PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Về cố đô



tibet3217
09-06-2009, 22:28
Lời nói đầu

Tôi luôn có một mơ ước là chúng ta có một cuốn cẩm nang du lịch dành riêng cho Việt Nam như kiểu Lonely Planet vì một khi muốn đi du lịch đâu đó trong nước , phải lên mạng tìm kiếm thông tin rất cực khổ . Nhưng thật khó kiếm được một ấn bản như thế trong nước . Ngay cả những chuyên trang về du lịch như box du lịch của ttvnol và ngay cả phượt cũng vậy . Hầu hết đều là những sự chia xẻ cảm xúc và hình ảnh . Muốn nắm bắt thông tin đôi khi phải "gạn đục khơi trong " rất khổ cực .

Xuất phát từ việc muốn hỗ trợ cho các bạn lần đầu phượt ( chứ không phải các " đại gia" phượt đâu nhé ) nên tôi xin mạo muội góp nhặt các thông tin , tập hợp nó lại thành những cẩm nang nho nhỏ . Hy vọng sẽ được sự hỗ trợ của các "đại gia "phượt về hình ảnh lẫn thông tin . Sự cập nhật thông tin sẽ giúp cho các cẩm nang của Phượt chúng ta có sức sống nhiều hơn .

Đầu tiên là Huế - cố đô ... nơi tôi luôn mong muốn quay lại nhiều lần trong cuộc đời ....

tibet3217
09-06-2009, 22:45
https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/HUE.jpg

I . NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN


- Diện tích : 5054 km2

- Gồm : 1 thành phố ( Huế ) và 8 huyện ( A Lưới , Hương Thủy , Hương Trà , Nam Đông , Phong Điền , Phú Lộc , Phú Vang , Quảng Điền )
- Giới hạn : Nam giáp Đà Nẵng , Quảng Nam . Bắc giáp Quảng Trị . Tây giáp Lào

- Dân số : 1.049.000 người
- Mã vùng : 54
- Một số địa chỉ cần biết :
+ Bưu điện trung tâm : 08 Hoàng Hoa Thám
+ Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch : 30 Lê Lợi ( Tel : 82369 )
+ Công an thành phố Huế :42 Hùng Vương ( Tel :83749 )
+ Bệnh viện trung ương Huế : 16 Lê Lợi ( Tel : 83325 )
+ Ngân hàng công thương Huế : 24 Lê Quý Đôn

tibet3217
09-06-2009, 22:50
Bản đồ

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/bandohue.jpg

Bạn có thể mua bản đồ chi tiết tại nhà sách Phú Xuân nằm trên đường Trần Hưng Đạo nằm ngay phía bắc cầu Tràng Tiền

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/nha-sach-PN-hue.jpg

Nhà sách Phú Xuân

tibet3217
09-06-2009, 23:33
II . PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

Để đến Huế bạn có thể đi bằng các phương tiện sau :

- Máy bay : 1 giờ 10 phút bay

+ Hãng Jetstar ( www.jetstar.com )có giá vé rẻ - mỗi ngày 1
chuyến duy nhất từ Sài Gòn : 7 giờ - đến sân bay Phú Bài ( Huế ) 8
giờ 20
+ Hãng Vietnamairline :
* có 4 chuyến Sài Gòn - Huế mỗi ngày ( 8:10 , 15:30 , 19: 10 , 20:00 )
* Có 7 chuyến bay Hà Hội - Huế mỗi ngày (9:00,11:00,13:00,16:30 ,
19:50 , 20:05 , 21 :10 )

Sân bay Phú Bài cách thành phố 15km . Để vào thành phố bạn có thể đi xe bus của sân bay giá 40.000 / người . Bus sẽ dừng tại văn phòng của VNairline trên đường Hà Nội . Hoặc có thể đón taxi ( giá khoảng 200.000 )

- Xe lửa : Từ 24 đến 28 tiếng - Luôn có chuyến mỗi ngày đi Huế
+ Tại Sài Gòn : mua vé tại ga sài Gòn : số 1 - Nguyễn Thông - phường 9 quận 3
+ Tại Hà Nội : mua vé tại ga Hàng Cỏ : 120 - Lê Duẩn.

- Xe bus :
+ Tại Sài Gòn có thể mua vé đi từng chặng đến Huế thông
qua các công ty du lịch nằm trên đường Phạm Ngũ lão như : Sinh cafe ,
An Phú , TM brother
+ Tại Hà Nội : có các hãng xe Camel : 22 ngõ 462 Trần
Khắc Chân ( đang bị than phiền ? ) , hay Hoàng Long ( 04.9282828 ).

Để tham quan các thắng cảnh ở Huế bạn có thể thuê cyclo , xe ôm hoặc taxi nhưng cách hay nhất là thuê xe đạp ở khách sạn hoặc những nơi chuyên cho thuê xe ( số 54 Lê Lợi ) . Nếu muốn đi xa hơn thì thuê xe máy ở khách sạn ( giá : 100.000 / ngày ) .

tibet3217
10-06-2009, 17:26
III NƠI THAM QUAN

1 . TRONG THÀNH PHỐ HUẾ


* Hoàng Thành

Kinh thành Huế được quy hoach trong hai năm 1803 - 1804 dưới thời vua Gia Long và được xây dựng trong 3 thập niên sau đó . Trong 27 năm xây dựng , triều đình đã huy động hàng vạn dân và lính để tham gia lao động trong mùa nắng để hoàn thành các hạng mục công trình .

Thành có hình dáng gần như là hình vuông ,mặt trước hơi khum như hình cánh cung vì phải uốn theo hình dáng của sông Hương . Ban đầu thành được đắp bằng đất , sau đó bó lại bằng gạch đỏ như chúng ta thấy bây giờ vào cuối thời vua Gia Long và được tu bổ thường xuyên . Thành có chu vi 10.571m , bề dày là 21,50m , cao 6,60m . Có tất cả là 10 cửa chính ( có vọng lâu bên trên ) và một số cửa phụ ( không có vọng lâu ) được triều đình đặt tên theo vị trí . Nhưng người dân quen gọi theo cách riêng của họ như cửa Đông Ba , Thượng Tứ , Nhà Đồ , cửa Hữu , cửa Hậu ...

Thành nằm giữa hai nhánh của tả ngạn sông Hương là sông Kim Long và sông Bạch Yến và hội đủ tất cả các yếu tô phong thủy quan trọng nhất : Tiến án ( núi Ngự Bình , minh đường ( sông Hương ) , tả thanh long ( cồn Hến ) , hữu bạch hổ ( cổn Dã Viên ) lại có sự kết hợp với kiến trúc phòng ngự kiểu Tây Phương nên đã trở thành một công trình kiến trúc sáng tạo vô giá của nhân dân ta .

Mặc dù bị tàn phá bởi bom đạn , nhất là vào năm 1968 nhưng kinh thành Huế vẫn còn giữ nguyên những nét độc đáo nhất của nó . Kinh thành được nhà nước công nhận là di tích lịch sử vào năm 1998 và UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới .

Cách tham quan hoàng thành hay nhất là dùng xe đạp . đạp chậm rãi qua cửa Đông Ba đi một vòng đến cửa Ngăn rồi vòng theo Tử Cấm Thành , theo đường Đoàn Thị Điểm ra bằng cửa Thượng Tứ .

Nên đạp xe vào buổi chiều để cảm nhận sự nhẹ nhàng của những hàng cây xen lẫn sự uy nghi của những bức tường thành đã rêy phong .... Nếu thích hãy mang theo diều để thả trong khoảng sân rộng trước Kỳ Đài ....

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/sodokinhthanhhue.png

Sơ đồ kinh thành Huế

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/tngthnh.jpg

Tường thành Huế ( ảnh : Nguyễn Tấn Lộc )


https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/cuachanhbacmon.jpg

Tường thành và cổng chánh bắc môn ( ảnh : sưu tầm )

Chitto
10-06-2009, 22:24
Thành nằm giữa hai nhánh của tả ngạn sông Hương là sông Kim Long và sông Bạch Yến và hội đủ tất cả các yếu tô phong thủy quan trọng nhất : Tiến án ( núi Ngự Bình , minh đường ( sông Hương ) , tả thanh long ( cồn Hến ) , hữu bạch hổ ( cổn Dã Viên ) lại có sự kết hợp với kiến trúc phòng ngự kiểu Tây Phương nên đã trở thành một công trình kiến trúc sáng tạo vô giá của nhân dân ta .

Về phong thủy của Huế, ca ngợi thì nhiều lắm rồi, trang web nào về Huế cũng nói. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng có đọc một số tài liệu khác nói phong thủy của Huế không thực sự tốt như những gì ca ngợi.

Một ví dụ cụ thể là cái "Tiền án" Núi Ngự Bình, tưởng như hợp phong thủy, nhưng lại không phải.

Là bởi vì tiền án này quá cao, núi Ngự Bình cao hơn cả Kỳ đài, vượt trước mặt kinh thành, nghĩa là ngăn chặn hướng nhìn. Tiền án chỉ là cái án đỡ, như cái án thờ phải thấp hơn ảnh thờ, bài vị; đằng đây lại cao vượt quá.

Hơn nữa, cái Tiền án này lại là một Tiền án chết, vì Ngự bình là một núi đất cực kỳ khô cằn, cây cối không sống nổi. Thời Tự Đức đã từng ra lệnh mỗi quan to phải trồng và chăm sóc 10 cây, quan nhỏ phải 3 cây để lấy sinh khí cho tiền án, nhưng rồi cây đều chết khô cả. Kinh thành mà nhìn ra một ngọn núi chết là điều rất kiêng.

Cái thế của Huế mặt sau lưng là biển hung dữ, mặt trước là sông Hương hiền hòa, không phải thế đắc địa. Sau lưng không có gì ngăn giữ sóng biển đại dương (không có núi nào làm Hậu chẩm), mà lại bị Tiền án - bình phong che cao trước mặt, không phải là thế lâu dài.

tibet3217
11-06-2009, 05:32
Thật ra nếu quan sát kỹ , chúng ta sẽ thấy yếu tố dùng Ngự Bình như là một tiền án cũng hơi gượng ép vì Ngự Bình nằm chênh chếch về phía TÂY của Hoàng Thành chứ không nằm trực diện . Mặt khác trong tất cả những yếu tố phong thủy đều hàm chứa hai mặt thuận nghịch . Vấn đề là người ta đã phát huy mặt thuận và hạn chế mặt nghịch như thế nào mà thôi .

tibet3217
14-06-2009, 10:02
* HOÀNG CUNG

Nơi làm việc và sinh sống của Hoàng gia triều Nguyễn . Bắt đầu được quy hoạch xây dựng từ 1804 dưới triều Gia Long .

Mặt bằng xây dựng Hoàng Cung có hình chữ nhật ( 622 x 604 ) được bao bọc bởi một hệ thống tường thành cao 4,16m , dày 1, 04m và một hệ thống hào sâu 4m , rộng 16m .

Hoàng cung có 4 cửa ra vào là : Ngọ Môn ( dành cho vua ) , Hòa Bình , Hiển Nhân ( bên trái ) , Chương Đức ( bên phải - dành cho nữ giới ) .

Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trong Hoàng cung trong suốt thời gian trị vì của nhà Nguyễn . Ước tính thời điểm cực thịnh , tổng số công trình được xây dựng đã lên đến con số 100 .

Có thể chia các công trình kiến trúc đó theo các khu vực
- Khu vực cử hành đại lễ của triều đình : Kéo dài từ Ngọ Môn đến diện Thái Hòa nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng của triều đình : Lễ Quốc Khánh , Lễ truyền lô ....Trong đó điện Thái Hòa là trung tâm
- Khu vực thờ phụng gồm có : Triệu Miếu , Thái Miếu , Hưng Miếu , Thế Miếu ....
- Khu vực ăn ở của các bà Hoàng : Cung Diên Thọ , Cung Trường Sanh ...
- Khư vực vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn : Nơi học ,đọc sách của các vua
- Khu vực Tử Cấm Thành : Nơi sinh hoạt của vua và Hoàng Gia . Thời điểm cực thịnh , ở đây có hàng chục cung điện huy hoàng nhưng do chiến tranh và thời gian , khu vực này đã trở thành khu vực điêu tàn nhất trong Hoàng Cung


Quan sát nghệ thuật kiến trúc xây dựng Hoàng Cung , chúng ta có thể nhận ra một số đặc điểm sau :
- Bố cục kiến trúc chặt chẽ và đối xứng qua con đường chính chạy dọc từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô sự
- Con số 5 và 9 được sử dụng nhiều trong nghệ thuật trang trí ( rồng 5 móng , cửu đỉnh ... )

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/sodotucamthanh.jpg

SƠ ĐỒ CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC QUAN TRONG CỦA HOÀNG CUNG


* Các công trình kiến trúc nên tham quan

- Ngọ Môn : Cổng chính vào Hoàng Cung ( cũng là nơi bán vé tham quan ) . Được xây ở phía Nam Hoàng Cung dưới thời Gia Long . Nó có dáng dấp gần giống Thiên An Môn ở Bắc Kinh nhưng vẫn toát lên vẻ riêng biệt của Kiến Trúc Việt ở phong cách trang trí .

Ngọ Môn gồm hai phần là Đài - cổng và lầu Ngũ Phụng phía trên . Phần Đài - cổng có hình chữ U cao 5m có 5 cửa : Cửa chính ( Ngọ Môn ) dành cho vua , hai cửa phụ kế bên ( Giáp Môn ) dành cho quan , hai cửa ngoài cùng ( Dịch Môn ) dành cho lính và voi , ngựa ..Lầu Ngũ Phụng phía trên được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim ( 100 cây ) và lợp ngói lưu ly vàng nhìn từ xa khá thanh thoát .

Ngày 30.8.1945 : đây là nơi đã diễn ra lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại , vị vua cuối cùng của nền quân chủ Việt Nam

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/DSCF1435.jpg

NGỌ MÔN

- Điện Thái Hòa : Điện quan trọng nhất trong Hoàng Cung . Nơi đặt ngai vàng và diễn ra lễ đăng quang của 13 đời vua Nguyễn và cũng là nơi diễn ra những nghi thức quan trọng nhất của triều đình .

Điện được xây vào năm 1805 và thường xuyên được tu bổ sửa chữa

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/dienthaihoa.jpg

ĐIỆN THÁI HÒA - ảnh sưu tầm

- Thế Miếu : Là tòa nhà gỗ 9 gian 2 chái nằm ở phía Tây Nam Hoàng Cung . Là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn từ vua Gia Long đến Khải Định . Ban đầu Thế Miếu chỉ thờ các vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức , Kiến Phúc , Đồng Khánh , Khải Định . Đến năm 1958 , linh vị của vua Hàm Nghi , Thành Thái , Duy Tân được rước vào thờ . Các vua còn lại gồm : Dục Đức , Hiệp Hòa không được thờ vì bị phế và Bảo Đại thì được chôn cất ở nước ngoài .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/themieu.jpg

THẾ MIẾU - Ảnh sưu tầm

- Hưng Miếu : Tòa nhà gỗ ( hấu hết đều là gỗ quý như : lim , sao , kiền ... ) này nằm ở phía Tây Nam Hoàng cung . Là nơi thờ thân sinh vua Gia Long là ông Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/hungmieu.jpg

HƯNG MIẾU - Ảnh sưu tầm

- Hiển Lâm Các : Được xây dựng để tưởng nhớ công ơn của các vua nhà Nguyễn và các vị đại thần của triều đình .

Tòa lầu này được xây dựng từ năm 1821 , cao 17m và có 3 tầng và hoàn toàn được dựng bằng gỗ ( 24 cột ) , trong đó 4 cột chính cao đến 13m

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/hienlamcac.jpg

HIỂN LÂM CÁC - Ảnh sưu tầm

- Thái Bình Lâu : Là nơi các vua đọc sách , làm thơ . Tòa nhà gỗ hai tầng này được xây dựng vào năm 1919 tọa lạc ở phía Đông Bắc Hoàng Cung .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/laukientrung.jpg

THÁI BÌNH LÂU - Ảnh sưu tầm

tibet3217
14-06-2009, 10:21
Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác đến hiện nay chỉ còn là phế tích như :

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/lauphungtien.jpg

Điện Phụng Tiên ( cũng là nơi thờ phụng các vị vua triều Nguyễn nhưng cho phép nữ giới đến hành lễ ) - Bị phá hủy năm 1947 chỉ còn cổng tam quan

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/loivaodienkhonthai.jpg

Điện Khôn Thái - nơi ở của các quý phi chỉ còn là lối mòn cỏ mọc

Chitto
15-06-2009, 08:40
Nói thật là về kiến trúc cung điện Huế, tớ có những cảm nhận riêng, không thích sự tuyền là ca ngợi của các bài trên sách báo, trên mạng.

Tuy vậy không biết là viết vào đây có tiện không nữa.

anhminh
15-06-2009, 09:40
@chitto: đợi bạn tibet kết thúc thì viết sẽ hay hơn, đảm bảo sự liền mạch cho bài của bạn tibet.
Tớ cũng thích các ý kiến trái chiều :)

linhnam
15-06-2009, 18:12
Cám ơn anh đã cảm nhận về Huế - đặc biệt là Kinh Thành Huế với những hình ảnh rất đẹp! Chỉ có điều những kiến trúc Huế bị phá dỡ trong thời kỳ sau 1945 là thật chua xót!
Chúng ta có nhiều lí do bào chữa hay lắm, nhưng mỗi lần trở lại Kinh Thành là đau lắm!
Không biết các phượt nghĩ sau?

tibet3217
15-06-2009, 18:29
* Cung An Định


Tọa lạc tại số 97 Phan Đình Phùng , Cung An Định là một công trình kiến trúc Hoàng Gia có phong cách hoàn toàn khác biệt với các công trình kiến trúc trong Hoàng Cung .

Tiền thân của cung An Định là phủ An Định , một công trình kiến trúc gỗ như các dinh phủ khác được xây dựng vào năm 1902 làm nơi ở của hoàng tử Bửu Đảo , con trai trưởng của vua Đồng Khánh .

Sai khi đăng quang , hoàng tử Bửu Đảo ( giờ là vua Khải Định ) đã cho cải tạo sửa sang lại nơi ở khi xưa của mình thành cung An Định và ban tặng nó cho Hoàng Thái Tử Vĩnh Thụy .

Vua Khải Định cho mua thêm đất xung quanh phủ An Định khi xưa nâng diện tích của nó lên 23.463.000 m2 và cho xây dựng lại toàn bộ các công trình kiến trúc bên trong . Trong đó đáng lưu ý là các công trình : Cửa cung , đình trung Lập , lầu Khải Tường và nhà hát Cửu Tư Đài .

* Cửa cung : Là công trình kiến trúc hai tầng được xây bằng gạch có motype Roman nhưng toàn bộ phần trang trí là phong cách khảm sành sứ và thủy tinh đặc thù của Huế . Công trình này thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa hai trường phái kiến trúc và trang trí Đông Tây .

* Đình Trung Lập : Nằm chính giữa sân và là một công trình kiến trúc nhỏ nhắn có hình bát giác được xây trên hai tầng nền và một hệ thống mái theo dạng cổ lầu . Ngày xưa ở đây có tượng của vua Khải Định được đúc bằng đồng với tỉ lệ 1/1 nhưng đến năm 1960 bà Từ Cung ( vợ vua Khải Định ) sợ tượng bị mất nên cho di dời tượng lên lăng Khải Định .

* Lầu Khải Tường : Được xây dựng từ 1917 - 1918 . Đây là một tòa nhà có 3 tầng , 22 phòng với diện tích lên đến 745m2 hoàn toàn xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu .

Điểm đáng lưu ý nhất của lầu Khải Tường là các bức tranh tường ở tiền sảnh tầng 1 . tại đây có 6 bức tranh sơn dầu vẽ trực tiếp lên tường thể hiện 6 khu lăng tẩm của các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Đồng Khánh . Chung quanh các bức tranh là một khung tranh đắp nổi được thếp vàng rực rỡ khiến ta bị ảo giác rằng các bức tranh tường đó là những bức tranh bình thường ....

* Nhà hát Cửu Tư Đài : Được xây dựng trong những năm 1922 - 1923 . Nhà hát này có sức chứa lên đến 500 người . Nhà hát có motype gần giống nhà hát lớn ở Hà Nội nhưng phần trang trí nội thất vẫn sử dụng phong cách khảm sành sứ của Huế và các nhà hát truyền thống cung đình như Duyệt Thị Đường ... Đáng tiếc là Cửu Tư Đài hiện nay đã trở thành phế tích sau vụ đặt mìn vào tháng 2.1947 .

8.1945 : Sau khi thoái vị , vua Bảo Đại đưa Hoàng Gia về sinh sống tại cung An Định
1957 : Bà Từ Cung ( mẹ vua Bảo Đại ) buộc phải rời khỏi cung An Định để nhà cầm quyền cấp cho một số giáo sư của trường Đại Học Huế làm nơi cư ngụ
2002 : Cung An Định được giao cho trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/cungandinh.jpg

Mặt sau cung An Định - giáp sông An Cựu - Ảnh sưu tầm

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/trangtuongcungandinh.jpg

Trang tường trong tiền sảnh lầu Khải Tường - Ảnh sưu tầm

tibet3217
16-06-2009, 10:14
* Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế


Tọa lạc tại số 3 Lê Trực gần Đại Nội
Bảo tàng trước đây là Điện Long An được xây dựng vào năm 1845 , dưới thời vua Thiệu Trị coi như là một biệt cung để nhà vua thỉnh thoảng xa giá đến đó để nghỉ ngơi hoặc trú ở đó để sửa soạn cho lễ tịch điền.

Điện Long An là một tòa nhà gỗ được xây trên một nền gạch cao 1,10m với một bộ khung chịu lực gỗ vững chãi với 128 cột gỗ lim . Tòa nhà có hai nhà . Nhà trước ( tiền doanh ) có 7 gian , nhà sau ( chính doanh ) có 5 gian và điểm đáng được lưu tâm là bao bọc tòa nhà không phải là gạch mà là cửa lồng kính để tiếp nhận ánh sáng tự nhiên .

Nghệ thuật trang trí diềm mái , bờ nóc ... ở đây đã đạt đến trình độ cao với kiểu nhất thi , nhất họa ( nghĩa là nhiều hình ảnh trang trí : hoa , chim ... xen kẽ với những bài thơ , văn được viết theo những phong cách khác nhau của chữ Hán ...).

1909 Điện Long An trở thành Tân Thơ Viện ( thư viện của trường Quốc Tử Giám ) .

1920 vua Khải Định cùng Khâm sứ Trung Kỳ Piere Pasquier thống nhất đổi Điện Long An thành Bảo tàng Khải Định ( Musee Khai Dinh ) để trưng bày các hiện vật Chăm - Việt mà Hội Đô Thành Hiếu Cổ đã sưu tập được .

1947 : Pháp đổi tên Musee Khai Dinh thành Tàng Cổ Viện .

1958 : Đổi tên thành Bảo Tàng Huế.

Hiện nay được gọi là Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế .

Bảo tàng hiện đang trưng bày trên 700 hiện vật về sánh sứ , trang phục vua chúa ... và đặc biệt nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Pháp lam Huế thì bạn không thể không đến đây .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/baotangmythuatcungdinhhue.jpg

Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế - Ảnh sưu tầm

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/menphaplam.jpg

Các hiện vật pháp lam được trưng bày tại bảo tàng - Ảnh sưu tầm

tibet3217
18-06-2009, 23:00
* Tour Chùa


Chùa chiền là một tour thú vị khi chúng ta muốn tìm hiểu thêm về Huế . Ở Huế có rất nhiều chùa , mỗi ngôi chùa , đặc biệt là các chùa cổ sẽ mang lại cho chúng ta những cảm xúc thật sự khó tả về kiến trúc , về lịch sử và kể cả một điều rất mơ hồ đó là phong cách Huế .

Trong nội thành Huế có khá nhiều chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII như chùa Thiên Mụ ( 1601 ) , Báo Quốc ( 1674 ) , Từ Đàm ( 1683 ) , Thuyền Tôn ( 1709 ) , Diệu Đế ( 1844 ) ....

Có thể dễ dàng nhận ra nét chung của các chùa ở Huế là sự nhỏ nhắn , tĩnh lặng ẩn mình vào thiên nhiên . Khác với các chùa ở phía Bắc , các chùa Huế dù là quốc tự như Thiên Mụ vẫn không có dáng vẻ đồ sộ . Phần lớn chánh điện đều là những căn nhà rường mà người ta vẫn thấy ở Huế .

Chánh điện thường có 3 đến 5 gian , 2 chái , mái hai tầng luôn nằm gọn trong một vườn cây xanh um . Bên trong chánh điện bài trí khá đơn giản với tượng Phật Thích Ca ở gian giữa , hai gian bên thờ Đức Địa Tạng và Quan Thế Âm Bồ Tát .Tất cả các tượng đều theo phong cách chân phương , không to lớn và cũng không quá màu mè .

Một số chùa cổ cần tham quan

* Chùa Thiên Mụ ( Linh Mụ ) :

Chùa được xây dựng vào năm 1601 , trên đồi Hà Khê dưới thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng theo sự tích bà già báo mộng chân Chúa ra đời. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu , chùa được mở mang với quy mô rộng lớn . Đáng kể nhất là Đại Hồng Chung nặng đến 2 tấn được đúc năm 1710 và Tháp Phước Duyên cao 21 m xây năm 1844 được xem như là biểu tượng của toàn bộ cảnh chùa .

Để đến chùa , chúng ta cứ thẳng đường Trần Hưng Đạo ngang qua Hoàng Thành . Cuối đường Lê Duẩn , vượt qua đường rầy chúng ta sẽ đến đường Kim Long . Thẳng Kim Long đi khoảng 1km nữa ta sẽ đến Thiên Mụ .

Thật đáng tiếc nếu chúng ta không đến Thiên Mụ vào đêm trăng rằm đề có thể nghe được tiếng chuông được gióng lên lúc 19 giờ . Tiếng chuông ngân vang , trầm nhưng ấm lan tỏa trên mặt sông đủ làm du khách quên đi tất cả muộn phiền .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/Thienmu2.jpg

Chùa Thiên Mụ nhìn từ sông Hương - Ảnh : Wiki

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/chuathienmu.jpg

Tam quan chùa Thiên Mụ - Ảnh sưu tầm

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1020850.jpg

Tháp Phước Duyên đêm rằm


* Chùa Bảo Quốc :

Theo đường Lê Lợi là con đường chính nằm ở bờ Nam sông Hương gặp đường Điện Biên Phủ thì rẽ vào . Theo đường Điện Biên Phủ đến đường rầy xe lửa chúng ta sẽ nhìn thấy một con đường nhỏ có tên là Báo Quốc . Rẽ vào khoảng 200m sẽ đến chùa Bảo Quốc

Chùa Bảo Quốc nằm trên một ngọn đồi có tên là đồi Hàm Long được hòa thượng Giác Phong xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVI . Đến 1747 , chùa được chúa Nguyễn Phước Khoát ban chữ đề tên . Năm 1824 , vua Minh Mạng ban tên Bảo Quốc và được trùng tu nhiều lần vào thời gian sau .

Những cây nhãn cổ thụ nơi vườn chùa và cổng tam quan cổ kính sẽ là nơi khiến máy ảnh của bạn phải làm việc hết công suất


https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1020680.jpg

Cổng tam quan chùa Bảo Quốc

* Chùa Từ Đàm :

Từ chùa Bảo Quốc theo đường Điện Biên Phủ chạy lên ta sẽ gặp chùa Từ Đàm .

Từ Đàm có nghĩa là mây lành . Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1695 . Đến năm 1703 thì được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển " Sắc Tứ Ân Tôn Tự . 1841 thì vua Thiệu Trị đổi tên thành Từ Đàm

1936 chùa Từ Đàm là trụ sở của Hội An Nam Phật học
1951 : chùa là nơi họp của 51 đại biểu Phật giáo toàn quốc đề thống nhất Phật Giáo toàn quốc
1963 : Chùa là trung tâm của cuộc đấu tranh chống đàn áp Phật giáo của gia đình Ngô Đình Diệm

Xét về mặt kiến trúc , chùa không có gì đặc biệt vì đã qua quá nhiều lần tu bổ nhưng đây là địa điểm ghi dấu khá nhiều lịch sử của Phật giáo Việt Nam nên rất đáng để tham quan . Cũng nên lưu ý cây bồ đề trong sân chùa vì lịch sử thú vị của nó . Cây bồ đề này do bà Kerpelec , tổng thư ký viện Phật học PhnomPenh mang từ Ấn Độ sang trồng vào năm 1939 .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1020725.jpg

Cổng chùa Từ Đàm


* Chùa Diệu Đế :

Tọa lạc tại số 100B đường Bạch Đằng

Diệu Ðế là ngôi quốc tự thứ ba, được vua Thiệu Trị coi là một trong hai mươi thắng cảnh của đất kinh đô thiêng liêng. Chùa được vua Thiệu Trị truyền lệnh xây dựng với qui mô lớn vào các năm 1842 - 1844 khi mới lên ngôi vài năm, trên vùng đất nhà vua đã ra đời.

Hiện nay, chùa chỉ còn chính điện, hai bên chính điện đặt Bát Bộ Kim cang, phía sau có một nhà khách, một bếp. Sân ngoài có nhà bia, nhà chuông, ngoài cùng là cổng tam quan hai tầng phía trên có lầu Hộ Pháp.


Sân trong có bốn bức tường nhỏ và một cặp nghê nằm chầu hai bên lối vào...

Khuôn viên chùa nằm gọn giữa bốn con đường: phía trước là đường Bạch Ðằng chạy dọc theo một nhánh sông Hương, phía sau là đường Tô Hiến Thành gần chùa Diệu Hỷ, bên trái là con đường mang tên chùa (Diệu Ðế) và bên phải là đường chùa Ông. Kiến trúc ban đầu của chùa rất qui mô. Tuy không đẹp bằng chùa Thiên Mụ, nhưng chùa Diệu Ðế có vẻ độc đáo riêng, có bốn lầu (hai lầu chuông, một lầu trống và một lầu bia). Chính điện là đại giác, tả hữu chính điện là Thiền đường, phía trước điện dựng gác Ðạo Nguyên hai tầng ba gian, sau gác Ðạo Nguyên có hai lầu chuông trống xây cân đối ở hai bên, chính giữa là lầu Hộ pháp, sân trong có La thành, sân trước có hai nhà lục giác, nhà bên tả đặt hồng chung, nhà bên hữu dựng bia lớn khắc bài văn do vua Thiệu Trị soạn. Hệ thống La thành ngoài chùa Diệu Ðế xây dựng kiên cố, bề thế, trước có Phượng môn ba cửa, hai bên có cổng nhỏ, ngoài bờ sông có xây bến thuyền khoảng mười bậc lên xuống.


Trước đây, chùa Diệu Ðế có nhiều tượng Phật do được chuyển từ chùa Giác Hoàng, sau sự kiện Kinh đô thất thủ (1885). Cuối năm này, chính phủ Nam triều đặt sở đúc tiền ở Cát Tường từ thất, phủ đường Thừa Thiên ở Trí Tuệ tịnh xá và một tăng phòng làm nhà lao của tỉnh, một tăng phòng làm trụ sở cho Khâm thiên giám. Năm 1887 phần lớn các ngôi nhà trong chùa đều bị triệt hạ...

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1020754.jpg

Cổng chùa Diệu Đế

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1020752.jpg

tibet3217
18-06-2009, 23:01
* Chùa Quốc Ân :


Chùa Quốc Ân tọa lạc ở lưng chừng một quả đồi thấp thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Qua cầu Phú Cam ở đường Nguyễn Trường Tộ, chạy thẳng đường Đặng Huy Trứ đến cuối đường sẽ đến chùa .

Chùa Quốc Ân do Thiền sư Nguyên Thiều khai sáng khoảng năm 1682 - 1685, đời vua Lê Huy Tông, lúc đầu mang tên chùa Vĩnh Ân. Đến năm 1689, Chúa Nguyễn Phúc Trăn đã đổi tên chùa Vĩnh Ân là Quốc Ân, ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Quốc Ân Tự" và chuẩn phê miễn thuế ruộng đất cho chùa.

Vào thời Nguyễn, chùa Quốc Ân được trùng tu nhiều lần. Năm 1805, bà Long Thành (chị ruột vua Gia Long) đã cúng dường tiền bạc để trùng tu chùa. Nhưng lúc bấy giờ đây cũng chỉ là một ngôi chùa tranh tre đơn giản. Năm 1822, Hòa thượng Hoằng (Tăng cang chùa Linh Mụ) được vua Minh Mạng giao nhiệm vụ trùng tu chùa Quốc Ân. Năm1825, Hòa thượng viên tịch, tháp mộ được xây dựng trong vườn chùa. Năm 1837 và năm 1842, chùa lại được tiếp tục trùng tu. Từ năm 1846 đến năm 1863, vị Hòa thượng kế nghiệp cho xây cổng tam quan, hai miếu thờ Ngũ hành và Thiên Y A Na.

Lối kiến trúc chùa Quốc Ân theo kiểu chữ khẩu truyền thống của xứ Thuận Hóa xưa. Chùa hiện lưu giữ được nhiều tượng khí và pháp khí xưa quý từ thời khai sơn cho đến nay. Như bộ tượng Tam Thế Phật, tượng Phật Thích Ca được chú tạo vào khoảng năm 1851. Gian bên trái thờ Bồ tát Quan Thế Âm, hai bên là Hộ pháp, phía trước thờ Bồ Đề Đạt Ma, gian bên phải thờ Quan Thánh (Quan Vân Trường), các tượng khí này đều do Tổ Nguyên Thiều mang đến từ Trung Hoa. Hậu liêu thờ chân dung Tổ Nguyên Thiều và nhiều long vị của chư tổ và chư vị trú trì kế thế... Ngoài ra, chùa còn lưu giữ chiếc khánh đồng có hoa văn rất đẹp đúc từ thời Minh Mạng và nhiều pháp bảo, pháp khí khác như đại hồng chung, bia ký...

Trong chùa có nhiều hoành phi và câu đối với nét bút điêu luyện, chạm trổ tinh xảo.

Ở sân trước chùa có dựng tấm bia khắc bài minh của Chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu vào năm 1729, ca ngợi đạo đức của Thiền sư Nguyên Thiều.

Ngày nay, đến chiêm bái tham quan chùa Quốc Ân, chúng ta như đi vào một bảo tàng thu nhỏ trưng bày thờ tự nhiều tượng khí, pháp khí mang những dấu ấn văn hóa đặc trưng của Phật giáo xứ Đàng Trong nói chung và xứ Thuận Hóa nói riêng. Cũng chính vì lẽ đó, ngày 8-10-1993 UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định số 1046 bảo vệ chùa Quốc Ân. ( Theo Việt Báo )

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/chuaquocan.jpg

Chùa Quốc Ân - Ảnh sưu tầm

tibet3217
21-06-2009, 16:26
2 . VÙNG LÂN CẬN HUẾ

* PHÍA NAM


THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ


Đây là một trung tâm thiền học thuộc phái Trúc Lâm của Hòa thượng Thích Thanh Từ được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ nằm giữa Hồ Truồi , dưới chân núi Bạch Mã . Thiền viện được khởi công từ tháng 3/2006, sau hai năm thi công trong điều kiện khá khó khăn vì cách trở đường vận chuyển. Với tổng kinh phí gần 15 tỉ đồng từ nguồn đóng góp của giáo hội và phật tử, nay đã nên hình hài một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình.

+ Cách đi : : Thiền Viện nằm cách trung tâm Huế khoảng 30km về phía Nam . Bạn có thể thuê xe máy để đi ( nhưng đừng nói đi Thiền Viện vì những người cho thuê xe tại khách sạn không muốn khách đi xa ) . Nếu đi xe máy bạn cứ chạy theo đường Hùng Vương , ra quốc lộ 1A hướng về Phú Bài cho đến khi đến cầu Truồi thì dừng lại . Bên tay phải sẽ có một con đường nhỏ . Chạy theo con đường nhỏ đó và lưu ý các biển chỉ đường vào hồ Truồi đi khoảng 10km bạn sẽ đến hồ Truồi . Dưới góc đập nước có thuyền đưa bạn qua Thiền Viện .

Nếu bạn không đi xe máy bạn có thể ra bến xe gần Thành Nội đón xe đi Lăng Cô hoặc Đà Nẵng rồi xin xuống ở cầu Truồi . Sau đó đi xe ôm vào . Nhớ dặn xe ôm đợi mình vì trong Thiền Viện không có bến xe ôm .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/duongvaothienviendvl215.jpg

Núi Bạch Mã nhìn từ hồ Truồi - Ảnh Dvl_215

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/hotruoi.jpg

Hồ Truồi - Ảnh Dvl_215

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/truoi7.jpg

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/thienvienbachma-1.jpg

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã - Ảnh Dvl_215

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/chanhdientruclam.jpg

Chánh điện của Thiền Viện - Ảnh Dvl_215

tibet3217
21-06-2009, 20:14
* VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ

Địa chỉ : Thị trấn Phú Lộc , huyện Phú Lộc , tỉnh Thừa Thiên - Huế
Điện thoại : 054.871330 - 874166
Website : www.bachma.vnn.vn

Năm 1925 , một dự án thành lập quốc gia Bạch Mã - Hải Vân để bảo tồn loài gà lôi lam màu trắng ( Lophura edwardsi ) đã được đệ trình lên Bộ Thuộc Địa Pháp .Trên cơ sở đó vườn quốc gia Bạch Mã ra đời .

Thập niên 30 , người Pháp cho xây dựng Bạch Mã thành một khu nghỉ dưỡng với 139 biệt thự , chợ , bưu điện và một con đường nhựa nối liền đỉnh Bạch Mã với quốc lộ 1A

Thập niên 60 , Bạch Mã trở thành một điểm chiến lược của quân đội Mỹ để khống chế Đà Nẵng và Huế nên quân đội Mỹ đã ch xây dựng một sân bay dã chiến trên đỉnh Bạch Mã và nơi đây đã diễn ra nhiều trận chiến quyết liệt

1988 , chính phủ phê duyệt thành lập khu rừng cấm Bạch Mã - Hải Vân
15.7.1991 Vườn quốc gia Bạch Mã chính thức được thành lập với diện tích 22.030 ha .

Vườn quốc gia Bạch Mã là trung tâm của dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biển Động đến biên giới vIệt Lào . Nơi đây có nhiều loại thú như hổ , vượn , vộc ngũ sắc , sao la ... và nhiều loài cây quý hiếm như trắc , trầm hương ....Nhiệt độ ở vườn Bạch mã luôn mát mẻ ( từ 18 - 23 độ C vào mùa hè ) . Vườn cũng là nơi có lượng mưa lớn nhất Việt Nam ( mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau )

- Cách đi : Vườn quốc gia Bạch Mã cách Huế khoảng 40 km về phía Nam . Theo quốc lộ 1A chạy về hướng Đà Nẵng đến chợ cầu Hai sẽ có ngã ba rẽ vào vườn . Chạy theo ngã ba này khoảng 3km sẽ đến trung tâm đón tiếp du khách để mua vé vào vườn ( khoảng 15.000 ) và thuê xe chạy lên đỉnh ( không cho phép xe cá nhân chạy lên ) . Nếu đi bằng xe bus thì có trạm dừng tại ngã ba vườn . Xuống xe đi bộ hoặc đi xe ôm vào trung tâm đón tiếp du khách . Nên đi theo đoàn . Nếu đi lẻ hay đi ít người bạn phải đợi chờ rất lâu để ghép đoàn .

- Lưu ý : Dịch vụ tại vườn rất tệ . nên chuẩn bị thức ăn hoặc điện thoại đặt trước . Không nên đi vào mùa mưa . Đặc biệt nên mặc quần dài , đi giày thể thao và mang thuốc chống vắt . Các bạn nữ tuyệt đối không mặc váy nếu không muốn vắt hút máu đến ngất xỉu ( vì sợ )

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/rungbachma.gif

Rừng Bạch Mã

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/bachma.jpg

Biệt thự của bà Trần Lệ Xuân - vợ ông cố vấn Ngô Đình Nhu

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/trendinhbachma-1.jpg

Vọng Hải Đài - nơi cao nhất Bạch Mã

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/vatbachma.gif

Vắt Bạch Mã - hung thần này chui vào giày của chúng ta rất nhanh có khả năng bám chặt và hút máu để cơ thể căng phồng lên gấp 35 lần

Còi cọc
22-06-2009, 09:00
II . PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

Để đến Huế bạn có thể đi bằng các phương tiện sau :

- Máy bay : 1 giờ 10 phút bay

+ Hãng Jetstar ( www.jetstar.com )có giá vé rẻ - mỗi ngày 1
chuyến duy nhất từ Sài Gòn : 7 giờ - đến sân bay Phú Bài ( Huế ) 8
giờ 20
+ Hãng Vietnamairline :
* có 4 chuyến Sài Gòn - Huế mỗi ngày ( 8:10 , 15:30 , 19: 10 , 20:00 )
* Có 7 chuyến bay Hà Hội - Huế mỗi ngày (9:00,11:00,13:00,16:30 ,
19:50 , 20:05 , 21 :10 )

Sân bay Phú Bài cách thành phố 15km . Để vào thành phố bạn có thể đi xe bus của sân bay giá 40.000 / người . Bus sẽ dừng tại văn phòng của VNairline trên đường Hà Nội . Hoặc có thể đón taxi ( giá khoảng 200.000 )

- Xe lửa : Từ 24 đến 28 tiếng - Luôn có chuyến mỗi ngày đi Huế
+ Tại Sài Gòn : mua vé tại ga sài Gòn : số 1 - Nguyễn Thông - phường 9 quận 3
+ Tại Hà Nội : mua vé tại ga Hàng Cỏ : 120 - Lê Duẩn.

- Xe bus :
+ Tại Sài Gòn có thể mua vé đi từng chặng đến Huế thông
qua các công ty du lịch nằm trên đường Phạm Ngũ lão như : Sinh cafe ,
An Phú , TM brother
+ Tại Hà Nội : có các hãng xe Camel : 22 ngõ 462 Trần
Khắc Chân ( đang bị than phiền ? ) , hay Hoàng Long ( 04.9282828 ).

Để tham quan các thắng cảnh ở Huế bạn có thể thuê cyclo , xe ôm hoặc taxi nhưng cách hay nhất là thuê xe đạp ở khách sạn hoặc những nơi chuyên cho thuê xe ( số 54 Lê Lợi ) . Nếu muốn đi xa hơn thì thuê xe máy ở khách sạn ( giá : 100.000 / ngày ) .

Em chào các Bác.Em nghĩ đến Huế bây giờ tuy có nhiều sự lựa chọn nhưng có lẽ chỉ duy nhất xe giường nằm của Hưng Thành là ổn hơn cả cho hành trình của chúng ta.Cammel thì bị than phiền,bị chê từ lâu rồi ạ.

Miên Nữ
22-06-2009, 11:35
Xin viết tiếp loạt bài giới thiệu chùa Huế ạ. (Hôm trước em định nếu bác tibet viết hết mà ko giới thiệu chùa Từ Hiếu ở Huế thì em sẽ vào note thêm mấy dòng). Các chùa bác đã giới thiệu đều đẹp và nổi tiếng. Nhưng ở Huế còn một ngôi chùa cổ khá đặc biệt, vì là ngôi chùa duy nhất có nghĩa trang dành riêng cho các thái giám triều Nguyễn.

Mỗi khi về Huế, MN rất thích ghé lên đây vì không gian trầm mặc, yên tĩnh, ghé vào nghĩa địa thắp nén nhang cho những con người có thân phận đặc biệt nhất của chế độ phong kiến; lâu lâu các sư sãi trong chùa còn chơi đá banh ngoài sân, những gương mặt trẻ trung khỏe khoắn, cũng hò hét la ó... cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm.

Đây là một đoạn về chùa Từ Hiếu khá hay, đầy đủ của tác giả Trần Thị Thanh, Tài liệu Hán Nôm Phật Giáo của Đại học Khoa học Huế:

"Chùa Từ Hiếu là một danh lam thắng cảnh của đất đô thành. Kể cả thời xưa cũng như ngày nay, nhiều du khách tới thăm Huế đều coi đây là một địa chỉ rất đáng lưu tâm. Chùa Từ Hiếu được khởi nguồn bắt đầu từ một thảo am nhỏ có tên là An Dương am. Am An Dưỡng do Hòa Thượng Nhất Định lập nên để an nhàn dưỡng bệnh và phụng dưỡng mẹ già. Hòa Thượng Nhất Định tuy tu hành đắc đạo, nhưng cũng không quên đạo hiếu. Đối với mẹ già, khi bị ốm nặng, Hòa thượng không ngại tiếng chê cười, dèm pha. Hàng ngày ông đi bộ xuống chợ Bến Ngự mua thịt cá về nuôi dưỡng mẹ già.

Việc này nhiều người không hiểu lý do, nhưng có một số vị thái giám ở gần chùa, hay ra vào nơi đấy nên biết rất rõ sự tình. Việc giữ đạo hiếu của Hòa thượng Nhất Định đã được vua Thiệu Trị khen ngợi. Sau này, vua Tự Đức cảm phục tấm lòng của một Hòa thượng trọng đạo hiếu nên đã cấp tiền của, ruộng đất để xây thảo am nhỏ thành một ngôi chùa lớn rồi sắc ban cho tên gọi là “Từ Hiếu”. Về sau chùa Từ Hiếu đã được nhiều lần trùng tu và chính các vị Thái giám triều Nguyễn đã tự nguyện đóng góp tiền của mở rộng chùa. Và nơi đây cũng là chính nơi họ gửi gắm thân xác mình khi về nơi vĩnh hằng. Do vậy, ngày nay ở đất vườn chùa hãy còn gần 30 ngôi mộ của các vị thái giám. Hằng năm các vị sư trong chùa Từ Hiếu lấy 2 ngày 2/10 và 6/10 âm lịch làm ngày giỗ chung để tưởng nhớ các vị Thái giám triều Nguyễn.

Như vậy, từ khi chùa Từ Hiếu còn là An Dưỡng am (1842) đến nay đã trải qua trên hai trăm năm. Trên hai trăm năm biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử diễn ra nhưng chùa “Từ Hiếu” vẫn là một ngôi cổ tự chứa đựng nhiều chuyện thế thái nhân tình cùng những giáo lý cứu đời diệt khổ của nhà Phật. Những chuyện đó hiện nay còn lưu giữ trong văn bản chữ Hán như văn bia, sách kinh kệ Phật giáo và những câu đối của chùa.

Có thể nói câu đối ở chùa Từ Hiếu không những làm đẹp thêm kiến trúc của chùa mà còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Nhìn toàn thể thì câu đối được trang trí trên chùa Từ Hiếu có ở khắp nơi. Từ cổng chùa, cổng tam quan, tiền đường, trong chính điện hậu điện cho đến tháp Hòa thượng Nhật Định, tất cả được trang trí bằng 25 câu đối. Phần lớn những câu đối này được viết bằng chữ chân, đắp nổi trên các cột trụ bê tông. Ngoài ra một số câu trong chính điện được viết trên những tấm gỗ sơn son thếp vàng rất đẹp mắt. Hòa với cảnh sắc thâm u ở chốn thiền môn, câu đối tạo nên một vẻ đẹp trang nhã, thanh thoát cho cảnh chùa khiến người vãn cảnh như đang được phiêu lãng trong thế giới hư không, và được tắm mình trong bể từ bi bác ái của đạo Phật."

=> Ngoài "nghĩa địa hoạn quan", các câu đối là một nét đặc sắc của chùa Từ Hiếu. Nếu đến vãn cảnh chùa, trước khi đi nên tham khảo các tài liệu dịch nghĩa các câu đối để cảm nhận đầy đủ hơn. Chùa ở núi Dương Xuân, cách Huế khoảng 5, 6 km; rất dễ hỏi đường để đến nơi.

Hiện giờ ko còn ảnh nào chụp tổ đình Từ Hiếu nên MN post ảnh lấy trên mạng, trong ảnh là cổng tam quan chùa và một góc nghĩa trang, ko biết tác giả (sorry):


https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/th2.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/th1.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/th3.jpg

Mấy tấm này trên blog của nhà báo Binh Nguyên, chụp một trận đá bóng ở sân chùa:


https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/th4.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/th7.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/th6.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/th5.jpg

tibet3217
22-06-2009, 17:19
Chùa Từ Hiếu không nằm trong thành phố Huế mà nằm ở phía Tây thành phố . Tôi dự định xếp nó vào vùng lân cận phía Tây chung với các lăng . Nhưng dù sao cũng cám ơn bạn . Khi nào viết đến đó phiền bác Chitto sắp xếp lại được không ạ ?

tibet3217
24-06-2009, 19:46
* LĂNG CÔ .


Nằm cách Huế 70 km , cách Đà Nẵng 30 km , ngay dười chân đèo Hải Vân là Lăng Cô . Lăng Cô ngày xưa là nơi nghỉ mát của vua Khải Định và gia đình, mang tên Hành cung tịnh viên. Hiếm nơi nào hội tụ được nhiều ưu thế của tạo hoá như nơi đây: có đầm phá, núi non, biển đảo, gò đồi ... và bãi cát trắng dài tới hơn 10 km, làn n­ước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp. Bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí.

Ngày 6 tháng 6 năm 2009, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đón nhận danh hiệu “Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới” do Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn.


Lăng Cô rất thích hợp với mục tiêu nghĩ dưỡng , honey moon

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/Langco.jpg

Lăng Cô - Ảnh : Wiki

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/Baibienlangco.jpg

Bãi biển Lăng Cô - Ảnh : Wiki


- Cách đi :

+ Từ Huế có thể đón xe bus đi Đà Nẵng rồi xin xuống ở Lăng Cô
+ Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn : cách đi hay hơn là đáp máy bay đến Đà Nẵng rồi đi xe bus ra Lăng Cô .

- Chỗ ở :

* Thanh Tâm Resort
- Điện thoại : 0543.874.456
- Web : http://www.thanhtamresort-langcobeach.com.vn/Intro.html-
Nằm ngay quốc lộ 1A . Chỉ nên ở khu khách sạn , còn khu lều đã xuống
cấp nhưng giá rẻ

* Lăng Cô Beach Resort
- Điện thoại : 0543.873.555
- Web : http://langcobeachresort.huonggiangtourist.com
Dịch vụ lưu trú tốt nhưng lưu ý khu B đang xuống cấp

* Nirvana Resort
- Điện thoại : 0543.684.700
- Web : www.nirvanaspavietnam.com ,
Dịch vụ tốt, cách quốc lA khoảng 7km, biển còn hoang sơ và nằm cách biệt với khu dân cư.

* Khách sạn Lăng Cô ( của Công đoàn )
- Điện thoại : 0543 . 874.426
- Email : [email protected]
Có một số phòng mới . Khu phòng cũ có view trông ra nghĩa trang khá ấn tượng

Ngoài ra còn có : Hải Yến - 0543.269.211; Yến Hoàng Anh - 0543.874.545 nằm ở đối diện biển Lăng Cô

- Ăn uống : Ở Thanh Tâm hay Lăng Cô Beach Resort có phục vụ ăn uống với giá từ 70.000 . Nhà hàng Bé Đen Sao Biển - 0543.874435 nằm ngay cạnh đầm Lập An. Thức ăn ngon, nhiều nhưng chất lượng vệ sinh tại khu nhà hàng chưa tốt .

Đồ ăn ở Lăng Cô cũng tương đối rẻ nhưng cũng như các nơi du lịch khác ở Việt Nam nên hỏi giá trước khi ăn nếu các bạn ăn ở khu vực bên ngoài nhé

backpackr
25-06-2009, 14:29
Em cũng muốn đến thăm cố đô từ lâu rồi, tuần tới là một dịp tốt, nhưng mà mấy thằng ở ĐN nó đang dọa rồ em là tầm này ở Huế gió Lào nóng lắm. Các bác cho hỏi là thực tế thời tiết nó sẽ nóng đến thế nào? có khó chịu như 2 đợt nóng vừa rồi ở HN ko?

tibet3217
25-06-2009, 18:18
* KHU DU LỊCH SINH THÁI SUỐI VOI


* Cách đi :
Theo quốc lộ 1A đi về phía Lăng Cô, đến km 879, rẽ tay trái thêm khoảng 3km về hướng tây, ngang qua xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, là đến khu du lịch sinh thái Suối Voi. Suối Voi nằm trong tam giác khu du lịch Bạch Mã - Cảnh Dương - Lăng Cô.

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/duongvaosuoivoi.jpg

Đường vào khu Suối Voi - Ảnh : Binladen ( diễn đàn tinh tế )

Cách Huế khoảng 60 km về phía Nam , khu Suối Voi là một quần thể có nhiều đoạn suối đá đẹp, nằm ven cánh rừng đại ngàn với phong cảnh rất hữu tình. Dòng suối trong xanh chảy qua những khối đá lớn, nhỏ, màu đen mốc, tròn trịa như bầy voi đang lội nước, cảnh trí thật là sinh động. Đặc biệt, có một tảng đá giống hình con voi, “phủ phục” trên bờ với cái vòi dài đưa ra giữa suối. Dưới vòi voi đá, có một vùng nước sâu, rộng khoảng 30m2. Ở đây, làn nước trong xanh, in hình mây trắng bàng bạc trôi và những cánh rừng đại ngàn. Du khách tha hồ tắm táp, bơi lội thỏa chí. Hai bên bờ suối, là khu nghỉ dưỡng dân dã với những lán tranh tre nứa lá.

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/suoivoianhbinladen-tinhte.jpg

Vì sao khu này được gọi là Suối Voi ... Ảnh : Binladen

Đi lên phía thượng nguồn, bạn sẽ bắt gặp những thác lớn từ những cánh rừng nguyên sinh của dãy Trường Sơn hùng vĩ đổ về trắng xóa. Có đoạn làn nước trong xanh, yên tĩnh; có đoạn nước xô vào đá, tung bọt trắng xóa. Hai bên bờ xuất hiện những ghềnh đá màu vàng, xanh với những hình thù kỳ bí. Có tảng đá lớn cỡ ngôi nhà, mặt trên phẳng và rộng, chung quanh nước chảy rì rào, có thể làm nơi sinh hoạt, vui chơi cho hàng chục người.

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/suoivoi2.jpg

Một hồ tắm ở Suối Voi - Ảnh : Binladen

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/suoivoi4.jpg

Hồ cao nhất và sâu nhất


Giá vé vào cửa từ 15.000 / người . Nếu bạn đi xe máy bạn phải gửi xe riêng . Nếu bạn ở Lăng Cô thì đi Suối Voi là một sự lựa chọn hay cho tour một ngày

tibet3217
28-06-2009, 09:49
2 . VÙNG LÂN CẬN HUẾ

* PHÍA BẮC


SUỐI KHOÁNG NÓNG THANH TÂN

Địa chỉ: Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
ĐT: 054.553225 - 553192. Fax: 054.552222.
Web : www.thanhtan.com


Khu nghỉ dưỡng suối nước khoáng nóng Thanh Tân ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 25km , đây là một khu nghỉ dưỡng hết sức lý tưởng.

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, bộ đội bị thương được đưa về khu suối nước khoáng nóng này để điều trị vết thương rất mau lành. Bây giờ, trên cơ sở suối nước nóng đó, Công ty nước khoáng thiên nhiên Thanh Tân đã đưa vào khai thác loại hình du lịch nghỉ dưỡng này. Những ngày mùa đông, có lúc du khách đông đến hàng nghìn người, trên khắp mọi miền đất nước đều đến đây nghỉ dưỡng. Ngoài hệ thống ao, suối nước nóng thiên nhiên( từ 30 đến 68 độ ) , còn có hệ thống hồ bơi, hồ tắm nằm ẩn mình giữa những giàn phong lan rất thơ mộng. Trên hồ tắm có hệ thống nhà nghỉ được xây dựng bằng nhà tranh, nhà xây kiên cố phục vụ theo nhu cầu của du khách. Sau khi ngâm tắm xong, du khách có nhu cầu thì được tham gia chương trình luyện tập thể dục dưỡng sinh, thể dục dụng cụ, xông hơi nước khoáng... hết sức hấp dẫn. Một hệ thống nhà bếp phục vụ nhu cầu ẩm thực ngay tại chỗ cũng như dài ngày cho du khách có nhu cầu ở lại nghỉ ngơi và điều dưỡng.

Cách đi :

- Nếu đi bằng xe máy bạn có thể theo quốc lộ 1A chạy về hướng Quảng Trị . Khi chạy đến cầu sông Bồ sẽ thấy một ngả rẽ bên tay trái . Rẽ theo hướng đó chạy dọc theo sông Bồ khoảng 7km thì sẽ đến khi suối khoáng nóng .

- Nếu bạn ở Huế bạn có thể liên lạc với khách sạn Thanh Tân - 12 Nguyễn Văn Cừ (054.826788 ) để hỏi về xe đưa rước .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/songbo.jpg .

Sông Bồ

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/suoikhoangthanhtan2.gif .

Cổng vào khu suối nước nóng

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/suoikhoangthanhtan3.gif

Khu ngâm tắm với nhiệt độ khoảng 45 độ c


https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/thanhtan4.jpg

Toàn cảnh khu suối nóng .

tibet3217
28-06-2009, 10:36
* LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH

Web : www.langcophuoctich.com .

Ngôi làng nằm bên sông Ô Lâu thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế cách Huế khoảng 40 km về phía Bắc , độc đáo với những ngôi nhà cổ có gần 200 năm tuổi, với cây thị hơn 1.000 tuổi. Phước Tích cũng nổi tiếng về những khu vườn cổ nhiều loại hoa quý.

Rất ít làng còn giữ được gốc tích rõ ràng như Phước Tích. Căn cứ vào tộc phổ các dòng họ, có thể khẳng định làng được thành lập năm 1470, nổi tiếng với nghề làm gốm từng được các vương triều đặt dân làng làm đồ dùng trong cung.

Theo khảo sát bước đầu của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, làng hiện có 27 ngôi nhà rường còn khá nguyên vẹn. Trong đó có 12 nhà thuộc loại có giá trị đặc biệt (loại1), 11 nhà có giá trị (loại 2), 4 nhà ít giá trị (loại 3). Những ngôi nhà ấy nằm theo những chòm xóm mà các nhà chỉ ngăn cách bởi các hàng chè tàu xanh. Chỉ riêng xóm Đình dài khoảng 200 m, đã có đến 10 nhà rường, trong đó nhà ông Lương Thanh Thu “trẻ” nhất cũng đã 100 năm tuổi, còn cái nhà “cổ” nhất 180 năm tuổi, do bà Hồ Thị Thanh Nga đang gìn giữ. Trong các ngôi nhà cổ ấy, các vì kèo, xuyên, trách... đều được chạm trổ cực kỳ tinh tế.

Một trong những đặc điểm của ngôi làng cổ này là sự tham gia của các khu vườn. Ở đây không kém gì những khu vườn của Huế, thậm chí tuổi đời còn vượt xa. Ở Phước Tích, người dân rất tự hào về cây thị có đến 1.000 năm tuổi đang sống cùng dân làng. Nó có chu vi đến bốn, năm sải tay người lớn. Người dân cho biết, từ khi lập làng (cách đây 533 năm), cây thị này đã có và cao lớn lắm rồi.

- Cách đi :

+ Tuy làng nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng phải qua địa phận tỉnh Quảng Trị .

Nếu đi xe máy , bạn chạy thẳng theo quốc lộ 1A , chạy qua địa phận tỉnh Quảng Trị đến ngã ba Mỹ Chánh thì quẹo tay phải , đi ngang qua chợ Mỹ Chánh . Cách chợ Mỹ Chánh khoảng 1km là cầu Phước Tích bắt ngang qua sông Ô Lâu . Qua cầu Phước Tích sẽ thấy cổng vào làng .

Nếu đi xe bus bạn ra bến xe đón xe đi Đông Hà , rồi xin xuống Mỹ Chánh . Từ ngã ba Mỹ Chánh bạn bắt xe ôm đi vào làng .

Cảm nhận :

Tôi về Phước Tích trong những ngày tháng 6 .2009 , nắng như đổ lửa trên đầu . Phước Tích đang được du lịch Huế lăng xê thành một trong những điểm đến mới lạ . Sự bình yêu của một ngôi làng nhỏ ven sông Ô Lâu đột nhiên bị khuấy động bới cờ phướn , bởi chiếc sân khấu dựng vội vã nơi bến sông , bởi một lò gốm hiện đại mới được xây dựng vừa cho ra lò mẻ gốm đầu tiên nhạt nhòa phong cách .

Làng Phước Tích nằm gọn trong một vòng cua của sông Ô Lâu . Nó không lớn và chỉ cần bạn nhấn ga một chút chiếc xe máy của bạn sẽ lướt hết đường đi của làng trong năm mười phút và chẳng đọng lại trong bạn bất kỳ một điều gì thú vị .

Tôi lang thang trong Phước Tích một nửa ngày , trên những con đường lát gạch xinh đẹp xanh ngăn ngắt màu xanh của cỏ cây mà lòng cảm thấy buồn man mác . Du lịch Việt Nam vẫn thế , không có gì thay đổi ngoài việc lễ hội , cờ phướn , hát múa và chấm hết . Công nhận là làng cổ và đòi hỏi sự quan tâm của mọi người mà không hề có một tờ rơi nào được phát cho du khách ngay cổng làng ( ngoài một cái bản đồ địa chính to đùng được gắn ngay đầu làng mà nhiều người chẳng hiểu gì ,trong đó có tôi ) . Không hề có một bản đồ giới thiệu các nơi cần tham quan .

Dạo chơi trong ngôi làng nhỏ bé này bằng xe đạp là một lựa chọn hay nhất nhưng đầu làng chẳng có dịch vụ này , cũng chẳng có đò đưa khách tham quan trên sông ô lâu để cập vào các bến đò rất dễ thương của làng và cũng chẳng nghe nói có dịch vụ homestay tại ngôi làng cổ này .

Rất nhiều thanh niên chạy xe máy vào Phước Tích rồi quay ra ngay . Thiếu thông tin , Phước Tích đột nhiên trở nên quá tầm thường trong mắt những người trẻ tuổi ...

Thương cho Phước Tích ....

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1020995.jpg

Đường về Phước Tích

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030012.jpg

Cầu Phước Tích bắt ngang qua sông Ô Lâu

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1020999.jpg

Sông Ô Lâu

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030014.jpg

Đường làng

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030039.jpg

tibet3217
28-06-2009, 10:45
https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030035.jpg

Một căn nhà cổ

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030017.jpg

Nhà thờ họ thấy khá nhiều trong làng

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030045.jpg

Nhà thờ họ với phong cách trang trí khảm sành của Huế .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030044.jpg

Nhà hội họp

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030069.jpg

Lò gốm Phước Tích xuất hiện cho kịp Festival nghề - áp dụng công nghệ nung bằng ga .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030116.jpg

Miếu thờ thổ đia tại cây thị 1000 năm tuổi

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/P1030100.jpg

Cây thị ngàn năm tuổi

tibet3217
01-07-2009, 16:52
2 . VÙNG LÂN CẬN HUẾ

* PHÍA ĐÔNG


BÃI BIỂN THUẬN AN

Bãi biển Thuận An nằm cách thành phố Huế 13km. Ðây là một nơi tắm biển khá thú vị cho du khách sau một ngày tham quan lăng tẩm, chùa chiền phong cảnh Huế. Từ trung tâm thành phố Huế, khách chỉ mất 15 phút đi ô tô là đến được bãi tắm Thuận An. Con đuờng vào bãi tắm dài 120m đã được lót bê tông. Điện thắp sáng được kéo ra đến tận bãi. Mùa hoạt động của bãi tắm từ tháng 4 đến tháng 8. Những tháng cao điểm của mùa hè, có khỏang 60.000 lượt khách đã đến tắm biển Thuận An.

Từ Huế về Thuận An, đường tráng nhựa nên du khách có thể đi bằng xe ô tô, xe máy hoặc xe đạp. Bên trái có con sông với cảnh ghe thuyền chài lưới; bên phải có nhà tranh, nhà ngói, am miếu, chùa đền, ruộng vườn nối tiếp nhau, tuy không sầm uất nhưng cũng không đến nỗi buồn tẻ. Ra khỏi thành phố, ta được hưởng ngay làn gió mát lồng lộng tứ phía và càng gần biển bao nhiêu, ta càng cảm thấy khoan khoái dễ chịu bấy nhiêu.

Trên bãi biển mới được bồi đắp sạch bong, cứ cách 4m lại có một hàng quán phục vụ đủ các món ăn từ cơm, bún, cháo, các lọai nước giải khát và đặc biệt là các lọai đặc sản biển. Có khỏang 30 hàng như vậy mà mỗi quán đủ chỗ cho vài chục người ngồi.

Đêm ở biển Thuận An với bầu trời đầy sao, tiếng sóng ầm ào không dứt và vô vàn ngọn đèn của thuyền đánh cá nhấp nhánh cũng thật thú vị. Những lán trại cắm sẵn tại chỗ với giá từ 20 -30.000 đồng cho 10 người sẽ sẵn sàng phục vụ bạn. Ngòai ra, tại chỗ còn có các dịch vụ khác như giữ xe (3.000 đồng/chiếc/ngày; tắm nước ngọt (3.000đồng/người/lần) và các dịch vụ khác như thuê áo quần tắm, phao bơi, nơi thay áo quần .

Cách đi :

+ Đi bằng xe máy thì chạy theo đường Lê Lợi ra hướng Đập Đá . Qua khỏi Đập Đá chạy theo đường Nguyễn Sinh Cung đến ngã 3 thì quẹo phải ra quốc lộ 49. Đi thẳng khoảng 13km nữa sẽ đến cầu Thuận An và bãi tắm Thuận An
+ Có tuyến xe bus đi Thuận An , đón trên đường Nguyễn Sinh Cung

- Nơi ở :

+ Abalone Resort & Spa : Sđt : 054.856967 . Có 77 phòng với giá từ 65 - 190 usd
+ Khách sạn Tân Mỹ : Có khoảng 80 phòng theo dạng Bugalow giá từ 120.000 - 150.000 .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/thuanan.jpg

Bãi biển Thuận An

tibet3217
01-07-2009, 17:16
* LÀNG DƯƠNG NỖ .


Cách Huế khoảng 5km . Làng Dương Nỗ là nơi Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) sống và học tập từ 1898 - 1900 .

Đáng xem nhất ở làng này là đình làng Dương Nỗ . Đình này được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông (1471) để thờ các vị tiền nhân, lúc đầu Đình mới chỉ được làm bằng tranh, tre, nứa, lá; đến năm 1808 được sự giúp đỡ của Tri tượng Chánh chưởng Tượng quân kiêm Cai tào vụ Giám quân Nguyễn Đức Xuyên (một vị tướng dưới thời vua Gia Long, quê ở làng Dương Nỗ), Đình mới có kiến trúc như ngày nay. Ngoài giá trị về khoa học lịch sử là di tích lưu niệm về thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế, Đình làng Dương Nỗ còn có những giá trị về kiến trúc nghệ thuật văn hoá tiêu biểu của một thiết chế văn hoá làng xã Việt Nam trên đất Huế, với những nét đặc trưng và phong cách độc đáo.

Đình làng Dương Nỗ được xây theo kiến trúc truyền thống 5 gian, 2 chái, mái lợp ngói âm dương, toàn bộ ngôi đình được bố trí bao gồm: Toà đại đình, sân đình, cổng đình, hàng trụ biểu, và bến đình được liên kết với nhau theo một trục dọc hướng Bắc - Nam. Đường nét hoa văn khắc chạm trang trí trong Đình đều mang giá trị nghệ thuật cao.

Đình làng Dương Nỗ được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích văn hoá nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 3777/QĐ-BT ngày 23 tháng 12 năm 1995.

Cách đi : Đi về hướng biển Thuận An , theo quốc lộ 49 khoảng 5km sẽ thấy biển báo vào làng bên tay trái

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/DSCF1323.jpg

Bảng công nhận di tích
https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/DSCF1324.jpg

Đình làng Dương Nỗ

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/DSCF1322.jpg

Chợ làng Dương Nỗ

tibet3217
01-07-2009, 17:39
* KHU DU LỊCH KHOÁNG NÓNG MỸ AN

Tel : (++84 54) 3 969 322
Fax : (++84 54) 3 859 823
Email: [email protected]
Website: www.myanonsenspa.com.vn

Khu nước khoáng Mỹ An nằm tại thôn Mỹ An - xã Phú Dương - Huyện Phú Vang, cách Thành Phố Huế 06km về phía Đông, cách tỉnh lộ 5 Huế - Thuận An 5km, cách bãi biển Thuận An 7km và sân bay Phú Bài 20km. Tổng diện tích toàn khu vực là 50.000m², rất thuận lợi về giao thông, điện nước.

Đây là suối khoáng nóng trị liệu đầu tiên ở miền Trung, đã trở thành điểm du lịch mới tại Huế.Những ngày giao mùa, tiết trời trở lạnh, khu du lịch suối khoáng nóng mỹ An ở cố đô Huế bỗng trở nên “hot” vô cùng.

Trong khuôn viên rộng, bạn không những được ngâm mình trong bể nước ấm mà còn được thư giãn với khu xoa bóp trị liệu. Phương pháp này có tác dụng dưỡng sinh, phòng bệnh về tim mạch, xương khớp...

Nếu còn “lưu luyến”chốn nay, bạn có thể nghỉ đêm tại khu biệt thư cổ yên tĩnh. Giá vé mỗi lần tắm là 60.000đồng/vé.

Cách đi : Đi về hướng biển Thuận An , theo quốc lộ 49 khoảng 7 km sẽ thấy khu khoáng nóng này ở bên tay phải .

Lưu ý : Mùi lưu huỳnh của suối khoáng nóng Mỹ An rất nồng có thể làm bạn bị shock

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/DSCF1317.jpg

Hồ tắm khoáng nóng Mỹ An

tibet3217
07-07-2009, 19:29
2 . VÙNG LÂN CẬN HUẾ

* PHÍA TÂY

Phía Tây của Huế dày đặc các di tích lịch sử cũng như văn hóa để tham quan , ở đây chúng tôi tạm lấy sông Hương làm ranh giới để phân chia thành hai khu vực . Phía Bắc sông Hương ta sẽ dừng chân ở Văn Miếu , Huyền Không sơn hạ và Huyền Không Sơn Thượng . Phía Nam sông Hương sẽ là các lăng của các vị vua triều Nguyễn , Đàn Nam Giao , Đồi Vọng Cảnh ...

- Phía Nam sông Hương

Lăng của các vị vua triều Nguyễn sẽ làm chúng ta mất khá nhiều thời gian để tham quan .

Với tư tưởng "sống gửi , thác về " nên ngay từ khi tại vị , các vua triều Nguyễn đã lo trước hậu sự cho mình bằng cách xây dựng một " ngôi nhà vĩnh cửu " với quy mô không kém gì một Hoàng Cung thứ hai .

Phần lớn các lăng của vua triều Nguyễn đều được xây dựng ở phía Tây Nam thành phố Huế , nơi có nhiều phong cảnh đẹp và những yếu tố tự nhiên hợp phong thủy . Trong quá trình xây dựng , các yếu tố phong thủy đó được tuân thủ tối đa tạo nên cho các lăng những ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng , kết hợp với các công trình kiến trúc đặc thù đã để lại cho Huế những tuyệt tác nghệ thuật .

Tôi xin trích lời bình của học giả Phạm Quỳnh đăng trong Nam Phong tạp chí để bày tỏ quan niệm của mình về lăng tẩm ở Huế ." Lăng đây là gồm cả màu giời , sắc nước , núi cao , rừng rậm , gió thổi ngọn cây ,suối reo hang đá ... Lăng đây là bức cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp , ghép thêm một bức cảnh nhân tạo tuyệt khéo ... Không đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của giời đất khéo điều hòa nhau bằng ở đây , cung điện đình tạ một mầu , một sắc như núi non , như cây cỏ ... "

tibet3217
10-07-2009, 18:19
LĂNG GIA LONG

Trong số các lăng của các vua triều Nguyễn , lăng xa nhất , đường khó đi nhất nhưng đẹp và lãng mạn nhất chính là lăng Gia Long .

Lịch sử xây dựng lăng Gia Long khá phức tạp vì nó không chỉ đơn thuần là nơi chôn cất vua Gia Long , mà ở đây là một cụm lăng chôn cất nhiều thành viên Hoàng tộc như chúa Nguyễn Phúc Chú , mẹ vua Gia Long , vợ vua Gia Long .... Quần thể lăng đó nằm rải rác trong một khu vực rộng lớn thuộc thôn Định Môn , xã Hương Thọ , huyện Hương Trà và được xây dựng kéo dài trong suốt thế kỷ XVII - XIX .

Lăng vua Gia Long được gọi là Thiên Thọ Lăng , được khởi công xây dựng từ ngày 11.5.1814 và kéo dài trong 6 năm đến năm 1820 mới hoàn thành .

Tuy cách xa Huế nhưng lăng Gia Long là một quần thể lăng tẩm hoành tráng và hòa nhập với thiên nhiên nhất . Mật độ kiến trúc tương đối thưa và được rải theo chiều ngang tạo vẻ mênh mông u tịch . Lăng không có la thành bao quanh mà dùng núi đồi , thông xanh làm hàng rào bao bọc . Trung tâm của lăng là mộ song táng của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu có cùng kích thước , trông cực kỳ đơn giản nhưng tóat lên vẻ uy nghiêm . Ngoài ra chúng ta còn có thể tham quan Điện Minh Thành ( nơi thờ vua và hoàng hậu ) , bia Thánh Đức Thần Công ( bài viết của vua Minh Mạng ca ngợi công ơn của cha mình ) .

* Cách đi\

- Đường thủy
Mướn thuyền từ sông Hương dọc đường Lê Lợi đi khoảng 18km sẽ đến Lăng.

- Đường bộ
Bắt đầu từ cầu Tràng Tiền , theo đường Lê Lợi về phía Tây ta sẽ gặp đường Điện Biên Phủ . hết đường Điện Biên Phủ ta sẽ gặp Đàn Nam Giao thì rẽ phải vào đường Lê Ngô Cát . Chạy thẳng cho đến khi gặp đường Huyền Trân Công Chúa thì rẽ trái chạy chừng 16km rồi qua bến đò Kim Ngọc, đi thêm vài cây số đường rừng thì bắt gặp hai Trụ biểu uy nghi nằm ngoài cùng. Trước đây, đó là những cột báo hiệu, nhắc nhở mọi người phải kính cẩn khi đi qua khu vực này và có đến 85 cột như vậy trong quần thể lăng Gia Long. Năm 1859 còn 42 cột và hiện nay du khách chỉ trông thấy 2 cột. Khung cảnh xung quanh chứng minh rằng: Lăng nào có bán vé thì lăng đó được trùng tu bảo vệ, lăng nào không bán vé thì sức tàn phá ghê rợn, chẳng ai chăm sóc, chẳng ai quan tâm. Ngày nay, chỉ còn rừng thông xanh làm đường biên cho khu lăng, bởi quanh lăng không có La thành.

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/langgialong.jpg

Bậc thang còn sót lại tại lăng Gia Long . Ảnh sưu tầm

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/tamvuagialongob6.gif

Mộ vua Gia Long và Thuận Thiên cao Hoàng hậu - Ảnh sưu tầm

tibet3217
11-07-2009, 22:03
LĂNG MINH MẠNG


Trong các Lăng của các vua triều Nguyễn thì Lăng được xây dựng chỉn chu nhất , công phu nhất chính là Lăng Minh Mạng .

9.1840 , Lăng được khởi công xây dựng tại một vùng đồi núi Cẩm Kê nay thuộc ấp An Bằng , huyện Hương Trà cách trung tâm thành phố Huế 12km với ba ngàn thợ thay phiên nhau xây dựng . Trước đó năm tháng vua Minh Mạng mới chọn được vùng đất xây Lăng tại đây dưới sự chỉ bảo của ông Lê Văn Đức . Đây là một cuộc đất đầy đủ các yếu tố phong thủy , một vùng đồi cao trông xuống ngã ba sông , nơi hợp lưu của dòng Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo nên dòng sông Hương xuôi về Huế .

Công viêc đang tiến triển thì năm tháng sau vua Minh Mạng băng hà . Công việc xây lăng được vua Thiệu Trị đẩy nhanh tốc độ với sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và số thợ lên đến một vạn người . Mãi đến 1843 mới hoàn thành .

Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô có khỏang 40 công trình lớn nhỏ được bố trí đối xứng nhau nhau từng cặp qua một trục chính xuyên tâm là đường Thần đạo làm cho lăng Minh Mạng mang dáng vẻ đăng đối , uy nghiêm . Nhưng khung cảnh thiên nhiên được tô điểm làm mềm đi sự khô cứng của Lăng .

Những hồ đá , những cánh cửa gỗ ở Hiển Đức Môn , Hoằng Trạch Môn và Minh Đường được bố trí theo những độ cao thấp khác nhau tạo ra những điều kỳ bí mang đến nhiều khám phá thú vị .

Cách đi :

Bắt đầu từ cầu Tràng Tiền , theo đường Lê Lợi về phía Tây ta sẽ gặp đường Điện Biên Phủ . hết đường Điện Biên Phủ ta sẽ gặp Đàn Nam Giao thì rẽ phải vào đường Lê Ngô Cát . Chạy thẳng cho đến khi gặp đường Huyền Trân Công Chúa thì rẽ trái . Đi khoảng vài cây số nữa sẽ đến Lăng Minh Mạng .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/sodolangminhmang.jpg

Sơ đồ Lăng Minh Mạng - Ảnh sưu tầm

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/tombeau_de_Minh_Mang.jpg

Toàn cảnh lăng Minh Mạng chụp từ trên cao - Ảnh sưu tầm

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/langminhmang-1.jpg

Lăng Minh Mạng - Ảnh sưu tầm

tibet3217
12-07-2009, 10:28
* LĂNG THIỆU TRỊ


Vua Thiệu Trị làm vua được 7 năm . Một khoảng thời gian khá ngắn ngủi nên không kịp làm Lăng lúc sinh thời . Khi hấp hối vua có dặn thái tử rằng " Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện , để dân binh dễ làm công việc ... không nên làm nhiều đền đài , lao phí đến tài lực của binh dân ... "

Sau khi vua băng hà , các thấy địa lý của Hoàng Gia đã tìm thấy một cuộc đất tốt tại làng Cư Chánh , xã Thủy Bằng ,huyện Hương Thủy . Đây là một cuộc đất ở thế " Sơn chỉ thủy giao " , lợi dụng các yếu tố tự nhiên làm các yếu tố phong thủy như Tả thanh long ( núi Ngọc Trảng ), hữu bạch hổ ( đồi Vọng cảnh ) , tiền án ( núi Chằm ) , minh đường ( sông Hương ) ...
2. 1848 , công việc xây lăng được khởi công dưới sự chỉ huy của ông Vũ Văn Giải và 10 tháng sau thì hoàn thành .

Về mặt kiến trúc , lăng Thiệu Trị kế thừa phong cách kiến trúc của Lăng Gia Long và Minh Mạng nhưng có phần đơn sơ hơn . Phần trang trí mỹ thuật có phần nổi trội với nghệ thuật chạm khắc đạt đến mức độ hoàn mỹ của nghệ nhân Huế và đặc biệt nghệ thuât pháp lam cũng bắt đầu được sử dụng nhiều trong khu vực điện thờ nên G. Langland , một nhà nghiên cứu người Pháp đã từng nhận xét rằng " Lăng Thiệu Trị có thể được xem là một trong những thành tựu độc đáo nhất của nền mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XIX " .

Tuy nhiên hiện nay Lăng đang ở trong tình trạng đổ nát và đang trong quá trình trùng tu ( dự kiến đến 2010 )

- Cách đi : Đi về hướng lăng Minh Mạng . Lăng Thiệu Trị nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa cách Huế khoảng 8km và đối diện với sông Hương . Lăng không nằm trong tour du lịch quen thuộc .

Lưu ý : Nằm phía sau Lăng vua Thiệu Trị là một lăng nhỏ , nơi chôn cất một bà Hoàng khá nổi tiếng của triều đình nhà Nguyễn : bà Từ Dũ , vợ vua Thiệu Trị và mẹ của vua Tự Đức

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/Tomb_of_ThieuTri.jpg

Lăng Thiệu Trị nhìn từ đường đi -2008 - Ảnh Wiki

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/khumothieutri.jpg

Lăng Thiệu Trị - Ảnh sưu tầm

tibet3217
13-07-2009, 21:11
* LĂNG TỰ ĐỨC


Vua Tự Đức nắm quyền trong bối cảnh thay đổi dữ dội của đất nước . Việc không chống lại được sự xâm lược của người Pháp khiến vua Tự Đức vào những năm cuối đời luôn mang tư tưởng bi quan , yếm thế nên vua sớm nghĩ đến việc xây dựng Lăng , coi lăng như " ngôi nhà lâu dài của trẫm " ( trích Khiêm cung ký )

Việc xây dựng lăng được bắt đầu vào tháng 10.1864 tại một cuộc đất đẹp , hợp phong thủy ở làng Dương Xuân Thượng nay thuộc thôn Thượng Ba , xã Thủy Xuân ,cách trung tâm thành phố khoảng 4km .

Ban đầu việc xây lăng được dự định sẽ kéo dài trong 6 năm với một ê kíp thợ khoảng 3000 người làm việc luân phiên mỗi ca 3 tháng nhưng sau đó theo lời của biện lý bộ Công Nguyễn Văn Chất , lệ thay phiên nhau làm việc bị bãi bỏ nhằm rút ngắn thời gian thi công xuống còn 3 năm . Sự hà khắc và điều kiện thi công tồi tệ đã làm bùng phát cuộc khởi nghĩa của Đoàn Trưng , tạo ra một vết nhơ cho lịch sử xây dựng một công trình đầy tâm huyết của vua Tự Đức . Mãi đến 1867 , Lăng mới cơ bản hoàn thành .

Trong số các vua triều Nguyễn thì Tự Đức là người tỏ ra uyên thâm nhất về văn hóa Đông Phương và là người có tâm hồn nhạy cảm . Lăng của ông cũng thể hiện rất rõ diều này

Có khá nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trong Lăng như : Khiêm Cung Môn , Minh Khiêm Đường ( nhà hát ) , hồ Lưu Khiêm , Bi Đình ...mang những đường nét khác nhau về nghệ thuật , không trùng lắp và rất sinh động . Nguyên vật liệu hầu hết là từ gỗ , đá . Sự nhạy cảm của một tâm hồn yêu thích thơ văn của vua được thể hiện qua việc phá bỏ hết lối phân bố đăng đối như ở Lăng Minh Mạng và Thiệu Trị mà thay thế là lối bố trí tùy hứng theo thế đất với những con đường uốn lượn mềm mại hài hòa với tự nhiên mang lại cảm xúc thẫm mỹ mới lạ cho khách tham quan

Cách đi : Đi về hướng Lăng Minh Mạng , theo đường Huyền Trân Công Chúa nhưng đến ngã ba Đồi Vọng Cảnh thì rẽ tay trái . Lăng có bán vé vào cửa

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/langtuduc.jpg

Hồ Lưu Khiêm trong Lăng Tự Đức

BM
13-07-2009, 21:31
"Vạn niên là Vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân"

"Bia miệng" về cuộc khởi nghĩa của Đoàn Trưng...

Bạn Tibet3217 thật yêu Huế! Cảm ơn các đóng góp của bạn!

tunbo
13-07-2009, 22:49
...
Lưu ý : Nằm phía sau Lăng vua Thiệu Trị là một lăng nhỏ , nơi chôn cất một bà Hoàng khá nổi tiếng của triều đình nhà Nguyễn : bà Từ Dũ , vợ vua Minh Mạng và mẹ của vua Tự Đức
...


Bác tibet nhầm lẫn tí tẹo, bà Từ Dũ là vợ vua Thiệu Trị.

Nếu đứng từ Bửu Thành (khu mộ vua) nhìn ra phía trước, thì bên tay trái là khu lăng mộ bà Từ Dũ vợ vua, nhìn thẳng ra phía trước là Lăng Hiếu Đông - lăng mộ bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng, và là mẹ đẻ vua Thiệu Trị. Từ lăng Thiệu Trị đi thẳng ra, vượt qua con đường nhựa trước lăng, đi thẳng tiếp vào đường làng chừng gần 1km là đến Lăng Hiếu Đông, đoạn vào đến lăng là đường đất nhỏ xíu. Hai cột trụ biếu của lăng Hiếu Đông, giờ nằm lọt thỏm trong ruộng mía, còn lăng thì xuống cấp, và hoang phế.

Ba khu lăng Mộ này nằm gần giống hình chữ L.

tibet3217
14-07-2009, 06:18
Đúng rồi ,có nhầm lẫn . Bà Từ Dũ là vợ vua Thiệu Trị . Xin cám ơn bạn đã nhắc và cáo lỗi cùng các bạn

tibet3217
14-07-2009, 21:44
* LĂNG ĐỒNG KHÁNH

Vua Đồng Khánh băng hà sau ba năm làm vua , hưởng dương 25 tuổi . Nhà vua không thể ngờ mình lại chết sớm như thế nên đã không nghĩ đến việc xây Lăng . Do vậy Lăng Đồng Khánh có một lịch sử khá " truân chuyên " .

Trước đó , gần Lăng Đồng Khánh hiện này có Lăng mộ của Kiên Thái Vương , cha đẻ của ba vua : Kiến Phúc , Hàm Nghi , Đồng Khánh . Sau khi lên ngôi , thấy Lăng mộ của cha chưa có điện thờ nên vua Đồng Khánh hạ lệnh cho bộ Công xây dựng một ngôi điện cách đó khoảng 50m về phía Đông Nam . Công việc đang tiến hành thì vua Đồng Khánh mắc bạo bệnh và qua đời .

Lúc này , triều đình nhà Nguyễn đang bước vào giai đoạn khó khăn về mọi mặt nên vua Thành Thái đành hạ lệnh dùng ngôi điện đang xây dở đó để thờ vua Đồng Khánh và cho chôn cất nhà vua cách đó 100m về phía Tây Nam .

Sau khi vua Khải Định đăng quang , ông hạ lệnh cho bộ Công tôn tạo lại Lăng Đồng Khánh nhiều lần : 1916 , 1917 , 1921 , 1923 trong suốt 35 năm .

Về mặt kiến trúc , Lăng Đồng Khánh không có gì khác lạ so với các Lăng của các vị đi trước nhưng nhỏ bé hơn nhiều và được sử dụng nhiều vật liệu mới như xi măng , gạch ca rô , gạch hoa tráng men màu , kính màu ...Toàn Lăng có khoảng 20 công trình kiến trúc nhưng đáng xem nhất là Điện Ngưng Hy , nơi thờ vua Đồng Khánh . Đây là một căn nhà gỗ làm theo kiểu thức chung của cung điện Huế . Vật liệu trang trí hầu hết đều dùng pháp lam ngũ sắc hay đất nung tráng men màu với những hình ảnh về sinh hoạt cổ truyền và cảnh vật dân gian và đặc biệt là 24 bức tranh mô phỏng theo truyện " nhị thập tứ hiếu " chỉ thấy xuất hiện tại đây .

Lăng Đồng Khánh mở đầu cho kỷ nguyên kiến trúc pha trộn Á Âu , tân cổ mà sau này nó được đẩy lên cao ở Lăng Khải Định

Cách đi : Đi về hương lăng Tự Đức , sau đó chạy thẳng theo đường đất vào phía trong khoảng 1km sẽ gặp Lăng Đồng Khánh . Lăng vẫn đang trong giai đoạn trùng tu .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/langdongkhanh.jpg

Lăng Đồng Khánh - Ảnh sưu tầm

Nguyen Thi Huyen
27-05-2010, 18:09
Thanks các bác nhé!

Cuối tháng 6 đầu Tháng 7 Em đi Huế rất cảm ơn về các thông tin hữu ích của các Bác ạ!

nuilua
27-08-2010, 01:35
Vô cùng cám ơn bác Tibet, rất bổ ích cho chuyến ra Huế sắp tới của e. :-D

thienbinh_dn83
29-08-2010, 14:28
Chùa Từ Hiếu không nằm trong thành phố Huế mà nằm ở phía Tây thành phố . Tôi dự định xếp nó vào vùng lân cận phía Tây chung với các lăng . Nhưng dù sao cũng cám ơn bạn . Khi nào viết đến đó phiền bác Chitto sắp xếp lại được không ạ ?

Quả thật, TB cũng đang chờ bác viết về Chùa Từ Hiếu, thấy bác viết loạt bài về chùa Huế thật hay thế kia nên mong bài về Từ Hiếu đến sớm một chút ạ.
@ Miennu: Cảm ơn thông tin về Chùa Từ Hiếu của bác.
Thiên Bình

albertvn
05-10-2010, 18:09
* LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH



Mọi người ơi nếu mình muốn ở lại Phước Tích trong 2 ngày/1 đêm thì ở chỗ nào vậy? Mình muốn ở ngay trong làng để có thể đi tham quan được nhiều hơn cuộc sống ở đây. Mình sẽ đi với bạn nước ngoài nên chỗ nào thích hợp thì chỉ giúp mình với nhé!

Cảm ơn mọi người nhiều và rất mong mọi người giúp đỡ mình!

petite_dragon88
09-10-2010, 04:09
Rất cảm ơn topic này của anh. Hi vọng 1 ngày k xa sẽ có 1 cuốn cẩm nang du lịch các tỉnh thành Việt Nam. Chúc a mọi điều tốt lành!

EveyTran
09-10-2010, 20:16
Các bác ơi, cho em hỏi 1 điều gấp gấp này với ạ :((

Em văn dốt võ dát, không biết đợt bão này Huế có bị ảnh hưởng nghiêm trọng ko ạ? Và mai đi tàu từ HN vào Huế có được không ạ, vào đó có đi đâu chơi đc ko hay mưa bão nằm khách sạn hưởng thụ hả các bác? :(

Em xin lỗi vì hỏi những câu "ngu ngu" 1 tí nhưng em cần gấp lắm ạ, mai là Đại Lễ đáng nhẽ phải ở lại đi chơi nhưng tình hình là em chả đi được đâu rồi nên em đành rời xa thành phố 1 thời gian và em định chiều tối mai đi ạ, mong các bác trả lời em sớm nhé. Trông chờ, mong chờ lắm ạ :X

Cảm ơn các bác nhiều ạ.

cule
07-11-2010, 19:41
Chào mọi người

Chuyện là sắp tới e tính ra Huế chơi 3 ngày, biết là Huế đang trong mùa mưa nhưng nghe nói mưa Huế rất hay và đặc biệt nên cũng muốn ra thử cho biết. Không biết có anh chị nào có thể tư vấn cho e là e có thể thăm thú, ăn, chơi những gì ở Huế vào mùa mưa này không ạ?

Cảm ơn mọi người nhiều

cuba le
08-11-2010, 01:39
@Cule@ bạn nên tìm hiểu nơi mình đến trc khi đặt câu hỏi, Chứ đừng có hỏi chung chung như vậy.
Ở Huế mùa này đi du lich e là ko hợp lắm. Mùa mưa ở Huế rất lạnh và mưa n.Nếu bạn đi Huế phải chuẩn bị áo ấm đầy đủ.Thời tiết ở Huế khá là thất thường. Có khi hôm nay nắng đẹp nhưng ngày mai lại mưa và lạnh. Bạn ở Huế 3 ngày nếu như thời tiết thuận lợi thì bạn có thể đi cũng đc khá nhiều nơi và di tích trong tp.
Ngày 1: buổi sáng đi các lăng mộ như: Lăng Khải Định, Minh Mạng, Tự Đức. Buổi chiều thì đi Đại Nội và các cổng thành trong khu thành nội và Đàn Xã Tắc, bảo tàng thời nhà Nguyễn. Tối thì xuống phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu ngắm sông Hương và cầu Tràng Tiền về đêm, đi thuyền rồng trên sông Hương nghe Ca Huế.
Ngày 2: sáng đi chùa Huyền Không Sơn Thượng 1 và 2, chùa Thiên mụ, khu nhà vườn Kim Long, chiều đi chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu (xem các chú tiểu đá bóng), Đàn Nam Giao, Núi Bân (tượng đài Quang Trung)có thể nhìn đc 2 tp của Huế(tp sống và tp chết), khu di tích lịch sử 9 hầm, Huyền Trân Công Chúa (leo lên tháp chuông Hòa Bình ngắm tp. Huế về Đêm).
Ngày 3: sáng đi chùa Diệu Đế, Khu phố cổ Chi lăng và Bạch Đằng,cầu Ngói Thanh Toàn,nhà thờ Phú Cam, nhà thờ dòng cứu thế, Đan Viện Thiên An, Cung An Định, xem tranh galary Lê Bá Đãng.
Còn ăn uống thì: cafe Vỹ Dạ Xưa, Nam giao hoài cổ, trà Vũ di, cafe cóc đường Phạm Hồng Thái(đối diện galary LBĐ).Ăn thì có cơm hến đường Hàn mặc tử(gần đập đá, hướng đi về vỹ dạ), bánh khoái Lạc Thiện, Bánh bèo nậm lọc O(Bà) Đỏ,bánh canh Hàn Thuyên bán chiều tối, chè hẻm (đặt biệt là món chè bột lọc bọc thịt quay).
Mình chỉ đưa ra lịch trình như ở trên để bạn tham khảo. Còn khi ra tới Huế bạn có thể hỏi thêm về các địa điểm ăn u.Ở Huế có gì bạn cần mình giúp thì ll với mình. phone 0976233949.
Chúc bạn 1 chuyến đi Huế vui vẻ.

HoangKhaiHan
18-02-2011, 07:39
Bài viết của bạn rất hay!
Đã gần 30 năm nay tôi không về Huế - quê Cha.

Cảm ơn bạn !:)

nini
24-02-2011, 12:27
* Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng).

Ngay sau khi lên ngôi (31 tuổi), Khải Định đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là lăng mộ của chính ông.

Lăng Khải Định khởi công năm 1920 và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3c/Grave_khai_dinh.jpg
(Nguồn: sưu tầm từ internet).

Vào thời gian này, Pháp là chính phủ bảo hộ và duyệt cho ông Khải Định tăng thuế 30% để xây các công trình trên, thế là ông Khải Định trở thành ông vua tàn ác.

https://img84.imageshack.us/img84/6546/dsc3048x.jpg

Bút tích của ông (chữ khá xấu)
https://img696.imageshack.us/img696/8316/dsc3050z.jpg

Lăng Khải Định có diện tích vừa phải so với các lăng tẩm khác: 117 m × 48,5 m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian xây dựng và trang trí. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình. Do đó lăng của ông pha nhiều phong cách kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique...

Phong cách Ấn.
https://img577.imageshack.us/img577/8986/dsc3025.jpg

Phong cách Pháp + Trung Quốc.
https://img600.imageshack.us/img600/712/dsc3076.jpg

Bửu tán của ông.
https://img525.imageshack.us/img525/1360/dsc3069r.jpg
Phía dưới là huyệt mộ, không biết bây giờ còn không??

Khi tôi còn nhỏ, chừng 8 tuổi, tôi đã được bố mẹ đi thăm hết các lăng tẩm của Huế. Với 1 đứa bé con như tôi, đi nhiều thì thích nhưng chả nhớ nổi lăng nào của ông nào. Tôi chỉ nhớ có 1 cái lăng mà người ta cho xây mấy ông tượng đứng 2 bên giống như mấy cái tượng đất trong phim Tần Thuỷ Hoàng. Mãi sau này tôi mới chịu nhớ thêm cái tên "Khải Định".

https://img225.imageshack.us/img225/1388/dsc3027t.jpg

nini
24-02-2011, 23:06
ĐỀN HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

Chuyện kể rằng, cách đây hơn 700 năm, vua Chiêm Thành Jaya Simhavarman III (Chế Mân) để cưới được Công chúa Huyền Trân đã đem hai châu Ô, Lý dâng lên vua Trần sính lễ. Theo lời cha (Trần Nhân Tông) và anh (Trần Anh Tông), để lập mối giao hòa và mở mang bờ cõi của đất nước về phương Nam, Huyền Trân trở thành vợ của vua Chiêm. Từ đó có Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế.

Ngày nay, để thờ bà, một công ty du lịch ở Huế đã xây dựng 1 đền thờ cho bà trên đỉnh núi Ngũ Phong. Mỗi đợt Festival, đền Huyền Trân lại tổ chức chương trình kỷ niệm, thu hút kha khá khách du lịch. Và không bán vé.

https://img546.imageshack.us/img546/3096/dsc3286.jpg

Tôi đã thích các ngôi đền cổ, do đó với ngôi đền mới toanh này, thật sự đi cho biết chứ không thích mấy.

Được cái, đền này rất rộng. Muốn thăm quan đi hết đỉnh núi thì mất gần 2 buổi. Rộng đến 28 ha cơ mà.

https://img816.imageshack.us/img816/8985/dsc3313.jpg

https://img138.imageshack.us/img138/96/dsc3297z.jpg

https://img109.imageshack.us/img109/8140/dsc3338.jpg

"Đây là khu vực có đồi núi thoai thoải, rừng thông xung quanh, bốn mặt là đồi núi trùng điệp. Không gian thâm nghiêm, kỳ vĩ, phù hợp với những công trình văn hóa mang tính tâm linh, về nguồn."

https://img689.imageshack.us/img689/3710/dsc3276.jpg

Khi đi mệt, mỗi đền lại có 1 trạm cho khách tham quan dừng chân. Trạm dừng thế này này...

https://img88.imageshack.us/img88/5531/dsc3324.jpg

Ở ngoài trời có nóng đến cỡ nào, chỉ 1 bước vào nhà là dịu hết người. Tôi thích nhà này, ước gì có 1 cái.

nini
25-02-2011, 22:36
ĐƯỜNG HOA NGÀY TẾT

Nếu một Tết nào đó, bạn đến Huế, hãy ghé thăm đường hoa nhé. Đường hoa nhỏ nhỏ thôi, dọc đường Nguyễn Đình Chiểu, lại không hoành tráng bằng đường hoa Nguyễn Huệ của TP.HCM đâu. Nhưng bạn hãy đến, tốt nhất là trước 9h sáng, khi thành phố hãy còn đầy sương, mọi người chưa mấy ai chịu ra đường. Khi đó có mỗi bạn thôi...

https://img217.imageshack.us/img217/9569/dsc2153i.jpg

https://img816.imageshack.us/img816/9007/dsc2247f.jpg

Tết thường mưa và lạnh thấu xương. Nếu may mắn, nắng không mưa và sương sớm giăng nặng trên sông Hương.
Tĩnh lặng và mờ ảo.

https://img135.imageshack.us/img135/1915/dsc2254p.jpg

nini
25-02-2011, 23:10
HỒ TỊNH TÂM

Ít ai nhắc đến cái hồ này. Cũng phải, nó không phải là công trình to lớn hay được xây dựng cầu kỳ, nó chỉ là 1 cái hồ. Cái hồ rất đỗi bình dị, bao quanh 2 cái miếng đất nổi, 1 miếng to, 1 miếng nhỏ, giống 2 cái đảo. Nguyên xưa kia, nó là nơi chứa vũ khí, đến đời ông Minh Mạng thì thành nơi ngắm cảnh, tịnh tâm. Và đến thời vua Thiệu Trị, nó là 1 trong 20 cảnh đẹp Huế. Nằm ngay trong lòng thành phố.

https://img97.imageshack.us/img97/2697/dsc3085o.jpg

Thế nhưng, ngày nay hồ lại không thu hút khách lắm, thi thoảng mấy đứa trẻ chạy vào chơi 1 tý, khách tây vào ngó nghiêng 1 tý.

https://img694.imageshack.us/img694/9086/dsc3096v.jpg

Hướng nhìn ra đảo nhỏ.

https://img826.imageshack.us/img826/5812/dsc3102j.jpg

Đảo nhỏ xa xa đó. Và mấy cái ghế đá xinh xinh...
https://img841.imageshack.us/img841/9734/dsc3112s.jpg

Tôi lại thấy chỗ này hay hay. Đúng tịnh tâm.

https://img263.imageshack.us/img263/5603/dsc3120n.jpg

Người ta nói, khi mùa hè đến, hoa sen nở đầy mặt hồ, mới biết tại sao nó là 1 trong 20 cảnh đẹp của Huế.

quangdai179
07-03-2011, 10:11
Cám ơn bác chủ thớt rất nhiều vì các thông tin về Huế rất chi tiết như vậy. Trưa nay 2 vợ chồng mình sẽ lên xe từ SG đi Đà Nẵng và Huế , dự tính sẽ đi luôn 1 tuần để khám phá các hang cùng ngõ hẻm ở 2 thành phố.

he.tuananh
08-03-2011, 20:16
Mình đi Huế từ Hà Nội vậy xin đóng góp một số thông tin về Huế.
Thứ 1 đi lại: mình đi xe giường nằm của hãng Hưng Thành, cảm nhận là xe xuống cấp (chăn gối hôi, nhà wc trên xe hỏng), do mình không may cho nên đến giữa đường thì xe bị gãy trục CacĐăng và phải chuyển sang xe ngồi (ức là nhà xe khi hỏng cũng không thông báo gì, lúc chuyển xe cũng không có lời xin lỗi hay đền bù gì cho hành khách). Sợ quá nên khi về mình đi máy bay. Từ TP Huế có thể đi xe bus ra sân bay Phú Bài, bạn có thể mua vé tại các đại lý của VNA (45K/ng) xe sẽ qua đón tại đại lý hoặc đt cho đ/c lái xe tên Quý 0903598447 xe sẽ qua tận ks đón (giá 40k/ng). Thuê xe máy đi lại trong TP là tiện nhất (các ks đều có dịch vụ với giá 100k/ngày).
Thứ 2 ăn uống: như các bạn đã biết có chè Hẻm (5k/ly) tại đường HÙng Vương đi từ cầu Tràng Tiền về qua khác sạn Emperor thì quán nằm bên tay trái. Ăn cơm kiếu Huế tại quán Không Gian Xưa 205 Điện Biên Phủ (trên đường đi ra đàn Nam Giao). Cafe tại quán Vĩ Dạ Xưa 131 Nguyễn Sinh Cung. Bánh khoái tại quán Hồng Mai 65 Nguyễn Biểu. Các loại bánh Huế thì xin mời vào các quán trong chợ Đông Ba (lưu ý lượn một vòng thấy quán nào dân Huế ngồi ăn đông thì vào). Cơm hến thì dọc đường Mai Thúc Loan và Nguyến Sinh Cung có bán nhiều.
Thứ 3 khách sạn: mình ở khách sạn Vỹ Dạ trên đường Nguyến Sinh Cung, giá cả mềm (300K/twin room bao gồm bữa sáng). KS ở sát sông Hương nhìn ngắm được cầu Tràng Tiền. Tại ks có cho thuê xe máy.
Thứ 4 điểm du lịch: bạn có thể mua tour đi thăm các lăng tẩm kinh thành (150K/ng) nhưng tốt nhất là tự đi bằng xe máy. Đường đến các Lăng khá dễ dàng và có biển chỉ dẫn. Giá vé vào các lăng Khải Định, Minh Mạng, Tự Đức là 30K, Đại nội 35K, còn một số lăng khác thì 10K. Vào các điểm này thì bạn cứ bám theo 1 đoàn nào đấy mà nghe hướng dẫn nhé.
Chùa thì ngoài chùa Thiên Mụ nổi tiếng còn có chùa Từ Đàm trên đường ĐBPhủ, chùa Từ Hiếu trên đường Lê Ngô Cát. Chùa Từ Hiếu có phát cơm chay miễn phí vào buổi trưa (tầm 11g).
Cuối đường Điện Biên Phủ có đàn Nam Giao, nếu ko vào dịp festival thì chẳng có gì đặc biệt ngoài khung cảnh yên tĩnh

https://i739.photobucket.com/albums/xx39/tuananh7979/Du%20lich/IMG_0023.jpg

Cách thành phố 30Km có khu suối nước nóng Thanh Tân. Đi từ trung tâm thành phố theo QL.1A (không nên đi tuyến tránh Huế vì rất xấu) khoảng 12Km qua cầu An Lỗ rẽ trái đi theo đường nhựa khoảng 14Km là tới (có biển chỉ dẫn - cực bé :D). Tại đây có tắm suối nóng và trượt cầu

https://i739.photobucket.com/albums/xx39/tuananh7979/Du%20lich/IMG_0082.jpg

https://i739.photobucket.com/albums/xx39/tuananh7979/Du%20lich/IMG_0084.jpg

Thứ 5 ca Huế: bạn ra bến gần cầu Tràng Tiền, không cần mua vé nhé cứ xuống bến thấy thuyền to (thuyền rồng) nào đông khách thì lên nộp 40-50K/ng là được nghe. Trên thuyền có bán hoa để tặng ca sỹ và thả đèn hoa đăng.
Thứ 6 quà Huế: có kẹo mè xửng Thiên Hương. Còn các loại mắm (tôm,chua) thì mua trong chợ Đông Ba. Lưu ý là nếu đi máy bay cần cho vào hộp xốp (bán tại chợ hoặc sân bay). Các loại dầu Chàm, dầu Cọ thì ko mua nhé nếu đi máy bay vì theo VNA đó là hàng dễ cháy nên bị cấm.
Vài kinh nghiệm các bạn tham khảo nhé.

nini
08-03-2011, 23:17
NHỮNG NGÔI TRƯỜNG

Quốc Học là trường trung học đệ nhất cấp đầu tiên ở Huế. Trường được thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn".

https://img847.imageshack.us/img847/7742/dsc3221.jpg

https://img847.imageshack.us/img847/6330/dsc3213.jpg

"Bia Quốc Học" nằm đối diện với cổng trường.
https://img143.imageshack.us/img143/2909/dsc3212h.jpg

Tên của người xưa...
https://img203.imageshack.us/img203/3524/dsc3224k.jpg

https://img15.imageshack.us/img15/5314/dsc3172m.jpg

https://img546.imageshack.us/img546/9531/dsc3201.jpg

"Vừa độ trai tơ, xuân lại sang
Hoa tươi thêm Huế lại mơ màng
Men trời sực nức nhưng mau lạ
Biết trước cho nên đã vội vàng."
Xuân Diệu

nini
09-03-2011, 00:25
Những ngôi trường

Đến Huế, không chỉ đến các công trình lịch sử, tôi thích nhất khi lang thang trên các con đường nhỏ, hàng me xanh um lối đi và đi giữa tiếng cười của học trò.
Đối diện trường Quốc Học là trường Hai Bà Trưng, trước đây có tên là Đồng Khánh. Người ta cố ý như thế. Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi trường này diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 1917, là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học. Trong khi trường Quốc Học lúc đó lại là trường dành cho nam sinh.

https://img641.imageshack.us/img641/9413/69224559.jpg

Trong suốt khoảng thời gian từ khi thành lập đến năm 1975, đây là ngôi trường nữ duy nhất ở miền Trung dạy đủ các môn: Văn-Thể-Mỹ-Hạnh và lao động kỹ thuật. Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh (may vá, thêu thùa, làm bánh, làm mứt...), nữ sinh Đồng Khánh còn được học cách nuôi con, cách quản lý gia đình, được rèn luyện phong cách người con gái có học thức, có giáo dục, giản dị, trang nhã, lịch sự, khiêm tốn, tế nhị trong giao tiếp và một số môn học cơ bản về cứu thương.

Giờ thì mấy môn này tự học :(

https://img684.imageshack.us/img684/1968/dsc3199g.jpg

Từ 1975 đến nay, trường thu nhận học sinh nam và nữ.

Có dạo, để thu hút khách du lịch và tạo thêm vẻ đẹp cho Huế, nhà trường đã ra quy định tất cả nữ sinh đến trường phải mặc áo dài trắng và CẦM THÊM NÓN LÁ, không đội nón lá cũng phải cầm trên tay. Kể ra quy định này cũng bất tiện cho các em gái, nhưng mà nếu thực hiện được như thế thì hay chứ nhỉ.
Nay, nhà trường chỉ bắt mặc áo dài một số ngày trong tuần, ko buộc phải cầm nón lá nữa.

https://img215.imageshack.us/img215/6934/dsc3190.jpg

Tôi sẽ quay lại, vào một ngày áo dài bay trắng cả con đường này.

ngocanh
16-03-2011, 23:18
Chào mọi người! Em sắp đi Huế, mọi người góp ý lịch trình giúp em nhé

Ngày 1: Sài Gòn - Huế
- Xuống sân bay, đón bus về TP. Em book phòng ở Vĩ Dạ Riverside thì xuống ntn??
- Đi Vườn quốc gia Bạch Mã, chiều về ăn bún thịt nướng Huyền Anh
- Tối ngắm sông Hương, cầu Trường Tiền, đi thuyền rồng nghe ca Huế: mấy h thì lên thuyền được ạ?

Ngày 2: Tham quan Huế
Sáng: Lăng Thiệu Trị, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định, nhà thờ Thiên An
Chiều: Đại Nội và các cổng thành trong khu thành nội và Đàn Xã Tắc, bảo tàng thời nhà Nguyễn. Nếu còn thời gian sẽ đi biển Thuận An

Ngày 3: Tham quan Huế, chiều bay về lại SG
- Chùa Huyền Không Sơn Thượng 1 và 2,
- Chùa Thiên mụ
- Khu nhà vườn Kim Long,
- Chùa Từ Đàm
- Chùa Từ Hiếu,
- Đàn Nam Giao,
- Chùa Diệu Đế,
- Khu phố cổ Chi lăng và Bạch Đằng,
- Nhà thờ Phú Cam,
- Nhà thờ dòng cứu thế,
- Đan Viện Thiên An,
- Cung An Định

Nhờ mọi người xem giúp lịch trình như vậy có ổn ko ạ? Còn thiếu món ăn chơi nào ko?
Tình hình thời tiết ở Huế có lạnh lắm ko?

Em cám ơn mọi người

dantocgoc
17-03-2011, 01:00
Nói thật là về kiến trúc cung điện Huế, tớ có những cảm nhận riêng, không thích sự tuyền là ca ngợi của các bài trên sách báo, trên mạng.
Tuy vậy không biết là viết vào đây có tiện không nữa.

Em thích và nhất trí quan điểm, cảm nhận như vậy của bác. Huế hàng năm em đi không ít hơn 3 lần thế mà vẫn cứ thích đi. Tình yêu mà em dành cho Huế có thể hơi "cực đoan.., sẵn sàng tóm cổ thằng bạn nào đi cùng ném xuống sông nếu như nó dám chê Huế chẳng có gì":gun. Nói vui là vậy.., nhưng cũng chính từ đây em đã tình cờ gặp 1 du khách người Pháp, khi đó anh ta đang ngồi suy tưởng ở 1 khu đổ nát phía trong Đại Nội. Tò mò vì thấy anh ta ngồi đấy rất lâu, mà hơn nữa đây chỉ là 1 khu vực đổ nát, nên em đã chủ động làm quen và hỏi chuyện..? Bằng 1 câu trả lời đơn giản của anh ta thôi.., đã "ám ảnh" và làm cho em yêu Huế 1 cách lạ lùng từ đó. Ngoài kiến trúc và những nét văn hóa tiêu biểu thì không nói làm gì, Nhưng vẻ đẹp Huế sẽ còn tuyệt vời hơn.., chính là trong trí tưởng tượng, cảm nhận "riêng" của chúng ta, chứ không phải là những gì đang hiện hữu mà ta sờ, và thấy được.(NT)

nini
17-03-2011, 14:56
Chào mọi người! Em sắp đi Huế, mọi người góp ý lịch trình giúp em nhé

Ngày 1: Sài Gòn - Huế
- Xuống sân bay, đón bus về TP. Em book phòng ở Vĩ Dạ Riverside thì xuống ntn??
- Đi Vườn quốc gia Bạch Mã, chiều về ăn bún thịt nướng Huyền Anh
- Tối ngắm sông Hương, cầu Trường Tiền, đi thuyền rồng nghe ca Huế: mấy h thì lên thuyền được ạ?

..................
Nhờ mọi người xem giúp lịch trình như vậy có ổn ko ạ? Còn thiếu món ăn chơi nào ko?
Tình hình thời tiết ở Huế có lạnh lắm ko?

Em cám ơn mọi người

Dạo này không đi vườn Bạch Mã được đâu bạn à, vì nghe nói nhà nước đang làm đường lên BM và ko cho ai đi vào hết. Mình đi hôm tết - tháng 2, dịp lễ mà cũng ko được đi nữa là. Hẹn BM năm sau vậy. Mình nghĩ bạn nên thay chương trình đi BM bằng chương trình dạo phố nội thành như bạn tính "Đại Nội và các cổng thành trong khu thành nội và Đàn Xã Tắc, bảo tàng thời nhà Nguyễn." Rồi tối đi thuyền sông Hương.

Còn chiều ngày thứ 2 thì chỉ đi biển Thuận An thôi, vậy cho thảnh thơi mà ngắm nghía.

Ngày thứ 3 của bạn sao mà nhiều quá vậy? Nếu đi nhanh nhanh thì cũng kịp đó. Còn muốn ngắm nghía, chiêm nghiệm, chụp ảnh thì chỉ được 1 nửa danh sách của bạn thôi.

ngocanh
17-03-2011, 23:26
Tks bạn nini rất nhiều
Nếu ko đi Bạch Mã mà thay bằng biển Lăng Cô, đèo Hải Vân đc ko bạn?
Ngày thứ 3 mình sẽ sắp xếp lại cho hợp lý :)

BachYen
18-03-2011, 18:22
Nếu mình đọc được bài viết này sớm hơn thì hay quá.Tháng 3/2010 mình cũng mới làm một chuyến phượt xuyên việt(nói cho oai thôi chứ mình chỉ đi từ ĐÀ LẠT ra Bắc thôi.Nếu có dịp mình sẽ khoe cùng mọi người).Hic Hic ở lại Huế 3 ngày mà đi được có mấy nơi thôi.Dù sao cũng cảm ơn tác giả rất nhiều vì mình cũng có ý định sẽ quay lại tham quan Huế một lần nữa.Mong có dịp hội ngộ với tác giả.

nini
21-03-2011, 13:30
Tks bạn nini rất nhiều
Nếu ko đi Bạch Mã mà thay bằng biển Lăng Cô, đèo Hải Vân đc ko bạn?
Ngày thứ 3 mình sẽ sắp xếp lại cho hợp lý :)

Riêng với biển Lăng Cô - đèo Hải Vân thì bạn nên đi khi chưa tới Huế hoặc khi rời khỏi Huế. Nếu bạn đã đến Huế rồi, ở trung tâm thuê nhà nghỉ rồi, sau đó lại vòng ra hướng Đà Nẵng để đi biển, rồi lại vòng về Huế đi các lăng tẩm thì ...cực quá :D. Thường thường đi biển L. Cô nhanh nhất là đi trong ngày, chứ ko đi trong buổi. (NT)
Nếu mà bạn có thể liên hệ được với công ty nào đó ở Huế có bán tour đi biển Lăng Cô trong ngày, xuất phát từ trung tâm Huế thì tốt hơn.(c)
Còn muốn đi bụi thì....hì hì...xem topic biển Lăng Cô hén ;)

buddyphuong
23-06-2011, 15:45
Mình cũng sắp đi Huế ngắn ngày, cũng lên mạng tổng hợp thông tin (rất cám ơn bác Tibet3127 và bellrock đã cho mình những thông tin tham khảo về Huế rất lý thú). Minh đưa Hue plan của mình lên để các bạn đi sau tham khảo và mình sẽ report sau khi đi về


Hue Plan @ Jun 2011

Day 1: Fri, 08Jul Hanoi (HAN) – Hue (HUI)

09.30-14.00: ăn & café sang, đi dạo vòng quanh Huế, ăn trưa, về khách sạn nghỉ ngơi. Có thể thăm một số điểm trong thành cổ: (i) Cung An Định - Tọa lạc tại số 97 Phan Đình Phùng; (ii) Bảo tang Mỹ thuật cung đình Huế - Tọa lạc tại số 3 Lê Trực gần Đại Nội
14h-17h: đi thăm khu thành nội Huế (Hoàng thành) (Open: 06.30 – 17.00)
phương tiên: xe máy hoặc xe đạp
Content: (1) Ngo Mon Gate; (2) Thai Hoa palace; (3) Khu thành Nội; (4) To Mieu Temple & Phung Tien Temple (behind o Mieu); (5) Halls of the Mandarins; (6) Forbidden Purple City; (7) Dien Tho Residence; (8) Tinh Tam Lake;
Mong muốn được ngăm hoàng hôn trong Hoàng Thành Huế.

17.30-20.00: Ăn tối, café, về khách sạn nghỉ ngơi. Nếu tối khỏe thì sẽ đi dạo Huế một vòng.

DAY 2: Sat 09 Jul : Đi thăm các lăng mộ

07.00-07.30: café và bắt đầy lên đường đi các Lăng
Mở cửa từ 6h30 đến 17h30 mùa hè và từ 7h-17h mùa đông, giá vé 30000d/người lớn.
(1) Lăng Minh Mạng (fee: 55k)
Cách đi : Bắt đầu từ cầu Tràng Tiền , theo đường Lê Lợi về phía Tây ta sẽ gặp đường Điện Biên Phủ . hết đường Điện Biên Phủ ta sẽ gặp Đàn Nam Giao thì rẽ phải vào đường Lê Ngô Cát . Chạy thẳng cho đến khi gặp đường Huyền Trân Công Chúa thì rẽ trái . Đi khoảng vài cây số nữa sẽ đến Lăng Minh Mạng .

(2) Lăng Khải Định (fee: ???) đẹp nhất: Cách Hue khoảng 10km @ Chau Chu Village
Có thể ghé vào Nhà thờ Thiên An trên đường đi
Chính ra đường đi vào lăng Khải Định rất dễ đi. Nếu đi hết cái bản đồ rồi, qua hết đường Điện Biên Phủ rồi cứ chạy thẳng theo biển chỉ dẫn là đến lăng thôi.. K xa lắm đâu.. thẳng ra thì bằng đường từ nhà mình về quận Hà Đông chứ mấy
Từ lăng Tự Đức đi thẳng tới 1 ngã ba, rẽ trái đi thẳng tới lăng Thiệu Trị, đi tiếp tới bờ sông Hương, chạy dọc con đường bờ sông này khoảng 2km thì đến bến đò Tuần. Ở đây có cây cầu Tuần rất lớn, thay vì qua cầu thì đi tiếp con đường dọc bờ sông, đi khoảng 1km thì có bến đò Kim Ngọc, qua sông đi tiếp 2Km là tới lăng Gia Long. Sau đó quay trở lại cầu Tuần, qua cầu này đi thăm lăng Minh Mạng. Từ bến đò Tuần đi con đường khác về Huế, ngang qua lăng Khải Định và nhà thờ Thiên An (trên đường đi lăng Khải Định sẽ ghé Trà Đình Vũ Di).
(3) Lăng Tự Đức
Cách đi : Đi về hướng Lăng Minh Mạng , theo đường Huyền Trân Công Chúa nhưng đến ngã ba Đồi Vọng Cảnh thì rẽ tay trái . Lăng có bán vé vào cửa

(4) Lăng Thiệu Trị:
Cách đi : Đi về hướng lăng Minh Mạng . Lăng Thiệu Trị nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa cách Huế khoảng 8km và đối diện với sông Hương . Lăng không nằm trong tour du lịch quen thuộc .

Lưu ý : Nằm phía sau Lăng vua Thiệu Trị là một lăng nhỏ , nơi chôn cất một bà Hoàng khá nổi tiếng của triều đình nhà Nguyễn : bà Từ Dũ , vợ vua Thiệu Trị và mẹ của vua Tự Đức

(5) Lăng Gia Long: xa và hoang phế >>> có thể không đi
Cách đi: Bắt đầu từ cầu Tràng Tiền , theo đường Lê Lợi về phía Tây ta sẽ gặp đường Điện Biên Phủ . hết đường Điện Biên Phủ ta sẽ gặp Đàn Nam Giao thì rẽ phải vào đường Lê Ngô Cát . Chạy thẳng cho đến khi gặp đường Huyền Trân Công Chúa thì rẽ trái chạy chừng 16km rồi qua bến đò Kim Ngọc, đi thêm vài cây số đường rừng thì bắt gặp hai Trụ biểu uy nghi nằm ngoài cùng. Trước đây, đó là những cột báo hiệu, nhắc nhở mọi người phải kính cẩn khi đi qua khu vực này và có đến 85 cột như vậy trong quần thể lăng Gia Long.
(6) Đàn tế Nam Giao: có thể ghé trên đường đi các lăng


DAY3: Sun, 10 Jul2011: Tour các chùa quanh Huế
(1) Chùa Thiên Mụ:
Để đến chùa , chúng ta cứ thẳng đường Trần Hưng Đạo ngang qua Hoàng Thành . Cuối đường Lê Duẩn , vượt qua đường rầy chúng ta sẽ đến đường Kim Long . Thẳng Kim Long đi khoảng 1km nữa ta sẽ đến Thiên Mụ .

(2) Chùa Từ Hiếu: chùa dành cho các thái giám triều Nguyễn & xem các chú tiểu đá bóng
Đàn Nam Giao, Chùa Từ Hiếu, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Kiên Thái Vương:
Đi đến cuối đường Điên Phủ (chỗ đàn Nam Giao), rẽ phải và đi thẳng ngang chùa Từ Hiếu (đường vào chùa 300m) rồi ngang qua lăng Tự Đức (đường vào lăng Tự Đức 1 km), con đường này đi tiếp vào lăng Đồng Khánh và lăng Kiên Thái Vương.

(3) Huyền Không Sơn thượng:
Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc ở thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, thuộc hệ phái Nam Tông. Chùa cũ được các sư Viên Minh, Tịnh Pháp, Trí Thâm, Tấn Căn dựng bằng tre nứa vào năm 1973 ở phía Bắc đèo Hải Vân, thuộc xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc. Năm 1978, chùa được sư Giới Đức cho chuyển về vị trí hiện nay, cách chùa Thiên Mụ gần 3 km về phía Tây.
(4) Chùa Bảo Quốc:
Theo đường Lê Lợi là con đường chính nằm ở bờ Nam sông Hương gặp đường Điện Biên Phủ thì rẽ vào . Theo đường Điện Biên Phủ đến đường rầy xe lửa chúng ta sẽ nhìn thấy một con đường nhỏ có tên là Báo Quốc . Rẽ vào khoảng 200m sẽ đến chùa Bảo Quốc

20.00: leaving hotel to Airport, đi taxi tới Vietnam Airline @ Hue.
22.10 đến 23.10 về Hà Nôi.

buddyphuong
23-06-2011, 15:48
CHECK LIST - để lấp vào những khoảng thời gian trống, và có thể chon lựa điểm đến
01 Đan viện Thiên An
Cách trung tâm thành phố Huế 10km về phía nam, bạn có thể đặt chân vào cõi riêng ở Thiên An, xã Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế. Nằm trên ngọn đồi thơ mộng quanh năm gió mát với ngàn thông reo xanh vi vút suốt đêm ngày, lô nhô triền đồi, mái lá và con đường dốc ngoằn ngoèo chạy vào ký ức, vẻ đẹp Thiên An còn sâu lắng, quyến rũ lòng người bởi khí hậu mát mẻ, trong lành

02 Hổ quyền (kiến trúc đẹp) & Điện Voi Ré
Theo đường Bùi Thị Xuân từ nhà ga xe hỏa, rẽ trái ở chợ Long Thọ sẽ đến Hổ Quyền
Đấu trường Hổ Quyền giờ là một trong những danh lam thắng cảnh của thành phố Huế.

03 Thôn Vĩ Dạ và Cồn Hến
Em đến Huế ở khá lâu, lại thuộc dạng thích khám phá tìm tòi nên biết khá nhiều chỗ hay ho, ngoài các Lăng tẩm, Đại Nội mà ai đến Huế cũng đi tham quan thì em thấy Cồn Hến là 1 chỗ khá đẹp, đường đi đến đấy qua thôn Vĩ Dạ ngày xưa đã từng lên thơ Hàn Mạc Tử, mỗi tội giờ chỉ còn quán cafe Thôn Vĩ hay Vĩ Dạ gì đấy là nguyên nét , còn thì cũng " đô thị hoá " mất roài, Cồn Hến nổi tiếng chè bắp , cơm hến cũng okie nhưng ko ngon bằng hàng ở số 7 Trương Định, huhu thèm cơm hến quá...
04 phố cổ Bao Vinh
05 Vương Phủ khu An Cựu (Đường Phan Đình Phùng)

số 65
PĐP Lạc Tịnh Viên
Phủ này do Đông Các Đại Học Sĩ Hồng Khẩn, con trai Tùng Thiện Vương xây năm 1889. Phủ đã được chỉnh trang, xây cất thêm nhiều lần. Lần cuối cùng với việc xây nhà Vấn Trai năm 1910. Lạc Tịnh Viên hiện nay là một trong những điểm du lịch tư nhân được tham quan nhiều nhất ở Huế
Số 91
PĐP Phương Thôn Thảo Đường
của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870), con trai thứ mười của Hoàng đế Minh Mạng. Vương và bào đệ Tuy Lý Vương là hai nhà thơ nổi tiếng của Nguyễn Triều. Vua Tự Đức đã khâm phục và khen hai ông chú tài hoa này với dòng thơ nổi tiếng: “Thi đáo Tùng, Tuy bất Thịnh Đường”. Nghĩa là thơ được như của Tùng Thiện, Tuy Lý thì thơ thời Thịnh Đường không còn đáng kể. Phủ còn tương đối nguyên vẹn nhưng đã bị chữa lại hơi mới
Biệt thự 147 PĐP địa chỉ cũ 79
biệt thự của Đoan Huy Hoàng thái hậu Từ Cung.
Năm 1957, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm của miền Nam quốc hữu hóa cung An Định, nơi hoàng thái hậu cư ngụ từ năm 1945, bà phải mua căn biệt thự này để sống. Bà ở đó từ năm 1958 cho đến khi từ trần năm 1980. Trong khi chờ đợi biệt thự được sửa sang, Hoàng thái hậu đã sống tạm ở phủ Kiên Thái Vương một năm. Biệt thự số 79 Phan Đình Phùng này vẫn còn lưu giữ được phần nào nếp sống của vị Hoàng thái hậu cuối cùng của Việt Nam
Số 167 đến 171 phủ và tẩm thờ của Ngọc Lâm công chúa Nguyễn Phúc Hỷ Duyệt, trưởng nữ của Hoàng Đế Đồng Khánh. Hiện nay chỉ còn hai cái cổng ngoài cửa phủ và đền thờ còn đứng vững. Biệt thự riêng của Hoàng Tùng Đệ Vĩnh Cẩn, em họ thân tín nhất của Cựu Hoàng Bảo Đại, ở số 177, cũng chung một số phận với phủ Ngọc Lâm
Số 179 Vương phủ ở địa chỉ 179 được xây bởi Kiên Thái Vương Hồng Cai (1845-1876), con trai thứ hai mươi sáu của Hoàng Đế Thiệu Trị. Vương là thân phụ của ba Hoàng Đế Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), và Đồng Khánh (1885-1888).
Số 181 Kế cận cung An Định, ở địa chỉ 181, là ngoại từ để thờ phượng tiên tổ của Khôn Nghi Hoàng Thái Hậu Tiên Cung (1868-1944).
185 Tiếp sau đấy là phủ của An Hóa Công Bửu Tửng, con trai vua Đồng Khánh, ở địa chỉ 185
Số 189 Cuối cùng là Nguyễn Đức Đường Môn ở địa chỉ 189, phủ cũ của Bái Ân Công Chúa Nguyễn Phúc Lương Trinh (1830-1891), con gái vua Minh Mạng. Sau này phủ Bái Ân trở thành dinh của hậu duệ Phò Mã Nguyễn Đức Huy, chồng công chúa
Trên đường Phan Đình Phùng, sau phủ Tùng Thiện Vương, rẽ phải theo cầu Kho Rèn vào đường Duy Tân sẽ đến Tân Lăng. Đây là tẩm thờ và lăng của ba vua: Dục Đức (1884), Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916). Vua Dục Đức bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết bức tử vào tháng 10 năm 1884, sau khi tại vị vẻn vẹn có ba ngày và bị giam giữ ba tháng. Xác nhà vua được bó chiếu chôn tạm trong một hố trống thiên nhiên ở địa điểm Tân Lăng hiện nay. Sau này lăng của nhà vua được xây tại đấy với tên gọi là An Lăng. Năm 1899, con trai nhà vua là Thành Thái xây điện Long Ân, hay còn gọi là Tân Lăng, để thờ vua cha. Vua Thành Thái và con trai là hoàng đế trẻ tuổi Duy Tân sau này đều bị nhà cầm quyền Pháp đầy sang đảo Reunion ở châu Phi năm 1916 vì tinh thần chống thực dân của họ. Cựu Hoàng Thành Thái được về nước năm 1947, rồi từ trần ở Sài Gòn năm 1955. Nhà vua được an táng ở cạnh An Lăng. Cựu Hoàng Duy Tân tử nạn máy bay ở Cộng Hòa Trung Phi năm 1945. Đến năm 1987 xác nhà vua cũng được đem về cải táng trong khuôn viên của An Lăng. Hiện nay Điện Long Ân đã được trả lại chức năng cũ để làm nơi thờ ba vị hoàng đế bạc phước này

06 Vương Phủ khu Thuận An Vỹ Dạ ( Đường Nguyễn Sinh Cung)
Khu vực Thuận An Vỹ Dạ có mật độ vương phủ dinh thự to lớn nhất thời xưa. Đường Lê Lợi, sau khi qua khỏi cầu đá Vỹ Dạ sẽ chuyển sang đường Thuận An, nay là đường Nguyễn Sinh Cung
Số 98 các phủ của Tuy Lý Vương Miên Trinh (1820-1897), con trai thứ mười một của Hoàng đế Minh Mạng. Trong các vương phủ này chỉ có phủ Tuy Lý Vương đã được tái tạo lại gần như xưa, với tấm bình phong đẹp..


Số 106 phủ Diên Khánh Vương Nguyễn Phúc Tấn (1799-1854), con trai thứ bảy của Gia Long, tại số 106
Số 220 phủ và mộ phần của Phong Quốc Công Miên Kiền (1831-1854), con trai thứ 55 của vua Minh Mạng, ở số 220
Số 274 phủ Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phúc Bính (1797-1854), con trai thứ sáu của vua Gia Long, ở đối diện với địa chỉ 274 Thuận An. Trong phủ có cả khám thờ thân mẫu của Vương là bà Tiệp Dư Lê Thị Ái, vợ Vua Minh Mạng. Phủ còn lưu giữ được gần như toàn bộ bản khắc gỗ nguyên thủy tập thơ của vị hoàng tử thi sỹ nổi tiếng này

07 Vương Phủ khu Gia Hội (đường Chi Lăng) - nhiều đền thờ của các bang hội Hoa kiều được xây dựng theo phong cách cung đình và vẫn còn gần như toàn vẹn
Số 145 Phủ Thọ Xuân Vương Miên Định (1810-1886), con trai thứ ba của Hoàng đế Minh Mạng
155 Đền của bang hội Quảng Đông ở số 155, được xây để thờ Quan Công, bà Thiên Hậu và Thái Bạch Tinh Quân, hiện nội thất đền vẫn còn nguyên vẹn
157 Phủ Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y (1833-1877), con thứ tư của vua Minh Mạng, ở địa chỉ 157, cũng đã được tôn tạo lại
169 Phủ 169 Chi Lăng là của Hòa Thạnh Vương Miên Tuấn (1827-1907), con thứ 37 của Minh Mạng
205 Địa chỉ 205 là chùa Bà của bang hội Hải Nam, được xây cùng lúc với chùa Ông năm 1895 để thờ bà Thiên Hậu. Đền cũ bằng gỗ đã bị tàn phá trong trận chiến Mậu Thân 1968, được xây dựng lại năm 1978
211 Cạnh chùa Bà là đền của bang Triều Châu ở địa chỉ 211, thờ Quan Công và bà Thiên Hậu. Đền này bị chìm vào quần thể kiến trúc rộng lớn của đền Phúc Kiến ở địa chỉ 213 bên cạnh. Đền Phúc Kiến là nhóm đền đài hoành tráng nhất của quần thể các đền Hoa kiều ở Huế, thờ Quan Thánh, Thiên Hậu, năm vị Tinh Quân và ba Địa Tiên của Trung Quốc. Đền được xây năm 1864 dưới thời Tự Đức, với các dàn mái đồ sộ, ấn tượng.

08 Vương Phủ khu Kim Long (đường Nguyễn Thúc Nguyên)
Một số dinh thự ở đây vẫn còn dấu tích rất rõ. Đại lộ Trần Hưng Đạo khi qua khỏi cầu Bạch Hổ, trên đường đi về chùa Thiên Mụ, sẽ chuyển sang đường Kim Long, nay là đường Nguyễn Thúc Nguyên
phủ và điện thờ của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, phụ thân của Từ Dũ Hoàng thái hậu. Đền thờ được vua Tự Đức, cháu ngoại Đức Quốc công, cho xây năm 1849. Hiện nay nội thất của đền còn khá đầy đủ
Gần đấy là phủ của Diên Phước Công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo (1824-1848). Công chúa là chị ruột của Tự Đức. Từ Dũ Hoàng thái hậu chỉ sinh được ba người con là bà, vua Tự Đức và một vị công chúa nữa đã từ trần lúc ba tuổi. Vua Tự Đức rất yêu quý chị mình và năm 1854 đã cho xây phủ thờ công chúa trong khuôn viên Vĩnh ấm viên, phủ cũ của bà. Thỉnh thoảng vị thi nhân vương giả này vẫn đến viếng và làm thơ tưởng nhớ chị. Ngày nay nội thất trong phủ còn khá đầy đủ, và vẫn giữ được phong thái một nơi thờ phụng của hoàng gia thời Tự Đức
Số 40 - Một vài di tích cung phủ khác cũng vẫn còn được nhận ra trên tuyến đường này như phủ của Vĩnh Quốc công Nguyễn Hữu Độ, thân phụ của bà Thánh Cung Hoàng thái hậu, chính cung của vua Đồng Khánh, ở số 40
42 dinh của Khoái Châu Quận công Nguyễn Đức Xuyên, cha của bà Đức Tần Nguyễn Thị Huyên, và vua Thiệu Trị, ở số 42.
46 Nổi tiếng nhất trong nhóm dinh thự này là An Hiên viên ở số nhà 46. Được xây bởi cháu nội Đức Quốc công là Phạm Đăng Khánh năm 1895, dinh đã bị đổi chủ nhiều lần và nay thuộc về dòng họ Nguyễn Đình. An Hiên viên nay vẫn còn giữ phong cách của một vườn cổ ở Huế và được nhiều du khách thăm viếng

Đi tiếp tuyến đường này sẽ dẫn đến chùa Thiên Mụ, và sau đó là Văn Thánh Miếu với hàng bia tiến sỹ Nguyễn Triều. Nhưng bên kia sông Hương, đối diện với chùa Thiên Mụ mới là một khu vực độc đáo của Huế, đó là đấu trường Hổ Quyền và điện Voi Ré.
09 cầu Lương Y
Cũng ở Gia Hội, từ cầu Thanh Long trên đường Bạch Đằng sẽ thấy được toàn cảnh cầu Lương Y, một trong những cầu hộ thành cổ nhất ở Huế. Cầu được xây từ thời Gia Long (1802-1820), và vẫn còn được giữ nguyên vẹn với các ổ để đặt súng thần công.
10 Phá Tam Giang
Phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
- Phá Tam Giang cách Huế 15km, đi xuôi từ biển Thuận An về Quảng Trị.
- Hải sản ở đây là thủy hải sản nước lợ với giá cả phải chăng và rất ngon.
- Từ Huế có hai đường đến Phá Tam Giang: Một đường ngay tại quốc lỗ 1A, cách thành phố Huế 11km. Một đường đi từ thành phố Huế, chạy zíc zắc trong các ngôi làng cổ của Huế.

Rùa bé bự
26-06-2011, 11:21
Em không biết ấn tượng của mọi người là sao nhưng có 1 cái em thấy có thể mọi người nhầm
Núi Ngự Bình có cây, thông hẳn hoi và rất nhiều chứ không như bác bettit nói là chẳng có gì, chỉ toàn cây khô nhé!...Em đoán có thể bác thăm Huế vào khoảng tháng 6,7, vì lúc ý đúng là sẽ bị 1 số chỗ khô hoặc cháy (T_T)....Và cũng có thể là các bác nhầm núi Bân ( giờ là nơi nó dựng tượng đài Quang Trung) cũng nên ạ...

Đốm Béo
26-06-2011, 18:40
DAY3: Sun, 10 Jul2011: Tour các chùa quanh Huế
(1) Chùa Thiên Mụ:
Để đến chùa , chúng ta cứ thẳng đường Trần Hưng Đạo ngang qua Hoàng Thành . Cuối đường Lê Duẩn , vượt qua đường rầy chúng ta sẽ đến đường Kim Long . Thẳng Kim Long đi khoảng 1km nữa ta sẽ đến Thiên Mụ .

(2) Chùa Từ Hiếu: chùa dành cho các thái giám triều Nguyễn & xem các chú tiểu đá bóng
Đàn Nam Giao, Chùa Từ Hiếu, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Kiên Thái Vương:
Đi đến cuối đường Điên Phủ (chỗ đàn Nam Giao), rẽ phải và đi thẳng ngang chùa Từ Hiếu (đường vào chùa 300m) rồi ngang qua lăng Tự Đức (đường vào lăng Tự Đức 1 km), con đường này đi tiếp vào lăng Đồng Khánh và lăng Kiên Thái Vương.

(3) Huyền Không Sơn thượng:
Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc ở thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, thuộc hệ phái Nam Tông. Chùa cũ được các sư Viên Minh, Tịnh Pháp, Trí Thâm, Tấn Căn dựng bằng tre nứa vào năm 1973 ở phía Bắc đèo Hải Vân, thuộc xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc. Năm 1978, chùa được sư Giới Đức cho chuyển về vị trí hiện nay, cách chùa Thiên Mụ gần 3 km về phía Tây.
(4) Chùa Bảo Quốc:
Theo đường Lê Lợi là con đường chính nằm ở bờ Nam sông Hương gặp đường Điện Biên Phủ thì rẽ vào . Theo đường Điện Biên Phủ đến đường rầy xe lửa chúng ta sẽ nhìn thấy một con đường nhỏ có tên là Báo Quốc . Rẽ vào khoảng 200m sẽ đến chùa Bảo Quốc



Nếu trong 1 ngày mà bạn định đi cả 4 chùa thì ko kịp đâu bạn à. Theo mình, buổi sáng sớm bạn lên chùa Thiên Mụ. Sáng sớm ở đây có thể ngắm các sư thầy và các chú tiểu tập võ Thiếu Lâm. Ngắm mặt trời mọc trên sông Hương ở khúc sông chỗ chùa Thiên Mụ khá đẹp. Ở Thiên Mụ khoảng 2-3 tiếng là nhiều rồi, bạn đi tiếp lên Huyền Không Sơn Thượng (đi tiếp tuyến đường đó luôn, không phải quay xe đi ngược hướng khác). HKST có khuôn viên rộng, mát mẻ, nhiều chỗ đẹp, có thể mang theo đồ ăn (nhớ đừng xả rác nhé bạn). Chơi chán thì về.
Vẫn còn thời gian và vẫn muốn đi thăm tiếp thì thêm chùa Từ Hiếu (gần đàn Nam Giao).
Chúc vui!
Nếu cần gì thì mình có thể trả lời thêm nếu mình biết. :)

giftdeath
27-06-2011, 11:16
Ai có thông tin về quốc lộ 49B cho mình hỏi chút.
có thể chạy theo quốc lộ 49B giữa phá Tam Giang, đầm Hà Trung với biển từ trên sông Ô Lâu xuống cảng Chân Mây không :D hay phải chạy vòng về đường 1?
49B qua 2 cửa biển Thuận An và Tự Hiền có cầu hoặc tầu phà không? nếu có tàu phà thì lịch chạy thế nào?
Thanks

Rùa bé bự
28-06-2011, 14:20
Nếu trong 1 ngày mà bạn định đi cả 4 chùa thì ko kịp đâu bạn à. Theo mình, buổi sáng sớm bạn lên chùa Thiên Mụ. Sáng sớm ở đây có thể ngắm các sư thầy và các chú tiểu tập võ Thiếu Lâm. Ngắm mặt trời mọc trên sông Hương ở khúc sông chỗ chùa Thiên Mụ khá đẹp. Ở Thiên Mụ khoảng 2-3 tiếng là nhiều rồi, bạn đi tiếp lên Huyền Không Sơn Thượng (đi tiếp tuyến đường đó luôn, không phải quay xe đi ngược hướng khác). HKST có khuôn viên rộng, mát mẻ, nhiều chỗ đẹp, có thể mang theo đồ ăn (nhớ đừng xả rác nhé bạn). Chơi chán thì về.
Vẫn còn thời gian và vẫn muốn đi thăm tiếp thì thêm chùa Từ Hiếu (gần đàn Nam Giao).
Chúc vui!
Nếu cần gì thì mình có thể trả lời thêm nếu mình biết.

Em thì nghĩ vẫn có thể đi cả 4 chùa được với điều kiện tầm 3-4h các anh chị về. Vì nếu lên chơi không thì cả đi cả về mất tầm 3h là hết đát. Cho mình nghỉ trưa lại đó. Sau đó về, qua cầu Bạch Hổ, đi thẳng đường Bùi Thị Xuân lên Điện Biên Phủ ghé chùa Bảo Quốc rồi lên thẳng đường Lê Ngô Cát vào Từ Hiếu luôn. Em học trên đó, tầm 5h-5h30 chùa mới bắt đầu tụng kinh nên giờ đó vẫn có khách mà.

buddyphuong
01-07-2011, 09:30
Nếu trong 1 ngày mà bạn định đi cả 4 chùa thì ko kịp đâu bạn à. Theo mình, buổi sáng sớm bạn lên chùa Thiên Mụ. Sáng sớm ở đây có thể ngắm các sư thầy và các chú tiểu tập võ Thiếu Lâm. Ngắm mặt trời mọc trên sông Hương ở khúc sông chỗ chùa Thiên Mụ khá đẹp. Ở Thiên Mụ khoảng 2-3 tiếng là nhiều rồi, bạn đi tiếp lên Huyền Không Sơn Thượng (đi tiếp tuyến đường đó luôn, không phải quay xe đi ngược hướng khác). HKST có khuôn viên rộng, mát mẻ, nhiều chỗ đẹp, có thể mang theo đồ ăn (nhớ đừng xả rác nhé bạn). Chơi chán thì về.
Vẫn còn thời gian và vẫn muốn đi thăm tiếp thì thêm chùa Từ Hiếu (gần đàn Nam Giao).
Chúc vui!
Nếu cần gì thì mình có thể trả lời thêm nếu mình biết. :)

Cám ơn bạn rất nhiều. Trong kế hoạch mình chỉ ưu tiên chùa Từ Hiếu và Thiên Mụ. Huyền Không Sơn Thượng nghe nói có 2 chùa 1 và 2, mình cũng đã thử tìm thông tin thì thấy chùa cũng mới xây, chỉ có khuôn viên rộng và nhiều cây xanh, chứ các giá trị lịch sử hay kiến trúc thì không thấy nói mầy. Tại thấy trên phuot nhiều người ca ngợi nên mình muốn đi thử cho biết thôi. Rất cám ơn bạn về thông tin về việc ngắm mặt trời mọc và cá chú tiểu tập võ vào sáng sớm...thanks

buddyphuong
01-07-2011, 09:33
Em thì nghĩ vẫn có thể đi cả 4 chùa được với điều kiện tầm 3-4h các anh chị về. Vì nếu lên chơi không thì cả đi cả về mất tầm 3h là hết đát. Cho mình nghỉ trưa lại đó. Sau đó về, qua cầu Bạch Hổ, đi thẳng đường Bùi Thị Xuân lên Điện Biên Phủ ghé chùa Bảo Quốc rồi lên thẳng đường Lê Ngô Cát vào Từ Hiếu luôn. Em học trên đó, tầm 5h-5h30 chùa mới bắt đầu tụng kinh nên giờ đó vẫn có khách mà.

Rất cám ơn bạn Rùa bé bự, nhờ có thông tin của Rùa và anh chaubaogia post lên mà mình phát hiện ra hổ
quyền là một nơi rất đẹp, rất đáng đi đấy. Nói chung kế hoạch của mình sẽ rất linh hoạt, mình sẽ report sau chuyến đi. Cám ơn ý kiến các bạn nhieu

pippodiddo
21-07-2011, 16:56
Các bạn quen thuộc với Huế cho mình hỏi, khoảng nửa cuối tháng 8 thời tiết ở Huế thế nào? Mình dự định đến Huế thời gian đấy, ngắn ngày thôi, nhưng nếu trúng vào dịp nóng quá (gió Lào), hay lũ lụt thì cũng hơi buồn.

catktd90
27-07-2011, 21:43
Em là người Huế và đang học ở Huế luôn, thời tiết tháng 8 ờ Huế vẫn còn nắng nhưng đỡ khắc nghiệt hơn, lúc đó ít gió Lào rồi, lũ lụt thì đầu tháng 9 mới xuất hiện. Tháng 8 trời đẹp.
Chúc anh ( chị) có chuyến đi vui vẻ.

catktd90
28-07-2011, 10:45
Em xin bổ sung thêm một số rừng ngập mặn hiếm hoi của Thừa Thiên Huế luôn
Đây là bài của một chị khóa trên trong trường
Đọc tại đây:https://nguyenbichngoc.wordpress.com/2011/06/08/v%E1%BB%81-ru-sat-c%E1%BA%A3nh-d%C6%B0%C6%A1ng-tt-hu%E1%BA%BF/

Rú Sát - Cảnh Dương - Thừa Thiên Huế
Nếu ở Thuận Hoà – Hương Phong, một rừng Giá/ Chá đã mọc tự lâu đời người ta đặt tên Rú là Rú Chá, thì không biết vì sao người ta gọi đây là rừng Sát. Hỏi người dân mới biết thì ra là do rừng ở đây có nhiều cây Đước ( Rhizophora apiculata Blume.) ....

pippodiddo
29-07-2011, 17:20
Cám ơn thông tin thời tiết của catktd90 nhé :) Bây giờ bắt đầu tìm hiểu thêm các vấn đề khác được rồi.

catktd90
31-07-2011, 15:22
Em vừa mới tìm được một trang web hay, có đầy đủ thông tin về Huế như văn hóa, dân số, chùa chiền, du lịch....
Cụ thể đây là tổng hợp các chùa ở Thừa Thiên Huế.
http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=153

angle1088
04-08-2011, 12:00
Đã đi ra Huế và cảm nhận rất thích nơi này, thích cái cay của món ăn, thik những con đừong cổ kính, thích nhìn sông hưong từ chùa thiên mụ, thích cái lạnh lúc vượt đèo vào tp, thích biển lăng cô tĩnh lặng, thích thác voi trong xanh như biếc...tiếc 1 điều là tử cấm thành sập khá nhìu, ko thể hiện được sự uy nghi một thời
Chân thành cảm ơn bác chủ topic thể hiện quá rõ nét về Huế

buddyphuong
11-08-2011, 16:48
Các bạn có thể thm khảo ảnh về các địa điểm tại https://www.phuot.vn/threads/21511-Ảnh-về-Huế
Chúc các bạn chuyến đi vui vẻ

Mình cũng sắp đi Huế ngắn ngày, cũng lên mạng tổng hợp thông tin (rất cám ơn bác Tibet3127 và bellrock đã cho mình những thông tin tham khảo về Huế rất lý thú). Minh đưa Hue plan của mình lên để các bạn đi sau tham khảo và mình sẽ report sau khi đi về
.........
20.00: leaving hotel to Airport, đi taxi tới Vietnam Airline @ Hue.
22.10 đến 23.10 về Hà Nôi.

ntmhuong
19-08-2011, 11:31
Cho mình hỏi thăm với, nếu đến Huế, không đến thăm cung điện, đền chùa thì có thể chơi ở đâu trong vòng 1 ngày được ạ? :)

pintu
28-09-2011, 16:30
Các bạn cho mình hỏi, từ trung tâm thành phố Huế chạy ra Phá Tam Giang có xa và khó khăn không?
Mình muốn đi để thưởng thức món ghẹ :)

BGI
04-10-2011, 11:03
Từ Huế đi phá Tam Giang khoảng 15-20km tùy vị trí đến, ghẹ Tam Giang thì có quán hải sản nắm bên tay phải của chân cây cầu cũ ở thị trấn Thuận An nhé. Giá cả cũng tàm tạm, đồ ăn tươi ( nhớ hỏi cây cầu cũ giờ không sử dụng nữa). Chúc vui nhé

BGI
04-10-2011, 11:06
Cho mình hỏi thăm với, nếu đến Huế, không đến thăm cung điện, đền chùa thì có thể chơi ở đâu trong vòng 1 ngày được ạ? :)
Bạn có thể đi thăm nhà vườn Kim Long hoặc lang thang những con phố nhỏ gần khu Đại nội cũng thú vị lắm đấy, xa hơn có thể đi bãi biển Thuận An, phá Tam Giang...

angle1088
12-10-2011, 20:26
Cảm nhận về Huế của 1 phượt tử:
Hoàng Cung: có lẽ Vn ta quen với đẹp khoe xấu che nên khu giữa Hoàng cung là các lầu chính là nơi vua hoàng hậu cung phi ở đã sập tanh bành nhưng đó giờ k bao giờ thấy hình ảnh khu đó ntn em mạo muội show lên bà con coi, ko có ý chê bai hay gì cả mà chỉ là mục sở thị thui
Lý do tanh bành là thế này, do chiến tranh năm 1947 ^^
https://i266.photobucket.com/albums/ii261/angle1088/Picture212-1.jpg

Hình bông hoa đen bên tay trái các bạn có thấy ko, trống lốc hết roài
https://i266.photobucket.com/albums/ii261/angle1088/Picture215-1.jpg

Toàn cảnh khu trống lốc
https://i266.photobucket.com/albums/ii261/angle1088/Picture223.jpg

Đó giờ chắc ít bạn này thấy cảnh nầy phải ko, nếu thấy các bạn sẽ si nghĩ lại có nên vào đây ko, tuy nhiên cũng nên khám phá lịch sử nước nhà cho biết, vì lúc triều Nguyễn ta cũng hùng mạnh ở Đông nam á đó, chí ít là so với Lào và Campuchia ^^

Cung điện bên trong này
https://i266.photobucket.com/albums/ii261/angle1088/Picture207-1.jpg

Hoa này mọc trong Đại nội nhìu lắm, ko ai trồng cả, mọc hoang tùm lum thui, nhg xinh nhỉ
https://i266.photobucket.com/albums/ii261/angle1088/Picture212-2.jpg

Huế thì mình yêu sông hương, nhìn từ chùa Thiên Mụ ra sông hương rất đẹp, nge đồn trai gái iu nhau ko nên đi vào chùa này nha

Biển lăng cô mùa nắng rất đẹp và trong veo luôn, các trắng lung linh

Phù Du
29-02-2012, 19:15
Huế thì mình yêu sông hương, nhìn từ chùa Thiên Mụ ra sông hương rất đẹp, nge đồn trai gái iu nhau ko nên đi vào chùa này nha

Biển lăng cô mùa nắng rất đẹp và trong veo luôn, các trắng lung linh

Thật ra thì chỉ khi nào các đôi yêu nhau dắt tay nhau ra rừng thông phía sau chùa Thiên Mụ thì mới xảy ra cuộc chia li :D
Huế có 2 bãi biển đẹp nổi tiếng nhất là Thuận An và Lăng Cô. Lăng Cô cát trắng, Thuận An cát vàng. Cả 2 đều là nơi tuyệt vời để du lịch hay chụp ảnh :D

nangtienduoimo
01-03-2012, 09:03
Ở Huế có nhiều nơi đẹp lắm ví dụ như là Nhà vườn An Hiên, tháp chàm, đầm Lập An.
Ai thích chụp ảnh vào bình mình và hoàng hôn có thể đi đầm Lập An. phá Tam Giang, cồn Tè :D

Thật ra ở Huế có nhiều bãi biển đẹp lắm. Những bãi nhỏ thôi cũng đẹp rồi, ví dụ như Vinh Thanh, Vinh Hiền hay bãi biển dưới chân đèo Phước Tượng