PDA

View Full Version : Cuba nắng vàng biển xanh 2012 :)



lanlimitless
04-02-2012, 11:59
Trong tháng 1/2012, hai thành viên của VIET Psychology đã có chuyến du lịch đến Cuba trong bảy ngày. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu chuyên đề đặc biệt về Cuba trên VIET Psychology. Các chủ đề sẽ được tiếp cận bằng phương pháp "nhân chủng văn hóa" (Cultural Anthropology & Field method). Chúng tôi sẽ chuyển tải chân thực những gì đã trực tiếp cảm nhận đồng thời cố gắng phân tích theo góc nhìn đặc trưng từ chính đối tượng được tiếp cận (Cuba). Mong nhận được sự ủng hộ của các bạn!

(VIET Psychology www.vietpsy.com là blog về các bài viết, bài dịch, thông tin, tin tức về Tâm lý học và các ngành khoa học xã hội, đồng thời là nơi để cộng đồng sinh viên Việt Nam đang theo đuổi ngành học triển khai các dự án của mình)

Có nhiều phản ứng khác nhau khi bạn bè biết tôi đi Cuba: người thì phấn khích, người thì e ngại, nhưng phần lớn là cảm giác ngạc nhiên xen lẫn một chút tò mò: chính xác thì ở Cuba có gì mà đi? Tôi cũng từng như vậy. Trước chuyến đi, tôi hoàn toàn không biết nhiều về đất nước này trừ một số thông tin cơ bản lượm lặt qua Phượt.com hay thông tin về phương thức kinh doanh tại Cuba (http://negotiation.pbworks.com/w/page/47233216/Cuba) tôi làm bài tập cho một lớp tại trường. Hơn cả sự mong đợi, bảy ngày tại đất nước Cuba xinh đẹp và mến khách để lại trong tôi nhiều kỷ niệm, niềm vui và cả bài học về thái độ đối với cuộc sống nhiều hơn hết bất kỳ chuyến đi nào.

Để có chuyến du lịch Cuba kéo dài trong bảy ngày ngắn ngủi, tôi đã có ý tưởng từ nửa năm trước đó. Chính xác là khoảng tháng 3/2011, tôi học lớp "Cultural Anthropology" (Văn hóa nhân chủng), một lớp về các nền văn hóa trong tương quan lịch sử, xã hội, địa lý, v.v. đặc trưng của chính nền văn hóa đó (historical particularism). Cuốn sách phải đọc khi đó là "In search of respect: Selling Crack in El Barrio" của Philippe Bourgois. Tác giả, một học giả "da trắng mắt xanh" thuộc tầng lớp được nể trọng trong xã hội, đã dành đến ba năm để thâm nhập vào thế giới của những người dân nhập cư người Mễ tại khu vực East Harlem (New York) đầy tệ nạn và tội phạm. So sánh gần gũi thì Bourgois xem như Nam Cao còn dân East Harlem xem như Chí Phèo: Bourgois hướng đến việc giúp cho người đọc hiểu về nền văn hóa đặc trưng tại East Harlem (băng đảng, hiphop, sự chống đối xã hội, v.v.) và những khó khăn mà người East Harlem trải qua do sức ép và sự phân biệt xã hội. Tôi đặc biệt đánh giá cao tinh thần của tác phẩm này. Chúng ta cần phải đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu chứ không thể dùng những chuẩn mực riêng lẻ của bản thân để đánh giá người khác.

Với tinh thần tìm tòi về những nền văn hóa "chịu nhiều sức ép", tôi tình cờ đọc được bài viết về Du lịch Cuba và du lịch Bắc Triều Tiên tại Phượt. Theo như lời kể từ những người đã từng đi, Cuba sạch, đẹp, rẻ, và quan trọng hơn hết, người dân có một lối sống thoải mái và dễ chịu - những điều không ngờ đối với những gì tôi đã hình dung trước đó về một đất nước đang bị Mỹ cấm vận. Thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần - điều này có vẻ khó tin. Cùng thời điểm đó tôi cũng đang học về tháp Maslow, mô hình cho rằng nhu cầu cơ bản ăn no mặc ấm vẫn nằm rất thấp trong tháp hạnh phúc (http://www.vietpsy.com/2011/08/tam-ly-hoc-marketing-thap-maslow-va-nhu.html). Dựa vào những điều kiện tác động nào mà người Cuba vẫn có thể cảm thấy thoải mái khi họ thiếu thốn quá nhiều thứ? (Ở thời điểm hiện tại, họ vẫn thiếu giấy vệ sinh trầm trọng, bởi thế khách du lịch đến đây cũng có dịp trải nghiệm với văn hóa đi vệ sinh công cộng - tôi sẽ kể sau). Tôi quyết định: mình cần phải đi Cuba, để thấy, để nghe, để cảm nhận, để một lần tập làm một nhà nhân chủng học đi thực nghiệm (field method) như Bourgois đã làm với East Harlem.

Tôi bắt đầu lên kế hoạch, kêu gọi người tham gia. Sau khá nhiều thủ tục rắc rối lằng nhằng với Canada và nỗi sợ hãi thường trực - mình có thể bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ sau chuyến đi, chiều ngày 8/1/2012, tôi và hai người bạn đã đáp xuống sân bay quốc tế Jose Marti tại thủ đô Havana. Và chuyến hành trình của chúng tôi chính thức bắt đầu ...

(Còn tiếp)


Một số hình về Cuba trong ngày đầu tại Havana

https://4.bp.blogspot.com/-5bRKSLYFWUw/TxoytSFHUvI/AAAAAAAABU0/H-R10BccMkE/s640/IMG_2304.JPG (http://4.bp.blogspot.com/-5bRKSLYFWUw/TxoytSFHUvI/AAAAAAAABU0/H-R10BccMkE/s1600/IMG_2304.JPG)

https://1.bp.blogspot.com/-g2HFlWb__XY/Txoyu3BJFvI/AAAAAAAABU8/XACqq8_oQKY/s640/IMG_2318.JPG (http://1.bp.blogspot.com/-g2HFlWb__XY/Txoyu3BJFvI/AAAAAAAABU8/XACqq8_oQKY/s1600/IMG_2318.JPG)

https://2.bp.blogspot.com/-jDMXZ0FuQbg/TxoywJTIQSI/AAAAAAAABVE/ihpc94zzWDM/s640/IMG_2350.JPG (http://2.bp.blogspot.com/-jDMXZ0FuQbg/TxoywJTIQSI/AAAAAAAABVE/ihpc94zzWDM/s1600/IMG_2350.JPG)

https://4.bp.blogspot.com/-Th-om1OCCNw/TxoyxAQE1AI/AAAAAAAABVM/_tqjJ3L2XHg/s1600/IMG_2354.JPG (http://4.bp.blogspot.com/-Th-om1OCCNw/TxoyxAQE1AI/AAAAAAAABVM/_tqjJ3L2XHg/s1600/IMG_2354.JPG)

https://1.bp.blogspot.com/-XzGD4pctdWU/Txoyx_5PqgI/AAAAAAAABVU/j0rAQsiORfQ/s640/IMG_2363.JPG (http://1.bp.blogspot.com/-XzGD4pctdWU/Txoyx_5PqgI/AAAAAAAABVU/j0rAQsiORfQ/s1600/IMG_2363.JPG)

https://4.bp.blogspot.com/-VonAzgxnyVk/TxoyzqaogjI/AAAAAAAABVc/Tj1lVHsx5B0/s640/IMG_2427.JPG (http://4.bp.blogspot.com/-VonAzgxnyVk/TxoyzqaogjI/AAAAAAAABVc/Tj1lVHsx5B0/s1600/IMG_2427.JPG)

https://1.bp.blogspot.com/-JvfO-Lz9ltc/Txoy1j-dyRI/AAAAAAAABVk/c672aZoiHw8/s1600/IMG_2482.JPG (http://1.bp.blogspot.com/-JvfO-Lz9ltc/Txoy1j-dyRI/AAAAAAAABVk/c672aZoiHw8/s1600/IMG_2482.JPG)

lanlimitless
04-02-2012, 12:00
Thêm ảnh


https://3.bp.blogspot.com/-zynjBpRcZdE/Txoy4A8WrsI/AAAAAAAABVs/RoJfKJ3f728/s640/IMG_2440.JPG (http://3.bp.blogspot.com/-zynjBpRcZdE/Txoy4A8WrsI/AAAAAAAABVs/RoJfKJ3f728/s1600/IMG_2440.JPG)


https://2.bp.blogspot.com/-AZFqR-qVMes/Txoy6_VzYtI/AAAAAAAABV0/8PO6UaVfTy8/s640/IMG_2485.JPG (http://2.bp.blogspot.com/-AZFqR-qVMes/Txoy6_VzYtI/AAAAAAAABV0/8PO6UaVfTy8/s1600/IMG_2485.JPG)

https://1.bp.blogspot.com/-wySJ0HQXn-g/Txoy8kmuYCI/AAAAAAAABV8/GuNBJGq5fYc/s640/IMG_2557.JPG (http://1.bp.blogspot.com/-wySJ0HQXn-g/Txoy8kmuYCI/AAAAAAAABV8/GuNBJGq5fYc/s1600/IMG_2557.JPG)

https://4.bp.blogspot.com/-WuNXVMpZiRM/Txoy_xSgmUI/AAAAAAAABWE/2ieeDKuB1Zw/s640/IMG_2565.JPG (http://4.bp.blogspot.com/-WuNXVMpZiRM/Txoy_xSgmUI/AAAAAAAABWE/2ieeDKuB1Zw/s1600/IMG_2565.JPG)

https://1.bp.blogspot.com/-t5wSlaUkGe0/TxozA4NGRmI/AAAAAAAABWM/0VcCD5cxIS4/s1600/IMG_2585.JPG (http://1.bp.blogspot.com/-t5wSlaUkGe0/TxozA4NGRmI/AAAAAAAABWM/0VcCD5cxIS4/s1600/IMG_2585.JPG)

https://3.bp.blogspot.com/-Wc9tO3jzX7M/TxozBz-HmuI/AAAAAAAABWU/hoW3ONpaeOk/s1600/IMG_2594.JPG (http://3.bp.blogspot.com/-Wc9tO3jzX7M/TxozBz-HmuI/AAAAAAAABWU/hoW3ONpaeOk/s1600/IMG_2594.JPG)

https://4.bp.blogspot.com/-Riws044e82A/TxozCy3rajI/AAAAAAAABWc/3b2E4lm-ncs/s640/IMG_2596.JPG (http://4.bp.blogspot.com/-Riws044e82A/TxozCy3rajI/AAAAAAAABWc/3b2E4lm-ncs/s1600/IMG_2596.JPG)

lanlimitless
04-02-2012, 12:11
Phần 2: Một vùng đất cởi mở


http://www.youtube.com/watch?v=ba7RzWwvadk

Một đất nước bị cấm vận, một thế giới không được tiếp xúc với văn minh nhân loại, một hòn đảo chỉ toàn những công dân luôn miệng ca ngợi chế độ - đây có lẽ là những hình dung khá phổ biến về Cuba. Tuy nhiên, một tuần tại Cuba đã đem lại cho chúng tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Biệt lập về vị trí địa lý nhưng nền văn hóa và cuộc sống tại Cuba lại vô cùng phong phú với sự phối hợp đa dạng từ sự ảnh hưởng của Tây Ban Nha, Mexico, Nam Mỹ và thậm chí từ Hoa Kì.

Ngay trong đêm vừa đặt chân xuống khách sạn, một thành viên trong nhóm để quên máy chụp ảnh trên xe bus, chính vì vậy chúng tôi phải bắt taxi đến trạm xe bus. Người lái xe ở độ tuổi 50-60, cường tráng và khỏe mạnh. Chiếc xe vẫn còn khá mới, chạy êm và nhanh - khác với đa số xe tại Cuba thuộc dòng những thế kỷ trước như Cadilac, v.v. Bác tài cho biết chiếc xe mới cáu này mua được là do trước đây bác tham gia chương trình dạy xóa mù chữ do chính phủ Cuba thực hiện tại Mexico nên được cho phép mua xe nhập khẩu. Điều này không bất ngờ vì tỉ lệ mù chữ tại Cuba thuộc hàng thấp nhất thế giới. Giáo dục phổ cập và miễn phí đến bậc đại học. Theo Lonely Planet, Cuba từ lâu đã có chương trình phát bài giảng đại học lên các kênh tivi - điều mà Hoa Kì hiện nay đang cố gắng thực hiện với các bài giảng mở trên internet.

Một điều chúng tôi đặc biệt ấn tượng qua lời kể của bác tài là niềm tin dành cho cảnh sát. Theo bác tài thì cảnh sát tại Cuba là những người bảo vệ nhân dân và đặc biệt đáng tin cậy. Hai người bạn của tôi tỏ vẻ nghi ngờ và muốn hỏi thêm ý kiến của những người khác, nhưng qua trải nghiệm những ngày tại Cuba thì tôi tin vào nhận xét của bác tài. Trong những ngày tại Cuba, hầu như đêm nào chúng tôi cũng đi bộ về khách sạn trên những con đường vắng vào khuya và không gặp bất kỳ rắc rối nào. Lonely Planet cho rằng phụ nữ đi một mình trên đường vào đêm khuya không cần lo lắng lắm. Một xã hội với nền an ninh tốt thì không thể không cho rằng lực lượng cảnh sát đã hoàn thành nhiệm vụ và nhận được sự hợp tác và tín nhiệm của nhân dân.

Sau khi lấy lại được chiếc máy ảnh, chúng tôi đi bộ ra đường chính để ăn tối và trải nghiệm cuộc sống đêm tại Havana. Khách sạn chúng tôi nằm gần Paseo. Con đường này dẫn ra ven viển, là khu vui chơi và sinh hoạt về đêm của thanh niên tại Havana. Hai bên đường là bar, nhà hàng, quán ăn, quán kem, v.v. Đêm chủ nhật tuy nhiên lượng người đổ về các tụ điểm ăn chơi vẫn khá đông. Có thể nói về độ ăn diện, thanh niên tại Cuba không hề thua kém bất kỳ ai. Con gái trang điểm, mang giầy cao gót và đi lắc hông. Những cậu trai mặc quần jean và đôi người có những kiểu tóc "dựng ngược trời" theo phong cách punk. Tuy nhiên, do không có nhiều nguồn mỹ phẩm và quần áo, sự cách biệt trong cách ăn diện không quá lớn. Tuyệt đối không có đồ xa xỉ. Tất cả là làm đẹp dựa trên việc tận dụng tất cả nguồn tài nguyên có sẵn. Mỹ phẩm có thể mua tại các cửa hàng bách hóa với giá từ từ 1 đến 3 CUC (một hộp cơm hay một cái bánh pizza dành cho một người có giá khoảng 1 CUC). Các bạn có thể xem videoclip ở đầu bài về Đời sống đêm tại Havana do VIET Psychology thực hiện (http://www.youtube.com/watch?v=ba7RzWwvadk).


https://3.bp.blogspot.com/-HeFwztPOeAc/TyQYEoD_9pI/AAAAAAAABcE/l9414Pifqwc/s640/405950_2888492845692_1061321360_3051063_1200377667 _n.jpg (http://3.bp.blogspot.com/-HeFwztPOeAc/TyQYEoD_9pI/AAAAAAAABcE/l9414Pifqwc/s1600/405950_2888492845692_1061321360_3051063_1200377667 _n.jpg)
Bức ảnh chụp với gia đình Cuba


Trên đường đi, chúng tôi gặp một gia đình đi cùng hướng. Điều ngạc nhiên là người mẹ mặc một cái áo sơ mi có in hình cờ Mỹ - kẻ thù không đội trời chung với Cuba. Bạn biết là ở Việt Nam nếu mặc một cái áo ba que ra đường hay ở California mặc một cái áo cờ đỏ sao vàng thì rắc rối đến chừng nào rồi đấy. Tuy nhiên điều này có vẻ không phải là một vấn đề lớn ở Cuba. Khi đến ven viển, gia đình này đã xin chụp hình chung với chúng tôi. Đây là gia đình đến từ tỉnh, lần đầu lên Havana chơi, và có lẽ đây là lần đầu tiên họ thấy người châu Á. Người Cuba cực cởi mở, họ sẵn sàng bắt chuyện với những người lạ trên đường.

Là một thành phố ven biển, Havana có hẳn một trục đường xây dọc theo bờ biển. Điều này giúp khí hậu tại thành phố luôn mát mẻ và dễ chịu. Một điểm đặc trưng tại cuộc sống Havana là những đêm đi dạo hóng gió bên bờ biển. Nhiều cặp tình nhân và các nhóm thanh niên đều đến bờ biển hàng đêm. Bạn dễ dàng nhìn thấy nhiều cử chỉ táo bạo nơi đây. Riêng chúng tôi thì ngồi trên đê, nhìn xa xăm đường biển vô tận, tai nghe từng đợt sóng đập liên hồi, cảm nhận những cơn gió mát lạnh, nhấp từng ngụm rum và tấm tắc "đời ơi là đời!"

Kết thúc ngày một tại Havana ~~

(Còn tiếp)


https://2.bp.blogspot.com/-jZd5E7nWM-s/TyQYE_Jbd2I/AAAAAAAABcM/HB8xgqJc4f0/s640/420687_10150501618731404_695916403_8817252_3010453 48_n.jpg (http://2.bp.blogspot.com/-jZd5E7nWM-s/TyQYE_Jbd2I/AAAAAAAABcM/HB8xgqJc4f0/s1600/420687_10150501618731404_695916403_8817252_3010453 48_n.jpg)

https://3.bp.blogspot.com/-dIswq3JC4u4/TyQYFfmsiEI/AAAAAAAABcU/ze7kIBTRFhU/s640/431423_10150501621596404_695916403_8817290_1117311 899_n.jpg (http://3.bp.blogspot.com/-dIswq3JC4u4/TyQYFfmsiEI/AAAAAAAABcU/ze7kIBTRFhU/s1600/431423_10150501621596404_695916403_8817290_1117311 899_n.jpg)

https://3.bp.blogspot.com/-L1gP5s2njBY/TyQYG7561YI/AAAAAAAABcc/NNeDBvs0A3s/s640/IMG_2798.JPG (http://3.bp.blogspot.com/-L1gP5s2njBY/TyQYG7561YI/AAAAAAAABcc/NNeDBvs0A3s/s1600/IMG_2798.JPG)

https://4.bp.blogspot.com/-mWu0c6jUnsU/TyQYHZIOZdI/AAAAAAAABck/CsRpMNUUN1U/s640/IMG_2806.JPG (http://4.bp.blogspot.com/-mWu0c6jUnsU/TyQYHZIOZdI/AAAAAAAABck/CsRpMNUUN1U/s1600/IMG_2806.JPG)

https://3.bp.blogspot.com/-D60xUr6U2wM/TyQYHoacV2I/AAAAAAAABcs/pvF-yZMj6rc/s640/IMG_2841.JPG (http://3.bp.blogspot.com/-D60xUr6U2wM/TyQYHoacV2I/AAAAAAAABcs/pvF-yZMj6rc/s1600/IMG_2841.JPG)

lanlimitless
04-02-2012, 12:13
Thêm ảnh


https://2.bp.blogspot.com/-23vaj8XZ76E/TyQYIP-gbaI/AAAAAAAABc0/F_B83at-dZ8/s1600/IMG_2969.JPG (http://2.bp.blogspot.com/-23vaj8XZ76E/TyQYIP-gbaI/AAAAAAAABc0/F_B83at-dZ8/s1600/IMG_2969.JPG)

https://2.bp.blogspot.com/-r9_vGcIAYy4/TyQYNq-302I/AAAAAAAABc8/MN9OITmOa_k/s640/IMG_2922.JPG (http://2.bp.blogspot.com/-r9_vGcIAYy4/TyQYNq-302I/AAAAAAAABc8/MN9OITmOa_k/s1600/IMG_2922.JPG)

https://3.bp.blogspot.com/-67EAEUSheVs/TyQYN1Mb_JI/AAAAAAAABdE/mojd-ap5f7c/s1600/IMG_2928.JPG (http://3.bp.blogspot.com/-67EAEUSheVs/TyQYN1Mb_JI/AAAAAAAABdE/mojd-ap5f7c/s1600/IMG_2928.JPG)

https://4.bp.blogspot.com/-nKtaFymhnNQ/TyQYZIEid4I/AAAAAAAABdM/B4lsA3RZHbA/s640/IMG_2947.JPG (http://4.bp.blogspot.com/-nKtaFymhnNQ/TyQYZIEid4I/AAAAAAAABdM/B4lsA3RZHbA/s1600/IMG_2947.JPG)

https://4.bp.blogspot.com/-3krjctHW9UA/TyQYdJjoN6I/AAAAAAAABdU/AHbZVX5XZEs/s1600/IMG_3069.JPG (http://4.bp.blogspot.com/-3krjctHW9UA/TyQYdJjoN6I/AAAAAAAABdU/AHbZVX5XZEs/s1600/IMG_3069.JPG)

https://2.bp.blogspot.com/-1oyB8pgdX8M/TyQYfTcdJBI/AAAAAAAABdc/EcZmM12yGgg/s1600/IMG_2821.JPG (http://2.bp.blogspot.com/-1oyB8pgdX8M/TyQYfTcdJBI/AAAAAAAABdc/EcZmM12yGgg/s1600/IMG_2821.JPG)

bibo81
04-02-2012, 16:44
Ôi, đất nước Anh em. Thích rồi đây. Kể chuyện tiếp đi bạn

BGI
05-02-2012, 21:44
Mình cũng dự định đi Mỹ Latinh trong đó có Cuba vào hè này. Cảm ơn bạn chủ thớt và tiếp tục theo dõi bài viết của bạn. À mà bạn ơi Cuba có miễn visa cho Việt Nam mình không nhỉ?

lanlimitless
06-02-2012, 10:26
Về vé máy bay: Thường nếu mua trọn gói du lịch từ các công ty Canada (Lan đi của Redtag.ca) thì vé máy bay và khách sạn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với mua lẻ vé máy bay từ Cubana Airlines. Cả gói máy bay hai chiều và tiền khách sạn 7 đêm của Lan là khoảng $550 trong khi Lan đã tìm thử vé máy bay riêng nhưng mà thấy toàn cỡ trên $1000 (bay từ Toronto). Sở dĩ Lan muốn tìm vé máy bay riêng là vì hồi đấy không muốn ở khách sạn mà muốn ở mấy cái nhà dân cho thuê để có trải nghiệm gần gũi hơn; nhưng mà rốt cuộc thì 7 ngày ở Cuba hôm nào cũng đi từ sáng đến khuya, về đến khách sạn chỉ có ngủ lấy sức. Thế nên việc ở nhà người dân hay không cũng không quan trọng lắm, đặc biệt nếu bạn không biết tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn ở nhà dân thì nên mua trọn gói từ công ty Canada để có giá máy bay rẻ rồi bỏ khách sạn ra ở nhà dân vài đêm cũng được.

Visa: Việt Nam và Cuba có thỏa thuận miễn visa cho nên công dân Việt Nam không cần bỏ tiền ra mua visa Cuba như khách du lịch các nước khác (tầm $30). Hầu hết các gói của công ty du lịch sẽ bao gồm visa này - tuy nhiên lưu ý là lúc nhập cảnh bạn phải nói rõ ra là mình là công dân Việt Nam, nhân viên sẽ đưa cái giấy màu vàng gì đấy, mình điền vào, người ta đóng dấu, sau đó mình phải giữ cho đến khi lúc xuất cảnh. Lúc này thì cái visa mà công ty du lịch đưa không có giá trị - cái này không phải nhân viên nào cũng biết nên mình phải yêu cầu họ đưa cái giấy màu vàng đó ra. Lúc Lan nhập cảnh thì nhân viên không biết nên không đưa giấy màu vàng, lúc xuất cảnh đưa cái visa chuẩn thì nhân viên không chịu và yêu cầu đi điền giấy vàng - nói chung là cũng không lằng nhằng lắm, chỉ có điều mất thời gian xếp hàng lại từ đầu (lưu lượng khách du lịch đến Cuba khá đông nên phải xếp hàng khá mệt) ---> nên đến trước giờ bay tầm 4h thì mới chắc ăn.

Cái này là visa loại thường - mà lưu ý là các bạn phải lấy cái giấy màu vàng nhé

https://img853.imageshack.us/img853/5816/img2185fr.jpg

shcodon
10-02-2012, 13:28
Tuyệt, mình thích đi ndu lịch những nơi mới lạ, có nền văn hóa độc đáo và xa xôi với việt nam

long_ku3
24-02-2012, 14:31
Oh, nhìn thân thuộc quá. Tks lanlimitless

fire_unicorn
27-02-2012, 09:38
Vẫn còn nắng vàng biển xanh nữa cơ mà nhỉ, hóng tiếp.

FlyingDance
16-03-2012, 12:34
Hihi.... Cái topic này lại gần trùng trùng tên với topic của mình đấy .....đi Cuba có vẻ hay quá nhỉ, mình cũng đang ở US đây, chắc khi nào cũng phải đi đến đây chơi mới được. Nhưng chưa rõ phải đi như thế nào ? chủ thớt cho xin ít kinh nghiệm đi từ US đi ^^
Chủ thớt đang ở Canada à, cuối tháng 6 mình định sang Canada chơi, nếu được gặp nhau đàm đạo tí nhỉ ... hehe ^^

lanlimitless
18-03-2012, 12:09
hihi.... cái topic này lại gần trùng trùng tên với topic của mình đấy .....đi Cuba có vẻ hay quá nhỉ, mình cũng đang ở US đây, chắc khi nào cũng phải đi đến đây chơi mới được. Nhưng chưa rõ phải đi như thế nào ? chủ thớt cho xin ít kinh nghiệm đi từ US đi ^^
Chủ thớt đang ở Canada à, cuối tháng 6 mình định sang Canada chơi, nếu được gặp nhau đàm đạo tí nhỉ ... hehe ^^

Mình đi từ New York ---> Buffalo (đi chơi thác Niagara) ----> Toronto ----> Havana ;) Mình ở Vermont :-)

vutamhoan
27-03-2012, 16:19
Nhờ bạn Lan mà mình vào Cuba lần đầu không cần Visa, lần sau bay từ Panama sang thì bọn CA củ chuối nó cứ đòi visa mới cho boarding, đành xì ra 20$ mua cái Visa rời, nhưng lúc nhập cảnh không thèm chìa ra.
Bạn nào đi Cuba mình có thể cho mượn Visa đó để tránh bị mất tiền nếu hãng bay hỏi - nhưng phải trả lại, không được điền tên vô :P
Bonus: Đi Cuba thì phải có dấu hải quan trong Visa nó mới oách - chú hải quan thấy mình đòi đóng dấu phải hỏi đi hỏi lại, rồi lại còn xòe PP ra hỏi muốn đóng chỗ nào, ke ke ke
https://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201203278613nmizzgzkzj23540.jpeg

FlyingDance
28-03-2012, 10:26
Mình đi từ New York ---> Buffalo (đi chơi thác Niagara) ----> Toronto ----> Havana ;) Mình ở Vermont :-)

Mình nghe nói dân US ko được sang Canada và Cuba đúng ko? Mình đi bằng thẻ xanh có được ko vậy ???
Mọi người bảo mình là nó ko cho nhập cảnh, mà nếu có vào được thì cũng ko trở ra dc :(

lanlimitless
26-04-2012, 15:02
Nhờ bạn Lan mà mình vào Cuba lần đầu không cần Visa, lần sau bay từ Panama sang thì bọn CA củ chuối nó cứ đòi visa mới cho boarding, đành xì ra 20$ mua cái Visa rời, nhưng lúc nhập cảnh không thèm chìa ra.
Bạn nào đi Cuba mình có thể cho mượn Visa đó để tránh bị mất tiền nếu hãng bay hỏi - nhưng phải trả lại, không được điền tên vô :P
Bonus: Đi Cuba thì phải có dấu hải quan trong Visa nó mới oách - chú hải quan thấy mình đòi đóng dấu phải hỏi đi hỏi lại, rồi lại còn xòe PP ra hỏi muốn đóng chỗ nào, ke ke ke

Hehehe ừ thì có dấu vào Cuba thì thích nhưng mà bạn nào học ở Mỹ thì đừng làm thế này nhé :)) Coi chừng bị từ chối visa :))


Mình nghe nói dân US ko được sang Canada và Cuba đúng ko? Mình đi bằng thẻ xanh có được ko vậy ???
Mọi người bảo mình là nó ko cho nhập cảnh, mà nếu có vào được thì cũng ko trở ra dc

Đi bình thường bạn ơi :P Cuba nó cho dân Mỹ vào thoải mái ^^

khi3mkp
28-04-2012, 12:53
@lanlimitless : đang hóng thông tin từ chủ thớt.

lanlimitless
12-05-2012, 13:14
Phần 3: Tính cách người Cuba

https://1.bp.blogspot.com/-EFYCUZ4Mveo/T639UKDllCI/AAAAAAAAB24/sJKmvf5hxmQ/s640/403599_10150507096176404_695916403_8828262_2961138 21_n.jpg

Đặc tính của nền kinh tế ảnh hưởng đến tính cách của con người trong một xã hội. Qua những ngày tại Cuba, tôi nhận ra những đặc tính chung của người Cuba là rất hiền hòa, thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ người khác nhưng cũng lại rất sòng phẳng. Một số người cố gắng lách luật (cheat the system). Các đặc tính này đều có thể giải thích từ nền kinh tế bao cấp đặc trưng tại Cuba. Xin lưu ý tác giả không có ý định đánh đồng tất cả mọi người trong một dân tộc mà chỉ cố gắng phân tích những điểm chung, thường gặp nhất về tính cách con người trong xã hội. Dĩ nhiên mỗi người có những điểm riêng biệt.

Ở những nơi có ít nguồn tài nguyên, con người sẽ cần kiệm, tỉ mẩn và khắt khe trong việc sử dụng tài nguyên và chia sẽ cùng người khác. Ngược lại, ở những nơi có nhiều nguồn tài nguyên, con người sẽ phóng khoáng, rộng rãi và không ngần ngại chia sẽ cùng người khác. Một ví dụ điển hình là câu nói "Người Hà Nội kiếm 10 đồng sẽ dùng 1 đồng và tiết kiệm 9 đồng. Người Sài Gòn kiếm 10 đồng sẽ xài 9 đồng, tiết kiệm 1 đồng và mượn 2 đồng". Người Hà Nội khá kỹ tính trong việc chọn bạn, hạn chế tiếp xúc với những người họ chưa quen thân trong khi người Sài Gòn thoải mái, có thể giúp đỡ cả những người lạ chưa quen mà không tính toán. Ngược lại, đối với người Hà Nội, một khi đã quen thân, một người có thể sẵn lòng trả tiền cho cả chầu ăn của các bạn trong khi người Sài Gòn khá rạch ròi về việc tiền bạc, một khi ăn là chia đều tiền hoặc xoay vòng luân phiên trả tiền.

Người Cuba lại là một kết hợp thú vị của hai đặc điểm trên vì sở dĩ nguồn tài nguyên của Cuba "vừa thừa mà cũng vừa thiếu". Thừa là thừa tài nguyên cơ bản như thức ăn (phân phát qua tem phiếu), lương cơ bản, dịch vụ y tế và trường hợc miễn phí, được cấp nhà ở, nền văn hóa đa dạng và đặc sắc. Thiếu là thiếu những thứ vượt ngoài tầm cơ bản (ăn, ở, uống, ngủ) và những thứ xa xỉ (đồ trang điểm, tiền). Thế nên, người Cuba vừa phóng khoáng lại vừa rất sòng phẳng và luôn tìm cơ hội kiếm thêm tiền, đặc biệt ở những thành phố thu hút nhiều khách du lịch như tại thủ đô Havana và thành phố biển Varadero.

Người Cuba liên tục chào hỏi, tươi cười, không nề hà, sẵn sàng giúp đỡ người lạ và khách du lịch (đặc biệt là những khách du lịch sử dụng tiếng Tây Ban Nha). Tuy nhiên, họ không phải là hào sảng giúp đỡ không điều kiện. Thường sau khi làm một điều gì đó cho người khác, họ thường trông đợi vào một khoảng "tip", có thể hiểu là "có qua có lại". Ví dụ, ở Cuba dùng hai loại tiền tệ, một loại cho dân địa phương (Peso) và một loại cho khách du lịch (Convertible Peso - CUC). 1 CUC trị giá khoảng 25 PESO. Ngày thứ hai khi chúng tôi đi đổi tiền CUC thành tiền Peso tại một tiệm tạp hóa địa phương, người đàn ông đã đề nghị thẳng thắng: "Bây giờ tao đổi cho tụi mày 40CUC, tụi mày cho tao 2CUC để tao mua cigar hút được không?". Khi chúng tôi đồng ý, người đàn ông giúp đỡ chúng tôi khá nhiệt tình, đổi tiền và còn cho chúng tôi một số thông tin về Havana.

Một điều hay hơn nữa về người Cuba là họ rất lịch sự. Họ sẽ tiếp cận khách du lịch, đề nghị được giúp đỡ (để đối lấy tip). Nhưng nếu bị từ chối, họ sẽ tươi cười rồi bỏ đi, tuyệt nhiên không xảy ra tình trạng chạy bám hay chửi đổng khách du lịch. Tương tự với các ban nhạc trong các quán ăn tại Cuba. Thường các quán ăn, đặc biệt tại khu Old Havana có nhiều khách du lịch, các ban nhạc đều có một band nhạc sống chơi theo từng đợt khoảng 20-30 phút. Một thành viên của ban nhạc sẽ đi vòng quanh cầm một cái rổ nhỏ để xin tiền tip. Ngoài ra, các ban nhạc này còn thu âm sẵn các đĩa CD và bán với giá 8-10CUC. Họ sẽ nhã nhặn mời chào khách du lịch, và thường thì chúng tôi từ chối, họ sẽ lịch thiệp mỉm cười và đi đến bàn khác.

Đợt về lại Havana từ Varadero, trên đường ra trạm xe bus, chúng tôi được một người đàn ông mời chào đi taxi về Havana với thời gian ít hơn và giá rẻ hơn so với bus. Ban đầu thì ngần ngại nhưng rốt cuộc ba đứa cũng "liều" lên xe (nói vui chứ mình còn chuẩn bị sẵn dây thừng trong túi áo, ... phòng trường hợp xấu). Xe khá mới và chạy êm, hỏi chuyện anh này thì biết được anh chàng mua xe không giấy phép (chứ không phải có giấy phép như câu chuyện về ông lái xe già mua được xe vì trước đó tình nguyện cho chính phủ đi dạy chữ tại Mexico). Ngoài lái xe đường dài thì anh chàng còn làm thêm nhiều nghề như sửa xe, sửa tủ lạnh để kiếm thêm thu nhập. Lúc chia tay, anh chàng này còn thể hiện nụ hôn gió lịch thiệp và không quên dặn mình lưu số lại để giới thiệu cho bạn bè.

Nói người Cuba tốt thì tốt, có một lần khi chúng tôi đi về khách sạn khá khuya, đã có một người đàn ông tầm 60-70 tuổi tốt bụng đã giúp chúng tôi thỏa thuận giá đi taxi cho chúng tôi. Lớp trẻ càng về sau thì có lẽ càng thế hiện sự sòng phẳng, năng động và mưu mẹo hơn nhiều. Trong câu chuyện về anh chàng lái taxi đa-zi-năng, có lẽ sống gần Varadero, là một khu du lịch nhiều người nước ngoài, đã một phần tạo nên một lớp người trẻ, không hài lòng với cuộc sống bao cấp đơn giản nên tìm cách lách luật để kiếm thêm thu nhập. Đây có lẽ cũng thể hiện chuyển mình theo hướng thả lỏng và hòa nhập của chính phủ Cuba kể từ khi ông Raul Castro lên nắm quyền thay anh trai (Raul Castro là một người mềm mỏng hơn anh trai).

Kỳ tiếp theo: Người Cuba nghĩ về về Việt Nam? Ai là anh em tốt của Cuba?

Đọc phần 1 & 2 tại VIET Psychology http://www.vietpsy.com/search/label/Cuba%20%7C%20Chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81%20Cuba

Bài này sẽ up lên VIET Psychology sau.

Hình mình chụp. Nhìn túi áo nha, sẽ thấy 2 cây cì gà đó =))

samsonsakata2808
09-08-2012, 08:46
Chủ topic ơi...nếu đi từ Mexico qua Cuba thì làm sao đi dược đây... theo cậu thì nên ở nhà dân hay ở khách sạn ?...

lanlimitless
09-08-2012, 16:09
Mình không biết vụ đi từ Mexico, bạn tự search nha. Còn vụ ở đâu thì thế này: thường mua mấy package ở bên công ty Canada sẽ là khoảng 500-800 bao gồm tiền vé máy bay 2 chiều và tiền khách sạn 7 ngày ở Havana, còn mua vé máy bay riêng trên Air Cuba thì nó sẽ chém 2000USD cho round trip. Thế nên bạn cứ mua package ở khách sạn đi rồi thích thì ở nhà dân bên ngoài (tầm 15-20USD/ngày).