PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Xa hơn Bali…



backpackervn
25-07-2012, 16:09
Xa hơn Bali…



Một ngày mùa hè năm nao, chia tay Bali lòng ngơ ngẩn, tôi đã nhủ thầm “ngày về lại Bali của mình sẽ không xa…”.


Ngày tháng trôi. Cuộc đời trôi. May mắn được chìm nổi theo những chuyến lang bạt qua những miền đất tâm linh huyền bí hay thiên nhiên lộng lẫy tươi đẹp… những tưởng niềm mơ xưa đã yên giấc ngủ ngoan. Những tưởng “lời hẹn thề là những cơn mưa”…, như bao lời hẹn thề khác của kẻ lang bạt kỳ hồ vốn thường bỏ lại sau lưng nhiều thứ để lòng nhẹ, để chân vững trên những dặm xa… Nào có hay, một ngày hè Sài Gòn giấc mơ xưa lại khắc khoải quay về. Giữa những ngày cuộc sống đảo chao nhiều vướng mắc, lắm bức bối,… giấc mơ xưa ban đầu dường như là một lời rủ rê trốn chạy hơn là một hành trình hứng thú.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_7371.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_7365.jpg
Chia tay Sài Gòn những quán mưa, áo thôn nữ bừng lên trong chiều xám, ngoài ao gần chiếc vó tung bay trong gió…


Nhưng, khi lần giở những cuốn sách, những trang mạng, tìm xem những tấm hình, kiếm đọc những câu chuyện, những sẻ chia… sau bao chần chừ, bao đổi thay ý định,… giấc mơ xưa không còn là lời rủ rê chạy trốn. Bali lại về nồng nàn trong những giấc mơ tôi. Nhưng, sẽ là một Bali khác. Ngày cũ năm đó, Bali là đích đến trên con đường đăng đẵng độc hành từ Sài Gòn, Bali mùa hè này sẽ là điểm khởi đầu cho hành trình “Xa hơn Bali…”.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/Komodo-1.jpg
Tôi có đến được miền đất của những chú rồng Komodo?


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/TanaToraja.jpg
Hay những ngôi làng và nhà mồ bí ẩn ở Tana Toraja?


Không biết chắc tôi đi được nơi đâu, chỉ biết là sẽ là những chuyến xe dằng dặc, những chuyến phà lênh đênh đêm ngày, những con tàu lắc lư bồng bềnh xuôi nam, lên bắc, về đông... Sở dĩ tôi không biết chắc vì ở nơi xa xôi hẻo lánh của xứ vạn đảo, những miền đất hoang sơ tôi sắp đến phương tiện giao thông công cộng rất ít ỏi, có khi cả tháng mới có một chuyến tàu lơ đễnh ghé qua,… nên tôi không biết là mình sẽ đi được đến đâu.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/Kelimutu-2.jpg
Tôi có đến được 3 chiếc hồ núi lửa đổi màu liên tục ở Kelimutu?


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/RajaAmpatIsland-2.jpg

https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/RajaAmpatIsland.jpg
Hay những đảo ngọc ở Raja Ampat?



Chỉ biết rằng, sẽ xa hơn Bali…





Tất cả những hình ở đây sưu tập từ internet. Hy vọng sau chuyến đi này, sẽ có những tấm hình của riêng tôi!

Tín Mập
26-07-2012, 17:17
E nghe nói AA sẽ mở đường bay KL - Lombok sớm thôi, rồi có thể bay về từ Denpasar, qua Jakarta về SGN thì giờ quá đẹp :).
Ngóc đầu chờ anh :)

ms.huong
27-07-2012, 19:21
@ Vậy là Bbk lại đang trên đường rồi à??? Bạn thật là hạnh phúc , have a good trip !!!

backpackervn
05-08-2012, 10:18
@all, cảm ơn các bạn đã quan tâm, chia sẻ!
______________________________________________


Ngày ra đi…


Ngày ra đi của chuyến đi này đã dời tới dời lui hơn chục bận. Đến nỗi có những người bẵng đi hơn 10 ngày gặp lại chợt hỏi “Đi về rồi à? Đi về kỳ này thấy trẻ ra!?”… Đến nỗi nhiều lần những “bè” (trong cái người ta gọi là bạn bè) gặp mặt cứ hỏi “Ủa sao bữa trước/hôm qua/hôm kia nói đi rồi sao giờ còn ở đây?”.


Như thường lệ, lại như thường lệ, tôi lên chuyến xe hướng đến Phnompenh, Cambodia. Dù không đi đường bộ đến Bali như chuyến trước được do còn phải dành thời gian của 30-ngày-visa-Indonesia cho những miền đất xa hơn Bali, nhưng tôi lại có khá nhiều thời gian trước khi leo lên chuyến bay đến Bali. Nên như các chuyến đi khác, tôi lại may mắn hướng về một miền đất khác, để sẽ có những-ngày-chưa-Bali đông vui hội hè.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_1172-1.jpg
Tôi chưa vội đến Bali không phải vì miền gái đẹp này, dù gái đẹp thiệt…


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0847-1.jpg

https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0773-1.jpg
Tôi chưa vội đến Bali, để đến miền đất khác, nhìn cảnh mơ ngày xưa dân Việt đánh tan tác lũ giặc Tàu trên sông Bạch Đằng. Mơ làm sao!


Thật ra, chuyến đi này tôi bị trễ hơn dự định gần 2 tháng vì các lý do cá nhân và cả lý do khách quan. Khi thấy chuyến đi đã trễ, dời tới dời lui mấy bận, hủy vé mất tiền cũng mấy bận, vé máy bay giá rẻ càng lúc càng khó kiếm vì từ cuối tháng 7 đến tháng 9 là mùa du lịch cao điểm ở Bali,… mà lễ hội Candle Festival ở Ubon Ratchathani, Thailand, kỷ niệm năm thứ 111th hoành tráng cũng sắp đến, nên tôi dời luôn ngày bay đến Bali vài ngày sau khi lễ hội kết thúc. May thay lại kiếm được vé máy bay cũng tương đối rẻ vào mấy ngày đó. Lựa chọn giữa đường bay Phuket – Denpasar (128$) và Kuala Lumpur – Denpasar (93$), cuối cùng tôi chọn bay từ KL. Không phải vì vé rẻ hơn, vì tính thêm chi phí từ Phuket đến KL có thể sẽ hơn khoảng chênh lệch, mà vì chuyến bay từ Phuket trễ đến 5 ngày sau chuyến bay từ KL, trong khi đó, lễ hội Candle Festival ở Ubon đã kết thúc lâu lắc lâu lơ rồi.


Do vậy, hành trình khởi đầu của tôi sẽ từ Sài Gòn sang Cambodia, rồi Bangkok, ngược lên Ubon, xuôi xuống Hat Yai, sang Butterworth, xuống KL rồi bay sang Denpasar, Bali. Cho đến bây giờ, đây là cung đường duy nhất tôi có thể chắc chắn. Còn sau đó, tới đâu tính tới đó.


(tbc.)

backpackervn
05-08-2012, 10:21
Ngày ra đi…


Thực ra, từ Sài Gòn đi Ubon bây giờ có một cung đường khác, cung đường một ngày đi 4 nước mà đã có công ty du lịch giới thiệu, sáng đi chiều tối tới. Sáng lên xe sớm ở SG, ăn trưa trên đất Cambodia, sang đến Pakse, Laos lúc khoảng 4pm. Làm chai beer Laos tẩy trần, chạy thẳng ra bến xe Cây số 2, đi thêm khoảng 2.30g nữa là sang đến Ubon. Nhưng tôi phải đi cung đường dưới, ghé Bangkok trước để chuẩn bị vé tàu cho hành trình từ Bangkok đi KL xong rồi mới ngược lên Ubon. Thật ra vé tàu Thailand thì giờ ở VN ngồi nhà cũng mua được rồi, nhưng vì đã hủy vé mấy bận, tôi không dám mua vé qua mạng nữa, đợi khi nào sang được bên đất khách mới mua vé luôn. Còn muốn ghé ngang phố đêm Siemreap, phố balo Khaosan nhấm nháp cuộc sống giang hồ nữa nên tôi mới không đi cung đường kia! Với lại, cung đường kia mới mở, chỉ có một chuyến xe độc quyền nên giá khá chát (800.000đ từ Sài Gòn đi Pakse, thêm 60.000Kip từ Pakse sang Ubon), gần như gấp đôi khi đi bằng các cung đường khác!


Lạ lùng, chứ không phải vì tôi sến (dù thật ra tôi rất sến) là buổi sáng tôi đi, bão xa ngoài bắc làm rớt rơi những giọt mưa sáng lạ lùng Sài Gòn. Mà cũng may mắn sao là mưa rơi khi tôi đã ngồi lên xe chứ nếu mưa trước khi tôi vác balo ra khỏi nhà thì có lẽ chuyến đi sẽ được dời nữa!


Hành trình Sài Gòn – Phompenh chắc không nói nữa vì sẽ thừa. Tôi đi chuyến sớm nên xe đến PP chỉ lúc 12g trưa. Vì không đặt trước vé từ PP đi Reamriep (đắt hơn một khúc) nên vé của Sorya, GST, Captiol đều hết, cuối cùng phải đi xe semi-VIP của Paramount, đắt hơn vé của Sorya 1,5$ (7$/5.5$ - trong khi vé chiều ngược lại chỉ 4,5$). Lúc đầu cô bé bán vé Paramount nói 10$, tôi nói vậy thôi để chờ chuyến sau của Sorya cũng được. Nói chơi vậy (vì thời gian đâu mà chờ đến 3pm, đến SR khuya trờ khuya trật), nào ngờ cô bé giảm giá, tiết kiệm được đến 3$, để dành tối ra pub-street uống Angkor Draft giá chỉ 0.5$/ly. Đi đường xe nhồi xóc cả ngày, chơi hết 6 ly draft này cũng ngất ngư con tàu đi chứ chẳng chơi!

Seamriep cũng mưa nhẹ, rồi tạnh.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0016-1.jpg
Đêm khuya mưa Seamriep


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0023-1.jpg
Quán vắng, màu hồng rực rỡ càng làm tăng cảm giác cô quạnh.


Và Seamriep cũng đang thay đổi, rất nhanh. Chợ đêm ẩm thực đầu Pub-street cách đây mấy tháng tôi còn ngồi, giờ đã là công trình gì đó to đùng, đã lên được 2 tấm bê-tông rồi. Chắc sẽ còn thay đổi nhiều nữa. Hơi buồn, tôi cũng không ngồi lâu. Thêm nữa là mấy bữa nay có việc, sáng lại dậy sớm chuẩn bị đi sớm nên hơi mệt. Về ngủ sớm đâu khoảng 12g đêm để chuẩn bị sáng mai đi Bangkok.


(tbc.)

backpackervn
05-08-2012, 10:23
Ngày ra đi…


Vé xe SR – BK tôi hỏi thăm mấy chỗ, vẫn chào bán giá từ 10$ - 15$ để cắt cổ ai được thì cứ cắt, nhưng trong con hẻm gần Garden Village Guset House có 1 chỗ bán vé chỉ 8.5$ (thực ra chỗ này lúc trước chỉ bán 7.5$), như vậy là rất rẻ cho hành trình dài đăng đẵng này (trong khi đó vé chiều ngược lại từ Bangkok rẻ nhất vẫn đến 300Baht # 10$). Và tôi thấy tụi Tây đi xe của hãng Hang Tep này rất nhiều, chỉ một sáng đó, riêng xe đi Bangkok của hãng này đã gồm 2 xe bus lớn và 2 xe minivan. Nhưng việc đông khách quá cũng là cớ sự cho một ngày mệt mỏi hôm đó.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0028-1.jpg
May mà có bữa sáng cơm tấm Seamriep, như ở quê nhà mới chịu trận nổi ngày dài hôm nay. Chỉ 5.000riel.


Vì chưa bao giờ tôi phải đợi hơn 4 giờ để làm thủ tục ở cửa khẩu, cộng thêm thời gian chờ tập trung ở 2 đầu 2 bên, mất cả thảy 5 giờ chờ đợi. Xe rời SR lúc 8g, đến Poi Pet lúc 11g, làm thủ tục bên Kam nhanh, sang bên Thái, lúc đầu thằng ku cò xe ở đó nói làm thủ tục xong chắc mất 3g, tôi không tin, nhưng lại mất đến 4g. Lý do là lúc đầu chỉ có 2 nhân viên đi làm, cộng thêm lễ lạt gì đó mà người Thái sang Kam chơi về rất đông, cuối cùng chờ hơn 4g mới làm xong. Đến điểm tập trung lại chờ thêm một khúc nữa. May mà hôm đó trời mát, không nắng không mưa chứ trời mà mưa một cái không biết núp ở đâu trước cái sân của Thailand Imigration chỉ có mái che bằng lưới!?


Đến Khaosan, Bangkok lúc chỉ 8pm, bác tài lái rất nhanh và rất ẩu. Vừa lái vừa nghe điện thoại, lấy vai kẹp điện thoại để nghe vì tay bận gạt cần số, ép ngực giữ vô-lăng phụ tay kia, chạy lạng lách qua tất cả các lane để qua mặt, và chạy cung đường 304km trong vòng chẵn 4g, chưa kể 2 lần dừng xe để bơm NGV. Kê cả mấy lần kẹt xe khi ngang qua các tỉnh thành khác, kể cả đường đông đúc khi vào cửa ngõ Bangkok! Đúng là kinh hoàng.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8271-1.jpg
Những đêm Bangkok…


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8340-1.jpg
…mưa rơi, nhìn hoa giả cũng héo úa,… lòng chơi vơi chơi vơi…


Đến Khaosan, chưa kịp tìm chỗ nghỉ, tôi cõng balo ghé quán ngồi luôn, vì quá mệt và khát cho hành trình quái đản ngày hôm nay. Vừa ngồi xuống ngóc đầu lên còn nhìn thấy trăng, bỗng mấy phút sau mưa đổ ầm ầm. Người mệt rã rời sau ngày dài, vác balo, vác bia vào trong ngồi nhìn mưa thấy lòng chùng sâu thật sâu!

backpackervn
05-08-2012, 10:26
Ngày lang thang Bangkok chờ chuyến tàu đêm.


Chưa bao giờ tôi gặp một Bangkok mưa rả rích cả buổi sáng hôm đó. Nhảy xe bus từ Khaosan đến ga Hualamphong, anh bán vé mặt nghệch ra khi thấy tôi hỏi mua vé tàu đêm, chuyến tàu rẻ nhất và vé cũng loại rẻ nhất đi Ubon. Vé này rẻ chỉ khoảng 1/3 so với vé xe bus, khoảng 1/6 so với giá vé giường nằm máy lạnh của cùng cung đường tàu này – đủ để biết là nó rẻ cỡ nào. “Cái gì xa lạ với người nghèo thì chẳng xa lạ gì với tôi!”. Nên tôi chơi láng. Thiên hạ đi được là tôi đi được! Tiết kiệm được cả mấy thùng bia Chang chứ chẳng chơi!



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0065-1.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0043-1.jpg
Tôi thích dòng Chao Praya, những đò nghèo bên những nhà cao, những chùa đẹp….


Xong xuôi vụ vé tàu, lại nhảy xe bus về nhà trọ đóng gói quần áo, gửi lại rồi vác máy tìm quán ngồi. Gặp quán cùi bắp, mạng rớt lên rụng xuống, chẳng làm được gì, tôi lại xuống Chao Praya nhảy lên đò đi hóng mưa gió trên sông chiều.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8350-1.jpg
Wat Arun ngày mưa Bangkok


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0173-1.jpg
Trời ơi, tụi nhỏ giờ yêu sớm quá! Làm có người ngồi nhỏ dãi!


Đi không điểm đến, hết đầu trên rồi đến đầu dưới, tôi nhảy lên bến số 30, Nonthaburi, nơi có một ngôi chùa, một phiên chợ quê, một bến sông là nơi tụ tập ngồi chơi của các em học sinh, của các đôi lứa cũng đang là học sinh khoảng lớp 6-7,… nên sau khi lòng vòng phố nhỏ, tôi mua bia vác ra bến sông ngắm sông, ngắm những cặp tình nhân nhỏ, ngắm hoàng hôn sau ngày mưa xám chợt bừng về bên kia sông,… để khi lên chuyến tàu cuối cùng về lại Khaosan người tôi đã lừng khừng trôi như sông trôi!


(tbc.)

trantrakhuc
06-08-2012, 11:31
Backpackervn thân mến,
Lại gặp bạn nữa rồi. Tôi rất "sợ" đọc những bài viết của Bpk vì mỗi lần đọc cái chân tôi lại "ngứa" lên mất. Vốn từ nhỏ đã từng trốn nhà đi bụi mấy ngày, dầu ngày đó chỉ là trốn theo mấy anh trong đám múa lân nơi quê nghèo của tôi. Do công việc, và lại mang cái tâm trạng của anh Nguyễn (nhân vật của Nguyễn Tuân. Hay chính là cụ Tuân?), rằng có nhiều lần thèm đi quá mà phải chôn chân ở tỉnh lỵ quê nhà, chiều chiều Nguyễn thường thọc tay vào túi quần lên ga rồi về nhà để tưởng tượng rằn mình vừa đi đâu đó về. Ôi cái nổi "thèm đi" nó nay rứt con người đến vậy sao?
May mắn tôi cũng cũng đã được "giang hồ" chút ít :) (chém gió chút chút cho oai :D). Vậy mà bây giờ đã già rồi sao cái tâm trạng "thèm đi" nó vẫn cứ hiện diện trong người, cứ ngồi một chỗ mà lại mơ màng về một nơi nào xa lắc.
Bởi vậy tôi thèm đọc mấy bài viết của Bpk quá chừng. Và vô cùng cảm ơn bạn hiền những hình ảnh rất đẹp, những ý văn rất phong phú và lại thơ mộng nữa. Công việc bộn bề nên cố thu xếp lắm mới "trốn" được mấy ngày để đi, bởi vậy tôi thường vào những bài của bạn để đi rong, dầu rằng chỉ đi rong "ảo". Không sao, cũng vô cùng thích thú.
Tôi lại nhớ đến cuốn tiểu thuyết "Ngày trở về của đứa con đi hoang" của Andre Gide, qua bản dịch của nhà văn Bửu Ý (trước 1975). Cũng ẩn dụ "ngày trở về của đứa con đi hoang", Phẩm "Cùng tử" trong Kinh Pháp Hoa của Nhà Phật hay trong Tân Ước có nói nhiều về hình ảnh này (mà tôi cũng quên là trong Tân ước hay Cựu ước !!!!!), nhưng tôi muốn gửi tặng Bpk hình ảnh của Andre Gide đã mô tả, đứa con đi hoang trở về nhà sau khi thả đời mình để đi tìm một vùng đất, một nền văn hóa khác, một bóng hình kiều nữ khác trở đã trở về nhà và một ngày nọ hắn phát hiện rằng đứa em út của nó cũng muốn "đi hoang". Một tờ mờ sáng của một sớm mai kia, đứa em lặng lẽ lên đường, và "đứa-con-đi-hoang-đã-trở-về" cũng lặng lẽ cầm theo ngọn đèn dầu đưa đứa em lên đường, cùng câu nói: em cẩn thận cái ngạch cửa nghe. Bpk à, tôi mang cái hình ảnh này lâu nay.
Cảm ơn bạn lần nữa nghe, Backpackervn.

PRs
07-08-2012, 15:26
Ôi, bất ngờ quá !

Vậy là backpackervn lại lên đường rồi sao? Lại còn xa hơn Bali nữa chứ? Ghen tỵ thật đấy!

Đi vui vẻ và an toàn bạn nhé ! Nếu được, hãy trở về Gili nơi“Life is for living”, sống trọn vẹn một ngày ở đó để tận hưởng những cung bậc cảm xúc, chắc chắn bạn sẽ lại có những giây phút thăng hoa đầy bất ngờ và thú vị!

Thân mến,

PRs

diroibiet
08-08-2012, 10:22
Với tất cả sự ngưỡng mộ, chúc anh khám phá đoạn đường mới thật bình yên. Many thanks

backpackervn
08-08-2012, 22:00
@ anh trantrakhuc, cảm ơn nhưng chia sẻ chân tình của anh! Bpk sẽ cố gắng để ý đến những cái ngạch cửa!
@ PRs, diroibiet, cảm ơn đã đọc và chia sẻ.


Gửi đến các bạn một trưa xanh Bali đẹp đến nao lòng, trong lúc lòng người còn hơn là cả nao lòng!



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_1919-1.jpg
Trưa xanh Bali.

………………………………..


Ubon ngày rộn rã sắc màu - 1.


Ubon là một điểm chính trong chuyến đi kỳ này, chứ không phải chỉ Xa hơn Bali. Và sau những ngày trải nghiệm ở Candle Feastival/Wax Festival ở đây, may mắn gặp những cơ duyên khác, tôi nghĩ rằng mình đã có một khởi đầu vất vả nhưng thật hay, những ngày Ubon cuối tháng 7 đầu tháng 8 này.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0249-1.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0248-1.jpg
Candle Festival/Wax Festiavl rộn ràng khắp phố phường Ubon.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0513-1.jpg
Còn Ubon, những ngày này đẹp như thế này!


Tuy Candle Festival không được biết nhiều như Song Kran, Loi krathong,… nhưng trong chuyến ghé Ubon lần trước, tôi may mắn được xem những gì “còn sót lại” của Candle Festival năm trước, ngỡ ngàng, đọc và tìm hiểu, thấy hấp dẫn quá. Nên tôi theo dõi lịch và biết rằng lễ hội năm nay tổ chức từ 20.7 đến 5.8.2012. Dĩ nhiên là tôi không thể ở Ubon chừng ấy ngày nên nghiên cứu kỹ xem lễ hội chính diễn ra vào ngày nào. Trong cái rủi có cái may. Việc chuyến đi Bali của tôi bị dời tới dời lui cuối cùng lại gần đến ngày lễ hội của Ubon. Chứ nếu mọi chuyện không trục trặc, tôi lên đường đã lâu thì lại hụt mất Candle Festival kỳ này.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0257-1.jpg
Nghệ nhân đang vội vã những bước cuối…


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0349-1.jpg
Các nghệ nhân trẻ ở chùa cũng vậy.

Chuyến tàu đêm Bangkok – Ubon trễ gần 2 tiếng nên tôi đến Ubon lúc trưa. Cõng balo đến Rivermoon GH thì thấy nó sắp sụp! Đang tần ngần tính dở sách ra xem thì dì bán quán cơm ở kế bên gọi sang. Xí la xí lô một hồi dì bốc điện thoại, làm dấu bảo tôi ngồi chơi chờ 10p. 10 phút sau có một phụ nữ lớn tuổi ghé lại, giải thích tình trạng đổi chủ của Rivermoon GH và hỏi tôi có muốn ghé nhà dì, ở trên gác xép hay không. Dì chỉ làm công quả trong ngôi chùa Wat Pah Nanchat một trong vài ngôi chùa nổi tiếng nhất Thailand vì sư trụ trì là người nước ngoài và nơi đây cũng là trung tâm tu tập, thiền định của rất nhiều người nước ngoài, kể cả người Việt. Do vậy, dì nói, thỉnh thoảng cũng có mấy đứa hết ở chùa nó ghé nhà dì ở thêm cả 2-3 tuần, 1 tháng nên dì cũng quen, và giờ căn gác đó giờ bỏ không! Nghe dì nói là tôi đồng ý liền, gì chứ mấy vụ ở ké hay home-stay là tôi hảo lắm. Nhất là khi tôi biết không dễ kiếm phòng ở Ubon bây giờ, khi hàng chục ngàn người Thái đang đổ về (theo LP) dự lễ và giá cả cũng tăng cao đắt đỏ. Thế là tôi về nhà dì, dì Nut. Một cơ duyên lạ cho tôi ở Ubon lần này!


(tbc.)

backpackervn
09-08-2012, 22:46
Ubon ngày rộn rã sắc màu – 2




https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0313-1.jpg
Phố phường dậy sắc…


Từ nhà dì Nut, không xa lắm Rivermoon GH, cũng có nghĩa là không xa lắm ga xe lửa Ubon, tôi đi bộ ra đến trung tâm Ubon dù khoảng cách không gần lắm. Lý do là vì trời mát, thứ nữa là muốn thử đi xem mất bao lâu để khi tối khuya về không còn tuk-tuk thì biết đường mà tính. Khoảng 30p, dù theo LP khoảng cách này chỉ hơn 1,2km, như vậy là ước chừng này không chính xác lắm vì tôi cũng thường đi bộ nên biết tốc độ của mình. Cũng may là trưa đó trời mát chứ như những buổi sáng hôm sau, chỉ ngồi trên xe tuk tuk mà mỗi khi xe dừng cũng toát mồ hôi hột!



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0255-1.jpg
Vội vã chuẩn bị


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_1836-1.jpg
Và đã xong, rực rỡ.


Và cũng may là những ngày nay Ubon dậy lên những sắc màu nên làm đường đi ngắn lại!



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0641-1.jpg
Ngày dậy sắc và đêm lung linh.


Ubon, dù là thủ phủ của vùng Isan, đông bắc Thailand nhưng vẫn là một tỉnh nhỏ. Tỉnh nghèo, đến nỗi khi tôi chuẩn bị ra đi, nói là sẽ đi tàu, dì Nut nhìn tôi lắc đầu “Cậu đừng có nói là đi chuyến tàu miễn phí lúc 8 giờ sáng đó nghen! Nó đi hơn 20 tiếng mới đến Bangkok đó!”. Nói thiệt là lúc đó tôi mới biết chính quyền Thailand còn có cả chuyến tàu miễn phí cho người nghèo ở Ubon nữa. Thiệt tình là do không biết, nên đã mua vé chuyến khác, nếu không tôi cũng sẽ (thử) đi chuyến tàu miễn phí đó xem sao! Ở Bangkok thỉnh thoảng tôi có đi bus miễn phí (không phải là shuttle bus mà là bus thường, nhưng miễn phí vào một khoảng thời gian nào đó, ngày nào đó mà có nhiều hôm tôi tình cờ lên trúng) nhưng cả chuyến tàu miễn phí thì giờ tôi mới nghe lần đầu! Tôi dài dòng đoạn này chỉ để nhấn mạnh Ubon vẫn còn là tỉnh nghèo, nhưng với những gì Ubon đang làm cho Candle Festival, và những gì tôi chứng kiến mấy ngày sau đó thì tôi chưa thấy 2 thành phố lớn nhất của nước X làm được.



(tbc.)

backpackervn
09-08-2012, 23:00
Để những bạn tò mò vì cái tựa đề có dính dáng đến Bali vào đọc thử xem Bali có gì, thỉnh thoảng tôi gửi đến các bạn những tấm hình về Bali để bạn hiểu thêm Bali. Và sẽ cứ như thế, mãi đến ngày tôi "đến" Bali.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_1972-1.jpg
Bali - Những luống vạn thọ vàng bên đồng xanh lúa mùa hạ sao nhắc nhớ đến những Tết nghèo ngày xưa quê tôi quá!

______________________________________



Công viên Thung Si Mueang và khuôn viên Bảo tàng Ubon là nơi diễn ra lễ hội Candle/Wax Festival. Phần vì khuôn viên thoáng đãng, phần thì gần ngay các chùa chính, phần thì bóng râm xanh mát, phần quan trọng nữa (và theo tôi, có thể là quan trọng nhất) là hệ thống vệ sinh công cộng (miễn phí) đầy đủ và sạch sẽ, rất cần thiết cho một lễ hội nhiều ngàn người tham dự trong nhiều ngày.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_1832-1.jpg
Ngày…


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0627-1.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0495-1.jpg
…và đêm.


Tôi ghé khuôn viên của Bảo tàng Ubon đầu tiên, vì nằm ngay trên đường cái, và cũng trên hướng tôi định đến TAT (Tổng cục Du lịch Thailand) để lấy tin tức. Thật may mắn cho tôi vì hôm nay là ngày cuối cùng của các nghệ nhân quốc tế phải hoàn thành các tác phẩm của mình. Đến từ các châu lục khác nhau, với niềm đam mê tạc khắc trên sáp, họ đến Ubon tham gia lễ hội này. Tạc khắc trên sáp dễ hay khó, tùy theo cảm nhận của từng người, nhưng có một điều cần chú ý là với độ bóng và tính phản chiếu của sáp, các đường nét lúc không có ánh sáng (mạnh) sẽ rất khác dưới ánh nắng trưa gắt hay ánh đèn đêm... Điều này (theo tôi nghĩ) các nghệ nhân tạc tượng sáp còn là những người nắm vững kỹ năng sử dụng ánh sáng, và có những pho tượng trong bình thường ban ngày bỗng trở nên lộng lẫy hơn khi đêm xuống và ngược lại.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0284-1.jpg
Lung linh không riêng mình tượng sáp.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0279-1.jpg
Sen nào đẹp hơn?


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0299-1.jpg
Để nhớ những ngày mưa Ubon!


Và, tuy là Wax Festival nhưng những tác phẩm ở đây không chỉ là sáp mà còn nhiều thể loại khác, đem lại phong vị khác thường cho lễ hội, dù-đây-chỉ-là-một-phần-nhỏ của Ubon Ratchathani Candle Festival 2012


(tbc.)

Sản
10-08-2012, 16:21
Chúc bạn đi chân cứng đá mềm và chia sẻ thật nhiều với mọi người nhé. Tôi mến phục và nể bạn!

backpackervn
10-08-2012, 20:08
@sản, cảm ơn câu chúc của bạn. Còn trong câu thứ 2, chỉ một trong hai thứ bạn nói là đã làm bpk mắc cỡ lắm rồi! Nhưng rất cảm ơn bạn!

-----------------------


Lẽ ra hôm nay là một ngày vui, nhưng chỉ vui được một nửa. Nhưng biết đâu lại vì duyên nợ với Bali của tôi vẫn nồng nàn nên tôi chưa thể ra đi!


“Bật mí” một tý (!?) về hành trình Xa hơn Bali, mà tôi không dám nói trước vì sợ bước không tới. Đó là khao khát được đặt chân lên đất nước East Timor xa lạ, mà thủ tục xin visa vào nó là những câu chuyện đớn đau lan truyền trên các diễn đàn du lịch. Tôi cũng vậy. Chi tiết tôi sẽ cập nhật theo thứ tự hành trình. Chỉ biết đêm Thứ 3 lên cơn sốt li bì ở Bali, sáng Thứ 4 vẫn phải lê xác chạy xe Honda lên LSQ Đông Timor để xin visa, lạc lối đi mất gần 2 tiếng giữa nắng nóng khói bụi mịt mù, rồi chạy đi chạy lại để chụp hình thẻ để nộp với phông nền LÀ MÀU ĐỎ (bạn nghe, thấy tấm hình thẻ kiểu này bao giờ chưa). Cuối cùng, cũng được nhận hồ sơ 5 phút trước khi hết giờ làm việc. Sở dĩ tôi phải nhọc xác như vậy vì nếu để sang Thứ 5 mới đi, cộng thêm 3 ngày làm việc là lấn sang Thứ 2 tuần sau, tôi sẽ lưu lại Bali lâu mà đích của chuyến đi là Xa hơn Bali.


Đến sáng nay, không dám đi đâu sợ có chuyện gì trục trặc không về kịp cuộc hẹn 2pm. Rồi cuộc hành xác và thẩm vấn bắt đầu (kể sau)…. Xong xuôi kêu tôi ra ngồi chờ! Hồi lâu lại hỏi…. (kể sau) rồi nói “visa mày OK rồi nhưng Thứ 2 quay lại lấy đi vì sếp bữa nay không vào, không đóng dấu được!”. Cũng phải cảm ơn rồi về. Nên chỉ mừng một nửa vì 99% là chắc có visa Đông Timor. Phần nửa kia là rầu rĩ vì “phải” ở lại Bali quá lâu so với dự định. Nhưng vừa ra khỏi cửa LSQ, lại chuyển ngay hướng suy nghĩ tích cực (!?), hay là mày còn duyên nồng với Bali chưa thể đi,… rồi bao nhiêu người muốn đi Bali nhưng chưa được, vậy mà mày… Thế là vui vẻ chạy ra biển nghe gió hát cả một chiều.


Về, hứng thú gửi tặng các bạn một góc Bali đẹp khác (mà bạn yên tâm đừng lo hết hình đẹp, sẽ còn rất rất rất nhiều hình đẹp cho những entry chính thức về Bali.).



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_2016-1.jpg
Hình này đẹp hơn với tôi bội phần so với bức hình đã rất đẹp này (!?). Vì a/hôm đó trốn được vé vào cửa; b/chỉ mấy phút sau là mây đen ùn ùn kéo đến, cho đến chiều lúc tôi quay lại vẫn vậy. Nên nghĩ rằng mình đã rất may!

______________________________


Ubon ngày rộn rã sắc màu – 4


Dĩ nhiên là tỉnh nhỏ, tổ chức lễ hội ở Ubon không thể hoành tráng như mấy cái “nghìn năm” hay “300 năm” gì đó, nhưng sự chuyên nghiệp thể hiện rõ, không chỉ ở những người tham gia sáng tác mà còn ở những người tham dự. Đặc biệt là các em học sinh.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0256-1.jpg
Các em học sinh chăm chú chép ghi…


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0268-1.jpg
…và làm vài tấm kỷ niệm ngày vui Ubon.


Dù các tác phẩm sáp của các nghệ nhân chưa hoàn thành, đã có những thông tin chi tương đối về họ và tác phẩm trước mỗi pho tượng. Và, cũng như ở các ngôi chùa đền đài xưa khác tôi gặp, các em đều ghi chép cụ thể về thông tin đó, để về làm bài cáo cáo cho chuyến đi tham quan tìm hiểu của mình. Hay có thể cũng chỉ là những ghi nhớ, vì tôi thấy các em đi rất đông và tự đi, không có giáo viên nào đi cùng.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0287-1.jpg
Phông nền của tác phẩm này là tòa City Shrine với nét Thailand không lẫn vào đâu được.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0307-1.jpg
Và đây là mặt trước lộng lẫy của tòa nhà.


Chưa kể đến việc “hái hoa vặt lá cướp chậu bẻ cành”, các em không hề chạm sờ vào hiện vật, dù chỉ để chụp hình. Với các pho tượng sáp này thì dù có chạm sờ cũng không ý nghĩa gì, nhưng với những tác phẩm tinh xảo mỏng manh đến từ các ngôi làng, ngôi chùa sẽ tham gia vào lễ hội trong những ngày sau,… tôi nhìn thấy rất rõ ý muốn sờ chạm vào chúng xem thử tại sao người ta làm được những thứ mỏng manh đó nhưng các em đã kiềm lại.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0312-1.jpg
Không chỉ con người biết điêu khắc, thiên nhiên cũng biết! Và đây, tác phẩm của thiên nhiên!


Bạn có biết, có những tác phẩm bằng sáp mỏng manh đến nỗi phải có một đội ngũ những người tình nguyện đi phun nước đá lạnh để giữ chúng tồn tại. Tuy nhiên, một phần trong số chúng đã tan chảy sau buổi chiều nắng nung người Ubon.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0301-1.jpg
Sen từ tre, vẫn lộng lẫy. (Xem tất cả các hình, sẽ rất ít thấy có gì dưới đất).


Nói vậy, để biết rằng, dù các em có biết rằng chúng mong manh và có thể không tồn tại qua một mùa lễ hội, các em vẫn ý thức không sờ chạm vào hiện vật, chứ đừng nói gì “gí quần sóc lên đầu cụ rùa đá”, “đứng thẳng oai phong trên lưng cụ rùa thay vì ngồi mất khí thế”, hay… gì gì đó ở một nơi vang danh ngàn năm văn hiến!


Nhưng, không chỉ có thế!


(tbc.)

backpackervn
10-08-2012, 23:35
Ubon ngày rộn rã sắc màu – 5



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0334-1.jpg
Tòa nhà thờ phụng của Ubon chiều bình yên.


Loanh quanh trong khuôn viên Bảo tàng Ubon một hồi, tôi ghé văn phòng TAT Ubon, gặp lại cô nhân viên đã gặp mấy tháng trước. Cô gửi tôi tờ chương trình chi tiết bằng tiếng Anh, dù ở bảo tàng lúc nãy có rất nhiều tờ chương trình được phát (và không nằm la liệt ở dưới đất sau đó) bằng tiếng Thái. Tôi hỏi cô là trong nội thành, nơi nào tôi có thể đi bộ hoặc song-thẻo để đến thăm các ngồi chùa, ngôi làng đang chuẩn bị các tác phẩm nghệ thuật sáp, cô lấy tấm bảng đồ, khoanh gọn mấy ngôi chùa và số xe tuyến song-thẻo đến đó… Cảm ơn cô gái dễ thương và nhiệt tình, tôi hướng đến các ngôi chùa tiến bước.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0323-1.jpg
Ngôi chùa Wat Thung Si Muaeng đẹp trầm lắng trong chiều lặng.


Có nhiều ngôi chùa trong đó nằm trong danh sách của LP tôi đã viếng lần trước, nhưng giờ cũng đã chiều nên tôi ghé qua ngôi chùa Thung Si Mueang, ngôi chùa với Tàng kinh các bằng gỗ mấy trăm năm tuổi gần đó thăm lại. Ngày trước tôi ghé sen chưa nở, giờ sen như tàn mùa, vẫn ngôi chùa cũ đẹp mộc mạc trong chiều Ubon im ắng. Biết rằng sắp tối, tôi vẫn tìm một góc lặng trong khuôn viên xanh trước ngôi chùa xưa ngồi nhìn bóng thời gian chầm chậm đi qua những mái xưa thời gian đã xanh rêu phủ.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0338-1.jpg
Ngôi chùa Wat Nong Bua đẹp rực rỡ dù chiều xám.


Đón xe song-thẻo cùng các em học sinh tôi hướng về Wat Nong Bua, ngôi chùa với 2 mô phỏng về 2 ngôi chùa của 2 miền đất linh Bodhgaya và Kushinagar ở Ấn Độ. Tác phẩm nghệ thuật bằng nến của ngôi chùa năm 2011 mà tôi sững sờ trong dịp ghé lần trước giờ đã không còn, thay vào đó là một công trường với những nghệ nhân, hay chỉ là những tín đồ Phật giáo trẻ đang miệt mài làm việc. Họ còn có thời gian hơn các nghệ nhân nước ngoài một ngày, nhưng thời gian còn lại cũng chẳng là bao.


(tbc.)

backpackervn
10-08-2012, 23:40
Ubon ngày rộn rã sắc màu – 6


Nhìn các nghệ nhân đang làm việc miệt mài, tất tả, nhìn những khối nguyên liệu thô còn quá nhiều đang nằm chờ đợi cũng như đang trong quá trình được làm thêm, tôi không khỏi e ngại cho việc hoàn thành kế hoạch của họ.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0383-1.jpg
Công trường nghệ thuật ở Wat Nong Bua


Nhưng, nhìn những gì các bạn trẻ vừa làm và nhìn những khối nguyên liệu thô mới biết công sức của họ. Tạc tượng là một điều khó, tạc tượng Phật là một điều khó hơn vì làm sao chuyển được cái thần của Phật vào trong pho tượng. Bạn có biết chuyện về một pho tượng bình thường chỉ trở thành pho tượng Phật sau khi được điểm nhãn. Và những nghệ nhân không được nhìn trực tiếp vào mắt Phật khi điểm nhãn mà phải nhìn qua một tấm gương để làm. Và, sau khi điểm nhãn xong, họ phải bị bịt mắt lại, phải dùng gậy đập vỡ một thứ gì đó trên đường ra ngoài… Tập tục đó tôi nghe ở một quốc gia khác, chưa kịp hỏi hoặc tìm hiểu ở Thailand như thế nào, nhưng chắc sẽ không khác nhau mấy. Và nhìn những gương mặt phúc hậu của các vị Phật, Bồ Tát bên cạnh những khối sáp vô hồn kế bên, tôi càng mến phục những người trẻ này.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0371-1.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0349-1-1.jpg
Các nghệ nhân trẻ đang mê say làm việc.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0346-1.jpg
Nhìn những góc đã hoàn thành đẹp đẽ tinh xảo mới thấy sự khác biệt làm sao!


Nhìn vẻ sắc xảo và hoành tráng của “công trình” họ đang làm, nhớ pho tượng to đùng đẹp đẽ kỳ trước ghé, tôi nghĩ rằng họ đã đoạt giải nhất năm ngoái nên tôi hỏi. Té là không phải, giải nhất năm ngoái về loại hình nghệ thuật cùng nhóm với họ thuộc về một ngôi làng nằm ở ngoại ô Ubon xa tít chứ không phải ở ngôi chùa hoành tráng nằm ngay giữa thành phố này. Nhưng nhìn những gì họ đang làm năm nay, tôi nói với các bạn rằng nhất định năm nay các bạn sẽ đoạt giải.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN7379-1.jpg
Cụm tượng năm ngoái đẹp như thế này vẫn chưa đoạt giải. Nhưng năm nay, còn đẹp hơn!


Và họ có đoạt giải năm nay?


(tbc.)

backpackervn
10-08-2012, 23:45
Ubon ngày rộn rã sắc màu – 7


Rời ngôi chùa Nong Bua, tôi đón song-thẻo ghé đến ngôi chùa Wat Burapha, một ngôi chùa cổ danh tiếng khác của Ubon. Chiều đã xuống hẳn bên ngoài nên tôi không chụp được những tấm hình đẹp về ngôi chùa xưa này, nhưng những tấm hình bên trong đã không làm tôi thất vọng, nhất là khi tôi gặp một vị giáo sư và hiểu thêm về ý nghĩa của lễ hội này, trong mắt các nhà khoa học.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0401-1.jpg
Công trường ở Wat Burapha. Pho tượng sáp cứng đến nỗi thanh niên to lớn này leo lên ngồi để làm việc luôn (mà chú ngựa chỉ đứng 3 chân thôi đó nghen)!


Không khí ở Wat Burapha còn khẩn trương hơn ở Wat Nong Bua và công trường ở đây còn tất bật hơn nữa. Vì khác với Wat Nong Bua, tác phẩm nghệ thuật Wat Burapha tham dự là một mô hình khác, “nghệ nhân và nhân dân cùng làm”!



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0409-1.jpg
Vị sư trẻ miệt mài cán những lá sáp mỏng qua khuôn.


Từ các vị sư, các thiện nam tín nữ, kể cả các em học sinh và các nghệ nhân…, mỗi người một việc nhưng đều bận tối mắt tối mày. Bận đến nỗi bỏ lơ qua thằng người lạ vô duyên cứ xăm xoi chĩa máy chụp hình vào họ, chẳng thèm nói một lời! Tác phẩm ở cùa Burapha mang phong cách khác chùa Nong Bua, có thêm phần chi tiết tinh xảo hơn.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0399-1.jpg
Các thiện nam tín nữ tỉ mẩn ngồi cắt rời những chi tiết.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0402-1.jpg
Thành phẩm của họ là đây, sẽ được các nghệ nhân dát lên tô điểm các pho tượng.


Ở chùa Nong Bua, các nghệ nhân tạc khắc trên các hình tượng sáp. Còn ở Wat Burapha, ngoài việc đó, còn có thêm việc trang phục, trang trí cho các hình tượng bằng những lá sáp mỏng manh tinh xảo. Điều này làm cho các tác phẩm ở đây mang sắc thái khác, tinh xảo hơn. Nhưng bù lại (cũng có thể là điểm yếu) là các đường nét trên các pho tượng sáp không sắc xảo đẹp bằng loại nghệ thuật điêu khắc trên sáp như ở chùa Wat Nong Bua. Nhưng chưa chắc, vì đã có những ngôi chùa đã làm tốt cả 2 phần trong tác phẩm của mình.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0419-1.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0418-1.jpg
Tôn lên nét đẹp của các pho tượng sáp sau khi đã dát những lá sáp mỏng tinh xảo vào.


Nhưng, đây vẫn chưa phải là điểm thú vị của Candle Festival. Cho đến lúc may mắn gặp vị nữ giáo sư về điêu khắc dân gian, đến từ Bangkok giải thích tận tường và tận tình, tôi mới thấm hơn nữa ý nghĩa của lễ hội này!


(tbc.)

backpackervn
12-08-2012, 19:06
Thôi chết rồi, càng ở thêm Bali, “phát hiện” ra nhiều thứ hay ho quá, không muốn đi khỏi Bali nữa rồi!



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_2162-1.jpg
Buổi chiều ngang qua cánh đồng lúa Bali bên hàng dừa xanh đã nhớ quê xưa da diết, ai chơi thiệt ác còn đốt rơm đốt rạ.
Chẳng biết khói cay quá hay sao mà mắt bỗng cay!


______________________________

Ubon ngày rộn rã sắc màu – 8



Khi nghe tôi hợm hĩnh khoe (!?) là rất thích các lễ hội của Thailand, đã vài lần nhảy múa ở Songkran,… bà nhẹ nhàng nói “Lễ hội rước nến của Ubon này rất khác biệt so với những lễ hội đó. Lễ hội này không chỉ thiên về giải trí mà liên quan nhiều đến nghệ thuật. Điều đặc biệt nhất là lễ hội này gồm sự phối hợp của chính quyền, giới tăng lữ, nghệ sĩ và một yếu tố đặc biệt là sự tham gia của người dân (trong cả việc sáng tác chứ không phải tham gia vào việc ăn chơi – tôi phụ đề Việt ngữ!). Đây là điều mà các lễ hội khác không có được. Cũng chính nhờ sự phối hợp rộng rãi các thành phần này này, bên cạnh việc gia tăng tính đoàn kết thống nhất, các kỹ thuật của các nghệ nhân hay các vị sư… sẽ được truyền lại trong quần chúng nhân dân, sẽ được bảo quản và lưu truyền cho thế hệ sau!”.


Đúng là giáo sư nói khác hẳn bpk nói há!


Chỉ có điều đáng tiếc là tôi không kịp hỏi tên tuổi của bà vì bà cứ mải mê nhiệt tình giải thích cho tôi trong khi đồng nghiệp đang sốt ruột chờ từ lâu. Rồi họ lôi bà đi, không lý tôi níu bà lại để hỏi tên tuổi… Chỉ biết bà là giáo sư đại học, chuyên về kiến trúc dân gian, từ Bangkok lên theo dõi, nghiên cứu về lễ hội Candle Festival ở Ubon.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0442-1.jpg
Phố đêm Ubon ngày hội.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0435-1.jpg
Một trong những tác phẩm của năm trước đang được trưng bày ở quảng trường.
Hình không phải bị nhòe mà đó là hơi nước lạnh dưới dạng phun sương để giữ cho sáp khỏi bị chảy.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0456-1.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0451-1.jpg
Lễ hội dĩ nhiên phải có ẩm thực! Xem thử các món ăn cũng nhiều màu của Ubon há.


Quanh quẩn trong chùa Wat Burapha một lát, tôi cuốc bộ về vì đèn đêm đã lên, những chuyến xe song-thẻo đã thưa thớt hay ngưng hẳn rồi. Về lại công viên Thung Si Mueang phố phường về đêm lại càng rực rỡ ánh sáng Ubon đêm hội hè.


(tbc.)

lymy
12-08-2012, 21:16
Anh vẫn chưa rời khỏi Bali hả BPK? Cho em vài địa chỉ độc địa nữa nha.

Em vừa từ Pai về, lần 2, cũng nhờ anh chỉ lần trước!!!!!

backpackervn
19-08-2012, 19:26
@ Lymy, Bali càng đi càng “phát hiện” ra nhiều điểm lạ! Hy vọng trong những entry sắp tới bạn sẽ thấy được điều này! Mọi sự so sánh đều khập khưỡng nhưng nếu đã thích Pai, không thể không thích Bali và còn hơn thế nữa!

Lúc Lymy hỏi, bpk còn ở Bali, giờ đã nghìn trùng xa cách, bao nhiêu là đường đất, qua cả 3 chuyến phà từ Bali sang Lombok, qua Sumbawa giờ đã đến Flores mấy hôm. Mới xa mà đã da diết nhớ Bali rồi!


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_2215-1.jpg
Bali một hoàng hôn rực rỡ.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8583-1.jpg
Một Bali lạ với những ngôi đền hơn 1000 năm tuổi được tạc trực tiếp vào núi đá nằm sâu trong rừng gia thâm u!

----------------------------------

Một thoáng Wat Pah Nanachat


Để thay đổi không khí hội hè của Ubon, tạm xa Ubon màu mè vài giờ nhé!


Trưa hôm qua, lúc cùng dì Nut dọn dẹp giường chiếu và căn phòng cho chính mình, dì kể chuyện ở chùa và hỏi tôi rằng mai có muốn lên chùa cùng dì không, ‘mà ngó bộ cậu đi không được vì dì đi sớm lắm’. ‘Sớm là nhiêu dì?’. ‘Khoảng 6g.’. Tưởng 2-3g sáng chứ 6 thì tôi đã dậy nấu café uống là chuyện bình thường nên tôi ok cái rẹt.


Rồi đêm qua, đêm đầu tiên Ubon tôi quất một chặp Chang trong không khí tưng bừng lễ hội rồi lê bước hơn 40p mới về tới nhà. Dù tôi có chìa khóa riêng nhưng dì Nut vẫn chờ cửa (thêm nữa là tối đó có một trận boxing của một võ sĩ Thailand ở Olympic nên dì thức chờ xem). Lắc đầu khi biết tôi cuốc bộ, ngán ngẩm nhìn bộ dạng tôi dì hỏi, mai đi được thiệt hông? Ok con gà đen!


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8373-1.jpg
Thông tin về ngôi chùa Wat Pah Nanachat.

https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8392-1.jpg
GIữa một vườn cây râm mát.


Rồi sáng hôm sau, 6 giờ sáng tôi tỉnh queo xuống nhà cùng dì thẳng tiến chùa Wat Pah Nanachat. Khổ nổi là dì không chịu để tôi chở, nên tôi đành leo lên yên sau chiếc su xì-po (hầu hết người Thái đều thích dòng xe của Suyuki, Yamaha, khác với Honda của người Việt) để bà diì 65 tuổi chở lên chùa.

Mà để làm gì vậy trời!

backpackervn
19-08-2012, 20:27
Visa vào Đông Timor đây rồi!


À, mà quên, các bạn chúc mừng cho tôi đi nhé. Tôi đã may mắn cầm trong tay ‘visa’ vào Đông Timor rồi đây. Đó cũng là lý do tôi vội vã rời Bali vì khi kiểm tra các chuyến tàu thủy thấy gần như mình sẽ hụt nếu không vội vã



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8648-2.jpg
Cầm tờ giấy này, đến cửa khẩu sẽ được cấp visa. Mất của tôi mất 5 ngày Bali!


Và để chung vui, gửi tặng bạn một tấm hình về Bali mà bạn sẽ rất khó gặp nếu không đi vào tháng 8.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_2877-1.jpg
Và đặc biệt hơn, ở làng nhỏ ven hồ Batur, lễ hội cũng vào tháng 8 – nhưng 3 năm mới có một lần.
Muốn xem lại, bạn đợi 3 năm nữa nghen!
_________________________


Một thoáng Wat Pah Nanachat


Nhiệm vụ đầu tiên của tôi ở chùa Pah Nanachat là ‘lau chuối cho Tây’.


Thật 100%!


Số là vào mỗi sáng, các vị sư đi khất thực từ nhiều gia đình cứ bỏ chung vào âu liễn, cũng như nhiều Phật tử đến chùa cúng dường… thức ăn bị trộn lẫn vào nhau. Các tín đồ làm công quả sẽ sàng lọc, phần nhóm, bày biện lại… mà nhiệm vụ dễ nhất là lau trái cây, bị dính xôi và thức ăn. Mà trái cây chủ yếu là chuối. Do vậy, lên chùa, tôi được giao nhiệm vụ là lau chuối, mà chùa toàn sư và các học trò tu tập là Tây. Nên mới có cớ sự này.


Sau khi đã quen việc lau chuối, tôi làm loáng là xong và nhào vô làm nhiều việc khác. Đến khi xong việc, rửa ráy sạch sẽ lên đại kinh đường ngồi nghe sư Tây giảng kinh tiếng Thái. Nghe một hồi, đến lúc hiểu được (!?) thì lễ sáng tan.


Các vị sư đã dùng bữa xong, giờ đến lượt các Phật tử. Tôi làm một thau nhôm to đùng kiếm góc cột ngồi. Xong dì Nút sợ chưa đủ còn vác thêm một mớ. Mà của chùa không dám bỏ mứa nên ních xong tôi đi hết nổi.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8398-1.jpg
Thau của tôi – cứ nhìn cái muỗng là biết cái thau to cỡ nào.


Xong, lại lau rửa, dọn dẹp. Lúc này các dì các thím các cô cứ bu lại dì Nút hỏi thằng nào mà giỏi quá dzị! Xong còn được một cô trẻ đẹp dắt lên gặp sư trụ trì xin cho chiếc áo thun có mang tên chùa ‘để mai lên chùa thì mặc vào’.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8409-1.jpg
Các em nhỏ nghiêm trang chuẩn bị vào nghe câu kinh kệ.


Rồi tôi phụ tùm lum chuyện trong chùa (mà ở nhà hổng bao giờ đụng chân đụng tay – thiệt là bất hiếu). Miết đến gần 12g tôi lại leo lên xe về nhà dì Nút, rồi trung tâm Ubon thẳng tiến, trở lại với Ubon màu mè của tôi!


----------------------------------------------

Sở dĩ tôi gõ những dòng này là vì tôi thấy sự gắn kết rất mật thiết và chân tình giữa giới tăng lữ và người dân Thailand, dù sư tăng bất kể là người nước nào. Không chỉ người lớn mà sáng đó còn có nhiều em bé rất bé cũng đến chùa nghe giảng. Rồi người dân giàu nghèo cứ tự nhiên vào chùa làm việc, ăn uống dọn dẹp bình thường như nhà mình. Nhiều người nghèo còn gom góp mang về rất bình thường. Người giàu thì ùn ùn đi xe hơi đến cúng dường. Giao tiếp giữa người dân với các vị sư rất tự nhiên và thân tình. Ngay cả khi sư trụ trì đang tiếp khách, nàng Pukky xinh đẹp kéo tôi đến đứng lấp ló ngoài cửa là sư hỏi ngay cần gì, nàng cứ tự nhiên nói con xin mấy cái áo… là sư kêu người vô lấy cho nàng và tôi, rồi quay lại tiếp khách. Tôi vốn rất dị ứng với các nhà sư béo tốt ở các ngôi chùa danh tiếng nước nhà cũng như sự sang trọng đài các của họ với những chiếc xe đời mới, iphone (chắc tại ganh tỵ!) nên tôi rất thích những ngôi chùa bên Thái, như chùa này…


Nên, khi dì Nút kêu tôi tháng giêng năm sau quay lại ở trong chùa một tuần, nhân có dịp lễ lớn và có thể tập tành việc tu tập luôn… tôi đã hứa là sẽ rất cố gắng!

backpackervn
19-08-2012, 23:13
Rút kinh nghiệm những chuyến đi trước (lại rút, không biết chừng nào mới hết rút) tôi sẽ không vội vã lướt qua các cung đường – dù topic này rất cần được cập nhật nhanh hơn để kịp đường đi (mà giới sô-bít gọi là ‘live’). Rất nhiều lần trước, tôi dự định là gõ lướt về nhà rảnh rỗi gõ lại, nhưng tôi chưa bao giờ làm được. Mà cứ gõ lướt, thông tin cứ phai nhạt khi không được gõ lại. Nên lần này, tôi sẽ gõ thật kỹ về các miền đất đã qua – dù giờ tôi đã ngàn trùng xa cách. Và để người nhà bạn bè biết tôi tới đâu, tôi sẽ cập nhật thông tin ở đầu các entry nhỏ.

___________________



Từ Bali, giờ tôi đã thật sự đi xa hơn quá nhiều, qua những ngày dài đêm thâu lăn lóc trên những chuyền tàu, xe, phà,... Hiện tôi đang ở Ende, đảo Flores, nằm trong quần đảo Nusa Tenggara rộng thênh thang. Tôi đã qua các miền đất đẹp khác (đẹp đến choáng váng :Dam) nhưng vì lời hứa với Bali nên tôi chỉ sẽ chia những hình ảnh về Bali, cho đến những entry về Bali thật sự.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_2067-1.jpg
Dáng đẹp của những ngôi đền Bali qua chiếc dù đỏ.


----------------------------

Ubon ngày rộn rã sắc màu – 9


Về Ubon, tôi vội vã ghé ngôi chùa danh tiếng Wat Sri Ubon Rat Ta Na Ram. Đây là 1 trong 3 ngôi chùa có 3 pho tượng Phật quý nhất Thailand, nằm ngay trung tâm thành phố, ngay sau con đường lễ hội chính sẽ diễn ra.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0525-1.jpg
Tác phẩm ở Wat Sri Ubon Rat Ta Na Ram gần xong…


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0549-1.jpg
Tôi thích gương mặt hiền hậu của vị Phật/Bồ Tát đang nhìn anh nghệ nhân trẻ mê mải làm việc.


Sở dĩ tôi vội vì nghe rằng tác phẩm điêu khắc trên nến tuyệt đẹp của ngôi chùa đang ở những bước cuối mà tôi muốn có những hình ảnh dang dở của các nghệ nhân đang làm nên tôi tranh thủ ghé. Quả thật là các tác phẩm ở đây rất điêu luyện, làm tôi bỗng “lo lắng” cho những người bạn mới quen hôm qua ở Wat Nong Bua.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0578-1.jpg
Đóa sen trắng làm dịu mát trưa nắng Ubon và ngôi chùa Sri Ubon Rat Ta Na Ram thêm duyên.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0591-1.jpg
Tác phẩm năm cũ ngay trước City Pillar Shrine của Ubon, dù thời gian đã làm xuống màu nhưng vẫn lung linh.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0598-1.jpg
Biểu tượng của Ubon


Hôm nay trời Ubon nắng vàng mây trắng và trời xanh nên những tác phẩm nghệ thuật của Ubon được trưng bày rất đẹp. Từ những tác phẩm của năm cũ, đến biểu tượng ngọn Nến của thành phố… mọi thứ đều lung linh trong nắng tháng tám vàng như mật.


(tbc.)

backpackervn
21-08-2012, 12:54
Tôi vừa vật vờ qua một chuyến phà 19 giờ đồng hồ mà tôi đã nhầm rằng nó chỉ 9 giờ đồng hồ. Do lộn từ giờ của chuyến đi bằng ‘ship’ (mà rốt cuộc tôi không đi) qua giờ của chiếc ‘ferry’ đi như con rùa lật ngửa. Cuối cùng, rồi cũng đến nơi. Lúc một mình xa cạ lăn lóc trên phà thì ớn đến óc, nhủ rằng sao mà khổ cực như vậy (!?), nhất là con phà này lắc lư như điên khùng, nhưng khi đến được nhà trọ , quăng đồ vào, rửa ráy xong xuôi lại lôi sách ra đọc, để chuẩn bị cho hành trình kế tiếp, song song với hành trình hiện tại tại miền đất vừa chạm ngõ!


Để các bạn hình dung được những ngày đầu của Xa hơn Bali…, gửi bạn tấm góc bản đồ về một phần của đất nước vạn đảo này nhé!



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/Indonesiamap1-4.jpg
Từ Bali, tôi qua Lomkok, ngang Sumbawa, đến Flores…


Hành trình này vẫn chưa cập nhật đến miền đất tôi vừa chạm chân đến ngày hôm nay.



Và như thường lệ, không thể thiếu hình ảnh về Bali nồng nàn nhé.


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_2303-1.jpg
Hoa sứ ở Bali dường như phô phang lộng lẫy hơn bạn bè đồng loại của chúng trên những miền đất khác.
Có lẽ vì trời xanh vậy, nắng vàng đến thế… mà không lộng lẫy thì không xứng với Bali!

-------------------------


Ubon ngày rộn rã sắc màu – 10


Tôi không có nhiều thời gian buổi chiều đó cho Ubon. Vì có việc, tôi phải chui vào quán café có wifi ở Ubon để ngồi. Ngồi miết đến chiều wifi đứt, phải đi kiếm tiệm net khác để gửi mail. Nhưng cũng may, cậu nhỏ con chủ quán, du học ở nước ngoài về phụ việc nhà với vốn tiếng Anh chuẩn và kiến thức thông thạo của người địa phương đã cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin bổ ích về lễ hội. Chỉ tiếc là vì wifi của quán tệ quá nên mấy ngày sau tôi không ghé quán nữa, dù tôi còn rất nhiều điều nữa muốn hỏi cậu. Ở khu trung tâm nhiều khách du lịch của Ubon chỉ có 2 quán café wifi (tiệm net thì nhiều), đều đó chứng tỏ lượng du khách nước ngoài đến đây chưa nhiều. Mà thật vậy, trong một lễ hội lớn như Lễ hội Nến mà tôi thấy ít khách nước ngoài, trong khi đó khách nội địa thì đông nhìn nghịt.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0612-1.jpg
Pho tượng sáp của năm cũ đã xuống màu này bỗng đẹp hơn khi đêm về. Mà hình như nhiều thứ khác cũng vậy (!?).


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0643-1.jpg
Cả tác phẩm này cũng vậy, ánh đèn vàng làm dậy lên những đường nét lạ khó thấy trong ánh sáng ban ngày.


Và quán café wifi kia (mà mãi đến đêm tôi mới ‘phát hiện’ dù nó rất gần quán tôi vừa ngồi, lý do là nó chỉ mới mở mấy tháng qua mà lần trước ghé tôi lê la miệt mài ở đó thì nó vẫn chưa mở) là quán rất hay, của một họa sĩ nghiệp dư địa phương mở với những ý tưởng ngồ ngộ mà tôi đã ghi vào bộ nhớ - phòng khi mai mốt hết tiền mở quán sinh nhai.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0469-1.jpg
Tôi thích sự trân trọng của người Ubon trong ẩm thực, với cách trang trí chăm chút từng chi tiết
– dù chỉ là món quà vặt ăn chơi mấy ngàn đồng!


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0461-1.jpg
Tôi thích sự sáng tạo của người bán cá kiểng này. Thay vì bán những bịch nylon tòn ten vài chú cá thì sự vui vẻ ngồi ngắm nghía, chỉ trỏ, tranh nhau đuổi vớt, lựa chọn…rộn rã vang tiếng cười đùa í á, í ới… này đã níu chân rất nhiều đôi trẻ - và kể cả kẻ lang thang một mình.


Tôi dành phần thời gian còn lại lang thang Ubon, đến những khu phố mà báo chí nước nhà cho là có rất nhiều người Việt sinh sống mở quán bán buôn, nhưng tôi không thấy, mà thấy ở những khu phố khác. Đêm về, lại lang thang hàng quán chợ đêm chọc gà đá chó phá mèo… xong lết bộ về nghỉ sớm.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/k-IMG_0483-1.jpg
Tôi mê mải đi tìm phía cuối con đường đèn lồng đỏ treo cao… mơ như Lưu Nguyễn lạc chốn thiên thai!
Nhưng Thiên Thai nào có dành cho kẻ tục phàm!


Về đi thôi, ngày mai, Ubon mới chính thức vào hội mà!

(tbc.)

backpackervn
21-08-2012, 13:56
Ubon ngày rộn rã sắc màu – 11


Tôi lê la miệt mài về Lễ hội Nến Ubon, nhưng vẫn chưa nói về ý nghĩa của nó. Thật ra cũng dễ, vì thời buổi này lên net gõ là ra ngay. Nhưng, đã gõ (và sẽ gõ sẽ đến) vài chục entry mà không giải thích ý nghĩa về nó thì quả là hơi quái đản – như mua được con bò nhưng không mua nổi sợi dây dắt nó về vậy.


Candle Festival có đến 2 ý nghĩa, hòa trộn vào nhau. Một là từ “Mùa ẩn dật của các vị sư”. Một là từ “Lễ hội Pháo”. Cả hai chỉ đặc trưng cho miền Ubon này. Còn từng mục riêng lẻ thì nơi này có cái này, nơi kia có cái kia, nhưng nhỏ lẻ không như ở đây. Như ở Bangkok mấy hôm trước đó cũng có Lễ hội Nến mà chẳng ai biết, chẳng thấy ai làm gì mãi đến khi tôi đi lạc vào một ngôi chùa.


Mùa ẩn dật của các vị sư là một tục lệ có từ rất lâu, nhiều trăm năm về trước. Và các nông dân tặng nến cho các nhà sư để họ có thể thắp sáng, đọc kinh ngâm kệ trong những ngày tháng ẩn dật tối trời vì mùa mưa nhiều mây xám hơn nắng xanh. Lễ hội Nến bắt nguồn từ đó. Rồi hơn trăm năm trước Vương triều Rama vì lý do an toàn đã sáp nhập Lễ hội Pháo, một lễ hội khác (cực kỳ vui nhộn và rất thích hợp với tôi – lý do sẽ nói sau) của người dân vùng này vào trong Lễ hội Nến.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0657-1.jpg
Biểu tượng ngọn nến của Ubon – lúc về đêm.


Hoàng gia Thái Lan cũng đã tặng Nến lễ cho Ubon nhân dịp đó, do vậy biểu tượng của Ubon, như tôi cứ gửi hình lặp đi lặp lại là hình ngọn nến được cõng bởi chim thần Garuda. Biểu tượng lộng lẫy nằm thanh thoát giữa khuôn viên thoáng đãng của công viên Thuang Si Mueang mà không ai đã từng ngang qua Ubon mà không thấy.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0660-1.jpg
Buổi sáng nơi Wat Su Pat Ta Na Ram, nơi tôi gặp ông chú ‘cưa bom’ làm tôi bồn chồn cả buổi trong quán café.


Với tôi, buổi sáng hôm vào lễ chính thức đó lại là một buổi chạy nước rút. Việc vẫn chưa xong, lại phải vào quán café (quán mới) ngồi làm dù trong lòng thấp thỏm không yên. Cũng may là anh chủ quán thiệt nhiệt tình, nghe tôi hỏi đã lên mạng tìm thông tin (tiếng Thái), rồi lọ mọ in ra giải thích cho tôi, tôi mới yên tâm ngồi đó gõ.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0690-1.jpg
Gọi ly café có dĩa snack be bé. Vậy gọi bia chắc khỏi tốn tiền mồi! (Và đúng vậy thật).


Tôi lo là bởi quá ham chơi (điều không cần nói ra mà ai cũng biết)! Dù thông tin từ TAT nói là 3pm mới bắt đầu (và sau đó, anh chủ quán café cũng nói vậy!), nhưng khi sáng ghé chùa Wat Luang, tám với ông chú kia, ổng lại nói mầy phải đi lúc 1pm, vì 3pm là xong xuôi hết rồi! Nên tôi thấp thỏm là do vậy!



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0685-1.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0672-1.jpg
Nhưng dù sao, lúc một giờ, sông trưa đã khá chộn rộn nên cũng chẳng ‘muộn phiền’ gì nhiều lắm.


Cũng may, mọi việc xong xuôi trước 1pm nên tôi vọt ra đường – chịu nắng cháy da cháy thịt mãi đến 3pm lễ mới bắt đầu. Lúc đó lại lầm bầm tiếc cái quán mát mẻ đã ngồi! Nhưng, trách ai bây giờ!


(tbc.)

backpackervn
21-08-2012, 14:00
Len lén phụ tình nồng Bali, tôi chia sẻ góc nhỏ, rất nhỏ của một trong những ‘thiên đường’ mà tôi may mắn lạc bước những ngày qua chia xa Bali. Ở góc ‘thiên đường’ này, tôi nhớ da diết buổi sáng Maguzor Lakes ở Tajikistan làm sao! Cũng một mình giữa nắng ấm và gió lạnh, cũng những bài tình da diết “Đêm nhớ về Sài Gòn…”



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_3671-2-1.jpg
Góc khuất, rất khuất của một miền đất đẹp, rất đẹp.


--------------------


Ubon ngày rộn rã sắc màu – 12


Dù cuộc thi tranh tài về các tác phẩm bằng nến do các chùa, các ngôi làng ngày mai mới bắt đầu, nhưng đối với người dân Ubon thì buổi lễ chiều nay rất quan trọng. Họ rộn ràng làm lễ đón nhận Ngọn nến Hoàng cung, quà tặng đặc biệt của quốc vương Thái Lan gửi đến Ubon trong dịp lễ hội Nến đặc biệt năm nay. Nhất là khi nghi lễ rước nến hoàng gia này được tiến hành trên con sông Mun, từ 2 ngôi chùa nổi tiếng của Ubon Ratchathani, Wat Luang đến Wat Su Pat Ta Na Ram.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0700-1-1.jpg
Ai có đói lòng thì ghé chùa Wat Luang ăn tạm mấy trái chuối nhé
– tôi thích những lễ hội ở Thái Lan nhiều thứ, như những thứ này.


Nên từ trưa, cũng như tôi, nhiều người đã ra bờ sông ngồi chờ. Mà không khí cũng đã nhộn nhịp từ lúc này, không cần chờ đến lúc rước ngọn nến hoàng cung.



https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0731-1-1.jpg
Từ rất sớm, hơn cả tôi, nhiều người đã tụ tập huyên náo bên bờ Mun.


Thật ra, lúc này có nhiều điều rất hay, hơn là lúc chính thức nghi lễ. Mọi người chộn rộn đợi chờ, trên sông Mun, những chiếc ghe ngo (tôi tạm gọi vậy vì nó y chang ghe ngo xứ mình) của các trai làng chài cả năm mới động tay động chân đến vài lần, cứ lao vun vút xuôi ngược trên sông. Chỉ để đỡ cuồng chân cuồng tay. Chỉ để làm dáng với chị em cổ động viên. Chỉ để tranh tài cao thấp chút đỉnh trước khi vào trận…


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0739-1-1.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0745-1-1.jpg


https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/IMG_0763-1-1.jpg
Sông Mun dậy sóng. Tôi mơ Bạch Đằng Giang.


Nhưng, nhờ có vậy mà bao nhiêu là người dang nắng chầu chực trên bờ mới quên đi cái nắng như thiêu của buổi trưa vừa đông mây vừa nhiều nắng.


(tbc.)

backpackervn
23-08-2012, 12:31
.

Bằng chuyến phà lênh đênh 19g trên biển, tôi đã sang đến East Nusa Tenggara, hay còn được gọi là Nusa Tenggara Timur, viết tắt là NTT. Nhưng có lẽ dễ nhớ và ngắn gọn nhất là tên gọi West Timor. Thủ phủ của miền đất này là Kupang, một thành phố cảng, nhiều cảng và nhiều nắng.


Và như thường lệ, một góc nhỏ khác của Bali.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_2037-1.jpg
Những sắc màu dù có hơi sặc sỡ bỗng trở nên hợp hơn trong trời mây nước Bali.

------------------------

Ubon ngày rộn rã sắc màu – 13


Chờ mãi, rồi cuối cùng ‘thuyền nến’ cũng đến.


Con thuyền chở theo ngọn nến hoàng cung và những giai nhân mỹ nữ chầm chậm tiến về giữa sông. Tiếng sáo nhạc vang lừng, từ xa trên bờ cũng thấy thấp thoáng bóng y xiêm phất phới, những vòng tay mềm mại, những bước chân uyển chuyển. Dưới sông, những con thuyền bắt đầu xếp vào hàng hàng lớp lớp chỉnh tề để bắt đầu nghi lễ.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0780-1.jpg
Thuyền nến…


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0786-1.jpg
…và các mỹ nữ giai nhân


Trên bờ sông, các vị sư từ trong ngôi chùa Wat Luang cũng đã yên vị chuẩn bị những câu kinh kệ cầu chúc phước lành mong cho quốc thái dân an trong một mùa vui mới.


Các em nhỏ học sinh, những công nhân viên chức, các sinh viên, công nhân… đều chỉnh tề hàng ngũ chuẩn bị đón chờ phúc lộc hoàng cung.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0805-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0816-1.jpg
Dưới sông – dậy sóng.


Còn khách du thì chạy nhặng xị vì cứ tham lam muốn lấy hết mọi khung hình. Vì dưới sông lúc này đang chuẩn bị làm lễ thì trên chiếc cầu xa xa bắt qua sông Mun, từ làng quê xa xôi, từ chùa chiền vùng ven, những cụm tác phẩm nến lộng lẫy thi thoảng theo từng đoàn thiện nam tín nữ hộ tống đông vui kéo về thành phố tập trung, chuẩn bị cho cuộc đua tài.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0830-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0833-1.jpg
Trên bờ - lộng lẫy.


Chẳng biết nên ở dưới sông hay bay lên cầu! Còn cứ chạy ngược hạy xuôi như vậy lát rã giò sụm hết xí quách đêm vui đêm nay còn làm ăn gì nữa!


(tbc.)

backpackervn
23-08-2012, 14:00
Ubon ngày rộn rã sắc màu – 14


Nhưng, đâu chỉ có dưới sông, trên bờ, còn trên trời nữa! Làm sao bây giờ?


Dưới sông nhộn nhịp. Trên bờ huyên náo. Vẫn chưa đủ. Từng đoàn những chiếc dù lượn bắt đầu xuất hiện bay lượn chấp chới trên sông làm tăng thêm tiếng reo hò phấn khích của đám đông cuồng nhiệt mỗi khi sà xuống, đâm xuống lượn lờ trên mặt sông.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0892-1.jpg
Sợ trên sông, dưới đất chưa đủ vui, chưa nhộn nhịp – những chiếc dù lượn tung tẩy trên cao tô thêm nét vào bầu trời Ubon.


Ubon không chỉ dậy lên những sắc màu!



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0850-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0868-1.jpg
Thuyền đỏ cạnh tranh thuyền xanh (đang chở ngọn nến của quốc vương).


Mải mê xuôi ngược ngược xuôi tôi vui cùng những người dân lành Ubon. Nhiều người trong họ không biết tôi là người Việt – vì nhìn chung người Việt (và nhất là tôi (!?)) với người Thái khác nhau không nhiều lắm. Nhất là người Ubon, vùng Isan này giống với người Bắc Lào nhiều hơn… nên họ cũng hồn nhiên trò chuyện hỏi han khách lạ. Đến lúc biết tôi không phải là ‘khun Thái”, là “khun duồn” họ lại à ừ, “nem nướng chưa?”. Vì rất nhiều người Ubon có thể lõm bõm tiếng Việt, cũng như nem nướng là món nổi tiếng nhất của người Việt di dân tại Ubon này.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0955-1.jpg
Các vị chức sắc thành phố nghiêm trang đón & đưa ngọn nến hoàng gia về Thung Sri Muang.


Buổi chiều xôn xao. Buổi chiều vui. Buổi chiều ấm tình nồng. Nhưng chỉ mới bắt đầu buổi chiều…


Gắng gượng bỏ bờ sông, tôi theo dòng người về phố đông. Và ngỡ ngàng, không – sốc – vì khó thể tưởng tượng được những gì người Ubon đã làm được với sáp!



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0920-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0958-1.jpg
Những tác phẩm sáp từ quê xa về trên phố…


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1026-1.jpg
… và ngỡ ngàng trước những gì sáp có thể là. Nhất là gương mặt thánh thiện xa xa…


Sao đến giờ tôi mới biết Ubon Candle Festival?


(tbc.)

binhan
23-08-2012, 15:46
Phải nói là quá đẹp với các biểu tượng sáp. Vậy là trong vòng 5 tháng, anh ghé Ubon 2 lần rùi. Ganh tị quá... Còn em thì đã sát đít Ubon mà chưa đến được, hy vọng Festival 2015 chăng?

KURAKURA
24-08-2012, 18:39
Nghe anh kể về hành trình, em lại nhớ cung đường mình đã đi cách đây 4 năm Yogjakarta- KL-Langkawi-Hatyai-Phuket-BKK-Siêm Riệp-Phnom Pênh - SG. Cứ như mới hôm qua đây thôi. Chao ơi là nhớ. Cũng nắng vàng ngập trên từng cung đường. Rãi đầy dưới mỗi bước chân ( đến nỗi 2 vai bỏng lên vì nắng :D) .

Bali rất đẹp nhưng Lombok còn thánh thiện và trong veo hơn. Bali giờ đông quá, toàn kẹt xe! Nhất là Denpasar, Sanur và Kuta. . Có dịp ghé 3 đảo Gili nhé anh. Nếu có dịp năm sau em sẽ cùng bạn tới đó lần nữa. Lombok cũng còn rất nhiều điểm hoang sơ và tuyệt vời lắm. Lần trước, em chịu ko lê lết cùng con thuyền lênh đênh 12 tiếng đc, đành đề bạn 1 mình thăm các chú Rồng và quay trở lại :( . Lần sau sẽ đi, nhưng chắc bay thôi, đi qua vài cái ferry là đủ rồi. :D Mà nằm trên Ferry từ Bali qua Lombok cũng phê anh ha. Em đi chuyến 2h đêm, tới lúc 6h sáng, mệt nhoài vì chuyến bay đêm và cơn buồn ngủ nhưng cũng ráng lết dậy chụp mặt trời trên bến cảng ^__^.

Nhớ Lombok và những người bạn ở đó quá!

P/S: Anh đang ở đâu? Em có bạn ở Kupang đấy, nếu anh có khó khăn gì ở đó, em liên lạc bạn giúp anh. Hồi xưa em học chung với rất nhiều bạn từ East Timor.

backpackervn
24-08-2012, 20:51
@KURAKURA, cảm ơn bạn đã chia sẻ và gửi gắm bạn của bạn ở Kupang (nhưng Kupang chỉ là West Timor thôi mà) cho bpk. Chết rồi, bạn giao trứng lầm cho TT rồi! just kidding! Bpk vừa rời Kupang. Những ngày qua ở Kupang là những ngày lười nhác thú vị! Về Bali, bpk sẽ nói kỹ hơn trong các entry về nơi đó, nhưng khác xưa nhiều quá! May mà vùng ngoại ô vẫn chưa thay đổi và nhất là con người vẫn chưa thay đổi (nhiều). Bpk đã ghé Gili trong chuyến đi trước. Mục tiêu kỳ này là Xa hơn Bali…, bpk dừng ở Bali chỉ để lo vụ visa vào East Timor thôi nên không ghé lại Gili nữa. Mà nghe nói Gili giờ cũng thay đổi nhiều lắm (bpk chỉ nhìn cái bảng báo giá chóng mặt các nhà nghỉ của Gili là cũng biết nó thay đổi như thế nào rồi!). Bpk đang ở Kefamenanu, chỉ vài hôm nữa là sang Timor Leste!



@binhan, sao phải đợi đến 2015. Ubon Candle Festival mỗi năm một lần, đâu phải như lễ hội ở Batur Lake. Còn về việc “5 tháng, ghé Ubon 2 lần”, “đã gần sát mà vẫn chưa đến được”,… nhà Phật có câu “ở đời muôn sự chữ duyên”.

Thực ra, chữ “duyên” của bpk thì lại gần giống với mấy câu sau hơn là chữ duyên của nhà Phật: “Còn duyên kẻ đón người đưa. Hết duyên đi sớm về trưa một mình.”

Vì đã hết duyên, nên bpk vẫn đang mê mải mải mê một mình lang bạt vậy (mà cũng đâu cần khai vì ai cũng biết!). Chúc nhậu vui & gửi lời thăm anh M., ku K.

-----------------------------------------------


Ubon ngày rộn rã sắc màu – 16


Thực ra, trong buổi chiều muộn này, thêm đám mây vần vũ xám ùa về Ubon những tác phẩm bằng sáp tuy rạng ngời nhưng vẫn chưa dậy lên được nét đẹp thật sự của chúng. Nhất là qua máy chụp hình cùi bắp và tay nghề í ẹ của tôi. Có những lúc tôi tiếc, tôi hận vì sao mình không mua máy chụp hình tốt là những lúc như thế này. Và chắc sẽ vẫn còn hận hoài!



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/DSCN8419-1.jpg
Rạng ngời cả chiều xám.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/DSCN8426-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0975-1.jpg
Những nhát cắt về các tác phẩm sáp.


Nhưng, dù chiều sập xuống, dù mây xám về, dù gió giật từng cơn báo hiệu những cơn mưa mùa hạ có thể về… trong chiều hoang hoải, Ubon với những tác phẩm bằng sáp đó bỗng ngời lên nét đẹp rạng ngời.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1033-1-1.jpg
Tôi rất yêu thích tác phẩm người cá này, và chụp rất rất nhiều hình từ các góc cạnh khác nhau. Đẹp quá há! :T


Trên phố, từng đoàn xe, dòng người từ miền quê xa hay ngôi chùa gần đang ùn ùn tập trung về quanh quảng trường Thung Si Muang. Những em gái Thái xinh xắn trong những bộ váy áo truyền thống của các dân tộc vùng Isan trong những điệu múa vui bên tiếng khèn da diết, tiếng trống gọi mời của các chàng trai quê cũng xúng xính trong những nếp áo mới trông ngồ ngộ và vui.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1030-1.jpg
Gái quê lụa là vào trông xinh quá! (Nhưng mà đồ đẹp vậy mà đồng phục dép lê thì nhỏ lớn giờ mới thấy!)


Nhưng, trai thanh gái lịch sức sống xuân thì phơi phới vui nhảy múa là bình thường. Điệu đà hơn, tuy có phần chậm chậm nhưng không kém phần hấp dẫn đó là những điệu múa của các phụ nữ trung niên hoặc lớn tuổi trong tiếng khèn tha thiết như gợi nhớ thưở xuân thì nồng thắm của những tráng niên hoặc những cụ ông… Chính những nhóm này nhận được sự phụ hòa hò hét ủng hộ của khán giả hơn bao giờ hết. Làm đường phố Ubon vui, vui quá!



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0989-1.jpg
Tôi hy vọng mai này tôi cũng còn được hồn nhiên như các cụ ông cụ bà này (má ơi!).


Vui như Tết.

(tbc.)

KURAKURA
24-08-2012, 23:18
:D Dạ, Kupang ở West. Nhưng mừ có cái số phone của ai đó trên đất xa lạ cũng đỡ tủi thân anh ạ. Có lỡ độ dường ta bu bám ai ( hay vay mượn tình cảm của ai trong thoáng chốc) để mà nhờ vả trên đất East Timor cũng được chứ sao. Ta đâu mất gì:D ( nhưng có 1 số đứa sẽ mất mát vì ta, hehe) . Túm lại là em hay làm quen theo kiểu bạn của bạn của bạn bạn cũng là bạn mình. ^__^

P/S: Đây, em cứ gửi trứng cho ác nhé. Christa's number +628156873165 or +6287838184747 ( gọi vào 2 số này đều đc. Bác cứ bảo là bạn của Trung - Vietnam nhá. Nó đang ở Kupang. Mai nó bay đi Jakarta. Em đã gửi gắm "ác" cho "trứng" rồi. Sorry anh vì "tiền trảm hậu tấu". Em tự :T vậy.

Gili đúng là lên giá vùn vụt. Chả khác gì sao bằng xẹt qua. Cơ mà có vài chổ cũng Ok, 200K Rupiah cho 2 người 1 cái chòi có hoa hòe xung quanh, lại còn được uống nước dừa miễn phí , ăn sáng free và trà đá trà nóng suốt ngày cũng ....ổn. ^__^ Tốt nhất đừng ăn Pizza hay cái gì đó Tây Tây trên Gili là đc. Hic, chém là đứt cổ ngay!

Biết Bali khác nhiều rồi những vẫn muốn quay lại...để đi xa hơn như anh. Bao giờ cho đến tháng 10 năm sau?????

backpackervn
25-08-2012, 17:36
@KURAKURA, cảm ơn thông tin và sự nhiệt tình của bạn rất nhiều. Sáng mai là bpk sang East Timor rồi nên chắc không kịp gặp bạn của bạn (mà East Timor & West Timor thuộc về 2 quốc gia khác nhau, nếu nhờ vả thì làm sao nó chạy sang! Huống chi là giữa 2 nước còn ít nhiều vướng mắc!). Dù sao, cũng rất cảm ơn. Tháng sau, bpk từ East Timor quay lại Kupang để tiếp tục hành trình Xa hơn Bali theo một hướng xa hơn (!?) khác, hy vọng có dịp gặp bạn của bạn.


Bạn đi Indonesia nhiều rồi thì biết, họ không có phòng cho 1 người. chỉ toàn là phòng đôi không hà, mà kỹ năng rủ rê người khác để share phòng thì bpk hổng có! Nếu phòng đôi là 200.000Rp thì một người vào nó tính rẻ nhất là 170.000, bình thường sẽ là 180.000Rp. Mùa này là cao điểm của Gili, chắc không có giá đó đâu. Chỉ lấy ví dụ các phòng ở Kuta, giá LP rẻ nhất ở các GH, homestay là 40.000Rp/đêm thì giờ nó đã là 150.000-200.000Rp rồi. Mà giá niêm yết trên LP của Gili rẻ nhất là 120-150.000Rp, nếu nó cũng tỷ lệ như cách tính ở Kuta Bali chắc bpk ở lại rửa chén lau nhà trừ tiền phòng quá!


À, mà thời buổi này người ta không còn giao trứng cho ác nữa đâu, mà phải giao cho TT nó mới hợp thời, mới xì-tin dâu!

__________


Nhiều người nói Bali biển đẹp, Gili biển đẹp hơn. Tôi chưa đi Bora Bora, Maldives… nhưng một bãi biển khác vô tình ghé trên đường lang bạt những ngày này ở Indonesia tôi thấy nó đẹp hơn tất cả những bãi biển tôi từng ngang qua (hổng lý giờ kể ra lại mang tiếng là khoe khoang khoác lác :T). Cát trắng như tuyết (!?) và nước trong như pha lê là những từ có thể dùng cho bãi biển này.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_3171-1.jpg
Dù rất khó chụp hình để không đụng tàu thuyền, vướng người… nên chỉ mượn một góc nhỏ của bãi biển này.
Nước rất sâu nhưng vì trong veo nên cứ ngỡ rằng cạn… nên mém chút là...

_______________


Ubon ngày rộn rã sắc màu – 17


Dù những đoàn xe cùng các tác phẩm sáp vẫn tiếp tục ùn ùn kéo về trong đêm nhưng những gì được mục-sở-thị làm tôi quá đỗi ngạc nhiên.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1024-1.jpg
Dù đờn ca hát xướng rộn rịp múa nhảy… rất sinh động rộn ràng, sự chú ý của người xem vẫn là những tác phẩm nghệ thuật phía sau.


Ngạc nhiên không vì những cụm tượng to lớn chạm khắc sinh động – mà ngạc nhiên chính vì sự đa dạng của những tác phẩm người dân và các chùa cống hiến cho lễ hội.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1046-1.jpg
Tác phẩm lung linh màu này chỉ làm từ các đèn sáp nhỏ kết thành – vẫn đẹp như ai!


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_0963-1.jpg
Không chỉ tập trung vào các pho tượng lớn, những nghệ nhân cũng trổ tài trên các mô hình thu nhỏ.
Nhìn kích thước của cụm tượng so với những bông ly-ly sẽ biết rằng chúng không to lớn hoành tráng – nhưng vẫn rất sắc nét.

Bên cạnh những tác phẩm to lớn hoành tráng mà tôi chụp được hình đẹp được lên, còn nhiều những tác phẩm nhỏ gọn gàng xinh xắn nhưng cũng không kém phần tinh xảo, dù đôi khi bằng các nguyên liệu tự nhiên… Đáng tiếc là chiều đã chiều, các tác phẩm đó hay bị bóng che và những đường nét nhỏ tôi chụp hình bị nhòe chứ nếu không, sẽ tốn thêm một cơ số entry để đưa các hình đó lên.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1047-1.jpg
Bắt đầu lộng lẫy trong ánh đèn đêm.


Và việc tham gia của các tác phẩm nhỏ nhưng duyên xinh, cũng một cách hiên ngang, bên cạnh các tác phẩm hoành tráng cũng thể hiện tính nhân văn của BTC mà sau này tôi mới biết – đó là việc tôi càng thích hơn ý nghĩa của Lễ hội Nến Ubon này.


(tbc.)

backpackervn
26-08-2012, 19:24
Cuối cùng, tôi cũng đã đặt chân đến Timor Leste (tên chính thức của đất nước này hiện nay, dù ở VN vẫn quen gọi là Đông Timor), dù không ít khó khăn và những chuyện kinh dị mắc cười!



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/DSCN8968-1.jpg
Welcome to Timor Leste!


Và trải qua chuyến xe kinh hoàng mà tôi nghĩ ít kẻ liều mạng như tôi mới dám leo lên chiếc xe đó để chỉ kịp đón những tia nắng cuối cùng ở Dili..



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/DSCN9016-1.jpg
Hoàng hôn Dili có thể không đẹp bằng nhiều hoàng hôn khác từng ngang qua đời tôi.
Nhưng tôi khó quên buổi chiều này, buổi chiều đầu tiên trến miền đất lạ, rất lạ này!


Haló from Timor Leste / Timor Lorosae – Timor where the sun rises!
Xin gửi lời chào từ Timor, miền đất mặt trời mọc!

______________________


Ubon ngày rộn rã sắc màu – 18


Việc tham gia của các cụm tượng nến nhỏ tưởng là ngạc nhiên cuối cùng của tôi buổi chiều Ubon đó. Nhưng vẫn chưa hết! Vậy hỏi bạn, sao tôi không dài dòng về Ubon Candle Festival.


Đang lang thang giữa những cụm tượng sáp vàng lộng lẫy hay trắng thanh thoát, tôi chợt thấy những sắc màu là lạ. Những màu vàng của đồng mùa đang chín tới, những màu xanh của cây cỏ miền quê… trông lạ và duyên vô ùng giữa những pho tượng sáp hoành tráng.


Chen theo dòng người tôi tiến đến và ngỡ ngàng khi thấy những tòa lâu đài không kém phần hoành tráng được xếp, tôi nhắc lại, được xếp bằng những hạt lúa vàng rộm, những hạt mè đen, những hạt nếp cẩm… để làm nên tòa lâu đài lung linh.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1057-1.jpg
Nhìn xa, cũng khó biết cánh cửa của lâu đài đẹp đó làm bằng gì…


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1057-2.jpg
Lại gần hơn mới thấy những hạt lúa được xếp ngay ngắn chu đáo, rồi những hạt mè li ti,… Ôi trời ơi!


Rồi không xa là những tác phẩm xếp từ lá và hoa. Lá nhiều hơn hoa nên màu cứ xanh ngăn ngắt. Không lạm dụng nhiều loại lá, nhiều trái cây khác nhau để tạo hình, các nghệ nhân chỉ dùng lá gấp theo nhiều nếp, nhiều hình dạng khác nhau để tạo thành những pho tượng tinh xảo, những chú rồng kiêu hãnh hay những chú chim thanh thoát.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1727-1.jpg
Những chú rồng xanh bên những ngọn bạch lạp thanh khiết…mới đẹp làm sao!


Ừ, bạn có thể nói. Tranh gạo, tranh cát nước mình thiếu gì! Nghệ thuật xếp long-phụng… bằng hoa trái của các nghệ nhân, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đâu thiếu gì! Nhưng ở đây, tất cả đều gói gọn trong một lễ hội nến của một tỉnh nhỏ Ubon, của những làng quê và những ngôi chùa...


Lễ hội nến không chỉ có nến!


(tbc.)

lymy
26-08-2012, 20:10
@ Lymy, Bali càng đi càng “phát hiện” ra nhiều điểm lạ! Hy vọng trong những entry sắp tới bạn sẽ thấy được điều này! Mọi sự so sánh đều khập khưỡng nhưng nếu đã thích Pai, không thể không thích Bali và còn hơn thế nữa!

Lúc Lymy hỏi, bpk còn ở Bali, giờ đã nghìn trùng xa cách, bao nhiêu là đường đất, qua cả 3 chuyến phà từ Bali sang Lombok, qua Sumbawa giờ đã đến Flores mấy hôm. Mới xa mà đã da diết nhớ Bali rồi!

https://i912.photobucket.com/albums/ac323/bpkvn1/DSCN8583-1.jpg
Một Bali lạ với những ngôi đền hơn 1000 năm tuổi được tạc trực tiếp vào núi đá nằm sâu trong rừng gia thâm u![/I][/CENTER]


Em cũng được mọi người "cảnh báo" về Bali như thế!
Ngôi đền này đúng là đẹp tuyệt vời. Nó tên gì thế anh BPK? hi vọng được dựa lưng vào gốc cây trăm tuổi để nghe tiếng thở của ngôi đền này...

kephieulang
26-08-2012, 21:31
Em cũng được mọi người "cảnh báo" về Bali như thế!
Ngôi đền này đúng là đẹp tuyệt vời. Nó tên gì thế anh BPK? hi vọng được dựa lưng vào gốc cây trăm tuổi để nghe tiếng thở của ngôi đền này...

Gunung Kawi bạn Lymy ạ. Trên đường đi Tampaksiring.

diroibiet
30-08-2012, 09:06
Mong chờ từng ngày những ngôi đền bali dưới góc nhìn anh backpacker...

windtiger
01-09-2012, 16:47
"Nhìn xa, cũng khó biết cánh cửa của lâu đài đẹp đó làm bằng gì…



Lại gần hơn mới thấy những hạt lúa được xếp ngay ngắn chu đáo, rồi những hạt mè li ti,… Ôi trời ơi!"


Cái này độc đáo quá anh ạ, chúc anh có chuyến hành trình tốt đẹp, thế giối này nhỏ bé lại dưới bước chân của anh rồi.

backpackervn
02-09-2012, 10:04
Tôi đang ở Dili, thủ đô nước cộng hòa Timor Leste. Đến giờ, tôi có thể hiểu phần nào những ngại ngần của anh nhân viên ĐSQ Timor Leste trong việc cấp visa, rồi bảo tôi chờ… rồi mãi mới cấp, trong những ngày đầu tháng 8 vừa qua. Vì chính những ngày bầu cử đó ở Timor Leste, đặc biệt là ở thủ đô Dili, dù tiếng súng không vang rền nhưng vẫn ì đùng đó đây, làm giật thót những trái tim đã nhiều lần rỉ máu của những người dân trên một nửa hòn đảo xinh đẹp này.


_________________________________


@ các bạn, cảm ơn các bạn đã đọc, quan tâm và chia sẻ!


Và! Thật ra, Bali 2012 sẽ không còn là Bali trong suy nghĩ của các bạn, nhất là của ai đã từng đến Bali trước 2009*. Nhưng, như một so sánh khập khiễng, với tôi Ấn Độ đẹp quyến rũ biết là bao dù bên cạnh đó lại là bao lời ta thán và cả nhiều người đã thề sống chết một đi không trở lại. Nên, bạn nào lỡ đọc về Bali tôi gõ, đi đến đó, rồi lầm bầm… thì đừng nhắc tên tôi nhé!


* Phát biểu của 100/100 người tôi gặp trên hành trình kỳ này khi được hỏi về Bali.


______________________


Những ngày và đêm tàu xe từ Ubon đến Bali.


Tôi tạm ngưng những sub-topic về Ubon Candle Festival ở đây, dù lễ hội chính thức vẫn chưa xảy ra. Tôi sẽ quay lại trong thời gian rất gần, có thể là sau cụm topic về Bali, để những gì của Ubon còn tươi mới sẽ được gõ tiếp. Dù sao, cũng đã gần 20 topic về một miền đất. Đây quả là điều tôi ít làm từ trước đến giờ (dù vẫn chưa đi được nửa đoạn đường những câu chuyện về Ubon) và có thể các bạn cũng đã chán chê – dù tôi biết rằng những hình ảnh và câu chuyện của ngày-Ubon-vào-lễ-thật-sự sẽ làm nhiều người choáng váng, như tôi đã từng.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1366-1.jpg
Chờ nhé Ubon!


Dù chiều tôi mới đi, nhưng buổi sáng tôi chia tay dì Nut vì muốn có thời gian lê la Ubon rồi lên thẳng tàu luôn. Thật cảm động, dì vội đi chùa về rồi tạt ngang đâu đó mua cho tôi gói xôi và mấy miếng gà nướng, nói để tôi cầm đi tàu mà ăn. Tôi nghẹn vì xúc động, lâu lắm rồi trên đường lang bạt mới có người chăm sóc cho tôi như ở nhà vậy.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1798-1.jpg
Gói xôi đượm tình của dì Nut, Ubon.


Sẽ không dễ để kể thêm nhiều chuyện ở đây, nhưng tôi biết tôi nợ Ubon, nợ dì Nút và những người dân lành hiền ở miền đất này nhiều lắm.


Rồi tôi bềnh bồng dập dềnh vật vờ theo những chuyến tàu xe.


***



Chuyến tàu đêm Ubon đưa tôi đến Bangkok buổi sáng. Chờ chuyến tàu chiều, tôi nhảy bus về Khaosan lang thang và vào quán café làm việc. Xế trưa, lại nhảy bus về lại Hualamphong, leo lên tàu xuôi nam.


Qua đêm thứ hai trên tàu, tôi ngật ngừ xuống ga Hat Yai miền nam nước Thái trong cái nắng đầu ngày đã hừng hực lửa như muốn thiêu cháy miền đất vốn cũng đang nóng bỏng này. Lại xuống ga, lại chờ tàu. Lại vào quán net.


Chiều, lại leo lên tàu. Chuyến tàu xuyên quốc gia từ Hat Yai đến biên giới Malaysia rất nhanh, chỉ 1g đồng hồ. Lóc cóc xuống làm thủ tục hải quan, chờ tàu ráp toa. Lại leo lên tàu, qua một đêm nữa, đêm thứ ba trên tàu để đến KL lúc 5g sáng.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/DSCN8472-1.jpg
Mới xa đó đã nhớ Thailand, nhớ những chia bia ngọt lạnh, những nụ cười duyên xinh…


Qua 3 đêm trên tàu. 2 đêm tàu (như tàu chợ) ở Thailand nóng & gió – nghĩa là đóng cửa sổ thì nóng, mở cửa sổ thì gió quất lạnh ngắt. Đêm thứ 3 trên tàu Malaysia (máy lạnh) ban ngày thì nung hầm hập, ban đêm thì lạnh tê người… tôi đã bắt đầu gây gây sốt.


Thế nhưng vật vờ cả buổi sáng ở Kl Sentral nhìn mấy cái khăn trùm mặt đen thui thùi lùi cũng chán, bèn gửi đồ đạc lại, nhảy LRT ra China Town rồi India Town lòng vòng chơi lại bị cái nóng KL và của người KL nó quất cho mấy chặp… ngất ngư con tàu đi.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/DSCN8525-1.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/DSCN8509-1.jpg
India Town, KL. Chắc không cần hỏi bạn cũng sẽ hiểu vì sao không đưa hình của China Town!


Trưa về lại KL Sentral, leo lên bus ra sân bay, leo lên máy bay bị lại nó đông lạnh trong chuyến bay hơn 3g từ KL đến Denpasar, Bali. Mệt đứ đừ nhưng niềm vui đặt chân lên thiên đường du lịch làm tôi xao lãng ngay lập tức!


Xuống máy bay. Leo lên xe ôm (có bao giờ nghe nói dân chơi đến Thiên đường du lịch Bali mà đi xe ôm chưa há!) đi chỉ mất hơn 10p từ sân bay về Kuta, nhưng mất thêm gần 2g cõng balo đi tìm nhà nghỉ vì a/mùa cao điểm; b/không đặt phòng trước; c/ đi một mình mà họ chỉ muốn nhận 2 người vì chỉ hầu như toàn cõi Indonesia các khách sạn, nhà nghỉ họ chỉ có phòng 2 người, mà lát nữa thế nào chẳng có khách; d/ chỉ muốn tìm phòng với giá rẻ, tưởng như còn ở năm 2008…. Cuối cùng rồi cũng xong. Tôi quăng balo, sung sướng lao vào vòi tắm nước lạnh (và cũng chẳng có nước nóng nếu như muốn) để bù cho mấy ngày tàu xe bụi đời lăn lóc không tắm rửa và cả 2g đồng hồ lòng vòng Kuta, Legian kiếm nhà nghỉ ướt đẫm mồ hôi. Rồi lao ra đường lang thang bia bọt.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1893-1.jpg
Welcome to Bali!


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/DSCN8476-1.jpg
Lý do có entry này là chỉ vì câu nói này! (!?).


Welcome to Bali! Và đêm đó, nửa đêm tôi lên cơn sốt! Một mình, trong nhà nghỉ!


-------------------


Chỉ có 2 ngày Ubon mà đã gần 20 entry. Với 4 ngày từ Ubon trôi dạt đến Bali, qua bao nhiêu là đường đất, miền đất… cũng có nhiều chuyện hay lắm. Bạn có muốn tôi kể tỉ mỉ như vậy không?

KURAKURA
05-09-2012, 20:48
Rất nhiều những entry của anh chỉ toàn cái đẹp và những điều tuyệt vời về Ubon. Tuy nhiên em lại cảm thấy rất thích đoạn anh đi từ BKK về Bali. Tất cả như một thước phim quay chậm vậy. Những điều anh tả làm em cứ ngỡ như là mình đang quay lại hành trình đã qua, cũng cuốc bộ, cũng ngồi tàu, leo bus và chết cóng trên máy bay như anh đã từng. Hẳn cái nóng hầm hầm từ BKK đến Kl là một chặng đường ...dài rất dài...khi mà vừa đồng " thưởng thức" cả mùa hè lần mùa đông trong cùng 1 ngày. Và rồi những bước chân bải hoải chỉ mong cho nhanh chóng tìm thấy cái nhà nghỉ nào đó mà quăng cái Balo đã trở nên nặng chình ịch trên vai mình xuống, thở phào nhẹ nhõm là..ta đã có 1 chổ trú chân.(S) Có lẽ, cái đêm sốt nằm một mình trong nhà nghỉ ấy chắc mới là tận cùng của nhiều cảm xúc. Những lúc ấy, em thấy nhớ nhà biết bao! Cũng có khi băng qua những đoạn rừng chẳng một bóng người trong lúc động đất 5 hay 6 richter ở gần đâu đó ....nghĩ lại thấy mình liều quá. Lỡ dại có nằm xuống, chắc ai chẳng biết mình .... Dẫu biết thế nhưng mà vẫn "thích là nhích".

Chúc cho anh hành trình suôn sẽ, an toàn và nhiều kỹ niệm đáng nhớ về miền đất mà người ta vẫn thừờng gọi là thiên đường.

P/S: Nhìn món cơm anh ăn khi welcome to Bali mà nghẹn cả người.

Tommy_ngo
06-09-2012, 02:17
Em đang hóng hớt cái vụ đi Bali của Anh đây , Vì Em cũng ấn tượng kinh khủng khi ở Bali nhưng cũng thật thú vị ...

backpackervn
06-09-2012, 10:51
Tôi chia tay Timor Leste, đã được 2 ngày. 2 ngày qua thảnh thơi ở Kupang, chỉ ra biển ngồi hóng gió, nhấm nháp Bintang, cháp cháp bakso, nasir goreng… chẳng muốn làm gì, đi đâu. Vì phố lười và vì những cảm xúc nồng ấm về Timor Leste vẫn dâng tràn.


Chiều nay, tôi sẽ lên chuyến tàu KM. SIRIMAU của Pelni Ship rời Kupang đi Lanrantuka rồi Makassar. Hành trình sẽ qua 3 ngày 2 đêm, từ chiều ngày 6 lênh đênh đến sáng ngày 8 mới đến nơi. Như vậy, tôi sẽ chính thức rời Nusa Tenggara để sang cụm đảo Sulawesi. Một cụm đảo khá xa xôi và hẻo lánh của đất nước vạn đảo Nam Dương.

-----------------------------


@ các bạn đã đọc và chia sẻ, cảm ơn các bạn nhiều! @KURAKURA, món ăn đó có tên là Nasir Pecel, giá ở Bali đắt đỏ mà cũng chỉ 15.000Rp, khá rẻ so với chai bia 30.000Rp :T (1US$ # 9.500Rp). @ Tommy-ngo, đối với bpk, Bali cũng chẳng kinh khủng gì, có điều Bali thay đổi quá nhiều trong thời gian ngắn. Nhưng chỉ ở Kuta, Legian thôi, ra khỏi đó, Bali vẫn nguyên sơ như mấy năm về trước.

---------------------------


Những ngày và đêm tàu xe từ Ubon đến Bali.


Tôi chia sẻ thêm ít thông tin để các bạn đi sau có thể dễ dàng hơn trong những hành trình sắp tới.


Sở dĩ có cớ sự dằng dặc ngày và đêm trên tàu cũng vì ham rẻ và ham mới. Trước đây, việc đặt mua vé tàu qua mạng của Thailand hơi khó khăn vì khi đăng ký bị hỏi Thais ID No. Nhưng giờ mọi chuyện đã dễ dàng hơn rất nhiều. Khác hẳn ở VN, mỗi lần cần đi đâu bằng tàu phải lóc cóc chạy ra ga ngắm những khuôn mặt bự phấn và sưng sỉa… giờ ở Phi Châu hay VN đều có thể dễ dàng ngồi nhà ngồi quán uống bia mua vé tàu bên Thái. Phí phục vụ tối thiểu là 40 Baht, khoảng 27.000VND. Nếu mua vé đắt hơn, nhiều tiền hơn… thì phí phục vụ là 3%.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1914-1.jpg
Đến Bali, lúc nào cũng như lễ, Tết.


Do vậy, một buổi chiều lưng tưng vì bia hay vì cái gì chẳng biết, lên mạng tìm được vé rẻ bay đi Bali, bắt đầu quay sang tra kiếm vé tàu. Thấy sao mà nó rẻ quá, chỉ bằng 1/3-1/5 vé xe, vì các xe chạy đường dài bên Thái bây giờ toàn là xe chất lượng cao, giá khá chát. Tỷ như vé tàu từ Bangkok đi Hat Yai, đi mất gần 18g đồng hồ, bao nhiêu là đường đất mà chỉ mất hơn 200B (khoảng 140K vnd), rẻ hơn vé tàu SG-Nha Trang biết là bao. Thế là cứ bấm, nhấn, là in tọt ra 2 cái vé tàu Ubon – Bangkok, Bangkok – Hat Yai.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_2769-1.jpg
Nắng mới.


Đến đoạn mua vé tàu từ Hat Yai sang Kuala Lumpur, càng dễ hơn và không có phục vụ phí! Điều khác biệt là tàu này chỉ bán vé giường nằm và ngồi mềm toa lạnh, không có toa thường ghế ngồi như tàu Thailand. Nhưng kiểm tra kỹ thấy giường nằm cũng chỉ hơn 50Rm (khoảng 340K vnd), đắt hơn ghế mềm đâu 8Rm, và vẫn rẻ hơn vé xe cùng tuyến. Thử nghĩ xem đi tàu quốc tế, từ 4pm đến 5am ngày hôm sau, quãng đường khá xa mà vé còn rẻ hơn vé tàu SG-Nha Trang nữa thì tội tình gì mà không bấm nút. Thế là xấp vé lại dày thêm một lớp.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1926-1.jpg
Chiều xanh.


Còn vé máy bay đi Bali, bạn đừng tưởng của Air Asia là rẻ nhất, không đâu. Hôm đó, tôi kiểm tra lan man, tình cờ lại thấy vé máy bay của Malaysia Airline (MH) bay từ KL – Denpasar lại chỉ khoảng ½ giá vé của AA trong khoảng thời gian gần gần nhau (tôi mua vé trước khi bay chỉ chừng 10 ngày). Lúc đó, vé rẻ nhất đi Bali của AA khoảng 130$, bay từ Phuket, cũng là một điều tôi thích vì có thể ăn chơi ở 2 thiên đường du lịch cùng lúc. Nhưng nhược điểm là ngày có vé rẻ đó lại gần 10 ngày sau khi lễ hội Nến Ubon kết thúc, tôi làm gì ở Thailand trong 10 ngày đó! Còn vé bay từ BK, KL đi Bali của AA đều hơn 160$. Trong khi đó vé của MH, chỉ 3 ngày sau khi lễ hội Ubon kết thúc, rẻ chỉ 93$, phục vụ ăn uống, cho phép ký gửi 20kg hành lý (cái này thì tôi không cần), máy bay rộng rãi… Nhưng điều tôi thấy phù hợp nhất là nó bay đến Denpasar lúc hơn 6pm, còn đủ sáng để tôi lội bộ ra đường đón bemo hay ojek trong trường hợp giá taxi chát quá, rồi có thời gian cõng balo tìm nhà nghỉ phù hợp ở Kuta... Còn những chuyến bay rẻ của AA đều đến nơi lúc nửa đêm, giờ đó thì có mà ngủ sân bay vì làm sao có thể tìm các losmen, guesthouse giá rẻ vào nửa đêm, chưa kể là taxi giờ đó giá cũng tăng đâu gấp đôi… Mà tôi cũng chẳng hiểu sao tháng 8, cao điểm nhất của mùa du lịch Bali mà MH lại có vé máy bay rẻ như vậy, ở thời điểm cận kề như vậy!



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_1910-1.jpg
Bạn thích màu xanh nào hơn? Còn tôi, tôi yêu tất cả những màu xanh Bali!


Cuối cùng, rời VN với xấp vé tàu và chiếc vé của MH, tôi đến Bali, dù hơi có khó khăn nhưng lời thiên hạ có bao giờ sai “you get what you pay” cũng như người Việt mình hay nói "tiền nào của đó" (dù đôi lúc, không, nhiều lúc, câu này chẳng đúng lắm giữa thời buổi hàng giả giá cao này!). Nên tôi chẳng bao giờ thở than về chuyện đó, chỉ chia sẻ để biết những khó khăn nho nhỏ trong những hành trình lang bạt sẽ làm thăng hoa cho chuyến đi – và thường rất khó quên những thời điểm đó, nhất là khi bạn đi một mình.



-----------------
* Các bạn muốn biết cách mua vé tàu ở Thailand, Malaysia… vào http://seat61.com/ nhé.

backpackervn
09-09-2012, 09:04
Như vậy, tôi đã đến Sulawesi, một miền đảo có nhiều, rất nhiều đảo đẹp của Indonesia nhưng hầu như tôi chưa nghe nói đến những ngày ở quê nhà.


Chuyến tàu K.M SIRIMAU từ Kupang đi Makassar đó dài hơn 2g so với dự kiến, 38g so với dự định là 36g. 38g lênh đênh cũng chưa là gì so với hành trình mấy ngày mấy đêm từ Ubon đến Bali của tôi trong chuyến đi này, cũng như so với chuyến xe bus cũng 38g trong hành trình từ Bukit Tinggi, Sumatra sang đến Jakarta, Java trong hành trình Sài Gòn - Bali đợt trước, cũng như còn ít hơn 10g so với chuyến tàu lửa 48g từ Thành Đô, Tứ Xuyên lên Lasha, Tây Tạng… Do vậy, điều này là chuyện nhỏ, rất nhỏ so với hải trình này. Ví dụ một chuyện khác, lớn hơn một tý, như chuyện trễ giờ khởi hành. Giờ khởi hành theo website của hãng tàu là 13g trưa, lúc mua vé cô bán vé ghi là 20g tối và khách nên ra sớm trước 2g. Cũng nên đi sớm vì sau 18g tối sẽ khó có các phương tiện công cộng ra bến tàu cách trung tâm Kupang 10km. Nhưng chuyến tàu đó không khởi hành lúc 20g tối, cũng như không khởi hành trong ngày hôm đó mà phải đến 2g30 sáng ngày hôm sau mới rực rịch rời bến. Hơn 8g chờ tàu (mà tôi có thể thêm rất nhiều tính từ, trạng từ cảm thán vào đây)…


Bạn tôi hỏi “tất cả những điều này có làm chuyến đi thực sự thăng hoa…”. Tôi cũng hay tự hỏi mình “có thật vậy không…”


----------------------


Lan man chuyện đi hay ở nơi những miền đất lạ.


Bali đẹp ư? Điều đó không thể chối cãi. Nhưng không chỉ riêng mình Bali đẹp trên đất nước vạn đảo này. Nhưng tại sao các bạn ít nghe đến các miền đất khác. Tôi không biết nhiều, nhưng một lý do, theo kinh nghiệm của riêng tôi qua những ngày qua, đó là việc di chuyển trên đất nước hơn 17.000 đảo này để đến những hòn đảo đẹp quả là một điều không đơn giản – nếu như bạn không có nhiều tiền để đi lại dễ dàng bằng những chuyến bay. Do vậy, tôi nghĩ điều này đã hạn chế rất nhiều những nước chân đi hoang của khách du. Vì ngay cả việc di chuyển bằng các phương tiện công cộng không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn đòi hỏi sức khỏe và sự chịu đựng rất cao. Bạn từng than thở về những chiếc WC ở Tibet, Trung Cộng… đó cũng là chuyện muỗi (!?) trên những cung đường lang bạt bụi bặm ở xứ đảo Nam Dương này.


Do vậy, mỗi lần ghé đến một miền biển đảo không cần đẹp lắm, chỉ cần sạch sẽ bình yên là tôi đã không muốn rời đi rồi – huống hồ những miền đất đẹp, quá đẹp mà tôi đã từng sa chân lỡ bước đến trong những ngày qua.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_2973-1.jpg
Tôi không cần biển đẹp lộng lẫy. Chỉ một hoàng hôn yên bình, bên biển lộng gió với những Bintang ngọt lạnh là đã quên mọi đường đi lối về…


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_3553-1.jpg
Cụm cây lá đỏ này không đẹp lắm, nhưng sao lại nở dưới bầu trời xanh màu gì lạ? Hay tại tôi “đổ” màu quá nhiều?
Không, cây không khoe sắc dưới trời xanh mà soi bóng trên mặt hồ, vì hồ xanh lạ nên tưởng là bầu trời chuyển màu lạ!


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_5401-1.jpg
Nhà nổi, chùa nổi… thì từng thấy… nhưng Thánh đường Hồi giáo trên mặt nước thì lần đầu tiên tôi thấy!



Nên, giờ tôi lại đang lưỡng lự giữa việc dừng chân hay tiếp tục lang bạt, chẳng biết giờ sao đây!

bluesky85
11-09-2012, 14:33
Topic của anh lại kéo em vào phượt, như buổi ban đầu, cái lần mà em lò dò đọc những dòng đầu tiên trong topic Bali bằng đường bộ của anh...

Sulawesi, em đã từng vẽ một cung đường... nhưng, cung đường đó tới giờ vẫn còn để lại trong tim. Thế giới đang chậm rãi lướt qua đôi mắt nhấp nháy những đam mê, vẫn tự nhủ mình còn nhiều thời gian, nhưng dường như cuộc sống cho ta quá ít sự lựa chọn...

Dù sao, vẫn còn một chút niềm vui nho nhỏ là lọ mọ vào đọc những dòng ký sự bất tận của anh!

Bình an và may mắn nhé! ^^~

backpackervn
12-09-2012, 20:15
Tôi tự mình hỏi mình, như tượng gỗ tự soi bóng mình… khi trong tâm thức câu trả lời đã sẵn. Nên, ngay trong đêm hôm đó tôi lại leo lên chuyến xe đêm rời Makassar, dù dư âm của chuyến tàu đăng đẵng, mới ngày hôm qua cập bến, vẫn còn chao đảo dập dềnh trong giấc mộng mị.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_5858-1.jpg
Tôi ngơ ngơ như tượng gỗ tự soi bóng mình cho câu hỏi rằng đi hay ở!


Tôi đến một miền đất mới, như Alice lạc vào miền cổ tích, nhưng khác. Miền đất như một trang sử xưa này dữ dội hơn nhiều – miền cổ tích không của những thiên thần hiền hậu, những tiên nữ duyên xinh… Miền cổ tích này tăm tối hơn nhưng nhiều màu sắc hơn và lạ lùng thay, lại quyến rũ đến lạ thường. Welcome to Tana Toraja!



-------------------------


@bluesky85, Sulawesi, theo những gì các bạn Tây nói, sau khi đã đi rồi thì sẽ không còn Bali, không còn Maldives... Chỉ còn lại Sulawesi!!! Và bpk đã tin một nửa!


---------------------------


Bali có gì lạ không em… – 1


…mai anh về em có còn ngoan?


Thực ra, em đã hết ngoan, từ lâu lắm rồi, nên giờ vẫn vậy. May mà em vẫn còn hiền!


Tôi gõ gì đây cho Bali, khi đã dành hết ân tình ghi từng chi tiết nhỏ nhất cho miền đất đẹp này trong hành trình “Lang thang Sài Gòn – Bali, đường bộ, một mình”. Nhưng, vẫn còn đó những giấc phút ngất ngây ngày trở lại, nên sẽ cố gắng gõ đôi dòng mua vui cho Bali những ngày mới này.


Đêm trước, cơn sốt dữ dội nửa khuya sau hành trình tàu xe dằng dặc mấy ngày Ubon – Bangkok – Hatyai – Kuala Lumpur – Bali làm đầu tôi bưng bưng và người khô không khốc sáng hôm sau. Chắc có thêm phần phụ họa của Bintang nồng nàn đêm trước nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn lết xác dậy vì hôm nay đã là thứ Tư, nếu không đến được ĐSQ Timor Leste nộp đơn visa (nếu may mắn sẽ có sau 3 ngày làm việc) để có thể lấy vào ngày T6. Không thì sẽ mất thêm 2 ngày T7, CN.


Uống vội ly café Bali, thơm dịu vì không hóa chất, không caramen, đậu nành, cau, bắp, gạo rang cháy… như ở quê nhà nhưng hơi khó uống tí vì cứ bột café và nước sôi chế vào không qua phin. Tôi lết ra đường hỏi thuê xe. Nhà nghỉ tôi ở có xe cho thuê, nhưng đã hết. Nhớ năm 2008 tôi thuê là 45.000Rp/ngày (24h), giờ tôi hỏi thì xe tay ga là 60kRp/ngày. Mấy chỗ đều vậy, thấy cũng hợp lý nên khi thấy trước nhà kia có mấy xe đẹp đẹp, quyết định sẽ lấy xe ở đó nếu như vẫn giá đó. Rảnh rỗi, trả giá thử xem chơi có mất gì đâu, thì lại được OK với giá chỉ 40kRp/ngày, cái giá mà khi tôi chạy xe về nhà nghỉ, mấy em trai ở đó lắc đầu kêu tôi xạo. Nên tôi bắt đầu nghĩ Bali vẫn còn (có người) hiền là vậy.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_2374-1.jpg
Giá bia ởấ Indo gp đôi giá ở Thái – nên mới vừa xa đã nhớ nhung da diết!!!


Vì tối qua, tôi nghĩ khác, khi thấy vật giá tăng gấp 3-4 lần ở các khoản: khách sạn, bia; gấp 2 lần ở khoản thức ăn so với 2008. Các nhà nghỉ giá 40kRp năm 2008 giờ là 150k. Bia năm đó khoảng đâu đó 10k tôi không nhớ chính xác giờ trong Convenient Store là 31k (trong khi đó ở các hàng quán bình dân chỉ 25k – đây là một điều rất quái đản về hệ thống cửa hàng tiện dụng trên toàn cõi Indonesia chứ không riêng gì Bali – rất ngược với Thailand, nên đêm qua tôi sụt sùi nhớ Thái!). Các quán xá bình dân ở khu Kuta gần bờ biển… giờ dẹp sạch, thay vào là các nhà hàng xanh đỏ… nên khách đi bụi nhà nghèo cũng hơi khó khăn trong việc ăn (còn uống thì phải bấm bụng chịu thôi)… Nói chung là đêm đầu tiên đáp xuống Bali tôi vừa mệt, vừa gặp những thay đổi này… nên chỉ muốn xong visa Timor Leste sớm để bắt đầu hành trình Xa hơn Bali của mình.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_2390-1.jpg
Tôi than van, “Phật” ngồi trên cao cười ngất “ku kia, dân chơi mà còn sợ con rơi à, Bali chứ đâu phải Vũng Tàu nhà ngươi mà than với thở!”


Vừa mới cho điểm cộng cho việc thuê xe, điểm cộng cho tiếp là giá xăng ở Indo quá rẻ, 4.500Rp/l (#10kVND), vọt ra đường tôi tối tăm mặt mũi – cho tiếp Bali mấy điểm trừ. Kẹt xe kinh hoàng & đường bây giờ một chiều không hà. Giá xe hơi ở Indo rẻ, chỉ đắt hơn xe gắn máy chừng gấp đôi (với xe hơi cũ), xăng rẻ… nên giờ xe hơi, taxi chạy cứng đường. Xe máy ngày càng rẻ, đâu cũng vậy, nên đường càng đông đúc. Đang mệt mỏi vì bịnh, kẹt xe giữa nắng nóng khói xăng làm tôi muốn ngộp thì thêm cái nữa đường giờ một chiều hầu hết nên cung đường tôi định hướng theo bản đồ giờ banh xác pháo. Phải vừa đi vừa hỏi vì nơi tôi muốn đến là khu hành chính, không có trong các bảng chỉ dẫn đường, mà rất nhiều và sẽ giúp dễ kiếm cho những ai muốn đến các danh lam thắng cảnh.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_2445-1.jpg
Còn em gái cười duyên, “than làm chi anh, Bali có em xinh đây đón anh nồng nàn mà, cười lên cái coi!”


Do vậy, tôi mất hơn 2g chạy lòng vòng vừa đi vừa hỏi đường, chạy lố đường một chiều xong vòng lại xa lắc, rồi lại hỏi, lại đi lố… để đến được ĐSQ nước Cộng Hòa Timor Leste, trong khu Renon xa lắc. Cung đường mà sau này tôi chạy chưa đến nửa tiếng từ Kuta, khi đã biết đường đi lối về…



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_2470-1.jpg
Còn Bali em đây đông thì đông thiệt, đông như vầy nè, chật đường kín phố luôn…. Nhưng không đông làm sao vui mà than thở vậy anh?


Mừng rỡ tôi ngao ngáo cười như Liên Xô với anh lính trẻ gác cổng ĐSQ, nhưng có ngờ đâu những câu chuyện khác đang chờ sẵn!

(tbc.)

backpackervn
14-09-2012, 18:15
Tôi đã rời Tana Toraja, qua Poso, giờ đến Ampana, đang chờ, đang chờ....

----------------------



Bali có gì lạ không em… – 2.


… mai anh về em có còn ngoan….


Quên, phải nói tiếp vụ Bali vẫn còn hiền, tiếp tục thể hiện qua cung đường từ Kuta đến Renon… Mà chính điều hay ho Bali còn giữ được này đã làm tôi quên bớt phần nào những nhọc nhằn của buổi sáng hôm đó. Và cả trong những ngày sau đó, khi nhớ về những chuyện của ngày đầu tiên bỡ ngỡ với một Bali xa lạ sau chỉ một thời gian ngắn – đó là sự nhiệt tình hết mức của người dân Bali trong việc chỉ đường cho khách lạ đang ngơ ngơ ngáo ngáo giữa đô thị tấp nập người qua xe lại bận bịu ngược xuôi xuôi ngược…


Buổi sáng hôm đó, đoan chắc rằng tôi đã hỏi đường hơn 30 người, vì cớ sự như đã nói như trên. Và ai cũng nhiệt tình trong việc chỉ đường cho tôi. Từ những người dân ở gần khu Kuta thông thạo tiếng Anh đến những anh bảo vệ đứng ven đường tôi lười nhác ghé xe vào hỏi cho tiện, đến những người phụ nữ ngồi ven đường chỉ vừa nghe tôi nói “xin lỗi…” đã lắc đầu nguầy nguậy xua tay “không nói tiếng Anh, không nói tiếng Anh..”… Nhưng khi nghe đến chữ Renon liền đứng dậy huơ tay múa chân chỉ đường cho tôi. Tôi tiếc nhất là tấm bảng đồ vẽ bằng nhánh cây trên mặt đất cát bụi lề đường mà một anh thợ đang sửa đường vẽ tận tình để chỉ dẫn cho tôi. Dù hôm đó cảm ơn anh và các bạn anh rối rít nhưng lo vội chạy đi, một lúc sau đó mới sực nhớ là sao mình không chụp hình lại tấm bảng đồ trên cát bụi đó – như một minh chứng cho những ai cho rằng tôi cưa bom, quăng lựu đạn về sự nhiệt tình thân thiện của người Bali. Nhưng thôi, cũng có lẽ không cần phải chứng minh – chỉ cần giữ trong miền nhớ là mình đã từng được vẽ tặng một tấm bảng đồ trên đường phố Bali – là đủ lắm rồi.


……….



Lại kể tiếp câu chuyện sáng hôm đó ở ĐSQ Timore Leste, dù câu chuyện thực ra đã bắt đầu vài tuần trước đó.


Trong quá trình chuẩn bị cho hành trình Xa hơn Bali, tôi hơi vất vả khi tìm thông tin về 2 miền đất mới tôi dự định đến. Không có L.P về 2 miền đất này dù đã cày nát PNL, LL để tìm mua (nhưng sau đó lại may mắn tìm được 1 cuốn), cả khi sang Bangkok, rồi sang Bali vẫn không tìm thấy 2 cuốn LP đó. Thực ra lúc đó cũng tính nhờ vả vì biết trong diễn đàn có bạn đã từng tải xuống toàn bộ các cuốn LP. Nhưng thôi, tự nhủ mình tự tìm thông tin trên mạng, xem như ngày chưa biết LP thì đã sao.


Và, đập vào tôi là thông tin về sự khó khăn trong việc xin visa vào 2 nước này (nếu đi bằng đường bộ). Đây là 2 nước nằm trong 3 nước gặp nhiều khó khăn nhất, trong các nước Châu Á, trong việc xin visa; và được các bạn tặng cho rất nhiều các “mỹ từ” mà không dám nhắc lại ở đây. Sở dĩ tôi phải kể cho đủ “top 3” từ dưới lên này vì nước thứ 3 trong đó là đất nước “mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, cánh cò bay lả rập rờn…” mà không-nói-ra-thì-ai-cũng-biết. 2 nước kia, thì trong đó có Timor Leste mà tôi đang nộp đơn đây.


Tôi đã phải chuẩn bị đủ thứ, cả Giấy xác nhận số tiền trong tài khoản bằng tiếng Anh của ngân hàng (phải tốn chút tiền), thư viết tay ghi rõ lý do tại sao muốn vào Timor Leste, vào rồi định đi đâu, cam kết là chỉ đi du lịch, không làm gì bậy bạ khác,… photocopy đầy đủ passport, trang có con dấu ngày vào Indonesia… hình đủ size đủ cỡ… Cầm cả một xấp dày trong tay ngồi hồi hộp chờ trước ô cửa sổ tò vò trước căn phòng của anh nhân viên nhận hồ sơ của ĐSQ.


Dù chỉ một mình tôi ở đó buổi sáng đó, cũng mất hơn 30p tôi mới nghe tiếng gõ vào cửa kính lốc cốc yêu cầu tôi đến nộp hồ sơ. Xem hết cả xấp giấy tờ, anh nhân viên sẽ sàng xếp gọn lại, nâng niu mấy tấm hình thẻ của tôi đã chụp từ lâu và nhờ bạn photoshop thật bảnh tỏn (!) lên xem, khẽ thở dài, lắc đầu “problem, problem”.


Tôi hơi xấu hổ vì ngỡ rằng anh ta nói sao giữa người và hình là hai phương trời cách biệt (vì hình làm tất cả các loại thẻ quy định không chụp quá 6 tháng), mặt đang đỏ rần lên thì lại nghe anh nói “red, red” gì đó không rõ qua tấm kính cách ly, tưởng anh ám chỉ mình đang đỏ mặt… thì mặt tôi lại càng phừng phừng lên. Rốt cuộc, khi tôi nói rằng không nghe rõ, anh nhắc lại “Phông nền của tấm hình này không được, phải là màu đỏ!”.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_2239-1.jpg
Ai biểu – Bali đẹp như Borobudur thu nhỏ vậy mà hổng chịu ở lại mà lo đi chi cái xứ hóc bà tó đó giờ than?


Lúc này thì mặt tôi từ đỏ chuyển sang xanh – vì từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ nghe (mà bạn có nghe?) là chụp hình thẻ phông nền màu đỏ chưa, nên tôi ngơ ngác hỏi lại. Thở dài trước sự tối dạ chậm hiểu ngu lâu của tôi, anh lôi một tấm hình thẻ của một bạn nào đó, với phông nền đỏ rực như màu cờ xứ Việt đưa tôi xem. Tôi bủn rủn tay chân, vì giờ mà gửi hình qua email về lại quê nhà, gọi điện thoại nhờ bạn chuyển đổi phông nền, gửi qua email lại, tôi chép ra usb đi rửa… thì mà có tới mùng thất mới xong cái vụ hình, nói gì đến vụ visa.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_2262-1.jpg
Ai biểu – bộ biển ở bển xanh hơn biển Bali hay sao mà đòi sang bển.


Do vậy, lấy chút tàn hơi còn lại tôi hỏi ảnh “vậy anh có biết gần đây có chỗ nào chụp hình thẻ có phông nền màu đỏ”, anh hùng dũng khoát tay một vòng thênh thang “ừ, có đó, đi đó đó…” rồi đẩy xấp hồ sơ trả lại cho tôi.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/DSCN8628-1.jpg
Ai biểu – hay đồng bên đó xanh hơn đồng Bali mà cứ nhất định phải sang bển.


Đất trời trước mặt tôi bỗng chao đảo, rồi quay mòng mòng. Không hiểu vì tôi đang bị sốt, rồi sáng lo đi công chuyện không ăn sáng bụng đói meo giờ đường huyết tụt, hay vì xấp hồ sơ giờ bỗng nặng như ngàn cân trong tay tôi nữa….



(tbc.)

KURAKURA
15-09-2012, 13:04
:D Nasi pecel thật ra chỉ có 5000 đến 7000Rp thôi anh ạ (giá SV bọn em hay ăn ở quán và cantin trường), em nói nghẹn cả người vì cũng đã từng hay ăn món đó, chả có súp siếc gì :D. Con bia thì trong quán đắt là phải. Tụi em hay mua ở quán 7/11 thì chỉ 24 hay 25000Rp . Vẫn còn rất đắt so với 1 bữa cơm!!!(beer) Dù đắt nhưng sao thấy nhớ Bintang quá!

À, em vừa đi Pakse với anh Chaubaogia về, cũng muốn đi Ubon và 4000 đảo nhưng mà ko có thời gian nên lại vòng về, hẹn lần tới. Nếu lần sau có anh đi thì vui quá! Đang rất mong được gặp anh để hóng hớt vụ Sulawesi và cả 38h lòng vòng từ Bukit Tinggi tới JKT nữa. Em nghĩ chắc là anh đã bị nhồi "móp cả mông", phải ko?:))

binhan
15-09-2012, 22:00
Khi đọc những bài mới của anh thì em đã quay lại "X", dù lần 2 này gặp vấn đề và được vào phòng VIP ở khâu nhập cảnh gần 1/2 tiếng :) Nhưng nếu so với những vất vả của hành trình mới của anh thì chả si nhê gì.
Cô gái anh chọn khi chụp xinh quá, chắc đạt những tiêu chuẩn casting khi thực hiện TVC :) (các tiêu chuẩn đó giờ em vẫn còn lưu, hihi)
Đang ngóng chờ những bài về Sulawesi và Timor Leste của anh.

trekasia
16-09-2012, 13:36
[I]

Lúc này thì mặt tôi từ đỏ chuyển sang xanh – vì từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ nghe (mà bạn có nghe?) là chụp hình thẻ phông nền màu đỏ chưa, nên tôi ngơ ngác hỏi lại. Thở dài trước sự tối dạ chậm hiểu ngu lâu của tôi, anh lôi một tấm hình thẻ của một bạn nào đó, với phông nền đỏ rực như màu cờ xứ Việt đưa tôi xem.

(tbc.)
Có nước India đấy bpk ơi.
Mà sao ko bay thẳng từ Bali vào rồi đì đường bộ ra lại Kupang cho đỡ phiền nhiễu vụ VISA?

backpackervn
18-09-2012, 15:06
Tôi chờ…. và tôi đã gặp….


Ampana. Tôi gõ những dòng này trong lúc chờ chuyến xe đêm nay từ Ampana đi Palu, sau khi vừa mới xuống chuyến phà về từ Malenge, Togean, Central Sulawesi. Ngồi gõ bên lề đường, dưới bóng cọ, nhờ chiếc bàn của hàng quán vỉa hè chỉ bán về đêm. Trước mặt là biển xanh êm, con đường loáng nắng, những chiếc xe ngựa chạy lóc cóc thỉnh thoảng qua lại trên đường vắng thênh thang.


Chuyến phà hành xác từ Malenge – Ampana, từ 6g sáng đến 3g chiều hầu như không suy suyễn chút nào những hình ảnh về Malenge…


---------------------

@ KURAKURA, ở Bali thì không có thứ gì trong các khu du lịch “ăn được” dưới giá 15.000Rp thì phải. Sulawesi á, “có những niềm riêng làm sao nói hết!”.

@ binhan, chúc mừng. Khi nào về lại vậy?

@ trekasia, bpk đi India vài lần, làm hồ sơ hình vẫn phông nền màu xanh/trắng bình thường mà. Không bay từ Bali đi Dili rồi ra khỏi qua đường Kupang vì nhiều vấn đề. a/bay đắt hơn đi đường bộ (!); b/trên đường từ Bali đến Kupang có nhiều điểm đẹp cần ghé (Komodo National Park, Kelimutu Volcano Lakes…); c/ thời hạn cho visa 30 ngày, nên tận dụng hết thời gian đó bằng đường bộ để thăm thú trước khi renew ở Timor Leste... và còn...


Bali có gì lạ không em… – 3.


(Để xua tan bớt không khí “than thở”, “u ám” của những dòng gõ về Bali ngày đầu vừa quay lại, tôi chia sẻ vài tấm hình gom góp trên cung đường Xa hơn Bali kỳ này. Tôi sẽ không kể tên các miền đất của chúng cho đến ngày thật sự “đến” đó trong hành trình Xa hơn Bali này.)


Chào mấy anh cảnh vệ, lắc đầu chỉ chỉ cái tấm hình thẻ còn run rẩy cầm trên tay, tôi hướng ra đường, nơi góc ngã tư mà ĐSQ Timor Leste nằm, kiếm con đường nào 2 chiều để chạy đi tìm tiệm chụp hình. Vì đã quá sợ những con đường 1 chiều vòng vèo làm tôi lạc lối miết sáng nay nên giờ cứ đường 2 chiều đi cho chắc.


Chạy miết, đôi lúc thấy những con đường 1 chiều to đùng hoành tráng, nghĩ là dễ kiếm tiệm chụp hình hơn nhưng vẫn không dám rẽ vào nên cứ đi theo con đường 2 chiều nhỏ lé. May mà cuối cùng cũng thấy một tiệm chụp hình thẻ tôi xông vào, thấy tôi xí lô xí là ‘red, red’… anh thợ chụp hình biết ngay, lôi tấm vải đỏ hoe hoét căng lên và kêu tôi ngồi vào. Mượn tạm chiếc áo sơ-mi trắng chua lòm của tiệm, tôi tròng đại vào vì đi lơn tơn có bao giờ đem áo vải theo. Chụp xong tấm hình tôi ra ngồi đợi, thời gian đó tranh thủ điền thông tin vào các form mẫu vừa lấy. Khoảng 20p sau, cô chủ tiệm kêu tui tới lấy hình – tưởng lộn hình ai, nhìn mãi té ra hình mình. Mình đây sao?


Chỉ mới mấy ngày lăn lóc, bệnh sơ sơ, nhưng có lẽ tại mệt nhoài vì con đường, vì bụi bặm 2g đồng hồ từ Kuta lên Renon sáng nay, nhìn vào tấm hình đỏ loét đó, tôi cứ tưởng ai đó vừa ở trỏng mới ra chứ chẳng phải mình. Nhưng thôi, có cái màu đỏ loét đó là được rồi. Dù sao, mắt đó, mũi đó, miệng đó cũng là mình – có điều gom chung lại nó hổng giống!?



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_7302-1.jpg
Nghe chuyện chán quá – nhìn màu xanh trời biển cây cối này cho nó hạ hỏa!


Chạy về ĐSQ, hí hửng nộp hồ sơ, anh chàng gật gù khi thấy mấy tấm hình đỏ loét đó, rồi kêu tôi đưa hết hồ sơ – rồi lại ngồi chờ. Lát sau, tôi nghe tiếng cửa kính gõ gõ và dấu hiệu kêu tôi ra sau vào trong phòng. Vào trong, ngồi xuống bàn tôi thấy trên bàn có chiếc kính lúp, loại kính tròn, nhỏ, dài, không cán cầm tay của mấy ông thợ sửa đồng hồ hay đeo vào mắt chứ không phải loại có cán cầm tay mà mấy ông già dùng đọc báo. Ngạc nhiên, khi thấy anh nhân viên đeo nó vào rồi nhìn vào con dấu của Hải quan VN đóng dấu ngày tôi xuất cảnh tại Mộc Bài, chỉ cho tôi. “Không thấy ngày tháng năm cụ thể mày ra khỏi VN, ở đây chỉ có ngày, tháng, không có năm”. Mà thật sự tôi cũng không tìm thấy năm trong con dấu đó khi nhìn kỹ. Có lẽ vì các anh hải quan có một loại mực đặc biệt chỉ nhìn thấy dưới ánh đèn của hải quan hay không – nhưng giờ tình ngay lý gian là không thấy thiệt. Anh ta chỉ mấy con dấu của Tân Sơn Nhất có rõ ngày tháng năm hỏi tôi sao cái này thì có mà cái kia thì không? Tôi làm sao trả lời (mà bạn nào rảnh rỗi, thử lật mấy cái con dấu trong passport thử xem sao há). Tôi ú a ú ớ hồi lâu, trong khi anh ta cứ lầm bầm “problem, problem…”. Tôi chợt nghĩ và nói “hay là anh xem con dấu nhập cảnh vào Cambodia, đúng ngày tháng năm đó luôn nè, tôi ra khỏi Việt nam mới vào được cambodia chứ…”. Thế là anh ta xem con dấu nhập/xuất Cambodia, rồi Thailand, rồi Malaysia… rồi bắt đầu hỏi “mầy làm nghề gì mà đi suốt…”…. Sau khi OK vụ con dấu là đến vụ tra khảo thông tin, “tại sao đi Timor Leste”, “có qua đó làm việc không”, “có quen ai, có thư mời, tài chính đảm bảo như thế nào, đi những đâu, ở những đâu, xem cái gì, chơi cái gì…” Còn kỹ hơn là cuộc thi vấn đáp tốt nghiệp đại học bao nhiêu năm về trước của tôi! Phòng có máy lạnh lạnh ngắt mà tôi vẫn toát mồ hôi….


Rồi cũng xong, anh ta khoát tay kêu tôi ra ngoài ngồi chờ. Một lát sau, anh ta gõ vào cửa kính lốc cốc đưa tôi biên nhận hẹn thứ 6 ghé lấy giấy tờ. Nhìn đồng hồ, chỉ còn 3p nữa là đến 12g trưa.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_7497-2.jpg


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/IMG_7523-2.jpg
Những thiên đường của sắc màu (hình chụp từ trên mặt nước, với máy cùi bắp chứ không phải hình chụp dưới nước với máy chuyên dụng). Bạn có thấy những chú cá, sợ không đủ màu nên rủ về đây cho thêm sắc!


Mừng hết lớn, tôi lại cười như Liên Xô với mấy anh cảnh vệ đang lục đục chuẩn bị đóng cổng đi nghỉ trưa, tôi ra đường. Mới xong chuyện thứ nhất của ngày hôm nay, tôi phải làm tiếp chuyện nữa là ra bến xe Ubung hỏi thăm giờ giấc, thời gian, giá cả… cũng như chuẩn bị đường đi nước bước cho ngày Xa hơn Bali.


Lại than thở - Màn 2 cảnh 2 của ngày đầu quay lại Bali lại tiếp tục.


(tbc.)

backpackervn
19-09-2012, 12:50
Tôi lại gõ lóc cóc những dòng này khi vừa đến Palu, mua xong vé chuyến tàu KM. Umsimi của Pelni Ship. Rồi ngồi chờ đêm đến, lên tàu. Không phòng nghỉ, không nước nôi, qua mấy chuyến tàu xe áo quần luôn đẫm ướt mồ hôi trong cái nắng và cái nóng miền cận xích đạo… tôi sẽ làm gì cho hết ngày hôm nay trong cái nóng nung người của phố cảng Palu, trước khi chia tay một Sulawesi huyền ảo mà giờ mới ngây ngô biết để đến một miền đất mới – Kalimantan.

Chào nhé Sulawesi! Hẹn ngày gặp lại không xa!


---------------------

Bali có gì lạ không em… – 4.


(Cũng như entry trên, chia sẻ vài tấm hình gom góp trong những ngày phiêu bạt Xa hơn Bali – để đỡ nhàm chán.)



Không lý giờ lại than thở tiếp chuyện kiếm đường đến bến xe Ubung mất cũng hơn tiếng đồng hồ trong cái trưa nắng nóng đó. Đành lướt nhanh qua câu chuyện tương tự như câu chuyện sáng nay về sự thân thiện của người dân Bali trong việc chỉ vẽ đường xá cho khách lạ. Cũng y câu chuyện cũ.


Rồi tôi ghé Ubung, bến xe xế trưa vắng tanh, hầu như các chuyến xe, các công ty đều hướng về cung đường Jarkarta, Yorja… nên xe các tuyến đó nhiều. Tuyến đi về đông, về Flores, Sumbawa… ít xe. Hỏi miết mới có một chú kia dắt đến “văn phòng” của hãng xe có tuyến đi Bima, Sape, Labuan Bajo… Anh “nhân viên” nhà xe chìa ra tấm bảng in màu đẹp đẽ ghi rõ giá và giờ chạy của xe, đi từ Bali đến Sape giá vé đến 350.000Rp (tức gần 750.000vnd) cho cung đường này – và giải thích vì phải qua 2 chuyến phà. Sở dĩ tôi chọn dừng ở Sape vì vẫn chưa quyết định sẽ đến Komodo National Park bằng con đường nào, nên không hỏi vé đến luôn Labuan Bajo, nếu cộng thêm đoạn đường và cả chuyến phà đi mất 9g nữa có lẽ vé sẽ lên đến gần 500.000Rp. Nghe giật cả mình vì a/ theo LP giá vé từng chặng cộng lại (LP không nói giá cả đoạn đường dài đó - có lẽ ít có ai khìn khìn mà đi như tôi vậy) không đến thế; b/ giá này gần như bằng vé máy bay LCC rồi… Nhưng có một điều tôi hơi lạ là khi tôi hỏi chuyến xe đi hết bao nhiêu giờ, đến đó lúc mấy giờ thì anh này ú ớ, phải hỏi mấy người khách đang chờ chuyến xe đi chiều đó mới biết và trả lời cho tôi. Do vậy tôi nói chuyện bâng quơ rồi đi. Để kiểm tra một lần nữa cho chắc, tôi vào luôn văn phòng làm việc của bến xe Ubung (dù có bảng hướng dẫn là có Tourist Information nhưng tìm hoài không thấy) thì mấy anh nhân viên, trong đồng phục người nhà nước đàng hoàng, chìa ra một bảng giá vé tương tự như bảng hồi nãy anh kia đưa. Tôi gật gù liếc qua, cảm ơn… rồi đi.


Chuyện còn rất dài để đi đến kết luận, nhưng tôi nhảy cóc để chia sẻ với các bạn thông tin về bến xe Ubung. Tấm bảng giá vé đó là các “anh cò” tự in và tự cho giá cả. Ở một văn phòng du lịch Labuan Bajo, giá vé niêm yết từ đó về Bali chỉ 250.000Rp (đã bao gồm cả chuyến phà sang Sape) và tôi đã hỏi lại chắc chắn. Một điều nữa là tôi đã tận mắt thấy các anh cò tự ý chỉnh đổi giá trên một tấm bảng giá vé, ngay trước mắt tôi. Tôi sẽ kể chi tiết ở dịp khác vì nó có liên quan đến một tấm hình khá thú vị khác!



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/IMG_3692-1_zps233747dc.jpg
Một trưa xanh, vài cây dừa đòng đưa soi bóng bên nương bạc lấp lánh kề nương non xanh mởn


Nhưng, tất cả những điều này không làm tôi băn khoăn, vì đó là công việc của họ, nhất là ở miền đất bị thương mại hóa quá nhiều… Họ phải kiếm tiền bằng cách nào đó, dù sao đi nữa cũng là “thuận mua vừa bán”. Vì nếu cảm thấy “không thuận mua”, như tôi đã, và tìm cách binh đường khác, thì điều đó vẫn bình thường. Điều tôi quan tâm là tại sao các anh nhân viên của văn phòng bến xe lại sử dụng bảng giá vé đã bị nâng giá gần gấp đôi đó để đưa cho khách. Vì các anh đâu có bán vé, và các anh sẽ kiếm được gì, một cách cụ thể, qua việc giới thiệu tấm bảng giá vé đó đến khách vì các nhân viên/hãng xe… sẽ chia chác như thế nào vì làm sao biết được khách mua vé đó là từ nguồn giới thiệu của các anh, hay các anh chỉ làm vậy để giúp mấy người kia, hay các anh chỉ nhận số tiền/quà tượng trưng nào đó… Giờ vẫn còn théc méc!



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/IMG_3360-1_zpsfcb71645.jpg
Một chiều muộn, ráng đỏ soi bóng bên ruộng mới.


Dĩ nhiên những câu hỏi này không có trong tôi lúc đó, vì toàn bộ câu chuyện này mãi về sau, “kinh qua” 2 bến xe nữa tôi mới biết. Nên những thắc mắc của tôi chiều đó là chuyện khác, là giá vé mắc như vậy, tính đường đi nước bước như thế nào cho hành trình rời khỏi Bali của mình.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/IMG_7762-1_zps99b6e7fe.jpg
Một mai sớm biển nửa mưa nửa nắng – nên cầu vồng đôi lấp lánh bên mù sương bên xanh biếc.


Vừa chạy xe, vừa suy nghĩ, đến lúc thấy tấm bảng chỉ đường trước mặt chỉ về Kuta hay hướng đi đến ngôi đền “giữa biển” lừng danh Tanah Lot tôi mới giật mình dừng lại. Vì chuyến đi trước, tôi ghé Tanah Lot vào buổi sáng, nên giờ mới ngần ngừ. Nên về Kuta nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc hay quay về thăm chốn cũ, xem thử nó có thay đổi như Bali đang đổi thay hay sẽ gặp một hoàng hôn Tanah Lot (mà người ta đồn rằng) tuyệt đẹp hay chăng.


Rồi tôi rẽ phải.


(tbc.)

backpackervn
19-09-2012, 12:56
Bali có gì lạ không em… – 5.


… quá lạ luôn…


Tanah Lot là điểm must-see cho bất kỳ ai du lịch đến Bali. Xem như đi Bali mà chưa ghé Tanah Lot là chưa đi. Mà đã đi Tanah Lot là phải đi lúc hoàng hôn, vì theo nhiều tài liệu sách vở (!?)ngắm hoàng hôn rơi trên biển nơi ngôi đền Tanah Lot này là đẹp nhất (!). Nên nếu đi Tanah Lot mà chưa đi lúc hoàng hôn rơi trên ngôi đền cũng như chưa đi Tanah Lot. Nên, vì lần trước tôi đi Tanah Lot lúc mai sớm, nên vì chút danh hão :T mà tôi bon chen cố ghé ngôi đền, dù trong người mệt rã rời. Dù ngôi đền “giữa biển” này có đến 80% là nhân tạo, được xây dựng lại với sự tài trợ của Nhật. Nhưng, vị trí của người Nhật trong tâm trí người Bali giờ đã thay đổi, cũng như Tanah Lot.


Con đường đến Tanah Lot vẫn như ngày cũ, vì năm đó tôi đi cũng dịp tháng 8 nên mùa vẫn xanh, đường vẫn miên man qua những nương đồi lúa con gái đang thì. Có điều, lần này đi nhanh hơn. Không phải vì quen đường. Làm sao nhớ nổi con đường chỉ chạy đi về có 1 lần, cách đây những 4 năm! Nhưng gần hơn vì chiều nay không có những lễ lạt trên đường khiến tôi dừng chân lại chụp hình. Gần hơn vì cũng không dừng chân nhiều trước những cánh cổng đẹp hàng nêu cao lúc lẳng. Gần hơn vì không trầm trồ mê mải trước những ngôi đền đen nho nhỏ hầu như trước cửa mỗi cụm gia đình, rồi lại ngó nghiêng, chụp hình… Nên tự nhiên thấy Tanah Lot sao gần.



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P8050016-1_zps5f316028.jpg
Con đường xanh đến Tanah Lot tôi đi 2008.


Khi gần đến nơi, chiều cũng muộn, tôi nhiều lần phải dạt nép vào trong lề để nhường đường cho những chiếc xe du lịch, lúc đầu còn lẻ tẻ, sau đó là từng đoàn, từng đoàn… nên bắt đầu nghi ngờ. Và quả nhiên, từ xa ngoài đường, tôi đã choáng ngợp với bãi xe đông đen những chiếc xe du lịch, và đông đen nhiều đoàn khách nhiều chuyện xí lô xí là. Điều mà tôi không thích, nếu không muốn nói là ghét, khi giờ đây ở Bali dân địa phương sau khi biết tôi không phải là người Indonesia họ đều chào “Nị hảo”. Điều mà 4 năm trước đây chưa có! Do vậy, sau khi nhăn nhó cáu kỉnh đánh chánh “Tao không phải dân Ba Tàu” tôi còn nói thêm với họ nhiều chuyện nữa mà không tiện gõ vào đây! Nên giờ càng bực mình!



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/P8050075-1_zps74fa864f.jpg
Tanah Lot của năm cũ.


Như người Indonesia, tôi chạy thẳng xe vào bãi, khỏi mất tiền gửi xe. Đến khi mua vé, tôi đưa tờ 50.000Rp thì được đưa lại đến 5 chiếc vé. Đang cầm vé lớ ngớ (chưa kịp tính chuyện đem bán lại!), thì anh bán vé nghi nghi, kêu lại hỏi gì đó bằng tiếng Bahasa rồi lấy lại xấp vé, đưa trả tôi 20.000Rp và 1 chiếc vé khác. Té ra, vé cho người địa phương chỉ 10.000Rp, còn cho khách nước ngoài 30.000Rp, gấp 3 giá địa phương và hình như là gấp 3 lần giá năm cũ. Tặc lưỡi tiếc cho xấp vé 5 chiếc chưa kịp bán lại (kiếm chút đỉnh tiền còm mua bia!), tôi chen lấn ngang qua những hàng quán ken đặc bán đủ thứ hầm bà lằng xá cầu… đi vào trong. Rôi càng tiếc khi phát hiện được một con đường dành cho người địa phương mà giá như tôi có chạy xe vào như họ thì cũng chẳng ai nói gì!


Và càng tiếc hơn nữa, tiếc đớn đau… khi Tanah Lot hiện ra trước mặt!



https://i847.photobucket.com/albums/ab33/bpkvn4/IMG_1936-1_zps1e0e88bd.jpg
Tanah Lot của 2012, đừng nhìn, đừng so sánh với hình năm cũ nhé! Vì sẽ thêm đau lòng!
(Bạn biết dân tình xứ nào khoái mặc áo màu đỏ chứ!)


Thiệt là đau lòng quá đi thôi!


(tbc.)

PHAM-PEK
19-09-2012, 14:33
Tại vì trên các diễn đàn "phượt" của cái bọn thích mặc áo đỏ này, họ đua nhau quảng cáo rằng Tanah Lot (mà họ dịch là Miếu Thần Biển) là nơi đẹp nhất để ngắm hoàng hôn trên đảo Bali. Dân họ lại có truyền thống chỉ đi những nơi đã được quảng cáo và đến đó chụp cải ảnh về khoe rằng "đã từng đến".

Năm ngoái, tụi mình đi xuyên Việt, Sinh cafe từ Sài gòn ra Mũi Né, trên xe có 80% là dân áo đỏ. Họ cũng được quảng cáo về Mũi Né y như vậy. Mà không hiểu sao, tại lục địa họ ăn mặc không đến nỗi đáng ghét lắm, cứ ra nước khác là họ bắt đầu hạ thấp giá trị của bản thân bằng những cách ăn mặc rởm rít, với những bộ quần áo, hay váy, hay mấy miếng vải quấn cực kỳ lòe loẹt. Đến nỗi bạn mình phải bảo: "đừng nói tao là dân TQ nhé, nhìn thấy đồng bào cảm thấy xấu hổ quá"...

Sorry vì làm loãng chủ đề của bạn. Tháng 10 mình sẽ đi nghỉ Yogya và Bali, đọc lại cả Topic đường bộ Sàigon - Bali của bạn và cập nhật được thêm nhiều thông tin bổ ích. Thanks và chúc bạn khỏe trên mọi nẻo đường.

backpackervn
21-09-2012, 14:24
Welcome to Balikpapan, Kalimantan!


Nói đến Balikpapan, hoặc ngay cả Kalimantan thì có lẽ ít người biết. Nhưng nói đến đảo lớn Borneo thì có nhiều người biết hơn về khu rừng nhiệt đới lớn nhất nhì thế giới này. Nhất là ai đã từng say mê loạt phim Anaconda đều biết về chuyến phiêu lưu trong rừng rậm Borneo để tìm loài huyết lan bí ẩn, có sức mạnh cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử….



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_7837-1_zps3d7f0527.jpg
Đến ngay cảng biển cũng nằm ngay bên dưới mảng rừng rậm rịt, nên huyết lan chắc cũng nằm đâu đó mà thôi!


Tôi, lúc đầu không dự định sang Kalimantan, nhưng rồi thay đổi ý định, cũng vì loài huyết lan này!


---------------

@noguy9, cảm ơn những chia sẻ của bạn. Hy vọng bạn sẽ còn thích Bali sau khi đọc những dòng này. Nhưng đi Bali mà để "nghỉ" thì hơi uổng - vì Bali là nơi đển "khám" "phá"... :T



Bali có gì lạ không em… – 6.


Ai xem hình Tanah Lot 2012 rồi bỏ ý định đi Bali đừng trách tôi nhé!


Thật ra, Tanah Lot vẫn không đổi. ngôi đền trên một hòn đảo (80% nhân tạo) này vẫn vậy, nhưng cái thay đổi là thời điểm đến và số lượng người quá đông. Có thể đây là một thời điểm đẹp để chiêm ngưỡng hoàng hôn chìm dần trên biển tím là phông nền của những ngôi đền. Nhưng, với số lượng người đổ về quá đông (cũng như tôi già đầu vẫn dại) vì “danh tiếng” của hoàng hôn Tanah Lot nên cảnh có đẹp mấy cũng thành xô bồ.


Nhưng theo tôi, cảnh (chụp) hoàng hôn của Tanah Lot không đẹp vì một lý do khác – lý do này lại rất quan trọng cho những người không chỉ thích “been there, done that” mà còn thích được sang tận ngôi đền để đứng chụp hình gần nhất có thể (hoặc với ý tốt hơn là để cầu nguyện). Vì thời điểm buổi chiều khi triều xuống thấp, lúc mọi người có thể đi bộ qua cụm đền Tanoh Lot (để làm những việc trên) thì chính là lúc nước cạn, để trơ phần nền đá thay vì là biển xanh sóng vỗ vây quanh như buổi mai sớm. Do vậy, hình chụp sẽ không còn đẹp.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1933-1_zpsd2523418.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/P8050097-1_zps383bb930.jpg
Cùng một góc chụp Tanah Lot vào hoàng hôn và buổi sáng. (Hình cũ đứng lên ghế nên góc nhìn không bị vướng đám cỏ cây).

Một lý do nữa, cũng rất quan trọng, trong việc chụp hình Tanah Lot không đẹp lúc hoàng hôn là vì chất lượng của máy ảnh. Chụp hoàng hôn là phông nền phía sau thì ngôi đền sẽ bị đen thui vì ngược nắng nếu máy không có các chức năng cao cấp. Còn chụp xuôi chiều nắng thì đã cuối ngày buồn hiu hắt (lại còn bị cái đám lố nhố đó làm xấu thêm) nên hình rất khó có thể đẹp. Và hầu như vị trí của góc nhìn hoàng hôn Tanah Lot giờ đã bị các hàng quán chiếm hết rồi. Thực ra, cũng chẳng đáng là bao cho một chai bia ngồi đó ngắm hoàng hôn, thế nhưng lấy ai đi chụp hình để về khoe của (hoặc nói nặng nói nhẹ). Nhưng rất khó để có thể kiếm một chỗ đứng để chụp hình giữa những dãy bàn ken người đó – trong khi đó, nếu đến vào ban ngày vắng khách, bạn có thể leo lên ghế để chụp hình – như lúc trước tôi đã từng.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1961-1_zpsb8c3e690.jpg
Một góc khác của hoàng hôn Tanah Lot.


Thế nên tôi cũng đi thật nhanh để chụp các tấm hình, đủ lý do để trưng ra chứng minh cho thiên hạ, khi lỡ nói nặng nói nhẹ về Bali bị lên tiếng phản bác, rồi cũng kiếm một góc mà ngắm hoàng hôn rơi trên Tanah Lot.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_7168-1_zpse900e5ed.jpg
Nhưng mà đi Bali làm chi há!? Khi ở Indonesia còn có biết bao là biển đảo đẹp lắm, đẹp hơn Bali luôn!!!:T


----------------------

P/S: Giờ, tôi hết thấy lạ khi có người bạn bỏ ra vài chục triệu (cho 2 người) mua tour đi Bali về thở than quá trời. Chắc là bạn ấy cũng đến điểm must-see Tanah Lot một chiều như tôi!


(tbc.)

dochuyencam
22-09-2012, 20:20
Hic, đọc cái đoạn dấu Mộc Bài của bạn làm mình cũng hết hồn. Mấy cái dấu mình xuất ra nhập vào theo đường bộ thì HQ Việt Nam ko có số năm bạn ạ, mình xem dấu đóng ở Lào Cai cũng vậy. Hic, may mà chưa thấy ai hỏi mình vụ này ko thì mình cũng lâm cảnh mồ hôi lã chã trong pòng điều hòa quá :(

backpackervn
22-09-2012, 20:49
Bạn tôi nói tôi xạo, làm gì mà tôi lang thang đến rừng già Borneo vì loài huyết lan hoang tưởng nào đó!?



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_7044-1_zps2ff4a23c.jpg
Lộng lẫy huyết lan (!?) (Tên tôi tự đặt, trúng chịu, trật chạy đạn há)


Tôi chia sẻ tấm hình về loại huyết lan mà tôi đã gặp ở một nơi không phải Kalimantan/Borneo, nhưng chính vì thấy sự lộng lẫy của những đóa huyết lan này, tôi tin rằng trong già sâu thẳm Borneo có huyết lan thật sự nên mới lần mò tìm đến.


Dù mọi việc sẽ không dễ dàng. Như tôi chia sẻ hình ảnh về một trong những nơi tôi đã qua.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_5984-1_zpsd835580c.jpg
Đây là một cung đường tôi đi. Và tôi đã vào hang động này một mình – tôi thề là tôi nói thật, tôi đi một mình thiệt đó! Bạn có biết bao lâu rồi tôi mới hết sợ!


---------------

@dochuyencam, cảm ơn thông tin của bạn, mà đúng ra trước giờ có ai để ý và có bao giờ bị hỏi đâu? Mà sao kỳ vậy ta, đóng dấu ngày tháng mà sao lại không có năm?


Bali có gì lạ không em… – 7.


Về lại Bali….


Thực ra, các bạn đừng hiểu lầm về Bali, như tôi đang “nặng nhẹ” hờn trách. Như một người đi xa quay về, tưởng người em xóm nhỏ ngày xưa giờ vẫn mong chờ mình, nhưng giờ đây thấy ngõ nhà em xôn xao khách qua người lại, em yêu kiều buông lơi tóc hờ hững bên khung cửa ngắm hoa thơm kẻ si tặng, xem như không thấy người xưa, nên người xưa bức bối, bực bội… lên tiếng càm ràm :T. Vậy thôi.


Bali vẫn nồng nàn, dù đường hơi đông một tý, nhưng so với Sài Gòn thì có là gì đâu?


Bali vẫn trong trẻo, dù có thêm một chút khói bụi nhưng gió biển sẽ xua nhanh, so với một trưa nắng đứng ở một ngã tư đường phố nào, ken giữa những chiếc xa tải và hàng 2 hàng 3 những chiếc xe buýt ngang ngược chiếm hết đường xá thì có nghĩa lý gì?


Bali có thêm nhiều áo đỏ, áo màu… nhưng so với những hàng trái cây, những siêu thị, những cửa hàng thời trang… đầy rẫy những hàng lạ mà dù không nói ra ai cũng biết... thì có xi-nhê gì đâu.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1926-1_zps7dda1d46.jpg
Biển Kuta vẫn rực rỡ trong nắng, vẫn trong trẻo sạch sẽ dù lượng khách tăng lên gấp bao lần.


Bali, Kuta hay Tanah Lot dù quá tải, dù đông đúc nhưng vẫn không có những bãi biển đầy rác đủ các loại như đâu đó quê mình, dù người có đông đúc lố nhố, thì người địa phương vẫn luôn nở nụ cười chào khách lạ, nhất là khi thấy khách lơ ngơ chạy lạc đường, hay cố tình đi lạc để kiếm một chốn vắng, một nơi lạ, hay tệ hơn là kiếm một ngách nhỏ để đi vào không qua cửa kiểm soát vé, dành chút tiền còm cho những chai Bintang nồng nàn những hoàng hôn lơi lả bên biển biếc.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1955-1_zps23589f30.jpg
Hoàng hôn Tanah Lot vẫn rực rỡ ráng chiều, bóng dáng bao người giờ đệm thêm nét duyên cho ngôi đền bên biển.


Nên những “than thở” về Bali sẽ chấm dứt tại đây, biến nhanh những những chai Bintang trên biển đêm ấy cùng tôi, để từ ngày mai, bạn sẽ gặp lại một Bali trong trẻo nồng nàn như ngày xưa nhé.


------------------


Bali có gì lạ không em….

… mùa thu hoa lá vương đầy ngõ, anh sẽ tìm em trong cánh chim….



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1977-1_zpsd4d71e41.jpg
Con đường tôi đi mai sớm ngày hôm sau, rực rỡ và nồng nàn.


Và, con đường này mai sớm tôi đi, đưa tôi đến những miền đất khác, để tôi lại khám phá một Bali khác, như mọi lần…


----------------------------
* Chân thành tạ lỗi nhà thơ Nguyên Sa

backpackervn
23-09-2012, 20:49
Bali có gì lạ không em… – 8.



Bali có gì lạ không em….

… mùa thu hoa lá vương đầy ngõ, anh sẽ tìm em trong cánh chim….


Trước khi chia tay Tanah Lot, tôi nhất định phải “trả lại tên cho em” bằng tấm hình tôi thấy thể hiện rõ nhất về ngôi đền trên đảo, dù đảo rất gần bờ này. Thủy triều dâng cao cách chia ngôi đến và đất liền, nhưng vẫn có thể thấy mỏm đá từ bờ rất gần với ngôi đền. Biển mai sớm chưa biếc xanh nhưng cũng ngời ngợi, được tô thêm bởi những con sóng bạc đầu vỗ về, thêm nét duyên. Ngôi đền đen trên cụm đá đen được nhấn nhá bởi những cụm bông giấy đỏ rực rỡ, thêm chút sắc màu, như sợ biển xanh, mấy trắng, nắng vàng chưa đủ thắm. Vậy đó, Tanah Lot rực rỡ như vậy, nên khi nào ghé Bali bạn nhất định phải ghé Tanah Lot nhé.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/P8050097-1_zps3357989e.jpg
Tanah Lot trong mai sớm, đẹp bình yên.


Qua một đêm bồng bềnh chẳng biết vì sóng, vì Bintang :T , vì cơn sốt đã lui nhanh, vì tự chúc mừng mình vì dù sao việc nộp hồ sơ visa vào Timor Leste cũng đã trót lọt,… tôi lại thấy Bali trở nên quyến rũ trở lại (!?). Nên dù lướt khướt đêm trước, tôi vẫn nhất định mai sớm sẽ lên đường thật sớm, đến một nơi mà kỳ trước tôi chưa đến, để dành cho lần quay lại Bali sau, nghĩa là kỳ này nhất định phải đến.


Như tôi đã chia sẻ không ít lần, Bali được mệnh danh là thiên đường du lịch không chỉ vì những bãi biển, mà là sự đa dạng, của rất nhiều thứ, gói gọn trong một hòn đảo nhỏ. Trong đó, việc địa hình từ biển xanh trong phút chốc đã lên núi đồi cao ngút, khí hậu từ cận nhiệt đới nóng ẩm được vuốt ve thêm bởi cái nóng ẩm của đại dương chẳng mấy lúc đã vào những miền tiểu khí hậu mát mẻ như vùng ôn đới. Đó cũng là một trong những cái thú cho những ai chán chê với sóng biển, nắng gió đại dương muốn nghỉ ngơi vài ngày trong những vườn xinh hoa miền ôn đới rực nở và những cơn gió mai lạnh ve vuốt.


Con đường tôi đi buổi mai đó cũng hướng về một miền đất như vậy.


Nhưng, chưa kịp đến đó, Bali một mai sớm thật sớm đã ban thưởng cho khách du vẻ đẹp của một ngày thu trong trẻo, của một ngày thu hội hè… mà lần nào đến, quay lại Bali tôi cũng mải mê mê mệt…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1968-1_zpsef5d0c8d.jpg
Những cánh đồng mua thu Bali với lũ vạn thọ điểm tô làm tôi da diết nhớ quê xưa, nhớ Tết cũ…


Những cánh đồng mùa thu Bali rất lạ, từ đồng nước bạc đến mạ non xanh đến vàng ươm chờ ngày gặt hái,… cứ xen kẽ đây đó. Nhưng con đường sáng nay đặc biệt ngang qua một cánh đồng xanh thì con gái được tô điểm bởi vườn vạn thọ vàng hơ hớ. Làm tôi tốn biết bao thì giờ ngồi hít hà hương lúa đang thì, hương vạn thọ hăng hắc nhưng thân thương và làm nhớ xiết bao những cái Tết quê xưa sum vầy ấm áp. Chỉ đến lúc giật mình khi tia nắng sớm ngang qua vờn đùa trên mặt mới nhớ lý do tại sao mình phải đi thật sớm, để lại cuống cuồng chạy.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1973-1_zpsabf02a7b.jpg
Rồi sau những cánh đồng, làng quê lại vào hội hè


Nhưng làm sao vội vã được khi sau những cánh đồng xanh là làng quê (lại!!!) đang vào hội hè. Rồi tôi lại mất bao nhiêu thời gian cho những hàng cây nêu đong đưa trong nắng sớm, giản dị nhưng sao quyến rũ, rồi những sắc màu hội hè rực rỡ con đường…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1976-1_zps4ff4c2bc.jpg
Tôi yêu những hàng nêu duyên dáng..


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1978-1_zpsa4f2dc77.jpg
…bên những con đường vàng rực dưới trời xanh Bali.


Có bao giờ Bali không có hội hè không vậy! Để khách du có thể yên tâm lên đường…


(tbc.)

twodrargon
24-09-2012, 16:43
Chào Backpackervn'
Chúc bạn luôn chân cứng đá mềm trên những cung đường Kalimantan.
Hình như ở Bali bạn quên cái nầy rồi thì phải: "Bali Hai" .Đây là chiến tích của tớ năm 2010
https://farm9.staticflickr.com/8171/8019048943_ec27de5e26.jpg

backpackervn
25-09-2012, 11:20
Tôi tranh thủ gõ vội những dòng này, trong lúc chờ chuyến xe đêm nay. Vì ngày mai, tôi lại tiếp một chuyến xe đêm. Rồi ngày mốt, tôi lại có một chuyến tàu (ghe) dằng dặc cả ngày lẫn đêm….


Tôi sắp chia tay Heart of the Darkness - Tangjung Puting, miền hoang dã và huyền bí rừng rậm Borneo. Tôi đến đây trong một tâm tưởng khác, ra đi với một tâm tưởng hoàn toàn khác. Biết rất khó một ngày trở lại nơi này, tôi càng ngần ngừ khi ra đi, nhưng còn con đường dài của tôi phía trước.


Tangjung Puting…. bao giờ….



Những dòng trên là của ngày hôm qua, gõ rồi nhưng chưa kịp post. Còn bây giờ, đang chờ chuyến xe chiều, tranh thủ lướt net. Tôi đang gõ những dòng này ở thành phố Banjarmasin, một thành phố của miền Kalimantan nhưng sao chẳng khác nào miền Tây nước Việt!


-----------------------

@twodragon, cảm ơn lời chúc của bạn. Bali Hai thì bpk không quên đâu. Có điều hiện giờ, khi tập đoàn sở hữu Tiger mua lại Bintang, họ làm tiếp thị kiểu chèn ép rất dữ nên giờ Bali Hai hầu như văng khỏi Bali cũng như vắng bóng ở Indonesia. Thật tình ở Poppy Gang 1, Kuta có một quán có bán Bali Hai, nhưng giá cũng tương tự Bintang nên uống Bintang cho nó lành! Okie, từ giờ đến những ngày còn lại trên đất Nam Dương, nếu kiếm được Bali Hai sẽ làm vài ve & chụp hình.



Bali có gì lạ không em… – 9.



Bali có gì lạ không em….
… mùa thu hoa lá vương đầy ngõ, anh sẽ tìm em trong cánh chim….


Bali có bao giờ không hội hè đâu há!? Miền đất với gần 365 ngày hội hè trong năm này có lẽ phù hợp nhất cho kẻ sống đời phiêu bạt ham hố hội hè như tôi….



Vừa dứt lòng đi khỏi những con đường đẹp xanh ngắt mai sớm, tôi lại lạc vào phố đông những người vui trong lễ hội. Cầm lòng không đậu, cũng phải dừng chân lại ngắm nghía, may mà họ đi bên kia đường, bên phía mặt trời, chụp kiểu nào cũng bị ngược nắng nên đành nên đành lên xe tiếp tục dong ruổi…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1982-1.jpg
Lại hội hè...


Con đường ngang qua những cánh đồng nhiều màu, rồi bắt đầu leo lên những con dốc dài uốn lượn. Cái mát lạnh trong trẻo của mai sớm miền biển, rồi đồng bằng lúa thơm… giờ thay bằng những cơn gió lạnh đôi lúc tái tê của miền đồi núi. May mà con đường không chỉ đi ngang qua những khe đèo hun hút gió mà giờ bắt đầu lượn lờ qua những triền núi đong đầy đầy sắc đỏ kiêu hãnh của lũ hoa gạo – hoa gạo giữa tháng 8 mùa thu!



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1988-1.jpg
Đỏ rực giữa trời xanh...


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1983-1.jpg
Trong bóng râm vẫn rực lửa kiêu hãnh, không thua kém gì núi lửa hùng vĩ xa xa...


Những sắc màu mùa thu nơi miền xuôi chưa đủ để Bali khoe sắc, nên giờ đến lượt những cây gạo trổ bông. Lúc khoe khoang bên những ruộng đồng xanh ngắt, xa xa ngọn núi lửa nào vấn vương nhấn nhá chút khói trắng bảng lảng vào trời xanh. Lúc lại nghiêng mình bên những nếp nhà nâu xám là lạ, làm những gam màu nâu trầm trở nên đậm đà giữa trời mây núi Bali…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1993-1.jpg
Thêm duyên cho những gam trầm...


Hoa gạo đỏ rực kiêu hãnh kia, mày có ngừng trổ bông để kẻ phiêu bạt có thể tiếp bước lên đường!


-------------

* Lỡ nó hổng phải hoa gạo thì cũng kệ nó há, cứ thay cái tên khác vào là được thôi mà!


(tbc.)

binhan
27-09-2012, 22:15
Khoảng 20p sau, cô chủ tiệm kêu tui tới lấy hình – tưởng lộn hình ai, nhìn mãi té ra hình mình. Mình đây sao? => Nhìn hình nhớ lại mình 10 năm về trước hả anh.

Ngạc nhiên, khi thấy anh nhân viên đeo nó vào rồi nhìn vào con dấu của Hải quan VN đóng dấu ngày tôi xuất cảnh tại Mộc Bài, chỉ cho tôi. “Không thấy ngày tháng năm cụ thể mày ra khỏi VN, ở đây chỉ có ngày, tháng, không có năm”
=> Má ơi, em cũng bị vụ này, mà là tháng, do mực in mờ, nhậu tám tiếp vụ này nhe anh.

Sau khi OK vụ con dấu là đến vụ tra khảo thông tin, “tại sao đi Timor Leste”, “có qua đó làm việc không”, “có quen ai, có thư mời, tài chính đảm bảo như thế nào, đi những đâu, ở những đâu, xem cái gì, chơi cái gì…” Còn kỹ hơn là cuộc thi vấn đáp tốt nghiệp đại học bao nhiêu năm về trước của tôi! Phòng có máy lạnh lạnh ngắt mà tôi vẫn toát mồ hôi….=> Còn em. Sao mày đi qua đây mà có 200 usd? Mới đi về sao lại đi tiếp ? Gần 15 phút với hàng loạt câu. Cũng trong phòng VIP máy lạnh, cũng toát mồ hôi như anh.

P/S: Giờ, tôi hết thấy lạ khi có người bạn bỏ ra vài chục triệu (cho 2 người) mua tour đi Bali về thở than quá trời. Chắc là bạn ấy cũng đến điểm must-see Tanah Lot một chiều như tôi!=> Mà chuyến đi đó 4 ngày, hihi. Giờ vẫn còn đau lòng nè anh.

Tanah Lot của 2012, đừng nhìn, đừng so sánh với hình năm cũ nhé! Vì sẽ thêm đau lòng! => Em đi vào 2011, mà chắc người đông hơn anh chụp. :)

Có thể đây là một thời điểm đẹp để chiêm ngưỡng hoàng hôn chìm dần trên biển tím là phông nền của những ngôi đền => đọc câu này lại nhớ đến lần đi Nam Lào, lần ngắm chiều tím đầu tiên, nhớ đến mấy câu trong bài hát "Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài".

Giờ mới gõ được cho anh vì hơi lu bu làm công việc thay tả. Chúc anh vui.

backpackervn
02-10-2012, 19:49
Thật khó để gõ những dòng này, khi chiều nay, chỉ một tý nữa là tôi đã văng ra khỏi miền đất này, trong một tâm thế chưa sẵn sàng…


Những ngày dài, thật dài…


Từ hôm ở Banjarmasin (miền nam Kalimantan) gõ vội thêm vài dòng cho đoạn viết ngắn đã gõ ở Pangkalan Bun (miền trung Kalimantan) nhưng chưa kịp đến tiệm net để upload, tôi miên man qua những vùng đất lạ của rừng rậm sông nước Kalimantan/Borneo. Chuyến xe trưa đó từ Banjamarsin đưa tôi đến Samarinda (miền đông Kalimantan) trễ, trễ đến gần 6g so với dự định làm tôi hụt chuyến tàu ngược dòng Mahakam. Tôi phải nhảy lên chiếc xe cọc cạch đến Kota Bangun đuổi theo chiếc tàu ở đoạn sông đó. Rồi từ Kota Bangun, con tàu ngược dòng Mahakam dừng chân ở Long Iram, nơi cuối cùng nó có thể đi được những ngày mùa khô sông cạn.


Lang thang Long Iram và rừng núi lân cận, tôi lại xuôi Mahakam, ghé bến miền rừng già Melak, đi tìm loài phong lan huyền thoại của rừng rậm Borneo... và những miền đất lạ, rất lạ khác. Từ Melak, tôi lại lên tàu xuôi về Samarinda, để đi tiếp đến Pampang một ngày vui hè hội. Từ Pampang, tôi quay lại Samarinda, rồi Balikpapang, để lại leo lên con tàu KM Bukit Siguntang tiến lên miền ngược.


Lênh đênh 32 giờ, tôi chạm ngõ Nunukan, phố nhỏ không có tên trong Lonely Planet, nhưng là cửa ngõ đến một miền đất khác. Tôi suýt nữa lại leo lên cano để sang miền đất mới đó, nhưng nghĩ sao, lại dừng chân nơi đây, rồi gõ những dòng này…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_8350-1.jpg
Bình minh sương khói mịt mờ trên dòng Mahakam… làm lòng lữ khách cô độc chơi vơi chơi vơi…



Những đêm đò dọc ngược xuôi Mahakam hùng tráng, giữa sương lạnh trời khuya, tôi như lại nghe giọng ai ngậm ngùi “… chiều nay sương khói lên khơi, thùy dương rũ bến tơi bời… đời nhịp sầu lỡ bước hoang mang rồi…”


-----------------


@binhan, cảm ơn những chia sẻ! Và chúc mừng ‘lại’ lên chức!

@jinnynhungoc, cảm ơn bạn đã chia sẻ. (Sorry vi hộp thư đã hết quota nên đành gõ ở đây).


Bali có gì lạ không em… – 10.


Hoa gạo đã thôi đỏ, nhưng vầng trăng mong manh vẫn không chịu bỏ tôi buổi mai đó, nên tôi vẫn lang man trên con đường thăm thẳm…


Cỏ cây đã đổi màu, đi lên miền cao, thông tùng xanh um đã thay cho những hàng cây miền nhiệt đới bên dưới. Cái lạnh trong trẻo miền cao nguyên giữa Bali biển đảo thật thú vị, nhưng thú vị hơn nữa là bên dưới một đồi thông xanh, bên kia những cội thông già nghiêng cao che bóng,… một ngôi chùa lặng lẽ tinh khôi trong nắng mới Bali.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1994-1.jpg
Ngôi chùa đẹp trong nắng mai… Bạn có thấy mảnh trăng xa xăm?



Ngạc nhiên và thú vị vì gặp một ngôi chùa Phật giáo trên miền đất của Hindu giáo, trong đất nước Hồi giáo. Nên dù đã nhủ thầm là không ghé bất kỳ đâu nữa cho đến khi đến nơi, tôi vẫn phải dừng chân bên ngôi chùa đẹp. Chùa thật đẹp vì cỏ cây xanh ngắt vây quanh, bên bóng thông tùng râm mát,… những pho tượng Phật hiền từ và thanh khiết trong nắng mới… Tôi như đang gặp một Bali nào khác vậy!



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1998-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1997-1.jpg
Thật ngạc nhiên gặp những pho tượng Phật ở Bali.



Và cũng vì (những Bali) khác gặp phải quá nhiều trên đường đi (!?), nên khi đến nơi, dù ngoài đường nắng vẫn làm làng phố hội hè rực sắc nhưng khi vào trong, mây xám đã phủ buông xuống hồ một màu u ám.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2093-1.jpg
Ngoài đường, nắng vẫn làm đẹp làng quê hội hè…


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2005-1.jpg
Nhưng vào trong, hồ buổi mai sao vội xám!


Vậy mà lặn lội đi thật sớm để làm gì vậy hả trời!


(tbc.)

vntoan1983
02-10-2012, 22:30
Mình ẫn còn vươn vấn cung đường bộ từ đền Ulun Danu qua núi lửa Batur, khí hậu cao nguyên mát mẻ, một bên là vườn cam quýt, phía bên kia xa xa là đại dương xanh ngắt. Chúc bpv khỏe để đi tiếp.

backpackervn
04-10-2012, 23:19
Welcome to Sabah, Borneo*, Malaysia!

(* Welcome từ hôm qua lận! & Bạn nào đọc bài của tôi kỹ từ trước đến giờ sẽ hiểu vì sao có chữ Borneo ở đây.)


Sau khi đã ngược xuôi lặn lội qua các vùng đất của Kalimantan, Indonesia tôi lại leo lên chiếc tàu tốc hành rời Nunukan đến Tawau, Malaysia một trưa miền xích đạo nắng nóng. Chỉ kịp dừng ở Tawau để chụp một tấm hình, tôi lại leo lên xe đi Sukau, bỏ qua miền Semporna mà trước đó tôi dự định tạt ngang, để xem thử mình có là 1 trong 120 người may mắn mỗi ngày được ghé thiên đường Sipadan hay không.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_9353-1.jpg
Hoàng hôn đỏ, giữa trời xanh, trên dòng Sungai Kinabatangan.


Rời Sukau, rời dòng Sungai Kinabatangan sóng sánh vàng trong hoàng hôn đỏ tôi trôi dạt đến Sandakan, miền đông Sabah, để nghe mưa đêm rơi rơi trên biển Sulu, buồn đến não lòng…


“…mưa ơi mưa, mưa từ vực sâu, hay mưa rơi từ đỉnh trời đau…”

------------------



Bali có gì lạ không em… – 11.


Nhưng, đó mới là Bali, khi nửa bên này trời xám, nửa bên kia mây trắng vẫn lững lờ trong nắng vàng trời xanh,.. để khách du chỉ cần nghiêng nghiêng góc máy là sẽ có những góc hình đẹp.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2059-1.jpg
Bên này xám mây, bên kia xanh trời, như chiếc phướn vàng này sẻ chia bầu trời Bali làm đôi vậy!


Miền đất tôi đang ghé thăm là một miền đất lạ. Tôi không nói lạ vì nơi đây phong cảnh đẹp, đẹp đến nỗi hình ảnh của nó được đưa lên tờ 50.000Rp, tờ bạc mệnh giá lớn thứ nhì của Indonesia, chỉ thua tờ 100.000Rp (#220.000VND). Lạ, là vì nơi đây là một ngôi đền Ấn giáo – Phật giáo. Và, dù rất nhiều người, và nhiều bạn trong diễn đàn này, đã từng đến đây nhưng tôi chưa thấy ai đề cập, cũng như có những tấm hình về sự hiện diện của ngôi tháp Phật giáo trong cụm di tích lộng lẫy này.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2042-1.jpg
Ngôi tháp Phật giáo nhỏ yên ắng trong một góc nhỏ, cũng không khuất mấy vì trên đường đi vào vẫn thấy.


Và trong buổi sáng tinh sương, tôi ngồi bên góc khuất ngôi tháp cổ xưa hoang phế, nhìn dòng người hăm hở, hối hả ngang qua mảnh vườn xanh, nơi ngôi tháp Phật giáo lặng lẽ, để tiến về những ngôi đền Hindu lóng lánh ngoài kia, nhìn lên những nụ cười hiền hậu sau tấm mạng nhện bỗng lung linh trong nắng mới… chợt thấy lòng nhẹ và bình yên…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2055-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2049-1.jpg
Gương mặt Phật hiền hậu sau tấm mạng nhện, bên lũ cỏ cây hoang dại.



Chợt mơ làm sao lũ mưa bên trời xám mây kia bay về ngang đây, để trong mai sớm bình yên được nghe thánh thót …giọt mưa trên lá, tiếng nói thầm thì, bóng dáng Phật về xoa vết thương trần thế…



(tbc.)

backpackervn
06-10-2012, 23:53
Bali có gì lạ không em… – 12.


Những bạn nào đã đến ngôi đền Ulun Danu Beratan rồi có thấy lạ khi tôi chia sẻ những tấm hình trên?


Có thể bạn sẽ không lạ với những tấm hình về ngôi tháp Phật giáo, dù bạn có thể đã thấy nhưng không chụp hình. Nhưng bạn sẽ rất khó có thể thấy tấm hình hồ mây xám xịt, nơi có một con đường nhỏ ra đến trang thờ nhô ra giữa hồ. Vì đơn giản là vị trí đó không nằm trong khuôn viên khu du lịch Ulun Danu, dù cũng nằm ngay trên gương hồ Beratan.


Vì vị trí đó nằm trên con đường nhỏ ven hồ, cách xa khu du lịch Ulun Danu mà chỉ có ai đến hồ bằng con đường không mua vé/trốn vé mới có thể ngang qua đó được (!?) :T


Vậy đó, đi lang bạt trốn vé vừa tiết kiệm, vừa gặp thêm cảnh mới – sao lại không làm vậy!? :T


Số là chiều qua, sau khi “uất hận” đóng góp 30k Rp cho ngôi đền Tanah Lot rồi phát hiện có thể vào đền bằng những con đường thông thoáng khác, tôi đồ rằng các nơi khác ở Bali chắc cũng có thể như vậy. Nên khi chạy xe đến hồ Beratan, ngang qua khu du lịch tôi để ý thấy có các con hẻm nhỏ rẽ theo hướng đổ vê hồ. Rẽ vào con hẻm đầu tiên – hẻm cụt. Rẽ tiếp con hẻm thứ 2 thấy đường thênh thang, rồi hồ hiện ra trước mặt. Mừng, nhưng chưa xong vì phải xem có đường vào khu du lịch hay không, và nếu có, con đường đó có bị rào, khóa lại hay không.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2079.jpg
Không phải Ulun Danu (!?) nhưng cũng đẹp lung linh vậy!


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2074-1.jpg
Tôi thích góc nhìn này.


Đúng vậy, có một con đường vào hồ và có 2 lần khóa, nhưng cả 2 cổng hiện đều mở. Đây là con đường đi ngang qua khu Lake View Resort và có một quán café Lake View. Có 1 cửa/có khóa từ khu du lịch đi vào resort, cửa này nằm ngay gần ngôi đền ven hồ. Một cửa/có khóa khác ngăn khu resort với bên ngoài – nơi tôi chạy xe vào. Nhưng sáng nay, cả 2 cửa đều mở. Tuy nhiên, vẫn có một chú bảo vệ đứng gần cổng bên trong khu du lịch Ulun Danu nhìn nhìn khi tôi bước vào. Giả lơ như mình đã chụp hình ngôi đền đã đời, vào uống café rồi giờ ra (mà thực ra giờ đó quán café vẫn chưa mở!), tôi lơn tơn đi luôn không chụp hình ngôi đền ngay kế đó. Một lát sau quay lại mới bắt đầu bấm máy.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2025-1.jpg
Một góc nhìn sặc sỡ của Ulun Danu.


Nên, cũng nhờ vậy mà tôi lại có những góc hình khác về Ulun Danu – mà tôi rất thích, dù ngôi đền lộng lẫy trong nắng mai này quả là một điểm nhấn khá đặc biệt cho Bali!


(tbc.)

backpackervn
08-10-2012, 22:28
Mới đó mà tôi đã lang thang ở Kota Kinabalu 3 đêm rồi. Đêm nào cũng mưa, mưa khuya lắc khuya lơ… Nửa đêm mưa đánh thức, chếnh choáng nửa tỉnh nửa mê cứ ngỡ ở nhà mình – nhưng quê nhà ơi, sao xa ngái…


-----------------


Bali có gì lạ không em… – 13.


Nói về “ngôi đền không phải Ulun Danu”. Thực ra, ngôi đền vẫn nằm trong cụm di tích Ulun Danu nhưng không là 1 trong 2 ngôi đền chính nằm trên “đảo” của hồ Beratan. Do vì nằm trong “đất liền”, dù chỉ cách “đảo” có vài mét, ngôi đền này ít được thấy trong các tấm hình về Ulun Danu. Thêm một điểm nữa, ngôi đền nằm trong hàng rào/bờ tường đá, trong khuôn viên của những đền đài vẫn đang phụng sự việc thờ cúng hàng ngày của người dân địa phương, và do-vậy-họ-không-cho-người-ngoài-vào, nên ít người lưu ý để chụp hình. Bạn nhìn bức tường đá mấp mé trong khung hình bên dưới sẽ hiểu lý do này, cũng như sẽ hiểu hơn cho việc tôi “khó nhọc” đến thế nào để có tấm hình này. :T



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2075-1.jpg
Cố gắng để có một khung hình trọn vẹn hơn về ngôi đền. Bạn lưu ý về số tầng lớp các mái đền nhé.


Lại nói về “một góc nhìn sặc sỡ” của Ulun Danu. Thực ra, ngôi đền vẫn lặng yên nằm đó, giữa thênh thang đất trời. Nếu chụp bên góc này thuận nắng, hình sẽ long lanh. Nếu chụp bên góc kia ngược nắng, hình sẽ tối, nhưng với nhiều người sẽ là khung hình trầm mặc cần có cho một ngôi đền. Còn quanh hồ, sẽ là đất đai xám xịt, sẽ là hoa cỏ nhiều màu, sẽ thêm cờ phướn tung bay… tùy theo góc nhìn bạn chụp, phụ thuộc sắc màu bạn thích (mà qua đó người khác sẽ hiểu và đánh giá bạn!!!) :Dam. Ngôi đền không có lỗi trong việc bạn đổ thêm màu quanh nó – điều quan trọng là việc pha thêm màu đó có phù hợp hay không mà thôi! Với tôi, trong gần cả trăm tấm hình chụp quanh ngôi đền Ulun Danu buổi mai sớm đó, hình nào cũng phù hợp hết!!!



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2071-1.jpg
Trầm mặc Ulun Danu…


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2031-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2034-1.jpg
Lung linh, lung linh Ulun Danu… Bạn thích hình nào? (& nhớ lưu ý số mái đền nhé).


Lại nói về lý do muộn màng của tôi cho mãi đến giờ mới viếng một ngôi đền đẹp như vậy dù đã ghé Bali vài lần – âu cũng là chữ duyên, nhưng cũng là kinh nghiệm, trong cái mà tiếng Anh gọi là “communication skill” mà tôi học cả đời vẫn chưa ngộ…


(tbc.)

binhan
09-10-2012, 05:37
Nói ra sợ bị cười chê chứ em chưa được ngắm Ulun Danu mà chỉ ngắm Tanah Lot. May thay trên áo em lại lưu được hỉnh ảnh đền Ulun Danu bằng sáp ong của một nghệ nhân người Indonesia. Hôm nay ngắm hình đại ca chụp đỡ ghiền vậy. Mà máy có 3 triệu chụp gì đẹp vậy. :D

backpackervn
09-10-2012, 22:50
Thiệt tình là chẳng hiểu sao nữa! Mai tôi rời Kota Kinabalu, nhưng đến giờ, nửa đêm về sáng, ngồi ngắm mưa bay hiu hắt, vẫn không hiểu mình đến đây để làm gì! Rất thiệt tình!


Những ngày mưa tháng 10, KK chợt mưa chợt nắng, đỏng đảnh còn hơn Sài Gòn. Nhưng, nhờ vậy, một vũng nước mưa, nước chưa kịp rút trên vỉa hè, trở nên lóng lánh hơn ngày thường. Lóe sáng, như hào quang… rồi chỉ còn là vũng nước.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_0293-1.jpg
K2 những sáng mù mây tháng 10…


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_0337-1.jpg
… rồi nắng về để vũng nước nhỏ chợt long lanh bừng sáng. Nhưng nắng ơi, sao mày đi nhanh thế….


----------------


Bali có gì lạ không em… – 14.


Từ vạt nước mưa vỉa hè K2, tôi nhớ quá gương hồ đẹp Ulun Danu một sáng bình yên hoa vàng ấm áp..



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2026-1.jpg
Niệm khúc hoa vàng Ulun Danu.


Buổi sáng đó, ngồi ngắm hoa vàng Ulun Danu, chợt nhớ bài tình ca Niệm khúc hoa vàng. Nhớ đến bủn rủn tay chân câu ca buồn não nề “…mai, nếu khi ta về, đời phiêu lãng thân ê chề, còn ai thắp lên ngọn đèn chờ khuya…”.


Ừ, mai, nếu như tôi về…


(tbc.)

antigone
10-10-2012, 09:44
Hình ảnh của Bpk lại làm mình nhớ Bali rồi! Lần đó đi Bali, nhóm bạn và mình ai cũng mê mẩn Ulun Danu nhất, cả ngôi đền trên mặt hồ và những gì xung quanh hồ, cả không khí rộn ràng hội hè khi đó nữa... :)

backpackervn
11-10-2012, 20:27
Chia tay Kota Kinabalu tôi lại trôi dạt đến một miền đất mới – một ngày thật khủng khiếp, hiếm có trong cuộc đời lang bạt của tôi, chỉ vì những lon bia Skol Super Strong, 9 độ cồn, 500ml… của đêm chia tay K2 trễ tràng và muộn màng.


Nhưng sức sống lại về khi đêm về. Nên gửi tặng vài tấm hình về miền đất mới.


Đêm về, bóng đêm không có tội hay có tội khi che dấu nhiều điều trong nó, chỉ để lấp lánh những vàng son lộng lẫy phô trương…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_0562-1.jpg
Đêm lung linh, còn ngày có lung linh…


Và đêm, nói về đêm không thể thiếu những mỹ nhân, chủ nhân thật sự của màn đêm…


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_0635-1.jpg
Mỹ nữ thành BSB…


Welcome to BSB, land of black-gold!


……………….


@vntoan1983, binhan, antigone,... cảm ơn các bạn đã chia sẻ.



Bali có gì lạ không em… – 15.


Buổi sáng mùa thu đó, tôi đến Ulun Danu vừa may mắn vừa không may mắn (!?). Không may mắn vì ý định của tôi là đi thật sớm, khi gió chưa lên mặt hồ im ắng để có thể chụp những tấm hình có ngôi đền soi bóng xuống hồ xanh. Nhưng với cái tật la cà và cũng vì những con đường quá đẹp của mùa thu Bali, tôi đến nơi hơi trễ, khi những con sóng lăn tăn đã tí tởn đuổi nhau chạy khắp gương hồ, làm bóng ngôi đền tan thành nghìn mảnh trong nước hồ xanh.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2037-1.jpg
Hồ vẫn còn nắng đẹp…


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2017-1.jpg
…để ngôi đền Ulun Danu lung linh..


Còn may mắn, là vì nắng vẫn còn rạng ngời, dù chỉ một nửa gương hồ. Và cũng không lâu lắm sau khi tôi đến, mây đen ùn ùn kéo về che ngang mặt hồ. Ngôi đền và gương hồ xám buồn trông thật đẹp, đẹp ảo não nếu nhìn ngắm từ bên ngoài nhưng lên hình thì thật khó hình dung. Và tôi biết mình rất may mắn hôm đó vì vẫn còn những tấm hình có nắng của Ulun Danu. Vì sau một ngày rong ruổi, buổi chiều quay lại trên đường về để chụp hình (vì đi không vé mà, vào ra mấy lần lại không được – thích nhé), với dự định ban sáng là hy vọng mây sẽ tan, gương hồ vẫn im lìm trong bóng xám.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2057-1.jpg
Nhưng dù đường vào Ulun Danu nắng vẫn ruộm vàng trời vẫn biếc xanh…


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2072-1.jpg
…thì bên kia trời lũ mây đen như ghen tức với Unlun Danu lộng lẫy đang bắt đầu ùn ùn kéo về..


Như vậy, chút duyên muộn của tôi với Ulun Danu dù sao vẫn còn nồng nàn.


(tbc.)

binhan
12-10-2012, 08:09
Em thấy có mấy bác ở diễn đàn nói hiếm thấy ánh sáng mặt trời ở Unlun Danu. Link: http://martin1110.deviantart.com/art/Tempel-Pura-Ulun-Danu-124570847
Nhìn hình mà tiếc cho chuyến đi năm 2011 ở Bali quá.

backpackervn
14-10-2012, 22:59
Welcome to Miri!


Tôi đã chia tay BSB, dù đã ở lại nơi đây lâu hơn dự định, lâu hơn những chuyến ghé thăm chỉ 1-2 ngày của nhiều người… nhưng vẫn còn nhiều luyến lưu. Vì có lẽ, tôi đã gặp một BSB khác, khác như suy nghĩ ban đầu, khác như những giờ phút ban đầu khi tôi vừa đến….


Chuyện về BSB tôi sẽ kể, tận tình,… ngày nào tôi “đến” đó theo hành trình Xa hơn Bali… này, nhưng có lẽ, từ hôm qua, từ hôm nay,… tôi sẽ rất khó quên những sắc màu trái ngược và những ánh mắt, nụ cười BSB này.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1383-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1530-1.jpg
Những sắc màu, những ánh mắt, những nụ cười BSB… tôi sẽ rất khó quên…


Dù biết khó có dịp trở lại, vẫn mong, vẫn mong sao có một ngày…

………………….



@binhan, biết các bạn Tây rồi mà. Khi đi du lịch, các bạn ấy sống về đêm là chủ yếu, nên thường bắt đầu một ngày rất muộn. Mà ngày muộn đến Ulun Danu thì thường là mây mù bao phủ. Bpk đến đó tháng 8, một trong những tháng nhiều nắng nhất của Bali mà chỉ trễ hơn một tý là mây xám ngoét rồi, huống chi là các tháng khác và nếu đi trễ hơn…



Bali có gì lạ không em… – 16.



Lại nói về chút duyên muộn với Ulun Danu! Lỗi “communication skill” chẳng qua là do ẩu tả. Đổ thừa là vì cách viết của người địa phương (là hồ Beratan) khác với cách viết của LP (Bratan), nhưng lý do chính vẫn là do tôi xớn xinh xớn xác. Lúc đó, cứ chăm bẵm theo LP, tra miết trong phần mục lục, kiếm miết không thấy chữ “Beratan” ở đâu hết, nên bỏ qua luôn không đi tìm. Một phần cũng vì lượng thông tin và các điểm đến của Bali quá nhiều nên thông tin về hồ Bratan /Beratan cũng chỉ được liệt kê rất ngắn gọn. Do vậy, khi đọc thông tin trong cuốn LP dày cộm về Indonesia, rồi cả chương (cũng dày cộm) của LP về Bali tôi không nhớ nổi về ngôi đền này...


Nhờ vậy, tôi mới có Ulun Danu cho lần ghé này. Nếu đã đi hết những điểm đến của Bali, tôi có còn ghé Bali nữa không? (Trả lời luôn là “vẫn”!)


Thêm nữa, nhờ sáng hôm đó đi vào bằng cổng phụ (!?), lúc đầu phải ngó lơ ngôi đền Ulun Danu để mấy anh bảo vệ không để ý, tôi vào lang thang bên trong. Cũng nhờ vậy mà có thêm nhiều góc nhìn về cụm đền này, làm tôn thêm vẻ đẹp, vốn đã lộng lẫy của Ulun Danu…




https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8532-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8535-1.jpg
Nghiêng nghiêng máy, bạn sẽ có nhiều những Ulun Danu vừa quen vừa rất lạ…


Mà Ulun Danu không chỉ đẹp với sắc hoa vàng, ''cho người về bỗng nhớ''.... Với màu hoa đỏ, với lung linh những chiếc dù nghiêng che màu đỏ, với những góc máy nghiêng chao chỉ một tý, một tý thôi.. Ulun Danu lại lộng lẫy trong sắc màu, dáng vẻ mới….



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2083-1-1.jpg
…nhưng tất cả đều lộng lẫy lung linh trong sắc đỏ rực rỡ.
Ulun Danu vậy đó…!


Nên, làm sao tôi có thể rời xa…


(tbc.)

twodrargon
15-10-2012, 11:32
Baratam của tớ:
Một ngày trời trong trên mặt hồ,mặt nước màu ngọc bích.
https://farm9.staticflickr.com/8465/8089262447_d7e50d0e0d_b.jpg

PHAM-PEK
17-10-2012, 09:16
Mình vừa rời Bali ngày 16/10 để về lại Bắc Kinh. Lại vào đọc lại hai Topic của Back để ôn lại những trải nghiệm "giống và không giống" về Bali.
Dù đã có nút Thank nhưng vẫn muốn cảm ơn bạn thêm lần nữa về những chia xẻ. Trước khi đi, đọc để cập nhật thêm thông tin, và sau khi đi, đọc để cảm nhận. Cả hai đều lý thú như nhau.

Sorry lại làm loãng lần nữa topic của Backpackervn.

backpackervn
18-10-2012, 15:53
@twodragon, cảm ơn chia sẻ. @noguy09, cảm ơn bạn chia sẻ. Nhưng thiệt là quái đản khi những entry về một hành trình Xa hơn Bali… nhưng đã 3 tháng rồi vẫn quẩn quanh ở Bali, thời gian mà bao nhiêu người đã đến rồi chia tay Bali… Làm sao bây giờ?


Bali có gì lạ không em… – 17.



Đỏ làm Ulun Danu rực rỡ, còn vàng thì sao? Còn xanh thì sao, còn tía thì sao…? Tất cả những sắc màu nào đến với Ulun Danu đều sẽ làm gương hồ rực rỡ, không chỉ đỏ. Dĩ nhiên là phải loại trừ màu xám xịt thường trực lúc chiều về của bầu trời miền cao nguyên này.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2080-1.jpg
Chút sắc vàng Ulun Danu


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2066-1.jpg
Những sắc xanh Ulun Danu.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2041-1.jpg
Rồi lại đỏ nè!


Nhưng, có lẽ thời gian thăm hồ Ulun Danu đã lâu, quá lâu so với dự định nên tôi đành tiếc nuối chia tay hồ xanh vậy. Trước khi ra đi, chia sẻ với bạn ít thông tin về hồ đẹp, điều mà lẽ ra tôi nên làm từ đầu thì để dành mãi đến bây giờ.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2055-1-1.jpg
Ngôi đền Phật giáo lặng lẽ nơi góc nhỏ xanh ngắt.


Nằm ở độ cao 1200m, bao quanh bởi những ngọn núi xanh, hồ Bratan (còn viết là Beratan) nổi tiếng ở Bali không chỉ vì vẻ đẹp của chiếc hồ trên cao, chỉ cách đại dương bên dưới chừng 50km. Hồ được du khách cũng như người địa phương thành kính tìm đến vì ngôi đền Pura Ulun Danu Bratan (Pura là đền). Được xây dựng vào năm 1633 bởi vị vua của tiểu quốc Mengi thời đó, ngôi đền thờ phụng nữ thần Dewi Danu, chúa tể chiếc hồ để cầu mong nữa thần cung cấp nước nôi đầy đủ cho những cánh đồng trong vùng. Vì hồ Bratan là nguồn cung cấp nước quan trọng cho cả cao nguyên miền trung Bali. Điều làm ngôi đền này đặc biệt hơn là sự giao thoa tôn giáo của ngôi đền, mà người ta chưa biết xảy ra vào thời điểm nào, giữa Hindu giáo và Phật giáo.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2035-1.jpg
Khuôn viên thoáng đãng Ulun Danu


Ngoài ngôi đền Ulun Danu nằm trên “đảo” cách bờ vài mét thờ phụng vị nữ thần Dewi Danu, trên bờ còn có cả các ngôi đền thờ phụng các vị thân Hindu khác như Siva, Bramah,… Đó là lý do trong một entry trước tôi có lưu ý bạn đếm số mái của các ngôi đền – chúng thể hiện ngôi đền thờ phụng riêng vị thần nào.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2056-1.jpg
Sáng mùa thu đi lễ…


Chia tay Ulun Danu tôi vẫn còn tiếc nuối, ít nhất 2 điều. Thứ nhất là thuê chiếc ghe chèo ra ngoài để có thể có thêm những góc hình khác về Ulun Danu. Hôm đó, khi tôi thấy những chiếc ghe và bắt đầu nhen nhóm ý định đó thì mây xám bắt đầu về, nên đành thôi vậy. Thứ hai là có một buổi chiều nắng đẹp ghé đây để chụp hình và ngắm hoàng hôn. Vì theo vị trí của ngôi đền, góc chụp xuôi và cả ngược nắng chiều điều rất đẹp, chứ không như ở ngôi đền Tanah Lot.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2019-1.jpg
Góc hình tôi rất thích, rộng và khá nhiều sắc màu. Chào nhé, Ulun Danu!


Nhưng, có bao giờ mà tôi lại không tiếc… Tiếc để sẽ có thêm lần quay lại chứ, hẹn rồi nhé, Ulun Danu!


(tbc.)

backpackervn
18-10-2012, 17:29
Từ miền đất của những sắc màu rạng rỡ, tôi trôi dạt qua một miền đất khác cũng không kém sắc thua màu, nhưng khác biệt, làm tôi bối rối – vì sự chao màu dường như quá nhanh.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1380-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_1992-1.jpg
Những sắc màu rực sỡ sặc sỡ từ BSB sang Miri, Sarawak!


Nên nhiều khi đi giữa những sắc màu mà mặt cứ ngu ngơ, người cứ lơ mơ… rồi tự hỏi “ủa mày đang ở đâu vậy?”


Welcome to Miri!

---------------------------


Bali có gì lạ không em… – 18.



Rời Ulun Danu, tôi thẳng đường chạy tiếp. Điểm đến kế tiếp lại là hồ, đến những 2 chiếc hồ. Danau Buyan & Danau Tamblingan. 2 chiếc hồ mà trong tờ rơi giới thiệu tour (tôi nhặt lấy ở mấy quầy thông tin, kiếm thêm các điểm đến – vì đôi lúc thông tin của người địa phương khác với cách nhìn nhận của L.P) nói là có thể nhìn thấy 2 hồ xinh đẹp cùng lúc ở điểm viewpoint, kèm theo những tấm hình lộng lẫy.


Rồi tôi lạc đường. Cũng không phải là lạc đường mà thay vì hỏi đường đến viewpoint, tôi hỏi đường đến hồ Buyan, thế là được dân chúng chỉ cho một con đường chạy ven hồ, nhưng đường xấu mù mịt, hồ cũng mù mịt… đến cuối đường là rừng, là trạm kiểm lâm, hỏi ra mới biết không phải đường này.


Quay xe ra, chạy tiếp trên con đường trơn láng, đẹp đẽ, nhìn xa xa qua những cánh rừng thấy thấp thoáng hồ xanh đèm đẹp nên lòng cũng mừng thầm. Rồi đến nơi thấy xe cộ đông đúc quần chúng leo lên cái sàn sàn tre ngắm ngắm chỉ trỏ gì gì đó, biết là viewpoint, tôi cũng dừng chân leo cùng thiên hạ.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2097-1.jpg
Đây là “cảnh nhìn thấy cả 2 chiếc hồ cùng lúc nhìn từ viewpoint” của tôi đó. Bạn nào đi sau nhớ mang máy xịn ống kính rộng để lấy cảnh toàn diện đẹp đẽ hơn nhé.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2110-1.jpg
Đây là hình 2 chiếc hồ từ pano bên lề đường (không phải hình đẹp đẽ như trong tờ rơi), nhưng nếu thuê máy bay :Dam đi chụp được cảnh toàn diện, có thêm núi lửa làm phông nền như vậy chắc sẽ rất đẹp.


Đó, đây là cảnh nhìn từ view point thấy 2 cái hồ cùng lúc đó. Thì họ nói đúng, chứ có gì sai đâu :D !


(tbc.)

meoxamau
20-10-2012, 01:36
Anh bpk ơi cho em thắc mắc tí, khi bay từ KL đi Bali nhân viên sân bay không hỏi mình return ticket sao? em du lịch không nhiều nên không rõ lắm, anh đừng phiền nhé.

duahaubaby
21-10-2012, 12:42
Ngưỡng mộ quá, tạm gác công việc để chuẩn bị thưởng ngoạn 1 lần giống bạn .... Enjoy my life !!! Thanks 4 share!

PHAM-PEK
22-10-2012, 15:42
@meoxamau: chắc là tùy sân bay và tùy hãng hàng không bạn ạ. Hôm 9/10/2012, mình bay từ Sân bay Changi của Singapore đi Yogyakarta của Air Asia (chi nhánh Indonesia), họ có hỏi, sau khi Yogyakarta thì đi đâu, mình nói Bali, họ lại hỏi sau Bali thì đi đâu, mình nói quay về Bắc Kinh, vậy là họ đòi xem vé Bali - Bắc Kinh của mình. Thực ra cũng không phải vé, chỉ là xác nhận qua Email thôi.

Ở diễn đàn, có nhiều bạn nói khi nhập cảnh Singapore, họ hay hỏi vé máy bay/tàu/bus ra khỏi Singapore, nhưng hôm mình nhập cảnh, chẳng ai hỏi gì, chỉ hỏi địa chỉ khách sạn, mình điền bừa một cái nào đó, miễn là có tên, địa chỉ, điện thoại.

Nghĩa là may rủi thôi. Để thuận tiện, bạn chuẩn bị kỹ hết, thì có bị hỏi cũng không bị động, nhỉ!

backpackervn
23-10-2012, 15:36
Miri, miền đông Sarawak những ngày tháng 10 mưa nhiều hơn nắng. Nên tôi bỏ đi. Theo chuyến xe đêm dài đăng đẵng từ miền đông, tôi đi ngang, sang miền tây Sarawak – mà tới nơi mới thấy là mưa còn nhiều hơn ở miền đông xa bên kia.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2389-1.jpg
Mưa bay mịt mờ trên nóc chùa…


Những sớm mưa bay, những trưa mưa hắt, những đêm mưa đổ… trói chân trên gác trọ vắng tanh lạnh ngắt, tôi nhớ nhà, nhớ Sài Gòn quá...



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2928-1.jpg
Welcome to Land of Cat!


Chào mừng đến miền đất của mèo!

-----------------------------


@ noguy09, cảm ơn bạn đã giúp trả lời, câu trả lời của tôi (nếu có) cũng vậy!


Còn về việc ai đó “tự nguyện hiến-dâng-tặng”, kêu tui “thưởng thức cuộc đời họ” thì tui cũng rất rất rất cảm ơn lòng tốt (!?)! Nhưng mà tui hổng dám!!! :T


--------------------------------


Bali có gì lạ không em… – 19.


Điểm 'viewpoint nhìn được 2 hồ' này có thêm chút hấp dẫn với du khách khi dân địa phương có bày ra những con thú lạ để khách chụp hình, mà họ kêu là “thú đặc trưng của Bali” (!) như dơi quạ (thấy giống giống mà không biết có đúng không, tiếng Anh ví là ‘flying fox’, theo LP (không phải là nói về loại chồn bay chân có màng đâu)) to đùng hay những con cự đà cũng to đùng hiền lành. Có điều tôi biết chắc rằng con dơi đó không thuộc về đảo này mà thuộc về một miền đất khác, ‘mà mỗi khi chiều xuống chúng sẽ bay đen trời’ – nên khi nhìn thấy mấy chú dơi này, tôi càng nung nấu thêm ý định sẽ ghé thăm miền đất đó!



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2107-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2104-1.jpg
‘Thú lạ Bali’ đây!


Đường đến điểm viewpoint ngắm 2 gương hồ Buyan & Tamblingan cũng là đường đến bãi biển Lovina, phía bắc đảo Bali. Chỉ rẽ trái trước đó vài mươi km ở một ngã 3, để vòng qua 1 thung lũng khác, mà nếu có chạy tiếp nữa rồi cũng sẽ đến Lovina. Tôi chưa đến Lovina, dù nghe nói rằng bãi biển nơi đây đẹp và ít khách hơn dưới khu Kuta. Nhưng tôi không dự định đến Lovina hôm nay, để cỡi ngựa xem hoa rồi về. Vì với Bali, với những miền đất của Bali nếu có ít thời gian thì khó cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của miền đảo này, như tôi đã nói nhiều lần (và bạn nào từng đi Bali đều biết), nhìn thoáng qua, biển đảo Bali thật sự không đẹp rạng ngời như nhiều nơi khác.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2100-1.jpg
Nhìn xuống một gương hồ.


Chỉ hơi tiếc chút là nếu đi đường đó, sẽ có dịp ghé ngang qua thăm thú thác Gitgit, con thác cao nhất đảo Bali (40m). Nhưng rồi tôi cũng hết tiếc khi trên con đường xa hơn từ viewpoint chạy tiếp, tôi có dịp ghé con thác Munduk, dù thác này chỉ cao có 15m. Vì cảnh quan trên đường đến Munduk này quá đẹp, như những gì LP nói “người ta dự định đến đây để đi trek một ngày, rồi ở lại đây cả tuần dài…”.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2113-1.jpg
Một thung lũng xanh tươi với những xóm làng trù phú.


Chỉ tiếc là những khung hình về những triền núi, những thung lũng, những con đường dốc đứng cua khuỷu tay trên đường đến Munduk… không được đẹp lắm khi thu vào hình vì bầu trời không có nắng.


Nhưng một ngày nắng nào đến Munduk, bạn sẽ muốn ở lại đây cả tuần. Tôi chắc vậy, còn bạn có dám thử?


(tbc.)

meoxamau
23-10-2012, 18:21
@noguy9: Cám ơn bạn nhiều nhiều nha (beer)
@anh bpk: Mò mò trên mạng đọc thông tin về Ấn Độ, em gặp ngay bài viết của anh, thế là làm member của phuot.vn luôn hehe, chúc anh gặp thêm nhiều trải nghiệm lạ lạ nữa để share cho mọi người đọc nhe (c)

backpackervn
25-10-2012, 11:39
Bali có gì lạ không em… – 20.



Đi Bali, nhiều người đi hồ núi lửa Batur và nói rằng con đường xuống hồ quá dốc, nhưng theo tôi nó không nguy hiểm bằng con đường đi Munduk từ Beratan. Vì đường không những dốc đứng mà còn cua gắt, rất gắt. Đã vậy, đường hẹp và cây cối mờ mịt chứ không thông thoáng như đường Batur. Nói thật là trên đường có nhiều căn nhà gỗ của người địa phương với hoa cỏ thênh thanh vây quanh rất đẹp nhưng tôi không thể dừng xe lại để chụp hình dù rất muốn. Vì tôi không dựng xe cho nó đứng yên không tụt dốc trên những đoạn đường đó.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2147-1.jpg
Nếu có nắng, những thang ruộng này sẽ đẹp hơn nhiều.


Thác Munduk đó, nếu không rảnh quá tôi khuyên bạn không nên đi, vì bạn mất 5.000Rp tiền vé và 3.000Rp tiền gửi xe cho các khoản không đáng. Nhất là ở một Bali mà bạn có quăng xe ra đường 3 ngày cũng không ai lấy. Và cái thác bé con này chắc phải kêu những Dray-sap, Dray-nung ở Tây Nguyên bằng đại sư tổ. Nhưng cũng lỡ đến rồi, chụp đại mấy cái hình, ngồi nghĩ suy về cung đường sẽ chạy tiếp, rồi tôi đi.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2115-1.jpg

https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2118-1.jpg
Thác Munduk


Cân nhắc giữa mấy lựa chọn, cuối cùng tôi quyết định quay về bằng đường cũ, một điều tôi vốn ít làm với 2 lý do. Ghé lại Ulun Danu để chụp hình ngôi đền trong nắng chiều hoặc hoàng hôn. Thứ nữa là ghé thăm ngôi đền Taman Ayun, ngôi đền rất đẹp mà chuyến đi trước tôi ghé trời không trong trẻo lắm nên tôi định sẽ quay lại lần này.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2125.jpg
Candi Kuning.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2141-1.jpg
Hiếm hoi quầy hàng không có trái lạ. Trái hình thoi màu đỏ tía là trái mác mác (chanh dây). Nước ép chanh dây cho bữa điểm tâm những ngày lang bạt xứ Nam Dương là món tôi cực kỳ thích (nhất là tác dụng “giải độc!” của nó).


Mê mải chạy, về đến Ulun Danu, trời vẫn xám mây, tôi ngang qua luôn. Không xa Ulun Danu mấy là ngôi chợ Candi Kuning, được quảng cáo trong các tờ rơi du lịch là ngôi chợ bán trái cây lớn nhất Bali, luôn nằm kèm trong các tour ghé thăm Ulun Danu. Rất dễ nhận biết chợ dù bạn không cần ngó nghiêng nhiều. Đó là do đội ngũ những người bán hàng rong trước chợ sẽ mời chào bạn những hộp dâu tỏ tươi hay một vài loại cây trái địa phương trước khi bạn chạy ngang qua chợ, ngay cả từ 2 phía nên dù xuôi hay ngược bạn cũng sẽ biết là mình đang đến Candi Kuning. Tôi tạt ngang chợ, cũng có nhiều trái cây địa phương thật tuy chợ bé xíu không như lời giới thiệu - và trong đó cũng không ít trái cây “xứ lạ” nên tôi hơi thất vọng. Bỏ đi lòng vòng ngó nghiêng các gian hàng khác, tôi đi tiếp.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2131-1.jpg
Mặt nạ Bali ở chợ Candi Kuning – nhưng nhìn sự giống nhau của loại hàng hóa dường như là đổ khuôn này, tôi nghi nghi nó cũng đến từ xứ lạ, vì nó không giống những chiếc mặt nạ khác nhau những chi tiết nhỏ thường thấy ở Ubud.


Mấy bước từ chợ ra, bạn sẽ đến một ngã rẽ đi vào một điểm du lịch, theo tôi là khá thú vị ở Bali nhưng cuối cùng tôi lại quyết định sẽ không ghé Vườn Bách Thảo Bali. Không phải là tôi không thích Vườn Bách Thảo này, nhưng khi đọc giới thiệu về khu vườn tôi biết chắc là sẽ mất ít nhất nửa ngày cho nó. Bảo tàng và các vườn bách thảo, vườn thực vật luôn là những điểm đến must-see của tôi cho dù nó có nằm trong LP hay không. Và chúng luôn luôn ngốn của tôi nhiều, đôi khi rất nhiều thời gian hơn dự định. Do vậy vì trời cũng đã chiều, cũng đã ‘hẹn’ với Ulun Danu sẽ quay lại, tôi cũng để dành khu vườn thênh thang nhiều điều lý thú này cho lần ghé sau. Tôi cũng rất hiểu lý do để khu vườn này không nằm trong danh sách các điểm đến của các tuor du lịch, cũng như ít thấy đề cập trong hành trình du lịch của nhiều bạn, nhưng nếu dự định ghé Ulun Danu, bạn nên chuẩn bị thời gian cho khu vườn này.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2132-2.jpg
Tôi thích tượng nhỏ phía sau.


(tbc.)

backpackervn
25-10-2012, 11:42
Bali có gì lạ không em… – 21.


Cụm đền Taman Ayun nổi tiếng, vì không chỉ là di tích tôn giáo, đây còn là dấu xưa của vương triều Mengwi lẫy lừng một thời cai trị miền đất này. Tuy không nằm giữa biển hay giữa hồ để tôn thêm nét lung linh như Tanah Lot, Ulun Danu… Taman Ayun, được bao quanh bởi hào sâu, như những thành đô xưa để chặn bớt bước tiến quân thù, cũng có những góc hình lung linh đền xưa soi bóng nếu bạn chịu khó chạy xe vòng quanh cụm đền. Tuy nhiên, bạn chỉ làm được điều này khi tự đi bằng xe máy, còn theo tour hoặc ngay khi bạn thuê xe hơi cũng khó vì với con đường ngoằn ngoèo quanh co quanh ngôi đền không thể chỗ nào bạn cũng quăng xe xuống để ngó nghiêng tìm một góc hình đẹp.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2166-1.jpg
Cây nêu buổi sáng lung linh này, giờ cũng bị xuống sắc trong chiều xám.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2170-1.jpg
Taman Ayun chiều mây xám.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2174-1.jpg
Làng xóm quanh quanh Taman Ayun với những con đường quê đẹp quá.


Tuy nhiên, cũng tiếc làm sao, chiều mây xám mù mịt làm vỡ tan ý định ghé thăm Taman Ayun. Chạy lòng vòng trong thôn xóm với những con đường đẹp, những làng quê đẹp quanh đó một hồi, tôi lại lên xe hướng về Kuta.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2148-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2150-1.jpg
Những pho tượng ngộ nghĩnh trên đường về…


Nhưng, hoặc có lẽ ông trời già kia đang bỡn cợt tôi, hoặc vùng rừng núi không xa duyên hải Bali này nằm trong một vùng tiểu khí hậu khác,… khi tôi về gần đến Denpasar trời bắt thưa mây, nắng bắt đầu le lói. Rồi trên đường từ Denpasar về Kuta, nắng lại bừng sáng, trời xanh trong thưa thớt vài lọn mây trắng hững hờ - làm xe tôi đang chạy thẳng bỗng rẽ ngang. Về Kuta giờ này làm gì, nên tôi thẳng hướng Nusa Dua, một bãi biển đẹp của Bali mà tôi rất muốn quay lại. Và không ngờ, tôi lại gặp một Nusa Dua khác, đẹp hơn Nusa Dua ngày cũ của tôi – không chỉ ở bãi biển đẹp, mà còn ở nhiều thứ khác…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2162-1.jpg
Mới vừa xám mây ở kia, giờ đồng dậy lên nhiều sắc màu. Thêm khói rơm chiều khen khét thơm, làm khách xa nhà xa quê xưa đã lâu… cứ ngu ngơ quăng xe ngồi nhìn.
(Một nét duyên lạ của Bali là những cánh đồng chẳng bao giờ được gieo cấy cùng thời điểm – nên luôn là những mảng màu).


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2175.jpg
Một ngôi đền (?) lạ không xa lắm Nusa Dua giữa chiều xanh.


Bali đang hé thêm chút duyên thầm tặng khách lạ phải không?


(tbc.)

gautrucpo
25-10-2012, 12:05
Những đoạn đường anh qua cùng với những trải nghiệm lý thú khiến em ganh tỵ, ngưỡng mộ và ước ao! :)
Chúc anh sức khỏe và bình an trên những đoạn đường sắp tới!

P/s: em thích nhất là những góc hình đẹp và sinh động của anh... ;)

backpackervn
29-10-2012, 11:17
Tôi đến Kuching, thủ phủ của bang Sarawak, Malaysia những ngày tháng 10, bắt đầu vào mùa mưa Borneo. Mưa suốt ngày suốt đêm làm tôi bỗng chân chùn, gối mỏi. Tôi bỏ luôn ý định sang Pontianak để đi trọn vùng tây Kalimantan của Indonesia, để dành cho một ngày khác nắng nhiều và thư thả hơn. Và cũng vì bây giờ, cả vùng Kota Kinabalu, Brunei, Kuching này giờ như là sân nhà rồi. Nhất là khi tôi xem và thấy thường xuyên có những chuyến bay giá rẻ đến bất ngờ bay đến những miền đất này.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2949-1.jpg
Linh vật của Kuching là mèo. Đây là chú mèo lớn nhất thành phố này, đứng trước cổng thành Kuching chào đón khách



Chuyện về những khoảnh khắc có nắng để tôi lang thang Kuching tôi sẽ kể khi nào tôi ‘đến’ đây theo hành trình. Chỉ chia sẻ trước về đợt trưng bày ‘Ra đi trong phong cách’ ở bảo tàng Kuching, mà tôi đã lặng tê người và mất rất nhiều thời gian nơi đây.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2312-1.jpg
Ra đi trong phong cách!


Ừ ‘cuộc sống là để chúng ta tôn vinh. tất cả mọi thứ của nó. kể cả sự kết thúc!’ / ‘chocolat’, phải không bạn?


-----------------------------


@gautrucpo, cảm ơn bạn đã chia sẻ.



Bali có gì lạ không em… – 22.


Đường đến Nusa Dua nắng xanh ngời, đường xá giờ bớt đẹp như mấy năm trước vì những công trình bê-tông đang dần chiếm những khoảng xanh nhưng vẫn còn đẹp chán so với những đô thị khác bị thương mại/du lịch hóa ở Đông Nam Á. Và trên đường, tôi phát hiện một tượng đài kỷ niệm những chẳng hiểu sao lại nằm khá xa đường cái, nơi đáng lẽ ra nó phải nằm để nhắc nhớ mọi người. Điều đáng tiếc hơn là nó đang trong quá trình sửa chữa nên rào kín, dù theo tôi nó khá đẹp, như một Borobudur thu nhỏ, và sẽ là một điểm dừng thú vị trên cung đường ghé thăm Nusa Dua.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2178-1.jpg
Đài tưởng niệm gần Nusa Dua.


Nusa Dua, được nhiều người đánh giá là bãi biển đẹp hàng đầu ở Bali. Tôi cũng thấy vậy. Không nói đến những hàng cây cao ngất, vườn tược xanh mướt trong khuôn viên khu ‘nhà giàu’ này, Nusa Dual có những bãi biển thoai thoải chạy dài, cát trắng, biển xanh, thùy dương xanh… Tôi đi không nhiều lắm những miền biển đẹp, nhưng chưa nơi nào tôi thấy thiên nhiên được gìn giữ như ở đây, nơi những chú sóc nhanh nhẩu nhưng rụt rè lại rất dạn dĩ nhấm nháp chút bánh trên bàn tay khách lạ, nơi những chú chim sẻ có thể nhảy lách tách trên bàn của khách tranh nhau chút hạt rơi….



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2276-1.jpg
Những chú sóc dạn dĩ ở Nusa Dua


Nhưng đó vẫn chưa phải là điểm quan trọng nhất làm tôi thích Nusa Dual cũng như nhiều những miền đất khác nữa của đất Indonesia. Mà điểm đó rất khác biệt so với Maylaysia kế bên, cũng như một số nơi ở Việt Nam đang bắt đầu “học đòi” theo – ngày càng nhiều.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2271-1.jpg
Lối vào những bãi biển của các khu resort 5* ở Nusa Dua.


Đó là việc những bãi biển đẹp, dù nằm trong khuôn viên những resort 5*, được chăm sóc tô vẽ giữ gìn kỹ lưỡng,… cũng không bị khoanh vùng lại cho dân nhà giàu mà đều mở rộng cho mọi người vào tắm táp chơi đùa như bình thường. Dù cho bãi biển ngay trước khuôn viên các resort 5*,… cũng chỉ thêm dòng chữ “chào bạn đến chơi, đây là bãi tư nhân nên chúng tôi có thể sẽ kiểm tra hành lý khi cần thiết” – một điều thiết nghĩ không thừa ở miền đất đã từng bị những kẻ quá khích tấn công, không chỉ một lần. Khi dừng chân trước những tấm bảng này, tôi nhớ ngay đến những bãi biển tường cao bịt kín cửa sắt lạnh lùng… khi dong xe miền Langkawi, Boracay,… hay cả trên xứ Việt quê nhà.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2201-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2279-1.jpg
Cách đối xử với thiên nhiên, với con người… đã làm Nusa Dua đã đẹp càng đẹp hơn.


Nên tôi càng yêu hơn Nusa Dua, yêu hơn Bali.


(tbc.)

backpackervn
30-10-2012, 12:12
Bali có gì lạ không em… – 23.



Tôi ghé đến Nusa Dual lúc chiều cũng đã muộn, triều bắt đầu lên, gió bắt đầu nhiều nên “có việc” để làm: ngồi canh những con sóng đánh vào bờ đá, vỡ tan thành những bức màn nước, ngoài xa kia.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/P8060024-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/P8060021-1.jpg
Nusa Dual tôi ghé 4 năm về trước. Đẹp & xanh ngời.


Nusa Dual có nhiều bãi, bãi biển tôi ghé chiều nay khác với bãi biển tôi đã ghé mấy năm trước nhưng tôi không đi tìm chốn cũ vì nơi đây cũng có nhiều điều thú vị. Như một bãi cỏ xanh mướt chạy dài ven biển. Như một vườn sứ cũng ôm theo lũ cỏ xanh chạy dài ven bãi biển. Như một vịnh nhỏ với bãi biển thoai thoải và hầu như không có sóng. Như triền đá che chở cho bờ vịnh ngoài kia là nơi tiếp nhận những con sóng, không cho chúng vào trong vịnh. Như những con sóng chiều được sự a dua của lũ gió chiều thỉnh thoảng vụt lớn nhanh như thổi rồi đập dữ dội vào triền đá, như muốn vượt qua, như muốn vào trong… để tạo thành những cột nước cao ngất, những bức màn nước trong xanh… rồi tan dần trong biển chiều…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2260-1.jpg
Nusa Dual chiều nay. Nhiều màu xanh hơn & vẫn xanh ngời.


Chiều Nusa Dual đó, bên biển chiều lộng gió, vắng thênh thang, tôi lười nhác ngồi chờ những con sóng vỡ, chờ hoàng hôn về nhuộm hồng, rồi đỏ, rồi tím hoang hoải bầu trời xào xạc lũ dừa đung đưa. Nhuộm đỏ bầu trời, hoàng hôn cũng nhuộm tím những cánh diều chông chênh bay giữa biển trời – chông chênh như lòng khách một mình bên biển vắng đang chìm nhanh vào bóng đêm….



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2215-1.jpg
Hoàng hôn…


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2229-1.jpg
… và những cánh diều chơi vơi…


Chiều Nusa Dua.


Chiều…


(tbc.)

backpackervn
30-10-2012, 15:00
Bali có gì lạ không em… – 24.


Hôm nay (10.8.2012) là ngày tôi có hẹn với anh nhân viên ĐSQ Timor Leste để lấy chứng thư cho visa vào đất nước này bằng đường bộ. Cái hẹn vào đầu giờ chiều cũng lỡ cỡ nên cả buổi sáng tôi cũng chẳng dám đi đâu. Mà gần gần Kuta thì tôi cày cũng nhiều, mà cũng chẳng có gì nhiều để xem, phần thì trận cúm vẫn chưa thật sự bớt… nên tôi chẳng đi đâu xa. Ngủ nướng & café, rồi lang thang ngắm nghía phố phường, thật sự an nhàn & an nhàn :T.


Tuy cái hẹn là 2 giờ chiều nhưng sợ đi mất nhiều thời gian như hôm trước đi nộp giấy tờ nên tôi đi sớm. Kết quả là chỉ mất hơn 30p từ Kuta lên Denpasar, đến khu Renon thay vì gần 2g như hôm trước nên tôi phải kiếm quán vào ngồi chờ. Đến đúng giờ, xông vào ĐSQ, lại ngồi chờ.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2234-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2243-1.jpg
Ngày hôm sau, quay lại Nusa Dua, dù hôm qua đã chụp bao nhiêu tấm hình về Đài tưởng niệm này, bây giờ thấy nó lung linh trong nắng trưa, lại vòng xe quay lại làm thêm vài chục tấm nữa!


Rồi, cũng anh nhân viên hôm trước đến cửa tò vò kêu tôi (mà cũng chỉ có mình tôi ngồi đó) đến, rồi hỏi “mày định chừng nào đi Timor Leste? vé mua chưa?”. Đi đường bộ, đường thủy mà mua vé sớm làm gì hả trời? Tôi cũng thiệt tình trả lời “tao chờ giấy tờ xong mới mua vé, mua vé trước mà giấy tờ không xong mất tiền thì sao?”. “vậy hả, tốt, thứ 2 mày quay lại đi, vì hôm nay sếp không vô nên tao đóng dấu không được!”. Trời, nghe muốn khùng, mà sao giống y chang xứ mình vậy hả trời. Nhưng biết làm gì giờ, nổi khùng nổi cáu với nó đâu có lợi lộc gì, mà nó nói rồi, đâu phải lỗi của nó mà là lỗi của sếp nó mà, hổng lý giờ kêu mày cho tao gặp sếp mày tao chửi :Dam (mà sếp nó đâu có vô đâu mà gặp!). Giờ gõ ra thì dài dòng vậy chứ chuyện cũng xảy ra trong chớp mắt. Tôi gãi đầu nói “mày nói vậy tao biết vậy chứ biết làm gì giờ, mà mày có chắc là thứ 2 giấy tờ của tao ok không để tao về mua vé vì tụi tàu của tụi Pelni 2 tuần mới có chuyến từ Ende sang Kupang, tao mua hụt thì chết!”. “chắc chắn mà, thôi mày về đi!”.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2255-1.jpg
Nusa Dua trong chiều sớm, nắng nhiều nên biển xanh hơn.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2254-1.jpg
Lý do biển êm đềm vì những con sóng đã bị chặn lại từ ngoài xa kia.


Rồi tôi về. Buồn bã vô cùng. Nhất là khi thẫn thờ dắt xe rời ĐSQ. Nên vừa chạy xe ra khỏi khu Renon thấy một bảng hướng dẫn đi Nusa Dua tôi lại phóng xe theo hướng đó. Tôi muốn ra biển ngồi một mình (ủa mà có lúc nào nhiều mình đâu hả trời) tính lại đường đi nước bước.


(tbc.)

backpackervn
30-10-2012, 15:02
Bali có gì lạ không em… – 25.


Không hiểu những con sóng, làn gió của Nusa Dua làm tôi tỉnh hơn hay như người ta nói “cửa này đóng sẽ có cửa khác mở”, tự nhiên tôi tìm thấy “một cánh cửa” khác. Vì tự mình nói với mình rằng trước tiên là mày phải mừng vì đến giờ mới biết chắc là sẽ có visa vào Timor Leste. Vì tôi “sực nhớ” ra rằng thực ra tôi cũng chỉ mới có 1 ngày hôm qua đi Ulun Danu là trọn vẹn Bali, còn toàn là chạy tới chạy lui lo chuyện đường đất, giấy tờ… Nên việc bị dời giấy tờ từ thứ 6 sang thứ 2 là chuyện may mắn, để tôi có thêm 2 ngày cho Bali. Rồi tôi cũng tự mình hỏi mình, thật sự nếu hôm nay có được chứng thư visa, tôi có rời Bali ngay ngày mai không? Và tôi có câu trả lời, rất nhanh! Vậy buồn làm gì hả trời!?



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2262-1.jpg
Những con đường đẹp ven những bãi biển của Nusa Dua.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2292-1.jpg
Chiều nay tôi đến sớm hơn hôm qua, nên những con sóng chỉ lăn tăn


Thả những nỗi buồn cho gió Nusa Dua mang đi, tôi lại bắt đầu “khám phá” góc nhỏ của Nusa Dua. Mới hay rằng mình có cần rời đi đâu cho nhanh! Vì ở góc nhỏ, rất nhỏ này của Nusa Dua mà chiều qua tôi lười nhác không chịu đi tiếp lại có bao nhiêu cảnh đẹp khác. Như một vườn sứ trên đảo đá nhỏ kế bên bãi biển, giữa những cành sứ mùa đang khô gầy vẫn vươn lên vài bông hoa nhỏ nhoi nhưng rực rỡ. Như những pho tượng đặc trưng Bali bỗng trở nên đẹp hơn khi đứng trong vườn sứ dưới trời xanh. Như con đường đẹp giữa vườn sứ sẽ dẫn đến một ngôi đền cô quạnh nhưng nhiều lắm những sắc màu. Như những lối mòn nhỏ trong vườn sứ sẽ dẫn đến các góc riêng nhỏ nơi có thể nhìn về Nusa Dua trong kia, nhìn sang triền đá mà mãi đến chiều muộn những con sóng mới chịu về…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2303-1.jpg
Sứ rực rỡ ở Nusa Dua, cũng như ở mọi miền khác của Bali.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2312-1-1.jpg
Không chỉ sứ, những trái cây dại cũng không kém phần.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2284-1.jpg
Giữa vườn sứ, pho tượng xám bỗng đẹp hơn.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2304-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2305-1.jpg
Tôi thích những màu mè (!), nên rất thích ngôi đền vắng trên đảo đá ở Nusa Dua này.


Nên tôi lại có một buổi chiều Nusa Dua ngời ngợi.


(tbc.)

backpackervn
30-10-2012, 15:03
Bali có gì lạ không em… – 26.




https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2282-1.jpg
Con đường đẹp giữa vườn sứ mùa lá rụng.


Nên tôi lại có một hoàng hôn không đỏ không hồng không tím như ngày hôm qua, một hoàng hôn vàng lóng lánh Nusa Dua.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2307-1.jpg
Chiều hơn. Ở góc này biển Nusa Dua vẫn êm đềm…


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2319-1.jpg
… nhưng ở góc kia, triền đá kia, những con sóng đã về, để có kẻ lại ngồi chờ xem những con sóng vỡ.


Nên tôi lại có một đêm chia tay Kuta nồng nàn. Vì không chia tay Bali nhưng ngày mai tôi sẽ “chia tay” Kuta.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2353-1.jpg
Hoàng hôn bên những con thuyền hải tặc.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2342-1.jpg
Hoàng hôn vàng rực rỡ ở một góc khác Nusa Dua.


Rồi sau đó, rồi những ngày sau đó, tôi mới biết mình may mắn làm sao khi có thêm những ngày Bali đó!



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2629-1.jpg
Rời khỏi “Bali” biển xanh cát trắng nắng vàng, tôi may mắn lạc bước đến một Bali khác lạ lùng, đáng sợ nhưng quyến rũ.



(tbc.)

backpackervn
01-11-2012, 13:28
Kuching những ngày mưa tháng 10 buồn quá, mưa mịt mù, mưa đằng đẵng, mưa dằng dặc, mưa lê thê… nên tôi mềm ra, tôi nhớ nhà, tôi muốn về nhà. Nên cuối cùng, tôi lên máy bay, về nhà.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2982-1.jpg
Kuching, những cánh rừng Borneo, những dòng sông trĩu vàng phù sa… Chia tay nhé & Sẽ sớm gặp lại.


Chia tay Kuching, chia tay Sarawak, chia tay Borneo,… mà bây giờ đã quá thân quen, tôi về Sài Gòn. Mang theo một nỗi nhớ, nhưng không đau đáu – vì biết rất rõ rằng ngày tôi quay lại miền đất này sẽ không xa!


Xin chào, Sài Gòn!

-------------------------


P/s: Rất lạ là vé máy bay Sài Gòn – Kuching (t/s Singapore) luôn ở giá rất rẻ, chỉ trên dưới 100$US dù chỉ mua trước vài ngày. Nên thay vì từ SG bay đến một miền đất nào đó trên đất nước Y với một cái giá tương tự, hay đắt đỏ hơn rất nhiều, sao không sang đó chơi há?


Bali có gì lạ không em… – 27.


Một buổi chiều lê la Nusa Dua. Một đêm lê lết Kuta. Một đêm nồng nàn Bintang. Một nửa đêm về sáng vẫn lang thang….


Rồi tôi chia tay Kuta.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2368-1.jpg
Đã nhớ những đêm Kuta nồng nàn!


Vì phải chờ để gặp, trả tiền, nói với anh cho thuê xe máy là tôi sẽ tiếp tục thuê và vác xe đi Ubud, để ảnh khỏi lo vì tự nhiên thấy tôi mất hút, không còn lảng vảng đến lờn mặt ở Poppy Gang 1, Gang 2 nữa. Nên tôi rời Kuta cũng hơi trễ. May mà không trễ lắm, nếu không tôi sẽ rất ân hận.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2391-1.jpg
Pho tượng lạ ở cửa ngõ vào Ubud.


Dù đã đến, đã ở Ubud mấy đêm trong chuyến đi Bali trước, tôi vẫn muốn quay lại miền đất yên bình xinh xắn này. Lần trước từ Kuta tôi đi Ubud bằng “xe lam”, chuyển xe đến mấy bận nên chẳng biết đường đất cảnh quan gì ráo. Nên hôm nay chạy xe gắn máy thấy như mình đang đi đến một miền đất khác, vì những con đường hoàn toàn mới. Đường từ Kuta đi Ubud thì dễ, vì có rất nhiều các bảng hướng dẫn chỉ đến miền đất đẹp này.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2395-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2400-1.jpg
Hội hè khắp nơi nơi trên những con đường Ubud.


Đường đi ngang qua nhiều làng nghề luôn được nằm trong các tour du lịch Bali, nhưng tôi không ghé vào, vì biết với cái tật lê la của mình mà cứ đâm ngang ghé dọc thì chắc sáng mai tôi mới tới Ubud. Hơn nữa, cảnh quan trên đường cũng đẹp nên chỉ dừng lại, ngồi trên xe ngắm và chụp hình cũng đã ngốn không ít thời gian rồi. Trên đường, cũng như mọi hôm, tôi lại thấy hội hè. Cố gắng ngăn mình dừng lại, tôi cứ nghĩ, “lại là Bali hội hè đây mà, dừng làm chi mất thời gian, đến Ubud đi rồi hẵng tính…”, mà không biết rằng mình mém chút nữa bỏ lỡ, mình may mắn làm sao khi đến Ubud đúng ngày hôm nay.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2413-1.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2418-1.jpg
Nhà nghỉ tôi dừng chân ở Ubud, nhìn từ mảnh sân, nhìn từ mái hiên…


Vì lễ hội ngày hôm nay dù chỉ là một trong vài lễ hội quan trọng nhất trong năm của Bali, nhưng đối với mỗi người dân Bali, nó là lễ hội quan trọng nhất của một đời người!



(tbc.)

backpackervn
07-11-2012, 12:25
Bali có gì lạ không em… – 28.


Ubud bây giờ cũng thay đổi nhiều quá. Đường xá đông đúc, khúc đường trước chợ còn bị kẹt xe nữa. Con đường Rừng Khỉ ven chợ Ubud giờ đã là một chiều, nên tôi bị anh cảnh sát trẻ thổi còi (nhưng may mắn là anh chỉ cười, rồi chỉ đường, không phạt, như nhiều bạn than phiền về tệ nạn hối lộ đã bắt đầu thấy nhiều ở Indonesia) khi quanh xe vào đó, để đi đến con hẻm Arjuna tìm lại căn nhà ngày trước tôi ngụ. Trong hẻm giờ xe gắn máy dựng chật cứng. Căn nhà nghỉ cũ không còn phòng trống. Tôi cũng đang chuẩn bị tinh thần lê lết đi kiếm chỗ trọ như ở Kuta hôm trước, khi căn phòng năm 2008 tôi trọ giá chỉ 40.000Rp giờ lên đến 150.000Rp thì bất ngờ thay, ở một nhà nghỉ dạng homestay cũng trong hẻm Arjuna cô chủ nói rằng phòng chỉ 100K. Vui miệng trả giá thử khi thấy cô chủ dắt đến căn phòng có 2 chiếc giường ‘phòng này phòng đôi nhưng tui đi 1 mình, vậy 70K thôi nghen bà chị’. Không ngờ cô gật đầu cái rụp. Vậy là có thêm chi phí cho beer những đêm Ubud rồi!!!



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2405-1.jpg
Tuy chỉ 70K.Rp/đêm nhưng có đến 8 thực đơn ăn sáng để bạn chọn…


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2410-1.jpg
…và khá sạch sẽ, ấm cúng – dù chỉ một mình!


Nhà nghỉ homestay Arjuna 1 nằm trong khuôn viên chung với nhiều gia đình, mà sau này tôi mới biết là có đến 3 cụm nhà nghỉ cùng nằm trong đó. Và giá cả khác nhau từ cao đến thấp, tùy theo túi tiền của khách sẽ chọn nghỉ ở phòng của gia đình nào. Tôi ‘may mắn’ đến gặp ngay cô chủ của cụm phòng rẻ nhất chứ nếu gặp 2 cô/chú chủ các cụm nhà trọ kia chắc lại phải đi lòng vòng tiếp nữa rồi.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2412-1.jpg

https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2424-1.jpg
Đền thờ chung của cụm gia đình giữa vườn.


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2421-1.jpg
Đang có buổi lễ.


Cũng như nhiều ngôi nhà chung khác ở Bali, trong cụm nhà này cũng có một ngôi đền. Giữa một khu vườn nhiều hoa sứ. Và cũng đang có một buổi lễ ở đây. Đây cũng là lý do làm tôi nấn ná ở nhà, phần thì mới chạy xe từ Kuta lên, phần thì đêm Kuta nồng nàn tối qua, phần thì nắng trưa khá gắt… nên tôi lấy cớ lễ hội ở đâu thì cũng như nhau, ở đây bắt ghế ngồi xem cũng được. Nên dằng dứ miết tôi mới xách xe chạy ra chỗ thấy đông đông trên đường lúc nãy.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2426-1.jpg


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2428-1.jpg
Rộn ràng âm thanh và sắc màu…


Và ngỡ ngàng.


(tbc.)

backpackervn
07-11-2012, 13:11
Bali có gì lạ không em… – 29.



Tôi nào có hay mình may mắn biết chừng nào khi đến Ubud hôm nay, ngày Ubud rộn ràng trong một nghi thức tang lễ. Ừ, nghi thức tang lễ nhưng rộn ràng những sắc màu, âm thanh và cả những nụ cười – dù nhìn kỹ vẫn thấy luyến lưu những thoáng buồn.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2445-1.jpg
Em gái xinh Ubud đi lễ Ngaben.


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2455-1.jpg
Tài hoa của người Bali có thể nhận ra chỉ qua những điều nhỏ - như ông mặt trời cười bằng lá dừa, lá tre… này.


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2452-1.jpg


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2469-1.jpg
Linh vật không thể thiếu trong nghi lễ Ngaben.


Có rất nhiều, nhiều đến ngỡ ngàng các nghi thức, nghi lễ tiễn đưa người về bên kia thế giới trên đất Indonesia, nhưng Ngaben, Nghi lễ Hỏa táng (Creamation Ceremony) chỉ có ở Bali. Khác với các miền đất khác của quốc gia Hồi giáo Indonesia, nghi lễ nguồn gốc Hindu giáo này là hình thức mà người ở lại giúp người qua đời được siêu thoát.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2476-1.jpg


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2470-1.jpg


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2465-1.jpg
Những sắc màu Ngaben.


Theo người dân Bali, khi một người qua đời, linh hồn của họ vẫn còn lẩn khuất đâu đó giữa dương trần nếu chưa qua nghi lễ Ngaben. Người ta chỉ mai táng người thân đã khuất tạm thời. Rồi đến tháng 8 mỗi năm, nếu có đủ kinh phí (vì khá tốn kém) người ta sẽ tiến hành làm lễ. Nếu chưa đủ kinh phí, họ phải chờ, có khi phải mất nhiều năm. Nghi lễ được làm theo từng cụm làng, xã… Ngày tháng, địa điểm do các vị bô lão chức sắc xem và chọn. Qua nghi lễ hỏa táng lạ lùng, nhiều âm thanh, sắc màu này, không những xác phàm sẽ thành tro bụi bay khắp nhân gian hay trôi theo dòng nước… mà linh hồn người ra đi cũng sẽ được giải thoát. Do vậy, ở một bài trước tôi có nói “với người dân Bali, đây là nghi lễ quan trọng nhất trong đời mỗi người” là vậy. Vì nếu không có nó, họ sẽ không được siêu thoát.


(tbc.)

backpackervn
12-11-2012, 10:41
Bali có gì lạ không em… – 30.


Theo nhiều đánh giá, nhận xét, nghi thức tôn giáo ấn tượng nhất Bali chính là Ngaben.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2467-1.jpg
Này là bò thiêng màu đen.


Không chỉ về sự lôi cuốn, màu sắc, âm thanh, nghi lễ khi thực hiện mà việc người ta đã chuẩn bị cho nó như thế nào, trong thời gian bao lâu… Và cho đến giờ, chưa có một lễ hội nào được chuẩn bị lâu như vậy, cả một đời, cả cuộc sống làm lụng chỉ để lo cho ngày sau cuối Ngaben, để mong ước cho linh hồn được siêu thoát.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2482-1.jpg


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2485-1.jpg
Này là màu đỏ.


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2500-1.jpg
Này là màu trắng.


Chính thức được biết có từ bao lâu người ta vẫn thật sự chưa rõ, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng Ngaben bắt đầu vào thế kỷ 13, xuất hiện trước tiên từ hoàng gia và sau đó mới dần dần lan truyền xuống dân nghèo. Như người ta vẫn nói về các đẳng cấp của Hindu giáo, bạn sẽ thấy điều đó thể hiện rõ qua nghi lễ Ngaben, qua các ngôi tháp gỗ cúng dường có bao nhiêu mái (bạn sẽ thấy trong các hình tôi chia sẻ). Từ 1 mái đơn sơ đến cao nhất là 11 mái – từ người dân hạ đẳng đến dòng dõi hoàng gia. Và bạn nào còn nhớ đến số mái ở các ngôi đền thờ phụng các vị thần Siva, Vishnu,… sẽ hiểu lý do vì sao.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2438-1.jpg
Những cờ lọng nhiều sắc…


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2448-1.jpg
Giữa những sắc màu rộn ràng, âm thanh sôi động,…vẫn thấy những thoáng buồn.


(tbc.)

backpackervn
12-11-2012, 10:45
Bali có gì lạ không em… – 31.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2435-1.jpg
Bạn có thấy huyệt nhỏ? Nơi chôn cất tạm người thân, giờ mới được đào lên để thực hiện Ngaben.


Liên quan sâu sắc đến 5 yếu tố hình thành vũ trụ của Hindu giáo, Đất, Nước, Lửa, Gió và Không, nguyên lý của Ngaben dựa trên 4 yếu tố hình thành nên con người. Ngaben cho rằng, người trần chúng ta, tạo nên từ đất nước lửa gió, ngoài phần xác phàm,… chúng ta còn có phần hồn. Phần hồn này còn vướng vất là vì chưa lên được cõi trên hoặc được chuyển sang kiếp khác – Ngaben sẽ giúp phần hồn này được siêu thoát.



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2520-1.jpg
Những sắc màu Ngaben.


Nghiên cứu sâu, người ta thấy các nghi thức tang lễ Ngaben này cũng hơi tương đồng với các nghi thức của các dân tộc khác trên quần đảo Indonesia (mà những ngày sau trong chuyến đi này tôi càng ngỡ ngàng hơn khi sửng sốt chứng kiến). Người Dayak (mà họ cho rằng tổ tiên mình có nguồn gốc từ đất Giao Chỉ xưa) trên đảo lớn Borneo có nghi thức Tiwah. Người Toraja ở Sulawesi có mộ treo, có cả thờ phụng cự thạch (megalithic) giống như người Sumba bên cụm đảo Nusa Tenggara hay cả ở vùng Kalimantan,….



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2560-1.jpg
Nếu còn nghi ngờ những hình ảnh này không phải của Bali, chiếc cổng đặc trưng này sẽ là “minh chứng”.


https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_2567-1.jpg
Như sợ chưa đủ sắc, nên thêm chút màu cho Ngaben.


Những tục lệ như mộ đá, mộ hang, mộ treo, mộ cây, quan tài đá, quan tài gỗ,… có từ thời tiền sử của những bộ tộc trên quần đảo Indonesia này cái vẫn còn lưu giữ đến tận ngày nay, ở những vùng hẻo lánh hoặc nơi người ta ít bị ảnh hưởng bởi tôn giáo. May mắn thay, trong hành trình Xa hơn Bali kỳ này, tôi gần như chiêm nghiệm được hầu hết các tục lệ này, dầu ở vài nơi chỉ được nhìn thấy phần “hậu” nghi thức. Bây giờ nhớ lại không hiểu sao lúc đó mình lại liều như vậy, nhất là mấy hôm một mình mò vào hang động tối đen, có những ngách nhỏ đến nỗi một người gầy phải nghiêng mình mới lạch qua hoặc thấp đến mức phải khom lưng xuống bò đi như ở địa đạo Củ Chi,… khi xung quanh tối đen và đầy những hòm cũ mục, sương xọ người khắp nơi...



https://i917.photobucket.com/albums/ad18/backpackervn2/IMG_6037-1.jpg
Con đường đầy xương sọ một ngày kia tôi lang thang xứ đảo Nam Dương.


(tbc.)

danngoc
12-11-2012, 13:15
@backpackervn: ông đi nhiều vào những nơi như vậy phải có thêm vật dụng mang dương khí bổ trợ, nếu không âm khí ám vào mình sẽ bị hại không hay đâu.

Nghi thức Ngaben này có giống tục cải táng ở miền bắc VN?

backpackervn
15-11-2012, 13:51
@danngoc, cảm ơn đã chia sẻ! Ngaben có giống tục cải táng ở miền bắc VN hay không, bạn chịu khó đọc tiếp và tự so sánh vì tôi không rành lắm về tục cải táng bạn đề cập. Còn nói về “vật dụng mang dương khí”, tôi không biết nhiều đến việc bạn đang đề cập, nhưng, he he he.. hình như tôi luôn mang một thứ trong nhóm đó bên người mà!!! :T


Bali có gì lạ không em… – 32.




https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2486-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2503-1.jpg
Đưa người thân đến nơi làm lễ Ngaben


So với các nghi thức tang lễ từ nhiều ngàn năm trước (và vẫn còn tồn tại đến mãi bây giờ), một số nghi thức “mới” đã xuất hiện khi tôn giáo mới thâm nhập. Với người Bali, đó là Hindu và Ngaben. Ngay cả ở Bali này, nghi thức Ngaben cũng mới được một số bộ tộc, vài ngôi làng… mới bắt đầu áp dụng vào những năm 2000 của thế kỷ 21 này(!), như ở ngôi làng Trunyan, ven hồ Batur là một ví dụ. Vốn trước giờ chỉ để người chết thênh thang nằm trên đất, không chôn, không đốt,… dưới bóng những cây Taru Menyan (tôi sẽ quay lại kỹ hơn câu chuyện này trong hành trình đến hồ Batur), giờ dân làng Trunyan cũng đã bắt đầu thực hành nghi lễ Ngaben.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2494-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2487-1.jpg
Dù là ngày vui, sao những ánh mắt vẫn đượm buồn.


Ở Bali, nghi lễ Ngaben này được thực hiện long trọng nhất ở Ubud, nơi có nhiều người thuộc dòng dõi hoàng tộc xưa cũng như nhiều người giàu có sinh sống. Rất khó biết đây là hình thức của tang lễ khi nhìn thấy những dòng người đông vui nhộn nhịp cùng chiêng trống khua vang trên đường phố. Đi cùng là những “chú trâu” được trang điểm nhiều màu sắc (với hài cốt của người quá cố bên trong) hay các đền đài theo phong cách Bali… mà các chàng trai trẻ kiệu theo bước nhún nhảy của họ. Rồi dòng người thân trong trang phục địa phương với bao nhiêu là quà tặng cho người thân lần cuối…



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2526-1.jpg
Nhận và đặt quà tặng vào trong lòng của ‘chú trâu’


Và càng ngỡ ngàng hơn, chỉ trong phút chốc, bao nhiêu là sắc màu rực rỡ, bao nhiêu là công sức, bao nhiêu là quà tặng tiễn đưa của người thân chờ đợi hàng giờ để được trao gửi… sẽ phừng phừng thành tro bụi.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2641-1.jpg
Và tan thành tro bụi.


(tbc.)

backpackervn
16-11-2012, 16:16
Để giảm bớt những ấn tượng khi liên tục xem những hình ảnh về các nghi thức tang lễ, chia sẻ với các bạn mấy hình ảnh về một miền đất đẹp trong hành trình Xa hơn Bali kỳ này. Miền đất mà tôi nôn nóng sẽ được quay lại xiết bao.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_7403-1.jpg
Nhìn sang bên này, biển rừng xanh ngăn ngắt.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_7617-1.jpg
Nhìn sang bên kia, biển xanh được tô thêm nét duyên bởi cây cầu gỗ lang thang trên biển vắng.


------------------------


Bali có gì lạ không em… – 33.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2507-1.jpg
Chú trâu này mới vừa được mở phần nắp lưng, chuẩn bị nhận quà tiễn đưa của người thân, xếp vào bên trong.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2537-1.jpg
Nhẫn nại chờ để gửi quà tặng cho người thân lần cuối.


Khi có người qua đời, gia đình sẽ tắm rửa thân xác bằng nước thiêng xin từ các đền thờ, cúng dường cho nữ thần Dewi Dugra, người trông coi các nghĩa địa rồi đưa người thân đi chôn cất. Sau đó, người thân chờ, có thể nhiều năm, để có thể làm nghi lễ Ngaben cùng với nhiều gia đình khác. Những người dòng dõi cao trong thứ hạng đẳng cấp của Hindu giáo thì khác, họ có thể tiến hành nghi thức Ngaben trong vòng 3 ngày sau khi đó. Sở dĩ người dân thường phải chờ để tiến hành nghi thức Ngaben chung vì chi phí khá cao. Các quan tài, dưới dạng một chú trâu (lembu) hoặc một ngôi tháp (wadah) thường được làm bằng các loại gỗ quý. Rồi các đồ cúng dường, cũng phải chu đáo và chi tiết để làm vừa lòng các linh hồn xấu, các vị thần cai quản cõi âm… Với các ngôi làng ở đồng bằng như Ubud, nơi hài cốt sẽ được thiêu đốt, họ sẽ quật các ngôi mộ tạm lên. Còn ở các ngôi làng khác (thường ở các vùng trên núi cao) nơi thay vì thiêu trực tiếp hài cốt, họ sẽ làm lễ và đốt một tượng nhân làm từ gỗ đàn hương, đã được tạc, chạm khắc và làm lễ… trước đó.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2559-1.jpg
Đã nhận đủ quà, chú trâu đã đầy, chuẩn bị khép lại, chờ nghi lễ kế tiếp.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2583-1.jpg
Chụp hình với “người thân” lần cuối.


Rồi đến ngày lễ Ngaben, thường là tháng 8 mỗi năm ở Ubud, hoặc là tháng 8 của cứ mỗi 10 năm ở một vài ngôi làng nào đó, hoặc là tháng 8 của cứ mỗi 3 năm ở một ngôi làng nọ,…. Người thân bắt đầu kiệu những quan tài (chú trâu hay ngôi tháp) đến làm lễ ở các ngôi đền (như ở Ubud), hoặc chỉ mang hài cốt, hoặc các tượng nhân thay thế đến làm lễ ở các ngôi đền,… rồi mới mang đến một ngôi mộ (chú trâu hay ngôi tháp) chung… Nơi rồi tất cả sẽ thành tro bụi dưới tác động của Lửa, cũng một yếu tố hình thành nên xác phàm chúng ta.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2608-1.jpg
Lửa khói mịt mù ngày thu Ubud.


Vẫn chưa hết!


(tbc.)

chu
16-11-2012, 20:40
"he.. hình như tôi luôn mang một thứ trong nhóm đó bên người mà!!! " , thích câu trả lời này của bạn , rất tự tin vào bản thân mình , mong bạn lúc nào cũng khỏe .....

danngoc
16-11-2012, 22:43
Danngoc là người Sài Gòn, chỉ nghe nói người Bắc VN có tục cải táng, tức là sau khi chôn 1 vài năm thì bốc mộ và rửa sạch xương cốt rồi chôn lại xuống chỗ đất cao. Trước đây danngoc vẫn nghĩ đó là do miền bắc hay lũ lụt nên mới có tục cải táng. Nay danngoc nghi ngờ tục cải táng miền bắc VN là có liên quan tới tục lệ này ở Indonesia (khi đi Java-Bali danngoc có nhận xét là làng quê và phong tục ở đây rất giống VN: tục trồng cây nêu, trồng cây đa ở đình láng, những chòi nghỉ chân ven đường làng, tục thờ cúng thổ thần, hòn đá, cái cây v.v.)

backpackervn
17-11-2012, 12:29
@chu, cảm ơn lời mong chúc của bạn. Về “vật dụng mang dương khí”, thực ra ý tôi khác (mượn ý câu chuyện vui về thầy cai đội phạt bà góa vì cái tội có chứa công cụ nấu rượu lậu trong nhà…), chỉ muốn để thay đổi không khí lặng của câu chuyện về những tang lễ, chứ không bao giờ tôi dám tự tin vào cái xác phàm quá nhiều tội lỗi của mình đâu. Chúc vui!


@danngoc, thời buổi này thông tin dễ kiếm mà. Chỉ gõ vài từ là đã có thông tin: Theo "Việt Nam Phong tục" của Phan Kế Bính, trang 39: “… Cải táng có nhiều cớ: Một là vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài. Hai là vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì phải cải táng. Ba là vì, các nhà tin địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất, hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng. Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ….”. Như vậy, “cái cớ” của nghi lễ Ngaben khác hẳn với cái cớ của tục cải táng ở miền bắc.


Còn về việc “phong tục, làng quê…” Bali (Indonesia) giống xứ Việt, tiếp tục trên bước đường lang bạt Xa hơn Bali, tôi sẽ có những chia sẻ khác thú vị về những người dân ở các bộ tộc của Indonesia tự nhận với tôi rằng “… tôi nghe nói rằng tổ tiên xa xưa của chúng tôi đến từ nước Việt…” – và không chỉ một người!



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_6067-1.jpg
Một ngôi nhà mồ của một dân tộc trên quần đảo Sulawesi có gợi nhớ gì đến chiếc trống đồng của Giao Chỉ ngày xa xưa?


----------------------------------------------------


Bali có gì lạ không em… – 34.



Vì tiếp sau Ngaben còn là một nghi lễ ít được biết đến – Memukur, dù nghi lễ này tuy lặng lẽ (vẫn có lúc không lặng lẽ lắm) nhưng nếu thiếu nó, ý nghĩa của Ngaben xem như không thành.


Nhưng chưa nói gì đến Memukur, ngay cả câu chuyện về Ngaben của Ubud hôm nay vẫn chưa xong mà.


Trước tiên, tôi phải chân thành cảm ơn 2 anh lái xe ôm ở Ubud. Sau khi “dụ dỗ” tôi đi xe không thành, rồi biết tôi có mang theo xe gắn máy từ Kuta lên, rồi biết tôi không phải là người Tàu, rồi biết tôi lang thang chỉ một mình, rồi biết tôi dù than phiền Bali giờ thay đổi quá nhưng tôi vẫn yêu, vẫn ghé Bali đã 3 lần,… 2 anh đã chia sẻ với tôi thật nhiều thông tin. Chứ cho đến lúc tham gia, bon chen chụp bao nhiêu tấm hình, lang thang đã mấy tiếng đồng hồ ở đó… tôi thật sự vẫn không biết cái nghi lễ nhộn vui này có tên gì! Cũng chẳng biết có gì trong các chú trâu gỗ, tại sao trên mặt đất của ngọn đồi nơi buổi lễ xảy ra lại có những nơi bị đào lên, tại sao những đoàn rước kiệu lại phải quay tròn chóng mặt đến mấy vòng, để chào hỏi hay để làm gì, tại sao những chú trâu trong kiệu phải bị mấy anh rước kiệu nhún lên lắc xuống dù nó nặng trình trịch và các anh mướt đẫm mồ hôi… Nói chung là chẳng biết gì hết, như ai đó từng nói “tôi khờ khạo quá ngây ngô quá, chỉ biết chơi thôi chẳng biết gì!” vậy (xin lỗi tác giả vì đã đổi một từ).



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2613-1.jpg
Rực rỡ những sắc màu…


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2618-1.jpg
…rồi những ngọn lửa bắt đầu lem lém….


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2633-1.jpg


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2643-1.jpg
… và rực cháy.


Đến khi hơi mệt mỏi vì chen lấn chụp chọt cả vì đói vì từ sang chạy xe Kuta lên đến giờ vẫn chưa có gì bỏ bụng… ra ngoài ngồi nghỉ gặp 2 anh. Rồi may mắn được các anh ghi lại tên của nghi lễ trên giấy, giải thích,… từ đó lại len vào hỏi han, rồi mai ngày rảnh rỗi đọc thông tin, tổng hợp lại… mới hiểu thêm, từng ngày. Chứ cho đến gần cuối buổi chiều đó, trong tôi còn chưa biết đến cái danh từ Ngaben, những gì tôi có chỉ là hàng mấy trăm tấm hình nhiều màu sắc và không một thông tin. Thật may mắn cho tôi với những người bạn Bali mới. Và không chỉ thế, các anh còn giúp tôi nhiều thông tin cho những điểm đến, cung đường mấy ngày sau, để với tôi bây giờ Bali lại long lanh qua một màn sương mới!



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2632-1.jpg
Mới vừa hiên ngang rực sắc đó, giờ… Như một kiếp người qua!


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_2648-1.jpg
Bạn có thể nhìn thấy những gì còn lại của một kiếp người đang cháy tan thành tro bụi.


Đi lang bạt, nhiều niềm vui của tôi đến bất ngờ hơn những gì tôi chuẩn bị. Có lẽ vậy, tôi cứ mê mải trên những con đường!


(tbc.)

danngoc
17-11-2012, 13:20
Không hẳn thế đâu bác back, nhà quê em người chôn xong 1 năm là cải táng, nhà nào cũng vậy, không chắc do ván xấu, cũng không chắc do nước lụt, vì cải táng là moi xương ra rửa sạch rồi chôn trở lại thôi mà bác.

Vả lại em chỉ đặt dấu thắc mắc chứ có dám chắc chuyện gì đâu. Nhưng giờ thấy họ thiêu đi thì không giống với mình rồi.

Cám ơn bác, hồi hộp theo dõi bài viết của bác.

chickenfat
18-11-2012, 22:06
Để giảm bớt những ấn tượng khi liên tục xem những hình ảnh về các nghi thức tang lễ, chia sẻ với các bạn mấy hình ảnh về một miền đất đẹp trong hành trình Xa hơn Bali kỳ này. Miền đất mà tôi nôn nóng sẽ được quay lại xiết bao.



https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_7403-1.jpg
Nhìn sang bên này, biển rừng xanh ngăn ngắt.


https://i789.photobucket.com/albums/yy179/backpackervn6/IMG_7617-1.jpg
Nhìn sang bên kia, biển xanh được tô thêm nét duyên bởi cây cầu gỗ lang thang trên biển vắng.


------------------------

Bạn backpackervn cho mình hỏi địa danh trong hình này co phải là Togian island national park không?
Nếu phải thì bạn có thể viết 1 bài giới thiệu sơ về cách đến cũng như chỗ ăn ở tại đây được không bạn?
Mình google đường đến đây thì thấy khá quanh co phức tạp :(

backpackervn
19-11-2012, 13:42
@chickenfat, tôi chia sẻ những thông tin bạn hỏi về Togian Islands trong mục Thông tin du lịch Indonesia. Bạn vào đó xem (https://www.phuot.vn/threads/2905-Th%C3%B4ng-tin-du-l%E1%BB%8Bch-Indonesia?p=760999) nghen. Chúc vui.
---------------------------------------------



Bali có gì lạ không em… – 35.


Ngaben là để “clean the physical body”, trong khi đó Memukur sẽ gột sạch linh hồn “purify the soul”, để sau khi cả xác và hồn được thanh khiết, người ra đi sẽ ra đi vĩnh viễn.


Ngaben phải ồn ào nhộn nhịp, vì không chỉ thể hiện niềm vui sướng mà chiêng trống khua vang còn xua đuổi những linh hồn xấu, thế lực xấu rời xa. Những đoàn trai trẻ rước kiệu phải vừa đi vừa nhún nhảy, phải quay vòng vòng, cũng để những linh hồn xấu rời xa, chóng mặt, quên đường về… không bám theo để lôi kéo quấy nhiễu không cho người chết được thăng hoa qua hai nghi lễ Ngaben và Memukur.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/IMG_2586-1.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/IMG_2581-1.jpg
Phần chuẩn bị và tặng quà… của Ngaben đã xong, người nhà và xóm giềng ngồi chờ giờ tốt để nhen lửa.


Ngaben thường được thực hiện ban ngày, giữa phố phường, kèm thêm âm thanh sắc màu rộn rã, cả làng đều tham dự nên đông vui, nên trở thành lễ hội quan trọng của Bali. Còn Memukur chỉ làm từ nửa đêm về sáng, lặng lẽ, dân làng cũng không bắt buộc tham gia hết mà chỉ những họ hàng thân thiết mới ghé dự. Lại tiến hành nơi suối sông vắng vẻ hay góc biển hẻo lánh, lại vào cái giờ “ma quỷ nhiều hơn người” đó nên hầu như ít du khách nào biết và dám tham gia.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/IMG_2564-1.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/IMG_2663-1.jpg
Khi những ngọn lửa Ngaben vừa tàn, việc chuẩn bị cho Memukur bắt đầu.



Tiếp nối với Ngaben, khi những ngọn lửa bắt đầu tàn xuống, Memukur bắt đầu – dù việc chuẩn bị có thể đã nhiều tháng trước đó, và dù bắt đầu ngay lúc đó, nhiều khi cả mấy tháng sau Ngaben, Mumukur mới được tiến hành.


(tbc.)

backpackervn
20-11-2012, 13:23
Bali có gì lạ không em… – 36.


Khi những ngọn lửa Ngaben bắt đầu lụi tàn, cũng là lúc tôi rời đi. Câu chuyện về Memukur tôi sẽ tiếp tục trong một dịp khác, một cơ duyên khác vậy. Mà lạ lùng sao, tôi có nhiều duyên, hay nhiều nợ, với những nghi lễ này làm sao!


Thực ra cả buổi chiều lang thang nơi đó, trong khói lửa mịt mờ, nước mắt nước mũi ràn rụa, còn nếu không cũng cay xè xè, trong mùi khói hăng hắc dù có thêm đàn hương, gỗ thơm,… vẫn không thể át được cái mùi quen quen rờn rợn mà những ngày lang thang những bến sông thiêu xác người ở Varanasi, Pasupatinath… mà tôi vẫn không thể quên, nên tôi cần một bầu trời xanh, một Ubud thoáng đãng khác. Nên tôi đi, dù lòng vẫn nuối. (Tôi vẫn biết là nhiều bạn còn mệt mỏi hơn tôi khi thấy tôi cứ lải nhải miết về nghi thức tang lễ - vốn thường kỵ húy với phần đông người Việt mình!).



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2666-1.jpg
Ra khỏi Ngaben, trời chiều thoáng đãng xanh ngăn ngắt Ubud làm đầu tôi nhẹ, người tôi nhẹ xiết bao.


Lúc nãy trao đổi với 2 anh, hỏi thăm những nơi nên đi (ngoài những nơi đã đi), có thể đi được lúc chiều muộn, rồi ngày mai… các anh giới thiệu Tegallalang, điểm gần nhất tôi có thể đi từ Ubud trong nửa cuối buổi chiều này.



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2673-1.jpg


https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2676-1.jpg
Chào mừng đến với Tegallalang!


Rồi tôi đi, chiều muộn Ubud trời vẫn xanh vời vợi, dù chẳng mấy chốc mây xám ùa về, trong trẻo lạ lùng. Đến Tegallalang, tưởng trễ lắm, còn đâu mình mình, té ra đường chật cứng, xe hơi của khách nối đuôi đậu dài cả mấy trăm mét, khách vẫn đang ùn ùn đổ về.



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2669-1.jpg
Những cánh đồng bậc thang Tegallalang...


https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2679-1.jpg
…với những “đại sứ du lịch” hiền lành, mến khách và hiệu quả gấp bao nhiêu lần cô đại sứ du lịch (!?) giàu có sang cả nhưng mặt tượng trơ khấc của nước Y.


Và cũng khi đến Tegallalang, tôi bỗng nhiên thấy buồn quá. Không phải vì Ngaben, cũng không phải vì chuyện riêng của mình (lúc nào cũng buồn!!! :T), mà cho ngành du lịch ngoắc ngoải quê nhà!


(tbc.)

ms_anh
27-11-2012, 16:34
Muốn được tỏ chút sự ngưỡng mộ cho anh. Đã theo dõi từ hồi "Con Đường Tơ Lụa" nhưng cho đến giờ trong nhận thức của em, anh chính là định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất cho từ "Phượt".

backpackervn
30-11-2012, 11:39
@ms_anh, cảm ơn bạn đã đọc, theo dõi những hành trình lang bạt của tôi, nhưng thật tình tôi không dám nhận “định nghĩa” mà bạn tặng. Mong sẽ tiếp tục “gặp” bạn trên những cung đường khác….

------------------------------------


Bali có gì lạ không em… – 37.


Tegallalang, một làng nhỏ, trước đó được biết đến là một làng nghề, với những người thợ thủ công tài hoa, giờ lôi cuốn khách du bởi những mảnh ruộng bậc thang. Be bé, xinh xinh, cả chiều dài thung lũng có ruộng bậc thang đó chưa đến vài trăm mét. Vậy thôi. Không thể so sánh (dù biết mọi so sánh là khiên cưỡng, vẫn có thể nói vậy ở đây) với những mảnh ruộng bậc thang danh tiếng (!) miền Đông – Tây Bắc xứ mình.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_2686-1.jpg
Nương ruộng bậc thang của Tegallalang nằm trong thung lũng hẹp, dưới bóng dừa xanh.


Nhưng lúc các nhà quản lý nước mình còn đang loay hoay, lúng túng như gà mắc tóc,… bởi việc thu phí xem ruộng bậc thang. Có thu hay không? Thu bao nhiêu? Thu ai? Thu như thế nào? Ai thu phí? Ai kiểm tra người thu phí?! Thu xong tiền đó làm gì? (Cái này tôi biết! :T )… Trong lúc đó thì du khách cứ ùn ùn đổ về mảnh ruộng bậc thang bé tý của Tegallalang! (Tôi không bị thu phí khi đến Tegallalang, dù đến mấy lần!!!).



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_2698-1.jpg


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_2700-1.jpg
Nhỏ nhắn, nhưng những đường nét quanh co, những góc cắt gấp làm nên nét duyên riêng cho Tegallalang.


Biết rằng du khách đến Bali không chỉ vì Tegallalang, khác với những nương đồng Tú Lệ, Xín Mần, Hoàng Su Phì… là những điểm đến chính của nhiều khách du. Tôi ngang qua miền Tây Bắc không nhiều lần và cũng đã lâu, nhưng đọc và xem, tôi thấy (hy vọng là tôi không sai) ngoài những nương đồng (mà nếu không có người xem) bà con vẫn cày cấy, trồng tỉa bình thường. Không có thêm dịch vụ gì, giá trị cộng thêm gì hết? Khác với ở đây Tegallalang! Chỉ vừa bước xuống những bậc thang, chưa kịp xuống ruộng, nhìn thấy những căn chòi tre đơn giản nhưng có những bộ ghế bành tiện nghi dành cho những đôi du khách ngắm ruộng bậc thang, nhàn nhã ngắm những cánh cò lả lướt trôi trên những cánh ruộng bậc thang… là đã thấy sự khác biệt rõ rệt.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_2688-1.jpg
Những chiếc chòi đơn sơ, những chiếc ghế cũng đơn giản, nhưng êm ái, ấm cúng cho ai đó hai người cùng bên nhau ngắm đồng xanh dưới trời xanh….


Nhưng đâu chỉ có vậy!


(tbc.)

backpackervn
04-12-2012, 12:32
Bali có gì lạ không em… – 38.



Tegallalang không phải là cánh đồng bậc thang đẹp nhất Bali. Cánh đồng bậc thang đẹp nhất kia đã nằm trong hồ sơ đệ trình lên Unesco mong được xét duyệt là di sản thế giới. Đến đây thì còn phải bật cười vì không ít các nhà báo nước Y cho rằng ruộng bậc thang xứ mình đẹp gấp bao nhiêu lần Banaue,… mà sao không làm đơn xin xét duyệt làm di sản Unesco. Tuy không đẹp như cánh đồng kia nhưng Tegallalang tiện đường, được ghé thăm nhiều. Nằm cách Ubud vài cây số, trên con đường đi Kintamani, Batur, Tampaksiring,… nên nhiều người ghé ngang, lúc đi hay lúc về. Ngắm nắng mai sớm hay sương mây chiều. Hay cả hai, tùy thích. Không sửa sang nhiều, ngoài những căn chòi nằm ngay trên triền núi, còn nhiều nhà hàng ở vị trí thoáng đãng cho du khách dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh.



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2724-1.jpg
Một góc xanh Tegallalang.


https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2728-1.jpg
Cây sứ kia mai mốt trổ bông sẽ là một góc ảnh đẹp ở Tegallalang.


Còn với cánh đồng bậc thang, họ vẫn trồng trọt cấy cày bình thường. Có điều, ở một góc nhỏ, họ dựng nên chiếc chòi tranh, trồng vài hàng cây nở bông đỏ rực. Lạ thay, giữa cánh đồng xanh, mái rơm vàng nâu, hàng cây bông đỏ bình thường quê mùa ở đâu đó giờ bỗng trở thành điểm nhấn lạ. Nên dù chỉ đơn giản vậy thôi nhưng cũng làm cho đám du khách, nhất là những du khách đến từ nước lạ hý hoái kéo nhau vào chụp choẹt. Dĩ nhiên, trước căn nhà tranh có tấm bảng nho nhỏ, “vui lòng đóng góp chút đỉnh khi chụp hình, để giúp giữ gìn ngôi nhà…”.



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2703-1.jpg


https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2725-1.jpg
Những đốm màu đỏ giữa tuyền những màu xanh chợt duyên dáng lạ.


Rồi cây cầu bắt qua con suối, mà chỉ dành cho du khách, còn nông dân họ ngại gì không lội qua mà đi. Rồi những con đường mới làm dễ đi, bên cạnh con đường bờ ruộng cheo leo người dân bản địa cứ lướt qua nhẹ nhàng trong khi du khách mới nhìn đã chóng mặt,… cứ tùy bạn chọn, nhưng nếu đã “sử dụng dịch vụ cộng thêm” thì bạn nên trả tiền, dù không nhiều, chỉ khoảng 10.000VND. Vậy thôi, rõ ràng. (Tuy vậy, cũng nói thêm là những người giữ nhà, canh đường đó cũng là nông dân trong làng, mà nếu bạn đến đó lúc sáng sớm thật sớm chưa có du khách thì họ cũng ở nhà uống trà hay đi cày cấy gặt hái ở nơi khác, nên có thể tha hồ tung tăng khắp nơi chụp chọt mà chẳng phải tốn xu nào).



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2714-1.jpg
Nhọc nhằn.


https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2732-1.jpg
Vui vẻ chụp hình với khách.


Rồi những người nông dân trong những chiếc nón lá dừa, gánh đôi quang gánh rơm hay cỏ, dắt theo con trâu béo…. trên đường đi làm về cũng vui vẻ chia sẻ chúng cho bạn vác mang gánh để chụp hình (bên cạnh vài “người mẫu nông dân chuyên nghiệp”). Vui vẻ thì bạn tip, hay mua giúp họ trái dừa, cái nón lá,… không thì cảm ơn họ cũng chẳng kèo nhèo. Chứ nghe nói đâu mấy ông tây bà đầm gánh mấy trái dừa, đội cái nón lá để chụp hình ở đâu đó phải trả giá khá đắt, hay phải mua trái dừa với giá 10$.


Thôi, không lảm nhảm về cái chuyện nói hoài cũng vậy nữa. Chiều đã xuống, sương đã vây. Giờ phải lựa chọn giữa việc lên xe chạy tiếp hay chọn một chiếc chòi tre bên sườn núi thả người nhâm nhi chai Bintang ngọt lạnh, ngắm hoàng hôn xám về trên nương chiều, nghe từng giọt đời mình rơi...


Phải chi cuộc đời lúc nào cũng có nhiều lựa chọn hay ho như vậy! :T


(tbc.)

backpackervn
04-12-2012, 12:33
Bali có gì lạ không em… – 39.



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2742-1.jpg
Bali, sáng nay café một mình….


Sau một đêm Ubud lặng lẽ bình yên, vẫn như những đêm Ubud ngày nào, tôi thức thật sớm trong tiếng chim bên vườn xanh, lãng đãng chút hương sứ ngọt nồng nàn đang bị lũ sương ẩm ướt níu kéo lôi giữ lại bên thềm. Pha một ly café thật đậm, thật nóng, không đường, tôi nhấm nháp vị đắng ngọt thơm dìu dịu mê đắm, nhìn mảnh vườn chợt lung linh hơn qua đám sương khói café,… thấy hạnh phúc trong cuộc đời nhiều khi thật giản đơn.



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2756-1.jpg
Chợ Ubud mai sớm, như chợ quê mình…


https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2744-1.jpg
Mua đồ ăn sáng cho chồng cho con…


Lang thang ra chợ Ubud sớm, phiên chợ không-du-lịch vì ở cái giờ sớm bửng này chỉ có các bà các cô đi chợ mua đồ về lo cho chồng cho con cho cháu… Và mua hoa về để cúng, việc phải làm mỗi sáng, hàng ngày,… của người dân Bali. Chợ sớm Ubud không hàng lưu niệm xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng mà chỉ là những phẩm vật địa phương bình thường. Càng giống chợ quê Việt hơn khi ngay kề bên là mấy tấm bạt vun đầy những chiếc quần, tấm áo hàng sida được nhiều người chăm chút lựa mua…



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2745-1.jpg


https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2749-1.jpg
Hoa, không thể thiếu trong chiếc giỏ đi chợ sáng về…


Rồi lẩn thẩn qua cung điện cũ, đền xưa ở ngay bên kia đường. Chưa có ai đi lễ, vì cửa đền còn khép hờ, chút hương trầm ai đốt sớm hòa trong hương sứ nồng nàn, trong không khí vắng vẻ thanh khiết...



https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2762-1.jpg


https://i786.photobucket.com/albums/yy145/backpackervn8/IMG_2764-1.jpg
Ngôi đền vắng vẻ trong mai sớm


Sao thèm quá một tiếng chuông ngân!


(tbc.)

backpackervn
06-12-2012, 11:53
Bali có gì lạ không em… – 40.



Hành trình dự định hôm nay của tôi là ghé Tampaksiring thăm những ngôi đền đá nghìn năm tuổi. Trên đường đi sẽ ghé ngang thăm thú Tegallalang trước vì chiều qua, lúc tôi ghé nơi đây, trời chiều xám mây nên những cánh đồng không tươi tắn vì thiếu nắng. Rồi sau khi thăm thú ở Tampaksiring, tôi mới tính tiếp. Tùy theo điều kiện thời tiết mà tôi sẽ chạy tiếp đi Besakith thăm lại Đền Mẹ cũng đã ghé một lần nhiều năm trước một chiều mưa xám,… Rồi trên đường về sẽ ghé cố đô xưa Klung Kung hay tạt qua Kintamani ngắm hồ Batur từ trên cao… Rồi… Rồi…


Dự định ban đầu là vậy, cũng khá nhiều tham vọng vì quá nhiều điểm cần phải đến nếu đi đúng lịch trình. Trong lịch trình dự kiến, tôi có dự định vài miền đất cũ. Phần thì lần trước tôi ghé thời tiết không đẹp, phần thì muốn tìm lại cảm giác xưa ở miền đất cũ, xem thử mình thay đổi hay cảnh đã đổi thay.


Do ham hố nhiều vậy nên sau khi lang thang Ubud mai sớm, tôi vội về nhà nghỉ gói ghém nhanh và vọt xe sớm đi Tegallalang khi phố phường còn ngái ngủ. Và cả những cánh đồng bậc thang vẫn còn ngái ngủ.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2784-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2772-1.jpg
Nắng mới lên một nửa thung lũng, một nửa cánh đồng…


Tegallalang sáng sớm vắng tanh, vì giờ tôi đến đây các tour du lịch khởi hành từ Ubud vẫn chưa bắt đầu, nói gì đến những tour từ Kuta. Nên tôi có nguyên một cánh đồng. Không có những áo đỏ áo vàng chen lấn ồn ào phô phang súng to ống dài, không có những đoàn xe chật cứng trên đường. Không có cả người dân Bali vì hàng quán vẫn còn ngái ngủ, nhà hàng vẫn chưa mở cửa. Chủ quan, tôi thả người vào một chiếc ghế bành còn đẫm sương đêm ngắm nắng mới. Chờ nắng lên, chờ nắng lên tý nữa, ôm đầy cả thung lũng mới chụp hình, mới lặn lội leo xuống leo lên để chụp hình không bị ngược nắng vì tôi ở bên này đồng mà mặt trời mọc bên kia đồng….


Chờ miết, lúc mặt trời lên khỏi thung lũng, chưa kịp rạng rỡ thì những đám mây ùa về che kín. Lại chờ, chờ nữa, chờ miết,… đến khi giật mình nhớ rằng Tegallalang chỉ là một điểm ghé tạm mà đã thành điểm ghé chính. Lại tất tả leo lên xe vọt.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2769-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2775-1.jpg
Dù nắng chưa thật rạng rỡ, cánh đồng ban mai đã rạng ngời so với hoàng hôn u uẩn chiều qua.


Thôi thì không có những tấm hình đẹp của Tegallalang trong nắng mới thì đã có một buổi sáng trong trẻo bên cánh đồng xanh chờ nắng lên. Điều mà cả một đời ở Sài Gòn phố thị sẽ chẳng bao giờ có được…


Nên cứ xem như hôm nay đã có một khởi đầu ngày mới thật tinh khôi!


(tbc.)

backpackervn
06-12-2012, 11:58
Bali có gì lạ không em… – 41.


Từ Ubud đến Tegallalang, trước khi đến đó vài km có một con đường nhỏ bên tay phải và tấm bảng chỉ đến Tampaksiring. Nhưng đi là đi tới, ít ai đi lùi, nên chiều qua, rồi sáng nay từ Tampkasiring tồi hỏi người địa phương rằng nếu chạy thẳng tiếp có con đường nào khác đi Tampaksiring không thì đều nhận được cái gật đầu, nói “cứ đi thẳng rồi rẽ phải”, đúng như định hướng nên tôi phấn khởi nhấn ga vọt, vọt miết.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2776-1.jpg
Chia tay Tegallalang, lòng vẫn còn nuối…


Bên tay phải có vài con đường rẽ thật, nhưng không có tấm bảng nào đề Tampaksiring nên tôi cứ chạy. Chạy riết thấy xa quá, tính đường đất theo đồng hồ trên xe thì tôi đã đi quá Tampaksiring rồi. Ghé vào hỏi thăm thì té ngửa. Đường rẽ đi Tampaksiring đã ở phía sau, rất xa rồi. Vậy con đường này chạy nữa đến đâu, “Kintamani”, gần không anh, “Gần”. Lại lên xe chạy tiếp.


Mùa này là mùa cam quít. Con đường đến Kintamani chạy lên dốc cao và giữa những cán đồng cam quít trái chín đỏ vàng lúc lỉu, tôi cũng tính dừng lại chơi nhưng thấy lịch trình bắt đầu rối rồi nên cứ tranh thủ chạy đến Kintamani rồi tính tiếp.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2786-1.jpg
Một cửa hàng mở sớm trên con đường vắng ngắt. Mở sớm qua nên những chú mèo lười như vẫn còn ngái ngủ!


Kintamani ngày trước tôi có ngang qua một lần, dừng lại mấy phút bên sườn núi ven hồ Batur chụp mấy tấm hình rồi đi, nên không có nhiều ấn tượng dù nơi đây được khá nhiều người khen ngợi vì khí hậu mát mẻ trong lành và vị trí đắc địa nhìn xuống hồ Batur của nó. Cũng dễ nhận ra điều đó qua việc có rất nhiều nhà nghỉ, hàng quán, khu buôn bán trái cây, mà nhìn qua là biết chỉ để bán cho du khách…


Còn đang miên man suy nghĩ sẽ làm gì ở đây, rồi đi đâu tiếp, bỗng nghe còi kêu toét toét. Tưởng vi phạm gì đó té ra bị mấy anh (chắc giống dân phòng bên mình) chận xe lại, kêu vô mua vé. Vé gì, đi đường cái mà vé cái gì “Vé vô Kintamani”. Nhưng mà tui đâu có vô Kintamani, chỉ đi ngang qua thôi mà, “Ngang qua cũng phải mua”. Cái này thu tiền bảo dưỡng đường đất hả, xe gắn máy đâu phải trả tiền mấy thứ đó, “Hổng phải, vé xem phong cảnh Kintamani”. Tui hổng biết, vô đền vô chùa bán vé tui mua, phí đường đất tui cũng mua nhưng tui đi ngang qua đây để đến Besakith, hổng cho thì tui đi đường khác, chứ hổng mua vé…


Rồi tôi quay xe lại. Vé cũng không bao nhiêu nhưng nổi sùng vì thu tiền cắc cớ. Thêm nữa là trên con đường này, trước khi đến Kintamani khoảng 4km có một ngã tư, nên nếu không đi được Kintamani tôi đi chỗ khác. Bali thiếu gì chỗ chơi, tự nhiên đi tới cái chỗ bắt đóng tiền khơi khơi vậy.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2810-1.jpg
Bên dưới Kintamani, hồ Batur lộng lẫy một ngày nắng.


Chạy ngược về đến ngã tư, tôi rẽ phải. Chợt thấy một bác gái địa phương đội cả đống đồ nặng trịch trên đầu, tôi rề rề xe vào lề chỉ tay vào cái yên sau xe của tôi (ngôn ngữ hình thể để nói bác lên xe tôi chở đi – như tôi vẫn thường làm khi lang thang Thailand, Indonesia,…). Bác gái hoảng sợ như tưởng rằng tôi định làm gì bậy bạ hay sao nên chạy lui vào trong sâu. Vừa lúc một thanh niên trẻ chạy xe, cũng tưởng tôi định làm bậy bạ gì nên dừng xe lại hỏi, tôi nói là chỉ muốn chở bác ấy đi vì thấy bác đội nặng quá mà tôi đi xe không, cũng cùng hướng. Anh ta bật cười sằng sặc, nói gì với bác gái rồi nói rằng tôi cứ đi đi, người dân ở đây đi vậy quen rồi, mà phụ nữ lên xe người lạ họ sợ lắm. Tôi cũng cười rồi tăng tốc. Vừa lúc đó tôi thấy bên tay phải tôi có con đường nhỏ, lở lói hư cũ, khuất sau những tán cây rậm rạp của những đồn điền cam quýt, mà nhìn theo hướng là nó song song với con đường đến Kintamani lúc nãy. Quyết định nhanh, tôi rẽ vào con đường đó, vừa chạy vừa hồi hộp. Chỉ vì sợ xe hư trong con đường vắng hư cũ này thì mệt thôi chứ lạc đường thì quay lại mấy hồi. Chạy một lúc, đường nhỏ đổ ra đường lớn - tôi đang ở giữa phố Kintamani. Trạm gác thu tiền của mấy anh dân phòng bé tí ti nằm xa phía dưới kia….


Sở dĩ tôi kể lể dài dòng câu chuyện trên (hơi giống khoe khoang :T ) là vì tôi cứ nghĩ hoài suốt ngày hôm đó. Nếu lúc đó tôi cứ chạy nhanh, không rề xe đi chậm lại, tôi sẽ không thấy con đường nhỏ kia, sẽ đi con đường khác, đến vùng đất khác… tôi sẽ không đến Kintamani, sẽ không xuống hồ Batur,… và sẽ không gặp được một buổi lễ kỳ lạ. Buổi lễ mà ngày trước, cứ mỗi 5 năm người dân làng Kedisan mới tổ chức một lần. Bây giờ là 3 năm một lần, nghĩa là 1095 ngày mới có một ngày, nhưng hôm nay tôi lại đến đúng ngày thứ 1095 đó.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2794-1.jpg
Làng Kedisan ven hồ Batur một ngày nắng tháng 8 xanh ngời.


Không thể cứ leo lên xe và chạy – đúng không bạn?


(tbc.)

gautrucpo
06-12-2012, 16:00
Bali có gì lạ không em… – 41.

Sở dĩ tôi kể lể dài dòng câu chuyện trên (hơi giống khoe khoang :T ) là vì tôi cứ nghĩ hoài suốt ngày hôm đó. Nếu lúc đó tôi cứ chạy nhanh, không rề xe đi chậm lại, tôi sẽ không thấy con đường nhỏ kia, sẽ đi con đường khác, đến vùng đất khác… tôi sẽ không đến Kintamani, sẽ không xuống hồ Batur,… và sẽ không gặp được một buổi lễ kỳ lạ. Buổi lễ mà ngày trước, cứ mỗi 5 năm người dân làng Kedisan mới tổ chức một lần. Bây giờ là 3 năm một lần, nghĩa là 1095 ngày mới có một ngày, nhưng hôm nay tôi lại đến đúng ngày thứ 1095 đó.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2794-1.jpg
Làng Kedisan ven hồ Batur một ngày nắng tháng 8 xanh ngời.


Không thể cứ leo lên xe và chạy – đúng không bạn?


(tbc.)
Đó cũng là 1 cái duyên, pk anh? hihi

binhan
08-12-2012, 20:02
"... tôi thức thật sớm trong tiếng chim bên vườn xanh, lãng đãng chút hương sứ ngọt nồng nàn đang bị lũ sương ẩm ướt níu kéo lôi giữ lại bên thềm. Pha một ly café thật đậm, thật nóng, không đường, tôi nhấm nháp vị đắng ngọt thơm dìu dịu mê đắm, nhìn mảnh vườn chợt lung linh hơn qua đám sương khói café,… thấy hạnh phúc trong cuộc đời nhiều khi thật giản đơn." Đọc đi lại muốn đọc lại từng chữ và cảm nhận. Thật tình không phải nịnh anh mà anh mô tả hay quá, em như thấy mình đang ở đó vậy. Và bây giờ em ngày càng thấy "hạnh phúc trong cuộc đời nhiều khi thật giản đơn."

backpackervn
10-12-2012, 13:15
@gautrucpo, duyên, hay nợ, hay nghiệp,… không không sắc sắc sắc sắc không không…. làm sao biết được bạn! (beer)

@binhan, không thấy nó quá sến, như nhiều người khác thấy sao! (beer)

------------------------------------------------------------


Bali có gì lạ không em… – 42.


Hồ Batur, chiếc hồ lớn nhất trên đảo ngọc Bali, là một hồ núi lửa đẹp. Được bao quanh bởi ngọn Abang và ngọn núi lửa cùng tên vẫn đang hoạt động ì xèo, chiếc hồ Batur hình trăng lưỡi liềm mơ mộng này chính là một miệng núi lửa rất lớn hình thành từ khoảng 30 ngàn năm về trước…


Mấy năm trước, tôi có tạt ngang Kintamani, trên đường đi Đền Mẹ Besakith, có dừng lại ở một trong những viewpoint nhìn xuống hồ Batur, nhưng chưa xuống dưới hồ. Nên lần này, nhất định tôi phải xuống hồ, trong đó việc tò mò muốn tìm đến ngôi làng lạ lùng của người Trunyan cũng là mục đích chính.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2812-1.jpg
Hồ núi lửa Batur…


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2810-1-1.jpg
…soi bóng bên ngọn núi lửa cùng tên.


Nên khi vừa tới Kintamani tôi liền hỏi ngay con đường chạy xuống hồ Batur nằm ở đâu, hướng đến đó rồi bắt đầu chầm chậm chạy xuống. Chầm chậm thôi vì con đường dốc đứng, lại quanh co. Tuy được cái là đường rộng, dễ xoay xở nhưng chẳng hiểu sao trên đường, đôi chỗ có đá dăm nhỏ, dễ làm trượt bánh xe, nhất là ở các khúc quanh, rất nhiều trên con đường này.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2890-1.jpg
Làng Kedisan ven hồ Batur


Ngay cuối dốc, khi con đường vừa chạy đến hồ là ngôi làng Kedisan. Hôm nay là ngày Chủ nhật, nên tôi không ngạc nhiên gì khi thấy người ta mặc đồ đẹp đi tung tăng trên đường làng Kedisan, cũng như trên nhiều chiếc xe chạy cùng hướng với tôi từ Kintamani xuống đây. Thế nhưng vừa vào trong ngôi làng, nhìn thấy ven hồ Batur một mô hình thu nhỏ của ngôi đền lộng lẫy, tôi biết ngay hôm nay chính là ngày lễ Ngaben của ngôi làng Kedisan này. Ngaben mà tôi cũng chỉ vừ mới biết, mới chia tay ngày hôm qua ở Ubud!



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2799-1.jpg
Nghi lễ Ngaben của làng Kedisan.


Một nghi lễ Ngaben mà cả làng cùng nhau hùn tiền để dành, rồi mới làm, chung cho tất cả những người dân trong làng đã qua đời trong suốt 3 năm vừa qua.


Một nghi lễ Ngaben của một làng quê nghèo, thấm đẫm tính nhân văn…


(tbc.)

backpackervn
10-12-2012, 13:22
Bali có gì lạ không em… – 43.



Giờ vẫn chưa đến thời điểm nghi lễ bắt đầu nên sau khi trò chuyện cũng hơi lâu với một anh, vốn là HDV du lịch ở Kuta về làng cũ dự lễ Ngaben, biết được thông tin, giờ giấc… tôi tranh thủ leo lên xe chạy tiếp, để kịp giờ quay về dự lễ.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2814-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2816-1.jpg
Những đồng cà chua, nương hành ven hồ Batur.


Cấu trúc của cụm núi lửa Batur và hồ Batur hơi lạ, không giống các hồ núi lửa khác. Cũng như Biển Hồ ở Gia Lai, hồ Batur là một miệng núi lửa, hình thành nhiều ngàn năm về trước. Nhưng cái khác là bên trong cái miệng hồ núi lửa đó lại có một núi lửa nhỏ khác, núi lửa Batur bây giờ. Nên xem như hệ thống kép, núi lửa bên trong núi lửa vậy. Và ngọn núi lửa Batur “trẻ” đó vẫn hoạt động đến giờ, nên bên cạnh những miền đất đỏ bazan phong hóa từ nhiều ngàn năm trước, những dòng nham thạch mới vẫn thỉnh thoảng phun trào, đè lên đất bazan cũ,… tạo một địa hình khá lạ cho hồ và đất đai, đồi núi xung quanh hồ.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2833-1.jpg
Ở VN giờ còn ở đâu có những mảnh vườn cây trái nằm bên cạnh đường đi mà không có hàng rào không vậy ta?


Trong một lần hoạt động năm 1927, dung nham đã tràn qua ngôi đền linh thiêng Tuluk Biyu nằm ven hồ Batur và ngôi làng kế bên. Để bây giờ ngôi đền chỉ còn là những cửa đá 2 cánh đặc trưng Bali. Một ngôi đền mới đã được cất lên, trên một sườn núi cao, nhưng dân làng vẫn còn bám lại nuôi trồng cày cấy. Vì đi lên cao họ lấy gì mà sống, trong khi hồ Batur, với nguồn thủy sản phong phú, nguồn nước dồi dào sẽ giúp làm xanh ngắt những cánh đồng trồng hành tỏi, chín đỏ những vườn cà chua lúc lỉu….



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2821-1.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2822-1.jpg
Những cánh cửa đền đặc trưng Bali của ngôi đền Tuluk Biyu sau hoạt động của núi lửa năm 1927.


Và mỗi ngày ra đồng, đến hồ, đi về mấy lượt ngang qua những cánh cổng trơ trọi còn lại của ngôi đền Tuluk Biyu, chắc họ vẫn nhớ đến đền xưa, người cũ,… ?


(tbc.)

backpackervn
18-12-2012, 10:11
Bali có gì lạ không em… – 44.


Con đường chạy quanh hồ Batur rất đẹp, và rất dốc. Cứ men theo hồ, cũng nhiều khi là sườn núi nên con đường cũng cứ thế nhấp nhô, nhiều đoạn dốc đứng thẳng nên khá nguy hiểm. Bù lại là gương hồ xanh loáng nắng lấp lánh kề bên, những nương cà chua, những rẫy hành, tỏi xanh ngắt. Cả chu vi hồ có 22km thôi nhưng hôm đó tôi cũng không chạy hết được, nên cũng không biết con đường có chạy giáp vòng hết cả gương hồ hay không.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2832-1_zps4f6bb047.jpg
Con đường đẹp chạy ven hồ Batur.


Lý do tôi chạy không hết hồ là vì cái tính cà rà. Không chỉ dừng lại ở quá nhiều chỗ mà còn tám nữa. Lúc dừng chân ở dấu tích của ngôi đền Tuluk Biyu, tôi gặp các bạn Tây đi bụi, dừng lại tám cũng nhiều. Nhờ đó cũng biết thêm khá nhiều thông tin về các miền đất khác của Indonesia làm tôi càng hứng thú hơn cho hành trình Xa hơn Bali sắp tới của mình. Rồi tôi đến ngôi làng nhỏ (cũng không biết tên – nhưng chắc nhiều bạn biết, nếu đã từng đến ngôi làng Trunyan), nơi có bến đò đi đến Trunyan. Ở đây, giá cả niêm yết rõ ràng, giá cho một người (60KRp), hai hay nhiều người là bao nhiêu. Vì chỉ có một mình, tôi phải ngồi chờ vì không muốn phải trả tiền cho nguyên con đò, nhỏ nhất cũng phải là 6 người. Tôi cũng không tính chờ nhưng một anh chủ đò nói là cũng có mấy người vừa tới lúc nãy, cũng đang chờ thêm người đi cùng, họ mới vừa lang thang đâu đó ngoài kia thôi. Tôi cũng lang thang trong làng và chờ, nhưng chờ miết mà chẳng thấy ai hết, mới nghĩ rằng chắc anh ku kia dụ mình thôi, nhìn lại đồng hồ, thấy rằng thời gian không còn nhiều nữa nếu muốn quay lại làng Kedisan dự Ngaben kịp thời nên tôi lên xe quay lại, hẹn Trunyan một ngày khác.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2830-1_zpsd2c25d74.jpg
Một góc làng xanh ngắt ven hồ Batur


Mà bạn có biết ngôi làng Trunyan nổi tiếng, chia sẻ tý để bạn nào đi sau cố đến đó nhé. Trunyan là ngôi làng đặc biệt, nơi người chết không được chôn cất, mà cứ đặt nằm trên mặt đất ở nghĩa trang được bao quanh bởi những cây đàn hương cổ thụ. Do vậy, xác chết không bị hôi thối dù theo thời gian vẫn bị phân hủy. Có lẽ còn nhiều lý do khác chứ không phải là chỉ vì những cây đàn hương, nhưng cho đến giờ người ta vẫn biết đến mỗi lý do là cây đàn hương. Vậy người làng Trunyan có làm Ngaben hay không? Đây lại là một vấn đề thú vị khác. Họ vẫn làm Ngaben, nhưng không với xác người thật mà với một phiến gỗ tượng trưng cho người chết,… nên tập tục Ngaben ở đây lại rất khác, dù từ làng Kedisan tới đây cũng vài mươi phút chạy xe mà thôi. Chỉ với một vùng nhỏ của Bali, của Indonesia mà đã nhiều điều thú vị như vậy, cả đất nước này chắc sẽ còn nhiều điều thú vị khác dành cho dân giang hồ lang bạt.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2836-1_zpsb18e8350.jpg
Cổng vào một ngôi đền dưới chân núi ở làng Kedisan, nơi hài cốt của người quá cố đang được làm lễ, trước khi chuyển ra hồ….


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2838-1_zpse5d7c16c.jpg

https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2841-1_zps9505014f.jpg
…ở hồ, người thân đang chờ, giữa cái nắng trưa chát chúa…


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2842-1_zpsae309af3.jpg
….và thật nể phục những người phụ nữ Kedisan, im lặng, nhẫn nại đội những thúng quà chờ đã từ rất lâu….


Cà rà vậy, tôi về đến Kedisan lúc trưa tròn bóng, chỉ kịp nghỉ ngơi chờ hơn mươi phút là Ngaben bắt đầu.

(tbc.)

backpackervn
18-12-2012, 11:03
Bali có gì lạ không em… – 45.



Chi tiết về Ngaben, tôi đã nói tương đối kỹ trong những phần gõ về Ngaben Ubud. Giờ, tôi chia sẻ thông tin về Memukur, nghi thức rất quan trọng bắt buộc phải kế tiếp Ngaben nhưng rất ít được biết đến, kể cả bác gu-gồ.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2850-1_zps5c9a114b.jpg
Làng xanh Kediasan bên hồ xanh Batur với núi lửa sau lưng làm phông nền,… còn gì đẹp hơn cho ngày Ngaben.



Nhưng không thể không nói đến nghi lễ Ngaben đẫm tính nhân văn của ngôi làng Kedisan này.





https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2848-1_zps7a562634.jpg
Hạnh phúc đợi chờ…


Theo anh bạn HDV người làng Kedisan giờ ra Kuta làm việc, trước kia phải đến 5 năm làng Kedisan mới làm Ngaben một lần. Gần đây, khi điều kiện kinh tế khá hơn, người ta tổ chức 3 năm một lần, để người thân có thể sớm lên miền cực lạc hơn. Trong 3 năm vừa qua, ở ngôi làng có 2.200 nhân khẩu này có 47 người qua đời, bà thím của anh là một trong số đó. Mỗi khi trong làng có 1 người qua đời, cứ mỗi nhân khẩu sẽ đóng góp một khoảng tiền nhỏ là 3.000Rp (khoảng 7.000 đồng). Sau 3 năm, những hộ khá giả trong làng sẽ đóng góp thêm để đủ chi phí làm lễ Ngaben, cho toàn bộ những người dân của làng đã qua đời trong 3 năm qua. Ngaben được làm chung, không kể giàu nghèo, cấp bậc, thứ hạng… Một điều rất rất lạ, nếu bạn nào đã từng biết đến việc phân hạng đẳng cấp của Hindu giáo nặng nề đến nghiệt ngã tàn nhẫn như thế nào ở chính quốc của đạo giáo này ở nhiều thế kỷ trước.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2855-1_zpse5ca68f2.jpg
Cuộc diễu hành từ ngôi đền ngang qua những con đường làng Kedisan ra đến hồ. Người dân mang hài cốt người thân đi dưới dải lụa trắng.
(Đến một ngày sau trên cung đường này, tôi lại gặp cảnh tương tự, nhưng là một dải lụa đỏ, đỏ rực).


Giữa cuộc sống bộn bề những mưu mô toan tính này, nghe được những câu chuyện như thế này thấy lòng nhẹ tênh….


(tbc.)

backpackervn
19-12-2012, 11:26
Bali có gì lạ không em… – 46.



Khi Ngaben kết thúc, thân xác phàm giờ đây chỉ còn là nhúm tro. Chờ đến lúc nửa đêm về sáng, họ làm nghi thức Memukur, rải tro tàn xuống sông, suối. Giờ linh hồn người quá cố đã ra đi vĩnh viễn, không còn quanh quẩn dưới dương trần nữa.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2852-1_zps1c1dda98.jpg
Chuẩn bị đón tiếp hài cốt của người quá cố đưa vào tháp (thay vì những chú trâu như ở Ubud)


Nói ngắn gọn về Memukur như vậy cho dễ hiểu, nhưng nghi thức thực hiện khá đa dạng và tốn kém. Lúc đầu tôi không biết nhiều đến Memukur, chỉ hỏi thăm về chi phí tiến hành Ngaben vì nghe thấy rằng nhiều người phải chờ rất lâu mới đủ tiền làm, thì biết rằng chi phí cho một Ngaben bình thường cũng lên đến 30 – 50 triệu I.Rp. Còn Memukur thì có thể tốn đến gấp 2 lần Ngaben dù không đình đám bằng. Như vậy, để làm được 2 nghi lễ này, một người dân sẽ mất bao năm dành dụm mới có thể làm được các nghi lễ này cho người thân? Và ở làng Kedisan này, mỗi gia đình của người quá cố chỉ đóng góp 300.000 Rp cho lễ tang chung này. So sánh 2 con số 30.000.000 và 300.000 mới càng hiểu thêm tính nhân văn của Ngaben làng Kedisan.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2865-1_zps4974fb6f.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2859-1_zps7a055e63.jpg
Đoàn diễu hành với dải lụa trắng từ ngôi đền đã đến, bắt đầu chuyển hài cốt vào trong ngôi tháp gỗ.


Buổi chiều hôm đó ở Ubud, đã có một gia đình đã tiến hành nghi lễ Memukur cho người thân của mình ngay lúc đó, ở đó. Dù lúc đó tôi không biết, nhưng khi thấy một nghi thức là lạ, khác với các nghi thức đang tiến hành ở đây, tôi hỏi thì được một thanh niên trẻ, từ Jakarta về dự tang lễ của người thân, cho biết là đang làm lễ để “purify the soul”, mà sau này về đọc kỹ mới biết đó là Memukur. Như những tang lễ của người Việt giờ, có vài nghi thức cũng được châm chế cho nhẹ bớt, có lẽ bên xứ người cũng vậy.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2866-1_zpsf52f3563.jpg
Hài cốt đã được đưa vào trong ngôi tháp gỗ, đoàn thanh niên trai tráng chuẩn bị cho cuộc rước ngôi tháp gỗ quanh hồ Batur đến nơi tiến hành bước kế tiếp.


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2867-1_zps0e48ca59.jpg
Và đoàn diễu hành bắt đầu.


Bên cạnh các đồ tế lễ cho Ngaben, người ta phải chuẩn bị các đồ tế lễ cho Memukur, thường nhỏ gọn và tinh tế hơn và sử dụng cả tiền mặt nữa. Do các đồ vật của Memukur thường làm bằng một loại gỗ rất quý, gỗ đàn hương, nên chi phí của nghi lễ này cao. Đàn hương có thể dùng nhiều, dùng ít tùy gia đình nhưng tối thiểu phải là một thanh gỗ (có thể được chạm khắc) mà người ta cho rằng đó là linh hồn của người chết vấn vương trong đó. Cùng với việc tro tàn của xác phàm được rắc xuống sông suối, thanh gỗ đàn hương đó phải được đốt, để linh hồn người chết được giải phóng, thanh khiết và sẽ ra đi luôn. Dĩ nhiên không thể thiếu các nghi thức tặng quà cho những vị thần, đặc biệt là thần biển, người cai quản các linh hồn trong lúc chưa làm lễ Memukur. Quà tặng có nhiều thứ, nhưng có một thứ không thể thiếu, những đồng tiền xu cổ Trung Hoa – nhưng những ngày này tôi không thích đề cập đến bất cứ gì liên quan đến xứ '’lạ’’, nên không đi sâu chi tiết này.


Nhưng, vẫn chưa hết!


(tbc.)

TÍM
20-12-2012, 14:59
[Bali có gì lạ không em… – 17.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2019-1.jpg

Góc hình tôi rất thích, rộng và khá nhiều sắc màu. Chào nhé, Ulun Danu!




Sorry BPK đã mang chuyện Ulun Danu từ trang 8 lên. Mình đọc Xa hơn Bali của bạn khá lộn xộn, không theo thứ tự trang mà cứ đọc từng đoạn, từng câu chuyện ... rất thú vị với những chia sẻ về lễ hội của BPK, nó làm mình thầm ao ước có dịp đi ké bạn trong những hành trình đó, đôi khi lại nghĩ, bạn lấy đâu ra thời gian để gõ lại những cảm xúc, kiến thức, trải nghiệm mà mình đã thu lượm trên đường...

Thật sự rất ngưỡng mộ.

Lại nói về cái Ulun Danu này, lần đầu đến Bali mình cũng đã bỏ qua ngôi đền thờ thần nước danh tiếng này, có mặt trên rất nhiều poster quảng cáo về Bali, sau khi trở lại, T9/2012 vừa rồi, mình lại có cảm nhận khác hẳn bạn hichic... Mình thất vọng kinh khủng khiếp và cứ càm ràm về một cái hồ hỗn loạn, thậm chí còn không trong trẻo bằng hồ Xuân Hương của Đà lạt mình ...

Đúng là cảm xúc mỗi hành trình, bức hình của mỗi thời điểm mỗi khác.

Có thể vì bọn mình đến đúng lễ tết (gì đó) của người Hindu quá to, quá đông dân địa phương tới đây chơi gây ra tắc đường, hỗn loạn, rối bời bời.

Cảm ơn bạn đã giúp mình có cái nhìn "nhẹ nhàng" hơn về Ulun Danu.

backpackervn
21-12-2012, 13:46
@TÍM, những chia sẻ của bạn về Ulun Danu thật thú vị. Và cũng không ít bạn trên diễn đàn này cũng đã từng ‘chê’ nơi này. Thực ra, bạn đi nhiều, cũng biết rằng khác với thành quách, đền đài,… ‘dung nhan’ của một chiếc hồ phụ thuộc rất nhiều vào nắng, vẻ thanh thoát khoáng đãng khi nó bình yên vắng vẻ... Và cũng phải nói rằng, nếu chỉ nhìn về khía cạnh ‘hồ’ thì Ulun Danu cũng khó có thể so sánh với Hồ Xuân Hương thơ mộng, nằm giữa đồi núi chập chùng, thông xanh soi bóng…. nhưng bù lại là ở đây có những ngôi đền đẹp lạ. Mà tôi cũng đã ‘chê thậm tệ’ một ngôi đền đẹp khác của Bali, Tanah Lot khi đến vào buổi chiều ngược nắng, nhiều mây và đông đen những khách ‘lạ’ nhí nha nhí nhố, nên cũng rất ‘hiểu’ tâm trạng của bạn.


Hy vọng sẽ có dịp đi chung những cung đường lang bạt, chứ không phải là ‘đi ké’ há!

-----------------------------------------


Bali có gì lạ không em… – 47.




https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2869-1_zpsaefacfd7.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2873-1_zpsfbd3d0b8.jpg
Đám rước lễ Ngaben ở làng Kedisan, từ xa….


Sau khi đã làm xong Ngaben, Memukur, gia đình còn phải làm một việc cuối cùng là đi lễ đến các ngôi đền thiêng để dâng lễ ‘báo cáo’ với các vị thần rằng họ đã tiến hành Ngaben & Memukur cho người thân. Ở toàn đảo Bali, chỉ có hai ngôi đền thiêng mà người dân đến cúng dường, thông báo là Đền Mẹ Besakih và Goa Lawah (thường được biết đến là Đền Con Voi hay Hang Con Voi). Ngày trước còn có một ngôi đền nữa, là ngôi đền bên hồ thiêng Batur này, nhưng qua dâu bể, những dòng dung nham nóng đỏ của núi lửa cùng tên đã tràn qua ngôi, cuốn đi ngôi đền xưa… Dâng lễ xong rồi về, sau đó không còn cúng kiếng hay nhắc nhớ gì đến những người thân đã ra đi và siêu thoát. Xong một kiếp người!



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2877-1_zps21d69293.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2876-1_zpsab7e2dfe.jpg
… đến gần.


Nói thì nhanh, nhưng để chuẩn bị cho những nghi lễ này, người dân Bali cần nhiều thời gian để chuẩn bị, cả tiền của và công sức. Nhìn những hình chụp về Ngaben ở Kedisan thì thấy cũng nhanh, nhưng cũng mất vài tiếng đồng hồ chứ chẳng phải dăm phút, nửa tiếng. Thế nên du lịch Bali mà có ít thời gian thì quả rất khó có thể hiểu được văn hóa của cuộc sống người bản địa, một nét đẹp lôi cuốn rất độc đáo của Bali, mà đối với nhiều người thì nó còn hơn cả biển đảo nơi đây. Lỡ bạn đi du lịch theo tour, lỡ có thấy cái Ngaben,… có tour nào dừng lại vài tiếng cho bạn xem hay không – dù có thể họ sẽ dừng ở mấy ‘làng nghề’ nào đó, mỗi nơi cả tiếng đồng hồ phí phạm.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2872-1_zps78307524.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2880-1_zpsd3e2e757.jpg
Bụi mù vì những bước chân vui.



(tbc.)

backpackervn
21-12-2012, 13:48
Bali có gì lạ không em… – 48.


Quay trở lại với Ngaben và Memukur ở làng Kedisan – vì ở đây, người ta tiến hành 2 nghi lễ cùng lúc và hồ Batur cũng là nơi người ta sẽ rải nhúm tro tàn cuối cùng của những người quá cố. Sau khi đã nhận hết những hài cốt đã được rửa sạch, tẩm ướp dầu thơm, làm phép ở ngôi đền rồi diễu hành ra đến chiếc tháp gỗ ven hồ,… các thanh niên trai tráng vào cuộc. Khênh ngôi tháp gỗ lên, họ bắt đầu nhún nhảy, quay vòng trong tiếng chuông trống, tiếng hò reo của các dân làng. Nhiều lần, nhiều vòng,… (để những vong hồn xấu, những vị thần ác chóng mặt, lạc đường, quên lối không đi theo người chết quậy phá) họ đi cùng đoàn người men theo hồ Batur đi đến một mảng đất trống khác, nơi những ngọn lửa sẽ được nhen lên, đốt cháy chiếc tháp gỗ, hỏa thiêu những gì còn lại của người quá cố thành tro bụi…



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2881-1_zpsac200812.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2885-1_zpsd75218f5.jpg
Chờ đợi trong đông vui, với di ảnh của người thân…


Nếu không biết gì đến Ngaben, nhìn cảnh tượng những người phụ nữ trong trang phục trắng vừa đội những mâm cỗ vừa đi vừa nhảy múa, những đoàn thanh niên trai trẻ trong áo mới sáng ngời cũng không kém phần rộn rã, tiếng trống chiêng kèn sáo vang lừng,… khó có thể biết đây là một nghi thức tang lễ. Đoàn người vui cứ thế tung tăng đi men theo gương hồ, đến một khoanh đất rộng thì dừng lại. Ngôi tháp gỗ được mở ra, quà tặng mà những người phụ nữ đã đội từ sáng đến giờ bắt đầu được chuyển vào ngôi tháp gỗ. Những chú gà được các thanh niên trẻ trên tháp nhận, rồi quăng xuống dưới, tạo cảnh náo nhiệt khi các trai trẻ bên dưới đuổi theo ví bắt…



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2884-1_zps1174cd08.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2883-1_zps1a16a1e1.jpg
Khó có thể nghĩ đây là nghi thức tang lễ nếu không biết trước…


Việc tặng quà lâu hơn tôi nghĩ, vì có đến 47 người đã ra đi, mỗi người có nhiều người thân, họ hàng, nhất là ở quê những mối quan hệ xóm làng vẫn còn thắt chặt… nên tôi chờ không được. Xế chiều vẫn chưa phải là vấn đề chính, mà những đám mây từ đâu ùa về thung lũng lòng hồ mới làm tôi lo âu. Nhấn nhá nhấn nhá, tiếc nuối mãi,… rồi tự an ủi mình đã tận mắt thấy, chụp bao nhiêu tấm hình ở Ngaben Ubud ngày hôm qua, tôi phải lên xe chạy, chia tay Kedisan khi những ngọn lửa Ngaben vẫn chưa bùng lên.



https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2893-1_zpsd6dda74c.jpg


https://i926.photobucket.com/albums/ad107/backpackervn9/IMG_2892-1_zps8c14bbdf.jpg
Chia tay Kedisan, chia tay Batur tôi đi khi mây xám cuồn cuồn ùa qua núi cao về trên hồ xanh…



3 năm sau tôi có may mắn quay lại Batur vào một Ngaben Kedisan kế tiếp? Tôi không nghĩ mình có nhiều duyên may như vậy…


(tbc.)

backpackervn
27-12-2012, 14:16
Bali có gì lạ không em… – 49.


Tampaksiring, Thung lũng của những hoàng đế, với tôi là một miền đất nửa quen nửa lạ. Quen vì mấy năm trước tôi có ngang qua đây, khi ghé thăm suối thiêng và những ngôi đền xưa Tirta Empul. Còn lạ là vì tôi chưa ghé đến Gunung Kawi, nơi có những ngôi đền đá, được tạc trực tiếp vào vách núi đá, cổ xưa nhất nhì ở Bali. Cũng nhờ sự giới thiệu nhiệt tình của 2 anh xe ôm gặp hôm trước ở Ngaben Ubud, nên Gunung Kawi là điểm must-see của tôi trong mấy ngày ngắn ngủi ở Ubud để chờ nhận thư cấp nhận cho việc lấy visa Đông Timor tại cửa khẩu đường bộ.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8639-1_zps761dc518.jpg
Đường quê rạng rỡ đến Tampaksiring.


Đường về Tegallalang từ Kintamani chợt nắng chợt mây, khác hẳn với buổi xế trưa nhiều mây ở hồ Batur. Thiết nghĩ, đóng góp và sự quyến rũ của Bali một phần cũng do vùng đất có nhiều miền tiểu khí hậu, nên cảnh sắc ở các vùng quả là đa dạng, và xanh đẹp. Qua khỏi Tegallalang, ‘cắn răng’ không ngó nghiêng để bị cám dỗ bởi những cánh đồng bậc thang qua giờ đã lê la mấy bận nhưng vẫn chưa có những tấm hình như ý, tôi rẽ trái theo con đường nhỏ có tấm bảng ghi đường đến Tampaksiring. Con đường này không phải là đường chính đến đó mà chỉ là đường phụ, nên nhỏ, vắng vẻ, và rất đẹp. Cũng như những con đường quê ở miền trung, miền tây nước Việt khi con đường chạy trong bóng dừa xanh, bên những cánh đồng xanh mà thôi, nhưng với cái nắng hanh hao vàng, những cơn gió thu nhẹ lơi lả, con đường sạch sẽ, vắng vẻ, khi lên cao, lúc xuống thấp uốn lượn,… nên tự nhiên con đường trở nên đẹp. Chỉ tiếc là thời gian và nắng chiều đã gần nhạt không cho phép tôi lê la, dù tôi cũng khá ‘day dứt’ khi ngang qua không dừng lại những con đường đẹp, và bình yên đến nao lòng.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_2898-2_zpsc0ba4dca.jpg
Những cánh đồng bậc thang rạng rỡ, quà tặng thêm của Gunung Kawi



Và như để bù lại, tặng thêm để cho kẻ lang bạt bớt nuối tiếc, ngay trước những ngôi đền một thiên niên kỷ tuổi tác Gunung Kawi lại là những cánh đồng bậc thang nhỏ, nhưng xinh xắn, long lanh nước và lung linh xanh. Nơi tôi có thể lê la, chờ nắng lên, chờ gió xua mấy đi để những vạt nắng, những giọt nắng chiều lung linh qua những đám cây rừng rậm rịt làm rạng ngời những ngôi đền đá xám cũ xưa ngàn năm tuổi...



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8579-1_zps66591f31.jpg
Những ngôi đền tạc vào vách đá trong bóng rừng thâm u…


(tbc.)

backpackervn
27-12-2012, 14:18
Bali có gì lạ không em… – 50.




https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8581-1_zps7e0b4b62.jpg


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8582-1_zpsd41f1ce1.jpg
Cụm 4 ngôi đền nhìn từ bên kia sông.


Nằm ở 2 bên, dọc theo con sông linh thiêng Pakerisan, những ngôi đền Gunung Kawi được xây dựng vào năm 1080 CN, gần cuối thế kỷ thứ 11 bởi vị vua Anak Wungsu để tôn vinh vua cha, hoàng hậu, anh trai và cho chính mình. Giả thuyết ban đầu đây là những mộ phần, nhưng về sau các học giả cho rằng đây là những ngôi đền Hindu để tôn vinh quốc vương Udaya, hoàng hậu người Java, Gunapriya, những ái phi, thái tử Airlangga, người trị vì vùng Đông Java và vị hoàng tử trẻ nhất của ông, Anak Wungsu – người sau này đã kế vị và cho tạc nên những ngôi đền



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8584-1_zps4bdad3fc.jpg
Cụm 5 ngôi đền bên bờ đông rực rỡ dưới ánh nắng chiều từ trời tây...


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8624-1_zpsd7808561.jpg
…rồi chợt trở nên huyền bí khi nhìn ngang qua những cội cổ thụ, đám dây leo xanh rờn.


Sở dĩ có giả thuyết ban đầu cho rằng Gunung Kawi là những mộ phần bởi vì khác với những ngôi đền Hindu thông thường những ‘ngôi đền’ ở đây thực ra chỉ mang hình ảnh của những ngôi đền mà thôi. Người xưa đã tạc vào vách đá hình ảnh của những ngôi đền thay vì là xây nên những ngôi đền thực sự mà người ta có thể bước vào trong để thờ phụng khấn vái. Tuy nhiên khi không tìm ra những dấu tích của di thể, người ta mới bỏ đi giả thuyết đầu và những ngôi đền tạc trực tiếp vào vách đá này trở thành độc nhất vô nhị của người Bali. Trên toàn đảo Bali giờ chỉ còn sót lại 15 ngôi đền Hindu cổ thì ở Gunung Kawi này đã chiếm đến 10. Do vậy, cùng với những di tích nổi tiếng khác của Bali như Ngôi đền hoàng gia nổi tiếng Taman Ajun, Cánh đồng bậc thang cổ Jalutiwih,… cụm đền Gunung Kawi đã được chính quyền Indonesia làm hồ sơ đệ trình lên Unesco để chờ xác nhận, vinh danh là Di sản văn hóa thế giới.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8571-1_zpscde218b9.jpg
Những hốc tạc vào trong đá ở Gunung Kawi….


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8594-1_zps20e7fd9f.jpg
…và cả những gian phòng được đục, tạc vuông vắn thẳng thớm vào trong đá núi



Điều thú vị là qua ngàn năm dâu bể, nằm ở giữa cánh rừng còn tương đối rậm rịt, những kiến trúc của Gunung Kawi còn khá nguyên vẹn. Kể cả những di chỉ khắc, tạc trên đá kể về câu chuyện của nó những ngày xa xưa đó, bên cạnh những ngôi đền tạc vào đá đường nét sắc cạnh vẫn rờ rỡ… mà nhờ vào đó người ta biết đến một thời oai hùng của Tampaksiring xưa… Nên ngày được vinh danh chắc sẽ không còn xa.


(tbc.)

backpackervn
27-12-2012, 14:19
Bali có gì lạ không em… – 51.



Ở Gunung Kawi có 10 ngôi đền nhưng thường người ta chỉ thấy 9. Ngôi đền còn lại chẳng hiểu vì sao lại nằm cách biệt ở vị trí xuôi dòng sông thiêng Pakerisan xuống 200m nữa, và không có đường đi, chỉ men theo bờ sông với nhiều đá tảng và cây rừng rậm rạp. Dòng Pakerisan chạy theo hướng bắc nam, bên bờ tây của dòng sông, khi chúng ta vừa xuống đến nơi là một cụm 4 ngôi đền (được cho là để tưởng nhớ các ái phi của vua cha), ngôi đền thứ 5 cũng nằm bên bờ tây này phải đi xuôi xuống tiếp 200m (được cho là vinh danh vị tể tướng của vương triều thời đó).



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8569-1_zps02486621.jpg
Cụm 4 ngôi đền ở một góc chụp dưới nắng…


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8566-1_zps8d496cb4.jpg
… ở một góc chụp xuôi nắng…


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8570-1_zpscb2f7830.jpg
…và ở một góc trực diện.


Còn lang thang qua chiếc cầu, bên kia bờ đông là 5 ngôi đền mà với những di chỉ để lại, người ta biết rằng chúng được xây dựng để tưởng nhớ quốc vương Udaya, hoàng hậu, hoàng tử… Cụm 5 ngôi đền này được giữ gìn khá tốt và do nhìn về hướng tây, đón nắng chiều nên khá thích hợp cho việc chụp hình với những du khách đến vào chiều muộn.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8574-1_zps9eb8b627.jpg
Cụm 5 ngôi đền ở góc nhìn xuôi nắng…


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8578-1_zpsc99df4b7.jpg
…và ở góc nhìn trực diện.


Giữa 2 cụm đền là dòng sông, triền sông tươi tốt, ẩm ướt nuôi dưỡng những hàng cây cổ thụ cao lớn, cành lá rêu phủ xanh rì. Thêm nữa là lũ dây leo già nua nhiều trăm năm tuổi quấn quít đong đưa… Nên ngồi từ bên này nhìn sang bên kia, hay những tấm hình chụp bên kia từ bên này sẽ là hình ảnh những đền xưa đá xám qua màn xanh cây lá rậm rịt… cho cảm giác như đang ở rừng đại ngàn – dù thật sự vẫn còn rừng nhưng quanh Gunung Kawi giờ cũng rất nhiều đồng nương xanh ngát.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8590-1_zpsa30412a3.jpg

https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8586-1_zps779af86e.jpg
…và những kiến trúc lạ khác ở Gunung Kawi


Ngoài các ngôi đền, Gunung Kawi còn có khu di tích lạ khác, nằm ở bờ đông bên kia sông. Cụm di tích gồm nhiều căn phòng được đục đẽo vuông vức, thẳng thớm đến ngạc nhiên vào trong vách đá này được cho là nơi để các vị tăng sĩ cư ngụ, thiền định. Thực ra, còn nhiều giả thuyết về cụm di tích này vì có những kiến trúc mà giờ người ta vẫn chưa xác định được mục đích được làm nên của chúng, kể cả một phiến đá to đùng nằm ở giữa hình dáng trông giống như một ngôi mộ nhưng lại là đá tảng được đục khắc càng làm người ta thắc mắc về công dụng của nó.


(tbc.)

backpackervn
27-12-2012, 14:21
Bali có gì lạ không em… – 52.




https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8607-1_zps164051ae.jpg

https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8608-1_zps55a8d8c3.jpg
Cận cảnh những ngôi đền cổ xưa Gunung Kawi.


Cũng như nhiều di tích xưa cổ ở Bali, Gunung Kawi giờ vẫn là nơi thờ phụng, vẫn có những hoạt động tôn giáo bình thường. Có điều khu tế lễ giờ được dời lên khu mới, với những ngôi đền mới mái lợp cỏ đen như những ngôi đền Bali bây giờ. Nhiều những ngôi đền mái đen ngời ngợi trên cao, với hậu cảnh gần là vách đá với những ngôi đền đá xám tạc vào vách núi đá xám, hậu cảnh xa, rộng là cánh rừng xanh ngắt đang rờ rỡ trong nắng chiều vàng như đổ mật… làm cho buổi chiều Gunung Kawi đẹp ngỡ ngàng.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8597-1_zpscf1df919.jpg
Đường lên những ngôi đền mới…


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8596-1_zps8b0d14bc.jpg
…những ngôi đền mới đẹp hơn với phông nền đẹp lạ.


Bên dưới, con sông Pakerisan nhỏ nhắn như một con suối róc rách chảy qua những tảng đá to đùng. Con sông nhận những dòng nước đổ xuống từ những ngôi đền đá. Nước từ ngôi đền linh thiêng, nên con sông Pakerisan là con sông thiêng. Nước thiêng của dòng Pakerisan hiện vẫn được người dân Tampaksiring, người dân Bali dùng trong các buổi lễ cúng quan trọng.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8600-1_zpsecad0814.jpg
Cụm 4 ngôi đền xưa nhìn từ trên cao nơi những ngôi đền mới tọa lạc


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8602-1_zps81548619.jpg
Cụm 5 ngôi đền xưa nhìn từ trên cao nơi những ngôi đền mới tọa lạc.


Nước thiêng của dòng Pakerisan cũng được dẫn dắt đổ vào những cánh đồng bậc thang trong thung lũng Gunung Kawi. Những cánh đồng miếng thì mạ non vừa cấy, vạt thì đổ nước ải lóng lánh, thửa thì mới vừa cày vỡ nâu màu phù sa óng ánh… nằm chỉ cách những ngôi đền đá cổ xưa chỉ vài bước chân là một điểm cộng cho Gunung Kawi. Những ngôi đền ngàn năm tuổi, những cội cổ thụ già rợp bóng, dòng sông xanh lấp lánh ánh bạc, những cánh đồng bậc thang rờ rỡ… có còn gì cần thêm cho Gunung Kawi nữa không?



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8613-1_zps3ff13388.jpg
Dòng sông thiêng Pakerisan chạy giữa những vách đá, những ngôi đền cổ.


(tbc.)

backpackervn
27-12-2012, 14:22
Bali có gì lạ không em… – 53.



Nhưng chắc sẽ còn rất lâu Gunung Kawi mới nằm trong danh sách các điểm đến cho những tour du lịch Bali khởi hành từ xứ Việt. Phần lớn vì con đường từ cổng vào đến dòng sông Pakerisan, nơi đền thiêng cư ngụ dài ‘đến’ 600m, một khoảng đường có thể nói là ‘rất dài’ với phần lớn những du khách đi theo tour. Nhưng đó vẫn chưa là lý do chính. Lý do nữa là con đường đó khá dốc, với 315 bậc thang khá cao mà tôi thấy tội nghiệp cho những cụ ông, bà người Châu Âu cứ đi đoạn ngắn là đứng thở dốc… Chưa kể là rất nguy hiểm nếu như HDV quản không chặt, để du khách nào bạo gan men theo bờ sông hiểm hóc đi xuống nữa để kiếm ngôi đền thứ 10 nằm tách bạch xa tít bên dưới… thì chỉ có nước xanh mặt mà ngồi chờ khách lên… Nên, ở một Bali có quá nhiều những điểm đến thì Gunung Kawi với nhiều ‘chướng ngại’ như vậy sẽ khó là một điểm đến cho khách đoàn.


Nhưng đối với những kẻ bạt mạng còn ‘trẻ’ thì những điều kể trên lại là những điểm cộng cho Gunung Kawi.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8630-1_zpsefff5cd1.jpg

https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8572-1_zpse5d145d2.jpg
Những gian hàng quà lưu niệm, lạ thay là những điểm cộng cho Gunung Kawi vì vẻ đẹp sắc xảo của chúng.


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8633-1_zpsb3dc4fb4.jpg

https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8632-1_zps5acd6018.jpg
…quá đẹp và tinh xảo.


Khi con đường đi dốc đó nằm giữa những vườn xanh, bên những đồng xanh, rồi những cánh đồng bậc thang mướt mát… Khi vì những lý do trên, ngôi đền không lố nha lố nhố những du khách áo đỏ xí lô xí là chen nhau phô phang súng to ống dài lẫn… để bạn có thể có những khung hình không có bóng người trong đó (điều sẽ là điệp vụ bất khả thi ở những nơi như Tanah Lot…), hay chỉ để thả mình trên đám cỏ mượt, bên một cội cây già nào đó nhìn nắng chiều xuyên qua những vạt dây leo rậm rịt của rừng già hắt những vạt nắng xuống đá xám già nua… nghe lá hát, nhìn mây trắng lững lờ trôi trên cao xanh ngỡ như thời gian trôi ngược, tưởng như mình trở về ngày xưa đó ngàn năm trước



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8621-1_zpsd5265aa1.jpg
Những ngôi đền tạc vào vách đá trong bóng rừng thâm u…


Nên buổi chiều Gunung Kawi đó với tôi là đủ cho những ngày Ubud. Đủ đến mức chẳng còn muốn đi đâu nữa!


(tbc.)

backpackervn
27-12-2012, 14:23
Bali có gì lạ không em… – 54.


Sau đêm chia tay Ubud nồng nàn, sau buổi mai trong trẻo nấn ná luyến tiếc trong vườn xanh, cuối cùng tôi cũng phải thật sự chia tay Ubud. Thầm hẹn nhiều lần sau quay lại, vì giờ Ubud đã gần gũi, thân quen như một quê mới của tôi.


Canh giờ, nhưng tôi vẫn đến ĐSQ Đông Timor sớm, lang thang trong hồi hộp tôi chờ cửa mở. Rồi cửa cũng mở, tôi lại vào trong ngồi chờ tiếp. Rồi cửa tò vò cũng mở, tôi được ngoắc đến, hồi hộp. ‘Okie, đây là thư xác nhận để mày có thể lấy visa tại cửa khẩu’, ‘nhưng sao có nhiêu ngày vậy anh’, ‘không biết, xếp tao duyệt vậy thôi’, ’vậy có thể gia hạn được không anh’,’theo tao biết thì đi đường bộ thì không gia hạn visa được đâu, mày sang đó đến phòng xuất nhập cảnh hỏi thăm thử xem sao’, ‘cảm ơn anh’, ‘chúc mày may mắn nhé’.


Vậy là xong. Dù không có được visa có số ngày như mong muốn nhưng dù sao có cũng hơn không. Biết đâu như vậy cũng tốt vì với cái tính cà rà của mình tôi thì những hạn mức về thời gian nhiều khi lại rất cần.


Từ Denpasar tôi lại chạy về Kuta, trả xe, nhờ anh chủ xe chở đến đại lý bán vé xe đi Padangbai, nơi tôi sẽ lên tiếp chuyến phà sang Lombok, để chính thức bắt đầu hành trình Xa hơn Bali.


Chia sẻ vài hình ảnh về những bước đường lang bạt phía trước.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_3939-1_zpsb5a61cb9.jpg
Những người dân quê mộc mạc miền Manufui, và cả trên những miền đất xa ngái heo hút của xứ vạn đảo làm tôi cứ ngỡ mình lang thang về quê nhà.


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_3041-1_zpsfd123874.jpg
Những chú rồng đất Komodo kiêu hãnh, một trong những động lực chính thúc đẩy hành trình Xa hơn Bali của tôi.


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_3003-1_zps7e1bc238.jpg
Một trưa nắng Rinca, biển xanh như không có thật.


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_2970-1_zps7015f6b0.jpg
Một hoàng hôn rực rỡ Labuanbajo.


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8844-1_zps36ae0a55.jpg
Một trưa xanh Kelimutu, với 3 chiếc hồ núi lửa với 3 màu khác nhau, tuyệt sắc.


Chia tay nhé, Bali!




Bắt đầu nhé, Xa hơn Bali!

binhan
27-12-2012, 19:17
Vậy 13 trang qua chỉ mới là phần roda cho chủ đề "Xa hơn Bali" :) Vậy nhiều màn hay còn ở phía sau hen.

backpackervn
02-01-2013, 12:24
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 1.


Nusa Tenggara là tên gọi hành chánh của một cụm rất nhiều đảo lớn nhỏ. Những đảo lớn như Lombok, Sumbawa, Flores, West Timor,… ngày tôi đi 2008 đường đất trên các đảo nhiều nơi chưa liền lạc, hay đang ngổn ngang,… di chuyển bằng ghe tàu là phương tiện chính. Trong các đảo đó, có thể nhiều người sẽ biết đến những hòn đảo Gili, nằm gần đảo lớn Lombok, cũng là cửa ngõ chính từ Java/Bali sang Nusa Tenggara. Gili cũng chỉ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Nusa Tenggara. Những điểm hấp dẫn khác như Kelimutu, Tây Timor,… và xứ rồng: Komodo & Rinca Islands.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8652-1_zps45c5da35.jpg
Padangbai một trưa nhiều nắng nhưng cũng nhiều mây nhiều gió,… làm chao đảo con thuyền nhỏ, làm chao lòng ai cũng đang bời bời…


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8651-1_zps9ce97fb8.jpg
Leo lên chiếc phà, chia tay Padangbai, chia tay Bali tôi đi về những miền đất mới.



Thật lạ lùng làm sao, xứ Nam Dương có trên 17.000 đảo lớn nhỏ nhưng vì một lý do nào đó bây giờ người ta vẫn chưa rõ, loài bò sát lớn nhất trái đất, được gọi bằng cái tên mỹ miều Rồng Komodo hầu như chỉ chọn sinh sống ở 2 hòn đảo này. Non cao biển rộng sông xanh hồ biếc thì mỗi nơi một vẻ, nhưng những chú rồng Komodo trên toàn cõi địa cầu chỉ sinh sống (trong tự do, không nói đến sở thú) độc nhất ở đây. Nên, nhiều người nói, đi Indonesia mà chưa thăm thú được các chú rồng đất thì xem như chưa đi (!?). Nên tôi cũng phải đi thôi. Dự định đã đi từ chuyến trước, nhưng đếm đi đếm lại giờ giấc thấy không đủ nên đành ôm hận quay lưng. Giờ, giờ giấc thênh thang nên cứ thế thẳng tiến.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_2902-1_zps565e1436.jpg
Những giờ phút trống rỗng vì không thể đọc, tập trung gì trên con phà chòng chành,… chỉ biết lên bong ngồi ngắm những con tàu đi…


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_2906-1_zpsc3e860de.jpg
…hay chờ chiều xuống, hoàng hôn nhạt nhòa buồn bã trên biển hoang vu xám ngày trời buồn.


Nếu túi bạn rủng rỉnh, từ Bali hay Gili, có thể đi trên những du thuyền sang trọng thẳng tiến đến Công viên quốc gia Komodo (bao gồm cả 2 đảo Komodo và Rinca) để thăm thú những chú rồng đất, với giá trung bình từ khoảng 800US$/người trở lên cho thời gian du lịch khoảng một tuần. Còn nếu túi bạn không đầy lắm hay bạn thích phiêu lưu với những con đường, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian và sức lực để vượt qua những con đường dằng dặc, mấy chuyến phà lênh đênh ngày đêm,… Cứ như là Vượt muôn trùng khơi vậy.


Đường đất cụ thể sẽ là:

- Từ Kuta, Bali đi xe đến cảng Padangbai.

- Từ Padangbai đi phà sang cảng Lembar của đảo Lombok, từ đó đi xe về thành phố Mataram, thủ phủ của Lombok.

- Từ Mataram đi xe đến cảng Labuhan, đi phà sang cảng Poto Tano, bờ tây của đảo Sumbawa, đi xe từ bờ tây sang bờ đông đảo lớn, đến Bima, thành phố thủ phủ của đảo Sumbawa.

- Từ Bima đi Sape, bến cảng phía bờ đông của đảo Sumbawa.

- Từ Sape, đi phà sang cảng Labuanbajo, cửa ngõ vào đảo Flores.

- Từ Labuanbajo thuê tàu ra đảo Rinca/Komodo, xứ sở của những chú rồng.

- Quay lại Labuanbajo, đi tiếp về hướng đông, càng lúc càng xa hơn Bali.


Trong những chuyến xe nối tiếp nhau đi trên đường đó, có chuyến xe đi mất gần 12g. Trong 3 chuyến phà ngang qua các eo biển, có 2 chuyến đi mất 8-9g (cho mỗi chuyến) lênh đênh trên biển.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8680-1_zpsd2c406d7.jpg
Nhìn vệt sóng con phà, trên biển khơi thường chỉ đi thẳng, giờ sao cong, như một dấu hỏi, cho tôi, cho bước đường lang bạt của tôi...?


Nói là vài giây, gõ vỏn vẹn mươi dòng,… nhưng đi thì mất đến vài ngày, và bao nhiêu cảm xúc – nhất là khi bạn là người lữ hành đơn độc!


Đi lang bạt như vậy, gọi là Vượt muôn trùng khơi cũng không là quá đáng lắm phải không bạn!


(tbc.)

Mèo Bay
05-01-2013, 02:13
https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/DSCN8632-1_zps5acd6018.jpg

Mình đoán món đồ này làm bằng xương vai của trâu/ bò, có đúng không nhỉ?

backpackervn
12-01-2013, 20:51
@ Mèo Bay, hình như vậy. Bpk không hỏi, nhưng thấy nó làm bằng chất liệu giống như xương/ngà, nhưng giá bán không phải của ngà, nên chắc là xương, vả lại Bali không có voi. Rất tinh xảo và đẹp hơn trong hình rất nhiều, tiếc là đường đi còn quá dài không thể gồng gánh theo nên đành ngậm ngùi tiếc.

---------------



He he he, bữa giờ nhảy dù đi chơi nên bỏ topic hoang vu lạnh vắng. Đền bù bằng một tấm hình về một miền đất đẹp mà rồi mai này tôi sẽ kể nhé. Có ai nhìn hình biết miền này nơi nao không ta?



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_4175-1_zpsb70d5808.jpg
Một trưa nắng trên sông xanh như chưa bao giờ được , nên mê muội xanh, mê đắm xanh…

------------


Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 2.


Thực ra, tôi không cần phải vất vả như vậy, mà đi như thế này tốn tiền hơn mua vé trọn gói. Lý do là tôi muốn dừng lại nhiều nơi, biết đâu lại gặp những miền đất hay mà mình chưa biết.


Nhưng, những ngày này, đi như vậy là hơi quá phiêu lưu. Vì những ngày qua lang bạt ở đảo ngọc Bali tôn giáo chính là Hindu, tôi nào có biết, trên toàn cõi 17.000 đảo của Nam Dương chỉ trừ nơi ấy là không nhộn nhịp – vì ở những miền đất/đảo khác ngoài Bali đang là những ngày cuối của mùa chay Ramadan. Những ngày này cũng gần gần như mấy bữa nữa là 30 Tết của người Việt mình, nên mọi thứ lu xu bu, ồn ã khác thường, khi vừa Xa hơn Bali.



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_2901-1_zps9086c5e8.jpg
Biển xanh thẳm, giận dữ, nên chuyến phà từ Padangbai qua Lombok thường chỉ 4-5 tiếng giờ mất đến 9 tiếng.


Tôi gặp, trò chuyện cho qua giờ trên chuyến phà đằng đẵng với một thanh niên trẻ, từ Jakarta về Mataram. Bạn cũng trải qua nhiều chuyến xe tàu,… giờ cùng bềnh bồng trên chuyến phà từ Padangbai qua Lombok. Chuyến phà bình thường đi 5 tiếng buổi chiều giông gió này đi đến 9 tiếng. Làm tôi chới với. Không phải vì những con sóng mà vì đến bến cảng quá muộn không còn phương tiện công cộng về Mataram. Cũng may, nhờ nhiều chuyện, tôi gặp bạn, và hạ cánh an toàn đến Mataram.


Nơi mà tôi cảm giác như đang rơi vào hố sâu, thăm thẳm.


(tbc.)

twodrargon
14-01-2013, 11:07
Chào BKK,
Mình củng từng lê la ở Indo rồi, nhưng đọc bài của bạn như vào một vùng đất lạ, thật thú vị với khung bật cảm xúc mà bạn cảm nhận.
Khâm phục và cám ơn bạn.
Nhưng bạn ơi, bạn làm mình đau bao tử mất thôi vì quá sốt ruột với "Hồn lưu lạc..." của bạn và hầu như hằng ngày mình phải check bài của bạn thì mới đi nghủ được. Trạng thái nầy đã mấy tháng rồi đó.
Một lần nữa cám ơn và mong nhiều bài dài..dài.... của Bạn.

TÍM
14-01-2013, 11:32
Lúc nào cũng là một Bali rất khác :)

backpackervn
22-01-2013, 15:06
Cảm ơn bạn twodragon và TÍM đã dành những lời nói có cánh cho mình. Những ngày qua bpk cũng hơi ‘bận’ đi rong chơi nên đành để nhà không cửa trống. Hy vọng sẽ sớm hoàn thành những bài viết về miền đất đẹp Indonesia này, để dành thời gian cho những miền đất đẹp khác mà mình còn chưa khám phá của nó.
-------------------------------


Những ngày qua, lại dong ruổi lang bạt, đến những miền đất tưởng quen mà hóa ra còn quá lạ. Miền đất đã dừng chân vài lần, nhiều lần vội vã, nhiều lần không vội nhưng biếng lười chỉ nằm ngắm mây trời bây… giờ quay lại, tưởng như miền địa đàng nào ngày xưa Lưu Nguyễn lạc lối….


Chia sẻ với các bạn vài tấm hình về miền đất đẹp, mà một ngày nào tôi sẽ kể, tận tường…



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_6526-1_zpsd0c2a5d3.jpg
Nhà ai đó nghiêng nghiêng bên sườn đồi hoa nở rực rỡ. Người ở đây chắc chẳng mong về lại chốn hồng trần….


https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_6590-1_zps9a153ea0.jpg
Một trưa nào xanh như chưa từng xanh, suối nhỏ róc rách tự tình, anh túc trắng như chưa từng tinh khiết đến thế, tím rịm đến tái tê lòng ai đến thế…


---------------------------

Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 3.


Quay trở lại câu chuyện Mataram, Lombok của hành trình Xa hơn Bali dang dở.


Tôi đã xẹt qua thành phố này 2 lần, trên đường đi và về từ Bali đến Gigi Island. Ấn tượng ban ngày về một phố thị nhộn nhịp đó cũng không đến nỗi nào. Cũng nghe LP nói đây là một điểm dừng chân cũng đường được nên kỳ này tôi ghé thử.


Đêm tôi ở Sengigi, một huyện lỵ nhỏ nằm giữa Mataram và Gigi, rượu bia đổ như suối. Thấy tôi lang thang một mình, cả mấy chú khoai tây lẫn dân địa phương nghĩ rằng tôi ‘không buồn chuyện tình duyên cũng âu sầu chuyện gia đạo’ còn rủ rê tôi chơi cỏ….


Những đêm ngày ở Gigi Island, bia bọt ngắm trời mây nước từ sáng đến sáng hôm sau… chả biết đâu là trời đâu là biển.


Vậy mà, đêm Mataram đó, tôi đi hết phố hết phường không tìm ra một chỗ bán bia, và mọi người còn nhìn tôi như quái thú khi thấy tôi hỏi bia rượu.


Nhưng đó không phải là ngọn nguồn, là tất cả mọi chuyện về ‘hố sâu thăm thẳm’ Mataram của tôi!


(tbc.)

MQuyt
22-01-2013, 22:59
[I]He he he, bữa giờ nhảy dù đi chơi nên bỏ topic hoang vu lạnh vắng. Đền bù bằng một tấm hình về một miền đất đẹp mà rồi mai này tôi sẽ kể nhé. Có ai nhìn hình biết miền này nơi nao không ta?



https://i812.photobucket.com/albums/zz42/backpackervn10/IMG_4175-1_zpsb70d5808.jpg
Một trưa nắng trên sông xanh như chưa bao giờ được , nên mê muội xanh, mê đắm xanh…

------------



Lại quay về Thái Lan hả bác ?

y07d22quoc
29-01-2013, 23:32
Trong vòng ngày hôm nay, mình đả đọc hết 14tr Xa hơn Bali cúa bác bpk, thật là lôi cuốn.
Hi vọng mình sé có thêm nhiều thông tin lý thú cho chuyến đi Indo đầu tiên của mình vào tháng 8 tới đây :)
thnk bác bpk rất nhìu :)
Hix, bác bpk lại đi nữa hay sao mà cả tuần rồi mà im ắng thế nhỉ?;)
Bác cho em hỏi chạy xe máy từ Kuta lên Ulun Danu đường có khó chạy lắm ko ah?mất khoảng bao lâu cho đoạn đường đó ah?
Em dự tính sáng chạy xe từ Ubud lên Ulun Danu rồi chạy về Tanah Lot ngắm hoàng hôn, xong khoảng 7pm em có về Kuta kịp để 9pm lên mbay đc ko ah?
Bác có nhìu kinh nghiệm ở Bali xin chỉ giúp em nhé:help
Thnk bác nhìu :)

backpackervn
19-02-2013, 11:57
@y07d22quoc, tôi sẽ trả lời thông tin bạn hỏi trong mục Thông tin du lịch Indonesia. Chúc bạn có chuyến đi vui!


@MQuyt, bạn rất chính xác, cảm ơn bạn há (beer), bạn có gì để cùng chia sẻ về nơi này cùng bpk? Như vậy, bạn cũng vừa ghé ngang qua miền đất này thời gian rất gần đây, vì công trình này vừa khởi công không lâu, vẫn chưa hoàn thành. Bpk ghé lại miền đất này, sau một lần tạt ngang 6 năm trước, cảnh không đổi nhiều nhưng người đã thay lắm… Cũng may, miền đất dữ ngày xưa này giờ thật hiền, nên ngày ra đi lòng cứ luyến lưu. Chắc sẽ còn về lại :T!


-----------------------------------------------------------------


Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 4.


Những ngày xuân, tôi lang thang đến một miền đất khác, rất khác Bali, nhưng gợi làm sao những ngày Bali mùa thu. Không có những hàng cây nêu bằng tre mộc mạc đòng đưa những hoa đèn lá tre mong manh trong gió thu như Bali, ở miền đất này những chiếc đèn bạc vốn dĩ nặng nề bỗng sao thanh mảnh trong gió xuân, những chiếc cột gỗ điêu khắc chạm trổ tinh xảo khác xa thân tre xanh mềm,… nhưng vẫn gợi nhớ đến lạ kỳ.


Có lẽ vì bầu trời trong xanh dù nơi đây là mùa xuân, nơi kia là mùa thu nhưng sao vẫn mãi xanh đến nao lòng. Có lẽ vì dù chiếc đèn bạc khác xa đèn lá tre vàng nhưng khi lòng đã ê chề chán chường, mỏi mệt ngán ngẩm với những chiếc đèn lồng đỏ hoe hoét chữ Tàu treo đầy trên những phố Tàu của người Việt nơi quê nhà nên lòng bỗng đem yêu, da diết, tha thiết...



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_6100-1_zps4f1237eb.jpg
Trưa xuân xanh, những chiếc đèn bạc thanh thoát treo cao.


Và buổi trưa xuân, không có những luống vạn thọ vàng rực bên nương lúa xanh như miền Bali, những vườn uất kim hương lộng lẫy khoe sắc bên gái xinh nơi miền đất này cũng làm lữ khách cô độc lòng mềm, khi môi đã thật mềm vì chén cay…



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_6110-1_zps2d83f81d.jpg

https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_6073-1_zpsdc2f09c7.jpg
Uất kim hương lộng lẫy ngày xuân nơi miền xa thẳm.


Nên, hành trình Xa hơn Bali, hành trình Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng…. chờ tý nhé :T!


(tbc.)

backpackervn
09-03-2013, 14:41
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 5.


Trở lại hành trình.


Đêm tôi đến Mataram, chuyến phà đi ngang miền biển động nên đến bến xe Mataram đã hơn 8 giờ đêm. Nhờ bạn thanh niên địa phương trẻ hỏi giúp tôi chiếc xe chạy đường dài để nhét tôi lên đó đi về trung tâm. Nếu không có bạn chắc tôi cũng như các bạn du lịch bụi tự đi phải lóng ngóng tìm xe và chắc phải trả một cái giá cao hơn nhiều vì bến phà giờ đó vắng tanh, các bác tài kêu bao nhiêu là đi bấy nhiêu chứ hổng lý đi bộ mấy chục km về phố.


Bến xe tối đen, mà cũng chẳng biết bến xe nào trong mấy cái bến xe của Mataram (đến sáng hôm sau kêu anh honda ôm chở ra bến xe Mandalika thì té ra là cái bến tối qua vừa xuống). Tôi vác ba-lô xuống, các anh honda ôm vây quanh hô giá 30k Rp. Tôi thấy không OK, vác ba-lô ra đường lớn, gặp 2 anh cảnh sát công lộ, hỏi thăm về đường phố chính nhiêu lâu, bao xa, 2 ảnh lóng cóng một hồi rồi chỉ hướng. Tôi đang chỉnh ba-lô chuẩn bị bước, anh honda ôm lúc nãy tấp xe lại và hô 10k. Okie!


Chuyện mắc cười bắt đầu từ đây. Anh honda ôm đồng ý chở tôi đến Ganesha Inn mà anh hô là anh biết nhưng đến khu trung tâm, anh phải đi hỏi lòng vòng mới tìm được nó. Hết phòng. Anh kêu rằng biết 1 nhà nghỉ giá rẻ gần đó. Anh chở tôi đến, rất gần. Đến nơi, thay vì chọn phòng giá rẻ nhất 50k, tôi chọn phòng giá rẻ nhất nhất, không có trong price-list của nhà nghỉ, 25k. Với giá này thì tôi biết chắc là anh sẽ không có hoa hồng hoa huệ gì. Nên anh kiếm chuyện. Anh bắt đầu đòi tiền chở từ Ganesha Inn qua đây dù rất gần. Tôi nhất quyết không chịu vì lúc nãy anh nói là ‘bao’ kiếm nhà nghỉ, và 2 nơi cũng khá gần. Cuối cùng giải pháp anh đưa ra là bắt tôi ngồi lên xe, chở tôi lại Ganesha Inn để tôi phải đi bộ từ đó về chỗ mới. Gặp đúng thằng cùi bắp này thì còn gì để mất nên tôi chễm chệ leo lên xe. Thế là anh chở tôi đi, rồi tôi cuốc bộ về - mà tôi chẳng hiểu ảnh làm chuyện đó để làm gì, vì ảnh tốn tiền xăng chứ được gì. Chắc là để hả giận – dù ảnh đã chặt tôi một khúc rồi. Vì khi về nhà nghỉ tôi hỏi, và cũng như sáng hôm sau ra đường đi, chẳng cần trả giá gì hết, mới biết là từ bến xe về phố giá chỉ từ 5k trở xuống, mà ảnh đã lấy gấp đôi rồi :T.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2911-1_zpsb07b244c.jpg
Một chợ quê ở Lombok, có khác gì chợ quê Việt ngoài tháp gọi cầu kinh minaret xa xa.


Còn cái phòng 25k đó, chắc là cái phòng tệ nhất trong suốt quãng đời lang bạt của tôi, làm tôi mất ngủ nguyên đêm đó. Vì 2 thứ mà lúc đầu tôi không để ý lắm. Thứ nhất là cái toilet. Lúc đầu thấy nó dơ dơ thì cũng bình thường thôi. Không phải khoe khoang nhưng tôi đã từng trải qua nhiều chỗ toilet rất rất tệ. Các bạn than về toilet ở Tibet, Mông Cổ,... nhưng với tôi nó ok, là vì ở mấy nơi đó thời tiết hanh khô, độ ẩm rất thấp, toilet nằm giữa thiên nhiên lộng gió nên mùi vị cũng ít (!). Tôi sợ nhất là những cái toilet ở vùng Trung Á, vì về mô hình nó cũng y chang các toilet ở Tibet nhưng cái rất khác là khí hậu ở đó ẩm ướt, nên không nói các bạn cũng biết là chuyện gì xảy ra. Còn cái toilet trong cái phòng 25k Rp ở Mataram đe dọa tôi không phải vì những thứ nói ở trên. Vì nếu vậy, tôi vọt lẹ ngay từ đầu rồi, mà vì một thứ khác, đêm về mới xuất hiện. Không phải ma le ăn cứt người, rồi lôi ruột người ra,... như trong chuyện hù dọa con nít ngày xưa mà chính là lũ gián kinh tởm. Khuya, chúng ùa lên từ dưới chỗ đó đó... bò, bay lung tung khắp phòng, mang theo trong mình thứ gì thì bạn chắc cũng biết... Mà lúc đó là giữa đêm khuya rồi tôi chẳng thể đổi phòng hay làm gì khác... nên bây giờ nhớ lại tôi vẫn rùng mình :(.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2914-1_zps19ffbe1c.jpg
Cung đường từ Bali tìm đến xứ rồng giao thông đường thủy tấp nập những con tàu, phà...


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8684-1_zps355c3ac3.jpg
...với câu khẩu hiệu rất hay ’Chúng tôi phục vụ tổ quốc’.


Thứ hai là rệp. Lúc đầu nằm xuống mới một chặp thấy ngứa, chỉ nghĩ là chắc tấm trải giường không được sạch – dù ông chú mới vừa lấy trong tủ ra thay cho tôi. Má ơi, một hồi thấy quá ngứa, rồi nổi mẩn quá trời, mới nghi là chúng nó, rồi thấy nó luôn – xanh mặt. Nói nào ngay, tôi đi bụi đã bao năm, chẳng hề gặp chúng, ngay cả những lúc lê la ở Ấn độ hay Bangladesh, trong những nhà trọ còn tồi tàn hơn ở đây nhiều. Nên cứ nghĩ rằng chắc chúng đã tiệt chủng. Nào ngờ lại gặp chúng ở đây. Cũng may là tôi có đem theo chai thuốc xoa chống muỗi. Xoa đầy người thì đỡ đỡ, nhưng một hồi mùi nhạt, thuốc bay đi thì chúng lại tấn công tiếp. Vì dù sao lũ rệp này công lực cao gấp tụi muỗi bội phần, vả lại cái mùi tụi muỗi kỵ chưa chắc lũ này coi ra giống gì. Lại xoa tiếp, chợp mắt tý, lại xoa tiếp... Cứ thế, nguyên đêm.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8680-1_zpsd48bfcaa.jpg
Nhìn vệt sóng con tàu chợt như một dấu hỏi, tôi cũng tự hỏi mình đang làm gì đây ?


Thêm nữa. Bình thường, cũng như mấy hôm trước ở bên Bali cứ về đêm là bia bọt um sùm nên cứ đặt lưng xuống là ngáy. Còn ở Mataram tôi đi khắp phố nát phường, hết shop này đến cửa hàng nọ đều bị họ nhìn như quái thú khi dám hỏi họ có bán bia hay không – nhất là trong mùa chay Ramadan nữa.


Nên làm sao ngủ được.


Nên đêm đó ở Mataram là một trong những đêm dài nhất đời tôi!


(tbc.)

backpackervn
11-03-2013, 13:52
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 6.


Sau một đêm đăng đẵng, sáng hôm sau tôi thức rất sớm, ra khỏi cửa nhà nghỉ khi chưa có ai ở đó thức dậy. Thấy tôi cõng ba-lô lơn tơn trên đường, một anh kia, trông rất lịch sự đang chạy xe honda dừng lại hỏi tôi đi đâu, ‘Mandalika station, nhiêu anh’, ‘5k’. Okie, tôi lên xe. Anh này hình như là đi làm sớm, rảnh rỗi kiếm thêm tiền xe ôm, vì anh rất thật thà, dặn tôi đủ thứ điều cần cẩn thận khi đến bến xe, và khi đến bến, anh đưa tôi vào tận bên trong, dù các bạn cò, vạc đã chận xe từ đầu đường, cách phòng vé vài trăm mét.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2910copy_zpsee409200.jpg
Vé xe bus từ Mataram đi Sape.


Tôi phải ra bến xe rất sớm vì tối qua ở nhà nghỉ, tôi hỏi tuyến xe, giá vé đi Sape chẳng ai biết hết. Giá vé thì mấy ông chú ở đó nói nghe chừng... ở trên trời trong khi giá vé theo L.P thì rất khác, nên tôi cũng hơi lo lo. Ra đến bến xe lại càng lo hơn, vì a/không có xe đi Sape mà chỉ có xe đi Bima; b/ không có vé bán ở các quầy vé mà chỉ do các bạn cò bạn vạc bán, mà giá thì vô chừng. Mà các chủ xe giao khoán việc bán vé cho các bạn cò, bạn vạc luôn vì có nhiều người ngồi đó nhưng cũng chẳng có ý kiến gì. Ngay cả khi một anh cảnh sát bến xe dắt tôi đến hỏi mua vé giùm thì các bạn cò vạc cũng hét giá trên trời luôn, chẳng e ngại gì hết.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2909_zps4254bb5b.jpg
Mật mã Mataram! Đây là 'sơ đồ' một anh tài xế ở bến xe Mataram vẽ cho tôi sau khi mua tấm vé xe bus đi Sape.


Mắc cười và lạ nhất là có ông chú kia nói tôi giá vé đi Sape là 250k, trong khi đó trong bảng báo giá in màu đẹp đẽ chú cầm trong tay chỉ ghi 220k. Tôi chỉ vào đó và nói ủa sao kỳ dzậy. Tỉnh queo, ông chú lấy cây viết ra sửa thành 250k rồi nói à quên, mới lên giá! Lần quần miết trong bến xe, cuối cùng cũng kiếm được một chiếc xe ‘nói rằng’ đi Sape. Hỏi thăm một thanh niên địa phương đi xe ‘mày mua vé mất bao nhiêu’, ‘250k’, dù lúc đó đã có người đồng ý với giá 220k cho tôi. Thấy cũng gần đến giờ xe chạy tôi gật đầu đại. Đến lúc đó, một anh kia mới kêu tôi lại và vẽ bức họa đồ kỳ bí trên tay tôi.


Lúc đầu, tôi tưởng anh vẽ bản đồ đảo giấu vàng cho tôi để tôi đi kiếm tìm, mừng húm (!). Rồi anh hoa tay múa chân một hồi, tôi hiểu ngay (?) anh muốn nói gì, vì cũng ra đi từ nước Việt mến yêu nên cũng không lạ mấy tình hình này khi anh nhắc đến một từ, mà tôi mới quen từ hôm qua, rồi nhớ ngay đến những ngày lăn lóc trên những chuyến xe ngày Tết quê nhà. Từ khóa anh nhắc đến đó là Ramadan. Và tôi đoán, hỏi lại, và đúng chóc là ‘giá vé bình thường là 150k (đúng như trong L.P nói), nhưng từ khoảng 7 ngày trước lễ kết thúc mùa Ramadan, năm nay là ngày 20.8 thì phải, giá vé tăng lên 220-250k như vậy đó’. Vậy cũng y chang mấy chuyến xe đò ngày Tết xứ mình thôi, cả năm mấy chú mấy anh mới kiếm được mấy ngày thôi mà, nên tôi vui vẻ dzọt lên xe thẳng hướng Sape.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8682-1_zps17fd0c66.jpg
‘Núi đôi’ biển Lombok dâng tặng kẻ lãng du – không đều đặn, vun đầy bằng của cô tiên ở Quản Bạ há.


Nhưng nào có hay chuyện vẫn còn chưa hết!

(tbc.)

backpackervn
11-03-2013, 14:03
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 7.



Cung đường từ Mataram đi Sape lại phải qua một chuyến phà, nối liền 2 đảo Lombok và Sumbawa, đi từ Labuhan Lombok sang Poto Tono. Từ bờ tây của Lombok, Mataram, chuyến xe chạy vài tiếng là đến bờ đông, khách lục tục xuống xe lên phà. Eo biển này nhỏ, phà đi chỉ hơn tiếng. Biển rất đẹp và có nhiều bãi san hô, bãi rạng,... nhưng có lẽ nằm giữa các vùng miền danh tiếng quá như Bali, Gili islands,... và Komodo, Rinca,... nên chẳng có khách du nào ngó ngàng. Qua đến đảo Sumbawa, sự thay đổi về kinh tế thấy rất rõ, đường nhỏ, hẹp, xấu, nhà cửa, đồng ruộng bên đường xác xơ dù con đường chạy ven đường biển rất đẹp.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2917-1_zpsf96860fe.jpg
Bến phà ở Labuhan Lombok. Chia tay nhé Lombok, sợ quá rồi, không biết có ngày quay lại không?


Vì đêm qua mất ngủ, tôi cứ chập chà chập chờn miết trên trên chiếc xe đông cứng người dân địa phương về nhà ngày Ramadan. Người dân bản địa rất hiền lành, dễ mến, có điều đã qua khỏi miền du lịch nên giao tiếp hơi khó khăn. Tuy nhiên, vì tôi là ‘khách nước ngoài’ duy nhất trên chiếc xe nên được anh tài xế và các bạn ‘chăm sóc’ khá chu đáo mỗi khi xe dừng lại ăn uống đâu đó. À, mà cũng như các hãng xe lớn ở mình bây giờ, vé xe có kèm theo các bữa ăn trưa chiều đơn giản ở các điểm dừng, nên cũng tiện.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2921-1_zpsd7c619cd.jpg
Eo biển giữa Lombok và Sumbawa rất đẹp nhưng ít khách du.


Đi miết, tới hơn 8g đêm mà vẫn không thấy cái tên Sape xuất hiện trên các cột/bảng giao thông ven đường, tôi nghi nghi. Rồi đúng chóc luôn, xe ngang qua một phố thị tưng bừng đèn đóm khác xa một phố cảng nhỏ bé Sape như trong sách giới thiệu, rồi dừng lại ở một bến xe ngoại ô vắng tanh. Té ra xe này chỉ đến Bima. Bực mình quá, tôi làm ầm lên một trận, rồi nghĩ lại anh tài xế này chỉ chạy thuê chẳng có lỗi gì nên dịu xuống. Rồi anh dắt tôi qua một chiếc xe địa phương cũ kỹ trống toang hoác gió lộng tứ bề nói rằng ‘mày có thể lên xe này ngủ chờ luôn, vì sáng mai 5g xe này sẽ chạy sớm đến Sape để kịp chuyến phà đầu tiên sang đảo lớn Flores – không tính thêm tiền vé nữa’. Má ơi, đã một đêm qua, đã một ngày nay lăn lóc trên xe, có bụi đời cỡ nào tôi cũng cần một chỗ tắm rửa ngả lưng nên cảm ơn anh tôi lại cõng ba-lô đi tìm chỗ nghỉ. May thay gần đó (mà gần bến xe nào cũng vậy mà) có một nhà nghỉ cho khách bình dân. Rút kinh nghiệm xương máu đêm qua, tôi kiểm tra kỹ càng, kiếm được 1 phòng tương đối sạch.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2939-1_zps7c5e69f1.jpg

https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2933-1_zps7cfb46ca.jpg
Sao không có những cánh buồm đỏ thắm? Nhưng những cánh buồm xanh cũng đâu kém sắc, nhất là trên những dòng biển nhiều màu rất lạ.


Tắm rửa sạch sẽ xong, ra đường thấy phố ngoại ô vắng tanh, ngược xuôi một tý thấy càng vắng. Quất 2 tô bakso – món ăn rồi sẽ gắn bó rất nhiều với tôi trong hành trình này, tôi về phòng lăn đùng ra ngủ. Trong giấc mơ thấy mình đang cỡi mấy chú rồng Komodo bay lượn :T!


(tbc.)

backpackervn
11-03-2013, 14:04
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 8.


Sáng thật sớm, trời còn tối mịt, tôi dò dò ra chiếc xe đi Sape, thấy trên xe đã có mấy anh chị khoai Tây ngủ trên đó từ khuya qua mới lồm cồm bò dậy cũng chờ xe đi Sape. Thật sự hâm mộ!



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8690-1_zps508cd9ae.jpg
Vé phà từ Sape đi Labuanbajo, có cộng thêm tiền bến bãi và cả bảo hiểm.


Chuyến xe sớm đi từ Bima đến Sape này chủ yếu là cho những người muốn đi phà sang bến cảng Labuanbajo của đảo lớn Flores. Mỗi ngày chỉ có 1 chuyến duy nhất, lúc 8am. Labuanbajo cũng chính là cửa ngõ tấp nập nhất để đi đến những hòn đảo của các chú rồng. Là cửa ngõ tấp nập nhất thôi, chứ cửa ngõ thuận tiện nhất là từ chính Sape này, ngoài ra còn có cửa ngõ khác nữa là từ Bali. Nhưng đi từ Labuanbajo là rẻ nhất, nên nó tấp nập nhất thôi. Chứ nếu rủng rỉnh túi, leo lên những chiếc tàu du lịch, mua tour đâu đó trên dưới 1.200$ là cứ thế ung dung hưởng thụ từ Bali thong thả đến Komodo Island mà ngắm những chú rồng.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2948-1_zpse482b376.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2943-1_zpsb39a2e71.jpg
Những bãi vịnh nhỏ này là thiên đường tắm tiên của du khách, rất nhiều trên ‘đường’ từ Sape sang Labuabajo


Trước, quơ quào đọc vội, nghĩ rằng chuyến phà từ Sape sang Labuanbajo chỉ vài tiếng, té ra bình thường nó đi khoảng 8-9g. Nên cũng hơi nản, nhất là mấy bữa qua, chuyến phà từ Bali đi Lombok bình thường 4-5g mà nó lại đi đến 7-8g, nên càng nản. Và cũng vì mấy bữa nay đã qua mấy chuyến phà rồi mà miền đất của những chú rồng vẫn thăm thẳm xa đâu đó, đi hoài chưa thấy, đi miết chưa tới. Vượt bao nhiêu trùng khơi mà vẫn chưa tới. Haizzzz.....



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2951-1copy_zps89ddf129.jpg
Labuanbajo nhìn từ khơi xa.


Cũng may mà vùng biển này đẹp, ngang qua nhiều đảo lớn nhỏ cũng rất đẹp nên dù đã mấy ngày ngắm biển rồi hôm nay ngắm tiếp vẫn không thấy chán. Thôi thì tự an ủi rằng mấy thằng bạn Lào của mầy cả đời chưa thấy biển, mầy sướng dzậy mà không biết hưởng, nhất là biển đẹp dzậy nữa... nên cắn răng AQ ngắm một hồi thấy biển cũng đẹp thiệt.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2962-1_zpsa7205e3a.jpg


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2961-1_zps15095a0a.jpg
Cập bến. Labuanbajo biển xanh ngắt trong nắng vàng chiều thu đó.


Chập chờn chập chờn, dập dềnh dập dềnh... may mà hôm nay biển êm, chỉ đi hơn 7g là phà cập bến Labuanbajo. Hạnh phúc vác ba-lô lơn tơn xuống phố biển xinh đẹp rạng rỡ trong nắng chiều vàng như mật, tôi hân hoan đi về phố nhỏ.


Nào có biết mình vẫn còn chưa yên thân :LL!


(tbc.)

backpackervn
12-03-2013, 15:02
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 9.


Chưa yên thân, mà đâu chỉ có một chuyện!


Đầu tiên là chuyện về khách sạn, nhà nghỉ. Những ngày giữa tháng 8 này không chỉ là cao điểm du lịch của du khách nước ngoài mà cũng là những ngày cao điểm đi chơi của người dân bản địa. Không chỉ là những chuyến đi tranh thủ cuối hè trước khi lũ trẻ con quay về trường lớp tháng 9, mà còn là chuyến đi nghỉ ngơi mừng ngày quốc khánh Indonesia, 17.08, rồi năm nay còn là ngày nghỉ mừng ngày kết thúc mùa chay Ramadan 20.08,...


Nên cái tính ‘hồn nhiên như bà điên’ không bao giờ đặt phòng trước giờ nó hành tôi cả một buổi chiều, khi những lọn nắng vàng như mật của Labuanbajo lúc nãy giờ thành những tia nắng xiên khoai thiêu tôi bỏng rát khi cứ cõng ba-lô lên lên xuống xuống những con đường dốc của phố núi, cũng là phố biển này.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_3228-1_zps3ae8e661.jpg
Hai ngày nữa là đến quốc khánh Indonesia rồi – hổng biết có gì vui không? Nhưng giờ nó làm tôi buồn vì hết chỗ ngủ rồi.


Bắt đầu từ lữ điếm Gardena được LP giới thiệu, rồi những nhà nghỉ khách sạn khác trong danh sách budget hotel/hostel của LP – tất cả đều hết chỗ. Hỏi thăm người dân, tôi bắt đầu đi kiếm những nhà nghỉ dành cho người địa phương, cũng kín phòng, dù giá cũng chẳng rẻ gì.


Bắt đầu tính đến phương án 2, dù chưa thực hiện đã thấy lòng đau như cắt (!?), là tìm đến các hotel thuộc dạng midrange, tôi dừng chân dưới bóng cây nghỉ ngơi, lôi sách ra đọc để xác định cung đường. Vừa may lúc đó có một dì, người lúc nãy đã nhiệt tình chỉ mấy khu có nhà nghỉ/khách sạn dành cho người địa phương, đi ngang qua kêu lên, ‘ủa vẫn chưa kiếm được chỗ hả chú em, thôi mày đi theo dì’. He he he, gì chứ mấy vụ này là tôi hoan hỉ đi theo, đoan chắc rằng dì dẫn tôi về nhà cho ở homestay – mà tỉnh thoảng tôi vẫn may mắn được vậy.


Nhưng té ra tưởng dzậy mà hổng phải dzậy. Dì dắt tôi vô nhà thờ! Té ra dì làm công quả trong một nhà thờ Công giáo hiếm hoi trên xứ Hồi giáo này, cho biết rằng trong nhà thờ có một khu ký túc xá dành cho các con chiên từ xa đến nghỉ ngơi khi có việc. Nhưng thường không cho khách lạ, người ngoại đạo ngụ ở đây nên dì kêu tôi ngồi chờ để dì vào trong hỏi xin phép sơ phụ trách cho tôi ở lại. Sơ phụ trách ra, nhìn tôi hơi ngần ngừ. Rồi hỏi thăm tôi từ đâu tới, nghe nói tới từ xứ nghèo đó sơ mới cười rồi kêu thôi cho nó ở lại. Rồi sơ kêu dì dắt tôi lên phòng. Tôi cũng gửi chút tiền cúng dường cho nhà thờ, cảm ơn sơ, cảm ơn dì rối rít rồi lót tót lên phòng.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8705-1_zpsfecf0691.jpg
Nhà thờ nơi tôi ngủ nhờ, ký túc xá đơn sơ nằm ở phía sau


Ăn bờ ngủ bụi lề đường, nhà dân, ăn nhờ ngủ ké ở chùa nhiều rồi, bữa nay lại ngủ đậu trong nhà thờ Công giáo nữa. Những bước đường lang bạt quả là kỳ thú!


Nhưng nào đã yên thân! Chắc là mấy con rệp ở Mataram nó bám theo tôi rồi nên chắc bây giờ số tôi là số con rệp quá!!! :T


(tbc.)

backpackervn
12-03-2013, 15:04
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 10.


Chuyện khó khăn kế tiếp nữa là do tôi đi một mình.


Khi xông xênh xuống phố hỏi mua tour sáng mai đi thăm thú mấy chú rồng mới té ngửa khi biết rằng ở Labuanbajo không có cách làm du lịch như ở Bali, hay Thailand là tổ chức tour rồi bán vé cho khách đi theo tour đó,... Ở đây chỉ tổ chức những tour riêng cho từng nhóm khách. Nên nếu đi một mình tôi phải trả tiền cho nguyên tour đó. Mà thực ra có tour tiếc gì đâu, chỉ là cung cấp dịch vụ tàu thuyền chở khách đến đảo rồi về. Lên trên đảo phải mua vé, có HDV chuyên nghiệp của các đảo đó dẫn đi rồi nên công việc của các đại lý, công ty du lịch đó là chỉ mua mấy chiếc tàu, hoặc liên hệ với các ngư dân có tàu để chở khách đi thôi. Vậy mà cũng khó khăn, nên chắc còn lâu du lịch miệt này mới khá lên nữa.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2959_zps3dd7e7b6.jpg
Có vài khoảnh khắc tắt nắng, Labuanbajo sẫm xuống, như buồn giùm tôi!


Có thể bạn không tin nhưng buổi chiều đến tối đó tôi đã đi hết tất cả mấy chục văn phòng công ty, đại lý du lịch ở Labuanbajo hỏi thăm và để lại thông tin liên lạc để khi có du khách nào đi lẻ muốn ghép tour hoặc có đoàn nào chấp nhận cho tôi đi ké rồi chia sẻ chi phí – nhưng tất cả đều công cốc. Chi phí cho một ngày (chỉ tính tiền tàu, không tính tiền vé tham quan) đi về từ Labuanbajo đến đảo Rinca là khoảng 800k Rp (khoảng 80$). Do vậy, nếu nhóm có 2-3 người thì cứ thế chia ra, đỡ biết bao nhiêu, còn đi một mình mà ôm hết cái con tàu đó thì hơi chát, nhất là với kẻ lang bạt ăn nhờ ngủ ké như tôi.


Tất cả các văn phòng, đại lý du lịch du lịch đều lắc đầu cùi cụi. Tôi bắt đầu tính đến phương án là đến các nhà nghỉ, đến các quán ăn cho dân ba-lô tìm kiếm có nhóm nào đi để ké hoặc lưu lại thông tin ở đó, nhưng mấy việc cầu cạnh đó tôi không hảo, bữa giờ lê lết, người cũng mệt mệt, không khỏe, nên nản nản... nên thôi.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2990-2_zpsf4600517.jpg
Thôi thì đi miết chẳng có kết quả gì, kiếm chỗ ngồi ngắm hoàng hôn rồi tính tiếp.


Cho đến cuối ngày, cũng chẳng có thông tin gì khả quan hơn, tôi dẹp hết mọi chuyện qua một bên. Ghé siêu thị mua mấy chai bia Bintang lạnh tê tái xách ra khu chợ đêm tấp nập ngồi chơi đến lúc ngất ngư con tàu đi mới lết xác về ký túc xá nhà thờ.


Để mai tính!


(tbc.)

backpackervn
12-03-2013, 15:05
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 11.


Labuanbajo, hay Labuhanbajo, hay Labuan Bajo là một phố biển đẹp, dù ngày trước chỉ là một làng chài nghèo xơ xác.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_3224-1_zpsfae16ea4.jpg
Làng chài nghèo Labuanbajo bây giờ.


Nếu Labuanbajo nằm ở một nơi nào đó, không phải là quá gần những hòn đảo rồng, hoặc xa xa hơn nữa là những Bali, Gili,... thì có lẽ sẽ là một điểm đến rất lý thú khác của xứ vạn đảo Nam Dương này.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8717-1_zpsc0da6658.jpg
Nét duyên của những hòn đảo nhiều sắc lắm hình quanh quanh Labuanbajo.


https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8727-1_zps185406ca.jpg
Kim tự tháp ai làm giữa biển?


Nét duyên của nó mà những Bali, Gili không có là những con thuyền đánh cá của ngư dân chiều về bên xóm biển, dập dềnh tô nét duyên. Nét duyên của nó là một vịnh biển êm đềm, êm ru như không có con sóng nào thèm về với.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_3197-1_zpsb988a583.jpg
Trời như vầy, biển tinh khôi như vầy... còn chần chờ gì nữa mà không mơ ‘tiên’!


Nét duyên của nó là vịnh nhỏ ôm quanh bởi những triền đồi thâm thấp, không cao ngút như núi già nhưng cũng đủ tạo một vòng xanh ôm lấy bờ xanh. Nét duyên của nó là cuộc sống của những làng chài hòa vào cuộc sống của khách du, nhưng vẫn không mất đi nét thô mộc. Nét duyên của nó là rất nhiều những hòn đảo hình thù đa dạng, sắc màu lạ lẫm vây quanh. Nét duyên của nó là những con đò sẽ đưa bạn về với cuộc sống Robinson nếu bạn dám đến những đảo vắng đó sống xa trần thế vài ngày.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_3160-1_zpsa60e7e26.jpg
Xuống đây tắm tiên với tụi tui đi!


Nét duyên của nó là nhiều bãi rạng không xa lắm phố nhỏ, nơi những chuyến scuba-diving hay chỉ snorkeling thôi sẽ đưa bạn vào mê cung lộng lẫy của đại dương, có thể làm bạn quên lối về. Nét duyên của nó là nhiều, rất nhiều những bãi cát trắng không dài miên man, chỉ nhỏ nhắn xinh xắn, nằm rải rác đây đó ở những góc khuất của các hòn đảo nhỏ - để bạn đến mơ ‘tiên’ và quên đi cuộc đời trần...



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2971-2_zpsbd204408.jpg
Hoàng hôn lộng lẫy ít thấy ở đất liền!


Và một nét duyên khó lẫn, mà ít gặp ở Bali, Gili là những hoàng hôn rực lửa đẹp lạ lùng, những hoàng hôn mà từ ngày rời xa một đất nước vạn đảo khác – The Philippines, đến giờ tôi mới gặp lại.


(tbc.)

backpackervn
14-03-2013, 11:25
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 12.



Labuanbajo nằm ở cực tây đảo Flores, nằm trong tỉnh Đông Nusa Tenggara rộng lớn. Flores theo tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là hoa/flower. Phía đông nam của đảo này là đảo Timor rộng lớn, được chia làm 2 phần Đông Timor và Tây Timor. Trong đó Đông Timor đã tách ra thành quốc gia độc lập, một trong những đích chính trong hành trình Xa hơn Bali kỳ này.


Tuy tấp nập khách du lịch nhưng Labuanbajo không phải là thủ phủ của Flores. Maumere mới là thủ phủ. Thế nhưng cửa ngõ đường biển để sang Tây Timor lại nằm ở thành phố Ende. Thế nên so với các đảo khác chỉ lướt qua, khả năng lê lết ở Flores của tôi rất cao – nhưng điều này còn tùy thuộc vào giờ giấc của những chuyến tàu Pelni mà dăm bữa nửa tháng mới tạt ngang đây một lần.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8707-1_zps81bbfb68.jpg
Bình minh chưa qua những ngọn đồi, vịnh biển hồng tím mơ màng những con thuyền ngái ngủ.


Nằm gần đường xích đạo, điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt hay vì lý do lạ nào chưa biết, đảo Flores này là nơi một số loại sinh vật phát triển ngược nhau – hoặc là rất to lớn, hoặc là rất nhỏ đi. Flores là nơi người ta đã tìm ra di cốt của giống người lùn hobbit cách đây 18.000 năm về trước. Giống người lùn mà bây giờ được các nhà làm phim cho dời hộ khẩu sang tận New Zealand, làm nhân vật chính cho những siêu phẩm bom tấn Hollywood. Không chỉ thế, ở đây còn có giống voi tí hon, đã tuyệt chủng, chuột khổng lồ, vẫn tung tăng sống – sẽ là món nhậu tuyệt hảo cho dân mình, dơi sóc, dơi to như sóc vẫn bay đen kín trời chiều... Ngoài ra, điểm lôi cuốn nữa của Flores là những bộ lạc thiểu số sống trong rừng già với nhiều nét văn hóa lạ...



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/DSCN8710-1_zps4c4f9864.jpg
Một chiều xanh êm như mơ, chiếc thuyền kiêu hãnh soi bóng xuống biển bình yên như gương hồ.


Nên, Labuanbajo đông khách du lịch. Không chỉ vì những chú rồng đất Komodo của nhóm đảo Rinca, Komodo gần đó mà còn chính vì những điểm đến độc đáo kể trên.



https://i792.photobucket.com/albums/yy206/bpkvn5/IMG_2995-1_zps6e7ac9cf.jpg
Biển xanh biếc, rừng ngập mặn xanh thẳm, nên núi khô thêm vàng sắc – sự khắc nghiệt, đa dạng biển trời Labunabajo



Nên, nếu không đi thăm thú được các chú rồng Komodo, điều mà tôi đã hụt trong chuyến đi Nam Dương lần trước, chắc tôi sẽ không buồn lắm vì cũng còn nhiều việc để làm.


Nhưng, suy nghĩ làm gì nhiều, để mai tính!


(tbc.)

backpackervn
15-03-2013, 12:01
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 13.


Có nhiều sinh vật, thực vật lạ,... nhưng tiếc thay, không có những chú rồng Komodo trên các đảo của Flores!


Vì những điều kiện bí ẩn nào đó, đến giờ vẫn chưa tìm ra, vẫn chỉ là những giả thuyết,... người ta vẫn không hiểu tại sao trên toàn cõi địa cầu, cũng như trên 17.000 hòn đảo lớn nhỏ của Nam Dương, những chú rồng Komodo chỉ sinh sống ở 2 đảo Komodo Island, Rinca Island, và một số rất rất ít (vài ba con) ở một số đảo quanh quanh 2 đảo đó.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3003-2.jpg
Một góc biển cạnh đảo Rinca, đẹp lộng lẫy.


Và để đi đến Komodo island, tiện nhất là từ cảng Sape của đảo Sumbawa chứ không phải bên Labuanbajo, đảo Flores này. Nhưng, có lẽ vì Sumbawa ngoài việc có cung đường đi đến Komodo Island gần nhất, không còn các điểm đến khác lý thú như bên Flores, nên du khách ít dừng chân ở đó. Lý do nữa là từ Sape đi Komodo Island gần, nhưng đi Rinca thì xa hơn, so với từ Labuanbajo. Trong khi đó, dù đảo Komodo có nhiều rồng đất hơn (nên những chú rồng có tên Komodo/hay ngược lại) nhưng do rộng hơn và địa hình phức tạp hơn nên khó thấy những chú rồng hơn. Trong khi đó ở Rinca dù số cá thể rồng đất ít hơn nhưng do đảo nhỏ, địa hình đơn giản hơn nên dễ thấy những chú rồng hơn. Có thể vì vậy, các du khách chỉ muốn ngắm rồng đất rồi về thường đi từ Labuanbajo đến Rinca. Còn những du khách thích các tour vài ba ngày, kèm theo cả các cung đường trekking, cắm trại trong rừng hoang,... thì thường chọn đến Komodo và trên đường về tạt ngang vào Rinca.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3102-1.jpg


https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3016-2.jpg
Chỉ cách biển xanh ngăn ngắt mấy bước, chẳng hiểu sao Rinca khô khan cằn cỗi này lại là miền đất yêu thích của những chú rồng đất Komodo.


Mà làm sao không ghé Rinca được?


Vì Rinca đẹp lắm. Biển cũng đẹp và rừng núi cũng đẹp – dù 2 cái đẹp khác ngược nhau một trời một vực.


(tbc.)

backpackervn
22-03-2013, 12:14
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 14.


Sau đêm ‘hoan lạc’ rã rời ở Labuanbajo đông vui mùa hội hè, tôi thức rất sớm, nhờ tiếng chuông ngân vang, nơi gác chuông nhà thờ, rất gần,… tưởng cứ như sát bên tai. Té ra, ngủ nhờ trong nhà thờ cũng có thêm một lợi ích khác.


Trời vẫn còn rất sẫm màu, chưa xuống biển được. Biết rằng hôm nay sẽ có thể là một ngày rất dài, tôi lui cui pha một ly café thật đậm, mang ra hiên ngồi nhâm nhi với mấy cái bánh lạt và hũ bơ đậu phụng, bơ chocolate mua từ hồi bên Bali. Trong gió biển sớm mai nhè nhẹ, bên giọng ca khắc khoải của K.H da diết ‘bay đi cánh chim biển…’ nhìn biển xa Labuanbajo đang tím hồng dậy lên trong ngày mới – thấy nhẹ nhàng bình yên làm sao.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/DSCN8725-1.jpg
Tinh khôi biển mai sớm. Nắng vàng đã nhuộm vàng đồng cỏ khô xa nhưng vẫn chưa đến biển, để biển xanh thẳm khắc khoải chờ.


Tôi đi thẳng xuống bến tàu. Có 2 phương án, a/ hỏi thăm tàu của người dân có đi Rinca hay không, nếu có đi theo rồi tính tiếp – vì làng và khu rừng nơi các chú rồng sinh sống rất xa nhau; b/ hỏi thăm các bạn lái tàu du lịch có cho đi ké với các du khách khác và đưa thêm tiền cho các bạn.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/DSCN8726-1.jpg
Tàu của dân địa phương ra đảo Rinca. Sau này gặp một ku khoai Tây đi bụi mới biết đi tàu này chỉ mất có 40k Rp, nhưng…


Chưa kịp đến cuối cầu cảng, nơi chiều qua thấy những con tàu chở khách địa phương cập bến, chợt thấy mấy bạn trẻ đang lui cui chuẩn bị, dọn dẹp một con tàu du lịch nhỏ. Tiến tới hỏi, anh chủ tàu cho biết ‘tao thì ok, nhưng mày phải hỏi khách có chịu không chứ tụi tao không có quyền quyết định’. OK, dù sao cũng được 50% rồi. Chờ một lát, tới khoảng 7am tôi thấy có một đôi nam nữ trẻ tiến tới con tàu. Xông tới hỏi, lúc đầu 2 bạn trẻ hơi ngỡ ngàng. Nhưng khi tôi nói là sẽ chia sẻ tiền tàu ghe thì 2 bạn đồng ý. He he he, dù 2 bạn nói là ‘thôi được, không cần đâu, mày cứ đi với tụi tao’, nhưng tôi thấy rằng hình như họ cũng cần chứ không phải không cần thiệt! Thế là hạnh phúc lơn tơn lên tàu, làm ra bộ biết điều, ra ngay mũi tàu ngồi để phía sau các bạn trẻ tự nhiên hơn, chứ đã đi nhờ tàu mà còn làm kỳ đà cản mũi nữa thì tệ quá.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3014-1.jpg
Hai bạn trẻ tôi đi ké tàu đây.


Mà thực ra, nơi mũi tàu cũng là nơi có view chụp hình tốt nhất vì không bị vướng víu mái tàu, màn che,… nên tôi hân hoan dựa vào mạn tàu, thi thoảng đón đám bụi biển li ti mát lạnh, cùng lũ gió biển mơn man,… trong cái nắng mai đang nhuộm biển từ tím hồng sang xanh, xanh biếc, xanh thăm thẳm…



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3129-1.jpg
Cửa ngõ vào Rinca.


Ngồi ngắm biển sáng tinh khôi, chợt nhớ chuyện long đong vất vả cả chiều qua mà vừa mắc cười vừa ngậm ngùi. Biết mọi chuyện đơn giản vầy, đâu việc gì chiều qua phải nhọc công, nhọc tâm quá trời như vậy. Thôi thì coi như cũng là kinh nghiệm! Mà kinh nghiệm thì bao giờ mới đủ đầy.


Chờ nhé, những chú rồng Komodo! Ta sắp đến rồi…..


(tbc.)

backpackervn
22-03-2013, 12:17
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 15.


Không là hậu duệ của họ khủng long nổi tiếng. Chẳng hơi hám tý nào với những chú rồng oai hùng bay lượn phun lửa phì phèo trong truyền thuyết của người châu Á Âu... Thế nhưng giống bò sát to đùng được gọi là Rồng Komodo của Indonesia lại có sức cuốn hút kỳ lạ với các nhà khoa học và khách ưa mạo hiểm. Tại sao tôi nói đến ‘khách ưu mạo hiểm’ – vì tôi sẽ chia sẻ với bạn một thông tin được dán ngay trước cửa văn phòng của kiểm lâm đảo Rinca. Tờ giấy mỏng manh, nhẹ tênh đó thống kê số người, không ít, đã bị tấn công bởi Rồng Komodo. Từ dân làng, du khách đến cả khách du lịch, thống kê rõ ràng thời gian nào, bao nhiêu người tử vong, bao nhiêu người thương tật bởi những con thằn lằn khổng lồ nhìn tưởng lù ** nhưng không phải vậy này.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3013-1.jpg
Biển đẹp Rinca. Vụng biển yên như ru.


Miền đất có những chú rồng đã được vinh danh là Di sản Thế giới Unesco - Công viên Quốc gia Komodo, miền Nusa Tenggara. Rinca với khoảng 1.100, Komodo với hơn 1.300 cá thể là 2 đảo chính của Công viên Quốc gia Komodo này, nơi hầu hết dòng họ nhà Komodo sinh sống. Ngoài ra, chỉ còn đâu đó 50 cá thể trên vài đảo gần gần đó.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3118-1.jpg
Văn phòng đơn sơ của một khu di tích Unesco Herritage.


Thực tế rồng Komodo thuộc loài thằn lằn, họ kỳ đà. Là loại thằn lằn to nhất, nặng nhất còn tồn tại trên Trái đất hiện nay. Sở dĩ nói vậy vì các nhà khoa học đã tìm thấy những hóa thạch của một giống thằn lằn cổ đại ở bắc Australia, có kích thước gấp 3 lần rồng Komodo bây giờ. Rồng Komodo dài khoảng 3m, cân nặng trung bình từ 150-200kg ở con trưởng thành.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3125-1.jpg
Chào đón khách ban đầu là những chú rồng xi-măng.


https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3046-2.jpg
Giờ là rồng thiệt. Chào sân đi chú em!


Thế nhưng kích thước to lớn chỉ là một trong những điểm kỳ bí hấp dẫn của những chú thằn lằn to xác mang tên Rồng Komodo này.


(tbc.)

MQuyt
24-03-2013, 19:40
Em chưa được đến đây đâu bác, nhưng nhìn kiến trúc và cung đường bác đi thì em đoán là ở Thái.
Nhắc đến câu chuyện đất dữ 6 năm trước thì em lại đoán Narathiwat ? Mấy lần "nhá hàng" về đất dữ mà chưa thấy kể chi tiết, lần này quay về lại, nhân tiện bác kể tiếp luôn nhé (beer)

oldteatree
24-03-2013, 22:57
Em chưa được đến đây đâu bác, nhưng nhìn kiến trúc và cung đường bác đi thì em đoán là ở Thái.
Nhắc đến câu chuyện đất dữ 6 năm trước thì em lại đoán Narathiwat ? Mấy lần "nhá hàng" về đất dữ mà chưa thấy kể chi tiết, lần này quay về lại, nhân tiện bác kể tiếp luôn nhé (beer)

Theo tôi biết thì đảo này nằm ở Indonesia,nằm ở giữa,phía tây là Bali,Lombok,còn phía đông là nước Đông Timor đã chia tách chứ không phải Thái.Tôi cũng đã "dòm ngó" nơi này từ vài năm trước...

binhan
27-03-2013, 11:53
"Xuống đây tắm tiên với tụi tui đi!" có tấm nào cận cảnh hơn không hả anh :D
Không chỉ thế, ở đây còn có giống voi tí hon, đã tuyệt chủng, chuột khổng lồ, vẫn tung tăng sống – sẽ là món nhậu tuyệt hảo cho dân mình, dơi sóc, dơi to như sóc vẫn bay đen kín trời chiều... .=> VN mình dám ăn lắm đó :)

backpackervn
28-03-2013, 13:53
@MQuyt & oldteatree, bạn nào cũng đúng hết (!?).


Bạn oldteatree nói về hòn đảo của những chú rồng Komodo, theo mạch của bài, thì đúng nó ở giữa Lombok và đảo Timor, được tách ra 2 phần, Tây Timor là một tỉnh của Indonesia, phần còn lại, Đông Timor là một quốc gia riêng biệt, vừa chào đời hơn 10 năm.


Bạn MQuyt đang nói về miền đất tôi post ở entry số #129 lâu lắc lâu lơ. Miền đất đó đúng là Thailand, nhưng không phải là Narathiwat. Đúng là nơi đó là một miền đất dữ, tang thương, nhưng không phải 6 năm trước, hay ngay cả bom đạn vẫn đang đì đùng thời gian gần đây, mà là hơn 70 năm trước lận! Hơn 300.000 người đã nằm xuống ở Kanchanaburi này trong những năm 40 thế kỷ trước. Con sông đó là Mae Nam Kwai, nơi có cây cầu nổi tiếng trong bộ phim kinh điển Cầu sông Kwai, đã làm bao nhiêu nam thanh nữ tú của Sài Gòn trước năm 1975 ngẩn ngơ mê mẩn. Có thể không biết, không tự huýt sáo được, nhưng khi nghe điệu nhạc của bài The River Kwai March được huýt sáo thì hầu như 100% người Sài Gòn lứa U70, U60 đều nhận ra. Nhiều người cho rằng điệu huýt sáo khá hay của Elvis Phương trong bài rất ‘hit’ thời bấy giờ 'Vết thù trên lưng ngựa hoang' đã lấy cảm hứng từ cách huýt sáo trong bộ phim đó.


MQuyt, về miền Narathiwat tôi hy vọng sẽ có dịp chia sẻ, cũng như tôi nhất định sẽ quay lại đó. Không biết phố có thay đổi nhiều không, nhưng có một thay đổi mà tôi khá buồn khi đọc L.P phiên bản mới về nơi đó. Đó là căn nhà trọ năm xưa tôi dừng chân giờ không còn được giới thiệu trong sách. Không biết vì nó không còn nữa hay vì nó đã xuống cấp nên người ta không giới thiệu nữa. Nhưng làm sao nó có thể xuống cấp hơn! Đó là một nhà nghỉ mà tôi khó có thể quên trong quãng đời lang bạt của mình. Không chỉ vì địa thế đẹp, khi nó có mặt hậu của tầng 1 dường như nhô ra, nằm trên dòng sông, có lan can và những chiếc ghế ngồi nhâm nhi bịa lạnh ngắm sông chiều sông đêm để gió mơn man ru,… rất hay. Mà vì nhà trọ này có nguyên tầng trệt dành cho các cô gái bán hoa, tầng trên mới dành cho khách trọ (những khách thuộc dạng tôi!). Có nhiều chuyện đã xảy ra ở đây (!?). Tôi đã nói chuyện nhiều với vài cô, những câu chuyện khá hay, dù không có hơi hướm kiểu báo Công An TP HCM hay An Ninh Thế Giới,… Nếu có dịp, nhất định tôi sẽ chia sẻ với bạn những câu chuyện rất thú vị về miền đất này.


@ binhan, hình cận cảnh chắc chắn là có chứ, nhưng không nên public ở mấy chỗ công cộng này he he he. Còn về món dơi đó à, ở Sài Gòn ngày trước có quán bán (và người gõ những dòng này, he he he) cũng đã từng ăn (không dưới vài lần) món dơi quạ, con dơi to, nặng hơn ký - giống như loại mà người ta gọi là dơi sóc trên đất Nam Dương này. Không biết bây giờ quán đó còn bán (hay còn dám bán không) vì đã rất lâu rồi không ghé quán đó nữa. Dám chơi thì bữa nào thử đi há, mà giá cũng khá chát à nha!


Tặng các bạn mấy tấm hình về miền Narathiwat và một tấm về Cầu sông Kwai trước khi quay lại hành trình với những chú rồng Komodo há!



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/P1240282-1.jpg
Lan can với view đẹp của căn nhà nghỉ lạ lùng ở Narathiwat ngày nào.


https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/P1240265-1.jpg
Narathiwat vẫn xanh bình yên.


https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3962-1.jpg
Cầu sông Kwai một mai sớm, rất sớm trong nắng hồng.

backpackervn
10-04-2013, 13:01
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 16.



Mùa cao điểm du lịch Bali vào khoảng tháng 8, cũng là mùa thú vị để đến đảo Komodo/Rinca thăm thú những cô chú rồng Komodo. Vì mùa kết đôi của chúng bắt đầu từ khoảng tháng 5 và tháng 8-9 là mùa làm tổ, đẻ trứng. Cả 2 mùa này đều có những câu chuyện thú vị về những cô chú rồng đất này.


Đưa chúng tôi đến đảo, 2 cậu trẻ lái đò bàn giao chúng tôi lại cho anh kiểm lâm. Anh dắt chúng tôi đến văn phòng đơn sơ, nơi phải đóng 3 loại phí, phí tham quan (20k), phí camera (50k – lạ thay, có lẽ ở đây là nơi duy nhất trên thế giới biết rõ rằng giá trị của con người không bằng một nửa giá trị một chiếc máy chụp hình, dù chỉ là P&S đâu đó 2 triệu đồng VN) và phí cho HDV. Các anh kiểm lâm rất dễ mến, phục vụ khách tận tình. Chi phí cũng chỉ trên dưới 100kIRp (tùy thuộc bao nhiêu người chia sẻ chi phí cho 1 HDV). Sẽ có 2 cung đường để đi thăm thú Rinca, 1 ngắn 1 dài – không tăng thêm chi phí nhưng tùy khả năng khách có chịu nổi trekking qua những con đồi tranh cháy nắng miền biển đảo này hay không mà thôi. Nhóm chúng tôi quyết định là khi đến giao điểm giữa 2 cung sẽ quyết định, tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, thời tiết và đặc biệt là những gì sẽ xem được trước khi đến giao điểm đó có mãn nhãn hay không. Và điều kiện đầu tiên, tiên quyết là phải đi sau HDV, tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của họ vì đã có những tai nạn xảy ra với du khách – ‘lúc đó, các anh chị phải tự bỏ tiền thuê máy bay bay về Bali chứ ở đây không đủ điều kiện để điều trị vết thương do rồng Komodo cắn phải’ – Eric, cậu HDV rất trẻ quả quyết với chúng tôi ngay từ đầu. Nhất là khi vừa ra khỏi khu văn phòng đã thấy tôi vọt lẹ lên trước hớn hở chụp hình khi vừa thấy chú rồng Komodo đầu tiên.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3018-1.jpg
Đơn sơ, nhưng rõ ràng tấm bảng giá viết tay ở đảo Rinca.


Đó là một chú rồng đực đã qua tuổi trai tráng, có cái tên đáng buồn là ‘broken heart anh broken leg Komodo’. Lý do là trong một trận chiến sống mái cách đây vài năm để dành người tình, chú vừa bị cắn gãy chân, vừa bị mất luôn người tình- từ đó chết hẳn cái tên.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3029-1.jpg
Bạn có thấy chiếc chân phải, trước bị gãy của ‘broken heart anh broken leg Komodo’.


https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3035-1.jpg
Tuy nhiên, đừng nên đùa khi chú rướn lên và sắp phóng với tốc độ săn mồi.



Mà cũng tại ai biểu ham hố làm chi. Vì tuổi tác của chú, khoảng 30 năm tuổi rồng, cũng đâu đó 60 mươi năm tuổi người – cũng đã hết 60 năm cuộc đời rồi còn mong muốn gì nữa. Do thương tật, già yếu chú tìm về sống gần khu văn phòng, cũng gần một khu resort nơi có nuôi/nhốt những chú gà để mần thịt bán cho khách. Eric nói rằng ‘vì chú ta nghe mùi nên tìm đến chứ nguyên tắc của đảo là không cho chúng ăn bất cứ thứ gì hết vì muốn chúng tự đấu tranh sinh tồn như trong môi trường tự nhiên’. Tôi nghe cũng hơi nghi nghi, vì nếu cứ mò về đây mà riết vẫn không có gì ăn thì chú đã bỏ đi từ lâu lắc chứ còn nấn ná gì ở đây. Hay là đâu đó trong nhóm nhân viên văn phòng/nhà hàng/resort có ai đó cũng có trái tim tan vỡ nên thương xót cho kẻ đồng cảnh ngộ chăng!?


(tbc.)

backpackervn
24-04-2013, 10:57
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 17.


Câu chuyện tìm bạn đời của những chú rồng Komodo khá là vất vả và nhiều người cho rằng đó là một trong những lý do chính vì sao số cá thể rồng Komodo rất khó có thể tăng cao được, không chỉ vì chúng sống trong môi trường khá khắc nghiệt.


Trong khoảng trên dưới 5.000 rồng Komodo (số này khác nhau tý tùy theo các nguồn) chỉ có 350 cô rồng Komodo cái trong độ tuổi sinh sản. Do vậy, chiến trận vào mùa sinh nở hàng năm để chiếm được tình cảm của các nàng Komodo quả là khá sinh tử. Do vậy, số lượng các chú rồng trung niên ‘broken heart & broken leg’ ở Rinca và Komodo không phải là hiếm – mới cám cảnh làm sao, nhất là khi nghĩ chuyện người chuyện đời chuyện mình!!!



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3042-1.jpg
Một chú Komodo trai tráng đang oai vệ trấn cứ góc rừng của chú.


Nhưng có một chuyện khác, mà không thấy tài liệu nào đề cập là việc sinh nở của những cô rồng Komodo lại liên quan chặt chẽ đến một loại động vật khác – giống gà rừng Uyên ương Thủy chung (tên người gõ bài này tự đặt theo lý giải từ tiếng địa phương của cậu HDV). Số là khác hẳn với các cô rồng Komodo cứ hàng năm lại tình tang tính tang với một chàng Komodo mới trẻ, khỏe,… cũng giống như ‘một bộ phận không nhỏ’ giống động vật thượng đẳng con người, loại gà Uyên ương Thủy chung này chỉ kết bạn duy nhất một lần trong đời. Nếu chẳng may chàng/nàng nào đó rơi vào nanh vuốt của lũ cáo sói rồng… độc ác hay rơi tõm vào nồi cháo của ai đó thì nàng/chàng còn lại sẽ thủ tiết, sống âm thầm lặng lẽ cô đơn vò võ đến trọn đời, danh giá tự hào nhận tấm bằng “Tiết hạnh khả phong” do chính cư dân của vùng Flores này trân trọng trao tặng – chứ không phải loại bằng “Tiết hạnh tự phong” như của một số giống loài khác.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3074-1.jpg
Một chú Komodo đang lang thang – chắc đang đi tìm bạn tình?


Nhưng “Tiết hạnh khả phong” thì liên quan đến rồng Komodo chỗ nào? Đó là việc các cô rồng cái, chắc vốn được nhiều chàng rồng chiều chuộng o bế nên đâm sinh biếng nhác – nên việc đầu tiên khi sắp đến ngày sinh nở là cứ đi kiếm các tổ (làm dưới đất) của giồng gà rừng Uyên ương Thủy chung này mà ngang nhiên xông vào chiếm cứ, biến nhà người khác thành tổ của mình để chờ đẻ trứng.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3053-1.jpg
Một nàng Komodo đang nằm cạnh cái tổ chờ ngày khai hoa nở nhụy
(thường các nơi này được bảo vệ cao, khách chỉ được đứng nhìn từ xa).


Hận đời những kẻ ỷ to xác đông tiền mạnh của lắm quyền xâm chiếm cửa nhà nên những ngày tháng tám này cứ đi theo tiếng gà Uyên ương Thủy chung uất hờn táo tác giận căm đâu đó là biết ngay gần đó thế nào cũng có một nàng Komodo bụng thè lè đang nằm chờ khai hoa nở nhụy.


Nhưng, chuyện lạ chưa hết.


(tbc.)

backpackervn
04-05-2013, 14:18
Vượt muôn trùng khơi tìm đến xứ rồng – 18.



Chuyện lạ nữa là thế này. Tấm hình trên bạn thấy một cô Komodo nằm chờ bên một chiếc hang chờ đẻ là một tấm hình rất hiếm hoi. Không phải là vì ít gặp các cô Komodo bụng thè lè thườn ưỡn ở đây (là nói về những ngày tháng 8-9 này) mà vì sự bất thường của việc chỉ một chiếc hang ở đó. Có lẽ cô Komodo trẻ này ham vui, ăn chơi sớm nên mới vừa làm mẹ lần đầu (nhìn thì thấy cô cũng còn hơi nhỏ con so với các cô Komodo bụng mang dạ chửa khác) nên chỉ chiếm tổ của cô gà Uyên ương Thủy chung, bới thêm tý cho rộng rồi nằm ườn ra đó chờ. Còn đến ngó hang ổ của các cô nái già Komodo khác thì không chỉ một chiếc tổ mà đến 4 – 5 tổ lận!



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3058-1.jpg
Đây, cô rồng này nằm quanh mấy cái tổ lận.


Số là đấu tranh sinh tồn, ngay cả giữa những cá thể cùng giống loài Komodo khá dữ dội. Cuộc sống của các con non Komodo đã bị đe dọa từ thưở còn trong trứng – bởi chính những con Komodo cha chú của chúng! Do vậy, thường sau khi kiếm được một chiếc tổ của gà Uyên ương Thủy chung, các cô Komodo còn đào thêm ngay bên cạnh các tổ khác – để ngụy trang! Ai nói loài bò sát không thông minh! Khi khai hoa nở nhụy, các cô chỉ đẻ vào một tổ trong chúng nhưng sau đó các cô sẽ lấp hết các tổ - để tạo khó khăn cho những kẻ muốn săn lùng, tìm diệt các nhóc tì Komodo yêu dấu của các cô. Rồi sau khi sinh nở, các cô vẫn còn nằm canh quanh tổ một thời gian rồi mới bỏ đi chứ không biến mất liền ngay lúc đó.



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3062-1.jpg
Còn cô rồng này đang chúi mũi đào thêm hang mới, nửa thân trên nằm sâu trong hang…



https://i1225.photobucket.com/albums/ee388/bpkvn6/IMG_3063-1.jpg
…nhưng nghe động, cô vọt lên nhìn trừng trừng khách lạ (và tôi bị HDV “mắng” cho một trận vì tội đến quá gần, quá nguy hiểm).


Tuy mỗi lần các cô Komodo đẻ đến 20 trứng, nhưng số con non có thể sống sót đến trưởng thành thường chẳng là bao, vì chúng là món yêu thích trong thực đơn của các bậc cha chú – chiếm đến 10% trong số thực phẩm của các chú Komodo trưởng thành. Do vậy, sau 7-8 tháng được ấp ủ bởi cái nóng mặt trời, vừa ngay sau khi nở, các chú Komodo con thường tót lên cây, sinh sống trên đó đến 5 năm, đến khi hơi trộng trộng, dài xấp xỉ 1m, có thể chạy đủ nhanh để có thể thoát các cú táp của các cha các chú thì mới xuống đất, sống tiếp khoảng 25-45 năm sau đó.



(tbc.)

Thực ra, gà Uyên ương Thủy chung có tên là Orange-footed Scrubfowl, tên khoa học là Megapodius reinwardt.

ponyluv
14-05-2013, 17:12
anh BackpackerVn ơi, em có chút xíu điều muốn hỏi anh về du lịch phượt Bali nhưng mà inbox của anh full rồi nên ko pm được.
Anh del bớt để em gửi tin nhắn nói chuyện cho dễ được không ạ?

diong123
08-02-2015, 21:35
Đọc một mạch từ đầu đến trang này, hâm mộ bác quá, tiếp đi bác ơi

TÍM
17-04-2015, 01:20
Sắp hai năm rồi, Bali còn gì lạ không anh?

Còn phần phía bắc và phía tây đảo, hay chúng mình đi xem Bali có gần hơn không? :P