PDA

View Full Version : Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.



Pages : [1] 2

tuanfreedom
10-04-2012, 23:04
Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK (https://www.phuot.vn/content/1099-Kathmandu-to-Kailash-K%C3%BD-s%E1%BB%B1-xuy%C3%AAn-Hy-M%C3%A3-L%E1%BA%A1p-S%C6%A1n)

Aromatic-grass
16-04-2012, 19:35
Hồi hộp đón chờ ký sự của bạn. Hấp dẫn đây !

tuanfreedom
02-05-2012, 23:52
Người hình thành nên ý tưởng đi chiêm bái Ngân Sơn đương nhiên là anh Bách với sự ủng hộ của hai thành viên đầu tiên nằm trong “ban tổ chức” là chị Vinh-vợ anh và Trung Toàn, một cư sĩ và là Giám đốc một công ty du lịch tâm linh tại TPHCM. Sau lần gặp gỡ đầu tiên, tôi có dịp được gặp anh thêm vài lần nữa. Rồi một ngày, tôi được gặp đủ “ban tổ chức” cùng chị Ngọc Anh trong một chuyến viếng thăm và tiễn anh về Đức. Lúc này Trung Toàn đang chuẩn bị tổ chức một chuyến hành hương Ấn Độ kết hợp đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma và Karmapa. Chị Ngọc Anh đã tham gia được chuyến đi này sau đó; còn tôi thì Ấn Độ vẫn là một mơ ước quá xa vời.

Anh Bách, theo như lời anh kể thì chiêm bái Ngân Sơn là ước mơ cả đời của anh ấy. Nó đã bén rễ trong anh từ mười năm nay nhưng chưa có điều kiện thực hiện. Còn Toàn, anh là người đã mấy chục lần đi Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Tây Tạng… nhưng cũng chưa một lần dám mơ đến Kailash.

tuanfreedom
03-05-2012, 18:31
Kailash ở đâu? Nó có gì ghê gớm, mê hoặc mà cuốn hút người ta đến vậy. Để được chiêm ngưỡng Ngân Sơn, hàng ngàn vạn người đã dám đánh cược cả mạng sống của mình. Biết bao lớp người già trẻ, đàn ông, đàn bà với mọi chủng tộc, màu da từ khắp nơi trên thế giới đã từng chấp nhận những gian khổ khủng khiếp, thậm chí có thể dẫn nguy hiểm chết người để một lần được đi nhiễu (Kora) quanh Ngân Sơn.

Mãi sau này, trên hành trình trở về từ Manasarovar tới Nyalam, sau những xúc động tâm linh mãnh liệt, tôi cứ miên man suy nghĩ về một câu nói nào đó có thể tóm tắt được một cách ngắn gọn nhất về sự gian khổ, diễn đạt hết được sự khốc liệt, nguy hiểm của chuyến đi nhằm tôn vinh nhiều lớp người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi đã vượt qua chính bản thân mình, đối mặt cái chết để hoàn thành ước nguyện Kailash Kora. Thật bất ngờ, không biết từ đâu và từ lúc nào trong đầu tôi bất chợt xuất hiện một ý nghĩ rằng: "Chinh phục Everest là ước mơ của người bình thường còn Kora một vòng quanh Kailash là ước mơ của kẻ phi thường”. Hẳn một giọng nói từ cõi xa xăm nào đó đã thì thầm vào tai tôi như vậy? Dù không dám “bất kính” với những người lớn tuổi, đôi lúc tôi cũng dùng chữ "bất thường" thay cho chữ "phi thường" để tự “cười nhạo” bản thân và “chế giễu” bao nhiêu con người khác vì đã dám cá cược cả mạng sống của mình cho một chuyến đi. Tôi vẫn chưa có dịp đi Everest nên dĩ nhiên không có cơ sở gì để so sánh. Nhưng quả thật, sau khi đi trọn một vòng Kora hơn 52 km suốt gần ba ngày hai đêm trong mưa tuyết và sự thiếu oxy trầm trọng để vượt qua đèo Dolma ở độ cao 5660m, tôi nghĩ hẳn đi Everest có thể nguy hiểm hơn nhiều nhưng cực khổ cũng chỉ đến vậy thôi. Do đó, dùng một câu ngắn gọn như vậy để cùng anh chị em trong đoàn "tự sướng" và “chém gió” với nhau hẳn cũng vui vui và không có gì là “quá đáng”.

Về mặt vật lý là như vậy. Còn về mặt tâm linh, Everest đương nhiên không thể so sánh với Kailash. Mỗi năm có hàng trăm thậm chí hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới đã lên dẫm đạp và xả rác trên đỉnh Everest (cũng như đỉnh Fansipan ở Việt Nam ?) nhưng theo tôi biết, cho đến nay chưa hề có ai chạm được đỉnh Kailash. Hẳn ngoài lý do về vật lý, Kailash là một tòa kim tự tháp khổng lồ dựng đứng, quanh năm tuyết phủ, rất khó tiếp cận thì còn vì lý do tâm linh, tín ngưỡng mà không ai có ý nghĩ cho phép mình xúc phạm tới đỉnh Núi Thiêng. Vậy nên, trong lối suy nghĩ “trẻ con” của tôi, Kailash Kora vẫn đáng mơ ước hơn nhiều so với “chinh phục” Everest.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/1-Kailash1.jpg


Kailash “trinh nguyên” và linh thiêng cuối cùng cũng xuất hiện trong buổi trưa mùa thu hôm ấy, lúc thành viên cuối cùng của đoàn đi Kora về tới thị trấn Darchen.

Kailash cao 6,714m so với mực nước biển, là điểm linh thiêng được sùng bái nhất thế giới nằm ở Cực Tây của Tây Tạng, gần khu vực biên giới Ấn Độ-Tây Tạng và Nepal. Kailash được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là trung tâm của Nam Thiệm bộ châu (Jambudvipa-thế giới loài người), là “tâm điểm của mọi xứ sở”. Kailash cũng được coi là một “siêu thánh địa” của cả bốn nền tôn giáo gồm Phật Giáo, Hindu Giáo, Đạo Jains và Đạo Bon với hàng tỉ tín đồ nhưng khá ít người đến chiêm bái vì điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu quá khắc nghiệt.

Anagarika Govinda trong tác phẩm "Con đường mây trắng" đã viết rằng: "Danh tiếng của Ngân Sơn tỏa rộng và vượt trội lên mọi ngọn núi thiêng khác trên thế giới. Từ thuở xa xưa, nó là đích hành hương của người sùng tín. Không có núi nào có thể sánh với Ngân Sơn vì nó là chỗ nối của hai nền văn minh lớn nhất và lâu đời nhất của loài người, mà truyền thống của chúng trải qua hàng ngàn năm để tồn tại tới ngày nay: Ấn Độ và Trung Quốc. Đối với Ấn Độ giáo và Phật giáo thì Ngân Sơn là Trung tâm của thế giới... Với Ấn Độ giáo thì đó là trú xứ của thần Shiva, đối với Phật giáo thì nó là một Mandala vĩ đại của các vị Thiền Phật và Bồ Tát".

Tại sao Kailash lại được coi là trung tâm của thế giới mà không phải là Everest hay hàng chục những ngọn núi hùng vĩ khác cao hơn nhiều trong dãy Hy Mã Lạp Sơn? Vì nếu cắt bớt Everest (8,848m) mấy trăm mét thì nó sẽ chìm nghỉm, không gì khác biệt và chẳng thể nào phân biệt được nó với hàng vạn ngọn núi vô danh khác trùng trùng điệp điệp trong dãy Hy Mã. Dẫu không cao bằng Everest nhưng Ngân Sơn lại hoàn toàn khác biệt và vô cùng uy lực vì nó nằm ở một khu vực địa lý có một không hai trên thế giới này.

tuanfreedom
03-05-2012, 18:34
Quần thể Núi Kailash, Hồ thiêng Manasarovar và Rakastal với tâm điểm núi Kailash chính là nơi khởi nguồn của bốn con sông lớn tại châu Á từ đó tạo ra một khu vực địa lý vô song trên quả địa cầu.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay100A.jpg

Bản đồ vị trí núi Kailash, các con sông có nguồn từ Kailash và cao nguyên Tây Tạng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Bnconsng.gif

Bản đồ tổng thể khu vực địa lý núi Kailash, hai Hồ thiêng và đầu nguồn bốn con sông.

Ghi chú: Khu vực vòng tròn với các chấm đỏ chính là đường đi Kora vòng quanh núi Kailash. Điểm cao nhất của hành trình này là đèo Dolma (Dolma La) cao 5660m.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-Kailash-Manasarovar-Rakastal20.jpg

Quần thể núi thiêng Kailash, hồ thiêng Manasarovar và Rakastal

Hồ thiêng Manasarovar


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC00163.jpg

Hồ thiêng Manasarovar hay còn được gọi là Hồ Mặt Nhật vì có hình dáng tương đối tròn gần với dáng Mặt Trời và đặc biệt khu vực quanh hồ có không khí ấm áp, dễ chịu. Các vị Lạt Ma Tây Tạng cho rằng uống nước hoặc tắm trong hồ này “sẽ rửa sạch những ô nhiễm và khóa cánh cửa phải tái sinh trong các cõi thấp kém”. Manasarovar là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất và tọa lạc ở vị trí cao nhất thế giới, tại cao độ 4580m so với mực nước biển. Hồ có chu vi 88km, diện tích 412 km2 và điểm sâu nhất tới 82m. Các con số này đều khiến chúng ta phải ngỡ ngàng.

Hồ thiêng Rakastal


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt11.jpg

Hồ Rakastal hay còn gọi là Hồ Mặt Nguyệt, Hồ Dạ Xoa, Hồ ma quái… vì nó có hình dáng giống Mặt Trăng và không khí quanh hồ luôn u ám, buồn bã. Rakastal có diện tích 250km2 và nằm ở cao độ 4,560m so với mực nước biển, thấp hơn 20m so với Manasarovar. Rakastal được coi như là hồ song sinh Manasarovar. Như vậy, với Núi Kailash đứng giữa, hai hồ lớn ngay dưới chân và bốn con sông chảy ra bốn hướng, khu vực địa lý này đã trở thành một "tổng thể vô song" trên địa cầu của chúng ta.

Bốn con sông thiêng có nguồn từ Kailash

Phía Bắc: Sông Indus (chảy từ miệng Sư Tử) dài 3,200 km, trong đó 2% nằm trong địa phận Tây Tạng, 5% chảy qua theo hướng Tây Bắc qua lãnh thổ khu vực phía Bắc Ấn Độ, tới biên giới Ấn Độ-Pakistan, nó đột ngột đổi chiều và 93% chiều dài còn lại chảy gần như một đường thẳng từ cực Đông Bắc đến Cực Tây Nam xuyên suốt chiều dài đất nước Pakistan rộng lớn và đổ ra Ấn Độ Dương.

Phía Đông: Sông Yarlung Tsangpo (chảy từ hàm Ngựa), dài 2,840 km, được mệnh danh là "Everest của những con sông". Nó chảy dọc theo biên giới của Tây Tạng với Nepal và Bhutan, đến biên giới Tây Tạng và Ấn Độ thì đổi hướng và đổi tên thành Brahmaputra (dài 2,900 km) chảy qua lãnh thổ Ấn Độ và tới biên giới Ấn Độ-Bangladesh thì đổi hướng thêm lần nữa chảy dọc qua lãnh thổ Bangladesh từ Bắc tới Nam để đổ ra vịnh Bengal.

Phía Nam: Sông Karnali (chảy từ miệng chim Công) dài 1,080 km chảy Từ Tây Tạng qua Nepal và vào Ấn Độ để cuối cùng nhập vào sông Hằng (Ganges).

Phía Tây: Sông Sutlej (chảy từ miệng Voi) dài 1550 km chảy qua Ấn Độ, Pakistan rồi nhập vào sông Indus.

Nếu để ý ta sẽ thấy khác với ba con sông còn lại sớm rời Tây Tạng để chảy qua Ấn Độ hoặc Nepal thì dòng Yarlung Tsangpo chảy dài trên lãnh thổ Tây Tạng bám dọc theo suốt đường biên giới giữa Tây Tạng với Nepal và Bhutan. Yarlung Tsangpo chính là con sông cao nhất thế giới, chảy ở cao độ trung bình trên 4,000m so với mực nước biển.

Chính vì vậy nếu đi máy bay, chúng ta có thể không nhận ra đâu là Everest nhưng không thể nào không nhận ra Kailash được. Chỉ cần một trong 3 dấu hiệu: Kailash, Hai Hồ Lớn hoặc Bốn con sông thì đương nhiên nhận ra khu vực này.

Các con sông vĩ đại khác chảy từ cao Nguyên Tây Tạng

Theo hầu hết các tài liệu thì khu vực Kailash là nguồn của 4 con sông trên nhưng khi nhìn vào bản đồ này ta không chỉ thấy bốn mà còn thấy thêm sông Ganges (sông Hằng, dài 2,525 km). Sông Karnali và Ganges sau này hợp vào sông Ganges. Nếu nhìn từ trên cao hẳn ta có thể coi là có 5 con sông bắt nguồn từ Kailash. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn của Sông Hằng khá xa hơn chứ không xuất phát ngay từ khu trung tâm của Kailash và Hai Hồ Thiêng. Hơn nữa nguồn sông Hằng lại nằm hẳn trong đất Ấn Độ khác với bốn con sông kia nằm trọn trên đất Tây Tạng. Có lẽ vì vậy mà người ta thường chỉ đề cập đến bốn con sông. Bản đồ cũng chỉ rõ thêm 5 con sông lớn khác Châu Á cũng đều xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng. Tính từ phía đông xuống phía Nam gồm:

1. Sông Hoàng Hà (Yellow River) dài 5,464 km đứng thứ 2 Châu Á và thứ 4 thế giới;
2. Sông Dương Tử hay Trường Giang (Yangtse River) dài 6,385 km, nhất Châu Á và thứ 3 thế giới;
3. Sông Mê Kông dài 4,350 km, thứ 3 châu Á và thứ 10 thế giới;
4. Sông Salween dài 2,815 km chảy qua Myanmar và Thái Lan;
5. Sông Irrawaddy dài 2,170 km chảy qua Myanmar.

PeterPan
03-05-2012, 20:02
@tuanfreedom: Quy định đủ 20 bài viết chỉ áp dụng với việc chèn ảnh từ album của diễn đàn. Ngay từ lúc này, bạn vẫn có thể chèn ảnh bằng cách đưa ảnh lên các trang lưu trữ ảnh, ví dụ như photobucket.com hay flickr.com, rồi dẫn link về bài viết tại diễn đàn phuot.vn. Chi tiết cách làm với photobucket.com bạn có thể xem tại đây (www.phuot.vn/threads/2838-Hướng-dẫn-cách-tạo-Album-cá-nhân-và-up-ảnh-lên-server-của-Phượt/page2#13).

Chúc bạn sớm chèn được ảnh vào bài viết và có một topic thú vị!

tuanfreedom
04-05-2012, 21:19
Các thông tin về Kailash khá hiếm hoi trên các trang web tiếng Việt. Tuy nhiên, cách đây mấy ngày Báo Thanh Niên có đăng một mẩu tin ngắn liên quan tới Kailash với nội dung như sau:
"Website chuyên cung cấp thông tin du lịch ở Trung Quốc www.8264.com đưa tin hai người này, một người đàn ông 66 tuổi và một phụ nữ 61 tuổi, cùng tám người khác đang hành hương trên ngọn núi Kailash được tin là rất linh thiêng ở miền tây Tây Tạng. Ngọn núi này cao hơn 6.000 m, hằng năm đón hàng ngàn tín đồ Phật giáo và Hindu giáo đến hành hương. Lộ trình hành hương gian nan bao gồm đi bộ vòng quanh ngọn núi với chu vi hơn 50 km. Trong khi đang ở lưng chừng núi thì hai người này xuất hiện những triệu chứng rối loạn vì độ cao rất nghiêm trọng. Do không được chăm sóc kịp thời, họ đã tử vong hôm 7.5, website đưa tin. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Singapore đã xác nhận thông tin này và cho biết người sứ quán nước này tại Bắc Kinh đã đến thủ phủ Lhasa của Tây Tạng để hỗ trợ đưa thi thể hai người xấu số cùng tám người còn lại về nước.
Biến chứng độ cao dễ xuất hiện khi con người ở độ cao 2.400 m so với mực nước biển. Các biến chứng bao gồm đau đầu, mệt mỏi và nôn mửa, có thể dẫn đến tràn dịch phổi và sưng não, gây tử vong."

Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Link đính kèm:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120509/chet-vi-do-cao-o-tay-tang.aspx

Đoàn mình dù về nhà nguyên vẹn nhưng cũng có vài người suýt chết. Trong đó có một bạn trẻ đã từng ba lần lên Phanxipang và đang ấp ủ một chuyến đi bộ xuyên Việt từ điểm Cực Bắc tại Hà Giang tới điểm Cực Nam tại Mũi Cà Mau. Bạn này đã chết đi sống lại hơn ba lần kể từ cao độ khoảng 5400m(tức là còn gần 300m nữa tới điểm cao nhất của hành trình, đèo Dolma 5660m) cho tới khi về đến Kathmandu. Đây là một câu chuyện rất đáng sợ nhưng cũng quá đỗi kỳ lạ mà cả đoàn vẫn chưa giải thích hết được. Mình cũng không thể tưởng tượng nổi rằng anh đã thoát chết một cách lạ lùng như vậy.
Theo các bạn hướng dẫn viên du lịch Tạng thì hàng năm có khoảng 30 người đã nằm lại nơi đây. Đương nhiên là đa số đều không được may mắn là còn tìm thấy xác như hai vị khách Singapore này. Cầu mong cho quý vị được sớm vãng sinh vào chốn cực lạc. Được chết ở Kailash cũng là niềm mơ ước của nhiều người Tây Tạng và các tín đồ Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Đạo Jains và Bon cơ mà.

tuanfreedom
04-05-2012, 22:01
Cuộc họp đầu tiên của “Nhóm Kailash” được tổ chức vào ngày mồng 4 Tết năm Canh Dần (06/02/2011). Tôi tạm gọi là “Nhóm Kailash” vậy vì mãi sau này mới có tên nhóm chứ lúc này chưa biết ai tham gia ngoài ba thành viên nòng cốt ban đầu. Tôi nghĩ mình cũng chỉ tham gia cho biết thông tin chứ chưa hề có ý định đi Kailash. Hẳn nhiều anh chị khác cũng có tâm trạng giống tôi, rằng đi nghe cho biết để sau này nếu có cơ hội còn đi. Ngoài nhóm tổ chức, tôi nhớ chỉ có chị Ngọc Anh, chị Bình là thật sự quyết tâm đi chuyến này.

Sau cuộc họp, anh Bách và Chị Vinh về lại Đức. Các thành viên của nhóm email qua lại trao đổi thông tin. Anh Bách cho một thời hạn cuối cùng để đăng ký là ngày 25/3/2011. Lý do là ban tổ chức còn phải liên lạc với đối tác ở Nepal để lo các thủ tục về hợp đồng du lịch từ Kathmandu đi Kailash; đồng thời Toàn cũng phải đặt vé máy bay cho tất cả thành viên từ Việt Nam đi Bangkok rồi sau đó là Kathmandu-Nepal. Quả thật đây là một quyết định rất khó khăn với tôi lúc đó. Đầu tiên, Kailash quá vĩ đại, quá linh thiêng với một kẻ như tôi. Về mặt thể chất, tôi chưa hề đi tới Lhasa ở cao độ 3700m chứ nói gì tới Kailash (Kora) ở gần 6000m. Kailash hẳn dành cho những nhà leo núi mạo hiểm và chuyên nghiệp. Về mặt tâm linh, tôi cũng chưa hề tu tập (đúng nghĩa) một ngày nào. Họa hoằn lắm mới ăn chay một bữa, vài năm may ra mới tới cửa chùa lễ Phật được một đôi lần. Kailash linh thiêng như thế, làm sao tôi xứng đáng được đến gần.

Tôi chỉ mong muốn đi lòng vòng một số nơi vừa sức hơn trước. Như sẽ leo Phanxipang, sau đó đi Lhasa, rồi đi một vòng Ấn Độ… và mục tiêu cuối cùng mới là Kailash. Tôi luôn tự nhủ với mình như vậy. Giống như thời sinh viên nghèo khó, trong dĩa cơm các bạn sinh viên vẫn luôn ăn hết những miếng dở nhất và cuối cùng mới là miếng thịt ngon nhất (oái oăm thay, đôi lúc miếng thịt ngon nhất này lại là một cục xương). Tôi còn sợ đến Kailash rồi sau này chẳng còn muốn đi đâu nữa, đặc biệt là đi du lịch mạo hiểm. Sau này tôi có nêu câu hỏi này với buổi họp đoàn lần thứ 2 thì được các anh Bách, Hoài, Cường động viên là mỗi nơi đều có một vẻ đẹp khác nhau, đừng lo chuyện này. Tôi còn có một băn khoăn “ngây ngô” là liệu đi Kailash về rồi không còn muốn cưới vợ nữa mà muốn đi tu luôn thì nguy. Một bạn lại trấn an rằng chắc không đến nỗi vậy đâu mà lỡ may có quyết định không cưới vợ nữa hóa ra lại càng sướng chứ có sao đâu. Vậy là đêm 25/3/2011, gần 12h đêm, tức là chỉ còn vài chục phút trước cái hạn đăng ký cuối cùng, tôi email cho anh Bách về những băn khoăn của mình rằng:

“Kính gửi anh Bách! Hôm nay đã là ngày 25 tháng 3, ngày cuối cùng để đăng ký đi du lịch Kailash cùng nhóm anh. Với em, công việc phía trước còn rất nhiều cho một doanh nghiệp trẻ trong một năm 2011 đầy khó khăn và biến động. Và một chuyến đi tới 18 ngày cũng tương đối là dài hơi với những người như em. Tuy nhiên, em cũng nghĩ, cơ hội để có một chuyến đi tới một nơi linh thiêng như thế này (đặc biệt là đi cùng anh) không có nhiều nếu không nói là hiếm hoi. Em còn được mấy tiếng đồng hồ nữa để email trả lời chính thức với nhóm. Rõ ràng em vẫn còn băn khoăn. Mong anh tiếp sức giúp em bằng một vài điểm (mà theo anh) là khiến chuyến đi này là "không nên nỡ bỏ qua". Cảm ơn anh nhiều lắm lắm. Anh đừng cười em nhé. Em Tuấn.”

Anh Bách trả lời tôi đại ý anh rất khó nói là tôi nên đi hay không. Kể từ ban đầu, anh vẫn luôn giữ quan điểm “tùy duyên”. Anh không khuyên ai nên đi và cũng không hề từ chối ai tham gia. Anh nêu ra giúp tôi một vài ưu nhược điểm của chuyến đi này. Ưu điểm là chuyến đi có sự tham gia của anh Cường, từng làm MC cho loạt phim “Tây Tạng huyền bí”. Anh Cường đã đi Kailash hai lần, nay đi thêm lần nữa. Khuyết điểm là chuyến đi dài ngày, nhiều rủi ro về chính trị, bạo loạn, thiên tai, thời tiết, sức khỏe và cuối cùng phí tổn khá lớn. Anh còn động viên “Tùy Tuấn nhé. Dù không tham gia chuyến này thì đời Tuấn còn dài!”

tuanfreedom
07-05-2012, 00:37
Tôi tự hỏi bản thân mình, cho đến tận giờ phút này, mình “vẫn chưa có một ham muốn đủ lớn”, một sự chuẩn bị thật kỹ càng (kể cả về mặt thể chất cũng như tâm linh) và hoàn toàn sẵn sàng cho một chuyến hành trình dài tới Kailash linh thiêng. Như vậy hẳn mình sẽ khó mà gặt hái được nhiều trong và sau chuyến đi. Các anh chị trong đoàn đa số đều đã rất nhiều lần đi chiêm bái và cúng dường tại các thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar và thậm chí là Tây Tạng nữa. Nhiều anh chị đã có một quá trình tu tập lâu dài với trình độ tâm linh cao. Người ta nói, trước khi đi Ngân Sơn bạn phải nhớ rằng “Núi chọn người chứ không phải người chọn núi”. Sau này khi chứng kiến tất cả những điều kỳ lạ xảy ra trong suốt chuyến đi mình mới thấy lời nhắc nhở trên quả thật ứng nghiệm. Và ngay bây giờ đây, dù rất tiếc (tiếc nhất là được đi cùng anh chị Bách và anh Cường, Toàn nữa) nhưng mình chưa thể tham gia chuyến đi này. Vậy là mình chưa đủ "duyên" rồi; đành phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu vừa sức hơn trong năm nay. Nghĩ sao viết vậy. Tôi đã nhanh chóng email trả lời việc không thể tham gia chuyến đi cho anh Bách vào những phút cuối cùng của hạn đăng ký. Nhấn nút send xong, lòng buồn vô hạn. Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đây. Nếu vậy thì tôi đã chẳng có cơ hội ngồi hồi tưởng lại và kể chuyện hầu các bạn Phượt mến thương.

Lần họp đoàn thứ 2 được tổ chức vào ngày 28/4/2011. Buổi họp có mặt thêm anh Cường, người đã hai lần đi Kailash và anh Hoài đã một lần đi. Một tháng đã trôi qua từ ngày tôi nói “không” với Kailash. Qua email của nhóm tôi biết anh Bách vẫn chưa chốt danh sách. Nghĩa là cơ hội vào phút 89 vẫn còn mở ra. Suốt nhiều ngày, tôi luôn băn khoăn rằng mình sẽ đi ngay chuyến này hay tạm thời lùi lại vào dịp khác để có thời gian chuẩn bị cho tốt hơn. Nhưng rồi lùi lại đến lúc nào? Liệu lúc đó mọi điều kiện khác như thời gian, công việc… đều đáp ứng được thì mình còn cơ hội để đi không? Nhất là lại đi cùng anh Bách, người rất hiểu về Tây Tạng, người đã thổi vào mình lòng ham muốn chiêm bái Ngân Sơn qua cuốn sách dịch “Con đường Mây Trắng” của Govinda… Vào phút chót, lúc mọi người cùng ăn chay tại nhà hàng của Danh, tôi thông báo với anh Bách là tôi quyết định đi Kailash. Anh Bách và mọi người rất vui. Tôi như đã trút được một gánh nặng và hạnh phúc khi cuối cùng đã có một quyết định quan trọng, dù biết rằng quá trình chuẩn bị cho chuyến đi này thật chẳng đơn giản tí nào.

Aromatic-grass
07-05-2012, 18:59
Duyên của bạn lớn lắm đấy bạn ạ. Kailash và những người bạn đồng hành tuyệt vời. Ghen tị nhất là bạn được đi cùng với giáo sư Nguyễn Tường Bách. Nếu là mình á, mình chẳng suy nghĩ gì đâu, gật đầu đi luôn !
Mau tiếp đi bạn.

tuanfreedom
07-05-2012, 20:33
Dù thời gian chuẩn bị khá ít, chúng tôi cũng đã bố trí được một chuyến tập leo núi tại Langbiang do anh Thu chủ trì. Tôi vẫn mong sẽ làm được một chuyến lên Phanxipăng để thử sức nhưng không thể nào thực hiện kịp và cũng an ủi thay, anh Cường (2 lần Kora) đã nói với tôi rằng chẳng cần tốn công sức mà leo Phanxipăng làm gì vì nó chẳng “ăn nhập” gì với Kailash cả. Khí hậu và thổ nhưỡng Tây Tạng cực kỳ khắc nghiệt, chẳng giống nơi nào. Nên dù bạn có leo lên một ngọn núi cao 6000 m ở Việt Nam thì cũng không thể nói nó tương tự với việc đi Kora được. Anh Thu, người đã hai lần lên Phanxipăng cũng nói rằng việc thở là khá dễ dàng, chỉ vất vả khi leo núi thôi; khác hẳn với trải nghiệm của nhiều người về việc thiếu oxy, khó thở, xuống sức rất nhanh…khi mới lần đầu đặt chân đến Lhasa.
Và rồi, cuối cùng đoàn chúng tôi cũng đến ngày lên đường tới Kailash. Trước hết, hãy liếc qua lộ trình của chúng tôi nhé:


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/yatra-map-1.gif

Bản đồ lộ trình chiêm bái Ngân Sơn 1

Chúng tôi sẽ khởi hành tại TP.HCM và bay qua Bangkok rồi đến Kathmandu. Sau đó đoàn sẽ đi xe bus theo lộ trình Kathmandu-Zhangmu-Nyalam-Saga-Paryang-Manasarovar-Darchen. Bắt đầu từ Darchen sẽ là vòng Kora theo chiều kim đồng hồ từ Darchen-Darpoche-Choku Gompa-Dirapuk-Dolma La-Zuthulpuk-Darchen. Sau khi hoàn thành 3 ngày 2 đêm Kora quanh Núi Thiêng Kailash, đoàn sẽ đi theo lộ trình cũ về lại Kathmandu, thăm viếng thêm phố cổ Patan và trở về Bangkok-Ho Chi Minh.

1-Lịch trình bay:
Xuất phát từ Saigon (SGN), ngủ đêm tại Bangkok (BKK), sau đó bay đi Kathmandu (KTM). Hãng máy bay: Thai Airways
Ngày 7.8 SGN-BKK: 10h20-11h45
Ngày 8.8 BKK-KTM: 10h15-12h25
Từ 8.8 đến 21.8, Tour hành hương Kathmandu-Kailash-Kathmandu
Ngày 22.8 KTM-BKK: 13h30-18h15
Ngày 23.8: BKK-SGN: 7h45-9h15, đến Saigon lúc 9h15 sáng 23.8
2-Lộ trình chi tiết: Chuyến hành hương Kailash(không tính hai đêm ở Bangkok)


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/4-KathmandutoTibetMap.jpg

Bản đồ lộ trình chiêm bái Ngân Sơn 2

- Ngày 1 (8/8/2011): Katmandu (1300m)
Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn Park Village Resort.
- Ngày 2 (9/8/2011): Katmandu (1300m.)
Sau khi ăn sáng sẽ tham quan Katmandu, Nghỉ đêm tại Park Village Resort.
- Ngày 3 (10/8/2011): Katmandu tới Zhangmu(2300m) và tới Nyalam (3750m, 160km)
Đây là ngày đầu tiên của cuộc hành hương từ Katmandu tới biên giới Trung Quốc bằng xe bus. Nghỉ đêm tại nhà nghỉ tại thị trấn Nyalam.
- Ngày 4 (11/8/2011): Làm quen thủy thổ Nyalam
Trọn ngày là chương trình tự do tham quan thị trấn Nyalam. Tập leo núi từ độ cao 3750m lên 4100m.
- Ngày 5 (12/8/2011): Nyalam tới Saga (4640m, 375km)
Sau bữa ăn sáng chúng ta sẽ đi từ Nyalam tới Saga; chuyến đi dài khoảng 8h. Nghỉ đêm tại khách sạn Saga.
- Ngày 6 (13/8/2011): Saga tới Paryang
Nghỉ đêm tại nhà nghỉ Bhramaputra.
-Ngày 7 (14/8/2011): Paryang tới Mansarovar (4590m)
Đây là ngày đầu tiên chúng tôi tới bờ hồ Mansarovar. Nghỉ đêm tại nhà nghỉ ở Mansarovar.
Ngày 8 (15/8/2011): Manasarovar tới Darchen (4575m, 110km)
Trọn ngày là chương trình tự do với các hoạt động tâm linh. Lái xe khoảng 2:30h tới Darchen và nghỉ đêm tại đấy.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/MountKailashParikarmaRouteMap.jpg

Bản đồ lộ trình Kora quanh Kailash(Ngân Sơn) 1

Ngày 9 (16/8/2011): Darchen tới Diraphuk (4890m, 22km)-Ngày Kora thứ nhất.
Đây là ngày đầu tiên đi quanh núi của chuyến Kailash . Ngày này chúng ta sẽ đi bộ liên tục khoảng 6-7h. Nghỉ đêm tại Diraphuk.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/KailashMountMap.gif

Bản đồ lộ trình Kora quanh Kailash(Ngân Sơn) 2-3D

Ngày 10 (17/8/2011): Diraphuk tới Dolma La(5660m)và về Zhulthulphuk (4790m, 22km.)-Ngày Kora thứ 2
Ngày 11 (18/8/2011): Zhulthulphuk về Darchen(Ngày Kora thứ 3) rồi tới Manasarovar và về Paryang
Ngày 12 (19/8/2011): Paryang về Saga
Ngày 13 (20/8/2011): Saga về Nyalam
Ngày 14 (21/8/2011): Nyalam về Katmandu
Ngày 15 (22/8/2011): Kathmandu- Bangkok

tuanfreedom
07-05-2012, 22:18
8h sáng ngày 07/08/2011, chúng tôi xuất phát ra sân bay TSN. Cũng như bao nhiêu lần khác, tôi vẫn đến sát giờ bay, luôn trong trạng thái hồi hộp vì lo trễ chuyến. Hy vọng tôi sẽ sớm sửa chữa thói quen nguy hiểm này của mình. Chỉ cần chưa tới 2h đồng hồ, Thai Airway đã đưa chúng tôi tới sân bay Suvarnabhumi. Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi rõ ràng là hiện đại hơn hẳn TSN của tôi nhiều lần., Đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới, và phục vụ khoảng hơn 45 triệu khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 100 triệu khách trong một năm.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC00580.jpg

Một góc nhà ga Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi-Bangkok-Thailand

Về khách sạn, thả đồ đạc xuống, nghỉ ngơi trong chốc lát và bỏ luôn bữa cơm trưa, chúng tôi cùng nhau lên xe đi viếng thăm Phật đài Dhammakaya, một kỳ quan của Phật giáo hiện đại.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09673.jpg

Phật đài Dhammakaya, một kỳ quan của Phật Giáo hiện đại. Phật đài được bố trí tới 1 triệu tượng Phật được đúc bằng đồng pha vàng. Mỗi tượng nặng 2,5 kg và cao 18 cm.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Bangkok/DSC09667.jpg

Bao quanh Phật đài chính là một Thiền đường rộng tới 1,000,000 m2 được chia làm 1 triệu ô, mỗi ô là 1m2 dành cho một người ngồi thiền.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Bangkok/DSC09662.jpg

Vậy nên, có thể tổ chức cho 1 triệu người thiền cùng lúc trong quanh Phật đài này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Bangkok/DSC_0019.jpg

Trong cùng là Phật đài với 1 triệu tượng Phật, vòng giữa là Thiền đường với 1 triệu chỗ ngồi và ngoài cùng là một hệ thống nhà ở kiên cố đang được xây dựng dành cho Thiền sinh từ khắp nơi về ở và tu tập miễn phí.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Bangkok/DSC_0034.jpg

Và các nhà sư Thái từ khắp mọi miền của đất nước đổ về đây hẳn là những người được "hưởng lợi lạc" đầu tiên trong khu thiền viện vô cùng rộng lớn và dễ chịu này???

Trên suốt chặng đường đi thăm viếng Phật đài trong điều kiện kẹt xe dữ dội tại Bangkok, trong cái khó chịu vì mệt mỏi sau một chuyến bay, chưa kịp ăn uống gì, cũng không kịp chợp mắt nghỉ trưa tôi lại "được" ngắm lại đường phố Bangkok sau hơn bốn năm không thăm lại nơi này. Đường phố rộng hơn, đẹp hơn và có thêm rất nhiều cầu vượt nhưng nạn kẹt xe hầu như vẫn chưa được cải thiện mấy. Rất may, bản thân tôi đã được "cải thiện" để biến đổi nhiều hơn, trầm lắng hơn, kiên nhẫn chờ đợi hơn, dù có chút khó chịu nhưng không còn nóng nảy vật vã như những năm về trước nếu ở cùng hoàn cảnh. Nhờ vậy tôi quan sát được nhiều hơn. Phố xá Bangkok ngày càng đông đúc hơn nhưng rải rác nhiều khu vực của thành phố Bangkok vẫn chỉ lô nhô nhiều cao ốc đơn điệu, thiếu hẳn không gian xanh. Xen lẫn những tòa cao ốc Ngân Hàng, khách sạn sang trọng là nhiều khu nhà biệt thự lẫn tòa nhà cao tầng xây dựng dở dang nay hư hỏng hoang phế tiêu điều. Mới trưa nay thôi, khi tôi hỏi một anh bạn người Thái cùng đi trên BTS từ sân bay Quốc tế Suvarnabhumi về khách sạn thì được anh trả lời rằng đó là hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1997, khi các nhà đầu tư trước đó tập trung quá nhiều vào Bất động sản ở Bangkok. Đã 14 năm trôi qua mà chưa thấy khu nhà nào được thi công trở lại; nay chủ nhân của những dự án này cũng không biết đang lưu lạc ở đâu. Tôi chạnh lòng khi liên tưởng tới nhiều căn biệt thự hoang phế tại các dự án Bất động sản ở Quận 9-TPHCM, nơi có cả hàng trăm ngôi nhà xây lên rồi chỉ để cho dân xì ke ma túy đến chích choác hàng đêm và hàng loạt khu chung cư cao cấp đã đang và tiếp tục được xây dựng lúc mà các Chủ đầu tư đã bắt đầu bán tháo căn hộ. Liệu một thập kỷ sau, TPHCM sẽ có nhiều khu bỏ hoang như Bangkok bây giờ?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09676.jpg

Thôi hãy ngừng suy tư về những chu kỳ lên xuống của nền kinh tế, hãy cùng ngắm Bangkok buồn lặng lẽ trong mưa chiều..

June
07-05-2012, 22:30
Nghe kể việc di chuyển từ Nyalam tới Saga rồi tăng độ cao liên tùng tục mà rợn quá. Rất nhớ chặng đường từ Nyalam tới Saga rồi Paryang- một trong những chặng đường xóc bụi và mệt mỏi vô cùng tận.

Tăng tốc đi bác Tuanfreedom (beer)

tuanfreedom
07-05-2012, 22:35
Sau một đêm yên bình ở Bangkok, 10h45(giờ Bangkok) ngày 08/08/2011 chúng tôi lên máy bay đi Kathmandu và tới 3h chiều(giờ Kathmandu) chúng tôi đã đặt chân đến Nepal. Chuyến bay từ Bangkok đi Kathmandu của Thai Airway rất ít khách. Theo ước tính của tôi lượng khách chỉ chiếm chỉ 30% tổng số ghế. Họ vẫn phải bay thôi. Bản thân tôi luôn tiếc cho các hãng hàng không trong những trường hợp như vậy, lãng phí quá chừng. Dù ít người thì khách có thể lựa chọn vị trí thuận tiện để quan sát cảnh đẹp phía dưới hoặc muốn nằm ngủ chỗ nào cũng được trên 5 cái ghế liền kề. Tôi nhớ lần trước trên chuyến bay của Qatar Airway từ TPHCM quá cảnh tại thành phố Doha Vương Quốc Qatar trên đường đi Thụy Sĩ, cả một máy bay mấy trăm chỗ ngồi chỉ có vài chục khách. Tôi thấy rất xót xa. Tôi cứ lo rằng họ sẽ lỗ mất thôi dù đã được một anh bạn trấn an là đây là hãng hàng không của thái tử Qatar; ông ta rất giàu và đang cố bành trướng hãng hàng không của mình ra nhiều nước trên thế giới nên sẽ đương nhiên là chấp nhận chịu lỗ trên rất nhiều đường bay.
Sau nhiều giờ chờ đội hồi hộp, cuối cùng thì những đỉnh núi tuyết thuộc dãy Himalaya cũng hiện ra dưới cánh máy bay. Nhiều cái đầu chen nhau qua khung cửa kính máy bay để gắng thu hết những hình ảnh choáng ngợp của dãy Hy Mã trước khi máy bay đáp xuống Kathmandu.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC00502.jpg

Một góc thành phố Kathmandu.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC00464.jpg

Thung lũng Kathmandu


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC00510.jpg

Dân cư sống rải rác từ dưới thung lũng đến tận đỉnh những ngọn núi thấp ở ngoại ô Kathmandu


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09689.jpg

Và đây rồi, Tribhuwan International Airport đã xuất hiện. Nhìn bao quát, Tribhuvan trông giống như một sân bay dã chiến. Các bờ tường gạch không thèm quét vôi. Ngày hôm nay có khá ít khách nên chúng tôi làm thủ tục hải quan rất nhanh. Theo tôi được biết, khách quốc tế tới Nepal chủ yếu là để du lịch leo núi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu1A.jpg

Nepal chào đón chúng tôi một cách lặng lẽ như vậy đấy..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu2.jpg

Sân bay thường vắng khách, chẳng giống Sài Gòn chút nào. Mọi người tranh thủ đổi tiền Nepal để chuẩn bị cho những khoản chi tiêu sắp tới, 1 USD=70 Nepali Rupi.

tuanfreedom
07-05-2012, 22:48
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu2A.jpg

Park Village Hotel-Kathmandu

Khách sạn Park Village Resort khá tốt, có khuôn viên tương đối rộng. Dịch vụ Internet phải trả tiền chứ không được miễn phí như nhiều khách sạn ở Việt Nam. Cứ mỗi 200 rupi thì sẽ được vào Internet 3h. Tuy nhiên tốc độ mạng Internet ở đây khá chậm. Chúng tôi được ăn Buffet với chủ yếu là các món ăn chay, cũng khá dễ ăn. Những hạt cơm dài đều, gần như không vỡ. Chỉ có 02 món mặn là Cá và cà ri Gà thôi. Mỗi bữa ăn(tự do) khoảng 980 rupi. Mình quan sát thấy khách bản địa, 100% là ăn bốc. Mình nhìn những bàn tay dài, đen đúa, đầy lông lá thọc vào dĩa cơm mà thấy hơi ớn. Tuy nhiên khi dùng các món Tây như Kem.. thì họ vẫn sử dụng muỗn và nĩa một cách thành thạo. Ngạc nhiên thật.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09725.jpg

Một bữa sáng tiêu biểu tại khách sạn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu4.jpg

Ngay buổi chiều đầu tiên tại Kathmandu, chúng tôi quyết định đi chợ để bổ sung ngay những đồ đạc con thiếu khi đi leo núi..Quả thật dụng cụ leo núi ở đây chắc hẳn là đa dạng nhất thế giới với đủ mọi chủng loại, màu sắc, chất lượng và giá cả. Hàng lưu niệm, áo quần, sách, bản đồ leo núi…tràn ngập khu phố. Người Nepal bán hàng nói thách kinh khủng, thường họ kêu giá 200-300% giá bán.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09710.jpg

Tới khu vực may thêu quần áo ngay giữa chợ, mình quyết định mua ngay hai chiếc áo thun có thêu biểu tượng Mandala rất ấn tượng với giá 500 Rupi/cái. Quả thật hai cái áo rất bền. Sau gần bảy tháng mặc thường xuyên mà áo vẫn dường như còn mới nguyên. Điều đặc biệt là mình thấy rất nhiều thợ may thêu ở đây đều là nam. Họ trông rất khéo tay. Mang theo chiếc máy ảnh cùi Sony đã sử dụng hơn ba năm, pin rất nhanh hết. Mình gắng tìm mua thêm một viên pin để dự phòng khi đi Kora. Họ kêu 3000 Rupi nhưng vừa trả đến 1500 thì cũng bán luôn vì họ bảo do mình là người Việt Nam anh dũng đánh Mỹ nên mới bán. Mình tìm cách mãi mới bỏ chạy được. Thật may mắn. Chắc do áy náy vì vụ đào tẩu này nên khi hỏi một bản đồ hành trình Kora, được hét giá 570 Rupi, mình trả đến 1000 Rupi cho ba cái thì quyết định mua luôn. Mình có để ý mấy cuốn Kamasutra với những hình ảnh quan hệ nam nữ tuyệt đẹp nhưng chưa vội mua vì sợ bị hớ. Sau này khi ra sân bay để về lại Bangkok mình đã ôm một mớ Kamasutra(sách) đủ mọi kích thước và những bộ bài Kamasutra với những hình ảnh nam nữ giao hoan quá sắc nét và ấn tượng về để tặng bạn bè. Tặng hết rồi vẫn còn người tới xin tặng thêm làm mình phải giải thích mãi.(Không biết Phượt có cho phép đăng những hình ảnh Kamasutra không nên mình chưa dám đăng. Các bác hỏi giúp mình nhé. Nếu được phép, ngày mai mình sẽ đăng mươi tấm xem chơi...).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu3.jpg

Tranh thủ tạt qua Bộ Giáo Dục Nepal tí. Nhìn tàn tạ quá, chắc giống nhiều cơ quan của Việt Nam những năm 80?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu6.jpg

Buổi chiều ở Kathmandu, đặc biệt lúc gần tối. Quạ bay về rất nhiều, đậu dày đặc trên những cành cây ven đường.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu7.jpg

Mình chụp được một tấm ảnh rất kỳ lạ. Các anh trong đoàn cho rằng đây là sự xuất hiện của một Mandala. Một số thành viên khác trong đoàn như chị Ngọc Anh, Anh Thu…cũng đã từng chụp được những tấm hình tương tự. Đặc biệt là anh Thu từng chụp được một tấm cực đẹp có xuất hiện Mandala ngay khi đi tập leo núi ở Langbiang báo hiệu chuyến đi Ngân Sơn lần này đoàn sẽ được bình yên. Sau này, trên đường hành hương, càng gần ở những khu vực linh thiêng thì càng dễ chụp được những tấm ảnh có xuất hiện Mandala. Càng phóng to hình lên nhìn càng thấy đẹp. Hình tròn đều, với hai viền tròn trắng đen bao bọc, bên trong là những dấu hiệu nhiều sắc màu như được in nổi. Nó trông giống như một dấu hiệu xuất hiện trên thân thể một Dị nhân quý tướng nào đó ta thường thấy trong Phim Mỹ, báo hiệu một cuộc đời khác thường của người mang nó, như tấm bản đồ trên người cậu bé trong phim Thế Giới Nước chẳng hạn..

tuanfreedom
08-05-2012, 20:40
@Các anh chị và các bạn cho mình xin một phút "quảng cáo" nhé. Mình nghĩ hẳn ai cũng vui khi biết được "sản phẩm" đặc biệt này:
Anh Nguyễn Tường Bách, trưởng đoàn đi Kailash của Tuấn vừa hoàn thành cuốn sách cực hay "Đường xa nắng mới" với trọng tâm(phần II) là chuyến tham bái Ngân Sơn vừa rồi. Tuổi Trẻ đã có bài giới thiệu sách ngày hôm qua. Xin trân trọng giới thiệu với mọi người.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/ngxanngmi1.jpg

Bìa sách "Đường Xa nắng mới"


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/ngxanngmi2.jpg

Quyển "Đường Xa nắng mới" đầu tiên có chữ ký của anh Nguyễn Tường Bách đã nằm trên kệ sách của mình.

tuanfreedom
09-05-2012, 23:20
Ngày thứ hai tại Kathmandu, đoàn mình đi thăm động Pharping.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu8.jpg

Pharping Ganesh and Saraswati Temple gần động Lang-Le-Sho, cách Kathmandu khoảng 20Km về phía Tây Nam.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu9.jpg

Các nhà Sư Nepal tại Pharping Ganesh and Saraswati Temple gần động Lang-Le-Sho.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu10.jpg

So dấu tay Ngài Liên Hoa Sinh(Padmasambhava) để lại trên vách đá trước cửa động Lang-Le-Sho từ thế kỷ thứ 8. Động Này nằm ở một địa danh tên gọi là Pharping cách Kathmandu khoảng 20Km về phía Tây Nam. Nơi đây tương truyền ngài Liên Hoa Sanh trên đường từ Ấn Độ qua Tây Tạng đã dừng lại tu tập và thành tựu diệu pháp Kim Cương Tát Đỏa.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu10A.jpg

Đền thờ vị Kim cương không hành nữ Vajradakini, được xây dựng năm 1665 tại Pharping. Tầng trên cùng là nơi thờ vị Không hành nữ, thần của Mật Tông.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu11.jpg

Một buổi hành lễ 1


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu12.jpg

Một buổi hành lễ 2



https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09770.jpg
Nhưng càng về sau hẳn Động Pharping sẽ chẳng bao giờ còn được bình yên nữa khi hàng chục căn nhà vẫn đang mỗi ngày được xây cất với tốc độ khá nhanh như mình nhìn thấy hôm nay..

tuanfreedom
09-05-2012, 23:31
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu14.jpg

Nụ cười Nepal: Cô bé này đang có vài phút nghỉ ngơi sau khi vác gạch và xúc cát xây nhà, phụ nữ ở đây việc gì cũng làm được, đặc biệt các công việc nặng nhọc.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu15.jpg

Tương lai nào chờ em phía trước? Hẳn chưa bao giờ em được đến trường như những bạn bè đồng lứa.

Sau này, hễ nhớ tới nỗi cơ cực của Phụ nữ Nepal, tôi không bao giờ quên được những hình ảnh phụ nữ khuân vác dọc đường phục vụ du khách. Cảm ơn Trung Toàn đã chụp thêm được nhiều tấm ảnh thể hiện nỗi vất vả của họ. Những ánh mắt thật buồn, lầm lũi đi trong nắng trong mưa.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_7065.jpg

Nào cùng xuất phát.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_7066.jpg

Vững bước lên đường.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_7068-1.jpg

Hàng nặng trên lưng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_7069.jpg

Nhưng mình chẳng ngại.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_7070.jpg

Dù hai mươi chuyến rồi...

tuanfreedom
10-05-2012, 23:08
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09774.jpg

Trên đường từ động Pharing trở về Kathmandu để ghé thăm Bảo tháp Boudhanath nằm ở vùng ngoại ô Thủ đô Kathmandu(sẽ giải thích ở phần sau), đoàn mình đã lần đầu tiên nếm mùi kẹt xe ở Kathmandu. Kẹt xe hẳn là một “đặc sản” của Kathmandu.
Giao thông ở đây thật là kinh khủng. Gần như lúc nào cũng kẹt. Tài xế ở đây hẳn là giỏi nhất thế giới chứ không phải là lái xe ở Sài Gòn hay Hà Nội như người phương tây vẫn bầu chọn và người Việt cũng đồng ý suốt mấy thập niên qua. Đường sá ở đây khá nhỏ, xấu. Những con lươn bê tông dùng làm dải phân cách chỉ là một vài đoạn bê tông được đúc xấu xí, nằm rải rác, không thẳng hàng, cũng không kết nối liền lạc với nhau, trông rất lộn xộn. Xe máy và xe bus chạy rất ẩu. Bụi đường mù mịt. Có một điều đáng ngạc nhiên nhất là dù kẹt xe hàng nhiều giờ đồng hồ nhưng khuôn mặt của các bác tài lúc nào cũng có vẻ rất điềm tĩnh, không hề tỏ vẻ nóng nảy, sốt ruột, bóp còi inh ỏi..hay thậm chí là nổi khùng rồi chửi bới lung tung như các bác tài tôi vẫn gặp khi kẹt đường ở Việt Nam. Đoàn chúng tôi phải thường xuyên xuống xe đi bộ mấy cây số liên tục là chuyện thường ngày. Lúc kẹt nặng có hẳn 5-6 chiếc xe nằm dàn ngang cả mặt đường, tệ hơn Sài Gòn nhiều lần.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09777.jpg

Kẹt xe 1


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09775.jpg

Kẹt xe 2


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09776-1.jpg

Kẹt xe 3


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu16.jpg

Một Ngôi Làng Nepal trên đường từ Kathmandu đi Pharping thăm động lang-Le-Sho nơi Đức Liên Hoa Sinh đã từng tu tập.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu17.jpg

Một kiểu nhà của người Nepal dọc đường đi..(hẳn nhiều gia đình cùng sống chung ở đây?)


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_6923.jpg

Trở lại với phố phường Kathmandu.

tuanfreedom
10-05-2012, 23:27
Buổi chiều ngày thứ hai tại Kathmandu, sau khi đã thoát được nạn kẹt xe đoạn Pharping, cả đoàn háo hức đến thăm ngài Drupon Sonam Jorphel Rinpoche, một vị lạt ma cao quý thuộc dòng Drikung Kagyu. Một số thành viên trong đoàn đã có nhiều năm tu tập Kim Cương Thừa nên họ đã bố trí cuộc gặp này ngay những ngày đầu chuẩn bị cho chuyến đi. Ở Việt Nam người ta hẳn thường chỉ biết đến mỗi Ngài Đạt lai Lạt Ma của Tây Tạng vì Ngài quá nổi tiếng nhờ các phương tiện truyền thông khắp thế giới. Sau khi đọc nhiều tác phẩm viết về Tây Tạng, Ấn Độ như “Hành trình về Phương Đông”..mình mới hiểu thêm rằng dọc theo suốt chiều dài dãy Hymalaya này với các xứ sở như Nepal, Tây Tạng, Ấn Độ, Bhutan..có hàng ngàn vị Lạt ma cao quý khác. Mỗi vị đều là những bậc thầy tâm linh vĩ đại với một sứ mệnh cao cả dù họ không nổi tiếng, không được nhiều người biết đến như Đạt Lai Lạt Ma. Thậm chí những vị đã từng là Thầy của Dalai Lama thứ XIV như Ngài thánh tăng Trulshik Rinpoche, một bậc thầy vĩ đại của thời đại, người được coi là người thừa kế tinh thần của một vài vị Lạt ma cao cấp phái Nyingma như Dilgyo Khentse Rinpoche. Ngài Dilgyo Khentse Rinpoche cũng là thầy dạy của rất nhiều những vị thầy lớn bao gồm cả đức Dalai Lama thứ XIV, Đức Karmapa thứ XVI. Ở Việt Nam, nay người ta đã biết đến Ngài qua tự truyện “Trăng Kim Cương”. Mới đây khi gặp anh Nhân-Chị Bình mình còn biết thêm Ngài là thầy dạy của vị Matthieu Ricard qua tác phẩm ảnh đẹp mê hồn về xứ sở Bhutan huyền thoại với những ảnh chụp chân dung Ngài rất sinh động. Matthieu Ricard thì khá được biết đến ở Việt Nam qua các tác phẩm “Cái vô hạn trong lòng bàn tay” viết chung với giáo sư Thiên văn học nổi tiếng Trịnh Xuân Thuận.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu18.jpg

Đây là con hẻm dẫn vào nhà Ngài Sonam Rinpoche..Dù mức sống ở Nepal còn khá thấp, học sinh Nepal luôn mặc đồng phục rất đẹp, đặc biệt là thắt Cravat.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu19.jpg

Đố bạn biết ai đang đảnh lễ Ngài Drupon Sonam Jorphel Rinpoche

Khác với trong trí tưởng tượng của mình, Ngài Sonam lại sống trong một căn hộ chung cư cao tầng rộng nhưng khá cũ gần khu Bảo tháp Boudhanath. Ngài tiếp đón chúng tôi một cách khá thân tình với bánh ngọt, trà, và trái cây. Trông Ngài quá đỗi hiền từ và thân thiện. Ngài trò chuyện với đoàn bằng tiếng Anh với phát âm khá rõ. Chính Ngài đã 3 lần đi Kora quanh Ngân Sơn. Ngài đã tặng chúng tôi các câu thần chú để đọc khi lên đường và cũng không do dự khuyên ai nên ở lại vì rằng không nhất thiết phải đi trọn Kora nếu sức khỏe không cho phép. Ngài làm phép cho những chiếc khăn, các loại Pháp khí mà anh chị em mang theo. Mình chẳng chuẩn bị mua được gì nên liều lĩnh mở chiếc đồng hồ đeo tay lên để Ngài ban phước thế mà cũng được. Ngài không quên tặng thêm mỗi người một nhúm hạt thuốc gọi là “Dharma pills” và dặn dò cách dùng kỹ lưỡng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu20.jpg

Bảo tháp Boudhanath nằm ở vùng ngoại ô Thủ đô Kathmandu-Nepal. Boudhanath là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo quan trọng nhất tại Nepal và là một trong bảy kỳ quan của Phật giáo thế giới. Bốn cặp mắt Phật luôn được nhìn thấy từ bốn hướng Đông-Tây-Nam Bắc và gần như là biểu tượng của Đất nước Nepal.Sau năm 1959, nhiều người dân Tây Tạng đã đến định cư ở khu vực xung quanh bảo tháp Boudhanath. Và ngày nay, cộng đồng người Tây Tạng phát triển khá lớn mạnh ở khu vực lân cận bảo tháp Boudhanath tại Kathmandu, cùng với đó là sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng, nhiều tu viện và các trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng được thành lập Mình đã cùng hàng ngàn hàng tín đồ từ khắp nơi trên thế giới đổ về để đi nhiễu thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ xung quanh bảo tháp, cùng nhau trì chú "Om Mani Padme Hum" và quay bánh xe cầu nguyện. Người ta nói rằng ai đi nhiễu được nhiều vòng xung quanh Bảo Tháp này thì sẽ được công đức vô lượng. Mình chợt nghĩ, công đức hẳn nếu có mình sẽ được hưởng trong tương lai. Nhưng hiện tại, với những người dân sống quanh bảo tháp với rất nhiều cửa hàng ăn uống, khách sạn, tiệm bán những tác phẩm nghệ thuật, đồ trang sức và hàng thủ công mỹ nghệ của Tây Tạng...thì họ được hưởng "công đức" quá nhiều rồi vì ngày nào cũng có hàng ngàn hàng vạn du khách từ khắp mọi miền của Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng và nhiều nước khác trên thế giới đổ về đây tham quan, chiêm bái thánh tích Phật Giáo này. Ngay tới hàng vạn con bồ câu sống ở đây cũng được hưởng quá nhiều phước đức nữa là..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC00559.jpg

Hàng quán quanh khu vực Tháp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC00445.jpg

Một cửa hàng bán đồ Pháp khí cạnh Bảo Tháp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09803.jpg

Một ngôi chùa lớn gần khu Bảo tháp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/2-Kathmandu22.jpg

Và Nụ cười Nepal 2(lai Tây??), Xin tạm biệt Kathmandu...Mai mình lên đường đi Tây Tạng. Khuya quá rùi. Đói bụng nữa. Ngủ một giấc để mai còn sức leo núi..Sau khi đến Ngân Sơn mình sẽ còn trở lại Kathmandu và đi thăm Cố đô Patan.

tuanfreedom
10-05-2012, 23:30
Khởi hành đi Tây Tạng, bắt đầu từ Kathmandu(1300m), lên thị trấn biên giới Kodari-Nepal, qua cầu biên giới tới thị trấn Zhangmu-Tây Tạng(2300m) và bò lên Nyalam(3750m).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_9099.jpg

Vừa ra khỏi thung lũng Kathmandu, ta sẽ bắt gặp những triền đồi thoai thoải, nơi người dân vẫn rải rác làm nhà sinh sống giống như rất nhiều ngọn núi khác ở Nepal. Cảnh vật thật bình yên. Mình cứ liên tưởng tới con đường từ Bảo Lộc lên Đà Lạt với những rừng chè xanh ngắt dọc đường đi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam0A.jpg

Thác Bhote Koshi nhiều đoạn chảy dọc the con đường Arniko từ thung lũng Kathmandu lên vùng cao biên giới.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam16.jpg

Những đoạn này còn nhìn thấy thác nước, rất nhiều đoạn khác vách núi dựng đứng có cảm giác như động không đáy..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam1.jpg

Arniko Highway là đây. Nếu chỉ đọc sách báo và nghe chữ Arniko Highway hẳn mọi người sẽ hình dung ra một đại lộ thênh thang nhỉ. Đây có lẽ là con đường tệ nhất mà mình từng đi qua(dĩ nhiên không bàn tính đến cảnh đẹp hai bên đường bạn nhé). Arniko Highway là con đường độc đạo từ Kathmandu lên biên giới Tây Tạng với đa số đoạn là một bên là vách núi gần như dựng đứng, một bên là thác sâu không thấy đáy. Thác chảy từ trên cao xuống dội ngang qua đường. Đoàn mình đã đi bộ mấy km liền qua những đoạn lầy lội như thế này. Khổ cho một số chị em khi phải dò dẫmđể tìm đúng hòn đá đặt chân mà vượt qua "suối ngang đường". Một số bạn khuân vác Nepal không tốt đã tranh thủ kiếm tiền khách ở những nơi như thế này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09828.jpg

Khâm phục những nữ du khách Phương Tây đã vượt qua những cung đường lầy lội này


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09830.jpg

Công nhân Cầu đường Việt Nam hẳn không đến nỗi khổ thế này. Việc đảm bảo cho tuyến đường được thông suốt là điều quá khó khăn với họ.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_9089.jpg

Sắp vượt qua được đoạn đường gian khó này rồi.

tuanfreedom
10-05-2012, 23:33
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam10.jpg

Cuối cùng thì cũng vượt qua được những cung đường đau khổ. Mọi người lại thở phào nhẹ nhõm và hồ hởi lên đường..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_9096.jpg

Thêm những đoạn đường nguy hiểm. Qua cầu rồi mình vẫn thấy ớn lạnh sống lưng..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_1576.jpg

Phải vượt qua nhiều vách núi, những thác nước nhỏ này mới hòa mình vào với Suối mẹ Bhote Koshi sâu thẳm dưới kia.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam8.jpg

Những vách núi dựng đứng..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam7.jpg

Trên đoạn đường này, chúng tôi đi qua một địa điểm khá nổi tiếng dành cho dân ưa nhảy Bungy. Trước kia, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe đến loại hình thể thao mạo hiểm này nhưng nay mới tận mắt chứng kiến. Trên tivi tôi đã từng xem người ta nhảy Bungy từ các cây cầu xuống sông hoặc biển. Người nhảy được buộc dính vào một đầu dây có độ đàn hồi cao, đầu day bên kia cố định vào thành cầu. và thế là họ thực hiện một cú nhảy rơi tự do hàng trăm mét. Hẳn cảm giác có được phải tuyệt vời làm sao. Người ta nói nhảy Bungy còn hồi hộp hơn cả nhảy dù với đoạn đường đầu rơi tự do chưa mở dù. Vì nhảy Bungy có vẻ nguy hiểm hơn nhiều. Các chàng trai cố gái thả mình tự do cho thậm chí cho đến lúc đầu ngập vào trong nước rồi mới kéo lên. Ngay vào buổi sáng sớm xuất hành đi Tây Tạng, ghé một quán ăn sáng bên đường, mình đã được gặp nhiều bạn từ Châu Âu, bỏ ra mấy ngàn đô la để đến thác nước Bhote Koshi này chỉ để thực hiện mấy cú nhảy Bungy rồi lại đáp máy bay về nước. Trên đời quả là có nhiều chuyện thú vị và ngạc nhiên. Tại đây, độ cao nhảy ước chừng hơn 160m, một độ cao đáng kể để đảm bảo tạo ra “khoái cảm” cho người nhảy.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_9148.jpg

Một cú nhảy Bungy(photo)


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_9149.jpg

Làm thêm cú nữa rồi bỏ nghề bungy thôi, đã tốn tiền quá trời còn phải giành nhau xếp hàng nữa chứ..Bực

tuanfreedom
14-05-2012, 13:29
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam12.jpg

Bữa cơm trưa tại một nhà hàng gần thị trấn Biên giới Kodari. Người ta thường ăn cơm(chan) với Yagourht. Ăn xong khoảng 15 phút sau lại thấy đói rùi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam14.jpg

Kodari đây rồi. Vậy là mình chuẩn bị được vào đất Tây Tạng. Mình sẽ kể chi tiết hơn về vấn đề làm thủ tục xuất nhập cảnh ở hai bên cửa khẩu này vài hôm sau. Có nhiều chuyện thú vị để kể lắm.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam11.jpg

Bộ đội biên phòng Nepal tại cửa khảu biên giới Kodari.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam2.jpg

Cây cầu nối hai nước Nepal và Tây Tạng(Trung Quốc).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/3-KathmandutoNyalam3.jpg

Đặt chân lên đất Tây Tạng. Hình ảnh đầu tiên vẫn là những người phụ nữ khuân vác dồn hết sức nặng vào đầu và lặng lẽ di chuyển. Có những cô bé mình ước đoán chỉ chưa đầy 15 tuổi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_1574.jpg

Thị trấn Zhangmu(2300m)-sẽ viết bổ sung thông tin về Zhangmu sau..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_7114.jpg

Đoạn đường từ Kodari đến Zhangmu dù chỉ mấy chục km nhưng hẳn là đoạn gây cảm giác hồi hộp nhất cho du khách. Hồi nhỏ, tối tối mình vẫn hồi hộp chờ xem “Tây Du Ký” với hành trình gian nan khổ ải của Thầy trò Đường Tăng. Họ cũng trèo đèo vượt suối qua những cung đường cực kỳ nguy hiểm. Họ từng vượt qua những cái “động không đáy”. Giờ này đi mình cũng đang đi trên miệng của những cái động không đáy này. Có điều dù không phải đi bộ, mệt mỏi như Thầy trò đường tăng, nhưng đoàn mình lại đang chịu sự nguy hiểm gấp bội phần vì đang giao hẳn sinh mạng cho một bác tài Nepal trên chiếc xe bus. Bên phải là một những vách núi dựng đứng, cao ngất. Bên trái là vực sâu không nhìn thấy đáy. Đường lại quanh co, uốn lượn. Chỉ cần xe chạy quá tốc độ một chút, bác tài ngủ gật vài giây hay một biến cố nhỏ bất thường xảy ra…, xe sẽ rất dễ dàng lao ngay xuống vực và như thế thì giấc mơ Ngân Sơn vẫn mãi mãi chỉ là một giấc mơ thôi.

tuanfreedom
14-05-2012, 13:44
Chúng tôi đến Thị trấn Nyalam vào một buổi chiều muộn. Nyalam là nơi bắt đầu cho chúng tôi cảm nhận rõ nét về Tây Tạng. Không như sự thoáng đãng, dễ chịu ở Zhangmu, mọi thứ ở Nyalam đều khác hẳn, mang một đặc trưng rất Tạng. Thời tiết khó chịu vô cùng. Nhiều anh chị em trong đoàn đã bắt đầu cảm thấy khó thở, mệt mỏi, đau đầu và gần như kiệt sức. Các chị hầu hết đều nằm vật lên giường trong trạng thái mệt mỏi rã rời. Không khí lạnh kéo về rất nhanh khi trời sẩm tối. Đây là đêm đầu tiên của một chuỗi ngày dài(10 ngày) mất ngủ triền miên của mình. Mỗi đêm khá nhất mình chợp mắt được khoảng vài tiếng. Dù đã được cảnh báo là hầu như mọi người khi lên đến độ cao trên 3000m đều gặp phải triệu chứng khó ngủ nhưng tôi không thể hình dung nổi nó lại đáng sợ đến thế này. Dù(ước tính) là chợp mắt được vài giờ nhưng hầu như giấc ngủ không sâu. Đầu cứ nghe ong ong suốt đêm. Cổ họng mình đặc cứng lại đến mức khó nuốt nổi nước bọt. Áo mặc đến ba bốn lớp đủ mọi chủng loại và đắp thêm hai cái chăn lên rồi mà đêm mình vẫn cảm thấy lạnh buốt đến tận xương tủy. Không khí loãng khiến người ta rất khó thở. Hít vào thở ra quả thật là nặng nhọc.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/DSC09926.jpg

Một góc phố tại Nyalam.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/4-Nyalam1.jpg

Mỗi phòng được bố trí cho bốn người ngủ chung. Việc đi vệ sinh thì quả là đáng sợ. Bạn nào mà bụng dạ không ổn định thì đi Tây Tạng sẽ khổ sở vô cùng. Đêm lạnh lẽo, lọ mọ một mình dậy mở cửa phòng hướng về nhà vệ sinh bẩn thỉu cách phòng khá xa làm mình hễ nghĩ tới lại thấy ớn lạnh. Cũng may tại Nyalam này, Nhà vệ sinh vẫn được bộ trí chung trong một dãy nhà và vẫn còn có nước để sử dụng. Đây là điểm cuối cùng của hành trình mà khách còn được xài nước khá thoải mái. Kể từ Saga nước rất hiếm, điện cũng chị có mỗi đêm vài giờ. Đến tận bây giờ tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao thân thể mình lại chịu đựng giỏi như vậy. Trời rất lạnh, không khí loãng, điều kiện vệ sinh rất tồi tệ, nước quá lạnh nên tôi cũng bỏ luôn việc đánh răng và tắm từ hôm này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/4-Nyalam1C.jpg

Hành lý gọn gàng. ba lô thì mình tự mang, còn túi lớn đựng đồ thì được chất lên xe tải chạy trước, đến khách sạn mới mang vào. Mình sẽ nhớ mãi con số 1808 này..

Chúng tôi được nghỉ thêm một ngày tại Nyalam để làm quen với thủy thổ Tây Tạng và tập leo núi. Sau một đêm vật vã vì mất ngủ thì sáng sớm hôm sau mình vẫn phải cùng đoàn theo chân các bạn Sherpa để tập leo núi. Thử thách đầu tiên chính là ngọn núi ngay sau lưng khách sạn có độ cao tuyệt đối khoảng 400m(leo từ Nyalm-3700m lên đỉnh núi-4100m). Khá nhiều anh chị em đã phải bỏ cuộc trong lần thử thách này vì không đủ sức. Núi khá dốc và chúng tôi nặng nhọc nhấc từng bước chân, động viên nhau vượt qua cuộc tập dợt này nhằm chuẩn bị cho chuyến Kora lịch sử trong những ngày tới. Dù khá mệt nhọc cuối cùng cũng khá đông anh chị em đã lên tới đỉnh, hạnh phúc vì đã chiến thắng trận đầu.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/4-Nyalam10.jpg

Thị trấn Nyalam(3750m) nhìn từ đỉnh núi gần bên(4150m). Nyalam là một thị trấn nhỏ với hơn trăm nóc nhà. Trong suốt hành trình từ Kathmandu lên Kailash đoàn cũng chỉ đi qua 6 thị trấn, Không kể Kodari và Zhangmu ở sát biên giới, thì còn bốn thị trấn là Nyalam, Saga, Paryang và cuối cùng là Darchen. Saga và Darchen khá sầm uất hơn tí. Dọc đường từ biên giới lên tới Darchen hầu như không thấy người dân sinh sống. Xe chạy rất ít gặp người, thậm chí cũng hiếm gặp cả xe chạy cùng chiều hay ngược chiều. Sau này trên đoạn đường từ Nyalam đi Saga ta sẽ thấy đường đi thăm thẳm, chỉ có núi, tuyết. Cây cối hầu như rất ít. Thú vật chim muông cũng ít gặp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/4-Nyalam2.jpg

Hoa bụi trên đỉnh Hymalaya 1


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/4-Nyalam3.jpg

Hoa bụi trên đỉnh Hymalaya 2


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/4-Nyalam8.jpg

Hoa bụi trên đỉnh Hymalaya 3

tuanfreedom
14-05-2012, 21:59
Sau một buổi sáng tập leo núi, một buổi chiều tự do dạo phố và mua sắm ở Nyalam và đặc biệt là thêm một đêm mất ngủ nữa, sáng hôm sau mình cùng đoàn khởi hành đi tới một nơi còn khắc nghiệt hơn nhiều lần so với Nyalam. Đó chính là thị trấn Saga ở cao độ 4600m. Đây là chặng đường dài nhất giữa các đợt nghỉ ngơi của hành trình:375km. Một chặng đường quá dài trong một điều kiện khí hậu quá ư là khắc nghiệt, nhưng đổi lại khách hành hương được ngắm gần như toàn cảnh cao nguyên Tây Tạng với mọi vẻ đẹp diệu kỳ của nó. Mình như bị mê hoặc suốt hành trình này. Chẳng còn cách nào tốt hơn để cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của Hy Mã Lạp Sơn bằng cách tự mình đi xuyên qua nó, để cho mọi giác quan của mình được ngất ngây vì nó.

Hãy một lần rong ruổi trên những nẻo đường Tây Tạng bạn mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp linh diệu của xứ sở lạ kỳ này. Mỗi cung đường đều khiến bạn phải bật kêu lên thành tiếng trong vẻ phấn khích đến cực độ “Trời, đẹp quá…, lạ quá chừng..”. Bạn đang ngồi bên này, đang chìm đắm trong một giấc mơ dài với những gì bạn chưa bao giờ thấy trong đời thực, chợt bạn giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng kêu ú ớ, thất thanh của những người cũng đang “mê ngủ” xung quanh. Cả xe lại nháo nhào lên, đổi chỗ cho nhau. Lúc nào bạn cũng muốn xe chạy chậm lại, chậm lại để nuốt trọn từng hình ảnh, từng khoảnh khắc. Nhưng làm sao bạn có thể ôm trọn hết mọi thứ của cuộc đời này. Cảnh quan quanh bạn biến đổi liên tục. Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán trước được những gì sắp xuất hiện phía trước. Bạn đã từng xem phim hành động Mỹ và luôn phải hồi hộp vì diễn biến của nó. Cho đến phút cuối cùng bạn mới biết được ai là ai, không như bạn nghĩ trong suốt quá trình theo dõi. Thiên nhiên Tây Tạng cũng làm bạn luôn phải ngạc nhiên. Bạn đang thấy dãy núi có màu xanh, chỉ ít giây sau, nó chuyển sang màu vàng, nâu, nâu đỏ rồi đỏ sẫm, xám, xám đen trong cự ly chỉ vài km. Xa xa là những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa quanh năm, mà hầu hết trong số đó hẳn chưa bao giờ có bàn chân con người đặt tới. Những dòng suối nhỏ trông như một dải lụa trắng dài xuất hiện bất ngờ giữa những hẻm núi rồi thả mình vào dòng Yarlung Tsangpo vĩ đại mà người ta ví là “Everest của những con sông”. Bạn như đang đi trên một nơi nào đó bình yên ngoài vũ trụ chứ không phải ở Trái đất suốt ngày âm ỉ với khói lửa chiến tranh này. Và ai cũng mong một ngày được trở lại …


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga36.jpg

Núi đang màu xanh,


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga3.jpg

chuyển sang vàng nâu,


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga5.jpg

rồi tới màu nâu đỏ,


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga5.jpg

rồi màu đỏ sẫm


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga6.jpg

Và màu xám với cấu trúc như khối than tổ ong.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga7.jpg

Những cung đường quanh co được thảm bê tông nhựa rất đẹp. Còn một đoạn nữa là tới đèo Thong Lao.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga9.jpg

Đèo Thong La ở cao độ 5200m, điểm cao nhất của cung đường này. Qua đèo này khoảng mấy chục km nữa là chúng tôi rẽ vào một con đường đi tắt bằng đất chứ không còn là đường nhựa nữa.

tuanfreedom
14-05-2012, 23:14
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_7563.jpg

Con đường tắt đi nhanh tới Saga không có tên trên bản đồ chính là nó đây. Đường xa tít tắp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga35.jpg

Con đường tắt đi nhanh tới Saga không có tên trên bản đồ chính là nó đây. Hết qua thung lũng lại bắt đầu lên đèo.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_7844.jpg

Hết đường đất rồi lại vào đường nhựa. Chúng tôi(dù ghét) vẫn phải cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã bỏ cả núi tiền để xây dựng những siêu con đường chạy xuyên Tây Tạng. Nhờ đó mà cuộc hành hương của chúng tôi cũng đỡ nhọc nhằn hơn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga33.jpg

Núi tuyết trập trùng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga32.jpg

Một đoạn sông Yarlung Tsangpo(Brahmaputra) một trong bốn con sông lớn bắt nguồn từ Kailash, chảy từ "hàm ngựa".


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga29.jpg

Xung quanh đều là những đỉnh núi tuyêt trắng bao phủ quanh năm.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga24A.jpg

Bắt đầu xuất hiện vài ngôi nhà.

sbn
16-05-2012, 15:26
Vẫn đều đặn vào đọc topic của bạn, mong bạn dành nhiều thời gian để mọi người được xem chia sẻ của về hành trình hấp dẫn này :)(wait)

tuanfreedom
16-05-2012, 23:43
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga42A.jpg

Hiếm hoi lắm mình mới thấy được một cảnh đàn cừu bình yên gặm cỏ thế này. Suốt hành trình gần cả ngàn cây số, lâu lắm mới thấy được bóng người hoặc vật nuôi, thú hoang.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga37.jpg

Cũng dễ nhận thấy, hễ đoạn nào có xuất hiện màu xanh thì mình mới hy vọng được thấy thú và người.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga40.jpg

Bò Yak, loại vật nuôi phổ biến ở Tây Tạng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga41.jpg

Đường vẫn đang bám dọc theo dòng Yarlung Tsangpo.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga42.jpg

Yalung Tsangpo đoạn này khá rộng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga43.jpg

Và phía trên vẫn luôn là núi tuyết


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga47A.jpg

Hồ Peiku-Tscho luôn có màu xanh nước biển. Hồ ở cao độ 4591m, dài 27 km, chỗ hẹp nhất đo được 6km. Đây là một trong những hồ rất đẹp trên cao nguyên Tây Tạng.

tuanfreedom
16-05-2012, 23:51
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga55.jpg

Lâu lâu cũng có những đỉnh núi tuyết phủ vằn vện thế này, tuyết phủ theo khe, rãnh chứ không phủ đều.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga54.jpg

Những đỉnh núi tuyết từ rất xa


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga51.jpg

Vẫn ngoái lại nhìn hồ Peiku thêm lần nữa.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga52.jpg

Và vẫn không quên thò máy ảnh ra ngoài bấm thêm mấy tấm dù gió lạnh thổi ào vào xe làm các chị phải kêu lên.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga48.jpg

Sắp chia tay peiku.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga47.jpg

Peiku xa dần ngoài tầm mắt.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga46.jpg

Thêm một đoạn khác nữa của Yarlung Tsangpo hiện ra rồi..

tuanfreedom
16-05-2012, 23:53
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga26.jpg

Sắp tới điểm dừng chân nghỉ ngơi và ăn trưa rồi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga453.jpg

Những bữa ăn trưa được tổ chức ngay dọc đường đi. Vừa ăn vừa chuyện trò, ngắm cảnh và đương nhiêu là chụo ảnh..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga49.jpg

Gần tới Saga rồi đây. Bầu trời mây đen vần vũ kéo về.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga44.jpg

Thị trấn Saga đã dần hiện ra.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga43A.jpg

Chỉ cần qua chiếc cầu này nữa thôi là chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi sau 375 km dài đằng đẵng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga13A.jpg

Khu nhà hoành tráng nhất Saga đây rồi. Thị trấn Saga nằm ở độ cao 4640m, là thủ phủ của Quận Shigatse, Hạt Saga ở phía Nam Tây Tạng. Chữ Saga trong ngôn ngữ Tạng nghĩa là hạnh phúc, dễ thương, nên Saga Town còn được gọi là "happy land" hay "lovely place"..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga12.jpg

Và cái gọi là "khách sạn" của chúng tôi là như thế này đây..

tuanfreedom
17-05-2012, 00:02
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga14.jpg

Khách sạn tại Saga.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/5-NyalamtoSaga15.jpg

Bên ngoài nhìn te tua xơ mướp thế này nhưng bên trong trông không đến nỗi tệ.

tuanfreedom
17-05-2012, 00:08
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang7.jpg

1


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang6D.jpg

2


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang6B.jpg

3


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang6A.jpg

4


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang6.jpg

5


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang5.jpg

6


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang4.jpg

7

Kẹo Bạc Hà
17-05-2012, 08:17
Có phải anh hỏi điểm đặc biệt của bức ảnh kia là có quá nhiều chim đậu trên ấy, nhìn buổi tối không nhận ra được đâu là chim, đâu là lá cây :) bài viết rất hay, súc tích, mong được đọc thêm sớm

tuanfreedom
17-05-2012, 13:05
Dear các anh chị và các bạn. Những ngày quá bận rộn với "cơm áo gạo tiền", không viết được thì mình sẽ post ảnh. Những ngày ít bận hơn, mình sẽ "chăm chỉ" ngồi viết để kể lại một câu chuyện sinh động với hình ảnh minh họa cho các anh chị. Vậy nên, thỉnh thoảng nhớ lại thêm được điều gì..mình lại cập nhật và chỉnh sửa những đoạn viết trước cho nó phù hợp với hình ảnh đính kèm, và cũng là để cho câu chuyện được liền mạch, dễ theo dõi hơn. Mong các anh chị thỉnh thoảng lướt lại những trang trước nhé. Bạn nào đang Phượt thì nhớ ghi chép lại và viết càng sớm càng tốt. Vì để sau gần một năm mới viết như mình bây giờ thì cảm xúc đã bị bào mòn đi quá nhiều(chắc còn được 30% thôi). Ngồi hồi tưởng lại để viết quả thật là rất khó khăn, nản lòng và phải cần rất nhiều nỗ lực. Chúc mọi người vui vẻ. Trân trọng.

sbn
17-05-2012, 17:19
Dear các anh chị và các bạn. Những ngày quá bận rộn với "cơm áo gạo tiền", không viết được thì mình sẽ post ảnh. Những ngày ít bận hơn, mình sẽ "chăm chỉ" ngồi viết để kể lại một câu chuyện sinh động với hình ảnh minh họa cho các anh chị. Vậy nên, thỉnh thoảng nhớ lại thêm được điều gì..mình lại cập nhật và chỉnh sửa những đoạn viết trước cho nó phù hợp với hình ảnh đính kèm, và cũng là để cho câu chuyện được liền mạch, dễ theo dõi hơn. Mong các anh chị thỉnh thoảng lướt lại những trang trước nhé. Bạn nào đang Phượt thì nhớ ghi chép lại và viết càng sớm càng tốt. Vì để sau gần một năm mới viết như mình bây giờ thì cảm xúc đã bị bào mòn đi quá nhiều(chắc còn được 30% thôi). Ngồi hồi tưởng lại để viết quả thật là rất khó khăn, nản lòng và phải cần rất nhiều nỗ lực. Chúc mọi người vui vẻ. Trân trọng.

Việc để lâu mới viết dĩ nhiên ít nhiều làm mai một cảm xúc. Nhưng bạn cứ lướt qua những topic rủ rê đang sôi sục, xem lại ảnh hành trình của mình, sẽ là khoảng thời gian để sống lại rất ý nghĩa. Và biết đâu cảm xúc lại có nhiều nhen nhóm mới(c)
Vậy nên cứ viết thôi, một chuyến đi để đời thế cơ mà. Có nhiều ng không chỉ tớ vẫn luôn dõi theo từng bài của bạn(beer)(beer)(beer)

tuanfreedom
17-05-2012, 18:58
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang3A.jpg

Đường vào Tu viện Zhadun.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang3.jpg

Tu viện Zhadun(nhìn từ mặt chính diện).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang8.jpg

Cửa ngõ vào Paryang

tuanfreedom
17-05-2012, 19:00
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang0.jpg

Khách sạn Payang nơi chúng tôi ở.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang1.jpg

Khu vực "khách sạn" đang được xây dựng dở dang.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/6-Saga%20to%20Paryang/6-SagatoParyang2.jpg

Chơi đùa cùng các em bé Tạng..

tuanfreedom
18-05-2012, 08:42
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar10.jpg

1


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar12.jpg

2


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar11.jpg

Mua bán lông thú


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar11A.jpg

4

jennyho
18-05-2012, 10:45
Mình vừa order cuốn "Đường xa nắng mới" của bác Nguyễn Tường Bách và vẫn theo dõi topic này. Cũng hi vọng một ngày đặt chân đến Kailash huyền thoại. TFS.

tuanfreedom
18-05-2012, 22:05
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar28.jpg

Mình rất thích nhìn mây trời Tây Tạng, kể cả lúc màu trời xanh ngắt hay với một màu đen u ám. Mình cứ như sống lại tuổi thơ trong những buổi trưa hè chói chang ở vùng gió Lào quê mình vậy. Trời nắng như "chó táp vào mặt" thế nhưng bọn mình vẫn cứ lang thang giữa đồng với đủ trò chơi trốn tìm, bắt rắn mối, thằn lằn rồi đem nướng ăn, ăn trộm trái cây nhà hàng xóm, rình mấy tổ chim non...Những mùa hè rực lửa trong những năm tháng tuổi thơ tưởng đã ngủ quên nay lại ào ạt chảy về...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar27.jpg

1

tuanfreedom
22-05-2012, 15:46
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/8-ManasarovartoDarchen6.jpg

Khách sạn Jangjin, ngay cạnh bờ hồ Manasarovar, nơi chúng tôi có một đêm dễ ngủ hơn nhờ có thêm ôxy từ mặt hồ.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/IMG_2164.jpg

Mình sẽ nhớ mãi dãy phòng khách sạn này. Khách sạn nằm rất gần với bờ hồ nên không khí thoáng mát, dễ thở hơn nhiều so với ở Saga hay Nyalam. Các anh chị đã từng tu tập thì ra bờ hồ ngồi thiền định. Mấy bạn trẻ hơn thì đi dạo cạnh hồ, phía trước, phía sau khách sạn, và hễ thậy mỏi chân, hơi thấm mệt lại vòng ngay về khách sạn ngả lưng để nghỉ ngơi rồi lại đi tiếp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/DSC00147.jpg

Trước khi đến khách sạn, Lần đầu tiên mình đã nhìn thấy Hồ Thiêng từ xa.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar22.jpg

Và đây, Manasarovar "bằng da bằng thịt" đã hiện ra trước mắt mình chứ không phải là những mô tả của Govinda nữa. Hàng trăm hàng ngàn tấm ảnh đã được các thành viên trong đoàn thi nhau chụp. Đặc biệt Trung Toàn đã bỏ cả buổi chiều chỉ để mỗi chụp ảnh. Đến tối, Toàn đã bắt đầu bị ốm nặng hơn. Nhiều tấm ảnh về Manasarovar mình đành phải xin phép Toàn để post bổ sung vào đây vì không muốn bỏ tấm nào hết.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar25.jpg

Một góc Hồ Thiêng


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar14.jpg

Mình vẫn chưa xác định được đây có phải là Thiên Nga hay Hải Âu. Buổi chiều, rất nhiều cánh chim bay lượn trên mặt hồ. Mình chợt nhớ một bài hát rất hay của Đức Huy..."Bay đi cánh chim biển hiền hòa...".


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar23.jpg

Vỗ cánh bay đi, hỡi những cánh chim tự do..(tự do là từ đẹp nhất trong Tiếng Việt và freedom chắc chắn là từ đẹp nhất trong Tiếng Anh rùi...)

tuanfreedom
24-05-2012, 23:08
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar24.jpg

Hồ đẹp quá, chẳng biết diễn đạt như thế nào bằng lời nữa. Cũng chẳng biết chú thích gì đây. Thôi cứ để hình ảnh nói thay vậy...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar13.jpg

1


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar18.jpg

2


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar17.jpg

3


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar8.jpg

4


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar9-1.jpg

Thảm cỏ ven bờ Hồ tuyệt đẹp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/Tiptclnng.jpg

Mình lang thang chụp hàng trăm tấm ảnh trước khi xuống tắm.

tuanfreedom
28-05-2012, 00:35
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/8-ManasarovartoDarchen1.jpg

Tu viện Chiu Gompa, một tu viện vô cùng nổi tiếng tọa lạc ngay gần Hồ Manasarovar. Người ta còn gọi Chiu Gompa là Tu viện Chim Sẻ(Sparrow Monastery). Tương truyền Ngài Liên Hoa Sinh có bảy năm thiền định ở nơi này. Chiu Gompa chỉ còn cách Kailash 33km nghĩa là chúng tôi đã bỏ xa Pharping cả ngàn cây số. Pharping nằm ở phía Tây Nam và cách Kathmandu 20km. Ngài đã từng tu tập tại Pharping rồi qua Tây Tạng để đến Chiu Gompa này. Mình kinh hoàng nghĩ tới quãng đường mà Ngài đã vượt qua. Kể ra các Ngài chọn chỗ tu tập cũng "khôn" quá chừng. Chỗ nào cũng có phong cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/IMG_2147.jpg

Phía bên trong Tu viện


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/IMG_2148.jpg

Người Tạng từ nhiều vùng quê vẫn thường đổ về Chiu Gompa hàng năm.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/8-ManasarovartoDarchen4.jpg

Mình chụp ảnh cho gia đình này. Hẳn đây cũng là lần đầu tiên trong đời họ "được" chụp ảnh, được biết khuôn mặt của mình có hình hài ra sao(sau khi nhìn thấy ba người kia trong ảnh thấy giống với bên ngoài họ cứ ngẩn ngơ ra mãi, hy vọng họ đoán được người cuối cùng trong ảnh là chính bản thân mình?).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/IMG_2155.jpg

Một vị Tu sĩ trong Tu viện.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/8-ManasarovartoDarchen3.jpg

Kinh sách rất nhiều trong tu viện, tất cả đương nhiên đều viết bằng tiếng Tạng. Mình cứ hình dung ra cảnh Tàng Kinh Các trong phim võ hiệp. Liền ngay đó lại tưởng tượng ra cảnh hàng vạn Hồng vệ Binh Trung Quốc đã đốt sạch hơn 5000 tu viện cùng toàn bộ kinh sách trong những năm 59.(ở gần tu viện Zhadun, nếu mình nghe không nhầm thì anh chàng hướng dẫn viên người Tạng nói rằng trước năm 1959, Tây Tạng có hơn 6000 tu viện, sau đó chỉ còn lại khoảng 1000).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/8-ManasarovartoDarchen5.jpg

Không biết mấy người còn đọc những kinh sách này??

tuanfreedom
28-05-2012, 01:15
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/ChiuGompa.jpg

Vị trí của Chiu Gompa trong tương quan với Hai Hồ Thiêng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/7-ParyangtoManasarovar2.jpg

Tu viện Chiu Gompa nhìn từ xa.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/IMG_2138.jpg

Mình liều lĩnh leo lên tận đỉnh Chiu Gompa. Quãng đường đi bộ leo dốc từ Khách sạn đến chân Tu viện cũng đã là quá khó nhọc với nhiều người. Mình cũng vậy, tới chân Chiu Gompa thì phải dừng lại thở hồng hộc. Nhưng cơ hội khám phá Chiu Gompa đâu dễ dàng có được. Đành gắng hết sức mình đi cho hết một vòng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/IMG_2131.jpg

Hồ Manasarovar nhìn từ đỉnh Chiu Gompa...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/IMG_2132.jpg

Những con đường vẫn tiếp tục dược xây dựng quanh khu vực này..Rồi chỉ mấy năm nữa thôi, khi quay lại nơi này hẳn mình sẽ phải ngạc nhiên nhiều vì sự thay đổi nhanh chóng của nó. Hễ ở đâu có dấu chân con người đặt đến thì rồi chính nó sẽ bị con người biến đổi, mà đa phần là theo chiều hướng xấu đi...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/IMG_2126.jpg

Một nhà vệ sinh "lộ thiên" ngay bên hông Chiu Gompa. Đây là nơi mình cảm thấy "thoải mái" nhất trong tất cả các nhà vệ sinh trong suốt hành trình đi xuyên Hy Mã..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-Manasarovar%20to%20Darchen/DSC00164.jpg

Còn hạng nhì ắt phải thuộc về cái này, tọa lạc gần khu vực bờ hồ..Ngoài việc sử dụng "khách sạn" hạng nhất phía trên và hạng nhì ở đây thì mình cũng tranh thủ xài thêm khách sạn thiên nhiên nữa. Tuy nhiên việc "thiên nhiên" là rất hồi hộp vì rất dễ bị chó Ngao vây hãm. Ở Hồ này. một buổi sáng nọ, không hiểu có chuyện gì. Hàng trăm con chó ngao rú lên và hàng loạt chạy lên đỉnh đồi phía bên phải tu viện Chiu Gompa, ngay trước lúc đoàn mình xuất phát lên tu viện. Mình đang "thiên nhiên", bơ vơ một mình ở khá xa khách sạn(tính mình vẫn vậy, lúc nào cũng muốn đi thật xa mới được là sao nhỉ??). Lòng cảm thấy hơn ớn lạnh. Nếu tụi Ngao đói này mà trăm con cùng vây lại thì hỡi ôi còn gì là tuanfreedom.

tuanfreedom
29-05-2012, 06:43
Không giống như những khu vực khác trên suốt hành trình chỉ có mỗi cỏ bụi thấp là có thể sống và thích nghi được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, quanh Manasarovar cây cỏ mọc xanh tươi hơn và cao to hơn hẳn. Có một điều khá đặc biệt, bao quanh Tu viện Chiu Gompa cây cỏ lại tập trung nhiều hơn, cao hơn khu vực sát hồ.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_2161.jpg

1


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/8-ManasarovartoDarchen2.jpg

Cây lá trông thật nõn nà. Chỉ muốn làm một nồi canh bốc khói cho đã thèm thôi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_2162.jpg

Khu vực sát bờ hồ thì lại có nhiều hoa bụi màu tím nhỏ li ti thế này..

Demen
29-05-2012, 12:15
Cám ơn bạn chủ topic, tớ ra vào hàng ngày để đọc topic này

Nhưng đợi mãi bạn vẫn chưa "đi" tới Kailash :))

Năm ngoái tớ đi Tibet-Nepal rồi nhưng ko đi Kailash, nên rất thích bài về Kailash, chúc bạn sắp xếp được thời gian và post bài, coi chừng để lâu nguội mất cảm xúc thì uổng cho bạn đọc quá ;)

tuanfreedom
29-05-2012, 13:28
Cám ơn bạn chủ topic, tớ ra vào hàng ngày để đọc topic này

Nhưng đợi mãi bạn vẫn chưa "đi" tới Kailash :))

Năm ngoái tớ đi Tibet-Nepal rồi nhưng ko đi Kailash, nên rất thích bài về Kailash, chúc bạn sắp xếp được thời gian và post bài, coi chừng để lâu nguội mất cảm xúc thì uổng cho bạn đọc quá ;)
Cảm ơn chị Demen đã ủng hộ Topic nhiều như thế. Chủ topic cảm thấy áy náy vô cùng. Phần vì khá bận, phần nữa cũng vì mới tập viết nên hay phải quay lại sửa thông tin cho chính xác, sắp xếp ảnh cho logic.., cập nhật bổ sung bản đồ sao cho người đọc nhìn vào là hình dung ngay vị thế vô song của quần thể Kailash... Tuấn sẽ nỗ lực vừa tăng tốc để nhanh đến vòng Kora nhưng cũng vừa đảm bảo để mọi người theo dõi thật liền mạch câu chuyện tránh bớt phải chỉnh sửa vì sau này muốn sửa những phần đã "khóa" thì lại phải phiền nhiều tới moderator.:). Ngoài ra Tuấn lại còn cái bệnh la cà, tham lam, cảnh dọc đường thì đẹp, chuyện dọc đường lại hay nên cứ loay hoay mãi hôm nay mới bò lên tới Tu viện Chiu Gompa cạnh Hồ Manasarovar. Chuẩn bị dưỡng sức một tí rồi chạy vèo về Darchen và "đi" Kora thôi chị ơi. Mong chị vẫn cứ ủng hộ nhé, đừng "giận" mà say good bye luôn thì tội nghiệp. Phần Kora 3 ngày là phần quan trọng nhất, hồi hộp nhất chị ạ.

Cỏ dại
29-05-2012, 21:45
Phục bác Tuanfreedom quá. Post tiếp đi bác Tuấn !;)

Demen
29-05-2012, 23:15
Cảm ơn chị Demen đã ủng hộ Topic nhiều như thế. Chủ topic cảm thấy áy náy vô cùng. Phần vì khá bận, phần nữa cũng vì mới tập viết nên hay phải quay lại sửa thông tin cho chính xác, sắp xếp ảnh cho logic.., cập nhật bổ sung bản đồ sao cho người đọc nhìn vào là hình dung ngay vị thế vô song của quần thể Kailash... Tuấn sẽ nỗ lực vừa tăng tốc để nhanh đến vòng Kora nhưng cũng vừa đảm bảo để mọi người theo dõi thật liền mạch câu chuyện tránh bớt phải chỉnh sửa vì sau này muốn sửa những phần đã "khóa" thì lại phải phiền nhiều tới moderator.:). Ngoài ra Tuấn lại còn cái bệnh la cà, tham lam, cảnh dọc đường thì đẹp, chuyện dọc đường lại hay nên cứ loay hoay mãi hôm nay mới bò lên tới Tu viện Chiu Gompa cạnh Hồ Manasarovar. Chuẩn bị dưỡng sức một tí rồi chạy vèo về Darchen và "đi" Kora thôi chị ơi. Mong chị vẫn cứ ủng hộ nhé, đừng "giận" mà say good bye luôn thì tội nghiệp. Phần Kora 3 ngày là phần quan trọng nhất, hồi hộp nhất chị ạ.

Oài, demen vẫn lót dép chờ 3 ngày kora của bạn nè hihi, cố lên nhé

Mà bạn cảm xúc tới đâu viết & post hình luôn đi, sau này khi nào rãnh thì edit lại cũng đc, chứ loay hoay edit liên tục thì coi chừng cảm xúc bay mất vì edit cực quá :))

Như cái bản đồ phía trên bạn rinh nó về trang 1, nhưng cũng nên để ở chỗ cũ 1 cái sẽ hay hơn vì người đọc ko phải click về trang 1 ec ec

Mà thôi ko dám ý kiến ý cò gì đâu, bạn cứ làm việc của mình & rãnh thì update nhé, chỉ vì kailash huyền bí quá nên tớ nôn nóng hehe, sorry

tuanfreedom
30-05-2012, 12:41
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar26.jpg

Đây là "quả bom ô xy" mà một vài thành viên của đoàn đã phải dùng tới trong hành trình. Nhìn nó giống như nhiều quả bom khác còn rải rác trên đất Việt Nam mà lâu lâu ta lại thấy xuất hiện trên mặt báo(sau khi mất thêm vài mạng người nữa). Nó cũng giống như cái Bình ô xy trong các tiệm Hàn Gió đá dễ gặp ở Sài Gòn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/DSC00338.jpg

Anh Nguyễn Tường Bách từng lãnh nhiệm vụ "ôm bom" trong suốt một chặng đường dài từ Paryang trở về Zhangmu sau này. Trên đường trở về, vài thành viên trong đoàn ở trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm nên đoàn mình đã không còn thời gian thẩn thơ bên bờ Hồ Manasarovar thêm một ngày đêm như dự kiến ban đầu nữa. Trước đó, khá nhiều anh chị đã dự định sẽ thả mình vào nguồn nước thiêng ở hồ nhưng vì e ngại cho ba ngày Kora sắp tới nên họ đành "để dành" khi về sẽ tắm vì lúc đó sẽ an toàn hơn(vì đã đi Kora rồi, lỡ có đổ bệnh thì cũng bớt nguy hiểm??). Nhưng quả thật, ở độ cao 5000m này thì mọi thứ đều không thể nào lường được. Kora xong và được ngắm nhìn Kailash hiện ra hơn 15 phút, đoàn phải gấp rút khởi hành trở về và bỏ qua nhiều điểm dừng trong kế hoạch ban đầu để gắng hạ độ cao càng nhanh càng tốt. Mình(và vài bạn trẻ nữa) thì hẳn là "điếc không sợ súng" nên vẫn liều lĩnh tắm Hồ.

khonggiandoc
01-06-2012, 18:21
Đang đợi đọc và xem tiếp. Cảm ơn anh.

Vừa đọc xong Đường xa nắng mới. Rất thích.

Cỏ dại
01-06-2012, 20:24
(c) Mình cũng đang nghiên cứu đây . Cảm ơn Bác Tuấn chỉ điểm nhé.

tuanfreedom
02-06-2012, 23:28
Các bạn Cỏ dại, khonggiandoc, jennyho và nhiều bạn khác.. đã đọc "Đường xa nắng mới" chắc đã hình dung hết về chuyến hành hương của nhóm Kailash. Anh Bách đã viết một cuốn sách trên cả tuyệt vời; đặc biệt là phần II "Giấc mơ Ngân Sơn", anh viết khá chi tiết và rất hấp dẫn về chuyến đi từ những ngày đầu hình thành ý tưởng cho đến ngày hoàn thành ước nguyện. Đọc sách anh viết rồi thì chẳng muốn và cũng chẳng dám viết cái gì nữa, chỉ muốn search mấy cái bản đồ, post hình ảnh để minh họa thêm, khá hơn chút là sẽ có chú thích cho một số ảnh quan trọng. Mình sẽ tiếp tục đây..

tuanfreedom
03-06-2012, 07:26
Trở lại chuyện tắm trong Hồ Manasarovar. Trong suốt hành trình đến với Ngân Sơn, mình chỉ biết đến những tài liệu ủng hộ cho việc tắm Hồ, rằng dù nước hồ vô cùng lạnh lẽo và tắm Hồ là việc cực kỳ nguy hiểm, ít người dám thực hiện nhưng bù lại "uống nước đó và tắm trong đó sẽ rửa sạch những ô nhiễm và khóa cánh cửa phải tái sinh trong các cõi thấp kém". Mãi về sau này mình mới biết việc tắm hồ cũng là chuyện gây "tranh cãi" trong cộng đồng hành hương Ngân Sơn.

Luồng ý kiến thứ nhất ủng hộ việc tắm Hồ như đã nêu trên. Luồng ý kiến thứ hai lại "phản đối" việc tắm hồ và cho rằng Hồ Thiêng và Sông Thiêng...chỉ là nơi để tham bái và chiêm ngưỡng, không phải là nơi để tắm. Tắm Hồ sẽ làm ô uế, làm bẩn Hồ Thiêng và sẽ làm cho Núi Thiêng Kailash nổi giận và không xuất hiện...Nếu trước khi đến Hồ, mình biết những thông tin này hẳn mình cũng sẽ phải băn khoăn nhiều trước khi thả mình vào lòng Hồ Thiêng vĩ đại. Tuy nhiên, đó là chuyện biết thêm sau này, còn ngay bây giờ đây, trong cái đầu "rất thực dụng" của một kẻ "ngây thơ" như mình thì ngoài việc hưởng lợi lộc to lớn, việc tắm hồ còn là một thử thách lớn lao mà mình muốn tự mình vượt qua trước khi đến với thử thách cuối cùng là ba ngày Kora quanh Ngân Sơn, vượt qua đèo Dolma ở cao độ 5660m.

Hẳn nhiên mình cũng có chút e ngại khi post một vài hình ảnh(dù chụp khá xa) mô tả việc tắm Hồ. Tuy nhiên, dù sao thì cũng là chuyện "đã rồi", không sửa được nữa. Nếu có anh chị nào trong cộng đồng Phượt đã đi Kailash và "phản đối" việc tắm Hồ Thiêng thì cũng đừng "giận" mình vì vài bức ảnh "khiếm nhã' này nhé.

Trước khi xuống tắm, mình cũng cẩn thận khởi động khá kỹ với năm thức tập Tây Tạng. Và dù chẳng có chút hiểu biết gì về Thiền, mình cũng bắt chước một số anh chị khác ngồi xuống cạnh Hồ theo kiểu tọa thiền. Mình cố gắng để đầu óc không suy nghĩ gì hết, tận hưởng sự bình an, dễ chịu của những giây phút hiện tại nơi đây, bên mặt Hồ Thiêng; những giây phút mà mình nghĩ là quá hiếm hoi và ngắn ngủi, biết bao giờ mới có lại trong suốt cuộc đời.

Trời vẫn rất lạnh, hầu như anh chị nào cũng mặc tới ba bốn chiếc áo. Mình cũng vậy, với ba cái áo trong người mà hai hàm răng vẫn cứ va lập cập như những ngày đông lội ruộng bắt cua tuổi học trò trong cái rét căm căm ngày cận Tết. Làm sao mà xuống Hồ trong cái lạnh khủng khiếp thế này? Đã gần mười ngày rồi mình không tắm cũng chẳng đánh răng vì nước quá lạnh và cũng vì quá lười.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/DSC00165.jpg

Dù chỉ biết đến "luồng ý kiến thứ nhất" ủng hộ nhiệt thành cho việc tắm Hồ, mình vẫn mơ hồ có một nỗi sợ hãi rằng mình sẽ sắp làm "ô uế" Hồ Thiêng sau 10 ngày nhịn tắm. Mình vái lạy chư Phật mười phương, quỳ lạy Ngân Sơn và Hồ Thiêng để "xin phép" rất đàng hoàng trước khi bước xuống Hồ.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/DSC00171.jpg

Khoảng 4h rưỡi chiều thì mình mới can đảm xuống hồ. Quả thật ngâm mình trong hồ trong điều kiện thời tiết thế này chẳng "dễ chịu" chút nào nhưng cũng không quá khủng khiếp như mình tưởng tượng. Mình lại nhớ về nhớ những cái Tết ở quê. Hồi nhỏ sống ở nông thôn thì chẳng mấy quan tâm tới việc tắm vì còn có nhiều nhu cầu khác khẩn thiết hơn(như ăn chẳng hạn..)nên chẳng mấy khi tắm vào mùa đông(có khi cả tháng không tắm). Sau này, khi đã trở thành công dân thị thành, ngày nào cũng một đến hai lần tắm. Mỗi lần về Tết, thói quen tắm hàng ngày không bỏ được. Bà nội mình vẫn thường nấu sẵn một nồi nước bưởi rất thơm vì cụ luôn sợ mình tắm nước lạnh. Ngặt một nỗi, hễ tắm nước nóng là da mặt mình nó bung ra trông rất khủng khiếp nên mình vẫn "lén" tắm nước lạnh khi nhiệt độ khoảng ngoài trời khoảng 8-12 độ. Cứ lấy gàu múc nước giếng lên và dội vào đầu. Thỉnh thoảng vì chuyện này mà mình bị cảm nặng nhưng như thế còn đỡ hơn là bị bóc da mặt bạc thếch để tối tối không dám cùng đám bạn trong làng đi "tán gái" :)). Biết đâu nhờ những ngày "liều mạng" này mà giờ đây mình "can đảm" xuống hồ thiêng lạnh giá?

Bờ hồ thoai thoải, giống nhiều bãi biển ở Việt Nam như Phan Thiết, Vũng Tàu. Phải lội rất xa mới ra được chỗ ngập đến bụng. Bên bờ hồ là một bãi cỏ dài rất sạch sẽ. Khi tắm biển, thường thì mình luôn bơi ra xa nhất và ở lại lâu nhất ngoài biển, thậm chí thỉnh thoảng còn bơi vượt hàng rào an toàn cho phép, bị mấy anh an ninh biển đi ca nô máy ra gom vào. Đôi khi bơi chạm được một cái thuyền thúng của ngư dân neo ở rất xa. Mình nghịch ngợm để lại một món gì đó như quần, áo... chẳng hạn để ngày hôm sau chủ thuyền(hoặc con gái của họ càng tốt) phải một phen ngạc nhiên.

Khác với ở biển, tại hồ này, mình không không dám ra quá xa. Lội đến phần quá bụng là tự nhắc nhở phải dừng lại. Dòng nước lạnh giá bọc lấy cơ thể. Mình có thể nhìn rõ "da gà" nổi hết trên hai cánh tay. Ngập đầu xuống nước thật sâu để lấy thêm ân phước từ Hồ Thiêng. Tuy không ra khá xa nhưng mình lại ngâm trong hồ khá lâu. Trước đó có mấy bạn đã tắm nhanh rồi vào. Mình nhớ có khoảng 4-5 người tắm chiều hôm ấy, cũng chỉ là người Việt trong đoàn mình. Trên bờ hồ, mọi người đang ngồi thiền, hoặc nằm trên bãi cỏ ngắm trời Ngân Sơn. Mỗi Trung Toàn là đang lang thang chụp ảnh hồ. Bầy Hải Âu vẫn đang ngay bên cạnh mình. Có rất nhiều Hải Âu trên mặt hồ chiều nay. Mình đã hỗ trợ Toàn khá nhiều trong việc đuổi Hải Âu bay lên để Toàn chụp được thêm nhiều tấm ảnh cực đẹp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/DSC00160.jpg

"Hải Âu" rất nhiều trên mặt Hồ


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/7-Paryang%20to%20Manasarovar/7-ParyangtoManasarovar20.jpg

Và mình phải đến thật gần đuổi chúng mới bay..

Nếu không có tiếng gọi của chú Dũng "Tuấn ơi, vào đi, nguy hiểm lắm, vào ngay đi" thì mình vẫn cứ mãi miết đuổi theo bầy Hải Âu như vậy. Quả thật, mình quên mất cái lạnh, quên mất sự nguy hiểm rằng có thể ngã bệnh bất cứ lúc nào ở độ cao khủng khiếp này. Mình tranh thủ lấy nước Hồ Thiêng vào chai cho chú Dũng, thành viên cao tuổi nhất của đoàn, người đã đi dọc sông Amazon, lên đỉnh Phú Sĩ và nhiều đỉnh núi khác trong suốt một thời trai trẻ. Đó cũng là chai nước duy nhất. Mình đã quên mất rằng trước khi ra đi, chú Sơn(Thanh Liên), dịch giả của rất nhiều cuốn sách về Phật giáo Tây Tạng đã nhờ mình lấy giúp một chai nước Hồ Thiêng. Sau này mình vẫn áy náy mãi, đành "bù" cho chú bằng những viên thuốc của Ngài thánh tăng Trulshik Rinpoche đã tặng.

Lên bờ, anh Thu đã "trách" mình "liều mạng". Dẫu vậy, cũng như những lần trước ở Nyalam, Saga anh vẫn ân cần bấm huyệt xoa dầu cho mình cũng như nhiều thành viên khác trong đoàn để đảm bảo sức khỏe cũng nhưng giúp cho mọi người ngủ tốt hơn. Những tình cảm quý báu của mọi người dành cho nhau trong suốt hành trình mình không bao giờ quên được. Tất cả thành viên trong nhóm Kailash giờ như người trong một gia đình.

Cỏ dại
04-06-2012, 21:13
Mặc dù đã xem xong ĐXNM, nhưng vẫn rất mong bài viết của bác Tuấn. Bác đã đi cora Ngân Sơn, một trải nghiệm không phải ai cũng thực hiện được. Ngưỡng mộ vì bác đã can đảm vượt lên chính bản thân mình, ngưỡng mộ vì cái duyên lành của Bác Tuấn.

tuanfreedom
05-06-2012, 06:22
Mặc dù đã xem xong ĐXNM, nhưng vẫn rất mong bài viết của bác Tuấn. Bác đã đi cora Ngân Sơn, một trải nghiệm không phải ai cũng thực hiện được. Ngưỡng mộ vì bác đã can đảm vượt lên chính bản thân mình, ngưỡng mộ vì cái duyên lành của Bác Tuấn.
Cảm ơn bạn đã "động viên" nhé. Đọc những câu thế này thì dù bận, dù mệt cũng lo tranh thủ dậy sớm để post bài thôi.

ptndiep90
05-06-2012, 08:52
Thật ngưỡng mộ và thích thú khi đọc hành trình của đoàn anh. Phải đi tìm Đường xa nắng mới ngâm cứu thôi.
Cám ơn rất nhiều những chia sẽ. Em cũng đợi Kora ở Kailash đây.

Demen
05-06-2012, 10:35
Chài ơi chài, mãi vẫn chưa tới 3 ngày kora là sao là sao là sao :T :T

Mà "Đường xa nắng mới" mua ở đâu dzị các bạn? Hôm qua lượn Xuân Thu THĐ ko thấy bán, mà ở vinabook cũng chưa có luôn.

Tớ mà mua được ĐXNM rùi thì tớ bỏ bạn chú thớt luôn, ko thèm đợi 3 ngày kora của bạn nữa :LL

lymy
05-06-2012, 10:45
Vẫn theo topic và rất ngưỡng mộ anh.

Mong anh dành thời gian tiếp tục ghi lại những điều quý giá này.

tuanfreedom
05-06-2012, 12:58
@bạn ptndiep90, Demen, lymy và các bạn khác: Sẽ nỗ lực hết sức mình để không phụ lòng các bạn.
@Chị Demen: Tuấn "đắc tội" với chị nhiều rồi. Nếu chị ở Sài Gòn thì Tuấn xin mời cafe và tặng luôn một cuốn DXNM để "tạ tội" nhé.=))(Số DT Tuấn: 0917495488). Nhưng chị không bỏ chủ thớt được đâu :)). Mỗi người Kora đều có những trải nghiệm riêng không ai giống ai cả, đặc biệt là Kora vào cuối tháng 8 trong mưa tuyết triền miên thì chẳng có bút nào tả được, máy ảnh hay máy quay phim cũng đành bó tay.

Demen
05-06-2012, 14:07
@Chị Demen: Tuấn "đắc tội" với chị nhiều rồi. Nếu chị ở Sài Gòn thì Tuấn xin mời cafe và tặng luôn một cuốn DXNM để "tạ tội" nhé.=))(Số DT Tuấn: 0917495488). Nhưng chị không bỏ chủ thớt được đâu :)). Mỗi người Kora đều có những trải nghiệm riêng không ai giống ai cả, đặc biệt là Kora vào cuối tháng 8 trong mưa tuyết triền miên thì chẳng có bút nào tả được, máy ảnh hay máy quay phim cũng đành bó tay.

Hihi bạn chủ thớt thiệt là dễ thương và tốt bụng :)

Demen ở sg nè, nhưng thôi ko dám nhận ĐXNM của bạn đâu, đã hăm dọa :T bạn mà còn bắt bạn tốn tiền mua sách thì coi sao cho đặng hì hì, bạn tranh thủ sắp xếp thời gian up bài tiếp nhé, nói vậy chứ ko bỏ thớt này được đâu, vì Kailash mà, khổ vậy đó :shrug:

Cỏ dại
05-06-2012, 21:24
Chị Demen ơi, cứ ra mấy cửa hàng bán sách kinh phật là có DXNM thôi. Mình mua tại nhà sách Trí Huệ hay Trí Tuệ ( quên mất tên) , trên đường Nguyễn Đình Chiểu , góc Cmt8 quẹo xuống NDC ah, tiệm nhỏ thôi chuyên bán kinh sách. Chúc chị mua được sách, đọc xong lại giống mình hóng bài của chủ thớt. :D

tuanfreedom
06-06-2012, 01:07
Chiều 14/8/11, đoàn đến Manasarovar, suốt buổi chiều tắm Hồ và thư giãn. Sau một đêm khá dễ chịu hơn so với ở Paryang và Saga, trưa hôm sau đoàn thẳng tiến về Darchen, một thị trấn nhỏ dưới chân Kailash, là điểm xuất phát của hành trình Kora.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/9-Darchen/Darchen.jpg

Vị trí của Thị trấn Darchen trong tổng thể khu vực Núi Kailash.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/9-Darchen/9-Darchen1.jpg

Khách sạn Shang Shong nơi đoàn đã ở ba ngày ba đêm.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/9-Darchen/9-Darchen2.jpg

Một góc thị trấn Darchen


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/9-Darchen/9-Darchen3.jpg

Darchen dường như vẫn đang được mở rộng ra sát chân núi, dù với tốc độ khá chậm. Chỉ lác đác một vài căn nhà đang được xây dựng như thế này trong trị trấn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/9-Darchen/9-Darchen4.jpg

1

tuanfreedom
06-06-2012, 07:35
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/9-Darchen/9-Darchen5.jpg

Dù còn rất mệt, mình cũng tranh thủ dạo một vòng quanh Darchen. Khắp nơi đều có bán thịt bò Yak.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/9-Darchen/9-Darchen6.jpg

1

https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/9-Darchen/9-Darchen7.jpg

Darchen, nhìn từ đoạn đường cuối cùng của ngày Kora thứ 3.

tuanfreedom
06-06-2012, 11:09
Tuấn để dành cái Post này cho một số chuyện chưa kịp nhắc tới từ Kathmandu tới Darchen. Sau khi đi Kora là Tuấn sẽ "quên" sach mọi thứ...Hu hu hu.

jennyho
06-06-2012, 11:10
Chị ơi chỉ có Fahasa mới bán nhé chị, sách độc quyền mà, em đặt qua mạng mà gần nửa tháng nó mới báo "chị ơi chịu khó ra Fahasa mua dùm", bó tay luôn.


Chài ơi chài, mãi vẫn chưa tới 3 ngày kora là sao là sao là sao :T :T

Mà "Đường xa nắng mới" mua ở đâu dzị các bạn? Hôm qua lượn Xuân Thu THĐ ko thấy bán, mà ở vinabook cũng chưa có luôn.

Tớ mà mua được ĐXNM rùi thì tớ bỏ bạn chú thớt luôn, ko thèm đợi 3 ngày kora của bạn nữa :LL

Demen
06-06-2012, 11:27
Chị ơi chỉ có Fahasa mới bán nhé chị, sách độc quyền mà, em đặt qua mạng mà gần nửa tháng nó mới báo "chị ơi chịu khó ra Fahasa mua dùm", bó tay luôn.

Jenny ơi bữa t2 chị ra Fahasa Xuân Thu mà chưa thấy bán, ko biết đến hôm nay thì có chưa nữa :gun

Sáng nay ngồi search lung tung tìm ra 1 mối bán rồi, nhà sách Quang Bình j j ở 416 đường NTMK í, khi nãy gọi hỏi, nó biểu sẽ giảm 20% trên giá bìa nữa cơ, để chiều ghé lụm luôn:)

Sorry chủ thớt vì đã làm loãng topic này chút vì ĐXMN

tuanfreedom
06-06-2012, 11:49
@Chị Demen và các bạn đang tìm "Đường xa nắng mới": Đã lỡ "loãng" rồi thì mình cho loãng thêm tí nữa cũng không sao. Có một số bạn cũng gửi private message cho mình hỏi về ĐXNM. Mình cũng đã trả lời riêng cho từng bạn. Nay mình post lên đây để các bạn dễ tìm. Ở Sài Gòn mình thường mua tại nhà sách Nguyễn Huệ-Quận 1 và nhà sách Phương Nam(2A-Lê Duẩn, ngay góc Đinh Tiên Hoàng). Ở Hà Nội thì mình chịu nhưng rất may sáng hôm qua có một anh bạn mách nước cho là hiện DXNM có bán tại Nhà sách Fahasa Hà Nội tại Địa chỉ ở 338 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội... Nhà sách Hà Đông, Nhà sách Vĩnh Phúc..Chúc các bạn mau có sách để theo chân anh Bách về Kailash, xứ sở của thánh thần.

ThachBiSon
06-06-2012, 23:12
Thanks Anh Tuấn vì những chia sẻ về hành trình đặc biệt này, đặt biệt là tấm hình "Ngài" Kailash - Núi Tu Di, Vua của cac ngọn núi, trung tâm của Vũ Trụ - Hình đoàn anh chụp "Ngài" có vẻ đẹp rất riêng, khác hẳn những tấm khác mà em search trên mạng.
Giờ hình ảnh "Ngài" đã luôn hiện diện trong em, trong tâm trí và trên màn hinh laptop :D

Hy vọng nhanh chóng đến vòng Kora, rồi đến Dolma pass, nơi giao nhau của "Tây Ngưu Hóa Châu và Bắc Câu Lư Châu", nơi mà có câu nói truyền rằng "khi những ai đã qua đèo Dolma nghĩa là đã tái sinh làm 1 con người mới", em nhớ như vậy không biết có chính xác không ?!

Xin phép A.Tuấn cho sử dụng tấm hình anh chụp Ngài Kailash cho em sử dụng làm avatar nhé, thanks so much!

tuanfreedom
07-06-2012, 23:40
Mãi sau này, trên đường về lại Paryang sau khi đã hoàn thành chuyến Kora, chúng tôi mới được chiêm ngưỡng Rakastal. Mình vẫn muốn "Kora" xong là "nghỉ ngơi" và kết thúc topic luôn nên sẽ post hết hình ảnh của Rakastal-Hồ Mặt Nguyệt ngay sau phần Darchen này. Hơn nữa, việc post ảnh vẫn "nhẹ nhàng" hơn việc viết. Mà Hồ Mặt Nguyệt thì mình chẳng cần phải viết gì nhiều. Chỉ mỗi hình ảnh không cũng đã đủ làm cho người ta phải lịm dần đi và "chết". Với mình, Rakastal còn đẹp hơn cả Manasarovar dù người ta có gọi nó là Hồ Dạ Xoa đi chăng nữa. Cặp Manasarovar-Rakastal hay Hồ Mặt Nhật-Hồ Mặt Nguyệt, Hồ Dương-Hồ Âm... mà người đời đặt cho cặp tình nhân này đều hợp lý. Riêng mình mình vẫn đang cố tìm thêm một cặp từ nào hấp dẫn hơn nữa để ngợi ca mối tình bất tử này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/Manasarovar-RakastalMap.jpg

Chúng tôi được ngắm Rakastal khi đi dọc theo con đường 207 chạy xuyên giữa hai Hồ Thiêng. 207 hẳn là một anh chàng lưỡng tính. Sau một vài giờ ôm "ĐẦU" và chạm vào NGỰC của anh chàng đẹp trai Manasarovar, hắn đột ngột đổi hướng bỏ chạy và quay sang như ôm sát vòng EO và cái sờ cái MÔNG to tướng đầy mời gọi của cô nàng Rakastal. Nàng trông giống như một con rồng cái đang cố chìa cái MÔNG hộ pháp ra chờ đợi. Đầu nàng vẫn quay lại mời gọi thiết tha. Hẳn nàng đã ngồi theo kiểu khiêu khích như vậy hàng vạn năm nay cạnh Manasarovar vẫn lạnh lùng, điềm tỉnh ngay sau lưng nàng. Ngồi trên xe mình luôn nóng ruột không hiểu vì sao anh Bách không cho xe dừng lại để ngắm Rakastal. Vì chỗ này gần quá, thò tay là chạm được mặt Hồ. Mình lại ao ước được xuống tắm thêm một lần nữa. Đúng ra thì mình phải tắm Hồ Âm mới đúng chứ, còn các chị em phải nên tắm trong Hồ Dương. Mình đã "thân mật" với bạn tình của nàng gần cả tiếng đồng hồ mấy ngày trước. Hẳn nàng oán giận nên tìm cách gây khó dễ để đuổi mình đi nhanh. Lần tới nếu quay lại nơi này mình sẽ không chịu bỏ lỡ được một lần tắm trong lòng nàng để được nàng ôm ấp, vỗ về.

Nhìn kỹ, trong lòng Rakastal có một số hòn đảo, trong đó có hai hòn đảo mà cũng là hai ngọn núi khá lớn có hình thù rất kỳ dị, giống như một cặp song sinh trong TỬ CUNG của Rồng Mẹ Rakastal. Mình đã tranh thủ chụp được bao nhiêu là hình ảnh đẹp mà bây giờ đã nằm trên destop của nhiều bạn bè.

Chỗ có cắm cây cờ chính là vị trí của "chàng trẻ tuổi" Chiu Gompa, một chứng nhân thầm lặng cho mối tình Manasarovar-Rakastal bất tử.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt1.jpg

Các vị chư thiên vẫn còn bú sữa mẹ hay lại giành nhau uống sữa mà để sữa đổ thành những mảng lớn loang lổ trên những đỉnh núi này?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt2.jpg

Và nữa, vị nào giận quá mất khôn đổ luôn cả ca sữa lên đầu mấy anh em tôi??


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt3.jpg

Mình gắng ra thật sát để chụp cảnh Hồ.

tuanfreedom
07-06-2012, 23:41
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt4.jpg

Sau này tôi mới nhớ là anh Bách dự kiến đến Đèo Gurla, nơi được cho là vị trí tốt nhất để ngắm tổng thể cả hai hồ và Kailash(phía sau lưng). Tuy nhiên, dù chưa đến Đèo Gurla nhưng cũng là điểm cuối cùng gần sát với Rakastal chúng tôi đã dừng lại để mọi người được ngắm Hồ thiêng cho thỏa thích. Dù trên xe vẫn có vài người trong tình trạng sức khỏe rất kém nhưng họ gần như tất cả đều xuống xe. Chúng tôi sắp phải xa Rakastal.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt5.jpg

Và đây, những hòn đảo đẹp ma mị nằm giữa lòng Hồ. Nhìn như cảnh ở một xứ sở nào đó trên thiên đường chứ chẳng phải ở trái đất này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt6.jpg

Hãy nhìn màu xanh của nền trời và màu xanh của mặt hồ.

tuanfreedom
07-06-2012, 23:44
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt7.jpg

Mình cứ như đang bồng bềnh ở cõi khác. Nhìn về góc nào cũng đẹp. Nửa muốn gắng sức chụp thật nhiều ảnh, nửa lại muốn tranh thủ ôm trọn mọi cảnh vật vào tầm mắt, nhắm lại và thu hết vào bộ nhớ trong não bộ. Ươc được một ngày quay trở lại, khôg phải đi xe ô tô mà đạp xe đạp "kora" một vòng quanh hồ.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt8.jpg

Khá nhiều người hỏi mình có dùng photoshop gì đó không mà "tạo" được những tấm ảnh Hồ đẹp thế. Ôi, nỗi oan Thị Kính. Từ nhỏ đến giờ mình có biết cái con photoshop nó có hình hài thế nào đâu. Xót xa cho mình thì ít mà xót xa cho nàng Rakastal thì nhiều. Hu hu.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt9.jpg

Xin nhắc lại, Hồ Rakastal hay còn gọi là Hồ Mặt Nguyệt, Hồ Dạ Xoa, Hồ ma quái.. vì nó có hình dáng giống Mặt Trăng và không khí quanh hồ luôn u ám, buồn bã. Rakastal có diện tích 250km2 và nằm ở cao độ 4560m so với mực nước biển, thấp hơn 20m so với Manasarovar. Rakastal được coi như là hồ song sinh Manasarovar. Như vậy, với Núi Kailash đứng giữa, hai hồ lớn ngay dưới chân và bốn con sông chảy ra bốn hướng, khu vực địa lý này đã trở thành một "tổng thể vô song" trên địa cầu của chúng ta.

tuanfreedom
09-06-2012, 10:40
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-Kailash-Manasarovar-Rakastal20.jpg

Hình ảnh những con sông thiêng chảy vòng quanh Kailash này sẽ có nhiều trong Kora Day 1 và Kora Day 3..Thị trấn Darchen(chữ đen mờ) nằm ngay dưới chân núi, được bao bọc bởi hai nhánh sông chảy vòng quanh Ngân Sơn, mặt hướng ra hai Hồ Thiêng.

Hồi nhỏ, ngồi cạnh bờ Sông Giăng, một nhánh sông bé tẻo tèo teo dài 77km ở quê, mình cứ tự hỏi đến thuở nào mình sẽ đến được đầu nguồn của nó. Thế mà ước mơ đến thượng nguồn sông Giăng chưa thực hiện được thì mình đã "đi tắt đón đầu" lên tới nguồn của hàng chục con sông lớn bậc nhất châu Á và thế giới...Hạnh phúc còn gì bằng..=))


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt10.jpg

Thực tế, nếu mình nhớ không nhầm thì chỗ đoàn dừng vẫn chưa tới đèo Gurla vì mình thấy rất gần với bờ hồ. Tuy vậy, địa điểm này vẫn quan sát được Kailash. Chỉ tiếc là không ngắm được luôn Manasarovar trong tầm mắt luôn mà thôi. Lúc này, bác tài xế có vẻ hơi nôn nóng vì đoàn dự kiến sẽ bỏ qua nhiều điểm trên đường như Saga..để về thẳng Nyalam ở cao độ 3700m nên cần phải đi rất nhanh.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt13.jpg

Xa xa là Kailash.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-GurlaLa21.jpg

Nếu đúng như mong muốn thì đoàn phải dừng tại Gurla La này để chiêm ngưỡng tổng thể Núi Thiêng và hai Hồ.

tuanfreedom
09-06-2012, 17:45
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt11.jpg

Mình thích tấm này nhất. Nhìn rất rõ hai hòn đảo giữa hồ. Màu nước mặt hồ thì xanh đến lịm cả người. Ngoài chiếc máy ảnh Sony còm của mình thì mình còn được anh Hồng Minh và Trung Toàn giao cho hai máy ảnh Canon xịn nữa nên cứ thế là bấm máy lia lịa. Chân thành cảm ơn hai bác này vì vừa cho mượn máy lại còn cho mượn thêm ảnh để viết bài. Bây giờ mình vẫn còn hối hận là không sớm sắm một con máy ảnh cho hoành tráng. Sẽ sửa sai trong năm nay. Mình vẫn âm mưu và được anh Bách, Trung Toàn động viên là gắng làm một cuốn sách ảnh nhưng rồi chưa biết lúc nào mới thực hiện được. Thôi, post lên Phượt cho mọi người xem và được động viên là cũng ấm lòng lắm rùi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt12.jpg

Nhìn cái màu nước và màu trời kìa. Mình không cam lòng lên xe về đâu...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt15.jpg

Lại nhìn màu trời rồi màu nước Hồ. Nhìn lên đám mây trắng xóa rồi dãy núi tuyết phủ xa xa. Biết bao giờ mới quay lại nơi này. Muốn khóc quá đi mất...

tuanfreedom
09-06-2012, 17:56
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt16.jpg

Lúc này thì không chịu nổi nữa rồi. Đúng là Hồ Yêu Tinh chứ không còn là Hồ Dạ Xoa hay Mặt Nguyệt gì nữa. Bây giờ mình sẽ gọi Rakastal là Hồ Yêu Tinh các bạn nhé. Nó có vẻ đẹp liêu trai, ma quái, khiến người ta khó cưỡng lại được, muốn nhào ngay vào lòng...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt17.jpg

Rồi sau đó ra sao thì ra, chết cũng không hối tiếc.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/10-Rakastal/12-HMtNguyt18.jpg

Thôi, chừng đó cũng đã đủ cho Rakastal rùi. Mình còn phải nghỉ ngơi để chuẩn bị còn Kora nữa. Cứ chiều em này mãi rồi cái chị Dế Mèn phiêu lưu ký nào đó lại giận thì nguy. Mấy hôm nay lại còn Euro nữa mới gay chứ...

Cuối cùng nhờ vẻ đẹp của Rakastal mà mình đã bắt đầu "phá cách" viết giống theo phong cách Phượt rồi đó. Do chuyến đi mang nặng tính chất tâm linh nên mình cũng khá "ép" và "gò" mình phải viết thật nghiêm túc từ ngày lên đường cho đến tận hôm nay nên hẳn các bạn đọc khó cười được. Đọc bài của các bác khác mà thèm. Từ giờ cho mình viết "tự do" hơn tí nhé.

tuanfreedom
10-06-2012, 08:01
Mọi người đã cùng Tuấn đi một chuyến đi khá dài ngày và cũng rất xa với bao nhiêu là cảnh núi non hùng vĩ đẹp mê hồn của thiên nhiên và những công trình độc đáo, vĩ đại do bàn tay con người xây dựng bắt đầu từ Bangkok qua Kathmandu về Pharping, đi Kodari rồi về tới Zhangmu. Lại bắt đầu từ Zhangmu qua Nyalam, Saga, Paryang, Manasarovar, Darchen và cuối cùng là Rakastal tuyệt đẹp. Bây giờ cho phép Tuấn kể chuyện sơ sơ về con người hòa trong thiên nhiên hùng vĩ của Tây Tạng. Bắt đầu sẽ là những thành viên trong KailashVietnam Group nhé. Những anh chị em, những người bạn đồng hành trên cả tuyệt vời suốt trong mười mấy ngày hành trình gian khổ. Họ quả thật đều là những con người hết sức đặc biệt.

Do số lượng thành viên khá đông nên dù mình đã gửi email và điện thoại nhiều lần nhưng cũng không liên lạc và xin phép hết được các thành viên về việc cho phép post ảnh lên mạng. Nhiều anh chị thậm chí có thể còn không muốn xuất hiện trên báo chí nữa huống hồ là internet. Một số anh chị khác còn đang trong quá trình tu tập trong mật thất.. Tuy nhiên cũng chưa thấy anh chị nào "phản đối" qua mail nên mình đánh bạo cứ post trước. Mong các anh chi KVG nếu có tình cờ đọc đến đây thì cũng hoan hỉ bỏ qua cho Tuấn nhé.

Sau KVG(mình tạm đặt tên và viết tắt như vậy) sẽ là nhóm Sherpa người Nepal, hướng dẫn viên người Tạng và cuối cùng sẽ là những gương mặt Nepal-Tây Tạng trong suốt hành trình.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup1.jpg

KailashVietnam Group trước dòng Yarlung Tsangpo, gần thị trấn Saga. Từ bên trái qua phải, hàng ngồi: 1-Trung Hiếu, 2-anh Trịnh Thanh Cường, 3-anh Nguyễn Tường Bách, 4-Chị Vinh(phu nhân anh Bách), 5-chị Bích Hà, 6-chị Ngọc Anh, 7-Chị Tuyết(Nguyễn), 8-chú Dũng. Hàng đứng từ trái sang: 9-anh Trung, 10-Trọng Lý, 11-chị Bình, 12-Nhã Thanh, 13-Tuấn, 14-Thầy Viên Định, 15-Danh, 16-Anh Thu, 17-Anh Minh.

Như vậy là trong ảnh chụp này chỉ còn thiếu 5 thành viên.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup2.jpg

KVG trong một ngôi chùa lớn ở Pharping. Ảnh này có thêm ba thành viên nữa: 18-Anh Nhân mang máy ảnh ngồi ngoài cùng bên phải, 19-Trung Toàn ngồi ngay cạnh bên tay phải Tuấn, 20-Anh Hồng Minh đội nón ngồi ngay bên tay trái Tuấn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup3-1.jpg

KVG thăm viếng Ngài Sonam Rinpoche. Hai thành viên cuối cùng đã xuất hiện trong hàng đầu tiên trong ảnh này: 21-Tuyết(Phạm) ngồi giữa và 22-chị Kim Sơn ngoài cùng bên phải.

Tuấn còn có một "tham vọng" rất lớn là mong có một ngày nào đó sẽ được gặp gỡ cafe chuyện trò với tất cả mọi người đã từng đi Kailash ở Việt Nam, một con số hẳn không nhiều nhưng chắc cũng không ít cho đến 2012 này. Như tinh thần mà Govinda đã viết cách đây nửa thế kỷ: “Ai đã đến Ngân Sơn, đã đi trọn một vòng Kora, người đó đã sống lại một cuộc đời mới và cùng trong một gia đình với tất cả những người đi trước và đi sau”.

Demen
11-06-2012, 09:39
Mấy ngày cuối tuần ở nhà tớ đã xong ĐXNM,

Tác giả sách nuôi dưỡng ý định kora Kailash lâu thật lâu, phải từ hàng chục năm trước, đến khi bắt đầu hành trình thì bác í viết thật chi tiết thật rõ từng trở ngại từ nhỏ đến đáng lo hơn tí. Và cuối cùng trở ngại lớn nhất là sức khỏe của bác V không cho phép nên cả hai bác đã không tham dự chuyến kora 3 ngày với mọi người được.

Cơ mà, 3 ngày ở nhà đó bác viết thật tuyệt, ngộ ra nhiều điều mình đọc thấm thía quá.

Đúng là chuyện gì cũng tùy... duyên :)

Cafe_rieng_anh
11-06-2012, 18:02
Bài viết hay lắm , cảm ơn bạn đã dành thời gian chia sẻ với mọi người ^^

PhieuLinh9999
12-06-2012, 11:35
Mình hồi hộp theo dõi Ký sự này từ đầu, mình cũng đã đọc kỹ Đường Xa Nắng Mới của chú Nguyễn Tường Bách. Mình thấy chị Demen cũng thú vị theo dõi từng bước đi của chủ thớt. Mình đọc ĐXNM thấy chú NTB nung nấu đi Kailash 10 năm, chuẩn bị trước khi lên đường 2 năm, nhưng chỉ vì lời một hứa với cô Vinh vợ chú, người bạn đồng hành là "sẽ cùng đi với nhau hay cùng ở lại". Nên dù đến chân núi Kailash rồi, cô Vinh bị bệnh, chú còn khỏe nhưng chú Bách đã quyết đĩnh ở lại với cô Vinh. Đọc đến đoạn chú Bách viết: "Đoàn tàu đã khởi hành rồi, tôi bị bỏ lại trên sân ga. Tôi muốn ứa nước mắt"... mà mình cũng muốn ứa nước mắt theo. Nhưng rồi, như Trời có mắt, chính những ngày ở lại chú Bách đã "ngộ". Mình xúc động nhất khi đọc chương 'Bài học trên non' của ĐXNM...

Mới đây vô tình mình đọc được bài của chú Dũng Karate, một thành viên trong đoàn, mình thấy chú Dũng viết rằng bạn Hiếu là con trai của anh Nhân và chị Bình, là giảng viên trường đại học Michigan (Mỹ), nói: “Nhờ chuyến đi này mà cháu nhận ra, ngoài đỉnh cao Kailash còn có thêm hai đỉnh cao nữa lung linh không thua gì Kailash”. Đợi cho mọi người bớt sửng sốt, Hiếu nói tiếp: “Đỉnh cao thứ nhất, đó là tấm lòng hiếu đạo của chị Nhã Thanh. Để cầu an cho mẹ, chị đã phát nguyện cạo đầu ngay bên bờ hồ thiêng Manasarovar. Và đỉnh cao thứ hai, là tình nghĩa vợ chồng của chú Nguyễn Tường Bách. Một đời, chú khát khao được hành thiền quanh Kailas, vậy mà ngày lên đường, cô Vinh không được khỏe, chú đã quyết định ở lại để chăm sóc vợ”.

Mình có cảm nhận y như bạn Hiếu vậy, bạn còn trẻ mà thật sâu sắc...
À, bài của chú Dũng Karate, thành viên lớn nhất trong đoàn ở đây. Xem hình không ngờ chú Dũng còn quá trẻ, so với cái tuổi 'thất thập' của chú:
http://nghiadungkarate.com.vn/?cat_id=40&id=691

Ước chi mình sớm được tham gia vào gia đình Kailash nhỉ. Mong có một ngày...

tuanfreedom
12-06-2012, 20:46
Cảm ơn chị Dế Mèn phiêu lưu ký:LL(mình gọi Dế mèn "chay" thấy nó ngượng ngượng nên cho mình gọi đúng tên tác phẩm của Bác Tô Hoài cho nó suôn nhé). Bạn đọc mau thật đấy, mới vừa hỏi mua mà đã "xơi" vèo một cái xong rồi. Với mình, quyển sách này của anh Bách có nhiều đoạn cũng khá khó đọc(đặc biệt là những đoạn in nghiêng trong suốt cuốn sách chứ không phải riêng phần II).

Cảm ơn bác Phieulinh9999. Bác nhớ giỏi thật đấy. Riêng đoạn chú Dũng viết về "hai ngọn núi', hay "ba ngọn núi" khác còn "cao hơn cả núi Kailash" ý rất hay. Trên xe mình đã nghe Hiếu phát biểu rõ ràng như vậy. Lúc đó mình cũng khá ngạc nhiên về sự liên hệ rất thâm thúy này của Hiếu.

Xem lại cái link bác gửi mình mới thấy lại hai cái ảnh "của mình". Chú Dũng này "liều" thật đấy. Mấy tấm ảnh này mình chụp mà chưa dám đăng. Mình đã liên lạc với Trọng Lý mấy hôm nay nhưng toàn gặp phải "người quản lý", vì bạn ấy khá bận rộn với lịch biểu diễn nên coi như chưa được sự đồng ý để đăng ảnh.:) Đã thế hôm nay mình "làm tới" luôn. Có gì cứ bảo là do chú Dũng đã đăng trước. Cũng nhờ các bác đang theo dõi topic này nói dùm một tiếng nếu có ai trong 22 thành viên(trừ anh Bách, Chị Ngọc Anh và chị Bình) "giận" mình. Rằng vì có một số Phượt tử email đề nghị mình giới thiệu chi tiết hơn, riêng tư hơn tí nữa về những con người "đặc biệt" này nhé. Cảm ơn các bác.=)). Đã "lỡ" rồi thì đành liều mạng "tới" luôn đây:


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup4.jpg

Trọng Lý hát gần như không bao giờ biết mệt trên suốt hành trình ngàn dặm vượt Hy Mã Lạp Sơn. Mình không đếm nổi mấy chục bài nữa. Lý hát để "ru cho mọi người ngủ". Mấy ai mà được nghe Lý hát giữa cao nguyên Tây Tạng xanh ngắt và bình yên này. Chắc cũng chỉ có 21 người này thôi..Mình nghe hết bài này tới bài khác, chập chờn chợp mắt rồi tỉnh lại vẫn nghe giọng hát êm đềm của Lý(về âm nhạc thì mình "cảm" được nhưng lại không thể dùng ngôn ngữ để "tả" được, đành dùng chữ êm đềm vậy.;)). Lý còn hát rất nhiều bài hát Tây Tạng(hay mang âm hưởng Tây Tạng). Những bài này thì mình chưa được nghe bao giờ. Anh chàng hướng dẫn viên du lịch và bác tài xế người Tạng cũng sững sờ khi nghe Lý hát những bài hát của quê hương họ. Sau này khi đến Tu viện Zhadun, mọi người lại một phen "giật mình" khi giọng ca trong vắt của Lý lại cất vút lên giữa trời xanh mây trắng lồng lộng trên đồi cao này.

Ngày xưa mình thỉnh thoảng được mấy cô bạn là fan hâm mộ của Lý dẫn đi nghe Lý hát ở cafe Yên trong một con hẻm nhỏ đường Ngô Thời Nhiệm ở Sài Gòn. Quán rất yên tĩnh, mấy cái bàn nhỏ xíu kê khắp phòng, ngồi bệt xuống sàn gỗ hoặc trên các gối nhỏ rất êm. Mình vẫn hay lên trên lầu, uống vài tách trà và cắn cả hạt dưa nữa. Không khí trong phòng thật ấm cúng. Lý ngồi giữa phòng ôm cây đàn và hát "Thương em anh trèo non cao, mua mưa thu mây tan mệnh bạc. Thương anh em lội sông sâu, trôi hương trôi hoa tan phận ngọc. Còn chần chừ chi hỡi anh...". Lý hát hàng chục bài, nhưng hình như mình chỉ nhớ mỗi bài "Chênh vênh" gì đó. Rồi Lý kể chuyện, rất nhiều chuyện. Khán giả gần như là khá nhiều khách quen, ngồi quây quần bên cô ca sĩ nhỏ nhắn. Ai hỏi gì Lý đáp nấy, rất dễ thương. Hình như hồi đó Lý mới từ Đà Nẵng chuyển vào Sài Gòn này. Mình thì đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, từ cái sân khấu ca nhạc bé tí tẹo trong một căn gác bé tẻo tèo teo với một ca sĩ chính và cũng là nhạc sĩ kiêm cây ghi ta rất "mộc" nhưng không kém phần điêu luyện. Ngoài trời gió hơi lạnh, Sài Gòn mà "heo may" như Hà Nội vậy kìa..

Quả là nhân duyên khi Lý lại cũng đăng ký đi chuyến này cùng Đoàn. Dù anh Bách đã thông báo trong cuộc họp đầu nhưng mãi tới lần họp gần cuối Lý mới xuất hiện. Thật quá tuyệt vời. Như vậy KVG ngoài anh Nguyễn Tường Bách vừa là Tiến Sĩ(1) vừa là Văn Sĩ (2) thì chúng tôi có thêm một Trọng Lý Ca sĩ.(3) kiêm "Nhạc sĩ" và chú Nghĩa Dũng Võ Sĩ(4). Chị Vinh cũng là Tiến Sĩ(5). KVG có 4(mà là 6) sĩ rồi đó bạn nhé.=))

Đến khu vực này(hình như gần Saga thì phải), Anh Bách và Chú Dũng mặt đều đã "sưng" lên nhiều lắm rùi. Chị Vinh luôn bênn cạnh anh Bách, hình như mấy chục năm qua đều như vậy. Chú Dũng ngủ gà ngủ gật được trên quãng đường khá dài. Tình hình là khá mệt mỏi đây. Riêng Lý, giọng hát em vẫn mượt mà, bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa..=)). Mấy ai trong đời đi du lịch mà lại được một ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng, tài năng và rất đặc biệt như Trọng Lý "phục vụ" trong suốt hành trình cơ chứ. Nếu không phải là nhân duyên thì là do gì??

@Các Moderator, các bác Chủ của Phượt và 58,180 thành viên(đến giờ phút này) của nhà Phượt: Mình ngày càng mê Phượt mất rồi. Không chỉ mê Phượt thật ngoài đời mà còn mê Phượt chữ và hình ảnh trong Phượt website này. Khả năng tương tác của Phượt rất tuyệt. Nếu không có hai cái comment trên thì mình đã viết theo một hướng khác rồi, chắc chắn là cứng hơn nhiều đoạn vừa rồi. May mà hai bạn đã làm cho mình đổi hướng và tiếp tục kể chuyện theo một hướng khác mềm hơn. Ngoài ra, mình cũng nản lòng mấy lần vì ngồi viết "cực" quá. Nhưng được các bạn phượt tử động viên nên cứ bò tiếp, bò tiếp từng đoạn cuối cùng cũng đã đến nơi này. Mình sẽ marketing Phượt trên facebook, blog cá nhân, các mailgroup để tạo thêm "áp lực" cho mình tập viết tiếp. Mong các bác vẫn động viên và ủng hộ nhé. Lâu lâu "đánh" một cú commmnet có thể làm mình tỉnh dậy viết tiếp. Một số cô chú ban đầu cũng cứ nói Phượt với Phiếc gì...nhưng chúng ta sẽ kéo luôn các cô chú lớn tuổi, viết văn chuyên nghiệp...vào xem cho biết thế nào là Phượt đúng nghĩa nhé....Chân thành cảm ơn các bác đã sáng lập ra và nhiều lớp người đi trước đi sau đã xây dựng, điều hành diễn đàn tuyệt vời này. Chúc cho tất cả các phượt tử, Phượt thủ, Phượt gia, Phượt già, Phượt quái...tràn đầy năng lượng để tiếp tục Phượt thật nhiều và nhả ảnh cho bà con xem ké..Trân trọng.

@Các bác Moderator: Phượt có hỗ trợ Align Left, Center và Align Right nhưng không hiểu sao lại thiếu con Jusstify nên trình bày chưa "sướng" lắm. Mong các bác hỗ trợ cho con Justify này để bà con nhà Phượt trình bày bài viết đẹp mắt hơn, sang trọng hơn...

tuanfreedom
12-06-2012, 22:37
Không như khu vực Saga, đoạn đường từ thung lũng Kathmandu lên Kodari này, Anh Bách, Chị Vinh và Chú Dũng khuôn mặt còn rất hồng hào, khỏe mạnh. Người đẹp lồng trong cảnh đẹp mê hồn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup5.jpg

Bây giờ thì cho mình show hàng và "chém gió" một tí nhé. Mình đã rất giỏi chịu đựng, tới post 81 này, sau hơn một tháng viết bài mới dám "khoe" ảnh chụp với anh Bách. Mấy lần tính post một cái(như sau phần giới thiệu cuốn DXNM chẳng hạn) để thêm phần hãnh diện nhưng rồi lại cố nhịn cho đến hôm nay. Bây giờ thì không nhịn nữa đâu(NO). Mình không bao giờ muốn làm một anh "Nhịn sĩ". Mình vốn mê Phượt nên tự phong là Phượt sĩ (5), suốt hành trình không ngủ, luôn "tỉnh thức" để nghĩ chuyện gì đó sau này về chém gió nên gọi là "Thức sĩ", vì chưa muốn thành Tu sĩ nhưng lại rất mê tìm hiểu triết lý Phật giáo nên muốn làm Phật sĩ và rồi thành Cư sĩ trước trong kiếp này. Ngày ngày vẫn nhìn vào bức tượng của Ngài Văn Thù Sư Lợi mình thỉnh được tại Văn Thù Sơn trong chuyến đi này với mong muốn Ngài sẽ giúp cho cái đầu u mê của mình sớm trở nên "trí tuệ" hơn nên suốt đời xin nguyện làm "Tuệ sĩ"=)). VKG đã có 5 sĩ:))(bây giờ người nào có nhiều hơn một chục cái sĩ cũng chỉ chọn 1 mà thôi. Mình còn một mớ "sĩ" nữa, sẽ bổ sung từ từ mỗi khi nhớ ra, đoạn này sẽ dài đây).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup6.jpg

Một ngày sau đó, dù khá nhiều người bỏ cuộc vì lý do sức khỏe và "hội chứng độ cao", anh Bách vẫn khá nhẹ nhàng vượt qua 400m độ cao tuyệt đối với địa hình rất dốc từ cao độ 3700m của thị trấn Nyalam chinh phục cao độ 4100m của đỉnh ngọn núi này trong cuộc tập dượt chuẩn bị cho Kailash. Hẳn nhiều người nghĩ 400m là con số "nhỏ"; thực tế nó không nhỏ tí nào, nó cao hơn cả tòa nhà 100 tầng đấy nhé. Bạn thử hình dung mình đi thang bộ lên một tòa nhà 5 tầng thôi thì hơi thở sẽ thế nào nhé? Dù chỉ lên tầng 3 thôi, bạn cũng sẽ muốn chui vào thang máy cho khỏe rùi. Lên đến tầng 5 thì tim đã đập nhanh hơn 100 lần/phút(nếu không tin bạn thử một lần nhé, tự tay bắt mạch dễ ợt à). Hình dung xa hơn tí nữa, trong vài tiếng đồng hồ bạn phải leo một mạch lên đỉnh tòa nhà Sai Gon Trade Center 33 tầng hay Bitexco Financial Towner 68 tầng bằng thang bộ. Bây giờ nhịp tim sẽ là bao nhiêu nhỉ? Đó là leo trong điều kiện đủ dưỡng khí 100%, trời mát...Còn ở đây, gió lạnh thổi thốc vào mặt, dưỡng khí chỉ có khoảng 60% mức bình thường. Độ dốc núi cũng rất lớn. Mới những bước đầu tiên thôi là đã thấy nặng nề rồi. Ôi, nghĩ lại mà thấy ớn..Mình mà còn đuối thế này thì các bác lớn tuổi phải vất vả tới cỡ nào. Ngàn lần khâm phục các anh chị lớn tuổi trong đoàn, đặc biệt là các chị..Xin bái phục!!!

Mình rất yêu sách, đương nhiên rất mê sách anh Bách dịch và viết. Từ những năm 2000, vừa tốt nghiệp đại học, lúc các bạn đồng lứa đang bỏ tiền đi xem các hot girl, hot boy hay hot hifi gì đó... biểu diễn thì mình âm thầm "đầu tư" vào sách. Đọc sách anh từ 10 năm trước mà bây giờ mới được gặp anh. Được đi cùng anh tới Ngân Sơn quả là một nhân duyên lớn. Gần như mọi địa điểm anh đều có thể thuyết trình thật tỉ mỉ về địa danh, văn hóa, các nhân vật lịch sử...không chỉ những nơi anh đã từng đi qua trong các chuyến hành hương nhiều năm trước mà thậm chí còn cả những mảnh đất anh chưa hề đặt chân đến bao giờ. Anh gần như thuộc lòng mọi địa danh và những thông tin liên quan đến nó. Đời này mấy ai đi du lịch mà lại được anh Bách làm hướng dẫn viên cơ chứ?? Nếu không phải do nhân duyên đưa đến thì là do gì???

tuanfreedom
13-06-2012, 00:00
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup7.jpg

Đây là chị Ngọc Anh, Bác sĩ(6) của Đoàn. KVG có 6 sĩ nhé:). Hôm nay, 14-08-011 là ngày sinh nhật của chị. Trên xe từ Paryang về Hồ Manasarovar, Đoàn đã tổ chức ăn mừng sinh nhật và tặng quà và hát mừng sinh nhật chị. Chị Ngọc Anh cùng mình hẳn là hai người đầu tiên(???) được anh Bách nói cho nghe về ý tưởng đi chiêm bái Ngân Sơn. Anh Bách có nhắc chuyện này trong DXNM(trang 153). Hôm đó có Anh Bách, Chị Vinh, Trung Toàn(Nhóm tổ chức), Sư cô Huệ Tín, Chị Ngọc Anh và Tuấn. Sau này chị Ngọc Anh đã hỗ trợ cho đoàn rất nhiều về việc chăm sóc sức khỏe, thuốc thang..Điều đặc biệt nhất là chị gần như không ăn gì suốt trong mười mấy ngày, chỉ uống nước là chủ yếu. Mình không để ý lắm tới chi tiết này nhưng các chị đều xác nhận hầu như không thấy chị ấy ra ăn cùng đoàn bữa nào cả, hoặc có ra thì cũng cho vui thôi(??). Mình thì ngược lại, hầu như không ngủ suốt hành trình(các anh chị trong đoàn vẫn hay nhắc tới hai nhân vật này về chuyện ăn và ngủ).

Các bạn sherpa rất tinh tế. Biết có sinh nhật của chị, họ âm thầm làm sẵn bánh sinh nhật và ngay chiều ngày 14-8, đúng vào ngày Vu lan, Rằm Tháng 7, họ mang bánh sinh nhật lên mời cả đoàn. Chị Ngọc Anh đã rất xúc động khi anh Bách gọi lên nhận quà trên xe, được cả đoàn hát mừng sinh nhật, nay lại thêm một lần dâng trào cảm xúc trước sự quan tâm của nhóm anh em Sherpa người Nepal này. Mọi người cũng đều hết sức bất ngờ. Họ kiếm đâu ra nguyên liệu để làm được chiếc bánh sinh nhật "chuẩn" như thế này? Bên trái ảnh chính là bác Krishana(1), Bếp trưởng của Đoàn, là thành viên âm thầm ít nói nhất nhưng cũng vô cùng tình cảm và tinh tế.

Chị Ngọc Anh đã nói rằng hôm nay đúng là ngày lễ sinh nhật đáng nhớ nhất cuộc đời của chị ấy.

Riêng với Đoàn, dù không hề sắp xếp trước nhưg lại có một nữ bác sĩ tận tụy đi cùng trong hành trình gian nan này âu cũng lại là một nhân duyên lớn.

tuanfreedom
13-06-2012, 00:36
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup8.jpg

Chị Bình, Anh Nhân(phu quân chị Bình) và anh Thu, "ba lão đạo sĩ" đang ngồi thiền bên Hồ Manasarovar. Trước khi xuống hồ tắm mình đã "bắt chước" các anh chị ngồi như thế này đây. Đằng sau lưng ba vị là Tu viện Chiu Gompa. Hẳn các vị cứ muốn ngồi đây mãi? Mình còn nhớ 4h sáng hôm sau, anh Thu đã dậy gọi mọi người ra tranh thủ ngồi thiền tiếp. Mình thì nghe tiếng bà con lục đục, đang nằm tỉnh như sáo trên giường, lại vui mừng lọ mọ dậy vì có "bạn" cùng thức. Trời sáng, mặt hồ cũng sáng màu bạc. Trời và Hồ như hai tấm gương bạc phản nhiếu vào nhau. Cảnh đẹp lạ thường. Ngoài trời gió lạnh quá nên mình cũng không dám theo anh Thu ra bờ hồ, lại mò vào giường nằm chờ trời sáng. Dù buổi chiều, sau khi tắm, mình đã được anh Thu xoa dầu và bắt gió cho một hồi thật lâu, có đỡ hơn thật nhưng cũng không ngủ được bao nhiêu. Mất ngủ chính là điểm đáng sợ nhất của mình khi ở độ cao này. Mình rất sợ trời tối. Chỉ mong nó cứ sáng cả ngày như vậy để đoàn cứ ở trên xe thôi. Buổi tối khó ngủ, khó thở, trới quá lạnh, cổ họng lại nghẹn cứng không nuốt nước bọt được, cả người cứng đơ vì áo quần mang dày kịt.

Không biết anh Thu còn ngồi thiền tới mấy giờ. Anh Thu vẫn khá khỏe, hầu như không mất ngủ, ăn uống được. Anh mang khá nhiều đồ ăn và các loại thuốc mua từ nhà. Thậm chí anh còn cung cấp cho mọi người thêm mật ong pha với nước và một ít muối để bổ sung nhanh năng lượng. Anh còn cho mình thêm mấy viên thuốc để đưa ôxy lên não. Anh góp sức rất lớn cho mình cũng như mọi người chiến đấu đến ngày Kora xong và trở về. Anh thường cười vui rằng "sứ mệnh của Thu là làm tôi tớ cho Đoàn". Kiến thức về y khoa, đặc biệt là về vấn đề chăm sóc sức khỏe, phòng chữa bệnh của anh Thu cao thâm vô cùng nên mình luôn coi anh là một Bác sĩ(7) dù anh vốn là một doanh nhân-nhà đầu tư. Có được như một người như anh làm "tôi tớ", há chẳng phải là đại nhân duyên?.

Chị Bình gần như là người cung cấp thực phẩm "bổ sung" cho đoàn. Chị mang theo không biết bao nhiêu là đồ ăn khô căng đầy trong một ba lô riêng. Bữa nào mọi người cũng được chị cấp bổ sung cho bữa ăn vốn đã vô cùng khó nuốt, dù các bạn Sherpa đã rất tận tình. Chị cũng mang khá nhiều các thứ linh tinh khác phục vụ thêm cho Đoàn. Chị là Thạc sĩ (8)nhé, chưa kể các sĩ khác nữa(NO). Chị ngủ rất tốt, cũng hầu như không bị mất ngủ bao giờ. Ước gì mình ngủ khỏe được như anh Thu và Chị Bình nhỉ, "ghen tị" quá.

Anh Nhân lại là người có kiến thức sâu rộng về Lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị...của các quốc gia trên thế giới. Anh cũng có rất nhiều năm nghiên cứu về Phật giáo nên hiểu rất sâu về triết lý nhà Phật. Có gì liên quan đến Phật giáo mình có thể hỏi anh Bách, anh Nhân hay anh Cường ngay. Anh là người bắt bài hát cho cả đoàn hoặc mở đầu cho một bài tụng niệm trên xe khi bắt đầu khởi hành. Và mình vẫn luôn chờ đợi cái chất giọng trầm ấm của anh cất lên câu "Om Ma Ni Pad Me Hum" để được hòa mình vào một trạng thái vô cùng bình an và hỷ lạc với cả gia đình Kailash. Anh hẳn là nhiều "sĩ" trong một nhưng mình biết chọn sĩ nào hay nhất đây. Thôi tạm chọn là Phật sĩ(9)vậy=)). Chắc ảnh không giận mình đâu.:))

Vậy là KVG có 9 sĩ rồi nhé.. Vừa được chị Bình cho món ăn bổ cho thể chất lại được anh Nhân cho các món ăn tinh thần, đó cũng là nhân duyên lớn.

Ôi mệt quá, mình đi ngủ đây. Khuya quá rùi...Viết tí nữa coi chừng viết bậy thì nguy to....Viết quả là một "nghề" vô cùng cực nhọc nên mình chưa bao giờ mơ làm "Văn sĩ" cả. Nghĩ mà thương anh Bách biết nhường nào. Để ra được một cuốn như DXNM cho các bạn đọc vèo trong mấy ngày là xong thì hẳn anh phải thức đêm thức hôm cả mấy tháng trời cặm cụi...

P/S: Cho đến hôm nay, hầu như Tuấn chỉ "nhớ gì viết nấy" chưa hề hỏi thông tin chính xác về các "sĩ". Nếu có chút nhầm lẫn mong anh chị "mách nước" để Tuấn chỉnh sửa ngay cho kịp nhé.

sbn
13-06-2012, 11:05
Được đi là một nhân duyên lớn.
Được viết và được chia sẻ cũng là một nhân duyên nữa. Những người đọc chia sẻ của bạn cũng là đã có một cái duyên với bạn rồi. Vậy thì bạn cứ tự do viết những điều mình thấy, những điều mình cảm nhận để mọi ng có thể đi cùng cuộc hành trình này nhé. Đừng ngần ngại để mối duyên này được dài và được phát tán :).
Thật là một vinh dự và hạnh phúc được đi với những thành viên như thế, chuyến đi sẽ không chỉ còn dừng lại ở một chuyến du hành. Một chuyến đi không lớn nhưng mang lại quá nhiều điều lớn lao. Chúc mừng bạn.

tuanfreedom
13-06-2012, 18:37
Cảm ơn sbn vẫn luôn theo dõi và động viên, điều này sẽ làm người viết có thêm nhiều năng lượng để "Phượt" tiếp..(wait)
Đã định chương này chỉ viết về Con Người trong thiên nhiên thôi thế mà nhìn tấm ảnh "ba lão đạo sĩ" này lại nhớ về Hồ Manasarovar trong buổi chiều tà hôm ấy, ngày Lễ Vu Lan 15/07/2011 âm lịch và là 14-08-2011 dương lịch.

https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/Hiu.jpg
Không hiểu có phải do mình tắm và đuổi chim để Trung Toàn chụp ảnh không mà có một bạn Hải Âu hốt hoảng bay đến đậu một mình lẻ loi nơi này(xin nhắc lại, mình vẫn tạm gọi là Hải Âu thôi nhé). Anh Thu không chịu tập trung Thiền hay sao mà lại nhanh tay chộp được cảnh này vậy?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup10.jpg

Mình không còn nhớ "ba lão đạo sĩ" ngồi tới lúc nào nhưng khi trời vừa chập choạng tối thì gần như các anh chị đều có mặt để ngắm Cầu Vồng Ngũ Sắc xuất hiện phía chân trời.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup11.jpg

Có phải Cầu vồng ngũ sắc xuất hiện để chào đón KVG? =))


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup12.jpg

Mặt Trời lặn trên Manasarovar


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup12B.jpg

Vẫn là những đám mây ngũ sắc với sắc màu sặc sỡ.

tuanfreedom
13-06-2012, 21:02
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup13.jpg
Anh Trịnh Thanh Cường đang hướng dẫn bổ sung cho KVG về lịch sử của Tu viện Zhadun. Thường thì ngay khi bước chân vào đất Tạng, KVG đã được một hướng dẫn viên người Tạng tên là Tsering(ngoài cùng bên phải) thuyết minh về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, con người Tạng...Nhưng Tsering không phải quá vất vả vì đã có anh Cường hỗ trợ rất nhiều, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Phất giáo Kim Cương Thừa(Mật Thừa). Ngoài ra KVG còn có anh Bách, anh Nhân, Chị Bình, Thầy Viên Định, Chị Ngọc Anh, Chị Tuyết, Trung Toàn, Danh, anh Trung...đều là những người có hiểu biết nhiều về Phật giáo.
Anh Cường trước đây từng là hướng dẫn viên du lịch kỳ cựu của Saigontourist, phải nói là một hướng dẫn viên "đặc biệt" hay "ngoại hạng" gì đó.. mới đúng. Giớii du lịch tâm linh hẳn ít ai không biết đến anh Sư Cường. Anh nói được nhiều ngoại ngữ và có kiến thức uyên thâm về Phật giáo và lại là người "có lối sống theo hướng chân tu". Anh là một Tu sĩ(10) thực thụ. Anh có thể dịch chuyên sâu nhiêu ngôn ngữ về những chủ đề liiên quan đến Phật giáo. Anh đã từng hành hương đến rất nhiều thánh tích Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Tây Tạng, Myanmar, Sikkim..Thoáng nghe danh sách những nơi anh đã đến viếng thăm và tu tập mà mình lại "thèm" dễ sợ. Theo tư liệu của Saigontourist thì "Mỗi năm, anh thường dành từ 1- 2 tháng đến sống ở Khu di tích Phật giáo tại bang Bihar và Utta Pradesh (Ấn Độ). Bahir là nơi còn lưu giữ khu phế tích ĐH Phật giáo Nalanda- trường đại học phật giáo đầu tiên trên thế giới và tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi) - nơi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni tu hành đắc đạo cách đây hơn 2.500 năm, khu di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2002."
Mình thì biết anh thường dành vài tháng trong năm để tu tập tại "mật thất" của anh ngay tại tư gia ở Đà Lạt. Sau Kailash,mình cũng đã có một dịp ghé qua nhà anh chơi. Lại thêm một lần phải ngỡ ngàng về "bộ sưu tập" các tượng Phật và pháp khí với đủ mọi loại chất liệu, hình dáng, kích cỡ mà anh mang về được từ nhiều quốc gia anh đã đến. Anh đã từng được Đài Truyền hình TPHCM(HTV) và Saigontourist "chọn mặt gửi vàng", để đồng hành cùng đoàn làm phim ký sự “Huyền bí sông Hằng” của HTV đi xuyên 3000Km qua 3 quốc gia Ấn Độ, Nepal và Bangladesh.
Mình rất thích chuyện trò cùng anh ấy. Thích quan sát anh ấy ngồi thiền mỗi đêm trong Phòng. Anh luôn an nhiên tự tại, vui vẻ, dễ gần. Khi nói chuyện đạo hay chuyện đời đều rất dễ hiểu. Anh là một trong những người mà mình nghĩ có thể hỏi chuyện chi cũng được, kể cả chuyện ấy. :)).
Về truyền thuyết của những nhân vật lịch sử Phật giáo như Đức Phật, Ngài Liên Hoa Sinh, các đại đệ tử của Đức Phật, hoặc Ngài Marpa, Milarepa....anh đều thuộc lòng.
Anh đã ba lần đi Kora(Outer Kora-Ngoại Kora) và dự định sẽ còn đi thêm mỗi năm cho đến lúc đủ 13(?) vòng Outer Kora để sau đó(mới được phép?) đi Nội Kora(Inner Kora), đường Kora của các vị chân sư.
Mình cần thêm nhiều trang nữa mới kể hết chuyện về anh Cường dọc đường đi Ngân Sơn nhưng tạm thời như vậy đã. Đi Ngân Sơn với anh hẳn cũng đã có một số người và sẽ còn nhiều người được đi cùng anh sau này nữa. Tuy nhiên chuyến đi lần này chắc cũng là môt chuyến đi "đặc biệt nhất", đáng nhớ nhất, nhiều "nhân duyên" nhất của anh trên nhiều phương diện khác nhau, theo như lời anh từng bộc bạch. Riêng với KVG, có anh Cường đi cùng là một "phước báo" lớn lao. Với nhiều kinh nghiệm hành hương nơi hiểm trở, khắc nghiệt ở Tây Tạng, đặc biệt là khu vực Ngân Sơn, anh chính là chỗ dựa vững chắc cho KVG, là người hỗ trợ về mặt tinh thần, trấn an mọi người trước những hiểm nguy sắp phải đối mặt. Nhân duyên nối tiếp nhân duyên.
Tuấn đã đếm được Mười(10) Sĩ rồi đó các bạn, viết về con người mệt nhọc quá các bác ơi...Hu hu. Nhiều chuyện lắm mà kể loáng thoáng thì khó chịu vô cùng..Chuyện anh Cường tạm kể vậy, mai mốt nhớ thêm sẽ kể tiếp, chắc chắn còn nhiều chuyện hay mà vì qua đèo Dolma nên Tuấn đã quên nhiều quá..=))

tuanfreedom
13-06-2012, 22:26
Đoàn đông quá mà cũng nhiều "sĩ" quá nên mình kể hơi chi tiết một sĩ nữa cho đúng con số 11 là số năm(2011) và cũng là bằng 1/2 của 22 người trong KVG nhé. Các sĩ sau mình sẽ nói nhanh rồi sẽ còn đề cập thêm sau. Đúng là "mỗi người một vẻ năm phân vẹn mười" mà. Ai cũng quá đặc biệt và có quá nhiều chuyện để mình kể nhưng nếu cứ đà này chắc mùa Quýt mới tới đèo Dolma các bác nhỉ.

https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup14.jpg
Nhóm trẻ KVG giữa cao nguyên Tây Tạng. Giữa là Trung Toàn, người mình vẫn nhắc rất nhiều lần trong bài viết. Anh vừa là một Thạc sĩ(Phật học?)(11) vừa là một Cư sĩ. Toàn từng là hướng dẫn viên du lịch gạo cội của Saigontourist. Hiện anh đang là chủ một công ty du lịch(Công ty Hoa Thiền-Zen Flower) chuyên tổ chức các chuyến du lịch tâm linh, hành hương đến các thánh tích Phật giáo Ấn Độ, Nepal, tây Tạng, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan...Anh rất trẻ nhưng có kiến thức Phật giáo khá uyên thâm, đang tham gia giảng dạy tại nhiều trường Phật học tại TPHCM. Toàn cùng anh Bách, Chị Vinh là ba thành viên đầu tiên tổ chức nên chuyến đi này. Anh và Công ty anh đã hỗ trợ đoàn rất nhiều trong công tác tổ chức ban đầu như lo vé máy bay...Toàn đi Ấn Độ như đi chợ vậy, gần như thời gian Toàn ở nước ngoài nhiều hơn ở nhà.
Trung Hiếu(ngoài cùng) là Tiến sĩ(12), là con trai trưởng của anh Nhân và Chị Bình(thật là một gia đình có ân phước lớn), hiện Hiếu đang là một giảng viên trẻ giảng dạy Toán học tại đại học Michigan(Mỹ). Anh bay từ Mỹ về Việt Nam để tháp tùng cùng bố mẹ mình trong chuyến đi này. Anh Minh(con trai chị Ngọc Anh), thành viên trẻ nhất đoàn hiện cũng đang học ở Mỹ. Minh cũng bay về Việt nam để đi cùng mẹ. Ai đang học đại học, đặc biệt lại du học Mỹ thì ít nhất cũng có một vài lần làm Khất sĩ.. Minh có là ngoại lệ không?:LL

Hữu Danh đang là chủ một nhà hàng chay tại TPHCM, anh ăn chay trường nhiều năm nay nên hẳn gọi là Chay sĩ cũng không ngoa.:))

Ngoài ra KVG còn có chị Bích Hà lo trọn vẹn phần tài chính kiêm thủ quỹ, Anh Trung cũng là một Cư sĩ ăn chay trường. Chị Tuyết(Nguyễn) là một nữ Tu sĩ đã có nhiều năm tu tập Kim Cương Thừa và cũng đã khá quen thuộc với Nepal và Ấn Độ. Chị Kim Sơn cũng là người rất mến mộ Phật Giáo và thường thăm viếng nhiều thánh tích. Anh Hồng Minh và bạn Tuyết(Phạm) là hai chủ doanh nghiệp trẻ từ Hà Nội bay vào sài Gòn đi cùng đoàn. Nhã Thanh là một bạn nữ trẻ đã từng du học ở Ấn Độ bay thẳng từ Hà Nội đi và nhập đoàn ở Bangkok trong lúc Trọng Lý bạn cô lại bay trực tiếp từ Hồng Kông qua Kathmandu để gặp trước anh Bách-Chị Vinh bay từ Đức tới. Cuối cùng là Thầy Viên Định hiện đang tu tập Kim Cương Thừa tại Kathmandu. Thầy chờ sẵn tại Kathmandu khi mọi người đến. KVG đúng là một đoàn "phượt" International.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup15.jpg

Khoảng trời riêng của bốn anh em cùng phòng Toàn, Danh, Tuấn và Anh Minh. Nhiệm vụ rất quan trọng mỗi đêm là quên gì quên chứ không được quên đi múc một xô nước đầy để đêm còn có ô xy mà thở. Dù lạnh, cửa vẫn phải nhớ để hở tí nếu không thì "tắt thở" lúc nào chẳng ai hay.

tuanfreedom
13-06-2012, 23:14
Vậy là về cơ bản Tuấn đã tạm giới thiệu xong KVG với các bạn. Bây chừ chỉ post thêm vài ảnh vui vui về sinh hoạt của các thành viên KVG trong suốt hành trình, không theo một thứ tự thời gian nào hết nhé. Sắp xong rồi các bác ơi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup14B.jpg

Trọng Lý đóng phim buồn. Nhã Thanh làm gì mà xơi một mình, không ngó ngàng gì bạn bè hết vậy? Mình mà là Trọng Lý thì mình nghỉ chơi luôn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup14C.jpg

Vừa nghe Lý hát trên xe, bây giờ lại được nghe Lý đi dạo và hát giữa cao nguyên bao la của tây Tạng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup15-1.jpg

Tối về lại được nghe Lý hát "trên giường":)).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup16.jpg

Làm ơn nhìn vào hai bác hai bên đang cười kiểu gì nhé. Không thể bỏ đăng ảnh này được. Ai cười đểu hơn ai nhỉ??


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup17.jpg

Đây nữa này. Thật là những khoảnh khắc hạnh phúc đáng nhớ. Các bác mau xem chứ nếu mai hai bác này thấy lại kêu mình "gỡ" xuống khẩn cấp thì có mà tiếc cả đời.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup18.jpg

Bác Thu cũng không chịu thua nhỉ?

tuanfreedom
14-06-2012, 00:22
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup18A.jpg

Bác Bách cũng "hiếu động" đâu thua gì lớp trẻ nào. Không biết bác "trốn" bác Vinh lúc nào mà "lọ mọ" lên lên làm diễn viên ảnh ở đây. Chỗ này là khu nhà sinh hoạt ngay phía sau Tu viện Chiu Gompa, ở một vị trí rất cao, gần sát với đỉnh Tu viện. Đứng ở đây có thể ngắm rất xa ra hồ Manasarovar và khu vực phía sau lưng Tu viện. Nghịch ngợm như mình mà vẫn cứ đi vòng tới vòng lui, nhìn đi nhìn lại cái thang, dòm qua cái cửa căn nhà thấy có mấy vị Tu sĩ trong đó nên cuối cùng hổng dám leo lên. Thế mà bác Bách vèo một cái đã ngồi "chễm chệ" nơi này. Bái phục bác quá thôi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup19.jpg

Cười cùng một kiểu luôn. Ngạc nhiên chưa?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup20.jpg

Bốn Đạo sĩ đã chinh phục xong đỉnh 4100m(vượt cao độ tuyệt đối 400m).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup21.jpg

Bác Thu "vô tình" lượm được bí kíp trong Tu viện Chiu Gompa.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup22.jpg

Bữa cơm trưa của KVG, lại là bác bếp trưởng Krishna xuất hiện.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup23.jpg

Sư Cường ngồi thiền bên Hồ Manasarovar.

tuanfreedom
14-06-2012, 00:50
Nhóm sherpa người Nepal gồm 5 thành viên gồm: Moti(nhóm trưởng), Durga(em ruột Moti), Lazman(em họ Moti), Hasta và Krishna(bếp trưởng).
Đây là năm con người tận tụy nhất mà mình từng gặp. Mặc dù KVG đã rất thất vọng ngay từ đầu vì những rắc rối, không tuân thủ các điều khoản của Hợp đồng từ đối tác Samrat mà đại diện là tay giám đốc Tiwari rất khó xơi. Mình cũng đã cùng nhiều anh em đóng "phẫn nộ thân" để hòng đòi lại quyền lợi cho đoàn nhưng thất bại. Hắn đã đổi 6 chiếc Landcruiser của đoàn bằng một chiếc xe bus mà vẫn giữ nguyên giá tiền và đổ lỗi hoàn toàn cho đối tác Tây Tạng. Ngược với tay Giám đốc lươn lẹo thì 5 nhân viên này lại quá tuyệt vời. Trong suốt hành trình các bạn đã phục vụ đoàn vô cùng chu đáo từ việc ăn uống đến ngủ nghỉ. Dẫu phải làm việc vô cùng vất vả nhưng mình chưa hề thấy một tiếng than vãn nào từ họ. Buổi tối thường họ ngủ ngay trên sàn bếp ẩm ướt trong cái lạnh khủng khiếp. Nhiều lần mình vẫn một mình âm thầm mò xuống bếp để động viên các bạn. Lo cho 22 con người trong một điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt là điều quá vất vả. Mãi sau này, mình vẫn thường xuyên email thăm hỏi Moti và mời các bạn sang thăm Việt Nam.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup24.jpg

Từ trái qua, Moti, Durga, Lazman. Cả ba đều rất đẹp trai, đặc biệt là Moti, trông anh giống như diễn viên điện ảnh Bolywood vậy. Nhiều bạn nữ của KVG cứ chép miệng khen Moti mãi. Bác bếp trưởng Krishna thì chúng ta đã gặp hai lần. Mình đang tìm hình của Hasta.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/0-KailashGroup26.jpg

Từ trái qua: ngoài cùng là bác tài xế(mình chưa nhớ tên), Thứ ba là Tsering, hướng dẫn viên người Tạng.

tuanfreedom
14-06-2012, 01:46
Bắt đầu bằng hình ảnh trẻ em các bạn nhé:


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople22.jpg


Em bé này là con của ông bà chủ "khách sạn" tại Hồ Manasarovar. Bác tài xế nhà mình hỗ trợ một tay để mình chụp ảnh bé. Nhìn lại tấm ảnh mới thấy bác ấy đeo tới 6 cái nhẫn vàng kìa. Từ nhỏ tới giờ mình mới thấy một người đeo nhiều vàng như vậy.. Mình rất ham trẻ con, cứ hễ thấy đứa nào là muốn lại "nựng" liền vậy đó.

https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople8.jpg


Một em bé đang chơi đùa gần Paryang.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople6-1.jpg

Chú tiểu trong một ngôi chùa tại Pharping.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople1.jpg

Những em bé Tạng tại khách sạn ở Paryang.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople2.jpg

Tại Paryang


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople3.jpg

Lang thang..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople14.jpg


Hai má các em không phải bị đen vì nắng táp mà vì cháy lạnh. Thương quá chừng. Mình chợt nhớ một câu chuyện người ta đồn rằng: Ở Tây Tạng, lúc mới được sinh ra, trẻ con được nhúng vào nước sông, hồ, suối lạnh trong một khoảng thời gian nhất định nào đó để nếu chết thì chôn mà sống thì mới nuôi. Lý do là để loại bớt những cá thể yếu ớt vì dù có nuôi thì sau này cũng không cầm cự được với cái khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu vùng này. Mong rằng đó chỉ là một câu chuyện truyền thuyết kể chơi cho vui thôi.

tuanfreedom
14-06-2012, 07:57
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople27.jpg

1


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople12.jpg

2

Sau trẻ em sẽ là phụ nữ nhé:


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople20.jpg

3


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople24.jpg

4


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople21.jpg

5


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople26.jpg

6


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople28.jpg

Bác Minh nhớ cô bé này không??

tuanfreedom
14-06-2012, 08:01
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople11.jpg


Các bạn Nepali đang xếp hàng chờ gọi tên để được một suất mang hành lý cho khách trên những đoạn đường khó khăn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople23.jpg

Hai anh chàng bán đồ pháp khí tại Kathmandu


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople4.jpg

Hai vợ chồng trong Tu viện Chiu Gompa


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople5.jpg

Mua bán lông thú



https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople7.jpg

Bác này hình như là CEO của nhóm buôn bán lông thú?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople9.jpg

Cụ già


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople10.jpg

Một vị lạt ma theo giáo phái Chod(Chodpa) hay là còn gọi là phép "Đoạn giáo" với cái kèn Kangling bằng ống chân của người chết. Chúng tôi đã được nghe ông thổi cái kèn với âm thanh não nề này trên đường từ Saga tới Paryang. Bác Minh có vẻ rất háo hức với món này.

tuanfreedom
14-06-2012, 08:14
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople15.jpg

Không hiểu sao mình cứ mãi "đau đáu" về những hình ảnh này..Tất cả các chị đều dồn hết sực nặng lên đầu.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople29.jpg

1


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople30.jpg

2


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople16.jpg

Ước mong nếu kiếp sau chưa được vãng sinh vào cõi Phật thì cũng tái sinh làm người đỡ vất vả cực nhọc hơn như cô gái Tây xinh xắn da trắng tóc vàng mỗi năm có vài tháng du lịch nghỉ ngơi kia. (mà nói vậy chứ cũng chưa biết ai hạnh phúc hơn ai nhỉ??, Phạm trù "hạnh phúc" khó nói lắm).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople18.jpg

Cả mẹ trẻ lẫn con thơ đều lao vào cuộc chiến..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople17.jpg


Nếu được đi học hẳn em là một Nữ sinh thanh lịch hay hoa khôi của trường. Nhiều khuôn mặt những em gái rất trẻ tham gia khuân vác suốt dọc hành trình cứ ám ảnh mình mãi không thôi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/11-Kailash%20Vietnam%20Group/LocalPeople19.jpg

Thôi, vui lên một chút nào, để con đi Kora ngay bây giờ..

tuanfreedom
14-06-2012, 08:18
Cuối cùng thì cũng "phải" chuẩn bị để bắt đầu cho vòng Kora(*) lịch sử. Tỉnh dậy đi các bạn. Đừng mải mê ngắm ngúi ngắm hồ, ngắm sông, ngắm suối. Cũng đừng nhìn những người phụ nữ mang vác dọc đường khổ cực lại xót xa mà chần chừ. Cũng đừng tưởng mình đang nằm trong chăn ấm nệm êm ở khách sạn hay đang trêu đùa các em bé dễ thương trên thảo nguyên...Dậy đi nào...Đừng ngủ nữa...Mình sẽ giúp các bạn trong phút chốc nhìn lại chặng đường đã qua và hành trình sắp tới. Dừng lại một chút nhé, bắt đầu với những tấm bản đồ "có một không hai" này, chúng ta sẽ "chụp" từ xa tới gần nhé.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay100A.jpg

Hãy xem chúng ta đang ở đâu. Người từ Mỹ, người từ Đức, người từ Hồng Kông, kẻ từ Sài Gòn, người từ Hà nội, tất cả cùng đến nơi đây. Đây là đâu? Nhìn lại bản đồ đi nhé. Phía tít dưới cùng của bản đồ là mũi Cà Mau, phía trên tí nữa là chín cửa sông Cửu Long xa tít tắp. Qua bao nhiều ngày gian nan khổ cực, nay chúng ta đã tụ về tại Darchen này, một thị trấn nhỏ bé nằm dưới chân Kailash, là điểm mà mọi khách hành hương phải ghé qua trước khi đi Kora. Vậy là chúng ta đã lên tới gần điểm cao nhất của nóc nhà thế giới, nơi khởi nguồn của những con sông thiêng vĩ đại. Hãy nhìn quãng đường chúng ta đã đi qua. Khủng khiếp chưa. Nhìn năm dòng sông tụ lại quanh Kailash kìa.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay10.jpg

"Chụp" gần hơn một tí. Cái bản đồ này có in sai tỷ lệ hay không mà hai cái Hồ nhìn to quá vậy? Đi máy bay sao mà không thấy được Ngân Sơn và hai Hồ Thiêng cơ chứ ?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay10A.jpg

Nhìn gần hơn tí nữa này, Ngân Sơn ngay trước mặt bạn rồi đó, vẻ đẹp lộng lẫy uy nghi. Ngân Sơn như mời gọi. Hãy chuẩn bị những bước đầu tiên để nhập vào vòng Kora. Trong ba ngày tới, chúng ta sẽ đi nhiễu(Kora) một vòng quanh ngọn núi này, theo chiều kim đồng hồ. Bạn hãy nhìn lại Ngọn núi Thiêng. Đây chính là niềm mơ ước của hàng triệu triệu người trên thế giới. Mình còn nhớ Tsering, anh bạn hướng dẫn viên du lịch người Tạng đã từng nói trên đường về: "Hơn sáu triệu người Tây Tạng(?), có mấy người được hạnh phúc như tụi mày(you)?".

tuanfreedom
14-06-2012, 08:21
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay10D.jpg

Sát hơn tí nữa, ta thấy không chỉ là 2 mà là có 3 đường đi Kora. Lạ nhỉ, từ lâu mình vẫn chỉ biết đến cái Outer Kora. Sau này biết thêm Inner Kora(mình và hầu như mọi thành viên đều hiểu Inner Kora chính là cái đường Nandi Kora, đường đi dành cho các vị chân sư hoặc cho những ai đã đi đủ 13 lần Outer Kora). Sao nay lại xuất hiện thêm cái "Inner Kora" kiểu mới này nữa? Lại phải tốn thời gian sục sạo nữa đây??


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay10B.gif

Nhìn thêm cái Bản đồ Kora theo kiểu 3D này nữa để dễ hình dung đoạn đường trường chinh sắp tới. Biết ngay mà, cái Inner Kora trong bản đồ này mới đúng là cái như mình từng biết. Không biết tác giả của bản đồ trên với "Inner Kora" mới và Nandi Kora là ai đây? Và ai đúng ai sai? Mình không muốn làm chuyên gia về Kailash đâu:)). Mất nhiều thời gian kinh khủng. Để "leo" tới điểm xuất phát này mình đã mất cả hơn tháng trời rùi. Lại còn phải bỏ mất mấy trận bóng hay như trấn Đức-Hà Lan đêm qua vậy. Bạn hãy nhìn kỹ những đường màu xanh nhé. Đó chính là đầu nguồn những con sông thiêng vĩ đại của Châu Ấ đây. Trên đường đi Kora nhiều đoạn ta sẽ phải đi dọc theo những con sông.

Thôi, hãy "quên" cái Inner Kora đi, tập trung nhìn kỹ vào cái Outer Kora nhé. Đó là "nhiệm vụ" và cũng là "quyền lợi" của chúng ta trong ba ngày sắp tới. Bạn nhìn vào đường màu vàng nhé. Đó là đường đi của KVG. Chúng ta sẽ bắt đầu tại Thị trấn Darchen, nằm phía dưới chân núi, đi theo chiều kim đồng hồ mà người ta gọi là Milarepa Kora(đường đi của tín đồ Phật Giáo), chứ không phải đi theo chiều ngược lại gọi là Bon-Po Kora(đường đi của tín đồ đạo Bon) đâu bạn nhé. Sau này trên đường đi mình cũng gặp một số người đi theo chiều ngược lại, gặp rải rác nhiều nơi, kể cả trên đỉnh đèo Dolma.

Toàn bộ lộ trình Kora dài 52km được chia làm ba ngày kinh hành. Ngày thứ nhất đi 22Km(con số có thể xê dịch chút ít tùy theo tài liệu) từ Darchen đến Tu viên Dirapuk. Ngày thứ hai đi khoảng 18 Km từ Dirapuk vượt đèo Dolma về gần Tu viện Dzutrulpuk. Và ngày thứ ba đi 12 Km còn lại từ đây về Darchen. Như vậy là trọn một vòng Kora. Có hai đêm ngủ trên núi, đêm đầu tiên tại một nhà khách ngay Tu viện Dirapuk và đêm thứ hai, khác với nhiều đoàn, KVG sẽ ngủ trong lều tại một bãi cỏ (chắc là) gần với Tu viện Dzutrulpuk.

Bạn có thể đi bộ một mình, tự mang theo hành lý cá nhân cần thiết nhất như áo mưa, máy ảnh, nước uống, thuốc men, thức ăn nhẹ bổ sung...Hành lý nặng hơn đã có đoàn bò Yak hỗ trợ. Bạn cũng có thể thuê ngựa để hoàn thành chuyến đi. Bạn cũng có thể thuê một hay vài người Sherpa đi cùng nếu bạn muốn.

Cỏ dại
14-06-2012, 14:10
Cảm ơn bác Tuấn đã bắt đầu chia sẻ thông tin về đoạn đi Cora của đoàn, hồi hộp lắm rồi đó. Lót dép chờ nghe bác Tuấn kể chuyện.

tiger96
14-06-2012, 16:24
hay thật. cảm ơn bác tuanfreedom

BlueRMoon
14-06-2012, 16:59
@Tuanfreedom : Bài viết của bạn rất lý thú và hấp dẫn. Tôi đang "đồng hành" cùng bài viết của bạn từng ngày. Bạn thật hạnh phúc đã đi Kora núi thiêng Kailash. Xin được chia sẻ cùng bạn. Tôi đã đi Tibet vào tháng 8 năm 2010, vì đi theo tour nên có những điểm tham quan xa không đến được. Tôi đang ấp ủ ước muốn sẽ quay lại nơi đây vào một ngày không xa.

Tôi đã đọc "Đường Xa Nắng Mới" của Anh Bách. Rất Hay. Cám ơn Tuan đã giới thiệu.

virgo
14-06-2012, 17:31
Bạn Tuấn cố gắng viết tiếp nhé, rất nhiều người trong đó có mình đang chờ đón hành trình Kora 3 ngày quanh núi Kailash của nhóm bạn đấy (c)

PhieuLinh9999
14-06-2012, 21:24
Mình cũng đang nín thở hồi hộp, dù bận việc song ngày nào cũng đảo vô một vài lần để xem bác tuanfreedom đi tới đâu rồi. Bác kể chuyện có duyên và dí dỏm lắm, hình ảnh lại đẹp và sống động nữa. Mình cũng như bà con đang lót dép ngóng cổ chờ hàng ngày đây. Nhưng cũng mong rằng đừng vội hết sớm nha. Mâu thuẫn quá nhỉ? :))

tuanfreedom
15-06-2012, 09:38
@Bác Cỏ dại, Tiger96, BlueRMoon và virgo và Phieulinh9999 và nhiều bạn khá nữa: Cảm ơn các bác đã luôn ủng hộ và động viên. Cảm ơn mọi người đã quan tâm theo dõi. Những lời động viên(dù chưa nhiều lắm :))=))(NO)) luôn có sức mạnh ghê gớm đó các bác. Mình cũng rất vui và hồi hộp khi mỗi đêm mở Phượt ra lại được nhận những lời động viên và góp ý của các bác. Mình sẽ cố gắng cày đêm cày ngày để không phụ lòng mọi người.

jennyho
15-06-2012, 10:36
Sắp đến đoạn hay rồi đây, bác Tuấn tiếp tục đi ạ, ngày nào cũng lượn vô lượn ra thớt này để nghe bác kể chuyện :)

sbn
15-06-2012, 10:55
Không hiểu sao mình cứ mãi "đau đáu" về những hình ảnh này..Tất cả các chị đều dồn hết sực nặng lên đầu.

Ước mong nếu kiếp sau chưa được vãng sinh vào cõi Phật thì cũng tái sinh làm người đỡ vất vả cực nhọc hơn như cô gái Tây xinh xắn da trắng tóc vàng mỗi năm có vài tháng du lịch nghỉ ngơi kia. (mà nói vậy chứ cũng chưa biết ai hạnh phúc hơn ai nhỉ??, Phạm trù "hạnh phúc" khó nói lắm).
Cả mẹ trẻ lẫn con thơ đều lao vào cuộc chiến..



Thực ra nếu bạn đi lên miền núi phía Bắc thì những hình ảnh này bạn sẽ thấy ở khắp nơi hàng ngày hàng giờ. Nó như là một hình ảnh cố hữu gắn liền với không chỉ người phụ nữ mà cả những cô bé cậu bé có khi chiều cao còn ít hơn cả những thứ mà các em gùi sau lưng. Có những bó củi dài và nặng, những gùi ngô trĩu trịt, những chiếc chảo sắt rất lớn cồng kềnh hay thậm chí cả những tấm pi bờ rô xi măng lợp mái nhà...tất cả đều được nâng bằng dải vải vắt qua đầu như thế này. Và họ phải trèo dốc vượt suối, leo núi qua ghềnh, đi quãng đường dài mất cả ngày với chỉ một gói cơm không mang theo. Không dám chen hình ảnh vào đây vì cảm thấy như thế thật không phải :)
Nhưng mà cũng không biết được, đôi khi chúng ta xót xa nhưng biết đâu, với họ, đó lại là hạnh phúc, hạnh phúc vì có được thứ họ mong muốn, được mang nó về để chia sẻ với gia đình.
Vài lời chia sẻ lạc đề một chút trước khi cùng bước vào hành trình Kora của bạn (beer)

tuanfreedom
16-06-2012, 06:23
Ngày đầu tiên của hành trình Kora chúng ta phải vượt qua đoạn đường 22 Km dài đằng đẵng như thế này đây. KVG sẽ bắt đầu tại Thị trấn Darchen, nằm phía dưới chân núi, rồi đi dọc theo thung lũng sông Lha-Chu để vào trại tập kết Darpoche gần khu vực có tu viện Chuku. Bắt đầu từ đây sẽ đi một mạch tới Tu viện Dirapuk, ngủ một dêm tại đây. Chấm tròn màu tím ở giữa chính là Kailash linh thiêng. Chúng ta sẽ đi nhiễu một vòng quanh Kailash. Liệu những ai sẽ đi trọn một vòng Kora?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay10E.jpg

Bản đồ lộ trình chi tiết ngày Kora thứ nhất. Cái này hơi bị mờ một chút, nhưng không sao, chỉ để nhìn cho gần hơn đường đi ngày thứ nhất.

Ba ngày Kora vẫn là tâm điểm của nhiều câu chuyện trong KVG không chỉ vào hôm nay, tại thị trấn Darchen này mà ngay từ những ngày họp mặt đầu tiên của đoàn. Theo lời kể của anh Cường thì đi Kora vô cùng gian khổ và nguy hiểm. Mỗi năm đều có vài chục người chết trên vòng Kora. Trong chuyến đi trước, dọc đường Kora, anh gặp một nữ du khách người Đức cao lớn mang một cái ba lô to kềnh sau lưng. Anh đã khuyên vị này nên gửi bớt đồ đạc cho đoàn bò Yak. Thật bất ngờ, vị này khá giận giữ, nghĩ rằng anh đã “xem thường” khả năng của mình và vẫn gồng lên đi tiếp. Khi đến điểm dừng chân và điểm danh, đoàn Đức đã thiếu mất cô này. Họ tỏa ra tìm kiếm nhưng vô vọng. Có thể cô đã ngã gục ở đâu đó trên đường đi, hoặc cũng có thể đã bị cái ba lô nặng nề kia vật xuống một vực sâu nào đó. Thật thương xót và cũng tội nghiệp cho sự "cố chấp" của cô. Mong cho cô được vãng sinh nơi cực lạc. Đâu mấy ai "may mắn" có được diễm phúc chết ở một nơi linh thiêng như Kailash này. Có nhiều cái chết xảy ra đơn giản như vậy. Khi điểm danh đoàn chỉ biết là thiếu người chứ không rõ nguyên nhân tại sao chết. Lúc đó mình vẫn chưa tin lắm những câu chuyện như thế này. Thế nhưng khi đã trọn vòng Kora mình mới biết điều đó hoàn toàn đúng, đặc biệt khi đã bước vào ngày Kora thứ 2. Người nào lo mạng người ấy. Không ai có thể giúp đỡ ai trên hành trình được. Bản thân họ còn chưa thể giúp nổi họ nữa thì còn giúp cho ai. Ngay cả những sherpa lão luyện cũng khó mà giúp người hành hương được. Khi khách đã lâm nạn thì khả năng tối ưu nhất là quẳng khách lên một con ngựa hoặc bò Yak nào đó chở về Darchen. Không có một sự hỗ trợ nào về y tế có thể thực hiện được trên núi. Không có một trạm hỗ trợ nào giống như mình từng đọc thấy ở các cuốn sách viết về leo núi, ví như Base Everest Camp chẳng hạn. Trong 52 km này thì ngày thứ nhất có một điểm dừng chân có thể ăn mì gói cầm hơi. Ngày thứ ba thì cũng có vài điểm dừng chân bé tí tẹo do người dân địa phương dựng lên để bán trà nước..Đoạn đường trên đèo Dolma, ngày thứ hai thì tuyệt nhiên không có. Mình rất ngạc nhiên về điều này. Ít ra người ta cũng bố trí một vài trạm cấp cứu gì đó dành cho khách hành hương chứ. Nhưng rồi mình tự trả lời luôn, ở Darchen còn chưa có dịch vụ này nữa thì đòi hỏi gì ở nơi đây. Sau này khi một bạn trong đoàn ở tình trạng nguy hiểm nhất thì cũng phải chạy một mạch mấy trăm km tới tít Saga thì mới có một cái gọi là “trạm xá”.

tuanfreedom
16-06-2012, 07:21
Thường thì theo thống kê, mỗi đoàn có không quá 1/3 thành viên trong đoàn hoàn thành chuyến Kora. Nhiều trong số họ phải quay về từ Lhasa(3700m) do không chịu nổi “hội chứng độ cao”(nếu đi theo hướng Lhasa). Đặc biệt nếu họ đi máy bay từ Thành Đô đáp xuống Lhasa thì nhiều người bị choáng ngay tức khắc. Đến nỗi, leo lên cầu thang của khách sạn cũng là một việc quá khó khăn. Nhiều người khác khá hơn đã lên tới Darchen nhưng cũng đành nằm lại đây ba ngày chờ đoàn Kora trở về vì kiệt sức không tham gia nổi. Một số khác lại “buộc phải” quay về vì lý do sức khỏe hoặc “tự nguyện” đi lui khi họ đã đi hết ngày thứ nhất vì lý do sức khỏe hoặc họ tự thấy như thế là quá đủ và hoan hỉ đi lui. Số ít nữa thì tham gia 8 km đầu tiên từ Darchen đến Darpoche-nơi tập kết để tiễn những anh chị em khác lên đường.

Không biết có phải vì KVG đi Kailash theo hướng từ Kathmandu nên có nhiều thời gian “làm quen” với độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng Tây Tạng không mà sau này đã phá vỡ được tỉ lệ trên. Hướng dẫn viên người Tạng và các bạn Sherpa người Nepal cũng xác nhận rằng tỉ lệ Kora thành công của KVG vượt quá xa so với nhiều đoàn khác khiến họ cũng rất ngạc nhiên. Có 12/22(55%) thành viên trong đoàn đã hoàn thành trọn vẹn ba ngày Kora. Ba thành viên hoàn thành xuất sắc ngày Kora thứ nhất trong tình trạng sức khỏe vẫn còn khá tốt nhưng đã tự nguyện đi lui vì thấy rằng như vậy là đã quá đủ ân phước. Có 7 thành viên tiễn đoàn đến trại tập kết Darpoche cách Darchen 8 km trong đó có bốn người sau này đã quay lại đây một lần nữa, đi thêm 2 km vào thung lũng sông Lha-Chu và vượt 200m cao độ tuyệt đối để viếng thăm tu viện Chuku.

Tối hôm qua tại Hồ Manasarovar, KVG đã họp để bàn về chuyện Kora. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho hướng dẫn viên Tsering, Moti-trưởng nhóm Sherpa, anh Bách-trưởng nhóm KVG và anh Cường người đã hai lần Kora. Những câu chuyện vẫn liên quan chủ yếu đến sự nguy hiểm của hành trình Kora. Tsering có vẻ luôn “tập trung” vào vấn đề này. Đoàn đã sơ bộ đăng ký ai sẽ tham gia Kora còn ai thì không. Tuy nhiên lúc này vẫn còn có vẻ “quá sớm” để quyết định. Mỗi người hẳn đều có những suy nghĩ, băn khoăn của riêng mình và vẫn thầm giữ trong lòng. Một số người đã đăng ký thuê ngựa. Số khác vẫn chưa có quyết định gì. Cứ để đến Darchen xem sao đã.

Đêm tại Darchen lại là một đêm khó ngủ có lẽ không chỉ đối với riêng mình mà với tất cả mọi người. Buổi chiều KVG lại họp thêm một lần nữa để mọi người đưa ra quyết định cuối cùng về việc tham gia Kora. Tsering lại nhấn mạnh về việc mọi người phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định. Phải tự lượng sức mình. Tsering vẫn luôn vậy, thẳng thắn đến khó chịu. Anh thông báo rằng, ngày thứ nhất nếu ai không đi được vẫn còn có cơ hội quay trở về. Đến ngày thứ hai thì hoặc là vượt qua được Dolma hoặc là sẽ chết dọc đường. Bước vào ngày thứ hai là chỉ có đi tới, không đi lui được nữa. Vì quay trở về lúc đó sẽ còn nguy hiểm hơn nhiều là tiếp tục tục bước tới. Hơn nữa, cũng không có ai dẫn bạn trở về được. Xác suất chết dọc đường là rất có thể, đã có nhiều người chết trên đường Kora này, anh tuyên bố với vẻ mặt lạnh tanh, không cảm xúc. Ban đầu mình cũng không ưa Tsering lắm vì chẳng thấy anh động viên ai bao giờ, khác hẳn hoàn toàn với Moti. Nhưng sau này nghĩ lại, mình thấy Tsering hành xử như vậy cũng hợp lý thôi. Mạng sống của con người là quý nhất, mà anh hẳn đã từng chứng kiến nhiều cái chết trên đường kinh hành. Nên dù anh có nói quá đi về sự nguy hiểm thì mình thấy cũng không thừa. Mục đích là để mọi người chuẩn bị tâm lý thật vững. Anh hẳn đâu có muốn chứng kiến những thành viên của đoàn mình phụ trách bỏ mạng trên núi cao. Hơn nữa, nếu một anh em nào nằm lại trên núi thì hẳn Tsering, nhóm Sherpa, Hai đối tác du lịch Tây Tạng, Nepal và tất cả những thành viên của đoàn cũng sẽ "khốn khổ khốn nạn" với hàng trăm thủ tục phiền phức mà hẳn ai cũng có thể hình dung được..

Hẳn mọi người đều có những tính toán của riêng mình từ buổi họp hôm qua. Hôm nay chỉ là nghe thêm ít thông tin và đăng ký danh sách. Cuối cùng, có bảy thành viên quyết định sẽ không tham gia vòng Kora. Như vậy sẽ có 15 người tiếp tục lên đường. Chị Sơn hẳn đã có quyết định này từ ngày còn ở Kathmandu hay tại Darchen này mình không biết. Mình nhớ ngày gặp ngài Sonam Rinpoche, Ngài đã nói đại ý chỉ cần các con có Ngân Sơn trong tim, tâm luôn hướng về Ngân Sơn thì cũng đã có nhiều ơn phước rồi, không nhất thiết phải “ép” mình đến tận Ngân Sơn. Ngài cũng “nhìn mặt mà đặt tên” để khuyên một vài thành viên không nên Kora. Chính Ngài đã ba lần Kora nên chắc ngài biết hết những khó khăn và nguy hiểm trên đường. Mình đoán có thể Ngài đã khuyên chị Sơn ngay tại Kathmandu(?), vì vậy mà chị rất thản nhiên khi(có lẽ) là người đầu tiên và duy nhất quyết định dừng lại tại Darpoche. Với tuổi tác của và tình trạng sức khỏe hiện tại của chị, đến được Darpoche quả cũng là hiếm hoi trên đời này rồi. Nhớ khi tập luyện tại Langbiang, mình cứ ngỡ chị chỉ đi được vài trăm mét thôi nào ngờ chị đã bám trụ đến đoạn khó khăn nhất. Lúc cách đỉnh ngọn núi khoảng chỉ ba trăm mét, nhiều đoạn dốc đứng, lầy lội, cây cối đổ ngang chắn hết lối đi, chị mới chịu quay lui. Trong chuyến đi này, không như nhiều người khác trong nhiều chuyến trước đã phải bỏ về từ Saga hoặc Lhasa, chị đã trụ đến được Darpoche với cao độ khoảng 4700m. Mình thầm nghĩ sau này đến tuổi của chị, liệu mình còn nguyên hàm răng hay không nữa?

Vào những giờ phút cuối cùng trước khi bước sang ngày mới tại Darchen, việc quyết định kẻ đi người ở đã xong. Ba người đã quyết định thuê ngựa, hai thành viên thuê riêng sherpa đi cùng. Anh Bách ngày hôm trước đã thuê một anh sherpa nhưng sau này anh quyết định “nhường” lại cho anh Thu. Tám người sẽ đi bộ từ Darchen tới trại tập kết Darpoche trong đó có mình, 14 người khác sẽ đi bằng xe Land Cruiser và hai đoàn sẽ gặp nhau tại Darpoche, nơi nhận ngựa. Riêng anh Trung đi bộ cùng anh chàng sherpa bắt đầu từ Darchen, còn anh Thu sẽ “nhận” chàng sherpa “của anh Bách” tại Darpoche. Vậy là mọi chuyện đã được chốt rồi nhé. Chúng tôi yên tâm đi ngủ. Thêm một đêm thao thức khó quên tại Darchen.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Kora%20Day%201/9-KoraDay11A.jpg


Trời chưa kịp sáng, mọi người đã lục đục dậy để chuẩn bị khởi hành. Nhóm 8 người đi bộ sẽ khởi hành trước nhóm đi Land Cruiser khoảng 4-5 tiếng. Mình thuộc nhóm lội bộ nên 5h sáng đã tỉnh queo sẵn sàng lên đường. Khoảng 6h thì chúng tôi xuất phát. Nhóm đi xe dự kiến lên đường lúc 10h trưa.

Đoạn đường đầu tiên còn tối lờ mờ thế này đây. Mình cùng anh Hồng Minh, Chị Tuyết(Nguyễn) và anh Trung thuộc nhóm đi sau. Vừa ra khỏi khách sạn được một đoạn thì chị Tuyết bỏ quên thứ gì đó, buộc mình và bác Minh phải dừng lại chờ khá lâu. Nhóm 4 người kia đã đi trước. Đêm qua Đoàn đã họp và quyết định rằng sẽ có nhóm đi trước, đi giữa và bọc hậu. Tuy đã bàn bạc thế nhưng khi vào vòng Kora thì chúng tôi đã không thực hiện tốt việc này. Có nhóm đi khá nhanh bỏ xa nhóm còn lại. Tốc độ ban đầu của anh Trung khá chậm, dù anh có một anh chàng sherpa đi cùng. Bác Minh đã "rất chủ quan" đánh giá rằng anh Trung may ra là đi được 8 km đến Darpoche thì dừng lại thôi. Nào ngờ anh Trung sau này cũng đi trọn vòng Kora. Đây chính là một trong những điểm kỳ diệu của chuyến đi này. Một người có tuổi như anh Trung đã lập được một kỳ tích. Chính nhờ sự hỗ trợ của sức mạnh tâm linh chứ không chỉ là thể chất mới đưa đến chiến thắng cuối cùng.
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Kora%20Day%201/9-KoraDay11B.jpg

Trời dần dần sáng, gió lạnh thổi "mát rượi". Gần đoạn này nhóm mình bị một lũ chó ngao vây lại. Lúc này còn có cả anh Hồng Minh và chị Tuyết. Phía trước là chị Ngọc Anh và anh Minh. Nhóm đầu tiên thì đã đi khá xa. Mình cảm thấy hơi ớn lũ chó hoang này. Chúng cứ vây quanh và nhìn trừng trừng vào mình và vài bạn bên cạnh. May mà một lúc thì không hiểu sao chúng tản ra và chạy lên đồi. Lúc này mình khá "giận" cái nhóm đi đầu tiên, rằng sao lại ham đi mau không chờ anh em. Giá mà đoàn 8 người đi cùng một nhóm thì lũ chó không thể nào dám "dọa" mình được.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Kora%20Day%201/9-KoraDay11C.jpg

Sẽ có thêm chuyện để kể về anh chàng này trên đường đi. Thật ngạc nhiên, đến ngày thứ hai, con người gặp gỡ tình cờ này lại là "sherpa" cho chị Ngọc Anh.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Kora%20Day%201/9-KoraDay11E.jpg

Bắt đầu xuất hiện những "kKm Tự Tháp" thấp le tè trước mặt.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Kora%20Day%201/9-KoraDay11F.jpg

Những con bò Yak lẻ loi này chút nữa rồi cũng tập trung đến Darpoche để khách hành hương sẽ thuê đi Kora. Darpoche là một bãi đất phẳng khá rộng, được bố trí để làm nơi tập kết tất cả những người đi Kora, ngựa, bò Yak, và sherpa cho thuê.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/Kora%20Day%201/9-KoraDay11G.jpg

Xung quanh vẫn nhiều đoàn người ngựa hồ hởi lên đường. Anh này cũng sẽ là một sherpa cho vị khách hành hương nào đó ngay trong sáng nay thôi. Sau này mới biết anh lại chính là sherpa cho Nhã Thanh.

LUA
16-06-2012, 09:09
Ngày nào cũng vào theo dõi cập nhật hành trình của Anh, cám ơn Anh đã giới thiệu cuốn DXNM của bác Nguyễn Tường Bách, đọc sách kết hợp với hình ảnh của Anh làm cho hành trình trở nên sống động hơn nhiều ạ. Nếu không phiền Anh có thể mô tả rõ hơn "nhà vệ sinh di động" của Anh Thu mà bác Bách mô tả trong sách được không? Em đã từng đi Tây Tạng, quả thật nhà vệ sinh bên đó rất kinh khủng, mỗi lần đi phải nín thở đeo khẩu trang để bớt ngửi mùi, mắt đeo kính đen để nhìn sự vật mờ ảo bớt. Nhờ Anh chia sẻ kinh nghiệm để áp dụng cho những lần sau.

tuanfreedom
16-06-2012, 14:40
@Lúa: Mình thật ngạc nhiên và bất ngờ khi bạn lại đề cập ngay đến câu chuyện mà mình áy nãy mãi là sao vẫn chưa kể. Đoạn thị trấn Saga, mình kể chuyện khá sơ sài. Vì "áp lực" phải chạy nhanh tới Kora nên nhiều chuyện chưa kịp viết. Bạn có thể thấy là mình vẫn để nguyên một post để sau quay lại viết tiếp cho thật logic. Nhưng thôi, bạn đã hỏi thì viết ngay vào post này luôn. Về cái "nhà vệ sinh di động" mình sẽ cập nhật sau một tí vì còn phải xin bác Thu một cái ảnh minh họa cho thật sinh động. Nhưng tạm kể chuyện mấy cái nhà vệ sinh nhé. Tới Nyalam thì dù như bạn nói, nhà vệ sinh thật kinh khủng, nhưng vẫn còn đỡ hơn những ngày về sau. Bắt đầu từ Saga, nhà vệ sinh thường được bố trí nằm cách ly phía ngoài.

Theo mình nhớ thì mỗi WC luôn được chia làm hai ngăn cho nam và nữ. Nó dài khoảng 3m, rộng 1,5m và sâu cũng ước chừng hơn 3m. Có lẽ từ thời ông kỵ nội của chủ khách sạn này đến nay họ chưa bao giờ dọn nó. Cũng đúng thôi vì nước uống còn hạn chế nữa thì lấy đâu ra nước để mà làm WC kiểu miền xuôi nhà mình. "Hàng hóa" chất đầy gần tới mép. Những khu vực lân cận, mình chẳng nhìn thấy họ trồng trọt gì cho nên hẳn họ cũng chẳng biết gởi “hàng hóa” vào đâu. Chẳng giống như nhà mình hồi còn bé. Có được chút “hàng” nào ló ra là Bố giao nhiệm vụ cho mình phải bốc ngay vào mấy vườn rau trước ngõ. Mùi hôi thối thì mình không thể tả được đâu. Chỉ biết có một chị trong đoàn ban đầu vẫn ngại dùng cái "di động" của Bác Thu nên thử liều lĩnh xông vào. Sau khi đã xức dầu thơm khắp người, chị còn rất cẩn thận nút hai lỗ mũi bằng hai cục Bông to tướng, cứ nghĩ như vậy là chắc ăn rồi. Nào ngờ đang "hành sự" thì bất ngờ hai cục bông rớt xuống. Và chị ốm liền 3 ngày kể từ hôm đó.

Với mình thì mùi này chẳng ăn thua gì. Hồi nhỏ bốc phân bắc phân xanh ra đồng mình ngửi riết rồi quen. Đến những ngày sinh viên, mình vẫn khuya khuya đi làm thêm, nửa đêm về sáng lội bì bõm dưới gầm cầu những con sông được cho là sạch nhất tại thành phố Sài Gòn hoa lệ; đạp hết đám mìn này tới đám mìn khác. Dưới đáy sông, khi thủy triều xuống thì mùi hôi thối và khí độc sôi lên ùng ục còn khủng khiếp hơn nhiều. Hóa ra mùi phân thành phố vẫn thối hơn phân ở nông thôn. Chắc tại người thành phố ăn nhiều thịt cá quá đó mà. Sau này không còn giành được suất đi làm thêm này nữa, trưa mơ màng ngủ cạnh cửa sổ phòng ký túc xá mình vẫn nghe thoang thoảng đâu đây cái mùi đặc biệt ấy. Nhớ cái mùi này da diết.

Mới chỉ trong cùng một quốc gia mà phân thành phố đã khác biệt quá nhiều so với phân nông thôn rồi. dù tất cả đều là Phân Nội, hàng Việt Nam “chất lượng thấp”. Ở những khách sạn trên đường đi Ngân Sơn này, mỗi năm có hàng ngàn khách từ khắp nơi trên thế giới ghé qua nên không chỉ có Phân Nội mà còn có hàng trăm loại Phân Ngoại từ Châu Âu, Châu Á, Phi, Mỹ La tinh, Úc..tầng tầng lớp lớp xen kẽ nhau hỏi sao mà không có “hàng liên doanh chất lượng cao” chứ. Mình ước chừng có hàng ngàn du khách đã bị những cái WC này hạ gục ngay từ phút đầu tiên.
(còn tiếp phần sáng kiến của anh Thu để giải quyết vấn đề này)
P/S: Các anh chị nào yếu bóng vía xin bỏ qua post này. Tuấn không chịu trách nhiệm nếu có tai nạn xảy ra....:)):gun

tuanfreedom
16-06-2012, 16:38
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11H.jpg

Đoàn bò Yak nối đuôi nhau vào bãi Darpoche.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11I.jpg

Nhiều chị Tây Tạng cũng tham gia làm sherpa cho khách hành hương.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11J.jpg

Các thành viên khác đi xe Land Cruiser này tới trại Darpoche.

Ngoài việc lựa chọn phương án đi bộ hoàn toàn, đi ngựa, thuê sherpa riêng đi cùng thì vẫn “lòi” ra thêm một phương án buộc phải quyết định cho 8 km đầu tiên từ Darchen đến Darpoche, hoặc đi bằng xe Land Cruiser hoặc đi bộ; vì phải tới Darpoche mới có ngựa để thuê. Khi trở về trong ngày thứ 3, phương án cũng tương tự cho 4-5 km cuối cùng. Nghĩa là hai đoạn đường đầu tiên của vòng Kora bạn có thể đi bằng xe vì đường vẫn còn khá dễ đi. Và ngay trên đường từ Manasarovar đi Darchen ngày hôm sau, việc chọn đi xe hay đi bộ đã phải quyết định. Lúc đó, theo “hiệu ứng đám đông” mình giơ tay đăng ký đi xe. Tuy nhiên cuối cùng, mình đã quyết định sẽ đi bộ không thiếu một bước chân nào bắt đầu bằng bước chân đầu tiên từ khách sạn Shang Shong và sẽ trở về lại Shang Shong bằng những bước chân “cuối cùng”.

Cũng có lúc mình nghĩ rằng liệu có nên đi xe để "tiết kiệm sức lực" trong 8km đầu tiên này và để dành cho đoạn đường gian khổ còn lại? Vì người ta cũng quan niệm điểm bắt đầu của vòng Kora(Milarepa Kora) chính là tại trại tập kết Darpoche cơ mà. Và 5 km cuối cùng của ngày thứ ba vòng Kora cũng tương tự, bạn có thể đi xe. 8 km đi bộ trong điều kiện cao độ trên 4600m, thiếu dưỡng khí trầm trọng.. là một câu chuyện lớn, rất lớn nữa là khác. Quả thật buổi sáng hôm nay nhóm đi bộ cũng đã mất khoảng 5 tiếng để vượt qua 8km đầu tiên này.

Nhưng rồi sau đó mình lại "tính toán" tiếp theo kiểu rất "ngây thơ" là vòng Kora nguyên vẹn là 52 km, có đi trọn thì mới nhận hết được ơn phước còn nếu đi ngựa hay đi xe...thì mình sẽ bị mất một phần "phước báo"?:)). Vậy nên thà mình gắng sức thêm để hưởng "thành quả" cho nó trọn vẹn. Nghĩ sao làm vậy, mình thông báo với đoàn là sẽ đi bộ. Dù vậy, vì đã “lỡ” đăng ký nên mình vẫn hoan hỉ trả tiền thuê xe=)). Bây giờ thì mình rất hài lòng về quyết định này.

Như vậy mình cùng nhóm 8 người đi men theo triền núi, đường gập ghềnh, khúc khuỷu. Đoàn đi Land Cruiser đi dọc theo thung lũng Lha-Chu. Cả hai cùng hướng về Darpoche.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11K.jpg

Những anh chàng sherpa này lại đưa ngựa tới nơi tập kết cũng trên con đường đi bộ của chúng tôi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11L.jpg

Gần vào tới khu vực Darpoche. Sương mù xuất hiện dày đặc. Mình cũng đã rất khá mỏi chân rồi. Mong cho sớm tới nơi để được dừng lại nghỉ chân.

PhieuLinh9999
16-06-2012, 22:16
Bác tuanfreedom có khả năng viết ký sự cho báo đăng feuilleton (nhiều kỳ) được đấy. Bác viết như vầy thì tirage báo tăng là cái chắc. He he. Em khen bác thực tâm chứ không có ý gì đâu nhé. Quả thực giống như bạn LUA, khi đọc Đường Xa Nắng Mới em cũng có thắc mắc về cái WC di động do bác Thu sáng tạo mà chưa biết hỏi ai. Dù rằng trong đầu cũng có mường tượng. Đang mong bác tuanfreedom kể và trưng hình xem có giống như phỏng đoán không đó :D

r0sy
16-06-2012, 23:18
Chuyến đi tuyệt thật. Năm ngoái bọn mình cũng đã có duyên đến được Kailash nhưng chưa có duyên đi Kora. Đó là điều mình thất sự rất rất tiếc nhưng tự nhủ sẽ có ngày quay lại.

Không biết "mobile toilet" của nhóm bạn có giống nhóm mình không. Đó là ... túi ni lông đen :D. Hôm 1 chị trong đoàn giơ 1 nắm túi ra làm cả bọn mừng rơi nước mắt. Còn lại bất đắc dĩ thì bọn mình ... thiên nhiên chứ không đủ dũng khí để chui vào những cái toilet kinh khủng ấy.

Không hiểu có phải võ đoán không nhưng mình nghĩ TQ thừa sức cho xây dựng những cái toilet tử tế hơn tại những điểm họ biết chắc chắn rằng rất nổi tiếng cho du lịch. Mình có hỏi guide là sao ko xây một cái tốt hơn, nó bảo "ko được xây" xong cũng ko nói thêm gì nữa vì liên quan đến Tàu là nó ko được/ muốn nói. Mình thì có suy nghĩ là TQ muốn làm ô uế những vùng đất thiêng liêng này. Nếu mình nhầm thì bạn nào correct giùm.

Đây là 1 bức ảnh về Kailash mà mình thích nhất. Có thể do hiệu ứng ánh sáng nhưng mình thích nhìn nó thiên về ý nghĩa tâm linh hơn: Có bạn nào nhìn ra được 3 khuôn mặt Phật trong này ko? :)


https://img233.imageshack.us/img233/4048/dsc0385gg.jpg

Kailash và hồ thiêng Manasarovar


https://img37.imageshack.us/img37/4480/dsc0326.JPG

Danhhuynh
18-06-2012, 14:05
ủng hộ anh Tuấn gia đình Kailash.

tuanfreedom
18-06-2012, 17:53
@Bác Rosy:
1-Cảm ơn bác về những tấm ảnh tuyệt vời này. Mình search trên google mãi mà vẫn chưa thấy nó xuất hiện. Chắc bác đang "giữ bản quyền"? Không hiểu bác đứng góc nào mà chộp được vậy? Cái thứ nhất nhìn cực rõ Kailash và cả những núi đồi bao quanh nó. Cái dưới thì "ghép" được luôn Chiu Gompa(phải không?) vào cùng Kailash.

2-Mình nhìn thấy đủ ba khuôn mặt Phật, hai ở phía trên song song nhau và một ở phía dưới. Không biết có giống như cách nhìn của bác không. Mong bác chỉ giáo thêm. Mình nghĩ nhiều người có thể thấy hơn 3 khuôn mặt Phật trên tấm ảnh này cũng nên. Trong các tấm ảnh KVG chụp được, thấy quá rõ được khuôn mặt Phật với hai mắt to, mũi và miệng như đang nhìn về hai Hồ Thiêng.

P/S: Không hiểu sao mỗi lần load bài lên thì hai tấm ảnh nhìn khác đi, có lúc nhìn rất xa, toàn cảnh; có lúc lại nhìn rất gần, to quá nên bị che mất nhiều. Bác thử kiểm tra lại giúp nhé.

3-Suy nghĩ của bạn về âm mưu làm ô uế Tây Tạng của chính phủ Trung Quốc cũng không hẳn là không có cơ sở. Nếu chúng ta đọc lịch sử Trung Quốc và xem những hành xử của Trung Quốc chính phủ với các "bạn bè" khắp năm châu, đặc biệt với các nước láng giềng đàn em và thậm chí là cả với chính người dân của họ trong mấy năm gần đây(và cả suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc) thì có thể hiểu rõ về họ. Trung Quốc chẳng có việc gì mà không dám làm bạn nhỉ? :gun:gun

4-(Trả lời luôn cho câu hỏi của bạn Lúa hôm trước): Cái mobile toilet của KVG hiện đại hơn của nhóm bạn nhiều. Nó là một cái thùng khá chắc, hình tròn, bên dưới đáy đương nhiên là có bao nilon rồi. Người sử dụng có thể ngồi hẳn lên thùng thoải mái, nếu khéo tí nữa thì mang cái áo mưa hoặc áo khoác dài thì có thể "hành sự" một cách rất tự nhiên không cần ngại ngùng. Thành viên KVG thì có thể phát hiện ra chứ người ngoài thì chắc là hơi khó. Mình thì như đã nói, không quan tâm lắm tới nó do không có nhu cầu và cũng không tò mò thử trải nghiệm xem cảm giác nó thế nào nên chỉ tả được đến thế(nghe các bác kháo nhau thì nhớ luôn). Bây giờ thấy hối tiếc vì sao không thử một lần. Ban đầu, lúc ở Việt Nam, các bác KVG còn có kế hoạch hẳn hoi là trên đường đi Kora sẽ mang theo và mỗi khi có "sản phẩm" thì bỏ luôn vào trong ba lô, khi xuống núi có nơi chốn thì mới giao hàng. Nhưng về sau kế hoạch "gìn giữ môi trường sạch một cách tuyệt đối" của KVG bị phá sản. Phát minh của anh Thu hình như chỉ được áp dụng cho đến Darchen thì phải(?)

5-Chúc bạn sẽ sớm quay lại Ngân Sơn và đi trọn vòng Kora.
Cảm ơn bạn và mong có thêm nhiều chia sẻ nữa, đặc biệt là ảnh đẹp.

6-@Các anh chị khác: Đang đi Kailash linh thiêng mà lâu lâu lại có chuyện liên quan tới cái WC này mình cũng cảm thấy "tội lỗi" vô cùng nhưng có vẻ câu chuyện vệ sinh là một câu chuyện muôn đời của xứ Tây Tạng không biết bao giờ mới được giải quyết. Vậy nên có nhiều bạn từng đi bị ám ảnh vì quá ấn tượng với chuyện này. Các bạn chưa đi nhưng nghe nhiều người kể về nó cũng phát hoảng nên cũng rất quan tâm để chuẩn bị ứng phó trong tương lai với nhiều giải pháp có thể sáng tạo hơn, xuất sắc hơn những người đi trước. Âu chuyện này cũng là một phần tất yếu của cuộc sống con người vậy. Đã hỏi thì nên trả lời, mà trả lời thì cũng không dám dấu diếm gì cả. Biết đâu nhờ vậy mà lại góp phần cải thiện được vấn đề vệ sinh cho Tây Tạng, được thế thì quý hóa vô cùng. Những gì đã tả là cũng được nói giảm đi nhiều lắm rồi đó. . Mong quý vị có khó chịu thì cũng hoan hỉ bỏ qua cho. Và chúng ta cũng thống nhất là không đề cập sâu thêm vấn đề này nữa nhé(nghĩa là nếu "buộc" phải nhắc tới thì sẽ tiếp cận "nhẹ nhàng" hơn một tí, tránh gây sốc cho người đọc).:))

tuanfreedom
19-06-2012, 01:27
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11M.jpg

Một đoàn người Tạng dừng lại nghỉ ngơi trên đường tới Darpoche.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11N.jpg

Vẫn là những đoàn bò Yak hùng dũng tiến về Darpoche.

tuanfreedom
19-06-2012, 01:50
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11T.jpg

Cửa ngõ vào Darpoche đã rộng mở. Nhìn từ xa là những con đường, bên ngoài cho xe Land Cruiser chạy, sát vách núi là đường của người đi bộ. Con sông Lha-Chu đoạn này rộng quá. Chúng ta sẽ đi dọc Lha-Chu suốt mười mấy cây số trong ngày hôm nay để tiến gần hơn với nguồn của nó. Đây chính là nơi bắt nguồn của những con sông thiêng lớn bậc nhất Châu Á. Có nằm mơ mình cũng chưa bao giờ tưởng tượng nổi có ngày mình lại đến được nơi này. Hạnh phúc không thốt nên lời..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11U.jpg

Hãy nhìn kỹ con sông Lha-Chu và rặng núi đá phía trên. Hai bên chính là hai cánh cửa lớn mở dần ra đón chúng ta đi sâu vào Thành Thiên Đế với hàng ngàn Kim Tự Tháp với đủ mọi hình thù kỳ dị xếp liền kề nhau hàng chục cây số dọc theo hai bên con sông đầu nguồn Lha-Chu. Hai bên là hai dãy Kim Tự Tháp, không cái nào giống cái nào; lọt thỏm ở giữa là dòng sông nhỏ đã hình thành nên một thung lũng tuyệt đẹp chạy dài tít tắp từ Darpoche tới tận Dirapuk. Chúng tôi không có mục đích đi tới nguồn Lha-Chu nên không biết cái thung lũng này kể từ sau khu vực Tu viện Dirapuk hình hài sẽ thế nào. Ước mong có ngày trở lại để tiếp tục thẳng tiến khám phá khu vực này..

tuanfreedom
19-06-2012, 01:56
Và đây rồi, bãi tập kết Darpoche cuối cùng cũng xuất hiện dưới thung lũng sông Lha-Chu này. Hai nhóm "đi bộ" và "đi Land Cruiser" của KVG sẽ lại nhập về thành một nhóm tại đây.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11V.jpg

Bảy người còn lạ dù quyết định không đi Kora những vẫn đến tận Darpoche để tiễn đoàn. Thực ra chú Dũng, thành viên cao tuổi nhất của đoàn, dù trong tình trạng sức khỏe khá nguy kịch với một đêm dài thở ô xy vẫn quyết tâm cao phải đi Kora bằng được. Tuy nhiên, sau khi anh Sư Cường buộc phải ký “sinh tử trạng” tức là cam kết chết không đòi bồi thường thì chú mới chịu dừng tại Darpoche này. Chú cũng đề cập đến chuyện này trong bài viết “Đi tìm ngọn núi Thiêng” mà một bạn nào trong Phượt đã đọc và gửi link. Ngược lại, Nhã Thanh ban đầu xin ở lại Darchen do bị ốm nhưng hôm sau lại đổi quyết định và đi Kora. Chú Dũng sau đó đã “nhường” lại con ngựa cho chị Ngọc Anh.

Một điều kỳ lạ là Anh Bách, chị Vinh và Trung Toàn, ba thành viên đứng ra tổ chức chuyến đi này lại không thể tham gia Kora. Trung Toàn thì tỏ ra khá mệt nhọc khi ở Darchen. Sau một buổi chiều ròng rã đuổi theo chụp ảnh Hải Âu trên Hồ Manasarovar, Toàn bắt đầu xuống sức. Và đến Darchen thì tình trạng của Toàn trở nên nặng hơn. Mình cứ tưởng là có mỗi mình thường thức trắng nhưng Toàn cũng thú nhận là nhiều đêm nằm im vậy thôi chứ cũng khó ngủ. Mặt anh xám ngắt. Chị Vinh cũng đã ốm nặng từ tối hôm qua. Riêng anh Bách sức khỏe còn khá tốt nhưng anh chị đã quyết định “sẽ cùng đi với nhau hay cùng ở lại” nên anh quyết định ở lại dù ngày hôm trước anh đã thuê sẵn cho mình một anh sherpa đi cùng. Sau này mình có hỏi nhỏ chị Vinh rằng có bao giờ anh chị đi nước ngoài một mình chưa. Chị nói hiếm hoi lắm, chị luôn đi cùng anh, chăm sóc anh trên tất cả mọi nẻo đường. Đọc những bài viết của anh về những chuyến đi, mình vẫn cảm nhận được bóng dáng chị luôn bên cạnh anh. Mình thầm ước mơ về một cuộc sống gia đình êm đềm như vậy.

Việc Danh và Tuyết(Phạm) quyết định không đi Kora khiến mình có chút bất ngờ. Hai bạn này tình trạng sức khỏe(theo nhận xét chủ quan của mình) là vẫn còn khá ổn. Chiều đó trông Danh khá buồn, Danh vừa gọi điện về nhà, gặp con trai bé nhỏ của mình và hẳn là cu cậu kêu “ba ơi về với con!” nên Danh muốn “dừng cuộc chơi” chăng? Tất cả cũng chỉ là suy đoán của mình thôi. Tuy nhiên sau này khi vào đến Darpoche, không hiểu sao Danh lại có quyết định đi Kora dù không mang theo hành lý, nhưng rồi cũng lại ngay sau đó, khi đã đi được khoảng vài km, anh lại quyết định quay về Darchen. Còn Tuyết không tham gia thì mình không đoán được lý do.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11S.jpg

Darpoche là đây; nơi tập trung xe, người, ngựa, trâu Yak...Mình vẫn nhớ mãi căn nhà bé xíu màu nâu duy nhất nơi này. Lúc vừa gần đến thì trời mưa nặng hạt. Mình và một số anh chị em ướt hết và vào trú mưa ở đây. Cảm giác trong người rất khó chịu vì vừa đi bộ một khoảng khá xa. Trong nhà không có ghế bàn gì cả. Mình thả cái thân mỏi mệt xuống sàn nhà lạnh giá để nghỉ chân một chút. Mới đi có 8 km đường bằng thôi mà đã mất hết 5 giờ và mệt mỏi như thế này thì liệu bốn mươi mấy cây số trèo đèo lội suối sắp đến sẽ như thế nào đây? Quả thật trong lòng mình cũng có chút băn khoăn. Nhưng không sao, đi hết ngày thứ nhất vẫn còn cơ hội để quay về mà. Thế thì cứ tiếp tục mà lên đường thôi, cầu mong trời hửng nắng cho cả đoàn đến được Dirapuk trước khi trời tối.

Tại Darpoche này, KVG lần đầu tiên phải tạm biệt nhau. Hơn 1000 km từ Kathmandu vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn để đến tận nơi này, KVG luôn sát cánh bên nhau, bây giờ lại tạm phải chia tay trong suốt ba ngày hai đêm. Kẻ ở người đi đều bịn rịn. 15 thành viên tiếp tục lên đường và 07 thành viên còn lại sẽ quay trở về chờ đợi tại Darchen.(Chính xác thì có 16 người lên đường vì Danh đột nhiên đổi ý đi Kora nhưng rồi sớm quay lại). Nhìn theo chiếc xe chở mọi người đi lui mình cũng buồn vô hạn, đặc biệt khi nhìn anh Bách vẫy tay chào tạm biệt mọi người trong rơm rớm nước mắt.

Để các bạn dễ hình dung hơn , xin tóm tắt ngắn gọn về việc di chuyển của các thành viên trong ba ngày Kora nhé. KVG có 22 thành viên thì: Cả 22 thành viên đều đến được Darpoche, không ai chịu dừng tại Darchen, trong đó:

- 07 người vào đến Darpoche cách Darchen 8 km rồi quay lại(trong đó có 04 thành viên hôm sau vào lại Darpoche và thăm Tu viện Chuku);
- 15 người còn lại tiếp tục vòng Kora;
- 03 người trở về khi đi hết ngày thứ nhất và ngủ một đêm tại Tu viện Dirapuk;
- 12 người đi trọn vòng Kora: 03 người đi ngựa, 09 người đi bộ trong đó 01 người thuê sherpa riêng hỗ trợ dọc đường.
- Trong 22 người đến Daporche thì có 08 người đi bộ và 14 người đi xe Land Cruiser;
- Nhận ngựa: 02 con nhận tại Darpoche;
- “Nhận” sherpa: 01 tại Darchen và 01 tại Darpoche;
- Đi bộ 100% trọn vòng Kora: 05 người.

P/S: 1-Mình nhớ đến như vậy(có thể chưa chính xác, mình sẽ điều chỉnh khi nhớ ra).

Dat Tran
19-06-2012, 09:49
Cám ơn bạn Tuấn nhiều lắm. Ngày nào tôi cũng "túc trực" ở cái thớt nầy để xem hành trình Kora của các bạn. Tôi phải ghen tỵ với bạn đấy. Cám ơn nhiều vì những chia sẽ của bạn.

r0sy
19-06-2012, 12:06
Chào bạn,

Cái đầu tiên thì mình chụp trên đường đi xuống hồ Manasarovar (đi quá Darchen 1 chút), còn cái thứ hai là chụp khi đã xuống đi sát hồ rồi. Cái bạn nhìn ở tấm 2 không phải là Chiu Gompa đâu, người ta chỉ chăng cờ phướn vậy thôi.

Ở bức thứ nhất thì đúng là mình cũng thấy 2 khuôn mặt ở đoạn bậc thang và 1 khuôn ở dưới phía tay phải. Như bạn nói, nếu "trí tưởng tượng" hơn nữa thì ở đoạn bậc thang có thể thấy rõ nhiều khuôn mặt Phật.

Hành trình của bạn rất thú vị, bạn tiếp tục nhé, mình cũng lót dép ngồi hóng đây :)

Tiện thể góp cùng bạn thêm mấy tấm hình chụp Kailash và hồ thiêng Manasarovar vào mùa thu

https://img7.imageshack.us/img7/6286/dsc03951yq.jpg


https://img713.imageshack.us/img713/1995/dsc0379l.jpg


Mùa thu, trên hồ có mọc 1 loại cỏ màu đỏ rất lạ và đẹp. Bọn mình ko dám tắm nhưng có xuống lấy nước hồ vào chai và nhấp thử

https://img826.imageshack.us/img826/2240/dsc02931fr.jpg

Chip-SG
19-06-2012, 18:04
Anh Tuanfreedom ơi, tiếp đi anh. Nguyên cả ngày hôm nay mình làm việc bê trễ cũng vì cái topic hấp dẫn này đấy! Mong anh luôn khỏe khoắn và tươi tỉnh để hoàn thành trọn vẹn "ký sự" này! Ngồi hóng tiếp đây ạ!
@rossy: Hình đẹp quá bạn ơi!!!!

tuanfreedom
19-06-2012, 23:16
Thêm vài tấm ảnh đẹp về Thung lũng sông Lha-Chu, ngay trại tập kết Darpoche:


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11V1.jpg

Cửa vào Darpoche


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11V2.jpg

Darpoche nhìn từ trên cao


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11V3.jpg

Dàn xe Land Cruiser đông thật..Ngước mắt nhìn lên ta bắt đầu thấy ngay hàng chục "Kim Tự Tháp" tự nhiên xếp hàng cạnh nhau.

PhieuLinh9999
20-06-2012, 00:25
Tuyệt lắm! Đọc ký sự của bác tuanfreedom mình tưởng như được đồng hành cùng đoàn KVG của các bác. Thú thực là nhiều lúc cũng nín thở dõi theo từng con chữ của bác đấy. Đúng là bác Tuấn có Nhân Duyên thật lớn... Chợt nhớ câu mà TS. Nguyễn Tường Bách trích ở bìa 4 cuốn Đường Xa Nắng Mới: "Đời người không đo bằng bao nhiêu hơi thở, mà bằng những nơi chốn và khoảnh khắc làm ta nín thở", mới thấy thật thấm thía và thú vị...

tuanfreedom
20-06-2012, 06:45
@Dat Tran, Tazanxipho và Phieulinh9999 và nhiều bạn khác: Cảm ơn các bác động viên nhé. Mình thực sự rất hạnh phúc khi biết các bác đọc và thích. Nếu được các bác "tiếp thị" cho nhiều người người quan tâm và mong muốn thực hiện được một chuyến hành hương vượt Hy Mã tới chiêm bái Ngân Sơn thì mình lại càng hạnh phúc hơn nữa.:))(beer) Mấy hôm nay có nhiều bạn gửi PM nói là đã hơn một lần đặt ra kế hoạch đi Kailash nhưng rồi cũng vì những băn khoăn ban đầu giống như mình mà cuối cùng đành bỏ lỡ. Và nay thì họ quyết tâm cao độ là sẽ đi, rằng dù chỉ đến được Hồ Manasarovar hay Darchen thì cũng là một kỷ lục ít mấy ai làm được trong đời rồi. Ban đầu mình cũng chỉ mong ước "giản dị" vậy thôi. Nào ngờ có được "nhân duyên" lớn như các bác nói nên đã đi trọn vòng Kora. Nay lại có thêm một "nhân duyên" nữa là được "thức khuya dậy sớm" hầu chuyện các bác. =))
@R0sy: Mùa thu mà bác chụp được cái đỉnh Núi Thiêng vươn cao đâm thẳng vào trời xanh như vậy là may mắn lắm đấy. Đoàn mình cũng đi Kora vào mùa thu nhưng dọc đường Ngân Sơn bị mây mù che hết, chỉ thấy được một phần chân núi. May mà ngày trở về Darchen thì "Như Lai Hiện Tướng".

tuanfreedom
20-06-2012, 07:00
Thành Thiên Đế là tổ hợp của hàng ngàn các Kim Tự Tháp huyền thoại và cổ kính vây quanh Núi Thiêng Kailash-Vua của mọi Kim Tự Tháp. Chuyện về Thành Thiên Đế thì muốn kể phải mất nhiều thời gian lắm. Nên mình cứ tạm post ảnh và chú thích đôi chút trước, khi nào rảnh thì "mần" thêm được đoạn nào nữa thì càng tốt. Hãy nhớ, chúng ta đang bắt đầu bước chân vào "xứ sở của các Thiên Đế" rồi đó các bạn nhé. Đi nhẹ, nói khẽ một chút nào..:))


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11X2.jpg


Thành Thiên Đế đón những kẻ thích phiêu lưu bằng một thảm hoa vàng rực rỡ...



https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11X1.jpg

Ngay vừa bước những bước chân đầu tiên từ Darpoche, khách hành hương đã phải "bịn rịn" không dám đi nhanh, sợ đánh mất đi những tuyệt phẩm của thiên nhiên mà sẽ chẳng còn được thấy bao giờ...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11X3.jpg

Ước mong của mình về một ngày nắng ấm đã không thành hiện thực. Trời vẫn mưa. Ngay trong căn nhà bé xíu tại Darpoche mọi người đều đã tất bật chuẩn bị hành trang lên đường. Đồ đạc nặng đều được gửi trên lưng bò Yak. Mỗi cá nhân chỉ mang những thứ cần thiết nhất. Mình còn nhớ anh Cường đã kể, rằng đến gần đèo Dolma thì một chai nước cầm tay cũng còn muốn vứt đi cho bớt nặng nữa huống hồ là những thứ khác. Nhưng dù sao thì ngoài những thứ tối cần thiết, mình vẫn phải ôm theo cả hai chiếc máy ảnh. Hẳn nhiên cái Computer thì phải gửi lại Darchen rồi.
Sáng hôm nay trại Darpoche cũng khá đông người. Hai nhóm kVG gặp nhau rồi phân chia hành lý, gửi hành lý cho các sherpa thu xếp, rồi người thì nhận ngựa, kẻ tìm sherpa...Mình thì tò mò chạy lòng vòng tìm người này người nọ. Cuối cùng các nhóm đều xuất phát lức nào mình không biết. Còn lại mình, anh Cường, Danh và hai mẹ con chị Ngọc Anh thuộc nhóm xuất phát cuối cùng. Mình mang chiếc áo mưa đen nhẹ nhất đã mua hôm nào tại Kathmandu, Chị Ngọc Anh đi sát phía sau. Chỉ một đoạn nữa thôi là Danh chia tay mọi người để quay trở lại. Lúc này đoàn trở về cũng đã lên xe xuất phát. Mình Danh đơn độc một mình một ngựa quay về Darchen dù đồ đạc anh đã gửi vào cái túi của mình hiện đang nằm trên lưng một con Yak nào đó.

tuanfreedom
20-06-2012, 07:15
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11O.jpg

Ngước nhìn lên vách núi cheo leo kia, ta đã thấy Chuku xuất hiện. Tu viện Chuku cách chúng ta 200m cao độ tuyệt đối nữa. Anh Nguyễn Tường Bách đã viết rất chi tiết về tu viện này trong "ĐXNM". Quả thật, Chuku vẫn lặng lẽ ngồi đó như là một "chứng nhân thầm lặng" hàng trăm năm nay dõi theo bước chân của hàng ngàn hàng vạn khách hành hương.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11Q.jpg

Nằm ngay cửa ngõ vào Thành Thiên Đế, Chuku hẳn như một người gác cổng. Chuku vẫn đang dõi theo từng bước chân của mỗi chúng ta.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11P.jpg

Thôi, không "lưu luyến" thêm nữa, còn bao nhiêu chuyện lạ đang đợi chờ phía trước. Tạm biệt Chuku. Hẹn ngày tái ngộ..

Cỏ dại
20-06-2012, 12:36
Thích quá, cứ mỗi giờ nghĩ trưa lại vào đây hóng chuyện của Bác Tuấn. Cảm ơn Bác Tuấn không ngại thức khuya dậy sớm để chia sẽ cho bọn mình. Hình đẹp & hoành tráng quá. Ước gì mình cũng có cơ duyên như Bác Tuấn.

tuanfreedom
20-06-2012, 12:41
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay11X-1.jpg

Hôm nay trời mưa nhẹ và có sương mù. Chúng tôi vẫn lầm lũi tranh thủ từng bước một.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay12A.jpg

Nhìn hai bên, tất cả đều là những Kim Tự Tháp xếp liền kề nhau..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay12B.jpg

Những thác nước nhiều tầng rơi từ đỉnh các Kim Tự Tháp hòa vào dòng Lha-Chu dưới chân khách hành hương..

tuanfreedom
20-06-2012, 12:48
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay12C.jpg

Hàng trăm Kim Tự Tháp nối liền nhau chạy dài như thế..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay12D.jpg

Và những thác nước lại chính là khe ngăn cách các Kim Tự Tháp này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay13.jpg

Chỉ cần giơ máy ảnh lên là bấm. Không cần phải ngắm, vì xung quanh tất cả đều là Kim Tự Tháp.

tuanfreedom
20-06-2012, 12:58
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay14.jpg

Càng ngày mình càng tiến sâu hơn vào thung lũng sông Lha-Chu. Trời vẫn âm u, sương mù dày đặc. Trong đầu chẳng còn suy nghĩ được gì nữa. Mình như đang lạc vào một đường hầm dẫn vào một cung điện cổ kính tự ngàn xưa để lại..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay15.jpg

Thác nước này lại chảy ra ngay từ thân Kim Tự Tháp...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay16.jpg

Mỗi Kim Tự Tháp này đều đã được Erono Mundasep đặt tên theo số thứ tự 1,2,3..99..Một số Kim Tự Tháp khác có hình thù kỳ dị và mang trên mình một huyền thoại nào đó nên được đặt tên riêng như "Tượng đài Gompopang', "Ngôi nhà của Đá Hạnh Phúc" chẳng hạn... Mình chưa đọc hết bất cứ một cuốn nào của tác giả Mundasep vì quả thật sách ông tầng tầng lớp lớp những thông tin với nhiều thuật ngữ liên quan đến khoa học, tâm linh rất khó lướt nhanh. Một điều nữa, mình cũng không thích lối biên dịch theo kiểu Liên Xô, ví như Kailash thì thành Cai Lát ...chẳng hạn:D. Nhưng thôi, cứ đi và ngắm, tạm gác các huyền thoại, truyền thuyết sang một bên đã...

tuanfreedom
21-06-2012, 16:36
Erono Mundasep qua nhiều cuộc khảo sát đã đưa ra những ý kiến cho rằng người của bốn chủng tộc gốc là người giống Tiên, giống Ma, người Lemuri và người Atlan(*)(Xem "Trong Vòng tay Sambala") đã tham gia xây Thành Thiên Đế. Nghĩa là Thành Thiên để không phải là những núi đá tự nhiên mà là "một tác phẩm kỳ vĩ nhất và bí ẩn nhất trên trái đất" do những con người ưu tú nhất của bốn chủng tộc người cổ đại xây dựng nên. Ông cũng "khẳng định" là "trong đội quân giả định đã xây Thành Thiên Đế không có chủng tộc thứ năm của nhân loại-người Ariang, tức tôi và bạn đây".

Ông cũng có những suy luận một cách logic rằng "thành được xây xong chắc vào thời kỳ văn minh Atlantich, tức giai đoạn tồn tại chủng tộc gốc thứ tư của nhân loại. Mà người Atlan, theo như Elena Blavatxcaia viết, đại đa phần đã chết cách đây 850 nghìn năm khi xảy ra trận Đại Hồng Thủy toàn cầu...". Điều này có nghĩa là Thành Thiên Đế đã được "xây dựng" xong cách đây ít nhất là 850,000 năm. Dưới khu vực này cũng chính là Sambala-Khu bảo quản quỹ gen nhân loại.

Trong quá trình khảo sát cùng nhóm các nhà khoa học Nga tại khu vực Kailash, Mundasep đã rất tỉ mỉ vẽ lại hàng trăm kim tự tháp. Ông còn phát hiện và chụp được những bức ảnh cận cảnh về những hình người in nổi trên mặt đá của tượng đài Gompopang(hay ông còn gọi là tượng đài Mỹ La tinh). Hình ảnh hiện ra gồm 6 người. Bốn người đứng phía dưới đại diện cho bốn chủng tộc người gốc của nhân loại(cổ), từ phải qua trái chiều cao con người giảm dần. Người ngoài cùng bên phải cao nhất có một cái "chồi người" trông như đứa bé mọc ra thì ông phỏng đoán là người gốc giống tiên sinh sôi bằng đâm chồi. Hàng phía trên có hai người ngồi theo tư thế thiền định của Đức Phật rất điển hình cho hiện tượng Xômachi(Bà Blavatxcaia cũng đã mô tả quá trình sinh sản bằng đâm chồi và phân chia của người giống tiên(và cả giống ma) trong tác phẩm "Học thuyết bí ẩn").


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17.jpg

Tấm gương thời gian chủ chốt.. Nơi đi vào các thế giới song hành. Có lẽ "những chiếc đĩa bay" đã bay ra bay vào nơi đây.

Thật vô cùng kỳ lạ. Mình vừa viết đến đây thì tấm ảnh kế tiếp lại chính là tấm ảnh này. Kỳ lạ thật. Đây là tấm ảnh gần như giống hệt với bức ảnh mà Enoro Mundasep đã in ở trang 162 của cuốn "Trong vòng tay Sambala". Lẽ nào KVG cũng đang dẫm lên những bước chân của Mundasep mấy chục năm về trước. Đương nhiên, muốn thăm Thành Thiên Đế và quan sát Kim Tự Tháp Vua-Núi Kailash thì đương nhiên gần như chỉ có một con đường này thôi nhưng mình cũng quá đỗi bất ngờ. Hãy xem Mundasep mô tả như thế nào ở tấm ảnh này nhé. Lúc mình lên đường đi Ngân Sơn thì quả thật mình cũng chỉ đọc được mấy trang đầu của cuốn sách này dù đã mua nó từ rất lâu. Khi đứng ở thung lũng sông Lha-Chu thì vừa mệt, vừa đói, ướt mèm và lạnh run cầm cập nên có biết gì về kim tự tháp này nọ. Cứ đưa máy ảnh lên là cố chụp lấy chụp để cho hêt các loại kim tư tháp mới thôi. Chắc cũng nhờ vậy mà sau này về so ảnh chụp với hình ảnh trong sách, internet thì thấy rất nhiều tấm giống hệt. Nhờ đó mà biết được địa danh này kia...

Đỉnh bên phải là Tượng đài Gompopang. Nhờ các bác kiểm chứng lại giúp mình nhé, mình hồi hộp quá chừng, không ngờ Tượng đài "Mỹ La tinh" lại chính là nơi mình từng đứng ngắm mãi. Vậy thì chắc chắn đâu đây trên vách tượng đài sẽ có những hình người, 4 đứng và 2 ngồi thiền định, có bốn vòng tròn đại diện cho bốn yếu tố lửa, nước, đất và gió và một hình ovan bên trong có chứa hai vòng tròn nhỏ như một chiếc đĩa bay đại diện cho yếu tố thứ năm là con người. Và còn có "chiếc thang bắc lên trời" nữa..

Đỉnh bên trái là "Ngôi nhà của Đá Hạnh Phúc". Cánh cung giống như một cái sừng Trâu tạo bởi 3 điểm: 1-Đỉnh bên phải, 2-Tâm giữa hai đỉnh-chính là đỉnh của cái khe phân cách hai ngọn núi và 3-Đáy của đường phân cách này(đáy trên) tạo nên một "Tấm gương Thời gian Chủ chốt". Tấm gương Chủ chốt này cao đến 600m(đoạn 2-3) và rộng khoảng 1500m(đoạn 1-2). Như vậy diện tích của Tấm gương này xấp xỉ 1 cây số vuông. Thật không thể tưởng tượng nổi những kích thước khổng lồ như vậy, chụp ảnh nhìn khá gần, không ngờ núi khá xa đến vậy. Mundasep đã rất khéo léo khi đặt tháp Effel cao 320m đứng bên cạnh Ngôi nhà của Đá Hạnh Phúc(cao khoảng 800m, cao gấp gần 3 lần so với Tháp Effel). Trông như một chú lùn bên cạnh người khổng lồ vậy.

Lúc đứng nhìn vào Gương Thời gian Chủ chốt, Mundasep vẫn còn sức mà cất tiếng hát nhóm ca khúc "Liubia" rằng:

"Ôi, thời gian, thời gian, thời gian
Cuộc đời trôi qua đâu vô ích
Ơi, chuyến tàu "năm toa",
Hãy đưa ta về với Treriomutsky".

Còn mình, áo quần ướt sũng, người lạnh ngắt, hai hàm răng va vào nhau cầm cập, chỉ kịp ngắm nhanh ngọn Kim Tự Tháp đôi kỳ lạ, tranh thủ chộp ảnh và lại tăng tốc để đuổi kịp các nhóm đi trước khá xa rồi. Dẫu vậy, miệng vẫn lẩm nhẩm bài hát bậy thuở còn thơ "em ơi quần em ướt rồi đấy, ướt cả quần trong lẫn quần ngoài":)) để nhại lại câu hát "em ơi mùa xuân đến rồi đó, thắm đỏ ngàn hoa khát mặt trời..". Rồi lại tự nhủ mình "Cứ la cà dọc đường mê hoa mê bướm thế này thì biết bao giờ mới tới Dirapuk?"

Và đêm nay, ngồi gõ máy tính trong tiếng tích tắc đồng hồ vẫn như giục giã với bao nhiêu kế hoạch cho ngày mai, liệu thời gian, thời gian, trôi qua có vô ích? Chắc rồi cũng "chào bác em ngược" và sớm bỏ nghề Phượt thôi các bác ơi :))=)):LL

loving-all
22-06-2012, 19:53
Và đêm nay, ngồi gõ máy tính trong tiếng tích tắc đồng hồ vẫn như giục giã với bao nhiêu kế hoạch cho ngày mai, liệu thời gian, thời gian, trôi qua có vô ích? Chắc rồi cũng "chào bác em ngược" và sớm bỏ nghề Phượt thôi các bác ơi :))=)):LL


Hi Tuấn, có đàn trâu Yak tiếp sức rồi nè. Xong vòng kora xuống núi rồi hãy tính đến chuyện bỏ nghề hay không nhé.

https://i1070.photobucket.com/albums/u482/Konchog_Chodron/Karangaydautien-cacchuboYakchohang.jpg

tuanfreedom
22-06-2012, 21:48
Thật bất ngờ và rất vui được gặp lại chị, không phải ở café mà lại trên Phượt mới hay chứ. Em đang "buồn" vì một số anh chị KVG "ẩn tu nơi núi tuyết"(*) hết nên chẳng liên lạc gì được. Hôm nay chị bất ngờ "xuống núi" với đoàn trâu Yak theo sau thế này thì em yên tâm rùi. Mong sao các anh chị khác của KVG, đặc biệt là các bạn trẻ đọc được bài viết này và thấy chị đã "hạ sơn" thì cũng gia nhập Phượt để chia sẻ những cảm xúc của mình với mọi người. Được như vậy thì thật là tuyệt vời. Mong chị tiếp tục sát cánh cùng em nhé. Cảm ơn chị đã xuất hiện và “tiếp sức” cho em.

(*): Một tựa sách của tác giả Mackenzie

Ariel
23-06-2012, 01:29
Đọc một mạch hết 14 trang của bạn luôn đấy, đã từng thở dốc mặt xanh môi tím vì đi bộ ở Lễ hội Tạng nên hiểu rõ giá trị phi thường của chuyến đi này, tiếp đi bạn...

Dungbuocgiangho
23-06-2012, 03:28
Em đọc mới tới trang 7, muốn đọc hết nhưng buồn ngủ quá. 3h30 sáng rồi. Thôi Mai đọc tiếp, vô cùng cảm ơn bác Chủ thớt nhé.

tuanfreedom
24-06-2012, 16:57
Nghỉ ngơi dưỡng sức một lát rồi tiếp tục lên đường thôi các bạn ơi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17A.jpg

Hai bên vẫn là kim tự tháp thôi, chưa xuất hiện điều gì mới...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17B.jpg

Mình vẫn để ý xem có kim tự tháp nào thật giống nhau không nhưng vẫn chưa phát hiện ra.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17D.jpg

Một đoàn bò Yak xuất phát sau nhưng đã đuổi kịp mình rồi..

tuanfreedom
24-06-2012, 17:06
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17E.jpg

Nếu đọc kỹ "Trong vòng tay Sambala" thì hẳn những kim tự tháp thế này sẽ gắn liền với một câu chuyện nào đó, ví như đâu là cửa vào Sambala, thành phố của Người Âm...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17F.jpg

Các bạn đếm giúp số kim tự tháp kể từ khi chúng ta bước chân vào Thành Thiên Đế nhé. Khi nào tới con số 1000 thì nhắc mình dừng lại. Hoặc khi phát hiện có hai cái giống hệt nhau thì báo ngay cho mình biết. Và nữa, hãy nhìn những bóng người bé li ti ở góc trái tấm ảnh để ước đoán được chiều cao(một phần dưới thôi) của các kim tự tháp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17G.jpg

Mình cứ tự hỏi không biết đến bao giờ mới ra khỏi Thành Thiên Đế?

tuanfreedom
24-06-2012, 17:54
Hẳn các bạn đã mỏi mắt với những hình ảnh của hàng trăm kim tự tháp. Vậy thì mời nghe tiếng mưa gió dọc theo Thành Thiên Đế trong ngày hôm ấy nhé. Phim quay bằng máy chụp ảnh du lịch Sony bé xíu cầm tay nên chất lượng chỉ được vậy thôi..Và lẽ dĩ nhiên là khi bớt mưa hơn thì mới dám thò cánh tay vào túi quần móc cái máy ảnh ra và bấm nhanh kẻo lỡ nó hỏng thì thà đập đầu vào kim tự tháp mà chết còn hơn.=)):))Toàn thân đều ướt nhưng riêng cái máy ảnh thì vẫn luôn được đảm bảo khô ráo và an toàn.



http://youtu.be/Qis20FI21Wc

Trời vẫn mưa mãi như muốn thử thách sự chịu đựng của khách hành hương. Trước đó KVG đã được thông báo rằng trong ngày Kora đầu tiên sẽ có duy nhất một trạm dừng chân. Nơi đó bạn có thể được tiếp thêm nước và được ăn mì gói. Nhưng sao đi mãi mà vẫn không thấy nó đâu. Đôi chân đã gần như không muốn nhấc bước nữa. Thỉnh thoảng có vài người lại hỏi Moti rằng sắp đến trạm dừng chân chưa. Moti trả lời "four kilometers". Vậy mà mãi mấy lần "four Kilometers" rồi vẫn chưa được nghỉ ngơi. Gần như mọi người đều ướt dù có mang áo mưa loại gì chăng nữa. Buổi sáng sớm, với 8 km đầu tiên đến Darpoche thì nhóm mình đi bộ nên cũng đã gặp mưa ở đoạn vài cây số cuối cùng. Ban đầu mình mang chiếc áo choàng ấm màu đỏ mà Samrat cho mượn khi nghe quảng cáo là nó có khả năng chống thấm nhưng rồi vẫn phải mang thêm chiếc áo mưa đen mỏng vì mưa ngày càng nặng hạt. Bây giờ trời vẫn mưa triền miên và chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt. Quần áo mặc khá dày, đôi vớ len đeo tay dày cộm để chống lạnh cũng ướt sũng nhưng không thể cởi ra được. Dưới chân đôi giày Salomon được dân Phượt chuyên nghiệp cho là miễn nhiễm với nước thì cũng chẳng giúp ích được gì nhiều. Nó chỉ có tác dụng khi lội qua suối cạn...mà thôi. Nước chảy vào giày và hẳn nhiên là đôi vớ ấm dưới chân bây giờ cũng ẩm ướt khó chịu vô cùng. Toàn thân chật cứng áo quần, giày vớ...mà tất cả lại đều đang ướt..

loving-all
25-06-2012, 09:32
Nghĩ lại thấy mình thật may mắn. Ngày hôm đó không bị ướt chút nào vì có cái áo mưa dài gần chấm đất, nước mưa không chui vào giầy và ngấm ngược lên trên chân được. Nếu không thì chắc không đó mình cũng đành phải quay về vì cảm lạnh mất thôi, không thể tiếp tục kora được.

tuanfreedom
25-06-2012, 10:27
Nghĩ lại thấy mình thật may mắn. Ngày hôm đó không bị ướt chút nào vì có cái áo mưa dài gần chấm đất, nước mưa không chui vào giầy và ngấm ngược lên trên chân được. Nếu không thì chắc không đó mình cũng đành phải quay về vì cảm lạnh mất thôi, không thể tiếp tục kora được.

Quay lại nhìn cái ảnh, xem kỹ cái áo mưa của chị thì thấy chị thật may mắn vì đã chuẩn bị kỹ lưỡng..=)). Em, Chị Ngọc Anh, Anh Minh...đều ướt mèm hết. Đến lúc tới được cái lều dừng chân thì lôi vớ tay, vớ chân....ra hong mãi bên bếp lửa trong lều. Ngồi vào chỗ nào cũng thấy nước từ người chảy ra làm ướt hết mấy cái "ghế" dài của chủ quán.

Em đến ngay vị trí chị đột ngột "xuống núi" rồi đây:


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay18.jpg

Những Kim Tự Tháp chạy dài và ....xếp hàng thẳng tắp.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay19.jpg

Em mang áo mưa thế này thì ướt cũng phải thôi...

tuanfreedom
25-06-2012, 10:28
Trở lại chuyện của Danh. Vừa rời Darpoche được vài cây số, Danh đột ngột báo với mình rằng sẽ quay lại Darchen. Mình rất ngạc nhiên và cũng không hề biết lý do. Lúc đăng ký tham gia Kora, bạn ấy đã quyết định không đi. Lúc đó mình đã phỏng đoán rằng có lẽ do Danh gọi điện thoại về nhà gặp con trai bé nhỏ mà hẳn cu cậu đã nói gì đó mà Danh quyết định “dừng cuộc chơi”. Mình vẫn chưa hỏi ai về tâm trạng lúc quyết định đi Kora xem họ có băn khoăn suy nghĩ nhiều không. Riêng mình thì có. Chuyện này mình sẽ kể lúc đến Dirapuk.

Còn bây giờ, sau khi đã đổi ý quyết định sẽ đi Kora, hộ chiếu và vài đồ đạc ít ỏi(do Danh không chuẩn bị) đều đã nằm trong túi cá nhân của mình trên lưng một con Yak nào đó, sao Danh lại bất ngờ quay lui? Sau này gặp lại nhau, Danh kể rằng vừa đi được một đoạn thì có cảm giác rằng mình đang bị ảo tưởng(?)(chữ của Danh để mô tả trạng thái kỳ lạ lúc đó) và không kiểm soát được tâm lý. Cũng có một vài “triệu chứng lạ” đồng thời xuất hiện. Ban đầu Bạn chưa để ý nhưng hễ đi tiếp thì vẫn những “triệu chứng lạ” đó xảy ra. Khá lo lắng về vấn đề này nên Danh quyết định quay về dù tình trạng sức khỏe đang khá ổn. Bạn nghĩ rằng lần này có lẽ mình chưa đủ duyên với Ngân Sơn, rằng Kailash chưa “chọn” mình nên mới “nhắc nhở” bằng cách gây ra “trở ngại” này. Hẳn là “trở ngại” được đưa ra sớm để cảnh báo rằng con đường phía trước là chưa an toàn cho Danh, ít nhất là trong thời điểm này. Ngân Sơn đành hẹn Danh trở lại một ngày khác trong tương lai vậy.

Quả thật trên đường về thì các “triệu chứng lạ” này lại tự nhiên biến mất và khi về tới Darchen, sau khi đã tỉnh táo kiểm tra kỹ lưỡng, Danh còn quả quyết rằng những “triệu chứng lạ” đó thực ra chưa hề xuất hiện bao giờ mà chẳng qua do Danh lúc đó tưởng tượng ra mà thôi. (còn tiếp)

June
25-06-2012, 10:34
Hai bên vẫn là kim tự tháp thôi, chưa xuất hiện điều gì mới...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17B.jpg

Mình vẫn để ý xem có kim tự tháp nào thật giống nhau không nhưng vẫn chưa phát hiện ra.

Bạn tuanfreedom có nhận ra điều gì giống nhau ở ảnh của bạn và mấy ảnh dưới của nhóm mình không :)


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=44364&d=1286272529

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=43414&d=1284716384

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=43412&d=1284716378

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=44365&d=1286272529

Có lẽ do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên các bạn đã không nhận ra khu vực này có thể nhìn thấy mặt phía Tây của Kailash.

Ngày này 2 năm trước cũng chính là ngày chúng tôi rời Manasarovar tới tập kết ở Darchen, chuẩn bị cho kora này đấy

tuanfreedom
25-06-2012, 10:50
@June: Cảm ơn bạn nhiều. Ôi, Tòa Tháp Sambala vĩ đại và linh thiêng mọc thẳng đứng vào giữa trời xanh. Quả thật, hôm nhóm mình đi kinh hành, trời mưa và mây mù nhiều quá nên gần như không được chiêm ngưỡng Ngân Sơn. Chỉ may mắn khi đến Dirapuk, trời chợt hết mưa và sáng hẳn. Lúc này mình mới thấy được phần chân của Kailash. Rõ ràng là tại những vị trí giống nhau nhưng bạn thấy rõ Ngân Sơn còn mình thì chịu. Lần sau đi Kailash mình sẽ chọn mùa hè.:)). Nhớ làm lễ ăn mừng tròn hai năm bước chân vào Kora đi nhé. Hy vọng sẽ được gặp và cafe với nhóm bạn trong một ngày không xa...

backpackervn
25-06-2012, 14:30
Không làm loãng topic của bạn, nhưng vì có những khoảnh khắc Kailash tôi may mắn chiêm bái hơi khác với hôm bạn đi, nên chia sẻ tý. Cũng mong là động lực gửi đến những người đi sau.


Những hôm chúng tôi đi, thật ra thời tiết ở đây thay đổi rất nhanh, chứ không phải lúc nào trời cũng trong trẻo, dù là mới đầu hạ. Như ở ngày đầu tiên của vòng kora, lúc tôi vừa mấp mé đến, nhìn thấy góc tây Kailash thì núi thiêng cũng đang phủ vây mây trắng. Nhưng khi tôi quẩn quanh ở đó để chờ bạn bè, mà thật ra là chờ nắng… thì chỉ một lúc sau tôi may mắn được chiêm bái một Kailash thật rực rỡ trong nắng trưa. Với bầu trời có màu xanh lạ, mà nếu chưa đến Tây Tạng có thể nhiều người không tin là màu có thật – dù tôi chỉ chụp bằng máy P&S độ phân giải thấp.



https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P6263056-1.jpg

Lúc mới đến, mây trắng vờn quanh…


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P6260742-1.jpg

Rồi mây trắng bay đi...


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P6260746-3.jpg


https://i881.photobucket.com/albums/ac20/backpackervn7/P6263066-12.jpg

Để lại một Kailash đẹp, và uy nghi lạ lùng giữa trưa nắng xanh lạ lùng.

Tôi vẫn còn nợ ân tình Kailash!

tuanfreedom
25-06-2012, 17:41
@Bác Backpackervn: Quả là những hình ảnh Kailash đẹp lạ lùng. Bác đã cho mọi người thưởng thức một cuốn phim quay chậm về bầu trời Ngân Sơn hôm đó. Màu xanh của nền trời trong hai tấm cuối gần như "không có thực". Đúng là nếu ai chưa đi Tậy Tạng sẽ khó mà tin nổi có một màu xanh lạ lùng đến vậy. Vị trí chụp ảnh của mình, của bác và June là cùng một nơi, thế mà khác nhau một trời một vực. Bác dùng máy "cùi" mà chụp còn đẹp thế này thì mang mấy con Canon hay Nikon cao cấp không biết nó cho ra màu gì nữa đây. Đa số những tấm ảnh chụp Kailash ở mặt Tây mà người chụp đang ở thung lũng sông Lha-Chu đều cho ta nhìn thấy một tòa kim tự tháp dựng đứng. Không ngờ mình đã đi gần ngay dưới chân Kailash mà không biết.
Bác đừng lo sẽ làm loãng topic nhé. Mình và chắc nhiều người khác đều mong được ngắm Kailash ở nhiều hướng và ở các thời điểm khác nhau. Mong bác, June, Virgo, R0sy cũng như ai đã đi Kora và có ảnh gì đẹp thì cứ làm cho cái topic này càng loãng càng tốt nhé. Cảm ơn bác nhiều lắm.

tuanfreedom
25-06-2012, 17:46
(Tiếp câu chuyện của Danh). Đang kể đến đoạn "Danh còn quả quyết rằng những “triệu chứng lạ” đó thực ra chưa hề xuất hiện bao giờ mà chẳng qua do Danh lúc đó tưởng tượng ra mà thôi."

Theo lời Danh kể, lúc quay lại, gần như bãi Darpoche chẳng còn ai. Nhóm 6 người của KVG đã lên xe về trước. Những ai đi Kora thì đều đã tiến sâu vào thung lũng sông Lha-Chu. Chỉ có một nhóm nhỏ mấy người Ấn Độ sau khi hoàn thành vòng Kora trên đường trở về Darchen. Họ đi Kora theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, tức Bon-Po’s Kora(khác với đi cùng chiều kim đồng hồ gọi là Milarepa’s Kora). Cũng giống như ở đoạn cuối cùng(khoảng 5 cây số) ở ngày thứ 3 của những ai đi theo Milarepa’s Kora, người ta có thể tiếp tục đi bộ, đi ngựa hoặc lên xe Land Cruiser để trở về Darchen. Trên đường Kora ngày đầu tiên này, mình cũng có gặp một số người đi ngược chiều. Lúc này đương nhiên mình chẳng thể nào phân biệt được ai trong số đó là đã sắp hoàn thành Bon-Po’s Kora còn ai thì đang Milarepa’s Kora nhưng đi lui ngay từ đầu. Hoặc cũng có thể một số người trở lại sau khi hoàn thành ngày thứ nhất sau một đêm ngủ tại tu viện Dirapuk.

Chỉ đến lúc bước vào ngày thứ hai gần khu vực đèo Dolma(trước hoạc sau), gặp một vài người đi ngược chiều thì mình mình biết chắc chắn rằng họ đi Kora “ngược”. Vì chẳng có ai đi Kora “thuận” mà lại được phép hoặc có khả năng, hoặc điên khùng mà quay về khi đã đến vị trí này. Vì đến đây là họ đã hoàn thành hai phần ba vòng Kora, đoạn còn lại sẽ đỡ vất vả hơn nhiều. Không biết những ngày khác thế nào chứ hôm đó, lượng người đi Kora “ngược” rất ít, lâu lâu mới gặp được một vài người.


Danh một mình lội bộ đến khu vực tu viện Chuku thì quyết định sẽ leo tiếp lên Chuku để “Kora” quanh Tu viện này mà tương truyền rằng nếu ai đi nhiễu được 21(?) vòng quanh Chuku thì cũng tương đương như đã Kora một vòng quanh Ngân Sơn. Tuy nhiên, Danh đã không thành ước nguyện hôm nay. Đến nửa đường thì Danh thú nhận là quá mệt và phải quay lại để về Darpoche ngay gần đó.

Một mình lẻ loi về lại được Darpoche, Danh đang lo lắng không biết phải xoay xở như thế nào để tới được Darchen thì thật may mắn, anh thuê được ngựa. Nhóm người Ấn Độ đi Kora “ngược” tất cả đều chọn đi Land Cruiser nên thừa ra một số con ngựa. Danh thuê ngay một con và rong ruổi trở về. Sau này hồi tưởng lại, Danh kể lúc đó cũng giống như mình đang đóng một bộ phim vậy. Một người, một ngựa mẹ, một ngựa con, một người dắt ngựa và thêm một con Ngao Tạng dẫn đường. Xung quanh gần như không có ai, vắng vẻ đến lạ kỳ. Nhìn xa xa xuống phía bên kia thung lũng, vài chiếc Land Cruiser nhỏ xíu như vẫn đang lầm lũi bò dọc theo con đường dài tít tắp. Trời vẫn lất phất mưa.

Chưa tới được Darchen, chủ ngựa đổi ý đòi về nhà và bỏ Danh lại giữa đường(xui xẻo rồi đây). Nhưng(thật may mắn) anh lại thuê được một con ngựa khác và một mình thẳng tiến Darchen.

Ngay ngày hôm sau, "nhóm bốn người" KVG gồm anh Bách, Chị Vinh, Danh và Toàn, đã quyết tâm trở lại Chuku thêm lần nữa. Câu chuyện này anh Bách đã kể khá chi tiết trong “Đường xa nắng mới”. Và lần này, Danh đã đi nhiễu trọn 21 vòng quanh tu viện Chuku. Coi như anh cũng đã hoàn thành ước nguyện. Mình rất mừng cho bạn ấy. Tranh thủ những phút giây cuối cùng trước khi chia tay mình hỏi: "Cảm giác sau Ngân Sơn thế nào?". Danh cười, vẫn một nụ cười an lạc "Nói sao nhỉ? Tất cả như một giấc mơ, chưa từng mơ đẹp thế bao giờ".

Vài tấm ảnh minh họa chuyến viêng thăm Chuku của "nhóm bốn người", xin phép Danh, Toàn, anh Bách, Chị Vinh được chia sẻ với mọi người:


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17H.jpg

Chiếc Land Cruiser chở "nhóm bốn người" vượt sông Lha-Chu lên viếng thăm tu viện Chuku.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17I.jpg

Không biết có phải là chính chiếc xe này không các anh chị? Giờ này thì Tuấn đáng bò lên đèo Dolma nên không biết..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17J.jpg

Chuku "mọc" cheo leo trên vách đá..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17K.jpg

Chị Vinh, Anh Bách và Trung Toàn đây rồi. Hẳn Danh vẫn đang "tranh thủ" thêm mấy vòng Kora quanh Chuku hay sao mà không thấy xuất hiện? Nhìn dòng Lha-Chu màu xanh ngọc lượn lờ mới đẹp làm sao.

tuanfreedom
25-06-2012, 20:13
Như mình đã đề cập trong phần giới thiệu về các thành viên của KVG rằng mình có một "tham vọng" là được cafe với tất cả mọi người đã từng chiêm bái Ngân Sơn(các bác lại đang cười mình đây:))). Vậy là ngoài những thành viên trong KVG(KailashVietnam Group nhỏ gồm 22 thành viên) thì hôm nay mình đã biết thêm được các bạn: 1-June, 2-Virgo, 3-R0sy, 4-Backpackervn đã từng đi Kailash. Rất mong nhiều bạn khác đã từng đến Ngân Sơn(dù hoàn thành Kora hay không) chia sẻ thêm nhiều hình ảnh đẹp về Kailash-TiBet.. để làm thật loãng topic này. "Loãng" bao nhiêu lại "đặc" bấy nhiêu thôi mà, đúng không các bạn? Mong 4 bạn cho mình xin tên các bạn khác trong nhóm trên phượt này. Sẽ đọc tỉ mỉ tất cả bài viết và xem hết tất cả hình ảnh về Kailash ở Phượt. Và nếu có bạn nào ở Sài Gòn thì cuối tuần mình xin được mời cafe nhé. Mình không ước đoán được lượng người đã đến Ngân Sơn ở Việt Nam "khủng" tới mức nào rồi? =)):LL:help. Dẫu vậy vẫn luôn trân trọng kính mời.

“Ai đã đến Ngân Sơn, đã đi trọn một vòng Kora, người đó đã sống lại một cuộc đời mới và cùng trong một gia đình với tất cả những người đi trước và đi sau”. Govinda.

little_poni
25-06-2012, 21:45
Là độc giả theo dõi thường xuyên topic của bác, em có vài bức ảnh coi như là góp vui với mọi người :)


https://lh5.googleusercontent.com/-_XbLRBb0Coc/T-h5TBhIewI/AAAAAAAAD5Y/4lSMJ3XMsGs/w709-h237-n-k/B%25C3%25ACnh%2Bminh%2B%25E1%25BB%259F%2BKailash1% 2B.jpg

https://lh5.googleusercontent.com/-wXUS0jjPwNc/T9--KK4JMMI/AAAAAAAAD3s/34bb0Ffb-rQ/w512-h204-n-k/Thung%2Bl%25C5%25A9ng%2Bl%25C6%25B0%25E1%25BB%25A1 i%2B%2Br%25E1%25BB%25ABu%2Bnghi%25E1%25BB%2587p%2B l%25E1%25BB%25B1c.jpg

tuanfreedom
25-06-2012, 23:09
@Little_pony: Cảm ơn bạn đã "góp vui với mọi người".
1-Ảnh trên: Tuyệt đẹp!! Hai ngọn núi hai bên gần như ngay trước mặt mình ở những bước cuối cùng của ngày Kora thứ nhất. Nhìn qua "khe hở" giữa hai ngọn này mình thấy rõ chân Kailash. Bên phải tấm ảnh sẽ là nơi tọa lạc của Tu viện Dirapuk. Mình mê mẩn cái màu vàng của Kim Tự Tháp Vua mất rồ. Quả thật ngày xưa các Ngài cũng "khéo" chọn chỗ để tu. Từ những tu viện ở Pharping đến Chiu Gompa cũng như nhiều tu viện khác cạnh Hồ Thiêng Manasarovar và bây giờ đến lượt Dirapuk, tất cả đều có vị trí rất "độc", có thể nhìn bao quát cảnh thiên nhiên hùng vĩ xung quanh.
2-Ảnh dưới: Gần giống hệt quang cảnh mình đi trong ngày Kora thứ 2, lúc đã vượt qua đèo Dolma 5660m. Dù ảnh khá nhỏ mình vẫn có thể phát hiện ra ngay 'chiếc rìu nghiệp lực" của Tử Vương Lama nằm ở góc trên bên phải tấm hình.

June
26-06-2012, 01:49
@Bác Backpackervn: Quả là những hình ảnh Kailash đẹp lạ lùng. Bác đã cho mọi người thưởng thức một cuốn phim quay chậm về bầu trời Ngân Sơn hôm đó. Màu xanh của nền trời trong hai tấm cuối gần như "không có thực". Đúng là nếu ai chưa đi Tậy Tạng sẽ khó mà tin nổi có một màu xanh lạ lùng đến vậy. Vị trí chụp ảnh của mình, của bác và June là cùng một nơi, thế mà khác nhau một trời một vực. Bác dùng máy "cùi" mà chụp còn đẹp thế này thì mang mấy con Canon hay Nikon cao cấp thì không biết nó cho ra màu gì nữa đây.

Bật mí cho bạn Tuanfreedom một chút về lý do cho sự khác biệt một trời một vực là June tới vị trí chụp của anh Bpk chỉ 15 phút sau thôi đấy. Trong nhóm đi kora của mình thì Virgo và Bpk luôn dẫn đầu đoàn, còn mình thì luôn ở vị trí chốt cho nên ảnh của nhóm mình rất đa dạng và phong phú :) Trên Phượt các thành viên khác của nhóm còn có Vit bau, Lựu đạn chì, Lanhuong82...

@Little_poni: Ảnh panorama bình minh mặt phía Bắc Kailash của bạn đẹp quá. Nhóm mình rời Dirapuk ngày thứ 2 của kora từ lúc trời vẫn còn tối om nên không có cơ hội nhìn thấy mặt Bắc lúc bình minh, hic hic.

Trên Phượt đã từng có những tấm ảnh Kailash vô cùng ấn tượng của anh Gió hoang. Mình tin là nhóm của bạn Cobida cũng sẽ có những hình ảnh đẹp, nhưng giờ mới thấy Cobida chưa rời khỏi EBC

tuanfreedom
26-06-2012, 11:33
@June: Cảm ơn bạn đã "bật mí" nhé. Mình cũng cảm nhận điều này rất rõ khi bắt đầu vượt qua cao độ 4000m ở Tây Tạng. Mọi thứ đều thay đổi rất nhanh. Không chỉ quang cảnh thiên nhiên như màu núi, màu mây, rồi thời tiết, khí hậu.. biến đổi liên tục mà tình trạng sức khỏe con người cũng liên tục đổi thay...Bạn đang cảm thấy khỏe khoắn ngay bây giờ nhưng không dám chắc rằng vài giờ sau bạn vẫn ổn như vậy. Mọi thứ đều rất khó dự đoán trước. Chỉ cần vài cái hắt hơi thôi là cơ thể bạn chuyển trạng thái cực nhanh. Thật đáng sợ.

Hôm qua(25/06) bạn có nói "Ngày này 2 năm trước cũng chính là ngày chúng tôi rời Manasarovar tới tập kết ở Darchen, chuẩn bị cho kora này đấy". Vậy chắc 26-06 nhóm bạn sẽ bắt đầu nhập Kora. Và hôm đó cũng chính là ngày sinh nhật của bạn đúng không? Thật không còn gì hạnh phúc hơn nữa nhỉ? Theo thông tin của thông tấn xã vỉa hè thì hôm nay(26-6) là ngày sinh nhật June. Happy Birthday to you. Chúc mừng ngày kỷ niệm tròn 2 năm nhóm của June đi Kora. Cho mình gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới tất cả các thành viện trong nhóm như Vit bau, Lựu đạn chì, Lanhuong82, Virgo, Backpackervn, Lymy...nhé. Cảm ơn bạn về những thông tin này.

Cỏ dại
26-06-2012, 12:17
Quá đẹp Bác Tuấn ơi

tuanfreedom
27-06-2012, 14:54
Trước khi tiếp tục hành trình với những câu chuyện ngày càng hấp dẫn và kịch tính hơn=)), mời các anh chị nhìn lại vài hình ảnh quanh khu vực Chuku do "nhóm bốn người" chụp:


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17L.jpg

Chuku trong sương mù 1.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17M.jpg

Chuku trong sương mù 2.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17O.jpg

Hướng ống kính lên phía trên Tu viện Chuku.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17N.jpg

Nhìn sang bên kia thung lũng thấy một dãy kim tự tháp được xây liên kề nhau. Cát và vữa vẫn còn thừa nhiều ở khu vực móng. Hẳn Thành Thiên Đế vẫn chưa hoàn thiện??(Mundasep có đề cập đến vấn đề cát, vữa....trong "Trong vòng tay Sambala")

tuanfreedom
27-06-2012, 15:09
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17Q.jpg

Nếu zoom to ảnh này lên, bạn sẽ thấy những lập luận(dù vẫn còn gây nhiều tranh cãi) của Mundasep cho rằng Thành Thiên Đế là một công trình nhân tạo được xây dựng cách nay 850,000 năm không hẳn là không có lý. Những Kim Tự Tháp này "được xây" bằng vố số những lớp gạch kiên cố, loại gạch trông giống như "gạch ong" vẫn thường thấy ở Việt Nam, cũng hao hao giống những viên gạch ở Angkor Wat...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17P.jpg
2

https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17R.jpg

Cứ ngắm hình ảnh này mãi mà chẳng biết viết gì. Nhờ các bạn chú thích giùm...

tuanfreedom
27-06-2012, 20:00
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17S.jpg

Dậy đi tiếp thôi chị Ngọc Anh ơi. Đây là gia đình anh chàng người Tạng đã đồng hành cùng chị Ngọc Anh trong suốt ba ngày Kora. Hổng biết ngựa ở đâu rồi mà cả nhà ngồi đây làm dáng vậy? Sáng sớm mới ra khỏi Darchen một đoạn đã gặp anh chàng này, ngỡ cũng là người hành hương như mình thôi nên mình cứ băn khoăn không hiểu tại sao anh ta lại "gùi" thêm cậu con trai bé tí này theo làm gì cho phiền phức, mà lại quá nguy hiểm nữa. Đến Darpoche, chạy vội vào căn nhà ẩm ướt trú mưa mình lại chạm mặt anh ta và anh cũng nhìn mình ngạc nhiên, tò mò. Nào ngờ anh lại chính là sherpa cho chị Ngọc Anh(tức là người dắt con ngựa mà chú Dũng nhường lại). Dù đã "thuê" từ đêm hôm trước nhưng phải đến Darpoche người ta mới biết được ai sẽ dắt ngựa cho mình. Không những chỉ mình anh mà bây giờ mới thấy cả đại gia đình cùng tiếp sức cho nhau. Thật bái phục người dân Tạng, đặc biệt là mấy chú nhóc này cũng như những người phụ nữ làm sherpa. Chính anh chàng này đã cõng chị Ngọc Anh qua suối khi chị gần như "lạc" đường đoạn gần tới Tu viện Dirapuk. Lúc qua đèo Dolma sau này, nhìn những đứa trẻ đi Kora cùng bố mẹ mình lại nhớ tới câu chuyện đồn đại rằng Người Tạng ngâm trẻ sơ sinh vào nước lạnh để xem nó có sống được không thì mới nuôi. Chẳng biết chuyện đó có thật không nên mình vẫn chỉ mong là người ta đồn thổi vì nếu thật thế thì quả là quá "dã man". Nhưng bây giờ nhìn những đứa bé trên đèo Dolma trong mưa tuyết, nhiệt độ âm, dưỡng khí chỉ còn khoảng 50% mức bình thường thì mình lại nghĩ việc ngâm vào nước lạnh còn dễ chịu hơn nhiều....Vậy nên người Tạng đâu có "dã man" chút nào đâu bạn nhỉ??:))

tuanfreedom
27-06-2012, 20:04
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17T.jpg

Mình rất thích cung đường này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17U.jpg

Nhìn từ xa vẫn thấy được một khe nước "phọt" ra từ vách núi.

tuanfreedom
27-06-2012, 20:08
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17V.jpg

Khúc quanh giữa hẻm núi nhìn gần.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17X.jpg

Và nhìn từ xa hơn


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17Y.jpg

Bác Cường đi tắt đường nào mà đã đến sớm chụp được cảnh này?

tuanfreedom
27-06-2012, 20:31
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17Z.jpg

Lối đi ngay dưới chân mình. Tranh thủ đi nhanh thôi, đến Dirapuk nghỉ ngơi thức trắng đêm rồi thì tha hồ mà kể chuyện. Sợ các bác Phượt tử chán quá bỏ thớt thì có mà sớm về quê cày ruộng đến mãn đời chứ làm gì còn được ngồi trước laptop mà "cày" trên Phượt chứ.=))


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay19A.jpg

Nhìn lên bầu trời, vẫn một màu mây đen xám xịt.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay19B.jpg

Cứ mây mưa suốt ngày thế này thì chắc rồi cũng được vinh dự ngủ lại Dirapuk một đêm gọi là chứ vượt Dolma cái nỗi gì..

tuanfreedom
27-06-2012, 20:37
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay111.jpg

Tới gần lắm với đầu nguồn của Sông Lha-Chu rồi bạn ơi. Đoạn này sông rộng quá. Thống nhất với nhau là đi thật nhanh nhé. gần tới Dirapuk rồi. Không chuyện trò dọc đường gì nữa hết. Cố lên nào. Đêm Dirapuk tha hồ mà hàn huyên tâm sự...:LL

tuanfreedom
27-06-2012, 21:00
Các bác thấy mình chạy nhanh không, mới mấy chục phút thôi mà đã từ Chuku vèo tới Dirapuk rồi. Đương nhiên chạy nhanh thì sẽ mau hết sức mà chất lượng công việc cũng kém đi. Không viết được nhiều. Cũng đành chịu chứ cứ như con Rùa bò mãi trong Thành Thiên Đế, hoang mang giữa hàng ngàn Kim Tự Tháp biết ngày nào tới được Dirrapuk này. Sau bao nhiêu câu chuyện trong Thành Thiên Đế, mình biết nhiều bạn muốn đến nhanh Dirapuk. Thôi, bù lại tối nay sẽ thức trọn đêm tại đây để kể chuyện. Cũng gần kiệt sức rồi nên mình xin kể chậm chậm tí. Dọc đường vì tăng tốc nên bỏ qua nhiều đoạn. Khuya nhớ lại đoạn nào sẽ kể đoạn đó.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay112.jpg

Lần đâu tiên được ngắm chân Kailash. Moti chỉ ngay hướng này khi vừa vượt qua cây cầu nhỏ bắc qua con sông Lha-Chu, chỉ còn vài trăm mét nữa là tới Dirapuk. Sông đầu nguồn nước chảy xiết. Mình tần ngần đứng ngắm sông mà không nhớ chụp cái ảnh nào. Ngân Sơn là đây. Tiếc rằng trời phụ lòng người, vẫn mây đen bao phủ nên khách hành hương chỉ nhìn được phần đế của Tòa Tháp Sambala vĩ đại. Nhưng thôi, như vậy cũng an ủi lắm rồi. Bạn vẫn có thể nhìn thấy rõ những "khuôn mặt Phật" trên hình ảnh này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay111B.jpg

Ngân Sơn bao phủ bởi mây mù.

traiheogiong
29-06-2012, 17:41
Một chuyến đi và những trải nghiệm thật tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể thưc hiện được. Em thật ngưỡng mộ anh và tất cả những ai đã tham gia hành trình này.

Một câu hỏi hơi tế nhị, nếu anh thấy phiền thì hãy xem như chưa đọc và thứ lỗi cho em. Hành trình này mỗi cá nhân tham gia tốn hết bao nhiêu ạ? Với lại sau này khi rãnh rỗi anh có thể chia sẻ thêm với em về những kinh nghiệm trên đường đi, như việc thuê xe như thế nào,...?

Em xin cám ơn anh và luôn chờ những bài viết mới của anh về chuyên đi này.

tuanfreedom
30-06-2012, 21:46
@traiheogiong: Ban đầu mình có viết chi tiết vấn đề này trong phần "chuẩn bị" nhưng rồi sau lại thấy hơi "chi tiết" quá nên xóa đi. Nay bạn hỏi xin trả lời chính xác:

Tổng phí tổn cho mỗi thành viên:
- Tour hành hương(Kathmandu to Kailash): 1440 USD (bao gồm toàn bộ phí tổn ăn ngủ, di chuyển, visa Trung quốc v.v.)
- Vé máy bay SGN-KTM: 705 USD
- Nghỉ 2 tối (khách sạn, ăn tối, di chuyển lên về sân bay) tại Bangkok: 120 USD
- Visa nhập cảnh Nepal (làm tại sân bay): 25 USD.
Tổng : 2290 USD.
Đương nhiên một vài khoản chi phí chung khác phát sinh dọc hành trình(khá nhỏ) mình không nhớ được. Việc chi tiêu mua sắm cá nhân thì tùy người.

@Các bác: Mấy hôm nay Tuấn bận quá, không kịp gõ để post hầu các bạn. Đành tranh thủ post tạm cái Video này mời các bác xem chơi. Đây là một cú nhảy Bungy mà mình đã đề cập trong các post trước. Các bác ước chừng chiều cao cú nhảy là khoảng bao nhiêu nhé. Nhớ để ý cú nẩy lên của người nhảy và chiều cao người nhảy khoảng 1,7m. Chỉ cần ước chừng cú nẩy lên bằng bao nhiêu lần chiều cao người nhảy và toàn bộ chiều sâu của thác bằng mấy lần cú nẩy lên là ra ngay thôi. :)) Hứa với các bác là còn rất nhiều chuyện hồi hộp chưa viết kịp. Nhiều lắm lắm luôn....=)). Anh chàng Youtube này tải file cũng chậm như Rùa bò trong Thành Thiên Đế vậy..



http://youtu.be/y642cYc5Hmo

Một cú nhảy Bungy

huuhungvt
01-07-2012, 00:26
Chỉ đọc và xem hình em cứ ngỡ đag đu theo anh chinh phục 1 vòng Kora...
Chúc anh sức khỏe ngày càng tốt và công việc thuận lợi để viết tiếp cuộc hành trình...

Kim Hoa bà bà
01-07-2012, 05:45
Lúc qua đèo Dolma sau này, nhìn những đứa trẻ đi Kora cùng bố mẹ mình lại nhớ tới câu chuyện đồn đại rằng Người Tạng ngâm trẻ sơ sinh vào nước lạnh để xem nó có sống được không thì mới nuôi. Chẳng biết chuyện đó có thật không nên mình vẫn chỉ mong là người ta đồn thổi vì nếu thật thế thì quả là quá "dã man". Nhưng bây giờ nhìn những đứa bé trên đèo Dolma trong mưa tuyết, nhiệt độ âm, dưỡng khí chỉ còn khoảng 50% mức bình thường thì mình lại nghĩ việc ngâm vào nước lạnh còn dễ chịu hơn nhiều....Vậy nên người Tạng đâu có "dã man" chút nào đâu bạn nhỉ??:))

Đọc hết 17 trang...Chuyến đi quá tuyệt với chữ "Duyên" Chúc mừng bạn đã tới được nơi mình muốn tới. Mình phục nhất các chị lớn tuổi rồi mà vẫn can đảm thực hiện chuyến hành hương này
Về việc tắm em bé dưới suối lạnh khi mới sinh...Không phải chỉ có dân Tây Tạng đâu bạn, mà hầu như đa số các người Dân Tộc có phong tục đó...Kinh nghiệm bản thân mình đã chứng kiến ...Năm 1972...mình theo một đoàn đi săn trên Lạc Dương-Dalat ngang qua một buôn Thượng khi đó Lạc Dương chỉ là một khu rất ít nhà và rừng còn nhiều lắm và mình chưa biết gì về cái gọi là dân tộc Tày, Mông, Châu Mạ... mà chỉ gọi chung chung họ là dân Thượng)... gặp một phụ nữ trong bản làng phía xa .....Chị ta đang sinh em bé trong một căn chòi nhỏ bên suối và đem em bé xuống tắm ngay sau khi bé mới chào đời (Bây giờ hình dung lại hướng đi mình mới biết là hướng TL722 và vườn Quốc Gia BiDoup- Núi Bà) Chị ta trả lời khi được hỏi tại sao đem bé tắm dưới nước suối lạnh? ...Cho Nó khỏe! Câu trả lời thật đơn giản nhưng rất thâm thúy nếu nghĩ kỷ...Trong rừng sâu...anh không thể tồn tại nếu không khỏe mạnh! Tự nhiên sinh tồn! Họ là thế!
Cám ơn anh đã dành nhiều thời để chia sẽ hình ảnh và cảm xúc chuyến đi...Chúc anh luôn vui khỏe để đi tiếp những nơi mà anh muốn tới và cũng xin lỗi vì đã chen ngang hy vọng không bị loãng mạch chuyện của anh

KHBB

thinhduyquach
01-07-2012, 17:06
Tự hứa với lòng 4 điểm phải đến trước khi không còn trên thế gian này nữa ....!!! Đó là Tây Tạng , Bhutan , Nga và India ......!! Cám ơn các anh , các chị đã mở '' đường máu '' để mọi người sau này lên đường đỡ vất vả ... Em đang học tiếng Nga , để có thể làm tròn tâm nguyện của mình . Chúc mọi người luôn gặp mai mắn !!!

Kim Hoa bà bà
04-07-2012, 03:40
Tiếp đi chứ bác? Đang đi ngon trớn sao dừng lại vậy?! Sáng nào cũng bê ly Cafe chạy vào đây mà chẳng thấy bác đâu...

KHBB

Cỏ dại
04-07-2012, 09:08
Tiếp đi bác Tuấn ơi, mấy ngày nay cứ ra vào hoài sốt cả ruột. Hồi hộp theo từng bước chân của bác đó.

langthang06
04-07-2012, 10:37
Xin góp vui topic của anh, một số ảnh đoạn đường đầu hành trình Kora.


https://fbcdn-sphotos-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/s720x720/303324_10150977905389875_2071412088_n.jpg

Đoạn đầu trước khi vào lũng Lha Chu.



https://fbcdn-sphotos-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/s720x720/250911_10150977919134875_279713201_n.jpg

Đoạn đường từ Darpoche, đường đi xen giữa núi. Thật may mắn vì đúng lúc này trời không còn tuyết rơi, mây mịt mù.



https://fbcdn-sphotos-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/s720x720/303324_10150977905389875_2071412088_n.jpg

Một hình núi trên đường đi.

tuanfreedom
04-07-2012, 15:59
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay112B.jpg

"Đá Mani là những phiến đá và những viên đá được khắc các lời kinh cầu nguyên hay các câu thần chú của Lạt-ma giáo, hoặc là những biểu tượng thiêng liêng khác của Phật giáo Tây Tạng. Chúng thường được đặt dọc theo hai bên đường đi hoặc hai bên bờ sông, hoặc chất thành những đống lớn hay là những bức tường dài." (nguồn: giacngo.vn).

"Mura Rinpoche thứ III viết rằng các hòn đá mani có những phẩm tính vô song. Ngài viết tiếp: ‘Không một giọt tâm yếu nào của tám vạn tư giáo lý của Phật Pháp mà không được chứa đựng trong sáu âm vĩ đại của thần chú mani. Việc chạm khắc sáu chữ vào đá sẽ bảo tồn những chữ này càng lâu càng tốt. Nếu không thế, càng khắc nhiều những giáo lý rộng lớn thì lại càng là dịp để những đoạn Kinh ngắn bị hư hại và khiến cho Kinh điển bị thiếu sót. Việc khắc chạm thần chú vào đá khiến cho thần chú khó bị các yếu tố tự nhiên (các đại) phá hủy. Nếu các đền chùa hay biểu tượng của thân, ngữ và tâm Phật được làm bằng vàng, bạc hay những chất liệu quý báu khác thì chúng có thể dễ dàng bị gió, mưa hay lửa hủy hoại. Chúng có thể bị đánh cắp hay cướp đoạt và có nguy cơ bị mất mát. Người ta có thể có ý tưởng sở hữu những pho tượng đó. Những điều này và nhiều mê lầm và trở ngại khác có thể xảy ra. Nhưng nền tảng để tạo lập công đức này mà tôi đã xây dựng không dễ dàng bị hủy hoại. Không ai coi một hòn đá mani như vật sở hữu của mình, và chừng nào nó còn hiện hữu thì không chỉ con người trong vùng có mối liên hệ với nó, mà ngay cả những côn trùng được gió mang đi chạm vào nó, vào một lúc nào đó cũng sẽ đạt tới cấp độ giải thoát và thoát khỏi sinh tử.’" (nguồn: dzogchenmonastery.cn).

PhieuLinh9999
04-07-2012, 21:34
Đọc Đường Xa nắng Mới, biết bác tuanfreedom là một trong những người đã may mắn đi trọn một vòng Kora 3 ngày 3 đêm quanh đỉnh thiêng Kailash, lại được nghe bác rao trước rằng trên đường về, sau những "xúc động tâm linh mãnh liệt", bác đã thốt lên câu nói thật ấn tượng... Tôi thường xuyên vào ra topic này mong chờ các ngày hành cước tiếp theo. Tôi cũng rất tò mò về những trải nghiệm tâm linh của bác và mọi người trong đoàn, bác có thể nói rõ hơn được không? Cảm ơn bác rất nhiều!!!

tuanfreedom
05-07-2012, 12:42
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay113C.jpg

Phía trên là Tu viện Dirapuk. Phía dưới là khu nhà khách thuộc tu viện nhìn phía chính diện.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay113A.jpg

...Và nhìn từ một góc khác..


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay113B.jpg

Một góc tu viện Dirapuk. Nhìn đối diện sang phía bên kia cũng là một khu nhà khách.

loving-all
05-07-2012, 20:40
Cám ơn Tuấn nhiều. Nhớ gia đình Kailash quá. Nhìn những tấm hình này lại thêm ước muốn được đi lại lần nữa. Có nhiều cảnh chị chưa được thấy vì nhiều lúc chỉ biết cắm đầu cắm cổ mà đi, không còn hơi mà nhìn ngấm cảnh nữa.

June
06-07-2012, 12:50
Xin góp vui topic của anh, một số ảnh đoạn đường đầu hành trình Kora.

https://fbcdn-sphotos-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/s720x720/250911_10150977919134875_279713201_n.jpg

Đoạn đường từ Darpoche, đường đi xen giữa núi. Thật may mắn vì đúng lúc này trời không còn tuyết rơi, mây mịt mù.




Chặng đầu của kora, một góc chụp tương tự của bạn Langthang


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=84616&d=1341552103


Tiến thêm vài bước nữa


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=84618&d=1341552103 (Ảnh: Virgo)

Nhóm của anh Tuấn nghỉ đêm của kora ngày 1 trong nhà khách nào trong mấy căn nhà trước tu viện Dirapuk thế ạ ? Nhìn từ phía nhà khách, tu viện bé tí tẹo nhỉ?

Trước khi tới Dirapuk, nếu thời tiết thuận lợi thì các đoàn hành hương có thể nhìn thấy mặt phía Tây Bắc của Kailash. Từ hướng này ngọn núi có hình dáng hệt như kim tự tháp


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=84615&d=1341552103

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=84619&d=1341552103

backpackervn
06-07-2012, 15:02
Buổi chiều Ngân Sơn mùa hạ năm đó đẹp lạ lùng. Dù những con sông vẫn còn lóng lánh tuyết băng, dù mây trắng rồi mây xám nhiều lúc rủ nhau từ bên kia núi ùa về che phủ Ngân Sơn, rồi vội vã đi nhanh như lúc xuất hiện… bầu trời Ngân Sơn vẫn thăm thẳm xanh, mê mải xanh, xanh như không thể nào xanh hơn được nữa. Và trên nền xanh đó, kim tự tháp Ngân Sơn lấp lánh tuyết trắng càng đẹp uy nghi hơn bao giờ hết.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/P6263083-1.jpg
Góc Tây Bắc của Ngân Sơn.


https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/P6260769-1.jpg
Ngân Sơn nhìn từ tu viện Dirapuk.


Nhưng, trong nhiều những tấm hình chụp trên đường kora Ngân Sơn, những tấm hình tôi chụp lén những người Tạng đi hành hương, dù đôi lúc không có không có hình ảnh Ngân Sơn trong đó, là những tấm hình tôi rất thích. Và chính những bước chân chậm nhưng vững chắc của các cụ ông, cụ bà, những vòng quay Pháp luân chung, những câu tụng niệm Om Mani Padme Hum của những người Tạng, của cụ bà tuổi đã rất cao này… đã dìu bước chân tôi, đã thôi thúc tôi, đã giúp tôi thực hiện được hành trình tâm linh này.



https://i1026.photobucket.com/albums/y328/bpkvn2/P6263122-1.jpg
Cụ bà người Tạng và con, hay có lẽ là cháu vì anh thanh niên rất trẻ, đang hướng về tu viện Dirapuk.


Tôi nợ Ngân Sơn, nhiều lắm những ân tình!

tu ấn
07-07-2012, 21:58
Mình cũng xin tham gia vài ảnh có cùng góc nhìn của các bạn cho vui..


https://farm8.staticflickr.com/7115/7491992420_e4143d8740_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7252/7491991490_0d8dcdb217_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7108/7520790630_05f46d9657_c.jpg

https://farm9.staticflickr.com/8016/7520792464_e1d61a60ee_c.jpg

https://farm9.staticflickr.com/8151/7520791680_71fbf1e97c_c.jpg

langthang06
09-07-2012, 14:24
Tiếp tục chờ ký sự của anh Tuấn.
Mình chia xẻ thêm một số hình ảnh của hành trình Kora.


Hoàng hôn Kailash

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Kailash/HonghnKailasha.jpg


Dáng núi trên đường Kora (ngày 1)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Kailash/Nitrnngkoraa.jpg


Người Tạng thực hiện nghi lễ "Tam bộ nhất bái" trên đường kora

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Kailash/IMG_3708a.jpg


Sông băng trên đường Kora (ngày 1)

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Kailash/Spnchnghri-Day1Koraa.jpg

tuanfreedom
10-07-2012, 00:10
Khoảng ba giờ chiều thì nhóm “tiên phong” tới đích và đến sáu giờ thì gần như mọi người đã về đủ tại nhà khách tu viện Dirapuk. Ai cũng cảm thấy thoải mái hơn nhiều vì đã có chỗ đặt chân nghỉ ngơi và thay quần áo. Nhóm đầu tiên về tới hẳn gồm anh Hồng Minh, Thanh Cường, Thầy Viên Định và Trọng Lý(?). Mình thuộc tốp giữa một phần do sức đi không theo kịp nhóm trước và phần khác cũng do la cà ngắm sông ngắm núi dọc đường.

Thật ngạc nhiên là lúc này trời không những tạnh mưa hẳn mà gần như còn có ánh nắng vàng vào buổi chiều muộn. Dẫu vậy, trời vẫn khá nhiều mây nên không thể nào nhìn trọn Kailash uy nghi đâm thẳng vào bầu trời. Ngạc nhiên hơn là cũng chỉ khoảng một giờ sau, trời lại đổ mưa lất phất và trở lạnh rất nhanh khiến mình bỏ luôn ý định sẽ ôm cái máy ảnh đi dạo quanh những khu vực lân cận. Thật tiếc là mình cũng “quên” luôn việc đi viếng tu viện Dirapuk ngay phía trên đồi. Một số anh chị khác đã kịp tranh thủ ghé tu viện và nhận thuốc của vị sư trưởng.

Lặng ngắm chân núi Kailash trong sương mù được một lúc thì giờ uống trà đã tới. Như thường lệ, nhóm sherpa lại mang trà cho từng thành viên. Anh em quây quần trước hiên nhà khách tu viện trò chuyện về những gì đã trải qua trong suốt một ngày dài vượt 22km. Trước mỗi bữa cơm, chúng tôi vẫn thường được uống một thứ trà ngọt, giống như trà đường ở Miền Nam vậy. Sau đó cơm sẽ được phục vụ. Thực tế mình chưa đến nỗi “sợ” bữa cơm như một số thành viên khác nhưng mình cũng gần như chưa bao giờ có cảm giác ngon miệng. Ăn cho qua bữa vậy thôi. Thật khó mà tả được cảm giác mỗi khi bữa cơm đến. Trong người vẫn đang có cảm giác mệt mỏi, muốn nằm yên như vậy nghỉ ngơi thêm một lát lại bị “dựng dậy” để ăn cơm. Cơm tập thể nên phải đúng giờ giấc, ngon hay không cũng phải “chiến đấu” thôi vì nếu không đêm sẽ đói. Chưa bao giờ mình lại thèm một bữa cơm bụi Sài Gòn như lúc này. Các bạn sherpa người Nepal vô cùng tận tụy nhưng rất tiếc thức ăn lại không thể hợp với khẩu vị của mình. Hỏi ra thì các thành viên khác đều như vậy. Có bữa mình dặn Moti hoặc Durga cứ luộc mấy quả trứng một cách bình thường nhất thì hôm đó được một bữa ngon. Ước một gói mì tôm được nấu thật đậm đà theo kiểu Việt Nam. Các món ăn ở đây đều “nhợt nhạt”, có mùi “India, Nepal, Tibet”. Món ưa nhất của mình là mấy quả táo ngâm đường dùng tráng miệng. Các anh chị trong đoàn cũng có mang theo ít thức ăn bổ sung nhưng cũng không giúp ích được gì nhiều. Vì cơm Tây Tạng cũng khác cơm Việt Nam. Hay là còn do “hội chứng độ cao” và nhiều yếu tố về môi trường khí hậu…khác, do sự mệt mỏi thể xác triền miên, do thiếu dưỡng khí… khiến người ta không có cảm giác ăn ngon nhỉ?

tuanfreedom
10-07-2012, 07:23
Bây giờ ngồi nhớ lại, ngay trên xe bus suốt dọc hành trình, anh Bách đã nhiều lần đề cập đến năm nỗi khổ hành hạ người hành hương trên cao nguyên Tây Tạng, đặc biệt khi ở độ cao trên 4500m. Sau này anh cũng viết chi tiết về những vấn đề này trong tác phẩm “Đường xa nắng mới”. Thứ nhất là thiếu dưỡng khí. Càng lên cao, không khí càng loãng. Nếu sống nhiều ngày trên độ cao >4500m như thế này lại càng nguy hiểm hơn nhiều. Hệ tim mạch, hô hấp và toàn thân đều bị suy nhược trầm trọng. Dirapuk này ở cao độ 4,890 m. Dưỡng khí ước chừng còn chưa đầy 60% so với mức bình thường. Thứ hai là thời tiết quá ẩm và lạnh. Thứ ba là nỗi khổ mất ngủ do “hội chứng độ cao”. Thứ tư là thức ăn khó nuốt, ai cũng chỉ ráng ăn cầm hơi thôi. Và cuối cùng là các tiện nghi cho sinh hoạt như điện, nước, nhà vệ sinh..quá thiếu thốn, tồi tệ “nện” thêm một đòn nữa để “cố tình” hạ “knock out” khách hành hương. Xin mượn lại câu nói của anh Bách “Chỉ một vấn nạn trong năm thứ đó đã có thể làm sức ta yếu hẳn. Nhưng ở đây cả năm yếu tố đồng thời tác dụng và vì thế rất nhiều đoàn viên yếu hẳn đi từ sau ngày đến Nyalam”. Với mình, nếu sắp xếp theo thứ tự thì mất ngủ là đáng sợ nhất(1), sau đó mới đến chán ăn(2), thiếu dưỡng khí(3), thời tiết ẩm và lạnh(4), và cuối cùng mới tới điều kiện vệ sinh tồi tệ(5).

Sau bữa cơm tối, cả đoàn lại có một cuộc họp “rất quan trọng”, theo như lời Tsering, anh chàng hướng dẫn viên người Tạng. Mình nhớ cuộc họp diễn ra trong khoảng thời gian từ 8-9h tối. Vẫn một cái giọng "căng thẳng" nhấn mạnh về sự nguy hiểm của ngày Kora thứ 2, Tsering “khuyên” mọi người nên “biết quý trọng” mạng sống của mình vì mạng sống là thứ quý giá nhất. Rằng vẫn còn cơ hội cuối cho những ai muốn trở lại; không được phép đùa với mạng sống của mình, hành trình ngày mai là cực kỳ gian khổ, đã quyết đi là không thể trở lại..Năm nào cũng có hàng chục người bỏ mạng nơi đây, không ngoại trừ những vận động viên leo núi chuyên nghiệp từng chinh phục nhiều ngọn núi cao trên thế giới..

Mỗi lần nghe Tsering nói mình cũng thêm phần do dự. Như đã đề cập lúc chuẩn bị hành trình Kora. Mình chưa hỏi ai về việc có băn khoăn suy nghĩ gì không trước khi quyết định Kora. Riêng mình thì có. Rõ ràng là lúc này mình cũng như mọi người (trừ anh Cường) vẫn chưa hề có một chút hình ảnh nào về đường Kora ngày thứ 2. Nhưng theo như những gì Tsering và cả anh Cường kể thì đường đi rất nguy hiểm, nhiều đoạn một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Có thể có bão tuyết trên đường đi. Sau này khi đã vượt đèo Dolma thì mình nhận thấy mức độ nguy hiểm cũng không đến nỗi ghê gớm như người ta kể. Có đèo cao nhưng không có vực sâu, chỉ có nhiều đoạn khá dốc và bên cạnh là vách núi khá cao nhìn xuống hồ.. Tuy nhiên, sự cực khổ, mệt mỏi đến tận cùng thì lại có thừa.

Họp với Tsering xong, mọi người còn ngồi lại bàn bạc thêm phương án cho ngày mai. Ban đầu vài người vẫn có ý kiến là chia làm ba nhóm, những người khỏe sẽ hỗ trợ cho những người yếu. Tuy nhiên có thêm vài ý kiến khác khá “hợp lý” phản biện lại cho rằng như vậy hơi khó vì nhiều người sẽ đi nhanh hay chậm theo cách “tự nhiên” nhất của mình. Khó “ép” một người vốn đi chậm phải đi nhanh vì như thế là bất khả kháng. Ngược lại, cũng không thể bắt một người đi nhanh mà phải đi thật chậm lại để bọc lót sau cùng. Mỗi người đều có một “tốc độ tự nhiên” của mình và phải được tôn trọng. Do đó, phương án hài hòa nhất được đưa ra là nhóm có “tốc độ nhanh” vẫn cứ đi trước. Lâu lâu sẽ dừng lại để xem xét tình hình có ổn không và trợ giúp nhóm sau nếu cần. Nhóm “tốc độ chậm” sẽ đi cuối cùng theo đúng khả năng tự nhiên của mình và nhóm đi giữa sẽ là sợi dây kết nối nối cho hai nhóm đầu và cuối. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ chặng đầu tiên ngày hôm nay, mọi người đều phải hiểu rằng, ngày thứ hai thì tự mình quyết định số phận của mình là chính. Không ai có thể giúp đỡ được ai. Kể cả sherpa đi cùng cũng không thể giúp khách. Do đó, phương án đề ra trông có vẻ cũng rất hợp lý nhưng sẽ khó mà áp dụng cho ngày mai. Ai cũng hiểu được vấn đề này.

tuanfreedom
10-07-2012, 07:24
Trở lại với tâm trạng của riêng mình. Ngày thứ nhất với 22 km đi bộ trong mưa đã qua đi trong sự mỏi mệt. Sáng mai sẽ bắt đầu một hành trình khắc nghiệt hơn với 18 km vượt điểm cao nhất là đèo Dolma cao 5660 m. Đêm nay sẽ là một đêm vô cùng quan trọng với mình. Tiếp tục lên đường hay quay lui trở lại ? Sức khỏe hiện thời như thế này liệu có đủ để tiếp tục vượt đèo? Dẫu không có sự sợ hãi nhưng lòng mình vẫn gợn những băn khoăn. Câu nói “Đi hành cước Ngân Sơn được thì tốt, không thì cũng tốt. Quan trọng nhất là cái tâm hướng về Ngân Sơn. Ngay từ bây giờ, khi các bạn đã đến Kathmandu để chuẩn bị lên đường đi Ngân Sơn là công đức đã lớn rồi” của Ngài Sonam Rinpoche vẫn còn vẳng bên tai.

Bây giờ ngồi trong phòng máy lạnh ở Sài Gòn; hồi tưởng lại cảm giác lúc đó thật khó khăn. Chợt nhớ tới hai cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh mà mình rất thích “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai và “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Cả hai đều diễn tả rất thật, rất sống động về những khoảnh khắc hèn nhát, sợ chết và chuyện đào ngũ của "bộ đội Cụ Hồ". Hầu hết các tác phẩm khác viết về chiến tranh đều ca ngợi sự hy sinh anh dũng của bộ đội ta. Chỉ có quân địch là hèn nhát; còn quân ta luôn anh hùng, không bao giờ biết run sợ trước cái chết. Đọc Bảo Ninh và Chu Lai mình mới thấy bóng dáng con người trong mỗi người lính, bên nào cũng vậy. Người chứ không phải Robot. (Có người còn "ác miệng" nói rằng đọc nhiều tiểu thuyết chiến tranh của Việt Nam có cảm giác như quân ta "không có bộ phận sinh dục" nữa cơ đấy. Ai mà lỡ miệng nói đểu thế thì đọc 2 quyển trên nhé.:LL).

Dù chỉ là một vài khoảnh khắc thoáng qua, mình, con cháu đích tôn của “quân ta anh hùng” cũng đã có cảm giác “sợ chết” nên đang băn khoăn giữa “tiến” và “lùi”. Thật buồn cười, bao nhiêu chuyện lớn lao khác sẽ như thế nào nếu mình chết ngày mai thì chỉ lướt qua khá nhanh và bây giờ mình không nhớ rõ. Chuyện mình “lo” nhiều lại là thư tình của các em gái thầm thương trộm nhớ đang nằm trong góc tủ mà lỡ may lọt ra ngoài vào tay “quân thù” thì nguy hiểm biết dường nào...=)) Mình cứ hình dung người ta đang vào nhà mình đập tủ để kiểm tra xem tài sản của người quá cố còn có những gì và thế là một đống thư từ bay ra. Những khuôn mặt ngơ ngác như đang hỏi “cha này khô khan như thế mà cũng có lắm em “chết” vậy sao?”. Đây là những tài liệu “bí mật” nhất mà mình sẽ “sống để bụng, chết mang theo”, không bao giờ “bật mí” với ai. Thế mà giờ này thiên hạ ai cũng biết. Trước khi đi mình đã định sẽ về nhà “thủ tiêu” hết nhưng rồi lại bận rộn quá nên không thể kịp. Mình đã lên đường chiêm bái Ngân Sơn với những hành trang hạn chế nhất có được từ một phòng nhỏ nơi mình vẫn ngủ lại trong công ty. Bây giờ về nhà an toàn rồi. Thư từ lại không muốn đốt đi nữa. Chờ một chuyến đi khác nguy hiểm hơn, lúc đó sẽ đốt cũng chẳng muộn đâu các bác nhỉ? :))

Còn nữa, mai kể tiếp ạ...

(Topic nằm trong box “hồi ức về những chuyến đi nước ngoài” cũng đúng thật. Muốn “hồi” cho được chuyện thì “ức” cũng muốn vỡ ra. Viết khó thật.)

@Bác huuhungvt, Kim Hoa Bà Bà, Cỏ dại: Cảm ơn các bác tiếp tục gửi lời động viên.
@Bác thichduyquach: Chúc bác sớm hoàn thành ước nguyện.
@Bác langthang06, June, backpackervn, tu ấn: Cảm ơn tất cả các bác đã “tiếp sức mùa thi” cho em trong mấy ngày qua. Những tấm ảnh không thể chê vào đâu được. Chẳng biết nói gì hơn là “Chân thành cảm ơn” các bác. Mong các bác tiếp tục tiếp sức cho em trong mấy ngày tới nhé. (Nguyện cầu có thêm nhiều cao nhân đang ẩn tu nơi núi tuyết xuống núi hà hơi tiếp sức cho tuanfreedom).
@Tất cả các bác: Cảm ơn nhiều nhiều.
@Bác Phiêu linh 9999: Sẽ kể với bác ở phần sau nhé..

loving-all
10-07-2012, 10:12
Chi ngưỡng mộ cái tài "ăn mày dĩ vãng" của Tuấn đấy. Vào đây mới thấy như vừa mới xong kora và về lại Darchen đoàn tụ tất cả nhà sau 3 ngày chia ly. Ôi hóa ra đã có cuộc chiến giữa "tiến" và "lùi" gay gắt thế. Chị chỉ đi niềm tin mãnh liệt: đi là sẽ đến. Vả lại trước khi bắt đầu hành trình chị đã cả tháng trời nghiên cứu cái topic của June về hành trình Kailash nên thêm phần quyết tâm và nghị lực để vượt khó.

Cám ơn June nhiều nhé

tuanfreedom
10-07-2012, 22:32
Bàn chuyện phương án tổ chức đi cho ngày mai xong, mình lẻn ra nhà bếp nói chuyện cùng các bạn sherpa. Các sherpa sẽ ngủ luôn trong bếp, nơi sàn nhà khá ẩm ướt. Mình thương các bạn ấy vô cùng. Mình đặc biệt thương mến Moti. Ở anh toát ra một vẻ đàn ông mạnh mẽ, khí chất kiên cường, là chỗ dựa vững chắc cho người khác. Thật là phúc đức cho ai được làm vợ con anh hoặc người thân trong gia đình anh. Vài bạn nữ trong đoàn luôn tấm tắc khen anh nam tính, dễ thương cũng phải thôi. Mình là đàn ông mà cũng còn mến anh nữa là. Anh luôn động viên người khác mỗi lúc gặp khó khăn hay lo lắng. Mỗi lần tâm sự với các bạn Nepali này mình lại thấy ấm áp hơn, thanh thản hơn.

Mình hỏi thật Moti rằng “Mày nói thật đi, mày đã cùng đồng hành với tao từ Kathmandu tới đây. Liệu tao có vượt qua Dolma La không?”. Moti khẳng định một cách chắc nịch: “Đừng lo, mày thừa sức đi mà. Tao đã hai mươi mốt lần Kora rồi. Ai đi được hay không tao nhìn qua là biết liền”. Nghe vậy, mình cảm thấy nhẹ nhõm cả người. Bao nhiêu lời “dọa dẫm” của Tsering đều tan thành mây khói. Chưa hết đâu, cảm thấy như tôi vẫn chưa tin tưởng , Moti còn bồi thêm phát nữa: “Đi xong Kora này, về Darchen, nếu còn thời gian, nghỉ ngơi một ngày, hôm sau mày có thể đi tiếp một vòng nữa. Lần sau nếu quay lại, mày nên bố trí đi luôn hai vòng Outer Kora để mau có đủ 13 vòng mà đi Inner Kora nhé”. Lúc đó, tôi không biết Moti nói thật hay anh dùng một "liệu pháp tâm lý" để khích lệ tinh thần tôi chứ đến đây thì tôi đã hoàn toàn tin tưởng vào sức khỏe của mình. Dù thật hay không tôi cũng rất cảm ơn anh về điều này.

Về sau, càng tiếp xúc nhiều hơn với Moti cho đến ngày chia tay nhau tại Kathmandu, tôi tin rằng Moti đã nói thật. Không chỉ mỗi chuyện này mà tất cả mọi chuyện Moti đều nói thật. Anh chân thành, dễ mến, không "khéo nói" như người Việt mình đâu. :)). Quả thật, sau ba ngày 2 đêm với 52 km đi bộ trong mưa, gió và tuyết, về đến Darchen, mình có cảm giác đúng y như lời Moti khẳng định. Mình tin là nếu được nghỉ ngơi một ngày, ngay hôm sau mình sẽ đi trọn Kora một vòng nữa (cảm giác thật lúc đó là vậy, tuanfreedom quyết không dám “lộng ngôn”).

tuanfreedom
10-07-2012, 23:37
Bây giờ thì mình yên tâm đi ngủ rồi. Đồ đạc đã được chuẩn bị sẵn cho hành trình ngày mai. Mặc thêm vài lớp áo, chân vẫn hai lớp vớ, mình chui ngay vào chăn cho đỡ lạnh. Dốc sức thở vào thở ra thật nhanh để mau làm ấm cái chăn lạnh toát này. Chợt nhớ ngày xưa còn bé, vào mùa đông lạnh giá, đêm nào mình cũng ráng học bài thật khuya. Ai cũng nghĩ là mình chăm học. Vâng, mình cũng chăm thật đấy nhưng ngoài mình ra vẫn còn một “âm mưu” mà chắc chẳng mấy ai biêt được. Mình học thật muộn để mấy đứa em đi ngủ trước; mươi phút sau mình chui vào thì chăn đã rất ấm. Với em út thì mình phải “dụ dỗ” để nó đi ngủ trước vì sau này (hình như) chúng biết “mánh” của mình nên cũng “âm thầm” bắt chước theo. Riêng với bà nội thì chẳng cần phải áp dụng chiêu thức gì cả vì bà không thể nào học đua thật khuya với mình được;)=)). Vậy là mình xin bố mẹ được ngủ cùng giường với bà nội từ đấy. Sau này đi học xa rồi, nhớ lại cứ thấy thương bà vì lẽ ra mình phải lên ủ ấm chăn trước cho bà mới phải. Đằng này cứ chờ bà ngủ trước cho ấm sẵn rồi cứ thế mà hưởng. Ôi, tuổi trẻ ngây ngô biết nhường nào. Sau này rút kinh nghiệm, mình vẫn lên ủ chăn cho bà , sau đó xuống nấu bánh chưng với bố mẹ và nói chuyện thật khuya trong những đêm cận tết. Lòng bỗng nhẹ nhàng hơn vì biết yêu thương nhiều hơn.

Mỗi đêm ngủ trong giá rét, lại nhớ tới hai bài thơ viết về bà mà mình thuộc lòng từ những năm học tiểu học. Ngỡ cứ như tác giả viết riêng cho bà nội mình vậy:

“Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà Tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả Thị thơm, cô Tấm rất hiền

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay"

(Nói với em-Vũ Quần Phương)

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu,
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
---
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"

(Bếp lửa- Bằng Việt-1963)

Mình giờ đã trở thành một “chú bé đi hài bảy dặm” như đã từng thấy trong những câu chuyện cổ tích của bà. Mình đã đi xa, rất xa, đến nơi “có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà và niềm vui trăm ngả”.

“Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

tuanfreedom
11-07-2012, 07:06
Giờ đây chẳng có ai “ủ ấm” chăn cho mình hết. Trời lạnh ghê người. Mình nằm mãi mà chẳng hề chợp mắt được. Một thứ âm thanh “ù, ù, ù, ù” cứ văng vẳng bên tai mãi. Đầu thì cứ ong ong, rất khó chịu. Thêm vào đó, một anh bạn trẻ cùng phòng có tiếng ngáy rất “khủng khiếp” khiến mình càng tỉnh táo hơn. Đã trải qua rất nhiều đêm mất ngủ trường kỳ trên độ cao 4500 m, nhưng đêm nay là đêm đáng sợ nhất. Ngoài trời tối đen như mực, tiết trời lạnh lẽo đến rợn người. Ngoài hiên gió lạnh vẫn thổi vào không dứt. Mình đã dùng hết mọi liệu pháp chống mất ngủ đã học được “trong trường lớp” cũng như “ngoài giang hồ” mà vẫn không sao cải thiện được tình hình. Lặng lẽ ngồi dậy, mình âm thầm ra ngoài hiên cho dễ thở một chút. Vẫn chẳng dám đi xa hơn vì trời tối và ớn lạnh quá. Nhà khách này không có toa lét. Đây cũng là nhà khách duy nhất thiếu WC trong suốt hành trình. Mọi người đều phải tự “xử lý” ngoài thiên nhiên.

Có lúc mình dự kiến sẽ mang chăn ra nằm ngoài hiên để chạy trốn tiếng ngáy của anh bạn trẻ nhưng suy đi tính lại thấy không ổn chút nào nên lại thôi. Tiếp tục “ép” mình vào giường, mình áp dụng liệu pháp cuối cùng, niệm chú “Om Mani Padme Hum”. Câu chú này rất linh diệu, mình đã nghe Ngài Sonam, anh Cường nói thế. Rằng nếu không thuộc một câu chú nào thỉ chỉ mỗi câu này cũng bao trùm hết tất cả nội dung cần phải niệm rồi. Thật may cho mình, hôm ở nhà Ngài Sonam, dù Thầy đọc cho đoàn rất nhiều câu chú và dặn trên đường kinh hành phải nhớ đọc chú, nhưng mình chẳng thuộc nổi một câu nào cả. Câu chú nào cũng dài và rất khó phát âm. Vậy nên cứ tuân theo nguyên lý 99/01 vậy. Đọc mỗi câu này cũng đủ rồi. Miệng mình cứ lầm rầm mãi câu “Om Mani Padme Hum, lạy Đức Phật từ bi phù hộ độ trì cho con được ngủ ngon giấc để ngày mai con còn phải vượt đèo Dolma”. Anh Nhân ngủ cùng phòng chợt thức dậy và nghe được tiếng đọc chú của mình. Sau này mỗi lần gặp lại khi họp đoàn, anh vẫn cứ chọc mình về việc này mãi. Xin gửi các bạn clip nhạc “Om Mani Padme Hum” mà KVG đã cùng nhau niệm chú (hát) trên đường hành cước. Ý nghĩa của câu chú, mời các bạn xem qua ở đây: http://www.giacngo.vn/thuvien/2008/03/15/565418/



http://youtu.be/4_vt3s9WpGk

Đọc bao nhiêu chục lần câu chú đi nữa thì mình vẫn cứ tỉnh queo, không hề chợp mắt được giây phút nào. Đây chính là điều đáng sợ nhất của mình. Mỗi mất ngủ thôi đã sợ lắm rồi. Nay thì trước mặt còn một ngày đi bộ gian khổ vô cùng nữa. Vậy mà không ngủ được thì lấy sức đâu mà đi. Liệu pháp cuối cùng đã mang ra áp dụng vẫn không có kết quả. Mình bất lực nằm chờ trời sáng...

langthang06
12-07-2012, 11:33
Đọc về đêm trắng ở Dirapuk của anh Tuấn lại nhớ đến đêm Dirapuk của nhóm mình.
Xin cùng chia xẻ một chút cảm xúc.

Trong nhà trọ tu viện Dirapuk lạnh kinh người.
Bước ra cửa nhà trọ lúc nào cũng thấy gió vần vũ. Gió thổi bay mọi thứ, cuốn người đi theo hướng mà nó muốn.
Trong nhà trọ đi đến đâu cũng thấy lạnh. Gió không vào được sâu trong nhà trọ nhưng thỉnh thoảng khi có người ra ngoài, gió vẫn theo cửa chính lùa vào từng đợt lạnh ngắt.
Căn phòng trọ khá ẩm ướt. Từng mảng tường lớn bong tróc, lên rêu xanh. Sờ vào giường và chăn có cảm giác như đồ giặt chưa được phơi khô.
Rất may cả nhóm đã chuẩn bị trước. Chúng tôi lôi túi ngủ trải lên giường, rồi lấy chăn phủ lên trên. Tuy không thoải mái lắm, nhưng ít ra cũng ấm áp và không bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ mùi.
Đêm trên Dirapuk, đã trôi qua trong giấc ngủ chập chờn và sự thấp thỏm cho chuyến đi vất vả của ngày thứ 2.

Một góc khác về Kailash

https://i136.photobucket.com/albums/q176/hot07vn/Kailash/IMG_3910a.jpg

quangthu2005
12-07-2012, 14:09
bạn backpackervn : tôi cũng như bạn "Tôi nợ Ngân Sơn, nhiều lắm những ân tình! "

tuanfreedom
13-07-2012, 19:29
Thứ 4, ngày 17 tháng 8 năm 2011.
Hôm nay mình dám khẳng định với cả đoàn KVG rằng mình là người “thức dậy” sớm nhất. Hẳn đêm qua cũng là đêm đầu tiên trong đời mình thức trắng. Cũng từng có nhiều đêm mất ngủ nhưng gần sáng mình vẫn chợp mắt được một lát nhưng hôm nay hoàn toàn không. Những ai đã từng mất ngủ nhiều hoặc có những đêm trắng hẳn sẽ hiểu cảm giác của mình lúc này. Nhìn sang các anh chị khác, mình không dám chắc là họ ngủ ngon nhưng ít ra cũng ổn, không đến nỗi tệ. Dù hôm qua đã rất yên tâm sau khi trò chuyện với Moti nhưng giờ mình có chút lo lắng. Cũng giống như một vận động viên bước vào trận đấu hết sức quan trọng mà lại chưa được chuẩn bị thể lực một cách tốt nhất vậy thôi. Dù “tinh thần thi đấu” vẫn khá tốt. Hôm nay mình bước vào trận chung kết. Nhìn các “thí sinh” còn lại được “chuẩn bị” tốt hơn(?) mà ước mình cũng được như họ. Ước chi dọc hành trình ngủ được nhiều hơn. Ước gì đêm qua có được vài tiếng đồng hồ ngon giấc. Nhưng chẳng lẽ giờ lại đi hét lên với mọi người rằng “đêm qua em không hề chợp mắt được chút nào các bác ơi”. Hồi nhỏ, hễ mình bị đau mà bố mẹ không nhận thấy, không quan tâm và không hề hỏi han gì là y như rằng mình khóc rống lên=)). Khóc không phải vì đau, mà vì sự thờ ơ của người lớn. Có vậy thôi. (các bậc phụ huynh dù già hay trẻ nên lưu ý điểm này nhé). :)) Giờ này ai nấy đều mệt rã rời, còn sức đâu mà quan tâm tới mình nữa. Vả lại mình lớn rồi; đành cắn răng chịu “đau” một mình thôi.

Sáng nay KVG chia tay thêm ba thành viên nữa. Anh Thu, Chị Bình và chị Bích Hà quay trở lại Darchen. Tsering đi cùng nhóm ba người. Bốn sherpa người Nepal sẽ tiếp tục lên đường với 12 thành viên còn lại. Trước đó, bác đầu bếp Krishna đã ở lại phục vụ nhóm 7 người tại Darchen. Mình không nhớ chính xác chị Bình và Chị Bích Hà có quyết định đi lui ngay trong đêm hay không. Riêng anh Thu thì hình như sáng hôm sau anh mới có quyết định dừng lại. Trên đường về sau này các anh chị đều nói rằng tới Dirapuk là đã vượt quá xa kỳ vọng ban đầu rồi; tự thấy như vậy là đủ. Anh Thu còn “nửa đùa nửa thật” trên xe rằng những người nào có “ăng ten” chảo lớn, chất lượng tốt nhất như anh Bách, Toàn, Chị Vinh..thì chỉ cần tới Darpoche là đã bắt hết sóng (dài) và nhận đủ năng lượng của Ngân Sơn nên cần gì phải đi tiếp cho mất thời gian và sức lực. Những người có ăng ten parabol loại nhỏ, bắt sóng ngắn như anh Thu, Chị Bình, chị Bích Hà thì cần lao lực, chịu gian khổ đi thêm 14 km nữa cho tới Dirapuk thì mới nhận được năng lượng của ngọn núi thiêng. Và nhận năng lượng đủ rồi thì cũng thỏa mãn mà ra về. Những người còn lại có “ăng ten” râu mà còn dỏm nữa, chỉ bắt được sóng cực ngắn thì mới phải chịu thêm nhiều gian nan, nguy hiểm để đi áp sát với Ngân Sơn mà nhận năng lượng. Ai cũng thấy vui vì một câu nói “đùa” của anh nhưng ngẫm lại thấy cũng thấy “thật” và khá logic. Rồi mọi người cũng ví anh Bách, Chị Vinh, Trung Toàn như những người mở đường, người đưa đò. Chở khách qua sông rồi thì bác lái đò hết “sứ mệnh” và dừng lại; khách tiếp tục lên đường. Anh Thu là “tôi tớ” của đoàn nên anh vẫn còn có sứ mệnh phải phục vụ đoàn tới những giây phút cuối cùng tại Dirapuk. Vì rõ ràng, như mình đã vài lần đề cập, vào ngày Kora thứ hai, không ai có thể giúp được ai trên đường. Và hẳn nhiên, “tôi tớ” lúc này là không còn cần thiết nữa. Anh Thu hết “sứ mệnh” của mình. Bản thân anh cũng nhận thấy “như vậy là quá đủ” nên hoan hỉ đi lui. Bây giờ nhìn lại vào bản đồ này thì thấy rằng, tới Dirapuk là cũng gần lắm với Ngân Sơn rồi. Trong ngày Kora thứ 2, đoàn cũng không thể đi gần núi thiêng hơn nữa.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/KoraDay2Map.jpg

Lộ trình Kora ngày thứ 2, từ Dirapuk tới Zuthupuk dài 18 km. Điểm cao nhất hành trình là đèo Dolma (Dolma La) cao 5660 m..

Thực ra từ điểm số 1 đến số 9 trên lộ trình hẳn đều có "sự tích" liên quan nhưng giờ này mình chưa thể "ngâm cứu" kịp. Sau này rảnh rỗi sẽ bổ sung được thì tốt; còn không sẽ phải chờ Kora lần hai đi rà soát lại cho kỹ hơn mới viết nổi...=))

tuanfreedom
13-07-2012, 21:28
Dù không khí rất loãng, buổi sáng ở Dirapuk vẫn khá dễ chịu hơn nhiều so với buổi tối; ít nhất là đối với cá nhân mình. Tuy nhiên, KVG không có thời gian nhiều để mà “thư giãn” nữa. Mọi người thúc dục nhau chuẩn bị nhanh để lên đường thật sớm. Phòng trường hợp gặp thời tiết quá xấu hoặc có sự cố dọc đường thì các thành viên vẫn còn đủ thời gian mà về kịp tới lều trại gần khu vực Tu viện Zuthulpuk.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay21-1.jpg

7h40 sáng: Chuẩn bị hành lý lên đường...Thầy Viên Định đang "bàn bạc" gì đó với Tsering. Phía sau là nhà bếp mà đêm qua mình đã trò chuyện cùng Moti và các bạn anh. Đây vừa là nơi các anh nấu ăn để phục vụ đoàn cũng chính là chỗ ngủ của bốn người. Đến bây giờ mình vẫn chưa hình dung là làm sao họ có thể nấu chín được cơm ở độ cao 4900 m này?

tuanfreedom
15-07-2012, 21:23
Đêm qua, hóa ra không chỉ có mỗi mình băn khoăn về việc “tiến” hay “lùi”. Anh Nhân kể rằng anh cũng đã hỏi Tsering là xác suất anh có thể đi tiếp là bao nhiêu. Anh ta trả lời 50/50. Hỏi tiếp tại sao thì anh ta bảo phải đợi xem sau đêm nay tình trạng sức khỏe của anh thế nào mới nói được. Anh hỏi thêm rằng vậy có nên đi không thì Tsering khuyên là “không nên vì quá nguy hiểm”. Do đó, anh Nhân cũng chưa thể quyết ngay sau cuộc họp dù khao khát Kora của anh hẳn ít ai sánh được. Anh đã nhấn mạnh với Tsering rằng đây là cơ hội cuối cùng anh có thể Kailash Kora. Sau chuyến đi này dù “thắng” hay “thua” thì anh cũng khó mà quay lại Ngân Sơn thêm lần nữa vì vấn đề tuổi tác và sức khỏe. Anh đã ấp ủ giấc mơ Ngân Sơn từ mười hai năm trước, lúc anh đến Ai Cập để tìm về điểm cực âm của trái đất (?). Ngay thời điểm đó anh đã mơ một ngày sẽ đến điểm cực dương trên quả địa cầu. Nhưng khác với nhiều người, điểm cực dương “của riêng anh” lại nằm ở khu vực Ngân Sơn linh thiêng này chứ không phải là Everest. Nghĩa là một điểm cực dương hội đủ hai yếu tố vật lý và tâm linh. Thật trùng hợp, mình cũng đã có ý nghĩ giống hệt anh. (*)

Khoảng một giờ sáng anh chợt thức giấc trong một trạng thái tinh thần kỳ lạ. Anh như nhận được một lời “mặc khải” (**) rằng anh chắc chắn sẽ đi được. Về sau anh vẫn kể lại chuyện này trong niềm kính sợ. Có người tò mò hỏi thêm rằng “trạng thái” lúc đó như thế nào? Anh bảo là không thể diễn tả bằng ngôn từ được. Chỉ biết rằng ngay sau khoảnh khắc đó, anh cảm thấy hoàn toàn thanh thản và quyết định sáng mai sẽ lên đường, không hề gợn chút băn khoăn, do dự. Anh Nhân gần 60 tuổi, bị hỏng một mắt, con mắt còn lại cũng chỉ còn 10% thị lực. Nghĩa là thị lực của anh bằng 5 % so với người bình thường. Nhưng cuối cùng anh cũng đã hoàn thành ba ngày Kora quanh núi thiêng Kailash. Dù khó nói rằng anh là một “minh chứng” sống động cho câu “núi chọn người chứ không phải người chọn núi” nhưng quả thật, cùng với một số anh chị lớn tuổi khác, anh chính là một nguồn cổ vũ động viên lớn lao cho những người cao tuổi có ước nguyện Kora. Hãy lên đường và để “núi chọn” xem mình sẽ đi tới đâu. Sẽ có những “dấu hiệu” báo cho bạn biết rằng lúc nào cần dừng lại. Ôi Ngân Sơn linh thiêng và từ bi… Con xin tạ ơn Người!

(*) : Xin xem lại post 4, những đoạn in đậm.
(**): Chữ anh Nhân dùng.

Mi Tri
16-07-2012, 15:45
Bây giờ thì mình yên tâm đi ngủ rồi. Đồ đạc đã được chuẩn bị sẵn cho hành trình ngày mai. Mặc thêm vài lớp áo, chân vẫn hai lớp vớ, mình chui ngay vào chăn cho đỡ lạnh. Dốc sức thở vào thở ra thật nhanh để mau làm ấm cái chăn lạnh toát này. Chợt nhớ ngày xưa còn bé, vào mùa đông lạnh giá, đêm nào mình cũng ráng học bài thật khuya. Ai cũng nghĩ là mình chăm học. Vâng, mình cũng chăm thật đấy nhưng ngoài mình ra vẫn còn một “âm mưu” mà chắc chẳng mấy ai biêt được. Mình học thật muộn để mấy đứa em đi ngủ trước; mươi phút sau mình chui vào thì chăn đã rất ấm. Với em út thì mình phải “dụ dỗ” để nó đi ngủ trước vì sau này (hình như) chúng biết “mánh” của mình nên cũng “âm thầm” bắt chước theo. Riêng với bà nội thì chẳng cần phải áp dụng chiêu thức gì cả vì bà không thể nào học đua thật khuya với mình được;)=)). Vậy là mình xin bố mẹ được ngủ cùng giường với bà nội từ đấy. Sau này đi học xa rồi, nhớ lại cứ thấy thương bà vì lẽ ra mình phải lên ủ ấm chăn trước cho bà mới phải. Đằng này cứ chờ bà ngủ trước cho ấm sẵn rồi cứ thế mà hưởng. Ôi, tuổi trẻ ngây ngô biết nhường nào. Sau này rút kinh nghiệm, mình vẫn lên ủ chăn cho bà , sau đó xuống nấu bánh chưng với bố mẹ và nói chuyện thật khuya trong những đêm cận tết. Lòng bỗng nhẹ nhàng hơn vì biết yêu thương nhiều hơn.

Mỗi đêm ngủ trong giá rét, lại nhớ tới hai bài thơ viết về bà mà mình thuộc lòng từ những năm học tiểu học. Ngỡ cứ như tác giả viết riêng cho bà nội mình vậy:

“Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà Tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả Thị thơm, cô Tấm rất hiền

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay"

(Nói với em-Vũ Quần Phương)

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu,
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
---
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"

(Bếp lửa- Bằng Việt-1963)

Mình giờ đã trở thành một “chú bé đi hài bảy dặm” như đã từng thấy trong những câu chuyện cổ tích của bà. Mình đã đi xa, rất xa, đến nơi “có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà và niềm vui trăm ngả”.

“Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”


Từ đầu đến giờ mình vẫn chỉ lẳng lặng dõi theo hành trình kỳ thú của bác mà thôi. nhưng khi đọc đến đây thì mình nghĩ mình không thể ngồi lặng im như vậy dc nữa... Câu chuyện của bác mang thật nhiều màu sắc: ở đó có một Kailash linh thiêng huyền ảo mà ko phải ai ai cũng dc biết đến, ở đó có những cánh đồng hoa rực rỡ, ở đó có những con người dám nghĩ dám làm (đã khơi gợi lại trong mình những đam mê, có phần liều lĩnh của tuổi trẻ một cách mãnh liệt), ở đó có những tấm chân tình mà mọi người dành cho nhau, cùng nhau vượt qua những hiểm nguy trắc trở... mình thật sự xúc động khi cảm nhận được tình cảm của bác dành cho anh chàng sherpa Moti đó, ở một nơi hoàn toàn hoang vu, xa lạ thì thứ tình cảm ấy chẳng phải càng đáng quý bội phần hay sao? Và giờ là bà của mình, thật chân thành và ấm áp... :) Mình thay mặt các bạn khác xin cảm ơn bác Tuấn một lần nữa. Chúc bác luôn vui - khỏe để có thể mang đến thêm cho diễn đàn những hành trình thú vị khác!!!! :L

tuanfreedom
16-07-2012, 22:01
Khoảng 8h thì đoàn xuất phát. Sáng nay KVG sẽ có hai nhóm, một nhóm đi ngựa sẽ theo đường vòng phía dưới, có lẽ sẽ bớt dốc hơn(?). Nhóm đi bộ sẽ trực chỉ lên dốc ngay những bước chân đầu tiên. Sau này nhìn lại cung đường này mình mới biết tại sao lại có đường riêng cho người đi ngựa.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay21A.jpg

8h31: Những con dốc đầu tiên(ảnh KVG, Thanh Cường gửi)

https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay22-1.jpg

9h41: Một đoạn đường "khó xơi"

Sau gần hai giờ vượt những đoạn dốc đầu tiên của hành trình, khoảng 9h40, mình đối mặt với một đoạn đường khá "khó xơi". Hầu như mọi người phải bò thôi chứ chẳng mấy ai đi được. Rất may lúc này trời vẫn chưa kịp đổ mưa nên việc "bò" qua đoạn này dù rất mệt nhưng bớt phần nguy hiểm. Trong ảnh là Durga, chàng sherpa dễ thương đi phía trước mình. Anh đang được mình "đạo diễn" để đứng lên chụp ảnh chứ nhất định không chịu "bò". Ba ngày Kora mình mang theo hai máy ảnh, một của mình và một của Trung Toàn để dự phòng nhưng vẫn luôn lo lắng cả hai đều hết pin giữa đường, mà mình đâu biết đoạn nào sẽ có nhiều cảnh "đáng chụp" hơn nên vẫn luôn tiết kiệm, không dám chụp nhiều. Một giờ rưỡi trôi qua mới bấm tấm thứ 2 này đây. Sau này một số tấm ảnh có tuanfreedom trong đó thì cũng khai thật với các bác là do trên đèo chụp cả người cả cảnh luôn cho nó tiết kiệm pin chứ không tham lam show hàng đâu nhé...:))


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay22A-1.jpg

9h41: Phía dưới là đường đi của đàn bò Yak(ảnh KVG, Thanh Cường gửi)

@ Mi Tri: Cảm ơn bác đã dành cho mình những tình cảm mến thương nhé...

tuanfreedom
16-07-2012, 23:35
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay22E.jpg

10h29 sáng: Trước dấu chân Ngài Milarepa (Milarepa footprint)

Xin bổ sung thêm vài thông tin về Núi Thiêng Kailash. Những môn đồ của đạo Bon- tín đồ Phật giáo nguyên thủy ở Tây Tạng gọi Kailash là núi Tise và tin rằng ngọn núi là nơi ở của Thần Bầu Trời Sipaimen. Theo truyền thuyết của Bon, ngọn núi là nơi chứng kiến trận đấu phép huyền thoại vào thế kỷ 12 giữa đại hành giả Milarepa Phật Giáo và vua phép thuật Bon giáo là Naro Bon và phần thắng thuộc về đại hành giả Phật giáo. Từ đó Phật giáo thay thế Bon giáo, đâm rễ sâu xa trở thành tôn giáo chính của Tây Tạng.Các tín đồ Phật giáo tin rằng Đức Phật đã từng để lại dấu chân nơi này từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, họ gọi Kailash là Kang Rinpoche hay “Viên ngọc quý trong tuyết” (theo internet).

Vậy đây hẳn là dấu tích còn lại của "trận đấu phép huyền thoại vào thế ký thứ 12". Mình tưởng tượng ra cảnh Thánh Tăng Milarepa và vua phép thuật Naro Bon "phi thân" lên đỉnh Kailash nhưng rồi đều bị ngọn Núi Thiêng quật xuống(*) nên chân ngài thánh tăng phải đạp vào đá và in dấu tại nơi này...

Có nhiều cuốn sách và hàng triệu trang viết kể về cuộc đời kỳ lạ của Milarepa, "đại thiền giả một đời thành Phật của Tây Tạng", “bậc vĩ đại nhất của các vị thánh (Phật giáo)”, người “giữ một vị trí trung tâm trong lịch sử Phật giáo ở Tây Tạng.”
Thật may mắn, trước khi đi Ngân Sơn, mình đã được tặng cuốn sách "Cuộc đời của Milarepa", Một Bản Dịch Mới Từ Tiếng Tây Tạng Bởi Lobsang P. Lhalungpa Nguyên tác: The Life of Milarepa - A New Translation from the Tibetan by Lobsang P. Lhalungpa, Arkana, 1993 - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2000. Đây chính là cuốn sách mình đã mang theo trong chuyến hành hương nhưng đành phải gửi lại cho hải quan Nepal tại cửa khẩu Nepal-Tibet ngay thị trấn Kodari theo lời khuyên của anh Bách. Chuyện này cũng được anh Bách nhắc tới trong "Đường xa nắng mới" tại trang 196.=))

Xin trích thêm một đoạn ngắn trong cuốn sách này viết về Ngài. “Trong mười ba thế kỷ lịch sử Phật giáo Tây Tạng, chưa bao giờ có một con người như vậy, người không những gây cảm hứng cho lớp thượng lưu trí thức và những người có uy tín về tâm linh, mà còn làm say mê trí tưởng tượng của dân chúng bình thường.”

"Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa. Cả hai vị Thầy đã viện đến những hành động từ bỏ và khổ hạnh cùng cực có tính bi kịch như những nâng đỡ, hỗ trợ cho sự tìm cầu của các ngài, dù vì những lý do khác nhau và dưới những hoàn cảnh trái ngược nhau. Mục tiêu của đức Phật là tìm kiếm một đường lối mới mẻ, thực tiễn để loại bỏ những khốn khổ của nhân loại và những nguyên nhân tạo nghiệp của họ. Còn mục tiêu của Milarepa, ít ra là lúc ban đầu, là cứu thoát chính mình khỏi sự sợ hãi những hậu quả tự nhiên của những tội lỗi của ngài." Mục tiêu của Ngài thật gần gũi biết bao với những người bình thường như bạn và tôi...

Và giờ đây, nhìn lại tấm ảnh có dấu chân Ngài, đang băn khoăn chẳng biết viết gì thì google ra ngay đúng cuốn sách mình đã đọc, bản PDF. Trong hàng triệu trang viết về Ngài thì mình đoán đây là tập tài liệu ghi chép đầy đủ và dễ hiểu nhất...Còn do dự gì nữa mà không gửi ngay cho các bạn. Link: http://www.lien-hoa.net/CU%E1%BB%98C%20%C4%90%E1%BB%9CI%20C%E1%BB%A6A%20MI LAREPA.pdf.

Các bạn có thể tìm đọc thêm vài cuốn sách khác như Milarepa, Con Người Siêu Việt của Rechung (Đỗ Đình Hống dịch) và đặc biệt là cuốn "Gửi lại trần gian" do chính Ngài viết (Đỗ Đình Hống Dịch), sách đã được ấn tống-không bán.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/DSC02995.jpg


Hải quan Nepal hoàn trả "nguyên vẹn" cuốn sách. ;)

https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/DSC02994.jpg

Xin đa tạ chú Sơn tức dịch giả Thanh Liên(**) đã tặng tuấn cuốn "Gửi lại trần gian" và nhiều cuốn sách quý khác. Cũng xin tạ lỗi với chú là tuấn chưa thể nào đọc hết nổi.

(*) Có một số tài liệu đề cập chi tiết này.
(**) Người dịch "Lời Vàng của Thầy Tôi" của Patrul Rinpoche và nhiều cuốn sách khác về Phật giáo Tây Tạng...

tuanfreedom
17-07-2012, 07:46
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay22F.jpg

10h30: Đảnh lễ trước dấu chân Ngài. Người đứng ngay phía sau chính là Thầy Thích Viên Định.

Bình thường mình cũng hay “bắt chước” các anh chị khác làm lễ mỗi khi vào các tu viện. Mình không biết gì lắm về các “thủ tục” khi thăm viếng chùa chiền…Mỗi lần thấy nhiều người quỳ xuống trước tượng Phật với rất nhiều thủ tục lạy và khấn vái muôn hình vạn trạng mình cứ phát hoảng lên vì không thể hiểu và nhớ nổi. Mình chỉ chắp tay cúi lạy, để cho lòng mình thật lắng đọng một lát và nôm na khấn nguyện rằng: “Con cầu mong Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Văn Thù Sư Lợi, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, chư Phật mười phương cùng các vị Bồ Tát.. phù hộ độ trì cho thế giới được hòa bình, mọi người dân được ấm no hạnh phúc, tất thảy mọi loại chúng sinh ở khắp các cõi cuối cùng đều được vãng sinh vào thế giới cực lạc, cho gia đình con sức khỏe và xin cho con luôn có trí tuệ sáng suốt và lòng từ bi”. Mình nghĩ nếu thật lòng thì dù “thủ tục” không đầy đủ và lỡ có sai thì chắc các Ngài cũng không nỡ mà “bắt tội” mình đâu. Thực sự thì lòng mình cũng luôn mong muốn như vậy. Phần nữa là mình cũng tự nghĩ rằng nếu chỉ cầu xin cho riêng mình thôi thì các Ngài hẳn không “đồng ý” đâu nên nên để “chắc ăn”, lúc nào mình cũng xin cho người khác trước rồi sau đó mới tới phiên mình (vậy có phạm tội khôn lỏi không các bác??=))). Chưa an tâm về những gì “tự nghĩ ra” như vậy, có lần tại Bảo tháp Boudhanath-Kathmandu, mình đã hỏi Trọng Lý về “thủ tục” khi cầu xin, Lý trả lời gần giống như vậy và thêm vào “Con xin hồi hướng công đức này tới A,B,C…và tất cả chúng sinh”. Lúc rảnh rỗi tại Hồ Manasarovar, mình hỏi thêm Thầy Viên Định về vấn đề này thì Thầy cũng nói: “Chú cầu nguyện như vậy là đúng quá rồi”. Từ nay nếu chưa kịp học thêm được gì nữa thì tạm thời mình cứ như vậy mà làm thôi, không còn băn khoăn nhiều nữa...

Maylily
17-07-2012, 22:01
Ảnh đẹp, người viết cũng rất biết cách để người khác " phải " theo dõi topic của mình, thực sự là đã bị lôi cuốn vào cuộc hành trình này rồi, mà càng xem càng thấy thú vị.. Cảm ơn anh đã chia sẻ những điều tuyệt vời như thế này, mong được xem nhiều hơn nữa các cuộc hành trình sau nữa của anh. Cơ mà nếu là lần sau, anh nhớ tường thuật trực tiếp nhé, vụ này ủ mưu 1 năm mà câu chuyện vẫn còn hấp dẫn như vầy :)

tu ấn
18-07-2012, 12:52
Góp thêm vài hình ảnh để cùng bạn nhớ về những ngày đầy ấn tượng quanh núi Kailash.

Chuẩn bị đến Tu viện Dirapuk
https://farm9.staticflickr.com/8426/7543718814_d8a9efa575_c.jpg

Do được xếp loại sức khỏe kém nên đành phải sử dụng Quyền trợ giúp
https://farm9.staticflickr.com/8160/7543717900_094a6908af_c.jpg

Đối vói người địa phương thì như đi trẩy hội
https://farm9.staticflickr.com/8155/7543716796_53807cec75_c.jpg

Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo cho bạn đường
https://farm9.staticflickr.com/8157/7543697212_a01b914125_c.jpg

Tia nắng sớm thúc giục lên đường tiếp
https://farm8.staticflickr.com/7271/7543715048_87510106b0_c.jpg

tuanfreedom
18-07-2012, 21:49
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay23-1.jpg

Tạm biệt dấu chân Ngài Milarepa được một lúc thì đường đi đã ngập tuyết tự bao giờ. Lần đầu tiên mình thấy tuyết. Lại dậy lên “Nỗi nhớ mùa đông” (Lệ Quyên hát nhé;)). Lần nữa xin phép các bạn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.:)) Nhớ mùa đông nên cũng nhớ luôn mùa xuân, hạ và thu. Mình hứa là sẽ kể ngắn, rất ngắn, chỉ vài chuyện cỏn con thôi kẻo loãng cái topic Ngân Sơn của các bạn. Cũng chỉ vì thấy tuyết mà lại nhớ lan man đến nhiều chuyện như vầy. (Hy vọng rằng vài hôm sau đọc lại không thấy “xấu hổ” quá đến nỗi phải xóa đi…Thôi kệ, lỡ gõ rồi thì cứ post chơi :help).

Mới ngày nào, ngồi cạnh bà bên bếp lửa hồng ấm áp giữa mùa đông lạnh giá, mình thầm ước được đi xa, thật xa, đến những thành phố lớn để thấy những tòa nhà cao tầng rồi thì “chết cũng thỏa mãn”. Sau này thấy Sài Gòn cũng “thường thôi quê Bác” lại không muốn chết nữa mà muốn được đi xa hơn. Con người vốn luôn “tham lam” vậy đó.

Xuân qua, Hạ tới, Thu về rồi Đông sang. Bốn mùa cứ thế trôi đi. Mùa xuân mình vẫn thích theo cha ra đồng. Tiết trời ấm áp dễ chịu. Mình vừa phụ cha việc đồng áng vừa được câu cá, bẫy én, móc cua… Có những ngày én bay ngợp cánh đồng. Lũ trẻ tụi mình tha hồ mà gỡ bẫy.

Đầu Hạ mình thường đi hái củi với bà nội trên những ngọn núi phía trước nhà. Vừa chặt củi vừa nhìn sang ngọn đồi bên kia, nơi mẹ đang dạy học; lòng băn khoăn liệu mẹ có về sớm hơn không. Cuối Hạ mình lang thang cùng các em vượt hết núi gần, núi xa để hái Sim. Mùa Sim chín là mùa đáng nhớ nhất của tuổi học trò. Ba tháng hè luôn đầy ắp những kỷ kiệm khó quên. Bây giờ gần như tất cả các ngọn núi gần xa đều đã được nhà nước “giao đất” cho từng hộ gia đình nên trẻ con chẳng còn cơ hội nào có được những cảm giác như tụi mình ngày đó. Cuối Hạ cũng là lúc dòng Sông Giăng cạn gần tới đáy. Dù vậy, mình cùng cha vẫn phải ra đây tắm và giặt giũ vì giếng nước trước nhà đã khô cạn từ lâu. Nhanh thật, mới đầu Hạ (năm học lớp 4) mình còn tranh thủ giờ ra chơi bơi qua sông ăn trộm Lạc của xã láng giềng, về đến giữa dòng thì nghe tiếng súng chỉ thiên của các anh dân quân bắn dọa đùng đùng. Lúc đó, thấy sông sao mà rộng thế, hốt hoảng bơi mãi chẳng đến bờ. Bây giờ muốn trộm khoai thì chẳng cần bơi nữa, lội một lát là tới bốt dân quân.

Maylily
20-07-2012, 18:19
Em vừa xem một buổi phỏng vấn Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa XII trong chường trình Talk Vietnam của đài truyền hình Việt Nam. Buổi nói chuyện rất thú vị, nhân đây post lên cho mọi người cùng nghe ^^



http://www.youtube.com/watch?v=WuOB0bIuiEo&feature=related

tuanfreedom
20-07-2012, 18:52
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay24-1.jpg

Mùa Thu gió lộng là mùa thả diều trên núi hoặc giữa cánh đồng. Giữa Thu cũng là mùa tựu trường. Sau ba tháng hè không hề đụng đến sách vở; nay lại nhốn nháo đi mượn sách giáo khoa cũ của các anh chị lớp trước để lại, hồi hộp chuẩn bị cho buổi tựu trường. Cuối Thu quê mình thường có nhiều mưa bão. Lâu lâu lại có một trận lũ lớn cuốn trôi cả mấy chục nóc nhà. Nước Sông Giăng dâng cao và hung dữ. Gỗ trên rừng bị cuốn trôi lềnh bềnh trên mặt sông. Nhiều bè gỗ, nứa của những kẻ ngược nguồn (1) cũng trôi theo dòng xoáy chẳng hiểu sẽ về đến nơi đâu. Những lúc đó mình vẫn nghĩ một ngày sẽ đến tận thượng nguồn sông Giăng cho thỏa chí. Lạ lắm, tụi trẻ con lúc nào cũng vui vẻ, hớn hở khi lũ về. Vì thấy đâu đâu cũng đầy nước, ra trước nhà là có thể nhảy ùm xuống tắm. Thích nhất là lúc nước mới lên, cá rất nhiều. Hẳn là cá đồng cũng có mà cá từ ao hồ người ta nuôi tràn ra ngoài cũng nhiều. Cứ mang rứa (2) ra đồng một vài giờ là đủ bữa trưa, bữa tối.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay24A-1.jpg

Và rồi cuối cùng Mùa Đông cũng đến. Gió lạnh thổi buốt thịt da. Nhiệt độ thấp nhất có năm xuống đến 7 độ. Mình nghe nói ở nhiều nước có tuyết. Với mình khái niệm “tuyết” lúc đó còn mơ hồ lắm. Ai mà có thể tưởng tượng ra nổi “tuyết” là thứ chi chi. Mãi sau này khi biết sử dụng Internet mình mới thấy hình ảnh của tuyết. Thật lạ lẫm nhưng cũng đẹp mê hồn. Nghe nói những cộng đồng dân cư ở những khu vực quanh năm tuyết phủ như người Eskimo còn có tới cả hơn trăm từ để phân biệt các loại tuyết. Vậy mà chỉ mỗi một từ tuyết chung chung mình còn chẳng thể hình dung ra nổi. Năm nào đông về mình xũng để ý dự báo thời tiết, đặc biệt khu vực đỉnh Mẫu Sơn, nơi gần như duy nhất tại Việt Nam xuất hiện tuyết trong những năm gần đây. Trước đó chỉ có thể thấy được những hình ảnh tuyết ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Cực hoặc Trung Quốc…Mình vẫn mơ một ngày lên đỉnh Mẫu Sơn để ngắm tuyết, chuyện này tưởng dễ nhưng hóa ra cũng chẳng đơn giản tí nào, dẫu Mẫu Sơn nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Cũng như ước mơ tới thượng nguồn sông Giăng chưa kịp thì mình “đột ngột” đến được thượng nguồn năm con sông lớn bậc nhất Châu Á và cả thế giới. Chưa kịp sắp xếp để lên đỉnh Mẫu Sơn ngắm tuyết rơi thì bây giờ mình lại may mắn được ở giữa sa mạc tuyết mênh mông tại lưng núi Kailash linh thiêng này. Không chỉ được ngắm tuyết mà còn được hòa mình vào trong tuyết, được sờ, nếm, ngồi và nằm trên tuyết. Dưới chân tuyết ngập đường dày cả mấy tấc. Trên trời những bông hoa tuyết hình sao năm cánh vẫn phả vào người lạnh ngắt. Gió thổi mang những cánh tuyết bay ngập trắng giữa trời…

Maylily
21-07-2012, 09:19
Đọc đoạn này em cũng muốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”... Mà em cũng chưa bao giờ thấy tuyết... nghe anh kể chuyện lại ước ao được nhìn thấy tuyết...

tuanfreedom
24-07-2012, 12:09
Gửi các anh chị và các bạn một video quay ở khu vực gần tới Đèo Dolma. Lúc này tình trạng sức khỏe mình vẫn còn khá ổn, dù có thở hơi gấp và nói chuyện hơi “lắp bắp” một tí; cứ nhắc mãi tuyết, tuyết, tuyết…Mong các bác đừng cười...:D. Xin đính chính: “tất cả 22 thành viên nay còn lại 12 thành viên” tiếp tục lên đường chứ không phải "chỉ còn lại 10 thành viên". Chắc bị “ảo giác” vì hội chứng độ cao nên nhớ nhầm đó. Cao độ 5500 m thì cũng do mình tự ước tính nhưng cũng khá gần đúng.



http://youtu.be/hLSDdS2eqVE

Lúc này mình đã tăng tốc để đuổii kịp Thầy Viên Định. Phía trước mình có khoảng ba người và phía sau cũng chỉ mỗi hai người địa phương. Khá nhiều đoạn đoạn nhìn trước và sau chẳng thấy người nào...

tu ấn
26-07-2012, 10:51
Góp thêm ít lửa cho chặng đường thêm ấm áp nhé bạn...

Khởi hành sớm từ Tu viện bắt đầu ngày thứ hai.
https://farm8.staticflickr.com/7119/7647915752_5b7ff533cf_c.jpg

Bạn cũng có thể dùng quyền trợ giúp nếu cảm thấy không đủ sức khỏe
https://farm8.staticflickr.com/7121/7647919272_4a8c6eb75d_c.jpg

Nhưng với những đoạn khó khăn, hiểm trở vẫn phải tự leo là chính
https://farm8.staticflickr.com/7126/7647915204_84960d273b_c.jpg

Càng lên cao ta càng thấy gần với trời hơn, thoát vòng tục lụy...
https://farm8.staticflickr.com/7106/7647918296_e3270282b5_c.jpg

Cùng song hành với người địa phương
https://farm8.staticflickr.com/7258/7647917514_a502ea2d20_c.jpg

tu ấn
29-07-2012, 17:14
Vài hình ảnh vượt qua DOLMA LA, chỉ tiếc lúc này bạn hướng dẫn viên bắt buộc mình phải xuống dốc ngay để tránh gió lùa gây sốc độ cao.
https://farm8.staticflickr.com/7128/7543705032_8ba5873263_c.jpg

không kịp nhìn ngắm thưởng thức cảnh quan, vội vàng quay một vòng chụp bốn phương tám hướng rồi đi tiếp
https://farm8.staticflickr.com/7112/7543704056_95531f0496_c.jpg

nhiều người cũng kịp mang theo những lá cờ gửi lời cầu kinh giăng theo gió.
https://farm9.staticflickr.com/8146/7667597632_d629cf5dab_c.jpg

https://farm9.staticflickr.com/8166/7543699480_347250437b_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7135/7543700632_243fa4da8a_c.jpg

phuphu
30-07-2012, 18:19
Viết tiếp đi bác ơi, em không muốn nghỉ giữa đường đâu.

tuanfreedom
30-07-2012, 23:01
Tuyết đẹp thật nhưng mình cũng chẳng còn lòng dạ nào mà chiêm ngưỡng. Bước chân mình ngày càng nặng nề hơn; hơi thở gấp gáp hơn. Tim đập rất mạnh, có cảm giác như nó muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Cứ được dăm bước mình lại phải dừng lại nghỉ vì sợ tim bị vỡ. Gắng hít thở thật sâu nhưng phải từ từ, nhẹ nhàng vì nếu thở gấp quá cũng rất ớn..Càng lên cao, không khí càng loãng hơn nhiều. Trước kia mình đã có kinh nghiệm xương máu khi leo đỉnh Bà Đen ở Tây Ninh. Muốn thể hiện sức trẻ với các bạn đồng hành nên mình chạy ào ào lên dốc, bỏ xa các bạn phía sau. Lên gần tới đỉnh thì gần như kiệt sức và chết khát vì chủ quan và ngờ nghệch không mang theo nước. Lúc nào cũng trông như đã gần tới đỉnh nhưng thực ra không phải. Hú hồn, không chết ở Lương Sơn Bạc mà chết ở Núi Bà Đen thì quả là uổng phí đời trai. Bây giờ thì mình đi rất nhẹ nhàng, thở nhẹ và sâu, tiết kiệm tối đa sức lực; hầu như không để thừa bất cứ một động tác nào.

Mình nhận thấy một điều mà sau này một số các anh chị khác cũng đều có cùng cảm nhận. Tại những khoảnh khắc khốc liệt như thế này, khách hành hương “coi như” đạt trạng thái “sơ thiền”(?) vậy. Vì đầu óc hầu như không còn nghĩ đến bất kể chuyện gì ngoài việc tập trung giữ cho mình được sống sót. Mọi tạp niệm đương nhiên không có cơ hội len lỏi vào đầu óc mình lúc này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay25-1.jpg


Tìm được một chỗ nghỉ chân cũng thật không dễ. Phải đảo mắt để ý từ xa xem chỗ nào có ít tuyết nhất; chọn một hòn đá phải khá bằng phẳng (cũng khó nữa), dùng tay gạt tuyết đi để thả người lên cho đỡ lạnh và ngấm nước. Ngồi thở một lúc rồi lại tự nhủ mình phải gắng lên, phải đứng dậy vì nếu cứ trì hoãn, nuông chiều theo ý muốn của cái xác thân nặng nề biếng nhác này mà ngồi nghỉ lâu hơn thì coi chừng không còn muốn đứng dậy nữa, tạo thói quen xấu cho những lần nghỉ sau và cứ như thế thì nguy hiểm vô cùng vì khí hậu có thể thay đổi rất nhanh; bão tuyết có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào…

tuanfreedom
06-08-2012, 22:19
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay28-1.jpg

Xin mượn tên một tác phẩm rất nổi tiếng của Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi đã đoạt giải thưởng Pulitzer - bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi" để làm tựa đề cho post này. Bây giờ là khoảng gần 12 giờ trưa, mình đã lên đến sát đèo Dolma nhưng vẫn không nhận biết được điều này. Mình vẫn cứ ngỡ rằng đang ở ngọn đèo thứ nhất sau khi hỏi một người hiếm hoi đi phía sau; vẫn cần phải vượt qua hai ngọn đèo nữa mới tới Dolma. Mình vẫn nặng nhọc lê từng bước chân lên đèo. Đoạn gần tới đỉnh đèo Dolma đường khá dốc. Tuyết phủ khá dày. Những người đi trước dẫm đạp lên tuyết nên tuyết tan khá nhiều tạo thành những dòng nước nhỏ chảy từ trên đèo xuống, đủ để làm ướt sũng đôi giày cao cổ của mình. Ngó sang bên phải là vực khá sâu, bên trái là triền núi không dốc lắm. Mình để ý thấy một số chú Kền Kền (*) lững thững chờ đợi. Mình rất ấn tượng với tác phẩm "Kền Kền chờ đợi" của Kevin Carter và đã từng xem đi xem lại rất nhiều lần bức ảnh này với một nỗi xót xa vô hạn về số phận của đứa trẻ trong ảnh cũng như chính số phận của tác giả bức ảnh này. Kevin Carter được cảnh sát tìm thấy chết vì ngộ độc khí gas trong xe hơi của mình hôm 27/7/1994, khi anh mới 33 tuổi. Bức thư tuyệt mệnh của anh viết: "Tôi hoàn toàn suy sụp, không điện thoại, không tiền thuê nhà, không tiền nuôi con, không tiền trả nợ... Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sờ sờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau... về những đứa trẻ chết đói... về những người đàn ông điên khùng, thường là những kẻ hành hình..."(theo internet).

Kền kền trong bức ảnh của Kevin chờ đợi một bé gái sắp chết. Còn chú Kền Kền này đang "đợi" ai ? Nó có "chờ đợi" mình không nhỉ ? Lẽ nào chính những chú chim này lại xơi tái vài chục người mỗi năm ngã xuống trên đường kinh hành quanh Kailash ? Cảm giác khi gần tới đỉnh đèo Dolma (đương nhiên sau này mới biết vị trí) vô cùng mệt mỏi. Mình cảm thấy đuối sức. Nếu đây chỉ mới là đèo thứ nhất thôi thì rất có khả năng là mình sẽ nằm lại trên đường. Thật may mắn, có một chàng hướng dẫn viên người Ấn vượt qua mặt mình và bảo rằng trước mặt chính là đèo Dolma rồi. Tình trạng sức khỏe của mình gần như thay đổi hẳn. Mình cảm thấy khỏe ra rõ rệt, tâm trạng rất hưng phấn vì biết rằng sắp vượt qua điểm cao nhất của hành trình. Thật kỳ lạ thay và cũng dễ hiểu thay. Trong khoảnh khắc gần như không còn một giọt sức nào để bước tiếp; chỉ vì biết mình đã đến điểm cao nhất cần vượt qua thì sức khỏe trở nên "dồi dào" trở lại. Mình bước đi nhanh hơn, mạnh hơn...

(*): Thực ra mình tạm gọi là Kền Kền vậy thôi chứ cũng không xác định được đây là loài chim gì, nó trông cũng giống như loài Quạ đen.

sam11
07-08-2012, 13:45
Cứ định là im lặng theo dõi và âm thầm ủng hộ chủ thớt thôi, nhưng đọc đến đoạn "chú bé đi hài bảy dặm” đã đến nơi “có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà và niềm vui trăm ngả”. thì mình đành phải xuất hiện ủng hộ bạn một tiếng. Bài viết của bạn thật hay, cảm xúc đong đầy quá đi chứ. Cũng nhờ bạn mà mình biết cái vụ khấn mỗi khi vào chùa của mình cũng không có chi là khác người. ít ra thì cũng có vài người giống mình (theo như bạn kể). Từ đầy về sau thì khỏi lăn tăn về cái vụ "khấn vái" nữa rồi. Cứ lòng thành là được rồi, không cần phải bài bản văn tự dài dòng. Rất mừng với những mối nhân duyên mà bạn được gặp và cũng mong một ngày không xa mình cũng được một ít nhân duyên mà bạn đã có. Thanks bạn Tuanfreedom nhiều.Vẫn là đọc giả trung thành chờ bài viết của bạn.

June
08-08-2012, 09:47
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay28-1.jpg

(*): Thực ra mình tạm gọi là Kền Kền vậy thôi chứ cũng không xác định được đây là loài chim gì, nó trông cũng giống như loài Quạ đen.

Em nghĩ không phải Kền Kền ạ. Em có chụp ảnh được 1 con Kền Kền, trông có vẻ khác

https://farm7.staticflickr.com/6146/5992997335_fb25fe5f36_z.jpg

tuanfreedom
08-08-2012, 17:20
Đêm qua tại Darchen cũng có nhiều người mất ngủ. Các anh chị kể lại rằng đêm đó lạnh lẽo vô cùng. Mọi người đều có cảm giác là trong các phòng khách sạn rất u ám, nặng nề thậm chí là hơi ghê rợn. Trung Toàn lúc này đã bị suy nhược toàn thân, phải thở bằng bình ôxy lớn (mình vẫn thường gọi là bom ôxy) một cách rất khó nhọc. Anh ở trong tình trạng thể xác thì kiệt sức, tinh thần thì hụt hẫng và lo sợ. Đêm đó, Toàn tưởng rằng mình sẽ không bao giờ thức dậy nữa. Anh nằm mê man nhưng miệng vẫn liên tục lầm rầm cầu nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngoài việc nguyện cầu cho vượt qua được đêm nay, Toàn còn mong cho mình đủ sức khỏe để ngày mai trở lại bãi tập kết tại Darpoche với hy vọng một lần được nhìn thấy “Ngài Kailash”. Trong lúc mơ màng, Toàn nhìn thấy (linh ảnh) hai nữ thần Tara (*) trong hình dáng những người phụ nữ Tây Tạng. Hai vị mặc cùng màu áo và đi vòng quanh giường; đôi lúc họ đỡ Toàn dậy để an ủi. Và Toàn đã miên man trong tình trạng nửa ngủ nửa thức như vậy cho đến lúc bình minh lên.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay25B.jpg

Đêm qua, khi mình thức trắng nguyên đêm tại Dirpuk thì tại Darchen, Toàn cũng cũng thẫn thờ ngồi ôm bom ô xy trong tình trạng thập tử nhât sinh. (ảnh Hữu Danh). Cảm ơn Trung Toàn đã "hy sinh vì nghệ thuật" cho phép tuanfreedom public tấm ảnh khá "nhạy cảm" và "riêng tư" trong một tình trạng không được sửa soạn gì hết thế này. Chân Thành. Mong một số các anh chị khác trong KVG cũng tiếp bước Toàn để câu chuyện Ngân Sơn có nhiều "sự kiện bí mật kinh hoàng" dần dần được "bật mí" nhé. :)):help:L. tuanfreedom hứa là sẽ viết thật khéo. ;)

Sáng hôm sau, Toàn cùng anh Bách, Chị Vinh và Danh quyết định trở lại Darpoche với hy vọng được tận mắt thấy Ngân Sơn xuất hiện. Toàn đã chuẩn bị cho chuyến kinh hành quanh Ngân Sơn rất kỹ lưỡng. Đến Kathmandu rồi qua tới Nyalam, Toàn vẫn tìm mua bổ sung thêm áo quần, giầy và các dụng cụ hỗ trợ leo núi khác. Toàn đặc biệt hài lòng với đôi giầy của mình. Tiếc rằng phút cuối, vì lý do sức khỏe anh đành quyết định ở lại, chỉ tiễn đoàn đến Darpoche rồi về. Nhưng trên đường về và buổi chiều tại Darchen, Toàn cứ ngẫm nghĩ mãi về việc chưa thể tận mắt thấy Ngân Sơn. Ước mơ lớn của anh là được chiêm bái Ngân Sơn một lần trong đời. Nay dù không thể nào đi Kora được nhưng ít ra cũng phải nhìn thấy Ngài một lần cho xứng với công sức chuẩn bị bao ngày. Hẳn anh Bách, Chị Vinh và Danh cũng cùng suy nghĩ (?). Tiếc rằng buổi sáng hôm qua trời mưa và mây mù rất nhiều nên chẳng thể nào chiêm ngưỡng được Ngân Sơn. Hơn nữa, Toàn kể thêm một “lý do” khác khiến mình rất cảm động. Anh đã mất nhiều công sức lựa chọn và mua sắm đầy đủ những dụng cụ mà dự kiến sẽ đồng hành cùng anh suốt ba ngày hai đêm quanh Kailash. Giờ này tất cả còn mới nguyên, chưa được sử dụng dẫu chỉ một lần. Ưng ý nhất là đôi giầy leo núi. Anh quyết định dù thế nào đi nữa cũng phải trở lại Darpoche và đi sâu thêm vào thung lũng xa tới chừng nào có thể. Một là để được thấy Ngân Sơn. Hai nữa là cũng để đôi giầy của anh được dính bùn đất của xứ sở thiêng liêng này. Mới nghe thoáng thấy “buồn cười” nhưng nghĩ lại mình thấy vô cùng cảm động với tấm lòng của anh. Toàn muốn được mang bùn đất trên con đường Kora theo mình trở về. Anh muốn va quệt vào đất, vào đá, vào cỏ cây trên đường đi. Đơn giản vậy thôi. Biết đâu anh Bách, Chị Vinh và Danh lại có cùng suy nghĩ này chăng (?). Mình chỉ đoán mò vậy thôi khi nghe Toàn kể anh Bách cứ mân mê cặp gậy leo núi anh đã sắm từ trước. Khác với Toàn, cặp gậy của anh Bách đã được sử dụng hôm tập leo núi tại Nyalam. Không biết anh Bách có dành riêng áo quần, giầy và các vật dụng khác cho những ngày Kora không ? Toàn thì có. Anh mang theo tới hai đôi giầy. Đôi mới nguyên sẽ được lần đầu được dính bùn đất hôm nay thôi.

(*): Ngàn năm trước, trong rừng sâu ở Ấn Độ có những nữ tu, tu luyện theo phương pháp bí truyền. Họ được gọi là yogini. Mạnh mẽ, độc lập và nghiêm khắc, những yogini đã đạt được trạng thái tâm không mong cầu. Người Tây Tạng gọi họ là những nữ thần Tara. Tara còn có nghĩa là “ngôi sao”, là ngôi Sao Bắc Đẩu, là ánh sáng soi đường cho những người bị lạc đường, là hiện thân của năng lượng ánh sáng. Thần Tara là người mẹ giàu lòng thương yêu và cũng là người bảo vệ mạnh mẽ, kiên cường, chinh phục những khó khăn. Ánh mắt của thần sáng như ánh chớp, thần giậm chân khiến đất phải rung chuyển, quỷ thần cũng phải kinh sợ. Biểu tượng Thần Tara thực sự là một vị thần trẻ đẹp, có khả năng hóa thân. Thần có thể hiện ra trong màu xanh, màu trắng, đỏ, hay màu của vàng. Mỗi màu đều có ý nghĩa riêng của nó. Phía sau đầu của thần Tara là ánh sáng của trăng tròn, là biểu tượng của áng sáng soi sáng trái đất. Ánh sáng đem lại sự mát lành, xóa tan đau khổ của vòng luân hồi. Thần ngồi trên một tòa sen nở và một chiếc đĩa tròn. Vòng quanh thần là một vòng lửa màu vàng, mà lời kinh cầu nguyện số 21 nói rằng: “như lửa cháy ở cuối thời đại này”. Trên mỗi bàn tay, thần Tara nhẹ nhàng cầm một cành hoa dài màu xanh trắng, hoa utpala, một loại hoa có mùi hương thơm ngọt giống như hoa sen, loại hoa mọc trên bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hoa utpala là sự trong sạch tự nhiên, mà theo Gehlek Rinpoche nói “để có thể là người trong sạch, hãy hành động một cách trong sạch”. Ba ngón tay của tay trái thần Tara chỉ lên để biểu hiện ba thứ quí giá, đó là: Đức Phật, Phật Pháp và Giác Ngộ, hay sự tự giải phóng (tự tại). Tay phải duỗi ra, ngửa bàn tay về phía trước với một cử chỉ mời gọi. Genlek Rinpoche nói “thần Tara nói với những người bị mất hi vọng và không có ai giúp đỡ, rằng: 'hãy lại đây, ta đang ở đây.” Thần có những sợi lụa mềm được trang điểm bằng những hạt châu báu, tai dài và thanh nhã. Trên thực tế, các Đức Phật thì không đeo châu báu, nhưng nữ thần Tara lại mang châu báu. Những châu báu này sáng lấp lánh như sự cảnh báo về những đau khổ trên trần thế.(theo Internet).

@June: Đồng ý với bạn. Chú chim trong ảnh chắc là quạ thôi chứ không phải Kền Kền. Tại mình ấn tượng với tác phẩm "Kền Kền chờ đợi" nên mượn cớ biến quạ thành kên vậy mà...=))
Hôm nay 08-08: Kỷ niệm một năm ngày đặt chân lên thủ đô Kathmandu-Nepal, bắt đầu cho hành trình chiêm bái Ngân Sơn. Nhớ Tây Tạng quá...

tuanfreedom
08-08-2012, 18:01
Bây giờ thì mình hiểu hơn nữa tình cảm của Toàn dành cho Ngân Sơn cũng như cho Phật Pháp. Dọc đường đi từ Kathmandu tới Darchen, ngoài những lần niệm chú Om Mani Padme Hum cùng đoàn trên xe thì Toàn và anh Trung vẫn là những người siêng năng thực hành lễ Phật nhiều nhất. Toàn tổ chức nghi lễ rất bài bản, thuần thục đến bất ngờ. Mình ở cùng phòng với anh suốt dọc hành trình đi và về nên chứng kiến đầy đủ việc làm lễ tụng niệm của anh. Mỗi tối, trước khi đi ngủ, anh lại là người chủ trì buổi đọc kinh niệm Phật. Thường thì có thêm anh Trung, anh Sư Cường, Thầy Viên Định và ba thành viên còn lại trong phòng mình. Có hôm xuất hiện thêm Trọng Lý. Anh Trung thường đọc kinh Dược Sư (?). Mình để ý thấy anh Sư Cường thì chỉ ngồi thiền lặng yên bên cạnh chứ không đọc gì. Hình như đệ tử Phật thuộc phái Kim Cương Thừa không đọc kinh ? Như vậy cũng không đúng vì mình thấy Thầy Viên Định cũng đọc kinh thuộc làu làu. Hay do trước khi qua Kathmandu tu học theo phái Mật Thừa thì Thầy cũng đã tu tập nhiều năm trong các ngôi chùa ở Việt Nam ? Chuyện này mình chưa hỏi ai và cũng chưa search google để biết. Toàn tụng kinh, lắc chuông đồng rất điệu nghệ. Mình trầm trồ ngạc nhiên không biết một người làm kinh doanh dịch vụ du lịch bận rộn quanh năm suốt tháng như anh mà sao vẫn dành được rất nhiều thời gian cho việc thực hành tu tập và thuộc lòng nhiều bài kinh cũng như thành thục các nghi lễ tụng niệm đến vậy ? Bản thân mình thì cứ “ăn theo” các anh chị. Biết được vài câu kinh phổ biến nhất mình cứ lẩm nhẩm theo cách riêng của mình. Nhiều đêm mình ngủ gà ngủ gật suốt buổi đọc kinh mà không dám nằm xuống giường vì sợ các anh chị chê cười. Đó là những khoảnh khắc hiếm hoi mình buồn ngủ và gật gù chợp mắt được một lúc. Đôi lúc ngồi trên xe cũng buồn ngủ như vậy. Khổ thật, lúc buồn ngủ thì lại không được ngủ. Rõ ràng là tiếng kinh cầu dịu êm tạo nên một không gian bình yên dễ đưa người ta vào giấc ngủ hơn là những lo toan suy nghĩ hàng này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay25D-1.jpg

Nữ thần Tara sắc Trắng (ảnh internet)

Chi tiết về 21 nữ thần Tara có ở đây: http://yume.vn/ngocgood2006/article/phan-1-bo-tat-tara-ten-nay-dich-y-la-do-mau-cuu-do-mau-la-nguoi-me-cuu-do-chung-sinh.35D471E1.html

tuanfreedom
08-08-2012, 18:22
Đến Darpoche, nhóm bốn người quyết định đi sâu vào thung lũng sông Lha Chu chờ đón Ngân Sơn xuất hiện. Nhưng trời lại phụ lòng người; mây mù vẫn che phủ thung lũng và Mưa lại rơi nặng hạt. Cả nhóm đều buồn bã. Vài người thất vọng ngồi bệt xuống đất như muốn khóc. Khi qua khu vực tu viện Chuku, Toàn mới nảy ra ý định lên viếng thăm tu viện và đi nhiễu vòng quanh Chuku. Vì theo như Toàn được nghe kể thì nếu đi được 21 vòng quanh Chuku thì công đức cũng ngang bằng với việc đi Kora một vòng quanh Kailash. Cả nhóm đều đồng ý viếng thăm Tu viện nhưng thực tế mọi người đều khá mệt nên đã cố thuê được một chiếc Land Cruiser lội qua sông Lha Chu chạy thẳng lên Chuku.

Trên đường lên Chuku, Toàn nhìn thấy hai người phụ nữ Tạng trông rất khỏe mạnh và cũng khá “đặc biệt”, tay cầm Mani Luân vừa đi vừa xoay và niệm chú Om Mani Pad Me Hum. Họ cũng đang trên đường đi lên tu viện. Vừa khởi hành một đoạn thì nhóm bốn người đi bằng xe Land Cruiser vượt qua hai người này nhưng khi xe chạy tới tu viện thì đã thấy họ tới trước tự bao giờ; vẫn bước đi trong phong thái nhẹ nhàng bình thản; tay vẫn quay Mani Luân và miệng vẫn niệm chú. Toàn rất đỗi ngạc nhiên trước chuyện này. Anh như không còn dám tin vào mắt mình nữa. Đường từ Darpoche lên tới Chuku phải vượt 200 m cao độ tuyệt đối, đường lại khá dốc ở cao độ gần 5000 m so với mực nước biển. Đàn ông khỏe mạnh còn phải “bò” lên một cách chậm chạp và khá nặng nhọc nữa là. Bằng cách nào và đường nào mà họ đi bộ, lại vượt trước xe của nhóm để đã có mặt trước ở nơi này ? Sau đó, quá ngạc nhiên và tò mò nên Toàn càng để ý hơn nữa tới hai vị khách nữ hiếm hoi của Tu viện ngày hôm nay. Khi đi vòng quanh tu viện thì hai bà thường đi phía sau Toàn nhưng khi xong việc Kora quanh Chuku thì không còn thấy họ đâu nữa. Theo Toàn nhận xét thì hai phụ nữ này có điều gì đó “rất bí ẩn”. Hai bà ăn mặc giống nhau. Tuy nhiên khi để ý kỹ thì thấy mỗi bà tay cầm một kinh luân, một màu vàng và một màu trắng. Toàn cứ luôn băn khoăn là không biết hai người phụ nữ Tạng này có phải chính là hai Nữ thần Tara xuất hiện đêm qua, lúc Toàn đang ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê ?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay25D.jpg

Bà đi trước tay trái xoay kinh luân màu vàng, vậy hẳn bà đi sau tay trái sẽ cầm Mani Luân màu trắng như Toàn đã thấy. Liệu đây có phải là hai nữ thần Tara trong giấc mơ đêm qua của Toàn ? (ảnh Hữu Danh)

PhieuLinh9999
12-08-2012, 21:23
Chuyện tâm linh nghe hồi hộp và hấp dẫn quá. Lại có cả những hình ảnh chứng thực nữa... Tiếp tục đi bác tuanfreedom!

lambinh0802
14-08-2012, 02:38
Cảm ơn anh đã cho em biết thế nào là Kailash.

tuanfreedom
19-08-2012, 14:38
12h17 ngày 17/08/2011: Cuối cùng mình cũng tới được đèo Dolma. Trên đỉnh đèo lúc này cũng chỉ có vài người phía trước và phía sau. Hình như Durga, anh chàng sherpa người Nepal dễ thương đã chủ động đợi mình ? Anh giúp mình chụp mấy tấm ảnh khi mình làm thủ tục chôn tóc của vài người thành tâm đã gửi trước ngày lên đường.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay25A.jpg

Người ta tin rằng nếu người nào để lại “một phần thân thể” của mình (thường là tóc, móng tay, một giọt máu) hoặc một đồ vật gì đó mà mình thường sử dụng (như là áo quần chẳng hạn) tại khu vực đèo Dolma này thì kiếp sau người đó sẽ được đản sinh về cõi Phật (hoặc sẽ được tái sinh làm người tại xứ sở linh thiêng của các thánh thần này ?). Có người quan niệm những thứ này như những Vật Phẩm Cúng Dường cho Kailash, thể hiện sự hiểu biết của khách về Cái Chết và Sự Tái Sinh.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay26-1.jpg

to be continued...

Thỏ_1105
19-08-2012, 23:41
Rất cám ơn bạn đã chia sẻ chuyến đi hằng mơ ước của biết bao người cũng như của mình,hnay mình đã mê mải đọc hết tất cả các trang viết của bạn,và ngoài khâm phục những j bạn đã trải nghiệm mình thật sự xúc động trước tình cảm của những tvien trong đoàn.Chuyến đi mơ ước đến Tây tạng của mình ko biết đến khi nào mới thực hiện đc vì vấn đề visa vào tibet đg bị cấm.Tiếp tục mong đợi những chia sẻ của bạn.Cám ơn bạn rất nhiều.

tuanfreedom
23-08-2012, 22:56
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay27-1.jpg

Mưa tuyết khá mạnh. Những cánh tuyết hình ngôi sao năm cánh đẹp thật khi xem trên phim nhưng ở đây thì gió cuốn hàng ngàn cánh tuyết quất vào mặt lạnh và rát vô cùng. Thình thoảng mình phải dừng lại để đứng thật vững...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay29-1.jpg

Xung quanh có tuyết nhưng Hồ không đóng băng.

Hồ Thiêng Gauri Kund hay Hồ Đại Bi(Lake of Compassion), cao độ 5440m. Có một điều rất đặc biệt ở đây. Mình đã xem khá nhiều ảnh chụp của các nhóm đi Kora vào mùa hè, khi tất cả khu vực lân cận không hề có tuyết thì Hồ đóng băng sáng bạc; còn giờ này khi tuyết ngập tràn xung quanh thì nước trong Hồ Đại Bi lại xanh thẳm một màu như thế. Mình vẫn chưa tìm được tài liệu nào giải thích điều kỳ lạ này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay29A.jpg

Đây là tấm ảnh Hồ Đại Bi mà nhóm của June chụp vào tháng 6. Xung quanh không thấy tuyết nhưng Hồ lại đóng băng.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay29B.jpg

Và tại những thời điểm khác, xung quanh Hồ không có tuyết và Hồ cũng không đóng băng (ảnh Internet).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay29D.jpg

Ở ảnh này thì ta thấy: Xung quanh có tuyết mà Hồ cũng đóng băng :))(ảnh Internet).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay29C.jpg

Và màu xanh của nước Hồ thì mỗi thời điểm đều khác nhau, xanh đến lịm người (ảnh Internet).

YaGP
29-08-2012, 11:35
Một bài viết bổ ích, sinh động...rất hy vọng trong đời sẽ có 1 chuyến đi nhu Anh...

tuanfreedom
03-09-2012, 21:35
Nếu lần sau có nhân duyên được Kora một lần nữa, mình sẽ nán lại lâu hơn tại khu vực đèo Dolma này. Mình cũng sẽ đi chậm nhất có thể trên đoạn đường từ đỉnh xuống chân đèo để ngắm nhìn cho hết cảnh núi tuyết hùng vĩ bao quanh. Các bạn nào có chuẩn bị một chuyến Kora thì cũng nên như vậy nhé. Xuống đèo nhanh quá thật rất uổng phí.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay212-1.jpg

Vẫn trùng trùng điệp điệp những núi tuyết...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay213-2.jpg

1h chiều 17/08/2011: Đến khu vực có Rìu nghiệp lực. Mình cứ lia máy ảnh chụp lấy chụp để chứ cũng không biết ý nghĩa của những điểm đặc biệt trên hành trình; chỉ sau này về so ảnh của mình với ảnh chụp trên internet hay trong các cuốn sách viết về Ngân Sơn thì mình mới thực sự hiểu được ý nghĩa từng ảnh chụp. Nhưng thật may mắn thay, dù chụp một cách ngẫu nhiên nhưng mình cũng có được khá nhiều tấm ảnh hết sức ý nghĩa. Ảnh chụp "Chiếc rìu nghiệp lực" dưới đây là một trong số đó.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay214-1.jpg

Về mặt "vật lí", theo Mundasep thì "Rìu" cao 100 mét tọa trên mỏm đá cạnh cấu trúc hình trụ cùng kích cỡ. Còn về mặt "tâm linh", theo Govinda trong "Con đường mây trắng" thì Rìu của Nghiệp lực là dấu hiệu của thần chết, như nhắc nhở khách về những thử thách đã qua.

Người ta cho rằng, Người Tạng đi ngang qua đây không ai dám nhìn Rìu nghiệp lực vì lo sợ nghiệp báo dồn về nhiều quá không chịu nổi. Tuy nhiên Govinda lại viết "Đối với người sùng tín thì rìu đã mất sự đáng sợ trước lòng từ bi của vị cứu độ Dolma, vid từ bi mạnh hơn nghiệp chướng; nó rửa sạch những hành động cũ của chúng ta bằng nước mắt của lòng từ bi biết thương xót mọi loại hữu tình đang đau khổ. Khi tham dự vào đau khổ của kẻ khác thì lúc đó không còn chỗ để đau khổ cho riêng mình và cuối cùng nó dẫn đến chỗ là ta vượt cái bản ngã nhỏ bé của mình..."


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay214a.jpg

Cận cảnh Rìu nghiệp lực (ảnh Internet)


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay214B.jpg

Rìu nghiệp lực, nhìn từ phía sau (ảnh Internet)
Giống như các núi đá bao quanh tu viện Chuku trong Thành Thiên Đế, kết cấu của Rìu nghiệp lực gồm lưỡi rìu, thân và bệ đá cắm rìu trông vẫn như những khối đá xếp liền mạch với nhau; một kết cấu lắp ghép chứ không phải là toàn khối ?

tuanfreedom
06-09-2012, 22:42
Bỏ lại sau lưng Chiếc Rìu nghiệp lực với những câu chuyện huyền thoại về nó, mình bắt đầu bước vào một đoạn đường mê hoặc. Với cá nhân mình thì việc nhìn thấy tuyết đã là một điều kỳ diệu rồi huống chi bây giờ mình sắp đi trên một dòng sông tuyết trắng. Thực sự mình cứ nấn ná mãi không muốn đi tiếp. Chỉ muốn có một đôi giày chuyên nghiệp để thử trượt băng như các vận động viên vẫn biểu diễn trên tivi. Nhưng với đôi giày leo núi chống trượt Salomon này thì đành chịu chết thôi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay217-1.jpg

Bắt đầu phía sát mạn "bờ sông" là những mảng tuyết mỏng chưa thể bao phủ hết đá trên đường đi như thế này...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay219-1.jpg

Đến đoạn này thì tuyết phủ hoàn toàn đường đi. Dẫu vậy, nếu dùng mũi giày đạp mạnh vẫn xuyên lủng lớp tuyết còn mỏng này. Phía dưới vẫn là lổm chổm những đá xen lẫn nước...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay218-1.jpg

Gần đến giữa sông như chỗ này thì dù mình đã vận mười thành công lực vào cái mũi giày thì vẫn không thể nào xuyên thủng lớp tuyết được nữa. Hẳn những đoạn này tuyết phải dày tới mấy chục phân hoặc cả mét chứ chẳng chơi.

tuanfreedom
06-09-2012, 22:59
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay216-1.jpg

Mỏi chân lắm rồi, không vận công lực làm gì nữa cho vô ích. Lặng ngắm dòng sông tuyết uốn mình giữa khe núi.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay221-1.jpg

Mình thử dùng đôi tay lạnh cóng bới tuyết xem có thấy đá phía dưới không nhưng thất bại...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay220-1.jpg

Về đến "bờ sông" bên kia thì lớp tuyết cũng bắt đầu mỏng dẫn và con đường lởm chởm đá lại xuất hiện trở lại.

tuanfreedom
11-09-2012, 14:57
Gửi các anh chị một clip ngắn quay tại khu vực dòng sông tuyết; tuanfreedom lần đầu tiên làm diễn viên. Về mở clip xem thì thấy okie còn nghe thì thấy cứ buồn cười làm sao. Vượt đèo rồi nên cảm thấy khỏe ra và tự tin hơn hẳn lúc lên đèo. Các anh chị để ý sẽ thấy chiếc rìu nghiệp lực vẫn "bất ngờ" xuất hiện trong clip này.



http://youtu.be/uhZ3YPkr7_A

LeoBinh
12-09-2012, 13:23
Tháng 8 vừa rỗi trễ mất chuyến KUL đi Kamanthdu rồi......Chắc phải năm sau nữa mới đến.......!!!!

Lê Minh Phương
19-09-2012, 10:20
@a.Tuan: Anh có đi cùng đợt với anh Nguyễn Tường Bách không? Tác giả của cuốn Đường xa nắng mới, có nói về kora Ngân Sơn. LMP vừa đi Tây Tạng về, cũng ấp ủ sẽ kora Ngân Sơn trong thời gian tới khi quay lại Tây Tạng.

tuanfreedom
22-09-2012, 15:27
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay222_zpsfd9523a0.jpg
Vượt qua những đoạn đường nguy hiểm nhất, gian khổ nhất, mình "nhẹ nhàng" thả dốc xuống chân đèo. Tò mò không biết tuyết Ngân Sơn có mùi vị thế nào nên thỉnh thoảng lại vọc tuyết đưa lên miệng nếm. Sau này gặp bạn bè mình cứ chém gió là vì đói quá không mang theo gì để ăn nên đành bốc tuyết ăn cầm hơi cho qua bữa.:)) Cũng không hiểu sao ăn thì ít, tiêu hao năng lượng lại nhiều như thế mà mình không có cảm giác đói.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay222A_zps63e008e1.jpg

Đây chính là con sông Dzong chảy bên cánh phải của Ngân Sơn. Phía bên kia đèo Dolma là con sông Lha mà chúng ta đã thấy ngay từ khi bước vào cửa Thành Thiên đế và chảy giữa hai dãy hàng ngàn Kim Tự Tháp, qua Tu viện Dirapuk và chảy thẳng ra phía sau(xem hình dưới).


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/6-KailashMountMap_zps161861df.gif

Nhìn lại các con sông chảy trong khu vực Ngân Sơn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay223_zps6c5054f8.jpg

Nước sông đầu nguồn trong veo.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay224_zps00738fe9.jpg

Đây chính là "điểm xuất phát" của những dòng sông vĩ đại bắt nguồn từ Ngân Sơn...Mỗi lần khát nước mình lại nhớ tới nơi này...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay225_zps56a44e3e.jpg

Và hễ "nóng trong người" lại muốn quay lại đây nhảy ùm xuống tắm.

@ Lê Minh Phương: Mình đi cùng đoàn với anh Bách. Mình có đề cập chuyện này ngay những post đầu tiên của bài viết. Thân mến.

PhieuLinh9999
23-09-2012, 21:25
Mấy bữa nay lu bu với công việc không ghé topic này, cứ tưởng bạn tuanfreedom đã cạn vốn rồi cơ. Ai dè... và giật mình thấy views đã vượt con số 52.000. Chúc mừng và cảm ơn bạn rất nhiều! Mong bạn tiếp tục...

tuanfreedom
07-10-2012, 15:12
Dù đã sao lưu ảnh rất cẩn thận, mình vẫn bị "thất lạc" một số tấm ngay trong laptop. Đành ngoái lại nhìn về Dolma La thêm lần nữa. Đây là ảnh một gia đình người Tạng trên đoạn đường sau khi qua đèo Dolma nhưng chưa tới "dòng sông tuyết". Cậu nhóc rong ảnh không biết đã được 3 tuổi chưa mà đã vượt Dolma rồi? Và đây không biết là lần thứ mấy cậu Kora nhỉ?


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/IMG_2236.jpg

Mình chưa bao giờ kịp hỏi xem mấy bà mẹ Tạng có phải bỏ ra nhiều thời gian để "năn nỉ" và "ép" con phải ăn như nhiều bà mẹ Việt không nhưng mình đoán chắc là không. Nhìn mặt cậu bé nào cũng rất cam chịu, "biết thân biết phận" lắm chứ không hay vòi vĩnh và khóc nhè như teeeeen Việt. Và chắc lớn lên các cô cậu bé Tạng cũng không hỗn láo với bố mẹ và người lớn như "một bộ phận không nhỏ" (*) những cô cậu bé Việt, đặc biệt là con cái các quan chức hay trọc phú ở thành thị đâu nhỉ.

(*) Chữ hay dùng trong các phát biểu của các vị lãnh đạo.

thangtrammuonneo
10-10-2012, 15:13
Cám ơn bạn đã kể lại chuyến đi thật ý nghĩa, làm hành trang trên cuộc đời phía trước cái này còn quí hơn cả bạc tiền nhọc nhằn kiếm tìm hàng ngày.

tuanfreedom
04-12-2012, 13:32
Nghỉ giải lao và tạm xa phượt forum một thời gian để “phượt” thêm vài chuyến. Trong thời gian này Tuấn cũng tranh thủ tập tành viết lách; đã nỗ lực hết mình, đánh vật với các con chữ để cuối cùng cũng “mần” được mấy bài báo. Xin gửi quý anh chị và các bạn một bài viết mới nhất của Tuấn liên quan đến chuyến đi này; bài điểm sách về cuốn bút ký “Đường xa nắng mới” của tiến sĩ Nguyễn Tường Bách. Bài viết có tựa đề “Những chuyến viễn du vào bản ngã” được đăng trên tạp chí Lifestyle. Xin lỗi vì đã làm "loãng" cái topic một chút. Tuấn sẽ tranh thủ "đi" cho hết hành trình chiêm bái Ngân Sơn.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/2_DocSach_M3_001.jpg
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/2_DocSach_M3_002.jpg

Những chuyến viễn du vào bản ngã

“Đường xa nắng mới” là tập bút ký mới nhất của Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách, tập hợp những bài viết ký sự du hành của tác giả đến nhiều xứ sở lạ kỳ trên thế giới.

Bắt đầu từ câu chuyện về ngôi làng nhỏ yên bình của mình ở nước Đức; bằng lối kể chuyện đầy mê hoặc, tác giả đã dẫn dắt người đọc du hành qua nhiều vùng đất lạ mà điểm dừng chân cuối cùng là mãi tận Kailash (Ngân Sơn) - ngọn núi thiêng được sùng bái nhất trên quả địa cầu.
Hiếm khi đến những thành phố hoa lệ, hành trình của tác giả thường là những nơi “thâm sơn cùng cốc”, ví như bám theo lộ trình ngày xưa của đại sư Huyền Trang qua các sa mạc ở phía Tây Trung Quốc; tới nhiều điểm trên “con đường tơ lụa” nối liền Á - Âu; đi xuyên dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ hay lang thang trên những miền đất lạnh lẽo ở Bắc Âu. Đắm mình vào trang sách, độc giả như được cùng ông cảm nhận sức nóng của “Hỏa Diệm Sơn”; lắng nghe tiếng sóng vỗ trên Hồng Hải; hồi hộp chờ ngắm núi lửa thức giấc tại Sicilia hay đón mặt trời lúc nửa đêm tại Mũi Bắc(North Cape) - Na Uy.

Không dừng lại ở những câu chuyện “đường xa xứ lạ”, sức cuốn hút mãnh liệt từ những trang viết của Nguyễn Tường Bách còn là nhiều phát hiện bất ngờ và thú vị về mỗi xứ sở, kết tủa từ trải nghiệm và tri thức. Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới mang đậm nét của Kim Cương Thừa lại nằm ở Indonesia-quốc gia có cộng đồng hồi giáo đông nhất thế giới. Cuộc chiến thành Troy lại không diễn ra trên đất Hy Lạp mà là Thổ Nhĩ Kỳ. Amsterdam là thành phố của những người không ưa khuôn phép, nơi mà người ta “sẵn sàng phá vỡ mọi lề thói, dám hợp thức hóa những điều cấm kỵ”. Nhờ vậy mà “lầu xanh, lầu hồng và cả khu vực tiêu thụ bạch phiến được ghi chính thức trên bản đồ thành phố”. Thăm Bồ Đào Nha, tác giả “chứng minh” một cách thuyết phục rằng giáo sĩ Dòng Tên người Bồ là Francisco de Pina chính là người đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ chứ không phải Alexandre de Rhodes, một nhà truyền giáo người Pháp - học trò của ông.

Bằng bút pháp điêu luyện, dàn hợp xướng âm thanh từ những đoàn lạc đà, lừa ngựa qua lại trên “con đường tơ lụa” thuở nào được tái hiện sống động. Không chỉ có thương buôn, vải vóc, trên lưng lạc đà, lừa ngựa còn có những nhà thám hiểm, truyền giáo, mang theo kinh sách, tư tưởng mà đại diện tiêu biểu nhất đó là Huyền Trang, một đại dịch sư vĩ đại, nhà thám hiểm và truyền giáo kiệt xuất. Và cuối cùng, không thể không nhắc đến những đoàn quân hàng vạn người ngựa của các đế chế hùng mạnh một thời đã băng qua con đường này trên hành trình chinh phạt. Dục vọng bành trướng làm những vương triều sụp đổ, xóa sổ một số quốc gia và kéo theo đó là những nền văn hóa cổ bị chôn vùi. Ngay cả những đế quốc từng bá chủ thế giới một thời như Bồ Đào Nha, xa hơn là Hy Lạp rồi cũng suy tàn. Cuộc sống quả thật vô thường.
Trên những nẻo đường du ngoạn, niềm thương tổ quốc dường như vẫn canh cánh trong lòng tác giả. Một đôi dép Bitis ai đó bỏ quên trên bờ Hồng Hải cũng khiến “khách” chạnh lòng. Ngược dòng lịch sử, “khách” vẽ lại lộ trình của sứ thần Phan Thanh Giản dọc con đường tơ lụa trên biển, xuyên qua Hồng Hải, ghé Ai Cập trước khi cập cảng Marseille để yết kiến vua Pháp là Napoleon III. Sứ mạng “chuộc” lại ba tỉnh Nam Kỳ không thành và những đề xuất canh tân đất nước của ông cũng không được xem trọng.

Đọc đến đây, độc giả có thể bắt gặp nỗi tiếc nuối khi Việt Nam đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để phát triển và đó vẫn chưa phải là “những lần bỏ lỡ cuối cùng của lịch sử dân tộc”. Cùng thời điểm đó, Minh Trị Thiên Hoàng bắt đầu canh tân nước Nhật. Nhìn sang quốc gia láng giềng Thái Lan, vào năm 1907, vua Thái và đoàn tùy tùng đặt chân đến Mũi Bắc(North Cape), “điểm cùng trời cuối đất” của lục địa già. Thế mà “Cũng có những nhà vua Châu Á khác không bao giờ rời ngai vàng đi đâu cả và tưởng mình biết mọi chuyện trên đời”.

Nguyễn Tường Bách đặc biệt dành khá nhiều trang viết cho các ngọn núi hùng vĩ như Zugspitze(Đức), Mont Blanc (Thụy Sĩ-Pháp), Grossglockner (Áo) hay Mytikas trên dãy Olympus tại Hy Lạp. Tuy vậy, ngoài một lần duy nhất lên đỉnh Zugspitze cao nhất nước Đức thời sinh viên thì ngay sau đó tác giả đã không còn ý định chinh phục một ngọn núi nào. Theo ông, “Điểm cao nhất của Núi lại là nơi đáng cho con người quy ngưỡng. Ta không thể khinh xuất leo lên đó vì một thành tích cá nhân được” bởi “Trong mi, chứ không phải trên mi, ngự trị những vương quốc cao quý hơn nữa”. Thông suốt như vậy nên dù nhiều lần bị lỡ những dịp may hiếm có như xem núi lửa Etna phun; ngắm mặt trời mọc lúc nửa đêm tại Mũi Bắc…thì tác giả cũng không vì thế mà quá phiền muộn. Ngược lại, những cơ hội bị bỏ lỡ lại khiến ông “ngộ” ra rằng: “Vì mi lấy trái đất làm chuẩn nên mới thấy mặt trời có lặn có mọc. Thực ra mặt trời không bao giờ mọc hay lặn, nó luôn luôn có. Cũng thế, vì mi lấy thân vật chất làm tiêu chuẩn nên thấy có sống có chết. Cái Biết không bao giờ sống hay chết, nó luôn luôn có. Mi chưa từng có cái Không Biết”. Biết vậy mà cuối cùng, việc bỏ lỡ cơ hội đi quanh một ngọn núi thiêng vẫn khiến ông không khỏi nuối tiếc, ngậm ngùi.

Với tác giả “trên thế gian này, còn một ngọn núi nữa mà đến đó không phải để nhìn vào khuôn mặt của thần chết mà hầu như để đánh đổi cả đời mình. Tên ngọn núi đó là Kailash tại Tây Tạng”. Đó là lý do khiến ông dành trọn phần hai của tập bút ký cho chuyến du hành vượt Hy Mã Lạp Sơn đến chiêm bái Kailash, núi Tu-Di trên quả địa cầu, nơi được xem là “tâm điểm của mọi xứ sở”.

Vốn là một tiến sĩ vật lý, từng hành hương nhiều thánh tích Phật giáo, với kiến thức sâu rộng về triết lý nhà Phật và bản thân cũng là một Phật tử thuần thành, ông đưa ra những kiến giải sâu xa về Kailash và nhiều vùng đất lạ lùng dọc hành trình chiêm bái. Thêm nữa, người đọc còn thường xuyên bắt gặp những trải nghiệm tâm linh khác thường của tác giả; những sự việc khá lạ lùng, kỳ bí xảy ra với đoàn hành hương. Ngoài ra, phảng phất trong những trang viết còn là nỗi day dứt về thân phận con người trước thời cuộc trớ trêu, sự bấp bênh của những dân tộc nhược tiểu trong những giai đoạn biến động của lịch sử…Điều đáng quý là tác giả trung thực đến từng chi tiết. Xác tín điều này bởi người viết là bạn đồng hành của ông trong suốt những ngày dài đi đảnh lễ Ngân Sơn.

Đi để được ra khỏi đời sống bình thường. Đi để làm giàu thêm vốn tri thức và văn hóa. Đi cũng còn để tâm được mở rộng. Gấp lại tập bút ký, cảm giác đọng lại là trước khi đến một vùng đất mới, tác giả đã “làm tư liệu” khá công phu về nơi mà mình sẽ đặt chân tới. Thế nên có những địa danh không quá xa lạ nhưng cách nhìn, cách kể của “khách” nhiều khi vẫn khiến độc giả không khỏi bất ngờ.

“Đường xa nắng mới” xứng đáng có vị trí trang trọng trên kệ sách của những người đam mê du lịch thám hiểm, tâm linh. Ngay cả những ai ít xê dịch nếu suy ngẫm vẫn có thể chiêm nghiệm ra những điều tâm đắc. Đơn giản, với người viết, “Đường xa nắng mới” là một tập bút - ký - tư - tưởng.

Box: “Mười năm qua tôi mơ được đi Ngân Sơn. Gần hai năm qua, chúng tôi tổ chức cho chuyến hành hương. Nay anh em đã lên đường thật rồi còn tôi thì nằm đây, trong tòa nhà dưới chân Ngân Sơn và chờ anh em trở lại. Đoàn tàu đã khởi hành rồi, tôi bị bỏ lại trên sân ga. Tôi muốn ứa nước mắt”.TS. Nguyễn Tường Bách

Bài và ảnh: Nguyễn Anh Tuấn (đăng trên Tạp chí Lifestyle số 65 ngày 25/11/2012)

AnhsonQ
19-12-2012, 12:29
Bài viết ,hình ảnh..nhất là dùng Google để diễn tả vị trí nơi đang đến và những nơi sắp đến ,Cám ơn Bác "Thớt " đã bỏ rất nhiều thời gian để viết tường thuật lại chuyến đi này !!!Nhờ Bác mà mình mới biết Núi Kailas ,hồ thiêng ...qua nhửng tấm ảnh của Bác ,chừng nào đi lại nơi này ,nhớ mở Topic tìm Bạn Đồng hành nha Bác ...
Trân trọng

JengChengFeng
03-01-2013, 09:16
Thật ngưỡng mộ bác, mong bác dành thời giờ tiếp tục....

thino015
05-01-2013, 10:20
Em đã đọc hết 23 trang hồi ức của anh rồi anh Tuấn ơi. May mà em tìm thấy topic của anh khi anh đã viết qua đoạn vượt đèo Dolma, không thì cũng phải hóng cổ dài hơn tay như các anh chị khác ở topic này.

Đèo Dolma khó nhưng chắc vượt qua cái sự sợ hãi của mình còn khó hơn nhiều lần. Kinh nghiệm leo trèo của em cũng còn ít, chưa thể so sánh với chuyến xuyên Hy Mã Lạp Sơn và hành trình Kora của anh, nhưng đâu đó có những khoảnh khắc trong chuyến đi, em biết mình đi không phải bằng sức khỏe, vậy nên em chia sẻ với anh những khoảnh khắc cuộc chiến tiến hay lùi.

Em rất thích một câu trong hồi ức của anh, mà cũng ko nhớ nó nằm ở post bao nhiêu và đoạn nào. Đại khái vầy, cuộc đời không tính bằng trái tim bạn thở được bao nhiêu nhịp mà được tính bằng bao nhiêu lần trái tim bạn muốn như ngừng đập.

Cảm ơn anh Tuấn đã đi và đã chia sẻ chi tiết và đầy cảm xúc ạ. Một chuyến đi lớn phải không anh :D.

missfly88
08-01-2013, 15:47
Câu đó ko biết có phải mở đầu của cuốn Đường xa nắng mới không? "Đời người không đo bằng bao nhiêu hơi thở, mà đo bằng những nơi chốn và khoảnh khắc là cho ta nín thở" (Khuyết danh)
Đoàn mình cũng đã đến Tây tạng vào tháng 9 vừa rồi, có những lúc phải nín thở theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tuy không đi theo hành trình của bác Nguyễn Tường Bách và mang tính du lịch nhiều hơn nhưng cảm xúc cũng đong đầy lắm :D

lolitatbn
11-01-2013, 09:00
Cả ngày làm việc hôm qua em đã dành thời gian để đoc các bài viết của anh 1 cách say sưa đến mức tối về em cứ ngỡ như mình cũng vừa vượt qua một hành trình dài từ Nepal sang Tây Tạng rồi đến Ngân Sơn như những thành viên trong đoàn. Rất cảm ơn anh vì nhưng chia sẻ,hơn cả một chuyến đi,em học được thêm rất nhiều điều sau khi đọc ký sự này của anh. Cảm ơn anh Tuấn lần nữa.

volty
25-01-2013, 14:20
chỉ biết dùng từ cảm ơn thật nhiều về bài viết, hình ảnh mà Tuấn đã cung cấp, nhờ đó mình mới hiểu biết thêm về thế giới. Cảm ơn

Mr.Big
18-02-2013, 19:25
Hóa ra là bà chị Tuyết và madam Sơn đi chuyến này! Thảo nào lôi cả đoàn lên chỗ Ngài Sonam ở Kath!
Đang định xin số bác này hỏi kinh nghiệm, thôi hỏi han chị Tuyết trước, he he

pond
22-02-2013, 11:22
Đánh dấu đã, vì em cũng muốn 1 lần hành hương về Kailash. Có thể Tết âm lịch năm nay.

Mr.Big
23-02-2013, 10:59
Đánh dấu đã, vì em cũng muốn 1 lần hành hương về Kailash. Có thể Tết âm lịch năm nay.

Bác nên để 2014, đó là năm đặc biệt để kinh hành Kora, chu kỳ 12 năm một lần! ^^
(Em cũng đang ấp ủ)

Ledaianhkhoi
05-04-2013, 18:41
anh Tuấn ơi, làm tiếp đi anh!!!!!

tuanfreedom
17-04-2013, 23:19
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay225A-1_zpsb9795391.jpg (http://s1254.photobucket.com/user/tuanfreedom/media/13-Kora%20day%202/10-KoraDay225A-1_zpsb9795391.jpg.html)


Đường đi gần khu vực Tu viện Zutulpuk (nơi Ngài Milarepa đã từng tu tập), dấu chân Ngài vẫn in lại trên những khối đá dọc đường...


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/13-Kora%20day%202/10-KoraDay22E-1_zpscec72816.jpg (http://s1254.photobucket.com/user/tuanfreedom/media/13-Kora%20day%202/10-KoraDay22E-1_zpscec72816.jpg.html)

Danhhuynh
21-09-2013, 15:47
Sao bỏ lưng chừng núi thế anh?

sieusaodadon
27-09-2013, 12:31
Sao bỏ lưng chừng núi thế anh?

Sao bỏ lửng thế nhỉ

tuanfreedom
30-09-2013, 17:14
Cảm ơn bạn Danhhuynh, sieusaodadon, các anh chị và các bạn vẫn còn quan tâm tới cái topic "xưa quá là xưa" này.

sieusaodadon
07-10-2013, 22:18
Em thấy bài này anh quảng cáp, pr rầm rộ lắm ở trên mạng, sao bỏ dở mà không có cách gì thật ư?

dngocnhan
09-10-2013, 15:56
Hành trình của Bạn thật thú vị . Năm sau 2014 bạn có định đi lại Kailash không?

9mares
11-10-2013, 11:52
Cám ơn anh về bài viết rất hay và những chia sẻ về chuyến đi thú vị. Còn nhiều chuyện trong chuyến đi anh nói sẽ kể tiếp ở đoạn sau mà hóng hớt mãi vẫn chưa thấy. Viết tiếp đi anh ơi!

paleop
02-03-2014, 11:46
Mình chưa từng đi phượt bao giờ nhưng đọc những chia xẻ của bạn Tuấn về hành trình Kailash, trong mình bỗng hiện hữu một ước mơ được có một lần đặt chân đến miền đất thiêng ấy, tự mình ngắm nhìn, bái vọng và cảm nhận sự thiêng liêng của ngọn núi thiêng cũng như cuộc sông khắc nghiệt nhưng mãnh liệt nơi đó. Cám ơn bạn Tuấn rất nhiều! Bạn đã làm được nhiều hơn rất nhiều việc chia xẻ thông tin chuyến đi đấy! Bạn đã thổi ước mơ ra đi, trải nghiệm và cảm nhận,... vào ngừời đọc. Hôm nay mình mới đọc đến ngày Kora đầu tiên của bạn, nhưng mình đã hiểu rằng, mình sẽ đi đến đó! Cám ơn bạn thật nhiều

paleop
02-03-2014, 13:30
https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17T.jpg

Mình rất thích cung đường này.


https://i1254.photobucket.com/albums/hh615/tuanfreedom/12-Kora%20Day%201/9-KoraDay17U.jpg

Nhìn từ xa vẫn thấy được một khe nước "phọt" ra từ vách núi.

Anh Tuấn, hình ảnh trong tấm hình đầu tiên trong post này của anh cũng chính là hình ảnh mà theo Ern Mundasep là hình đại diện cho 4 loại người (ngừơi ma, người Lê Mu Ri, người Át lan, người Ariang) trong trang 112 của ông. Anh thử kiểm tra lại xem liệu anh còn có cái ảnh nào tại địa điểm này nữa không? Và nó có rõ hình người như trong hình của ông Mundasep không nhé

Avi
29-05-2014, 13:06
" Con đường mây trắng" của Angarika Govinda còn có bản dịch khác rất nổi tiếng của Nguyên Phong là "Đường Mây trên xứ tuyết". Vài dòng để những ai quan tâm có thể tìm đọc, có rất nhiều trong các nhà sách.

tuanfreedom
31-05-2014, 22:39
@Paleop: Cảm ơn bạn đã phát hiện ra chị tiết thú vị này. Tấm hình đầu tiên đúng là hình ảnh Tượng đài "Mỹ latinh" số 15(Tượng đài Gômpô-pang) cao gần 800m mà Erono Mundasep thể hiện ở trang 112 của cuốn "Trong vòng tay Sambala". Tiếc rằng hình này chụp xa hơn. Mình không có tấm nào chụp gần hơn nên không thể thấy "hình người" được. Tuy nhiên nếu zoom lên thì cũng có thể thấy các chi tiết như hình ôvan với hai dấu chấm, các chi tiết lớn khác là khá trùng khớp với những hình ảnh Mundasep đã chụp cách đây mấy chục năm trời.

hanchechat
01-06-2014, 10:46
Thưa bác. Đọc đi đọc lại ít nhất 7 lần mà vẫn đầy cảm xúc . Đủ duyên mới Kailash được. Tôi cũng giới thiệu cho vài người bạn bài viết này. Họ đều cảm thấy thú vị

bonbon85
04-06-2014, 16:23
Thật tiếc là hành trình bị bỏ dở vì chủ top đi lấy vợ

detete
07-08-2014, 09:29
Mong được đọc tiếp quá!!!!

Iceberg86
13-08-2014, 12:20
A Tuấn viếp tiếp hành trình đi ạ.

eNVy
28-08-2014, 14:37
Chuyến đi quá tuyệt vời. Hi vọng sẽ được nghe a kể tiếp