PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Đền Việt Nam



VIT
01-08-2009, 15:05
Sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam đã để lại cho thế hệ chúng ta những di tích văn hóa đặc sắc mang đậm tính dân tộc. Chùa Việt có mặt khắp nơi, từ nông thôn ra thành thị, từ vùng núi cao đến vùng biển đâu đâu cũng có, nó thể hiện rõ nét đời sống tâm linh của người Việt Nam . Đền thờ tuy không nhiều như Chùa, nhưng đó là nơi người dân tưởng nhớ đến công lao của những người có công với đất nước. Từ thời Âu Lạc cho đến nay trên khắp đất nước người dân Việt đã lập rất nhiều Đền . Tù đền Mẫu Âu Cơ , đền thờ Lạc Long Quân, đền thờ các Vua Hùng, đền thờ Tứ bất tử, ... cho đến nay mới nhất là đền thờ Bác Hồ tọa lạc trên đỉnh núi Tản Viên, mỗi nơi một vẻ nhưng tựu chung lại đều thể hiện truyền thống của người Việt Nam : uống nước nhớ nguồn.

VIT
01-08-2009, 15:22
Đền Mẫu Âu Cơ

Nằm ở xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ. Đền Mẫu Âu Cơ được xây dựng thời Hậu Lê trên một khoảng đất rộng giữa cánh đồng lúa tươi tốt.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15882


Đền nằm ẩn dưới một gốc đa cổ thụ, mặt quay về hướng chính Nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng là sông Thao uốn khúc như rồng thiêng bao bọc

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15883


Xung quanh đền có cây cối xum xuê, bốn mùa hương đưa ngan ngát .

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15885

Truyền thuyết kể rằng : Mẹ Âu Cơ sau khi tạm biệt Lạc Long Quân , đưa 50 người con đi lên rừng. Men theo sông đi ngược lên, khi đến xã Hiền Lương thấy vùng đất trù phú, phong cảnh hữu tình mới dừng chân nghỉ ngơi. Mẫu Âu Cơ đạy dân trang Hiền Lương cấy lúa trồng rau, nuôi tằm dệt vải. Làm đường đi lại, bắc cầu qua khe suối để đi lại thuận tiện. Đến khi mọi nhà đã trở nên no ấm , Mẫu quyết định bay về trời trong đêm mưa gió. Người đã đánh rơi dải yếm, vương vào ngọn đa cổ thụ bên giếng Loan và giếng Phượng.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15889

Ngày hôm sau không thấy Mẫu đâu, dân làng lo lắng chia nhau đi tìm. Mọi người thấy trên cây đa có dải yếm vắt ngang, họ hiểu ra Mẫu đã về trời. Để tưởng nhớ công lao của Người, dân làng lập đền thờ Mẫu ngay dưới tán cây đa . Mở lễ hội hằng năm vào ngày 7 tháng giêng.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15884

VIT
01-08-2009, 22:00
Đền Mẫu Âu Cơ gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung, có những bức chạm gỗ quý giá, tượng Âu Cơ, tượng Đức Ông, Long Ngai, khám thờ.... được đục chảm tỉ mỉ và tinh tế.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15888


Điện thờ có hai khối, bên ngoài thờ Vua Hùng- Cao Minh và tướng lĩnh, với các cỗ ngai bài vị chạm lưỡng long chầu nguyệt, hoặc chạm các bắc mai điểu với kỹ thuật đục bong, thủng rất công phu, rồi sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15894


https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15893

Bên trong, trên cao có thang gác gỗ đi lên là cỗ khám thờ mẫu Âu Cơ.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15909


Tượng Mẫu Âu Cơ ngồi uy nghi trên ngai, mình mặc áo đỏ yếm trắng, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, cổ đeo vòng vàng, tay cầm viên ngọc, tay kia đặt lên gối thư thái. Toàn bộ tượng toát lên một vẻ đẹp thanh cao, đôn hậu của phụ nữ Việt Nam. Đây là pho tượng được tạo tác vào thời Lê, có giá trị về nghệ thuật tạo hình và thẩm mỹ, xung quanh ngai chạm thủng nhiều lớp theo đề tài tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai rất đẹp mắt và mềm mại. Tượng Mẫu Âu Cơ có niên đại khoảng 540 năm.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15892

Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử văn hoá

VIT
02-08-2009, 10:54
Năm 1991 đền Mẫu Âu Cơ chính thức được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Đền Mẫu Âu Cơ đã được trùng tu xây mới , xứng đáng với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử.
Cổng vào đền Mẫu Âu Cơ, vào ngày hội đông đảo người dân về trẩy hội

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15886


Trong đền đã xây thêm ban thờ Mẫu Thựơng Thiên ngay cạnh cây đa cổ thụ

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15891


Bên phải là khu vực sắp lễ .

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15919


Bên trái là nhà thờ ban Đức ông bằng gỗ quí giá, được lưu giữ cho đến ngày nay.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15910


Trên Phật điện có bộ “ Tam thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” tượng trưng cho 3000 phật của mọi thời, cho lòng nhân ái vị tha, cho pháp lục và trí tuệ vô lượng vô biên để diệt trừ mọi sự u tối mầm mống của tội ác. Tiếp dưới là tượng Phật A di đà , Thích Ca, các vị Bồ Tát, Đức Ông... Mỗi vị một chức năng nằm cứu độ cho đời

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15911

VIT
02-08-2009, 11:08
Được xây mới nhưng kiến trúc vẫn đậm phong cách, dáng vẻ của đền chùa Việt Nam

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15914


Thế hệ ngày nay đến thắp hương tưởng nhớ Người.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15917


Xung quanh đền, vườn cây xanh tốt, cây đa, chò chỉ, lan, tùng.... hội tụ về đây.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15912


Khóm chuối trước cửa đền

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15930


Các vị Lãnh đạo Nhà nước trồng rất nhiều cây lưu niệm trong đền Mẫu Âu Cơ.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15918

Chitto
02-08-2009, 11:48
Các vị Lãnh đạo Nhà nước trồng rất nhiều cây lưu niệm trong đền Mẫu Âu Cơ.

Bạn viết cứ như báo Nhân Dân ấy nhỉ?

Nói thật, đây chính là cái tôi sợ, kinh, và khinh nhất ở khu đền này (và hàng loạt các khu đền khác) đấy. Đấy là ai về, từ to đến nhỏ, từ ông ăn trên ngồi chốc đến kẻ vừa vừa bên dưới, cũng cố "trồng một cái cây" rồi đeo vào cổ nó một cái biển đề tên mình thật là hoành tráng. Trông vô văn hóa một cách đáng sợ.

Kẻ trên làm trò, rồi kẻ dưới bắt chước. Thế là từ trước đến sau, từ ngoài vào trong, từ sân ra nhà xí đền Mẫu Âu Cơ đâu cũng thấy biển tên người. Cũng là một kiểu "khắc vẽ vào di tích" được khởi xướng từ những người được gọi là lãnh đạo.

VIT
03-08-2009, 21:40
Em cảm ơn bác, bản thân em cũng nghĩ như bác, vì thế em mới nói là các " vị " chứ không nói là " Người " bác ạ.:(:(:(
Em được nghe rất nhiều chuyện bi hài xung quanh việc trồng cây trên đền Mẫu Âu Cơ, nhưng không tiện nói ra ở đây (NO)(NO)(NO)

VIT
03-08-2009, 22:14
Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân


Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu của lịch sử dân tộc Việt Nam. Các Vua Hùng từ đời này qua đời khác đã xây dựng nên Nhà nước Văn Lang với nền văn minh sông Hồng rực rỡ, tạo tiền đề để phát triển đất nước và hình thành nên một nền văn hoá nghệ thuật phong phú và độc đáo. Đền Hùng từ bao đời nay là nơi quy tụ con Lạc – cháu Hồng cùng nhau tâm nguyện, ghi nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng; là nơi hội tụ tâm linh, quy tụ sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng tại đồi Sim trong Khu di tích Lịch sử đền Hùng, có vị trí đắc địa, xung quanh đồi cánh đồng lúa trải dài xanh mướt. Đây là đền thờ Lạc Long Quân đầu tiên được xây dựng tương xứng với truyền thuyết Âu - Lạc.

Toàn bộ trụ đền , cổng đền ... được điêu khắc bằng đá xanh. Vừa uy nghi vừa kỳ vĩ . Cổng vào đền, do bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam chạm trổ rất tinh xảo. Các nét điêu khắc là biểu tượng cho con Rồng cháu Tiên

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15937


Khát vọng vươn lên của dân tộc Việt

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15935


Cổng chào là nét đặc trưng trong trống đồng Đông Sơn, độc đáo nhưng vẫn không mất đi sự cổ kính uy linh

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15936


Kiến trúc đặc trưng của chùa Việt, kết hợp với các biểu tượng độc đáo trong điêu khắc của văn hóa thời kỳ Âu - Lạc đã tạo nên khung cảnh của ngôi đền vừa trang nghiêm , vừa gần gũi.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15938

Chitto
05-08-2009, 15:14
Nói thêm là đền Lạc Long Quân này là ngôi đền mới dựng, và là ngôi đền thứ hai được dựng với phong cách này; tức là phong cách lấy họa tiết của nền văn minh Âu - Lạc chứ không phải họa tiết Hán hóa rồng phượng. Các họa tiết hình học này xuất hiện trên các trống đồng, trước cả khi xuất hiện các hoạ tiết rồng mây có nguồn gốc từ phương Bắc.

Tất nhiên ngôi đền thì vẫn theo kiểu kiến trúc truyền thống đền chùa, chỉ có các đầu đao, trụ biểu, cửa võng,..., là dùng họa tiết Đông Sơn.

Ngôi đền thứ nhất dựng theo phong cách này là đền Quốc mẫu Âu Cơ, dựng trên núi bên cạnh đền Hùng. Như vậy là Âu Cơ lập đền riêng, và Lạc Long Quân lập đền riêng. Và cả hai ngôi đền đều là mới dựng, không phải trên nền ngôi đền cổ nào hết.

Tôi cứ nghĩ, tại sao cùng là dựng mới, mà không dựng đền thờ luôn cả hai vị Tổ phụ, Tổ mẫu cùng một nơi, mà lại phải chia lìa ra làm hai ngả? Phải chăng vì hai vị ấy đã li thân, chia đất chia con từ thời Thái cổ, nên nay lập đền cũng vẫn phải phân ly?

barandom
05-08-2009, 15:52
Tôi cứ nghĩ, tại sao cùng là dựng mới, mà không dựng đền thờ luôn cả hai vị Tổ phụ, Tổ mẫu cùng một nơi, mà lại phải chia lìa ra làm hai ngả? Phải chăng vì hai vị ấy đã li thân, chia đất chia con từ thời Thái cổ, nên nay lập đền cũng vẫn phải phân ly?

Tớ thì không nghĩ vậy, nếu đúng thế thì đền mẫu Âu Cơ phải ở trong Khu di tích Lịch sử Đền Hùng mới đúng .

Ở đây tớ thấy hình như nó có một vấn đề khác mà không tiện nói ra ở đây :)

Chitto
06-08-2009, 22:19
Tớ thì không nghĩ vậy, nếu đúng thế thì đền mẫu Âu Cơ phải ở trong Khu di tích Lịch sử Đền Hùng mới đúng .

Ở đây tớ thấy hình như nó có một vấn đề khác mà không tiện nói ra ở đây :)

Đền mẫu Âu Cơ mới dựng (không phải đền ở Hạ Hòa là đền cổ mà bạn VIT kể ở trên) thì vẫn nằm trong khu di tích đền Hùng bác ạ.

Nghĩa là trong khu di tích đền Hùng hiện nay thì ở giữa là đền Hùng, một bên là đền Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn, một bên là đền Lạc Long Quân dưới đất bằng, khoảng cách giữa các đền khoảng 2 - 3km.

Đền Âu Cơ trên núi dựng trước, đền Lạc Long Quân dựng sau, cách nhau vài năm thôi, và cả hai đều là đền mới.

VIT
07-08-2009, 23:18
Mặc dù quê em ở Phong Châu , năm nào về thăm quê em lại ghé qua đền Hùng . Nhưng chưa 1 lần nào đặt chân vào đền Mẫu Âu Cơ trong khu di tích đền Hùng . Ngay cả khi vào đền Lạc Long Quân, cảm giác giống như đi xem 1 mô hình to đẹp mắt, có lẽ nó quá mới chăng. Cũng như ở Bái Đính , Đại Nam ... chỉ là khu du lịch người ta có thể xây dựng những thứ họ muốn, đặt vào vào trong đó những thứ họ thích, gắn đủ tên - họ cho là hay..., nhưng lịch sử lại không gắn liền với địa danh đó và.....
Đền thờ Lạc Long Quân cũ từ xưa truyền lại, nằm ở Bình Đà. Khi Ông Lạc Long dẫn 49 người con xuống biển, đến đất Bình Đà thấy dân cư đông đúc, trên bến dưới thuyền thì ở lại nơi này. Còn tại sao Nhà nước mình không nâng cấp ngôi đền này lên thành Quốc tổ thì chịu .,,

VIT
07-08-2009, 23:43
Thôi em cứ theo lịch sử dựng nước của dân tộc Việt, bắt đầu từ "" Mẹ Âu Cơ từ xa xưa đi khai thiên lập địa, Lạc long Quân cùng bao con đi ra nơi biển cả ,,"

Nhà Phương Đình

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15940

Trong nhà Phuơng Đình để một tấm bia ghi công đức của Lạc Long Quân, nhưng hiện tại chưa khắc chữ mà còn đang trưng cầu các ý kiến đóng góp của nhân dân .

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15941


Nhà hữu vu, nơi đây dùng để đón khách thập phương vào sắp lễ .

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15945


Nhà tả vu

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15942

VIT
08-08-2009, 23:06
Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
Cũng Rồng chầu 2 bên , nhưng không được đặc sắc như rồng thời Lý ở Điện Kính Thiên

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15944


Quốc Tổ Từ
Các bức hoành phi, câu đối ở trong Đền, nét chữ không được đẹp như các đình, đền ngày xưa.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15980

Đâu đâu cũng sơn son thiếp vàng.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15981

VIT
10-08-2009, 21:52
Đền thờ Quốc Yổ Lạc Long Quân được xây theo hình chữ đinh

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15985


Trong đền là 1 công trình điêu khắc và chạm trổ tinh xảo với các mầu đặc trưng vàng, đỏ đen.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15986


Tượng Lạc Long Qiân được đúc bằng đồng uy nghiêm, được mô phỏng theo truyền thuyết Lạc Hồng

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15989


https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15988

VIT
10-08-2009, 22:10
Hai bên Lạc Long Quân là các tường lĩnh của Người ( cũng được đúc bằng đồng )

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15987


Giây phút tĩnh lặng để tưởng nhớ Người đã khai sinh ra dân tộc Việt

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15990

VIT
12-08-2009, 20:14
Khuôn viên Đền được điêu khắc chạm trổ bằng đá xanh, gắn liền với những biểu tượng được tìm thấy trên trống đồng Đông Sơn

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15992

Đao mái là 1 trong những sáng tạo đầy tính nghệ thuật của đền chùa Việt Nam, nó đã trở thành đặc trưng độc đáo

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15991


Các đao mái đền vút cong ở bốn góc mái làm mái đền trở nên thanh thoát nhẹ nhành hơn. Mặt ngoài bờ đao đuợc gắn các hình hoa văn của trống đồng Đông Sơn sinh động. Đây là nét khác biệt nhất của đền Quốc Tổ Lạc Long Quân so với các đền ở Việt Nam.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15983


Các đao mái đền thực sự đã gợi lên vẻ uyển chuyển mềm mại cho ngôi đền Quốc tổ Lạc Long Quân.

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15984

danelion131989
11-01-2010, 21:44
Sao em ko thấy thích đền mới dựng nhỉ? Mọi thứ cứ bóng loáng, màu mè :(

hd128
15-01-2010, 18:45
Hai bên Lạc Long Quân là các tường lĩnh của Người ( cũng được đúc bằng đồng )

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=661&pictureid=15987


15990[/IMG]

"CHÍNH KHÍ HẠO NHIÊN QUANG NHẬT NGUYỆT", Câu đối nghĩa rất hay, rất khí thế. Tiếc rằng chữ khắc thì không thể hiện được cái hồn ấy. Èo ọt chút nét đen trong nền thếp vàng rộng mênh mông rất trống vắng.
Sao đền dựng mới không dùng luôn câu đối chữ Quốc ngữ hiện đại nhỉ. Nôm na quách qué quá ư? Chữ Hán thì chả mấy ai hiểu, chế tác thì hình dáng cũng chả tải được nội dung. Cụ Chitto có cao kiến gì trong vụ này không?

Chitto
16-01-2010, 21:33
"CHÍNH KHÍ HẠO NHIÊN QUANG NHẬT NGUYỆT", Câu đối nghĩa rất hay, rất khí thế. Tiếc rằng chữ khắc thì không thể hiện được cái hồn ấy. Èo ọt chút nét đen trong nền thếp vàng rộng mênh mông rất trống vắng.
Sao đền dựng mới không dùng luôn câu đối chữ Quốc ngữ hiện đại nhỉ. Nôm na quách qué quá ư? Chữ Hán thì chả mấy ai hiểu, chế tác thì hình dáng cũng chả tải được nội dung....

Cũng phải chấp nhận sự chưa hoàn chỉnh thôi. Chẳng hạn nếu nói sâu xa, thì cái thời Hùng Vương ấy nền văn minh của chúng ta là văn minh trống đồng, nhà sàn, chữ khoa đẩu, chứ chưa hề có văn minh Hán hoá. Do đó tôn vinh Quốc tổ bởi câu đối chữ Hán là cũng hơi tân thời rồi.

Lại đến việc các bức hoành, câu đối dùng thể chữ gì, hành, chân, lệ, triện..., trên nền gì: gấm hoa, hồi văn, hay để trống... thì đến giờ ít ai hiểu được. Thêm nữa, bây giờ đa phần câu đối là do các "tín chủ" cung tiến, cứ có là treo, cái nào nhiều vàng thì được treo sớm. Thế thôi.

Nếu nói về việc hiểu nghĩa, thì kể cả viết bằng chữ Quốc ngữ Latin, thì nói thật là cũng rất nhiều người vẫn chẳng hiểu. Chẳng hạn cái câu Hán Việt "Chính khí hạo nhiên quang nhật nguyệt", liệu có bao nhiêu người hiểu được nghĩa là gì? (vế bên kia là gì nhỉ). Hoặc như bức hoành, nếu có viết chữ Quốc ngữ là "Xích quang mãn địa" thì liệu bao nhiêu người hiểu nghĩa? Kể cả hiểu nghĩa từng chữ, ghép lại chưa chắc đã hiểu...

Thế thì, coi nó như một thứ đồ vật trang trí cũng được vậy.

hd128
16-01-2010, 22:38
Ý tôi là dịch hẳn ra tiếng Việt và dùng chữ Quốc ngữ hiện nay cơ. Để mọi người cùng hiểu. Sao lại không làm vậy nhỉ. Thiển học như tôi chỉ cảm nhận nên không dám dịch. Nhưng còn nhiều bậc túc Nho thừa sức Việt hóa nó thật hàm xúc. Hoặc làm luôn câu đối Tiếng Việt đi, thể hiện được cái nghĩa, các hồn, cái khí phách người Việt mà dân ta ai cũng đọc được cả. Một số đền, chùa cũng đã làm vậy rồi. Chỉ những nơi trùng tu mới cần làm cho thật đúng nguyên bản thôi. Mới thì câu nệ làm gì. Vậy chả hơn là trang trí ư?

Chitto
16-01-2010, 22:50
Vấn đề là nằm ở tầm của người có quyền và tiền. Với những người ấy thì vật trang trí - mà hầu hết không ai hiểu, chính họ cũng không hiểu - thì có vẻ sang; còn cái mà mọi người cùng hiểu thì theo họ có vẻ không sang.

Khi nào người có quyền và tiền có đủ tầm hiểu biết, họ sẽ dùng tiếng Thuần Việt. Nhưng có lẽ khi đó cũng không nhất thiết phải viết câu đối, hoành phi làm gì nữa nhỉ? Dùng tranh vẽ, biểu tượng, phù điêu... hay hơn.

hd128
16-01-2010, 23:03
Hì, quả thế thật. Mình chả làm được, nói vậy rồi chờ thôi:shrug:. Tks cụ.
Mời bác chủ thớt tiếp tục đi, chứ để em luyên huyên loãng chuyện mất.:L

TriMinh
27-04-2010, 23:57
Ồ theo em thì cứ đến hán đi, vì bây giờ tác dụng của hoành phi, câu đối chỉ là trang trí nội thất thôi. Có ai hiểu đâu, mà có hiểu chắc cũng không ai làm. Thôi thì để làm trang trí vậy, mà đã trang trí thì phải làm saoi cho thẩm mỹ chứ, nhiều chỗ cẩu thả quá. Thật chẳng hiểu những người quản lý văn hóa và trùng tu, tân tạo di tích họ nghĩ ra làm sao cả. chán