. Thứ ba, nếu có giao thì cũng giao cho Phước Hà chứ hà cớ gì lại giao rừng của xã này cho xã khác quản lý? Sau khi nghe anh Thanh giải thích, tôi cảm thấy thán phục anh Thuận ghê gớm. Sự lộng ngôn của anh đã làm cho một thằng cũng được gọi là khá từng trải, đi đông về tây suýt nữa đái ra quần. Nhìn anh trong ảnh của anh Bình chụp lúc nấu cơm trên chặng đường đi vào chiến khu Anh Dũng cũng nhỏ thó và hiền lành là thế, vậy mà anh lại có thể làm cho một thằng to bụng như tôi vãi cả linh hồn. Thật là không may, anh lại ở Nhị Hà, chứ nếu anh có thể vượt ra khỏi lũy tre làng đến những nơi phồn hoa, tôi dám chắc anh còn thành công hơn thế nữa. Thôi, chuyện đó đến đây không nói nữa.

20h tại bến xe miền Đông, một nhóm phượt tử tụ họp trong khu nhà chờ. Kẻ chưa đến, kẻ còn đang bịn rịn tiễn đưa nhau làm cho chuyến đi còn có vẻ lâm ly như chuyến đi vào huyễn hoặc. Một số người vẫn chưa đến, trong đó có cả dangkhoaquan do cũng còn đi công việc riêng. Đình Quân thì một mình một ngựa chạy từ Cần Thơ từ hồi 17h và đến nhà tôi vào hồi 20h10. Anh em và vội vài chén cơm rồi nhanh chóng vứt ba lô, lều bạt lên chiếc xe rồi phi gấp ra bến. Hú hồn, mình chỉ mất có 15 phút để có mặt tại bến xe miền Đông. Anh em đã gần đầy đủ. Chuyến đi không có sự tham gia của BM, một cây phượt hoành tráng do không hồi phục kịp sau chuyến băng rừng mà nhiều chuyên gia nói là điên khùng nhưng cực kỳ hoành tráng, nhanchauchau thì bận công tác không thể hoãn. Nhưng quân số chuyến đi vẫn là 13 người, con số mà nhiều người kiêng kị. Cho đến 21h, vẫn chưa thấy sự xuất hiện của ba người là Tùngcn và hai người bạn của sami. Thôi thì đành gọi xem có kẹt xe pháo gì không. Thật là bất ngờ và thất vọng khi tùngcn và hai đứa bạn của mình đều tưởng là xuất phát vào thứ 6. Thật là hết chỗ nói, khi mà đã dặn đi dặn lại là tối thứ 5 mà vẫn còn nhầm. Giờ xe chạy đã cận kề thế này thì đành chịu. Chúng tôi có thêm 3 ghế trống để vứt ba lô cùng đồ đạc. Nhìn ai cũng khủng hoảng những ba lô cùng lều chõng, bác phụ xế vừa lắc đầu vừa cười. Cả đám ngồi gần hết các tầng trên của xe, vừa xem phim hài vừa tán dóc và cười như nắc nẻ. Xen vào đó, Tùngcn còn tiếc rẻ gọi hỏi thăm tìm chuyến cuối để vớt vát cách nào đó có thể theo kịp đoàn ra tới Ninh Thuận. Thế nhưng, chuyến cuối chỉ còn 30 phút nữa mà Tùngcn ta lại đang luyện cafe tận đâu đâu nên đành tiếc rẻ nằm nhà. Tất cả những khó khăn phía trước hình như chưa hề có trong đầu của cả đám. Hoài Linh quả là một cây hài có sức sáng tạo, giá mà có một băng của đồng chí này, vừa leo núi vừa nghe chắc vui quên mệt luôn. Nói qua lại và cười được chừng hơn một giờ, đại đa số anh em đều ngủ, chưa kể Madscientist còn tập làm lâm tặc khiến anh em chưa ngủ cứ cười cười. Xe chạy đến chừng 12h thì dừng cho anh em ăn khuya rồi chạy tiếp. Nhoằng một cái, xe đã ra đến Ninh Thuận và nhà xe đã hú gọi chúng tôi dậy để xuống ngay ngã ba Phú Quý như đã hẹn với anh Thanh kiểm lâm.

Đúng 4h20, chúng tôi bước xuống ngã ba, xung quanh còn đầy bóng tối đan xen với vài ánh đèn đường vàng võ. Cách ngã ba chừng 20 thước có một quán nước mở sớm, phục vụ cho dân xe ôm và những kẻ lang thang như chúng tôi. Thế là cả đám ào sang, xếp ba lô đồ đạc đầy một góc quán.
Ông chủ quán tên Sơn nhanh nhảu: “đoàn các chú là đoàn thứ ba đấy, tuần trước có một đoàn đến đây, xạc nhờ cái đèn rồi quên luôn ở đây. Còn một đoàn nữa, sáng nay cũng đến nhưng đi xe xịn lắm. Có một ông người dân tộc hôm qua đến đây đặt xe bảo đón, xe Mecedes lận”. Tôi cười cười, vì đoán đoàn trước là đoàn của Tuấn chim cò, còn cái đoàn xịn xịn có bác dân tộc thuê xe thì chịu. Hòn Nhọn quả nhiên được quan tâm ghê gớm. Anh em kêu nước uống cho lấy lệ rồi phân chia đồ đạc cho từng người. Được chừng 20 phút, dượng Hiệp phi xe máy xuống. Tay bắt mặt mừng với anh em một chút, dượng nói sẽ điều hai xe của cơ quan xuống, chở anh em vào trong chứ không cần thuê xe. Tôi chưng hửng vì đã nói anh Thanh thuê xe giúp rồi. Thôi thì cứ từ từ xem sao. Ngay lúc đó, một anh có nước da đen thui cùng vầng tráng cao vợi tiến đến e dè: “bọn em có phải từ Sài gòn ra, có quen chỗ anh Thanh?”. Hóa ra, đây là anh Doanh, người mà anh Thanh nói sẽ cùng chúng tôi vào rừng. Tôi cảm thấy vững trong dạ hơn, vì đã gặp được người trực tiếp dẫn mình vào hòn Nhọn. Vừa khi ấy, hai chiếc xe xịch đỗ ngay trước quán, là chiếc xe của cơ quan dượng Hiệp. Tôi bèn ra nói chuyện về xe cộ để xem vấn đề thế nào, hóa ra chính anh Doanh thuê chiếc Mecedes cho chúng tôi. Chiếc Mecedes 16 chỗ chở từ ngã ba vào tận hồ Tân Giang chỉ có 300 ngàn, thật là một giá dễ chịu nếu so sánh với giá xe nhà Tuấn chim cò đi. Nếu anh em nào đi chuyến sau thì nên liên hệ với anh Sơn chủ quán nước ở ngã ba này và thuê xe với giá hết sức mềm này nhé.

Khi đã có xe của dượng Hiệp, tôi bèn nói khó với anh Doanh để hồi lại chuyến xe này, rồi tất cả cũng xong. Ngay khi ấy, anh Thanh cũng đến. Hai anh em lần đầu tiên gặp mặt, nhìn anh làm lâm nghiệp mà có vẻ rất nho nhã thanh cảnh như dân văn phòng chính hiệu. Bằng cái giọng sang sảng, anh kêu có chuyện gì thì anh Doanh sẽ giúp, nếu khó nữa anh Doanh sẽ điện về để anh giải quyết. Sau cái bắt tay thật chặt, anh dặn dò anh Doanh thật kỹ rồi nhanh chóng lên xe để đi kiểm tra ở huyện khác. Anh Hiệp cũng lên xe máy đi về, chỉ để lại hai anh tài xế cùng hai chiếc xe sẵn sàng lên đường. Tôi cám ơn rối rít rồi cùng anh em lót dạ, trong khi dangkhoaquan cùng anh Doanh nhanh chóng đi mua bổ sung đồ đạc và thức ăn cho chuyến đi ở một cái chợ gần đó. Chỉ chừng hơn 10 phút, cả hai đã quay về và chúng tôi lên đường, trong lòng đầy háo hức.

Đường vào hòn Nhọn đã được đổ bê tông tráng nhựa hoành tráng. Cuộc sống của đồng bào khu vực này cũng rất khá chứ không như những nơi mà tôi đã từng đi qua. Chính quyền địa phương xây dựng hệ thống kênh dẫn nước tưới tiêu, có điện đầy đủ, có sân vận động to vật vã để giải trí, trạm y tế để khám chữa bệnh và rất nhiều trường học khang trang. Nhà cửa hai bên đường của đồng bào cũng được xây đan xen với một số ngôi nhà làm theo kiểu cổ toàn bằng gỗ. Hàng đàn trâu bò, dê, cừu đi đầy đường khiến đoàn xe của chúng tôi thi thoảng lại phải tạm dừng rồi bấm còi inh ỏi mới qua được đường. Cánh đồng lúa đang thì con gái, điểm xuyết bởi vài cánh cò trắng thu hút rất nhiều ống kính chuyên nghiệp của đoàn. Ba cái máy ảnh hoành tráng được chĩa ra ngoài, thi nhau bắn phá phong cảnh nhằm tìm những tấm hình thật đẹp. Đi được một quãng dài trong xã Nhị Hà, anh Doanh ra hiệu cho xe dừng tại một căn nhà có cây xoài to vật vã ven đường. Đây là một lò nấu rượu ngon thuộc dạng nhất nhì vùng này. Chúng tôi lấy 4 lít rượu với giá chỉ 10 ngàn 1 lít và thế chân cái can có 5 ngàn rồi lại hối hả lên đường. Có rượu là đồng chí đồng bào đi cùng vui lắm đấy, anh Doanh cười cười, nháy mắt. Tôi cũng vui chứ nói gì đến ai, cứ nghĩ đến cái cảnh uống rượu ven suối trong rừng vắng, cá suối măng rừng, bạn hữu chung quanh ai mà chả khoái kia chứ.

dugiang
20-01-2010, 10:57
Vầng! Thưa các phượt gia.
Đã khá lâu kể từ chuyến Mekong của Linhevil. Nhà em chưa được đọc topic nào mà tim đập loạn lên vì hồi hộp như đọc chuyện trinh thám thế này ạ.
Cụ Sami làm ơn viết nhanh nhanh chứ để bà con mong chờ thế này thì tội quá!

huythong
20-01-2010, 12:33
Vầng! Thưa các phượt gia.
Đã khá lâu kể từ chuyến Mekong của Linhevil. Nhà em chưa được đọc topic nào mà tim đập loạn lên vì hồi hộp như đọc chuyện trinh thám thế này ạ.
Cụ Sami làm ơn viết nhanh nhanh chứ để bà con mong chờ thế này thì tội quá!

Chị dugiang bình tĩnh ạ, chuyện hay còn phía trước ;)

sami
20-01-2010, 13:53
Vầng! Thưa các phượt gia.
Đã khá lâu kể từ chuyến Mekong của Linhevil. Nhà em chưa được đọc topic nào mà tim đập loạn lên vì hồi hộp như đọc chuyện trinh thám thế này ạ.
Cụ Sami làm ơn viết nhanh nhanh chứ để bà con mong chờ thế này thì tội quá!

Báo cáo chị, em viết được 5 trang A4 rồi đấy chứ! Chị thông cảm, em type chậm lắm.
Huhu

sami
20-01-2010, 15:47
Anh em mua xong rượu rồi lại lên đường, Huythong và Madscientist còn cẩn thận lấy giấy viết ra mô tả lại đường vào để về post lên diễn đàn cho các anh em về sau. Tôi nghe láng máng Madscientist vừa viết vừa lẩm bẩm: “Cây xăng số 6 ngã ba Phú Quý, đi thẳng, gặp sân vận động rẽ trái, gặp ….rẽ phải thẳng mạch là tới”. Đoạn chấm chấm là do tôi quên rồi, hai bạn Huythong và Madscientist sẽ kể lại cho các bạn nghe. Thế Hùng còn vác GPS là tracking lại toàn bộ chặng đường để anh em về sau có thể dễ dàng hình dung lối vào và lộ trình toàn tuyến. Đi một đoạn nữa là xã Phước Hà, xe lại dừng lại để đón anh Nhân (tên tiếng Việt) là thổ địa. Trao đổi với anh bằng tiếng Việt hơi bị khó do anh nói tiếng dân tộc nhiều hơn và anh cũng ít nói. Thêm năm phút nữa, xe đưa cả đoàn đến mặt đập Tân Giang, một đập nước khá lớn và các bạn có thể nhìn thấy trên bản đồ của Google Map. Hành lý nhanh chóng được mang xuống để hai xe còn tranh thủ quay về đi công tác. Chúng tôi cám ơn hai bác tài xế nhiệt thành và không quên nhét vào tay các bác ấy một chút lộ phí đi đường.

Năm thùng nước có phần hơi nhiều so với 12 con người. Do vậy, chúng tôi quyết định gửi lại quán nước ven đập Tân giang 2 thùng nước, số còn lại tất cả chia nhau, mỗi người bốn chai. 10 kg gạo, cá khô, thịt được chia làm hai túi, anh Nhân mang giúp một nửa, số còn lại thì chia nhau xách. Tuy vậy, còn sợ thiếu đồ ăn nên anh Doanh vào quán ven hồ mua thêm 3kg cá lóc với giá 50 ngàn /kg. Phong cảnh quán ven đập nước mênh mông, xanh ngát thật hữu tình làm anh em thi nhau chụp ảnh. Em Rei và Hothimo còn leo tít xuống mặt nước để vờn mấy chiếc thuyền chài lưới chụp hình. Nhìn xa xa, cả đập rải rác những phao lưới màu trắng – lưới của bà con sống trong vùng mang lưới cá. Trên mỗi chiếc thuyền con con và rải rác khắp quán là vô số những bình điện 12 volt dùng cho việc chích điện bắt cá. Nhìn thật đau xót, chỉ vì cuộc sống trước mắt, họ quên đi cả tương lai. Bởi vì chỉ cần một dòng điện đưa xuống, những con cá to sẽ nổi lên còn cá con thì vô sinh và trứng cá sẽ không bao giờ nở ra nữa. Có thể hôm nay họ thoát đói nghèo, có miếng ăn, còn tương lai của con cháu họ sẽ đối diện với thực tại rừng chỉ còn trong tranh và cá chỉ còn trong ảnh. Một thoáng xót xa cho cả một thế hệ lay lắt sống và không kể đến tương lai….

Chúng tôi lầm lũi trong khu rừng nghèo quanh đập. Đất, đá vàng vọt cùng cây cỏ vì hiện tại là mùa khô, đang trong tình trạng báo động cháy rừng cấp 3. Những cây nhỏ vô giá trị, vô danh mọc còm cõi quanh đám đá granit đang phân hóa dở tạo nên cảnh hoang sơ, điêu tàn heo hút. Tuy đến rất sớm, nhưng vì chờ xe, ăn sáng và di chuyển nên đến 8h sáng chúng tôi mới bắt đầu cuộc hành quân. Trước khi đi, tôi đã mang sẵn một bình sơn xịt màu vàng để đánh dấu hành trình. Các bạn đi sau cứ để ý, khi đến đập Tân giang, rẽ phải men theo đường quanh hồ sẽ gặp các mũi tên màu vàng trên cây, đá ven đường và có đánh dấu tại các ngã ba. Các bạn cứ đi theo hướng mũi tên là sẽ vào đến thác Bay.

Đoạn đường khởi động thật đơn giản, chỉ mất gần một giờ là chúng tôi đã gặp một con suối. Anh Doanh nói mọi người nên nghỉ một chút rồi đi tiếp, tất cả đều đồng ý cho dù không mệt mỏi gì lắm. Con suối nông, chỉ đến ngang bắp chân nhưng có cái nước lạnh ngắt, lạnh đến thấu xương và róc rách chảy. Bên kia suối, ba người đàn ông cầm trong tay các túi xách nhỏ, chẳng rõ đựng gì trong đó đang nghỉ ngơi. Con dao mèo mới tậu tận Sơn la được tôi mang ra buộc vào chai nước rồi quẳng ra giữa dòng ngâm cho lạnh để uống. Anh Doanh thì thầm: “Bọn lâm tặc đó em, nhưng đây chỉ là những thằng cò con vác gỗ thuê thôi, chứ mấy thằng cưa chặt thì nó nằm tít trong sâu ấy, anh biết mấy thằng này hết, và nó cũng chả lạ gì anh”. Tính tò mò nổi lên, tôi giả bộ đi lạng lạng đến gần xem mấy bác lâm tặc có gì trong cái giỏ xác nho nhỏ kia. Ước đoán, chắc cũng chỉ là đồ ăn thôi, vì cái túi nhỏ và được che chắn bên trên kỹ càng làm tôi không nhìn gì rõ hơn. Một bác trong nhóm 3 người đánh tiếng: “Các em đi đâu đấy?”. Dạ, em ở dưới phố đi du lịch anh ạ. Cả ba anh cùng cười khi tôi nói lý do và thì thào điều gì đó, tôi nghe không rõ. Một anh đánh tiếng khen con dao mèo của tôi, hỏi xuất xứ rồi gật gật ra chiều hiểu biết. Cùng lúc đó, lại thêm hai ba người nữa bước ra từ trong rừng và điềm nhiên ngồi cùng tốp kia, bỏ cơm nắm ra nhai ngon lành, chả coi bọn chúng tôi là cái gì cả. Thôi thì kệ, tôi cùng anh em nghịch ngợm bên suối lạnh lùng một lát rồi tất cả vác ba lô lên đường. Để đi đến chiến khu Anh Dũng, chúng ta đi thẳng. Còn lên thác Bay, vui lòng rẽ phải và dọc lên thượng nguồn con suối là tới. Lúc này mặt trời đã rõ hơn một chút, tỏa cái nắng khó chịu trên đỉnh đầu làm cho chúng tôi bắt đầu đổ mồ hôi. Anh chàng Nhân thổ địa cũng đã vứt lại bao gạo, khô và phần này do Đình Quân - con trâu nước của đoàn đảm nhận.
Thi thoảng, anh em lại dừng lại chụp hình, chúng tôi lại gặp lại con suối khi nó vòng ra sát đường mòn của đoàn đi. Những cây sung cao ngất, đầy quả nhìn phát thèm, lại còn có cả một cây dừa to vật, không có trái vì đã bị vặt sạch ven đường. Quả là lạ lùng, khi giữa rừng nghèo mà lại có dừa. Cả đoàn ai cũng lấy máy ra bấm cho hiện tượng lạ này.
Chỉ khoảng 15 phút sau khi cả nhóm đứng lại chụp hình chán chê trên một tảng đá granit to vật vã, cả nhóm lại lên đường. Cái máu nghiên cứu điều tra khoáng sản của tôi lại nổi lên, cho dù trình mới chỉ là tay mơ. Đá granit ở đây có màu xám pha đốm trắng, là loại đá không được thị trường ưa chuộng nên nó vẫn còn y nguyên. Chứ nếu nó mà có màu hồng như ở Bình Định chắc khu này đã sầm uất rồi. Dọc đường đi, tôi còn phát hiện ra cả thạch anh, nhưng rải rác và có màu đục, không phải là thứ đắt tiền mà bà con nhà ta đam mê.

Mới lên có một tí dốc mà anh Doanh đã kêu mệt và đòi cắm trại nấu trưa. Lúc này đồng hồ mới chỉ đến 10h20, đoàn ai ai cũng còn sung. Nhưng anh Doanh nhất quyết cắm trại vì nói là cái dốc phía trước cao lắm, qua không nổi đâu. Cứ nghỉ ngơi quanh đoạn này rồi chúng ta ăn cơm xong, đi tiếp. Theo kế hoạch, buổi trưa cả nhà ăn xôi do Hothimo đảm nhận mua, đã chia ra rồi nhưng anh Doanh đề nghị nấu thêm chút cháo cá. Ừ thì ăn, mình làm tí cá lóc nấu cháo cho nó hoành tráng. Chỗ này suối to, sâu và nhiều cây mát mẻ nên cắm trại cũng hợp lý. Tôi, Thế Hùng và Đình Quân tỏa ra dò xét tình hình xem cá mú ra sao. Nước xanh ngắt, chảy róc rách và vẫn lạnh lùng. Bóng chim tăm cá thì không thấy đâu. Cả ba hơi thất vọng nhưng sau một hồi vắt nước tìm cá, tôi tìm thấy một đàn cá nho nhỏ trong hõm nước to nhất khu và cũng sâu nhất. Thế Hùng thì mồi bột, tôi thì chạy ra lấy ruột cá lóc do Rei và Hothimo đang làm để câu. Cả gần nửa tiếng vật vã đổi từ ruột cá sang mồi bột rồi sang cả xôi nhưng cả ba đều lóc trắng. Ngay lúc xuất phát, anh em cứ nửa đùa nửa thật là phải mang cây chích điện đi không thì chả có cá mà ăn. Cả ba chàng cần thủ chúng tôi chỉ cười cười, vì bản thân là các cần thủ chúng tôi không bao giờ làm những chuyện như vậy, nói thật là còn ghét cay đắng chuyện đó nữa. Bởi vì số cá kiếm được của một người chích điện là có thể bằng cả trăm người đi câu dồn lại, nhưng mức độ tàn phá thì đã nói ở trên rồi, vô cùng khủng khiếp. Toàn bộ cư dân của 4so9.com và các diễn đàn câu cá khác đều phản bác vấn đề chích điện, bởi chích thì cá lớn cá nhỏ và cả trứng cũng chả còn, lấy cá đâu ra mà câu! Thế Hùng chán nản vì chả có con cá nào, thu cần đi leo võng nằm ngủ và buông ra câu thách đố: “Anh mà câu được cá thì em cõng anh qua núi!!!!”. Nghe phát ham, nhưng ở điều kiện này thì chắc là tôi phải lội bộ là cái chắc. Cá thì chưa được, nhưng tôi đã câu được ba chú cua suối, con nào con ấy nhìn rắn rỏi chắc nịch như xe tăng bọc thép vậy. Nhanh chóng, chúng bị bỏ chung vào nồi cháo cá để cho ngọt nước.

Giờ ăn trưa rồi cũng đến. Số xôi Hothimo mang đi anh em đã giải quyết gần hết, chỉ còn lại một ít xôi đồ sầu riêng. Nồi cháo cá đặc sệt những cá và cháo cũng được anh em giải quyết gọn lẹ. Những chiếc bát inox 2 lớp chống nóng được Hothimo mua cho anh em có tác dụng tuyệt vời. Cầm trong tay không nóng và đủ to để có thể trụng mì tôm luôn. Cái này hơn nhiều lần cái bát giấy ăn rồi phải bỏ, gây bừa bãi cho môi trường và có thể dùng rất lâu bền. Ý tưởng này hình như do dangkhoaquan nghĩ ra thì phải, rất hay. Ba chú cua nhỏ nhoi trong nồi cháo được chia ra, người được càng, người ăn mình và có người còn không được ăn. Tequila ăn ngay hai cái càng và nhường cho tôi cái mình cua béo ngậy. Hắn nhai càng rau ráu, ra chiều ngon lành lắm làm tôi tò mò. Cua đồng thì ăn nhiều, cua đá trên núi Dinh cũng đã ăn và cua Cù lao Chàm nổi tiếng tôi cũng đã dùng, nhưng cua Ninh Thuận này quả đặc biệt. Thịt cua trắng, ngọt và chắc nịch, chắc đến không ngờ. Có lẽ vận động trong môi trường khắc nghiệt nên nó giúp chúng chắc đến như thế. Giờ đã vào cuối mùa khô mà nước suối vẫn chảy mạnh mẽ, không biết bằng cách nào chúng lại có thể sống và tồn tại qua mùa mưa, khi mà lượng nước dâng cao hơn so với hiện tại chừng 2 mét và chảy với vận tốc kinh hồn? Những người như chúng tôi, sống trong môi trường thành phố cũng đang tập gieo mình vào thiên nhiên tàn khốc và hoang dại, mong được một phần nào cứng cỏi như lũ cua này để có thể vượt qua được những dòng chảy của cuộc đời.
(to be continue)

dangkhoaquan
20-01-2010, 16:04
Post hưởng ứng:
cảnh trên đường đi
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26138
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26140
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26139

Madscientist
20-01-2010, 16:06
Anh Sami văn hay chữ tốt quá, đọc hấp dẫn cứ như truyện Dan Brown :D

tối nay các ace có súng ống mang hàng đi hết để share nhá

mong gặp tất cả mọi người, tiếc 1 cái vắng anh Trâu Nước QUân roài :)

haha, thích nhất đoạn này, sự thật thì luôn mất lòng :LL:LL và đương nhiên có những người không muốn nghe

@ Techquila: sau khi lão đại Sami post xong thì anh post tiếp của anh đi nhe, bài của em chắc 24/1 mới post đc, tại thi cái môn kia căng quá :Dam:Dam

Nambyus
20-01-2010, 17:08
Anh Sami viết ngày càng lên tay. Hi vọng bên cạnh Nguyễn Ngọc Tư của Cà Mau, chúng ta sẽ mau có Sami của Sài Gòn......

sami
20-01-2010, 17:13
Anh Sami viết ngày càng lên tay. Hi vọng bên cạnh Nguyễn Ngọc Tư của Cà Mau, chúng ta sẽ mau có Sami của Sài Gòn......

Ặc, sao mà viết gợi cảm như em Tư được chứ.
Nhiệm vụ bất khả thi Nambyus ơi. :(

dugiang
21-01-2010, 09:36
Những người như chúng tôi, sống trong môi trường thành phố cũng đang tập gieo mình vào thiên nhiên tàn khốc và hoang dại, mong được một phần nào cứng cỏi như lũ cua này để có thể vượt qua được những dòng chảy của cuộc đời.
(to be continue)

Cũng sợ bị la là vô spam hay tám. Cũng đã nhấn hết các nút thanks có thể nhấn được nhưng không kìm được sự khoái chí tán thưởng khi đọc tới cái câu này. Nhấp ngụm cà phê xong, vỗ đùi cái đét (c).
Bài này nếu làm loãng topic thì nhờ lãnh đạo xóa hộ nhá.

TheHung
21-01-2010, 12:09
Chuyến đi bắt đầu từ đây, Bến xe Miền Đông, cả đoàn tay xách nách mang là cho nhiều hành khách chờ xe trong nhà chờ của bến xe nhìn mắt tròn mắt dẹt chẳng hiểu cái đám này nó đi đâu mà lắm hành lý thế.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080628.jpg
sau vài phút lòng vòng tìm kiếm thì cũng tìm ra được chiếc xe sẽ đưa chúng tôi về Miền Trung - Phan Rang nơi hòn Nhọn đang đón chờ bước chân khám phá của những cu rảnh, gái ở không :D, cả nhóm xếp đồ và yên vị trên những chiếc ghế nằm tiện nghi và êm ái của chiếc xe giường nằm Quê Hương
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080637.jpg
Xe xuyên màn đêm êm ái, một vài thành viên nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và bắt đầu giấc mơ làm lâm tặc. Còn lại chú tâm vào màn hình xem kịch Hoài Linh, vở kịch khá hay và vui nên làm cuộc hành trình trôi qua khá nhanh. Đúng 4h20 sáng xe dừng tại ngã ba có cây xăng, nơi bác Sami hẹn thổ địa đón đoàn chúng tôi. Sau một hồi quan sát và tìm hiểu thì bác Doanh trạm trường Kiểm Lâm, người sẽ dẫn chúng tôi trong chuyến đi này mới lên tiếng, vì ban đầu bác chưa biết đoàn chúng tôi, sau một hòingồi nghe chúng tôi nói chuyện bác mới lên tiếng
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080647.jpg
leader Sami nhanh chóng làm quen, nắm bắt thông tin và lên kế hoạch lộ trình, thực phẩm và công tác chuẩn bị thêm cho chuyến đi, qua câu chuyện chúng tôi biết được vài thông tin quý giá và vài thông tin buồn mà bác Sami cũng đã đề cập bên trên. Nhưng nói gì thì nói, làm ly cafe trước cho tỉnh cơn buồn ngủ
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080644.jpg
sau đó là nạp năng lượng bằng những tô bún bò giò heo bốc khói thơm lừng của quán ven đường cách đó không xa.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080651.jpg
Trước đó thì 2 chiếc xe của hảo hữu (xin mượn từ của bác Vòng Ngẩu Pín) cũng đã đến đón chúng tôi.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080654.jpg
(To be continued)

huythong
21-01-2010, 12:18
Để tiện cho những nhóm sau muốn đi theo cung đường của chúng tôi, tôi sẽ post cụ thể cách đi và chi phí từ SG-đập Tân Giang:
- Từ SG, mua vé xe Quê Hương ở BX Miền Đông đi Phan Rang, giá vé giường nằm 100k/vé.
- Lên xe bảo bác tài cho xuống ở cây xăng Phú Quý.
- Tại cây xăng Phú Quý, có thể thuê xe của anh Sơn (chủ quán nước ngay đó) để lên đập Tân Giang - xã Phước Hà. Giá thuê Mercedes 16 chỗ khoảng 300k

Đường đi lên đập khá là đơn giản:
- Từ cây xăng Phú Quý đi thẳng theo đường nhựa, đi qua trường THCS Huỳnh Phước một đoạn gặp sân vân động thì rẽ trái.
- Đi thẳng tiếp đến khi gặp bưu điện Nhị Hà, quẹo phải.
- Từ đây cứ đi thẳng theo đường bê tông sẽ lên đến đập Tân Giang. Trên đường lên đập sẽ đụng rào chắn của quân đội. Nếu ko liên hệ để mở rào đc thì chịu khó đi bộ lên đập khoảng 5 phút là đến đường vào rừng.

Ở trong rừng, các bạn cứ đi theo đường mòn, chỗ nào gặp ngã rẽ thì đi theo mũi tên màu vàng (như hình dưới). Ko thấy đường mòn thì cứ định hướng theo con suối mà đi sẽ lên được thác Bay.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26147

Chúc các bạn có thể tự mình chinh phục được Hòn Nhọn - Thác Bay.

TheHung
21-01-2010, 12:20
Vài gương mặt của chuyến đi nè. Leader Sami
Before
https://farm3.static.flickr.com/2688/4292419666_6e6c942840_b.jpg
and then
https://farm5.static.flickr.com/4040/4292430710_f1e0d5ee7b_b.jpg

Tequila
Before
https://farm5.static.flickr.com/4003/4292423936_9473bc585b_b.jpg
and then
https://farm5.static.flickr.com/4047/4292428936_e16f23e373_b.jpg

TheHung
21-01-2010, 14:08
Nhanh chóng mua sắm thêm ít cá khô và gạo, đoàn bắt đầu lên xe, tiến về đập Tam Giang, Xả Phước Hà nơi chúng tôi sẽ bắt đầu cuộc hành trình vào Hòn Nhọn.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3473.jpg
Đoang đường vào đập được tráng xi măng khá khang trang, hai bên đường nhà của những người Dakley, trong những ngôi trường khang trang, con em các đồng bào đang tất tả vào lớp, các bé thụt thò nhìn những cô, những chú một cách lạ lẫm và tò mò
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3484.jpg
Trên đường đi ghé vào quán ven đường làm thêm 5 lít "diệu", hic hic thế nhưng số "diệu" này lại bị bỏ quên trên xe, khiến chúng tôi thèm "diệu" vật vã trong đêm rừng hoang lạnh giá với cá khô nướng, cá suối hun khói...nhấm với trà. Sami tranh thủ bắn mấy phát.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3476.jpg
Sau hành trình khá vòng vèo thì cũng đến nơi, bác Doanh vào trạm gác gần đó nói gì với anh bộ đội không rõ, ngay lập tức anh mang khóa chạy ra mở barie cho xe chúng tôi chạy thẳng lên mặt đập. Sa mi và Huy Thông trông thật oai phong, giống như mấy...chú lơ xe đường dài.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3496.jpg
Trên bờ đập, Nhân (người dân tộc Dakley) đã chờ chúng tôi từ bao giờ, hành trang của anh là một balo đầy gạo và nước. Mọi người ai cũng háo hức, Tâm, Châu, Mơ...tranh thủ nhở tôi bắn vài phát trên bờ đập trước khi bước vào hành trình gian khổ của minh. Leader Sami tranh thủ vẽ graffity trước khi lên đường, một hành động đáng..lên án hehehe.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3505.jpg
Bên cạnh bờ đập Tam Giang là một quán nước nhỏ, chúng tôi ghé mua thêm vài kg cá lóc cho nồi cháo buổi trưa, căn nhà lá đơn sơ với góc bếp ọp ẹp, ám khói làm tôi bỗng dưng nhớ đến quê nhà thân yêu.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3510.jpg
Từ đây, chúng tôi băng rừng (núi cũng đúng), vươt qua góc hồ cạn bắt đầu cuộc hành trình khám phá hòn Nhọn.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3519.jpg

huythong
21-01-2010, 14:13
Một vài hình ảnh trên đường từ cây xăng Phú Quý - đập Tân Giang

Trường THCS Huỳnh Phước
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26154

Những chú cò trắng phau trên cánh đồng đương tuổi dậy thì
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26148

Chùa Bát Nhã
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26149

Cao bồi Phước Hà đang bắn nhau
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26153

dangkhoaquan
21-01-2010, 14:59
@Thông về sửa lại ảnh trước khi post lên đi ảnh mờ quá:
@Huythong, anh thehung: resize ảnh trước khi post lên đi mọi người, để ảnh to load lâu lắm
Tiếp sami :

Hồ thủy điện phước ninh
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26156
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26158
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26157
Hòn Nhọn nhìn từ xa
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26159

sami
21-01-2010, 17:45
Bữa cơm gần xong, tôi mới giật mình hỏi anh Doanh: “Can rượu đâu anh nhỉ?”. Anh cũng đờ người ra rồi nói trong hơi thở đánh sượt: “Quên trong xe rồi”. Thật là nản, có thứ quan trọng nhất thì lại quên, cả đám cùng vò đầu bứt tai, ăn bữa cơm rừng không có thứ đưa cay. Sau bữa cơm, cả đám chìm vào trong giấc ngủ giữa tiếng suối reo và gió ngàn thiu thiu thổi. Chiếc võng của tôi được Thế Hùng cố vấn buộc vào sợi dây rừng leo với câu nói chắc nịch: “Có hai sami nằm cũng không đứt, và có đứt cũng không sao vì …. Anh sẽ rơi xuống suối”. Cả nhóm thống nhất đến 13h30 là xuất phát nhưng anh Doanh nói đến 14h mới nên đi vì nắng leo núi sẽ rất mệt mỏi. Thôi thì bác muốn sao bọn em nghe vậy, chứ thấy bác leo ẹ quá, bọn em cũng bó tay rồi. Công việc chính của bác là quy hoạch rừng … trên bản đồ rồi giao khoán cho đồng bào quản lý và thi thoảng cho anh em đi kiểm tra, do vậy bác khen em Rei và em Hothimo nức nở, con gái mà leo núi bền ghê. Bác Doanh và anh Nhân chiếm một góc rất khôn khéo, tránh được ánh nắng mặt trời soi vào chỗ ngủ nên rất mát mẻ, còn chúng tôi đại đa số vẫn bị ánh nắng chiếu vào sau khi ngủ một lúc nên giấc ngủ có phần chập chờn hơn. Chiếc cần câu chờ thời của tôi vẫn nằm trong nước, hi vọng có cá để làm cho Thế Hùng sáng mắt ra, dám coi thường trình độ câu của mình. Đúng là trời thương người hiền, vừa ngủ dậy do ánh sáng mặt trời chiếu vào sờ đến cần thì cái phao của tôi mất hút. Và cũng rất nhẹ nhàng, tôi đưa chú cá lên khỏi mặt nước và hét toáng lên: “có cá, có cá, Hùng”. Tequila, ChoDTDD và HuyThong đang nằm trên phiến đá gần đó bật dậy xác nhận chú cá suối bé con con mà tôi câu được là đúng và cầm cho Thế Hùng. Hùng chỉ còn biết cầm con cá, nhìn ngó ra chiều săm soi và cười hề hề. Lời hứa mà hắn hứa, dám làm tôi chết liền á. Biết vậy nên cả đám cười xòa rồi thả chú cá lại dòng nước, thu dọn đồ đạc, gom đốt rác thải, dập lửa và lên đường.

Dốc, một cái dốc làm thay đổi cả cuộc hành trình.

Vừa ngủ dậy xong, cả đoàn hành quân và gặp ngay một con dốc, nói thẳng là quả đồi ven suối. Đường mòn thay vì dẫn men theo suối như sáng thì nó lại vắt ngang đỉnh đồi để sang bên kia. Mặt người này ngang tầm chân người nọ, cả đoàn im lặng tiến lên phía đỉnh đồi. Chỉ còn tiếng phì phò thở ra của những anh em xung quanh, mồ hôi ai nấy vã ra như tắm. Chỉ có dangkhoaquan, huythong, quantd (Đình Quân), rei, hothimo nằm trong tốp đầu cùng anh Nhân, còn anh Doanh thì đang phì phò ngay sau tôi. Madscientist thì bắt đầu loạng quạng. Đôi giày quá khổ và tấm thân 85kg đang hành hạ đôi chân hắn. Còn tôi cũng chẳng khá gì hơn, khi cảm thấy huyết áp tăng đột ngột sau từng bước chân gò lên dốc. Tấm thân 70kg của tôi cũng đang hành hạ đôi chân, nhưng so với Madscientist thì còn khá hơn nhiều. Qua một góc cua, nhóm đã tách làm ba gồm dangkhoaquan, huythong, quantd, rei, hothimo cùng Nhân đi đầu, cuối là Madscientist cùng ChoDTDD và anh Doanh, giữa là tôi và một số người còn lại. Cây lúp xúp, đường có lẫn cả đá bazan đen thui và sắc cạnh, nếu đi không cẩn thận sẽ bị cứa đứt chân. Cái nắng trên đầu hun ngùn ngụt, nói dại, chắc một mồi lửa ở chân đồi thì cả đám thành heo quay mất. Khoảng cách ngày càng xa giữa tốp đầu và tốp cuối, tôi đành hú anh em tốp đầu dừng lại chờ. Gần mười phút sau, mới thấy ChoDTDD và Madscientist xuất hiện. ChoDTDD có vẻ ổn hơn, nhưng Madscientist thì quả là đuối như cá chuối rồi. Đường nhỏ xíu mà chân của Madscientist khua như say rượu, người mềm như bún. Cái ánh mắt thất thần của Madscientist làm anh em hơi lo ngại. Một thoáng lo âu cho tiến độ hành quân và chợt nhớ đến ngày test tại công viên Lê Văn Tám. Madscientist là người cũng khá khỏe và cũng về trong tốp đầu, sao giờ thảm hại dữ! Người mà tôi thấy an tâm nhất lại là hai bạn gái nhỏ bé trong đoàn rồi đến huythong và quantd. Nghỉ thêm chừng mười phút để Madscientist ổn một chút, cả đoàn lại lên đường. Đoạn này bắt đầu xuống dốc, có vẻ khá hơn cho tất cả, chỉ thi thoảng lại lên một cái. Qua đám cây bắt đầu xanh vì gần nguồn nước, tôi chợt nhìn thấy hai thân cây trắng toát, vươn lên khỏi đám cây lúp xúp nhỏ bé. Hai thân cây chết khô như định mệnh, cắm thẳng vào bầu trời. Nếu ví von một chút, có thể nghĩ đó là cột gol của môn bóng bầu dục của giới siêu nhiên nào đó trong vùng hòn Nhọn. Madscientist tiếp tục bài xuống dốc bằng mông, bởi không thể điều khiển nổi đôi chân của mình. Mọi người vừa đi vừa chờ cho đến ven bờ suối, khúc trên của con suối mới nghỉ ngơi hồi trưa. Anh Doanh lại đề nghị mọi người nghỉ lại, trong khi đồng chí Nhân cứ phăm phăm bước về phía trước. Con suối đầy những viên đá lớn phải vượt qua bằng cách nhảy hoặc lội. Những người đi giày (đại đa số đoàn đều đi giày) buộc phải nhảy qua những viên đá để tránh ướt. Còn những kẻ đi dép như tôi, Thế Hùng và anh Doanh thì cứ lội thẳng trong dòng nước mát lạnh, chỉ tránh những chỗ quá sâu. Chỉ duy nhất một người đi dép mà không lội là Nhân, cứ nhảy như sóc qua các tảng đá dẫn đầu đoàn. Bỗng ủm một tiếng, Huythong trượt chân ngã vào lòng suối. Tuy nhiên toàn bộ túi đồ nghề chụp hình và ba lô vẫn chưa bị ướt. Chiếc điện thoại tắt ngúm nhanh chóng được tháo pin và cho vào ba lô, mặt Huythong méo xẹo. Vừa hết lượt Huythong lại đến dangkhoaquan, làm cái ủm một cái, ngã như nằm ngửa trong lòng suối, chỉ còn duy nhất cái máy ảnh là đang giơ lên cao. Tuy nhiên, sự chuyên nghiệp trong chuẩn bị của dangkhoaquan giúp cho hắn ung dung ngồi dậy, an tâm bước tới. Toàn bộ quần áo và tư trang quan trọng trong ba lô của hắn đã được bọc bởi 1 lớp nilon nên tránh chuyện ướt át. Cả đoàn lúc này ai cũng thận trọng từng bước trong lòng suối chứ không mạo hiểm như trước nữa.

Mới qua con suối một đoạn, cả đoàn chúng tôi bước vào một khúc rừng đang ngun ngún cháy, rộng chừng 2 hecta. Cây cối cháy ngả nghiêng, có cả những thân cây khổng lồ cũng đổ rạp vì không chịu nổi trận cháy. Than cháy dính vào đám quần áo ướt khi vừa qua suối thành một cái màu đen bẩn kinh khủng, trông ai cũng như lính biệt kích hóa trang khi hành quân. Cái không khí trong lành của rừng bị hòa vào mùi khói và bụi làm thi thoảng có người lại ho sặc sụa. Tất cả chỉ còn biết ngán ngẩm nhìn vạt rừng cháy trụi và bước tiếp. Cả hành trình vào đến khu này, chúng tôi không gặp một bóng người nhưng rừng vẫn chả còn rừng. Một buồng hoa chuối trổ ra đỏ thắm còn sót trong đám hoang tàn nhanh chóng được Quantd và Thế Hùng hạ xuống, chặt lấy hoa để chuẩn bị cho bữa chiều. Con đường lại vòng ra suối, có chỗ cho anh em rửa ráy rồi cứ men suối mà đi tiếp.

Chỉ một loáng, cả nhóm đã đến một khu có nhiều bóng cây mát mẻ và đá lớn. Ngay ở đây đã nghe tiếng thác chảy ào ạt phía xa. Nhân nói, thác còn rất gần nhưng anh Doanh lại bảo nên cắm trại chỗ này vì có nhiều cây mắc võng, chứ trên đó thì rất lạnh và nhiều muỗi. Cả đoàn ai cũng phân vân, nhưng sau chót là thuận theo phương án của anh Doanh. Tất cả tản ra mắc võng, phụ anh Doanh nấu cơm. Sau một chút nghỉ ngơi, tôi bắt đầu lắp pin cho bộ đàm và leo lên phía thác để dò điểm có thể câu cá. Trong rừng, ánh sáng lúc 15h30 chiều đã nhàn nhạt và không khí có vẻ lành lạnh một chút. Một mình nhìn ngó, tôi phát hiện một hốc nước có rất nhiều cá suối bèn hú anh em mang cần câu lên qua bộ đàm. Cần câu chưa mang lên, tôi đã nhìn ra ngọn thác ngay phía trái mình, cao ngất và hết sức thơ mộng. Cái bộ đàm quả hữu dụng, tôi gào như điên báo với anh em là thấy thác để mọi người cùng lên chơi. Kết quả là toán đầu chỉ có em Rei, QuanTD và Thế Hùng lên cùng một lượt. Hai thằng bỏ ra câu cá, gào rú như điên vì câu được những con cá suối đầu tiên trong đời. Cá lên nhoay nhoáy, tiếng cười nói rổn rảng và lúc này còn có thêm Huythong và Hothimo lên cùng. Nhưng chỉ có em Rei là máu nhất, phăm phăm theo chỉ dẫn của tôi và Nhân leo qua cái cầu thiên nhiên bằng thân cây to vật vã ngã xuống lòng suối. Cả ba dò dẫm leo từng bước lên cái thác. Tiếng ồ ồ chảy của cái thác toát ra hơi lạnh lan cả vạt rừng, tôi cảm thấy hơi rùng mình. Thác như một dải lụa, đổ thẳng từ trên cao khoảng hơn 50 mét xuống một cái hồ lớn sâu thẳm rồi xoài mình đi tiếp qua một triền núi ngắn trước khi tạo thành một bậc nữa. Bậc ngắn này cao chừng 3 mét, đổ xuống một vũng nhỏ sâu đến cổ mát lạnh và trong veo. Tôi bèn lấy hết can đảm nhảy xuống và bơi về phía bậc nhỏ này, làm vài kiểu đứng thác cho em Rei phóng tác hình rồi cả đám lại vọt lên tầng trên. Phía trên cao, không khí mát lạnh và thật sảng khoái vì không gian rộng lớn. Cả Nhân và em Rei đều không biết bơi, nước lạnh ngắt và sâu thẳm làm tôi thấy ớn. Cũng muốn đứng trên cao nhảy xuống làm quả nhưng… sợ chết do không ai cứu được nên tôi cứ bò từ cao xuống thấp. Đoạn phim em Rei quay tôi thực hiện cú nhảy đã trở thành lời đàm tiếu cho cả đoàn suốt đêm hôm ấy. Bị ám ảnh bởi có thể có chú chình to vật lao lên cắn dạng như cá mập cắn người ở Quy Nhơn làm tôi ớn lạnh, chẳng dám bơi lâu trong cái hồ nước đặc biệt này. Tuy vậy, tôi cũng gắng thử sức mình, bơi về phía thác nhưng không nổi do dòng nước bên trên đẩy tuốt ra xa. Đành bó tay, tôi bơi thật nhanh và leo lên bờ trong cái giá lạnh dần lan đến tận xương. Lúc này mới thấy ChoDTDD và Hothimo cũng đang len men làm vài tấm hình tận bên dưới chân thác. Cả bọn lần mò xuống thật nhanh, tham gia vào đám đi câu của Hùng và QuanTD đang thi nhau kéo cá. Lũ cá suối này tuyệt ngon và là thứ đặc sản trong một số nhà hàng bởi vì độ hiếm của nó. Cả đám câu sạch đám cá trong hũm đá rồi mới kéo nhau về phía dưới.

Anh Doanh cùng anh em đã nấu xong cơm canh, bày trên một hòn đá bằng phẳng. Mỗi người một tô, nhanh chóng xới cơm, ăn kèm đồ ăn. Bữa ăn thứ hai trong rừng có hoa chuối nấu canh, thịt kho và cá khô. Chỉ trong chốc lát, nồi cơm đầy ứ hự hết veo. Hộp sushi của người bạn phuot tặng anh em trong đoàn cũng được mang ra xử lý. Miếng sushi được làm và cắt rất khéo léo ăn rất vừa miệng. Anh em vừa ăn, vừa khen tấm tắc người làm sushi, cái này cứ hỏi Thế Hùng là rõ nhất.
(to be continue)

Madscientist
21-01-2010, 23:17
em xin phép quode lại bài số 4 của anh Sami, bổ sung hình ảnh cho nó


Bữa cơm gần xong, tôi mới giật mình hỏi anh Doanh: “Can rượu đâu anh nhỉ?”. Anh cũng đờ người ra rồi nói trong hơi thở đánh sượt: “Quên trong xe rồi”.
https://i302.photobucket.com/albums/nn90/trantinhduong2022/IMG_3565.jpg


Sau bữa cơm, cả đám chìm vào trong giấc ngủ giữa tiếng suối reo và gió ngàn thiu thiu thổi. Chiếc võng của tôi được Thế Hùng cố vấn buộc vào sợi dây rừng leo với câu nói chắc nịch: “Có hai sami nằm cũng không đứt, và có đứt cũng không sao vì …. Anh sẽ rơi xuống suối”.
https://i302.photobucket.com/albums/nn90/trantinhduong2022/IMG_3576.jpg


Cả nhóm thống nhất đến 13h30 là xuất phát nhưng anh Doanh nói đến 14h mới nên đi vì nắng leo núi sẽ rất mệt mỏi. Thôi thì bác muốn sao bọn em nghe vậy, chứ thấy bác leo ẹ quá, bọn em cũng bó tay rồi. Công việc chính của bác là quy hoạch rừng … trên bản đồ rồi giao khoán cho đồng bào quản lý và thi thoảng cho anh em đi kiểm tra, do vậy bác khen em Rei và em Hothimo nức nở, con gái mà leo núi bền ghê.

https://i302.photobucket.com/albums/nn90/trantinhduong2022/P1080728.jpg



Dốc, một cái dốc làm thay đổi cả cuộc hành trình.

https://i302.photobucket.com/albums/nn90/trantinhduong2022/P1080696.jpg


Mọi người vừa đi vừa chờ cho đến ven bờ suối, khúc trên của con suối mới nghỉ ngơi hồi trưa. Anh Doanh lại đề nghị mọi người nghỉ lại, trong khi đồng chí Nhân cứ phăm phăm bước về phía trước. Con suối đầy những viên đá lớn phải vượt qua bằng cách nhảy hoặc lội. Những người đi giày (đại đa số đoàn đều đi giày) buộc phải nhảy qua những viên đá để tránh ướt. Còn những kẻ đi dép như tôi, Thế Hùng và anh Doanh thì cứ lội thẳng trong dòng nước mát lạnh, chỉ tránh những chỗ quá sâu. Chỉ duy nhất một người đi dép mà không lội là Nhân, cứ nhảy như sóc qua các tảng đá dẫn đầu đoàn. Bỗng ủm một tiếng, Huythong trượt chân ngã vào lòng suối.
https://i302.photobucket.com/albums/nn90/trantinhduong2022/P1080732.jpg



Mới qua con suối một đoạn, cả đoàn chúng tôi bước vào một khúc rừng đang ngun ngún cháy, rộng chừng 2 hecta. Cây cối cháy ngả nghiêng, có cả những thân cây khổng lồ cũng đổ rạp vì không chịu nổi trận cháy. Than cháy dính vào đám quần áo ướt khi vừa qua suối thành một cái màu đen bẩn kinh khủng, trông ai cũng như lính biệt kích hóa trang khi hành quân. Cái không khí trong lành của rừng bị hòa vào mùi khói và bụi làm thi thoảng có người lại ho sặc sụa. Tất cả chỉ còn biết ngán ngẩm nhìn vạt rừng cháy trụi và bước tiếp. Cả hành trình vào đến khu này, chúng tôi không gặp một bóng người nhưng rừng vẫn chả còn rừng.
https://i302.photobucket.com/albums/nn90/trantinhduong2022/IMG_3431.jpg
https://i302.photobucket.com/albums/nn90/trantinhduong2022/IMG_3436.jpg

Madscientist
21-01-2010, 23:22
Macro
https://i302.photobucket.com/albums/nn90/trantinhduong2022/IMG_3554.jpg

tạm thời post vài tấm đỡ ghiền đã, mai quỡn em edit lại hình theo trình tự bài số 3 và 4 của anh Sami ^^

anh Sami xuất bản tiếp hết đi, rồi tập hợp lại, liên hệ nxb phát hành, bik đâu sẽ nổi tiếng hơn Cánh Đồng Bất Tận (beer)(beer)

dangkhoaquan
21-01-2010, 23:25
Quên giới thiệu với mọi người đoàn chúng tôi di chuyển SG-PR ;PR-SG đều bằng xe của hãng Quê Hương :Tel: 08 5112383: còn thiết thực nhất là liên hệ tại quầy số 48 bến xe Miền Đông, vé xe 100k/giường nằm/chiều.
http://est.congdulich.com/index.php?mod=tonghop&go=11&cid=760

TheHung
22-01-2010, 10:48
Theo lối mòn của bà con dân tộc, chúng tôi tiến vào khu vực núi trọc khô cháy dưới cái nắng chang chang của Phan Rang, nơi có hơn 800 giờ nắng trong năm, là vùng khô hạn nhất Việt Nam. Không thấy bóng dáng của cây to, chỉ toàn những bụi cây lá gai và một loại cây bản địa với lá khá to và có màu đỏ, vàng khá đẹp trải dài khắp hai bên lối đi. Tôi hỏi anh Doanh về nguồn gốc thì anh bảo cây dại, nhưng tôi hơi ngạc nhiên vì thấy chúng mọc khá ngay ngắn và thẳng hàng
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3521.jpg
(Ngọn núi xa xa trong hình là đỉnh của Hòn Nhọn, nhìn hình dáng của đình núi tôi không còn thắc mắc vì sao núi này có tên như thế)
vượt qua con dốc đầu tiên, chúng tôi bắt đầu tiến vào khu vực của những dòng suối cạn, đau đó còn sót lại những vũng nước khá trong xanh và mát, nhưng không xoa dịu được cái nóng từ những tảng đá phẳng lỳ do nước, nắng và gió Phan Rang bào mòn trong hàng triệu năm trước, rộng hàng trăm mét vuông tỏa ra làm nặng thêm bước chân của cuộc hành trình.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3537-1.jpg
Nhưng thỉnh thoảng cũng còn những dòng suối, hồ nước còn sót lại của những tháng mưa ít ỏi, và nơi đây, sức sống vẫn ngập tràn, những bụi cây xanh lá
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3529.jpg
và một loại cây khá đẹp mắt với cành và hoa (không thấy lá) hiên ngang vươn thẳng lên bầu trên xanh, nắng vàng
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3531-1.jpg
Sau hơn 2 tiếng hành trình vừa đi vừa nghỉ và tranh thủ bắn vài tấm hình thiên nhiên hoang dã, nhóm chúng tôi dừng chân cắm trại tại một khu vực khá đẹp, có suối, có hồ (có thể câu cá) và vòm cây (có bóng râm để nghỉ ngơi và mắc võng). Những chàng trai cô gái lần đầu tiên đến với núi rừng như bừng tỉnh sau những giờ lầm lũi cuốc bộ dưới nắng nóng như bừng tỉnh, nhanh chóng trút bỏ balo rồi ...người thì xắn quần lội suối, ngâm chân, rửa mặt, người thì nằm vật ra những tảng đá bằng phẳng nằm chênh vênh bên bờ suối cảm nhận hơi thở của thiên nhiên đang bao trùm xung quanh. Dòng nước mát lạnh khiến mọi người tỉnh táo và như thêm sức.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3560.jpg
Anh Doanh và Nhân chọn một góc khuất để nhóm bếp và chuẩn bị bữa trưa cho đoàn. Tôi mở balo lấy cái bếp gas mini, vật bất lý thân trong những chuyến đi về với thiên nhiên của tôi đưa cho anh và nói "anh sử dụng cái này cho nhanh và an toàn" anh từ chối và nói một câu khá thú vị " Lên rừng lên núi mà nấu bằng bếp gas là không đúng bài", mà quả thật vậy, củi khô xung quanh khá nhiều, thứ củi của những loại cây vùng khô hạn rất cứng và cháy rất đượm. Khi nhìn lại tấm hình chụp góc bếp dã chiến, với 3 hòn đá làm ông táo với những thanh củi cháy dở cùng nồi cháo cá lóc nghi ngút khói giữa góc rừng tôi như cảm nhận được không khí núi rừng dường như vẫn còn vương vấn xung quanh. Nếu như là hình ảnh của cái bếp Gas thô kệch nằm khá tương phản với ái hoang dã của núi rừng thì chắc cảm xuác đã khác
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3575.jpg

darkdeath
22-01-2010, 16:30
Tự nhiên thấy mặt mũi của Death trong phượt này thấy cũng zui zui. Vắng bóng gian hồ đã lâu, bây giờ mới thấy ló mặt. Death là anh trai của Darkdeath.

Death là một phượt có máu, đã từng lang thang nhiều nơi, đi nhiều nhưng lười viết. Sau tết 2 anh em có kế hoạch lang thang từ Phú Yên vào SG cũng như mở màn cho năm mới. Cái Hòn Nhọn này Darkdeath đã dòm ngó từ lúc TTO khai phá. Định đi nhiều lần, nhưng vì 1 số lý do nên đã không theo kịp. Sau tết đây là địa điểm để 2 thằng bọn em lang thang.

@Death: Hôm bữa máu quá không kìm đc, lại xách đt phone ngay cho Utkha nói là làm trc tết luôn. Utkha đồng ý ngay lập tức nhưng ít bữa sau lại thỏ thẻ, anh muốn ăn tết sớm sớm cũng gia đình nên 2 ae đành hẹn sau. Utkha máu me lắm, lại rủ em xuyên Việt đầu năm, lại đạp xe đi, nhưng chuyến này Utkha không đi do bận làm và e cũng vậy. Em đang giữ cái lều của Utkha tết này mang về luôn. Utkha sau khi xuyên Việt về lập ngay 1 Group tên là Bụi Đường. Hôm bữa có ra mắt ace. Thôi ae gặp nhau sau. HN mùa này lạnh lắm death nhớ mặt nhiều áo nha!

@Mod, Admin: Anh em lâu ngày hội ngộ mong mấy anh thông cảm vì spam làm loãng topic, thanks các anh vì đã cho ae hội ngộ

TheHung
22-01-2010, 17:00
Nơi chúng tôi sẽ đến là đây, Thác Bay!!!! Cả nhà xem vài tấm hình cho đỡ buồn nhé, mai em post tiếp cuộc hành trình của nhóm iem
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3592.jpg

Ngọn thác tuy không hùng vĩ nhưng cũng đủ làm chúng ta thấy bé nhỏ trước bà mẹ thiên nhiên
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3600-1.jpg

https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3633-1.jpg

TheHung
25-01-2010, 09:25
Sau khi ăn trưâ, các đồng đội tản ra nghỉ ngơi dưới các tán rừng mát rượi, tôi tranh thủ ngồi giao lưu với anh Doanh và Nhân, sau vài chén trà, từng câu chuyện về phá rừng của các "đại gia" năm xưa được anh Doanh thuật lại nghe hấp dẫn như phim Đài Loan, nào là trang trại của sếp ngành nọ, sếp ngành kia được mua bán và thay đổi mục đích sử dụng như thế nào, nào là những mảng rừng gỗ quý xanh tươi ngày xưa được hợp thức hóa thành....rừng tạp như thế nào..v.v và v..v... Xin nói một chút về Nhân, chú dẫn đường người dân tộc Dakle. Nhân là bộ đội phục viên, Nhân nói vì mình là người dân tộc nên Nhân được chế độ ưu tiên theo nghiệp binh và đào tạo thành sĩ quan chuyên nghiệp, nhưng hắn từ chối vì đi theo binh nghiệp cuộc sống...mất tự do nên phục viên, lãnh một số tiền rồi rồi sau đó về quê giữ rừng và ...uống "diệu", khi về địa phương được đề bạt làm trưởng dân quân xã Phước Hà. Ngành lâm nghiệp Phan Rang có chủ trương giao rừng cho các hộ dân dân tộc Raklei giữ, gia đình Nhân được giao đâu chừng 30.000 hecta và được cấp kinh phí là 50triệu/năm, nhưng theo như anh Doanh nói thì khi nào phát tiền (phát từng đợt) là y như làng Raklei tổ chức ăn nhậu tưng bừng cho đến khi...hết sạch tiền thì mới vác dao vào rừng làm việc, và nghe đâu là các bạn chỉ làm đủ ăn của ngày hôm đó là...vác dao về, ăn hết thì mai lại vác dao đi tiếp, chờ đến ngày nhận kinh phí thì lại ..hoành tráng lần nữa, tôi nghe câu chuyện mà lòng thât buồn.
Đúng 2 giờ chiều, đoàn tiếp tục cuộc hành trình, chúng tôi bắt đầu vượt con dốc đầu tiên, con dốc không cao lắm, nhưng cũng đủ làm chồn chân chúng tôi vì cái nắng nóng đến khô người, nhưng cả đoàn vẫn lạc quan tiến về phía trước. Những mảng rừng khô cháy, những bụi cỏ lau cao lút đầu trải dài khắp lối đi
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3552-1.jpg
nhìn những mảng cỏ lau trải dài, tôi bất giá nhớ lại những câu chuyện về ông ba mươi mà ngày xưa những người thợ sơn tràng quê tôi thường kể. Trong những cảnh đồng cỏ lau là nơi ông ba mươi thường ngồi rình thù và người đi qua để vồ ăn thịt. Chỉ một thoáng suy nghĩ rồi chạnh buồn vì bây giờ làm gì còn thú?? cả buổi sáng chúng tôi không hề thấy bóng của nhưng con thú nhỏ như sóc, chồn...huống hồ là thú lớn. Vậy mới thấy qua trình tăng dân số và đô thị hóa của con người đã đẩy nhiều cánh rừng và công dân của nó đến thảm họa tuyệt chủng và dần biến mất...trong tương lai không xa, các phượt cháu, phượt con của chúng to sẽ không còn cơ hội khám phá thiên nhiên như ông cha của chúng, chúng sẽ chỉ loanh quanh trong các Theme Park và cố gắng tưởng tượng ra không khí hoang dã tự nhiên mà thôi.

Vượt qua con dốc, chúng tôi bắt đầu nghe tiếng nước chảy, ai nấy cũng phấn chấn, Nhân động viên, "cố gắng lên, điểm dừng chân chỉ còn cách một rựa nữa thôi", tôi không hiểu ý nghĩa của câu này lắm, vì xưa giờ chỉ nghe người ta nói "một ngày đường" hoặc "mét" để chỉ quãng đường chứ chưa nghe khái niệm "một rựa". Con suối hiện ra, nước khá nhiều, trong xanh và mát lạnh
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080724.jpg
đến khu này, thỉnh thoảng cũng xuất hiện các cây to, tôi hỏi anh Doanh vì sao mấy cây này may mắn thì anh nói "đơn giản thôi, gỗ của chúng không có giá trị kinh tế cao với lại khu này nằm đưới thung lũng, khai thác và vận chuyển hơi khó nên lâm tặc bỏ qua". Tuy nhiên rải rác trong lòng suối chúng tôi vẫn gặp những cây cổ thụ bị cưa và bỏ lại vì bị lỗi hoặc mối mọt làm hư hỏng bên trong, không sử dụng được, và những cây này trở thành những cây cầu tự nhiên cho chúng tôi vượt suối
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080860.jpg
trong lòng suối thỉnh thoảng cũng gặp hình ảnh này, dấu vết của những người dân tộc đi rừng hoặc của Lâm tặc đi ...làm việc
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080718.jpg
Anh Doanh bị đau bao tử kinh niên nên sức khỏa không được tốt, nên anh là người chốt đoàn, một vài thành viên thấm mệt do dồn sức vượt qua con dốc, chúng tôi lại nghỉ tiếp, tôi và Quân tranh thủ kiếm vài bắp chuối rừng để làm nồi canh chua cá suối nấu chuối rừng cho bữa tối
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080712.jpg
đoàn tiếp tục lên đường, mặt trời cũng bắt đầu khuất sau đỉnh hòn Nhọn, Nhân và anh Doanh chọn một đỉa điểm khá lý tưởng cạnh bờ suối và quyết định hạ trại. Mọi người nhanh chóng triển khai đội hình, tôi Quân và Sami mang cần đi kiếm cá, các bạn còn lại phụ anh Doanh nấu bếp và tranh thủ tắm táp dưới các thác nhỏ mát lạnh. Dưới các hốc nhỏ của dòng suối, cá suối khá nhiều, tuy không lớn lắm, chỉ chừng 2 ngón tay, nhưng mang lại cho chúng tôi cảm giác khá thú vị và chúng tôi cũng không hiểu vì sao những chú cá này lại có thể sống được nơi này, khi mà dòng chảy sẽ rất khủng khiếp vào những ngày mưa và câu hỏi lớn nhất vẫn là nguồn gốc của chúng.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080774-1.jpg
Sau khi lòng vòng hết chỗ này chỗ nọ, hết hóc đá này đến hốc đá kia, đến khi trời sụp tối chúng tôi câu được bao nhiêu đây, chúng được sấy khô chứ không nấu canh như dự định ban đầu vì quá ít với lại không kịp cho các cái bao tử rỗng đang réo inh ỏi, anh Doanh đành nấu chuối rừng với cá...khô.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080808.jpg

vntuyen
25-01-2010, 10:07
Chúc mừng chuyến đi thành công, hình ảnh rất đẹp, nhất là của bạn Thehung. Bầu cho leader Sami là người có cái bụng ấn tượng nhất =)) Đi tập thể dục đi chú em :T

TheHung
25-01-2010, 10:13
Bữa cơm chiều nhiều "đạm" ít "bạc" được dọn ra trên một phiến đá phẳng, to bằng cái giường đôi nằm giữa lòng suối, dưới tán rừng bên bờ suối trong xanh, nhóm người ăn ngon lành bữa cơm đơn sơ nhưng ngon vô cùng. Những câu chuyện hài, những tiếng cười vang lên giữa rừng chiều hoang vắng.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080778.jpg
không đủ chỗ nên sau khi xới mỗi người mỗi chén ai cũng chọn cho mình chỗ ngồi thoải mái để ăn vì phiến đá không đủ để chứa 12 mạng người, nếu chen lấn thì có nguy cơ lọt suối
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080848.jpg
lo cho cái ăn cảu các bạn xong thì đến cái ngủ, mỗi chúng tôi chọn cho mình một vị trí móc võng. Các bạn lần đầu đi rừng chưa biết cách cột võng nên tôi và anh sami phải hỗ trợ và hướng dẫn các bạn cách cột. Anh Doanh và Nhân tách nhóm lên tít trên cao, trong rừng trúc căng võng và đốt một đống lửa ngủ riêng (tôi thắc mắc điều này, nhưng tối hôm đó một phát hiện tình cờ khiến tôi biết thêm vài điều không hay về chuyến đi này). Rồi mọi chuyện cũng đâu vào đó.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080784.jpg
và dĩ nhiên điều không thể thiếu trong các chuyến đi là phần lửa trại, khiỏi phải nói, củi ở đây nhiều như...rừng, mà toàn là củi nhóm 1 (tôi thường đùa anh Sami) vì đó là những thanh gỗ bìa, to và dài như cái xà nhà, bị lâm tặc bỏ lại, chất lượng gỗ rất tốt, cháp đượm và lâu vô địch. Khoaquan và Quân là hai đồng chí tiên phong đi mót gỗ, trông không khác gì lâm tặc chuyên nghiệp
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080817.jpg
Với đèn khò của Khoaquan chúng tôi không gặp khó khăn để nhóm đống lửa này, không khí lạnh lẽo của núi rừng nhanh chóng được xua tan thay vào đó là không khí ấm áp của đống lửa trại, cả nhóm tụm lại sưởi ấm và nói chuyện tiếu lâm
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080819.jpg
trời tối hẳn, hết chuyện mà "diệu" thì đã bỏ quên trên xe lúc lên đường thế là tan nhóm, vài đồng chí lên võng ngủ, tôi nhớ rõ là đồng chí Madsientist là người lên chuông sớm nhất và đồng chí có một giấc mơ làm lâm tặc vì tôi nghe tiếng cưa máy khá to phát ra từ chỗ đồng chí nằm. Lúc này Nhân đi xuống và rủ chúng tôi đi...bắt cua. Mọi người hào hứng theo Nhân, người cầm đèn, người cầm ...bao, kẻ xắn quần, người ...để nguyên quần lội suối bắt cua
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080792.jpg
Trời tối, bầu trời trong xanh nên dải Ngân Hà hiện lên rực rỡ với hàng ngàn vì sao lấp lánh, tôi men theo những hòn đá đi xuôi xuống dưới để tìm một vị trí đẹp ngắm sao, đang nằm suy nghĩ miên man và ngắm bầu trời tuyệt đẹp thì bất chợt tôi phát hiện ánh đèn và vài bóng người thấp thoáng phía xa, dưới hạ nguồn con suối. Tôi bật đèn, lia về phía hạ nguồn thì ánh đèn dươi đó phụt tắt, tim đập mạnh, một cảm giác bất an ùa đến, tôi ngồi dậy rồi phóng nhanh về điểm cắm trại. Lúc này anh Doanh cũng đã xuống ngồi suởi ấm và nấu bình trà uống thay "diêu", tôi đến và nói với anh sự việc vừa chứng kiến, anh dường như không nghe và đánh trống lảng khi tôi hỏi đến lần thứ 3 thì anh nói nhanh một câu, "chắc là ánh đèn của người dân tộc lên núi băt cá đó mà". Cảm giác bất an càng tăng vì tôi tự hỏi, có điên mới lên núi bắt cá giờ này, ở một con suối khô cạn với vài con cá trắng bằng ngón tay. trong khi dưới chân núi là hồ Tam Giang với những con Trắm, con Chép to vật nặng hàng chục ký. Chắp nối những câu chuyện và sự kiện đã qua, tôi khẳng định chắc chắn rằng . NHÓM CHÚNG TÔI ĐANG BỊ THEO DÕI. Vì chuyến đi của chúng tôi đã làm kinh động đến giới lâm tặc và lâm nghiệp địa phương vì đây là điểm nóng của nạn phá rừng và trước khi chúng tôi đi, vì một số lý do bất khả kháng mà đoàn đã nhờ đến một vài nơi quen biết hỗ trợ, trong đó có GĐ sở Nội Vụ tỉnh, Trưởng phòng QLGT Đường Bộ, Trưởng phòng quản lý Lâm Nghiệp tỉnh...
Tôi ôm nỗi lo mà không dám nói với các bạn vì sợ làm hỏng mất không khí của chuyến đi. Đêm đó tôi cột balo vào võng và có một giấc ngủ chập chờn trong khi các đồng đội ngủ say sưa sau một ngày mệt nhọc.

dugiang
25-01-2010, 10:31
Ném đá bạn TheHung tí...hị hị
Chả tìm thấy dân tộc nào là dân tộc Dakley trong 54 dân tộc anh em nhà mình cả. Chắc là dân tộc này http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Ra_Glai

Đùa cho vui thôi nha. Bạn ơi, tới phần hấp dẫn rồi, tim tớ đang đập bùm bùm. Vào kể tiếp đi nào.

TheHung
25-01-2010, 10:47
:T[QUOTE=dugiang;155885]Ném đá bạn TheHung tí...hị hị
Chả tìm thấy dân tộc nào là dân tộc Dakley trong 54 dân tộc anh em nhà mình cả. Chắc là dân tộc này http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Ra_Glai

Thanks chị Dugiang nhiều, Hùng vừa gọi điện cho anh Doanh, trạm trưởng Kiểm Lâm Phước Hà check lại thông tin thì chính xác là người Reklei . Thông tin về họ khá ít, trên wiki cũng không thấy, chỉ thấy trên vài tin tức và web du lịch..
Nghe nói là số lượng người Raklei khá ít và họ được chính phủ (hoặc Tỉnh Ninh Thuận) bảo trợ gần như 100%, phát tiền, phát gạo...hàng tháng vì vùng này hầu như không thể khai thác gì ngoài nuôi dê, bò và...phá rừng.

chanhtrungnct
25-01-2010, 11:16
Hồi hộp quá! Tiếp đi anh! Về qua em cà phê kể cho em nghe với nha!

sami
25-01-2010, 11:41
Bữa cơm tối nhanh qua, anh em lại hùn sức kéo cành cây về làm lửa trại. Mới 17h tối mà nhiệt độ có vẻ đã xuống thêm vài độ. Cây cối xung quanh làm gì có thiếu, nhất là các miếng củi nhóm một (theo cách gọi của Thế Hùng) thì rất nhiều ven dòng chảy con suối. Chả là lâm tặc hạ cây xuống thì chỉ lấy lớp lõi tốt, còn lớp bìa thì vứt phứa ra, cho dù nó cũng to và dày đẹp chán. Từng khúc bìa cũng dày đến 20cm, rộng cả 30-40 cm và dài hơn 2 mét nằm đầy trên đường đi, dọc dòng chảy con suối. Anh em hí húi khiêng về, châm lửa. Lúc này cái đèn khò gas đa dụng của dangkhoaquan phát huy tác dụng, khò đánh nhoằng một cái là đám lửa đã bùng lên.

Trà được anh Doanh nấu sẵn vẫn để nguyên một nồi cho anh em, được mang ra dùng. Thứ trà nửa móc nửa câu này uống vào chỉ có vị trà mà thôi, chứ thú thật, chả ngon lành gì. Dangkhoaquan còn móc đám khô ra, lấy miếng khô cá đuối đen ngon nhất mua đến 80 ngàn ra nướng thơm ngát rồi chia cho anh em ăn kèm … trà. Càng nghĩ, anh em càng tiếc can rượu đã quên trên xe ô tô. Tuần trà và cá khô đã hết, tôi lúc này mới móc chè Tà Xùa ra khao anh em. Thứ trà này tôi có được là do chuyến đi tết dương lịch về thăm nhà thì tiện đường làm quả lên Bắc Yên Sơn La. Trên đây là nơi có cái vạt đất xưa kia có bản làng A Phủ ở, để Tô Hoài phóng tác thành cái tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Ở nhà anh bạn tôi tại thị trấn Bắc yên, phóng tầm mắt ra là nhìn thấy cái vạt đất của bản ngày xưa, nay chỉ còn một màu đỏ quạch do đất bạc màu cây cối mọc không nổi. Cách đây gần 20 năm, tôi đã có mặt ở mảnh đất này, nhìn những chú người Mèo một cách lạ lẫm rồi tập gọi từ “ku tỷ - đồng chí” và mê mẩn cái hương chè Tà Xùa. Khoảng cách địa lý thì Tà Xùa cách thị trấn Bắc Yên 14km nhưng ở độ cao hơn thị trấn cả gần ngàn mét, hiện nay đã có đường trải nhựa lên tận nơi. Ở Tà Xùa, một ngày có đến bốn mùa bởi cái giá lạnh mùa đông đến vào ban đêm, cái tiết thu có vào buổi chiều, cái mùa hè đến vào lúc trưa và buổi sáng là mua xuân man mát. Chè Tà Xùa ngon và nổi tiếng bởi cây chè được mọc ở độ cao trên cả ngàn mét, búp to khỏe mập mạp, hái bằng tay và chế biến hoàn toàn thủ công. Cái vải ủ chè là một cái vạt váy cáu bẩn, đậm mùi mồ hôi của chàng trai cô gái người Mèo. Khi pha chè, phải rửa kỹ nước đầu để gột bớt cái mùi cố hữu của người Mèo thấm đẫm trong chè và uống bằng nước hai trở đi. Chè Tà Xùa không đẹp nước nhưng để lại cái vị ngọt sau mỗi ngụm nơi đầu môi. Mà độc đáo nhất là phải pha chè Tà Xùa với nước suối mới thấy cái ngon nhất của vị trà. Cũng định bụng nhân dịp này mang về dăm lít nước suối đầu nguồn để pha trà uống, nên tôi tích trữ gần chục cái vỏ chai nước mà anh em uống xong trong ba lô.

Cái nồi được mang ra kì cọ lại cho sạch sẽ rồi múc lưng lưng nước suối. Cái bếp ga của Thế Hùng mang ra nấu nước làm anh em trầm trồ vì cái tiện dụng của nó. Dangkhoaquan thì mừng ra mặt, bởi trên vai hắn vác cả 4 bình gas, nếu nấu bớt đi thì hắn nhẹ nhàng biết bao. Nước vừa sôi, tôi múc ra một tô để làm thủ tục rửa trà đàng hoàng rồi mới bỏ đám chè sạch vào trong nồi nước sôi. Tính theo đạo trà thì kiểu này không phải nhưng quả thật, trong hoàn cảnh này cũng nên bỏ qua một số đạo giáo thông thường. Cả đám ngồi quây quanh đám lửa uống trà, cho dù đại đa số là người miền trong và trẻ tuổi nên cũng không hiểu về trà cho lắm. Nhưng biết làm gì trong lúc này bây giờ, đành phải nhấp trà và ngồi quanh đống lửa nói chuyện phiếm. Thi thoảng, câu chuyện của chúng tôi lại phải ngừng vì xa xa có tiếng cưa máy của Mad. Anh chàng quá mệt mỏi nên ăn xong đã thăng liền.

ChoDTDD bất ngờ với hương vị trà Tà Xùa mang lại, bởi càng uống, trà lại càng để lại vị ngọt nơi đầu lưỡi, ngay cả khi liếm môi cũng thấy ngọt. Hắn cho mọi người biết về cảm nhận của mình và mọi người lúc này mới thử liếm môi mình. Cái hương thơm nhè nhẹ của chè Tà Xùa cứ len lỏi vào hương núi rừng hòn Nhọn làm thành cái hương đặc trưng là lạ, gắn kết tất cả đám anh em chúng tôi thành một khối.

Đám lửa cháy không cách nào bùng to lên được do chỉ có cháy một khúc cây khô do tôi vác về, còn khúc “củi nhóm một” thì không cách nào bén lửa. Anh Doanh cho biết, đây là bìa cây dầu, nó đã ngậm nước lâu rồi nên muốn cháy thì chắc phải nửa đêm nó mới bùng lên được. Thế là cả nhóm cùng nhau đi kiếm thêm củi, cùng lúc anh Nhân rủ đi bắt cua đêm. Lũ cua buổi tối mới từ khe đá bò ra kiếm ăn, chỉ cần soi đèn xuống nước là nhìn thấy chúng ngoe nguẩy càng trong dòng nước trong vắt. Chỉ cần nhanh tay chộp lấy, cho vào túi là xong. Chân tôi lúc này thấy hơi đau nên lười biếng hẳn ra, mặc kệ đám trai tráng bám theo Nhân leo dọc lên, bò lui xuống đoạn suối bắt cua. Chỉ 10 phút, cả đám đã tóm được hơn chục chú cua chắc nịch. Ngày mai chắc chắn sẽ có một nồi canh ra trò. Trong khi đó, đám QuanTD và Dangkhoaquan thì đi kiếm củi. Hì hục, cả hai cũng kéo về được hai khúc củi nhóm một bổ sung. Trong màn đêm, hai thằng chả khác gì đám lâm tặc đang khuân vác gỗ. Đám lửa được tiếp thêm hai cành cây, thêm bình gas và đèn khò của dangkhoaquan cháy bùng lên, tỏa sáng rõ cả một góc rừng.

sami
25-01-2010, 13:32
Chúc mừng chuyến đi thành công, hình ảnh rất đẹp, nhất là của bạn Thehung. Bầu cho leader Sami là người có cái bụng ấn tượng nhất =)) Đi tập thể dục đi chú em :T

Báo cáo lãnh đạo, em mới đi vịnh Vĩnh Hy câu cá tập thể dục về, do vậy bài vở chậm. Tập hoài mà bụng không nhỏ được, chắc là do số mệnh rồi. Hix

sami
26-01-2010, 14:20
Anh Doanh và Nhân nhất quyết không chịu xuống uống trà cùng anh em. Sau khi dùng xong cơm, làm một tuần trà và ăn khô xong là cả hai rút hẳn lên cao nằm, nơi có nhiều bụi le bao phủ. Ở phía trên, cả hai có thể bao quát hết cả nhóm chúng tôi. Cả hai trên đó thì thào gì đó suốt nhưng bằng tiếng đồng bào nên chúng tôi chịu, chỉ nghe thấy như chả hiểu thế nào. Chắc là các bác ấy cố gắng bảo vệ cho cả đoàn đây. Tôi thì nghĩ thế!

Thế Hùng cầm đèn pin đi cùng đám QuanTD đi lấy củi về rồi còn đi dạo một vòng, tôi đoán là đi làm cái chuyện mà không nói ra thì ai cũng hiểu. Đang tám chuyện với anh em thì Hùng về, thì thầm bên tai tôi: “Ở dưới kia có một nhóm người, không biết họ làm gì mà khi tôi lia đèn về phía đó là họ tắt đèn và im bặt. Nó ở ngay đám rừng cháy hồi chiều qua đó”. Tức là họ chỉ cách chỗ chúng tôi chừng 500 mét, và có thể tiếp cận trong vòng 5 đến 10 phút đồng hồ. Một thoáng căng thẳng, vì cái tôi sợ là đám đồ đạc của anh em sẽ bay biến nếu như xung quanh đây có người, và lại tỏ vẻ rất khả nghi. Tôi đánh tiếng mãi, anh Doanh mới chạy xuống. Tôi bèn hỏi về tung tích những người dưới kia và chuyện đồ đạc của anh em an toàn ra sao. Rei và Hothimo đã được chúng tôi bố trí cho nằm lọt vào giữa vòng vây của 8 anh con trai thì không lo lắm, nhưng ba lô và máy ảnh thì chả biết thế nào. Anh Doanh trấn an chúng tôi là đám người đó đi bắt cá thôi, đừng quá lo lắng. Nhưng thú thật, tôi cảm thấy quá lo. Bởi vì khu suối chúng tôi qua hoàn toàn ít nước và có khá nhiều đá nên chắc chắn cá mú ít hẳn. Hơn nữa sao khi chúng tôi soi đèn về phía họ thì họ lại tắt đèn và biến mất vào màn đêm đen.

Cảm giác bất an chợt lan tỏa trong tôi và Thế Hùng. Nhớ lại lúc chiều, có hai bác dân tộc đi lên, qua đám anh em thì nhìn ngó rồi trao đổi với Nhân và anh Doanh bằng tiếng dân tộc 100%. Chúng tôi có hỏi là đi đâu thì nói đi bắt cá, nhưng trong giỏ chẳng có lấy một mảnh lưới hay lưỡi câu cũng như đồ chích điện. Các bác ấy đi về phía thác, rồi cũng không thấy quay xuống cho đến lúc này. Lúc ấy thì chúng tôi chả nghĩ gì, nhưng tổng hợp toàn tình hình thì hình như chúng tôi đang bị theo dõi hay cầm chân gì đó. Trưởng ban quản lý bảo vệ rừng ra thăm xem ngó mặt lúc lên đường, những người gọi là lâm tặc thì nhìn với vẻ dò xét, cũng có vẻ hiền hơn những gì người ta miêu tả về lâm tặc – kẻ phá sơn lâm. Thêm vào đó, anh Doanh liên tục kìm hoãn tốc độ của đoàn bằng cách nghỉ, rồi lại những kẻ đi qua lại, những kẻ ám muội đang ở tận dưới kia. Tránh để anh em hoang mang, tôi chỉ nhắc tất cả anh em tập trung ba lô vào thành một chỗ gọn ghẽ để tôi phủ tấm tăng lên tránh sương, còn điện thoại và máy ảnh vui lòng ôm vào võng ngủ. Lại tiếp tục màn tám chuyện thưởng trà, mỗi người nghĩ ra một câu chuyện vui để kể cho anh em quên đi cái lạnh. Câu chuyện cứ râm ran như pháo, mọi người thi thoảng lại cười ồ lên vì những tình tiết của câu chuyện ai đó mang lại. Thế Hùng và tôi châm chọc nhau, trong bất chợt, tôi nghĩ ra cho hắn một cái tên. Đọc cái tên theo tiếng lái, anh em cười ngất còn Hùng thì tím bầm mặt. Ai muốn biết cái tên đó ra sao mà Hùng tức tối thì hỏi hắn, chứ tôi mà nói ra đây chắc tính mạng chẳng an toàn.

Hơn mười giờ khuya, đám cá sấy hơi lửa đã khô, tỏa mùi thơm dễ chịu. Tôi xếp đám cá ra xa khỏi đám lửa một chút rồi hối anh em ngủ lấy sức mai lên đường. Thế nhưng, chỉ có các anh con trai lên nằm là ngáy, còn hai cô gái trong đoàn, nằm một chút lại kéo nhau xuống bếp lửa thì thầm câu chuyện. Trằn trọc mãi mà không ngủ nổi, phần vì lo lắng cho sự an toàn của đoàn và đồ đạc, phần vì trời bắt đầu lạnh kinh khủng, tôi lăn qua lăn lại trên võng. Thi thoảng, tôi lại rọi đèn xung quanh để kiểm tra tình hình, đáp lại tôi là ánh đèn từ phía anh Doanh, Nhân và màn đêm lạnh lẽo, vô hồn. Ánh lửa rừng rực cũng chỉ làm sáng một mảng, nhưng lại hạn chế tầm nhìn của chúng tôi sang bên kia bờ suối cũng như xung quanh. Thực sự là một bất lợi nếu chúng tôi nằm trong vòng tầm soát của ánh lửa, bởi vì như vậy chúng tôi bị người ta theo dõi mình rõ ràng nhưng mình lại chẳng nhìn thấy gì ngoài ánh lửa. Rei và Hothimo vẫn bên nhau to nhỏ, cho dù đồng hồ đã chỉ đến gần con số 12 giờ khuya. Hóa ra cả Rei và Hothimo đều lạnh nên đến ngồi gần lửa cho ấm. Cứ mỗi cựa quậy của chúng tôi dưới này, Nhân đều soi đèn xuống kiểm soát, kể cả việc anh em dậy soi đèn đi tè. Sự căng thẳng cứ đè nén trong đầu làm tôi hết sức mệt mỏi. Cái lạnh khiến cho tôi ngủ không nổi, phải bò dậy lấy tấm tăng phủ lên trên mình làm chăn. Hơi ấm được giữ lại đôi chút, làm tôi cảm thấy an lòng. Rồi tôi cũng thiếp đi tự bao giờ, mặc kệ cho trời đất có đến đâu thì đến.

Năm giờ sáng giữa cảnh núi rừng trùng điệp đầy hơi sương, tôi cựa mình, thò đầu ra khỏi võng nhìn xung quanh. Chiếc ba lô của tôi còn nguyên ở chỗ cũ, anh em vẫn còn đang ngủ say sưa. Chim thú không có lấy một tiếng kêu ra chiều là có. Mặt trời còn chưa lên, ánh sáng chỉ mới lờ nhờ, ra chiều còn tối lắm. Đống lửa đã gần tàn, chỉ còn cháy nhàn nhạt, ba thanh gỗ to đùng chỉ còn lại vài cái đầu gỗ mà thôi. Tôi lại lười biếng, thu đầu vào trong võng ngủ nướng thêm một chút. Lúc này, tiếng kéo gỗ của Madscientist không còn nữa, chắc là anh chàng đã bớt mệt mỏi. Những chuyến đi như thế này, quả thật làm cho cơ thể của những kẻ chỉ biết công việc văn phòng như chúng tôi cảm thấy như rã ra từng bộ phận, cuối một ngày chỉ biết ngủ và ngủ. Thế Hùng hôm qua còn tưng tửng phát biểu một câu: “ Không khí ở đây thật là dễ chịu, sảng khoái nhưng mua nó quả là tốn thời gian và công sức nhưng không uổng phí”. Quả nhiên, không khí trong lành như thế này không dễ gì có được.

Nằm nghĩ ngợi một lúc, anh em cũng lục tục bò dậy chuẩn bị cho ngày mới. Kẻ đánh răng rửa mặt, người suýt xoa cho cái lạnh đêm qua và vài câu bông đùa tí tởn. Đám cá suối hong đã giòn tan, QuanTD khơi mào con đầu tiên. Từ xương đến thịt đều giòn, ăn rất thú vị. Tôi cũng nhanh tay làm ngay hai con, quả nhiên khác lạ. Thú thật, loại cá suối này tôi đã ăn nhiều lần, nhưng ăn cá câu thì đây là lần thứ hai. Lần đầu, chúng tôi ăn tại chuyến trek Thác Bà, hồ Biển Lạc. Thứ cá suối ở đó nhỏ, dày đặc và câu dễ hơn ăn kẹo. Lưỡi câu cá sặt cùng một cành tre và sợi dây cùng ít bún cũng giúp mình tôi câu trong một giờ được hơn 40 con. Tối hôm đó, ven hồ Biển Lạc, cả nhóm đã có bữa ăn cá suối cùng rượu gạo hết sức thú vị. Còn lại những lần khác là ăn tại nhà hàng của người nhà, chuyên đặc sản dân tộc mà một lần các bác phuot nhà ta tại HCMC đã ăn uống ở đó thì phải (quán Khèn lá). So sánh thì cá ở khu vực này to hơn, khỏe hơn và thịt có vẻ cũng đượm vị khác lạ so với các lần khác. Quả là ăn uống cũng phải có hứng thì nó mới ngon.

QuanTD tưng tưng bá vai Nhân hỏi: “mày biết ba tao làm gì không?”. Anh bạn dân tộc sau một đêm mệt mỏi vì canh chừng cũng giật mình đánh thót rồi lắc đầu ra chiều ngơ ngác. Ba tao làm nông dân đó, cái mặt QuanTD tỉnh ruội trả lời làm các anh em khác nghe thấy thế cũng chuyển trạng thái từ tò mò sang ngạc nhiên rồi phá lên cười. Thế Hùng nhanh nhẹn đón lấy cái túi cua núi từ tay Nhân rồi ra suối rửa sạch, lột vỏ cho vào nồi. Thế nhưng cái hay của anh chàng thành thị ít khi đụng đến món cua này còn có 1 tý sạn. Bao nhiêu mai anh chàng liệng sạch xuống suối, còn yếm thì cái lột cái không. Toàn bộ cua được Thế Hùng cầm chày là hòn đá lấy từ ven suối ra giã nát rồi cho vào nồi nước, vừa giã vừa tuyên bố đây là công cụ của người tiền sử để lại. Nồi nước nấu mì tôm cho cả đoàn chỉ gồm 10 con cua nhưng ngọt lừ, làm mọi người tranh nhau múc lấy múc để, làm cho vài người thiếu nước, phải nấu bổ sung nhưng chả còn cua nên cứ thèm thèm tiếc rẻ. Vừa ăn, cả đoàn vừa bàn bạc phương án cho ngày hôm nay. Có hai phương án đề ra. Một là đi vượt qua yên ngựa rồi xuống đồng bằng, đi xuôi về phía Nhị Hà. Đoạn này phải đi chừng 6 giờ đồng hồ mới gặp nước và gặp con dốc còn cao hơn hôm qua. Hai là đi theo một con đường khác, quay lại hồ Giang Tân rồi ngược về phía thượng nguồn, nơi có con suối từ đất Lâm đồng đổ vào lòng hồ có nhiều đá tảng bằng và lớn có thể cắm trại. Cả đoàn đều lưỡng lự trước hai phương án mà anh Doanh đưa ra, nhưng đều thích vượt qua yên ngựa để đo thử thách. Đồ nghề hôm nay đã giảm bớt nhiều trọng lượng do tiêu thụ bớt, nên ai nấy cũng bớt lo hơn ngày hôm qua. Điều đáng ngại là Madscientist, không biết anh chàng này có theo nổi đoàn hay không. Cái đầu gối của tôi hơi trở trứng, nhưng vẫn còn có thể vác đồ đi thoải mái, cho dù không như ngày hôm qua. Tạm thời chưa quyết định vội, chúng ta lên thác chơi khoảng hơn một giờ rồi hãy tính. Cả đoàn đều đồng ý như vậy rồi cùng nhau bì bõm vượt ngược lên.
(to be continue)

TheHung
26-01-2010, 14:40
Bác Sami viết hay quá, thôi thì em post ảnh minh quạ vậy.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080830.jpg
Cả đoàn tập trung bên đống lửa tàn để xua tan cái lạnh sáng sớm.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080834.jpg
Nồi mì riêu cua...suối nè, TheHung sử dụng công cụ đá của người tiền sử nhé
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080841.jpg
sau đó là ...xực, mạnh ai nấy...chèo..
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080843.jpg
1 gói mì không thể đủ cho một buổi sáng leo núi mệt nhọc nên phải độn thêm cơm. Bàn tay trong ảnh là của hothimo heheh
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080851.jpg
Ăn no nê, làm một "chén" trà Tào Xùa và 1 điếu Caraven, phê như con tê tê

TheHung
26-01-2010, 14:49
ăn uống no nê, chúng tôi tiến về thác Bay, Thác Bay nằm trên thượng nguồn con suối cách chúng tôi cắm trại không xa
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3651.jpg
gần hơn chút nữa
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3584.jpg
Đĩnh thác
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3608.jpg
Lòng hồ nằm trên đỉnh, nơi chúng tôi tắm táp, bơi lội với nỗi lo bị Chình lớn cắn chình nhỏ
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3627.jpg
Làm phát show hàng nào
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3619.jpg
Vách đá trơn trợt
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3590.jpg

dangkhoaquan
26-01-2010, 15:10
Hoạt cảnh bé sami câu cá này
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26514
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26513
Thác bay
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26517

TheHung
26-01-2010, 15:39
dòng suối chảy từ độ cao khoảng 30m xuống như một dải lụa trắng xóa, khung cảnh rất hữu tình
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3507-1.jpg
thế mà có kẻ nó dám làm thế này, nhìn xối xả còn hơn thác
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3500.jpg
ai làm gì thì cũng mặc kệ, nọng trong người, em, Quan, Huythong, chodtdd ùm xuống tắm một phát, tắm xong ngồi nghịch nước cho nó giống phim trên Tiqui.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3511.jpg
hai bạn nữ ngại ngùng vì hổng có bikini nên ngồi nhìn các anh tắm
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3519-1.jpg
mấy anh tắm xong cũng cố gắng làm vài cú nhảy cho nó giống cascadeur để lấy le, Sami tung nguoi bay nhu chim
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/DSC_0212.jpg
còn em, tung cánh nhảy như...ếch
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/DSC_0163.jpg
kĩ thuật khá "điêu luyện" nên nước bắn tung tóe thế này đây
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/DSC_0166.jpg

TheHung
27-01-2010, 10:36
Tắm táp đã đời, chúng tôi...quay về, để thay đổi không khí, Nhân dẫn chúng tôi băng rừng đi len lỏi giữa các lối mòn theo nương rẫy của bà con dân tộc chứ không xuôi theo tuyến đường cũ
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080865.jpg
thỉnh thoảng ven đường còn sót lại những khóm chuối, những cây dừa, đu đủ mọc hoang bên cạnh lối đi, tuy nhiên hiêm khi thấy quả, và cây cối khá còi cọc
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3663.jpg
sau khoảng 2 tiếng đi miệt mài giữa những con đường mòn đầy dấu vết lâm tặc và nương rẫy bỏ hoang, nhóm chúng tôi lại nghe tiếng suối, đoạn này khá khó đi, tuy nhiên Nhân đi trước mở đường nên rồi mọi chuyện cũng dễ dàng, đoàn chọn một khúc suối mát mẻ dừng chân và chuẩn bị cho bữa trưa. Như mọi lần, anh Doanh và Nhân lo phần bếp núc, thực đơn hôm nay chỉ còn như thế này
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080889.jpg
thế nhưng mọi người ai cũng ăn ngon lành vì có một buổi sáng bơi lội và leo trèo khá mệt
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080891.jpg
chúng tôi kẻ nghỉ ngơi, người thì vui chơi...hai người đẹp trong đoàn tranh thủ làm hàng trên đoạn dây leo to vật vắt ngang lòng suối
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080895.jpg
Ăn cơm xong, nhàn cư vi bất thiện, các đồng chí này thì...điều binh khiển tướng
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080900.jpg
kết quả của buổi sinh hoạt trí tuệ này tôi nhẩm tính được có khoảng 400k tiền mặt được luân chuyển từ túi người này sang túi người kia. Nhưng khi yêu cầu công bố lợi nhuận thì con số tổng kết là : 3 người thua, một người huề vốn.
Sau đó chúng tôi thẳng tiến về đập Tam Giang, kết thúc 2 ngày ăn rừng, ngủ rừng, ị...trên rừng.

TheHung
27-01-2010, 10:50
Vì sức nặng của tuổi tác và cái bụng quá khổ, cộng với quá trình lao động khổ sai hàng đêm kể từ ngày có dzợ, cặp phuột nhún của leader sami bị hết dầu (hay nhớt cũng được) nên bác ấy phải nhờ sự trợ giúp của con trâu nước Quantd ở một vài đoạn đường, và sau đó nghe bác í nói là suốt chặng đường còn lại bác í đi bằng ..ý chí
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080914.jpg
trên đường đi, đúng vào thời điểm cuối ngày, nên gắp khá nhiều bà con xuống núi sau một ngày "đi làm", bà con làm gì thì chắc ai cũng biết, em không tiện post hình lên đây, chỉ mạo muội đưa một tấm đại diện dưới đây. Tổng trọng lượng của "hàng hóa" của "người anh em" này nặng khoảng 40 - 50kg thế mà "người anh em" bước đi băng băng như gió lốc
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080910.jpg
Ban đầu nhóm dự định sẽ ghé trang trại của một bác ở gần đập cắm trại theo lời mời hôm trước, nhưng thể theo nguyện vọng của vài thành viên leader Sami nhanh chóng quyết định đổi hướng không ở rừng nũa mà sẽ xuống biển, hai phương án đưa ra là Vĩnh Hy và Bình Tiên, cuối cùng Binh Tiên là lựa chọn cuối cùng của nhóm. Bình Tiên là một vùng biển khá đẹp, ngày xưa là bãi tắm..tiên của những sĩ quan cấp Tá, Tướng của Việt Nam Cộng Hòa nằm cách Phan Rang khoảng 50km. Muốn đến được Bình Tiên phải đi qua đại phận tỉnh Khánh Hòa rồi ngược lại Ninh Thuận.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3735-2.jpg
Post một tấm bãi biển để bà con ..thèm chơi, lát em viết tiếp :D

sami
27-01-2010, 11:57
So với mực nước chiều qua, con suối có vẻ đã rút đi đến 20 cm nước. Dòng chảy đã nhẹ nhàng hơn nhiều so với chiều qua. Lúc này mới nhớ đến lời nói của dượng Hiệp, nói khu này mùa khô, làm gì có nước non gì mà câu. Rei và Hothimo cùng ChoDTDD đã quen đường do chiều qua đã tiền trạm nên cứ bon bon lao về phía trước. Cả đám làm dáng trước cây cầu nhân tạo do lâm tặc cưa đổ một cây to ngã xuống suối và gốc nó bị rỗng nên đành bỏ. Tất cả đều qua ngon lành, trừ Tequila. Cu em này bị hội chứng sợ độ cao nên cứ ngồi mà đi trên cây cầu voi (gọi là cầu voi là do nó to gấp 20 lần cầu khỉ). Nhìn cảnh nó cứ nhích từng đoạn, tay thành chân bò bò chầm chậm qua cái cây mà nó ngồi vào, nhìn không thấy đất. Chân tay nó run lẩy bẩy, nhìn rất tội nghiệp. Nhân nhanh nhảu tiến ra cầm tay nó dắt qua, vậy mà nó còn sợ, chỉ đển khi bò đến gần nửa cây cầu rồi … bỏ cuộc, cho dù có Nhân kề bên. Nhìn nó thật buồn cười và trái ngược cái cảnh nó leo dốc, vừa leo vừa huýt sáo hôm qua. Cu cậu tay chân lập cập, miệng cười méo xẹo mà nhìn đoàn bên kia đầu cầu, bất lực.

Chứng kiến cảnh Tequila chầm chậm bò qua cầu, Dangkhoaquan, Huythong quyết định không leo cây cầu này mà tìm cách len qua các vách đá đi lên. Để lên được thác, nếu chọn cách đi qua cầu thì phải đi qua hai thân cây đổ. Tequila liền nhập vào nhóm của Dangkhoaquan leo bộ lên trên. Trong lúc cả ba đứa đang ì ạch trườn qua các tảng đá thì cả nhà đã lên đến bên trên rồi. Lúc này, anh Doanh và Nhân đã ngồi nghỉ ngơi và nhìn lên trên, Thế Hùng và cả đám đã quậy nát trời trên đó cùng hai kiều nữ của nhóm.

Cuộn dây cứu hộ hơn 20 mét của tôi bắt đầu phát huy tác dụng. Chả là nhóm dangkhoaquan gặp khó khăn ở đoạn cuối cùng khi lên thác khi mà tất cả đường lên đều có vách đá trơn tuột và cao đến cả 3 mét. Nếu không đu dây lên, chỉ còn một cách là đi cầu voi mà bọn chúng đã không dám đi.vậy là ChoDTDD và QuanTD trợ giúp bằng cách thả dây xuống và kéo từng người lên. Tequila được đưa lên trước, nó cẩn thận còn buộc chặt dây vào người rồi mới đu từ từ mà lên. Chỉ trượt một cái, chắc là nó sẽ ngã xuống cái khe nước đầy đá lởm chởm hoặc chí ít cũng bầm dập chân tay. Cũng may mà hai chàng hộ pháp kéo chú nhái bén Tequila lên nhẹ nhàng như không. Lần lượt đến Huythong và Dangkhoaquan cũng thế. Cả ba thở phào khi biết rằng, từ giờ đến cuối chặng không có đoạn nào vất vả như vậy nữa.

Cả đám đua nhau leo lên thác, nơi hôm qua tôi và Rei đã từng leo lên thực hiện clip nhảy thác. Tequila thấy vậy nhưng cũng cố gắng bám theo tôi để tìm đường lên thác dễ nhất. Nó cứ một mực đòi leo trước, để nếu có trượt chân thì có tôi đỡ bên dưới. Mẹ ơi, té ngã thì có mà chết cả đám, chứ ở đấy mà anh mày đỡ cho mày được. Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn phải hướng dẫn nó cách vượt lên các dốc đá dựng kiểu này. Đại đa số các bạn khi leo dốc hoặc leo đá chỉ chăm chăm hi vọng vào tay chân mà quên đi tác dụng của hông cũng như các bộ phận khác trong cơ thể cũng như cách mượn lực từ các chuyển động của cơ thể. Chỉ cần sử dụng nó một cách hợp lý, chắc chắn nó sẽ giúp bạn vượt qua những con dốc hay tảng đá trơn trượt, khó leo nhất. Vừa nói, vừa làm mẫu và đỡ chân cho Tequila, chỉ trong vài phút, chúng tôi đã lên đến nơi mà mọi người đang tụ họp. Nó lên đến mặt tháng thì khoái ra mặt, cho dù chân tay vẫn đồng thanh run rẩy. Cả đám đã ăn mặc như muốn nhảy xuống nước đến nơi, nhưng cái lạnh của dòng nước làm cho đại đa số đều chùn lòng.

Thế Hùng là kẻ chế diễu tôi nhiều nhất vì clip chuẩn bị động tác nhảy xuống hồ từ vách đá cao đến 4 mét nhưng thực hiện ở cao độ có 80cm tiên phong lãnh ấn nhảy thử. Tất cả các ống kính đều đổ dồn vào từng động tác của anh chàng. Khởi động cho chán, hắn lại dừng lại, đi nhúng nước cho quen rồi lại khởi động. Kết thúc là một điệu nhảy xấu òm, khiến tôi nóng gà. Nhảy thế mà cũng nhảy, xem đây. Hồi bé ở nhà, chuyên gia ra cống thủy lợi hoặc cống biển lúc nước lên mà nhảy, cỡ này ăn thua gì. Không dám liều bằng lũ bạn đứng cao cả bảy tám mét nhảy xuống, chứ cỡ 4 mét là chơi láng à. Hôm qua là cả đám không biết bơi, chứ ở đây ít ra còn có vài anh biết lội còn đỡ. Nói rủi, lỡ có chuyện gì còn ứng cứu được. Do vậy, tôi còn xách cả cuộn dây dù lên để đề phòng chuyện bất trắc.

Cái nhảy của tôi được Huythong ghi lại đầy đủ, có nguyên 1 serial ảnh từ nhún nhảy cho đến tiếp nước. Cái làn nước vẫn lạnh buốt như chiều qua khiến người se sắt, nhưng anh em thì vẫn bên trên nên chả có gì đáng ngại. Đáy hồ sâu thăm thẳm, đen ngòm như miệng quái vật nên tôi sợ hãi phải ngoi lên. Cái lạnh ở đây nó khác cái lạnh nơi hồ Đất (Thủ Đức). Gần làng sinh viên, cái hồ nghe tên bình dị như hồ Đất, hồ Đá đã lấy mạng gần 40 sinh viên, trai gái đủ cả. Những cái chết đến đều rất bất ngờ và chưa rõ nguyên do, chỉ biết là chết, có những người còn không tìm thấy xác. Tôi cũng đã từng thám hiểm hồ này qua những lần đi câu. Số là chỗ câu rất nhiều rong rêu, đáy lại quá khấp khểnh nên chúng tôi thường câu không được cá do mồi xả trôi hoặc thả mồi vướng rong. Mà địa hình cái hồ này thì bó tay, chỗ sâu trung bình là 4 mét ven bờ (mùa cạn), còn lại có chỗ sâu đến 25 mét. Mặt nước thì bốn mùa trong xanh, trả trách sinh viên xung quanh đều ra đây cà phê rồi hứng chí nhảy xuống tắm. Bực mình vì chuyện câu không được, tôi đã liều mình lặn xuống đáy để xử lý đáy hồ. Độ sâu 4 mét thì quá bình thường, vì tôi đã từng lặn sâu đến 10 mét ở vịnh Nha trang khiến các guide lặn cũng ngạc nhiên vì tôi chưa có bằng lặn chuyên nghiệp hay bán chuyên gì ráo trọi. Mặt nước bên trên của hồ rất bình thường, nhưng chỉ cần chao mình lặn xuống, cái lạnh như toát ra từ khối băng khổng lồ làm cơ thể co rúm lại ngay tức khắc. Một cảm giác sợ hãi mơ hồ lan tỏa khiến tôi vừa chạm tay vào bùn là vội vàng ngoi lên. Những cộng rong đuôi chó mềm mại lúc này mới đáng sợ. Nó hết quấn vào tay lại chân khiến cử động của tôi càng vội vã thì càng chậm chạp và nặng nề. Có lẽ đây cũng là nguyên nhân gây ra hầu hết những cái chết chăng? Lấy hết sức bình tĩnh, tôi đảo người qua một đám rong để gỡ nó đang vướng vào một tay rồi cứ thế đạp lên, một tay dưới thẳng ra để gỡ rối. Ánh sáng rực rỡ phía trên làm tôi mừng rỡ phi thật nhanh lên. Bất ngờ nhất là cái tay trên của tôi lại không đụng vào mặt nước mà lại vào cái gì rất lởm chởm, sắc lẹm. Hú hồn, tôi ngớp một ngụm nước rồi nhắm phía ánh sáng chiếu rực rỡ hơn trườn tới. Cũng may là chỉ hơn một trườn tay là tôi đã nổi lên mặt nước thở gấp gáp. Đây là cạm bẫy thứ hai, là một cái ngàm đá ong sâu hoắm. Có lẽ nó cũng là lý do khiến nhiều người kém may mắn không còn được thở trên thế giới này. Từ sau, tôi không còn dám mạo hiểm lặn nơi hồ Đất, hồ Đá nữa.

Nói thì lâu, nhưng làm thì nhanh. Từ lúc nãy đến giờ, Thế Hùng đã làm vài cú nhảy, có cả một cú tiếp nước bằng bụng. Hú hồn, may mà chỉ có hơn một mét, chứ cao chừng 4 mét chắc có chuyện à. Vậy mà cái bụng của Hùng vẫn ửng đỏ, chả biết là có rát hay tức ngực hay không. Hắn vẫn cười hề hề, cải tiến lắm nhưng kiểu nhảy vẫn không khá hơn. Cả đám chỉ có QuanTD, tôi và Thế Hùng là dám nhảy, còn lại thì hưởng ứng vỗ tay và chụp hình. Em Rei và Hothimo thì chíu chít một góc, thu mình vào chiêm ngưỡng mấy anh quay trở về tuổi thơ.

Nhoáng nhoàng đã gần 9 giờ sáng, cả đám làm nốt vài tấm hình cho đã rồi cùng nhau kéo xuống. Cu Tequila là trầy trật nhất, nó vừa bò xuống vừa run. Chiến thắng sự sợ hãi có lẽ là cái khó nhất trong mỗi con người. Nó xuống thôi thì bằng tay, bằng chân, bằng mông các kiểu. Cuối cùng rồi nó cũng xuống đến nơi, vừa cười vừa nhí nhoáy tay chân để che giấu đi cái run rẩy đang cố hữu điều khiển thân hình nó. Con người là thế, đại đa số chỉ khoe ra những cái mình hoành tráng, còn những cái kém cỏi xấu xí lại cố che đi, cho dù ai ai cũng nhận ra. Mà cũng lạ, nhiều người nhận ra những cái xấu của người khác không nói ra cho họ sửa mà lại đi kể lể hết người này đến người khác, khiến cho cả một loài người đi vào cảnh hoài nghi, đố kị lẫn nhau. Họ sẵn sàng cười hô hố kể cho cả công ty khi đi ra đường nhìn thấy một anh chàng chưa kéo khóa quần hay một cô nàng hớ hênh bung nút áo phơi ra một khoảng đồi, nhưng tế nhị chỉ cho họ sửa đổi thì không. Cái này ở Liên Xô còn thế nói gì đến Việt nam mình (nếu bạn nào đã đọc Đất Vỡ Hoang).

Động viên, hướng dẫn thêm cho Tequila một chút nữa rồi tôi lại cùng cả đám lên đường. Suy nghĩ một lát, tôi và anh em quyết định hành quân trở về hồ để cắm trại. Tuy nhiên, đoàn sẽ đi theo lối mới chứ không đi theo đường cũ nữa. Nhân cầm con dao của Madscientist mở đường cho bà con đi. Đây là cái lối mòn do quá lâu không có người đi nên cây cỏ lan đầy, vướng víu lối đi. Lúc này, cái đầu gối tôi bắt đầu trở chứng thực sự. Lên dốc, nó hơi đau thôi nhưng khủng khiếp là xuống dốc. Hai cái bánh chè như là hai miếng gai sầu riêng chêm vào khớp gối, đau kinh khủng. Tôi tụt hậu nhanh chóng, cứ luôn nhăn mặt và kêu mọi người phải chờ. Cố gắng lắm, tôi mới bám được tốp sau cùng. Hết vượt gai cào, cả tốp đến một khu trống trải, đầy cỏ tranh. Lúc này quay lại, Dòng thác đã ở phía sau, như một sợi chỉ ngoằn ngoèo lượn trên quả đồi. Làm vài tấm hình, chúng tôi lại bước tiếp. Dọc đường đi, Nhân lại hạ một cây chuối non, đẽo lấy cái ruột để trưa nấu canh. Chừng hơn một giờ sau, cả toán quyết định hạ trại nấu cơm trưa trước khi về hồ. Điểm hạ trại um tùm cây cối ven suối và rất mát mẻ sát bên hai cây chết khô trắng toát mà đoàn đã đi gặp ngày hôm qua, chỉ khác điểm này thấp hơn và nằm dưới suối.
(to be continue)

sami
28-01-2010, 11:56
Bữa trưa đạm bạc diễn ra cũng nhanh chóng. Nhân và anh Doanh vẫn là những đạo diễn chính của chương trình “cả nhà vào bếp này”. Bữa ăn cuối trong rừng có canh thân chuối rừng nấu canh cá khô, cá khô chao dầu và nước mắm tỏi ớt. Những dây leo khổng lồ chao ngang suối như những chiếc võng của bà mẹ thiên nhiên làm chỗ cho các nàng tiên nữ thể hiện. Tôi cũng chọn một dây leo to không kém để mắc võng. Khu này lác đác có muỗi và nhiều kiến nên thi thoảng lại có người la oai oái vì bị đốt. Tôi cũng được một anh muỗi hồn nhiên đậu ngay đùi, vô tư hút máu và cũng thản nhiên đón án tử hình. Cái bọn muỗi rừng nó cũng hồn nhiên như người rừng nhỉ, cả đám phá lên cười. Ở nhà muốn diệt muỗi thì cứ phải nhẹ nhàng, làm mạnh là nó bay mất dạng. Mà chưa có bài hát nào viết về những chú muỗi rừng này nhỉ, toàn hát nào là ong rừng, voi rừng, suối rừng, thác rừng. Hy vọng một ngày gần đây, muỗi rừng sẽ được đưa vào nhạc để anh em vừa đi rừng, vừa đập muỗi và vừa hát cho quên đi những cái sốt rét rừng nếu vô tình gặp.

Bữa cơm đạm bạc qua nhanh, ai nấy cũng hài lòng với bữa cơm với món canh chuối cá khô là lạ. Nó chan chát vị chuối rừng, chua chua vị me núi và thêm cái mằn mặn, tanh tanh của cá mà chẳng thể nào có nơi phồn hoa đô hội. Canh thì hết trước cả cơm, cái còn dư nhiều là hạt ớt vì chả ai ăn được nó cả. Cả đám ríu rít ca ngợi tài nấu nướng của anh Doanh rồi nhanh chóng dọn sạch sành sanh đồ ăn. Rồi cả đám lại như chim tỏa ra, mỗi người một góc. Chỉ có Dangkhoaquan lần mò bộ bài của Madscientist mang theo, tụ tập anh em đánh bài. Cái đầu gối của tôi ngày càng đau tợn, đã phải lấy miếng dán của Huythong dán vào cho đỡ đau rồi lên võng nằm hi vọng nó giảm bớt. Chắc là do nhảy nhót nơi thác nước khiến nó bị co giãn bất thường nên đau thêm đây mà. Tôi chập chờn ngủ, vừa ngủ vừa lo muỗi nó lại hồn nhiên hút máu, bên cạnh là lũ hám tiền đang sát phạt nhau.

Đúng 13h30, cả bọn lại thu dọn chiến trường và lên đường. Nhân đang băm băm chặt chặt cái gì đó. Anh Doanh thì bảo hắn đang lấy thuốc chữa đau lưng. Gì chứ nói đến thứ mà có thể ngâm rượu là mắt tôi sáng lên. Nhân chỉ ra cái cây mọc nhan nhản lòng suối, nói là cứ chặt đại một cành rồi lấy khúc vừa vừa, to bằng ngón tay rồi chẻ đôi, chẻ ba. Về chỉ việc sao cho vàng rồi ngâm rượu uống. Thứ cây này, một số nơi thì gọi là thủy tiên vì nó có cái lá mềm, lại mọc ven suối. Trông sơ sơ, nó rất giống cây rau yam tang (rau sông), nhưng lá to hơn và không ăn được. Thứ cây này có một ưu điểm là không sợ nước lũ gì cả. Bộ rễ chùm của nó đã cắm xuống đá thì hầu như chả có gì có thể đánh bật nó đi được. Do vậy, ven các thác suối, chỉ có cây này là ngạo nghễ mọc giữa dòng và cũng gần như chỉ còn có nó tồn tại sau mỗi đợt thác lũ.

Cái thứ mà nhiều như thế này, chắc là chẳng tốt gì cho lắm. Thường thì các cụ bảo, có hiếm thì nó mới quý. Trong bộ sưu tập rượu của tôi, có những thứ mà các đại gia kiếm ra cũng khó. Bởi vì nó mọc tận Luông Pra Băng hoặc vùng đất Trung Quốc giáp Lào. Nói thì dễ, nhưng cái giá của nó đâu chừng hơn 100 triệu đồng cho 1 ký của Tàu, tức là chỉ hơn nửa kg bình thường mà thôi. Theo truyền thuyết, vua Lào đời đầu được an táng cùng một số đồ quý giá và các vị thuốc mà vua hay dùng. Để tránh người đời xâm phạm nên lăng mộ được xây bằng đá tảng rất chắc chắn. Vậy mà chỉ một thời gian, có một loài cây mọc xuyên đá đi lên xanh tươi. Đoán là một vị thuốc quý, người dân bèn đi tìm kiếm và chỉ bắt gặp nó trên các vách đá cheo leo. Bộ rễ cắm sâu vào lòng đá khiến khai thác rất khó khăn. Những người bị bệnh gan mà dùng cái này sắc uống thì bệnh lui người khỏe. Dân Lào thường hay bán những chai rượu mà trong chai chỉ có một cái lá dài xanh ngắt, chính là lá của cây này. Dân Việt ta thấy cái cây nó hoành tráng mọc xuyên đá nên gán cho cái tên: “Thiên Thạch Thảo”. Vô tình một lần ra Hà Nội, gặp một cụ xem phong thủy, tướng số được “người ta” biếu và cụ cho thưởng lãm đôi chút, gọi là giải cơn say. Dùng rượu giải rượu gồm nhiều loại thuốc, nhưng dùng cái vị này thì đúng là độc đáo. Kể từ đó tôi mê mẩn và đặt hàng cho ông anh kết nghĩa. Chả biết bằng cách nào, ông anh tôi lại moi được của bác bí thư tỉnh Quảng Trị tới tận … 1 kg. Vậy là tôi phát tài, cứ ngâm rượu cơ số đó, thi thoảng lại chiết ra tặng anh em thân thiết. Ai cũng mê, có bác cứ nằng nặc đòi đổi 1 lạng cao hổ cốt lấy cái hũ của tôi nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu. Chuyện thì dài, thôi không kể nữa, nhưng tôi cũng không thèm ham cái thứ ê hề đó. Do vậy, kệ cho cu Nhân băm băm chặt chặt, tôi lần mò theo anh em tiến lên.

Đường về quả là một thử thách kinh hồn đối với tôi. Lên dốc rồi lại xuống dốc, cái đầu gối ngày càng nhức nhối. Nhất là lúc xuống dốc thì thôi rồi mẹ ơi, chỉ muốn chảy nước mắt. Lối về dễ hơn lối đi, đoàn tách làm hai. Một theo anh Doanh đi về lối cũ, hai theo Nhân đi lối mới. Tôi chọn đi theo Nhân vì hắn bảo lối này bớt dốc hơn. Đoàn theo Nhân gồm có Rei, ChoDTDD và Huythong cùng tôi. Vừa đi, tôi vừa nhắc anh em trong nhóm đi chầm chậm để chờ, cứ xuống 1 cái dốc, tôi lại thấy như gặp cực hình. ChoDTDD vừa đi vừa hỏi xem có cần trợ giúp mang đồ không, nhưng tôi lắc đầu. cái ba lô của tôi không quá nặng, tổng cộng giờ này chỉ còn khoảng 5kg gì đó. Ý định mang nước suối về pha trà đã tiêu tan bởi cái chân đau. Vừa đi, vừa nản, đến em Rei còn phải đi chậm để tôi theo, tránh lạc nhóm. Đường đi toàn đá và nắng, khiến tôi cứ phải cẩn trọng bước từng bước. Có đoạn dốc quá, tôi đành phải bò lùi, trông còn thảm hại hơn Madscientist. Mất gần 30 phút, tôi và Rei bắt kịp nhóm đang đứng chờ. Đoàn kia cũng sẽ ngang qua đây, Nhân cho biết. Tôi tranh thủ ngồi xuống nghỉ ngơi và xoa cái chân. Chừng 5 phút sau, đã nghe tiếng í ới của đoàn kia cũng vừa bắt kịp. Thế Hùng không biết đã kiếm đâu ra cây gậy le để tôi làm gậy chống. Đoạn xuống dốc thì tôi dùng gậy, còn lên dốc và đường bằng thì tôi kéo nó lết thết. Tiếng gậy gõ lóc cóc tạo những âm thanh khô khốc đến nản lòng. Thế là hết, dự định leo Phan sẽ thành mây khói bởi cái đầu gối trở chứng này. Những cung đường leo rừng núi trên 10km cũng cần phải xét lại. Giấc mơ chinh phục của tôi như đang tắt dần.

Cứ vừa đi vừa nghĩ miên man, tôi chợt nhớ đến liệu pháp tâm lý. Đã có lần, tôi để cơ thể rơi vào trạng thái mất cảm giác và tôi đã bị bỏng mà không biết. Chả là hồi bị đau lưng đi châm cứu, bà y sĩ lấy cái cục ngải cứu đốt lên rồi gắn lên cây kim châm để hương ngải ngấm vào huyệt. Từ đó, tôi biết là gọi chung là châm cứu, nhưng thực ra nó chia ra châm và cứu khác nhau. Nằm vẩn vơ nghĩ ngợi, nghĩ rằng chắc để lâu sẽ có lợi nên tôi phân tán tư tưởng, không nghĩ gì đến cái kim và cục ngải cứu đang lún ngún ở trên đầu cây kim đó. Và đúng là tôi chả hề có cảm giác gì về sức nóng của miếng ngải kia gây ra cho đến khi bà y sĩ cắt ngang luồng suy nghĩ của tôi. Bà ấy nói, để lâu có thể bỏng đó thì tôi giật mình kêu là nóng thật. Và thật thảm hại, đám thịt của tôi đã bị bỏng phồng rộp lên, mất khá lâu mới lành. Và nói là làm, tôi bắt đầu tập trung thần kinh, không nghĩ đến cái đầu gối và rảo bước. Đi được một đoạn khá xa, tôi thấy ổn bèn ném cây gậy của nợ đi rồi bước thật nhanh. Anh em trong đoàn ai cũng ngạc nhiên, sao một thằng tấp tểnh nãy giờ sao lại đi nhanh như thế. Tôi không thèm đáp lại, cắm mặt bước trong sự hoang mang của một số người. Có lúc, tôi còn đi nhanh hơn cả đồng chí Nhân, cho đến khi cả đoàn ùn lại vì có một số người đang gánh than, gùi than choán lối. Họ cứ kìn kìn gánh, kệ cho ai nói gì thì nói. Người khỏe thì gánh, người yếu thì gùi. Mỗi gánh than chừng 50kg, mỗi gùi than cộng thêm 1 cái bao to tướng thì chừng gần 40. Vậy mà họ vẫn bước đi như không, kệ cả kiểm lâm, kệ cả bảo vệ rừng.

Đoạn dừng chân này khiến cảm giác đau của tôi lại có dịp ào đến, nhưng may mắn là cũng gần đến hồ Tân Giang rồi. Cái đau đớn này khiến tôi xoay chuyển quyết định, không để anh em phải nhọc nhằn vì tôi nữa, bởi đến điểm cắm trại ven hồ còn khá xa. Chúng tôi bàn sơ rồi quyết định ra biển. Phải rồi, lên rừng xuống biển thì còn gì bằng. Tôi gọi cho dượng Hiệp, hóa ra ông cũng đang lo lắng cho đứa cháu nên đi câu về sớm đang ở nhà ngóng tin. Chỉ trong chưa đầy 30 phút, hai chiếc xe đã đến chân đập Tân Giang đón chúng tôi để đi đến Bình Tiên. Ngồi trên xe, cảm giác thật là thoải mái.

(to be continue)

TheHung
28-01-2010, 13:18
Vài hình ảnh về Hoa chụp trong chuyến đi nè " CÂY XƯƠNG RỒNG, TRỒNG ĐẤT RẮN, LONG VẪN HOÀN LONG" (Đoàn Thị Điểm):
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hoa/IMG_3748.jpg
KHOE SẮC
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hoa/IMG_3750.jpg
E ẤP
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hoa/IMG_3746.jpg
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hoa/IMG_3751.jpg
CÓ CẶP CÓ ĐÔI

dangkhoaquan
28-01-2010, 13:27
Bữa trưa đạm bạc diễn ra cũng nhanh chóng. Nhân và anh Doanh vẫn là những đạo diễn chính của chương trình “cả nhà vào bếp này”. Bữa ăn cuối trong rừng có canh thân chuối rừng nấu canh cá khô, cá khô chao dầu và nước mắm tỏi ớt. Những dây leo khổng lồ chao ngang suối như những chiếc võng của bà mẹ thiên nhiên làm chỗ cho các nàng tiên nữ thể hiện. Tôi cũng chọn một dây leo to không kém để mắc võng. Khu này lác đác có muỗi và nhiều kiến nên thi thoảng lại có người la oai oái vì bị đốt. Tôi cũng được một anh muỗi hồn nhiên đậu ngay đùi, vô tư hút máu và cũng thản nhiên đón án tử hình. Cái bọn muỗi rừng nó cũng hồn nhiên như người rừng nhỉ, cả đám phá lên cười. Ở nhà muốn diệt muỗi thì cứ phải nhẹ nhàng, làm mạnh là nó bay mất dạng. Mà chưa có bài hát nào viết về những chú muỗi rừng này nhỉ, toàn hát nào là ong rừng, voi rừng, suối rừng, thác rừng. Hy vọng một ngày gần đây, muỗi rừng sẽ được đưa vào nhạc để anh em vừa đi rừng, vừa đập muỗi và vừa hát cho quên đi những cái sốt rét rừng nếu vô tình gặp.

Bữa cơm đạm bạc qua nhanh, ai nấy cũng hài lòng với bữa cơm với món canh chuối cá khô là lạ. Nó chan chát vị chuối rừng, chua chua vị me núi và thêm cái mằn mặn, tanh tanh của cá mà chẳng thể nào có nơi phồn hoa đô hội. Canh thì hết trước cả cơm, cái còn dư nhiều là hạt ớt vì chả ai ăn được nó cả. Cả đám ríu rít ca ngợi tài nấu nướng của anh Doanh rồi nhanh chóng dọn sạch sành sanh đồ ăn. Rồi cả đám lại như chim tỏa ra, mỗi người một góc. Chỉ có Dangkhoaquan lần mò bộ bài của Madscientist mang theo, tụ tập anh em đánh bài. Cái đầu gối của tôi ngày càng đau tợn, đã phải lấy miếng dán của Huythong dán vào cho đỡ đau rồi lên võng nằm hi vọng nó giảm bớt. Chắc là do nhảy nhót nơi thác nước khiến nó bị co giãn bất thường nên đau thêm đây mà. Tôi chập chờn ngủ, vừa ngủ vừa lo muỗi nó lại hồn nhiên hút máu, bên cạnh là lũ hám tiền đang sát phạt nhau.

Thế hùng và quantd
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26669
Madcientist
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26671

sami
29-01-2010, 10:10
Chúng tôi chia tay Nhân và anh Doanh. Trước khi chia thì cũng có chút gọi là quà hai ngày các anh mệt nhọc. Anh Doanh nói đưa cho Nhân khoảng 60 hay 70 ngàn được rồi, nhưng anh em quyết định đưa 100k, chứ làm gì có tiền lẻ mà đưa nhiêu đó. Mặt cu em mừng ra mặt, cho thấy đây có lẽ là giá hời cho hai ngày đi long rong trong rừng. Cuộc sống của hai xã cùng khu khác nhau đến thế sao? Đám Thuận Nhị Hà thì nói rằng anh ta kiếm được 150 ngàn một ngày rất dễ dàng, nếu đi rừng cực khổ phải 200 ngàn. Còn với đồng bào xã Phước Hà thì chỉ 30 ngàn lại là chuyện khá ổn!!! Càng nghĩ, tôi lại càng thấy quyết định từ bỏ đám thổ địa lộng ngôn kia hoàn toàn chính xác. Còn anh Doanh thì lắc đầu quầy quậy không nhận, tôi phải dúi mãi vào tay anh ấy mới cầm 300 ngàn. Vậy nhưng số tiền này chúng tôi cũng nhận lại cả, hồi sau sẽ nói rõ.

Hai chiếc xe thì một chiếc không thể đưa chúng tôi ra Bình Tiên được mà có việc đột xuất. Do vậy, dượng Hiệp kéo tôi, QuanTD, Huythong và Madscientist về nhà để đi bằng xe máy. Mọi việc ngoài Bình Tiên, dượng Hiệp cũng đã bố trí xong xuôi chỗ ăn ở. Tôi gọi cho Tulipden, một phượt thủ hoành tráng nhà ở Cam ranh để cùng ghé Bình Tiên giao lưu. Tuy nhiên, trời Cam Ranh đang sụt sùi mưa nên…. Nàng hẹn sau. Khi ấy, ở Phan Rang đang nắng đẹp.

Lòng vòng mãi chuyện xe cộ thì cũng hơn17h, cả năm người trên ba cái xe mới khởi hành. Một chiếc xe không có đèn nên được cấp tốc đổi cho một anh bạn đi câu nhà gần đó. Hai chiếc Win và một chiếc xe Dalim cứ thế phi ra hướng Bình Tiên. Trời lúc này đột nhiên trở gió lớn, có lác đác vài hạt mưa. Từng hạt mưa như mượn đà gió quất vào mặt, vào tay tôi rát bỏng, cho dù đang ngồi sau dượng Hiệp. Chiếc xe Win oằn mình ngược gió cõng hai người cứ lừ lừ tiến. Đầu xe thi thoảng rung lên, đảo qua đảo lại trong gió. Gió thì cứ như muốn bốc cả con xe lẫn người quẳng xuống lề đường. Tim tôi cứ như muốn rơi ra ngoài sau mỗi một cơn gió giật. Khung cảnh xung quanh mờ mịt, chắc ngoài Bình Tiên cũng đang mưa to đây, tôi thầm nghĩ. Những cơn gió cứ thốc tháo vật vã ba chiếc xe, y như cảnh tôi từng gặp khi ngoài Côn Đảo. Tôi và thằng bạn đi từ bến Đầm về, qua mũi Việt Minh đã bị gió hất cả hai thằng vào vách núi, đến khi dựng xe dậy cũng còn khó khăn. Thi thoảng, có một chiếc ô tô cùng chiều thì chúng tôi lại cố gắng bám đuôi nó kiếm chỗ núp gió. Ánh đèn xe leo lét của xe QuanTD bỗng tắt ngóm, cả đoàn lại phải dừng lại, đi kèm QuanTD. Một lúc, dượng Hiệp nghĩ ra cách đeo đèn đầu lên thay đèn xe, khi ấy Madscientist thì đang loắn quắn thì dượng kêu cứ chạy trước. Chả nói chả rằng, cu cậu lầm lũi phi thẳng, biến dạng trong làn mưa và bóng tối.

Báo hại, sau khi QuanTD gắn đèn xong thì cả hai xe mở hết tốc lực đuổi Madscientist mà cũng không cách nào kịp. Thôi thì đành gọi cho Dangkhoaquan báo cho Madscientist dừng lại chờ vậy. Vậy mà cu cậu đã kịp phi sâu vào Cam Ranh, cách ngã rẽ vào Bình Tiên đến vài cây số. Chúng tôi phải đứng chờ ở cầu một lúc lâu, mới thấy cu cậu quay ngược lại. Bình Tiên chỉ còn cách chúng tôi có 8km. Nhóm đi xe hơi đã vào đến nơi từ lâu, tắm rửa xong đâu đấy và đang chờ chúng tôi. Thử thách cuối cùng là con dốc dài như bất tận. Nếu bạn đi côn tự động thì không có gì đáng nói, nhưng sẽ là một thử thách nếu đi xe côn tay mà chưa quen. Tôi đã có lần cưỡi Win và chết máy ở lưng chừng dốc này để rồi suýt ngã. Tuy nhiên, với dượng Hiệp thì con dốc này quá đơn giản vì chính ông ngày xưa đã chỉ đạo làm con đường này mà. Mất gần 15 phút, cả đoàn mới hội ngộ và chào đón thêm vị ân nhân là dượng Hiệp đi cùng. Ngày hôm qua, chỉ trong buổi sáng, dượng Hiệp đi câu và được một con mực lá nặng đến 1.8kg cùng mấy chú cá chang, dân câu gọi là chang chấm. Khi ra cùng bọn tôi, dượng đã xách đi và treo ở xe, giờ mới mang ra. Cá thì hấp cuốn bánh tráng, mực thì luộc thái mỏng chấm gừng. Ngoài tôi, Thế Hùng, QuanTD thì hiếm khi các phượt gia nhà ta được ăn cá tươi ngon như thế. Chưa kể, vừa ăn, tôi và Thế Hùng liên tục minh họa, miêu tả cảnh đánh bắt, bảo quản, vận chuyển và bán đến tay người tiêu dùng hải sản làm anh em chết ngất. Gì mà cả tháng sau đánh bắt mới được ăn, sao mà ngon cho được. Vậy nên cả đoàn cứ gắp, chấm, đút, nuốt rùng rùng. Những con cá khô, anh em trong rừng khen ngon đáo để giờ nằm chỏng chơ trong cái đĩa không ai thèm ngó đến. Từ đầu bữa đến cuối bữa, chỉ có dangkhoaquan nhấm 1 chút rồi bỏ lại chứ mọi người khác tuyệt nhiên là không. Ra Bình Tiên mà ăn cá khô thì quả là không hợp cảnh một chút nào.

Bữa ăn diễn ra rôm rả dưới ánh đèn của quán quen dượng Hiệp, mặc cho ngoài kia sóng vỗ đùng đùng vào bờ, gió réo hàng dương vi vút. Anh em thì cứ chọn bia heneiken mà uống, nhưng tôi thì chọn rượu. Đến giờ, tôi mới cảm thấy lạnh trong người như thế nào. Chắc là trên đường tập trung vào con đường và đề phòng gió quật té xuống nên không để ý. Do vậy, rượu vào đến đâu, nóng trong người đến đó. Dượng Hiệp cũng làm luôn ba ly, làm tôi hết sức ngạc nhiên. Vì thường ngày, dượng chỉ uống độ đâu ba chai là cùng. Hóa ra cũng là vì lạnh. Vừa ăn uống với anh em, dượng kể về khu chiến khu anh Dũng, hòn Một (tên địa phương của hòn Nhọn) và thời kì những năm 90 oanh liệt ở đây. Chúng tôi nghe phát mê, và bản thân tôi hết sức khâm phục sức khỏe của dượng Hiệp. Ở tuổi của dượng nhưng khi đi câu, vẫn mang đồ nặng đến cả 30kg, đôi khi hơn. Vậy mà dượng cứ nhảy như bay từ mỏm đá này qua mỏm đá khác, khiến tôi cũng bó tay, không cách nào bám theo kịp và cũng không thể mang đồ nhiều như thế. Trong tất cả các lần đi câu nhảy ghềnh với dượng, tôi đều bị tụt hậu.

Cái thứ rượu gạo ở Bình Tiên này thật ngon và dễ uống. Nó không nặng đến cháy cổ như Bàu Đá hay Gò Đen, không trong veo thơm ngát như làng Vân nhưng đậm đà mùi gạo. Cái thứ rượu quốc lủi rẻ tiền hóa ra là bị làm giả nhiều nhất. Nếu không quen chỗ nấu, chắc chắn những thứ rượu nổi tiếng quốc hồn quốc túy kia mà mua thì chỉ có đường đem đổ nếu không muốn rước bệnh vào người. Đến ngay cả những quán nhỏ bán rượu gạo cũng chả có rượu gạo thật mà bán, toàn là cồn pha 1 chút hương vị cho thành rượu mà thôi. Chả biết chủ quán lấy thứ rượu này ở đâu, nhưng nó là rượu gạo chính phẩm. cái nước rượu đùng đục, chứng tỏ nó chỉ là nước ba, nước bốn mà thôi nhưng thơm lừng mùi gạo và thuần chất đồng quê. Do có kinh nghiệm nhà đã từng nấu rượu, tôi phán ngay cái rượu này nấu bằng nồi nhôm làm mấy anh em cứ tròn xoe. Quy trình nấu rượu cũng đơn giản. Gạo tẻ hay nếp thì tùy, nấu thành cơm rồi dỡ ra nia, tản ra cho nguội. Xong xuôi đâu đấy thì giã men rượu trộn đều rồi cho vào một cái chum sành, đạy kín để nơi kín gió cho lên men. Tùy vào thời tiết, nóng thì nhanh, lạnh thì lâu men sẽ ngấm đều và cơm rượu bắt đầu dậy mùi. Khi ấy thì đổ nước lạnh vào, công thức là một kg gạo thì một lít nước là chuẩn, nếu muốn lấy nhiều nước thì cho thêm. Thêm vài ngày cho ngấm đều rồi cho vào cái nồi đồng to, bên trên là mấy cái nồi đất thủng hai đầu nối vào cho dài cái miệng nồi. Cuối của cái nồi đất cuối cùng ấy, nối vào một cái ống đồng, dẫn qua một thùng nước và cuối cùng là chai để đựng rượu. Nấu vừa lửa tránh sấp và tránh khê. Hơi nước rượu qua cái ống đồng, gặp nước làm lạnh thì ngưng tụ thành rượu mà chảy vào chai. Chai nước đầu tiên và thứ hai được để riêng, dành cho ngâm rượu hay khách quý đặt. Còn các nước sau thì thoải mái mang ra trộn với nhau cho vừa uống ngay. Dân gian là thế, nhưng sau này nồi đồng cũng ít, người ta gò cái nồi nhôm hay inox to đùng nấu cho nhanh, chả còn mất công kỳ cạch giã lá khoai trộn cơm và cám để trét bịt các vết nối giữa các nồi nữa. Tuy nhiên, cái chất nồi khác nhau sẽ cho ra cái vị rượu khác nhau. Uống nồi đồng, cái hương đồng nó điểm tanh và đôi khi để lâu rượu có váng màu xanh nhẹ. Nồi nhôm cho cái vị ngang còn nồi inox thì làm cho cái rượu nó tanh và lạnh nơi kẽ răng. Nói thì có vẻ mơ hồ, nhưng cái cảm giác của gần 10 năm nấu rượu lậu (thời bao cấp mà nấu rượu là bị bắt) đã cho tôi cái chính xác gần như tuyệt đối. Cứ bập rượu gạo vào và chiêm nghiệm, tôi đoán chính xác đến 90% xuất xứ từ nồi nào, trừ thứ rượu ko cần dùng nồi để nấu.

Lít rượu qua cái vèo, kêu chủ quán lấy tiếp. Cô chủ quán phúc hậu có đến 3 cô con gái cũng đứng tuổi mà có vẻ chưa bén duyên ai bước ra nhăn nhó, nói là đã hết rượu mất rồi. Thật là mất hứng, khi mà rượu đang ngon và tôi đang muốn say trả thù cho ngày trong rừng không rượu. Ở cái chốn khu du lịch nhưng đậm chất quê này, gần chín giờ bà con như muốn ngủ cả nên đành chịu. Thôi thì chuyển sang bia, làm cho nốt chỗ này cũng là ổn rồi. Dượng Hiệp như trẻ lại thêm cả chục tuổi, hào hứng tiếp tôi thêm một lon bia nữa rồi mới thôi, mặt ông đỏ ửng, hăng say nói chuyện. Cả đám quây quần nghe chuyện, suýt quên cả gắp đồ ăn. Nói vậy thôi, chứ cả đám đã dọn gần xong hết rồi. Bia cũng cạn, đồ cũng chả còn. Anh em cùng chủ quán nhanh chóng dọn chiến trường, bày bàn ra uống chè. Lại phải chè Tà Xùa thôi. Hôm nay, đầy đủ bộ lệ, ấm chén chả thiếu, QuanTD cũng rành đường pha chè nên cũng có trà uống liền. Mất cái hương nước suối rừng, chè Tà Xùa như kém ngon đi một bậc. Cái vị ngọt trong miệng nó kém đi mất 5 thành. Nhưng dù sao, cũng vẫn còn là thứ chè ngon và đáng nhớ.
(to be continue)

TheHung
29-01-2010, 11:11
Post hình min quạ cho Sami nhé
Điểm tập trung của đoàn tại cách chân đập khoảng 1km đường chim...đi bộ vác balo, cái barie này ngăn không cho xe chạy vào đập, nhưng nhiều người dân địa phương vẫn lách xe gắn máy chạy vào tận nơi, riên đoàn chúng tôi có "bảo kê" nên lúc đi được bộ đội mở cửa cho xe chạy thẳng lên bờ đập
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3697.jpg
sau khi xuống đến chân đập, đoàn tách thành 2 nhóm, nhóm xe hơi ra thẳng Bình Tiên, nhóm còn lại cũng lên xe hơi nhưng mà chỉ chạy đến nhà dượng Hiệp của Quantd rồi dùng xe gắn máy chạy ra sau
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3700.jpg
Chạy khoảng 40km thì rẽ vào con đường này, dốc dài vô tận, cao chót vót, chạy xe không cứng qua dốc này dễ phải dắt bộ như chơi
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080944.jpg
Sau khi vượt qua con dóc này là đến con đường hoang sơ dẫn vào bãi Bình Tiên, trên đường đi chúng tôi thấy nhiều loại chim rất đẹp, nhưng do không có kinh nghiệm chụp chịm và cũng không có thiết bị nào ra hồn nên chụp..không được tấm nào hết.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080941.jpg
Thỉnh thoảng thấy hình ảnh này, bản thân củng là người thừong xuyên "đi bắt cá" em thấy rất buồn
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080956.jpg
Ra đến nơi chúng tôi tranh thủ ăn tối. Dượng hiệp là người ngồi ngoài cùng bên phải
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080917.jpg
Dùng tạm món ăn gọi là "của nhà trồng được" do dượng Hiệp của Quantd câu được ngày hôm đó. Cá nhoái (giả) gọi là giả vì con này nhìn thì giống cá Nhoái, nhưng xương nó không có màu xanh đặc thù của cá Nhoái, nhưng thịt thì ngon không kém.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080920.jpg

TheHung
29-01-2010, 11:59
Đêm đó cả đoàn có một bữa tối thật là ngon, nhưng không biết ăn uống thế nào mà sán ra nhìn hai đồng chí này thiệt là thảm
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080922.jpg
Sau đó chúng tôi hớn hở khám phá thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp của Bình Tiên
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080927.jpg
Đồng chí này không biết đang làm gì, chắc là đào hàng bắt còng
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3720.jpg
Còn hai cô nàng này thì nghịch sóng
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080931.jpg
Thỉnh thoảng có những chỗ cát bị lún, cũng may mà có bạn Tâm (chodtdd) kéo lên thì không biết tôi sẽ bị lún đến đâu nữa
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3732.jpg
Thỉnh thoảng phát hiện vài hình ảnh lẻ loi như thế này
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3725.jpg
Thế là cả nhóm xúm lại ...sáng tác
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/DSC_0330.jpg

TheHung
29-01-2010, 12:09
Nơi bãi biển hoang sơ và vắng lặng, sóng to, gió lớn vỗ đì đùng
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3721.jpg
vẫn có một nguời con gái áo đỏ, quần đen, nón vàng (hic hic very colorfull) đang đứng đợi....chồng về.
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3739.jpg
Những túp lếu của ngư dân dựng tạm dưới chân núi để tránh mưa, gió...nhỏ, chứ gió lớn với bão là...thua
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3742.jpg
ngoài những túp lều thì còn có chỗ trú chân như thế này, cái này chắc chưa có định nghĩa trong từ điển Việt Nam, bản thân là một phượt tử, iem nhìn ảnh này thấy thích thú nhất
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3737.jpg
Sau đó chúng tôi đi lòng vòng chụp cảnh, chụp hoa, chụp ốc...
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/P1080926.jpg
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hoa/IMG_3746.jpg
Sau khi hoa tàn thì ra trái, trái xương rồng cũng giống trái Thanh Long nhưng mà nhỏ hơn, màu đỏ như máu, nhưng thơm và ngọt vô cùng (mùa nắng nóng), tôi hái mấy trái chín cho mọi người ăn, kết quả là Sami bị lông (gai) bám váo người phải gãi cả ngày hôm đó.
Hoa giấy mọc những nơi khô cằn màu sắc rực rỡ hơn nhiều so với những nơi co dinh dưỡng tốt, tôi không hiểu tại sao????
https://i952.photobucket.com/albums/ae3/thehung1061/Hon%20Nhon/IMG_3754-1.jpg

huythong
30-01-2010, 00:17
Minh họa tiếp nhé :)
Trên đường từ đập Tân Giang về Phan Rang, thỉnh thoảng xe phải ngừng lại vì những đàn cừu, đàn bò như thế này
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26748

Sau khi mọi người tranh thủ nghỉ ngơi, nhóm xe máy cũng đã rửa ráy tay chân sau "chuyến xe bão táp", bữa tối "đạm bạc" được dọn ra. Từ trái qua phải: Quantdq, TheHung, dượng Hiệp, Madscientist, tequila_straight, Hothimo, Dangkhoaquan, Chodtdd, Sami, và...cái ghế của tớ :D
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26749

Buổi sáng trên bãi biển Bình Tiên: "Ông lão và 2 cô gái vàng" của đoàn. 2 cô này chắc đang tập kéo lưới, ko biết có tính làm dâu làng chài ko đây?
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26750

Tranh nhau chụp "của lạ trên biển"
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26751

Anh Dangkhoaquan canh mãi mới chụp được một chú chim
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1073&pictureid=26752

dangkhoaquan
01-02-2010, 12:36
Lẻ loi 1 chiếc dép
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26035
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26034
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26032

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1072&pictureid=26030

sami
01-02-2010, 15:58
Khoảng 22h, cả đám buộc phải đi ngủ. Hai em gái cơ cấu cho vào ngủ chung với chủ nhà, nhưng ngủ với mấy cô con gái hay ai thì tôi chịu. Các anh em nhà ta thì dăng võng các chân cột mà đánh giấc ngon lành. Đêm Bình Tiên biển động, gió lồng lộn ngoài kia cũng gây lạnh chả kém trên hòn Nhọn. Dượng Hiệp thì đắp lều, tôi thì đắp tăng, anh em thì có gì đắp nấy. Madscientist cũng vẫn cất vang lời ca tiếng hát trong đêm, cho dù khu này rừng ít gỗ. Thi thoảng, tôi cũng hùa vào phụ hắn cưa xẻ, nghe anh em nói thế.

Chủ nhà là những người dậy sớm nhất. Nằm cuộn mình trong võng, tôi thấy người dậy nhóm lửa, thả bò đi chăn, xếp củi, lọc nước các kiểu. Nước vùng này sát biển nên có pha lẫn nước biển là chắc, do vậy phải lọc sơ qua rồi mới đem nấu nướng được. Định bụng nướng thêm chút rồi dậy nhưng thôi, dậy sớm cho lành. Anh em cũng lục tục dậy dần, có người còn hứng chí chạy ra ngắm biển vì tối qua chưa ngắm được.

Với một số người, Bình Tiên là một bãi biển hoang sơ, nghèo nàn. Nó mới chỉ được dân đi bụi và ưa bụi yêu và đến rộ lên được vài năm gần đây. Trước đây, Bình Tiên là một bãi tắm đẹp nhưng biệt lập, ra vào đây chỉ có mỗi bằng đường biển và đường không. Ở chế độ cũ, đây là thiên đường dành cho các sỹ quan và bồ bịch đến hú hí cuối tuần. Do vậy, ngay sát chân núi và giờ trở thành cánh đồng lúa là một sân bay trực thăng dã chiến chở các sỹ quan cùng bồ bịch đến. Do tính biệt lập như vậy, các sỹ quan đến đây chỉ có ăn chơi và tắm truồng nên nó có tên là Bãi Tiên. Tôi đến Bình Tiên lần đầu năm 2004 cùng với gia đình với sự trợ giúp của người bạn ở Phan Rang và mê nó từ đó. Kể từ đó đến nay, cứ năm nào tôi cũng ghé Bình Tiên vài lần, khi thì câu, khi thì nhậu… Với dượng Hiệp, đây còn là nơi hết sức quen thuộc. Năm 1994, sau khi Bình Tiên đã thuộc về Ninh Thuận, dượng Hiệp đang công tác tại UB dân tộc tỉnh, đã phải lặn lội xuống tận đây, khi ấy còn chưa có đường để vận động bà con di dời ra phía gần đường để cải thiện cuộc sống và tránh xâm lấn đến vườn Quốc gia núi Chúa. Đường vào ngày đó duy nhất là đi thuyền từ Vĩnh Hy, và thể theo lời đề nghị của bà con, con đường bộ mới được làm từ 1994 và mới hoàn tất đẹp đẽ vào những năm 2005-2006. Gần bãi Bình Tiên còn có xã đảo Bình Hưng, hết sức sung túc và đông vui nhưng lại không có nước ngọt. Quanh đó còn có các đảo khác như Bình Ba… nhưng không đâu có bãi tắm lý tưởng như Bình Tiên. Năm 2005, nơi đây nổ ra cuộc tranh chấp dành quyền đầu tư vào bãi tắm giữa chị Tư Hường và một tập đoàn đến từ Hà Nội và sau đó chị Tư đã không dành phần thắng. Có một số cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và người dân về giá đền bù cũng có phần của chị Tư đứng sau. Có người giả điên lột quần áo, người thì nằm trước máy ủi chống lệnh … đều được giải quyết thấu tình đạt lý nên rồi sau cũng êm. Gần như toàn bộ các gia đình ở Bình Tiên đã nhận đền bù và chỉ chờ ngày giải tỏa (tức là khi nào chủ đầu tư lấy đất thì mọi người ra đi). Tuy nhiên, từ 2005 đến nay, tình hình kinh tế toàn cầu không mấy khả quan nên mọi thứ diễn ra hết sức từ từ.

Mặt trời lên rất nhanh, dượng Hiệp đảo đi đâu đó, lát về đã cầm nguyên một con mè lão nặng gần 3 kg. Cả nhà đã dậy, nhộn nhịp đánh răng, rửa mặt và ăn sáng. Bữa trưa đã được hoạch định xong với cà mè lão hấp cuốn bánh tráng và cá dìa nấu chua lá giang. Cô chủ nhà vội đi chợ kiếm đám cá dìa sợ trễ, tôi còn tất tả dặn theo đừng quên mua rượu. Cái rượu ngon mà ít tối qua làm tôi phát thèm. Dượng còn định kêu thuyền chở mấy anh em đi một vòng quanh Bình Tiên nhưng sóng ở bãi to quá nên đành chịu. Cả đám túa ra dạo chơi quanh bãi biển. Chủ nhật cuối tuần nhưng ở đây vẫn vắng tanh, cho dù bãi cát dài sạch sẽ yêu kiều mời gọi. từ đầu bãi đến cuối bãi, chỉ có duy nhất một nhóm người của phuot và một vài người dân chài đang đi đâu đó, hối hả xoải bước. Cuối bãi là nơi ở của một xóm chài mà tôi có biết một vài người. Cả đám anh em cùng hai nàng tiên vừa đi vừa nghịch tiến về cuối bãi. Hình như vắng mất Madscientist và Tequila. Cả đám kéo về khu ở của xóm chài. Gọi là xóm, nhưng thực ra đây là một doi đất nằm lui trong như một cái vịnh con con, giúp cho thuyền bè có thể tránh gió máy và dựng tạm vài tấm ván che nắng mưa. Đồ đạc sơ sài, đây chỉ là chỗ trú chân tạm thời của mấy người dân chài. Họ chài lưới, mò tôm hùm giống nên cứ dựng cái lều tạm để làm chỗ ngả lưng khi mệt mỏi, còn nhà thì đa số đều nằm ở Ba Ngòi, Cam Ranh cả. Lũ chó giữ lều sủa loạn lên khi thấy đám người lạ tiến đến. Do quá có kinh nghiệm với bọn chó nên cả đám cứ coi như kệ, cứ thế tiến đến ngồi vào chòi. Lũ chó là thế, nó chỉ dám tấn công những kẻ sợ hãi, còn với những kẻ mà không sợ nó thì nó chỉ dám sủa rồi lùi dần, đứng ngó. Có một câu rất hay, tôi thấy luôn đúng mang ra áp dụng trong trường hợp này rất tuyệt. Chó cứ sủa, người cứ đi các bạn nhỉ. Nghe tôi nói, thằng dangkhoaquan cười lăn lộn. Chả hiểu nó tâm đắc gì với câu nói của tôi không biết!

sami
01-02-2010, 16:00
Mấy anh em chơi chán chê rồi vòng về. Thế Hùng chỉ vào mấy trái cây xương rồng nói là thứ đó ăn rất ngon. Ừ thì làm thử một cái, cả tôi và ChoDTDD đều bị cái gai của trái xương rồng cắm cả vào môi, lưỡi, lợi gây ngứa ngáy khó chịu kinh khủng. Cái trái xương rồng to bằng ngón chân cái quả nhiên rất ngon và ngọt, nhưng cái khó chịu do gai của nó gây ra thì quả là tệ. Thằng Hùng thì cười ngất, cho dù nó dã dặn bóc vỏ bóc gai đàng hoàng nhưng cả đám vẫn bị gai đâm do cái thứ gai mịn như tơ của nó cắm được cả hai đầu. Nó chỉ cần dính nhẹ vào tay xong cái là có thể dính ngay cả vao môi miệng. Cái cảm giác khó chịu khi bị cắm vào thịt của cái gai này đến khổ. Tôi vận dụng hết các kiểu, từ vạt áo đến khăn rằn của Huy Thông để lau nhưng cũng chẳng đỡ được là bao. Thế là thêm được bài học về ăn xương rồng. Kể ra cái vị của nó cũng rất ổn, nếu đang lang thang gặp cảnh nóng bức mà được ít trái chín này ăn, thật là đế vương. Nhưng nếu không chú ý bóc vỏ và bóc luôn cái chùm gai nho nhỏ mọc đầy thân quả thì bạn hãy coi chừng. Nếu ngại bóc, có thể hơ nó qua ngọn lửa để cho mấy cái gai tơ tơ cháy hết rồi ăn cũng ổn.

Bữa trưa nhanh chóng được bày ra. Kế hoạch là ăn uống no say, quay trở về nhà dượng Hiệp bỏ đồ rồi cả đám sẽ đi ăn bánh căn, bánh xèo. Con cá mè lão được anh em nhiệt tình xẻ thịt cuốn bánh tráng. Rượu lại được rót ra, vẫn ngon như ngày hôm qua. Cái cảm giác buồn buồn do chân đau mà khiến cho anh em đi không được như ý cũng vơi dần khi đã có hai bữa hải sản tuyệt ngon cùng anh em như bù lại phần nào. Anh em vừa ăn vừa bàn tính ra sau tết làm quả khám phá Bình Tiên, Núi Chúa. Ai nấy cũng hào hứng, bởi Núi Chúa hùng vĩ sau lưng và Bình Tiên thì bao la ngay trước mặt, sẽ đi khám phá đúng nghĩa. Cũng nghe nói, Hồ Trên Núi Chúa cá to vô thiên lủng, còn có một ngọn thác và hai ba con suối chảy khắp triền núi Chúa. Madscientist nghe thấy thế, cầm ly rượu đánh cái ực để tỏ rõ quyết tâm chinh phục. Còn tôi thì lắc đầu, cười cười cho cái tửu lượng bất thường của nó. Dượng Hiệp để cho anh em về sau, một mình phi xe về trước lo chuyện nhà. Chúng tôi ăn uống no say, nghỉ ngơi sơ sơ rồi lại trèo lên chiếc xe mà dượng Hiệp cử ra đón. Tôi và Huythong đi một xe, QuanTD chở một người rồi cùng nhau vọt. Có 1 tí men trong người cộng thêm cái chồn chân từ hôm qua đến nay làm tôi phi hơi bị nhanh. Thằng dangkhoaquan phải vác điện thoại gọi với theo dặn đi từ từ kẻo bị bắn tốc độ làm tôi mới giật mình giảm tốc. Suýt nữa thì bị làm mồi cho “anh hùng núp” lại phiền đến khối người. Thế là tôi vê số giảm ga cứ tà tà mà tiến.

Về đến nhà dượng Hiệp, cả đám thay nhau tắm rửa cho thơm tho rồi kéo nhau đi Tháp Chàm chụp hình. Cái đầu gối tôi vẫn còn hơi đau nên tôi bỏ cuộc, chỉ có mấy anh em là kéo nhau đi. Thế Hùng, Madscientist cũng nằm nhà đánh giấc cho lành. Bỗng thấy anh Doanh đang đứng chờ ngoài cổng từ bao giờ. Hóa ra anh biết đoàn sẽ ghé nhà dượng Hiệp nên ghé chơi. Mang theo chút quà để tặng anh em mỗi người một cái bóp bằng thổ cẩm rất xinh, là quà mà gia đình anh sản xuất, nghe nói đâu cung cấp cho cả bạn hàng trên Ban Mê, Gia lai. Thế thì coi như là bác ấy từ chối tiền bồi dưỡng không được, đành mang tặng đồ thế này coi như hòa cả làng. Chưa kể, anh còn đưa cho Thế Hùng cả mủ trôm, thứ để làm nước uống rất bổ dưỡng và ngon gì nữa. Hai ngày qua, anh rất quý và khâm phục anh em trong đoàn. Tuy bị đau bao tử khó mà có thể đi xa và nhanh, nhưng lần sau ra, anh em cứ gọi là anh sẽ giúp đỡ hết mình. Tôi thầm cám ơn anh, mong sẽ có ngày ngang dọc hòn Nhọn cùng anh cho vui, cho dù mong ước ấy khó mà thực hiện được. Càng nghĩ, càng cảm thấy bực cái đầu gối, bực cái cơn đau khó hiểu. Chia tay anh Doanh, tôi thầm cám ơn sự giúp đỡ của những người anh em, cả những người mà chưa hề gặp vẫn nhiệt thành giúp đỡ.

Vé xe đã được mợ của QuanTD liên hệ mua từ trước, cả đám đi Tháp Chàm về là kéo nhau đi ăn bánh căn. Cả đám chục người kéo vào quán làm như vỡ chợ khiến chủ quán làm không kịp trở tay. Ở Phan Rang, khi có khách ăn người ta mới bắt đầu tráng bánh để giúp cho bánh vừa giòn lại vừa nóng. Phần cũng là do ít khách, hơn nữa toàn là khách quen nên ai cũng muốn ăn ngon thì phải chờ. Chỉ có cái đám ở đâu lòi ra vừa đông, vừa ồn ào làm quán xá inh ỏi, lộn xộn. Ngồi thành hai cái bàn dài mà cứ bàn nọ tranh bàn kia ỏm tỏi. Cả đám cứ làm như từ lâu lắm chưa được ăn nên cứ rối cả lên. Ngoài trời gió thổi lồng lộng, mặt trời đã ngả về chiều khiến không khí có phần lành lạnh mà ông chủ quán mồ hôi nhễ nhại. Mang ra được hơn chục bận mọi chuyện mới yên yên, lúc ấy ông chủ mới có cơ hội vuốt mồ hôi. Đứa con gái đen nhẻm đạp xe tíu tít đi mua tăm, mua bánh tráng phụ bố mẹ lúc này cũng mới được nghỉ. Nó nhìn hai chị mảnh dẻ ăn bánh căn, bánh xèo đến tròn con mắt. Có lẽ, nó chưa bao giờ thấy một người nhỏ như thế mà ăn nhiều đến vậy. Xong phần ăn uống, cả đám kéo nhau đi đánh Bi-da sát phạt nhau. Buổi trưa ở Bình Tiên, tôi đã lột của các em một cơ số đáng kể, do vậy giờ chúng đòi báo thù. Quả nhiên ông trời có mắt, phân phối lại một phần cơ số tôi đã ăn được. Cả đám ai cũng hỉ hả, cho rằng mình hên. Trời đã nhọ mặt, cả đám lại kéo nhau về để chuẩn bị cho vác hành lý ra xe. Từ nhà ra bến xe chỉ hai cây số, do vậy cả đám cứ thế cuốc bộ. Gần bến xe, cả đám lại dừng chân làm quả bánh canh. Bánh canh ở đây tuy không ngon lắm, nhưng được cái vô cùng rẻ. Ớt cay xé lưỡi, bánh canh tuy ít nhưng nước lèo ngon và giá chỉ có 5 ngàn đồng. Hùng hổ, tôi làm ngay hai tô nhưng đến tô thứ hai thì ngoắc, mãi mới ăn xong. Làm thủ tục kiểm tra vé, hành lý gửi xong, cả đám lại kéo nhau đi uống sinh tố chờ giờ rời Rhan Rang. Tổng kết tổng thiệt hại, vị chi mỗi đứa tốn gần 650k cho chuyến đi ăn chơi rừng biển ba ngày. Một chi phí chấp nhận được cho sự di chuyển dài cũng như ăn uống ngày cuối không thể đàng hoàng hơn. Lên xe, cả đám chìm trong mộng mị riêng của từng người. Không biết anh em thế nào, còn tôi, tôi sẽ quay trở lại Phan Rang nhiều lần nữa.
The End!
Viết xong rồi, post thì diễn đàn cấm không cho bài viết dài quá 10000 ký tự. Thế thì phải chia làm đôi vậy, hix. Vừa tròn 24 trang A4 của em đấy các bác ạ.

alexandersamon
01-02-2010, 19:44
hẹn gặp lại trong những chuyến đi sau...cheersssssssssss

Nguyên Hương
04-06-2010, 23:26
Cái gì cũng hay, cũng đẹp riêng chỉ có mỗi vụ ăn uống là em ứ chịu được.:D:D

Đồng Thoại
24-04-2011, 16:43
Vừa núi vừa biển thì còn gì bằng, chuyến đi của anh chị phải nói là thú vị thật ^^