PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Phượt thủ chuyên nghiệp đã trải nghiệm chưa ? Các loại cây nên tránh xa



Pmytrung
22-05-2012, 22:36
Chào nhà Phượt !


Tự dưng hôm nay nổi hứng viết một vài kinh nghiệm khi đi Phượt gặp phải, biết đâu chả giúp ích gì được cho nhà ta. Chắc chắn trên đường phượt ai cũng ít nhất một lần gặp phải những hiểm hoạ nhưng có lẽ rất ít người biết về các loài Cây độc, rắn độc, cá độc, cóc độc, bò cạp độc ... tóm lại là những thứ độc có thể gây chết người. Nếu những kinh nghiệm này mà giúp cho bà con thì mình xin giới thiệu dài dài và cũng mong bà con nhà phượt góp sức để không bị "Chết vì thiếu hiểu biết"

Mở đầu là loài cây cực độc ở Việt nam
CÂY LÁ NGÓN - Gelsemium elegans
Độc tính:
Cây này phân bố khá phổ biến ở nước ta từ độ cao 200m đến 2000m - Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ lá ngón như koumin , gelsenicin, gelsamydin, gelsemoxonin, hydroxygelsamydin, trong đó hàm lượng koumin là cao nhất còn độc tính của gelsenicin tính theo LD50 trên chuột là cao nhất. Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Phòng tránh:
Là một loài cây có hoa rất đẹp và hấp dẫn. Tuy nhiên khi gặp cây này (Hình dưới) không nên bẻ lá hoặc bẻ cành, tránh tiếp xúc và khi muốn chụp hình thì cầm nhẹ không ngậm vào miệng, cài hoa lên đầu, tóc ... Và khi có triệu chứng ngộ độc cần
[B]Dùng nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón, cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống,hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố... làm mọi cách để người ăn phải ói ra càng nhiều càng tốt.

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/tc.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/tcs.jpg

Để biết thêm chi tiết vui lòng tham khảo = http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3654

da dieu
22-05-2012, 23:31
Mình đã nghe nhiều về độc tính của cây lá ngón nhưng hôm nay mới nhìn được rõ hình dáng của cây và hoa. Cám ơn chủ thớt, đề nghị chủ thớt cập nhật tiếp tục để anh em tham khảo. (c)

Tiểu Long
23-05-2012, 00:06
Thiên nhiên bao la nhiều điều kỳ thú lắm. Mình cũng thích tìm hiểu về cây cỏ mà chẳng nhớ hết được. Có lẽ lúc nào đó phải đi mua quyển Bách khoa toàn thư về các loài thực vật để đọc và ngâm cứu :L

Pmytrung
23-05-2012, 09:26
TRÚC ĐÀO - Nerium oleander - Sát thủ thầm lặng

Loài này được trồng phổ biến ở nước ta ở nhiều nơi như Công viên, đường phố, một số người còn đem về nhà trồng làm cây cảnh vì có hoa đẹp và là một loài thực vật nhập nội (không phải của Việt Nam) Trúc đào đúng là một loài sát thủ thầm lặng. Hiện nay ở nước ta có 2 chủng (Trúc đào hoa cánh đơn và Trúc đào hoa cánh kép)
ĐỘC TÍNH

Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998). Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicozit tim mạch (Goetz 1998). Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn (Inchem, 2005). Vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Theo Toxic Exposure Surveillance System (TESS) năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc tại Hoa Kỳ có liên quan tới trúc đào (Watson 2003). Ở nhiều động vật, khoảng 0,5 mg/kg thể trọng đã gây tử vong (Inchem 2005). Tất cả các động vật đều có thể chịu các phản ứng có hại hay tử vong từ loài cây này. Người ta cũng biết rằng trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn là rất nguy hiểm cho các động vật như cừu, ngựa, bò và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành (Knight 1999)
Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng: Nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Trong mọi trường hợp nếu ăn phải trúc đào thì phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biẹn pháp bảo vệ cần thiết để giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc
Lưu ý, chất độc của cây trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình phơi khô sấy. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.

(Toàn bộ hình ảnh này được sử dụng của các đồng nghiệp Lê Hoàng Hải)

https://farm3.static.flickr.com/2706/4435623094_e44b821f06_o.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2764/4435623114_d8fee95fef_o.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4033/4435623118_98fb177278_o.jpg

haime13
23-05-2012, 09:56
một bài viết rất hay em đang cần tìm để hè đi rừng

Vietnamese
23-05-2012, 11:49
Một thread ý nghĩa quá ạ :) Cái lá ngón , giả dụ mà e chưa đọc thread này thì chắc là thấy cũng nghịch ngợm rồi. May quá! Nhìn hoa nó đẹp thế kia cơ mà :(

Lantrailt
23-05-2012, 12:16
Nhìn ảnh em giật mình bác ơi :(( :(( :((
Hôm ở Đồng Cao em với nó................:(
Em nghe tên lá ngón lâu rồi nhưng có biết hình dáng nó như nào đâu (chính xác là lười tìm hiểu và không để ý đến hoa - lá của nó)
Ôi rừng ơi là rừng :(
May là không sao. Em cũng không thấy có triệu chứng gì lạ, có lẽ do chưa nhai lá hoặc hấp thụ phải phấn hoa gì đó!
Chậc, em thì cứ thấy hoa hoét là cắm mặt vào chụp ảnh, hít hà xem có thơm không, hic hic...........

Pmytrung
23-05-2012, 13:21
Chào nhà phượt !

Sẽ còn nhiều món ngon nữa nếu cái chủ đề này hấp dẫn nhà Phượt thì mình cũng chả tiếc công .... heheheheeh

chumbao
23-05-2012, 13:36
Cảm ơn bác rất nhiều! Tuy nhiên, nếu được xin bác cung cấp hình ảnh của cả cây chứ như cây trúc đào em nhìn cứ như hoa sứ ấy.

Pmytrung
23-05-2012, 14:32
@ chumbao ! Vì hình mình chụp chưa kiếm ra vì có quá nhiều hình nên không nhớ để đâu đành xài tạm cái hình trên Internet nhé

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/td.jpg

Pmytrung
23-05-2012, 20:38
CÂY LÁ HAN - Dendrocnide sp. & Laportea sp.
NHỮNG KẺ GÂY NGỨA PHỒNG RỘP KHỦNG KHIẾP

Có rất nhiều loài cây gây ngứa trong rừng. Tuy nhiên các loài thực vật gây ngứa khủng khiếp dẫn đến tình trạng sưng, rát, phồng rộp mọng nước là các loài thuộc họ Gai Urticaceae và 3 trong số loài được cho là khiếp nhất theo thứ tự từ CAO đến THẤP

Han voi Dendrocnide urentissima - Trẻ em, phụ nữ da mỏng đụng phải nhiều có thể gây tử vong
Han trắng: Laportea interrupta - gây ngứa rát, sưng, phồng rộp và chữa lành vết thương rất lâu, dễ bị nhiễm trùng
Han tía: Laportea violacea - gây ngứa đủ để bạn nhớ đời dù chỉ đụng phải 1 lần

Trong rừng khi đi phượt nhất là các tỉnh phí Bắc Việt Nam và vùng núi cao Tây nguyên chúng ta rất thường gặp bọn này. Vô tình quẹt phải tay, mặt ... những phần da non của cơ thể chúng ta cảm nhận ngay sự rát bỏng như có vật gì chà sát mạnh vào cơ thể. Và gây ngứa rất khó chịu. Càng gãi càng ngứa và càng làm cho da đỏ lên sưng phồng thành những mụt nước nhỏ và lớn dần. Đôi khi trong quá trình đi Toilet lỡ không may mà ngồi dính cây này thì coi như là ... “THÍCH THÍCH NHÉ“. Ngày đầu tiên trong rừng các bạn không nên tắm suối ở các vũng nước sâu có nhiều rác (sẽ có bài viết sâu về vấn đề tại sao không nên tắm suối) vì những cây han mục nát vẫn có thể gây ngứa như thường và nên dùng dụng cụ múc nước tắm không để các phần thảm mục thực vật dính vào. Có nhiều trường hợp sau khi đi về bị ngứa không ngừng chữa mãi không khỏi cũng một phần do bị các loài cây gây ngứa bám vào da gây nên ...

Khi gặp, đụng phải những loài cây này, cách tốt nhất là các bạn đừng cố gãi ngứa mà cứ để nguyện chịu đựng một lúc, lấy nước rửa nhẹ, khăn ướt đắp lên các vùng bị ngứa sẽ giảm cảm giác đau rát. Trường hợp bị quá nặng thì chả còn cách nào hơn là quay về càng sớm càng tốt nếu như bạn không muốn nhận một kết cục đau thương trong bệnh viện vài tuần điều trị.

(Hình ảnh trong bài này đã sử dụng của các đồng nghiệp tại www.vncreatures.net)

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/hvoi.jpg
Han voi Dendrocnide urentissima


https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/htrang1.jpg
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/htrang1.jpg
Han trắng: Laportea interrupta


https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/htia1.jpg
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/htia.jpg
Han tía: Laportea violacea

dochanhv
24-05-2012, 01:07
''[B]Dùng nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón, cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống,hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố... làm mọi cách để người ăn phải ói ra càng nhiều càng tốt.''
''Han voi Dendrocnide urentissima - Trẻ em, phụ nữ da mỏng đụng phải nhiều có thể gây tử vong''
Cảm ơn bạn đã mở thớt rất thiết thực. Nhưng thấy họ chém gió ghê quá.
Chạm vào cây lá han là thấy rát, phải tránh. Làm sao mà tử vong được. Ngày trước, bọn buôn lợn con còn xát lá han lên da lợn để lừa người mua.
Theo kinh nghiệm của người miền núi. Người bị ngộ độc lá ngón mức sâu thì chỉ có nước....chết. Không thuốc gì giải độc được nó.
Nếu phát hiện sớm thì dùng phân người đốt tồn tính. Hòa nước cho uống để gây nôn. Hoặc mài cuống bí ngô + mùn thớt cho uống gây nộn. Bài thuốc này dùng chung cho các trường hợp ngộ độc thức ăn khác . ( Ăn phải nấm độc, mật độc,lá độc....)
Trông đẹp thế này mà lại là phương tiện minh oan của bao người .
http://nm6.upanh.com/b5.s27.d2/dda31adc5b99171de8e7ad865be11df7_45133856.dsc09331 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_dsc09331/v/9re83q7zesv.htm)

Pmytrung
24-05-2012, 08:55
''Han voi Dendrocnide urentissima - Trẻ em, phụ nữ da mỏng đụng phải nhiều có thể gây tử vong''
Cảm ơn bạn đã mở thớt rất thiết thực. Nhưng thấy họ chém gió ghê quá.

Thử một lần nhé bạn sẽ biết ngay thôi mà vì chắc chắn bạn không biết có bao nhiêu loài lá Han và cái loài mà bạn cho là

"Ngày trước, bọn buôn lợn con còn xát lá han lên da lợn để lừa người mua".
Bạn có thể so sánh sự mẫn cảm của DA NGƯỜI "Trẻ em, phụ nữ da mỏng" với DA LỢN (HEO) thì mình cũng bó toàn thân sao bạn không so với DA TRÂU và đem bênh SIDA của người truyền cho TRÂU, BÒ, HEO để chúng mắc bệnh nhỉ ???? mình tìn là bạn chả hiểu gì về cơ chế miễn dịch của con người khác động vật đâu nên bạn mới có khả năng ĐÁNH ĐỒNG đến thế ...

TÓM LẠI:
Nếu bạn thấy những thông tin trên đây là sai lệch hoặc phóng đại tốt nhất bạn hãy THỬ MỘT LẦN với "cây han voi Dendrocnide urentissima" sao nhé đó có thể là cách tốt nhất để chứng minh cho lời nói của bạn ĐÚNG hay SAI

dochanhv
24-05-2012, 10:59
Mình nói bọn buôn lợn con nó xát lá han lên da lợn để bán nghĩa là con lợn con đó không ảnh hưởng gì ghê gớm.
Cây lá han bất động. Vậy chạm phải, tại sao người ta lại không tránh mà để đến chết được. Hay có người trói con người ta lại mà xát như lũ lợn con kia ? Người viết có thấy bất hợp lý hay không ?
Người ta chỉ có thể biết nhiều hay biết ít. Không ai biết được tất cả.
Mình chỉ nói những gì mình biết, đã từng trải nghiệm. Chứ không nói phét. Xem, đọc, nghe những thông tin mình cũng suy xét kỹ. Không phải họ nói cái gì cũng sai nhưng không phải cái gì cũng chính xác.
Thấy bạn mở thớt này (thực ra có những thớt khác cũng nói đến phòng, chống độc trên đường phượt rồi ). Mình định trao đổi một số khinh nghiệm đã qua thực tế bản thân mình bị cũng như các bạn mình bị.Không chỉ cây lá han, lá ngón mà các loại cây củ quả khác nữa. Cả về cách nhận biết, phòng chống, chữa trị.

khoitm
24-05-2012, 12:11
Thử một lần nhé bạn sẽ biết ngay thôi mà vì chắc chắn bạn không biết có bao nhiêu loài lá Han và cái loài mà bạn cho là

Bạn có thể so sánh sự mẫn cảm của DA NGƯỜI "Trẻ em, phụ nữ da mỏng" với DA LỢN (HEO) thì mình cũng bó toàn thân sao bạn không so với DA TRÂU và đem bênh SIDA của người truyền cho TRÂU, BÒ, HEO để chúng mắc bệnh nhỉ ???? mình tìn là bạn chả hiểu gì về cơ chế miễn dịch của con người khác động vật đâu nên bạn mới có khả năng ĐÁNH ĐỒNG đến thế ...

TÓM LẠI:
Nếu bạn thấy những thông tin trên đây là sai lệch hoặc phóng đại tốt nhất bạn hãy THỬ MỘT LẦN với "cây han voi Dendrocnide urentissima" sao nhé đó có thể là cách tốt nhất để chứng minh cho lời nói của bạn ĐÚNG hay SAI
Chào anh Trung,xin phép nói thẳng không dài dòng,với nhiều thông tin bên lề ngay cả những kinh nghiệm dân gian thú vị như vậy thì anh ên cởi mở một chút lắng nghe nho nhỏ,anh Trung không phải là một cái tự điển,không phải cái gì anh cũng biết hết đâu,em mạn phép nói thẳng như vậy mong anh bỏ qua,thêm nữa em chẳng quen biết anh cũng như quen biết dochanhv,nhưng em rất muốn học hỏi thêm chứ không phải vào topic của chính anh rồi anh lại phang nhau thế này thì thật chẳng ra gì hết.

Pmytrung
24-05-2012, 13:53
Chào anh Trung,xin phép nói thẳng không dài dòng,với nhiều thông tin bên lề ngay cả những kinh nghiệm dân gian thú vị như vậy thì anh ên cởi mở một chút lắng nghe nho nhỏ,anh Trung không phải là một cái tự điển,không phải cái gì anh cũng biết hết đâu,em mạn phép nói thẳng như vậy mong anh bỏ qua,thêm nữa em chẳng quen biết anh cũng như quen biết dochanhv,nhưng em rất muốn học hỏi thêm chứ không phải vào topic của chính anh rồi anh lại phang nhau thế này thì thật chẳng ra gì hết.

Hi khoitm !
Bạn comment rất có lý và mình sẽ luôn lắng nghe để cầu tiến nhé bạn.
Tuy nhiên mình chỉ nói thế này. Các tài liệu mình tham khảo về các loài này rất chi tiết và chính xác. Nhưng diễn đàn này chỉ đưa ra những ghi nhận cụ thể và không trích nguồn từ đâu vì nó mang tính nghiên cứu sâu quá sẽ làm người đọc khó chịu. Nếu bạn dochanhv cần tham khảo chi tiết cứ mail [email protected] hay vào diễn đàn http://www.vncreatures.net/forum/index.php tranh luận trực tiếp. Mình sẽ đưa ra bằng chứng, chứng trích dẫn cụ thể những nghiên cứu và sẽ là tốt hơn đối với những người không chuyên sâu chứ đừng nên phán xét người khác CHÉM GIÓ khi mình chưa nghiên cứu, tham khảo kỹ thì có vẻ không FAIR lắm

Một lần nữa cám ơn bạn khoitm

dochanhv
24-05-2012, 22:30
Thực tình, mình không có ý tranh luận với chủ thớt làm gì.
Mình đã từng là dân đi rừng chuyên nghiệp. Để tồn tại, mình bắt buộc phải có một ít kiến thức sinh tồn trong mọi trường hợp. Nhất là khi cá nhân nằm rừng lâu dài. Những kiến thức ấy được đào tạo có nhưng ít. Cơ bản là học hỏi của đồng bào các địa phương. Đối với mình,dính lá han, vắt, nhện độc.... thường xuyên như bị muỗi đốt. Không phải thử cũng bị.
Mình không có kiến thức sinh hóa để nói chuyện chuyên sâu về chất độc. Mình chỉ nói những suy xét của mình trong mỗi tình huống ngộ độc và cách xử lý. Cụ thể là nội dung bài chủ thớt cóp về. Họ nói dùng nước toàn thân cây rau má để giải độc lá ngón. Cái này căn cứ vào đâu ? Mình được nghe đồng bào Hmông nói ăn một nắm lá là đủ chết. Không gì cứu được. Nếu được phát hiện sớm cho uống chất gây nôn. May ra thì thoát. Có trường hợp nuốt được dăm phút đã lăn lộn mà chết.
Rồi lá han gây chết người. Nếu làm phép tính số học như mỗi lá x gam chất độc thì xn lá đủ làm chết người như kiểu tính nọc ong chăng ? Xin thưa, có thể có n con ong tấm công một người và gây tử vong. Nhưng không ai để n cái lá han nó xát vào người đến chết cả.
Thông tin trên báo mạng, diễn đàn mạng rất phong phú. Mình nên hấp thụ có chọn lọc để có được kiến thức bổ ích cho mình.

Chitto
24-05-2012, 22:54
Các bác thoải mái cho mọi chuyện vui vẻ.

Nhân chuyện lá ngón, tôi lại biết chuyện thế này, bác Pmytrung kiểm chứng xem.

Ở quê nội tôi người ta bảo lá ngón ăn vào thì chết nhưng nấu nước để ngâm chân thì chữa các bệnh khớp, đau chân... rất tốt. Hồi trước ở quê có bà bác nấu hai nồi, một nồi nước chè xanh, một nồi lá ngón để ngâm chân. Có mấy người trong họ đi làm đồng về khát quá vào bếp để uống nước chè xanh, uống nhầm sang nồi lá ngón, một người cứu được, một người không.

Còn lá han thì tôi cũng bị dính một lần rồi, phải nói là đau nhớ đời luôn, mà mới chỉ có một lá chạm vào tay thôi. Có thể so sánh nó với việc bị hắc lào mà bôi ASA vậy !!! (cái này cũng dính hồi sinh viên rồi), nhưng mà lâu hơn nhiều.

lengkeng1minh
24-05-2012, 23:00
Tiêc nhỉ! Bài đang hay và đang ngon trớn mà tranh luận kiểu này thì oải quá! Chúng ta nói chuyện mền mỏng hơn thì sẽ hay hơn các bạn à. Mình và những bạn đọc khác không ai thích bị so sánh với động vật và chẵng thấy gì là"Chém gió" cả, bằng chứng là số người like và thanks những thông tin của chủ topic.

cafe37
24-05-2012, 23:00
Bác gửi cả mấy loại lá gây ngứa nữa đi ạ.

Pmytrung
24-05-2012, 23:07
Chào mọi người !

Có lẽ mình sẽ ngưng topic ở đây rất mong Mod khoá dùm nhé mình không có nhiều thời gian tranh luận vài thứ vô bổ thế này. Những tranh cãi vô ích đôi khi đem lại nhưng kết quả vô ích mà thôi. Hơn nữa việc tranh khôn như thế này chắc là không đáng.

Cám ơn và xin lỗi đã làm mất thời gian của nhiều người !

hight_mountain
25-05-2012, 08:58
Chào bạn Pmytrung và bạn dochanhv !

Là thành viên mới nên tôi chỉ xin có ý kiến với hai bạn thế này:
Diễn đàn là nơi giao lưu học hỏi chứ không phải chỗ hơn thua vì cuộc sống vốn đã có nhiều điều hơn thua rồi hai bạn nên bình tĩnh nhé.
Tôi có thử đọc những bài trên diễn đàn này của bạn Pmytrung, cá nhân tôi thấy rất hay và bổ ích va xin cám ơn bạn cũng như hiểu biết của bạn. Tôi cũng thử nhưng chưa thấy bài viết nào của bạn dochanhv mặc dù thấy bạn nói là dân chuyên nghiệp đi rừng và có nhiều kinh nghiệm. Nếu vậy thì sao bạn không chia sẻ nhưng kinh nghiệm của bạn có được lên đây để mọi người cùng học hỏi, tham khảo bằng cách viết bài như bạn Pmytrung ấy mà lại đi sâu vào tình tiết không cần thiết thế nhỉ.
Bạn dochanhv hãy cùng với bạn Pmytrung tiếp tục chia sẻ nhé và rất mong chờ bài của bạn dochanhv đấy và cá nhân tôi và mọi người sẽ đánh giá bạn qua các bài viết về kinh nghiệm của bạn để được “hấp thụ có chọn lọc để có được kiến thức bổ ích cho mình” như bạn đã nói hoặc là …

Chitto
25-05-2012, 09:56
Cảm ơn bạn đã mở thớt rất thiết thực. Nhưng thấy họ chém gió ghê quá.
Chạm vào cây lá han là thấy rát, phải tránh. Làm sao mà tử vong được. Ngày trước, bọn buôn lợn con còn xát lá han lên da lợn để lừa người mua.




Cây lá han bất động. Vậy chạm phải, tại sao người ta lại không tránh mà để đến chết được. Hay có người trói con người ta lại mà xát như lũ lợn con kia ? Người viết có thấy bất hợp lý hay không ?
Người ta chỉ có thể biết nhiều hay biết ít. Không ai biết được tất cả.
Mình chỉ nói những gì mình biết, đã từng trải nghiệm. Chứ không nói phét. Xem, đọc, nghe những thông tin mình cũng suy xét kỹ. Không phải họ nói cái gì cũng sai nhưng không phải cái gì cũng chính xác.

Mình định trao đổi một số khinh nghiệm đã qua thực tế bản thân mình bị cũng như các bạn mình bị.Không chỉ cây lá han, lá ngón mà các loại cây củ quả khác nữa. Cả về cách nhận biết, phòng chống, chữa trị.


Mình đã từng là dân đi rừng chuyên nghiệp. Để tồn tại, mình bắt buộc phải có một ít kiến thức sinh tồn trong mọi trường hợp. Nhất là khi cá nhân nằm rừng lâu dài. Những kiến thức ấy được đào tạo có nhưng ít. Cơ bản là học hỏi của đồng bào các địa phương. Đối với mình,dính lá han, vắt, nhện độc.... thường xuyên như bị muỗi đốt. Không phải thử cũng bị.

Rồi lá han gây chết người. Nếu làm phép tính số học như mỗi lá x gam chất độc thì xn lá đủ làm chết người như kiểu tính nọc ong chăng ? Xin thưa, có thể có n con ong tấm công một người và gây tử vong. Nhưng không ai để n cái lá han nó xát vào người đến chết cả.


Tôi trân trọng những kinh nghiệm, kiến thức của bạn. Tuy nhiên trên diễn đàn điều quan trọng nhất là CHIA SẺ những điều đó với mọi người. Bạn mới định, nhưng bạn chưa làm được, trong khi Pmytrung đã làm, đã chia sẻ, đã bỏ công sức để bài viết đến với mọi người.

Nói riêng về chuyện bạn phản bác một ý nhỏ là người ta không thể chết vì lá han vì "sẽ phải tự động tránh" thì tôi thấy muốn trao đổi. Lời cảnh báo lá han có thể gây chết người với trẻ em, phụ nữ, nhưng bạn lại phản bác bằng người có đủ sức khỏe, nhận thức, phản ứng tốt !. Không phải trẻ em nào cũng có thể phản ứng như người lớn.

Tôi đã từng đọc (lâu rồi không thể nhớ nguồn cho bạn) trường hợp gia đình đi chơi trong rừng, đứa con gái nhỏ bị ngã vào bụi lá han, càng cố chống tay, bám lấy cây xung quanh thì càng bị bỏng. Người mẹ lúc đầu không biết, thấy con la hét mới lao vào cứu con cũng bị bỏng. May là còn người cha ở đó đưa hai người đi cấp cứu. Trường hợp đó nếu không có hai người lớn, đứa trẻ chết trong bụi lá han là chuyện có thể xảy ra.

Rồi có trường hợp người cha đánh con bằng cành lá han, đứa con cũng suýt chết. Ngoài ra còn những trường hợp da nhậy cảm với chất độc, người có phản ứng sốc phản vệ, dị ứng...

Nói lá han có thể gây chết người là bình thường, cũng như nói hút thuốc có thể giết người; uống rượu giả có thể mù mắt chết người, uống coca và ngậm Mentos có thể gây chết người.... chả nhẽ cứ phải đưa ra một người đã chết để minh chứng mới là đúng hay sao?


Thay vì cùng chia sẻ với mọi người kiến thức của mình, việc bắt bẻ những lỗi mà (theo quan điểm cá nhân) là nói quá lại giết đi những cảm xúc chia sẻ.

Chitto
25-05-2012, 10:01
Bác Pmytrung: Rất mong bác tiếp tục viết những kiến thức, hiểu biết với thành viên diễn đàn. Diễn đàn luôn đánh giá cao và trân trọng những chia sẻ của bác.

Nếu bác viết tiếp, tôi sẽ chuyển các bài viết làm gián đoạn topic sang một topic khác, để nếu các thành viên khác muốn trao đổi thảo luận thêm có thể viết ở đó.

Tôi cũng rất mong được đọc những kinh nghiệm của bạn Dochanhv, ở một topic khác chẳng hạn, như điều bạn "định" làm.


Đôi khi, vượt qua cảm xúc của mình khó hơn so với vượt núi băng rừng :) !

homeless man
25-05-2012, 13:42
Chào mọi người !

Có lẽ mình sẽ ngưng topic ở đây rất mong Mod khoá dùm nhé mình không có nhiều thời gian tranh luận vài thứ vô bổ thế này. Những tranh cãi vô ích đôi khi đem lại nhưng kết quả vô ích mà thôi. Hơn nữa việc tranh khôn như thế này chắc là không đáng.

Cám ơn và xin lỗi đã làm mất thời gian của nhiều người !


Ôi bác ơi, xin đừng đóng topic!

Mình bỏ "vốn" thời gian, kiến thức và công sức ra viết thì vốn đã là "dại" rồi. Do đó cũng không cần tranh khôn với ai bác nhỉ.

Bác rất nên tiếp tục chia sẻ những thông tin quý giá. Nó sẽ "save the day" rất nhiều trường hợp không biết, không có kinh nghiệm đó ạ. Em biết bác chuyên nghiệp hơn em vì em làm bảo tồn tay ngang. Dạo này em cũng lười viết.

Nếu bác tiếp tục topic, em sẽ phụ bác một tay viết về những điều em biết, chia sẻ với các bạn không có điều kiện đi rừng núi nhiều như bác và em. Và cũng để vượt qua cái cảm xúc gì gì như ông Chitto ông ấy nhắn nhe xa gần.

Trân trọng.

Tiểu Long
25-05-2012, 19:45
Hôm nọ em xem chương trình Dual Survival có nhắc đến cây thường xuân, nguy hiểm mọi bề khi gặp nó. Có 5 giác quan thì nó gây bệnh qua 3 đường rồi là xúc giác ,vị giác và khứu giác.
Không biết anh pmytrung có biết rõ hơn về nó không thì chia sẻ thông tin cho em và mọi người biết với :D

263bipho
26-05-2012, 01:08
Bạn pmytrung viết hay và có ích đấy ( riêng trường hợp hồ da lợn cho đỏ thì mình có nghe láng máng nhưng không nhớ kĩ), và xin đừng ai thử để kiểm chứng hậu họa không lường được đâu. Ăn lá ngón, dính lá han, bị rắn cắn đều có thể qua khỏi... nếu được chữa, chạy ( chạy cấp cứu thì chả chạy cho nhanh còn gì?) kịp thời và cả số lượng ... vửa đủ không chết ( cái này tùy). Không chỉ cây có độc ( lá han quá độc, chẳng qua không ai cho được vào qua môi mà thôi), rắn độc mà cả những côn trùng nhỏ cũng có thể gây tai họa ( vì khi trên đường không có đủ điều kiện cáp, sơ cứu) như bọ nẹt, bọ cạp ... những vết xước nhỏ mà chủ quan, khi đã nhiễm trùng -> nguy hiểm. Pmytrung đừng tự ái cố sưu tầm phổ biến cho mọi người có thêm kinh nghiệm (Tôi cũng quá nửa đời ở rừng mà thấy rất có ích), chúc Pmytrung khỏe, tự tin hơn nữa.

nguoiachau
26-05-2012, 07:52
Thực ra khi đi rừng, thứ mà chúng ta thường phải cẩn thận nhiều nhất là rắn, sau đó đến ong.
1. Rắn.
Trong loài rắn thì rắn lục cắn người đi rừng nhiều nhất, nó nằm trên lá, bụp 1 phát, không chết hẳn nhưng cũng la lết.
https://www.thiennhien.vn/files/050f4cc5b322901d737a806bb79a12ec.jpg
2. Ong.
Có 2 loại chính
a, Ong mật.
Loài này nó đóng trên cao, trừ khi chọc nó mới đốt theo đàn (cũng có thể gặp nguy hiểm), nhưng nguy hiểm ở chỗ vào mùa lá ngón như các bạn nói trên, người đi rừng thấy ngon nên bắt ăn, trong đó có mật, phấn hoa lá ngón, ăn vào cực kì nguy hiểm. Rất nhiều người die vì điều này. Rút kinh nghiệm là không nên tham mà ăn lăng nhăng ở rừng, người ta có câu là "ăn của rừng, rưng rưng nước mắt" là vì cớ đó.
b, Ong bắp cày (ong chần, màu vàng, to đùng, dáng vẻ đại ca), ong vò vẽ.
Ong bắp cày đóng tổ ở trong lòng đất, chúng đốt khủng long cũng die chứ huống hồ gì với loại sinh vật làng nhàng như trâu, bò, người. Nếu đi đâu mà thấy chúng xít vào thường xuyên thì nên tránh xa. 1 con đốt đã bắt đầu nóng sốt, 2 mồi là đi viện.
https://www.xaluan.com/images/news/Image/2011/11/29/ong-bap-cay6.jpg
Ong vò vẽ (con nhỏ hơn, màu đen, đóng tổ ) thì cũng nguy hiểm, tuy không bằng ong bắp cày. Loại này chỉ nguy hiểm khi ở những vùng đồi lá thấp, sim, móc, bãi vọt vì chúng ta đi có thể giẫm lên (nghe cái bụp), cả lũ bay ra nó hành tỏi ngay. Loại này khoảng 10 mồi là cần đi viện chuyền đạm.
https://img.photo.yume.vn/photo/pictures/20101121/dietmoisaigon/thumbnail/604x604/ong_vo_ve_8_122856973.jpg
3. Hoa quả rừng.
Đi rừng có 1 số loại quả, ăn ít thì cũng ngon, không sao nhưng ăn nhiều sinh ra ngộ độc ( tội tham). Tôi hồi xưa cũng thường ăn 1 loại quả, tên là quả cám, như quả nhót, cứng, to hơn 1 chút, ăn ít thì cũng không sao, chứ ăn quả chưa chín lắm, với ăn nhiều nên bị buồn nôn, ói như say rượu, từ đó thấy quả đó là nổi da gà, giờ nhắc lại vẫn hơi nổi da gà. Theo kinh nghiệm của tôi là đi rừng không nên thấy hoa đẹp rồi hít ngửi, quả rừng thì phải thật quen mới ăn, mà ăn được cũng không nên ăn nhiều vì sự hoang dại của nó mà.
Kết luận
Đi rừng tốt nhất là mang theo con chó nhà, ong, rắn, nó đều biết đánh hơi và báo cho chủ biết., rất yên tâm. Còn nếu khi đi du lịch thì không mang được rồi, nên không ăn uống hà hơi hít ngửi gì những thứ trong rừng như hoa, ong, nấm, quả rừng và cẩn thận với nơi rậm rạp.
Đi rừng nhiều nên tỉ lệ gặp rắn rết cao chứ như phần lớn các bạn ở đây, đi 1 lô lốc bao nhiều là người, dạo dạo dăm ba phút chơi vui, rừng cũng bét nhè chứ sợ gì mấy loài vớ vấn này. Mà các bạn cũng no xôi chán chè, cũng không ăn mấy thứ này, túm lại không nên lo lắng lắm.
Đấy là tôi viết theo thực tế kinh nghiệm từng thấy, không biết có tìm được sự đồng thuận từ các bạn hay không thì tùy, tôi hi vọng có ai đó phản biện, vì tôi là người khá chầy bửa.

Fuot
26-05-2012, 10:12
Đúng là đi trong rừng, dù rừng không rậm rạp, không bí hiểm thì vẫn rất sợ rắn và ong. Đơn giản như đi trong rừng Cúc Phương, leo đồi núi cũng có thể gặp phải hai loại này.

Có người nói bẻ cây gậy khua khua phía trước để đánh động cho rắn chạy, không biết cách đó có tốt không ạ> Chỉ sợ lại đập béng phải cái tổ ong thì lại cũng khủng khiếp chả kém.

263bipho
26-05-2012, 15:35
Đúng là đi trong rừng, dù rừng không rậm rạp, không bí hiểm thì vẫn rất sợ rắn và ong. Đơn giản như đi trong rừng Cúc Phương, leo đồi núi cũng có thể gặp phải hai loại này.

Có người nói bẻ cây gậy khua khua phía trước để đánh động cho rắn chạy, không biết cách đó có tốt không ạ> Chỉ sợ lại đập béng phải cái tổ ong thì lại cũng khủng khiếp chả kém.
Trong cái "xấu và cái tồi tệ" nếu phải chọn thì chọn cái xấu -> nếu là rắn hổ mang và ong muỗi thì nên lấy gậy để khua, còn nếu là rắn ráo và ong bò vẽ ( và cả ong đất nữa) thì bỏ gậy đừng khua. Vấn đề là trong bụi có gì...? ( vui tý, ấy đừng chửi)

homeless man
26-05-2012, 17:52
TRÚC ĐÀO - Nerium oleander - Sát thủ thầm lặng

https://farm5.static.flickr.com/4033/4435623118_98fb177278_o.jpg

Em phụ với bác Pmytrung:L

Trúc đào rất chi là dễ sống. Chúng thích nghi với các loại đất cằn cỗi, phát triển nhanh thành bụi dày. Điều rất dáng ngạc nhiên là cây độc này không phải lên rừng mới có. Chúng có rất nhiều, ngay trong các thành phố lớn, các con đường.

Không biết ông/bà nào đã phát minh ra việc trồng Trúc đào ở các giải phân cách của các con đường cao tốc để làm hàng rào cản đèn chiếu của xe đêm ngược chiều.

Khắp các con đường: Pháp Vân-Cầu Rẽ; Quốc lộ 5, Quốc lộ 1 mới đoạn Hà Nội-Lạng Sơn và cả cao tốc Trung Lương-Tiền Giang...các bác ý cho trồng loại cây này. Vì chúng tốt quá nhanh nên người ta phải chặt tỉa. Lá dụng, thân đốn không biết vứt đi đâu:(.

Đã có nhiều cảnh báo về loại cây này nhưng không ai quan tâm. Nói chung là người ta vẫn trồng, ngày càng nhiều.

Một vài thông tin để các bác cảnh giác trên đường phượt.

homeless man
26-05-2012, 17:53
Chi tiết sinh học về lá ngón bác Pmytrung đã viết, em không viết thêm. Em chỉ xin kể 02 câu chuyện mắt thấy tai nghe về việc sử dụng lá ngón:(

Câu chuyện 1:

Ở thôn P., một thôn của người Mông Trắng ở vùng đệm- Vườn quốc gia Ba Bể có hai gia đình người Mông sống quần tụ trên những đỉnh đồi. Mỗi gia đình có rất nhiều con và bọn trẻ con sống rất lê la, nheo nhóc vì bố mẹ chúng nghèo quá. Những người Mông Trắng ở đây đều theo đạo Tin lành. Họ có đức tin vào tôn giáo và văn hóa của họ nên hiện tượng quan hệ ngoài hôn nhân là hầu như không có. Đó là bởi hai lý do.

Thứ nhất: Trong thôn chỉ có đàn bà và trẻ con. Hầu như không có thiếu nữ. Những cháu gái, em gái chưa kịp lớn, chưa thành thiều nữ đã bỏ học lấy chồng từ lớp 5, lớp 6. Và khi đã lấy chồng các cháu thành đàn bà và cũng lam lũ như con trâu, con bò Mông gõ sừng cành cạnh trong chuồng. Không có chuyện quan hệ trai gái ngoài luồng.

Thứ hai: Phụ nữ có chồng không bao giờ lòng thòng với người đàn ông khác vì cái giá phải trả cho chuyện này chính là cái chết của họ.

Năm 2006 lúc em sống ở trên đó, đã xảy ra một chuyện rất đau lòng. Không hiểu vì lý do gì mà một chị người Mông đã có chồng lại phải lòng với anh người Mông hàng xóm. Câu chuyện diễn ra bao lâu không ai biết nhưng một ngày kia chị bị chống mình bắt gặp quả tang. Câu chuyện loang ra cả thôn. Người Mông không có khái niệm đánh ghen, anh chồng bị cắm sừng cũng không làm gì vợ hay người đã ngủ với vợ mình. Nhưng lời bàn tán và luật tục gây áp lực lớn quá. Một sáng mai, chị lẳng lặng ra đầu nhà hái một nắm lá ngón ăn. Em nhắc lại là cây lá ngón mọc như cỏ dại quanh nhà chứ không phải vào rừng sâu để lượm đâu. Khi đứa con khát sữa đòi mẹ, mọi người tá hỏa đi tìm thì thấy chị này đã chết từ bao giờ, miệng sùi đầy bọt, bỏ lại đàn con nheo nhóc (NO).

Anh chồng mất vợ sang nhà hàng xóm bắt đền vì anh này đã lòng thòng mà chị kia phải tự xử bằng lá ngón.

Cuối cùng, anh hàng xóm phải đền 5 triệu tiền mặt và một con trâu.

Vài năm sau, khi hết tiền hết trâu, anh chồng lại tiếp tục ra viết giấy ra xã để đòi tiếp. Chính quyền địa phương cũng đau đầu không viết giải quyết sao.

Từ đó, trong quan hệ với đồng bào, chúng em rất cẩn thận để không bị hiểu lầm. Các chị em người Mông thật thà chất phác lắm. Mấy anh chỉ cần dẻo mỏ, nói hay tí là tạo được sự tin tưởng, chị em đổ ngay. Nhưng cái giá phải trả là tính mạng của họ và hậu quả khôn lường như câu chuyện trên.

Do vậy, khi đi phượt ở những nơi có bà con dân tộc nói chung và người Mông nói riêng, chúng ta cũng cần hiểu biết những giới hạn nhất định trong quan hệ với họ để tránh xảy ra những điều đáng tiếc:gun.

Câu chuyện thứ 2...(tcd)

nguyenhoangha
26-05-2012, 18:06
Ngày xưa các cụ không trồng trúc đào gần giếng vì sợ độc là có lý đấy , tuy nó độc nhưng bài hát về nó thì vẫn hay .

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=vTNTIhgsC5

Hy vọng nghe xong bài hát về trúc đào này bác Trung lại xuất hiện và cho anh em những thông tin bổ ích kẻo " Người đi biết về phương nào bỏ topic với ngọn trúc đào bơ vơ" . :):)

Pmytrung
26-05-2012, 23:30
Chào mọi người !
Chắc là mình không thể ngưng được rồi. Vì mình nghĩ có rất nhiều các bạn phượt chưa có được kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm với các nguy hiểm rình rập khi đi phượt. Hơn nữa trong cùng một giống cây độc, côn trùng độc và động vật nguy hiểm đến tính mạng có nhiều loài, nên việc phân biệt giữa các loài rất khó ngay cả với những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu. Tuy nhiên mình sẽ cố gắng phân tích chi tiết và có hình ảnh đính kèm để các bạn tham khảo. Nếu các loài cần tham khảo sâu mình sẽ đẫn đường links đến phần mô tả, hình ảnh chi tiết và đây là một bài viết dài gồm các phần như sau:

1. Thực vật nguy hiểm - từ thấp đến cao (Cực độc - độc - nguy hiểm)
2. Côn trùng nguy hiểm - nt (các loài Sâu bướm, Bò cạp, nhện, ong ...)
3. Đồng vật nguy hiểm - nt (các loài cá, ếch nhái, rắn, thú ....)
4. Các kinh nghiệm leo đèo vượt suối, đi lạc trong rừng, tránh các loài thú dữ và sinh tồn nơi hoang dã ....

Hy vọng với hơn 25 năm nghiên cứu khoa học và đi gần như hầu khắp các cánh rừng, các Vườn quốc gia ở Việt Nam và nếm trải rất nhiều những gian nan nguy hiểm, học hỏi được những kinh nghiệm của nhiều đồng bào dân tộc. Do vậy mình sẽ VIẾT lên đây để chia sẻ và hy vọng giúp ích cho mọi người vì ở VN rất ít các tài liệu như thế này. Hơn nữa cũng chằng có ai dám chia sẻ vì những lý do "Không nói ra thì ai cũng biết"
Các thông tin hình ảnh trên đây được sử dụng từ các đồng nghiệp của www.vncreatures.net (trang web cá nhân) và ảnh cá nhân, ảnh Download trên internet và các nguồn khác ... Do không phải là trang web nghiên cứu khoa học nên các bài viết không ghi rõ TÀI LIỆU THAM KHẢO và Nếu có những thông tin chưa chính xác hoặc sai sót. Rất mong được chia sẻ và học hỏi với tinh thần cầu tiến qua email: [email protected], điện thoai 0944679222 - Phùng Mỹ Trung hoặc diễn đàn Sinh vật rừng Việt Nam http://www.vncreatures.net/forum/index.php để tranh luận chuyên sâu các vấn đề này.

Biết đâu qua diễn đàn này chúng ta lại có thể tổ chức được một buổi hội thảo nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm khi đi phượt

nguyenhoangha
27-05-2012, 08:46
Năm ngoía 2 người ở Thanh Hóa đã tử vong do ăn nhầm sâu độc , nếu được anh Trung có thể giải thích thêm cho mội người hiểu rõ hơn về loài sâu này , em thấy rất cần thiết.

http://dantri.com.vn/c7/s7-508609/nham-sau-doc-la-bo-xit-hai-nguoi-tu-vong.htm

Pmytrung
27-05-2012, 11:26
Xơi vào con này thì đúng là trời cứu. cứ từ từ mà chú vấn đề gì cũng cần có thời gian và lộ trình của bài viết tránh loãng các chủ đề nhe cu

Pmytrung
27-05-2012, 11:55
MÓC ĐÙNG ĐÌNH Caryoya sp. Những trái ngứa khiếp đảm !

Tạm thời bỏ qua các loài thực vật gây ngứa, rát, sưng … có thể gây chết người Cây lá han Laportea sp. Chúng ta cùng xem những loài thực vật có quả đẹp, phân bố rộng khắp nước ta và chúng có khả năng gân ngứa đến “Gảy đàn suốt đêm” thuộc họ Cau Arecaceae. Các tên thường gọi trong tiếng Việt là móc, đủng đỉnh, đùng đình. Có khoảng 13-19 loài đã biết nguyên sản ở châu Á và nam Thái Bình Dương. Một trong các loài được biết đến nhiều nhất là móc (Caryota urens), với nhựa cây của nó (cắt từ buồng quả chảy ra) được khai thác để sản xuất một loại đường chưa tinh chế cũng như sản xuất một loại rượu vang là rượu móc. Thực ra các loài thực vật nhóm này hầu như vô hại với bà con nhà phượt vì chúng là những loài cây mọc cao. Lá không có lông ngứa và và thân trơn láng rất đẹp. Mọc thành bụi nếu đứng để pose hình thì cũng rất đáng để chúng ta ghi lại khoảnh khắc. Tuy nhiên bẹ lá và chùm quả lại là một vấn đế cần phải xem xét vì chúng gây ngứa, mẩn, dai dẳng và rất khó chịu cho khúng ta kho lỡ tay lôi một chùm quả đẹp xuống nắm nghía và thưởng ngoạn. tốt nhất nhà phượt gặp bọn này chỉ ngắm nhìn và chụp ảnh và không nên cố gắng trèo cây hái quả để tận mắt chứng kiến nếu không muốn cuộc vui gián đoạn.

Các loài gây ngứa mạnh, nhẹ được xếp như sau:
Móc lớn Caryota rumphiana – Cây này phân bố rộng nhưng nhiều nhất ở Thanh hoá - Rất ngứa
Móc lá to Caryota urens - Hầu khắp các tỉnh miền trung, miền bắc Việt Nam - Có tính gây ngứa mạnh
Móc đùng đình Caryota mitis – Phổ biến khắp Việt Nam - Đủ để bạn cảm giác sau khi thử 1 lần

Khi bị dính chưởng với cây này không nên dùng nước rửa hoặc khăn ướt đáp lên vì càng gây ngứa thêm. Chúng ta có thể dùng chiếc khăn khô hơ qua lửa nóng và lau đều sau một thời gian cảm giác gây ngứa sẽ giảm bớt rất đáng kể. Không cố gắng gãi gây chảy máu hoặc xây xước mặc dù cảm giác ngứa, khó chịu không dứt.
Hình ành nay được sử dụng từ các đồng nghiệp trên website www.vncreatures.net

1. Móc lớn Caryota rumphiana
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/c0.jpg

2. Móc lá to Caryota urens
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/c1.jpg

3. Móc đùng đình Caryota mitis
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/c2.jpg

thachtrungngoc
27-05-2012, 14:20
Rất vui mừng vì anh Pmytrung đã quay lại đóng góp cho thread này. Cảm ơn nhiều vì những bài viết chia xẻ của anh, rất hữu ích cho những người không am hiểu nhiều về sinh vật như em.
Em cũng ở BH, nghe tên anh nhiều rồi mà chưa có duyên được gặp. Tuần trước đi Bàu Sấu cũng có nghe mấy anh KL và HDV nhắc về anh. Hy vọng sẽ có dịp nào đấy được đi chung với anh để học hỏi thêm.

da dieu
27-05-2012, 15:08
Cây đủng đỉnh hồi trước tôi thấy người ta thường trang trí đám cưới vậy sao không ai nói tới vấn đề ngứa? Anh PMT có thể cho biết rõ hơn về các trường hợp và nguyên nhân gây ngứa của cây này để mọi người tránh. Cám ơn anh.

Pmytrung
27-05-2012, 15:28
Cây đủng đỉnh hồi trước tôi thấy người ta thường trang trí đám cưới vậy sao không ai nói tới vấn đề ngứa? Anh PMT có thể cho biết rõ hơn về các trường hợp và nguyên nhân gây ngứa của cây này để mọi người tránh. Cám ơn anh.

Vâng ! Bác đọc kỹ dùm em nhé cái Lá nó thì chả vấn đề gì nhưng Quả nó thì có vấn đề bác à. hơn nữa Có khoảng hơn 10 loài đã ghi nhận và công bố ở Việt Nam. Trong nhiều tài liệu còn ghi là cây ngứa đó bác à

trangthinh
27-05-2012, 15:36
Cảm ơn bác Pmytrung, Hôm trước đi Quảng Ninh qua 1 cái biệt thự có cái cây Móc lá to trồng trước cổng, quả thì đẹp mà không ngờ lại gây ngứa thế, bác điểm mục ra từng loại cây thế này và nghe bà con bình luận thì còn dễ nhớ, chứ đọc sách mạng 1 loạt các loài cây độc thì thật là khó nhớ.

Pmytrung
27-05-2012, 15:58
Cây mắt mèo - Mucuna pruriens – Bị mù mắt tạm thời nếu dính lông vào mắt

Cây mắt mèo được xếp vào loại cây độc do trong hạt chứa các chất levodopa serotonin, nicotine, bufotenine và một số chất khác, có tác dụng gây ảo giác. Nhưng được biết nhiều hơn do lớp lông bao phủ bên ngoài trái và hạt là lông ngứa, chứa chất mucunain và serotonin nổi tiếng gây ngứa da. Trẻ em chơi hái hay vô tình sờ chạm phải quả mắt mèo, hay do sự phát tán trong không khí, lông bay chạm vào da cũng gây ngứa ngáy dữ dội, da bị sưng rộp. Trẻ càng gãi càng ngứa nhiều hơn. Lông ngứa chạm vào mắt thì có thể bị mù tạm thời.
Cây mắt mèo là loại dây leo hằng niên, khi khô có màu xám đen. Thân, lá, quả đều có nhiều lông tơ. Hoa mắt mèo mọc thành chùm dài, buông thõng xuống, mang nhiều hoa màu tím thẫm tập hợp thành cụm. Đài hoa hình cái đấu, có nhiều lông trắng xen lẫn những lông ngứa màu vàng hung. Trái mắt mèo có hình chữ S, phủ đầy lông màu vàng hung trông như lông mèo, bên trong chứa 4 - 5 hạt hình bầu dục, loại lông này rất ngứa khi chạm phải.
Nếu bị dính lông mắt mèo, các bạn không nên gãi ngứa, dùng băng keo to bản dán áp lên vùng da ngứa rồi lột ra, lông mắt mèo sẽ dính theo băng keo ra khỏi da.

Ghi chú: Có nhiều loài được gọi là mắt mèo nhưng không ngứa ví dụ như loài Mắt mèo (mai dương) Mimosa pigra đây là loài thực vật nhập nội xâm hại ở hầu khắp các vùng ngập nước ở Việt Nam, nhất là ở miền tây như U Minh ... loài này là thảm hoạ môi trường.

(Hình ảnh về loài này được Download từ Internet)

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/mocmeos.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/mocmeo.jpg

Chitto
27-05-2012, 16:25
Kể chuyện vui một chút về cây mắt mèo:

Hồi tôi đi học trong Sài Gòn, có một thằng rất ghét một cô giáo, nên nó dấu quả mắt mèo trong bọc nylon đem chà lên ghế và bàn giáo viên.
Nhưng có đứa con gái tố giác nó với ông giám thị trường. Thế là ông ấy lôi nó ra oánh bằng thước kẻ loại to bản (thời đó trong trường học sinh bị đánh vào mông, vào tay là chuyện thường), và ông í còn lấy luôn quả mắt mèo trong cặp nó chà vào tay nó.

Cán bộ lớp can tội không ngăn chặn được nên phải hì hục khiêng bàn ghế đi cọ rửa và phơi nắng.

263bipho
27-05-2012, 16:40
Chào mọi người !
Chắc là mình không thể ngưng được rồi. Vì mình nghĩ có rất nhiều các bạn phượt chưa có được kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm với các nguy hiểm rình rập khi đi phượt. Hơn nữa trong cùng một giống cây độc, côn trùng độc và động vật nguy hiểm đến tính mạng có nhiều loài, nên việc phân biệt giữa các loài rất khó ngay cả với những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu. Tuy nhiên mình sẽ cố gắng phân tích chi tiết và có hình ảnh đính kèm để các bạn tham khảo. Nếu các loài cần tham khảo sâu mình sẽ đẫn đường links đến phần mô tả, hình ảnh chi tiết và đây là một bài viết dài gồm các phần như sau:

1. Thực vật nguy hiểm - từ thấp đến cao (Cực độc - độc - nguy hiểm)
2. Côn trùng nguy hiểm - nt (các loài Sâu bướm, Bò cạp, nhện, ong ...)
3. Đồng vật nguy hiểm - nt (các loài cá, ếch nhái, rắn, thú ....)
4. Các kinh nghiệm leo đèo vượt suối, đi lạc trong rừng, tránh các loài thú dữ và sinh tồn nơi hoang dã ....

Hy vọng với hơn 25 năm nghiên cứu khoa học và đi gần như hầu khắp các cánh rừng, các Vườn quốc gia ở Việt Nam và nếm trải rất nhiều những gian nan nguy hiểm, học hỏi được những kinh nghiệm của nhiều đồng bào dân tộc. Do vậy mình sẽ VIẾT lên đây để chia sẻ và hy vọng giúp ích cho mọi người vì ở VN rất ít các tài liệu như thế này. Hơn nữa cũng chằng có ai dám chia sẻ vì những lý do "Không nói ra thì ai cũng biết"
Các thông tin hình ảnh trên đây được sử dụng từ các đồng nghiệp của www.vncreatures.net (trang web cá nhân) và ảnh cá nhân, ảnh Download trên internet và các nguồn khác ... Do không phải là trang web nghiên cứu khoa học nên các bài viết không ghi rõ TÀI LIỆU THAM KHẢO và Nếu có những thông tin chưa chính xác hoặc sai sót. Rất mong được chia sẻ và học hỏi với tinh thần cầu tiến qua email: [email protected], điện thoai 0944679222 - Phùng Mỹ Trung hoặc diễn đàn Sinh vật rừng Việt Nam http://www.vncreatures.net/forum/index.php để tranh luận chuyên sâu các vấn đề này.

Biết đâu qua diễn đàn này chúng ta lại có thể tổ chức được một buổi hội thảo nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm khi đi phượt
Hoan hô bác Trung! đấy Bác mà không quay lại thì e cũng không biết cây móc nó nguy hiểm thế, Bác 25 chuyên nghiên cứu mà không đưa ra đại chúng để mọi người sử dụng cứ " sử dụng trong hội thảo khoa học" thì ae nhà Phượt dính "chưởng" mất. Hi vọng lúc nào đó, ở đâu đó được gặp bác!

hight_mountain
27-05-2012, 17:27
Tiếp tục đi bạn Pmytrung những thông tin của bạn rất hửu ích cho anh em nhà Phượt. Mình sẽ theo dõi topic này để học hỏi kinh nghiệm từ bạn cho những chuyến đi phượt sắp tới.
Cám ơn bạn nhiều

nguoiachau
27-05-2012, 22:53
Gửi bạn dovesky.
Tôi không hiểu điều gì đã khiến bạn phải xóa bài viết mà tôi đã viết. Tôi đang thắc mắc về nhiều diễn đàn, được điều hành bởi phần nhiều mod cách nghĩ không phóng khoáng cho lắm, nhất là điều đó trái với tinh thần "du lịch" của chúng ta, bạn thật rảnh rỗi.
Còn về bạn mytrung, bạn ấy nói rằng đã có 25 kinh nghiệm đi rừng, mà viết nhạt quá, toàn mấy bài trên báo lá cải. Chẳng hạn như bài về lá ngón, theo tôi biết bạn đang nói về lá ngón ở miền Bắc, chứ lá ngón ở miền Trung nó cũng là dây leo, độc như thế nhưng có chút khác biệt nữa mà tôi không thấy bạn nhắc đến.
Diễn đàn này đúng là chỉ dành cho các bạn ở thành phố, đi thì nhiều chứ nói để mà trải nghiệm cho hết cũng khó. 1 cuộc chơi vui thì đúng hơn, mà cũng chỉ cần như thế thôi.

nguyenhoangha
28-05-2012, 00:11
Ở Nghệ An quê mình có 2 loại ngón , ngón vàng (hoa vàng như bác Trung đưa ) và ngón đất , ngón vàng cực độc , đã có người chết do lá ngón vàng lẫn trong chè xanh . Lâu rồi xã có chủ trương dân đi rừng thấy cây ngón là chặt bỏ .

chumbao
28-05-2012, 07:57
@Bác Nguoiachau: Thay vì chỉ trích, bác có thể bổ sung cho những thiếu sót( nếu có) của mọi người. Cảm ơn bác nhiều lắm!

Pmytrung
28-05-2012, 08:49
Gửi bạn dovesky.
Còn về bạn mytrung, bạn ấy nói rằng đã có 25 kinh nghiệm đi rừng, mà viết nhạt quá, toàn mấy bài trên báo lá cải. Chẳng hạn như bài về lá ngón, theo tôi biết bạn đang nói về lá ngón ở miền Bắc, chứ lá ngón ở miền Trung nó cũng là dây leo, độc như thế nhưng có chút khác biệt nữa mà tôi không thấy bạn nhắc đến.
Diễn đàn này đúng là chỉ dành cho các bạn ở thành phố, đi thì nhiều chứ nói để mà trải nghiệm cho hết cũng khó. 1 cuộc chơi vui thì đúng hơn, mà cũng chỉ cần như thế thôi.

Chào bạn nguoiachau !
Mời bạn đọc lại thật kỹ cái phần sau nhé rồi chúng ta tiếp chuyện sau


Chào mọi người !
Chắc là mình không thể ngưng được rồi. Vì mình nghĩ có rất nhiều các bạn phượt chưa có được kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm với các nguy hiểm rình rập khi đi phượt. Hơn nữa trong cùng một giống cây độc, côn trùng độc và động vật nguy hiểm đến tính mạng có nhiều loài, nên việc phân biệt giữa các loài rất khó ngay cả với những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu. Tuy nhiên mình sẽ cố gắng phân tích chi tiết và có hình ảnh đính kèm để các bạn tham khảo. Nếu các loài cần tham khảo sâu mình sẽ đẫn đường links đến phần mô tả, hình ảnh chi tiết và đây là một bài viết dài gồm các phần như sau:

1. Thực vật nguy hiểm - từ thấp đến cao (Cực độc - độc - nguy hiểm)
2. Côn trùng nguy hiểm - nt (các loài Sâu bướm, Bò cạp, nhện, ong ...)
3. Đồng vật nguy hiểm - nt (các loài cá, ếch nhái, rắn, thú ....)
4. Các kinh nghiệm leo đèo vượt suối, đi lạc trong rừng, tránh các loài thú dữ và sinh tồn nơi hoang dã ....

Hy vọng với hơn 25 năm nghiên cứu khoa học và đi gần như hầu khắp các cánh rừng, các Vườn quốc gia ở Việt Nam và nếm trải rất nhiều những gian nan nguy hiểm, học hỏi được những kinh nghiệm của nhiều đồng bào dân tộc. Do vậy mình sẽ VIẾT lên đây để chia sẻ và hy vọng giúp ích cho mọi người vì ở VN rất ít các tài liệu như thế này. Hơn nữa cũng chằng có ai dám chia sẻ vì những lý do "Không nói ra thì ai cũng biết"
Các thông tin hình ảnh trên đây được sử dụng từ các đồng nghiệp của www.vncreatures.net (trang web cá nhân) và ảnh cá nhân, ảnh Download trên internet và các nguồn khác ... Do không phải là trang web nghiên cứu khoa học nên các bài viết không ghi rõ TÀI LIỆU THAM KHẢO và Nếu có những thông tin chưa chính xác hoặc sai sót. Rất mong được chia sẻ và học hỏi với tinh thần cầu tiến qua email: [email protected], điện thoai 0944679222 - Phùng Mỹ Trung hoặc diễn đàn Sinh vật rừng Việt Nam http://www.vncreatures.net/forum/index.php để tranh luận chuyên sâu các vấn đề này.

Với tiêu chí nhận biết như đã đưa ra "VÌ KHÔNG PHẢI DIỄN ĐÀN CHUYÊN SÂU" và thêm vào vài dòng để mọi người BIẾT MÀ TRÁNH cho nên nó cũng CHỈ ĐỦ VỪA MIỆNG và có thể với bạn nó NHẠT VẬY SAO BẠN KHÔNG BỚT CHÚT THỜI GIAN CHO THÊM GIA VỊ vào để cho thành một bữa ăn NGON thay vì chỉ có thể CHÊ BAI và CHỈ TRÍCH cái đó mới THỂ HIỆN LÀ NGƯỜI CÓ TÂM với cộng đồng bạn à.

RẤT MONG ĐƯỢC LẮNG NGHE, HỌC HỎI VÀ CẢM NHẬN NHỮNG GIA VỊ MỚI CỦA BẠN VỚI TINH THẦN CẦU TIẾN VÀ CẦU THỊ

hight_mountain
28-05-2012, 11:05
Bạn Pmytrung thân
Mặc dù tôi không biết bạn là ai nhưng cá nhân tôi thích những bài viết của bạn vì nó giúp tôi thêm kiến thức nên mong bạn tiếp tục viết bài còn một vài kẻ tỏ ra nguy hiểm thì bạn đừng quan tâm vì họ nói thì rất giỏi nhưng làm một cấi gì đó cho mọi người thì họ rất tệ. Đây là cách dấu dốt của họ nên tỏ ra nguy hiểm thôi.
Xin lỗi mọi người các cụ có câu "Chó cứ sủa, người cứ đi đến đích mặc chó"

HanHan
28-05-2012, 11:18
Bác Pmytrung ơi, bác cứ tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm của bác cho bà con phượt chúng em đi. Nói thật, đa số dân phượt đều không có nhiều kiến thức nào về những vấn đề này đâu. Em đã đi một số rừng rồi, đến nhiều loại cây phổ biến mà nhiều người còn chưa biết tên nói chi đến những cây nguy hiểm cho mình như anh đang chia sẻ đây. Ai thích nghiên cứu chuyên sâu thì qua các diễn đàn về sinh vật học mà nghiên cứu. Ở đây chỉ cần nêu tên các loại cây có thể nguy hiểm đối với mọi người là được rồi ấy, chỉ cần biết là nó nguy hiểm để tránh là được, đâu nhất thiết là phải biết nó độc như thế nào, chất độc là gì, liều lượng gây độc hai.... À, em nghe nói đi rừng dễ gặp cây sơn lắm, đụng vào nó cũng chẳng thích thú gì đúng không bác, bác chia sẽ về cây này giúp em với.

Pmytrung
28-05-2012, 13:49
Chào bạn Hanhan !
Bạn cứ bình tĩnh nhé còn rất nhiều loài cần cập nhật và đưa lên đây nên mình sẽ cập nhật từ từ không thì "tẩu hoả nhập ma" mất. Đấy mới chỉ là thực vật còn động vật, côn trùng nữa nhé bạn. Nhưng lần này tôi sẽ ưu tiên bạn về cây sơn Rhus succedanea và một câu thành ngữ rất hay của ông bà chúng ta.


Cây sơn - Rhus succedanea – Sơn ăn tuỳ mặt, ma bắt tuỳ người.

Cây thường được gây trồng, nhưng trong thiên nhiên cây mọc rải rác trong các vùng mưa mùa nhiệt đới thứ sinh hoặc trong các trảng cây bụi ở hầu hết các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ nước ta. Cây có chất nhựa, được nhân dân ta chế ra “sơn ta ” để gắn gỗ, làm đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài. Chất laccol trong sơn ta kích thích gây dị ứng mạnh đối với da. Có khi chỉ đi ngang qua cây, ngửi thấy hơi sơn, đun củi có lẫn cây sơn... đã bị lở sơn. Người ta vẫn chưa biết loại da nào hay bị lở sơn, loại da nào không bị lở sơn. Trên thực tế thì có người bị lở sơn, còn một số người khác lại không bị. Người ở vùng trồng cây sơn hoặc sử dụng sơn ta làm sơn mài ít bị lở sơn. Trái lại những người có cơ địa dị ứng có khi chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng. Khi bị lở ở mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác mặt rất nặng nề

Tham khảo thêm: http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3465

Khi đi phượt các bạn (nhất là ở miền Bắc và miền Trung) cần tránh các vườn trồng cây Sơn (có nhiều ở Thanh Sơn - Phú Thọ) và thấy trong rừng cũng nên tránh để không bị "Sơn ăn tuỳ mặt, ma bắt tuỳ người" Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên các chỗ da bị tổn thương; có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên vùng da bị lở; chấm nước chè tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý (0,9% ) vào tổn thương; dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn ngày 2 - 3 lần; nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000 lên tổn thương và cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Có thể uống các thuốc kháng histamin chống dị ứng, giảm ngứa, giảm đau rát.

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/s.jpg

nguyenhoangha
28-05-2012, 16:44
Hóa ra câu thành ngữ là xuất phát từ cây này , vậy mà từ bé nghe câu này em cứ thắc mắc sơn ( sơn công nghiệp ) làm sao mà ăn tay như xà bông hoặc hóa chất , qua đây mới vỡ ra , thanks bác !

hight_mountain
28-05-2012, 17:32
Kính chào bác Pmytrung
Lâu nay đọc nhiều bài của bác em cứ nghĩ chắc bác còn trẻ lắm em gọi bác bằng bạn trên Phượt mong bác đại xá. Hôm nay thử vào trang web của bác và biết tên bác “Phùng Mỹ Trung” em thử tìm hiểu cái tên này trên google và em kiếm được rất nhiều thông tin thú vị về bác.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/144090/Nguoi-trinh-lang-sinh-vat-rung-VN.html
http://bee.net.vn/channel/1988/201003/Toi-thich-chan-ngan-chan-ran-hon-chan-dai-1744652/
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/10/chang-hai-quan-say-me-nguoi-dep-cua-rung/
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/12/phat-hien-loai-tac-ke-moi-o-viet-nam/
http://baodatviet.vn/Home/KHCN/Chuyen-ve-nhiep-anh-gia-cua-rung-xanh/20102/79612.datviet
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/24/94936/mot-ga-say-rung.aspx

Đọc xong mấy cái này em hơi bị choáng.

HanHan
28-05-2012, 17:47
Cây sơn này theo em biết thì được dùng để làm đồ mỹ nghệ thì phải, trước đây chưa có nhiều loại sơn hóa học như bây giờ thì người ta tìm nguyên liệu từ thiên nhiên. Đồ mỹ nghệ từ cây sơn rất đẹp, mà nhựa cây sơn nguy hiểm thế thì sao người ta lấy để làm được nhỉ.

baby_n2t2k
28-05-2012, 19:02
@nguoiachau: Có thể là bạn có kiến thức hơn bạn Pmytrung, nhưng bạn có chịu bỏ chút thời gian viết lên những bài nhạt nhẽo như thế này để cho mọi người ít thông tin không? Dù bạn có kiến thức nhiều đến đâu mà không đóng góp cho cộng đồng thì những kiến thức ấy cũng đáng vứt, tệ hơn 1 chút thì mọi người nói bạn ích kỉ. Và cũng mong bạn có thể đóng góp để topic hay hơn nữa.
@Pmytrung: Topic của bác rất hay. Cám ơn bác, mong bác tiếp tục đóng góp cho mọi người.

mcsecurity
28-05-2012, 19:15
Cảm ơn bác Pmytrung, mong bác tiếp tục, em hy vọng sẽ tiếp tục có thêm nhiều kiến thức để bổ sung hiểu biết của mình và áp dụng cho những đợt huấn luyện dã ngoại cho bộ đội cũng như cho những cú phượt đơn của em.

nguyenhoangha
28-05-2012, 19:30
Em có đứa cháu dạy sinh học cấp 3 , hôm qua vừa đưa trang web sinh vật rừng cho nó " ngâm cíu ".

Pmytrung
28-05-2012, 19:54
Cây sơn này theo em biết thì được dùng để làm đồ mỹ nghệ thì phải, trước đây chưa có nhiều loại sơn hóa học như bây giờ thì người ta tìm nguyên liệu từ thiên nhiên. Đồ mỹ nghệ từ cây sơn rất đẹp, mà nhựa cây sơn nguy hiểm thế thì sao người ta lấy để làm được nhỉ.
Chắc là anh không trả lời chuyên sâu bạn nhé nếu bạn muốn chuyên sâu xin vào diễn đàn Sinh Vật rừng Việt Nam (phần thực vật) http://www.vncreatures.net/forum/index.php

dang anh
28-05-2012, 20:11
Bác pmytrung cho em chen ngang chút dc không ạ. Ngày xưa em có nghe nói là đi rừng không nên ăn khế nhiều dễ sốt rét, ngã nước không biết có đúng không. Dạo đó bọn em đi gặp rất nhiều khế chín nhưng không dám ăn, chỉ thỉnh thoảng làm một hai quả về nấu canh với cá cơm, ăn cũng tạm tạm, hi hi. Lót dép hóng tiếp ạ.

Pmytrung
28-05-2012, 20:31
Cây mướp sát vàng Cerbera odollam, Mướp sác hường Cerbera manghas – cái chết được báo trước.

Trong họ Trúc đào Apocynaceae thì có nhiều loài có độc tính vấn đề là độc ít hay nhiều mà thôi. Tuy nhiên họ này lại có rất nhiều cây thuốc quí một số nằm trong sách đỏ Việt Nam = http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=1042&tenloai=&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=ho&ch=&loai=2&radio=V

Ngoài cây Trúc đào Nerium oleander đã giời thiệu ở phần trước thì hai loài dưới đây còn đáng sợ hơn đó là 2 loài Cây mướp sát vàng Cerbera odollam, Mướp sác hường Cerbera manghas. Với loài Mướp sác hường Cerbera manghas chỉ cần lỡ xơi 1/3 hạt của nó cũng đủ tiễn đưa bạn lên thiên đường nhé anh em nhà Phượt.

Nếu các Phượt thủ có nhiều dịp đi phượt ở các khu rừng ngập mặn ven biển miền Nam – Việt Nam sẽ được nhìn thấy một loài thực vật có hoa màu trắng rất đẹp, nở rộ và nở nhiều, lâu. Chắc chắn với chiếc máy ảnh trên tay chúng ta chả tiếc gì ghi lại 1 vài shot hình đẹp về loài hoa này. Tuy nhiên các bạn cẩn thận và nhớ rằng: Cây mướp sát được xếp vào nhóm cây độc vì trong hạt có chứa các chất cerberin, cerberosid, neriifolin, thevetin rất độc đối với tim, có khả năng gây tử vong. Loại trái độc này có thể gây chết người từ 3 - 6 giờ sau khi ăn phải. Nhựa mủ của cây có tác dụng tẩy mạnh. Ăn phải hạt mướp sát có triệu chứng ngộ độc tương tự như ngộ độc lá trúc đào. Các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn 10 - 15 phút, gồm: buồn nôn, đau bụng, nôn ói dữ dội, tiêu chảy sau đó mệt lả. Các triệu chứng thần kinh gồm: nhức đầu, lơ mơ, lú lẫn. Hệ tim mạch thường bị ảnh hưởng nhiều nhất gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, nhịp tim chậm lại, không đều, trụy tim mạch, tụt huyết áp gây tử vong nhanh nếu không xử trí kịp thời.

Cây mướp sát thường thấy ở miền Nam nước ta, mọc hoang dọc các kênh rạch nước lợ, theo bờ nước gần biển hoặc dọc đường ven biển. (ngay cầu sài gòn hường từ Đồng Nai xuống nhỉn xuông cũng có 1 cây nhưng tiếc là hôm vửa rồi đi ngang qua giờ họ phá mất) Gần đây cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi như các khu du lịch, công viên. Cây trổ hoa từ tháng 3 - 5. Mùa trái vào tháng 6 - 10. Trái mướp sát tròn bóng, mọc đơn độc, vỏ màu xanh mướt trông rất bắt mắt, bên trong có chứa hạt màu xám.

1. Cây mướp sát vàng Cerbera odollam - Tham khảo = http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2170

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/ms.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/ms1.jpg

2. Mướp sác hường Cerbera manghas

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/msh1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/msh.jpg

Pmytrung
28-05-2012, 21:21
bác pmytrung cho em chen ngang chút dc không ạ. Ngày xưa em có nghe nói là đi rừng không nên ăn khế nhiều dễ sốt rét, ngã nước không biết có đúng không. Dạo đó bọn em đi gặp rất nhiều khế chín nhưng không dám ăn, chỉ thỉnh thoảng làm một hai quả về nấu canh với cá cơm, ăn cũng tạm tạm, hi hi. Lót dép hóng tiếp ạ.

cái này anh chưa ngâm cứu nên không thể trả lời chú được thông cảm nhé

Pmytrung
29-05-2012, 08:43
CÂY SUI (Thuốc bắn) Antiaris toxicaria – Khi mũi tên trúng đích giết chết cả một con bò rừng

Trong hàng loạt những cây độc nguy hiểm đã được nói ở những bài trước có thể gây nguy hiểm đối với Phượt thủ. Nhưng có một cây ở Việt Nam được cho là khủng khiếp nhất, cái chết đến nhanh nhất và chết vì vô tình nhất đó là cây Sui hay con gọi là cây Thuốc bắn Antiaris toxicarianhựa của cây này được tẩm vào mũi tên (thêm một số phụ gia nữa mà không nêu ra ở đây) thì chỉ cần 1 phát trúng đích thì ngay cả một con BÒ RỪNG cũng tiêu đời chứ không phải là con người. Nếu trong lúc đi phượt các bạn không biết cây này mà chặt làm dấu đường đi hay vô tình nghịch chơi dùng dao đẽo vỏ … bẻ cành … chất nhự trắng tiết ra dính vào tay chân mà vô tình đụng phải vết thương, bắn vào mắt hay nuốt phải thì ÔI THÔI VĨNH BIỆT ÁNH MẶT TRỜI.
Nếu bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ viêm sưng có khi gây mù, nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc ngay, các triệu chứng rầm rộ và rất nhanh, các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim. Người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái
Cây sui thường mọc hoang nhất là vùng núi, toàn thân cây sui có nhiều nhựa màu trắng rất độc. Bà con thường dùng nhựa độc để làm đạn tẩm vào tên độc săn bắn thú rừng. Những con thú bị chết vì tên độc này không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Cách xử trí: Khi bị nhựa cây sui bắn vào mắt hay dây vào vết thương cần nhanh chóng rửa sạch mủ, khẩn trương đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/su1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/su.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/su2.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/su4.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/su5.jpg

Tạm thời bài viết đến đây ngưng vài ngày để nhà phượt vào xem, quan sát kỹ và ghi nhớ một số cây độc đã nói trên để tránh “TẨU HOẢ NHẬP MA” và sẽ tiếp tục bài viết này trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các Phượt thủ đã đọc và ủng hộ cho topic này và để tìm hiểu thêm, chi tiết chuyên sâu về các loài thực vật, cùng đồng hành bảo vệ thiên nhiên hoang dã Việt Nam theo địa chỉ sau: http://www.vncreatures.net/hinhanh.php?page=9&loai=2&nhom=0&

chumbao
29-05-2012, 09:19
Hai cây mướp ở trên có trong kdl Bình Qưới, Thanh Đa ấy ạ. Mà cái hình cây sui thứ 3 từ trên xuống em nhìn cứ như trái ổi ấy nhỉ?

VoAPhu
29-05-2012, 09:40
Em mà đi rừng có khi thấy hoa lá ngón đẹp lại hái cài tai cũng nên. May mà có chủ thớt cảnh báo.

VoAPhu
29-05-2012, 10:46
Like trang vncreatures.net của bác chủ

Jin_baby
29-05-2012, 12:27
Trong mấy loại cây bác nêu em sợ nhất là cây Sơn , bởi vì không cần chạm vào mà chỉ cần đi ngang qua hoặc ngửi phải là bị lở loét, mặc dù em chưa từng bị trúng độc sơn lần nào. Hồi nhỏ em còn ngu dại bứt cái trái trên cây sơn (như hình mà bác up lên) chơi đồ hàng! may mà em được ở rừng rú hồi nhỏ , cơ địa tốt nên không bị làm sao.
Còn mấy loại cây kia chỉ cần thấy nó là tránh đừng động tới thì không sao, ở quê em hồi xưa người ta vẫn trồng cây đủng đỉnh để lấy lá lợp nhà và bọn trẻ con vẫn lấy trái đủng đỉnh để chơi, ( nhưng em thì biết có độc thì ko bao giờ đụng vào). Theo em biết thì trái đủng đỉnh khi bị đập vỡ và nếu xui xẻo bị dính nước nhựa của trái vào người thì thôi rồi , tha hồ gãi!

Ở trong rừng tốt nhất cái gì không biết rõ thì đừng có đụng vào nó (nhiều khi con rắn lại tưởng cái cành cây thì khổ!).

Em có thấy bác Trung nói lúc đầu không nên tắm suối ngày đầu ở trong rừng nhưng chưa có giải thích rõ , ông bà nói "rừng thiêng , nước độc" không có sai, theo chút ít hiểu biết của em thì tắm suối nên tắm ở thượng nguồn nước chảy , nơi có nhiều đá sỏi và ít cành cây , hoa lá hoặc rễ cây mọc chìa xuống mặt nước, vì trong rễ cây thường có chất độc , khi tắm rồi ít thì bị ngứa ngáy , bệnh ngoài da...còn uống vào thì....em không biết được.

Thôi em lót dép ngồi hóng bài của bác pmytrung tiếp!

ThangPhan
29-05-2012, 14:00
Cám ơn anh về những chia sẽ hữu ích này

soctrang
29-05-2012, 16:24
Cám ơn bác nhiều vì những điều hữu ích.Đúng là kiến thức của bác làm e khâm phục thật.Nhìn hình avatar tưởng bác còn trẻ lém nhưng không ngờ.......mong có ngày gặp mặt diện kiến.

Pmytrung
29-05-2012, 20:56
Nhìn hình avatar tưởng bác còn trẻ lém nhưng không ngờ.......mong có ngày gặp mặt diện kiến.

Bạn soctrang làm mình mất lửa quá hehehehe Đừng lo mặc dù có già chút nhưng vẫn khoẻ và vẫn yêu đời lắm, chắc gì trẻ đã khoẻ hơn mình mà phải lo lắng quá thế bạn. - Cám ơn bạn nhiều

hoamùaxuân
29-05-2012, 22:57
Em sắp đi rừng mà đọc topic của anh thì thấy hãi quá :D
Còn cách cấp cứu khi rắn cắn thì sao anh? Ở giữa núi thì chạy sao kịp? :(
Em có lần phượt về vùng có con Bù Lạch (hay Bù Mắt?, em cũng ko nhớ rõ nữa), nó cắn lúc nào em cũng ko hay, khi về thì ngứa lắm, có chỗ lặn, chỗ lại làm độc để lại sẹo, cả năm trời vẫn còn di tích.
Đi phượt có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có những kinh nghiệm của anh thật hay (c)
Mong anh chia sẻ nhiều hơn nữa. Cảm ơn anh!!!

homeless man
30-05-2012, 00:08
Lá ngón, câu chuyện thứ 2:

Năm 2008, ở Thôn N, một thôn của người Dao Đỏ trong vùng lõi của Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc cũng xảy ra một việc đau lòng liên quan đến lá ngón. Trong thôn, có nhà anh M không hiểu vì lý do mâu thuẫn gì trong gia đình anh lấy 3 người vợ và cả 3 người này đều chết vì ăn lá ngón. Hai người vợ đầu, em chỉ nghe kể. Người vợ cuối thì em được chứng kiến.

Một hôm, em đi vào họp với bà con trong thôn. Mới đến đầu thôn đã thấy anh phó chủ tịch xã đứng ở đầu đường mà nhà văn hóa thôn thì không có ai. Anh PCT xã bảo trong thôn có người chết, đang cho người đi báo công an Huyện đến khám nghiệm. Trong thôn có tang thì không họp được rồi. Đành ngồi nói chuyện, hỏi han nguyên nhân. Từ đó em biết được đầu đuôi câu chuyện.

Người vợ thứ 3 của anh M vì lý do buồn chán chuyện gia đình, nhân một hôm đi canh nương đã tự tử bằng lá ngón. Nếu ăn lá ngón tươi mà phát hiện sớm, cố gắng làm mọi cách để họ nôn ra thì may cứu được. Trường hợp của chị này thì không cứu được vì 2 lý do.

- Phát hiện muộn, đường từ nương về lại xa quá. Dù mọi người đã thay nhau cõng chạy về làng nhưng không kịp
- Chị này quyết chết nên không cứu được. Người ta phát hiện ra chị này đã nấu chín lá ngón sau đó uống loại nước này. Nồng độ độc tố quá cao sau khi được xử lý nhiệt khiến cái chết đến rất nhanh.

Người chết từ chiều qua, nhưng đợi đến trưa hôm sau công an cũng chả thấy đến. Mà theo phong tục của người Dao Đỏ thì người chết để nằm dưới đất, phủ chăn, mắc màn trông rất thương.

Những cái chết liên quan đến lá ngón đều rất tang thương. Vậy nên các ACE cẩn thận để không đưa mình vào hoàn cảnh khó khăn vì ngu dốt(NT)

Pmytrung
30-05-2012, 10:33
Tạm thời bài viết đến đây ngưng vài ngày để nhà phượt vào xem, quan sát kỹ và ghi nhớ một số cây độc đã nói trên để tránh “TẨU HOẢ NHẬP MA” vì quá nhiều loài nên nhớ lộn tùm lum. Mình sẽ tiếp tục bài viết này trong thời gian sớm nhất. Cám ơn các Phượt thủ đã đọc và ủng hộ cho topic này và để tìm hiểu thêm, chi tiết chuyên sâu về các loài thực vật, cùng đồng hành bảo vệ thiên nhiên hoang dã Việt Nam theo địa chỉ sau: http://www.vncreatures.net/hinhanh.php?page=9&loai=2&nhom=0&

HaSapa
30-05-2012, 21:46
Em xin bổ sung thêm 1 cách chữa ngứa do cây lá Han gây ra

Làng em gọi cây này là Chút Chít, mọc nhiều lắm, nhổ đi cũng khó vì nếu không vứt hết rễ đi thì nó lại mọc lại ầm ầm, Cây này mọc hoang khắp nơi, mà thường cứ đâu có lá Han là đấy có Chút chít, như người dân tộc hay nói là đâu có lá bùa thì bên cạnh đó có lá giải (bùa)

Em phải lấy hình trên mạng vì tuần trước nhà em vừa làm vườn nên còn nhõn 1 cây bé tẹo. Khi chạm phải lá Han, bứt vài lá Chút Chít vò qua rồi xát nhẹ vào chỗ bị đau, sau vài phút sẽ đỡ rất nhiều. Em đã bị đôi lần và dùng lá này rất ổn ạ.

https://identifythatplant.com/wp-content/uploads/2011/09/Bitter-dock3-1024x768.jpg

Lá Han em nói tới là loại Han hình dưới đây:

https://farm8.staticflickr.com/7233/7301996284_fcc44c0ff1_z.jpg

Bu em bảo lá non nấu canh ăn ngon mà em chưa thử bao giờ, mà em thấy Bu em là cứ tay không ngắt lá Han mà không bị đau, Bu bẩu cái lá này chẳng may chạm vào mới đau chứ chủ động chạm vào thì không sao, nói chung là trình của em nó không như thế lân nào chẳng may chạm vào em cũng dính chưởng nên em không muốn nghịch dại :D

https://farm9.staticflickr.com/8152/7301993494_e797924098_z.jpg

homeless man
30-05-2012, 23:17
MÓC ĐÙNG ĐÌNH Caryoya sp
1. [B]Móc lớn Caryota rumphiana
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/c0.jpg



Em mượn cái ảnh của bác. Em lười không muốn lục tìm đống ảnh cũ nữa=))

Trong họ với Móc, ở vùng Bắc Kạn có thêm mấy loại nữa mà dân địa phương gọi là Đao, Báng...

Đao thì người ta hay lấy làm rượu đao. Cách làm là chặt cây xuống, đẽo lớp vỏ cứng bên ngoài thi bên trong lộ ra lớp lõi non, có nhiều tinh bột. Ở đoạn non, có thể băm nhỏ cho gà vịt ăn. Em đã nếm thử, có vị ngọt thanh nhan nhát. Người dân băm nhỏ, ủ với men để cho loại rượu đao uống thơm, có vị chua, nồng độ rượu chắc cũng cỡ như rượu vang. Một cây đao lớn có thể cho 50-80kg lõi như vậy. Và một đám cưới uống rượu tẹt ga cũng chỉ hết một cây đao. Còn để có cây đao ấy, phải mất hơn chục năm:D.

Một hồi, chả biết mấy bạn Khựa mua quả móc làm gì giá rất cao. Người dân thường cắt cả buồng đem bán. Rồi có lúc chẳng ai mua, lại bỏ không.

Nhưng cái em muốn kể là loại sâu móc-một loại đặc sản mà không phải ai cũng có cơ hội chén no như tụi em.

Sâu này có thể có ở cả đao, báng, móc nhưng người ta cứ gọi tất là sâu móc. Nó cũng như con đuông dừa ở miền Nam nhưng to và nhiều. Đuông dừa ăn đọt non làm cây dừa chết. Còn ở đay muốn có sâu móc thì chặt cả cây.

Bất cứ là Đao, Báng, Móc cứ to là được. Vì nó là NTFP (lâm sản ngoài gỗ) nên kiểm lâm cũng không quản lý, bảo tồn quá ngặt nghèo. Cách rằm tháng 7 khoảng 2-3 tháng, bà con đi kiếm cây to, chặt đổ cả cây xuống. Trên thân cây đổ, lấy búa đục các lỗ nhỏ dọc thân để bọ cánh cứng vào đẻ trứng. Trứng mở thành sâu non. Sâu ăn phần lõi chứa tinh bột bên trong và lớn thành những con sâu to tướng. Trước khi chúng lột xác bay đi, người dân bổ cây ra và nhặt lấy sâu để ăn hoặc bán. Trời ơi, có hôm vào bản vớ được cả 3-4 kg. Thoạt nhìn thì rất kinh, nhưng ăn thì ngon khỏi bàn luôn.

Mấy năm gian khổ trong rừng, thỉnh thoảng cũng được nếm tí sản vật, cũng gọi là được bù đắp đôi chút.

Sâu móc đây các bác.


https://i1163.photobucket.com/albums/q550/anhaicap/Bentre2/IMG_00451.jpg

Pmytrung
31-05-2012, 13:27
Cây Ngót nghẻo - Gloriosa superba – Nữ hoàng rừng ngập mặn chỉ để ngắm

Cây Ngót nghẻo - Gloriosa superba là một loại cây sống lâu, cây thảo có thân leo dài 1 - 2m. Lá hình mũi mác, đầu tận cùng bằng một tua cuộn hình xoắn ốc quấn bám cho thân leo. Trái dạng nang hình chùy dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 - 6, mùa quả từ tháng 6 - 8. Cây này gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Huế đến Cà Mau
Toàn cây đều có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine. Độc nhiều nhất ở rễ củ. Chất độc đáng lưu ý có trong cây là colchicin rất độc, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc do ăn phải cây ngót nghẻo gây bệnh cảnh cấp tính sau 2 - 6 giờ, đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu. Diễn tiến xuất huyết, thiếu máu, yếu cơ vào những ngày thứ 2, thứ 3 tiếp theo. Nếu qua khỏi thường bị rụng tóc xảy ra sau 1 - 2 tuần.

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/n1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/n2.jpg


Tham khảo = http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2462

Pmytrung
01-06-2012, 14:05
Cây sừng trâu: Strophanthus caudatus – Cái chết khi mũi tên trúng đích

Như đã nói ở trên hầu hết các loài thuộc họ Trúc đào Apocynaceae thì đều là cây có độc tính vấn đề là nhiều hay ít. Hôm nay mình giời thiệu cùng nhà phượt một loài nữa thuộc họ này. Cây này rất phổ biến ở nước ta, có hoa rất đẹp, quả rất ngộ nghĩnh như chiếc sừng trâu và độc tính của nó thì cũng thuộc loại mạnh như một số cây đã nêu trên.
Còn gọi là cây sừng bò, sừng trâu. Nhựa rất nhiều và có độc; thường được trộn với nhựa cây Thuốc bắn - Antiaris toxicaria – đã nói ở trên. Làm thuốc bắn. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm. Thường người ta hơ lửa các mũi tên bằng sắt trước khi nhúng vào thuốc bắn. Hạt là nguyên liệu chế strphanthin pha thuốc tiêm trị bệnh tim. Cây sừng dê cả lá, rễ, hạt và nhựa mủ đều độc. Trong hạt có chứa các glycozit. Có tác động đối với tim là paricozit và postrozit. Nếu dùng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ thì kết quả tốt trong điều trị suy tim. Nếu dùng quá liều chỉ định sẽ gây ngộ độc. Cây độc làm thuốc diệt sâu bọ. Cây cũng có thể trồng làm cảnh trong chậu.
Khi ngộ độc người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ. Bị ngộ độc cần xử trí nhanh, khẩn trương loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng, yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim...

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/sd3.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/sd1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/sd.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/sd2.jpg

Tham khảo tại đây = http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2149

barandom
02-06-2012, 08:24
.................
Nếu bị dính lông mắt mèo, các bạn không nên gãi ngứa, dùng băng keo to bản dán áp lên vùng da ngứa rồi lột ra, lông mắt mèo sẽ dính theo băng keo ra khỏi da.


Mắt mèo có rất nhiều ở Đồng Tháp Mười nhất là ở Bình Hòa Đông . Vào những năm 1976-1978 vùng này được mệnh danh là "xã muỗi ", "huyện đĩa", "thành phố mắt mèo", "thủ đô Bình Hòa Đông" . Loại này gây ngứa rất khó chịu nhưng cũng rất dễ trị, nếu không có sẵn băng keo dính thì có thể dùng quẹt gaz (hoặc mồi lữa) lướt qua chỗ ngứa là lông mắt mèo cháy và hết ngứa ngay (tất nhiên là phải khéo tay không lại bị phỏng)



Cán bộ lớp can tội không ngăn chặn được nên phải hì hục khiêng bàn ghế đi cọ rửa và phơi nắng.

Bạn Chitto chưa gặp những tay cao thủ dùng mắt mèo rồi, không trét vào bàn ghế đâu mà rải xuống nền phòng học vào sáng sớm. Lúc học sinh vào quét lớp sẽ biết ...

Pmytrung
02-06-2012, 08:51
Mắt mèo có rất nhiều ở Đồng Tháp Mười nhất là ở Bình Hòa Đông . Vào những năm 1976-1978 vùng này được mệnh danh là "xã muỗi ", "huyện đĩa", "thành phố mắt mèo", "thủ đô Bình Hòa Đông" . Loại này gây ngứa rất khó chịu nhưng cũng rất dễ trị, nếu không có sẵn băng keo dính thì có thể dùng quẹt gaz (hoặc mồi lữa) lướt qua chỗ ngứa là lông mắt mèo cháy và hết ngứa ngay (tất nhiên là phải khéo tay không lại bị phỏng)

Bạn có thể đọc lại phần này để xác định chính xác nhé vì có nhiều cây được đặt tên Mắt mèo nhưng cây gây ngứa là loại dây leo thân gỗ và mọc trong rừng thường xanh nhé bạn
Ghi chú: Có nhiều loài được gọi là mắt mèo nhưng không ngứa ví dụ như loài Mắt mèo (mai dương) Mimosa pigra đây là loài thực vật nhập nội xâm hại ở hầu khắp các vùng ngập nước ở Việt Nam, nhất là ở miền tây như U Minh ... loài này là thảm hoạ môi trường khác với cây mắt mèo - Mucuna pruriens – Bị mù mắt tạm thời nếu dính lông vào mắt

Pmytrung
03-06-2012, 10:13
Cây bồng bồng Calotropis gigantean – Cây độc ở bên ta


Chỉ cần nhìn hình loài này thì có lẽ tất cả Phượt thủ đều ồ lên là gần như đi phượt lần nào cũng gặp cây này ở khắp nơi thuộc các tỉnh miền Trung ven biển Việt Nam. Một loài thực vật có hoa to, đẹp và mọc rất nhiều ven đường và không ít trong chúng ta đã có vài tấm ảnh đẹp về loài hoa này làm kỷ niệm trong bộ ảnh trên đường du Phượt. Tuy nhiên Nhựa mủ dùng với liều thấp làm thuốc gây nôn, liều cao sẽ gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn (ói) nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ép tím, ngủ lịm, khó thở.
Mặc dù có độc tính cao nhưng đây cũng là cây thuốc với nồng độ kiểm soát chặt chẽ. Thường dùng chữa kiết lỵ nhẹ. Dùng ngoài đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai. Trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng. Tẩm vào bông rồi vò viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức.
Ghi chú: nếu chúng ta không kiểm soát được độc tính của loài này xin đừng tự dùng chữa bệnh như đã nêu

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/cl1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/cl2.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/cl3.jpg

Tham khảo: http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2081

newsunvn
03-06-2012, 23:56
Cảm ơn bác Pmytrung. Hâm mộ bác quá, mong sẽ có dịp được Phượt cùng bác. Các loại cây có độc thấy nhiều ghê, mà toàn các loại có hoa đẹp. Đọc xong các bài viết này của bác thấy giật mình, nhiều khi đi rừng, leo núi em cũng hay chặt các loại cây lạ để làm gậy, rồi thấy các loại hoa đẹp thỉnh thoảng hay bứt mấy bông, ... chắc phải tự đề ra và thực hiện triệt để nguyên tắc "tuyệt đối không hái hoa bẻ cành" quá. :)

Theo em nghĩ, không cứ gì các loại cây độc mà các loại cây khác nhựa nó cũng có thể gây hại cho minh nên phải cẩn thận tránh xa để không bị dính nhựa vào mặt mũi tay chân. Tốt nhất là nếu không biết rõ về loại cây đó thì không nên tiếp xúc, bẻ cành, ăn lá hoặc ngửi hoa của nó. Như thế sẽ tránh được phần nào nguy cơ gặp phải chất độc trong quá trình đi phượt.

Bài viết của bác bổ ích lắm, em sẽ cố gắng nhớ một số loài để sau này có lỡ gặp thì biết đường mà tránh :D

hight_mountain
04-06-2012, 09:22
Chào Bác Pmytrung !
Thỉnh thoảng em mới vào Phượt nhưng em vẫn theo dõi topic bổ ích này của bác và sự thật là "Cây ngay không sợ chết đứng" những bài viết, kiến thức của Bác đưa lên đây đã nói lên tất cả. Những ổ gà, ổ voi, ổ chuột, rào cản hay vài lời bóng gió thị phi trên đường đi của bác đã không làm bác nàn lòng.
Chúc bác khỏe, tiếp tục chia sẻ kiến thức với cộng đồng phượt và thành công trong cuộc sống

Pmytrung
04-06-2012, 12:52
Hai ngay nghỉ đi vắng và kết quả là như thế này.

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/hahaha.jpg
Thanks all

Pmytrung
04-06-2012, 13:08
Sừng trâu hay sừng dê Strophanthus divaricatus - Đừng mê em nó

Cũng giống như Cây sừng trâu: Strophanthus caudatus thì Cây sừng dê Strophanthus divaricatus cũng có lá, rễ, hạt và nhựa cây này có chất độc có thể gây chết người. Người xưa còn dùng hạt cây để chế thuốc độc tẩm lên cung tên dùng trong săn bắn. Tuy nhiên do hạt cây chứa các glycozit divaricozit nên còn được bào chế làm thuốc điều trị suy tim.
Người bị ngộ độc Sừng dê có triệu chứng bồn chồn, vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai khó thở, mắt mờ và rối loạn nhịp tim… Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/st2.jpg


https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/st.jpg


https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/st1.jpg

tuicuuthuong
06-06-2012, 18:15
Em mạn phép bác Pmytrung, em dưa góp tí:
- Cái cây Sừng trâu này cùng họ với Trúc đào.
- Độc của nó liều thấp phù hợp lại có tác dụng tăng sức co bóp cơ tim, dùng trong những trường hợp suy tim không đáp ứng với thuốc trợ tim Digitalis. Nghĩa là cái này trợ tim rất mạnh đấy ạ.
- Tiếc là liều độc của nó cũng rất thấp. Quá liều điều trị 1 tí là ngộ độc: tim đập chậm, rời rạc và rồi ngừng tim.
- Thường chúng ta không để ý đâu. Ngộ độc rồi mới biết. Hoặc ngộ độc qua uống nước suối nơi mọc nhiều cây này.
Vậy xử trí như thế nào giữa rừng:
+ Nằm đầu thấp, chân cao nếu bắt mạch thấy = hoặc < 60 lần/ phút. Ủ ấm phòng hạ nhiệt độ.
+ Gọi cứu hộ.
+ Nới rộng quần áo cho dễ thở.
+ Theo dõi.
+ Nếu mạch nhỏ khó bắt/ không bắt được: Ép tim và thổi ngạt liên tục với tần số: 30 lần ép tim: 2 lần thổi ngạt. Mệt à nha vì cần ép tim cho đến khi có người đến giúp.

tuicuuthuong
06-06-2012, 18:39
Bác Pmytrung xem có thể sửa cái bài poste đầu tiên thành bài mục các bài viết và link dẫn đến trang viết về loài cây đó thì bà con dễ tra cứu hơn bác ạ. Chứ bài của bác lần trong nhiều bài của các mem khác khhó tìm lắm.
Cám ơn vì những chia sẻ quý giá của bác.

Pmytrung
06-06-2012, 19:10
Bác Pmytrung xem có thể sửa cái bài poste đầu tiên thành bài mục các bài viết và link dẫn đến trang viết về loài cây đó thì bà con dễ tra cứu hơn bác ạ. Chứ bài của bác lần trong nhiều bài của các mem khác khhó tìm lắm.
Cám ơn vì những chia sẻ quý giá của bác.

Cái này nhờ bác ADMIN chỉnh dùm nhé mình không biết chỉnh vì mình không có quyền đó - Cám ơn anh ADMIN nhiều.

Cám ơn bạn Tuicuuthuong đã tham gia vào mục này và đã đưa ra những giải pháp sơ cứu kịp thời rất hữu ích nhưng mình thì chỉ có 1 câu thế này "Đừng để đến lúc phải sơ cứu nhé nhà Phượt" và hãy nhận biết những cây độc trong bài này rồi tốt nhất là tránh càng xa càng tốt heheheehe

nguyenhoangha
06-06-2012, 19:39
Bên lề tí , hôm qua xem bên vnphoto thấy bạn gì ấy chụp con thằn lằn ở Vũng Tàu dưới sự hướng dẫn của bác ( chả là em mới lấy cái lenn như vầy - khoe tí =)) )

Pmytrung
06-06-2012, 20:16
Ngon lành cành đào nhỉ thảo nào khoe to thế, hôm nào chụp dùm mấy cây có độc đưa lên duyệt xem thế nào nhé

nguyenhoangha
06-06-2012, 20:26
13 Tây này em đạp xe xuyên rừng với Cafe37 , hy vọng được nhiều bức về rừng vì bạn ấy cũng thạo rừng lắm !

dontieudockiem
09-06-2012, 00:35
Em cũng có ý kiến, cây trúc đào em nhìn mỗi hoa thôi em chả nhận ra (mặc dù là mình biết cây này), từ đó suy ra cây lá ngón hay có mấy cây nhìn ảnh cũng chả thể biết được. Em có ý kiến bác pót ảnh toàn bộ cây ạ, để cho mấy người như em nhìn được tổng quan, dễ nhớ, dễ tưởng tượng hơn, biết đâu lại có cây... gặp rồi.
Cây lá han hình như em dính 2 lần rồi, nhưng hơi khác với ảnh bác pot, nhìn nó như lá rau thơm, bạc hà, nhưng nhiều lông phơn phớt trắng, bên dưới lá đầy gai mảnh, cao khoảng 15-20cm. Đụng trên lá thì ko sao, nhưng đụng vào gai ở thân hay dưới bề mặt lá thì.... >.< bác dùng từ ngứa là không đúng, nó buốt rát, giật nẩy người như bị 1 đám kiến lửa cắn vậy.

phuonggeo
12-06-2012, 16:33
Chân dung bác chủ thớt
https://fbcdn-sphotos-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/577690_475356905812111_859322961_n.jpg

Pmytrung
13-06-2012, 11:52
Cây thầu dầu Ricinus communis – Ngộ độc mạnh

Cây thầu dầu là loại cây vừa, thường cao 2 - 3m, thân cây nhẵn, có màu xanh hay đỏ tím mọc hoang rất phổ biến ở khắp nơi. Dựa vào màu sắc của thân cây, có 4 loại là: tía lùn (thân đỏ thẫm), tía cao (thân hung đỏ), tía trỏ (thân xanh, gióng dài) và ve cầu phùng (thân lục).
Cây thầu dầu mọc hoang và cũng được trồng để làm cảnh, lấy hạt. Dầu chiết xuất từ hạt thầu dầu dùng nhiều trong công nghiệp. Lá thầu dầu mọc so le có cuống dài, phiến lá hình chân vịt, xẻ thành 5 - 7 thùy sâu, mép lá có hình răng cưa. Hoa thầu dầu là loại đơn tính không có cánh hoa. Cụm hoa ở nách lá hay ở đầu cành, gồm hoa đực và cả hoa cái. Cây thầu dầu ra hoa từ tháng 2 - 6. Mùa quả từ tháng 8 - 12. Trái dạng nang có nhiều gai mềm ở mặt ngoài trông hơi giống trái chôm chôm. Khi khô mở thành 3 mảnh vỏ, bên trong chứa 3 hạt hơi dẹt, vỏ nhẵn bóng, có vân đẹp có thể dùng trang trí.
Toàn cây thầu dầu đều có chất độc nhưng bộ phận chứa chất độc nhiều nhất là hạt. Trong hạt thầu dầu có chứa 40 - 50% dầu béo, 3 - 5% ricin và một số chất khác như ricinin. Độc chất là ricin, một toxalbumin tương tự abrin, là một phytotoxin ức chế tổng hợp protein của ruột, có đặc điểm hấp thu kém nên thời gian phát huy đầy đủ tác dụng độc phải kéo dài đến 5 ngày. Ricin là một protein rất độc, chỉ cần nhai một hạt thầu dầu đã bị nôn mửa, trẻ em ăn 3 - 4 hạt có thể tử vong.
Triệu chứng ngộ độc do ăn phải hạt thầu dầu gồm viêm dạ dày ruột dữ dội biểu hiện đau bụng, nôn ói nhiều. Trường hợp nặng có tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Tác dụng độc trên hệ thần kinh xuất hiện chậm, đặc biệt ở dây thần kinh sọ não. Tác dụng chậm cũng thấy ở tuyến thượng thận, độc gan gây bất thường chuyển hóa đường và độc thận gây tăng urê máu. Rối loạn nước và điện giải thường xảy ra. Nhịp tim nhanh và tụt huyết áp thứ phát do thất thóat dịch trong cơ thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Tham khảo: http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2561

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/td3.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/td2.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/td1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/td-1.jpg

Fhượt
13-06-2012, 15:07
Một topic hay! Cảm ơn bác Trung.
Về cây Đùng đình, ngoài câu chuyện ăn con ấu trùng, em còn được ăn củ hũ của nó (tương tự như củ hũ dừa).
Xét về độ ngon thì hơn dừa nhiều (hay là mình có cảm giác thế vì ít được ăn nhỉ? :))

Pmytrung
15-06-2012, 10:41
Cây Mã tiền Strychnos nux vonica – Ngộ độc hạt dễ tử vong

Mã tiền thường mọc hoang ở nhiều tỉnh miền núi. Thành phần hóa học chủ yếu là chất strycnin chiếm 43 - 45%. Mã tiền dùng cả trong Đông và Tây y làm thuốc kích thích thần kinh trung ương. Cây còn được dùng để chữa ghẻ và các bệnh ngoài da. Người ta ngâm hạt mã tiền với rượu để xoa bóp chỗ đau. Mã tiền rất độc, có nhiều trường hợp uống nhầm rượu mã tiền gây ngộ độc.
Người bị ngộ độc biểu hiện ngáp, rối loạn tiêu hóa, nôn. Trường hợp nặng thì tứ chi co cứng, người bị uốn cong như lên cơn uốn ván, sợ ánh sáng. Mạch nhanh, yếu, dễ tử vong vì ngạt thở.
Xử lý: Rửa dạ dày sớm, uống than hoạt tính, chống ngạt thở, truyền dịch, uống thuốc an thần, nếu nặng cần khẩn trương đưa lên tuyến trên.
Tham khảo:
http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=0&tenloai=Strychnos&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=nhom&ch=&loai=2&radio=L

Câu chuyện về MÃ TIỀN
Năm 1988. tại trạm Kiểm lâm C3- Suối Tượng thuộc lâm trường Mã Đà – trong một lần đi rừng 4 chúng tôi đi kiểm tra rừng và tay không bắt được 1 con nhím khoảng 10k khá to và không hiều làm sao bữa nay nó lờ đờ như kẻ mất hồn mà thường ngày thi nó nhanh như ngựa dù ban ngày hay ban đêm. Cả nhóm khiêng về làm thịt nhậu mừng bắt được con Nhím và 13 người được 1 chiếc máy cày của Lâm trường chở như heo ra bệnh viện Vĩnh An rửa ruột vì ngộ độc, (Cũng may là mình thoát vì không ham nhậu, haam ăn thịt rừng vì lúc các đồng nghiệp nhậu mình xuống suối tắm). Kết quả là con Nhím đã ăn hạt Mã tiền say đến mức không con đi nổi nên mới tóm được nó dễ dàng đến vậy. Và khi xơi thịt em nó vào … các chú nhà ta cũng dính chấu luôn, ói mửa tè le …may là không em nào trong số 13 em (có 1 y tá) gặp thổ địa.
Cũng ý chang câu chuyện trên nhưng lần này xơi vào mấy con cá gì không biết và không nhớ nữa bắt được ở hồ Trị An kết quả cũng 5 chú đi rửa ruột vì ngộ độc hạt Mã tiền

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/mt-1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/mt1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/mt2.jpg

kieumailc
18-06-2012, 07:42
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/mt-1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/tcs.jpg

Hạt Mã tiền ăn cùng lá Ngón, khi trong người đã có chút men thì kịch độc luôn; kieumai đã mất người em họ vì hỗn hợp này.

nguyenhoangha
18-06-2012, 10:41
Sao lại chọn cặp đôi hoàn hảo này vậy trời . Tại sao không chọn cặp khác ví dụ như ...gà đồi + dê núi đi chung vơi Tiger có hơn không ta :D

Pmytrung
20-06-2012, 11:58
Cây đậu củ (người miền Nam gọi là củ sắn): Thơm ngon nhưng đừng xơi hạt

Cây đậu củ Pachyrhizus erosus (L) thuộc họ Đậu Fabaceae. Cây được trồng khắp mọi nơi, bà con thường lấy củ ăn sống, có khi xào nấu. Củ đậu mát, vị ngọt còn dùng để đắp mặt hay giã nhỏ lấy nước bôi lên mặt dưỡng da và chữa trứng cá. Bộ phận gây độc chính là ở lá và hạt, đều có thành phần chất rotenon và tephrosin. Những chất này rất độc với người, nếu ăn phải toàn thân co giật, đau bụng dữ dội, miệng nôn trôn tháo, đường huyết tụt, loạn nhịp tim, mê man bất tỉnh và tử vong do suy hô hấp.
Trường hợp này phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu để được xử trí kịp thời bằng cách rửa dạ dày, chống độc, lợi tiểu và trợ hô hấp. Nhiều nơi bà con còn dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước phun vào cây cối để trừ sâu bọ và rệp. Nên chú ý vì có độc nên bà con phải có trang bị phòng độc khi sử dụng dung dịch này.

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/cd.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/cd3.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/cd2.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/cd1.jpg

cafe37
24-06-2012, 10:13
13 Tây này em đạp xe xuyên rừng với Cafe37 , hy vọng được nhiều bức về rừng vì bạn ấy cũng thạo rừng lắm !

Bác về chỗ em thì chỉ cần đi trong vòng 500m quanh nhà sẽ gặp được hầu hết các loại cây mà bác Trung đã gửi lên ạ.
Bác Trung: Để em chụp ảnh các loại cây độc rồi bác viết chỉ dẫn hay nhận biết được không ạ?

tuicuuthuong
26-06-2012, 09:45
Bác về chỗ em thì chỉ cần đi trong vòng 500m quanh nhà sẽ gặp được hầu hết các loại cây mà bác Trung đã gửi lên ạ.
Bác Trung: Để em chụp ảnh các loại cây độc rồi bác viết chỉ dẫn hay nhận biết được không ạ?
Bác ở chỗ mô mà độc thế?

Pmytrung
27-06-2012, 08:55
Okie làm luôn đi Ku, chụp ảnh lên cho bà con xem và phòng tránh nhé chú mày

nanopham
27-06-2012, 15:36
Sừng trâu hay sừng dê Strophanthus divaricatus - Đừng mê em nó

Cũng giống như Cây sừng trâu: Strophanthus caudatus thì Cây sừng dê Strophanthus divaricatus cũng có lá, rễ, hạt và nhựa cây này có chất độc có thể gây chết người. Người xưa còn dùng hạt cây để chế thuốc độc tẩm lên cung tên dùng trong săn bắn. Tuy nhiên do hạt cây chứa các glycozit divaricozit nên còn được bào chế làm thuốc điều trị suy tim.
Người bị ngộ độc Sừng dê có triệu chứng bồn chồn, vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai khó thở, mắt mờ và rối loạn nhịp tim… Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/st2.jpg


https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/st.jpg


https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/st1.jpg

cây này gặp vài lần trên đồi,thấy trái nó hay quá ngắt mấy chùm về nghịch. May là chưa có vấn đề gì xảy ra.

Pmytrung
28-06-2012, 09:58
Dạo này bận quá không có thời gian viết tiếp bài mong bà con thông cảm nhé và theo bà con có cần bổ sung thêm không hay bấy nhiêu đó là muốn ná thở rùi thì chuyển qua Động vật và Côn trùng hè

Off vì em
28-06-2012, 10:40
[QUOTE=Pmytrung;609463]MÓC ĐÙNG ĐÌNH Caryoya sp. Những trái ngứa khiếp đảm !

Em thì thích nhất món "Sâu Móc" lấy từ cây này (như bác homless man) đã post ảnh.
Cám ơn bác về một chủ đề rất hay.
Có dịp cafe với bác nhiều lần nhưng lại chưa bao giờ chém gió chuyện phượt với bác nên chắc bác cũng không biết nick của em (em chỉ đọc là chính)

lão hột
01-07-2012, 23:38
Bác Trung: chuyển qua côn trùng và động vật đi bác.!

263bipho
18-07-2012, 06:17
Còn những cây như: Ráy, mon... không cẩn thận là cũng sưng mặt lên nữa, bạn Trung giới thiệu luôn đi!

DinhThien
28-08-2012, 11:44
Cây mướp sát vàng Cerbera odollam, Mướp sác hường Cerbera manghas – cái chết được báo trước.

Trong họ Trúc đào Apocynaceae thì có nhiều loài có độc tính vấn đề là độc ít hay nhiều mà thôi. Tuy nhiên họ này lại có rất nhiều cây thuốc quí một số nằm trong sách đỏ Việt Nam = http://www.vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=1042&tenloai=&Submit=Tra+c%E1%BB%A9u&type=ho&ch=&loai=2&radio=V

Ngoài cây Trúc đào Nerium oleander đã giời thiệu ở phần trước thì hai loài dưới đây còn đáng sợ hơn đó là 2 loài Cây mướp sát vàng Cerbera odollam, Mướp sác hường Cerbera manghas. Với loài Mướp sác hường Cerbera manghas chỉ cần lỡ xơi 1/3 hạt của nó cũng đủ tiễn đưa bạn lên thiên đường nhé anh em nhà Phượt.

Nếu các Phượt thủ có nhiều dịp đi phượt ở các khu rừng ngập mặn ven biển miền Nam – Việt Nam sẽ được nhìn thấy một loài thực vật có hoa màu trắng rất đẹp, nở rộ và nở nhiều, lâu. Chắc chắn với chiếc máy ảnh trên tay chúng ta chả tiếc gì ghi lại 1 vài shot hình đẹp về loài hoa này. Tuy nhiên các bạn cẩn thận và nhớ rằng: Cây mướp sát được xếp vào nhóm cây độc vì trong hạt có chứa các chất cerberin, cerberosid, neriifolin, thevetin rất độc đối với tim, có khả năng gây tử vong. Loại trái độc này có thể gây chết người từ 3 - 6 giờ sau khi ăn phải. Nhựa mủ của cây có tác dụng tẩy mạnh. Ăn phải hạt mướp sát có triệu chứng ngộ độc tương tự như ngộ độc lá trúc đào. Các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn 10 - 15 phút, gồm: buồn nôn, đau bụng, nôn ói dữ dội, tiêu chảy sau đó mệt lả. Các triệu chứng thần kinh gồm: nhức đầu, lơ mơ, lú lẫn. Hệ tim mạch thường bị ảnh hưởng nhiều nhất gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, nhịp tim chậm lại, không đều, trụy tim mạch, tụt huyết áp gây tử vong nhanh nếu không xử trí kịp thời.

Cây mướp sát thường thấy ở miền Nam nước ta, mọc hoang dọc các kênh rạch nước lợ, theo bờ nước gần biển hoặc dọc đường ven biển. (ngay cầu sài gòn hường từ Đồng Nai xuống nhỉn xuông cũng có 1 cây nhưng tiếc là hôm vửa rồi đi ngang qua giờ họ phá mất) Gần đây cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi như các khu du lịch, công viên. Cây trổ hoa từ tháng 3 - 5. Mùa trái vào tháng 6 - 10. Trái mướp sát tròn bóng, mọc đơn độc, vỏ màu xanh mướt trông rất bắt mắt, bên trong có chứa hạt màu xám.

1. Cây mướp sát vàng Cerbera odollam - Tham khảo = http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=2170

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/ms.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/ms1.jpg

2. Mướp sác hường Cerbera manghas

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/msh1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/msh.jpg

Bác Trung ơi!
Quả sát vàng này có họ nào không có độc không?
Quê em ở Củ Chi, lúc nhỏ tắm sông thường hái ăn, ở trong hạt nó trong suốt giống như rau câu chứ k giống như loại bác nói. Em ăn cũng k thấy có triệu chứng gì.
Cám ơn bác

nhanguyen007
30-08-2012, 09:11
MÓC ĐÙNG ĐÌNH Caryoya sp. Những trái ngứa khiếp đảm !

sản ở châu Á và nam Thái Bình Dương. Một trong các loài được biết đến nhiều nhất là móc (Caryota urens
1. Móc lớn [I]Caryota rumphiana
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/c0.jpg

2. Móc lá to Caryota urens
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/c1.jpg

3. Móc đùng đình Caryota mitis
https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/c2.jpg
Rất hay, cảm ơn bác Pmytrung.
Cây này ở quê gọi là cây đủng đỉnh, cây này ngày xưa em hay chặt chùm bông và lá mang về trang trí cổng đám cưới cho hàng sớm, cây này gây ngứa từ trái, khi trái già và trái chín bị dập ra nước đụng vào là ngứa kinh khủng lắm. Có một loài chim hay ăn trái chín của cây này là chim Tu Hú, hồi nhỏ em hay rình bắn tụi nó bằng ná thun.

nhanguyen007
30-08-2012, 09:26
Cây Mã tiền Strychnos nux vonica – Ngộ độc hạt dễ tử vong


https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/mt-1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/mt1.jpg

https://i153.photobucket.com/albums/s223/pmytrung/mt2.jpg

Em ở miền nam, cũng có loại cây mã tiền, nhưng em coi hình thì không giống. Cây có lá giống như cây đa, loại này trái to và giống trái quýt tiều trưng tết, khi khô lớp vỏ tróc ra bên trong có nhiều múi giống như mình bóc vỏ trái quýt ra vậy nhưng rãnh sâu hơn, mỗi múi có một hạt bên trong. Ngày xưa ba em hay dùng hạt đâm nhỏ ra để trộn bã thuốc chuột, rất độc.

Phihungkim
30-08-2012, 10:57
Cám ơn các phuoter !!!

tranuy
05-09-2012, 15:59
Hay quá bác Trung à, vẫn đang đợi bác viết tiếp.

nguyenhoangha
08-09-2012, 20:02
Mời các bác xem tiếp ạ

http://www.youtube.com/watch?v=NjogmoGkoyc&feature=youtu.be

peccovn
23-09-2012, 17:28
Bài này rất hay.
Mình lần đầu tiên được xem hình cây lá ngón.

Cảm ơn bác. Bác up thêm nhiều thông tin nữa nhé.

RuanGe
24-09-2012, 15:37
Hôm rồi lên Mù, đi vào Nậm Khắt, Ngọc Chiến... lá ngón mọc rất nhiều ven đường... may mà đã đọc qua bài của bác Trung nên mới khuyên chị em ko bẻ hoa...

Ko ngờ những thứ độc hại chết người lại hiển hiện trước mắt mình thế, trước em cứ tưởng lá ngón là 1 cái gì đó tương đương Thiên Niên Băng Tầm hoặc ít ít cũng ngang cỡ Linh Chi =))

Cảm ơn bác Trung nhiều!!

Lantrailt
29-09-2012, 11:08
Mướp vàng đây đúng không bác Trung?
https://i34.photobucket.com/albums/d115/Lantrailt/Linh%20tinh/SDC10080.jpg

https://i34.photobucket.com/albums/d115/Lantrailt/Linh%20tinh/SDC10078.jpg

trpham
14-10-2012, 21:36
Mướp vàng đây đúng không bác Trung?
https://i34.photobucket.com/albums/d115/Lantrailt/Linh%20tinh/SDC10080.jpg

https://i34.photobucket.com/albums/d115/Lantrailt/Linh%20tinh/SDC10078.jpg
Cây trường sinh(đào tiên?) tên khoa học Crescentia cujete nha bạn

FlyNDance
22-11-2012, 11:45
Nhìn ảnh em giật mình bác ơi :(( :(( :((
Hôm ở Đồng Cao em với nó................:(
Em nghe tên lá ngón lâu rồi nhưng có biết hình dáng nó như nào đâu (chính xác là lười tìm hiểu và không để ý đến hoa - lá của nó)
Ôi rừng ơi là rừng :(
May là không sao. Em cũng không thấy có triệu chứng gì lạ, có lẽ do chưa nhai lá hoặc hấp thụ phải phấn hoa gì đó!
Chậc, em thì cứ thấy hoa hoét là cắm mặt vào chụp ảnh, hít hà xem có thơm không, hic hic...........

may quá, tớ cũng giống bạn cơ, đợt trước đi rừng về cũng cầm hoa hít hà mãi, may ko trúng hoa có độc

vipngheo009
29-05-2013, 10:49
hic hic, xem xong topic này e lên rừng mà sợ không dám đụng vào cây gì luôn mất. nhiều cây quá ngộ độc nhớ k nổi :(

Haihoi2013
30-05-2013, 22:58
Hôm nay đọc bài của bác Trung mới biết hình dạng của lá ngón chứ hơn 40 năm nay mỗi khi nấu nước Chè xanh( trà tươi) vẫn luôn xem kỹ vì nhớ lời Cha già kính yêu dặn phải cẩn thận vì lá ngón rất giống lá chè, chỉ khác chút xíu là ngoài bìa lá ko có răng cưa như lá trà.
P/s: Đề nghị bác Trung cho thêm tên gọi của các loại cây trái vì mỗi miền lại có tên gọi khác nhau( ví dụ như cây bồng bồng có nơi gọi là Bàng lông).

mononoke
14-11-2013, 15:13
Dính phải cây han bị ngứa chủ yếu là do lá của nó, còn thân và rễ thì không sao. Nếu lỡ chạm vào mà bị ngứa, sưng, rát có thể dùng tay tránh phần lá bẻ phân thân dưới và lấy nhựa thân bôi vào vết ngứa sẽ đỡ :)

mononoke
14-11-2013, 16:22
Em mượn cái ảnh của bác. Em lười không muốn lục tìm đống ảnh cũ nữa=))

Trong họ với Móc, ở vùng Bắc Kạn có thêm mấy loại nữa mà dân địa phương gọi là Đao, Báng...

Đao thì người ta hay lấy làm rượu đao. Cách làm là chặt cây xuống, đẽo lớp vỏ cứng bên ngoài thi bên trong lộ ra lớp lõi non, có nhiều tinh bột. Ở đoạn non, có thể băm nhỏ cho gà vịt ăn. Em đã nếm thử, có vị ngọt thanh nhan nhát. Người dân băm nhỏ, ủ với men để cho loại rượu đao uống thơm, có vị chua, nồng độ rượu chắc cũng cỡ như rượu vang. Một cây đao lớn có thể cho 50-80kg lõi như vậy. Và một đám cưới uống rượu tẹt ga cũng chỉ hết một cây đao. Còn để có cây đao ấy, phải mất hơn chục năm:D.

Một hồi, chả biết mấy bạn Khựa mua quả móc làm gì giá rất cao. Người dân thường cắt cả buồng đem bán. Rồi có lúc chẳng ai mua, lại bỏ không.

Nhưng cái em muốn kể là loại sâu móc-một loại đặc sản mà không phải ai cũng có cơ hội chén no như tụi em.

Sâu này có thể có ở cả đao, báng, móc nhưng người ta cứ gọi tất là sâu móc. Nó cũng như con đuông dừa ở miền Nam nhưng to và nhiều. Đuông dừa ăn đọt non làm cây dừa chết. Còn ở đay muốn có sâu móc thì chặt cả cây.

Bất cứ là Đao, Báng, Móc cứ to là được. Vì nó là NTFP (lâm sản ngoài gỗ) nên kiểm lâm cũng không quản lý, bảo tồn quá ngặt nghèo. Cách rằm tháng 7 khoảng 2-3 tháng, bà con đi kiếm cây to, chặt đổ cả cây xuống. Trên thân cây đổ, lấy búa đục các lỗ nhỏ dọc thân để bọ cánh cứng vào đẻ trứng. Trứng mở thành sâu non. Sâu ăn phần lõi chứa tinh bột bên trong và lớn thành những con sâu to tướng. Trước khi chúng lột xác bay đi, người dân bổ cây ra và nhặt lấy sâu để ăn hoặc bán. Trời ơi, có hôm vào bản vớ được cả 3-4 kg. Thoạt nhìn thì rất kinh, nhưng ăn thì ngon khỏi bàn luôn.

Mấy năm gian khổ trong rừng, thỉnh thoảng cũng được nếm tí sản vật, cũng gọi là được bù đắp đôi chút.

Sâu móc đây các bác.


https://i1163.photobucket.com/albums/q550/anhaicap/Bentre2/IMG_00451.jpg
Cháu có chế biến cho bố cháu nhắm rượu món này, trông rất hấp dẫn nhưng cháu không dám thử >.<

ruala
08-12-2013, 10:34
Cây thầu dầu Ricinus communis – Ngộ độc mạnh

Cây thầu dầu là loại cây vừa, thường cao 2 - 3m, thân cây nhẵn, có màu xanh hay đỏ tím mọc hoang rất phổ biến ở khắp nơi. Dựa vào màu sắc của thân cây, có 4 loại là: tía lùn (thân đỏ thẫm), tía cao (thân hung đỏ), tía trỏ (thân xanh, gióng dài) và ve cầu phùng (thân lục).
Cây thầu dầu mọc hoang và cũng được trồng để làm cảnh, lấy hạt. Dầu chiết xuất từ hạt thầu dầu dùng nhiều trong công nghiệp. Lá thầu dầu mọc so le có cuống dài, phiến lá hình chân vịt, xẻ thành 5 - 7 thùy sâu, mép lá có hình răng cưa. Hoa thầu dầu là loại đơn tính không có cánh hoa. Cụm hoa ở nách lá hay ở đầu cành, gồm hoa đực và cả hoa cái. Cây thầu dầu ra hoa từ tháng 2 - 6. Mùa quả từ tháng 8 - 12. Trái dạng nang có nhiều gai mềm ở mặt ngoài trông hơi giống trái chôm chôm. Khi khô mở thành 3 mảnh vỏ, bên trong chứa 3 hạt hơi dẹt, vỏ nhẵn bóng, có vân đẹp có thể dùng trang trí.
Toàn cây thầu dầu đều có chất độc nhưng bộ phận chứa chất độc nhiều nhất là hạt. Trong hạt thầu dầu có chứa 40 - 50% dầu béo, 3 - 5% ricin và một số chất khác như ricinin. Độc chất là ricin, một toxalbumin tương tự abrin, là một phytotoxin ức chế tổng hợp protein của ruột, có đặc điểm hấp thu kém nên thời gian phát huy đầy đủ tác dụng độc phải kéo dài đến 5 ngày. Ricin là một protein rất độc, chỉ cần nhai một hạt thầu dầu đã bị nôn mửa, trẻ em ăn 3 - 4 hạt có thể tử vong.
Triệu chứng ngộ độc do ăn phải hạt thầu dầu gồm viêm dạ dày ruột dữ dội biểu hiện đau bụng, nôn ói nhiều. Trường hợp nặng có tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Tác dụng độc trên hệ thần kinh xuất hiện chậm, đặc biệt ở dây thần kinh sọ não. Tác dụng chậm cũng thấy ở tuyến thượng thận, độc gan gây bất thường chuyển hóa đường và độc thận gây tăng urê máu. Rối loạn nước và điện giải thường xảy ra. Nhịp tim nhanh và tụt huyết áp thứ phát do thất thóat dịch trong cơ thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.



Cả thầu dầu và lá ngón đều có thể gây tử vong nếu nhai, nuốt, nhưng với cá nhân em thì lại là phương thuốc hiệu nghiệm. Vì thầu dầu tía giã nát với 1 chút muối, đắp ngoài mụn nhọt, hạch có thể phá mụn và hút hết ra ngoài. Chỉ cần vài liều đắp là khỏi. Còn lá ngón thì có thể kết hợp với 1 số loại lá khác (xạ đen...) đắp ngoài cũng có tác dụng tiêu hạch, tiêu ung nhọt.

Em cũng muốn hỏi bác pmytrung:
Cây trúc đào ở chỗ em có cả loại hoa màu hồng như bác đã đưa lên, ngoài ra còn có cây trúc đào hoa vàng (còn gọi là cây thông thiên), thì có độc như trúc đào hoa hồng ko ạ?
https://thoaihoacotsong.vn/wp-content/uploads/chua-khoi-thoai-hoa.jpg

Em bị cái bệnh thích hoa lá cành, ôm máy ảnh đi chụp người thì ít mà lao vào bụi rậm chụp hoa thì nhiều. Tới khi đọc topic của bác em mới thấy mình may mắn quá vì đã được diện kiến 1 số loại trên kia mà không mang thương tích nào trở về.
Trong đó có cây sui (cây này em ấn tượng vì cái hoa nó mọc từ nách lá hình dáng rất kì quái, lúc đấy em còn tưởng là quả của nó :)) )
Lá Han (may phước hôm đó em không sớ rớ lại gần mà vội quá nên chỉ nhòm nhòm rồi chụp ảnh từ xa @@ ) Cây em gặp là lá han trắng, có hoa trắng trắng nhỏ nhỏ, hôm đấy em còn gọi nó là "kinh giới rừng" vì lá giống lá kinh giới :v.
Móc đùng đình, cây này em thấy vài lần rồi, mà ko phải lên rừng mới thấy đâu, người ta trồng trước nhà luôn bác ạ, cũng giơ máy lên chụp chụp, nhưng nói thực là chụp xong chỉ thấy 1 mớ tua rua rủ rủ, ko đẹp tẹo nào (chắc tại em chụp kém) nên lại xóa đi. Lúc nhìn thấy em còn tự hỏi ko biết cây này có họ với cây trám không, vì nhìn cũng có nhiều điểm giống lúc mới chỉ đang ra hoa í ạ.

Riêng với cây móc đùng đình này thì em được papa truyền lại cho ít kinh nghiệm, lúc dính chưởng, lấy 1 cái nồi đặt lên bếp lửa, lấy khăn xô (hoặc gạc) chà vào đáy nồi rồi đắp lên chỗ ngứa, cứ làm đi làm lại vài lần thì chỉ 1 lát nó sẽ lặn bớt và giảm ngứa, sau đó để dứt ngứa thì lấy Trangala bôi 1 lớp mỏng lên. Còn lở sơn thì lá khế đúng là thuốc giải rồi. Chỉ có điều đi rừng gặp mà ko có sẵn cây khế thì đành dùng nước muối sinh lý vậy.

Muagiochuong
19-02-2014, 10:51
Nhứt là cái cây Bồng bồng ak chời ơi ở ngoài q.9, Thủ đức gì thấy nó quài lun

quangloi_vn
19-02-2014, 16:39
Hay quá , em đang cần mấy thông tin này

DHD
24-02-2014, 13:57
Quay lại chuyện lá han một chút...
Hồi nhỏ em học ở dưới chân một ngọn núi nhỏ, cây lá han mọc thành từng bãi rộng vài trăm m2. Bọn em vẫn đi vào bãi lá han nghịch đủ trò. Không may chạm phải lá thì bị ngứa chút chút, có đứa chả bị sao.
Nhưng giống này có rất nhiều sâu róm, hàng trăm con trên một m2. Nếu không may đi vào chỗ có sâu róm thì ngứa không thể tả nổi. Có đứa bạn em đã phải đi bệnh viện cấp cứu vì sâu róm làm di ứng, ngứa đỏ toàn thân.
Không rõ cây lá han ở quê em có khác với cây lá han được đề cập ở trên không?

tourcampuchia
25-02-2014, 09:30
Món Sâu móc nhìn ghê ghê sao ,ăn rồi mới cảm tuyệt vời trên cả tuyệt vời