PDA

View Full Version : Hà Giang - Cao Bằng: những cung đường tình yêu



kilimangiaro
30-09-2009, 11:53
Mặc dù ở Forum này đã có quá nhiều topic về Hà Giang rồi, nhưng em cũng xin mạn phép được mở thêm một cái thớt nữa về miền đất đáng yêu này - Nơi mà em đã đi, đã đến và đã chết đứ đừ ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy :L.

Chuyến đi được bắt đầu một cách hết sức vu vơ vào một ngày đầu tháng 9, hai con vịt ham chơi chán làm gặp nhau trên net:
- Chán quá rồi mày ạ. Thèm đi đâu đó quá.
- Tao cũng thế. Sắp phắn về nhà làm rồi. Hay trước lúc tao về thì làm 1 chuyến nhá. Hà Giang đê!
- Ok! 1 tuần trăng mật cho 2 đứa mình!

Và thế là 2 tuần lọ mọ tìm cung đường và lịch trình hợp lý nhất cho chuyến đi 7 ngày bắt đầu. Nghe đến HG cũng nhiều và mơ ước được đến đó cũng đã có từ lâu lắm rồi nhưng mãi đến h mới có cơ hội để đi. Trước lúc lên đường em cũng lê la đến mòn chuột và keyboard ở phuot.com, cũng nhân được không ít những lời khuyên có, can ngăn cũng có vì cung đường Hà Giang rất khủng. Đối với những kẻ mới lần đầu chân ướt chân ráo đi phượt, nhất là với phận nữ nhi như em, chưa từng chạy đường núi bao h và cũng chưa từng tự chạy đường đồng bằng quá 40km/ngày thì đúng là liều lĩnh thật!

Nhưng với tinh thần "Điếc không sợ súng"; “Bây giờ hoặc không bao giờ”, “Đi hoặc tự cắt tiết”, không từ một thủ đoạn nào, cuối cùng 3 đứa em (2 vịt, 1 cò) cũng đã thực hiện được hành trình mơ ước của mình.

Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các anh chị em ở phuot.com đã quan tâm và động viên em rất nhiều trên từng cột mốc, từng khúc cua :L. Nhờ đó mà em càng có quyết tâm để tăng thêm sự liều lĩnh của mình :T đấy ạ. (He he, nghe đúng kiểu diễn văn tổng kết :LL)

kilimangiaro
30-09-2009, 20:30
Với tinh thần AQ nên đi đến đâu 3 đứa cũng thấy đầy ăm ắp niềm vui và may mắn. May mắn đầu tiên là cả lũ kiếm được quả xe ngon, các anh xế lái rất khéo, lại còn rất bảnh trai nữa chứ. Em vẫn nhớ nguyên cái cảm giác khi đến HG trời bắt đầu mưa, xe cũng gần đến bến. Lúc đó là 4h30 sáng, cả lũ mặt ngắn tũn lại khi anh xế hỏi “Các em về đâu?”. “Em không biết ạ. Các anh cứ trả hết khách đi rồi cho bọn e xuống cũng được”. Thế rồi có 1 anh đứng ngay sau, phán như một vị thánh: “Các e cứ ở trên xe mà ngủ, đến khi nào tạnh rồi hãy đi. Xe anh đến tối mới chạy nên cứ yên tâm”. Trời ơi, nghe mà sướng run hết cả người. Yêu anh thế! Cái cảm giác buổi sớm thức dậy ở một nơi mà mình chẳng biết là nơi nào, ngồi trong xe nghe nhạc vàng và ngắm mưa rơi nó mới thi vị và sung sướng làm sao. Lúc ấy thấy cuộc đời sao mà đẹp và đáng yêu đến thế
Trời thương, đến 7h thì mưa cũng tạnh. Hai anh xế đẹp trai khỏe mạnh lại thoăn thoắt xuống dỡ đồ, chằng đồ cho cả bọn, lại còn cho nước, cho khăn và chờ cho 3 đứa lên xe, nổ máy rồi các anh mới đi. Ôi! Người đâu mà đáng yêu thế chứ!


https://farm3.static.flickr.com/2552/3968647340_7492610793_b.jpg


3 đứalang thang ở thị xã HG như 3 con bò lạc vì chẳng đứa nào biết đường, và cũng ko thể định hướng được mình đang ở đâu. Loanh quanh 1 lúc thì thấy có cái biển chỉ dẫn cửa khẩu Thanh Thủy cách 19km, thế là 3 đứa quyết định điểm đến đầu tiên của HG là đó. Đường vào cửa khẩu đẹp mê ly luôn, vừa to, vừa đẹp, ở HN có khi chẳng bằng.

https://farm4.static.flickr.com/3500/3967877517_788292b729.jpg


Tranh thủ làm vệ sinh cá nhân

https://farm3.static.flickr.com/2486/3968650926_466bffe53a.jpg


Trên đường vào Thanh Thủy có cái cầu treo to, đẹp và chắc chắn lắm nha. Hình như cầu này bắc qua sông Miện thì phải? Em hóng được loáng thoáng như thế.

https://farm4.static.flickr.com/3521/3968652922_4a1bdd319c.jpg


Rồi loanh quanh quanh thành phố. TP HG bé xíu mà đường xá cứ chằng chịt như bàn cờ, lòng vòng mãi mà chẳng biết đi đâu về đâu. Thế rồi chẳng biết mò mẫm thế nào mà 3 đứa lại đến trúng phóc cái mốc só 0. Ôi, nghĩ lại mà sao thấy hâm mộ bản thân thế chứ =))

https://farm4.static.flickr.com/3505/3967881551_b18fb1f90c.jpg

kilimangiaro
30-09-2009, 20:43
Buổi chiều sau khi hỏi han, thăm nom nhà người quen ở HG, 3 con gà lại túc tắc kéo nhau lên Quản Bạ. Lần đầu tiên đi đường đèo nên đứa nào cũng choáng ngợp bởi khung cảnh quá ư hùng vĩ nơi đây. Em chẳng biết đây là đèo j. Lúc hỏi 1 bác người Pu Y thì bác í bảo đó là đèo Hải Vân của Hà Giang. E chưa đi đèo Hải Vân bao h, nhưng em nghĩ có khi cái đèo này còn hoành tráng hơn ấy chứ.

https://farm3.static.flickr.com/2553/3967886115_e7251aceef_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2507/3967885573_209a585802_b.jpg

Rồi cũng kịp đón hoàng hôn ở Cổng Trời

https://farm3.static.flickr.com/2563/3967903491_5ef6e6df38_b.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3427/3968676278_118d0cc65f_b.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3497/3967901731_075a038bbd_b.jpg

Rồi cũng hùng hục chạy lên cái đài cao để kịp ngắm Tam Sơn, Núi Đôi đang dần chìm trong ráng chiều tím biếc. Ở HG em ấn tượng nhất thị trấn này, nhỏ bé, xinh xắn nằm e ấp yên bình trong thung lũng như cô gái trẻ đang e ấp cười trước ánh nhìn của chàng trai (hơi sến một tí). Với em, Tam Sơn có khi còn dễ thương hơn Sa Pa ấy chứ!

https://farm3.static.flickr.com/2643/3967901041_d69544f909_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2661/3967902985_a222abac7d_b.jpg

Cả 3 con gà đều hứa hẹn và quyết tâm sáng hôm sau sẽ cố gắng dậy sớm để đón bình minh ở đây…

BLACK: Bạn kili hẳn đã đọc hết các bài góp ý, bạn có thể tiếp tục chia sẻ về chuyến đi của mình, tớ đã xóa những bài ko liên quan để giữ mạch cho topic, nhưng bạn cũng nên lưu ý hộ về tính phân chia tương đối của diễn đàn nhé. Bạn cũng post ảnh theo k/t quy định của 4r là 800*600 cho ảnh ngang và 600*800 cho ảnh dọc, đừng để size lớn quá như trong post này.
@others: ai kiện tớ xóa bài thì PM cho cvn hey!

kilimangiaro
02-10-2009, 20:03
Trên đường đi Quản Bạ, 3 đứa gặp 1 ngôi nhà rất đẹp, thế là tấp vào.


https://farm4.static.flickr.com/3473/3967888037_f73b8c0ae7.jpg

Chả có người ở nhà, nhưng mà có 2 nhóc con kute lắm. Thấy người lạ vào 2 nhóc chẳng thấy sợ j. Cho kẹo là ngồi ngoan ngoãn bóc ăn. Yêu lắm í.


https://farm3.static.flickr.com/2592/3967891571_5bebdfbab4.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2606/3968666506_5fcf85f8bd.jpg

Cô bé tí xíu mới gặp mà cứ đòi theo em mãi mới chết chứ. Lúc chạy xuống chỗ mẹ bé đang đập lúa mà nhóc cứ khóc ới ời đòi theo. Trẻ con ở đâu cũng đáng yêu thật! Loăng quăng xuống chỗ gặt lúa, hỏi ra mới biết đó là người Pu Y. Thân thiện lắm. Tay đập lúa, miệng cười rõ tươi. Vui nhất là khi nói chuyện về sức khỏe sinh sản, các bác ở đây nắm rõ luật, và cũng coi trọng tình người lắm. Người Kinh ở đồng bằng có khi chẳng được như vậy đâu!


https://farm4.static.flickr.com/3529/3967894701_606ed9a7a5.jpg

Ý định ban đầu của bọn em là đi Hà Giang để ngắm lúa cơ, thế nhưng khi đến thì hầu hết các thửa đều như thế này ạ.


https://farm4.static.flickr.com/3528/3968670164_8aa0cf5d41.jpg

Chẳng ngắm được lúa nhiều, nhưng những thứ bọn em thấy được ngoài lúa cũng tuyệt vời không kém. Yêu lắm cơ :-*


https://farm4.static.flickr.com/3498/3967892993_3ffabe5532.jpg

kilimangiaro
02-10-2009, 20:59
Tối hôm trước vừa đặt chân đến Tam Sơn thì trời đất bỗng vần vũ, gió quất điên cuồng, chớp lóe ngang trời và sấm rền ầm ĩ.

Mưa.

Càng về đêm mưa càng lớn. 3 con gà nằm co quắp trong nhà nghỉ, mặt ngắn tũn lại mà an ủi nhau rằng ít nhất mình vẫn còn có chỗ để mà trú. Chỉ tiếc là ko được đón bình minh ở Tam Sơn. Hic. Mưa gió chẳng ra ngoài được, với tinh thần AQ là chính, 3 con gà quyết định mở tiệc phở ăn liền trong nhà nghỉ


https://farm3.static.flickr.com/2555/3973843707_3c94322e42.jpg

“Mưa không qua ngọ, gió không qua mùi”, đến gần trưa thì trời cũng hửng. Lại băng bó đồ rồi lên đường. Hí hí, lúc đi qua Núi Đôi em mới phát hiện ra là nó không đều nhau các bác ạ. Thế mà lúc đứng ở trên cái đài cao nhìn xuống cả lũ cứ xuýt xoa mãi sao mà tạo hóa “nắn” chuẩn thế, hóa ra chỉ là ảo giác thôi các bác nhở.

Nhiều lúc em cứ ngỡ rằng mình đang lạc vào cõi tiên cơ đấy!


https://farm4.static.flickr.com/3453/3967906171_aaf63b0c0a.jpg

À, thi thoảng em vẫn ngắm được vài thửa bậc thang còn lúa nhá. Vẫn còn may chán, he he.


https://farm4.static.flickr.com/3462/3974618168_ef7963c560.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2509/3974619098_4accf60b64.jpg


Nhưng thi thoảng cũng bị rớt xuống mặt đất vì những đoạn offroad sau mưa


https://farm3.static.flickr.com/2527/3974612560_37360506d1.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2621/3974624388_5f2778a73b.jpg


Đi mấy đoạn này e cũng đau tim phết, chỉ sợ lăn kềnh ra đấy thì hỏng hết àng ọ. Quần áo cũng chỉ căn ke mang đi vừa đủ, nhỡ mà oạch thì có mà váy rơm hết!

Tiện thể trưng cái ảnh hiếm hoi có đủ cả 3 con gà lên làm hàng tí :P



https://farm3.static.flickr.com/2508/3974622666_bbde60b5dc.jpg

kilimangiaro
02-10-2009, 21:37
Đến Đồng Văn, cả bọn đang dừng lại vì quá ê mông, tiện thể ngắm nghía, chỉ chỏ và tưởng tượng đám đá tai mèo lổn nhổn như chông thì gặp 1 đoàn motor toàn tây rất ư là hầm hố, phi ầm ầm như trâu điên trên đường nhựa ấy. Nhìn thấy đám nghé ọ bọn em, một con trâu ta đi cuối đàn la cà dừng lại hóng hớt, tranh thủ giương oai.


https://farm3.static.flickr.com/2628/3973903159_d5d3b703fa.jpg

2 em Wave alpha 100cc so với quả 700cc của bác này có khác chi muỗi đốt inox?


https://farm3.static.flickr.com/2585/3973906301_e0b7cbfc89.jpg

A đú (Nhìn giống cào cào đậu trên tàu lá chuối thế :T)


https://farm4.static.flickr.com/3476/3973904925_0f7d338939.jpg

Trưng nốt cái ảnh bác này lên luôn để xem có ai quen thì ra nhận mặt luôn. Bác nì tên Đức, ở cờ lắp mô tô Hà Nội ạ!


https://farm4.static.flickr.com/3514/3973907913_7d88dbed8f.jpg


Tối lại gặp bác này ở café Phố Cổ. Những sự tình cờ thật dễ thương. Chỉ tiếc mỗi cái là lúc về cuộn tròn trong chăn rùi mới nhớ ra là tại sao ko nhờ bác ấy xế cho 1 vòng quanh phố cổ bằng quả xe khủng kia. Hic hic. :T. Phí của giời!

kilimangiaro
03-10-2009, 13:30
Trước khi vào thị trấn, cả bọn tranh thủ lượn qua Phó Bảng.

Ở Phó Bảng thời tiết rất lạnh. Lạnh nhất ở HG, và thường thấp hơn ở Đồng Văn 2 – 3 oC. Phố cổ Phó Bảng mang dáng dấp nhà cổ của người Hán. Hầu như nhà nào cũng có một mảnh vải đỏ ở trước cửa. Đây cũng là điều dễ hiểu vì thị trấn này chỉ cách biên giới chừng 3-4km và hầu như nhà nào cũng có họ hàng ở bên kia biên giới. Theo như các chú biên phòng ở đây kể thì trước đây Phó Bảng là một thị trấn lớn, là thủ phủ của người Mèo chứ ko phải là thị trấn Đồng Văn bây giờ (NT)
Chợ Phó Bảng ngày không phiên

https://farm3.static.flickr.com/2487/3973895629_9cf19274de.jpg

Lướt qua Phó Bảng rồi 3 con gà lại cuống cuồng quay trở ra Đồng Văn vì sợ trời tối. Đến Đồng văn lúc 6h30 chiều trong tình trạng toàn thân lạnh cóng, run rẩy và chìm đắm trong bản tình ca của răng nghe lập cập.

Đến Đồng Văn không thể không ăn món cháo ấu tẩu. Ấu tẩu là một loại gia vị ăn kèm với cháo, được nấu từ củ ấu. Đây là một vị thuốc có tác dụng làm giãn gân cốt, rất tốt cho người đi đường xa, mệt mỏi. Tuy nhiên nếu chưa được nấu chín và không đúng cách thì nó lại giống như 1 thứ thuốc độc khiến cho cơ bắp bị co rút đau đớn, có khi còn đi luôn ấy chứ. Ấu tẩu có vị đắng, gần giống như măng đắng, nhưng ăn xong lại có vị ngòn ngọt và ngậy ở đầu lưỡi. Nói chung là rất đáng để thử.

https://farm4.static.flickr.com/3268/3973857999_0b9c428c1c.jpg

Còn café phố cổ thì em ấn tượng bởi kiến trúc của nó hơn, cho cảm giác ấm cúng giữa phố núi heo hút lạnh này, còn phục vụ và đồ uống thì ko có j đặc biệt lắm vì thuần Kinh hết rùi :(

https://farm3.static.flickr.com/2651/3973859253_03d42d72b1.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3526/3974628176_b445d4eb36.jpg

kilimangiaro
03-10-2009, 14:06
Số em đi chuyến này nó cũng dở dở dang dang nên chẳng trúng được phiên chợ nào nên cũng thấy tiếc và hẫng hụt nhiều lắm. Căn ke để được chấm mút bát thắng cố, nhấm nháp miếng mèn mén, đò đưa giai Mông te te rượu mà rồi cũng chẳng có cơ hội :shrug:

Buổi sáng ở Đồng Văn thật thích. Không khí se lạnh, đường xá ko đông lắm, thi thoảng qua hàng bánh cuốn lại có mành khói lạt bay lên, cứ có cảm giác như Tết sắp về ấy các bác ạ! Đồng Văn ngày chợ ko phiên cũng buồn tẻ thật. Chẳng thấy đỏ xanh của váy, của áo, của khăn. Chẳng thấy ụt ịt hay cục tác... của lợn gà. Chẳng thấy những vạc thắng cố nghi ngút khói. Chẳng thấy những anh giai Mông khề khà bát rượu ngô rồi say đến khật khưỡng chẳng buồn về... Lỡ hẹn với chợ phiên là lỡ hẹn với 1 bản sắc văn hóa rất riêng của các đồng bào ở đây. Tiếc lắm!

Được cái ngày chợ ko phiên của Đồng Văn ko đìu hiu như Phó Bảng. Sự thương mại hóa đã khiến cho phố núi cựa mình. Nhưng vì là phố Cổ nên em vẫn yêu những j cổ kính và cũ kỹ hơn. Một ngày nào đó Đồng Văn sẽ giống như Sa Pa thì sao nhỉ???? Nhìn một vài ngôi nhà nghỉ 2-3 tầng bê tông kiên cố mọc chòi lên giữa phố cổ mà sao thấy kệch cỡm và vô duyên thế chứ, như cái nhọt mọc lên giữa cái má hây hây của của em gái mới lớn ấy. Điêu lắm! :T

Lang thang vào nhà cổ ở Đồng Văn và làng văn hóa Quyết tiến, em ấn tượng nhất là kiến trúc nhà với trình tường bằng đất dày 50-60cm và những khối đá tai mèo lớn được cắt gọn vuông vức đặt làm bậc lên xuống và làm sân. Hầu hết chủ nhân những ngôi nhà này đều là người Tày, thân thiện và dễ thương lắm. Ở phố cổ, nhà nào cũng có 1 chiếc đèn lồng đỏ treo ở trước cửa và được thắp sáng vào những ngày rằm. Nếu bác nào lên Đồng Văn mà căn vào đúng ngày này sẽ tuyệt lắm đấy.

Em không rõ việc thắp đèn lồng đỏ ở đây đã có từ bao giờ, vì hỏi mỗi người lại có một câu trả lời khác nhau. Lúc hỏi 1 cụ bà cũng nhiều tuổi lắm rồi, thì cụ cho biết phong tục thắp đèn lồng ở đây có từ lâu lắm rồi, từ khi cụ còn nhỏ xíu cơ. Còn có cụ khác thì lại nói rằng thắp đèn lồng chỉ có cách đây vài năm thôi, do Nhà nước yêu cầu. Vào ngày đó, chỉ được thắp mỗi đèn lồng thôi, nhà nước ko cho điện trong nhà nên khổ lắm :T (?!)

Phố chợ Đồng Văn


https://farm3.static.flickr.com/2488/3974630054_3d7585dd38.jpg

Nhà cổ Quyết Tiến


https://farm3.static.flickr.com/2650/3973866797_13707ab01f.jpg

kilimangiaro
03-10-2009, 14:21
Làng cổ Quyết Tiến đa số là người Tày, thế nên ở ngoài cửa của ngôi nhà thường hay thấy dán bùa chú và ảnh của Quan Công hay Khổng Tử. Quan Công và Khổng Tử cũng là một phần trong tập quán tín ngưỡng thờ cùng của tộc người này.

Nhà cổ ngoài trình tường bằng đất rất dày ra thì những song cửa sổ cũng rất đẹp và đặc biệt, giống với mấy cái cửa sổ trong phim cổ trang của Tàu. Ngôi nhà này có kiến trúc rất đặc biệt, có cửa sổ ở trên tầng nhưng lại ko có gác mái ở giữa để chia ranh giới 2 tầng (gác mái bên ngoài chủ yếu để đồ) mà cứ thẳng tuồn tuột ấy.

Cửa sổ đẹp. Đèn lồng đỏ đẹp. Và 2 gái cũng đẹp nốt (beer)

"Thắp đèn nhà bà Ba"


https://farm3.static.flickr.com/2472/3973870179_3b17450ccf.jpg

Nhà này có quả sân toàn bằng đá khối xếp lại và 2 cái trụ đá bên cửa thì đẹp "thôi rồi"


https://farm3.static.flickr.com/2527/3973872157_f579417ae7.jpg

Theo như đồng chí khảo cổ đã bỏ nghề của bọn em phán thì đây là kiến trúc có từ thời Nguyễn. Em chả biết có đúng ko. Có bác nào biết thì share cho bọn em với nhá!


https://farm3.static.flickr.com/2481/3974642904_454353a489.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2493/3974641246_c8d256f252.jpg

kilimangiaro
04-10-2009, 13:46
Rời Đồng Văn, 3 con gà nhà em lại túc tắc lên Lũng Cú - Đây là điểm đến mà em đã mơ ước từ hồi còn học cấp 2 đến h đấy ạ!

Sau bao nhiêu đường núi vòng vèo, vắt vẻo, cuối cùng thì em cũng nhìn thấy cột cờ ở đỉnh Lũng Cú. Cảm giác đê mê lắm các bác ạ. (Vì là dân sử nên với em cái sự kiện em để lại dấu giày ở đây cũng mang tính lịch sử lắm ợ!) Dựng xe rồi hộc tốc bò lên, lon ton bám từng bậc thang để leo lên cột cờ. Sợ độ cao nhưng vẫn máu chiến lắm, để rồi lúc leo lên đến nơi rồi nhìn xuống mà em toát cả mồ hôi hột. Chân thì cứ rung lên bần bật như đạp máy khâu ấy. Chẳng may lúc đó có cơn gió to nào thổi đến chắc là em bay như cái lá tre mất!


https://farm3.static.flickr.com/2493/3974645706_142508e9e0.jpg

Từ trên Cột cờ nhìn xuống thật đẹp. Những cánh đồng vàng như mật chảy tràn khắp thung lũng.


https://farm4.static.flickr.com/3444/3973877297_35b0d4e353.jpg

Đâu đó vẫn còn những thửa màu xanh mướt mát


https://farm4.static.flickr.com/3427/3974645222_c7758a2d11.jpg

Ngay dưới chân núi là làng của người Lô Lô. Đến giờ em vẫn tiếc đứt ruột đứt gan vì đã ko rẽ vào làng này, hic hic.


https://farm4.static.flickr.com/3449/3979502074_084fd6d9fd.jpg

kilimangiaro
04-10-2009, 14:03
Từ Lũng Cú, cả bọn lại dắt nhau về hướng Sà Phìn và lại chìm đắm trong bản tình ca của núi, của đường gần như bất tận. Đứng trước núi sao thấy mình nhỏ bé quá!

Đi miết rồi cũng đến lúc cái bụng nó đòi ăn. Quá ngán ngẩm với điệp khúc lương khô và xúc xích nên cả bọn quyết định cải thiện bằng cháo gà ăn liền

Thiếu nữ tiền sử đang lấy lửa

https://farm3.static.flickr.com/2600/3973879099_8621987805.jpg

Cháy rồi!!!

https://farm3.static.flickr.com/2562/3974648682_e83f8c93d3.jpg

Hớn hở với thành quả. Giống chị Hai nuôi phết nhờ

https://farm4.static.flickr.com/3470/3974649124_5af5b509f2.jpg

Trước lúc đi em cũng cẩn thận chuẩn bị cả bát đũa rồi cơ, nhưng mà chả hiểu làm sao đến lúc ăn thì lại chẳng thấy đũa đâu cả. Chắc rơi dọc đường mất rùi. Khổ thế chứ. Nhưng được cái là những con gà bọn em cũng ko đến nỗi công nghiệp quá nên vẫn xoay xở được. Ke ke.

Công nghệ làm đũa (c)

https://farm4.static.flickr.com/3444/3974650106_d6d90477d1.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3450/3974650464_992eb59d34.jpg

Những lúc thế này thấy đời sao mà đẹp thế. Giữa lưng chừng trời, lưng chừng đèo, lưng chừng núi thế này cứ thấy mình sao giống bậc ẩn sĩ thời xưa, lánh đời long nhong trên lưng ngựa mà tự tại, mà vui thú với thiên nhiên, trời đất vậy!

https://farm4.static.flickr.com/3487/3973883915_6eacea6f4f.jpg

kilimangiaro
04-10-2009, 14:10
Ngồi được 1 lúc thì thấy 4 em bé H’mông theo mẹ đi chợ về. 4 đứa nhóc líu ríu như 4 con chích bông, thấy người lạ bỗng nem nép lại như 4 con mèo con mới bị bắt về. Đi sau là 1 người phụ nữ, còn trẻ lắm, chẳng biết có phải là mẹ của đám nhóc này ko. Hỏi nhưng chị chẳng biết tiếng Kinh, chỉ “chi-pâu” mà thôi. Chẳng có j, dúi cho đám trẻ mỗi đứa nắm kẹo, miếng lương khô. Nhìn thằng nhóc con phải mặc váy của đứa chị mà thấy thắt lòng lại.


https://farm3.static.flickr.com/2449/3974651622_f3da9c6146.jpg

Giữa cao nguyên đá cằn cỗi này để tồn tại được thì đúng là kỳ tích. Và còn hơn thế nữa khi ở đây luôn có những nụ cười.:L


https://farm3.static.flickr.com/2602/3974652030_82c997bdff.jpg

kilimangiaro
05-10-2009, 20:18
Buổi tối ở Sà Phìn có lẽ là buổi tối đáng yêu nhất mà em có được trong chuyến đi lần này!

Buổi tối, trường học ở miền núi ko im lìm, tối om như em tưởng mà lại rất đông vui và đầy không khí học hành. Các cháu H’mông đi học tự giác lắm nhé, đến lớp tự học buổi tối có khi còn chăm hơn cả em lên thư viện học ấy chứ. Mỗi cháu 1 cuốn sách ngồi học, giọng tập đọc cứ ê a vang khắp trường, yêu lắm! Vào trong lớp, cháu nào cũng nhìn 3 con gà với ánh mắt tò mò, nhưng rồi quen nhanh lắm. Hỏi bài cháu nào cũng trả lời nhoay nhoáy ấy.

https://farm4.static.flickr.com/3640/3973892627_14fae649ac.jpg

Thầy giáo bản Mèo. Thầy nhiệt tình lắm nhá, nhà mãi tận Đồng Văn nhưng tối đến vẫn tận tình mang cái chữ đến bản. Mà không phải chữ phổ thông đâu nha, English hẳn hoi đấy ạ. Vậy là cùng một lúc các em "phải" học những 2 thứ tiếng, ăn đứt đám dưới xuôi bọn em rồi! Nể quá!

https://farm3.static.flickr.com/2518/3973892027_87ee53aa9c.jpg

"Gục lên sách bút bỏ quên thầy!". Chắc zai này phụ mẹ việc nhà nên mệt quá đây mà.

https://farm3.static.flickr.com/2517/3973891387_d6f0653d63.jpg

Rồi cũng vẫy tay như đón đoàn ở Bộ về nhá. He he, oách thế ko biết!

https://farm3.static.flickr.com/2482/3974658910_ec66bb6d1b.jpg

Em thêm 1 đoạn vui vui nữa.

Lúc 2 vợ chồng em đang đứng nói chuyện với thầy giáo dạy tiếng Anh thì thấy ở đằng lớp cấp 1 có 1 zai cầm đèn pin lò dò đi ra khỏi lớp. Vợ em cứ tưởng là zai bỏ học trốn về liền cất tiếng hỏi:
- Con đi đâu đấy?
Zai vừa nhìn, vừa chạy vội ra, vừa hồn nhiên đáp:
- Đi đái!!!
Vợ em đứng ngẩn mặt ra 1 lúc mới hiểu vấn đề. Còn anh thầy giáo đứng cùng thì cứ cười khùng khục =)).

Hồn nhiên đến đáng yêu!

kilimangiaro
05-10-2009, 20:21
Zai xinh này. Ôi, nhìn nụ cười của zai kìa. Em đến chết mất thôi! Yêu mất rồi!!!:L


https://farm3.static.flickr.com/2528/3973889621_585d3aa577.jpg

Gái đẹp này. Gái này lớn lên rồi ko làm cho zai Kinh Nùng Dao Thái Mông... điên đảo thì hơi phí! :help


https://farm3.static.flickr.com/2495/3973890029_2ea4e83f36.jpg

Nhìn gái này xinh thế, cứ như búp bê ấy các bác nhỉ.


https://farm3.static.flickr.com/2430/3974657816_e413eb4c6a.jpg

Ngồi hỏi chuyện gái cứ bẽn lẽn, đôi mắt tròn xoe, trong veo, yêu yêu là.:L Gái này mới học lớp 1 thôi, nhưng khéo lắm nhé, ngồi vẽ nhoáy một cái đã được 1 nàng công chúa xinh ơi là xinh rồi này.

https://farm4.static.flickr.com/3469/3973890365_004a20f5d3.jpg

Nhìn giống gái không? Giống lắm chứ, vì gái chính là dòng dõi của vua Mèo mà!

sonzin1979
06-10-2009, 00:49
....con gà đang lơ ngơ trước cổng vua Mèo thì thấy 1 anh bộ đội biên phòng xinh giai lắm đang ngồi ngắm mấy cái lán chợ vắng teo. Hỏi han chỗ nghỉ thì anh í chỉ cho cái nhà nghỉ cạnh nhà vua Mèo. Híc.
Cái đoạn này em trích dẫn của vợ yêu em. Nàng vít tỉnh củm và bay bổng hơn em nhìu ạ!
[Đến thung lũng Sà phìn vào 1 chiều muộn đang lo lắng về chỗ ăn, ngủ thì nhận được cuộc gọi của một người thân yêu, mới hiểu thế nào là hơi ấm tình thân giữa nơi xa lạ đất khách quê người. Có chỗ nghỉ ngơi tại nhà 1 “cô giáo bản Mèo” ngay gần đồn biên phòng nơi mình đã để quên kon tim. Hai con bé nhảy lên ôm nhau sướng như đã nhặt được tờ 100k để quên trong túi áo lạnh từ mùa đông năm trước. tranh thủ ngắm dinh vua Mèo vào 1 chiều thu muộn, lạnh và vắng 3 đứa lon ton vào..."[/COLOR]...
Cánh cổng gỗ nặng trịch cót két mở ra đưa cả 3 vào 1 thế giới u hoài mờ ảo khói sương. Khu dinh thự như rộng dài tới mênh mang nuốt chửng 3 đứa liễu yếu đào tơ (con zai của chúng tớ cũng chả hơn gì tụi tớ về độ điệu cũng như chiều cao và cân nặng_chắc nó giống tớ và cái khoản đieeuuu_) không biết bao nhiêu âm mưu, bao nhiêu thủ đoạn, bao nhiêu nỗ đau và bao nhiêu sự bóc lột mà tòa nhà này là chứng nhân. Chắc âm hồn của những người xưa cũ chết oan còn lẩn quất quanh đó cũng theo chân 3 đứa trong buổi chiều ấy (hix lại nhạy cảm quá rồi) nhưng trong cái xứ Mèo tự trị hồi ấy Đồng Văn, Mèo Vạc như 1 ốc đảo nơi vua Mèo có đầy đủ quyền hành của một lãnh chúa thống trị, tội ác gê gớm nhất cũng được che đậy kĩ càng ở đây. Không gian hoang vắng đến lạnh người- Trùi ui!!! Yêu anh nhất nhất trên đời ....
với tay bật đèn trong những hầm chứa đồ quý, hầm thuốc phiện hay hầm lô cốt là em lại tưởng tượng ra có 1 cái mặt đang nhe nhởn cười chờ mình trong đó :-ss.

Hay ho nhất là quả nhà WC của vua Mèo. ...100% đá tai mèo đã được cắt gọt vuông vức, tỷ mỷ. Zoom vào “nội thất” bên trong thì có thể nhận thấy rõ sự khác biệt về khoảng cách giữa 2 viên gạch.

Bên trong đơn giản đến tiện dụng...
Bọn em cứ thắc mắc mãi là hai hòn đá đặt cách xa nhau thế kia thì ngồi kiểu j, vì em nhận thấy vóc dáng của người H'Mông không phải là cao to lắm, nhất là thời trước chắc còn nhỏ hơn bây giờ nữa ấy chứ. Thế là thử nghiệm, cử con trai ra ngồi xem thế nào ~~~> Vẫn ngồi tốt các bác ạ ....

Cả lũ cứ tranh luận mãi tại sao lại có sự khác nhau như thế. Đứa thì bảo 1 phòng cho lính, 1 phòng cho nhà Vương; đứa thì bảo 1 phòng cho người nhớn và 1 phòng cho con nít. Nhưng mà em thì em chỉ nghĩ đơn giản là 1 phòng cho Men và 1 phòng cho Women thôi!

Tuy nhiên có một điểm đặc biệt và cũng rất ngộ nghĩnh là hai cái WC này có đến 2 lỗ chứ ko phải 1 lỗ. Cái này là em cũng thắc mắc nhiều lắm đóa!



Nói thật nhé :LL Tôi ko hiểu bạn này đang viết cái gì?
Từ ngữ diễn đạt thì lủng củng.Ngôn ngữ chát chít ,tuổi teen ko ra teen.,đồng tính hay quá nhí nhố?(Bó tay).Cả 1 topic chia sẻ cảm nhận,mà bạn có cảm nhận được những thành viên trên diễn đàn nghĩ như thế nào về bạn ko?Xem lại thì hầu như ko có mấy ai trên cái diễn đàn có 11,758 thành viên tạm tính đến giờ phút này ủng hộ bạn (Nhấn 1 nút Thanks).Văn tả cảnh ko ra văn tả cảnh.Mà 1 vấn đề quan trọng nhất là dân Phượt người Việt nam phải biết,đó là sự tôn trọng...Với bạn thì ko!Mà bạn như trẻ lên 3 đi chơi về kể chuyện đi thăm bảo tàng cả Lịch sử,Nghệ thuật,và Tội ác chiến tranh cùng gộp lại trong 1 mớ hỗn độn ...óe hiểu!
Về hình ảnh thì nói thẳng là thiếu văn hóa (xin lỗi ko pos lại)
Cả 4 trang của topic hầu như chỉ có 2 bạn tung hứng lẫn nhau (Đây là sân chơi của 2 bạn chắc?)Chị hát em khen...:LL
Bạn có biết khu di tích này tại sao mà lại được trân trọng thế ko?Bạn nhận định,và phát ngôn rất bậy bạ về khu di tích này /X(

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=729&pictureid=18972

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=729&pictureid=18971

2 tấm ảnh trên sẽ thay lời chứng minh lịch sử.
Những lời góp ý trên sẽ làm bạn rất khó chịu,nhưng tôi phải góp ý vì dù bạn ko hay hớm gì, nhưng ko thấy ai có ý kiến gì, thì thì bạn càng tưởng mình hay ho.Càng ngày càng trượt xa cái tiêu chí mà chính bạn đang muốn vươn tới,Đó là đi nhiều để mà học hỏi.
Hãy dừng lại trước khi quá muộn.Thân ái!

dan37.org
06-10-2009, 11:41
Nói thật nhé :LL Tôi ko hiểu bạn này đang viết cái gì?
Từ ngữ diễn đạt thì lủng củng.Ngôn ngữ chát chít ,tuổi teen ko ra teen.,đồng tính hay quá nhí nhố?(Bó tay).Cả 1 topic chia sẻ cảm nhận,mà bạn có cảm nhận được những thành viên trên diễn đàn nghĩ như thế nào về bạn ko?Xem lại thì hầu như ko có mấy ai trên cái diễn đàn có 11,758 thành viên tạm tính đến giờ phút này ủng hộ bạn (Nhấn 1 nút Thanks).Văn tả cảnh ko ra văn tả cảnh.Mà 1 vấn đề quan trọng nhất là dân Phượt người Việt nam phải biết,đó là sự tôn trọng...Với bạn thì ko!Mà bạn như trẻ lên 3 đi chơi về kể chuyện đi thăm bảo tàng cả Lịch sử,Nghệ thuật,và Tội ác chiến tranh cùng gộp lại trong 1 mớ hỗn độn ...óe hiểu!
Về hình ảnh thì nói thẳng là thiếu văn hóa (xin lỗi ko pos lại)
Cả 4 trang của topic hầu như chỉ có 2 bạn tung hứng lẫn nhau (Đây là sân chơi của 2 bạn chắc?)Chị hát em khen...:LL
Bạn có biết khu di tích này tại sao mà lại được trân trọng thế ko?Bạn nhận định,và phát ngôn rất bậy bạ về khu di tích này /X(

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=729&pictureid=18972

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=729&pictureid=18971

2 tấm ảnh trên sẽ thay lời chứng minh lịch sử.
Những lời góp ý trên sẽ làm bạn rất khó chịu,nhưng tôi phải góp ý vì dù bạn ko hay hớm gì, nhưng ko thấy ai có ý kiến gì, thì thì bạn càng tưởng mình hay ho.Càng ngày càng trượt xa cái tiêu chí mà chính bạn đang muốn vươn tới,Đó là đi nhiều để mà học hỏi.
Hãy dừng lại trước khi quá muộn.Thân ái!

ông anh này gic mà sửng cồ nhanh thế, em xin mạn phép hỏi bác như thế nào là " tưởng mình hay ho ". Ai chả biết đây là chứng nhân lịch sử, người ta có phải mù đâu. Cái gì cũng phải có đầu có đuôi chứ, phần hay luôn ở phía sau mà. Hơn nữa đây là bái viết của những thành viên mới còn thiếu kinh nghiệm các bác là tiến bối không góp ý xây dựng cho ngươì ta tiến bộ thì thôi toàn trách cứ chê bai là sao nhỉ. Bác kinh nghiệm đầy mình rồi rộng cái bụng chỉ bảo thì chúng em cảm ơn còn cứ thích ném đá hội nghị như thế này thì pó chiếu với bác luôn:gun

halongopentours
07-10-2009, 10:24
Lâu lâu không vào lại 4rom, giờ vào lại thấy bài của Kili thì đọc ngay, xem cô bé cùng quê mình, đi chuyến HG thế nào rồi, thì vào đọc thấy anh em chém ác quá.
Cá nhân mình thì chỉ thấy nó không được trôi chảy lắm thôi, chứ còn tất cả đều bình thường. Nếu mà để chụp hình đẹp, ngon, hiểu biết hết,đi để tìm tòi kỹ lưỡng, phân tích thì có lẽ đã không có cái từ PHƯỢT.
Cứ để TA TỰ DO, TA TỰ TẠI làm cái mình thích, làm cái mình muốn.
Mấy lời anh em góp ý với em Kili có cái đúng, có cái sai, có cái quá.
Thanks em Kili đã cho ảnh, cho thông tin lên phượt

kilimangiaro
08-10-2009, 21:35
Cái đoạn offroad này đúng là xóc muốn lộn ruột :T. Đằng nào cũng được nửa đường rồi, em cứ tà tà đi tiếp cho kịp chợ.


*********************


Dự định ban đầu của nhóm là chỉ dừng chân ở Đồng Văn 1 ngày rồi lại đi tiếp. Thế nhưng đất níu chân người, thành ra cả bọn cắm chốt ở đây những 3 ngày lận.

Bình minh Sà Phìn

Ngọn núi hình mâm xôi trước cửa dinh Vương - biểu tượng cho sự sung túc, no đủ của vua Mèo. Những ngôi nhà 2 tầng là nhà của con cháu vua Mèo từ dinh Vương chuyển ra.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1642.jpg



Chợ Sà Phìn


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1646.jpg



Nhìn những cảnh này em chẳng muốn về xuôi tẹo nào. So với Hà Nội thì vẻ yên bình này đúng là xa xỉ quá! Cái tĩnh lặng của buổi sáng sớm chỉ bị phá vỡ bởi tiếng bước chân, tiếng nói cười, tiếng gọi nhau í ới của đám nhóc đến trường.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1648.jpg




https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1644.jpg



https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1656.jpg



https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1655.jpg

dangkhoaquan
08-10-2009, 21:47
Tặng chủ topic điệu múa này
https://i198.photobucket.com/albums/aa228/dangkhoaquan/dongbac/Picture421.jpg
https://i198.photobucket.com/albums/aa228/dangkhoaquan/dongbac/Picture422.jpg
https://i198.photobucket.com/albums/aa228/dangkhoaquan/dongbac/Picture423.jpg
https://i198.photobucket.com/albums/aa228/dangkhoaquan/dongbac/Picture424.jpg
https://i198.photobucket.com/albums/aa228/dangkhoaquan/dongbac/Picture425.jpg
https://i198.photobucket.com/albums/aa228/dangkhoaquan/dongbac/Picture426.jpg
https://i198.photobucket.com/albums/aa228/dangkhoaquan/dongbac/Picture427.jpg

kilimangiaro
08-10-2009, 22:16
Hôm đầu đến Đồng Văn, 3 đứa cuống quýt tít mù ở Phó Bảng vì cứ nghĩ rằng sẽ ko có dịp quay trở lại đây nữa, ai dè gặp được anh biên phòng đáng yêu ở Sà Phìn nên cả bọn lại được tung tăng bên biên giới thế này. À, tiện thể em nhắc các bác luôn: chợ Phó Bảng là chợ lùi, giống như chợ Sà Phìn và Lũng Phìn, họp cách nhau 6 ngày. Thế nên bác nào đi chợ phiên ở Đồng Văn nếu ko vào ngày cuối tuần thì nên thăm hỏi phiên chợ trước nha, thế nào cũng chộp được vài phiên đấy, chứ ko cứ để lỡ như bọn em thì tiếc lắm.

Thôi thì ko đi được chợ Phó Bảng thì đi chợ Mã Púng vậy.

Chợ phiên Mã Púng là chợ của người H’mông, người Hán… bên Vân Nam, Trung Quốc. Chợ cũng màu sắc sặc sỡ như chợ của người H’mông mình, nhưng hàng hóa thì phong phú và hiện đại hơn nhiều. Đồng bào mình đi chợ này đông lắm, nhiều người ở tận Đồng Văn, Lũng Cú cũng cuốc bộ sang. Muốn sang chợ Mã Púng thì phải có sổ đăng ký, nhưng được cái đồng bào mình cũng linh hoạt, thành ra số người có sổ cũng chỉ chiếm có gần 1/3 thôi.

Mấy đứa phải chờ các anh biên phòng dẫn đi nên đến nơi thì chợ cũng gần hết phiên rồi.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2724.jpg


Cái góc chợ này toàn bán đồ cơ khí, máy móc. Chợ phiên ở HG ko biết có nhiều món này ko?


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2735.jpg


Đỏ


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2728.jpg

Xanh


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2737.jpg


Già


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2727.jpg




https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2729.jpg


Trẻ


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2742.jpg

kilimangiaro
08-10-2009, 22:29
Buổi chiều, sau khi ngất ngư vì những chén rượu ngô cay nồng trong một bữa cơm thân mật ấm tình quân dân với các anh biên phòng Phó Bảng, cả bọn hỏi đường mò vào Phố Là, một xã biên giới, cách Phó Bảng khoảng 7-8km. Đường vào Phố Là xấu, nhỏ và ngoằn ngoèo hơn đường vào Phó Bảng, nhiều đoạn còn bị bong tróc ra tận mép, ko để ý là lăn tòm xuống vực như chơi.

Đến Ủy ban xã Phố Là lúc xế chiều, gặp bà con người H’mông đi lấy gạo trông coi rừng của Nhà nước phát. Ai cũng phấn khởi.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1718.jpg


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1719.jpg

kilimangiaro
08-10-2009, 22:57
Ở xã Phố Là có làng của người Pu Péo – một trong những dân tộc thiểu số nhất (còn gần 1000 người) chỉ có ở Hà Giang. Người Pu Péo ở Phố Là ở cùng với người H’mông nhưng sống tập trung trong 1 bản (làng), là Làng Văn hóa Chúng Trải.

Pu Péo được coi là một trong những dân tộc đầu tiên khai phá vùng đất đá ở cao nguyên đá Đồng Văn này. Người Pu Péo thờ nhiều vị thần như: thần Rừng, thần Trời, thần Đất, thần Nước, thần Gió, thần Mây... vì họ trọng cái thật trước mắt, nên coi rừng còn cao hơn cả Trời. Cuộc đời người Pu Péo gắn chặt với rừng, ở nhà chỉ cúng từ ông tổ đời thứ năm trở lại, các vị trên nữa thì đã ra rừng, thường trú ngụ dưới gốc đa to. Bởi thế chặt cây, giết thú là phạm vào cả tằng tổ cùng con cháu mình. Quan niệm đó là độc đáo và thiên về duy vật cổ sơ.

Một trong những lễ hội đặc trưng nhất của người Pu Péo là lễ cúng thần Rừng, mỗi năm chỉ có một lần vào dịp đầu hè. Nếu bác nào đến Đồng Văn trong dịp này thì nên tham dự xem nó thế nào. Em nghe nói người Pu Péo có đôi trống đồng cổ lắm, chỉ được lấy ra dùng vào dịp cúng thần Rừng thôi.

Theo như anh chủ tịch xã Phố Là, thì vòm cổng bằng đá này là một nét đặc trưng và rất thiêng liêng của người Pu Péo.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1743.jpg

Hỏi chuyện một anh giáo viên người Pu Péo trong làng thì được biết Chúng Trải (hay còn có tên khác là Củng Chá) chính là làng gốc của người Pu Péo, những người Pu Péo khác ở Yên Minh hay Bắc Quang cũng đều từ đây mà ra.

Nhà của người Pu Péo giống với kiểu nhà của người H’mông và người Tày: đều có trình tường bằng đất – một kiểu nhà đặc trưng của xứ lạnh Hà Giang. Tuy nhiên vào nhà người Pu Péo thì cho cảm giác thấp và tối hơn. Trước cửa nhà thường có một tấm vải đỏ (giống với nhà ở Phó Bảng) và ở cửa mỗi nhà đều có dán hình Quan Công. Có lẽ tín ngưỡng thờ cúng của tộc người này cũng giống với người Tày là thờ Quan Công (?!)


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1735.jpg


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2770.jpg

Bàn thờ gia tiên


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1733.jpg

Bếp thường được đặt cạnh chỗ ngủ; lương thực trồng chính vẫn là ngô.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2766.jpg

Trang phục truyền thống của người Pu Péo


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2772.jpg

Zin zin. Hai nhóc Pu Péo này rất ngoan và chịu khó nhá!


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2769.jpg

kilimangiaro
08-10-2009, 23:10
Hôm ấy mải chơi la cà nên thành ra về đến Phó Bảng thì trời đã tối om. Về đồn Phó Bảng, các anh biên phòng đã chuẩn bị xong hết cơm rượu từ lúc nào rồi, chỉ việc chén thôi :D. Kể mà đi đâu cũng được như thế này thì tốt quá, chẳng j sung sướng bằng (beer)

Cơm no, lại hành trình hơn 20km ngược về Sà Phìn. Cũng chỉ vì mải chơi, ko căn ke thời gian cẩn thận nên 3 đứa mới phải chạy tối như thế này. Đêm Phó Bảng lạnh đến tê người. Đường vắng teo, xung quanh là bóng tối kín đặc bao trùm, chẳng biết đâu là vách núi, đâu là vực :gun. Hai cái xe cứ bình bịch nổ máy lặng lẽ bám theo cột mốc mà tiến, thi thoảng ánh đèn chiếu vào mắt vài con thú, phản lại lúc đỏ ngầu, lúc xanh lét, lúc lại vàng ệch. Biết là thú rừng mà vẫn không khỏi giật mình thon thót, chỉ lo khi đi qua đoạn vực sâu, có con j chạy xồ ra thì coi như xong!:Dam Giờ ngồi nghĩ lại thấy mình lúc đó liều thật! Thi thoảng quay lại hỏi nàng vợ ngồi im thin thít phía sau:

- Sợ ma không?
- Không. Chỉ sợ người thôi. Anh sợ ko?
- Không. Không biết con trai mình đi sau có sợ không nhỉ?
- Anh yên tâm, con nó có khi còn làm ma sợ ấy chứ! :LL

Rồi cười. Nhưng mình biết cô nàng cũng đang sợ như mình, chỉ có điều ko dám nói ra vì sợ làm mất tinh thần của cả bọn thôi. Thế rồi nàng ngồi sau cất tiếng hát – 2 câu hát duy nhất theo 2 đứa từ Hà Giang đến tận bây giờ: “Ơi cô nàng mà anh yêu mến…”

... Thi thoảng nhìn thấy vài ánh điện sáng, cả bọn lại khấp khểnh: Sà Phìn yêu kia rồi! (beer) nhưng rồi lại tiu ngỉu vì nhầm. Cái đoạn đường hơn 20km ấy cứ như kéo dài bất tận trong đêm đen mịt mù vậy!

...Thế rôi cũng về đến nhà. 9h tối, 3 đứa về đến Sà Phìn trong sự thở phào nhẹ nhõm của anh biên phòng xinh giai và tốt bụng ấy. Nhận cốc nước ấm từ tay anh, bỗng cảm thấy thật yên bình và yên ổn như thể ở nhà mình vậy.

Cả bọn lưu trú ở đây 2 ngày, ở nhờ phòng của 1 cô giáo bản hoàn toàn xa lạ, thế nhưng những gì mọi người nơi đây dành cho đều khiến 3 đứa cảm thấy như đã thân quen từ lâu lắm rồi. Những cung đường được chỉ bảo, dặn dò kỹ lưỡng; những chia sẻ về văn hóa vùng cao, về phong tục, tập quán, tộc người… làm cho 3 đứa cảm thấy hành trình của mình không còn đơn độc.

Nhưng, mai phải rời Sà Phìn rồi...

... Những lời mời ở lại. Chân tình.

Có những vùng đất ta vô tình ở lại, có những con người gặp gỡ rất ngẫu nhiên, đến rồi đi nhanh như một cơn gió thoảng nhưng để lại cho ta ấn tượng thật khó phai mờ. Đó là Sà Phìn. Là dinh Vương trong một tối mùa thu khi 3 đứa cùng chị quản lý di tích líu ríu dắt nhau đi tắt điện từng phòng, cứ mỗi 1 bóng đèn tắt đi là 1 cảm giác rùng mình thoáng qua khi thấy mình như ngập sâu hơn vào bóng tối của dinh cơ u tịch này. Là anh giáo viên nhiệt tình, vui tính, sống tình cảm. Là chị giáo viên cắm bản, chị ít nói lắm, nhưng cẩn thận chăm chút cho 3 đứa lạ hoắc lạ huơ có bữa cơm ấm cúng, giấc ngủ ngon lành. Là ánh mắt trong veo của đám trẻ nhỏ đang tíu tít dưới sân trường. Là anh biên phòng xinh giai, tốt tính. Là cái nắm tay ngại ngùng, vội vã. Là ánh mắt buồn như phải tạm biệt một người thân thiết đi xa…

Thật hiếm có nơi xa lạ nào mới đến lần đầu lại cho ta cảm giác như được trở về nhà như vậy!

Ngày mai, có chợ phiên Lũng Phìn.

Đi… Lại đuổi theo phiên chợ.

Đi… Nhưng cái tim như để quên lại Sà Phìn mất rồi! :L

kilimangiaro
09-10-2009, 21:38
Thời gian trôi nhanh khủng khiếp, loáng 1 cái đã gần hết 7 ngày du hý. Theo lịch trình thì hôm nay cả bọn đang ở Bảo Lạc hoặc Nguyên Bình rồi.

Trước lúc đi, vì non tay lái và lạ đường nên em chỉ dám định mức chạy 1 ngày khoảng 50-70km là cùng. Ấy thế mà từ lúc nhảy lên xe máy ngồi đến giờ, ngày nào cũng cày ngót nghét hơn trăm cây. Được cái đường Hà Giang đẹp hơn em tưởng tượng rất nhiều. Trước khi đi em có hỏi han các bác đi trước thì đều được khuyên là chưa có kinh nghiệm chạy đường dài, nhất là đường núi thì không nên đi cung Hà Giang, cứ tập đường Ba Vì hay Tam Đảo trước đã; hoặc có đi thì kiếm xế nào đó chắc tay, chứ con gái mà đi như thế thì quá mạo hiểm, tèo như chơi ấy :Dam. Rồi vấn đề xe cộ cũng phải rất cẩn thận, cần chuẩn bị đồ nghề sửa xe, săm lốp… mang theo; rồi thì vấn đề sức khỏe cho cả chuyến đi dài ngày (bọn em toàn mình hạc xương mai thôi) :shrug:; rồi thì vấn đề an ninh an toàn khi mà con gái cứ mon men biên giới như thế… :gun nói chung mỗi lần hỏi han là mỗi lần em tá hỏa trước những vấn đề có thể phát sinh mà cả lũ chưa lường hết được. Lần đầu tiên mà, cái j cũng ố á, cũng bỡ ngỡ. Thế là xen lẫn cái cảm giác háo hức lên đường là cảm giác sợ hãi và lo lắng. Nhưng mà cứ mỗi lúc sợ như thế, em lại càng thấy khao khát được đi, được chinh phục mới ác chứ. Sau 4 ngày quần thảo ở Hà Giang, cả 3 đứa vẫn chưa bị sứt mẻ j. 2 em xe vẫn chạy tốt, thậm chí lốp cũng ko cần phải bơm (c); túi thuốc mang theo cũng mới chỉ hao đi hơn chục viên berberin do cậu con trai chưa quen với đồ ăn lạ. Thế là ngon lành lắm rồi! (beer)

Vì ở Đồng Văn thêm 2 ngày, thành ra quãng đường dự kiến theo kế hoạch phải tăng lên gấp đôi: không nghỉ ở Bảo Lạc như dự kiến mà phi thẳng sang Cao Bằng luôn.

Bịn rịn chia tay… Sao mà ghét cái khoảnh khắc chia ly ấy thế! :(

Rồi cũng lên đường. (BB)

Háo hức lắm. Háo hức với Mã Pì Lèng. Háo hức với Lũng Phìn. Háo hức với Khâu Vai… Cả 3 đứa hớn hở mà ko ngờ rằng cung đường ngày thứ 5 là cung đường khủng nhất, ngoài dự kiến của mình!

kilimangiaro
10-10-2009, 23:50
Hơn 8h sáng, cả bọn rời Sà Phìn đi. Lần thứ 2 trở lại thị trấn Đồng Văn, con đường đã trở nên thân thuộc hơn nhiều.

4 ngày ở Hà Giang, tưởng chừng cái mắt đã quen với núi với đá rồi, ấy thế mà khi bắt đầu đến chân đèo Mã Pì Lèng, cả bọn thực sự shock với những vách núi cao lừng lững và những hẻm vực sâu hun hút nơi đây.

Đường xây trên trời


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2820.jpg


Trơ gan cùng tuế nguyệt.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2795.jpg


Ảnh ọt về ngôi nhà Mông với bờ rào đá này em cũng được nhìn thấy khá nhiều rồi, và trong chuyến đi lần này em cũng có chủ ý tìm kiếm nó, ai ngờ lại tọa ngay gần mặt đường thế kia.

Rồi dừng xe lon ton chạy vào nhà. Tiếng chó sủa ầm ĩ.

Rồi cánh cổng cũng động đậy, mở ra. Đón 3 đứa là một bà lão có lẽ cũng nhiều tuổi lắm rồi, cõng trên lưng một đứa bé con. Bà ngạc nhiên trước sự xuất hiện đột ngột của 3 người khách lạ, nhưng thái độ thân thiện lắm. 3 đứa ngỏ ý được vào thăm nhà bà, bà không biết tiếng Kinh, nhưng khua chân múa tay một hồi rồi cũng hiểu ra ý định của cả bọn. Bà cười tươi lắm và mời vào nhà. Nhà chỉ có mấy bà cháu với nhau, chắc bố mẹ của lũ nhóc hôm nay đi phiên chợ rồi.

Vừa bước qua cánh cửa, nàng vợ của em đã ô a một cách đầy kích động. Nàng sung sướng vì đang được ở trong một ngôi nhà của người H’mông cực thuần: từ kiến trúc cho đến đồ đạc, chứ ko lẫn nhiều nét Kinh như những ngôi nhà mà cả bọn đã qua trước đó. Những kiến thức từ sách vở tưởng như ngủ quên, bỗng sống dậy một cách đầy sinh động, tái hiện lại qua từng cái ăn, cái ở của gia đình người Mông này. Nào là nền đất nện vẫn còn nhấp nhô; nào là 2 cái bếp đặt trong nhà, gần giường ngủ; nào là cái giường của vợ chồng bé xíu, đặt góc cuối nhà, chỉ vừa khi nằm nghiêng; nào là những thùng, đồ chứa… được làm từ những miếng gỗ pơ mu hay sa mộc ghép lại, có tuổi thọ có khi cũng bằng tuổi thọ của bà lão ấy chứ; nào là chiếc muôi được làm bằng gỗ, dùng lâu đến nỗi nó đã bị mòn vẹt đi quá nửa rồi; nào là cái chảo vẫn còn đồ ăn đặt ở trên bếp, vì với người Mông, bếp là nơi thiêng liêng lắm, trước đây, việc để cho bếp tắt lửa được coi là điều kiêng kỵ; nào là món ngô đồ, dùng để ăn thay cơm; nào là gác mái phủ bồ hóng chất đầy ngô...

Thấy cả bọn đang bốc ăn thử bát ngô đồ để dở trên bàn, bà lão lại tưởng 3 đứa đang đói, liền xúc 1 bát cho cả bọn. Món ngô đồ này khó ăn hơn em tưởng, hầu như không có vị j. Sự thuần nhất có ở trong gia đình này không phải vì họ trung thành với những j tổ tiên để lại, mà vì họ nghèo. Nghèo đến tê tái! Giữa núi đá trùng điệp, khô cằn khắc nghiệt ấy, ngôi nhà nhỏ mọc lên như một ốc đảo cô độc, những con người trong đó phải giành giật với núi đá từng hốc đất để tồn tại. Nghèo. Nhưng họ vẫn lạc quan, vẫn vui khi có khách đến nhà, vẫn hồ hởi san sẻ phần lương thực ít ỏi nếu như khách đói – điều mà dưới xuôi giờ chắc chỉ còn trong cổ tích!

Món ngô đồ.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1778.jpg


Bữa ăn cho cả nhà.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1773.jpg



https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1769.jpg


Dạo vòng quanh nhà, bỗng gặp 2 đứa trẻ nhỏ đang trốn phía sau. Chúng nhìn những vị khách lạ với ánh mắt như có j đó sợ sệt, như con mèo nhỏ nhát người núp phía sau vạt váy bà. Mấy miếng kẹo nhỏ, phải nhờ bà đưa chúng mới dám cầm. Từ đầu chuyến đi, chưa có ngôi nhà nào lại để cho cả bọn nhiều suy tư đến vậy.

Hai con mèo con.


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1785.jpg


Trong veo!


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2807.jpg

kilimangiaro
11-10-2009, 15:39
Mã Pì Lèng - một trong những cung đường mà em háo hức nhất. Cũng vì nhiều người cảnh báo về độ nguy hiểm của nó quá nên càng làm cho em phấn khích và tò mò.

Đúng là hoành tráng thật!

Còn về mức độ nguy hiểm thì cũng bình thường thôi. So với quãng đường từ Hà Giang em đi đến giờ thì đoạn Mã Pì Lèng này còn an toàn chán vì có barie chắn hết rồi; đường cũng không có nhiều khúc cua tay áo... nhìn chung là rất hợp với trình gà như tụi em!

Nho Quế.

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2837.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2838.jpg

Mã Pì Lèng

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2825.jpg

Đèo và sông là đôi bạn thân!

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2834.jpg

Mã Pì Lèng views. Con đường này dẫn đi đâu ấy nhỉ? Nhìn mà chóng hết cả mặt :-SS

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2845.jpg

Chêng vênh...

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2844.jpg

voongsenh
11-10-2009, 20:38
Đi và khám phá là rất tốt (c).Nhưng chịu khó tìm hiểu và hỏi han kỹ lưỡng vào thì sẽ hay hơn bạn ơi...Cái món mà bạn gọi là " món ngô đồ " kia thực ra nó có tên là " mèn mén ".Nó cụ thể như thế này :
MÈN MÉN:
bột ngô đồ - một cách chế biến ngô để ăn thay cơm, rất phổ biến trong các dân tộc thiểu số canh tác nương rẫy ở vùng núi cao các tỉnh miền núi phía bắc đặc biệt ở người Mông. Ngô được xay nhỏ, sau khi đun sôi một lúc trong chảo ngập nước cho mềm thì vớt ra, rồi đồ chín. Khi ăn, xúc dần ra bát. Nhiều khi bột ngô được đồ lẫn với một phần gạo tẻ. Thức ăn dùng với MM: thịt, cá, rau, đậu, canh, vv. Bột ngô ở đây không chỉ làm MM, mà còn dùng làm nhiều loại bánh.
Chúc có nhiều chuyến đi thành công và viết,thật hay thật súc tích những gì bạn thấy (beer)

kilimangiaro
11-10-2009, 21:08
MÈN MÉN:
bột ngô đồ - một cách chế biến ngô để ăn thay cơm, rất phổ biến trong các dân tộc thiểu số canh tác nương rẫy ở vùng núi cao các tỉnh miền núi phía bắc đặc biệt ở người Mông. Ngô được xay nhỏ, sau khi đun sôi một lúc trong chảo ngập nước cho mềm thì vớt ra, rồi đồ chín. Khi ăn, xúc dần ra bát. Nhiều khi bột ngô được đồ lẫn với một phần gạo tẻ. Thức ăn dùng với MM: thịt, cá, rau, đậu, canh, vv. Bột ngô ở đây không chỉ làm MM, mà còn dùng làm nhiều loại bánh.
Chúc có nhiều chuyến đi thành công và viết,thật hay thật súc tích những gì bạn thấy (beer)

Vâng. Em cám ơn bác. Bột ngô đồ chín theo quy trình như thế kia thì phải gọi là mèn mén chứ ko gọi là món ngô đồ. Em nhớ rồi ạ :D

kilimangiaro
11-10-2009, 21:39
Khâu Vai. Nghèo và cằn cỗi. Cằn cỗi hơn cả Đồng Văn, đúng là cái xứ mà "Cỏ cây chen đá, đá chen nhau", còn con người thì đầu đội trời chân đạp đá mà sống. Vĩ đại!


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2855.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2858.jpg

Bé con đang nghĩ j mà tư lự thế?


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2859.jpg

Lúc bé con quay lại thì thấy sau lưng bé đang đeo 1 chiếc ghế. Cái lưng bé xíu kia đã phải tập gùi rồi! Càng đi càng thấy phục người Mèo ghê gớm, tấm lưng của họ như cõng được cả núi đá Hà Giang!

Archerie
12-10-2009, 17:47
Gần 2 tuần qua theo dõi bài viết của bạn Kili tôi rất hào hứng và luôn chờ đợi phần tiếp theo để biết sau đó sẽ là những thú vị gì. Quả thực tôi đã học hỏi thêm được nhiều điều mà trước đây chưa từng biết tới. Được nửa chừng thì sự việc đáng tiếc xảy ra như các bạn đều biết. Đồng ý rằng không nên đào sâu vấn đề và nên bỏ qua cho nhau nhưng tôi cũng mong được góp đôi lời. Không nhằm vào cá nhân ai, cũng không phải để thêm tranh cãi; là một người thẳng thắn, khách quan và tôn trọng sự thật, tôi chỉ hy vọng cái gì đúng thì nên được bày tỏ và công nhận. No offence.

Khách quan mà nói, tôi không thấy bài viết có gì đáng chê trách. Về văn phong, dù bạn chủ topic viết theo lối informal nhưng tôi chưa thấy có chỗ nào là không tôn trọng độc giả cả. Hơn nữa khi viết về hoàn cảnh của những người dân nơi bạn đi qua, bạn đều viết rất chân thành cùng với sự cảm thông sâu sắc mà tôi tin rằng ít ai đọc mà không xúc động. Mọi người có thể có ý kiến khác nhau về cách xưng hô mà bạn chủ topic dùng trong bài viết. Phải thừa nhận rằng điều này có thể không gây được cảm tình đối với một số độc giả lớn tuổi hơn do sự khác biệt về cách nghĩ giữa các thế hệ. Bản thân tôi thì thấy nó hoàn toàn bình thường, đôi khi tôi cũng gọi bạn bè mình như thế. Theo tôi cách xưng hô đó không thể hiện điều gì khác ngoài mức độ thân thiết giữa những người bạn. Tuy nhiên trên tất cả, tôi coi trọng giá trị của những thông tin mà bạn mang lại hơn là để tâm đến những tiểu tiết (mà thực ra là vô hại). Không quan trọng một số độc giả khó tính có thể đánh giá bài viết còn non tay, tôi vẫn tuyệt đối tin rằng những câu chữ mà bạn viết ra là gan ruột và tâm huyết - điều đáng quý hơn bất cứ sự trau chuốt, bóng bẩy nào!

Về vấn đề mấy bức ảnh WC mà nhiều người cho rằng khiếm nhã, không văn hóa và thiếu tôn trọng độc giả thì tôi cũng xin có vài lời như sau. Có lẽ không nhất thiết lúc nào cũng phải đao to búa lớn làm gì, hãy nghĩ đơn giản là cái WC nằm trong khu di tích và nó cũng được bảo tồn như những khu vực khác thì không lý gì nó lại không có giá trị lịch sử. Xét ở góc độ hài hước, đây cũng là điều đáng để trải nghiệm lắm chứ, và hoàn toàn không phản cảm chút nào. Đi thật và viết thật, chẳng phải mọi người cũng chờ đợi để được nghe thật hay sao? Hơn nữa, không phải ở bất cứ bài viết nào chúng ta cũng có cơ hội tìm hiểu được những thông tin tế nhị như thế. Lý do đơn giản bởi vì con người thích hướng về cái đẹp nên người viết không muốn chiềng bày những thứ như thế lên mặt sách, báo và người đọc thì không muốn đọc chúng. Và bởi ai cũng chỉ muốn thấy cái đẹp, nhìn cái tốt nên họ thường phản ứng quá đà trước những gì mà họ cho là không vừa mắt? Tôi thì tin rằng khám phá cuộc sống bằng tai, bằng mắt, bằng trải nghiệm và bằng cảm xúc thật của mình thì thú vị hơn là để bị mỵ dân. We've got to think out of the box!

Một lý do quan trọng khác khiến tôi viết những dòng này là muốn khẳng định độ tin cậy của thông tin mà tác giả đề cập trong bài viết, vốn đã được đưa ra mổ xẻ bung bét mấy ngày trước. Trong bài viết đã bị del, bạn chủ topic viết rằng dinh vua Mèo từng là nơi chứng kiến những âm mưa thủ đoạn tàn ác của vua Mèo. Thông tin này là thật và tôi cũng đã kiểm chứng rõ ràng. Điều này được viết trong tác phẩm "Bên kia cổng trời" của nhà văn Ngôn Vĩnh. Tác phẩm có tên nguyên thủy là "Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn" xuất bản năm 1977, NXB Công An Nhân Dân. Bạn nào quan tâm thì có thể tìm lại tác phẩm để tự xác minh. Dưới đây là một vài thông tin về tác giả:

Nhà văn Ngôn Vĩnh, tên thật là Trần Văn Vịnh, sinh ngày 1/4/1944, tại xã Nam Mỹ, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1993). Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm phóng viên báo Công an nhân dân, cán bộ sáng tác Tổng cục Xây dựng lực lượng (Bộ Nội vụ), Phó Giám đốc Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Tổng biên tập báo Công an nhân dân. Hiện nghỉ hưu ở Hà Nội.

Nhiều bạn phản bác thông tin này có nói rằng Bác Hồ kết nghĩa với Vương Chí Sình nên điều đó là không thật. Tuy nhiên thực tế cái dinh cơ đó là do bố ông Vương Chí Sình xây dựng nên, nó có trước khi Bác Hồ kết nghĩa với ông ấy. Cho nên nếu nói rằng bạn chủ topic xuyên tạc lịch sử thì thật là oan cho bạn ấy quá. Lịch sử không phải lúc nào cũng lộng lẫy vì vậy chúng ta nên nhìn lịch sử đúng bản chất của nó. Và không phải lúc nào "xấu che, tốt khoe" cũng khiến mọi thứ trở nên hoàn hảo, lung linh, phải không bạn? Về phần tôi thì tôi chân thành mong rằng bạn Kili không gặp rắc rối gì với pháp luật (obviously). Tuy nhiên tôi cũng hoàn toàn đồng ý rằng nếu dùng dao mổ người để giết gà thì cũng có phần hơi xa xỉ.

Trên đây là ý kiến khách quan của cá nhân tôi cùng với những thông tin lịch sử đã được xác minh để đảm bảo tính chân thực. Rất sẵn lòng được chia sẻ quan điểm với mọi người để cùng hiểu nhau hơn, cùng xây dựng và phát triển diễn đàn và cùng hướng đến chân, thiện, mỹ. Tôi cũng trông đợi sự khách quan, vô tư của BQL 4rum, admins và các nhân vật chóp bu khác để đảm bảo tính công bằng trên mọi phương diện. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn Kili đã dốc bầu tâm huyết chia sẻ những thông tin thú vị và bổ ích. Mong được tái ngộ với những bài viết khác của bạn. Stay happy, guys!

dangkhoaquan
12-10-2009, 17:59
Gần 2 tuần qua theo dõi bài viết của bạn Kili tôi rất hào hứng và luôn chờ đợi phần tiếp theo để biết sau đó sẽ là những thú vị gì. Quả thực tôi đã học hỏi thêm được nhiều điều mà trước đây chưa từng biết tới. Được nửa chừng thì sự việc đáng tiếc xảy ra như các bạn đều biết. Đồng ý rằng không nên đào sâu vấn đề và nên bỏ qua cho nhau nhưng tôi cũng mong được góp đôi lời. Không nhằm vào cá nhân ai, cũng không phải để thêm tranh cãi; là một người thẳng thắn, khách quan và tôn trọng sự thật, tôi chỉ hy vọng cái gì đúng thì nên được bày tỏ và công nhận. No offence.

Khách quan mà nói, tôi không thấy bài viết có gì đáng chê trách. Về văn phong, dù bạn chủ topic viết theo lối informal nhưng tôi chưa thấy có chỗ nào là không tôn trọng độc giả cả. Hơn nữa khi viết về hoàn cảnh của những người dân nơi bạn đi qua, bạn đều viết rất chân thành cùng với sự cảm thông sâu sắc mà tôi tin rằng ít ai đọc mà không xúc động. Mọi người có thể có ý kiến khác nhau về cách xưng hô mà bạn chủ topic dùng trong bài viết. Phải thừa nhận rằng điều này có thể không gây được cảm tình đối với một số độc giả lớn tuổi hơn do sự khác biệt về cách nghĩ giữa các thế hệ. Bản thân tôi thì thấy nó hoàn toàn bình thường, đôi khi tôi cũng gọi bạn bè mình như thế. Theo tôi cách xưng hô đó không thể hiện điều gì khác ngoài mức độ thân thiết giữa những người bạn. Tuy nhiên trên tất cả, tôi coi trọng giá trị của những thông tin mà bạn mang lại hơn là để tâm đến những tiểu tiết (mà thực ra là vô hại). Không quan trọng một số độc giả khó tính có thể đánh giá bài viết còn non tay, tôi vẫn tuyệt đối tin rằng những câu chữ mà bạn viết ra là gan ruột và tâm huyết - điều đáng quý hơn bất cứ sự trau chuốt, bóng bẩy nào!

Về vấn đề mấy bức ảnh WC mà nhiều người cho rằng khiếm nhã, không văn hóa và thiếu tôn trọng độc giả thì tôi cũng xin có vài lời như sau. Có lẽ không nhất thiết lúc nào cũng phải đao to búa lớn làm gì, hãy nghĩ đơn giản là cái WC nằm trong khu di tích và nó cũng được bảo tồn như những khu vực khác thì không lý gì nó lại không có giá trị lịch sử. Xét ở góc độ hài hước, đây cũng là điều đáng để trải nghiệm lắm chứ, và hoàn toàn không phản cảm chút nào. Đi thật và viết thật, chẳng phải mọi người cũng chờ đợi để được nghe thật hay sao? Hơn nữa, không phải ở bất cứ bài viết nào chúng ta cũng có cơ hội tìm hiểu được những thông tin tế nhị như thế. Lý do đơn giản bởi vì con người thích hướng về cái đẹp nên người viết không muốn chiềng bày những thứ như thế lên mặt sách, báo và người đọc thì không muốn đọc chúng. Và bởi ai cũng chỉ muốn thấy cái đẹp, nhìn cái tốt nên họ thường phản ứng quá đà trước những gì mà họ cho là không vừa mắt? Tôi thì tin rằng khám phá cuộc sống bằng tai, bằng mắt, bằng trải nghiệm và bằng cảm xúc thật của mình thì thú vị hơn là để bị mỵ dân. We've got to think out of the box!

Một lý do quan trọng khác khiến tôi viết những dòng này là muốn khẳng định độ tin cậy của thông tin mà tác giả đề cập trong bài viết, vốn đã được đưa ra mổ xẻ bung bét mấy ngày trước. Trong bài viết đã bị del, bạn chủ topic viết rằng dinh vua Mèo từng là nơi chứng kiến những âm mưa thủ đoạn tàn ác của vua Mèo. Thông tin này là thật và tôi cũng đã kiểm chứng rõ ràng. Điều này được viết trong tác phẩm "Bên kia cổng trời" của nhà văn Ngôn Vĩnh. Tác phẩm có tên nguyên thủy là "Cuộc chiến bảo vệ Đồng Văn" xuất bản năm 1977, NXB Công An Nhân Dân. Bạn nào quan tâm thì có thể tìm lại tác phẩm để tự xác minh. Dưới đây là một vài thông tin về tác giả:

Nhà văn Ngôn Vĩnh, tên thật là Trần Văn Vịnh, sinh ngày 1/4/1944, tại xã Nam Mỹ, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1993).Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm phóng viên báo Công an nhân dân, cán bộ sáng tác Tổng cục Xây dựng lực lượng (Bộ Nội vụ), Phó Giám đốc Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Tổng biên tập báo Công an nhân dân. Hiện nghỉ hưu ở Hà Nội.

Nhiều bạn phản bác thông tin này có nói rằng Bác Hồ kết nghĩa với Vương Chí Sình nên điều đó là không thật. Tuy nhiên thực tế cái dinh cơ đó là do bố ông Vương Chí Sình xây dựng nên, nó có trước khi Bác Hồ kết nghĩa với ông ấy. Cho nên nếu nói rằng bạn chủ topic xuyên tạc lịch sử thì thật là oan cho bạn ấy quá. Lịch sử không phải lúc nào cũng lộng lẫy vì vậy chúng ta nên nhìn lịch sử đúng bản chất của nó. Và không phải lúc nào "xấu che, tốt khoe" cũng khiến mọi thứ trở nên hoàn hảo, lung linh, phải không bạn? Về phần tôi thì tôi thì chân thành mong rằng bạn Kili không gặp rắc rối gì với pháp luật. Tuy nhiên tôi cũng hoàn toàn đồng ý rằng nếu dùng dao mổ người để giết gà thì cũng có phần hơi xa xỉ.

Trên đây là ý kiến khách quan của cá nhân tôi cùng với những thông tin lịch sử đã được xác minh để đảm bảo tính chân thực. Rất sẵn lòng được chia sẻ quan điểm với mọi người để cùng hiểu nhau hơn, cùng xây dựng và phát triển diễn đàn và cùng hướng đến chân, thiện, mỹ. Tôi cũng trông đợi sự khách quan, vô tư của BQL 4rum, admins và các nhân vật chóp bu khác để đảm bảo tính công bằng trên mọi phương diện. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn Kili đã dốc bầu tâm huyết chia sẻ những thông tin thú vị và bổ ích. Mong được tái ngộ với những bài viết khác của bạn. Stay happy, guys!

Cụ khỏi lo cụ ơi cái tác phẩm bên kia cổng trời ấy nó có lai lịch thế này :(tên nguyên thủy là "Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn" cùa nhà văn Ngôn Vĩnh, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, xuất bản năm 1977, tái bản lần 1 1985, tái bản lần 2 1995 được Giải thưởng văn học Bộ Nội năm 1995..
Em xin nói rõ thêm là trong tác phẩm ấy tác giả đã chỉ rõ là Ngay trong giai đoạn đất nước mới thống nhất, được mời về Hn làm cố vấn cho chính phủ, trong lúc đất nước còn khó khăn nhưng bản thân VCS vẫn được chính phủ ưu đãi với tiêu chuẩn cao nhất nhưng chính Vua Mèo VCS là một trong những cá nhân đã tiếp tay, chỉ đạo cho những nhóm phỉ mèo nổi loạn chống lại chính quyền do nhân dân dựng lên thẳng tay tàn sát đồng bào dân tộc, đốt nhà, tấn công bộ đội âm mưu chia cắt đất nước thành 3 vùng tự trị cụ thể là theo lệnh của phòng nhì Pháp âm mưu thành lập một nước mèo tự trị, chia đất nước việt nam thành 3 nước thuộc liên hiệp pháp
Thông tin này rất dễ dàng được kiểm chứng cho nên thông tin bạn killi không hề sai và chẳng có gì mà lo dính dáng đến pháp luật cả.

baka
13-10-2009, 00:45
Đi và khám phá là rất tốt (c).Nhưng chịu khó tìm hiểu và hỏi han kỹ lưỡng vào thì sẽ hay hơn bạn ơi...Cái món mà bạn gọi là " món ngô đồ " kia thực ra nó có tên là " mèn mén ".Nó cụ thể như thế này :
MÈN MÉN:

Bác ạ, khi đọc bài của bạn Kili em hoàn toàn không nghĩ là bạn đó biết hay không biết món đấy gọi là Mèn mén. Đơn giản, em chỉ nghĩ rằng, trong văn chương (và những nguồn thông tin không chính thống) người ta có thể cố tình trào phúng lên một sự vật hiện tượng nào đó để thể hiện tính gợi mở cho người đọc hay thể hiện một ý tưởng nào đó mà thôi.
P/S: Mà thực ra em thấy đó chính là món bột ngô được đồ lên mà :))

nguyenhoaibao
13-10-2009, 12:49
Thế thì đừng bao giờ các Thủ , Tử mong có sự chỉ bảo tận tình của ai cả....X(
Nói chưa xong cãi đã xong rồi....Mà hình như tớ thấy có cái gì quen quen. Gạch chéo đen =))
Bạn chủ Thớt ko cần bạn phải khóc hộ đâu.Đi mà ko biết như thế thì đi làm gì. ( cưỡi ngựa xem hoa rau dền đỏ sao) Vớ vỉn :Dam

mình nghĩ là bạn voongsenh có nhiều kiến thức về văn hóa du lịch, nhưng cái cách bạn góp ý với người khác, theo cách nói của người miền Nam, là "rất chướng cái lỗ tai".
nếu có dịp đi nhiều, trải nghiệm nhiều thì kiến thức sẽ tăng lên, nhưng đa số bạn mới đi lần đầu, ngay cả tui cũng vậy, mới đi lần đầu làm sao mà nhớ hết, biết hết những tên gọi, những đặc sản của những vùng miền mới lạ được chứ. cái quan trọng là khám phá, là ĐI, đâu có ai bắt buộc là đến chỗ nào là phải hiểu biết hết chỗ đã đi đâu.
bạn voongsenh chắc đã đi Hà Giang hơn cả chục lần rồi nên mới hiểu rõ Hà Giang như thế, đúng ko?(NT) còn nếu không thì ngồi ở nhà đọc phuot.com mà học thuộc thì cũng rành hết, có điều như vậy thì đâu còn là phượt nữa!

@kili: mình cũng đang lên kế hoạch đi Hà Giang, cuối năm nay hoặc cuối năm sau. Tiếc là không xem được mấy tấm hình WC của bạn (theo mình nghĩ cũng rất thú vị). Du lịch là khám phá mà.

mình nhớ là ở topic khác đã chưng mấy tấm hình wc của ông Sơ lốc hôm, nhưng mà hình WC ở nhà họ Vương thì lại bị xóa. có thể bạn kili dùng lời diễn tả WC không được "văn hóa" nhưng hình ảnh luôn luôn là chân thật. Mỗi người nhìn vào vẫn có thể có cảm nhận khác nhau.

kilimangiaro
13-10-2009, 22:46
Vâng, thế em lại xin lái tiếp.

Trời đang bão, lại nhận được tin nhắn: ở Sà Phìn cũng đang mưa... Nhớ Hà Giang quá các bác ạ.

Buổi sáng ngày thứ 5 trong cuộc hành trình, cả bọn rời Sà Phìn để đi Lũng Phìn, quyết tóm cho được 1 phiên chợ để hít hà hơi thắng cố đã ao ước bấy lâu. Thế nhưng cái tính la cà vẫn chẳng sửa được, cứ tạt ngang rẽ dọc, rồi lại em đèo, em sông níu chân nên lúc đến được thị trấn Mèo Vạc thì cũng đã quá 11h trưa rồi. Giờ này có đến Lũng Phìn chắc chỉ còn ngắm được cái khung chợ thôi chứ còn có ai mua ai bán nữa?! :((. Lại thêm một lần lỡ hẹn với chợ phiên! :T

Đang lơ ngơ hỏi đường đi Lý Bôn (theo chỉ dẫn của bác Monkey95) để sang Cao Bằng thì lại nhìn thấy cái biển đề Khau Vai.

"Chàng ơi xuống núi cùng em
Hãy mang theo ngựa và chỉ nên đi một mình
Em đây tuy chẳng còn xinh
Vẫn mang ô che nắng đợi mình ở Phong Lưu"

Ừ thì Khau Vai. Chẳng phải phiên chợ và cũng chẳng có ai che ô hay dắt ngựa chờ, nhưng mà nhìn tấm biển kia, cái tay ko vặn ga, cái chân không về số cứ thấy thế nào ấy. :T

Đi!

Đường vào Khau Vai xấu, nhỏ, lắt léo, nhiều đoạn còn bị sạt nữa chứ. Em cứ nghĩ đến ngày họp chợ mà các xe ô tô con, ô tô bố vẫn vào đậu kín sân được thì đúng là đại cao thủ! Phải em chắc em chọn đi bộ cho cái chân nó khỏe thôi, chứ chả dám ngồi xe bốn bánh đâu. Hãi lắm!

Đường vắt vẻo qua những ngọn núi đá tai mèo nhọn hoắt, phóng tầm mắt ra xa chỉ thấy tuyền một màu xanh xám lạnh lẽo, trơ khấc, cằn cỗi của đá và hầu như không có dấu hiệu của đất đâu cả :(. Nhìn cái xứ đó giống như nơi chôn vùi sự sống, chứ chẳng phải là nơi sự sống nảy sinh! Thế mới biết sức chịu đựng, sinh tồn của của con người kỳ diệu đến mức nào. Cả chặng đường vào Khau Vai em cũng chỉ biết mỗi câu cảm thán: Người Mèo vĩ đại thật!

Đi rồi cũng đến. Hơn 12h cả bọn đến chợ Khau Vai. Cảm giác đầu tiên là sốc nhiệt. Nóng. Nóng đến khó chịu!

Lán chợ vắng, chỉ có bọn nhóc đang túm năm tụm ba chơi trong đó. Thấy người lạ, chúng nhìn tò mò rồi cũng sán lại gần. Nhưng chỉ có đám trẻ người Nùng, người Tày là bạo dạn thế, còn đám trẻ Mông thì vẫn cứ ngồi nguyên 1 chỗ ở góc chợ mà đưa mắt nhìn ra. Chia kẹo, chúng nhìn nhau rụt rè mà chẳng dám nhận. Nói mãi, những bàn tay nhỏ xíu mới ngượng nghịu xòe ra... Cái đám trẻ người Mông ấy xuống trường học nội trú như những con mèo con mới bị bắt đi xa nhà, cứ nép vào nhau mà nhìn ra ngoài với ánh mắt lạ lẫm và hình như có cả sợ sệt trong đó nữa. Thương! Nàng vợ dúi vào tay chúng dăm ba cái kẹo cuối cùng của cả bọn mà mắt đã ướt nhòe tự lúc nào. Kể cũng lạ, lần đầu tiên đặt chân đến đây nhưng dường như cái xứ Mèo Hà Giang này đã chảy trong máu của nàng từ lâu lắm rồi thì phải...

Đói. Xin vào nhà anh người Nùng cạnh chợ để nấu gói mỳ tôm, và như mọi khi, cả bọn lại nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình. Ngồi nói chuyện vui, tự dưng em lại bật ra một câu hỏi mà sau đấy cả bọn được 1 chuyến đi nhớ đời:

- Ở đây có đường sang Cao Bằng ko anh?

- Có chứ, sang được mà.

- Sang Bảo Lạc ấy ạ?

- Ừ. Có mà. Người ở đây vẫn đi suốt mà. Ở đây chờ 1 tý, anh cũng sang Cao Bằng mà.

Mắt cả 3 đứa sáng lên như đèn pha:

- Thế ạ? Dễ đi không anh? Có phải là qua sông Nho Quế ko?

- Đúng rồi, qua sông Nho Quế ấy.

Em tưởng tượng ngay ra cái cảnh vượt sông Nho Quế bằng bè đã đọc trong cái topic nào đấy. Nếu mà vào cái đường đấy thì có mà khóc ra tiếng Nhắng. Nhưng mà nghĩ đến cái đoạn vòng ra Mèo Vạc cũng ngán quá, lai hỏi tiếp:

- Qua sông ấy thì đi thế nào ạ? Có cầu ko anh?

- Có mà. Có cầu treo mà.

- Đường từ đây đến đấy có khó không anh? có rộng ko ạ?

- Đường bình thường thôi, có đoạn hơi nhỏ, nhưng chỉ dài khoảng 1 cây thôi mà. Ko lo đâu.

Em còn cẩn thận giơ cái tay lỏng khỏng của mình ra để hỏi anh xem cái tay này của em có lái được cái đoạn ấy không, thì anh ý bảo: Đi tốt!

Thế là đi (BB)

kilimangiaro
14-10-2009, 22:28
Hơn 1h chiều, cả bọn bám đuôi anh Nùng tốt bụng sang Cao Bằng. Đoạn đường cấp phối đang làm dở cứ xấu dần đều, mấy đứa lò dò đi như bò trên đường, và sau 2 khúc cua thì bóng anh Nùng hoàn toàn mất dạng :help

Đang đi đường to, đột nhiên thấy anh Nùng chờ sẵn ở 1 khúc ngoặt từ bao giờ. Và đây là con đường be bé xinh xinh:

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2866.jpg?t=1255530934

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2867.jpg?t=1255531139

Em chưa bao giờ nghĩ lại có ngày mình được phi xe máy ở đường mòn trên lưng chừng đồi thế này đâu. Có nhiều đoạn lòng đường lõm hẳn xuống, chỉ vừa được đúng bánh xe, còn hộp số thì gần chạm vào 2 cái gờ bên đường, chỉ cần lệch tay lái đi 1 tẹo, hay có cái que nào nó xiên vào bánh xe là rơi xuống dưới dễ như bỡn!

Rồi cũng đến bến sông.

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2870.jpg?t=1255532571

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2876.jpg?t=1255533401

Cái đoạn này em cũng thử cố dắt dưng mà ko được, tý nữa thì cả người và xe lao xuống sông. May mà có anh Nùng anh í lên giữ kịp. Hú hồn hú vía. Số em đúng là giời thương (beer)

kilimangiaro
14-10-2009, 22:44
Và rồi cái nỗi sợ hãi mơ hồ của em về chuyến vượt sông đã thành sự thật. Chả có cái cầu nào cả! Nhìn cái bè dưới kia, hình ảnh về cả đoàn xe phải khiêng qua bãi đất lở nhão nhoét mà em nhìn thấy trên cái topic nào đó lại hiện ra rõ mồn một. Ít ra họ còn trai tráng khỏe mạnh để mà khiêng xe, chứ ẻo lả như bọn em thì đến cái lốp xe vác còn chẳng được nữa là...

Sợ. Nhưng nhìn lên cái dốc thẳng đứng kia cũng chẳng thể quay lại được nữa. Thôi thì theo lao. Chuyến này cũng coi như là xác định rồi!

Lên bè

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2878.jpg?t=1255534698

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2877.jpg?t=1255534673


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2881.jpg?t=1255534733

Vượt sông

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2883.jpg?t=1255534793

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2884.jpg?t=1255534853

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2886.jpg?t=1255534900

Nàng vợ còn ở trên bờ chờ chuyến sau vẫn tranh thủ vui thú với cảnh sông nước.

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2890.jpg?t=1255535116

Nói dại, chẳng may lúc ấy có cơn lũ quét nào về thì không biết bọn em sẽ trôi ra đâu được nhỉ?

kilimangiaro
14-10-2009, 22:59
Không biết cái cầu bêtông Lý Bôn đã hoàn thiện chưa. Vừa rồi (đầu tháng 6-09) tôi có đi cung đường này phải qua cầu treo để qua sông. Trước đó phải gần như phải khênh xe máy để qua 2 cái núi sạt lỡ lấp đường.

Em nghe nói là ngon lành lắm rồi bác ạ. Cứ lên xe mà phóng tằng tằng thôi :gun

dan37.org
14-10-2009, 23:00
Không biết cái cầu bêtông Lý Bôn đã hoàn thiện chưa. Vừa rồi (đầu tháng 6-09) tôi có đi cung đường này phải qua cầu treo để qua sông. Trước đó phải gần như phải khênh xe máy để qua 2 cái núi sạt lỡ lấp đường.
Cầu này chưa hoàn thành đâu bạn ạh, với cái tốc đọ thi công của mấy bác nhà mình thì bác biết rồi đấy. Haiz, chán lớm(NO)

4cuc1dinh
14-10-2009, 23:11
Chúng ta phải đến nới mới biết thực hư. Phải không các bác ? Chúng tôi đang chờ đoạn tiếp: 3 bạn qua sông Nho Quế (hay sông Gâm), rồi ntn nữa.

Archerie
14-10-2009, 23:22
Ôi, có nằm mơ mình cũng không mơ được ra cảnh vượt sông kiểu này. Nguy hiểm! Nhưng mà vượt qua rồi chắc thấy phải mình vĩ đại hơn nhỉ. Cũng mong 1 lần được thử "đội trời, đạp đất" như thế. Có xông vào thiên nhiên mới thực sự biết mình nhỏ bé. You rocked it, dear!(c)

dan37.org
14-10-2009, 23:25
Ôi, có nằm mơ mình cũng không mơ được ra cảnh vượt sông kiểu này. Nguy hiểm! Nhưng mà vượt qua rồi chắc thấy phải mình vĩ đại hơn nhỉ. Cũng mong 1 lần được thử "đội trời, đạp đất" như thế. Có xông vào thiên nhiên mới thực sự biết mình nhỏ bé. You rocked it, dear!(c)

Ở miền núi thì cảnh vượt sông như thế này là bình thường bạn ạh, nó nguy hiểm thật nhưng đó là cách duy nhất để quá giang:)

kilimangiaro
14-10-2009, 23:38
Em chẳng nhớ chính xác cái cảm giác đứng trên bè lúc đó như thế nào nữa. Vừa tò mò, vừa sợ hãi nhưng cũng không phải là ko có thích thú! Một cảm giác mạnh rất đáng để thử!

Cập bến

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2897.jpg?t=1255536878

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1788.jpg?t=1255536654

Lên bờ

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2898.jpg?t=1255536945

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1793.jpg?t=1255536700

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1794.jpg?t=1255536755

Sau đó từ bến sông lên, bọn em phải qua 1 con dốc khoảng 30 - 40o j đấy (e ko biết áng chừng thế nào, nhưng mà dốc lắm), trời mới mưa xong nên đất ướt và trơn. Cậu con zai em nhảy lên xe định phóng lên nhưng mà bị trượt bánh, đổ kềnh. May mà đổ vào sườn núi, chứ ko lại phải xuống tận bến sông để khiêng người với xe lên thì có mà khóc ra tiếng Lô Lô mất. Hú hồn.

Nhưng được cái bọn em có quý nhân phù trợ, đi đâu cũng gặp được người tốt, nên ngay khi chàng trai duy nhất trong bọn gặp nạn, đã có ngay các anh hùng ra tay nghĩa hiệp, đưa cả nhóm qua ải gian nan an toàn.

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1796.jpg?t=1255538091

Và ở đây em xin gọi họ là những Siêu Nhân, hay những anh hùng của đất Khau Vai!

Qua sông Nho Quế rồi, nhưng đó mới chỉ là quãng đường đơn giản và còn êm ái chán. Cái đoạn đường phía trước đang chờ bọn em mới thực sự là CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ!

dan37.org
14-10-2009, 23:56
Người Cao Bằng có câu " xa Yên Thổ - khổ Đức Hạnh " các bạn chuẩn bị đến cái miền đất nghèo khổ và vất vả nhất tỉnh Cao Bằng. Đoạn này chị viết thật hay vào nhé, để mọi người có thể cảm nhận được cái khổ của đồng bào nơi đây...

tam giac mach
15-10-2009, 16:37
Với tinh thần học hỏi là chính chia sẻ là chủ yếu và cái gì cho qua được thì cho qua cái gì không cho qua được thì nó vẫn cứ qua như thường. Sau tháng ngày bận rộn với công cuộc mưu sinh hôm nay nhân cái phút rảnh rỗi trước khi vào cuộc chiến mới em xin có vài dòng. Để tới tận hôm nay mới khơi lại cái chủ đề mà lão tiền bối Chitto đã dập đi mãi mới xẹp có thể gọi là “chiện cũ viết lại” chứ không có ý định đổ thêm tý dầu nào vào lửa đâu ạ.
Có 1 vài người(em đoán thế) đứng vào hàng cây đa cây đề không thích cái lối văn chương nhí nhố của em và càng không thích cái kiểu xưng hô “đồng tính” của “vợ chồng” nhà iem (xin đặt nó trong nháy nháy) thì xin các bác thông cảm cho cái “tội sâu ác nặng này” bởi “rằng quen mất nết đi rồi”. Em vốn văn chương bay bổng (bị đầu độc bởi chuyện cổ tích và tiểu thuyết từ bé tới nhớn) lãng mạn và phù phiếm lắm toàn thích những thứ đẹp đẽ, êm ái, nhẹ nhàng. Dài dòng mãi thì chốt lại là: em quen viết thế này rồi nó là con người em, là văn chương của em. Phượt là một cộng động ngoài những việc phải tuân thủ các nguyên tắc của điễn đàn thì mỗi người có quyền giữ lại cho mình nét đặc trưng để ko lẫn vào với những người khác. Em hoàn toàn tán thành tính quy phạm trong các bài viết được đăng tải nhưng điều đó không có nghĩa quay lưng với cái khác biệt. Liệu có hay khi lúc nào cũng đo ni đóng tấc cho từng bài viết? thế giới này mà ai cũng xinh đẹp mỹ miều thì chán lắm. không có những đứa nhí nhố như em lấy đâu ra thứ để các cụ so sánh rồi rung đùi mà khen cái ko giống em thật là hay ho và đúng đắn.
Hậu sinh có gì sai xót bác bác xin cứ “tùy tiện” góp ý nhưng xin hay nhìn nhận 1 cách nhân ái , thân thiện hơn với những thành viên mới. Tụi em giống như đứa trẻ tập đi: vấp nhiều, đau nhiều nhưng nếu những người nhớn cười thật tươi và mở rộng vòng tay nói rằng “cố lên nào! bé làm chưa tốt lắm nhưng các bé đã rất cố gắng và còn làm được hơn thế đúng không?” như thế những đứa nhóc là tụi em đây sẽ hồ hởi tiến lên dù sau đó có thể ngã đau hơn trước. Những người “nhớn” mà sầm mặt xuống và bảo rằng “ai bảo đi như thế, đã bảo không chạy mà cứ cuống lên ngã đau chưa?” thì những cún con đáng iu thế này sẽ tịt lun đố dám tập.. phượt nữa.
Riêng vầ cái WC ở nhà Vương và chế độ xã hội của khu vực Đồng Văn, Mèo Vạc thời trước cách mạng trên phương diện lịch sử em cũng xin góp thêm 1 cách nhìn, 1 tiếng nói. Có bạn nói “..” mình cũng xin nói với ấy rằng: 90% cái lịch sử mà ấy đang học hay đã từng học nó cũng chỉ là .. suy đoán thôi bởi có những thứ từ thời Hùng Vương ấy lấy cứ liệu Lịch Sử ở đâu để nói rằng nó đúng. Cái đau khổ nhất của một nhà sử học là không biết suy đoán và không có óc tưởng tượng đấy ạ. Ngay cả những sự kiện mới xảy ra gần đây liệu ấy có thể bằng lời nói của những nhân chứng và những di vật lịch sử mà dựng lại sự kiện ấy tươi mới và sinh động như nó đã xảy ra không? Nó vẫn có cả những suy đoán để cùng vẽ lại bức tranh về những cái đã xảy ra thôi.
Về cái nhà Vương các cụ nói rằng iem chỉ “tưởng tượng ra” thì em xin thưa rằng: cho tới ngay trước cái thời mà con đường Hạnh phúc ra đời để xe ta bon bon qua núi thì vùng Đồng Văn, Mèo Vạc vẫn là ốc đảo đá là xứ Mèo tự trị ạ. Các bác cứ nghĩ lúc nào đường nó cũng mượt mà như trải lụa thế á. Hồi xưa trong cái khóa họp quốc hội đầu tiên ấy Vương Chí Sình đi từ Sà Phìn về Hà Giang để rồi đi xe xuống Hà Nội đã mất gần tháng đấy ạ đương nhiên là ông ấy không đi bộ mà có người khiêng võng (không tin tìm quyển sách về các kỳ họp quốc hội đàu tiên ở Việt Nam đọc thử xem)
Người pháp rất cố gắng nhưng cũng chưa với tay tới được vùng này đâu ạ. Họ xây đường sắt lên Lạng Sơn, Lào Cai nhưng Hà Giang thì “pó tay lun” chả phải người Pháp tử tế gì đâu cũng muốn khai thác cái vùng thuốc phiện ở Vân Nam lắm đới ạ. Mún làm chủ cả cái vùng rộng mênh mông ấy nhưng văn hóa Hmong là 1 thứ vô cùng đặc biệt mà những người tây và cả những người ta bi giờ cũng chả hiểu được.
Đừng nghĩ loặng quặng cái vùng Hà Giang, uống mấy bát rượu ngô, nhắm mắt nhắm mũi thử ít Tháng Cố, men mén là đã hỉu người Hmong nha. Vớ vẩn là bị cắt tiết như chơi đấy các chàng trai cô gái xinh đẹp đáng iu ạ (cũng sợ công an bắt nhưng sự thật vẫn là sự thật). Thử vào nhà người ta mà xoa đầu trẻ con hay thấy có cành lá xanh cắm ở cửa mà cứ xông vào xem nào biết ngay ấy mà. Đến Hà Giang mà chưa sống với đồng bào chưa hiểu văn hóa, phong tục, tín ngưỡng của họ thì không gọi là tới Hà Giang được. Nhiều bạn đã đi nhìn ngắm rồi cảm nhận để thấy rằng xứ đó đẹp và nghèo tới đau lòng, chả cần nói nhiều chứ chỉ đá và đá sống được đã là kỳ tích lấy đâu ra giàu. Trong 1 cái xứ sở như thế nếu ko “sử dụng” công sức và tài sản của nhân dân thì làm xây được 1 cái nhà vĩ đại như thế . Nếu ko sợ hãi, nếu sống thân thiện với nhân dân thì cũng ko phải xây 1 cái nhà với hệ thống phòng thủ kiên cố như thế. Nếu các bạn chú ý sẽ thấy phòng của Vương Chính Đức và Vương Chí Sình ở cái chỗ nào trong khu dinh thự ấy: tít sâu bên trong và bên ngoài là tường đá bao bọc. Các bạn hẳn cũng thấy những căn phòng chứa vũ khí và những kho thuốc phiện to đùng: thuốc phiện, thổ phỉ những cái này có gợi cho mọi người liên tưởng gì không? (đấy không phải là hoa tuylip và những thầy tu đâu mà đòi đẹp mí cả lương thiện, mà đòi ko có máu, tội ác… và… ở đó thời trước cách mạng)
Riêng về cái WC iem thật sự không hiểu nó có tội tình gì mà bị lên án, bị “căm thù” mãnh liệt thế. Xin nói rằng cái góc mà có người cho là “khiếm nhã” ấy là 1 phần của lịch sử nó nằm trong quần thể kiến trúc nhà Vương (có thể những bức ảnh chụp rất xấu đó là cái “tội” của người cầm máy chúng em thôi ạ) nó xứng đáng được trân trọng như tất cả những cái khác của tòa nhà. Cái bồn tắm có thể đưa lên thì sao cái bồn cầu lại không thể? Chả ai nhắc tới cái khu vực này của nà Vương nên trước khi tới đây em còn chả biết là có nó cơ (cứ tưởng Vua Mèo cũng vẫn nghe theo tiếng goi của tự nhiên ở bên ngoài). Xét theo khía cạnh lịch sử thì cái WC này nói lên nhiều điều lắm ấy: các bạn có bao giờ nghĩ tại sao cái nơi “ô nhiễm” đó lại cũng được xây bằng đá khối? tại sao nó không được xây ngoài khuân viên tòa nhà?
Theo cái sự suy đoán của tớ thì vì nhiều lý do lắm nhưng thôi nói ra thì các cụ lại phật ý vì là suy đoan mà có nhìn thấy đâu. Chỉ có vài cái ý nhỏ đấy là: cái WC ấy thể hiện sự văn minh, tiến bộ, sự giao lưu tiếp xúc văn hóa, nó cũng thể hiện cả những mối nguy hiểm rình rập quanh gia đình nhà Vương (hai ông Vương đi đâu cũng phải có người đi theo bảo vệ đấy ạ không phải cứ muốn đi là được đâu)
Còn nhiều rất nhiều điều có thể nói thêm và Hà Giang, người Hmong với văn hóa của họ nhưng xin dành cho 1 topic khác. Trong khuôn khổ của bài viết nhí nhố, không mực thước này em chỉ xin trình bày vài suy đoán nhỏ gọi là giúp mọi người giải khuây lúc rảnh rỗi. Bài viết lủng củng, chỗ thừa chỗ thiếu. Văn phong lại không chải chuốt, mượt mà gọi là trẻ con tập tí toáy rất mong chư vị bỏ quá cho.
Bài viết có thể không làm hài lòng một vài người, có thể bị xóa, bị tỉa tót, bị lên án, bị đem ra mổ xẻ. Nếu thế âu cũng là số phận của nó. Cứ vậy đi lẽ tự nhiên mà!!!

El Che
15-10-2009, 21:38
Ê, chiều hôm đó bọn mình đi thực sự phiêu nhỉ. Nhiều lúc có cảm giác như là những nhà thám hiểm đi lạc trong rừng Amazon ý nhỉ.
11h25' đêm về đến Bảo Lâm, mình nhắn tin như thế này cho người bạn ở trong Thanh Hóa đang theo dõi chuyến đi;
- Về Hà Nội chưa cu ơi?
- Chưa, sắp chết rồi
- Sao thế?
- Nay đi hơn 200km, giờ mới tìm được chỗ ngủ. Sáng ở Sà Phìn,lượn lên Đồng Văn,trèo lên Mãpileng, xuôi Mèo Vạc, vòng về Khâu Vai, vượt sông Nho Quế bằng bè nứa, chạy trong rừng, bị lạc, bơi qua suối vác xe, xuyên sang Cao Bang, vượt đèo gì ý, vượt sông Gâm, chạy về Bảo Lạc, chạy miết đến Tĩnh Túc, giờ về Bảo Lâm rồi. bị ngã lộn cổ, tí chết nhưng mà phiêu cực kỳ, hị hị.
Xem lại tóp píc mà vẫn thấy máu chạy giật giật bên thái dương, cảm ơn hai bạn về chuyến đi vừa rồi nhé. Kilimangiaro, tamgiacmach! See you when see you !
p/s các bạn có thời gian thì phượt lên Hà Giang đi nhé, rất phiêu cho những ai yêu thích núi non ý. hí hí (BB)

kilimangiaro
15-10-2009, 23:19
ê,
- nay đi hơn 200km, giờ mới tìm được chỗ ngủ. sáng ở sà phìn,lượn lên đồng văn,trèo lên mãpileng, xuôi mèo vạc, vòng về khâu vai, vượt sông nho quế bằng bè nứa, chạy trong rừng, bị lạc, bơi qua suối vác xe, xuyên sang cao bang, vượt đèo gì ý, vượt sông gâm, chạy về bảo lạc, chạy miết đến tĩnh túc, giờ về bảo lâm rồi. bị ngã lộn cổ, tí chết nhưng mà phiêu cực kỳ, hị hị.
xem lại tóp píc mà vẫn thấy máu chạy giật giật bên thái dương, cảm ơn hai bạn về chuyến đi vừa rồi nhé.kilimangiaro, tamgiacmach! See you when see you !
p/s các bạn có thời gian thì phượt lên hà giang đi nhé, rất phiêu cho những ai yêu thích núi non ý. hí hí (BB)

Chán cậu thế. Đi say đường, say đèo nên chả nhớ j cả. :T Hết Tĩnh Túc rồi đến Nguyên Bình chứ. Chuyến ấy mình ko qua Bảo Lâm. Bảo Lâm chỉ có trong dự kiến thui (cái đoạn Lý Bôn ấy). Nhớ chửa :LL

tichuot
16-10-2009, 00:58
ê, chiều hôm đó bọn mình đi thực sự phiêu nhỉ. nhiều lúc có cảm giác như là những nhà thám hiểm đi lạc trong rừng amazon ý nhỉ.
11h25' đêm về đến bảo lâm, mình nhắn tin như thế này cho người bạn ở trong thanh hóa đang theo dõi chuyến đi;
- về hà nội chưa cu ơi?
- chưa, sắp chết rồi
- sao thế?
- nay đi hơn 200km, giờ mới tìm được chỗ ngủ. sáng ở sà phìn,lượn lên đồng văn,trèo lên mãpileng, xuôi mèo vạc, vòng về khâu vai, vượt sông nho quế bằng bè nứa, chạy trong rừng, bị lạc, bơi qua suối vác xe, xuyên sang cao bang, vượt đèo gì ý, vượt sông gâm, chạy về bảo lạc, chạy miết đến tĩnh túc, giờ về bảo lâm rồi. bị ngã lộn cổ, tí chết nhưng mà phiêu cực kỳ, hị hị.
xem lại tóp píc mà vẫn thấy máu chạy giật giật bên thái dương, cảm ơn hai bạn về chuyến đi vừa rồi nhé.kilimangiaro, tamgiacmach! See you when see you !
p/s các bạn có thời gian thì phượt lên hà giang đi nhé, rất phiêu cho những ai yêu thích núi non ý. hí hí (BB)

Tiếng Việt chúng ta rất đẹp, do đó bạn nên:
- Viết hoa đầu câu, sau dấu chấm.
- Tên danh từ riêng, địa danh phải viết hoa.

4cuc1dinh
16-10-2009, 03:41
[QUOTE=El Che; rừng amazon . đến bảo lâm, ở trong thanh hóa - về hà nội , ở sà phìn,lên đồng văn,trèo lên mãpileng, xuôi mèo vạc,về khâu vai, vượt sông nho quế, sang cao bang, vượt đèo gì ý, vượt sông gâm, về bảo lạc, đến tĩnh túc, giờ về bảo lâm rồi. lên hà giang đi nhé, [ QUOTE ]

Kg bạn El Che,
Đọc những dòng chia sẻ trên đây chúng tôi rất cảm kích, tuy nhiên nên chăng bạn viết hoa tên địa danh hoặc danh từ riêng. Vì không phải ai cũng biết những từ mà bạn viết bằng chữ thường như trên. Có lẽ bạn nên edit lại để những đọc giả ở xa (chưa bao giờ đến Hà Giang, Cao Bằng ...) có thể biết được, yêu mến và đồng cảm những nơi mà các bạn đã phượt qua như: thị trấn Bảo Lâm, chợ Sa Phìn, cao nguyên đá Đồng Văn, ngọn núi Mèo Vạc cao 1800m,chợ tình Khâu Vai, sông Gâm là nhanh của sông Nho Quế, mỏ thiếc Tĩnh Túc thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ...

xin cảm ơn.

tam giac mach
16-10-2009, 11:13
Thấy chồng viết vợ không thể nào không thêm vào vài lời tán dương những anh hùng, siêu nhân Khau Vai. Các tay đua công thức 1 cho đi cái đoạn Khau Vai- Bảo Lạc chắc sẽ đứng mà khóc như 3 chúng ta chứ là sao mà đi được. Đi xe máy trên đường mòn chỉ vừa đúng cái lốp vớ vẩn chệch lái là xong luôn. Vài bụi cây lúp xúp bên đường có vẻ an toàn nhưng thực chất là nguy trang cái dốc núi trượt tay là tõm xuống sông ngay. Dù rất tự hào là có trái tim và lòng can đảm của… vợ 1 phượt thủ. Dù thương chồng, thương con tha thiết em vẫn lẩy bẩy, run run xin chồng em cho em… xuống đi bộ để nhỡ ra còn có đứa mà chăm sóc hai người kia. Đi mãi… đi mãi…tưởng tới đoạn dễ đi nào có biết đâu đã tới sông Nho Quế. Nước xanh thật! bè mảng cũng đơn sơ và nhỏ bé thật! Giời ơi là giời nghĩ đi nghĩ lại vẫn cứ thấy rằng có nhẽ kiếp trước em ăn ở phúc đức nên kiếp này mới gặp những anh hùng Khau Vai. Cứ nghĩ tới các anh thì ngay cả khi đang đi xe máy em cũng vẫn muốn dừng xe và ngả mũ bảo hiểm xuống để… tưởng nhớ. Các chàng được sinh ra chắc cũng để được gặp…em nơi khúc sông ấy. Em vượt gần 1000km chắc cũng chỉ để tới hội ngộ chàng và để được chàng.. giúp đỡ. May mà các chàng thương tình không đi trước (cán bộ sang Đức Hạnh họp đấy nha không đùa đâu!) mà dừng lại đợi chắc tại em mí cả chồng em nhìn đáng yêu quá, còn con zai em thì.. đáng thương quá. Hai anh đẹp zai nhất được đoàn trao cho trọng trách dừng lại giúp tụi mình dắt xe lên bè vì có tận 4 cái xe nên không dủ chỗ cho 3 đứa cùng qua 1 lần. em gào khóc dã man (đoạn này điêu đấy) xin đi cùng chồng em để có gì hai đứa cùng… bơi bên nhau dù cả hai chỉ biết.. lội nhưng những người anh hùng và cả người lái mảng sông Nho Quế trấn an em rằng: đễ qua thôi ấy mà, không sao đâu (lại không sao đâu, lúc nào cũng không sao đâu thế mà mấy lần vẫn sao như thường) em run lẩy bẩy và chấp nhận cho chồng em qua trước u con nhà em đi sau. Nhìn cái mảng có chồng và hai cái xe từ từ xa dần mà mình có cảm giác giống như người chinh phụ tiễn chồng, Thúy Kiều và Thúc Sinh chia tay nhau chắc cũng bịn rịn như em lúc ấy là cùng. Cuối cùng chàng cũng qua sông an toàn tới má kon em và 1 anh thầy giáo sơ mi trắng cắm thùng đàng hoàng quần kéo cao, giày tây đen bóng (mình cầm) hiên ngang dắt xe máy lên mảng. Kinh Kha vượt sông hành thích Tần vương cũng oai đến thế là hết cỡ. Em tiếc là cái đợt ấy không oai như anh ý mà người cứ run lẩy bẩy thành ra không cảm nhận được cái lần đầu tiên đi mảng nó thi vị cỡ nào. Qua sông thấy 1 đám người lố nhố trong đấy có anh chủ tịch xã. Chúng em tiếp tục leo dốc còn xe thì được các anh đi hộ lên. Nắng rất vàng, cỏ rất xanh, còn người thì rất đỏ sắp chuyển sang tím vì mệt quá (3 đứa nhà em lội bộ ạ). Tới đỉnh dốc còn cả tá người ở đó con zai em bảo họ là: “tụi em không thể theo được nữa đâu các anh cứ đi trước, em túc tắc theo sau” may mà hai đứa em ko nghe lời nó (trẻ con biết gì!) nhất quyết đi theo mấy anh đẹp zai ấy không thì mấy đoạn qua rừng qua suối chết mất. Các chàng trai Khau vai nhiệt tình giúp đỡ nhưng vẫn trấn an chúng em là từ đoàn này đường dễ đi rồi hxxi lai nhen nhóm hi vọng về cái đoạn đường dễ đi kiểu Hà Giang. Anh chủ tịch nhảy lên 1 cái xe tự lái đi hành động ấy được những người đi cùng tán dương kinh khủng vì bình thường anh ấy liễu yếu đào tơ lắm có hẳn 1 tay đua Khau Vai được cử đi để “bảo vệ” anh ý nữa cơ. Giờ anh chủ tich phải đi 1 mình để những tay đua kiệt suất ấy xế 3 đứa. Cái “đoạn dễ đi” này cũng gây ấn tượng với 3 đứa chẳng kém gì cái đoạn trước khi vượt sông. Hix đúng là “khổ Đức Hạnh”

kilimangiaro
16-10-2009, 23:44
Vợ yêu em đã có nhời rồi. Giờ thì em thêm ảnh minh họa cho cái "khổ Đức Hạnh". Sự phát triển của một địa phương thường được căn cứ vào sự tiến bộ của cơ sở hạ tầng, mà trước nhất là đường. Và đường đến Đức Hạnh em đi nó như thế này đây ạ:

Một đoạn đường đẹp và êm ái hiếm hoi

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1797.jpg?t=1255710987

Chướng ngại rùi. Hu hu.

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1801.jpg

Những chàng Kinh Kha đời mới chuẩn bị sang sông

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1810.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1799.jpg

Èn en...

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1811.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1802.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1808.jpg

Nước nhìn thế thôi mà xảy xiết lắm nhá. Hai đứa em qua mà phải có người dắt, chứ không thế nào cũng bị cuốn theo chiều nước ấy. Thế mà các chàng cứ thế ào ào phóng qua như thể qua cái rãnh nước cạn ấy. Thật là khâm phục. Càng nghĩ càng thấy bọn em may mắn quá các bác ạ. Chắc kiếp trước em phải tu nhân tích đức ghê lắm nên mới được cái phúc to như thế này!

kilimangiaro
16-10-2009, 23:56
Tiếp tục chặng đường khổ ải.

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1813.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1814.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1816.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1817.jpg

Bác chủ tịch xã. Anh người Nùng dẫn bọn em sang Bảo Lạc được điều động để xế bác này đi đấy ạ.

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1818.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1819.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1820.jpg

kilimangiaro
17-10-2009, 00:07
https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1822.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1823.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1825.jpg

Tập kết

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1829.jpg

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_1831.jpg

Coi như cái đoạn nguy hiểm và khổ ải nhất đã qua. Từ đây bọn em phải tự thân vận động cho cái đoạn đường offroad hơn 30km (em ko nhớ chính xác lắm, các bác ở Đức Hạnh bảo phải đến 50km cơ) mà không biết đường xá nó như thế nào. Lúc này đã gần 4h chiều. Mấy hôm trước mưa bão về Cao Bằng và Bắc Kạn, đường núi bị sạt lở đất nhiều nên cả bọn càng hoang mang, chỉ sợ không đến được thị trấn trước khi trời tối :(

dan37.org
17-10-2009, 01:00
Cho phép em được góp vui mấy tấm về " cái khổ Đức Hạnh " trong chuyến đi tình nguyện khắc phục hậu quả cơn bão số 5 trong tháng 7 vừa qua ạh.

Này thì đường

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009101728942mjqxmtnmzj4418370_1.jpeg

Này thì bản ( tái đinh cư sau lũ quét )

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009101728942mjmyodbimz2634935.jpeg

Trạm y tế vùi trong trận lở đất

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009101728942ytjlzguzzg5004574.jpeg

Rồi thì trường học...

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009101728942m2yyyjyzod4094604.jpeg

Nhọn mông lên mà đẩy...:D


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009101728942otdjyjq5mj3971372.jpeg

dan37.org
17-10-2009, 01:14
Được một xe rồi, còn một lố nữa. Nhìn mà ngán

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009101728942mwuxntm2ym3846800.jpeg

Rồi lại đẩy...

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009101728942mmuxmdnimz4584887.jpeg

Và lại thêm hơn 10km quốc bộ

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009101728942mdu3mty1nw5259928.jpeg

Trên đây là một vài ảnh ví dụ về con đường 217 " thân yêu ", còn nhiều đoạn phiêu hơn nhiều nhưng không bắn được vì phải đẩy xe. Bác nào chưa đi đường này thì cũng nên đi cho biết, cứ gọi là 3 thằng 1 xe mà vác...

4cuc1dinh
17-10-2009, 09:18
[@ El Che]: à à, rồi rồi, em edit rồi, bác có thể kiểm tra. Ơ dưng mà bác ơi, sông Gâm không phải là nhánh của Nho Quế đâu bác. Mà ngược lại bác à, sông Nho Quế là nhánh của sông Gâm. Xem trên bản đồ thì sông Nho Quế chảy từ Trung Quốc sang, rồi đổ nước vào sông Gâm mà. Hà hà, em bắt lỗi bác tí xíu hén.(BB)[/QUOTE]


Xin các chuyên gia chỉ giáo:
Nhìn bản đồ thì sông Nho Quế (từ sông Phổ Mai Hà bên TQ) vào VN (đầu nguồn sông Nho Quế tại VN, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Tại vị trí này GPS do được sông Nho Quế có đo cao 600m so với mực nước biển (dải núi hai bên có độ cao khoảng 1.200m). Còn tại vị trí ngã ba sông Nho Quế với sông Gâm (xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) thì wikiamedia đo được là dưới 200m so với mực nước biển (hai bên dải núi có độ cao từ 400-600m).
Vậy thì sông Nho Quế (từ độ cao 600m) chảy vào hai nhánh của sông Gâm (độ cao dưới 200m) [ một nhánh rẻ qua Bảo Lạc của Cao Bằng, một nhánh qua Bắc Mê của Hà Giang rồi xuống Tuyên Quang. Hay ngược lại?!? Theo tui nghĩ các ngã rẽ tại hạ nguồn là nhánh của con sông thượng nguồn. ?! Xin được chỉ giáo.

El Che
17-10-2009, 20:36
@ 4cuc1dinh: Cảm ơn bác đã cho những thông tin về độ cao của 2 con sông cũng như các dải núi hai bên sông (GPS, Wiki).
Đúng là nước thì phải chảy từ nơi có địa hình cao xuống địa hình thấp rồi em công nhận với bác.
Và vì thế, nên con sông ở trên cao (Nho Quế) sẽ được gọi là nhánh của con sông ở dưới mà nó đổ nước vào ( ở đây là sông Gâm). Cũng giống như con sông Lô đổ nước vào sông Hồng, thì sẽ gọi là nhánh của sông Hồng bác ợ.Hay như một cành cây (Nho Quế)sẽ là nhánh của cái thân cây(Gâm) í.Em xin copy gửi bác một đoạn trong wiki:
(Sông Nho Quế (phần thượng lưu, ở Trung Quốc gọi là sông Phổ Mai) là một con sông bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, xẻ qua cao nguyên Đồng Văn, qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc địa phận tỉnh Hà Giang để nhập vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Là chi lưu phía tả ngạn của sông Gâm)
(Tuy nhiên, các con sông khi chảy ra biển, thì phần phía dưới hạ nguồn lại khác. Những nhánh sông ở thượng nguồn thì gọi là "chi lưu"(cung cấp nước) nhưng ở dười hạ nguồn thì lại gọi là "phụ lưu" (chia nước ra biển),mạc dù nhánh phụ lưu có độ cao thấp hơn con sông đổ nước vào nó. (ví dụ sông Luộc là phụ lưu của sông Hồng ý)
Kính Bác!(beer)
(P/S: sorry các bác vì làm xao nhãng topic. thân ái(BB))

MANHHUNG
17-10-2009, 22:09
@ Ba bác đi chuyến Hà Giang - Cao Bằng (1 nam, 2 nữ):

Ngày tôi ở trên Hà Giang, cũng điện thoại cho bác Chitto để nhờ tư vấn cho dự định đi sang Cao Bằng của tôi. Bác ấy tham gia vài điều trong đó có nói đến việc đường đi sang đó khá khó, nhiều bác còn phải tìm đường khác để đi.

Nói thực, lúc đó dũng khí đang mạnh, nghĩ chẳng vấn đề chi, nào ngờ nay xem được những cảnh này thì thấy bái phục các bác lắm lắm.

4cuc1dinh
19-10-2009, 04:40
[@ Manhhung:
@ Ba bác đi chuyến Hà Giang - Cao Bằng (1 nam, 2 nữ):
Ngày tôi ở trên Hà Giang, cũng điện thoại cho bác Chitto để nhờ tư vấn cho dự định đi sang Cao Bằng của tôi. Bác ấy tham gia vài điều trong đó có nói đến việc đường đi sang đó khá khó, nhiều bác còn phải tìm đường khác để đi.
Nói thực, lúc đó dũng khí đang mạnh, nghĩ chẳng vấn đề chi, nào ngờ nay xem được những cảnh này thì thấy bái phục các bác lắm lắm.]

Tôi đã đi con đường này mà đâu có phải qua sông như thế (chỉ qua cầu treo Lý Bôn vì cầu bêtông đang xây), chắc tại 3 bác đi đường tắt hay sao ý ! Hoặc là có thêm một con đường mòn nào đó?
Dẫu sao cũng rất khâm phục.

kilimangiaro
19-10-2009, 08:07
@ 4cuc1dinh: Thực ra trước lúc đi em cũng mong mỏi đi được đúng đường Lý Bôn lắm, nhưng mà bọn em lại mải la cà Khau Vai nên không kịp quay về Mèo Vạc để đi qua Lý Bôn nữa. Thế là nhắm mắt đưa chân theo anh người Nùng. Đường này thẳng Khau Vai sang Cao Bằng luôn, ngắn hơn đi qua Lý Bôn, nhưng mà offroad 100% nên đi quá tội :((. Bác xem trên Vietbando cũng thấy nó đấy. Đuờng 217 ạ!

ovuong
19-10-2009, 09:56
@ 4cuc1dinh: Thực ra trước lúc đi em cũng mong mỏi đi được đúng đường Lý Bôn lắm, nhưng mà bọn em lại mải la cà Khau Vai nên không kịp quay về Mèo Vạc để đi qua Lý Bôn nữa. Thế là nhắm mắt đưa chân theo anh người Nùng. Đường này thẳng Khau Vai sang Cao Bằng luôn, ngắn hơn đi qua Lý Bôn, nhưng mà offroad 100% nên đi quá tội :((. Bác xem trên Vietbando cũng thấy nó đấy. Đuờng 217 ạ!


Chúc mừng các bạn đã có chuyến Phượt thành công.
Bọn mình cũng vừa chạy Khạu Vai - Đức Hạnh - Lý Bôn - Bảo Lâm.

Bọn mình cũng vượt sông Nho Quế như các bạn, cũng chạy đường rừng, cũng khiêng xe từ Sông lên đỉnh núi...Nhưng bọn mình chạy đêm, từ 15h tại Khạu Vai và đúng 6h sáng hôm sau thì đến Bảo Lâm. Con đường đó các bạn chạy buổi ngày cũng đẹp nhỉ. Bọn tớ chạy đêm nên chả có ảnh cảnh nào.

Từ Đức Hạnh bạn có thể đi Lý Bôn rồi cắt ra đường 34 đi xuống Bảo Lâm. Thử nghiệm con đường từ Đức Hạnh - Lý Bôn - Bảo Lâm cũng rất chi là hay đó...

Thực tế con đường 217 có trên bản đồ nó không đi qua TT Khạu Vai mà là đi theo lối Lũng Pù rồi đi sang Cao Bằng, đường đó thì dễ hơn. Còn từ Mèo Vạc sang Bắc Mê thì đi theo đường Niêm Sơn.

Nhóm bên đó hôm nào gặp nhóm bên này ta Chém gió đoạn Khâu Vai - Nho Quế - Đức Hạnh cái nhỉ.

ABC
19-10-2009, 09:57
Đường này mà sao bác @dan37.org còn dám mang cả xe 12 chỗ để đi nhỉ? Trên vietbando vẽ đường này sao ngon thế, em thử cho nó dẫn đường cho xe hơi từ Mèo vạc sang Cao bằng, nó dẫn đi đường này luôn, đúng là vietbando cũng hơi chuối.

dan37.org
19-10-2009, 15:41
Chúc mừng các bạn đã có chuyến Phượt thành công.
Bọn mình cũng vừa chạy Khạu Vai - Đức Hạnh - Lý Bôn - Bảo Lâm.

Bọn mình cũng vượt sông Nho Quế như các bạn, cũng chạy đường rừng, cũng khiêng xe từ Sông lên đỉnh núi...Nhưng bọn mình chạy đêm, từ 15h tại Khạu Vai và đúng 6h sáng hôm sau thì đến Bảo Lâm. Con đường đó các bạn chạy buổi ngày cũng đẹp nhỉ. Bọn tớ chạy đêm nên chả có ảnh cảnh nào.

Từ Đức Hạnh bạn có thể đi Lý Bôn rồi cắt ra đường 34 đi xuống Bảo Lâm. Thử nghiệm con đường từ Đức Hạnh - Lý Bôn - Bảo Lâm cũng rất chi là hay đó...

Thực tế con đường 217 có trên bản đồ nó không đi qua TT Khạu Vai mà là đi theo lối Lũng Pù rồi đi sang Cao Bằng, đường đó thì dễ hơn. Còn từ Mèo Vạc sang Bắc Mê thì đi theo đường Niêm Sơn.

Nhóm bên đó hôm nào gặp nhóm bên này ta Chém gió đoạn Khâu Vai - Nho Quế - Đức Hạnh cái nhỉ.

hình như bác nhầm thì phải, bác nói rõ cho em cái đoạn Đức Hạnh - Lý Bôn - Bảo Lâm được không bác. Thấy bác viết như thế này em hơi khó hiểu

Đường này mà sao bác @dan37.org còn dám mang cả xe 12 chỗ để đi nhỉ? Trên vietbando vẽ đường này sao ngon thế, em thử cho nó dẫn đường cho xe hơi từ Mèo vạc sang Cao bằng, nó dẫn đi đường này luôn, đúng là vietbando cũng hơi chuối.
ak xe 12 chỗ chỉ đi đến được UNBD xã Đức Hạnh thôi bạn ak, còn từ đó đi khâu vai thì chỉ xe máy đc thôi

ovuong
19-10-2009, 20:55
hình như bác nhầm thì phải, bác nói rõ cho em cái đoạn Đức Hạnh - Lý Bôn - Bảo Lâm được không bác. Thấy bác viết như thế này em hơi khó hiểu

Đường này mà sao bác @dan37.org còn dám mang cả xe 12 chỗ để đi nhỉ? Trên vietbando vẽ đường này sao ngon thế, em thử cho nó dẫn đường cho xe hơi từ Mèo vạc sang Cao bằng, nó dẫn đi đường này luôn, đúng là vietbando cũng hơi chuối.
ak xe 12 chỗ chỉ đi đến được UNBD xã Đức Hạnh thôi bạn ak, còn từ đó đi khâu vai thì chỉ xe máy đc thôi

Bác ạ, có một đường đi từ Khâu Vai sau đó qua Đức Hạnh và Qua Lý Bôn sau đó xuống cắt đường 34 chạy xuống Bảo Lâm. Bọn em vừa chạy xong. Bựa mô bác coi bên topic tê thì bác sẽ thấy. Tất nhiên đường này là đường ngựa đi bác ạ, đường dân đi mần rọng. Xe máy có đoạn đi, có đoạn đẩy...Hay cực kỳ luôn...

dan37.org
19-10-2009, 21:01
Bác ạ, có một đường đi từ Khâu Vai sau đó qua Đức Hạnh và Qua Lý Bôn sau đó xuống cắt đường 34 chạy xuống Bảo Lâm. Bọn em vừa chạy xong. Bựa mô bác coi bên topic tê thì bác sẽ thấy. Tất nhiên đường này là đường ngựa đi bác ạ, đường dân đi mần rọng. Xe máy có đoạn đi, có đoạn đẩy...Hay cực kỳ luôn...

Sao các bác không chạy đường Đức Hạnh đi, nó ra Bảo Lạc cơ mà, các bác chạy như thế chẳng mua đường ak`

kilimangiaro
21-10-2009, 20:54
Mấy hôm bận rộn quá nên em chẳng thêm thắt được j. Giờ em lại hầu chuyện các bác tiếp nha.

Từ Đức Hạnh, cả bọn xuôi theo đường 217 về hướng thị trấn Bảo Lạc. Lúc ở UBND xã Đức Hạnh, các bác, các anh ở đây rất nhiệt tình mời 3 đứa ở lại để cùng tham dự buổi giao lưu giữa cán bộ ở Khau Vai và Đức Hạnh. Nhưng mà nhìn thấy mấy bình rượu ngô to oạch để ở hội trường (beer) + quãng đường gần 200km đang đợi nên chúng em đành cáo lui. Đứa nào cũng căng thẳng, bởi ở Cao Bằng mới có mưa to, chỉ cần gặp 1 con suối nào đó chắn ngang đường nữa thôi là có thể phải ngủ lại giữa rừng như chơi.

Thế là hỏi bác Chủ tịch xã:

- Đường này dễ đi không bác?

- Yên tâm, đi được mà. Không sao đâu (c)

- Có còn con suối nào nữa ko ạ?

- Hết suối rồi, giờ cứ theo đường này...đường này... mà đi thôi.

Rồi tạm biệt những con người tốt bụng ở Khau Vai và Đức Hạnh, cả bọn lại thấp thỏm lên đường...

Sau khi được ngồi sau tay lái của 1 yêng hùng Khau Vai, tự dưng trình lái và trình liều của em lại được nâng lên hẳn. Đường cấp phối, đường đá dăm, đá cục mà em lượn 35 - 40 km/h đều đều (bằng vận tốc em đi ở Hà Giang ạ), làm vợ em ngồi đằng sau thi thoảng lại la oai oái. =))

So với Mã Pì Lèng thì em ấn tượng đường 217 này hơn. Đường xấu xí bò trên tận đỉnh đồi nhưng cảnh thì khỏi phải chê: dưới thung lũng và men sườn đồi thì có ruộng bậc thang; trên nữa thì cây cối um tùm, chim chóc líu lo; mùi của đất, của cây cứ ngào ngạt… thật khác xa Hà Giang quá.

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2912-1.jpg?t=1256132542


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2905-1.jpg?t=1256132837

Cổng Trời Cao Bằng (Mặc dù ngồi đến ê hết cả mông nhưng em vẫn cứ phải xí xớn phát đã)

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2908.jpg?t=1256132230


Đường 217 được gạt trên đồi đất nên sau 1 cơn mưa to là bị sạt lở một cách thê thảm, nhiều đoạn gần như mất đường, chỉ còn vừa một bánh xe, nằm mấp mé bên bờ vực, đất sét chưa khô vẫn còn trơn trượt (NO)... Đi được 1 đoạn thì thấy 1 cái máy xúc đang hì hục gạt đất mở đường. May quá. Chứ nếu mà bọn em đi sớm hơn một ngày thì chỉ có nước nằm đấy mà chờ thôi chứ chả đi đâu được.

Cả lũ cứ lọ mọ bò. Đường xấu, dốc nên cứ phải cài số 1 mà chạy. Khổ thân 2 em xe cứ phải è ra mà chở, máy cháy khét lẹt… Còn em thì cứ cầu giời khấn Phật đừng cho hòn đá vô duyên nào chọc thủng lốp xe…

kilimangiaro
21-10-2009, 21:08
...Trời miền núi tối nhanh. Mới 5h chiều trời đã bắt đầu nhá nhem, còn cả bọn thì vẫn đang ở trên đồi mà chẳng thấy dấu hiệu của khu dân cư đâu cả. Nếu không đến được đường lớn trước khi trời tối thì gay to!

Lo thì lo thế, vội thì vội thế nhưng cảnh đẹp thì vẫn cứ phải ngắm cái đã.

Hoàng hôn

https://s203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/?action=view&current=IMG_2925.jpg
https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2925.jpg?t=1256133727


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2931.jpg?t=1256133479


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2932.jpg?t=1256133501


https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2933.jpg?t=1256133529

Trăng lên...

https://i203.photobucket.com/albums/aa261/kilimangiaro85/IMG_2936.jpg?t=1256134373

dan37.org
21-10-2009, 22:21
Em xin nói thêm về cái đoạn UBND xã Đức Hạnh nơi mấy phượt dừng chân. UBND xã Đức Hạnh vừa được đầu tư cơ sở hạ tầng nên nhìn rất hoành tráng ( tiếc là không có ảnh minh hoạ ), ở đây ngoài UBND xã còn có một ban của đồn biên phòng Cốc Pàng và một trường tiểu học. Gọi là trường nhưng chỉ có mấy lớp học ( mặc dù trường rất to và đẹp ), thậm chí có phòng học cô giáo kẻ bảng ra làm 3 phần: phần thứ nhất dạy lớp 1, phần thứ hai dạy lớp 2, phần thứ 3 dạy lớp 3. Vậy là trong một buổi lên lớp một lớp giáo viên có thể dạy được cùng một lúc ba lớp học. Cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt là thế nhưng không có học sinh đến lớp.
Hỏi các cô giáo mới được được biết rằng, các cô cũng trèo đèo lội suối đến từng bản, từng nhà vận động các em đi học nhưng được mấy hôm rồi lại đâu vào đấy. Một phần vì đường sá đi lại hết sức khó khăn, một phần các em lại phải ở nhà giúp bố mẹ làm nương...Các em hầu hết là phải đi bộ cả ngày đường mới đến được lớp, nên các cô giáo đã giúp các em dựng những túp lều nhỏ bên cạnh trường học để tiện cho việc đi lại của các em. Nhưng cứ sau một trận mưa thì tất cả lại trôi theo dòng nước hoặc vùi dưới những lớp đất đá. Cứ thế, cứ thế không biết bao nhiêu lần lều được dựng rồi lại bị cuốn trôi, và các em lại lần lượt bỏ học...
Bác chủ tịch UBND xã Đức Hạnh mà mấy phượt nói chuyện, hỏi thăm dường đi lại tên Bác ý là Nông Văn Ngấn ( nhìn bác ấy như chủ tịch tỉnh ý ). Ở Xã Đức Hạnh đội ngũ cán bộ xã hầu hết là họ hàng nhà bác Ngấn, không phải vì bác ấy quan liêu đưa người nhà lên làm cán bộ mà lý do đơn giản đó là chỉ mỗi đại gia đình nhà bác là được học hành tử tế trong toàn xã ( một thực tế không chỉ có ở Đức Hạnh ).

Có mấy bức ảnh Đức Hạnh ( ảnh xấu mù ) nhưng thôi cứ đú với mấy phượt cho rôm rả


https://i567.photobucket.com/albums/ss118/langtutrungnguyen179/IMG_0720.jpg

https://i567.photobucket.com/albums/ss118/langtutrungnguyen179/IMG_0721.jpg

https://i567.photobucket.com/albums/ss118/langtutrungnguyen179/IMG_0717.jpg

kilimangiaro
21-10-2009, 22:44
... Rồi lại cong đuôi chạy xuống núi. Khi bọn em đến cái cầu treo bắc qua sông Gâm thì trời đã tối hẳn. Chẳng ngắm nghía được j. Tiếc thế :((

... Rồi cũng ra đến đường nhựa. Ôi! Con đường mềm mượt và êm ái như nhung. Em đi trên đó có cảm giác như đang bay chứ ko phải là chạy trên đường nữa rồi (beer)

Đến thị trấn Bảo Lạc lúc 7h tối. Vừa cất nhời hỏi han nhà cửa, quán xá thì... phụp! Cả thị trấn tối om. He he. 3 đứa người rừng xuống núi làm cho cả thị trấn tắt điện luôn :)) Nể chưa!

Mất điện thì chả làm ăn được j. Thế là 2 cái xe lại bình bịch nổ máy rời thị trấn Bảo Lạc đi. Em liếc thấy cái cột mốc ghi cách Cao Bằng 130km, thế là nghĩ xoẹt một cái rồi quyết định sẽ làm 1 phát đến thẳng Cao Bằng luôn. Máu chiến! =)) Gọi điện luôn cho nhóc Dan37 (nhóc này em mới quen được vài ngày trước chuyến đi) để chuẩn bị đón tiếp các chị!

Từ lúc ra đến đường 34 là cả bọn chạy xe tự tin hơn hẳn. Đường nhựa, thanh chắn, 2 bên lề đường đều có đất chứ ko phải vực thẳm như Hà Giang, thi thoảng lại điểm thêm vài ba cái gương cầu ở những đoạn cua nữa chứ. Hoành tráng thật! Khoảng chục km đầu sao mà thấy hăng hái thế. Vừa đi vừa hát cho nhau khen, vừa chém gió cứ ầm ầm... đà này có khi còn chạy thẳng được về HN luôn ấy chứ.

Nhưng mà cũng chỉ được hơn chục km đầu. Hành trình dài và gian khổ từ sáng đến giờ bắt đầu làm cả lũ thấm mệt. Đôi giày no nước sông Nho Quế vẫn còn lõng bõng nước bên trong + gió núi khiến cho người không thể ấm lên được; bát mỳ tôm từ Khau Vai đã tiêu hóa hết ở đoạn Nho Quế rồi và trong ba lo cũng chẳng còn j có thể nhét vào bụng được nữa... Cả 3 đứa bắt đầu bị cái mệt, cái đói, cái rét và cả cái lo mơ hồ về 2 em xe hành hạ.

... Xung quanh đen đặc. Chỉ có ánh trăng non trên đầu và 2 ánh đèn xe soi đoạn đường phía trước cùng với tiếng dế kêu e e làm bạn. Đi vài ba km mới thấy 1 nóc nhà với ánh đèn dầu tù mù. Thi thoảng gặp chiếc win dựng bên lề đường, lại yên tâm an ủi nhau rằng: thế là an ninh tốt, chắc ko có cướp bóc, thổ phỉ j đâu (NT) (số là bọn em cứ hay xưa - nay lẫn lộn nên toàn tưởng tượng linh tinh)

... Nhưng đường ở Cao Bằng chẳng đẹp mãi được như đường Hà Giang. Gần đến Tĩnh Túc đường bắt đầu xấu. Ổ trâu ổ voi cứ nhan nhản. Thi thoảng lại có hòn đá bắn vào hộp số xe cứ côm cốp. Mỗi lần như thế là em lại được một lần đứng tim. Hic. Được cái chạy đêm nên cũng ít xe hơn, chứ vào ban ngày thì chắc mặt em phải dầy thêm lên mấy cm bụi nữa.

... Miệt mài, mê mải rồi hơn 9h tối cũng lết được đến thị trấn Tĩnh Túc. Thị trấn nho nhỏ xinh xinh với vài dãy nhà tập thể nhìn rất gọn và lạ mắt. Nhưng cái cần nhất là nhà nghỉ thì tìm đỏ mắt mà chẳng thấy đâu. Ôi! Thị trấn!

... Lại quay xe trở ra với hành trang mang theo là cái đói, cái rét và cái mệt được bổ sung thêm. Lại hòa mình với bóng đêm. Lại làm bạn với ánh trăng và tiếng dế. Hơn 40km nữa để đến Nguyên Bình sao thấy nó xa như vạn dặm... Ấy thế mà lúc đó em hăng máu tiết lắm nhá. Cứ nhất nhất phải chạy thẳng đến Cao Bằng chứ ko nghỉ ở Nguyên Bình! Đúng là điếc không sợ súng :))

Đến 1 đoạn xóc, con giai đi sau tự dưng vọt lên trước rồi dừng lại, bảo: Vừa có con rắn hổ mang nó văng vào gầm xe em. Ôi tía má giời đất quỷ thần ơi! Chả biết có phải thật hay ko, nhưng mà mặt em lúc ấy với cái tàu lá chuối nó cũng chẳng khác nhau là mấy. Hãi hùng!

Mông ê ẩm. Lưng cứng đờ. Tay mỏi nhừ, tê cứng chẳng còn cảm giác kéo ga nữa. Toàn thân chắc còn mỗi cái đầu dính trên cổ là của em thôi, còn mọi bộ phận khác thật chẳng khác j đi mượn cả!

11h30 tối thì đến Nguyên Bình. Đi gần 100km đất Cao Bằng mới thấy được cái nhà nghỉ. Dã man con ngan! Người rệu rã, đến dáng đi cũng ko còn đi được cho tử tế nữa.

Vậy là cũng xong một hành trình đầy gian khổ bắt đầu từ buổi sáng ở Sà Phìn và kết thúc vào nửa đêm ở Nguyên Bình.

Một tối ngủ li bì như chết với cái bụng rỗng không!

dan37.org
21-10-2009, 23:12
Cung đường Bảo Lạc - Nguyên Bình thực ra là rất xấu, đường trải nhựa nhưng đã xuống cấp trầm trọng, lại nhiều cua tay áo, đi đêm rất nguy hiểm vì đường vắng ( chắc tại mấy phượt chui từ rừng ra nên khen lấy khen để ). Nếu đi ban ngày thì bắt đầu hết đất Bảo Lạc sang đất Nguyên Bình dọc hai bên đường toàn là trúc với trúc, xanh ngút ngàn từ chân đồi lên đỉnh đồi. Đến Tĩnh Túc ( người dân ở đây gọi là mỏ ) đoàn này cảnh cũng khá đẹp với cái đỉnh dốc là có thể phóng tầm mắt nhìn thấy đại công trường mỏ thiếc Tĩnh Túc, và những núi sông ruộng đồng của cả Nguyên Bình.
Haiz, buồn ngủ rồi đi ngủ thoai. Mai viết tiếp đú cúng mấy phượt cái đoạn Nguyên Bình ( sẽ có ảnh cho mấy phượt nhớ )(HH)

tam giac mach
22-10-2009, 11:23
chẹp anh nói làm em lại phải tham gia. Trong suốt cái đoạn Bảo Lạc ->Nguyên Bình. Em đã đếm từng cột mốc cây số và sao thấy nó dài như vô tận. Vốn nhẹ dạ và không biết nên không sợ lúc đầu vợ chồng nhà em hào hứng lắm chẳng lo lắng gì nhưng thằng con zai nhà em nó cứ dọa hai đứa em đủ thứ. Hix tự nhiên lúc ấy nỗi sợ hãi mơ hồ cứ len lỏi quanh quẩn làm hai đứa càng mệt hơn. Hai giọng hát khủng khiếp suốt quãng đường dài chỉ lẩm bẩm mỗi 1 câu"dù đi cùng trời dù đi cuối núi, trời chỉ có mây sớm mây chiều núi chỉ có hai người yêu nhau"

dan37.org
22-10-2009, 19:45
Cho em góp với mấy phượt vài tấm ảnh của Nguyên Bình trong chuyến đi " một mình vào Phjađén ", một số ảnh ở trong topic đó. Còn thừa cái nào em tặng hết cho mấy phượt
https://www.phuot.vn/showthread.php?t=4444

Đầu tiên là ruộng này

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443mgqyotflmd837737.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443zmm2mjzmmm831903.jpeg

Rồi đến suối này ( suối này chạy dọc theo đường từ Nguyên Bình ra đến thị xã CB )

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443mdq0mzqxym815914.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443m2nkzgrhmd834506.jpeg

Ruộng thì đẹp mà người chụp thì chụp xấu mù ( xấu vẫn đú )

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443mjvhoda0nj849969.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443zgzimdexmg830375.jpeg

dan37.org
22-10-2009, 20:01
Mấy tấm này chụp ở đỉnh con dốc khi chuẩn bị vào Mỏ ( Tĩnh Túc )

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443ota5mdixmt823896.jpeg

Cảnh ở đây cúng chằng khác Mã Pì Lèng là mấy

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443ztlmodk3mz834027.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443mzcwnwiyzj815743.jpeg

Lại ruộng bậc thang

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443njljodriod850381.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443mgiwnje4mj847700.jpeg

view xa xa nơi mấy đỉnh núi

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443nta0njg4nt807429_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443y2vknjnmnj815281.jpeg

dan37.org
22-10-2009, 20:02
Zoom lại gần một chút

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009102229443njk2yzi4ym829698.jpeg

battramdao
16-03-2010, 21:27
Bạn kilimangiaro vừa rồi bị tai nạn giao thông rất nặng, hiện vẫn chưa bình phục. Mong bạn sớm khỏe mạnh để lại có những chuyến đi mới.

dugiang
18-03-2010, 08:47
Bạn kilimangiaro vừa rồi bị tai nạn giao thông rất nặng, hiện vẫn chưa bình phục. Mong bạn sớm khỏe mạnh để lại có những chuyến đi mới.

Ôi! Mình cũng xin gửi lời thăm hỏi đến bạn Kilimangiaro.
Chúc bạn mau bình phục.

muoimuoi
18-03-2010, 13:17
Cầu mong những điều tốt lành đến với bạn chủ topic. Chúc bạn mau bình phục để còn phượt Hà Giang - Cao Bằng tiếp.

Banker
20-03-2010, 19:55
Năm 2008 mình đến Hà Giang lần đầu tiên. Và thật sự mình đã bị mảnh đất này chinh phục ngay. Thị xã thanh bình và trong lành, con ngừoi rất hiền hòa thân thiện. Mình đã đi đến cổng trời, cửa khẩu Thanh Thủy, cả chỗ đôi gò bồng đảo của tiên nữ mà các bác đã xem ảnh ở trên. Quả thực là cực kỳ giống, mình mang cả máy quay quay được những hình ảnh đó. Lúc đi lên cổng trời phải nhờ anh lxe ở ngân hàng nông nghiệp tỉnh HG lái hộ, vì đoạn đường quá hùng vĩ và hiểm trở, mình hổng dám trổ tài, cứ khúc quanh bên trên, nhìn khúc quanh bên dưới xe ô tô nhìn chỉ bằng bao diêm. Năm nay giỗ tổ Hùng Vương đươc nghỉ 3 ngày, em đã lập kế hoạch đi HG phát nữa. Bác nào có nhu cầu ới em 1 tiếng nhé, biết lái xe càng tốt, đi thay nhau lái vừa vui vùa đỡ mệt. Phương châm đi là mệt đâu nghỉ đấy, đói đâu ăn đấy, thích đâu là tắm suối đấy.
Chúc bạn chủ topic chóng bình phục

battramdao
20-03-2010, 20:50
Bạn kilimangiaro tốt nghiệp khoa dân tộc học trường ĐH xã hội và nhân văn. Bạn ấy là một trong số ít những người trẻ tuổi ngày nay còn tâm huyết với những nét văn hóa của người dân tộc thiểu số. kilimangiaro đã từng đi tới nhiều vùng sâu, vùng xa của Tây Bắc để nghiên cứu và tìm hiểu tập quán văn hóa và cội nguồn của các dân tộc Việt Nam. Mặc dù với điều kiện kinh tế rất eo hẹp nhưng các bạn ấy đã chứng tỏ có thể làm được nhiều thứ khi có niềm đam mê trong người. Trong thời đại ngày nay, khi mà mọi người thường lấy giá trị đồng tiền ra làm thước đo cho mọi thứ, kể cả chuyện đi phượt, thì các bạn như kilimangiaro đã làm được điều mà mọi người, nhất là giới trẻ nên hướng theo.
Rất tiếc là sau tết âm lịch, kilimangiaro đã bị tai nạn giao thông rất, rất nặng. Tuy những giây phút hiểm nghèo đã qua nhưng vẫn chưa biết đến bao giờ bạn ấy mới có thể bình phục hoàn toàn để quay lại với núi rừng và con người Hà Giang. Dẫu sao cũng chúc kilimangiaro, cho dù điều gì xảy ra, vẫn giữ được những hoài bão của mình, không đầu hàng với số phận.

"Bởi vậy, Phật Đà thiết lập Chánh Pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả."

pluto22027
29-03-2010, 00:23
Không biết tình hình sức khỏe bạn Kilimangiaro thế nào rồi? ai biết chia sẻ thông tin nhé, số đt, địa chỉ ... Cầu chúc cho bạn nhanh bình phục!

battramdao
31-03-2010, 23:06
Tên kilimangiaro giờ này chắc cũng chưa được sờ vào máy tính. Có lẽ hắn đang nằm tưởng tượng ra những con đường cheo leo lên Quản Bạ, những cánh đồng đá khô khốc ở Mèo Vạc, những anh Mông say rượu nằm la liệt dọc đường sau phiên chợ Đồng Văn.
Thôi thì tôi cứ viêt tiếp những gì hắn đã viết về Hà Giang, những gì thu lượm được trong chuyến đi vừa rồi của tôi, không phải là lần đầu đi Hà Giang nhưng là lần đầu đi Hà Giang theo cách của bọn hắn, đi để khám phá và chiêm ngưỡng những gì thuộc về nơi đây. Hi vọng ít hôm nữa, khi đã khỏe mạnh, hắn đọc những bài viết này, có thể sẽ thấy có một vài điều thú vị.

Do vướng bận công việc ở cơ quan, mãi tận 7h30 tối, tôi mới bắt đầu khởi hành, nhắm hướng Tuyên Quang theo quốc lộ 2. Vội đi cũng chẳng kịp ăn tối, tôi phóng hết tốc lực trên đường. Cũng may là quốc lộ 2 giờ đã hoàn thành việc nâng cấp, đường rất phẳng và rộng nên chẳng mấy chốc đã tới thị xã Vĩnh Yên. Tôi dừng lại làm vội bát phở rồi lại lao vào màn đêm. Khoảng 11h đêm thì tôi tới Tuyên Quang, vào đại một cái khách sạn ven quốc lộ 2 ngủ lấy sức để sáng mai đi sớm.

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, ăn sáng rồi lên đường trực chỉ thị trấn Đồng Văn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0696.jpg

battramdao
31-03-2010, 23:36
Chạy đến 11h30 thì tôi bắt đầu tới đường 4C leo đèo lên Quản Bạ. Vẫn con đường quanh co uốn khúc cheo leo giữa một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm luôn gây phấn khích cho tôi mỗi khi đi qua. Có điều năm nay, thời tiết khô hạn quá khiến cây cối không mọc được, những thửa ruộng bậc thang phơi mình khô cằn trong làn sương.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0709.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0710.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0698.jpg

Tại độ cao 542m

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0700.jpg

battramdao
31-03-2010, 23:45
Và tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm tại độ cao "đẹp" 1001m

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0719.jpg

Góc cua 1001m

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0714.jpg

battramdao
31-03-2010, 23:54
Sang đến bên kia đèo, thị trấn Quản Bạ đã hiện ra trước mắt, vẫn núi Đôi yêu kiều, những ngôi nhà mái ngói lúp xúp chẳng sắp xếp theo một trật tự nào cả.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0722.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0728.jpg

battramdao
01-04-2010, 07:04
Sau khi dừng lại ăn trưa ở thị trấn Quản Bạ, tôi hỏi đường vào lang dệt lanh Lũng Tám. Từ Quản Bạ đi chừng 11km tới Cán Tỷ, nhìn sang phía bên phải có một cây cầu treo, đó là đường đi Lũng Tám.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0730.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0741_1.jpg

Mỗi khi có người đi qua, cầu đung đưa như ngồi võng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0743_1.jpg

Sông Miệm nhìn rất nên thơ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0745_1.jpg

battramdao
01-04-2010, 07:11
Con đường đi qua một bản Mông đã được đổ bê tông kiên cố, những ngôi nhà hai bên đường được dựng rất ngay ngắn và sạch sẽ. có vẻ nơi đây đã trở thành một điểm đến cho khách du lịch nước ngoài.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0746_1.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0747_1.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0748_1-1.jpg

Con đường dẫn đến một thung lũng rộng lớn. Thung lũng này trải dài tới tận Xã Đường Thượng nằm sát đường đi từ Mậu Duệ tới Du Già với tổng chiều dài khoảng 39km.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0752.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0750.jpg

battramdao
01-04-2010, 10:35
Hỏi han một hồi tôi cũng được người dân chỉ vào một xưởng sản xuất vải lanh. Chỗ này chuyên làm hàng để bán cho khách du lịch.
Ngay đầu cổng là một bà cụ đang ngồi gỡ sợi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0754.jpg

Tôi thử bắt chuyện nhưng không ai biết tiếng Kinh cả.

Trong nhà có khá đông người đang làm việc, toàn là phụ nữ, cả già, cả trẻ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0755.jpg

Vừa làm vừa nói chuyện rôm rả

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0758.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0762.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0764.jpg

battramdao
01-04-2010, 10:36
Công cụ sản xuất hết sức thô sơ, có lẽ công nghệ này dã dùng từ hàn trăm năm nay.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0768.jpg

Cộng nghệ cuối cùng là lăn vải cho mềm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0771.jpg

Và cho vào chảo nhuộm

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0782.jpg

Tôi vào xem thử chỗ trưng bày sản phẩm để bán cho khách du lịch. Nói chung là sản phẩm mang tính đơn giản, rẻ tiền để bán cho khách du lịch nên các đường nét hoa văn đều chỉ được in bằng sáp ong chứ không được thêu bằng tay như sản phẩm truyền thống dùng cho người dân mặc hàng ngày. Qua trao đổi với bà chủ thì ngày nay, phụ nữ nơi đây cũng ít dệt lanh làm vải để tự may quần áo mà chủ yếu dùng vải của Trung Quốc cho nhanh và rẻ. Những khung cửi dệt lanh như thế này chắc chắn sẽ dần mai một rồi biến mất.

battramdao
01-04-2010, 19:55
Rời làng lanh Lũng Tám, tôi quay trở lại đương 4C, đi qua thị trấn Yên Minh tới Đồng Văn.

Đến 16h30, tôi đã có mặt tại ngã ba Sủng Là và quyết định rẽ trái ra cửa khẩu Phó Bảng trước khi trời tối.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0798.jpg

Độ cao tại ngã ba này là 1469m

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0795.jpg

Vừa rẽ vào, tôi thấy một bạn Mông đang đứng bần thần ngắm tấm biển.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0800.jpg

Cả tỉnh Hà Giang đang đối mặt với một thời kỳ khô hạn nghiêm trọng. Đâu đâu dọc đường đi cũng chỉ thấy một cảnh khô cằn của đất đá, vắng bóng màu xanh tươi của ngô như mọi khi. Tuy nhiên thật bất ngờ, khi đến với Phó Bảng, một cảnh tượng hoàn toàn khác khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Đó là cánh đồng hoa hồng xanh tươi mơn mởn. HOA HỒNG, một thứ quá xa xỉ nơi đây vậy mà đang trải dài ngút ngàn trước mắt tôi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0807.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0814.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0828.jpg

battramdao
01-04-2010, 19:56
Không những vậy, cả một vườn hoa đào đang khoe sắc thắm, một thứ hoa đào rất đặc biệt không phải là đào phai, cũng không phải đào bích mà hình như là sự kết hợp cả hai.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0841.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0824.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0831.jpg

Và đây nữa, đố các bạn đây là hoa gì??? Lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy hoa su hào, không ngờ hoa su hào lại đẹp thế.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0846.jpg

battramdao
01-04-2010, 21:40
Đến trung tâm của Phó Bảng, tôi ngỡ như mình đang lạc vào một vùng quê của Trung Quốc. Những ngôi nhà cổ xếp một dãy dài với những dòng chữ Trung Quốc trên cửa sổ. Mọi người nói chuyện cũng bằng tiếng Trung Quốc, rất ít người già nói được tiếng Kinh. Người dân ở đây có vẻ sống rất khép kín, họ nhìn thấy chúng tôi là người lạ là tránh xa, không muốn tiếp xúc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0847.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0867.jpg

Nhà trình tường, hàng rào đá của người Mông xen lẫn

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0850.jpg

Nhà gỗ cổ của người Hoa

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0879.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0877.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0871.jpg

Đây là chiếc bia mộ được làm sẵn của bà cụ già, cũng giống như các cụ nhà ta ngày xưa, chuẩn bị sẵn cỗ hậu sự.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0870.jpg

battramdao
01-04-2010, 21:44
Tranh thủ trước khi trời tối, tôi đi tiếp ra cửa khẩu Phó Bảng.
Một khu nghĩa trang của người Hoa

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0883.jpg

Một bản người Mông nằm giữa thung lũng đá

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0886.jpg

battramdao
01-04-2010, 23:26
Theo tôi được biết, người dân nơi đây gần như không có khái niệm về đường biên giới. Họ đều có người thân, họ hàng ở bên kia biên giới. Việc họ sang Trung Quốc làm ăn hoặc thăm hỏi họ hàng là rất bình thường. Đối với họ ở đâu sống dễ chịu hơn là họ ở, bất kể là Việt Nam hay Trung Quốc. Thậm chí, vì thời gian này bên ta đang thiếu nước trầm trọng, người dân mang thùng sang bên Trung Quốc xin nước về dùng như anh em hàng xóm láng giềng.
Đến khoảng 18h30 thì tôi tới sát đường biên giới. Cửa khẩu Phó Bảng rất đơn sơ với một đoạn tường biên xây bằng đá và 2 cột mốc 2 bên.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0888.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0902.jpg

Cột mốc phía Việt Nam

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0901.jpg

Cột mốc phía Trung Quốc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0900.jpg

Anh bộ đội biên phòng đẹp trai quê ở Thanh Thủy, Phú Thọ, thần tượng của tên kilimangiaro, hắn mà được nhìn thấy ảnh của anh này thì chắc thích lắm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0890.jpg

battramdao
01-04-2010, 23:33
Có một bản nhỏ của người Mông ở sát biên giới phía Trung Quốc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0892.jpg

Tình cờ gặp 2 bạn Trung quốc đang ngồi chơi ở cửa khẩu, họ mời tôi uống bia Tàu và chụp ảnh kỷ niệm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0896.jpg

Loanh quanh nói chuyện và ngắm nghía một hồi, tôi lại lên xe định đi đến thị trấn Đồng Văn để ăn cơm và ngủ lại. Tuy nhiên, một trục trặc nho nhỏ thú vị đã thay đổi toàn bộ kế hoạch của tôi.

battramdao
02-04-2010, 17:57
Rời Phó Bảng tôi quay trở lại đường 4C để lên thị trấn Đồng Văn, lúc này trời đã tối om. Loạng quạng thế nào, đến một ngã ba, tôi lại rẽ lên phía trên thay vì rẽ xuống dưới để đến thị xã Đồng Văn. Con đường cứ dẫn tôi đi lên mãi đỉnh núi, ngày càng cao. Đoán là đã đi nhầm đường, thoáng thấy bóng người đi xe máy phía sau, tôi vẫy anh ta đứng lại và hỏi thăm đây là đâu. Rất may là bạn Mông này lại nói được tiếng Kinh, anh ta bảo đi sai đường rồi, đây là đường vào bản Lao Sang, xã Sủng Là. Tôi mới giật mình bật GPS lên thì đúng là đi nhầm đường, chỗ tôi dừng lại sát biên giới, chỉ cách đường biên chừng vài trăm mét. Tôi đánh liều hỏi anh ta là trong bản có chỗ ngủ không, cho tôi vào ngủ nhờ. Anh chàng cười nói "chỉ sợ nhà em nông dân, anh không ở được thôi". Tôi khoái chí bảo anh ta dẫn về nhà, ở đâu mà chả ngủ được, mấy khi có dịp thế này. Anh chàng vui vẻ đi trước dẫn đường đưa tôi về nhà.

battramdao
03-04-2010, 00:24
Đến đoạn này thì tôi cá là tên kilimangiaro sẽ rất ghen tị với tôi. Hắn sẽ luôn ao ước có dịp được ngủ một đêm ở nhà của người Mông cách biên giới có mấy bước chân ở độ cao 1.605m (rất có khả năng Lao Sang là bản người Mông nằm ở độ cao lớn nhất Hà Giang).

Tới đây cũng xin nói thêm vài điều về người Mông.
Người H’Mông hay còn được gọi là người Miêu là một dân tộc xưa kia sống tại khu vực phía Nam của Trung Quốc. Sang thế kỷ 18 thì người Mông có sự di cư sang Việt Nam.
Người Mông là nhóm người có nguồn gốc từ châu Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà vài ngàn năm trước. (Trong thế kỉ XVII những nhà truyền giáo Tây phương lần đầu tiếp xúc với nhóm Mông sống hoang dã ở vùng Vân Nam TQ lấy làm ngạc nhiên thấy họ không có nét thuần Á châu mà lại có người có màu tóc hung, bạch kim và vài người lại có mắt xanh- chính vì vậy mà người Hoa gọi họ là Miêu, hay Mèo).
Vào khoảng thế kỷ 26 TCN, Miêu tộc đã bị bại trận dưới tay Hoa tộc và từ đó họ bị chia rẽ và phiêu bạt ngày càng lùi về phía nam. Trình độ văn hóa và kỹ thuật của người Miêu cũng ngày càng chênh lệch so với người Hán và trở thành một dân tộc bị coi là man di.
Ở Việt Nam, người Mông có số dân khoảng 800.000 người, cư trú ở độ cao từ 800m đến 1.500m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du mục nên một số người H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.
Tiếng Mông là một ngôn ngữ không có chữ viết. Năm 1961 phương án chữ Mông theo tự dạng Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn (cụ thể bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành Mông Lềnh Sa Pa — Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành Mông Đơư và Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người Mông sinh sống. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.

battramdao
03-04-2010, 00:48
Quay trở lại câu chuyện của tôi. Leo một hồi thì tới nhà của anh bạn Mông. Cậu ta mở cổng cho tôi vào, vẫn là tường rào đá và nhà trình tường bằng đất lẫn với đá. Ấn tượng đầu tiên của tôi là ngôi nhà tối om, tuy nhiên khá rộng rãi với 4 phòng thông nhau. Ngồi ngay ngoài cửa là một chị Mông đang căm cụi may đồ trong bóng tối với duy nhất 1 cái đèn pin buộc cạnh trán.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0904.jpg

Mọi người trong nhà nhìn tôi với ánh mắt rất lạnh lùng, không có vẻ thân thiện lắm. Anh bạn Mông mời tôi ngồi rồi chúng tôi bắt đầu làm quen. Anh ta tên là Vàng Mí Cơ, anh ta ở đây với bố mẹ, anh ruột và chị dâu. Hóa ra, Cơ đã từng đi bộ đội và đóng quân ở Phú Thọ rồi Yên Bái, thảo nào anh ta nói được tiếng Kinh rất tốt và rất thân thiện với người Kinh. Cơ năm nay mới 20 tuổi nhưng cậu ta rất hồn nhiên chia sẻ: "ở đây em là có tuổi rồi, bạn bè bằng tuổi em, chúng nó có vợ con lâu rồi". Cả nhà chỉ có mỗi Cơ nói được tiếng Kinh.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0925.jpg

Rót nước cho tôi xong, cậu ta đi chuẩn bị đồ ăn cho tôi ăn tối.

battramdao
03-04-2010, 21:48
Cơ nhờ mẹ thổi lửa nấu thức ăn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0905.jpg

Nhìn xung quanh, tôi đoán nhà Cơ cũng là một nhà khá giả, nhà có 4 phòng thông nhau, phòng nào cũng có một bép lửa, vừa để nấu nướng, vừa để sưởi ấm. Giường ngủ của các đôi vợ chồng được quây kín bằng vách gỗ, vừa ấm, vừa đảm bảo sự riêng tư trong sinh hoạt.

Cơ chỉ cho tôi chỗ ngủ đêm nay, vì đã chuẩn bị sẵn túi ngủ nên có một chỗ như thế này là quá tốt rồi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0909.jpg

Nhà có một gian bếp rộng dùng làm kho lương thực, đồng thời để nấu nướng khi có đông người và đặc biệt là nơi để làm rượu ngô, món đặc sản tuyệt hảo của người Mông trên cao nguyên đá. Để làm rượu ngô, người Mông đã có cả một bí quyết từ bao đời nay.

Đầu tiên, ngô được bung trên bếp lửa rồi trộn với một lượng men nhất định. Ba ngày sau, ngô đã ngấm men thì cho vào chum, vò, ủ kỹ khoảng 9, 10 ngày. Cuối cùng mới chưng cất. Men ủ ngô phải là chế từ lá và rễ cây rừng nên vừa thơm vừa ngọt.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0910.jpg

Ngô đang ủ men.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0912.jpg

battramdao
03-04-2010, 21:54
Cô gái Hà Lan có mặt ở khắp mọi nơi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0913.jpg

Bếp lửa bập bùng

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0914.jpg

Một cái chậu gỗ để rửa chân.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0932.jpg

battramdao
03-04-2010, 22:25
Lương thực chính của người Mông trên cao nguyên đá là NGÔ, ngô được xay ra và đồ lên ăn hàng ngày gọi là mèn mén. Mèn mén được làm từ hạt ngô tẻ. Để có được món mèn mén, các gia đình người Mông thường phải đồ mèn mén vào sáng sớm để dành cho ăn cả ngày.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0916.jpg

Ngô được xay bằng cối đá, xay thật nhỏ giống như thời bao cấp, chúng ta cũng hay ăn ngô độn vậy, sau đó người ta cho vào chõ và đặt chõ trong một cái chảo có nước vừa đủ để đồ.

Để thành món mèn mén người ta phải đồ hai lần. Đồ lần đầu để tẩm nước vào bột ngô, đồng thời cũng là để làm cho bột ngô tơi, không dính vào nhau. Bởi vậy, thời gian đồ lần đầu cần tính toán cho thích hợp với từng loại ngô (ngô non hay ngô già). Nếu là bột ngô già thì thời gian đồ cần lâu hơn. Nếu là bột ngô non thì chỉ sau khi nước ở trong chảo sôi, thấy hơi bốc nghi ngút lên miệng chõ là có thể bắc ra được.

Những người có kinh nghiệm đồ mèn mén thường không vội vàng mà phải dựa vào độ lửa cháy to hay nhỏ (vì lửa nhỏ thì lâu sôi, lửa to thì sôi nhanh). Khi bắc chõ ra khỏi chảo thì đổ bột ngô ra mẹt, dùng thìa gỗ đảo đi, đảo lại cho bột ngô tơi ra. Nếu không làm cho bột ngô tơi thì đồ lần sau bột ngô sẽ không chín kỹ, không thể có món mèn mén với vị thơm, dẻo và ngọt đậm đà, hơn nữa ăn sẽ bị đau bụng. Sau khi làm tơi và để nguội, người ta lại cho ngô vào chõ đồ lần hai và lần này phải đồ cho chín thật kỹ.

Khi ăn mèn mén, bà con thường dùng muôi gỗ để xúc mèn mén ra bát. Đi chợ, họ thường dắt theo một gói để ăn với thắng cố thì ngon tuyệt.

battramdao
03-04-2010, 22:49
Trên khung cửa, tôi thấy một vật này, hỏi ra mới biết đó như là một dạng bùa, để người đi xa luôn được may mắn và bình yên.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0917.jpg

Hai bên cửa treo hai bộ sừng trâu đã khô, cái đó là ngày xưa cúng ma ông của Cơ hai con trâu thì sau klhi làm cỗ xong treo hai bộ sừng ở đó.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0919.jpg

battramdao
03-04-2010, 23:11
Chỗ rửa của cả nhà.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0921.jpg

Người Mông sống trên cao, rất thiếu nước. giờ đây nhà nào cũng xây bể chứa nước mưa nên cũng đỡ khó khăn hơn trước. Tuy nhiên vẫn phải hết sức tiết kiệm. Nước chỉ được dùng cho các nhu cầu tối thiểu. Nước thải thậm chí cũng được giữ lại để tưới cây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0922.jpg

Dụng cụ lao động được treo cất cẩn thận

battramdao
03-04-2010, 23:27
Cuối cùng thì cơm cũng được dọn ra

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0926.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0924.jpg

Có món thịt muối xào đậu, món này là món đặc sản của người Mông chỉ có khi đãi khách, ăn rất ngon.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0929.jpg

Món đậu chúa, đây là món ăn rất phổ biến của người Mông, họ thường ăn với cơm hoặc mèn mén.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0930.jpg

Một bát canh bánh đa

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0931.jpg

Cơm trắng và rượu ngô. Hôm nay tôi may mắn được Cơ đãi rượu ngô pha với mật ong hoa bạc hà. Thứ rượu này uống ngọt và thơm vô cùng nhưng cũng rất dễ say và ngấm lâu.
Có lẽ do từ ngày xưa, muối là thứ rất khan hiếm và đắt tiền nên người Mông ăn rất nhạt. Riêng món thịt muối xào, Cơ bảo tôi là rất mặn nhưng thực sự là có mỗi món đó là vừa miệng tôi. Uống rượu với thịt muối trong một khung cảnh thật thú vị, tối hôm đó tôi khá say và ngủ một mạch tớ sáng.

subarashi91
04-04-2010, 23:19
Bác này đúng là có duyên
không phải ai cũng có cơ hội như thế thật!
mà bác ơi ! bác kể tiếp truyện đi nào...

battramdao
04-04-2010, 23:46
Sáng hôm sau khi tôi tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao hơn đỉnh núi. Khung cảnh xung quanh bản Lao Sang thật là đẹp và hùng vỹ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0949.jpg

Tôi dậy đánh răng rửa mặt và sắp xếp đồ đạc để lên đường sớm để xem chợ phiên Đồng Văn, phiên chợ nổi tiếng mà tôi vẫn ao ước đến chơi.

Tôi cám ơn Cơ và gia đình cậu đã cho tôi ngủ nhờ và tiếp đón rất chu đáo, dạo một vòng quanh nhà lần nữa rồi nổ máy lên đường tới Đồng Văn.

Mặt ngoài ngôi nhà trình tường

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0950.jpg

Tường rào xếp bằng đá

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0952.jpg

Để hoàn thiện ngôi nhà này, hẳn là gia đình Cơ đã mất rất nhiều công sức và thời gian. Riêng làm chỗ ngói đất nung này cũng phải mất cả năm.

Chuồng nuôi gia súc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0953.jpg

Gác xép để chứa đồ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0954.jpg

battramdao
04-04-2010, 23:56
Điện cũng đã chuẩn bị được kéo vào trong bản, chắc trong năm nay, bản Lao Sang sẽ có điện lưới quốc gia, sẽ không còn cảnh người Mông làm việc và sinh hoạt trong bóng tối nữa, điều này không biết nên vui hay buồn đây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0966.jpg

Đường vào bản

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0962.jpg

Phía dưới là thung lũng đá

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0961.jpg

Đến lúc đi xe xuống núi, tôi mới thấy là tối qua mình đã đi lên rất cao mà không biết. Ban ngày nhìn xuống thấy vực sâu thăm thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo quanh co.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0968.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0967.jpg

battramdao
05-04-2010, 10:27
Trên đường đến thị trấn Đồng Văn, tôi nhìn thấy rất nhiều hồ treo mới được xây dựng. Đây là dự án của chính phủ nhằm cải thiện tình hình cung cấp nước sạch sinh hoạt và tưới tiêu cho bà con ở đây. Tuy nhiên năm nay khô hạn nghiêm trọng hầu hết các hồ treo đều không có nước.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0969.jpg

Thi thoảng mới có được hồ nước như thế này.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0970.jpg

Dọc đường, bà con đi chợ rất đông. Người dân có thể phải đi bộ trên 20km để tới Đồng Văn, vừa là để mua bán, vừa là để giải trí, giao lưu. Mọi người thường mặc những bộ quần áo đẹp nhất và đi từ sáng sớm.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0972.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0973.jpg

Một người đàn ông Mông mang chó đi chợ bán

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0976.jpg

battramdao
05-04-2010, 10:40
Đến thị trấn Đồng Văn, tôi vào thuê một phòng khách sạn để tắm rửa và để đồ, cất xe rồi vào hưởng thụ chợ phiên Đồng Văn.
Tên kilimangiaro lần trước đi lên đây chắc bị lỡ phiên chợ này, đi lên Đồng Văn mà không dự chợ phiên kể cũng hơi phí. Chợ phiên Đồng Văn họp vào sáng chủ nhật hàng tuần, là trung tâm giao thương của cả khu vực này từ Mèo Vạc đến giáp Yên Minh bao gồm cả Phó Bảng, Lũng Cú.
Chỉ có đến với chợ phiên Đồng Văn, mới thấy hết được muôn mầu cuộc sống của người dân nơi đây, mới đánh giá được họ đang giàu hay nghèo, đang sướng hay khổ, và hiểu thêm được một phần đâu là giá trị của cuộc sống.

battramdao
05-04-2010, 20:08
Thị trấn Đông văn hôm nay đông nghịt người, ai cũng hối hả, vội vã như tranh thủ từng giờ từng phút tận hưởng không khí của phiên chợ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0977.jpg

Ngay phía ngoài chợ là khu bán gạo, gạo phần lớn được mang sang từ Trung Quốc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0979.jpg

Cẩn thận đong từng bơ gạo.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0986.jpg

Một anh thợ sửa chữa đồ điện, với một cái đồng hồ vạn năng, anh ta có thể sửa chữa các đồ điện, điện tử đơn giản trong nháy mắt.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0983.jpg

Một phút nghỉ chân, cho trẻ ăn kem.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0985.jpg

battramdao
05-04-2010, 20:30
Hàng bán đồ may sẵn

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0987.jpg

Hàng bán dao, người Mông vốn nổi tiếng về làm dao và đồ sắt, tuy nhiên giờ đây, nghề này đã có phần mai một.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0995.jpg

Hàng bán giấy bản, giấy bản dùng để làm đồ thờ cúng, đóng sách vở theo kiểu truyền thống.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0996.jpg

battramdao
05-04-2010, 20:48
Một anh Mông với ánh mắt nhìn xa xăm như suy tư về cội nguồn của mình. Nếu các bạn nhìn kỹ vào đôi mắt của anh ta, sẽ nhìn thấy sự khác biệt về mặt nhân chủng học rất rõ. Đôi mắt trong veo màu xanh, chiếc mũi cao, mắt trũng, những dấu vết của một chủng tộc bắt nguồn từ châu Âu. Nhiều người khi đi lên Sapa và các vùng phụ cận, nhìn thấy trẻ con người Mông tóc vàng, mắt xanh, họ cứ nói là do các anh Tây ba lô lên đây nhiều, yêu các cô gái Mông và sinh ra những đứa con lai nhưng thực ra không phải vậy, những đứa trẻ đó lại chính là những người Mông thuần chủng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0989.jpg

Một cô gái rất trẻ và đẹp với hàm răng bịt vàng thể hiện sự sung túc của gia đình cô.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0992.jpg

Say trong khói thuốc lào

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0993.jpg

battramdao
05-04-2010, 22:55
Một hàng bán đồ tạp hóa

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0997.jpg

Khu sửa giày

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1001.jpg

Máy khâu giày, lần đầu tiên tôi nhìn thấy thiết bị cơ khí phức tạp này, không hiểu sao ở Hà Nội từ xưa tới nay không thấy có.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1003.jpg

Hàng bánh bột chiên

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1002.jpg

Hàng hương

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1004.jpg

Khu bán xôi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1005.jpg

battramdao
05-04-2010, 22:59
Khu bán giày dép

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1007.jpg

Hai mẹ con

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_0999.jpg

Quán rượu

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1008.jpg

battramdao
06-04-2010, 09:00
Đi chợ vùng cao thật hay. Tôi có thể sà vào bất cứ hàng nào, hỏi han, chất vấn người bán hàng, xăm soi hàng hóa mà không có bất cứ một sự khó chịu nào. Ai cũng vui vẻ trả lời những câu hỏi của tôi. Trong chợ không có bất cứ một hành động tiêu cực nào như trộm cắp, móc túi, lừa đảo, ăn xin hay đánh chửi nhau. Mọi người tới đây đối xử với nhau như người nhà, rất thân mật và gần gũi. Chợ phiên như một ngày hội của tuần để mọi người tới đây tận hưởng những giây phút thư giãn sau cả tuần lao động vất vả.

battramdao
06-04-2010, 09:32
Dãy bán bánh bột nướng. Bột tẻ sau khi được xay nhuyễn và ủ lên men chua, nấu lên và đúc thành hình tròn như bánh dày, sau đó mang ra chợ nướng lên trên bếp than cho nóng và thơm. Mọi người thường mua bánh này để ăn với thắng cố và bánh đa, giá 5000 đồng 1 chiếc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1015.jpg

Một hàng bán bánh đa rất đông khách

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1012.jpg

Hàng thịt lợn. Thịt lợn ở đây thường không được pha cắt sẵn thành nhiều loại như Hà Nội. Con lợn được chặt ra thành từng khúc nguyên cả xương để bán.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1023.jpg

Và đây rồi, quán thắng cố. Tôi chủ định lên chợ Đồng Văn sẽ phải thưởng thức món thắng cố, một đặc sản nổi tiếng của nơi đây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1029.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1020.jpg

Chảo thắng cố sôi sùng sục bốc khói nghi ngút

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1025.jpg

Thắng cố là đây

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1026.jpg

Khác với những gì được báo chí viết ca ngợi nọ kia như một thứ đặc sản cầu kỳ của người Mông, theo đánh giá của tôi, thắng cố là một món ăn hết sức giản dị, không cầu kỳ vốn như đặc tính của con người Mông.

Thắng cố thực chất là một cái chảo nước sôi sùng sục, người ta thả vào đó lòng, gân, thịt... của gia súc như bò, dê, ngựa. Thắng cố ở Đồng Văn không hề có một loại gia vị nào, kể cả muối. Khi ăn, có một túi muối và mì chính trên bàn, người mua tự bỏ vào cho vừa miệng.

battramdao
06-04-2010, 09:56
Tôi bước vào quán thắng cố, hơi lúng túng vì chưa ăn bao giờ, đành hỏi mọi người xung quanh giờ muốn ăn thì làm thế nào. họ chỉ cho tôi một cái chậu nhựa và một cái muôi gỗ trên bàn, bảo ra chảo thắng cố mà múc. Tôi nhìn chiếc chậu nhựa và cái muôi gỗ mà hơi e ngại vì có vẻ nó đã có người dùng xong và để lại mà chưa được rửa. Tôi gọi ông chủ quán, hỏi ông là ở đây có nước để rửa không. Ông lão chủ quán nhìn tôi như một thằng ngớ ngẩn, rồi bảo muốn sạch thì cầm ra tráng vào chảo thắng cố đang sôi kia kìa. Tôi hơi sốc và sau đó thì cưới phá lên, đúng là mình ngu thật.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1035.jpg

Sau khi tráng sạch sẽ vào chảo thắng cố, tôi xúc cho mình lưng chậu nhựa rồi đưa cho ông chủ định giá: 10.000 đồng, OK, tôi bê chậu ra tìm một bàn ngồi thưởng thức. Tôi chọn một bàn có hai vợ chồng người Mông rất trẻ và một đứa con đang ngồi ăn. Thấy chậu thắng cố của họ đã gần hết mà đứa trẻ có vẻ vẫn còn thòm thèm, tôi múc thêm một chậu thắng cố nữa mời họ ăn thêm. Người vợ cám ơn và rút ra túi mèn mén đổ thêm ra ăn, chị cũng trút cho tôi một ít mèn mén để ăn thử với thắng cố.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1031.jpg

Gia đình này nhà ở đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cả 2 vợ chồng đều không nói được tiếng Kinh, tôi phải nhờ một người phiên dịch mới nói chuyện được. Họ đi bộ mất hơn 2 tiếng đồng hồ để đi từ nhà tới đây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1033.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1032.jpg

hd128
06-04-2010, 10:04
Khu sửa giày

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1001.jpg

Máy khâu giày, lần đầu tiên tôi nhìn thấy thiết bị cơ khí phức tạp này, không hiểu sao ở Hà Nội từ xưa tới nay không thấy có.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1003.jpg

[/IMG]

@ battramdao: Máy mua từ TQ về đấy. Sang bên đó thấy ngay. Phố lớn thì cứ vào các ngõ nhỏ là có bạn à.

battramdao
06-04-2010, 10:12
Cảm nhận đầu tiên về thắng cố của tôi là sự giản dị trong hương vị. Bản thân tôi vốn đã quen với quá nhiều thứ cao lương mỹ vị của thế giới hiện đại được chế biến cầu kỳ từ nguyên liệu, gia vị đến cách nấu nướng, thậm chí là cách ăn. Thắng cố là món không phải để dành cho người sành điệu, nó là thứ hết sức đơn giản nhưng chính trong sự đơn giản ấy lại chứa đựng nhiều điều về văn hóa, cuộc sống của con người nơi đây. Bát thắng cố đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người ở đây nhiều hơn những cao lương mỹ vị nơi thành phố, điều này đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về đâu là hạnh phúc thực sự của cuộc sống.
Mọi người ngồi xung quanh tôi nói chuyện như thể bạn bè, cho dù là cặp vợ chồng trẻ kia hay ông già đi một mình ngồi bên cạnh. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một không khí rất đầm ấm và chân tình.

battramdao
06-04-2010, 11:15
Thread Information
Users Browsing this Thread
There are currently 5 users browsing this thread. (4 members and 1 guests)

battramdao,kilimangiaro,vespamen,tam giac mach,

Hê hê, tên kilimangiaro hôm nay online được rồi.

battramdao
06-04-2010, 14:54
Ăn thắng cố xong, chia tay mọi người bằng một chén rượu ngô, tôi lại lang thang trong chợ để tìm hiểu thêm.

Đôi khi cũng có những hình ảnh rất ngộ nghĩnh

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1037.jpg

Đã đến chợ là không say không về

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1038.jpg

Thanh niên này sắp đến tuổi lấy vợ rồi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1040.jpg

Khu ăn uống lúc nào cũng đông nghịt

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1041.jpg

Bánh đa và mì tôm là hai món rất phổ biến và được bà con ưa thích

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1044.jpg

Anh trai này đang cố gắng dúi tiền vào tay cô gái, không hiểu có tình ý gì

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1046.jpg

battramdao
06-04-2010, 14:57
Hai cô gái diện ngất trời

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1049.jpg

Hạnh phúc là gì

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1051.jpg

Khu bán vải

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1054.jpg

battramdao
06-04-2010, 23:18
Càng về gần trưa chợ càng đông

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1056.jpg

một bóng hồng đứng ngẩn ngơ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1064.jpg

Người Mông mặc những bộ quần áo đẹp nhất để chơi chợ, kể cả lũ trẻ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1066.jpg

Hàng bán hạt giống, đủ các loại, 100% xuất xứ từ Trung Quốc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1065.jpg

Giá đỗ tương, món này không thấy có ở Hà Nội, không biết ăn có ngon không

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1071.jpg

Gùi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1075.jpg

Gừng

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1081.jpg

battramdao
06-04-2010, 23:29
Một người đàn bà đang ôm con nhỏ ngồi bán tóc. Nhìn mụ buôn tóc dùng con dao cạo cắt xoèn xoẹt từng lọn tóc của người đàn bà mà tôi thấy hơi chạnh lòng. Mụ vừa đưa dao thoăn thoắt vừa cười đắc ý. Có một cô người Mông đến, hỏi người đàn bà bằng tiếng Mông là bán bao nhiêu tiền, người đàn bà trả lời là 50.000 đồng, cô kia lẩm bẩm sao bán rẻ thế, có chỗ bán được 200.000 đồng. Thế là mụ buôn tóc chửi té tát bằng tiếng Kinh, mụ dùng những lời lẽ thô tục nhất mà vốn ta hay nghe thấy ở những chợ cóc của Thủ Đô, cũng may là có lẽ cô người Mông kia cũng không hiểu nên bỏ đi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1078.jpg

Chợ đã gần tan, các anh Mông đã bắt đầu ngà ngà say, ngoài đầu chợ, một phụ nữ đang cố gắng lôi người chồng đứng dậy nhưng có vẻ không xong, thôi đành ngồi đợi chồng tỉnh rượu rồi cả hai cùng về.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1097.jpg

battramdao
06-04-2010, 23:39
Một cảnh thường gặp sau các phiên chợ vùng cao là cánh đàn ông người Mông say rượu năm khắp nơi, có người còn vừa nằm vừa hát, có người vứt xe máy bên vệ đường rồi lăn ra ngủ. Tập quán ở đây là thế, cũng giống như ở Hà Nội ta, cánh đàn ông vào nhà hàng ăn đặc sản, uống bia uống rượu say rồi vào WC ói, thế mới vui. Tuy nhiên, có một điều khác biệt là những người vợ Mông, họ không tỏ ra bực mình hay khó chịu, họ lặng lẽ ngồi bên cạnh chồng, che ô cho chồng đợi chồng tỉnh rượu rồi dìu chồng về nhà, lau mặt mũi, phủi bùn đất trên quần áo của chồng cho sạch sẽ. Điều đó tạo nên một nét văn hóa rất hay ở đây, nơi tình người thật rộng lớn và trong sáng.

battramdao
07-04-2010, 09:50
Hết phiên chợ, tôi vào ăn tạm đĩa cơm rang rồi lên đường đi Mèo Vạc.
Qua đèo Mã Pí Lèng, bản của hai vợ chồng người Mông tôi gặp ở hàng thắng cố chắc là đây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1110.jpg

Đường vào bản cheo leo hiểm trở ở độ cao 1.101m, say rượu mà lăn xuống thì hơi mệt

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1112.jpg

Nơi cao nhất của đèo Mã Pí Lèng là khoảng 1.100m, thấp hơn tôi tưởng. Chỗ đặt tấm bia thì chỉ cao 1.059m

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1102.jpg

Tôi nảy ra ý định đi thử xuống sông Nho Quế xem sao vì đoạn sông này sắp sửa biến thành hồ nước thủy điện.

Trên đường xuống sông Nho Quế, tôi gặp một cậu bé cưỡi một con ngựa đang phi nước kiệu, cảnh tượng thật là đẹp, nhìn chỉ muốn vứt cào cào trèo lên lưng ngựa phi thử một vòng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1113.jpg

Sông Nho Quế đây rồi, rất hiền hòa và trong xanh, cả khu này ít nữa là sâu hàng chục mét dưới nước đây.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1116.jpg

battramdao
07-04-2010, 10:41
Ngắm nghía sông Nho Quế chán, tôi đi về Mèo Vạc, vào lấy 1 phòng ở khách sạn Hoa Cương, tắm rửa và thật tình cờ, TV đang chiếu bộ phim Into the Wild. Một bộ phim dựa trên một câu truyện có thật về anh sinh viên đẹp trai học giỏi, con nhà giàu Christopher McCandless sau khi tốt nghiệp xuất sắc trường đại học Emory University, anh ta đã từ bỏ thế giới hiện đại phù phiếm và giả dối để về sống hòa mình vào với thiên nhiên, kết bạn với những con người sống chân thành và nhân ái.
Hãy đọc thử một vài cảm nhận của một bạn tôi tình cờ tìm thấy trên internet:

"- Chúng ta đang sống giữa những sự giả tạo vô nghĩa. Mỗi người đều đang đeo một chiếc mặt nạ, lừa mị người khác và tự lừa mị chính mình. Tớ rất thích cái cảnh Alex và Wayne ngồi uống bia trong quán, cả 2 cùng hét lớn “Society! Society!” Alex cảm thấy sợ hãi và mất niềm tin đối với xã hội loài người, cái xã hội mà người ta bị ràng buộc với nhau và với cuộc sống bởi những điều không có thật, bởi những mục đích thực dụng vô nghĩa và bởi cái ham muốn vật chất tầm thường phù phiếm.

- Sự ảnh hưởng của gia đình lên suy nghĩ và cách nhìn của một cá nhân. Vốn dĩ bất kì chúng ta ai cũng lờ mờ có những cảm nhận và suy nghĩ trên, khác nhau là về mức độ. Chúng ta vẫn chịu đựng và chấp nhận được những điều đó. Nhưng Alex thì khác. Sự khác biệt ấy một phần đến từ tính cách của Alex và sự dư giả về mặt vật chất của anh ấy, nhưng phần lớn đến từ gia đình của anh. Chính gia đình đã khiến anh hoàn toàn đánh mất niềm tin vào con người cũng như ý nghĩa của cuộc sống hiện tại. Alex đã lớn lên trong sự giả tạo và lừa dối, chính vì thế anh cảm thấy cả xã hội bên ngoài cũng giống như thế. Và anh quyết định lên đường “into the wild”, tìm về với thiên nhiên nguyên sơ và hoang dã, nơi không có những vỏ bọc đẹp đẽ, những sự an toàn giả tạo và những chiếc mặt nạ.

- Trong lúc xem phim, tớ luôn ao ước có thể sống như Alex. Một cuộc sống đúng nghĩa, với đầy những thử thách, những trải nghiệm và những khám phá mới mẻ. Chỉ trong 2 năm ngắn ngủi nhưng Alex đã sống hơn anh đã sống 21 năm trước, và có lẽ là hơn cả chúng ta sống trong suốt 60 năm."

Đúng là "Every man dies, but not every man really lives"

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/wild2512a2.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/photo_04_hires.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/into-the-wild-3-759275.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/6a00d83518d15e53ef00e54f2de6678833-.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/130809151800Into_The_Wild_2.jpg

battramdao
07-04-2010, 11:31
Xem xong bộ phim, tôi đi ăn tối đi loanh quanh Mèo Vạc ngắm trăng (hôm đó là 13 âm lịch) rồi về khách sạn lăn ra ngủ.
Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, gói ghém đồ đạc, trả phòng và lên đường đi Mậu Duệ - Du Già.

Đi một đoạn thì tôi đến Lũng Phìn. Chuyến đi này của tôi thật là có duyên, tôi gặp đúng phiên chợ Lũng Phìn, tên kilimangiaro một lần nữa sẽ phải nhảy lên vì ghen tỵ với tôi . Chợ phiên Lũng Phìn là chợ họp lùi, túc là 6 ngày có một phiên. Nếu tuần trước là họp vào thứ ba, thì tuần này sẽ họp vào thứ hai. Người ở nơi xa đến, sẽ không thể biết được chợ sẽ họp vào ngày nào để mà rình ngày đi.

Chợ Lũng Phìn nằm ở độ cao 1.100m thậm chí còn to và đông hơn chọ Đồng Văn, là nơi giao thương của bà con khắp khu vực từ Mèo Vạc đến Mậu Duệ và Yên Minh. Chợ Lũng Phìn cũng là nơi tập trung nhiều vùng dân tộc hơn chợ Đồng Văn bao gồm Mông, Giáy, Lô Lô, Tày, Nùng và .... Kinh. Tại đây cũng có tuyến xe khách để đưa đón bà con đi chợ xa, vận chuyển hàng hóa từ các nơi đến.

battramdao
07-04-2010, 14:14
Từ ngoài đường cái, tôi đã thấy cả khu vực này đang rất náo nhiệt. Một chiếc xe khách đang xuống hàng, những chú dê được buộc trên nóc xe.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1121.jpg

Ngay cổng chợ, nhiều người chỉ cắp nách mỗi con gà đi bán, chỉ cần bán được một con gà là đủ tiền mua sắm cho cả tuần.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1120.jpg

Trâu bò lợn dê... rất nhiều để bán

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1119.jpg

Chợ Lũng Phìn họp trên suốt một khu vực dài đến 500m

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1124.jpg

Hàng bán đồ khô và hoa quả

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1125.jpg

Chọn cày

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1128.jpg

Dây chão để kéo cày làm bằng da bò, da trâu bện lại

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1127.jpg

battramdao
07-04-2010, 14:46
Gặp một chị xinh như hoa hậu người dân tộc Giáy.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1123.jpg

Nhân đây cũng xin giới thiệu vài nét về dân tộc Giáy vốn ít được nói đến.

Dân tộc Giáy có khoảng 38.000 người, cư trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Cùi Chu, Xạ. Tiếng Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.

Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Đồng bào nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ.

Đàn ông Giáy mặc quần áo, vấn khăn. Đàn bà có áo 5 thân xẻ nách bên phải cài cúc, mặc quần, đầu đội khăn hoặc vấn tóc để trần. Thường có trang trí trên sản phẩm dệt như áo nữ, túi đeo của nữ, gối, rèm cửa buồng, mũ trẻ em.

Làng người Giáy đông đúc, có khi tới cả trăm nhà. Họ ở nhà sàn (ở Hà Giang, Cao Bằng), hoặc nhà trệt (ở Lào Cai, LAi Châu. Gian giữa bao giờ cũng để tiếp khách và đặt bàn thờ tổ tiên. Mỗi cặp vợ chồng có một buồng nhỏ tại các gian khác. Bếp đun đặt ở một gian.

Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha. Nhà trai chủ động việc cưới xin, sau lễ cưới, cô dâu về ở cùng gia đình nhà chồng, tuy vậy việc ở rể cũng là phổ biến. Trước kia người Giáy có tục "kéo vợ", đó là trường hợp cô gái và gia đình cô ta đồng ý nhưng nhà trai không đủ tiền để cưới hỏi đàng hoàng, chàng trai phải tổ chức "kéo vợ".

Phụ nữ Giáy khi mang thai phải kiêng cữ và cúng cầu mong sinh nở yên lành. Dịp đứa bé đầy tháng, có lễ trình báo với tổ tiên và cầu xin tổ tiên phù hộ. Tên, ngày tháng năm sinh của mỗi người được thầy cúng ghi vào miếng vải đỏ, sẽ dùng để so tuổi khi tính chuyện cưới xin và chọn giờ trong việc đám ma của chính người đó.

Người Giáy cho rằng: ngoài thế giới người sinh sống còn có thế giới trên trời và thế giới trong lòng đất. Mỗi người chết đi nếu được cúng quải chu đáo thì được lên trời sung sướng, bằng không, sẽ phải xuống thế giới trong lòng đất đáng sợ.

Trên bàn thờ, người Giáy không chỉ thờ chung các đời tổ tiên mà còn thờ cả "vua bếp", trời, đất. Trong nhà, đồng bào cũng thờ cả bà mụ liên quan đến sinh đẻ và trẻ sơ sinh, thờ thổ thần, có khi thờ cả tổ tiên họ vợ. Những tổ tiên xa xưa được thờ làm "ma" giữ cửa.

Người Giáy có vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao... có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơ dài, có truyện kết hợp lời kể với lời hát. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn.

Nguồn: Trang tin điện tử của Ủy ban dân tộc

battramdao
07-04-2010, 15:08
Một hàng thuốc nam

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1129.jpg

Khu bán gia súc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1131.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1132.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1134.jpg

Có một sự khác biệt ở đây là Lũng phìn có các hàng bán nước giải khát, thay vì uống rượu, họ uống nước tăng lực, loại nước tăng lực này chắc là có xuất xứ từ Trung Quốc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1130.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1136.jpg

battramdao
07-04-2010, 15:08
Ở đây còn có một dịch vụ nữa đó là xào thịt thuê, nghĩa là bạn ra chợ, mua một cân thịt, rủ vài người bạn ra chỗ đó, thuê người ta thái thịt và xào thịt lên để uống rượu tại chỗ, giá là 5000 đồng 1 chảo.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1138.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1139.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1140.jpg

battramdao
07-04-2010, 16:41
Lại Thắng cố

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1126.jpg

Ở đây có cả Tiết canh nhé, nhìn rất hấp dẫn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1142.jpg

Còn rất nhiều điều hay nữa nhưng vì lần này, do chủ quan nên tôi không mang xạc pin máy ảnh, không dám chụp nhiều, đành để dành cho đoạn sắp tới Mậu Duệ - Du Già. Tôi vào một hàng bánh rán của một chị người Dao, làm mấy cái bánh rán rồi lên đường đi Mậu Duệ. Xin hẹn gặp lại Lũng Phìn vào một dịp khác.

coofhair
07-04-2010, 17:01
bạn cho mình hỏi chợ phiên lũng phìn họp hôm đó là vào ngày bao nhiêu thứ mấy, cắn cứ vào ngày đó có thể tính làm list cho cả năm. Đầu tháng năm này được nghỉ mình cũng muốn theo các liền anh liền chị phượt 1 chuyến.
Theo dõi topic gần 20 trang muốn nói lời cảm ơn mà nút thank nó lẩn đâu mất rồi, đểu thế chứ lị

battramdao
07-04-2010, 17:19
bạn cho mình hỏi chợ phiên lũng phìn họp hôm đó là vào ngày bao nhiêu thứ mấy, cắn cứ vào ngày đó có thể tính làm list cho cả năm. Đầu tháng năm này được nghỉ mình cũng muốn theo các liền anh liền chị phượt 1 chuyến.
Theo dõi topic gần 20 trang muốn nói lời cảm ơn mà nút thank nó lẩn đâu mất rồi, đểu thế chứ lị

Rất đơn giản, bạn hãy save as tấm ảnh của tôi về máy của bạn, sau đó click phải chuột lên bức ảnh, nhấn vào properties, details, sẽ có chi tiết về ngày giờ chụp hình và các thông số của bức ảnh.
Hôm đó là Thứ 2, ngày 29 tháng 3. Tuy nhiên tôi cũng không chắc là chợ sẽ họp đều cách 6 ngày trong cả năm, có thể tới một ngày lễ tết đặc biệt nào đấy, họ sẽ họp sớm hoặc muộn 1, 2 hôm hay không. Tốt nhất bạn hãy liên hệ với khách sạn Hoa Cương tại Mèo Vạc để gọi điện hỏi họ là chính xác nhất, tuy nhiên tôi lại quên ko ghi lại số điện thoại của họ.

Banker
07-04-2010, 21:36
Bác battramdao chụp ảnh chợ phiên Lũng phìn sinh động quá, giúp cho người xem càng hiểu rõ thêm về đời sống của bà con dân tộc vùng cao. Đợt nghỉ giỗ tổ này phượt lên Hà giang nhất định tôi sẽ phải đi chợ phiên, mua một cân thịt xào lên oánh chén ngay tại trận cho sung sướng cuộc đời. Nghĩ đến đoạn đó thôi đã thấy tứa nước miếng rồi. Hẹ hẹ

battramdao
07-04-2010, 22:20
Chia tay Lũng Phìn, tôi lên đường tới Mậu Duệ. Mậu Duệ là một xã nổi tiếng về khoáng sản của Hà Giang, đặc biệt có mỏ antimoan với trữ lượng lớn đem lại phần lớn nguồn thu hàng năm cho ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, cũng chính do sự giàu có về khoáng sản này mà tự nhiên của Mậu Duệ đang ngày càng bị tàn phá và đầu độc.
Khi đi qua mỏ Antimoan, tôi phải dừng lại đứng lặng trước sự tàn phá thiên nhiên của cái mỏ này. Rừng núi vốn kỳ vĩ nơi đây bỗng trở thành một bãi đất thải khổng lồ, nham nhở, đen đúa, nhớp nháp.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1143.jpg

Nhìn những người công nhân mỏ hầu hết là dân tộc Mông bám chênh vênh trên núi đất thải như đàn kiến mà tôi cảm thấy thương xót cho họ. Những gương mặt mệt mỏi, nhem nhuốc, xạm đen vì antimoan, một kim loại nặng cực độc lầm lũi nhìn tôi mà không có nổi một nụ cười.

battramdao
07-04-2010, 22:35
Một vài thông tin về tác hại của việc khai thác khoáng sản bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.

Qua nghiên cứu, ảnh hưởng của hoạt động khoáng sản tới nguồn nước (khả năng tiêu thoát, chế độ thủy văn, lưu lượng hồ chứa...) và sự biến đổi thành phần hóa học của nguồn nước, các nhà khoa học của Trung tâm Khoa học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia đã xác định những nguyên nhân và xây dựng giải pháp về khoa học và công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước trong khu vực khai thác, đồng thời tránh được những tác động tới môi trường xung quanh.
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản (HĐKS) phát triển một cách ồ ạt, gây những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước sản xuất nông nghiệp.
Trong HĐKS, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu hết công đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất, tháo khô mỏ, đổ thải, v.v..., đã gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu vực xung quanh khai trường.
HDDKS làm thay đổi địa hình, hệ thống nước mặt, điều kiện tàng trữ và thoát nước (tác động cơ học); làm thay đổi tính chất vật lý, thành phần hoá học của nước (tác động hoá học).

Ảnh hưởng của những tác động cơ học của HĐKS tới nguồn nước
Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải được tâng cao.
Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v...
Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước và làm suy giảm công năng của các công trình thuỷ lợi nằm liền kề với các khu khai thác mỏ.
Khi tiến hành các HĐKS sẽ hình thành các moong sâu đến hàng trăm mét, là nơi tập trung nước cục bộ. Ngược lại, để đảm bảo hoạt động của mỏ, phải thường xuyên bơm tháo khô nước ở đáy moong, hầm lò, hình thành các phễu hạ thấp mực nước dưới đất với độ sâu mực từ vài chục đến hàng trăm mét và bán kính phễu hàng trăm mét. Điều đó dẫn đến tháo khô các công trình chứa nước trên mặt như hồ ao,... xung quanh khu mỏ.
Có thể nêu nhiều điển hình về sự ảnh hưởng của khai thác mỏ đến các nguồn nước ở khu mỏ thiếc Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), tổng lượng nước thải công nghiệp gồm bùn cát và nước khoảng 2000 m3/ngày được xả ra các đập lắng với tổng dung tích > 74000 m3.
Các đập lắng nước này đã làm tăng đáng kể diện tích mặt nước, thay đổi chế độ thuỷ văn của suối. Sau một thời gian đổ thải, hầu hết các hồ và nhiều đoạn suối đã bị lấp đầy bùn, cát.
Đáy hồ cao hơn cốt cao tự nhiên từ 5-10 m làm thay đổi dung tích, lưu lượng và hướng dòng chảy tự nhiên. Các hồ và suối trước đây là nguồn nước sản xuất nông nghiệp, hiện nay hoàn toàn không thể sử dụng được.
Ở các mỏ thiếc, đá quí ở miền tây Nghệ An, do quá trình đào bới và đổ thải, các khe Bản Sỏi, Khe Mồng, Tổng Huống - là nguồn cấp nước cho nông nghiệp của khu vực, bị xói lở bờ, bồi lấp dòng chảy, đổi dòng, giảm khả năng tưới từ đó gây ra giảm vụ, giảm năng suất cây trồng.
Khe Nậm Tôn bị đục và bị ô nhiễm trên chiều dài hơn 20 km, diện tích lên đến 280 ha. Khai thác đá quý ở Quì Châu đã làm một số suối và công trình thuỷ lợi bị phá huỷ, các hố khai thác sâu là nơi tích tụ chất thải làm ô nhiễm nguồn nước.
Khai thác than ở vùng Quảng Ninh cũng làm cho các sông, hồ và các công trình chứa nước bị xuống cấp và hư hại nghiêm trọng.
Ở Cổ Định - Thanh Hoá, trước khi khai thác quặng crômit, vùng này có trữ lượng nước mặt tương đối lớn (sông Lê, các suối, các hồ,..). Hiện nay, diện mạo mạng lưới thuỷ văn của khu vực thay đổi hẳn.
Các hồ, suối tự nhiên bị bồi lấp, làm giảm đáng kể khả năng tiêu thoát lũ của khu vực, nhiều moong khai thác quặng trở thành hồ nước mặt. Tình trạng khai thác, đổ thải bừa bãi và quá tải đã làm cho chất thải rắn là bùn, cát từ bãi thải tràn ra ngoài, bồi lấp một một vùng rộng lớn hàng chục hecta đất canh tác, làm ô nhiễm đất và nguồn nước nông nghiệp, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng.

Tác động hoá học của HĐKS tới nguồn nước
Song song với những tác động cơ học đến nguồn nước nói chung và nguồn nước nông nghiệp nói riêng, những tác động hoá học đối với nguồn nước cũng rất đáng kể.
Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,... là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.
Mức độ ô nhiễm hoá học các nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm thân quặng, thành phần thạch học và độ bền vững của đất đá chứa quặng, phương pháp và trình độ công nghệ khai thác, chế biến quặng, biện pháp quản lý và xử lý chất thải,...
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ... cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông. Sự biến đổi chất lượng nguồn nước, tải lượng một số chất thải trong nước tháo khô các mỏ than.
Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn - sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.
Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, CN-...; ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng cộng sinh như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nước.
Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp. Tại những khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét và một số kim loại nặng và hợp chất độc như CN-, Hg, As, Pb v.v... mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển.

Nguyên nhân gây suy thoái nguồn nước
Nguồn nước mặt và nước ngầm xung quanh các khu vực HĐKS sử dụng làm nguồn cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đang bị suy giảm về trữ lượng và ô nhiễm, suy thoái về chất lượng do hai nhóm nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân về quản lý: Từ những năm 80 đến nay, HĐKS phát triển mạnh, nhưng thiếu tổ chức và quản lý chặt chẽ, xuất hiện nhiều tổ chức không chuyên và nạn khai thác tự do, các địa phương chưa có quy hoạch sử dụng khoáng sản phù hợp, lực lượng quản lý tài nguyên và môi trường quả mỏng, phương thức và biện pháp quản lý chưa thích hợp, dân trí thấp, kinh tế chưa phát triển dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, thiếu tổ chức , không quản lý được quá trình khai thác và đổ thải.
- Nguyên nhân về kĩ thuật và công nghệ: Trong HĐKS hầu hết đều dùng những thiết bị và công nghệ cũ, lạc hậu, chưa chú ý đến sự đồng bộ về thiết bị và công nghệ bảo vệ môi trường. Hầu hết các mỏ thiết kế và xây dựng từ những thập niên 60 - 70 với qui mô về sản lượng quặng và khối lượng đất đá thải ít hơn nhiều so với hiện nay.
Sau quá trình khai thác 30 - 40 năm, các bãi thải được quy hoạch với quy mô nhỏ, chưa tính đến các biến cố về quá tải đối với các bãi thải. Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải hàng năm, không được quản lý và xử lý, gây ô nhiễm môi trường

Nguồn: www.canhsatmoitruong.gov.vn

battramdao
07-04-2010, 23:10
Con đường từ Mậu Duệ tới Du Già toàn là đường đất và đá cấp phối, gập ghềnh lên xuống và rất vắng vẻ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1144.jpg

Tôi lao nhanh trên con đường offroad, tận hưởng cảm giác điều khiển chiếc xe vượt qua các đoạn đường khó khăn. Bỗng nhìn thấy ba bố con đang chuẩn bị cơm ăn trưa trong một ngôi nhà dựng dở dang ven đường, tôi quay xe lại xông vào xin cơm ăn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1145.jpg

Chuyến đi này của tôi có vẻ giống như Tây du ký, toàn là xin ngủ nhờ rồi lại xin cơm ăn, có điều tôi may mắn gặp toàn Bồ Tát, chẳng gặp phải con yêu quái nào cả.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1146.jpg

Anh bạn người Dao này mới 20 tuổi nhưng đã có 2 thằng con trai. Anh ta mới ra ở riêng, vừa nhờ bạn bè đến giúp dựng nhà, dựng gần xong thì thiếu gỗ nên phải đợi mấy hôm nữa có đủ gỗ mới dựng tiếp. Cũng may mà có sẵn cơm và thức ăn, anh ta xới cơm cho tôi và lấy thịt lơn muối xào cho tôi ăn. Hai đứa trẻ rất ngoan, chạy đi lấy bát đũa và sắp xếp đồ ăn cho tôi rất nhiệt tình. Tôi với anh chàng Dao ngồi ăn cơm, uống rượu Thóc vừa hỏi chuyện vui vẻ.

Bữa cơm thân mật ở độ cao 716m như thế này, ở Hà Nội có mất tiền triệu cũng không mua được.

battramdao
08-04-2010, 08:40
Cơm nước xong xuôi, tôi chia tay 3 bố con để tiếp tục chặng đường tới Du Già.
Con đường ngày càng nhỏ lại, như một sợi chỉ chạy vòng vèo quanh núi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1148.jpg

Chạy qua một chiếc cầu tre ọp ẹp, vừa đi vừa run

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1147.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1149.jpg

battramdao
08-04-2010, 09:00
Khu vực này bà con hầu hết là dân tộc Dao đỏ. Họ làm nhà sàn bằng gỗ ở lưng chừng núi và đã có điện lưới quốc gia để thắp sáng. Nhà nước cũng đã lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho bà con ở đây nên cuộc sống hiện tại đã được cải thiện rất nhiều so với trước, các điểm trường cũng được xây dựng khang trang và đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục. Trẻ em ở khu vực này tôi thấy khá thông minh, lanh lợi và được học hành tử tế. Tuy nhiên tập quán tảo hôn thì vẫn còn, mọi người kết hôn và lập gia đình quá sớm dẫn tới việc tăng dân số nhanh, gây áp lực đến quỹ đất và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1150.jpg

Bản Ngâm La nằm ở độ cao 873m

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1151.jpg

battramdao
08-04-2010, 09:07
Vài nét sơ lược về dân tộc Dao


Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).
Tên gọi khác: Mán.
Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).
Dân số: 473.945 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.
Lịch sử: Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.
Ở các xóm Dao thường có thợ rèn sửa chữa công cụ. Lò rèn chỉ có kìm, de, búa và ống bễ. ống bễ là một khúc gỗ khoét rỗng (1m x 0,30 - 0,40m), nằm ngang để quạt gió. Người khách thường giúp thợ rèn kéo bễ.
Hoạt động sản xuất: Nương, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến ở người Dao. Tuỳ từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay khác nổi trội lên như: Người Dao Quần Trắng, Dao áo Dài, Dao Thanh Y chuyên làm ruộng nước. Người Dao Ðỏ - thổ canh hốc đá. Phần lớn các nhóm Dao khác làm nương du canh hay định canh. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các loại rau màu quan trọng như bầu, bí, khoai... Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi và vùng cao còn nuôi ngựa, dê.
Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao. Họ ưa dùng vải nhuộm chàm.
Hầu hết các xóm đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ. Nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tay, vòng tai, nhẫn, dây bạc, hộp đựng trầu...
Nhóm Dao Ðỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản. Giấy bản dùng để chép sách cúng, sách truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúng như viết sớ, tiền ma. Nhiều nơi có nghề ép dầu thắp sáng hay dầu ăn, nghề làm đường mật.
Phụ nữ Dao đỏ búi tóc vấn khăn lên đỉnh đầu. Trang phục của họ phần cổ áo thêu hoa văn sặc sỡ, riêng chiếc yếm ngực còn gắn những bông hoa tám cánh chạm bằng bạc.
Ăn: Người Dao thường ăn hai bữa chính trong ngày, bữa trưa và bữa tối. Chỉ những ngày mùa bận rộn mới ăn thêm bữa sáng. Người Dao ăn cơm là chính, ở một số nơi lại ăn ngô nhiều hơn ăn cơm hoặc ăn cháo. Cối xay lúa thường dùng là loại cối gỗ đóng dăm tre. Cối giã có nhiều loại như cối gỗ hình trụ, cối máng giã bằng chày tay, cối đạp chân, cối giã bằng sức nước. Họ thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua, canh măng chua. Khi ăn xong, người ra kiêng để đũa ngang miệng bát vì đó là dấu hiệu trong nhà có người chết.Phổ biến là rượu cất, ở một vài nơi lại uống hoãng, thứ rượu không qua trưng cất, có vị chua và ít cay.
Người Dao thường hút thuốc lá và thuốc lào bằng điếu cầy hay tẩu.
Mặc: Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau. áo có hai loại, áo dài và áo ngắn.
Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần. Y phục theo rất sặc sỡ. Họ không theo theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chẩy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.

Ở: Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở trên núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của người Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất.
Phương tiện vận chuyển: Người Dao ở vùng cao quen dùng địu có hai quai đeo vai, vùng thấp gánh bằng đôi dậu. Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được họ ưa dùng.
Quan hệ xã hội: Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ.
Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau.
Sinh đẻ: Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ. Trẻ sơ sinh được tắm bằng nước nóng. Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuối trước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ đứa trẻ. Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ.
Cưới xin: Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà, hát trong đám cưới. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai.
Ma chay: Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Nhà có người chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt. Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình. Người chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. ở một số nơi có tục hoả táng cho những người chết từ 12 tuổi trở lên.
Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với lễ cấp sắc cho một người đàn ông nào đó đang sống trong gia đình. Lễ tổ chức ba ngày, ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người chết, ngày thứ hai gọi là lễ tắm hương hoa cho người chết trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà, ngày thứ ba lễ cấp sắc. Người chết được cúng đưa hồn về quê cũ ở Dương Châu.
Cấp sắc là nghi lễ truyền thống của những người đàn ông Dao đến tuổi trưởng thành.
Nhà mới: Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là tuổi chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng. Buổi tối, người ta đào một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên. Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấu hay tốt. Sáng hôm sau ra xem hỗ, các hạt gạo vẫn giữa nguyên vị trí là có thể làm nhà được.
Thờ cúng: Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc. một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa.
Lịch: Người Dao quen dùng âm lịch để tính thời gian sản xuất và sinh hoạt.
Học: Hầu hết các xóm thôn người Dao đều có người biết chữ Hán, nôm Dao. Người ta học chữ để đọc sách cúng, sách truyện, thơ.
Văn nghệ: Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Ðặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vương rất phổ biến trong người Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ tôn giáo.
Chơi: Người Dao thích chơi đu, chơi quay, đi cà kheo.

Nguồn: Trang tin điện tử của Ủy ban dân tộc

battramdao
08-04-2010, 10:11
Rời Mậu Duệ, tôi đến xã Đường Thượng thuộc huyện Yên Minh.

Những phế tích còn sót lại từ thời Pháp thuộc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1152.jpg

Không rõ đây là đồn bốt hay dinh thự của một kẻ quyền uy ngày xưa

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1154.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1155.jpg

Giờ đây người ta trồng ngô trong lòng phế tích này luôn, liệu đây có phải là dinh cơ của Sủng Chúa Đà khét tiếng tàn ác xưa kia?

Thung lũng Đường Thượng huyền thoại ẩn hiện sau khe núi đây rồi.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1153.jpg

homeless man
08-04-2010, 10:15
Spam với bạn chủ topic chút.

Tớ đã từng sống và làm việc với người Dao Đỏ, Dao Tiền (Bắc Kạn), Dao Áo dài (Tuyên Quang), Dao Thanh Y (Lạng Sơn) nhưng chưa bao giờ thấy người dao ở nhà sàn. Trông cái nhà hai trái, lợp ngói âm dương kia thì giống nhà của người Tầy. Theo tớ biết tiếng Dao, từ Miền có nghĩa là người và đôi khi họ gọi mình là Miền (Dao đỏ-Sa Pa).

Rất mong bạn chủ topic giải thích thêm những bức ảnh chụp trên có thật là nhà của người Dao?

battramdao
08-04-2010, 10:25
Spam với bạn chủ topic chút.

Tớ đã từng sống và làm việc với người Dao Đỏ, Dao Tiền (Bắc Kạn), Dao Áo dài (Tuyên Quang), Dao Thanh Y (Lạng Sơn) nhưng chưa bao giờ thấy người dao ở nhà sàn. Trông cái nhà hai trái, lợp ngói âm dương kia thì giống nhà của người Tầy. Theo tớ biết tiếng Dao, từ Miền có nghĩa là người và đôi khi họ gọi mình là Miền (Dao đỏ-Sa Pa).

Rất mong bạn chủ topic giải thích thêm những bức ảnh chụp trên có thật là nhà của người Dao?

Vâng, đây đúng là nhà sàn của người Dao tại bản Ngâm La, chỗ này tôi đã dừng lại khá lâu để nói chuyện với bà con. Nhà sàn được làm bằng gỗ, thường là gỗ dổi cho bền, lợp ngói đất nung bằng củi. Nhà nào trên đỉnh mái cũng trang trí một ngôi sao năm cánh. Đường đi Du Già là lối rẽ lên phía ngôi nhà trên đỉnh của bức ảnh. Tại đây tôi còn gặp một bạn trẻ người Dao, đeo bên mình một cái walkman bật một loại nhạc dân ca của người Dao rất lạ nghe có vẻ thích thú khiến tôi nhớ mãi.

battramdao
08-04-2010, 10:32
Nhân đây, xin đăng lại một câu truyện có liên quan tới thung lũng Đường Thượng này.

Cột đá hành hình và những bí ẩn chưa có lời giải


https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/75012509-29123_cot-da-1.jpg


Chẳng biết chuyện thật hay hư, chỉ biết rằng cây cột đá đó đến ngày nay vẫn tồn tại, như một minh chứng sống động nhất tố cáo bản chất ác độc của một số thổ ty, quan lang ngày xưa.
Đêm ở cao nguyên đá Hà Giang lạnh và heo hút. Bóng tối đặc quánh, như có thể dùng dao xắt được ra từng mảnh. Bên những chén rượu ngô uống mãi vẫn thấy ngọt, chúng tôi được các cụ già ở xã Đường Thượng, huyện Yên Minh kể cho nghe những truyền thuyết về cây cột đá giết người của một thổ ty từng cai quản vùng này cách nay hơn 200 năm, có tên gọi Sùng Chúa Đà. Dinh cơ của thổ ty Sùng Chúa Đà đến nay chỉ còn là phế tích.

Bà Dương Thanh Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Giang, người trực tiếp lên Đường Thượng đưa cây cột đá này về trưng bày, cho biết khi các cán bộ bảo tàng tìm đến thì phát hiện cây cột đá này nằm đổ trên một nương đá, cách UBND xã Đường Thượng vài trăm mét. Người dân vùng này “căm thù” cây cột đá ấy nên hò nhau đẩy đổ. Vì nó nặng quá chứ không thì họ cũng khiêng ném xuống sông xuống suối rồi. Vận chuyển nó về Bảo tàng Hà Giang được cũng là cả một vấn đề. Đó là một tảng đá nguyên khối, cao 1,90m, đường kính 60 cm. Thật may là họ gặp một đội xây lắp đang dựng cột điện ở đây. Bảo tàng đã thuê phương tiện của họ, dùng cẩu ba lăng kéo lê từng mét, qua mấy khúc suối mới đưa được cây cột đá ra đường ôtô.

Thế rồi cũng phải loay hoay đến ngót một ngày, nhờ đủ các “chuyên gia” chằng buộc cẩn thận thì “nó” mới được đưa về an toàn. Ở vùng cao này, xe ôtô đi được qua Cổng trời đã là một kỹ nghệ tuyệt đỉnh của các bác tài già, vậy mà còn chở cây cột đá thì phải có nghề lắm. “Nó” chỉ cần nhúc nhích thì cả người và xe mất hút dưới vực thẳm ngay lập tức.

Câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác, rằng xưa kia thổ ty Sùng Chúa Đà là một người rất khôn ngoan và khỏe mạnh. Trong một tiệc rượu, trai bản thách nhau ai nhảy qua được một cái khe sâu thì sẽ được bầu làm thổ ty. Không ngờ Sùng Chúa Đà nhảy thật. Không phải là nhảy mà là bay vù một cái đã sang bờ bên kia. Trai tráng kinh ngạc, đành phải giữ lời hứa, bầu ông ta là chúa đất. Trong tiếng Mông, Sùng Chúa Đà được hiểu là ông chủ vui tính. Nghĩa là từ một trò thách đố vui mà thành thật.

Tuy nhiên, lại có truyền thuyết nói rằng, Sùng Chúa Đà là một phù thủy, cú nhảy qua khe sâu của ông ta cũng là nhờ phép thuật mà thành. Sùng Chúa Đà còn từng biểu diễn màn ngậm súng kíp. Người hầu nhồi đầy thuốc nổ vào súng kíp để ông ta ngậm vào nóng súng, sau đó một người châm lưa vào ngòi nổ. Súng nổ đùng đoàng mà ông ta không bị làm sao. Từ đó, người dân vùng này càng nể sợ Sùng Chúa Đà hơn.

Sùng Chúa Đà cho người đục đẽo cây cột đá để làm phương tiện tra tấn những đôi trai gái yêu nhau, những kẻ vi phạm luật lệ do ông ta đặt ra. Đôi trai gái sẽ phải đứng áp mặt vào cột đá, hai bàn tay luồn qua hai lỗ tròn, và họ cứ phải đứng như thế trong tình trạng không có quần áo trên người. Tuy nắm được tay nhau nhưng họ không thể nhìn thấy mặt nhau. Cứ đứng như thế giữa trời, giữa đêm đông giá rét hay mưa gió bão bùng, người nào khỏe lắm thì trụ được đến ngày thứ ba, không thì chết vì đói khát, làm mồi cho thú dữ, cho kiến đốt hoặc là đối mặt với hàng trăm ngàn mối nguy hiểm khác.

Sùng Chúa Đà bắt họ phải chết một cách đau đớn như thế là vì truyền thuyết kể rằng, Sùng Chúa Đà có khá nhiều vợ, nhưng ông ta yêu nhất bà vợ thứ ba. Một lần phát hiện vợ ngoại tình với một nô bộc trong nhà, Sùng Chúa Đà điên tiết vì bị phản bội và đã cho người đẽo cây cột đá gấp để hành hình đôi “gian phu dâm phụ”.

Cũng có chuyện kể rằng, vì quá yêu người vợ này nên ông ta không bao giờ cho vợ đi chơi. Nhân một hôm ông ta ngủ say, người vợ này đã lén lút trốn đi chợ phiên. Sùng Chúa Đà vác dao ra đầu núi chờ sẵn, đến khi cô này cưỡi ngựa về qua đã bị ông ta chém chết.

Lại có truyền thuyết nói về cái chết của Sùng Chúa Đà như sau: Khi cô vợ bé bị ông ta giết chết, người nhà cô này không những không thù hận mà còn dẫn cô em gái của cô này đến nhà Sùng Chúa Đà, ngỏ ý được thay thế cô chị. Chúa đất đồng ý nhưng không ngờ đã bị rơi vào cạm bẫy của gia đình cô vợ bé. Khi tiệc cưới đang diễn ra thì có một nhóm người mang theo dao thớt đến nhà Sùng Chúa Đà, nói rằng do bên nhà vợ cử sang để làm cỗ, vì người Mông nấu cỗ không ngon. Sùng Chúa Đà mất cảnh giác đã bị chính nhóm người này dùng dao chém chết.

Đến nay, người Mông nơi đây vẫn tin rằng, oan hồn những người chết do bị hành hình ở cây cột đá này vẫn lẩn khuất, vì thế trai gái yêu nhau đi qua cây cột này sẽ nhanh chóng bỏ nhau, trâu bò có thai đi qua là bị trụy thai, thậm chí người khỏe mạnh đi qua về nhà bị ốm hàng tuần liền… Giờ thì cây cột đá đã được đưa vào khuôn viên Bảo tàng tỉnh Hà Giang./.

Theo Công an thành phố Hồ Chí Minh

battramdao
08-04-2010, 10:49
Đường Thượng là một thung lũng kéo dài khoảng 6km thì bị chắn bởi một dãy núi, nếu vượt qua dãy núi này thì sẽ đi sang thung lũng phía Lũng Tám của huyện Yên Minh, nơi có làng sản xuất lanh mà tôi đã vào thăm.

Giờ đây, màu xanh trù phú đến bất ngờ là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi. Đường Thượng có vẻ là 1 xã hoàn toàn của người Mông, khi bước chân vào thung lũng, tôi tự hỏi ngày xưa, liệu người Mông có phải trả giá bằng máu để có được thung lũng đẹp đẽ và trù phú giữa vùng núi đá khô cằn nơi đây hay không????.
Thung lũng này, vài chục năm trở về trước là những nương anh túc bạt ngàn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1158.jpg

Giờ đây, toàn bộ thung lũng được phủ một màu xanh của ngô

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1159.jpg

Nhà của người Mông nơi đây rất ngăn nắp và rộng rãi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1160.jpg

Con đường trung tâm được đổ bê tông phẳng phiu và sạch sẽ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1161.jpg

Ngô được trồng lẫn với đỗ tương để cải tạo đất và cây lanh

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1162.jpg

battramdao
08-04-2010, 14:54
Rời thung lũng Đường Thượng xinh đẹp, tôi lại tiếp tục hành trình tới Du Già. Đường tới Du Già khá đẹp với suối nước, núi cao hùng vĩ, vực sâu thăm thẳm tuy nhiên độ cao cũng giảm dần, đường ngày càng rộng hơn.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1163.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1164.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1165.jpg

Xuống dưới đây, bà con đã có thể trồng lúa nước vì nguồn nước dồi dào, làng bản cũng trù phú hơn, có ao để thả cá.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1166.jpg

Chẳng mấy chốc tôi đã đến trung tâm xã Du Già, buổi chiều trung tâm xã vắng tanh.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1168.jpg

Chợ Du Già mới được xây lại, khang trang và sạch sẽ, chợ họp vào sáng thứ 7 hàng tuần.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1167.jpg

battramdao
08-04-2010, 15:20
Đến đây thì điều tôi lo lắng đã trở thành thảm hoạ thực sự. Máy ảnh của tôi hết sạch pin dù trước đó tôi phải chụp bằng viewfinder cho đỡ tốn pin. Loanh quanh ở trung tâm xã Du Già một lúc, đổ thêm xăng, tôi lại lên đường định bụng sẽ kiếm một bản nào đó nằm giữa Du Già với Minh Ngọc để xin ngủ nhờ. Lúc này, trời cũng đã về chiều, nếu không tìm được chỗ ngủ thì tôi sẽ phải chạy đêm về Hà Giang nghỉ.

Nhưng thật hữu duyên, tôi chạy qua trung tâm xã Du Già khoảng 4km thì lại gặp một thung lũng tuyệt đẹp với một bên là núi cao, rừng nguyên sinh um tùm, một bên là nương cải dầu của người Dao. Máy ảnh hết pin, tôi đành lấy điện thoại di động ra chụp, chất lượng ảnh xấu thậm tệ nhưng có còn hơn không.

Đàn trâu đang gặm cỏ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0037A.jpg

Con trâu này thấy người lạ tới lãnh địa của mình nhìn tôi có vẻ nghi ngờ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0040A.jpg

Nương cải dầu vừa mới thu hoạch

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0038A.jpg

Nếu may mắn đi vào mùa hoa cải dầu, quang cảnh nơi đây chắc sẽ rất đẹp và rực rỡ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/20080330143002m1.jpg

Xa xa là rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0039A.jpg

Bản cũng ở ngay gần nương cải dầu

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0041A.jpg

Sau khi thu hoạch, bà con đốt luôn thân cây để làm phân bón tạo nên một màn khói mờ ảo.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0044A.jpg

Gần đó có mấy chị người Dao đang chăn bò, tôi ra làm quen rồi hỏi xin ngủ nhờ một đêm. Một chị vui vẻ đồng ý, bảo tôi cứ đi về bản trước rồi chị sẽ đuổi bò về theo sau.

battramdao
08-04-2010, 15:45
Một số thông tin về cây cải dầu nơi đây

Cây cải dầu, hướng đi mới trong sản xuất vụ Đông - xuân ở 4 huyện vùng cao

Bao đời nay, người dân 4 huyện vùng cao núi đá mong mỏi tìm đượcgiống cây trồng mới, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt để sản xuất trong vụ Đông - xuân nhằm nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo.

Đáp ứng nguyện vọng của bà con, vụ Đông - xuân năm nay, tỉnh ta đã triển khai Chương trình trồng thí điểm cây cải dầu tại 4 huyện vùng cao núi đá. Với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành cùng sự vào cuộc tích cực của bà con, Chương trình trồng cây cải dầu đang đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, hứa hẹn cây trồng triển vọng trong vụ Đông - xuân trên vùng đất khó.
Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước, khô hạn nên đa phần ruộng, nương trên các huyện vùng cao bỏ không trong vụ Đông - xuân. Cuộc sống của bà con chỉ trông chờ vào diện tích ruộng, nương vụ Mùa. Do đó cuộc sống đã khó khăn lại không có điều kiện để nâng cao thu nhập, việc vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp càng khó khăn hơn. Mơ ước của bà con bao đời nay đó là nhờ các cấp, các ngành tìm cho vùng cao giống cây trồng mới, phù hợp với điều kiện đồng đất, khí hậu lại có giá trị kinh tế, đầu ra ổn định để nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo. Đây không chỉ là ước vọng của người dân vùng cao mà cũng là nỗi trăn trở của lãnh đạo tỉnh nhà. Vì lẽ đó, vụ Đông - xuân năm nay, tỉnh ta đã triển khai Chương trình trồng cây cải dầu tại các huyện vùng cao núi đá nhằm tạo thành vùng trồng cây nguyên liệu để sản xuất dầu thực vật. Cây cải dầu được người dân nơi đây trồng từ nhiều năm nay, tuy nhiên do chưa có đầu ra ổn định nên bà con chỉ trồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chứ chưa nhân ra diện rộng. Mặt khác, nhiều năm trước, tỉnh cũng đã trồng thí điểm và khẳng định cây cải dầu có thể sinh sống, phát triển tốt trong vụ Đông - xuân ở nhiều địa phương tại 4 huyện vùng cao núi đá. Những yếu tố đó đã giúp tỉnh có cơ sở để xây dựng, triển khai Chương trình trồng cây cải dầu với mục tiêu tìm cây trồng phù hợp, giúp bà con vùng cao xoá đói giảm nghèo.
Bước vào triển khai, thực hiện, Chương trình trồng cây cải dầu đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Điều đó thể hiện qua nhiều chuyến thăm, kiểm tra thực tế tại các địa phương đang triển khai trồng cây cải dầu tại các huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Chúng tôi được tháp tùng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất đi thăm các địa phương triển khai Chương trình trồng cải dầu ở xã Du Già (Yên Minh); Niêm Sơn, Tát Ngà (Mèo Vạc); Phố Là (Đồng Văn). Đến địa phương nào, cá nhân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng trực tiếp xuống chân ruộng trồng cải dầu để nắm bắt tình hình thực tế, động viên bà con nông dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con. Đồng thời động viên, chỉ đạo chính quyền địa phương quan tâm, triển khai tốt Chương trình, khi thực hiện thành công các địa phương không chỉ tìm được cho mình cây trồng mới, có giá trị kinh tế trong vụ Đông - xuân mà còn nâng cao thu nhận trên một đơn vị diện tích, góp phần nâng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Đối với ngành Nông nghiệp, việc triển khai Chương trình trồng cây cải dầu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong vụ Đông - xuân năm nay. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình được thực hiện từng bước dựa trên cơ sở khoa học thực tiễn. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cho biết: “ Quan điểm của ngành đối với Chương trình trồng cây cải dầu đó là lấy hiệu quả kinh tế đặt lên hàng đầu, do đó trong quá trình thực hiện phải đảm bảo từng bước đầu tư trồng trên cơ sở khoa học thực tiễn gắn với cơ chế thị trường nhằm đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế, xoá đói, giảm nghèo lâu dài, bền vững”. Từ quan điểm, mục tiêu đó, ngành đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho các địa phương thực hiện kỹ thuật trồng, điều chỉnh cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống cây phù hợp. Cùng với đó, phân công cán bộ kỹ thuật của Sở xuống phối hợp với các huyện vận động, hướng dẫn người dân trồng cải dầu theo đúng thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật cũng như nắm bắt tình hình để báo cáo thường xuyên với tỉnh. Chính quyền các xã cũng đã tuyên truyền, vận động bà con hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của Chương trình trồng cải dầu đối với sự phát triển chung của địa phương cũng như ý nghĩa đối với gia đình mình. Do đó mỗi người dân nằm trong vùng triển khai trồng cải dầu đều đồng tình hưởng ứng, tích cực phối hợp, tham gia trồng, chăm sóc. Đồng chí Nguyễn Công Tuệ, Chủ tịch UBND xã Du Già cho biết: “Vụ Đông - xuân này, xã được giao trồng 20 ha cây cải dầu, đây là cây trồng mới nên xã đã tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động, đó là cắt cử cán bộ trực tiếp xuống từng hộ gia đình nói cho bà con hiểu. Bước đầu bà con chưa nghe vì đó là là cây trồng mới, nhưng vận động nhiều thì bà con cũng đồng tình ủng hộ, tự đăng ký diện tích trồng với xã và nhiệt tình phối hợp với cán bộ kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc. Qua đó xã đã hoàn thành 20 ha theo kế hoạch”.
Nhờ sự quan tâm của tỉnh, ngành chức năng cùng sự đồng thuận của bà con, Chương trình trồng cải dầu đã đạt được những kết quả ban đầu đáng mừng. Tổng diện tích gieo trồng trong vụ Đông - xuân năm này đạt 210 ha, trong đó Đồng Văn trồng 60 ha; Yên Minh, 50 ha; Mèo Vạc, 65 ha; Quản Bạ 35 ha. Hai giống cải được trồng trong vụ này đó là giống cải Miên dầu số 16; giống Hyola 61. Tại các huyện, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật thường xuyên cắt cử cán bộ xuống địa bàn theo dõi sát sao sự sinh trưởng và phát triển cũng như tình hình dịch bệnh của cây. Do đó diện tích cây cải dầu trên địa bàn đang sinh trưởng, phát triển tốt, tuy nhiên do điều kiện thời tiết đầu vụ quá khô hạn nên một số diện tích cây không có khả năng phát triển. Theo báo cáo tiến độ trồng cải dầu của Sở NN- PTNT, diện tích cây cải Miên sinh trưởng, phát triển tốt, cây đã phân ngồng, có từ 40 đến 60% số cây đã có hoa. Mức độ phân hoá ngồng hoa từ cành cấp 1 đến cành cấp 2 thấp, trung bình mỗi cây có từ 4 đến 6 cành hoa cấp 2. So với giống cải Miên, giống Hyola 61 khả năng chống chịu hạn kém hơn, cây sinh trưởng, phát triển chậm hơn, phân hoá ngồng hoa không đồng đều. Đến nay diện tích trồng giống cải này đã phân ngồng, có từ 20 đến 40% cây đã có hoa…Sâu bệnh hại như rệp, sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy cũng đã xuất hiện cục bộ những cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn bà con phun thuốc phòng trừ, ngăn chặn kịp thời. Với sự phát triển thực tế, việc thu hoạch cây cải dầu.
Ngoài việc triển khai trồng cải dầu, tỉnh cũng quan tâm đến vấn đề thu mua sản phẩm cho bà con. Vừa qua, UBND tỉnh đã họp với lãnh đạo các ngành chức năng, 4 huyện vùng cao núi đá và Công ty TNHH Đông Thành để bàn bạc, thống nhất một số nội dung về việc tiêu thụ sản phẩm cải dầu. Công ty TNHH Đồng Thành xây dựng Dự án chế biến hạt cải dầu, đồng thời phối hợp với các huyện bao tiêu toàn bộ sản phẩm của người dân theo giá thị trường. Công ty cũng sẽ nhận được sự quan tâm từ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh trong quá trình xây dựng, thực hiện Dự án.

Như vậy, việc trồng cải dầu cũng như thu mua sản phẩm đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, các cấp, các ngành, người dân trồng cải tiếp tục quan tâm, chăm sóc để diện tích trồng cải dầu đạt được những mục tiêu, ý nghĩa đề ra, làm cơ sở thực tế cho tỉnh tiếp tục triển khai quy hoạch mở rộng diện tích, đưa cây cải dầu đến với mục tiêu của tỉnh đó là cây xoá đói, giảm nghèo cho người dân vùng cao núi đá.

Theo Báo Hà Giang điện tử

battramdao
08-04-2010, 20:34
Về đến nhà chị người Dao, tôi rất sửng sốt trước cơ ngơi của nhà chị. Một ngôi nhà sàn rộng khoảng 100m2, với hệ thống chuồng trại được bố trí rất ngăn nắp quy củ, có ao thả cá quây xung quanh rất khoa học và nên thơ.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0102A.jpg

Ngồi hỏi chuyện mới biết chị tên là Lý Thị Tày còn anh tên là Phàn Văn Hòm. Bản này gọi là bản Lũng Đàm, nhà chị Hòm nằm ở độ cao 828m.

Khu chuồng lợn được đặt trên mặt ao cá

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0101A.jpg

Ao cá được thiết kế rất mỹ thuật

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0104A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0096A.jpg

Bên ngoài nhà

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0051A.jpg

Đây là một ngôi nhà sàn rất truyền thống của người Dao. Tầng trên để ở, dưới gầm là chỗ chăn nuôi gia súc.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0049A.jpg

Ngôi nhà làm 100% bằng gỗ dổi

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0094A.jpg

battramdao
08-04-2010, 21:16
https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0097A.jpg

Có một con cào cào tre dựng ngoài sân

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0058A.jpg

Sàn nhà được lát bằng gỗ tấm rộng khoảng 40cm, dài 4m, dày 3cm, phẳng lì, lên nước nhẵn bóng.
Chính giữa nhà là bếp lửa, phía trên là gác bếp.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0070A.jpg

Giống người Dao ở Xuân Sơn, Phú Thọ, bếp lửa là nơi trang trọng nhất và dùng để tiếp khách, sum họp gia đình.

Gác bếp của người Dao cũng gần giống cái tủ lạnh của người thành phố dùng để bảo quản thức ăn, đồ dùng thậm chí là hạt giống.
Một món ăn rất phổ biến của người Dao là thịt lạp. Đây là loại thịt hun khói, để càng lâu càng ngon, dễ chế biến, hợp khẩu vị với tất cả mọi người. Cách làm thịt lạp đơn giản, nhưng đòi hỏi phải kỹ lưỡng. Khi con lợn được phanh ra, người ta xả khổ thịt theo dọc xương sườn, mỗi rẻ xương sườn một khổ bỏ lên nia xát muối (nếu là loại muối có trộn i ốt thì phải rang kỹ, giã nhỏ), bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá chuyên dùng để ướp thịt, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp.

Vừa vào nhà chị Hòm tôi đã tia thấy xâu thịt lạp đang treo lủng lẳng trên gác bếp

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0068A.jpg

Còn đây là gác bếp

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0069A.jpg

Và chân dung của nữ Bồ Tát

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0063A.jpg

pluto22027
09-04-2010, 01:03
[QUOTE=battramdao;178521]


Giá đỗ tương, món này không thấy có ở Hà Nội, không biết ăn có ngon không

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_1071.jpg

Món giá đỗ tương này mình đã ăn bên TQ (khá phổ biến) nhưng khẩu vị vẫn ko thể hợp :)

battramdao
09-04-2010, 09:35
Tôi vào nhà ngó nghiêng một vòng , quả thật là ngôi nhà sàn này quá xa xỉ so với dân Hà Nội như tôi. Nếu bê nguyên cả dinh cơ này về mà đặt ở Hà Nội thì không biết giá bao nhiêu tỷ.
Lòng nhà hơi rộng cho một gia đình ở (khoảng 100m2), có 1 bộ bàn ghế gỗ để tiếp khách (theo kiểu miền xuôi), 2 giường ngủ cho khách khứa, phòng ngủ của anh chị Hòm được quây kín bằng ván gỗ cũng giống kiểu nhà đồng chí Cơ ở bản Lao Sang.
Sát mái nhà là hệ thống gác xép để chứa đồ bao gồm thóc lúa, ngô, thóc giống dự trữ... có thang lên đàng hoàng và được sắp xếp rất quy củ.
Nhà anh chị Hòm đã có điện lưới, có TV với truyền hình vệ tinh, đèn neon để thắp sáng và anh Hòm cũng mới sắm điện thoại di động để liên lạc.
Nhìn chung, nhà anh chị Hòm thuộc diện tương đối khá giả tuy nhiên vẫn mang đậm tính truyền thống và những nét văn hóa của người Dao.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0072A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0077A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0075A.jpg

Đối diện với bếp lửa sát vách nhà là bàn thờ của gia đình. Ngày trước, người Dao thường thờ Bàn Vương với tranh thờ tuy nhiên giờ đây họ đơn giản thờ tổ tiên và các bậc thần linh để mong an lành cho gia đình. Trên bàn thờ có 2 câu đối chữ hán hai bên và đặc biệt có 2 cuốn sách bằng chữ Hán làm bằng giấy bản viết tay.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0073A.jpg

battramdao
09-04-2010, 09:36
Rất tiếc là tôi không biết chữ Hán nên không đọc được nội dung của 2 cuốn sách nhưng chắc chắn nó chứa đựng nhiều điều thú vị và văn hóa tín ngưỡng của người Dao.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0087A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0084A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0082A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0081A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0079A.jpg

battramdao
09-04-2010, 10:38
Sau khi mang đồ đạc vào nhà chị Hòm, sắp xếp gọn ghẽ, tôi nhờ chị bắt cho một con gà để tối làm thịt cả nhà cùng ăn và không quên nói với chị cho tôi ăn thử món thịt lạp hấp dẫn, chị vui vẻ đồng ý đi chuẩn bị đồ ăn.
Tôi tranh thủ đi lang thang ngắm nghía khắp bản Lũng Đàm trước khi trời tối. Bản này các gia đình ở khá thưa nhau, nhà này cách nhà kia khoảng một hai trăm mét.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0100A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0095A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0092A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0091A.jpg

Một dòng suối nhỏ cung cấp nước cho cả bản

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0110A.jpg

Bà con ở đây sống chủ yếu bằng làm nương, trồng cải dầu và chăn nuôi bò

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0107A.jpg

Hoàn toàn không thấy có hiện tượng săn bắn thú rừng hay khai thác lâm sản nơi đây, cả một khu rừng nguyên sinh cạnh bản vẫn còn nguyên.

thocnep
09-04-2010, 13:18
[QUOTE=battramdao;179427]Rất tiếc là tôi không biết chữ Hán nên không đọc được nội dung của 2 cuốn sách nhưng chắc chắn nó chứa đựng nhiều điều thú vị và văn hóa tín ngưỡng của người Dao.
Đó là sách dùng để tính lịch, xem ngày tháng tốt xấu và một số quy định thuộc về phong tục tín ngưỡng của người Dao. Mình đã đọc tài liệu nói về những cuốn sách này nhưng chưa được thấy cuốn sách như trong ảnh bao giờ. Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Giá mà chụp bằng máy ảnh cho rõ và nét hơn nhỉ

battramdao
09-04-2010, 14:17
[QUOTE=battramdao;179427]Rất tiếc là tôi không biết chữ Hán nên không đọc được nội dung của 2 cuốn sách nhưng chắc chắn nó chứa đựng nhiều điều thú vị và văn hóa tín ngưỡng của người Dao.
Đó là sách dùng để tính lịch, xem ngày tháng tốt xấu và một số quy định thuộc về phong tục tín ngưỡng của người Dao. Mình đã đọc tài liệu nói về những cuốn sách này nhưng chưa được thấy cuốn sách như trong ảnh bao giờ. Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Giá mà chụp bằng máy ảnh cho rõ và nét hơn nhỉ

Vâng, 2 cuốn sách này khá dầy và họ rất quý, tôi phải nói khéo mới mượn được họ để chụp ảnh rồi lại treo vào chỗ cũ ngay ngắn. Giá mà máy ảnh của tôi không hết pin thì sẽ chụp được đầy đủ và rõ nét hơn.

battramdao
09-04-2010, 14:53
Từ phía dưới nhìn lên nhà chị Hòm, ngôi nhà nằm trên một sườn dốc khá cách biệt.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0113A.jpg

Bà con ở đây đặc biệt rất thân thiện với tôi cũng giống bà con người Dao ở Bến Thân, Phú Thọ. Ai gặp tôi cũng chào hỏi, mời vào nhà chơi, vui vẻ trả lời những câu hỏi của tôi, thậm chí còn sẵn sàng mời cơm. Lũ trẻ cũng rất ngoan và đáng yêu, luôn chỉ trỏ cho tôi xem cái nọ cái kia.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0123A.jpg

Nhìn chung, cuộc sống ở đây rất khấm khá, nhà nào cũng có vẻ sung túc, nhà cửa khang trang, có ao cá, vườn rau, lợn bò đầy chuồng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0121A.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0122A.jpg

Một đàn lợn con rất đáng yêu

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0116A.jpg

battramdao
09-04-2010, 14:58
Tôi bắt gặp một bà mẹ rất trẻ đang địu đứa con nhỏ trên lưng ngồi sang sảy gạo. Hình ảnh sao mà đẹp thế không biết, tiếc là không có máy ảnh ở trong tay.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0119A.jpg

Một đứa bé vô cùng đáng yêu đứng ngó tôi, tôi dùng điện thoại chụp nghịch ngợm một kiểu, trông cũng vui.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0125A.jpg

Dòng suối trong vắt chảy quanh co trong bản

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0126A.jpg

battramdao
09-04-2010, 16:14
Đi loanh quanh một lúc thì trời tối hẳn, giờ này gà bắt đầu lên chuồng để bắt làm thịt. Tôi quay trở về nhà chị Hòm xem có phải giúp gì không.
Về đến nhà thì thấy anh Hòm cũng đã về, rất may là chị Hòm cũng biết nội trợ nên tôi không phải làm gì cả, tôi vào ngồi cạnh bếp lửa nói chuyện với anh Hòm. Anh Hòm rất hiền và ít nói, anh cho biết nhà anh có 3 đứa con, con gái lớn đã đi lấy chồng, 1 thằng con trai năm nay 18 tuổi đang chuẩn bị lấy vợ, một đứa nhỏ đang đi học. Chị Hòm năm nay mới 39 tuổi nhưng đã lên chức bà, hai anh chị ngang tuổi nhau. Ở đây vẫn còn tục mua dâu, anh Hòm cho biết ngày trước anh "bán" con gái đi làm dâu được 12 đồng bạc, không rõ quy đổi ra tiền là bao nhiêu vì không ai bán cả mà chỉ dùng đồng bạc để cưới xin. Năm tới nếu con trai anh đi lấy vợ, nhà anh sẽ phải mua dâu mất 20 đồng bạc.
Con trai ở đây vẫn còn tục cấp sắc, cứ trên 10 tuổi là phải làm, nếu không sẽ bị coi là chưa trưởng thành.

battramdao
09-04-2010, 16:29
Nhân đây lại nói thêm về lễ cấp sắc của người Dao

Cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông Dao. Lễ cấp sắc cũng tương tự như lễ thành đinh của một số dân tộc khác. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành, được làm nghề cúng bái và được giao tiếp với cõi âm. Lễ cấp sắc có nhiều bậc: 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn.
Ông thầy trong lễ cấp sắc phải chọn thầy cao tay, ngày tháng cấp sắc được chọn rất cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ trong các bản sắc. Việc cấp sắc trong gia đình được tuân thủ từ trên xuống dưới. Buôỉ lễ cấp sắc có thể làm thủ tục cho một người hoặc vài người cũng được nhưng phải là số lẻ. Người đàn ông có vợ thường là những người được cấp sắc, tức là để được coi là người đàn ông trưởng thành bắt buộc phải qua lễ cấp sắc.
Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã, đây là nghi thức thông thường được diễn ra trong lễ cấp sắc của người Dao. Bậc 2 họ được cấp 7 đèn và 72 binh mã và cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Nhón Dao Tiểu Bản thường chỉ cấp sắc ở 2 mức độ: 3 đèn và tẩu slai hoặc 7 đèn trở lên ( đối với nhóm Đại Bản) thì người đàn ông Dao mới trở thành thầy cúng. Thầy cúng có 2 cấp: Sài có là người theo thầy để giúp và học việc; sài tía là người đã trải qua lễ cấp sắc 3 đèn hoặc 7 đèn.
Việc đầu tiên của lễ cấp sắc là gia chủ phải làm cơm, rượu cúng báo tổ tiên về việc chuẩn bị và hẹn thời điểm tiến hành lễ cấp sắc. Sau đó phải nuôi 2 con lợn 1 đực 1 cái chuẩn bị cho việc cúng bái trong lễ cấp sắc . Ngoài ra phải chuẩn bị lợn, gà, rượu, gạo…để làm cỗ và vài trăn nghìn tiền mặt để bồi dưỡng thầy. Thường là một lễ cấp sắc 3 đèn thì cần 3 thầy, 7 đèn thì 7 thầy. Ông thầy cả gọi là chí chẩu sai hoặc cô tàn sai, các thầy phụ gồm: dần chái, tình mình, pá tạn, tông tàn.
Ngày hành lễ cấp sắc thường được tiến hành vào những tháng cuối năm. Trước khi hành lễ , người cấp sắc phải kiêng khem một số thủ tục như: không được nói tục chửi bậy, không được quan hệ vợ chồng, không được để ý đến phụ nữ…. Thời gian tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn kéo dài từ 1 đến 2 ngày; cấp sắc 7 đèn kéo dài 3 đến 5 ngày.
Các nghi lễ chính trong lễ cấp sắc gồm lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên. các thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự, sau đó thầy cúng làm lễ khai đàn, nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ. Lễ thụ đèn , người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thày đốt đèn, đặt nến để làm lễ. Đặc biệt trong lễ cấp sắc là cấp đạo sắc cho người thụ lễ với 10 điều cấm và 10 điều nguyện, tại đạo sắc này tên âm của người thụ lễ được ghi luôn để khi chết về được với tổ tiên. Quan trọng nhất trong nghi lễ là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và bố đẻ. Sau đó các thầy sẽ dạy cho người thụ lễ một số điệu múa.
Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng rượu, lễ vật tạ ơn thần linh. Từ đây chàng trai thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.

Nguồn: Việt báo

Một vài hình ảnh sưu tầm về lễ cấp sắc của tác giả Nguyễn Trường Giang


Các chàng trai người Dao Lùng Tao nhân vật chính của buổi lễ cấp sắc cho người trưởng thành

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/1243224922_img.jpg


Chuẩn bị váy áo, đồ lễ cho lễ cấp sắc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791593_2.jpg

Đồ lễ cúng cấp sắc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791595_3.jpg

Những đồ nghề của thầy mo cúng trong lễ cấp sắc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791599_4.jpg

Thầy "Mo nhất" Người quan trọng của buổi lễ cúng cấp sắc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791601_5.jpg

Thầy " Mo nhị" người trợ giúp đắc lực của thầy mo nhất trong lễ cúng

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791605_6.jpg

battramdao
09-04-2010, 16:35
Thầy "Mo tam" thầy này có nhiệm vụ cúng chúng sinh tà ma cho hai thầy mo Nhất và Nhị làm lễ

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791609_7.jpg

Lễ cúng được bắt đầu

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791613_8.jpg


Các thiếu nữ phục vụ buổi lễ cấp sắc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791615_9.jpg

Lễ cúng đang diễn ra rất gay cấn

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791618_10.jpg

Bài cúng thần rừng trong lễ cấp sắc của người Dao

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791621_11.jpg

battramdao
09-04-2010, 16:37
Các thiếu nữ làm duyên trong lễ cấp sắc

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791623_12.jpg

Hai chú bé này hôm nay được thầy mo và dân bản làm lễ cấp sắc để trở thành người "lớn", vậy là các chú có quyền được có "bạn gái" ngay sau lễ cấp sắc!

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791625_13.jpg

Bao giờ thì đến luợt cháu làm lễ cấp sắc hả bà?

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/images1791627_14.jpg

homeless man
09-04-2010, 16:52
... anh Hòm cho biết ngày trước anh "bán" con gái đi làm dâu được 12 đồng bạc, không rõ quy đổi ra tiền là bao nhiêu vì không ai bán cả mà chỉ dùng đồng bạc để cưới xin. Năm tới nếu con trai anh đi lấy vợ, nhà anh sẽ phải mua dâu mất 20 đồng bạc.

Tớ có một ít thông tin thế này: đồng bạc trắng hoa xòe do người Pháp đưa vào Việt Nam và rất thông dụng đối với các dân tộc Tầy, Nùng, Dao, H'mong... ở vùng cao vì ở đó chủ yếu là trao đổi hàng và dùng đồng bạc này để mua, bán đăc biệt là trong thách cưới:)). Đồng bạc hoa xòe một mặt có chữ: "INDO-CHINE FRANCAISE", ở giữa có chữ "PIASTRE DE COMMERCE" nặng 27g; mặt kia có chữ "REPUBLIQUE FRANCAISE", tượng Nữ thần tự do và năm phát hành. Năm càng cũ thì càng quý, giá càng cao. Còn một đồng nhỏ hơn, loại 21g.

Năm 2006 tớ mua được một đồng 27g phát hành năm 1728 (cách nay gần 300 năm), giá 120K đồng. Sau nghe nói giá cao hơn 180-200K nhưng không còn để bán hoặc là bạc giả.

Như vậy, có thể nói lễ 20 đồng bạc trắng là không lớn (khoảng 4 triệu). So với đám cưới người Tày bây giờ thì riêng tiền mặt đã là 6-7 triệu (vùng Tuyên Quang-Bắc Kạn).




Con trai ở đây vẫn còn tục cấp sắc, cứ trên 10 tuổi là phải làm, nếu không sẽ bị coi là chưa trưởng thành.

Cấp sắc-tiếng Dao có nghĩa là lên chức. Nhà giầu, nhiều tiền nhiều lợn thì làm 7 đèn, nhà thường thì làm 3 đèn và mỗi người Dao (cả nam và nữ) trước khi chết phải làm (ít nhất) một lần trong đời. Để tiết kiệm, có khi họ kết hợp cả vợ chồng làm luôn một lượt. Tớ đã được tham dự một lễ Cấp sắc như vậy của người Dao Đỏ và được mời ăn xôi, thịt lợn cũng như chụp được một số ảnh tư liệu. Đám lễ phải có ít nhất 3 ông thầy tào thay nhau cúng trong 3 ngày. Có thể Người Dao ở mỗi nơi có sự khác nhau. Và ngay cả tiếng nói giữa các loại Dao cũng không giống nhau. Tớ nói được một chút tiếng Dao Đỏ, nhưng khi lên Lạng Sơn nói với người Dao Thanh Y thì họ chỉ hiểu cỡ 30%.

Xưa nay mọi người qua Mậu Duệ-Du Già chỉ thấy kể đường khó đi. Nếu biết có người Dao ở nhà sàn như này thì tớ đã chạy vào nghía cái chứ không chạy về xem Căng Bắc Mê trong chuyến đi lần trước. Thôi lần sau đi qua đây rất khoát phải ngủ lại một đêm với bà con=)).

battramdao
09-04-2010, 16:55
Quay lại câu chuyện của tôi với anh Hòm, anh nói ở đây toàn người nhà họ hàng cả, mọi người sống rất bình yên và hòa thuận. Tôi cũng thấy mọi người sang nhà nhau chơi rất vui, ở đây, mọi người quan hệ với nhau rất trong sáng, ai có việc gì cần giúp là họ giúp nhau ngay, không hề tính đến công sá gì cả.
Nhìn thấy anh cu con út nhà anh Hòm nằm nhăn nhó, tôi hỏi cháu bị làm sao vậy, anh Hòm nói nó bị lên cái nhọt ở bụng, phải nghỉ học mất mấy hôm nay. Tôi tới gần và bảo thằng bé vạch áo xem thế nào, cu cậu kéo áo lên thì tôi thấy quả là có một cái nhọt to tướng ở bụng nhìn rất thương. Tôi thì không phải bác sỹ nên cũng chẳng biết làm thế nào, có điều ngày xưa bé tôi cũng bị lên nhọt mãi, chỉ biết lấy kinh nghiệm ngày xưa của mình giúp thằng bé được phần nào.
Tôi mở ba lô lấy túi cứu thương, dùng cồn y tế lau sạch cái nhọt, rồi sau đó lấy nhiều gạc tiệt trùng băng kín bên ngoài để thấm mủ và giữ cho sạch sẽ. Sau đó tôi đưa hết toàn bộ số cồn y tế, băng gạc mang theo cho anh Hòm, dặn anh hàng ngày làm như tôi vừa làm và đưa thêm cho anh 1 lọ vitamin tổng hợp để thằng bé uống cho mát, tăng sức đề kháng, một lọ thuốc giảm đau để uống nếu đau quá không ngủ được. Tôi cũng dặn kỹ anh là nếu thấy thằng bé sốt cao thì phải chở đi ngay bệnh viện, không được chậm trễ.
Xong xuôi thì chị Hòm cũng đã chuẩn bị xong cơm, có món gà luộc, canh bí ngô và món tôi hâm mộ nhất: thịt Lạp xào. Chị Hòm cũng nói, vì mùa này đang giáp hạt nên không có rau xanh, bảo tôi ăn tạm vậy. tôi cám ơn chị và nghĩ bụng, thế này là quá tươm rồi, nhìn đĩa thịt lạp xào mà nuốt nước bọt ừng ực.

homeless man
09-04-2010, 17:15
Những bức ảnh bạn trích dẫn ở trên về người Dao Lùng Tao-Vị Xuyên, bọn tớ đơn giản chỉ gọi họ là Dao Áo dài, trang phục và phong tục rất khác với người Dao Đỏ. Và cả cái lễ Lên chức kia nữa cũng có rất nhiều điểm khác với cái tớ biết. Có mấy cái ảnh tớ chụp để bạn so sánh.


Dao Đỏ-Chợ Đồn-Bắc Kạn


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632zdczzjcyyj213505.jpeg

So sánh với người Dao Tiền có trang phục khác hẳn. Ảnh chụp tại Ngân Sơn-Bắc Kạn. Tuy nhiên đây chỉ là trang phục bình thường. Vì người Dao Tiền trang phục có những đồng xu kết với nhau thành vòng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632nwfmnmmxzj161945.jpeg

Người Dao Thanh Y (Dao áo xanh) chụp tại Đình Lập-Lạng Sơn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632yzjmytu3yt134603.jpeg

Các cô gái Dao Áo dài -Tuyên Quang luôn vắt vạt áo trước lên dây thắt lưng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201002144406ymuwy2y5mg212011.jpeg

Nói chung phong tục mỗi nơi mỗi khác nên mới cần phải đi. Nhất định lần sau có cơ hội sẽ qua Mậu Duệ-Du Già:))

battramdao
10-04-2010, 09:17
Chưa bao giờ tôi được ăn một bữa cơm ngon như vậy trong một không gian hoàn toàn mới, vừa có nét hoang sơ, vừa thấm đậm tình người, cái mà giờ đây đang trở nên ngày càng quý hiếm.
Gà ở đây khá đặc biệt, có đùi dài và nhỏ nhưng thịt rất chắc, dai thơm, và ngọt, không béo. Thịt lạp được rửa sạch sẽ cho hết muội than, bồ hóng rồi chặt nhỏ, xào với hành mà không cần cho thêm bất cứ loại gia vị gì. Hành ở đây cũng là loại hành tía, củ nhỏ nhưng rất thơm. Miếng thịt lạp sau khi được xào lên, bì thì dòn, mỡ thì trong vắt ăn sần sật mà không ngấy, thịt nạc thì mềm, ngọt và thơm mùi khói. Miếng thịt vốn đã được ướp muối nên khi xào lên ăn với cơm rất vừa miệng, không bị mặn.
Anh Hòm lấy chai rượu thóc nhà nấu ra đãi tôi, hai anh em vừa uống rượu, vừa hàn huyên trong không khí thật thân tình. Tôi làm một mạch 3 bát cơm với thịt lạp, thịt gà, chan canh bí ngô no căng cả bụng.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0127A.jpg

Ăn uống no say, cả nhà làm một ấm trà ngồi quanh bếp lửa nói chuyện đến 10 giờ đêm mới đi ngủ. Cảm giác được ngủ trong một ngôi nhà sàn của người Dao giữa núi rừng thế này tôi còn thấy thích thú hơn ngủ trong resort 5 sao.

battramdao
10-04-2010, 09:37
Sáng hôm sau, mọi người cùng dậy sớm. Chị Hòm đã nấu sẵn cơm cho tôi ăn sáng. Sáng nay chị đi làm nương giúp người trong bản. Cả nhà ăn sáng xong, chị lấy cơm gói vào lá chuối để mang lên nương ăn, tôi để ý thấy chị chỉ gói độc cơm không mà không mang theo một thứ đồ ăn nào khác, thậm chí là muối vừng. Với họ, việc ăn trưa dường như chỉ là để đỡ đói và không quan trọng lắm, một cách sống thật giản dị, đáng yêu.
Tôi cũng thu xếp hành lý sớm để lên đường. Chặng đường ngày hôm nay khá dài (khoảng 380km) để về Hà Nội sớm. Tôi chia tay anh chị Hòm trong sự bịn rịn, chị Hòm nhắc đi nhắc lại với tôi, "bao giờ qua đường nhớ vào nhà chị chơi nhé". Tôi cám ơn mọi người và nổ máy, rẽ làn sương xuống núi.
Đoạn đường từ Du Già về đến Minh Ngọc cảnh sắc rất đẹp, rừng nguyên sinh um tùm, đường cũng được trải nhựa phẳng phiu nên chẳng mấy chốc tôi đã đến trung tâm xã Minh Ngọc.

Minh Ngọc với dãy nhà sàn bằng bê tông cốt thép xây thành dãy hai bên đường.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0128A.jpg

Tôi qua Thị xã Hà Giang rồi đi dọc sông Lô thẳng về Tuyên Quang, sau đó theo quốc lộ 2C đi giữa một vùng trung du tuyệt đẹp về đến thị xã Vĩnh Yên. Đến 3 giờ chiều thì tôi đã qua cầu Thăng Long về Hà Nội, thay đồ, tắm rửa rồi ra 1A Láng Hạ uống bia với các anh em trong đội cào cào.
Đây thực sự là một chuyến đi gặp nhiều may mắn của tôi, được trải nghiệm và hiểu ra thêm nhiều điều. Mặc dù đã gần 2 tuần trôi qua nhưng đến hôm nay, dư âm của chuyến đi vẫn còn hừng hực trong tôi. Sau chuyến đi, tôi mới hiểu rõ hơn thế nào là các dân tộc anh em, thế nào là bản sắc văn hóa, thế nào là tình người, thế nào là giàu có, thế nào là hạnh phúc.

homeless man
10-04-2010, 11:24
Minh Ngọc với dãy nhà sàn bằng bê tông cốt thép xây thành dãy hai bên đường.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG0128A.jpg

Nếu bạn biết sao lại có những ngôi nhà lai căng, dở ông dở thằng ở hai bên đường kia ý chắc chắn bạn sẽ càng hiểu rõ hơn nữa "thế nào là bản sắc văn hóa, thế nào là tình người, thế nào là giàu có, thế nào là hạnh phúc". Nhưng thôi, những "chuyện vặt" đó tốt nhất là không nên biết vì nhân tình thế thái ở đâu mà chả thế:(.

voongsenh
10-04-2010, 18:05
Nếu bạn biết sao lại có những ngôi nhà lai căng, dở ông dở thằng ở hai bên đường kia ý chắc chắn bạn sẽ càng hiểu rõ hơn nữa "thế nào là bản sắc văn hóa, thế nào là tình người, thế nào là giàu có, thế nào là hạnh phúc". Nhưng thôi, những "chuyện vặt" đó tốt nhất là không nên biết vì nhân tình thế thái ở đâu mà chả thế:(.

Dạo này cụ không ló mặt ra đi nhậu nên cụ có nhiều câu Đắc nhân tâm quá.(c)...hum nào cụ không tĩnh tâm thì ới anh em đi nhậu tý đê (beer)


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=17123

Cày sâu cuốc bẫm tặng cụ người rừng này :D Con bò này cũng được mấy chục kg tái gàu đới cụ ơi :))

battramdao
10-04-2010, 20:48
Hôm nay tình cờ xem thread "Nối yêu thương trên những chặng đường... " của bạn ovuong, thấy 2 bức hình em bé Mông ở Đồng Văn thú vị quá.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_5736.jpg

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/IMG_5735.jpg

battramdao
10-04-2010, 20:55
Và cũng lại tình cờ tôi đọc được bài này

Những đứa trẻ 'con lai' ở Sa Pa

Cánh xe ôm ở Sa Pa nói, muốn biết ở đây có nhiều “con lai” như thế nào thì hãy chọn ngày cuối tuần, ngày của lễ hội. Thời điểm đó, trẻ con từ trong các bản ra thị trấn rất nhiều.

Hình ảnh những đứa trẻ tóc vàng thường thấy ở bản làng người Mông.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/t230373-2.jpg

Người dân sinh sống lâu năm ở Sa Pa, khẳng định họ chứng kiến nhiều trẻ em mặc dù mẹ là người dân tộc nhưng con thì “tóc vàng mắt xanh”, những đứa trẻ này hay lên thị trấn vào ngày cuối tuần vào các buổi chợ phiên. Họ gọi các cháu có đặc điểm như thế là “con lai”, mặc dù chưa có một bằng chứng thuyết phục.
Từ thành phố Lào Cai, du khách muốn lên Sa Pa phải vượt đoạn đường dốc hơn ba mươi cây số bằng xe buýt mấy chục chỗ ngồi. Thuỷ, một hướng dẫn viên du lịch khơi mào buổi nói chuyện, Sa Pa mùa này vắng khách, đêm trời trở lạnh. Mười giờ sáng, mà đoạn đường ngắn lên tâm điểm du lịch Sa Pa bao phủ bởi cơ man sương mù, dày đặc, trắng xoá, che kín cả lối đi.
“Con lai” đấy!
Hết mùa hè, khách lên du lịch Sa Pa cũng ít hơn, chủ yếu là du khách quốc tế trú ngụ trong những khách sạn cổ kính, hoặc nhà nghỉ rẻ tiền. Ngay trước cổng nhà thờ thị trấn, nhiều phụ nữ dân tộc Mông, Dao, Giáy mời khách mua quà lưu niệm.
Thử nói chuyện về “con lai”, một chủ quán nước ngay cạnh nhà thờ nói ở đây nhiều lắm. “Bây giờ không như ngày xưa, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Hôn nhân cũng thoải mái hơn. Có đứa trẻ con rất giống Tây, tóc vàng, da trắng còn mẹ của những đứa trẻ này thì da đen”, người chủ quán nước này, cho hay.
Cánh xe ôm ở Sa Pa nói, muốn biết ở Sa Pa có nhiều “con lai” như thế nào thì hãy chọn ngày cuối tuần, ngày của lễ hội. Thời điểm đó, trẻ con từ trong các bản ra thị trấn rất nhiều, gặp những đứa “con lai” tóc vàng là không hiếm. “Đấy, đứa bé mà người phụ nữ Mông địu sau lưng là con lai đấy, anh nhìn có giống “con lai” không”, chủ quán nước chỉ cho tôi. “Con lai”, theo cái chỉ tay của người phụ nữ này thì đó là một bé gái, tóc vàng, chừng hai tuổi. Mẹ của cháu, thật thà nói rằng bà là người dân tộc Mông, đến từ xã Hầu Thào gần đó.
Cũng người mẹ này, trả lời chồng bà cũng là người Mông. Bà không biết “con lai” là gì, rồi quay sang người bạn cùng xuống chợ phiên nói bằng thứ tiếng dân tộc, cười rưng rức rồi bỏ đi. Nếu chỉ nhìn “tóc vàng” mà khẳng định là “con lai”, có vẻ rằng hơi sớm, bởi trẻ con vùng núi cao này, suốt ngày đội nắng, tóc làm sao mà không vàng cho được!
“Sinh sống ở đây được sáu bảy năm, em biết ở Sa Pa có một số đứa trẻ lai Tây. Nhưng Tây tốt lắm, khi có con với phụ nữ dân tộc thì người ta không bỏ rơi con mình, nhưng do bà mẹ không cho đưa con ra nước ngoài nên hàng tháng họ vẫn gửi tiền về nuôi con”. Một nhân viên của công ty du lịch Lào Cai cho biết như vậy.
Nét đặc sắc của du lịch Sa Pa, hầu như hướng dẫn viên đều là người bản địa, phần lớn họ là phụ nữ. Và ở đây, những đứa trẻ sớm rời ghế nhà trường từ cấp tiểu học, cũng theo người lớn làm du lịch, bán đồ thổ cẩm và các vật dụng “cây nhà lá vườn”. Các em bé này nói tiếng Anh đủ để khách quốc tế phải ngạc nhiên. Chưa thể khẳng định kết quả của những “hợp đồng du lịch” ấy sẽ tạo ra kết quả là những đứa con mang hai dòng máu khác nhau, nhưng đó cũng chính là điểm khởi nguồn cho những mối tình “Mông — Tây”.
Nhiều sơn nữ dưới ngọn núi Hoàng Liên Sơn lên Sa Pa (Lào Cai) làm du lịch. Trong các chuyến hướng dẫn du khách nước ngoài tham quan, tình cảm nảy sinh và có những cuộc tình xuyên biên giới giữa phụ nữ người Mông với các chàng trai nước ngoài hình thành, rồi họ nên duyên chồng vợ. Và cũng ở vùng đất du lịch sôi động vào loại bậc nhất miền Bắc này, người ta đang rỉ tai nhau về những “đứa con lai”, giống người Tây như đúc.
Hàng ngày dẫn khách đi tham quan, hướng dẫn viên du lịch một công ty ở Sa Pa cho biết, người nước ngoài rất có cảm tình với phụ nữ người Mông, mỗi lần khách quốc tế hỏi họ là dân tộc gì, dù là người Dao, Giáy, họ cũng hay nhận là người Mông.
Khi đêm xuống, nhiều cặp tình nhân gồm chàng trai là người nước ngoài, và cô gái là người Mông mà dân bản địa hay gọi là cặp “Mông — Tây” hay ra quán đồ nướng ở trung tâm thị trấn Sa Pa ăn uống. “Trông họ rất tình tứ. Bằng cảm nhận thì mình nghĩ những đứa trẻ da trắng, tóc vàng, mắt xanh bắt gặp đâu đó ở vùng đất này đó là con lai. Nhưng chứng minh sự thật, thì khó lắm”, hướng dẫn viên này nói.
Người phụ nữ mang trang phục của đồng bào dân tộc Giáy có tên Vàng Vui, ở xã Tả Van không giấu giếm khi nói rằng, người Mông nói tiếng Anh rất giỏi nên người Tây chỉ thích lấy phụ nữ Mông. Theo những người sinh sống ở vùng đất du lịch này, càng đi vào những địa điểm nhiều khách du lịch tham quan như Hầu Thào, Cát Cát, thung lũng Mường Hoa thì dễ tìm ra những đứa trẻ con lai. “Chỉ có Tây “đi bộ”, Tây balô mới có con rơi, khách tử tế không ai làm vậy cả”, một người dân ở đây nói ý kiến của mình.
Phó giám đốc trung tâm văn hoá huyện Sa Pa, ông Giàng *** Gà, nói rằng mặc dù có con lai thật nhưng cơ thể của đứa con đó không trắng như người châu Âu. “Tôi biết có trường hợp con lai, nhưng sinh ra không giống ông bố mà giống người Mông cơ, không giống người Tây mà giống người ta”. Những ngày ở Sa Pa, nhiều khách du lịch chứng kiến cặp vợ chồng là người dân tộc, nhưng đứa con địu sau lưng người mẹ thì giống trẻ em nước ngoài không thể tả. Tóc bàng bạc, da trắng nõn, mắt cháu bé cũng thăm thẳm màu xanh. Tôi định lấy máy ảnh ghi lại khoảnh khắc này, nhưng lại thôi, bỏ đi bằng sự tiếc nuối. Đôi vợ chồng sau đó địu con đi về phía bãi Đá Cổ nằm ở thung lũng Mường Hoa. Ghi nhận về các trường hợp “con lai”, thật sự mới chỉ qua những lời kể.
Nguồn: Zin

battramdao
10-04-2010, 21:09
Và đây là câu trả lời của tác giả Trần Trúc Lâm

Nguồn gốc Miêu tộc

Về sau, nhiều nhà sử học đồng ý rằng trong thời cổ đại giống Hmong xuất phát từ châu Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia (Tây Bá Lợi Á), rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng-hà vài ngàn năm trước. Huyền thoại của dân tộc Hmong còn lưu truyền vẫn nhắc đến tổ tiên của họ vốn đã sống ở một vùng quanh năm tuyết phủ, băng giá, ngày và đêm kéo dài đến cả 6 tháng. Với người Hmong sống ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, chẳng hề thấy tuyết cho nên ngôn từ họ dùng để kể chuyện là "nước cứng" và "cát trắng mịn".
Số phận dân Hmong bắt đầu gắn liền với sử Trung quốc có thể vào khoảng từ 3000 trước TL đến 1200 trước TL.
Khoảng 2700 trước TL, những di dân từ Siberia đã đi dần xuống vùng trung thổ qua khu vực mà ngày nay gọi là Manchuria, Hà-bắc khi khí hậu ấm áp hơn cho phép, và người Hmong đã định cư tại lưu vực sông Hoàng-hà ở vùng thượng Hà-nam. Lúc bấy giờ đã có bộ tộc Hoa Yangshao chiếm cứ vùng Thiểm tây, Sơn tây và Hà nam cả ngàn năm trước. Bộ tộc này chỉ là bộ lạc miền núi chuyên về phá rừng du canh. Về sau bộ tộc Hoa Yangshao này hòa nhập với bộ tộc Hoa Lungshan chuyên về ruộng nước ở Sơn đông.

tam giac mach
11-04-2010, 18:01
"Tốt nhất bạn hãy liên hệ với khách sạn Hoa Cương tại Mèo Vạc để gọi điện hỏi họ là chính xác nhất, tuy nhiên tôi lại quên ko ghi lại số điện thoại của họ"

Thông tin về ks Hoa Cương này:
Quản lý ks: Phạm Thị Quyên, thị trấn Mèo Vạc, Huyện Mèo Vạc - Hà Giang
ĐT: 0219.3871888
0944.571.888

tam giac mach
11-04-2010, 18:35
Cấp sắc-tiếng Dao có nghĩa là lên chức. Nhà giầu, nhiều tiền nhiều lợn thì làm 7 đèn, nhà thường thì làm 3 đèn và mỗi người Dao (cả nam và nữ) trước khi chết phải làm (ít nhất) một lần trong đời. Để tiết kiệm, có khi họ kết hợp cả vợ chồng làm luôn một lượt. Tớ đã được tham dự một lễ Cấp sắc như vậy của người Dao Đỏ và được mời ăn xôi, thịt lợn cũng như chụp được một số ảnh tư liệu. Đám lễ phải có ít nhất 3 ông thầy tào thay nhau cúng trong 3 ngày. Có thể Người Dao ở mỗi nơi có sự khác nhau. Và ngay cả tiếng .
Tớ không biết thông tin về việc ở người Dao Lễ cấp sắc (một số vùng gọi là lễ Lập tỉnh) có ở cả nam cả nữ bạn có thể nói rõ hơn được không? Theo chỗ tớ biết thì lễ cấp sắc chỉ dành cho con trai. Đây là một buổi lễ để cộng đồng chấp nhận người đó đã trưởng thành, có quyền tham gia các hoạt động của bản làng (giống với lễ Thành Đinh của người Việt xưa). Tất cả con trai người Dao đều phải qua lễ cấp sắc (3 đèn) mới gọi là đã "lớn" nếu không vẫn chỉ là một đứa trẻ tuổi đời đã lớn và có gia đình....

haidt
20-04-2010, 00:17
Cấp sắc-tiếng Dao có nghĩa là lên chức. Nhà giầu, nhiều tiền nhiều lợn thì làm 7 đèn, nhà thường thì làm 3 đèn và mỗi người Dao (cả nam và nữ) trước khi chết phải làm (ít nhất) một lần trong đời. Để tiết kiệm, có khi họ kết hợp cả vợ chồng làm luôn một lượt. Tớ đã được tham dự một lễ Cấp sắc như vậy của người Dao Đỏ và được mời ăn xôi, thịt lợn cũng như chụp được một số ảnh tư liệu. Đám lễ phải có ít nhất 3 ông thầy tào thay nhau cúng trong 3 ngày. Có thể Người Dao ở mỗi nơi có sự khác nhau. Và ngay cả tiếng nói giữa các loại Dao cũng không giống nhau. Tớ nói được một chút tiếng Dao Đỏ, nhưng khi lên Lạng Sơn nói với người Dao Thanh Y thì họ chỉ hiểu cỡ 30%..

Người Dao chia ra làm 5 nhóm chính (Dao quần chẹt, dao thanh y, dao áo dài, dao đỏ và dao tiền) Người Dao là con cháu của Bàng Hồ. Và lễ cấp sắc hay còn gọi là lễ thành đinh, lễ Tủ Cải... Nhưng tất cả đều có 1 điều chung là lễ này dành cho Nam giới.
+ Con trai đến tuổi trưởng thành phải làm lễ này mới được dòng họ công nhận là người lớn, mới có tiếng nói trong dòng họ.
+Trong một gia đình phải làm lần lượt, nếu bố chưa làm thì con cũng chưa được làm, hoặc nếu nhà nghèo anh chưa làm thì e chưa được đến lượt.
+ Phụ nữ ko phải làm lễ này,
+ Các thầy cúng khi hành lễ thường mặc trang phục của người phụ nữ. (bởi trước đây thầy cúng là là phụ nữ nhưng do phụ nữ 1 tháng phải có ngày kiêng riêng nên dần dân nhiệm vụ cúng, làm lễ được chuyển giao cho nam giới)
+ Người đàn ông trụ cột của gia đình người Dao thường đọc được chữ Nho (theo tiếng Quan Hỏa) đó là sách cúng của mỗi gia đình.

Sơ lược về lễ Cấp sắc của người Dao theo tìm hiểu của em. E xin khẳng định phụ nữ Dao ko bao giờ làm lễ cấp sắc./.

Banker
21-04-2010, 23:06
Bác Battramdao cho tôi hỏi ngày mùng 10 âm này có buổi chợ phiên nào không? Mai tôi đi Hà Giang nên muốn đến một phiên chợ vùng cao nào đó để mua cân thịt thuê xào uống rượu ngay tại chợ giống như bác mô tả ấy. Thứ hai nữa là từ thị xã Hà Giang lên Đồng văn xa bao nhiêu km và xe con có bò lên được không? Lần trước tôi mới chỉ đến Quản bạ thôi nên lần này tôi muốn đi Đồng văn một chuyến. Thanks bác trước.

battramdao
22-04-2010, 00:12
Bác Battramdao cho tôi hỏi ngày mùng 10 âm này có buổi chợ phiên nào không? Mai tôi đi Hà Giang nên muốn đến một phiên chợ vùng cao nào đó để mua cân thịt thuê xào uống rượu ngay tại chợ giống như bác mô tả ấy. Thứ hai nữa là từ thị xã Hà Giang lên Đồng văn xa bao nhiêu km và xe con có bò lên được không? Lần trước tôi mới chỉ đến Quản bạ thôi nên lần này tôi muốn đi Đồng văn một chuyến. Thanks bác trước.

Tình hình là nếu đúng lịch thì chợ Lũng Phìn sẽ họp vào ngày 9 âm lịch (thứ 5), chợ Đồng Văn, chợ Mèo Vạc họp ngày 12 âm lịch (chủ nhật), chợ Phố Cáo, Xà Phìn, đều họp lùi nên phải gọi điện hỏi trên đó mới biết được lịch chính xác.
Từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn là 152km, cách đây 2 năm em đã lái Kia Morning đi một vòng Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mã Pì Lèng, Mèo Vạc rồi. Đợt vừa rồi thấy các anh em lái Matiz lên ầm ầm.
Chúc bác một chuyến đi vui vẻ.

Banker
27-04-2010, 17:38
Hôm 23 tôi đi lên Đồng Văn gặp buổi chợ phiên ở Quyết Tiến gần Quản Bạ ấy bác battramdao ạ. Tôi vào chợ và cũng gặp cánh đàn ông Mông ngồi la liệt uống rượu với thịt lợn, nhưng họ không cả thuê xào mà chỉ nhúng qua thịt vào cái nồi nước giống như kiểu bò tái ấy, nhìn khiếp luôn. Định giơ máy lên chụp nhưng đàn ông Mông uống rượu vào ánh mắt nhìn sắc lạnh như mắt con báo đang săn mồi, thấy lạnh hết cả sống lưng nên bỏ ngay ý định đó. Hà Giang có cái gì đó thật mê hoặc làm ngưởi ta không thể chán được dù thực sự mảnh đất này không có nhiều địa danh, di tích để hấp dẫn ngay từ đầu. Với tôi, một ngày rất gần đây thôi, tôi sẽ lại lê la trở lại miền đất đó.

battramdao
29-04-2010, 14:21
Thực ra người Mông cũng như các dân tộc khác rất hiền và thuần tính. Bác cứ chụp ảnh thoải mái, vào xin họ chén rượu, miếng thịt hòa nhập với họ rất vui. Hà Giang cũng có rất nhiều địa danh, di tích hay, có điều là ta chưa khám phá hết thôi. Chúc mừng bác,

rhapsodiant
29-04-2010, 14:38
chà, mấy bạn gái này tuyệt vời thật đấy:->

xuan_ngoc
11-12-2010, 09:47
Em xin phép copy cái ảnh đôi vợ chồng người Mông này nhé ,

Em cảm ơn anh

lionkingpfiev
10-01-2011, 21:28
Híc, đọc không ngừng nghỉ giờ mới xong. Đây là bản song tấu tuyệt vời của hai bạn, mặc dù có vài kẻ phá đám thiếu thiện chí. Cho mình hỏi tình hình sức khỏe của chủ topic thế nào rồi a ? Thực sự hi vọng bạn mau mạnh khỏe và trở lại diễn đàn đem theo những luồng gió mới, luồng gió xuất phát từ sự đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Mình cũng mới từ HG trở về, cảm giác phiên chợ vùng cao là điều chỉ có ở trong mơ đối với những người chỉ biết tới Metro hay BigC. Một phiên chợ hàng hóa đơn sơ, những con người cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, giữa một mùa đông lạnh cắt da cắt thịt nhưng sao ấm áp đến vậy, ấm áp bởi những nụ cười hồn nhiên, của nồi thắng cố bốc khói hay từng nắm xôi ngũ sắc ngào ngạt.

Chỉ một điều ước, hỡi những người tự coi là văn minh, xin hãy đừng lại lần nữa lấy mất điều mà họ đã từng đánh mất này từ những người vùng cao đó.

battramdao
10-01-2011, 23:24
Híc, đọc không ngừng nghỉ giờ mới xong. Đây là bản song tấu tuyệt vời của hai bạn, mặc dù có vài kẻ phá đám thiếu thiện chí. Cho mình hỏi tình hình sức khỏe của chủ topic thế nào rồi a ? Thực sự hi vọng bạn mau mạnh khỏe và trở lại diễn đàn đem theo những luồng gió mới, luồng gió xuất phát từ sự đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Mình cũng mới từ HG trở về, cảm giác phiên chợ vùng cao là điều chỉ có ở trong mơ đối với những người chỉ biết tới Metro hay BigC. Một phiên chợ hàng hóa đơn sơ, những con người cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, giữa một mùa đông lạnh cắt da cắt thịt nhưng sao ấm áp đến vậy, ấm áp bởi những nụ cười hồn nhiên, của nồi thắng cố bốc khói hay từng nắm xôi ngũ sắc ngào ngạt.

Chỉ một điều ước, hỡi những người tự coi là văn minh, xin hãy đừng lại lần nữa lấy mất điều mà họ đã từng đánh mất này từ những người vùng cao đó.

Chủ topic giờ ngon rồi, cách đây gần 3 tháng hắn vừa ngồi sau cào cào chạy 300km trong một ngày ngã lăn cả xuống ruộng mà không sao. Cơ mà vẫn còn liều lắm, bao giờ mới chừa được tính chủ quan. Đi xe máy là phải đội mũ bảo hiểm, đi xa phải có quần áo mũ mão giày dép găng tay chuyên dụng nhỡ có ngã còn đỡ được tý nào hay tý đấy. Hết cả hồn với con bé.

girlcodon
11-01-2011, 00:54
Hi vọng được 1 ngày ngồi sau tay lái của bác chinh phục miền đất hình chữ S. Hâm mộ hâm mộ

kilimangiaro
18-02-2011, 21:43
Rất cám ơn các bác đã quan tâm đến tình hình sức khỏe của em trong thời gian qua. Tính đến hôm nay đúng vừa tròn 1 năm em bị đo đường với lý do rất đơn giản: hạ cánh từ trên xe máy xuống, đầu chọi bê tông trong tình trạng không mũ bảo hiểm :T. Sau cú chọi đó em được khai xuân trong bệnh viện với sự chăm sóc tận tình của gia đình, bạn bè và các lương ý như từ mẫu.

Rút kinh nghiệm xương máu từ em, các bác hễ cứ nhảy lên các loại xe ăn xăng chạy bằng 2 bánh đều phải đội mũ bảo hiểm chắc chắn, cẩn thận bất kể quãng đường ngắn hay dài, đặc biệt ôm ngồi sau phải làm tròn trách nhiệm ôm chặt xế. Cái tội của em là chủ quan đường làng, đi chỉ 1km nên không thèm đội mũ, ngồi sau nhưng tay đút túi áo không chịu ôm xế thế nên khi xe mất lái là em cứ thế rơi tự do... Khi mở mắt ra thì cũng là lúc em phượt 200km bằng xe cứu thương đến viện rồi. :help

Đến nay sức khỏe của em đã hồi phục hoàn toàn, tuy rằng ngồi sau xe máy vẫn có cảm giác Ca mơ run, nhất là khi xe chạy quá 40km/h. Thế nhưng cách đây 3 tháng, em vẫn không hiểu tại sao có thể 1 phát ngồi sau bác battramdao, để bác ý phóng vù vù 70-100km/h được. Mỗi khi bác í ngả cua là mặt em tái mét, tim vọt cả ra ngoài, nhưng không dám kêu vì sợ bác í lại trả về nhà cho phụ huynh. Sau 300km phóng tít mù, về gần đến nhà, bác í mới quay lại hỏi con bé đang mắt mũi toét nhòe vì gió bụi phía sau: "Đi có nhanh không"? "Cũng... cũng h..ơi.. nh...anh ạ" :LL

Rất cám ơn bác battram đao đã chiêu đãi em chuyến phượt có rất nhiều cái "đầu tiên" ấy: Lần đầu tiên em được biết ngồi sau cào cào phóng tít mù như thế nào; lần đầu tiên em đến Mai Châu; và lần đầu tiên em biết cưỡi cào cào đi thăm đồng rồi rơi xuống ruộng mới êm ái làm sao.... (c)

Vẫn ao ước những chuyến đi...

tuancamau
20-02-2011, 14:37
Đọc từ đầu đến cuối. Mình rất vui vì biết bạn chủ topic đã khỏe lại, hihih.

Mình cũng thế, đã từng bị tai nạn, phải gắn đinh và phải nằm viện, hixhix ... nhưng may mắn giờ mình cũng đã khỏe lại rồi, và lại tiếp tục thực hiện ước mơ Tây Bắc, Đông Bắc của mình. Hy vọng bạn chủ top cũng thế nhé.

Mong sẽ lại tiếp tục được đọc các bài viết của bạn về Hà Giang lần nữa nhé.

namviet
23-04-2011, 18:48
Cảm nhận đầu tiên về thắng cố của tôi là sự giản dị trong hương vị. Bản thân tôi vốn đã quen với quá nhiều thứ cao lương mỹ vị của thế giới hiện đại được chế biến cầu kỳ từ nguyên liệu, gia vị đến cách nấu nướng, thậm chí là cách ăn. Thắng cố là món không phải để dành cho người sành điệu, nó là thứ hết sức đơn giản nhưng chính trong sự đơn giản ấy lại chứa đựng nhiều điều về văn hóa, cuộc sống của con người nơi đây. Bát thắng cố đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người ở đây nhiều hơn những cao lương mỹ vị nơi thành phố, điều này đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về đâu là hạnh phúc thực sự của cuộc sống.
Mọi người ngồi xung quanh tôi nói chuyện như thể bạn bè, cho dù là cặp vợ chồng trẻ kia hay ông già đi một mình ngồi bên cạnh. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một không khí rất đầm ấm và chân tình.

Cảm ơn bác đã tả thắng cố như cố nhà văn "Băng Sơn "đã nói về bún ốc của người Hà Nội .Thật là khâm phục

DuongVi
26-07-2011, 05:26
Từ nhà mình (ở Quảng Ninh) cứ chạy thẳng đường 4 là lên Lạng Sơn - Cao Bằng - Hà Giang. Dạo này bận rộn trong bề bộn công việc rất ao ước những chuyến đi (không phải vì công việc) để reset lại đầu óc cho thoải mãi:)

sjeuchu0j9x
20-10-2011, 22:49
khâm phục mới bác lắm,muốn một ngày cưỡi drem vịt đi ra đường thôi.có xe để đi và có nơi để đến là đủ với em rồi.chẳng cần quan tâm gì cả.cứ liều như chị kili em lại thấy vui.cũng khám phá được nhiều khả năng tiềm ẩn của con người mình...Hiện giờ mới có 18t chưa nghề nghiệp chưa tiền bạc nên chưa đi được đâu.quá lắm chỉ đi mấy nơi loanh quanh như Tam ĐẢo and Tây Thiên .hihi :)

kunkon0602
21-10-2011, 01:10
2 bạn giỏi thật, làm sao đi về mà nhớ để viết ra được chi tiết đến vậy. Cũng thèm được đi như mọi người lắm, nhưng tính mình nhát chết, chắc chỉ đi hóng được qua ảnh và bài viết của mọi người thôi. Cảm ơn vì bài viết.

hettien
16-12-2011, 11:53
Xin góp một chút thông tin.
Chợ Lũng Phìn là chợ họp lùi và mình đã may mắn gặp vào ngày 13-12-2011. Các bạn có thể dựa vào đó để tính ngày.
Tuyến Mậu Duệ - Du Già - Minh Ngọc đang làm đường, toàn đá hộc nên đi cực kỳ vất vả với xe máy, không thể với oto.

nguyenvantete
11-04-2012, 10:23
Mấy hôm nữa em đi cung đường này rồi,nếu lạc đưởng em alo nhờ bác chỉ giáo nha

meohoangnd
15-07-2012, 00:04
Bạn kilimangiaro vừa rồi bị tai nạn giao thông rất nặng, hiện vẫn chưa bình phục. Mong bạn sớm khỏe mạnh để lại có những chuyến đi mới.
chúc bạn chóng khỏi bệnh rùi đi tiếp nha hihi

battramdao
15-07-2012, 14:38
chúc bạn chóng khỏi bệnh rùi đi tiếp nha hihi

Cám ơn bạn, kilimangiaro nó vừa đi leo Fan về xong, khỏi lâu rồi bạn ạ, giờ còn cuồng chân hơn trước nhiều.

denis_o
16-07-2012, 23:02
em là mem mới.. đã từ lâu rất thích phươt rồi nhưng chỉ có dạng cá nhận tổ chức đi thôi...mà không có chụp hình nhiều và về report như thế này...em mới khám quá ra được rất nhiều kiểu đi rất hay .. em là mem mới xin các anh chị chỉ dạy nhé

1972
18-07-2012, 22:29
Tôi thấy topic này cũng hay đấy chứ . Mới đi mà có nhiều ảnh đẹp, có cảm nhận , đi và trải nghiệm chứ đâu phải viết truyện kiếm tiền . Cái gì bạn biết cứ viết ai nghe đc cứ nghe ai thấy không đc không đọc . Tôi ủng hộ các bạn chúc các bạn có nhiều chuyến đi hơn nữa

voicoi1982
18-12-2012, 17:26
Đọc 1 lèo hết luôn topic của 2 bác, đến gần cuối thead mới được thông tin bạn kilimangiaro đã bình phục và đã tác chiến trở lại nên mình rất mừng.
Chúc 2 bác có nhiều chuyến đi thú vị như trên hơn nữa.
Lại 1 lần nữa du lịch qua màn ảnh 14'', nuôi mộng phượt trên bàn phím và mơ về tương lai những chuyến phượt của chính mình.

battramdao
18-12-2012, 22:12
kilimangiaro bây giờ này, há há.

https://i212.photobucket.com/albums/cc137/battramdao/306022_3842234986200_1491072691_n.jpg

khongbietgi
25-01-2013, 11:55
Lúc trước có đi Hà Giang-Lào cai, tới cầu Lý bôn mọi người định bẻ kèo đi CB mà diều kiên hok cho phép, nhìn hình ảnh mình lại muốn đi quá

thanhthanh_0607
25-01-2013, 13:19
không có lời nào có thể diễn tả được vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc !

Cro
06-05-2013, 22:14
Đúng là người ta cần phải đi và trải nghiệm nhiều hơn để nhận ra mình thực sự cần gì ở cuộc sống này. Cảm ơn anh Battramdao và bạn Kili đã chia sẻ những kỷ niệm khó quên của mọi người ở mảnh đất địa đầu Hà Giang. Chúc anh và bạn luôn vui khoẻ để tiếp tục sự nghiệp "lượt phượt" của mình:)

hailong
02-03-2014, 14:35
Bác nào cho mình hỏi cái đường cao vút lên trời nằm đối xứng với đèo lên thị trấn Tam Sơn qua sông Nhiệm (tính theo hướng từ Đồng Văn về TP Hà Giang) là đường đi đâu vậy, thấy nó còn cao hơn cả thị trấn Tam Sơn.
Hồi mình đi năm 2012 thì vẫn đang thi công dở dang được 2/3 độ cao, chưa lên đến đỉnh núi.
Cảm ơn mọi người

alohatravel
13-03-2014, 16:01
rất ấn tượng về các bạn:)

chaptervn
23-03-2014, 12:18
Các bác cho mình hỏi nhóm mình định đi hà giang trong 3 ngày. Sáng ngày 30/4 ( ngày thứ 1)có mặt tại Hà giang (mang xe máy lên để đi ) tối ngày 2/5( ngày thứ 3) có mặt tại hà giang để về hà nội, nhóm mình định đi cao nguyên đồng văn, lũng cú, đèo mã pí lèng thì đi với nghỉ 2 tối ở chỗ nào là hợp lý nhỉ. Thanks các bác. Vào dịp ấy thì trên đó có hoa hoét gì không nhỉ vì mấy bạn nữ thích chụp với hoa ;)

hieunguyen89
14-09-2014, 10:50
Đóng góp với các bác tí nhé : CHỢ LŨNG PHÌN họp vào NGÀY DẦN và NGÀY THÂN nhé.

remimotao
17-09-2014, 17:02
https://farm4.static.flickr.com/3497/3967901731_075a038bbd_b.jpg
nhìn những tấm nỳ thì đẹp nhưng có gì đó buồn buồn, tất cả những ngọn đồi đều trọc :(

hoidichchuyenHL
14-11-2014, 16:51
đẹp thật....hùng vĩ qá bác ơi :D

WHITE TIGER
20-11-2014, 00:28
Xin góp một chút thông tin.
Chợ Lũng Phìn là chợ họp lùi và mình đã may mắn gặp vào ngày 13-12-2011. Các bạn có thể dựa vào đó để tính ngày.
Tuyến Mậu Duệ - Du Già - Minh Ngọc đang làm đường, toàn đá hộc nên đi cực kỳ vất vả với xe máy, không thể với oto.

Bạn nào săn chợ thì vào topic này để tìm hiểu rồi hãy chọn ngày xuất phát.Đường Du Già khám phá thì đi chứ không nên đi đường này

http://www.otofun.net/threads/665088-topic-chuyen-ve-ha-giang

caonguyenda_hg
04-08-2015, 15:55
Mình cũng ở Hà Giang mà không ngờ với con mắt nhìn của bạn quê hương mình lại đẹp thế này

caonguyendahg
05-08-2015, 13:53
http://i.imgur.com/8h5zP1R.jpg
http://i.imgur.com/mFpvLr5.jpg
http://i.imgur.com/MSFQ1g2.jpg