PDA

View Full Version : Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy.



HDD82
14-02-2017, 21:27
Thân chào năm mới 2017 tới toàn thể ACE,

Cảm giác của bạn sau khi kết thúc một hành trình thường là gì? Phải chăng mỗi hành trình kết thúc thường để lại một khoảng trống, một cảm giác trống trải trong bạn? Và để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn đó bạn lại lên đường tìm kiếm thêm một cuộc phiêu lưu khác, trải nghiệm khác?

Cách đây không lâu, các chuyến đi của HDD82 bắt đầu từ sự thôi thúc đam mê miền đất mới, tâm trạng đầy háo hức và kích thích. "Thôi thúc + Đam mê" là công thức dẫn tới các cuộc hành trình khám phá trước đó. Tuy nhiên theo thời gian mọi chuyện đã có sự đổi khác: Đam mê thì vẫn còn nhưng thôi thúc thì giảm xuống. Tâm trạng cao trào bốc đồng ngày trước đã không còn nhiều nữa, thay vào đó là bình tĩnh tự tại, bình thản đối diện với mọi việc hơn. Và do không còn nhiều thôi thúc nên HDD82 từng suy nghĩ nhiều về lý do tại sao mình lại "phải" tiếp tục lên đường nữa? Nếu đi thì đi đâu? Nước nào? Lý do tại sao? Có nhất thiết phải đi? v.v và v.v.

Không còn là để củng cố cái Tôi bản thân nữa, không còn muốn được nhiều người biết tới, muốn tự hào, muốn chinh phục tự nhiên, chinh phục cái này cái kia... Các chuyến đi "khám phá" trong dấu ngoặc kép thật ra giống cảm giác về lại tự nhiên, về nhà, về lại con người xưa của ta. Được đi đã là niềm hạnh phúc rồi. Còn đi đâu mà không được? Và cần gì phải có lý do?
Đi để làm giàu trải nghiệm cuộc sống, làm mới cảm xúc, làm phong phú cảm nhận để rồi liên tục cho đi, liên tục chia sẻ với mọi người mà không mong được nhận lại.

"Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy" xin phép được ra đời!

HDD82
14-02-2017, 21:30
Sân bay quốc tế Nairobi, Kenya. 08h30p sáng.

Như thường lệ không có ai từ khách sạn đón hắn tại sân bay. Máy bay xuống trễ hơn dự kiến 02 giờ. Hắn đứng đó nhìn bầu trời xa lạ của một nước Châu Phi, chính xác thì Kenya là nước thuộc Đông Phi, phía Bắc giáp Somali và Ethiopia, phía Nam giáp Tanzania, phía Tây là Uganda và phía Đông là Ấn Độ Duơng. Không có gì phải vội vã. Hắn cảm thấy thời tiết ở đây khá ấm áp tầm 15 độ C và khô hanh, trời không mưa như thế này thì quá thuận tiện cho...

Nhưng khoan! Việc trước tiên là phải tới cây ATM để rút tiền mặt về khách sạn cái đã. Tít tít tít... Chiếc máy ATM cỗ lổ sĩ tại sân bay phát lên tiếng kêu khó chịu, màn hình xuất hiện thông báo lỗi "Mật mã của quý khách đã bị sai. Vui lòng nhập lại". "Sai mật mã làm sao được nhỉ?". Hắn không tin trí nhớ mình tệ hại như thế vì đây đã là lần thứ xxx hắn rút tiền ở nước ngoài rồi. Tít tít tít... Cô cảnh sát da đen mặc bộ quân phục rằn ri bộ đội, tay cầm khẩu súng trường dài, đứng cạnh gác máy ATM liếc mắt nhìn tôi chờ đợi. "Không xong! Thẻ của mình đã bị khóa rồi." Hắn hiểu rằng sau một số lần nhập sai mã số thì thẻ ATM sẽ bị khóa (lock) luôn. "Không có tiền... Chẹp... Phải tìm phuơng án khác thôi."

Hắn kéo vali ra khỏi sân bay thì "Này anh ơi. Đi taxi về thành phố không?". Trong một đống guơng mặt taxi tại sân bay thì tay da đen này mặt mũi nhìn có vẻ "ổn" hơn cả.
- Bao nhiêu?
- 25 usd.
Hắn biết 25 usd là con số hợp lý với khoảng cách từ sân bay tới thành phố nên gật đầu. "Nhưng tôi không có tiền mặt. Anh giúp tôi chở tới cây ATM của ngân hàng nào lớn lớn để tôi rút tiền". Tít tít tít... Vẫn là các tiếng kêu khó chịu từ 03 cây ATM của 03 ngân hàng khác nhau. "Mật mã của quý khách bị sai. Xin vui lòng nhập lại". Cơ thể mệt mỏi sau chuyến bay dài hơn 30 tiếng, đói khát, bây giờ lại không có tiền giữa một thành phố ở Châu Phi nhưng đầu óc hắn vẫn không hoảng loạn tí nào. Đơn giản đây là đi du lịch. Đi du lịch thì không phải hưởng thụ mà là để được gặp các tình huống như thế này. "Chà, vui đây. Chắc phải tìm cách alo về Việt Nam thôi".

Muốn alo về Việt Nam thì phải có sim điện thoại Kenya, muốn có sim điện thoại thì phải vào đại lý đăng ký bằng passport. Tay taxi vui vẻ chở tôi đi đến đại lý điện thoại. Xe cộ trên đường phố kẹt cứng, trời nắng như đổ lửa... Chúng tôi xuống đi bộ vì kẹt xe quá không đi được nữa.

https://c1.staticflickr.com/1/484/32756189975_550488ecc7_c.jpg

Sau khoảng gần 1 tiếng hắn cũng xoay sở alo điện thoại được về cho ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam. Đầu dây bên kia một giọng trong trẻo vang lên:
- Xin quý khách vui lòng bấm phím 1 để nghe Tiếng Việt.
- Xin quý khách vui lòng bấm phím 1 để nghe giải đáp
- Xin quý khách vui lòng bấm phím 1 để gặp điện thoại viên
- Xin quý khách vui lòng... giữ máy.

"Pà ***... Gọi điện thoại quốc tế mà cứ như gọi ở VN". Sau 5p, một giọng trong trẻo nhấc máy:
- Dạ em có thể giúp gì được quý khách?
- &^@%!&!*(!&&^%!^!&&
- Xin quý khách vui lòng giữ máy... Xin thông báo, thẻ của anh đã bị khóa. Muốn mở khóa, anh phải gọi về tổng đài bằng số điện thoại anh đăng ký ở Việt Nam, nhưng hình như đây là số điện thoại quốc tế đúng không?
- Kenya, thưa chị. Kenya !
- Vậy không được anh nhé! Anh phải gọi tới bằng đúng số Việt Nam.
- *&!^!**R(&&^$^!
- Ngân hàng có thể mở khóa cho anh bằng cách gửi email nữa. Xin anh vui lòng đọc email?
- [email protected]
- Không được. Trên hệ thống chúng em đăng ký email của anh có đuôi @yahoo.com.vn.
- (*!&!&**(!*!&!*!(((
- Anh thông cảm! Rất tiếc em không giúp gì được. Chừng nào về VN anh alo lại nhé.
- Nhưng không có tiền thì làm sao về Việt Nam để gặp chị đây ạ?
- Vâng! Anh thông cảm. Quy định của ngân hàng bên em nó thế rồi. Anh cố gắng... về được Việt Nam nhé! ;)
- Cảm ơn chị nhiều! ;(

"Hờ hờ... Đó mới là đi du lịch. Đó mới là Châu Phi chớ. Ở Việt Nam làm gì có tình huống như vậy để mà thưởng thức!". Hắn ngậm ngùi bước ra khỏi bưu điện dưới trời nắng đỏ lửa thành phố gần xích đạo này.

https://c1.staticflickr.com/1/399/31941837143_d692b64e66_c.jpg

HDD82
14-02-2017, 21:31
Người Việt Nam không giúp được người Việt Nam thì có người Châu Phi giúp vậy. Ai đây? Ai có thể giúp hắn đây? Đó là Tony - một nhân vật bí ẩn xuất hiện rất hiếm trong "Nhật ký hành trình..." nhưng lại là nhân vật quan trọng nhất. Bởi vì nếu không có hắn thì sẽ không có "Nhật ký hành trình bằng xe gắn máy" này. Đơn giản bởi vì hắn là người cho thuê xe máy tại Nairobi!

Nairobi. 13h chiều. Tony - tay da đen cao to lực lưỡng cưỡi chiếc xe Kawasaki KLR 650 xuất hiện đúng chỗ tôi và tay taxi đang bị kẹt tại một trạm xăng gần trung tâm.

- Chào mừng tới Châu Phi. Chào mừng tới Kenya. Tony cười rói bắt tay hắn.
- Cảm ơn, cảm ơn. Châu Phi của anh thật đẹp... Này, giúp tôi một việc nhé?
- Ok. Việc gì Dong?
Mọi chuyện ngay lập tức được thu xếp ổn thỏa. Tay taxi được trả tiền mặt. Tôi sau đó cũng thuơng lượng với Tony cách để có tiền mặt cho chuyến hành trình. Một cuộc giải cứu đáng giá. Xong xuôi!

Hắn liếc mắt nhìn chiếc KLR 650 đời 2009 còn mới cáu cạnh, tôi thầm ước lượng chiều cao của yên xe và so sánh với chiều cao của cái mông mình.... Yên xe có vẻ hơi cao! Có khả năng chống chân không tới. Động cơ 1 xilanh 651cc, thiết kế cho đường bằng và việt dã. Bình xăng 20 lít. Bảo vệ tay lái. Bảo vệ chống đổ. Kính chắn gió. Lưới tản nhiệt lớn. Giá đỡ hành lý ngon lành. Duy nhất chỉ có một điều không hài lòng lắm: Đôi lốp Bridgestone trơn không phù hợp cho chạy đường off-road thì phải... Đây là điều khiến hắn phải trả giá sau này, và thậm chí phải trả giá đắt. Châu Phi - một châu lục còn quá mơ hồ, quá ít thông tin đối với đa số mọi người nhất là thông tin về đường xá. Nhưng thôi, mọi chuyện còn quá sớm để kể mà. ;)

https://c1.staticflickr.com/1/769/32602483192_94c8231572_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/744/31912963824_b9b344e496_c.jpg

Tony -

https://c1.staticflickr.com/1/296/32756187995_f6a193c900_c.jpg

HDD82
15-02-2017, 20:54
Tại sao trí óc thấy thoải mái với cái cũ quen thuộc, thấy sợ hãi với cái mới?

Trong cái cũ trí óc không cần phải động não suy nghĩ, mọi thứ đều đã được biết trước, trí óc cứ thế mà làm theo thói quen. Trí óc hiểu rằng cái cũ là cái an toàn. Còn với cái mới là cái gian nan và thậm chí nguy hiểm. Với cái mới trí óc phải học lại mọi thứ từ đầu, phải bắt đầu từ con số không, từ zero. Nhiều người trở nên quen thuộc với các con đường đi hằng ngày, công việc hằng ngày đến nỗi họ sợ đi con đường mới, trải nghiệm công việc mới. Nhiều người thích tìm kiếm niềm vui trong các câu chuyện cũ, trải nghiệm cũ từ nhiều năm trước đến nỗi họ rất ngại phải trải nghiệm cái mới. Nhưng cuộc sống là sự trải nghiệm những cái mới mẻ. Đầu óc luôn mở ra với những điều mới, học hỏi cái mới. Đầu óc không già hóa theo thời gian mà dần trở về ngây thơ như một đứa trẻ. Một đứa trẻ thì luôn tò mò, hứng thú với mọi cái mới nó vui vẻ mọi lúc mọi nơi.

Trước khi chuyến đi bắt đầu đã có sự phản đối, thái độ không hài lòng từ những người quen xung quanh. Tại sao lại đi nữa? Đi hoài vậy? Tại sao không bắt đầu làm cái này, làm cái kia giống người ta? Tại sao không ổn định? Tại sao không thấy thỏa mãn?

Trong cuộc sống mỗi người có niềm vui khác nhau. Có người thích tích lũy tiền bạc vật chất, cũng có người thích tích lũy trải nghiệm. Trích lũy trải nghiệm và liên tục cho đi trải nghiệm. Hơn nữa mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Không đổ lỗi trách nhiệm cho ai cả nếu cuộc sống của mình không ra gì. Nếu phải sống cuộc sống nhàm chán, cuộc sống giả tạo theo ước muốn hoặc dưới áp lực của người khác thì đó là do lỗi của bạn. Bởi vì bạn là người quyết định cuối cùng! Xác định được tư tưởng như vậy nên trước khi lên đường tôi thấy rất quyết tâm và nhẹ nhàng.

Nairobi, ngày đầu tiên.

"Khách sạn" mà hắn đặt trước trên mạng khi tới nơi hóa ra lại là một khu chung cư. Bà chủ nhà da đen như bồ hóng, thân hình cao to lực lưỡng thông báo là tiền phòng sẽ tăng 30% so với giá niêm yết vì lý do... hết phòng. Căn phòng chung cư khác xa với hình ảnh về một khách sạn có hướng nhìn ra vườn (garden view) như trên Internet. Sự thật là muốn nhìn được ra vườn thì hắn phải bước qua khu vực giặt đồ bốc mùi thum thủm và đầy nhóc quần áo, đồ lót phơi la liệt trên dây đủ màu sắc. "Ồ, đây là Châu Phi mà. Vậy mới gọi là Châu Phi. Lại có thêm kinh nghiệm mới". Hắn mỉm cười rồi đi nấu bữa ăn lót dạ đầu tiên ở Kenya. Đó là món xôi mặn chà bông... Chà chà... món xôi đậu này ăn với chà bông mới ngon làm sao...

https://c1.staticflickr.com/1/688/31935262284_4df71ca4d0_c.jpg

Bên ngoài nhà trọ:

https://c1.staticflickr.com/1/347/31935247734_3a3ebdd1c0_c.jpg

Trời nắng đẹp và khô ráo! Kenya nằm trên đường Xích Đạo thuộc Đông Phi, dân số khoảng 47 triệu người. Diện tích khoảng 584 nghìn km2. GDP tầm 152 tỉ USD (thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Việt Nam một tí). Thủ đô Nairobi. Địa hình đa dạng, vùng đồng bằng ven biển tiếp nối với vùng cao nguyên và núi ở phía Tây Nam, nơi tập trung phần lớn dân cư và các hoạt động kinh tế. Vùng phía Bắc chiếm khoảng 60% diện tích đất đai là sa mạc và bán sa mạc; cao nguyên Turkana ở vùng Tây Bắc, nơi có hồ Turkana thuộc thung lũng Rift Valley, trải dài theo hướng Bắc Nam.

https://c1.staticflickr.com/1/370/32654971411_191cd4851b_c.jpg

HDD82
15-02-2017, 20:58
- Alo. Cho tôi gặp ông Robert.
Một giọng rè rè đầu dây bên kia trả lời: Robert đây. Ai đấy?
- Chào Robert. Mình Dong đây!

Robert là tay bạn cùng chương trình đi Mỹ với tôi năm 2014 tại Washington D.C. Sau buổi hội thảo có rất nhiều bạn trẻ khắp nơi trên thế giới tham gia, hắn lưu lại thông tin của các bạn Châu Phi. Một trong số đó là tay bạn Ai Cập làm phóng viên sống tại Cairo trong chuyến đi Ai Cập năm 2015 của tôi đã tường thật. Còn tay Robert ở Kenya này thì chúng tôi thật ra chưa gặp mặt bao giờ, nhưng đã cùng tham dự chương trình do Bộ ngoại giao Mỹ khi đó thì ai cũng hiểu rằng "Bạn chẳng thể biết được giá trị của một người bạn trong tương lai". Nên tốt nhất là hãy cứ giữ liên lạc.

- Chào Dong. Cậu khỏe chứ?
- Khỏe khỏe. Còn cậu thì sao, Robert?
- Tôi ok. Lên xe đi, tôi chở cậu đi một vòng Nairobi.

Tôi leo lên chiếc oto Toyota cũ kĩ, đi cùng Robert còn có tay lái xe tên John. Robert này còn trẻ, đeo kính cận và mập mạp. Hắn là giám đốc một công ty phi lợi nhuận cung cấp thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hợp sức khỏe. Một vợ, hai con. Robert là mẫu người điển hình cho thế hệ trẻ không những của Kenya mà còn ở nhiều nơi: Chăm chỉ làm ăn, thành lập công ty, tranh thủ cơ hội kiếm tiền, ổn định kinh tế gia đình càng sớm càng tốt và... thích xem các chuyến phiêu lưu qua màn ảnh nhỏ! Ngoài các câu chuyện xã hội, kinh tế thì phiêu lưu hoặc du lịch khám phá là cái gì đó khó hiểu với Robert. Trong ánh mắt của Robert tôi thấy xuất hiện rất nhiều câu hỏi: "Tại sao con người ta phải tiêu tốn tiền đi du lịch như vậy? Trong khi số tiền đó có thể dùng để tiết kiệm hoặc đầu tư? Hoặc mua sắm cái này cái nọ?"

"- Đừng Dong. Nguy hiểm lắm. Theo tôi thì không nên đi xe máy ở đây, quá nguy hiểm. Cậu biết mỗi ngày ở Kenya có mấy người chết vì tai nạn giao thông không?". Khi biết tôi có ý định thuê chiếc xe gắn máy, Robert liền trích dẫn các số liệu thống kê cùng những câu chuyện tai nạn xe máy từ bạn bè mà hắn biết. Kenya đối với Robert là thủ đô Nairobi (nơi làm việc) và Eldoret (nơi sinh). Chấm hết ! Ngoài ra không còn nơi nào khác để mà khám phá...

- Maasai Mara. Cậu từng tới Maasai Mara chưa? Tôi hỏi.
- Chưa. Hắn trả lời. Có gì hay ở đó không?

Maasai Mara là Khu bảo tồn quốc gia (còn được gọi là Masai Mara hay The Mara theo những người địa phương). Nó tiếp giáp với vùng đồng cỏ của Vườn quốc gia Serengeti ở Mara, Tanzania. Khu bảo tồn này nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ số lượng các loài Sư tử Masai (hay còn gọi là Sư tử Đông Phi), Báo hoa châu Phi và Báo săn Tanzania, đặc biệt là cảnh tượng di cư của các loài Ngựa vằn, Linh dương Thomson, Linh dương đầu bò đến và đi từ vùng đồng cỏ Serengeti trong khoảng thời gian từ tháng 7 - 10 hàng năm, được biết đến với tên gọi là Cuộc đại di cư. Rất nhiều các bộ phim tư liệu trên tivi về Châu Phi được quay ở đây, và thực ra là lý do chính đến Kenya của rất nhiều người.

Nhưng Kenya không chỉ có Maasai Mara mà còn... Nhưng thôi hãy còn quá sớm để kể...

Trên đường phố Nairobi:

https://c1.staticflickr.com/1/746/32654922661_be162a26ca_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/507/31935244334_1cd690287b_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/592/31935242354_60c705f79c_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/597/31935246674_5184bffeee_c.jpg

Những người Maasai đầu tiên tôi gặp:

https://c1.staticflickr.com/1/609/31935245504_64e56c2649_c.jpg

Robert:

https://c1.staticflickr.com/1/734/31935261804_5875648916_c.jpg

HDD82
15-02-2017, 21:05
Sau nửa năm chuẩn bị thì thời điểm lên đường cũng đã tới !

Sau hai ngày nghỉ ngơi cho phép cơ thể hồi phục sau chặng bay dài hơn 30 tiếng đồng hồ và do lệch múi giờ (Kenya sớm hơn 4h so với Việt Nam), hắn sửa soạn hành lý cho vào balo lên đường. Buổi sớm mai Nairobi thời tiết lành lạnh, không gian tĩnh mịch yên ắng... Kể từ chuyến đi xe máy ngoại quốc lần cuối cùng tại Ai Cập năm 2015, cảm giác như người thủy thủ chuẩn bị ra khơi với tinh thần bình thản sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện thời tiết trên đại dương bao la. "Có thực mới vực được đạo", trước tiên hắn vào bếp nấu cho mình bửa ăn sáng gồm có cơm, thịt gà kho và rau luộc.

- Chào buổi sáng Dong. Cậu đang ăn gì đấy? Thức ăn này cậu tự nấu à?

Bà chủ nhà trọ thình lình xuất hiện ở phía cửa. "Cậu nấu đồ ăn Việt Nam à? Trông hấp dẫn đấy. Tôi thử một miếng nhé.". Rồi không chờ câu trả lời, bà ta nhón mấy ngón tay béo ú vào dĩa cơm đang ăn dở của tôi xé ra mấy miếng thịt gà kho, bốc thêm nắm cơm cho vào miệng, nước thịt kho chảy qua tay bà ta rớt rớt xuống bàn... "Chà, mùi mằn mặn của nước mắm thấy lạ đấy. Nhìn rau xanh nhiều vậy có vẻ tốt cho sức khỏe nhỉ". Nói rồi bà ta biến mất sau cánh cửa như làn khói... Phong cách Châu Phi là vậy, hơi trần trụi mà thật lòng, không lòng vòng khách sáo!

https://c1.staticflickr.com/1/574/32628719732_03bbcc27a8_c.jpg

Thu dọn hành lý lên đường:

https://c1.staticflickr.com/1/437/32401940990_bae4c9d8a7_c.jpg

Độc giả đang đọc tường thuật chuyến đi có thể cho rằng chuyến đi "bắt đầu" khi HDD82 tới một vùng đất mới, bắt đầu ngày đầu tiên khám phá địa danh mới, nhưng đối với người trong cuộc thì chuyến hành trình thực sự "bắt đầu" từ khi nào? Nó bắt đầu ở khoảnh khắc anh quyết định lên đường. Thời điểm bạn hạ quyết tâm và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ thu xếp toàn bộ mọi việc để được sống với đam mê, đó là lúc con đường du hành bắt đầu. Không quan trọng rằng bản phải đi đâu, đi với ai, đi bao lâu, bằng phương tiện gì... mà là "Đi ! Lên Đường !". Hành trình khám phá của mỗi người không nhất thiết phải giống nhau, nhưng người ta có xu hướng bắt chước lẫn nhau, xem lộ trình người này đi đâu, ở đâu, thông tin ăn ở như thế nào... để "tránh vết xe đổ" của người khác. Hành trình hay dở phụ thuộc vào trải nghiệm. Càng có nhiều trải nghiệm càng lý thú.

"Đam mê chỉ nảy sinh chừng nào bạn đi theo cách riêng của bạn, một mình, vào khoảng trời bao la của hiện hữu". (Osho)

Bắt một chiếc taxi đi tới nhà của Tony, nơi chiến mã Kawasaki KLR650 đã chuẩn bị sẵn sàng dưới tầng hầm. Tay Tony đưa thêm một đống đồ nghề sửa xe: dụng cụ vá lốp, bơm khí cacbon, bộ đồ nghề dùng tháo lốp trước và lốp sau, chai xịt sên, chai nhớt 500ml dự phòng + hầm bà lằng dụng cụ linh tinh khác. Đến bộ đồ nghề sơ cấp cứu, Tony dặn dò kỹ lưỡng cách sơ cứu chảy máu, tai nạn hoặc gãy xương... Tôi nghĩ thầm "Mình cũng có một bộ rồi, nhưng có thêm bộ nữa vẫn hơn". Nguyên bộ đồ nghề sửa xe chiếm hết 01 túi vắt qua yên xe. Nặng khiếp! Sau khi căn dặn một mạch xong Tony chạy ra ngân hàng rút tiền mặt đưa cho tôi như thỏa thuận từ trước. Tôi ở lại dưới tầng hầm khu chung cư sắp xếp lại hành lý, cố gắng cột gọn gàng lên lưng chiến mã chuẩn bị xuất phát.

https://c1.staticflickr.com/1/617/32781968205_fe05ff4697_c.jpg

Xong xuôi ! Trong khi chờ tay Tony về, có tay Châu Á tranh thủ ăn nốt bịch mía ngọt còn dở... "Gì thì gì cũng tận hưởng phút giây hiện tại cái đã. Không cần phải vội vàng!"

https://c1.staticflickr.com/1/460/31967893723_9fe7215164_c.jpg

Đưa một bức hình "tự sướng" lên không người ta tưởng topic "ma" vì toàn thấy cảnh mà không thấy người tường thuật đâu. hehe.

https://c1.staticflickr.com/1/656/31938743994_fa930a8852_c.jpg

HDD82
16-02-2017, 21:40
"Ta nên sống thuận mệnh Trời,
Vấn đề sinh tử nên coi là thường.
Hình hài chẳng vấn vương tấc dạ,
Vẻ bên ngoài biến hóa quản chi.
Tồn vong sinh tử cũng y,
Chẳng qua máy tạo huyền vi an bài.

https://c1.staticflickr.com/3/2132/32417404390_3651ef634e_c.jpg

"Đời trần thế là đời mộng ảo,
Tỉnh với mơ lộn lạo khác chi,
Tử sinh như ở với đi,
Như thay hình tướng có chi bận lòng.
Dù Nam, Bắc, Tây, Đông cũng vậy,
Trời bảo sao, ta hãy vui theo.
Mặc cho ngoại cảnh xoay chiều,
Giữa lòng Tạo Hóa khinh phiêu thỏa tình.
Đem tâm gởi mênh mông bát ngát,
Thời tâm này mất mát làm sao?"

https://c1.staticflickr.com/3/2663/32644545212_84e770ec9b_c.jpg

Muốn tìm ra Đạo chí cao,
Nếu không suy tưởng nhẽ nào tìm ra.
Hãy thâu lượm tinh hoa sử sách,
Hãy khơi tung nguồn mạch đáy lòng.
Hư vô khi đã khai thông,
Rồi ra sẽ được huyền đồng chẳng sai.
Tìm Trời phải quên đời, quên cảnh,
Quên phù sinh, ảo ảnh bên ngoài,
Tâm hồn khi hết pha phôi.
Mới mong rực rỡ ánh trời hiện ra.

https://c1.staticflickr.com/3/2252/32644544432_f178b2e527_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2052/32417402250_2f04a2b04c_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2752/32644543502_5f5f72534a_c.jpg

Hãy cố gắng vượt qua nhân nghĩa,
Hãy quên đi nghi lễ của đời.
Quên mình, quên cả hình hài,
Thông minh trí huệ, gác ngoài tâm linh.
Hãy hợp với vô hình, vô tượng,
Cùng Đại thông vô lượng sánh đôi.
Thế là được Đạo được Trời,
Thoát vòng biến hóa muôn đời trường sinh…

https://c1.staticflickr.com/1/746/31983717293_59c9580b64_c.jpg

(Trích nguồn thơ: http://nhantu.net/TonGiao/NamHoaKinh.htm)

HDD82
16-02-2017, 21:43
Tại sao du lịch một mình?

Mỗi người có đam mê khác nhau, sở thích du lịch khác nhau: người thích lên núi, kẻ thích xuống biển; người thích xe máy, kẻ thích xe đạp; người thích đi tour, kẻ thích tự khám phá... rất đa dạng phong phú. Tuy đi kiểu gì thì ai cũng đều trải qua những lúc đi một mình hoặc theo nhóm. Và chắc chắn mỗi cách đi đều có cái hay, thú vị riêng. Bài viết này là góc nhìn về trải nghiệm du lịch một mình.

Thế giới hiện đại đề cao lối sống và làm việc theo tập thể. Trường học từ tiểu học tới đại học luôn dạy cách làm việc theo nhóm (teamwork) sao cho hiệu quả nhất. Các tổ chức, các công ty thường tổ chức hàng loạt sự kiện, training huấn luyện để đáp ứng ý chí của người lãnh đạo rằng các thành viên cần có kỹ năng làm việc đội nhóm tập thể. Xã hội hiện đại là sự kết nối mạnh mẽ giữa con người với nhau, đề cao kết nối, luôn luôn kết nối. Kết nối để tạo ra mạng lưới (networking) đem lại giá trị cao nhất cho xã hội. Tuy vậy chúng ta có thể nhầm lẫn khái niệm làm việc theo nhóm trong công việc này rồi tự động áp dụng nó cho tất cả mọi thứ trong cuộc sống.

Du lịch - nếu để khám phá thế giới xung quanh, thỏa mãn sự tò mò bản thân thì đi một mình hay theo nhóm không quan trọng! Còn nếu ai xem đây là cơ hội tuyệt vời để khám phá bản thân, để khám phá chân tướng con người thật của mình - thì rất cần sự trải nghiệm một mình. Vì hành trình biết bản thân là hành trình đơn độc mà mỗi người phải tự bước đi!

Quyết định có nên đi du lịch một mình giống như một câu hỏi trắc nghiệm liệu bạn có tin vào bản thân mình hay không? Bạn có tin tưởng thế giới tốt đẹp xung quanh? Tin vào thiên nhiên, con người, cây cỏ, tất cả mọi thứ bạn gặp trên đường? Đối lập với tin tưởng là nghi ngờ! Nghi ngờ bản thân, nghi ngờ sẽ có người xấu hãm hại v.v. sẽ phát sinh tâm lý sợ hãi ngăn cản bạn dấn thân vào để khám phá. Đi theo nhóm thì Đi đâu? Ăn đâu? Nghỉ đâu? Làm gì? Bao lâu? đôi khi bạn chẳng quan tâm vì đã có người khác quyết định giúp. Ai đó có "kinh nghiệm" nhất sẽ là trưởng nhóm, và rồi bạn tin tưởng hoàn toàn vào người đó mà chẳng mấy khi thắc mắc các câu hỏi trên với bản thân mình.

Triết lý Đạo Khổng được dạy cho chúng ta rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người có địa vị, chỗ đứng trong xã hội, gách vác trách nhiệm, hy sinh bản thân, có ích, cống hiến cho lợi ích chung, trở thành "quân tử" v.v và v.v. Triết học nói rằng "Con người là mối tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Internet thì Kết nối - Kết nối - Kết nối, mọi việc đều cần kết nối với nhau. Điều đó đúng! Ai cũng thích kết nối nhiều bạn bè, ai cũng muốn tạo nhiều quan hệ, được thừa nhận vị trí trong lớp học, trong tổ chức...

Tuy nhiên, địa vị và chỗ đứng trong xã hội chỉ có ý nghĩa khi bạn ở cùng với ai đó. Ví dụ bạn là Thầy, khi đang đứng giữa Sinh viên. Là Cha, khi đứng cùng với Con. Là Bạn trai khi bên cạnh có Bạn gái. Là Chồng khi cạnh mình là Vợ. Là Sếp khi bên cạnh có Nhân viên. Vậy Bạn là ai khi đứng đơn độc một mình tại một đất nước xa lạ? Tất cả danh xưng giống như các thứ nhãn mác bạn gắn lên người bạn liệu có còn ý nghĩa như ban đầu không? Ngay cả tống thống là người quyền lực nhất mà một mình như vậy thì nói ai tuân lệnh? Tiền bạc trong túi mua được gì nếu không có ai xung quanh cả? Bạn là ai khi không sở hữu? Bạn là ai khi một mình?

Khi đặt ra những câu hỏi như vậy, tự nhiên bạn nhận thấy nhiều "giá trị" mà mình đang theo đuổi trong cuộc sống bỗng chốc không chắc chắn, không phải là giá trị tuyệt đối, không có thật. Chúng giống như ảo ảnh thôi thúc bạn đi tới, vào khi tới nơi rồi thì biến mất như bong bóng xà phòng dưới ánh mặt trời.
Du lịch một mình là trải nghiệm về cái "KHÔNG"!

Trong tập thể, chúng ta có vị trí, có chỗ đứng và cảm thấy mình có ích, hữu dụng. Nhưng trải nghiệm cái "không", cái "trống rỗng" mới đáng giá. Trong tập thể bạn sống với nhiều "mặt nạ" đắp lên mặt, hành động không đúng với suy nghĩ, hay che giấu cảm xúc thật, hoặc cố gắng trở thành con người mà người khác mong muốn trở thành (người đó có thể là trưởng nhóm, sếp, cha mẹ, chồng, vợ, bạn trai). Một người khác với số đông trong tập thể sẽ bị cho là quái dị, bị cô lập cho nên bạn luôn cố sống sao cho giống với số đông. Cảm xúc thật nhất trong ngày chỉ đến khi bạn được ở một mình: có thể là trong nhà tắm, trong căn phòng đóng kín, trong xe hơi, giữa đêm khuya hoặc ... đi du lịch một mình. Gỡ bỏ cái mặt nạ và cảm giác lo sợ bị người khác nhìn thấy đánh giá, con người sống với cảm xúc thật của mình. Điều đó có giá trị không?

Muốn hiểu bản thân, bạn phải đối diện với chính mình và tìm con đường đi riêng.

https://c1.staticflickr.com/3/2374/32771201456_09e9db3ebf_c.jpg

HDD82
18-02-2017, 21:56
Từ Nairobi tôi chạy theo đường quốc lộ chạy theo hướng Tây tới thị trấn Narok cách khoảng chừng 150km. Dự kiến từ Narok sẽ rẽ sang con đường sỏi đá để tới Công viên Maasai Mara khoảng thêm 100km nữa. Chạy từ sáng tới trưa qua rất nhiều đoàn xe tải trên đường quốc lộ thì tới Narok. Narok có vai trò như cửa ngõ chính để tới Maasai Mara. Đây là điểm dừng chân để tiếp thêm nhiên liệu của tôi, từ đây tới Maasai Mara thông tin về đường xá rất ít. Tôi chỉ biết là đường rất xấu...

https://c1.staticflickr.com/4/3725/32818901255_fa53e4005d_c.jpg

Mọi thứ ở nước Châu Phi này đến lúc đó với tôi vẫn rất mới mẻ, lạ lẫm: từ giao thông lái xe bên tay trái, cảnh tượng chen chúc xô bồ rất hỗn loạn ở nhiều nơi, người dân, tới thức ăn, thời tiết khí hậu. Thậm chí cho tới cái cây trước mặt tôi đang ngồi ăn trưa đây cũng vậy. Thân cây, lá, quả nhìn rất lạ! Đã biết tính cách của người Châu Phi nên tôi thản nhiên lôi bịch cơm chuẩn bị sẵn ra ngồi ăn bên cạnh một người đàn ông và phụ nữ mập mạp, béo tốt. Cả hai đang nói chuyện rất xôm tụ, cười nói luôn miệng.
- Jumbo. China? Bà béo cất tiếng hỏi.
- Jumbo, xin chào! Không. Việt Nam!
- Ồ, Việt Nam à? Bà Châu Phi béo múp míp khá là thân thiện và cởi mở. "Ế ẩm quá" Bà ta than thở. "Khách du lịch đâu không thấy! Anh ăn xong ghé cửa hàng tôi xem mấy món hàng nhé?"
- Cảm ơn bà. Tôi không có ý định mua đồ lưu niệm.

https://c1.staticflickr.com/4/3758/32438143960_5b90d11d76_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2311/32438144560_7c72f09b40_c.jpg

Trời nắng chang chang giữa trưa mà không thấy ai đội mũ nón cả, người Châu Phi cứ thản nhiên đi bộ dưới nắng trưa hè một cách thoải mái như người Việt Nam đi bộ ... trong bóng râm vậy! Từ Nairobi cho đến Narok cảnh tượng đều giống nhau: Đàn ông, đàn bà, người già, con nít cứ đi dưới trời nắng mà không một mảnh vải che thân. Nhầm! Không một mảnh vải che đầu. "Quả thật đây là giống dân sức khỏe phi thường!", tôi thầm nghĩ.

Xử lý xong buổi trưa gọn nhẹ, tôi lịch sự chào từ biệt hai người và tranh thủ lên đường để tránh phải lái xe trong đêm tối giữa nơi hoang vu này. Dầu biết rằng chỉ gần 100km nữa là tới đích, nhưng những người đã từng off-road đều biết rằng khoảng cách không có nhiều ý nghĩa, tình trạng đường xá mới là điều cần lưu tâm...

https://c1.staticflickr.com/1/513/32778130266_c529448a73_c.jpg

Ra khỏi thị trấn Narok khoảng 10km, ngay gần khúc cua này, tôi và chiến mã Kawasaki KLR 650 chính thức nói lời tạm biệt với đường nhựa. "Nhựa ơi, chào mi !"

https://c1.staticflickr.com/1/309/32778128996_8033d4544b_c.jpg

HDD82
18-02-2017, 21:58
"Rầmmm". Cú ngã xe đầu tiên tại Châu Phi diễn ra ở tốc độ tầm 30km/h làm tôi đau điếng người. Bánh trước xe sa vào một đụn cát nằm khuất dưới nhiều lớp đất đá. Đầu gối chân phải đập xuống mặt đường nham nhở đá sỏi bật máu tươi. Nằm im một lúc vì đau đớn! Chân phải từ từ dám duỗi thẳng ra... Không bị gãy xương. Vẫn còn cử động được! Tôi vén ống quần lên xem xét vết thương: Quanh đầu gối với máu là một cục bầm tím sưng vù lên to bằng cái chén ăn cơm. Tinh thần hơi hoảng loạn. "Mình có hộp cứu thương trong hành lý", một tia suy nghĩ lóe lên, "Xem xét tình trạng của xe như thế nào đã". Chiếc xe Kawasaki bị bể một phần bộ quây phía trước, phía sau cũng bị hư hại do xe bị trượt theo đống cát và một nữa nằm trên đường, một nữa chúi xuống lề đường. Xe cũng không còn nổ máy được nữa.

Tôi hơi hoảng loạn điên cuồng nâng xe lên nhưng xe quá nặng, trọng lượng khô 200kg cùng với đống hành lý cồng kềnh, nhất là đầu gối đang bị chảy máu. Không thể làm gì ! Tôi đành ngồi chăm sóc vết thương trong khi chờ có xe nào đó đi ngang qua để nhờ giúp đỡ. Nửa tiếng đồng hồ ngồi dưới nắng nóng trong vô vọng... "Phải tự lực cách sinh thôi". Trong những lúc khó khăn như thế này giữ cho tinh thần không bị rối loạn là điều quan trọng nhất. Phải một lúc sau tôi mới nghĩ ra cách đẩy xe xuôi xuống rãnh cát thay vì cố gắng kéo lên trên đường. Loay hoay thêm một lúc nữa thì xe nổ máy. Cột lại hành lý. "Chụp lại bức ảnh kỷ niệm", thầm nghĩ rồi chạy xe dưới rãnh cát để tìm cách chạy lên đường chính. Chiếc xe Kawasaki có yên xe quá cao, bên cạnh hành lý nặng và lốp xe loại dành cho chạy đường nhựa, là trở ngại và thử thách lớn. "Phù... Cuối cùng cũng lên được trên đường."

https://c1.staticflickr.com/3/2122/32438142550_64ba4d7d3d_c.jpg

Gần 6h chiều. Mặt trời bắt đầu ngã bóng về Tây chiếu những tia nắng vàng rực. Con đường càng lúc càng trở nên tồi tệ hơn... "Ở đâu có thử thách, ở đó chắc chắn có nhiều điều thú vị". Tôi thầm động viên bản thân mình.

https://c1.staticflickr.com/3/2850/32778125596_2618292e4b_c.jpg

"- Em ơi. Khu cắm trại Semadept ở đâu?".
Thằng bé giơ tay chỉ về không gian hư vô phía trước... Tôi nhìn về phía tay thằng bé chỉ về phía ngọn đồi nào đó chẳng có dấu hiệu gì của... sự sống. "Vậy thì biết chạy đường nào? Đúng là Châu Phi. Tìm cắm trại giữa đồng không mông quạnh thế này chỉ có thể là ở Châu Phi."

https://c1.staticflickr.com/3/2881/32778121936_79c5714314_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2218/32005630743_b8d07f6deb_c.jpg

Và... "Rầmm"... Đo ván lần 2!

https://c1.staticflickr.com/3/2503/32004469353_324703b305_c.jpg

Bà con Châu Phi ùa lại xem "Mọi người ơi! Lại xem một tay Châu Á đi xe máy này...". Nhìn những gương mặt vui tươi như thế này tự nhiên tôi quên hết mệt mỏi và quên luôn cái đầu gối hẵng còn rướm máu.

https://c1.staticflickr.com/3/2431/32004467253_b95f327d63_c.jpg

HDD82
18-02-2017, 22:01
Khu cắm trại nằm lọt thỏm trong một ngôi lành nhỏ của người Maasai sinh sống, chỉ cách cổng vào Khu bảo tồn Maasai Mara khoảng 1-2km. Sekenani Maasai Development Project (SEMADEP) là một tổ chức cộng đồng do người dân địa phương lập. Dự án được thành lập và quản lý bởi người Maasai sinh sống tại Siana thuộc Hạt Mara. Dự án là một nỗ lực để giúp người dân bản địa thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thiếu thốn thiết bị chăm sóc sức khỏe y tế, mù chữ, xung đột giữa con người-thiên nhiên và căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

Cũng giống như nhiều cộng đồng thiểu số tại nhiều quốc gia, tỉ lệ đói nghèo cao trong khu vực xa xôi hẻo lánh này có nguyên nhân xâu xa từ nạn thất học, thiếu cơ hội việc làm, tảo hôn, thiếu thực phẩm sạch... Sự thật là cho dù Khu bảo tồn Maasai Mara nổi tiếng khắp Kenya và là địa điểm du lịch lớn thì 80% dân Maasai sống dưới mức nghèo khổ (dưới 1 USD ngày). Nếu biết rằng phần lớn số tiền thu được từ khách du lịch không được đầu tư vào người dân bản địa. Hay nói cách khác, thổ dân bản đại nhận được lợi ích rất nhỏ từ hoạt động khai thác du lịch khổng lồ. Phần lớn các công ty du lịch đặt trụ sở tại Nairobi chuyên chở khách đi và về trong ngày (hoặc vài ngày), nhiều khu cắm trại gần đây lại do các tập đoàn nước ngoài hoặc cá nhân lắm tiền nhiều của đầu tư vào, cùng lắm họ thuê lại một vài nhân công là người bản địa kèm theo mức lương rẻ mạt. Do thiếu thốn nguồn lực và sự hỗ trợ, cộng đồng thiểu số Maasai là những người bị bỏ lại sau trong cuộc chiến về lợi ích kinh tế...

Mỗi đồng tiền tiêu xài tại khu cắm trại SEMADEPT sẽ góp phần nào đó giúp đỡ người dân bản địa. Đó là lý do tôi tìm tới đây, cho dù đường xá khó khăn, chứ không phải nơi nào khác!

- Hahaha. Cậu cũng bị té xe à... Hahaha...

Trong khi tôi đang gãi đầu gãi tai phân vân không biết cái phanh xe sau rớt ở đâu mất trên đường đi tới đây thì John - một tay Maasai trẻ tuổi, dáng người cao, da đen như bồ hóng - cười ngặt nghẽo. Nụ cười như muốn toác ra trên gương mặt tròn của hắn.

Cụm phanh sau đã âm thầm từ biệt với chủ nhân mà không thèm để lại một manh mối nào.... Từ nay trở về sau chỉ còn phanh trước để xài thôi đấy nhé... [_))_]

https://c1.staticflickr.com/3/2367/32015965093_144d828de6_c.jpg

- Mình cũng vừa mới bị té xe này. John nói.
- Cái gì? Cậu cũng té xe à.
John ngưng cười rồi chỉ cho tôi xem chiếc xe máy bị gãy đèn xi-nhan, rớt luôn đồng hồ công-tơ-mét và một bên đầu gối còn trầy trụa, vài con nhặng còn đang bám vào vết thương vừa mới khô trên đầu gối hắn.
- Haha. Bây giờ tới lượt tôi phá lên cười khoái trá! Tôi và John bắt tay nhau. "Ok. Vậy là chúng ta giống nhau nhé!"

https://c1.staticflickr.com/3/2103/32706763451_a041fe5e2b_c.jpg

Hạ trại nghỉ ngơi giữa khu vực lổn nhổn phân bò, phân cừu. Gốc cây này là "điểm sáng" duy nhất có thể dựng lều để tránh cái nắng Châu Phi.

https://c1.staticflickr.com/1/561/32830334535_f2befc7c4e_c.jpg

HDD82
19-02-2017, 21:29
Trời càng về khuya gió thổi càng mạnh. Khu cắm trại nằm trên một ngọn đồi và gió cứ liên tục thổi. Năm sáu người đàn ông Maasai tụ tập quanh đống lửa vừa mới được nhóm lên để tìm hơi ấm. Dĩ nhiên lửa trại là món ưa thích của tôi nên không thể không tham gia được. Mấy người đàn ông lịch sự dịch ra một bên nhường chỗ cho tôi ngồi. Bầu trời hàng vạn hàng vạn ngôi sao lấp lánh. Khối không khí lạnh lục địa tràn xuống Tanzania khiến nhiệt độ về đêm bắt đầu giảm dần, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có thể lên tới hơn chục độ C. Đống lửa trại tuy nhỏ nhưng những thanh củi khô cháy rất ác liệt. Ánh lửa hồng hắt lên gương mặt của tay Saimon - bảo vệ khu cắm trại - trông như gương mặt hắn được tạc bằng đồng nguyên chất vậy. Giờ tôi mới nhìn kỹ tay Saimon này. Hai chân hắn gầy khẳng khiu như hai cây sậy. Thân hình dài lêu nghêu, phủ ngoài thân hình lêu nghêu đó là bộ quần áo khoác màu đỏ trông rất lạ mắt. Hắn nhìn tôi nở nụ cười thân thiện, lộ ra hàm răng trắng như ngọc trong bóng đêm. "Thiếu mất hai răng cửa bên dưới". Răng hắn khuyết mất hai cái răng cửa lớn bên dưới. Đôi tai có hai cái lỗ lớn toang hoác, dưới bóng đêm khiến ta có cảm tưởng như *** tai đã bị con gì ăn mất một mảng.

- Hì hì. Hắn cười. "Tục lệ của người Maasai chúng tôi đấy."
- Tục lệ là nhổ hai răng cửa và đục khuyên tai à? Tôi hỏi lại.
- Đúng rồi. Để cho đẹp. Hì hì...
- Ông làm bảo vệ đêm ở đây lâu chưa? Tôi thắc mắc.
- Năm năm rồi.
- Bảo vệ ban đêm khỏi trộm cắp hay sao?
- Không phải. Buổi tối thỉnh thoảng có vài con thú trong khu bảo tồn lang thang ra ngoài đây. Nhiệm vụ của tôi là xua đuổi chúng trở lại.

Rồi không đợi tôi phải... chờ lâu, Saimon rút ra một ngọn giáo bằng sắt dài chừng thước rưỡi. Ngọn giáo có hai đầu được mài rất sắc bén. Tôi cầm trên tay ướm ướm thử thấy ngọn giáo khá nặng. "Chà, nặng đấy". Tôi nói. Tay Saimon cười hì hì rồi cầm ngọn giáo lên phóng véo một cái, ngọn giáo găm phập vào dưới gốc cây cách chừng hơn 10m rất chính xác. "Nếu có thú đến, tôi sẽ xua đuổi chúng đi như vậy đó". Hắn nói chắc như đinh đóng cột như muốn làm cho một tay đến từ Châu Á cảm thấy yên tâm...

- Thế ông đã bao giờ gặp thú chưa?
- Rồi. Tao đã giết một vài con linh cẩu, ngựa vằn và một con sư tử. Giọng điệu Saimon nhấn mạnh từ "sư tử" không dấu được vẻ tự hào.
- Vậy... vậy... khu bảo tồn không xây hàng rào ngăn cách với ngôi làng chúng ta à?
- Không.
- Vậy... vậy... chúng có khi nào lọt vào đây bắt dê, cừu không? Tôi chỉ tay về chuồng cừu ngay sát bên cạnh.
- Thường xuyên.

Thấy vẻ mặt hoang mang trắng nhợt của tôi, tay Saimon phá lên cười khoái trá. "Xem tôi còn có cái gì này!". Nói rồi hắn lại cho tôi xem con dao găm lớn dắt bên mình, con dao găm này thực ra là một thanh đoản kiếm rất sắc bén. Tôi thấy bên hông Saimon còn lủng lẳng một thanh gỗ hình dạng chữ L, một loại vũ khí đặc trưng của người Maasai mà tôi đã thấy trên một bộ phim tài liệu NGC - National Geographic Channel... Nhưng thôi, hãy còn quá sớm để kể...

- Saimon, đừng có ngủ quên tối nay nhé! Hãy nhớ rằng có người đang ngủ trong chiếc lều đằng kia nhé. Tôi nhắc...
- Yên tâm đi anh bạn. Tay Saimon phá lên cười khùng khục.

Đêm khuya, tôi chui vào lều ngủ, lòng thầm mong đừng có con thú nào đánh hơi thấy mùi thịt 80kg của tay Châu Á này hấp dẫn mà tưởng nhầm là thức ăn... "Cảm giác cắm trại như thế này chỉ có ở Châu Phi". :D

https://c1.staticflickr.com/3/2183/32452132850_8c159a5c18_c.jpg

Saimon:

https://c1.staticflickr.com/3/2488/31990190494_5b98f88d0b_c.jpg

HDD82
19-02-2017, 21:35
Nước sinh hoạt được chở từ con suối mà cả làng dùng chung về khu cắm trại, nó khá đục và có mùi bùn tanh tanh. Tất cả mọi người đều dùng nước suối để tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng. Tôi cũng dùng nó để nấu nướng và không thấy bị đau bụng hay bất kỳ dấu hiệu đường ruột nào. Đang trong thời điểm mùa khô nên nước khá ít, mọi người đều dùng tiết kiệm. Buổi sáng sớm bọn con nít trong khu cắm trại sử dụng nước giặt đồ còn thừa trong chậu để rửa chân trước khi tới trường. Con bé chị nghe lời mẹ nó yêu cầu lấy nước rửa chân, nó chà chà đôi bàn chân đen và thô ráp bằng cái bàn chải mòn vẹt cứng như sắt. Nhìn thấy người lạ nên nó hơi bẽn lẽn. Cô bé chị này rất giỏi, bằng tí tuổi mà tôi thấy nó chăm sóc mấy đứa em nhỏ nheo nhóc rất chu đáo. Tóc của bọn con nít thật lạ, nó cứ xoăn tít thành các búp nhỏ trên đầu và cứng ngắc.

https://c1.staticflickr.com/3/2915/32744129412_058d96988a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/758/32744130692_6abc18c1d4_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2832/32055050344_36bbd449dc_c.jpg

Ngay cạnh lều của tôi là khu vực nhốt mấy chục con cừu. Người Maasai sống bao đời bằng cách nuôi gia súc. Gia súc cung cấp cho họ mọi thứ cần thiết: thịt và sữa, phân dùng để xây nhà hoặc làm chất đốt, lông để giữ ấm. Gia súc là tài sản quý giá nhất của họ, ví dụ cừu có giá trung bình khoảng $30/con. Ban đêm lũ cừu được quây nhốt lại trong một khu vực rào chắn bởi các cành cây khô. Trông mấy đoạn hàng rào này có vẻ sơ sài nhưng được cái là "thân thiện với môi trường" nhỉ?

https://c1.staticflickr.com/3/2745/32054999634_3e88d2c66c_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2218/32517323580_47b184b515_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2708/32897470935_ee3f293606_c.jpg

Anh chàng Maasai cười như được mùa vì một con cừu mẹ vừa mới đẻ xong. Chú cừu con vừa ra đời còn dính đầy nhớt, nhưng chỉ chốc lát thôi chú ta đã đứng dậy và bước lò dò theo cừu mẹ rồi.

https://c1.staticflickr.com/4/3799/32773664371_c84075a18b_c.jpg

Đừng nhìn mấy cảnh tượng bên trên rồi vội chê Châu Phi nghèo, lạc hậu nhé!!! Không tin thì xem thiết bị sạc điện thoại bằng năng lượng mặt trời đây. Năng lượng mặt trời chứ không phải đi đâu cũng gặp thủy điện, thủy điện dày đặc và được cho là "thân thiện môi trường" như ở Việt Nam. :lol:

https://c1.staticflickr.com/3/2676/32517324110_60168afcc1_c.jpg

Lantrailt
19-02-2017, 22:13
Chuyến trải nghiệm của bác tuyệt vời quá!

HDD82
21-02-2017, 20:09
- Jumbo, Soba ! Xin chào!
- Soba !

Một người đàn ông chăn cừu tiến lại phía tôi cất tiếng chào.
- Này, anh bắt đầu một ngày chăn cừu đấy à?
- Đúng rồi. Tôi sẽ dẫn đàn cừu tới phía bên kia kìa...
Thấy anh ta không mang theo bất kỳ thức ăn nước uống gì, chỉ có mấy thứ vũ khí của người Maasai nên tôi hỏi:
- Anh không mang theo nước uống à?
- Không !
- Vậy anh có thể đi bao lâu mà không cần uống nước?
Anh ta nhăn đôi mày tựa hồ không hiểu câu hỏi của tôi là gì rồi cười nói:"Tôi có thể đi từ sáng tới 6 giờ tối mà không cần ăn hay uống nước gì cả".

https://c1.staticflickr.com/4/3831/32097381503_57d9bf8d17_c.jpg

Quang cảnh buổi sáng tại làng Semadept thật ồn ào huyên náo khi đàn ông trong làng chuẩn bị lùa đàn cừu, dê ra thảo nguyên. Phụ nữ thì ra suối lấy nước hoặc đi chợ.
- Soba. Xin chào.
Một người phụ nữ thấp bé Maasai tiến lại bắt tay tôi và bắt đầu câu chuyện. Họ thật dạn dĩ ! Hơn rất nhiều những nhóm dân tộc thiểu số khác, và thật tế thì thổ dân Maasai là nhóm thiểu số được biết đến rộng rãi nhất vì định cư gần các khu bảo tồn thiên nhiên (từ phía Nam Kenya tới phía Bắc Tanzania) và tính tình hiếu khách.
- Chụp hình không? Người phụ nữ cười toe miệng khi tôi đưa máy chụp hình lên, đôi *** tay của bà lủng một lỗ lớn dài cả tấc trên đó đính nhiều đồ trang sức đỏ, tím, vàng rất bắt mắt.

https://c1.staticflickr.com/3/2272/32912066675_3f7e90060e_c.jpg

Bọn con nít chơi xung quanh đó từ đâu xúm lại cả bầy. Trời nắng chang chang mà chúng chỉ có áo cộc tay và quần. Nhiều đứa nước mũi chảy thò lò quanh mặt, quần áo thì bẩn và rách rưới nhưng chúng dường như không để ý, cứ thế mà chạy suốt ngày chơi đùa. "Hì hì. Lại chụp hình nào." Thế là cả đàn con nít xúm xa xúm xít xếp một hàng... Xung quanh là một "trận địa" cứt cừu, cứt dê nhan nhản, bốc mùi thum thủm... "Ấy mới là Châu Phi"! Hì hì.

https://c1.staticflickr.com/1/315/32788432841_771e7a76de_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2745/32097382553_90268cb872_c.jpg

HDD82
21-02-2017, 20:27
Mùa mưa tại khu đồng cỏ Maasai bắt đầu từ tháng sáu tới tháng mười, đây cũng là lúc hàng triệu con linh dương đầu bò và các con thú khác di cư từ vùng đồng cỏ Sereganti của Tanzania tới đây. Thời điểm cuối tháng một là giữa mùa khô, cây cối đều héo vàng thiếu sức sống, việc chăn thả gia súc vì thế cũng phải xa hơn và đi nhiều ngày hơn. Để hiểu hơn về văn hóa của người Maasai, tôi nói với Joshep - người quản lý khu cắm trại - "cử" hai "chiến binh" Maasai thiện chiến nhất của ông ... hộ tống tôi đi bộ vào khu đồi núi ở phía sau. Làng Sekenani chỉ cách khu bảo tồn 1-2 km và giữa khu bảo tồn và dân cư không có hàng rào ngăn cách nên các con thú thi thoảng lang thang gần đây kiếm ăn.
- Được rồi, tôi sẽ nói Danish và John đi với cậu. Danish rất giỏi về phát hiện các dấu chân thú rừng và lần theo dấu vết. Hắn là một tay thợ săn cừ khôi đấy.
- Còn John? Tôi hỏi.
- Ồ, John thì rất vui tính. Cậu cứ đi cùng John rồi sẽ thấy rất cởi mở và vui tính.
Vậy là sáng đó tôi bắt đầu đi bộ cùng John và Danish tới ngọn đồi phía sau, hướng thẳng về khu bảo tồn. Mới đi bộ chừng 30 phút là hai tay Maasai đã cho tôi ngửi khói. Cước bộ của họ rất nhanh và nhẹ nhàng, khác hẳn với bước đi nặng nề trong đôi ủng chuyên dụng lái xe moto của tay Châu Á. Đôi ủng nặng tới gần 2kg trong chuyến hành trình Trung Quốc - Tây Tạng của tôi gần bốn năm về trước, được tận dụng lại cho chuyến đi Châu Phi lần này. Đôi ủng mùa đông còn xài tốt nhưng xem ra chủ nhân của nó thì bắt đầu thở dốc dưới cái thời tiết nắng nóng...

https://c1.staticflickr.com/4/3675/32069905524_78efac4fb0_c.jpg

- Dong. Đây là cây mà chúng tôi gọi tên là "Wait a bit" (Chờ một chút). Danish nói với tôi.
- Nghĩa là sao?
- Nghĩa là đi ngang qua cây này thì các mũi gai móc vào quần áo của chúng ta và khiến chúng ta phải dừng lại một chút đó mà... Tay John xen vào cười hóm hỉnh. Thực vật ở đây đa phần là cây lá nhỏ, lá gai để hạn chế sự bốc hơi nước. Rất nhiều cây có gai nhọn và rất sắc.

https://c1.staticflickr.com/4/3953/32788930461_fec91c2004_c.jpg

Trong khi tôi đang lê những bước chân nặng nhọc trong đôi ủng mùa đông thì tay Danish cứ liếc nhìn bên này bên kia. Đột nhiên hắn cúi xuống chăn chú nhìn dưới nền cát một dấu chân thú. Giữa vô vàn dấu chân trên đường hắn chỉ cho tôi một dấu chân còn in khá rõ trên nền cát vàng.
- Còn mới. Hắn nói.
- Của con gì vậy?.
- Rihanna. Rihanna là linh cẩu. Linh cẩu một kẻ thù không đội trời chung với gia súc của người Maasai.
- Tối hôm qua tôi nghe tiếng rú "Hú hú" trong đêm khuya. Không biết có phải đó là linh cẩu không?. Tôi hỏi.
- Đúng rồi. Danish gật đầu trả lời.

https://c1.staticflickr.com/3/2137/32758901992_d8e0985e46_c.jpg

Hắn lại chăm chú vừa đi vừa quan sát xung quanh.
- Gì vậy?
- Dấu chân của một con thú (Báo hay sư tử gì đó tôi không nhớ rõ).
- Hả??? Thú à???
- Đúng rồi. Có một vài con sống phía bên kia ngọn đồi. Thỉnh thoảng chúng cũng đi vào gần làng. Tay Danish thản nhiên đáp.

May mà trời nắng nên không ai phát hiện thấy một tay Châu Á đang mặt cắt không còn giọt máu. "Mẹ ơi! Hôm qua mình ngủ trong lều ngoài kia". Tay Châu Á len lén nhìn về phía khu cắm trại dưới chân đồi và thầm ước tính khoảng cách. "E hèm... Cũng còn tới 30 phút đi bộ kia mà! Vẫn an toàn chán!"

https://c1.staticflickr.com/1/551/32758903232_a295a0b7df_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3923/32758902582_634e75e392_c.jpg

HDD82
21-02-2017, 20:56
Trong khi tôi vừa đi vừa va hết vào bụi cây này tới bụi cây kia thì Danish và John cứ thản nhiên như không. Hai tên cứ xuyên qua các đám cây gai hết lần này tới lần khác, các cành cây khô và gai sượt qua da mà cả hai đều không hề hấn gì. Còn đôi mắt cận thị chuyên ngồi trước máy laptop của tôi thì không thể so sánh với cặp mắt của hai tên này. Cặp mắt của hai tên này như chó sói, cực kỳ sắc bén.

- Suỵt, Dong. Đừng gây nhiều tiếng động. Từ từ thôi.
- Có chuyện gì nữa à?
- Có vài con thú đang gặm cỏ đằng kia. Chúng ta từ từ tiếp cận nhé...
Tối cúi người xuống và bắt đầu bám gót theo Danish và John. Hai tên này luồn lách một lúc thì quả nhiên trước mặt có nhiều bóng đen đang di động.

https://c1.staticflickr.com/3/2031/32758900402_b6438cf893_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3945/32097851683_d6f0c5cde2_c.jpg

Ồ, vài con linh dương...

https://c1.staticflickr.com/1/463/32872225866_07d3a5326a_c.jpg

Thêm nhiều con lợn rừng và khỉ đầu chó xuất hiện:

https://c1.staticflickr.com/4/3821/32759482962_cabf3b2742_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2117/32789580361_496a8666f0_c.jpg

Danish:

https://c1.staticflickr.com/3/2929/32872829596_ac678a4a3b_c.jpg

Và đây là John. Trên tay hắn cầm cục phân con gì đó tôi không nhớ. Cục phân tròn trịa và cứng như cục đá. Cả ba chúng tôi cùng phá lên cười khoái trá.

https://c1.staticflickr.com/3/2587/32097855163_72312fc629_c.jpg

Doidepda
23-02-2017, 15:08
Bạn HDD82 có những chuyến đi hoành tráng quá, lót dép hóng chuyến đi của bạn

AnhsonQ
23-02-2017, 19:57
Thích quá ,hóng tiếp đi Bác...

HDD82
23-02-2017, 21:16
Người dân tộc ở mọi nơi đều có sức chịu đựng tốt hơn hẳn người bình thường. Riêng với người Maasai thì việc nhịn ăn, nhịn uống, đi bộ đường dài dưới thời tiết khắc nghiệt quả là phi thường. Ai cũng biết Kenya là quốc gia nổi tiếng sản sinh ra các vận động viên marathon vô địch Thế giới. Rất nhiều vận động viên Kenya thống trị các cự li đường trường có lẽ là bởi tố chất gen của họ rất đặc biệt.

Tôi nhìn vào đôi chân dài ngoẵng của Danish và đôi dép cao su hắn đang mang. Đôi dép mòn vẹt gần đứt, phía cuối nhô ra một miếng cao su che chắn mắt cá khỏi bị cào xước khi bước trong bụi rậm. Hắn có thể đi bộ từ sáng tới chiều 40 cây số không cần ăn uống mà vẫn cảm thấy bình thường. Thế giới thường đề cập tới cụm từ "biến đổi khí hậu" và tác động của nó tới đời sống. Nhiều nghiên cứu khoa học tìm hiểu các cách con người có thể sinh tồn trong môi trường dần khắc nghiệt hơn ở tương lai. Theo tôi, một ví dụ điển hình của việc thích nghi với biến đổi khí hậu là đây: chính là cơ thể của người Maasai này. Một bộ máy vận hành bền bỉ, tiêu tốn rất ít năng lượng trong những điều kiện khắc nghiệt nhất của Châu Phi.

https://c1.staticflickr.com/1/680/32097852503_40c9811768_c.jpg

Ngồi dưới bóng mát của một tán cây to, chúng tôi cùng nhau trò chuyện. Không giống suy nghĩ của người Việt Nam hễ thấy con thú rừng nào là tìm cách bắt để nhậu hoặc ăn thịt. Thậm chí nhiều người mời những bạn bè thân thiết nhất, gần gũi nhất tới nhậu thịt thú rừng vì với họ đây là món đặc sản. Không hiếm trường hợp người ta biếu nhau thịt thú rừng, các sản phẩm làm từ thú rừng trong những dịp lễ tết. Hậu quả là thiên nhiên bị tàn phá, thú rừng biến mất, nhiều loài gần như bị tuyệt chủng... Dù là rừng vàng biển bạc nhưng với tốc độ ăn nhậu kiểu "gặp con gì chén con đó", thì thế hệ tương lai sau này của chúng ta chỉ có thể đọc sách vở hoặc vào vườn thú để tìm hiểu cuộc sống tự nhiên mà thôi. Chỉ có giáo dục thế hệ trẻ ngay từ bây giờ về việc giữ gìn và tôn trọng thiên nhiên, thì chúng ta mới có thể cứu vãn được tình trạng này.

- Các cậu có săn thịt các con lợn rừng hoặc linh dương kia không? Tôi hỏi.
- Không! Trước đây chúng tôi cũng có săn thú, nhưng chỉ khi tối cần thiết. Khi đàn gia súc của chúng tôi không còn cung cấp đủ thịt cho dân làng. Bây giờ, chúng tôi chỉ xua đuổi thú dữ khỏi làng mạc và bảo vệ gia súc thôi.
- Thế các cậu ăn thịt cừu, dê thôi à?
- Đúng thế.

https://c1.staticflickr.com/4/3944/32806861041_c261297583_c.jpg

Tôi bắt đầu để ý hơn tới thứ vũ khí truyền thống của người Maasai mà tay Danish đang mang theo bên mình. Rất đơn giản! Gồm có 01 cung tên làm từ gỗ cây, 01 vũ khí có hình dạng chữ L với một đầu nặng, đây là thứ vũ khí rất lợi hại của riêng người Maasai.

https://c1.staticflickr.com/1/638/32872226896_074c2e23ee_c.jpg

HDD82
23-02-2017, 21:19
- Này Danish, những con heo rừng kia xa vậy thì làm sao cậu có thể bắn tới? Tôi hỏi với mục đích "khích tướng" Danish để hắn phô diễn vài kỹ thuật bắn cung.
- Ồ, đơn giản mà. Tôi có thể bắn xa ở khoảng cách 200m. Danish trả lời.
- Cái gì? 200m à? Tôi không tin...

Tay Danish cười hì hì lấy cây cung cầm trên tay ghì xuống đất để chỉnh lại độ căng của dây cung. Cây cung rất nhỏ và nhẹ nhưng độ đàn hồi tốt. Sau khi uốn cong cây cung thêm một phần, Danish bắt đầu ngắm ngắm vào một gốc cây cách đó chừng 100m. Không như kiểu bắn cung thường thấy là đứng yên một chỗ rồi ngắm bắn, tay Danish vừa ngắm vừa chạy lấy đà rồi thả tay bật cung tên... Véo... Mũi tên cắm phập dưới đất ngay dưới gốc cây. Rất chính xác!

Chỉnh lại độ căng của cung tên:

https://c1.staticflickr.com/4/3689/32890494046_aee0147e9f_c.jpg

Chuẩn bị...

https://c1.staticflickr.com/4/3754/32087613354_d218634a2d_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3780/32890493416_fa091eeb55_c.jpg

Và bắn...

https://c1.staticflickr.com/3/2227/32806955741_c1c099e54b_c.jpg

HDD82
23-02-2017, 21:22
Anh Hùng Xạ Điêu có nhân vật Triết Biệt. Triết Biệt là cung thủ hạng nhất trong các tướng lĩnh của Thành Cát Tư Hãn, có tài cưỡi ngựa bắn cung bách phát bách trúng vô địch thiên hạ. Vốn say mê Kim Dung nên tôi cũng muốn thử bắn mấy phát cho biết. Cái cung thì nhẹ, dây cung rất căng cũng có thể ráng sức được, nhưng hai ngón tay kéo dây cung thì không đủ lực. Vai và tay thì đủ lực nhưng mấy ngón tay của tôi lại quá yếu, không đủ để kéo căng sợi dây. Kết quả là "Phụp"... mũi tên bay được 30m thì rớt xuống đất. :lol:

https://c1.staticflickr.com/3/2474/32087878984_bdcac15f38_c.jpg

Trên đường đi chúng tôi phát hiện thấy dấu vết của một đàn voi rừng. Phân voi rải rác quanh khu vực gần thôn làng và còn mới. Lũ voi tiện đường "phăng" luôn hàng loạt cây gãy đổ nằm rạp xuống đất. Đúng là khỏe như voi: những gốc cây to bằng bắp đùi người lớn bị chúng quật cho "phăng" hết. Gần đây ở Việt Nam báo chí có đăng một đàn voi rừng xuất hiện gần bản làng và chính quyền đang tìm phương án di chuyển đàn voi này về khu bảo tồn. Nếu không di chuyển đàn voi về khu bảo tồn kịp thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đàn voi bị tiêu diệt hay con người bị tiêu diệt? Với dân số 100 triệu dân đang ngày càng phát triển và suy nghĩ "gặp con gì ăn con nấy", thú rừng liệu có còn đất để sinh sống trong tương lai?

https://c1.staticflickr.com/3/2862/32807320191_f97847eb5d_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/489/32807320371_b6f98251d5_c.jpg

"Này Dong! Đừng tưởng rằng Châu Phi chỉ toàn nghèo nàn và lạc hậu nhé. Họ còn văn minh hơn chúng ta đấy! Chính chúng ta mới là những người lạc hậu: Lạc hậu từ ý thức kém cỏi trong việc bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn môi trường."

https://c1.staticflickr.com/3/2419/32807320851_0f39e0c5a9_c.jpg

HDD82
24-02-2017, 20:36
Trong dịp đi Giang Nam, Hoàng đế Càn Long đến chùa Kim Sơn ở Trấn Giang, ông hỏi cao tăng Pháp Bàn:
- Thuyền bè xuôi ngược dòng Trường Giang tấp nập, vậy rốt cuộc một ngày có bao nhiêu chiếc qua lại?
Pháp Bàn đáp:
- Chỉ có hai chiếc thuyền.
Càn Long hỏi:
- Sao lại chỉ có hai chiếc?
Pháp Bàn đáp:
- Một chiếc là danh, chiếc kia là lợi, ngày đêm ngược xuôi trên dòng Trường Giang thực ra chỉ có hai chiếc thuyền này mà thôi.
Trong Sử ký, Tư Mã Thiên viết: "Thiên hạ hy hy giai vị lợi lai, thiên hạ nhướng nhướng giai vị lợi vãng" (Thiên hạ tấp nập đều là vì lợi mà đến, thiên hạ nhộn nhịp đều vì lợi mà lại). Ngoài lợi ra, người đời coi trọng nhất là danh. Bao nhiêu người vất vả bôn ba, danh và lợi chính là điểm cơ bản nhất chi phối cuộc sống của họ. (Trích "Trang tử tâm đắc")

Dưới ánh lửa trại bập bùng lúc cháy mãnh liệt lúc bị gió thổi bạt, tôi hỏi Joshep - người quản lý và là người lập ra dự án Semade này:
- Joshep, tại sao ông lại quyết định lập ra dự án phi lợi nhuận giúp đỡ người Maasai trong bản của mình?
Đôi mắt sáng quắc lên trong bóng đêm, Joshep - người đàn ông năm nay đã hơn 50 tuổi - thành lập dự án từ năm 1997, nói:
- Tôi cảm thấy sứ mệnh của mình là phải giúp đỡ nâng cao đời sống người dân trong cộng đồng Maasai.
Mặc dù là cư dân định cư ở đây từ hàng trăm năm, người dân Maasai lại nhận được rất ít lợi ích từ hoạt động khai thác du lịch. Các tour du lịch được điều hành bởi các công ty có trụ sở tại Nairobi thuê mướn hướng dẫn viên ở Nairobi. Các khu resort nghỉ dưỡng cao cấp ở Maasai Mara do các tập đoàn lớn hoặc cá nhân nhiều tiền của đầu tư vào, nhân công địa phương được trả công rẻ mạt. Do thiếu nguồn lực, người Maasai đang phải làm thuê làm mướn ngay trên mảnh đất của mình. Cái nghèo, cái dốt, cái đói vẫn cứ đeo đẳng họ...
- Tổ chức của anh lập ra là phi lợi nhuận đúng không?
- Đúng rồi !
Tôi hỏi lại thêm một lần nữa:
- Vậy tại sao anh lại quyết định thành lập dự án này? Anh biết rõ là mình sẽ không thể trở nên giàu có bằng công việc tình nguyện cộng đồng này đúng không?
Nhìn thẳng tôi Joshep đáp không chút do dự:
- Trái tim tôi mách bảo sứ mệnh của mình là như vậy!

Mấy người chúng tôi đều ngồi nhìn ngọn lửa nhảy múa trên mấy cây gỗ khô, mỗi người theo đuổi một suy nghĩ riêng. Tôi rất thích đốt lửa trại. Ở thành phố và nông thôn hiện đại ngày nay hiếm khi người ta có cơ hội đốt lửa trại như thế này. Ngọn lửa mang đến cảm giác ấm cúng trong tâm hồn. Khác hẳn với ánh đèn neon nhợt nhạt lạnh lẽo ở thành phố. 10h đêm. Tiếng cười đùa của bọn con nít vẫn còn văng vẳng trong bản. Tôi chui vào lều ngủ. Những cơn gió lạnh bắt đầu thổi mạnh... "Châu Phi quả là đất nước có nhiều điều để suy nghĩ". Trong đầu nhớ lại câu chuyện về Thiên đàng và Địa ngục. Thiên đàng là nơi mọi người dùng những cây đũa rất dài gắp thức ăn cho vào miệng nhau. Địa ngục là nơi mọi người dùng những cây đũa rất dài gắp thức ăn cố đưa vào miệng mình. Giấc ngủ kéo tới mà tai vẫn còn nghe tiếng hú của linh cẩu đâu đây...

https://c1.staticflickr.com/1/436/32090393584_b29a10f845_c.jpg

HDD82
27-02-2017, 20:34
Maasai Mara National Reserve (Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara) diện tích 1,500km2 nằm ở Tây Nam Kenya. Nó là một phần của hệ sinh thái Mara - Serengeti bao trùm khu vực 25,000km2 của Tanzania và Kenya. Khu vực được đặt tên theo người Maasai (có tổ tiên từ xưa định cư tại đây) và theo thổ ngữ địa phương "Mara" khi nhìn khu vực này từ đằng xa. Mara (trong ngôn ngữ Maasai) có nghĩa là "Đốm", ám chỉ tới các đốm cây, "đốm" cây bụi hoặc bóng mây in trên nền đất là đặc trưng của vùng đồng cỏ này.
Maasai Mara được biết tới nhiều trong các bộ phim về thiên nhiên hoang dã NGC với sự di cư của các loài động vật như linh dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương Thomson đến và đi từ Serengeti hằng năm từ tháng bảy tới tháng mười, còn được biết tới với cái tên Đại di cư (Great Immigration).
Sông Talek và Mara là hai con sông chính chảy qua khu bảo tồn. Các con vật khi di cư phải vượt qua hai con sông này để tới được vùng đồng cỏ xanh tốt có nhiều thức ăn. Kẻ thù của chúng ở dưới nước là cá sấu, hà mã... Nhưng thôi, còn quá sớm để kể...

- Hihihi... Chuẩn bị được đi chơi rồi !

Mới sáng sớm mà thằng bé Châu Phi - con út của Joshep - cứ chạy khắp sân mừng rỡ vì bố nó mới quyết định là số lượng thành viên sẽ đi vào khu bảo tồn hôm đó sẽ gồm tôi, Joshep, Danish và nó. Thằng bé là con thứ 8 trong gia đình gồm 4 con gái, 4 con trai của Joshep. Bọn con nít ở đây hằng ngày phải đi học nhưng hôm nay là ngày cuối tuần nên nó được phép chơi thả ga. Không giống đứa chị hơi rụt rè, thằng em quậy như quỷ sứ và là thành viên được cưng chiều nhất trong gia đình Joshep.

https://c1.staticflickr.com/4/3666/32836499491_2ec24cb807_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/518/32920335366_210aa03a21_c.jpg

Sau khi ăn sáng và mua thêm rất nhiều nước uống đủ dùng cho một ngày trong khu bảo tồn, chúng tôi leo lên chiếc xe Toyota 4x4 không cửa kính, cửa rỉ sét của nhà Joshep. Tôi ngồi trước chụp ảnh, Joshep lái xe, Danish ngồi ghế sau có nhiệm vụ "trinh sát" thú rừng nhờ đôi mắt tinh anh. Lái xe được chừng... 10p thì tới cổng kiểm soát. Vé vào cổng cho du khách là $80/ người. Dân địa phương thì được miễn phí. Có ba cổng chính để vào tham quan Maasai Mara và Sekenani là nơi lớn nhất. Tuy là cổng chính nhưng khung cảnh xung quanh khá vắng vẻ vì cuối tháng 1 không phải là mùa du lịch. Không giống như hình dung của tôi khi ở nhà lướt internet: Sekenani chỉ là một cái cổng dựng lên ở giữa con đường đầy bụi đất sỏi đá, xung quanh trống trơn không có bất kỳ hàng rào được dựng lên. Trước đó tôi cứ nghĩ phải có hàng rào gỗ, sắt hay hàng rào điện tử nào đó bao quanh khu bảo tồn để ngăn thú rừng xổng ra ngoài mới phải? Nhưng không, Sekenani như một nấm bia lẻ loi do con người dựng lên để đánh dấu sự kiểm soát của mình với không gian bao la.

https://c1.staticflickr.com/3/2865/32580309960_cacac8b7ab_c.jpg

Trong khoảng thời gian uống cạn một... ly nước thì cơ man nào là lợn rừng, ngựa vằn, linh dương Thomson xuất hiện trước mũi chúng tôi. Là dân thành phố chính hiệu con cò: sinh trưởng ở thành phố, học tập ở thành phố, lớn lên ở thành phố nên khung cảnh thú rừng hoang dã này thực sự là điều kì lạ chưa từng thấy trong đời (ngoài mấy bộ phim NGC).

https://c1.staticflickr.com/3/2138/32920524656_2c70021596_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3693/32807185352_fba20a1220_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2092/32961302535_4ff2abe041_c.jpg

HDD82
27-02-2017, 20:35
Với diện tích rộng 1,500km2 thì vé vào cổng chỉ mang tính chất... tượng trưng, minh họa. Việc du khách có gặp được các con vật hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm tài xế! Và tôi rất may mắn khi đi cùng tay tài xế là Joshep - người sinh ra và lớn lên tại Maasai. Ngoài ra Danish cũng là một tay lão luyện trong việc định vị khu vực sinh sống của từng loại động vật. Từ con đường đầy bụi và đất ban đầu, Joshep bắt đầu lái xe theo các vệt mòn vô định trên đồng cỏ bao la. Lúc ngoặt trái, lúc ngoặt phải trong không gian bao la, việc định phương hướng lúc này chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm mà thôi.

Trong các loại động vật trên đồng cỏ Châu Phi thì hươu cao cổ dường như thân thiện nhất. Chúng vẫn thản nhiên gặm lá cây khi chúng tôi tiến lại gần... rất gần... rồi không phải một con hươu trưởng thành mà cả một bầy gồm cả mấy con non hiện lên dưới đám cây quanh một con suối nhỏ.

https://c1.staticflickr.com/4/3837/32580308390_847ac97816_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2431/32807182872_141f91f87a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/410/32146998093_847532231a_c.jpg

Kenya và nhiều khu vực bảo tồn khác tại Châu Phi là nơi sinh sống của "Big Five", tức là năm loài động vật lớn, gồm có: Voi, Sư tử, Báo, Bò rừng, Tê giác. Maasai Mara là nơi tập trung đông thú rừng nên xác suất để gặp được "Big Five" sống trong tự nhiên là khá cao. Trong khi tôi đang mắt chữ I, miệng chữ O không ngậm lại được từ đầu chuyến đi đến giờ thì tay Danish liên tục lia "máy quét" là đôi mắt tinh anh của hắn khắp mọi hướng.

"Rẽ trái, rẽ phải... Dừng lại... Đằng kia...". Danish nói.
"Gì vậy, có gì à?". Tôi hỏi.
"Trên tán cây kia có cái gì động đậy".
"Đâu?". Tôi nheo đôi mắt cận thị hết cỡ mà cũng chẳng thấy gì. Nhưng Danish đã đánh hơi thấy cái gì đó thú vị trên cành cây...

https://c1.staticflickr.com/3/2424/32961494935_dbecd5a01d_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/296/32146997453_7200de8607_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/602/32961496615_ac0f6db6e0_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/317/32961495795_454274c6a9_c.jpg

HDD82
27-02-2017, 20:37
Đó là một con báo leopard, nó đã phát hiện thấy sự có mặt của chúng tôi... Nhưng vẫn vắt vẻo trên cây một cách lười nhác...

https://c1.staticflickr.com/3/2764/32836904731_4b41d3eff6_c.jpg

HDD82
01-03-2017, 15:56
Cả khu vực bao la này trông như một cái bánh vàng ươm, cháy nắng. Màu xanh của cỏ, của cây rất hiếm hoi. Các con suối nhỏ gần như cạn nước. Tất cả các con vật phải đấu tranh vượt qua thời điểm khó khăn nhất trong năm: Thời tiết khô hạn, thức ăn khan hiếm. Khó khăn nhất có lẽ là các con non, cuộc chiến đấu tranh sinh tồn quả là khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu vượt qua được thời khắc này cho đến khi mùa mưa tới, cả đồng cỏ sẽ phủ một màu xanh tươi mát, rồi sự sống ngập tràn.

Voi là những con vật không thể sống xa nguồn nước. Cơ thể to lớn đòi hỏi chúng phải ăn và uống rất nhiều nước. Voi tập trung đông nhất quanh các khe suối nhỏ, nơi có nhiều cỏ xanh và thức ăn. Kích thước khổng lồ của voi Châu Phi và cặp ngà rất đẹp. Không hiểu sao người ta lại săn bắn giết hại loại động vật hiền lành đẹp đẽ này. Nhu cầu ngà voi thật ra không phải tại thị trường Châu Phi, mà tại một số nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam. Với niềm tin thâm căn cố đế rằng ngà voi và sừng tê giác có thể chữa được một số bệnh, bên cạnh mục đích trang trí nhà cửa của các trọc phú, bọn săn trộm đang giết voi Châu Phi để vận chuyển qua Châu Á. Nhưng nếu quan sát chúng ngoài tự nhiên, bạn sẽ thấy "Big Five" này rất đáng yêu.

https://c1.staticflickr.com/1/765/32171568173_22f3a95f2f_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/535/32171567413_a909d64f3e_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/262/32171567873_937eba2a02_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/417/32171567153_35a4ddf256_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2117/32831558042_227c6d167f_c.jpg

HDD82
01-03-2017, 15:57
Tôi ngạc nhiên thấy rằng trong thế giới động vật hoang dã, chỉ có những con thú gầy ốm chứ không có béo phì. Rất nhiều loài động vật gầy còm, nhưng không có loài nào trong tự nhiên có chứng "bụng bia", béo phì như con người. Tôi cũng không rõ trong thế giới tự nhiên có loài vật nào có thói quen, hay nói cách khác là "lòng tham", tích trữ thật nhiều thức ăn, của cải vật chất như con người hay không? Hay là chúng chỉ ăn một lượng vừa đủ, cùng lắm là như loài báo để dành thức ăn vài ngày khi thật sự cần thiết mà thôi? Con người từ lâu đã được dạy rằng nếu sống mà không "tích lũy", nếu không có nhà lầu xe hơi, không có địa vị, không có tài khoản ngân hàng kếch xù v.v... thì cuộc đời xem như là thất bại. Đơn giản là họ không thể chịu đựng nổi "thất bại". Thế nên con người dành cả đời để không ngừng "phấn đấu", để không ngừng tích lũy. Nhưng càng tích lũy càng nảy sinh tham lam, mà tham lam thì không có điểm dừng. Thế nên con người hiện đại càng ngày càng béo phì - hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng - bên cạnh đủ thứ bệnh tật sinh ra từ lối sống xa rời tự nhiên, xa rời nguồn gốc tổ tiên.

Xã hội hiện đại là xã hội tiêu dùng, xã hội hiện đại tìm mọi cách kích thích bản năng ham muốn sở hữu của con người. Để làm gì? Để để từ đó kéo theo các ngành công nghiệp sản xuất khác phát triển! Nếu nhà nhà, người người hạn chế mua sắm lại thì kinh tế rơi vào suy thoái. Đó là điều đã và đang diễn ra. Lý thuyết tư bản cho rằng như vậy là nguy hiểm, chính phủ nhiều nước do đó đưa ra nhiều kế hoạch "kích cầu" để thoát khỏi suy thoái. Bởi nếu không thoát khỏi suy thoái thì "sinh mệnh chính trị" của một ai đó có thể bị nguy hiểm. Nhưng liệu hiện tượng này xảy trong xã hội loài người có mặt tốt cho thế giới hoang dã không? Nếu có một nghiên cứu khoa học hẳn hoi về tác động của suy giảm kinh tế tới đời sống của động vật hoang dã thì tôi cho rằng nhiều loại động vật có thể thoát khỏi vòng diệt chủng do sự sụt giảm nạn săn bắn lấy ngà, sừng, da... động vật hoang dã!

https://c1.staticflickr.com/3/2505/32171566493_5b1479dca0_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2016/32171566413_31ec55ae4a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2458/32945316076_0dc09e952a_c.jpg

HDD82
01-03-2017, 15:58
Chiếc xe Toyota 4x4 đời Napoleon cởi truồng đột nhiên dừng lại bên cạnh một con sông. Joshep nói:
- Dong! Đây là sông Mara. Đoạn sông này là một trong các điểm vượt sông di cư hằng năm.
Tôi bật ngay dậy:
- Thế à? Có phải mấy đoạn phim cá sấu rình dưới nước đớp linh dương vượt sông là tại mấy điểm này phải không?
- Đúng rồi. Joshep đáp.
Thấy tôi cứ nhấp nha nhấp nhổm, lòng bồn chồn như có kiến cắn, tay Joshep dường như hiểu ý, nói:
- Dong! Quy định của khu bảo tồn là khách du lịch phải ngồi trong xe oto, anh cũng biết rồi đấy. Nhưng bây giờ tôi tắt máy xe nằm ngủ một lát, coi như không biết có chuyện gì xảy ra trong xe nhá...

Tay Danish nãy giờ ngồi sau nhá mắt với tôi một cái rồi hai thằng mở cửa xe nhảy xuống lò dò tới bờ sông. Danish dặn tôi đi sau lưng, hắn đi trước bước từng bước cẩn thận đi xuống phía bờ sông. Tay Danish cứ lấm la lấm lét liếc mắt vào hết bụi rậm này tới bụi rậm khác trong khi vẫn không ngừng quan sát dấu chân hà mã, cá sấu dày đặc trên cát. Dưới dòng nước đen ngòm bốc mùi hôi thối của phân hà mã, phân hà mã nhiều vô số kể và nổi lềnh bềnh trên mặt nước y chang... phân heo. Chưa thấy con cá sấu hay hà mã nào nhưng thấy nhiều cột bong bóng khí sôi lên từ dưới mặt nước. Nhìn thái độ của tay Danish không thể xem thường, nên nhớ tốc độ chạy của hà mã rất nhanh...

https://c1.staticflickr.com/3/2142/32832429212_a23d33c723_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/339/32172379173_9e9e669db4_c.jpg

Danish nói:
- Dong! Đây là đoạn vượt sông di cư. Chúng ta lên xe thôi...

https://c1.staticflickr.com/3/2495/32172379843_98b45dfc89_c.jpg

Nhưng đời nào tôi có thể lên xe dễ dàng như thế? "Năm phút nữa thôi...". Tôi nói. "Ok, 5p thôi nhé!". hehe. 5p cuối cùng thành 30p đi dọc bờ sông... Bắt đầu... Phải để ý kĩ một chút mới thấy dưới dòng nước đen, hôi thối này có cái gì chuyển động:

https://c1.staticflickr.com/3/2021/32946109336_3085ce1ea4_c.jpg

Một con hà mã con đứng trên lưng một con mẹ đang chìm dưới nước:

https://c1.staticflickr.com/4/3851/32172377903_53a74276c9_c.jpg

Rồi cả bầy xuất hiện:

https://c1.staticflickr.com/3/2271/32172377073_2b02f459c9_c.jpg

Nghe rõ tiếng chúng thở phì phì trong không khí. Bầy này chắc phải ba bốn chục con...

https://c1.staticflickr.com/1/742/32172376293_2b7e12eed8_c.jpg

Lớn bé đầy đủ. Ban ngày chúng đầm mình dưới sông tránh nắng, ban đêm chúng sẽ lên bờ kiếm cỏ.

https://c1.staticflickr.com/1/677/32172375143_a2a987380d_c.jpg

HDD82
01-03-2017, 16:03
Một con cá sấu từ đâu xuất hiện bên kia bờ sông hẹp:

https://c1.staticflickr.com/3/2656/32606139690_0fe4c13c24_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3716/32172373583_ec802421ea_c.jpg

Da của chúng đen như than, cảm giác lớp da rất dày và cứng, thân hình lực lưỡng ác chiến khác hẳn với cá sấu nuôi trong trại.

https://c1.staticflickr.com/4/3786/32172372573_e082ac36f6_c.jpg

Thôi rút quân...

https://c1.staticflickr.com/3/2288/32172376213_e8d81d89db_c.jpg

HDD82
03-03-2017, 08:20
Báo Cheetah. Một con báo Cheetah nằm nghỉ dưới bóng râm một cái cây lớn. Báo là loài sống đơn độc. Không như một loài nhà mèo lớn khác là sư tử sống theo bầy đàn, báo sống và săn mồi một mình. Con báo Cheetah này dường như đã quen với sự xuất hiện con người, con vật không hề cảm thấy đề phòng hay khó chịu. Báo Cheetah là loài có tốc độ chạy rất nhanh, thuộc loại vô địch nướt rút trong các loài thú. Leopard chuyên leo lên cây nằm nghỉ giống con lúc ban sáng, có hoa văn chấm chấm trên da giống đóa hoa, khung xương to mập và có phần nặng nề. Ngược lại, Cheetah lại có hoa văn trên da dạng đơn giản là các chấm đen, bụng nhỏ eo nhỏ, cơ bắp vuốt thon khỏe mạnh, đặc biệt dưới khóe mắt có hai vệt lông đen chạy dài tận xuống miệng (giống hai hàng nước mắt chảy), Cheetah không mấy leo cây. Trong thiên nhiên hoang dã, cả hai loài vậy này đều trông thật đẹp đẽ.

https://c1.staticflickr.com/1/538/32216264853_863219afd4_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2715/32185933044_a2bf67f0a6_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2539/32216265273_3c515e0eff_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/676/32875590872_77927663e0_c.jpg

Báo Leopard hiếm gặp hơn nhiều, chúng có chấm đen hình bông hoa trên da.

https://c1.staticflickr.com/3/2764/32836904731_4b41d3eff6_c.jpg

HDD82
03-03-2017, 08:22
Con người dễ gì (dù là tương đối) tách ra khỏi thế giới đầy sự kết nối, luôn đề cao sự kết nối, đánh giá cao sự sở hữu này? Một cách tương đối đó là đi tới những vùng đất mới. Thiền sư thì tìm tới những hang động vắng vẻ, chốn u tịch để tĩnh tâm còn người du lịch thì đi một mình.
Nhưng đừng nhầm lẫn giữa đi một mình nhằm tìm kiếm nhiều khó khăn thử thách hơn, nhằm cố tình làm mọi chuyện nguy hiểm hơn để nâng cao kỹ năng đối phó tình huống. Tại sao có nhiều người làm như vậy? Để làm cho cái "tôi" của mình được dịp nâng lên, để thấy mình hay, mình giỏi khi chinh phục được thiên nhiên khắc nghiệt một mình?
Đối diện theo hướng ngược lại là con đường hòa mình vào thiên nhiên, không chinh phục, không lập kỉ lục gì cả. Con người là một bộ phận của thiên nhiên. Cái bộ phận không thể chinh phục cái toàn vẹn, tổng thể. Đi một mình để hòa mình trọn vẹn hơn vào tự nhiên, để cái "tôi" luôn muốn khẳng định và thể hiện hòa tan biến mất trong cái bao la của đất trời.
Hai hành động bề ngoài có thể giống nhau nhưng mục đích hoàn toàn khác biệt. Càng khác biệt hơn nữa khi kết thúc chuyến hành trình và trở về, một bên là huyênh hoang tự phụ mình giỏi hơn người rồi gây ra nhiều rắc rối, một bên là vui vẻ hạnh phúc, hòa đồng hơn vào thiên nhiên, vào vũ trụ...
Hoàn toàn khác biệt !!!

https://c1.staticflickr.com/3/2811/32875590402_ce4e12c24f_c.jpg

HDD82
03-03-2017, 08:23
Buổi trưa chúng tôi tạm ra ngoài khu bảo tồn theo cổng Talek để cho thằng con quý tử của Joshep ăn uống. Cu cậu từ sáng đến giờ ngồi trong xe hết chơi rồi tới nằm ngủ. Mấy con thú mà tôi mắt tròn mắt dẹt ngắm nghía chụp ảnh thì cu cậu cứ thản nhiên như kiểu đó là mấy con chó, con mèo trong nhà. Nhưng kể cả bọn con nít tôi thấy cũng rất khỏe, đi từ sáng giờ mệt mỏi nắng nóng vậy mà tụi nó cũng không kêu đói, kêu khát. Cứ mệt rồi nằm ngủ, ngủ xong lại thức. Gene sức khỏe của người Châu Phi thật phi thường!

https://c1.staticflickr.com/4/3738/33006437956_c32ee25f20_c.jpg

Cách chế biến nấu nướng của người Maasai tôi thấy cơ bản rất dễ ăn và khẩu vị có phần giống với người Việt Nam. Tất nhiên là họ không ăn quá mặn và cay như chúng ta, nhưng mấy món như sốt thịt, cơm, rau xào... ăn rất được. Ngoài cơm là khẩu phần chính hàng ngày, họ thích ăn một loại bánh như trong hình. Loại bánh này tôi cảm thấy khó nuốt do nó khô và cứng, lại ít mùi vị. Tuy nhiên thằng cu con nhà Joshep cứ bốc lấy bốc để cái này mà ăn ngon lành. Dường như khô, cứng đối với nó dường như là chuyện hết sức tự nhiên. Ngay cả mấy lọn tóc trên đầu nó cũng cứng ngắt như vỏ cây vậy.

https://c1.staticflickr.com/1/393/32232911693_1d10163e37_c.jpg

Talek là cổng vào khu bảo tồn lớn thứ hai sau Sekenani. Thực tế, nó là một khu vực gần như là ốc đảo trơ trụi với một số nhà hàng, nhà trọ giữa hoang mạc Châu Phi rộng lớn. Trời đổ lửa nắng chang chang, gió thổi mạnh bốc từng nắm cát hất lên mặt, lên mũi. Có tới Talek và thấy tận mắt khung cảnh nơi đây thì mới thấy kế hoạch tôi lập ra ban đầu thật viễn vông như thế nào. Kế hoạch ban đầu của tôi là đi xe máy tới Talek, ở tại một khu cắm trại cạnh khu bảo tồn. Con đường xung quanh Talek thật điên rồ nếu đi bằng xe gắn máy, hành lý cồng kềnh và nhất là đi một mình. Bạn sẽ chẳng hình dung nổi nó khỉ ho cò gáy như thế nào nếu chỉ nghe mô tả bằng lời. Năm 2015 trong chuyến đi Ai Cập tới sa mạc Sahara và tới một vài ốc đảo, tôi từng thấy Châu Phi là như thế nào và đã rất "khiêm tốn" trong lập kế hoạch chuyến đi này. Xe máy phải tốt hơn, chặng đi một ngày phải ngắn hơn, dự phòng rủi ro nhiều hơn, tinh thần luôn sẵn sàng tình huống xấu, linh hoạt trong thay đổi lịch trình... Tóm lại là giảm bớt sự "hoang tưởng", "lạc quan" đến mức thấp nhất ! Tuy nhiên cũng thành thật mà nói rằng bất kỳ một chương trình chạy xe máy một mình nào từ Nairobi đến Talek cũng đều hết sức mạo hiểm.

https://c1.staticflickr.com/1/754/32666074430_75f79d1bc2_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2011/32892159702_5edc8dbb5d_c.jpg

Doidepda
03-03-2017, 12:15
Châu phi đầy bí ẩn bác HDD82 nhỉ ?! Tiếp đi bác

HDD82
04-03-2017, 09:51
Làm cái video cho nó thay đổi không khí... ;)


https://www.youtube.com/watch?v=2RFuLWD16F0&feature=youtu.be

HDD82
04-03-2017, 09:55
Chia tay khu bảo tồn Maasai Mara, giờ đây tôi đã hiểu lý do tại sao người Maasai gọi nó là "Mara". Mara nghĩa là đốm đen. Nhìn từ khoảng cách xa, các con vật, các thân cây vươn thẳng lên cao, các bóng mây tạo ra những hình khối đen duyên dáng trong không gian yên tĩnh này. Nhìn những con vật tự do trong thiên nhiên hoang dã, tự nhiên một ý nghĩ lướt qua đầu: Con người có thể tự do sống theo ý thích mình muốn không? Điều gì đã ngăn cản họ đến với cánh cửa tự do (dù chỉ trong chốc lát)? Phải chăng đó là từ sự ràng buộc về tư tưởng, suy nghĩ ? Ai cũng có thể tự do làm những điều mình muốn ngay bây giờ, ngay lúc này! Nhưng tại sao họ lại để sự sợ hãi được tự do lấn át bản thân mình như vậy? Phải chăng những giáo điều mà con người được dạy dỗ từ nhỏ về thế nào là cuộc sống thành công, thế nào là cuộc sống "trách nhiệm", về sự hy sinh đã nhốt tâm trí quá lâu khiến con người ta sợ hãi tự do? Tự do sống theo ý thích bản thân là tội lỗi? Chúng ta được dạy phải hy sinh bản thân cho những mục đích "cao cả" hơn. Và thế là không ai thực sự sống!

Hãy bỏ qua những giáo điều về định nghĩa thành công trong cuộc sống. Sống đơn giản, nhẹ nhàng, tràn đầy niềm vui tự do!

https://c1.staticflickr.com/1/316/33029078776_348c6a5d40_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2287/33029078356_33a5ccaaed_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3914/33029078186_6a3836fc91_c.jpg

Hiep_tran
04-03-2017, 13:30
hi vọng có một ngày được gặp anh chia sẻ về những chuyến đi :)

doun
06-03-2017, 14:13
Vote cho Cụ
Cụ làm em nhớ cái ngày ở bển ghê gớm. Cơ mà tiếc là em không có gan bụi bặm như cụ
https://c1.staticflickr.com/8/7338/13013093175_d94218d579_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/8/7353/12877211134_b83c2b9e39_c.jpg

HDD82
06-03-2017, 17:18
Chuyện kể rằng, trong một khu rừng nọ có ba chú sóc sống với nhau trong một cái tổ. Thời tiết mùa đông ở trong rừng rất khắc nghiệt nên vào mùa hè ba chú sóc phải ra ngoài kiếm thức ăn dự trữ. Chú sóc thứ nhất làm việc quần quật siêng năng tha về tổ nào là lông chim, lá cây khô, rơm rạ để sưởi ấm vào mùa đông. Chú sóc thứ hai cũng đầu tắt mặt tối kiếm trái cây, lá non, các loại quả để dành tích trữ. Còn chú sóc thứ ba? Chú vừa làm vừa tranh thủ những lúc nghỉ ngơi thơ thẩn ngắm trời, ngắm cỏ cây hoa lá ngoài bìa rừng, trên cánh đồng có khi phải đến tối mới mò về tổ...
Hai chú sóc đầu tiên cảm thấy không hài lòng. Tại sao chúng làm việc chăm chỉ vậy mà anh sóc kia lại đi chơi? Thế là chúng mắng chú sóc thứ ba kia một trận: "Này, anh phải làm việc siêng năng vào, nếu không mùa đông tới thì có mà đói nhăn răng đấy? Đừng có chơi bời vớ vẩn nữa!". Đáp lại lời trách móc, chú sóc chỉ im lặng
Sau đó, khi mùa đông đến, cả ba chú sóc đều nằm náu mình trong cái tổ nhỏ hẹp. Chúng không thiếu thốn thức ăn và có đầy đủ mọi thứ chúng cần để sưởi ấm, nhưng cả ngày chúng không có chuyện gì để nói với nhau. Dần dần, sự nhàm chán cũng đến, chúng không biết làm gì để giết thời gian...
Lúc này chú sóc thứ ba mới bắt đầu kể chuyện cho hai chú sóc kia nghe: Rằng chú đã gặp chú nhím ngoài bìa rừng như thế nào, hai đứa đã rủ nhau tắm suối vui vẻ ra sao, rằng chú đã gặp một cậu bé trên cánh đồng vào một buổi chiều, chú thấy cậu bé kia đùa giỡn với ba mẹ như thế nào. Chú kể cho hai chú sóc kia nghe các bài hát từ các loài chim mà chú nghe được. Chỉ đến lúc ấy hai người bạn của chú mới nhận ra rằng chú sóc này đã thu nhặt ánh nắng mặt trời để giúp chúng sưởi ấm qua mùa đông...

Tôi xin gửi tặng các bạn trên diễn đàn vài câu chuyện để sưởi ấm qua mùa đông, những câu chuyện gom góp dọc đường hy vọng sẽ giúp các bạn thấy rằng: Thế giới ngoài kia, thế giới mà bạn có thể tạm thời chưa biết, không thực sự đáng sợ như tưởng tượng của ai đó. Mà đó là thế giới tràn đầy tình bạn, tình yêu và chứa đựng món quà vô giá dành cho ai dám dấn thân vào.

https://c1.staticflickr.com/4/3872/32702784750_85bc4c1936_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3771/32702784880_3cd74d63e9_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2946/32702784600_86cce569fc_c.jpg

HDD82
06-03-2017, 17:20
- Này Dong. Này Dong. Cậu còn thức chứ?
Trong đêm khuya tôi nghe tiếng bước chân và tiếng nói của Saimon - tay bảo vệ khu cắm trại. Từ trong lều tôi mở chăn ra xem có việc gì. À, Trời đang mưa... Những giọt nước mưa to đang bắn vào lều nghe bộp bộp, bộp bộp... "Không biết mưa đã bao lâu rồi? Hèn gì hồi nãy gió to lạnh quá." Tôi nghĩ. Chiếc lều mượn của tay Tony này thuộc loại lều dã ngoại dành cho con nít (children). Một lều như vầy dành cho hai đứa con nít ngủ. Vải của nó thuộc loại khá nhẹ và mỏng, ngoài ra không có miếng bạt trùm ngoài chống trời mưa giống chiếc lều cũ của tôi, nên khá mong manh trước thời tiết. Tôi cảm thấy nước mưa bắt đầu bắn vào cả trong lều, vài giọt nước bắn cả lên mặt nhột nhột.
Tiếng của Saimon dọi đèn pin nói:
- Này Dong. Mày ngủ trong đó ok chứ?
Tôi đáp:
- Không sao. Không sao. Cảm ơn Saimon.
Nói vậy chứ cũng ngồi dậy phủ chiếc chăn ra ngoài lều để nước không bắn vào phía trong. Ban đêm tại Maasai rất lạnh! Nhiệt độ xuống thấp kèm theo cơn mưa giông đột ngột khiến cơ thể nổi da gà khi chui ra ngoài lều. Đêm nay không nghe thấy tiếng hú của bọn linh cẩu nữa. Chỉ có tiếng mưa rơi bộp bộp xuống nền đất cỏ, vào lều, và một mùi đất xông lên thơm thơm lỗ mũi... Đã quá lâu rồi hắn chưa trải qua lại cảm giác như vậy, chính xác là từ giữa năm 2015 trong chuyến đi tới Ai Cập ngủ đêm ngoài Sahara, nên nhất thời hắn không cảm thấy lạnh mà chỉ thấy rất khoan khoái. Hắn cứ nằm thế để mặc cho mọi giác quan được đánh thức trong bản nhạc mưa tuyệt diệu...
Sáng hôm sau tiếng đàn bò kêu rống khi gặm cỏ đánh thức hắn dậy. Cả chục con bò vừa gặm cỏ vừa "thả bom" xung quanh chiếc lều. Vài con còn cả gan lùng sục thức ăn và liếm liếm mấy đôi giày nữa. "Hờ... Đấy mới là Châu Phi". Hắn nghĩ thầm trong bụng và cảm thấy hơi nóng sốt, cổ họng khô rát. Có lẽ là một cơn cảm nhẹ. "Hờ... Mưa sẽ đem tới niềm vui cho tất cả con thú trong khu bảo tồn đây". Cơn mưa ngắn ngủi quý giá mang đến nhiều sự sống cho súc vật và cả con người nữa tại Maasai Mara.

https://c1.staticflickr.com/4/3794/33084971895_23f8d195a3_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3794/32239291774_949b5a235b_c.jpg

HDD82
06-03-2017, 17:23
- Lại xem tên Châu Á này nấu nướng nè...

Từ một người, hai người, đến cả mấy tay nhóc tì cũng xúm quanh lại xem cái nồi cơm điện, mấy loại tôm khô, ruốc, rong biển, kể cả mấy sợi miến... mà tay Châu Á đang bày biện trên bàn chuẩn bị nấu nướng một cách rất tò mò. Khách du lịch không phải là ít, nhưng khách du lịch mà mang theo cả nồi cơm điện để nấu cơm ăn hàng ngày thì dân ở đây hình như chưa thấy hay sao đó? Các loại như rong biển, tôm khô mấy đứa đều ngạc nhiên và khi tôi mời họ nếm thử thì không ai nỡ từ chối. Ở đây không có điện nên phải nấu bằng bếp ga, tuy nhiên nấu bằng ga thì xem ra còn tốt hơn bằng điện. Các thứ như cơm cháy, xôi cháy cứ thế mà xuất hiện dưới đáy nồi, ăn rất ngon mà nếu nấu bằng nồi cơm điện thì chắc không có được. Buổi tối tôi thường ăn chung với Joshep, Danish, John... còn lại thì tự nấu ăn cho mình. Người Maasai không có ăn chung mâm giữa đàn ông, đàn bà. Phụ nữ thì ăn ở dưới bếp, còn đàn ông thì ăn trên nhà.

Trong số mấy người ở nhà Joshep tôi để ý một cậu bé thanh niên trẻ tên là Solomon. Nhà cậu ở tít dưới xa trong xóm, cậu xin vào đây dọn vệ sinh toalet, phụ việc nấu ăn... để có tiền trang trải thêm học phí. Bọn trẻ con, thiếu niên ở đây học tới cấp 2 thì phải lên các thị trấn lớn hơn như Narok, Kericho để tiếp tục học lên cấp 3 hoặc Đại học. Gia đình Solomon đông anh chị em nên không đủ tiền cho cậu ta học lên cao hơn, Solomon phải đi làm thêm để nuôi giấc mơ thoát nghèo.
Tôi nói:
- Này Solomon, em có thể mua giúp cái bấm móng tay không?
Solomon nói:
- Bấm móng tay à? Được, ở quầy tạp hóa gần đây có bán.
- Đây, tiền đây. Nhờ em mua giúp nhé!
Cu cậu Solomon nhanh nhảu chạy như bay ra ngoài trời, dù mưa hơi lất phất. Mười lăm phút sau cậu ta quay lại đưa cho tôi mấy con dao lam.
Tôi nói:
- Ủa? Dao lam à?
- Đúng rồi. Bọn em hay cắt móng tay bằng dao lam.
- Hả? Làm sao cắt được?
Solomon cười cười chỉ cho tôi cách đưa ngọn dao lam sát thịt để cắt móng tay như thế nào... "Nguy hiểm quá. Anh không cắt được. Em mua cái bấm móng tay được không? Ở quầy tạp hóa có bán không?". Lần này tôi cố diễn tả cái bấm móng tay là như thế nào.
Solomon nói:
- Ở đây không bán, nhưng ở làng bên cạnh thì có. Để em đi mua cho.
Cu cậu không nói không rằng vẫn đầu trần phóng ra ngoài trời mưa. Lần này là leo lên một chiếc xe máy hai thì. Xe không nổ. Cậu ta hì hục với thằng Danish đẩy xe nổ máy. Tôi thấy ngại quá vì trời mưa gió thế này... Đang định nói "Thôi" thì Solomon đã phóng xe đi mất tiêu. Một tiếng đồng hồ sau mới thấy Solomon quay trở về, trời vẫn còn mưa... Cu cậu nói "Làng bên" mà thật ra là cả mười cây số. "Hì hì". Cậu ta cười nhe răng lấy trong túi nilong ra chiếc bấm móng tay, lẫn lộn trong đó là mấy quả cà chua chín bị dập nát gần một nữa vì đường xấu... "Cảm ơn Solomon nhé!"

https://c1.staticflickr.com/3/2785/32961908861_f0a5420773_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2139/32932861052_078aca407c_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3692/32273700623_6430af9bed_c.jpg

HDD82
08-03-2017, 11:07
- Này Dong. Hôm nay tôi sẽ dẫn cậu đi tìm hiểu cuộc sống của người Maasai chúng tôi là như thế nào nhé.
Vào ngày thứ năm ở lại Semadep - tức là lâu hơn dự kiến hai ngày - Danish bắt đầu chỉ cho tôi thấy một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày và văn hóa người bản địa. "Văn hóa" đầu tiên có thể thấy và dễ thấy nhất là "văn hóa" đi bộ. Đi bộ từ làng này qua làng qua, đi bộ chăn gia súc, đi bộ chục kilomet để tới chợ... là hoạt động thường ngày của người Maasai. Kèm với "văn hóa" đi bộ là chế độ ăn uống giống người nguyên thủy xa xưa, cơ bản chế độ ăn của người Maasai chỉ gồm có thịt và rau quả. Ở Phương Tây vài năm gần đây rộ lên phong trào ăn kiêng theo phương pháp Paleo và việc ứng dụng lối sống nguyên thủy để phòng chống bệnh tật và giữ cho thân hình khỏe mạnh, cân đối. Mọi người đều biết rằng lối sống ít vận động của chúng ta hiện nay, kèm theo thói quen tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến, đường... làm gia tăng tỉ lệ các loại bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Thực tế là chúng ta đã tiêu thụ rất nhiều thực phẩm đã qua giai đoạn phun thuốc trừ sâu, chất bảo quản, đặc biệt là ăn quá nhiều đường, đường khiến cơ thể tích lũy chất béo. Rất nhiều loại chất béo trong thực phẩm chế biến gây hai cho sức khỏe và không an toàn.

Ở trên Thế giới, có hai tộc người gần như miễn dịch với những căn bệnh này, đó là người Inuit ở Bắc Cực và bộ tộc Maasai ở Kenya. Họ hiếm khi chết vì đau tim, đột quỵ, ung thư, mà là do tuổi già, virus, hoặc do thiên tai, thời tiết khắc nghiệt. Lý do? Đó là "văn hóa" đi bộ vận động nhiều và chế độ ăn uống gần gũi thiên nhiên giống người... tiền sử! Trong thời gian ở lại đây, mặc dù phải đi bộ nhiều, ăn uống thì có phần qua loa, tắm rửa bằng nước sông nhưng tôi cảm thấy cơ thể rất khỏe, vết thương ở đầu gối mau lành và đêm nào cũng ngủ rất ngon. Tuy vậy cũng phải chịu thua với khả năng đi bộ dẻo dai của tay Danish và John, tôi cảm thấy với họ đi bộ đơn giản cũng giống như hít thở vậy. Lúc nào hai tay này cũng đứng lại chờ tôi một lúc vì họ đi quá nhanh, còn tôi lại quá chậm. "Bị cảm lạnh ư? Tôi chỉ cần đi bộ chục cây số là khỏe ngay ấy mà". John cười nói.

https://c1.staticflickr.com/3/2807/32332157433_5901839e2c_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2308/32332151503_5f0c99cb13_c.jpg

Danish dừng lại trước một cái cây xanh tốt trên đường đi, hắn lẳng lặng rút ra... con dao. Chặt một nhánh cây nhỏ và vót bỏ lớp vỏ xù xì bên ngoài, hắn cho vào miệng nhai nhóp nhép. "Này Dong, cắn thử một phát đi. Cây này giúp vệ sinh răng miệng tốt lắm. Chúng tôi dùng để thay thế cho kem đánh răng đấy!". Cắn vài cái để cho đầu nhánh cây toe ra, tay Danish quét quét cái đầu toe đó vào răng giống như đang đánh răng. Thật ra thì người Châu Phi nói chung và Kenya nói riêng có hàm răng trắng bóng, đều tăm tắp và chắc khỏe. Thử cắn cái cây này là biết vì sao răng của người Châu Phi khỏe...

https://c1.staticflickr.com/4/3683/33020341911_5af39ab217_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3731/33147630425_d05f1568c1_c.jpg

HDD82
08-03-2017, 11:08
Nhà cửa trong làng một số được bêtong hóa nhưng đa phần người dân sống trong nhà đất. Kiểu nhà phù hợp với lối sống du mục lang thang chăn gia súc của người Maasai từ thời xưa vì vật liệu dễ kiếm và thời gian hoàn thành nhanh. Nhà chỉ cao hơn đầu người một chút, được làm toàn bộ bằng loại cây có tính dẻo dai đàn hồi. Loại cây này vốn sinh trưởng khắp nơi ở Kenya. Sau khi dựng xong khung nhà bằng cành cây, họ dùng một hỗn hợp gồm đất, cát, bùn và phân gia súc để bôi trét lên xung quanh. Phần tường và phần mái nhà đều được làm cùng một cách giống nhau, cùng loại vật liệu. Thật hay là loại hỗn hợp tự nhiên này có thể chống mưa gió rất tốt. Hoàn toàn không bị dột khi trời mưa, trời nắng thì lại mát mẻ. Ngoài cửa chính đi ra đi vào thì họ chỉ làm thêm một, hai cửa sổ nhỏ để có ánh sáng sinh hoạt. Cả gia đình đều sống trong một mái nhà kiểu như vậy. Ngoài bếp và chỗ ngủ ra thì trong nhà gần như không còn gì nữa. Thật không thể tìm đâu ra được căn nhà "gần gũi thiên nhiên" như kiểu nhà này. Tuy không chỉ người Maasai mà nhiều dân tộc thiểu số ở nhiều nơi đều xây nhà theo kiểu tương tự, nhưng điều kiện kinh tế phát triển nên nhiều bộ tộc đã không còn sống như vậy nữa. Và do đó, giới trẻ ở các thành phố bây giờ khó mà hình dung được sống trong nhà đất là như thế nào cho đến khi họ tận mắt nhìn thấy chúng...

https://c1.staticflickr.com/1/674/33147634695_4fc9ce9438_c.jpg

Trong làng có một cái cây to với chùm trái xum xuê to. Tôi tò mò đến hỏi thì họ nói rằng tuy trái cây này không ăn được nhưng có thể ngâm làm rượu.

https://c1.staticflickr.com/1/654/33147636575_2b79da1008_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2900/33106010506_10761e4271_c.jpg

HDD82
08-03-2017, 11:12
Người Maasai thích nhảy múa ca hát. Các chiến binh Maasai lại càng thích các điệu nhảy thể hiện được vẻ đẹp, sức mạnh của mình. Danish và John dẫn tôi tới ngôi làng kế bên, nơi người Maasai vui vẻ chấp nhận khách du lịch tới thăm tìm hiểu về văn hóa của họ. Biết rằng số tiền tiêu dùng ở đây sẽ phần nào đó giúp người bản địa vẫn còn đang sống khó khăn nên tôi rất vui vẻ, hoàn toàn khác với lúc cò kè từng đồng một với các công ty du lịch. Thật ra công việc của các chiến binh Maasai thời hiện đại không còn là đi săn sư tử, thú rừng nữa mà chủ yếu là bảo vệ đàn gia súc khỏi bị tấn công. Săn bắn thú rừng là vi phạm pháp luật, kể cả trong trường hợp bị sư tử hoặc báo tấn công giết hại gia súc người Maasai cũng sẽ trình báo lại cho phía cơ quan chức năng để được đền bù lại bằng tiền mặt. Tuy sống hòa vào thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên văn hóa của các chiến binh Maasai không vì thế mà mai một.
Nhìn nụ cười thân thiện của mấy anh Maasai này tôi vẫn cảm thấy gương mặt họ có phần hiếu chiến hơn Danish và John. Da họ đen hơn, thân hình gầy hơn, cao hơn còn đôi mắt thì dữ tợn, hoang dã hơn. Kèm theo đó là giọng hát trầm trầm, âm thanh từ chiếc sừng bò tót thổi trầm vang như thiết xa rầm rầm ra trận khiến con người ta không khỏi lạnh gáy. Mấy lần tôi liếc nhìn sang tay Danish thấy hắn vẫn vui vẻ bình thản ngồi... xỉa răng nên lòng mới thấy yên tâm một chút, chứ nếu ở một mình giữa các chiến binh này thật là không dám chút nào...

https://c1.staticflickr.com/3/2944/32323921854_90d03acfee_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/611/33012608372_b8bd880ea1_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/582/32323920674_9566b3e3ba_c.jpg

Người Maasai thích nhảy, khi nhảy họ chụm hai chân lại và bật lên không trung. Nhảy cao là trò thách đố phổ biến của người Maasai:

https://c1.staticflickr.com/4/3704/33012607552_1117b16e1e_c.jpg

Biết là thân hình ục ịch này mà nhảy thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ, nhưng thôi cắn răng làm liều vậy... [OOO"""]

https://c1.staticflickr.com/3/2818/32323919094_b519a32aeb_c.jpg

HDD82
09-03-2017, 12:15
Khoảng hai chục căn nhà được xây quanh một khoảnh sân tròn rộng, một hàng rào tự nhiên bằng cành cây khô được dựng lên xung quanh chỉ chừa một lối đi nhỏ. Có chỗ ngủ cho gia súc, ban đêm gia súc sẽ được lùa vào chuồng và bảo vệ cẩn thận. Với người Maasai gia súc là toàn bộ của cải của họ. Khoảnh sân rộng trước nhà cũng là nơi mọi người tụ tập vui chơi, có tiếng chó sủa, tiếng con nít chạy nhảy, tiếng ồn ào của phụ nữ đang nấu nướng. Phân gia súc rải khắp nơi quanh sân bốc mùi hôi thối nhưng dường như không ai quan tâm, việc sống chung với gia súc là chuyện đã diễn ra hàng trăm năm nay. Cả làng này sống phụ thuộc vào nguồn nước là con suối nhỏ ở phía thung lũng. Trong làng có một người già nhất được gọi là Già làng hay Trưởng bản và có tiếng nói quyết định đến nhiều việc trong làng. Trong khi đàn ông đi chăn gia súc thì phụ nữ trông con nít, làm đồ thủ công mỹ nghệ để bán và nấu nướng.

https://c1.staticflickr.com/1/658/33027729262_7ea5664233_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3892/33056622591_00d867b38d_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3687/32339307814_99fa5e733f_c.jpg

Nhà cửa tuềnh toàng gần như không có tài sản gì có giá trị. Chỗ nấu ăn được bố trí gần cửa, vật dụng thì gồm có mấy cái chén bát và hũ đựng gạo. Bên trong nhà chia làm hai hoặc ba gian với giường ngủ nhỏ bé, chật hẹp nằm sát nhau. Vài cái ghế cũ, mấy tấm chăn nệm cũ xì mốc meo, không điện, không tivi, không tủ lạnh, dùng thì dùng nước suối... cuộc sống của người Maasai gần như tối giản nhất trên Trái đất. Dạo quanh làng tôi không thấy nhiều người có khuôn mặt rầu rĩ, lo lắng giống như ở thành phố. Con nít thì chơi đùa, thanh niên ngồi thảnh thơi nói chuyện, đàn bà túm ba túm bảy cùng làm việc chung với nhau. Cuộc sống của họ đơn giản nhưng vì nhu cầu sống thấp và không nảy sinh nhiều tham lam nên chắc mọi người cảm thấy hạnh phúc vui vẻ? Tôi không chắc! Nhưng có một điều chắc chắn là cuộc sống đô thị là cuộc sống mà ai cũng bận rộn gấp gáp, căng thẳng stress vì xã hội đang vận động dựa trên nền tảng kích cầu, kích thích nhu cầu. Một xã hội tiêu thụ!

https://c1.staticflickr.com/1/682/33027728802_c1728593d7_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2826/33056622031_1c9e9c5d38_c.jpg

HDD82
09-03-2017, 12:17
Thấy có khách du lịch, mấy ông già trong làng muốn "phô trương chút bản lĩnh" lấy lửa theo phương pháp thủ công truyền thống: Đó là dùng ma sát để tạo lửa. Nhìn đơn giản nhưng mấy thanh niên ở làng cũng phải hì hục mất mấy phút... quay tay... hehe.

https://c1.staticflickr.com/4/3712/33027728512_3639161488_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3665/32802090920_bf4decb7cf_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/773/33027728012_bbcf241086_c.jpg

Phải có "nghề quay tay" thành thục mới được à nha...

https://c1.staticflickr.com/4/3697/32802090370_9fab567568_c.jpg

Và lửa:

https://c1.staticflickr.com/1/702/33056619621_8263781372_c.jpg

Gương mặt ông già:

https://c1.staticflickr.com/1/698/33027727532_eaac3c2924_c.jpg

HDD82
12-03-2017, 12:10
Vài cành cây khô, một khúc củi, một không gian đủ rộng... Đốt lửa trại mang lại cho chúng ta một niềm vui ấm áp, hạnh phúc đơn giản nhất mà đầu óc có thể nghĩ ra được. Tuy nhiên tại các thành phố hiện nay thì việc này gần như không thể! Không phải vì không có một không gian và thời gian mà bởi vì cuộc cách mạng số đã làm con người lãng quên một điều: tổ tiên chúng ta hàng ngàn năm nay đã quây quần quanh đống lửa như thế!
Điện thoại, tivi, màn hình máy tính... đã chiếm hết thời gian của chúng ta. Hoặc dã sử có tập hợp bạn bè lại thì cũng phải uống bia, uống rượu, nhậu nhẹt... ầm ĩ. Tất cả không thể so sánh đượ với hoạt động đơn giản là lấy mấy cành cây khô đốt lên đống lửa và quây quần quanh hơi ấm của nó. Niềm vui và hạnh phúc đơn giản thật sự càng ngày càng khó khăn trong xã hội hiện đại. Ngoài cuộc cách mạng điện tử số hóa, con người đã được dạy dỗ theo cách không cho phép bản thân được có niềm vui đơn sơ! Họ khắt khe với bản thân. Đối với nhiều người, hạnh phúc là phải có "điều kiện", có "lý do". Không thể nào hạnh phúc mà không có lý do? Càng tìm lý do để hành phúc, hạnh phúc càng ít đi trong cuộc sống của họ!

Dưới ánh lửa bập bùng đêm khuya lúc này chỉ còn lại ba người: Tôi, Solomon - cậu bé phụ việc dọn dẹp - và Saimon - tay bảo vệ.
Tôi nói:
- Này Solomon, em làm việc ở đây được trả lương bao nhiêu?
Solomon đáp:
- Ông chủ trả em $6/ tháng. Em được ăn uống tại đây, còn hàng ngày em dọn dẹp vệ sinh, phụ giúp nấu nướng tại khu cắm trại.
Tôi hỏi:
- Vậy em có cảm thấy vui vẻ với công việc của mình chứ?
Solomon thẳng thắn đáp:
- Em thấy rất vui vì có công việc này. Em có thể tiết kiệm tiền để trả học phí.
- Thế à?
- Ba em không cho em đi học. Ba bắt em ở nhà đi chăn gia súc vì đó là công việc hàng ngày của tất cả mọi người. Nhưng em không chịu, em cãi lời ba. Ba em tức giận nói em phải tự trả học phí. Ông phải lo cho mấy đứa em của em nên em phải tìm việc làm thêm. Rồi chú em tới. Chú em cũng không đồng ý. Mọi người đều phải đi chăn gia súc. Nhưng em không muốn tương lai của mình như vậy!
Solomon bình thường hàng ngày rất ít nói nhưng không hiểu sao đêm nay lại nói nhiều tâm sự thế? Đôi mắt em rực sáng trong đêm đen. Tiếng Anh chưa sõi nên em phải nói từng câu ngắn để diễn đạt ý. Câu nào câu náy nói ra đều thể hiện quyết tâm chém đinh chặt sắt khiến người đối diện phải ngạc nhiên.
Tôi hỏi:
- Em muốn học ngành gì ?
Solomon đáp:
- Em muốn học ngành du lịch. Em muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch. Em thích trở thành hướng dẫn viên. Em không thích đi chăn gia súc.
Tôi luôn ngưỡng mộ những chàng trai, những người đàn ông dọn dẹp vệ sinh. Đây vốn là công việc dơ bẩn và quả thật không phải ai cũng làm được. Những người lao động vệ sinh sạch sẽ, tỉ mĩ là những người biết quan tâm, chăm sóc gia đình. Trong "Nhật ký hành trình nước Mỹ bằng xe gắn máy", khi cắm trại tại Bờ Bắc Grand Canyon, tôi đã gặp về Tom - người đàn ông dọn toalet và phụ trách khu cắm trại, ông cũng là chủ một gara oto, người mà tôi rất thích nói chuyện cùng. Câu chuyện tôi đã chia sẻ trong topic đó ba nắm trước. Và bây giờ là Solomon, chàng trai trẻ với quyết tâm vươn lên trong cuộc sống thật đáng quý. Rất nhiều sinh viên tại các Trường Đại học VN đang sống một cách vật vờ, thiếu niềm đam mê lẫn quyết tâm, gần như vất bỏ tương lai. Tôi rất muốn chia sẻ câu chuyện này với các sinh viên đó để họ thấy rằng vị trí họ đang đứng bây giờ là niềm mơ ước của rất nhiều người. Sống vật vờ vô trách nhiệm, kể cả vô trách nhiệm với bản thân mình mà không cảm thấy xấu hổ là thực trạng cần chấm dứt. Tuổi trẻ không đến với ai hai lần bao giờ! Và họ sẽ phải hối tiếc trong tương lai...

https://c1.staticflickr.com/4/3814/33088483811_0954b7750f_c.jpg

HDD82
12-03-2017, 12:12
Sáng hôm trước khi lên đường, tôi gọi Joshep - người quản lý khu cắm trại - lại và gửi cho ông một số tiền nhỏ cho Solomon. "Joshep, ông hãy tiếp tục công việc giúp đỡ cộng đồng nhé! Tôi rất ngưỡng mộ công việc của ông. Solomon là một cậu bé tốt, ông cố gắng giúp đỡ cậu ta nhé!". "Ok. Dong!". Joshep trả lời.

Tôi và chiến mã Kawasaki tiếp tục lên đường khép lại chương đầu tiên trong chuyến đi tới Kenya. Chương đầu tiên là câu chuyện về người Maasai: Bộ tộc tuyệt vời, thân thiện nhất Thế giới. Và nay đã sẵn sàng viết tiếp chương mới...

https://c1.staticflickr.com/3/2927/33216965115_9e9508375c_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/781/33089104131_50854ae10a_c.jpg

HDD82
12-03-2017, 12:21
Tôi là gã cao bồi nghèo đơn độc,
Và đường về nhà còn xa lắm, xa lắm...

https://c1.staticflickr.com/1/749/33217081625_f458bf6dba.jpg

HDD82
14-03-2017, 07:39
"Tôi nghe tiếng chân trần của nàng ngập ngừng bước lên thuyền
Và có thể hình dung những tín hiệu khát khao trong đêm tối
Trái tim tôi tựa quả lắc đồng hồ đong đưa giữa nàng và con đường
Tôi không biết tìm sức mạnh ở đâu để thoát khỏi đôi mắt nàng.
Tôi tuột khỏi vòng tay nàng
Nàng đứng đó, sau làn mưa và ô cửa sổ.
Lệ sầu rơi tê tái,
Nhưng nàng đã không đủ can đảm để tự thốt nên lời:
"Đợi em, em sẽ đi cùng anh!"" (Otera Silva)

Dù lưu luyến đến mấy thì cũng phải nói lời chia tay với Maasai Mara... Chặng đường gần 100km đá sỏi đã không còn đáng sợ như trước, không còn cảm giác lo lắng sợ hãi như những ngày đầu nữa vì tôi biết rằng người Maasai ở đây rất thân thiện, cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ khi nào. Một khi có lòng tin, có tình yêu vào thiên nhiên, vào con người ở vùng đất mà bạn tới thăm, làm sao bạn có thể lo sợ được nữa? Thay vì vội vã kết thúc cho xong con đường đất bụi với hai lần té xe, thì cảm giác bồi hồi xen lẫn luyến tiếc khiến một tay lữ hành đến từ Châu Á cứ liên tục dừng xe để chụp ảnh. Đơn giản là hãy cứ tận hưởng khoảnh khắc hiện tại!
- Jumbo, Soba. Xin chào!
Hắn giơ tay vẫy chào mấy người Maasai chăn gia súc trên đường.
Một người chăn gia súc giơ tay:
- Soba. Soba.

https://c1.staticflickr.com/4/3914/33078516032_bfa9435c93_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/716/33106736151_9698013038_c.jpg

Thỉnh thoảng có mấy chiếc xe 4x4 chạy qua hất cát bụi bay mù mịt... Tiếp tục lên đường!

https://c1.staticflickr.com/1/659/32390909164_aa2ddb3dbd_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3673/32390909894_33d94317d7_c.jpg

HDD82
14-03-2017, 07:40
Cuộc sống có ý nghĩa gì? Mục đích của cuộc sống là gì?

Nhiều người, nhất là các bạn trẻ tuổi hai mươi ba mươi, dành nhiều thời gian để đi tìm ý nghĩa và mục đích sống. Họ sẵn sàng tham gia nhiều buổi hội thảo với các chuyên gia, gặp gỡ hàng trăm diễn giả, người thông thái, đọc hàng trăm quyển sách với mong muốn tìm ra được "nó". "Nó" là mục đích và ý nghĩa sống! Có người tìm ròng rã lâu quá mà vẫn không thấy tăm hơi nên lấy luôn "nó" của người khác để làm thành "nó" của mình. Miễn sao "nó" nghe hay ho, hợp logic hoặc được nhiều người hưởng ứng, xã hội chấp nhận. Rồi càng ngày càng có nhiều người làm theo dạng phong trào: Mục đích của người khác là làm giàu và giành được nhiều thành công trong cuộc sống, thì mình cũng phải lấy mục tiêu sống là làm giàu và đạt được nhiều thành công. Thành công là gì? Tài khoản ngân hàng kếch xù, vị trí vững chắc trong một công ty, được nhiều người ngưỡng mộ và biết tới? v.v và v.v...

Tôi đồng ý với Osho rằng: "Mỗi người phải tạo ra ý nghĩa cuộc sống của mình".

Cuộc sống bản thân nó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta tạo ra "nó" thông qua hành động trong khi sống. "Nó" không phải là kho báu được chôn giấu, không phải là một hòn đá có khắc chữ "Ý nghĩa cuộc sống là..." ẩn giấu ở đâu đó để mỗi người đi tìm kiếm. Không phải là hành trình đi tìm kiếm ý nghĩa mà là quá trình tạo ý nghĩa thông qua việc sống hết mình với cuộc sống được ban tặng, chấp nhận thử thách, chấp nhận thay đổi để được sống đúng với bản thân, sống "như là" bản thân vốn có. Nếu bạn sống cuộc sống như vậy thì những người xung quanh sẽ nhận ra rằng "Ah. Tôi thấy mục đích sống của Anh/Chị này là..."

Nếu đi vào một khu rừng hoang sơ chúng ta sẽ thấy trong đó có rất nhiều các loài cây. Nếu có ai đặt câu hỏi: Tại sao cái cây A này lại đứng chỗ này mà không phải chỗ kia? Cái cây B này đứng đây có ý nghĩa gì? Cái cây C bên cạnh nó có ý nghĩa gì? Thì câu trả lời là: Thiên nhiên sinh ra mọi vật đã như vậy! Đó là điều thuộc tự nhiên. Mỗi cái cây được sinh ra đều có ý nghĩa của nó, thay vì sống hết mình với cuộc sống ban tặng tại sao lại phí hoài đi tìm lý do? Một cách tự nhiên cái cây đó sẽ không ngừng ăn sâu vào lòng đất và phát triển năm này qua năm nọ cho đến khi một đám cháy rừng bất ngờ càn quét qua và chấm dứt vòng đời của nó trên thế gian.

Cuộc sống rất công bằng: Ai cũng có sự tự do lựa chọn, tự do hành động và được ban cho nguồn năng lượng dồi dào để sáng tạo! Hãy sử dụng nó để viết nên ý nghĩa cuộc sống của chính mình, sáng tạo nên cuộc sống của chính mình, "vẽ" ý nghĩa cuộc sống lên chính cuộc đời mình cho mọi người thấy. Cuộc sống của tất cả mọi người đều bắt đầu từ tờ giấy trắng mà thôi...

https://c1.staticflickr.com/4/3905/33193430376_2c823b7779_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3820/33193431156_4275d3e469_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/763/32851948290_3b9c3498ca_c.jpg

HDD82
16-03-2017, 08:11
Dừng chân tại một cây xăng ăn trưa bên đường. Bắt đầu từ đây trở đi là về với thế giới văn minh hiện đại. Chà... Đã lâu lắm rồi mới được chạy xe trên con đường nhựa phẳng phiu, gặp một cây xăng lớn ven đường và... dừng lại ăn cơm như thế này. Chưa bao giờ cảm thấy yêu mến con đường nhựa đến thế! Đúng là "Chịu khổ rồi mới biết cái mình đang có là sướng".
Cây xăng này là ngã ba từ Maasai Mara tới thị trấn Narok rẽ đi thị trấn Kericho. Quãng đường còn lại khoảng 150km để tới thị trấn Kericho toàn đường nhựa dễ đi nên không cần phải vội vã gì cả.
Tôi gọi:
- Jumbo. Chị phục vụ ơi cho một chai nước ngọt.
Chị phục vụ dáng người to béo, mái tóc xoăn tít và nước da đen như... Châu Phi lịch sự bước tới nói một tràng tiếng Anh líu lo (người dân Kenya nói riêng và các nước Đông Phi nói chung giao tiếp bằng Tiếng Anh khá tốt), chị ta mỉm cười biết rằng tôi không gọi thức ăn mà chỉ gọi nước uống. Trong khi ngồi chờ, các tuyến xe bus đường dài cấp tập dừng lại ở đây và khách khứa úa vào ăn cơm tại căntin đông nghẹt. Tôi ngắm nhìn cái tivi treo tường đang phát chương trình thời sự, vâng, đã một tuần nay hắn chưa được nhìn ngắm lại cái tivi - một biểu tượng của thế giới văn minh - rồi lôi từ trong cặp ra một hộp cơm.
"Thật tuyệt!". Tay Châu Á cảm thấy lòng khoan khoái. Hộp cơm do tay đầu bếp ở Semadep chuẩn bị cho tôi gồm có một quả trứng luộc, hai miếng sandwich kẹp và một nửa quả chuối.
Vừa ăn vừa quan sát người dân bản địa thì thấy rằng tuy họ đang ở trong một căntin cây xăng lộn xộn nhưng không khí chung trật tự đáng ngạc nhiên, không có ai nói chuyện to tiếng, ăn uống thì nhỏ nhẹ, nhiều người khách đi xe và người phục vụ quán mang áo sơmi cho vào thùng. Giày dép cũng lịch sự. Bảng giá món ăn ở căntin thì niêm yết rõ ràng không chặt chém, bàn ghế được lau chùi nhanh chóng và gọn gàng, đặc biệt toalet công cộng rất rộng rãi sạch sẽ. "Hờ... suy nghĩ trước đây về Châu Phi còn phiến diện quá!"

https://c1.staticflickr.com/4/3914/33240457245_46f4509187_c.jpg

Trên đường tới thị trấn Kericho cũng không có gì đáng nói ngoài việc được chứng kiến vài vụ tai nạn do người dân ở đây chạy xe khá ẩu. Xe máy thì ít mà oto trên đường thì nhiều, xe khách vượt nhau rất rát. Đường đi có rất ít đèn xanh đèn đỏ và tuyệt đối không có một trạm thu phí nào. Vâng, không có một trạm thu phí nào trên đường! So sánh với cảnh tượng trạm thu phí nhiều như con nít ở Việt Nam thì đây là điều cũng rất ngạc nhiên...
Thay vì sử dụng đèn xanh đèn đỏ, trước các thị trấn nhỏ người ta cho xây các vệt mấp mô nhô cao cắt ngang đường để giảm tốc độ dòng xe cộ. Nhân lúc đoàn xe chạy chậm lại khi đi qua đoạn mấp mô, bà con trong làng bản tay cầm tay xẻng ùa ra chào bán các sản phẩm địa phương như khoai tay, xoài, chuối, táo, hành, tỏi... hoặc bắp nướng, mía... Cảnh tượng mua bán ngay trên đường vô cùng nhộn nhịp và... Châu Phi. Người bán thì cứ chạy theo oto để bán, còn oto thì dĩ nhiên chẳng có chiếc nào dám dừng lại giữa đường cả.
Một chiếc xe máy dừng lại ven đường. Mọi người ùa tới mời chào mua đồ dùng. Nhưng khi mở mũ bảo hiểm ra để chuẩn bị mở miệng thì tôi nghe tiếng một người kêu lên:
- Ồ, China, China. Trung quốc. Trung quốc.
Rồi tất cả những người phía sau đồng thanh lùi lại dãn ra không thèm chào mời nữa.

https://c1.staticflickr.com/3/2859/32425649813_a9088343cb_c.jpg

Càng gần tới Kericho thời tiết càng mát mẻ và màu xanh của các cánh đồng chè xuất hiện càng nhiều dọc hai bên đường.

https://c1.staticflickr.com/4/3882/32857339820_bc045e118a_c.jpg

HDD82
16-03-2017, 08:13
Đến Kericho!!! Khu cắm trại tên là Garden View Campsite trên bản đồ thì là vậy nhưng thực tế tìm không thấy. Vậy nên thay vì ở khu cắm trại, quyết định đưa ra là nghỉ tại nhà trọ hostel. Trời lúc đó cũng gần tối, người cũng tương đối mệt mỏi vì quãng đường di chuyển nhưng lòng thì lại thấy vui. Những ký ức trong "Nhật ký hành trình Châu Âu bằng xe gắn máy" ùa về, những lần đi tìm khu cắm trại mỏi mòn ở Vienna hay Athen, ngủ lều hay ngủ ngoài đường. Những ký ức xưa nay gặp hoàn cảnh tương đồng đã sống lại trong tâm trí khi lái xe ở Kericho. Lòng khoan khoái tôi lái xe tới lui trên thị trấn nhỏ lướt qua mấy nhà trọ. Kinh nghiệm phán đoán tìm nhà trọ dẫn tới con đường đất đỏ đi lên một ngọn đồi chè. Chạy một đoạn ngắn thì con đường đất đổ dốc xuống sườn đồi và trở nên nhỏ hẹp hơn. Đến lúc này mới sực nhớ ra là tất cả các chuyến xe máy ở nước ngoài trước đó đều có yên thấp, ngồi trên xe chống chân dễ dàng và xoay sở tới lui được. Còn chú Kawasaki KLR 650 này yên quá cao, hành lý nặng và cồng kềnh, lại gặp con đường đất nhỏ và hẹp như thế này thật không thể nào quay đầu xe mà không cần người trợ giúp!
Tôi hỏi một người đàn ông đang đi bộ:
- Jumbo. Anh cho hỏi là nhà trọ XYZ ở đâu vậy? Tôi tìm hoài mà không thấy.
Người đàn ông dừng lại trả lời:
- Tôi không biết. Nhưng tôi có thể hỏi giúp anh!
Anh ta đi hỏi xung quanh, sau khi tìm được thì lại cùng tới gặp một anh bạn trẻ là nhân viên hostel về giá cả các thứ... Xong xuôi anh ta mới chào tôi để đi tiếp.
Tôi nói với anh nhân viên trẻ hostel:
- Anh có thể giúp tôi quay đầu chiếc xe máy Kawasaki lại được không?
Cậu ta nở nụ cười thân thiện:
- Được chứ!
Hostel này không có đủ nước để sinh hoạt. Robert rất xin lỗi trình bày như vậy vì bây giờ là cao điểm mùa khô, nước ở Kericho tương đối ít ỏi. Cậu thanh niên Robert múc từ thùng nước ở bếp ra một thau nước nhỏ kèm theo mấy ca nước nóng, tôi dùng chút nước này để tắm rửa và giặt quần áo. Tôi nhờ Robert nấu giúp mình bữa ăn tối là dĩa cơm gà quay. Robert quay vào bếp chừng một tiếng, thời gian chờ đợi quá lâu khiến cái bụng tôi kêu réo sùng sục. Một tiếng sau cậu ta quay trở ra với một cái chậu nhỏ đựng một can nước nóng, bánh xà phòng và một cái khăn lau để tôi rửa tay trước khi ăn. Không để tôi tự rửa tay một mình, cậu ta đứng cầm can nước nóng lên dội giúp. Sau đó cười thân thiện hỏi: "Dong, anh muốn ngồi ăn ở đâu để tôi dọn?"
Khách sạn Hilton ở Kualar Lumpura, khách sạn Mariott 3 sao ở Washington D.C, nhiều resort và hotel 4-5 sao từng ghé thăm cũng chưa có đâu đối xử với một tay lữ hành xe máy người bụi bặm tận tình đến mức độ như thế này. Mà là trong một hostel giá rẻ! Càng tuyệt vời hơn nữa khi nhìn thấy dĩa cơm gà quay được bày biện đẹp mắt trên dĩa, từng miếng thịt gà săn chắc - kiểu gà thả vườn ở Việt Nam - quay vừa chín tới tẩm ướp gia vị cay mặn giòn tan trong miệng, cơm nấu thơm lừng từng hạt gạo ngon không thể tả... 90k cho tất cả!

https://c1.staticflickr.com/4/3862/32427821313_6d5a23ec82_c.jpg

Làm sao tôi có thể "nhẫn tâm" ra đi sớm được? Thế là quyết định ở lại Kericho thêm một ngày! Bức ảnh này chụp cùng Robert, là tay da đen đứng bên trái tấm hình:

https://c1.staticflickr.com/1/596/33097792732_946601c3f5_c.jpg

Chiến mã Kawasaki trước hostel:

https://c1.staticflickr.com/3/2888/33085885702_a47cc09823_c.jpg

HDD82
18-03-2017, 15:06
Những chuyến hành trình luôn luôn cần sự may mắn hơn bất cứ điều gì khác. Tại sao như vậy? Có rất nhiều lý do có thể phá tan tành cuộc hành trình được chuẩn bị công phu, mà nhiều khi rất ngớ ngẩn. Chẳng hạn, trong "Nhật ký hành trình Châu Âu bằng xe gắn máy" tại thủ đô Athen Hy Lạp có một anh chàng người Hàn Quốc đã mắc kẹt tại khu cắm trại nhiều ngày. Anh chàng Hàn Quốc này đã đi nhiều du lịch nhiều thành phố ở Châu Âu bằng chiếc xe oto tự mua và tự lái. Chẳng may trong một lần đổ xăng tại một cây xăng vớ vẩn nào đó, họ đã đổ nhầm... dầu vào... bình xăng xe của chàng ta. Chàng ta cứ thế thanh toán tiền rồi giây lát sau chứng kiến chiếc xe yêu quý của mình nằm chết dí trên đường phố Athen... Chi phí sửa xe còn hơn là mua chiếc xe mới...

Tại Kericho, khi kiểm tra mức dầu trong động cơ thì phát hiện lượng dầu còn lại trong động cơ đã cạn. Dung tích chứa động cơ là 2.5 lít dầu mà không hiểu vì lý do nào đó - có thể đoạn đường đi quá xấu, phải gài số ở số 1 và 2 chạy liên tục trong thời gian dài (4-5 tiếng) - khiến động cơ quá nóng và đốt cháy dầu, tôi châm bổ sung thêm 0.5 lít dầu từ chai dự trữ vẫn không đủ. Sự thật là trong động cơ chỉ còn đúng... 1 lít dầu. Không hiểu sao chiếc Kawasaki này vẫn hoạt động được với lượng dầu ít ỏi như vậy? Nếu được bầu chọn cho động cơ hoạt động bền bỉ trong điều kiện khắc nghiệt nhất, Kawasaki KLR 650 có lẽ là số 1.

- Này anh ơi. Làm ơn bán cho tôi hai chai dầu xe máy 15W-40 loại 0,5l.
Tôi nói với người chủ tiệm tạp hóa, gần như đây là tiệm lớn nhất và duy nhất trong thị trấn Kericho này bán các loại phụ tùng xe máy. Ông chủ không phải là người Kenya mà có nước da trắng, bộ râu xồm và ngoại hình giống người Ai Cập hoặc người Do Thái. Tôi không lạ gì tài ăn nói khéo léo và khả năng buôn bán tuyệt vời của người Ai Cập, Do Thái.
- Bao nhiêu tiền một chai?
- 70 Kenya Silling/ chai.
Trả tiền rồi bước ra phố, thấy đường phố ở đây tương đối sạch sẽ. Giao thông tương đối hỗn loạn với nhiều xe máy tuk-tuk (xe ôm) chạy nhanh và lạng lách, tuy nhiên không có còi xe inh ỏi ồn ào như Việt Nam. Buôn bán cũng khá là trật tự và yên bình. Thời tiết ở đây quá nắng nóng mà gần như không có ai trên đường đội mũ. Từ bà già cho tới con nít đều đầu trần thong thả bước đi ... dưới nắng. Quả là siêu phàm!!!

https://c1.staticflickr.com/1/669/32441192874_d65261b0f5_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3862/32441192294_531918c39f_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/597/33243050316_70b841643c_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/723/32441191324_39a1393d8a_c.jpg

HDD82
18-03-2017, 15:08
Dừng lại tại một quán bán trái cây ven đường... Gọi mấy khúc mía và vài trái xoài. Xoài ở đây trái nhỏ, ngọt và thơm giống xoài bán ở Việt Nam cách đây... 10 năm về trước. Xoài bày bán ở VN bây giờ hình như có quá nhiều thuốc trừ sâu và chất bảo quản, trái thì to đều nhìn đẹp mắt nhưng ăn thì bở bở, bợt bợt, không ngọt nước và mùi thơm thì gần như không có. Xoài Kenya nhìn bề ngoài hơi xấu nhưng khá thơm và ngọt nước. Quất luôn hai trái xoài và mấy cây nước mía. Cô chủ quán cười niềm nở gọt vỏ cắt nhỏ ra cho vào bao khá cẩn thận. Ngồi ăn một lúc thì mấy đứa con nít đi học tan trường về ở gần đó cũng ghé mua ăn, hàng quán ngay lập tức rôm rả... Bọn con nít đứa nào cũng đi bộ với cặp sách trên lưng, không rõ nhà chúng ở đâu nhưng dường như việc đi bộ đối với chúng cũng tương tự như... hít thở. Rất thoải mái và tự nhiên!

https://c1.staticflickr.com/3/2930/32441189894_87f682e491_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/604/33243048476_09371c708a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/613/32441189214_1a82da0c8d_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/751/32441189054_5caf3ec291_c.jpg

HDD82
18-03-2017, 15:09
Sự mở rộng thương mại, đất đai lãnh thổ và thuộc địa của các nước Phương Tây đi cùng với sự phát triển của ngành hàng hải thám hiểm. Sự gia tăng không ngừng các cuộc thám hiểm trên biển của người Phương Tây kể từ những năm 1440 với Vasco De Gama là người tiên phong đã khám phá ra Châu Mỹ, Châu Phi và nhiều con đường hàng hải khác. Phương Đông đầu năm 1440 cũng có Trung Quốc là đế chế hùng mạnh thời ấy đã cử hạm đội hàng hải hơn 2 vạn người và hàng trăm thuyền cỡ lớn do Thái giám đô đốc Trịnh Hòa thống lĩnh cũng đã đi tới tận Châu Phi và nhiều nơi khác. Sự phô trương về lực lượng và quyền uy của vua Vĩnh Lạc Trung Quốc đối với các quốc gia khác là mục tiêu chính của chuyến "thám hiểm" Trịnh Hòa. Lịch sử chép rằng khi tới Châu Phi Trịnh Hòa đã mang về một con hươu cao cổ, là một con vật lạ thường đối với người Trung Hoa khi đó, náo loạn cả triều đình. Nhưng kể từ khi đô đốc Trịnh Hòa mất, Trung Quốc đã có một thời gian dài "bế quan tỏa cảng" với các chuyến đi trên biển. Mọi hình thức đóng thuyền đi biển đều bị cấm đoán. Trung Quốc chìm vào thời kỳ trì trệ, lạc hậu và dần bị các nước Phương Tây bỏ xa hàng trăm năm về khoa học công nghệ, y học, quân sự v.v...

Khác với mục tiêu phô trương thanh thế quyền uy của Hoàng Đế Vĩnh Lạc thông qua các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa, các tàu thám hiểm Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... có quy mô và kích thước khiêm tốn hơn nhiều. Người Phương Tây lại xem các chuyến thám hiểm là cơ hội kinh doanh kiếm tiền, mở rộng lãnh thổ, xây dựng đế chế. Các chiến thuyền của họ nhiều thế kỉ sau đó vươn xa tới khắp nơi trên Thế giới như Đông Phi, Tây Phi, Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ... đi tới đâu là thành lập ra các pháo đài, căn cứ quân sự bảo vệ lãnh thổ đế chế của mình và cai trị dã man các nước thuộc địa.

Năm 1895 đế chế Anh thiết lập tại Đông Phi một khu vực bảo vệ của người Anh, tới năm 1920 thì được gọi là Thuộc địa Kenya. Giống như cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra tại Việt Nam và nhiều nước thuộc địa khác, năm 1964 Nước Cộng Hòa Kenya tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng quốc gia Kenya Châu Phi - viết tắt là KANU. Người dẫn đầu đảng là Ông Jomo Kenyatta lãnh đạo đất nước từ năm 1963 tới 1978. Ngày nay tên và hình ảnh của nhà lãnh đạo Jomo Kenyatta được thấy khắp nơi tại Kenya, chẳng hạn Sân bay quốc tế Nairobi có tên là Jomo Kenyatta Internation Airport. Dưới sự cai trị hơn nửa thế kỷ của Đế quốc Anh, thật không ngạc nhiên khi thấy khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của người Kenya là quá tốt. Thậm chí còn hơn cả Ai Cập là một nước rất phát triển ở Bắc Phi. Khả năng Tiếng Anh là một lợi thế to lớn của Kenya trong quá trình hội nhập về kinh tế, văn hóa... và kể cả phát triển du lịch.

https://c1.staticflickr.com/4/3731/32499936343_51f243028f_c.jpg

Nói về du lịch, Kenya là địa điểm nổi tiếng để du khách khám phá Safari, hay còn gọi là khám phá tự nhiên hoang dã. Nói đến Kenya là nói tới Maasai Mara - nằm ở phía Tây Nam thủ đô Nairobi, hay là thành phố biển Mombasa ở phía Đông. Lãnh thổ phía Bắc của Kenya là vùng sa mạc rộng lớn, chiếm phần lớn diện tích cả nước. Đây là khu vực sinh sống của các bộ lạc thổ dân còn giữ được văn hóa và nếp sinh hoạt gần cả trăm năm trước, đó là bộ lạc Samburu, Turkana. Càng đi về phía Bắc - nhất là khu vực Đông Bắc tiếp giáp Somali - địa hình càng khô cằn hiểm trở, và đặc biệt là nguy hiểm với khách du lịch nói riêng, người dân nói chung. Lý do là một bộ phận không nhỏ người Somali đã chạy tị nạn chiến tranh tới Kenya (ai cũng biết Somali đang ở tình trạng nội chiến triền miên), họ mang theo súng, vũ khí mà chính phủ không thể kiểm soát. Rất nhiều cuộc xung đột hoặc cướp bóc có vũ khí giữa các bộ lạc bản địa với nhau và với người Somali khiến khu vực phía Bắc - Đông Bắc từng là nơi báo động đỏ. Chỉ vài năm trước, quân đội mới bỏ lệnh cấm các phương tiện vận tải đi tới các khu vực này mà không có xe hộ tống.

Nếu bạn tới thăm Nairobi, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi quân đội hiện diện khắp nơi ở thủ đô: từ nhà băng, máy rút tiền ATM, tòa nhà chính phủ, tới siêu thị thậm chí cả khách sạn bình thường. Quân đội có vũ khí đi lại khắp nơi trên đường phố Nairobi và các thiết bị rà soát kim loại (như ở sân bay) được đặt rải rác khắp nơi. Lý do là bởi vì chính phủ Kenya đã không thể kiểm soát được lượng vũ khí đã tuồn vào trong nước qua đường biên giới với Somali. Chiến tranh ở Somali tiếp diễn liên miên do được hậu thuẫn bởi các tổ chức ngầm mafia buôn bán vũ khí, các nước Phương Tây cũng có lợi ích không nhỏ khi tham gia vào "bữa tiệc" chiến tranh này, nên không thể chấm dứt. Có câu: ""Ở đâu có khó khăn, ở đó sẽ có nhiều phần thưởng chờ đón". Miền Bắc Kenya còn hơn cả một điểm đến, đó là một chuyến đi mà với mỗi kilomet đều để lại cho bạn những kỉ niệm khó quên... Thôi, lại kể lể sớm quá rồi... Lên đường tới thị trấn hẻo lánh miền Bắc, thị trấn Rumuruti.

https://c1.staticflickr.com/1/638/33166227231_6f9c83d057_c.jpg

HDD82
21-03-2017, 07:25
Thuyết kiến tạo lục địa cho rằng các châu lục tách rời ngày nay như Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc, Châu Á và Châu Mỹ hàng trăm triệu năm về trước thực ra lại liền một khối. Phía Bắc của Châu Phi ngày nay thực ra nối liền với Châu Âu, phía Đông Nam nối với lục địa Ấn-Úc còn phía Nam liền một mảnh với Nam Cực. Dưới sự dịch chuyển liên tục cho đến tận ngày nay của lớp vỏ địa cầu, siêu lục địa này dần dần tách rời nhau ra, đẩy xa nhau ra và rồi bị ngăn cách bởi các đại dương: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. Các lớp mác-ma nóng chảy dưới bề mặt trái đất có thể là tác nhân làm cho mảng lục địa Châu Phi đang đẩy xa nhau ở phần phía Đông, dọc theo một vết cắt vành đai được gọi là The Great Rift Valley. Thung lũng The Great Rift Valley được hình thành dựa trên một lý thuyết cho rằng đây là khu vực suy yếu nhất của mảng Châu Phi bị biến dạng do phần mảng phía Đông của nó di chuyển nhanh hơn về phía Bắc. Thực tế mỗi năm, mảng Châu Phi dịch chuyển được 2,15cm về phía Đông Bắc - tức là ngày càng tiến về phía Châu Á.

Siêu lục địa triệu năm về trước:

https://c1.staticflickr.com/4/3784/33177117252_8290bc49ed_c.jpg

Nếu giả sử tốc độ dịch chuyển của mảng Châu Phi là không đều nhau thì phần yếu nhất của lục địa sẽ bị chia cắt ra làm hai. The Great Rift Valley có chiều dài xấp xỉ khoảng 6.000km bắt đầu từ Lebanon ở Châu Á tới Mozambique ở Nam Phi, nó đang chia tách mảng châu Phi thành 2 mảng nhỏ là mảng Nubi và Somali. Dọc theo vết cắt lục địa này là một số ngọn núi lửa đang hoạt động cũng như đã tắt. Ở Kenya các ngọn núi lửa này là núi Kilimanjaro, núi Kenya (Kenya Mountain). The Great Rift Valley là một ví dụ thực tế sống động về hoạt động tách giãn lục địa đang diễn ra trên Trái Đất.

Hình ảnh vị trí địa lý của The Great Rift Valley:
https://c1.staticflickr.com/4/3901/33291807726_b8e58a8737.jpg

Người và ngựa dừng chân trên ngọn núi cao, phóng tầm mắt xuống The Great Rift Valley bao la phía dưới, trong lòng thấy khoan khoái không thể tả được:

https://c1.staticflickr.com/4/3804/33291524246_43f4f58ec2_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/682/32518004033_688b16ffc4_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3759/33291527256_43bf7b1d0d_c.jpg

Hàng triệu triệu năm nữa khi vết nứt này đủ sâu, nước biển sẽ tràn vào khe nứt và một đại dương mới sẽ hình thành. Hàng triệu năm nữa, những gì tôi đang chứng kiến ở phía dưới thung lũng kia có thể đã bị chìm sâu dưới đáy đại dương. Chỉ cần hình dung rằng thời gian sống 100 năm con người tựa như cái chớp mắt trước hàng triệu năm tiến hóa, khóe mắt cũng đã thấy cay cay sót thương cho số phận người đời vốn đã ngắn lại còn lao theo vòng quay Danh - Lợi đến khi nào mới chấm dứt? Chắc chỉ đến khi Thần Chết tới gõ cửa thì người ta mới giật mình sực nhớ: "Ôi, những ước mơ thời trẻ của ta sao vẫn còn dang dở?".

https://c1.staticflickr.com/4/3717/32518514293_45602ca899_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2864/33291525116_be521fd5ce_c.jpg

Lên đường thôi!!!

https://c1.staticflickr.com/1/655/32950277190_d63fa10753_c.jpg

HDD82
21-03-2017, 07:26
"Chạy qua thị trấn Rumuruti về phía Bắc 20km. Bên phải đường sẽ có một trụ điện cao thế. Chạy tiếp 500m sẽ nhìn thấy bên trái đường có ống nghiền đá màu vàng. Rẽ vào con đường bên cạnh. Chạy tiếp 10km tới một trường học. 500m tiếp tục sẽ thấy một container. Chạy thêm 200m có một đường rẽ dốc lên núi. Đó là khu cắm trại Bobong"

Nhẩm đi nhẩm lại đoạn hướng dẫn đường đi phía trên đến thuộc làu, đối chiếu với thực tế đồng không mông quạnh ở Châu Phi mà thấy... vui vui.
- Này em ơi, cho anh hỏi đường với?
Một cậu bé ngồi bên lề đường đầy bụi bên cạnh một bao tải khoai tây lớn, cậu đang chờ một chuyến xe khách chạy qua để chở bao khoai tây xuống các chợ ở thị trấn.
Cậu bé da đen ngồi giữa trời trưa nắng như đổ lửa, thân hình rắn rỏi chắc nịch như đúc bằng đồng đen. Cậu hỏi:
- Anh đi đâu?
Tôi trả lời:
- Anh muốn tìm cái cột điện cao thế nằm bên đường? Cạnh nó là cái máy xay xát đá màu vàng?
- Ồ, có thể anh nên đi về hướng này này...

Hỏi đường ở Châu Phi là như thế đó. Không hàng quán, không đường xá, không biển báo... Đi theo linh tính, theo cảm giác đôi khi lại tốt hơn.

https://c1.staticflickr.com/3/2829/33294659516_e4d7c98373_c.jpg

Vài tiếng đồng hồ sau, tôi đứng trước hai lựa chọn. Một là leo lên ngọn đồi trước mắt trên con đường "lãng mạn" này với đống hành lý hai mươi kilogram, yên xe thì chống chân không tới, chẳng may lạc đường thì không biết làm thế nào để quay đầu chiếc xe nặng 220kg này trên núi đây? Và lựa chọn thứ hai là... ngủ ngoài đường. Ở Châu Âu và Mỹ, đôi khi ta chỉ cần tìm một chỗ vắng vẻ khuất bóng xe cộ, xếp chiếc lều ra là có thể ngủ qua đêm một bữa. Mặc dù ngủ ngoài đường nhiều lần như vậy mang lại trải nghiệm khá thú vị, nhưng ở Châu Phi ngay cả ý nghĩ cắm trại ngoài đường tốt nhất cũng không nên nghĩ đến. Bất trắc không đến từ các con thú hoang như linh cẩu vốn rất nhiều ở vùng đồng cỏ này mà từ động vật còn nguy hiểm hơn gấp bội: Con người.

Thôi, cứ lựa chọn thứ nhất mà đi! Hy vọng phía cuối con đường này có người ở... :mrgreen:

https://c1.staticflickr.com/4/3665/32952743330_442ff0e316_c.jpg

Vốn đam mê dòng xe địa hình như BMW R1200GS, Tiger Trump... Vốn ngưỡng mộ hình ảnh quảng cáo moto trong đó những anh chàng lái xe chuyên nghiệp tung mình lên không trung giữa đồi cát sa mạc hay đường đất sỏi đá... Thật lòng mà nói: Giữa hình ảnh thực tế và hình ảnh quảng cáo khác nhau một trời một vực! Nếu không có thêm 20kg hành lý phía sau, nếu bạn có chiều cao trên 178cm, nếu bạn có đồng đội hỗ trợ phía sau, nếu... thì việc lái chiếc Kawasaki KLR 650 trên con đường này sẽ không giống cảm giác như đang chơi trò đu dây! ;)

"Rầm". Người và xe nằm xoài cạnh một khúc cua dốc ngược đầy sỏi đá. Lồm cồm bò dậy... Khu cắm trại nằm ở đâu? Làm sao để dựng xe lên? Làm sao để quay lại? Trong khi tôi còn đang ngẩn người ra không biết làm sao thì đúng lúc đó từ đỉnh dốc có một anh chàng da đen bước xuống. Chàng ta không khác gì một vị thần hộ mệnh cho một sinh linh đang... hấp hối.
- Này anh ơi. Cho hỏi đường tới khu cắm trại Bobong?
- Ồ, anh gần tới rồi. Nó ở ngay trên đỉnh đồi thôi. Để tôi giúp anh khiêng bớt hành lý nhé.
Amen... A-di-đà-phật... Cuối cùng cũng tới khu cắm trại !

https://c1.staticflickr.com/4/3880/32492659534_e2ecd4beb1_c.jpg

Hạ trại...

https://c1.staticflickr.com/4/3835/33207469871_984b8da09b_c.jpg

... Để phát hiện thấy con bulong liên kết nhông trước của xe vào động cơ gần như rớt ra ngoài. Nó lỏng lẻo đến mức có thể lấy tay mà vặn một cách dễ dàng, và chỉ thiếu một chút xíu nữa thôi là rớt mất tích. Con bulong này nếu rớt ra ngoài thì hậu quả rất.. nhẹ nhàng: Nhông sẽ rớt ra ngoài, đi kèm với đó là xích cũng rớt và cuộc hành trình sẽ... nhẹ nhàng chấm dứt. hihi.

https://c1.staticflickr.com/4/3801/32952771740_a0f6ba57f6_c.jpg

Cụm phanh xe sau thì nói lời tạm biệt với chủ nhân từ đời nào rồi...

https://c1.staticflickr.com/1/665/33180129452_68bba21b34_c.jpg

HDD82
21-03-2017, 07:29
Khu cắm trại nằm trên ngọn đồi vắng vẻ đến... nao lòng. Không một bóng khách du lịch! Đường xích đạo (Equator) thật ra cắt ngăng qua khu vực cách đây không xa nên nắng rất gắt. Để tránh nóng thì chỉ còn cắm trại ngay phía dưới "Túp lều của bác Tom" này, chỉ lăn tăn mỗi một điều là nền đá trong lều gập ghềnh khiến cho việc nằm ngủ trên nền không dễ chịu gì cho lắm. Nhưng ngủ trên nền đá dù sao còn tốt hơn là phơi ngoài khu vực không có một bóng râm nào.

https://c1.staticflickr.com/4/3821/33185526862_75f23fef65_c.jpg

Niềm vui nho nhỏ...

https://c1.staticflickr.com/3/2907/32498032164_076bb332e7_c.jpg

HDD82
23-03-2017, 12:52
Những buổi tối đốt lửa ngồi quanh đống lửa trại giữa một nơi hoang vu gần như là một mình, xung quanh là bầu không khí vắng lặng đã đem lại cho tôi những phút giây thư giãn quý giá không dễ gì có được. Cuộc sống là quá trình động, tâm trí luôn động, hiếm khi chúng ta có thời gian ngồi một mình, đối diện với mình để nghiền ngẫm trong yên lặng như vậy. Tâm trí quay cuồng thật ra cần khoảng thời gian đủ dài để "nguội" dần dần, để giảm tốc độ. Gần mười ngày kể từ khi lên đường tôi đã từ bỏ tối đa tất cả những thói quen, những thú vui, những phần mềm ứng dụng kết nối, và cả laptop... Không Facebook, không nhắn tin, không Whatapps, không viết Nhật ký hành trình online, không quan tâm tới bình luận của những người khác, chỉ duy trì trong điện thoại một vài số liên lạc tối thiểu.

Đạo (Tao) khuyến khích sống trọn vẹn. Nếu tâm trí ta ở thì Hiện tại - Bây giờ (Here - Now) thì có thể ta đã không bỏ lỡ nhiều thứ và sống trọn vẹn hơn? Nếu tâm trí ta không quá bận rộn với các phương tiện hiện đại thì có thể ta đã có thêm thời gian để tìm hiểu thêm về cuộc sống xung quanh đang diễn ra tại đây, ngay bây giờ?

John là tên của người chồng - Amanda là tên của người vợ - là đôi vợ chồng làm chủ khu cắm trại trên ngọn đồi cao có tầm nhìn hướng ra đồng cỏ này. Căn nhà của họ xây biệt lập với hàng rào cao ngăn cách với khu cắm trại, trên đường đi bộ vào bạn có thể bị lạc và đối diện với một bầy chó Rottweiler, Becgie... to khủng khiếp. Đôi vợ chồng da trắng đã già lắm rồi - tầm gần 70 tuổi - sống cùng với bầy chó rất thân thiện, và nhiều người làm da đen. Tại sao lại có người da trắng ở giữa đất nước Kenya này? Dáng dấp Châu Âu của họ gợi mở cho tôi một số đáp án liên quan tới lịch sử: Kenya từng là thuộc địa Anh.

Sau khi đã an tọa trên một cái bàn tiếp khách bằng gỗ dài bị chiếm dụng bởi hàng trăm thứ hầm bà lằng và một ... con mèo mun đen, tôi hỏi:
- Này Ông John. Xin hỏi Ông quốc tịch là người nước nào vậy?
John đáp:
- Tôi là người Kenya. Vợ tôi cũng là người Kenya. Chúng ta sinh ra và lớn lên tại Nairobi.
Tôi nói:
- Ồ, quả là điều thú vị. Xin hỏi nguồn gốc của ông bà là từ Châu Âu có phải không?
John trả lời:
- Đúng thế! Quê hương ông bà của chúng tôi ở Scotland.
Trong khi chúng tôi đang trò chuyện thì bà Amanda có khuôn mặt và dáng người phúc hậu bước ra với một cái bình trà trên tay, hỏi:
- Dong. Cậu có muốn uống chút gì đó không? Trà nhé?
Tôi đáp:
- Vâng! Làm ơn cho tôi một ly trà nóng.
Một lát sau bà Amanda mang tới một phích trà. Tôi uống hết một ly trà cỡ lớn bằng ly trà đá Việt Nam. Rồi lại xin thêm ly nữa... Rồi lại xin thêm ly nữa... Cái thứ sữa pha vào trà này ngon ngọt đến lạ! Càng uống thì cổ họng khô rát và đôi môi nứt nẻ vì thời tiết càng cảm thấy dễ chịu thêm.
Bà Amanda nói:
- Bụi đấy!
- Cái gì cơ? Tôi hỏi.
- Bụi đấy! Cổ họng cậu đang bị ho là do bụi đấy. Hãy uống thêm ly trà sữa lạc đà và ăn bánh bích quy nhé!
"Ồ, té ra nãy giờ thứ sữa ngon ngọt kia là sữa lạc đà". Một hộp bánh bích quy được mang ra và dĩ nhiên tôi chẳng khách sáo làm gì... "Trên đường đi đúng là có rất nhiều bụi. Thứ bụi đường li ti này hít vào cũng rất dễ gây ra ho". Tôi nghĩ.

https://c1.staticflickr.com/3/2950/33212956051_0a902369a2_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3766/33185552032_cb407ce3ba_c.jpg

Vừa nhâm nhi tách trà và bánh quy vừa phóng tầm mắt ra xung quanh, tôi nói:
- Ông John, ông đúng là chọn nơi thật lý tưởng để dưỡng già nghỉ ngơi đấy. Nơi này yên tĩnh quá! Đến sóng điện thoại còn chập chờn... Quá tách biệt với thế giới ồn ào ở Nairobi. Tôi rất thích nơi này.
Ông John người gầy gò nhưng săn chắc bật cười... "Sóng điện thoại à? Có thể cạnh ghế salon này thì có, sang đến cái lò sưởi bên kia thì mất đấy!".

Tôi xin ông John một bình nước lọc để uống, ở đây không có phục vụ thức ăn (nghĩa là khách phải tự lo khâu ăn uống), nên tôi xin phép ra về trước khi trời tối để tắm rửa và nấu nướng. Nhà tắm và bồn rửa mặt ở đây đúng theo tiêu chuẩn... Châu Phi! Phải múc nước từ một cái vòi gần đó vào một cái lốp xe cũ, nước ở đây là nước suối ở dưới thung lũng, lốp xe cũ đựng được khoảng một xô nước nhỏ, như vậy cũng là quá đủ... ;)

Bồn rửa chén bát được "trưng dụng" làm bồn giặt quần áo:
https://c1.staticflickr.com/1/778/33233171122_723693b3a5_c.jpg

Nhà tắm! Các đường ống nước chỉ có mục đích minh họa là chính... hihi. Toalet thì thôi khỏi nói, ngồi lên là vui hết biết... Dĩ nhiên là thôi khỏi cần giới thiệu toalet lên đây làm gì! Hờ hờ, đúng chất Châu Phi! :mrgreen:
https://c1.staticflickr.com/1/675/32546082614_7e9cf41162_c.jpg

HDD82
23-03-2017, 12:55
"Cuộc sống là quá trình tìm kiếm - tìm kiếm không ngừng, tìm kiếm trong tuyệt vọng, tìm kiếm thứ mà mình không biết. Tận sâu bên trong con người luôn cảm thấy thôi thúc phải kiếm tìm, nhưng lại không biết mình đang tìm kiếm điều gì? Và luôn tồn tại một trạng thái tâm lý rằng dù sở hữu điều gì, bạn cũng sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng. Thất vọng dường như là một đặc tính cố hữu của con người, bởi bất kỳ điều gì bạn đạt được đều nhanh chóng trở nên vô nghĩa ngay tại thời điểm sở hữu nó. Và bạn lại bắt đầu hành trình tìm kiếm mới". (Osho)
Câu nói của Osho làm tôi nhiều lần suy nghĩ. Câu chuyện về Alexander Đại đế sau đây nhiều người đã đọc nhiều lần nhưng có thể chưa bao giờ suy nghĩ đó cũng là câu chuyện phản ánh chính bản thân bạn.

Chuyện kể rằng vào ngày chinh phục được Thế giới, Alexander Đại đế đã đóng cửa phòng mình và bắt đầu khóc. "Giờ khi đã thành công, ta mới biết đó là một thất bại. Giờ ta biết rằng ta đang đứng chính tại nơi mà ta đã từng đứng khi bắt đầu hành trình nhu ngốc chinh phục này Thế giới này. Và giờ ta hiểu rất rõ rằng không còn Thế giới nào khác để chinh phục, nếu có thì hẳn ta vẫn còn trong cuộc chinh phạt đó, hẳn ta đã bắt đầu chinh phục Thế giới đó. Giờ chẳng còn Thế giới nào để chinh phục, chẳng còn gì để làm - và bỗng nhiên ta như bị ném trở lại với chính mình."

Rất nhiều người - trong đó có tôi - bắt đầu một chuyến đi nào đó với ý nghĩa của việc "chinh phục". Chinh phục thiên nhiên, chế ngự đỉnh cao, vượt lên trên thiên nhiên, vượt lên người khác, chinh phục bản thân v.v... Rồi tâm trí cứ mãi tìm kiếm: tìm kiếm một miền đất mới, thử thách mới, khó khăn mới, cung đường mới ... để làm gì? Để cảm thấy cuộc sống nghĩa, có phải vậy không? Nhưng ít ra trong cuộc hành trình tới Kenya này tôi không còn ý nghĩ "chinh phục" trong đầu nữa. Cảm giác thư giãn, bình an tăng lên. Cảm giác lo lắng, căng thẳng hồi hộp vì đã đẩy cơ thể tới mức giới hạn... giảm xuống. Mỗi ngày không còn là cuộc chạy đua tới đích, cuộc chạy nước rút để tới kịp địa điểm nào đó trong kế hoạch. Không có gì phải chứng tỏ, chẳng có gì để chinh phục, vậy làm gì có căng thẳng?

Dần dần qua nhiều năm tháng mới hiểu được câu nói: "Đi chỉ vì được đi" nghĩa là như thế nào! Cảm ơn khoảnh khắc yên tĩnh tại khu cắm trại Bobong, vắng vẻ không bóng người nhưng mang lại cho tôi cảm giác hạnh phúc vô cùng lớn, cảm ơn những lúc đốt lửa trại ngồi ngắm ánh lửa nhảy múa. Và những dòng chữ này để cảm ơn cuộc đời đã cho tôi may mắn được đi đây đi đó. Bản thân chuyến đi đã là phần thưởng vô cùng quý giá, bản thân trải nghiệm đã là rất tuyệt vời, "Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy" là sự chia sẻ câu chuyện về một Thế giới thân thiện, tràn đầy niềm vui cho những ai dám dấn thân khám phá mà thôi...

https://c1.staticflickr.com/4/3894/32585264824_a2370b69a1_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/645/33044795180_7f078034f9_c.jpg

Tại sao tôi lại chọn khu cắm trại Bobong? Bởi vì đây là nơi xuất phát của rất nhiều chuyến đi lạc đà vào miền Bắc Kenya...

https://c1.staticflickr.com/1/579/33045328960_c6336e1012_c.jpg

HDD82
25-03-2017, 09:05
"Ưm... ưm..." Một chú lạc đà to như quả núi đứng sừng sững trước lều cắm trại, trong khi một tay Châu Á đang dụi con mắt ngái ngủ nhìn ra... "Bừ... bừ... Ngồi xuống nào". Tay thanh niên Châu Phi dáng người gầy như que củi nhưng rắn chắc và vai rộng nở nụ cười toe toét nhìn tôi: "Xin chào buổi sáng. Tôi tên là Asan. Tôi sẽ dẫn anh đi tham quan lạc đà sáng nay.". Tôi nhảy bật ra khỏi lều nghĩ thầm "Chết cha... Gần 8h sáng rồi kìa à..." và nói: "Chờ tôi chút nhé. Tôi ngủ dậy trễ".

Trong khi tôi thu vén nào là một chai nước uống, mì tôm để ăn trưa (vì chuyến đi kéo dài tới tận chiều), vài miếng bánh quy ăn dọc đường, chưa kể mũ nón, dày dép thì hai tay Châu Phi tên là Asan và Tom cứ thản nhiên ngồi nói chuyện vì... cả hai đều đi tay không.
Tôi nói:
- Asan! Cậu không mang theo thứ gì ngoài chiếc mũ đang đội trên đầu à?
Asan đáp:
- Chúng tôi không cần! Anh cứ chuẩn bị đi.
Tôi hỏi:
- Không cần nước uống?
- Không!
- Không cần thức ăn?
- Không! Chúng tôi có thể đi bộ từ sáng tới chiều mà không cần ăn uống.
"Amen... Mô phật..." Tôi ngước nhìn ánh nắng chói chang của miền đồng cỏ xích đạo mà lắc đầu lè lưỡi. Ngồi trên lưng lạc đà cũng đã thấy nóng, đi bộ nữa thì...

Khi con lạc đà bắt đầu ngồi xuống hoặc đứng lên là lúc dễ bị té nhất. Vì chân lạc đà rất cao nên khi nó chúi xuống dễ làm cho thân mình mất thăng bằng và lộn nhào. Asan nhắc nhở:
- Cẩn thận té nhé Dong! Lạc đà chuẩn bị đứng lên đấy.
Tôi nói:
- Yên tâm đi Asan. Tôi bị té xe mấy lần rồi nên có... kinh nghiệm lắm. Không dễ gì té nữa đâu. hihi.

Xin mời quý khách...

https://c1.staticflickr.com/1/739/32585801944_24206d8307_c.jpg

...lên đường.

https://c1.staticflickr.com/1/656/33045440510_ff224b8ee6_c.jpg

Cái nắng oi ả giữa mùa khô khiến cây cỏ tại vùng đồng cỏ mênh mông này cháy trơ trụi. Cây nào cũng héo úa, vàng ươm, xơ xác. Những con ngựa vằn, lợn rừng, hoẵng... lang thang kiếm ăn, cố tìm ra cho được những lá cây còn màu xanh. Thấy bóng dáng của chúng tôi từ phía xa, chúng nhanh chân chạy trốn, ẩn vào lùm cây rậm rạp. Chúng tôi cứ đi về phía Bắc, hướng về con đập khô cằn của thị trấn và dự định nghỉ ngơi tại một con sông dưới thung lũng. Asan và cậu bé đi theo thay phiên nhau dẫn đường, một người thì đi trước kéo dây con lạc đà, một người thì đi sau quất roi giục nó những khi nó dừng lại bên đường để ăn lá cây. Giống lạc đà này không phải xuất xứ từ bản địa Kenya mà được du nhập từ Pakistan. Do có sức khỏe tốt, sức chịu đựng thời tiết và đặc biệt là có lượng thịt, sữa dồi dào nên được nuôi tại đây.

https://c1.staticflickr.com/4/3931/33388265546_90b2044e67_c.jpg

Asan là người bộ lạc Turkana, còn cậu bé đi theo là người Samburu. Càng đi lên phía Bắc Kenya khí hậu càng khắc nghiệt, đất đai càng khô cằn, và thổ dân ở đây càng lên xa càng cao kều hơn, cơ thể quắt lại chỉ còn da - gân - xương rắn chắc, đen hơn và sức chịu đựng của họ cũng bền bỉ hơn.

https://c1.staticflickr.com/1/648/32614706253_6f13a7a703_c.jpg

HDD82
25-03-2017, 09:10
- Dừng lại !
Tay Asan đi trước đột nhiên hô lên và cúi xuống chỉ cho tôi xem một vết chân trên nền cát.
Tôi hỏi: - Gì vậy Asan?
Asan đáp: - Dấu chân sư tử đấy. Đây có lẽ là một con sư tử còn trẻ.
"Má ơi... Sư tử à? Có sư tử quanh đây à?" Tôi nghĩ thầm và nhìn những lùm cỏ rậm rạp um tùm, quả thật là nơi lý tưởng cho những chú sư tử ẩn nấp săn mồi.

https://c1.staticflickr.com/4/3769/33045834270_3a588ca733_c.jpg

"Dấu chân còn mới. Chắc là con sư tử tối hôm qua mò ra thung lũng uống nước đây." Asan nói.

https://c1.staticflickr.com/4/3798/33300518821_70b387a9e0_c.jpg

Trời nắng nên sau khoảng vài ba tiếng là tôi đã uống hết nửa chai nước 0.5l mang theo. Cảm thấy ái ngại cho Asan và cậu bé đi bộ từ sáng đến giờ dưới trời nắng, tôi đưa phần nước còn lại cho hai cậu. "Này Asan, uống đi".
Asan trả lời rất bất ngờ:
- Không. Chúng tôi không uống nước đóng chai. Thứ nước trong chai này không tốt cho sức khỏe của chúng tôi.
Buổi trưa lúc đi ngang qua một con suối nhỏ, Asan và cậu bé tất tưởi chạy lại gần con suối. Chẳng nói chẳng rằng cả hai đều vục mình xuống con suối đục ngầu bụi và thum thủm mùi phân gia súc, thú rừng mà uống lấy uống để. Thấy tôi đang trợn tròn mắt kinh ngạc, hai cậu cười hề hề: "Uống đi. Ngon lắm! Tốt cho sức khỏe!". "Thôi cảm ơn..." :mrgreen:

https://c1.staticflickr.com/3/2913/33045833260_63375e4c3c_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2856/32585800534_df94f30f51_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/650/33045439070_040ef77a40_c.jpg

HDD82
25-03-2017, 09:11
Tò mò là bản tính vốn có của người Châu Phi ! Trong khi đang ngủ trưa thì hai tay Châu Phi lấy máy chụp ảnh ra nghịch ngợm một lúc thì có tấm này...

"Thức đêm mới biết đêm dài
Đi ngày mới biết... ngày dài hơn đêm!"

https://c1.staticflickr.com/3/2909/33272789562_6ec86f049a_c.jpg

HDD82
25-03-2017, 09:19
Món trà sữa ngon tuyệt của ông bà chủ trại với vị ngon béo ngậy, uống vào tới đâu là cổ họng hết ho khan tới đó có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại được. Làm sao để tiếp tục thưởng thức nó đây? Không lẽ ngày nào cũng tới nhà người ta xin uống sữa? Chiều nào cũng tới xin ăn bánh quy? Đành rằng cũng có thể "mặt dày" vào ngồi xin ly sữa được nhưng cùng lắm là được... 1 ly, mà cái thứ nước trắng đục đó uống 1 ly rồi ai có thể kiềm lòng được không xin thêm ly nữa?

Phải nghĩ cách gì đó thôi... À... Có cách...

... Mang theo chai nước thủy tinh vào xin bình nước lọc để uống như thường lệ, tôi lơ đễnh quan sát những quyển sách ông John đọc để trên bàn ngoài hiên. Hai ông bà sống trong không gian yên tĩnh như thế này nếu không đọc sách báo thì còn làm gì nữa? Nào là "Lịch sử Thế giới", "Lịch sử văn minh Phương Tây"... E hèm... Thì ra ông John này quan tâm tới chủ đề lịch sử...
Tôi bước vào nói:
- Chào Ông John. Ông cho tôi xin một ca nước lọc nhé? (Nước lọc thì ai mà không cho?).
John nói:
- Được được. Vào đây anh bạn trẻ! Vào đây...
Làm bộ tình cờ tôi hỏi:
- Này ông John. Có phải Kenya giành độc lập bằng đấu tranh cách mạng - giống như Việt Nam chúng tôi - và do một đảng lãnh đạo theo chủ nghĩa xã hội không?
John vui vẻ hẳn ra:
- Ờ... anh bạn trẻ này cũng quan tâm tới lịch sử à?
- Có chứ! Tôi rất thích lịch sử... e hèm...
John nói:
- Ồ! Thế này nhé... cậu ngồi xuống cái ghế này một chút rồi ta nói chuyện...
"Rồi, thế là xong!". Tôi nghĩ.
- ((U!$&!!((!&$(!(!*!&!)(!*)*R&*TY*!Y*)(
- (*!*$Y!(!!&!&!
Sau một hồi tuôn tràng về lịch sử chiến tranh, ông John tiếp tục với chủ đề yêu thích của mình:
- Này Dong, Việt Nam chiến thắng Mỹ bằng chiến tranh du kích phải không?
Tôi đáp:
- Đúng thế. Không những với lối đánh du kích chúng tôi đã thắng Mỹ mà còn thắng Pháp trong trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954 nữa.
- Cái này tôi đã đọc sách qua và xem trên tivi, nhưng cậu kể cho tôi nghe xem... Ờ... Mà uống trà sữa giống hôm qua nhé? Nãy giờ tôi thấy cậu chưa uống gì?
Tôi trả lời bâng quơ:
- Vâng! Món trà sữa đó quả thật rất tuyệt !
Lát sau, một phích trà sữa lạc đà được mang ra. Một phích! Một phích! Thế là cái bụng được dịp ních thật thỏa thích thứ nước uống trắng đục ngọt ngào này. Ôi... Vị mê ly làm sao...
- (**!&(!(!)!((!*!$%!&!$!((!($!&^!$%!
- ((!*!&$^!^!&!
Tôi nói:
- Ông biết rồi, Việt Nam có lịch sử bị đô hộ ngàn năm và vô số cuộc khởi nghĩa đấu tranh giành độc lập. Bằng thứ chiến tranh du kích chúng tôi đã thắng đội quân Nguyên Mông hùng mạnh của Thành Cát Tư Hãn không những một lần, mà tới những ba lần.
John hào hứng tuôn trào bình phẩm một hồi về Thành Cát Tư Hãn, về cuộc chinh phạt Châu Âu của vị Đại Hãn... Ông già này còn đam mê cả lịch sử Mông Cổ nữa mới lạ chứ.
- Này Dong. Ăn bánh quy không? Bánh quy giống hôm qua đấy!
Tôi hững hờ đáp:
- Cũng được...
Lát sau, một hộp bánh quy được mang ra. Một hộp! Một hộp! Chà... Cái thứ bánh quy gì mà ngon dữ... Lâu lắm rồi tôi chưa ăn thứ bánh quy nào ngon như thế này!
Tôi nói:
- Thành Cát Tư Hãn là vị vua được miêu tả với tính cách mâu thuẫn trong văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Phương Đông chúng tôi nhiều người coi ông ta là một Hoàng đế lập chiến công hiển hách. Nhưng nhiều người Phương Tây coi đó là vị vua khát máu, tàn bạo, đi tới đâu là chết chóc tới đó...
John đáp:
- Ông ta đã xóa nhòa bức tường ngăn cách về văn hóa, đẩy mạnh giao thương khi thống nhất được khu vực rộng lớn như thế.
Câu chuyện cứ thế tiếp tục cho đến khi cái bánh quy cuối cùng trong hộp hết... Tôi xin phép ra về vì trời đã tối... Và cũng để suy nghĩ tiếp chủ đề nói chuyện ngày mai là gì? Chứ ba món kiến thức lịch sử chắp vá này ngồi nói tiếp e rằng cuối cùng cũng lòi đuôi... hihi.

Ông John...

https://c1.staticflickr.com/4/3925/33464754925_e21067f87f_c.jpg

... và món trà sữa lạc đà... kèm bánh quy...

https://c1.staticflickr.com/4/3815/33464755975_ed8f60a191_c.jpg

Một cái nồi cơm điện Made in Vietnam đặt trên một cái lốp xe, cái lốp xe và nồi cơm điện đặt trên bồn rửa mặt... Hờ hờ... Không đi chợ được nên phải ăn lương khô mang theo, đồ tươi sống không có... May mà có mấy ly sữa lạc đà và bánh quy hồi chiều! Hờ hờ...

https://c1.staticflickr.com/4/3717/33081331570_f5e8abdfc4_c.jpg

HDD82
28-03-2017, 08:13
Khi biết tôi có lời muốn tới thăm nhà của Asan - anh thanh niên dắt lạc đà, Asan vui vẻ đồng ý. Khu cắm trại hóa ra nằm khá biệt lập với ngôi làng gần nhất. Nhà của Asan cùng với nhiều ngôi nhà khác cơ bản cũng được làm bằng mấy tấm tôn rách chắp vá lộn xộn hoặc bằng bùn đất. Ngôi nhà có diện tích khiêm tốn này là nơi sinh sống của cả đại gia đình ba thế hệ. Chỉ gồm cửa đi vào chính, không có cửa sổ nên bên trong ngôi nhà tối như hũ nút. Đồ đạc gần như không có gì, vài ba nồi niêu xoong chảo và mấy cái giường để nằm ngủ. Cuộc sống quả là khó khăn!

https://c1.staticflickr.com/3/2820/33342316472_5ae0523d7c_c.jpg

Có lẽ nhà của người Châu Phi tại đây chỉ dùng để che nắng che mưa và nằm ngủ buổi tối. Ban ngày mọi người thích ra khỏi nhà hít thở không khí hơn. Bà chị của Asan thấy có khách tới chơi liền bế đứa con ra ngoài sân, đứa bé ẵm ngửa thoải mái nằm bú sữa mẹ giữa trời nắng, đứa chị gái của nó tò mò nhìn nhìn quan sát vị khách lạ và khá rụt rè. Asan vào nhà kho lấy ra chiếc xe máy nhãn hiệu Trung Quốc cà tàng rệu rã, gần như là gia tài giá trị nhất trong ngôi nhà này. Hắn hì hục đạp liên tục nổ máy xe, xong một bộ phận trên xe đột nhiên rơi ra rớt xuống đất, bọn trẻ con thích thú phá lên cười ầm ĩ.

https://c1.staticflickr.com/4/3713/33457453236_b5e9652383_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2835/33457452506_35abac94d5_c.jpg

Chúng tôi ghé thăm nhà bà ngoại của Asan nằm ở làng kế bên. Đó là bà già có mái tóc bạc trắng và lưng còng, bà mặc chiếc áo đỏ trong hình. Thấy đứa cháu đột nhiên dẫn khách tới nhà, bà già hơi hoảng hốt chạy núp vào bên trong. Asan tới giải thích một hồi gì đó thì bà già mới bẽn lẽn bước ra cửa. Bà nói chưa bao giờ thấy khách ngoại quốc tới nhà nên bà sợ quá. Bà là người thổ dân Turkana năm nay đã gần 80 tuổi. Gương mặt của bà đầy những nếp nhăn và miệng thì móm mém. Bà nói bà chỉ thích ở nhà làm việc nội trợ thôi, không thích đi đâu xa. Còn ông nội của Asan thì đi chăn gia súc rồi.

https://c1.staticflickr.com/3/2859/33457451766_27b65ab98e_c.jpg

Những người hàng xóm quanh đó cũng tới chơi và nói chuyện rôm rả. Trẻ con cứ chạy loanh quanh và nhìn tôi một cách tò mò. Chúng ngồi trên những chiếc xe đạp cà tàng và với đôi chân thon dài cơ bắp dẻo dai, chúng đạp một cách thản nhiên một ngày cả chục cây số để đi học, đi lấy nước sinh hoạt hoặc đi chợ, đi chăn gia súc.

https://c1.staticflickr.com/4/3672/33342315772_691d426a41_c.jpg

HDD82
28-03-2017, 08:16
Tôi nhờ Asan đi ra ngôi chợ gần đó mua giùm cho ít thịt vì đã mấy ngày hôm nay ăn uống qua quít mì tôm, miến và mấy đồ khô mang theo. Nói gần tức là gần theo cách hiểu của người Châu Phi. Hai làng gần nhau có thể là vài kilomet và chạy xe máy trên những con đường rất xấu. Người trong làng bình thường không giết thịt gia súc để ăn mà họ để nó sinh sản cho đông đúc thêm. Trừ khi có con vật nào đó quá già yếu đổ bệnh chết thì họ mới phải làm thịt mang ra chợ bán. Gia súc đối với dân bản là toàn bộ gia tài của họ, và thịt là nhu yếu phẩm tương đối xa xỉ. Giá bán một cân thịt cừu ngon chỉ chừng trăm hai trăm ngàn nhưng với đa số người dân ở đây thì họa hoằn lắm họ mới ăn thịt. Khẩu phần ăn hàng ngày gồm hai buổi sáng chiều thường chỉ có bánh làm từ bột và khoai tây, rau tự trồng.

https://c1.staticflickr.com/3/2917/33342314952_3046fafe8a_c.jpg

Hờ hờ... lâu ngày lắm cuối cùng cũng có nồi thịt kho ăn:

https://c1.staticflickr.com/1/575/33457450966_04f7c68fbd_c.jpg

Biết Asan và tay bảo vệ khu cắm trại thường nhịn ăn tối hoặc ăn qua quít cho xong bữa, nấu xong nồi thịt kho thơm lừng bằng cái nồi cơm điện vắt vẻo trên lốp xe tải, tôi mời cả hai cùng ăn tối. Giữ lại phần thịt cho buổi ăn sáng ngày mai, tôi chia phần thịt còn lại ra làm ba: Tôi, Asan, tay bảo vệ. Dưới ánh lửa bập bùng ba chúng tôi gặm lấy gặm để mấy miếng thịt đùi tuy rất dai nhưng ngọt nước. Hai tay này cứ vừa ăn vừa xuýt xoa cảm tạ không thôi. Tôi hỏi tay bảo vệ ước mơ của anh là gì? Tay bảo vệ đáp rằng hắn ước gì hắn có tiền để mua một cặp dê, à không, hắn ngập ngừng "Một con thôi cũng được". Từ một con dê ấy hắn sẽ cố gắng chăm sóc để nó đẻ ra thêm vài con dê nữa...

Hôm đó là đêm 30 Tết âm lịch. Ở đâu đó bên kia nửa vòng Trái đất pháo hoa đang đốt tưng bừng đón chào năm mới. Tôi mơ hồ hình dung cảnh nhà nhà sum vầy bên mâm Tết cổ truyền dân tộc với cơ man nào là thịt, cá. Dưới bầu trời đêm khu cắm trại yên tĩnh, có ba người đàn ông đang nhồm nhoàm mấy miếng thịt với đầy ắp tiếng cười...

https://c1.staticflickr.com/4/3855/32655482284_20068512d9_c.jpg

HDD82
28-03-2017, 08:17
Tôi quyết định dành thời gian tới thăm nhà của anh bảo vệ khu cắm trại để hiểu thêm về cuộc sống của người dân. Ngôi nhà của tay bảo vệ là hai cái chòi dựng bằng đất sét giữa đồng không mông quạnh. Tay không lập nghiệp từ tận miền Bắc xa xôi của Kenya là vùng hồ Turkana. "Đói và cực khổ quá anh ạ, ở quê chúng tôi lớn lên không có công việc gì để làm cả. Chúng tôi đành phải ra đi". Cùng với vợ và một đứa con nhỏ du canh du cư tới Rumuruti khoảng năm năm về trước, anh ta xin được công việc làm bảo vệ tại khu cắm trại vào ban đêm. Ban ngày thì cả hai vợ chồng cùng canh tác trồng trọt. Làm việc quần quật cả ngày và đêm nhưng họ cũng chưa có nổi tiền để mua một con dê (giá chừng $30). "Tiền lương làm bảo vệ không tiết kiệm được anh ạ. Tôi kiếm được $6/ tháng. Đứa con nhỏ của tôi phải tới trường và nào là tiền mua đồng phục, tiền học phí... không tiết kiệm được gì cả". Nhà họ có một thửa vườn chừng vài trăm m2 trồng khoai tây. Căn nhà tuyền toàng gần như trống không. "Nhìn như vậy nhưng chắc lắm đấy." Anh ta đưa tay gõ gõ vào vách tường đất và nói.

https://c1.staticflickr.com/4/3727/32661703124_48fbb7e7c3_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/1/633/33464128966_e760a9523a_c.jpg

Cô vợ đang làm ở ngoài vườn thấy chồng dẫn khách tới nhà chơi thì hơi xấu hổ. Dáng dấp lam lũ của một người nông dân, tôi thấy chị làm việc không ngơi tay giữa trời nắng. Một tay thì cuốc, một tay thì nhổ cỏ thoăn thoắt. Được cái là vườn tược của họ cũng khá là xanh tốt. Khu vườn rộng này cũng đủ nuôi sống gia đình qua ngày... Tưởng tượng gia tài của ông John - người chủ khu cắm trại - gồm có: vài trăm con lạc đà, nghìn con dê, cừu và nuôi cả đội quân đông đảo người hầu kẻ hạ mới thấy sự tương phản trong giàu nghèo của vùng đất phía Bắc Kenya này.

https://c1.staticflickr.com/3/2831/33464125786_028c222b9a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3854/33464127686_3ca3684923_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2866/33464126946_e12381cdfd_c.jpg

Trước khi chia tay gia đình anh bảo vệ khu cắm trại, tôi nói: "Này, anh có thể nấu cho tôi một bữa cơm có thịt được không? Có thể là thịt gà này cũng được. Anh có thể nói vợ anh nấu cho tôi một bữa ăn đi?". Nói rồi tôi chỉ tay về phía một con gà mái đang chạy trong sân. Muốn giúp gia đình họ có một số tiền nhỏ để tiết kiệm, tôi định bụng khi anh ta nói chi phí cho bữa ăn sẽ tốn mất 01 đồng thì mình sẽ trả cho người ta 02 đồng. Như vậy anh ta sẽ vui hơn chăng??! Ai ngờ câu nói của tôi khiến cho cả hai vợ chồng gãi đầu liên tục "Thật sự nhà tôi chỉ có 01 con gà mái đó thôi. Nếu nhà tôi có 02 con thì tôi có thể bán cho anh được". Chà... Nhà họ có mỗi một con gà mái đó thì mình làm sao mà ăn được? Vậy phải làm sao? Chợt thấy đứa bé gái bồng trên tay đang nhai miếng kẹo cao su, tôi lấy một số tiền ra và nói "Này, chú cho cháu số tiền này đi mua kẹo cao su nhé?". Cô bé lưỡng lự nhưng sau đó thì cũng cầm lấy... Hôm đó là ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.

https://c1.staticflickr.com/3/2887/32661701594_2548e5dd03_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3724/33464124836_585eefac17_c.jpg

HDD82
29-03-2017, 14:17
Giờ ra chơi, bọn trẻ em trong trường ùa ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ. Tôi đưa máy ảnh lên chụp cả bọn ngay lập tức phóng chân ùa vào lại trong lớp rồi ló đầu ra nhìn. Mỗi khi bọn con nít định ùa ra, tôi giơ máy ảnh lên thì tụi nhỏ lại chạy ùa vào lại... Tình cảnh dở khóc dở cười khi một bên thì rình rập với máy ảnh, một bên thì thì thà thì thụp chờ cơ hội ùa ra chơi... Đột nhiên một giọng nói vang lên:
- Mời anh vào tham quan trường học của chúng tôi!
Đi dọc theo các hành lang của trường học... Bọn trẻ em đứa cao đứa thấp, đứa to đứa nhỏ, đứa lớn đứa bé ngồi học chung một lớp. Các lớp được chia thứ tự từ lớp 1 đến lớp 9. Đi vòng quanh dãy hành lang, tiếng đọc bài ê a vang lên giữa trưa nắng như tiếng kim châm. Nhiều đứa có dáng dấp rất lam lũ. Có đứa thì mặc đồng phục, có đứa thì mặc quần áo bình thường. Chắc là bố mẹ chúng không có đủ tiền để may đồng phục trường. Nhiều đứa hàng ngày cuốc bộ rất xa trên sa mạc cát nóng để tới trường, tôi đã thấy giờ tan học tụi trẻ phải tự đi bộ về các làng bản xung quanh trong bán kính hàng chục km. Không có phụ huynh đứng ở cổng đón giờ tan trường như trẻ em thành phố. Thực sự đi học là một nỗ lực phi thường của các em và của gia đình.

https://c1.staticflickr.com/4/3788/33377300121_4ae3188dfd_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3878/33377300091_c491b63b1e_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3851/32691311233_ac307f8f73_c.jpg

Lớp học nhìn bề ngoài cũng khá tươm tất, sạch sẽ. Trong khi đó bàn ghế thì bé tẹo bé teo được đóng từ các miếng ván gỗ chắp vá xấu xí. Ba đứa ngồi chung trên một cái bàn nhỏ, phải ngồi sát vào nhau thì mới đủ chổ để đặt thêm quyển vở và cây viết. Trong khi tôi đang tham quan dọc hành lang trường học cùng với Asan và tay bảo vệ thì mọi giọng nói cất lên:
- Này! Tôi nghe nói anh công tác ở trường Đại học à?
Tôi đáp:
- Đúng vậy.
Anh chàng da đen dáng dong dỏng cao tự giới thiệu là người quản lý thư viện trường, nói:
- Vậy anh nói chuyện với lớp, chia sẻ với các em nhỏ vài câu chuyện được không?
Thế là một tay Châu Á ăn mặc như người tiền sử với quần áo moto, giày moto đứng trước hàng chục con mắt đang mở to lên ngạc nhiên.
- Ờ... Giới thiệu với các em tôi tên là !*)!$*!!! Các em có biết nước Việt Nam ở đâu không?
Cả lớp im phăng phắc...
- Ờ... Việt Nam nằm ở Đông Nam Á. Nằm ở khu vực này nề.
Nói rồi tôi lấy tay vẽ minh họa trong... không khí để thể hiện vị trí của Việt Nam.
- Ờ... Muốn đi từ Việt Nam tới Kenya thì phải đi bằng máy bay. Thời gian bay là 30 tiếng. Phải bay tới Kualar Lumpur của Malaysia, rồi tới Quảng Châu của Trung Quốc, rồi tới Nairobi của Kenya, rồi mới đi xe máy từ Nairobi tới đây...
Cả lớp vẫn im phăng phắc. Đâu đó có tiếng nuốt nước bọt...
- Ờ... Bây giờ ở Việt Nam đang là Tết âm lịch. Thời tiết ở nhiều Tp đang rất lạnh và có mưa. Mưa liên tục cả tháng, bầu trời toàn mây đen không thấy mặt trời cả tháng, chứ không phải là mưa như ở Kenya (thường là vài tiếng mưa rào lúc mùa mưa).
Lại thêm có tiếng động nuốt nước bọt "ực, ực"...
- (!*!!*!$($(!*!&!&!
- !(!*$&!*!(!$!(!&&%

Sau khoảng 15p nói liên tục, tôi khép lại phần trò chuyện bằng câu hỏi kinh điển mà bất cứ ai cũng biết:
- Ờ... Các em có ai thắc mắc gì không thì giơ tay? Còn nếu không thì chúng ta sẽ kết thúc ở đây!
Dĩ nhiên là chẳng có cánh tay nào giơ lên cả. Hề hề... Châu Phi hay Việt Nam thì cũng như nhau cả mà thôi!!! Tỏ ra đắc chí tôi định bước ra khỏi lớp thì anh chàng quản lý thư viện lúc này giơ tay ngăn lại, nói:
- Không được!!! Anh chưa về được!!! Anh phải... nói thêm nữa! Anh nói thêm về Việt Nam, về trường học của anh đi...
- (*!&$^!*!(!!!&!(!*$&!!)!)!*$%&^%!&!!(

https://c1.staticflickr.com/3/2919/33122155270_b5dcaaa4e8_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2937/33505831955_602d593061_c.jpg

HDD82
29-03-2017, 14:18
Hôm sau tôi lại lên đường về phía Đông Kenya khép lại Phần 2 của "Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy", để viết tiếp Phần 3 và cũng là phần cuối cùng. Hướng về phía Đông về một vùng đất khác, vùng đất chưa bao giờ đặt chân đến và cũng chưa biết thử thách nào đang chờ đón phía trước...

https://c1.staticflickr.com/4/3771/33432771811_74ec254860_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2855/33432856101_e4296d277c_c.jpg

HDD82
31-03-2017, 20:22
Đứa bé nói với mẹ:
- Mẹ ơi, con thích đi học bơi. Con muốn học bơi. Mẹ cho con đi học bơi với các bạn nhé?
Người mẹ đáp:
- Không con ạ. Nếu con đi học bơi con sẽ bị đen da đấy, hơn nữa nước hồ bơi rất bẩn, con uống nước hồ bơi vào sẽ bị đau bụng. Hồ bơi cũng có nhiều chất khử trùng không tốt cho sức khỏe đâu con.
Đứa bé lại nài nỉ:
- Nhưng con thích học bơi...
Người mẹ trả lời:
- Tại sao con không thích học toán nhỉ? Đó là môn học chính ở trường và liên quan tới kỳ thi sắp tới. Học bơi thì được gì nào?
Đứa bé:
- Hay mẹ cho con đi học vẽ nhé. Con thích học vẽ nữa...
- Thế học vẽ có kiếm tiền được không? Con không thấy họa sỹ họ nghèo kiết xác đấy à? Tốt nhất là con nên học Toán đi.

Đoạn đối thoại trên không phải là quá hiếm để bắt gặp trong cuộc sống ngày nay. Người ta bị ép buộc sống một cách miễn cưỡng từ thuở ấu thơ, những điều mà người ta thích làm hầu như đều bị ngăn chặn. Ba mẹ, các bậc phụ huynh là những người đã ra sức uốn nắn trẻ làm theo những điều mà họ nghĩ là có ích chứ không phải điều đứa trẻ muốn. Đầu óc người lớn thông minh hơn trẻ con nhiều nên họ rất giỏi "bịa" ra những lý do để thuyết phục đứa trẻ tin rằng làm theo ý thích của nó là không tốt. Đứa bé cảm thấy khát. Nó muốn uống nước nhưng nó lại nhận được ly sữa. Đành rằng sữa có nhiều dưỡng chất hơn nước thật nhưng cái mà đứa bé thật sự cần là một ly nước chứ không phải sữa... Bởi vì những điều thích làm đều bị ngăn chặn từ thuở ấu thơ, đứa bé đó lớn lên dần thích sống khác với bản chất của mình!

Trong thế giới này chỉ có một hạnh phúc duy nhất: Được trở thành chính mình! Hiếm ai có can đảm trở thành chính mình. Người nào cũng tìm cách giấu mình đi bằng những mặt nạ, bằng sự khoe khoang hay thái độ đạo đức giả. Họ cảm thấy xấu hổ về con người thật của mình. (OSHO)

Điều tôi muốn chia sẻ trong topic này nhất đó là cảm giác hạnh phúc khi được sống cuộc sống chính mình. Cảm giác này tuyệt vời hơn nhiều lần sự thích thú trước những khung cảnh đẹp, miền đất lạ, con người lạ được chia sẻ qua những hình ảnh ở đây. Một khi đã "nếm" cảm giác thú vị tự do đó, bạn sẽ ngay lập tức thay đổi và sẽ luôn phấn đấu để trở lại con người thật của mình hơn là con người mà xã hội mong muốn bạn trở thành.

Kẹt xe trầm trọng trên những con đường gần thành phố. Cảnh sát với vũ khí lăm lăm trên tay đột nhiên nhảy từ trên xe xuống chặn dòng phương tiện đang lưu thông. Xung quanh đó đám đông với hàng ngàn người đi bộ mang cờ diễu hành la hét ầm ĩ. Trong bầu không khí nóng nực đầy kích động đó tôi không muốn dính vào vì Kenya chưa phải là quốc gia thật sự an toàn. Lấn từng cm trong làn xe cộ tắc nghẽn dài dằng dặc, tôi được biết rằng Tổng thống đương nhiệm của Kenya sắp đi ngang qua khu vực này, người dân nghe được thông tin đó nên nô nức đổ ra đường để ủng hộ dẫn tới cảnh sát phải xuất hiện. Cầm cương con chiến mã Kawasaki KLR650 nhích từng bước dưới cái nóng Châu Phi thật không phải là cảm giác dễ chịu... ;)

https://c1.staticflickr.com/4/3847/33600485115_80d717230e_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3804/33600485055_715f2632f0_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3943/33600484585_313ac0305f_c.jpg

Không thể di chuyển được, tôi đành ngủ trọ tại một khách sạn ở thị trấn nhỏ ven đường đi. Quả là một ngày đi đường vất vả... Giá phòng rẻ nhất là khoảng 600k/ đêm cũng chấp nhận được. Anh bảo vệ da đen giúp tôi khiêng đống hành lý trên xe vào phòng. Khách sạn nhỏ tại thị trấn này mà cũng có tới 03 bảo vệ, trong đó 02 người đứng ngoài cửa đi vào cầm súng to đùng canh gác khiến du khách cảm thấy khá là bất an khi ra đường ban đêm. Các sách du lịch khuyên du khách tới Kenya không nên đi bộ ban đêm tại các con đường vắng, nhất là du khách nữ không nên đi một mình. Tôi thấy không phải là không có cơ sở...

https://c1.staticflickr.com/3/2946/33600484215_b92752c1b3_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3932/33600484305_9c3aef6c60_c.jpg

HDD82
31-03-2017, 20:25
Sáng hôm sau tôi lên đường từ sớm, theo đường quốc lộ nhằm theo hướng Đông Nam đi. Cảnh vật hai bên đường có sự thay đổi với nhiều loài thực vật cây cối mới lạ, địa hình tương đối bằng phẳng không có nhiều núi non đèo cao như ở Việt Nam. Giao thông trên đường tương đối nguy hiểm với nhiều oto và xe tải chạy tốc độ nhanh, điều cần thiết khi lái xe trên những con đường đông đúc như thế này là luôn giữ tập trung, chạy xe điềm đạm tốc độ vừa phải và quan sát cẩn thận khi vượt.

https://c1.staticflickr.com/3/2843/33508168981_f9a5c38143_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3672/33596604286_27e88e4aab_c.jpg

Thật là thiếu sót khi chỉ tập trung chạy xe và quan tâm tới đích đến mà bỏ qua những niềm vui nho nhỏ dọc đường: có khi chỉ là dừng xe bên đường nói chuyện với người dân, mua của họ vài món ăn nào đó, quan sát cuộc sống của họ... và lại tiếp tục lên đường!

https://c1.staticflickr.com/3/2921/33480869442_0acd560b6b_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2935/32794670814_4e9ef330c2_c.jpg

Dừng xe bên vệ đường nghỉ ngơi, tránh cái nóng nhờ bóng mát của một cây cổ thụ. Tranh thủ chợp mắt một lát giữa buổi trưa giữa không gian yên bình. Học cách tận hưởng những điều nho nhỏ dọc đường đi sẽ khiến chuyến hành trình thêm thú vị hơn, nhiều cảm xúc hơn. Thật ra điều này là khó khăn đối với đa số mọi người vì tâm lý nôn nóng muốn đến đích sớm, tâm trí luôn bận rộn sẽ khiến ta khó mà thư giãn bằng những điều nhỏ nhặt.

https://c1.staticflickr.com/3/2886/33480869282_6f23629cec_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2857/33596602616_e5070e1ef2_c.jpg

Khi mở mắt sau giấc ngủ, đừng ngạc nhiên khi thấy có mấy anh bạn da đen đứng bên cạnh trầm trồ chỉ trỏ. Nói chuyện với họ, chào hỏi làm quen với họ để thấy người dân ở đây thật thân thiện và gần gũi. Đừng ngại ngần khi tiếp xúc với người bản địa, phần lớn họ rất tò mò muốn biết bạn từ đâu đến? Đi đến đâu?... đơn giản chỉ có thế thôi.

https://c1.staticflickr.com/3/2867/33596601786_30a0cb8a70_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2863/32823526253_dabc26099c_c.jpg

HDD82
31-03-2017, 20:35
Thành phố Mombasa. Còn 30km. 18h30 tối.

Con đường đang sửa chữa chỉ cách thành phố Mombasa 30km trong khi trời đang tối dần khiến tâm trạng hơi căng thẳng. Hàng đoàn xe tải, xe container nối đuôi nhau bò từng cm. Là một thành phố du lịch tôi không biết rằng Mombasa cũng là thành phố công nghiệp nặng với nhiều nhà máy, xí nghiệp chen chúc suốt dọc hai bên đường. Xe tải và xe container nhiều vô kể, chúng chạy với tốc độ rất nhanh trên con đường nhựa hẹp hai làn xe làm cho hành động chạy xe máy ban đêm trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Tốt nhất là tới nơi khi trời còn chưa tối hẳn.

Thành phố Mombasa. 20h30 tối.

Một khung cảnh kinh dị diễn ra trên các đường phố: các xe tuktuk ở đâu ra nhiều vô số kể chạy bạt mạng đón khách. Những chiếc xe ôm 3 bánh này tôi chưa từng thấy ở Kenya hay các nước Châu Phi, chỉ thấy ở Thái Lan, thì nay lúc nhúc đầy đường. Đây là thành phố của người Hồi giáo! Rất nhiều người da đen mặc trang phục của người Hồi giáo, nhiều thánh đường Hồi giáo. Nếu ai đã từng tới thủ đô Cairo - Ai Cập và thấy giao thông hỗn loạn như thế nào thì đây còn điên cuồng hơn gấp bội. Khủng khiếp! Chỉ có thể nói được như vậy về thành phố Châu Phi này.

Tôi mở bản đồ lên để tìm đường đi đến khu cắm trại. Mapme là một phần mềm bản đồ offline trên điện thoại chính xác và tiện lợi cho khách du lịch. Nhưng lần này tôi chỉ mong cái phần mềm Mapme đó bị sai khi màn hình điện thoại hiện lên dòng thông tin "Khoảng cách tới nơi cắm trại là...34km". Tôi chỉ mong cái phần mềm đó bị sai... Nhưng không! Khu cắm trại này nằm cách xa thành phố Mombasa tới hơn ba mươi kilomet nữa, vậy là phải chạy xe ban đêm lần đầu tiên ở Châu Phi rồi trong khung cảnh giao thông rất... Châu Phi này.

https://c1.staticflickr.com/4/3735/33691651325_271efb7b10_c.jpg

Tìm đường đi trong thành phố chưa bao giờ là chuyện dễ dàng... Bản đồ điện thoại dẫn tôi tới một con phà chở người qua sông! Các phương tiện ken cứng dày đặc ở phía sau ngay gần lối vào phà khiến cho việc quay xe trở lại nếu lạc đường trở nên bất khả. Nhích theo dòng phương tiện trên đường, tôi mua vé phà để qua sông. Rồi một cảnh tượng hãi hùng diễn ra: Hàng nghìn người da đen đứng chờ thành một khối đen khổng lồ phía sau chấn song sắt cửa ra phà, trong bóng đêm cạnh bờ sông hàng nghìn người da đen này tạo thành một khối hình thù chuyển động kỳ dị... Phà tới... Cửa sắt mở... Đám đông ùa ra, người chạy người đi bộ lao như tên về phía chiếc phà... Tôi không nhìn thấy rõ mặt từng người. Trong bóng tôi tất cả người da đen đều trông giống nhau, chỉ thấy con mắt và hàm răng trắng... Tất cả diễn ra ngay trước mắt tôi. Thật là kinh dị!
Các sách du lịch khuyến cáo không nên ra đường buổi tối tại thành phố Hồi giáo Mombasa này cũng không phải là không có cơ sở...

https://c1.staticflickr.com/4/3932/32878296163_f26bff124d_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2923/32878299443_60580f8872_c.jpg

Ra khỏi thành phố Mombasa. 30km. 10h khuya.

"Tôi là gã cao bồi nghèo đơn độc.
Và đường về nhà còn xa lắm xa lắm."

https://c1.staticflickr.com/4/3846/32878292183_790a3d6458_c.jpg

HDD82
03-04-2017, 16:53
Tiếng động lạ ngoài lều làm tôi mở mắt. "Tiếng động gì vậy nhỉ? Trời đã sáng rồi à?". Mở lều chui ra thì... "A, một con khỉ hoang!". Con khỉ không hề sợ người, cứ thế nó từ từ tiến lại đống hành lý ngổn ngang để tìm đồ ăn. "A, không phải một con mà cả đàn khỉ." Đó là một đàn khỉ hoang sống lang thang trong khu cắm trại. Nhớ lại đêm qua khi tìm được đến đây lòng mừng vui xiết "Ô, mình vẫn an toàn. An toàn rồi!". Lúc đó ông bảo vệ dẫn tôi vào một khu đất rộng rãi nhưng vắng vẻ im lìm, không hề có bóng dáng một khách du lịch nào. "Cậu có thể dựng lều ở bất kỳ đâu cũng được", ông ta nói. Dựng lều và ăn tối xong tôi lăn ra ngủ say như chết... Cho đến khi chú khỉ hoang cùng với một con khỉ con đang ôm dưới bụng này đến thăm...

https://c1.staticflickr.com/4/3939/32849321854_fcfd1972fc_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2853/33651283016_aeb3f43c57_c.jpg

Nấu cho mình một bữa sáng thịnh soạn với gói mì tôm chua cay duy nhất còn sót lại từ Việt Nam, thêm chút nấm khô, chút rong biển và ít tôm khô... Chẹp chẹp... Mấy con khỉ lại mon men tới gần... Kệ, ăn sáng cái đã!

https://c1.staticflickr.com/3/2908/32849310754_9e7b5b5d61_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2854/33535740342_d3c969bdf4_c.jpg

HDD82
03-04-2017, 16:56
- Chào buổi sáng. Mọi chuyển ổn cả chứ?
Anh chàng bảo vệ khu cắm trại vốn không có việc làm thì nay có tôi đến và là vị khách duy nhất ở đây, nở miệng cười. "Cảm ơn anh. Rất tốt." Tôi trả lời. "Hôm qua anh ngủ thế nào?". Tôi hỏi. Chẳng là tôi thấy anh bảo vệ phải ngủ lại ban đêm để canh phòng khu cắm trại, anh chàng nằm ngủ qua đêm trên chiếc ghế sofa rách cách lều tôi không xa, cùng với con chó béo màu đen. "Tốt tốt. Cảm ơn." Anh ta nói.

Khu cắm trại chỉ cách bờ biển một khoảng đi bộ ngắn chừng vài phút. Tối hôm qua khi nằm ngủ trong lều, tôi đã có thể nghe thấy tiếng sóng vỗ và không khí mang theo mùi mặn của nước biển... Biển... Bãi biển Mombasa...

https://c1.staticflickr.com/3/2921/33585426641_a7f359aee8_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3933/33714588925_906bbf0775_c.jpg

Bãi cát trắng...

https://c1.staticflickr.com/3/2928/33714588565_b38b21a931_c.jpg

Một bãi san hô rất rộng lộ ra buổi sáng khi thủy triều rút xuống, vô số rong rêu sống bám vào bãi san hô và rất nhiều sinh vật như cua, cá, ốc, sao biển... nằm cách du khách chỉ vài bước chân ngắn ngủi. Tôi rất ấn tượng với mật độ dày đặc các loài cua, tôm, cá ở rặng san hồ nằm ngay ở bãi biển du lịch này. Chỉ cần dùng tay không trong vài phút cũng bắt được cả chục con cua màu sắc đủ loại như trắng, đen, nâu. Như đã nói ở trên, Mombasa là thành phố công nghiệp nặng ở Kenya, nó đóng vai trò như một bến cảng trung chuyển rất nhiều sản phẩm xuất nhập vào/ra Kenya. Cảnh tượng hàng đoàn xe tải, xe container chen chúc trên con đường dài hàng trăm kilomet trước Mombasa giúp du khách đủ hình dung được mức độ nhộn nhịp của sản xuất công nghiệp ở đây. Thế nhưng đi dọc bãi biển du lịch này là một rặng san hô đầy sức sống!!! Càng đi tôi càng thấy tiếc, trong lòng dâng lên cảm giác tiếc nuối khi Việt Nam đã ưu tiên cho phát triển kinh tế mà phá hủy không thương tiếc môi trường tự nhiên. Nào vụ Formosa, nào vụ Sơn Trà... đã tàn phá không khoan nhượng thiên nhiên như thế nào ai cũng đã chứng kiến rồi. Sơn Trà xanh, lá phổi của Đà Nẵng với loại voọc chà vá chân nâu sẽ đi đâu khi hàng loạt khu du lịch sinh thái đang xâm chiếm núi rừng? Biết bao nhiêu rặng san hô quý hiếm ngoài khơi Việt Nam bị phá hủy bởi hóa chất của Formosa? Châu Phi, Mombasa đã giữ gìn thiên nhiên như thế nào?

https://c1.staticflickr.com/3/2841/32872134144_be5b889ff6_c.jpg

Những con nhum biển mà người VN hay bắt lên ăn cái ruột bên trong để được "cường dương" nằm cả bầy đàn nhung nhúc dưới nước chỉ cách bờ vài bước chân. Người dân tuyệt nhiên không ai bắt chúng để ăn... Tự nhiên tôi thấy xấu hổ khi nhớ lại mình đã từng ăn chúng, loại sinh vật hiền lành và đẹp đẽ này. Và không ít lần trong khi cắm trại ở VN, tôi cùng chúng bạn đã rất háo hức đi "săn" cho bằng hết bất cứ sinh vật gì trên bãi biển chỉ để... ăn cho sướng miệng. Chúng ta cứ ăn cho sướng miệng, rồi thế hệ con cái của chúng ta sẽ chỉ còn nhìn thấy những sinh vật này trên tivi, sách vở. Nhưng với tốc độ ăn và phá như hiện nay thì không chờ đến đời con, chừng chục năm nữa chúng ta sẽ thấy hối tiếc...

https://c1.staticflickr.com/3/2926/32872133444_947dd86edc_c.jpg

Cua ghẹ ban ngày cũng thấy đầy trên bãi biển:

https://c1.staticflickr.com/3/2926/33558346742_4b83ac3cab_c.jpg

Một loại cua khác...

https://c1.staticflickr.com/4/3852/32872132184_d35e239888_c.jpg

HDD82
03-04-2017, 16:58
- Xin chào. Tôi nói với một ông da đen dáng dấp của một ngư dân, đang ngồi trên một chiếc thuyền gỗ nứt nẻ đầy cứt chim.
- Xin chào. Ông ta trả lời kèm nụ cười.
- Ông có thể chở tôi ra ngoài khơi kia được không?
- Được chứ.
Tôi bước lên chiếc thuyền bị ngập nước do làm bằng gỗ đã lâu năm và cứt chim vương vãi khắp nơi... Chúng tôi giương buồm nương theo hướng gió tiến về phía bãi cát trắng nằm cách bờ biển một quãng không xa lắm. Phía xa xa là các du thuyền sang trọng của các resort ven biển dành cho du khách lắm tiền nhiều của.

https://c1.staticflickr.com/4/3954/33714974715_97af45ee0e_c.jpg

Bờ biển dần bị bỏ lại phía sau... Một lúc sau nữa thì tất cả rặng dừa và tòa nhà chỉ như một vệt nhỏ trên bờ biển...

https://c1.staticflickr.com/3/2855/33674287576_5a40b22943_c.jpg

Lúc đầu sóng mạnh đẩy con thuyền độc mộc tròng trành lắc lư, các thớ gỗ trên con thuyền va siết vào đám dây thừng kêu cót két... cót két... Con thuyền như một ông lão già cả nhưng cơ bắp hẵng còn săn chắc, dẻo dai.

https://c1.staticflickr.com/3/2827/33674287956_a8b7b52e77_c.jpg

Khi đi qua rặng san hô con thuyền gần như bị mắc kẹt, ông già ngư dân phải dùng một cây sào dài để chống.

https://c1.staticflickr.com/3/2924/33714971955_20282ed6c4_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2871/33674286906_7d42034cab_c.jpg

Sau đó sóng bớt dần, con thuyền cứ thế lướt gió êm đềm trên bờ biển nước trong xanh...

https://c1.staticflickr.com/3/2892/33674288626_1ac1bdaeec_c.jpg

Ước mơ của tôi là được một lần lái con thuyền này ở Châu Phi!

https://c1.staticflickr.com/4/3792/32901792633_d8d0c3733c_c.jpg

HDD82
04-04-2017, 20:26
Ùm... Mang mặt nạ và ống thở vào tôi lao ùm xuống nước... Nước biển Ấn Độ Dương lành lạnh sảng khoái, vị mặn vừa phải không mặn quá. Đây là rặng san hô cách không xa bờ biển Mombasa và tôi thấy cơ man nào là các loài sinh vật. Dưới ánh nắng buổi trưa và làn nước trong xanh, các sinh vật biển phô diễn hết vẻ đẹp của chúng. Dưới biển là như vậy, trên bờ cũng vô số các loại hải sản.

https://c1.staticflickr.com/3/2811/32872778314_f4c917f179_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2895/32872779044_4df6f97c1a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3782/32872781474_8a644e3854_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3940/32872780244_f2c4dc0fb7_c.jpg

Ông già ngư dân hỏi:
- Cậu đến từ nước nào? Trung Quốc à?
Tôi đáp:
- Không! Tôi đến từ Việt Nam. Việt Nam là láng giềng với Trung Quốc.
Ông già tò mò hỏi:
- Thế cậu đến Kenya bằng máy bay đúng không?
- Đúng rồi.
- Cậu phải bay qua Ấn Độ Dương đúng không?
Tôi đáp:
- Đúng rồi. Tôi bay tới Quảng Châu Trung Quốc và sau đó bay qua Ấn Độ Dương để tới Kenya.
Ông già vẫn chưa chịu thôi:
- Thế từ Việt Nam mà muốn bay qua Mỹ thì phải vượt đại dương nào?
Tôi trả lời:
- Phải bay qua Thái Bình Dương.
Ông già lại tiếp:
- Vậy nếu tôi ở Kenya mà muốn chèo thuyền qua Mỹ thì phải vượt Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương không?
Tôi đáp:
- Không. Ông phải vượt qua Đại Tây Dương để đến Mỹ.
Ông già tỏ vẻ bối rối, bàn tay của ông liên tục đưa lên cái đầu hói trọc lóc xoa xoa tỏ vẻ không hiểu. "Khó hiểu quá! Tại sao tôi không phải đi qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương để tới Mỹ mà phải là Đại Tây Dương?"
Tôi đáp:
- Bởi vì Trái Đất có hình tròn. Từ Kenya tới Mỹ qua Đại Tây Dương thì gần hơn.
Ông già thật thà đáp:
- Ờ... Trái Đất hình tròn thì tôi biết. Nhưng tôi không hiểu tại sao phải là Đại Tây Dương?
Thấy ông già có vẻ mông lung, tôi đưa tay lên chỉ cái bụng tròn bự như cái trống của ông ta nói:
- Trái Đất giống cái bụng bự của ông như thế này nhé... Kenya nằm ở đây... Tôi đưa tay chỉ cái lỗ rốn của ông già rồi chấm một cái.
Ông già cười khùng khục:
- Ờ, Kenya nằm đây. Hiểu rồi. Rồi sao nữa?
- Bây giờ từ Kenya mà muốn tới Việt Nam thì ông đi qua bên trái của lỗ rốn, ông phải vượt qua Ấn Độ Dương. Còn nước Mỹ nằm ở phía sau lưng của ông, chỗ này này... Từ Kenya tới Mỹ thì phải đi vòng qua bên phải lỗ rốn chứ không phải bên trái, ông phải vượt Đại Tây Dương vì Đại Tây Dương nằm ở đây.
Ông già vỗ tay vào đùi nghe đét một cái... "A, tôi hiểu rồi"... Lão cứ cười sằng sặc sung sướng không thôi...

https://c1.staticflickr.com/4/3771/32901791273_6355da73cd_c.jpg

HDD82
04-04-2017, 20:30
Trên bãi biển có mấy anh ngư dân đang xẻ thịt một cá đuối, có vẻ con cá đuối này là một trong thành quả của họ sau một ngày đi biển. Vừa lấy dao lóc da con cá đuối, mấy anh thanh niên vừa cười đùa vui vẻ. Chúng tôi nhanh chóng thỏa thuận giá cả cho một khúc cá đuối to. Nhẩm tính tôi thấy rẻ quá! Miếng cá đuối tươi roi rói này về nấu ăn được ba bữa no ê hề, mà giá chỉ bằng một phần ba so với ăn nhà hàng. Lợi thế của việc cắm trại trong lều so với ngủ trong resort là bạn có thể tiếp xúc được nhiều với những người dân và hiểu văn hóa địa phương.

https://c1.staticflickr.com/4/3856/33558346312_ec4af98bb8_c.jpg

Xẻ thịt chú cá đuối xấu số... Mô phật! :mrgreen:

https://c1.staticflickr.com/3/2859/32872131234_52f3485785_c.jpg

Thêm một chút kĩ năng nấu nướng cơ bản là đã có một buổi tối ngon lành... Chẹp... Miếng thịt mới ngọt làm sao. Tiếc là không có bột nêm, nước mắm và rau thơm nên không nấu được tô canh chua...

https://c1.staticflickr.com/3/2940/33558345692_119f875a8f_c.jpg

tatrihuy
04-04-2017, 22:45
hay quá a ơi...ngày nao cũng vô xem a post bài mới

KPOT
05-04-2017, 15:39
Anh ơi, lí do sao anh té xe mấy lần là do đường trơn hay do bánh xe không phù hợp vậy anh ? em cũng thích đi offroad mà thắc mắc là sao anh té nhiều thế ạ

HDD82
05-04-2017, 19:58
Anh ơi, lí do sao anh té xe mấy lần là do đường trơn hay do bánh xe không phù hợp vậy anh ? em cũng thích đi offroad mà thắc mắc là sao anh té nhiều thế ạ

Do khả năng lái xe mình còn yếu bạn.

HDD82
05-04-2017, 19:59
Một đặc điểm rất hay ở Mombasa là du khách có thể chứng kiến thủy triều ! Thủy triều lên cao nhất vào buổi chiều tối, bắt đầu rút vào buổi gần trưa và nước lại dâng lên rất nhanh.
Thủy triều rút xuống sẽ làm lộ ra bãi san hô với đám rong rêu màu xanh rất đẹp, rất nhiều chú cá nhiệt đới đầy màu sắc bị mắc kẹt trong các vũng nước nhỏ và nằm lộ thiên dưới nắng. Chừng vài tiếng đồng hồ sau, các đợt sóng thủy triều lại bắt đầu dâng lên giải cứu đám cua cá mắc kẹt và cứ thế... ngày nào cũng vậy... bãi biển Mombasa có vẻ đẹp riêng của nó...

https://c1.staticflickr.com/4/3669/32891473304_bba756598a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2893/33605123301_28dfb8ec29_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2895/33734124015_ffb7cf7246_c.jpg

HDD82
05-04-2017, 20:02
Hãy cho phép mình vui vẻ. Đơn giản vậy thôi!
Nhưng con người không cho phép niềm vui xảy ra một cách dễ dàng, vì họ đang tìm nguyên nhân và lý do cho việc đó. Thật kỳ lạ. Ai cũng có thể vui vẻ hạnh phúc, tận hưởng cuộc sống ngay lúc này nhưng họ không cho phép, họ cần lý lẽ thuyết phục đầu óc cho phép. Đó là do quy tắc xã hội đã áp đặt lên con người từ thuở bé thơ. Khi bạn đang vui, mọi người xung quanh sẽ hỏi: "Bạn có cái gì mà vui thế?". Và bạn bắt đầu đưa ra lý do... "Tôi có công việc mới", "Tôi mới lập gia đình", "Tôi mới mua xe", "Tôi mới đạt thành tích này, thành tựu nọ", v.v... và v.v... Nếu bạn trả lời "Tôi vui vì... chẳng có lý gì cả" mọi người có thể cho rằng bạn bị... điên. Thật ra càng tìm kiếm lý do để vui, con người càng bỏ lỡ nhiều khoảnh khắc trong cuộc đời, họ bị căng cứng, căng thẳng trong hành trình đó và niềm vui chẳng có bao nhiêu.

Thêm một bữa ăn tự nấu nướng nữa tại khu cắm trại, gần 03 tuần thiếu rất nhiều gia vị nhưng vẫn ngon tuyệt vời !

https://c1.staticflickr.com/3/2805/32891474044_0b7b995993_c.jpg

Và trong khi ăn không thể thiếu các chú khỉ hoang. Các chú đã đánh cắp một trái xoài, mấy trái cam và thường xuyên lục lọi đồ đạc...

https://c1.staticflickr.com/3/2895/32912398044_d58ab29ce5_c.jpg

HDD82
05-04-2017, 20:07
Từ Mombasa, quãng đường dài hơn 550km chào đón tôi trên hành trình quay trở về thủ đô Nairobi... Thật may mắn là cho tới lúc này ngoài xe cộ bị hỏng hóc thì người ngợm vẫn ổn, sức khỏe tốt và không gặp tai nạn nào khác nữa.

https://c1.staticflickr.com/3/2823/33693571876_fdf73d9c7a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/4/3816/33577787922_baf75d804f_c.jpg

Băng qua những xa lộ chật nêm phương tiện giao thông rất hỗn loạn, rất... Châu Phi thì khung cảnh làng quê lại yên bình hơn...

https://c1.staticflickr.com/3/2850/33693571576_42395fdffc_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/3/2902/32920967133_23e85edfb2_c.jpg

Những ngày lái xe dài và không hề dễ dàng... Thật khó để miêu tả hết những điều tai nghe mắt thấy trong 03 tuần ở Kenya, chỉ có lên đường, chỉ có trải nghiệm, chỉ có tự mình vượt qua khó khăn thì các bạn mới hiểu ý nghĩa của một chuyến hành trình.

https://c1.staticflickr.com/3/2917/33605118991_04c8fb14bd_c.jpg

Đến Nairobi an toàn. Tôi lại ở căn chung cư cũ cách đây hơn nữa tháng. Mọi thứ trong khu chung cư vẫn như cũ, vẫn chiếc giường đó, vẫn căn phòng đó mới đây tôi đã xách vali bước ra thì nay lại trở về. Mọi thứ vẫn như cũ nhưng ký ức của tôi có thêm rất nhiều câu chuyện mới mẻ để kể, để chia sẻ với bạn bè. Cũng không có gì đặc biệt, tôi thưởng cho mình một bữa ăn thật đầy đủ chất, bằng cái nồi cơm điện Made in Vietnam thần thánh...

https://c1.staticflickr.com/3/2821/32999062283_2679ef3a9a_c.jpg

Hôm sau nữa tôi gọi điện cho anh chàng taxi vui tính dễ mến đã từng gặp lúc trước, nhờ anh chàng chở ra sân bay Nairobi về lại Việt Nam. Trên đường ra sân bay câu chuyện của chúng tôi rôm rả đầy ắp tiếng cười. Dù đi bằng phương tiện gì, hình thức gì, đi bao lâu... thì tinh thần trong mỗi chuyến đi vẫn là cái quan trọng nhất. Tinh thần luôn lạc quan và vui vẻ! Sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách! Luôn biết ơn niềm vui mà cuộc sống ban tặng...

https://c1.staticflickr.com/3/2895/32999061223_17d06ee847_c.jpg

HDD82
05-04-2017, 20:13
Ông bà có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đối với nhiều người thì câu nói đó đúng, riêng tôi thì mỗi một cuộc hành trình kết thúc thường để lại một khoảng trống, một sự tỉnh ngộ. Tôi thấy rằng các chuyến đi đã làm thay đổi mình nhiều hơn tưởng tượng. Các cuộc hành trình không còn là những cuộc phiêu lưu “điên khùng” nhằm chứng tỏ bản thân với mọi người nữa. Hơn hết là hành trình quay về khám phá con người thật sự, khả năng và bản lĩnh thật sự của mình…

Và cũng như nhiều chuyến hành trình khác đã chia sẻ với các bạn, tôi thật sự không biết chắc điểm cuối cuộc hành trình này là ở đâu? Kết thúc như thế nào? Cách điểm khởi đầu bao xa? Bởi vì suy cho cùng có rất nhiều cách để đi từ điểm A đến điểm B, khoảng cách giữa hai điểm không quan trọng, đi xa hay đi nhiều không quan trọng, quan trọng là bản thân học được những gì, tiến được bao xa trên con đường Chân, Thiện, Mỹ. Cuối cùng, tôi lấy lại câu kết trong bài “Nhật ký hành trình Trung Quốc - Tây Tạng bằng xe gắn máy” rằng: Có những người đi để khẳng định bản thân, có những người đi để tìm hiểu thế giới xung quanh, cũng có những người đi chỉ vì được đi… Và đó là... “Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi, Trái tim không hề vương vấn Như mây bay gió thổi Anh bước theo số phận của mình, Cần gì phải có một lý do Chỉ một tiếng hô thôi “Lên Đường”!!!”

Topic "Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy" xin chính thức khép lại ở đây!
Chào Quý vị bằng hữu và Chúc một ngày tốt lành! ;)

"LIVE TO RIDE"

https://c1.staticflickr.com/3/2895/32968940854_4b126cf8c7_c.jpg

minhhoang08
11-04-2017, 16:41
trải nghiệm....rất ok, nhưng cảm giác hơi nguy hiểm nhỉ, khà..khà

dota
19-04-2017, 09:30
Chuyến đi gian nan mà đáng nhớ nhỉ.

Bài hay.

pleaseforgiveme
19-04-2017, 14:32
Chào anh Đông !

Mình rất may mắn được xem bài viết của anh, bài viết rất hấp dẫn, hay và sâu sắc với những triết lý sống xen lẫn giữa các trải nghiệm thực tế của anh.
Cảm ơn anh về bài viết, nó đã mở ra cho mình một thế giới thật kỳ lạ, hấp dẫn mà tưởng chừng không bao giờ mình có thể biết được. Thế giới của anh thật gần gũi, sâu lắng khác hẳn thế giới mà NGC mang lại.
Xin ngã mũ bái phục và cảm ơn anh một lần nữa về các sẻ chia rất quý báu....

haaa87
26-04-2017, 16:07
Cám ơn anh .bài viết rất tuyệt

KPOT
16-05-2017, 14:24
Anh HDD82 ơi , anh có thể cho em xin số hoặc FB để em hỏi thăm ít thông tin được không ạ ?

phong_hue
18-05-2017, 14:57
Vừa mới đọc xong cuốn Gỗ Mun (Ryszard Kapuscinski). Chưa hết dư âm về một châu Phi hoang dã lại được tiếp tục phiêu lưu với bác HDD82. Cảm ơn bác. Chúc bác chân cứng đá mềm, bằng an trên những chặng đường dài phía trước!

Con Lạc Đà
25-05-2017, 17:03
Một hành trình tuy ngắn nhưng nhiều cái để lại bạn HDD82, đang xây dựng một cái plan châu Phi trong người mà thấy hình ảnh như thế này thì càng hăng máu hơn :D

duongthanh85
25-06-2017, 20:06
Nếu bạn nào tính đi chơi Kenya thì thông tin cập nhật về giao thông là tuyến đường sắt Nairobi - Mombasa đã hoàn thành và đi vào sử dụng, giá vé 1 chiều là 700Ksh (~ 150K vnđ) cho quãng đường khoảng 470 km. Để tiện so sánh lấy giá vé tàu Hà Nội - Quảng Bình (Khoảng cách 522 km (https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_nh%C3%A0_ga_thu%E1%BB%99c_tuy%E1%BA %BFn_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_s%E1%BA%AFt_Th%E1%BB% 91ng_Nh%E1%BA%A5t)) là cỡ 450K cho vé ngồi. Tuy nhiên, lưu ý là sắp tới kỳ bầu cử tổng thống nên có thể nó mang tính quảng bá cho bạn tổng thống hiện tại là bạn Uhuru Kenyatta (Mình gọi là Kenyatta con - là con của tổng thống đầu tiên Jomo Kenyatta) nhằm tái cử.

Có điều vui là mình gặp một em phục vụ tàu, quan sát khi em này đi vào ga thì thấy phong cách y hệt tiếp viên hàng không: kéo theo vali xách tay, mặc đồng phục tiếp viên thiết kế như là đồng phục tiếp viên hàng không.

Ảnh nhà ga tại Nairobi, dự án do Trung Quốc thực hiện.

PS: Mình quan sát ở Mombasa thì hình như là đường sắt khổ hẹp 1.2m, nhưng đọc báo thì bảo khổ tiêu chuẩn, có thể mình nhìn nhầm - vì nhìn từ xa - ở gần Rabai.

https://sv1.upsieutoc.com/2017/06/25/IMG_8156.jpg

doun
27-06-2017, 17:43
Ông già lại tiếp:
- Vậy nếu tôi ở Kenya mà muốn chèo thuyền qua Mỹ thì phải vượt Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương không?
Tôi đáp:
- Không. Ông phải vượt qua Đại Tây Dương để đến Mỹ.
Ông già tỏ vẻ bối rối, bàn tay của ông liên tục đưa lên cái đầu hói trọc lóc xoa xoa tỏ vẻ không hiểu. "Khó hiểu quá! Tại sao tôi không phải đi qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương để tới Mỹ mà phải là Đại Tây Dương?"
Tôi đáp:
- Bởi vì Trái Đất có hình tròn. Từ Kenya tới Mỹ qua Đại Tây Dương thì gần hơn.
Ông già thật thà đáp:
- Ờ... Trái Đất hình tròn thì tôi biết. Nhưng tôi không hiểu tại sao phải là Đại Tây Dương?
Thấy ông già có vẻ mông lung, tôi đưa tay lên chỉ cái bụng tròn bự như cái trống của ông ta nói:
- Trái Đất giống cái bụng bự của ông như thế này nhé... Kenya nằm ở đây... Tôi đưa tay chỉ cái lỗ rốn của ông già rồi chấm một cái.
Ông già cười khùng khục:
- Ờ, Kenya nằm đây. Hiểu rồi. Rồi sao nữa?
- Bây giờ từ Kenya mà muốn tới Việt Nam thì ông đi qua bên trái của lỗ rốn, ông phải vượt qua Ấn Độ Dương. Còn nước Mỹ nằm ở phía sau lưng của ông, chỗ này này... Từ Kenya tới Mỹ thì phải đi vòng qua bên phải lỗ rốn chứ không phải bên trái, ông phải vượt Đại Tây Dương vì Đại Tây Dương nằm ở đây.
Ông già vỗ tay vào đùi nghe đét một cái... "A, tôi hiểu rồi"... Lão cứ cười sằng sặc sung sướng không thôi...

https://c1.staticflickr.com/4/3771/32901791273_6355da73cd_c.jpg

KEKEKE! Vì Kenya ở Bờ đông phi nên họ ko hình nổi hướng Đại Tây Dương