PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Những mảnh ghép nước Nga.



adamantan
18-05-2018, 13:21
Vậy là em đã rời nước Nga sau từng đấy năm lang thang, hành trang mang về chỉ là những bức ảnh, những người bạn và kỷ niệm. Có lẽ em cũng khó quay lại trong tương lai gần, vì thế em lập chủ đề này, phần để chia sẻ lại những nơi mà em đến, phần để có thể bất kỳ ai yêu nước Nga vào chia sẻ cảm nhận và phần nữa để tư vấn cho ai có nhu cầu về cách đi lại, ăn uống và chơi bời ở bất kỳ thành phố du lịch nào của Nga (vì em đã đi khá kỹ từ Tây tới sát Viễn Đông, từ Bắc tới Nam, từ Altai tới Kavkaz, từ Baikal cho đến Crimea), mặt khác cũng là để viết tiếp về Siberia do topic cũ bị hỏng photobucket mất hết ảnh (viết kiểu topic cũ mất thời gian quá mà em cũng bận không thể duy trì được).

Topic này em cũng dùng account facebook chính để upload ảnh và ban đầu sẽ dùng luôn các post facebook cũ cho đỡ tốn sức (vì thế sẽ có nhiều pót xưng hô khá củ chuối, các bác thông cảm) rồi đi vào chi tiết sau. Xin phép được bắt đầu với bán đảo Crimea, sau đó lần lượt sẽ là vùng Kavkaz, Kuban, hai thành phố lớn Moskva và Saint Petersburg, các thành phố dọc theo sông Volga, Bắc Ural, Nam Ural, Tây Siberia, Altai và Đông Siberia.

Các thành phố/ thị trấn sẽ được review trước, sau đó sẽ vào các điểm thăm quan cụ thể.

Post ảnh để kiểm tra khả năng hiển thị :D

https://scontent.fhan7-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/23621731_10210945829661819_6354541222211361431_n.j pg?_nc_cat=0&oh=def0dc324745978884b8627b5f033fc2&oe=5B77D917


Danh sách các thành phố, thị trấn, làng mạc và điểm thăm quan, cập nhật dần theo bài viết:

PHẦN CRIMEA
1. Feodosya
2. Sudak
3. Koktebel
4. Alushta
5. Yalta
6. Alupka
7. Sevastopol
8. Balaklava
9. Simferopol

PHẦN KAVKAZ
10. Khatuey
11. Argun
12. Gudermes
13. Grozny
14. Goytư
15. Urus-Martan
16. Khankala
17. Dzhalka

ĐỒNG BẰNG MIỀN NAM
18. Krasnodar
19. Rostov-na-Donu
20. Volgograd

adamantan
18-05-2018, 13:33
1.Feodosia

Lý do đầu tiên mình chọn đến thăm thành phố này vì tên nó nghe hay, như trong truyện cổ tích :v . Lý do thứ hai là sự nổi tiếng của căn cứ tên lửa hạt nhân chiến lược Feodosia-13 (mà cuối cùng hóa ra nó nằm ở chỗ khác).

Feodosia là một trong những thành phố cổ nhất nước Nga, thậm chí còn thành lập trước Moskva hơn 1500 năm. Vào thế kỷ 6 trước công nguyên, người Hy Lạp đã đến vùng đất này và xây dựng cảng tầu buôn bán, họ đặt tên nơi đây là Theodosia. 1600 năm sau, thành phố đổi chủ sang cộng hòa Genoa, sau đó thành điểm trung chuyển nô lệ của người Thổ với tên Caffa và cuối cùng là những đoàn quân Cossack Zaporozir giải phóng và trở thành một phần lãnh thổ nước Nga.
Về kiến trúc, thành phố này rất ít hơi hướng Nga hay Xô Viết mà đậm chất châu Âu kiểu Italia hay Tây Ban Nha. Tuy dân số nơi đây chỉ khoảng 70.000 người nhưng khách du lịch đến vào mùa hè rất động nên nó khá nhộn nhịp. Dù gì, ở đây cũng có bãi biển Vàng thuộc top đẹp nhất nước Nga.
Về công nghiệp, tại Feodosia trước đây xây dựng nhà máy lọc dầu và đóng tầu lớn nhất Ukraine với vai trò đóng góp rất quan trọng về kinh tế. Hiện giờ thì tất nhiên những phần này đã chuyển sang phục vụ nước Nga.
Điều thú vị cuối cùng của Feodosia là hoa quả, nhất là nho ở đây khá sẵn và ngon, được chở thẳng từ vựa hoa quả Koktebel gần đó đến. Rất đáng để đến thăm và thử.

Ăn chơi gì ở Feodosya:
- Chủ yếu là cảnh đẹp nên chụp ảnh rất sướng, có các khu phố cổ kiểu Hy Lạp hoặc Genoa, thành cổ Genoa, bãi biển...
- Mặc dù là thành phố biển nhưng hải sản khá nghèo nàn, sẵn nhất là hoa quả, cây ăn quả mọc trĩu trịt khắp nơi, hoa quả ngoài chợ cũng rẻ. Ăn bình thường có thể ăn các món cơm, súp truyền thống của Nga hay Thổ.
- Có nhiều quán cafe đủ phong cách, 1 vài club trong các khách sạn lớn thì đắt.


Ảnh là Quảng trường Ekaterina nằm cuối đường Cách mạng, cạnh bãi tắm bờ biển, cũng có thể coi là trung tâm du lịch của thành phố.


https://scontent.fhan7-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/17309221_10209000035258175_7939520287812787616_n.j pg?_nc_cat=0&oh=af86223f0ab47aade12357e9f1c1c481&oe=5B879254

daugaunhoibo
18-05-2018, 14:28
Bạn ơi upload ảnh lên diễn đàn từ Facebook thì sau một thời gian (rất) ngắn cũng sẽ gặp không hiển thị không hơn gì photobucket. Tốt nhất là nên upload thẳng lên tính năng album của diễn đàn hoặc dùng flickr thì (cho đến giờ) ảnh hiển thị “bền” hơn.

Chịu khó tý chứ giờ tiện tay facebook upload sang xong mấy hôm nữa bài lỗ chỗ hình không hiển thị được mà cũng không edit lại được thì khó chịu lắm

adamantan
18-05-2018, 14:31
2. Sudak

Thành phố thủ phủ tỉnh Sudak, nước cộng hòa Crimea. Đây là một thành phố nhỏ, to cỡ 1 quận ở Hà Nội với dân số cỡ nửa quận (20K dân). Tuy nhiên, bề dày lịch sử thì khỏi bàn. Thành phố được người Hy Lạp xây dựng từ năm 212 SCN, sau đó về tay người Venice và trở thành một địa điểm buôn bán sầm uất trên con đường thông thương từ Đông sang Tây. Vào thế kỷ 14-15, người Genoa đã xây dựng ở đây một pháo đài khá hoành tráng trên đỉnh núi phía Nam thành phố, và trong rất nhiều cuộc chiến sau đó, pháo đài Sudak chưa từng thất thủ vì địa hình quá hiểm của nó.
Ngày nay thì dân Sudak chủ yếu sống bằng nghề nấu rượu và làm du lịch. Bãi tắm ở đây nước rất trong, nhưng chỉ có sỏi nên đi khá là đau chân. Dịch vụ ăn uống hải sản cũng không được hoành tráng lắm, quay đi quay lại chỉ có vài loại cá và tôm rak (crayfish). Dân sống phần nhiều là người Tatar Crimea, mọi người nhiệt tình, dễ mến và rất tin người (vì địa điểm cũng hẻo lánh, chưa có khách Tầu hay Việt đổ bộ :v). Giá phòng khách sạn rẻ, 1 phòng đôi khép kín mùa cao điểm du lịch 15$/đêm đầy đủ tiện nghi, chủ khách sạn đánh xe ra tận bến xe đón và check out không cần kiểm tra lại phòng.

Nếu bác nào thích sang chảnh thì có thể thuê phòng ở resort với dịch vụ 5* và giá loanh quanh 100$/ ngày cũng sẵn vì về phát triển du lịch thì Sudak khá mạnh.

Ăn chơi gì ở Sudak:
- Cảnh rất đẹp, một thành phố theo phong cách Thổ đặc trưng, rất nhiều biển báo tiếng Nga còn được viết cách điệu theo lối hỏa tự. Thành cổ Sudak là tòa thành đẹp nhất bán đảo Crimea.
- Ăn hải sản, uống rượu vang. Tuy nhiên hải sản tươi khá hiếm, chủ yếu là đồ đông lạnh.
- Dịch vụ chơi bời phát triển hơn nhiều so với Feodosya, ban đêm không thiếu chỗ quẩy. Thành phố có một cái công viên nước khá là to nữa.
- Từ Sudak đi mấy cây số ra thị trấn nghỉ dưỡng Novyi Svet nổi tiếng rất gần.

Ảnh: Nhìn xuống thành phố từ trên tường thành cổ Genoa.

https://scontent.fhan7-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/17264501_10209017382651849_6716975483656290922_n.j pg?_nc_cat=0&oh=3aa1418ca934db86f25e277ecc04dfe8&oe=5B90E21F

adamantan
18-05-2018, 20:43
3. Koktebel

Thị trấn Koktebel, Crimea, nơi có những cánh đồng nho trải dài tận bờ biển. Tên thị trấn theo tiếng Tatar là vùng đất của những ngọn đồi xanh với Kok là xanh và tebel là những ngọn đồi.
Thời Liên Xô, thị trấn này có tên là Planerskoye và là nơi nghỉ dưỡng yêu thích của các nhà văn Xô Viết với rượu vang, những câu lạc bộ dù lượn và bãi biển tự nhiên thuộc loại đẹp nhất Liên bang.
Hiện nay, tại Koktebel, những cánh đồng nho vẫn mọc xanh ngắt, những hầm rượu vẫn tràn đầy và khách du lịch từ Nga đổ về giữ cho thị trấn vẫn nhộn nhịp và trù phú như ngày nào. Tối đến, trên bờ biển vẫn có những nhóm nhạc công biểu diễn, các quầy hàng đầy ắp hoa quả, thịt nướng, tôm rak và cá xiên. Trước đây, vào tháng 9 hàng năm ở thị trấn này vẫn có festival nhạc Jazz của toàn châu Âu, tuy nhiên kể từ năm 2014, cùng với lệnh cấm vận, lễ hội này đã chuyển về Odessa, cũng hơi đáng tiếc.

Ăn chơi gì:
- Chụp ảnh các khu chợ hoa quả, cánh đồng nho, bãi biển, đặc biệt có 1 khoảnh hoa anh túc cực đẹp trên núi Karadag, chụp rất chất, nhưng phải mua vé excursi và có giám sát. Ảnh
(https://upload.wikimedia.org/wikipedia/ru/f/ff/%D0%9C%D0%B0%D0%BA%D0%B8_%D0%BA%D0%BE%D0%BA%D1%82% D0%B5%D0%B1%D0%B5%D0%BB%D1%8C.jpg)
- Tất nhiên là ăn hoa quả
- Công viên chim cò trong nhà, có thể bỏ tiền ra để ôm chim, sờ chim chụp ảnh nhưng khá đắt
- Có mấy quán cà phê nhà hàng bánh trái.
Ảnh: Chợ hoa quả trên đường đi ra bãi biển tại Koktebel

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/17358855_10209030232693092_5875684257203134835_o.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeGBytZus5odFsBnP1jH_UzdJ0lGx6hISw83ExYUh vsXLAH4RO1jtC2jemuKP922VmquqFkvaYynrI6qUm4EFEN3nQx Z8F0aGqxjlSWM2uPkLA&oh=4caebfe12c7627cd03d1a8377381e9b1&oe=5B7AD6B7

adamantan
19-05-2018, 10:40
4. Alushta
Alushta là một thành phố nằm phía Đông bán đảo Crimea, trên đường từ Sudak đến Yalta. Thành phố được người Hy Lạp thành lập từ thế kỷ thứ 6 SCN và sau đó cũng góp phần quan trọng trên con đường buôn bán của người Genoa.
Từ thời Liên Xô, Alushta đã là thành phố nghỉ dưỡng tốt nhất ở Crimea và là một trong những khu nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất toàn Liên bang nhờ vào khí hậu lý tưởng, bãi biển cũng như các suối khoáng ở đây. Thời điểm đó, nơi sang chảnh thế này chỉ dành cho các chính khách và các phi công vũ trụ.
Sau năm 90, sau khi Ukraine cùng Crimea tách khỏi Liên Xô, cả thành phố như chết dần. Dân số từ năm 1989 đến năm 2013 đều đặn giảm, tính ra mất đến 1/5. Tuy nhiên, từ năm 2014 sau khi Crimea sáp nhập trở lại Nga, dân số đã dần tăng lên, hiện nay đang ở mức năm 2008 và cuộc sống có vẻ như đang hồi sinh. Ngoài khí hậu hay bãi biển thì rượu nho và cà phê ở đây cũng rất khá.
Mình thích nhất ở thành phố này là những hàng resort xây lớp lớp trên các ngọn đồi nhìn ra biển, khá là giống Bãi Cháy. Những resort ở đây được bình chọn là tốt nhất Crimea, tiếc là chưa có cơ hội thử.
Hẹn gặp lại lần sau vậy.
Ảnh chụp 7/2016.

Chỗ chơi:
- Resort với các dịch vụ làm đẹp đi kèm (chưa thử)
- Tắm biển
- Ăn uống thì cũng tương tự như các thành phố ven biển khác của Crimea.

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/17390563_10209042502039818_4452976794088764301_o.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeHNUGJp8lvMj7ntRnmaLYHHV1XKqubB43nCIwZTr inG_keMK_M-Q9OQpK5GHMlI9TKxiFXwDVPuHHg2_OPDGKa-Pb_83OG1ZCXZ_xODHHog0w&oh=06da8194d40d7f82f463aac0beff9d07&oe=5B874C66

adamantan
19-05-2018, 14:53
5. Yalta
Yalta là thành phố du lịch lớn nhất trên bán đảo Crimea của Nga, nằm ở bờ biển Đông Nam bán đảo này. Tên của thành phố bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, yalos, có nghĩa là "bờ biển an toàn" được đặt bởi những nhà thám hiểm Hy Lạp 2000 năm trước.
Tuy là một thành phố khá nhỏ, chỉ có hơn 70.000 dân nhưng Yalta lại cực kỳ nổi tiếng trên thế giới vì tại đây đã diễn ra hội nghị Yalta của 3 cường quốc Anh - Mỹ - Liên Xô nhằm phân chia lại thế giới sau Thế chiến II.
Giống như mọi thành phố ven biển khác của Crimea (trừ Sevastopol), Yalta luôn đông đúc khách du lịch vào tháng 7-8 và đây cũng là nguồn thu chính từ thành phố. Trước khi Crimea trở về Nga, có khoảng 12% khách du lịch tới đây là từ các du thuyền phương Tây, sau 2014, lượng khách từ Nga luôn vượt 95%. Ngoài du lịch, thành phố còn khá nổi tiếng với nghề nấu rượu nho, đặc biệt là khu vực giáp với thị trấn Massandra bên cạnh. Biểu tượng của Crimea, lâu đài Tổ Yến tuy nằm ở quận Yalta nhưng lại không thuộc thành phố này như nhiều người vẫn tưởng.
Theo cảm nhận cá nhân thì thành phố rôm rả được mấy phố ven biển, phần lớn dân cư trên chân núi Ai-Petri thì cuộc sống cũng khá vất vả vì không được hưởng lợi nhiều về du lịch, đường xá dốc và chật hẹp. Vì cấm vận phương Tây nên du lịch trong những năm gần đây ở Yalta cũng gặp khó khăn, các dịch vụ thanh toán không thông qua tiền mặt hay đặt phòng online thường xuyên bị làm khó dễ. Tuy các review trên mạng nói giá phòng ở Yalta vào mùa du lịch đắt, nhưng nếu đến tận nơi thuê phòng với dân địa phương trực tiếp có chút mặc cả thì cũng không đến nỗi vậy. (50$/ đêm được hẳn 1 căn hộ 2 phòng rộng rãi ở được 5 người ngay gần bờ biển trung tâm.) Các bãi tắm hầu hết đã bị tư nhân hóa và thu phí, bằng chứng là suốt quãng bờ biển thành phố không có bãi tắm công cộng nào.

Ăn chơi gì:
- Thăm các lâu đài nổi tiếng tại đây: Tổ Yến, Vorontsov, Dulber, Livandia, Massandra... (sẽ post riêng về các nơi này sau)
- Nghỉ dưỡng tại các resort đắt tiền, ăn hải sản.
- Đi chợ cá ở đây cũng khá vui.
- Đi dạo & chụp ảnh mấy chỗ như phố đi bộ, bảo tàng Cá sấu, chợ trời (nhiều cá ngon & hoa quả).

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/20451663_10210184174340912_3319931674741233832_o.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeHh7rpHTph9ndZEY3cC3IGDjnj9kAeaqKXb3mCA_ midFwOLaiO57cifOb9IGyjJyAC_93RZV6-JKiMoEOCYVir6CDzplPb5Y4zVS-fDxxhk4g&oh=1e1d949b72cd6fb249f1b1d2a99ce773&oe=5B7E8EDF

kimvanchinh
19-05-2018, 15:06
4. Alushta
Alushta là một thành phố nằm phía Đông bán đảo Crimea, trên đường từ Sudak đến Yalta. Thành phố được người Hy Lạp thành lập từ thế kỷ thứ 6 SCN và sau đó cũng góp phần quan trọng trên con đường buôn bán của người Genoa.
Từ thời Liên Xô, Alushta đã là thành phố nghỉ dưỡng tốt nhất ở Crimea và là một trong những khu nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất toàn Liên bang nhờ vào khí hậu lý tưởng, bãi biển cũng như các suối khoáng ở đây. Thời điểm đó, nơi sang chảnh thế này chỉ dành cho các chính khách và các phi công vũ trụ.
Sau năm 90, sau khi Ukraine cùng Crimea tách khỏi Liên Xô, cả thành phố như chết dần. Dân số từ năm 1989 đến năm 2013 đều đặn giảm, tính ra mất đến 1/5. Tuy nhiên, từ năm 2014 sau khi Crimea sáp nhập trở lại Nga, dân số đã dần tăng lên, hiện nay đang ở mức năm 2008 và cuộc sống có vẻ như đang hồi sinh. Ngoài khí hậu hay bãi biển thì rượu nho và cà phê ở đây cũng rất khá.
Mình thích nhất ở thành phố này là những hàng resort xây lớp lớp trên các ngọn đồi nhìn ra biển, khá là giống Bãi Cháy. Những resort ở đây được bình chọn là tốt nhất Crimea, tiếc là chưa có cơ hội thử.
Hẹn gặp lại lần sau vậy.
Ảnh chụp 7/2016.

Chỗ chơi:
- Resort với các dịch vụ làm đẹp đi kèm (chưa thử)
- Tắm biển
- Ăn uống thì cũng tương tự như các thành phố ven biển khác của Crimea.



Cám ơn bạn đã có thông tin về vùng đất Crimea, về Aluska, nơi tôi đã từng được nghỉ mát nửa tháng năm 1978 (tôi chỉ là sinh viên thường được chia phiếu nghỉ mát theo kiểu phân phối bao cấp chứ không phải là phi công vũ trụ hay anh hùng lao động gì cả). Nơi này trước đây từ 1954 đến cách đây vài năm (2014) thuộc Ucraina, nay đã thuộc Nga (và Ucraina họ vẫn tuyên bố chủ quyền, giống như Hoàng sa của Việt nam vậy).
Hiện nay, viết về những vùng đất như Crime, không bao giờ thoát khỏi sự tranh luận. Sự phức tạp về lịch sử, dân cư, vị trí địa chính trị và cả quá trình bầm giập tranh chấp giữa các quốc gia làm cho khó ai có thể viết đơn giản về nơi này mà không gây tranh luận.

Trước 1990, khu nghỉ mát Aluska và một số bãi nhỏ khác thuộc Crimea là một trong 2 khu nghỉ mát chính của Liên xô (Sochi là khu thứ hai). Nghỉ mát ở đây quả là tuyệt vời bởi khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân cư bản địa và cách thức tổ chức các bãi biển mang tính chuyên nghiệp của họ. Tuy nhiên, riêng phần bãi biển và nước biển thì không thể khen được. Bãi chỉ có sỏi và sỏi nhân tạo chứ không có cát; nước biển tháng nóng nhất là tháng 6-7 cũng rất lạnh (đối với người Việt mình), ban ngày chỉ 19-20 độ là cao, không thể tắm ngâm liên tục được mà chủ yếu ra bãi biển phơi nắng là chính. Hôm nào mưa nước biển xuống 15-16 độ thì chỉ còn 1 số Tây giỏi chịu lạnh tắm thôi.
Từ 1991, khi Ucraina tách khỏi Liên Xô thành quốc gia độc lập, cuộc sống của Nga và Ucraina xuống dốc trong hàng chục năm và biểu hiện rõ nhất là các vùng nghỉ mát đìu hưu, không chỉ Crime mà Sochi cũng vậy. Những biến động tranh chấp chính trị và quân sự những năm 2009-2013 giữa Ucraina và Nga chắc hẳn làm cho Crimea điêu tàn thêm. Cần nhớ dân số Crime có khoảng 65% là người Nga, khoảng 15% là người Ucraina và 15% là dân Tactar (gốc là người Thổ thời Otoman), còn lại là các sắc dân khác như do thái, belaruss...

Việc sáp nhập Crimea vào Nga chắc chắn làm cho kinh tế Crimea trong ngắn hạn có nhộn nhịp hơn do Nga đầu tư khá mạnh cho vùng đất quân sự này, ngành du lịch cũng phát triển ngắn hạn do người nga sẽ đến nghỉ đông hơn (so với để nó thuộc Ucraina thù địch). Tuy nhiên, về dài hạn thì tương lai của Crimea rất khó đoán định và nó khó có thể phát triển với hết tiềm năng của nó. Hiện nay và chắc nhiều năm về sau nữa, khách EU và Mỹ, Nhật rất ít người đến nghỉ dưỡng ở Crimea (do tính chất pháp lý không đầy đủ của nó); công dân và các Công ty của Crimea không được các nước Phương tây thừa nhận, không cho phép nhập cảnh ra nước ngoài...

Nếu đi hết vòng tròn của Biển Đen ta sẽ thấy, phát triển tốt nhất về bãi biển, nghỉ dưỡng là Bun Ga Ri, sau đó là Thổ nhĩ kỳ, tiếp theo là Sochi của Nga và Crimea là bãi biển tiềm năng nhất, tôi cho là đẹp nhất nữa nhưng đìu hiu nhất.

adamantan
19-05-2018, 15:39
Cám ơn bạn đã có thông tin về vùng đất Crimea, về Aluska, nơi tôi đã từng được nghỉ mát nửa tháng năm 1978 (tôi chỉ là sinh viên thường được chia phiếu nghỉ mát theo kiểu phân phối bao cấp chứ không phải là phi công vũ trụ hay anh hùng lao động gì cả). Nơi này trước đây từ 1954 đến cách đây vài năm (2014) thuộc Ucraina, nay đã thuộc Nga (và Ucraina họ vẫn tuyên bố chủ quyền, giống như Hoàng sa của Việt nam vậy).
Hiện nay, viết về những vùng đất như Crime, không bao giờ thoát khỏi sự tranh luận. Sự phức tạp về lịch sử, dân cư, vị trí địa chính trị và cả quá trình bầm giập tranh chấp giữa các quốc gia làm cho khó ai có thể viết đơn giản về nơi này mà không gây tranh luận.

Trước 1990, khu nghỉ mát Aluska và một số bãi nhỏ khác thuộc Crimea là một trong 2 khu nghỉ mát chính của Liên xô (Sochi là khu thứ hai). Nghỉ mát ở đây quả là tuyệt vời bởi khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân cư bản địa và cách thức tổ chức các bãi biển mang tính chuyên nghiệp của họ. Tuy nhiên, riêng phần bãi biển và nước biển thì không thể khen được. Bãi chỉ có sỏi và sỏi nhân tạo chứ không có cát; nước biển tháng nóng nhất là tháng 6-7 cũng rất lạnh (đối với người Việt mình), ban ngày chỉ 19-20 độ là cao, không thể tắm ngâm liên tục được mà chủ yếu ra bãi biển phơi nắng là chính. Hôm nào mưa nước biển xuống 15-16 độ thì chỉ còn 1 số Tây giỏi chịu lạnh tắm thôi.
Từ 1991, khi Ucraina tách khỏi Liên Xô thành quốc gia độc lập, cuộc sống của Nga và Ucraina xuống dốc trong hàng chục năm và biểu hiện rõ nhất là các vùng nghỉ mát đìu hưu, không chỉ Crime mà Sochi cũng vậy. Những biến động tranh chấp chính trị và quân sự những năm 2009-2013 giữa Ucraina và Nga chắc hẳn làm cho Crimea điêu tàn thêm. Cần nhớ dân số Crime có khoảng 65% là người Nga, khoảng 15% là người Ucraina và 15% là dân Tactar (gốc là người Thổ thời Otoman), còn lại là các sắc dân khác như do thái, belaruss...

Việc sáp nhập Crimea vào Nga chắc chắn làm cho kinh tế Crimea trong ngắn hạn có nhộn nhịp hơn do Nga đầu tư khá mạnh cho vùng đất quân sự này, ngành du lịch cũng phát triển ngắn hạn do người nga sẽ đến nghỉ đông hơn (so với để nó thuộc Ucraina thù địch). Tuy nhiên, về dài hạn thì tương lai của Crimea rất khó đoán định và nó khó có thể phát triển với hết tiềm năng của nó. Hiện nay và chắc nhiều năm về sau nữa, khách EU và Mỹ, Nhật rất ít người đến nghỉ dưỡng ở Crimea (do tính chất pháp lý không đầy đủ của nó); công dân và các Công ty của Crimea không được các nước Phương tây thừa nhận, không cho phép nhập cảnh ra nước ngoài...

Nếu đi hết vòng tròn của Biển Đen ta sẽ thấy, phát triển tốt nhất về bãi biển, nghỉ dưỡng là Bun Ga Ri, sau đó là Thổ nhĩ kỳ, tiếp theo là Sochi của Nga và Crimea là bãi biển tiềm năng nhất, tôi cho là đẹp nhất nữa nhưng đìu hiu nhất.

1. Đoạn đậm này em không thấy giống tí nào. Nếu bác đến Crimea hiện nay, kể cả vào những vùng toàn người Tatar như Sudak, Bakchisaray mà hỏi chuyện dân ở đó thì sẽ hiểu vì sao ngay cả nếu Nga có sụp đổ thì Crimea sẽ không thể về với Ukraine được. Nếu bác đọc thêm một chút về giai đoạn từ khi Liên Xô sụp đổ đến hết đời tổng thống Kuchma sẽ thấy nếu không dùng súng đạn và quân đội thì Crimea đã ly khai Ukraine từ khi đó rồi. Năm 2014 chỉ là giọt nước tràn ly và mấy anh người xanh, theo cách nói của người Mỹ, chỉ là quả cherry trên cái bánh kem để cho Ukraine không làm được 1 lần nữa theo kịch bản 1995 thôi. So với một khu đảo hoang như Hoàng Sa, nơi các hải đội Hoàng Sa đã khai thác trước cả người Trung Quốc thì quá khập khiễng.

2. Đoạn 2 của bác em không biết bác có chắc không, vì ở Crimea có 2 thị trấn nghỉ dưỡng nổi tiếng là Alushta là Alupka, bác viết là "Aluska" thì em không hiểu bác viết về khu nào, nhưng nghe bác tả thì em thấy giống là tả Alupka hơn vì ở Alupka có nhiều núi chạy ra đến biển, che nắng và các dòng nước nóng nên biển rất lạnh, bãi lại toàn sỏi. Cho đến bây giờ ở Alupka vẫn tấp nập hơn rất nhiều vì có mấy khu vườn đẹp, lâu đài Vorontsov và khách sạn bình dân dọc bờ biển.

3. Các nước EU đã dần chấp nhận Crimea về với Nga theo xu thế không thể đảo ngược rồi, tour cũng bắt đầu nối lại. Bác có thể thấy resort Mriya 5* ở Foros đã giành giải Khu nghỉ dưỡng sang trọng tốt nhất thế giới năm 2017 rất ấn tượng ở link này:
https://luxuryhotelawards.com/hotel/mriya-resort-spa/
Khách đến Crimea qua đường Nga thoải mái mà chẳng bị phiền phức nào vì chẳng có bằng chứng nào vì họ ra và vào nơi này. Công ty nào ở Crimea muốn ra ngoài kinh doanh có lẽ cũng sẽ phải lách luật một chút (đặt trụ sở tại Nga chẳng hạn) , mọi thứ dù chậm, nhưng sẽ đều tốt đẹp hơn.

Em qua Crimea năm 2016 thì không thấy đìu hiu lắm, dự định sẽ qua trong tầm 2021-22 để đi nốt Yevpatoria và khu đồng bằng phía Tây để đánh giá thực tế cho chuẩn xác hơn.

kimvanchinh
19-05-2018, 16:35
Tôi đã nói trước là tranh luận khi nói về Crimea mà. Có cái địa danh Alusta nó là Alupka hay Alushta cũng có khi tranh luận chứ đừng nói là có thể so sánh Crimea với Hoàng Sa hay không (ý tôi trong bài là Alushta). Thực ra, Crimea là đất của Nga từ thời sa hoàng nhưng về mặt pháp lý từ 1954 đến 2014 nó thuộc về Ucraina cho đến khi có những chính biến 2014 mới thuộc về Nga một cách cưỡng bức, chưa đúng với công pháp quốc tế và được sự đồng thuận của Chính quyền hợp pháp Ucraina, theo tôi, nó rất giống với tình trạng pháp lý của Hoàng Sa đã coi như vĩnh viễn bị TQ chiếm đóng và khẳng định chủ quyền, làm du lịch còn hơn Crimea nhưng vẫn chưa được Chính quyền hợp pháp Việt Nam thừa nhận.


Tôi nghĩ không nên tranh luận về chủ đề này thì hay hơn.

Nước biển ở Crimea đúng là lạnh, và nó chỉ 20-21 độ vào tháng 6, chỉ đạt 24-25 độ vào tháng 8, sau 2 tháng hè nóng 6-7. Tuy nhiên, nhiệt độ trên bờ thấng 8 lại thấp hơn tháng 6-7 và hay mưa. Đối với người Việt mình tắm biển dưới 24 độ là cảm thấy rất lạnh, nhất là khi có gió.

https://seatemperature.info/june/crimea-water-temperature.html


Cám ơn bạn Adammatan, có lẽ bạn là người Việt nam duy nhất và độc đáo đã đi rất nhiều nơi trên đất Nga trong thời gian gần đây. Việc bạn lưu giữ, cung cấp những thông tin, hình ảnh và cả những nhận định của mình về nước Nga đương đại là hết sức quý giá và đáng trân trọng.

adamantan
19-05-2018, 22:11
6. Alupka

Alupka là một thành phố nghỉ dưỡng ở Crimea, nằm cách Yalta 17 km về phía Tây Nam. Khắp thành phố là các khu nghỉ dưỡng, resort, sanatori nằm dọc bờ Biển Đen với cát vàng và nước cực kỳ trong.
Điểm nổi tiếng nhất ở Alupka chính là cung điện Vorontsov của hoàng tử Mikhail Vorontsov, người cai trị vùng đất Novorossia kéo dài từ Donbass đến hết Crimea. Ngoài ra, núi Ai Petri ở phía Bắc thành phố với hệ thống cáp treo hoành tráng cũng là một điểm thăm quan khá hấp dẫn.

Thành phố Alupka được người Hy Lạp thành lập từ thế kỷ 10 sau công nguyên, trước đây chỉ là một làng nhỏ những người nông dân chăn dê, trồng nho. Diễn tiến lịch sử của nó thì cũng như mọi vùng khác bờ đông Crimea, qua tay người Thổ, và sau đó là Nga.

Nghe đồn không khí ở đây đặc biệt sạch và có lợi cho sức khỏe nên tại đây có xây một trung tâm điều dưỡng các bệnh hô hấp của Bộ Quốc phòng Nga. Lời đồn có vẻ thật.

Ăn chơi gì ở đây:
- Thăm cung điện Vorontsov (tất nhiên rồi), từ đây đi cung điện Livandia, nơi ký kết hiệp định Yalta cũng gần hoặc cung điện Dulber (phải mua vé trước)
- Đi cáp treo lên núi Ai-Petri
- Đi cây cầu treo nguy hiểm nhất thế giới ở trên đỉnh núi Ai-Petri
- Tắm biển, phơi nắng, mua đồ lưu niệm Crimea (rẻ hơn Yalta ^^)


Ảnh chụp tại công viên bên rìa cung điện Vorontsov, thấy đôi này bá đạo quá thì để làm đại diện cho thành phố thôi B)

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/17492455_10209067816672668_6537782042650225092_o.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeGHUrtaGWxATwS6U8EonFnOeGTaX2cTVCsaG1GWO EES3H0ikck2k46HmSsvVqQqZbf5U_MfUB35FKWMTnmd831rb5-ohJCmQX49DLo_GYfCPA&oh=d79aabfd6b95b69e5de0612d504a08d9&oe=5B9360A9

chimchim
20-05-2018, 11:30
Tôi đã nói trước là tranh luận khi nói về Crimea mà. Có cái địa danh Alusta nó là Alupka hay Alushta cũng có khi tranh luận chứ đừng nói là có thể so sánh Crimea với Hoàng Sa hay không (ý tôi trong bài là Alushta). Thực ra, Crimea là đất của Nga từ thời sa hoàng nhưng về mặt pháp lý từ 1954 đến 2014 nó thuộc về Ucraina cho đến khi có những chính biến 2014 mới thuộc về Nga một cách cưỡng bức, chưa đúng với công pháp quốc tế và được sự đồng thuận của Chính quyền hợp pháp Ucraina, theo tôi, nó rất giống với tình trạng pháp lý của Hoàng Sa đã coi như vĩnh viễn bị TQ chiếm đóng và khẳng định chủ quyền, làm du lịch còn hơn Crimea nhưng vẫn chưa được Chính quyền hợp pháp Việt Nam thừa nhận.
Tôi nghĩ không nên tranh luận về chủ đề này thì hay hơn.

Tôi đọc các còm trên và thấy cũng ko nên tranh luận sâu về vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở đây.
Tuy nhiên để tránh được điều đó thì bác kimvanchinh cũng nên rút bỏ sự so sánh KHẬP KHIỄNG giữa Crưm và Hoàng Sa (mà bạn adamantan đã đề cập). Ngay trong còm này những điều bác giải thích thêm (vế lý do tại sao bác so sánh Crưm với HS) lại mâu thuẫn với chính lập luận của bác.
Khác biệt cơ bản giữa Krưm vs HS là ở chỗ: Krưm trước 1954 vốn là đất của Sa hoàng Nga (từ thế kỷ 18-20) và sau đó tiếp tục thuộc về LB CHXHCNXV Nga, còn HS trước khi bị TQ chiếm đóng chưa từng bao giờ là "đất/ lãnh hải của TQ" (thể hiện rõ trên bản đồ TQ thời nhà Thanh 1904) cho tới khi bị chiếm đóng.
Vì vậy theo tôi ss Crưm với HS là hoàn toàn ko có cơ sở khoa học-lịch sử và rất khập khiễng, người viết nó nên edit rút bỏ đoạn "so sánh, ví von" này khi đó sẽ chấm dứt được sự tranh luận không đáng có ở đây!
Ngoài ý kiến trên tôi cám ơn bạn adamantan đã có cung cấp 1 thớt thú vị về vùng đất Crưm xinh đẹp và có lịch sử lâu đời, nơi tôi cũng đã từng may mắn có dịp đến thăm nhiều năm trước.

adamantan
20-05-2018, 13:55
7. Sevastopol

Sevastopol là thành phố khá đặc biệt ở Nga, là đơn vị hành chính "Thành phố cấp liên bang". Cả nước Nga chỉ có ba thành phố được hưởng quy chế này, một là Sevastopol, còn lại là thủ đô Moskva và cố đô Saint Petersburg.

Thành phố Sevastopol được người Hy Lạp thành lập vào khoảng thế kỷ 6 trước công nguyên. Trong suốt 2000 năm nó là thành phố Hy Lạp mang tên Chersonesus. Dù quân Mông Cổ đã thiêu trụi Chersonesus thì một số công trình Hy Lạp cổ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Vào thế kỷ 14, trước sức tấn công của quân Mông Cổ, thành phố đã hoàn toàn bị bỏ hoang thành phế tích.
Năm 1783, thành phố này được hồi sinh bởi một chuẩn đô đốc Nga, gốc Scotland tên là Thomas Mackenzi, từ đó trở đi ở đây thành điểm nóng diễn ra nhiều trận đánh khốc liệt tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây, kéo dài qua chiến tranh Thế giới II và suýt nữa thì kéo luôn đến năm 2014.

Hiện tại, ngoài việc cung cấp nơi đồn trú cho Hạm đội Biển Đen và khoảng hơn 20.000 quân Nga, Sevastopol còn là một điểm du lịch thú vị với nhiều di tích lịch sử, vịnh biển nước trong và sạch với một số bãi tắm có cát vàng + nhiều resort.

Ăn chơi gì:
- Thăm hạm đội Biển Đen, tất nhiên rồi. Ở cảng Sevastopol có dịch vụ cho thuê thuyền với giá khoảng $60/ giờ có lái kiêm chụp ảnh giùm sẽ đưa bạn đi thăm hết khu vực vòng ngoài của hạm đội Biển Đen với cự ly tiếp cận có thể gần đến 100 mét, tha hồ chụp ảnh các loại tầu ngầm, tầu nổi Nga ở đây, đặc biệt là kỳ hạm Moskva lớp Slava.
- Ăn hải sản, nếm rượu nho.
- Đi thăm thành cổ Hy Lạp Chersonesus.
- Bảo tàng 35 Battery, trưng bày các hiện vật và tài liệu về cuộc chiến chống phát xít Đức của quân dân Crimea cực hoành tráng.
- Các thắng cảnh để chụp ảnh như các tượng đài, công trình, tháp canh, etc...

Ảnh này vợ em chụp. Lúc khởi động có 1 em xinh tươi tóc vàng ra rủ xuống bơi cùng, cơ mà chỉ tay lại đằng sau bảo "Em ơi, vợ anh kìa" làm ẻm cụt hứng chạy mất.

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/17493182_10209079912815064_1996900007916974957_o.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeGbFNtAxDoF0JcemAkffJrlHCG7fqwJeUTF-Q793DAZRaUdWadNbOp-WA8D1nbrgYBgFLuu8HCttHfdz0lqdtSWJcavKdTOdcQZ4G7SoM vtFg&oh=0dc3cc9cd77c97429ae388ee16d13533&oe=5B8195FB

adamantan
20-05-2018, 14:03
Tôi đọc các còm trên và thấy cũng ko nên tranh luận sâu về vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở đây.
Tuy nhiên để tránh được điều đó thì bác kimvanchinh cũng nên rút bỏ sự so sánh KHẬP KHIỄNG giữa Crưm và Hoàng Sa (mà bạn adamantan đã đề cập). Ngay trong còm này những điều bác giải thích thêm (vế lý do tại sao bác so sánh Crưm với HS) lại mâu thuẫn với chính lập luận của bác.
Khác biệt cơ bản giữa Krưm vs HS là ở chỗ: Krưm trước 1954 vốn là đất của Sa hoàng Nga (từ thế kỷ 18-20) và sau đó tiếp tục thuộc về LB CHXHCNXV Nga, còn HS trước khi bị TQ chiếm đóng chưa từng bao giờ là "đất/ lãnh hải của TQ" (thể hiện rõ trên bản đồ TQ thời nhà Thanh 1904) cho tới khi bị chiếm đóng.
Vì vậy theo tôi ss Crưm với HS là hoàn toàn ko có cơ sở khoa học-lịch sử và rất khập khiễng, người viết nó nên edit rút bỏ đoạn "so sánh, ví von" này khi đó sẽ chấm dứt được sự tranh luận không đáng có ở đây!
Ngoài ý kiến trên tôi cám ơn bạn adamantan đã có cung cấp 1 thớt thú vị về vùng đất Crưm xinh đẹp và có lịch sử lâu đời, nơi tôi cũng đã từng may mắn có dịp đến thăm nhiều năm trước.

Ai đã đến Crimea, ở lại đủ lâu từ sau năm 2014 sẽ hiểu bác ạ. Ba cùng với dân họ rồi sẽ thấy việc cố sống cố chết ép Crimea về lại Ukraina nó kệch cỡm như thế nào.

adamantan
20-05-2018, 20:17
8. Balaklava

Balaklava là một thị trấn nhỏ thuộc bán đảo Crimea, cũng là một khu vực tuyệt mật thời Liên Xô do đây là căn cứ tầu ngầm của hạm đội Biển Đen, cũng là căn cứ tầu ngầm lớn nhất Liên Xô không bị đóng băng vào mùa đông.
Khu vực thị trấn Balaklava ngày nay đã có người sinh sống và lập làng từ thời Hy Lạp cổ đại, sau đó nó lần lượt đổi chủ qua tay đế quốc Byzantin, tiếp theo là Genoa vào năm 1365, khi đó được đặt tên là thành phố Cembalo. Thành cổ Cembalo của người Genoa hiện nay vẫn còn tồn tại (chính giữa ảnh) và đang được tu bổ. Thế kỷ 15, đế quốc Ottoman đánh bại người Genoa, chiếm được thành phố và đổi tên thành Balyk-Yuva có nghĩa là "Tổ cá". Sau cuộc chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga năm 1774, Nga đã chiếm được thành phố này cùng với cả bán đảo Crimea.
Trong Thế chiến II, Balaklava là điểm cực Nam của giới tuyến giữa quân Đức và Liên Xô. Sau Thế chiến, nơi này được biến thành căn cứ tầu ngầm, thành phố bị sáp nhập vào đặc khu Sevastopol và trở thành khu vực cấm (ZATO).
Sau khi Liên Xô tan rã, cùng với bán đảo Crimea, Balaklava được cắt về cho Ukraine và nó được mở cửa, căn cứ tầu ngầm bị giải tán và biến thành bảo tàng tầu ngầm ngày nay.
Về đặc sản, đúng như tên người Thổ gọi, Balaklava có rất nhiều cá với nhiều nhà hàng hải sản mọc khắp nơi. Thị trấn cũng có nhiều quán cafe rất lãng mạn và thành cổ Cembalo đáng để khám phá. Có điều, thị trấn cách trung tâm thành phố Sevastopol khá xa (khoảng 15 km) và một ngày chỉ có 3-4 chuyến xe bus ra đây và ngược lại gây khá nhiều khó khăn cho khách thăm quan. Từ Balaklava cũng có thể đi thuyền theo tour đến nhiều đảo có bãi tắm đẹp hay đi về Sevastopol.

Ăn chơi gì ở Balaklava:

- Leo núi thăm quan thành cổ Cembalo và chụp ảnh ở cửa vịnh Balaklava. Từ trên thành cổ này cũng có thể bao quát toàn bộ thành phố để chụp ảnh rất đẹp.
- Thưởng thức cafe và đặc sản biển, thậm chí là cả trứng cá Beluga biển Đen tại các nhà hàng tại đây (khá đắt , 1 serving trứng cá 30g có giá đến 6000 rúp = $100).
- Đi tầu từ cảng Balaklava ra các bãi tắm như bãi Vàng khá tuyệt.
- Thăm bảo tàng tầu ngầm Balaklava (bảo tàng đóng cửa thứ 2,3).

Ảnh: Đường vào cảng Balaklava

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/20449329_10210194189271279_5359258799920844216_o.j pg?_nc_cat=0&oh=17c055a7adc89679e167ffe1c2918482&oe=5B794A97

kimvanchinh
20-05-2018, 23:21
Ai đã đến Crimea, ở lại đủ lâu từ sau năm 2014 sẽ hiểu bác ạ. Ba cùng với dân họ rồi sẽ thấy việc cố sống cố chết ép Crimea về lại Ukraina nó kệch cỡm như thế nào.

Dân số Crimea 65% là người Nga chính hiệu và điểu hiển nhiên là họ muốn sáp nhập Crimea trở về Nga là chính đáng đối với họ. Điều này thì không cần 3 cùng gì cũng hiểu được. Tuy nhiên, câu chuyện của thế kỷ 21 thu xếp các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền nó khác với thời xưa nhiều. Tôi buồn là việc thu xếp đó giữa 2 nước anh em Nga và Ucraina nó không theo các chuẩn mực quốc tế ngày nay dẫn đến những hậu quả và phán xét rất khác biệt đáng tiếc, nhất là cho nước Ucraina mà tôi cũng rất yêu mến không kém gì nước Nga.

Bạn chimchim khuyên tôi bỏ ý so sánh Crimea với Hoàng Sa, cám ơn bạn đã khuyên bảo. Còn tôi không thể nào bỏ được bạn ạ. Mỗi lần đọc những thông tin về cuộc chiến và những tranh chấp giữa Ucraina và Nga, tôi không thể nào không so sánh và liên tưởng đến nỗi đau mất đất, mất biển, mất đảo của dân tộc ta cho quốc gia láng giềng với thói ngông cuồng, kẻ cả, lấn lướt, áp đặt của họ. Tôi muốn yêu nước Nga nhiều lắm và vẫn rất yêu, nhưng tôi không thể nào đồng ý với cách họ sáp nhập Crimea từ người anh em Ucraina theo kiểu của họ đã làm.

Vậy nên tôi mong muốn topic này hãy dừng tranh luận về những vấn đề nhạy cảm để bạn adammanta cung cấp những thông tin về vùng đất mà bạn ấy đã trải nghiệm rất gần đây. Tôi cũng sẽ không khơi thêm chỗ nóng của chủ đề nữa. Còn ý kiến tôi đã đưa ra, nó đã ở trên mạng rồi, sao rút được nữa.

adamantan
21-05-2018, 01:02
tôi không thể nào không so sánh và liên tưởng đến nỗi đau mất đất, mất biển, mất đảo của dân tộc ta cho quốc gia láng giềng với thói ngông cuồng, kẻ cả, lấn lướt, áp đặt của họ..

Vấn đề lớn nhất là, trong mắt người Crimea, kể cả gốc Nga, gốc Ukraine, hay gốc Tatar thì Ukraine mới là kẻ láng giềng ngông cuồng, kẻ cả, lấn lướt, áp đặt ... đấy bác ạ :D
Họ vẫn còn nhớ quân đội Ukraine súng ống đầy đủ xông vào tòa nhà quốc hội phế truất tổng thống, tước đoạt độc lập của họ.
Họ vẫn còn nhớ đoàn quân Maidan chặn xe buýt sát hại người dân Crimea khi đi Kiev biểu tình chống Maidan
Họ vẫn còn nhớ là họ bị cấm học tiếng Nga, cấm kỷ niệm ngày truyền thống Thế chiến 2 đấy bác.

Vậy nên bác hiểu cảm giác đó là tốt rồi. :D

adamantan
21-05-2018, 08:58
9. Simferopol.
Phải nói là trước khi có Maidan và Crimea độc lập khỏi Ukraine, mình cũng chưa bao giờ có ấn tượng với cái tên Simferopol. Dù là thủ đô của nước cộng hòa này, nhưng Simferopol quá lu mờ trước những thành phố đã quá nổi tiếng như Sevastopol hay Yalta.
Thực ra thì đúng là Simferopol chẳng có gì đặc biệt khi so với mấy thành phố trên, không biển, không lâu đài, không thành cổ, nó chỉ có vai trò duy nhất là đầu mối giao thông và chính trị của toàn vùng Crimea.
Cuộc sống ở thành phố 350 nghìn dân thì cũng khá nhẹ nhàng, êm ả, con người hiền hòa, đường phố sạch sẽ, quán, bar vừa đủ để đáp ứng lượng khách du lịch tập trung ở đây chuẩn bị đồ trước khi đi đến những trung tâm du lịch khác.

Ăn chơi gì ở Simferopol:
- Trước khi cầu Kerch khánh thành thì sân bay Simferopol là một địa điểm gần như bắt buộc du khách phải qua để vào Crimea. Sân bay vừa mới được xây lại năm ngoái nên khá hiện đại. Một điểm mình thích ở sân bay này là có một số quầy bán đồ lưu niệm độc lạ, ví dụ như cửa hàng của Armiy Rossiya mà rất hiếm tìm được ở Nga. Từ sân bay có thể đi trolley về thành phố, cự ly 13 km với giá vé 10 rúp (4K VNĐ), rẻ nhất nước Nga.
- Hệ thống hầm đường bộ ở Simferopol khá phát triển với chủ yếu là các cửa hàng bán hoa, ngoài ra là một số đồ lặt vặt khác rất đáng check in.
- Nhiều hotel, nhà nghỉ ở Simferopol có hầm chống bom khá mới, chắc mới xây đề phòng đánh nhau, xuống chụp ảnh cũng thú vị.
- Quanh quảng trường Lenin là hệ thống bar, cafe sang chảnh, không gian đẹp.
- Nhiều đồ ăn Thổ, rẻ & ngon.

Ảnh: Phố đi bộ trung tâm thành phố Simferopol, nằm ngay bên cạnh tòa nhà Quốc hội.

https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/16996121_10208923618467803_5176109489813759482_n.j pg?_nc_cat=0&oh=47473b6bb0861435c6eb93cfbae4ad78&oe=5B8870C4

chimchim
21-05-2018, 20:56
Dân số Crimea 65% là người Nga chính hiệu và điểu hiển nhiên là họ muốn sáp nhập Crimea trở về Nga là chính đáng đối với họ. Điều này thì không cần 3 cùng gì cũng hiểu được. Tuy nhiên, câu chuyện của thế kỷ 21 thu xếp các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền nó khác với thời xưa nhiều. Tôi buồn là việc thu xếp đó giữa 2 nước anh em Nga và Ucraina nó không theo các chuẩn mực quốc tế ngày nay dẫn đến những hậu quả và phán xét rất khác biệt đáng tiếc, nhất là cho nước Ucraina mà tôi cũng rất yêu mến không kém gì nước Nga.

Bạn chimchim khuyên tôi bỏ ý so sánh Crimea với Hoàng Sa, cám ơn bạn đã khuyên bảo. Còn tôi không thể nào bỏ được bạn ạ. Mỗi lần đọc những thông tin về cuộc chiến và những tranh chấp giữa Ucraina và Nga, tôi không thể nào không so sánh và liên tưởng đến nỗi đau mất đất, mất biển, mất đảo của dân tộc ta cho quốc gia láng giềng với thói ngông cuồng, kẻ cả, lấn lướt, áp đặt của họ. Tôi muốn yêu nước Nga nhiều lắm và vẫn rất yêu, nhưng tôi không thể nào đồng ý với cách họ sáp nhập Crimea từ người anh em Ucraina theo kiểu của họ đã làm.

Vậy nên tôi mong muốn topic này hãy dừng tranh luận về những vấn đề nhạy cảm để bạn adammanta cung cấp những thông tin về vùng đất mà bạn ấy đã trải nghiệm rất gần đây. Tôi cũng sẽ không khơi thêm chỗ nóng của chủ đề nữa. Còn ý kiến tôi đã đưa ra, nó đã ở trên mạng rồi, sao rút được nữa.

Bác vẫn đang tiếp tục "khơi ra" trong còm của mình đó thôi.
Tôi ko có ý định khuyên bảo ai cả, tôi chỉ hy vọng bác nói được thì làm được, thực hiện được chính điều bác nói ở còm trước và còm này: "tránh vấn đề nhạy cảm này trong topic này".
Còn vấn để "sao rút được nữa" nếu bác muốn đề cập ở khía cạnh kỹ thuật thì bài viết trên website này vẫn có chức năng edit được, những tôi thấy hình như bác đâu có ý định đó :)


P/S:Vấn đề bác tiếp tục "khơi ra" trong còm trên thì tôi cũng xin đáp lại: như tôi đã nói trong còm trước có sự khác biệt cơ bản giữa Crưm vs Hoàng Sa, ở chỗ nước Nga Sa Hoàng - Liên Xô - LBCHXHCNXV Nga vốn liên tục là chủ nhân của Crưm từ 2-3 thế kỷ nay và việc nó trở về dưới sự quản lý của LB Nga dù bằng cách nào cũng là điều hợp lẽ, còn Hoàng Sa thì chưa bao giờ thuộc về TQ cho tới khi bị TQ chiếm đóng cả.
Chính vì thế việc so sánh [Crưm trở về vs nước Nga "chính chủ" với Hoàng Sa bị TQ chiếm đóng là sự nhập nhèm đánh lận con đen, dù hữu ý hay vô tình (do thiếu hiểu biết) đều xúc phạm đến sự thật lịch sử liên quan đến chủ quyền của VN với Hoàng Sa chứ ko phải là "nỗi đau" gì gì đó như bác thống thiết nói.

adamantan
21-05-2018, 21:27
Tạm hết Crimea, chúng ta sẽ quay lại với bán đảo này vào phần đánh giá chi tiết từng điểm tham quan tại các địa danh này ở phần sau của chủ đề, em sẽ chuyển đến vùng Kavkaz.

Đánh giá chung về Kavkaz hiện này thì so với thời Liên Xô, nó khó tiếp cận hơn nhiều. Xe khách đi từ Krasnodar hay Astrakhan xuống Kavkaz rất hiếm, không những thế tại các vùng rừng núi dọc theo các con đường vẫn còn các nhóm phỉ Chechen hay Inghusetia hoạt động nên chắc chắn nhiều người sẽ ngại. Em xuống Kavkaz qua đường Krasnodar, dọc đường đi qua các quốc gia tự trị như Nagorno-Karabakh, Bắc Osetia, Inghusetia đều có các chốt biên phòng với binh sĩ người địa phương mặt mũi bặm trợn vũ trang đến tận răng kèm xe bọc thép và lô cốt. Tất nhiên, hơi buồn là các bạn này cũng không thích chụp ảnh cho lắm nên em cũng chỉ có thể kể lại bằng lời.

10. Khatuey - Inghusetia

Khatuey là một ngôi làng nằm trên đường cao tốc xuyên châu Âu kéo dài từ Brest (Pháp) cho đến Makhachkala (Dagestan). Ngôi làng này nằm trên biên giới giữa hai nước cộng hòa Kabardino-Balkaria và Bắc Ossetia-Alkadia. Ngôi làng nằm bên bờ sông Urukh, có diện tích khá lớn, khoảng 51 km vuông, trong đó có 85% là đất nông nghiệp trồng lúa mì và hướng dương nuôi sống cư dân gần 4000 người tại đây.
Lịch sử của ngôi làng là những cuộc đấm nhau tranh giành khu đồng bằng mầu mỡ giữa người Nga Cô dắc, quân Sa hoàng, lính Thổ và dân Kavkaz địa phương, nói chung là cũng lung tung beng mình chán không muốn dịch ra mà viết nữa. Năm 1943, ngôi làng cũng bị phát xít Đức chiếm đóng 2 tháng và giết khá nhiều người.
Ngoài làm nông nghiệp, nhờ nằm trên đường E50 là tuyến đường trọng yếu chở hàng tấp nập, dịch vụ cafe motel hai bên đường nở rộ và khá sầm uất. Đây cũng là lý do mình ngồi lại ngôi làng này ăn tối uống trà chuẩn bị tinh thần để đi vào "vùng ít an toàn" từ cộng hòa Bắc Ossetia trên đường đến Grozny. Check in 12/7/2017

Ăn chơi gì:
- Đây là một cái làng cạnh đường thôi nên chả có gì ngoài mấy quán cafe và motel
- Có thể xem mấy con chó Kavkazskaya Orchavka khổng lồ (nhưng giống này nghe đồn giờ Việt Nam nhập về nhiều rồi nên cũng không có gì đặc sắc lắm)
- Thử cảm giác vào vùng chiến sự :))

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/21740825_10210500482888428_6227146597774676014_o.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeFDsfnUez8hRRRjyT7clFYIAxD1KPVKwmcLvdwbV kmJbfMpAM3nd5nZf4d-lHlgezPZ-qC_BWLJAkWb-_qz1MyTuhfN0DItC_FDD4eLxcCb1Q&oh=db5e6c3e411be8dbf11ae4c1ee463dd8&oe=5B973865

chimchim
21-05-2018, 21:37
@adamantan: Mình nghe nhiều bạn phượt Nga từng đến đây đều nói người dân Gruzia/ Kavkaz cực kỳ hiếu khách và các bạn ấy sau khi đi nhiều nước về đều đánh giá cao nhất cả về cảnh vật cũng như con người xứ này. Mong được đọc tiếp những cảm nhận riêng của bạn và mình cũng mong ước có dịp đc đến. :D

adamantan
21-05-2018, 21:43
@adamantan: Mình nghe nhiều bạn phượt Nga từng đến đây đều nói người dân Gruzia/ Kavkaz cực kỳ hiếu khách và các bạn ấy sau khi đi nhiều nước về đều đánh giá cao nhất cả về cảnh vật cũng như con người xứ này. Mong được đọc tiếp những cảm nhận riêng của bạn và mình cũng mong ước có dịp đc đến. :D

Vâng, nhìn chung là hiếu khách nhưng cũng khá khôn vặt và lừa đảo nhanh như chảo chớp ạ :))
Còn mấy bà già mà em tiếp xúc trên chuyến tầu từ Grozny về Mát thì em cũng sợ vãi linh hồn :-S

kimvanchinh
21-05-2018, 23:36
Xin phép bạn Adamantan bàn đôi lời ở đây tiếp theo những ý kiến hôm trước. Nước Nga ngày nay, và cả Liên Xô ngày trước có quá nhiều sự phức tạp và bí hiểm của họ mà chúng ta - là những người ngoài - dù có yêu hay ghét họ đến đâu đi nữa, cũng nên tránh không bàn đến thì tốt ở những diễn đàn công cộng và không chuyên về chính trị, quân sự hay lịch sử như diễn đàn phượt này. Ví dụ có bạn ở trên nói rằng "nước Nga Sa Hoàng - Liên Xô - LBCHXHCNXV Nga vốn liên tục là chủ nhân của Crưm từ 2-3 thế kỷ nay và việc nó trở về dưới sự quản lý của LB Nga dù bằng cách nào cũng là điều hợp lẽ". Điều đó khó có thể đồng ý được, nếu không nói là rất sai. Vậy chúng ta sẽ quan niệm như thế nào về chủ quyền của 4 hòn đảo của quần đảo Kuril (bao gồm Iturup, Kunashir, Shikotan, Habomai) trước đây thuộc Nhật và bị Liên Xô chiếm đóng từ 1944 và tuyên bố chủ quyền (trong khi Nhật vẫn liên tục tuyên bố chủ quyền về 4 hòn đảo này). Sau khi Liên Xô tuyên bố chủ quyền, họ đã di chuyển gần 20 nghìn dân Nhật ở đây về vùng Trung Á...

Chuyện về các vùng đất tranh chấp, thậm chí chiến tranh như Crimea, Checnya,Transnistria (của Moldova?), Kuril là chủ đề phức tạp và gây tranh luận ở ngay trong người Nga, còn đối với những người ngoài cuộc nó càng gây tranh luận.

Vì thế tôi mong bác chủ Adamnatan là người độc đáo đã thân chinh du lịch những vùng đất như thế này, sẽ có những tư liệu quý cho chúng ta, những người quan tâm đến nước Nga, dù có quan điểm khác nhau, đều thấy bổ ích. Cám ơn nhiều bác Adamnatan.

Ở trên tôi đã chót đưa ra ý kiến gây tranh luận, xin mọi người hãy bỏ qua nếu không thích nó. Tôi cũng nói rõ đó là ý kiến mang tính tình cảm của tôi khi tôi đọc các tư liệu về Crimea hay tương tự tôi cứ liên tưởng đến Hoàng Sa của mình và tôi thấy nó rất giống nhau (mọi sự so sánh đều khập khiễng) và sự khập khiễng ở đây tôi nghĩ là bỏ qua được về mặt tình cảm. Tôi tuyệt đối không nói lý lẽ ở đây. Tôi thiển nghĩ, chúng ta là người ngoài, trước những sự vật phức tạp như Crimea, Checnia, Kuril, Transnitria..., trên diễn đàn phượt như thế này, không nên bàn về lý lẽ của sự vật.

Hôm trước có bạn có topic viết về Bắc Triều Tiên, bạn ấy có những hình ảnh rất đẹp, rất quý về BTT, nhưng cách bạn ấy viết đã đưa quá nhiều ý kiến mang tính phán xét, nhận định về BTT... và tôi cũng tham gia đôi lời cùng mọi người để tranh luận.... Cuối cùng không hiểu tại sao bạn ấy bỏ dở topic. Rất đáng tiếc.

Hy vọng Topic của bạn Adamnatan đáng kính sẽ được tiếp tục cho đến cuối cùng.

adamantan
22-05-2018, 00:30
Hôm trước có bạn có topic viết về Bắc Triều Tiên, bạn ấy có những hình ảnh rất đẹp, rất quý về BTT, nhưng cách bạn ấy viết đã đưa quá nhiều ý kiến mang tính phán xét, nhận định về BTT... và tôi cũng tham gia đôi lời cùng mọi người để tranh luận.... Cuối cùng không hiểu tại sao bạn ấy bỏ dở topic. Rất đáng tiếc.

Hy vọng Topic của bạn Adamnatan đáng kính sẽ được tiếp tục cho đến cuối cùng.

Bác yên tâm là xương sống của những bài viết ở chủ đề này là em đã viết rồi. Giờ chỉ copy lại nên ít nhất sẽ duy trì được hết chủ đề với phần chính gồm đánh giá về khoảng hơn 70 thành phố và 30 thị trấn/ làng mạc. Còn viết chi tiết về từng điểm tham quan thì em sẽ cố hết khả năng vì số lượng là rất nhiều.

11. Argun

Argun là một thành phố nhỏ của cộng hòa Chechnya. Thành phố này rộng 63 km vuông có khoảng 36.000 dân, nằm ở bờ sông Argun và cách thủ đô Grozny của Chechnya khoảng 10 km về phía Đông Bắc.
Thành phố này được thành lập bằng việc mở rộng ngôi làng Usghahard với dân cư sinh sống từ thế kỷ 18.
Trong 2 cuộc chiến Chechen, cùng với Grozny, Argun là thành phố thứ 2 bị băm nát gần như hoàn toàn. Cách không xa Argun là con đập Ulus-Kert với cao điểm 776 là nơi diễn ra trận đánh nổi tiếng giữa quân Nga và phiến quân Chechen đã đi vào phim "Cổng bão".
Từ sau năm 2010, Argun được hiện đại hóa và đổ tiền đầu tư rất nhiều, các ngôi townhouse hiện đại và cao ốc lần lượt mọc lên, thay đổi toàn bộ khuôn mặt của thành phố.

Ăn chơi gì ở Argun:
- Trong thành phố thì nói thẳng là không có chỗ chơi, vì luật Sharia áp dụng ở đây cực kỳ hà khắc nên không có bar sàn cafe nhảy nhót gì ban tối cả.
- Ban ngày thì mùa hè rất nắng nóng nên lang thang chụp ảnh cũng khó.
- Có thể thăm nhà thờ Hồi giáo Argun kiến trúc rất đẹp và chụp ảnh một số tượng đài.
- Nếu mua tour thì có thể ra thăm khu vực điểm cao 776 trong phim Cổng bão nơi 90 lính dù Nga cầm chân 2000 quân Chechnya ở cách thành phố tầm 30 km theo đường 306, cực nổi tiếng, và chụp ảnh cũng đẹp :D

Ảnh chụp phần phía Đông thành phố Argun từ tầng 19 khách sạn Argun (cùng tên), là khách sạn lớn nhất thành phố. Em ở Double room cực đẹp, mà giá có 500 rúp (200K)/ đêm kèm ăn sáng :D

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/20934936_10210318455537858_7545578849574802069_o.j pg?_nc_cat=0&oh=880ce1d62ba561add10ab9a9a124b7f2&oe=5B901722

chimchim
22-05-2018, 00:43
Tóm lại tôi xin dừng về cái đề tài Hoàng Sa ở đây nếu ko cứ theo cái đà cố đấm ăn xôi ví von ấu trĩ của ai đó thì topic của bạn adamantan sẽ ko dừng ở HS nữa mà sẽ tiếp tục "phát triển" đến tận Kurilskye Ostrova với mâu thuẫn Nga Nhật, rồi ko khéo lại dây dưa đến cả Alaska rồi tạt về Chăm pa, Phù Nam, Bồn Man với cả Khơ Me King đờm nữa thì bỏ bu =))
Xin lỗi chủ thớt và mời bạn tiếp tục ạ :D

chimchim
22-05-2018, 00:54
Vâng, nhìn chung là hiếu khách nhưng cũng khá khôn vặt và lừa đảo nhanh như chảo chớp ạ :))
Còn mấy bà già mà em tiếp xúc trên chuyến tầu từ Grozny về Mát thì em cũng sợ vãi linh hồn :-S

1 câu chuyện thực tế có cả mặt tốt và mặt xấu thì mới thú vị :D
Nhiều khi cùng 1 điểm đến nhưng mỗi lần lại có 1 cái nhìn khác nhau, nhiều khi đối lập, tùy thuộc vào bối cảnh mỗi chuyến đi và những người ta gặp trong lần đó.

adamantan
22-05-2018, 07:53
12. Gudermes

Cảm giác qua Chechnya đối với một ngừoi thích xem phim Nga từ trước, nhất là phim chiến tranh khi đi đến đâu cũng là: Ô kìa, mình thấy cái này trên phim rồi, cái kia cũng trên phim rồi, quen quá đi.
Hơi buồn là Gudermes em chỉ xuống ga tầu khi tầu dừng 30 phút mua cái kem với chụp ít ảnh xe tăng, pháo xung quanh nên cũng không biết viết gì nhiều :D
Gudermes nằm cách Grozny 36 km, là một đầu mối đường sắt quan trọng trên con đường trung chuyển dầu mỏ giữa Baku (Azerbaijan) và thành phố Rostov-na-Donu của Nga. Bản thân Gudermes cũng có mỏ dầu và dân sống khá thoải mái nhờ nguồn thu nhập từ dầu mỏ.
Thị trấn thành lập năm 1941 và có khoảng 30.000 dân, ngoài đặc sản dầu mỏ thì dân còn trồng thêm ngô và phơi cá khô nữa.

Ảnh:
Trẻ em tại thị trấn Gudermes, Chechnya chạy ra đường ray vẫy tay chào khi đoàn tầu đi qua.

https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20258221_10210104518109556_6512696940057643407_n.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeF_yKADcy6YGDfB3I0D5ffpC2lP4dnSLRcAQnAPi nHt6aGuTUDzBzhLJh5dnkPw60i_uQ1ol6lWT5tFOmdQpYGm3vy uHY5DVurFEStNH5zcBA&oh=4c3132065853cb1f164d7c8ccab3095c&oe=5B7A7847

adamantan
22-05-2018, 18:07
13. Grozny

Trước khi Liên Xô tan rã, Grozny là một thành phố khá an toàn và dễ tiếp cận với rất nhiều người Việt xuống "làm ăn", tuy nhiên sau hai cuộc chiến Chechnya, mọi thứ không còn đơn giản như vậy.
Grozny là thử đô của nước Cộng hòa Chechnya, trung tâm Hồi giáo lớn thứ hai nước Nga và lớn nhất vùng Kavkaz. Tuy chỉ là trung tâm Hồi giáo thứ hai, nhưng không hiền hòa như người Tatar, người Chech khá máu lửa và đây là nơi cung cấp lực lượng jihad thuộc hàng top thế giới.
Thành phố Grozny (tiếng Nga có nghĩa là "Đáng sợ") có khoảng 280.000 dân, thành lập năm 1818 với vai trò là một trong những binh trạm xa xôi nhất về phương Nam của nước Nga, bên bờ sông Sunzha. Sau khi tìm ra mỏ dầu quanh đây, vai trò quân sự của thành phố này yếu dần khi dân cư đổ về đây biến nơi đây thành một trung tâm khá nhộn nhịp.
Sau cách mạng tháng 10, Grozny cũng trở thành bãi chiến trường khốc liệt giữa Hồng quân Liên Xô và quân Cossack Terek ly khai. Để quản được những người Nga Cossack tại đây, chính quyền Xô Viết đã di dân Chechen từ những vùng núi xung quanh về thành phố này và thành lập lên Cộng hòa Soviet Cao nguyên rồi sau đó là Khu tự trị Chechen-Ingush. Năm 1944, sau 1 cuộc nổi loạn chống chính quyền Xô Viết, toàn bộ dân tộc Chechen ở đây đã bị đầy đi Siberia, với kết quả 1/3 dân số chết trên đường đi và toàn bộ công lao của những đơn vị Chechen trong Thế chiến II cũng bị xóa bỏ.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính quyền Nga đã mất kiểm soát với vùng đất này và 1 thủ lĩnh ly khai là Jokhar Dudayev đã chiếm Grozny, dựng chính quyền riêng. Nỗ lực dùng proxy war, vũ trang cho các nhóm đối lập Chechen để lật đổ Dudayev của chính quyền Nga đã thất bại, dẫn tới sự tham gia của quân đội Nga trong hai cuộc chiến Chechen lần 1 (1994-1996) và lần 2 ( 1999-2000) dẫn đến việc phá hủy 98% thành phố Grozny cùng 1 số thành phố lân cận như Argun, Gudermes.
Dù tham gia chống Nga điên cuồng trong cuộc chiến Chechen lần 1, tuy nhiên đến lần 2, thân binh nhà Kadyrov, dưới sự lãnh đạo của hai cha con Akhmed Kadyrov và Ramzan Kadyrov đã hỗ trợ tích cực cho chính quyền Nga và kết thúc được cuộc chiến đẫm máu tại đây. Kết thúc cuộc chiến, Akhmed trở thành tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Chechen thuộc Nga và sau đó là Ramzan, khi Akhmed bị ám sát năm 2004.
Hiện tại, sau kế hoạch đầu tư 60 tỷ rúp (khoảng 2 tỷ USD/ thời điểm sau 2000) vào Cộng hòa Chechnya trong 10 năm, cả nước Chechnya và Grozny nói riêng đã thay da đổi thịt hoàn toàn. Nhờ việc giải phóng mặt bằng triệt để bằng bom và đạn pháo trong 2 cuộc chiến, thành phố đã được xây dựng lại rất nhanh chóng và quy củ, trở thành thành phố đẹp nhất vùng Kavkaz.
Tất nhiên, việc 1 số thành phần ly khai Chechen chạy vào núi và tiếp tục kháng chiến, nhưng với chính sách sắt máu của Ramzan Kadyrov, Grozny giờ có thể nói là khá thanh bình, dù văn hóa súng đạn vẫn y chang vùng Texas , Hoa Kỳ với xe bọc thép, pháo tự hành chạy trên phố không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên cũng nhờ thế mà tỷ lệ tội phạm và xô xát là khá hiếm hoi. Grozny cũng là thành phố duy nhất của nước Nga có đường phố mang tên tổng thống Putin.
Đường xá thoáng đãng, phương tiện giao thông công cộng hiện đại, cảnh sát thân thiện (sẵn sàng chặn xe dân đang lưu thông trên đường để cho bạn đi nhờ nếu như bạn nhờ họ giúp) , đồ ăn ngon... Nói chung, Grozny là một điểm đáng đến để thăm quan dù việc đến đây cũng khá là vất vả vì tầu hỏa từ Mát chỉ có 1 chuyến/ tuần còn đi bằng ô tô qua Bắc Osetia + Daghestan thì khá là mạo hiểm.

Ăn chơi gì ở Grozny:
- Check in công viên trung tâm và đại lộ Putin, con đường duy nhất trên thế giới mang tên tổng thống Putin. Trên đường này có bảo tàng văn hóa Chechnya, mấy quán ăn khá ngon, nhà hát quốc gia, etc...
- Thăm thánh đường Hồi giáo Trái tim Chechnya, lớn nhất nước Nga, (hình như) cũng lớn nhất châu Âu luôn.
- Thưởng thức món ăn truyền thống Chechnya - Zhizig Gulash ở nhà hàng Dai Kheri (cụ thể món này em sẽ viết riêng một post sau)
- Thăm tòa nhà đổ nơi giao chiến khốc liệt giữa quân Nga và lính ly khai Chechnya trong phim Luyện ngục (Chistilische) (đây là di sản thời chiến tranh Chechnya duy nhất được giữ lại)
- Thăm công viên & đài phun nước trị giá 1 tỷ đô la ở trung tâm thành phố.
- Thăm nhà thờ Thiên chúa giáo duy nhất ở Chechnya (mới bị khủng bố hôm trước chết 2 cảnh sát với 1 dân thường :( )
- Thăm khu tổ hợp khách sạn Grozny City cao 40 tầng, hiện là tòa nhà cao nhất Grozny. Trên nóc có bar và nhà hàng, cũng là nơi duy nhất có bar luôn thì phải (cái này em không chắc vì chưa lang thang đủ nhiều.
- Thăm bảo tàng Akhmet Kadyrov.

Ảnh chụp từ tầng thượng khách sạn Grozny City, phía tay phải là nhà thờ Trái tim Chechnya ạ. Phía này không đẹp bằng đằng sau lưng có dinh tổng thống nhưng anh Ramzan Kadyrov anh ấy cấm chụp ảnh phía đó nên đành chịu :(

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/21316510_10210440412066695_4295587116717210083_o.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeFSn3xktDCDYLQ3Ra2a3vzqDulGrRf8pdF6o5-3o5UKW9d-9fISd5GcE2qi6LhPRyOJRBvTItFdgblETKezz6suZ0PW_DNzt2 AxFUsSX_Crcg&oh=fa8270db1278d20450289f526966021b&oe=5B832DDF

Bachduong65
22-05-2018, 18:16
Nước Nga quá rộng lớn, khó lòng có thể đi hết được nên hình ảnh những nơi bạn đi qua được bạn post lên đây thật quý. Bạn cho mình hỏi, đây là bạn đi một lèo các TP hay là đi thành nhiều đợt vậy? Phương tiện để di chuyển giữa các vùng có dễ không, chi phí ks, sinh hoạt những nơi bạn đi qua có đắt đỏ lắm không và an ninh đi có thỏa mái không bạn?

adamantan
22-05-2018, 18:20
Nước Nga quá rộng lớn, khó lòng có thể đi hết được nên hình ảnh những nơi bạn đi qua được bạn post lên đây thật quý. Bạn cho mình hỏi, đây là bạn đi một lèo các TP hay là đi thành nhiều đợt vậy? Phương tiện để di chuyển giữa các vùng có dễ không, chi phí ks, sinh hoạt những nơi bạn đi qua có đắt đỏ lắm không và an ninh đi có thỏa mái không bạn?

- Mình đi 5 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tháng. Phương tiện đi lại thì có thể là máy bay, tầu hỏa, ô tô, vẫy xe đi nhờ, thậm chí nhiều lúc là xe đạp.
- Chi phí khách sạn lúc sang ở resort 10.000 rúp ($170)/ đêm cũng có, ở hostel 290 rúp ($5/ đêm) cũng có, mà nằm giữa ruộng lúa mì ngủ qua đêm cũng có.
- Ăn đồ ăn bình dân cũng có, đặc sản cũng có, đi vào mấy vùng sâu xa ăn nhờ cũng có.
- An ninh thì ngoài 1 lần suýt bị cướp có vũ khí & bắt cóc ra thì nói chung là ổn, mình có vũ khí và biết sử dụng vũ khí :D

kimvanchinh
22-05-2018, 18:34
Nhờ có Adamnatan mà tôi được biết những biến chuyển gần đây ở Chechnya. Phải nói chính sách cây gậy và củ cà rốt của chính quyền Putin ở đây là ví dụ điển hình và cũng rất thành công trong việc xây dựng lá chắn biên giới và giải quyết xung đột sắc tộc của Nga những năm gần đây.

danngoc
22-05-2018, 19:07
Tau nhớ khi xem phóng sự của kênh ANNA về tiểu đoàn Cảnh binh Chechen giữ an ninh tại khu Thành cổ của Deir Ez-Zor, Syria tháng 1/2017, có đoạn phỏng vấn tay Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng người Chechen về cảnh tượng ở đây, gã trầm ngâm nói "Cảnh tượng rất quen thuộc...Đến não lòng".

Bất kể bác kimvanchinh có cố gắng hạ thấp vai trò nước Nga và Putin thế nào, thì Nga vẫn là Nga - thô kệch, đần ngốc nhưng cần thiết cho hòa bình thế giới chống bá quyền :) Có lẽ bác kimvanchinh nên đọc thêm các sách về địa chính trị do người Mỹ và Anh viết để hiểu thế nào là chủ nghĩa bá quyền Anh-Mỹ!

Bachduong65
23-05-2018, 09:01
- Mình đi 5 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tháng. Phương tiện đi lại thì có thể là máy bay, tầu hỏa, ô tô, vẫy xe đi nhờ, thậm chí nhiều lúc là xe đạp.
- Chi phí khách sạn lúc sang ở resort 10.000 rúp ($170)/ đêm cũng có, ở hostel 290 rúp ($5/ đêm) cũng có, mà nằm giữa ruộng lúa mì ngủ qua đêm cũng có.
- Ăn đồ ăn bình dân cũng có, đặc sản cũng có, đi vào mấy vùng sâu xa ăn nhờ cũng có.
- An ninh thì ngoài 1 lần suýt bị cướp có vũ khí & bắt cóc ra thì nói chung là ổn, mình có vũ khí và biết sử dụng vũ khí :D
Trời, ngưỡng mộ bạn bạn quá đi, một trải nghiệm tuyệt vời. Ngoài đam mê phượt, bạn phải yêu nước Nga lắm mới có thể quyết định đi những hành trình như vậy. Nếu mình đi tránh những chỗ lọ mọ rừng sâu ra, chỉ đi từ TP đến TP hoặc thị trấn ... thì chắc không cần vũ khí đâu nhỉ :D

adamantan
23-05-2018, 10:44
14. Goytư

Đây là một ngôi làng ở Chechnya nằm cách thủ đô Grozny 15 km về phía Tây Nam. Gọi là làng nhưng cũng to như một thị trấn với khoảng gần 20.000 dân và nhà cửa cũng được xây kiên cố nhiều, không giống kiểu làng quê cho lắm.
Ngôi làng được thành lập vào đâu đó trước năm 1785 từ những trang trại chăn cừu và trồng hướng dương dọc sông Goyto. Ngôi làng khá nổi tiếng vì 2 sự kiện, 1 là Đại tá Grekov, chỉ huy một binh đoàn Cossack bị quân của Napoleon đánh bại tại đây và sự kiện thứ 2, đây cũng là nơi cuối cùng tướng bạch vệ Anton Denikin còn chống lại Hồng quân năm 1920 để rồi sau đó, khi Hồng quân đuổi đến nơi thì Denikin đã bỏ lại chiến hữu đi du lịch gulag còn mình dong thuyền sang Thổ, Anh và cuối cùng sống cuộc đời lưu vong và chết tại Michigan, Mỹ.
Sau khi dân Chechen nổi loạn và bị Stalin tống hết đi Kazakhstan và Siberia, ngôi làng này được đổi tên thành Svobodnoye (tự do) và cuối cùng đổi lại tên cũ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Ở giữa ngôi làng là một nhà thờ Hồi giáo lớn được xây từ thế kỷ 19 (hình), nhiều trang trại quốc doanh từ thời Liên Xô còn tồn tại và khá nhiều motel vì nơi đây nằm gần con đường cao tốc Rostov - Baku. Đây có thể coi là một trạm nghỉ chân gần như bắt buộc nếu đi từ Chechnya xuống biên giới Azerbaijan nên cũng không khó để bỏ lỡ.

Ăn chơi gì ở Goytư:
- Thường chỉ xe chỉ dừng lại ăn trưa đổ xăng nên không có gì nhiều để tìm hiểu lắm.
- Có thể mua mấy thứ đồ lưu niệm của các mẹ Chechnya bán dọc được, cơ mà cẩn thận bị chém.
- Nhẩy xuống đồng hướng dương chụp ảnh cũng là thú vui.


https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/22007604_10210583091273586_8671592454764083557_n.j pg?_nc_cat=0&oh=b15be00b742864b6e7ccfe974d3b1e27&oe=5B80B231

adamantan
23-05-2018, 10:46
Trời, ngưỡng mộ bạn bạn quá đi, một trải nghiệm tuyệt vời. Ngoài đam mê phượt, bạn phải yêu nước Nga lắm mới có thể quyết định đi những hành trình như vậy. Nếu mình đi tránh những chỗ lọ mọ rừng sâu ra, chỉ đi từ TP đến TP hoặc thị trấn ... thì chắc không cần vũ khí đâu nhỉ :D

À, mình có 1 thời gian khá dài sống ở Nga nên không bị rào cản ngôn ngữ, không phải làm visa cho nên cũng đỡ đi nhiều.
Chính ra mọi nguy hiểm đều ở thành phố lớn chứ vùng sâu vùng xa con người thuần hậu quý khách hơn nhiều.
Mình suýt ăn quả lừa cướp tiền là ở Krasnodar, còn bạn mình sống cả năm ở Siberia không sao, lên Mát mấy ngày đã bị đầu đen ở nhà ga dí cướp mất ví :))

chimchim
23-05-2018, 13:38
À, mình có 1 thời gian khá dài sống ở Nga nên không bị rào cản ngôn ngữ, không phải làm visa cho nên cũng đỡ đi nhiều.
Chính ra mọi nguy hiểm đều ở thành phố lớn chứ vùng sâu vùng xa con người thuần hậu quý khách hơn nhiều.
Mình suýt ăn quả lừa cướp tiền là ở Krasnodar, còn bạn mình sống cả năm ở Siberia không sao, lên Mát mấy ngày đã bị đầu đen ở nhà ga dí cướp mất ví :))

Chắc do cái số :D
Năm ngoái m đi lang thang cả chục ngày ở tp Mát lẫn Peter, rồi bay đi Kemerovo, Kuzbas mà, phỉ phui, ko gặp vấn đề rắc rối nào.Ở Mát, SP vào các nhà ga, metro thì đầy cảnh sát đứng tuần tra mà cũng chưa bị hỏi lần nào, mình ở khu Fili vẫn thấy thanh bình, mát mẻ hơn cả trăm lần ở VN :D
Công nhận Sibiri như ở Kem thì quá yên bình, vắng vẻ, hôm đầu đến là Chủ Nhật mà đi lang thang cả ngày cùng đứa bạn Nga thổ dân ở đây suốt dọc các phố trung tâm ra đến các công viên, bờ sông mà hầu như chỉ có 2 đứa... độc hành, vẫn còn tượng Lenin rất to ở trung tâm, phố Sovietskaya, v.v... :)

Mình góp vài cái ảnh ở đây ko biết có lạc đề ko :D:
https://serving.photos.photobox.com/779131411b1a4a0069f650f22e23997790abd7e6e6a20b2a4b bbd9f93f2a4f3b1ebc963c.jpg
https://serving.photos.photobox.com/58469390ccd143aa69c5a1b03e6b640d2a863ca4f3b4091286 840d0be574053ae4b18968.jpg
https://serving.photos.photobox.com/9334335952d507f4329099c32be0a8570f3c11098313f0b24f 63d781d6de190c3c4b4d82.jpg
https://serving.photos.photobox.com/798376927b45efecab42af092ac9c3957afd40f3d344410e03 47e86a7ea3186edf5ecdf9.jpg

adamantan
23-05-2018, 14:57
Chắc do cái số :D
Năm ngoái m đi lang thang cả chục ngày ở tp Mát lẫn Peter, rồi bay đi Kemerovo, Kuzbas mà, phỉ phui, ko gặp vấn đề rắc rối nào.Ở Mát, SP vào các nhà ga, metro thì đầy cảnh sát đứng tuần tra mà cũng chưa bị hỏi lần nào, mình ở khu Fili vẫn thấy thanh bình, mát mẻ hơn cả trăm lần ở VN :D
Công nhận Sibiri như ở Kem thì quá yên bình, vắng vẻ, hôm đầu đến là Chủ Nhật mà đi lang thang cả ngày cùng đứa bạn Nga thổ dân ở đây suốt dọc các phố trung tâm ra đến các công viên, bờ sông mà hầu như chỉ có 2 đứa... độc hành, vẫn còn tượng Lenin rất to ở trung tâm, phố Sovietskaya, v.v... :)

Mình góp vài cái ảnh ở đây ko biết có lạc đề ko :D:


Phải ở dăm năm thì mới có xác suất gặp vấn đề bác ạ. Hồi ở Mát em cũng hay ngồi cái Ashan gần Metro Fili với lại mua đồ ở siêu thị điện máy gần đó, đoạn này metro chạy nổi nên khá ấn tượng.
Còn chỗ Kemerovo em đạp xe qua rồi nên toàn cảnh quen thuộc, ảnh cuối là nhà thờ Znamelsky Sobor đường Sobornaya gần chỗ em ở hồi ở đó luôn :D

adamantan
23-05-2018, 17:12
15. Urus Martan

Thành phố Urus-Martan là một thành phố nhỏ nằm ở phía Nam cộng hòa Chechnya, cách Grozny 31 km. Đây cũng là điểm xa nhất mình dừng chân trong chuyến thăm Chechnya vừa rồi. Thành phố có khoảng 60.000 dân, tuy không phải là lớn nhưng là thành phố khá quan trọng của Chechnya.
Urus-Martan được thành lập bên bờ sông Martan từ những năm đầu thế kỷ 18, tên con sông này được đặt theo tiếng Chechen cổ có nghĩa là "nghĩa hiệp, phóng khoáng". Đến đầu thế kỷ 19, nơi đây trở thành trung tâm chính trị và thủ công nghiệp của người Chechen với rất nhiều lò gốm và xưởng dệt vải sợi.
Năm 1917, khi Cách mạng tháng 10 nổ ra, các lãnh chúa Hồi giáo địa phương đã họp bàn cùng với người Cossack Kuban khởi nghĩa chống lại nhà nước Liên Xô, nhưng liên minh này nhanh chóng bị đập tan và năm 1920 tại đây đã hình thành nên Xô viết đầu tiên của cộng hòa Chechen tự trị. ĐÍch thân lãnh tụ Xô Viết Mikhail Kalinin cũng đã xuống đây để tham dự cuộc họp Ủy ban Xô viết đầu tiên của cộng hòa tự trị Chechen. Tháng 8/1925, phản đối lại lệnh giải trừ vũ khí từ Liên bang, dân Urus-Martan đã khởi nghĩa chống lại chính quyền dưới sự lãnh đạo của lãnh chúa Solsa-Hadji Yandarov và 2 anh em Bilu Gaitaev - Hadji Gaitaev. Liên Xô đã điều xuống đây 7000 binh sĩ, 240 khẩu súng máy Maxim, 24 khẩu pháo cùng các đoàn tầu bọc thép. Sau khi bị oanh tạc 3 ngày liên tiếp, Yandaev và anh em Gaitaev đã chính thức đầu hàng, Yandaev sớm được thả nhưng 2 anh em Gaitaev đã bị xử tử. Vào thập niên 70-80, tại Urus-Martan thường xuyên tổ chức các hội chợ hàng nông nghiệp với quy mô lớn nhất Liên Xô thời đó quy tụ rất nhiều sản vật phong phú của vùng đất phương Nam. Do vào thời kỳ này tại Urus Martan không có công nghiệp ngoài các xưởng dệt may nên trong lúc nông nhàn, các thanh niên tại đây thường xuyên đi làm thuê lấy tiền tại các Hợp tác xã quốc doanh tại vùng Volga. Các lao động này được gọi là "Shabashka", đây là 1 hình thức kinh tế tư bản khá lạ lẫm trong nội tại nhà nước Liên Xô khi đó.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Chechen lần 1, thành phố Urus-Martan là căn cứ địa của lực lượng trung thành với liên bang Nga. Thành phố này đã tự vũ trang và chống lại rất nhiều cuộc tấn công của quân đội Chechen phiến loạn do tổng thống Dudayev khi đó tự phong tấn công.
Cuộc kháng chiến chống quân Chechen cực đoan của Urus-Martan kéo dài khoảng 3 năm, đến năm 1997, phiến quân Hồi giáo đã chiếm được thành phố và phần lớn dân thành phố (tự gọi là Martanvist) trung thành với Liên bang Nga đã bỏ chạy.
Năm 1999, với 1 lực lượng lớn được hỗ trợ bởi pháo binh, không quân và tên lửa chiến thuật Tochka, Nga đã giải phóng thành phố này khỏi tay quân Hồi giáo, tuy nhiên các vụ đánh bom, ám sát vẫn xảy ra liên tục trong thành phố cho đến khi kết thúc cuộc chiến Chechen lần 2.
Điểm đáng kể nhất của thành phố Urus-Martan ngày nay là bảo tàng Dondi-Yurt do ông Adam Satuev thành lập, đây cũng là lý do mà mình xuống Urus Martan. Nghe đồn ông Satuev đã hơn 100 tuổi nhưng còn rất khỏe mạnh và mình đã ngồi nói chuyện với ông khá lâu về lịch sử và văn hóa Chechen, phần về bảo tàng này mình sẽ viết ở 1 bài sau.
Nói chung, ngoài Grozny và Argun, đây là 1 nơi đặc biệt cần phải đến khi bạn đã bỏ công đi du lịch Chechnya.

Ăn chơi gì ở Urus Martan:
- Thăm bảo tàng Dondi-Yurt, đây là lý do lớn nhất và gần như duy nhất để đến thành phố này.
- Ngay rìa thành phố có một cái hồ rất đẹp, có nhà chòi với bãi tắm nhưng mình chưa xuống nên không bàn.

Ảnh: Đường phố Urus-Martan

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/21743746_10210505615856749_3017603157748815534_o.j pg?_nc_cat=0&oh=6a9c3100217b9278da4f17ceab875154&oe=5BBF6E8A

chimchim
23-05-2018, 20:03
Phải ở dăm năm thì mới có xác suất gặp vấn đề bác ạ. Hồi ở Mát em cũng hay ngồi cái Ashan gần Metro Fili với lại mua đồ ở siêu thị điện máy gần đó, đoạn này metro chạy nổi nên khá ấn tượng.
Còn chỗ Kemerovo em đạp xe qua rồi nên toàn cảnh quen thuộc, ảnh cuối là nhà thờ Znamelsky Sobor đường Sobornaya gần chỗ em ở hồi ở đó luôn :D

Chỗ Fili có cái chợ điện máy Gorbushka mình vào đảo mấy lần chả mua được cái gì, giá cả đắt ko kém gì VN :D Mà ngoài mặt phố Bagrationov gần chợ có mấy quầy đổi tiền đi vào qua mấy lớp cửa, lúc ra mắt mình đảo như rang lạc nhìn quanh thấy ai cũng khả nghi, mắt trước mắt sau cứ như đi buôn bạc giả =))

Kemerovo năm nay mình lại có lời mời của đứa bạn Nga, nhưng nghĩ bay 5-6 tiếng ngại quá. Bạn ở khu đó đã đi chơi Republic Altai chưa? Bạn mình nó cứ ca ngợi suýt xoa bảo mình phải đến đó (lần trước đã định đi, nhưng tiếc thời gian, nó bảo phải ở 2 tuần mới đủ thời gian đi được). Nếu bạn đã đi thì cho mình xin ít thông tin, lời khuyên và hình ảnh nếu có nhé, thanks bạn :D

"Công trình thế kỷ" ở ngoại ô Kemerovo bị bỏ hoang phế.
https://serving.photos.photobox.com/1169427428a5c7c5c61194bf16d82440e73897cf780b2c6861 3fb38694921f81b739f995.jpg
https://serving.photos.photobox.com/3293547889f5db722ca0a5bffd775f9f2febc5226b41296541 42934a55b9af243fb44ccc.jpg

adamantan
23-05-2018, 20:17
Kemerovo năm nay mình lại có lời mời của đứa bạn Nga, nhưng nghĩ bay 5-6 tiếng ngại quá. Bạn ở khu đó đã đi chơi Republic Altai chưa? Bạn mình nó cứ ca ngợi suýt xoa bảo mình phải đến đó (lần trước đã định đi, nhưng tiếc thời gian, nó bảo phải ở 2 tuần mới đủ thời gian đi được). Nếu bạn đã đi thì cho mình xin ít thông tin, lời khuyên và hình ảnh nếu có nhé, thanks bạn :D


Cả Altaisky Krai và Republika Altai em đều đi nát rồi ạ. Hình ảnh và đánh giá sẽ có ở các phần sau topic này.
Lời khuyên của em là bạn bác nói đúng. Bác nên đi, ở CH Altai có một cái gọi là hành trình vàng, dài khoảng 4-5000 cây số gì đó vòng vèo qua nhiều địa danh tuyệt đẹp, có cả đi ô tô, đi ngựa và đi thuyền trên hồ Teleshkoe. Tuy nhiên để đi hành trình này nhanh cũng phải 2 tuần :D

Nhá hàng trước cho bác một cái ảnh em chụp ở thung lũng Chulyshman, quận Ulagan, phía Nam cộng hòa Altai ngay giáp biên với Mông Cổ

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/16707619_10208787543546015_8436640047392455484_o.j pg?_nc_cat=0&oh=fa2d8f18095065d9b4125a21a8200449&oe=5B955735

chimchim
23-05-2018, 22:35
Cả Altaisky Krai và Republika Altai em đều đi nát rồi ạ. Hình ảnh và đánh giá sẽ có ở các phần sau topic này.
Lời khuyên của em là bạn bác nói đúng. Bác nên đi, ở CH Altai có một cái gọi là hành trình vàng, dài khoảng 4-5000 cây số gì đó vòng vèo qua nhiều địa danh tuyệt đẹp, có cả đi ô tô, đi ngựa và đi thuyền trên hồ Teleshkoe. Tuy nhiên để đi hành trình này nhanh cũng phải 2 tuần :D

Nhá hàng trước cho bác một cái ảnh em chụp ở thung lũng Chulyshman, quận Ulagan, phía Nam cộng hòa Altai ngay giáp biên với Mông Cổ

Cảnh hùng vĩ quá, mà nghe đi 2 tuần thì hơi ớn :D
Altaisky Krai và Republika Altai có khác nhau nhiều ko bạn, nếu p chọn 1 trong 2 thì nên đi cái nào?
Thanks và mong bài viết về Altai của bạn!

adamantan
24-05-2018, 05:45
Cảnh hùng vĩ quá, mà nghe đi 2 tuần thì hơi ớn :D
Altaisky Krai và Republika Altai có khác nhau nhiều ko bạn, nếu p chọn 1 trong 2 thì nên đi cái nào?
Thanks và mong bài viết về Altai của bạn!

Bác không được chọn đâu, một là bác đi mỗi Altaisky Krai, 2 là bác đi cả hai vì thường các đoàn sẽ tập kết ở Novosibirsk hoặc Barnaul (thủ phủ Altaisky Krai) trước khi đi sâu tiếp xuống phương Nam, đấy là đường độc đạo để đi Cộng hòa Altai rồi.
Đi mỗi Altaisky Krai thì hơi chán vì nó cũng chẳng khác gì mấy so với tỉnh Novosibirsk ngay trên đầu :D

adamantan
24-05-2018, 08:25
16. Khankala

Đây là một ngôi làng ở Cộng hòa Chechnya nằm về phía Đông thủ đô Grozny. Làng khá đặc biệt vì tuy nằm sâu trong Chechnya nhưng dân số lại 90% là người Nga và trong số 90% này quá nửa là quân nhân.
Thời Soviet, Khankala là một căn cứ không quân nơi đặt các trung đoàn Mig-17 và 19 để bảo vệ mạn phía Nam.
Trong chiến tranh Chechnya lần 1 và 2, đây là căn cứ của sư đoàn Bộ binh cơ giới cận vệ số 42 với vũ trang chủ yếu là xe tăng T-62 và xe CĐBB BMP-1.
Sau cải cách quân sự năm 2008, sư đoàn đã bị giảm biên chế xuống thành lữ đoàn BBCG cận vệ số 18 và dẹp hết xe tăng, chỉ sử dụng xe CĐBB BMP-2.
Ăn chơi:
Làm gì có gì mà ăn chơi, tiếng là làng nhưng thực chất là cái căn cứ quân sự, thứ giải trí duy nhất ở nhà ga Khankala là vài cái xe cỏ để cho các city boy và city girl nhảy lên làm dánh chụp ảnh là hết cỡ. Tất nhiên với người yêu thích quân sự như mình thì còn mấy món khí tài nữa.
Xe nhiều đất chật nên mang cả hàng ra nhà ga phơi. Mình dừng lại ở đây 30 phút nhưng cửa sang bãi BMP có check point nên không lại gần được :">

https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/30709008_10212088486067515_374862278592468871_n.jp g?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeG_Po1wI06PBS0IQVbtF0SPIJOvL6yYoOBW16WZD 6P6K54Z3cGSK-1xFkGz0sfDzhzbUz_wlK-GdYtar9ImPZlr91XIB0RXFPvltIakAqeXgA&oh=cdb66e4012bb84967789066532751f78&oe=5B80A3D9

adamantan
24-05-2018, 21:16
17. Dzhalka

Làng Dzhalka là nơi cuối cùng mình còn thò chân xuống ở đất nước Chechnya khói lửa. Làng nằm cạnh sông Dzhalka cũng khá lớn với khoảng 8500 dân và nhiều thôn vệ tinh xung quanh.
Có một điểm đặc biệt ở làng này là không hiểu sao được tài trợ trực tiếp từ Arab Saudi rất nhiều (có bác đi tầu cùng kể thế) nên trong làng xây dựng rất hoành tráng, đặc biệt là một cái cổng to đùng và 3 nhà thờ Hồi giáo.
Dừng lại tí ở ga nên chẳng biết làng có trò ăn chơi gì, nhưng nhìn thấy mùi luật Sharia khét lẹt nên mình cũng không hy vọng gì nhiều.

Bức ảnh cuối: Tạm biệt Dzhalka, tạm biệt Chechnya.

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/26198264_10211260788175585_7746613329895726762_o.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeEs62u8gkxGw1Omot0wpngccZcyn22y5wzx-JbsHgMMYsTfr_sqcMsc9KZEFfMCqhEADLE-BMYAOXgZ8CupUjLLPP8MjUdJuVOSFy3ds_PXDQ&oh=1b6033fc757201292b7b61f41ac8a221&oe=5B7C0ED0

adamantan
25-05-2018, 08:49
Vậy là tạm xong phần đánh giá chung về Kavkaz, em chuyển qua khu vực đồng bằng phía Nam đầy lúa mì, hướng dương với mùa đông ngắn ngủi chỉ dăm ngày tuyết rơi. Đây cũng là miền đất với những người Cô-dắc tính cách phóng khoáng, tự do, những cô gái với làn da rám nắng màu vỏ bánh mì, xăm mình chằng chịt với trình độ múa kiếm không kém bất kỳ ai.

18. Krasnodar

Krasnodar - Tên thành phố có nghĩa là "món quà đỏ", được thành lập vào năm 1790 với tên khi đó là Ekaterinodar - "Quà tặng của nữ hoàng Ekaterina". Krasnodar nằm trên vùng Kuban, là vùng đất của những người Cô dắc, nó được thành lập với vai trò căn cứ quân sự tiền tiêu, vừa để phòng thủ quân đội Thổ, vừa làm bàn đạp để Nga tấn công các lãng thổ vùng Kavkaz, lãnh địa của đế quốc Ottoman ở phía Nam và biển Đen.
Năm 1888, thành phố này đã có 45.000 dân sinh sống và là một đầu mối giao thương quan trọng phía Nam nước Nga. Sau cách mạng tháng 10, những người Cô dắc Kuban hầu hết đã theo ủng hộ quân Bạch vệ và biến Krasnodar thành một nơi khá cứng đầu chống lại Hồng quân, tuy nhiên sức mạnh của kỵ binh và Shashka Cô dắc đã không chống lại được pháo binh Hồng quân, cả thủ lĩnh của họ là Lavr Kornilov và quân Cô dắc đều bị Hồng quân đánh tan. Trong thế chiến thứ 2, Đức chiếm đóng Krasnodar từ tháng 8/1942 - 2/1943 và gây thiệt hại nặng nề cho thành phố với hàng nghìn người Do Thái, Cộng sản và du kích bị sát hại. Sau chiến tranh, những người Cô dắc cứng đầu vùng Kuban vẫn thỉnh thoảng gây lên những sự vụ làm đau đầu giới chức sắc Xô Viết, năm 1961, thành phố đã xảy ra bạo loạn (một sự việc cực kỳ hiếm hoi trong lòng Liên Xô vào thời điểm này), thậm chí là năm 1971, 1 gã tên là Piotr Volinsky đã đánh bom xe bus làm chết đến 10 người dân thành phố. Sau khi Liên Xô sụp đổ, trái ngược với các thành phố khác của nước Nga xảy ra tình trạng kinh tế trì trệ, người dân bỏ xứ khiến dân số sụt giảm ,tại Krasnodar mọi thứ vẫn phát triển tốt và dân số vẫn tăng đều đặn. Tại đây cũng là nơi diễn ra phong trào đổi lại tên đường phố về tên trước cách mạng tháng 10 mạnh mẽ nhất nước Nga.
Hiện tại, Krasnodar là thành phố khá giầu có, được bình chọn là 1 trong 10 thành phố đẹp nhất nước Nga. Tuy nhiên, một phần nhờ các công trình, một phần là nhờ con người nơi đây. Nếu như có thể coi phụ nữ Nga thuộc hàng đẹp nhất trong chủng tộc da trắng thì các cô gái Krasnodar (cùng với Rostov) có thể coi là đẹp nhất nước Nga, với tóc vàng, khuôn mặt pha chút nét Thổ Nhĩ Kỳ và vóc dáng cao ráo tuyệt hảo. Một đặc điểm nữa của "tính cách Cô dắc" là người dân Krasnodar, đặc biệt là các cô gái rất thích xăm mình, 8/10 số phụ nữ trẻ đi trên đường có hình xăm lộ, trong đó tầm 1 nửa là có hình xăm lớn kín đùi, cánh tay, thậm chí là kín gáy, hết cả tai và quai hàm.
Thời tiết ở Krasnodar khá dễ chịu với mình hay khách khác đến từ Việt Nam, mùa hè nóng với nắng chiếu cả ngày và nhiệt độ thường xuyên trên 35 độ khiến người dân suốt ngày tụ tập tại các đài phun nước, mùa đông mát mẻ, thường loanh quanh 0 độ C, năm có tuyết, năm không nên thành phố cũng thu hút rất nhiều người đến nghỉ dưỡng.

Ăn chơi gì ở Krasnodar:
- Toàn bộ thành phố rất nhiều chỗ chơi, chơi theo kiểu nhiều tiền hay ít tiền cũng ổn hết. Thậm chí mùa hè ra đài phun nước trung tâm ngắm các em gái mặc bikini quẫy nước cũng là rất thú vị rồi.
- Phố chính Krasnaya, trong đó phần lớn giữa đường là đi bộ: Trên phố này có rất nhiều công trình đẹp như tượng nữ hoàng Ekaterina ban sắc chiếu cho người Cô-dắc, tượng hai nhân vật phim hài Liên Xô nổi tiếng là Shurik và Lida, Cổng chiến thắng, etc...
- Phố đi bộ gì đó quên tên rồi, cắt ngang Krasnaya (em sẽ viết lại ở phần đánh giá chi tiết).
- Công viên Vệ quốc: Trưng bày khá nhiều khí tài hay, có cả một con tầu ngầm trên cạn.
- Mua sắm ở Mall Quảng trường Đỏ hay bất kỳ hiệu bán hàng lưu niệm nào trên đường phố những món đồ đặc trưng của dân Cô-dắc.
- Rất nhiều nhà thờ.

Ảnh:
Đài phun nước phía trước khu phức hợp tòa nhà và tượng đài Avrora.

https://scontent.fhan7-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21463179_10210483503143945_4924940329810306523_n.j pg?_nc_cat=0&oh=3146bee92ed9c0d0a93575258f3a08bd&oe=5B76D41C

adamantan
25-05-2018, 17:32
19. Rostov-bên bờ sông Don.

Thành phố Rostov-on-Don (Rostov bên bờ sông Đông để phân biệt với thành phố Rostov thuộc tỉnh Yaroslav) là thành phố trung tâm của tỉnh Rostov, nằm phía Nam nước Nga, cách biển Azov hơn 30 km và là cửa ngõ nối liền với nước Cộng hòa Donetsk ở phía Tây. Thành phố có khoảng 1,1 triệu dân và cũng được bình chọn là 1 trong 10 thành phố đẹp nhất nước Nga.
Thời cổ đại, vùng đất quanh lưu vực sông Đông này là khu vực sinh sống của các bộ lạc Tây Á như Scythian, Sarmat, sau đó nó lần lượt đổi chủ qua nhiều quốc gia như Genoa hay Thổ Nhĩ Kỳ trước khi các nông nô Nga dồn xuống đây sinh sống và hình thành bộ phận người Cô dắc sông Đông nổi tiếng.
Vào cuối thế kỷ 18, cùng với nhiều vùng lãnh thổ của đế quốc Ottoman bị Nga chiếm được, vùng lưu vực sông Đông được sáp nhập vào đế quốc Nga và dần yên ổn khỏi chiến tranh khi lãnh thổ nước Nga ngày càng mở rộng.
Sau đó, vào thế kỷ 19, với sức mạnh của than đến từ Donbass và sắt đến từ Krivoy Rog gần đó, công nghiệp bùng nổ ở vùng Rostov với các lò luyện thép và cơ sở sản xuất máy móc hơi nước. Cùng với việc Rostov-on-Don nằm trên tuyến đường buôn bán quan trọng xuống Thổ và các nước Tây Á, dân cư bắt đầu đổ về đây và biến nơi này thành một thành phố trù phú.
Trong cuộc chiến giữa phe Hồng quân và Bạch Vệ đầu thế kỷ 20, Rostov-on-Don là một chiến trường quan trọng mà hai phe giành giật nhau cho đến tận năm 1928, muộn hơn rất nhiều so với các vùng khác. Tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" chính là miêu tả vùng đất này. Vào thế chiến II, phát xít Đức cũng chiếm được thành phố trong 7 tháng và tàn sát hơn 27.000 dân thường tại đây, chủ yếu là người Do Thái.
Những năm gần đây, sau khi bắt đầu xảy ra cuộc chiến Donbass, cùng với các nhóm quân nhân tình nguyện đi qua vùng này để tới Donbass và nạn buôn lậu than, quặng, hổ phách từ Ukraine qua Nga, Rostov-on-Don đã từng bị xếp hạng là thành phố nguy hiểm nhất châu Âu. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại, loại bỏ yếu tố chính trị, World Atlas đã loại Rostov ra khỏi vị trí này và xếp Talin, thủ đô Estonia thế vào.

Cảm nhận khi mình đến thành phố vào mùa hè là khá nóng bức, nhiệt độ thường xuyên cao ở mức 32-34 độ C. Tuy nhiên phố đi bộ bờ sông Đông (ảnh) cùng với trục đường chính Puskin khá nhiều cảnh đẹp, land mark và nhiều hoạt động rất vui nhộn, rất thích hợp du lịch dù cho về đêm thì rất nhiều thanh niên say khướt, nhưng đại loại vẫn an toàn.

Ăn chơi gì ở thành phố Rostov-na-Donu:
- Năm 2018 này đang có giải bóng đá nên toàn thành phố đâu đâu cũng là không khí bóng đá hết.
- Có công viên trung tâm thành phố và Công viên tháng mười phía Bắc, riêng công viên Tháng Mười hay có tổ chức mấy giải ca nhạc, múa hát cây nhà lá vườn khá hay.
- Đi dạo ven bờ sông Đông, ăn ở nhà hàng Sông Đông êm đềm.
- Các quán bar nhỏ cực nhiều, đồ uống ngon, dân địa phương dễ thương, dễ làm quen hơn các vùng khác.

Ảnh: Tượng Rostovite, đường Bờ sông, biểu tượng của thành phố.

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/21055146_10210355300258953_4038377888499598411_o.j pg?_nc_cat=0&oh=1d3b5fce0d32f9b279e849978c6fa069&oe=5B7FD3FD

adamantan
30-05-2018, 09:19
20. Volgograd (Stalingrad).
Sở dĩ mình để Stalingrad vì trong những ngày lễ lạt kỷ niệm chiên thắng trong Thế chiến II, thành phố Volgograd lại được đổi tên về thành Stalingrad.
Nếu tính 5 thành phố đáng đến nhất nước Nga, chắc chắn sẽ có vị trí của Volgograd khi mỗi bước chân ra đường, mỗi tòa nhà ở đây đều là di tích lịch sử.
Thành phố Volgograd nằm ở phía Tây Nam nước Nga, từ tên gọi của nó cũng dễ dàng đoán được là thành phố nằm ngay bên bờ sông Volga. Thành phố này có hơn 1 triệu dân và là thành phố lớn thứ 12 của nước Nga.
Thành lập năm 1589 với cái tên Tsaritsyn, lịch sử thời phong kiến của Volgograd khá lu mờ trước giai đoạn lịch sử khi còn mang tên Stalingrad của nó. Nằm trong lãnh địa của Đại hãn Kazan, cho đến thế kỷ 18, thành phố này vẫn không đóng vai trò đáng kể và sau gần 200 năm thành lập dân số của nó cũng chưa đạt con số 1000.
Thành phố được đổi tên thành Stalingrad vào năm 1925, sau khi đóng vai trò đáng kể trong việc phòng thủ chống lại phe bạch vệ. Danh tiếng của Stalingrad gắn liền với trận đánh Stalingrad với quy mô khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh loài người với số thiệt hại nhân mạng và vật chất vượt xa bất cứ một trận đánh nào trước và sau nó (Ước tính đã có khoảng 1,3 - 1,8 triệu người chết của cả hai bên). Dù các sử gia phương Tây cố gắng tô vẽ cuộc chiến mang ý nghĩa biểu tượng của "hai gã điên" Hitler và Stalin, đánh nhau vì cái danh hão, nhưng thực tế cả hai lãnh tụ kia đều không ngu, vì Stalingrad là cửa ngõ xuống vùng đồng bằng mầu mỡ phía Nam, túi bánh mỳ của Liên Xô và xa hơn nữa là túi dầu Baku. Có lẽ, nếu Stalingrad sụp đổ thì toàn bộ Thế chiến II đã rẽ sang một chiều hướng hoàn toàn khác.
Sau khi Khruschev lên nắm quyền, năm 1961 trong phong trào xét lại và hủy bỏ những di sản của Stalin, thành phố bị đổi tên thành Volgograd. Năm 2013, tổng thống Putin đã ký sắc lệnh chính thức cho thành phố này mang tên "Stalingrad" vào 8 ngày lễ lớn quốc gia. Trong khi giới chức Công giáo đòi đổi tên thành phố về tên cũ là Tsaritsyn thì người dân thành phố lại muốn đổi tên vĩnh viễn thành phố thành Stalingrad. Đã từng có 50.000 chữ ký của người dân về thỉnh nguyện đổi tên này và tổng thống Putin đã hứa sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về điều này trong tương lai (chưa biết đến bao giờ).

Khí hậu tháng 7 trong những ngày mình đến thành phố khá nắng nóng, đặc trưng cho khí hậu phương Nam. Cả thành phố, nhất là đại lộ Lenin đi vài bước lại là một di tích nổi tiếng nên suốt mấy ngày chỉ lang thang trên phố quay mòng mòng chụp ảnh. Chắc chắn sẽ quay lại khi có dịp :D

Ăn chơi gì ở Volgograd:
- Đầu tiên là thăm các di tích lịch sử, chỉ cần xuống tầu ở ga Volgograd thì đã bước chân ngay xuống một di tích lịch sử hoành tráng rồi. Tiếp theo đi dọc đại lộ Lenin thì cứ xác định bấm cháy máy ảnh, full thẻ nhớ.
- Bảo tàng trận Stalingrad, căn nhà Pavlov, etc...
- Thăm khu tổ hợp đài tưởng niệm ở đồi Mamaev Kurgan, tượng Mẹ Tổ quốc.
- Phố xá nhiều quán cà phê với theme đặc sắc: Chiến trận, cà phê mèo, cà phê nghệ sĩ đủ loại.
- Đi dạo & ăn vặt tại khu đường bờ sông dọc sông Volga.
- Thử mấy món đặc sắc tại nhà hàng Mayak...
Nói chung đây là một thành phố đáng để bỏ ra khoảng 1 tuần trải nghiệm, không có nhiều nơi đáng đi đến vậy trên đất Nga đâu :D

Ảnh: Di tích nhà máy xay bột trên đường Nguyên soái Chuikov, hình ảnh đã quá nổi tiếng đại diện cho trận Stalingrad ở hầu hết phim ảnh và trò chơi.

https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20953768_10210340867378140_1063399036015737647_n.j pg?_nc_cat=0&oh=c1da7e2567729a3c85021cede2b57382&oe=5BBBD444

adamantan
31-05-2018, 12:25
21. Samarskoye

Đây có thể coi là một ngôi làng lớn, hay gọi là một thị trấn nhỏ cũng được với kiến trúc chủ yếu là town house, thêm mấy block nhà 5 tầng style Khrushov nằm trên khoảng 50 con đường được đặt tên. Nó nằm ở quận Azov, tỉnh Rostov-na-Donu và khá gần với biên giới Ukraine.
Dân số ở đây thống kê năm 2010 là khoảng hơn 13 ngàn dân với khoảng 55% là nữ, nhưng hiện nay với lượng dân Ukraine chạy nạn sang thì có lẽ đông hơn nhiều rồi.
Ngôi làng này được thành lập vào năm 1770, vì thế, có lẽ nó khá giầu truyền thống mặc dù mình chưa tìm hiểu được nhiều.
Một điểm đặc biệt của làng Samarskoye là ở đây có giải vô địch bóng đá riêng, tính đến nay đã tổ chức được 25 mùa với 12 dội thường xuyên tham gia thi đấu (ham hố phết :v ). Tuy nhiên, ở đây chỉ chơi bóng đá sân nhỏ 6 người và mỗi hiệp 25 phút.

Ăn chơi gì: Ngoài chạy ra cánh đồng hướng dương chụp ảnh (rất đẹp) thì cũng chả biết ăn chơi gì ở đây cả vì em mới chỉ dừng lại ăn trưa thôi :D

Ảnh: Hàng ăn CCCP tự phục vụ đồng giá 100 rúp với 1 món chính, 1 món súp và 1 salad. Nếu so với việc mua 1 cái shaurma 130 rúp thì rõ ràng ăn ở đây ổn hơn nhiều :D


https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/33370034_10212312830675990_1573288052858552320_n.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeGwVlISGwVU3OGHapoWET1_MXajnbfgELP6Tz52S drwRcxLeN8qIeIkUIBQuUc9CHNXJUS5gYlU4uqi3BhrxVkhpRY BsxBhb-NOVQOLcbxZ2A&oh=239f747f984038b6c6dc7eaf80010f49&oe=5BB5E218

adamantan
11-06-2018, 09:57
22. Moskva

Thủ đô nước Nga, đã quá quen thuộc với rất nhiều người Việt Nam nên chẳng cần viết dài dòng làm gì.
Tuy nhiên cơ hội để nhìn thấy tận mắt một em T-15 Armata nóng hổi bốc khói nghi ngút trên phố, lại ngay trước cửa Đại sứ quán Mỹ thế này thì chắc chắn không có lần thứ hai và người VN thứ hai. (Ảnh)

Một vài nhận xét chung về Moskva (các địa điểm đi chơi chi tiết sẽ viết ở các post sau).

- Trung tâm thành phố (trong vành đai một) được giữ khá cổ kính, giao thông trên phố nhẹ nhàng vì có lẽ hơn 90% dân số đều đi tầu điện ngầm. Nhà cửa ở đây có lẽ ai ở từ trước thì ở, còn khó có thể có trao đổi mua bán gì nhiều.
- Từ ngoài vành đai 2 trở đi có lẽ mới là cuộc sống dân cư đích thực, phố xá đông đúc, nhà cửa đắt đỏ. Chung cư có giá thành 7-80 tr/ mét vuông trở lên, tùy thuộc vào khoảng cách đến ga tầu điện ngầm.
- Dân cư đông đúc, mọi người ít để ý đến những thứ đang xảy ra xung quanh mình, và có vẻ lịch sự/ bớt trực tính hơn rất nhiều so với các vùng khác, có lẽ do tiếp xúc với người nước ngoài nhiều.
- Các làng quê cách trung tâm thủ đô 5-60 km đã thể hiện nghèo thấy rõ, thậm chí nghèo hơn nhiều so với các vùng xa như Ural hay phương Nam.
- Một điều thú vị là nếu đi xe khách từ Mát đến các thành phố vệ tinh thì khả năng vớ phải xe dù, bán khách là khá cao.

https://scontent.fhan6-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/17218372_10208992567471485_5569179904720790656_o.j pg?_nc_cat=0&_nc_eui2=AeHGs3_syDvuHT4bFYLiatGtcU68qsOpHeVfQx1Qr eWPlF4A3xFxx5e1bCITnfUpHSmSTyMNcCKLPEiH42KBWWbBtyO KAjZEDATWoTFyywt4IA&oh=eef20141f039577227457f160e33fd5b&oe=5BB79D4A