PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Thar - SA MẠC XANH



phamdaisy
06-04-2018, 13:36
Ấn Độ trong mắt mình là một đất nước huyền bí, được biết đến từ hồi học phổ thông qua các trang sử thi Ramayana có chàng Rama và nàng Xita, có những câu chuyện cổ tích ở xứ sở một nghìn lẻ một đêm như Alibaba và bốn mươi tên cướp, người lái buôn thành Bagda ...
Nhưng chưa từng nghĩ sẽ đi Ấn không phải vì nguy hiểm cướp giết, phụ nữ ra đường là bị cưỡng hiếp …, những điều này vô cùng hiếm xảy ra vì một năm lượng du khách đổ vào Ấn độ đến 70 triệu lượt người, trong khi đó Việt Nam thì bao nhiêu? Chỉ 80 nghìn lượt, vì sao du khách quốc tế chọn Ấn thay vì Việt Nam?? Mà sự nguy hiểm đó thì chỉ xảy ra ở các vùng nông thôn hẻo lánh thôi, các vùng núi hẻo lánh ở ta còn nguy hiểm gấp nhiều lần đấy thôi. Hằng ngày báo chí nói đầy rẫy các vụ tiêu cực thôi, vì sao? Vì tin bài tốt ít được chú ý hơn là tin xấu, thế nên báo chí chỉ chăm chăm vào các tin xấu, giật gân để câu kéo lượng người đọc. Hằng ngày, các cậu bé bán báo cần tờ báo rao có vụ cướp, vụ hiếp, vụ giết nào ở đây là người ta mới chú ý để mua ngay tờ báo, còn tin tốt hả? có rao khản cổ cũng chẳng ai chú ý. Báo mạng cũng thế, toàn câu view những tin tức giật gân, lố lăng để tăng lượng người đọc. Vì sao? Chẳng phải vì chúng ta muốn thế?
Riết rồi người ta luôn định hình thế giới này toàn cái xấu, chỉ cần nơi đó xảy ra 1 vụ gì đó là trong đầu người ta lại suy diễn nơi đó nguy hiểm ghê, không nên đến đó nữa. Nhưng lại ngoại trừ nước Mỹ ra, số người chết vì bắn nhau, khủng bố cao nhất thế giới nhưng người ta vẫn đổ xô đến thiên đường mà trong đầu không hình dung đến sự nguy hiểm? vì sao, có lẽ vì nó xảy như cơm bữa nên người ta thấy bình thường, còn 1 nơi nào đó thanh bình tự dưng xảy ra 1 vụ khủng bố nên người ta mới biết đến thông qua giật tít của báo chí nên hình thành trong đầu người đọc nơi đó nguy hiểm chăng?
Lý do không nghĩ sẽ đi chính là nghe dân tình đi trước than nóng nắng và bẩn lắm, nghe bẩn và nóng là hãi rồi, lúc đó trong đầu chỉ dự tình đi thăm 1 nước trong xứ sở 1001 đêm là Iran, nhưng check vé máy bay tết thì đắt quá mà mùa tết thì lại không đẹp, nên cô bạn đồng hành hỗng chịu, thế nên oki, bẩn thì bẩn, bất chấp luôn để xem bẩn cỡ nào, lý do can đảm lên đường là kiểm tra thời tiết thấy bảo tháng 02 là mùa đẹp nhất trong năm, khí hậu mát mẻ nên : oke, let’s go. Cứ tưởng mát mẻ thế nào, qua đó mới té ngửa mát mẻ theo họ cũng hơn 30 độ, trời nắng vỡ mặt, mùa không mát chắc ở khách sạn mở máy lạnh hết cỡ quá vì nghe nói mùa khác nhiệt độ lên đến gần 50 độ. Ôi choáng.
Lại quá trình kiểm tra vé, bay mấy điểm khác mùa này đắt lòi, thấy chỉ có bay đến Jaipur là rẻ nhất, mà nơi này lại đi qua Taj Mahal gần xìu , thế là chọn điểm đến đầu tiên là Jaipur. Qua đó mới hiểu là vì sao vé đến Jaipur đang rẻ, đó là vì một công trình nổi tiếng là Amper Port mới quảng bá một cách rầm rộ để thu hút bớt du khách thay vì đến Taj Mahal . Hiện tại lượng du khách đến Taj Mahal bị hạn chế tối đa 40 nghìn lượt mỗi ngày để hạn chế sự hao mòn và hư hỏng cho lăng mộ cẩm thạch trắng, và gây áp lực lên nền móng của lăng mộ. Do đó việc ưu đãi để đến Pháo Đài Amper chú ý cho du khách chuyển hướng qua đây để giảm tải cho Taj Mahal là điều cần thiết.
Sau 2 chặng bay mất 7 tiếng cộng thêm quá cảnh KL 3 tiếng thì cũng đặt chân được đến sân bay Jaipur, điều đầu tiên choáng ngợp là nhân viên quản lý sân bay toàn tầng lớp Ấn trắng có lẽ theo đạo Balamon vì một vài người đội nón biểu tượng của giai cấp họ ( tầng lớp Ấn trắng theo đạo Balamon là tầng lớp cao quý, giàu có nên các thương gia giàu có và cấp bậc quản lý đa số là Ấn Trắng), vì phụ nữ Ấn đa số không ra ngoài xã hội làm việc nên thấy toàn nam giới là nhiều, anh nào anh đó cao, đẹp ngời ngời, cỡ Brad Pitt thua xa lơ xa lắc. Thái độ thì vô cùng lịch thiệp và nhã nhặn, đang khó chịu với sự lạnh lùng có phần chảnh choẹ của hải quan Mã thì gặp các các soái ca ở đây sao mà khác xa một trời một vực. Phát tờ khai nhập cảnh xong hướng dẫn tận tình cách điền, và hỏi quý cô cần giúp gì không với vụ cười luôn nở trên môi. Mình điền nhầm hàng nên chạy lại xin một anh hải quan khác tờ khai thì ảnh lôi ra cây viết bảo quý cô để tôi làm cho, và hỏi han rồi ghi xoẹt xoẹt xong còn chắp tay cảm ơn mình nữa. Úi giời, lịch thiệp quá mức cần thiết.
Bước qua cổng check in là một slogan to tướng của sân bay “Bookmark your time for the grand celebration of literature in Kerala. The God’s own country”. Ấn Độ là xứ có rất nhiều tôn giáo, tôn giáo làm chủ mọi hoạt động của người dân bản xứ, người Ấn tự hào về nền văn hoá tôn giáo cổ xưa nhất thế giới, cho nên làm gì họ cũng dựa vào tôn giáo là việc làm đầu tiên.
Bước ra khỏi sân bay sạch sẽ là quang cảnh đường phố đối nghịch, bụi, bẩn mùi nước cống quyện mùi phân bò sực lên tận óc. Đi đâu khẩu trang cũng bịt mấy lớp nên bị dân chúng dòm hoài, có người hỏi thẳng sao tụi mày cứ đeo mặt nạ thế, lúc bỏ ra nhìn xinh xắn thế mà tại sao lại bịt kín mặt. Ái dà, hông lẽ nói thẳng nên chỉ lịch sự là trời nắng quá, tao phải bảo vệ da. Trời thì nắng chang chang, mùi phân thì sực nức thế mà cả nam lẫn nữ bản địa không có khái niệm che nắng là gì, cứ đầu trần chân mang dép đi phăng phăng ngoài đường, có lẽ họ sinh ra là hít hơi phân bò nên không cảm thấy thối là gì, các nhà nghèo họ còn mang phân bò về đắp xung quanh nhà, trên mái nhà để giữ nhiệt nữa, nhìn xa cứ tưởng trang trí bằng bánh mè đen.

Từ Jaipur chúng tôi đi đến Jaisalmer để đi sa mạc Thar

Trong trí tưởng tượng của tôi, sa mạc là một biển cát vàng óng ánh, hằng ngày nhìn thấy hình ảnh người Trung Đông cưỡi lạc đà trên biển cát rực lửa mà mắt tôi lại lim dim đến một ngày được đặt dấu chân đi tìm hạnh phúc như Chàng Statigo đi tìm kho báu tại sa mạc vàng kia, một ngày nào đó theo dấu chân Nhà Giả Kim đi tìm hạnh phúc của đời mình.
Trước khi đến Thar, tôi có liên hệ một guide nhờ book 1 tour 2 ngày tại Thar, cậu chàng cũng nhắn nhở là Sa Mạc Thar có rất nhiều là đồi cát với cây gai nhọn ( xương rồng). Nhưng lúc đó cứ mường tượng đến cụm xương rồng to đùng trên đồi cát vàng.
Khi đến Thar, mọi tưởng tượng đều khác hẳn, cát không vàng óng ánh, trải dài trên mặt cát vàng trầm là mảng xanh của nhiều cụm cây sa mạc, có chim có công, có thú, có khu đất rộng lớn người Ấn cải tạo thành từng khu vườn cây xanh mướt. Những cột quạt gió cao to sừng sững, có nhiều ngôi làng người dân chăn cừu, dê và lạc đà. Nói chung là có sự sống đa dạng trên sa mạc.

Sa mạc trong trí tưởng tượng ( hình sahara trên mạng )
https://farm1.staticflickr.com/872/41225243032_c98927722b_b.jpg (https://flic.kr/p/25NW9uh)sahara1-Fotolia (https://flic.kr/p/25NW9uh) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Sa mạc Thar thực tế tôi đi qua:
https://farm1.staticflickr.com/786/26397075267_6b5dc232f2_k.jpg (https://flic.kr/p/GdBUPn)DSC02272 (https://flic.kr/p/GdBUPn) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/885/26397065927_3d513f78fe_k.jpg (https://flic.kr/p/GdBS3k)DSC02304 (https://flic.kr/p/GdBS3k) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
06-04-2018, 14:20
Khi đến đây mới được biết sa mạc Thar rộng thứ 3 thế giới Với diện tích trên 200,000 km2, nó còn gọi là Sa mạc Đại Ấn Độ là một khu vực khô cằn rộng lớn tại phần tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và tạo thành một đường ranh giới tự nhiên chạy dọc đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, Ấn độ chiếm 80% của sa mạc, còn Pakistan sở hữu 20%.
Khi chạy vào sa mạc vào buổi chiều, từ thành phố nhóm mướn 1 guide cho tour sa mạc 1 đêm, tour cố định là 1h bắt đầu di chuyển từ thành phố Jaisalmer nhưng do nhóm book riêng 1 xe jeep và 1 guide nên cứ cà rề vì nắng nóng, chui ra khỏi khách sạn là gần 3h. Đến lòng sa mạc cách đó khoảng 30km mất hơn 1 h, rồi đến lúc háo hức nhất trong chương trình tour là cưỡi lạc đà để tiến sâu vào lòng sa mạc. Đến điểm hẹn là 5h, 5 con lạc đà và 5 người dắt lạc đà ngồi trên đụn cát chờ sẵn. Chương trình tour sẽ cưỡi lạc đà từ đây và đi khoảng hơn 1 tiếng là đến điểm nghỉ chân. Vừa nhảy xuống xe nhìn 5 chú lạc đà và nhìn lên trời, tía ơi 5h chiều mà mặt trời còn chói lọi, cái nóng cái nắng đâm vào da thịt, tưởng tượng ngồi trên con lạc đà hơn 1 tiếng là khô queo. Đến đây bao nhiêu háo hức cưỡi lạc đà đành chìm nghỉm, dở quẻ liền với guide - Tao không cần cưỡi lạc đà nhiều thế đâu, tao chỉ cần cưỡi vài phút để chụp ảnh thôi kkk. Thế là guide đành bảo họ dắt lạc đà đến điểm chờ tiếp theo, tất cả lại lên xe jeep chạy hơn 1 tiếng nữa mới đến điểm hạ chân. Điểm này nghỉ lại đêm, là điểm tập trung của tất cả các tour tại đây. Khi đến nơi mới thấy Tây và Tàu tụi nó đều cưỡi lạc đà trong cái nắng cháy để đến đây, chỉ có bon Việt cộng chúng mình sợ nắng - nó cười khi dễ , đi sa mạc mà sợ nắng? ha ha, mặc kệ , tụi tao lo nắng rồi mặt mày say xẩm, té xỉu trên lưng lạc đà thì có mà gãy cổ à.

Nhừng đàn cừu thong dong đi bộ gặp trên đường vào sa mạc:
https://farm1.staticflickr.com/788/39414497920_ec077c1024_k.jpg (https://flic.kr/p/233VB3Y)DSC02300 (https://flic.kr/p/233VB3Y) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Khabha Port - Pháo đài Khabha , tạt ngang pháo đài trốn nắng
https://farm1.staticflickr.com/886/39414499790_08965797fb_k.jpg (https://flic.kr/p/233VBBd)DSC02295 (https://flic.kr/p/233VBBd) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

cảnh view từ pháo đài
https://farm1.staticflickr.com/815/40510187214_b3b8d055c3_k.jpg (https://flic.kr/p/24HKiiG)DSC02269 (https://flic.kr/p/24HKiiG) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Trong pháo đài trựng mấy cục đá có từ thời nguyên thuỷ gì đấy
https://farm1.staticflickr.com/887/27350539088_eed061b875_k.jpg (https://flic.kr/p/HESEoL)DSC02267 (https://flic.kr/p/HESEoL) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Phía bên kia pháo đài là rất nhiều quạt gió năng lượng
https://farm1.staticflickr.com/885/27350540698_e8f9e417b6_k.jpg (https://flic.kr/p/HESESw)DSC02260 (https://flic.kr/p/HESESw) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Pháo đài này nghe guide nói là có một ông vua từ thời nào đấy xa xưa vì say mê một cô gái xinh đẹp nên xây cho nàng cái pháo đài này để nghỉ mát, nếu nói là tránh nắng thì hợp lý hơn đấy nhỉ.

Có 2 cung phi thất sủng ngồi ủ ê bên cửa sổ của pháo đài. Cửa sổ theo kiến trúc của đạo Bà LA Môn với những điều khác tinh sảo. Nhìn từ cửa sổ sẽ thấy những con công đầy màu sắc đi lang thang tự do giữa những tàn tích.

https://farm1.staticflickr.com/810/26397981087_700ab8feda_k.jpg (https://flic.kr/p/GdGy5X)IMG_5372 (https://flic.kr/p/GdGy5X) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Nhìn từ pháo đài sẽ thấy một thành phố nhỏ đổ nát bỏ hoang, nghe nói lúc nhà vua xây pháo đài vào thế kỷ 13 tại đây thì lúc đó chỗ này rất thịnh vượng, với kiến trúc thành phố rất nguy nga làm từ sa thạch vàng óng. nhưng đến năm 1800 thì dân làng không hiểu vì sao lại bỏ chạy để lại đằng sau một thành phố ma như này. Có lẽ họ về pháo đài Jaisalmer sống ở đó quá.

phamdaisy
06-04-2018, 14:26
Tiếp tục lên đường sau khi vào pháo đài nghỉ ngơi, đi qua một ốc đảo, ốc đảo này có lẽ là nguồn nước chính của sa mạc, tính vục nước rửa tay mà thấy có nhiều phân gần đó nên rụt tay lại, có lẽ thú hoang và người dân đến đây lấy nước, uống no quá nên thải ra 1 tí ở đây.
https://farm1.staticflickr.com/806/26397076937_30a4b0aff5_k.jpg (https://flic.kr/p/GdBVja)DSC02227 (https://flic.kr/p/GdBVja) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/789/40510191254_ee8b520b2c_k.jpg (https://flic.kr/p/24HKjvm)DSC02209 (https://flic.kr/p/24HKjvm) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/891/27350550728_f1a4fe2a58_k.jpg (https://flic.kr/p/HESHRs)DSC02204 (https://flic.kr/p/HESHRs) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
06-04-2018, 14:51
Lên xe rời pháo đài
https://farm1.staticflickr.com/812/39414505550_4cb9263b44_k.jpg (https://flic.kr/p/233VDjw)DSC02252 (https://flic.kr/p/233VDjw) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Gặp rất nhiều đàn lạc đà ở đây, không hiểu vì sao họ nuôi lạc đà nhiều thế để làm gì nhỉ? đễ làm du lịch thì đâu cần đến nhiều lạc thế vì vì du khách chọn tour lạc đà không nhiều, để thồ hàng thì cũng không đúng, hổng lẽ để thịt, mà thấy dân Ấn có ăn thịt đâu, hầu hết toàn ăn chay, tinh bột , ăn rất ít thịt gà và cừu, ngoài ra chả thấy thịt cá gì cả. Đi nguyên cái chợ to đùng mà toàn rau cỏ và cari, chỉ có 1 hàng thịt gà nhỏ xíu. Hỏi khách sạn thì nó bảo cho tụi mày tự nấu ăn ( ngày cuối thèm ăn đồ tự nấu) mày có thể nấu moị thứ ở đây trừ thịt, tất cả các loại thịt , à được ăn trứng. Thì đúng, tao đi khắp chợ có mua được miếng thịt nào đâu, mua 1 đống rau và trứng đây này.
https://farm1.staticflickr.com/902/39414507910_55567e3243_z.jpg (https://flic.kr/p/233VE2d)DSC02243 (https://flic.kr/p/233VE2d) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/891/26397980047_a84fc969ee_k.jpg (https://flic.kr/p/GdGxM2)IMG_5685 (https://flic.kr/p/GdGxM2) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
09-04-2018, 20:13
Tiếp tục lên xe đi đến địa điểm khác,
https://farm1.staticflickr.com/877/26397984817_02e72264fb_k.jpg (https://flic.kr/p/GdGzcg)IMG_1665 (https://flic.kr/p/GdGzcg) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
09-04-2018, 20:22
Đi khoảng 45 phút trên sa mạc nắng cháy, đến 1 địa điểm dừng xe thấy 5 chú lạc đà và 5 bác nài đà chờ sẵn, Tour guide ra lệnh xuống xe cưỡi lạc đà. Cha mẹ ơi, lúc ở Việt nam hào hứng bao nhiêu cho vụ cưỡi lạc đà thì đến đây tụt hứng bấy nhiều. Nhìn lên mặt trời đỏ rực , nhìn xung quanh cát bỏng, hơi nắng hầm hập vào mặt, gió thổi mang theo tia lửa khò thẳng vào mặt cứ như đang khò con heo trên bếp lửa. Nhìn đồng hồ lúc này là 5 giờ chiếu. Tía má ởi, 5h chiều mà cứ như 13h trưa việt nam thế này mà bảo cưỡi lên con lạc đà đi hơn 1 tiếng sẽ đến chỗ ngừng chân ăn uống hát hò ngù đêm. Thế là 5 cái mặt Việt gian dở quẻ liền. Tụi tao chỉ cần cưỡi lạc đà 15 phút thôi, không cần cưỡi nhiều thế đâu, mày có cách nào bảo họ chờ hết nắng để tụi tao cưỡi chụp hình là đủ ha ha. Mày năn nỉ họ giùm tao đi guide, tiền bạc tao vẫn trả đầy đủ và bo thêm nên đừng bắt tao cưỡi ha haha. Thế là 5 bác nài đà đắt bộ 5 em lạc đà đi đến điểm hẹn tiếp theo, còn 5 Việt gian lên xe jeep chạy tiếp
https://farm1.staticflickr.com/797/40510184244_618a9d4f7a_k.jpg (https://flic.kr/p/24HKhqu)DSC02306 (https://flic.kr/p/24HKhqu) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
09-04-2018, 20:33
Điểm dừng cuối cùng, lúc này là hơn 6h chiều, 6h mà chụp hình nắng còn long lanh thế này này.
Đến nơi thấy các bác ấn nấu nướng cho bữa tối. Họ nhồi bột, làm rau thoăn thoắt,chiên xào nướng bánh và trò chuyện rôm ran.
Ngồi nghỉ 1 lúc thì thấy mấy đoàn người cưỡi lạc đà đi đến, Tây có, Tàu có riêng ta thì cưỡi xe jeep nên đến nhanh hơn. 1 lúc sau mới thấy 5 em lạc đà của đoàn mình rảnh rang đi không đến. Mấy Tây tàu còn hỏi sao tụi mày không đi lạc đà, thú vị lắm. Thật là đáng tiếc. Hà hà, không tiếc đâu, dưới cái nắng cháy thế này, tao cưỡi 30 phút là xỉu trên lưng lạc đà cao 2m rồi té xuống gãy cổ à, thôi không chơi, xe jeep là thượng sách
https://farm1.staticflickr.com/796/39414495770_c4620ae87e_k.jpg (https://flic.kr/p/233VApU)DSC02307 (https://flic.kr/p/233VApU) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

7h chiều dần buông, lúc này guide lại giục thử cảm giác cưỡi lạc đà, Oh yeah, cũng nhảy lên làm vài vòng. cái cảnh giác cưỡi lạc đà cũng như cưỡi voi, nó bước đi mà mình ngồi trên đầu mình gục lên gục xuống theo bước chân của chúng muốn lộn cả cổ, chả thấy sung sướng gì
https://farm1.staticflickr.com/807/41269016221_379a9d9255_k.jpg (https://flic.kr/p/25SNuJr)DSC02364 (https://flic.kr/p/25SNuJr) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/893/40327723405_cd41f94b3f_k.jpg (https://flic.kr/p/24rC8aX)DSC02332 (https://flic.kr/p/24rC8aX) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
09-04-2018, 20:42
Bước lên thân con lạc đà cao lớn này cũng là một vấn đề nan giản, lúc đứng lên nó lại đứng 2 chân sau trước, 2 tay không vịn vào đai thì có mà lộn cổ thật.
https://farm1.staticflickr.com/896/40628501894_00c6a39416_k.jpg (https://flic.kr/p/24UcG8Y)DSC02335 (https://flic.kr/p/24UcG8Y) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Lúc này thì ta cưỡi lạc đà, tây thì trèo lên đỉnh đồi ngồi tâm sự và ngắm hoàng hôn,
https://farm1.staticflickr.com/866/27462691748_b07f88c740_k.jpg (https://flic.kr/p/HQMttj)DSC02368 (https://flic.kr/p/HQMttj) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Còn tàu thì đi tìm chỗ chôn kho báu
https://farm1.staticflickr.com/873/40621152914_50d3ccb1c9_k.jpg (https://flic.kr/p/24Ty2xq)IMG_8528 (https://flic.kr/p/24Ty2xq) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Mình thì đi đọ cổ dài với lạc đà, đo xem cả người ta có dài bằng cái cổ cuả mi không
https://farm1.staticflickr.com/814/41342467531_80a26eab89_k.jpg (https://flic.kr/p/25ZhXfk)DSC02399 (https://flic.kr/p/25ZhXfk) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
09-04-2018, 21:03
Buổi tối, đốt lửa trại vằnn uống hát hò, trải nghiệm một đêm sống trên sa mạc màn trời chiếu đất, không điện không wifi, chỉ có trời sao dưới là cát mịn, xung quanh là bóng đêm vô tận. lúc này mới thấy mình thật là nhỏ bé, người ta nói người như hạt cát giữa sa mạc thật không sai.
Trong lúc ăn tối thì người đàn ông cầm cái can nhựa làm đạo cụ thay đàn trống, vừa đàn vừa hát, ông ấy hát bằng tiếng Hindi và tiếng Anh để du khác dễ hiểu, lời bài hát hoanh nghênh du khách đến sa mạc này, cưỡi những chú lạc đà bước chân trên cát nóng ...
Thật ra thì Jaisalmer là một thành phố sa mạc nên không có đủ việc làm cho dân địa phương nên du lịch là nguồn sống chính của họ, vì thế họ rất coi trọng du khách vì thế.
https://farm1.staticflickr.com/884/40327723475_fb42408041_b.jpg (https://flic.kr/p/24rC8ca)28166829_1573276152792168_1706469617968526 407_n (https://flic.kr/p/24rC8ca) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Đây là dĩa thức ăn tại sa mạc. Tụi Tây, Tàu ăn ngon lành, lại còn múc thêm nữa. Mình thì hổng dám đụng đến, cái bánh nướng có vẻ ăn được nhưng nghĩ lại mấy cái bàn tay đen thui nặn bánh hồi chiều thì hết can đảm vẫn không dám, còn món cari thì chịu. qua đây mình nhon hẳn vì thức ăn cari chả dám đụng đũa, chỉ cơm trắng và rau nuốt cho qua ngày. Nhìn cái nước vàng sóng sánh này mọi người đùa đó là món cứt trẻ em (hic hic)
https://farm1.staticflickr.com/804/40621152524_2f29a1f687_k.jpg (https://flic.kr/p/24Ty2qG)IMG_1649 (https://flic.kr/p/24Ty2qG) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
09-04-2018, 21:30
Định bụng sẽ dậy sớm lúc 4h để nhờ guide dẫn đến biên giới Pakistan, nhưng gió lạnh căm, ngày thì như lò bát quái vậy mà đêm thì như mùa đông hàn xẻng thiếu tuyết. Thế nên rúc trong nệm cho lành,
Buổi sáng họ bầy 1 mâm bánh cooki, mứt trứng luộc , mấy món này oki, vì đồ công nghiệp, trứng thì còn vỏ, nên can đảm ăn uống.
https://farm1.staticflickr.com/883/40621035484_02041c1b63_k.jpg (https://flic.kr/p/24TxqCL)DSC02462 (https://flic.kr/p/24TxqCL) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Đến lúc chào tạm biệt lạc đà. Kiss and say goodbye
Mọi người lại cưỡi lạc đà để về rìa sa mạc, xe jeep sẽ hẹn mọi người tại đây để chở về thành phố. Lúc này trời buổi sáng nắng dịu nên đoàn của ta đồng ý cưỡi lạc đà cùng bọn Tây và Tàu đi về. còn mình mình nghĩ đến cảnh gục lên gục xuống trên lưng nó nên đi xe jeep cho lành.
https://farm1.staticflickr.com/818/40555764314_1d3b4c3bd2_b.jpg (https://flic.kr/p/24MLTML)LRG_DSC02494 (https://flic.kr/p/24MLTML) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Lúc ngồi lên xe jeep rồi mới thấy bất an, 4 xe jeep toàn nam giới người địa phương chỉ có mỗi mình là nữ du khách duy nhất, ngồi trên xe mà tim đập chân run, mấy vụ cướp híp của dân ấn hiện lên trong đầu, mèm ơi nguy quá. Thế nhưng ngược lại xe chạy qua 1 vài quả đồi thì gặp 1 ngôi lều lụp xụp, xe dừng lại và mọi người vào nghỉ ngơi sau đó 2 xe kia chạy trước, tài xế xe mình thì ngồi trong nắng ngước mặt lên trời, có lẽ đến giờ cầu nguyện. Mình lấy kẹo đưa cho cậu bé chăn cừu, bé cầm và hỏi kẹo làm bằng gì? Có phải đồ chay thì mới ăn được, không bao giờ phá bỏ nguyên tắc tôn giáo cho dù là một cậu bé nghèo.
Thật bất ngờ là chủ nhà pha trà sữa nóng mời mình, người ấn gọi là Milk Chai tea, họ có duy nhất 2 cái ly bằng inox thì mời mình và Ali,còn họ uống trà nóng bằng cái ly được cắt ra từ cái đít chai của chai nước suối. Lòng tốt và sự tử tế đôi khi chỉ đơn giản chỉ là một hành động nhỏ cũng khiến người khác cảm thấy ấm lòng. Mình đã nhận cảm nhận được rất nhiều ở nơi sa mạc nắng cháy, tấm lòng của người chăn lạc đà trong 1 túp lều tồi tàn trống tuếch.

https://farm1.staticflickr.com/818/40447030095_d116570b80_k.jpg (https://flic.kr/p/24CaATR)IMG_5666 (https://flic.kr/p/24CaATR) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
09-04-2018, 22:19
Trở lại Thành phố Jaisalmer, Jaisalmer là thành phố cuối cùng của bang Rajasthan nằm trên sa mạc Thar rộng lớn ở phía Tây Bắc Ấn Độ. Thành phố này còn nổi tiếng với tên gọi “Golden City”. Và đúng như tên gọi, khi đặt chân xuống ga tàu ở Jaisalmer, một màu vàng của đá sa thạch phủ khắp thành phố, từ những di sản, công trình kiến trúc của lịch sử đến những ngôi nhà của người dân.
Ở Jaisalmer, pháo đài Golden Fort kỳ vĩ gây ấn tượng mạnh mẽ nằm ở trung tâm thành phố, nổi bật với màu vàng cát sa mạc. Pháo đài này được xây dựng từ năm 1156 dưới thời cai trị của vua Jaisal Rawal và đến nay vẫn được coi là một trong những pháo đài lớn nhất thế giới.

Ở những thời điểm khác nhau trong ngày, dù vẫn với màu vàng chủ đạo, nhưng màu sắc của Golden Fort cũng thay đổi theo ánh nắng mặt trời chiếu vào: có khi là màu vàng rực rỡ của ánh bình minh; khi vàng nâu xám xịt mỗi lúc mây đen kéo về, rồi đến màu vàng mật trong ánh hoàng hôn...
Khác với những di sản ở Ấn và nhiều nơi trên thế giới, chỉ để khách du lịch chiêm ngưỡng, Golden Fort là một di sản “sống”, nơi sinh sống và kinh doanh của những cư dân thành phố. Bên trong pháo đài có các cửa hàng nhỏ bày bán những đồ thủ công mỹ nghệ, gấm vóc, thảm thêu tuyệt đẹp, hay các món đồ lưu niệm xinh xắn. Du khách vừa có thể dạo bước len lỏi trong pháo đài, vừa có thể chọn một quán cà phê có tầm nhìn đẹp để ngắm toàn thành phố nhờ vị trí đắc địa của Golden Fort.
https://farm1.staticflickr.com/820/26472375007_b1ec322e71_k.jpg (https://flic.kr/p/GkgQNK)IMG_1221 (https://flic.kr/p/GkgQNK) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm5.staticflickr.com/4784/40057307115_d834bf4861_k.jpg (https://flic.kr/p/242JaQ8)DSC01968 (https://flic.kr/p/242JaQ8) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/795/40057309555_1e25f1ee5c_k.jpg (https://flic.kr/p/242Jbyc)DSC01966 (https://flic.kr/p/242Jbyc) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/815/26078781807_f9cc0a07bf_k.jpg (https://flic.kr/p/FJuzg6)DSC01984 (https://flic.kr/p/FJuzg6) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/799/40057303945_271275c2ea_k.jpg (https://flic.kr/p/242J9Tt)DSC02089 (https://flic.kr/p/242J9Tt) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm5.staticflickr.com/4786/40909385642_0205d50ce7_k.jpg (https://flic.kr/p/25k2i6d)DSC02173 (https://flic.kr/p/25k2i6d) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/811/39534943710_4876461c17_k.jpg (https://flic.kr/p/23eyVow)DSC01980 (https://flic.kr/p/23eyVow) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/794/27472029748_a9378e546b_k.jpg (https://flic.kr/p/HRBkkj)DSC02179 (https://flic.kr/p/HRBkkj) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
09-04-2018, 22:20
Một ngõ tại pháo đài, rất nhiều các mệnh phụ ngồi đăm chiêu
https://farm1.staticflickr.com/788/27472034398_8e6f51c1f4_k.jpg (https://flic.kr/p/HRBmHu)DSC02177 (https://flic.kr/p/HRBmHu) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Không quên diễn vài phô ảnh với người địa phương
https://farm1.staticflickr.com/806/27472040858_92b43872e5_k.jpg (https://flic.kr/p/HRBoCS)DSC02097 (https://flic.kr/p/HRBoCS) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/867/39534448960_327990d6b7_k.jpg (https://flic.kr/p/23ewojm)IMG_4971 (https://flic.kr/p/23ewojm) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Một vị thần Ganesha trong mắt
https://farm1.staticflickr.com/890/39534447820_1442b48237_k.jpg (https://flic.kr/p/23ewnYG)IMG_5259 (https://flic.kr/p/23ewnYG) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr


https://farm1.staticflickr.com/806/26472607347_0ba943e225_k.jpg (https://flic.kr/p/Gki2SB)DSC02125 (https://flic.kr/p/Gki2SB) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/783/27080391028_45199b9ba2_k.jpg (https://flic.kr/p/Hg15MA)
DSC02531 (https://flic.kr/p/Hg15MA) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Thành phố Jaisalmer
https://farm1.staticflickr.com/793/40057297435_76d2321654_k.jpg (https://flic.kr/p/242J7Xe)DSC02496 (https://flic.kr/p/242J7Xe) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/783/39141903870_be58cd49dd_k.jpg (https://flic.kr/p/22CQuky)DSC02556 (https://flic.kr/p/22CQuky) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
10-04-2018, 11:19
Trở lại Jaipur là thủ phủ chính của bang Rajasthan, một gia đình hoàng gia đã từng cai trị bang vào năm 1727, gia đình hoàng gia thành lập thành phố này và đặt tên là Old City hay tên gọi khác là Pink City – Thành phố Màu Hồng - vì toàn bộ nhà cửa, lâu đài và các công trình đều sơn màu đất nâu hồng và vẽ hoa văn trang trí rất đẹp. Màu này rất quan trọng đối với di sản thành phố mà còn theo quy luật của thành phố phải sơn một màu hồng này duy nhất? tại sao là màu hồng, lý do vì trước đây hoàng gia Maharaja muốn gây ấn tượng với Hoàng tử Albert trong chuyến công du Ấn độ năm 1876. Đây là cơ hội lý tưởng để củng cố mối quan hệ với tầng lớp quý tộc Anh, Ngài Maharaja là một trong những người giàu có và quyền lực nhất Ấn Độ nên ông phải tìm cách gây ấn tượng với hoàng tử để lấy lòng Hoàng tử Anh. Ông cho sơn phủ tất cả thành phố bằng màu hồng đất vì màu này đại diện cho lòng hiếu khách và trang trọng đối với khách quý. Sơn hồng này được sản xuất từ hợp chất oxit canxi và cực kỳ bền trong điều kiện khô cằn của Jaipur.
Những du khách sẽ thắc mắc tại sao Jaipur vẫn duy trì được màu hồng đặc biệt sau chuyến viếng thăm của Hoàng tử Albert cách đây 130 năm. Câu trả lời nằm ở người vợ yêu quý nhất của ngài Maharaja Sawai Ram Singh, rất thích kế hoạch sơn màu hồng đất này nên Hoàng hậu đã thuyết phục Maharaja ban bố một đạo luật là các tòa nhà không được sơn bất kỳ màu nào ngoài màu hồng đặc trưng này. Luật này thông qua năm 1877 vẫn còn có hiệu lực ngày hôm nay và giúp biến đổi thành phố bị ô nhiễm và bẩn thỉu thành phố hồng.
https://farm1.staticflickr.com/792/41313921372_20ea0fe881_k.jpg (https://flic.kr/p/25WLDtb)DSC01936 (https://flic.kr/p/25WLDtb) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/875/39547529200_223760e90c_k.jpg (https://flic.kr/p/23fFqBJ)DSC01787 (https://flic.kr/p/23fFqBJ) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Đến đây mới thấy, vì họ ăn chay nên bò, heo, chó hoang đông đúc vô cùng, chỉ cần vẫy tay là cả 1 bầy chó chạy theo quyến luyến, sáng sáng thấy người dân mang 1 khay thức ăn ra cho chúng ăn. Lũ bò cũng rất khôn, thấy người nào mang khay bánh ra rải là chúng tự động lũ lượt kéo lại, lũ chó và heo cũng thong thả đi đến ăn. Thời đi học, cô giáo áp đặt là bò phải ăn cỏ, nếu nói ở đây thì hoàn toàn sai lầm, nguyên thành phố khô cằn này không lấy đâu ra 1 cọng cỏ thì tụi nó ăn gì? Sáng tối thấy toàn ăn bánh bột gạo, ăn rùi ị đầy phố, mùi thối bao trùm toàn bộ thành phố. Cuộc sống nói chung của người Ấn rất thong dong, không hối hả, họ ngồi đầy trên phố , đi lại ung dung chậm chạm, mấy bộ phim Ấn chiếu trên tivi cứ tưởng họ quay chậm, nhưng qua đây thấy giống y phim, đi từ nhà ra cửa khoảng cách 5m đi hết 15 phút cảnh phim. Thực tế ngoài đời có nhanh hơn tí, cỡ mất 10 phút,
Các con vật cũng ung dung chậm rãi đi lại, lũ chó hoặc bò còn nằm chình ình giữa lối đi mà không lo bị thịt. Chim chóc thì từng bầy bay loạn xạ, lâu lâu thấy 1 bà mang khay thức ăn rắc cho chim ăn. Cho đến cả cá, vịt hay chim gì đó trong hồ gần khách sạn, sáng sớm thấy họ mang khay bánh bột gạo ra rải xuống hồ, vừa rải vừa cầu nguyện gì đó mà nghe hổng hiểu. Lũ lượt hết người này đến người khác mang khay bánh ra phố cho chim, bò, chó, lợn, cá mú ăn.
https://farm1.staticflickr.com/883/27486067668_64dbebf956_k.jpg (https://flic.kr/p/HSRhjq)DSC01772 (https://flic.kr/p/HSRhjq) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/792/26486155017_ea13b9c717_k.jpg (https://flic.kr/p/Gmut88)DSC01797 (https://flic.kr/p/Gmut88) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
10-04-2018, 11:29
Điều nghịch lý tại Ấn: Thức ăn thiếu cho người ăn xin nhưng rất nhiều thức ăn cúng cho thần linh. Các thần cứ tung tăng dung dẻ ngoài phố, trên trời mà không lo vào bụng con người.
Chim chóc, cá mú đầy nhóc cứ dung dăng bay lượn mà không lo sợ bị vào bụng con người. Hầu như các nước mình đi qua, cho dù ăn chay hay không ăn chay , nước giàu cũng như nước nghèo, các con vật hoang trên phố rất thân thiện, tuyệt nhiên họ không có ý nghĩa, “ ừ các con vật cây cỏ không thuộc của ai, vô tư đi, bắt mang về chén cho thoả cái mồm. Thậm chí chó mèo nhốt kỹ trong nhà còn bị nhào vô bắt. ……….. cái gì là của chung thì họ ra sức chăm lo, cái này thuộc về giáo dục hay ý thức?

Thức ăn cho thần bò, thần cá thần chim thì vô bụng chúng được, nhưng có rất nhiều thức ăn cúng kiếng thần linh không hiện hữu để hôi thối

Lũ bò rất khôn, thấy người ta mang khay bánh ra là tự động đi đến xin ăn, bò và chó túm tụm lại thi nhau ăn bánh, ở đây bò chắc không bao giờ ăn cỏ luôn, cả thành phố khô cằn chả có cọng cỏ nào, thấy tụi nó ăn tinh bột thôi
https://farm1.staticflickr.com/787/27486341908_60c6ba59ea_k.jpg (https://flic.kr/p/HSSFQG)DSC02540 (https://flic.kr/p/HSSFQG) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/876/40462004685_5058ff778a_k.jpg (https://flic.kr/p/24Dumjr)DSC02549 (https://flic.kr/p/24Dumjr) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Ăn xong ị đái tại chỗ nên đường phố toàn bom mìn, hôi thối khiếp luôn

phamdaisy
10-04-2018, 11:39
Pháo đài Amber là một di tích lịch sử khác ở vùng Amber thành phố Jaipur. Pháo đài được xây dựng từ năm 1592, bằng đá cẩm thạch trắng và đá sa thạch đỏ. Pháo đài tọa lạc trên một ngọn đồi cao bên cạnh hồ Maotha trong xanh. Pháo đài Amber còn được biết đến với một cái tên khác là pháo đài Amer. Gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng pháo đài và những kiến trúc cổ vùng Amber vẫn giữ được vẻ đẹp hùng tráng, lộng lẫy như xưa.

Pháo đài Amber: Nơi nghỉ ngơi của những người cầm quyền dưới đời hoàng đế Akba. Tương truyền, người ta đến đây bằng cách cưỡi những con voi mặt được tô vẽ.

Pháo đài có những bức tranh tường vẽ bằng tay độc đáo, một đại sảnh có những tấm gương lớn và những tòa nhà màu xanh da trời nhạt, màu kem và đỏ đậm.
https://farm1.staticflickr.com/822/27486065248_2145537b11_k.jpg (https://flic.kr/p/HSRgAG)DSC01841 (https://flic.kr/p/HSRgAG) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/813/27486063558_f7a61b3ffd_k.jpg (https://flic.kr/p/HSRg6y)DSC01872 (https://flic.kr/p/HSRg6y) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/786/27486062308_618d07ef18_z.jpg (https://flic.kr/p/HSRfJ1)DSC01890 (https://flic.kr/p/HSRfJ1) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/786/27486060668_4488c7dc25_k.jpg (https://flic.kr/p/HSRfeJ)DSC01894 (https://flic.kr/p/HSRfeJ) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/895/27486059308_e37198ddf5_k.jpg (https://flic.kr/p/HSReQh)DSC01907 (https://flic.kr/p/HSReQh) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
những chú voi sặc sỡ , nếu cưỡi voi thì du khách trả 2000 rupee
https://farm1.staticflickr.com/870/40327946245_b28e62c89b_k.jpg (https://flic.kr/p/24rDgq2)DSC01867 (https://flic.kr/p/24rDgq2) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Hoạ tiết trong pháo đài
https://farm1.staticflickr.com/786/27350928338_e3f2f91b72_k.jpg (https://flic.kr/p/HEUE6Y)DSC01911 (https://flic.kr/p/HEUE6Y) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/822/26486469727_c2b97def04_k.jpg (https://flic.kr/p/Gmw5Fa)DSC01886 (https://flic.kr/p/Gmw5Fa) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/885/26486468917_492682a5fc_k.jpg (https://flic.kr/p/Gmw5rc)DSC01888 (https://flic.kr/p/Gmw5rc) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
10-04-2018, 11:54
Rời Pink City, chúng tôi đến với Udaipur, cũng là một thành phố ở bang Rajasthan, Ấn Độ được mệnh danh là “Venice phương Đông"
Hồ Pichola, một trong những hồ lớn và lâu đời nhất (dài 4km, ngang 3km, tạo ra vào năm 1362), nằm ngay trung tâm thành phố và bao bọc đền Jag Mandir (xây dựng năm 1624 làm dinh thự của Shah Jahan, người sau này ra lệnh xây dựng đền Taj Mahal để thương nhớ vợ quá cố) và Lake Palace, một khách sạn rộng lớn, nguy nga làm bằng đá hoa cương trắng, xây dựng từ thế kỷ XVIII.
Khí hậu ở đây rất dễ chịu, đường phố sạch đẹp và ít xe cộ, ( sạch so với Ấn thôi nha, ít cứt bò, lâu lâu mới có 1 bãi mìn nên mùi ô ế lúc có lúc không, nhưng lúc đi City Palace bên đường thấy 1 nhà WC công cộng, đi ngang bịt mũi nín thở chạy tám thước vẫn ói vì mùi)
Màu trắng bao phủ khắp thành phố với những ngôi nhà sơn bằng vôi trắng tạo vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết. Cảnh quan tuyệt đẹp của hồ Pichola này được xem là một trong những địa điểm lãng mạn, trữ tình nhất thế giới, rất lý tưởng cho các cặp uyên ương đến hưởng tuần trăng mật. Quanh hồ Pichola có bốn khách sạn sang trọng (Oberoi Udaivilas, Leela Palace Kempinski, Shiv Niwas và Fateh Prakash) và một bảo tàng thành phố. Nối hồ Pichola với hồ Saroop Sagar là một cây cầu cổ và từ hồ này lại có thêm hồ Fateh Saga
https://farm1.staticflickr.com/805/40951200931_1b342088e0_k.jpg (https://flic.kr/p/25oHBjt)DSC02741 (https://flic.kr/p/25oHBjt) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/789/39141898690_7a9d0ed703_k.jpg (https://flic.kr/p/22CQsNf)DSC02689 (https://flic.kr/p/22CQsNf) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/813/39141881450_36f4723e27_k.jpg (https://flic.kr/p/22CQnF1)DSC02752 (https://flic.kr/p/22CQnF1) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/821/40057276925_a5ff9d523a_k.jpg (https://flic.kr/p/242J1RB)DSC02743 (https://flic.kr/p/242J1RB) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/822/39141898060_172c70142c_k.jpg (https://flic.kr/p/22CQsBo)DSC02721 (https://flic.kr/p/22CQsBo) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/791/39141901290_7d1f60f81b_k.jpg (https://flic.kr/p/22CQtz5)DSC02576 (https://flic.kr/p/22CQtz5) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/807/39141872970_c5b4caea2f_k.jpg (https://flic.kr/p/22CQk9N)DSC02757 (https://flic.kr/p/22CQk9N) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/817/41314675902_3bd665a842_k.jpg (https://flic.kr/p/25WQvLj)DSC02644 (https://flic.kr/p/25WQvLj) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Hai bên hồ họ tắm giặt rửa ráy,
https://farm1.staticflickr.com/864/41314674572_f46ad04318_k.jpg (https://flic.kr/p/25WQvno)DSC02746 (https://flic.kr/p/25WQvno) by https://farm1.staticflickr.com/812/26486606827_f1c5bd516e_k.jpg (https://www.flickr.com/photos/1daisy pham, trên Flickr

phamdaisy
10-04-2018, 12:04
UDAIPUR CITY PALACE được xây dựng vào năm 1559, cung điện vẫn tiếp tục được xây dựng lại trong 4 thế kỷ tiếp theo. Nhờ đó, thiết kế kiến trúc của cung điện là sự hòa trộn của các phong cách Mughal, Rajasthani và cả phong cách Châu Âu. Thực hiện một chuyến tham quan hoặc thuê một thiết bị hướng dẫn bằng âm thanh để tìm hiểu thêm về di sản của triều đại Sisodia, triều đại từng trị vì vương quốc Mewar và là triều đại cổ xưa nhất của Ấn Độ. Udaipur trở thành kinh đô của Mewar vào thế kỷ 16.
Tiến vào phía trong tường thành của cung điện qua cổng Bara Pol (nghĩa là Đại Môn) hoành tráng. Chiêm ngưỡng phong cách trung cổ của tường thành trước khi đến với khoảng sân đầu tiên của cung điện. Phía sau cổng Bara Pol, bạn sẽ nhìn thấy ba cổng vòm gọi là Tripolia đứng kề bên tám mái vòm cẩm thạch gọi là Toranas. Đây là nơi các vị vua thường đo cân nặng bằng vàng.
Quần thể cung điện có 11 tòa nhà, tất cả đều bổ sung cho nhau một cách hài hòa, mặc dù được các nhà trị vì khác nhau xây dựng. Bạn hãy dành chút thời gian để khảo sát kiến trúc mặt tiền xa hoa ở đây, được tô điểm lộng lẫy bằng các mái vòm, mái bằng và đỉnh vòm. Phần mặt tiền lớn nhất cao một cách ấn tượng, đến 100 feet (30 mét).
Mỗi cung điện đều mang trong mình những nét quyến rũ độc đáo. Mạnh dạn bước vào cung Manak Mahal (Cung điện Hồng Ngọc) màu đỏ cam để xem bộ sưu tập các bức tượng bằng sứ và ngỡ ngàng trước nội thất tinh xảo của cung Moti Mahal (Cung điện Ngọc Trai). Đi bộ qua các đại sảnh phản chiếu của cung Sheesh Mahal (Cung điện Gương), rồi ngắm nhìn bức tranh khảm con công rất tinh xảo ở Rang Bhawan. Cung điện này cũng có các đền thờ, thờ thần Krishna.

Sân của cung điện
https://farm1.staticflickr.com/796/27080345158_4565abdf82_k.jpg (https://flic.kr/p/HfZR9J)DSC02924 (https://flic.kr/p/HfZR9J) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Một góc cung điện nhìn ra thành phố
https://farm1.staticflickr.com/798/40057211755_1d4ff770e1_k.jpg (https://flic.kr/p/242HFtZ)DSC02896 (https://flic.kr/p/242HFtZ) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
thành phố nhìn từ cửa sổ cung điện
https://farm1.staticflickr.com/809/40057214825_6c58b5f307_k.jpg (https://flic.kr/p/242HGoV)DSC02893 (https://flic.kr/p/242HGoV) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
View hồ
https://farm1.staticflickr.com/798/40242725784_5ffdf2439c_k.jpg (https://flic.kr/p/24j7ukJ)DSC02891 (https://flic.kr/p/24j7ukJ) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
TRang trí bên trong
https://farm1.staticflickr.com/822/39548192330_6b869611d4_k.jpg (https://flic.kr/p/23fJPK1)DSC02929 (https://flic.kr/p/23fJPK1) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/867/41357934921_43e7e4d582_k.jpg (https://flic.kr/p/261Eeat)DSC02930 (https://flic.kr/p/261Eeat) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/894/39557643220_cbf8218761_k.jpg (https://flic.kr/p/23gzgao)DSC02937 (https://flic.kr/p/23gzgao) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/873/26495918497_1392eab57e_k.jpg (https://flic.kr/p/GnmvsZ)DSC02934 (https://flic.kr/p/GnmvsZ) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/815/27486058388_00a2a7a11f_k.jpg (https://flic.kr/p/HSReyq)DSC01912 (https://flic.kr/p/HSReyq) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Tít_mù
10-04-2018, 14:45
Ảnh đẹp, bài hay. Hóng tiếp từ chủ thớt. Mơ ước một lần được đến Ấn Độ quá.

phamdaisy
10-04-2018, 23:07
Must see dĩ nhiên là phải đến Agra để thăm Taj Mahal:
Taj Mahal là một trong bảy kỳ quan của thế giới, và một số sử gia phương Tây còn cho rằng vẻ đẹp của kiến trúc này là thứ mà không công trình nào khác vượt qua được.

Taj Mahal được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Cảnh quan tuyệt đẹp đặc biệt là lúc bình minh và hoàng hôn. Taj Mahal dường như phát sáng rực rỡ nhất dưới ánh trăng. Vào một buổi sáng sương mù, du khách trải nghiệm Taj Mahal như thể bị chìm đắm bởi vẻ đẹp của nơi đây khi nhìn từ bên kia sông Yamuna.
Công trình lịch sử này có thể coi là biểu tượng của tình yêu với câu chuyện bất diệt của đức vua Shah Jahan dành cho hoàng hậu của ngài là Mahal Mumtalz.
Năm 1622, Khurram được vua cha tin tưởng tuyệt đối lại trở thành kẻ phản nghịch, âm mưu lật đổ ngai vàng của phụ thân. Cuộc đảo chính nhanh chóng bị dập tắt. Nhưng đến năm 1628, Khurram cũng đoạt được ngai vàng từ vua cha Jahangir. Lên ngôi tại Agra, hoàng đế Shah Jahan tiêu diệt dần những người anh em ruột thịt để thống nhất toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ. Dĩ nhiên Mumtaz Mahal được Jahan sủng ái nhất nhanh chóng lên ngôi hoàng hậu. Nàng không những chăm sóc vua mà còn tư vấn nhiều vấn đề liên quan đến quân sự, kinh tế, chính trị. Triều đại Mogul cũng phát triển thịnh vượng trong thời kỳ này, cho đến một ngày…

Cuối năm 1630, trong lúc thân chinh dẹp những phần tử ly khai, hoàng đế Shah Jahan thuận theo ý vợ cho nàng đi cùng ra trận trong lúc bụng mang dạ chửa đứa con thứ 14. Cô công chúa Gauhara Begum ra đời khỏe mạnh trong khi Hoàng hậu Mumtaz Mahal lại băng hà tại Burhanpur thuộc Deccan (nay là Madhya Pradesh) do sinh khó và kiệt sức vì theo chồng chinh chiến quá lâu. Năm đó là 1631, Mumtaz Mahal chỉ 39 tuổi. Quá đau đớn, chính hoàng đế Shah Jahan phải thốt lên rằng: “Chính tình yêu của ta đã giết chết nàng!”. Ông mất ăn mất ngủ trong nhiều tháng liền, ngồi trầm tư một mình, không màng đến danh lợi. Sử sách Ấn chép rằng chỉ sau một đêm thức trắng vì mất vợ, râu tóc của vua Jahan bạc trắng. Ngày nào ông cũng ra mộ vợ khóc than dù bên mình là hàng ngàn cung tần mỹ nữ.

Đọc đến đây thì thấy 1 thắc mắc không hề nhỏ, hoàng hậu 39 tuổi, đẻ 14 con, sòn sòn là mỗi năm 1 đứa kể từ lúc lấy ông vua ( ở mình chắc là heo sề thì làm sao ông vua vẫn mê đắm nhỉ - vụ này nghiệm ra 1 điều đàn ông Ấn thời đó thích vợ béo, hiện tại phụ nữ Ấn cũng rất béo phục phịch. Ngoài 25 là bắt đầu phì nộn do họ chỉ quan quẩn ở nhà mà không ra ngoài xã hội làm việc, các ông chồng thì ốm nhắt , có lẽ vì luật Ấn cho phép 1 ông 4 bà, nên 1 ông chồng ngày làm việc xã hội kiếm tiền nuôi 4 bà và 1 đống con, đêm phục vụ 4 bà hèn gì mà người cứ như cây tre khô, còn các bà ở nhà chắc lo tẩm bổ nên ú nà ú nần)


Lúc hấp hối, hoàng hậu Mumtaz Mahal trăn trối 3 điều với chồng: Xây cho bà ngôi đền. Hằng năm đến ngôi đền thăm bà vào ngày giỗ. Và cuối cùng thay bà nuôi dạy con cái thật tốt. Để tỏ lòng thương nhớ vợ, hoàng đế Shah Jahan ra lệnh xây một ngôi đền thật hùng vĩ, nguy nga tráng lệ. Một năm sau ngôi đền được khởi công tại cố đô Agra (thời gian xây dựng từ 1632 đến 1643), được ông đặt tên là Taj Mahal. Hoàng đế Shah Jahan huy động 22.000 công nhân, thợ đá tài ba, kỹ sư giỏi nhất xứ Ba Tư, châu u để xây dựng đền. Chính tay ông đã chọn những phiến đá quý, kiểu dáng trong số hàng ngàn bản vẽ. Sau cùng, nhóm kiến trúc sư gồm Abd ul-Karim Ma’mur Khan, Makramat Khan và Ustad Ahmad Lahauri được chọn với thiết kế toàn bộ đền bằng đá cẩm thạch trắng, màu mà Mumtaz Mahal rất thích lúc sinh thời.

Tuy nhiên, như một định mệnh của luật nhân quả, hoàng đế Shah Jahan cũng bị các con “dòm ngó” ngai vàng. Aurangzeb là con thứ sáu của Jahan và Mumtaz Mahal xung đột với cha do mâu thuẫn ngày càng trầm trọng vì biết cha ưu ái anh trai trưởng hơn. Bi kịch xảy ra khi Jahan bắt đầu ngã bệnh năm 1658, các con trai tranh đoạt ngôi vua. Cuối cùng Aurangzeb chiến thắng sau khi giết tất cả anh em trai và nhốt vua cha Shah Jahan vào pháo đài Agra. Gần tám năm sau, Jahan qua đời (31.1.1666).

Suốt thời gian bị giam cầm, Shah Jahan không hề oán trách, chỉ cầu xin con mở cửa sổ phòng giam hướng về đền Taj Mahal để có thể ngày đêm ngắm người vợ quá cố. Yêu cầu được Aurangzeb chấp nhận. Thế là bao nhiêu mùa mưa nắng qua đi, Jahan vẫn lặng lẽ ngồi đó, mắt nhìn về ngôi đền Taj Mahal, nhớ lại quãng đời đã qua trong đau đớn tủi nhục. Vì quyền lực ông đã sát hại anh em mình, rồi giờ đây chính con trai lặp lại điều đó. Ông suy sụp dần và mất. Thi thể Jahan được chôn trong đền Taj Mahal, ngay cạnh người vợ ông yêu thương.
Năm tháng trôi qua, hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal lặng lẽ nằm đó trước bao đổi thay của thế giới. Nhưng giá trị tình yêu vĩnh cửu của hai người để lại cho thế hệ sau vẫn mãi trường tồn.
https://farm1.staticflickr.com/871/40473058885_62aafce374_z.jpg (https://flic.kr/p/24Et1m6)44ea5f2b-072b-4c11-af14-ab276a017e64 (https://flic.kr/p/24Et1m6) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/794/40473059095_00dd245351.jpg (https://flic.kr/p/24Et1pH)1a42e147-d3ba-42d6-9fc1-6b983547e786 (https://flic.kr/p/24Et1pH) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Không quên mang quốc phục ra khoe với kỳ quan
https://farm1.staticflickr.com/872/26472129647_fdfd69b3c2_k.jpg (https://flic.kr/p/GkfzSp)IMG_3273 (https://flic.kr/p/GkfzSp) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm5.staticflickr.com/4794/27080340388_bbc35ef729_k.jpg (https://flic.kr/p/HfZPJu)DSC03196 (https://flic.kr/p/HfZPJu) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/886/26496710497_d5d8293ed0_k.jpg (https://flic.kr/p/GnqyUa)IMG_6385 (https://flic.kr/p/GnqyUa) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
10-04-2018, 23:28
Điều mà mình mong mỏi khi đến Agra là muốn đến Sheroes Hangout. Một quán nước do các phụ nữ là nạn nhân của những vụ tạt axit kinh hoàng. Quán tại địa chỉ :Sheroes' Hangout Opp The Gateway Hotel (Taj View) Fatehabad Road, Agra từ Taj Mahal đi qua đó cũng gần.
Bạn hãy đến và cảm nhận là mình rất là may mắn hơn so với họ vì mình không phải sống dưới xã hội khinh thường phụ nữ như vậy, họ những người chồng, người cha, người yếu của họ mà thật là man rợ, họ nỡ nào cướp đi cái hình hài hoàn hảo mà cha mẹ đã ban cho.
Đến quán bạn có thể gọi thức uống hay thức ăn nhẹ và trả cho món bạn gọi tuỳ ý bạn, và hãy ủng hộ mua 1 phần quà lưu niệm, đa số do những nạn nhân làm ra. Các cô gái này trích từ phần mà bạn trả để góp vào quỹ để ủng hộ những nạn nhân khác. Khẩu hiện của quán Stop Acid Attack. Vâng phụ nữ sinh ra là làm đẹp cho đời, ngưng đối xử bất công với họ dưới bất kỳ hình thức nào.
Nhìn những nụ cười thiên thần trên những gương mặt méo mó bạn sẽ cảm thấy động lực sống toả sáng và lan truyền cho tất cả chúng ta:
Đây là trang FB của quán:
https://www.facebook.com/pg/SheroesHangout/about/?ref=page_internal
Trên trang web có giới thiệu về quán đây:
https://news.zing.vn/ky-uc-kinh-hoang-cua-nhung-co-gai-bi-tat-axit-o-an-do-post546655.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalomsg&utm_campaign=zingdesktop

Phía ngoài quán
https://farm1.staticflickr.com/793/39558599400_ab3b5a002f_k.jpg (https://flic.kr/p/23gEapf)IMG_2576 (https://flic.kr/p/23gEapf) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Chụp ảnh lưu niệm với mọi người
https://farm1.staticflickr.com/867/39558598160_efe4883153_k.jpg (https://flic.kr/p/23gEa2S)IMG_6179 (https://flic.kr/p/23gEa2S) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/819/40654688654_861e5951a2_k.jpg (https://flic.kr/p/24WvUxQ)IMG_2541 (https://flic.kr/p/24WvUxQ) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/865/40654687094_82a94f27bc_k.jpg (https://flic.kr/p/24WvU5W)IMG_2549 (https://flic.kr/p/24WvU5W) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Tặng cô bé 1 cái vòng tay: Cô bé đẹp như thiên thần là con gái của cô gái mặc saree đen này, cô ấy bị chồng của mình tạt acid
https://farm1.staticflickr.com/811/40654686114_741b5dec78_k.jpg (https://flic.kr/p/24WvTN3)IMG_2563 (https://flic.kr/p/24WvTN3) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Mua ủng hộ 1 món quà lưu niệm
https://farm1.staticflickr.com/900/40654687764_9298122964_k.jpg (https://flic.kr/p/24WvUhu)IMG_2542 (https://flic.kr/p/24WvUhu) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
11-04-2018, 15:00
Đến Agra nếu còn thời gian thì nên tham quan Pháo đài Đỏ Agra, ở New Delhi cũng có pháo đài đỏ song sinh với pháo đài đỏ Agra, cả 2 pháo đài đều được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ với bức từng bao quanh có chiều dài 2,5 km, có kích thước y nhau, 2 bản song sinh mà
Riêng Pháo đài Agra được xây dựng một cách chắc chắn và vững chãi bên cạnh con sông Yamuna, còn Pháo đài đỏ Dehli thì không cạnh sông
Hiện nay, pháo đài nằm về phía tây bắc của khu vườn Shah Jahan, khu vườn bao quanh ngôi đền Taj Mahal. Chính điều này đã tạo ra một thể thống nhất giữa các công trình kiến trúc ở đây. Agra được bao bọc bởi những bức tường được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ. Bao quanh pháo đài là một con hào khá lớn. Điều này làm cho Pháo đài dường như chắc chắn một cách tuyệt đối mà không một sức mạnh nào bên ngoài có thể đánh bại vào.
Được vua Akbar ra lệnh khởi công xây dựng vào năm 1558, pháo đài Agra huy động tới 1,5 triệu nhân công làm việc miệt mài trong tám năm. Vật liệu xây dựng pháo đài là gạch và đá sa thạch đỏ được vận chuyển từ vùng Rajasthan về. Trong đó gạch được sử dụng để xây dựng phần lõi còn đá sa thạch phủ bên ngoài.. Pháo đài được xây hình bán nguyệt dựa theo dòng chảy của sông, bao quanh bởi hệ thống tường thành cao chót vót và tháp canh dày đặc. Tuy nhiên, khác hẳn với vẻ kiên cố khép kín ở bên ngoài, không gian bên trong pháo đài rất thanh nhã và khoáng đạt. Kiến trúc Mughal của hoàng thành là sự kết hợp hài hòa phong cách Hồi giáo và Ấn Độ, đơn giản, uy nghi nhưng không kém phần tráng lệ và tinh xảo. Nổi bật nhất là những trang trí nội thất bên trong các cung điện. Thật khó để tin rằng những đường nét chạm khắc vô cùng tinh tế và mềm mại này lại được tạo ra từ những khối sa thạch thô kệch xù xì.
So với thiết kế ban đầu của vua Akbar, pháo đài Agra hiện nay đã được tu sửa nhiều lần bởi những người kế nhiệm ông, mà đóng góp lớn nhất thuộc về vua Shah Jahan với những cung điện bằng đá cẩm thạch cẩn các loại đá quý nhiều màu. Mặc dù vậy, pháo đài Agra vẫn giữ được vẻ rực rỡ qua nhiều thế kỷ. Trong đó, cung thiết triều Diwan I Am có thể được coi là đỉnh cao của kiến trúc Mughal. Dù bị thời gian làm hư hại khá nhiều, nơi đây vẫn toát lên vẻ tráng lệ với những hàng cột cao vút nâng đỡ các vòm trần duyên dáng nở xòe như những đóa hoa cẩm thạch trắng.

Vào lúc cuối đời, Shah Jahan bị con trai là Aurangzeb tống giam vào tù bên trong pháo đài đỏ nhưng là một hình phạt có lẽ không khắc nghiệt lắm vì pháo đài này rất xa hoa. Người ta đồn rằng Shah Jahan qua đời ở Muasamman Burj, một ngôi tháp với các ban-công bằng cẩm thạch với tầm nhìn tuyệt vời ra Taj Mahal mà ông đã xây cho người vợ yêu quý. Hiện nay di hài ông nằm cạnh vợ tại Taj Mahal.
https://farm5.staticflickr.com/4781/27080343008_38f786f448_k.jpg (https://flic.kr/p/HfZQvE)DSC02990 (https://flic.kr/p/HfZQvE) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/882/40668891564_f0f609767a_k.jpg (https://flic.kr/p/24XLGzA)DSC02981 (https://flic.kr/p/24XLGzA) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Một góc sân của pháo đài rộng lớn
https://farm1.staticflickr.com/871/40487919975_766741944d_k.jpg (https://flic.kr/p/24FMb2M)DSC03028 (https://flic.kr/p/24FMb2M) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Nhìn từ pháo đài về Taj Mahal, hổng biết có phải ông vua đứng chỗ này nhìn về mộ vợ rồi nghủm tỏi phải ko?
https://farm1.staticflickr.com/901/39534452340_9cb3991bef_k.jpg (https://flic.kr/p/23ewpjC)IMG_2467 (https://flic.kr/p/23ewpjC) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Bên trong toàn cẩm thạch trắng, Taj Mahal cũng thế, không biết cẩm thạch ở đâu ra mà nhiều thế nhỉ, tìm mãi không thấy mảnh vụn nào rơi vãi để lụm về làm vòng.
https://farm1.staticflickr.com/875/41340622972_95b2c808c6_k.jpg (https://flic.kr/p/25Z8uVA)DSC03051 (https://flic.kr/p/25Z8uVA) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Tít_mù
12-04-2018, 12:23
Ngày nào em cũng hóng bài của chị.

phamdaisy
12-04-2018, 13:58
Ngày nào em cũng hóng bài của chị.

Hihi, cám ơn em, nhờ em chị có động lực viết tiếp. Nếu có thời gian thì nên đi Ấn em ạ, tuy hơi bẩn nhưng về văn hoá và cảnh đẹp thì phong phú, chị tính cuối năm chị đi tiếp Kasmir or Sikkim. Đi ấn không nguy hiểm như người ta nghĩ đâu em, chị có sửa lại phần mở đầu của topic rồi đó, và sẽ viết tiếp về chuyến đi 1 mình của mấy người nước ngoài chị gặp ở Ấn, thân gái mà dám đi 1 mình 2 tháng ở Ấn luôn , họ đến cả các vùng quê nữa mà có gì sảy ra đâu. Họ cũng nói là không như báo chí hay viết về cướp hiếp ở Ấn mà ngược lại đi đâu họ cũng được dân Ấn giúp đỡ nhiệt tình.

Tít_mù
12-04-2018, 15:05
Hihi, cám ơn em, nhờ em chị có động lực viết tiếp. Nếu có thời gian thì nên đi Ấn em ạ, tuy hơi bẩn nhưng về văn hoá và cảnh đẹp thì phong phú, chị tính cuối năm chị đi tiếp Kasmir or Sikkim. Đi ấn không nguy hiểm như người ta nghĩ đâu em, chị có sửa lại phần mở đầu của topic rồi đó, và sẽ viết tiếp về chuyến đi 1 mình của mấy người nước ngoài chị gặp ở Ấn, thân gái mà dám đi 1 mình 2 tháng ở Ấn luôn , họ đến cả các vùng quê nữa mà có gì sảy ra đâu. Họ cũng nói là không như báo chí hay viết về cướp hiếp ở Ấn mà ngược lại đi đâu họ cũng được dân Ấn giúp đỡ nhiệt tình.

Ấn Độ là đất nước mà em luôn mong ước được đặt chân đến. Một đất nước đầy màu sắc và cái nôi văn minh của nhân loại nhưng không biết đến bao giờ ước mơ của em thành hiện thực. Đọc bài của chị em vô cùng hào hứng, như được theo chị đến vùng đất mà em mơ ước.

phamdaisy
14-04-2018, 09:41
New Delhi, điểm này không phải mục đích để tham quan, vì New Dehli không còn thuần ấn mà đã bị Anh hoá nên chúng tôi chỉ là điểm để bay về thôi, nhưng lỡ đến thì cũng phải tham quan - thà đi lầm còn hơn bỏ xót. Thật ra New Delhi đi mới thấy có rất nhiều công trình vỹ đại, đền đài đều miễn phí tham quan nên người dân Ấn đông như trảy hội, xếp hàng cả hơn nửa tiếng dưới nắng mới nhíc vô được đến cái cổng, nhưng là chĩ được chụp hình phía ngoài còn đến cổng là phải gởi toàn bộ túi, máy ảnh , điện thoại .. nên hết hứng thú luôn, Nếu các bạn có đi thì nên cẩn thận vì lỡ may tiền bạc không cánh mà bay, để lại ở khách sạn thì cũng không được an toàn đâu nhé, nên tốt nhất nên có túi trong áo quần, ít nhất là nhét được tiền và hộ chiếu theo người.
Các vùng khác thì phụ nữ vẫn thuần Ấn, tất cả đều mặc saree đủ sắc màu, đến Delhi thì rất ít thấy, đa số họ mặc đồ tây cho năng động, vì phụ nữ ở Delhi đi làm công việc xã hội chứ không như các vùng khác, đa số họ ở nhà chăm sóc gia đình.
Tuy là thủ đô nhưng đường phố nhếch nhác bụi bẩn, giao thông thì loạn xạ, và hãi nhất là mùi amoniac, họ tiểu đường còn khinh khiếp hơn Việt Nam, lúc đi ngang con hẻm để đến Connaught Place một trung tâm thương mại đẳng cấp nhất của Delhi mà cái mùi nước đậm đặc sộc vào mũi , nắng nóng nên cái mùi sực lên óc, khiếp đảm. Có lẽ vì dân vô gia cư nhiều nên họ làm bậy khắp mọi nơi.
Vừa mới vào cửa ngõ thành phố, bằng thính giác là mình đã cảm nhận ngay đã đến Delhi rồi, cái mùi cống rãnh, sông ngòi cạn nó còn bay cao và xa hơn cái mùi của Kênh Thị Nghè ngày xưa. Đường phố thì nhìn cứ tưởng lạc vào Luân Đôn, nhưng không phải sương mù mà là 1 lớp sương bụi, buổi chiều mà thấy đường phố cứ mờ mờ ảm đạm xám xịt.
Thế nhưng Delhi lại rất nhiều cây xanh, cây xanh , cây cổ thụ ở khắp mọi nơi, người ta bảo vệ cây rất kỹ lưỡng chớ không lấy lý do này kia hạ nguyên con đường cây xanh ở Q1 như mình, cái cây mọc lên người ta còn xây mái nhà cong theo hình cái cây để không chặt bỏ cây. Bọn khỉ thì tung tăng từ cây này qua cây kia, chạy xuống đường lục giỏ rác kiếm ăn mà không sợ vào nồi.
https://farm1.staticflickr.com/784/26570731597_e14fddc7f1_k.jpg (https://flic.kr/p/GtXWN2)DSC03229 (https://flic.kr/p/GtXWN2) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Những con đường đầy cây xanh, chỗ nào có cây xanh thì chỗ đó sạch mát, còn những con đường khác xe cộ lúc nhúc chen chúc thì bụi bẩn nóng nực, dân xin ăn chặn cả xe lại để xin xỏ
https://farm1.staticflickr.com/794/40547350715_4d8d1d8392_k.jpg (https://flic.kr/p/24M2LHH)DSC03213 (https://flic.kr/p/24M2LHH) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
14-04-2018, 12:00
Sáng sớm tranh thủ đi President ( Rastpati ) House. Mục đích là đi xem Biểu diễn truyền thống của Anh

daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Nhưng xui là ngày mình đi thì phủ tổng tống lại đóng cửa, thế nên chỉ quanh quẩn trước cổng chụp hình
https://farm1.staticflickr.com/821/39633198280_b3cfefdf62_k.jpg (https://flic.kr/p/23ofv3Q)DSC03231 (https://flic.kr/p/23ofv3Q) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
14-04-2018, 12:31
Mua mảnh vải saree từ ngày đầu qua nhưng mãi mà không biết mặc, nên đành mang theo để nhờ người dân giúp đỡ.
Đến trước phủ tổng thống lôi ra quấn quấn, một cô cảnh sát đi lại hỏi thì cô ấy không biết cách mặc, cô ấy gọi cô cảnh sát thứ 2 ra, cũng không biết, chắc là 2 cô này con nhà lính dân thủ đô nên Âu hoá không biết mặc đồ truyền thống rồi. May là có cô cảnh sát thứ 3 ra quấn giùm, quấn quấn vài vòng, gấp gấp là ra bộ sari ngon lành.
Trước đến giờ cứ nghĩ là bộ sari chắc phải may vá cầu kỳ lắm, ai ngờ đâu nó chỉ là một mảnh vải sắc màu dài từ 4-12m, mảnh của mình mua chắc cũng 8m, chỉ cần quấn theo kiểu của họ là ra 1 bộ váy thướt tha duyên dáng.
https://farm1.staticflickr.com/888/26571245577_2d90c50cc3_z.jpg (https://flic.kr/p/Gu1zzK)sari (https://flic.kr/p/Gu1zzK) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Sari được phụ nữ Ấn Độ tại tất cả các giai tầng yêu thích. Bất kể là phu nhân thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội, hay là phụ nữ nông thôn bận rộn cả ngày đều mặc cùng một loại kiểu dáng Sari giống nhau, chỗ khác biệt chỉ là ở chất liệu. Phụ nữ tầng lớp danh môn quý tộc thường mặc Sari làm bằng vải tơ lụa. Có bộ còn khảm nạm đá quý hoặc pha lê trong suốt ở trước thân áo, tạo nên ánh sáng chói lóa mắt. Thông thường những người này, mỗi người có hơn chục chiếc, hay hơn trăm chiếc Sari có màu sắc và họa tiết khác nhau. Căn cứ vào tâm trạng của bản thân, sở thích hay tùy từng trường hợp mà lựa chọn để mặc. Còn những phụ nữ bình dân phần lớn mặc Sari vải bông hoặc sợi bông, số lượng hoa văn cũng tương đối ít.
Khi mặc Sari, đầu tiên họ phải mặc áo bó sát người, có thể che hai vai và ngực, còn cánh tay và phần eo thì để trần; phần thân dưới họ sẽ phải mặc quần đùi hoặc váy lót, sau đó choàng áo Sari từ vai đến tận mắt cá chân.
Lúc mua sari mình lại quên mua cái áo lên lấy cái áo ba lỗ đen ra mắc, thế là hở cái vai, chắc do đó mà đi đâu mấy người dân cũng chỉ trỏ và cười, mấy cô bé và chàng trai kéo lại chụp selfie chung liên tục. NGười dân Ấn thấy vô cùng thân thiện luôn.
https://farm1.staticflickr.com/870/41442628841_2db1500633_z.jpg (https://flic.kr/p/2699iHt)DSC03240 (https://flic.kr/p/2699iHt) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
Vô tình sao màu sari giống y màu hoa trước phú , ngồi xuống là không biết đâu là hoa, đâu là váy.
https://farm1.staticflickr.com/785/41400300462_57f8f8eb07_k.jpg (https://flic.kr/p/265pmXQ)IMG_6439 (https://flic.kr/p/265pmXQ) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/894/39534445750_b8587eb2e2_k.jpg (https://flic.kr/p/23ewnn1)IMG_3342 (https://flic.kr/p/23ewnn1) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Điều mình thấy vô cùng nghịch lý là như này: INDIA IS A PLACE WHERE LENGTH OF THE CLOTHES DECIDE THE CHARACTER OF A GIRL. Do đó họ mặc trùm chân, bạn đã từng nhìn thấy bức ảnh của phụ nữ Ấn Độ để lộ đùi chưa? Nếu ngẫm nghĩ lại, quả thật là không có! Vì theo phong tục truyền thống Ấn Độ, người phụ nữ có thể mặc hở rốn hoặc để vai trần, nhưng phần đùi và phần bắp chân là tuyệt đối không thể để lộ ra. Nhưng lại hở nguyên cái phần bụng lồ lộ, như thế không phải là khêu gợi hở hang, kỳ thật. Ở nhà ta thì có thể mặc quần đùi nhưng hớ tí rốn là các cụ lại gào lên ăn mặc như thế thật hở hang khêu gợi, chỉ có gái làng chơi mới ăn mặc kiểu đó ..bla..bla

Có lẽ do căn cứ theo lý lẽ của người xưa, “Bà la môn” (Brahmin) là phần miệng, “Kshatriya” là hai cánh tay, “Vaishya” là đùi, còn “Sudra” là chân của người nguyên thủy. Điều mà họ gọi là “Vaishya” là Ấn Độ Tứ Đại dòng giống thứ ba; người dân Ấn Độ cho rằng, chân và bàn chân to nhỏ là biểu hiện của sự thấp kém. Còn nếu căn cứ theo luật Manu, những phụ nữ Ấn Độ ở địa vị thấp sẽ phải chịu rất nhiều hạn chế. Từ đó đưa đến một phỏng đoán, và cũng không loại trừ nguyên nhân là: Họ không muốn bộ phận này trên thân thể bị người khác nhìn thấy, tránh làm bại hoại phong tục truyền thống.

Mấy cô bé và cậu bé rất thân thiện, nhí nháu hỏi where you from? và thi nhau selfie với mình, cảm giác giống như mình là super star ha ha
https://farm1.staticflickr.com/891/39534450830_a03ef1fb58_k.jpg (https://flic.kr/p/23ewoSA)IMG_2934 (https://flic.kr/p/23ewoSA) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Thấy hình không? mấy cô bé dân thường thôi đó mà nét nào ra nét đấy, trong tưởng tượng cứ nghĩ họ đen đen bẩn bẩn, mà cái đen bản là cái xấu nên cứ nghĩ họ xấu, nhưng thực tế thì qua đó mới thấy, cao to và đẹp, nước da ngăm khoẻ khoắn. Mê nhất là đôi mắt 2 mí to và cái mũi dọc dừa thanh tao. Có nhiều cô gái đẹp lắm cơ, mình hết cả hồn, tại sao lại có người đẹp đến dường này. Có điều là phụ nữ cứ trung niên là to béo phục phịch nên mặc sari thì lòi nguyên cái tảng mỡ to đùng. Mình mặc sari trông thật khác biệt với họ. Đi mấy ngôi đền khác gặp mấy phụ nữ trung niên sáp lại nhìn mình và cười duyên dáng, lúc về mới hiểu ra vì da họ đen nên rất cuồng da trắng và dáng thanh thanh. Ngày thường mình tập thể dục như điên nên cũng nhon nhon mà được cái làn da bắc kỳ ( sinh ra ở bắc lớn lên trong nam) nên da vẫn trắng bật hơn so với các cô cái nam kỳ hihhi, do đó mà qua Ấn mình thấy mình càng bật lên, làm mấy phụ nữ ấn thích quá ( suy đoán thế hihhi, lâu lâu suy nghĩ chảnh 1 tí ) . Cơ mà mình lại thích nét đẹp Ấn da ngăm cơ, nếu ai chịu đổi mình đổi liền.
Ngay cả mấy cô gái bán hãng rong cũng rất đẹp và sắc màu sặc sỡ,
https://farm1.staticflickr.com/797/41444272971_ef119bcc19_k.jpg (https://flic.kr/p/269hJsx)DSC03335 (https://flic.kr/p/269hJsx) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/785/26573119567_5c486a4385_k.jpg (https://flic.kr/p/GubbDV)DSC03372 (https://flic.kr/p/GubbDV) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
17-04-2018, 21:41
https://farm1.staticflickr.com/862/40626677715_bf8420f6db_b.jpg (https://flic.kr/p/24U3kSB)2 (https://flic.kr/p/24U3kSB) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Nhắc lại nghịch lý tại Ấn: KHÔNG CÓ THỨC ĂN BỐ THÍ CHO NGƯỜI NGHÈO NHƯNG VÔ CÙNG LÃNG PHÍ ĐỒ ĂN CHO CÚNG TẾ
Vâng, hằng ngày họ cúng tế rất nhiều thức ăn và bỏ trước các hồ nước, các nơi cúng tế, thức ăn đem cho bò, chó, lợn , chim chóc rất nhiều nhưng người nghèo, người vô gia cư thì đói ăn vô cùng, điều này thấy rõ nhất tại New Delhi, người ăn xin và vô gia cư sống tại các gầm cầu, các khu ổ chuột. Đi ra đường phố là gặp rất nhiều, họ sáp vào xe ô tô đang nhích từng bước trong mớ giao thông hỗn độn, gõ cửa xe và chìa những bàn tay đen đúa xương xảu để xin từng đồng lẻ , từng miếng ăn bất chấp nguy hiểm. Nhưng họ chỉ xin ăn chớ không cướp giật, chưa ai từng bắt gặp người ăn xin cướp giật trên đường, mình hỏi mấy tên Ấn ở khách sạn, nó bảo cứ yên tâm, không ai cướp đâu nhưng tốt nhất cứ cẩn thận.

https://farm1.staticflickr.com/823/40626476765_5a6253bde6_k.jpg (https://flic.kr/p/24U2j8X)DSC03420 (https://flic.kr/p/24U2j8X) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/862/26649666927_fe0f5f4249_k.jpg (https://flic.kr/p/GAWvvZ)DSC03418 (https://flic.kr/p/GAWvvZ) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Đây chính là mặt trái của sự hào nhoáng của thủ đô, bên cạnh những ngôi nhà, những trung tâm thương mại hoành tráng là lại thấy rất nhiều cũng túp túp quây bằng tôn, bằng vải của người vô gia cư, họ nằm trên vỉa hè, dưới gầm cầu, dưới các mái hiên với bộ quần áo rách và bẩn thỉu.
Đường phố có rất nhiều xe hơi, siêu xe nhưng lại có rất nhiều xe tuk tuk, xe xích lô và vô số xe kéo tay, giống xích lô mà thời phong kiến các quý bà hay có các nô dịch kéo tay và chạy bộ, một thành phố phân chia giai cấp rõ rệt. Người giàu thì thuộc top giàu của thế giới và tầng lớp đối nghịch thì dưới tận cùng của xã hội.
Có rất nhiều bà mẹ trẻ bế những đứa trẻ trên tay xin ăn, thấy phía trước có người cho cái bánh, thế là lũ trẻ ở đâu ùa ra ăn chung. Có đứa chạy lại xe mình xin : ten rupee, mình nhìn vô mặt nó, trời ơi một đứa bé gái rất đẹp, lẽ ra với vẻ đẹp thiên thần này con không nên chịu cảnh đói khát như này, nếu con sinh ra trong gia đình khá giả, có lẽ con đã là một nhân vật nổi tiếng với sắc đẹp của con cũng nên. Lục túi được ít đồng lẻ, đưa cho bé và ném lên vỉa hè cho đứa bé khác, nhìn đứa nào cũng đẹp cũng xinh mà sao cuộc đời con nghiệt ngã quá.

phamdaisy
18-04-2018, 08:26
Một bữa ăn do tụi mình nấu tại hostel và mời trai ấn , trai Tây dùng bữa cùng, thấy 1 cô gái China mới đến thế là mời cô ấy dùng bữa.
Cô ấy và chàng trai Tây mỗi người đều solo đi Ấn 1 mình, tên Tây thì mới đến còn cô gái China thì bảo là 1 mình cô ấy làm 1 vòng quanh đất nước Ấn trong 2 tháng, hôm nay là ngày cuối nên về New Delhi để mai bay về nước. Trong 2 tháng ở đây, đây là bữa ăn ngon nhất vì cô ấy cũng không quen ăn đồ Ấn hihi, chắc do khẩu vị VN giống đồ ăn China nên cô ấy khen rối rít vì 2 tháng rồi mới ăn hương vị quê nhà.
Nghe cô ấy nói mà mình thật bất ngờ, tại sao 1 cô gái ốm o lại dám 1 mình đi khắp Ấn 2 tháng trời, từ vùng quê hẻo lánh đến thành thị. Đem vấn đề an toàn ra hỏi, cô ấy cũng thật thà. Ở nước cô ấy sao giống nước ta, cứ nghe Ấn là vấn đề đầu tiên hiện lên trong đầu : Cướp và Hiếp.
Nhưng sự thật? cô ấy đã đi đến các vùng quê, người dân ở đó cũng rất tốt, giúp đỡ nhiệt tình và mời cô ấy ăn uống nữa, cô ấy chưa gặp điều bất trắc gì trong 2 tháng qua. Chuyện hiếp này có lẽ chỉ sảy ra ở dân bản địa tại các vùng quê nghèo, chứ du khách thì đa số an toàn khi bước vào các vùng hẻo lánh. Bởi vì không ai hơi đâu hãm hiếp bạn, nếu có thì chỉ có những kẻ bệnh hoạn, mà những kẻ bệnh hoạn thì đâu mà chả có, còn cướp thì du lịch Anh Pháp cướp giật nhan nhản. Quan trọng là mày phải biết bảo vệ mình như nào để không tạo cơ hôi cho kẻ xấu ra tay: cô ấy nói thế.
Nhưng đối với mình:
Nói chung, vì vấn đề an toàn là trên hết, mình cũng không dám đi 1 mình như cô ấy, mình cũng khuyên mọi người không nên đi , vì đi ra ngoài đường mình cũng thấy đa số đàn ông Ấn cứ nhìn chằm chằm vào mình và các cô gái khác, họ nhìn do hiếu kỳ chăng? , nên cái cảm giác không an toàn cũng luôn luôn trong đầu. Nếu có đi 1 mình, tốt nhất nên chọn đi các thành phố các bang lớn của Ấn, còn các vùng quê hẻo lánh thì nên tránh xa. Vì tính mạng, bạn chỉ sống có 1 lần, khi sinh ra tính mạng của bạn không thuộc về bạn mà thuộc về cha mẹ, gia đình và bạn bè, xã hội, bạn có trách nhiệm với gia đình và xã hội, vấn đề an toàn về sinh mạng bạn luôn luôn phải đặt lên hàng đầu.

https://farm1.staticflickr.com/927/41519526061_100027723e_b.jpg (https://flic.kr/p/26fWqzB)IMG_2545 (https://flic.kr/p/26fWqzB) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Tít_mù
26-04-2018, 15:45
Mong chị ra lò bài mới quá!

phamdaisy
05-05-2018, 20:50
Mong chị ra lò bài mới quá!

Mới đi Nepal về em ui, đi trúng ngày Lễ Phật Đản ở vườn LÂm Tỳ Ni, busy quá nên chưa viết hết bài về Ấn được, Chị sẽ viết luôn về Nepal, thú vị lắm em

phamdaisy
05-05-2018, 22:23
Không quên nhắc về lễ cưới của người Ấn, đám cưới đầy sắc màu theo truyền thống Ấn, nghe mr. India kể thì 90% lễ cưới diễn ra vào buối tối, chỉ 10% lễ cưới tổ chức ban ngày. Lúc nhóm gặp 1 đám cưới vào ban ngày thì thấy có vẻ đơn giản, chú rể với cô dâu được cột tay nhau bằng 1 đoạn vải trắng. Họ đi bộ có lẽ nhà gần nhau, mọi người vừa đi vừa múa hát nhảy múa.
Còn đám cưới ban đêm có lẽ nhà giàu nên có vẻ tốn kém. Chắc do nhà gái chi trả toàn bộ cho lễ cưới nên cứ xả láng, vô tư phung phí.
Vào ngày cưới chính thì chú rể cưỡi ngựa trắng, mang theo kiệu đưa theo 1 đám kèn trống rầm rộ, vừa đi vừa múa hát nhảy múa ủm tỏi, đặc biệt là đám rước đi chuyển vô cùng chậm rãi, đi cứ như 1 đoạn phim slow-motion. Suốt đoạn đường bắn pháo hoa đùng đoàng liên tục. Tụi mình ngồi trên nhà hàng ăn uống hơn 1 tiếng nghe tiếng pháo hoa đằng xa bắn liên thanh mà mãi vẫn chưa thấy đến cổng nhà cô dâu. Đợi mòn mỏi, quan khách thấy ăn no nê thì thấy chú rể cưỡi ngựa xuất hiện trước cổng, đến ngay cổng rồi mà vẫn thấy loay hoay múa hát ỏm tỏi và pháo hoa ngập trời trong đêm tối mãi 15 phút chưa bước vào cổng.
Đường phố thì đầy cứt và nước đái của thần bò, mà đám rước dâu đa số là phụ nữ mặc saree dài thòng thế kia, múa may chậm hơn 1 thước phim quay chậm của cô dâu 8 tuổi , có lẽ saree quét sạch cái đống thải của thần bò cũng nên.

Một đám cưới đơn giản ban ngày.
https://farm1.staticflickr.com/870/41907991161_2ddf11e580_k.jpg (https://flic.kr/p/26RgpHK)DSC01958 (https://flic.kr/p/26RgpHK) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/869/28037195678_d6527d30b8_k.jpg (https://flic.kr/p/JHxXtu)DSC01959 (https://flic.kr/p/JHxXtu) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Không cần biết là lễ cưới của ai, cả đám cứ nhảy vào múa cùng, người dân họ rất thân thiện, chỉ tụi mình nhảy múa và rút điện thoại chụp hình chung,
https://farm1.staticflickr.com/872/41190130424_a7a5fdc4a6_k.jpg (https://flic.kr/p/25KQbJu)IMG_4870 (https://flic.kr/p/25KQbJu) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
05-05-2018, 22:33
Còn đây là một đám cưới buỗi tối, pháo hoa bắn liên thanh, bắn cách đó khoảng 1km mà hơn 1 tiếng sau mới thấy xuất hiện trước cổng nhà cô dâu.
https://farm1.staticflickr.com/967/41008305325_eadbdce3bc_k.jpg (https://flic.kr/p/25tLhsZ)IMG_1893 (https://flic.kr/p/25tLhsZ) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/970/28037710008_2ff78f1a59_k.jpg (https://flic.kr/p/JHAAnf)IMG_1911 (https://flic.kr/p/JHAAnf) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Họ đãi tiệc dạng buffet, các lò nướng bánh liên tục cho ra lò, quan khách lấy khay múc cari và bánh, tụ tập từng nhóm ăn uống và chờ
đợi chú rể xuất hiện.
https://farm1.staticflickr.com/972/41908964571_5c90272a57_b.jpg (https://flic.kr/p/26Rmp5F)1 (2) (https://flic.kr/p/26Rmp5F) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/826/41864483072_6ba8e86f1c_k.jpg (https://flic.kr/p/26Mqqhh)IMG_1916 (https://flic.kr/p/26Mqqhh) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/962/41864461252_4fd4310da2_k.jpg (https://flic.kr/p/26MqiN5)IMG_1921 (https://flic.kr/p/26MqiN5) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Một bác nhạc công to cao vật vã ở một đám cưới khác mà ngày đầu tụi mình gặp trên đường
https://farm1.staticflickr.com/976/27038623947_c14e0443f0_z.jpg (https://flic.kr/p/Hcj1Tv)IMG_7546 (https://flic.kr/p/Hcj1Tv) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr


Khi chú rể xuất hiện, hát hò nhảy múa 15 phút, rồi chú rể xuống ngựa tiến vào cổng nhà cô dâu. Thấy các mệnh phụ người thì vảy nước, vảy hoa, bôi màu lên mặt chú rể. Người khác thì tung khay tiền, không biết tiền thật hay giả mà trẻ em thi nhau lượm chơi, có vài cậu bé chạy đến đưa mình vài tờ và hỏi han ?chị đến từ đâu.
https://farm1.staticflickr.com/953/40099854270_02792094dd_k.jpg (https://flic.kr/p/246ueBL)IMG_1953 (https://flic.kr/p/246ueBL) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
05-05-2018, 23:02
Nghe mr. Ấn cao to đen không hôi nói rằng lễ cưới thường kéo dài 5 ngày, và rất nhiều nghi lễ tốn kém, Nhà trai cũng đòi hồi môn cao nữa
Phần lớn chi phí cho đám cưới Ấn là do gia đình cô dâu lo liệu. Cho nên sau đám cưới nhà gái mạt rệp, còn nhà trai không hài lòng về hồi môn thì mang cô dâu ra xử. Thân phận phụ nữ Ấn thật là thảm thương, cho nên chúng ta hãy tự hào vì sinh ra không phải vào nước Ấn.

Theo Cục thống kê tội phạm quốc gia của Ấn, cứ 77 phút lại có một báo cáo về án mạng do của hồi môn. Các nhóm trợ giúp nạn nhân của tệ nạn này cho hay tình trạng ngày càng tồi tệ đi, do chủ nghĩa tiêu thụ đang lên cao ở Ấn.

Thế ra là của hồi môn được cho là cách dễ nhất để moi tiền, thế thì tốt nhất phụ nữ Ấn nên ở không cho khoẻ, tội gì mà phải rước khổ vào thân và rước cái khổ cho gia đình. Thấy cái đám cưới rình rang và thêm 1 đống của hồi môn, thì lấy chồng làm quách gì hỡi các cô gái Ấn.


Theo tìm hiểu sơ bộ thì đám cưới Ấn như này, chi tiết thì mình sẽ hỏi thếm Mr, Ấn cao to đen không hôi để viết tiếp.
Từ khi đính hôn tới trước đám cưới, người Ấn có rất nhiều nghi lễ quan trọng. Lễ đầu tiên là Misri – lễ trao nhẫn. Nghi lễ này diễn ra trong vài ngày trước đám cưới. 7 người phụ nữ đã có gia đình sẽ đến và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ lên một chiếc bát đựng đường bằng đá.
Cô dâu chú rể và các thành viên trong gia đình sẽ cùng cầu nguyện và trao nhau vòng hoa và chiếc nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ. Gia đình chú rể sẽ đặt vào tay cô dâu một giỏ hoa quả và những món quà khác và cô dâu sẽ lấy hoa quả trong đó thả vào chiếc bát đường ban đầu. Đây là dấu hiệu cho sự đính ước và hứa hẹn một cuộc sống ngọt ngào phía trước.
Nghi lễ tiếp theo là Mehendi, diễn ra vào ngày trước đám cưới, trong buổi trà chiều của phụ nữ (đàn ông không được phép tham gia). Đây là lúc cô dâu được vẽ henna lên bàn tay và bàn chân để thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người chồng từ nay về sau. Lễ hội này thường diễn ra cùng lúc với lễ Sagri, khi gia đình chú rể mang hoa và quà tới đặt ở cửa nhà cô dâu.

Cũng vào ngày này, người làm lễ sẽ thực hiện nghi thức Nav-Graha Puja ở nhà của cô dâu và chú rể. Thày làm lễ cầu nguyện tới thánh thần của 9 hành tinh, xin họ ban phước lành cho đôi uyên ương. Lễ tiếp theo là lễ Ghari Puja, khi thày làm lễ mời khách bột, dừa, hạt dẻ, gạo và gia vị thể hiện sự thịnh vượng.
Cả 2 bà mẹ sẽ mặc đồ cưới cho con mình và tới nhà của thông gia với một chiếc bình nước đội trên đầu. Họ sẽ dùng dao để chém vào nước để xua đuổi tà khí sau đó sẽ tặng thêm cho thông gia tiền và hoa.

Đến lúc này, cô dâu và chú rể sẽ mặc một bộ đồ cũ. Bộ đồ này sau đó sẽ bị các thành viên trong gia đình xé ra, thể hiện sự kết thúc của cuộc đời cũ, chuyển sang cuộc sống mới.Tiếp đến sẽ là lễ Sangeet, cả gia đình sẽ nhảy múa, hát và ăn uống linh đình, chuẩn bị cho ngày trọng đại hôm sau.

Vào ngày cưới, nghi lễ đầu tiên là lễ Haldi, trong đó cô dâu sẽ được được tẩy rửa bằng củ nghệ ở nhà. Nghi lễ Swagatam là lúc những họ hàng giúp cô dâu mặc chiếc sari cưới. Khi chú rể đến, anh ta phải bước chân phải nhẹ nhàng vào nhà và rửa chân bằng sữa và nước. Lễ cưới bắt đầu bằng việc chú rể trao quà cho bố vợ và bố vợ sẽ dẫn cô dâu ra trao vào tay chú rể.
Đến lúc này, cô dâu sẽ nhặt gạo và ném và ngọn lửa thiêng để được chính thức công nhận quan hệ vợ chồng. Cô dâu cũng sẽ phải đi quanh ngọn lửa này 4 lần, sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn mà cô dâu bắt gặp. Vạt áo sari của cô dâu sẽ được buộc vào khăn của chú rể, họ làm thêm một vài nghi lễ nữa trước khi chuyển sang phần hội. Đây là lúc tất cả các thành viên cùng nhảy múa, hát ca trong tiếng nhạc vui của ngày trọng đại.

con ngựa của chú rể cũng trang trí màu mè.
https://farm1.staticflickr.com/977/41008121515_399de9e758_k.jpg (https://flic.kr/p/25tKkPR)IMG_1962 (https://flic.kr/p/25tKkPR) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

chân dung chú rể , hoàng tử bạch mã và con bạch mã của chàng.
https://farm1.staticflickr.com/825/41191357734_6c5b4ed8b7_k.jpg (https://flic.kr/p/25KWtz1)1 (1) (https://flic.kr/p/25KWtz1) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/944/41191357384_759e6dd407_k.jpg (https://flic.kr/p/25KWtsY)1 (2) (https://flic.kr/p/25KWtsY) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

phamdaisy
05-05-2018, 23:27
Đây là một số video do nhóm khách không mời đột nhập vào lễ cưới quay phim chụp hình đủ kiểu, họ còn mời ăn nhưng không dám, chỉ xin chụp vài trăm tấm hình rồi đi ra.
, vì không biết cách đưa video lên cho nên Tit Mù em ơi, bấm vào link để lên trang Flick của chị xem nhé
https://farm1.staticflickr.com/907/41191522534_5e416d8a79_b.jpg (https://flic.kr/p/25KXjyo)video-1525536128 (https://flic.kr/p/25KXjyo) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/966/40101819840_14ac13b15a_b.jpg (https://flic.kr/p/246EiUU)video-1525536352 (https://flic.kr/p/246EiUU) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

https://farm1.staticflickr.com/977/40101815530_25683de209_b.jpg (https://flic.kr/p/246EhCA)video-1525536621 (https://flic.kr/p/246EhCA) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Tít_mù
09-05-2018, 16:08
Nghe mr. Ấn cao to đen không hôi nói rằng lễ cưới thường kéo dài 5 ngày, và rất nhiều nghi lễ tốn kém, Nhà trai cũng đòi hồi môn cao nữa
Phần lớn chi phí cho đám cưới Ấn là do gia đình cô dâu lo liệu. Cho nên sau đám cưới nhà gái mạt rệp, còn nhà trai không hài lòng về hồi môn thì mang cô dâu ra xử. Thân phận phụ nữ Ấn thật là thảm thương, cho nên chúng ta hãy tự hào vì sinh ra không phải vào nước Ấn.

Theo Cục thống kê tội phạm quốc gia của Ấn, cứ 77 phút lại có một báo cáo về án mạng do của hồi môn. Các nhóm trợ giúp nạn nhân của tệ nạn này cho hay tình trạng ngày càng tồi tệ đi, do chủ nghĩa tiêu thụ đang lên cao ở Ấn.

Thế ra là của hồi môn được cho là cách dễ nhất để moi tiền, thế thì tốt nhất phụ nữ Ấn nên ở không cho khoẻ, tội gì mà phải rước khổ vào thân và rước cái khổ cho gia đình. Thấy cái đám cưới rình rang và thêm 1 đống của hồi môn, thì lấy chồng làm quách gì hỡi các cô gái Ấn.


Theo tìm hiểu sơ bộ thì đám cưới Ấn như này, chi tiết thì mình sẽ hỏi thếm Mr, Ấn cao to đen không hôi để viết tiếp.
Từ khi đính hôn tới trước đám cưới, người Ấn có rất nhiều nghi lễ quan trọng. Lễ đầu tiên là Misri – lễ trao nhẫn. Nghi lễ này diễn ra trong vài ngày trước đám cưới. 7 người phụ nữ đã có gia đình sẽ đến và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ lên một chiếc bát đựng đường bằng đá.
Cô dâu chú rể và các thành viên trong gia đình sẽ cùng cầu nguyện và trao nhau vòng hoa và chiếc nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ. Gia đình chú rể sẽ đặt vào tay cô dâu một giỏ hoa quả và những món quà khác và cô dâu sẽ lấy hoa quả trong đó thả vào chiếc bát đường ban đầu. Đây là dấu hiệu cho sự đính ước và hứa hẹn một cuộc sống ngọt ngào phía trước.
Nghi lễ tiếp theo là Mehendi, diễn ra vào ngày trước đám cưới, trong buổi trà chiều của phụ nữ (đàn ông không được phép tham gia). Đây là lúc cô dâu được vẽ henna lên bàn tay và bàn chân để thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người chồng từ nay về sau. Lễ hội này thường diễn ra cùng lúc với lễ Sagri, khi gia đình chú rể mang hoa và quà tới đặt ở cửa nhà cô dâu.

Cũng vào ngày này, người làm lễ sẽ thực hiện nghi thức Nav-Graha Puja ở nhà của cô dâu và chú rể. Thày làm lễ cầu nguyện tới thánh thần của 9 hành tinh, xin họ ban phước lành cho đôi uyên ương. Lễ tiếp theo là lễ Ghari Puja, khi thày làm lễ mời khách bột, dừa, hạt dẻ, gạo và gia vị thể hiện sự thịnh vượng.
Cả 2 bà mẹ sẽ mặc đồ cưới cho con mình và tới nhà của thông gia với một chiếc bình nước đội trên đầu. Họ sẽ dùng dao để chém vào nước để xua đuổi tà khí sau đó sẽ tặng thêm cho thông gia tiền và hoa.

Đến lúc này, cô dâu và chú rể sẽ mặc một bộ đồ cũ. Bộ đồ này sau đó sẽ bị các thành viên trong gia đình xé ra, thể hiện sự kết thúc của cuộc đời cũ, chuyển sang cuộc sống mới.Tiếp đến sẽ là lễ Sangeet, cả gia đình sẽ nhảy múa, hát và ăn uống linh đình, chuẩn bị cho ngày trọng đại hôm sau.

Vào ngày cưới, nghi lễ đầu tiên là lễ Haldi, trong đó cô dâu sẽ được được tẩy rửa bằng củ nghệ ở nhà. Nghi lễ Swagatam là lúc những họ hàng giúp cô dâu mặc chiếc sari cưới. Khi chú rể đến, anh ta phải bước chân phải nhẹ nhàng vào nhà và rửa chân bằng sữa và nước. Lễ cưới bắt đầu bằng việc chú rể trao quà cho bố vợ và bố vợ sẽ dẫn cô dâu ra trao vào tay chú rể.
Đến lúc này, cô dâu sẽ nhặt gạo và ném và ngọn lửa thiêng để được chính thức công nhận quan hệ vợ chồng. Cô dâu cũng sẽ phải đi quanh ngọn lửa này 4 lần, sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn mà cô dâu bắt gặp. Vạt áo sari của cô dâu sẽ được buộc vào khăn của chú rể, họ làm thêm một vài nghi lễ nữa trước khi chuyển sang phần hội. Đây là lúc tất cả các thành viên cùng nhảy múa, hát ca trong tiếng nhạc vui của ngày trọng đại.

con ngựa của chú rể cũng trang trí màu mè.
https://farm1.staticflickr.com/977/41008121515_399de9e758_k.jpg (https://flic.kr/p/25tKkPR)IMG_1962 (https://flic.kr/p/25tKkPR) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

chân dung chú rể , hoàng tử bạch mã và con bạch mã của chàng.
https://farm1.staticflickr.com/825/41191357734_6c5b4ed8b7_k.jpg (https://flic.kr/p/25KWtz1)1 (1) (https://flic.kr/p/25KWtz1) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr
https://farm1.staticflickr.com/944/41191357384_759e6dd407_k.jpg (https://flic.kr/p/25KWtsY)1 (2) (https://flic.kr/p/25KWtsY) by daisy pham (https://www.flickr.com/photos/141416291@N06/), trên Flickr

Lấy chồng ở Việt Nam đã vất vả thế này, nếu em mà ở Ấn Độ chắc em ở vậy cho nó khỏe chị ah.