PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Hải phòng trong trái tim tôi



ngo1
17-12-2009, 21:10
Xin kính chào các bác trong diễn đàn!
Em là thành viên mới tinh của diễn đàn Phượt (thực ra là đã đọc "trộm" các bài trên diễn đàn rất nhiều rồi). Em rất ngưỡng mộ sự hiểu biết và chia sẻ của các bậc Tiền bối, các anh chị (đặc biệt là anh Chitto). Hôm nay rất can đảm em mới dám mở 1 topic về Hải Phòng quê em (rất mong được sự đóng góp của các mem, đặc biệt là các mem Hải Phòng).

ngo1
17-12-2009, 21:30
Hải Phòng là vùng đất cổ đã nổi tiếng trong lịch sử khi nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên trang An Biên ở đây, và được gắn với các cái tên Hải tần phòng thủ.
Thời kỳ độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, vùng này lại nổi tiếng với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn, trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo. Đến triều đại nhà Hậu Lê (giai đoạn Lê sơ), vùng này nằm trong xứ Hải Dương (là miền cực đông duyên hải của xứ này).
Tới nhà Mạc vì đây, là quê hương của nhà Mạc nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh. Sau đó, từ nhà Lê trung hưng đến nhà Nguyễn vùng này đều thuộc trấn Hải Dương và sau này là tỉnh Hải Dương (1831). Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ.
Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn phải ký hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Như vậy, nguồn gốc địa danh Hải Phòng có thể là từ:

* Tên gọi rút ngắn trong cụm từ Hải tần phòng thủ, của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỷ 1.

* Tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: Hải Dương thương chính quan phòng.

* Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ty sở nha Hải phòng sứ hoặc đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1870 đời Tự Đức, với căn cứ như sau: "Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn".

Năm 1887, người Pháp cho thành lập tỉnh Hải Phòng tách vùng lân cận cảng Ninh Hải ra từ tỉnh Hải Dương. Đến năm 1888, chính xác là tháng 7/1888- có tên thành phố Hải Phòng, lại lập thành tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng từ tỉnh Hải Phòng. Đến năm 1962 thì tỉnh Kiến An được nhập về thành phố Hải Phòng (hiện nay Kiến An là 1 quận của thành phố Hải Phòng).

ngo1
17-12-2009, 21:44
Nhà Hát Lớn - Hải Phòng.

https://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=30540&d=1235021472
Nhà hát lớn ngày xưa (ảnh ST trên NET)

https://chungthuynguyen.com/chungtn_admin/images/sanpham/A%20NHA%20HAT%20LON%20IMG_9485.jpg

https://www.anhp.vn/HTML/Data/resources/Original/Image/2009/5/12/2009512105558_Tky%20760%20-%20nha%20hat.jpg
và ngày nay.

Nhà hát Lớn thành phố nằm trên phố Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hồng Bàng.
Năm 1900. Pháp đuổi chợ (chợ cổ của làng An Biên, xung quanh có nhiều vườn hoa và cơ sở thương mại), lấy đất xây Nhà hát Lớn. Theo thiết kế, nguyên vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp (thiết kế theo kiểu các nhà hát của Pháp thời trung cổ). Quá trình xây dựng từ năm 1904 đến năm 1912 mới hoàn thành. Nhà hát Lớn cao hai tầng, mái vòm, trang trí lẵng hoa, có 600 ghế. Thời Pháp thuộc, đây là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của người Pháp và người giàu bản xứ. Thời ấy, chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng cả nước mới được biểu diễn. Đây cũng là nơi hàng năm phát phần thưởng cho học sinh giỏi. Quảng trường Nhà hát thành phố có tên là Place Théâtre municipal. Sân nhà hát có hai cột đèn bằng gang theo kiểu cột đèn Pháp. Thân đèn cũng bằng gang có hoạ tiết hoa văn xung quanh, năm 1985, được thay bằng hai cột xi măng với hệ thống đèn hiện nay. Trước đây, ở mặt trước Nhà hát, hai bên có trang trí tượng thiếu nữ Pháp; xung quanh sân có bồn cỏ, trồng dừa và đặt một số ghế gỗ, nay không còn. Vào ngày 20.11.1946, tại đây đã diễn ra trận đánh đẫm máu để bảo vệ thành phố, 13 chiến sĩ Vệ quốc đoàn và chiến sĩ tuyên truyền văn hóa Việt nam do trung đội trưởng Đặng Kim Nở chỉ huy đã cầm chân lực lượng quân đội Pháp có xe tăng yểm trợ suốt một ngày đêm và tiêu diệt được 50 lính Pháp trước khi anh dũng hy sinh.

CVN
17-12-2009, 21:54
Bác copy bài ảnh ở đâu thì phải ghi nguồn vào, kể cả đó là tác phẩm của bác mà đã đăng ở các trang web hay báo khác.

@ bạn Ngo1: Tớ tạm đổi tên topic cho phù hợp, ko thể đặt tên topic là "Lần đầu tiên ..." mà nội dung trong bài post lại viết về HP, topic cũng sẽ đc move về box Miền Bắc cho phù hợp. Bạn có thể đổi lại tên topic theo ý bạn, nhưng lưu ý là tên topic phải nói lên chủ đề xuyên suốt trong các post sau đó.

Ý của CVN là nếu những bài mở đầu cho có ngọn ngành của bạn mà được copy lại từ một trang web nào đó - ko phải do bạn tự viết ra thì bạn nên ghi lại nguồn / hoặc đánh dấu là sưu tầm cho bạn đọc kẻo hiểu nhầm, rất hoan nghênh bạn mở một topic có đầu có cuối ... Ở đây có nhiều mem HP, chắc chắn sẽ có nhiều sẻ chia :)

ngo1
17-12-2009, 22:05
Bác copy bài ảnh ở đâu thì phải ghi nguồn vào, kể cả đó là tác phẩm của bác mà đã đăng ở các trang web hay báo khác.

Vâng. Đây là đoạn dạo đầu, vì Ngo muốn "có đầu có đuôi" nên phải bắt đầu từ lịch sử, dần rồi mới đến phần do Ngo cảm nhận.

Coco_chanel_89
18-12-2009, 00:36
Xin đặt một cục gạch theo dõi thread này của bác...Em cũng dân HP, cũng lính mới tò tè...
Mở đầu như thế nào nhỉ? Tiêu đề của Thread thì thread này phù hợp với những tâm sự nhỏ to, nhưng đọc nội dung "có đầu có đuôi" em lại thấy toàn kiến thức tổng quát về lịch sử, kiến trúc...Thôi thì em tiếp bằng những cảm nghĩ của em về nơi em đã sinh ra, một chốn bình yên lun mở rộng vòng tay đón em trở về. Bốn năm bon chen trên đất Hà thành náo nhiệt, em càng cảm thấy yêu hơn thành phố cảng. Về Hp lun cảm thấy bình yên lạ, nhịp sống chậm hơn, không khí dễ chịu hơn, và người với người cũng gần nhau hơn...Nghĩ thật tiếc, trc kia em lười di chuyển kinh khủng, nên giờ ngoảnh lại chợt nhận ra mình ko hiểu nhiều, biết nhiều về nơi đã sinh ra mình...
Sau phần "có đầu có đuôi" này thì bác tiếp tục chủ đề j ạ...em mong chờ theo dõi tiếp...

ngo1
18-12-2009, 22:08
Quán Hoa ở Hải Phòng.
Nằm ngay cạnh nhà hát trung tâm thành phố Hải Phòng là 1 điểm du lịch rất thú vị đối với du khách nước ngoài đó là Quán Hoa. Tôi đã chứng kiến trong 1 buổi sáng mà có đến 5 đoàn khách nước ngoài (Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc) đỗ xe ở quảng trường nhà hát lớn, đi bộ sang và chụp ảnh rất nhiều ở Quán Hoa.
Tôi cũng có một chút may mắn là được đi một số tỉnh thành trong nước nhưng ở các tỉnh thành mà tôi đi qua (kể cả Đà Lạt) địa điểm bán hoa rất nhiều, nhưng được qui hoạch là 1 điểm tham quan và nhất là có giá trị về lịch sử như Quán Hoa của Hải Phòng thì theo tôi biết là chưa có (hoặc có thể là tôi chưa được biết).
Có lẽ những người Hải Phòng (cụ thể là nội thành Hải Phòng) khi đi xa, đều lưu trong kí ức của mình hình ảnh cực kỳ thân yêu của Quán Hoa, Hồ Tam Bạc, Chợ Sắt, ... quả đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn"

Quán hoa được xây dựng vào cuối năm 1941 do Đốc Lý Luyxiani người Pháp chủ trì việc thiết kế và Chánh lục lộ Gôchiê (cũng là người Pháp) phụ trách thiết kế mỹ thuật.
Mẫu quán lấy 04 cột gỗ tròn làm trụ, mái cong, lợp mái ngói mũi hài vừa kết hợp giữa phương Tây và phương Đông được coi là hài hoà giữa không gian phố phường. Mỗi quán rộng 20 m2, cao gần 4 m, cách nhau 6 m. Tất cả các quán trải dài trên diện tích 300 m2.

Quán hoa nhìn từ Quảng trường nhà hát lớn
https://c.uploadanh.com/upload/1/966/0.4558114_1_1.jpg

Cận cảnh quán hoa số 2
https://c.uploadanh.com/upload/1/966/0.4558121_1_1.jpg

Hoa được bày bán trong 1 quán hoa
https://c.uploadanh.com/upload/1/966/0.4558120_1_1.jpg

Hoa bày bán trong quán hoa trước đây phần lớn được lấy từ làng hoa Hạ Lũng (một làng hoa nổi tiếng của Hải Phòng) nhưng hiện nay hoa còn được mang từ Sa Pa, Đà Lạt và nhập khẩu từ nước ngoài về. Có một điều không thể phủ nhận là hoa ở đây bán hơi bị ... đắt (trong khi hiện nay ở Hải Phòng có quá nhiều các điểm bán hoa) nhưng thực sự những người Hải Phòng vẫn thích mua hoa ở Quán hoa không chỉ bởi vì hoa ở đây đẹp mà còn bởi vì có lẽ đây còn là một nét văn hóa của người gốc Hải Phòng.

ellvis000
22-05-2010, 22:33
Hải Phòng - quê hương chúng ta có nhiều vẻ đẹp và nhiều ngành nghề truyền thống như: Đúc đồng, tráng bánh, hoa, thêu, dệt thảm.... Hy vọng topic này sẽ giới thiệu nhiều về Hải Phòng cho bạn bè nhé. Chúc cho topic thành công và phát triển!

nav89
23-05-2010, 08:14
Em gửi các phượt gia HP vài pics về HP
hoàng hôn muộn (Chụp từ Cầu đất, đoạn có đường ray ngang qua)
https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs432.snc3/24907_120440417966827_100000026085082_310716_94965 4_n.jpg

phố phường
https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash1/hs452.ash1/24907_120440414633494_100000026085082_310715_24905 33_n.jpg

Hồ Tam Bạc
https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs412.snc3/24907_120440404633495_100000026085082_310713_22294 29_n.jpg

Đường xuống bến tàu Không số
https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs412.snc3/24907_120440381300164_100000026085082_310709_76625 63_n.jpg

nem_162
24-05-2010, 01:01
Em gửi các phượt gia HP vài pics về HP





Đường xuống bến tàu Không số
https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs412.snc3/24907_120440381300164_100000026085082_310709_76625 63_n.jpg

mang tiếng người HP mà ko biết lối nào ra bến tàu ko số:((

greenline
24-05-2010, 11:49
mang tiếng người HP mà ko biết lối nào ra bến tàu ko số:((

Đoạn này là đoạn từ lên hết dốc casino cũ rồi rẽ trái. Đường dưới chứ không phải đường trên. Đầu đường có biển to đùng: Coi chừng cướp buổi tối. :))

khoaseo73
16-06-2010, 18:09
Khoa cũng định viết một cái gì đó về Hải Phòng, mảnh đất "lắm người nhiều ma" mà Khoa yêu đến lạ lùng. 38 năm nay sống ở Hải Phòng thì 38 năm nay Hải Phòng luôn ở trong trái tim Khoa. Tuy nhiên, hôm 29-5 vừa mới Reg nick thì đã bị bác Chitto xoá CM vì "tội" Spam như ở trên. Bỗng nhiên mình giận cái trình vi tính của mình quá, lại thêm buồn vì cái Spam nữa. Thôi, đành hẹn lúc khác lấy lại hồn vía vậy. Nhiều anh em Hải Phòng trong này chắc cũng biết Khoaseo73 thì xin được thông cảm cho Khoa nhé. Cám ơn nhiều!

BM
16-06-2010, 18:42
Chuyện đã kể với Greenline và Cuongtax lúc có dịp gặp nhau trên Sapa năn ngoái, mượn topic này kể với các bạn, nếu nhầm chỗ hay không phù hợp, các bạn cứ tự nhiên di dời hoặc xóa nhé.

Khoảng năm 1992, bản thân mình có dịp ra Hà Nội theo đoàn BCV của ĐHYD Tp.HCM tham dự 1 hội nghị khoa học (mình còn nhớ đ/c H Q Dự lúc đó là quan gì đó, lên sân khấu, bắt tay bắt chân và mình được tặng một cái đồng hồ để bàn lên dây cót của LX, sau này giận vợ, mình quăng một phát tan nát cái đồng hồ rồi!:D)

Sau hội nghị, một thành viên trong đoàn SG tháo vát, thuê ngay 1 cái xe Ba Đình, tổ chức tham quan vịnh Hạ Long. Ngày ấy chưa có cầu, mình nhớ đi qua phà Rừng, chuyến về thì từ Hạ Long đi phà về Hải Phòng. Đúng vào dịp hè, lúc phà chuẩn bị cập bến, cảm khái trước một góc thành phố Cảng trong màu phượng đỏ, anh em trong đoàn đồng thanh gân cổ lên hát: "tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ, ôi Hải Phòng thành phố quê ta....bla bla"

Hát xong, phà cập bến, bọn mình choáng váng khi nghe tiếng chửi: "đ..ch bố chúng mày!". Tiếp đón đoàn ngay cầu cảng là một dàn "anh chị" đằng đằng sát khí toan ập vào hành hung. May lúc đó, tất cả nhanh chân theo 1 anh công an cùng đi trên phà tấp vào 1 cửa hàng bách hóa. Đứng lâu lắm mà các bạn ấy vẫn kiên nhẫn chờ bên ngoài:Dam. Hội ý chóng vánh, cả đoàn nhờ người thuê giúp một xe về Hà Nội ngay lập tức và coi như chưa biết gì về Hải Phòng!?.

Sau này, bản thân mình có dịp quay lại thành phố Cảng này nhiều lần do yêu cầu công tác. Mỗi lần đến Hải Phòng sau này, mình luôn cảm thấy thú vị với những trải nghiệm, khám phá về thành phố Cảng.

Ấn tượng ban đầu năm xưa trở thành 1 kỷ niệm vui vui. Thỉnh thoảng buộc miệng hát: "tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ.." lại nhớ Hải Phòng!:)

Chitto
16-06-2010, 18:48
Khoa cũng định viết một cái gì đó về Hải Phòng

Nếu bạn muốn viết và chia sẻ gì về Hải Phòng với thành viên diễn đàn, thì bạn chia sẻ Ở ĐÂY chứ không phải là mời mọi người phải vào blog của riêng bạn. Do đó bài đầu tiên của bạn được coi là quảng cáo cho blog cá nhân, và vì vậy bị xoá.

Nếu ai cũng chỉ viết blog cá nhân, "nếu muốn biết thêm chi tiết, mời vào blog của tôi" thì diễn đàn không tồn tại nữa.

HNautumn
16-06-2010, 20:34
Nhiều anh em Hải Phòng trong này chắc cũng biết Khoaseo73 thì xin được thông cảm cho Khoa nhé. Cám ơn nhiều!

Bạn tự tin về bản thân mình nhỉ ???
Vậy mà tôi chẳng biết bạn. Tiếc quá, tiếc quá !!!

ngo1
17-06-2010, 15:26
Hồ Tam Bạc - Hồ thuộc địa phận xã An Biên cũ, nay thuộc dải trung tâm thành phố.

Năm 1885, Pháp mở rộng, nắn thẳng Lạch Liêm Khê của xã An Biên cũ thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt, nối sông Tam Bạc với sông Cấm dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1 triệu 760 nghìn mét khối gọi là Vung Bonnal. Sông này tên cũ gọi là sông đào Bonnal. Năm 1925, Pháp lại lấp đi một phần sông đến tận Nhà triển lãm ngày nay nên nhân dân gọi nôm na là sông Lấp.

Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp đến tuổi "bách niên" (1885 - 1985) đã được "cải lão hoàn đồng". Thành phố đắp đập ngăn sông Tam Bạc để nối thông đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung; mở rộng thêm để làm bến xe ô tô. Xe Tam Bạc đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các hàng quán, ki - ốt cũ hai bên hồ được tháo dỡ hết, thành phố xây cống tự đóng mở cho nước thuỷ triều thông thương và giữ nước khi thuỷ triều xuống và đặt tên là hồ Tam Bạc.

Năm 1999, hồ Tam Bạc một lần nữa được cải tạo lớn. Lòng hồ được đào sâu hơn, hai bên bờ có rào chắn, trồng phượng vĩ, cây xanh, có đường đi dạo và ghế đá ngồi hóng gió. Sáng sớm và chiều tối, hàng trăm người đi bộ tập thể dục quanh hồ, hít thở với "lá phổi xanh" của thành phố.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

https://img181.imageshack.us/img181/6961/thnhph7889hoaph7907ng78wy7.jpg

https://img359.imageshack.us/img359/2760/dscf0006ptm4.jpg

https://img181.imageshack.us/img181/1452/thnhph7889hoaph7907ng78le7.jpg

https://img359.imageshack.us/img359/4927/dscf0021psh8.jpg

https://img292.imageshack.us/img292/6052/1dsc00842lv0.jpg

Thành phố cảng Hải Phòng nổi tiếng với cái tên Hoa Phượng Ðỏ vì cây hoa phượng mọc gần như khắp nơi trong thành phố. Cứ hè đến, khoảng tháng 5, lúc mà học trò mải mê nắn nót những trang lưu bút ép lẫn với những cánh hoa khô chuyền tay nhau, cũng là lúc cả khung trời lẫn đường phố Hải Phòng đỏ rực trong sắc màu hoa phượng.

(Dạo này bận quá nên chưa viết được nhiều, các bạn Hải Phòng hoặc biết nhiều về Hải Phòng hãy giúp Ngo viết tiếp nhé. Thanks)

ngo1
17-06-2010, 16:05
"Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ ..."
Quả thật chả sai chút nào, mấy hôm nay trên tất cả các con đường của TP Hải Phòng như rực rỡ hơn vì màu đỏ của hoa phượng.
Phượng vĩ - là 1 từ Hán Việt mà ý nghĩa của nó có thể là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.
Phượng vĩ có nguồn gốc ở Madagascar, được người Pháp du nhập và trồng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, ... từ cuối thế kỷ 19.
Hoa Phượng là biểu tượng gắn với tuổi học trò, có rất nhiều bài hát viết về loài hoa này. Ngo tôi rất thích câu hát
"Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thủa chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu ..."
Hoa phượng đỏ còn là biểu tượng của thành phố Hải Phòng (có lẽ là do ở Hải Phòng hoa phượng được trồng rất nhiều) nên trong văn chương người ta vẫn gọi Hải Phòng là Thành phố Hoa Phượng đỏ.
https://files.myopera.com/golden-sky/blog/hoangni5.JPG

https://www.vietstamp.net/forum/attachment.php?attachmentid=42003&d=1242563093

https://3.bp.blogspot.com/_MM0SpfutD5c/SL16ETaWcFI/AAAAAAAAAZU/ksnEjPSDALc/s400/nusinh11b.jpg

https://img.tamtay.vn/files/2007/08/16/tvad911/blog_images/4a8fc43e_4a10d185_3086bab3_ht.jpg

(ảnh ST trên mạng)

ngo1
17-06-2010, 16:31
Bánh đa cua - đặc sản Hải Phòng.
"Thật thà như bánh đa cua..." Đó là một câu hát của nhạc sĩ Trần Tiến: "Người Hải Phòng thật thà như bánh đa cua..." trong ca khúc viết về Hải Phòng. Đến Hải Phòng, bạn nên thử một lần ăn bánh đa cua để có thể chia sẻ "cảm xúc thật thà" của món ăn độc đáo này.
Còn có một tên gọi khác: Canh bánh đa, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha cũng đã viết (Nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc): "Về Hải Phòng ăn canh bánh đa.../ Về Hải Phòng để lại đi xa...". Vâng, người Hải Phòng đi xa cũng chẳng thể quên canh bánh đa. Trước đây, bánh đa cua thật dân dã như tên gọi của nó. Những bà bán hàng áo nâu, răng đen với đôi quang chành: Bên này là chiếc nồi mười bằng đất đựng bánh đa (mà người ta quen gọi là nồi chân), bên kia là cái sảo tre xếp bát đũa và chiếc nồi đất nhỏ đựng nước tráng bát.
Ngõ Tam Thuật ở đường Cát Dài là xóm chuyên bánh đa cua gánh. Cứ ba bốn giờ sáng là đỏ đèn một loạt, kỳ cạch xé cua, giã cua... Gạch cua muốn mềm, nổi màu, không lận sận phải giã bằng chày hành, cối đá, lọc kỹ, đun sôi vừa tới. Bánh đa cua tráng khá kỳ công. Làng Dư Hàng Kênh là nơi cung cấp bánh cho toàn thành phố. Bí quyết nằm ở kỹ thuật ngâm gạo, chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lửa lò lúc tráng bánh. Sợi bánh đa phải mỏng tang, mềm và dai...

Ở thành phố cảng bây giờ bánh đa cua là món ăn sáng, ăn tối quen thuộc. Hiếm thấy gánh hàng rong như trước kia, người ta bày bàn ghế cẩn thận, duy có biển bán hàng thì vẫn dân dã, đôi khi chỉ là miếng bìa bé bằng bốn bàn tay, gá vào gốc cây vỉa hè với dòng chữ "bánh đa cua". Người ta chế biến thêm nhiều loại "nhân" khác như: Chả lá lốt, thịt chân giò, chả quế viên, tôm rảo bóc nõn... Nhưng những gia vị chính thì vẫn phải giữ nguyên mới "ra" bánh đa cua Hải Phòng: "Chí chương" cay Chợ Con (tương ớt - cách gọi của Hoa kiều), rau ghém thái nhỏ, hành khô phi giòn, thêm ít chua của chanh hay quất... Cứ 6 giờ chiều, ở phía đối diện Nhà hát Lớn, "phố bánh đa cua" trên đường Trần Phú bắt đầu dọn hàng, bán đến quá nửa đêm thì vãn và giá cả khiến mọi người phải giật mình vì rất... thật thà: Mười lăm nghìn đồng một bát.
Có dịp về đất cảng, bạn hãy ghé vào quán bánh đa cua, gọi một bát, từ từ thưởng thức một bức tranh ẩm thực pha màu khéo léo: Nổi phía trên nước dùng trong suốt là gạch cua nâu hồng, xôm xốp - miếng chả lá lốt xanh đậm - những mẩu hành khô vàng rộm, giòn tan - những cọng rau, hành tươi xanh nõn và sợi bánh đa nâu sậm, rồi bạn thưởng thức hương vị ngọt ngào, đậm đà, bùi béo... rất mộc mạc,chân chất của bánh đa cua Hải Phòng...

https://farm3.static.flickr.com/2604/3917143679_21f71c2cbc_o.jpg

thik_di_choi
17-06-2010, 16:54
Chuyện đã kể với Greenline và Cuongtax lúc có dịp gặp nhau trên Sapa năn ngoái, mượn topic này kể với các bạn, nếu nhầm chỗ hay không phù hợp, các bạn cứ tự nhiên di dời hoặc xóa nhé.

Khoảng năm 1992, bản thân mình có dịp ra Hà Nội theo đoàn BCV của ĐHYD Tp.HCM tham dự 1 hội nghị khoa học (mình còn nhớ đ/c H Q Dự lúc đó là quan gì đó, lên sân khấu, bắt tay bắt chân và mình được tặng một cái đồng hồ để bàn lên dây cót của LX, sau này giận vợ, mình quăng một phát tan nát cái đồng hồ rồi!:D)

Sau hội nghị, một thành viên trong đoàn SG tháo vát, thuê ngay 1 cái xe Ba Đình, tổ chức tham quan vịnh Hạ Long. Ngày ấy chưa có cầu, mình nhớ đi qua phà Rừng, chuyến về thì từ Hạ Long đi phà về Hải Phòng. Đúng vào dịp hè, lúc phà chuẩn bị cập bến, cảm khái trước một góc thành phố Cảng trong màu phượng đỏ, anh em trong đoàn đồng thanh gân cổ lên hát: "tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ, ôi Hải Phòng thành phố quê ta....bla bla"

Hát xong, phà cập bến, bọn mình choáng váng khi nghe tiếng chửi: "đ..ch bố chúng mày!". Tiếp đón đoàn ngay cầu cảng là một dàn "anh chị" đằng đằng sát khí toan ập vào hành hung. May lúc đó, tất cả nhanh chân theo 1 anh công an cùng đi trên phà tấp vào 1 cửa hàng bách hóa. Đứng lâu lắm mà các bạn ấy vẫn kiên nhẫn chờ bên ngoài:Dam. Hội ý chóng vánh, cả đoàn nhờ người thuê giúp một xe về Hà Nội ngay lập tức và coi như chưa biết gì về Hải Phòng!?.

Sau này, bản thân mình có dịp quay lại thành phố Cảng này nhiều lần do yêu cầu công tác. Mỗi lần đến Hải Phòng sau này, mình luôn cảm thấy thú vị với những trải nghiệm, khám phá về thành phố Cảng.

Ấn tượng ban đầu năm xưa trở thành 1 kỷ niệm vui vui. Thỉnh thoảng buộc miệng hát: "tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ.." lại nhớ Hải Phòng!:)

Dân dùi đục chầm mắm cáy, ngắm hoa phượng rồi "hiên ngang chẳng biết làm gì". Bác có ấn tượng với quê iem mà iem thì cứ có cơ hội là phải bùng khỏi làng mới sướng. :))

thik_di_choi
17-06-2010, 17:28
Nói đến Hải phòng là phải nói đến bánh đa cua. Món ăn dân dã này được bán ở rất nhiều nơi trong thành phố. Bánh đa cua nấu theo kiểu truyền thống: tức là bỏ luôn bánh đa vào nước dùng cùng rau vào nồi rồi nấunhuw nấu canh . Ai ăn mới múc ra hiện còn bán ở đường Mê linh, sát tường trường PTTH Ngô Quyền. Ngày nay bánh đa cua được bán giống như phở, bún,miến ..tức là khi nào ăn mới chần bánh, cho hành, chả rồi mới chan nước.

Thực ra nếu nấu nguyên bản thì bánh đa ăn với nước dùng cua(ko phải là nước dùng ninh xương nhé) thôi là chuẩn nhất, cùng với rau muống và rau rút, hành hoa, hành khô. Nó giữ được nguyên hương vị, béo bùi của gạch cua. Cái này hơi hiếm vì gạch cua được pha đậu phụ nhiều rồi. Những loại nhân ăn kèm như chả lá lốt, chả thịt, chả bò, chả cá, tôm đều làm mất vị của bánh đa cua, đặc biệt chả bò và chả cá (vì có thì là). Có một quán buổi sáng ở chợ Trần Quang Khải bán bánh đa cua với thịt vách ngăn chần tới cũng rất được. Ngòai chí chương, bánh đa cua chỉ ngon khi ăn quất. Chanh rất ngon khi ăn phở nhưng khi ăn với bánh đa cua thì ra vị cực dở

Bánh đa cua được bán suốt ngày và có một vài quán ăn được, mặc dù hương vị mất đi tương đối nhiều. Trong ký ức, quán bánh đa đầu phố nhà tớ được tớ đánh giá ngon nhất vì nó gắn với mỗi buổi sáng đến trường với một bát bánh đa không người lái và vì là người quen nên đầy đặn hơn một chút. Không biết các bạn thế nào, nhưng ăn bánh đa cua thì phải lụp xụp một chút, lếch thếch một chút, bẩn bẩn một chút. Bat đũa cũng như lọ tương ớt, bát quất phải hơi cũ kỹ. Bát bánh đa nóng hổi được người bán hàng đưa cho mình và thỉnh thoảng được khuyến mại thêm ngón cái cầm vành bát nhúng cả vào nước dùng. Chỗ ngồi chật hep để người ăn phải cầm cả bát vừa ăn vừa húp. Chắc là món ăn dân dã thì phải thưởng thức trong môi trường dân dã mới hợp. gần đây có nhiều quán cafe sang trọng cũng bán bánh đa cua. Cảm giác ngồi máy lạnh ăn một bát bánh đa trong cái bát sư trắng bóng để trên cái đĩa cũng trắng bóng thấy nó cứ vênh vênh, lệch lệch. Có vài quán tớ hay đi ăn và thấy cũng được
*Sáng: ngõ Sỏi đường Phạm Ngũ Lão, Kỳ Đồng (đoạn đối diện BV), đường Đà nẵng (đoạn đi từ ngã sáu lên qua lối rẽ vào chợ một đoạn), đường rẽ vào khu cảng Đoạn xá (chợ Bình hải), đoạn 110 Đình Đông (ngõ thông được với ngõ Sơn hà bên đường Lạch tray) ..
*Chiều: đường Lê Lợi (đối diện shop 187), đường Điện Biên ngay đầu ngã tư với Trần Hưng Đạo, gần chỗ rửa xe, chợ con
* Tối: Bánh đa da liễu đối diện Nhà hát lơnms bây giờ không thể ăn được. Tớ hay ăn ở ngõ canh đường tàu mê Linh (qua đường tàu rẽ phải),
Bạn nào còn biết quán nào ăn được thì giới thiệu cho mọi người biết nhá

Ngày nay có một hình thức nữa của bánh đa cua là lẩu cua đồng. Đặc điểm của loại lẩu này là ăn nhiều rau và cũng nhúng bánh đa đỏ nhưng nói gì thì nói, nó chỉ là một sự lai căng kệch cỡm mà thôi

dangkhoaquan
17-06-2010, 19:37
Cám ơn các bác đã viết về Hải Phòng!
Em biết về Hải Phòng lần đầu qua câu chuyện "trận phố ràng' của Trần Đăng vẫn nhớ như in câu của anh đại đội trưởng " bao giờ hết chiến tranh mời chị về thăm Hải Phòng quê tôi thăm bến sáu tàu kho, thăm cầu rào...", lớp 7 thì em lại say mê "Bỉ vỏ" say mê cái chất anh hùng lãng tử của Năm sài gòn, sự chung tình và tần tảo của Tám bính một mẫu người rất phụ nữ việt nam, lại biết thêm về chợ sắt, hơn chút nữa thì yêu và thương 1 cô em gái ở vùng đất này cũng đã từng đón tết ở Hải Phòng 2 năm, thời gian chỉ thoáng qua nhưng cũng chợt thấy yêu thành phố này, yêu cái vẻ ồn ào ngổ ngáo của nó . Mong chờ các bác tiếp tục ở topic này.

ngo1
17-06-2010, 21:55
Cầu Rào bắc qua sông Lạch Tray, trên đường Hải Phòng đi Đồ Sơn.
Cầu Rào bắc qua sông Lạch Tray, trên đường Hải Phòng đi Đồ Sơn có tên là đường 14, đường 353, nay mới được đổi tên là Phạm Văn Đồng. Vì vị trí cầu thuộc địa phận làng Rào, tên nôm của làng An Khê, nên được gọi như vậy.
Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp làm đường Hải Phòng - Đồ Sơn, dẫn đến nơi nghỉ mát và xây pháo đài quân sự ở mỏm núi. Nhưng còn sông Rào rộng chưa bắc cầu nên cản trở đi lại, mặc dù đã có phà kéo bằng dây cáp.
Nhưng do nhiều ý kiến khác nhau về việc nên làm cây cầu này hay đắp đập trong Hội đông thành phố và công luận, mặt khác cũng do khó khăn về tài chính nên tháng 2/1907, Thống sứ Bắc Kỳ mới quyết định chuyển số tiền 8000đ tài trợ cho Hải Phòng làm cầu Rào. Lúc đầu, cầu Rào đặt ở gần cổng khách sạn Chuyên gia hiện nay, làm bằng sắt, dài 174m. Tháng 12/1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, quân ta đã lột hết ván lát mặt cầu và phá một số thanh giằng ngang.
Năm 1947, Pháp đã sửa lại và đặt lô cốt ở hai đầu cầu để bảo vệ.
Năm 1960, ta đã sửa chữa lớn, nhưng ngày 2-9-1969 bom Mỹ đã phá sập cầu. Ta đã phải đặt cầu phao để thay cầu cứng. Suốt thời kỳ chiến tranh, cầu bị đánh phá ác liệt.
Sau hoà bình, tháng 8-1976, cầu Rào được làm lại ở vị trí hiện nay, bằng phương pháp lắp hẫng dùng bê - tông cốt thép ứng xuất trước. Ngày 28-1-1980, cầu được khánh thành. Cầu mới dài 174m, rộng 12m. Ngày 16-7-1987, cầu lại bị sập nhịp mố phía Bắc. Vì vậy phải dỡ bỏ và được làm lại bằng sắt kiên cố với hai làn xe như hiện nay.

Cầu Rào ngày trước.
https://i7.photobucket.com/albums/y255/aximili311/Haiphong%20city/CauRao.jpg

Cầu Rào hiện nay
https://www.ngoquyen.gov.vn/upload-images/cau-rao-hp.jpg

ngo1
17-06-2010, 22:54
Cầu Quay - Hải Phòng.
Cầu dài 100m, bắc qua sông Tam Bạc, nằm trên tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội - Lao Cai và Vân Nam do Công ty Pháp Hoả xa Đông Dương và Vân Nam xây dựng. Đoạn đường sắt Hải Phòng - Hà Nội được đưa vào khai thác ngày 16-6-1902. Khi mới, cầu được gọi là cầu Quay, vì cầu này có thể quay dọc theo chiều sông khi cho thuyền bè đi lại. Trụ quay đặt ở mố giữa cầu, bằng hệ thống ròng rọc, lúc đầu do 5, 6 người quay bằng tay. Khi quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng cuối năm 1946, quân dân ta đã lột đường ray, bóc tà vẹt mặt cầu để chặn địch. Sau tiếp quản, cầu đã được sửa chữa luôn. Nhưng trong chiến tranh phá hoại, cầu bị hư hỏng do bị nhiều lần đánh phá ác liệt. Sau này cầu đã được sửa chữa nhưng không còn quay được. Năm 1951 đổi là cầu Hoa Lư.
Năm 1954 đổi là cầu Tam Bạc. Nhưng có thực tế là nếu nói cầu Quay hoặc cầu Xe hỏa thì người HP đều biết chứ nói cầu Tam Bạc thì rất ít người biết :D
Ngày nay tuy cầu không còn quay được nhưng cái tên cầu Quay thì còn gắn bó mãi trong lòng người dân Hải Phòng.

Cầu Quay ngày xưa
https://www.panoramio.com/photos/original/17671445.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3134/2874273948_b1e0d8737d_o.jpg

https://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/17671447.jpg

nav89
20-06-2010, 22:30
Bác ngo1 viết hay quá, cầu rào với cầu quay em đi qua nhiều lần, giờ thì em đã hiểu cái gốc tích như vậy, thật cảm ơn bác rất nhiều :D

ngo1
28-06-2010, 22:06
Phố Cầu Đất.
Phố Cầu Đất thuộc quận Ngô Quyền và Lê Chân, dài 610m, thuộc đất Gia Viên và An Biên cũ. Trước năm 1955, phố Cầu Đất thuộc khu Ga, lúc mới mở, goi là phố Pôn Đu-me (Avenue Paul Doumer), lấy tên Toàn quyền Đông Dương (năm 1896-1902), sau là Bộ trưởng Tài chính rồi Tổng thống Pháp. Giai đoạn 1946-1962, phố còn gọi là đại lộ Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo. Năm 1963, tên phố đổi thành Cầu Đất và được giữ đến ngày nay.
Cầu Đất là tên gọi khá đặc biệt bởi không lấy tên gọi một danh nhân, nhân vật lịch sử nào; nó có lai lịch riêng. Trước đây, giữa hai xã An Biên và Gia Viên có con lạch nhỏ Liêm Khê, vốn là nhánh phụ cuả sông Tam Bạc đổ vào sông Cấm. Lạch Liêm Khê là tiền thân của kênh Bôn-nan đào năm 1885.
Trên cơ sở lạch Liêm Khê, Bôn-nan cho đào kênh vành đai dài 3km, rộng 74m. Bắc qua lạch, ở khu vực Quán hoa ngày nay, là cây cầu tre nhỏ, trên mặt đắp đất, thường gọi là cầu Đất. Tên phố sau này có nguồn gốc từ đó. Như vậy, cầu Đất trong sử liệu không trùng với vị trí cây cầu nằm trên phố Cầu Đất hiện nay, được dùng làm đường gom tránh tàu đi qua phố Cầu Đất vào ga, từng nhiều lần được sửa chữa, nâng cấp từ bằng gỗ, sang bê-tông.
Thời Pháp thuộc, Cầu Đất là phố buôn bán và có nhiều nghề thủ công. Phố Cầu Đất từng nhiều lần bị máy bay Mỹ bắn phá, điển hình là trận không kích hồi 22 giờ 10 ngày 26-12-1972. Sau ngày hoà bình lập lại, phố được cải tạo nhiều, năm 1980, được trải bê-tông nhựa, đặt đèn thuỷ ngân cao áp.
Phố có nhiều cơ sở cách mạng như hiệu Trần Mỹ Lâu (trước cửa rạp Công Nhân hiện nay) do Hoàng Độc tổ chức, là nơi liên lạc quốc tế của Đảng Cộng sản những năm 1929-1931; nhà số 8 ngõ Quảng Lạc - trụ sở Ban Tài chính trung ương, do Trần Văn Lan phụ trách. Phố hiện có trụ sở của các cơ quan: Công ty phát hành sách (số 75); Cửa hành kinh doanh tổng hợp Cầu Đất (số 60), UBND phường Cầu Đất (số 120). Ngày nay, Cầu Đất vẫn là trung tâm buôn bán lớn của thành phố, với rất nhiều cửa hàng buôn bán vàng bạc đá quý, kính mắt, quần áo thời trang... Nằm trên trục trung tâm, lại dẫn ra cửa ô phía Bắc và khu du lịch Đồ Sơn, lưu lượng người và xe hàng ngày qua lại phố Cầu Đất rất đông. Nhằm giảm ách tắc giao thông, Cầu Đất chuyển thành đường một chiều, đi về phía nút giao cắt Lê Lợi-Lạch Tray-Tô Hiệu, còn gọi là ngã tư Thành Đội.
(ST)

nem_162
28-06-2010, 22:32
Phố Cầu Đất.
Nằm trên trục trung tâm, lại dẫn ra cửa ô phía Bắc và khu du lịch Đồ Sơn, lưu lượng người và xe hàng ngày qua lại phố Cầu Đất rất đông. Nhằm giảm ách tắc giao thông, từ 2 năm gần đây, Cầu Đất chuyển thành đường một chiều, đi về phía nút giao cắt Lê Lợi-Lạch Tray-Tô Hiệu, còn gọi là ngã tư Thành Đội.
(ST)
-----> thông tin này có lẽ từ lâu rồi, vì đường Cầu Đất thành đường 1 chiều cũng phải được ít nhất là 6 năm rồi ạ

ngo1
26-08-2010, 16:30
Nhân dịp Phượt nhà ta tổ chức sinh nhật lần thứ 4 tại ĐỒ SƠN, Ngo1 tôi kiếm được ít tư liệu post lên để các bác chiêm ngưỡng.

Đồ Sơn là mảnh đất sơn thủy hữu tình, tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ ... những bãi cát trải dài và khá mịn với những rặng dừa, phi lao , những con đường quanh co nép mình dưới chân núi.
Người xưa hình tượng hoá Đồ Sơn như đầu rồng đang huớng về viên ngọc là đảo Hòn Dáu đuôi quẫy ra khơi xa làm thành đảo Bạch Long Vĩ.
Đồ sơn hấp dẫn du khách bốn phương bởi sự nổi tiếng với các di tích, danh thắng, lễ hội và truyền thống văn hoá lâu đời mà bao thế hệ con người nơi đây đã gìn giữ và phát huy (ngày nay ĐS còn hấp dẫn du khách bởi ĐS có rất nhiều những cô gái mặc áo ngắn ... đi xe đạp :D )
Những hình ảnh về ĐS hiện tại thì chắc các bác đã thực mục sở thị nhiều rồi. Ngo1 tôi chỉ post những tấm ảnh ĐS xưa (tất nhiên là sưu tập mới có rồi :D )

Khu 295 ngày xưa
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41095

Đền Bà Đế
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41092

Khu 1 ĐS nhìn từ trên cao xuống
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41086

ngo1
26-08-2010, 16:34
Biển chiều ĐS
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41085

Bãi đá khu 1 (nhìn từ ngoài biển vào)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41084

Toàn cảnh khu 1
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41083

Đường ra khu 2 ĐS ngày xưa trông nó thế này các bác ạ
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41088

Toàn cảnh khu 2 thì nó thế này (cái bác trong ảnh trông như là ngắm các em Tây tắm biển ấy nhỉ)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41099

ngo1
26-08-2010, 16:43
Khu 3 (chỗ nhìn ra đảo Dấu đó)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41100

Các quan Tây đi dã ngoại (nhìn mà thấy uất hết người, người Việt mình ngày xưa khổ quá)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41096

Phu nhân của các quan Tây
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41097

Khách sạn của các quan Tây
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41082

Lúc trước ĐS có cái nhà thờ như thế này (nhưng nay thì không còn nữa)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41093

ngo1
26-08-2010, 16:47
Làng Ngọc - nơi có khe nước chảy từ trong núi ra, quanh năm không bao giờ hết nước. Nước rất mát, người dân vẫn lấy nước này về sinh hoạt (ngày nay người ta đóng vào can và bán với giá 10k/1 can 20 lít)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41103

Giếng Mắt Rồng đây (có cái ảnh em nó mới chụp hôm nọ nữa)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41090

Cái đình làng Ngọc ngày xưa nó trông thế này
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41081

ollo
26-08-2010, 17:35
https://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/17671447.jpg

Ở góc này nhìn thấy phía xa là ống khói nhà máy Xi Măng, thế nào mà nó làm dự án đô thị XM nó ốp mìn phá mất, chứ cứ để mỗi cái ống khói ấy sau xây nhà xung quanh vẫn đẹp

miss-simple
26-08-2010, 17:41
Phố Cầu Đất.
Phố Cầu Đất thuộc quận Ngô Quyền và Lê Chân, dài 610m, thuộc đất Gia Viên và An Biên cũ. Trước năm 1955, phố Cầu Đất thuộc khu Ga, lúc mới mở, goi là phố Pôn Đu-me (Avenue Paul Doumer), lấy tên Toàn quyền Đông Dương (năm 1896-1902), sau là Bộ trưởng Tài chính rồi Tổng thống Pháp. Giai đoạn 1946-1962, phố còn gọi là đại lộ Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo. Năm 1963, tên phố đổi thành Cầu Đất và được giữ đến ngày nay....

(ST)

cám ơn bác, em bây giờ mới biết ... hì hì

ngo1
26-08-2010, 19:27
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một lễ hội truyền thống của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Sự hình thành khó xác định, lễ chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo. Thường là lễ tế thần vị thuỷ thần thường diễn ra. Để chuẩn bị người ta lựa chọn rất công phu trong khoảng một năm. Điều quan trọng là việc tìm và nuôi dưỡng trâu. Thông thường, sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Cạn... mới tìm được con trâu vừa ý. Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương.... là trâu gan. Háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ.

Trường đấu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ trống và hò hét. Người huấn luyện, phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí.

Bắt đầu từ hai phía của sới chọi, "ông trâu" được dẫn ra có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai "ông trâu" cách nhau 20 m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài sới chọi. Hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát... Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả.

Kết thúc lễ hội chọi trâu con thắng làm một cuộc rước giải về đình làm lễ tế thần. Tất cả mọi người dân đều theo, tập tục của từng địa phương, các trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt. Lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần. Mọi người cùng ăn chúc phúc. Truyền rằng, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc, mọi người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển.

Lễ hội chọi trâu xưa
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41102

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41105

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41091

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng gắn với 1 câu chuyện như thế này: Ở Đồ Sơn, có thờ chung một vị tôn thần, tên hiệu là Tước Điểm Đại Vương. Theo thần tích, dưới chân Núi Tháp, thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên, có một ngôi đền, mỗi khi trời u ám, thường có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn. Tương truyền: Xưa có người dân trong xã đi qua đền Hùng Trấn Tước Điểm Thần thấy hai con trâu húc nhau, thấy động chúng bỏ chạy xuống biển. Về sau, dân xã Đồ Sơn mở hội chọi trâu vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm và cho rằng trong ngày hội thế nào cũng có trận mưa to gió lớn. Đó là thuỷ thần Đồ Sơn hiển linh. Ca dao có câu:
"Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"

ngo1
26-08-2010, 19:58
Đền Bà đế thì có sự tích thế này :
Tương truyền vào năm 1718, có đôi vợ chồng sinh hạ cô con gái đặt tên là Ðào Thị Hương. Càng lớn lên đứa trẻ (Bà Ðế) càng xinh đẹp, lộng lẫy. Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe. Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà, chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về kinh đô, chúa có hẹn ngày về đón bà. Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của chúa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển. Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: "Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần". Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Sau một tháng, thuyền hoa của chúa về rước bà vào kinh. Biết chuyện oan khuất, chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm ban sắc phong: Ðông Nhạc Ðế Bà- Trịnh chúa phu nhân. Người đời sau thương tiếc và khâm phục lòng thuỷ chung của bà. Nhiều danh nhân đã đề thơ ca ngợi:
"Lòng sáng như băng trời đất biết
Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay
Ðế Bà hương lửa nghìn thu ấy
Ðể giải hồn oan cõi thế này"
Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trẩy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.

Ngày xưa đền như thế này:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41092

Ngày nay thì thế này:
https://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/Hoingo%20xuan%202010/Le%20chua%20xuan%202010/DSC00928600x450-1.jpg

Mộc Lan
27-08-2010, 10:23
Đây là lần đàu tiên em được nhìn thấy những hình ảnh này. Đẹp, rất đẹp.............

greenline
27-08-2010, 11:12
@Ngo1: Mình hơi bất ngờ với một số hình xưa của bạn. Không ngờ vẫn còn nhiều hình xưa mà mình chưa biết. :)


Ở góc này nhìn thấy phía xa là ống khói nhà máy Xi Măng, thế nào mà nó làm dự án đô thị XM nó ốp mìn phá mất, chứ cứ để mỗi cái ống khói ấy sau xây nhà xung quanh vẫn đẹp

Đây là góc chụp Cầu Quay từ phía bến xe Tam Bạc chứ không phải cầu Xi Măng. Ông bạn nhầm xa thế. :))

greenline
30-08-2010, 11:19
Khoa cũng định viết một cái gì đó về Hải Phòng, mảnh đất "lắm người nhiều ma" mà Khoa yêu đến lạ lùng. 38 năm nay sống ở Hải Phòng thì 38 năm nay Hải Phòng luôn ở trong trái tim Khoa.

Giờ em mới đọc bài này, lão Khoa không ngờ mong manh thế. Trên này ném đá chút xíu vậy là chuyện thường. :)) Đề nghị bạn Bụi hay bạn Thuy Duong kéo áo lôi lại đây. Lão này có nhiều thông tin hay ho lắm. (c)

ngo1
30-08-2010, 20:43
Ga Hải Phòng.
Ga Hải Phòng nằm ở phố Lương Khánh Thiện. Kiến trúc nhà ga theo kiểu Pháp và được đánh giá là một trong những ga đẹp của Việt Nam.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng dài 102 km được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901 nhằm mục tiêu biến con đường huyết mạch này thành phương tiện chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược tại vùng Bắc Bộ. Ngày 16-6-1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác. Và cái tên ga Hải Phòng ra đời từ đó.

Ngày xưa, ga như thế này:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41630

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41650

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41648

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41629

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41628

Ngày nay thì nó thế này:
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f2/Ga_Hai_Phong.JPG
(ảnh ST)

ngo1
30-08-2010, 20:58
Nhà thờ lớn Hải Phòng (cái này múa rìu qua mắt bác Chitto đây)
Theo như tấm bia đã xanh hình khối chữ nhật đặt dưới chân tượng Thánh Juse, tạc năm 1886, ghi bằng chữ Hán, chữ Latinh và chữ Pháp cho biết: các Linh mục dòng Đa Minh (Dominique) nước Tây Ban Nha đến Bắc Kỳ từ ngày 7/7/1676. Ngày 5/7/1848, Giáo hoàng Pie chia làm hai giáo đoàn.
Từ năm 1676 đến 1866, dòng Đa Minh đã có 31 vị tử vì đạo trong đó có 26 tu sỹ người bản xứ. Đến năm1866, dòng tu Đa Minh Tây Ban Nha ở Bắc Kỳ đã có 3 giáo phận, 20 vạn tín đồ. Phần chữ Hán ghi số lượng đạo đường (nhà thờ, đạo quán) của dòng tu này.
Như vậy, dòng tu Đa Minh do các giáo sỹ Tây Ban Nha đến Bắc Kỳ, nhất là vùng ven biển khá sớm và có ảnh hưởng sâu ở Hải Phòng và vùng phụ cận.
Mặc dù đã có mặt từ rất lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mãi những năm 20 của thế kỷ XIX, một nhà thờ có quy mô lớn mới được xây dựng ở Hải Phòng. Ngõ nhà thờ chính tức thánh đường, xây theo kiểu kiến trúc Gothique dài 47m, rộng 17m, đủ chỗ cho ngàn giáo dân đến dự lễ.
Tháp chuông nhà thờ cao 28m. Còn có phòng là nơi ở của các giáo sỹ, nhà khách, nhà làm việc. Đối diện với cổng nhà thờ (phía đường Hoàng Văn Thụ hiện nay) là trường Dòng Saint Dominique (nay là trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng). Công trình to đẹp nhất dãy phố nên có tên ban đầu là phố Mission (phố Nhà Chung).
Năm 1954 đổi tên là phố Đắc Lộ, tên phiên âm Hán Việt của A. Đờrốt (Alexandre De Rhodes), người có công đầu sáng tạo chữ Quốc ngữ. Tên phố hiện nay là Phạm Bá Trực, tên một linh mục, một nhà tu hành chân chính yêu nước, kính chúa, có công vận động giáo dân tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Linh mục đã từng giữ nhiều trọng trách như: Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Liên Việt Trung ương rồi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ viên thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Chủ tịch Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam.

Tháp chuông nhà thờ
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41663

Nhà thờ trong giai đoạn xây dựng
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41660

Tháp chuông kho hoàn thành
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41661

Nhà thờ khi hoàn thành
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41659

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41664

Ngày nay thì nó trông thế này:
https://files.myopera.com/tongiao-kientruc/albums/840334/Nh%C3%A0%20Th%E1%BB%9D%20Ch%C3%A1nh%20T%C3%B2a%20H %E1%BA%A3i%20Ph%C3%B2ng.jpg
(ảnh ST)

miss-simple
31-08-2010, 20:17
anh Ngo1!

Đọc bài viết về bà Đế ,em nổi da gà.

ngo1
01-09-2010, 16:33
Nhà hát lớn Hải Phòng (đã viết 1 đoạn ở trên, giờ bổ sung một số ảnh cũ mới ST được).

Phía trước Nhà hát có sân và vườn rộng 5.400m, gọi chung là Quảng trường Nhà hát thành phố, thời Tây có tên là Place Théâtre Municipale. Trên sân Pháp trồng hai cột đèn bằng gang theo kiểu đèn cổ Tây Âu, trên đỉnh cột đèn có thanh ngang hai đầu treo đèn tròn bóng to.
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41714

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41719

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41721

Phía trước mặt nhà hát lớn là kênh đào Bonnal

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41727

Nhà hát lớn nhìn từ phía bên kia cầu Paul Doumer
Cầu Paul Doumer bị phá đi sau khi lấp con kênh đào Bonnal.
Vị trí của cầu tại quãng đường đi từ cuối phố Hoàng Văn Thụ - đầu phố Cầu Đất bây giờ

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41715

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41728

Totochan
06-09-2010, 08:54
Tuyệt đẹp. Hôm nay em mới có dịp đọc lại topic này. Ảnh bác Ngố sưu tầm đẹp quá và rất công phu. Xem xong lại tiếc hùi hụi..bao giờ cho đến ngày xưa nhỉ??/ Giờ bê tông hoá hết rồi! Phát huy bác nhá! Thank bác thì mỏi hết cả tay!

Tommy_ngo
11-09-2010, 14:34
Nhà Em xin đóng góp kiểu ảnh : Nguồn - Báo ANHP

Nhà Hát Lớn

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=42544

Vườn Hoa Xưa

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=42543

zet
13-09-2010, 19:01
kênh đào Bonnal bây giờ là dải vườn hoa trung tâm phải k?
có lẽ k nơi nào trên đất VN mình có dải vườn hoa dài như thế :X