PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Chư Mư Vọng Phu hay là "Xứ sở kỳ nam"



VTF
09-09-2012, 10:42
Phần 1: Giấc mơ hoang

Chư Mư Vọng Phu - Tôi tình cờ biết đến cái tên xa lạ này vào năm ngoái trong chuyến phượt lên đỉnh Hòn Bà ở Khánh Hòa, đây là chuyến phượt giao lưu giữa nhà NCG và một số anh chị em nhà phượt Nha Trang. Trong buổi sáng sớm tinh sương lạnh giá đó, mấy anh em giao lưu cùng hội vespa Nha Trang cũng lên đây nghỉ đêm và cùng nhau nhìn ngắm núi non trùng điệp dưới chân nhìn, tình cờ hướng về phía bắc, giữa biển mây trắng xóa bồng bềnh xa xôi, mọc lên 1 đỉnh núi cao sừng sững, nó nhọn hoắc, xé toạc biển mây và vươn thẳng lên tầng trời như một mũi tên. Ai cũng trầm trồ và bàn tán không ngớt, và cũng thật may mắn, trong đoàn hôm đó có vài người và Thống hội phượt Nha Trang là dân Khánh Hòa cũng biết một số thông tin về ngọn núi này và cũng chưa 1 lần đến đó bao giờ.

Hình ảnh ấn tượng về mũi tên nhọn hắc giữa tầng trời hôm đó đã không ngớt ám ảnh tâm trí tôi. Chúng tôi cùng hẹn nhau một ngày nào đó sẽ đặt chân lên đỉnh núi này. Vài tháng sau, nỗi ám ảnh ấy lại ùa về qua những bức ảnh đầu tiên của Daskem – cũng là một dân phượt đã đặt chân lên đỉnh Chư Mư và đang dự tính sẽ chinh phục đỉnh Vọng Phu cao nhất của dãy núi này. Mừng như bắt được vàng, thế là 1 topic dành cho những người đam mê nó được mở ra và kéo dài suốt 9 tháng sau đó chỉ để bàn về nó: tìm người dẫn đường, tranh luận về hành trình, thông tin về địa lý, thời tiết, những chi tiết thú vị, đôi lúc có phần hoang đường mang tính truyền miệng, dân gian về dãy núi huyền thoại này càng khiến giấc mơ chinh phục càng trở nên cấp bách khi mùa mưa đã cận kề.

Những bức ảnh về Chư Mư Vọng Phu do Dákem chụp trong chuyến đi lần trước:
https://nq4.upanh.com/b2.s31.d1/7d795ce58a6267fe3a7380a368b00681_48936164.3.jpg
https://nq5.upanh.com/b4.s31.d2/0c2aaf14baf3a38ac8c4cdbd8fabd6eb_48936165.8.jpg
https://nq6.upanh.com/b2.s29.d1/277a8b296ba1c6a5780551f5b4cee912_48936166.9.jpg
https://nq7.upanh.com/b3.s30.d2/5f5f560a05b0cf595a0d294bbdc8fd73_48936167.10.jpg
https://nq9.upanh.com/b3.s32.d2/876568ab71fb5308abe29969c7be4853_48936169.11.jpg

Bàn tới rồi lại bàn lui, lúc thì không tìm được người dẫn đường, lúc thì tìm được nhưng người dẫn đường lại chưa bao giờ lên đỉnh, lúc thì chọn được người dẫn đường nhưng lại từ chối dẫn đi, lúc thì tất cả đâu đã vào đấy thì có người lại bị trặc chân... Thật là vất vả và trúc trắc tưởng chừng như giấc mơ chinh phục Chư Mư Vọng Phu sẽ khó thành hiện thực. Nhưng cuối cùng thì giấc mơ dài đằng đẵng ám ảnh chúng tôi cả năm trời cũng đến hồi kết thúc khi tất cả những gì cần thiết nhất cho chuyến đi cũng đã hoàn tất. Lễ 2/9 này được, khi nhà nhà náo nức đi chơi, người người náo nức đi chơi thì chúng tôi - 3 gã đàn ông cùng ôm mộng sẽ lặng lẽ rời xa thành phố náo nhiệt để đánh thức giấc mơ ấy...

Topic đã được gởi đăng bởi Reporter

VTF
09-09-2012, 11:01
Phần 2: Đánh thức Vọng Phu

Lên đường ! 8h tối ngày 1, vẫn như thường lệ những chuyến đi trước, tôi đã có mặt ở khu phố tây Phạm Ngũ Lão để lên xe Phương Nam đi Ninh Hòa. Đợi không bao lâu thì Daskem tới – nhỏ tuổi nhất đoàn nhưng Daskem dáng người cao lớn, nét mặt thư sinh với cặp kính cận và mái tóc dài loăn xoăn giống y những anh chàng hotboy trong những bộ phim của xứ sở kim chi xuất hiện, hắn khệ vác trên vai 2 cái balo bộ đội to đùng và chật cứng, hỏi ra mới biết Daskem trang bị giúp luôn cho cả anh chàng guide sẽ dẫn đường vào rừng ngày mai. Gần đến giờ xe chạy thì Rubicon cũng xuất hiện với làn da ngăm ngăm, dáng người vừa phải và gương mặt khá lạnh lùng, ít nói nhưng sau này khi tiếp xúc thì tôi phát hiện Rubicon rất dễ mến và chân thành.

Xe Phương Nam chạy khá êm so với những xe hãng khác, chẳng bao lâu đã nghe tiếng ngáy đều vang của những người bên cạnh. Riêng tôi thì chắc do thức khuya ở nhà đã thành thói quen nên chẳng tài nào ngủ được, cứ trằn trọc xoay qua xoay lại, mắt thì thao láo, đầu nghĩ ngợi mông lung. Cuộc đời dân phượt kể cũng lạ và thầy bói đôi khi phán cũng đúng, dưới 2 gan bàn chân của tôi là 2 cái nốt ruồi to tướng, thảo nào tôi xê dịch mãi đến bây giờ vẫn chưa thấy ngán và mệt, có khi lại còn tăng đô. Tôi đi phượt đã đành, nay mới cưới được cô vợ vài tháng lại còn dụ cô ấy vào con đường chả biết sẽ hạnh phúc hay khổ đau này, nhưng vẫn cứ phải dụ vào cái đã, để người ta còn hiểu và thông cảm cho cái thằng tôi đã trót đu theo nghiệp này. Cô ấy giờ đang nằm bên giường cạnh giường tôi, nhưng đến sáng mai thì tôi đã khăn gói lên rừng, còn cô ấy thì lại theo 1 nhóm phượt đông đúc khác xuống biển. Thế là lễ độc lập này chúng tôi tạm chia tay nhau, hẹn gặp lại tại phố biển Nha Trang sau 4 ngày nữa.

7h sáng ngày 2, chúng tôi đã đến ngã 3 Trong Ninh Hòa, tấp vào quán uống vội li cafe cho thoải mái sau 1 đêm ngủ gò bó trên xe. Tôi lò dò hỏi người dân xung quanh thì được biết xe đò gần 9h mới xuất phát, đến thị trấn M'Drak cũng mất gần 2 tiếng và phải tiếp tục thuê xe ôm đi tiếp hơn 15km nữa mới vào đến xã Ea M'Doan và theo Daskem nói thì năm ngoái hắn đã mất gần 150 ngàn xe ôm cho đoạn đường mười mấy km này. Cuối cùng chúng tôi chọn cách ngắn và nhanh nhất, đó là thuê taxi dù, giá chỉ 650 ngàn và xe sẽ đưa chúng tôi vào tận xã. Thôi thì cũng tạm được vậy, không mắc hơn là bao mà lại nhanh và an toàn, vì dù gì chúng tôi cũng chỉ còn rất ít thời gian để mua sắm và chuẩn bị thêm những vật dụng cần thiết để vào rừng ngay trong đầu giờ chiều nay.

Taxi bon bon lao nhanh, gió thổi phần phật và những cảnh đẹp của rừng núi trên đèo Phượng Hoàng nối Khánh Hòa với Daklak làm chúng tôi ai cũng náo nức và hồ hởi, huyên thuyên kể về những chuyến đi và những ấp ủ dự định tương lai: đỉnh Rào Cỏ, Phu Xai Lai Leng, Bạch Mộc Lương Tử, Tây Côn Lĩnh...Chẳng mấy chốc, tỉnh lộ 693 đầy ổ voi cũng đã qua, chúng tôi đã vào địa phận xã Ea M'doan. Taxi dừng tại nhà anh Tùng, nơi mà năm ngoái Daskem đã tá túc cả tuần để leo ngọn Chư Mư. Lại nói về chuyến đi của Daskem, năm ngoái hắn đã đến đây 1 lần cùng vài người bạn và cũng đã chinh phục thành công đỉnh Chư Mư, và lần này hắn phải quay trở lại nơi đây để thực hiện nốt giấc mơ cuối cùng mà hắn vẫn còn thao thức trước khi giã biệt nơi này để chinh phục những cung đường mới : thuần phục Vọng Phu, ngọn núi bí hiểm mà chưa ai lên tới đỉnh.

Từ trong nhà, anh Tùng ngạc nhiên và mừng rỡ chạy ùa ra đón người quen, lễ mễ rinh những balo nặng trĩu đồ vào nhà. Căn nhà là 1 tiệm bán tạp hóa không nhỏ nhưng cũng không lớn lắm trong cái xã khá thưa thớt dân cư này nhưng cũng đủ để chúng tôi tha hồ chọn lựa và mua sắm vật dụng cho chuyến đi. Bên trong nhà khá rộng rãi và ít người, chỉ có 2 vợ chồng anh và 1 thằng cu lên 6 chạy lon ton, căn nhà tuy đơn sơ, không có vật dụng gì đắt tiền, nhưng qua trao đổi và cách nói chuyện với anh, tôi đoán khối tài sản anh có nó ngược gấp mấy chục lần vẻ bề ngoài giản dị và có phần nghèo túng của anh. Mà thôi, nhắc làm gì đến tiền bạc, tấm lòng và sự hoan hỉ như đón người thân từ xa về mới là cái đáng quí mà chúng tôi cần.

Nhà anh Tùng ở Ea M'doan:
https://nq3.upanh.com/b1.s32.d2/c6aa53f16ce8b800f159149a71a94302_48935443.img0490. jpg
Anh đang cần mẫn ngồi đong rượu, bán hàng cho mấy chàng Mông trẻ:
https://nq4.upanh.com/b6.s31.d1/dbfd538edb9251fd349e09e72a909dcb_48935444.img0491. jpg

Đã 11h trưa, còn tí thời gian rảnh rỗi, anh Tùng lật đật khui liên tục 8 lon bia 333 để chúc mừng anh em lên đường mạnh khỏe, chân cứng đá mềm, Rubicon thì sợ uống say đi không nổi nên từ chối, Daskem thì đang bị gan nên chống chỉ định với thứ này, chỉ còn mình tôi, ráng vậy, tôi cũng chả biết vì chẳng nhẽ từ chối tấm chân tình của anh hay vì tôi cũng đang thèm thứ chất vàng sóng sánh ấy? Thế là tôi cùng anh Tùng và một người nữa cùng hể hả nâng ly, không khí thật ấm cúng và vui vẻ với những câu chuyện không ngớt về chuyến đi năm ngoái, về cuộc sống nơi xứ sở xa lạ này và nhất là những câu chuyện huyễn hặc về kỳ nam và những sản vật đã bao lần làm dậy sóng. Hôm nay trúng ngay ngày rằm, nên bữa trưa chỉ có cơm trắng, đậu que và đậu khuông xào với chén nước tương nhưng những món chay thật ngon lành vợ anh Tùng đãi đã nhanh chóng trôi tuột vào những cái bụng đang đói của chúng tôi. Rubicon giục Daskem liên hệ mau mau với anh chàng guide người Mông tên Tín, thật bất ngờ, Tín từ chối dẫn đi vì bận, hẹn đến sáng ngày mai, mọi người thẫn thờ, ngồi thượt cả ra, chẳng biết phải làm gì với một ngày dài thừa thãi khi mà tâm trạng đang phấn chấn và háo hức vẫn đang căng đầy lồng ngực.
Thì đành đợi đến sáng mai thôi, biết làm sao được, Tín là người dẫn đường giỏi và thành thạo duy nhất mà chúng tôi kiếm được lúc này, qua sông đành phải lụy đò, buồn bã, 3 đứa thở dài, lặng lẽ chui tuột vô nhà sau, tôi thì cố dỗ giấc ngủ với những bài dance dập đùng đùng, Rubicon thì bấm game lia lịa, còn Daskem thì chưa đến 20 phút đã nghe tiếng ngáy đều. Mà ngủ cũng chẳng được bao lâu và không tròn giấc vì trời rất oi bức, đã chẳng mưa mấy ngày nay rồi, cái quạt máy bé tí hin không thể làm bay hơi những giọt mồ hôi cứ liên tục rịn ra trên người thật khó chịu. Được một lát, anh Tùng lay gọi 3 đứa bật dậy, rủ vào rẫy cafe chơi cho đỡ buồn.

VTF
09-09-2012, 11:02
Anh Tùng chở tôi trên chiếc Attila mới cáu, còn Daskem và Rubicon thì đèo nhau trên chiến Dream TQ thồ hàng cũ kỹ, tôi thắc mắc sao không đội mũ bảo hiểm, anh cười ngất, bảo ở cái vùng xa xôi hẻo lánh này làm gì có ai đội cái ấy bao giờ? Thế là đi, chiếc attila khỏe lắm, lại gặp tay lái lụa quen đường nên chạy lên xuống đồi cao và dốc và đầy ổ voi cứ ro ro và nảy lên rầm rập, tôi ngồi phía sau cứ chốc chốc phải nhắc anh chạy chậm lại chờ 2 đứa kia với, nhưng kỳ thực là tôi đang run, cứ lo lạc tay lái mà văng xuống dốc thì rõ mệt. Xe băng qua những ngọn đồi cafe xanh mướt, những mái nhà đơn sơ trong ánh chiều tà, trong những ánh mắt tròn xoe lạ lẫm ngơ ngác của những em bé Mông và những chiếc váy hoa rực rỡ đang cần mẫn bên chiếc máy tước bắp kêu rột rột.

Đường vào rẫy người Mông:
https://nq6.upanh.com/b2.s30.d2/d926a86c604eafe27ca981cd9994ca09_48935446.img0493. jpg
Dãy Chư Mư Vọng Phu, mây mù che mất 2 đỉnh:
https://nq7.upanh.com/b6.s32.d2/0698de7262458d707c786653cd8b9db1_48935447.img0494. jpg
Váy hoa khoe sắc:
https://nq8.upanh.com/b4.s30.d1/dbf2e0482a1009b230ffa9d53ea773c4_48935448.img0495. jpg
Cần mẫn thu hoạch bắp:
https://nq9.upanh.com/b2.s32.d2/4278053ed4895236ac8d65010eeb27e4_48935449.img0496. jpg
https://nq0.upanh.com/b5.s30.d1/1a813e7e0219acc064110e760603152a_48935450.img0498. jpg
Cuộc sống ở nơi rừng núi xa xôi này vẫn còn nhiều khó khăn lắm:
https://nq2.upanh.com/b3.s32.d2/9b6432dfcb79e486721b0a42fc822376_48935452.img0499. jpg

Người Mông khu vực Tây Nguyên nói chung không phải là những cư dân bản địa ở đây mà do tập quán du mục, họ di cư từ vùng rừng núi xa xôi ở tận Tây Bắc và Đông Bắc vào những năm thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước. Ngày nay, với dân số khoảng 800.000 người tại VN, người Mông sống rải rác khắp nơi: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Daklak, Gia Lai, Kontum...và vẫn giữ nguyên những phong tục tập quán thừ thời xưa cổ.

VTF
09-09-2012, 11:08
Trở về nhà anh Tùng, 3 đứa tôi đang đứng hóng mát trước quán thì Rubicon bật reo lên "nó kìa", Daskem vội lật đật vùng chạy thật nhanh vào nhà, chụp lấy cái máy ảnh rồi phóng qua bên kia đường để bắt thật nhanh khoảnh khắc hiếm hoi khi đỉnh Vọng Phu chợt hé ra chỉ vài giây ngắn ngủi giữa những dải mây dày xám xịt che khuất từ lưng trời, Thật mãn nguyện, trong những giọt nắng chiều cuối cùng của ngày sắp tắt, dãy Chư Mư - Vọng Phu trùng điệp vẫn sừng sững và ngạo nghễ hiên ngang như hàng triệu năm từ thuở khai thiên lập địa:

Mũi tên của trời chỉ hiện ra trong chốc lát:
https://nq5.upanh.com/b5.s29.d2/b75c791e7476df6da157143a1fb0bdd9_48935455.img7256. jpg
Rồi lại biến mất vào biển mây:
https://nq4.upanh.com/b1.s32.d1/a04da3a3b57e0627f223b6eb6a4ab59c_48935454.img0503. jpg
https://nq3.upanh.com/b1.s32.d2/e63c9699687ed597f57780b51cf2e857_48935453.img0502. jpg

VTF
09-09-2012, 11:37
Phần 3: Con đường Kỳ Nam
6h sáng ngày 2, Tín – người dẫn đường đến, chúng tôi ăn vội tô mì nóng, chất đồ đạc, trang bị vào balo và nai nịt gọn gàng để chuẩn bị lên đường. Ở nhà thì tôi hay lòa xòa lắm, có gì ăn nấy, chẳng đòi hỏi gì, nhưng không hiểu sao mỗi khi đi rừng thì tôi lại cứ lo ngay ngáy chuyện thiếu ăn, chắc có lẽ đó là nỗi lo của một gã đã nhận ra rằng mình càng già đi, ngày một yếu hơn và cần nhiều năng lượng hơn thời tuổi trẻ sung sức chăng? Trước ngày đi tôi tăng cường nịnh hót bà xã để cô ấy làm món ruốt thịt heo ba chỉ cực ngon. Vốn chẳng bao giờ đồng ý cho tôi tham gia vào những chuyến đi mà cô ấy cho là “vô bổ và nguy hiểm” nên cứ lầu bầu mãi, lầu bầu thì cứ lầu bầu nhưng cô ấy cũng làm cho tôi 1 hủ rõ to mang theo. Lần này, đồ ăn tôi mang theo cho đoàn khá nhiều, đủ cho 4 người ăn trong 5 ngày: gạo, chà bông, cá hộp, bánh mì lát, ruốt thịt heo, phô mai, cà chua, bí đỏ, bắp cải...Balo ai cũng nặng trịch, ít nhất như tôi cũng 12kg, còn của Tín thì những 19kg !
8h sáng, chúng tôi giã từ gia đình anh Tùng để lên đường. Trong cái nắng ban mai, chúng tôi thong dong khởi động cơ thể bằng chuyến đi bộ dài khoảng 4km, vừa đi vừa trò chuyện, vượt qua những đồi cafe, đến con suối, cả 4 người cởi hết quần dài, giày vớ để lội qua, con suối này vào mùa mưa lũ thì nước phải cao đến ngang ngực và rất xiết. Lúc này, rừng chưa dày và chúng tôi vẫn thoải mái đi trên những con dốc đã phát quang. Dãy Chư Mư Vọng Phu xanh rì mây phủ đang vẫy gọi:

Chư Mư Vọng Phu trong nắng sớm:
https://nq8.upanh.com/b2.s30.d1/df6159553cd13f5cbafd2397fd3edce3_48935458.img7286. jpg
Trên đường nhựa:
https://nq7.upanh.com/b4.s32.d2/068e0c10084d97f86f5d3c2fae77ea9e_48937767.img0500. jpg
https://nq0.upanh.com/b3.s30.d1/b975d72daaa285d6b91bfc0ff1c48e9c_48937770.img7287. jpg
Qua những đồi cafe:
https://nq8.upanh.com/b2.s30.d1/6a7f3a4bdd727e3cf5bd176a9d11a87a_48937768.img0501. jpg
Nhìn thì gần nhưng dãy núi vẫn còn xa lắm:
https://nq2.upanh.com/b6.s30.d2/942a7409dc2d828fc3dfee54ae3bb9cd_48937772.img7290. jpg
TÍn - người dẫn đường của chúng tôi:
https://nq3.upanh.com/b4.s29.d1/d391e166bf337964129c57a6db70ab38_48937773.img7291. jpg

VTF
09-09-2012, 12:03
Đôi điều về dãy núi huyền thoại này: dãy Chư Mư Vọng Phu nằm ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Khánh Hòa (huyện Ninh Hòa) – tỉnh Daklak (huyện M’Drak) và tỉnh Phú yên (huyện Sông Hinh), dãy núi chạy dài theo hướng Bắc Nam dọc theo tỉnh lộ 693 nối liền M’Drak (Daklak) với thị trấn Hai Riêng (Phú Yên), với đầu là lưu vực hồ Sông Hinh và chân là đèo Phượng Hoàng hùng vỹ, từ bắc xuống nam, độ cao càng tăng dần. Dãy Chư Mư Vọng Phu là nơi phát nguyên của sông Ea Krong Rou chảy về hướng nam và sông Ea Mai, Ea Nga chảy ra hướng bắc, cấp nước cho thủy điện sông HInh và thủy điện Ea Krong Rou.

Dãy Chư Mư Vọng Phu có diện tích không lớn với đỉnh không cao như những VQG và đỉnh núi nổi tiếng khác trên cả nước với độ cao tối đa 2051m (có số liệu khác là 2059m) nhưng thảm thực vật và động vật nơi đây rất phong phú: vượn, vọc, rùa đá, rùa vàng (trị giá đếm hàng chục đến hàng trăm triệu một ký), gõ, kiền kiền, huỳnh đàn, dầu, pơ mu và đặc biệt đây là nơi đã có nhiều người từng trúng từ hàng chục đến hàng trăm ký kỳ nam trị giá hàng trăm tỉ đồng! kỳ nam không phải chỉ hiểu biết và cố công là tìm thấy, nó mang tính may mắn như là lộc của trời cho nhiều hơn, đã có biết bao người bỏ cả đời đi tìm mà vẫn chưa có trong tay 1 mẩu nhỏ đáng giá bạc tỉ đó, và cũng có người đi tới đi lui biết bao lần qua nơi ấy, chỗ ấy mà không hề biết rằng mình đang đứng kế bên 1 khối tài sản khổng lồ! Vậy đó, kỳ nam và những câu chuyện đầy tính mộng mị xung quanh nó đã khiến cho hàng ngàn dân đi điệu từ Vạn Giã Tu Bông và cả Quảng Nam lũ lượt tìm đến Chư Mư Vọng Phu, lặn lội ngày đêm chấp nhận đánh đổi hiểm nguy và cả tính mạng mình nơi rừng sâu núi thẳm để săn tìm với ước mơ trở thành đại tỉ phú. Nhấp một hơi nửa ly bia 333, anh Tùng kể dạo trước, sau khi hay tin có người trúng đậm 1 lô kỳ nam hàng trăm ký thì hàng đoàn xe máy, xe ô tô lũ lượt kéo về đây, khiến chính quyền đã phải chặn đường tỉnh lộ để đảm bảo an ninh trật tự cho cái vùng đất vốn dĩ hiền hòa này.

Điều gì khiến dãy Chư Mư như giọt mật lịm ngọt, ngạt ngào hương thu hút vô số bầy ong bu vào mà vẫn lưu giữ được những báu vật của thiên nhiên ấy cho đến tận ngày nay? Đó chính là yếu tố địa lý, thổ những và khí hậu đặc trưng của vùng này. Tôi may mắn đã leo một số ngọn núi được nhiều cư dân phượt biết đến nhưng xét về độ hoang dã và nguy hiểm khi trekking cũng như leo núi thì khó nơi nào có thể sánh bằng Chư Mư Vọng Phu, bởi vì địa hình nơi đây từ độ cao 800 trở lên rất dốc, 1100m trở lên cực dốc và 1700m trở lên thì ở VN quả là kinh khủng và quá nguy hiểm. Qua 800m khí hậu thay đổi đột ngột, luôn ẩm ướt và lạnh lẽo, nếu lỡ đi vào tháng mưa thì nơi này cực kỳ nguy hiểm, chỉ những tay đi điệu mới dám vào sâu trong rừng vào mùa này. Và không chỉ đơn thuần là những con dốc dài và cao theo lối mòn tuần tra của kiểm lâm và chỉ cần đòi hỏi thể lực dẻo dai như những ngọn núi và VQG khác mà ở Chư Mư Vọng Phu người leo sẽ phải thường trực đối diện với sự hoang dã vô cùng khắc nghiệt của thiên nhiên, từ 800m trở lên là hết dốc mòn, chỉ có những con dốc 50 độ và từ 1100 trở lên có vô số những đoạn dốc 70-80 độ, rừng dày đậm đặc, đầy gai và toàn đá trơn trợt, vách núi vực sâu cheo leo, chỉ có thể dùng hai tay đu cây bám đá mà trèo lên từng chút một. Cũng chính vì địa hình núi đá quá dốc như vậy mà rất nhiều đoạn, để lên 1 điểm, người leo gần như không có sự lựa chọn, người sau chỉ có thể leo bám sát ngay theo đúng chân của người leo trước, chỉ cần leo chậm cách 1 khoảng là đôi khi không biết đường, biết thế để đu bám và leo lên, độ nguy hiểm cho đoàn cũng theo đó mà tăng lên nếu chỉ cần sơ sẩy chủ quan hoặc xui rủi trượt chân thì 1 người trượt chân sẽ kéo theo cả đoàn bên dưới và cái giá phải trả không chỉ là 1mạng người. Chính vì lẽ đó mà Chư Mư Vọng phu vẫn còn hoang sơ hấp dẫn đến tận ngày hôm nay.

Trở lại với chuyến đi, hành trình này chúng tôi không hề được dẫn dắt và đi theo con đường bởi kiểm lâm mà sẽ là 1 dân đi điệu, sẽ tự vạch lối đi, phải tự túc tất cả để sinh tồn và tìm đường lên đỉnh, do vậy, tôi thấy mình thật may mắn và thầm cảm ơn vì đã có những bạn đồng hành nhiều kinh nghiệm và chuẩn bị rất tốt đã cùng tôi hoàn thành chuyến đi mong đợi: Tín – anh chàng dẫn đường người Mông: dù chỉ mới lên đỉnh Chư Mư cùng Daskem năm ngoái và chưa lần nào đặt chân đến khu vực đỉnh Vọng Phu nhưng Tín là người đi rừng nhiều kinh nghiệm, biết phán đoán và nhìn đường và đã giúp chúng tôi rất nhiều trong khâu ăn uống, ngủ nghỉ. Rubicon: anh chàng ít nói nhưng đã load cả bản đồ khu vực vào máy di động, lại cẩn thận mang theo lương khô, sô cô la dự trữ. Daskem: anh chàng người “Hàn Quốc” này thì khỏi nói, in ra giấy cả bản đồ địa hình chi tiết khu vực với đường bình độ, lưới tọa độ, quãng đường dự kiến đi, địa điểm dự kiếm cắm trại, GPS...đủ cả. Chỉ có mỗi tôi là thuộc loại lười biếng, lúc đầu thì còn ngày đêm ngắm nghía, ngâm cứu trên bản đồ địa hình google map...nhưng đến gần ngày đi thì đổ bệnh lười lại nghe bác 7 chuyên gia đi điệu sẽ dẫn đường thế là bệnh nặng hơn, dẹp hết, phó mặc. :D

VTF
09-09-2012, 12:10
Những km đầu tiên để lên 800m khá dễ dàng, cả nhóm vẫn di chuyển theo đúng lộ trình đã định trên bản đồ. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại bắt gặp hàng đống gỗ ngổn ngang như thế này, thật là đáng buồn khi rừng Việt Nam ngày càng cạn kiệt, mà buồn làm gì nữa, rừng Việt Nam có còn bao nhiêu khu vực hoang sơ nữa đâu, tất cả đã bị tàn phá tan hoang bởi bàn tay con người:

https://nq2.upanh.com/b5.s30.d2/eb1128933fe0602c72d7bbe6710139a2_48938792.img0510. jpg
https://nq3.upanh.com/b5.s32.d1/6add59542af7df9c4de9afa3b30af96e_48938793.img0511. jpg
https://nq6.upanh.com/b6.s30.d2/2d733e08280ea2685177e2db6d10aec6_48938796.img0513. jpg
https://nq5.upanh.com/b3.s30.d2/70492c334a3f9a17e7b523a892c2089c_48938795.img0512. jpg

VTF
09-09-2012, 12:23
Sau một lúc thì lối mòn đã hết, chỉ còn rừng cây rậm rịt và những con dốc cao ngất, chúng tôi tạm dừng lại ở ngã 3 lối mòn, cùng xem, đánh giá và thảo luận trên bản đồ, định vị và quyết định không leo theo đường Daskem đã vẽ sẵn dự tính trên bản đồ trước lúc đi mà sẽ đi đường khác, có lẽ nhanh hơn và sẽ đến điểm hạ trại ở độ cao 1700m lúc 6h chiều:

https://nq1.upanh.com/b4.s29.d2/f601a7378991de3ec189c86b7afc1522_48939041.img0509. jpg
https://nq1.upanh.com/b5.s31.d2/a82bcbd534c5ff9b326863ab62097dad_48939051.img7302. jpg
https://nq5.upanh.com/b4.s31.d2/fdb892774cd55addb2ffdc74258ab4c0_48939055.img7311. jpg

Tiếp tục lên đường, chúng tôi cứ men theo đường bình độ mà dần nâng độ cao, 900m, 1000m, 1100m, 1200m. Gần 1h trưa, chúng tôi tạm nghỉ ngơi, ăn uống và chợp mắt ít phút bên một bờ suối khá xinh đẹp:

https://nq3.upanh.com/b1.s31.d1/41251d8ead0e72e320fbe6b4e601e620_48939043.img0517. jpg
https://nq7.upanh.com/b4.s30.d1/ab68cdaabff439405d510b12c72b2a10_48939057.img7320. jpg
https://nq9.upanh.com/b1.s30.d2/f2b03cecac16c704f714e17827d2a391_48939059.img7330. jpg

VTF
09-09-2012, 12:27
Qua nhữngcon suối:

https://nq7.upanh.com/b5.s32.d2/47c59c39852d65c0a27decd3dce28eed_48939037.img0505. jpg
https://nq7.upanh.com/b2.s30.d2/ac1e290569995b0082857061b3c14abe_48939047.img7294. jpg
https://nq8.upanh.com/b1.s30.d2/71a925da82d5591a9c6ac224ef3b561a_48939048.img7295. jpg
https://nq2.upanh.com/b2.s32.d1/62492666ca031019206f0395592e17d7_48939042.img0516. jpg

VTF
09-09-2012, 12:41
Phần 4: Đôi giày và sợi dây thừng

Lại tiếp tục leo, leo và leo, độ cao tiếp tục nâng dần lên 1250m, rồi 1300m và đến 4h chiều thì chúng tôi đã lên đến độ cao 1350m, không tệ chút nào, nhưng lúc này, khó khăn đã xuất hiện: địa hình dốc ngày càng cao và rừng càng dày với những tảng đá trơn trợt đã khiến chúng tôi chỉ có thể leo lên từng mét một đầy khó khăn, trời đầy mây mù và âm u, không còn nhìn rõ đường, nước dự trữ đã cạn kiệt, cả đoàn 4 người chỉ còn chưa đến nửa chai nước trà xanh O2 mà đỉnh cao vẫn còn chót vót, cảm thấy không ổn, chúng tôi phải ngừng lại, sau khi xem và đối chiếu lại giữa GPS với bản đồ và địa hình thực địa, do chủ quan, chúng tôi biết mình đã leo chệch hướng và đang bị lạc trên 1 dông núi lớn và làm gì có nước trên 1 dông núi bao giờ? Sau khi gấp rút thảo luận, chúng tôi quyết định vừa men theo đường bình độ để đỡ leo vất vả vừa hạ thấp dần độ cao để tìm một khe núi với hi vọng sẽ xuất hiện 1 khe nước dù thật nhỏ nhoi cũng đủ để chúng tôi có thể chống chọi vượt qua đêm nay và chỉ có nước mới giúp chúng tôi đủ sức tiếp tục leo lên hoặc phải leo xuống để trở về vào ngày mai nếu tình hình trở nên nguy cấp. Đã qua mấy khe nhỏ rồi mà vẫn chưa thấy 1 chút nước nào, các khe đều khô kiệt, đoàn người mệt lử và rất hoang mang, trời đã tối lắm rồi, phải bật đèn pin lên, ai cũng lo âu chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng cho 1 đêm đầy khó khăn. Tuột xuống đến 1150m, chúng tôi đụng phải 1 con dốc 60 độ, phía dưới là 1 khe sâu hun hút, không có cây bám, chỉ có một hai tảng đá nhỏ, Daskem và Tín đi trước, chọn đúng đường xuống phía bên trái nên đã băng mình xuống trước nhanh chóng và an toàn, còn tôi và Rubicon đi sau, lại lỡ leo xuống sai đường phía bên phải cách đó tầm 5m nên rất chậm chạp, khó khăn và tình hình khá nguy hiểm vì dốc trợn trợt, tôi bám vào 1 tảng đá, tầng đất mùn dày cộp và ẩm ướt đầy lá cây mục lâu năm phía dưới không đủ sức để bám giữ nó, tảng đá lăng ồng ộc xuống vực, mang theo những tiếng ầm ầm đùng đục đến kinh sợ, tôi la thét lên cho Daskem và Tín ở phía dưới biết, may mà họ đã leo chệch đường nên không bị làm sao. Tôi lại tiếp tục từ từ leo xuống, đôi giày khốn kiếp không được sử dụng kể từ sau chuyến leo ngọn Kon Ka Kinh (Gia Lai) vừa rồi có lẽ đã bị chai hết gai nên giờ đã phản chủ, nó trở nên rất trơn trợt, hoàn toàn không còn khả năng bám gì nữa, tôi phải ép cả thân mình xuống nền dốc để khỏi bị trượt xuống vực, leo lên không được, xuống cũng không xong, tôi nằm lỳ ra, Rubicon đứng chênh vênh phía dưới vài mét động viên, nín thở tôi từ từ làm theo chỉ dẫn, trườn cả người chậm chạp vào sát vách đá dựng bên phải để tăng độ bám, cuối cùng cũng xuống được cái dốc, tôi thở phào nhẹ nhõm. Leo xuống đến gần cuối vực lúc 6h thì trời đã tối om, chúng tôi lại đụng tiếp 1 vách đá dựng đứng chênh vênh và 2 khe đá hẹp dần, cao tầm 5m, Daskem và Tín đã leo xuống tự lúc nào và đứng đợi ở dưới, còn tôi thì cứ chần chừ loay hoay, nỗi ám ảnh về đôi giày giở chứng phản chủ đã hoàn toàn lấy đi sự tự tin của tôi tự lúc nào, tôi quyết định không liều mạng leo xuống để tránh bị chấn thương không đáng có vào lúc khó khăn này. Vận dụng kỹ năng của mình, tôi cởi hết giày, vớ, găng tay, lôi cuộn dây cấp cứu ra, cột quanh vòng ngực theo đúng kiểu, còn một đầu quấn 1 vòng quanh 1 thân cây trên miệng vách đá như cái ròng rọc và Rubicon sẽ giữa đầu dây đó, với tư thế này chỉ 1 lực nắm nhẹ, Rubicon sẽ dễ dàng giữ tôi lơ lửng nếu như tôi lỡ tuột tay:

Chụp không flash:
https://nq3.upanh.com/b2.s32.d1/3d0baff3ec80a396f8fa0d12e9be0a72_48939843.img7335. jpg

Chụp có flash, tôi:
https://nq5.upanh.com/b3.s29.d1/846cc4cdf7609c2b22ad2feb775f8cd0_48939845.img7338. jpg
https://nq6.upanh.com/b2.s32.d1/f5032e3d4d7b5fd6aab072947925f2d1_48939846.img7339. jpg
https://nq8.upanh.com/b4.s29.d1/d6f4fe988ffe1a2c9e12bd436295fc7f_48939848.img7340. jpg

Rubicon:
https://nq9.upanh.com/b2.s32.d1/0c98f9bb98d3b312aee53f8e1aa1adad_48939849.img7341. jpg
https://nq1.upanh.com/b4.s30.d2/a550c19a657d81a8f892c31a8b5d2514_48939851.img7342. jpg

Nhân nói về cuộn dây, trước ngày đi, lão Toàn Thắng và tôi có trao đổi vật dụng với nhau, biết trước tình hình sẽ phải cần nên tôi thì mượn lão cái nón bảo hộ và cuộn dây cấp cứu, còn lão thì mượn lại tôi cái lều đôi cho đoàn của lão đi du hí ngắm khinh khí cầu ở Phan Thiết, lão ấy đúng là sướng thiệt, chắc đang tắm táp nô đùa sóng biển hoặc đang barbecue hoặc đang hú hí cùng em nào cũng nên, chỉ có tôi là giờ đang mệt mỏi và căng thẳng trên ngọn núi hoang dã này. Trước ngày đi, nhớ như in cái câu bên box của Tây Bắc Group: "...cái dây thừng bục là teo một đời" nên tôi săm soi cuộn dây xem nó có lâu ngày không xài mà mục chưa, vẫn còn chắc lắm nhưng hơi thất vọng một tí, dây cứu hộ cứu nạn gì mà dài có 11m, đúng ra nó phải ít nhất 20-30m trở lên mới đủ độ dài cần thiết, nhưng có còn hơn không, tôi nhét nó vào ngăn ngoài cùng của balo, nơi dễ lấy ra nhất, chỉ bằng 1 tay. Kiểm tra dây chão xong xuôi tôi lại lật sổ tay xem lại cách thắt dây cấp cứu và đúng là thời khắc này thì nó thực sự là hữu dụng, cách thắt và cột dây này rất quan trọng, thậm chí khi không có người trợ giúp, nó vẫn giúp ta tự leo hoặc đu xuống một cách an toàn và thu dây về.

kenkendautroc
09-09-2012, 13:32
Nguy hiểm quá a

khanhvanpy1993
09-09-2012, 13:47
Ôi, núi Vọng Phu hay bên bở Sông Hinh vẫn hay gọi là núi Mẹ bồng con, hồi nhỏ ở Hai Riêng ngày nào, vị trí nào cũng nhìn thấy ngọn nuí này hết, tưởng hok ai chinh phục được nó chứ. cảm phục mấy bác thật.

rubicon
09-09-2012, 22:54
Cảm ơn bác VTF có đã những cảm xúc rất thật.
Lại nói thêm về địa hình, quả thật trước chuyến đi anh em đã nghiên cứu rất kĩ địa hình nhưng không ngờ có nhiều vực và khe núi đến thế. Và đó cũng là cơ may cho những ai muốn chinh phục nơi đây, bởi khi đã có khe núi thì ắt sẽ có suối, suối có cạn thì cũng là hi vọng dù mong manh. Để tìm ra được đường đến suối thì cũng phải hao phí sức lực lắm, vì suối luôn nằm cạnh bên vực, muốn tiếp cận suối không phải là chuyện đơn giản. Nếu không nhờ GPS và bạn Gúc đồng hành thì có lẽ chuyến này đã không thành công.
P/S: Từ bữa về nhà tới giờ mà tay chân vẫn còn ngứa quá, không biết bị dị ứng với cây gì...

VTF
10-09-2012, 08:32
Nếu vẫn còn ngứa thì báo tớ nhé, tớ cũng gảy đàn liên tục mấy ngày, chịu hết nổi lôi chai Cửu Hoàng Du ra xức, 1 phát hết ngay. Bận quá, nay mai lại post bài tiếp.

soi hoang
10-09-2012, 10:40
Đã quá mama oi! Nhìn mà thèm..hic hic. Mâm sắp xếp chuyến rừng rú nào ngắn ngày cho em đu với....

chiaky
10-09-2012, 10:56
Vậy là giấc mơ leo vọng phu của e đã thất bại rồi, hic, tiếc!!!

Daskem
10-09-2012, 13:09
Cảm ơn a VTF đã viết những bài chia sẻ cảm xúc của mình sau chuyến đi. Háo hức nghe a kể tiếp những ngày còn lại của hành trình.

Chư Mư - Vọng Phu là dãy núi gây cho mình sức hút mãnh liệt nhất ngay từ lúc nhìn thấy nó trên bản đồ vào giữa năm 2010. Nỗi ám ảnh đã dai dẳng đeo bám 2 năm qua với những giấc mơ điên khùng đủ kiểu. Có đêm nằm mơ thấy lên được đỉnh Chư Mư bằng những con đường thênh thang như dành cho khách du lịch, lên đến đỉnh thì thấy có cái ống nhòm bỏ tiền vào để ngắm cảnh, tỉnh giấc ngẫm nghĩ thấy sao mà giống đỉnh Lang Bian quá vậy. Đêm thì mơ thấy mình lên tới đỉnh bằng những con đường rừng khắc nghiệt một cách nghiêm túc, đinh ninh rằng lần này chắc là Chư Mư thiệt rồi thì bỗng dưng mây đen từ phía xa tan ra hé lộ một đỉnh núi uy nghi cao hơn chỗ mình đứng. Đêm lại mơ thấy mình tới được đỉnh núi uy nghi cao nhất vùng đó rồi, bảo đảm xung quanh không ai cao bằng nữa, chỉ cần leo qua một tảng đá nữa là tới, vậy mà leo hoài không qua được... Ngay cả chuyến đi năm ngoái, nằm trong trại đã rất gần Chư Mư, sáng ngày mai thêm 1 ngày đường nữa là lên đỉnh thành công thì ngay tối hôm đó mình vẫn nằm mơ thấy Chư Mư.

Mà cũng thật là trùng hợp ở chỗ là mình có duyên với Chư Mư - Vọng Phu vào những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, đầu mùa mưa lũ ở vùng này, và cũng có duyên với vùng đất Khánh Dương M'Đrăk nữa.
- 8/2010: lần đầu ngắm đỉnh Chư Mư tại một vị trí rất gần trên tỉnh lộ 693 giữa Đắk Lắk và Phú Yên.
- 9/2011: lên đỉnh Chư Mư từ hướng M'Đrăk.
- 9/2012: lên đỉnh Vọng Phu (khối đá Mẹ & Con), dự tính theo hướng Ninh Hòa nhưng cơ duyên lại dẫn về M'Đrăk.

https://lh4.googleusercontent.com/-64tHjhKc76g/UE2DXrVA13I/AAAAAAAAA24/msWcs1k4yYw/s800/Daskem.jpg

Chân thành cảm ơn những người anh em vùng đất M'Đrăk nồng nhiệt và những người bạn đồng hành đã cùng t thực hiện ước mơ!

Ngồi viết bài này, mà trong đầu cứ loáng thoáng một kế hoạch trở lại chinh phục cả 2 đỉnh Chư Mư và Vọng Phu trong cùng 1 chuyến đi. À, mà vào mùa khô nhé.

VTF
10-09-2012, 13:14
Chắc chắn sau topic này sẽ có nhiều ace cùng háo hức để 1 lần đến với CHư Mư Vọng Phu để trải nghiệm thiên nhiên tuyệt vời cũng như sự hoang dã cùng cực nơi đây.
Chúng ta sẽ rủ rê và thực hiện lại hành trình theo 1 con đường mới để lên cả 2 đỉnh trong t/g ngắn nhất có thể.
PS: mọi vấn đề liên quan tiếp như rủ rê, hành trình lần 2...chúng ta sẽ bàn ở topic này nhé: https://www.phuot.vn/threads/29734-NCG-L%E1%BA%A7u-25-Ch%C6%B0-M%C6%B0-hay-l%C3%A0-X%E1%BB%A9-s%E1%BB%9F-K%E1%BB%B3-Nam-30-08-04-09

VTF
10-09-2012, 20:01
(Tiếp theo)
Đến gần mặt đất thì Daskem đã đứng sẵn bên dưới và ghé vai để giúp tôi tiếp đất thật nhẹ nhàng. Chúng tôi lại tiếp tục leo trèo, mò mẫm tìm khe nước trong bóng đêm lạnh lẽo âm u và cái khát khô họng, cả nhóm không ai dám nhấp 1 ngụm nước nào dù là vài giọt, vì chút nước hiếm hoi trong chai lúc này là tất cả những gì chúng tôi còn lại đêm nay và cho đến cả ngày mai nếu chẳng may không tìm được nước. Nó sẽ chỉ dành cho những phút cùng cực cuối cùng nhất mà thôi!

Nói về nước tôi mới nhớ, từ sáng đến giờ và những ngày sau đó Tín uống rất ít nước, đôi chân và cơ thể đã quen với núi rừng, đèo dốc từ nhỏ đã mang lại cho Tín 1 sức khỏe phi thường như bao người Mông khác, khi chúng tôi thở hổn hển vì đuối thì Tín luôn băng mình đi trước, vừa đi vừa huýt gió ra chiều thoải mái lắm, với Tín chuyến đi rừng này chắc có lẽ là một cuộc đi dạo không hơn.

20 phút sau, tiếng hét của Tín vang lên từ dưới vực, và có lẽ đó là một trong những tiếng hét đáng nhớ nhất và sung sướng nhất của chúng tôi trong suốt chuyến đi: “nước, nước, có nước rồi”. Chúng tôi nhảy cẩng lên vui mừng, một khe nước nhỏ trong veo róc rách như ru bi nê chảy gập ghềnh len lỏi qua những tảng đá rêu phong, vậy là chúng tôi đã có cái để làm dịu cơn khát, có cái để nấu cơm canh và có cái để dự trữ cho hành trình lên đỉnh ngày mai.

Không chần chờ gì nữa, chúng tôi hạ trại ngay, địa hình của nơi cắm trại bất đắc dĩ này quả thật quá khó khăn và bất tiện, khu vực toàn đá to đá nhỏ lởm chởm lại nằm khá cheo leo bên sườn núi và có rất ít cây to để mắc võng, nhưng không hề gì vì nước đã làm chúng tôi hân hoan và hạnh phúc lắm rồi. địa hình chật hẹp không đủ chỗ để mắc cả 4 võng gần nhau nên chúng tôi đành chia nhau ra, Rubicon và Tín thì chọn ngủ võng, còn tôi và Daskem thì chui vào cái hốc bằng phẳng dưới 1 tảng đá to cỡ cái nhà nằm sát khe nước chỉ vừa đủ chỗ cho 2 người để ngủ. Chúng tôi nhất trí nếu đêm nay trời đổ mưa thì tất cả sẽ ngủ nấp dưới tảng đá này.

Việc ai nấy làm, nhóm lửa, vo gạo, rửa rau. Sau một giờ đồng hồ thì tất cả đã xong, bữa ăn tối nay thật ngon tuyệt với cơm nóng, ruốt thịt heo, chà bông và món canh chua với ... 2 con cua núi do Tín nhanh tay bắt được ngay khe nước, đúng là dân sống núi rừng có khác:

https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910060755HEzT____IMG_0524.JPG

https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910060751rxAR____IMG_0522.JPG

https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910060753b63r____IMG_0523.JPG

Ăn tối, uống cà phê xong cũng đã gần 9h, chúng tôi tranh thủ ngủ ngay để lấy sức cho ngày mai. Và vẫn như thường lệ, dù đã leo trèo đu bám rã rời suốt từ 8h sáng đến tận 6h tối nhưng cái tật thức khuya cố hữu của tôi nó hành hạ đến gần 2h sáng ! Cuối cùng thì tôi cũng thiếp đi trong mệt mỏi mơ màng và sự lo âu về những con rắn độc thường lẩn quất nơi hốc đá và khe nước.
Àh, sau nước thì tôi lại quên kể tiếp về 2 chuyện rồi, đó là chuyện chai rượu và chuyện cái nồi. Thông thường, trong bất cứ hành trình nào, 1 ngày đi rừng nào của tôi cũng kết thúc bằng 1 chầu rượu sương sương với các bạn đồng hành và người dẫn đường. Nó không làm tôi say nhưng khiến tôi dễ ngủ hơn và quan trọng nhất là ly rượu sẽ làm chúng tôi gần nhau hơn, vui vẻ hơn trong cuộc hành trình. Sáng nay cũng vậy, tôi tậu theo 1 lít rượu từ nhà anh Tùng với mong mỏi được nhâm nhi những ly rượu nóng ấm tình đồng đội trong cái giá lạnh của núi rừng đêm đen. Nhưng lúc này, không ai và cả tôi còn ý tưởng đó trong đầu, một ngày leo đầy mệt mỏi và dự báo khó khăn của ngày mai đã khiến chúng tôi không còn hứng thú. Giờ, chúng tôi chỉ muốn mình ngủ thật say, thật nhiều mà thôi. Còn chuyện cái nồi, chúng tôi mang theo 2 cái, 1 cái để nấu cơm và 1 cái để nấu canh, chả biết thế nào mà lúc nấu món canh cua xong, chúng tôi rửa sạch và đun nước suối để pha cafe uống thì phát hiện cái nồi bị lủng tới 2 lỗ, nước chảy lòng ròng. Rubicon bảo vứt quách cái nồi hư đi cho rảnh nợ nhẹ cân, nhưng tôi cản lại, nó vẫn còn giá trị sử dụng đấy chứ: sau khi nấu cơm xong, tôi sẽ trút cơm vào cái nồi lủng đít, còn nồi cơm thì tiếp tục nấu canh và sau đó là đun nước, thế là vẫn lợi cả đôi đường.

Cái giường bé bé của tôi và Daskem đã ngủ đêm qua:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910060804Lfal____IMG_0528.JPG

Võng của Tín và Rubicon:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910060800xclw____IMG_0526.JPG

Người bạn mới vô tình mà tôi chụp được vào ban đêm:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910060758ToG9____IMG_0525.JPG

Ngoài ốc sên núi còn có cả ếch núi nữa và con ếch núi chính là nỗi lo của tôi, vì sao? Loài rắn thường đi săn vào ban đêm, và trong không gian đen đặc đó, cái lưỡi của nó sẽ tìm nhiệt của con mồi phát ra, ếch núi thường sống gần nguồn nước như khe, hốc đá, suối. Nó là món ăn rất ưa thích của loài rắn, và bây giờ thì tôi đang nằm co ro trong một hốc đá ngay gần cạnh cái khe nước, hi vọng rằng con rắn nó sẽ không nhầm tôi với con ếch bé nhỏ thơm ngon kia!

VTF
10-09-2012, 20:32
Phần 4: Mưa rừng

Mệt mỏi và cái lạnh tỏa ra từ tảng đá khổng lồ và từ núi rừng khiến chúng tôi ngủ vùi đến tận 8h sáng hôm sau, tất nhiên Tín luôn là người dậy sớm nhất và lo nhóm bếp nấu cơm cho cả đoàn sau khi ăn uống, thu dọn đồ đạc, chuẩn bị nước dự trữ xong chúng tôi lại tiếp tục lên đường.

Tảng đá to như cái nhà nơi chúng tôi tá túc đêm qua:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910062551iB2U____IMG_0529.JPG
Ăn sáng,uống cafe và...đốt thuốc:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910062546IHxf____IMG_7345.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910062544ciMH____IMG_7344.JPG

Hôm qua vì cơn khát hành hạ mà phải hạ độ cao từ hơn 1350m xuống còn 1150m thì hôm nay chúng tôi lại phải cật lực leo lên, càng lên cao, những cái dốc đá dựng ngược 70-80 độ và vực sâu hun hút càng nhiều, tôi thở phì phò hụt hơi, còn Rubicon và Daskem lâu lâu cứ mỗi khi ngừng lại để thở thì lại lôi cái bản đồ, GPS và điện thoại ra để kiểm tra, mọi người đã quá sợ cảnh lạc đường như hôm qua rồi.

Chỉ có cây,đá và dốc:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910060747YEQA____IMG_0519.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910062349glHk____IMG_7314.JPG

Cả ngày hôm nay, thời tiết không hề ủng hộ chúng tôi, mây đen kéo về càng ngày càng âm u, trời lạnh căm căm, leo vã mồ hôi nhưng chỉ cần ngồi nghỉ ít phút là đã thấy lạnh người. Gần 11h trưa, chúng tôi đã leo đến dưới chân 1 khe núi rất lớn, giữa khe là 1 con suối đổ từ trên đỉnh núi xuống, cũng nên biết là từ độ cao trên 1000m ở phía thượng nguồn, lòng suối tuy rộng nhưng nước thường không nhiều, nhưng bù lại độ dốc của suối rất lớn. 2 bên khe là 2 ngọn núi cao chót vót và đỉnh 2 ngọn núi cao ngất gặp nhau đó chính là nơi chúng tôi sẽ hạ trại đêm nay. Để dễ hình dung về thực địa nơi chúng tôi đang đứng, nó như thế này: có 1 cái máng xối rất dốc, nước đang chảy xuống theo cái máng xối, còn chúng tôi thì đang ở chân cái máng xối và nơi chúng tôi sẽ phải đến trong chiều nay chính là đầu của cái máng xối đó. Kiểm tra lần cuối cùng giữa thực địa và GPS & bản đồ cho thấy vách phải của cái máng xối quá dốc và quá nguy hiểm để leo lên và việc leo dọc theo vách trái của cái máng xối là lựa chọn duy nhất lúc này.

VTF
10-09-2012, 20:57
Chúng tôi ngồi nghỉ mệt dưới chân của cái máng xối trước khi tiếp tục leo, hình ảnh trông rất bình thường và không lột tả được thực tại vì rừng quá dày chứ thực ra chỗ chúng tôi đang ngồi nghỉ là ngay trên 1 cái vực cao, bên dưới nước chảy rào rào:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910063942kSiR____IMG_0532.JPG

Chụp từ giữa lòng suối và hai bên vách nó dựng gắt như thế này:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910064645qkcd____IMG_7356.JPG
Và chúng tôi phải leo trên cái vách dựng đó để tiếp cận lòng suối:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/201209100652138SXm____IMG_7362.JPG

Đã quá trưa, mỗi người chúng tôi mệt mỏi ngốn nhanh gói mỳ khô khan, nhấp ngụm nước, nghỉ ít phút và leo tiếp. Trời đã đổ mưa, không lớn nhưng rầm rĩ, ướt át và trơn tuột. Hành trình lên đỉnh kể từ bây giờ trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn, Chúng tôi cứ men theo gần mép vực mà leo, rất chậm vì quá trơn trợt, ai cũng phải vận dụng cả tứ chi để đu bám vào cây, đạp vào đá mà từ từ nhích lên từng chút một thật thận trọng. Có những đoạn, dốc đến 80 độ, hoàn toàn lộ thiên, không có cây, chúng tôi chỉ bám tay vào những gờ đá và đạp chân vào một ít bờ đất dư thừa ẩm ướt trơn như mỡ. Cái điều kinh khủng hôm qua lại xảy ra, tôi nhấn chân, rướn người tay bám vào 1 gờ đá để đu lên, đột ngột cục đá bong hẳn ra, hoảng hốt, tay phải tôi quýnh quáng bám vào 1 gờ đá khác để chịu bớt lực cho đôi chân đang nhón chơi vơi, tay trái thì tính cố gắng quăng cục đá đi xa vì Rubicon đang leo ngay phía dưới chân cách tôi gần 8m, cánh tay mỏi nhừ sau hàng giờ đồng hồ đu bám nên tôi không thể quẳng cục đá đi, bất lực, mỏi nhừ, tôi cố thu sức ép cục đá vào vách để khỏi rơi trong khi chờ Rubicon đang tìm cách leo chệch đường để né. Ục ục ục, âm thanh đó lại vang, hú hồn.

Leo mãi mới đến được giữa cái dốc kinh hoàng và ướt nhẹp đó thì ai cũng lả người đi:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910065352PAdm____IMG_0540.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910065651Rn6G____IMG_0538.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910065648q5Ib____IMG_0534.JPG

VTF
10-09-2012, 21:09
Cái đỉnh đã gần ở ngay trước mặt, chúng tôi không men theo vách nữa mà xuống hẳn lòng suối để leo ngược lên. Lòng suối rất nhiều đá tảng, trơn trợt và rất dốc, nguy hiểm, có những chỗ 2 bên là vách đá thẳng đứng cao hàng chục mét. Những lúc leo ngược suối có lẽ là những giây phút sợ hãi nhất của tôi, trong toàn chuyến đi cũng vậy, trong lúc đồng đội tôi leo dẫu có mệt nhưng khá thoải mái và tự tin ở đôi giày có độ bám tốt thì tôi lại luôn đánh vật với đôi giày đáng nguyền rủa, nó trơn kinh khủng, đừng nói là bước đi hay đạp, chỉ cần đứng tấn không vững thì nó cũng đã trượt rồi, quần áo tôi ướt nhẹp vì bò phải lên từng tảng đá. Nhân nói về tảng đá và sự trơn trượt khi leo suối, chúng ta ai đã 1 lần làm rơi 1 vật tròn hoặc 1 hòn bi xuống cái cầu thang thì sẽ biết, thoạt đầu hòn bi sẽ nảy từng bậc 1, và nếu ko có gì ngăn lại, gia tốc rơi tăng lên, nó sẽ nảy 1 lượt 3,4 bậc thang đến cuối thang, con suối dốc ở đây cũng vậy, nếu bạn nhỡ té và không có gì ngăn bạn lại...Cẩn tắc vô ưu, tôi thà ướt và chậm còn hơn...
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910070715SUoP____IMG_7355.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910070712RCqH____IMG_7354.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910070709Z2p2____IMG_0536.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910070706VNLb____IMG_0535.JPG

VTF
10-09-2012, 21:20
Hành trình gian nan và nguy hiểm trong ngày hôm nay của chúng tôi luôn có 1 nguồn động viên rất lớn, đó là những gì thiên nhiên đã ban tặng riêng cho chúng tôi để tưởng thưởng cho những gì đã bỏ ra: Mây, chúng tôi leo trong mây và nghỉ ngơi và trò chuyện cũng trong mây, thiên nhiên ơi có gì đẹp hơn thế:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910071804FXs6____IMG_7382.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910071802UDys____IMG_7372.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910071800QoAF____IMG_0543.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910071757UlPk____IMG_0542.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910071754YNzW____IMG_0541.JPG

VTF
10-09-2012, 21:28
Leo gần hết cái máng xối kinh dị này thì đã hơn 4h chiều, độ cao bây giờ đã hơn 1500m, vậy là chúng tôi cũng đã leo đến nơi như dự tính lúc chiều, hôm nay chúng tôi có vẻ không mệt lắm nhưng hành trình thì gian nan và nguy hiểm hơn hôm qua nhiều, nhìn xuống dưới, tôi không tin mình có thể leo đến gần hết ngọn núi như vậy. Địa hình nơi đóng lán tối nay nằm ngay bên bờ dốc suối, nó khá bằng phẳng, đủ chỗ cho chúng tôi dựng bạt và nấu nướng. Trời lạnh căm, hơi thở của chúng tôi cũng bốc khói tựa như đang ở Đà Lạt vậy, và xung quanh, dải mây bây giờ vẫn còn đang mãi mê quyến luyến:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/201209100729587Jrk____IMG_0537.JPG

Chúng tôi phát quang khu vực, phụ Tín chặt cây và một lần nữa, những kỹ năng đi rừng, ăn rừng, ngủ rừng của Tín đã khiến chúng tôi rất thán phục, chỉ vài chục phút, dàn khung của lán đã dựng xong, không cầu kỳ, không cần chằng buộc nhiều nhưng vô cùng chắc chắn:
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910072631FH3R____IMG_0551.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/2012091007262878ns____IMG_0550.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910072625DjCM____IMG_0549.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910072622TDbB____IMG_0548.JPG

Dựng bạt, mắc võng xong và đang nấu nướng thì trời lại đổ mưa, thế là chúng tôi phải bê cái nồi cơm nấu dở vào lán để tiếp tục sự nghiệp "nam" công gia chánh. Vẫn là những món ăn như hôm qua, nhưng món canh thì thay đổi cho ngon miệng, canh bắp cải. Ngồi cà kê và nhấp ngụm cafe cuối cùng xong thì cũng đã hơn 8h, chúng tôi ráng chịu đựng cái lạnh đến cắt da của nước để rửa ráy cơ thể và gội những cái đầu đã quá dơ bẩn sau 2 ngày làm bạn cùng đất cát và mồ hôi:

https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910074538EzuF____IMG_0552.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910074539J2Qn____IMG_0555.JPG

9h thì tất cả đã yên vị trên võng của mình, tôi tranh thủ điện thoại về cho bà xã để báo tin, lúc này cô ấy đang cùng bạn bè chuẩn bị tiệc barbecue bên bờ biển, tiếng cười nói líu lo vang váng trong điện thoại nghe thật là sướng, còn 4 người chúng tôi thì đang cô đơn trong bóng tối, trong tiếng mưa rơi lộp độp và tiếng gió thổi gầm gừ mang hơi ẩm lạnh buốt.
4 cái võng mắc sát dính vào nhau mới đủ chỗ và ấm áp hơn. Tôi trằn trọc và thiếp đi cho đến nửa đêm thì mưa bắt đầu nặng hạt, cái bạt trũng xuống ngay chỗ tôi nằm, nhỏ lon ton, lưng lạnh cóng vì thấm nước mưa, tôi mặc kệ, cứ ngủ đã.

rubicon
10-09-2012, 23:01
Khà khà, bác VTF cảm xúc luôn dạt dào như cơn mưa rừng.
Lại nói thêm về mây và mưa, từ cao độ 1500m trở lên hầu như lúc nào cũng có mây mù lảng bảng. Cũng là mây nhưng đi dưới mây mù nơi đây nhiều cảm xúc hơn Bidoup vì 1 lý do đơn giản: trước mắt chúng tôi là 1 đỉnh đá kì diệu, còn Bidoup hay Chư Yang Sin gần như chẳng có gì. Chúng tôi không đi chinh phục độ cao, chúng tôi đi tìm sự kì diệu của thiên nhiên và khám phá những điều chư được biết đến.
Đã từng đi 1 số rừng, nhưng có lẽ thứ mà tôi luôn luôn chủ quan vẫn là giữ ấm cho cơ thể. Hầu như chuyến nào tôi cũng ngủ trong lạnh giá của vùng cao dưới những cơn mưa, suốt đêm trằn trọc không thể nào ngủ được vì cái lưng quá lạnh. Đêm đầu tiên ngủ thật ngon vì chằng có hạt mưa nào.
Thôi nhường lại cho bác VTF làm tiếp, làm biếng mở máy tính nên chẳng có cái hình minh họa nào, khô khan quá...

Linh Phan
10-09-2012, 23:27
hix hix đọc một lèo hết 3 trang, vừa đọc mà vừa tưởng tượng mình đang đồng hành cùng đoàn, vừa đọc vừa thèm chảy nước miếng vừa đọc vừa tiếc vì không tham gia được chuyến này dù đã rất quyết tâm sau chuyến Kon Ka Kinh ( vì thời gian nghĩ không được nhiều). Nhưng cũng thấy tia hy vọng khi rubicon hay Deskem nói là sẽ tổ chức lại lần nữa. Chúc mừng Long Ca, Rubicon & Deskem đã Bóc tem được em này.

VTF
11-09-2012, 09:06
Hành trình gian nan nguy hiểm nhưng đẹp đến vô cùng.
Bác Rubicon nói đúng, chuyến đi này chúng ta đi không phải để chinh phục độ cao mà là đi tìm cái đẹp của thiên nhiên đang ẩn nấp và quyến rũ sau mỗi bước chân.
Tấm hình có gì lạ không?
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/201209101901379g8i____IMG_0544.JPG

Sự chủ quan của rubicon về việc giữ ấm cơ thể thì VTF là người chứng kiến và cảm nhận rõ nét. Cơn mưa nửa đêm về sáng và hơi lạnh làm ướt võng đã khiến VTF rùng mình liên tục và Rubicon cũng rùng mình ít nhất... 3 lần, đúng không? :D

qkhoaa3
11-09-2012, 09:43
Hành trình gian nan nguy hiểm nhưng đẹp đến vô cùng.
Bác Rubicon nói đúng, chuyến đi này chúng ta đi không phải để chinh phục độ cao mà là đi tìm cái đẹp của thiên nhiên đang ẩn nấp và quyến rũ sau mỗi bước chân.
Tấm hình có gì lạ không?
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/201209101901379g8i____IMG_0544.JPG
Một chú bọ que đây mà ..(NT)



Sự chủ quan của rubicon về việc giữ ấm cơ thể thì VTF là người chứng kiến và cảm nhận rõ nét. Cơn mưa nửa đêm về sáng và hơi lạnh làm ướt võng đã khiến VTF rùng mình liên tục và Rubicon cũng rùng mình ít nhất... 3 lần, đúng không? :D
Theo ý e đi rừng nên đem theo 1 bộ áo quần chống lạnh mặc lót ở trong, đêm ngủ võng thoải mái...mua ở khu chợ Nga có mấy chục ngàn ..;)

cheetah2702
11-09-2012, 10:37
Đi một lèo hết 3 trang, hấp dẫn, hay, liều mạng, trải nghiệm. Nói chung là mấy anh trải qua một chuyến đi rất là tuyệt, em ước một ngày như vậy ở đây.

VTF
11-09-2012, 12:03
Mời bạn "báo gấm" qua topic cùng tên trong box nhà NCG nhé, sẽ đi lại vào mùa khô năm sau bằng cung đường mới để trải nghiệm về thiên nhiên hoang dã khắc nghiệt và vẻ đẹp nơi này. (beer)

VTF
11-09-2012, 12:51
Phần 5: Thiên đường Vọng Phu
Một đêm lạnh cóng, ướt át và trằn trọc rồi cũng trôi qua, bình minh Vọng Phu chào đón ngày mới bằng những tia nắng hiếm hoi trải lên không gian vạn vật trong chốc lát rồi lại nhanh chóng ẩn mình vào trong những dải mây dày, có ở đây mới thấy và cảm nhận được ánh nắng mặt trời là cần thiết và đẹp đến nhường nào, những phút hào quang chói rọi, dù chỉ vài giây ngắn ngủi nhưng cũng đủ để cả 1 góc núi rừng bừng sáng đến lạ thường, cỏ cây hoa lá và cả những tảng đá thô kệch xấu xí cũng không còn mang màu xanh đậm lạnh lẽo và ủ rũ mà trở nên tươi xanh mơn mởn đến lạ thường. Hít những hơi dài thật sâu nguồn gió mát thiên nhiên, chúng tôi biết rằng hôm nay sẽ là 1 ngày thuận lợi.
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910223343Z1UC____IMG_7395.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910223338WEP6____IMG_7390.JPG
https://up.meotom.net/Files/eccbd15f-dd7f-4d67-8a46-02b91be388bb/2012/09/10/20120910223335tVsi____IMG_7389.JPG

Mấy anh em túc tắc ngồi ăn cơm sáng uống cafe rất thong thả đến tận gần 10h, chả là vì hôm nay chúng tôi chỉ phải leo thêm 400m độ cao nữa là đến chân 2 hòn đá huyền thoại. Theo như Daskem dự đoán sau khi chụp hình Vọng Phu từ đỉnh Chư Mư vào năm ngoái thì địa hình đỉnh này chắc cũng sẽ tương tự: từ 1700m cho đến chân 2 hòn đá trở lên hầu như toàn đá to nhỏ, không có thảm thực vật che chở, địa hình cực kỳ nguy hiểm và trơn trợt. Tôi cứ đinh ninh nghĩ rằng hôm nay chỉ leo loanh quanh lên tới khu vực toàn đá để chụp hình 2 hòn đá rồi trở xuống thôi chứ chắc không lên tới chân 2 hòn đá nổi, thế là tôi tiếc rẻ, nghĩ đến đôi giày phản chủ và ...đổ lười. Rubicon và Daskem ngạc nhiên hỏi: “ủa, sao chưa thay đồ nữa, tới giờ đi rồi nè” tôi ậm ừ bảo “thôi mấy anh em đi đi, tớ lười quá”, thế là ở lại trông trại, thật là ngán ngẩm và buồn chán. Suốt cả ngày, hết nhìn mây bay, nghe chim hót cho đến nằm nghe nhạc cho mau hết giờ, biết vậy thà leo đại cùng anh em cho rồi, tới đâu hay tới đó, cho dù không tới nơi cũng được, còn hơn là ngồi bó gối gặm nhấm cô đơn.
Buông mình trên cái võng đong đưa, tôi cứ đốt thuốc và suy nghĩ mông lung, nghĩ về 2 bạn đồng hành của mình. Họ leo tới đâu rồi? có khó khăn trở ngại gì không? có lên tới được chân 2 khối đá không hay là địa hình quá hiểm trở nên vẫn còn loanh quanh? Dù lên được hay không tôi vẫn luôn cầu mong bình an luôn theo chân họ...

Để thay đổi sinh khí, thay đổi góc nhìn và lột tả sự chân thực, tôi xin được nhường lại phần cuối của hành trình lên đỉnh Vọng Phu cho 2 bạn đồng hành, họ sẽ đưa chúng ta lên 1 độ cao mới, một cảm giác mới...

tutama
11-09-2012, 13:54
chuyến sau em đăng ký tham gia

tutama
11-09-2012, 14:15
bác VTF cho em xin số đt. em và anh lengkeng1minh định làm 1 chuyến như các bác.

VTF
11-09-2012, 16:35
Mời bạn tutama qua đây nhé:
https://www.phuot.vn/threads/29734-NCG-L%E1%BA%A7u-25-Ch%C6%B0-M%C6%B0-hay-l%C3%A0-X%E1%BB%A9-s%E1%BB%9F-K%E1%BB%B3-Nam-30-08-04-09/page22

typhuong
12-09-2012, 08:16
Phần 5: Thiên đường Vọng Phu

Mấy anh em túc tắc ngồi ăn cơm sáng uống cafe rất thong thả đến tận gần 10h, chả là vì hôm nay chúng tôi chỉ phải leo thêm 400m độ cao nữa là đến chân 2 hòn đá huyền thoại. Theo như Daskem dự đoán sau khi chụp hình Vọng Phu từ đỉnh Chư Mư vào năm ngoái thì địa hình đỉnh này chắc cũng sẽ tương tự: từ 1700m cho đến chân 2 hòn đá trở lên hầu như toàn đá to nhỏ, không có thảm thực vật che chở, địa hình cực kỳ nguy hiểm và trơn trợt. Tôi cứ đinh ninh nghĩ rằng hôm nay chỉ leo loanh quanh lên tới khu vực toàn đá để chụp hình 2 hòn đá rồi trở xuống thôi chứ chắc không lên tới chân 2 hòn đá nổi, thế là tôi tiếc rẻ, nghĩ đến đôi giày phản chủ và ...đổ lười. Rubicon và Daskem ngạc nhiên hỏi: “ủa, sao chưa thay đồ nữa, tới giờ đi rồi nè” tôi ậm ừ bảo “thôi mấy anh em đi đi, tớ lười quá”, thế là ở lại trông trại, thật là ngán ngẩm và buồn chán. Suốt cả ngày, hết nhìn mây bay, nghe chim hót cho đến nằm nghe nhạc cho mau hết giờ, biết vậy thà leo đại cùng anh em cho rồi, tới đâu hay tới đó, cho dù không tới nơi cũng được, còn hơn là ngồi bó gối gặm nhấm cô đơn.
Buông mình trên cái võng đong đưa, tôi cứ đốt thuốc và suy nghĩ mông lung, nghĩ về 2 bạn đồng hành của mình. Họ leo tới đâu rồi? có khó khăn trở ngại gì không? có lên tới được chân 2 khối đá không hay là địa hình quá hiểm trở nên vẫn còn loanh quanh? Dù lên được hay không tôi vẫn luôn cầu mong bình an luôn theo chân họ...



Thật không có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn mà ta bỏ công sức cực khổ và mạo hiểm 2 ngày để tìm đến đỉnh nhưng chỉ vì cái đôi giày mà không thể thực hiện được ước mơ đó anh nhỉ.
Dù sao cũng chúc mừng mọi người trở về bình an!.
P/S : Không lên được chuyến này thì làm lại 1 chuyến phục hận đi anh. Nhớ cho e bám càng với nhé!!!

rubicon
12-09-2012, 09:34
Trời ơi, bác VTF chơi khó tui quá. Hồi xưa học văn chỉ có 5 điểm trở xuống thôi, đào đâu ra văn phong để viết tiếp đây....

VTF
12-09-2012, 10:41
VTF biết bác rất trầm tính mà, cũng hơi khó cho bác, hihihi, nhưng cứ thật tự nhiên và thoải mái là được rồi, anh em và mọi người luôn mong đợi và ủng hộ bác hết mình ! Chỉ cần tường thuật lại chi tiết hành trình theo cảm xúc và trí nhớ kèm hình ảnh là tốt quá rồi. (c) Àh, Daskem hôm qua hứa sẽ phụ họa cùng. :D

Pmytrung
12-09-2012, 15:23
Tiếc quá chuyến này không tham gia được vì phải đi Bạc Liêu - Cám ơn các thành viên đã chia sẻ bài viết

Doigiaymoi
13-09-2012, 20:31
E...he...!
Vùng này có cọp hay báo lửa,gấu... gì hông các cậu nhỏ?Vấn đề là lở gặp thì đối phó cách nào?

Daskem
13-09-2012, 23:57
Cái đêm hạ trại tại độ cao 1500m, mưa bắt đầu rơi. Ban đầu mưa lất phất nhẹ làm đoàn cứ nghĩ chút nữa sẽ ngưng thôi. Lúc sau thì mưa nặng hạt dần buộc đoàn phải nghiêm túc gia cố lại lều trại, lòng thầm mong tới giữa khuya thì mưa ngừng rơi. Nhưng không, mưa cứ vậy mà kéo dài suốt đêm khiến 4 người co ro nằm cạnh nhau trong một cái trại nhỏ không củi lửa, giữa lưng chừng một khe núi dốc, gió thì luồn dưới lưng còn mưa thì tạt lên người. Tín nằm ngoài cùng đón gió và chịu mưa tạt, a mắc cái võng mỏng manh sát đất để tránh gió luồn. Mình có thêm túi ngủ nên mắc võng bên cạnh cao hơn a một bậc hy vọng có thể chắn gió phần nào cho người phía sau. Kế tiếp là VTF, a có 1 tấm chiếu cách nhiệt lót lưng, vị trí của a nhìn có vẻ ấm cúng nhất nhưng đầu võng là nơi mà nước mưa dồn về. Nằm ngoài cùng đầu bên kia là rubicon với độc mỗi cái võng dù, không quần áo ấm, hy vọng gió không đổi chiều. Được một lúc thì mưa tạt dữ quá, VTF rút cái chiếu của mình đưa cho Tín để che chắn. Rồi thì mọi người đều đi ngủ. Nằm trong võng, hồi tưởng lại cái đêm trước Chư Mư năm rồi, cũng mưa như thế này, nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến con suối đang hiền hòa bỗng dưng trở nên hung dữ đột ngột, cuốn bay chén đũa, dâng chạm mép trại. Thầm nghĩ ngày mai lại được trải nghiệm thêm lần nữa với dốc cao, đá trơn, mây mù và không lối mòn. Cảm thấy chút e ngại rồi lại hân hoan lạ thường.

https://lh3.googleusercontent.com/-AsHx5gRw0sI/UFIKTt3WceI/AAAAAAAAA3I/j3-wiEIaAkU/s800/Dem.jpg

Lần đi Vọng Phu này, dù trời lạnh, gió luôn thường trực dưới lưng nhưng nhìn chung mình có giấc ngủ trọn vẹn. Thi thoảng cứ vài ba tiếng lại thức giấc hé mắt xem bầu trời màu gì, lấy tay rờ bên trái võng và đầu võng có ướt không. Còn tiếng mưa thì vẫn cứ lộp bộp trên mái bạt. Tấm bạt lần này đoàn sử dụng là loại bạt sọc 3 màu. Loại này khá là bền, che được cả mưa và nắng, nhưng nhược điểm là dễ bị dột trong trường hợp nước mưa đọng quá nhiều (*). Trong một chuyến đi trước đây của mình cũng sử dụng loại bạt này, kết quả là 3h sáng phát hiện ướt võng, trằn trọc tới 4h thì không chịu được nữa phải ra đống lửa ngủ ngồi.

(*) Có thể sử dụng loại bạt PE che mưa rất tốt, không bị dột, gọn nhẹ. Lủng chỗ nào thì dùng băng keo đắp chỗ đó. Nhược điểm của nó là không che được nắng.

Trời đã sáng, mưa cũng ngừng rơi, ngồi dậy lấy tay sờ đầu võng lần nữa thấy vẫn tương đối khô ráo. Động đậy một lúc thì nghe VTF xin lại tấm chiếu. Hóa ra võng của a bị ướt. Nơi đầu võng, tấm bạt bị trũng xuống là dấu vết còn lại của một vụ đọng nước sau một đêm mưa dài. Mặc dầu trước khi ngủ, mọi người đã căng bạt lại bằng một cây chống và một nút thắt để tránh nước đọng. Nhưng số của a là vậy, ban đầu là đôi giày bộ đội, giờ thêm vụ ướt võng.

https://lh3.googleusercontent.com/-abn0cG8tEaI/UFIKUtIeg0I/AAAAAAAAA3Q/IANLaPIR_iA/s800/Ngay.jpg

Rồi thì mọi người dậy ăn sáng là cái đoạn trên mà a VTF mô tả. Riêng cái vụ sinh khí bừng sáng thì không được bao lâu. Lúc gần khởi hành thì mây mù lại kéo tới, hết mưa nhưng nước từ trên các tầng cây vẫn rơi đều đủ thấm ướt những con người nhỏ nhoi trên đoạn đường còn lại. Sau khi thay đồ xong xuôi thì được tin VTF không tiếp tục đoạn đường còn lại cùng đoàn. Mọi người đều tôn trọng quyết định của a và hiểu rằng đôi giày bộ đội gây cho a một áp lực tâm lý rất lớn. Hành trình từ dưới độ cao 250m lên đây, dù có nhiều đoạn dốc đá nhưng ít ra thời tiết vẫn tương đối khô ráo và vẫn còn một hệ thực vật dày đặc để bám trụ, lấy đà, thì VTF cũng đã phải khó khăn và cẩn trọng trong từng bước đi. Huống hồ gì đoạn đường lên đỉnh có đoạn phải leo đá tảng lộ thiên cao chục mét bị gió mài mòn hết các gờ cạnh, trơn trợt sau một đêm mưa và mây mù, và khó khăn nhất là không có hệ cây thân mộc vững chắc để sức người bé nhỏ có thể nương tựa vào. Đôi giày bộ đội đế cao su mòn cứng cộng với một đêm dài mất ngủ vì nhiễm lạnh thực sự ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và thể lực của bất kỳ ai.

Bỏ qua phút giây tiếc nuối, chúng tôi tạm chia tay và chúc nhau bình an. A Tín vác dao đi trước, balô con cóc 4 chai nước và 4 gói mì tôm. A rubicon nối gót với cái điện thoại có GPS load sẵn Google Map. Mình thì cục gạch Garmin, tấm bản đồ topo, và cái máy chụp hình. Bật máy, bắt sóng, cân chỉnh, và lên đường.

Phần tiếp theo mong được nghe a rubicon thuật lại hành trình lên Vọng Phu cùng đá và mây.

https://lh3.googleusercontent.com/-SXrwR5YzN0A/UFIOU7jduVI/AAAAAAAAA3g/4pdcuDOnxaI/s800/Leo.jpg

VTF
14-09-2012, 10:55
Hay quá Daskem(c)(beer)....tiếp đi nào....Rubicon....(c)

VTF
14-09-2012, 11:08
E...he...!
Vùng này có cọp hay báo lửa,gấu... gì hông các cậu nhỏ?Vấn đề là lở gặp thì đối phó cách nào?
Anh không nên dùng từ "các cậu nhỏ" nhé, nên dùng các từ khác thân thiện và thiện cảm hơn ạh ! Cảm ơn anh.
Trước đây có tin đồn có cọp, nhưng hiện tại thì có lẽ cọp và nai là hai loài đã không còn được nhắc đến, có lẽ đã tiệt chủng tại khu vực này. Cheo, lợn rừng, rắn, rùa, vọc thì vẫn còn nhiều. Thường khả năng tiếp cận các loài thú dữ không lớn lắm, trừ khi lọt đúng vào ngay hang/ổ của chúng, vì khi ta di chuyển thì tiếng động đã khiến chúng chủ động bỏ đi rồi.
Việc dụng kế "tẩu vi thượng sách" có thể áp dụng ở các VQG và khu vực khác thì được chứ ở đây thì hoàn toàn không, vì địa hình quá khắc nghiệt, gần như lúc nào cũng phải sử dụng cả tứ chi để đu bám, nếu muốn tẩu vi thì chỉ còn cách là buông mình xuống dốc/vực, mà có muốn buông chắc cũng không được, vì không phải là dốc đất mà nhiều khu vực toàn dốc đá lởm chởm.

cheetah2702
14-09-2012, 14:24
Có thì vào quán nhậu hết rùi anh ơi :D, con người mới là sinh vật đáng sợ nhất đó anh ạh

E...he...!
Vùng này có cọp hay báo lửa,gấu... gì hông các cậu nhỏ?Vấn đề là lở gặp thì đối phó cách nào?

cheetah2702
14-09-2012, 14:38
Tiếp đi các đồng chí ơi, hay quá chịu không nổi

gentlemice
14-09-2012, 16:42
Thật lòng là ngưỡng mộ các anh và xen lẫn một chút "ganh tỵ". Nhưng thừa biết sức mình không theo nổi những hành trình như vậy nên đành ngóng cổ hồi hộp chờ nghe các anh kể tiếp chuyến đi thú vị vừa qua! :-)

Linh Phan
18-09-2012, 20:16
hấp dẩn hơn đọc truyẹn Kiếm hiệp Kim Dung

Tư Bạc
24-09-2012, 11:07
Thật thú vị, sao các anh không viết tiếp phần còn lại ạ?

VTF
25-09-2012, 11:07
Ace chịu khó đợi 1 thời gian ngắn nhé, 2 bạn Daskem và Rubicon đang hoàn thiện bài viết.

thinhduyquach
25-09-2012, 14:51
E...he...!
Vùng này có cọp hay báo lửa,gấu... gì hông các cậu nhỏ?Vấn đề là lở gặp thì đối phó cách nào?

Có nhiều lắm đó chú ... rất ghê và đáng sợ . Già như chú nên ở nhà đừng có leo lên mấy cái này , để '' các cậu nhỏ '' của chú leo sẽ tốt hơn ..... Giử sk chú nhé ... Già như chú nên đi mấy cung khó hơn , như Bàu Trắng , Mũi Kê Gà sẽ hay hơn đó .

rubicon
26-09-2012, 14:32
Ngày chúng tôi khởi hành, có khá nhiều bất lợi đã xảy ra như bác VTF đã nói ở trên. Không biết tâm trạng của 2 bạn đồng hành thế nào, riêng tôi thì cảm thấy tâm trạng không tốt vì khá nhiều chuyện xảy ra trong khoảng thời gian đó. Nói dữ thì cũng không phải, nhưng không hề lành chút nào. May mà chuyến đi đã hoàn tất thuận lợi.

Trở lại câu chuyện đang viết dở dang…
Bỏ lại sau lưng lều trại đã dựng lên đêm qua cùng bác VTF đang nằm chèo queo, anh em cảm thấy tiếc nuối vì đường đến đích chỉ các khoảng 3,4 giờ leo núi nữa. Nhưng có lẽ lúc đó bác VTF đang có 1 tâm trạng nào đó không tốt, lúc đó tôi cũng có thể cảm nhận được nhưng vì vấn đề riêng tư nên cũng không đề cập.
Tranh thủ xỏ bộ đồ đi mưa của bác VTF, cả 3 chúng tôi bắt đầu hành trình chinh phục 2 đỉnh đá của truyền thuyết Hòn Vọng Phu. Từ cao độ 1500m của nơi dựng trại, chúng tôi vượt qua 1 con dốc tương đối dễ chịu với cây rừng rậm rạp không có lối mòn. Bắt đầu từ cao độ 1500m trở lên, rừng cây pơmu xuất hiện càng ngày càng nhiều, có cây có đường kính hơn 1m như cây này:
https://farm9.staticflickr.com/8455/7988589440_60c3330abd_c.jpg
https://farm9.staticflickr.com/8313/7988590060_3c5cc13392_c.jpg

Và đặc biệt hơn, có cây pơmu dùng cả đá tảng làm chân đứng cho mình để từ đó thả bộ rễ 5,6m của mình xuống đất để sống, một trong những điều kì diệu của tự nhiên. Sorry vì hình Daskem chụp mờ do mây mù nên không thể post lên được. Lúc này cả 3 người chỉ có 1 phương tiện để ghi lại hành trình là chiếc máy P&S của Daskem. Riêng tôi chẳng mang theo chiếc máy ảnh nào mà chỉ dùng điện thoại để chụp, và sau đó chiếc điện thoại này cũng tịt ngòi luôn vì không khí ẩm ướt và sương mù dày đặc.

NGOC BICH
26-09-2012, 15:37
@ thinhduyquach: Em nên dùng từ ngữ lịch sự khi muốn nói về vấn đề gì đó, nhằm tránh làm ảnh hưởng đến topic của người khác. Thân

NGOC BICH
26-09-2012, 15:39
Cảm ơn các Anh có chuyến đi và bài viết tuyệt vời đến thế

Daskem
05-10-2012, 18:48
Dãy Chư Mư - Vọng Phu qua một vài góc nhìn

1. Từ Ninh Hòa, nhìn theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, cách chừng 30km
https://lh6.googleusercontent.com/-qukJjN0xhf4/UG5wbz0y8jI/AAAAAAAAA4c/ZyabctHShZU/s600/0.jpg

2. Từ Krông Bông, nhìn theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, cách chừng 40km
https://lh4.googleusercontent.com/-RddJo1FwW_s/UG5wcwBnY2I/AAAAAAAAA4o/8_vRVUPs1SI/s600/0%27.jpg

3. Từ xã Ea M'Doal, Huyện M'Đrắk, nhìn theo hướng Bắc - Nam, cách chừng 10km
https://lh3.googleusercontent.com/-VKazyfcGpc8/UG5wc6tHXCI/AAAAAAAAA4g/NMMDB0NqGtw/s600/0%27%27.jpg

4. Trên tỉnh lộ 693, đoạn xã Ea Riêng, Huyện M'Đrắk, nhìn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cách chừng 15km
https://lh4.googleusercontent.com/-RfglcKRCkR8/UG53JmMNetI/AAAAAAAAA48/6Sbsir6J1vk/s600/1.jpg

Ngoài ra thì từ Thị trấn M'Đrắk cũng nhìn thấy được khối đá Mẹ Con. Nghe nói còn có thể nhìn thấy từ Thị trấn Sông Hinh và từ Hòn Bà Yersin nữa.

Daskem
06-10-2012, 18:11
Nhiệm vụ quan trọng của một dân phượt thể loại rừng núi là tìm người dẫn đường bản địa. Không có người này, xin đừng leo, trừ khi vùng núi đó đã phát triển thành khu du lịch. Do vậy, để vào vùng Chư Mư - Vọng Phu này, mình đã dư xăng chạy xe tới xã Ea M'Doal 2 lần chỉ để tìm người dẫn đường... Nhưng vẫn không tìm được. Đau thiệt.

Mình tìm người dẫn đường với phương châm tiếp cận làng người sống gần rừng núi nhất. Dịch chuyển từ đường nhựa ngoài xã dân cư đông đúc, qua đường dất hoặc đường sình lầy để đến với các thôn làng hiu quạnh. Ở nơi hẻo lánh đó, cuộc sống của người ta còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng nên chắc chắn họ là người am hiểu khu rừng dung dưỡng họ nhất.

Lần đầu tiên lên đây, do chưa nghiên cứu kỹ bản đồ đường xá vùng này nên mình chỉ loanh quanh ngoài tỉnh lộ, mà không tìm được đường vào khu làng người Mông. Dò hỏi người Kinh sống ven đường tỉnh lộ cũng không có kết quả. Thời gian gấp rút phải chạy về Nha Trang nên thôi. Vậy là thất bại lần 1.

Lần thứ 2 đã nghiên cứu kỹ ở nhà, nên kết quả ngoài thực địa khả quan hơn. Trên tỉnh lộ 693 chạy tới đoạn gần ranh giới 2 tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên sẽ có một con đường đất dẫn vào thôn 10, là khu người Mông tập trung sinh sống nhiều nhất, và gần rừng nhất.
https://lh4.googleusercontent.com/-hOiDtQs_Q9A/UG53K5vq1CI/AAAAAAAAA5E/YsthVTILG34/w424-h282-n-k/2.jpg

Đường đất vào mùa mưa trơn trượt nhưng xe vẫn chạy được. Khoảng mấy cây số thì gặp con sông chắn ngang. Trước đây có cây cầu bằng "bê tông" bắt ngang nhưng sau một mùa lũ thì cầu bay mất. Người dân đành phải đi bè vậy. Thằng nhỏ người Mông lái bè thấy mình là người lạ nên quốc mình tour khứ hồi là 40K bao gồm cả người và xe máy. Lần đầu tiên trong cuộc đời đi bè, nhìn cái bánh xe sấp sấp nước sông mà thấy sợ. Lỡ có chuyện thì đi bộ về Tuy Hòa đền xe.
https://lh4.googleusercontent.com/-wA_Jvr8TBsk/UG53LrOf9WI/AAAAAAAAA5I/vsO9OkRayjU/w424-h282-n-k/4.jpg

Qua khỏi con sông, đường bắt đầu chuyển từ đất qua sình lầy. Chạy thêm được mấy cây nữa thì nửa cái bánh xe ngập trong sình. Leo lên một cái gồ đất cao để quan sát thì chưa thấy làng Mông đâu. Vậy là ngậm ngùi quay xe về. Thất bại lần 2.
https://lh5.googleusercontent.com/-I4vsq5snqfU/UG53NoG8DfI/AAAAAAAAA5Y/ukEuZ_SrKos/w424-h282-n-k/5.jpg

Trên đường quay về, gần tới con sông thì thấy một ông khuôn mặt có nét hao hao người Kinh ngồi giữa đường nên dừng lại bắt chuyện. Người đó chính là anh Tùng. Mình xin số điện thoại và nhờ anh tìm giúp người dẫn đường. Ổng là dân buôn bán ngoài xã, hay vào làng Mông thu mua bắp, cà phê nên người làng Mông ổng biết mặt hết. Đúng là trong cái rủi có cái may. Trên đường về, tới con sông, dưới sự bảo kê của anh Tùng thì giá vận chuyển cả người và xe chỉ có 10K. Vậy là yên tâm quay về. Hẹn ngày trở lại.

Lần thứ 3 cũng là lần leo Chư Mư, đường xá cầu cống ngon lành hơn nên chạy vào làng Mông không khó nữa. Lần này anh Tùng chở vô. Vậy là sau cùng cũng biết được làng Mông là như thế nào. Đây là một góc của nó.
https://lh5.googleusercontent.com/-bPQoHW7H_IE/UG53No5kv1I/AAAAAAAAA5g/2LlhkNjtwKg/w424-h282-n-k/6.jpg

Vào làng, anh Tùng tích cực kiếm người dẫn đường dùm nhưng không ai chịu đi. Tới tối, anh lại lấy xe chở quanh xã gặp mấy bác người Kinh để dẫn đi nhưng ai cũng nói bận rồi. Ngày thứ 2, lại chạy lần nữa vào làng Mông năn nỉ nhưng vẫn không ai chịu đi. Trên đường buồn bã quay về thì gặp một ông Mông chạy xe ngược lại. Anh Tùng quắt lại, chặn xe. Người đó chính là anh Tín dẫn đường sau này.

rubicon
06-10-2012, 20:02
Mấy hình này chụp lúc nào mà đẹp quá Lâm? Nhìn những hình này thấy yên bình quá. Tấm cuối góc rộng hơn một chút nữa thì hay lắm. Tiếp đi Lâm.

VTF
08-10-2012, 10:43
Ngoài ra thì từ Thị trấn M'Đrắk cũng nhìn thấy được khối đá Mẹ Con. Nghe nói còn có thể nhìn thấy từ Thị trấn Sông Hinh và từ Hòn Bà Yersin nữa.

Từ đỉnh Hòn Bà Yersin nhìn về phía Bắc chỉ có thể thấy được đỉnh Vọng Phu, còn Chư Mư thì nằm ở phía sau Vọng Phu nên không thấy được. Với lại cái ngọn của Vọng Phu nhọn hoắc, to lớn và rất cao nên dễ thấy nhất. Tiếc là hôm đấy mải ngắm tự dưng quên bén mất chuyện chụp hình Vọng Phu từ Hòn Bà, không thì chúng ta sẽ có 1 thêm 1 hình ảnh đẹp trong "bộ sưu tập Chư Mư - Vọng Phu nhìn từ các hướng" :)

Daskem
12-10-2012, 17:40
Người đàn ông tộc Mông tên Tín đó đồng ý dẫn đi. Vậy là ước mơ khám phá vùng rừng núi Chư Mư - Vọng Phu sau cùng cũng được nhen nhóm. Đó là chuyến đi vào tháng 8-9 năm ngoái, mình đã ngủ trong rừng Chư Mư hết 7 đêm và may mắn lên được đỉnh Chư Mư.

Chuyến đi lần này. Mình đi cùng 2 thành viên quen biết trên phuot.vn. Anh em gặp nhau đúng 1 lần để bàn bạc và đóng tiền trước chuyến đi. Đó cũng là lần gặp mặt offline đầu tiên trong cuộc đời. Mấy anh em chọn dịp nghỉ lễ 2/9 để đi chơi nên vé xe đội lên 2 lần mà còn chật vật ko có vé. Lần tập trung thứ 2 là tại bến xe Phạm Ngũ Lão, đoàn đi xe đêm ra Ninh Hòa.

Sáng tầm 6h thì xe đã chạy tới ngã 3 thành Diên Khánh, Sau gần nửa tiếng nữa thì tới Thị trấn Ninh Hòa. Đoàn lại bắt taxi dù đi tiếp thêm 60km lên Thị trấn M'Đrắk.

Đây là trung tâm Thị trấn Ninh Hòa.
https://lh3.googleusercontent.com/-JwXoha3Epss/UHfiGElADkI/AAAAAAAAA6Q/n4bMTBAcPNs/s700/0.jpg

Vượt đèo Phượng Hoàng qua địa phận Đắk Lắk
https://lh6.googleusercontent.com/-Yz_bLiX3ddY/UHfiHdWCWOI/AAAAAAAAA6Y/rh-tO_uoj-k/s700/1.jpg

Sau hơn 1 tiếng thì tới Thị trấn M'Đrắk.
https://lh3.googleusercontent.com/-TXV5T-w5RFg/UHficpUaznI/AAAAAAAAA7w/IBfs7ItOC64/s700/2.jpg

Xe quẹo vô tỉnh lộ 693 để đi tiếp vào xã Ea M'Doal.
https://lh3.googleusercontent.com/-_E2J0K5JNN8/UHfixP_wCaI/AAAAAAAAA9I/4TOS7Q8_yvA/s700/3.jpg

Tầm 12h trưa thì đã tới được nhà a Tùng. Đây là khoản sân nhà a.
https://lh5.googleusercontent.com/-lPamjOk38i8/UHfjC2qT3EI/AAAAAAAAA-o/P1LnTPIbVe4/s700/4.jpg

Anh em sau 1 năm mới gặp lại mừng rỡ chưa được bao lâu thì nhận được tin a Tín thất hẹn ko thể dẫn đoàn đi ngay trong ngày. Vậy là 3 anh em buồn bã giết thời gian bằng cách đi ngủ trưa dưới cái nóng khô hanh. Ngủ dậy thì cùng a Tùng chạy xe vào làng Mông tham quan để kết thúc nhanh 1 ngày.

@rubicon: 1 số hình e lấy từ mấy chuyến đi trước để minh họa.

Daskem
16-10-2012, 18:54
Ngày 1

Đoàn thức dậy vào 5h sáng hôm sau để soạn đồ đạc chuẩn bị khởi hành. Trong lúc đợi Tín tới, mình tranh thủ ngắm Hòn Vọng Phu thêm xíu nữa. Nhưng tiếc là những dãi mây cứ liên tục kéo tới dày đặc làm che mất hai khối đá Mẹ Con. Đỉnh Chư Mư bên trái cũng không khá hơn, mây phủ trắng xóa. Mình cứ cố canh me thêm tý nữa thì may thay trùm mây sà thấp xuống hé lộ ra 2 chóp đá huyền thoại. Không thể bỏ lỡ khoảnh khắc hiếm hoi này, mình lập tức giơ máy lên và bấm liên tục. Được chừng 3 giây thì Vọng Phu lại biến mất sau màn mây huyền ảo.
https://lh4.googleusercontent.com/-RvA5I78x8OM/UHoo-2LvQTI/AAAAAAAABCI/Q4rzaH__mR8/s700/AAA.jpg

Đã hơn 6h mà vẫn chưa thấy Tín tới. Chẳng lẽ lại xảy ra chuyện gì nữa chăng? Mình lại chạy vào làng Mông lần nữa xem tình hình thế nào. Đi được nửa đường thì Tín gọi điện quắc ngược lại. Thì ra mình vừa chạy ngang qua anh. Anh đứng khuất trong một tiệm tạp hóa ven đường mua đôi giày đinh cho chuyến đi rừng mấy ngày tới. Sau một năm gặp lại, anh không thay đổi nhiều, vẫn gương mặt khắc khổ, nước da ngâm đen và chất giọng Bắc pha lẫn âm hưởng đặc trưng của người Mông. Liếc nhanh những thứ anh đem theo có võng và dao phát đường. Vậy là ổn.

Sáng nay trời trong và mát. Đúng 8h, đoàn tạm chia tay gia đình anh Tùng để lên đường. Hành trình bắt đầu bằng một đoạn ngắn trên tỉnh lộ rồi rẽ vào đường vào rẫy của người dân. Đường rẫy có nhiều nhánh, đoàn đi nhánh dẫn xuống sông. Qua con sông này là tới bìa rừng. Sau 1 km xuống dốc liên tục, đoàn đã tới được bờ sông. Tại đây độ cao là 250m. Mấy bữa nay không mưa nên nước sông khá là hiền hòa, mực nước cũng không cao, chỉ qua khỏi đầu gối một chút. Nhưng đáy sông là đá trơn, đi không khéo là ướt nhẹp như chơi. Tới bờ bên kia, đoàn ăn bận kỹ lưỡng hơn để tiến vào rừng. Khoảng 3km đầu tiên là đường be (đường kéo gỗ) rộng thênh thang, địa hình bằng phẳng nên mấy anh em đi khá là nhẹ nhàng. Cảnh vật cũng không mấy đặc sắc vì đã bị loài người tác động quá nhiều.

Một con trâu ven đường tỉnh lộ
https://lh5.googleusercontent.com/-LD_hzEOZljM/UHfjFBk0f3I/AAAAAAAAA-w/mU9AHoSFkto/s700/6.jpg

Đường rẫy dẫn xuống sông
https://lh6.googleusercontent.com/-a88yoNPtQXQ/UHfjGYqmgbI/AAAAAAAAA-8/TmaesBIR4GA/s700/7.jpg

Lội qua con sông có bề rộng gần bằng chiều dài hồ bơi
https://lh4.googleusercontent.com/-_yoDscEA9lo/UHfjGqHBmpI/AAAAAAAAA-4/ax5yRGgdH24/s700/8.jpg

Qua con suối đầu tiên
https://lh4.googleusercontent.com/-Eb2X2kSJNOY/UHfjII3bFFI/AAAAAAAAA_I/auigmEIXVkI/s700/9.jpg

Con suối thứ hai
https://lh5.googleusercontent.com/-LxR-8XBg7jg/UHfiIUQPV_I/AAAAAAAAA6g/YOJZeDJuPC8/s700/10.jpg

Đường be rộng, thỉnh thoảng đi ngang vài đại thụ nằm sát bên đường
https://lh3.googleusercontent.com/-CYFZrLrpzoA/UHfiMaidh7I/AAAAAAAAA6s/3WtLsCnTlnA/s700/11.jpg

Daskem
16-10-2012, 19:07
Ngày 1 (tiếp theo)

Bỗng dưng giữa đường xuất hiện một ngã ba, Tín dừng lại hội ý cùng đoàn nên đi hướng nào. Do đã vẽ sẵn track ở nhà nên quyết định được đưa ra không khó khăn mấy. Đường bên trái là con đường cũ mình đi năm ngoái. Nó dẫn lên đồi nên dốc liên tục, rồi theo dông núi tiếp cận đỉnh Chư Mư. Đường bên phải mình dự đoán là dẫn vào hẻm núi. Đường này sẽ thoải lúc đầu, đến hẻm núi thì phải leo theo vực mới tới gần được Vọng Phu. Do đoàn ưu tiên đi Vọng Phu trước nên chọn đường bên phải.
https://lh5.googleusercontent.com/-pfSj-vH2G-M/UHwikh05AKI/AAAAAAAABCs/LFPbhdoeRRY/s700/AAA.jpg

Đoàn đi tiếp tới độ cao 400m, đường bắt đầu dốc hơn. Tuy độ dốc không lớn nhưng đường dài nên mấy anh em hồi nãy còn nhỡn nhơ bây giờ đã thở gấp hơn.
https://lh5.googleusercontent.com/-SS7ESWkou8M/UHfiN1c1xUI/AAAAAAAAA6o/SdiLdiISRNI/s700/12.jpg

Tại độ cao 800m thì không còn thấy đường đâu nữa. Nhưng Tín rất tinh. Anh nhanh chóng nhận ra ngay dấu vết của một con đường dẫn lên đồi. Theo bản đồ, mình biết rằng nếu leo lên đồi này thì sẽ chệch qua phía Chư Mư. Nhưng thôi kệ, cứ leo lên đã, tới đoạn nào địa hình dễ chịu tí thì lựa đường mà tuột xuống sau.
https://lh6.googleusercontent.com/-kRMhYNWHMI4/UHfiOBENx2I/AAAAAAAAA60/8HdV0uPnxvc/s700/13.jpg

Leo miệt mài tới 1h, đoàn dừng chân ăn trưa bên một bờ suối xinh đẹp tại độ cao 1000m. Bữa trưa bao gồm bánh mì sandwich, chà bông, cá hộp và nước suối bên cạnh. Ăn uống xong xuôi, đoàn tranh thủ ngủ một giấc trưa cho lại sức. Mặc dù thời điểm này là giữa trưa, nhưng do đây là rừng nhiệt đới rậm rạp, đoàn lại nằm nghỉ cạnh suối nên không khí rất ẩm và lạnh. Nằm chưa được bao lâu thì đã thấy lạnh lưng.
https://lh4.googleusercontent.com/-vDvH-1nLOcY/UHfiTiQp2QI/AAAAAAAAA7I/77GWAL-qCIQ/s700/15.jpg

Một cảm giác sung sướng tột bậc khi được tận hưởng cảnh vật thiên nhiên tuyệt vời bằng tất cả các giác quan. Tầng cây xanh mát, tiếng suối ào ạt, mùi đất ẩm, nền đá lạnh cùng lớp rêu êm ả, và đặc biệt là cái vị trong lành tuyệt đối của tự nhiên.
https://lh3.googleusercontent.com/-6cWgYl9r1UI/UHfiU8BPe0I/AAAAAAAAA7Q/FwplyvqYBf0/s700/16.jpg

VTF
16-10-2012, 19:13
Hay quá, tiếp đi Daskem ơi (c)

Daskem
19-10-2012, 02:25
Ngày 1 (tiếp theo)

Mấy anh em cứ phơi thây ngủ dã chiến trên bờ đá tới gần 2h thì vác balô đi tiếp. Lại tiếp tục leo và leo. Sáng nay đi đường thoải bao nhiêu thì bây giờ đồi dốc bù lại bấy nhiêu. Hết dốc đất rồi tới dốc đá. Mặt mày như cắm xuống đất với cái balô lỉnh khỉnh trên lưng. Với đích đến là một điểm trại tại độ cao gần 1600m, nên cứ mỗi 100m độ cao leo được, mình lại thông báo cho đoàn biết mức độ đau khổ đang giảm dần thế nào.

Hết dốc đất
https://lh5.googleusercontent.com/-kaKAcAoqKaM/UHfiZUL7kSI/AAAAAAAAA7Y/EBxwsixFkYw/s700/17.jpg

Rồi tới dốc đá
https://lh3.googleusercontent.com/-4iN6gto3DiM/UHfipDPOLcI/AAAAAAAAA8g/5--5O-ajeHs/s700/25.jpg

Thường thì ở những nơi có đường mòn tốt thì việc leo hết 100m độ cao trên những con dốc 45-60 độ mất chừng 30 phút là cùng. Nhưng ở đây, đoàn phải mất gấp đôi số thời gian đó vì phải vừa đi vừa dò đường. Địa hình dốc phức tạp nhiều đá nên phải đi cẩn thận và lòng vòng để tránh đá tảng. Còn cây cối thì um tùm nên cũng mất khối thời gian phát đường. Nếu ai đã từng đi rừng không đường mòn thì sẽ biết sức lực bị tiêu hao thế nào. Gặp bụi cây thì phải bò luồn, gặp cây chắn ngang thì dang chân mà leo qua. Nhưng đáng kể và rõ ràng nhất là lực cản của cây cối. Cơ thể ta dùng hết sức để lao tới mà cây thì cứ nhắm balô và bàn chân để mà ghì lại.
https://lh5.googleusercontent.com/-OjFBpsxDw68/UIBS1GJ73II/AAAAAAAABEg/rF1JmnBTNYM/s700/17%27%27.jpg

Nói về đội hình di chuyển thì Tín lúc nào cũng đi trước để phát đường, tìm lối. Trên lưng anh là 20kg đồ đạc kềnh càng nhưng anh lại di chuyển rất nhanh và gọn. Mình cầm GPS và bản đồ topo nên đi sau anh để kịp điều chỉnh hướng đi đến vị trí mong muốn. Rubicon cũng có điện thoại load được Google Map nên 2 anh em thường kiểm tra lại tọa độ xem có giống nhau không. VTF bỏ túi cái máy PnS nên đi sau cùng chụp ảnh. Tín thì dựa vào cách quan sát thực tế đồi và vực mà chọn con đường dễ đi. Mấy anh em công nghệ thì nghe lời bác vệ tinh và thầy Google mà nhắm hướng.
https://lh5.googleusercontent.com/-K5RBz5Yycx0/UHfiSx1hWHI/AAAAAAAAA7A/1JKrGO3h2O8/s700/14.jpg

Trở lại với câu chuyện leo dốc. Lúc này đoàn đã leo tới độ cao 1300m, nghĩa là mới chỉ được nửa đoạn đường mà đồng hồ thì đã điểm 5h. Đoàn đang ở trên lưng chừng một dông núi trong tình cảnh nước uống sắp cạn, chỉ còn 250ml cho 4 mạng người. Trời đã nhá nhem tối, cơ thể lúc này mệt đừ, môi ai cũng khô vì thiếu nước, còn tinh thần thì xuống rõ rệt. Mọi người dừng lại nghỉ chút, chia nhau thỏi socola của Rubicon để lấy lại sức, rồi cùng nhau bàn bạc nên đi tiếp thế nào. Vì đoàn đã đi chệch hướng từ dưới kia nên ý kiến của mình là leo tiếp đến hết đồi, tới độ cao 1500m sẽ gặp một vùng đất bằng phẳng, cảnh vật nguyên sơ mà năm ngoái mình đã tới và chắc chắn có khe suối nhỏ. Nhưng nếu đi đường này sẽ bị lệch hẳn qua phía đỉnh Chư Mư. Phương án 2 do Rubicon đề xuất nên tuột xuống vực ngay bên cạnh, chắc chắn sẽ có suối lớn. Cách này gần hơn, đỡ mất sức hơn và nhiều khả năng có nước hơn nên cả đoàn đồng ý tuột xuống. Dự tính xuống tới khoảng 1200-1100m là sẽ đụng suối.

Bỏ công cả buổi chiều nhích lên được 300m độ cao, bây giờ phải tuột xuống chừng 200m, đúng nản. Nhưng vì miếng nước, cho dù có phải tuột sâu hơn nữa cũng chấp nhận. Với niềm tin khoảng 1 tiếng nữa sẽ có nước uống, tinh thần mọi người tràn đầy trở lại, quên đi cái cổ họng đang khát khô mà tập trung cao độ cho từng bước chân, bước tay và cả bước mông leo xuống. Nói như vậy là vì đoàn không quay lại theo đường dông đi lên lúc chiều, mà đoàn bẻ hướng qua phải nhắm ngay vực mà tuột xuống. Làm như vậy vừa tiết kiệm được thời gian cho lộ trình ngày mai, vừa giúp đoàn điều chỉnh lại được hướng đi đúng về phía đỉnh Vọng Phu.

Hành trình tuột vực tuy không đau khổ về thể lực, nhưng cũng khá ảnh hưởng đến tâm lý, nhất là VTF với đôi giày bộ đội có độ bám kém. Không biết đôi giày Thượng Đình của Tín bám như thế nào, anh tuột xuống rất nhanh. May mắn là mình đã quen với thể lại tuột này nên cũng bám kịp theo anh để giữ khoảng cách đoàn. Rubicon xài đế vibram nên đi cùng VTF phía sau để hỗ trợ anh. Cũng may là nhờ trời tối làm giảm tầm nhìn xa, mọi người chỉ cần lo tập trung vào khoảng dốc trước mắt mà leo xuống thôi, chứ nếu mà trời còn sáng để thấy toàn bộ viễn cảnh vực sâu dưới chân thì chắc là đau tim lắm. Vực có những đoạn dốc đứng thì mấy anh em thi nhau đu cây, bám đá mà leo xuống. Những đoạn trống quơ trống quắc thì cứ nằm rệp xuống tựa toàn bộ cơ thể vào đất để mà nhích từng bước mông. Đặc biệt có đoạn vách đá dựng đứng cao bằng một tầng lầu thì mình cũng không biết thuật lại thế nào nữa, tốt hơn hết là xem hình bên dưới nhỉ. Tín thêm lần nữa lại thể hiện khả năng vượt mọi chướng ngại vật một cách xuất sắc. Mình mang ủng, cổ chân không được linh hoạt nên phải cởi ra mà leo xuống. Tới lưng chừng định nhảy xuống cho nhanh nhưng không được vì bên dưới là đá lởm chởm. Leo xuống xong ngó lên lại vách đá đó thấy cũng đơn giản nhưng sự thật thì góc nhìn của người bên dưới hoàn toàn khác góc nhìn của người đang lơ lửng ở trên. Hai người đứng đợi bên dưới một hồi lâu thì mới thấy ánh đèn của VTF và Rubicon đi tới. Sợi dây mà VTF đem theo bây giờ đã có cơ hội trình diễn. Anh mắc dây thành thạo và nhờ đó xuống an toàn. Rubicon tuy sải chân ngắn và bị đau cổ chân trước chuyến đi nhưng anh leo xuống vô cùng linh hoạt và gọn gàng.
https://lh6.googleusercontent.com/-ZM_ztaKWu94/UHficD2NkHI/AAAAAAAAA7o/x9vwTNp0vlA/s641/18.jpg

Qua khỏi vách đá cũng đã hơn 6h, trời lúc này tối thui. Từng thành viên đều có trang bị đèn riêng nên cứ tự tin tuột và tuột. Sau chừng 20 phút nữa thì mình nhìn thấy địa hình đặc trưng của khe suối nhờ vào ánh đèn của Tín phía trước, nhưng khổ nổi không nghe thấy tiếng nước chảy. Thầm nghĩ chắc là khe cạn rồi thì bất ngờ Tín reo lên có nước. Mình vui mừng thông báo cho hai anh đi sau để thêm phần hăng hái. Có nước rồi, sống rồi, cảm ơn ông bà thương tụi con.

Khe suối rộng và dốc, nhiều đá phủ rêu, cây cỏ thì mọc um tùm. Cái gì cũng nhiều, cũng to chỉ riêng dòng nước thì nhỏ nhoi. Bốn anh em tập trung quanh cái luồn nước mỏng manh đó hứng đầy từng chai rồi chia nhau niềm hạnh phúc từ nguồn sữa mẹ thiên nhiên. Sau khi đã lắp đầy cơn khát thì công việc tiếp theo là tìm chỗ hạ trại quanh suối. Địa hình dốc, lại nhiều đá, hai bên vách đứng nên cũng không đủ khoảng không để làm một trại 4 người. May mắn là ngay bên cạnh con suối có một gộp đá 2 khoang đủ chỗ cho 4 người. Đoàn quyết định đóng tại đây.

Đây đúng là một khe suối dù chả thấy nước đâu trong hình
https://lh3.googleusercontent.com/-lPZECffR1R4/UHfiaYHNWDI/AAAAAAAAA7g/XTzdDKV6vI8/s700/19.jpg

Mỗi người một việc, hứng nước, nấu cơm canh, chuẩn bị thức ăn cho bữa tối. Sau 8h thì cái bụng đã được giải quyết nốt. Tầm 9h thì tới lượt cái lưng, VTF và mình phủ bạt nằm trong gộp, còn Tín và Rubicon thì mắc võng ngủ bên ngoài. Khi đã yên vị, cái hông trái của mình chuyển sang nhức. Tính ra thì nó đã bắt đầu đau sau buổi trưa tại suối. Chắc là tại một năm qua không leo trèo gì nên bây giờ nó mới dở chứng như vậy. Ở tư thế đứng bình thường, mình không thể nhấc chân trái lên khỏi mặt đất quá một tấc. Lúc đó mình cứ nghĩ là bị sái khớp háng, nhưng không phải, về nhà hỏi thầy Google thì ổng nói là Hip Pain, triệu chứng đau cơ hông thường xảy ra khi chân vận động quá mức.

Gộp đá - chỗ trú lý tưởng cho đoàn
https://lh3.googleusercontent.com/-Ru6nxwO2Dl8/UHfidhqwHhI/AAAAAAAAA74/Ux7gUW8RgC8/s700/20.jpg

Hôm nay đúng là một ngày dài, vất vả, và đầy trải nghiệm. Nhất là cái vụ tìm nguồn nước. Lần đầu tiên sau nhiều chuyến đi mới cảm nhận thấu đáo được giá trị cơ bản của nước là như thế nào. Sự sống bắt đầu từ nước, sinh sôi, nảy nở cũng nhờ nước. Mọi sinh vật đều có cấu tạo chủ yếu là nước. Chúng ta là người nước.

LenNon
19-10-2012, 05:40
Hình ảnh núi non thật đẹp, và hấp dẫn quá!

Bạn Daskem Xin cho hỏi về bản đồ topo. Ở VN có bán loại bản đồ này cho các chổ đi? Hay là bạn in ra từ máy.

Daskem
20-10-2012, 10:31
VN mình không thấy ở đâu bán đâu LenNon. Mình xài GPS TrackMaker có chức năng load Google Map về rồi tự động dán lưới tọa độ lên. Sau đó dùng Photoshop ghép từng hình lại với nhau. Tổng thể là một file Image để đem đi in.

Daskem
10-12-2012, 20:24
Cả tháng qua mình bận túi bụi làm cho hành trình đang kể giữa chừng thì bị đứt đoạn. Nay, giữ lời với 2 a VTF & rubicon, đồng thời để cho topic được trọn vẹn, mình xin thuật tiếp hành trình ngày 2 và chia sẻ một vài hình ảnh trên đỉnh Mẹ bồng Con.

Ngày 2

Sáng hôm sau thức dậy, Tín đã chuẩn bị gần hết bữa sáng cho đoàn. Mình lấy máy ảnh rảo xung quanh rồi dành chút thời gian xem lại vị trí đóng trại trên bản đồ. Hóa ra đoàn chỉ mới xuống đến một nửa và đang ở lưng chừng con vực (xem bản đồ). Còn cái khe suối nhỏ này chắc là dẫn ra khe suối lớn hơn rồi đổ ra hẻm núi. Mấy bài trên mình có xài mấy từ như hẻm núi, đồi và vực, có lẽ bạn đọc khó hình dung ra, nên bây giờ mình làm thêm cái bản đồ hy vọng các bạn mường tượng được phần nào. Hẻm núi là nơi giao nhau của 4 cánh đồi. Giữa các cánh đồi, địa hình bị xẻ rất sâu tạo thành 3 khe suối lớn và dốc. 3 khe suối này lại dồn về tại hẻm núi hợp thành suối lớn rồi chảy ra con sông ngoài bìa rừng.

Bản đồ và track đi về, trại 1, trại 2
https://lh4.googleusercontent.com/-gE9RfqKeDXI/UIPaS3AuABI/AAAAAAAABFE/fvIHpeUWvkY/s641/AAA.jpg

Khe suối vào buổi sáng
https://lh5.googleusercontent.com/-qX8j0TDE8ZY/UHfijRkTyII/AAAAAAAAA8I/09jP4xdJJH8/s700/22.jpg

Sau bữa cơm sáng chắc bụng, mấy anh em lại cùng nhau xem bản đồ để bàn bạc về lộ trình cho hôm nay và ngày mai. Với cái hông trái đang mất dần điều khiển, mình băn khoăn về việc vác nặng leo ngược lên vực có thể làm nó trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu leo người không thì sẽ giảm tải được phần nào cho cơ hông. Vì vậy mà mình đề xuất là bỏ đồ đạc lại đây, đi người không leo nhanh Vọng Phu hôm nay rồi quay lại trại này để leo Chư Mư vào ngày mai. Nhưng mà đường từ đây lên đỉnh chưa biết dễ khó ra sao, lỡ đi chưa tới nơi tới chốn mà trời đã tối thì nguy. Vậy là đoàn cùng nhau thu xếp hành lý rồi tiếp tục hành trình nâng độ cao. Hy vọng tới trưa sẽ tới trại 2 như dự tính, để còn kịp lên Vọng Phu ngay trong ngày.

Thu dọn hành trang bên gộp đá
https://lh5.googleusercontent.com/-P_ArVvztbNI/UHfigaJDpLI/AAAAAAAAA8A/yK2ewLTATxQ/s700/21.jpg

Hành trình hôm nay sẽ bắt đầu bằng việc men theo dốc vực, thoát khỏi cánh đồi này xuống khe suối. Rồi theo đường khe suối, leo lên đồi bên kia để đóng trại thứ 2. Vị trí trại 2 trên bản đồ có địa hình bằng phẳng nhất, nằm gần Vọng Phu, và là đầu nguồn của 2 khe suối lớn nên rất lý tưởng cho việc đóng trại. Nhưng lý tưởng ở đây cũng chỉ là trên lý thuyết thôi, chứ thực tế như thế nào đoàn cũng chưa biết. Vì vậy mà đoàn đã định trước rằng nếu đã lên tới đó mà không có nước thì rảo xung quanh mà tìm, tìm không thấy thì lại tiếp tục tuột xuống vực như tối qua.

Nhiệm vụ đầu tiên là thoát khỏi vực bên này để tới được khe suối lớn giữa 2 cánh đồi. Từ trại 1, Tín dẫn đoàn men theo đường bình độ, tìm đường tiếp cận khe suối. Địa hình dốc vực trắc trở, mấy anh em lại vận dụng kỹ năng đu cây bám đá để leo lên leo xuống liên hồi. Hai tay sử dụng cho việc đu bám, tinh thần cũng tập trung cao độ để khỏi trượt chân mà lao xuống vực, đoàn ít người lại đi sát nhau, nên ở những đoạn hiểm trở hầu như đoàn không có hình ảnh nào lưu lại. Vực sâu hoắm, lùm cây dày đặc che khuất tầm xa, đoàn đi hoài mà nhìn xuống dưới chả thấy suối đâu.

Khởi động bằng một đoạn dốc ngắn trước khi tuột xuống vực
https://lh3.googleusercontent.com/-MflMJ_zfa4M/UHfikcKtUOI/AAAAAAAAA8M/_9bB44MT_yA/s700/23.jpg

https://lh4.googleusercontent.com/-48tg0OLW6vc/UHfimbjKYII/AAAAAAAAA8Y/NJI88f-a0UI/s700/24.jpg

Sau chừng 1 tiếng, Tín tìm được một khối đá khá là bằng phẳng nhô ra giữa lưng chừng dốc vực để đoàn ngồi nghỉ. Và khe suối thì ngay bên dưới. Chỗ đá này không bị cây che tầm mắt, nhờ đó mà mọi người quan sát được một phần của hẻm núi. Nhìn đỉnh đồi cao cao xa xa phía bên kia, thoáng thấy những vách đá thẳng đứng lòi ra, mấy anh em không khỏi chùn chân hoặc đau tim.
https://lh4.googleusercontent.com/-IbJDHETTktk/UHfireMO8KI/AAAAAAAAA8o/seNjJjTtJdg/s700/26.jpg

Daskem
10-12-2012, 20:54
Ngày 2 (tiếp theo)

Đoàn lại tiếp tục bám vách leo xuống. Sau cùng thì cũng mò tới được khe suối an toàn.
https://lh6.googleusercontent.com/-cwLbeCLkDKU/UHfirtCH-rI/AAAAAAAAA8w/0ijfmPG7wbE/s700/27.jpg

Đứng giữa khe, nhìn 2 vách đồi thẳng đứng ở 2 bên mà ngỡ ngàng. Theo hướng nhìn vào tấm hình này thì vách bên phải là cái vực mà đoàn vừa tuột xuống, còn vách bên trái là của cánh đồi mà đoàn sắp sửa phải leo lên.
https://lh5.googleusercontent.com/-lmcNnWZaChM/UHfiv-ft7pI/AAAAAAAAA84/F4YaZSx74vA/s700/28.jpg

Khoảng cách từ trại 1 tới khe suối này không hề xa nhưng đoàn đã phải mất cả buổi sáng mới tới được. Lúc đó là tầm 11-12h trưa, trước mặt đoàn là một khe suối đá đồ sộ. Nước suối không nhiều, chỉ rỉ thành dòng nhỏ. Lòng suối được cấu thành bởi nhiều lớp đá nhỏ to đủ kích cỡ xếp chồng chất lên nhau, với mặt đá trên cùng phủ rêu xanh trơn trượt. Nhiều cây bụi nhỏ mọc từ trong những kẻ đá nhô ra ngoài. Khe suối dốc, có những đoạn đứng phải dùng tay móc vào đá hoặc níu vào cây mới lấy đà lên được.
https://lh5.googleusercontent.com/-b7ipwR1g3pc/UHfiwFmALWI/AAAAAAAAA9A/q6bW3UnR-_s/s700/29.jpg

Tranh thủ nghỉ ngơi, chụp choẹt được ít phút, đoàn bắt đầu leo ngược suối lên trên đỉnh đồi bên kia. Địa hình suối đá dựng thẳng lên, leo không mệt nhưng nguy hiểm. Mấy anh em ai nấy đều cẩn thận dò từng cục đá để bám víu và lấy đà. Nếu không thì không những nguy hiểm cho bản thân mà cho cả những người đi sau. Lỡ đá bong ra thì cơ thể mất đà rơi xuống, còn người đi sau nhiều khả năng cũng bị đá lăn trúng. Leo được một đoạn thì trời đổ mưa, mọi thứ đã trơn trượt nay càng trở nên trơn trượt hơn. Tốc độ leo bám chậm hẳn vì gấp gáp tí là xong phim. Đất với đá như được bôi trơn, nếu chẳng may vớ phải cục đá nào bong ra thì phải dùng tay ghì nó lại. Đôi chân cũng dùng sức nhiều hơn để đóng chặt vào lớp đá trơn như mỡ. Bỗng dưng nghe thấy phía sau có tiếng ục ục, một cục đá vừa lăn qua rubicon (trích lời VTF “Cái điều kinh khủng hôm qua lại xảy ra, tôi nhấn chân, rướn người tay bám vào 1 gờ đá để đu lên, đột ngột cục đá bong hẳn ra, hoảng hốt, tay phải tôi quýnh quáng bám vào 1 gờ đá khác để chịu bớt lực cho đôi chân đang nhón chơi vơi, tay trái thì tính cố gắng quăng cục đá đi xa vì Rubicon đang leo ngay phía dưới chân cách tôi gần 8m, cánh tay mỏi nhừ sau hàng giờ đồng hồ đu bám nên tôi không thể quẳng cục đá đi, bất lực, mỏi nhừ, tôi cố thu sức ép cục đá vào vách để khỏi rơi trong khi chờ Rubicon đang tìm cách leo chệch đường để né. Ục ục ục, âm thanh đó lại vang, hú hồn”).

Mưa lớn dần, mình mẩy ướt nhẹp nhưng đoàn vẫn đi tiếp. Mấy anh em không có nhu cầu dừng nghỉ, nói đúng ra là lòng suối dốc đến nỗi không có một vị trí thích hợp nào để đặt mông xuống. Leo đến gần đầu suối, địa hình thoải hơn, đoàn tranh thủ ngồi nghỉ chút rồi tạt sang phải để lên đỉnh đồi bên cạnh.

Gần tới đầu suối, địa hình thoải hơn
https://lh3.googleusercontent.com/-0tgdAMgevi0/UHfi5pzkfTI/AAAAAAAAA9s/7Slc8oid8KI/s700/33.jpg

Mưa ướt nhẹp
https://lh3.googleusercontent.com/-YRfJti2GxGM/UHfi1Z0F0HI/AAAAAAAAA9Y/bSfAqj9zl98/s700/32.jpg

Một đoạn dốc thoải để ngồi nghỉ
https://lh6.googleusercontent.com/-WVm-rqntQDk/UHfi0zOCB4I/AAAAAAAAA9Q/gqAlordCvHQ/s700/31.jpg

Ngay tại đây, đoàn rẻ sang phải để lên đỉnh đồi bên cạnh.
https://lh5.googleusercontent.com/-hg-7UgFspos/UHfi0_X1c5I/AAAAAAAAA9U/liN4DAFcDzQ/s700/30.jpg

Daskem
10-12-2012, 21:06
Ngày 2 (tiếp theo)

Thêm một đoạn không mấy vất vã, đoàn đã lên tới đỉnh đồi bên này. Gió trên đồi thổi từng cơn lạnh thấu xương những cơ thể thấm ướt.
https://lh6.googleusercontent.com/-qewaKQkL3Ao/UHfi7Dbh2II/AAAAAAAAA94/gQXKdw82MUs/s700/34.jpg

Độ cao chừng 1550m mà mây mù đã lờn vờn ngang người.
https://lh4.googleusercontent.com/-D4AnRl--zCo/UH7ID8JKgUI/AAAAAAAABDk/efmiSjlIQVk/s700/34%27.jpg

Nhiệm vụ bây giờ là tuột xuống khe suối bên cạnh nữa để tìm nguồn nước. Không như hôm qua đi tìm nước trong trạng thái hoang mang cực độ, trời chiều hôm nay đổ mưa nên mấy anh em đều tự tin và phấn chấn hơn. Địa hình trước mặt cũng không dốc ác nghiệt như dưới kia nữa nên tinh thần ai nấy đều thảnh thơi. Đoàn di chuyển khá nhanh trong rừng cây rậm rạp và mây mù mờ ảo.
https://lh6.googleusercontent.com/-_GX3bgP2KqY/UHfi5RvYKkI/AAAAAAAAA9o/SodZOdQU2AE/s700/35.jpg

Không lâu sau đã tới được con suối. Bờ suối hai bên dốc, đá nhấp nhô lởm chởm không thể đóng trại được, Tín dẫn đoàn đi ngược suối tìm vị trí thích hợp.
https://lh5.googleusercontent.com/-TIzjGY_5JYA/UHfi83clRzI/AAAAAAAAA-A/fyMFKGZuD6A/s700/36.jpg

Thêm một đoạn, ngay sát bờ trái suối có một bãi bằng đủ rộng, xung quanh không có cây mục, và đặc biệt là có sẵn 4 cây trụ. Đoàn quyết định hạ trại tại đây. Lúc này khoảng tầm 5h, độ cao là 1500m. Tín đặt ngay balo xuống rồi nhanh chóng đi chặt cây, dựng trại. 3 anh em còn lại cùng nhau san bằng thảm thực vật, cắt dây leo. Loáng cái là được một cái trại xinh xắn.
https://lh4.googleusercontent.com/-76Pd_RfNrVo/UHfi-ppJ4RI/AAAAAAAAA-Q/d2GJZJ0rwLk/s700/37.jpg

Cái đêm hạ trại tại độ cao 1500m, mưa bắt đầu rơi. Ban đầu mưa lất phất nhẹ làm đoàn cứ nghĩ chút nữa sẽ ngưng thôi. Lúc sau thì mưa nặng hạt dần buộc đoàn phải nghiêm túc gia cố lại lều trại, lòng thầm mong tới giữa khuya thì mưa ngừng rơi. Nhưng không, mưa cứ vậy mà kéo dài suốt đêm khiến 4 người co ro nằm cạnh nhau trong một cái trại nhỏ không củi lửa, giữa lưng chừng một khe núi dốc, gió thì luồn dưới lưng còn mưa thì tạt lên người. Tín nằm ngoài cùng đón gió và chịu mưa tạt, a mắc cái võng mỏng manh sát đất để tránh gió luồn. Mình có thêm túi ngủ nên mắc võng bên cạnh cao hơn a một bậc hy vọng có thể chắn gió phần nào cho người phía sau. Kế tiếp là VTF, a có 1 tấm chiếu cách nhiệt lót lưng, vị trí của a nhìn có vẻ ấm cúng nhất nhưng đầu võng là nơi mà nước mưa dồn về. Nằm ngoài cùng đầu bên kia là rubicon với độc mỗi cái võng dù, không quần áo ấm, hy vọng gió không đổi chiều. Được một lúc thì mưa tạt dữ quá, VTF rút cái chiếu của mình đưa cho Tín để che chắn. Rồi thì mọi người đều đi ngủ. Nằm trong võng, hồi tưởng lại cái đêm trước Chư Mư năm rồi, cũng mưa như thế này, nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến con suối đang hiền hòa bỗng dưng trở nên hung dữ đột ngột, cuốn bay chén đũa, dâng chạm mép trại. Thầm nghĩ ngày mai lại được trải nghiệm thêm lần nữa với dốc cao, đá trơn, mây mù và không lối mòn. Cảm thấy chút e ngại rồi lại hân hoan lạ thường.
https://lh5.googleusercontent.com/-PWjuPiBClk0/UHfi9ubWUJI/AAAAAAAAA-I/uUWWdWr-PS8/s700/38.jpg

VTF
11-12-2012, 13:56
Tiếp Daskem ơi, hay lắm, àh rảnh rỗi thu xếp công việc rồi ghé qua box NCG nhé, Rubicon rủ leo Phu Ta Leng 3069m tháng 4 kìa. :D

dagger78
12-12-2012, 09:24
Từng ngày hóng đợi để nghe tiếp chuyến đi.

Daskem
15-12-2012, 18:35
Ngày 3

Trời đã sáng, mưa cũng ngừng rơi, ngồi dậy lấy tay sờ đầu võng lần nữa thấy vẫn tương đối khô ráo. Động đậy một lúc thì nghe VTF xin lại tấm chiếu. Hóa ra võng của a bị ướt. Nơi đầu võng, tấm bạt bị trũng xuống là dấu vết còn lại của một vụ đọng nước sau một đêm mưa dài. Mặc dầu trước khi ngủ, mọi người đã căng bạt lại bằng một cây chống và một nút thắt để tránh nước đọng. Nhưng số của a là vậy, ban đầu là đôi giày bộ đội, giờ thêm vụ ướt võng.

Rồi thì mọi người dậy nấu nướng ăn sáng là cái đoạn trên mà a VTF mô tả (trích lời VTF “Một đêm lạnh cóng, ướt át và trằn trọc rồi cũng trôi qua, bình minh Vọng Phu chào đón ngày mới bằng những tia nắng hiếm hoi trải lên không gian vạn vật trong chốc lát rồi lại nhanh chóng ẩn mình vào trong những dải mây dày, có ở đây mới thấy và cảm nhận được ánh nắng mặt trời là cần thiết và đẹp đến nhường nào, những phút hào quang chói rọi, dù chỉ vài giây ngắn ngủi nhưng cũng đủ để cả 1 góc núi rừng bừng sáng đến lạ thường, cỏ cây hoa lá và cả những tảng đá thô kệch xấu xí cũng không còn mang màu xanh đậm lạnh lẽo và ủ rũ mà trở nên tươi xanh mơn mởn đến lạ thường…”).

https://lh6.googleusercontent.com/-wrSvwVB85Zk/UHfjA2DixAI/AAAAAAAAA-g/-ksQTVimbTw/s700/39.jpg

https://lh4.googleusercontent.com/-e5qdXCFLH2w/UH7IOs6-3oI/AAAAAAAABDs/6-o__kWHbPY/s700/40.jpg

Sau khi thay đồ xong xuôi thì được tin VTF không tiếp tục đoạn đường còn lại cùng đoàn. Mọi người đều tôn trọng quyết định của a và hiểu rằng đôi giày bộ đội gây cho a một áp lực tâm lý rất lớn. Hành trình từ dưới độ cao 250m lên đây, dù có nhiều đoạn dốc đá nhưng ít ra thời tiết vẫn tương đối khô ráo và vẫn còn một hệ thực vật dày đặc để bám trụ, lấy đà, thì VTF cũng đã phải khó khăn và cẩn trọng trong từng bước đi. Huống hồ gì đoạn đường lên đỉnh có đoạn phải leo đá tảng lộ thiên cao chục mét bị gió mài mòn hết các gờ cạnh, trơn trợt sau một đêm mưa và mây mù, và khó khăn nhất là không có hệ cây thân mộc vững chắc để sức người bé nhỏ có thể nương tựa vào. Đôi giày bộ đội đế cao su mòn cứng cộng với một đêm dài mất ngủ vì nhiễm lạnh thực sự ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và thể lực của bất kỳ ai.

Bỏ qua phút giây tiếc nuối, chúng tôi tạm chia tay và chúc nhau bình an. A Tín vác dao đi trước, balô con cóc 4 chai nước và 4 gói mì tôm. A rubicon nối gót với cái điện thoại có GPS load sẵn Google Map. Mình thì cục gạch Garmin, tấm bản đồ topo, và cái máy chụp hình. Bật máy, bắt sóng, cân chỉnh, và lên đường.

Daskem
15-12-2012, 18:53
Ngày 3 (tiếp theo)

Chặng đường lên đỉnh đã rất gần. Mấy anh em chỉ phải leo thêm chừng 400m độ cao nữa thôi là sẽ tới được chân 2 khối đá huyền thoại. Các đường bình độ trên bản đồ trông cũng thưa hơn một chút so với những con dốc và khe vực dưới kia. Tuy nhiên, những điều này cũng không giúp mình thư thái hơn được bao nhiêu, bởi năm ngoái mình đã trải nghiệm qua đỉnh Chư Mư một lần nên hiểu rất rõ cảm giác leo đá lộ thiên trên đỉnh núi là như thế nào.

Và quả thật, lần lên Vọng Phu này không là ngoại lệ. Những điều kiện khắc nghiệt như đá tảng dựng đứng, dốc vực cao, mây mù trơn trợt, và không cây cối che chở một lần nữa hiện diện đầy đủ trên đỉnh núi. Tất cả mang đến một cảm giác không thể diễn tả lại bằng lời.

Hành trình lên đỉnh khởi đầu bằng một đoạn dốc rậm rạp.
https://lh5.googleusercontent.com/-1UxgfsagrD8/UMowEObtTFI/AAAAAAAABMY/SURXl5poE_Q/s700/41.jpg

Len lỏi qua cây cối
https://lh4.googleusercontent.com/-srVMMGZnY4k/UMowEMtE-GI/AAAAAAAABMQ/WrReKBQ-NRo/s700/42.jpg

Lướt ngang những bộ rễ lâu đời
https://lh3.googleusercontent.com/-09HMmu-ciyo/UMowECyTw2I/AAAAAAAABMU/Xf_BrqdqDeE/s700/43.jpg

Nguyên sinh tuyệt đối
https://lh6.googleusercontent.com/-lhBRdXnt_a8/UMowFJDWE7I/AAAAAAAABMc/MkGckB-aZBI/s700/44.jpg

Nước từ các tầng cây đủ thấm ướt những con người nhỏ bé trên chặng đường dài
https://lh5.googleusercontent.com/-c-3sSbN0MCY/UMowFcCse6I/AAAAAAAABMg/HExywLFs-8Q/s700/45.jpg

rubicon
15-12-2012, 19:31
Thích nhất cái cảm giác leo lên đỉnh từ nơi hạ trại gần đỉnh, rừng nguyên sinh như chưa từng có dấu chân người. Cây cối rậm rạp, chim muông cứ hót, sương mù cứ giăng giăng mờ ảo và những cây pơmu cổ thụ cứ dùng đá tảng làm chân để đứng trên đó rồi thả bộ rễ dài ngoằng của mình xuống chân tảng đá để tìm chỗ bám. Trước ngày khởi hành, nhìn bản đồ địa hình khu vực chân đỉnh Chư Mư mình cứ sợ sẽ gặp đá tảng dựng đứng sẽ ngăn cản bước chân của đoàn đến đỉnh vì toàn bộ khu vực có độ dốc quá lớn.
Lần đầu tiên mình leo núi mà có cảm giác run rẩy sợ sệt như khi leo lên đến đỉnh đá Chư Mư, mà nghĩ lại giờ cũng còn sợ thật. Và còn 1 cảm giác rất lạ khi đứng dưới chân đỉnh lớn nhìn qua đỉnh nhỏ mỗi khi sương mù tan, làm lộ nên mặt đá đỉnh nhỏ 1 cách kì bí như một bộ mặt nào đó, nói chung cảm giác rất khó tả.
Mình có một ý tưởng hơi khác lạ là sẽ tìm đến sở VHTT và Ban Trị Sự Phật Giáo Khánh Hòa để đề nghị tạc tượng Phật bằng chính toàn bộ khối đá lớn. Nghe thì có vẻ lung linh nhưng chưa biết thế nào, để thử xem.
Tiếp đi Daskem, viết hay lắm. À, tụi anh đang có kế hoạch leo Phu Ta Leng ở Lai Châu trong khoảng tháng 4 dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, để anh mở topic rủ rê rồi tham gia chung nhé.

Daskem
15-12-2012, 20:38
Riêng e sẽ cật lực phản đối đề án "Đục đá Vọng Phu thành bất cứ thứ gì". 2 khối đá Mẹ Con uy nghi hàng triệu năm bên nhau mang vẻ đẹp bất tận và vĩnh hằng của tạo hóa & thiên nhiên. Loài người chúng ta đã xâm phạm, can thiệp, và phá hủy quá nhiều thứ đẹp đẽ của tự nhiên rồi. Có lẽ mấy lời này hơi hàn lâm và trừu tượng, nhưng mong a rubicon hiểu.

Tột cùng của nền văn minh con người không phải ở việc chúng ta phát triển khoa học kỹ thuật để chinh phục thiên nhiên tới mức nào mà là việc chúng ta sống hài hòa thế nào với thiên nhiên.

À, mà để thống nhất thì đỉnh Chư Mư mà a rubicon nêu ở trên thì mình gọi là Vọng Phu hay Mẹ Bồng Con hay 2 khối đá Mẹ Con nhé. Còn đỉnh Chư Mư là đỉnh cách đó 2km, cũng là đỉnh đá lộ thiên và có nhiều đá tảng bự bành ki nhưng không được khổng lồ như Mẹ Con.

rubicon
15-12-2012, 23:08
Riêng e sẽ cật lực phản đối đề án "Đục đá Vọng Phu thành bất cứ thứ gì". 2 khối đá Mẹ Con uy nghi hàng triệu năm bên nhau mang vẻ đẹp bất tận và vĩnh hằng của tạo hóa & thiên nhiên. Loài người chúng ta đã xâm phạm, can thiệp, và phá hủy quá nhiều thứ đẹp đẽ của tự nhiên rồi. Có lẽ mấy lời này hơi hàn lâm và trừu tượng, nhưng mong a rubicon hiểu.

Tột cùng của nền văn minh con người không phải ở việc chúng ta phát triển khoa học kỹ thuật để rchinh phục thiên nhiên tới mức nào mà là việc chúng ta sống hài hòa thế nào với thiên nhiên.
Hihi, vậy thôi anh từ bỏ ý định này. Nhưng tháng 4 có leo chung Phu Ta Leng được ko?

VTF
16-12-2012, 10:40
Đi tầm 4 người là đẹp, VTF là chắc chắn rồi, ae qua box NCG bàn tiếp vụ PTL nhe, rất hấp dẫn, hihihi.
Tiếp đi Daskem.

Daskem
16-12-2012, 12:40
Phu Ta Leng cũng là một ngọn núi hấp dẫn kiểu như Chư Mư - Vọng Phu đây. Theo GM thấy có 2 hướng leo khả thi là:
- Hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, xuất phát từ Trung Lèng Hồ bên Lào Cai. Hướng này thoải nhất nhưng không biết đoạn gần đỉnh từ 2900-3000m thì như thế nào.
- Hướng Nam lên Bắc, xuất phát từ Hồ Thầu bên Lai Châu. Hướng này dốc ác nghiệt từ 2100-2500m nhưng nghe mấy bạn miền Bắc kể là đã có đường mòn lên tới tận 2500m luôn, có đường mòn vừa đỡ cực vừa an toàn hơn. Hình như họ cũng đã lên tới 2900m, bị mây mù không thấy đường nên cũng chẳng có tấm hình nào. Vì vậy mà cũng không biết được địa hình 100m sau cùng dã man tới mức nào.

Sáng nay e coi giá vé máy bay các hãng thì tầm giá từ 2,5-3tr không à. Thêm khoảng 2tr khoản leo nữa thì hơi bị cao quá. Nên hiện nay e ko dám chắc là đi được không.

Daskem
17-12-2012, 13:52
Ngày 3 (tiếp theo)

Leo một hồi thì đoàn bắt gặp một khe suối nhỏ có nước chảy khe khẽ. Thưởng thức dòng nước tinh khiết, long lanh giữa khung cảnh nguyên sơ này là một trong những ký ức huyền diệu nhất trong đời. Tâm trí hòa quyện vào không gian vạn vật nơi đây mà quên mất chuyện chụp hình. Có lẽ file hình thì có thể mất chứ ký ức đã ở trong não thì không bao giờ phai. Trở lại hành trình, đoàn lần theo các bậc đá của suối mà leo lên tiếp. Mình tuy không linh hoạt nhưng nhờ có sải chân dài nên tạm cho là có lợi thế ở khoản leo trèo này. Tuy nhiên có đoạn, những bậc đá cao vượt tầm của mình, lại trơn kinh khủng cũng làm cho mình vật vã lắm mới leo lên được.

Một trong những khối đá đầu tiên. Nó dựng đứng nhưng không ghê lắm vì còn có cây cối che chở và nương tựa. Điểm thú vị là có một cây thân mộc độ chừng chục năm tuổi bám rễ trên đỉnh của vách đá đó và vươn mình lên cao với tư thế chắc chắn không kém cạnh những cây mọc từ đất. Không biết là nó lấy nước và chất dinh dưỡng từ đâu khi mà bộ rễ của nó không hề lan xuống đất. Mình đoán có lẽ lớp rêu ẩm phủ trên đá chính là nguồn sống của cây. Thiên nhiên thật là kỳ diệu.
https://lh5.googleusercontent.com/-YhlD3i6XLok/UMowFq27H7I/AAAAAAAABM4/frDSecmHB7c/s700/46.jpg

Thêm một vách đá nghiệt ngã nữa. Vách đá này chỉ phủ rêu thôi chứ không có cây bám. Cũng may là Tín tìm được một lối đi dễ thở hơn phía bên trái vách đá này. Nhẹ nhõm cả lòng.
https://lh5.googleusercontent.com/-ltvpRIVPW44/UMowGOeBEvI/AAAAAAAABMs/54n8nYRPy4o/s700/47.jpg

Có đoạn dốc dễ chịu và chỉ có đá nho nhỏ. Cây cối thì thưa dần.
https://lh3.googleusercontent.com/-nnafnP8Ufno/UMowGR6q8XI/AAAAAAAABM0/kvTnxl8pfxs/s700/48.jpg

Đoạn này thì trống. Nhìn như là đường mòn.
https://lh4.googleusercontent.com/-gN6GLTTNYSQ/UMowHGGs-SI/AAAAAAAABNE/QX7C3B3e9sQ/s700/49.jpg

Qua một khoảng rừng âm u, rậm rạp. Cảnh sắc cực kỳ huyền ảo. Đây chính là đoạn chân không chạm đất bởi lớp thảm mục vô cùng dày đặc. Rất rất nhiều lớp lá khô, cành mục từ bao năm tích tụ chồng chất lên nhau, lại thêm cây ngã, đá, và rễ cây lan tỏa, bện chặt tất cả lại với nhau, cùng bao phủ cả một vùng rộng lớn. Một đoạn dài chân được giẫm lên lớp thảm êm và xốp. Dù sướng thiệt nhưng chân luôn cẩn thận lò dò từng bước để kiểm tra xem bước kế tiếp có lỗ hỏng không. Chủ quan lâng lâng quá mức thì lọt hố như chơi. Xui xui rơi ngay vào tổ ong đất, kiến, thậm chí cả rắn thì bất quá được khiêng về. Còn nếu ông bà thương thì cho lọt vào hố kỳ nam cũng đành chấp nhận.
https://lh4.googleusercontent.com/-VXtbaZD90GM/UMowHlMCTeI/AAAAAAAABNQ/YkyGC8x19ZA/s700/50.jpg

Chui qua một gộp đá. Đá tảng to lúc này xuất hiện nhiều hơn.
https://lh6.googleusercontent.com/-ZAmCSh9v_d8/UMowHX0IvsI/AAAAAAAABNI/B-8LAwBxkk8/s700/50%27.jpg

Năm ngoái, trên đường lên Chư Mư cũng có một chỗ y chang như vậy. Một hệ thống gộp đá chắn ngang giữa đường dốc. Phải chui vào rồi leo lên giếng trời mới đi tiếp được. Lần này thì có đường thoát khác nên không cần leo lên.
https://lh3.googleusercontent.com/-4fOucUnati8/UMowIchG9tI/AAAAAAAABNc/JYsXnJPqFv4/s700/51.jpg

Qua khỏi gộp đá này, nhìn vào GPS thấy đỉnh Vọng Phu đã rất gần. Trước mặt toàn đá tảng lộ thiên ẩn hiện mờ ảo trong mây mù, thấp thoáng những vực đá thẳng tuột, cheo leo mà rờn rợn. Cảm giác như vừa bước qua cánh cổng dẫn lối vào giết trùm cuối. Tim đập mạnh hơn, nhịp thở gấp hơn.

Fhượt
17-12-2012, 22:18
Chuyến đi tuyện vời! (c)(c). Cảm ơn các bác đã chia sẻ để anh em mở mang tầm mắt.
Hy vọng được làm đồng đội với các bác trong một chuyến đi gần nhất.

Daskem
20-12-2012, 14:26
Ngày 3 (tiếp theo)

Đá tảng lộ thiên ẩn hiện mờ ảo trong mây mù báo hiệu rằng đoàn đã tới được phần chân của Mẹ & Con. Kể từ đây, chặng đường lên đỉnh chỉ còn là đá và mây. Cây cối sẽ không còn che chở cho những con người nhỏ bé nữa. Cơ thể sẽ phơi bày hoàn toàn trên dốc đá kéo dài vô tận. Và lòng quyết tâm sẽ bị đẩy tới giới hạn cực đỉnh, nơi mà lằn ranh giữa việc lên tiếp và quay về vô cùng mong manh. Mình định rằng chỉ cần nhìn thấy cả 2 Mẹ Con ở vị trí gần nhất có thể và được chạm tay vào phần chân đá Mẹ là đã vô cùng mãn nguyện. Vì vậy phải leo bám tới cùng. Trừ phi không may gặp phải một vách đá hiểm trở tột cùng, vượt quá khả năng leo bám thì đành dừng lại để giữ lấy mạng sống.

Hai khối đá to chắn ngang, che khuất tầm nhìn phía trước. Xuyên qua kẻ hở giữa chúng lại là một khối đá khác nữa. Đá nối tiếp đá, kết hợp cùng mây bao trùm cả không gian. Mây và đá che dấu rất tài tình đỉnh Vọng Phu dù GPS đã chỉ sát bên cạnh.
https://lh6.googleusercontent.com/-RpjJhv6KCpw/UMowIZCdQuI/AAAAAAAABNg/UdUGFCJRKWA/s700/52.jpg

Tới gần hơn một chút. Đoàn phải bám sát vách đá bên phải mới có thể vượt qua chỗ này. Nhưng vẫn chưa thấy dáng dấp của cả 2 Mẹ Con đâu.
https://lh3.googleusercontent.com/-Jz6OvyWCANg/UMowIrSNXcI/AAAAAAAABNk/yx7hJ18Twxs/s700/53.jpg

Cứ thế, 3 anh em leo bám vách đá mà nhích lên từng ít một. Hết tảng này tới tảng khác mà vẫn không thấy một dấu hiệu nào. Thầm nghĩ chẳng biết mình đang ở đâu giữa chốn không trung mịt mù này. Đang tư lự thì một khoản mây bỗng dạt ra, hé lột một phần chân Mẹ hùng vĩ. Dù chỉ một phần nhỏ chân Mẹ hiện ra cũng đủ giúp mình phá tan đi nỗi lo không thể thấy được Mẹ & Con.
https://lh4.googleusercontent.com/-xuFjvupzv1o/UMowJdJfRNI/AAAAAAAABNw/13jrcq4nlJU/s641/54.jpg

Zoom gần hơn. Vách đá thẳng băng này chỉ là một khứa đá nhỏ của chân Mẹ. Phía sau màn mây dày đặc kia và vượt khỏi góc ảnh hạn hẹp này, còn rất nhiều vách đá khác tương tự vẫn khiêm tốn ẩn mình trong mây. Thử tưởng tượng mình đang vắt vẻo bên đó thì chắc là bi thảm lắm đây.
https://lh6.googleusercontent.com/-huwyzynZBZs/UMowJWxB32I/AAAAAAAABN8/PmAG_VexiXI/s641/55.jpg

Và rồi thời điểm nghiệt ngã nhất của cả hành trình cũng xảy đến, một vách đá khổng lồ xuất hiện, với phần thân trên bị bao phủ trong các lớp mây dày đặc, và chiều cao của chóp đỉnh còn là một ẩn số. Lúc đó mình cứ nghĩ đây chỉ là một vách đá bình thường như bao vách đá khác chứ không ngờ đấy chính là thân Mẹ, và cũng không biết là mình vừa hoàn thành ước nguyện là được chạm tay vào.
https://lh4.googleusercontent.com/-3VLNMRgbWMg/UNCqNIuzeKI/AAAAAAAABSI/mqEixN17AN0/s700/55%27.jpg

Vách đá to lớn đó dựng thẳng lên trời, phẳng lì không gờ cạnh như thách thức, đe dọa người leo. Đang mãi tập trung phóng tầm mắt xuyên màn mây để xem chóp đỉnh cao thế nào thì thoáng cái Tín đã biến mất, để lại mình và rubicon trong sự hoang mang tuyệt đối. Phải nói rằng cho tới thời điểm đó, dù tọa độ của mình và đỉnh đã trùng nhau, nhưng do đứng trong màn mây mù mịt và dưới một vách đá che khuất hết các góc nhìn, nên mình vẫn chưa nhận dạng được Mẹ & Con ở đâu. Thật là vô vọng. Cảm giác hoang mang, vô vọng lắp đầy hết tâm trí, đẩy lùi lòng quyết tâm tới bờ vực bỏ cuộc.

Bỗng nghe tiếng gọi của Tín từ trên cao, nghĩa là anh bằng cách nào đó đã leo lên được. Chính tiếng gọi kịp thời của Tín đã thôi thúc đôi chân tiếp tục dấn lên. Rubicon và mình lò dò vách đá theo phía bên trái rồi may mắn tìm được một ít gờ cạnh và một ít cây cỏ bám mỏng manh trên đó. Rồi 2 anh em đánh cược tính mạng để lên thử. Khoảng cách leo vách đá này không hơn 10m, thêm 10m độ cao trong hành trình 1700m không là bao, nhưng đủ kéo dài mãi mãi trong ký ức đời người.

Rubicon lên trước, mình theo sát dưới sau. Tay níu vào các ngọn cỏ mỏng manh trên đá, chúng bật cả rễ. Lại thử một ít ngọn cỏ khác và chỉ dùng lực vừa đủ, nếu không bật rễ, thì tạm ổn để leo lên. Thân ốp sát vào vách, thậm chí dùng cả cằm để bấu víu. Chân bám được ít ỏi vào gờ đá mòn ẩm trơn trợt, kết hợp với lực kéo từ tay mà nhích lên từng bước một. Cứ thế từng bước chân lên được, 2 anh em lại dừng lại, định hình, định tâm rồi lên bước tiếp theo. Bình tĩnh, chậm rãi, tập trung dò xét kỹ từng ngọn cỏ, gờ đá, thả lỏng cơ thể hòa mình vào thiên nhiên để có được cảm giác bám víu tốt nhất. Đôi lần mình cúi đầu nhìn xuống dưới nhưng chỉ thấy mây với mây, bao phủ tất cả. Mây mù tuy có làm trơn đá nhưng lại giúp che dấu vực sâu bên dưới, đánh lừa nỗi sợ độ cao.

Khi đã leo được nửa đường thì chỉ có thể lên hết chứ không thể quay lại, hoặc khi lên được rồi cũng không biết làm sao quay trở xuống. Nhưng đây không phải là lúc để suy nghĩ về việc đó bởi cơ thể đã lơ lửng trên vách đá, chỉ cần chủ quan đi sai một bước, hoặc khách quan do ý Mẹ thì sẽ mãi nằm lại nơi đây. May mắn thay, 2 anh em cũng đã lên được an toàn, bên ngoài không xây xát gì, nhưng ở bên trong, não và tim ít nhiều đã giảm phần nào tuổi thọ.

Hết vách đá này có một chỗ trú an toàn để định thần lại. Tín ở ngay bên kia, có lẽ anh đã lên bằng một đường khác. Trước mặt đoàn lúc này là một bãi đá huyền ảo và ngay ở giữa chúng có một cây thân mộc nhỏ phơi mình trong gió mây. GPS báo độ cao 1920m, là điểm cao nhất mà mình đã cẩn thận kiểm tra trên Google Earth nhiều lần. Mình nhìn quanh không thấy chỗ nào cao hơn vị trí này nữa, có chăng chỉ là đỉnh đá Mẹ & Con ẩn nấp trong mây mù. Ba anh em quyết định dừng nghỉ chút, chờ mây tan bớt để xem có thấy được 2 Mẹ Con không.
https://lh4.googleusercontent.com/-f_bF8pXafoo/UMowKpMi49I/AAAAAAAABOg/V8TJSP6UAgg/s700/59.jpg

rubicon
20-12-2012, 17:02
Thật sự là nếu ko có mây mù che thì lúc bám cỏ leo lên tảng đá này chắc anh cũng ko dám leo. Nhờ có mây mù che ko nhìn thấy được phía trên còn cao bao nhiêu mét nữa nên vượt qua được cảm giác sợ độ cao. Và cũng nhờ mây mù che khuất chân tảng đá nên khi nhìn xuống ko có cảm giác ớn lạnh khi đang ở lưng chừng tảng đá mà chẳng biết rõ mình đang ở đâu. Lúc lên đến đỉnh tảng đá mới hoàn hồn và có 1 cảm giác hoang mang thật sự khi nghĩ cách làm thế nào để xuống lại. Và thêm nữa cái cảm giác bị mây mù cứ lảng bảng, hết che rồi lại tan nhưng mọi thứ vẫn mờ mờ ảo ảo gây 1 cảm giác nôn nao, sợ hãi thật sự. Đúng là 1 chuyến leo núi đầy cảm giác từ trước đến giờ khi mà mọi thứ từ đường đi đến thông tin đều phải mò mẫm và dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu.

Daskem
21-12-2012, 13:43
Ngày 3 (tiếp theo)

Ngồi chờ mây tan để ngắm cho bằng được Mẹ & Con. Trong lúc chờ, mình thầm cầu cho trời đừng mưa. Viễn cảnh đứng trơ trọi trên đỉnh đá mà ngắm sấm sét chắc sẽ là một trải nghiệm kinh hoàng lắm. Vị trí của Tín và rubicon còn có thể ngồi chứ chỗ mình thì phải đứng. Mình cằm máy nên phải đứng đây để mà chụp ảnh. Đây là vị trí cho góc ảnh tốt và cũng khá an toàn, có thể trụ được. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan vì sảy chân thì sẽ không kịp nói lời từ giã với hai anh.
https://lh4.googleusercontent.com/-NA_tu_dyRaU/UMowKQ17NWI/AAAAAAAABOU/MBuPvmxUego/s700/58.jpg

Mây mù đã che mất hoàn toàn vực sâu bên dưới, giúp mấy anh em đánh lừa trí não mà đỡ sợ độ cao hơn. Thực sự thì vào thời điểm đó, mình khá là lạc quan, rằng trời sẽ không mưa, mây sẽ tan, sẽ ngắm và chụp được cả 2 Mẹ Con, rồi sẽ tìm được cách leo xuống an toàn. Bởi mình biết rõ bên mình còn có hai người khác, sẽ hỗ trợ nhau cùng trở về thành công. Quay trở lại tấm ảnh này, nếu đi vào mùa nắng thì qua màn mây có thể thấy được cao nguyên M’Đrắk bên dưới, sông suối, đường xá, nhà cửa, và cả Hồ Sông Hinh cách vị trí này hơn 20km đường chim bay.
https://lh4.googleusercontent.com/-PAHZhc2NB9E/UNCqNOpb--I/AAAAAAAABSM/sqNOeDL5Bss/s700/58%27.jpg

Trong lúc ngồi chờ thì điều thú vị được rubicon và Tín bàn tán nhiều nhất đó chính là chi tiết kỳ lạ trên tảng đá này. Có ai nhận ra không? Nếu có thì nó là gì? Rubicon đã đoán rằng nó là nét vẽ trái tim, về sau thì đoán là cái hang đá được ai đó vẽ lên. Tín thì cho rằng đó là một cái lỗ. Còn mình thì nghĩ như Tín, chắc lỗ đá đó đã được gió mài mòn hàng triệu năm qua. Trong nhiều triệu năm nữa, nó sẽ lan ra tới biên đá. Chứ mình không tin rằng có ai đó leo được lên tận đây mà chỉ vẽ một trái tim duy nhất. Nếu là mình, mình sẽ vẽ thêm hai cái tên trước và sau trái tim đó, hoặc để đảm bảo sơn không phai, mình sẽ khắc luôn cả tên vào đá, cho dân tình đời sau biết được, daskem của phuot.vn đã từng lên đây trước nhé. Nói vui vậy thôi, chứ quan niệm của mình là không thích để lại bất cứ thứ gì ở những nơi thiêng liêng như vậy. Đã là thiên nhiên thì phải tuyệt đối nguyên vẹn. Chỉ một chi tiết nhân tạo nhỏ nhoi cũng đủ để phá vỡ cấu trúc toàn vẹn của nó. Cho nên mình chỉ âm thầm lưu lại những khoảnh khắc lên đỉnh bằng ký ức, tracklog và hình ảnh thôi.
https://lh5.googleusercontent.com/-sevqxmEaRQo/UM9RLFikyQI/AAAAAAAABRg/SuW6CGn_Vpo/s700/59.jpg

Vách này là một phần thân dưới của Mẹ. Nó đẹp một cách rợn người và cao khủng khiếp. Mình phải chụp thành 2 đoạn rời, rồi dùng PS ghép lại ra được tấm này. Ở bên này, có lẽ vách đá mà chúng tôi vừa leo lên mang dáng dấp tương tự như bên đó, nhưng ngắn hơn, chỉ bằng khoảng 1/3, và dễ thở hơn vì có thêm cỏ bám.
https://lh3.googleusercontent.com/-j4MbgF9tMpY/UM9RLGQG6FI/AAAAAAAABRY/jP1x3Loi_xQ/s641/60.jpg

Còn đây là một phần thân trên của Mẹ. Những cơn gió chở mây tới tấp bay đến làm đá Mẹ thoắt ẩn thoắt hiện vô cùng huyền bí.
https://lh3.googleusercontent.com/-RQLt0MOndZc/UM9RLDnWAHI/AAAAAAAABRc/Wom-tOhRojo/s641/61.jpg

Cho đến giờ phút này, mặc dù đỉnh đá Mẹ và đá Con vẫn còn là một điều bí ẩn ẩn nấp sau màn mây, nhưng quả thật là mình đã vô cùng mãn nguyện vì được tận mắt nhìn thấy dáng dấp của đá Mẹ ở vị trí gần như vậy.

Daskem
24-12-2012, 14:58
Ngày 3 (thời khắc chiêm ngưỡng Mẹ & Con)

Những bức ảnh sau nếu không thể hiện được tính hùng vĩ, phi thường, và huyền diệu của 2 đỉnh đá Mẹ Con thì đó hoàn toàn là do lỗi chụp ảnh của mình. Quả thật thì những gì mà mắt mình nhìn thấy ngoài thực tế vào thời điểm đó choáng ngợp hơn rất nhiều so với những gì mà máy ảnh lưu lại. Công nhận là mình chụp khá tệ. Nhưng mong mọi người hiểu rằng cái khoảnh khắc mà mây tan ra để lộ hoàn toàn đỉnh đá Mẹ & Con vô cùng ngắn ngủi, chừng 2-3 giây thôi. Vì vậy mà mình không thể chụp cả toàn cảnh và cận cảnh. Mình buộc phải chụp cận cảnh để lấy được chi tiết. Ngoài ra như đã nói ở bài trước thì vị trí của mình là không thể xê dịch nên mình chỉ có một góc ảnh duy nhất mà thôi.

Sau khoảng thời gian chờ đợi trong hồi hộp, lo âu thì cuối cùng đỉnh đá Mẹ cũng chịu ló dạng để những con người nhỏ bé này được tận mắt chiêm ngưỡng. Hình ảnh đá Mẹ uy nghi hiện ra ngay trước mắt thực sự vượt quá những gì mà mình từng mơ tới, và vượt xa mục đích mà mình đề ra cho hành trình này.

Đá Mẹ lờ mờ hiện ra.
https://lh5.googleusercontent.com/-efDpRDgqCrM/UMowKx3W-DI/AAAAAAAABOc/AZeJVAkS3q4/s700/60.jpg

Thân trên và đỉnh đầu của Mẹ sau cùng đã hiện ra hoàn toàn. Một vách đá khổng lồ, phi thường với chóp đỉnh ngất ngưỡng trong vô tận.
https://lh6.googleusercontent.com/-1S_zf4t40sQ/UMowL9PjSoI/AAAAAAAABO0/XUC0OXDgeRw/s700/63.jpg

Đang mải mê ngắm chụp đá Mẹ thì Tín và rubicon gọi quay ngoắt người qua trái. Trước mắt mình ít phút trước còn là một khoảng không đầy ấp mây mù thì bây giờ hiện rõ mồn một một khối đá trông khá dữ dằn và táo tợn. Xét vị trí và kích thước thì đây đúng là đá Con.
https://lh3.googleusercontent.com/-Co0IySikmp8/UMowLspFFTI/AAAAAAAABOk/1mRDjiB7GFU/s700/61.jpg

Hình ảnh của đá Mẹ trước khi tạm biệt quay trở xuống. Sự thật là chóp đỉnh cao nhất trong tấm hình này chưa phải là đỉnh mút của đá Mẹ. Đằng sau chóp đá đó còn có một chiếc sừng đá cao hơn nữa, vẫn nằm lẩn khuất trong màn mây, như một bí ẩn sau cùng của riêng Mẹ.
https://lh6.googleusercontent.com/-nZ_17yNUetg/UMowL9snitI/AAAAAAAABOo/XHfc7gg6Ems/s700/62.jpg

Daskem
07-01-2013, 19:22
Khoảnh khắc trên thân Mẹ ^^

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=3Dcthr8K3BQ

https://lh3.googleusercontent.com/-ab_o70k2jpU/UOq-qNBqA9I/AAAAAAAABWA/WVeLWe1GQxk/s545/AAA.jpg

massimus
07-04-2014, 01:00
Còn tiếp không bạn ?
Quá hấp dẫn, cảm ơn đã cho xem.