PDA

View Full Version : Narrabri - Đi về miền quê nước Úc



duturi
22-06-2012, 20:31
Rời Việt Nam trong những ngày hè oi bức và đang nóng dần lên với vòng chung kết Êurô bắt đầu khởi tranh, nhà cháu đi về miền Down Under, nơi mùa đông sắp bước vào những ngày lạnh giá nhất.

http://no7.upanh.com/b1.s27.d1/902c6bb6f1349c6372161ea41734cea7_46767757.1.jpg (http://www.upanh.com/upanh_1/v/bry1eg7r8cr.htm)

http://no3.upanh.com/b5.s1.d4/613a7ccfc98e05dfa048df350b5254fc_46767753.2.jpg (http://www.upanh.com/upanh_2/v/0rybdg7r3ch.htm)

duturi
23-06-2012, 08:07
Thiết nghĩ không cần kể về Darwin, Brisbane, Sydney, Melbourne, Perth... những thành phố lớn mà nhiều phượt gia đã đi qua và có nhiều trải nghiệm hơn chúng cháu, nhà cháu xin hồi lại những ngày ở một miền quê xa vắng, thậm chí nó còn xa lạ đối với cả những người ở Úc. Đó là vùng Narrabri, một huyện nhỏ nằm trong thung lũng Namoi thuộc bang New South Wales. Là một vùng quê nhỏ nên việc di chuyến tới đó bằng máy bay khá đắt đỏ (thậm chí là hơn 500AUD cho một vé khứ hồi), vì vậy nhà cháu chọn phương tiện là tàu hỏa. Và cũng vì vậy, nhà cháu xin hầu chuyện các bác bắt đầu bằng việc đi tàu từ Sydney.

http://no1.upanh.com/b5.s26.d1/d1a308dde4d947be2321f60f36ed36b8_46767871.3.jpg (http://www.upanh.com/upanh_3/v/bryedgevbwb.htm)

http://no6.upanh.com/b6.s28.d2/a2e65d9ea516f23e0d40038ff1da5844_46767866.4.jpg (http://www.upanh.com/upanh_4/v/5ry15g4v6wk.htm)

hoangvanphuong75
23-06-2012, 13:06
@Úc nhìn sao kém hơn Singapore vậy Bác. Bác up urban pictures chắc hấp dẫn hơn.

duturi
24-06-2012, 09:05
Cũng có chút ít kinh nghiệm trận mạc nên nhà cháu book mọi thứ từ Việt Nam cho đỡ tốn thời gian và yên tâm là mọi thứ đã đâu vào đấy. Vé tàu từ Sydney đi Narrabri là 132,34AUD cho khoảng cách 500km (chắc xa hơn Sài Gòn đi Nha Trang tí).
Về cơ bản của cái vé tàu trông nó như thế này ạ, nhà cháu nhận được nó bằng email đàng hoàng. Nguyên văn nó dài quá, tới mấy trang lận.
----
RESERVATION NUMBER Reservation number: IKR248 You will need to quote your reservation number if you have any questions or need to make a change to your itinerary.
SERVICE MESSAGE(s): CLK 243 - Passengers travelling to or from Broadmeadow to connect with CountryLink services are advised to refer to CityRail timetables on 131500 and allow for extra journey times.(09-06-12 to 17-06-12)
COUNTRYLINK TAX INVOICE ABN: 59 325 778 353 Ticket Number(s):
1206201259117 XXXXXXXXXDUTURI
Fare: $ 120.30
GST: $ 12.03
Total: $ 132.34
Voucher value: $ 0.00
================================= ITINERARY: XXXXXXXXXDUTURI
Fare: $ 120.30
GST: $ 12.03
Total: $ 132.34
Voucher value: $ 0.00

Date: Sun, 17 Jun 2012
Service: CLK243 XPL
Departing: Sydney (Central) 10:05AM
Arriving: Narrabri 5:29PM
Carriage: F
Seat: 32
Class: Economy Class Seat


Date: Wed, 20 Jun 2012
Service: CLK244 XPL
Departing: Narrabri 9:30AM
Arriving: Sydney (Central) 5:00PM
Carriage: F
Seat: 36
Class: Economy Class Seat
=== JOINING YOUR SERVICE Please be at your departure location at least 15 minutes before the scheduled departure time.
=== CONCESSIONS Customers who have purchased a concession fare may be asked to provide proof of their concession entitlement. === CITYRAIL JOURNEYS If part of your journey is on a CityRail service, please note that it is your responsibility to check CityRail timetables and allow enough time to connect with CountryLink services.
=== LUGGAGE - GENERAL CONDITIONS Each passenger may take a maximum of three items of luggage on a CountryLink service. This can include: * one item of hand luggage * up to two items of checked luggage * up to two items of carry-on luggage. No item of hand luggage may exceed: * 5 kilograms in weight * 30 x 50 x 30 centimetres in size. Checked luggage must be lodged at least 30 minutes prior to departure.
=== LUGGAGE - RESTRICTIONS If you're taking a bicycle, surfboard or snowboard with you, you'll need to make a booking for the item. Fees apply. Medication of any type must be carried in your hand luggage.
=== CONNECTING SERVICES CountryLink is unable to guarantee connections with services operated by other carriers including Great Southern Railways, V/Line, Queensland Rail, private coach operators, domestic or international airlines, cruises/shipping companies or CityRail services. * CountryLink cannot guarantee connections where the time between its services is less than one (1) hour, unless indicated as a connecting service in the CountryLink timetable book. * CountryLink does not take any responsibility for alterations to the timetable of other transport operators.
=== CANCELLATIONS AND REFUNDS
=== COUNTRYLINK TERMS AND CONDITIONS 1. This ticket is issued to and accepted by the person named in the ticket (hereinafter called "the holder"), subject to the terms and conditions hereinafter contained and to the Railways Acts, By-Laws, Regulations and General Conditions of Carriage in force in each Railway System to which this ticket applies in respect of travel within that System.
=== DISCLAIMER This e-mail and any attachments may contain confidential information that is intended solely for the use of the intended recipient and may be subject to copyright.
----

duturi
24-06-2012, 11:46
Nó dài quá phải không các bác, nhưng lỡ đã giới thiệu thì giới thiệu cho nó tới nơi ạ. Trên vé tàu nó nêu đủ thứ về điều kiện vận chuyển, từ việc hành lý đến các loại... Mới nhìn thì rối cả mắt lên, nhưng cứ từ từ, nhà cháu sẽ kể hết toàn bộ hành trình với các bác.

http://no9.upanh.com/b1.s28.d2/2dcec95091c438d0d30959d81937fa62_46768389.5.jpg (http://www.upanh.com/upanh_5/v/ery0dg4a4vt.htm)

duturi
24-06-2012, 15:37
Ở Sydney thì nhà cháu ở một cái Motel loại vừa vừa với giá 95USD cho một phòng đơn. Cái motel này nằm trên đường New south head road, giữa khoảng lãnh sự quán Việt Nam và khu Kingcross (nhà cháu chỉ đi lại giữa hai chỗ nói trên bằng chân thôi). Vừa thuận tiện đi lại, không quá xa trung tâm thành phố và cũng không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, theo các bác phượt có nhiều kinh nghiệm thì ở như thế cũng còn xa xỉ quá vì các bác ấy ở hết có 50AUD mà còn được đưa đón tại sân bay nữa. Cũng phải chịu thôi, nhà cháu làm sao mà so với các bác ấy được, nhưng cứ kể ra đây để các bác có cái mà so sánh để rồi sau này có đi Úc thì các bác biết mà tránh. Cái Motel nhà cháu ở cạnh con đường này. Bảo đảm là khi đọc tên con đường, các bác sẽ thấy có cảm giác gì đấy. (Tấm hình này chụp đúng lúc mưa, Sydney đanhg trong mùa đông mà).

http://no1.upanh.com/b6.s29.d1/d23f30751c20e88c13e132229eaede81_46768391.6.jpg (http://www.upanh.com/upanh_6/v/4ry37gda2vc.htm)

Cạnh KS có cái công viên nhỏ này.

http://no7.upanh.com/b1.s29.d1/ca18ceab86c91f81173c776bcaff90bc_46768397.7.jpg (http://www.upanh.com/upanh_7/v/erybdg2a3ve.htm)

---

Narrabri, nơi có những ngôi nhà với khoảng vườn đẹp như sân golf.

http://no1.upanh.com/b3.s28.d2/c727dd94eac377747b6da081e9bbfcc8_46506861.k202967. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2967/v/0rf56h5fcsh.htm)

duturi
25-06-2012, 12:38
Cái motel nhà cháu ở cách ga trung tâm chừng 5km thôi nên buổi sáng dậy còn làm đủ trò, ăn sáng, ra ngoài ngắm vũng biển gần motel (ở đây có cái vụng nhỏ hơn Vũng Rô ở gần motel nhà cháu nhưng nó có nhiều du thuyền đẹp lắm nên cứ rảnh là cháu phóng ra đấy ngắm du thuyền). Cái vịnh nhỏ này có tên là Rushcutters.

Vài hình ảnh về vịnh Ruhcutters.
Con đường nhỏ đi vòng quanh sân bóng chày (Oval) của công viên Ruhcutters hướng ra vịnh.

http://no1.upanh.com/b3.s27.d2/0d78816df5dc97d636ab5f29188dd10d_46768401.8.jpg (http://www.upanh.com/upanh_8/v/8rye4g3a3vj.htm)

Bờ vịnh với hành cây bạch đàn Úc điển hình, những cây bạch đàn cổ thụ.

http://no6.upanh.com/b4.s1.d4/0e4cbfdf200700e546c5ed339f2a6c8d_46768406.9.jpg (http://www.upanh.com/upanh_9/v/bry0cg7a0vk.htm)

http://no4.upanh.com/b2.s29.d1/3d6f9726ba2c0ade427ed59976451d73_46768414.10.jpg (http://www.upanh.com/upanh_10/v/2ry51gea3va.htm)

http://no1.upanh.com/b5.s29.d1/3d79196b696cf7643303c4115a2502f3_46768421.11.jpg (http://www.upanh.com/upanh_11/v/4ry83g7a7rh.htm)

Những cây bạch đàn cổ thụ này thân quen với người Úc như những cây đa với người Việt Nam vậy.

http://no6.upanh.com/b6.s27.d2/0593bb42221aca1960cf95d40fc34df9_46768426.12.jpg (http://www.upanh.com/upanh_12/v/9ry76g2a8rl.htm)

duturi
26-06-2012, 12:33
Chừng hơn 8 giờ sáng thì nhà cháu bắt taxi chạy ra ga trung tâm, nghĩ bụng là ra làm vài tấm hình để còn phục vụ các bác. Từ nhà cháu ra ga, chỉ vài km mà mất 17AUD nên cũng hơi tiếc, mất đứt 3 chai bia VB.
Khu vực này là khoảng giữa đường William và Craigend, phía tay phải là Kingcross, nhìn xa hơn có thể thấy Sydney Harbour Bridge.

http://no2.upanh.com/b6.s26.d2/639b7749cc10ab5bf4c398bff73c3a43_46768432.13.jpg (http://www.upanh.com/upanh_13/v/9ryafgea4ni.htm)

http://no9.upanh.com/b5.s26.d2/ab7bb3206bf661790b5117e6999e83ac_46768439.14.jpg (http://www.upanh.com/upanh_14/v/8ry74g4afrj.htm)

Các bác có thể thấy cái mỏm của cầu cảng Sydney từ đỉnh dốc này.

http://no6.upanh.com/b1.s26.d1/254f7edc846563aa7ba28d83c55c41d1_46768446.15.jpg (http://www.upanh.com/upanh_15/v/1ryf0g4a9nv.htm)

duturi
26-06-2012, 12:42
Từ trung tâm Sydney rất dễ nhận ra nhà ga Trung tâm Sydney vì có cái tháp đồng hồ cao ngất, nhưng các bác taxi chạy lòng vòng qua mấy đường thì mới tới được cửa vào. Tất cả những hình ảnh này nhà cháu chụp bằng con compact qua cửa kính taxi nên nếu có thiếu sót gì mong các bác thứ lỗi.

http://no1.upanh.com/b1.s28.d1/3d078ea6fc5bbd93c0adc56e2091c8f8_46768451.16.jpg (http://www.upanh.com/upanh_16/v/ery42g2a9cm.htm)

http://no0.upanh.com/b1.s26.d2/2305b2927f2490444dc80c60807aabbc_46768980.19.jpg (http://www.upanh.com/upanh_19/v/3ry71g0a8ya.htm)

http://no5.upanh.com/b6.s29.d3/68923795c7a914bf0018e0644df66330_46768455.17.jpg (http://www.upanh.com/upanh_17/v/dry61gaadcx.htm)

http://no7.upanh.com/b5.s28.d3/16b1f5f78a2413b38270436e4d9b6cca_46768977.20.jpg (http://www.upanh.com/upanh_20/v/9ry41gaacft.htm)

duturi
26-06-2012, 13:02
Nhà ga trung tâm Sydney, Central Railway Satation còn được gọi là Sydney Terminal, nằm ở phía nam thành phố, ngược với hướng đi về nhà hát con sò và cầu cảng Sydney.
Nhà ga Central có mấy cửa ra khác nhau (ra phố Elizabeth, ra phố Devonshire, ra phố George và ra phố Eddy)vì vậy, khi đón xe hay hẹn người đón, các bác phải nói cửa đến (đi) thì mới biết được (vì cái món gửi xe). Đây là nhà ga đã được hình thành từ năm 1855 và được xây dựng lại như ngày nay từ năm 1906. Đấy là lý do vì sao mãi tới năm 2006 người ta mới làm kỷ niệm 100năm ngày thành lập nhà ga này. Đây là nhà ga lớn nhất nước Úc, phục vụ hầu hết các tuyến đường sắt thuộc mạng lưới CityRail. Tháp đồng hồ cao 75m mà các bác nhìn thấy ở tấm ảnh trên được dựng năm 1921. Đây là cổng vào tàu của CountryLink, và chia làm 4 tuyến nhỏ là CourtryLink North Coast, CourtryLink Southern, CourtryLink NorthWestern và CourtryLink Western.
Trên vé tàu chỉ thể hiện ga tới (destination), ví dụ như nhà cháu đi tới ga Narrabri, mà không ghi rõ là đi tuyến nào, vì vậy, phải hỏi hoặc tìm hiểu xem nó thuộc tuyến nào, ga cuối cùng là gì. Nhà cháu phải đi tuyến CourtryLink NorthWestern và ga cuối là hai ga Armidale and Moree. Tại sao rắc rối vậy, có tới hai ga cuối. Chuyến tàu này chạy từ Sydney đi về hướng bắc, dọc theo bờ biển cho tới ga Maitland thì rẽ vào lục địa (tức là đi theo hướng tây bắc), tới ga Werris Creek thì lại tách làm đôi, một nửa đi về phía bắc để tới ga Armidale còn nửa kia thì đi về hướng tây bắc về ga Moree. Ga Narrabri phải đi theo tuyến Moree và xuống trước Moree một, hai ga nữa. Cái này không chú ý thì lại trục trặc như khi các bác đi tàu qua Belgium vậy.


---
Nước Úc xuất khẩu hơn 90% sản lượng đá Opal trên toàn thế giới. Bonus các bác tấm hình chụp từ máy bay mấy hòn đảo của nước Úc đẹp như đá Opal vậy.

http://no6.upanh.com/b1.s1.d4/0acaf2132ff02a6c990cf54314e28a4f_46570136.k203407. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3407/v/arfa2z5g3dk.htm)

http://no4.upanh.com/b2.s1.d4/a86b6dcd3a93c33c337eeeb7b1a1ccd2_46570304.k203412. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3412/v/erfedz4g6hv.htm)

duturi
27-06-2012, 13:57
Tới ga thì nhà cháu phóng ngay vào phòng có đề chữ CountryLink Travel Centre, âm mưu là hỏi nó cái tuyến đi Narrabri, không ngờ nó cầm lấy, nghiên cứu, gõ mấy chữ trên máy tính rồi in ra cho nhà cháu cái vé. Nó đưa cái vé cho nhà cháu và nói mỗi chữ platform number one. Nhà cháu vội vàng sây thankiu rồi chạy ra ngoài.

Đây là cái cổng gỗ dưới tháp đồng hồ, chẳng thấy nó mở nhưng nhà cháu cũng chụp lại để báo cáo với các bác.

http://no7.upanh.com/b3.s1.d4/e34656d5f4a6be99e95ccbd02784a74d_46769157.21.jpg (http://www.upanh.com/upanh_21/v/6ry0egfpdds.htm)

Tất cả các platforms trong ga này đều xếp song song với nhau và phần lớn quay về một hướng nam. Có hai mươi mấy cái platforms như vậy, nhưng CountryLink thì vận hành có 3 cái, từ số 1 đến số 3, sau đó thì có một hàng rào sắt vây đầu mấy cái platforms khác từ số 4 đến số 15..., tiếp theo thì các bác phải chuyển bằng tunel sau đó đi thang máy đến các platforms từ số 16 đến hết. Nhà cháu chỉ tìm hiểu các platforms từ 1 đến 15 thôi.

Phía trong nhà ga nó như thế này đây.

http://no9.upanh.com/b4.s29.d3/aa9ee4fd0a372317605428fc207ec8db_46769219.22.jpg (http://www.upanh.com/upanh_22/v/6ry6egap8rd.htm)

http://no2.upanh.com/b5.s1.d4/028f8f2e4699c03612d592a43b6f72e4_46769302.23.jpg (http://www.upanh.com/upanh_23/v/6ryadgfp9bi.htm)

Platform số 1 đây.

http://no0.upanh.com/b5.s29.d4/3032fb8b2300418a31f90c2e7f999f90_46769300.24.jpg (http://www.upanh.com/upanh_24/v/bry10g6p5bv.htm)

duturi
28-06-2012, 14:21
3 platforms đầu là của CountryLink, còn lại là bị rào, nhưng nhà cháu thấy nó lại mở cổng và chẳng có ai canh cả, ra vào vô tư.

Platform one.

http://no7.upanh.com/b3.s28.d1/eb798cf75a755f04abce4e68d6a33471_46769447.25.jpg (http://www.upanh.com/upanh_25/v/bryc1g0pcls.htm)

Platforms 2 và 3.

http://no3.upanh.com/b1.s27.d2/576023cac1fbfcda8ffeb56aa3952bc0_46769453.26.jpg (http://www.upanh.com/upanh_26/v/fryfeg8pfmc.htm)

Các platforms tiếp theo.

http://no7.upanh.com/b1.s27.d1/fd9718fedf0df6c178699d4a24c88b8a_46769457.27.jpg (http://www.upanh.com/upanh_27/v/0ry95g0p9mb.htm)

http://no1.upanh.com/b4.s26.d2/27977a8d81d7f2a8e8830c5cd20898cf_46769461.28.jpg (http://www.upanh.com/upanh_28/v/4ry16gdp6mh.htm)


http://no3.upanh.com/b5.s28.d2/431d00fc0322708b373cfc4e5850a4d6_46769443.29.jpg (http://www.upanh.com/upanh_29/v/7ry17g1p6ly.htm)

duturi
28-06-2012, 18:06
Xong thì nhà cháu ra phía trước ga chụp mấy tấm hình quang cảnh xung quanh cổng nhà ga và tháp đồng hồ, ghi giờ sắp lên tàu.

http://no3.upanh.com/b6.s1.d4/c7091fc7e8742b4953395479a23653ee_46769643.30.jpg (http://www.upanh.com/upanh_30/v/5ryd7gbpfyx.htm)

http://no6.upanh.com/b4.s27.d1/f847b033ce55913eedddf015e8d2faac_46769636.31.jpg (http://www.upanh.com/upanh_31/v/0ry94gap2yv.htm)

Bây giờ là 9:05 sáng. Còn 1 tiếng nữa mới tới giờ xuất phát.

http://no1.upanh.com/b5.s26.d1/d1a308dde4d947be2321f60f36ed36b8_46767871.3.jpg (http://www.upanh.com/upanh_3/v/bryedgevbwb.htm)

duturi
29-06-2012, 08:53
Lòng vòng trên sân ga, chụp choẹt lung tung cũng chán, nhà cháu lại về phòng đợi nghỉ chân tí, đề phòng tí nữa lên tàu tác nghiệp có mệt thêm chăng?

Thêm tấm hình cuối cùng dưới sân ga Sydney Central Station. Thành phần đi tàu thì đủ loại, nhà cháu sẽ thông tin chi tiết trên toa nhà cháu. Các bác thấy ở đây cũng có đủ cả. Người dân tộc bản địa Úc có vẻ rất to lớn, cả nam và nữ.

http://no5.upanh.com/b1.s29.d3/189a255ed9139a08306760c567074680_46658325.k202721. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2721/v/4rfbak2v9qe.htm)

Đến giờ thì nhà cháu lên tàu. Tất cả các tấm hình sau đây nhà cháu chụp qua cửa sổ tàu. Ánh sáng thì chỉ có 1 chiều, vì vậy các bác cứ góp ý.

duturi
29-06-2012, 09:00
Rời Sydney Central Station, đầu tiên tàu hướng về phía Tây Nam chạy tới ga Strathfield thì rẽ về phía đông bắc chạy tới ga Hornsby. Khu này thấy khá nhiều người lên xuống tàu và được biết có nhiều người Việt ở đây.
Ở Úc, tuyến tàu nhà cháu đi không có soát vé vào ga, chỉ soát vé trên tàu.
Nhà cháu ngồi ghế 25, toa F, phía trên còn trống hết (xin thưa là hạng E ạ).
Đầu tàu có ngăn để hành lý nặng, không phải xách vào trong chỗ ngồi (không chơi kiểu người đâu của đó như mình).

http://no1.upanh.com/b2.s26.d2/4cbc85f1dfd9a10d6b4b93c5974cd88e_46658461.k202723. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2723/v/3rf10k0vebs.htm)

duturi
29-06-2012, 11:32
Tàu chạy dọc ven biển lên phía bắc, phía tay phải là hướng đông, phía biển Tasman. Tàu chạy không nhanh nhưng ngược sáng và hơi khó chụp ảnh. Lên tàu thì nhà cháu sử dụng con K20D và ống kính chống thời tiết khắc nghiệt WR theo (để chụp những ngày mưa, tới đây thì hơi bất tiện vì không bắt kịp những khung hình qua cửa sổ tàu).

Mùa đông nên hoa Mimosa nở nhiều. Tàu đi qua một cánh rừng nhỏ, bên kia cánh rừng là biển.

http://no0.upanh.com/b1.s26.d2/e150a8ce8b06a688f86cabe8083cd4d3_46658550.k202724. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2724/v/6rfd2k6v1ew.htm)

http://no5.upanh.com/b4.s27.d1/53b51f31e5e5a91974454a29c0ed261a_46658595.k202725. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2725/v/3rf42kfv2lp.htm)

http://no9.upanh.com/b2.s28.d3/207823ff8d4d0a461b2b5ba583b6a884_46658629.k202727. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2727/v/5rf8ek0v0xr.htm)

duturi
29-06-2012, 13:25
Giữa khu vực ga Honsby và ga Wyong, ga Gosphord có những cái vịnh biển cực đẹp. Qua cửa kính tàu nên hình ảnh hơi mờ và bị flare. Lúc này trên tàu thông báo đặt bữa trưa. Các bác cứ ngồi tại chỗ, nhà tàu sẽ tới hỏi bác ăn gì và sẽ đưa cho bác một cái tích kê. Mấy bác nhà cháu buồn muốn làm lon bia nhưng họ từ chối bán vì phải sau 12h mới ăn uống.

http://no8.upanh.com/b5.s1.d4/ad3bc78e608f36137235a8695ab5d400_46658678.k202728. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2728/v/1rf16k3v1ka.htm)

http://no0.upanh.com/b5.s1.d4/3fff43330e087e2ba4c8b6a94ae86c58_46658730.k202729. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2729/v/0rf2akev1av.htm)

http://no2.upanh.com/b6.s1.d4/066db5bf468611a010c887b01c0bd5f1_46658792.k202736. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2736/v/4rfe0kavbyg.htm)

http://no9.upanh.com/b6.s26.d2/f2fc8bb948fcf6af93f09b5e7283ffed_46658849.k202730. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2730/v/4rfdfkbr5ij.htm)

nevada
29-06-2012, 16:45
Rất "kết" chuyến đi của bác, nếu đi Australia hay New Zealand mà chỉ đi thành phố lớn hay "urban centers" như bạn gì nói ở đầu thì phí quá bác nhỉ, thế thì đi Sing luôn cho nó gần!

duturi
29-06-2012, 18:38
Bầu trời trong xanh, nước biển trong vắt kể cả những vùng nuôi trồng thủy sản, thật tuyệt.

http://no8.upanh.com/b6.s27.d1/a8cf5d3cc03b473f770cd30862677002_46658918.k202731. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2731/v/9rfb7k1vbwv.htm)

http://no3.upanh.com/b5.s29.d2/ef6e189524570aed5bfcd3e601f45cd0_46658963.k202732. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2732/v/0rf2fkbredt.htm)

http://no4.upanh.com/b6.s28.d3/941722abc2071e305c91d40c4e53e6a0_46674804.k202740. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2740/v/7ry75x9teul.htm)

http://no1.upanh.com/b1.s27.d2/f312a02b632df86d7e4af811ef8bc10f_46674811.k202743. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2743/v/2ryb9x6t3et.htm)

http://no6.upanh.com/b5.s1.d4/123bd60eee82fcbfb92157d7cc459be9_46674816.k202744. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2744/v/8ryddx9t4ku.htm)

duturi
30-06-2012, 19:08
Vùng này chắc là vùng hay đi du thuyền và chơi golf của nhà giàu đây. Nhà cháu thấy rất nhiều xe đậu quanh vịnh.
Phong cảnh thì thật tuyệt, thật yên bình.

http://no2.upanh.com/b6.s29.d4/b0f53ccd0b98e42ab4a9ef07f0ea5e99_46674792.k202736. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2736/v/9ry79x5tauo.htm)

http://no4.upanh.com/b4.s27.d1/80fb4aa375857c1cdfbaf9798c6c2a0b_46674794.k202737. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2737/v/8ry40xdtduz.htm)

http://no7.upanh.com/b5.s26.d2/40ca4ecc6261c6cc82c4f377808ff39b_46674797.k202738. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2738/v/ary76x0t2ue.htm)

http://no2.upanh.com/b6.s26.d2/34246042ac99f52cbc72c020b093147d_46674802.k202739. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2739/v/6ry18x5t7ug.htm)

Kim Hoa bà bà
02-07-2012, 04:17
Đi xe lửa mà sao chậm quá đi? Tăng tốc một chút nửa đi bác! :)

KHBB

duturi
02-07-2012, 08:15
Cảm ơn Bà bà đã nhắc nhở. Nhờ Bà bà nhắc nên nhà cháu mới nhớ ra là chưa nói về tốc độ của đoàn tàu này.
Nếu các bác đã từng đi tàu Sài Gòn-Nha Trang thì các bác có thể nghĩ là nhà cháu đang đi cùng với tốc độ đấy, tức là khoảng tầm 60-80km/h thôi ạ. Bên này có nhanh hơn là nhanh hơn ở chỗ họ dừng ở ga rất nhanh, thậm chí hình như chỉ 1 phút. Cái cung nhà cháu đi đường tàu nó cũng uốn lượn lắm, không có thẳng tắp như là đi Perth đâu, vì vậy thấy tàu cũng rung lắc như bên ta vậy.

duturi
02-07-2012, 08:18
Đây là khu vực ga Gosphord. Chẳng có người nào lên xuống cả.

http://no7.upanh.com/b1.s28.d3/d15fac0f5ba65dd3fa7c1df447d986a3_46674817.k202745. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2745/v/2ry19x1t1ke.htm)

http://no1.upanh.com/b6.s29.d4/bfbdcd0e59fcff0ed2edb423641cfe4e_46674821.k202746. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2746/v/8ry52x4t0kd.htm)

http://no8.upanh.com/b1.s26.d2/b591c1985bbd71c20eae606b5a8a8bac_46674828.k202747. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2747/v/ery70x8tfko.htm)

http://no2.upanh.com/b1.s1.d4/49cf3d9658e81ca38b4e568f6df079d1_46674832.k202748. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2748/v/4ry1dx5t4kw.htm)

duturi
02-07-2012, 08:46
http://no8.upanh.com/b3.s1.d4/d5cf4853c017d68e4e65ca4be8ee42d2_46674788.k202750. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2750/v/ery00x0teui.htm)

Hình ảnh này làm nhà cháu nhớ đến một khổ thơ của Nguyễn Bính, cụ ấy viết:

"Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly"

Nhà cháu đi đưa đón khách khứa tại ga (hàng không) cũng nhiều nhưng không có cái cảm xúc của cụ Nguyễn Bính. Lần này, cứ thấy ga là nhà cháu khoái, hớn hở chạy ra chụp ảnh ghi lại ít nhất là cái tên ga.

duturi
02-07-2012, 09:09
Chán "nghiên cứu" qua cửa sổ nhà tàu, nhà cháu chuyển qua nghiên cứu nội thất để báo cáo các bác.

Ghế tàu thì nó như thế này thôi. Các bác có thể xay chiều cái ghế để không bị nhìn ngược với chiều tàu chạy (giống như ghế tàu những nơi khác - chỉ không giống bên ta). Toa nhà cháu là hạng E, cháu sẽ chụp hạng Biz cho các bác coi nhưng nhà cháu thấy nó cũng vậy. Các bác thấy anh người Úc đeo kính đen chứ ạ. Anh này đi từ Sydney và cũng xuống ga Narrabri như nhà cháu (về thăm nhà) và trở về Sydney cũng đúng ngày nhà cháu ngược.

http://no5.upanh.com/b4.s29.d1/45a9e8ea3e8a5d2bcf0a06fdbe74821b_46675105.k202763. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2763/v/ery67x2v6cb.htm)

Trên tàu khá nhiều loại người, Úc trắng, Úc bản địa, châu Á và cháu.

http://no0.upanh.com/b3.s26.d2/782a07837866a084aa4bd463999d0382_46675110.k202764. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2764/v/5ry04xdv2cn.htm)

Bà người Úc bản địa này di chuyển cả gia đình luôn, khá đông, hình như tám người, chiếm hết số ghế trống còn lại phía trước nhà cháu. Người lớn thì trông dễ nhận ra là người bản địa, nhưng mấy đứa bé thì như là lai da trắng và cả lai Phi nữa.

http://no3.upanh.com/b2.s28.d2/1c52532802b4136805567ecde2e8bd0a_46675113.k202765. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2765/v/eryb0xfv3cy.htm)

duturi
02-07-2012, 09:22
Trên đầu mỗi toa, ngoài chỗ để hành lý thì còn có nước uống (lạnh) nữa.

http://no2.upanh.com/b6.s27.d2/e16bede2672e0fa26c2f18ead08d5d0d_46675102.k202762. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2762/v/bry1bx3t1wa.htm)

http://no3.upanh.com/b5.s1.d4/55b6629a9927652500d1ecf9dd46dd4e_46675483.k202804. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2804/v/3ry9cxavbxj.htm)

Có cả điện thoại. Nhà cháu dùng điện thoại (roaming) mang từ Việt Nam sang nên không biết cái này có dùng được nữa không mà đi suốt chuyến cũng không thấy ai dùng.

http://no3.upanh.com/b3.s26.d1/c1f913c8fa1cee9f51fbe5bdf4947334_46675583.k202815. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2815/v/1ry9dx2v4ob.htm)

duturi
02-07-2012, 12:11
Nhà cháu tiếp tục đi qua những cánh rừng, những khu đồng cỏ chăn thả bò, cừu và cả ngựa nữa. Lúc nào cũng lăm lăm máy, tăng ISO lên cao, có lúc cả 1000 để rình chụp con Kangaroo mà chả chụp được con nào. Thấy nhà cháu không hăng hái nữa, cô bạn người Úc ngồi gần hỏi tại sao hết hứng thú vậy, nhà cháu liền tâm sự về việc rình chụp con kangaroo để báo cáo các bác, cô bạn cười và nói bây giờ mùa đông rồi, lạnh như vầy chắc nó không ra đâu. Phải khoảng 1-2 giờ chiều may ra thấy. mà cũng hơi lạnh đấy các bác ạ. Nhà cháu thấy họ phải mặc áo cho ngựa nữa, kangaroo không ai mặc áo nên nó trốn là phải. Không có kangaroo, nhà cháu chụp mấy cái hình ven đường trong lúc nghe thông báo là cơm của toa F đã xong, đề nghị lên lấy.

http://no8.upanh.com/b6.s27.d2/10973ab225c84ebe5aa7ad5757dfb220_46675098.k202761. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2761/v/ary33xav5ci.htm)

http://no2.upanh.com/b3.s28.d3/5c8f6bfb5ad713d104f42bffc592fd54_46675082.k202755. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2755/v/ery72x6t7wz.htm)

http://no1.upanh.com/b4.s1.d4/600988e34620e127cf52ced79b927442_46675181.k202768. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2768/v/1rydcx2t2pr.htm)

http://no9.upanh.com/b5.s29.d3/28b7092fb35c4b7243c8c0983c17a46b_46675179.k202782. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2782/v/9rydfxft5pd.htm)

duturi
02-07-2012, 16:05
Đến giờ ăn, nhà cháu đi vệ sinh và nhân tiện giới thiệu khoảng "không" này với các bác.
Cửa phòng vệ sinh đóng mở bằng hơi, bạn nhấn nút mở nó sẽ tự động mở theo kiểu cửa xe đóng mở bằng hơi kêu xịt một cái.
Vào trong các bác sẽ thấy có cái chốt yêu cầu các bác đóng chốt cửa sau khi vào (để bảo đảm tính cá nhân).
Nhìn chung là nhà tàu dọn khá sạch sẽ.

http://no5.upanh.com/b5.s26.d2/b66fc040e5ce3d2008aa6f388fb858d7_46675095.k202758. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2758/v/ary7bxatbws.htm)

http://no6.upanh.com/b6.s28.d3/7c3c269a07fbdb574edebefafefa8162_46675096.k202759. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2759/v/ery5cxcv8cv.htm)

duturi
03-07-2012, 08:18
Đang đi lấy phần ăn thì tàu lại tới ga Broadmeadow, thế là nhà cháu lại thò cổ ra, chụp một tấm hình nữa.

http://no3.upanh.com/b2.s27.d2/975487597b8db5e708d267ea21c14e39_46675193.k202770. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2770/v/fry43x8tcpp.htm)

Bên Úc thì biển cấm hút thuốc khắp nơi nhưng thấy người ta hút khá nhiều mặc dù giá thuốc lá rất đắt.
Nhà cháu thấy ở khu Kingcross họ bán chừng 15AUD một gói nhưng theo bạn Nap (xem chừng rất rành về nước Úc Đại Lợi) nói rằng thường là 20AUD/gói thậm chí có chỗ bạn ấy phải mua tới 25AUD/gói (25 điếu). Nhà cháu không hút thuốc nên không quan tâm nhiều đến khoản khói này nhưng thiết nghĩ 1AUD/một khói thì đắt quá mà độc hại nữa, sao không bỏ luôn đi cho rồi.

duturi
03-07-2012, 09:42
Khu phục vụ đồ ăn trên toa hạng nhất (nói cho oách tí, thực ra chuyến tàu này cũng xếp thành hai hạng E và B, nhà cháu gọi là hạng nhất toa này và hạng bét - toa nhà cháu ngồi).

http://no8.upanh.com/b6.s27.d2/e9d17b4a1c7e33231d96e3704798663b_46675198.k202771. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2771/v/1ry04x6t0pl.htm)

Giá cả là đồng hạng món cơm hộp (cũng gọi cho oách) là 9,99AUD, salat là 8,99 AUD và bánh mỳ sandwich kẹp một tí gì trong đó giá 4,99AUD.

http://no4.upanh.com/b4.s26.d1/8b6fbee11c8c8879488ea0d7bb180c7f_46675204.k202772. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2772/v/3ry51x1vfvw.htm)

duturi
03-07-2012, 11:40
Còn đây là bữa trưa của nhà cháu.

Trong hộp (packed).

http://no4.upanh.com/b6.s1.d4/8cdb962ba8d6002270380e8dd7be3252_46675214.k202773. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2773/v/cry43xav3rn.htm)

Và sẵn sàng (unpacked, stand by).

http://no7.upanh.com/b2.s27.d1/43b436af90be6a43082162fd8cecc65e_46675217.k202774. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2774/v/cry01x9v7ry.htm)

Tổng phí tổn là hơn 15AUD. Thực ra thì trên tàu có mắc hơn ở Sydney.

Đây là bữa ăn bình thường của nhà cháu ở Sydney (phí tổn là khoảng 20AUD). Thường thì nhà cháu hay ăn ở Star Bar, trên đường George, đối diện với Cinema Event.

http://no2.upanh.com/b6.s26.d1/db2ea84761dbe24465e3f037eef6ad6e_46808342.34.jpg (http://www.upanh.com/upanh_34/v/arycafdbdcw.htm)

Bảng giá đây ạ.

http://no4.upanh.com/b3.s27.d2/4265dbf1d63d58e9b91359e26f10b3db_46808344.35.jpg (http://www.upanh.com/upanh_35/v/7ry15f8b2io.htm)

Bia đây ạ.

http://no1.upanh.com/b2.s28.d2/e5e45ed460f2c3ce9f65e34e14b98528_46808341.36.jpg (http://www.upanh.com/upanh_36/v/8ry7bf6beit.htm)

duturi
03-07-2012, 21:01
Khổ thân nhà cháu. Rình mãi chẳng thấy con kangaroo nào, tới lúc đang ăn thì cô bạn kêu lên kangaroo kìa. Nhà cháu chỉ kịp nhìn ra, thấy hai vợ chồng con kangaroo đang nhẹ nhàng nhảy trốn vào một đám bụi. Hai con kangaroo này chỉ to bằng con bê con thôi, chắc chừng 50-60kg là cùng.

Ăn xong thì phía bên kia kêu có kangaroo, nhà cháu ngồi bên này, nhoài người qua chụp ảnh được mỗi thế này, chả thấy có con gì. Trong thời gian đi Úc, điểm yếu kém nhất mà nhà cháu tự phê bình là không chụp ảnh được con kangaroo nào tuy có nhìn thấy 3 lần và một lần thấy nó bị xe cán chết trên đường.

http://no6.upanh.com/b6.s27.d2/ba5d774360862b7e12d2d0d157513af5_46675226.k202775. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2775/v/9ry74x0v7rw.htm)

http://no0.upanh.com/b6.s28.d1/25169cf0124bcc3f3370f92d21ba873d_46675230.k202776. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2776/v/5ryfbx3verf.htm)

duturi
04-07-2012, 16:00
Đoàn tàu tiếp tục chạy qua các trang trại nho cực đẹp, chỉ tiếc là đã vào mùa đông, nho đã thu hết, lá rụng hết, chỉ còn cành nho nhưng những ngón tay phù thủy chĩa lên trời. Đầu mùa xuân, khi trời đã ấm áp trở lại, người trồng nho sẽ cắt bỏ toàn bộ số cành cũ này đi, bón phân, tưới nước (hoặc đợi mưa), khi đủ ẩm và ấm áp, những gốc nho này sẽ ra một đợt cành mới, trổ hoa, kết quả, chín, thu hoạch và tới mùa đông thì lại như bây giờ.

http://no4.upanh.com/b6.s26.d2/01329e479503b4b5462c98c96ccbf002_46675244.k202778. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2778/v/7ryd3x9veno.htm)

http://no2.upanh.com/b5.s1.d4/5f109c996b8690e6727f94cff6964a2b_46675252.k202779. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2779/v/8ry0fx7v3nf.htm)

http://no7.upanh.com/b3.s29.d2/4a9e3e7f2632a8eb9167a53d6e7dea8d_46675257.k202780. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2780/v/9ry42x2vbdh.htm)

duturi
04-07-2012, 18:19
Không có cao bồi, không thấy có cưỡi ngựa lùa bò nhưng những đàn bò, cừu với cánh đồng cỏ rộng mênh mông là một trong những phần rất quan trọng của nước Úc.

http://no6.upanh.com/b6.s26.d2/53d5e6fa55d758a86d338b6baca161fc_46675296.k202786. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2786/v/7ry94x7v8ta.htm)

http://no5.upanh.com/b4.s27.d1/324396cde2c226f3ce190ec93e305d36_46675295.k202785. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2785/v/9ry87xbv6te.htm)

http://no8.upanh.com/b5.s29.d3/21984e7bff790568abbf988d1644b582_46675298.k202787. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2787/v/7ry61xcv5tf.htm)

http://no0.upanh.com/b2.s27.d1/bee37fd44d57f5146758de59314b3158_46675300.k202788. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2788/v/crya1xavdtg.htm)

http://no2.upanh.com/b6.s29.d2/095dc44ad4cadf2af10660c6b21f2c3e_46675312.k202790. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2790/v/5ryb5xdv7vo.htm)

duturi
05-07-2012, 19:57
Nhà cháu cũng thấy những trang trại trồng olive rất đẹp mắt.
Lúc ở Úc nhóm nhà cháu cũng rất hay uống bia với món quả olive muối chua, nhược điểm lớn nhất là nhà cháu thấy nó mặn quá nên uống cũng hơi tốn bia.

http://no0.upanh.com/b4.s26.d1/e233aa897f52d9ef60894f9ab5af20cc_46675290.k202783. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2783/v/3ry35xavfto.htm)

http://no3.upanh.com/b6.s1.d4/5707c3fad380f9dea9bfddca862fb270_46675293.k202784. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2784/v/ary6fxav0tb.htm)

duturi
06-07-2012, 10:12
Trên tàu, chỉ có nhà cháu là ăn trưa bằng bữa trưa mua trên tàu, hầu hết mọi hành khách khác đều dùng thức ăn mà họ đã chuẩn bị sẵn và mang theo. Sau bữa ăn trưa, mấy đứa nhỏ bắt đầu nghịch đủ trò, thậm chí chúng lấy máy tính ra để kéo nhau như con nít bên ta dùng mo cau kéo nhau vậy.

http://no8.upanh.com/b1.s29.d4/2b4aa27fa0ee2245753b14506cb4bf09_46675288.k202797. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2797/v/ery84x1v3tk.htm)

http://no9.upanh.com/b6.s29.d4/9c80a54c330a35aac7aa93e015f10d13_46675329.k202796. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2796/v/4ryeex1v2ut.htm)

duturi
06-07-2012, 15:42
Tàu tới ga Singleton, cô bạn Úc mới làm quen xuống tàu.

http://no7.upanh.com/b6.s29.d3/1886f04f90a16f6553b703495924444d_46675307.k202789. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2789/v/3ry32xavevr.htm)

Vùng này hình thành bên bờ sông Hunter, là một vùng mỏ than lớn của Úc.

http://no4.upanh.com/b2.s1.d4/21f9747a8831d7883e4f86d181e6b49a_46675314.k202791. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2791/v/4ryd0xevbvz.htm)

http://no7.upanh.com/b1.s27.d2/f7a9973473250501f6f7beedf250e885_46675317.k202792. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2792/v/3ry89xevave.htm)

http://no8.upanh.com/b3.s26.d1/5d55f0f918b92822bd2ad5d6d3549a99_46675318.k202793. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2793/v/2ry3cx5v6vq.htm)

http://no3.upanh.com/b3.s29.d4/bc7ca4a5a2c313d1f7ffe8e61e9d0eb4_46675323.k202795. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2795/v/frybcx1vcvy.htm)

duturi
06-07-2012, 18:02
Tin mới, buồn vì một nam sinh viên Việt Nam vừa bị hành hung tại Melbourne, Australia.
http://nld.com.vn/2012070503535998p0c1006/them-mot-sinh-vien-vn-o-uc-bi-danh-trong-thuong.htm

duturi
07-07-2012, 09:04
Nhớ lại lần đi từ Hà Giang qua Cao Bằng, khi đi ngang Tĩnh Túc, nhà cháu bảo là nó giống hố bom nguyên tử, ở đây trông còn kinh khủng hơn. Vì nhà cháu là dân đồng ruộng nên quen cảnh thanh bình rồi, thấy rộng đồng quen rồi, giờ thấy cảnh này cũng hơi kinh.

http://no7.upanh.com/b3.s1.d4/5bbbf21de8a3d3b8fbd82d6357cbc67a_46675457.k202799. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2799/v/4rye1x3v8xc.htm)

http://no2.upanh.com/b6.s29.d1/82c1a5204032789f3dafac11605406c1_46675462.k202800. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2800/v/5rye1x2vfog.htm)

http://no6.upanh.com/b2.s27.d2/033b3daefc06be7fea4c8d7685a5f548_46675466.k202801. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2801/v/1ry94xfv0xn.htm)

http://no4.upanh.com/b1.s26.d2/5b7ad924384f806fa1162deb39fe411c_46675474.k202802. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2802/v/1ryedx2v0xo.htm)

duturi
08-07-2012, 10:13
Gần cái mỏ than này, người Úc xây dựng một nhà máy điện. Nhìn từ góc mỏ than thì quang cảnh nhà máy điện không đẹp lắm, nhưng nhìn từ phía hồ nước thì rất đẹp.

http://no6.upanh.com/b3.s26.d1/814af7d5c4a3beb8466374fe5593b968_46675476.k202803. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2803/v/brycaxavfxz.htm)

http://no5.upanh.com/b3.s1.d4/570d7fcb2bc1e32835165255452956f9_46675455.k202798. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2798/v/bry5dx9v2hx.htm)

duturi
09-07-2012, 08:14
Tới ga Muswellbrook, thấy có một ngôi nhà cực kỳ cũ kỹ. Hỏi ra thì mới biết đây là nhà ga cũ từ những năm 1890, tiếc là nó đã hỏng và không còn sử dụng nữa nhưng người ta vẫn không phá nó đi.
Ga Muswellbrook.

http://no4.upanh.com/b4.s28.d3/606b91d41e0335e815bd7be93e67034d_46675494.k202807. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2807/v/eryd3xcv6xw.htm)

http://no6.upanh.com/b1.s26.d2/9d4fc42ad20964cbfdaabd6b908eb342_46675486.k202805. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2805/v/5ry62xev6xl.htm)


Giá mà cụ Nguyễn Bính thấy chắc lại có bài thơ để đời nữa, còn nhà cháu thấy thì chỉ gợi lên một nỗi buồn man mác. 100 năm đã qua, những gì còn lại là như thế này đây.
Chia sẻ với người bạn Úc, bạn Úc nói về miền quê, nhà phố 100 năm tuổi không là cái gì cả, nhiều cái còn rất tốt, vẫn đang sử dụng bình thường. Nghe vậy, nhà cháu lại bắt đầu thấy vui.

http://no1.upanh.com/b5.s28.d2/df07c7ea62b28c4babdb2ae670a9f7f3_46675491.k202806. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2806/v/erye2x2v1kr.htm)

Hình ảnh này nhà cháu thấy cực kỳ quen thuộc bên Úc, thậm chí họ còn in cả trên những cái đế để ly. Có nơi thì hàng cây xanh, có nơi thì hàng cây trụi lá nhưng đứng thẳng tắp thế này.

http://no2.upanh.com/b2.s27.d2/42a5c0ef71149a7f87b37a8fb1206cfa_46675322.k202794. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2794/v/8rydex0vcvg.htm)

Phía bên ngoài nhà ga, vẫn là những ngôi nhà với khu vườn đẹp như sân golf.

http://no7.upanh.com/b6.s28.d3/703163032d865e31b42f3fe4b6cab2cb_46675497.k202808. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2808/v/9ryfex9v4kx.htm)

duturi
09-07-2012, 11:12
Từ ga Muswellbrook tới ga Willow tree là những đồng cỏ có tưới, mùa đông nhưng cỏ vẫn mọc xanh rờn.
Ga Willow tree.

http://no6.upanh.com/b2.s26.d2/69c42911ead650cc91def893d8aeb18f_46675586.k202816. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2816/v/7rybfxbv9mf.htm)

http://no4.upanh.com/b5.s26.d1/b06553548997ebbb95bec64ed06c830d_46675504.k202809. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2809/v/1ry65x6vakf.htm)

http://no0.upanh.com/b4.s27.d2/b6796ee9cdfdc33116e30ca4d73b1290_46675510.k202810. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2810/v/2ryd4x3vfkk.htm)

http://no6.upanh.com/b1.s28.d1/bd042e201deebe4b379fd93741bd4854_46675516.k202811. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2811/v/0ryb8x5v0kw.htm)

http://no9.upanh.com/b2.s26.d1/8d2f6e23ad94387e5120b5632ac3d578_46675449.k202813. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2813/v/4ry56xav5hy.htm)

duturi
09-07-2012, 15:49
Trời mùa đông nên mới khoảng bốn giờ chiều mà nắng như muốn tắt.
Nhà cháu chạy qua những cách đồng bông, cánh đồng lúa mỳ, đậu tương mới thu hoạch xong thấy dài như bất tận.
Các bác về miệt Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cảm thấy vô cùng thích thú với những cánh đồng lúa như bất tận thì ở đây, các bác sẽ mất cảm giác về chiều dài, cứ nghĩ đồng ruộng chạy mãi tới tận cùng.

http://no1.upanh.com/b1.s28.d3/d319faff13950765773016015f516917_46675631.k202829. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2829/v/eryd9x6v2yd.htm)

http://no6.upanh.com/b3.s27.d2/34debf86a097d68d65b3f2d847216e4e_46675626.k202827. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2827/v/7ry1exfvayu.htm)

http://no8.upanh.com/b1.s29.d1/7ac8a6671f3df1910b8b88263534b0ce_46675628.k202828. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2828/v/bry6exev7yq.htm)

http://no0.upanh.com/b2.s28.d2/3d6b3865db2dfe5e809bbfce22c54f33_46675650.k202832. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2832/v/0ry8dx0vcsu.htm)

duturi
10-07-2012, 08:32
Một hình ảnh rất đẹp, vừa cổ điển, vừa lãng mạn, làm người ta liên tưởng tới những chàng cao bồi Mỹ trong các bộ film nói về vùng viễn tây. Tại các vùng quê nước Úc, hình ảnh này cũng không phải là hiếm. Thật hay, giữa những phương tiện hiện đại bậc nhất, vẫn còn những vật dụng sử dụng từ thế kỷ 19 này.

http://no2.upanh.com/b5.s1.d4/38a09e607697cf64ec7ff7ed6501c8da_46675642.k2028311 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2831-1/v/4ry5ex0vdyw.htm)

http://no0.upanh.com/b3.s26.d2/2f4aeeb82eb2d7c0dd089eb59d90405e_46675640.k202831. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2831/v/cry55x0vdfi.htm)

duturi
10-07-2012, 13:13
Từ đây thì có thể nói là đoàn tàu của nhà cháu đã tới khu vực thung lũng sông Namoi. Đây là vùng bông lớn nhất nước Úc với những trang trại tới 15.000hectares. Mùa này, hầu hết các cây trồng đã thu hoạch. Thu xong, bông được đóng kiện để ngoài trời như thế này thôi.

http://no6.upanh.com/b6.s28.d2/6b70c65c7b090ffdafa35fc0637cdb32_46675636.k202830. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2830/v/8ry1fx3vcyk.htm)

http://no9.upanh.com/b5.s27.d1/8140b5f60e1da202b8f12973fd56fd05_46675659.k202835. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2835/v/1ry85xdv5sm.htm)

http://no3.upanh.com/b5.s28.d3/90f7814ebf922dc7438cb653b47264df_46675663.k202836. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2836/v/4rya9x4v2sx.htm)

duturi
10-07-2012, 17:31
Còn các loại hạt khác như ngô, lúa mỳ, đậu tương thì thu xong, bơm thẳng lên các silo luôn.
Có rất nhiều silos dọc theo khu ga tàu. Việc vận chuyển rất đơn giản, chỉ cần ghé vào, mở chốt thế là ngô, đậu chi chảy xuống hết. Đầy toa này thì chuyển sang toa khác. Mà không chỉ có ngô đậu các bác ạ, bên này họ chuẩn bị khá kỹ càng, đến bò, ngựa, cừu họ cũng làm một cái như cầu thang lên tới cửa toa tàu, chỉ việc lùa ngựa, bò, cừu từ dưới chỗ nhốt lên thẳng trên toa, thật là dễ dàng. Chỉ tiếc là mấy cái này nó sát đường sắt quá, nhà cháu không thể chụp ảnh trình bày với các bác được.

Đây là cái silo kiểu cũ.

http://no6.upanh.com/b2.s1.d4/7d997c20b13a1cf395ea47b1c044005d_46675656.k202834. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2834/v/cry31x2vcsg.htm)

Còn đây là cái silo kiểu mới, bên cạnh nó vẫn có mấy cái silos kiểu cũ đấy ạ.

http://no9.upanh.com/b6.s29.d1/9c0e9633d078662efb212ec6bb7e8ff9_47099529.k203279. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3279/v/7ry0bhal2ut.htm)

http://no8.upanh.com/b4.s28.d1/62965408fe1b9bcca20a7a517ae3367f_47099478.k203280. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3280/v/3ry1fh8ldig.htm)

duturi
11-07-2012, 13:21
Tới ga Boggabri thì trời đã về chiều. Chỉ còn ít nắng chiều đông vương vãi trên sân ga. Một khách sạn nhỏ nằm khép nép bên cạnh nhà ga được xây dựng từ hơn 100 năm nay vẫn đứng lặng lẽ. Các vùng quê Úc vắng vẻ vậy đấy các bác ạ, không sôi nổi như làng xóm Việt Nam đâu.

http://no8.upanh.com/b1.s29.d4/fdf8295f973cac2241137468074bedca_46675678.k202839. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2839/v/ery19x5v0lv.htm)

http://no1.upanh.com/b5.s1.d4/f2cde5edd383710451ba0a40b6c157ed_46675671.k202838. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2838/v/7ry4fx5vdsj.htm)

http://no1.upanh.com/b4.s1.d4/f746929bee5a4c43626a118c99cff02c_46675681.k202841. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2841/v/5rycbxav5lm.htm)

Chỉ có đám vẹt Úc này là ồn ào hết sức. Chắc chắn ở làng quê Úc, số vẹt Úc đông hơn dân số rất nhiều. Chúng làm tổ trong các cây cọ, dưới vùng lá khô (cái này sau này nhà cháu sẽ chụp ảnh để mô tả lại cho các bác thấy rõ sau). May mà bọn vẹt này ở Úc chứ sang ta thì coi như toi đời rồi.

http://no5.upanh.com/b3.s1.d4/75a9e1353bcf222636e00b80116d07bd_46675685.k202842. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2842/v/7ry51x6v4lx.htm)

duturi
11-07-2012, 18:24
5:30 chiều. Cuối cùng thì nhà cháu cũng tới ga Narrabri, hình như chậm 1 phút so với lịch trình. Mới năm rưỡi chiều mà trời đã tối. Xuống ga, chỉ kịp chụp một tấm ảnh phía trong nhà ga. Con tàu còn phải đi tiếp thêm một vài ga nữa. Chỉ có mấy người xuống ga Narrabri.

http://no1.upanh.com/b3.s26.d2/e1b290c7fcf6919d564a8517698de17d_46675691.k202844. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2844/v/0ry8dxav3lp.htm)

Ra khỏi nhà ga, thấy cái silo trước mặt, liền chụp mấy tấm.

http://no0.upanh.com/b6.s1.d4/3e5f006411a2489d1a7a3c33593a1135_46675700.k202845. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2845/v/4ry1axdv2mv.htm)

Chưa tới 6 giờ chiều mà xóm phố nhỏ đã lên đèn. Quang cảnh trông khá trống vắng.

http://no4.upanh.com/b2.s26.d2/6d0786138189e027bffe237b3680e38c_46675734.k202849. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2849/v/7ry2ex7v4pn.htm)

Còn đây là tháp nước của xóm phố trong lúc hoàng hôn.

http://no4.upanh.com/b3.s26.d2/d739577e806eea9c358ec92051d85588_46675704.k202846. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2846/v/fry5ax2v5mk.htm)

Quay lại, chụp thêm mấy tấm về nhà ga Narrabri lúc hoàng hôn rồi kéo vali đi bộ về Motel cho nó giống tây.

http://no7.upanh.com/b3.s29.d1/0c3fc61484cecc28d884f454877fe1d5_46675727.k202847. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2847/v/4ry07xev6ap.htm)

http://no1.upanh.com/b4.s28.d2/b3b9ce176f6b11ebfc6ce79718cc95b3_46675731.k202848. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2848/v/ery9ax5v5pe.htm)

duturi
12-07-2012, 08:24
Trên đường đi về KS, nhà cháu đi qua cái chỗ này, nó ghi là cho thuê xe đạp. Đang tập tành học hỏi mấy bác xế độp bên mình nên thấy chỗ này thì mừng quá, bèn dừng lại làm một kiểu. Bên này họ cũng đi xe đạp nhiều lắm, vừa là tập luyện, vừa là biểu diễn theo nhóm cho oách nữa.

http://no9.upanh.com/b3.s26.d2/0ce2c4fc8003d0c4e656cfa876cf2f09_46675579.k202856. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2856/v/5rya7x8v9os.htm)

Một nhà thờ rất xưa nhưng tối quá, chỉ chụp được mỗi thế này.

http://no7.upanh.com/b1.s27.d1/8cd585cc448f63b9ae86ef6faeb3f6b4_46675737.k202853. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2853/v/dryc6xcv2py.htm)

http://no9.upanh.com/b4.s26.d1/ff2631edbfce5a7fb32b3229850bf482_46675739.k202854. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2854/v/3ry98x8vfpm.htm)

Và một ngôi trường được xây dựng từ năm 1884. Đúng là rất xưa phải không các bác.

http://no2.upanh.com/b1.s26.d2/c6c4cd347ae6e15e50906dd8ab212d0e_46675742.k202855. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2855/v/0ryb8xdv2po.htm)

Rồi nhà cháu về tới KS. Sau khi tắm rửa qua loa, nhà cháu đi ra một cái bar kiếm vại bia. Nhà cháu đột nhập vào một cái gọi là Bowling Club. Bowling club này cũng thành lập lâu lắm rồi. Cái phố nhỏ này làm thức ăn thì rất ngon nhưng khá đắt đỏ. Một đĩa T-bone steak và 1 bia VB mất đứt 35AUD. Không sao, quan trọng là ăn rất ngon, bia rất ngon.

http://cA4.upanh.com/upload/0/179/c2G_38.jpg (http://www.upanh.com/upanh_38/v/3ryf0udacer.htm)

duturi
12-07-2012, 13:50
Hôm nay nhà cháu nhận được tin nhắn báo cước điện thoại của hai hãng là hơn 4 củ. Viettel gần 2 củ, Vinaphone là hơn 2 củ. Đấy là cái giá mà nhà cháu phải trả cho tinh thần Eo rô đấy các bác ạ. Mà đâu có làm gì nhiều, chỉ mở ra coi tin rồi đóng lại nhanh như cắt thế mà vẫn đi vào con đường đau khổ, chả khác gì ở nhà thua cá độ cả.

duturi
12-07-2012, 15:16
Sáng sớm hôm sau, vẫn như thường lệ, nhà cháu dậy sớm làm công tác thể dục và khảo xạ địa hình xung quanh. Trời lạnh như cắt, chả có ma nào dậy cả. Nhà cháu đi vòng vòng cả tiếng đồng hồ cũng không gặp ai. Không hiểu sao đồng bào Úc hơi lười thể thao ngoài trời hay là lười cả trong nhà thì không biết nữa. Trời tối, chẳng làm ăn được gì, chỉ đi dọc phố, đi lên, rồi đi xuống.
Tới sáu giờ sáng thì về thay máy ảnh và chụp được mấy tấm đầu tiên mở hàng ngày mới ở Narabri.

Ra cổng motel, nhìn về phía tay phải, trống vắng.

http://no8.upanh.com/b2.s1.d4/f0c29a19b6a21e66636808396c75d62e_47136528.k202859. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2859/v/3ryd6e4qdwi.htm)

Nhìn về phái tay trái, chỉ có mấy chiếc xe ô tô, chẳng thấy hoạt động chi cả.

http://no9.upanh.com/b5.s26.d1/b2c3bca30e0e8fa59a6aca4f78e9629d_47136529.k202860. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2860/v/ary41e9q1wt.htm)

Khách sạn ở đối diện cũng đang trong tình trạng im lìm.

http://no2.upanh.com/b3.s28.d2/9013d0e36aaa7eabbebaf351fbb77697_47136532.k202861. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2861/v/3ry20e3q9pa.htm)

Quyết định lại đi về phía tay phải. Đọan này lúc sáng nhà cháu đi rồi. Chỉ có những ngôi nhà kiểu Úc, nhỏ nhắn, xinh xắn với các bác chủ đang ngủ chưa dậy.

http://no9.upanh.com/b4.s29.d2/81d39df3938b3441a796f669a62544eb_47136539.k202862. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2862/v/erye1e7q8wh.htm)

http://no6.upanh.com/b2.s27.d1/d0d91783d66675e63d2e859828a0fe91_47136526.k202863. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2863/v/8ry16e1q9po.htm)

duturi
13-07-2012, 08:52
Những ngôi nhà quanh khu vực nhà cháu ở và ở Narrabri và nói chung là cả nước Úc nữa đều xinh xắn, nhưng nhỏ nhỏ. Những nhà có gara để xe thì làm cổng to, còn lại thì cái cổng cũng bé tí. Nếu bên ta mà có điều kiện như vậy thì chắc sẽ làm to hơn nhiều.

http://no1.upanh.com/b6.s1.d4/b969d7b00c5a1e94a5293eb308cd2737_47156401.k202865. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2865/v/dry5dz5a8bb.htm)

http://no3.upanh.com/b2.s1.d4/de5fe27f2fcf8b04e152962c106d0f09_47156523.k202864. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2864/v/2ry9czdadlc.htm)

http://no7.upanh.com/b5.s27.d2/86005202a8897a05825169d81922aef0_47156537.k202866. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2866/v/cry91z7a5lm.htm)

http://no9.upanh.com/b6.s28.d2/6399036b325990548a47a385e27c3909_47156559.k202867. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2867/v/fry94zba4or.htm)

duturi
16-07-2012, 08:17
Tại góc đường, có một cây trông rất lạ, cứ như là cây ở châu Phi ấy. Nghiên cứu mãi mà chẳng biết cây gì nên nhà cháu cứ post lên đây để các bác cao kiến giúp đỡ.

http://no5.upanh.com/b5.s26.d2/5f775111f81eb5900edb5ee433f6b963_47239565.k202869. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2869/v/arpfdc6c7lm.htm)

Đường phố thì còn rất vắng nhưng cực kỳ ồn ào.

http://no6.upanh.com/b6.s28.d1/0e30420e6446d222eb85fd592adc1b5b_47239566.k202870. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2870/v/frpf1cec6lk.htm)

Đó là vì có hàng trăm chú vẹt Úc đang cãi nhau ỏm tỏm. Đúng là miền quê, mà lại còn ở Úc nữa chứ. Cách đây khoảng gần 30 năm, lúc nhà cháu mới bắt đầu lọ mọ vào miền nam (tìm đường cứu nhà). Khi đến vùng Ninh Sơn, Ninh Thuận (trước kia thuộc tỉnh Thuận Hải) nhà cháu cũng thấy quá trời vẹt (tất nhiên là vẹt ta, nó nhỏ hơn vẹt Úc nhiều). Bây giờ thấy vẹt cũng không còn nhiều nữa đâu các bác ạ.
Chắc phải tới lúc chúng ta lại sang Úc nhập vẹt mất thôi.

http://no4.upanh.com/b6.s27.d1/7c179f6a0eb936e509c2148fce9a6c7f_47168274.k202871. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2871/v/0rya5b0tdaa.htm)

http://no8.upanh.com/b4.s26.d1/b073a5fd47e035c97a44016c2538a984_47168298.k202872. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2872/v/0ryfab2t1pf.htm)

http://no0.upanh.com/b6.s26.d2/c03a0ff361d56474173e6ec628b3618a_47239580.k202873. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2873/v/5rpebc7cfmq.htm)

duturi
16-07-2012, 10:08
Lọ mọ như ma xó là đặc tính của nhà cháu.
Đi đâu, nhà cháu cũng cố gắng tìm hiểu xem có trò gì lạ, món gì khác hay không?
Ví dụ như nhà cháu đã tìm thấy bài thơ rất nổi tiếng của tác giả người Úc, mà dân Úc rất nhiều người biết, kiểu như Tagor của Ấn Độ vậy ngay trên đường đi ở Úc. Nhà cháu post lên đây để các bác thấy nhà cháu lọ mọ cỡ nào. Thế mà một buổi tối, một buổi sáng nhà cháu vẫn chưa thấy gì hay ở chốn này (không kể bữa tối khuya vì phải đi ngủ).

Đây là bài thơ nổi tiếng đây. Nếu bác nào cũng chụp được tấm ảnh như thế này thì nhà cháu cũng rất phục các bác. Cô Dorothea Mackellar cũng từng sống tại một trang trại ở Gunnedah, gần vùng Narrabri này. Hôm về nhà cháu sẽ cố gắng chụp hình nhà ga phục vụ các bác.

http://no4.upanh.com/b3.s27.d2/2fbb79946678e4c88449fb89b492d762_47242614.39.jpg (http://www.upanh.com/upanh_39/v/0rad6wfp2pu.htm)

duturi
16-07-2012, 10:34
Đi tới một con đường đất thì nhà cháu nghĩ chắc đây là cuối phố phía này rồi, nên quay lại thôi.
Đây là đường phố đất ở Narrabri đây các bác.

http://no2.upanh.com/b4.s26.d1/ca293afae2d7e30d2e6ead9a04c81fb2_47243102.k202874. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2874/v/7raeaw6welv.htm)

Ngôi nhà ngay bên cạnh con đường đất, cổng quay ra phía đường nhựa.

http://no2.upanh.com/b5.s29.d2/5e3eb3861e8c56751b39bb1ea72ee797_47243172.k202876. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2876/v/crae2w8w4pa.htm)

Trong vườn, có một cây cam đang có quả chín. Giờ này nhưng chủ nhà vẫn chưa muốn dậy.

http://no8.upanh.com/b2.s27.d1/29c6e9c1b1decad1ef3ce999f680ca53_47243158.k202875. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2875/v/0ra1dw9wcpn.htm)

duturi
16-07-2012, 11:59
Cũng do hết đường, hơn nữa cũng thấy hơi muộn nên nhà cháu quay về motel để lo việc ăn sáng và một ngày đi farm.
Trên đường về, nhà cháu chụp ảnh mấy cái nhà lúc đi dưới góc khác và đã có ánh sáng đẹp hơn không các bác lại chê nhà Úc xấu.

http://no0.upanh.com/b5.s29.d1/2f9fdc36d57aea049c1b616efe0e5479_47246100.k202878. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2878/v/crpd5c3s8ek.htm)

http://no8.upanh.com/b5.s27.d2/e47e8f577d97451979023699eb101d40_47246108.k202879. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2879/v/frp2cc1s9ea.htm)

http://no2.upanh.com/b4.s28.d1/9368e4efd4921c2d337c6a5809b8373e_47246192.k202880. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2880/v/4rp25ccs1uo.htm)

http://no4.upanh.com/b5.s26.d2/11f6a1b16e3b42d502583b46c3726e68_47246094.k202881. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2881/v/arp1dcesden.htm)

duturi
16-07-2012, 16:22
Về đến motel thì trời bắt đầu sáng rõ, mặt trời lên báo hiệu một ngày nắng đẹp.
Cái cổng vào motel nó đơn giản như thế này các bác, chẳng rào dậu, cổng ngõ chi cả.

http://no2.upanh.com/b5.s29.d4/57bf859f095d3cec4095c208746c7873_47255482.k202884. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2884/v/6rp65v2ccga.htm)

Các phòng vẫn còn im ắng lắm. Chả hiểu sao mà họ ngủ nhiều thế không biết.

http://no2.upanh.com/b2.s28.d2/5eeeb704764042c11fdc040163d872c2_47255492.k202885. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2885/v/1rp24vac3kn.htm)

Chỗ trống không có ô tô là chỗ của nhà nháu ạ. Xuống đây nhà cháu được farm nó cho mượn xe.

http://no4.upanh.com/b1.s27.d1/aca66efe31ed60622991e26347cee7bb_47255534.k202887. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2887/v/erp2cvac4sl.htm)

http://no2.upanh.com/b6.s26.d1/2ab2d672a8f27c60b0fe32aefa0d9f89_47255562.k202889. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2889/v/7rp7bt1yafz.htm)

Cây cọ trong nắng sớm trông cứ như dừa Bến Tre ấy.

http://no7.upanh.com/b2.s28.d1/511b26dbdcf4c523797c5b6b94d5b865_47255757.k202886. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2886/v/crp26t4ybaj.htm)

Cạnh hồ bơi cũng có cây cọ, nhưng loại này khác.

http://no1.upanh.com/b1.s27.d2/25a39a5fcde0d9e06cb4bd99f2800de5_47255551.k202888. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2888/v/4rp19vdc0lh.htm)

doun
16-07-2012, 20:02
Tại góc đường, có một cây trông rất lạ, cứ như là cây ở châu Phi ấy. Nghiên cứu mãi mà chẳng biết cây gì nên nhà cháu cứ post lên đây để các bác cao kiến giúp đỡ.

http://no5.upanh.com/b5.s26.d2/5f775111f81eb5900edb5ee433f6b963_47239565.k202869. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2869/v/arpfdc6c7lm.htm)
Bác cũng chịu. Hihihiii

duturi
17-07-2012, 11:01
Về nhà, ăn sáng qua loa nhà cháu thay cái ống kính khác nhà cháu bắt đầu đi farm.
Nói thật thì sáng nay ăn sáng rất đơn giản với một gói mỳ, một ít salami (tối qua sau khi ăn có đi siêu thị và mua một ít táo, salami, thịt xông khói, và hai chai rượu, chơi hết hai chai rượu mới đi ngủ. Chuyện này chưa kể với các bác vì không nằm trong chương trình. Một ít salami còn lại thêm phần hương vị vì ớt bên này không cay nhưng salami thì khá cay (salami có hai loại nhé các bác).
Nhà cháu thích ăn cay nên nhà cháu mua loại salami cay.
Trước khi đi farm, quay lại chụp mấy tấm ảnh motel có nắng vàng rực rỡ.

http://no2.upanh.com/b4.s27.d1/63d2c5f7e8c37b29bd10b60f51169453_47278292.k202891. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2891/v/0rp62tczcff.htm)

http://no4.upanh.com/b5.s29.d4/a49428f5318501d647379b0f2297b56d_47278274.k202890. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2890/v/brp1ft4z9fq.htm)

duturi
17-07-2012, 13:20
Xong xuôi thì cả nhóm đi farm. Từ motel đi tới farm chừng 40km, mất khoảng 25 phút. Farm nằm trên đường từ Narrabri đi Wee Wea. Tuyến đường Highway này có tên là Kamilaroi, chạy dọc theo con sông Namoi, con sông bồi đắp phù sa làm nên đồng bằng này.
Farm này khá lớn, farm tập thể nhé, không phải loại farm gia đình do hai vợ chồng làm chủ và hai chồng vợ cũng kiêm làm thuê đâu.
Farm này có "thôn trưởng" và người làng. Tất tật là 50 thôn viên, vừa làm nông dân, vừa làm công nhân, vừa làm nghiên cứu, vừa làm lái xe, nói chung là làm tất tần tật. Diện tích sơ sơ là 15.000ha, bằng diện tích của 5 xã trung bình của bên ta nhưng họ làm bằng máy hết nên cũng dễ dàng. Farm của họ cũng chia thành ruộng để biết mà phân công, ai đi gặt lúa ruộng này, ai đi bón phân ruộng kia. Mỗi ruộng khoảng 100ha, ruộng nhỏ nhất là 46ha, ruộng to nhất là 256ha, bằng cái nông trường nhỏ bên ta rồi.
Tiếc nhất là mọi farm viên của farm này đều ở Narrabri cả nên "hôm sì tay - homestay" nhưng nhà cháu cũng phải ở Narrabri như họ. Vì vậy nhà cháu gọi là farmstay.
Việc đầu tiên vào là thấy đúng là farm, ô tô đậu trên bãi cỏ, bàn ghế, tủ lạnh bỏ ngoài trời.

http://no0.upanh.com/b2.s28.d2/389542287f46b9a85d7e0ec98bfa6a59_47278300.k202894. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2894/v/crpc2t7zfjv.htm)

http://no2.upanh.com/b1.s29.d1/08639a073de7b494ab7b250016ff241a_47284082.k202900. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2900/v/brpe3t2h2qk.htm)

http://no1.upanh.com/b4.s29.d4/d9efc952415e00f713b631dc84a2db49_47278251.k202893. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2893/v/4rpabt8z7wh.htm)

http://no9.upanh.com/b5.s28.d1/9474e46f497363015facf5f1dfc521ef_47284069.k202899. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2899/v/frpc0t4h5dp.htm)

http://no2.upanh.com/b3.s28.d3/1b0af3db38411490d7c892518971a1ca_47284092.k202904. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2904/v/2rpfat1h9qf.htm)

duturi
18-07-2012, 08:39
Mùa đông, cây bắt đầu vàng và rụng lá.

http://no4.upanh.com/b6.s26.d2/7bc5cbb4ce8441ed68e26662f946ed26_47308134.k202895. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2895/v/drp6bv8l1ju.htm)

http://no8.upanh.com/b3.s28.d1/21de6010064aa75cd7566cbfd7327f14_47308158.k202898. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2898/v/9rpc8v4l8aq.htm)

Nhưng thấy có cây lại đang ra chồi và sắp có hoa. Cũng chẳng biết là cây gì.

http://no7.upanh.com/b5.s29.d2/964b793689099d9ef5bf53df2c6cb145_47308117.k202896. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2896/v/erpf0vdlefj.htm)

http://no2.upanh.com/b4.s28.d3/1ab5534328f8cc0b3acce44543b4ea20_47308172.k202897. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2897/v/brp23v0m8ta.htm)

duturi
18-07-2012, 13:23
Tới farm thì chào hỏi, nói chuyện một lúc, uống trà (hoặc càphê) xong rồi bảo đi coi đồng ruộng trước. Nhà cháu khoái cái vụ này là vì nó đang nắng đẹp.

Thế là lên xe đi ra ruộng luôn. Đường ra ruộng đồng thì không có làm gì, chỉ có đường giữa hai thửa ruộng mà bên ta hay gọi là bờ ruộng, máy móc đi riết nên đi lại cũng dễ.
Đây là bờ ruộng Úc ạ. Bờ ruộng mà to quá, lái xe kém cũng quay đầu nhẹ nhàng. Bên bờ ruộng cũng có cái silô. Nhà cháu hỏi thì nó bảo đang chứa lúa mỳ.

http://no4.upanh.com/b4.s27.d1/b32fdb565300bb34612a0ede987d4476_47315694.k202906. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2906/v/7rp88revciv.htm)

Cánh đồng lúa mỳ đây ạ.

http://no8.upanh.com/b2.s27.d1/c7819a24e2cd9548fb03855ff7a5089d_47315698.k202908. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2908/v/4rp16rfv3ik.htm)

http://no1.upanh.com/b5.s29.d3/c9c8ace92f935199263955ab820eca0d_47315681.k202910. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2910/v/arp35r8vdit.htm)

Cánh đồng này vừa thu hoạch bông xong thì trồng lúa mỳ mùa đông. Các bác thấy đầu ruộng vẫn còn bông rơi.

http://no4.upanh.com/b6.s27.d2/0850d05743edd188c880e09168cbb7be_47315714.k202909. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2909/v/5rp25ravfqv.htm)

Cuối ruộng, bông vẫn chưa chở hết về nhà máy.

http://no6.upanh.com/b6.s27.d2/a7cd6fc7f1ca92e63eb24f825a71aa73_47315696.k202907. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2907/v/1rp40rdv8il.htm)

duturi
19-07-2012, 10:49
Thật tiếc là mùa thu hoạch đã gần hoàn tất. Ngô, đậu tương cơ bản đã thu hoạch xong. Bên này, khi thu hoạch là máy liên hợp vừa thu hoạch, vừa băm nát cây rồi rải hết lên ruộng. Sau đó thì máy cày lật xuống ngay, vừa tranh thủ ẩm độ để làm đất, vừa để lật các tàn dư sâu bệnh, thực vật xuống phía dưới để giết bọn nó đi, tránh gây nguy hại cho vụ sau.

Hiện nay chỉ còn vài ruộng bông chưa thu hoạch hết vì bông dài ngày hơn đậu và ngô.

Đây là hình ảnh một số ruộng bông đã thu hoạch xong, đang chặt cây và làm đất.

http://no8.upanh.com/b2.s27.d2/1a12836c10249a03edff791f3685bf23_47344328.k202914. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2914/v/0rp44d7ncow.htm)

http://no1.upanh.com/b3.s26.d1/adcc3e724a141034c72a282abe6b5072_47344361.k202920. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2920/v/0rpacd8nakd.htm)

http://no1.upanh.com/b2.s28.d1/75a0bd3e7fc386c890204f1e94b7eed1_47344381.k202922. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2922/v/4rp2ed2nfkm.htm)

http://no5.upanh.com/b1.s27.d1/3a1968cb7519ce1a1d8ca86cd65d8ee5_47344415.k202921. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2921/v/1rpcbd5n5fy.htm)

doun
19-07-2012, 11:32
Quan điểm Bác giống em, đi là để xem cái thiên nhiên: núi non, đồng ruộng xem nó khác ta ở chỗ nào chứ thành phố thì đâu mà chả giống đâu. Cũng nhà cao tầng, bảng hiệu nhấp nháy và các shop xa xỉ, cái đó thì mình hổng có chiền để xài rồi.
Thanks Bác!

duturi
19-07-2012, 12:18
Để làm được cái ruộng to thế, nông dân Úc cũng cần nhiều trợ thủ. Bên ta thì bắt con cái ra làm phụ hay thuê người làm, bên họ thì mua máy về làm, khác nhau có tí thế thôi.
Nhà cháu đi coi máy và lái thử vô số thứ, chỉ tiếc là nó không cho lái máy bay (tiết mục này nhà nháu cũng bị trượt mấy lần ở Mỹ rồi, chắc hôm nào xin cơ trưởng cho rồi chứ xin dưới đất khó quá).
Các loại máy bón phân, gieo hạt, cày ruộng, phun thuốc đây các bác.

Máy bón phân to vật vã đây.

http://no2.upanh.com/b4.s28.d3/7de271baa4d530f1780bf8662d1e83bd_47347632.k202931. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2931/v/crp95dcr9xz.htm)

Máy này cho ruộng nhỏ hơn.

http://no0.upanh.com/b5.s26.d2/884a405d5e34335eef65f1db514029cd_47347540.k202923. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2923/v/7rp4ed0rbnl.htm)

Máy phun thuốc. Không phải chỗ nào họ cũng phun thuốc bằng máy bay đâu các bác ạ. Họ bảo là một số người có máy bay hoặc có công ty làm việc này. Sau khi thấy ruộng nào có sâu họ sẽ cắm cờ, cờ đỏ và vàng để phân biệt. Máy bay phun thuốc nó nhào xuống phun một phát là ngóc lên kiểu như bắn súng hay thả bom ấy chứ không phải phun hết cả cánh đồng một lúc, máy bay đi vè vè như đi chơi đâu.
Nếu chỗ ruộng bị phá nhỏ thì họ chỉ phun thuốc bằng máy thôi. Cái máy này đấy. Nó đậu trong này nên cụp cánh lại chứ khi nó giang ra thì rộng lắm, một giờ nó cũng phun được khoảng vài ha tùy theo yêu cầu. Hình như lúc nó giang ra có bề rộng là 8m hay sao ấy.

http://no1.upanh.com/b3.s29.d4/ddd887794e42cb3d47fb78dddf03f10d_47347551.k202924. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2924/v/6rp8fd4r4np.htm)

Đây cũng là máy phun thuốc nhưng cho cây lúc nhỏ, vòi phun thuốc bị che lại cho khỏi bay lung tung.

http://no1.upanh.com/b5.s26.d2/e1e14bffa4f52d31412f31efb3bcb8ad_47347601.k202930. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2930/v/arp34d4rdod.htm)

http://no6.upanh.com/b4.s29.d2/a54e7d04bc0545f36a63580fe384dc73_47347596.k202929. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2929/v/1rpf9dfrdbg.htm)

duturi
19-07-2012, 12:48
Và một lô cuốc cày của đồng bào Úc nữa đây ạ. Mà máy của họ cũng to hơn máy nhà ta các bác ạ, toàn oversize thôi, khủng lắm.

http://no2.upanh.com/b1.s26.d2/517440a8fac20867949044afaa7d3aac_47347582.k202926. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2926/v/2rpc8d8r1qv.htm)

http://no6.upanh.com/b6.s26.d2/a29ae4cdecc658dab9d4c1a8908478dd_47347586.k202927. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2927/v/frpbad8r8bo.htm)

http://no3.upanh.com/b2.s29.d3/0c81129a892f81a4362a6be2cd3af98f_47347573.k202925. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2925/v/9rpddd4r4dp.htm)

http://no5.upanh.com/b2.s28.d3/f84615aea86a86ef2399b77342f5465d_47347735.k202944. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2944/v/5rpa4n0pese.htm)

duturi
19-07-2012, 17:45
Còn đây là mấy cái máy thu hoạch.

http://no3.upanh.com/b3.s26.d1/398bb273dad248e554ad08cb0be061d5_47347663.k202935. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2935/v/crp61d4r6ed.htm)

http://no0.upanh.com/b3.s28.d3/8e13728b5260f4564ae8f02a5d98f459_47347590.k202928. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2928/v/crp17d4rebu.htm)

http://no0.upanh.com/b5.s27.d2/49ef3d211b6decea06e9e5c92706e322_47347650.k202933. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2933/v/7rp6fdbr1ei.htm)

duturi
20-07-2012, 09:54
Trong farm, có một con sông nhỏ chảy qua. Còn lại, người ta dùng nước giếng khoan hay từ hồ chứa nước mưa. Cũng nói thêm cho các bác biết là ở phía Nam Úc thì lượng mưa thấp, thường chỉ khoảng 600mm/ năm thôi.
Bơm nước cho gia súc uống.

http://no9.upanh.com/b3.s26.d1/d2fa1b4d03fb5baa66be1a26954afb4d_47347669.k202936. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2936/v/drp15dcrbes.htm)

Hồ chứa nước mà chim quá trời luôn, nhiều nhất là vịt trời, lele.

http://no5.upanh.com/b6.s28.d1/09e2fc3db90c9a7271140bd2a6386daf_47347795.k202952. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2952/v/6rpc2nbpfxt.htm)

Con sông nhỏ chạy ngang farm. Con sông này là nhánh của sông Namoi luôn.

http://no2.upanh.com/b1.s28.d1/f25d3c5b9be0475f06f1090c1fdda31e_47347742.k202945. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2945/v/8rpf6n9p6sl.htm)

Cá thì không biết chứ chim trời thì vô kể.

http://no3.upanh.com/b1.s29.d4/e2a17fa8f9ca95d2c0d22b362528ed93_47347723.k202943. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2943/v/frp0en7p6sd.htm)

homeless man
20-07-2012, 13:18
Thanks cụ cho nhìn lại cảnh nước Úc Đại Lợi ợ. Đi đâu rồi cũng lại thấy bạch đàn. Bên ta rừng mưa nhiệt đới gọi là tropical rain forests. Rừng các bạn Úc toàn bạch đàn à thành ra không gọi là forest được. Chỉ là buses (bụi cây) thôi hehe.

Bác đến các nông trại mùa thu hoạch lại chả thấy toàn lưu học sinh thạc sĩ, tiến sĩ đi hái nho, thu nấm ấy chứ, làm gì có máy móc ợ=))

duturi
20-07-2012, 16:39
Vâng, bác homeless man nói đúng đấy, cây bạch đàn bên Úc giống như cây tre, cây dừa bên ta vậy. Đi đâu cũng thấy, từ bờ sông, bờ suối, từ đường làng đến công viên, từ thôn quê đến thành phố lớn, thủ đô, đâu cũng thấy bạch đàn.
Còn dạo này các bạn lưu học sinh, nghiên cứu sinh, post doc không còn đi hái nho, thu nấm nữa đâu bác ơi.
Ngày xưa, nhà mình nghèo, làm để kiếm tiền nên chúi mũi vào làm chứ bây giờ các bạn ấy nghỉ là đi phượt không hà, còn làm thêm thì toàn làm phụ giảng cho các prof. thôi. Lưu học sinh với các bạn nghiên cứu sinh dạo này oách lém.

Lại nói chuyện ở farm. Mọi thứ thật dễ dàng. Lái máy dễ như đi chơi, nhà cháu thử không lái cũng chả sao, các bác chỉ cần mỗi việc là đạp ga thôi, mọi thứ nó computer hóa cả rồi.
Các bác thấy mấy cái ăng ten trên nóc máy không? Nó nhận tín hiệu từ vệ tinh nữa đấy và truyền tín hiệu cho nhau luôn.
Trên mỗi buồng lái, các bác sẽ thấy có một hoặc hai cái màn hình, thường thì cái bên phải to, cái bên trái nhỏ.
Hai cái mà hình này hiển thị các thông số máy bác đang làm.
Ví dụ bác lái máy thu hoạch ngô. Nó sẽ hiện lên là bác đang đi trong vị trí nào của ruộng ngô. Bề rộng làm việc của cái đầu thu hoạch là bao nhiêu, đã hết công suất chưa? Năng suất ngô hạt chỗ đó là bao nhiêu? Ẩm độ là bao nhiêu? Nếu ẩm độ cao quá thì nó alert và bác sẽ nghỉ, để vài hôm nữa ra thu vì bên đó không có cần phơi, thu phải khô, ẩm độ phải dưới 13%. Khi nào thu đầy cái container thì nó sẽ informs cho cái máy kéo ở nhà biết, cái máy kéo chạy ra, chạy song song với nó, nhó nhả ngô trong bụng ra đầy thùng thì máy kéo chạy về, nó biết chắc là nó vừa bơm lên máy kéo bao nhiêu cân ngô, các bác lấy trộm một cân nó cũng biết, thế nên mọi thứ đâu vào đấy cả. Máy kéo về thì lại bơm lên silô, thế là silô chứa bao nhiêu nó cũng biết.
Năm sau, bác lại chạy cái máy bón phân, chỗ nào năm ngoái năng suất thấp (mà do đất xấu) thì máy sẽ điều chỉnh bón thêm phân vào ngay. Khi lái máy gieo, máy sẽ tự động gieo những chỗ đó dày hơn hay thưa hơn tùy theo phân tích của nó.
Khi thu hoạch, nó sẽ chạy theo máy gieo, không cần lái gì cả.
Nó không bao giờ chạy qua ruộng khác mà chạy đúng theo máy gieo nên bác yên tâm, sẽ không giờ bác lái chạy cán lên hàng ngô hay đậu được, vì nó chỉ chạy theo máy gieo thôi.

Thật là làm nông thế này ai làm chẳng được. Nhà cháu cũng làm được.

http://no1.upanh.com/b4.s30.d2/82fcacf892b95223146cc948eb7c0913_47388181.k202927. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2927/v/8rp21e9ufcc.htm)

Kim Hoa bà bà
25-07-2012, 05:54
Biết tới bao giờ Nông nghiệp nước ta mới tiến được như thế? Nhưng chắc là không thể nào đâu vì nhà cháu đã thấy có những mảnh ruộng chỉ to vừa bằng tấm buồm thôi...Nên các máy khủng này nó nhìn hoài cũng không thấy bờ làm sao mà xuống nhỉ?(NO)

KHBB

jacaranda2000
25-07-2012, 08:34
@ bác homeless man: bushes (bụi cây, các loại cây thân cỏ, mọc thấp và thành từng nhóm với nhau). Bus là phương tiện giao thông. Bác typed bị thiếu chữ rồi :P:).

@ bác duturi: thật ra thì tất cả du học sinh nói chung đều phải đi làm để có thêm thu nhập bác ạ. Việc thì rất đa dạng từ việc đi làm farm, phục vụ nhà hàng, cashier.... Chỉ co một số người may mắn tìm được công việc tốt, còn lại thì ai cũng phải làm những công việc tay chân it nhất 1 lần. Khoản thu nhập thêm này được save cho những chi tiêu cá nhân, bao gồm cả việc đi phượt khắp nơi với giá rẻ bất ngờ :).

duturi
25-07-2012, 12:40
Homeless man là dân forester hay timber man (hay forestry) gì đấy bạn ơi, chắc là comment vội nên oánh máy sai chứ về thuật ngữ thì chắc là hơn anh em mình.
@ Bà bà thân mến: Nếu thế thì mình lại nhổ cỏ, bón phân bằng tay thôi.

jacaranda2000
27-07-2012, 18:47
@duturi: Cháu c4ung có suy nghĩ như bác vậy. Vì thế cháu mới nói là chắc bác ấy typed nhầm. Dân Úc "chuột" bản xứ mà đôi khi còn phát âm hoặc là viết chữ sai chính là nữa là.

duturi
30-07-2012, 13:16
Thôi, không nói về chuyện ở farm nữa, các bác thành phố lại bùn.
Khoảng tầm 4:30 chiều thì họ cho xe chở nhà cháu về phố. Tắm rửa qua loa thì phóng ra phố xóm coi có gì hay không vì buổi sáng chưa thấy gì.
Đây là cái bowling cờ lắp mà nhà cháu ăn tối qua, có món T-bone steak rất ngon và phải trả nhiều tiền.

http://np4.upanh.com/b2.s28.d3/2b3ffe3170f7870d5e2861177647596d_47669514.k202959. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2959/v/ara7effv6do.htm)

http://np1.upanh.com/b1.s28.d3/7601bd48f7cea572927b3a7bd22febe2_47669511.k202958. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2958/v/5ra69fcvddt.htm)

Bên hè, có loại hoa gì ấy, nhà cháu không biết, chụp tất rồi gom lại để hôm sau nói về hoa dại ở Úc rồi trình bày luôn cũng được.
Còn bên cạnh, cách đó chừng 100 thước là cái siêu thị mà nhà cháu mua rượu và salami tối qua. Chuỗi Woolworths' stores này là khá phổ biến bên Úc, chắc các bác biết cả rồi.

http://np9.upanh.com/b4.s30.d2/06375de4bca0c74006b5ac793d36bb88_47669469.k202956. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2956/v/8ra5dfct4wm.htm)

http://np8.upanh.com/b1.s29.d2/521ac9bd1bb2946c5ec3aec7fafb35cc_47669518.k202960. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2960/v/5ra9ef2v7du.htm)

Bên cạnh đó là một cái motel khác khá ngon nhưng cũng không có phòng trống. Chẳng biết sao cái xứ khỉ ho cò gáy này lại có nhiều khách tới thế không biết.

http://np2.upanh.com/b1.s30.d2/e8828b79c61b05813714c115a63c1d8b_47669522.k202961. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2961/v/4ra09f1vcdf.htm)

Đối diện bên kia đường cũng có một cái khách sạn khác.

http://np8.upanh.com/b2.s26.d2/1a63c432bb3fa57bc2dc6cc31252db6d_47669478.k202962. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2962/v/fra14f7t7wa.htm)

duturi
31-07-2012, 08:14
Đi thêm chút nữa thì tới một cái siêu thị khác rồi tới trung tâm phố Narrabri.
Phố nhỏ nhưng lắm siêu thị quá.
Chụp đại cái hình rồi vô siêu thị coi có gì khác ở Sydney không đã.
Về hàng hóa trong siêu thị thì chắc không phải mô tả nữa. Nhà cháu đi coi mấy món đồ ăn để xây dựng kế hoạch ngày mai đi B. B. Q ngoài công viên nên tìm hiểu về thức ăn, gia vị, dao nĩa nên sẽ mô tả lại với các bác sau.

Đây là hình ảnh bên ngoài cái siêu thị thứ hai.

http://np7.upanh.com/b6.s27.d1/35e92bdce4939095d6ba3d519c836fe5_47678217.k202964. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2964/v/2rab7a0b4km.htm)

http://np5.upanh.com/b4.s27.d1/a28a55c543b26d72b073865819ecd8fe_47678215.k202963. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2963/v/8raefaab8kr.htm)

anintrepid
31-07-2012, 08:20
Thanks cụ cho nhìn lại cảnh nước Úc Đại Lợi ợ. Đi đâu rồi cũng lại thấy bạch đàn. Bên ta rừng mưa nhiệt đới gọi là tropical rain forests. Rừng các bạn Úc toàn bạch đàn à thành ra không gọi là forest được. Chỉ là buses (bụi cây) thôi hehe.

Bác đến các nông trại mùa thu hoạch lại chả thấy toàn lưu học sinh thạc sĩ, tiến sĩ đi hái nho, thu nấm ấy chứ, làm gì có máy móc ợ=))

"bush" mới đúng thì phải?!

anintrepid
31-07-2012, 08:23
Bác lại làm em thèm và nhớ ngày xửa ngày xưa em sang đấy du hí vào năm 1994. Lâu thật! Tiếc là không thành công trong cuộc sống để sang thăm ngôi nhà thứ 2 lần nào cả.

duturi
31-07-2012, 10:18
@ Anintrepid: Không thành công lắm thì ta đi phượt bụi, backpacker bác ạ. Cũng vẫn là đi, vẫn là enjoy thôi mà, không ai phân biệt là hình thức nào hay hơn, thú vị hơn và biết được nhiều điều hơn đâu, cũng hay lắm.
Không biết các bác Úc thế nào chứ Lãnh sự Mỹ thì đã tổ chức gặp mặt được lần thứ hai ở Diamond rùi đó. Anh em có cơ hội gặp nhau thôi, trò chuyện, tán phét, làm quen thêm người mới.

duturi
31-07-2012, 12:19
Buổi tối, nhà cháu mua đồ về KS để thi thố tài năng nhưng các món nhà cháu làm ra thường quá nên chẳng có gì kể cho các bác hết.
Đi ngủ ngon lành để sáng mai dậy sớm tranh thủ coi tin bóng đá.
Bên này nhanh hơn bên ta 3 tiếng đồng hồ nên thay vì dậy lúc 1:45 thì 4:45 là vừa sức, sướng thật, thế mà các bác chuột túi lại chẳng quan tâm gì, thế mới buồn chứ.
Nhà cháu dậy sớm lúc 4:30, mở điện thoại ra coi trận Italia-Ireland. Nói chung là cái điện thoại hơi nhỏ nên hơi khó đọc tin. Nhà cháu coi tin chứ không coi trực tiếp mà cũng mất hơn 4 chai các bác ạ, cũng hơi đau nhưng ăn chơi phải chịu cực thôi.
Hết hiệp một thì nhà cháu dậy, đi ra ngoài tập thể dục và thám thính.
Nhà cháu có hai duties trong buổi sáng sớm này.
1. Phải đi tìm hiểu quanh đây, nhất là khu vực công viên xem có lò nướng B.B.Q nào không, cơ chế hoạt động ra sao???
2. Phải đi xuống sông và thử rửa mặt bằng nước sông buổi sáng. Chắc các bác có xem qua các bài đi Mỹ (https://www.phuot.vn/threads/15364-Một-ngày-đi-“chợ-trời”-Mỹ), đi Lào (https://www.phuot.vn/threads/15013-Lào-Chuyến-Phượt-công-tác-quái-dị!), đi TQ (https://www.phuot.vn/threads/16343-Nam-Xương-Hồi-ức-ký!) của nhà cháu rồi, nhà cháu có máu đi xuống các con sông nổi tiếng trên thế giới.

Con sông này không được nổi tiếng như Nile, Seine, Hoàng Hà, Dương Tử, Mississippi, Ganges-Sông Hằng, nhưng Namoi là con sông khá dài của Úc (đứng hàng thứ 18 với chiều dài gần 1000km trong số 57 con sông chính ở Úc, và nếu tính theo danh sách 439 con sông chỉ tính ở bang NSW thì nó cũng thuộc loại anh chị nhất rồi), là sông chính ở NSW và bồi đắp nên vùng đồng bằng rộng lớn tới 43ngàn kilômét vuông, vùng thung lũng Namoi và kéo dài dọc theo con sông.

Nhà cháu bắt đầu đi ra phố mà chẳng nhìn thấy ma nào cả. Đến bến xe bus, thấy có cái biển ghi giờ rõ ràng là 8:00am mới hoạt động. Chụp ảnh lại để các bác biết lịch xe bus ở xóm nhỏ này rất hạn chế.

http://np7.upanh.com/b3.s27.d2/60e4be2dac185cf93a72d8e4ac7200b3_47708387.p6190002 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190002/v/3raffjds6et.htm)

Đi mãi, đường phố vẫn vắng tanh. Bây giờ là sáu giờ sáng rồi, sao vẫn vắng thế nhỉ???

http://np5.upanh.com/b1.s28.d2/be3d6d147c406f98de81339ef9d730f7_47708395.p6190003 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190003/v/frab7j2s5ee.htm)

http://np5.upanh.com/b1.s27.d2/7ab7937c2308a3be0ad4471f8f0c97be_47708415.p6190004 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190004/v/5rad1j8s7ej.htm)

http://np2.upanh.com/b3.s30.d2/a356a83ad0b86bc1615b3e4f2114c74d_47708422.p6190006 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190006/v/9ra41j9scsi.htm)

duturi
31-07-2012, 16:19
Phố nhỏ Narrabri có hai nhà hàng Trung Hoa (Chinese Restaurant) và một nhà hàng Thái Lan. Hai nhà hàng Tung Của thì ở bên kia cầu. Cái nhà hàng Thái trước cũng ở bên kia cầu, cùng phía với motel nhà cháu ở.

Di qua một cây cầu bắc ngang sông Namoi. Chẳng thể chụp được cái gì vì trời vẫn đang còn tối. Mùa đông nên 6 giờ sáng mà chưa ăn thua gì.

Tự nhiên nhà cháu đi ngang nhà hàng Thái. Lúc này họ mới chuyển địa điểm sang khu vực này. Trên đường đến đây, người ta chỉ chỗ khác, tức là nó cùng bờ sông phía với motel của nhà cháu, còn bây giờ nó lại ở bên bờ này rồi.
Thấy trông cũng giống nhà hàng của họ bên Thái, trông đơn giản quá.

http://np6.upanh.com/b2.s30.d2/fab56d80bbd6511851647894939ddb94_47708426.p6190007 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190007/v/cra34j2seso.htm)

Mọi ngôi nhà vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Cũng không thấy ai chạy ngoài đường tập thể dục cả.

http://np9.upanh.com/b4.s27.d2/cffcff881c1badb0cac18f7cd8f75a07_47708429.p6190009 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190009/v/4rad7jfs0sb.htm)

http://np1.upanh.com/b2.s29.d1/a730b39ceaa723755c159f067102a8f1_47708431.p6190010 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190010/v/0raf6j2sbse.htm)

duturi
01-08-2012, 09:04
Đi về đến đầu cầu thì đã gần 6:30 nhưng vẫn còn tối lắm.
Phía đầu cầu bờ tây có một cái tháp nước rất cao. Như vậy phố này có hai tháp nước cao ở hao bên bờ, phía đông là gần ga, còn phía tây là gần cầu qua sông Namoi.
Đây là tháp nước phía bờ tây. Tháp này đã rất cũ nhưng còn dùng được nên người ta vẫn để dùng, không phá.
Bên này, nhà cháu thấy nhiều thứ vẫn đang còn dùng tuy đã rất cũ, có cái tới cả trăm năm hay vài chục năm, như bên ta thì đã bỏ hết rồi mà họ vẫn còn dùng. Ví dụ các bác thấy cái tháp nước này, nhà ga, công trình xây dựng và cả ... cột điện bằng gỗ nữa.

http://np6.upanh.com/b1.s27.d1/a505a6b400b9406551849117795ef7ca_47708436.p6190011 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190011/v/2raecjdsesg.htm)

http://np2.upanh.com/b6.s30.d2/7e53dc376f8b9469806d40ca5ac9188a_47708442.p6190012 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190012/v/5ra76jes2lv.htm)

pentax647
01-08-2012, 11:01
Úc, Canada, Mẽo và Tây Âu ít thấy bà con thức dậy sớm như ở Việt Nam mình :) (chắc bác vẫn còn thói quen dậy sớm, khâm phục bác điểm này). Thường thấy họ chạy bộ ở công viên nhiều hơn là tập các động tác thể dục hay múa dưỡng sinh như ở ta
Còn hầu hết là họ vào các câu lạc bộ tập thể dục ở đó.
Còn mình thì lúc đầu ra công viên sau đó mua cái máy về và chạy ở nhà tiện hơn

duturi
01-08-2012, 13:11
Lên tới cầu, vẫn còn tối quá, chụp ảnh cái biển cấm gắn trên thành cầu.

http://np6.upanh.com/b6.s27.d2/4d273f17948f89b1799833aeca8f921d_47708446.p6190015 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190015/v/cra01j0s6sw.htm)

Đầu cầu có gắn tấm biển.

http://np8.upanh.com/b6.s29.d3/3fcf8993286269a76c079ac14794174a_47708448.p6190017 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190017/v/8rabajfs8lo.htm)

Chạy dọc theo hai bên bờ sông là hai cái công viên rất rộng lớn. Đặc biệt là công viên bên Úc hay thấy có các loại sân vận động bên cạnh. Cái công viên này nhà cháu sẽ giới thiệu với các bác sau. Bây giờ thì bên đường bắt đầu có xe chạy qua.

http://np0.upanh.com/b6.s29.d3/46690f7172946b39f8df6d088582f825_47708450.p6190020 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190020/v/erad1j8s2lz.htm)

Đồng hồ đã chỉ hơn sáu giờ rưỡi.

http://np7.upanh.com/b3.s30.d2/999bae90d8607e61f35b18e513c8afb9_47708487.p6190025 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190025/v/4rad2j4s9os.htm)

Và vài hình ảnh về công viên bên bờ sông vào buổi sáng sớm.

http://np4.upanh.com/b5.s30.d2/973a1ab9b0e6de3d7c1606c4dc3ccfe3_47708454.p6190021 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190021/v/ara40jesalq.htm)

http://np7.upanh.com/b4.s29.d1/1dcbf2f6a5bb3ba88fc4f84e25960624_47708457.p6190022 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190022/v/dra1cjcsdlj.htm)

duturi
01-08-2012, 19:57
Tại đây có tới 3 cái sân chơi bóng bầu dục (oval). Đây là văn phòng ngay nới cổng chính.

http://np1.upanh.com/b6.s27.d1/6f50d9d0ca1383b383c810bdd3f3100b_47744141.p6190026 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190026/v/8rjebaae0xc.htm)

Với hai dãy bảng ghi danh các vận động viên người Narrabri tham gia các sự kiện thể thao và đóng góp cho bang NSW, cho Úc trên các lĩnh vực thể thao từ hạt Narrabri, bang NSW, nước Úc và có nhiều vận động viên đoạt giải thế giới nữa.

http://np3.upanh.com/b2.s29.d3/7ef27e00a7f9da2b005fc7082fc66e98_47744163.p6190028 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190028/v/3rj56a8eekc.htm)

http://np6.upanh.com/b3.s28.d3/5b12957ed7aae4af69ceddf1330ae33e_47744166.p6190029 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190029/v/5rj1faaeaxf.htm)

http://np5.upanh.com/b2.s28.d1/3fd120b522d36f41097a58767119e361_47744175.p6190030 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190030/v/1rj4ba4e6kr.htm)

duturi
03-08-2012, 09:42
Đây là nhà chính nơi cửa sân vận động.

http://np8.upanh.com/b6.s30.d2/ebb31e9b0b2b18f56ab190a2347d9a4d_47744178.p6190031 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190031/v/0rjddafe2kk.htm)

Cạnh đó là văn phòng của một công ty du lịch lữ hành nhỏ.

http://np9.upanh.com/b1.s27.d1/bc5f58f2c94ece2ff27f6343b132cf98_47744179.p6190033 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190033/v/frjf1a9ecks.htm)

Hóa ra đây là nơi giao nhau của đường cao tốc và có cả bảng ghi nhớ ở đây.

http://np4.upanh.com/b6.s30.d2/409ae55238f9b8b2db0a6dadc32f5a53_47744184.p6190036 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190036/v/7rjcfa4e7kw.htm)

Đây là bản đồ và trang sách ghi lại tuyến đường này.

http://np1.upanh.com/b2.s27.d2/398f84f79dbe84b4332583d55c4d457f_47744181.p6190035 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190035/v/0rj91afe1kx.htm)

duturi
06-08-2012, 11:39
Sau cùng thì nhà cháu cũng tìm được cái mình cần tìm. Đó là cái lò nướng BBQ tại khu rìa công viên.
Các bác cũng biết cả rồi. Tại các nước tiên tiến, gia đình người ta có thể tổ chức đi pic níc ngay ở công viên mà chẳng phải đi đâu xa. Vì thế nên tại công viên có các bếp nước để phục vụ việc sửa soạn tiệc tùng.
Bên Mỹ thì như nhà cháu viết rồi, họ chủ yếu là dùng bếp đốt bằng than, như vậy thì mình phải mang than theo.
Bên Úc thì có bếp đốt bằng điện. Có nơi phải bỏ tiền vào như gọi điện thoại ấy, có nơi thì miễn phí.
Bên Mỹ thì cho phép tổ chức tiệc thoải mái nhưng cấm uống đồ có cồn ở công viên.

Nhà cháu tìm thấy cái lò nướng, đã thấy phấn khởi, như vậy là đã hoàn thành nhiệm vụ tăng 1. Trên lò có ghi rõ là electric barbeque. Thế là đạt yêu cầu rồi.

http://np6.upanh.com/b1.s29.d1/f452122bad62a417156d0e4c936d5621_47744186.p6190037 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190037/v/arjb5a0ebka.htm)

Dưới dòng chữ electric barbeque là hướng dẫn sử dụng.
Nhà cháu lùi lại chụp ảnh toàn cảnh để về báo cáo. Khu vực có cả bàn ghế và nước máy để rửa và thùng rác. nói chung là đủ bộ ăn chơi.

http://np5.upanh.com/b6.s28.d1/a9b1ebef3505904dfa6278b98aec7b96_47881145.p6190038 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190038/v/bra76r7o6it.htm)

duturi
07-08-2012, 08:51
Xong nhiệm vụ nên nhà cháu trở về nhà. Hơn nữa thì cũng đã hơi muộn rồi. Hôm nay nhà cháu còn đi chơi một farm nữa. Cái farm này nó connect với một farm bên Mỹ nên cũng hứng thú. Đi xem người Mỹ làm farm bên Úc như thế nào (để sau này có về hưu thì cũng học tập sang đó làm cái để các phượt gia có chỗ đi lại).

Trên đường đi về thì đi qua cái nhà hát, thực ra từ chỗ cái lò nướng tới cái nhà hát không xa lắm.
Đây là vài tấm hình về nhà hát lúc buổi sáng tinh sương.

http://np1.upanh.com/b2.s29.d1/78559a9acbc0b9fa8ebe7852303a0cb0_47744191.p6190039 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190039/v/9rjb1a0edky.htm)

Bên ngoài nhà hát là hai hàng hoa hồng trắng.

http://np3.upanh.com/b1.s30.d2/13a9edefc01f8d71c2e1eb553a097a66_47744193.p6190040 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190040/v/6rjb5afe3ze.htm)

http://np6.upanh.com/b5.s27.d1/20e76744a5066e852f4cd372171e1b2b_47744196.p6190041 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190041/v/1rj2aa3e6zn.htm)

http://np3.upanh.com/b5.s29.d2/41fdafbfef443a1c388e30008534007d_47744213.p6190042 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190042/v/0rj9ca6e5zj.htm)

Nhà hát có tên là The Crossing Theatre. Chắc là tại nó nằm trên giao lộ giữa hai cái high ways.

http://np4.upanh.com/b6.s29.d3/abbf7385043f8f4f722a68a907e01dc0_47744214.p6190043 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_p6190043/v/crjd5a4e9zg.htm)

duturi
07-08-2012, 15:00
Bỏ qua tiết mục ăn sáng và đi đường, nhà cháu kể vắn tắt về chuyến tham trang trại thế này.
Đây là một trang trại gần Narrabri, chỉ cách khoảng 40-50km thôi. Khuôn viên trang trại rất đẹp. Đây không chỉ là trang trại mà còn là nhà máy chế biến (thực ra chỉ ở mức sơ chế thôi) nông sản nhưng cũng rất đẹp. Bên ngoài là khu vườn và bãi cỏ rộng và đẹp như công viên.

http://np8.upanh.com/b3.s30.d2/0d6fca528785d042aff7dd77a9351991_47910878.k202968. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2968/v/dra47d7s3pu.htm)

http://np0.upanh.com/b1.s27.d1/7d4fbe11d929f963864767fd67727fed_47910860.k202966. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2966/v/6ra89d0s3af.htm)

http://np2.upanh.com/b2.s27.d1/7f3595d9617cc006d5191e343bebd9fe_47910872.k202967. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2967/v/fra11d8sapk.htm)

http://np6.upanh.com/b5.s29.d2/00b1d54c37140e46f6c0591659dc8fca_47910896.k202969. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2969/v/7rae8dfs3wo.htm)

Cạnh bãi để hàng, cỏ vẫn được chăm sóc cẩn thận, mùa đông mà vẫn xanh mướt.

http://np2.upanh.com/b1.s29.d1/5342021a0f8e2f3186b496fd9117e73b_47911512.k202971. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2971/v/8ra13ddzbfl.htm)

duturi
10-08-2012, 12:31
Đây là trang trại bông của người Mỹ đặt ở Úc có tên là Delta Pine Land.
Công ty này đặt tại Mỹ, bang Mississippi. Nguồn gốc cái tên là lúc đầu họ có một trang trại rất lớn thuộc đồng bằng nằm bên bờ sông Mississippi, sau này họ mua lại cánh rừng thông nên có tên là Delta And Pine Land Company. Tuy nhiên khi đi ra nước ngoài thì họ bỏ bớt chữ And đi và chỉ còn tên Delta Pine thôi.
Vì họ chuyên về bông nên chỉ có cánh đồng bông cực đẹp. Nhìn những cánh đồng bông, nhà cháu lại nhớ tới thời nhỏ đọc chuyện Túp lều bác Tôm kể về nô lệ da đen đi thu hoạch bông cho đồn điền bên Mỹ của nữ văn sỹ Harriet Beecher Stowe người mà sau này khi Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gặp năm 1862 đã chào bà bằng câu nói nổi tiếng: “Vậy bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại”. Cuộc chiến đó là cuộc Nội chiến Hoa Kỳ ngay sau khi Abraham Lincoln đắc cử Tổng thống Mỹ năm 1860. Kết thúc cuộc chiến cũng là lúc chấm dứt chế độ nô lệ tại Mỹ năm 1865. năm 1865 cũng là năm Tổng thống Lilcoln tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai nhưng rất tiếc chỉ hơn một tháng sau khi nhậm chức ông bị ám sát và Andrew Johnson của bang Tennessee lên kế nhiệm. Nhà cháu kém lịch sử nhưng hồi học ở Nashville, Tennessee năm 2004 biết được thông tin này nên gắn luôn nó vào đây.

http://np1.upanh.com/b1.s29.d3/389bcb84594f789ba327b7c680a1fe06_47913251.k202989. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2989/v/2raf0dfh5oy.htm)

http://np4.upanh.com/b5.s29.d1/66a31df7456ca10be0de71cced7f416b_47913254.k202990. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2990/v/bra1bd7h7ok.htm)

http://np6.upanh.com/b3.s27.d1/6428bb8094b42928b82ec11c2a7662fe_47913326.k202997. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2997/v/fra2adeh8zz.htm)

http://np9.upanh.com/b5.s27.d1/d5eb3e41e899426d4d740c8347cb4da1_47913579.k203012. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3012/v/3ra25d5hcfb.htm)

http://np2.upanh.com/b6.s28.d2/ddc1e10647ba1f11753a28f45208a3ef_47913462.k203002. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3002/v/3rac3d2h8sl.htm)

duturi
13-08-2012, 09:47
Trang trại bông công nghiệp nên cũng chẳng có nhiều để nói. Chơi chán thì quay về phố.
Trên đường trở về phố, nhà cháu đi sau một chiếc xe tải. Đang chạy thì chiếc xe tải thắng lại. Hóa ra anh ta vừa tông chết một con kangaroo. Nhà cháu định xuống xem chụp ảnh nhưng bác lái xe không cho, tiếc quá. Thế là lần thứ 3 thấy kangaroo mà không chụp ảnh được. Con này cũng không to lắm, chẳng biết đói bụng hay sao mà mò đi kiếm ăn sớm thế.
Về tới motel thì nhà cháu xách máy đi ra đường luôn, hòng làm mấy cái hình trong lúc ánh sáng đẹp.

Đây là căn nhà gần motel. Họ để xe ở ngoài đường nên có cái cổng nhỏ tí.

http://np6.upanh.com/b6.s30.d1/cc874117557d3c99051d8ee3e70b9366_48001766.k203023. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3023/v/5rjeen9acqq.htm)

Một ngôi nhà khác với cái ăng ten tivi trông hoàn cảnh hơn cả bên ta nữa.

http://np9.upanh.com/b1.s30.d1/b3222883f0786e2f20f6724a2c15dbc8_48001779.k203024. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3024/v/arjfbn3adht.htm)

VP Hội nông dân làm bông của Narrabri.

http://np6.upanh.com/b6.s30.d1/cb144d3852974090b1b76c3cd06a4719_48001786.k203025. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3025/v/0rj9fn1aehu.htm)

Khách sạn cổ trên 100 tuổi với cây cột đèn đường rất cổ kính.

http://np4.upanh.com/b2.s28.d2/8aecc16953921ee50655593422511100_48001804.k203027. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3027/v/brjd3n4a4of.htm)

duturi
13-08-2012, 12:09
Ở giữa thị trấn, nơi những con lộ giao cắt nhau, người ta làm đường theo design đặc biệt và khu vực đó thì khách đi bộ được ưu tiên nhé các bác.

http://np3.upanh.com/b5.s28.d2/0cfe8a3ecfd025c83c2816586c775de3_48001873.k203040. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3040/v/drjfbnca7zj.htm)

http://np9.upanh.com/b1.s30.d1/c109e0789646ae9c77f41325c9eacbf3_48001869.k203039. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3039/v/arjacn2a9ze.htm)

http://np9.upanh.com/b6.s28.d2/7460eecea9a5f1eafb47422b490ba4ed_48001879.k203041. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3041/v/erja6n2afzs.htm)

http://np5.upanh.com/b4.s29.d2/78e3dd9264173d9de88e1c49c974d36d_48001815.k203028. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3028/v/6rj71n1a5xt.htm)

duturi
15-08-2012, 13:24
Bưu điện Trung tâm Narrabri được xây dựng từ năm 1888, chắc chắn là trước Bưu điện TP HCM phải không các bác.

http://np6.upanh.com/b6.s28.d3/83c3857bd32975e834b82939ee7d7afd_48001836.k203033. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3033/v/5rj4fn9a0ki.htm)

http://np4.upanh.com/b3.s30.d1/cdf898abef43495ba3db1d2018dcefff_48001844.k203034. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3034/v/3rj03n6a5ku.htm)

http://np5.upanh.com/b4.s29.d2/78e3dd9264173d9de88e1c49c974d36d_48001815.k203028. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3028/v/6rj71n1a5xt.htm)

http://np6.upanh.com/b4.s30.d1/7515b3ac32111541cf23f024cafb13dd_48161656.k203066. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3066/v/frjc0kezdpz.htm)

duturi
17-08-2012, 12:58
Đối diện với bưu điện là Ngân hàng ANZ. Đổi tiền rất dễ.

http://np8.upanh.com/b3.s28.d3/43e8ad222404258a1159653cc59b6598_48001818.k203029. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3029/v/frj6dn1a4xo.htm)

Phía cuối đường bên phía bờ sông là cái tháp đồng hồ mà các bác đã thấy.

http://np3.upanh.com/b4.s30.d2/d9fa5ea0b9dc5a815caafdcb4a8ed8de_48001833.k203032. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3032/v/5rj9andafkd.htm)

Phía nhà ga là cái tháp nước. Nhà cháu chụp cả cái mái của trạm taxi Narrabri luôn đấy các bác ạ.

http://np0.upanh.com/b5.s28.d3/2fe67ba05b72c700ead5aa5941ca8cc0_48001830.k203031. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3031/v/1rj01n4a2xl.htm)

duturi
21-08-2012, 12:52
Gần kề với Bưu điện trung tâm là hai nhà hàng của người Hoa, Chinese restaurant. Nhà hàng này bán khá đắt, mỗi món thường là gần 50AUD. Tôi chỉ nhìn qua chứ không vào trong. Phải thừa nhận là bác hoa kiều này tài thật. Sang sau mà chiếm ngay chỗ trung tâm. chỉ thua mỗi Bưu điện và ANZ.

Nhà hàng thứ nhất có tên là On Lee.

http://np5.upanh.com/b3.s29.d2/0e49cbd815880ac1cac7435170790874_48001895.k203044. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3044/v/brj4ancacbd.htm)

http://np6.upanh.com/b5.s30.d2/6539393a59d6f133ed7f49ab5293bfcb_48001896.k203045. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3045/v/4rje2n5abbg.htm)

Đây là nhà hàng thứ hai. Nhà hàng thứ hai có tên là Chans.

http://np4.upanh.com/b1.s30.d2/7a51f9693c83ecfb9adcc3628a207354_48001884.k203042. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3042/v/drj51nca7zw.htm)

duturi
23-08-2012, 14:58
Nhà cháu không ngờ rằng cái thành phố bé nhỏ chết toi này toàn cổ vật. Nhà nào cũng trên 100 tuổi các bác ạ. Kinh thật.
Một cái nhà thờ đẹp vật vã, trông cứ như trong tranh, xây dựng cách đây trên 100 năm.

http://np7.upanh.com/b4.s30.d2/e591cfdf693ccb1880352866e9cc8afa_48001917.k203048. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3048/v/8rj36nda8od.htm)

http://np7.upanh.com/b5.s28.d1/c70c4c6e36ab0f33e471d0db02ceea77_48001937.k203051. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3051/v/0rja5nba5gd.htm)

duturi
24-08-2012, 13:17
Trụ sở Tòa án thành Narrabri, cũng xây dựng từ năm 1888. Một ngôi nhà đến nay vẫn còn nguyên nét đẹp, rất đẹp của kiểu kiến trúc Anh.

http://np4.upanh.com/b3.s29.d2/a32c4fdc52849dce51c743fade6a7bce_48001934.k203050. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3050/v/drj37nea5ml.htm)

Tuy là tòa án nhưng nhà cháu thấy người ta quây quần chơi ở sân rất thoải mái vì tòa án này có cái sân rất đẹp và vì không dám chĩa máy vào họ nên nhà cháu chỉ dám chụp cái nhà.

http://np0.upanh.com/b2.s29.d3/bcd4a3d7ce247707a0d0e6fe3f081111_48001930.k203049. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3049/v/8rjadn4a5mf.htm)

duturi
27-08-2012, 10:39
Cạnh đó là đồn cảnh sát. Nhà cháu chỉ đi đến đồn cảnh sát là quay về, không đi thêm nữa.

http://np0.upanh.com/b1.s29.d2/9048775d92bef3b697c5a5e5c0d8808e_48001940.k203052. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3052/v/erj88n7a7gi.htm)

Cạnh đồn cảnh sát vẫn có những ngôi nhà rất đẹp.

http://np0.upanh.com/b2.s29.d3/bc249582c792de08226ec5ec6b37ab0a_48001910.k203047. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3047/v/8rj1enaa7bf.htm)

http://np6.upanh.com/b2.s29.d1/a55567de3527d175cc7145a16d74da42_48001956.k203055. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3055/v/brj47n9a1gl.htm)

Trong vườn có một con vẹt Úc bị chết. Nhà cháu chui vào vườn chụp ảnh con vẹt này báo cáo với các bác.

http://np7.upanh.com/b6.s30.d2/bb5d4cff01e1f8f36614c256e744eee4_48001957.k203056. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3056/v/4rjcfn9aagm.htm)

duturi
28-08-2012, 14:28
Một dây nho ven bờ rào của một gia đình. Đây là minh chứng rõ nhất khi mùa đông đến.
Nhớ lại hơn 10 năm trước, lúc ở Pháp, những dịp đầu xuân cuối đông là lúc nhà cháu đi bón phân và tỉa cành nho.

http://np6.upanh.com/b6.s30.d2/e7cfbbc1842bd3522581812961a43773_48001966.k203058. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3058/v/arja8ncaega.htm)

duturi
29-08-2012, 12:29
Trời đã giữa trưa, thấy bên kia đường có quán MC Donals, nhà cháu quyết định rẽ vào làm quả fast food để nhanh chóng có thời gian đi khảo sát công viên và con sông.

http://np2.upanh.com/b4.s28.d2/05e62413ae530410b9f9e5c3328fbd3a_48002012.k203067. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3067/v/brj27n2a1sa.htm)

http://np3.upanh.com/b1.s30.d2/3bcde7b142f5617e50171d8416f9c049_48001983.k203062. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3062/v/5rjccn3a5yx.htm)

Phía đối diện là một nhà băng và tòa nhà và khách sạn cổ.

http://np9.upanh.com/b6.s29.d3/be7cd85c9ec1922886a22c12e404327c_48001979.k203061. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3061/v/7rj9en2a7ym.htm)

http://np2.upanh.com/b4.s28.d1/6aee015d016cc9f975a1a60987f39f2e_48001972.k203060. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3060/v/erjffn0abyq.htm)

Trước cửa MC Donals là mấy đứa con nít Úc đang đợi tới giờ ăn.

http://np9.upanh.com/b6.s28.d3/c1ff67c5120cc8000629207d1dc04b98_48001989.k203063. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3063/v/5rjf2n2acsc.htm)

Các bác có thấy hình như bọn trẻ này có lai giữa người da trắng và người bản địa hay sao ấy.

http://np8.upanh.com/b1.s28.d3/3bbdd7c985dda57d8a404358bdea30ff_48001998.k203064. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3064/v/erjccnbaesn.htm)

duturi
30-08-2012, 11:14
Cơm cháo xong thì nhà cháu đi ra công viên bờ sông. Thấy một con hẻm nhỏ, nhà cháu bèn đi vào. Ngay ở Sydney cũng có hẻm các bác ợ, nên ở cái phố xóm này hẻm là bình thường. Hẻm nhỏ, xe không thể đi lọt nên người ta đậu xe ở ngoài. Trong hẻm cũng có quán xá như thường, quán pizza, tiệm nail, massage nữa nhé.

http://np5.upanh.com/b3.s29.d1/06684aa0d4c3b31ffb70fa22a6913d82_48002085.k203076. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3076/v/erjc5neafps.htm)

http://np0.upanh.com/b2.s30.d2/28b4e7f1dd8a7225159e3a3210f00feb_48002080.k203075. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3075/v/brjf0n1a4pg.htm)

http://np3.upanh.com/b1.s28.d2/839c000b08c5a02f5709bbabdb003831_48002073.k203074. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3074/v/brj35n9abpb.htm)

Kim Hoa bà bà
01-09-2012, 09:46
Trong vườn có một con vẹt Úc bị chết. Nhà cháu chui vào vườn chụp ảnh con vẹt này báo cáo với các bác.



Tại sao lại có cảnh này bác nhỉ?

KHBB

duturi
04-09-2012, 13:55
Về bọn chim chóc và các loại muông thú bên này chết chủ yếu là do xe chẹt chết là chính. Nhà cháu thấy xe cán chết toi một con kangaroo ngay trước xe của nhà cháu. Chim chóc bên này vốn không sợ người và xe nên dễ bị tai nạn.

Trước khi qua đường, một chiếc xe tải chở chuối khổng lồ phóng qua, nhà cháu phải dừng lại đợi cho nó đi qua và tranh thủ chụp cái ảnh.

http://np8.upanh.com/b4.s30.d1/c77d897514c639ed0afa45d26c3156b1_48002068.k203073. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3073/v/erj86n1aeaw.htm)

Ngay phía bên kia đường là một cây lá vàng trong mùa đông rất đẹp.

http://np6.upanh.com/b6.s29.d3/5a0d0f0356051672887ed3cf67dc9db1_48002016.k203068. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3068/v/1rjdenca4lu.htm)

Ngay đó là rào của sân bóng bầu dục. Thật đơn giản.

http://np4.upanh.com/b6.s28.d1/5a006004cf1dc8e0807b4e286c1d6eb4_48002044.k203071. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3071/v/2rj79n5a6mv.htm)

duturi
05-09-2012, 10:24
Chợt thấy một nhóm thanh niên chơi xe đạp phóng vèo qua, nhà cháu bèn kiếm chỗ mai phục và chụp ảnh mấy chú này cho các bác coi vì nhà cháu vốn cũng thích món xe đạp.

http://nq4.upanh.com/b2.s31.d2/f7e6a3111c4e2b61e4726f5aed220402_48812634.k203079. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3079/v/2rk33w4neyu.htm)

http://nq0.upanh.com/b4.s31.d1/b8c88b4d4fbe876666d563436bd0dc80_48812640.k203080. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3080/v/3rk6ew9nayg.htm)

http://nq0.upanh.com/b6.s29.d3/1328ccdac8802c9e22226c1f6f94dcb3_48812630.k203081. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3081/v/6rkb1w9nega.htm)

Người dân ở đây vốn quen với cảnh các chú dợt xế độp qua rồi nên mọi người vẫn tập trung vào ăn và không chú ý gì tới nhóm xế độp này lắm. Trời không rét lắm nhưng nhiều người thích ngồi ăn trưa dưới nắng luôn.

http://nq2.upanh.com/b3.s29.d1/04d5c0ed282e3b5999720d7037f9e73d_48812652.k203082. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3082/v/9rkedw0nfya.htm)

duturi
05-09-2012, 19:23
Đầu tiên thì nhà cháu đi kiểm tra lại cái bếp nướng để chiều nay bảo đảm có chỗ nướng bò Úc đã.
Chắc chắn là nó hoạt động tốt và không mất tiền các bác ạ.

http://nq2.upanh.com/b4.s31.d2/2a3e594870ceb0c9979a43de376c1744_48823622.k203109. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3109/v/frk6cw7k2wv.htm)

http://nq9.upanh.com/b6.s31.d1/f9bc99b1d8ad8879a67bba9be268ac13_48823629.k203110. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3110/v/0rk08wak0wx.htm)

http://nq3.upanh.com/b6.s30.d2/ce6e59e7cc60dfa4cdc376815f72cc74_48823643.k203111. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3111/v/brkd3w6sbcd.htm)

Nói chung là bếp núc ở tình trạng hoạt động tốt, sạch tinh.

http://nq0.upanh.com/b1.s30.d2/b4422e3af16fb0373221130273f6ba87_48823650.k203112. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3112/v/erke6w7s9co.htm)

duturi
07-09-2012, 13:26
Cạnh đó là nhà hát của Narrabri. Chụp mấy tấm đủ sáng để các bác xem, sạch sẽ và khá đẹp tuy không lớn lắm.

http://nq3.upanh.com/b2.s29.d2/270c03bf675a125495a59927d064f273_48823693.k203117. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3117/v/drkf6w8s7dp.htm)

http://nq7.upanh.com/b6.s30.d2/2738c9ee476a189b0d63d0b44103fc27_48823677.k203116. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3116/v/7rka4w2s5ie.htm)

http://nq3.upanh.com/b1.s31.d1/5b9edf14c1d79339e087781d8279b8f3_48823673.k203115. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3115/v/frkfcw9s7ix.htm)

http://nq9.upanh.com/b3.s29.d1/2b92cfd70e3fab005be32018d4c023ec_48823699.k203118. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3118/v/frkcaw5s7qh.htm)

duturi
10-09-2012, 08:27
Vừa quay lại chỗ cổng ra vào công viên thì thấy mấy tay chơi xe mô tô, xe đạp đang đi ra.
Trông nhóm chơi xe này rất prồ. Họ dùng xe hơi chở xe mô tô tới chơi, xong lại chở về chứ không phóng xe tới nơi chơi như bên ta.

http://nq3.upanh.com/b4.s30.d1/fee77cf536cba7755bdd617648cda008_48823663.k203114. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3114/v/drkcfw8secm.htm)

http://nq7.upanh.com/b3.s29.d2/2067798c8c9be4ebfab376b7f864c054_48823707.k203119. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3119/v/crk4awbs0qs.htm)

khi3mkp
11-09-2012, 13:20
Những cảnh mà bác chụp đẹp quá, không biết là nhà bác đi Úc vào thời gian nào và trong khoảng thời gian là bao lâu? Bác có thể chia sẽ tí thông tin được không ạ vì em cũng đang phân vân không biết nên đi không và đi bao nhiêu ngày là đủ. Cảm ơn bác.

duturi
11-09-2012, 14:43
@ khi3mkp: Nhà cháu đi vào mùa đông bác ơi. Chắc bác không xem đoạn giới thiệu ở đầu rồi.
Mùa đông nên có cây vàng là nè bác.
Về chuyện đi bao lâu thì hơi khó nói vì vấn đề là các bác đi những vùng nào? Nếu đi hết nước Úc thì phải hơn tháng vì nó khá rộng lớn (tuy vùng trong lục địa không có gì mà chủ yếu là quanh biển). Hơn nữa, nó phụ thuộc nhiều vào phương tiện đi lại và mức độ tìm hiểu nữa.
Nếu gặp ngày mưa thì kinh lắm, cũng mù mịt, lạnh ẩm chẳng thua gì bên ta cả đâu. Được cái hết mưa trời trong vắt, chụp ảnh sướng lắm, cái này thì hơi giống châu Âu đấy.

http://nq7.upanh.com/b4.s30.d1/3571afbd5e7f0c18eb45a1469a49dca1_48823607.k203123. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3123/v/frkc4wfs5vb.htm)

Tuy nhiên, phía sau những cây vàng lá này những cây bạch đàn lại vẫn xanh rì.

http://nq7.upanh.com/b1.s31.d2/bbb3dbec0fc8eb86c0782166ea8a32aa_48823727.k203122. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3122/v/9rk35w9s9ht.htm)

duturi
12-09-2012, 08:24
Nhà cháu bắt đầu từ phía sau nhà hát thành phố.
Từ nhà hát xuống tới sông, đầu tiên là một bãi thoai thoải, sau đó đến một khu cực kỳ rộng lớn và bằng phẳng, bề mặt được trồng phủ bằng một lớp cỏ được chăm sóc và tưới bằng hệ thống tưới pop up tự động vào khoảng 3-4 giờ sáng.

http://nq8.upanh.com/b5.s31.d2/1080f3ea667b503466da15762664ae0f_49003618.k203193. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3193/v/1rs5az7m1ml.htm)

http://nq5.upanh.com/b6.s31.d2/1fdc20fcdedbe2d1ffe47437b1842861_49003615.k203191. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3191/v/crs1ez0mdmd.htm)

http://nq7.upanh.com/b1.s30.d1/30f1832998c4593da97514ff1e1a5186_49003617.k203192. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3192/v/2rs21zambmy.htm)

Sau nhà hát là một bãi đậu xe lớn nhưng nhà cháu thấy rất nhiều trụ có gắn cái hộp ghi dòng chữ không dùng cho công cộng, tức là như chúng ta thì không tự tiện đỗ xe ở đây được mà phải kiếm chỗ khác. Không biết có phải là chỗ này đã dành riêng cho quan chức hay các diễn viên của chúng ta?

http://nq2.upanh.com/b6.s31.d2/866f6963b3ad2a005f264bd8d0e1bcae_48982992.k203124. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3124/v/brs5euavajq.htm)

duturi
12-09-2012, 11:27
Khu vực gần bờ sông có gắn hai tấm biển về con sông Namoi.

http://nq2.upanh.com/b4.s29.d1/04db071245e59d48ab6e7a789a6eba1e_48983022.k203128. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3128/v/8rs6bu0vejw.htm)

http://nq5.upanh.com/b3.s32.d2/af9058be0d323dc9907effcf84e2d31f_49003605.k203189. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3189/v/9rs02z4m1mc.htm)

http://nq0.upanh.com/b2.s29.d1/f040d319475e7b399eb21765ca63593a_48983030.k203129. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3129/v/ers81u5vdaq.htm)

http://nq9.upanh.com/b4.s32.d2/4aedfd8e8bf150334e71c5a6348737b5_48983039.k203130. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3130/v/5rsb6u9v5as.htm)

LeoBinh
12-09-2012, 13:20
AA đang khuyến mại đi Gold Coast và Perth khởi hành từ HCM, transit KUL....

duturi
13-09-2012, 10:45
Công viên trải dài hai bên bờ sông với bãi cỏ xanh rì dưới những tán cây bạch đàn. Rất nhiều chỗ cho các bác cắm trại, nấu ăn, vui chơi, trừ những chỗ có ghi not for public use thôi nha các bác.

http://nq9.upanh.com/b5.s31.d1/b291390a6d747c6827a7bba8ef1a3adb_48982999.k203125. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3125/v/3rs55u0vajt.htm)

http://nq3.upanh.com/b1.s29.d2/f7d4ed3c79a9b99bf1d3fb2d98f80586_48983043.k203132. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3132/v/crs68u6r0vc.htm)

http://nq8.upanh.com/b4.s29.d1/e7ad0464222e1d20762964369f6b9b85_48983008.k203126. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3126/v/1rsafubvdja.htm)

http://nq6.upanh.com/b4.s31.d1/2c19d562c075fac6b2fadbe1a2fdf53e_48983016.k203127. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3127/v/3rs81u0v8an.htm)

http://nq0.upanh.com/b5.s29.d1/37302a26f14a7464b4b67a7e83b5d19f_48983070.k203141. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3141/v/crsceu2r8vg.htm)

duturi
13-09-2012, 16:31
Nói chung ở nước Úc và nói riêng trong công viên thì khá nhiều chim. Nhiều loại chim bên ta không có hoặc có thì cũng không giống hoàn toàn. Vì vậy, khi nói chim thì người ta vẫn thêm chữ Úc đấy các bác ợ.
Nhà cháu thấy đi đâu cũng gặp con ibis, chẳng thấy con này bên ta, nhà cháu cứ dịch nó là con cò mỏ dài cho mấy bác đi cùng nghe, chả biết có đúng không nữa. Con ibis này bên Úc nhiều lắm, nó lang thang khắp nơi. Các bác có thể thấy nó ở ngay công viên Hyde park, trung tâm thành phố Sydney. Nó chẳng sợ nhà cháu, tất nhiên nhà cháu cũng chẳng sợ nó, chỉ chụp mấy tấm hình.
Nhớ lúc trước, khi đi học bên Ấn Độ, nhà cháu suýt bị đuổi học về Việt Nam vì can tội đuổi mấy con công. Chẳng là nhà cháu mới sang, lại còn nhỏ nên ve vãn mấy bác sang trước làm quen để mua xe máy sê cần hen gửi về Việt Nam kiếm lời (hồi đấy còn khổ lắm, các bác đừng cười nhé). Bọn chúng cháu gom tiền mua một thùng xe chừng 50-60 chiếc về Việt Nam (tất nhiên người nào nhiều nhất là hai chiếc thôi). Xe mua tùy theo loại mà giá cả khoảng dưới 300-500USD/chiếc (đã gồm tất cả các loại phí nha các bác), khi về Việt Nam, nhận xe bán ngay tại cảng thì loại xe mua dưới 300USD bán được chừng 1,6 cây vàng. Bây giờ số tiền đó chẳng là cái gì, nhưng cách đây 25 năm thì nó khủng lắm, xây được nhà thoải mái đấy các bác ạ.
Để mua chuộc mấy bác sang trước, nhà cháu làm quen bằng cách đi gác mấy cái thí nghiệm, canh không cho bọn công vào phá. Công bên Ấn còn dữ hơn gà bên ta mấy lần ấy, nó vào một đàn chừng mươi, mười lăm con là toi cái thí nghiệm chỉ trong vòng một nốt nhạc. Cháu mới sang, không biết công là con national bird nên rượt nó cật lực, đang rượt thì bị một chú security chặn lại rồi warning là mày muốn in jail à? Nhà cháu không sợ, trợn mắt nhìn nó hỏi công mày nuôi à? Nó mới biết là nhà cháu không biết nên gọi lại giải thích con national của nó là Công và Cọp, nếu chạm vào là put in jail ngay, khổ thế. Hồi đó còn trẻ, tiếng tây tậm tịt nên mắc nhiều lỗi chết cười lắm. Nhà cháu đang gom lại, khi nào nghỉ sẽ viết hồi ức đấy.
Lại nói về con ibis này, các bác cũng nên biết là cái con này nó cũng được in khắp nơi, thậm chí trên mấy cái áo thun nhà cháu mua về cũng có nữa.
Nhìn nó thì xấu, chẳng có gì đặc biệt. Đi lại chậm rãi, thậm thụt, thường đi với nhau thành đàn ba bốn con trở lên.

http://nq5.upanh.com/b3.s32.d2/b73cc9d38422d92fa09a00b3f45a4e14_48983045.k203134. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3134/v/4rs92ufratp.htm)

http://nq4.upanh.com/b6.s30.d1/2fabcb577994c55f3ca8c51458f6049b_48983044.k203133. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3133/v/crs73ufr7ta.htm)

http://nq7.upanh.com/b4.s30.d2/3d8b755ed6f13554773bc0cc9a3a6411_48983047.k2031342 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3134-2/v/6rs5du6retj.htm)

duturi
14-09-2012, 11:25
Còn đây là con cu gáy Úc nha các bác. Tên tiếng Úc của nó là Australian Crested Dove. Nó giống con cu nhà ta nhưng lại khác con cu Việt là nó có cái mào lông dựng ngược lên như con chào mào, trông rất máu.

Nó cũng lững thững kiếm ăn trong công viên, chẳng sợ nhà cháu tí nào cả. Thấy bọn này đi hai con một, dove mà. Nhà cháu đang dùng ống 18-55 nên chịu chết, chỉ chụp được mấy cái hình con dove Úc thế này.

http://nq0.upanh.com/b3.s30.d2/0489db76600aff9184dec6972ae58767_48983080.k203146. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3146/v/2rs0du1r4rk.htm)

http://nq9.upanh.com/b4.s30.d1/b960eab8caf04cb891195516dbc0ac11_49003519.k203148. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3148/v/brsf7zbm7xx.htm)

http://nq5.upanh.com/b3.s31.d2/ded3ac5ce5766b30c091c5ccc4172690_49071875.australi andove.jpg (http://www.upanh.com/upanh_australian_dove/v/3rk82eas0cd.htm)

http://nq1.upanh.com/b5.s30.d2/27b1e3730db6ba2f9d20a6c01f135184_49003521.k203152. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3152/v/3rsf8zembyc.htm)

http://nq0.upanh.com/b5.s29.d1/9e25e5527aab47d0dcff423684b06865_49003520.k203150. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3150/v/8rsa5z2mbgw.htm)

duturi
17-09-2012, 10:54
Namoi chỉ là một con sông nhỏ. Vẫn như thông lệ, nhà cháu lại tìm đường xuống sông cục nước, rửa tay, rửa mặt. Theo trí nhớ kém cỏi của nhà cháu thì Namoi là con sông thứ mười mấy trên thế giới mà nhà cháu đã xuống tận mép nước, vục nước rửa mặt trong đó có thể kể tới các con sông nổi tiếng như Hoàng Hà, Dương Tử, Tiền Đường, Châu Giang, Hán Giang, Hoài, Tương Giang, Cám Giang, Hoàng Phố... (Trung Quốc), Seine (Pháp), sông Nile (Ai Cập), Mississippi (USA), Sông Hằng (Ấn Độ), Sông Padma và Meghna (Băng La Đét), Chao Phraya (Thái Lan), Mê Kông (Lào, Campuchia)... Nhà cháu vẫn còn thiếu con sông Nam Mỹ (Sông Amazon) và sông Volga nữa là tạm đủ bộ.
Vài hình ảnh về con sông nhỏ Namoi khúc chảy qua Narrabri.

http://nq5.upanh.com/b6.s30.d1/e012cdbc8d18a61bfaafbd4e2eba52e8_49003525.k203155. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3155/v/2rs2az1m3gj.htm)

http://nq4.upanh.com/b1.s32.d2/1e17bcbd6c70afdb36973509aa3f6e06_49003544.k203163. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3163/v/drsa5zcmaya.htm)

http://nq9.upanh.com/b6.s29.d2/31bbc6424308f2ad89d7f22c6cc87b53_49003559.k203168. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3168/v/9rs0fz9m7fc.htm)

Đây là chỗ nhà cháu đi xuống mặt nước sông.

http://nq1.upanh.com/b2.s30.d2/e31a66717a3461899c323c1f0df2ea37_49003531.k203158. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3158/v/7rs55zcm5yd.htm)

Mùa nước, nó tràn lên bờ và cũng quật đổ cả cây cổ thụ.

http://nq0.upanh.com/b5.s30.d1/ff306095e356a844c21bb8c4e707fcdc_49003540.k203161. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3161/v/0rs00zdm8yz.htm)

khi3mkp
17-09-2012, 20:23
AA đang khuyến mại đi Gold Coast và Perth khởi hành từ HCM, transit KUL....
Giá bao nhiêu xiền vậy bác.
@duturi: mùa thu cũng có lá vàng mà bác, thật ra thì cũng theo dõi từ đầu nhưng muốn confirm lại cho nó chính xác, cảm ơn bác.

duturi
19-09-2012, 12:18
Dọc bờ sông tới chỗ cây cầu nhà cháu đi bộ ngang qua buổi sáng nhưng là đi dưới chân cầu.
Phục vụ mấy tấn hình về cầu cầu qua sông từ phía dưới lên.

http://nq9.upanh.com/b4.s29.d1/28c5fc555f5d39140ebc4c6c43d5ee9d_49003549.k203164. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3164/v/3rs48z2m8yy.htm)

http://nq0.upanh.com/b4.s32.d1/63ef58cc1d138e66c02520991420f17f_49003530.k203157. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3157/v/6rsacz6m9yn.htm)

http://nq7.upanh.com/b6.s32.d2/999348145a8918df3bec688180a345ef_49003527.k203156. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3156/v/3rsf2z2m8gy.htm)

http://nq2.upanh.com/b3.s30.d1/25e9484c91fe276544c6f5ddb7f8e497_48983062.k203139. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3139/v/3rs99u5r8vz.htm)

duturi
20-09-2012, 13:43
Hai bên đầu cầu là các loại sân vận động. Chủ yếu là sân bóng chày các bác ạ. bên này nó khoái bóng chày lắm, nên toàn vinh danh và làm sân bóng chày.

http://nq2.upanh.com/b1.s32.d2/c35acf1925083a7ea81267f0377356d4_49003562.k203171. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3171/v/8rs90z3mdfz.htm)

http://nq2.upanh.com/b1.s32.d2/c35acf1925083a7ea81267f0377356d4_49003562.k203171. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3171/v/8rs90z3mdfz.htm)

http://nq6.upanh.com/b5.s29.d2/ef7a1a3daad909a5d4eede198532e4b5_49003566.k203173. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3173/v/crs4fzcm1fq.htm)

http://nq8.upanh.com/b4.s32.d1/b71ae09eb3935884f67163a6231c8210_49003578.k203180. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3180/v/9rsffz5m8ji.htm)

duturi
21-09-2012, 09:32
Các sân bóng bầu dục hay bóng đá ở đây trông rất đơn giản nhưng cũng được hình thành với lịch sử hoành tráng ra phết.
Cũng có gắn các biển ghi nhớ đầy đủ các bác nhé.

http://nq8.upanh.com/b6.s32.d2/35e0f0e5db5c07f2498fec8b9e1cd15c_49003568.k203174. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3174/v/frsaazbm3ff.htm)

http://nq0.upanh.com/b2.s29.d1/52af7bb7c202b0f1ae69897cf8f3cc82_49003570.k203175. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3175/v/frs23z8mdfg.htm)

http://nq1.upanh.com/b6.s29.d1/1419b2fe7b1eb6d4a797adcd1b4cae92_49003571.k203176. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3176/v/3rs8ez6m6fy.htm)

http://nq2.upanh.com/b1.s29.d2/2d43bb011ff3be23e724c9b15b23ffe7_49003572.k203177. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3177/v/0rsc3zdm7fl.htm)

http://nq3.upanh.com/b6.s32.d2/236919096478b03ccd9a6288eab044f1_49003573.k203178. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3178/v/8rsa7z8m9fm.htm)

dota
21-09-2012, 10:19
Bác chủ có tham gia thể thao với dân địa phương không? Cho tí hình ảnh thông tin sống động nhé...

me_bush2013
24-09-2012, 09:27
Đang hóng tiếp bài chủ top Duturi post tiếp, đọc bài của nhà pác viết hay quá chời lun...Cám ơn nhìu lắm !!!:)
Chẳng bít khi nào có xiền đi Úc như nhà Pác, thôi thì mỗi ngày dành 10-> 20k mua vé số giúp người tàn tật, trẻ em, người già và cũng như mong có cơ may trúng số ĐB có xiền đi Úc hén !!!!!!!!!!!=))

duturi
25-09-2012, 16:02
@ Dota: Mình chỉ tham gia mỗi món xe đạp với các bạn Úc thôi, nhưng không phải ở vùng này. Còn môn bóng bầu dục thì mình chịu chết, thấy họ chơi "bạo lực" lắm.

Hôm nay, chưa tới giờ chơi bóng nên trong sân có nhiều chim, nó cứ lang thang thế này. Đây là con gì giống con quạ nhưng chắc không phải con quạ vì quạ thì nhà cháu quá rành do có thời gian dài tu luyện bên India.

http://nq9.upanh.com/b6.s29.d1/202589187530e3c18f667f678a26f606_49003579.k203181. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3181/v/1rsbaz6mejt.htm)

http://nq0.upanh.com/b2.s31.d2/5b68df1ec21c59d8cb7888cdbb27e8c9_49003580.k203182. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3182/v/drs03zfm5fw.htm)

Ở đây có đủ nước tưới nên dù đã chuyển sang mùa đông nhưng mấy cây phong vẫn chưa chuyển hết sang màu vàng.

http://nq2.upanh.com/b6.s32.d1/69a211a88aee86bf3fca3e7cfebb8b38_49003582.k203183. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3183/v/1rs29zamafa.htm)

http://nq5.upanh.com/b5.s32.d2/463b0c9a2bfaa22f28e84b9b7af0b286_49003585.k203184. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3184/v/9rs90zcmelx.htm)

duturi
27-09-2012, 12:14
Dọc bờ sông, nhiều hình ảnh gọi nhớ về những ngày thơ ấu của nhà cháu khi lớn lên bên bờ sông Mã. Thật là tuổi thơ lúc nào, ở đâu cũng có và trò đùa nghịch thì gần như giống nhau. Nhà cháu đi được hết các châu lục, đi dọc nhiều con sông và thấy hình ảnh về cơ bản là như nhau. Thậm chí tại một làng quê bên bờ sông Mê Kông (khúc giữa biên giới Lào-Campuchia), nơi mà chỉ có dân buôn thuốc phiện mới qua lại hay ở làng người Mỹ vùng Memphis (Tennessee) hay ở đây, đều có những hình ảnh tương đồng.
Chắc các bác cũng đã có tuổi thơ chơi trò du dây như thế này (bên bờ sông, suối, kệnh rạch hay ở trong rừng). Còn đây là hình ảnh bên bờ sông Namoi, nơi gần cuối của Nam bán cầu.

http://nq2.upanh.com/b3.s30.d1/05022781357f3232ff8966776250eaef_49003632.k203205. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3205/v/5rs72z0mcgu.htm)

http://nq6.upanh.com/b2.s31.d2/ef01716dc4b3f9575c32ac9c9118d159_49003636.k203206. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3206/v/7rs06z3m9gn.htm)

Với hình ảnh xây xoan (cây sầu đông) trụi lá vào mùa đông và đầy quả. Với những ngôi nhà bằng gỗ, rào gỗ ngày xưa. Vùng này khi nước lên vào mùa mưa cũng ngập tràn bờ các bác ạ, cứ nhìn vào những cục rều bám trên cành cây cao là rõ.

http://nq7.upanh.com/b5.s30.d2/9546ce9dae2e3f9208552159cef8e386_49003627.k203202. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3202/v/frsfbzdm2gc.htm)

http://nq8.upanh.com/b3.s31.d2/0ad58a24c0fbb11c3907517396c73e66_49003638.k203207. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3207/v/arscezfm5gv.htm)

http://nq1.upanh.com/b1.s30.d1/08da26abc66676735e9f3098a4c08fbb_49003641.k203208. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3208/v/1rsccz6mdgm.htm)

duturi
28-09-2012, 10:05
Có một loại hoa rất lạ, nhà cháu chưa thấy ở đâu cả. Lúc đầu, nhà cháu tưởng bọn con nít làm rơi mấy cái hoa nhựa trên cỏ, sau để ý kỹ thì mới phát hiện đó là một loại hoa, mọc sát đất, trong đám cỏ và trông khá dễ thương.

http://nq1.upanh.com/b6.s31.d2/55c1b0c9a0be27de720b06e0b8c79adc_49003611.k203190. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3190/v/9rs67z4m1me.htm)

Do không mang con lens macro đi nên nhà cháu chỉ chụp được mỗi thế lày.

http://nq2.upanh.com/b2.s32.d2/2cdce9926ace94a5045a47429b9793d7_49003612.k2031902 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3190-2/v/3rs8bz3m2mq.htm)

http://nq9.upanh.com/b1.s30.d2/f5619137b5b7b68cf8633cb2220cfa8e_49003619.k203194. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3194/v/ars67z2m7mm.htm)

http://nq0.upanh.com/b3.s32.d1/b45dd06d5eca98589ddf3f38538a8a4d_49003620.k203196. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3196/v/8rs32z5m3mk.htm)

duturi
03-10-2012, 11:42
Nhà cháu thấy có mấy loại hoa dại khá đẹp nên post lên đây để các bác comment.
Loại hoa này cũng mọc khá sát mặt đất, có màu tím khá đẹp.

http://nq1.upanh.com/b6.s31.d2/0f7c424403939a1e572a36a89c0a36a7_49003621.k203197. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3197/v/0rs21zdm2ms.htm)

Nhìn chung là nhà cháu chẳng biết là hoa gì???

http://nq5.upanh.com/b5.s29.d2/3c748b0bb8f552555489aee70c49b039_49003645.k203210. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3210/v/0rsafz5m0gx.htm)

http://nq6.upanh.com/b6.s32.d1/5c268fa0bfed4744a9aae58824107030_49003646.k203211. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3211/v/6rs08zam8gz.htm)

Kim Hoa bà bà
04-10-2012, 05:20
https://nq1.upanh.com/b6.s31.d2/0f7c424403939a1e572a36a89c0a36a7_49003621.k203197. jpg

He he he...Hoa này gọi là "Hoa Bí" (Bí tịt đó mà! :)) Chứ không phải Bông Bí đâu nhe bác...:D. Bác đi chậm quá đi! Tăng tốc lên chút xíu đi bác...

KHBB

duturi
10-10-2012, 16:10
Sorry Bà Bà và các bác. Hiện nay nhà cháu đang lượt phượt tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ nên không thể tiếp tục câu chuyện theo ý muốn được. Đành xin phép khất các bác đến cuối tháng 10, nhà cháu về Việt Nam sẽ hầu các bác sau nhé.
Gửi lời chúc sức khỏe các bác từ A mé ri cờ.

duhi
18-10-2012, 14:39
Hi anh, lâu lắm rồi mới gặp lại anh

duturi
22-10-2012, 12:00
Tại góc đường, có một cây trông rất lạ, cứ như là cây ở châu Phi ấy. Nghiên cứu mãi mà chẳng biết cây gì nên nhà cháu cứ post lên đây để các bác cao kiến giúp đỡ.

http://no5.upanh.com/b5.s26.d2/5f775111f81eb5900edb5ee433f6b963_47239565.k202869. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_2869/v/arpfdc6c7lm.htm)



Nhà cháu vừa tạm biệt Las Vegas đề về LA, CA.
Vừa tới đây nhà cháu phát hiện ra có một lọai cây nhà cháu đã giới thiệu với các bác khi nhà cháu đi phượt bên Úc châu.
Không biết có phải không nhưng nhà cháu post lên đây lần nữa để các bác cao kiến kiểm chứng và confirm.

http://nr8.upanh.com/b3.s35.d4/f2793864d6e0de5becc8fb85aca3f172_50209878.k2043702 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_4370-2/v/2rl4dw7neml.htm)

http://nr7.upanh.com/b5.s35.d4/690f0de3b5d1e6442c3484b0cac28371_50209877.k204370. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_4370/v/9rlfbwen3my.htm)

duhi
23-10-2012, 15:40
Yên bình và phẳng lặng

duturi
26-10-2012, 13:55
@Duhi: Cũng phải có lúc bằng phẳng tí chứ lúc nào cũng cứ cuộn sóng thì có mà chết à Duhi ơi!

Chào các cụ, các bác. Nhà cháu đã về Việt Nam an toàn sau chuyến bay nhiều giờ. Người ngợm đau ê hết cả vì bên xứ cờ hoa phấn khích quá, đi cật lực, giờ về nhà nó mới ngấm hay sao ấy. Vì vậy nhà cháu chỉ post lên đây mấy cái hình chụp ở Mỹ trước khi tiếp tục quả thịt nướng bên xứ Úc nha.

Mùa thu ở DC.

http://nr2.upanh.com/b6.s11.d1/65b917c209884262ea606c53a2eeaa76_50324532.k204015. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_4015/v/2rm4av8a6in.htm)

http://nr7.upanh.com/b2.s34.d1/f7d61368676b17dca0ee8476d6c321d4_50324887.k204019. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_4019/v/drmfav3abxm.htm)

Nhà Trắng (bảo đảm là bác Obama đang ở trong đó).

http://ns5.upanh.com/b5.s32.d2/d4e3e3ea72393bca00b605f2f10b050d_50671795.k203878. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3878/v/bvg00m1y1bx.htm)

Khu vườn đẹp cực. Nhìn qua Nhà trắng, các bác thấy Washington Monument.

http://ns9.upanh.com/b4.s32.d2/d84f9cce6a798f25788c562747b174e3_50671779.k203888. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3888/v/5vg95m7yczp.htm)

Đi "đò" từ New Jersey qua đảo Liberty.

http://ns0.upanh.com/b1.s34.d2/e569261a6809f86d7c7a76db4a4b03da_50671800.k2035672 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3567-2/v/cvg66meyeba.htm)

Đi thăm Las Vegas, Nevada.

http://nr5.upanh.com/b2.s32.d1/bb985cf280748196ec12bde70cd6aa71_50324795.k204125. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_4125/v/6rm01vba3zb.htm)

http://nr9.upanh.com/b6.s29.d2/123c87f5d5cdd83e6214d8f96d0b03fa_50324799.k204113. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_4113/v/0rmc9vbabzh.htm)

duturi
05-11-2012, 15:38
Có một loại hoa rất lạ, nhà cháu chưa thấy ở đâu cả. Lúc đầu, nhà cháu tưởng bọn con nít làm rơi mấy cái hoa nhựa trên cỏ, sau để ý kỹ thì mới phát hiện đó là một loại hoa, mọc sát đất, trong đám cỏ và trông khá dễ thương.

Do không mang con lens macro đi nên nhà cháu chỉ chụp được mỗi thế lày.

http://nq1.upanh.com/b6.s31.d2/55c1b0c9a0be27de720b06e0b8c79adc_49003611.k203190. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3190/v/9rs67z4m1me.htm)

Một chuyện nữa nhà cháu phải nói với các bác trước khi chuyển hẳn sang chủ đề Úc.
Lúc nhà cháu đi lang thang trong khu vực tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên thì lại gặp mấy bông hoa này. Đây là nơi nhà cháu thấy nó và hình của nó tại Mỹ.
Đúng là văn minh lúa nước có nhiều thứ giống nhau nhưng văn minh khoai tây nó cũng có thứ giống nhau dù cách nhau rất xa các bác ạ.

[/url]http://ns3.upanh.com/b6.s34.d4/f74d6c4d8555f9bed5441f1bb21d5c21_50593063.k203991. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3991/v/2vyfbs0i8ir.htm)

http://ns8.upanh.com/b1.s33.d3/fa16ec75ca7e6a1358ad57f650f57607_50593058.k203992. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3992/v/fvyces0iaiq.htm)

http://ns3.upanh.com/b4.s35.d4/a783a381e4973422766e43370011ccef_50593043.k2039852 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3985-2/v/0vyabs2i7cm.htm)

http://ns6.upanh.com/b2.s11.d1/384256d3b3e2f6d13b7b5f52e995ebb2_50593056.k203989. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3989/v/0vy41sci6iu.htm)

[url=http://www.upanh.com/upanh_k20_3988/v/6vyacs7ibic.htm]http://ns1.upanh.com/b4.s35.d4/6f9976e4034f1ebbcab2ec3f84eff953_50593051.k203988. jpg

duturi
08-11-2012, 10:53
Nhà cháu quay lại với nước Úc Đại lợi đây ạ.

Chơi ngoài công viên chán, nhà cháu vào siêu thị để khảo sát tình hình thực phẩm, chuẩn bị cho buổi nướng thịt ngoài trời.
Chưa tới quầy thịt thì thấy quầy hoa. Hoa bán đắt quá mà thấy không duyên bằng hoa dại ngoài bờ sông các bác ạ.
Hoa này mà cũng 15đô Úc một bó. Chắc tính công cắt và bó là chính.

http://nq7.upanh.com/b2.s31.d2/f9169ee255d4da024a536e56c05f6d58_49003777.k203252. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3252/v/8rs9bzeg8vj.htm)

Còn đây là hoa mọc vỉa hè, bờ sông.

http://nq2.upanh.com/b5.s32.d1/3ee1b234424a1b1d3ff385ef76e13bf3_49003762.k203245. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3245/v/brs0ez3mapn.htm)

http://nq8.upanh.com/b1.s30.d1/6ea0a28f66ae6f192ec65ce154288047_49003628.k203203. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3203/v/ars89zfmema.htm)

http://nq6.upanh.com/b6.s32.d1/5c268fa0bfed4744a9aae58824107030_49003646.k203211. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3211/v/6rs08zam8gz.htm)

http://nq3.upanh.com/b4.s32.d1/1f4f3e0b542c70ce3d17d089a9a39d08_49003763.k203247. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3247/v/2rs67zdm5pd.htm)

Còn đây là dã quỳ "tây" nha các bác.

http://nq4.upanh.com/b6.s30.d1/f244ea6433fad79d14d83f356d076e35_49003624.k203199. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3199/v/ers3cz7m4gi.htm)

duturi
09-11-2012, 10:23
Nhà cháu bắt đầu khảo giá trong siêu thị. Thực ra thì giá của họ gần như bằng nhau ý mà có điều nó sẽ giảm giá khi hàng để bán lâu hơn mà bên này nó gọi là "shelf life". Trước khi đi thì mọi người đã quyết là chiều nay tự nướng, ai thích nướng gì thì nướng, cứ chọn loại chiến nhất để nướng cho khói chơi.

Đầu tiên là khảo xạ các loại thịt bò vì thịt bò Úc là loại ngon mà các bác cũng đã biết rồi. Các cụ đại gia nhà mình ăn bò Úc mấy năm nay mà tưởng đang xơi bò "Kô Bê" đấy. Đại gia mà còn nhầm thì các tiêu gia nhà mình nhầm là chuyện thường ngày ở xóm thôi.

Loại này thì chỉ 18đô một cân nhé thôi đã down 7 đô rồi nhé.

http://ns3.upanh.com/b4.s32.d1/49eb08fbbb24763edf9eff9b8ed63754_50700293.k203263. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3263/v/4vgf1y1j9gx.htm)

http://ns8.upanh.com/b5.s32.d1/0206c1d790a462f4a045c0f7ad91abe7_50700708.k203264. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3264/v/1vgbdy0a7uo.htm)

Loại này đặt hơn vì chưa down nhiều, vẫn còn tới 22,5đô một cân.

http://ns4.upanh.com/b1.s35.d2/1151434c16ba4a80ed7fe457b4793fdc_50700704.k203262. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3262/v/8vg74yfadul.htm)

Loại này thì chỉ 17,99 AUD/kg thôi, cho các bác nhiều lựa chọn nhé.

http://ns2.upanh.com/b1.s11.d1/782803ba41ab54a63bd09d55c562c7a8_50700262.k203261. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3261/v/5vgb3yer5hl.htm)

http://ns6.upanh.com/b2.s35.d2/9c784f4e6b7f0e96df3bff98c948b88e_50700226.k203260. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3260/v/1vg1by6r2qk.htm)

Còn món này thì do đã giảm tới 40% nên giá có vẻ thấp hơn, chỉ còn 14,25AUD/kg, tuy nhiên nó vẫn ghi là hàng còn tươi đấy.

http://ns8.upanh.com/b2.s35.d4/61da15361d990fbe037552a5b41a9caa_50700848.k203265. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3265/v/8vgbcy5a3kn.htm)

Cái này hiện giá là mắc nhất, tới 28,44đ/cân lận.

http://ns2.upanh.com/b4.s11.d1/a3953589a24d8a60b722d6fa10efb451_50700852.k203266. jpg (http://www.upanh.com/upanh_k20_3266/v/3vgf9yba4ki.htm)

thienbinh_dn83
10-11-2012, 13:07
Anh duturi câu khách hay răng mà pót j nhát gừng zậy anh? phạt

duturi
15-11-2012, 14:00
Thiên Bình ơi, đừng phạt anh nhé, anh đang phải đi chống bão ở Miền Tây nè. Tiếc là không rảng để viết về bão Miền Tây thôi, còn hồi ức thì lúc nào ức thì mới "hồi" được chứ.
Khi nào thì em đi Mỹ vậy?

duahaubaby
15-11-2012, 15:52
Năm sau e định du học bên Úc ( hoặc Anh) nhưng gia đình bên Úc hết nên chắc theo family thoy!!! Nhìn nước Úc của anh thanh bình quá!!

duturi
15-11-2012, 20:48
Sure, em ơi, nước Úc thật thanh bình. Không sai nếu em chọn nước Úc để học tập và start all of your dreams.
Chúc em đạt được ý nguyện.