PDA

View Full Version : Tổng hợp kinh nghiệm đi rừng



tigerk40
13-10-2009, 11:45
Xin chào tất cả các bạn!

Các thành viên gia đình nhà Phượt trên Rừng dưới Biển đều có người đi cả rồi. Mong các thành viên có đã từng đi và trải nghiệm hãy vào đây chia sẻ cùng các thành viên khác những kinh nghiệm của mình. Em mới tìm được 1 bài viết khá hay về "kinh nghiệm đi rừng" nhà ta vào đọc và đóng góp bổ sung ý kiến nhé!



Tổng hợp kinh nghiệm đi rừng

Saturday, 5. July 2008, 15:11:50
Experience

Công tác ở Ban Quản lý dự án đường Tuần tra Biên giới một năm. Cũng đi công tác vào rừng nơi biên giới tổ quốc, từ một chàng sinh viên mới ra trường mà chỉ sau vài chuyến đi cũng đã trưởng thành tích luỹ từ bản thân và của các anh các chú đi trước một số kinh nghiệm vô cùng quý giá để có thể vận lộn đấu tranh sinh tồn nơi rừng thiêng nước độc

1.Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị chiếm vai trò vô cùng quan trọng, Khi đi rừng cần mang theo các thứ tối thiểu sau:
-Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)
-Quần áo mặc đi rừng là quần áo dã ngoại của quân đội (1 – 2 bộ) gồm: dầy cao su hoặc dép giọ, tất chống vắt, quần áo, mũ tai bèo)
-Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)
-01 bộ quần áo ấm để mặc khi ngủ ban đêm (vì ban đêm trong rừng rất lạnh)
-Đèn pin,
-Dao
-Kéo
-Thìa, cốc nhựa,
-Bật lửa.
-La bàn
-Áo mưa (phải để ngoài cũng để khi cần có thể lấy thật nhanh)
-Tăng, võng, dây dù (loại võng của quân đội Mỹ (có màn chống muỗi))
-Thuốc (cảm cúm, sốt rét, đi ngoài, tăng lực, chè sâm, cao nóng, kem chống muỗi, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn, bông băng, salongpad…)
-01 chai nước uống có hòa chè sâm
(Tuỳ theo số ngày đi rừng dự kiến mà đem số lượng quần áo, thuốc men cho vừa)
Nguyên tắc: đem đủ, vừa phải, thật nhẹ, gọn.

2.Khi di chuyển trong rừng
-Thời gian có thể đi được trong rừng từ 6h sáng đến 4h chiều
Do đó phải căn thời gian để đến đích, chỗ nghỉ cho hợp lý. Sau 4h chiều rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định chỗ ngủ và nấu cơm ăn tối.
-Trước khi đi cần ăn mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào trong quần.
-Bắt buộc nên thuê dân địa phương đi cùng vì dân địa phương thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt ngoài ra dân địa phương khoẻ nên sẽ giúp mang đồ giúp. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên họ coi như phiên dịch cho ta khi gặp người dân tộc khác.
-Tuỳ điều kiện thời tiết, trời khô thì dùng giầy, trời mưa đường trơn, nhiều vũng nước thì nên dùng dép.
-Bôi một vòng cao nóng quanh tất chống vắt để chống vắt bò lên trên
-Bất kỳ phần da hở nào (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo đều bôi kem chống muỗi giúp cho côn trùng, muỗi không đốt khi di chuyển
-Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt.
-Đẽo một thanh gậy vừa tay làm “chiếc gậy Trường Sơn”. Chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân đấy và tạo sự chắc chắn khi di chuyển.

3.Khi ăn trong rừng
-ăn trong rừng có phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi
-Bữa sáng phải ăn cơm thật no vì bữa này là quan trọng cung cấp chủ yếu năng lượng cho cả ngày
-Bữa trưa thường ăn trong khi đang di chuyển nền chỉ ăn được đồ khô như lương khô, bánh)
-Uống nước, nếu có thì dùng nước tăng lực Bò Húc rất hiệu quả,
-Dọc đường uống chè sâm vừa đỡ khát, vừa khỏe người. Kinh nghiệm cho thấy nếu một buổi đi phải uống 4 chai nước khoáng thì nếu pha thêm chè sâm vào thì chỉ uống hết một chai thôi.

4.Khi ngủ trong rừng
Khi ngủ trong rừng cần thực hiện nguyên tắc sau:
-Chọn thân cây chắc chắn để mắc
-Chọn vị trí có địa hình bằng phẳng, thông thoáng để ngủ. Không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá.
-Chỗ ngủ phải nằm xen giữa các hàng cây (đề phòng mưa bão, cây đổ đè lên người)
-Mắc võng cao so với mặt đất 0,8 – 1,0 m
-Dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào (đề phòng võng đứt dây, bị ngã sẽ va, đâm vào vật nhọn)
-Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ.
-Khi đi đái phía taluy dương cần ngửa đầu lên nhìn phái trên, đề phòng đá lăn

5. Biện pháp đề phòng và xử lý khi bị côn trùng, thú tấn công
- Đối với vắt
Đối với vắt thì như trên dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên.
Khi bị vắt cắn rồi thì có thể dùng các biện pháp sau: lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó…

- Đối với ruồi vàng
Khi bị ruồi vàng đốt phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn còn lại trong thịt ta. Chỗ thịt đó sẽ thối và sẽ ngứa dai dẳng trong suốt ba năm cơ đấy.

- Đối với hổ
Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có hổ) do đó khi đi trong địa phận có hổ cần đeo sau lưng một cây gậy dựng đứng lên trời. Khi gặp hổ thì cứ cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời.

- Đối với rắn
Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.
Nguồn: http://my.opera.com/ducthanhph/blog/show.dml/2302701

+Thân mến!

vuthanhminh
19-03-2011, 23:23
Xin phép cụ cái này có khi em chuyển sang phần Kĩ năng?

Vietbackpackers
20-03-2011, 22:50
Bác còn mang theo đc bò húc thì nguyên tắc gọn nhẹ em nghĩ không nên đưa lên đầu như thế.

Lại còn thêm vụ ngủ trong rừng, "đi đái phía ta-luy dương ..." em nghĩ chắc đêm bác này mê ngủ nên mới nói thế.

...

qkhoaa3
24-03-2011, 00:05
Lại còn thêm vụ ngủ trong rừng, "đi đái phía ta-luy dương ..." em nghĩ chắc đêm bác này mê ngủ nên mới nói thế.

...
mình thấy ý này đúng mà..
chắc bác tigerk40 trích từ blog của dân cầu đường nên dùng từ hơi "chuyên môn" tí:D
Taluy chính là phần mái dốc được tạo ra do xây dựng các công trình.trong giao thông thì ta luy có 2 loại là taluy âm và taluy dương.Ta luy âm là phần mái dốc bên dưới con đường còn taluy dương là phần mái dốc bên trên
ban đêm đi ....mà đứng dưới chân núi nhỡ đá có rơi thì cũng nguy lắm chứ:(

cafe37
24-03-2011, 16:52
Hớ hớ. Khả năng bị đá rơi ít hơn 1 tỉ lần so với khả năng bị rơi.
mà đi ấy tốt nhất giữa đường nhỉ.

Vietnamese
22-06-2011, 10:31
Cám ơn bạn về những kinh nghiệm quý giá.^^

thanh1985
22-06-2011, 22:39
thank bạn nhé, ghi nhớ mới được

LinhEvil
25-06-2011, 12:02
Hôm nọ có nhà báo phỏng vấn chồng mình xem đi rừng có gì hay. Chồng mình bảo: Rẻ vì trong rừng không có cái gì để tiêu tiền!!!

- Đối với rắn
Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.

Lại hôm nọ buôn chuyện với ông cắt thuốc Bắc về chuyện mang đồ chống rắn cắn đi rừng.

Ông bẩu thứ 1 bị cắn thì rứt sợi tóc ( hoặc lôgn bất kỳ trên người ) dài dài đánh đi đánh lại qua vết cắn. Xong lấy lưu huỳnh rịt vào ( ặc ko biết mình có nhớ nhầm ko)

Ngoài ra có thể chuẩn bị trước 1 số vị thuốc nhai giải độc mang theo. Nhưng vì mình hẹn khi nào đi rừng thì mới quay lại hỏi tiếp nên giờ chưa có gì để buôn cả

cafe37
04-07-2011, 09:38
Mình đang học 1 bài thuốc lá để chữa rắn cắn. Đang học cách nhận biết lá cây và nơi lá cây hay mọc :(. Thực ra là đang học lóm vì họ ko truyền bài thuốc cho mình. Đang học lóm từng tí một. Bị rắn cắn chỉ cần rạch 1 đường nơi vết cắn và áp thuốc vào là không còn nguy hiểm. Bạn mình là thợ bắt rắn, nó thường xuyên bị cắn nên hay mua thuốc này. Hiện mình và nó đang cố học bài thuốc này.
Mình cũng thỉnh thoảng đi rừng, mình thấy các bạn đi cùng thường sợ nhất là thú rừng và rắn. Nhưng với các chuyến đi của mình thì loài thú duy nhất mà mình có thể gặp trên đường là sóc hoặc voi. Các loài thú rừng khi di chuyển thì luôn đi rất nhẹ nhàng, trong khi đó con người khi di chuyển trong rừng thường rất ồn ào đặc biệt là với các đoàn du lịch và khi ấy thú thấy động sẽ trốn đi. Chúng tớ chỉ ngại nhất là lợn rừng hoặc gấu bị thương do chúng thường tấn công lại mình khi gặp bất ngờ,gấu giờ bên VN bị săn gần hết và gặp gấu cũng mừng hơn là ngại nên chúng tớ chỉ ít mong gặp lợn rừng loại đi 1 mình. Từ xưa đến giờ tớ cũng chỉ gặp dc 1 người từng bị voi tấn công và vài người bị lợn đuổi là thôi.
Với 1 chuyến đi săn, để tiếp cận thú với khoảng cách 30 - 40m ban đêm là khá khó khăn. Vào buổi chiều thợ săn phải nắm rõ cung đường đi. Khi di chuyển tránh động chạm đến mọi thứ, tránh dẫm chân lên cành cây, lá và thứ gì có thể phát ra tiếng động.
Vì vậy tớ thấy các bạn khi đi rừng thường ngại thú rừng tấn công là điều rất vô lý, các bạn đi du lịch không đi vào các vùng săn và hiện nay thú rừng cũng còn rất ít nên chuyện bị thú tấn công là rất hãn hữu.
Để đối phó với rắn thì các bạn nên đi giày và quấn cứng bọc đến đầu gối là được. Phản xạ khi dẫm phải rắn là chúng thường cắn ngay vào đoạn từ mắt cá lên đến gần đầu gối nên cần quan tâm đến đoạn này. Khi ngủ nên vãi lưu huỳnh quanh chỗ ngủ sẽ tránh được rắn bò vào đặc biệt là vào mùa lạnh do rắn cảm nhận được nguồn nhiệt và tiếp cận.
Haizz các bạn cứ sợ chứ bọn tớ đi toàn đi tìm thú và hiếm khi gặp lắm :( toàn dấu chân hoặc phân thôi.

Vinh Pham
19-07-2011, 16:08
Săp tới em có đi núi bà đen theo đường ma thiên lãnh, mà khu vực đó có rất nhiều rắn do các bác trống buôn lậu bắt được thả rất nhiều ở đó. Ngoài các cách trên có cách nào sơ cứu thật nhạnh một người bị rắn cắn không, trong trường hợp không biết được loại rắn gì cắn, cái cách cắt cho máu chảy ra đến khi nào ngất xỉu nghe có vẻ phản khoa học lắm. Bởi khi bị rắn cắn nếu sơ cứu nhanh chóng thắt tagô trước khi chất độc có thể theo mạch máu tấn công vào tim thì còn có lý, chứ vụ để mất máu quá nhiều khi ngỏm vì thiếu máu trước khi ngỏm vì bị rắn cắn.

xaquehuong
28-07-2011, 08:23
Mình được người ta chỉ cho thế này:
Trị rắn cắn: cánh 1 Lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn. Cách 2 thường thì trong balo của mình hay đem theo thuốc lá (thuốc lào, rê càng tốt) khi bị rắn cắn nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết thương (nhớ nuốt nước nhé, cảm giác ban đầu sẽ bị chóng mặt, người nóng lên, quay cuồng nhưng chỉ khoản 10p sau sẽ thấy khỏe hơn. rồi nhanh xuống núi để vào trạm xá thui.
Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc nhai kỹ, cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu.
À : người dân tộc hay lấy lá thuốc (thuốc hút) để trị bệnh sốt rét khi không có các loại thuốc khác. Công thức như sau : miếng lá thuốc khô hoặc tơi to khoảng hai ngón tay,nhai nát khoảng 10 phút rồi từ nuốt (chậm thôi nhé) sau đó pha một ly nước muối loãng rồi uống, một ngày 3 lần (không biết uống lúc đói hay no nữa:D cái này quên hỏi, nhưng chắc uống khi đã ăn no vì nhai như vậy rất dễ say thuốc).

VTF
10-08-2011, 13:51
Qua thực tế đi rừng, mình mạn phép đóng góp một số ý kiến sau:


-Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)
Cái này mình thấy lực lượng kiểm lâm là hay dùng nhất, vì nó đầy đủ tiêu chí như bên trên và rẻ, còn với dân phượt hiện nay thì hầu như đều dùng ba lô chuyên dụng, giá cả ko mắc, ngoài các tính năng như trên thì các tính năng khác như: có bọc nilong bao ba lô chống mưa, các dây đai đa tác dụng để buộc, treo đồ, mặt lưng ba lô vừa dày, đủ mềm nhưng cũng đủ cứng để tránh đau lưng khi mang vác nặng....thì hơn đứt ba lô bộ đội.


-Tuỳ điều kiện thời tiết, trời khô thì dùng giầy, trời mưa đường trơn, nhiều vũng nước thì nên dùng dép.
Di chuyển trong rừng mà mang dép là điều tuyệt đối ko nên trừ trường hợp ko còn giày để mang :D. Vì: mang giày giúp ổn định cổ chân (đối với giày cao cổ), phòng chống côn trùng cắn (kiến, rắn, rít, vắt...), chống trày xước do va quệt gai, cây nhọn...Vậy bạn chọn sự thoải mái cho cái chân hay chọn sự an toàn cho bản thân? hihihi


-Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)
Cái này mình thấy cũng ko hẳn vậy, thực tế có những lúc, mưa suốt ngày, người lúc nào cũng nhớp nháp, nhễ nhại, mặc kiểu gì cũng ướt, ướt vì nước mưa và ướt vì mồ hôi


-Uống nước, nếu có thì dùng nước tăng lực Bò Húc rất hiệu quả,
Nếu ko có bò húc thì mang theo vài trái chanh, nước chanh đường cực kỳ hiệu quả trong việc chống khát và tăng cường vitamin.


Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.
Theo kiến thức cập nhật mới nhất chính thức áp dụng trên toàn thế giới mình được học trong buổi tập huấn kỹ năng dã ngoại & mưu sinh thoát hiểm cách đây 2 tuần thì ko dùng ga-rô nữa (chỉ ga-rô nếu bạn biết cách ga-rô tĩnh mạch, là đường đưa máu về tim). Tuyệt đối ko dùng miệng hút máu nếu ko bạn có thể chết cùng nạn nhân vì nhiễm độc, tuyệt đối ko rạch vết thương, vì nọc rắn độc có 2 loại, 1 trong 2 loại đó khi tiết ra có chất chống đông máu, rạch vết thương sẽ khiến nạn nhân chết vì...mất máu :D.
Khi bị rắn cắn thì việc đầu tiên là giúp nạn nhân bình tĩnh, kiểm tra vết cắn, nếu có 2 dấu răng hoặc có triệu chứng sốt, co giật sau 1h thì chắc chắn là rắn độc, yêu cầu nạn nhân hạn chế tối đa mọi cử động khiến máu độc về tim nhanh hơn, rửa sạch vết thương, hạn chế uống nhiều nước, tiến hành băng ép chặt chi bị cắn, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện, trạm xá. Àh, tài liệu thì ghi là bắt con rắn cắn để biết là loại rắn gì mà bệnh viện chữa trị thích hợp, nhưng thực tế khi bị rắn cắn thì hầu như ai hoảng loạn, mất bình tĩnh, lấy đâu mà nghĩ tới chuyện đi giết con rắn cắn mình :)).

VTF
10-08-2011, 14:11
Cái này mình đã post bên box nhà NCG, nay bê qua đây để ace góp ý, chỉnh sửa thêm nếu có sai sót:
Lều trại:
1. Địa điểm dựng trại nên nằm gần suối để tiện việc nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ, nhưng phải có khoảng cách an toàn, phòng khi lũ về đột ngột mà còn chạy kịp.
2. Địa hình suối nơi đóng trại ko hiểm trở, sâu, nước chảy mạnh và xiết.
3. Trước khi dựng trại phải phát quang xung quanh, xem xét thật chắc chắn là xung quanh và trong khu vực trại ko có những cây đã bị mục phòng khi cây đổ bất chợt do mưa gió. kể cả cây tươi cũng phải xem xét cẩn thận, hướng cây nghiêng về phía nào.
4. Nếu đi rừng mùa mưa thì nên đem theo bạt lớn, vì võng và tăng cá nhân khó chống chọi với những cơn mưa, gió dai và lớn.
5. Căng bạt thành 2 khu vực, 1 khu để nấu nướng phòng khi trời mưa, không thể nấu ngoài trời được, 1 khu che chỗ ngủ.
6. Mang theo bịch sả xắt nhỏ để xua rắn, rải xung quanh khu vực camp và nơi ngủ.

Nấu nướng / ăn uống:
1. Ở vùng núi non có độ cao lớn, do áp suất không khí giảm nên nấu nước rất lâu và khó sôi
2. Nếu nước ko thể sôi, khi nấu cơm, không nên bỏ chung gạo vào nước lạnh rồi mới bắc lên nấu, nếu làm vậy thì...sáng mai mới có cơm ăn, kekeke. Tốt nhất là đun nước cho sôi hoặc thật nóng trước rồi mới bỏ gạo vào nấu.
3. Với những cơn mưa quá lớn, củi quá ẩm ướt, lửa quá nhỏ, trong trường hợp xấu nhất này thì thay vì cố nấu cơm, hãy chấp nhận việc rang gạo lên mà ăn.
4. Cây tươi tuy khó cháy nhưng cháy rất đượm và cực kỳ lâu, có thể âm ỉ cả đêm.
5. Nếu chọn cây tươi để đốt thì chọn loại cây thân nhỏ, lá nhỏ, lượng nước chứa trong cây sẽ ít hơn, dễ cháy hơn loại thân to, lá lớn.
6. Nếu đi rừng dài ngày thì khâu chuẩn bị thực phẩm rất quan trọng:
rau củ quả rất tốt cho sức khỏe, nó chứa đầy đủ các khoáng chất cần thiết, mua và ăn trước những loại dễ héo, hư trước như rau sống các loại..., các loại lâu hư ăn sau như bầu bí, cà rốt...
thực phẩm: thịt heo ăn trước, gà sống mang theo làm thịt ăn từ từ. hầu như tất cả các con suối đầu nguồn trong rừng nguyên sinh đều rất lạnh và khá sạch, với thịt heo, chỉ cần tẩm muối, buộc chặt rồi ngâm xuống suối là có thể dùng trong vài ngày mà không bị hư.
6. Cái cây để xiên vào con gà lúc nướng không phải cây nào cũng dùng làm xiên được, tùy loại cây, nếu không có thể có nguy cơ bị ngộ độc vì nhựa của nó chảy ra khi gặp nóng hoặc lửa.
7. Chén dĩa, đũa nên dùng loại xài một lần rồi bỏ, có bán ở khắp siêu thị, nó cực nhẹ và khỏi cất công rửa, giữ.
8. Mang theo ít ruột xe, nó là một loại bùi nhùi cực tốt để nhóm lửa trong điều kiện ẩm ướt giữa rừng.
9. Nước 1 lít / người / ngày là tạm đủ, chỉ cần mang theo lượng nước uống cho ngày đầu tiên, những ngày sau chỉ cần dùng nước suối đun sôi cho vào bình là ổn.

Trang bị cá nhân:
1. Nón vải: bảo vệ đầu khỏi côn trùng, cành cây đâm phải, mưa tạt vào mặt.
2. Ba lô loại chống nước càng tốt và nhất thiết phải có bọc che mưa cho ba lô
3. Dù ba lô chống nước và được bảo vệ tốt thế nào thì cũng phải mang theo vài túi nilon to, nhỏ để đảm bảo các vật dụng quan trọng ko bị ẩm ướt: đồ điện tử, túi ngủ, võng, quần áo mặc lúc ngủ, áo lạnh, pin dự phòng…
4. Áo mưa: không nên mang theo và dùng áo mưa cá nhân, vì nó quá mỏng và sẽ rách tả tơi chỉ sau vài chục phút lội rừng, không nên mang theo và dùng áo mưa poncho, vì nó nặng, thùng thình, vướng víu khi di chuyển và khá nguy hiểm khi phải thực hiện các thao tác khó như leo trèo, di chuyển, nhảy qua suối, đá…Nên dùng loại áo quần đi mưa, nó chống nước tốt, mặc gọn gàng, dễ thao tác và cũng không quá nặng.
5. Giày: giày vải bộ đội là loại giày được ưa dùng của ace nhà phượt vì nó rẻ, bền, mau khô và hoạt động tốt trong mọi điều kiện, tuy nhiên nó lại rất dở khi di chuyển qua những khu vực trơn truợt, ẩm ướt, sình lầy do rêu phong, tảo, nấm mốc. Loại giày mà ae kiểm lâm hay dùng nhất và cho rằng tốt nhất để đi rừng là giày chơi cầu lông, vài chục K / đôi, nó nhẹ, mau khô, bền và khả năng di chuyển cực kỳ tốt, an toàn trên nền đá rêu phong hoặc đường ẩm ướt trơn truợt. Nhược điểm duy nhất của nó là không bảo vệ được cổ chân vì nó ko phải loại cao cổ. Ngoài ra thì nên dùng loại giầy chuyên dụng, tuy nhiên giá khá đắt, ít nhất là vài trăm K / đôi
6. Survival kit là tuyệt đối không thể thiếu
7. Lội rừng dài ngày vào mùa mưa, ace nhà phượt thường có thói quen hay thay đồ mỗi ngày, thậm chí khi bị ướt vì không chịu được sự dơ bẩn và ướt. Kinh nghiệm của các anh kiểm lâm cho thấy: mùa mưa thì hầu như ngày nào cũng mưa, thậm chí mưa dầm dề vài ngày liền, cho nên trừ phi bộ đồ mặc trên người nó quá dơ bẩn và hôi hám đến mức ko chịu được thì hãy thay, còn không thì cứ việc mặc lại bộ đồ hôm qua, dù nó dơ hay ẩm ướt cũng chả sao, vì nếu có thay đồ mới vào thì tí nó cũng lại dơ và ướt như cũ . Quan trọng là: lội rừng ban ngày có dơ có ướt như chuột thế nào cũng được, nhưng tối ngủ bắt buộc phải mặc một bộ thật khô và sạch. Cho nên các bạn phải luôn giữ 1 bộ đồ ngủ thật khô và sạch như mục 3. nhé
8. Đi rừng ko nên mặc áo ngắn tay, quần short, nên mặc quần dài, áo dài tay để chống côn trùng cắn
9. Không nên dùng tất chống vắt ni lông, nó rất mỏng và sẽ bị rách tả tơi, ko còn tác dụng chỉ sau vài chục phút do va quệt cây cối, gai...Nên dùng tất vải có bán ở ngoài hoặc tự may lấy (nó rất đơn giản và dễ may)

VTF
10-08-2011, 14:26
Tiếp theo:
Mẹo vặt linh tinh:
1. Khi bị vọp bẻ:duỗi thẳng chân, ép mạnh bàn chân về phía người, giữ nguyên 3 phút rồi thả ra rồi làm lại, kết hợp xoa bóp bắp chân vuốt xuôi theo chiều từ trên xuống dưới gót chân, xoa bóp nhượng chân.
2. Không phải tất cả, nhưng hầu hết rắn độc là rắn loại nhỏ và rất nhỏ.
3. Tháo giày ra lúc mang vào phải giũ mạnh để kiểm tra xem có con gì chui vào ko, võng cũng vậy. Buổi tối hạn chế đi lại, ban đêm phải có đèn pin, gậy xua, đi giày, quần dài, dày. Sau mưa, lũ rắn rất nhiều.
4. Nếu thời tiết giá rét, khi mang theo gà sống thì cho chúng vào bao nilon để vác để chúng khỏi chết sớm vì lạnh cóng.
5. khi bỏ vào bao nilon, nhớ khoét lỗ và cho đầu chúng thò ra ngoài để chúng thở, ko thì sẽ ko chết vì lạnh mà vì ngạt thở :D
5. Ở vùng núi có độ cao lớn, không chúc ngược đầu gà xuống đất, chúng sẽ chết sớm. Vịt thì không sao.
6. Trước khi đi hãy kiểm tra kỹ về tình hình thời tiết để mang theo áo lạnh hợp lý, nhưng hãy chú ý: định nghĩa “lạnh” của dân thường xuyên sống với rừng như người địa phương hay kiểm lâm khác xa với dân làm văn phòng ở xứ nóng như SG !
7. Ngoài viên sủi C hay tăng lực mà ace nhà phượt hay dùng thì lúc mệt, khát và đổ nhiều mồ hôi có thể uống thật ít 1 ít nước mắm, nó giúp hạ khát, hàm lượng đạm cao và muối bổ sung cho cơ thể.
8. Phải lượng định và phân bổ sức lực hợp lý khi leo dốc, leo núi. Nếu dốc gắt và ngắn thì hãy leo nhanh nhẹn, dứt khoát, nếu không sẽ mau mệt, lỳ và mỏi. Nếu dốc dài thì hãy leo chậm rãi, bước đều chân, giữ nhịp thở, dốc dài mà leo nhanh thì sẽ rất mau chóng mệt, rã chân và không qua nổi dốc nếu ko nghỉ nửa chừng lấy sức, thậm chí có thể không đủ sức để leo những dốc tiếp theo vì cơ thể đã quá tải, và dù nếu có leo nổi thì sẽ mệt hơn người leo đều đặn, chậm rãi rất nhiều lần.
9. Không chỉ có loài người săn ếch nhái ban đêm mà loài bò sát như trăn, rắn cũng vậy, vậy thì hãy cẩn thận, kẻo 2 kẻ đi săn gặp nhau thì mệt, hĩ hĩ.
10. Ở những cánh rừng rậm rạp, nguyên sinh chỉ cần người trước cách người sau trên 5m là đã có thể không còn thấy, khi di chuyển hãy tập trung quan sát và cố gắng đi sát với nhau, đừng ỷ y, nếu ko còn thấy người phía trước hãy ra dấu hiệu bằng âm thanh ngay để nhận biết khoảng cách.
11. Đường mòn ở rừng nhiều đoạn rất mờ nhạt, không rõ dấu và rất dễ lạc lối, hôm trước mới đi qua, hôm sau đã có cây đổ chẳn ngang đường mất dấu là chuyện bình thường và đã xảy ra, vậy hãy cố gắng theo sát kiểm lâm khi di chuyển. Để người đi sau nhận biết đường đi, có thể lưu dấu bằng một vết khắc, phạt lên thân cây hoặc bẻ 1 ít cánh cây tươi rải dọc đường.
12. Nếu thấy đi sai hoặc thấy có khả năng đã lạc, hãy quay trở lại điểm chắc chắn ban đầu trước khi bị lạc và chờ ở đó, kiểm lâm sẽ quay lại tìm bạn, đừng hoảng loạn và cố gắng đi lung tung.
13. Mạng sống của bạn rất quý giá và những chuyến đi rừng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lực lượng kiểm lâm, nhưng bạn sẽ làm gì để sống sót khi bất trắc xảy đến ngoài mong đợi và bạn hoàn toàn lạc lối giữa rừng hoang rộng lớn hoang vu? vậy bạn hãy trang bị cho mình thật chắc chắn và thuần thục những kiến thức, kỹ năng về phương hướng, la bàn, bản đồ, nút dây, ước đạt....

thienphong2704
10-08-2011, 17:54
Xí cho em hỏi là cái võng của quân đội mỹ, loại có màn chống mũi ấy, em mới dc tặng. mở ta thì nó y như tấm bạt, chỉ có có 4 đầu dây 4 góc và 2 thanh ngang để kéo màn lên. Loại này văng sao mấy anh ?

xaquehuong
11-08-2011, 11:12
Võng thì anh móc như bình thường, còn hai thanh cây anh luồn vào đầu cái màn chống muỗi ấy, rồi buộc dây cao hơn dây móc võng khoản 300 đến 400 cm là được, nếu nhớ không lầm thì còn một tấm bạt che mưa ở phía trên nữa ( cái này đi rừng là vô đối:D, hình như đủ bộ của nó là 4 sợi dây để móc màn và võng, 1 sợi dây dài để căng tấm bạt che mưa còn lại đóng cọc 4 góc tấm bạt )

thienphong2704
11-08-2011, 15:41
Cái của em nhìn y chang tấm bạt có 4 đầu dây 4 góc, chắc em phải kiếm thêm 2 sợi để móc cái màn chống mũi

VTF
12-08-2011, 04:08
...rồi buộc dây cao hơn dây móc võng khoản 300 đến 400 cm là được

Á, 30-40cm chứ nhỉ? :D

À, mà bạn trốn mấy tiết tập huấn cuối nhá, phạt...1 chầu nước mía nhá :LL

alcatraz00
12-08-2011, 20:27
Theo em thì khi đi vào những môi trường ẩm ướt,lại hoạt động tương đối mạnh thì không nên mặc quần lót vì khi cọ xát trong thời gian dài bẹn sẽ bị hâm,nếu tình trạng đó tiếp tục trong thời gian dài sẽ gây lở loét,dẫn tới nhiễm trùng và hơn hết là nó làm giảm khả năng di chuyển,tinh thần giảm sút.

VTF
15-08-2011, 00:42
Theo em thì khi đi vào những môi trường ẩm ướt,lại hoạt động tương đối mạnh thì không nên mặc quần lót vì khi cọ xát trong thời gian dài bẹn sẽ bị hâm,nếu tình trạng đó tiếp tục trong thời gian dài sẽ gây lở loét,dẫn tới nhiễm trùng và hơn hết là nó làm giảm khả năng di chuyển,tinh thần giảm sút.

Quần lót trừ phi quá chật hoặc vải thô, cứng thì sẽ xảy ra tình trạng trên, còn thì loại bình thường thì mình chưa thấy bị tình trạng trên bao giờ, ngoài ra khi đi treck dài ngày trong rừng, thông thường các điểm hạ trại đều gần suối nên chúng ta có thể tắm rửa nên có thể hạn chế tình trạng mồ hôi, hâm.... Với lại, mình thấy mặc quần lót sẽ giúp..."ổn định" hơn :D và tránh một số bất tiện khác nhất là trong đoàn có nữ.

longngua
15-08-2011, 09:48
Theo kinh nghiệm bị rắn cắn của e thì khác mấy bạn. Hồi trước e được anh người dân tộc chỉ cho cách sơ cứu nhanh khi bị rắn cắn là sau khi bị rắn căn, đầu tiên phải xác nhận bị rắn gì cắn.
Sau đó hãy cố bắt lại con rắn đã cắn mìnḥ̣̣̣ :D, chủ yếu là có dám bắt lại hay kô, :D nhưng các bác cố mà bắt lại nhá, vì đó là quan trọng nhất). Nó cắn mình một lần là hết độc rồi, đừng sợ phải chịu phát thứ hai.
Các bác vuốt mạnh dọc thân con rắn cho đến khi nào nó phụt phân của nó ra thì dùng phân của nó bôi vào vết thương.
Tiếp tục cắn, hay chặt, chém vào đuôi của nó và hut' máu đuôi của con rắn đó đến khi nào không hút được nữa.
Bước thứ ba là quan trọng nhất, phải tìm cho bằng được cái mật của con rắn :) Vì vậy khi bắt lại con rắn đừng đập nát phần gần đầu nó và cố gắng nuốt cái mật của nó ,cái này hình như là lấy độc trị độc thì phải ,dù là loài rắn gì thì cái mật của nó rất bổ.
Khi nuốt vào sau mười lăm phút các bác sẽ thấy hơi phê phê, người hay lắc lư nhưng không đau đầu nên các bác cứ yên tâm sau đó băng bó garo lại và tìm về các trạm y tế gần nhất nếu có thể hoặc ngồi chờ nếu không thể.

P/s:nếu như các bác thấy nó thấy mỗi ngày nó càng tím tay hay chân thì các bác chờ khi nào nó tím tới gần chỗ caro thì hãy ngủ một giấc đến sáng mai.
Nếu như nó bớt tím thì các bác đã sống sót qua mùa đông, còn không chỉ còn một cách là các bác tự sướng nhá :help chặt tay hay chân gì đó nếu như các bác chưa tìm được trạm y tế gần nhất:help . Em chỉ nói vậy thui nhưng cũng nhờ cách này mà e đã bỏ ý định chặt tay hai lần nhưng khoảng time từ lúc bị rắn cắn->sơ cứu như cách của e->garô->đến lúc có ý định chặt tay tối đa là ba ngày. Các bác cứ xem xét lại cách của em đi rùi thực hành nhá.
Ah,cái này em học của một người dân tộc Cơ Tu tại xã Hòa Bắc - huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng.
Thanks.

VTF
16-08-2011, 09:34
...Nó cắn mình một lần là hết độc rồi, đừng sợ phải chịu phát thứ hai...

Mình chưa đồng ý về điểm này, vì chưa có tài liệu khoa học nào xác nhận chính thức việc con rắn vừa cắn xong là nó đã hoàn toàn hết nọc độc, vì nọc độc không phải nằm trong răng con rắn mà nằm trong cái bầu đựng chất độc, lượng nọc độc tiết ra trong lần cắn thứ 2 có thể ít hoặc rất ít hoặc do may mắn chứ chưa chắc là hoàn toàn không có. Việc này lại liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng.

Về vấn đề garo: để không bị hoại tử thì thời gian garo không quá 6 giờ và phải tiến hành nới garo mỗi 1 giờ. Cái này là theo khoa học đã nghiên cứu và chính thức công bố, còn "dân gian" thì trong bao lâu thì mình chịu, không biết, bạn nào đã có kinh nghiệm xương máu thực tế thì chỉ giúp nhé.

alcatraz00
16-08-2011, 18:34
Quần lót trừ phi quá chật hoặc vải thô, cứng thì sẽ xảy ra tình trạng trên, còn thì loại bình thường thì mình chưa thấy bị tình trạng trên bao giờ, ngoài ra khi đi treck dài ngày trong rừng, thông thường các điểm hạ trại đều gần suối nên chúng ta có thể tắm rửa nên có thể hạn chế tình trạng mồ hôi, hâm.... Với lại, mình thấy mặc quần lót sẽ giúp..."ổn định" hơn :D và tránh một số bất tiện khác nhất là trong đoàn có nữ.
Cái này còn tùy vào thể trạng con người nữa bác,những người hay ra mồ hôi nhiều như em(hình như bị "phong thấp" thì phải,cũng chả nhớ rõ) rất dễ gặp phải tình trạng này.Và không phải chỗ nào cũng có nơi để tắm rửa hàng ngày trong khi có người lại thích di chuyển nhiều nên em thấy nếu được thì cứ "thả rông" cho nó thoáng,nếu đoàn có chị em thì độn thêm cái quần cộc vào(em chưa thử vì trước giờ toàn bọn đực rựa đi không à) :D

xaquehuong
21-08-2011, 10:41
Hi anh Long , cái số là mấy bữa học cuối đang kẹt công tác ở bắc kinh anh ạh , nên đành ngậm ngùi trốn mí ngày:D em xin nợ anh một chầu nước mía nếu hôm nào đó đi off anh nhé. Bỏ mấy ngày học cũng tiếc hùi hụi nhưng may mắn cho cái số của em là qua bển được mí chuyên gia hướng dẫn cho các kỹ năng sinh tồn trong rừng hoang dã, giờ thì cũng bết chút đỉnh cây nào ăn được, trái nào ăn được và một số loại bẫy thú hoang sơ dễ làm..ke ke ke.. thiệt là may mắn hết sức luôn :D .

xaquehuong
21-08-2011, 10:49
Mình chưa đồng ý về điểm này, vì chưa có tài liệu khoa học nào xác nhận chính thức việc con rắn vừa cắn xong là nó đã hoàn toàn hết nọc độc, vì nọc độc không phải nằm trong răng con rắn mà nằm trong cái bầu đựng chất độc, lượng nọc độc tiết ra trong lần cắn thứ 2 có thể ít hoặc rất ít hoặc do may mắn chứ chưa chắc là hoàn toàn không có. Việc này lại liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng.

Về vấn đề garo: để không bị hoại tử thì thời gian garo không quá 6 giờ và phải tiến hành nới garo mỗi 1 giờ. Cái này là theo khoa học đã nghiên cứu và chính thức công bố, còn "dân gian" thì trong bao lâu thì mình chịu, không biết, bạn nào đã có kinh nghiệm xương máu thực tế thì chỉ giúp nhé.


Cái này thì em đồng ý với cả hai người luôn nè :D
Nếu ngồi im cho con rắn cắn rùi nó tự nhả, thì yên chí nhát cắn thứ 2 sẽ nhẹ đến rất nhẹ, có thể nói sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu lúc nó cắn , theo phản xạ ta rút tay lại, thì nộc rắn vẫn chưa hết đâu, nhát thứ 2 hãy coi chừng :D ke ke ke. Nhưng theo em biết , khi rắn cắn nó sẽ bỏ chạy đi thật nhanh và không có ý định tấn công nữa đâu. (trừ hổ mang nhé )

xaquehuong
21-08-2011, 10:53
Cái này còn tùy vào thể trạng con người nữa bác,những người hay ra mồ hôi nhiều như em(hình như bị "phong thấp" thì phải,cũng chả nhớ rõ) rất dễ gặp phải tình trạng này.Và không phải chỗ nào cũng có nơi để tắm rửa hàng ngày trong khi có người lại thích di chuyển nhiều nên em thấy nếu được thì cứ "thả rông" cho nó thoáng,nếu đoàn có chị em thì độn thêm cái quần cộc vào(em chưa thử vì trước giờ toàn bọn đực rựa đi không à) :D

Theo em thì tốt nhất mua cái baby fresh quấn vào :D vừ nhẹ nhàng, êm ái, vừa manly và vừa có mùi hương dễ chịu =))

raovat-negemart
28-08-2011, 10:16
Đúng là những kinh nghiệm xương máu. Cảm ơn bác!

leubui
29-08-2011, 21:52
Đừng giỡn mặt với tấm bản cảnh báo cá sấu ở Bàu Sấu Nam Cát Tiên nhá mấy Bác.

Con này đủ sức nuốt chửng người không?


Ban đêm có chú cá sấu mắt sáng như đèn đây ạ:

https://i286.photobucket.com/albums/ll91/phamngocanhthi/Nam%20Cat%20Tien%209-2009/IMG_9523.jpg

VTF
29-08-2011, 22:35
Nếu cá sấu ở Bàu Sấu to như con này thì mệt mỏi với nó đấy, còn nhỏ hơn thì hi vọng, hihihihi

fansi
11-10-2011, 15:29
Mình xin bổ sung thêm một số kinh nghiệm đi rừng:

1. Về nơi dựng trại, căng lều
Khu đất hạ trại nên bằng phẳng, quang (ít tán cây che, ít bụi rậm) và khô ráo, gần suối.
Không hẳn càng gần suối càng tốt. Ngoài yêu cầu tránh lũ trong đ/k trời mưa, tiếng ồn của suối trong đêm thanh vắng sẽ rất đáng kể và ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ của bạn (chúng tôi đã bị 1 lần rồi).

Thông thường rất khó kiếm 1 mặt bằng cho vừa đáy lều. Khi đó bạn đừng lười mà không san mặt bằng đặt lều. Chúng tôi đã bị 1 lần phải dậy giữa đêm để 'san lấp mặt bằng' rồi. Do nằm 2 người, địa hình quá dốc, bọn tôi phải san thành 2 bậc nữa cơ. Tất nhiên là bạn nên có một xẻng gấp cho công việc này. Tuy mang xẻng nặng thêm, nhưng nó rất hữu ích (tôi sẽ bổ sung ích lợi sau).
Để tạo độ êm ấm của lều, bạn nên trải một lớp lá cây bên dưới đáy lều. Lớp lá cây rất hữu ích khi mưa và giữ đáy lều sach sẽ.

2. Đi tè ban đêm trong rừng lạnh giá, ẩm ướt, nguy hiểm...luôn là v/đ với nhiều bạn, nhất là bạn nữ. Một số cậu bạn tôi thổ lộ rằng vì sợ tối, sợ rừng, nửa đêm không dám ra khỏi lều nên tè… ngay trước cửa lều (!). Thực ra việc này có thể là ‘được phép’ đôi lần: lý do là nước tiểu có muối và một số kháng chất, có tác dụng ngăn côn trùng và thú rừng (như thú đánh dấu lãnh thổ vậy). Bạn cũng có thể tè vào một chai lavie để hôm sau xử lý sau.

3. Lửa trại (nên nhóm lửa trại ngay khi bắt đầu hạ trại)

Ít ai hỏi tại sao con người thích có lửa: từ thuở hồng hoang cho đến tận bây giờ, cả khi ở trong căn nhà tiện nghi (?) Tôi xin dành câu trả lời cho các bạn. Còn đống lửa trong rừng, càng hoang dã thì càng quí. Ngọn lửa xua tan âm khí lạnh lẽo, làm ấm con người, ngăn thú dữ, nấu sôi nước để tiệt trùng, nấu thức ăn, mang lại ánh sáng vv…

Điều cần nói là tuyệt đối không nên chặt cây rừng làm củi. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cành cây khô, mục làm củi. Ngoài việc chặt vài cây nhỏ làm gậy chống, gác bếp, chúng ta cố gắng không động chạm gì đến rừng.

Có một công dụng của lửa nữa là xua đuổi côn trùng, muỗi, vắt…Con người là động vật máu nóng và nguồn nhiệt của chúng ta định hướng cho nhiều loại côn trùng. Khi có lửa thì toàn bộ khung cảnh phát nhiệt thay đổi và nguồn nhiệt rất cao của lửa (từ 500-1500ºC) làm cho côn trùng bị nhiễu, và thú dữ hoảng sợ. Đó cũng là phản xạ có đk của động vật trải qua hàng triệu năm bị cháy rừng đe doạ. Ngoài ra khói của lửa cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả. Nơi có nhiều côn trùng như muỗi nên tạo khói bằng cách cho cành cây tươi vào đống lửa.

Để giữ lửa qua đêm, bạn nên có 1-2 thanh củi thật lớn, cỡ Ø15-20cm để lửa có thể cháy ngầm bên dưới. Với một vài thanh củi cháy như vậy, thậm chí một trận mưa vừa và ngắn cũng không dập tắt được.

fansi
13-10-2011, 15:35
Lửa trại (tiếp theo)
Nhóm lửa khi trời ướt hoặc mưa
Đốt lên một đống lửa để sưởi ấm và hong khô, nấu nước khi trời mưa lạnh là một việc rất cần, nhưng lại rất khó. Khi lửa đã bén, cháy to thì bạn cho củi ướt vào cũng cháy. Nhưng để bắt đầu thì rất khó, thậm chí không thể nếu trời mưa to. Việc sắp đặt thanh củi to, thanh củi nhỏ và lá khô, việc tạo khoảng trống bên dưới, hướng gió vv… cũng rất quan trọng.
Trước tiên bạn cần tìm một nơi khô ráo để nhóm lửa: tốt nhất là dưới một tán cây dày và rộng, hoặc dưới 1 mái bạt treo cao (cho khỏi cháy bạt). Trời mưa thì củi khô và lá cây sẽ bị ướt và rất khó bắt lửa, cho dù bạn đã quen nhóm. Bạn hãy tìm một số vật liệu dễ cháy sau, một số có thể kiếm trong rừng, để nhóm lửa:
• Lá nón, hoặc lá cọ khô, lá thông...Vẩy đi cho bớt nuớc, (lá này cháy như giấy khô vậy),
• Vỏ thông hoặc mảnh gỗ thông có dính nhựa thông,
• Nhựa hoặc cao su (chú ý tránh khói độc)
• Nến, sáp (có cồn khô thì tốt, nhưng mang đi nặng)
Vì củi ướt nên bạn nên có một công đoạn là làm khô củi và lá mồi bằng cách vẩy/lau cho tàu lá, thanh củi hết nước đọng bên ngoài rồi mới nhóm. Hơi mất công nhưng làm thế để cho ngọn lửa có thể nhanh bùng lên, tạo đủ hơi nóng để làm khô và đốt cháy những thanh củi còn ướt. Kế đến, lấy dao gọt cây nến rắc trên nhóm lá/củi mồi. Với sự chuẩn bị như thế, đảm bảo đến 90% là đống lửa của bạn sẽ bùng lên. Ngoài ra để đề phòng trời mưa, tắt lửa, bạn nên tích trữ một lượng lá khô để nhóm lần sau.

Nước
Đi lâu trong rừng thì việc mang nước đi luôn là v/đ lớn. Mỗi ngày đi rừng, nếu dùng dè sẻn cũng cần đến 2 lit/ngày cho nhu cầu uống và nấu ăn. Ngoài ra còn các nhu cầu khác về nước nữa. Như vậy nếu đi 3 ngày thì lượng nước uống tối thiều phải mang theo là 6lít, =6kg.
Rừng Việt Nam đa số không thiếu nước, nhưng nước để uống thì lại là v/đ nan giải. Nguồn nước trong rừng chủ yếu là từ suối. Nhưng chúng ta (dân du lịch) hầu như ít ai biết nước ở 1 con suối có an toàn không.

Nước ở suối bắt đầu từ mưa, tích tụ qua lá cây, đất rừng, ngấm xuống hoặc chảy trên bề mặt đất, mang trong nó mọi dấu ấn của rừng: khoáng chất đất đá, các chất của cây, lá, thú vật, vi trùng. Sự nguy hiểm của nước suối đa phần bất nguồn từ ký sinh trùng sốt rét, lá độc, khoáng chất độc. Nếu ta uống nước suối sau khi đun, thì có thể loại trừ ký sinh trùng độc hại. Còn những thành phần độc hại vô sinh khác thì khó mà biết được. Nếu vào mùa mưa thì đỡ lo hơn, vì ta có thể hứng lấy nước mưa, hoặc lấy nước suối đun sôi. Do mưa nhiều nên nồng độ khoáng chất trong nước suối sẽ không cao bằng mùa khô...

Tuy nhiên nếu đun nước để ăn uống ta cũng nên tuân thủ thời gian sôi đảm bảo khử trùng là 1p (Boiling is the most certain way of killing all microorganisms. According to the Wilderness Medical Society, water temperatures above 160° F (70° C) kill all pathogens within 30 minutes and above 185° F (85° C) within a few minutes. So in the time it takes for the water to reach the boiling point (212° F or 100° C) from 160° F (70° C), all pathogens will be killed, even at high altitude. To be extra safe, let the water boil rapidly for one minute, especially at higher altitudes since water boils at a lower temperature)

fansi
15-10-2011, 22:38
Leo dốc
Chắc rằng nhiều bạn chúng ta đã phải bám cây rừng khi leo dốc. Khi leo núi cao, thì chúng ta nên coi rằng bám cây để leo là một trong những cách leo núi chính. Và vì vậy ta nên chuẩn bị cho việc leo bằng tay, chứ không chỉ chuẩn bị giày leo núi. Khi ta leo dốc với độ dốc cao (từ 35º trở lên) thì nên sử dụng tay nhiều gần bằng chân để bám và kéo người lên, hoặc giữ cho khỏi tuột khi xuống. Sử dụng tay để kéo người lên sẽ đỡ rất nhiều cho đôi chân đã quá mệt mỏi vì đi bộ. Những chỗ không có cây thì vẫn còn vô khối rễ cây, mỏm đá, thậm chí là mô đất cho bạn bám vào.. Có nhiều tư thế leo mà ta chỉ cần tay bám cho thân ổn định khi sử dụng chân đẩy người lên. Khi đó dù bám vào cái cây nhỏ với đường kính 1,5cm trở lên cũng rất đáng tin cậy. Còn cây tươi có đường kính 4cm trở lên có thể chịu đựng cả khối lượng của bạn và balô. Tuy nhiên ta phải luôn kiểm tra xem cái cây mình bám vào có chắc không, nhất là những nơi nguy hiểm.
Trong việc bám cây, bạn cũng nên sử dụng găng tay (không dùng găng hở ngón) cho việc bám giữ cây rừng, vì nhiều loại cây có gai, đá nhọn xù xì hoặc côn trùng độc. Tốt nhất là loại găng có hạt cao su trong lòng để có độ bám cao. (găng bảo hộ có thể mua ở phố Yết Kiêu rất rẻ, có 10.000đ, mà tác dụng rất tốt). Găng còn có tác dụng bảo vệ tay rất tốt khi chặt cây, vơ củi, lá, đốt lửa và cầm vật nóng. Găng còn giữ cho tay sạch khi phải cầm thức ăn mà không thể rửa.

Gậy chống Đi rừng chúng ta thường có một cây gậy chống. Gậy chống rất có ích, nhất là khi đi đường rừng gập ghềnh, vượt sông suối, vượt qua những nơi rậm rạp… Nhưng đa phần chúng ta vẫn chưa phát huy hết công dụng của gậy chống. Khi lên dốc nói chung nhiều bạn không biết dùng gậy làm gì, nhất là khi phải dùng tay bám vào cây hoặc đá thì lại thấy gậy vướng. Nếu phải chặt cây làm gậy chống, tôi sẽ chuẩn bị cho mình một cây gậy như thế này:
https://i760.photobucket.com/albums/xx249/fansipan05/Gaychong-1.jpg
Tôi sử dụng đầu gốc để chống xuống đất vì nó to và chắc hơn đầu ngọn. Cái móc gần đầu dưới có cái cành tạo thành cái móc. Cái móc này khi leo lên tôi dùng để móc giữ chặt vào gốc và rễ cây kéo mình lên. (có những nơi trong tầm với của tay không có chõ nào để bám cả). Còn khi leo xuống thì cái chạc sẽ giúp tôi giữ gậy chặt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể lợi dụng dây leo, dây mây để làm dây bảo hiểm, dây bám cho những đoạn đường nguy hiểm. Trong rừng còn có những loại cây cung cấp nước và rau rất ngon. Nếu có dịp đi cùng một người dân bản địa, chắc chắn bạn sẽ hiểu cây rừng hơn.

fansi
04-11-2011, 23:02
Xin lạm bàn một chút về một đề tài ít liên quan đến kỹ năng đi rừng- Nỗi sợ khi ở trong rừng

Nỗi sợ

Khi đi rừng, leo núi, qua đêm ở rừng có rất nhiều tình huống tạo ra sợ hãi cho nhiều người, kể cả tôi, nên tôi cũng phải suy nghĩ sâu hơn về v/đ này. Chúng ta sợ đủ thứ trong rừng: sợ ngã, sợ cây rừng rậm rạp, gai góc, sợ tiếng rừng, sợ vắt, muỗi, ruồi muỗi, sợ rắn, hổ, sợ tiếng rừng, sợ bóng tối vv…

Nhiều người hay coi thường những người dễ sợ hãi. Có lẽ ta nên có cái nhìn cận cảnh về ‘nỗi sợ’ xem nó thế nào. Nỗi sợ chắc chắn thuộc về cảm xúc, nhưng nó gắn liền với phản xạ có điều kiện (PXCDK) và lý trí. Khi sợ mạch đập tăng lên, cơ căng lên vv… Xin không phân tích nhiều mặt khoa học của v/đ. Bộ não phát tín hiệu sợ để nói rằng nó không biết xử trí v/đ thế nào, tốt hơn cả là dừng lại. Nói là thế nhưng tất cả xảy ra rất nhanh, nhanh đến mức ngay cả bộ não cũng không kịp nghĩ xem phải làm gì. Đó là phản ứng nhanh, là tính tích cực của ‘nỗi sợ’. Không biết sợ thì rất nguy hiểm: ta sẽ rơi vào tình huống nguy hiểm mà không biết cách xử trí. Vì vậy sợ là rất bình thường.

Tuy nhiên, có những nỗi sợ phi lôgic, không dựa trên lý trí chút nào, kiểu như sợ gián, sợ chuột và đặc biệt là sợ vắt. Nhiều chị em có thể sợ cứng người, thậm chí ngất xỉu vì con vắt. Rất nhiều người chỉ nhìn ảnh con vắt của tôi đã sởn gai ốc. Không hiểu sao tổ tiên loài người lại truyền lại cho chúng ta nỗi sợ lớn đến thế với những con vật rất nhỏ và gây hại không bao nhiêu như gián, sâu, vắt…(?). Kể cả tôi đã bị vắt cắn rất nhiều, bắt rất nhiều vắt mà vẫn có cảm giác ghê ghê khi thấy con vắt nhỏ nằm vắt ngang đùi mình hút máu.

Bóng tối đầy ắp tiếng côn trùng, thú hoang cũng là một nỗi sợ của con người hiện đại. Chúng ta đã từ bỏ bóng tối quá lâu, đã quá quen với ánh sáng. Tư thế đi thẳng người của con người làm cho hai mắt người cách xa mặt đất hơn nên khó nhìn rõ đường, thể tích khi di chuyển lớn hơn làm giảm khả năng chui rúc, trọng tâm cao hơn nên mất ổn định, dễ ngã. Chính vì lẽ đó mà các thợ săn hay quay lại tư thế lom khom, hoặc bò của tổ tiên. Từ nhỏ tôi đã từng rất quen với bóng tối, đã từng đi những quãng đường dài trong đêm, nhưng giờ đây tôi đành phụ thuộc vào ánh đèn (!).

Làm sao cho bớt sợ?
Càng có hiểu biết, càng có dịp trải nghiệm, ta càng bớt sợ. Suy luận lôgic, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt thông tin, trang bị phòng hộ đầy đủ cũng làm ta đỡ sợ hơn nhiều.
Nếu không có những điều đó, thì đi với 1 người đáng tin cậy sẽ làm bạn đỡ sợ hơn nhiều. Đừng ngại nói ra là mình sợ, hoặc y/c sự giúp đỡ của ai đó. Bạn nên nhớ: Sợ không đồng nghĩa với hèn. Chúng ta đang sống ngày càng minh bạch, dám thể hiện cả sự yếu kém của bản thân mình hơn. Chúng ta ngày càng sống theo kiểu team work, giúp đỡ, quan tâm đến đồng đội hơn.