PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Israel 2016 (và những rắc rối với Palestine, Jordan và Ai Cập)



galazie
08-07-2017, 22:22
Test:

Bữa trưa 14 đôla ở Tel Aviv.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19665261_1353714818016286_8997004649884088469_n.jp g?oh=32c84f35753b0edc12a9844b61d0ca84&oe=5A069A71

Vậy là Google Photo ko cho link hình lên đây. FB thì đc.

galazie
08-07-2017, 22:51
Cuối năm 2016 tôi may mắn được dự một khóa học gần 3 tuần ở Israel. Chương trình học có 50% thời gian là đi tham quan thực địa, cho nên tôi đã có dịp được quan sát nhiều mặt cảnh quan và cuộc sống của đất nước này. Tôi đã được thấy và chỉ thiếu đường chết ngất trước Jerusalem danh bất hư truyền. Tôi đã được thấy lại Địa Trung Hải sau gần 10 năm nhung nhớ. Tôi đã đứng ở một nơi mà cùng 1 lúc có thể nhìn thấy 4 quốc gia (Israel, Jordan, Saudi Arabia, Ai Cập). Tuy nhiên trải nghiệm tuyệt vời và độc đáo nhất là được sống 2 tuần trong một Kibbutz, tổ chức xã hội rất độc đáo (xã hội chủ nghĩa hạng nặng) của Israel.

Những trải nghiệm ly kỳ, giật gân và ít mong muốn nhất lại đến từ Palestine, Jordan và Ai Cập. Trong khi Israel đã hậu đãi tôi, rất tiếc những người Ả Rập ở ba nước còn lại đã không đón chào tôi. Có thể nói là tôi đã gặp đủ thứ trở ngại có thể tưởng tượng ra được khi tìm cách vào những nước này. Và rốt cục cũng chẳng biết có thể nói là tôi đã tới, hay chưa tới, ba xứ này.

Khi trở về tôi đếm được có hơn 1.200 bức hình trong điện thoại. Sẽ có nhiều chuyện để kể và sẽ tha hồ mà sống lại chuyến đi một lần nữa.

Hình chào hàng: biên giới Israel - Jordan.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19884154_1358145767573191_2030733314289284074_n.jp g?oh=8ffd1537d5e4b5e10866cdb4c5b470dc&oe=59FE4E73

galazie
09-07-2017, 08:06
Tôi bay tới Tel Aviv bằng hãng Aeroflot. Transit ở Moscow. Tôi chọn bay toàn những chuyến ban ngày. để ngắm cảnh khi bay, vì chặng bay sẽ đi ngang qua toàn bộ châu Á, Thổ Nhĩ Kỳ, và khả năng sẽ nhìn thấy bờ biển Syria. Toàn nơi đẹp.

Từ VN bay lúc `11h sáng. Tới Moscow lúc 5h chiều. Thay vì nối chuyến bay luôn buổi tối lúc 7h30 thì tôi chọn nằm chờ tại sân bay Moscow đến sáng hôm sau mới bay tiếp đến Israel.

Được nhìn ngắm thế giới từ trên cao đối với tôi cũng quan trọng như đi tham quan tận nơi dưới mặt đất. Từ trên trời nhìn xuống, ta thấy những thứ mà dưới đất không thế thấy được. Đi máy bay đường dài mà không tranh thủ ngồi cạnh cửa sổ ngắm cảnh thì thật là phí.

galazie
09-07-2017, 08:12
Ở sân bay Tân Sơn Nhất, từ rất sớm một núi người đã xếp hàng dài dằng dặc ở quầy check in của Aeroflot. Hẳn là chặng bay này rất đông khách. Cuối tháng 11, người Nga đang đi nghỉ đông. Tôi nghĩ thôi thế là hết, chắc là mình chẳng được chọn ghế đâu vì mình đã đến muộn.

Tuy nhiên tôi đã trình bày và làm cho mấy cô nhân viên check in hiểu là tôi rất muốn ngồi ghế cửa sổ về bên tay trái (vì tôi áng áng rằng ngồi phía đó tôi sẽ nhìn thấy Afghanistan), và người ta đã thấy sự nhiệt tình của tôi. Vì hầu hết ghế đã có người ngồi, nên các cô đã đặc cách xếp cho tôi một ghế cửa sổ rất tốt, ở đầu 1 khoang, tức là đằng trước ko có ai và mình có thể thoải mái để chân hoặc là đi ra đi vào. Mấy ghế này thường họ giữ cho người cần được ưu tiên, hoặc người quen. Có điều, nó lại nằm bên tay phải. Tuy nhiên, thực tế hóa ra đây lại là may mắn, tôi đã nhìn thấy nhiều thứ hơn trông đợi từ cửa sổ của mình.

Như vậy, trước khi đến Israel, tôi sẽ còn một bữa tiệc ngắm cảnh thịnh soạn từ cửa sổ máy bay.

galazie
09-07-2017, 08:15
Lựa chọn của tôi ngay lập tức đã phát huy tác dụng.

Sông Tonle Sap màu đen. đổ vào dòng chính Mekong ở Phnom Penh. Phnom Penh, Campuchia, nằm trên một giao lộ khổng lồ của các dòng sông: Mekong, Tonle Sap, Bassac.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748871_1358169797570788_7908109919950441006_n.jp g?oh=f2ccc02ea5323840164cc01772c45ea9&oe=5A00EE81

galazie
09-07-2017, 08:25
Sông Irrawady ở Myanmar. Về số má là xếp sau Hằng Hà hay Mekong, nhưng cũng là một dòng sông lớn chảy xuống từ Tây Tạng.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748694_1358169874237447_5289861814681105735_n.jp g?oh=1b7b7cdeed726f11313092a228464341&oe=59CBEF1D

galazie
09-07-2017, 08:26
Vùng đất ngập nước trên bờ biển phía Tây của Myanmar, giáp với Bangladesh.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19884526_1358170007570767_1088734580418434074_n.jp g?oh=f013a796d603a694a8b4528048e39c29&oe=59CDD303

galazie
09-07-2017, 10:04
Tôi đã tính nếu máy bay bay tới Moscow theo đường thẳng thì nó sẽ bay dọc theo nước Nepal và do vậy cái view nhìn Himalaya sẽ rất tuyệt. Tuy nhiên hóa ra nó bay hơi vòng chếch về phía nam, trên đất Ấn Độ, cách dãy Himalaya tầm 400km. Mặc dù xa và nhỏ, nhưng vẫn thấy rõ Himalaya ở chân trời. Tôi nhìn rõ những ngọn núi cao nhất. Hẳn 1 trong số đó là Everest, tuy nhiên tôi cũng không cố tìm xem nó là ngọn nào, vì dù sao cũng từng thấy nó từ mặt đất rồi.

Việc bay xa Himalaya như thế làm tôi hơi tiếc. Tuy nhiên tôi sẽ được đền đáp rất nhanh sau đó. Vì máy bay bay chếch hẳn về phía nam, nên tôi đã có một chặng bay ngắm cảnh Afghanistan tuyệt vời ông mặt trời.

Himalaya ở chân trời:

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19702027_1358170070904094_8961715004120524059_n.jp g?oh=8b9aa639e663cde6d15e432710f7bdc3&oe=59C57AEA

galazie
09-07-2017, 10:09
Afghanistan!!!

Du ngoạn Afghanistan - Aeroflot tài trợ.

Mây mù bao phủ phần lớn Ấn Độ. Ở những chỗ không mây thì cảnh vật bên dưới cũng ko có gì ấn tượng. Núi tuyết ở xa trên phía bắc, còn bên dưới là đồng bằng mênh mông chủ yếu màu nâu xám của đất.

Bay sang Pakistan, trời quan dần. Đất đai khô cằn dần, chuyển sang màu nâu vàng. Dân cư thưa dần, những vùng đất mênh mông chỉ rải rác một vài khu dân cư co cụm.

Và rồi Afghanistan hiện ra.

galazie
09-07-2017, 10:10
Đây ko fải là Grand Canyon ở Mỹ. Đây là vùng núi giữa 2 nước Pakistan và Afghanistan. Nhìn xuống từ máy bay là giải pháp gần như duy nhất hiện nay để thăm xứ này. Chính phủ Pakistan muốn đến đây cũng fải mướt mồ hôi. Đây là vùng hẻo lánh, nơi của các bộ tộc ko nghe lời chính phủ. Taliban hoạt động ở đây. Lính Mỹ cũng ko đến đây. Chỉ cho máy bay không người lái lượn và bắn.

Trước khúc này một đoạn, là một vùng núi non cũng khô cằn và hiểm trở như vậy của Pakistan, trên những sườn đồi núi là lấm tấm (như những hạt gạo rơi vãi trên mặt đất) những làng mạc nhà cửa kiểu hình hộp, mái bằng và thấp, đắp bằng đất không sơn, đặc trưng của vùng Afghanistan, Pakistan này (hình dáng nhà cửa như vậy phổ biến khắp vùng Trung Á, ở phần gần châu Âu thì nó thường làm bằng đá, ở Tây Tạng thì thường người ta lại sơn trắng đỏ đen lên nhà). Vùng này hiện nay nguy hiểm, không đi được. Tôi nghĩ khi nào già, tôi sẽ sang đây, kiếm một cái xe đạp, ăn mặc tuềnh toàng, như một ông già khắc khổ, đạp xe lóc cóc vào trong những làng mạc hẻo lánh này, tối xin ngủ nhờ, đói thì xin ăn nhờ nếu muốn. Sẽ chẳng có ma nào mất công làm phiền một ông già như vậy. Thằng Taliban nào hỏi thì cứ ung dung bảo tao đi nhìn thế giới. Còn nó có muốn bắt giết thì cũng xin mời, đằng nào cũng già rồi.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19731948_1358170147570753_7042417212662118195_n.jp g?oh=e4538706c9051aae707375be52b634c3&oe=5A0D46A3

galazie
09-07-2017, 10:15
Kabul!

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19732020_1358170300904071_1440510315718337435_n.jp g?oh=3058f5618fa73227f7b02f2b89a7d2c5&oe=59FD9E20

galazie
09-07-2017, 10:16
Dãy Hindu Kush ở Afghanistan. Đây là 1 trong 4 dãy núi lớn của Trung Á: Himalaya, Karakoram, Pamir, Hindu Kush. Các đế quốc lớn Mỹ, Nga, Anh, Mông Cổ, Hy Lạp, Ba Tư đều từng đánh trận ở đây. Afghanistan là cửa ngõ để vào Ấn Độ từ phía bắc.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19756553_1358170350904066_4915125244375658602_n.jp g?oh=8c4312f300d5bb3bce3bdc3aa723cde7&oe=5A058F0B

galazie
09-07-2017, 10:17
Khúc sông uốn lên cao nhất là ngã ba biên giới Afghanistan, Uzbekistan và Tajikistan. Dưới là Afghan, trên trái là Uzbek, trên phải là Tajik. Sông này là Amu Darya, kiểu như sông mẹ của Trung Á. Dài nhất. chảy qua nhiều nước nhất.

Bắt đầu từ Afghanistan, phía bắc Kabul, trở lên phía bắc, suốt tới tận Moscow, là không thấy màu đất nữa, mà hoàn toàn là tuyết phủ. Cuối tháng 11, mùa đông Trung Á mênh mông đã rất khắc nghiệt.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748572_1358170390904062_3257922867168364779_n.jp g?oh=a15b4128b570b4c9848f1d0c10e669d2&oe=59D51AB9

galazie
09-07-2017, 10:37
Đây là Uzbekistan, gần Samarkand. Làng mạc và đất đai chìm hết trong tuyết.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748443_1358170470904054_2618290146228399730_n.jp g?oh=8aa53f94092566379ee54a6b22c401dd&oe=5A09A6DB

galazie
09-07-2017, 10:38
Bay vào đất Kazakhstan. Một con sông đã đóng băng hết.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19732374_1358170547570713_5978638135944891684_n.jp g?oh=71d913aa9d60f8c7d8c2a0e7d0b8c423&oe=59D1CA2C

galazie
09-07-2017, 10:41
Kazakhstan. Bờ phía Bắc của biển Aral. Lúc này là khoảng gần 4h chiều. Mùa đông phía bắc nên trời tối sớm. Qua đoạn này thì trời tối, không chụp gì được nữa.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19959325_1358170640904037_1257773968881798394_n.jp g?oh=bc82bf00533925e6bfffaade6c83668b&oe=5A08EBEB

galazie
09-07-2017, 11:19
Sân bay Moscow Sheremetyevo là một thứ cổ lỗ có lẽ do lịch sử để lại. Rất to, rất chật chội, toàn phải đi bộ chứ ít có thang cuốn cho mình đỡ mệt. Từ cửa này đến cửa khác có khi cả cây số. Vác theo hành lý nặng thì hết hơi. Đã thế còn có chỗ chặn để kiểm tra hộ chiếu dọc đường. rất mệt mỏi và khó chịu.

Do đó, việc nối chuyến ở sân bay này là khá mệt mỏi và rủi ro. Đặc biệt khi chuyến bay đến bị trễ, và bạn không còn nhiều thời gian trước chuyến bay tiếp theo. Mất rất lâu để đi sang cửa khác. Mà còn bị chặn kiểm tra hộ chiếu và hành lý dọc đường. Nhân viên soát hộ chiếu thì rề rà, ung dung, mặc kệ hàng dài hành khách lo lắng và bực bội. Mình đã phải chịu cảnh này trên đường về.

Có việc gì cần hỏi hay giao tiếp với những nhân viên bán hàng người Nga ở đây thì mình thấy họ có vẻ gườm gườm, ko thiện cảm với mình, không nhiệt tình giúp mình. Mình nghe nói là người Nga ở Moscow không ưa người Việt. Danh tiếng của chúng ta ở đây không được tốt lắm.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19756694_1358747654179669_8742702450612074543_n.jp g?oh=bf13185987f08354c0675bb2d5b6abdc&oe=5A0AD5DE

galazie
09-07-2017, 11:32
Tôi ghé vào ăn tối ở một hàng ăn kiểu Kazakhstan. Xúc xích cừu bò kiểu Kazakh, bia Nga, rau củ nướng. Không có gì đặc biệt. Giá đắt như Tây Âu.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19756485_1358747597513008_7448177026517770640_n.jp g?oh=0bc344d68bb4816b0592bc2972c6fa05&oe=5A12098E

galazie
09-07-2017, 11:34
Moscow rất nhiều tuyết. lúc hạ cánh thấy tuyết bay mịt mù như giáng sinh.

Sân bay ở đây hình như cũng quá tải như Tân Sơn Nhất. Máy bay phải bay vòng tròn 1 tiếng mới đc hạ.

Lâu lắm rồi mới thấy nhiều tuyết như vậy. Kể từ 1 mùa đông ở Scotland 10 năm về trước.

(đây là sân bay, người ta cào tuyết liên lục, chứ lúc nhìn ngoài đường thì chắc ngập cỡ đầu gối.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19959175_1358747560846345_5344093054914570098_n.jp g?oh=0580ce40174e475cc9eddadaff0c54bb&oe=59D40D32

galazie
09-07-2017, 11:39
Vì chờ đến sáng bay tiếp nên kiếm 1 góc sân bay nằm ngủ. Sân bay được sưởi khá tốt nên ko lạnh lắm (vẫn phải mặc áo khoác dày). Ngủ nửa chừng còn có 2 ku cảnh sát đi qua gọi dậy kiểm tra hộ chiếu.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748740_1358747750846326_7415133926886718192_n.jp g?oh=f0366831572d82859441d3e5cf6d5bdc&oe=59C75B21

galazie
09-07-2017, 11:42
Sáng hôm sau bay tiếp. Sân bay ngập tuyết.

Mỗi năm 6 tháng ngập tuyết thế này mà người ta sống được, lạ thật. Mình thì đã thuộc hẳn về miền nhiệt đới.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748392_1358747604179674_2748923899704096754_n.jp g?oh=149a2c9aabb5a0e65f919ecdeade0011&oe=59C70B7D

galazie
09-07-2017, 11:44
Trước khi cất cánh, máy bay phải dừng lại để người ta làm động tác "de-ice"

Một cái xe như xe cẩu chạy ra, phun dung dịch gì đó lên cánh máy bay. Chắc nó sẽ làm băng không đóng két lại trên cánh.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19702261_1358747457513022_2229712149552814264_n.jp g?oh=6f21f54fb780235d98e7a3a2e10cf6e2&oe=5A060B4D

galazie
09-07-2017, 11:46
Những cánh đồng Nga ngập trong tuyết.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875225_1358747454179689_798514753450488789_n.jpg ?oh=34c0d0df58be6856474dd3a051899ceb&oe=5A0C4BB7

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875627_1358747450846356_8938893077035964392_n.jp g?oh=b032dbcc5b9f7da36cbbc2a06f3ce58d&oe=5A05F580

galazie
09-07-2017, 11:54
Bay đến gần Ukraine mới hết thấy tuyết.

Nếu cứ bay theo đường thẳng thì máy bay sẽ bay qua đầu mút tận cùng phía đông của Ukraine. Nhưng đến gần chỗ này thì máy bay ngoặt một cái, bay vòng tránh hẳn đất Ukraine. Có lẽ là do ảnh hưởng của vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi mấy năm trước.

Nhìn xuống đất Ukraine (máy bay thì bay trên lãnh thổ Nga, nhưng nhìn ra cửa sổ thì là Ukraine):

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19756421_1358784144176020_5786363046775610209_n.jp g?oh=bd5a3274c915909bb2e9e6d2ed9d4159&oe=5A0F434F

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19884091_1358788887508879_5136838875721293777_n.jp g?oh=cf665dd49f3423dd4791b92595879da1&oe=5A102268

galazie
09-07-2017, 12:10
Hình mờ vì nắng chiếu thẳng vào cửa sổ. nhưng đây là dãy núi Kavkaz/Caucasus, còn đỉnh núi cao hơn hẳn xung quanh là đỉnh Elbrus. Elbrus là đỉnh núi cao nhất châu Âu, khoảng 5600m. Kavkaz là một trong những ranh giới châu lục Âu Á. Bên này là Âu (Nga), bên kia là Á (Gruzia).

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19149098_1358795787508189_3026067876431726551_n.jp g?oh=aa4c734da69b9c349683f01b28b85e57&oe=5A0548F3

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19884420_1358795750841526_5668315958237094479_n.jp g?oh=3dfb4216b42b024549ad8c2b23dbecf6&oe=5A0A8662

galazie
09-07-2017, 12:34
Rời mắt khỏi núi Elbrus và dãy Kavkaz, máy bay bay qua Biển Đen khá nhanh. Thoáng chốc đã thấy bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19904880_1358811437506624_7597710617596245320_n.jp g?oh=7a7cccd68cb892410e84907202452ca7&oe=5A0D9725

galazie
09-07-2017, 12:39
Vùng đất Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, còn có cái tên mỹ miều là Tiểu Á (Asia Minor). Đây là vùng đất mênh mông thuộc châu Á của nước Thổ, có lẽ chiếm tới cỡ 95% diện tích cả nước. Chỉ một phần đất nhỏ xung quanh Istanbul là thuộc châu Âu địa lý.

Nhìn từ máy bay, nó thật đơn điệu và khô cằn. Nhưng cảnh quan trên mặt đất thì rất đẹp, và con người thì ôi trời dễ mến không thể tưởng tượng được. Rất nhiều trong số những kỷ niệm ngọt ngào nhất trên đường du lịch của tôi đã diễn ra trên vùng Tiểu Á này.

Giờ là cuối tháng 11, vùng này còn chưa có tuyết. Nhưng giữa tháng 12 khi tôi bay qua trên đường về, thì toàn bộ vùng này đã ngập trong tuyết trắng xóa.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19756556_1358811860839915_6883028863362921821_n.jp g?oh=dfd5a7d02b802e1c4ddc49ab36ad9067&oe=5A05A390

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19756761_1358811774173257_2588724233593377686_n.jp g?oh=a8752f9fda5b3fd0997cd5de1083fd0a&oe=5A03B5AA

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19905406_1358811627506605_3484349917789251133_n.jp g?oh=bc16bff981feee4a3016ac43d7faab8d&oe=5A047394

galazie
09-07-2017, 12:41
Rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, lại một màu xanh mênh mông nữa hiện ra.

Và anh lại nhìn thấy nó. Một lần nữa trong đời. Địa Trung Hải.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19756767_1358811417506626_5913870327925719944_n.jp g?oh=7f161c87ef8ce567d0ea0c06ce28b0f6&oe=59D2FA49

galazie
09-07-2017, 12:46
Bay qua đảo Sip (nước cộng hòa Sip, Cyprus).

Vùng đất và biển phía đông Địa Trung Hải là một vùng văn minh cổ xưa của thế giới. Từ trong 1 cỗ máy của thời hiện đại, tôi có 1 cái view nhìn đảo Sip mà bất cứ du khách nào của thời cổ đại có nằm mơ cũng ko thấy.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19756340_1358811614173273_1651150667964071999_n.jp g?oh=e0105f1a838000a4f0503c1b4e2989e6&oe=59CDF524

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748847_1358811450839956_5411665910147059787_n.jp g?oh=0680d1ea2593026274d8eb0162da6884&oe=5A08B1CB

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19905152_1358811747506593_8965161103732527101_n.jp g?oh=7dde46c95c167361a0581e8857d208fe&oe=5A0F5AD2

galazie
09-07-2017, 12:50
Tạm dừng để kể 1 câu chuyện nghe được ở Israel. Sip nằm gần Israel, và có lẽ là quốc gia gần nhất mà "thân thiện" với Israel.

Mọi đám cưới ở Israel phải mang tính chất tôn giáo. Nhà nước sẽ không công nhận hôn nhân tại Israel nếu đám cưới không được tổ chức theo các nghi thức của đạo Do Thái, quốc giáo của Israel.

Tuy nhiên nhà nước Israel lại công nhận mọi giấy hôn thú của nước ngoài cấp cho các cặp đôi Israel cưới nhau ở nước ngoài, bất kể theo nghi thức gì.

Cho nên nếu đôi nào ở Israel mà không sùng đạo, hoặc không muốn cưới xin rườm rà kiểu tôn giáo, thì đành ra nước ngoài đăng ký kết hôn. Và ở Sip có cả một ngành dịch phụ phát triển phục vụ nhu cầu này của người Israel.

galazie
09-07-2017, 12:52
Đã gần đến Israel. Bờ biển Syria. Máy bay bay xa bờ hơn mong đợi, nên không nhìn thấy gì trên đất Syria.

(bay gần có khi dính tên lửa không chừng).

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19961505_1358811560839945_6614772052590115715_n.jp g?oh=ce02ab8c2a4877ff8382b7169ae23e9e&oe=59C88CFA

galazie
09-07-2017, 12:53
Bờ biển Li Băng.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748504_1358811780839923_8312658959525782707_n.jp g?oh=70824b6a477c7465046bb0a7081aec07&oe=59C38C8E

galazie
09-07-2017, 12:54
Và cuối cùng. Đã thấy bờ biển Israel.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19959370_1358811657506602_6093411789957133562_n.jp g?oh=e59f15cc700675b065675e6dee6457e3&oe=59CCCA1E

galazie
09-07-2017, 12:55
Cái view này của bờ biển Tel Aviv dường như khá nổi tiếng.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19894545_1358811994173235_1703345785424267653_n.jp g?oh=d1e4174424bb7cd5c3c42dbb792e041d&oe=59C8234D

galazie
09-07-2017, 12:57
Hình cuối cùng trước khi hạ cánh. Thành phố Tel Aviv nhìn từ trên cao cũng không có gì đặc biệt. Hình dáng, màu sắc và bố trí của nhà cửa toát ra vẻ quen thuộc của những thành phố Trung Đông/Ả Rập và Địa Trung Hải.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875199_1358812080839893_8050316187133270672_n.jp g?oh=3758a1196245e217c57358ca5b0659bf&oe=59C3965C

galazie
09-07-2017, 13:14
Bản đồ đường bay và những điểm đã chụp hình dọc đường.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748554_1358837247504043_3793253249676495903_n.jp g?oh=1af0993466c863eb813deab555dd5d5f&oe=5A01E69B

galazie
09-07-2017, 13:37
Sân bay Ben Gurion của Israel khá cũ kỹ (đi đâu rồi cũng thấy, sân bay ở Đông Á là hiện đại và hoành tráng nhất).

Người soát hộ chiếu cho tôi qua trong chưa đầy 1 phút.

Trong khi có những người có thể bị giữ lại rất lâu để họ kiểm tra. Không biết được những quy trình kiểm tra nhập cảnh kiểu này. Không rõ họ làm ngẫu nhiên hay có dấu hiệu gì.

Đừng ngạc nhiên và lo lắng nếu bạn bị giữ lại 3 tiếng đồng hồ.

Ông già soát hộ chiếu hỏi tôi mỗi câu "Mày đến đây lần đầu à".

Tôi trả lời "Vâng. Và cháu đang rất háo hức" (ý là ông ơi đừng làm gì để con mất hứng).

Ông ta nói nốt "Tao có thể hiểu điều đó".

Và rồi ông ta phát cho tôi cái phiếu nhập cảnh.

Lưu ý: Israel không cộp dấu vào hộ chiếu của khách (tránh cho người ta những rắc rối vì có con dấu Israel trong hộ chiếu). Họ chỉ phát cho 1 cái phiếu có mã số của mình trên đó, giống như phiếu bé ngoan. Chớ có làm mất cái phiếu này! (mặc dù có thể người ta sẽ không hề kiểm tra lại nó lần nào nữa, kể cả khi bạn làm thủ tục rời Israel). Sẽ còn một chuyện rất buồn cười với cái phiếu này nữa, tôi sẽ kể sau, khi nào đến lúc.

Tuy nhiên, đối với người Việt Nam ta, chúng ta cần visa để vào Israel (RẤT NHIỀU nước không cần, kể cả nhiều nước thế giới thứ ba). Và sứ quán Israel ở Việt Nam sẽ dán visa vào hộ chiếu của bạn. Thế thì xong rồi, còn gì là hộ chiếu nữa. Dù là ở cửa khẩu người ta không cộp dấu nữa thì cũng có để làm gì nữa đâu. Nên ngay sau khi đi Israel về, tôi đổi hộ chiếu mới. Cơ quan cấp hộ chiếu ở Việt Nam cho tôi hộ chiếu mới ngay, mà không quan tâm lý do đổi là gì, miễn là tôi đóng tiền.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748537_1358849690836132_5252567173386539411_n.jp g?oh=b25fbf080d06755dbcfe7b033adac0d8&oe=59FDD116

galazie
09-07-2017, 13:40
Tel Aviv đón chào.

Cuối tháng 11. Mát mẻ. Nắng dịu. Thời tiết Địa Trung Hải tuyệt vời. Mùa đông ở Israel thường đến muộn. Khi tôi rời đi vào giữa tháng 12, vẫn chưa thấy chút tuyết nào ở đâu cả.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19894541_1358840067503761_3826301387007576184_n.jp g?oh=9ea5a4c91355840d4cf99f1ae314eb6e&oe=5A07941B

Con Lạc Đà
09-07-2017, 18:30
Còn biết nói gì hơn ngoài việc rất like cái topic này của bạn :)

daisyh
09-07-2017, 23:04
Ha ha, lúc đó sợ bác không còn sức mà đạp, cơ mà chết dưới tay Taliban như thế coi bộ hoành tráng nhỉ, khi nào bác đi cho em lết theo, bị bắn chung cho dzui.
[
Trước khúc này một đoạn, là một vùng núi non cũng khô cằn và hiểm trở như vậy của Pakistan, trên những sườn đồi núi là lấm tấm (như những hạt gạo rơi vãi trên mặt đất) những làng mạc nhà cửa kiểu hình hộp, mái bằng và thấp, đắp bằng đất không sơn, đặc trưng của vùng Afghanistan, Pakistan này (hình dáng nhà cửa như vậy phổ biến khắp vùng Trung Á, ở phần gần châu Âu thì nó thường làm bằng đá, ở Tây Tạng thì thường người ta lại sơn trắng đỏ đen lên nhà). Vùng này hiện nay nguy hiểm, không đi được. Tôi nghĩ khi nào già, tôi sẽ sang đây, kiếm một cái xe đạp, ăn mặc tuềnh toàng, như một ông già khắc khổ, đạp xe lóc cóc vào trong những làng mạc hẻo lánh này, tối xin ngủ nhờ, đói thì xin ăn nhờ nếu muốn. Sẽ chẳng có ma nào mất công làm phiền một ông già như vậy. Thằng Taliban nào hỏi thì cứ ung dung bảo tao đi nhìn thế giới. Còn nó có muốn bắt giết thì cũng xin mời, đằng nào cũng già rồi.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19731948_1358170147570753_7042417212662118195_n.jp g?oh=e4538706c9051aae707375be52b634c3&oe=5A0D46A3[/QUOTE]

galazie
10-07-2017, 00:12
Ở Tel Aviv tôi ở khách sạn Prima trong một khu dân cư yên tĩnh, gần bờ biển, và cũng gần một số đường phố đẹp. Tôi không biết giá phòng là bao nhiêu, vì được người ta đặt cho, tôi nghĩ nó là một khách sạn cơ bản và bình dân. Khách sạn nhỏ và chật chội. Tuy nhiên rất sạch sẽ và đồ ăn tuyệt ngon.

Đêm cuối cùng, khi phải tự trả tiền ngủ, thì tôi chui vào ngủ phòng tập thể trong Abraham Hostel, một cái hostel rất đắt khách ở đây. Giá 1 giường (trong phòng mười mấy giường) là khoảng 30 đôla 1 đêm. Đắt, vì đó là một nơi rất bẩn.

Tôi đã dần nhận ra rằng Israel là một nơi cực kỳ đắt đỏ. Không có bữa ăn nào, dù bình dân đến mấy, tôi ăn no mà có thể trả ít hơn 10 đôla. Những người địa phương cũng bảo đúng là đắt. Có người bảo họ đi du lịch Nhật Bản, thì trừ khách sạn và giao thông thì Nhật đắt hơn, còn chi phí sinh hoạt khác thì Israel đắt hơn Nhật.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19961159_1359313900789711_3241530824435044443_n.jp g?oh=dbdb232ea5a9199c70cfee32349a4bb7&oe=59CEAE2F

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875263_1359313897456378_6320435237798940956_n.jp g?oh=d2eba9aedbd092be5599de7e7255dc4e&oe=59CC37F2

galazie
10-07-2017, 00:28
Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy bên cạnh là một tòa nhà đang xây. Mấy người công nhân nhìn mặt thì biết là người Ả Rập. Tất nhiên là họ đỡ lôm côm hơn công nhân xây dựng ở ta, nhưng cũng không có vẻ chuyên nghiệp gì cho lắm vì không thấy mang đồ bảo hộ lao động.

Trước khi đi tôi có đọc được, là ở đây các nghề lao động chân tay, hay lái taxi, thì phần lớn là người Palestine, hoặc người Israel nhưng gốc Ả Rập làm. Người Do Thái thường làm các công việc tốt và lương cao hơn.

Đây là vấn đề xã hội và lịch sử của Israel. Vùng đất này 100 năm trước đây vẫn là một vùng đất Ả Rập (còn tận 2000 năm trước thì nó lại là đất Do Thái :) ). Sau khi người Do Thái trở về tái lập quốc gia thì họ phải thu nhận những người Ả Rập bản địa (bản địa trong ngoặc kép, vì người Ả Rập chỉ ở đây sau khi người Do Thái bị người La Mã đuổi đi 2000 năm trước) và còn chịu ở lại làm công dân nước mình. Tuy nhiên người Israel gốc Ả Rập chỉ là công dân hạng hai thôi.

Ngoài ra đất Israel bây giờ cũng chồng lấn với đất Palestine (của người Ả Rập "bản địa"), nhìn chung được thế giới coi là một nhà nước bị Israel chiếm đóng. Cho nên dân Palestine cũng thường được người Do Thái thuê làm những công việc đơn giản.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19961098_1359313957456372_6978014470794032600_n.jp g?oh=944b10187949605123045d2f080fd284&oe=5A05A7EC

galazie
10-07-2017, 00:38
Ấn tượng đầu tiên về nhà cửa ở Tel Aviv, từ trên máy bay nhìn xuống cũng như nhìn trên mặt đất, là nó rất gợi nhớ những ảnh chụp về thành phố Amman của Jordan. Cái kiểu giống nhau mà dễ cảm nhận hơn là miêu tả.

Điều đó cũng hợp lý, vì Tel Aviv bắt đầu phát triển thành một thành phố hiện đại vào thế kỷ 19, từ ngày vùng đất này cùng với Jordan còn thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đó Israel và Jordan đều thuộc cùng một tỉnh của đế quốc Ottoman thôi. Nên cách xây nhà giống nhau cũng là đương nhiên.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748892_1359314230789678_4322925790158533964_n.jp g?oh=7c8d07c372e76abccad98483ca1fccb7&oe=5A050876

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875523_1359314097456358_1258314375503819429_n.jp g?oh=6fcdcc7526fd9ade46149bdadd33659c&oe=5A008D3D

galazie
10-07-2017, 00:42
Cuộc đi dạo đầu tiên.

Nhớ ngày xưa học cấp hai cô giáo dạy văn bảo người châu Âu có câu "Mắt em xanh như bầu trời Địa Trung Hải".

Những ngày ở Israel, trừ lúc ở Jerusalem trên cao nguyên lạnh và xám xịt, còn thì hầu như lúc nào trời cũng xanh thế này. Trong vùng sa mạc Negev phía nam Israel, nghe bảo vào mùa hè, khi nào có đám mây nào ở trên trời thì người ta sẽ tụ tập lại chỉ trỏ với nhau "ơ, mây kìa" :).

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19895109_1359314150789686_1400922693886907236_n.jp g?oh=2190d912b794375cb559a69ae0575ea4&oe=59CA3217

galazie
10-07-2017, 00:44
Đường phố sặc mùi Nam Âu/Điạ Trung Hải.

Cả những cái xe máy cũng vậy!

(như ở Tây Ban Nha và Ý, dân tình đi xe máy nhiều và thích thú. Không như ở Trung và Bắc Âu, người ta đi xe máy với tác phong nghiêm trọng và nhàm chán hơn. Có lẽ thời tiết có thể giải thích phần nào sự khác biệt. Không vui vẻ gì khi đi xe máy trong trời đông Bắc Âu).

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19895082_1359314300789671_5295254998359191766_n.jp g?oh=224fcc72ab3fdfef9c0b91496b43099d&oe=59CB2508

galazie
10-07-2017, 00:55
Bữa ăn đầu tiên. 14$

Đồ ăn ở đây là pha trộn giữa kiểu Địa Trung Hải với kiểu Ả Rập: thịt viên trộn gia vị, cơm cuốn lá nho, salad bắp cải cà chua dưa chuột hành tây, cơm rang mềm...

Bia ở đây không thấy có Ken, thấy nhiều Carlsberg, Gold Star (bia địa phương của Israel, kiểu như 333 ở ta). Không nhiều chủng loại lắm.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19884151_1359314384122996_498213938784502469_n.jpg ?oh=df5416deecf325962116f8952252c559&oe=5A0781E1

galazie
10-07-2017, 00:57
Bây giờ bọn Tây chúng nó cũng xỉa răng rồi.

Tăm tre được dùng rộng rãi ở đây.

Mình nghĩ bụng cuối cùng thì Việt Nam cũng đóng góp được cái gì đó cho thế giới!

Nhưng không phải. Cái này là họ học từ Trung Quốc.

(còn Tàu có học từ Việt Nam hay không thì không biết!)

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875133_1359313860789715_1018432471334928912_n.jp g?oh=847115cba95920d05447ffc205d3b158&oe=59C788DD

galazie
10-07-2017, 01:02
Ngồi ăn trên vỉa hè ngay cạnh trạm xe bus. Không hề bị khó chịu vì khói xe bus.

Nếu ngồi gần cái xe bus ở VN, thì thở còn ko nổi, chưa nói chuyện ăn. Ko cần phải giải thích, tiêu chuẩn khí thải xe cộ ở VN dễ dãi hơn các nước như Israel nhiều. Và ở VN có vẻ chính quyền ko mấy quan tâm đến việc siết tiêu chuẩn khí thải giao thông.

Chưa nói đến tham nhũng. Việc dễ dãi với tiêu chuẩn khí thải động cơ làm cho giá xe rẻ hơn, dân tình dễ mua xe hơn, mua nhiều xe hơn. Và ngta cảm thấy dường như việc làm ăn và hưởng thụ có vẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên đã đến lúc chúng ta nhận ra rõ ràng là đánh đổi môi trường lấy tiền bạc và "tiện nghi" chẳng khác nào làm no bụng bằng cách tự ăn thịt mình.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875433_1359314180789683_5317035752734141385_n.jp g?oh=51ae4c8e5f534bbc7093aecea3db3ecd&oe=59C9BCAF

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19748643_1359314460789655_8934087196859574538_n.jp g?oh=9304ce3fb46d1a9f6077dd28accd8ca3&oe=59D2A7EE

galazie
10-07-2017, 01:07
Một chỗ thu gom vỏ chai nhựa trên phố. Rất hay. Ai dùng chai xong mang ra đây vứt. Cái này còn gây ấn tượng thị giác, thu hút người ta đến vứt vào đây hơn.

VN có thể học theo cái này. Làm những chỗ thế này trên đường phố cho dân tình vứt vào. Rồi nhà nước có thể đem cho không các cơ sở tái chế. Hoặc có cách bán một cách hợp lý. Ở VN ngta cũng thu gom hết thôi, nhưng làm thế này có thể hiệu quả hơn, và còn làm tăng ý thức người dân.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19554647_1359314584122976_8908259671741984704_n.jp g?oh=b065b9053262c03826fb5e684e681b06&oe=5A03A825

galazie
10-07-2017, 01:12
Đây nữa. trên bờ biển.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19905450_1359315037456264_1588647150140487182_n.jp g?oh=9442ea229161e60c924a6a1fc4e6e415&oe=5A0E3D06

galazie
10-07-2017, 01:17
Đi Tây thì một trong những việc sướng nhất là sang đường. cứ chờ đèn đỏ là cứ nhắm mắt mà đi sang cũng không sợ chết vì đứa vô ý thức nào.

Ôi Việt Nam!

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19905431_1359314747456293_2648062013801059514_n.jp g?oh=a466af707d46a359375377c0268f3f4f&oe=5A025F1A

galazie
10-07-2017, 01:25
Bờ biển.

Ôi quen thuộc quá. nhà cửa, đường phố và không khí tràn ngập hương vị Địa Trung Hải. (à mà cũng đúng thôi, đây là Địa Trung Hải mà!)

Tôi nhớ Barcelona và Thessaloniki, những thành phố Địa Trung Hải khác mà tôi đã lang thang, khu bờ biển nhà cửa cũng na ná thế này.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875381_1359314810789620_8038041146526216252_n.jp g?oh=432fd44394667d685aad5d24f5531155&oe=5A0DF272

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19958952_1359314597456308_4019000530605205288_n.jp g?oh=67bd3a1cbcff7698e7137904b27b4b95&oe=5A024A53

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19884194_1359314830789618_4389009541629734967_n.jp g?oh=604d44e0aa8375df946587d1d3216bc9&oe=5A00D3CA

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19756515_1359314887456279_8104465926996910024_n.jp g?oh=62695ec15811eaa1e26618393eadd2fe&oe=5A01D810

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875340_1359314947456273_2930881457277298255_n.jp g?oh=d9ce8d11b0bea072f569666e79836ab1&oe=59C8D00A

galazie
10-07-2017, 22:33
Ngày đầu tiên đó, ngay sau bữa trưa, tôi đi tìm sứ quán Jordan để hỏi thủ tục visa.

Trước khi đi có tìm hiểu bài viết của những người đi trước trên diễn đàn. thì được biết cách đây vài năm người VN được vào Jordan trong vòng 24h ko mất visa. đủ để từ Eilat đi xem Petra. (visa Israel, dù là single entry, thì vẫn cho phép quay lại Israel trong vòng 24h).

Tuy nhiên thông tin mới nhất tôi xem trên mạng trước khi đi là chế độ miễn visa đó của Jordan đã bị bỏ vào đầu năm 2016.

Đến nơi lúc 3h thì sứ quán đã đóng cửa. đành quay về chờ sáng mai quay lại.

galazie
10-07-2017, 22:34
Thủ đô Israel là Jerusalem. Nhưng Liên Hợp Quốc hiện chỉ công nhận chủ quyền của Israel với 1 nửa Jerusalem. Nửa còn lại được xem là Israel chiếm đóng trái phép của Palestine.

Nên các nước khác không đặt sứ quán ở Jerusalem. Mà đặt hết ở Tel Aviv. Israel là nước nhỏ. Hai thành phố này cũng rất gần nhau.

galazie
10-07-2017, 22:58
Bữa sáng hôm sau ở khách sạn, đồ ăn Địa Trung Hải ngon lành và tươi rói. Họ ăn nhiều cá (thích cá sống muối), rau củ, bơ sữa, ô liu.

Tôi thấy đồ ăn Địa Trung Hải và Nhật là rất healthy.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19959092_1360499670671134_1704533320317260223_n.jp g?oh=86c6fcf2a78619958a355f4d60a82952&oe=59CB7800

galazie
10-07-2017, 23:07
Chỉ còn 1 buổi sáng ở Tel Aviv. Nên ăn sáng xong là phải chạy ngay đến sứ quán Jordan để hỏi thủ tục visa.

Câu trả lời xấu nhất có thể có. Đó là người Việt Nam thì hồ sơ làm visa phải gửi về bộ ngoại giao gì đó ở Amman (thủ đô Jordan) để duyệt. Mất ít nhất 2 tuần.

Mặc dù tôi sẽ ở Israel hơn 2 tuần. Nhưng tôi không thể vứt hộ chiếu ở lại sứ quán này được. Tôi còn phải đi về miền nam, và ưu tiên hơn của tôi là làm visa vào Ai Cập ở Eilat. Thế nên là đầu hàng cái sứ quán này.

RẤT NHIỀU nước không cần visa để vào Jordan. Nhiều nước khác thì thủ tục visa đơn giản nhanh gọn. Hộ chiếu Việt Nam nằm trong danh sách được "chăm sóc đặc biệt". Ai có thể tự hào với điều đó?

Hy vọng tiếp theo là gọi điện cho một đại lý du lịch nào đó ở Eilat (nơi có cửa khẩu tiện nhất để vào Jordan) hỏi xem có cơ may nào khác không. Câu trả lời nhận được là cũng như vậy: họ sẽ làm giúp, nhưng cũng cần hai tuần.

Vậy là vỡ mộng. Gần như chắc chắn tôi sẽ không tới Jordan.

Trừ một cơ hội mỏng manh cuối cùng: tôi sẽ ở 2 tuần ở Kibbutz Kitura, cách biên giới Jordan ... 200m. Theo google map tôi đã nghiên cứu trước đó, là biên giới ở đó hầu như ko có hàng rào. May ra thì tôi có thể lẻn qua mấy bước rồi quay về. Coi như là đã đặt chân đến (chuyện khá ly kỳ này sẽ kể sau).

galazie
10-07-2017, 23:12
Vẫn còn ôm nỗi buồn Jordan, tôi tranh thủ ngắm nốt Tel Aviv.

Dân ở đây đi xe đạp khá nhiều, và còn đi cả cái loại xe điện giống patanh, có hai bánh mà mình đứng lên rồi nó chạy (chả biết gọi là gì).

Đường phố không to, nên xe đạp chạy chung làn với tất cả các loại xe còn lại.

Tác phong công cộng không phải là quá tốt. Mấy người đi xe đạp phóng khá ẩu. Vứt rác, nhổ kẹo cao su, đủ cả.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19905443_1360499700671131_2847612887204592826_n.jp g?oh=9015014951c4418fc90a47e7e056dd2f&oe=59CDCDCB

galazie
10-07-2017, 23:14
Đường phố nhà cửa rất Nam Âu.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875099_1360501024004332_5309862723709759958_n.jp g?oh=15941611907cf838f3e89b0936d956e2&oe=59FC36B4

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19990019_1360502404004194_1246771802172907218_n.jp g?oh=04da56ce04c4c1f8decbf58b35389889&oe=5A11931D

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19894539_1360503214004113_7798380931097364081_n.jp g?oh=69399f20cbfb67f3563ac1cec4009993&oe=5A04DC6C

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19959074_1360504070670694_8015344591341972761_n.jp g?oh=6990073471e811590be5b23798312ab0&oe=5A08956F

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19990093_1360504107337357_3732401628250949554_n.jp g?oh=dd74d747b283fab8480fa03c8f9eab74&oe=59D05E1F

galazie
10-07-2017, 23:16
Con gái bên này đặc biệt thích đi kiểu giày cao cổ không dây, xỏ thẳng vào như ủng. Đi đâu cũng thấy. Nhiều hơn hẳn bất cứ nơi nào khác. Kiểu giày này gọi là Chelsea boot.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19959066_1360499464004488_3347586210005661577_n.jp g?oh=8a1b5fed0bb7d493c178248fc9af6bd0&oe=5A10037A

galazie
10-07-2017, 23:20
Một cậu lính đứng chờ xe bus, với đồng phục màu cỏ úa đặc trưng của lính Israel.

Chế độ nghĩa vụ quân sự ở Israel rất nghiêm khắc. mọi công dân bất kể trai gái đều phải đi lính 3 năm. (họ có quá nhiều kẻ thù). Hầu như người lớn nào ở Israel cũng biết dùng súng.

Đi đâu cũng thấy lính. trên đường, trên xe, trên tàu, trong làng xóm. họ đi đi về về như học sinh đi học vậy.

và chúng nó cứ vác súng đi ngoài đường như chuyện đương nhiên. về làng cũng vác theo súng. lên tàu xe cũng mang súng.

có bữa tôi đi xe bus. có cậu lính vác súng ngồi ghế gần đó. nòng súng chĩa thẳng vào tôi.

tôi ngại chụp người. nên thường không chụp những cảnh đó.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/20031758_1360501777337590_3283944647027744980_n.jp g?oh=599f86c1ac7467ed9ef1c0c7720f7f3c&oe=59C67F5E

galazie
10-07-2017, 23:22
Trời Địa Trung Hải hôm nay cũng xanh như trời hôm qua.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875167_1360499467337821_7274361736928703881_n.jp g?oh=e3443f04848324b8a92690101ac37ed0&oe=5A0A9017

galazie
10-07-2017, 23:23
Xe bus.

Lâu rồi mới thấy lại những cái xe bus có ghế màu xanh như bên châu Âu này.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19905245_1360499487337819_5149143617680192207_n.jp g?oh=d9b1429c391e7f9d6d92e41b1450084a&oe=59CC694E

galazie
10-07-2017, 23:24
Đã thấy những cây ô liu đầu tiên, trồng làm cảnh trên phố. Đây là xứ sở của ô liu. Loài cây tuyệt vời.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/20031946_1360503680670733_7234441527089038879_n.jp g?oh=d24e8d029c8cc617b39c4f4054dae446&oe=59FB7724

galazie
10-07-2017, 23:26
Tòa nhà này, không nhớ tên, có vẻ là một kiến trúc danh giá ở Tel Aviv. Người ta thường nhắc đến nó như một mốc để định hướng. Có một trạm xe bus rất lớn ở dưới chân nó.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19884228_1360503660670735_1356215026192231913_n.jp g?oh=6efd362ce3218b6a5d220dcd541542e6&oe=59FB208A

galazie
10-07-2017, 23:28
Bắt gặp một đám cảnh sát giao thông kiểm tra xe giữa đường. Cứ thấy xe máy là ngoắc lại, lái xe phải dừng xe rồi lại trình bày.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19665256_1360503787337389_2142174819251631323_n.jp g?oh=ca88af94fee4ff830eec0a8f8c228741&oe=5A0807BE

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19894803_1360503657337402_2403185185924125224_n.jp g?oh=8dcb6dd47f322c4f862d143ff0ce5e72&oe=59D03945

galazie
10-07-2017, 23:29
Mèo.

Cũng như các nước Địa Trung Hải khác, nhất là Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel cũng rất nhiều mèo, cả mèo nhà lẫn mèo hoang.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19990281_1360504030670698_9184534799216039538_n.jp g?oh=ca744c3d016e7ad3ad8a9f70b8d7e7e8&oe=59C44BE1

galazie
10-07-2017, 23:30
Liễu.

Cây liễu khá phổ biến ở đây. thường rất to.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19989676_1360504190670682_9095309949148273353_n.jp g?oh=7db2d0e4f34ac06bf2816a775129ebd9&oe=5A11344C

galazie
10-07-2017, 23:31
Tháp đồng hồ thời Ottoman bằng đá, một trong những công trình biểu tượng của Tel Aviv.

Vâng. Nó bằng đá. Nó đẹp. Nhưng không việc gì phải ầm ĩ về nó.

Sự ầm ĩ hãy để dành cho Jerusalem. Ở đó chẳng có gì khác ngoài đá. Tất tần tật đều bằng đá.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/19884157_1360499570671144_6119333831269593231_n.jp g?oh=2bde9201628b2fcc53c7385edab80c1a&oe=5A03D790

galazie
10-07-2017, 23:37
Ở Tel Aviv, tôi gặp 1 ông lái taxi. ông ấy bảo năm sau sẽ đi Việt Nam chơi.

Ở Eilat, tôi cũng gặp 1 ông lái taxi bảo là sắp đi Việt Nam chơi. (vâng, nếu bạn lái taxi ở Israel thì bạn sẽ đủ tiền đi chơi thế giới)

Ở trường mà tôi học, có đến 40% giáo viên đã đi Việt Nam rồi hoặc sắp đi.

Tôi mới nhớ ra là ở Việt Nam cũng hay gặp khách du lịch Israel.

Và tôi nhận ra là dân Israel RẤT THÍCH đi Việt Nam chơi!

Ngoài Việt Nam ra thì họ cũng thích Nepal và Thái lan.

Dân này đi du lịch là phải chọn chỗ cẩn thận, tránh đến những nơi có thể thù địch với mình.

meximuoi
14-07-2017, 09:39
Đọc topic này trên máy tính cơ quan nên không coi được hình, nhưng rất thích và ngưỡng mộ chuyến đi của bác! Bác nhớ cập nhật thường xuyên nhé!

galazie
14-07-2017, 17:03
Ấn tượng đầu tiên về đất đai vùng này khi đi từ sân bay về Tel Aviv là đây là một vùng đồi đất đá cằn cỗi. Đất và đá nhiều như nhau, mà toàn đá lớn. Nó giống như những vùng đất ven biển từ Ninh Thuận đến Cam Ranh ở Việt Nam. Cũng đồi đá lổn nhổn như vậy. Nhưng khác là đất rất khô cằn, ít cây, còn đá thì rất trắng. Khá là lạ mắt, vì những quả đồi cứ như sáng ánh lên trong nắng. Đến Jerusalem cũng vậy, vì Jerusalem và Tel Aviv gần nhau.

Sau này mới biết. Cái đá đó khá đặc trưng cho vùng này. Đá granite dùng để xây thành Jerusalem cứ có màu trắng ngà, và sáng màu. nên màu đá ở đây khác, và đẹp hơn những thành quách bằng đá như ở châu Âu (ở đó xám hơn, nâu hơn...). Đá ở đây được gọi bằng cái tên riêng, là đá Jerusalem. Và Israel có quy định là nhà cửa ở Jerusalem phải dùng bao nhiêu đá này (thế nào đó tôi ko nhớ chính xác) để giữ gìn bản sắc kiến trúc của mình.

Việc cung cấp loại đá này cho người Israel xây nhà thì lại phần nhiều do người Palestine thầu.

galazie
14-07-2017, 17:08
Tuy nhiên, khi từ Tel Aviv đi về phía nam, xuống những vùng đất thấp dần, thì đất đai nhanh chóng chuyển sang màu nâu, ít đá hơn, và vẫn ngày càng khô cằn.

Đoạn này là đi trên vùng đất kẹp giữa khu Bờ Tây và dải Gaza của người Palestine.

Trên đất nước mà ta gọi là Israel hiện nay, có những phần đất mà về danh nghĩa là thuộc về Palestine. Palestine, nói nôm na, được thế giới công nhận là một nhà nước đang bị Israel chiếm đóng. Còn do lịch sử phức tạp rối rắm mà các đất của người Palestine hiện chia làm hai là Bờ Tây và Gaza. Ở chỗ gần nhau nhất, Bờ Tây chỉ cách Gaza 30km (ở giữa là đất của Israel). Một trong vô vàn lý do mà Israel không muốn Palestine được hoàn toàn độc lập, là vì khi đó, vùng Bờ Tây và Gaza sẽ trở thành 2 gọng kìm kẹp ngang thân của Israel. Và nếu sau này Palestine hùng mạnh lên, thì hầu như bất cứ lúc nào họ cũng có thể đe dọa cắt Israel ra làm hai.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20032066_1364713293583105_4670223927894672504_n.jp g?oh=de2000891eab2780afab1423ce58fb1b&oe=59C5DA99

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19905441_1364713196916448_4232474331432975560_n.jp g?oh=17c7838cd25fb412df57bb3547017953&oe=5A0DFB95

galazie
14-07-2017, 17:17
Về cái tên Israel và Palestine.

Theo như những người Do Thái kể (chắc là đúng, dù tôi chưa buồn đọc lại để kiểm chứng), là vùng đất này tên nguyên thủy là Israel. Sau khi người La Mã chiếm nó vào đầu công nguyên, họ đổi tên đất này thành Palestine. Khi người Do Thái tái lập quốc gia vào thế kỷ 20, họ lấy lại tên Israel.

Người Israel (Do Thái) và người Palestine (Ả Rập) đều gắn bó với vùng đất này như nhau, đây là quê hương chung của họ. Nên những tranh cãi bây giờ là rất khó giải quyết. Người Israel có thể có lý lẽ mạnh hơn một chút, vì họ là chủ nhân hợp pháp của vùng này từ thời cổ xưa hơn. Thế nhưng do lịch sử để lại, mà trong 2000 năm vừa qua thì người Ả Rập lại ở đây nhiều hơn. Thế nên là bên nào cũng có lý cả.

Trăm sự là tại người La Mã. Người La Mã đã đuổi người Do Thái đi. Rồi người Ả Rập đến sau khi người La Mã/Châu Âu suy yếu. Người Ả Rập ko nợ gì người Do Thái cả. Nhưng người Do Thái cũng có quyền về nhà.

Bây giờ tốt nhất là đi bắt đền người La Mã. Nhưng biết tìm đâu ra người La Mã bây giờ.

galazie
14-07-2017, 17:38
Trước khi qua bên này mình có đọc cuốn Bài học Israel của ông Nguyễn Hiến Lê. Bất cứ ai quan tâm đến Israel hoặc chuẩn bị qua đây chơi đều nên đọc sách này. Sách viết dễ hiểu, nhiều thông tin, văn phong hay và hấp dẫn. sách viết từ 50 năm rồi nhưng hầu như mọi thông tin vẫn còn thời sự.

galazie
15-07-2017, 10:03
Nhìn về phía thành phố Hebron của Palestine (không chắc có phải đó là Hebron không hay mới nhìn tới nửa đường).

Trên vùng đất mà trên giấy tờ là đất Palestine, thì Israel vẫn kiểm soát hoàn toàn các con đường. Người Palestine chỉ kiểm soát các thành phố riêng lẻ. Người Israel được đi lại trên đường chính, và ở các khu định cư, nhưng tuyệt đối không được vào các thành phố Palestine. Ngược lại, người Palestine muốn đi lại giữa các thành phố của mình, và sang bên đất Israel, cũng không dễ dàng gì.

Ngoài cửa các thành phố Palestine luôn có các trạm gác của lính Israel, người và xe mang biển số Israel sẽ bị chặn không cho vào.

Hầu như mọi thành phố hoặc khu dân cư của Israel/Palestine nhìn từ xa đều giống thế này, mọc lên từ đất khô cằn một đám nhà cửa thấp, màu sắc cũng như màu đất.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19989569_1364713330249768_7802270395639539609_n.jp g?oh=80b09c8d3d9f9a7dc7072dca69103d43&oe=59CBBB2C

galazie
15-07-2017, 10:09
Một làng của người Bedouin (người Ả Rập du mục).

Trên đất Israel vẫn có một nhóm người Ả Rập bản xứ, sống du mục trên sa mạc. Họ đã sống như thế từ muôn đời, rất lâu trước khi người Do Thái trở lại lập nước. Bây giờ họ cũng là công dân Israel.

Họ sống trong các làng lưu động, nay đây mai đó, tự xoay sở điện nước. Chính quyền không thích lối sống đó, muốn họ định cư, nên hạn chế một số quyền lợi đối với các làng du mục như thế. Nhưng những người dân này vẫn thích sống lối sống của mình hơn.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19961648_1364713260249775_3294060924710872246_n.jp g?oh=a74b3f854bbe70c8575179c518de2954&oe=59CC6D7A

galazie
15-07-2017, 10:40
Trên đường đến Kibbutz Ketura ở miền nam, xe chạy qua mé phía nam của Biển Chết. Phần đất phía Tây của Israel, giáp với Jordan, là một vực thẳm lớn tạo ra do đứt gãy của vỏ trái đất. Đây là một vết nứt rất lớn, chạy từ Israel qua biển Đỏ cho tới Great African Rift ở Đông Phi. Về cơ bản là Israel cùng với Châu Phi đang di chuyển ra xa khỏi châu Á (nói nôm na là vậy, chứ thực tế thì có nhiều mảng vỏ trái đất, trong đó cái thì dịch xa nhau ra, cái thì chạy lại gần nhau).

Ở đáy của cái khe nứt này là phần đất thấp nhất trên Trái Đất. Biển Chết được tạo ra ở cái khe này. Cho nên khi đi từ Tel Aviv và Jerusalem tới đây là sẽ có một đoạn xuống dốc rất gấp, đường khá hiểm trở.

Không cần phải biết gì nhiều về địa lý cũng có thể cảm nhận được cái gì đang diễn ra. Bởi vì đất đang cao tự nhiên tụt xuống rất sâu, rồi ngay vài chục km phía bên kia đất Jordan, đất lại cao lên trở lại giống y hệt như bên Israel (các nhà địa chất bảo là cấu tạo đất đá hai phía là giống hệt nhau, tức là nó vốn là một chỗ mà giờ bị tách ra). Bạn thấy ngờ ngợ ngay, là hình như mặt đất chỗ này bị nứt ra.

Biển Chết ngày xưa vốn rất rộng, mà giờ đang cạn và thu hẹp dần, nên qua đoạn này ta có thể thấy những cấu tạo đất đá do Biển Chết ngày xưa tạo ra.

GPS chỗ này chỉ độ cao khoảng 240m dưới mực nước biển. Về sau khi tôi đến mép nước của Biển Chết, GPS chỉ khoảng 400m dưới mực nước biển.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19642725_1364713236916444_8393912752462364122_n.jp g?oh=b3ba2e4bd74ac09d7a8d0c053866140c&oe=59C5EA06

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19875146_1365527993501635_3322642712339813505_n.jp g?oh=0455846519635ab29c0c680e98ce88e1&oe=59F89DFF

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-0/p261x260/19990409_1365528003501634_2964285589224086011_n.jp g?oh=63aa08eda3f229b28a01d5937355c217&oe=59CA936E

galazie
15-07-2017, 11:04
Thêm mấy hình ở đoạn xuống dốc, và đáy biển ngày xưa của Biển Chết mà giờ đã cạn.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19959048_1365554626832305_147414969502801653_n.jpg ?oh=cbd79457437a5ea9ed340120bf208943&oe=59F6DE1D

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20046381_1365554623498972_5052582720536468464_n.jp g?oh=9dbc9ec60ee7572862eaee8cdbae0fef&oe=59C5ADD3

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19990390_1365554620165639_7372290455770425144_n.jp g?oh=94181523341b44c43c7f6a21d9dd6049&oe=5A0CA1D3

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19905052_1365554750165626_159961481483355393_n.jpg ?oh=00ce44e1b6b7115bbb7e7528de31e76a&oe=59F8BB4B

Chitto
15-07-2017, 11:06
Đọc topic này lại nhớ chuyến đi năm 2011 quá. Nhìn lại ảnh thấy y hệt cảnh dã thấy. Cả chuyện đi xin visa Jordan ở tầng 10 cái tòa nhà gì gì nữa.

Chỉ xin góp thêm với bác tẹo chút: người Palestine mới là người bản địa gốc ở đất này, sống ở đây từ trước khi người Do Thái đến.

Trong Kinh thánh (Cựu Ước) người Do Thái đã viết về việc họ đã đi xâm chiếm đất của người "Philitin" như thế nào: Người Philitin đã ở đây trước, người Do Thái gốc ở Ur (Iran) di cư lòng vòng, đến đất này ở nhờ, rồi lại di cư sang tận Ai Cập, rồi mấy trăm năm sau mới quay lại đây lần nữa chiếm đất của người Philitin. Việc chiếm đất ấy được thần thánh hóa rằng đó là "Đất Hứa" của Chúa ban cho !!!

Chỉ có điều người Philitin sống dưới hình thức bộ tộc, bộ lạc, chứ không phải là quốc gia có chủ quyền, không có vua. Người Do Thái (là con cháu Israel nên mang tên Israel luôn) chiếm được đất xong là lập vua, tạo thành vương quốc và vì vậy họ tuyên bố chủ quyền (1000 TCN). Người Philitin vẫn sống ở đó trước, trong, và sau khi người Do Thái lập quốc, chỉ là họ ko có đất nước riêng. Và hàng nghìn năm qua người Philitin - Palestin vẫn chưa thành lập được nhà nước.

Nước Israel cũng chỉ tồn tại 500 năm rồi bị Assyria, Babylon tiêu diệt, và nhà nước Do Thái mất từ đó. Người La Mã thì không công nhận nhà nước nào cả, tất cả chỉ là đất La Mã, dù cho có cho Do Thái tự trị một thời gian, một vị "vua" tượng trưng chứ không được có quân đội, nên dưới thời La Mã thì cũng không thể coi Do Thái là nhà nước được.

Vì thế người Do Thái mới nói họ lấy lại đất nước sau 2500 năm mất nước.

nevada
15-07-2017, 12:12
Bài viết của bạn rất thú vị. Theo mình biết người Do Thái xuất phát tử Ur, Iraq chứ không phải Iran.

galazie
15-07-2017, 12:13
Cảm ơn thông tin của Chitto.

Theo tôi hiểu, Palestine (tên vùng đất) là xuất xứ từ người Philistine sống trên vùng đất này từ trước người Do Thái.

Nhưng người Palestine ngày nay không phải là tên một dân tộc. Nó chỉ có ý nói đến các công dân Palestine. Những người này là người Ả Rập.

Nhìn chung thì người ta thống nhất là người Ả Rập không có liên quan đến người Philistine cổ xưa. Người Ả Rập lan tỏa ra từ vùng bán đảo Ả Rập (Arabia). Người Philistine gần với người Âu hơn, hình như là người ta không biết người Philistine xưa giờ đã tuyệt chủng hay biến đổi thành dân tộc nào hiện nay. Người Ả Rập chiếm và cai trị vùng đất này từ tay người La Mã/châu Âu/Byzantine.

Hiểu sơ lược vậy, chứ mình cũng chưa nghiên cứu kỹ về cái này. Lịch sử vùng đất này luôn luôn là một đống lùng bùng.

galazie
15-07-2017, 12:38
mới chek wiki"

Several theories are given about the origins of the Philistines. Some biblical passages connect the Philistines to other biblical groups such as Caphtorim and the Cherethites and Pelethites, which have both been identified with Crete[8] which has led to the tradition of an Aegean origin,[9] although this theory has been disputed.[10][11][12] In 2016, a large Philistine cemetery was discovered, containing more than 150 dead buried in oval-shaped graves, indicating an Aegean influence, which is yet to be confirmed by genetic testing.

The Bible paints the Philistines as the main enemy of the Israelites (prior to the rise of the Neo-Assyrian Empire between the 10th century BC and late 7th century BC) with a state of almost perpetual war between the two. The Philistine cities lost their independence to Assyria, and revolts in the following years were all crushed. They were subsequently absorbed into the Neo-Babylonian Empire and the Achaemenid Empire, and disappeared as a distinct ethnic group by the late 5th century BC.

galazie
15-07-2017, 22:23
Sau đoạn mép Biển Chết thì trời tối nên tôi ko chụp hình nữa. Đến trước bữa tối thì xe tới Kibbutz Ketura (Kitura, Ktura), nơi tôi sẽ sống trong khoảng 2 tuần.

Tôi thích nông thôn và xưa nay đã từng ở trong nhiều cái làng. Nhưng cái làng này ở Israel, mặc dù hiện đại, nhưng là cái làng kỳ lạ nhất mà tôi đã ở. Về một số mặt có thể nói là như Alice in Wonderland.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19990307_1366047440116357_7127338322552893836_n.jp g?oh=2813388dd91d2b6c54d6ad5b774fdbb3&oe=59CA4470

galazie
15-07-2017, 22:49
Kibbutz Ketura. Kibbutz là đặc sản Israel, cái rất giống với thiên đường cộng sản mà VN làm ko đc. Israel làm được khoảng 100 năm rồi. kibbutz là kiểu cộng đồng hợp tác xã, tạm gọi là làng. Dân làng làm theo năng lực, có thể rửa bát, kinh doanh hay thậm chí đi làm thị trưởng ở nơi khác. Hưởng ko theo nhu cầu đc, nhưng mọi thu nhập cá nhân dù cao thấp đều nộp hết cho kibbutz, rồi chia đều ra cho mỗi người. Thu nhập tất cả như nhau. nhà giống nhau. ăn cơm bếp chung. Ko ai có xe riêng. làng có một đội xe chung ai cần thì đăng ký sử dụng. Vận hành, theo họ nói, là dựa trên niềm tin và trách nhiệm. Họ bảo đó là chủ nghĩa xã hội của bọn tao. Hiện có khoảng 280 kibbutz trong cả nước, và 1.5% dân số israel sống trong đó. Kibbutz Ketura có vẻ là một kibbutz khá mạnh, có khoảng 300 thành viên. làng có 2 nhà máy điện mặt trời để bán điện cho nhà nước, 1 trang trại chà là, 1 nhà máy sản xuất tảo tự động hiện đại nhất thế giới, để bán tảo làm thực phẩm chức năng. tất cả thu nhập chia đều cho dân làng. Thu nhập như nhau của mỗi người cao hơn mức bình quân trong nước.

Tổ chức kiểu Kibbutz (ngoài ra còn một/một vài biến thể khác, khác nhau theo mức độ triệt để của sở hữu tập thể) ra đời khoảng cuối thế kỷ 19 do hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn người Do Thái lẻ tẻ trở về đất mẹ. Khi đó đất này là đất của người Ả Rập và những nhóm người Do Thái hồi hương đầu tiên lập ra các làng nông nghiệp. Trong điều kiện cả tự nhiên và xã hội hết sức khắc nghiệt, tổ chức xã hội kiểu này giúp họ sinh tồn được trong giai đoạn ban đầu. Giờ đây khi Israel đã hùng mạnh, việc sống trong một Kibbutz hay không là một lựa chọn mang tính lối sống, ai thích sống kiểu đó thì vào, hơn là một lựa chọn sinh tồn. Và bởi vì nếu không phải ở trong hoàn cảnh đặc biệt thì ai cũng thích sở hữu cá nhân, nên những người sống trong Kibbutz là một thiểu số trong cả nước, và người ta cho rằng dân số của các Kibbutz khó lòng mà tăng cao hơn con số 1,5% tổng dân số Israel nữa.

Trong hình là khu làng và trang trại chà là. Ngay bên kia trang trại chà là, chỗ những cồn cát, là đất Jordan. Dãy núi bên kia là của Jordan.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20031883_1366077673446667_3817669500023030875_n.jp g?oh=23b3ec48f205daabe8de4f172f72f68f&oe=59F6067F

galazie
15-07-2017, 23:51
Kibbutz Ketura nằm trong sa mạc Negev miền nam Israel (gọi là hoang mạc thì đúng hơn, vì mặc dù khí hậu sa mạc hạng nặng, như Sahara, nhưng vùng này không có nhiều cồn cát, mà chủ yếu là đất đá khô cằn trần trụi). Những ruộng vườn của nó chỉ nằm cách biên giới Jordan khoảng 100m.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20108198_1366031853451249_2358555201149735428_n.jp g?oh=040c7d72d41bd1db5eda46ae59b3d74f&oe=5A077310

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19961507_1366031896784578_5049111391646084592_n.jp g?oh=67c819c58e89a630882c9dbe72b1de27&oe=59FBB7F5

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19989760_1366031993451235_434603122774031221_n.jpg ?oh=ced1ecb15f883339e9a1cd318413a916&oe=5A091349

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19554904_1366032030117898_178139830228449959_n.jpg ?oh=513022fcf40cde82b45df04306b9999c&oe=5A04EC41

galazie
16-07-2017, 00:08
Từ đoạn này thì sẽ ko viết theo thứ tự thời gian nữa. Nhớ gì, hứng gì là kể đó.

galazie
16-07-2017, 00:17
Jordan ngoài cửa sổ. Chiều xuống khi mặt trời lặn bên đất israel là lúc dãy núi bên jordan hồng lên. Biên giới jordan cách không xa khu nhà ở của Kibbutz Kitura, qua hết hàng chà là là tới. Họ phân chia biên giới kiểu gì mà cùng là sa mạc negev nhưng các cồn cát nằm bên đất jordan gần hết, bên israel chỉ toàn sỏi đá. cũng có vài cồn cát nhưng đã phá hết để làm nông nghiệp và khai khoáng rồi.

Điều này về sau mình được biết là khu vực biên giới này mãi đến những năm 90 mới được phân chia rành mạch. còn trước đó thì mạnh ai nấy ở. người Israel thì giỏi nông nghiệp nên ở chỗ nào là xanh chỗ ấy. Người Ả Rập bên Jordan thì sống kiểu du mục nên không trồng được cây. nên khi phân chia biên giới thì vùng nào người israel đã ở và canh tác thì cắt cho israel, rồi sẽ cắt một diện tích sa mạc tương đương thế để chuyển cho jordan.

bên jordan có một cái làng. chiều nào mình cũng ngắm nó mà thèm thuồng. giá mà được sang bên ấy.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20139884_1366047466783021_6628491966966213453_n.jp g?oh=5a8dc8500858dca1a3f0bf405316acd2&oe=59C84711

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19990031_1366047513449683_883603519010084246_n.jpg ?oh=ede5400d74854ed75eb7ef847051b4d7&oe=5A00EFA8

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19961473_1366047550116346_2388217728159594778_n.jp g?oh=eeb471dba03d4d2358d4ff0b808f8f4a&oe=5A098BF6

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19894906_1366047583449676_3743508954484926781_n.jp g?oh=29b8aa99526e028bf59b1d72ec1cc4c6&oe=59C6AD4B

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20106356_1366047613449673_7390929264926122981_n.jp g?oh=4e2539bb6af4327ad15bcbd295c2ae88&oe=59C6461F

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19989331_1366047673449667_3802648476314421118_n.jp g?oh=da8d7ea833806c3a233a1464ccc7133e&oe=5A06F1FF

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20108363_1366047703449664_6360251157514344558_n.jp g?oh=e1168a7c3c3f4f75bc9ea1c4f574a8a1&oe=5A05F658

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20031917_1366047773449657_8040668519246360753_n.jp g?oh=7e961f91e43e3d58dd437c294ef8d6d4&oe=5A0B03B1

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19961655_1366047810116320_4752345979708477341_n.jp g?oh=38182471ac1ffe5df9ffc49a39e62c95&oe=5A0560CB

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19961633_1366047840116317_3209154151425906943_n.jp g?oh=4227b2e9ddbd69a21b727f984d15a957&oe=59CB049C

galazie
17-07-2017, 22:43
Sơ lược nhanh về cuộc sống trong Kibbutz. Lúc nào rảnh thì sẽ tả kỹ hơn.

galazie
17-07-2017, 22:45
Kibbutz Ketura, israel. Nhà ăn chung, trạm giặt chung của làng, và các ngôi nhà nhỏ giống hệt nhau của dân làng. Nhà ăn chung cho 300 dân làng và 200 khách. ăn sáng trưa tối. Kiểu buffet. Họ có lựa chọn tự nấu ở nhà nhưng ít người làm vậy. nên bếp ở nhà thường nhỏ. Giặt cũng giặt chung, quần áo của từng nhà có gắn số riêng để không lạc (dù thỉnh thoảng vẫn có mất đồ). Họ ở trong những ngôi nhà hầu như giống hệt nhau. nhà nhỏ kể cả theo chuẩn việt nam. Nhà có bố mẹ và hai con sẽ có một phòng ăn, bếp và phòng khách gộp chung, và ba phòng ngủ nhỏ. những đứa trẻ lớn lên thường ko lấy người làng mà ra ngoài tìm vợ chồng. vì chúng lớn lên cùng nhau nên tình cảm như anh chị em. khó lấy nhau.

Các kibbutz ra đời vào cuối tk 19 khi người Do Thái sau 2000 năm mất tổ quốc được phép quay lại quê hương. Họ về từng nhóm nhỏ, mua đất lập làng. Vì sức ép sinh tồn cả về kinh tế lẫn an ninh mà họ phải tổ chức cuộc sống thành kibbutz. ko có những ước mơ xa vời, mục đích chỉ là tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt và thù địch. Thời gian đầu lập quốc, kibbutz còn đóng vai trò phương tiện của nhà nước để giữ đất ở những vùng hẻo lánh, nếu ko thì người Ả Rập chiếm mất. Ngày nay khi Israel đã hùng mạnh, người ta tìm đến Kibbutz vì thik lối sống đó, cho dù nhu cầu giữ đất của nhà nước vẫn còn đó

Israel giống VN, ko có sở hữu tư nhân về đất đai. đất là của nhà nước hết.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15219542_1154538174600619_3066723447623898521_n.jp g?oh=0ae59d644f68ba5983ea6ad0bb1838b8&oe=59FB6D4B

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15202683_1154538244600612_6282403167080276870_n.jp g?oh=8d2a75335b54f84c1f1182b7252ccdb3&oe=59F1CD06

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15327329_1154538327933937_4209274195875287805_n.jp g?oh=c6d48b8f5413e48d6b414a5e08375ba1&oe=5A0ADD3D

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15241965_1154538441267259_1225075106907870236_n.jp g?oh=4cc5c1e47e2df7b776be609d75cbe7b5&oe=5A119C12

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15326472_1154538561267247_8696844907745267376_n.jp g?oh=d17025ab84c6d5a4eab9f22e06c89fa0&oe=5A069A21

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15317929_1154538714600565_6140324609142607976_n.jp g?oh=0d663b9aac723509b6e152fef8ee748b&oe=5A00527D

galazie
17-07-2017, 22:51
Khu bếp và rửa bát chung của làng. những người làm dọn dẹp ở đây lương bằng với trưởng làng và mọi dân làng. Người làng có thể đi làm nơi khác, nhưng thu nhập sẽ trả hết về tài khoản chung của làng để chia đều, cho dù người đó có làm thủ tướng đi nữa. thực tế đã có người làm đến thị trưởng. Làng nộp thuế thu nhập như một thực thể duy nhất, cá nhân ko tự nộp. Việc có người lười biếng ỷ lại nghe nói là hầu như không có. Vận hành dựa trên niềm tin và trách nhiệm, không tin nhau thì ko thể làm đc. Họ bảo "đây là chủ nghĩa xã hội của chúng tôi, chúng tôi chia sẻ mọi thứ".

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15230600_1154785094575927_8511036214136570211_n.jp g?oh=0873df06ec1cdb3feb14a7c2003d5ab6&oe=5A112435

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15253448_1154785744575862_2711140782260772264_n.jp g?oh=8658be2b0d454a89248e1d5643197fac&oe=59FD0DD6

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15202740_1154786307909139_497763660271977393_n.jpg ?oh=df388594ed789eb610b036c2747e43c4&oe=59C88D6A

galazie
17-07-2017, 22:53
Mấy giáo viên dạy tôi cũng một tuần phải đi dọn dẹp và rửa bát ở nhà ăn 1 ngày. ngoài những nhân sự chuyên làm bếp thì họ quay vòng nghĩa vụ dọn rửa giữa các dân làng.

galazie
17-07-2017, 23:00
Kibbutz Ketura, israel. Nhà cộng đồng. giáo đường do thái giáo. Một người do thái ethiopia.

Nhà cộng đồng của làng cũng là phòng họp, giảng đường (làng có cả 1 học viện nghiên cứu môi trường sa mạc), và giáo đường Do Thái giáo vào cuối tuần.

Cũng như người Hồi giáo khi cầu nguyện thì ngoảnh về Mecca, các giáo đường Do Thái (synagoge) đều hướng về Jerusalem. Thứ 7, sabbath, của người do thái có ý nghĩa như chủ nhật (chủ nhật là ngày làm việc bình thường của họ). vào tối thứ 6 họ sẽ có buổi cầu nguyện của cả làng và bữa tối đặc biệt.

Khi cầu kinh họ ko đọc mà toàn hát. Hát tập thể cả tiếng đồng hồ, có 1 người hát chính. Nhạc của họ nghe như lai giữa nhạc Đông Âu và Ả Rập. Lúc buồn buồn, lúc sôi động, có khi đập tay vào bàn ghế theo nhịp điệu những khi sôi động. Nhưng phần lớn là buồn man mác. Họ là một dân tộc mạnh mẽ, nhưng nhạc của họ buồn. Đặc biệt cả quốc ca cũng buồn. Có người ghét họ rủa rằng quốc ca như nhạc đám ma.
Không khí buổi cầu nguyện tối thứ 6 ko quá nghiêm trang. Ai hát mệt thì có thể ngồi nói chuyện riêng hoặc ngồi ngáp. Nhất là bọn thanh niên. Không khí nửa giống sinh hoạt tôn giáo, nửa giống sinh hoạt cộng đồng thông thường. Tuy nhiên, hoạt động này là một trong những cái đã giữ cho người do thái ko bị diệt chủng trong 2000 năm qua.

Người Do Thái bị người La Mã trục xuất khỏi Israel vào khoảng đầu công nguyên (do họ nổi dậy chống người La Mã). 2000 năm sau, đến tk20, điều kiện mới cho phép họ quay lại đất cũ. Trong 2000 năm đó họ phiêu bạt khắp thế giới, tới Âu, Mỹ, Phi, Á (có nhiều lắt léo nhưng cơ bản là vậy). Nòi giống của họ cũng bị lai với người những xứ đó. thành ra khi họ trở về, họ mang đủ màu da và nét mặt. không còn là một giống người riêng biệt nữa. Điểm chung duy nhất, và là cái giúp họ không mất gốc sau 2000 năm bị lưu vong và ngược đãi, là tôn giáo. Nghe nói Dalai Lama từng tìm đến người do thái để hỏi kinh nghiệm tồn tại và trở về sau hàng ngàn năm lưu vong, vì ông biết dân tộc Tạng của mình có lẽ cũng sẽ phải lưu vong lâu dài. Hy vọng 2000 năm nữa chúng ta có thêm ví dụ về người Tây Tạng.

Một người vô thần cũng phải suy nghĩ một chút về tầm quan trọng của tôn giáo trong ví dụ của người israel.

Xét về mặt đó, Israel ngày nay là một dạng hợp chủng quốc, có đủ màu da, gốc gác. cũng vì vậy mà tuy họ giàu có và sùng đạo, nhưng đây là một quốc gia cởi mở với các dân tộc khác. vì người dân của họ đã ăn nhờ ở đậu xứ khác những mấy ngàn năm (cho dù đã bị phân biệt đối xử nhưng ít nhất họ đc cho chỗ dung thân). Israel có lẽ là nước giàu duy nhất miễn visa cho rất nhiều nước nghèo: hầu hết Đông Âu, hầu hết Mỹ Latinh, nhiều nước châu Phi và Á (ko có Việt Nam). Họ đặc biệt gắn bó với Mỹ và Đông Âu. Mỹ là nơi người do thái đc đối xử tốt nhất, và giàu nhất. đông âu (ukraina, nga, belarus, ba lan, hungary) là nơi phong trào hồi hương của người do thái bắt đầu, do tâm lý bài do thái ở đó rất mạnh, và phần lớn nếu ko nói là hầu hết anh hùng mở nước của israel là người về từ đông âu.

Trong hình là một người israel mà gia đình trở về từ ethiopia. Em bé có những nét khá điển hình của người đông bắc châu Phi: da đen nhẹ, nét mặt thanh tú. (xét trong những người Do Thái trở về Israel, thì cuộc trở về của những người Do Thái ở Yemen và Ethiopia là độc đáo nhất)

Buổi cầu nguyện ngày thứ 6 mới chỉ là một hoạt động "nhẹ". Buổi cầu nguyện sáng thứ 7 công phu hơn nhiều, không khí giống như thời cổ đại, như các phim về thời La Mã (ví dụ thế) mà ta xem trên TV. cực kỳ ấn tượng và choáng ngợp. sẽ kể sau.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15267683_1157460634308373_2432631511385120829_n.jp g?oh=a454f073fd26d2d2283af3b7c2aa1847&oe=59C449C5

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15285016_1157460667641703_6220785583452244936_n.jp g?oh=5419b9da2e938039924eb051253558eb&oe=59C54C59

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15338696_1157460690975034_6866106353632507617_n.jp g?oh=94933fa87947387cd3882fb21d91ca11&oe=59C77AE4

galazie
17-07-2017, 23:08
Hầm trú bom và nhà cửa trong làng.

Có không dưới 5 hầm trú bom trong làng. dù hơn 40 năm nay ko fải dùng đến nhưng các hầm vẫn được duy trì tốt. Các ngôi nhà nhỏ trong làng tuy đơn sơ nhưng nhà nào cũng có 1 phòng bọc thép (tường và mái) để chống đạn. Đó là quy định của nhà nước, mọi ngôi nhà trên đất israel đều fải có hầm trú ẩn hoặc 1 phòng bọc thép.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15032047_1158470820874021_1863441017864812063_n.jp g?oh=8282e44ccd8926348ec105949a05c9d1&oe=59F63017

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15327394_1158470870874016_207734985705239245_n.jpg ?oh=01fa41461aba0a9c6aed70af40839ad2&oe=59F51D86

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15267983_1158470914207345_4274177696277023955_n.jp g?oh=7f2167e3eccce71539e1a67c114e6269&oe=59F97925

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15390808_1158470970874006_7330204764547437841_n.jp g?oh=1cc35f8f35c363fc8ec9186dcebbd092&oe=5A0FFB54

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15380317_1158471020874001_7365674819128235145_n.jp g?oh=76f0e6e94701144753cfa781dea1bd0a&oe=59F8FF84

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15380385_1158471147540655_5635483225519080951_n.jp g?oh=52aef9fd842a363b10d8dd76528dd8ef&oe=59F391BD

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15401030_1158484854205951_1583488608699836977_n.jp g?oh=278229e550d02c2d4fe9ebf1f9371d58&oe=59F3C108

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15338695_1158484910872612_7562177411886286213_n.jp g?oh=799a1cc065c4576e644e949bb47a17a9&oe=59C86A69

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15267905_1158484960872607_9173601535321587635_n.jp g?oh=18eb212fe343e79b5461b642571b0aeb&oe=5A0D9A30

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15284056_1158485054205931_4233372681931676821_n.jp g?oh=14f8251c8f511c8ad4801a92a958c4d1&oe=5A119577

galazie
17-07-2017, 23:12
Tiếp nhà cửa:

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15390832_1158485124205924_3287527599182463462_n.jp g?oh=1279d6e265d81d66ed5b497bc485ef28&oe=5A0FEDF4

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15319187_1158485170872586_5080178338002717360_n.jp g?oh=89729e2b0cca3132b6b7280b2543f10a&oe=59C4D47D

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15326463_1158485227539247_9172547171419970116_n.jp g?oh=3c763048c89e337695a4f8b2273d4917&oe=59F2EEEC

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15327451_1158485264205910_3273387725289833195_n.jp g?oh=f6dc17dec85cf8d16acff4ab108cc891&oe=59F98026

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15285034_1158485314205905_2906528256152946043_n.jp g?oh=82d4103c1538c742adccc66074ab4540&oe=59C83067

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15338757_1158485347539235_1257995023730776123_n.jp g?oh=430d37a3c3f7d49d5db96fbb248e830a&oe=59FCD788

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15380357_1158485410872562_2589808232148452773_n.jp g?oh=5a977678de21b9fa0d58615714fc9347&oe=5A032486

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15253390_1158485474205889_9213098853301477760_n.jp g?oh=59c90f9368923316e9bd539fae544a42&oe=5A0A7B52

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15380621_1158485507539219_1230205735014304498_n.jp g?oh=3b60786c5ec709f57be67f3414744872&oe=59F39B9B

galazie
17-07-2017, 23:16
Trang trại chà là của Kibbutz Samar. ko đc tham quan kibbutz này. chỉ nghe kể. Đây là kibbutz duy nhất, hoặc một trong số rất ít các kibbutz, thực hiện đúng xã hội không tưởng, utopia. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. người làng làm việc khi nào và bao lâu tùy thích, và cần chi tiêu bao nhiêu thì làng cấp tiền bấy nhiêu. hoàn toàn dựa trên niềm tin. (Trong khi ở kibbutz ketura mỗi người làm 1 tuần 45 tiếng và nhận lương bằng nhau). Thỉnh thoảng cũng có các vụ kỷ luật và khai trừ vì thành viên lạm dụng chính sách của làng. Không rõ tiêu chí kỷ luật và cách chức ra sao. làng trồng chà là organic, ko dùng thuốc trừ sâu. Cây chà là ở đây dường như nhỏ hơn nơi khác. Nhưng quả bán rất đắt. Dãy núi bên kia là jordan.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/15380595_1159600694094367_1252611527432288294_n.jp g?oh=e35c67fb536c9e59a34546722b943415&oe=59FFF3B9

galazie
21-07-2017, 13:08
Jordan ngoài cửa sổ. Chiều xuống khi mặt trời lặn bên đất israel là lúc dãy núi bên jordan hồng lên. Biên giới jordan cách không xa khu nhà ở của Kibbutz Kitura, qua hết hàng chà là là tới. Họ phân chia biên giới kiểu gì mà cùng là sa mạc negev nhưng các cồn cát nằm bên đất jordan gần hết, bên israel chỉ toàn sỏi đá. cũng có vài cồn cát nhưng đã phá hết để làm nông nghiệp và khai khoáng rồi.

Điều này về sau mình được biết là khu vực biên giới này mãi đến những năm 90 mới được phân chia rành mạch. còn trước đó thì mạnh ai nấy ở. người Israel thì giỏi nông nghiệp nên ở chỗ nào là xanh chỗ ấy. Người Ả Rập bên Jordan thì sống kiểu du mục nên không trồng được cây. nên khi phân chia biên giới thì vùng nào người israel đã ở và canh tác thì cắt cho israel, rồi sẽ cắt một diện tích sa mạc tương đương thế để chuyển cho jordan.

bên jordan có một cái làng. chiều nào mình cũng ngắm nó mà thèm thuồng. giá mà được sang bên ấy.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19961473_1366047550116346_2388217728159594778_n.jp g?oh=eeb471dba03d4d2358d4ff0b808f8f4a&oe=5A098BF6

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20106356_1366047613449673_7390929264926122981_n.jp g?oh=4e2539bb6af4327ad15bcbd295c2ae88&oe=59C6461F



Ngược lại, lúc bình minh là lúc dãy núi bên phía Israel sáng lên trước. bầu trời xa mạc hầu hết là xanh đến nhức mắt.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20155725_1371658709555230_9174460127312264252_n.jp g?oh=ab71b4134b72dee367600247ef877641&oe=5A07A9D6

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20156027_1371658799555221_6361241811616263930_n.jp g?oh=698de4685da6c53079ab183633c3a807&oe=59F79512

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20139802_1371658796221888_8437322271056613008_n.jp g?oh=5d03a0b58c61b0e46dc0663e62e65c8f&oe=59FCBE5C

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20228729_1371658636221904_3262453727952057757_n.jp g?oh=00d03f718da0cea55515e2170209cfbc&oe=59FB51C1

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20140035_1371658722888562_2518809156076205136_n.jp g?oh=81f1e654592538c358e1ad2b314f1fc2&oe=59F0EFF3

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20245334_1371658816221886_8654404371384827739_n.jp g?oh=4b93118a2dc01900e965c1a61b11137b&oe=5A073FB6

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20245549_1371658726221895_5341076530284230793_n.jp g?oh=9ea46c815cd0088cb175c004239782d3&oe=5A073AE0

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20246153_1371658629555238_4663298664285909009_n.jp g?oh=8809d2f25b4331b624e6b7e4a06d4d15&oe=5A09F671

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20258185_1371658632888571_5850784735219843293_n.jp g?oh=7e674dce0c475d65b2e6264f76ecc3f4&oe=59F0694D

galazie
21-07-2017, 13:12
https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20246153_1371658629555238_4663298664285909009_n.jp g?oh=8809d2f25b4331b624e6b7e4a06d4d15&oe=5A09F671

galazie
21-07-2017, 13:27
Phần đất ta đang đứng là giữa thung lũng Arava, một phần của cái vết nứt dài của vỏ trái đất như đã nói ở phần trước. nhìn về hai phía đông (Jordan) và tây (Israel) ta thấy hai dãy núi song song, là hai rìa của cái vết nứt đó. Thung lũng này người Ả Rập gọi là Wadi Arabah, người Do Thái gọi là Wadi Arava. Ở một số nơi, ta nhìn thấy rõ cái cấu tạo của vết nứt này.

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20229137_1371668222887612_9079090234129776212_n.jp g?oh=ce11abb687ae10fa60b1febf76b17bc4&oe=59F30920

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20229081_1371668226220945_7997365648157758994_n.jp g?oh=e26ceb403b7c4c44d91a9050c23b82ea&oe=59FF045B

https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20228931_1371668236220944_5873758045046520514_n.jp g?oh=553ce3e171e44220e87c55faf6a8194d&oe=59F88A14

galazie
27-08-2017, 00:15
Tôi đã đọc những trang sách tuyệt hay này nhiều lần trong những năm qua. Đọc cả trong khi Trump đang hô hào xây tường ngăn với Mexico. Tác giả viết rằng Trung Quốc hàng ngàn năm vẫn là đất nước của những bức tường. Nhưng thật ra đã từ lâu rồi Trung Quốc không xây thêm tường nữa. Hiện nay các nước phương tây mới là những quốc gia đang xây tường.

Và cái đất nước tích cực xây tường nhất (tôi đoán vậy) và trong tương lai gần sẽ xây xong hàng rào thép gai và điện tử với 100% các láng giềng của mình là Israel.

Bởi vì nhìn ra bốn phía xung quanh mình, Israel chỉ thấy thù chứ không thấy bạn. Hiện nay, họ đã xây xong hàng rào chắc chắn với tất cả các nước trừ Jordan. Riêng với Jordan, tình trạng phần lớn hàng rào hiện hữu là rất thô sơ, về mặt kỹ thuật là có thể bước qua như đi chơi. Vì Jordan là nước yếu, và đã ký hiệp định hòa bình với Israel (Ai cập cũng ký rồi, nhưng Ai Cập quân sự vẫn mạnh, nên Israel vẫn lo rào lại). Tuy nhiên, Israel cũng đang xây lại hàng rào với Jordan, và trong tương lai gần sẽ hoàn thành. Hàng rào bằng thép rất chắc chắn, có vùng đệm hai bên, có gắn cảm biến để biết có người chui qua.

https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/21078469_1402676953120072_4947031023420948118_n.jp g?oh=f2902907d9b37e7d60a0398d12367f9c&oe=5A29B521

https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/21078354_1402677053120062_2314594554265834576_n.jp g?oh=11a32699586b515a668edc5ea4ed2ae2&oe=5A2BD5D4

https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/21032441_1402676956453405_5275066718203230107_n.jp g?oh=4f200e29f3bbe3626ddb64c2fede16c4&oe=5A1B219E

https://scontent-hkg3-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/21105883_1402677049786729_8192235524900902925_n.jp g?oh=57a56211cb4cc1bb82f5673d87c8d3f3&oe=5A1B0255

galazie
27-08-2017, 17:30
Ví dụ như đây là hàng rào hiện đại với Ai Cập (cái rào trên đỉnh núi) ở Eilat. Vừa là thép, vừa là điện tử. Israel rất coi trọng những hàng rào biên giới này, nên có lẽ các hàng rào như thế này có chứa những công nghệ tối tân của họ.

https://scontent.fsgn5-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21032888_1403313963056371_511823278178837537_n.jpg ?oh=5389451f39e8c2160d0d2e0bd901ff5d&oe=5A2C85D4

galazie
27-08-2017, 17:38
Thế nhưng, hàng rào biên giới với Jordan ở Kibbutz Ketura thì chỉ như thế này. Hàng cây phía xa trên con đường trước mặt là đã hoàn toàn nằm trong đất Jordan. Có thể thấy từ hàng rào này tới đó là không còn hàng rào nào nữa. Đất Jordan bắt đầu từ đâu đó ngay sau cái hàng rào này. Bạn hoàn toàn có thể bước qua nếu bạn muốn (còn sau đó có gặp phiền toái gì hay không thì là chuyện khác). Nơi này hoàn toàn vắng vẻ, lính Israel đi tuần 1 ngày 3 lần qua. Tuy nhiên ngay sau khi tôi chụp bức hình này thì có một cái xe jeep với hai chú lính Israel đeo súng từ xa chạy lại hỏi thăm (như từ dưới đất chui lên, vì không có cái trại lính nào mà tôi có thể thấy trong tầm mắt).

(ở các biên giới thường có hàng rào kép, mỗi cái thuộc về một nước, phần ở giữa được hai bên chừa ra làm vùng đệm, gọi là no man's land. có thể nói nó không thuộc của bên nào, hoặc thuộc cả hai bên. bức hình này chụp sau khi tôi đã đi qua hàng rào thứ nhất, và nhìn trên googlemap, hỏi người dân địa phương, và quan sát thực tế từ một ngọn đồi gần đó, đều cho thấy là đây là lớp rào cuối cùng trước khi tới đất Jordan, cho dù sau này tôi có phát hiện ra là thực tế có thể phức tạp hơn thế, và có thể đất Jordan thật là chính thức thì bắt đầu ở đâu đó giữa hàng rào này và hàng cây kia).

Tình trạng này sẽ không kéo dài lâu, Israel đã cũng có kế hoạch xây hàng rào mới cho toàn bộ biên giới với Jordan. Và thực tế là họ đã xây đến cách chỗ này 20km.

https://scontent.fsgn5-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21078764_1403313903056377_6157169538079122614_n.jp g?oh=601a3e2f7a9f1d181d85f728d896af78&oe=5A5F41C3

galazie
27-08-2017, 17:56
Điểm tôi đang đứng là chỗ khoanh đỏ trong bản đồ Google Map bên dưới. Theo google thì đã hoàn toàn trong đất Jordan, nhưng chắc là google vạch biên giới sai.

Hàng cây lấm tấm bên đất Jordan chính là hàng cây phía xa trong bức hình ở post trên. Con đường sau hàng cây là đường tuần tra biên giới của Jordan. Tôi đã nhìn nó rất kỹ từ trên một đồi cao gần đó. Tôi cũng nghe thấy tiếng xe chạy bên đó. chắc là lính Jordan đi tuần.

https://scontent.fsgn5-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21077580_1403327159721718_2374826014206283959_n.jp g?oh=f1e14ed4a537620a19344739a6be6c66&oe=5A1C2715

https://scontent.fsgn5-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21034576_1403327166388384_5985721649438287161_n.jp g?oh=8b3c09767d4d48b1241050924d521867&oe=5A3184E4

galazie
27-08-2017, 18:03
Trong cái giây phút thấp thỏm của buối sáng sớm tháng 11 đó, tôi đã hít một hơi rất dài, rồi bước qua hàng rào 1 bước. và ngay lập tức quay về.

https://scontent.fsgn5-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21150288_1403331416387959_3215873088738360079_n.jp g?oh=dec552fa7ef68cd5042daf15a6ecc8d7&oe=5A2023CD

galazie
27-08-2017, 18:15
Tấm biển trên hàng rào cuối cùng ở biên giới Israel - Jordan

https://scontent.fsgn5-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21150007_1403337729720661_8834986303049947361_n.jp g?oh=87fc8c0b0a62be0d3b63c64583e8ce9a&oe=5A197F84

galazie
27-08-2017, 18:17
Hàng rào kép tại biên giới. Ở giữa là vùng đệm giữa hai nước. về nguyên tắc thì mỗi hàng rào thuộc về 1 nước.

phía Jordan cẩn thận, vài trăm mét bên đất họ, họ lại rào một lần nữa, để không cho dân vào gần đường biên giới thật. Bên Israel thì ko kỹ như vậy.

https://scontent.fsgn5-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21192013_1403337889720645_755106134159069574_n.jpg ?oh=2a972eb6d64eb303e7812bcc2d5a35d1&oe=5A1DB022

https://scontent.fsgn5-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21034184_1403337736387327_912191883230277897_n.jpg ?oh=3907ad648ee03ac3c0d3c6adb1d0dde6&oe=5A17790E

galazie
27-08-2017, 18:20
Có những chỗ cái hàng rào nó còn thảm hại thế này đây. Làm sao bạn có thể kiềm chế để không bước qua???

https://scontent.fsgn5-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21032752_1403337693053998_2057629507922799115_n.jp g?oh=a6435dc01addbcd645f52cce649ef33b&oe=5A5DBD1F

daugaunhoibo
27-08-2017, 22:10
Xin nhắc bác chủ topic là mình đã bị vụ hình share link facebook qua diễn đàn sau một thời gian thì bị die (không hiển thị) nên bác "cảnh giác" nhé.

pinky2510
28-08-2017, 15:50
Xin nhắc bác chủ topic là mình đã bị vụ hình share link facebook qua diễn đàn sau một thời gian thì bị die (không hiển thị) nên bác "cảnh giác" nhé.

Bởi vậy viết bài cho phuot.vn cực ơi là cực, phải upload lên các trang khác, rồi lại lượm link cho vào phuot :shrug:

galazie
28-08-2017, 19:43
Đường biên giới giữa các quốc gia không bao giờ là trò đùa (có lẽ, ngoại lệ là các nước schengen :) ). Điều này càng đúng với các biên giới ở Trung Đông.

Bản thân đã gặp rắc rối với chuyện tương tự từ trước. Tôi biết những hậu quả có thể xảy ra khi lang thang ở biên giới này.

galazie
28-08-2017, 19:45
Tuy nhiên, tôi đã nghiên cứu khá kỹ cho vụ này từ khi còn ở nhà.

Theo tin tức trên mạng. Việc vượt biên ở các đường biên giới khác của Israel có thể dẫn đến kết cục bị bắn chết.

Nhưng riêng biên giới với Jordan, thì không hiếm có các vụ "đi lạc" thường là cố tình, và những việc này thường chỉ dẫn đến rắc rối ngoại giao giữa hai nước. người "đi lạc" thường bị giam vài ngày rồi được trả lại bên kia.

galazie
28-08-2017, 19:47
Ngày đầu đến Israel, tôi cũng đã ướm hỏi bà giáo già, là liệu tao có thể "đi dạo buổi sáng" sang bên Jordan rồi quay về không.

Bà ấy cảnh cáo như một người mẹ, với đôi mắt tròn xoe, rằng đừng có làm như vậy.

"Technically" (về mặt kỹ thuật), mày có thể đi qua, nhưng nêu binh lính hai bên nhìn thấy, thì họ sẽ "very upset" (rất không hài lòng).

mà theo ngôn ngữ ngoại giao của tây, thì "very upset" nghĩa là một cái gì đó rất nghiêm trọng.

galazie
28-08-2017, 19:49
Bà ấy bảo dân làng nếu làm việc ban đêm ở trang trại gần biên giới, là phải báo cho lính ở quanh đó trước. nếu không họ tưởng là khủng bố.

Bà ấy cũng bảo nếu binh lính hai nước nhìn thấy dấu chân người trên vùng cát giữa hai nước, thì họ sẽ thông báo cho nhau và mọi việc sẽ phiền toái cho hai bên.

galazie
28-08-2017, 19:50
Tuy nhiên bà ấy không nói nhiều, và chỉ nói với riêng tôi thôi, chứ còn dặn dò chung cả lớp thì bà ấy cũng nói rất là qua quýt. cho nên tôi ngờ rằng việc đó không hẳn là một vấn đề nghiêm trọng ở khu vực này.

galazie
28-08-2017, 19:51
Mặc dù Israel vẫn tin rằng có khủng bố hồi giáo thâm nhập nước mình từ đường biên với Jordan (thế nên họ mới muốn xây lại hàng rào), nhưng những vụ "đi lạc" thường đều được giải quyết êm thấm. Từ khi ký hiệp định hòa bình năm 1994, Israel và Jordan được cho là đã nỗ lực chân thành để xây dựng một quan hệ hòa bình.

galazie
28-08-2017, 19:52
thế nên tôi quyết định là mình có làm gì thì làm, nhưng nhất thiết không được trèo qua hàng rào và không được để lại dấu chân trên cát.

galazie
28-08-2017, 19:58
Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp bị lính của hai bên nhìn thấy.

Thứ nhất là tôi sẽ tỏ thái độ ngây thơ (vô số tội) rằng tôi không biết, tôi mới đến, tôi đi dạo, tôi thấy lạ mắt, tôi lại xem.

Thứ hai, tôi sẽ chỉ vào cái đống hàng rào thảm hại đó, và cãi "cái này mà các anh có thể gọi là hàng rào á? nhìn chẳng nghiêm túc gì cả! ai có thể tin đây là hàng rào biên giới? các anh cần phải có một cái hàng rào nghiêm chỉnh hơn trước khi trách người ta"

và quan trọng là bình tĩnh, thân thiện, vui vẻ.

galazie
28-08-2017, 20:11
Thật ra khi nói chuyện với dân làng, tôi thấy tác phong của họ rất quy củ. Ở Trung Đông này, các hàng rào là chuyện nghiêm túc. khi thấy hàng rào thép gai, thì tự giác người ta quay lại (hầu hết là vậy). Tuy nhiên, tôi mắc bệnh mất kiểm soát trước các đường biên giới, và tôi là người nước ngoài, tôi có thể giả vờ ngây ngô.

galazie
28-08-2017, 20:12
Sau khi rời khỏi cái chỗ mà tôi tin chắc (lúc đó) là mình đã đặt chân vào Jordan, tôi quay lại và ung dung đi dạo ở cái phần kéo dài của dải đất giữa hai hàng rào. Hàng rào ở đây rất tệ, cát lấp gần hết rồi, nên tôi yên tâm là nếu bị hỏi han gì thì tôi có thể cãi được.

https://scontent.fhan5-2.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/21167341_1404430609611373_6750122398561996896_o.jp g?oh=53222cd94cb3966f26e23eac781318c7&oe=5A233B74

danngoc
28-08-2017, 20:13
Tớ mà chưa có gia đình, tớ cũng sẽ như vậy! Nhưng chỉ khi nào đã thử lên thử xuống, đã hiểu được cách phản ứng của người địa phương mới dám làm. Nói chung, biên giới ở vùng này là dễ ăn đạn lắm. Và thêm nữa, có khả năng ăn cả mìn. Có lẽ bạn cũng đã nghiên cứu kỹ mới dám làm vậy.

galazie
28-08-2017, 20:15
Và đúng là không thể coi thường quân đội Israel. Họ xuất hiện thật. Như từ dưới đất chui lên.

Tôi chẳng thấy cái trại lính nào trong tầm mắt cả. Tôi củng chẳng thấy cái xe nào từ xa cả. Nhưng chợt tôi nghe tiếng xe chạy, thấy một cái xe jeep chạy về phía mình.

tôi đứng yên nhìn nó chạy lại gần. trên xe có hai cậu lính đeo súng. một cậu xòe bàn tay lắc qua lắc lại rất nhanh. ra hiệu cho tôi là "anh đang làm việc sai đó". họ chạy tới và dừng lại chỗ mép đường sát tôi.

galazie
28-08-2017, 20:19
Tôi tự nhủ quả này thôi thế là xong. Có khi bị lôi về đồn thẩm vấn. Mà thế thì có khi đi tong cả khóa học như chơi. Nếu thế thì mình làm phiền người ta quá

(hôm đó là buổi sáng đầu tiên của lớp học. tôi đã định buổi sáng này chỉ là tiền trạm thôi, nếu tình hình êm thì bữa bế mạc lớp học, xong xuôi hết rồi, tôi sẽ đi sâu hơn vào đất Jordan, có thể là đến hàng cây).

galazie
28-08-2017, 20:21
Hai anh lính bước xuống xe, và việc đầu tiên là lên đạn hai khẩu súng kiểu AK (không phải AK, họ dùng súng kiểu của họ, hoặc của Mỹ).

Y như việc đã xảy ra với tôi khi ở biên giới Kyrgyzstan - Uzbekistan, nơi mà tôi đã bị giữ 2 tiếng và "phạt" 100 đôla trong tình huống tương tự.

Có lẽ đây là tác phong chung của quân đội.

galazie
28-08-2017, 20:25
Tuy nhiên, cuộc nói chuyện sau đó đã diễn ra thân thiện và êm ả.

Họ hỏi tôi đi đâu, làm gì. tôi trả lời là tôi mới đến, tôi đi dạo.

Họ bảo mày đang đi vào vùng biên giới, mày có thấy hàng rào không.

Tôi bảo là có thấy, nhưng mà hàng rào thế này tôi không nghĩ có gì nghiêm trọng.

Họ bảo mày đang đi vào Jordan đấy.

Tôi bảo đâu, tôi đã vượt qua hàng rào đâu.

Họ lại bảo ừ nhưng mà đối với dân thường thì đó là Jordan rồi. Con đường nhựa này là Israel, cứ rời khỏi lề đường là Jordan.

Tôi lại thanh minh tiếp, rằng tôi đã rất nghiêm túc, không hề vượt qua hàng rào cuối cùng. Lại còn tỏ vẻ thành khẩn, lấy điện thoại ra cho họ xem mấy hình đã chụp ở đúng cái hàng rào cuối cùng.

Sau đó ngừng một lúc rồi họ bảo "OK. you can go".

Tôi còn cố ra vẻ, hỏi thêm là thế lần sau tao đi thế nào cho đúng.

Họ bảo mày cứ ở trên đường, không bước quá lề đường.

Trước khi đi, họ chào tôi "have a nice stay".

galazie
28-08-2017, 20:27
Câu chào cuối cùng của họ rất lịch sự và vui vẻ. cứ như là cán bộ ngành du lịch vậy. họ cư xử rất văn minh.

galazie
28-08-2017, 20:29
Họ không buồn hỏi kỹ tôi đến từ đâu, tôi ở chỗ nào, tôi làm gì ở đây.

Tôi nghĩ người ta đã phải báo trước cho lính ở đây về việc có một lớp học của người nước ngoài sẽ tổ chức trong làng.

nên chắc họ không bất ngờ khi có thằng đi lơ ngơ.

galazie
28-08-2017, 20:30
Tôi thở phào nhẹ nhõm.

Quả là một sự cố dễ chịu, trải nghiệm thú vị.

Tôi đã nghĩ khi quay về sẽ bị mấy người tổ chức khóa học hỏi han, vì tôi nghĩ kiểu gì đám lính này cũng sẽ báo cho ban tổ chức lớp học để chuyện này không lặp lại.

Tuy nhiên họ không báo gì cả. chắc chuyện này là chuyện nhỏ.

galazie
28-08-2017, 20:33
Tuy nhiên, chuyện này đã có hậu quả của nó.

Vì những ngày sau đó, khi tôi phát hiện ra là có lẽ mình chưa thực sự bước tới Jordan, thì tôi không thể quay lại để đi xa hơn được nữa.

Vì nếu lần này mà lại bị tóm, thì tôi không còn có thể nói là vì tôi không biết được nữa.

Giá mà hôm đó tôi cứ làm đại, bước thêm dăm bước nữa thì chắc ăn hơn.

galazie
29-08-2017, 22:51
Tua thời gian tới sau đó vài ngày. Một buổi sáng sớm khác. Tôi quay lai khu vực này, mang theo ống nhòm để quan sát kỹ hơn mọi thứ bên đất Jordan.

(Vì cái bữa vừa kể thì tôi không mang ống nhòm. Mang điện thoại chụp hình đã là quá rồi. Có điên mà mang ống nhòm đi làm trò mèo ở biên giới. Nếu bị bắt thì tha hồ mà giải thích)

galazie
29-08-2017, 22:52
Và mục đích chính là để quan sát cái vật có vẻ là cột mốc biên giới.

Vào bữa hôm trước. Tôi đã nhìn thấy nó, nằm ngày sát hàng rào bên phía Jordan.

https://scontent.fdad3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21192013_1403337889720645_755106134159069574_n.jpg ?oh=2a972eb6d64eb303e7812bcc2d5a35d1&oe=5A1DB022

https://scontent.fdad3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21151591_1403337856387315_5828134227272730621_n.jp g?oh=9fe6d0334eb7bf8bc1aea06d1a182f39&oe=5A269E4F

galazie
29-08-2017, 22:55
Cái cọc này sơn vàng nhạt và nâu đỏ. thiết kế khá là cổ lỗ.

Quốc kỳ Jordan có màu đỏ và đen.

Còn mọi thứ mang tính biểu tượng của Israel thì đều có màu trắng và xanh da trời.

Ngoài ra mọi thông tin và bằng chứng hiện có đều cho thấy đất bên đó là Jordan.

Nên tôi hoàn toàn tin rằng đó là cột mốc chủ quyền của Jordan.

Và vì nó nằm sát hàng rào (cách cái chỗ tôi đã bước qua chừng 100m, theo chiều ngang) nên khi bước 1 bước qua bên kia hàng rào. Tôi hoàn toàn yên tâm là mình đã "check in" vào Jordan.

galazie
29-08-2017, 22:58
Thế cho nên. Cái cảm giác của tôi có thể gọi là "kinh hãi". Khi hướng ống nhòm về cái cọc đó. Và đọc được dòng chữ "ISRAEL 1995".

galazie
29-08-2017, 23:02
Thế là thế quái nào??????????????????????

Không nghi ngờ gì hàng cây phía đằng kia là nằm trong đất Jordan.

Và từ cái cọc đó đến hàng cây kia không còn hàng rào nào nữa.

Tất cả những người địa phương tôi hỏi đều nói là đi hết hàng rào kép là tới Jordan.

Thế thì tại sao lại có cái chữ của Israel ở trên đó.

Không thể có chuyện người ta viết nhầm.

Cũng không thể có chuyện đấy là 1 cái cọc biên giới cũ. Sau này vẽ lại biên giới thì người ta chưa nhổ đi. Không thể. Jordan sẽ phải nhổ ngay chứ.

Vậy thì lẽ gì mà đất Israel là tới đó, mà người Jordan lại không rào đất của mình lại????????????

galazie
29-08-2017, 23:12
Tôi đã nghĩ, và có hai khả năng cho trường hợp này:

1. Cọc đó là mốc đất của Israel. Còn thì ko hiểu vì lẽ gì mà bên Jordan không làm hàng rào biên giới. Đất của Jordan sẽ bắt đầu ở đâu đó khoảng giữa cái cột mốc này và hàng cây bên trong. Trường hợp này hoàn toàn vô vọng, tôi chả biết đất Jordan bắt đầu từ chính xác chỗ nào để mà bước đến. chả biết phải bước bao nhiêu bước nữa.

2. Cọc đó là mốc biên giới hai nước. mặt bên này thì ghi Israel, mặt bên kia sẽ ghi Jordan. Trường hợp này thì khi tôi đã bước qua bên kia hàng rào 1 bước, thì có thể là tôi đã "check in" ở Jordan thật. Tuy nhiên, không có cách nào để xác minh việc này. Chỉ có cách là đi qua mặt bên kia của cái cột để xem có chữ Jordan không. Mà cái cột đó thì ở hơi xa so với cái khoảng trống trên hàng rào mà tôi có thể bước qua, muốn tới đó thì tôi phải đi qua bên kia và đi men hàng rào một đoạn dài. Sau vụ bị lính Israel phát hiện bữa trước, thì tôi không thể làm thế được nữa. Cách khác là đi men hàng rào bên phía vùng đệm, tới chỗ cái cột rồi nhảy qua rào. Như trong hình, hàng rào chỗ cái cột đó cũng nghiêng sắp đổ rồi. nhưng nó vẫn còn là cái hàng rào. nên nguyên tắc là tôi không thể trèo qua rào được.

Tôi cũng không thể hỏi ai về cái cột đó được nữa (quá bằng lạy ông tôi ở bụi này), tra google cũng không ra thông tin gì.

Vậy là rốt cuộc chả biết tôi đã sang đến Jordan chưa. Đành ngậm ngùi chấp nhận khả năng xấu là CHƯA.

galazie
29-08-2017, 23:16
Vậy là không có duyên với Jordan. Làm visa ở Tel Aviv không được (mất ít nhất 2 tuần, quá lâu), hỏi visa ở Eilat cũng không được, "vượt biên" ở Ketura cũng không xong.

Mình nhiệt tình với họ, mà họ không mở lòng với mình. cái này gọi là vô duyên.

galazie
29-08-2017, 23:20
Cho đến khi đã về Việt Nam rồi, tôi vẫn còn mù mờ về cái cọc đó. Rốt cuộc thì nó đánh dấu cái gì? Mà tra mãi chẳng ra.

Nhưng mấy ngày gần đây, khi viết về chuyện này. Tôi google lại thì tình cờ tìm được link đến Hiệp định hòa bình Israel - Jordan năm 1994.

Và khi đọc qua một chút thì mọi thứ trở nên rõ ràng. Có lẽ giờ đây tôi biết rõ về cái biên giới đó hơn cả dân làng Ketura.

galazie
29-08-2017, 23:23
Nội dung hiệp định đó chỉ ra những điều sau:

- hiệp định ký năm 1994, và các cọc biên giới phải được hai nước hoàn thành trong năm 1995. (như vậy cái chữ "Israel 1995" trên cái cột đó chứng tỏ nó là một cột mốc mới nhất)

- biên giới hai nước được xác định trên một bản đồ tỷ lệ 1:20.000

- biên giới sẽ được đánh dấu bằng các cột mốc. ở khoảng giữa các cột mốc thì biên giới được xác định bằng đường thẳng nối hai cột.

galazie
29-08-2017, 23:29
Vậy là đã rõ.

Cái cọc đó là điểm đánh dấu chính xác biên giới hai nước. bên kia cọc là Jordan. và hẳn là mặt bên kia sẽ có chữ Jordan.

Tôi chỉ có thể chắc chắn đã vào Jordan nếu tôi đã trèo rào chỗ đó và đi vòng qua bên kia cái cọc.

Còn rời cái cọc đó ra, thì tôi không thể xác định chính xác đâu là biên giới, vì tôi không nhìn thấy cái cọc tiếp theo nào cả, để mà vạch 1 đường thẳng.

Vậy cho nên dù tôi đã bước qua bên kia 1 bước hay 10 bước thì cũng ko thể nói đc là tôi đã sang đến Jordan hay chưa. May ra thì rồi. Nhưng vì ko thể xác minh được nên đành chấp nhận là chưa. (hay là thôi, cứ tự cho là mình đã tới đi nhỉ? đã cố đến thế rồi mà :) )

Còn về chuyện hàng rào, thì thực ra tất cả các hàng rào tôi đã vượt qua đều là của Israel. Hàng rào của Jordan thì họ làm lùi sâu tới tận 400-500m trong đất của họ (họ có vẻ cẩn thận hơn Israel trong việc ngăn dân đi vào vùng biên giới).

galazie
29-08-2017, 23:31
Tôi đành quên Jordan. Và chừng nào mà chưa mở cửa về chuyện visa thì tôi sẽ không mất công gì cho Jordan nữa.

Tôi sẽ dành nỗ lực và vận may cho một xứ Ả Rập khác là Yemen. Ngay khi nào có hòa bình.

https://farm7.staticflickr.com/6098/6336984466_a52f40705e_b.jpg

galazie
29-08-2017, 23:46
Thế những tôi vẫn nhìn ngắm Jordan hàng ngày: ngoài cửa sổ, trên đường đi, trên bờ biển Eilat. Tôi nghĩ tôi cũng đã nhìn ngắm nó đủ nhiều, gần gũi và kỹ lưỡng. Đến mức tự nhủ có khi cũng chẳng cần phải đến tận nơi nữa.

https://scontent.fdad3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/19990031_1366047513449683_883603519010084246_n.jpg ?oh=c4d82b5b6fc28374c7536f4aac5ff93a&oe=5A287CA8

https://scontent.fdad3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/20106356_1366047613449673_7390929264926122981_n.jp g?oh=84f1eb7123d406b95a69670030eb2b70&oe=5A15601F

https://scontent.fdad3-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/21167568_1405399546181146_5149958910981479248_o.jp g?oh=668a16f388eb86f5d5b8e7ff4976bf32&oe=5A583327

galazie
31-08-2017, 19:23
Tớ mà chưa có gia đình, tớ cũng sẽ như vậy! Nhưng chỉ khi nào đã thử lên thử xuống, đã hiểu được cách phản ứng của người địa phương mới dám làm. Nói chung, biên giới ở vùng này là dễ ăn đạn lắm. Và thêm nữa, có khả năng ăn cả mìn. Có lẽ bạn cũng đã nghiên cứu kỹ mới dám làm vậy.

Mìn thì tôi không lo vì đọc không thấy tài liệu nào đề cập đến mìn ở biên giới này. Khu vực này cũng gần làng, nên nếu có mìn thì họ cũng phải có biển báo rõ, hoặc đã gỡ từ lâu rồi. Thật ra, biên giới giữa hai nước này ở phần phía nam này, trong lịch sử là vùng sống và canh tác/chăn nuôi lẫn lộn của dân hai bên, mang tính dân sinh nhiều hơn quân sự, ít oánh nhau hơn các biên giới trên vùng phía bắc của hai nước.

Đạn thì tôi có thể chắc chắn là họ sẽ không bắn trong các tình huống đơn giản như vậy.

Chỉ có rủi ro là bị bắt nhốt lại ít ngày. Cái này thì tôi chấp nhận, và cố gắng giảm thiểu tối đa rủi ro này.

galazie
31-08-2017, 19:26
Coi như xong chuyện Jordan.

Quay lại buổi sáng hôm đụng mặt mấy chú lính. Trên đường về lại làng, tôi thong thả ngắm cảnh.

Ruộng dưa. Ai đi ngang qua thì chớ cúi xuống sửa giày. Dưa lưới. Trồng rất nhiều quanh làng. quả chi chít. Nhưng cả gần 2 tuần ở làng tôi không được ăn miếng nào cả. chắc chưa đến lúc thu hoạch.

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21150187_1406840409370393_5725482445929710425_n.jp g?oh=a84a2cf05a19720c97a5022330fcf0f7&oe=5A1F1F00

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21150450_1406840296037071_7383866394219085327_n.jp g?oh=62dec4b6ab3a20bfa535af693be3ec15&oe=5A5FDCFE

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21192666_1406840329370401_2527728519294633341_n.jp g?oh=b021316a6cbcd04b87eb68a264d9a502&oe=5A5E8DE7

galazie
31-08-2017, 19:29
Con đường bên hàng phi lao.

Cây phi lao không phải cây bản địa ở đây. Nhưng người Israel nhập về trồng để ngăn cát, và nó tỏ ra rất hợp với đất ở đây, nên nó được trọng dụng để làm hàng rào chống cát bay ở Israel (ở VN nó cũng được trồng ở các bờ biển mà)

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21150233_1406840286037072_8862734781932668765_n.jp g?oh=953fa919c6ac692551801b8d707a9aba&oe=5A164153

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21192252_1406840169370417_6377686065544963201_n.jp g?oh=76150663d25c69e180365fd9af38fb01&oe=5A58FD51

galazie
31-08-2017, 19:31
Vườn chà là.

Chà là, nhà máy tảo, cộng với 2 nhà máy điện mặt trời, là công cụ kinh tế chính của làng.

Có vẻ như nó (riêng vườn chà là) cho làng thu nhập mỗi năm loanh quanh cỡ 5 triệu đola.

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21192863_1406840152703752_4408051075263266601_n.jp g?oh=d76b4381fb4c4faf12443602494b34b0&oe=5A22881B

galazie
31-08-2017, 19:32
Cây chà là hình như có tuổi thọ cỡ 50 năm. trồng khoảng 5 năm là ra quả.

mỗi cây một năm cho khoảng 200kg quả. làng có 3000 cây.

galazie
31-08-2017, 19:36
Lũ lừa được rào lại và thả nuôi dưới các gốc chà là.

Người Do Thái không quan tâm đến lừa. Nhưng những người Ả Rập du mục thì lại dùng nhiều lừa.

Và người Do Thái phát hiện ra là bọn lừa có thể ăn quả chà là rụng và vì vậy làm vệ sinh cho các vườn chà là. Thế nên họ mua những con lừa già (không kéo xe được nữa) từ người Ả Rập để thả nuôi trong những vườn chà là của người Do Thái.

Thế là một công đôi việc. Bọn lừa thành lao động không công cho dân Do Thái. Bù lại, chúng nó được thảnh thơi no đủ dưỡng già, mà không lo bị làm thịt.

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21151275_1406840166037084_7462945613327275422_n.jp g?oh=8b657946fe356a815769a1c132e06aba&oe=5A610CBE

galazie
31-08-2017, 19:39
Đường về làng em.

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21193008_1406840416037059_4485614665675826952_n.jp g?oh=eb1b3b96603640b2d402ed79e932018e&oe=5A2AE9F3

galazie
31-08-2017, 19:41
Làng nằm sát đường quốc lộ. Đường này nối đến thành phố Eilat ở cực nam đất nước.

Xe bus chạy trên đường toàn trên 100km/h. Xe con chắc nhanh hơn.

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21231554_1406839996037101_2976748424982076733_n.jp g?oh=2ca28a90effc1703455cfc928021f0a7&oe=5A5F2E2C

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21106635_1406839999370434_5248481663361969448_n.jp g?oh=ec6597bf1fc053312d32807f1b9ca3e7&oe=5A58E663

galazie
31-08-2017, 19:44
Biển chỉ đường vào làng. Làng Qetura (Kibbutz Ketura). Làng có viện Arava chuyên nghiên cứu môi trường sa mạc.

Các kibbutz của Israel thường có một trung tâm nghiên cứu một cái gì đó thuộc về thế mạnh của mình. Họ thu hút được nhiều tài trợ nghiên cứu khoa học của chính phủ, tổ chức các khóa học mà chính phủ cấp kinh phí, và thu hút các sinh viên thực tập từ các trường đại học trên thế giới (và thu tiền từ hoạt động này). Có vẻ như là một cách đa dạng hóa, xã hội hóa giáo dục của Israel vậy.

Có thể thấy trên biển đường này có 3 thứ tiếng: tiếng Do Thái (Hebrew), tiếng Ả Rập, và tiếng Anh. Nước này hầu như ai cũng nói tốt tiếng Anh. Trong suốt gần 3 tuần ở đây, tôi chỉ gặp 2 người không nói đc tiếng Anh. 1 em gái cỡ 18t người Do Thái trở về từ Ethiopia, 1 em nữa thì oái oăm là kiểu Do Thái châu Âu, da trắng tóc vàng mắt xanh, mà lại ú ớ không nói được. thật lạ.

tiếng Ả Rập thì là vì dân Israel có một số là người Ả Rập còn chưa bỏ đi sau khi người Do Thái về lập quốc. Họ có đảng riêng, có ghế trong quốc hội, họ còn chiếm đến 3/4 dân số của thành cổ Jerusalem. Nên tiếng Ả Rập cũng là 1 ngôn ngữ chính thức.

https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/21106673_1406839992703768_7556550017025766741_n.jp g?oh=87426339a4dfe7f326dabcbf4de94a75&oe=5A5580F2

galazie
31-08-2017, 19:49
Nhà máy điện mặt trời, bán điện cho nhà nước lấy tiền.

Rất thường xuyên phải lau các tấm pin. nếu không là bụi che mất và giảm hiệu suất.

Dân làng nói đùa, bọn tao tự làm được điện, tự khoan được nước, tự trồng được rau, khi nào tự nuôi được con gì nữa là bọn tao sẽ tuyên bố độc lập khỏi nhà nước Israel.

https://lh3.googleusercontent.com/xFZbtPAvFczliz2DMiYL1rYCk2pqQ0temhfGhOZy2xTlSRs9V2 WZFK2hdoVR4hkayFM-2iWmyxVzNEn94nIlg5qmTierGPyZ77e_uYPcMprUNaI8mEvRpS iOkI1mLtw2wKU2_S9OJSQ7ohj28gvopaFscrsIrQH_CG2Q_syc aQyP1Py4I1_oM3FoJmd3hdH7fG--PXpiWcA3S60CwJalHp-NU41WDFn8mxYJROHRQiEgsMmwoFjT5xgP2lAUFQj24korJkF4-J1fJZ7Dap7rTZXKsKfAyLWVBJqve7ZDuLByoHYaBXGTd6FIhvc oqhp1Q7k-kNkbFcV6ojFW2zxRRtMD65_G7XQ3zI15m851XMav_XFdl7ZiaV 6mqByehtPYpYazx0X2T7yCKBEho7ns0s49jMskZr_uf4d6t2uR O_di0J8i2vNhkItS6wXcgOPlyHH4ZTRnBp4ig38feP5jPUeeRe 3Taz3ar7R-ePeomrM9DW5CD0NKPRMeXHMtFO58dMcN3kI5hjJ5ozBOvBoa96 SXk8Yvx6mpr-ySzEJOXE0mD0GHvRu29eprv-3JUVXvJYPgcNA87LuHW6dc3SgMgmGtBhNoVtTU6EFYsTsDoodu EjLgrSg2=w1362-h766-no

galazie
31-08-2017, 19:51
Nhà máy nuôi tảo nhân tạo.

Tảo này để bán làm thực phẩm chức năng.

Nghe họ bảo, nhà máy này của họ thuộc loại hiện đại nhất thế giới.

Nhưng làm rồi xuất đi hết, không để lại chút nào để ăn.

https://lh3.googleusercontent.com/mF1eormkv2VdirUoabGZQ_nzmkFANqmz2O9QhXEHViTK4_aM7h J7paZwZygiRvlF3vqyki_OHB0jSBwWDT44gpPMDYPMWJoSFezZ Kq2ltLz_DRvloXMUIEbVfy5d80cPTQh00n7BDNcGSsacuHhS-HHPfdjBWosYVHi38AP3PITi3ld-4NGqLfBVhyc9zQ0NqA_khBs0dtxSOn4-OcfnOJ_P_gSEmIRuFSKAgVyhb79h1MiDWTbZgftUDnc974SCFY 4OwiGafJFgwIrI8u_2fb6BE4rj4HpYGSikUUjO6JZpUFM5sh60 CiAjSOM28qnD5wzrPYHh1MooYVuCwCV_KAYJyEhg5lLDFV2F6X ps8J5z0w5nLcEVDIXaFT3r-w3YGDaO82gujlRXwgMzEWyUZOdB40TqWx3I6K2ZHXQnPdhDx17 2pTwdrxjISdBcAFokmJnPa5su3V9H4Vy_gRhppc_5rOHLg449v Fxk5grB_leFBv2ruOeKKsApaT1lwp6w_0QROSKUTE41epHTtz0 Ft0SlBpmmmRGr2AvAGTWk2TyKfRow4lWsJHyF0e2RXrrG32Fr6 V5727rS17xclnUJcX2LmzZIZOhSb3nCit_VuAzdY9UqrdHi=w1 362-h766-no

galazie
31-08-2017, 19:54
Cái gọi là nhà máy tảo, nhìn từ xa. Bên kia là vườn chà là. Núi xa nữa là Jordan.

https://lh3.googleusercontent.com/HbB26QdP9k8PAsATt2WOk9gDKLcj1BBk_NcgxUt4xmiV4X1nZd M3iPewOGDZxC4d3Urhl3VFRrA6m6ahYO81hJFQwREitThvl_0M-JxjcNQTDhM1dJhjcfZYtow57GMHFj_cdWl0XfkSVpV4QISiLYd QIhDWbjHqHgtlg1oYF15Xnt8WoFcPGv75m_9yFTUQ2i9WiD58h PxIas7PP4ve5RoFkN9tUQAFbUsXEsPuaQe1OSOMYnIMPXgQ9pQ 1cyY4J72QobeaRQBzvn37L84EzOXi9k9tMdgGir-Uz8r8TUhYLLKbe5WBaSKTerPEFq-IfQuzJ1cJa8l8NdmvGFodAlaL0_YAYYld1DOEAWcFtRMdmZdvV ii0cE8HO87mpLVgaU8PPHSYmRBDzkjwAXdbJFb9JrpP8RhtuB3 yEGX2ubXtE9ncHy2rsC7rE-91DHsFDo9UVhU5PJdrUytbtJsi-3Zdzejs9qrWJ5dVG2yZHjUAyAcd7F-Pja3u0J5nijK6R-l6Bu0EhqEZxhYVTg-95a2ZWSGilpu5KPG5DvnwhpkUEique35PIofPCkx7dIERK-9RekQ740eDR7NNiDMnL3FnZMzdNwBa75Rp6PPaaKvUIZn5Zw1L =w1362-h766-no