PDA

View Full Version : Sơ cấp cứu trên đường !



dangkhoaquan
07-01-2010, 16:54
Hôm trước đi rừng, mình bị chuột rút vừa bước chân lên thì chân đau nằm gục xuống đất chờ mãi chẳng thấy ai đến, nhìn quanh thấy có cái gốc cây nên đưa chân vào gốc cây làm điểm tựa rồi tự nhấn bàn chân, may mắn làm sao chân hết đau, và lại đi tiếp được. Nên mạo muội mở topic này mong anh em share cách tự cấp cứu nếu gặp tai nạn trên đường.:)
Đầu tiên là cách cấp cứu khi phát hiện nạn nhân bị xỉu: tóm tắt 4 bước thực hiện
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1037&pictureid=25037

Lưu ý luôn đeo khẩu trang và găng tay để tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh (hiv, virus cúm ..)cho người thực hiện việc sơ cấp cứu
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1037&pictureid=25040
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1037&pictureid=25036
Cách nâng cằm của người cần hô hấp nhân tạo để tránh chấn thương cho nạn nhân và để nạn nhân có thể thở dễ dàng nhất:
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1037&pictureid=25043
Các bước thực hiện
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1037&pictureid=25035

chaubaogia
07-01-2010, 17:30
+ Nếu bị chuột rút trên cạn, bạn có thể làm theo các bước như sau:
- Ráng ngồi dậy, ráng duỗi thẳng chân, gập người và dùng 2 tay nắm lấy hai mũi bàn chân. Một lúc sẽ hết chuột rút.
- Sau đó ngồi bệt, lưng thẳng, hai chân hơi gập, hai bàn chân chạm đất và lắc, lắc qua lắc lại cho 2 bắp chuối của bạn được thả lỏng, lúc này bạn dó thể tiếp tục đi.

+ Nếu bị chuột rút dưới nước:
-Cố gắng quên cái chân bị chuột rút, bơi bằng 2 tay và 1 chân còn lại.
-Nếu quãng đường bơi xa thì kết hợp miệng kêu cứu tìm sự trợ giúp, đến khi không còn kêu được nữa thì chuyển qua cầu nguyện....:LL

dangkhoaquan
07-01-2010, 20:53
Cách sơ cấp cứu đối với 1 nạn nhân bị khó thở
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=1037&pictureid=25041

pvnguyen
07-01-2010, 21:39
có khi bác chụp cả quyển rồi up lên..cho anh em down dc không ah ?

chaubaogia
07-01-2010, 21:48
Cách phòng ngừa và tự cứu khi bị rắn cắn:
-Phòng ngừa và tự cứu bằng 2 trái chanh, mỗi túi quần 1 trái.
-Khi thấy rắn, tốt nhất nên từ từ dừng lại, nếu là male thì lùi 7 bước, nếu là female thì lùi 9 bước.
-Nếu đã bị rắn cắn trước khi lùi, lập tức thò tay vào túi lấy trái chanh (túi nào cũng được vì 2 túi đã có 2 trái) ra bỏ vào miệng nhai, sau đó la to: "Cứu với, tao bị rắn cắn rồi".

Tác dụng của trái chanh: thấm giọng để la được to:))

langbiang
07-01-2010, 22:42
Cách phòng ngừa và tự cứu khi bị rắn cắn:
-Phòng ngừa và tự cứu bằng 2 trái chanh, mỗi túi quần 1 trái.
-Khi thấy rắn, tốt nhất nên từ từ dừng lại, nếu là male thì lùi 7 bước, nếu là female thì lùi 9 bước.
-Nếu đã bị rắn cắn trước khi lùi, lập tức thò tay vào túi lấy trái chanh (túi nào cũng được vì 2 túi đã có 2 trái) ra bỏ vào miệng nhai, sau đó la to: "Cứu với, tao bị rắn cắn rồi".

Tác dụng của trái chanh: thấm giọng để la được to:))
Em đi rừng mấy lần toàn gặp rắn nên ngẫm thấy cần biết thêm các bài phòng rắn cắn

Hôm đi đèo Gia Bắc cách đây gần 2 tháng: gặp chình ình 1 con rắn ca rô hay sọc trắng đen to với thân bằng cùm tay đang bò ngang đường với khoảng cách khoảng 7-8m gì thôi

Hôm đi quốc lộ 55 cách đây mấy ngày: gặp con rắn màu đất chưa nung, thân nhỏ cỡ chỏ năm ngoe ngẩy giữa đường
@Chaubaogia: anh vui tính quá, mà cũng phá làng phá xóm quá đó...

Madscientist
08-01-2010, 00:06
em thấy mấy bác đi câu gặp rắn tiện, cái cây chống cần có sẵn cái chạc 3, oánh đám rắn đó tiện =))

sami
08-01-2010, 08:44
Cách phòng ngừa rắn cắn:
- Đi giày cao cổ, quần áo dày, dài tay.
- Tránh đi vào vùng nhiều cỏ, bụi rậm.
- Có gậy khua trước khi bước vào vùng cần đề phòng.
Khi đã bị rắn cắn:
- Dùng dây buộc chặt phía trên vết cắn 20 cm. Sau 30 phút thì buộc nới lên trên 10 cm.
- Dùng dao vạch rộng vết thương bị cắn, nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu sau khi bị cắn chừng 15 đến 30 phút mà không thấy hiện tượng phù, đau, bầm tím ở vết cắn thì chắc bạn bị rắn không độc cắn. Còn nếu có hiện tượng đó kèm theo huyết áp hạ, khó thở thì chắc là ....
- Nhìn vết răng cắn xác định xem rắn đó có độc hay không. Con rắn độc sẽ có 2 vết sâu hơn những vết khác (răng nanh).
- Cố tìm cách bắt bằng được con rắn đã cắn để xác định loại rắn đã cắn mình. Chỉ cần bắt chết, không cần giữ mạng nó làm gì. Nếu không bắt được, cố gắng ghi nhớ màu sắc, hình hài con rắn đã cắn mình. Khi cắn xong, thông thường nó vẫn quanh quẩn khu đó.
- Nhanh chóng tìm cơ sở y tế, mang theo cả xác con rắn để cán bộ y tế xác định chủng loại độc. Cố gắng không vận động mạnh trong quá trình di chuyển (nhờ người mang vác, cáng....)
....

BM
08-01-2010, 09:14
Mình có mang từ Mỹ về một Kit chữa rắn cắn bao gồm dao phẫu thuật + liều giải độc khẩn cấp + linh tinh.... Trong chuyến Bidoup-Phước Bình vừa rồi có mang theo và may mắn là chưa sử dụng!:)

Madscientist
08-01-2010, 09:32
Cách phòng ngừa rắn cắn:
- Đi giày cao cổ, quần áo dày, dài tay.
- Tránh đi vào vùng nhiều cỏ, bụi rậm.
- Có gậy khua trước khi bước vào vùng cần đề phòng.
Khi đã bị rắn cắn:
- Dùng dây buộc chặt phía trên vết cắn 20 cm. Sau 30 phút thì buộc nới lên trên 10 cm.
- Dùng dao vạch rộng vết thương bị cắn, nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu sau khi bị cắn chừng 15 đến 30 phút mà không thấy hiện tượng phù, đau, bầm tím ở vết cắn thì chắc bạn bị rắn không độc cắn. Còn nếu có hiện tượng đó kèm theo huyết áp hạ, khó thở thì chắc là ....
- Nhìn vết răng cắn xác định xem rắn đó có độc hay không. Con rắn độc sẽ có 2 vết sâu hơn những vết khác (răng nanh).
- Cố tìm cách bắt bằng được con rắn đã cắn để xác định loại rắn đã cắn mình. Chỉ cần bắt chết, không cần giữ mạng nó làm gì. Nếu không bắt được, cố gắng ghi nhớ màu sắc, hình hài con rắn đã cắn mình. Khi cắn xong, thông thường nó vẫn quanh quẩn khu đó.
- Nhanh chóng tìm cơ sở y tế, mang theo cả xác con rắn để cán bộ y tế xác định chủng loại độc. Cố gắng không vận động mạnh trong quá trình di chuyển (nhờ người mang vác, cáng....)
....

có lần mình đọc được 1 tài liệu, khi bị rắn cắn cách giải độc đơn giản và dễ kiếm nhất là dùng "nước Trà" để rửa vết rắn cắn và cho người bị cắn uống

cả ngừoi dùng miệng hút nọc độc từ vết cắn ra cũng phải lấy trà súc miệng thì sẽ giảm lượng chất độc đi rất nhiều lần

MÃ SỐ 1102
10-01-2010, 22:27
nếu bị cắn chưa chắc đã đủ bình tĩnh để lấy chanh ra mà thấm giọng đâu:))

muoimuoi
13-01-2010, 08:30
Sơ cấp cứu cho người bị rắn cắn

Cố gắng xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc. Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc.

Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay…) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.

Nếu có phương tiện sơ cứu có thể làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.

Điều cần lưu ý
Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.

Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.

Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.

Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.

Đề phòng rắn cắn

Rắn thường kiếm mồi về đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, hoặc treo mình trong bụi cây rậm rạp, ẩm thấp, tối tăm, do vậy:

Khi cần đi qua những nơi này, nhớ đi ủng, hoặc mang theo gậy dài vừa đi vừa khua để xua đuổi rắn. Không ngồi ở gò, đống, bờ bụi, gốc cây có nhiều hang hốc. Không nằm nghỉ dưới đất gần các bụi cây rậm rạp.

Trích dẫn từ bài viết của Bác Sỹ Nguyễn Thị Thu Hà. Thấy có ích nên copy share với mọi người

Red_Dao
19-01-2010, 12:58
Topic này thật hữu ích, đi chơi chuyên nghiệp như các bác dĩ nhiên đã có sự chuẩn bị, tuy nhiên cũng có những việc ko mời mà đến xảy ra ngoài tầm ngắm của mình, topic này mỗi người góp 1 ít, sẽ làm cho cho hành trang SCC của chúng ta thêm đầy đặn
Em theo dõi diễn đàn, thấy các bác nhà mình hay băng rừng, trèo đèo, leo núi. đi trong rừng dĩ nhiên là phải đem theo đồ dùng để nấu ăn, uống...Khi nấu chất lỏng trong nồi và cần phải bưng bê đến lều hay nơi tập trung để ăn, thì cẩn thận kẻo ngã sẽ bị bỏng. Nhất là những nơi nền đất trơn, có rêu, lá bị ướt...Em đã chứng kiến 1 lần khi cắm trại ở khu vực núi lửa,lúc đó lúng túng quá nên tụi em đã mắc sai lầm, nên khi về em nhặt nhạnh 1 số thông tin sơ cấp cứu thủ sẵn, cũng ko mong có ngày lấy ra xài nhưng dù sao biết đúng vẫn cứ yên tâm hơn.
Bỏng :
Y khoa chia bỏng làm 3 cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1: Bỏng nhẹ, cụ thể như đi phơi nắng ngoài bãi biển, da bị đỏ lên và hơi rát.
- Cấp độ 2: Bỏng vừa, sơ ý chạm phải một vật nóng đỏ, bỏng nước sôi..da bị phồng lên, có nước.
- Cấp độ 3: Bỏng nặng, thường xảy ra trong trường hợp tiếp xúc với hơi nóng quá lâu như cháy nhà, bỏng vì các axit hay hóa chất, hoặc bỏng điện... Ở mức độ này, vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, thường không còn cảm giác đau đớn nữa vì các tế bào thần kinh cảm giác nơi đó đã bị hủy hoại hết.
Khi bị bỏng ở cấp độ 1 hoặc 2, hầu hết các trường hợp đều có thể tự chữa lấy.
Các trường hợp bỏng phức tạp mà bạn không biết thuộc cấp độ nào, là những vết bỏng sâu và diện tích vết bỏng lan rộng; với người lớn là 1/10 diện tích cơ thể (ước độ nửa diện tích của lưng), với trẻ em là 1/5 diện tích cơ thể (ước độ tổng diện tích của 5 bàn tay trẻ);
hoặc bỏng ở những vị trí như mặt, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục (dù diện tích vết bỏng không lớn nhưng nguy hiểm).
Bỏng nặng rất cần điều trị, chăm sóc tại các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt vì có nhiều nguy cơ nhiễm trùng, gây khó thở, hoặc có di chứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng hoạt động. Tuy nhiên Sơ cứu ngay tại chỗ, kịp thời trước khi đưa người bị nạn đến cơ sở y tế là yếu tố quan trọng trong việc giúp thầy thuốc điều trị bỏng sau này tại bệnh viện tốt hơn.
Xử lý vết bỏng :
Những sai lầm khi xử lý vết bỏng:
-Bôi kem đánh răng
-Xát muối.
-Dội nước mắm.
-Bôi mỡ trăn.
-Ngâm nước đá lạnh
-Nhai đắp một số loại lá (như lá khoai lang, lá ổi non...).

Nếu chọn một trong các giải pháp trên nghĩa là bạn đã xử trí sai.
Khi ngâm nước đá lạnh sẽ rất nguy hiểm vì nó gây co mạch và tụt thân nhiệt. Nguyên nhân là khi đang bị bỏng, nhiệt độ trên da đang là rất nóng, đột ngột ngâm vào nước lạnh, nhất là lại ngâm lâu sẽ khiến sẽ bị hạ thân nhiệt dẫn đến cảm lạnh và gây co cơ khiến bác sĩ vừa phải tiến hành cấp cứu chữa cảm lạnh, vừa phải tiến hành cấp cứu bỏng, việc điều trị càng phức tạp hơn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp bị hạ thân nhiệt mà không biết cách cấp cứu và không đưa đến bệnh viện kịp thì có thể bị tử vong.
Việc bôi nước mắm, xát muối sẽ làm bệnh nhân đau đớn hơn, dễ bị sốc, chưa kể nguy cơ nhiễm trùng.
Còn kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết thương sẽ khiến bệnh nhân đã bỏng lại thêm bị bỏng kiềm nữa. Tổn thương sẽ sâu hơn và dễ hoại tử.
Về mỡ trăn, vốn được y học cổ truyền coi là chữa bỏng hiệu nghiệm, nó cũng có tác dụng làm mát vết thương nhưng không đáng kể, thấp hơn nhiều so với nước. Nếu chỉ bôi mỡ trăn, bệnh nhân đã bỏ lỡ cơ hội ngăn tổn thương lan rộng bằng cách ngâm nước mát.
Ngoài ra, với làn da đang tổn thương, việc bôi bất cứ cái gì cũng có thể mang đến nguy cơ nhiễm trùng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Huệ, Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, cách xử trí duy nhất đúng khi bị bỏng là:
Trước hết phải đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, loại bỏ tác nhân gây bỏng. Phải tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giày, ủng, vòng, nhẫn… trước khi vết bỏng sưng nề
Ngâm ngay vết thương vào nước lạnh sạch (ko phải nước đá) trong 30 phút.
Vào mùa đông, thay vì ngâm, nên đắp khăn ướt lên vết thương.
Bước tiếp theo là lấy gạc khô băng ép lên để tránh phồng rồi đến cơ sở y tế, tuyệt đối không bôi bất cứ cái gì.

Dân gian thường quan niệm khi bị bỏng thì không nên chạm vào nước để tránh phồng. Điều này rất sai lầm, bởi nước giúp hạ nhiệt tại chỗ, khiến tổn thương không ăn sâu vào trong, giảm đau, giảm nguy cơ sốc.
Nếu bỏng do axit, vôi tôi thì nước giúp làm loãng các chất này. Nếu không ngâm nước, nhiệt độ sẽ truyền qua da vào sâu các tổ chức bên trong, khiến tổn thương càng trầm trọng, nguy cơ hoại tử rất cao.

Để phòng chống sốc cần:
* Đặt nạn nhân ở tư thế nằm;
* Động viên an ủi nạn nhân;
* Cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân rất khát nhất là khi phải chuyển nạn nhân đi xa, nhưng chú ý: Chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn...
Nếu có điều kiện nên pha dung dịch sau cho nạn nhân uống:
Pha vào 1 lít nước:
+ ½ thìa cà phê muối ăn;
+ ½ thìa cà phê muối Natri Bicarbonat;
2 - 3 thìa cà phê đường hoặc mật ong, nước cam, chanh ép.
Nếu không có điều kiện pha dung dịch trên thì có thể cho nạn nhân uống nước chè đường, nước trái muối, đường hoặc oreson;
* Dùng thuốc giảm đau cho nạn nhân. Dùng aspirin. (Khi dùng thuốc giảm đau phải chú ý nếu nghi ngờ nạn nhân có chấn thương bên trong thì không được dùng thuốc giảm đau, thần kinh mạnh);
* Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.