PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Các kỹ năng sinh tồn khi không tìm được sự hỗ trợ ( lạc rừng, hỏng xe chỗ vắng...)



cafe37
15-03-2012, 21:09
Chào các bạn!!!
Khi đi phượt thì các mối nguy hiểm luôn luôn theo sát các thành viên. Tuy nhiên tôi chưa thấy có 1 hướng dẫn nào nhằm cung cấp kiến thức cho các thành viên mới khi bước vào những môi trường xa lạ với bản thân mình.
Với một số kinh nghiệm ít ỏi học được qua những người đi trước, tôi xin lập topic để hướng dẫn các bạn 1 số kỹ năng nhất định.
Với chuyên môn chủ yếu là trekking rừng, tôi sẽ chủ yếu đăng các kinh nghiệm về lĩnh vực này, rất mong sự tham gia của các bạn khác để bổ sung cho topic này một cách cụ thể hơn.

cafe37
15-03-2012, 21:17
#1. Trekking.
Trekking là thể loại phượt được đánh giá là hành xác nhất trong các thể loại. Điều đó được khẳng định từ chính các bạn khi mà các bạn đã tham gia, đã cảm nhận những khó khăn, thử thách và cả nguy hiểm từ lĩnh vực này. Bạn làm gì và làm như thế nào, bạn sẽ đi được đâu và bạn sống ở đó thế nào... điều đó sẽ dựa vào chính các bạn, bạn sẽ phải sử dụng mọi kiến thức, kỹ năng và khả năng của chính các bạn trong chuyến đi.
Mở đầu bài tôi xin dẫn 1 câu nói: " Con người luôn luôn có thể cố gắng thêm một chút nữa, nếu bạn và tập thể của bạn luôn luôn cố gắng thêm một chút, rồi một chút nữa... thì bạn và tập thể của bạn sẽ làm được điều kỳ diệu". Tôi mong khi bạn bắt đầu chuyến đi thì bạn sẽ nhớ câu này và từng bước một khám phá giới hạn của bản thân.

cafe37
15-03-2012, 21:30
Các đồ dùng cần thiết khi đi trekk.
Đi trekk, bạn thật khó để mang theo nhiều thứ, tuy nhiên có những thứ sau bạn không thể không có khi đi trekk.
1. Đồ ăn, bạn hãy lựa chọn 1 số loại đồ ăn sẵn, dinh dưỡng cao và dễ sử dụng. Bạn sẽ cần nó cho cả chuyến đi.
2. Bật lửa, lửa luôn luôn cần cho chính bạn. Hãy chỉ cần 2 cái bật lửa dùng 1 lần, 1 cái để ngoài và 1 cái nhét vào đáy balo dự phòng cho trường hợp khẩn cấp, nếu không cần thiết tuyệt đối không nên lấy nó ra.
3. 1 con dao vừa.
3. Đồ y tế: Bông, băng, KMnO4 ( nó vừa khử trùng vết thương vừa có thể cung cấp oxi để nhóm lửa.



Các kỹ năng duy trì sức khỏe cho chuyến đi.
- Trong chuyến đi, trong 2h đầu tiên bạn hãy đi đến khi bắp chân mỏi thì nghỉ tầm 5p rồi hãy đi tiếp. Hãy nghỉ đến khi cơ gần phục hồi rồi hãy lên đường. Giai đoạn này là giai đoạn khởi động cho chuyến đi, bạn không nên vội cho giai đoạn này. Với những chuyến mang balo nhẹ hãy nghỉ ngắn rồi đi ngay vì cơ bắp của bạn đã hoàn toàn quen với việc chịu trọng lượng cơ thể nên áp lực lên cơ bắp không gia tăng đáng kể. Nếu Balo nặng thì bạn phải nghỉ tầm 5 - 10p rồi hãy đi. Nếu đi dài ngày thì ngày đầu tiên không nên đi quá nhiều. Nghỉ ngơi thoải mái trong ngày thứ nhất, sang ngày tiếp theo thì cơ thể bạn có thể quen được áp lực của chuyến đi.
- Ăn uống. Không nên ăn quá no trong chuyến đi mà thay vào đó bạn hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ (7 - 10 bữa/ ngày) và hãy ăn từng phần nhỏ ngay trên đường hoặc khi nghỉ chân để cơ thể có thể sử dụng được dinh dưỡng thường xuyên. Về uống nước thì bạn hãy uống nước nhiều lần và cố gắng uống càng nhiều càng tốt, 10 - 15p 1 ngụm. Khi uống nước thì bạn sẽ thải ra nhiều nước, điều này sẽ giúp thận của bạn tống được nhiều acid lactic và ure trong máu, những chất này là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi. Hãy uống ngay cả khi không khát.

cafe37
15-03-2012, 21:53
Các kỹ năng nhận biết phương hướng và di chuyển trong rừng.
Thật khó để cho các bạn học được cách nhận biết phương hướng trong điều kiện không nhìn thấy gì. Vì vậy tôi sẽ hướng dẫn một số kinh nghiệm cơ bản để các bạn có thể tìm đường khi đi lạc.
1. Hãy nhớ các điểm mốc của chuyến đi.
Nếu bạn không thể nhớ được con đường mình đã đi thì bạn hãy sử dụng và ghi nhớ các mốc trên chuyến đi. Tập trung ghi nhớ các điểm mốc tại các ngã 3, ngã 4 trên đường. Khi đến ngã rẽ, bạn hãy nhìn quanh nó và lựa chọn 1 điểm mốc đặc biệt mà bạn có thể dễ dàng nhớ lại như: 1 gốc cây gãy, 1 tảng đá hay một đặc điểm đặc biệt của con đường. Lưu ý là hãy chọn những gì bạn dễ nhớ và ghi nó vào trí nhớ của mình.
Trên đường đi hãy lựa chọn một số mốc lớn như 1 ngọn núi, 1 cái cây lớn và ghi nhớ điểm xuất phát của bạn ở vị trí tương đối nào so với nó. Khi bạn mất phương hướng, hãy tìm kiếm lại điểm mốc của bạn và đi đến đó. Nếu bạn trên đường đi dài, đã qua mốc này thì bạn phải chọn 1 vật chuẩn khác để làm sao từ vật chuẩn này bạn có thể đi đến được vật chuẩn trước kia.
Vd: Bạn đang leo núi. Địa điểm xuất phát bạn hãy nhìn quanh và lựa chọn 1 ngọn núi nào có dấu hiệu dễ nhận biết như nó bị trọc, nó có hòn đá nhọn trên đỉnh... hay 1 cái cây lớn có tán bị cháy.... bạn hãy nhớ bạn ở chỗ nào so với nó và lên đường. Đi khoảng 3 - 5km bạn hãy chọn 1 cái cây khác ( ngọn núi khác) làm sao mà từ chỗ này bạn có thể thấy được cái ngọn núi cũ... và tiếp tục chọn như thế trong chuyến đi. Khi đi lạc, bạn hãy tìm lại các điểm mốc để quay lại đúng chỗ.


2. Cách di chuyển trong rừng rậm không có đường mòn.
Mọi người khi đi trong rừng rậm không có đường mòn luôn luôn có xu hướng rẽ về phía bên chân thuận của mình và dẫn đến việc đi thành vòng tròn trong rừng và dẫn đến lạc. Để khắc phục điều này bạn hãy làm như sau:
Khi di chuyển, bạn hãy căn các điểm mốc. Có 2 loại điểm mốc:
- chọn các điểm mốc cách từ 20 - 30m. Chọn ra 3 vật theo đường thẳng và việc còn lại chỉ là bạn di chuyển từ điểm thứ nhất đến điểm thứ 3 rồi dừng lại, căn các điểm mốc sau rồi dùng nó tạo đường thẳng với các điểm chuẩn mới. Bạn sẽ đi thành đường thẳng.
- Khi rừng quá rậm hay bị ngăn bởi suối, vực thì bạn hãy căn vật chuẩn lớn hơn. Có thể là 3 cái cây lớn cách nhau 100 - 150m và bạn cũng chỉ việc đi từ cây này sang cây khác rồi căn tiếp.
1 chỉ dẫn từ sách vở là dùng 1 cái cây thẳng, dài 3 - 5m để căn đường, bạn luôn đưa nó về phía trước và đi theo nó thì bạn sẽ đi thành đường thẳng.

cafe37
15-03-2012, 22:08
Tìm đường
Nguyên tắc số 1: Mọi khu rừng đều có sông hoặc suối, mọi con suối đều đổ ra sông và mọi con sông đều dẫn đến chỗ có người dân ở. Nếu hoàn toàn mất phương hướng, bạn hãy đến các thung lũng thấp và tìm dòng nước. Việc còn lại của bạn là cố sống và đi theo dòng nước đến chỗ người ở. Không tìm được bản làng thì bạn cũng có thể tìm được 1 lán trại của dân làm gỗ, thợ săn.... nguy cơ bạn bị giữ bởi người cũng dễ dàng hơn chết ở trong rừng.


Khi thấy 1 con đường mòn thì điều đầu tiên là bạn đánh giá nó.
Hãy từ từ nhìn xuống con đường mòn, chú ý kỹ các dấu vết để lại như dấu chân, các mảnh cây gãy hay vết bánh xe. Điều cần thiết của bạn là đánh giá được đường nào là đường đi vào và đường nào là đường đi ra. Hầu hết các con đường có vết người thì đường càng rộng thì càng đi ra khỏi rừng. Bạn cũng chú ý các vệt kéo trên đường, hãy xem vết kéo 1 vật từ điểm A sang B và tìm 1 cái mô trên tuyến từ A sang B. Nếu có vết nhảy trượt do vật kéo qua điểm mấp mô từ điểm cao sang điểm thấp hơn trên A - B thì bạn hãy đi theo hướng mà vật kéo từ điểm cao hơn sang điểm thấp hơn. Nó sẽ dẫn đến 1 địa điểm có nhiều cơ hội hơn cho bạn. Nếu theo vết bánh xe thì bạn chỉ cần đi theo các vết hằn của lốp xe là được. Mũi vết hằn chỉ hướng nào thì bạn đi theo hướng đó.

cafe37
15-03-2012, 22:16
Nhóm lửa
( các bác lão làng thông cảm, nhiều người không biết cái này nên em nói có dễ quá thì các bác cũng đừng cười).

Để nhóm lửa thì tớ xin phổ biến 1 nguyên tắc cơ bản là thanh củi càng khô, càng nhỏ thì càng dễ cháy.
Đầu tiên bạn hãy chọn 1 địa điểm khô ráo, kín gió, phát quang xung quanh.
Sau đó hãy đi kiếm củi khô, để các thanh nhỏ nhất dưới cùng và châm cháy nó và dùng nó làm mồi cháy các thanh lớn hơn. Nếu bạn có các hóa chất tạo oxi ( tớ dùng KMnO4) thì bỏ 1 ít vào lửa, ngọn lửa sẽ cháy to và nóng hơn.
Đống lửa cũng có thể làm báo hiệu nguy hiểm. Khi bị lạc bạn hãy đốt 1 đống lửa lớn, nếu buổi tối thì bạn hãy giữ lửa thật lớn và nếu ban ngày thì bạn hãy bỏ thêm các cành lá tươi vào để tạo khói càng nhiều càng tốt. Khi đốt lửa xong mà không thấy dấu hiệu nào thì bạn hãy đánh dấu tại đống lửa hướng bạn đi để có thể sẽ có người đến tìm bạn.

Tìm thức ăn
Nguyên tắc: Chỉ ăn những thứ bạn chắc chắn. Mọi động vật đều có thể ăn được, với côn trùng thì chỉ vứt bỏ phần đầu và đuôi thì đều ăn được. Với hoa quả thì chỉ ăn những gì mà loài thú ăn được, đừng nghĩ chim ăn được gì thì mình được cái ấy.

kaze1710
16-03-2012, 14:06
Đúng là cái gì cậu nói hay viết cũng đều academic là sao nhỉ?
Mà tớ cũng trek nhiều nhưng chưa bao giờ nghĩ là trek cần phải chuẩn bị nhiều đến như thế này, chắc là do tớ trek đơn giản ngắn ngày, có khi mang đồ ăn đi nhưng cũng chẳng thèm ăn vì máu trek đang lên ngùn ngụt :))
Lý thuyết rùi, hôm nào cho tớ ké buổi thực hành nhé bạn hiền :D

Sonvc
16-03-2012, 14:25
Các kỹ năng hay quá, nhưng mình không biết làm sao để có thể nhớ được hết nhể? :-/ Kỹ năng đi đường: đường trường, đường rừng, đường mòn, đường sông, đường ruộng...qua khe, qua núi, qua đồi, qua mương....sức khỏe: giữ nhịp thở trong các điều kiện khác nhau mưa, gió, nắng gắt...và trên đường thì bao nhiêu là vết, vết trượt, vết bánh xe, vết chân súc vật, thú lạ, vết nào còn mới, vết nào đã cũ...Vấn đề nhóm lửa, tìm thức ăn...đi lại, nhiều cái để coi quá, nhưng không thể nhớ...hị hị.

phuonggeo
16-03-2012, 21:12
Trekking rules:
Rule 1: Never walk alone. Ngay cả những người sơn tràng kì cựu cũng hết sức tránh đi một mình trong rừng. Không ai có thể biết điều gì có thể xảy ra khi vào rừng một mình cả, vì vậy nguyên tắc an toàn số 1 là luôn đi từ 2 người trở lên.

Rule 2: Lighter and machete are best friends. Bật lửa là vật bất ly thân, ví dụ khi nghỉ mệt ta châm điếu thuốc hoặc để châm lửa làm bếp. Dao rựa cũng vậy, bạn có thể làm được rất nhiều thứ với nó: đánh dấu đường, chặt củi, dựng lán, kiếm đồ ăn, mổ - xẻ thịt... nói chung là phải có con dao rựa thì mới sống trong rừng đc.

Rule 3: Know the area, know your trip. Tìm hiểu thật kĩ khu vực bạn muốn đến để phòng ngừa tất cả các rủi ro có thể xảy ra. Hoặc có thể đi cùng người dân địa phương, họ là từ điển sống, nhất là kiểm lâm và người Kinh ở các làng cạnh rừng. Thực tế là trong cùng một khu vực rừng, người Kinh thường có kiến thức và kinh nghiệm nhiều hơn hẳn người dân tộc ngay cả khi họ không cư trú ở đó lâu bằng người dân tộc.

Rule 4: Survival is a game with Mother Nature. Ngoài mục đích nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên thì đây là lý do chính khiến bọn dân thành phố thích nhảy vào rừng sống.
>>>>>>>>>>>>

phamdq
24-03-2012, 18:00
Topic hữu ích, trước khi thực hành thì cứ lý thuyết đã vậy! :D

nguyenhoangha
24-03-2012, 19:13
Mình chỉ có thắc mắc là vắt hút máu nhưng ở giữa rừng không có máu thì nó sống bằng cái gì , hổng lẽ chờ người đi qua mới nhẩy xổ ra hút , thú rừng cũng hết chứ còn đâu nữa ! Bạn nào biết trả lời giùm nghe ! Thanks nhiều !

Mèo Bay
24-03-2012, 22:46
Nghe nói là vắt sống rất dai, nó có thể nhịn đói cả năm vẫn sống như thường nên không sợ nó không đủ kiên nhẫn để đợi bạn đi qua và trở thành bữa ăn cho nó đâu :D

Có người bắt vắt cho vào lọ thuỷ tinh để mấy tháng nó vẫn ngo ngoe tốt đấy :D

cafe37
25-03-2012, 10:34
Các kỹ năng hay quá, nhưng mình không biết làm sao để có thể nhớ được hết nhể? :-/ Kỹ năng đi đường: đường trường, đường rừng, đường mòn, đường sông, đường ruộng...qua khe, qua núi, qua đồi, qua mương....sức khỏe: giữ nhịp thở trong các điều kiện khác nhau mưa, gió, nắng gắt...và trên đường thì bao nhiêu là vết, vết trượt, vết bánh xe, vết chân súc vật, thú lạ, vết nào còn mới, vết nào đã cũ...Vấn đề nhóm lửa, tìm thức ăn...đi lại, nhiều cái để coi quá, nhưng không thể nhớ...hị hị.
Vâng, khi bác đặt câu hỏi thì em dễ trả lời hơn ạ!

Mọi kinh nghiệm trên lý thuyết chỉ được tôi luyện qua thực tế và thực tế bao giờ cũng khắt khe và khó hơn lý thuyết mà chúng ta đã học. Với bất kỳ người nào đi rừng thì những năm đầu tiên ( tôi không dùng chuyến đi hay tháng :D ) là những năm đi theo và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Trong thời gian này nếu thực sự quan tâm thì những người mới sẽ chú ý và học theo mọi thứ được chỉ dẫn và bạn sẽ chẳng cần quan tâm rằng bạn có thế nhớ được bao nhiêu mà kiến thức nó sẽ hiện ra khi nào bạn thực sự cần đến nó.

Mọi thứ học được là 1 chuyện còn áp dụng nó ra sao lại là vấn đề lớn hơn rất nhiều. Những kinh nghiệm theo dấu, phán đoán thì thật khó để nói vì tớ cũng chỉ đang trong giai đoạn những năm đầu tiên tớ theo học trekk và những vấn đề liên quan đến nó.

Về trekk thì tránh việc lạc đường trong khu vực lạ thì tớ thường đi theo những quy tắc nhất định. Đặc biệt khi đi trong khu vực không có đường mòn thì bọn tớ luôn đi theo các giông núi hoặc bám theo khe suối để có thể xác định 1 cách tương đối vị trí của mình trong khu vực. Với việc đi bám theo các chuẩn này thì bạn có thể dễ dàng xác định được bạn đang ở chỗ nào chỉ với 1 bản đồ đơn giản có thể nhìn được suối hay các ngọn núi. Nếu bạn muốn cắt rừng thì yêu cầu đầu tiên của bọn tớ là làm sao để quay lại con suối mình đang đi theo để tránh lạc đường.
..................
Cách xác định dấu vết thì cũng không quá khó khăn với những người mới học, yêu cầu của phượt không cần xác định 1 cách chi tiết thời gian, số lượng ... mà đối tượng để lại trên đường mà bạn chỉ cần xác định 1 cách tương đối là được.
Bạn tập trung chú ý 1 số dấu vết dễ để lại trên đường mòn như cành cây bị uốn khi người đi qua, các cành gãy khi bị dẫm lên, vết chân trên đất mềm... Cách dễ nhất để tìm dấu vết mới là bạn tìm 1 cành bị gãy do lực và bẻ tiếp 1 đoạn ở cành đó để so sánh độ mới giữa vết gãy bạn vừa tạo ra và vết gãy cũ.

Với các thảm thực vât bị uốn thì bạn nhìn vào ngọn cây, khi cây mới bị uốn vài giờ thì ngọn cây bị xiên xẹo nhưng sau đó do tính hướng sáng của thực vật nên phần ngọn cây sẽ tự động cong vươn thẳng lên. Nhìn xem ngọn cây đã tự đứng thẳng hay chưa, chiều dài phần hướng thẳng lên dài bao nhiêu ... từ đó bạn sẽ phán đoán được dấu vết này được hình thành khoảng bao nhiêu ngày.

Các dấu vết gây thương tổn ở thực vật như vết chặt, vết cắt trên thực vật có thể phán đoán được time bằng cách dựa vào độ khô của nhựa hay độ héo của cây để phán đoán ( tương đối thôi, nếu kỹ hơn thì theo học các bác lính trinh sát, các bác ấy được đào tạo chuyên nghiệp về theo dấu vết, em đang học nên gà mờ).

Trên lý thuyết thì mọi người hay bảo học thở, bọn em chả học gì, mệt thì thở bằng tất cả các lỗ có thể thở :))

nguyenhoangha
25-03-2012, 10:39
Nghe nói là vắt sống rất dai, nó có thể nhịn đói cả năm vẫn sống như thường nên không sợ nó không đủ kiên nhẫn để đợi bạn đi qua và trở thành bữa ăn cho nó đâu :D

Có người bắt vắt cho vào lọ thuỷ tinh để mấy tháng nó vẫn ngo ngoe tốt đấy :D

Mình thích đi rừng nhưng sợ vắt , nghe bạn nói mà khiếp quá !

Vinh Pham
28-03-2012, 11:51
Mình thích đi rừng nhưng sợ vắt , nghe bạn nói mà khiếp quá !
Thì ra anh Hoàng Hà cũng sợ vắt ah, thật ra vắt thường chỉ hút máu rồi khi no nó nhả ra, ngoài một số loại vắt có độc ra thì những con vắt bình thường cũng chả có gì đáng sợ cả. Nếu đi vào khu vực có vắt nên mang vớ chống vắt, thuốc deep và biết cách di chuyển thì vắt sẽ không kịp bu để tấn công ta đâu.

conmamen
28-03-2012, 23:38
Em cũng thích đi treck lắm nhưng mà chưa tìm được đội, bác tổ chức một chuyến cho anh em đi bác ơi tầm 2-3 ngày cuối tuần là được rồi !

cafe37
01-04-2012, 21:09
Giờ viết về cách tìm thức ăn : đặt bẫy , đào bới, trèo hái... ( phần này không đc khuyến khích phát tán trên diễn đàn nhưng pic này viết ra với ưu tiên con người là cao nhất nên tôi sẽ bỏ qua nguyên tắc trên nhưng cũng không đi sâu vào các kỹ thuật săn nguy hiểm. Do post bằng điện thoại ( nằm dài trong rừng ) nên tôi post các đoạn ngắn nên nhờ mod biên tập lại .

cafe37
01-04-2012, 21:53
Đi săn không đơn giản, nhất là khi thiếu phương tiện cần thiết. Do yêu cầu là đi rừng luôn phải có dao và balo, trong balo có dây buộc và tháo ra khéo léo nó sẽ thành dây bẫy. Điều đầu tiên tôi hướng dẫn là các cách bắt cá do khi đi lạc mọi người đều quan tâm đến nước và nước ở những vùng hoang vu lại lắm cá. Hẳn các bạn đã thấy thủy điện và thiết kế hút nước của nó. Đó cũng là cách bắt cá đơn giản nhất. Bạn cần chuẩn bị 1 ống dẫn nước có thể là 1 ống tre lớn, dài và thông thoáng hết mắt ( càng lớn càng tốt, sẽ hút nước mạnh hơn). Chọn 1 đoạn suối có nước chảy mạnh nhưng ko quá sâu. Tiến hành chặn dòng bằng đá cuội, xếp sao cho càng kín càng tốt, nếu dòng chảy lớn thì chỉ chặn 1/2 hoặc 1/3 dòng. Bỏ ống dẫn vào con đập tự chế ấy sao cho ống có độ dốc càng lớn thì sẽ có lực hút lớn nhưng ống dẫn cũng phải lớn để đánh lừa lũ cá xuôi dòng chui vào. Khi nào thấy nó hút nước mạnh là đã xong 1 bước. Tiếp theo là làm giỏ đựng cá. Cách dễ nhất là lấy đá, cành cây, quần áo làm thành 1 cái vũng kín có bờ cao để ngăn cá nhảy ra, nước chỉ chảy qua các khe nhỏ nhưng cá ko lọt. Hướng ống dẫn chảy vào đó và nhốt số cá bẫy được trong ấy. Nếu bạn biết đan cái rọ đựng bằng tre nứa thì hứng nó thẳng vào miệng ống dẫn luôn. Sau khi hoàn tất thì bạn ngồi nhìn thành quả xem thế nào. Nếu cá lại gần nhưng ko chui thì xuống đuổi, nó sẽ hoảng mà xuôi vào rọ.

Sonvc
01-04-2012, 22:00
...

Trên lý thuyết thì mọi người hay bảo học thở, bọn em chả học gì, mệt thì thở bằng tất cả các lỗ có thể thở :))
Giống mình rồi, mình cũng chẳng học gì hết, tất cả được tích góp từ chính thực tế, hình thành nên từ bản năng...nôm na là kiểu "du canh du cư" thích ứng của đồng bào ấy, nên mấy cái thứ này nếu nói là khó thì cũng chẳng đúng, dễ cũng chẳng phải...nhưng thật là rất dông dài với cái mớ lý thuyết này...nên chẳng thể nói là: với mớ kiến thức này nó sẽ hiện ra khi nào bạn thực sự cần đến nó, lý thuyết một đằng, thực tế một nẻo như thường, chẳng lúc nào mà áp dụng được, nên cái chính là thực tế, từ thực tế dễ nhớ hơn rất nhiều...nhưng nếu như không có quá nhiều cơ hội để trải nghiệm thì cứ học lý thuyết đi vậy.
Khi bạn nói mệt thì thở bằng tất cả các lỗ có thể thở thì với người nhiều kinh nghiệm có thể cho biết bạn còn tiếp tục hành trình được bao xa nữa thì cần dừng lại để nghỉ đấy, nhiều khi qua nhịp thở của chính bạn còn có thể cho người khác biết được thể trạng bạn ra sao đấy?


...
Điều đầu tiên tôi hướng dẫn là các cách bắt cá do khi đi lạc mọi người đều quan tâm đến nước và nước ở những vùng hoang vu lại lắm cá.
Bạn cần chuẩn bị 1 ống dẫn nước có thể là 1 ống tre lớn, dài và thông thoáng hết mắt ( càng lớn càng tốt, sẽ hút nước mạnh hơn). Chọn 1 đoạn suối có nước chảy mạnh nhưng ko quá sâu.

Đi vào rừng hay đi đâu đó mà chuẩn bị những thứ này thì...đủ vất lắm rồi, nói chi đến đi nữa.

cafe37
01-04-2012, 22:07
Tiếp theo : săn cá, ếch nhái, bò sát bằng đèn, đuốc. Bạn cần chuẩn bị đèn hoặc bó đuốc lớn, 1 cây gậy dài tầm 1m và lớn cỡ 1/2 cổ tay, càng dẻo càng tốt. Sau đó đi dọc theo bờ suối, đập chết bất cứ thứ gì bạn có thể ăn được. Ếch nhái thì luôn ở bờ suối sát mặt nước, cá ngủ ở chỗ nước lặng hay chỗ có nhiều cây cỏ chìm trong nước, bò sát bám trên các thân cây . . . Với 1 đêm mùa hè đi săn thế này, bạn sẽ có đủ thức ăn cho 1 ngày tiếp theo.

cafe37
01-04-2012, 22:08
Tiếp theo : săn cá, ếch nhái, bò sát bằng đèn, đuốc. Bạn cần chuẩn bị đèn hoặc bó đuốc lớn, 1 cây gậy dài tầm 1m và lớn cỡ 1/2 cổ tay, càng dẻo càng tốt. Sau đó đi dọc theo bờ suối nhẹ nhàng, quan sát kỹ, tiếp cận nhẹ nhàng và đập chết bất cứ thứ gì bạn có thể ăn được. Ếch nhái thì luôn ở bờ suối sát mặt nước, cá ngủ ở chỗ nước lặng hay chỗ có nhiều cây cỏ chìm trong nước, bò sát bám trên các thân cây . . . Với 1 đêm mùa hè đi săn thế này, bạn sẽ có đủ thức ăn cho 1 ngày tiếp theo.

cafe37
01-04-2012, 22:18
Nếu ai có góp ý hay xóa, bổ sung 1 số phần thì giúp em với ạ. Em dạo này bận quá mà lại post bằng điện thoại nên chậm lắm. Ai có câu hỏi gì thì xin vui lòng gửi câu hỏi nhé, tớ sẽ trả lời nếu có thể.

mr.minch
02-04-2012, 02:27
Em đi rừng chỉ care mỗi vụ rắn rết thôi ạ, bác có cách nào để mình đi đến đâu là chúng nó tránh mình ra không ạ (cách xua nó tránh xa mình ý). Lỡ bị cắn thì cách sơ cứu nào đơn giản và hiệu quả nhất khi không sẵn thuốc đặc trị? Thanks bác ạ, sorry nếu làm đứt mạch của bác.

cafe37
02-04-2012, 08:04
Cái này thì em chịu, bọn em đi rừng luôn có thói quen quan sát và nghe âm thanh. Với rắn thì em xem nó như 1 cơ hội thay vì nỗi sợ và sẵn sàng săn đuổi ngay khi gặp. Làm sao để tránh nó thì khá dễ dàng vì rắn chỉ có một cái đầu và tầm cắn của nó ngắn hơn 1/2 cơ thể nó. Muốn tránh thì chỉ việc bỏ qua nó là xong. Điều trị rắn cắn thì việc đầu tiên là xác định loại rắn để tiện cho việ xác định điều trị sau này. Thắt trên chỗ bị cắn để hạn chế chất độc về tim, sau đó dùng dao cắt sâu vào chỗ cắn rồi nặn máu ra. Garo cẩn thận và mang đến bệnh viện gần nhất. Đây là em dc dạy như thế chứ chưa áp dụng vào thực tế bao giờ

doi_phieu_du
04-04-2012, 22:17
Mình xin chia sẻ một kinh nghiệm được truyền lại cũng không chắc đúng hay không nửa :D , đó là nếu bị lạc và không định hướng được thì khi bước chân bạn nên bước chân không thuận trước , vì bước chân thuận trước thì càng đi hướng đi của bạn sẽ lệch qua một chút từ từ tạo thành 1 vòng tròn -> đi vòng vòng , nghe bác mình chỉ thế :D

cafe37
05-04-2012, 08:24
Vâng ạ. Chúng ta khi di chuyển luôn luôn bước chân thuận trước và chân thuận cũng bước dài hơn chân kia, nếu mất phương hướng thì sẽ dẫn đến đi vòng tròn.

mcsecurity
28-05-2012, 19:07
Ở trong rừng trên những tảng đá hoặc thân cây to phía rêu mọc nhiều ( nếu có ) là hướng bắc...

dochanhv
28-05-2012, 21:46
Bọn mình đi rừng, trước hết phải xác định vị trí tương đối của mình với các vật chuẩn như ngọn núi, cây to(định vị). Sau đó xác định hướng đi đến vị trí cần đến ( xác định phương vị ).
Đi theo đường mòn thì đến mỗi chỗ rẽ phải đánh dấu hướng đi của mình. Nếu đoạn nào lội suối cũng phải đánh dấu chỗ xuống, chỗ lên suối và hướng đi. Cái này có tác dụng nếu lạc thì biết đường trở về. Nếu có người đi sau mình cũng biết đường mà theo.
Nếu không có đường mòn thì chấp nhận cắt rừng mà đi. Thi thoảng bẻ cành cây hoặc chém vỏ cây đánh dấu. Thông thường, quy ước hướng ngọn cây về hướng đi. Chém vỏ cây hình chữ V nằm ngang. Đáy chữ V chỉ hướng đi.
Trong quá trình di chuyển. Luân xác định vị trí xem có đi đúng hướng hay không ( thường phải leo cây để quan sát ). Trường hợp đi đông người, mang vác nặng, nên cử 2-3 người đi trước dò đường.
Người ta hay nói đi lạc vòng tròn theo hướng chân thuận. Thực tế ít xảy ra như vậy. Những nơi địa hình tương đối bằng phẳng như các bình nguyên thì có thể. Những nơi địa chất địa mạo phức tạp. Sườn núi dốc, đổi hướng liên tục. Đá, đất xen kẽ. Bị chia cắt bằng nhiều sông suối thì khó có chuyện đi vòng tròn được.

heochenimo
28-05-2012, 22:09
đập chết bất cứ thứ gì bạn có thể ăn được..

Em là em đắc chí nhất cái câu này, không chỉ ăn no mà còn giảm stress cực hiệu quả nữa chứ (c)

mcsecurity
28-05-2012, 22:40
Bọn mình đi rừng, trước hết phải xác định vị trí tương đối của mình với các vật chuẩn như ngọn núi, cây to(định vị). Sau đó xác định hướng đi đến vị trí cần đến ( xác định phương vị ).
Thấy bác nói đến chuyện phương vị thì em cũng mạo muội góp thêm : Nếu có bác nào có ý định khám phá rừng già thì trước tiên nên kiếm một vài mảnh bản đồ khu vực đó ( tốt nhất là bản đồ quân sự UTM ) và dựa vào việc đối chiếu địa hình thông qua các đặc điểm xung quanh như các cao điểm, đường tụ thủy, sông suối...để xác định điểm đứng trên bản đồ sau đó sử dụng phương pháp cắt góc phương vị ( kết hợp địa bàn, hoặc la bàn ) để đi. Trường hợp trong tay không có bất cứ một thứ gì ( bản đồ, địa bàn , la bàn ...) thì đều trước tiên em khuyên là phải xác định được hướng tương đối của Đông -tây- Nam- bắc, sau đó căn cứ hướng đông để thẳng tiến, tất nhiên các bác không thể đi theo đường thẳng được, vì thế nếu các bác khi đi sang trái bao nhiêu độ so với hướng đông khái lược cố gắng trả về bấy nhiêu độ sang bên phải khi địa hình cho phép. Bài học này em thấm từ hồi còn học trong trường, tí tẹo là ăn đòn khi đi trinh sát địa hình.

mcsecurity
28-05-2012, 22:47
Còn cái chuyện đập chết bất cứ thứ gì có thể ăn được thì ok, và vẫn phải thêm là ăn bất cứ thứ gì có thể ăn ( nhưng nhớ cẩn thận một chút ) món mà ta có thể hay gặp nhất trong rừng đó là trứng kiến và tổ mối, nếu gặp nhớ đừng bỏ qua. Ngoài ra nhộng ong bò vẽ cũng ok nhưng đối với loại này khi thu hoạch phải hết sức cẩn thận, laọi này nó chỉ kỵ với hơi rượu , hơi cồn, thông thường bắt vào ban đêm nhưng cực chẳng đã thì ban ngày cũng phải xử lý...cái này em nếm nhiều rồi, bổ béo , nhiều đạm số một.

dochanhv
29-05-2012, 00:18
Thấy bác nói đến chuyện phương vị thì em cũng mạo muội góp thêm : Nếu có bác nào có ý định khám phá rừng già thì trước tiên nên kiếm một vài mảnh bản đồ khu vực đó ( tốt nhất là bản đồ quân sự UTM ) và dựa vào việc đối chiếu địa hình thông qua các đặc điểm xung quanh như các cao điểm, đường tụ thủy, sông suối...để xác định điểm đứng trên bản đồ sau đó sử dụng phương pháp cắt góc phương vị ( kết hợp địa bàn, hoặc la bàn ) để đi. Trường hợp trong tay không có bất cứ một thứ gì ( bản đồ, địa bàn , la bàn ...) thì đều trước tiên em khuyên là phải xác định được hướng tương đối của Đông -tây- Nam- bắc, sau đó căn cứ hướng đông để thẳng tiến, tất nhiên các bác không thể đi theo đường thẳng được, vì thế nếu các bác khi đi sang trái bao nhiêu độ so với hướng đông khái lược cố gắng trả về bấy nhiêu độ sang bên phải khi địa hình cho phép. Bài học này em thấm từ hồi còn học trong trường, tí tẹo là ăn đòn khi đi trinh sát địa hình.
Cái này hay nha. Có một ông sĩ quan pháo binh nói y chang thế này.

dochanhv
29-05-2012, 00:23
Còn cái chuyện đập chết bất cứ thứ gì có thể ăn được thì ok, và vẫn phải thêm là ăn bất cứ thứ gì có thể ăn ( nhưng nhớ cẩn thận một chút ) món mà ta có thể hay gặp nhất trong rừng đó là trứng kiến và tổ mối, nếu gặp nhớ đừng bỏ qua. Ngoài ra nhộng ong bò vẽ cũng ok nhưng đối với loại này khi thu hoạch phải hết sức cẩn thận, laọi này nó chỉ kỵ với hơi rượu , hơi cồn, thông thường bắt vào ban đêm nhưng cực chẳng đã thì ban ngày cũng phải xử lý...cái này em nếm nhiều rồi, bổ béo , nhiều đạm số một.
Mình không rõ nghĩa chỗ tô đỏ.
Nói chung, trứng và ấu trùng côn trùng thường gặp theo mùa. Vào giữa mùa xuân là nhiều.

mcsecurity
29-05-2012, 10:50
À kinh nghiệm bản thân cho thấy nếu sử dụng rượu phun vào ong bò vẽ thì anh chàng rơi vào trạng thái "tai biến mạch máu não" và dẫn đến trường hợp tử vong. Em thường bắt buổi tối bằng cách lấy giấy nút hai cái lỗ ra vào của nó lấy tăng bọc kín cả tổ sau đó về hơi hé miệng ra đưa cổ chai rượu vào để thế một chốc là yên tâm nhặt ngâm rượu, rất tốt cho bệnh thấp khớp và thần kinh, còn nhộng thì em rang lên cho lá chanh, một ít hành vào ...e..hèm...uống rượu, nếu dư giả và có thời gian nấu chút cháo, em đảm bảo hơn uống thuốc bổ.
Còn ban ngày thì nó hoạt động nhiều nên để bắt thì nguy hiểm hơn nhiều, đặc tính của ong bò vẽ theo em thấy nó cảm nhận rất tốt với chuyển động không khí thế nên di chuyển cẩn thận gần tới nơi nhanh tay trùm kín bằng vải hoặc áo mưa ( nhớ là với tổ nào ở cành đơn) còn nếu chổ rậm rạp em xử lý cách khác dừng rượu hoặc cồn rót vào bát để dưới của ra vào của tổ ( tổ ong bò vẽ thông thường có 2-3 cửa ra vào và luôn có một vài con lởn vởn quanh đó. Khi tiếp cận nhớ đứng cuối hướng gió.

Vivian Le
29-05-2012, 11:54
Vừa đọc vừa tưởng tượng (c) . Thèm được đi rừng một lần!

dochanhv
29-05-2012, 12:49
À kinh nghiệm bản thân cho thấy nếu sử dụng rượu phun vào ong bò vẽ thì anh chàng rơi vào trạng thái "tai biến mạch máu não" và dẫn đến trường hợp tử vong..... Khi tiếp cận nhớ đứng cuối hướng gió.
Mình chưa dùng cồn, rượu để bắt ong vò vẽ bao giờ. Thường là dùng khói. Dễ nhất là những tổ thấp, buổi tối làm cái bao đơm ngược lên tổ túm lại là xong.
Hồi đi theo hội nuôi ong mật. Những anh nào đã uống rượu thì không dám ra chỗ tổ ong. Vì ong thấy hơi rượu xông ra chơi ngay.
Còn nữa, dân nuôi ong không đeo kính màu, kính trắng khi chăm sóc ong. Lũ ong sẽ lao thẳng vào kính, vào mặt mà chiến. Không biết các loại ong hoang có thế không. Bạn nào có kinh nghiệm xác định hộ nhé.

mcsecurity
29-05-2012, 13:46
Chính xác, ong bò vẽ cũng vậy, vì nó thấy có ánh sáng nên nó lao thẳng vào, thế nên còn một cách nữa đó là dùng đèn pin đặt trên miệng chậu nước các ngài cứ lao thẳng đầu vào chậu và "hy sinh" . Còn về dùng khói thì với ong bò vẽ chỉ trong trường hợp khói thật nhiêuthif mới ăn thua, nó chỉ áp dụng cho ong mật là tốt thôi. Đối với ong bò vẽ thì nó cảm nhận sự chuyển động không khí rất tốt, thậm chí mình nhớ có lần anh bạn nhảy xuống nước rồi nó vẫn cứ vờn mãi trên mặt nước, anh chàng kia ngộp thở ngoi lên cũng được thưởng cho mấy mũi. Bản thân tớ cũng xơi khá nhiều nốt rồi, lưu ý găng tay mỏng không thấm vào đâu với nó.

mcsecurity
29-05-2012, 13:54
Khi bị ong đốt hãy sử dụng một số thứ sau : nước vôi, nước xà phòng, nước muối rửa vào nốt , tuyệt đối không nặn nốt ong chích vì như thế nó sẽ sưng to hơn, tìm cách rút vòi ong, dùng bacx trà chườm lên để giảm đau, sau đó có thể dùng một số lá cây như củ hoặc lá khoai môn, lá sam, lá dền, gừng lát vò hoặc gã nát đắp lên.

dochanhv
29-05-2012, 16:16
Lam man chuyện con ong cái kiến ở đây không biết có bị lạc đề không nữa. Đã lỡ thì nói cho hết.
Bài học chữa ong đốt.
Ngày nhỏ nghịch ngợm bị ong vang đốt thì bôi tí vôi tôi là xong.
Lần ấy, ở trọ bản người Nùng. Chứng kiến vụ ong đất đốt nghé mới ghê.
Con nghé đã nhú sừng chừng 20 cm, dẫm vào tổ ong đất lồng như điên dại. Lúc mệt quá mới gục xuống thở. Dân bản cho lên xe trâu kéo về. Lúc này con nghé mệt lắm rồi. Mắt đỏ lừ, mồm đầy rớt dãi. Một bên chân sưng phù. Không biết mấy nốt ong đốt. Bọn mình chắc mẩm được bữa chén.
Thế mà lại hỏng!
Do là một bà mế lấy mấy củ gừng gió ( gừng dại hay mọc nơi khe đá ) giã ra hòa nước. Cho vào ống tre rồi đám thanh niên đổ vào mồm cho nghé uống. Lại lấy vôi tôi bôi khắp chân đau. Bốn ngày sau, con nghé đứng dậy nhưng chưa đi được.
Một lần gặp thằng bé bắt ong mướp ( con ong to, đen hay ở giàn mướp, bí )đốt vào tay. Mình bắt chước bà mế người Nùng. Lấy nhánh gừng vườn bằng ngón tay út giã ra hòa nước cho uống và lấy vôi bôi vào chỗ bị đốt. Thằng bé đỡ đau. Một ông cụ cho uống bát nước giã lá tía tô. Ông cụ giải thích là để tống chất độc ra ngoài. Còn dặn người nhà nếu thằng bé khó đái thì sang cụ cho nắm lá về đun uống cho '' nhẹ người''
Sau này, mới biết loài ong to con màu đen, có con nửa bụng dưới màu trắng dân Mường gọi là ong thổ lố ( ong tổ lỗ ). Loài ong này lành hiền nhưng nọc cũng mạnh. Chúng làm tổ trong các bộng cây hoặc ống tre hóp ( nành hanh ). Về tháng 10 âm lịch. Thấy cây tre hóp dáng nghiêng có đốt bị khô, ngoài có một lỗ cỡ ngón tay thì đúng. Ta lấy que, lá nút lỗ cửa. Gõ nhẹ ống tre và ghé tai nghe. Nếu có tiếng động nhẹ là có ong. Dùng dao chẻ môt cạnh từ trên xuống. Thấy ong thì gẩy ra ngoài. Ong đang ngủ đông nên rất lành. Mỗi tổ thường 4-7 con. Hiếm gặp tổ tới 15 con.. Rồi lộ ra những mảnh lá tròn xếp thành vách ngăn các ô. Mỗi ô là một ấu trùng ong bé tí. Dưới nữa là lớp mật đặc quánh. Chỉ chừng 5 cc thôi. Mật này thơm ngọt gấp nhiều lần mật ong nuôi. Đi rừng mệt mỏi chỉ cần gặp 2 tổ là tỉnh người.
Theo Đông y,con ong này sấy khô, tán nhỏ ngậm vào miệng chữa viêm, nhiệt khoang miệng. Mình chưa có thực tế nên không khẳng định.
( Mình không ủng hộ việc xâm hại tự nhiên. Đây là nói trong trường hợp '' ...không tìm được hỗ trợ '' )
Ong thổ lố ( tiếng Mường)

http://nm2.upanh.com/b2.s28.d1/59826550cefe756f237c03a48f5802f4_45413502.dsc03013 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_dsc03013/v/8rubal7l9iv.htm)

mcsecurity
29-05-2012, 16:44
He ...he thì đói phải ăn mà, ăn để sinh tồn. Chuyển hướng nhé :
Khi ngủ trong rừng
- Chọn thân cây chắc chắn để mắc võng nếu có thể cỡ đường kính 20-25cm, không chọn cây quá rậm hoặc quá cao.
- Chọn vị trí có địa hình bằng phẳng, thông thoáng để ngủ. Không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá. tránh các lối mòn xuống suối sông ,hoặc vũng nước.
- Chỗ ngủ phải nằm xen giữa các hàng cây (đề phòng mưa bão, cây đổ đè lên người)
- Mắc võng cao so với mặt đất 0,8 – 1,0 m
- Dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào (đề phòng võng đứt dây, bị ngã sẽ va, đâm vào vật nhọn)
- Tăng võng phải che gần hết võng đề phòng khi có mưa không bị nước mưa tạt vào, ở hai đầu dây võng nên buộc hai đoạn dây ngắn để lòng thòng đề phòng trời mưa nước từ thân cây theo dây võng chảy làm ướt võng.
- Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ.
- Chuẩn bị 3 đoạn cây đường kính khoảng 2cm, dài 65-70cm buộc 2/3 để làm giá 3 chân đặt balo đề phòng mưa làm trôi ba lô.
- Nếu có thuốc lá, thuốc lào thì cố hy sinh rắc xung quanh khu vực ngủ.
- Mặc quần áo kín người và bôi cao vào những vị trí hở để phòng vắt chui vào từ chỗ đó...

dochanhv
29-05-2012, 23:32
He ...he thì đói phải ăn mà, ăn để sinh tồn. Chuyển hướng nhé :
Khi ngủ trong rừng
.....
- Nếu có thuốc lá, thuốc lào thì cố hy sinh rắc xung quanh khu vực ngủ.
...
Cái này thì nhà em thà chết chứ không chịu hy sinh.:)
Theo kinh nghiệm của người miền núi, không sinh hoạt chỗ thấp gần suối khi mùa mưa. Thết nghĩ, nếu có ngủ võng, ngủ lều dân phượt cũng không nên ở chỗ thấp gần suối. Cứ nghĩ đến cảnh lũ quét, lũ ống mà khiếp.
Bác này đã qua bộ đội trinh sát. Sao không làm nốt cái ngủ cây cho anh em học tập.

mcsecurity
30-05-2012, 01:10
Nên hy sinh nhất là khu vực rậm rạp có khả năng có rắn...( chà xát lên dây võng, thân cây, rắc quanh khu vực mắc võng...không cần nhiều chỉ cần gây mùi ).

thuthanh9xtiger
15-06-2012, 08:59
Mình có một số ý kiến cá nhân thế này:
- Một là khi đi rừng, mình thấy nhiều người cầm gậy khua sang hai bên nói là để xua đuổi rắn. Nhưng mình nghĩ nếu khua như vậy mà có rắn thiệt thì cũng không ăn thua gì. Mình nghĩ chỉ cần khua gậy phía trước lối đi để tránh rắn thôi.
- Hai là nếu được thì chúng ta nên đem theo 1 cây đuốc hoặc 1 cây gì đó có thể đốt lửa được. Một lần đang leo núi mình đã gặp 2 chú rắn. Theo quan sát thì 2 chú là rắn độc (đầu nhỏ, hình tam giác, thân sậm màu). Nếu không có thủ sẵn 2 cây đuốc cho nhóm 4 người thì mình đã không còn ngồi đây post bài. ^^
- Ba là một kinh nghiệm nữa mình đã gặp. Đó là việc bị đi vòng vòng trong 1 khu vực rộng lớn. Lý do là do 2 bước chân liên tiếp của chúng ta không bằng nhau, nên tạo ra 1 vòng cung sau mỗi bước. Tuy là rất nhỏ nhưng nếu đang trong trạng thái không khỏe, mệt mỏi hay thiếu thức ăn mà bị đi vòng vòng như thế sẽ gây hoang mang rồi kiệt sức. Vì thế kiến thức về phương hướng là điều cần thiết. Hãy nhớ luôn đem theo la bàn để đánh điều chỉnh hướng.

cafe37
20-06-2012, 08:15
Việc đi rừng dã ngoại thì đuốc mang theo được còn theo kiểu hành quân của bộ đội hay của bọn tớ thì chỉ cúi mặt và đi thôi, chẳng muốn cầm cái gì ở tay cả. Con dao để trong vỏ treo nơi hông, có gì rút dao ra để xử lý rồi lại cho vào vỏ thôi. Em ngủ thường rải lưu huỳnh quanh chỗ nằm, dạo này thì em thường pha Soffeel loãng, 1 lọ nhỏ pha chừng 300ml nước rồi bỏ vào lọ xịt, xịt lên xung quanh người và chỗ ngủ để chống côn trùng và vắt rất tốt. 1 lọ như thế xịt thoải mái trong 2 - 3 ngày.
Rắn không đáng sợ như rất nhiều người nghĩ, điều đáng sợ nhất là bị rắn cắn bất ngờ nhưng em đi rừng nhiều mà chưa gặp rắn kiểu như đang nằm phục giữa đường bao giờ cả. Khi thấy đoàn đi qua nó đều bò đi ( nhưng thường kết quả là nó bò vào balo để làm món nướng).

bnhungvn
18-07-2012, 10:39
Khi đi rừng tới nơi cắm trại cởi giầy ra đi dép thì khi mang giầy lại chúng ta nên để ý bên trong giầy, phải chúc cổ giầy xuống đập đập để lỡ có rít, bò cạp .v..v..v nằm trong đó cũng rơi ra, ba mình kể đi bộ đội cũng có rất nhiều trường hợp bị rít, bò cạp, thậm chí cả rắn cắn khi bỏ giầy ra rồi mang vào.

cheetah2702
25-07-2012, 21:46
Tiếp đi mấy bác, hóng miết mà không thấy kinh mới