PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất



Pages : [1] 2 3

TungNguyenMD
24-01-2017, 20:55
P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.



Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))




https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/Machu%20net_zpsfjhko6ia.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/Machu%20net_zpsfjhko6ia.jpg.html)

TungNguyenMD
24-01-2017, 21:36
P2: Câu chuyện Visa

Cái nỗi khổ của tôi và các bạn khi cầm trên tay cuốn Hộ chiếu không mấy nặng ký là phải xin Visa vào hầu như tất cả các nước. Kể cả những nước cũng chẳng khá khẩm hơn chúng ta là mấy. Mà bọn này nó chảnh, nước nào cũng đòi chứng minh tài chính. Nhưng bọn lang thang như chúng tôi có đồng nào, xào đồng đó thì lấy dek đâu ra tiền. Hơn nữa lại còn đòi hỏi có giấy mời vào nước họ. Nhưng bọn tôi thì có quen ai để họ mời đâu. Nên con đường xin Visa phải nói cực kỳ chông gai và phức tạp.
Đánh liều gọi điện đến DSQ các nước và được hướng dẫn khá cụ thể:

- Giấy mời không có thay bằng Itinerary. Trong đó phải có chi tiết ngày nào ở đâu? Ăn con gì? Thị đứa nào? ở khách sạn mấy sao….
- Booking vé máy bay đến và đi khỏi đất nước họ
- Booking KS trong thời gian ở nước họ
- Bảo hiểm du lịch
- Giấy tiêm chủng sốt vàng ( Cái này Bolivia đòi)
- Ảnh kt’ hộ chiếu
- Khai form online
- Chứng minh tài chính: Tiền không có à? Thay bằng các giấy tờ sau
+ Nếu là chủ doanh nghiệp:
Photo công chứng dịch DKKD
Sao kê TK từ 3 đến 6 tháng gần nhất
Tờ khai nộp thuế của doanh nghiệp
Xác nhận hạn mức tín dụng của thẻ Tín dụng
+ Nếu không là chủ doanh nghiệp mà không có tiền: Next
- Chứng minh nhân thân:
+ Đăng ký kết hôn hoặc giấy ly dị của tòa photo, công chứng dịch
+ Photo công chứng dịch hộ khẩu
+ Photo Hộ chiếu

Đại khái là những thứ giấy tờ trên. Nói thì nhanh nhưng công chuẩn bị cũng nhọc xác. Sau khi chuẩn bị xong tôi bắt đầu vào công cuộc xin visa
Chúng tôi chọn LSQ Peru xin trước vì nước này cấp Visa thời hạn cho hẳn 1 năm. Tiếp chúng tôi là một cô bé nhìn mặt khá khó tính nhưng nói chuyện rất thẳng thắn và không hề sách nhiễu. Sau khi xem hồ sơ cô bé nói:

“Hồ sơ các anh đủ rồi nhưng tôi hỏi anh mấy câu, anh thay mặt cho các anh kia trả lời được không?”
“Ok”
“Tại sao các anh chọn Peru làm điểm đến”
“Chị xem HC đấy, chúng tôi cũng đã đi khá nhiều nước rồi, còn mỗi Nam Mỹ là chưa đi”
“Ok, anh đi đóng tiền”

Tôi đi đóng tiền và 1 tuần sau có Visa Peru. Các DSQ khác cũng chẳng gặp mấy khó khăn và chúng tôi đã có gần đủ Visa cho ngày lên đường. Nhưng còn mỗi Bolivia là không có DSQ ở Vietnam. Tôi mò mẫm ra DSQ của Bolivia ở Trung Quốc, mail hỏi nó nhưng đáp lại là một sự im lặng. Lúc này cần ông anh cả của cả đoàn ra tay. Sau một hồi mail, phone…. Đến bạn bè và các nơi khác chúng tôi cũng nhận được những yêu cầu về giấy tờ và sẽ xin visa của LSQ Bolivia ở Cusco. Các yêu cầu về giấy tờ của Bolivia cũng giống như các nước khác chỉ có vấn đề đòi thêm Giấy tiêm chủng Sốt vàng. Lại phải đến 35 Trần Bình tiêm, sau khi được cấp. Hầu như hồ sơ của chúng tôi đã đầy đủ và đợi ngày lên đường.

Đến đây lại phát sinh một vấn đề khác. Chúng tôi transit ở Charles de Gaulle tận những 15 tiếng lận. Bằng đấy thời gian mà ngồi trong CDG chắc chết. Nên chúng tôi xin Visa Pháp vào Paris chơi.
LSQ Pháp bây giờ không cấp thẳng Visa cho khách nữa mà qua một công ty ở ngoài. Lúc xét duyệt HS cũng tương đối lằng nhằng. Nhưng rồi 3 hôm sau nhận được thông báo đến trả kết quả. Bất ngờ vì nhận được thông báo sớm quá cứ nghĩ HS của mình tèo cmnr vì chúng tôi làm dek gì có tiền để chứng minh tài chính. Nhưng khi đến nơi lấy lại còn bất ngờ hơn nữa. Không những Visa của chúng tôi không bị từ chối mà nước Pháp còn hào phóng cấp hẳn cho chúng tôi thời hạn 2 năm, multi entries và mỗi lần nhập cảnh được ở lại đến 90 ngày. Vấn đề có tiền mà sang đó chơi hay không thôi.

TungNguyenMD
25-01-2017, 09:58
P3 Các loại vé

Có lẽ loại vé đắt nhất trong chuyến đi này của chúng tôi là vé máy bay. Tất nhiên rồi, chúng tôi có 17 chuyến bay với gần 90h bay. Chỉ duy nhất có con đường từ Cusco đi Lapaz do muốn đi qua hồ Titicaca nên chúng tôi đi 3 chặng xe bus. Nhiều bạn có hỏi sao không thuê xe tự lái? Nhưng thật suwjj là ở một vùng đất nguy hiểm như Nam Mỹ (nhất là Brasil) nếu thuê xe tự lái vào một ngày đẹp trời nào đó bạn có thể ăn 2 viên đạn vào đầu và bị cướp, hiếp giết. Chính thế nên những đoạn ngắn như Sao Paolo – Rio chúng tôi cũng phải cắn rang mua vé máy bay. Hơn nữa Nam Mỹ là cả một lục địa rộng mênh mông. Chúng tôi thời gian lại có hạn. Nên không thể lang thang với chiếc xe tự lái được.

Chiếc vé quan trọng thứ 2 là vé lên và vào Machu Picchu. Muốn lên Machu Picchu chỉ có 02 con đường. 1 là đi trekking theo con đường Inca rail, 2 là đi tàu lên đó. Phương án 1 hay hơn, khi bạn đi trekking trên con đường Inca rail có tổng độ dài 40.000 Km (bằng với đường xích đạo vòng quanh trái đất) Nền văn minh Inca sẽ hiển thị ra trước mắt các bạn. Tuy nhiên phương án này đòi hỏi phải có thời gian (mất 4 ngày/ 40km) và vé phải đặt trước ít nhất 6 tháng do mỗi ngày chính phủ Peru chỉ cho một số người nhất định vào Inca Rail và Machu Picchu.

Chúng tôi cũng chẳng có nhiều thời gian, vậy là đành quyết theo phương án 2 có nghĩa là đi tàu từ Cusco đến Machu Picchu. Nhưng phương án này cũng khong đơn giản.

Đầu tiên bạn đồng hành của tôi vào web site tìm mua vé tàu. Nó hiện ngay ra con tàu Hiram Bingham (Mang tên của người tìm ra Machu Picchu) nhưng giá vé cực đắt. Tổng cộng gần 900 USD cho 4 tiếng đi và 4 tiếng về trên con tàu này. Như vậy chúng tôi phải tìm phương án khác. Loay hoay một hồi chúng tôi chọn đi xe bus tới ga Ollata rồi từ Ollata bắt tàu Expedition lên Machu Picchu. Tuy con tàu này không sang chảnh như Hiram Bingham. Nhưng quan trọng dek gì đối với bọn Backpackers như chúng tôi, đi lên được tới Machu Picchu với giá vé hợp lý là được. Xét cho cùng mình tới Thánh địa là để cảm nhận vẻ đẹp, để tìm hiểu văn hóa của một đế chế chứ đâu phải mấy tiếng đồng hồ sang chảnh trên tàu phải không các bạn


Vé tàu Hiram Bingham



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/V%20tu_zpstnxji5gk.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/V%20tu_zpstnxji5gk.jpg.html)



Vé tàu Expedition


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/V%20MCPC_zpsbsihalgh.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/V%20MCPC_zpsbsihalgh.jpg.html)



Chưa hết mua được vé tàu rồi phải mua vé vào cửa. Như tôi đã nói, mỗi ngày chính phủ Peru chỉ cấp cho một số lượng ít người vào Machu Picchu nên lại phải nhanh tay mua vé. Sau một hồi mò mẫm, bạn đồng hành của tôi cũng đã mua được vé vào Machu Picchu



Vé vào cửa Machu Picchu



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/Ve%20MCPC1_zps5pejxr6g.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/Ve%20MCPC1_zps5pejxr6g.jpg.html)


Rất may chúng tôi đi vào thời điểm tết. Thời điểm này cũng là thời điểm cho lễ hội Carnival ở Brasil. Nên chúng tôi cũng mua vé online trước. Cái vé Carnival này cũng rất nhiều option, đầu tiên chúng tôi định mua chỗ rẻ Grand Stand thôi. Nhưng ông anh cả (vốn là đại gia) nói “Các chú bay nửa vòng trái đất đến đây dứng xem thì nó còn ra cái gì. Làm cái Luxury đi” vậy là cắn răng mỗi ông mất thêm mấy trăm USD nữa.



Vé xem Carnival


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/V%20Carnival_zps92mfm7f0.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/V%20Carnival_zps92mfm7f0.jpg.html)

meomap87
17-02-2017, 13:04
Lại được đọc bài của anh, thú vị từng câu chữ và nhiều kiến thức đi kèm. Anh TungNguyenMD cho em xin FB đi để theo dõi theo hành trình của anh qua các nước. Khi nào anh tới TX thì em xin làm tour guide :))

TungNguyenMD
01-03-2017, 03:04
P4: LÊN ĐƯỜNG

Chuẩn bị trước cả 6 tháng chúng tôi khởi hành vào đúng ngày mùng 4 tết Đinh Dậu. Có nghĩa là sau khi ăn tết với gia đình xong thì khởi hành đi luôn. Mọi công việc được gấp gáp chuẩn bị từ trước tết. Trông đoàn của chúng tôi xấu xấu bẩn bẩn vậy thôi nhưng cũng đầy đủ thành phần thiết yếu như là chuẩn bị cho nguyên thủ đi ấy chứ chẳng đùa. Anh Hải: Leader, kiêm phiên dịch cho đoàn. Jo: Đầu bếp của đoàn. Anh Thái: cây ATM di động của đoàn. Và cuối cùng là tôi: Bác sĩ của đoàn.


Sau khi chuẩn bị xong, đúng tối mùng 4 tết anh em chúng tôi hẹn nhau ở sảnh T2 Sân bay Nội bài.

https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/Len%20duong_zpsfh5scgym.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/Len%20duong_zpsfh5scgym.jpg.html)

TungNguyenMD
01-03-2017, 03:13
Mục đích chuyến đi tôi cũng đã nói rõ, nhưng dạo này cũng có nhiều ý kiến về chuyện đi phượt. Như thế nào mới gọi là phượt? Nhất là khi đăng lên một diễn đàn phượt như thế này. Nên tôi chia sẻ bài này tôi viết trên Facebook cũng đã lâu. Các bạn đọc để tham khảo.


PHƯỢT LÀ GÌ?

Dạo này lướt qua một số forum, group thấy các bạn tranh luận nhiều quá. Ông nọ chửi ông kia, bảo đi như ông không gọi là phượt, mà như tôi mới là phượt. Mà ông nào cũng viện lý do là mình đúng..... Thôi thì đêm hôm dell ngủ được mò mẫm viết về cái định nghĩa “Phượt là gì?” cho các thánh đỡ cãi nhau...
Có ông thì bảo từ “Phượt” lấy từ ghép “Lượt phượt” có nghĩa là nhếch nhác, bụi bặm. Có ông thì bảo “Phượt” có nghĩa là đi...( thậm chí hỏi cả mấy ông admin của các diễn đàn về phượt chắc dek gì đã biết nó là cái gì) Nhưng chắc là sai cmn hết vì đi du lịch bụi với chi phí thấp này nó lại dek bắt nguồn từ Vietnam.

Từ “Phượt” cũng dek phải được dịch ra ( vì làm dek gì có trong từ điển) mà là cách gọi ăn theo phong trào backpacking của mấy bạn tây lông vì các bạn ấy là ông tổ của chuyện đi du lịch bụi.

Năm 1955 mấy cậu Hippie của England University chán ngán với lối sống quy tắc đương thời, buồn buồn uống rượu rồi vô tình vớ được cuốn “The Travels of Marco Polo” trong đó ông Marco Polo này cũng chém gió về những con đường gập ghềnh, khúc khuỷu, nguy hiểm rình rập và quan trọng nhất là có rượu ngon và gái đẹp. Vốn bản tính hung hăng của bọn Ăng lê cộng với tính thích khai phá mạo hiểm trong gen thám hiểm or cướp biển còn lại. Vậy là một đám xách ba lô lên đi tàu đến Istambul và bắt đầu khám phá con đường tơ lụa như Marco Polo đã từng chém.
Nhưng SV thì làm dell gì có tiền, vậy là bọn chúng tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Đi nhờ xe, ngủ nhờ hoặc bạ đâu ngủ đó. Còn tiền để sống ư, đi đến đâu, tạt vào xin làm thêm kiếm được chút đỉnh rồi lại nhấc mông lên đường. Chính vì thế họ ở gần với dân địa phương hơn, khám phá về những nét văn hóa đặc sắc, mới lạ của những vùng đất họ qua. Khác với những khách du lịch sang chảnh, đến đâu cũng phải luxury, nhưng có khi đến tận lúc rời đi cũng chẳng hiểu gì về văn hóa địa phương mấy. Các backpacker họ sống phóng khoáng tự do ( Khẩu hiệu là “Make love not war” mà lại). Tiền họ không có, nhưng sức khỏe và thời gian thì quá thừa nên đi nhanh hay chậm không có ý nghĩa. Quan trọng làm sao phải sống sót với cái túi rỗng tuếch. Được cái hội này ghi chép rất kỹ về những vùng đất đã qua. Ăn con gì? Thịt con nào? Cách xin đi nhờ xe ra sao? Kỹ năng sinh tồn thế nào.... và quan trọng hơn họ xây dựng được bản đồ đường đi, các cách ứng xử với nền văn hóa mới để hướng dẫn người sau đi một cách tỷ mỉ. Chính Maureen và Tony Wheeler, hai vợ chồng đồng sáng lập của Lonely Planet sau này cũng là những con người trải qua như thế.
Tin tức bay về London rồi bay ra khắp nơi, hội hippie này nổi tiếng đến nỗi người ta đổi cmn con đường Tơ lụa của Marco Polo thành Hippie trail như thể chính bọn chúng mới là nguời khai phá con đường đó. Lập tức cả tây Âu và bắc Mỹ đổ dồn vào con đường Hippie trail này. Từng ngày các chàng SV đeo ba lô trên lưng đổ dồn về châu Á. Vậy là khái niệm backpacking ra đời từ đó.
Đang lúc phong trào lên cao thì đùng một cái con đường bị cắt đứt dek phải do quần chúng nhân dân của các nước nơi có con đường Hippie đi qua bức xúc. Thật ra người ta cũng thik bcm, các cô gái châu Á nay biết mùi các anh châu Âu to cao, khi đi lại để lại cho họ những đứa con lai xinh xắn. Những ông bà già vùng sâu vùng xa nơi không có ánh sáng của đảng dẫn đường, thì nay cũng được tiếp xúc với nền văn hóa mới, làm dịch vụ cho họ cũng kiếm được chút đỉnh... Mà con đường bị cắt đứt do các vấn đề chính trị. Từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran tới việc Liên Xô xâm lược Afghanistan, nội chiến Lebanon, chiến tranh Iran - Iraq... làm cho con đường bị gián đoạn không đi được nữa.
Nhưng dek sao, không đi bộ thì ta đi máy bay. Vào những thập niên 90 Thailand nổi lên với vùng đất thu hút khách du lịch châu Âu với những cái giá rẻ không tưởng. 5 USD cho một cô gái châu Á, thế là mấy ông tây Lông lại lên cơn thèm và đổ xô về Thailand dần dần lan tỏa ra các nước châu Á khác.
Buổi khởi đầu của dân backpacker là như thế. Nhưng theo thời gian cũng bị thay đổi và biến tướng đi khá nhiều. Họ tìm những con đường mới. Châu Á không phải là điểm đến bắt buộc nữa, họ chuyển sang châu Phi, nam Mỹ (Gringo trail) hay đơn giản là chỉ là loanh quanh khám phá những điều mới mẻ ngay trong nước họ.
Cách thức đi cũng thay đổi nhiều. Hiện nay chỉ còn 3 dạng backpacker chính:

1. Original packing
Những người này họ không có tiền trong túi, đi nhờ các quan hệ trên mạng xã hội ( giới thiệu nhà nghỉ free, chỗ kiếm việc....) Họ sẵn sàng ở một thành phố, một quốc gia với thời gian không giới hạn. Họ ở đủ để hiểu văn hóa bản địa và kiếm được chút tiền rồi lên đường tiếp. Ngày nay một số nước cấp visa kèm theo work permit ( tất nhiên là hạn chế) nên họ dễ kiếm việc làm. Còn quốc gia nào ko cấp work permit thì họ làm chui. Tôi đánh giá đây mới đúng nghĩa là phượt vì đi như họ có sự trải nghiệm, am hiểu văn hóa các vùng miền và đầy rẫy kiến thức sống. Vietnam mình có em Huyền chíp là đi kiểu này.
Tất nhiên đi kiểu này phải có: Sức khỏe, thông thạo ngôn ngữ, kỹ năng sống và quan trọng nhất là máu liều

2. Flashpacking
Những người này cũng gần giống như original packing, tuy nhiên họ đi với đầy đủ các thiết bị điện tử trong tay và có một số tiền nhất định. Họ cũng lang thang các nơi, ăn ở với nguời dân bản địa nhưng không quá chú trọng vào việc kiếm tiền đi tiếp. Tuy nhiên chi phí cũng ở mức tối thiểu

3. Poshpacking
Họ là những người có tiền, nhưng thiếu thời gian và sức khỏe. Họ cũng đi đến những vùng đất lạ, tìm hiểu văn hóa, lịch sử bản địa và ngắm cảnh, thư giãn sống phóng khoáng tự do. Xin đừng nhầm với những người đi đến đâu chỉ cốt chụp ảnh check in rồi về chém gió lấy số má. Đi kiểu thể gọi là tourist chứ không phải backpacking nữa
Nói chung có rất nhiều cách đi, tùy thuộc vào túi tiền, sức khỏe hay sở thích của các bạn. Vào mùa hè ở châu Âu các bạn SV xách ba lô lên và làm backpacker rất nhiều. Kể cả con nhà giầu có, vì họ muốn tự lập, trải nghiệm. (Ngay như Tổng thống Hoa kỳ Obama cũng cho cô con gái thứ 2 đi làm thu ngân ở một nhà hàng để trải nghiệm cuộc sống)
Nhưng dù như thế nào đi đến đâu hãy tỏ ra là người có văn hóa để có thể vỗ ngực nói rằng “I am Vietnamese”

PS: Post cái ảnh Hippie rail lên cho mọi người biết thủa ban đầu họ đi phượt như thế nào.

https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/Hippie%20Trail_zpsfc7su0qp.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/Hippie%20Trail_zpsfc7su0qp.jpg.html)

TungNguyenMD
01-03-2017, 04:07
Paris

Chúng tôi mua vé của Air France, nhưng thằng Air France này lại mua code của Vietnam Airline. Nói thì khó hiểu nhưng đại khái là nó bán khách các bác ạ. Gióng như các bác bắt xe khách hãng nọ nó lại bán sang hãng kia ấy. Từ trước đến nay em cứ tưởng chỉ có xe khách cơm tù mới bán khách nhưng đến giờ biết cả bọn tàu bay nó cũng bán khách cả trên giời.
Nói thế nhưng cũng may nhờ hội này bán khách nên chúng tôi lại được gặp các em VN Airline xinh đẹp. Sau chuyến bay 14h chúng tôi đã đặt chân tới Charles de Gaulle. Như đã nói, chúng tôi nhập cảnh vào Paris chơi cho nó sướng cái thằng người chứ ngồi một chỗ ở CDG thì chắc điện cmn mất.


Paris đón chúng tôi với bầu trời xám xịt của mùa đông lạnh lẽo. Đầu giờ sang nên chúng tôi lại được thưởng thức một đặt sản nữa của Paris đó là “Tắc đường”
Chiếc xe đón chúng tôi bò chậm chậm vào nội đô, đến 9h thì chúng tôi mò được vào trong trung tâm. Chúng tôi có 12h ở Paris vừa đi vừa chạy, cưỡi ô tô xem hoa. Paris vẫn thế không thay đổi nhiều, mà nói về Paris thì có nói cả ngày cũng không hết. Nhưng trong phạm vi của topic này tôi chỉ viết qua một vài điều cảm nhận
Paris, không hoào nhoáng, căng phồng đầy sức sống như các thành phố mới của châu Á hay bắc Mỹ. Nếu như người ta ví New York, Tokyo, Seoul.. như một cô gái mới lớn, cái tuổi phô ra hết sự trẻ trung, năng động, mãnh liệt. Thì Paris đằm thắm hơn, quý phái hơn, kiêu sa hơn, như vẻ đẹp của một quý bà mà ít thành phố trên thế giới có được.
12h ở Paris là một thời gian quá ngắn ngủi nhưng cũng đọng lại trong tôi nhiều điều mà không thể viết hết ra được. Nhất là khi ngồi ở Concorde uống ly cafe hay ngồi uống vang nóng ở Champ de Mars ngắm nhìn dòng người qua lại hối hả buổi chiều.
Mùa đông có lẽ là màu xấu nhất của Paris, những hàng cây khẳng khiu trơ trọi lá. Người người đi đường ai nấy đều hối hả như tránh cái lạnh. Không còn những cô gái Paris với những bộ váy hoa sặc sỡ tung tang đi dạo bên bờ sông Seine. Các điểm du lịch cũng không còn chật cứng khách du lịch…. Bất giác cơn gió lạnh cuối đông thổi qua, kéo cao cổ áo yêu cầu chủ quán bật đèn sưởi ngoài trời.

Buổi tối đưa nhẹ miếng Foie gras nhẹ nhàng để tan trong miệng. Nhấm một chút nấm Truffes sốt cùng rồi uống một ngụm Vin. Dường như tất cả những cái tinh túy của ẩm thực Pháp chảy trong huyết quản. Ăn xong thì trời cũng bắt đầu tối. Tháp Eiffel lại sáng rực lên như ngọn nến của thành phố. Ra xe về sân bay và hẹn gặp lại Paris một ngày không xa


Một vài hình ảnh của Paris - Ngày trở lại


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1123_zpsspjt1pzf.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1123_zpsspjt1pzf.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1132_zpsipiz1dba.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1132_zpsipiz1dba.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1149_zpsecxhjg45.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1149_zpsecxhjg45.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1170_zpsqq9nye1h.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1170_zpsqq9nye1h.jpg.html)

TungNguyenMD
01-03-2017, 04:32
Những con phố với những người đi lại vội vã hối hả


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1172_zpsy6kayvqu.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1172_zpsy6kayvqu.jpg.html)


Ga Saint Lazare với những chiếc đồng hồ nổi tiếng


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1183_zpsmbjemsf2.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1183_zpsmbjemsf2.jpg.html)


Trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 5 :)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1211_zpspopahfyg.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1211_zpspopahfyg.jpg.html)



Khoa Luật Trường ĐH Sorbonne


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1213_zpsrmkb2dqs.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1213_zpsrmkb2dqs.jpg.html)



Điện Pantheon - Nơi côn cất và tôn vinh các Vĩ nhân của nước Pháp


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1215_zpssnzfnxnl.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1215_zpssnzfnxnl.jpg.html)



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1217_zpst76pld84.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1217_zpst76pld84.jpg.html)


Quảng trường Concorde


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1219_zps1qzdkdsr.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1219_zps1qzdkdsr.jpg.html)


Chiếc cột Obelique quà tặng của Ai Cập vẫn còn đó


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1223_zpssru0xkpm.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1223_zpssru0xkpm.jpg.html)

TungNguyenMD
01-03-2017, 04:40
Cầu Alexandre III do Sa Hoàng Alexandre đệ tam tặng nhằm tăng tình hữu hảo Nga Pháp


https://c1.staticflickr.com/4/3747/33427913655_e6132396c2_k.jpg (https://flic.kr/p/SVUN7T)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1228_zpsvynqvhsw.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1228_zpsvynqvhsw.jpg.html)


Ngồi uống Vang nóng với vị quế, bạc hà... ngắm người qua lại


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/Vin%20Chauld%201_zps8pvm0qbk.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/Vin%20Chauld%201_zps8pvm0qbk.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/Vin%20Chauld_zpsl3zd1vda.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/Vin%20Chauld_zpsl3zd1vda.jpg.html)


Recommend các bạn, nếu đến Paris hãy ghé qua quán này ăn món Foie Gras sốt cùng nấm Truffes (được gọi là kim cương đen) ngon tuyệt, giá cả lại rất hợp lý (200 Eu cho 5 người)

https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/FG_zpsooda1t3m.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/FG_zpsooda1t3m.jpg.html)


https://c1.staticflickr.com/1/652/33387510446_7d4c8d5190_k.jpg (https://flic.kr/p/SSkHDQ)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/FG3_zpsjkkyfbde.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/FG3_zpsjkkyfbde.jpg.html)


Đường phố đã lên đèn, quay lại CDG thôi


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/Paris_zpswl26mbiw.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/Paris_zpswl26mbiw.jpg.html)

TungNguyenMD
01-03-2017, 04:55
NAM MỸ


Đây mới là điểm đến chính của hành trình chúng tôi. Nên xin được phép viết cảm nhận, chia sẻ kỹ hơn. Trong bài viết có những nhận định mang tính chủ quan của người viết (tuy nhiên đều dựa trên các reference uy tín) nên bạn nào muốn tranh luận xin hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Thanks!


Rời CDG chúng tôi bay hơn 11h nữa mới tới Rio de Jainero. Nói chung là sau 2 chuyến bay hơn 24h người chúng tôi mỏi rã rời và ê ẩm một số bộ phận.

Tuy thành phố Rio là thành phố lớn nhất Brasil. Nhưng sân bay Rio thì nhỏ hơn Sao Paolo nhiều lắm. Hơn nữa về độ sạch sẽ và bố trí khoa học cũng còn thua Sao Paolo nhiều.


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/68052-img-9447-vvf8aa1ffbyvvedabevd_zpsgazp4eg4.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/68052-img-9447-vvf8aa1ffbyvvedabevd_zpsgazp4eg4.jpg.html)




Những cảm nhận và suy nghĩ đầu tiên



Bước xuống sân bay Rio cảnh đập vào mắt chúng tôi khá lộn xộn. Mặc dù Brasil là quốc gia phát triển nhất khu vực nhưng khoảng cách giầu nghèo ngày càng lớn. Xã hội bị phân hóa khá nhiều. Ngoài những Biệt thự đẹp của các đại gia còn có khu ổ chuột nổi tiếng của người dân nghèo. Tự nhiên tôi nghĩ cùng là Lục địa tân thế giới “được” tây Âu khai phá. Mà sao khoảng cách giữa bắc Mỹ và Nam Mỹ khác nhau nhiều đến thế. Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này là một đề tài khá thú vị. Nhưng theo những gì tôi được đọc, và hiểu thì có những điểm chính sau:

- Năm 1532 một con tàu cập bến bắc Ecuador, trên tàu chỉ có vẻn vẹn 200 người với sứ mệnh hộ tống một người tự xưng là Toàn quyền Peru. Với tham vọng chinh phục Đế chế Inca cho Đế quốc Tây Ban Nha và tranh thủ cướp bóc vàng – thứ luôn thừa thãi tại vùng đất này. 138 năm sau, 1 con tàu khác cập bến Nam Carolina với những con người trên tàu đều là những người lao động với giấc mơ giản dị là tìm được vùng đất hứa. Nơi họ có thể yên tâm cày cấy trên mảnh đất của mình. Bỏ lại những khổ đau, đói khát sau lưng là nước Anh chính quê hương của họ không còn dung nạp họ nữa.
Hai con tàu đó biểu tượng cho câu chuyện về 2 châu Mỹ. Một chiếc chở những người chinh phục, một chiếc chở những người lao động. Một nhóm mơ ước về những chiến lợi phẩm có sẵn chỉ cần đến đánh nhau và cướp về. Một nhóm biết rằng những khó khan còn ở phía trước, phải nai lưng ra làm để tồn tại. Những cư dân di cư đầu tiên của châu Mỹ đã khác nhau về những điểm đó.

- Nếu nói về tài nguyên thì những người Bắc Mỹ thua xa những người Nam Mỹ. Bắc Mỹ chỉ có dầu mỏ, than đá. Nhưng lúc giờ họ không có công nghệ khai thác. Mà có khai thác được cũng chẳng biết để làm gì vì thời đó làm gì đã có động cơ đốt trong mà dùng dầu mỏ. Hơn nữa, thổ dân Bắc Mỹ cũng không có một nền văn minh để khai thác những mỏ vàng , kim cương ở tít sâu giữa lục địa. Những người di cư đến, họ quá ít ỏi họ phải dồn vào với nhau, bám lấy bờ đông nơi còn thuận tiện thương mại với cố quốc mà sống. Và 13 bang đầu tiên của Hợp Chủng quốc Hoa kỳ được tạo nên như thế.

Ngược lại, những người từ bán đảo Iberia tới Trung, Nam Mỹ. Họ đã có sẵn những tài nguyên đó trong tay, chính xác hơn là những người thổ dân nơi có 2 nền văn minh lớn là Đế chế Aztecs và đế chế Inca có sẵn. Nhiệm vụ họ thật đơn giản, chỉ đến và cướp lấy. Hernan Cortes và Francisco Pizarro với sức mạnh vũ khí của mình giày xéo và đè bẹp hai đế chế đó không mấy khó khăn. Đây là câu chuyện hết sức bất ngờ, tôi sẽ kể sau.

Từ những con người, địa lý như thế nên tính cách của người dân Bắc Mỹ và Nam Mỹ sau này khác hẳn nhau. Người Bắc Mỹ có xu hướng làm việc theo kỷ luật, còn người Nam Mỹ lại có xu hướng hoang dã, sống gần với bản năng hơn. Tính cách này còn do hôn nhân khác chủng tộc, tôi sẽ kể ở dưới.

- Vào thế kỷ thứ 16, nước Anh đã có những cải cách mạnh về tôn giáo, chính trị. Họ đã thành lập Anh giáo thoát khỏi sự ảnh hưởng của Vatican. Về chính trị họ bắt đầu đi trên con đường Dân chủ nghị viện. Còn đế quốc Tây Ban Nha vẫn còn đi theo con đường Quân chủ chuyên chế. Từ đó chính sách của các quốc gia này cũng khác. Đế quốc Anh tỏ ra khoan dung hơn, tự cho những người ở xứ thuộc địa lập hiến pháp, lập nhà thờ mà không nhất nhất việc gì cũng phải báo cáo về cho Mẫu quốc. Trong khi đế quốc Tây Ban Nha chủ yếu là vơ vét ở xứ thuộc địa. Họ tàn sát dân bản xứ. Tất cả vàng bạc phải chuyển về Tây Ban Nha, không xây dựng một chính sách lâu dài cho những người dân ở đó. Từ đó nó tạo ra 2 nền hiến pháp khác nhau. Trong khi ở Bắc Mỹ, hiến pháp cho phép những người dân nghèo khổ nhất, đáy của xã hội nhất cũng được quyền sở hữu đất và không có sự phân biệt tôn giáo. Người Catholic, người Anh giáo, người Tin lành và thậm chí cả người Do thái cùng đoàn kết với nhau để tạo ra những thị trấn, làng mạc sung túc. Thì ngược lại do Tây Ban Nha là nước theo Catholic nên tất cả những người đã ở và đến đây đều phải cải đạo sang Catholic. Quan chức tham những trên số tiền cướp được và họ chỉ xây những Villa, biệt thự cho chính họ và dùng những kẻ tiện dân như nô lệ để phục vụ cho họ. Con số thống kê cho thấy. Vào năm 1436 ở Nam Mỹ, khoảng 6.000 nhà quý tộc sở hữu 45% đất đai, 20% thuộc về giáo hội, 5% đất thuộc về nhà vua. Trong khi ở Bắc Mỹ người mạt hạng nhất nếu chịu khó làm cũng có cơ hội sở hữu bất động sản. Và quan trọng hơn khi ở Bắc Mỹ các bang đã có Nghị viện thì ở Nam Mỹ không hề tồn tại nghị viện cho đến khi họ giành được độc lập. Và cho đến tận bây giờ, một số quốc gia ở Trung, Nam Mỹ còn coi nghị viện như trò trẻ con, phục vụ mục đích cho giới cầm quyền thì tương lai của những dân tộc này còn xa vời lắm.

- Luật cấm pha trộn chủng tộc. Tuy rằng tôi không phải người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nhưng nhiều nghiên cứu trên thực tế chúng minh sự pha trộn chủng tộc cũng làm kìm hãm sự phát triển. Ở Nam Mỹ họ chấp nhận thực trạng pha trộn chủng tộc từ rất sớm. Ngay Toàn quyền Peru đầu tiên là Pizarro cũng lấy một người vợ là người Inca. Và luật pháp cho phép kết hôn khác chủng tộc. Từ người thổ dân – da trắng, Thổ dân – da đen rồi da trắng – da đen lẫn lộn. Vô hình dung nó không còn giữ được nề nếp, văn hóa của mỗi gia đình - từng hạt nhân của xã hội. Và cho đến tận ngày nay tỷ lệ tội phạm trong đám con lai ở Brasil là rất lớn. Trong khi ở Bắc Mỹ thì hoàn toàn ngược lại. Cho đến tận năm 1915 vẫn còn 28 bang của Hoa Kỳ cấm hôn nhân dị chủng. Làm sao lại có tình trạng đó. Xin thưa: như tôi đã nói từ đầu. Người TBN đến Nam Mỹ với mục đích là cướp bóc, nên họ không mang theo vợ con, gia đình. Trong khi ở Bắc Mỹ người ta đến với mục đích lao động, nên mang theo vợ con gia đình là lẽ đương nhiên.

- Nam Mỹ không thống nhất được và lập nên được một nhà nước đủ lớn mạnh như Hoa Kỳ. Nói chuyện này ngày nay có thể buồn cười. Bằng chứng là nước Anh vừa mới Brexit khỏi châu Âu mà ai dám bảo nước Anh yếu? châu Âu không mạnh nào? Nhưng đó là những nước đã đủ mạnh, họ đã có những nền kinh tế vững chắc. Tạo ra một số nước hạt nhân để lôi kéo các nước khác cùng đi lên. Trên thực tế trong lịch sử Nam Mỹ đã từng có một quốc gia thống nhất và rất lớn. Đó chính là Đại Colombia (Không phải nước Comlombia ngày nay mà ta chỉ biết với trồng cây cocain, nuôi con cave). Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn, sau đó ta rã. Một phần do tính cách độc tài, hẹp hòi của Bolivar – người mà đến bây giờ vẫn nhiều người Nam mỹ coi như anh hùng. Sau những lần nổi dậy giành độc lập thấy bại, ông đã mời những người Anh sang đánh thuê, hứa hẹn cho họ đủ điều nghe lời ngon ngọt. 7.000 người Anh đã sang giúp ông chống lại đế quốc Tây Ban Nha giải phóng Nam Mỹ. Nhưng khi giải phóng xong, ông lên ngôi không đoái hoài gì tới những người đã giúp ông. Ông lập ra hiến pháp coi ông là một nhà độc tài trọn đời. Ông tuyên bố: “ Tôi tin tưởng đến tận xương tủy tôi rằng châu Mỹ chỉ có thể cai trị được bằng một chế độ chuyên chế đủ mạnh” Từ đó dẫn đến Đại Comlombia tan vỡ khi các nước như Venezuela, Ecuador ly khai. Đất đai dần dần mất vào các nước như Brasil, Ecuador….Sau này chính Che Guevara cũng theo ý tưởng của ông khi có ý định thống nhất Nam Mỹ, cùng nắm tay nhau tiến lên con đường XHCN. Nhưng ý nguyện chưa thành công thì Che đã bị sát hại. Và tôi tin rằng, kể cả nếu còn sống thì Che cũng rất khó có thể làm được điều đó. Cho đến tận ngày nay, cố tổng thống Venezuela là Hugo Chavez cực kỳ tôn sùng Bolivar. Ông sửa sang bia mộ Bolivar, treo các tấm áp phích, khẩu hiệu ca ngợi Bolivar…. Nhưng trên thực tế Hugo Chavez là nhà độc tài. Dùng cảnh sát và truyền thông chống lại các đối thủ chính trị. Hugo cũng có giấc mơ về Nam Mỹ thống nhất, ông đá văng các tập đoàn đa quốc gia ra khỏi đất nước. Quốc hữu hóa các tài sản tư nhân. Tài trợ xăng dầu cho những nước khó khăn…. Nhưng hậu quả đến bây giờ khối “di sản” ông để lại chắc các bạn cũng biết. Điều này nó khác hẳn với Hoa kỳ khi giành độc lập là Hiến pháp được thiết kế để củng cố cho một chính phủ theo luật pháp chứ không phải theo một người.

A Phủ hạ sơn
01-03-2017, 15:54
Hôm qua xem TV thấy ở Carnaval Rio có 1 xe vũ công bị lật không biết 4 cụ nhà mình có bị vú công đè vào người không lo quá !

TungNguyenMD
04-03-2017, 22:04
Rio de Janeiro đón chúng tôi với cái nóng như đổ lửa. Nhất lại vừa từ xứ lạnh (Paris) bay sang nữa nên chúng tôi cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi khí hậu đột ngột này. Nhưng sau này khi đi vào những vùng thời tiết khắc nghiệt nhất thì sự thay đổi về khí hậu này cũng chưa thấm vào đâu cả.
Lúc này do khá mệt sau những chuyến bay dài nên chúng tôi vội gọi taxi đi về khách sạn cho nhanh mà không gọi Uber. Cái việc gọi taxi ở đây cũng khá đặc biệt, bạn phải gọi qua một thằng dạng như kiểu cò. Và nó, mặc cả và đòi tiền luôn. Nhưng chúng tôi ngu gì trả tiền cho nó. Mà bảo với nó tao sẽ trả cho taxi. Có vẻ không kiếm được mấy nên cu này bắt chúng tôi đợi 15' mới có taxi. Đợi thì đợi bố sợ dek gì, thế là tranh thủ hút thuốc lá cho đỡ nghiền. Lúc này lại gặp 4 bạn người Vietnam sang đây công tác. Lại chém gió và hỏi han về tình hình an ninh của Rio một chút rồi taxi cũng tới.

Sân bay Rio nằm trên một hòn đảo, phải chạy qua cầu mới vào trong thành phố được. Trên đường chạy vào thành phố thấy hai bên đường nhếch nhác, bụi bặm, bẩn thỉu, những hình vẽ graffiti khắp nơi. Người dân Brasil có vẻ rất thích vẽ Graffiti nhưng đáng buồn là nghệ sĩ thì ít mà vẽ kiểu phá hoại thì nhiều nên các hình vẽ ở đây nguệch ngoạc lem nhem và chẳng mang lại thông điệp gì. Người dân ở đây nhìn mặt mũi có vẻ bặm trợn, không mấy thân thiện làm chúng tôi còn dek dám nhìn thẳng vào họ nữa đừng nói gì là chụp ảnh. Chỉ sợ lại như kiểu Vietnam "Mày nhìn đểu bố mày à?" rồi nó cho 1 phát thì hết đường về quê mẹ. Đâu đó có những nhóm nhỏ tụ tập góc đường chắc là đứng nói xấu đảng và chính phủ :) Đấy là những cảm nhận ban đầu về người dân như thế. Nhưng sau này khi quay lại, hòa mình với họ vào lễ hội Carnaval thì chúng tôi lại có những cảm nhận rất khác. Nhưng điều đó để nói sau, còn bây giờ cứ sợ đã "Tránh voi chẳng xấu mặt nào" đúng không các bạn?



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1240_zpsrnvxaysy.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1240_zpsrnvxaysy.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1242_zpsbgtuvzrr.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1242_zpsbgtuvzrr.jpg.html)

TungNguyenMD
04-03-2017, 22:16
Đường phố có vẻ không được sạch sẽ mấy


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3677_zpsmny82vld.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3677_zpsmny82vld.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3676_zps47pvghxr.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3676_zps47pvghxr.jpg.html)

TungNguyenMD
04-03-2017, 22:17
Hình vẽ Graffiti và người vô gia cư ở khắp nơi. Lúc này tôi không dám cầm máy ảnh ra đường. Đành chụp bằng điện thoại. Nhưng con Iphone đời Tống của tôi nó có vấn đề về focus nét cộng với chụp lén những người này nên tay hơi run => ảnh không được tốt. Nhưng thôi các bạn cứ xem tạm vậy. Mấy tuần sau chúng tôi quay lại Rio lúc này tôi đã đủ bản lĩnh giơ máy ảnh lên chụp nên hình khá hơn



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3769_zpsaxxvww6i.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3769_zpsaxxvww6i.jpg.html)



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3770_zpsj9rfrgk5.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3770_zpsj9rfrgk5.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3771_zpsvmgnkipy.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3771_zpsvmgnkipy.jpg.html)

TungNguyenMD
04-03-2017, 22:26
Nhà cửa rêu phong nhưng thật sự không có mấy cái hình graffiti ở dưới sẽ thấy hoài cổ hơn, vintage hơn


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3768_zps2it9jefn.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3768_zps2it9jefn.jpg.html)



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3767_zpsqcpdnzqg.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3767_zpsqcpdnzqg.jpg.html)


Tìm mãi thấy được cái hình graffiti này khá đẹp


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3765_zpsuua6e8xo.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3765_zpsuua6e8xo.jpg.html)


Vẽ graffiti vào cả cửa cuốn

https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3766_zpsqb6ozfjn.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3766_zpsqb6ozfjn.jpg.html)

TungNguyenMD
04-03-2017, 22:31
Do lúc này Rio de Janeiro chỉ là trạm trung chuyển chúng tôi đi các nước khác. Nên những vấn đề sâu hơn như văn hóa, lối sống, lịch sử của vùng đất này tôi xin phép nói sau. Còn bây giờ các bạn chịu khó nghe tôi kể lể đã

Chúng tôi đặt phòng ở KS Villa Rica ở khu Lapa do chỗ này khá gần sân vận động biểu diễn Carnaval và quan trọng hơn nữa là giá cả hợp lý (80 USD/ đêm cho phòng 4 giường). Đây là một khách sạn khá nhỏ và nằm trong một khu cũng chẳng mấy sạch sẽ của Rio. Nhưng quan trọng dek gì, chúng tôi đi kiểu Backpacking mà có chỗ ngủ và sạch sẽ là được rồi. Lúc check in KS ấn tượng nhất là cái biển hiệu “Nói không với du lịch tình dục", nhưng ngay bên cạnh đó có một hộp lấy BCS miễn phí. Hóa ra mấy ông Brasil này cũng kiểu hô phong trào cho vui rồi nói một đằng làm một nẻo như kiểu Vietnam mình các bạn à.




Khách sạn Villa Rica - Tiếng Bồ là khách sạn của bọn nhà giầu. Nhưng giầu dell gì mà trông 6677 như thế này


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3679_zpspa3mobwe.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3679_zpspa3mobwe.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3680_zpsyaxb9odi.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3680_zpsyaxb9odi.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3678_zpsf3c9utyt.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3678_zpsf3c9utyt.jpg.html)


Biển hiệu "Nói không với du lịch tình dục"


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3673_zpshvcu5ukh.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3673_zpshvcu5ukh.jpg.html)

TungNguyenMD
04-03-2017, 22:48
Chụp ảnh check in khách sạn cái


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3837_zpsiebzwdbq.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3837_zpsiebzwdbq.jpg.html)



Thằng cha này cũng bặm trợn khác dek gì dân Brasil đâu :))


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3705_zpsyfryollm.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3705_zpsyfryollm.jpg.html)

TungNguyenMD
04-03-2017, 22:59
Check in xong, chúng tôi ra ngoài ăn trưa. Tìm được một quán khá rẻ gần khách sạn. Chúng tôi vào ăn kiểu buffet. Mặc dù quán này cũng chẳng có mấy đồ ăn, nhưng đồ ăn khá ngon. Mà thế dek nào mấy ông trong đoàn chúng tôi toàn nặng vía hay sao ấy. Năm mới (lúc này là mùng 5 tết) các ông sang mở hàng cho người ta thế dek nào mà 3 tuần sau khi chúng tôi quay lại Rio thì thấy quán ăn này phá sản. Nghĩ lại may thế, có mấy thằng bạn ở VN mở nhà hàng, thấy mình chém gió mạnh chúng nó tưởng vía mình tốt lắm cứ mời mình đến nhà hàng nó xông đất đầu năm. May mà mình trốn sang đây chơi không thì khổ thân mấy thằng bạn :))



Các món ăn ở đây khá dễ ăn



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3692_zpspwpg3he8.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3692_zpspwpg3he8.jpg.html)



Và đây là giá cả. Khá hợp lý: 15.9 Reais (khoảng 120K VND) cho 1 suất ăn. Nhưng beer khá đắt 5 reais (gần 40K) cho 1 lon beer (thật sự thì nhà hàng này bán beer khá rẻ bên ngoài toàn bán 8 reais


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_3693_zpszsqxwuvg.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_3693_zpszsqxwuvg.jpg.html)

TungNguyenMD
04-03-2017, 23:41
Escadaria Selaron


Buổi chiều chúng tôi tranh thủ ra bậc thang Escadaria để ngắm nghía. Tôi cũng xin phép lải nhải về những cái bậc thang này một chút

Vào năm 90 của thế kỷ trước, có một ông họa sĩ khùng khùng người Chile tên là Jorge Selaron (chuyện họa sĩ nào mà chẳng khùng. Không khùng mới là lạ) Chắc là mê một cô gái ngực to mông nở người Brasil hay sao mà chuyển từ một nước khá văn minh trong khu vực là Chile đến Rio sinh sống.

Không biết có giống như Constantine mơ thấy Chúa nói khắc vào khiên biểu tượng Thiên chúa hay không. Nhưng ông này cũng sau một giấc mơ thấy gì đó nên hôm sau ông quyết định ốp gạch lên các bậc thang này. Nhưng Họa sĩ thì làm dek gì có lắm tiền, thế là ông vẽ tranh để bán. Mà tranh ông này thế dell nào toàn vẽ phụ nữ mang thai (chắc cũng ưu tiên kiểu “Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú” đây). Ơn trời ông bán được khá nhiều tranh nhưng thay vì dùng những đồng tiền đó hưởng rượu ngon và gái đẹp thì ông lại mua gạch về ốp. Gạch của ông này cũng dek phải loại gạch thường mà là loại gạch đa sắc mầu và đến từ khắp nơi trên thế giới. Thấy bọn Trip advisor chém là từ hơn 60 quốc gia trên thế giới. Nhưng đó là giai đoạn sau. Khi những bậc thang của ông đã nổi cmn tiếng rồi thì khách du lịch mới gửi những viên gạch từ quốc gia mình đến. Chứ giai đoạn đầu ông này toàn đi nhặt gạch vụn ở Rio về ghép vào. Và ông tuyên bố xanh rờn “Việc này chỉ kết thúc khi tôi tèo!”. Thật không may tôi biết ông này quá muộn. Ông đã tèo vào năm 2013 chứ không kiểu gì tôi cũng gửi cho ông viên gạch Thạch Bàn hay Đồng Tâm gì đó đúng không các bạn :)

Cũng giống như các Họa sĩ khác, lúc sống thì dek ai quan tâm. Nhưng khi tèo rồi thì một loạt những bọn kền kền lao vào PR hình ảnh lên nào là National Geographic channel, rồi American Express thậm chí cả Play boy cũng nhảy vào dây máu ăn phần….
Trên thực tế, khách du lịch đến đây càng ngày càng đông. Những điệu nhảy, vũ hội của dân địa phương công với những chàng trai cô gái cầm chai beer, chai rượu trên tay hát hò nhảy múa là một phần không thể thiếu của nơi này
Nói vui vậy thôi, nhưng mỗi bậc thang này đều là một tác phẩm nghệ thuât. Hơn 200 bậc thang không cái nào giống cái nào. Ở đây bạn có thể nhìn thấy cờ, hay tên của rất nhiều quốc gia trên thế giới nhưng tất nhiên là thiếu Vietnam



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_1181_zpscyusndfr.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_1181_zpscyusndfr.jpg.html)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/IMG_1189_zps6czmshzu.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/IMG_1189_zps6czmshzu.jpg.html)

TungNguyenMD
05-03-2017, 00:25
Vài hình ảnh chụp bằng iphone ghẻ


https://c1.staticflickr.com/1/571/33246894615_79397f1c74_k.jpg (https://flic.kr/p/SDV2sX)


https://c1.staticflickr.com/1/659/32402912114_6ed2955bd3_k.jpg (https://flic.kr/p/RnkoSw)


https://c1.staticflickr.com/4/3771/33205315416_d0c2535d95_k.jpg (https://flic.kr/p/SAeVqd)


https://c1.staticflickr.com/3/2830/33246981415_c681a8fe19_k.jpg (https://flic.kr/p/SDVtgv)


https://c1.staticflickr.com/3/2880/32863969040_529096f856_k.jpg (https://flic.kr/p/S55r2S)


https://c1.staticflickr.com/1/671/32863974790_898a13a705_k.jpg (https://flic.kr/p/S55sK1)


https://c1.staticflickr.com/4/3673/32402936654_125aa78b8f_k.jpg (https://flic.kr/p/RnkwaC)


https://c1.staticflickr.com/4/3883/33118509161_6daf624df5_k.jpg (https://flic.kr/p/Ssz1WD)

https://c1.staticflickr.com/3/2910/33118516371_407b990699_k.jpg (https://flic.kr/p/Ssz45X)

TungNguyenMD
05-03-2017, 00:39
Trước khi đến Brasil, chúng tôi được cảnh báo đây là quốc gia nguy hiểm nhất khu vực Nam Mỹ với tỷ lệ tội phạm cao. Nhất là khi xem xong mấy clip cướp giật bằng được của khách và không buông tha con mồi. Nên chúng tôi nhìn tất cả mọi người ở đây với con mắt ngờ vực. Nhất là đi qua các con phố đầy rẫy những thanh niên thất nghiệp ngồi 2 bên đường. Rồi những cảnh người vô gia cư nằm ngủ say sưa ngay trên vỉa hè. Cạnh đấy là những bãi nước tiểu bốc mùi sặc sụa. Thấy ghê răng phết.
Bất giác tôi chợt nghĩ tại sao Brasil không đi theo chủ nghĩa cộng sản nhỉ? Nếu có Chủ nghĩa cộng sản ở đây thì tất cả những người lang thang kia, bọn cướp giật kia sẽ bị hốt hết lên vùng kinh tế mới hay vào trang trại tập trung hết. Mặc dù ở đây nhiều người cũng mơ về chủ nghĩa xã hội lắm :)



Dòng chữ graffiti này có nghĩa là Chủ nghĩa xã hội muôn năm



https://c1.staticflickr.com/3/2861/33091038802_6a8d2085e8_k.jpg (https://flic.kr/p/Sq9dXL)

TungNguyenMD
05-03-2017, 00:48
Nói thế cho vui thôi, chứ người dân Brasil họ hoàn toàn có quyền được chọn thể chế nào phù hợp cho họ. Kể cả cách chửi tổng thống như thế này


Ảnh chụp anh chàng nhân ngày hội Carnaval đeo ngay cái biển vào cổ chửi Tổng thống



https://c1.staticflickr.com/4/3808/32403478374_a7b3073ff8_h.jpg (https://flic.kr/p/RnoicC)

TungNguyenMD
05-03-2017, 01:21
Thôi dek nói chuyện chính trị nữa nguy hiểm lắm. Tôi xin lải nhải tiếp

Chiều hôm ấy chợt nhớ tới Bia hơi Hà nội kinh khủng. Ở nhà thì ngày nào cũng nhậu, sang đây mấy hôm rồi chưa được trận nào ra hồn. Thèm nhìn những bọt bia sủi tăm trắng xóa trong cái cốc đầy bọt thủy tinh của ly bia Hà nội, thèm được gọi một tiếng “Cho hai nửa cốc nữa em ơi”, thèm được hơi bia bốc lên đầu và chém gió không kể trời đất…… Chốt lại là thèm uống bia lắm.
Mấy anh em chúng tôi đi tìm quán nhậu. Và thật may là dân Brasil cũng giống dân Việt Nam mình, đó là có rất nhiều quán bia vỉa hè. Chắc người dân ở đây cũng có nhu cầu ngồi chém gió nói xấu cán bộ.

Chọn một quán ngay góc đường, có tầm bao quát rộng và quan trọng là có 2 chiếc xe cảnh sát đậu ngay góc đường, chúng tôi vào ngồi chém gió. Vào tới nơi hỏi bia hơi nó dek có thế là phải uống bia chai các bác ạ. Mà bọn này chém đắt bm. Dân thì nghèo mà chai bia nó bán 8 reais lận (khoảng gần 60K VND/ chai). Thôi thì đã thèm thì cũng cắn răng mà chịu. Gọi mấy chai bia định bụng uống không rồi về (bọn này nó dell có lạc) nhưng tự nhiên nhìn thấy bàn bên cạnh có món cá chiên giòn (giống cá suối của mình). Lúc này hơi bia đã bốc lên đầu, thủ quỹ của đoàn quyết định xõa, thế là chúng tôi có hẳn một đĩa cá nhậu với bia giống như những người dân nghèo Brasil
Ngồi từ chỗ này có thể quan sát được những hoạt động trên vỉa hè của nguười dân nơi đây. Vừa uống bia vừa ngẫm nghĩ về số phận con người, cảm nhận về văn hóa nơi đây cũng là một cái thú. Nhưng cái đó tôi để viết sau (sau này khi quay lại Brasil) còn bây giờ uống bia chém gió đã



https://c1.staticflickr.com/1/644/33247758675_f72b7d62b4_k.jpg (https://flic.kr/p/SDZsjx)IMG_1207 (https://flic.kr/p/SDZsjx)

TungNguyenMD
05-03-2017, 01:23
Quán bia hơi vỉa hè

https://c1.staticflickr.com/3/2917/32403917824_f5d7753092_k.jpg (https://flic.kr/p/RnqxQm)IMG_3778 (https://flic.kr/p/RnqxQm)


Chai bia này mà có giá gần 60K VND/ chai


https://c1.staticflickr.com/1/564/33206273986_9bb12d5785_k.jpg (https://flic.kr/p/SAjQnh)IMG_3781 (https://flic.kr/p/SAjQnh)

Tên quán và tên phố


https://c1.staticflickr.com/3/2839/33091594032_e1bca3b5da_k.jpg (https://flic.kr/p/Sqc51G)IMG_3792 (https://flic.kr/p/Sqc51G)


Có bia vào có khác, mặt mũi ông nào cũng hớn hở


https://c1.staticflickr.com/3/2944/32433210623_396058d6c0_k.jpg (https://flic.kr/p/Rq1FyB)IMG_3794 (https://flic.kr/p/Rq1FyB)


Cắn răng móc quỹ làm đĩa cá suối chiên


https://c1.staticflickr.com/4/3718/32864898240_a7aad9fac1_k.jpg (https://flic.kr/p/S5acfy)IMG_3791 (https://flic.kr/p/S5acfy)


Người đi lại và sinh hoạt trên đường


https://c1.staticflickr.com/4/3736/33247863915_5d964c2d41_k.jpg (https://flic.kr/p/SDZZB2)IMG_3788 (https://flic.kr/p/SDZZB2)


https://c1.staticflickr.com/4/3749/33206272216_39cf8264e6_k.jpg (https://flic.kr/p/SAjPQL)IMG_3783 (https://flic.kr/p/SAjPQL)

TungNguyenMD
05-03-2017, 01:50
Các bạn để ý, ngay sau lưng chỗ chúng tôi ngồi uống bia là bức tường, nói đúng hơn là Aqueduct (dek biết dịch thế nào cho hết ý) đại khái nó là ống dẫn nước từ thời thực dân. Thôi thì lại chém về nó một tý



Carioca Aqueduct

Nếu bạn đã nìn thấy Pont du Gard ở phía nam nước Pháp hay aqueduct ở Segovia Tây Ban Nha thì đến đây bạn thấy cái Carioca aqueduct này nó cũng giống như thế. Có điều là hai cái kia nó có rất lâu rồi (từ thời La mã để lại) thì cái này lại có tuổi trẻ hơn rất nhiều chỉ từ thế kỷ thứ 17.Mà cũng chẳng hiểu tại sao đến tận lúc đó mấy ông Bồ Đào Nha lại đi áp dụng kiến thức kỹ thuật “tân tiến, hiện đại” của tận 2.000 năm trước. Xem ra mấy ông này còn chưa học được cái câu “Đi tắt, đón đầu” của chúng ta. Đằng nào thực dân Bồ Đào Nha chẳng còn được trường tồn mà sụp đổ là phải. :)

Hồi đó nghe đồn nước ở trong thành phố Rio ô nhiễm lắm. Mấy ông Bồ Đào Nha này thương dân thì ít mà bị tiêu chảy thì nhiều nên quyết định xây một đường dẫn nước từ trên đỉnh đồi Santa Teresa vào thành phố. Công trình được khởi công xây dựng và hơn 100 năm sau nó mới hoàn thành. Thời gian dài như thế chắc tốn kém tiền của chắc cũng không kể xiết.
Nhưng đen cho mấy ông Bồ này, xây cả trăm năm nhưng dùng được có mấy chục năm thì Chúa làm cho dòng sông Carioca trên đồi Santa Teresa không còn nước nữa. Vậy là công trình này lại biến thành trò chơi.

Tiếc tiền tiếc của, chính quyền Brasil vào thế kỷ 19 tận dụng cái này làm đường xe điện trên cao. Nhưng đen một nỗi chắc cũng dùng công nghệ của tàu khựa :) mà mấy cái tàu điện này mất phanh và xảy ra tai nạn liên tục thế nên chính quyền lại phải tạm dừng vô thời hạn.

Thấy bọn chúng chém gió bảo bây giờ bọn Tàu khựa nó lại bán cho cái công nghệ gì mới nên đường tàu điện trên cao này lại được phép hoạt động. Nhưng chắc là nói phét vì cả buổi chiều chúng tôi ngồi đây uống beer mà dek thấy đoàn tàu nào chạy qua cả, mặc dù vẫn còn đống dây điện loằng ngoằng trên đó.

[url=https://flic.kr/p/Rnthgj]https://c1.staticflickr.com/4/3687/32404450784_b9286ed297_k.jpg

TungNguyenMD
07-03-2017, 01:19
Do lúc này Rio chỉ là trạm trung chuyển chúng tôi. Nên chúng tôi có đúng 1 ngày (chính xác hơn là 18h) ở Rio còn đi Lima và sau này sẽ quay lại Rio dự lễ hội Carnaval sau.
Chúng tôi có chuyến bay lúc 5h sáng, như thế là phải rời khỏi KS lúc 2h30’ sáng. Vì quá sớm nên chúng tôi nhờ cậu lễ tân KS gọi cho một cái Taxi và chúng tôi phải trả 120 Reais sau này mới biết giá đó quá đắt (đắt gấp 3 lần giá thông thường) vì Lễ tân KS Brasil chắc cũng giống VN mình thu phế.
Trên đường ra sân bay mặc dù lúc này khá muộn, nhưng những góc phố vẫn có những nhóm người nhảy nhót theo điệu nhạc Latin, hay các cô gái bán hoa đứng vật vờ trong bóng tối như những zombie, rồi những người vô gia cư nằm ngủ ngay lề đường mới thấy sự phân hóa xã hội ở Brasil còn lớn lắm.



https://c1.staticflickr.com/1/611/32445725704_6b11eddbd4_k.jpg (https://flic.kr/p/Rr7PRS)

TungNguyenMD
07-03-2017, 01:26
Hầu như toàn bộ các chuyến bay trong lục địa Nam Mỹ của chúng tôi đều bay của hãng Latam – Hãng hàng không lớn nhất Nam Mỹ (Do 2 hãng Tam của Brasil và hãng Lan của Chile gộp lại). Trừ có 2 chuyến bay La Paz – Uyuni -La Paz là bay của hãng Amazonas. Những ngày đầu chúng tôi bay liên tục do còn sức khỏe và thu xếp làm sao đi được càng nhiều điểm càng tốt vì anh Thái chỉ đi được có 20 ngày. Nên với tần suất bay như thế cơ thể rất khó thích nghi. Độ cao của mỗi điểm đến rồi múi giờ liên tục thay đổi. Chưa kịp làm quen với múi giờ, sinh hoạt ở chỗ này đã phải sang chỗ khác nên cơ thể không bị Jetlag mới là lạ. Thậm chí tôi còn không nhớ nổi bây giờ là mấy giờ giờ Hanoi nữa. Đến đây tôi mới nhận ra rằng đi như thế này ngoài các yếu tố như sức khỏe để còn có thể vận động nhiều nhưng cơ thể cần phải nhanh chóng thích nghi về không gian thời gian để thay đổi cho phù hợp.
Mặc dù chúng tôi ở Rio (thành phố lớn nhất Brasil) nhưng bay đi Lima thì lại phải transit qua Sao Paolo. Hóa ra sân bay Sao Paolo mới là sân bay chính của Brasil và là sân bay lớn nhất. Thế mới biết hóa ra không phải cứ lớn nhất thì cái gì cũng lớn nhất. Mà tự hào dek gì mấy cái lớn nhất đó. Chỉ mấy ông VN mình hay đem lớn nhất, to nhất, hiện đại nhất…. ra dọa nhau là chính thôi.



Sân bay Rio de Janeiro



https://c1.staticflickr.com/3/2928/32445720064_9f8ffab006_k.jpg (https://flic.kr/p/Rr7NbC)


Và máy bay của hãng Latam



https://c1.staticflickr.com/4/3831/33160279541_789efbe2a7_k.jpg (https://flic.kr/p/Swg6PB)

TungNguyenMD
07-03-2017, 01:29
Sau khoảng 1h chúng tôi bay đến Sao Paolo, lại ngồi chờ 4 tiếng đồng hồ nữa mới có máy bay đi Lima tiếp. Cái khổ là sân bay này nó không có Smoking room. Mà sau này tôi mới biết tất cả các sân bay ở Nam Mỹ chẳng sân bay nào có Smoking room cả.


Sân bay Sao Paolo quá rộng mà không có tàu điện hay xe bus, xe điện chạy trong sân bay làm chúng tôi đi mỏi cả chân


https://c1.staticflickr.com/4/3936/32474116403_a12138d0ed_k.jpg (https://flic.kr/p/RtCkqF)



https://c1.staticflickr.com/4/3950/33288673895_0b80357803_k.jpg (https://flic.kr/p/SHB9Zn)




Trong sân bay này họ để cả cái xe Lam ở trong. Lúc này tôi chưa biết để làm gì. Lúc quay lại mới biết để bán kem Ý. Một cách design hay phết


https://c1.staticflickr.com/3/2885/33288684895_c151e632c4_k.jpg (https://flic.kr/p/SHBdg2)


Ngồi trong sân bay của Brasil làm ly Americano Brasil thì chắc là cafe thật. Và tranh thủ ghi nhật ký trong lúc chờ đợi



https://c1.staticflickr.com/4/3685/33247750076_b2532a7d3e_k.jpg (https://flic.kr/p/SDZpLh)



Lại đổi máy bay


https://c1.staticflickr.com/1/700/32474176453_c2ceae5578_k.jpg (https://flic.kr/p/RtCDh2)



Suất ăn trên máy bay. Điều lạ là hãng Latam cho dùng cả thìa dĩa inox. Xem ra cũng không sợ mất an ninh lắm



https://c1.staticflickr.com/4/3775/33160519651_e951d07bc3_k.jpg (https://flic.kr/p/Swhkcr)

TungNguyenMD
07-03-2017, 01:32
PERU

A. Lima - Thành phố của các vị Vua



Sau khoảng 6h bay chúng tôi đến Lima thủ đô của nước Cộng Hòa Peru. Không giống như Sao Paolo, sân bay Lima khá nhỏ, lúc này chúng tôi đã khá mệt mỏi do phải dậy sớm, vật vờ, bay nhiều. Đã thế lúc làm thủ tục nhập cảnh còn bị Hải quan Peru hành. Đón tôi là một bạn HQ chừng 30 tuổi. Bạn ấy scan cái hộ chiếu của tôi vào máy. Khi dòng chữ hiện lên xanh lét (có nghĩa là đồng ý cho nhập cảnh). Bạn ấy vẫn chưa cộp dấu cho tôi vào. Cậu ta bắt đầu hỏi “Anh vào Peru làm gì?” “Đi những đâu ở Peru?”, “Ở bao nhiêu lâu?”…. Chưa hết, cậu ta lấy số Visa Peru của tôi gõ vào cái trang gì đó (toàn tiếng Tây Ban Nha tôi không hiểu). Nhưng cả 3 lần máy nó báo lỗi không kết nối được. Chán nản, cậu ta cầm con dấu đóng cái rộp một cái rồi cho tôi qua. Tôi cũng không hiểu tại sao, nhưng khi cầm HC Vietnam đi các nước đều bị hành như thế cả.
Làm thủ tục nhập cảnh xong, ra chỗ lấy hành lý. Nhân viên sân bay lại phát cho tôi một tờ khai báo hành lý. Khổ mấy ông Peru này quan liêu quá. Tôi đã đi buôn lậu thì ngu gì tôi lại khai báo ra là “Tao mang hàng lậu đây” Khai xong đưa cho nhân viên SB họ cũng chẳng thèm đọc mà chỉ cho tôi vào chỗ máy soi an ninh xong mới được ra ngoài



Sân bay Lima khá nhỏ


https://c1.staticflickr.com/4/3903/32474167903_7b987b5f5c_k.jpg (https://flic.kr/p/RtCAJB)



Vừa ra khỏi sân bay cái ấn tượng nhất là hãng Latam làm quảng cái trên cầu đi bộ nhìn hay phết


https://c1.staticflickr.com/4/3755/33160512081_48aff641cc_k.jpg (https://flic.kr/p/SwhhWV)

TungNguyenMD
07-03-2017, 01:43
Lima đón chúng tôi với những con đường khá sạch sẽ, ít khói bụi. Nhìn cảnh vật qua cửa kính taxi tôi chợi nhận thấy sao Lima giống Saigon thế. Cũng cái nắng chói chang, cái nắng rát mặt và quan trọng nhất là cũng có những căn nhà chia lô bán nền. Chắc lãnh đạo Peru cũng được cử sang Vietnam học tập công tác về giải phóng mặt bằng và quy hoạch chăng??? :) Nhưng cách chạy xe của dân ở đây còn giống hơn.Chạy cực ẩu, cũng lạng lách đánh võng tạt đầu nên xe nào xe đấy cũng móp mép, xước xát y như ở Vietnam vậy. Người dân ở đây cung giống dân mình cũng đi sang đường ở bất kỳ đoạn nào. Kệ mẹ xe chạy, xe phải tránh bố chứ bố là người đi bộ, có quyền ưu tiên mà. Đâm phải bố xem, đền ngay…



Xe khách dạng xe chợ


https://c1.staticflickr.com/4/3744/33133532372_a4882ec07f_k.jpg (https://flic.kr/p/StU1Pw)



https://c1.staticflickr.com/1/736/32906096430_7390c80bf5_k.jpg (https://flic.kr/p/S8Nm3b)



Tạt đầu


https://c1.staticflickr.com/3/2876/33133525842_22dad36969_k.jpg (https://flic.kr/p/StTYSW)



Mosaic - Con đường gốm sứ này có giống ở Vietnam không các bạn?



https://c1.staticflickr.com/1/640/33133519792_772460b6a7_k.jpg (https://flic.kr/p/StTX5C)



https://c1.staticflickr.com/1/751/33133512362_76a3375218_k.jpg (https://flic.kr/p/StTUSw)

TungNguyenMD
07-03-2017, 01:48
Xe ba gác giống Saigon chưa?


https://c1.staticflickr.com/4/3719/32906100700_6ae4d68615_k.jpg (https://flic.kr/p/S8NniN)



https://c1.staticflickr.com/1/589/32906084100_416ef5cd80_k.jpg (https://flic.kr/p/S8NhnA)



Này thì nhà chia lô bán nền thiết kế đúng kiểu nhà ống của Vietnam



https://c1.staticflickr.com/4/3728/32906093820_61daecc2ca_k.jpg (https://flic.kr/p/S8Nkgb)

TungNguyenMD
07-03-2017, 01:50
Giữa các giải phân cách, người dân đứng ra bán nước lạnh, bán kem cho các xe ô tô chạy qua. Chẳng biết kiếm được mấy không nhưng cũng là một cách mưu sih trên đường thường thấy ở các quốc gia Nam mỹ này




https://c1.staticflickr.com/1/725/32906088750_214b98e73f_k.jpg (https://flic.kr/p/S8NiKL)



Trạm chờ xe Bus



https://c1.staticflickr.com/3/2865/33160685051_e0039d80c8_k.jpg (https://flic.kr/p/Swibna)

TungNguyenMD
07-03-2017, 01:54
Chạy khoảng gần 1h chiếc xe đưa chúng tôi về tới căn hộ chúng tôi thuê ở ngay trung tâm quảng trường Plaza de Armas. Bước xuống xe xốc cái balo lên vai đi về căn hộ. Chúng tôi nhìn thấy ngay những ánh mắt thân thiện của những người dân ở đây. Từ anh bảo vệ các tòa nhà, cho lấy anh cảnh sát đi tuần… Khi nhìn thấy chúng tôi đeo Balo trước sau đều biết chúng tôi là khách du lịch nên đều chủ động gật đầu chào cùng nụ cười thân thiện. Điều này làm tôi nhớ đến khi chúng tôi đi phượt Hà giang, những em bé tuy rằng còn nhiều thiếu thốn, nhưng cứ thấy khách du lịch đi qua là vẫy tay chào. Nó khác với ở Hanoi và các thành phố nhìn nhau vô cảm vì lúc nào cũng sợ xã hội lừa lọc. Nhưng Peru thì khác. Không chỉ riêng Lima mà sau này tôi đến Cusco hay bất kỳ thành phố nào của bạn cũng thế. Hình như người dân ở đây họ được training là nước họ cần phát triển về du lịch mạnh. Người dân họ cũng biết khách du lịch hàng năm đem tiền đến tiêu ở nước họ khá nhiều, nên họ sẵn sàng cởi mở thân thiện chào đón khách. Điều này không phải quốc gia nào trên thế giới cũng làm được

Được tiếp sức bằng những nụ cười của các nữ cảnh sát xinh đẹp, chiếc balo trên vai cũng bớt nặng dần. Trong lòng cảm thấy vui khi một người châu Á da vàng mũi tẹt, răng đen, tất thủng, sịp rách như chúng tôi mà cũng được đón chào như thế. Chúng tôi rảo bước về tòa nhà chúng tôi thuê.



Mấy anh em Ta ba lô bọn tôi


https://c1.staticflickr.com/4/3831/32906615820_e47f221b23_b.jpg (https://flic.kr/p/S8R1rb)



https://c1.staticflickr.com/1/630/32446519984_2f3a9ca0de_b.jpg (https://flic.kr/p/RrbTYm)



Mệt mỏi



https://c1.staticflickr.com/3/2809/33248503926_11af7a5923_b.jpg (https://flic.kr/p/SE4gRG)

TungNguyenMD
07-03-2017, 01:56
Nhưng đang đi tự nhiên thấy một nhóm người tụ tập đứng lại ngay gần dinh Tổng Thống Peru khua chiêng, gõ mõ hô hào cái gì đó bằng tiếng Tây Ban Nha mà tôi không hiểu. Cạnh đó là một nhóm cảnh sát đứng trông cho họ. Hỏi ra hóa ra đây là nhân viên tòa án biểu tình đòi tăng lương. Thôi chết, bọn này suy thoái quá, tự diễn biến tự chuyển hóa rồi. Chắc do bọn Pê Tân xúi giục đây, công chức gì mà không biết hy sinh vì tổ quốc gì cả. Như thế này thfi bao giờ Peru mới tiến lên xã hội chủ nghĩa được. Mà mấy ông CS kia vô trách nhiệm quá, ai lại để dân chúng biểu tình ở trước cửa Dinh tổng thống bao giờ. Phải gọi chiếc xe bus đến bắt hết, nhốt hết cần thiết thì cho mấy thằng thanh niên vào phá đám với lý do quân chúng nhân dân bức xúc chứ. Ai lại để thế kia? Lại còn đứng nhe răng cười xem bọn chúng biểu tình. Hàng năm hình như giữa ta và Peru vẫn có các cán bộ sang thăm và học hỏi lẫn nhau nhưng hình như việc này các cán bộ Peru học chưa đến nơi đến chốn.:)



Đám người biểu tình


https://c1.staticflickr.com/4/3905/32906618330_c1ec050ec7_b.jpg (https://flic.kr/p/S8R2bs)



Và cảnh sát chỉ đứng nhe răng cười



https://c1.staticflickr.com/1/616/32906617420_1fb9ca5418_b.jpg (https://flic.kr/p/S8R1UL)

TungNguyenMD
07-03-2017, 02:00
Về tới căn hộ của chúng tôi thuê. Đây là một căn hộ khá đẹp, nằm ở giữa trung tâm Hành chính, Chính trị của Lima. Tòa nhà này được xây từ thời thuộc địa. Tất cả mọi cái chẳng có gì để chê ngoài cái thang máy (chắc cũng có từ thời thuộc địa :)) ) nên muốn lên là phải quay tay. Chúng tôi đi đúng được một lần rồi nó hỏng luôn. Kể từ đó chúng tôi đi bộ leo lên tầng 6 của tòa nhà



Đứng trước cửa tòa nhà chém gió



https://c1.staticflickr.com/1/714/32446520474_dfc7ba3292_b.jpg (https://flic.kr/p/RrbU7N)



Và đây là cái thang máy thần thánh


https://c1.staticflickr.com/4/3785/32906616300_6e95dee97b_b.jpg (https://flic.kr/p/S8R1zs)



https://c1.staticflickr.com/4/3745/32906616640_09ce9b0817_b.jpg (https://flic.kr/p/S8R1Fj)

TungNguyenMD
07-03-2017, 02:45
“Bên ngoài đổ nát hoang sơ, mà trong nội thất bất ngờ tiện nghi” :)) đó là câu mà chúng tôi có thể nói về căn hộ chúng tôi thuê. Ở trung tâm Lima với giá 100 USD/ đêm. Bên trong căn hộ có 02 phòng ngủ, 1 phòng khách rộng rãi, 1 nhà bếp có thể làm được khoảng 5 mâm cơm và quan trọng là có luôn một cái máy giặt để chúng tôi có thể giặt đồ. Căn hộ được thiết kế với phong cách Victoria. Những đồ vật nào nhìn cũng rất hoài cổ. Trên bàn để sẵn những cuốn sách nói về lịch sử văn hóa của Peru cho du khách có nhu cầu đọc. Và quan trọng nhất là anh Javier ( đọc là Ha vi ơ) chủ nhà rất vui tính nói nhiều nhưng là người hiểu biết. Thật may mắn anh cũng thích lịch sử văn hóa như tôi nên chém gió với anh cả buổi chiều không thấy chán dù lúc đó chúng tôi rất mệt

Anh Javier trước đây làm quan chức gì đó ở Bộ Ngoại Giao Peru. Thấy bảo anh toàn viết diễn văn cho các Bộ trưởng, Tổng thống cả. Chính vì thế anh đi khá nhiều nước và hiểu biết về văn hóa của họ rất sâu sắc. Anh có 1 căn hộ này cho thuê. Còn anh ở căn hộ của khu người giầu – ngoại thành Lima. Cách đây 5 năm trong một lần đi trên đường. Anh bị bọn khủng bố (cánh tả) bắt cóc. Đem vào rừng bắn anh 5 phát. Ơn Chúa thế nào mà anh sống sót. Từ đó anh có lòng tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Khi anh nhìn thấy tôi đeo chiếc thánh giá. ANh hỏi tôi theo Catholic à? Tôi nói không, tôi không có đức tin, tôi đeo nó vì nó là kỷ niệm khi tôi mua tại Jerusalem nơi Chúa Jesus bị đóng đinh lên thập ác. Anh ồ lên mừng rỡ và xin phép tôi được sờ vào cây Thánh giá đó.

Sự hiểu biết của anh Javier làm tôi nể phục. Anh có thể nói chuyện từ thời Tiền Inca, Inca đến thời thực dân và tới thời sau này. Anh có những nhận định rất khách quan và sáng suốt. Và là người rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi. Quan trọng anh coi chúng tôi là khách không chỉ của riêng anh mà là khách của cả đất nước Peru nên anh có trách nhiệm làm sao khi chúng tôi về nước còn đọng lại trong tâm trí về một người Peru hiểu biết và mến khách




Sảnh chính tòa nhà cũng có kính mầu như nhà thờ vậy. Mô tả cảnh Pirazzo lập thành phố Lima



https://c1.staticflickr.com/1/737/33135311622_eb2afccd9b_k.jpg (https://flic.kr/p/Su48Jf)



Bên trong căn hộ


https://c1.staticflickr.com/4/3802/33135320202_f74e7cdb3a_k.jpg (https://flic.kr/p/Su4bhb)


Những đồ đạc mang dáng hoài cổ


https://c1.staticflickr.com/4/3828/33135307942_3a9b313765_k.jpg (https://flic.kr/p/Su47CN)


https://c1.staticflickr.com/1/655/33290684865_9558de44c1_k.jpg (https://flic.kr/p/SHMsMg)



https://c1.staticflickr.com/3/2884/33249800806_e239766189_k.jpg (https://flic.kr/p/SEaVnG)


Đồ đạc của chúng tôi khá bừa bãi



https://c1.staticflickr.com/4/3813/33249790836_59ca7f9d5c_k.jpg (https://flic.kr/p/SEaSpN)


Những cuốn sách để cho khách có thể đọc để hiểu về Peru


https://c1.staticflickr.com/1/745/32447691054_aaea7d9c14_k.jpg (https://flic.kr/p/RrhU6d)


Bồn tắm có cả Massage


https://c1.staticflickr.com/4/3728/33290682605_1396723a68_k.jpg (https://flic.kr/p/SHMs7i)

TungNguyenMD
07-03-2017, 02:46
Phòng ngủ



https://c1.staticflickr.com/4/3908/33290680015_d0fa4eb857_k.jpg (https://flic.kr/p/SHMrkD)



Bếp khá rộng rãi



https://c1.staticflickr.com/4/3750/33290676585_c17e702b03_k.jpg (https://flic.kr/p/SHMqjv)


Có 1 chiếc bàn nhỏ ngay trong bếp



https://c1.staticflickr.com/4/3814/32907730210_81c190a212_k.jpg (https://flic.kr/p/S8WHGN)


Chiếc bàn là này không biết có từ thời nào?


https://c1.staticflickr.com/3/2870/33135203532_d755b2334c_k.jpg (https://flic.kr/p/Su3zAC)

TungNguyenMD
07-03-2017, 02:49
View tứ phía



https://c1.staticflickr.com/1/761/33135226712_0292cb1f4b_k.jpg (https://flic.kr/p/Su3Guh)



https://c1.staticflickr.com/4/3764/33135316182_89027849bd_k.jpg (https://flic.kr/p/Su4a5S)



https://c1.staticflickr.com/3/2876/33135219962_cb7cbdeafc_k.jpg (https://flic.kr/p/Su3EtU)



https://c1.staticflickr.com/4/3934/33290634065_d58c29b6d3_k.jpg (https://flic.kr/p/SHMcFp)



Những bông hoa xinh xắn bên ban công



https://c1.staticflickr.com/1/713/33290625525_3b79ff55a1_k.jpg (https://flic.kr/p/SHMa9a)

TungNguyenMD
07-03-2017, 04:10
Lịch sử Lima

Thôi thì đã đến Lima em xin phép các bác em luyên thuyên một tý về vùng đất này. Còn lịch sử của Peru và đế chế Inca tôi sẽ nói kỹ khi đến Cusco

Sau khi bình định xong đế chế Inca, Francisco Pizarro vốn không quen với khí hậu khắc nghiệt của Cusco. Ở trên đó độ cao hơn 3.000 m uống chai beer vào nó trào ngược cmn lên tận cổ thì sống thế dell nào được. Trong lần đi thị sát thấy vùng đất này bằng phẳng rộng rãi. Có nhiều rượu ngon và gái đẹp. Nhưng quan trọng nhất nó nằm sát bờ biển nơi ông ta có thể xây dựng bến cảng với mục đích chở vàng cướp được của người Inca về nước. Nên ông ta lập đô ở đây. Hoàng đế Tây Ban Nha lúc giờ là Charles đệ nhất chỉ quan tâm đến vàng. Nên giao toàn quyền cho Pizarro thích đóng đô ở dell đâu mà chẳng được nên ngài không những không đồng ý mà còn phong cho Pizarro làm Phó vương Peru (Viceroyalty of Peru) thay cho từ toàn quyền (Conquistador) vốn đọc lên nó không sang cái mồm.

Ừ title thì sang rồi, nhưng đặt tên thành phố làm sao nó phải xứng tầm, nó phải sang chảnh mới oai chứ. Vậy là Pizarro lấy cmn cái tên là Ciudad de los Reyes ( Thành phố của các vị vua) cho nó oách xà lách.
Oách thì oách rồi, nhưng ông này chắc cũng chẳng chịu xem thầy bà với cúng bái nên chỉ sau có 6 năm (1541) từ khi ông lập ra Lima ông ta bị ám sát chết ngay ở trong dinh của mình. Trải qua một loạt các thời kỳ loạn lạc, tham nhũng và cướp bóc. Mãi cho đến khi Francisco Toledo đến làm Phó vương Peru thì ông mới đem lại một nền thịnh trị cho mảnh đất này

Trong thời thuộc địa, Lima là cảng quan trọng nhất, giầu có nhất khi hang tấn vàng của Peru được đổ lên các con tàu để chở về Tây Ban Nha. Và từ đây sinh ra bọn cướp biển mà tôi sẽ nói ở những bài dưới
Nhưng đời không như là mơ, Chúa không cho không ai cái gì và cũng chẳng lấy không của ai. Thành phố này liên tục bị thiên tai (động đất) nên việc tái thiết phải làm liên tục và cũng khá tốn kém.

Cảm thấy chán ngán với cảnh nuôi một bọn ăn không ngồi rồi lại còn hay ra chỉ thị bên cố quốc (Tây Ban Nha) Năm 1820 Jose de San Martin đánh chiếm Peru và năm 1821 chiếm Lima và Jose Martin đã đọc bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Peru. Ông được phong là người bảo trợ cho Peru. Nhưng cay đắng thay ông lại bị Bolivar lừa (Jose Martin chọn Quân chủ lập hiến cho Peru, còn Simon Bolivar chọn chế độ Cộng hòa) Chán đời Jose Martin bỏ hết quân đội, quyền hành cho Bolivar mà bỏ đi sang Pháp uống rượu Vang và đi nhẩy đầm.

Mấy ông Nam Mỹ này lúc khó khăn thì đoàn kết lắm, nhưng lúc có ăn thì lại cắn nhau. Tự nhiên thấy vùng Peru đất lành chim đậu. Mà chim nó đậu nhiều thì nó lại ị nhiều. Phân chim lúc giờ lại rất quý để làm phân bón cho các cánh đồng trồng nho và quan trọng hơn phân của bọn này có thể làm thuốc súng. Thế nên lúc đó giá trị của phân chim được tính bằng vàng. Thế là chiến tranh nổ ra, cuộc chiến này còn được gọi là cuộc chiến Thái Bình Dương. Và mỗi bên thì nói một khác, ông Bolivia và ông Peru thì bảo bọn Chile nó cướp phân của tao. Ông Chile thì bảo bọn này nó định dẫn đường cho đế quốc Tây Ban Nha quay trở lại Chile…. Nói chung là ông nào cũng thanh minh rằng mình mới là ngọn cờ chính nghĩa.
Cái thành ngữ 2 đánh 1 không chột cũng què ở đây nó lại thành câu chuyện châm biếm. Hai ông Peru và Bolivia liên minh với nhau hùng hồn lắm thế nhưng lại bị Chile đánh cho tan tác. Lima bị chiếm, cướp bóc đủ thứ đem về Chile. Bolivia mất cmn biển mà đến bây giờ cũng chỉ biết “gặm một nỗi căm hờn trong cũi sắt” mà thôi.

Thấy dân mình dek ăn thua, làm thì ít mà chơi thì nhiều. Đầu thế kỷ 20 Peru mở của cho các nước di dân đến. Vậy là “ông bạn vàng” của chúng ta nhanh chân di dân đến trước tiên. Sau đó là đến Nhật Bản, và đến năm 1990 người Peru đã bầu Fujimori một người gốc Nhật lên làm tổng thống. Ông này thì cải cách kinh tế và chống ma túy cũng tốt. Nhưng bị 2 cái là muốn độc tài và không quản lý được vợ. Người xưa nói cấm có sai phải tề gia đã rồi mới tính trị quốc mà trị quốc được rồi mới tính bình thiên hạ được. Nhưng bố này bị vợ nó bỏ ra lập đảng riêng. Và cho đến năm 2001 ông bị Tòa án Peru phế truất Tổng thống. Tính đường lưu vong ở Nhật nhưng đến năm 2007 ông bị dẫn độ về Peru và bị kết án 25 năm tù với những tội danh như: Tham nhũng, giết người, tra tấn, ám sát và quan trọng nhất là tội lợi dụng quyền tự do dân chủ :)
Tôi post mấy cái ảnh của mấy ông từ phó vương cho đến Bảo hộ rồi Tổng thống của Peru lên đây. Tất nhiên là ảnh ăn cắp trên mạng chứ tôi có gặp được các ông ấy đâu mà chụp ảnh



1. Francisco Pizarro - Kẻ xâm chiếm Peru và lập thành phố Lima


https://c1.staticflickr.com/4/3728/33163841831_8c6eeba15f_z.jpg (https://flic.kr/p/SwzmLp)


2. Francisco Alvarez de Toledo - Phó vương Peru người mang lại sự thịnh vượng cho mảnh đất này


https://c1.staticflickr.com/4/3880/33163839901_a8a0acf6e0_z.jpg (https://flic.kr/p/Swzmc8)


3. Jose de San Martin - Người giành độc lập cho Peru


https://c1.staticflickr.com/1/608/33163841951_83acdd9bf4.jpg (https://flic.kr/p/SwzmNt)


4. Fujimori - Kẻ tội đồ


https://c1.staticflickr.com/1/693/32477498593_12f7c76050.jpg (https://flic.kr/p/RtVEQi)

TungNguyenMD
07-03-2017, 23:44
Sau bữa trưa ăn ở một nhà hàng Trung Quốc. Buổi chiều hôm ấy chúng tôi quyết định đi chợ nấu bữa cơm thắm tình hồn quê Việt Nam.
Chúng tôi đi vào khu China town, loằng ngoàng một lúc cũng rẽ vào được chợ. Thật ngạc nhiên các bạn à. Cách nửa vòng trái đất mà chợ ở đây khong thiếu gì. Từ hành, tỏi, ớt, lạc, đỗ, giá cho tới cả rau cải. Thậm chí cả rau muống nữa. Giá cả cũng khong quá đắt (nói phét thế chứ ở nhà có đi chợ dell đâu mà biết sang đây đắt hay rẻ :)) ). Chúng tôi quyêt định làm mấy món: Thịt ba chỉ rang cháy cạnh, rau muống luộc, thịt bò xào cần tỏi tây và canh rau cải


Đường vào khu China town


https://c1.staticflickr.com/4/3941/33307041815_ab1d086a5c_k.jpg (https://flic.kr/p/SKei8D)



Rau muống



https://c1.staticflickr.com/4/3940/32924296000_5b17fffb23_k.jpg (https://flic.kr/p/SapC8S)



Rau cải



https://c1.staticflickr.com/4/3762/32924288200_e20ed91650_k.jpg (https://flic.kr/p/SapzPo)


Giá đỗ



https://c1.staticflickr.com/3/2847/32492452023_381edde050_k.jpg (https://flic.kr/p/RvfiY4)


Các loại lạc, đỗ.....



https://c1.staticflickr.com/4/3712/33151393692_ba4f7812dc_k.jpg (https://flic.kr/p/Svtynj)


Đậu đũa



https://c1.staticflickr.com/4/3890/32492438523_0a8a48045a_k.jpg (https://flic.kr/p/RvfeXi)

TungNguyenMD
07-03-2017, 23:46
Thịt lợn


https://c1.staticflickr.com/4/3774/32492418543_b5c9bb21c6_k.jpg (https://flic.kr/p/Rvf91P)


Thịt bò


https://c1.staticflickr.com/4/3741/32924258450_594a80274d_k.jpg (https://flic.kr/p/SapqYs)


Và hoa quả tráng miệng



https://c1.staticflickr.com/4/3844/33151377262_2d618ac02e_k.jpg (https://flic.kr/p/Svttu3)

TungNguyenMD
07-03-2017, 23:57
Về tới nhà có sẵn mắm muối, hạt tiêu, mì chính (đem từ VN sang) chúng tôi xắn tay vào việc. Thằng rửa rau, thằng nấu nướng



https://c1.staticflickr.com/1/673/32924614170_b97c2587f8_k.jpg (https://flic.kr/p/SarfHy)



https://c1.staticflickr.com/3/2919/33266520286_29048158a6_k.jpg (https://flic.kr/p/SFDBuA)



https://c1.staticflickr.com/4/3732/33266511426_09121f2312_k.jpg (https://flic.kr/p/SFDyRQ)

TungNguyenMD
08-03-2017, 00:01
Sau một hồi bữa tối cũng đã được dọn ra


https://c1.staticflickr.com/3/2926/33307403215_4265acacad_k.jpg (https://flic.kr/p/SKg9yF)


Nhìn cũng không đến nỗi



https://c1.staticflickr.com/3/2942/32924667780_f1a3fb5ce4_k.jpg (https://flic.kr/p/SarwDS)



Và ăn thì ngon tuyệt


https://c1.staticflickr.com/4/3704/33307381825_d7021a6e1c_k.jpg (https://flic.kr/p/SKg3cT)




https://c1.staticflickr.com/4/3758/33307373525_760739c1a1_k.jpg (https://flic.kr/p/SKfZJM)



Backpacking dek gì mà ăn xong còn hút cigar


https://c1.staticflickr.com/4/3911/33307367905_7257cf2948_k.jpg (https://flic.kr/p/SKfY4T)

TungNguyenMD
08-03-2017, 01:01
Nói đến Lima - Mỏ vàng của Nam Mỹ, thành phố được coi là giầu nhất Tân Thế Giới thời thuộc địa mà không nói đến bọn cướp biển thfi thật là thiếu sót. Nên các bác lại cho em lải nhải tý




CƯỚP BIỂN – HUYỀN THOẠI VÀ SỰ THẬT





Tranh cảnh cướp biển tấn công vào Thị trấn ven biển của Thomas Kinkade



https://c1.staticflickr.com/3/2911/32465380484_8678205e79_b.jpg (https://flic.kr/p/RsRyxo)



Tôi chắc trong số các bạn cũng đã từng xem bộ phim “ Cướp biển vùng Caribbean” và không ít trong số chúng ta cũng đem lòng yêu mến anh chàng cướp biển Tài hoa, vui tính Jack Sparrow hay vẻ điển trai hào hoa của Will Turner và đương nhiên cả cô gái cướp biển xinh đẹp Elizabeth nữa.

Không riêng gì Hollywood tô mầu cho những tên cướp biển mà cả mấy ông nhà văn từ cổ chí kim đều tô vẽ cho chúng ta thấy mầu sắc lãng mạn của hai từ “Cướp biển”. Có mấy ai đi qua tuổi thơ mà không mang trong phần còn lại của cuộc đời mình hình ảnh đã được mô tả say sưa trong các áng văn kiệt tác của Byron Stevenson về những con tầu cướp biển trên đại dương lộng gió. Những con tầu có nhwungx cái tên thật dữ tợn như là “Trừng Phạt” hay “Nổi giận”… Những lá cờ đen trên đỉnh cột buồm vẽ cái đầu lâu với hai ống xương vắt chéo. Về bọn cướp biển mồm ngậm dao găm leo thang dây nhanh thoăn thoắt. Những viên thuyền trưởng một mắt bắn súng ngắn bằng hai tay điệu nghệ. Những chiếc rương chứa đầy vàng bạc được chôn trong một đảo hoang bốn bề sóng vỗ. Về những bài hát tục tĩu của đám hải tặc vui tính suốt ngày say mềm với thùng rượu Rhum. Và cả những thiên tình sử vô cùng diễm lệ của chàng cướp biển yêu tự do với một cô gái thổ dân xinh đẹp dưới bóng cây cọ ở một hòn đảo nhiệt đới. Cùng các trận đánh vô cùng ác liệt trên biển mà phần thắng luôn thuộc về những tên cướp biển dũng cảm…..

Ở đây có sự pha trộn độc đáo giữa những hiện thực lịch sử và thiên kiến văn học được nuôi dưỡng bằng những huyền thoại. Cái truyền thống lãng mạn hóa cướp biển nó đã gây không ít hiểu nhầm về bản chất thực của “Tội ác chống lại loài người” đúng như nhận định của luật quốc tế về cướp biển. Hình ảnh những anh chàng cướp biển vui nhộn trung thành, hiên ngang đã che đi mất hiện thực là một tên hải tặc tàn bạo ăn thịt người không biết tanh vậy thì đâu là sự thật và cướp biển hoạt động thế nào.

Khi thực dân Tây Ban Nha chiếm trọn 2 đế chế Aztect và Inca chở hàng đống hàng từ vùng trung và Nam Mỹ về nước. Bà Chúa biển sau này là nước Anh akay lắm muốn kiếm lại nhưng lại là kẻ đến sau. Không chịu ngồi im thì làm gì? Đi cướp lại à? Gây chiến tranh với Tây Ban Nha ngay mà chiến tranh thì vô cùng tổn phí mà chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Thế rồi Hoàng đế Anh cũng “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” chỉ giận làm sao mà không xẻ đống vàng đó ra được. Nghĩ mãi rồi cho đến một hôm ngài chợt phát hiện ra. Chắc ngài cũng cởi trần truồng hô Eureka mà chạy ra phố như nhà bác học Archimedes khi tìm ra lực đẩy của nước vậy. Đơn giản chỉ dùng con bài cướp biển, những chiếc tầu không treo cờ nước Anh, chỉ treo chiếc đầu lâu xương chéo thì ai biết được mà kiện. Vậy là bọn cướp biển Corsair ra đời.

Khổ nỗi cái máu vàng nó không chỉ dành đặc quyền cho vua chúa. Những người dân nghèo hay những kẻ tham ăn lười làm cũng có cái máu đấy. Chính Christopher Columbus khi nhìn thấy vàng của người thổ dân cũng đã từng viết rằng “ Vàng! Vật kỳ diệu thay thậm chí có thể mở cửa Thiên đường cho những linh hồn tội lỗi” Mà đúng thật vào những thế kỷ 14, 15 Vatican còn rửa tội lấy tiền. Nó cũng như chúng ta bây giờ đi cầu Phật cho phạm pháp vậy. Chính vì thế nên những kẻ nghèo hèn -thường là những thủy thủ. Không chịu nổi sự khắc nghiệt trên con tầu nào đó mà sau một đêm bạo loạn. Quẳng thuền trưởng xuống biển mà kéo lên lá cờ đen với hình đầu lâu xương chéo. Bọn này được gọi là bọn Filibuster tức là tấn công bất kể con tầu nào. Khác với bọn Corsair ở trên chỉ tấn công những con tầu trong quốc gia thù địch.

Bọn cướp biển có thể tàn bạo, dã man với nạn nhân của chúng. Nhưng chúng đối xử với nhau khá là tử tế. Mỗi con tầu thường có luật riêng. Nhưng thường là bình đẳng, bác ái với nhau và so với đời sống con người trên đất liền hay chính những con tầu của Hải quân một nước lúc đó thì ưu việt hơn nhiều lắm.
Bọn Corsair tài sản sau khi cướp được thường để lại cho Đức Vua bảo trợ 10% còn lại chúng chia theo tỷ lệ. Thường là 3 cấp: Thuyền trưởng và thuyền phó: 1.5, Quản lý, pháo thủ 1.25 và cuối cùng là các thủy thủ được: 1. Còn bọn Filibuster thì có bao nhiêu chia hết bằng đấy.

Thế thì các bạn hỏi bọn Corsair nó được cái gì mà nó phải chia cho Đức Vua bảo trợ 10%. Xin thưa rằng chẳng ai làm được cướp biển mãi. Bọn này khi về già muốn có mảnh đất dung than thì phải nộp phế. Hơn thế nữa nếu tỏ ra hào phóng với Đức Vua thì còn được phong Sr rồi thậm chí cả quý tộc như Nam tước, Bá tước này nọ. Bài học từ Sr Drake hay Sr Morgan vẫn còn đó.

Vào thế kỷ 16, 17 hầu như toàn bộ giới cướp biển tụ tập nhau ở vùng Caribbean. Đơn giản vì đây là con đường vàng từ châu Mỹ về lục địa già. Các Galleon chở đầy vàng từ châu Mỹ về luôn là miếng mồi ngon hấp dẫn bọn cướp biển. Chúng tập trung về các đảo như Tortuga, St Mary hay cảng Hoàng gia (Royal Port) ở Jamaica để sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế lương thực và tiêu những đồng tiền dơ bẩn mà chúng kiếm được.

Chúng kiếm tiền như thế nào?

Lúc rạng đông sắp đến, thuyền hải tặc kéo hết buồm đứng im ngược gió trên biển. Một tên cướp biển trèo lên Tổ quạ ( đài quan sát trên cột buồm) quan sát, phát hiện tàu lạ. Khi thấy con mồi, chúng căng hết buồm chạy trước cùng hướng nhưng ngầm vứt neo nổi để giảm tốc độ của mình lại. Chiếc thuyền đi sau tưởng chúng là chiếc tàu buôn chở hàng nặng lên đi chậm đang cố căng buồm để chạy. Nên thảnh nhiên đi lại gần. Khi nhận ra là tầu cướp thì đã muộn rồi. Mạn áp mạn tàu và lũ cướp biển tràn sang và bắt đầu tàn sát.

Số tàu buôn bi cướp rất là nhiều và nghiêm trọng đến nỗi Hiệp hội thuyền trưởng các tàu buôn quốc tế đã phải phát hành cuốn sách “Làm gì để chống cướp biển”. Nhưng bọn cướp biển vốn ít đọc sách nên chúng vẫn tiếp tục tấn công. Thực ra ngôn ngữ đối thoại với bọn cướp biển đâu phải là chữ nghĩa mà phải lấy bạo lực trả bạo lực mới dẹp được.
Nhưng nếu bạn nghĩ cướp biển chỉ tấn công các con tàu thì hoàn toàn sai lầm. Bọn chúng còn táo tợn tấn công cả các thành phố làng mạc ven biển. Điển hình là Henry Morgan 36 tuổi dám tấn công một thành phố giầu thứ 2 ở châu Mỹ thời bấy giờ là Panama ( đứng sau Lima) thì các bạn thấy gan chúng to như thế nào? Dẫn tới các thành phố ven biển đều phải có pháo đài để phòng thủ kẻ thù thì ít mà cướp biển thì nhiều.

Sau những cuộc chiến đấu không chỉ có kẻ bị cướp thiệt hại, mà bọn cướp biển cũng mất người. Thế là chúng lại la cà vào các quán rượu. Tìm những người nông dân mất đất, những người không còn đường lùi. Mời đi uống cho say, say xong chúng dí vào tay tờ luật cướp biển. Ký vào là hôm sau lên tầu rũ bỏ bộ quần áo nông dân rồi mặc vào bộ quần áo cướp biển.




https://c1.staticflickr.com/3/2944/33152789622_2268d5204b_h.jpg (https://flic.kr/p/SvAHk5)

TungNguyenMD
08-03-2017, 01:05
Những tên cướp biển nổi tiếng nhất (Rất nhiều tên, nhưng sợ kể lể quá dài các bạn ngán nên tôi chỉ kể một vài tên)



1. Sir Francis Drake


Tôi phải gọi đúng tên hắn là với chữ Sir ở đầu, sợ thiếu lại trở thành khiếm nhã. Cuộc đời của Drake là cuộc đời đáng mơ ước của những tên cướp biển. Nó cũng giống như Ngọc Trinh là biểu tượng sexy của chị em hay nhà khoa học nào cũng mơ ước đoạt giải Nobel vậy.

Sự nghiệp của Drake đã được viết thành hàng trăm cuốn sách. Drake có mặt trong tất cả các cuốn nói về sự thám hiểm biển cả. Tên tuổi của Drake còn có sáu dòng trong từ điển Petit Larousse xuất bản năm 1972. Đó là một niềm vinh dự mà không phải ai cũng mơ ước tới. Còn Hollwood ư? Gia đình Drake hoàn toàn có thể kiện về bản quyền cho hàng nghìn bộ phim dựng về hắn.

Vào thời kỳ Golden ages của nước Anh. Chính Nữ hoàng Anh Elizabeth đã phong cho Drake tước Hiệp sĩ và gọi hắn là “Bạn cướp biển thân mến của tôi”. Người Anh thì coi Drake như anh hùng dân tộc và tượng của Drake được dựng trên quê hương của hắn. Thử hỏi xem có vinh dự nào cho một tên cướp biển được như thế?

Drake là một Corsair nổi tiếng, hắn tấn công dữ dội những Galleon Tây Ban Nha chở vàng từ Nam Mỹ về châu Âu. Vét rỗng các kho tàng của thành phố thuộc địa các ven biển Nam Mỹ. Hành động “Vặt râu vua Tây Ban Nha” đấy làm cho Vua Carlos V đau đớn. Ngài treo giả cái đầu của Drake 100.000 Peso và hàm Nam tước. Điều đó lại làm cho Drake càng cay cú. Đã thế hắn cướp thêm cho máu. Drake cho tàu chạy vòng qua eo Magellan ra Thái Bình Dương. Cướp phá Valparaiso, Lima và dọn sạch các kho vàng của người Tây Ban Nha ở châu Mỹ. Vụ này Drake trúng đến nỗi tàu Con Hươu Vàng của hắn vốn chỉ có mức trớn nước là 9 feet nhưng tàu này ngậm đến 13 feet trước sức nặng của vàng ngọc. Thậm chí Drake còn ném hết những đồ bằng bạc xuống biển thay bằng thứ vàng ròng quý hơn.

Nhưng đến lúc quay về thì Drake không thể theo đường cũ được nữa. Một hạm đội tàu chiến Tây Ban Nha vũ trang đến tận răng đang đợi hắn ở phương Nam. Drake quyết định vượt Thái Bình Dương, qua Ấn Độ Dương, vòng qua Hảo Vọng giác trở về nước Anh. Hành trình mất 3 năm. Thế là Drake trở thành người thứ 2 sau Magellan đi vòng quanh thế giới.

Vinh quang tột đỉnh chờ đón Drake ở nước Anh. Nữ Hoàng Elizabeth bỏ qua mọi nghi thức mà bước chân lên tàu cướp biển. trao cho hắn thanh gươm vàng và cho quyền hắn thích nộp gì vào ngân khố thì nộp. Drake tỏ ra là một người biết điều. Hắn hào phóng trút vào két của nước Anh hàng đống vàng ngọc. Và đương nhiên Nữ hoàng Anh cũng khong để hắn thiệt. Hắn được phong Thủy sư Đô đốc chỉ đạo một hạm đội của nước Anh đi đánh nhau với “Hạm đội bất bại” của Tây Ban Nha. Năm 1585 hắn phong tỏa cảng Cadiz, chiếm một loạt tàu của quân địch. Chứng tỏ cho thế giới biết Hạm đội bất bại chỉ là một cái thùng rỗng kêu to. Và kết cục cái “Sức mạnh vĩ đại” của vua Tây Ban Nha cũng đã kết thúc trên biển.
Sự nghiệp danh vọng mở ra rực rỡ. Drake trở thành Thị trưởng Plymouth, nghị sĩ quốc hội. Nhưng vẫn yêu biển cả. Năm 1595 Drake sang Caribbean công cán. Nhưng hắn bị cơn sốt nhiêt đới quật ngã ở Panama. Cho tới đầu năm 1596, cơn ác mộng của Vua Tây Ban Nha lên đường đi gặp Thiên Chúa. Theo di chúc, xác của hắn bị ném xuống biển.




Sir Francis Drake



https://c1.staticflickr.com/4/3860/33152776462_2e51fea993_b.jpg (https://flic.kr/p/SvADqb)

TungNguyenMD
08-03-2017, 01:09
2. Wiliam Kidd


Tên này tầm hoạt động ở Ấn Độ Dương nhưng do có những truyền thuyết nên tôi cũng viết




https://c1.staticflickr.com/1/778/32465380764_e553a306af_z.jpg (https://flic.kr/p/RsRyCd)



Kidd cũng là một Corsair tên này đã từ bỏ biển về New York cưới một cô vợ trẻ hơn hắn đến 16 tuổi. Sống một cuộc đời yên ả. Nhưng nếu đã yêu biển cả, yêu tiếng rì rào sóng vỗ, yêu bộ ngực trần của những cô gái thổ dân rung lắc bên đống lửa theo những vũ điệu cuồng say thì làm sao mà bỏ biển cả được. Chính vì thế nên bên cô vợ trẻ xinh đẹp giầu có (vợ hắn là một trong những người giầu nhất New York lúc bấy giờ) nhưng lòng Kidd không bao giờ nguôi nhớ về biển cả. Xem ra cứ bảo là nghèo mới đi cướp thì không còn đúng nữa phải không các bạn.

Lúc này Kidd chỉ muốn đi làm tàu truy đuổi (loại tàu diệt cướp biển và tàu các quốc gia thù địch. Được ăn chia theo tỷ lệ với chính phủ). Nên Kidd sang tận Anh nhờ Thượng nghị sĩ, Huân tước Bellomont (Sau này trở thành Thống đốc Massachusetts) đỡ đầu cho sự nghiệp truy đuổi của mình

Đen cho hắn, lúc làm chính nghĩa thì chẳng gặp tầu nào. Bọn thủy thủ đói khát không chịu được cứ đòi đi cướp. Kidd tặc lưỡi làm liều, vậy là hắn đã gia nhập đội ngũ cướp biển, nhưng vẫn tránh các tàu của nước Anh, chỉ cướp của quốc gia đối nghịch và trung lập.

Trong lần đi cướp, hắn cướp một con tàu treo cờ Pháp nhưng không biết trong đó có hàng của Quốc Vương Ấn Độ Moghul. Tức tối, Quốc Vương Ấn Độ đòi Vua Anh phải bắt Thuyền trưởng Kid.

Kid bị choáng váng thật sự,Từ xưa đến nay hắn vẫn đinh ninh mìnfh làm tất cả phụng sự nươớc Anh. Giá như vua Louis của Pháp kết tội hắn thì đã đành. Đây lại là Đức Vua Anh – người mà Kidd luôn tự hào khi nhận là thần dân trung thành của ngài. Những bậc tiền bối của Kidd như Drake, Morgan.. võ công cũng chỉ tương tự mà phúc lộc đầy nhà. Thế nhưng sao hắn lại đứng trước giá treo cổ? Trớ trêu thay

Với triết lý “Nén bạc đâm toạc tờ giấy” của người phương Đông. Kidd chia kho báu ra làm nhiều phần. Lén lút đem chôn trên các hoang đảo. Lấy nó làm bảo hiểm cho sinh mạng của mình. Xong xuôi hắn đường hoàng đến gặp nhà bảo trợ của mình là Huân tước Bellomont – lúc này đã là thống đốc Massachusetts.

Món quà ra mắt 40.000 bảng Anh có vẻ không vừa mồm Bellomont và cũng có thể Bellomont không tin là Kidd có vàng giấu thật. Bellomont bắt giam Kidd và giải hắn về London. Mặc kệ bản đồ của Kidd đưa ra. Bellomont đem về nhà vứt cho con làm máy bay giấy.

Trải qua hàng loạt các phiên tòa cuối cùng Kidd bị kết tội cướp biển. Khi được tòa cho nói lời cuối cùng. Kidd đứng lên dõng dạc xin đổi các kho báu mà hắn giấu được lấy sinh mạng mình. Chẳng nhẽ tiền lại mua được luật pháp sao? Thế là các quan tòa bác bỏ yêu cầu của Kidd. Và hắn phải lên giá treo cổ

Sau khi nhẩy “Vũ điệu dây gai”thì một điều khong ngờ xảy ra. Cơ thể của Kidd rơi cái bịch xuống đất. Theo luật khoan hồng thời đó. Nếu treo cổ bị rơi xuống đất có nghĩa là Chúa đã xá tội cho người này và sẽ được khoan hồng bỏ án tử. Nhưng số phận đã hết may mắn với Kidd, với cái lắc đầu của viên pháp quan hắn lại bị treo cổ lại. Sauk hi chết xác của Kidd bị kéo ngược sông Thames đến mũi Tibury. Bị ngâm trong ba đợt thủy triều. Sau đó bị đóng lồng sắt treo lủng lẳng. Theo đúng truyền thống của Hải quân Hoàng gia Anh xử những tên cướp biển và cảnh tỉnh cho những ai có ý định rũ bỏ áo sĩ quan đi làm cướp biển.



https://c1.staticflickr.com/4/3747/33308373805_d98e3885f0.jpg (https://flic.kr/p/SKm85Z)


Cái chết của Kidd là vấn đề tất yếu. Số phận những tên cướp biển nếu không nhẩy “Vũ điệu dây gai” thì cũng sẽ phơi xác ở một nơi nào đó như bao tên cướp biển khác. Nhưng cái huyền thoại của hắn lại nằm ở chỗ sau khi hắn chết

Bellomont về nhà ngồi buồn buồn lôi cái bản đồ mà Kidd đưa cho. Bảo gia nhân “đi đến chỗ này đào xới cho ta”. Mặc dù nói thế nhưng trong bụng ông ta cũng không tin là tìm được gì. Nhưng thật bất ngờ khi gia nhân của ông trở về với một tàu đầy vàng. Lúc này Bellomont mới hối hận vì đã bắt Kidd, ông biết đây mới chỉ là một phần kho báu của Kidd. Lập tức ông ta cho gia nhân tiếp tục đi tìm những đảo có khả năng Kidd chôn vàng. Nhưng chỉ uổng công, hết lần này đến lần khác gia nhân của ông trở về với bộ mặt đưa đám và cái túi rỗng tuếch.

Và cũng từ đó đến nay, kho vàng của Kidd có một cuộc đời huyền thoại. Mấy ông nhà văn lại được dịp tung tin hỏa mù nhằm bán sách. Nào là Đảo này gọi là Đảo xác vì sau khi chôn vàng chính tay Kidd đã giết hết những kẻ thân tín của mình và xác họ được đánh dấu thành mũi tên chỉ đường.

Đảo xác ở đâu? Chẳng một ai biết. Những kẻ phiêu lưu đã đi tìm nó suốt 3 thế kỷ và cả 3 đại dương cũng không thấy. Phải chăng kho vàng của Kidd là chuyện bịa đặt? Nhưng lẽ nào đứng trước giá treo cổ người ta vẫn đùa bỡn với mạng sống của mình? Kidd đã định mua mạng sống của mình bằng các kho vàng. Vậy chắc chắn nó phải tồn tại

Cái lập luận ngon ăn đó đã khiến bao kẻ khánh kiệt gia tài, chôn vùi tuổi trẻ trong mộng tìm thấy kho vàng của Kidd. Thôi thì đủ, từ chính chách cỡ bự tới các đô đốc Hải quân, nhà văn nhà thơ…tất cả đều mơ màng về kho vàng của Kidd. Họ đến các hòn đảo hoang ở Ấn độ Dương, ở Caribes, ở Thái bình dương…Cuốc xẻng có, máy móc hiện đại có. Nhưng thành công lớn nhất là vài bộ xương người. Vài đồng tiền hoen gì còn ngoài ra chẳng có gì hết.

Một hôm một chàng mọt sách người Bồ Đào Nha, lang thang vào thư viện Madrid lục lọi đống sách cũ thế nào mà lại tìm thấy một tài liệu. Một Galleon chở đầy vàng từ Mexico trở về Tây Ban Nha bị Hải tặc tấn công. Bọn Hỉa tặc mang vàng sang đảo Fora trong Đại Tây Dương chôn. Nhưng đen cho chúng, bão đến tàu của chúng bị hất sang bên bờ biển bên kia. Những tên trên đảo chết đói. Tên cuối cùng trước khi chết vẽ cái bản đồ giấu vàng cho vào cái chai và thả ra biển, trả cho nhân loại. Một con tàu buôn với được nó. Nhưng không hiểu những chữ bí hiểm trên tờ giấy đã đưa cho một người thông thái Tây Ban Nha đọc. Chắc ông này cũng dek đọc được nên tài liệu đó rơi vào đống tài liệu bụi bặm của thư viện Madrid.

Lập tức người ta bới tung cả đảo For a lên, nhưng kết quả vẫn là con số không. Và đến nay các đảo giấu vàng vẫn là những bí mật lớn niềm hy vọng và ảo mộng của rất nhiều kẻ phiêu lưu. Mà Đại dương đâu chỉ có vài hòn đảo giấu vàng của thuyền trưởng Kidd. Nghe đồn ở đảo Coscos vùng Caribes còn có kho vàng “Chiến lợi phẩm của Lima” một kho vàng lớn gấp nhiều lần và hấp dẫn hơn nhiều.

Đầu thế kỷ 19, khi Jose Martin đánh vào Lima. Thực dân Tây Ban Nha vội vàng vơ các kho vàng lên tàu bỏ trốn. Những đống vàng thỏi, kim cương, những tượng vàng đặc của người thổ dân được kìn kìn đưa xuống tầu làm cho thuyền trưởng Thompsons vốn nổi tiếng chính trực cũng nổi lòng tham. Không hiết vàng có mở được cửa Thiên đường như Colombus nói không nhưng đã kéo Thompsons xuống địa ngục. Nửa đêm ông phá cửa phòng Tổng trấn và Tổng giám mục Lima. Không nói không rằng giết hai người rồi ném xác xuống biển. Thompsons hạ lá cờ Tây Ban Nha xuống, kéo lá cờ đầu lâu xương chéo lên, gia nhập làng cướp biển. Cũng có người nói rằng thủy thủ đã giết Thompsons và tranh nhau đống vàng tội lỗi. Sự thật như thế nào thì chỉ có biển mới biết. Mà biển cả thì rất ít khi chịu mở ra các điều bí mật của nó.

Những bí mật đó luôn là đề tài hấp dẫn các bạn có máu phiêu lưu. Và khi đọc xong bài này bạn nào lại thuê thuyền ra khơi đi tìm hòn đảo giấu vàng của Kid thì cứ việc. Xét cho cùng tuổi trẻ cũng phải phiêu lưu liều lĩnh một chút đúng không các bạn.

TungNguyenMD
09-03-2017, 05:26
Em lải nhải thế chắc cũng đã nhiều, chán tai các bác. Vậy em mời các bác dạo một vòng Lima với em.
Lima đối với tôi cái hay nhất là xem những kiến trúc thuộc địa. Tuy là dân ngoại đạo, nhưng tôi thích kiến trúc đến mê mẩn. Đến nỗi Jo – bạn đồng hành của tôi nói “Ông này ông ấy nghiện tượng với nhà cmnr”. Chúng ta cõ lẽ nên bắt đầu từ Plaza Mayor – Trung tâm chính trị của Peru từ thời thuộc địa đến nay.
Từ căn hộ chúng tôi thuê, chỉ cần bước vài bước là ra tới Plaza Mayor. Quá gần nên tôi thích lúc nào có thể chạy ra lúc đó. Quảng trường này ngày nay là nơi vui chơi, tụ tập của người dân và là một điểm đến chính của khách du lịch.

Sau khi quyết định xây thủ phủ ở Lima này, việc đầu tiên là phải quy hoạch thành phố. Và Pizarro chọn Quảng trường này làm trung tâm để quy hoạch. Ông cho xây dựng và quy hoạch quảng trường này dựa trên mô hình của thành phố Seville. Xung quanh quảng trường gồm các tòa nhà của chính phủ, tôn giáo….



https://c1.staticflickr.com/3/2935/33265735486_edb57c88ad_k.jpg (https://flic.kr/p/SFzAcy)




https://c1.staticflickr.com/3/2907/33306496005_c3424a7b81_k.jpg (https://flic.kr/p/SKbuT8)

TungNguyenMD
09-03-2017, 05:30
Dinh Pizarro - Dinh tổng thống ngày nay


Tất nhiên với quyền hành của mình Pizarro phải chọn cho mình một miếng đất ngon nhất rộng nhất là trung tâm nhất để xây Cung điện cho mình. Mảnh đất này chính là nơi màTaulichusco, người cai trị Thung lũng Rimac ở. Nhưng như tôi đã nói, ông này thì chỉ tài giỏi về đánh nhau nhưng kém về khoản xem phong thủy và cúng bái. Ngay sau khi xây xong, hết những vụ như người Indian nổi dậy bao vây tòa nhà đến 12 ngày. Rồi Almagro – vị tướng Độc nhãn đã cùng với Pizarro chinh phục Peru nổi loạn, dẫn tới cái chết của Almagro. Rồi cuối cùng chính Pizarro bị giết trong tòa nhà này chỉ sau 6 năm ở trong đó. Tòa nhà này cũng là nơi Jose de Martin tuyên bố độc lập cho Peru. Và ngày nay nó là dinh tổng thống.
Kiến trúc của tòa nhà này không còn nguyên vẻ ban đầu vì thành phố Lima được xây dựng trên vùng dất mà động đất liên tục. Hết động đất lại tới hỏa hoạn. Kiến trúc ngày nay được xây dựng lại từ năm 1926 và đến năm 1938 mới xong. Công trình duy nhất còn lại từ thời Pizarro là cái cây còn lại trong tòa nhà :))

Bên trong tòa nhà thì đương nhiên là người ta khong cho vào (Dinh tổng thống mà) nhưng nghe đồn là đẹp lắm. Chẳng khác mấy những cung điện nổi tiếng của châu Âu. Và đặc biệt có cả phòng tưởng niệm Pizarro. Mấy ông Peru này hay thật. Ai lại đi tưởng niệm cái thằng xâm lược mình bao giờ :))
Ở đây vào buổi trưa có phiên lính đổi gác, bạn nào đến đây chơi hãy nán lại tới trưa để xem cũng hay phết. Nhưng tôi một phần không có thời gian vào buổi trưa. Một phần vì xem đổi gác ở lăng bác chán rồi và nghĩ nó cũng như thế :D



https://c1.staticflickr.com/4/3760/32923724390_795f8dc119_k.jpg (https://flic.kr/p/SamGdw)




https://c1.staticflickr.com/3/2902/33178372211_bbb292201f_k.jpg (https://flic.kr/p/SxRQ9c)



Hai bên phải và trái tòa nhà có những ban công và bên trên là quốc huy Peru



https://c1.staticflickr.com/4/3877/33202573951_65db6dd8f8_k.jpg (https://flic.kr/p/SzZStz)



Những người lính trước cửa Dinh Tổng thống khá thân thiện



https://c1.staticflickr.com/3/2813/33289607456_fb132b42d6_k.jpg (https://flic.kr/p/SHFWvf)



https://c1.staticflickr.com/3/2900/33289605486_e881ec659b_k.jpg (https://flic.kr/p/SHFVVh)

TungNguyenMD
09-03-2017, 05:45
Mặt tiền của tất cả các tòa nhà khu này đều nhìn ra quảng trường. Cũng đúng thôi, theo quy hoạch của phương tây bao giờ quảng trường cũng là trung tâm phải không các bạn. Nhưng cái quảng trường thời xưa nó khác với thời nay. Nó không chỉ là trung tâm vui chơi giải trí. Nơi các chàng trai cô giái tán tỉnh nhau, nơi các cụ già ngồi ngắm cảnh hay nơi các bạn HS, SV ngồi đọc sách. Mà nó còn là nơi trung tâm buôn bán, trao đổi hang hóa và đặc biệt hơn bao giờ nó cũng là nơi hành hình những phạm nhân. Đâu cũng thế, quảng trường Roma cũng vậy, quảng trường Concorde của Paris vào thời cách mạng Pháp họ đặt máy chém ở đó và chém cả nghìn người trong đó có 2 nhân vật nổi tiếng nhất là Vua Louis XVI và vợ ông ta Hoàng hậu Marie Antoinette. Thì quảng trường de Mayor ở Lima cũng thế. Trước đây chính giữa quảng trường chỗ đài phun nước ngày nay là cái giá treo cổ. Nhưng Lima còn có điểm văn minh hơn cả châu Âu. Là cái giá treo cổ nó tồn tại ở đó có mấy chục năm. Khi Toledo đến làm phó vương Peru. Chắc ngán cảnh hang ngày cứ mở cửa sổ ra là thấy người chết. Nó làm ô uế quảng trường và nặng mùi âm khí quá. Nên ông ra lệnh chuyển cái giá treo cổ đó đi và thay vào đó là cái đài phun nước.

Cái đài phun nước này được làm bằng đồng. Trên đỉnh có một thiên thần, ở dưới có 8 con (nhìn như sư tử) đang cưỡng hiếp con Llama. Cũng đúng thôi, nó cũng giống như người Tây Ban Nha (con sư tử) đến chiếm đất người thổ dân (con Llama vậy). Và đây là công trình cổ nhất của Quảng trường này còn giữ lại được nguyên bản thiết kế ban đầu của nó. Vì trải qua rất nhiều trận động đất, các công trình khác hư hại hết. Thì đài phun nước này do quá nhỏ bé, không nặng nề nên chẳng xi nhê gì cả.


Ngoài ra thời thuộc địa, quảng trường này còn là nơi đấu bò tót - Đặc sản văn hóa Tây Ban Nha. Nhưng từ khi giành được độc lập người ta không cho đấu bò ở đây nữa



Đài phun nước từ thế kỷ 17

https://c1.staticflickr.com/3/2836/32463509414_899aa3c628_k.jpg (https://flic.kr/p/RsFYky)


https://c1.staticflickr.com/4/3876/32463587414_eaa5da96b2_k.jpg (https://flic.kr/p/RsGnwo)



Bên trên là tượng thiên thần, lúc nào chim bồ câu cũng đến đậu như biểu tượng cho sự hòa bình ở đây. Và tất nhiên không ai muốn cái giá treo cổ xuất hiện ở đây nữa


https://c1.staticflickr.com/3/2867/32463505944_b888d354cb_k.jpg (https://flic.kr/p/RsFXiJ)


Sư tử cưỡng hiếp Llama


https://c1.staticflickr.com/3/2823/32923695530_81e8648f0f_k.jpg (https://flic.kr/p/SamxCW)

TungNguyenMD
09-03-2017, 06:15
Giáo đường Lima


Công trình quan trọng thứ 2 trong quảng trường này là Giáo đường Lima. Đây cũng là công trình cổ còn sót lại. Bao giờ cũng thế, những người đi khai kiến địa lý, trên tầu lúc nào cũng có Giáo sĩ đi theo. Mục đích của họ là đi tới vùng đất mới họ truyền đạo đẻ cho những người dân ở đây có lòng tin vào Thiên Chúa. Chúng ta có thể thấy suốt từ đông sang tây, từ bắc tới nam bán cầu. Chỗ nào cũng có sự hiện diện của Thiên Chúa Giáo cả. Được như thế là do Vatican luôn luôn yêu cầu những người đi phát kiến địa lý đem theo Linh mục. Đến tới nơi Linh mục thì truyền giáo, chính quyền thì ép người dân vùng đất mới theo TCG, nếu không theo ư? Bị kết tội phù thủy rồi tòa án Dị giáo xử và cái kết thường là giàn thiêu hoặc nhẹ nhàng hơn là cái giá treo cổ. Nên ngày nay mặc dù tự do tôn giáo nhưng Catholic vẫn là quốc giáo của Peru. Những người theo tôn giáo khác rất ít.
Ngay sau khi quy hoạch thành phố xong, Pizarro ký sắc lệnh xây nhà thờ ngay bên cạnh dinh của mình. Và chính ông là người đặt viên đá đầu tiên cho xây nhà thờ này. Và cuối cùng sau khi về với Chúa mộ của ông cũng được đặt ở đây.
Nhà thờ được thiết kế theo trường phái Baroque. Chính giữa nhà thờ trên đỉnh đặt biểu tượng của Peru. Ở dưới là tượng Chúa Jesus, hai bên là các tông đồ của ngài.
Khi xây xong đây là giáo đường quan trọng nhất của Peru và của cả Nam Mỹ. Cũng đúng thôi, Peru là đất thuộc địa quan trọng nhất của Tây Ban Nha. Mà Lima lại là trung tâm của nó. Nên mọi hoạt động của giáo phận các nơi đều phải báo cáo về cho Đức Tổng Giám mục Lima này
Hai tháp chuông hai bên cao lên với vòm bằng đá phiến. Thật không may mắn cho tôi vì hôm tôi đến nhà thờ đóng cửa. Và thời gian ở Lima quá ít (có 1 ngày) nên tôi không được vào bên trong. Mặc dù thấy bảo đẹp lắm




Giáo đường Lima nhìn từ phía quảng trường Mayor lại


https://c1.staticflickr.com/4/3868/33265746836_db28e410f1_k.jpg (https://flic.kr/p/SFzDzf)


https://c1.staticflickr.com/1/695/32491770143_421c9d2e74_k.jpg (https://flic.kr/p/RvbPgv)


Cửa đóng im ỉm, thế mới đen



https://c1.staticflickr.com/3/2872/32463594884_df236514dc_k.jpg (https://flic.kr/p/RsGpKb)


Bên trên là Quốc huy của Peru, bên dưới là tượng Chúa Jesus. Thật lạ là từ ngày xưa người ta đã đặt quốc gia lên trên tôn giáo. Trong khi Tây Ban Nha là Đế quốc sùng Catholic nhất


https://c1.staticflickr.com/3/2936/32923747570_4a20aa7397_k.jpg (https://flic.kr/p/SamP7b)

TungNguyenMD
09-03-2017, 06:21
Hai bên Chúa Jesus là các tông đồ của Người



https://c1.staticflickr.com/4/3737/32923740870_3dfcd8d15d_k.jpg (https://flic.kr/p/SamM7E)



https://c1.staticflickr.com/4/3866/33150785822_ad2f622851_k.jpg (https://flic.kr/p/SvqrEN)



https://c1.staticflickr.com/1/664/33306455505_638e342ac0_k.jpg (https://flic.kr/p/SKbhQR)



https://c1.staticflickr.com/1/592/32923756490_2ada9f979c_k.jpg (https://flic.kr/p/SamRKY)



https://c1.staticflickr.com/1/759/32463576954_397c4dd471_k.jpg (https://flic.kr/p/RsGjq3)



https://c1.staticflickr.com/3/2923/33150822112_0f9ebf1561_k.jpg (https://flic.kr/p/SvqCsu)

TungNguyenMD
09-03-2017, 06:35
Cung điện của Đức Tổng Giám Mục Lima


Ngay bên cạnh Giáo đường Lima là Cung điện của Đức Tổng Giám Mục. Trước đây nó là trụ sở của Cảnh sát và Nhà tù đầu tiên của Lima. Nhưng khi Đức Giáo Hoàng Paul đệ tam chỉ định nơi đây phải xây cung điện của Tổng giám mục thì bố ai dám cãi. Vậy là cung điện này được xây lên. Cung điện được xây bằng đá. Bên trên treo 2 cờ của Peru và Vatican. Điều đặc biệt ở đây là cũng có ban công kiểu Moorish (Thành phố Lima có rất nhiều ban công kiểu này tôi sẽ nói sau) để cho Đức Tổng Giám mục chiều chiều buồn buồn ra đứng ngắm con chiên của ngài ở Quảng trường chăng?



https://c1.staticflickr.com/4/3882/33290065636_9596209ba2_k.jpg (https://flic.kr/p/SHJhGU)



https://c1.staticflickr.com/3/2902/33265731316_5be18732da_k.jpg (https://flic.kr/p/SFzyXE)

TungNguyenMD
09-03-2017, 06:46
Tòa thị chính Lima

Đối diện với Giáo đường Lima là tòa thị chính Lima. Trước đây nơi làm việc của Thành phố nằm luôn trong Dinh của Pizarro. Nhưng chắc do bất tiện nên Pizarro cấp cmn đất luôn cho Tòa thị chính ra đây.
Đây là nơi khởi đầu của các đám rước, đấu bò và nhiều sự kiện khác



https://c1.staticflickr.com/4/3899/33178326611_df91a2a762_k.jpg (https://flic.kr/p/SxRAzZ)



https://c1.staticflickr.com/4/3729/33150779442_58228ef073_k.jpg (https://flic.kr/p/SvqpLN)



https://c1.staticflickr.com/3/2838/33150714902_6072847747_k.jpg (https://flic.kr/p/Svq5A3)

TungNguyenMD
09-03-2017, 07:05
Câu lạc bộ Liên hiệp

Vào thế kỷ 19, 3 ông quyền cao chức trọng của Peru là đô đốc Miguel Grau , đại tá Alfonso Ugarte , và đại tá Francisco Bolognesi trước khi ra trận tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương với Chile. Ngồi nhậu sau khi đã ngà ngà say bèn quyết định thành lập 1 cái gọi là CLB Liên hiệp (Club de la Union) tôi cũng không rõ chức năng của cái CLB này là gì? Chắc là chốn ăn chơi cho các sĩ quan thôi. Vấn đề là nó được chính phủ Peru cấp cho mảnh đất rất đẹp ngay cạnh Tòa Thị Chính Lima



https://c1.staticflickr.com/4/3783/32517225693_697d9f602e_h.jpg (https://flic.kr/p/Rxrhji)

TungNguyenMD
09-03-2017, 07:13
Như tôi đã nói, giữa Tòa thị chính và CLB Liên Hiệp nó có một con đường nhỏ. Ngày xưa đây là nơi khởi đầu của các đám rước, đấu bò và các event khác. Bây giờ chỗ này thường xuyên tổ chức nhảy múa các điệu nhảy truyền thống cho khách du lịch xem. Lúc tôi đến tiếc là quá đông nên không vào tận nơi chụp ảnh được. Có vài cái ảnh bắn từ xa rồi crop lại hầu các bác


Bình thường thì nó như thế này


https://c1.staticflickr.com/4/3869/32923664370_6bedb1569f_k.jpg (https://flic.kr/p/SamonG)



Còn đây là lúc họ nhảy múa



https://c1.staticflickr.com/1/756/32517311033_1e486ff270_k.jpg (https://flic.kr/p/RxrHFF)




https://c1.staticflickr.com/4/3937/32517313453_f48d914048_k.jpg (https://flic.kr/p/RxrJpp)



https://c1.staticflickr.com/1/667/32488944714_7ac666bedf_k.jpg (https://flic.kr/p/RuWknd)



https://c1.staticflickr.com/4/3929/33176341692_d6295bf844_k.jpg (https://flic.kr/p/SxFqxf)

TungNguyenMD
09-03-2017, 07:15
https://c1.staticflickr.com/1/629/32517311383_1d9979bab3_b.jpg (https://flic.kr/p/RxrHMH)



https://c1.staticflickr.com/4/3895/33176340462_7418596289_k.jpg (https://flic.kr/p/SxFqb3)



https://c1.staticflickr.com/4/3710/33176339562_4c500876c8_b.jpg (https://flic.kr/p/SxFpUw)

TungNguyenMD
09-03-2017, 07:22
Tòa nhà mầu vàng bên tay trái màn hình các bạn là trụ sở của Tờ báo Caretas giống như Báo Nhân Dân của mình vậy :). Nhưng báo này rất nhiều người đọc và là một trong những tờ báo nổi tiếng của khu vực



https://c1.staticflickr.com/4/3776/33150766012_828585f9e6_k.jpg (https://flic.kr/p/SvqkMf)

TungNguyenMD
09-03-2017, 07:27
Bên cạnh Dinh Tổng thống, đối diện với căn hộ của chúng tôi có một đài phun nước và ở giữa là một cột cờ có cắm cờ của Peru rất đẹp các bạn ạ



https://c1.staticflickr.com/4/3685/33203946981_19ddb731be_k.jpg (https://flic.kr/p/SA7UCv)



https://c1.staticflickr.com/4/3766/32463409164_80a5936662_k.jpg (https://flic.kr/p/RsFsx7)

TungNguyenMD
09-03-2017, 07:32
Một vài hình ảnh về hoạt động quanh quảng trường Plaza de Mayor của Lima


https://c1.staticflickr.com/4/3873/33204005211_15514b4e3f_k.jpg (https://flic.kr/p/SA8cWt)



https://c1.staticflickr.com/4/3899/33204001191_0f497c0c0a_k.jpg (https://flic.kr/p/SA8bKa)



https://c1.staticflickr.com/4/3936/32489128024_d2208c6c9a_k.jpg (https://flic.kr/p/RuXgRJ)



https://c1.staticflickr.com/4/3871/32489125134_e588e1733e_k.jpg (https://flic.kr/p/RuXfZU)

TungNguyenMD
09-03-2017, 07:50
Xung quanh Plaza de Mayor là Trung tâm Lịch sử của Lima (Historic Centre of Lima) nơi đây có rất nhiều công trình nổi tiếng như Nhà quốc hội, Palacio Torre Tagle….và các tòa nhà mang đặc trưng kiến trúc thuộc địa.Những tòa nhà này ngày xưa là các quan lại, quý tộc người Tây ban Nha ở. Và bây giờ một số nhà nó vẫn thuộc quyền sở hữu của các gia đình này. Tại sao Peru sau khi giành được độc lập mà không làm cuộc CCRD long trời lở đất hay Cách mạng diệt Tư sảnmà thu lấy các nhà này các bác nhỉ? Xem ra các bạn Peru này còn thua chúng ta nhiều lắm. Vậy thì làm sao mà tiến lên XHCN được? :)



https://c1.staticflickr.com/1/610/33176736562_861015228c_k.jpg (https://flic.kr/p/SxHrVm)




https://c1.staticflickr.com/1/775/33331982675_aa8b698068_k.jpg (https://flic.kr/p/SMr8bt)



https://c1.staticflickr.com/4/3675/32517637453_cea717a307_k.jpg (https://flic.kr/p/RxtoHB)



https://c1.staticflickr.com/3/2835/33291125926_70a71cf6a5_k.jpg (https://flic.kr/p/SHPHTL)

TungNguyenMD
09-03-2017, 07:54
https://c1.staticflickr.com/3/2933/33204123251_588c3cefea_k.jpg (https://flic.kr/p/SA8P2D)



https://c1.staticflickr.com/3/2809/32517633653_3bb438547f_k.jpg (https://flic.kr/p/RxtnA6)



Nói thế nhưng một số tòa nay cũng là cơ quan của Chính phủ



https://c1.staticflickr.com/3/2842/33291123756_a02b33ed4f_k.jpg (https://flic.kr/p/SHPHfm)



https://c1.staticflickr.com/1/652/32949304620_762cf89b52_k.jpg (https://flic.kr/p/ScBNjY)

TungNguyenMD
09-03-2017, 08:00
Trong thời kỳ thuộc địa, người nhập cư Tây Ban Nha phát triển phong cách kiến trúc độc đáo của riêng họ. Nguồn gốc của phong cách này rất giống với kiến trúc Arab-Moorish điển hình ở Tây Ban Nha. Đặc biệt ở đây là ban công kiểu Moorish. Ở cả Lima có tới 1.600 ban công như thế này. Cái ban công này nó rất kín đáo. Ngồi bên trong có thể quan sát ra ngoài mà bên ngoài không biết. Ngày xưa khi người Tây Ban Nha sang, xây nhà. Do các tiểu thư hoặc mệnh phụ phu nhân buồn quá vì ko có trò gì chơi nên buổi chiều ngồi ngắm đường phố qua ban công. Nhưng cái ban công kiểu tây ở đây nó lại không an toàn. Hoàn toàn có thể bị thổ dân trêu ghẹo thậm chí nó còn ném đá nên họ thiết kế ban công kiểu này cho an toàn



https://c1.staticflickr.com/3/2914/33204138891_1225a988ec_k.jpg (https://flic.kr/p/SA8TFi)



https://c1.staticflickr.com/1/607/33176706562_680b6a502e_k.jpg (https://flic.kr/p/SxHi17)



https://c1.staticflickr.com/1/643/33176704352_bf2278f741_k.jpg (https://flic.kr/p/SxHhm1)

TungNguyenMD
09-03-2017, 08:02
Ban công kiểu này được chạm trổ khá cầu kỳ



https://c1.staticflickr.com/1/713/32517652673_32dda2df36_k.jpg (https://flic.kr/p/Rxttf2)




https://c1.staticflickr.com/3/2933/33291131526_e052ce07c6_k.jpg (https://flic.kr/p/SHPKyj)



https://c1.staticflickr.com/4/3873/33291128716_e38384ef64_k.jpg (https://flic.kr/p/SHPJHS)

TungNguyenMD
09-03-2017, 08:05
Tòa nhà quốc hội


https://c1.staticflickr.com/4/3919/32517674153_7d9b06b639_k.jpg (https://flic.kr/p/RxtzCn)



Đằng trước là tượng Bolivar



https://c1.staticflickr.com/4/3883/32517677413_9138150c9f_k.jpg (https://flic.kr/p/RxtAAz)



Con đường phía trước tòa nhà quốc hội



https://c1.staticflickr.com/3/2937/32489285934_8551d01077_k.jpg (https://flic.kr/p/RuY5Nj)

TungNguyenMD
09-03-2017, 08:10
Nhà thờ này nhìn kiểu kiến trúc cũng lạ


https://c1.staticflickr.com/4/3853/32517670943_c239fda90a_k.jpg (https://flic.kr/p/RxtyF2)


Ngay sau nhờ thờ bắt đầu đi vào khu China town. Khu China Town ở đâu cũng thế. Đông đúc, chật chột,nhộm nhoạm bẩn thỉu. Nơi người ta to tiếng cãi cọ có khi chỉ là giành nhau chỗ đỗ xe hay không vừa ý cái gì đó



https://c1.staticflickr.com/4/3887/32517668763_95ed5ab790_k.jpg (https://flic.kr/p/Rxty2r)



https://c1.staticflickr.com/3/2825/33204140731_124c11d3fe_k.jpg (https://flic.kr/p/SA8Ue2)



https://c1.staticflickr.com/4/3879/33204140091_07f006444d_k.jpg (https://flic.kr/p/SA8U2Z)




https://c1.staticflickr.com/3/2926/33204139441_bcbe33872b_k.jpg (https://flic.kr/p/SA8TQM)

TungNguyenMD
10-03-2017, 00:24
Ngôi nhà này có thiết kế khá đẹp và cầu kỳ

https://c1.staticflickr.com/3/2822/33215844431_c136c05ac2_k.jpg (https://flic.kr/p/SBaTjX)


Có xe điện như ở Disneyland chạy quanh quảng trường


https://c1.staticflickr.com/1/571/32500831554_2105721cc2_k.jpg (https://flic.kr/p/RvZfUJ)



Check in cái :)


https://c1.staticflickr.com/4/3796/33302879026_28b2da8428_k.jpg (https://flic.kr/p/SJRXFq)

TungNguyenMD
10-03-2017, 00:38
Cảnh sát ở Peru

Thật sự CS ở Peru là một trong nhữngi cảnh sát tôi có thiện cảm và đánh giá rất cao. Thân thiện, cởi mở, nhiệt tâm với công việc. Khi gặp khách du lịch họ luôn nở một nụ cười chào trước. Họ nhìnkhasch du lịch và đoán ý rất nhanh. Khách đang loay hoay tìm người chụp ảnh hộ thì họ đã tiến đến và nói "Rất vui lòng khi tôi có thể chụp ảnh hộ cho bạn". Còn công việc ư? Lúc tắc đường họ làm việc liên tục, đúng nghĩa là hướng dẫn giao thông chứ không đặt bẫy như ở ta. Tôi từng gặp một nhóm cảnh sát đang đi tuần, khi thấy có rác trên vỉa hè, một người cảnh sát cúi xuống nhặt rác và đem bỏ vào thùng rác. Thực ra ở đâu cũng thế, Vietnam mình cũng vậy. Các anh CS cũng là những người tốt. Nhưng do cơ chế nó thế. Nhất là cái chính sách khoán phạt tôi nó làm suy thoái con người. Mà thôi chẳng nói nữa, đi ra nước ngoài mà cái gì cũng đem so với Vietnam thì lại thêm buồn vì đất nước đúng không các bạn




Tranh thủ đánh giầy trước khi vào làm việc. Việc giữ cho đôi giầy bóng lộn là nhiệm vụ của CS. Nó mang hình ảnh của con người cẩn thận



https://c1.staticflickr.com/4/3771/32463414564_161bc3fe97_k.jpg (https://flic.kr/p/RsFu9d)


Cảnh sát ở đây họ đi đủ loại phuơng tiện. Từ đi bộ, xe đạp, Motor, ô tô và thậm chí cả những xe chống bạo động


https://c1.staticflickr.com/4/3835/32463421334_75ce70f298_h.jpg (https://flic.kr/p/RsFw9W)


https://c1.staticflickr.com/4/3781/33178319351_1fed0f8f8e_k.jpg (https://flic.kr/p/SxRyqP)


https://c1.staticflickr.com/1/644/32463419184_d888a97ff7_k.jpg (https://flic.kr/p/RsFvvS)


https://c1.staticflickr.com/4/3913/33208677891_fb092b4476_k.jpg (https://flic.kr/p/SAx9XV)

TungNguyenMD
10-03-2017, 00:43
Hướng dẫn giao thông, chỉ đường rất cẩn thận


https://c1.staticflickr.com/1/740/33208678531_afed73eb81_k.jpg (https://flic.kr/p/SAxa9X)



Nhưng khi cần thì rất nghiêm khắc phạt. Không có chuyện 50-50 hay gọi điện thoại cho người thân như ở ta



https://c1.staticflickr.com/3/2868/33208678201_dc94bd3225_k.jpg (https://flic.kr/p/SAxa4g)


Motor cảnh sát



https://c1.staticflickr.com/1/598/32517681303_1a445fae63_k.jpg (https://flic.kr/p/RxtBKD)



Và rất vui khi có khách du lịch xin chụp ảnh cùng


https://c1.staticflickr.com/1/573/33215863701_8d6647df12_k.jpg (https://flic.kr/p/SBaZ4c)

Trai_lang
10-03-2017, 14:35
Hướng dẫn giao thông, chỉ đường rất cẩn thận


https://c1.staticflickr.com/1/740/33208678531_afed73eb81_k.jpg (https://flic.kr/p/SAxa9X)



Nhưng khi cần thì rất nghiêm khắc phạt. Không có chuyện 50-50 hay gọi điện thoại cho người thân như ở ta



https://c1.staticflickr.com/3/2868/33208678201_dc94bd3225_k.jpg (https://flic.kr/p/SAxa4g)


Motor cảnh sát



https://c1.staticflickr.com/1/598/32517681303_1a445fae63_k.jpg (https://flic.kr/p/RxtBKD)



Và rất vui khi có khách du lịch xin chụp ảnh cùng


https://c1.staticflickr.com/1/573/33215863701_8d6647df12_k.jpg (https://flic.kr/p/SBaZ4c) bẩm cụ... nhòm cụ cao hơn 2 em cút lít nhỉ...

TungNguyenMD
11-03-2017, 09:04
Pachacamac

Chiều hôm đó tôi ngồi dở cuốn Lonely Planet ra để xem các điểm đi. Tiện có anh Javier chủ nhà tôi hỏi anh luôn nên đi điểm nào vì chúng tôi có rất ít thời gian ở Lima. Được anh recommend nên đi Pachacamac chúng tôi hẹn anh sáng hôm sau đến đón chúng tôi đi đến đó.

Nằm cách Trung tâm Lima khoảng 45’ chạy xe. Pachacamac là một trong những khu khảo cổ và bảo tàng quan trọng nhất của Peru. Vì đây nó là một trong những di tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ Tiền Inca (Pre Inca).

Peru là vùng đất có nhiều dấu ấn văn hóa Lịch sử lâu đời nhất Nam Mỹ. Ở đây đã tồn tại rất nhiều nền văn minh. Cái sau đè lên cái trước nhưng đặc biệt là họ không có chữ viết cho đến tận khi người Tây Ban Nha xâm lược.
Người Tây Ban Nha đến Peru họ đánh bại những người Inca nên họ chỉ biết về nền văn minh này. Tất cả những khảo cổ sau này về các nền văn minh trước đó bị họ gộp vào gọi là Thời kỳ tiền Inca. Còn từ thời kỳ người Tây Ban Nha đến về trước người ta gọi là thời kỳ Tiền Colombus. Thời kỳ từ khi Pizarro đánh bại đế chế Inca đến khi Jose de Martin tuyên bố độc lập gọi là thời kỳ thuộc địa. Và từ sau đó đến nay gọi là thời kỳ độc lập.

Thời kỳ tiền Inca ở Peru có rất nhiều nền văn minh. Mấy ông Peru chém gió là có cả từ năm 6.000 trước công nguyên. Nhưng nghe mấy ông đấy chém làm gì, em đi đến Pachacamac thì chỉ tìm hiểu về Pachacamac đẫ đúng không các bác. Chứ chém gió thì Peru phải gọi mình bằng cụ. Bằng chứng là để cho hợp với con số 4.000 năm lịch sử của mình mấy ông sử học Việt Nam chia cmn thời Vua Hùng ra sao cho nó đủ số. Thành ra mỗi Vua sống đến mấy trăm năm vậy. Đấy là dân tộc mình còn có chữ viết (từ thời thuộc Hán) chứ mấy ông Peru này mới chỉ có chữ viết từ thế kỷ 16 thì các ông ấy chém về 8.000 năm trước cũng dễ hiểu thôi đúng không các bác. Mọi bằng chứng chém gió đều dựa vào mấy cái đồ khảo cổ mà cái đó thì dân tộc mình cũng có đầy.:))



https://c1.staticflickr.com/4/3814/33344294445_aea971dd0e_k.jpg (https://flic.kr/p/SNwe3n)

TungNguyenMD
11-03-2017, 09:14
MỘT SỐ TRUYỀN THUYẾT


Đến Pachacamac mà không hiểu các truyền thuyết của họ thì cũng giống như bạn ăn cơm mà không có gia vị, nghe hòa nhạc mà bị khiếm thính nên tôi lại kể lể một chút về các truyền thuyết nơi đây.

Nền văn minh Pachacamac có trước Inca khá lâu, sau này bị người Inca chiếm và đồng hóa vào văn hóa của họ. Truyền thuyết về các vị thần ở đây cũng khá thú vị. Pachacamac là tên một vị thần tạo ra thế giới..(Nghe giống chuyện Thiên Chúa tạo ra vạn vật của người Do Thái.) Trước thần Pachacamac là vị thần Con. Ông này thấy bảo từ phương bắc đến. To cao, đẹp trai và là con của vị thần mặt trời đầy quyền năng. Nhưng thời đó, máy bay thì không. Thuyền bè thì làm sao đi được từ phương bắc tới được nếu không bị sóng biển đánh cho tan xác? Thế là ông này chọn cách đi bộ vượt qua các ngọn núi. Ông di chuyển bằng ý chí của mình. VD gặp núi cao ư? Ông chỉ tay một cái thế là núi biến thành thung lũng cho ông đi qua. Đến Peru ngày nay, ông thấy buồn quá, không có người uống rượu chém gió cùng. Thế là ông tạo ra đàn ông và đàn bà và phù phép cho những đồng cỏ xanh tươi để họ có thể trồng cấy. Nhưng bọn này vô ơn. Ăn quả không biết kẻ trồng cây nên ông biến những đồng cỏ tươi tốt thành vùng đất khô cằn và chỉ cho một số nơi, trên đỉnh núi tuyết sẽ có nước chảy xuống để người sinh sống.

Một hôm sau khi đã ngà ngà say thì Con gặp người em cùng cha khác mẹ của mình là Pachacamac đi đến. (Ông này là con của Thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng). Tuy là anh em nhưng không biết bảo nhau. Sau một cuộc chiến kinh hoàng, khủng khiếp Pachacamac đã giành phần thắng và đuổi thần Con đi. Nhìn thấy bọn người mà Con tạo ra chỉ có những tật xấu. Pachacamac biến bọn này thành khỉ, vượn, chó, mèo và đuổi vào rừng. Ông lại tạo ra giống người của riêng mình và hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng vốn tính cẩn thận, ông tạo ra 1 người đàn ông và 1 người đàn bà đã, giống như Thiên Chúa tạo ra Adam và Eve vậy. Nếu như trong Kinh Thánh, Adam là một chàng trai ngoan ngoãn hiền lành ngờ nghệch và bị vợ xỏ mũi thì ngược lại ở đây ông đàn ông này chắc suốt ngày rượu chè, cờ bạc đánh đập vợ con nên Pachacamac nổi giận và giết đi. Khi người đàn bà còn lại ở một mình buồn quá đến cầu khẩn cha mình là Pachacamac thì ông cho bà là mẹ của tất cả nhân loại. Nhưng bà này không chồng thì làm sao có con? Thế là thần Pachacamac ban cho bà một phép mầu tự sinh sản chắc kiểu như sinh sản vô tính vậy. Xem ra cha đẻ của cừu Dolly còn đi sau ông này nhiều lắm. :) Trên thực tế người đàn bà này đã có một người con trai với người chồng cũ (bị Pachacamac giết) nhưng thần Viracocha đã cứu và đem giấu đi sau này ông đánh bại Pachacamac và ném Pachacamac xuống biển

Nền văn minh Pachacamac được đặt theo tên của vị thần mà họ tôn thờ như một vị thần tối cao nhất. Khi người Inca đến chinh phục nơi này họ lại đặt ra truyền thuyết Thần Viracocha (Wiracocha) mới là vị thần tạo ra thế giới (làm cho mặt trời và mặt trăng phát sáng di chuyển mặt trời và mặt trăng tạo ra thời gian và mùa trên trái đất….) và người Inca cho rằng họ là con của Thần Mặt trời, cháu của vị thần này. Thần Pachacamac chỉ tạo ra mỗi loài người mà thôi. Nhằm nâng cao vai trò của mình và hạ thấp vai trò của thần Pachacamac.
Nhưng có một cái hay là người Inca vẫn đưa thần Pachacamac vào hệ thống các thần của mình. Thậm chí ông còn được coi là người cùng với Wiracocha là người sáng tạo thế giới.



Tượng thần Pachacamac đứng trên muôn loại chụp ở bảo tàng Pachacamac


https://c1.staticflickr.com/4/3882/32501790274_667c8cf7dc_k.jpg (https://flic.kr/p/Rw5aUo)



Thần Wiracocha (ảnh sưu tầm)


https://c1.staticflickr.com/1/780/33368327615_5b8cf34bcd_z.jpg (https://flic.kr/p/SQDpgn)

TungNguyenMD
11-03-2017, 09:29
Khu vực khảo cổ Pachacamac khá rộng lớn. Ở đây gồm có các tòa nhà, cung điện, và quan trọng nhất là 3 đền thờ. Thần mặt trời, đền thờ thần Pachacamac và Painted temple (dek biết dịch là gì vì bên trong đền này vẽ tranh)
Nhưng trước tiên chúng ta cùng vào bên trong bảo tàng đã.



Đón tiếp chúng tôi là chị HDV người gốc Quechua (đọc là Két chu) rất nhiệt tình và am hiểu rất sâu về nền văn hóa này (đương nhiên rồi, công việc của chị mà).


https://c1.staticflickr.com/4/3860/32985767300_60a66516e9_b.jpg (https://flic.kr/p/SfQFpS)


Mấy anh em cùng anh chủ nhà Javier chụp ảnh check in trước khi vào.



https://c1.staticflickr.com/1/716/33213005892_814184c673_b.jpg (https://flic.kr/p/SAVkwC)

TungNguyenMD
11-03-2017, 10:16
Bên trong bảo tàng trưng bày các cổ vật chủ yếu là đồ dùng và đồ thờ cúng được khai quật và ngạc nhiên là chúng khá tinh xảo. Người dân ở đây đã biết dệt vải, làm đồ gốm….


https://c1.staticflickr.com/4/3854/33344452145_4afba007af_k.jpg (https://flic.kr/p/SNx2Vk)



https://c1.staticflickr.com/4/3780/32530554013_30c9820563_k.jpg (https://flic.kr/p/RyBAmV)




https://c1.staticflickr.com/1/634/33216850961_2ac73b0a6e_k.jpg (https://flic.kr/p/SBg3wV)



CHị HDV rất nhiệt tình và nói khá thuyết phục



https://c1.staticflickr.com/4/3766/33344476225_48cd6dd72e_k.jpg (https://flic.kr/p/SNxa5v)

TungNguyenMD
11-03-2017, 10:22
Những chiếc mặt nạ này làm ra với một mục đích là để tế lễ. Trong đó người ta dùng người để tế (Human sacrifice)


https://c1.staticflickr.com/4/3825/32961913930_5c31bc3ab4_k.jpg (https://flic.kr/p/SdJqCS)



Sau khi giết người để tế, họ ướp xác vào và đây là hình ảnh khai quật được xác ướp. Về chuyện Human sacrifice tôi sẽ nói sau



https://c1.staticflickr.com/4/3715/33241255291_4bfbfee013_b.jpg (https://flic.kr/p/SDq86e)

TungNguyenMD
11-03-2017, 10:25
Cũng như một số du khách khác. Chúng tôi cũng lấy tờ sticker ghi tên và dán lên đây


https://c1.staticflickr.com/3/2911/33303857586_1b953bffb2_k.jpg (https://flic.kr/p/SJWYz9)



https://c1.staticflickr.com/1/670/33303848066_251c76bea0_k.jpg (https://flic.kr/p/SJWVK1)A

TungNguyenMD
11-03-2017, 10:57
Bước ra ngoài bảo tàng. Đến khu vực khảo cổ, đầu tiên chúng tôi gặp công trình Mamacona. Đây là công trình còn khá nguyên vẹn của khu bảo tồn này. Được được người Inca xây dựng để dành cho những phụ nữ trông coi việc thờ cúng đền thờ thần Mặt trời. Cũng như sản xuất các loại hàng hóa tốt nhất để dâng lên vị thần này. Tự nhiên tôi thấy giống Cung điện của các Vestal ở Roma Forum quá các bạn ạ. Có chăng là người La mã có chữ viết khá sớm nên họ cho biết cuộc sống của các Vestal như thế nào. Nhưng do người Inca không có chữ viết nên cuộc sống của những người giữ đền ở đây hoàn toàn bí mật.
Tòa nhà này điển hình kiểu kiến trúc Inca, với những cửa hình thang và chia làm 3 khu vực: khu vực ở, khu vực sản xuất và khu vực chuẩn bị đồ tế lễ. Gần đây người ta tìm ra một số Pond (dịch tạm là hồ nước) chắc là để giành cho một nghi lễ nào đó




Toàn cảnh khu Mamacona, tất nhiên là chúng tôi không được vào bên trong


https://c1.staticflickr.com/4/3859/33216780331_2e5261f491_k.jpg (https://flic.kr/p/SBfFxa)



Tranh thủ check in cái



https://c1.staticflickr.com/3/2809/32555189953_ec968e300a_k.jpg (https://flic.kr/p/RAMRLv)

TungNguyenMD
11-03-2017, 11:26
Old Temple of Pachacamac hay Temple for millennium

Nghe cái tên cũng đã thấy lâu rồi phải không các bạn. Đây là đền thờ từ thời Tiền Inca. Nơi mà người dân ở đây trước khi bị đế chế Inca xâm chiếm họ thờ thần Pachacamac. Sauk hi đế chế Inca xâm chiếm họ vẫn cho người dân ở đây thờ vị thần này và tư tế của họ độc lập hoàn toàn với các quan Tư tế Inca. Khu này gồm rất nhiều Kim tự tháp bằng đất. Nhwung đang được bảo tồn nên chúng tôi không được vào mà chỉ đứng xa zoom lại như thế này thôi




https://c1.staticflickr.com/1/750/33214351202_ebb10a3462_k.jpg (https://flic.kr/p/SB3erC)



https://c1.staticflickr.com/4/3782/32987142970_516d508280_k.jpg (https://flic.kr/p/SfXJmj)

TungNguyenMD
11-03-2017, 11:48
Painted Temple

Dịch ra là đền tranh hay đền vẽ thì cũng dek đúng. Thực ra ngôi đền này là của thời kỳ Ychma. Ychma trong tiếng Quechua là tên của một loại cây mà họ dùng để vẽ lên cơ thể mình. Văn hoá Ychma phát triển rực rỡ sau khi Wari sụp đổ. Nhà nước này gồm thung lũng Lurin và Rimac và Pachacamac là thủ đô.

Đây là đền thờ quan trọng nhất thời kỳ Tiền Inca. Mọi người ở khắp nơi đổ về hành hương. Sau khi vượt qua những ngọn núi khắc nghiệt, họ đi vào khu vực miền duyên hải phì nhiêu và được thấy ngôi đền vĩ đại đứng cheo leo trên một ngọn đồi nhân tạo. Các bức tường gạch phủ đầy những bức vẽ lộng lẫy và có rất nhiều cửa đi ra các lối thông của tòa nhà. Nhưng không đơn giản là ai cũng được hành hương tới đây. Con đường đến chốn linh thiêng này chỉ dành cho các nhà quý tộc, các tu sĩ và những vị khách hành hương đã kiêng ăn trước đó 20 ngày để được lên tần thứ nhất. Và suốt một năm trời để được lên tầng cao hơn. Bên trên là một kim tự tháp và trên đỉnh là một miếu thần và có một bức tượng thần bằng gỗ. Trung tâm tín ngưỡng của Pachacamac. Người ta đến tham khảo tượng thần về nhiều vấn đề từ tình hình mùa gặt sắp tới cho đến những vấn đề về tình hình sức khỏe.... Nếu kẻ nào cả gan không nghe những lời truyền của ngài thì sẽ gặp tai họa. Câu trả lời của Thần qua các tư tế. Họ là những người duy nhất có thể đến chính đện và nói chuyện với tượng thần. Chính các tư tế cũng không được nhìn thấy mặt thần vì tượng thần được che phủ bằng tấm khăn trùm. Năm nào thuận lợi không sao, nhưng năm nào mà thiên tai nhiều, mùa màng thất bát, gặp nhiều điều không may thì họ lại cho rằng thần Pachacamac nổi giận. Ngay trong chính điện này họ làm những cuộc tế lễ đẫm máu để xoa dịu thần (Vụ Human sacrifice này tôi sẽ viết ở dưới)

Ấy thế nhwung có mỗi một ngôi đền thờ thần thì ít quá, con chiên thì nhiều mà đổ hết về đây thì có mà kẹt xe, tắc đường và kéo theo bao nhiêu hệ lụy khác nữa.... Nên các địa phương khác cũng xin thành lập các chi nhánh thờ thần. Ok, không sao cả, chỉ cần làm một lễ vật thật to. Dâng lên đền chính là đền này sau một hồi cúng bái nếu thần đồng ý thì một viên tư tế từ đây se đi về vùng đất mới nơi có ngôi nhà mới của thần. Và vùng đất đó phải cấp một khu đất mà các sản phẩm từ đó chỉ để dành thờ thần Pachacamac

Trong thời kỳ này người ta làm 02 con đường chạy bắc - nam và đông – tây. Chia khu phức hợp Kim tự tháp ra làm 04 phần. Hiện tại con đường đá này còn 460m dài và 3-4m rộng





Ngôi đền này chính là một kim tự tháp



https://c1.staticflickr.com/1/570/33214583912_64b679df52_k.jpg (https://flic.kr/p/SB4qBS)



Con đường đá



https://c1.staticflickr.com/4/3718/32961896360_265e699a84_k.jpg (https://flic.kr/p/SdJkpW)

TungNguyenMD
11-03-2017, 12:29
Templo del Sol – Đền thờ thần măt trời.

Người Inca vốn coi họ là con cháu của thần Mặt trời, nên đi khắp đế chế Inca cổ đại đâu đâu bạn cũng sẽ nhìn thấy đền thờ thần Mặt trời. Và khi chiếm được khu vực này họ không ngại ngần gì mà xây đền thờ Thần Mặt trời trên đó. Nằm ở vị trí cao nhất của khu vực này là đền thờ thần mặt trời. Cũng được xây dựng theo hình kim tự tháp và có 6 tầng. Phần dưới xây bằng đá, phần trên xây bằng gạch. Cổng đền thờ Thần mặt trời được đặt vào hướng chính đông. Nhằm mục đích khi mặt trời mọc. Những ánh sáng đầu tiên sẽ đi vào của đền. Lưng của đền thờ quay ra hướng tây (ra biển Thái Bình dương). Ngôi đền được trát vữa và sơn lớp ngoài mầu đỏ cho đúng với mầu của mặt trời. Nhưng qua thời gian và do bọn đế quốc sài lang phá hoại ngày nay chúng ta không còn thấy nữa. Tuy nhiên đây là công trình lớn nhất của khu vực này còn tồn tại tương đối nguyên vẹn.
Và khi khảo cổ người ta phát hiện ra dưới đền thờ thần Mặt trời có nghĩa trang của các phụ nữ bị giết chết để đem hiến tế cho thần.




Đường đến đền thờ Thần Mặt Trời



https://c1.staticflickr.com/4/3746/33303828346_c132b03cf0_k.jpg (https://flic.kr/p/SJWPT1)



https://c1.staticflickr.com/1/659/33216775161_fb20b8d5a8_k.jpg (https://flic.kr/p/SBfE12)



Ngôi đền đứng sừng sững trên một ngọn đồi



https://c1.staticflickr.com/4/3692/32530426623_0b5b03951a_k.jpg (https://flic.kr/p/RyAWux)



https://c1.staticflickr.com/4/3743/32501646684_ae1621a245_k.jpg (https://flic.kr/p/Rw4rdG)



Cửa chính quay ra phía đông



https://c1.staticflickr.com/3/2870/33189099212_d90a6b61db_k.jpg (https://flic.kr/p/SyNNUu)



Các bức tường



https://c1.staticflickr.com/4/3743/32501646684_ae1621a245_k.jpg (https://flic.kr/p/Rw4rdG)



https://c1.staticflickr.com/4/3748/32501647634_4e14185aff_k.jpg (https://flic.kr/p/Rw4rv5)

Trai_lang
11-03-2017, 13:44
Pachacamac

Chiều hôm đó tôi ngồi dở cuốn Lonely Planet ra để xem các điểm đi. Tiện có anh Javier chủ nhà tôi hỏi anh luôn nên đi điểm nào vì chúng tôi có rất ít thời gian ở Lima. Được anh recommend nên đi Pachacamac chúng tôi hẹn anh sáng hôm sau đến đón chúng tôi đi đến đó.

Nằm cách Trung tâm Lima khoảng 45’ chạy xe. Pachacamac là một trong những khu khảo cổ và bảo tàng quan trọng nhất của Peru. Vì đây nó là một trong những di tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ Tiền Inca (Pre Inca).

Peru là vùng đất có nhiều dấu ấn văn hóa Lịch sử lâu đời nhất Nam Mỹ. Ở đây đã tồn tại rất nhiều nền văn minh. Cái sau đè lên cái trước nhưng đặc biệt là họ không có chữ viết cho đến tận khi người Tây Ban Nha xâm lược.
Người Tây Ban Nha đến Peru họ đánh bại những người Inca nên họ chỉ biết về nền văn minh này. Tất cả những khảo cổ sau này về các nền văn minh trước đó bị họ gộp vào gọi là Thời kỳ tiền Inca. Còn từ thời kỳ người Tây Ban Nha đến về trước người ta gọi là thời kỳ Tiền Colombus. Thời kỳ từ khi Pizarro đánh bại đế chế Inca đến khi Jose de Martin tuyên bố độc lập gọi là thời kỳ thuộc địa. Và từ sau đó đến nay gọi là thời kỳ độc lập.

Thời kỳ tiền Inca ở Peru có rất nhiều nền văn minh. Mấy ông Peru chém gió là có cả từ năm 6.000 trước công nguyên. Nhưng nghe mấy ông đấy chém làm gì, em đi đến Pachacamac thì chỉ tìm hiểu về Pachacamac đẫ đúng không các bác. Chứ chém gió thì Peru phải gọi mình bằng cụ. Bằng chứng là để cho hợp với con số 4.000 năm lịch sử của mình mấy ông sử học Việt Nam chia cmn thời Vua Hùng ra sao cho nó đủ số. Thành ra mỗi Vua sống đến mấy trăm năm vậy. Đấy là dân tộc mình còn có chữ viết (từ thời thuộc Hán) chứ mấy ông Peru này mới chỉ có chữ viết từ thế kỷ 16 thì các ông ấy chém về 8.000 năm trước cũng dễ hiểu thôi đúng không các bác. Mọi bằng chứng chém gió đều dựa vào mấy cái đồ khảo cổ mà cái đó thì dân tộc mình cũng có đầy.:))



https://c1.staticflickr.com/4/3814/33344294445_aea971dd0e_k.jpg (https://flic.kr/p/SNwe3n)Cụ dậy chí phải... theo như nhà cháu được biết.. lịch sử dân tộc vn ta chỉ có hơn 2000 năm thôi...

TungNguyenMD
11-03-2017, 13:58
Chuyện về Cavillaca và Cuniraya

Ngay sau đền thờ Thần Mặt trời là biển Thái bình dương. Ngay trên biển có 02 ngọn núi một nhỏ, một lớn. Đến đây chị HDV kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện Thiên tình sử vô cùng diễm lệ giữa Cavillaca và Cuniraya

Ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi. từ hồi người ta chỉ biết kể chuyện truyền miệng, chưa có mạng xã hội như bây giờ, và đương nhiên trong những câu chuyện thời đó chỉ có thần thánh chứ làm gì có Nữ hoàng nội y hở ngực rồi cướp hiếp giết mà ta vẫn gặp ở các quán nhậu thời nay

Cuniraya là một vị thần, chàng rất thương loài người,(chắc cũng anh em họ với thần Prometheus bên Hy lạp), Chàng lên những vùng núi, dậy dân chúng làm ruộng bậc thang, dạy họ làm những hệ thống tưới tiêu thủy lợi…..Nhờ có chàng mà người dân ở các vùng này đạt được kết quả bội thu, không còn lo về chuyện đói ăn nữa. Nhưng vô tình như thế nó lại động đến quyền lợi của các vị thần khác vốn chỉ quen ban cho loài người con cá chứ không phải cái cần câu. Nên Cuniraya bị kẻ yêu thì ít mà kẻ ghét thì nhiều.

Ở Vương quốc Achicocha có một nàng công chúa đẹp như tranh vẽ tên là Cavillaca. Nàng đẹp đến nỗi các thần khi bay qua cũng phải dừng lại ngắm nàng. Tả thì nó khó nhưng cứ đại khái là nếu nàng đi thi hoa hậu thì chắc chắn phải giành giải nhất chứ ko có chuyện giải nhì. Chính vì thế nên nhan sắc của nagf được rất nhiều các vị thần và các đại gia thời đó thèm muốn
Bao nhiêu kẻ si tình đem Rolls Royce rồi Ferrari đến mời nàng đi chơi, nhưng nàng đều từ chối (chuyện em đẹp em có quyền) ngay cả các vị thần quyền năng vô hạn đến chơi nàng cũng đuổi ra khỏi cửa. Nàng này có một sở thích là chỉ thích dệt vải dưới bóng cây Lucumo ( tôi cũng dek biết là cây gì).

Cuniraya lại đem long say mê nàng như điếu đổ. Tiếp cận không được, chàng nghĩ mãi cuối cùng cũng ra một cách là làm cho nàng có thai trước rồi cưới sau. Vừa ăn chắc lỡ đâu cưới về nó tịt, hơn nữa khi nàng có thai rồi thì đỡ kiêu kỳ hơn và cưới hỏi chắc cũng dễ. Nghĩ đây là bài nhất tiễn hạ song điêu nên chàng khoái chí và rắp tâm thực hiện.
Chàng bèn biến thành con chim và đậu trên ngọn cây Lucumo nơi nàng hay ngồi dệt vải. Kiếm một quả ngon và chin chàng bèn đưa “tinh binh” của mình vào trong đó. Đợi đến gần trưa, lúc này Cavillca đã đói. Con chim (Cuniraya) mới hẩy quả chín đó rụng vào đầu Cavillaca.

Không như Isaac Newton, khi quả táo rụng vào đầu thì tìm “Định luật vạn vật hấp dẫn” nàng Cavillaca vốn tham ăn mà đầu óc chắc cũng kém nên chẳng nghĩ gì mà cầm lấy ăn cmnl.
Ăn vào vài ngày sau cái bụng nàng cứ phồng to ra. Đến 9 tháng sau nàng đẻ ra một đứa con trai kháu khỉnh.
Khi đứa trẻ biết bò cũng là lúc nàng thấy mình phải có một tấm chồng chứ không thể làm single mom được mãi nên nàng mời các vị hoàng tử, các vị thần đến để nàng kén chồng.

Tin này bay ra thôi thì đủ các thể loại đại gia đi xe sang đến. Từ ông địa gia bán đất mới nổi, cho đến đại gia ngân hàng rồi đại gia lâm tặc…. ai cũng mặc đồ đẹp, đi xe sang đến. Đến nỗi dân tình vùng đó tưởng có bọn câu lạc bộ xe sang nào đó offline.
Vào cuộc Cavillaca hỏi từng người một xem ai là bố của đứa con nàng. Tất cả đều lắc đầu, ngu gì mà nhận. Mà có thật chúng nó còn quất ngựa truy phong kia kìa. Hơn nữa đây khong phải là con của các vị ấy. Tự nhiên nhận vào có mà toi à.
Thất vọng Cavillaca không biết làm cách nào. Chẳng nhẽ lấy hết máu của các người đàn ông ở đây mà đi làm AND, như thế thì biết bao giờ mới xong. Hơn nữa lại rất tốn kém. Nghĩ mãi nàng tìm ra cách thả đứa con của nàng vào đám đàn ông ấy. Xem nó bò lên lòng ai thì nàng sẽ nhận người đó làm chồng.
Thằng bé bò ra sân, chẳng ngồi vào lòng ai cả. Tự nhiên nó bò hẳn ra cửa. Nơi có kẻ ăn mày rách rưới ngồi đó mà trèo lên lòng. Cả hội trường ngạc nhiên. Nhưng đau đớn nhất là Cavillaca, tưởng nó bò đến chỗ ông đại gia ngân hàng hay đại gia truyền thong gì đó, không thì chí ít thì cũng phải bò ra chỗ mấy ông bán đất nhà giầu mới nổi. Ai ngờ lại bò ra chỗ thằng ăn mày thế kia thì chịu sao nổi. (Chắc nàng này cũng hạn chế về nhận thức, chưa được học bộ môn Mác Lê trong đại học nên còn phân biệt giai cấp lắm).

Nghĩ thế nên nàng ôm con chạy về phía biển. Lú này kẻ ăn mày mới đứng dậy rũ bỏ bộ quần áo ăn mày, mặc vào bộ quần áo bằng vàng ròng. Hóa ra kẻ ăn mày này chính là vị thần Cuniraya hóa trang. Và đuổi theo nàng. Vừa đuổi theo vừa gọi.
Nhưng ông này đầu óc cũng kém. Muốn lấy le thì làm trước đi, bây giờ mới mặc quần áo bằng vàng vào. Mà khổ nỗi vàng nó nặng, đeo một đống trên người như thế thì đuổi làm sao nổi? Nên cứ lạch bạch chạy theo.

Đen một nỗi là nàng Cavillaca không thèm ngoái đầu lại. và khi tới biển nàng bế con nhảy tùm xuống biển. Và khi chết nàng biến thành hòn đảo lớn, và ngay cạnh đó hòn đảo nhỏ là do con trai nàng biến thành

Câu chuyện này ngày nay vẫn lưu truyền trong dân gian Peru như là chuyện một nàng công chúa vội vàng mà chọn cho mình cái kết không có hậu



Đảo lớn




https://c1.staticflickr.com/1/682/33369068135_cd932fdcaf_k.jpg (https://flic.kr/p/SQHcoX)




Đảo nhỏ



https://c1.staticflickr.com/1/696/33241261561_d696d0f79d_k.jpg (https://flic.kr/p/SDq9Xk)

MH2703
12-03-2017, 23:10
Rất hâm mộ bác chủ thớt- một người có kiến thức chuyên sâu với lối kể chuyện dí dỏm, hài hước. Follow bác từ otofun sang phượt. Mong bác cứ tiếp tục up bài để em mở rộng tầm hiểu biết. Cám ơn bác chủ thớt nhiều nhiều.

TungNguyenMD
16-03-2017, 14:05
Human sacrifice – Lễ hiến tế người cho thần linh

Tiện thể tôi viết luôn về tục hiến tế người ở Peru giai đoạn tiền Columbus.

Như đã nói, người ta tin vào những sự vật thiên nhiên như Động đất, sấm chớp, mất mùa… là sự nổi giận của các thần linh. Và để xoa dịu các cơn tức giận đó. Họ phải hiến tế cho Thần linh những thứ gì đó. Mà sinh vật lớn lao và thiêng liêng nhất là con người. Nên họ đem người ra làm lễ hiến tế.

Nghe thì rùng rợn, lạc hậu dã man quá phải không các bạn. Nhưng thật sự so với ngày nay thì chúng chẳng là cái gì cả. Ngay vào thế kỷ 20 đầy văn minh. Những bạo chúa như Aldolf Hitler, Polpot, Mao…. Không chỉ hiến tế 1 vài người mà cả triệu người cho “Chúa” của họ vậy

Người Ychman tôn thờ thần Pachacamac và đương nhiên những lễ hiến tế nhằm xoa dịu vị thần này. Và họ hiến tế trẻ em và phụ nữ. Tại sao lại là trẻ em và phụ nữ? Ngoài những lý do như: Trẻ em là sinh vật trong trắng nhất, phụ nữ là để hầu hạ thần (chuyện thần nào chẳng thích gái đẹp….. mà chúng ta đọc lại truyền thuyết về vị thần này sẽ hiểu.
Tôi đã kể ở post trước, khi thần Pachacamac tạo ra 2 người: 1 nam và một nữ, nhưng do người nam mải chơi và chắc có xúc phạm đến thần nên thần nổi giận mà giết đi. Trong cơn tức giận thần định giết nốt đứa bé (con của 2 người này) nhưng người phụ nữ đã kịp thời giấu đứa bé đi và đến cầu xin thần, thần Pachacamac ban cho bà sinh sản vô tính lvaf đương nhiên bà trở thành mẹ của các dân tộc ở vùng này. Sau này thần Pachacamac bị thần Wiracocha đánh bại và ném xuống biển nên vẫn căm thù loài người lắm. Chính vì thế khi thần Pachacamac nổi giận người ta phải hiến tế Phụ nữ và trẻ em. Chứ không phải Phụ nữ và trẻ em được ưu tiên như ngày nay.

Các việc tuyển chọn người hiến tế cho thần cũng được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Thông thường các quan tư tế sẽ tìm đứa trẻ nào xinh xắn kháu khỉnh nhất vùng. Đến đưa nó vào đền thờ nuôi vỗ béo tắm rửa trai giới hàng ngày để chuẩn bị cho việc tế lễ. Điều kỳ lạ là gia đình nào có con trai “được” chọn họ lại cho đó là vinh dự và vui vẻ chấp nhận. Xét cho cùng khi ta khoác cho hành động dù thế nào chăng nữa một mỹ từ và tuyên truyền nhiều lần thì người ta cũng sẽ tin và vui vẻ chấp nhận hành động đó đúng không các bạn?


Tranh vẽ tả cảnh hiến tế trẻ em cho thần

https://c1.staticflickr.com/4/3953/32625665724_c503041f44.jpg (https://flic.kr/p/RH24L1)


Đến ngày làm lễ tế, các quan tư tế lập đàn đứng thành một vòng, vị tư tế trưởng tay cầm ngọn đuốc miệng cúng bái bla, bla, bla…. Cầu khẩn các vị thần hãy nguôi giận mà ban cho họ mùa màng tươi tốt, sinh con đẻ cái nhiều, không tạo ra những thứ như động đất, sóng thần, lốc xoáy…. nữa. Và dâng lên ngài những phẩm vật quý nhất của vùng đất này, như cacao, hoa quả, trái cây, khoai tây….Người hiến tế đứa trẻ ngồi giữa bịt mắt. Sau khi cúng bái xong họ bế đứa bé lên đưa lên trời như dâng cho thần. Mổ ngực đứa bé lấy quả tim ra dâng lên thần và sau đó cho tất cả vào đống lửa đốt.
Sauk hi người Inca đánh chiếm khu vực này, họ cũng dùng phụ nữ làm vật hiến tế cho Thần Mặt trời. Hiện tại người ta đã tìm ra và khai quật được rất nhiều các xác ướp phụ nữ dưới đền thờ Thần mặt trời tại đây. Trong đó còn có những xác ướp khá nguyên vẹn.


Xác ướp một người phụ nữ khá nguyên vẹn (Ảnh st)


https://c1.staticflickr.com/3/2843/33340755971_bea4c4fb18_z.jpg (https://flic.kr/p/SNd6bc)



Buổi lễ hiến tế của người Inca cũng giống như người Ychman vậy. Nhưng người Inca hay dùng phụ nữ làm vật hiến tế hơn. Quan tư tế cũng làm những nghi lễ hiến tế các đồ vật (gốm, vải….) và các loại hoa quả… Người phụ nữ bị hiến tế được mặc quần áo đẹp nằm trên một tảng đá. Và thay vì như người Ychman mổ ngực moi tim thì người Inca xiết cổ ngững người phụ nữ này bằng dây sợi bông. Sau lễ hiến tế người phụ nữ được đeo mặt nạ, ướp xác cùng với các đồ vật để đem dâng lên thần linh.



Khảo cổ tìm được 2 xác ướp tại khu vực đền thờ Thần Mặt trời tại Pachacamac



https://c1.staticflickr.com/1/648/33469161795_9b522f3aee_b.jpg (https://flic.kr/p/SZycKH)

TungNguyenMD
16-03-2017, 14:12
Rời khỏi đền thờ Thần Mặt trời, chúng tôi đi xuống dưới kết thúc buổi tham quan. Thì gặp những người ăn mặc theo lối cũ hành hương về nơi đây. Cũng chẳng cần tìm hiểu xem họ là người theo tín ngưỡng cũ hay Cty du lịch cho họ đóng giả hút khách. Trong khung cảnh này gặp họ là tuyệt vời rồi. Cần gì phải tìm hiểu rõ ràng, cứ tạm tin là họ theo tín ngưỡng cũ đi. Đôi khi mất lòng tin rồi cái gì cũng rạch ròi quá nó cũng sẽ mất đi cảm xúc phải không các bạn?



https://c1.staticflickr.com/4/3712/32501645254_a2c492492d_k.jpg (https://flic.kr/p/Rw4qN3)


Cùng cầu nguyện Thần Mặt Trời và thần Pachacamac



https://c1.staticflickr.com/1/600/32986378690_c0e1163b6c_b.jpg (https://flic.kr/p/SfTPa5)



Họ cũng sẵn sàng tế trẻ em và phụ nữ cho các vị thần này :))



https://c1.staticflickr.com/3/2890/33469270015_acee41fe80_b.jpg (https://flic.kr/p/SZyKVz)

TungNguyenMD
16-03-2017, 18:42
Rời khu Pachacamac, chúng tôi chạy về Lima. Vài hình ảnh trên đường phố Lima



Người đi bộ hối hả


https://c1.staticflickr.com/1/718/32628691284_6f82c20a5f_k.jpg (https://flic.kr/p/RHhz9Q)



https://c1.staticflickr.com/4/3897/32657815263_2a7ee9d0b3_k.jpg (https://flic.kr/p/RKRQGp)


https://c1.staticflickr.com/1/601/32625990834_06650d4fa9_b.jpg (https://flic.kr/p/RH3Jpm)



https://c1.staticflickr.com/4/3719/33469482815_733cec6456_h.jpg (https://flic.kr/p/SZzRbx)

TungNguyenMD
16-03-2017, 18:50
Và cũng giống VN mình, sang đường bất kỳ chỗ nào có thể


https://c1.staticflickr.com/4/3686/33472104895_f549d84200_k.jpg (https://flic.kr/p/SZPhCP)



https://c1.staticflickr.com/4/3755/33313400052_d0e85c027d_k.jpg (https://flic.kr/p/SKMTdq)

TungNguyenMD
16-03-2017, 18:54
Đứng chờ xe bus


https://c1.staticflickr.com/3/2931/33472126115_8845887dff_b.jpg (https://flic.kr/p/SZPoWF)




https://c1.staticflickr.com/1/621/33088593170_72b155c77b_h.jpg (https://flic.kr/p/SpVFXG)




https://c1.staticflickr.com/4/3919/32625953684_754ebafe2f_k.jpg (https://flic.kr/p/RH3xmQ)




https://c1.staticflickr.com/4/3956/33088590710_db41e80f6e_k.jpg (https://flic.kr/p/SpVFeh)

TungNguyenMD
16-03-2017, 19:00
Những tòa nhà kiến trúc thời thuộc địa


https://c1.staticflickr.com/3/2844/32628689144_eae835a694_z.jpg (https://flic.kr/p/RHhyvW)




https://c1.staticflickr.com/1/604/32655025383_1e39135696_k.jpg (https://flic.kr/p/RKBxn2)




https://c1.staticflickr.com/4/3675/33085971300_aef71a4c05_k.jpg (https://flic.kr/p/SpGfz3)




https://c1.staticflickr.com/3/2855/33088592870_a1268343ae_k.jpg (https://flic.kr/p/SpVFSw)



Tòa nhà mầu vàng này là trường Đại học đầu tiên của Nam Mỹ, có từ thời Pizarro. Xem ra thực dân Tây Ban Nha cũng chú trọng đến giáo dục lắm



https://c1.staticflickr.com/4/3926/33088595630_9f13cf24cd_k.jpg (https://flic.kr/p/SpVGG7)

TungNguyenMD
16-03-2017, 19:04
Xe bus BRT của họ đây các bạn ạ. Có đường xe đi riêng và làm gờ cao lên để tránh các xe khác đi vào chứ không giống như ở ta


https://c1.staticflickr.com/1/685/32655028943_cdc5ce404a_k.jpg (https://flic.kr/p/RKByqp)



https://c1.staticflickr.com/4/3792/33088595190_9ed390cf17_k.jpg (https://flic.kr/p/SpVGyw)

TungNguyenMD
16-03-2017, 19:06
Tranh thử lúc dừng đèn đỏ, bác tài này lấy báo ra đọc


https://c1.staticflickr.com/3/2934/32657817893_df8afa18a7_k.jpg (https://flic.kr/p/RKRRtK)




Còn bác này thì tranh thủ bán nước




https://c1.staticflickr.com/4/3764/33088594790_644405c757_k.jpg (https://flic.kr/p/SpVGrC)

TungNguyenMD
16-03-2017, 19:10
Đăm chiêu



https://c1.staticflickr.com/1/646/33316071932_a525554f71_k.jpg (https://flic.kr/p/SL2ztj)


Quầy sách báo



https://c1.staticflickr.com/4/3783/32657803473_f8caffc841_k.jpg (https://flic.kr/p/RKRMc8)

TungNguyenMD
16-03-2017, 21:10
Một góc công viên nhỏ



https://c1.staticflickr.com/4/3737/32657801093_fc1038386b_k.jpg (https://flic.kr/p/RKRLu6)




Và nhưng xô xát của cuộc sống đời thường



https://c1.staticflickr.com/3/2869/32657795123_e28771944b_k.jpg (https://flic.kr/p/RKRJHa)




https://c1.staticflickr.com/1/609/33088584800_a71c9bf66a_k.jpg (https://flic.kr/p/SpVDto)



Chúng tôi vào đổ xăng và giá xăng ở đây hình như tụt hơn VN các bác ạ ;)



https://c1.staticflickr.com/1/641/33216738211_d260531368_k.jpg (https://flic.kr/p/SBft1X)

TungNguyenMD
16-03-2017, 21:35
Buổi trưa hôm đó, anh Javier dẫn chúng tôi đi ăn ở nhà hàng Hải sản khá nổi tiếng ở Lima. Và đến đây do quá đông nên chúng tâoi cũng phải đứng xếp hàng ở ngoài. Nói về cái văn hóa xếp hàng thì ở đây khác Việt Nam mình nhiều lắm các bác à. Ngày xưa thời bao cấp, cha ông chúng ta nhẫn nhịn xếp hàng cả ngày để mua một cái săm xe đạp hay bánh xà phòng. Nhưng đến thời kỳ chúng ta, có kẻ cậy có tiền hống hách không chịu xếp hàng. Rồi chen chúc, dẫm đạp lên nhau chẳng ông nào chịu ông nào nó tạo ra sự hỗn loạn. Xem mấy cái clip tranh nhau ăn buffet ở VN mình mà em thấy hãi các bác ạ.. Nhưng ở đây thì khác, những người giầu hay nghèo khi vào đây họ hoàn toàn bình đẳng. Vui vẻ xếp hàng chờ đến khi có bàn vào ăn. Ai nấy đều vui vẻ, không cáu giận bực tức. Mà đi ăn còn cáu giận bực tức hay tranh ăn thì khác gì những động vật chưa tiến hóa đúng không các bác?



Vui vẻ xếp hàng


https://c1.staticflickr.com/4/3790/32630552674_95afc366b3_k.jpg (https://flic.kr/p/RHs7tL)


Tranh thủ chụp ảnh check in


https://c1.staticflickr.com/1/648/33473988835_d719e65cce_k.jpg (https://flic.kr/p/SZYWEx)


Thấy cái xe Mer cổ đẹp quá tôi cũng chạy ra chụp ảnh sống ảo tý


https://c1.staticflickr.com/4/3894/33474011495_efa4a135f2_k.jpg (https://flic.kr/p/SZZ4pe)


Và tranh thủ hút điếu thuốc


https://c1.staticflickr.com/4/3812/33433034706_ef42706342_k.jpg (https://flic.kr/p/SWn3qS)

TungNguyenMD
16-03-2017, 21:42
Vào bên trong nhà hàng gặp ngay band nhạc đang chơi những điệu nhạc Latino


https://c1.staticflickr.com/4/3856/32630583274_36722fa447_k.jpg (https://flic.kr/p/RHsgzm)


Giá cả cũng không rẻ


https://c1.staticflickr.com/1/652/33345623591_a6431e1a7f_k.jpg (https://flic.kr/p/SND39F)



Nhưng đồ ăn thì tuyệt vời các bác ạ


https://c1.staticflickr.com/4/3855/33474045175_d2dd832bb7_k.jpg (https://flic.kr/p/SZZepV)


https://c1.staticflickr.com/4/3801/33474039065_029c9dd860_k.jpg (https://flic.kr/p/SZZcAz)


Chém gió trong lúc ăn. Hai ông này lúc thì nói tiếng Anh. Lúc sau lại chuyển sang nói tiếng Tây Ban Nha làm bọn em đau hết cả đầu.



https://c1.staticflickr.com/4/3939/32659784333_c9a22f08cf_k.jpg (https://flic.kr/p/RL2W2T)

TungNguyenMD
16-03-2017, 22:36
Ăn xong đã muộn vì chúng tôi phải bay đi Cusco ngay trong chiều hôm đó. Anh Javier lái xe đưa chúng tôi ra sân bay và cẩn thận xếp hàng cùng, chúng tôi làm thủ tục xong. Đến lúc vào bên trong cửa kiểm soát an ninh anh mới vẫy tay chào tạm biệt. Xin chào Lima với những con người thân thiện. Chia tay với anh chủ nhà Javier nồng hậu, nhiệt tình, mến khách chẳng biết bao giờ mới có dịp gặp lại Chúng tôi đến với Cusco - Thủ phủ của đến chế Inca



Sân bay Lima


https://c1.staticflickr.com/4/3915/32661033633_bcb646aa3f_k.jpg (https://flic.kr/p/RL9kpx)



https://c1.staticflickr.com/4/3812/33091664960_12e79be6da_k.jpg (https://flic.kr/p/Sqcr6A)


Vào trong sân bay chúng tôi bắt đầu nhìn thấy những người Quechua đầu tiên. Và lên máy bay tôi được may mắn ngồi cạnh bà này. Nhưng do bà ta không biết tiếng Việt, mà tôi cũng chẳng hiểu tiếng Tây Ban Nha nên mặc dù rất muốn giao tiếp, hỏi han về cuộc sống của họ nhưng tôi không thể hỏi được. Đành dùng body language. Cái khổ của không biết ngoại ngữ nó như thế đấy các bác ạ.
Người Quechua có đặc trưng là: Người thấp, chân to.Đàn ông thường không có râu. Đàn bà thường có bộ ngực lớn, hông to, bụng to... Chính vì thế nên khi lên máy bay cái seatbeltl của bà này nó không vừa. Tiếp viên phải đưa thêm dây nối cho bà các bác ạ



https://c1.staticflickr.com/4/3824/32631896194_fd8b8d54b4_k.jpg (https://flic.kr/p/RHyZRU)


Sau một hồi ra hiệu mỏi tay bà ta cũng đồng ý selfie cùng tôi



https://c1.staticflickr.com/4/3694/33346989701_7565d67c0c_b.jpg (https://flic.kr/p/SNL3fi)

TungNguyenMD
16-03-2017, 22:51
Mấy hôm nay cá mập cắn cable nhiều quá, nên mạng chậm như một con rùa. Mà lạ thật các bác ạ, từ xưa đến nay em cứ để ý nếu có sự kiện chính trị gì là bọn cá mập này xông vào cắn cable. Trước giờ em cứ tưởng bọn cá mập này chỉ thích ăn thịt người, bây giờ mới biết chúng có sở thích là cắn cable. Sau này khi nào học lên tới tiến sĩ dứt khoát em phải làm cái luận án với đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa cá mập và cable quang cùng với các sự kiện” chắc chắn nó sẽ là một đề tài xuất sắc. :D

Từ Lima bay đi Cusco có hơn 1h bay. Nghĩ về khoảng cách bay thẳng thì khá gần. Nhưng vì đây là vùng núi nên nếu bạn đi đường bộ bạn phải đi vòng vèo rất xa và phải hơn một ngày mới tới nơi được. Chính vì thế đa phần du khách đều chọn đi máy bay từ Lima tới Cusco



Tuyến đường Lima – Cusco


https://c1.staticflickr.com/3/2932/33347296191_fae516e602_b.jpg (https://flic.kr/p/SNMBmB)


Nhìn qua cửa kính máy bay, những đỉnh núi đầy tuyết phủ của dãy Andes trộn lẫn với mây cảm giác như đang trên thiên đường vậy các bác ạ


https://c1.staticflickr.com/1/676/32631890384_ca02107ca0_k.jpg (https://flic.kr/p/RHyY8J)


Và Hello Cusco


https://c1.staticflickr.com/3/2822/33346984221_2d00304cee_k.jpg (https://flic.kr/p/SNL1BP)

TungNguyenMD
17-03-2017, 00:18
Ra khỏi sân bay trời đã nhá nhem tối. Chúng tôi lấy hành lý xong ra ngoài khong thấy chiếc taxi nào cả. Tôi chạy đến hỏi viên cảnh sát đứng gần đó xem chúng tôi có thể bắt taxi ở đâu. Viên cảnh sát nói "Anh chịu khó đi hẳn ra ngoài bắt taxi thì nó rẻ chứ bắt taxi ở đây thì đắt lắm". Vì sân bay Cusco khá nhỏ nên chúng tôi đi bộ ra ngoài chẳng mấy khó khăn. Trên đường ra nhiều người tài xế taxi gạ gẫm chúng tôi. Anh Hải dừng lại check giá, các bạn ở đây đòi 30 Sol. Đi bộ một lúc ra ngoài giá taxi về KS của chúng tôi có 12 sol thôi. Nghĩ đến đây thầm cám ơn anh cảnh sát và ước gì CS nước mình cũng hỗ trợ khách du lịch được như thế.

Chạy một hồi chúng tôi cũng về tới KS của mình. Thực ra đây là một Hostel khá nhỏ nhưng nằm ngay trung tâm. Khổ nỗi họ không biết tiếng Anh. Anh Hải lại phải ra tay, do chúng tôi đặt trên booking.com từ nửa năm trước. Mà KS này mới đổi chủ họ kêu giá này rẻ quá.... chắc cũng định cò quay. Nhưng chúng tôi dứt khoát không trả thêm. Mà nói bà lằng nhằng sẽ feedback lại với booking.com nên họ cũng thôi và chúng tôi được dọn vào phòng.



Khách sạn



https://c1.staticflickr.com/1/575/32662812593_82f6883904_k.jpg (https://flic.kr/p/RLiseg)



https://c1.staticflickr.com/4/3760/32662813943_bdb23674b0_k.jpg (https://flic.kr/p/RLisCx)

TungNguyenMD
17-03-2017, 00:29
Tắm rửa nghỉ ngơi xong, mấy anh em chuẩn bị đi ăn tối. Tôi mở cuốn sách Lonely Planet ra. Thấy họ khuyến cáo "Top Choice" và "Highly recommended" là nhà hàng Cicciolina nên chúng tôi đến đó.

Đo khoảng cách trên Google map cũng không quá xa từ chỗ chúng tôi nên cả nhóm quyết định đi bộ. Nhưng đi bộ trên này nó khác các bạn à. Do Cusco nằm ở độ cao 3,500m nên không khí ở đây rất loãng cộng với việc khi chúng tôi đi đến là trèo lên dốc liên tục nên được một lúc ai nấy đều mệt. Lê lết mãi rồi cũng đến được nhà hàng. Thoạt nhìn cái biển nhà hàng tôi giật cả mình khi thấy chữ "Bodega" cứ tưởng mấy ông nhà hàng Bodega Tràng tiền nhà mình sang mở chi nhánh. Mà cái từ Bodega của Tràng tiền nhà mình nó viết tắt từ chữ Bò Dê Gà mag gọi sang Bodega cho nó sang cái mồm vậy thôi. Nhưng thật sự chữ Bodega ở đây có ý nghĩa khác



Lonely Planet recommend nhà hàng này


https://c1.staticflickr.com/4/3842/33348674721_11c049f64c_k.jpg (https://flic.kr/p/SNUF9n)



Đường phố Cusco buổi tối


https://c1.staticflickr.com/4/3884/33477511235_d7cc97e788_k.jpg (https://flic.kr/p/T1hZKz)



https://c1.staticflickr.com/4/3752/33436585636_8ae8373cd5_k.jpg (https://flic.kr/p/SWFeZN)


Cái biển Bodega làm tôi giật cả mình :D


https://c1.staticflickr.com/1/752/32662798063_a4e5d71d05_k.jpg (https://flic.kr/p/RLinUK)

TungNguyenMD
17-03-2017, 00:38
Nhà hàng này nằm trong một ngôi nhà với kiến trúc thuộc địa cũ khá đẹp. Những ngôi nhà thời thuộc địa ở đây cũng có số phận khác với những biệt thự thời Pháp hay những ngôi nhà của các gia đình tư sản ở phố cổ Hanoi nhà mình. Trong khi Hanoi cắt nhỏ những ngôi nhà đó cho các cán bộ, nhân dân làm cho nó xuống cấp và chính điều kiện sống của những người dân trong đó rất kém thì Peru họ giữ nguyên. Nhà của ai là của người đó nên được bảo tồn khá tốt và còn khá nguyên vẹn



Ngôi nhà nằm trên mảnh đất hình vuông cao 2 tầng có các căn nhà chạy kín 4 mặt. Ở một mặt có cửa ra vào khá lớn


https://c1.staticflickr.com/3/2877/33348656731_cb95268482_k.jpg (https://flic.kr/p/SNUzNc)


https://c1.staticflickr.com/3/2825/33348651951_c7f7326196_k.jpg (https://flic.kr/p/SNUynM)



https://c1.staticflickr.com/4/3720/32662792013_db979a286a_k.jpg (https://flic.kr/p/RLim7r)



Khoảng sân ở giữa



https://c1.staticflickr.com/1/648/32662794863_e35abe6dcf_k.jpg (https://flic.kr/p/RLimXz)

TungNguyenMD
17-03-2017, 00:46
Chúng tôi bước vào bên trong nhà hàng. Đây là một nhà hàng khá sang trọng. Chúng tôi cũng vênh mặt gọi món. Chuyện bố là người có tiền, sợ dek gì ;) nhưng thật sự giá cả ở đây khá đắt. Cứ tưởng ngon bổ rẻ. Bố khỉ cái thằng Lonely Plannet nào thì đưa ra slogan "Big trips on small budgets" thế mà recommend mình vào đây. Em nghi là thằng này ăn quảng cáo của các nhà hàng này rồi recommend lung tung các bác ạ



Bên trong nhà hàng khá sang trọng và ấm cúng



https://c1.staticflickr.com/3/2886/33348664101_0f9865d6be_k.jpg (https://flic.kr/p/SNUBZg)



https://c1.staticflickr.com/4/3721/32662804123_383130385e_k.jpg (https://flic.kr/p/RLipHe)



https://c1.staticflickr.com/1/608/33093469720_874f27615e_k.jpg (https://flic.kr/p/SqmFA9)



Món ăn cũng rất ngon. Mỗi tội đắt


https://c1.staticflickr.com/4/3862/33348659971_2b434c3c57_k.jpg (https://flic.kr/p/SNUAL4)

TungNguyenMD
17-03-2017, 01:05
Ăn xong bước ra ngoài trời se se lạnh. Nhiệt độ Cusco lúc này khoảng 6 độ. Kéo cao cổ áo, đi vào những con ngõ nhỏ của Cusco. Nhìn những tòa nhà có nền móng từ thời Inca mà sau này thực dân Tây Ban Nha đập đi và xây gạch chồng lên đó theo kiến trúc của họ. Chợt nhớ tới những ngày lang thang châu Âu sao cảm thấy giống thế. Ở đây thời gian như trôi chậm lại. Tôi cảm thấy như mình đang đi lạc quay ngược về 5 thế kỷ. Đâu là những cung điện của Hoàng đế Inca? Chỗ nào thấm đẫm máu người Inca khi thực dân Tây Ban Nha đến tàn sát họ? Chỗ nào mà người Inca tế lễ cho thần Mặt trời.... Chỉ có Chúa mới biết hết được và Ngài đang từ từ mở ra cánh cửa bí mật đó.




https://c1.staticflickr.com/4/3680/33477514465_e532a060ac_k.jpg (https://flic.kr/p/T1i1Hg)



https://c1.staticflickr.com/1/773/33094092910_9ee7111755_k.jpg (https://flic.kr/p/SqpSQN)



https://c1.staticflickr.com/4/3684/33321440612_db11627293_k.jpg (https://flic.kr/p/SLv6oL)



https://c1.staticflickr.com/4/3698/33321443422_f7bd766e84_k.jpg (https://flic.kr/p/SLv7ed)



https://c1.staticflickr.com/4/3763/33321437442_40171207c7_k.jpg (https://flic.kr/p/SLv5s7)


https://c1.staticflickr.com/1/692/33321435252_6212b00a44_k.jpg (https://flic.kr/p/SLv4Nm)

TungNguyenMD
17-03-2017, 01:11
Rãnh thoát nước từ thời Inca, họ để giữa đường như thế này


https://c1.staticflickr.com/1/594/32663368053_5634babe30_k.jpg (https://flic.kr/p/RLmima)



Mọi con đường đều dẫn về quảng trường Plaza de Armas



https://c1.staticflickr.com/4/3858/33321427942_2c05fbcb94_k.jpg (https://flic.kr/p/SLv2Cj)



https://c1.staticflickr.com/4/3696/33321425412_0cd6461678_k.jpg (https://flic.kr/p/SLv1SG)



https://c1.staticflickr.com/4/3753/32663364853_62fbd3a726_k.jpg (https://flic.kr/p/RLmhoZ)



https://c1.staticflickr.com/3/2882/33321420182_f42d2673f0_k.jpg (https://flic.kr/p/SLuZjw)



https://c1.staticflickr.com/4/3853/33477517595_05dacd0b98_k.jpg (https://flic.kr/p/T1i2De)



https://c1.staticflickr.com/4/3793/33436589596_3ca958af27_k.jpg (https://flic.kr/p/SWFgb5)



Người dân bán đồ nướng trên đường



https://c1.staticflickr.com/4/3793/33436588036_6de546bdf4_k.jpg (https://flic.kr/p/SWFfHb)

TungNguyenMD
17-03-2017, 01:26
Về tới phòng mọi người khá mệt. Anh Thái bị shocked độ cao vội vàng đưa cho anh viên thuốc tuần hoàn não. Chúng tôi chém gió một hồi rồi chìm sâu vào giấc ngủ.

Cũng xin nói thêm về khách sạn này. Chúng tôi ở ngay trung tâm (cạnh Qurikancha và bức tranh tường nổi tiếng của Cusco) Giá 3 đêm cho 4 người phòng 6 giường khá rẻ là 90USD. Chính vì cái giá rẻ đó mà sau này bà chủ KS kêu ca mãi. Nhưng khi chúng tôi giải thích bì bà ta vui vẻ.
Khách sạn này do đang trong thời kỳ chuyển giao chủ nên khá lộn xộn và ăn sáng khá tệ. Hơn nữa tìm được một người nói tiếng Anh trong KS này khó hơn lên trời. Cũng chẳng hiểu sao? Cusco là trung tâm du lịch chính của cả Peru, một năm đón mấy triệu du khách mà rất ít người ở đây có thể nói được tiếng Anh. Xem ra so với các nước đông nam Á như Singapore, Thailand, Malaysia... thì còn thua nhiều lắm



Vài hình ảnh về khách sạn


https://c1.staticflickr.com/4/3861/33321757342_d1850c09c2_k.jpg (https://flic.kr/p/SLwHxC)



https://c1.staticflickr.com/1/661/33321754772_04f3ffcb9a_k.jpg (https://flic.kr/p/SLwGMj)



https://c1.staticflickr.com/1/637/33321753002_1148e7fe48_k.jpg (https://flic.kr/p/SLwGfN)


https://c1.staticflickr.com/3/2934/33321750242_c929ddad0a_k.jpg (https://flic.kr/p/SLwFrd)

TungNguyenMD
17-03-2017, 01:29
Đằng sau khách sạn có cái sân nhỏ, hoa nở toe toét. Chúng tôi thường ra đây hút thuốc


https://c1.staticflickr.com/3/2851/32634782974_80849f1a97_k.jpg (https://flic.kr/p/RHPMZY)



https://c1.staticflickr.com/1/588/32663859433_981d18ef2b_k.jpg (https://flic.kr/p/RLoPqe)



https://c1.staticflickr.com/3/2827/33321954042_8967edde15_k.jpg (https://flic.kr/p/SLxJ21)

TungNguyenMD
22-03-2017, 03:09
ĐẾ CHẾ INCA

Theo cái title “Đi tìm đế chế đã mất” của tôi, nên tôi sẽ viết kỹ hơn về Đế chế này một chút.

Những tài liệu về Đế chế này ở Vietnam mình hầu như không có. Vậy là tôi phải cắn răng ship từ Amazon về. Cùng với việc lúc sang Peru phải vào mua mấy cuốn sách về Đế chế Inca, mặc dù chúng khá đắt và nặng. Nhưng tôi cũng hoàn toàn hài lòng về việc đó. Nhất là cuốn “The Inca – The Royal commentaries of the Inca” của Garcilaso de la Vega – Ông là con lai của một thuyền trưởng Tây Ban Nha với Công chúa Inca. Nên tất cả tư liệu trong cuốn sách này đều đáng tin cậy.

Mà nói về Đế chế Inca này thì có nói cả ngày cũng không hết, nhất là những chủ đề còn đang tranh luận. Hơn nữa cũng không có thời gian và công sức gõ bàn phím, nên tôi chỉ viết những điều cơ bản nhất về đế chế này.
Đế chế Inca là đế chế lớn nhất Nam Mỹ và là một trong những Đế chế lớn nhất thế giới. Cái hay là họ xây dựng được đế chế này trong thời gian rất ngắn (chỉ hơn 100 năm) So với những triều đại kéo dài mấy trăm năm mà không làm được trò trống gì thì quả là vĩ đại phải không các bạn.
Họ xây dựng một đế chế vĩ đại như thế nhưng họ lại không có những cái cơ bản của văn minh nhân loại, thế nên cũng là một điều đáng ngạc nhiên hơn nữa. Tôi liệt kê những thú đó ra dưới đây

- Không có chữ viết
- Không dùng bánh xe ( không phải họ không biết mà vì họ tôn thờ Thần Mặt trời, nên cho rằng việc dùng bánh xe hình tròn là xúc phạm ngài)
- Không dùng tiền
- Không biết dùng sắt chứ đừng nói gì đến luyện kim. Nên vàng họ chỉ coi là thứ đồ trang sức
- Không có súc vật cày bừa

Chính vì họ không dùng chữ viết nên họ không có lịch sử. Tất cả những dòng lịch sử mà hôm nay chúng ta có về họ là do các giáo sĩ người Tây Ban Nha chép lại từ dân địa phương truyền miệng cộng với việc sau này khảo cổ được nên lịch sử của họ cũng sai đi ít nhiều. Mà xét cho cùng, có quốc gia nào lịch sử hoàn toàn đúng cả đâu. Lịch sử đều được viết ra theo ý nhà cầm quyền. Có ít người như Đổng Hồ thời Xuân Thu lắm đúng không các bạn

Theo cái lịch sử truyền miệng đó thì người Inca có tới 13 vị Hoàng đế, 8 ông đầu tiên toàn truyền thuyết với Huyền thoại. Kiểu như vua Hùng nhà mình. Chỉ có 5 ông sau mới được chứng minh rõ rệt là có tồn tại. Ngoài ra khi đế chế suy tàn, bị mất vào tay người Tây Ban Nha thì họ còn có 7 ông vua nữa. Nhưng những ông này toàn trốn vào rừng sâu không làm được trò trống gì nên cũng không tính.

Người Inca họ gọi Hoàng đế của mình là Sapa vì cho rằng Hoàng đế của họ là con thần Mặt trời. Kiểu như mấy ông Hoàng đế phương đông nhà mình xưng là Thiên tử vậy.

Sapa đầu tiên của họ có tên là Manco Capac. Theo truyền thuyết thì một hôm Thần Mặt trời muốn uống rượu. Nhưng ngài tìm trong nhà chẳng còn giọt rượu nào. Nhìn xuống dưới trần gian thấy dân chúng tối ngày uống rượu thịt bét nhè mà chẳng đứa nào cúng cho ngài cái gì cả. Ngài nổi giận đưa con trai, con gái của mình là Manco Capac và Oqillo xuống trần gian. Đi qua hồ Titicaca ngài bèn thả 2 đứa con của mình xuống một hòn đảo mà sau này có tên là Đảo mặt trời nổi tiếng.

Ngài cấp cho Manco Capac một cây gậy bằng vàng và bảo “Mày ném nó đi xa được tới đâu thì đặt nền móng cho đế chế của mày ở đó”. Hồi đó chắc Manco Capac cũng vào cái tuổi 17 – bẻ gãy sừng trâu nên khỏe lắm. Ông ném cái gậy bằng vàng nặng bm ra mà thế dell nào đi được mấy trăm km từ tận hồ Titicaca đến tận Cusco. Cái gậy phi đến đó và cắm xuống đất tạo ra một thung lung. Vậy là cái tên Cusco có nghĩa là cái rốn của thế giới ra đời. Ngoài ra thần Mặt trời còn cho Manco Capac một cái hộp bằng rơm và bảo khi nào xây dựng xong đế chế thì mở nó. Nhưng ông này và mấy vị Hoàng đế sau cũng hèn, không dám mở ra cho đến tận vị Hoàng đế thứ 4 mới dám mở.

Nói thì ngon ăn thế nhưng khi Manco Capac đến Cusco thì ở đây cũng đã có người ở. Đó là hai bộ lạc khá đông là Gualla và Sauasera. Chẳng hiểu thế nào, chắc do thần Mặt trời phù hộ nên Manco Capac chiến thắng được hai bộ lạc này và giết sạch không còn một mống.

Mấy ông Hoàng đế thứ 2,3 cũng chẳng làm nên được trò trống gì. Cho đến tận vị Sapa thứ 4 là Mayta Capac sau khi mở cái hộp bằng rơm mà Thần Mặt trời trao cho cụ của ông ta là Sapa thứ nhất Manco Capac mới bắt đầu làm lên sự nghiệp.
Thấy bảo mẹ Mayta Capac mang thai ông ta có 3 tháng mà thôi. Ngày xưa chắc y học không phát triển còn tin chứ bây giờ thì 100% là ăn cơm trước kẻng đúng không các bạn. Ông này theo truyền thuyết thì thông minh, giỏi giang lắm vậy nên ông mới dám mở chiếc hộp rơm ra xem nó có gì. Một hình tượng thần Mặt trời ở trong đó, và ngài truyền cho Mayta Capac phải mở rộng biên giới đánh chiếm các dân tộc khác, cướp đất, mở mang bờ cõi… thế là ông này cũng mở mang được bờ cõi ra tới tận hồ Titicaca, Arequipa, và Potosí đặt nền móng cho đế chế Inca sau này.

Nhưng cũng phải đến vị hoàng đế thứ 9 có tên là Pachacuti thì Inca mới trở thành đế chế hùng mạnh. Ông này có rất nhiều Sử thi và những bài hát dân gian ca ngợi ông và cũng thấy bảo ông cũng là người thông minh giỏi giang và có năng khiếu quân sự từ bé. Thế nhưng ăn thua dell gì so với anh Kim Jong Un của xứ Triều Tiên. 6 tuổi lái được xe tăng, 7 tuổi bắn súng 2 tay như một, có lần sấm to quá anh Un ngửa cổ lên trời quát một tiếng là sấm phải im trời quang mây tạnh mà còn dell ăn thua kia kìa. :))

Nói vui thế thôi chứ Pachacuti là người giỏi thật. Dưới thời ông, đế chế Inca được mở rộng từ Ecuador qua Bolivia tới bắc Chile ngày nay để như thế ông cũng diệt Chanka, Chimu …..mặc dù những dân tộc này là một quốc gia lớn và có nền văn minh lâu đời. Cũng không phải chỉ biết đánh nhau, ông này cũng biết hưởng thụ. Ông cho quy hoạch lại Cusco như là trung tâm chính trị, văn hóa, tôn giáo của đế chế và đặc biệt cho xây dựng Machu Picchu mà chúng ta còn nhìn thấy thời nay.

Ông này có những quyết sách mà các nhà cầm quyền thời nay còn phải nể phục như khi xâm chiếm một vùng đất nào đó. Thấy ở nơi đó có người tài ông đem họ về Cusco, ban cho quyền cao chức trọng. Cho họ quản lý những thứ liên quan đến thế mạnh của họ, phát huy hết khả năng của họ. Thế nên Cusco và đế chế Inca mới phát triển rực rỡ được. Mà kể ra cũng tài, một dân tộc không có chữ viết, không có triết gia nên mấy ông Hoàng đế này làm gì có sách mà đọc sao trị quốc tài thế? Xem ra cái tài trị quốc có khi nó là thiên bẩm chứ đâu có cần phải là người miền bắc và phải có lý luận đúng không các bạn? ;)

Hai vị Hoàng đế sau ông luôn mở rộng bờ cõi biến đế chế Inca thành một trong những đế chế lớn nhất thế giới.
Cho đến thời cuối thời Huayna Capac thì đế chế Inca bắt đầu suy tàn do bệnh dịch, nội chiến và bị người Tây Ban Nha đánh bại với quân số chưa đến 200 người (Tôi sẽ viết rõ ở những post sau).



Bản đồ Đế chế Inca qua các thời kỳ



https://c1.staticflickr.com/4/3937/33535247926_06dae68e9a_o.jpg (https://flic.kr/p/T6oURL)

TungNguyenMD
22-03-2017, 03:46
Tổ chức nhà nước

Mấy ông Sapa thì tôi vừa nói rồi, ta tìm hiểu xem tổ chức nhà nước do dân, vì dân của họ như thế nào.

CŨng giống như thời Trung cổ ở châu Âu, khi chưa có ánh sáng của chủ nghĩa Mark – Lenin dẫn đường. Nhà nước Inca cũng là nhà nước phong kiến người bóc lột người.

Họ cũng chia ra làm 2 tầng lớp. Tầng lớp quý tộc gồm Vua, các hoàng thân, quan lại…. và tầng lớp bình dân gồm nông dân, công nhân, thợ thuyền, nói chung là quần chúng nhân dân lao động

Trên cùng là Hoàng đế (đương nhiên cmnr) dưới Hoàng đế gồm 10 dòng họ quý tộc được gọi là Panaqa (cứ cho là quý tộc loại 1 cho dễ hiểu) tiếp theo là 10 dòng họ quý tộc loại 2. Quý tộc loại 3 là những người không phải người Inca nhưng có đóng góp nhiều trí tuệ tài năng và công sức cho đế chế. Dưới đó là tầng lớp quần chúng nhân dân lao động.
Đơn vị hành chính dưới cùng là xã. Cứ 80 xã thì có một tỉnh và ông chủ tịch UBND tỉnh thì báo cáo về cho chính quyền TƯ

Đất đai được chia ra làm 3 phần: phần của Tôn giáo, phần của Hoàng đế và phần còn lại để canh tác. Rất hay là người Inca họ cũng làm ruộng bậc thang giống y như các đồng bào miền núi của ta vậy. Không những thế trang phục của họ cũng rất giống. Cũng hoa văn thổ cẩm, cũng mặc váy xòe…. mà đôi khi đi giữa Cusco mà tôi cứ ngỡ như mình đang ở Sapa mà cái tên Sapa này cũng trùng hợp luôn với cái tên gọi vị Hoàng đế của họ. Xem ra Vietnam mình và Peru cũng có nhiều điểm giống nhau phết

Khi Inca đi xâm chiếm vùng địa phương nào đó, họ đem con cái của các nhà cầm quyền ở các nơi về Cusco, dậy họ tín ngưỡng thờ thần Mặt trời, cho học văn hóa Inca, cho lấy vợ người Quechua rồi trả về địa phương cho họ cai trị. Chính vì thế các vùng đất mà đế chế này chiếm được luôn ổn định, ít có sự vùng lên chống lại.

Vì người Inca không dùng tiền nên họ thu thuế theo kiểu khác. Đồ nộp thuế là bằng vàng bạc, lông thú, thực phẩm, thuốc nhuộm….. Thế nhưng những người tá điền không mảnh đất cắm dùi thì nộp thuế kiểu gì? Xin thưa là họ nộp bằng sức lao động. Họ đi làm phu đường, xây dựng Inca trail và các công trình cho chính quyền. Inca có quy định về công ích rất rõ. 1/3 thời gian người nông dân phải cày cấy, làm việc cho tôn giáo, 1/3 thời gian phải giúp đỡ những người già yếu, góa bụa…., 1/3 thời gian mới là làm việc cho gia đình mình.

Những vùng đất chiếm được cũng phải nộp thuế, cống vật. Nhưng Cusco cũng làm đường mà không thu phí BOT, những lúc động đất, thiên tai, lũ lụt cũng tài trợ thuốc men, thực phẩm cho những vùng này

TungNguyenMD
27-03-2017, 09:22
Cuộc sống của Hoàng đế Inca

Nhắc đến hai chữ Hoàng đế là đã biết cuộc sống của họ sướng cmnr. Ở đâu cũng thế từ đông sang tây, từ cổ chí kim, Hoàng đế luôn mang uy quyền tuyệt đối và đương nhiên là họ được support những thứ tốt nhất cho cuộc sống của họ. Và trong các câu truyện cổ tích chàng Hoàng tử bao giờ cũng hào hoa phong nhã, giầu có cưới được gái đẹp từ nàng Bạch Tuyết đến Cô bé lọ lem.... mà chẳng thấy nói đến tài cán gì chỉ có mỗi cái: Bố nó là Vua

Theo Garcilaso la Vega có mô tả trong cuốn “The Royal Commentaries of the Inca” thì cung điện của Hoàng đế Inca là một trong những cung điện xa hoa vào bậc nhất thế giới. (Mặc dù khi tôi đến Cusco thì cũng chẳng biết nó đã từng nằm ở đâu vì chẳng còn dấu tích gì) Tường cung điện được xây bằng những viên đá Granite tốt nhất. Bên trong những ngôi nhà được dát vàng và bạc. Những hốc tường trưng bày các hiện vật làm toàn từ vàng nguyên khối. Như tượng các loại chim, thú... và khi thực dân Tây Ban Nha đến họ nung chảy các thứ này đóng thành vàng thỏi và vận chuyển về Tây Ban Nha.

Bên ngoài vườn thượng uyển của Hoàng đế vô số các cây táo, cam, mận, đào quý hiếm cùng những loài hoa đẹp nhất và chúng luôn tỏa hương thơm ngát. Xen giữa những cây tự nhiên đó là các loại cây nhân tạo được làm với thân bằng bạc và lá bằng vàng. Dưới ánh mặt trời chúng lấp lánh phản chiếu tạo nên một khu vườn tràn đầy mầu sắc.
Hoàng đế Inca mặc những quần áo được dệt khéo nhất, đẹp nhất và không bao giờ ngài mặc bộ quần áo đến lần thứ 2. Thế nên dell bao giờ có chuyện giặt giũ, ngài mặc xong là ban luôn cho tùy tùng bộ quần áo của ngài và ai mà nhận đó được coi là vinh dự lớn lao lắm.

Chính vì thế khi ngài đi ra trận thì ngoài binh lính ra bộ phận hậu cần cũng rất vất vả vì trên quần áo ngài còn đeo đủ thứ vàng, bạc, vòng cổ có đeo hình thần mặt trời mầu vàng, hoa tai cũng hai cái to đùng hình tròn bằng vàng khiên giáo cũng bằng vàng cmnl mà chẳng hiểu với vàng nặng như thế thì ngài chiến đấu ra sao? Làm sao mà nhấc nổi nó cộng với việc vàng khá mềm nên khó có thể đánh nhau được, tôi với các bạn mà đeo toàn vàng như thế có khi còn gẫy cmn cả cổ chứ đừng nói gì tới chuyện đánh nhau.

Ấy nhưng ngài ra trận đâu phải để chiến đấu trực tiếp mà ngài đem cái uy đến để úy lạo binh lính rồi đe dọa quân địch. Từ xa quân địch thấy vị Hoàng đế ngồi trên cao (kiệu) với đồ vàng bạc làm lóa mắt chúng nên tinh thần địch cũng có phần lung lay.

Một ngày Hoàng đế chỉ ăn có 2 bữa. Một bữa khoảng 8-9 giờ sáng, một bữa vào tối muộn. Tuy ăn ít nhưng uống nhiều, thường là Hoàng đế nhậu nhẹt chém gió với quần thần đến đêm khuya mới đi ngủ.
Tuy nhậu nhẹt say xỉn nhưng hôm sau ngài dậy từ rất sớm. Từ buổi sáng tinh mơ các cung nữ trong hoàng cung đã đến đầu giường ngài, rải những cánh hoa dồng xuống đất để khi ngài dậy được bước trên những cánh hoa hồng và cũng là một cách đánh thức ngài.

Phòng ngủ của ngài được trang hoàng đẹp đẽ và tất nhiên ga trải giường của ngài được làm từ loại lông của những con Llama tốt nhất. Có chi tiết rất hay là sau khi cung điện của Hoàng đế Inca bị người Tây Ban Nha cướp phá. Chính những tấm ga trải giường đó được đem về phòng ngủ của Vua Philip đệ nhị.
Phòng tắm của ngài cũng được dát vàng. Mùa đông thì tắm nước ấm, mùa hè tắm nước mát. Và khi hoàng đế vào tắm đương nhiên ngài chẳng cần tự kỳ cọ gì mà có các cung nữ, người hầu tự kỳ cọ tắm rửa cho ngài bằng các bộ phận có thể tự kỳ cọ được.

Không giống như châu Âu, tách biệt giữa Thần quyền thuộc về Giáo hoàng và các Linh mục. Vương quyền mới thuộc về Hoàng đế. Ở đây Hoàng đế Inca làm cả hai. Ngoài việc trị vì đất nước, họp bàn cũng giới quý tộc đưa ra các quyết sách trị vì đất nước và xâm chiếm nước khác như đánh thằng nào, chiếm vùng nào.... Thì Hoàng đế Inca còn đứng chủ tế lễ luôn, các quan tư tế chỉ là người phục vụ cho ngài. Vì Hoàng đế tự coi mình là con trai thần mặt trời nên vào các buổi tế lễ, ngài luôn đóng vai trò chủ tế.
Một năm có 2 lễ tế quan trọng là ngày hạ chí và ngày đông chí. Những ngày này người Inca dâng lên thần mặt trời các đồ gốm, sứ, hoa quả, rượu beer đồ dệt thổ cẩm... và tế thường bằng trái tim con Llama. Năm nào mất mùa, thất bát, động đất.... thì họ tế bằng trái tim con người. Và vị Hoàng đế là người luôn phải cầm trái tim đó giơ lên cao để thần Mặt trời đón nhận

Cuộc sống hôn nhân thì sao? Nếu như các Hoàng đế châu Âu vào thời điểm đó theo Catholic chỉ được lấy một vợ mà thôi, còn lại thì chỉ bồ bịch lăng nhăng chứ không dám chính thức. Thì Hoàng đế Inca lại khác. Ngài là con thần Mặt trời, muốn làm gì mà chẳng được nên cả thế giới là của ngài. Ngài thích cô nào thì “Đỗ Thị Chén” cô đó chẳng ai dám cưỡng lại vì ngài nắm cả thần quyền ngài là nhân vật tối cao nhất.




Ảnh Hoàng đế Pachacuti ( ảnh chôm trên mạng)



https://c1.staticflickr.com/4/3818/33631603556_ac89cd9274_o.jpg (https://flic.kr/p/TeUL2J)

TungNguyenMD
27-03-2017, 22:19
Kinh tế


Nói chung cái nền kinh tế Inca này cũng chẳng có gì đặc sắc. Một xã hội không dùng tiền thì làm sao thúc đẩy phát triển kinh tế được. Nhưng họ xây dựng được một đế chế lớn mạnh như thế cũng đâu phải đùa đúng không các bạn

Nền kinh tế của đế chế Inca được mô tả như là tự cung, tự cấp, với sự dư thừa về khả năng sản xuất và khai thác tự nhiên. Nền kinh tế chính dựa vào nông nghiệp gồm chăn nuôi (Llama, Alpacas) cày cấy, và các sản phẩm làm ra như dệt vải, đồ gốm và khai thác vàng, bạc.

Nguyên tắc phân chia tài nguyên, nguồn lực được quyết định bởi chính quyền Trung ương. 50% đất đai mầu mỡ cho thị dân . 25% được dành cho chính phủ, quân đội và dự trữ kinh tế. Còn 25% dành cho nhà thờ, và để phát triển kinh tế....
Đất của chính phủ, nhà thờ sẽ được làm việc bởi những người dân qua hệ thống Mink’a và Mit’a

Dự trữ kinh tế của đế chế qua các kho gọi là Qollqas. Tất cả các sản phẩm như: quần áo, đồ dùng, thức ăn đều được chứa trong đó
Những Qollqas này được đặt ở những vị trí chiến lược trong đế chế. Hầu hết là gần các làng mạc và cách nhau khoảng 20 km.

Người ta đã tìm ra rất nhiều những kho này trên khắp đế chế. Người Inca có thói quen tích trữ lương thực vào các kho. Cũng dễ hiểu thôi, ở trên dãy Andes nơi mà các hiểm họa thiên nhiên như núi lửa, động đất thường xuyên đe dọa thì việc tích trữ cũng đúng thôi phải không các bạn?

Chính vì thế nên họ phát triển các công nghệ như bảo quản thức ăn và xây dựng kho phù hợp
Tất cả mọi gia đình đều phải nộp vào kho chung những tài sản, sản vật của mình. Sau đó mới đến những kho riêng của mình tại nhà. Và đương nhiên cái kho lớn nhất bao giờ cũng dành cho chính phủ .
Khi thiên tai xảy ra lập tức cái kho chung sẽ được mở ra cung cấp và hỗ trợ cho những người bị thiệt hại. Nếu kho vùng đấy không có đủ người ta sẽ chuyển từ kho các vùng lân cân đến.

Hệ thống lao động

Lao động được phân chia rất công bằng và phù hợp vào khả năng mỗi người. Tất cả mọi người không phân biệt Quý tộc hay nông dân đầu phải làm việc. Sự lười nhác không được chấp nhận. Thế nên không hề có kiểu quý tộc “Ngồi mát ăn bát vàng” Quý tộc được hưởng các quyền lợi khác chứ “He didn’t work, didn’t eat” (Không làm thì nghỉ ăn) là một câu nói của đế chế này. Người già thì phải dạy trẻ em và bọn teen lao động và thaamk chí chính người già cũng phải lao động vừa sức với mình. Người mù thì ngồi tỉa ngô và đóng gói. Nói chung tất cả mọi người đều phải làm việc cho đế chế.
Có 3 hệ thống lao động

Ayni: Là hệ thống lao đông tương hỗ lao động giữa các thành viên chắc kiểu Hợp tác xã như mình vậy. Với khẩu hiệu “ Today for you, tomorrow for me” (Hôm nay cho anh, ngày mai cho tôi) hay “All for one and one for all” (Một người vì mọi người, mọi người vì một người)

Mink’a: Là một hệ thống lao động công ích. Ở đây người nông dân, công nhân phải lao động trên vùng đất của đế chế, của nhà thờ và việc này sẽ được support ngược lại cho những người như trẻ mồ côi, góa phụ, người già và những người khuyết tật....

Mit’a là hệ thống lao động đóng thuế. Tất cả mọi người trong độ tuổi từ 16-80 đều phải hoàn thành nghĩa vụ cưỡng bách này. Nhưng ngược lại sau khi lao động chính phủ sẽ trả quần áo, đồ ăn, nhà cửa cho người lao động.



Qollqas- Hệ thống kho (ảnh st)


https://c1.staticflickr.com/3/2930/33553168671_afe17494f0_o.jpg (https://flic.kr/p/T7YL58)

TungNguyenMD
27-03-2017, 22:28
Đời sống văn hóa

Các lễ kỷ niệm trong đời con người


Người Inca dek có kiểu tổ chức sinh nhật, cưới hỏi, đầy tháng con... hoành tráng rồi thu phong bì như ta mà họ có những lễ kỷ niệm khác.

Rutuchikuy: Là một lễ kỷ niệm lần cắt tóc đầu tiên của trẻ con, khi chúng được 3 hoặc 4 tuổi. Lúc này tóc của bọn trẻ được buộc thành bím. Dân làng cắt cái bím tóc đó đi và tặng cho đứa trẻ một món quà nhỏ. Nhiều khi cũng trong dịp lễ này lần đầu tiên đứa trẻ được đặt tên và trong buổi tiệc này người ta ăn uống, nhảy múa với âm nhạc dân gian của họ

Warachikuy: Lễ trưởng thành. Khi đứa trẻ được 16 tuổi người ta sẽ tổ chức những lễ này. Người thanh niên sẽ chơi các trò chơi chứng minh sự nhanh nhẹn, bền bỉ, cường tráng và những kỹ năng khác. Giải thưởng là một cái underpants (quần lót). Và khi đã qua kỳ thử thách này chàng trai cũng đủ kỹ năng và điều kiện để tham gia quân đội.

K’ikuchikuy: Là lễ dành cho người phụ nữ trưởng thành. Khi có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Lễ hội được tổ chức suốt 3 ngày. Và trong 3 ngày đó người phụ nữ không được ra khỏi nhà. Trong khi bên ngoài thì dân làng nhảy múa hò hét nhậu nhẹt chém gió tất nhiên là trên nền nhạc của dân tộc họ.

Munanakuy (Sirvinakuy) bọn tây lông nó dịch là lễ Falling in love em chẳng biết dịch thế nào. Chẳng lẽ dịch là lễ yêu nhau à? Khi bạn trẻ tìm được người bạn của mình, chàng trai sẽ bắt cóc cô gái mang về (lại thêm một điểm giống dân tộc H’mông của mình nữa) cả làng sẽ đốt lửa ăn mừng nhảy múa. Khi cả hai thề thốt không thể sống thiếu nhau và được bố mẹ chấp thuận. Họ sẽ sống với nhau trong một năm. Và trong suốt thời gian đó chàng trai cũng như cô gái phải chứng minh những khả năng của mình. Chàng trai phải show ra được kỹ năng làm việc của mình, còn cô gái cũng phải chứng minh cho mọi người thấy mình biết nội trợ, nấu nướng và quản lý gia đình... Hết một năm nếu cả hai thấy hợp thì lễ cưới sẽ được tổ chức. Còn không thì ai về nhà nấy. Nếu trong thời gian đó cô gái có thai mà sau này không cưới thì gia đình và dân làng sẽ chịu trách nhiệm

Sawanakuy (Masachakuy): Lễ cưới. Người Inca lấy vợ chồng khá muộn (so với thời điểm đó) thường là cô dâu 18 tuổi và chú rể 25 tuổi. Trong buổi lễ này cô dâu và chú rể đứng hai bên. Già làng hay đại diện chính quyền địa phương đứng giữa. Hai tay đưa lên trời lẩm bẩm báo cáo gì đó với thần linh. Tuyên bố họ thành vợ chồng. Sau đó gia đình, anh em, bạn bè sẽ tặng cô dâu chú rể những món quà cần thiết để lập một gia đình mới. Và tất nhiên là rượu beer lại chảy như suối và nhảy múa hò hét suốt đêm.

Paka- Rik: Đám tang. Xác người chết được ướp, quấn vào vải rồi đem đến mộ. Tất cả những đồ dùng cá nhân của người chết và cả thức ăn đồ uống đều được đem đến mộ chôn theo. Vì người Inca cho rằng người chết cần có đồ dùng và sinh sống ở trên trời



Lễ Warachikuy được tái hiện lại


https://c1.staticflickr.com/4/3953/33642078596_330bea9b30_o.jpg (https://flic.kr/p/TfQrTS)

TungNguyenMD
27-03-2017, 23:29
Luật pháp và các giá trị

Đế chế Inca họ gọi là Tawantinsuyo có nghĩa gồm 4 bang xung quanh với thủ đô Cusco ở giữa. Và tất nhiên không như nước Mỹ có luật của từng bang và luật liên bang thì Inca chỉ có một luật thống nhất. Và bộ luật của Inca khá là nghiêm khắc và không khoan nhượng với bất kỳ ai.

Gọi là bộ luật cho nó oai vậy thôi chứ luật Inca còn khá sơ đẳng. Trong đó chỉ có hình thức phạt những kẻ làm những điều sai trái với đạo đức xã hội với các tội như: Ăn cắp, lười biếng, nói dối...

Nhưng quan trọng nó làm tôn vinh các giá trị như lương thiện, trung thành, sạch sẽ, hăng hái, lễ nghi, khoan hồng và tôn trọng cuộc sống
Chính vì không có chữ viết nên luật của họ chỉ là cảm thấy làm trái với những giá trị kia là phạt. Mà phạt thì cũng chẳng rõ ràng, theo ý thích của người xử là chính.

Giáo dục

Nghe thì buồn cười, không có chữ thì giáo dục cái gì? Nhưng thật sự là người Inca có tư tưởng giáo dục rất tiến bộ. Không như châu Âu và châu Á thời đó trọng nam kinh nữ thì ở đây họ giáo dục cho cả nam và nữ. Họ dạy về tín ngưỡng, cách làm và đọc khipus (một loại dây có các mầu sắc thắt nút để đánh dấu và truyền đạt thông tin), dạy ngôn ngữ (Quechua cho những người ở vùng khác), nghệ thuật, lịch sử, khoa học, ngoài ra họ còn dạy những kỹ năng trong gia đình... nhưng do không có chữ viết nên tất cả đều dạy bằng mồm.

Trường học của họ có chức năng giống như một tu viện. Họ gọi là Yachaywasi và Ajilawasi.

Những người đàn ông tài năng, trẻ tuổi hay con cháu của một bộ tộc nào đó được đưa về Cusco dạy dỗ để sau này trở thành người lãnh đạo thì được học ở trường Yachaywasi (Ngôi nhà của kiến thức). Ở trường này giảng viên toàn là cỡ GS, TS (Gà sống thiến sót) trở lên cả, nói chung là các bậc thông thái nhất trong đế chế được mời về đây giảng dạy. Các giảng viên sẽ dậy cho học viên sự suy đoán lý trí để trở lên sáng suốt rồi phục vụ cho đế chế Inca. Các hoàng tử của Inca cũng được học hành ở đây.

Trường Ajllawasi là một trường nữ (House of the chosen girls) và giống như trong ngôi nhà Trinh nữ của Thần mặt trời. Ở Ajllawasi giống như một tu viện. Các nữ sinh vào đây phải được tuyển chọn hết sức kỹ càng. Cơ thể không được có sự khiếm khuyết nào nhỏ nhất. Số đo chiều cao, cân nặng, 3 vòng chắc cũng phải đẹp lắm :) và chắc chắn ngoài thể hình xinh đẹp ra họ cũng phải tài năng và có trí thông minh nữa.

Ngược với trường Yachaywasi, ở trường Ajllawasi này các nữ sinh được học các môn: Y học, các lễ nghi, hát hò, nhảy múa, và học kinh cầu nguyện. Ngoài ra họ còn được học dệt vải, nấu ăn, nấu beer rượu từ ngô cho các buổi lễ. Và khi tốt nghiệp trường này ra thì các nữ sinh tài sắc vẹn toàn, mười phân vẹn mười và họ sẽ chia làm 2 nhóm. Một nhóm sẽ sống suốt đời trong các đền thờ phục vụ các vị thần (phí thật ;) ) và một nhóm sẽ trở thành Hoàng hậu, và cung tần mỹ nữ của hoàng đế
Nói chung cả hai trường này đào tạo ra đều là tầng lớp trên của đế chế Inca



Ảnh tái hiện các nữ sinh của trường Ajllawasi


https://c1.staticflickr.com/3/2871/33299849240_48fef765a5_o.jpg (https://flic.kr/p/SJAr2J)

TungNguyenMD
28-03-2017, 00:39
Quân đội, vũ khí và cách tiến hành chiến tranh

Để đánh chiếm và xây dựng được một đế chế rộng lớn đương nhiên Inca phải có quân đội hùng mạnh. Và quân đội Inca đi xâm chiếm các nơi với những vũ khí khá là thô sơ và không có ngựa (trước khi người Tây Ban Nha đến, cả lục địa này không có ngựa), xe cộ (họ không dùng bánh xe). Chính vì thế họ hành quân chính bằng cách đi bộ. Cũng may cho họ là các bộ lạc khác, các nền văn minh khác cũng chẳng tiến bộ hơn nên họ đánh chiếm khá là dễ dàng. Lính thì đi bộ, vua hoặc tướng thì ngồi kiệu và các nhu yếu phẩm khác phục vụ cuộc hành quân thì được chất lên lưng Llama cho chở đến chiến trường.

Mỗi một ngôi làng đều phải cung cấp lính, không đâu được miễn nghĩa vụ quân sự hết. Trong trường hợp khẩn cấp xảy ra chiến tranh. Họ sẽ huy động những người nông dân đang làm ruộng đứng lên gia nhập quân đội.
Ngoài ra họ vẫn luôn thường trực những đội lính chuyên nghiệp. Những người này thời bình họ canh giữ các đền thờ, lâu đài của vua chúa, và đóng quân canh giữ các kho tàng bến bãi..
.
Cơ cấu quân đội được sắp xếp lại sau mỗi cuộc chiến. Và khi những chiến binh bị giết trong mỗi trận đánh thì ngay lập tức phải gửi tin về xin bổ sung lính.
Quân đội Inca thời đó có những chiến thuật tuy là không mới ở châu Âu, Á nhưng đối với vùng đất trên dãy Andes này thì rất mới đó là họ có những chiến thuật như vòng quân đánh ngang sườn địch, dụ địch vào chỗ phục kích để đánh. Cùng với việc biết xây dựng hệ thống truyền tin nên đó là chìa khóa mở ra chiến thắng ở châu lục này

Vào thời bình một số lượng binh lính giải ngũ về làm ruộng. Số còn lại là lính chuyên nghiệp họ đóng quân ở gần các thành phố, làng mạc bảo vệ các hệ thống kho tàng và tham gia vào hệ thống truyền tin trên con đường huyết mạch Inca trail

Vũ khí của họ tuy thô sơ với châu Âu, Á. Nhưng so với các đối thủ ở đây họ khá hiện đại. Họ biết làm giáp, trụ để mặc biết dùng cung, khiên nói chung trang bị của họ tốt hơn đối thủ rất nhiều. Ngoài ra họ còn dùng các loại vũ khí như: Rìu, chùy, giáo, Warak’a (một loại dây ở giữa gắn miếng da, cho viên đá vào quay quay rồi ném) Liwis (buộc đá vào dây để ném) và một lại vũ khí tay cầm là gỗ đầu có miếng đồng 6 cạnh nữa...


Cách thức tiến hành chiến tranh


Khi một vị Sapa (hoàng đế) Inca muốn đánh chiếm vùng đất nào, ngài cho gửi thông điệp tới. Yêu cầu vị vua ở đó phải quy hàng bằng cách gia nhập đế chế Inca. Đưa con cái về Cusco giáo dục, bắt công nhận tín ngưỡng Inca (nhưng không bắt bỏ tín ngưỡng của họ). Nộp thuế, triều cống... đổi lại Cusco sẽ support cho về làm đường xá, hỗ trợ về lương thực, thực phẩm khi có khó khăn, thiên tai....

Nếu vị vua vùng đất kia từ chối Sapa sẽ gửi quân đội đến đánh. Nếu như nhìn thấy quân đội Inca xin hàng thì còn kịp. Còn nếu không sau khi quân đội Inca chiếm được vùng đất đó bộ lạc đó sẽ bị tàn sát....

Vào trận chiến cũng giống châu Âu, quân đội Inca cũng cho lính quân nhạc đi đầu thổi kèn, khua chiêng, gõ mõ tạo khí thế cho quân ta và tạo nghi binh, cờ xí rợp trời để quân địch nao núng. Khi đánh nhau, quân cung thủ cũng bắn trước rồi hai bên xô vào giáp lá cà. Nhưng quân Inca không ngoan hơn, thường cho một vài đội vòng sang bên đánh chọc sườn hoặc tập hậu làm rối loạn hàng ngũ địch. Hoặc giả thua để nhử giặc về chỗ có phục kích để đánh.

Vấn đề là Đế chế Inca nằm trải dài suốt lục địa nam Mỹ, vậy khi hành quân thì cung ứng hậu cần thế nào. Như tôi đã nói, suốt chiều dài của đế chế các hoàng đế cho xây dựng các kho Qollqas dự trữ lương thảo. Ngoài các vấn đề để cứu trợ cho dân, còn để cho quân đội dùng khi có chiến tranh.

Quân đội Inca tuy không có nhiều vũ khí hiện đại như Âu, Á nhưng so với khu vực toàn các bộ lạc nhỏ, không thống nhất được thì cả về số lượng và vũ khí họ luôn vượt trội. Nên việc họ thường xuyên giành chiến thắng cũng là điều dễ hiểu.



Bức ảnh của họa sĩ Huaman Poma cho thấy quân đội Inca (bên phải có trang bị khá hiện đại hơn quân Machupest bên trái)


https://c1.staticflickr.com/3/2928/33555530361_6876a7a146_o.jpg (https://flic.kr/p/T8bS7V)


Và vài bức ảnh tôi chụp được về vũ khí của họ trong bảo tàng Inca ở Cusco



https://c1.staticflickr.com/4/3856/33528522252_e45c7fdc20_o.jpg (https://flic.kr/p/T5NrxS)



https://c1.staticflickr.com/4/3794/33684912775_2bf5327891_o.jpg (https://flic.kr/p/TjBZ1c)



https://c1.staticflickr.com/3/2907/33300948360_26b8fdafec_o.jpg (https://flic.kr/p/SJG4L5)

TungNguyenMD
28-03-2017, 02:04
Tôn giáo tín ngưỡng


Người Inca theo tôn giáo đa thần. Ngoài những vị thần của họ ra khi đi xâm chiếm vùng đất nào họ cũng cho nơi đó giữ nguyên tục lệ thờ cúng thần ở đó (tuy nhiên họ bắt người ta tôn thờ thần mặt trời và các vị thần của họ) và họ sát nhập luôn những vị thần của vùng đất mới vào hệ thống thần của họ. Nên hệ thống thần linh của họ khá rối rắm nên tôi chỉ nêu một số vị thần chính và chức năng của mỗi vị thần này. Còn truyền thuyết về các vị thần thì đi tới đâu tiện tôi sẽ kể sau.

Viracocha (Wiracocha)

Vị thần này được coi là vị thần sáng tạo thế giới. Ông là người đẻ ra mặt trời, mặt trăng và thắp sáng các vì sao. Sau khi đánh bại Pachacamac và ném xuống biển, biến Pachacamac thành thần biển ( tuy ông này tạo ra con người đầu tiên). Được mô tả là từ phương bắc tới, to cao và đi bộ trên sóng. Ông được coi là thần mạnh nhất trong Tín ngưỡng Inca

Inti – Thần Mặt trời

Ông này là con của Viracocha lấy em gái mình là thần mặt trăng Mamaquilla. Đẻ ra Manco Capac và Mama Ocllo. Manco Capac sau này trở thành hoàng đế Inca đầu tiên. Nên các Hoàng đế Inca sau này đều tự nhận mình là con Thần Mặt trời. Chính vì vậy Inti được xây nhiều đền nhất. Tất cả các thành phố đều phải xây đền thờ ông và ngôi đền Qorikancha ở Cusco chính là ngôi đền lớn nhất. Sau khi các Hoàng đế Inca chết, xác của họ được ướp và để tại ngôi đền này

Mamaquilla – Thần Mặt trăng

Bà này là vợ của Thần mặt trời. Chủ yếu là chủ trì các việc liên quan tới lịch, lễ hội.... vai trò không lớn lắm

Illapa

Ông này là thần sấm sét, mưa gió. Chủ yếu phù hộ cho việc chiến tranh

Pachamama

Bà này là vợ của Pachacamac. Và là thần cực kỳ quan trọng trong tín ngưỡng người Inca (có lẽ chỉ đứng sau thần mặt trời Inti) Bà này là nữ thần chủ việc sinh sản, thu hoạch, trồng trọt, và được coi là thần Đất mẹ. Khi bà giận thì núi lửa phun, động đất.... nên hàng năm lễ thờ cúng của bà bao giờ cũng rất trang trọng. Khi người Tây Ban Nha đưa Catholic vào tuy dẹp tất cả các vị thần khác nhwung hình ảnh của Pachamama được gắn với hình ảnh của Đức mẹ đồng trinh Maria

Các lễ hội chính

Inti Raymi – Lễ hội thần mặt trời

Lễ hội này được tổ chức sau ngày Hạ chí 3 ngày (vào ngày 24/6 hàng năm). Đây là lễ hội lớn nhất ở Peru kéo dài tới 9 ngày. 3 ngày trước tất cả các công dân của đế chế bị cấm quan hệ tình dục để cho cơ thể sạch sẽ còn tham gia lễ hội. Tương truyền Sapa Pachacuti là người đầu tiên tổ chức lễ hội này nhằm tôn vinh thần Mặt trời và nhắc cho con cháu nhớ tới nguồn gốc của mình. Lễ hội kéo dài cho tới năm 1535 thì bị các linh mục Catholic cấm và đến năm 1944 chính phủ Peru cho phép hoạt đông trở lại và kéo dài cho đến ngày nay. Tất cả các lễ nghi của lễ hội ngày nay đều dựa vào sự mô tả của Garcilaso de la Vega trong cuốn “The Royal commentaries of the Inca”

Buổi sáng sớm, người ta chờ đợi trước cửa đền thờ thần Mặt trời Qorikancha ở Cusco. Lúc sau hoàng đế và các đoàn tùy tùng đi ra (ngày xưa họ còn rước xác Hoàng đế đã khuất). Hoàng đế ngồi trên kiệu, uy nghi lẫm liệt người đeo đầy vàng xung quanh là các quan tư tế, đi đằng sau là các thống đốc của 4 bang rồi các nhà quý tộc, binh lính... Đám rước vòng qua quảng trường Plaza de Armas rồi đi vòng lên Saksaywaman. Ở đây buổi lễ chính sẽ diễn ra

Hoàng đế bước xuống kiệu, đi lên đàn tế miệng cúng bái, hai tay giơ lên trời hô hào thần Mặt trời phù hộ đem đến sự thịnh vượng cho đế chế. Dâng lên thần nhiều hoa thơm trái ngọt và cả những đồ dùng. Sau đó người ta dẫn ra 1 con Llama. Các quan tư tế giữ nó, còn hoàng đế sẽ cầm con dao chọc vào giữa ngực con vật. Lôi quả tim đầy máu của nó ra. Hai tay dâng lên thần Mặt trời. Các quan tư tế đứng xung quanh lẩm bẩm cầu khấn.

Dưới đàn tế là các nam thanh nữ tú nhảy những điệu nhảy và hò hét. Kết thúc buổi lễ người ta sẽ đốt tất cả những gì dâng lên vị thần. Sau đó hoàng đế sẽ ban bố lệnh chính thức cho nhân dân ăn chơi 9 ngày liền bỏ hết mọi công việc. Tất nhiên chơi thì ai chẳng thích, thế là mọi hoạt động nhảy nhót ăn mừng diễn ra khắp Cusco, beer, rượu tuôn chảy như suối cùng các món ăn ngon được bày bán khắp nơi trên cả nước



Tái hiện lễ hội Inti Raymi (ảnh sưu tầm)


https://c1.staticflickr.com/3/2897/33302536990_6f7ff4cdde_o.jpg (https://flic.kr/p/SJQd1f)




Martes de challa – Lễ hội dâng hiến cho nữ thần Pachamama

Lễ hội này được tổ chức vào tháng 8. Trong lễ hội này họ thường nướng bánh. Đổ một ít beer Chicha xuống đất trước khi uống phần còn lại coi như là mời nữ thần uống vậy. Vì bà này được coi là Mẹ đất nên người ta thường đem bào thai của Llama ra đốt để tế cho bà. Ngày xưa thì người ta tế bằng trẻ em, phụ nữ cho bà như tôi đã nói trong phần Human Sacrifices ở những post trước. Lại còn nghe đồn có bọn vô gia cư bị gạ gẫm đến đây, cho uống rượu say đến bất tỉnh và bị chôn sống xuống dưới để tế cho bà nữa. Năm nào mà tế lễ không cẩn thận thì y như rằng: Mất mùa, động đất, núi lửa phun... diễn ra



Tái hiện lễ hội Martes de challa (ảnh sưu tầm)


https://c1.staticflickr.com/4/3764/33302536810_56f15ee33d_o.jpg (https://flic.kr/p/SJQcX9)

TungNguyenMD
28-03-2017, 03:07
Inca trail và hệ thống thông tin liên lạc

Giống như đế chế La mã, “Mọi con đường đều dẫn đến Roma”. Thì đế chế Inca có con đường Inca trail nổi tiếng. Tổng chiều dài của con đường này gần 40,000 km dài hơn cả đường xích đạo. Được xây dựng bởi đế chế Inca kéo dài có hơn 100 năm và được xây trên địa hình đồi núi khó khăn thế mới biết người Inca họ tập trung làm con đường này như thế nào mà không cần trạm thu phí BOT như ta :D

Con đường này nó kết nối với các phần của đế chế. Để khi có biến xảy ra (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh...) Chính quyền trung ương còn kịp gửi quân đội và những người hỗ trợ đến các vùng đó. Nhưng quan trọng nhất ở đây có các trạm thông tin liên lạc và các kho tàng dành cho quân đội mỗi khi hành quân qua để họ có thức ăn vũ khí...mà không phải vận chuyển quá nhiều

Con đường được xây dựng cứ mỗi 2 km là có một trạm Chaskiwasi (trạm truyền tin) và cứ 20 km (tương đương một ngày đi bộ) thì có một trạm nghỉ ở đây có thể nghỉ ngơi ăn uống và hệ thống kho tàng sẵn bên cạnh có thể phục vụ cho một đội quân. Con đường được xây bằng đá và khá nhỏ chỉ để người đi bộ và Llama đi qua.

Khi có thông tin cần truyền đi hoặc về kinh đô, Chaski (nhân viên truyền tin) sẽ chạy bộ khoảng 2km cho đến trạm kế tiếp và cứ thế người từ trạm kế tiếp nhận thông tin và truyền tới trạm sau. Ở trạm đầu tiên bắt đầu truyền tin. Người Chaski mang theo Khipus (hệ thống dây nhiều mầu được thắt nút ghi nhận thông tin) bỏ vào túi và bắt đàu chạy cho tới trạm tiếp theo. Trước khi đến trạm thứ sau anh ta thổi kèn Pututu để báo hiệu cho người trạm sau chuẩn bị. Người trạm sau khi nghe thấy tiếng kèn chuẩn bị sẵn đón nhận cái túi có chứa Khipus và chạy tiếp....

Hệ thống truyền tin này cực kỳ hiệu quả vì đế chế Inca quá rộng, trải dài suốt từ miền bắc tới nam châu lục. Và siêu nhanh người ta cũng có quy định về thời gian truyền tin VD từ Cusco tới Quito phải 5 ngày tới nơi và từ Cusco tới Machu Picchu chỉ có 5h (đúng bằng thời gian chúng tôi đi tàu hỏa rồi xe bus bây giờ)

Ngày nay do con đường Inca trail này đã đổ nát khá nhiều nên chính phủ Peru chỉ cho trek từ Ollatatambo tới Machu Picchu (khoảng 40km mà thôi). Mỗi một ngày không có quá 500 giấy phép vào con đường này. Trong đó giấy phép cho trekker chỉ có 200 còn lại là poster và tourguide. Và họ bắt buộc trekker phải đi cùng tour guide. Giấy phép thường được bán vào tháng 1 hàng năm và hết ngay sau đó. Thấy bảo giá nhà nước có 500 USD thôi nhưng giá chợ đen lên tới cả ngàn USD tùy từng thời điểm.

Để đi được con đường này ngoài những yếu tố có vé, có thời gian vì bạn sẽ phải treking mất 4 ngày bạn còn cần phải có một sức khỏe tốt vì trek ở trên độ cao hơn 4.200 m (đoạn cao nhất) không phải đơn giản như bạn đi bộ ở dưới đất. Vì không khí loãng, khí hậu ẩm ướt và trên đường luôn rình rập những khó khăn khác nữa. Nhưng nếu như trek được cung này cũng là cung trek để đời đúng không các bạn



Biển báo bắt đầu vào Inca trail


https://c1.staticflickr.com/3/2906/33687072735_40165f4792_o.jpg (https://flic.kr/p/TjP45T)


Qua cây cầu này là bạn đặt chân lên con đường huyền thoại. Và bắt đầu từ đây bạn phải trek mất 40km/ 4 ngày nữa mới tới được Machu Picchu



https://c1.staticflickr.com/3/2872/32874068313_2968356f7a_o.jpg (https://flic.kr/p/S5Yccg)



Inca Trail nhìn từ Machu Picchu


https://c1.staticflickr.com/3/2949/33303498250_e9baa7b728_o.jpg (https://flic.kr/p/SJV8KG)



Và Chaski - người truyền tin (ảnh sưu tầm)


https://c1.staticflickr.com/3/2881/33687456875_d32b509e54_o.jpg (https://flic.kr/p/TjR2gZ)

TungNguyenMD
28-03-2017, 15:48
Khoa học, kỹ thuật


Nền văn minh Inca cũng có những tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực khoa học như: Thiên văn học, Y học, kỹ thuật xây dựng... tiếc là họ không có chữ viết cộng với việc đế quốc Tây Ban Nha đập phá quá nhiều. Những gì chúng ta biết được ngày nay đều do khảo cổ và nghiên cứu những công trình còn sót lại, nên chắc chắn không đầy đủ cũng như chúng ta chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng chìm mà thôi

Y học

Họ biết dùng lá coca làm thuốc giảm đau và tăng cường sức lực. Biết dùng vỏ cây để xoa bóp vết bầm tím. Ngoại khoa thì trên cả tuyệt vời. Họ biết khâu vết thương cho nhanh lành, họ biết bó chân cố định chân để liền xương. Và đặc biệt họ biết cả mổ sọ não, việc mà ở ngay các quốc gia đang phát triển bây giờ mổ 10 chết 8 :)

Họ có 3 loại bác sĩ

- Watukk: Là bác sĩ theo dõi và chẩn đoán bệnh. Ông này phải tìm ra nguồn gốc bệnh tật, theo dõi trong suốt quá trình phát triển bệnh

- Hanpeq: Là bác sĩ điều trị. Sau khi được mấy ông Watukk phán xong, ông này sẽ tìm tòi các loại thảo dược để chữa trị cho bệnh nhân.

- Paqo: Ông này nửa kiểu bác sĩ tâm lý nửa kiểu thầy mo của mình. Hóa ra Inca biết tới đông tây Y kết hợp cúng bái từ trước. Nói đến đây tôi mới nhớ, ngày xưa tôi biết có 1 bà khi bị bệnh BS kê đơn, về uống cũng tuân thủ lắm. Ngày uống 2 lần nhưng trước mỗi lần uống lại thắp một nén hương miệng lẩm bẩm rồi mới uống. Người Inca tin rằng bệnh tật là do thần linh trừng phạt hoặc bị yểm bùa nên hàng năm vào lễ hội Situa họ cầu khẩn thần linh và làm phép đuổi bệnh tật ra khỏi thành phố. Các bác cứ cười chê là họ mê tín chứ em thấy nó cũng có tác dụng phết. Bệnh nhân được điều trị tâm lý. Giải tỏa stress => giải phóng các endorphin => mau hồi phục cơ thể. Ngay cả placebo còn có tác dụng nữa đúng không các bác

Thấy bảo người Inca có những bài thuốc rất hay như điều trị viêm phế quản phổi, sâu răng, dùng các loại thảo mộc nấu Syrup ho. Và đặc biệt là món bổ thận tráng dương. Nghe quảng cáo thế 1 ông trong team của tôi mua mấy liều về uống. Chẳng biết hiệu nghiệm không? Nhưng nếu cuối năm nay ông ấy mời ăn đầy tháng con ông ấy thì hiệu nghiệm thật ;)

Xây dựng

Tiếc là đế quốc Tây Ban Nha đập phá quá nhiều. Các công trình không còn nguyên vẹn nhưng chỉ cần đến Machu Picchu và Saksaywaman thì cũng hiểu được họ tài giỏi trong lĩnh vực này như thế nào.
Những phiến đá nặng tới cả trăm tấn vận chuyển từ xa đến, được mài dũa đẹp đẽ, đặt chồng lên nhau vừa khít mà khe của nó không thể lách con dao vào được. Họ làm cách nào? Khi trong tay không có sắt, không dùng bánh xe hay súc vật kéo. Ngày nay cũng có nhiều cách giải thích nhưng chưa cách nào thật sự thuyết phục.

Hơn nữa các kiến trúc sư của họ cũng làm hệ thống cấp thoát nước thật sự hiệu quả và thông minh. Đến tận ngày nay những rãnh thoát nước ở Cusco vẫn còn như mình chứng cho điều đó. Nhưng đỉnh cao của việc này là họ thiết kế và xây dựng Machu Picchu. Làm sao để xây dựng nền móng cho cả một thành phố trên đỉnh núi ở nơi lượng mưa cao nhất Peru mà không bị sụt lở hay xói mòn? Nhìn những ruộng bậc thang ở Machu Picchu ta cứ tưởng chỉ là chỗ để trồng cấy. Nhưng thật sự ra đó chính là móng cho thành phố và dưới đó chính là nơi thoát nước. Bên dưới lớp đất để trồng cấy chính là cát, sỏi và đá hộc. Giúp cho thoát nước nhanh và thành phố không bị úng ngập và sụt lở. So với việc đến tận bây giờ cứ mưa một cái mà “Hà nội mùa này phố cũng như sông” thì hơn nhiều lắm.

Cầu đường thì như tôi đã nói ở post trên. Họ xây dựng được con đường Inca dài 40.000 km mà trên địa hình toàn đồi núi mà tồn tại cho đến tận ngày nay thì bây giờ Bộ Giao thông của nhiều quốc gia còn phải cắp sách bút sang mà học tập.

Thiên văn học

Người Inca coi mình là con cháu của thần mặt trời nên họ quan sát bầu trời rất kỹ. Họ tin rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ và các ngôi sao là đệ vây quanh ngài. Họ nhận ra rằng sao Hôm và sao Mai chỉ là một (Venus) và là đệ ruột của thần Mặt trời nên luôn đi trước và đi sau ngài. Ngoài ra họ không chỉ nghiên cứu các ngôi sao đơn lẻ mà nghiên cứu cả chòm sao. Và họ đặt tên các chòm sao này theo tên các con vật mà họ thấy giống. Từ đó họ làm các lễ tế theo các chòm sao đó.



Những phiến đá khổng lồ ở Saksaywaman


https://c1.staticflickr.com/3/2839/32853918294_c0a071ca9b_o.jpg (https://flic.kr/p/S4bVi9)



Giữa các phiến đá là khe rất nhỏ không lách nổi một con dao



https://c1.staticflickr.com/3/2949/32853916534_0d8e50107e_o.jpg (https://flic.kr/p/S4bULN)



Cấu trúc ruộng bậc thang tại Machu Picchu (ảnh sưu tầm)



https://c1.staticflickr.com/4/3836/33540378842_fb6e71dd37_o.jpg (https://flic.kr/p/T6Rd6Q)

Banker
28-03-2017, 18:27
bài viết khá kỳ công nhiều kiến thức nhưng có vẻ không hợp với tính chất của phượt lắm thì phải

TungNguyenMD
29-03-2017, 02:01
Sự suy tàn của Đế chế


Vẫn biết một đế chế dù lớn đến đâu cũng phải đến lúc suy tàn. Nhưng đế chế Inca suy tàn trong đau khổ và bị tàn sát. Cái tàn sát ở đây không chỉ là người mà hơn nữa còn bị tàn sát, vùi dập cả một nền văn hóa, một nền văn minh của nhân loại. Nên lúc đứng ở Machu Picchu ngắm nhìn những công trình vĩ đại mà người Inca để lại cho hậu thế không khỏi không cảm thấy tiếc nuối.

Sự suy tàn bắt đầu từ khi Sapa thứ 11 là Huayna Capac chết. Ông này kể ra cũng là người có công mở rộng đất nước. Thời của ông Đế chế Inca được mở rộng nhất trong lịch sử. Phía bắc là vùng Ecuador và tây nam Columbia ngày nay. Phía đông mở đến phần tây Amazon. Phía nam mở tới tận miền trung Chile và một phần Argentina. Ông cũng đi đánh chiếm và bình định được nhiều nơi. Và sau này ông chọn Quito làm nơi định cư của mình và xây dựng thủ đô mới ở đó.

Nhưng cái dở của ông là việc truyền ngôi sau khi chết. Ông này và Hoàng hậu không có con trai. Nhưng ông có tới 50 con trai với những cung tần mỹ nữ khác. Và cái sai lầm chết người trong di chúc của ông là chia đôi đất nước. Cusco và phần phía nam để cho con trai lớn- Người thừa kế chính thống là Huascar. Còn phía bắc với thủ đô là Quito ông để lại cho người con trai yêu quý của mình với người vợ địa phương là Atahualpa. Vì ông ở Quito chứ không ở Cusco nên chắc ngày nào bà mẹ của Atahualpa cũng rót mật vào tai ông để truyền ngôi cho con trai bà.

Thế là đi tất cả, mất bao nhiêu công sức của tổ tiên mới gây dựng được đế chế mà ông này chỉ vì nông nổi nghe vợ nên để lại một cuộc chiến huynh đệ tương tàn dẫn đến mất cả đế chế vào tay người Tây Ban Nha. Đúng là phải “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Ông này bình thiên hạ tốt, trị quốc không đến nỗi tồi. Nhưng tề gia thì quá kém. Mà xét cho cùng từ xưa đến nay, từ đông sang tây chưa thấy một ông vua nào nghe lời vợ mà trị quốc tốt đưa đất nước đi lên. Toàn thấy suy thoái rồi mất nước đúng không các bạn?

Thực ra đế chế Inca bị sụp đổ do 3 lý do chính đó là: Bệnh dịch, Nội chiến, và sự xâm lược của người Tây Ban Nha

Nội chiến

Sau khi cha chết được không lâu (4 năm) Sapa của Cusco lúc này là Huascar luôn coi em mình là mọi rợ. Vì ông là con của Hoàng đế với người phụ nữ Inca chính thống. Còn mẹ của Atahualpa chỉ là con của một tù trưởng ở phương bắc mà thôi. Ông cho quân tiến về Quito đánh chiếm thành này. Trong trận Tumerbamba, Atahualpa đã bị quân của Huascar đánh bại. Bản thân Atahualpa cũng bị bắt và cầm tù. Nhưng bọn lính canh vào buổi tối sau khi gặp một người phụ nữ đẹp chẳng hiểu cô này thuyết phục bằng cái gì mà bọn chúng say rượu rồi cho phép cô ta gặp Atahualpa. Cô gái này đã dùng một dụng cụ gì đó đào một cái lỗ cho Atahualpa trốn thoát. Trở về Quito ông tập hợp lực lượng của minfh và chờ cơ hội phản công.

Sau những cuộc chiến liên miên mà chưa giành được thắng lợi, Huascar chán ngán muốn giải hòa với Atahualpa, nên cử sứ giả đến Quito yêu cầu Atahualpa giải hòa và nhập vào đế chế

Nói về Atahualpa cũng chẳng phải vừa. Ông này đã có tham vọng thống trị cả đế chế từ lâu. Ngồi ở xứ Quito nhà quê này sao mà có thể so với Thủ đô Cusco diễm lệ nơi có những lâu đài bọc vàng với những mỹ nữ từ khắp trong đế chế đến được. Nhưng xét về thực lực quân sự bây giờ thì ông ta không thể chống lại Huascar được nên lúc nào cũng đau đáu ôm mộng trị vì cả đế chế và chờ thời cơ

Khi sứ giả của Huascar đến Atahualpa nghĩ ngay ra một mưu hèn kế bẩn, nên ông đối đãi sứ giả tử tế lắm. Và 3 ngày sau ông ta trả lời rằng đồng ý hoàn toàn với yêu cầu của Huascar mà không kèm thêm điều kiện gì. Nhưng do đã lâu không về Cusco ông muốn về thăm anh trai mình và đến thăm mộ cha nhằm vinh danh ông (Sau khi Huayna Capac chết ở Quito, xác ông được đem về Cusco để ướp). Và vì dù gì ông cũng là một đấng quân vương nên đoàn đến viếng cũng phải khá đông

Nhận được tin Huascar mừng rỡ và chuẩn bị tiếp đón mà không biết rằng cái bãy sắp sập xuống đầu
Atahualpa đã bí mật tuyển những chiến binh tinh nhuệ nhất của vùng Quito. Ông cho họ ăn mặc như những người hành hương nhưng giấu vũ khí vào dưới áo của mình. Sau đó cả đoàn đi đến Cusco với ý định bắt Huascar và đưa Atahualpa lên ngôi hoàng đế của cả đê chế

20.000 người hành hương đi qua biên giới mà cả tướng lẫn bọn lính ở đây cũng gà không mảy may nghi ngờ cho qua và còn welcome thiết đãi rất tử tế.
Đoàn người của Atahualpa vượt qua các cây cầu bước vào đường mòn Inca trail và nhằm hướng Cusco thẳng tiến. Cho đến sông Apurimaq gần Cusco họ mới cở bỏ lớp áo hành hương ra bên trong lộ rõ là các chiến binh thực thụ với áo giáp, khiên và vũ khí. Họ tấn công vào Cusco.

Quá bất ngờ trước sự việc xảy ra, Huascar vội vàng triệu tập những chiến binh trung thành của mình đang đóng tại Antis và Qollas, nhưng do khoảng cách quá xa nên lính đến trễ
Trong khi đó, quân đội của Atah đang tiến tới gần, dưới sự chỉ huy của tướng Kiskis và Chalkuchimak. Một trận chiến kéo dài và khốc liệt đã xảy ra. Tuy nhiên vì Huascar chỉ có một lực lượng quân lính bảo hoàng nhỏ đóng ở Cusco nên vijệc bị thua là khong tránh khỏi. Ông bỏ chạy nhưng bị tướng Chakkuchimak bắt sống. Ông bị xích bằng dây xích bằng vàng và bị kéo về Cusco

Sáng hôm sau, quân đội của Atahualpa ngang nhiên kéo vào Cusco – Thủ đô của đế chế gây ngạc nhiên cho dân chúng. Đi theo sau đoàn quân của Atahualpa là Huascar – vị Hoàng đế ngày hôm qua của họ bị xích và bị quân lính của Atahualpa làm nhục. Atahualpa ngang nhiên bước lên ghế của Hoàng đế Inca toàn quyền cai trị một đế chế Inca thống nhất trải dài từ Ecuador (ngày nay) tới tận miền trung Chile

Sau khi Huascar bị bắt và cầm tù, những phong trào nổi lên chống lại Atahualpa rất nhiều nhưng quân lính của Atahualpa đã đàn áp họ hết sức dã man. Phong trào lắng xuống nhưng nó âm ỉ chống đối và phá vỡ khuôn mẫu của Inca – nơi người dân luôn coi Hoàng đế là thần thánh và không dám nổi dậy



Tranh vẽ Huascar bị Atahualpa bắt của họa sĩ Huaman Poma (đương nhiên là sưu tầm)


https://c1.staticflickr.com/3/2866/33664467566_b2f375881a_o.jpg (https://flic.kr/p/ThPcmA)

anhtuanksd
29-03-2017, 11:03
Cảm ơn bác Tùng rất nhiều, các chuyến đi của bác quá tuyệt, em quần từ otofun đến phượt luôn :).
Chúc bác nhiều sức khỏe.

TungNguyenMD
29-03-2017, 12:14
Bệnh dịch

Người Inca từ lâu sống tách biệt ra khỏi phần còn lại của thế giới. Nên khi thế giới bị những bệnh dịch thì hầu như họ không việc gì và hoàn toàn không có những miễn dịch đối với những bệnh dịch đó

Khi người Tây Ban Nha đến đánh đế chế Aztec rồi Panama họ đem theo các bệnh dịch như Đậu mùa, sởi... đến vùng đất này. Và nó theo con đường lan đến phía bắc đế chế Inca. Đúng thời điểm đế chế Inca mở rộng và đánh lên phương bắc vậy là họ lây nhiễm và hứng trọn bệnh dịch đó. Bệnh dịch lây lan rất nhanh, những người Inca bàng hoàng không biết đối phó thế nào. Họ cho là thần thánh phạt họ. Nên thay vì tìm cách chữa trị thì họ lại đi cúng bái. Mà chữa trị thế dek nào được. Hồi đó ngay ở châu Âu nơi có nền y học phát triển và có giao thoa giữa các nền văn minh khác mà dịch hạch còn giết chết 1/3 dân số châu Âu. Và trong thế kỷ 18: dịch Đậu màu giết khoảng 500.000 dân ở châu Âu. Dịch sởi giết khoảng 200.000 dân ở châu Âu thì có mà chữa vào mắt.

Cái quan trọng trong sự khác biệt ở đây là những người Tây Ban Nha họ biết dịch từ trước nên chủ động phòng tránh (cách ly với người bệnh) nhưng người Inca không hề biết những điều này. Họ vẫn vô tư tiếp xúc với người bệnh nên họ lãnh trọn hậu quả. Dịch bệnh không từ một ai từ nông dân tới hoàng đế. Chính Hoàng đế Huayna Capac và Thái tử Ninan Cuyochi cũng dính bệnh này mà tèo.

Các con số thống kê không chính xác nhưng người ta ước lượng dịch đậu mùa và sở đã giết chết từ 60-80% dân số Inca. Quả là một con số kinh khủng
Chính vì vậy chỉ với 180 người (trong đó chỉ có 150 lính) cùng với 62 con ngựa và 2 khẩu pháo mà Pizarro đã chiếm được toàn bộ đế chế này không mấy khó khăn. Một đế chế khi đã đến hồi suy tàn như cái cây mục thì chỉ cần đẩy nhẹ thì nó cũng đổ. Giống như nhà Thanh bên TQ cũng thế, lúc yếu nhưng chưa suy thì Thái bình thiên quốc chiếm nửa thiên hạ với cả triệu lính cũng không làm gì được. Nhưng khi nó đã suy thì Cách mạng Tân Hợi với mấy ông chính sách salon, mấy cậu sinh viên trói gà không chặt cũng đủ sức kéo đổ cả một triều đại mấy trăm năm. Nên xem ra chuyện này cũng không lạ lắm



Ảnh mô tả người Inca bị bệnh đậu mùa (ảnh sưu tầm)


https://c1.staticflickr.com/4/3942/33671213416_f77e339063_o.jpg (https://flic.kr/p/TipLEm)

TungNguyenMD
29-03-2017, 12:17
Sự xâm lăng của người Tây Ban Nha

Nói thì ngon ăn lắm, cứ như Pizarro dẫn quân vào chỗ không người. Nhưng thật ra TBN cũng không chiếm nổi nếu như không có mưu mẹo của Pizarro

Những người Bồ Đào Nha là những người châu Âu đầu tiên đi phát kiến địa lý. Nhưng lúc này họ đã tìm được đường biển đến Ấn độ và châu Á bằng cách đi vòng qua mũi Hảo vọng. Không cạnh tranh được với người Bồ con đường đó, những người Tây Ban Nha tìm con đường mới và đi về phía Tây. Và vô tình Christoper Columbus phát kiến ra châu Mỹ mà ông tin là đây là Ấn độ nên tên ông không được đặt cho châu lục này. Mãi đến khi nhà hằng hải người Ý Amerigo Vespucci đến đây, lập bản đồ và chứng minh rằng châu Mỹ không phải phần đông Ấn độ như Columbus hiểu nhầm thì tên ông được đặt luôn cho vùng đất này.

Người Tây Ban Nha đi vòng về phía tây nhưng ăn rùa vì vùng đất này rất nhiều tài nguyên và quan trọng đó là vàng – thứ mà mọi nơi trên thế giới đều khao khát. Nhưng quan trọng hơn là quân đội và vũ khí của những dân tộc ở đây không đủ mạnh luôn tồn tại sự mâu thuẫn giữa các thành phố bộ lạc. Nên người Tây Ban Nha dễ dàng đánh chiếm họ và cướp vàng về. Và đế chế Aztecs đã bị người Tây Ban Nha chiếm và không lâu sau đó họ tìm ra Panama.

Panama được phát kiến ra từ năm 1519- không lâu sau khi toàn bộ Inca bị đánh chiếm. Khi những người Tây Ban Nha đến đây, những người thổ dân kể cho họ về một đế chế ở phía nam nơi mà vàng luôn thừa thãi. Máu tham vàng nổi lên, lúc này Pizarro chỉ là một Đại tá quèn và nghèo trong quân đội Tây Ban Nha. Nên ông rủ các chiến hữu của mình là Diego de Almagro, Hernando de Luque đi thám hiểm.

TungNguyenMD
29-03-2017, 12:26
Cuộc thám hiểm lần thứ nhất và thứ 2


Chuyến đi đầu tiên của ông chỉ đến được hai cảng là Pinas và Quemado vì thổ dân ở đây tấn công dữ dội nên ông phải quay về. Và trong trận này Almagro mất mất 1 con mắt

Nhưng lòng tham với vàng không bao giờ từ bỏ những kẻ chinh phục, quyết chí đi tìm vàng lần 2. Lần này Pizarro đi tàu đến đảo Gallo thì nhận được lệnh của thống đốc Panama phải hủy bỏ chuyến thám hiểm và trở về. Nhưng Pizarro không nghe lệnh vì có niềm tin vững chắc vào vàng. Nên ông cầm thanh kiếm của mình vạch ra một đường thẳng trên mặt đất và nói: “Những ai bước qua đường kẻ này đi theo ta về phương nam thì sẽ trở thành những kẻ giầu có”. Tuy nhiên không nhiều chỉ có 13 người đi theo ông ta.

Pizarro và tùy tùng đi đến Bahia gần Tumber. Khi thuyền của ông cập bến để lấy thêm thứ ăn nước uống. Vị tù trưởng ở đây nhận ra họ và ân cần mời họ vào dự tiệc bên những ngọn lửa và các cô thổ dân xinh đẹp. Nhưng điều làm Pizarro ngạc nhiên ở đây không phải là các cô gái mông cong uốn éo hay những bộ ngực trần liên tục rung lắc bên ánh lửa mà là tất cả các người thổ dân ở đây ai đó cũng đều đeo những đồ trang sức bằng vàng to như bàn tay trước ngực.

Có sách nói rằng lòng tham nổi lên, những người Tây Ban Nha giết hết những người thổ dân vừa coi họ như bạn này để cướp vàng và nướng chín ngay oông tù trưởng trên đống lửa. Ngoài ra còn bắt thêm một số thổ dân đi. Nhưng tôi không tin lắm vì tầm nhìn của Pizarro không hạn hẹp như thế, ông có một hoài bão là chinh phục cả đế chế Inca chứ mấy miếng vàng này thì bõ bèn gì. Hơn nữa giết người ở đây thì khác gì đánh động cho kẻ địch. Mà quân của ông chỉ có 13 người làm sao chống lại được?

Pizarro tiếp tục đi về hướng Tumbes, Paita, Chan – Chan đến sông Santa thì họ quay về Panama. Và khi quay về không quên mang theo một nhóm người bản địa. Trong đó có Felipillo được đưa về Tây ban nha học tiếng TBN để sau này trở thành phiên dịch.

Về tới Panama thống đốc Panama giận lắm vì Pizarro không nghe lời mình. Nên không thể đồng ý với cuộc thám hiểm thứ 3. Bực mình Pizarro về hẳn TBN xin gặp Hoàng đế Charles đệ nhất

Cuối năm 1528 Pizarro từ Panama về Tây Ban Nha. Mang theo những đồ trang sức như vàng và bạc của người Inca trình lên Hoàng đế Tây Ban Nha. Lóa mắt trước đống vàng bạc cùng những lời kể của Pizarro về những vùng đất thừa thãi vàng ở Tân thế giới. Hoàng đế Tây Ban Nha là Charles đệ nhất đồng ý cho Pizarro tiếp tục cuộc hành trình. Không những thế ngài còn ra lệnh cho Panama phải support cho Pizarro quân đội và tàu chiến. Pizarro được thăng chức Đô đốc và có toàn quyền với tất cả các vùng đất mà ông xâm chiếm được. Điều kiện đổi lại là 4/5 số vfàng ông cướp được phải đổ về kho của Hoàng đế Tây Ban Nha, Pizarro chỉ được 1/5. Nhưng như thế cũng là quá tốt rồi. Trở về Panama Pizarro ráo riết chuẩn bị cho cuộc thám hiểm lần thứ 3 cũng là cuộc thám hiểm cuối cùng



Bản đồ 3 lần thám hiểm của Pizarro


https://c1.staticflickr.com/3/2867/33584153611_28ae4eafb3_o.jpg (https://flic.kr/p/TaHyPe)

TungNguyenMD
29-03-2017, 22:23
Cuộc thám hiểm thứ 3 và sự xâm lăng của người Tây Ban Nha


Vào năm 1531 Pizarro tổ chức cho cuộc thám hiểm thứ 3. Đầu tiên ông đến đảo Coaque, ở đây quân của ông đã đánh nhau với người thổ dân hung dữ. Khi ông tiến lên đảo Puna ông nhận được sự đón tiếp khá thân thiện. Nhưng khi những người TBN cướp phá vàng trong những đền thờ của họ thì họ phẫn nộ và tấn công những người TBN. Họ định đốt tàu của người TBN nhưng những kẻ xâm lược đã nhanh chóng trốn thoát thành công

Chỉ với 180 người trong đó 150 lính. 62 con ngựa, và 02 khẩu pháo mà những người TBN dám tấn công vào đế chế Inca. Và đặt một nền móng cai trị gần như toàn bộ châu lục này. Họ đổ bộ lên Tumber, thị trưởng Chullmasa đã cố gắng ngăn cản bước tiến của họ. Liên tục gửi người về Cusco cầu cứu. Nhưng không bao giờ có sự viện trợ từ Cusco vì lúc này đang trong cuộc nội chiến giữa Huascar và Atahualpa. Chullmasa đã phải đầu hàng những kẻ xâm lược và cố gắng bảo vệ thị trấn này không bị cướp phá thêm nữa. Nhưng làm sao cản được những kẻ cướp này. Những người TBN bỏ tù vị thị trưởng và tàn phá thì trấn không còn một dấu tích gì.

Sau đó Pizarro tiến đến Chira mà không gặp sự kháng cự nào. Tiếp tục tiến đến Piura rồi pháo đài Cajamarca có vị trí chiến lược mà như đi vào vùng đất trống. Đoạn này họ đổi chiến lược không cướp phá nữa mà như những người khách dễ bị tổn thương và không đe dọa đến ai trên đường họ gặp.

Còn người Inca nhìn thấy người Tây Ban Nha thì ngạc nhiên và mừng rỡ lắm. Vì trong truyền thuyết của họ, vị thần Viracocha – người sáng tạo thế giới của họ cũng có râu ria, to cao và đi từ biển vào. Người Tây Ban Nha cũng thế. Cũng to cao, râu ria xồm xoàm, trang phục và vũ khí của họ khá lạ lùng. Và đáng chú ý hơn là con ngựa họ cưỡi. Đây là một con vật đáng sợ mà chưa ai nhìn thấy bao giờ. Người Inca nhầm những người này là hiện thân của thần Viracocha nên đón tiếp rất nồng hậu. Nhưng ảo tưởng này chẳng bền lâu. Titu Cusi – một trong những người Inca cuối cùng nói “Lúc đầu tôi tưởng họ là những người tốt do thần Viracocha phái đến. Nhưng tôi thấy tất cả diễn ra hoàn toàn trái ngược với những gì tôi nghĩ. Đối với tôi và những người anh em của tôi theo những bằng chứng họ để lại thì họ không phải con của thần Viracocha mà là con của quỷ”. Chẳng phải riêng Cusi mà sau này tất cả những người Inca đều coi người TBN như là hiện thân của quỷ Suetiva và gọi người TBN là Suegagua ( Con quỷ mang ánh sáng)

Trong khi đó Atahualpa cũng nhận được tin về những người TBN này. Ông chủ quan coi họ là những kẻ yếu đuối và dễ xơi. Ông ước lượng họ có khoảng 200 người và số lượng người ấy quá nhỏ bắt lúc nào mà chẳng được. Và ông hoàn toàn không nhìn ra mối đe dọa từ phía những người TBN này. Khi người TBN cử sứ giả đến nói họ chỉ đi phượt mà thôi.
Atahualpa đã đồng ý cấp Visa cho họ đi đến Cajamarca. Khi được hỏi về những con quái vật họ cưỡi (ngựa) thì sứ giả của Pizarro trả lời rằng nó cũng chỉ giống con Llama ấy mà. Khổ nỗi ông Atahualpa này ki bo không bỏ tiền ra sắm con Iphone Tàu. Nếu có thì chỉ một cú phone ông cũng biết tình hình ở Tumber như thế nào. :D

Được đằng chân lân đằng đầu. Pizarro đòi hoàng đế Atahualpa đến gặp ông ta. Mà ông Atahualpa này cũng hèn bỏ mẹ. Đường đường là hoàng đế của một nước việc dell gì phải đi gặp mấy thằng phượt thủ. Nhưng ông này chết vì tính tò mò, muốn gặp người nước ngoài xem như thế nào.

Vào ngày 15/11/1532, Pizarro vào bên trong pháo đài Cajamarca. Lấy một khách sạn 5 sao tại đây để tiếp Atahualpa. Và lên sẵn kế hoạch bắt Atahualpa làm con tin.
Ngày hôm sau mọi cái bẫy đã được giương lên. Pizarro và đoàn tùy tùng đợi sẵn. Nhưng mãi tới trưa Atahualpa mới đi tới. Ông Hoàng đế này ngồi trên một cái ngai bằng vàng đặt trên cái kiệu. Một đoàn tùy tùng hoành tráng nhưng đi tay không. Quân đội của Atahualpa (khoảng 5.000 người) đóng ở bên ngoài thành phố đợi lệnh. Vì họ đã được lệnh không được tấn công những vị “khách quý” này. Nên binh lính của Atahualpa cũng chủ quan. Tuy đóng quân bên ngoài thành để bảo vệ Hoàng đế nhưng toàn uống rượu, chơi bời và đương nhiên là không có kỷ luật.

Cuộc đời luôn gặp những sai lầm mà chính mình đã có nhiều kinh nghiệm. Atahualpa đã dùng chính bài này để đánh lừa anh trai mình là Huascar để đem quân vào Cusco mà không gặp sự kháng cự thì hôm nay ông lại bị Pizarro lừa bằng chính bài cũ.
Atahualpa và đoàn tùy tùng bước vào quảng trường của Cajamarca với nhiều nghi thức trống dong kèn mở. Trong khi quân của Pizarro đã ém ở những vị trí chủ chốt.

Pizarro cho Cha Valverde thay mặt cho mình tiếp Atahualpa. Còn mình ở ngoài chỉ huy quân đội. Lúc này tin tức về cuộc tấn công ở Tumber mới bay về tới tai Atahualpa.
Vào bên trong lúc đầu cũng rất trang trọng. Cha Valverde gửi lời chào từ Hoàng đế TBN tới Hoàng đế Inca. Sau đó Cha nói nhiệm vụ của người TBN đến đây là truyền giáo. Cha đưa cho Atahualpa hình cây thánh giá, giải thích về Chúa Jesus như là hiện thân của Đức Chúa trời. Sau đó Cha Valverde đưa cho Atahualpa cuốn Kinh thánh và yêu cầu Atahualpa rửa tội.

Atahualpa cầm cuốn Kinh Thánh ném xuống đất và nói rằng: “Các ngươi tưởng ta không biết các ngươi đến đây vì cái gì à? Các ngươi phải trả lại cho ta tất cả những thứ các ngươi lấy trên đất của ta.” Nói rồi ông ta đứng lên gọi kiệu đi về. Nhưng đâu có dễ thế, gà đã vào miệng cáo thì làm sao mà thoát được. Có tiếng loảng xoảng của vũ khí, một người lính TBN chạy ra gí vào cổ Atahualpa một con dao găm. Những người bảo vệ Atahualpa rất kinh ngạc họ không biết làm gì khi mạng sống Sapa của họ bị đe dọa, họ đầu hàng. Thế là Atahualpa bị bắt sống và bị nhốt vào ngục.

Lúc này nhận được tín hiệu, Pizarro ra lệnh cho Đại úy pháo binh khai hỏa. Tiếng đại bác gầm xé trời, làm cho quân lính Inca ngơ ngác không hiểu gì cứ tưởng Thần thánh phẫn nộ. Đang ngơ ngác thì quân lính của Tây Ban Nha ở đâu tràn tới. Những tiếng súng, rồi những con ngựa chở những chiến binh xông vào giữa đám lính Inca khiến họ hoảng sợ. Hoàn toàn không nghĩ tới chuyện chống cự mà chỉ nghĩ tới chuyện chạy trốn. Hàng ngũ tan tác và đoàn quân 5.000 người này bị hơn 100 người Tây Ban Nha giết chết khoảng hơn 1.000 người, số còn lại chạy thoát. Chính họa sĩ, nhà chép sử Andes thế kỷ thứ 16 là Huaman Poma nói rằng “ Người TBN đã giết hại những người Inca trong trạng thái hoảng loạn như giết những con kiến”







Trận đánh Cajamarca (Ảnh St)


https://c1.staticflickr.com/3/2805/33564276372_82757becc8_o.jpg (https://flic.kr/p/T8XG1d)




Cái ảnh tôi chụp được trong bảo tàng Inca ở Cusco nói về trận Cajamarca


https://c1.staticflickr.com/3/2822/33680048066_9ec0aa072f_o.jpg (https://flic.kr/p/Tjc3TU)

TungNguyenMD
29-03-2017, 22:25
Với việc bắt cóc Hoàng đế Inca cùng với đánh tan đội quân bảo vệ, Pizarro đã đặt đế chế Inca vào trong tầm tay.
Tất nhiên người TBN không thể chinh phục đế chế Inca bằng một trận đánh này. Nhưng đây là trận đánh quan trọng nhất nó mở đường cho người TBN hoàn toàn kiểm soát đế chế Inca.

Chúng ta có thể thắc mắc tại sao người Inca không tập hợp lại lực lượng phản công? Vì tuy chế độ có suy đến mấy thì họ vẫn còn cả triệu lính. Hoàn toàn có thể đè bẹp hơn trăm người TBN. Nhưng người Inca không thế. Họ cho rằng Sapa của họ là con thần mặt trời, Sapa ở đâu thì mặt trời ở đấy. Họ như rắn mất đầu. Không có người lãnh đạo, và cũng không ai dám bổ nhiệm Sapa mới cả. Và hơn nữa họ quý trọng, sợ hãi Sapa của mình nên ngây thơ tin rằng đáp ứng mọi yêu cầu của người TBN thì Sapa sẽ được thả.

Nhưng Pizarro đâu phải tay mơ, cái giá ông đưa ra chuộc Atahualpa bằng vàng chỉ là cái cớ. Nhưng người Inca tin rằng Pizarro thật lòng thật. Vàng được chuyển về chất đầy phòng giam của Atahualpa. Người ta ước tính khoảng từ 20- 30 tấn vàng đã được chuyển đến. Nhưng nó chỉ kích thích lòng tham của Pizarro mà thôi và đương nhiên Atahualpa vẫn không được thả.

Trong thời gian Atahualpa ở nhà tù của Pizarro thì các thầy tư tế, các thầy bói được phép đến thăm. Nhưng Atahualpa kinh miệt mấy ông thầy bói ở Đền Sấm ra mặt. Ông gọi lính gác đến bảo hãy bắt trói những người này lại xem thần thánh của họ có giải thoát được cho họ không? Khi được hỏi tại sao Atahualpa lại đối xử với những thầy bói như thế. Ông trả lời rằng bọn này là bọn phản bội toàn phán bừa. Trước khi đi đến đây ông đã hỏi ý kiến của các thầy bói về 3 việc và họ đoán sai tất cả

- Thứ nhất: Các thầy bói đã tiên đoán là cha ông – Hoàng đế Huayna Capac sẽ hết bệnh Đậu mùa nếu ông phơi ra trời nắng. Nhưng chính vì thế mà Hoàng đế này đã chết
- Thứ hai: Các thầy bói này nói rằng trong cuộc nội chiến Huascar – anh trai ông sẽ là kẻ chiến thắng. Nhưng thực tế là ông này đang nằm trong ngục.
- Thứ ba: Các thầy bói khuyên ông tấn công những người TBN và tiên đoán là ông sẽ thắng họ. Nhưng ông lại đang nằm trong ngục

Nhưng cái sai lầm chết người tiếp theo của Atahualpa là ra lệnh giết Huascar. Do lo ngại về việc mình đang bị cầm tù. Huascar có thể trốn thoát và lấy lại đế chế nên Atahualpa đã bí mật ra lệnh giết anh trai mình. Bố khỉ, ngồi trong tù không lo đối xử với ngoại xâm mà còn lo diệt lẫn nhau nên ông Atahualpa này chết là phải lắm. Chính vì lòng dạ hẹp hòi, nếu như Atahualpa có tầm nhìn hơn, vì dân tộc hơn thì ông ta hoàn toàn có thể trao lại quyền cai trị cho Huascar đang bị cầm tù. Từ đó Huascar có thể lãnh đạo tập hợp lực lượng những người Inca mà đánh đuổi những người TBN này không mấy khó khăn. Nhưng ông ta đã hành động ngược lại và không may đó chính là cái cớ để cho Pizarro kết tội Atahualpa và tuyên án tử hình ông ta. Và đến ngày 26/7/1533 Atahualpa bị tử hình bằng hình thức xiết cổ đến chết.

Sau đó Pizarro bước chân vào Cusco mà không gặp lại sự kháng cự đáng kể nào. Ông đưa Manco Capac II lên làm Vua Inca. Sau này lợi dụng sự mâu thuẫn giữa Pizarro và Amagro Manco Capac vùng lên chống lại. Nhưng ông không thành công và phải rút chạy về Vilcabamba. Và sau này Toledo đã cho quân đến Vilcabamba bắt Hoàng đế cuối cùng của người Inca là Tupac Amaru thì sức kháng cự của người Inca hoàn toàn bị bẻ gãy



Năm 1536 Manco Capac II dẫn 200.000 chiến binh đến đánh Cusco nhưng cũng thất bại. Sau này các Hoàng đế Inca phải rút về Vilcabamba (ảnh sưu tầm)


https://c1.staticflickr.com/4/3684/33679818306_124c70b3ae_o.jpg (https://flic.kr/p/TjaSAw)

TungNguyenMD
29-03-2017, 22:57
Hôm sau chúng tôi tách đoàn đi khám phá Cusco. Tại sao lại tách đoàn? Xin thưa với các bác là team của tôi có 4 người nhưng mỗi người một ý thích. Tôi thì say mê bảo tàng, anh Hải cũng thích bảo tàng nhưng mức độ vừa phải, anh Thái thì dị ứng với bảo tàng (không bao giờ vào) chỉ thích lang thang chụp ảnh đời thường. Còn Jo thì thích ngồi làm một lon beer rồi tán gái. Thế nên tôn trọng ý thích của nhau nên chúng tôi tách đoàn và hẹn nhau tối gặp ở KS

Anh Hải bị tôi thuyết phục đi bảo tàng cùng thế nên đi cũng với tôi. Nhưng không may là hôm đó vào chủ nhật nên tất cả các bảo tàng đóng cửa. Nhưng không sao, không vào bảo tàng thì ta vào nhà thờ. Thế là tôi và anh Hải đi dạo phố một vòng rồi đi ra nhà thờ

Ngay cạnh khách sạn chúng tôi ở là Đền thờ thần mặt trời ngày xưa Coricancha hay Qurikancha tùy cách viết. Đây chính là nơi lễ hội Inti Raymi nổi tiếng diễn ra. Nhưng đấy là tháng 6 còn chúng tôi đi vào tháng 2 nên không có gì. Sau khi người TBN chiếm Cusco họ đập Đền thờ Thần Mặt trời đi và xây dựng Tu viện Santo Domingo trên đó



Đây là khoảng sân mà người ta làm lễ



https://c1.staticflickr.com/3/2844/33721269585_675c808037_o.jpg (https://flic.kr/p/TnQjBK)



https://c1.staticflickr.com/4/3857/33565091032_3f353b6138_o.jpg (https://flic.kr/p/T92Sb5)



Bên cạnh là vỉa hè, người ta làm những cái ghế rất đẹp để cho những ai hoài cổ ngồi đây ngẫm nghĩ chăng?



https://c1.staticflickr.com/3/2819/33565105572_0fbaed7061_o.jpg (https://flic.kr/p/T92WuL)

TungNguyenMD
29-03-2017, 23:02
Cái này rất hay, thay vì những khẩu hiệu cấm chó hay camdai bay như mình. Người Cusco có những cái biển nhắc rất khéo. Cái biển này có nghĩa là "Chó là của bạn, nhưng thành phố là của mọi người" ý nhắc nhở không nên cho bọn chó chạy lung tung đái ị lên chỗ này



https://c1.staticflickr.com/4/3741/33721264795_dae6ac54a9_o.jpg (https://flic.kr/p/TnQica)


Nhưng bọn chó này nó không biết chữ nên cứ chạy lung tung ;)



https://c1.staticflickr.com/4/3953/33337019270_089d1c7f97_o.jpg (https://flic.kr/p/SMSWoj)


Toàn cảnh quảng trường Coricancha, nhìn từ Tu viện Santo Domingo lại



https://c1.staticflickr.com/4/3710/32878734474_7ddb52cc99_o.jpg (https://flic.kr/p/S6o7hj)

TungNguyenMD
29-03-2017, 23:08
Cái nhà mầu trắng phía xa xa kia ngày xưa là "Nhà của các trinh nữ trông coi đền thần Mặt trời" Ngày nay là nơi ở của các nữ tu sĩ Catholic. Đâu cũng thế, người TCG đi đến đâu cũng đập chính đền thờ tôn giáo của người khác đi và xây dựng nhà thờ của mình trên đó. Khu Roman Forum cũng vậy nên tôi cũng không lạ lắm



https://c1.staticflickr.com/4/3836/33721205735_14a746deb1_o.jpg (https://flic.kr/p/TnPZCT)



Nhà thờ thánh Domingo



https://c1.staticflickr.com/3/2903/33680481296_fe8d23fcec_o.jpg (https://flic.kr/p/TjegFo)

TungNguyenMD
29-03-2017, 23:13
Đối diện với nhà thờ Domingo là một tòa nhà kiến trúc kiểu thuộc địa được xây trên nền của một ngôi nhà thời Inca



https://c1.staticflickr.com/3/2810/33336999880_4c0ab5aedc_o.jpg (https://flic.kr/p/SMSQC1)



https://c1.staticflickr.com/4/3845/33680493046_9435f550d5_o.jpg (https://flic.kr/p/TjekaY)



Còn ngôi nhà này được xây toàn bằng gạch gì mà nhìn như đất vậy. Vô tình có một người Quechua đi qua tôi nhìn thấy hợp cảnh lắm


https://c1.staticflickr.com/4/3816/33721179835_6faf7b4d6c_o.jpg (https://flic.kr/p/TnPRWk)

TungNguyenMD
30-03-2017, 00:26
Những con đường nhỏ, phố nhỏ có từ thời Inca



https://c1.staticflickr.com/3/2815/33336948000_1bceb94490_c.jpg (https://flic.kr/p/SMSzcw)

https://c1.staticflickr.com/4/3856/32878671724_6f5840ce00_c.jpg (https://flic.kr/p/S6nMCq)

TungNguyenMD
30-03-2017, 00:29
Bà già Quechua bán bánh ngọt trên vỉa hè. Bà này mà sang Saigon gặp anh Hải chắc là không còn chỗ mưu sinh :)). Nói vui vậy thôi chứ tôi recommend các bạn đến đây hãy ăn bánh của người Quechua. Cực ngon mà rẻ. Bổ hay không thì tôi không biết nhưng có một điều chắc chắn là không độc vì chắc không có phụ gia của Tàu



https://c1.staticflickr.com/4/3789/32878738544_9755870959_c.jpg (https://flic.kr/p/S6o8uu)


Cửa hàng bán đồ nướng của người Quechua


https://c1.staticflickr.com/3/2901/33680462596_9f002014fe_c.jpg (https://flic.kr/p/Tjeb7Y)

TungNguyenMD
30-03-2017, 00:31
Thành phố Cusco được quy hoạch theo hình con báo. Người Inca tôn thờ 3 con vật. Con Ó hay con kền kền (Condor) tượng trưng cho sức mạnh trên trời. Con báo (Puma) tượng trưng cho sức mạnh dưới đất, và con rắn (Snake) tượng trưng cho sức mạnh trong lòng đất. Nên Cusco được xây dựng theo hình con báo như tượng trung cho sức mạnh của các Sapa vậy




https://c1.staticflickr.com/4/3846/33592019831_b20ece6115_c.jpg (https://flic.kr/p/TbpTaH)



https://c1.staticflickr.com/3/2818/32878637714_ba87349825_c.jpg (https://flic.kr/p/S6nBw3)

TungNguyenMD
30-03-2017, 00:42
Cái biển Bitel bên trái kia chính là Viettel của mình sang đầu tư đấy các bác ạ. Nói đến chuyện đem chuông đi đánh xứ người cũng buồn. Trong khi các nước trong khu vực đem hết tập đoàn nọ kia sang đầu tư nước khác. Biến chúng thành những tập đoàn đa quốc gia. Vietnam mình chẳng có cái nào, có mỗi ông Viettel đi đầu tư được mấy nước.Còn các tập đoàn Vinashin, Vinaline hay Vinacomin.... ngày xưa cựu thủ tướng nhà mình gọi là "Quả đấm thép của nền kinh tế" nhưng ngài nói hơi sai phải gọi là "Quả đấm thép vào nền kinh tế" mới đúng. Nó đấm cho em và các bác ngồi đây nhe hết cả răng ra :D Còn tư nhân đầu tư nước ngoài ư? tuyệt nhiên không có (thực ra là có mỗi ông Đức HAGL đem vốn đầu tư sang nước ngoài nhưng bây giờ thấy bảo cũng đang khó khăn lắm) Còn một ông tỷ phú gì đấy lại rút vốn từ nước ngoài về đầu tư trong nước. Thấy báo chí tung hô ầm ĩ lắm. Nhưng làm như thế thì làm sao chúng ta đem được lợi nhuận về nước? chẳng qua em đánh giá cũng là dạng trục lợi rồi "Gà què ăn quẩn cối xay" thôi các bác à



https://c1.staticflickr.com/3/2866/32878654844_da7dba0288_c.jpg (https://flic.kr/p/S6nGBo)



https://c1.staticflickr.com/4/3792/33592016221_d6849228c7_c.jpg (https://flic.kr/p/TbpS6t)

TungNguyenMD
30-03-2017, 00:48
Do chúng tôi dậy khá sớm vì quen kiểu Vietnam dậy sớm còn lao động. Nên đường xá cũng thưa thớt chẳng có mấy người đi lại ở đường



https://c1.staticflickr.com/3/2813/33592012971_5f24977d66_c.jpg (https://flic.kr/p/TbpR8r)


Những quán cafe cũng chẳng thấy khách nào ngồi chém gió


https://c1.staticflickr.com/3/2820/33592014561_68c5216142_c.jpg (https://flic.kr/p/TbpRAR)


Thi thoảng gặp những bà Quechua dắt con Llama đi dạo trong thành phố


https://c1.staticflickr.com/4/3792/33592018511_34d6428efb_c.jpg (https://flic.kr/p/TbpSLX)

TungNguyenMD
30-03-2017, 00:52
Đến một cái công viên nho nhỏ. Ở đây người ta dựng hai bên mỗi bên là 1 tượng đàn ông và đàn bà Quechua, như nhắc nhở chính họ mới là chủ của mảnh đất này



https://c1.staticflickr.com/3/2873/33721124615_1dbe993dfd_c.jpg (https://flic.kr/p/TnPzwg)



https://c1.staticflickr.com/3/2936/33721143175_b0de57ddb7_c.jpg (https://flic.kr/p/TnPF3g)



Và cuối công viên là một đài phun nước, phun lên những con linh vật



https://c1.staticflickr.com/3/2931/33721119915_d7a18e88b7_c.jpg (https://flic.kr/p/TnPy8e)

TungNguyenMD
30-03-2017, 01:22
Không chủ định trước, nhưng thế qué nào chúng tôi lại đi đúng và con đường Hatun Rumiyoc (tiếng Quechua có nghĩa là đá lớn). Vì con đường này có tảng đá 12 góc rất đặc biệt

Nói đến đây các bạn lại cười, bảo thằng hâm tảng đá thì có dek gì đặc biệt? Nhưng nếu các bạn biết rằng Cusco này nằm trên vùng đứt gãy của dãy Andes nên động đất xảy ra rất thường xuyên. Hồi đó chưa có công nghệ xây dựng chống động đất như bây giờ nên nếu xây dựng không khéo thì nhà sẽ đổ.
Các kỹ sư của Inca đã rất khéo léo tạo ra các tảng đá nhiều góc. Không phải để chơi vì tạo ra thêm một góc là vô cùng khó khăn. Họ dùng những tảng đá này xây nhà. Khi động đất xảy ra, chính vì nhiều góc nên tảng đá này chắc chắc hơn, không bị xê dịch và dẫn đến nhà không bị đổ. Chính vì thế nên khi người TBN đến, họ thấy kết cấu tương đối chắc chắn, họ chỉ đập phần mái đi và xây kiến trúc của họ vào còn phần móng giữ nguyên. Ngày nay chúng ta nhìn thấy rất nhiều những ngôi nhà kiến trúc thuộc địa trên bức tường Inca cũ là vì thế

Và tất nhiên chỉ có những bậc quân vương, nhà quý tộc mới xây được nhà cho mình bằng những tảng đá này. Ngôi nhà này trước đây của ai? không ai biết vì cũng chẳng còn dấu tích gì. Có người nói đây là nhà của vị Sapa thứ 6 nhưng cũng chẳng có gì chứng minh. Nhưng thôi cứ để nó huyền bí như thế lại hay phải không các bạn?



Phố Hatun Rumiyoc


https://c1.staticflickr.com/4/3956/32909881763_d853133503_c.jpg (https://flic.kr/p/S98Khx)



Viên đá đó đây



https://c1.staticflickr.com/4/3954/32910258643_bf16f95b13_c.jpg (https://flic.kr/p/S9aFjt)

TungNguyenMD
30-03-2017, 01:28
Nhà hàng Cicciolina tối hôm qua chúng tôi ăn, đánh dấu lại để bạn nào qua thì vào mà chén. Nhà hàng này giá cả tuy đắt nhưng phong cách phục vụ, cách bài trí và đồ ăn thì tuyệt vời



https://c1.staticflickr.com/3/2806/33723258015_b0eaeafa81_c.jpg (https://flic.kr/p/To1vH2)



Và con đường dẫn ra quảng trường Plaza de Armas



https://c1.staticflickr.com/4/3943/33594263511_cc70f7c5d4_c.jpg (https://flic.kr/p/TbBo8R)

TungNguyenMD
30-03-2017, 01:35
Quảng trường Plaza de Armas


Đây là nơi diễn ra những hoạt động chính của thành phố. Thời Inca trong các lễ hội người ta rước các hoàng đế và các xác ướp của các hoàng đế từ đền Coricancha ra tới đây. Nhảy múa hò hét tại đây rồi đi lên Saksaywaman làm lễ tế

Thời thuộc địa cho đến tận ngày nay Giáo hội TCG họ rước tượng các vị thánh vòng quanh quảng trường này. Đây là noi trung tâm của thành phố nên lúc nào cũng chật cứng khách du lịch



Vài hình ảnh về quảng trường


https://c1.staticflickr.com/4/3762/33567134332_ca549e994f_c.jpg (https://flic.kr/p/T9dkzo)



https://c1.staticflickr.com/4/3700/32909864943_3c0d7980ac_c.jpg (https://flic.kr/p/S98Ehx)

TungNguyenMD
30-03-2017, 01:38
Em bé người Quechua bước lên những bậc thềm đến nhà thờ. Nhìn cảnh thanh bình này cũng không ai nhớ tới những vụ thảm sát mà người TBN gây cho họ nữa




https://c1.staticflickr.com/3/2840/33567139232_44a8305604_c.jpg (https://flic.kr/p/T9dn2S)



https://c1.staticflickr.com/3/2933/33723251605_3b8d78ce65_c.jpg (https://flic.kr/p/To1tNv)

TungNguyenMD
30-03-2017, 01:43
Cusco là một thành phố đẹp. Nơi có những ngôi nhà trên đồi, nhưng họ quy hoạch rất tốt. Không có những tòa nhà nhấp nhô cao thấp hay bị chói mắt bởi mấy cái bình nước trên mái Sơn Hà hay Tân Á của ta. Những khu cổ họ luôn biết bảo quản giữ gìn. Không đập phá, xây mới. Đứng ở đây bạn có thể phóng tầm mắt bao quát một lượt




https://c1.staticflickr.com/4/3847/32880737344_2c8bdaf206_c.jpg (https://flic.kr/p/S6ynEy)


https://c1.staticflickr.com/4/3871/33338937960_a191011c76_c.jpg (https://flic.kr/p/SN3LKb)

TungNguyenMD
30-03-2017, 01:59
Nhà thờ Cusco. Khi người châu Âu đi phát kiến địa lý hay đi xâm lược các quốc gia khác tới đâu việc đầu tiên bao giờ họ cũng xây nhà thờ. Nhà thờ Cusco này cũng thế. Được xây dựng khá sơm từ thế kỷ 16 ngay sau khi người TBN vào được Cusco. Để xây nhà thờ này họ cũng lấy đá từ pháo đài Sacquahuman của người Inca. Việc này nó cũng không lạ vì chính Vatican bây giờ cũng đang đứng trên nền móng là những viên đá từ Colosseum đấy thôi




https://c1.staticflickr.com/3/2811/32909856073_620f886f08_c.jpg (https://flic.kr/p/S98BDB)


Nằm vuông góc với nhà thờ Chính tòa Cusco là nhà thờ La Compania - nhà thờ dòng Tên được xây dựng trên một tàn tích cung điện Inca



https://c1.staticflickr.com/3/2863/33567131012_34242ef4e0_c.jpg (https://flic.kr/p/T9djA9)



https://c1.staticflickr.com/3/2896/33567124312_5c0d84c2dc_c.jpg (https://flic.kr/p/T9dhAC)

TungNguyenMD
30-03-2017, 02:13
Quang cảnh của Cusco thật thanh bình và yên tĩnh. Trái ngược với những đô thị lớn lúc nào cũng ồn ào chen chúc rồi tiếng động cơ của xe, tiếng còi inh tai nhức óc. Ngồi giữa quảng trường này bạn có thể thả hồn trầm ngâm suy nghĩ về Đế chế đã mất, đọc một trang sách hay đơn giản là ngắm những người qua lại dưới một bầu trời trải dài qua thung lũng đầy ánh mặt trời. Cũng thật dễ hiểu sao Manco Capac lại chọn đây là nơi thờ thần Mặt trời.
Nếu bạn bị làm phiền bởi những người bán hàng rong ư? Chỉ cần nói câu "No Gracias!" sẽ không ai làm phiền bạn nữa. Không sợ các tệ nạn lừa đảo hay cướp giật như đến một thành phố khác vì cảnh sát lúc nào cũng túc trực ở đây bảo vệ khách du lịch. Nếu bạn đến đây tôi khuyên bạn hãy bỏ ra 10' ngồi giữa quảng trường này, hít lẫy không khí trong lành và hãy quên đi những sự bon chen hối hả của cuộc sống đời thường




https://c1.staticflickr.com/3/2936/33338930010_f3b924751d_c.jpg (https://flic.kr/p/SN3Jo7)




https://c1.staticflickr.com/3/2896/33338922740_695df41fca_c.jpg (https://flic.kr/p/SN3GdL)

TungNguyenMD
30-03-2017, 02:16
Bên kia là những nhà hàng sẵn sàng phục vụ cho những du khách đói bụng


https://c1.staticflickr.com/3/2837/32909846533_8d17666286_c.jpg (https://flic.kr/p/S98yP8)



Đã đến đây thì không thể không selfie để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ



https://c1.staticflickr.com/3/2936/32909844023_f5b7465057_c.jpg (https://flic.kr/p/S98y4R)

TungNguyenMD
30-03-2017, 02:28
Giữa quảng trường là một cái đài phun nước. Bên trên đặt tượng Hoàng đế Pachacuti, bên dưới là những vị thần biển thổi tù và. Đây là một kiến trúc khá đẹp
Ông Pachacuti này thì như tôi đã nói, ông là một Minh quân của Đế chế Inca. Ngoài những việc mở rộng vương quốc.... thì ông là người có công với thành phố Cusco và chính cái quảng trường Plaza de Armas này nhiều lắm
Nếu như Manco Capac là người chọn Cusco làm thủ đô cho đế chế thì chính Pachacuti mới nâng nó lên tầm vĩ đại. Ông cho đổ đất đá vào vùng đầm lầy này và xây lên quảng trường Huacapata (Plaza de Armas ngày nay. Ở chính giữa Quảng trường là nơi tế lễ, nơi nhân dân nhảy nhót ăn mừng, nơi diễn ra các festival.... xung quanh ông cho xây dựng các cung điện, đền thờ.... và tạo nên quảng trường này. Khi những người TBN đến thấy đây là nơi linh thiêng. Họ đập ngay các cung điện Inca đi và xây nhà thờ trên đó




https://c1.staticflickr.com/3/2904/33594240411_e0ac146776_c.jpg (https://flic.kr/p/TbBggz)




https://c1.staticflickr.com/4/3956/33594233331_93886be018_c.jpg (https://flic.kr/p/TbBeav)

TungNguyenMD
30-03-2017, 02:36
Thêm mấy hình ảnh về quảng trường Plaza de Armas





https://c1.staticflickr.com/3/2881/33340322280_bf1ab695fc_c.jpg (https://flic.kr/p/SNaSfL)



https://c1.staticflickr.com/3/2824/33568575192_33f47a1e13_c.jpg (https://flic.kr/p/T9kHTN)

TungNguyenMD
30-03-2017, 03:16
Bước vào nhà thờ chính tòa Cusco. Có một cậu an ninh chặn tôi và anh Hải lại, nói rằng đang giờ hành lễ nên khách không thể vào được. Tôi móc cây thánh giá đeo trên ngực ra nói với cậu ta "Tôi là tín đồ Catholic". Cậu ta bảo "Thế thì anh được vào nhưng phải cất máy ảnh đi và không được chụp ảnh" Tôi cất máy ảnh vào balo rồi cậu ta vui vẻ cho tôi vào.

Vào nhà thờ mà mình nói dối là tín đồ Catholic để được vào cũng hơi ngượng vì tôi là kẻ vô thần và không có Đức tin. Và có lẽ chính vì thế mà chiếc thánh giá của tôi rơi mất từ lúc nào. Đến khi rời Cusco tôi không tìm thấy nó nữa. Có lẽ do nói dối mà Chúa bỏ tôi đi chăng. Thật sự tôi rất tiếc cây Thánh giá này không phải giá trị vật chất, mà tôi mua nó từ Nhà thờ Mộ Chúa ở Jerusalem - nơi Chúa Jesus bị đóng đinh lên thập ác

Tôi bước vào trong nhà thờ, không khí khá trang nghiêm. Trên bục Linh mục đọc gì đó, ở dưới các con chiên quỳ gôid lên những tấm gỗ, tôi cũng chọn một chỗ rồi quỳ xuống. Tuy không có Đức tin nhưng đến đây cũng nên tỏ ra kính trọng đúng không các bạn? Bên trên giọng ngài linh mục vẫn đều đều. Nhưng ngài đọc bằng tiếng TBN nên tôi không hiểu. Nhưng tôi cũng đoán ra chắc là ca ngợi Thiên Chúa, ca gợi tình yêu thương giữa con người với con người. Ngài đọc xong, dàn thánh ca nhà thờ ngân lên những giai điệu trong trẻo.

Sau khi dàn đồng ca hát xong ngài Linh mục nói gì đó. Thế là mọi người đứng lên ôm lấy những người bên cạnh bất kể họ là ai. Có những người còn quay xuống dưới ôm cả người đằng trước đằng sau nữa. Đen cho tôi là đứng giữa hai ông bà già. Biết thế đứng cạnh mấy em trẻ đẹp đằng kia có phải hay không :D Nói vui thế thôi nhưng khi ôm những người xa lạ tôi thấy có những cảm xúc thật khó tả. Không phân biệt già trẻ, mầu da, quốc tịch, giàu nghèo. Những con chiên khi đến với Chúa đều phải biết yêu thương người khác. Chính những linh mục Catholic đã làm được những việc đó. Ngay cả ở Vietnam tôi có mấy người bạn theo Catholic tôi thấy họ cũng sống tốt hơn và thật thà hơn những người vô thần rất nhiều.

Liếc quanh nhà thờ, tôi để ý thấy có rất nhiều người phụ nữ Quechua, họ mặc nguyên trag phục truyền thống của họ. Họ đi bán hàng rong, những giỏ hàng còn ở ngay dưới chân họ. Nhưng họ tranh thủ đến với Chúa, và họ có Đức tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Vào nhà thờ xong họ mới ra ngoài bán hàng tiếp

Sau khi lễ xong tôi nán lại để xem các tác phẩm nghệ thuật ở đây một chút. Chính vì họ không cho chụp ảnh nên tôi không chụp hầu các bạn được. Chỉ recommend cho những bạn nào yêu nghệ thuật thì hãy đến đây xem mấy tác phẩm sau:
Bức tranh nổi tiếng nhất ở đây là "Last Supper con cuy" của Marcos Zapata. Bức tảnh này mô tả Chúa Jesus và các tín đồ trong bừa tiệc ly. Thay vì Ngài dùng món ăn Kosher nhưu người Do Thái thì ở đây ngài và các tín đồ lại ăn thịt chuột lang và thịt lợn (món truyền thống của người Quechua). Marcos Zapatađã rất khéo đưa văn hóa địa phương hòa trộn vào TCG
Bức thứ 2 là: Pintura Senor de los Temblores (chẳng biết dịch là gì vì nó là tiếng TBN) Bức này mô tả trận động đất của Cusco. Xa xa là cây Thánh giá với ý là Chúa luôn giang tay cứu với những con chiên vậy



Chỉ có thể chụp bên ngoài nhà thờ mà thôi. Bức ảnh này tôi chụp sau khi nhà thờ hành lễ xong và cửa đã đóng


https://c1.staticflickr.com/4/3720/32911356533_d9228a2cc1_c.jpg (https://flic.kr/p/S9giFB)

Doidepda
30-03-2017, 12:40
bài viết khá kỳ công nhiều kiến thức nhưng có vẻ không hợp với tính chất của phượt lắm thì phải

Đọc bài của Chã Avalon-Bg bên OF xong giờ sang đây đọc tiếp bài của bác Tùng, mỗi bác có cái nhìn khác nhau. Bài của bác Tùng tuy ít hình ảnh phố phường nhưng sâu sắc, rất sâu sắc !!! Đi phượt là phải lăn lộn hòa mình vào với thiên nhiên - đất nước - con người nơi mình đến để có thể hiểu và cảm nhận nó. Nếu ta chỉ cỡi ngựa xem hoa ngắm cảnh và tán gái thì mới gọi là đi du lịch thôi chứ chưa phải là dân đi phượt.

TungNguyenMD
30-03-2017, 17:03
Chơi chán chê ở Quảng trường, tôi và anh Hải rủ nhau vào Bảo tàng Inca ngay cạnh đó xem ra răng. Nhưng thật không may hôm đó là Chủ nhật nên bảo tàng này cũng đóng cửa nốt. Đành hẹn hôm sau quay lại. Vì tính tôi thích bảo tàng nên đến quốc gia nào cũng phải vào bảo tàng xem bằng được. Điều này làm mấy ông bạn đồng hành phát ngán vì phải chiều mình




Con đường đi lên bảo tàng Inca



https://c1.staticflickr.com/4/3894/33338889820_0cf84b9889_c.jpg (https://flic.kr/p/SN3wrb)



Bảo tàng Inca đóng cửa im ỉm


https://c1.staticflickr.com/3/2906/32897874264_d261e9058e_c.jpg (https://flic.kr/p/S85cSG)


Bên cạnh bảo tàng Inca là một trường dòng. Đằng trước có cái đài phun nước rất đẹp. Khi chúng tôi đến đây có mấy em bé người Quechua đang đứng chụp ảnh


https://c1.staticflickr.com/4/3817/33594219501_0b5d8045a9_c.jpg (https://flic.kr/p/TbBa44)



https://c1.staticflickr.com/4/3937/33723192015_ea079bf48f_c.jpg (https://flic.kr/p/To1b66)

TungNguyenMD
30-03-2017, 17:13
Rời khu vực này mở điện thoại ra tìm đường thấy khoảng cách từ đây lên tới Saksaywaman có 1,8 km thôi thế là chúng tôi quyết định đi bộ đến. Thế nhưng vì Saksaywaman nằm trên một quả đồi nên đường đi rất dốc. Hơn nữa Cusco nằm ở trên độ cao 3,400m so với mực nước biển không khí rất loãng vậy nên đi bộ ở trên này nó khác ở dưới đồng bằng của mình các bạn à. Ở Hanoi đi bộ 5-6km thì có ý nghĩa gì đâu. Nhưng đây quả là một thử thách không dễ vượt qua. Đén như anh Hải chuyên gia đi bộ (dân chơi golf chuyên nghiệp) mà cũng vừa đi vừa thở.



Con phố này có tên là phố Quan Tài, chắc ngày xưa cũng bán quan tài ;) chúng tôi men theo con phố này đi lên Saksaywaman


https://c1.staticflickr.com/3/2824/33567085422_7d11482058_c.jpg (https://flic.kr/p/T9d637)



Thi thoảng đến ngã tư gặp một cửa hàng bán đồ tổng hợp và giặt đồ cho khách du lịch


https://c1.staticflickr.com/3/2865/33723186785_c099e5e5ca_c.jpg (https://flic.kr/p/To19wV)

TungNguyenMD
30-03-2017, 17:18
Càng lúc đi càng vào khu vực người nghèo thì phải


https://c1.staticflickr.com/4/3853/33567080102_17324bc9c2_c.jpg (https://flic.kr/p/T9d4so)



https://c1.staticflickr.com/3/2838/33567071142_1c5747aee4_c.jpg (https://flic.kr/p/T9d1MU)



Nhìn chú lái motor này mà em thèm quá. Chẳng là ở nhà em cũng có cái motor PKL, thi thoảng đi vi vu đây đó chơi. Sang đây cả tuần rồi chưa được chạy xe. Bỗng dưng thèm cái cảm giác chạy xe giữa những con đường ngoằn ngoèo lộng gió của rừng núi Vietnam mình quá các bác ạ. Đôi khi người ta nhớ quê hương từ những cái rất đơn giản phải không các bác?



https://c1.staticflickr.com/4/3855/32909813893_7cac5149c3_c.jpg (https://flic.kr/p/S98p7n)

TungNguyenMD
30-03-2017, 17:33
Chúng tôi đi khoảng gần 1km lúc này cũng khá thấm mệt. Thì nhìn thấy nhà thờ St. Chritopher. Nhà thờ này thì cũng chẳng có gì đặc biệt lắm. Cũng không có Thánh tích nào, nhưng được cái đứng ở đây có thể ngắm được toàn cảnh Cusco và quảng trường Plaza de Armas nên tôi vào sân nhà thờ chụp ảnh.
Nói chuyện thánh tích mới nhớ. Hầu hết nhà thờ ở châu Âu, nhất là các quốc gia theo Catholic nhà thờ muốn hoành tráng phải có thánh tích. Có những vị quân vương bỏ tiền ra xây nhà thờ còn ít tiền hơn mua thánh tích. Thánh tích là gì? xin thưa là những vật gắn liền với Chúa Jesus. VD như: dây xích Chúa, rồi tấm vải niệm, Thánh giá....
Tại sao phải có thánh tích? vì có thánh tích nó mới thiêng, mới nhiều người đến. Còn nếu không có thánh tích thì phải có những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chứ nhà thờ mà xây lên không nó chỉ là một cái xác mà thôi



Nhà thờ Saint Christopher


https://c1.staticflickr.com/4/3736/33567065012_6a50a7aaa8_c.jpg (https://flic.kr/p/T9cYYd)


Tôi để ý ở Cusco này bên ngoài nhà thờ hầu như có rất nhiều cột Thánh giá dựng ở ngoài


https://c1.staticflickr.com/3/2901/33567061962_51cf8af921_c.jpg (https://flic.kr/p/T9cY4C)

TungNguyenMD
30-03-2017, 17:44
Đứng trên sân nhà thờ bạn có thể phóng tầm mắt bao quát hết một lượt Cusco



https://c1.staticflickr.com/3/2814/33578894632_b0c780e89b_c.jpg (https://flic.kr/p/TafBvb)



https://c1.staticflickr.com/4/3791/33578890592_c66f04ec1d_c.jpg (https://flic.kr/p/TafAiw)

TungNguyenMD
30-03-2017, 17:46
Và bạn có thể nhìn xuống được quảng trường Plaza de Armas



https://c1.staticflickr.com/3/2887/32922218593_8d7e4c5f6f_c.jpg (https://flic.kr/p/SadYAv)




https://c1.staticflickr.com/3/2943/33694725616_7de5214acd_c.jpg (https://flic.kr/p/Tkuh27)

TungNguyenMD
30-03-2017, 17:49
Bên ngoài sân nhà thờ họ để những cái ghế cho du khách nghỉ chân



https://c1.staticflickr.com/3/2886/33350663680_ae6d82206b_c.jpg (https://flic.kr/p/SP5SoL)



Và tượng Thánh Christopher đứng ở đây. Lúc nào có thời gian tôi nói về ông thánh này sau. Chứ bây giờ lười gõ quá



https://c1.staticflickr.com/4/3674/32892605394_d19e498cb8_c.jpg (https://flic.kr/p/S7BcC7)

TungNguyenMD
30-03-2017, 18:01
Rời nhà thờ Saint Christopher chúng tôi ghé vào quán nước nhỏ ven đường mua chai nước uống. Viết đến đây mới nhớ, suýt quên không giới thiệu cho các bác loại nước uống Inca Kola đặc biệt này. Ở Peru nếu bác nào sang gọi Coca Cola thì người ta cười khẩy cho rằng bác không biết uống. Vì ở đây rân chơi sành điệu phải dùng loại Inca Kola này :) Không biết có phải vì lạ miệng hay không mà tôi uống thấy thơm ngon và khỏe phết các bác ạ. Mà ở đời cái gì lạ mà chẳng thấy ngon mà dùng lại khỏe đúng không các bác ;)
Giá của một chai Inca Kola ở đây cũng không quá đắt. Tôi nhớ không rõ giá nhưng nó vào khoảng 10.000 VND gì đó


Có cái ảnh chụp chai Inca Kola ở Lima nhưng vẫn post lên hầu các bác. Không các bác lại bảo tôi chém ;)



https://c1.staticflickr.com/3/2904/32892747904_fd35341da4_c.jpg (https://flic.kr/p/S7BVZb)

TungNguyenMD
30-03-2017, 18:24
Chúng tôi đang ngồi nghỉ uống nước thì có một cậu thanh niên đi đến. Cậu ta giới thiệu cho chúng tôi dịch vụ thuê ngựa của cậu ấy. Cậu ta nói ngựa sẽ đi trong 2h và qua 4 điểm: Đền thờ nữ thần Mặt trăng, Saksaywaman, tàn tích ruộng của người Inca và tượng Chúa cứu thế. Với giá là 150 Soles cho 02 người. Nghĩ mình còn nhiều thời gian nên chúng tôi đồng ý.

Cậu ta gọi một chiếc ô tô và giao 2 chúng tôi cho ông tài xế đó. Chúng tôi chạy lòng vòng khoảng hơn 2 cây số vào giữa rừng. Lão lái xe bảo xuống đây. Chúng tôi xuống xe và đi vào trong một ngõ nhỏ. Vốn tính hay cảnh giác tôi cũng thấy ghê ghê. Nhưng nhìn thấy lão lái xe này cũng không to cao gì lắm, ăn chúng tôi chắc khó, nên cứ mạnh dạn đi vào trong rừng với lão.

Vào tới nơi chúng tôi thấy có một đàn ngựa, trong đó có 2 con đã được dẫn ra dành cho chúng tôi. Lão lái xe bảo ngồi xuống đợi. Chúng tôi ngồi đợi khoảng 5' lão dẫn 1 cô gái Quechua và một thằng bé ra. Lão bảo lên ngựa đi. Chúng tôi lên ngựa ngồi đâu đấy lão bảo mày cho chúng tao xin tiền.

Tất nhiên là mọi giao dịch lúc này toàn bằng tiếng TBN với anh Hải vì tôi không biết nửa chữ TBN nào. Chúng tôi nói "Bọn tao ngồi trên con ngựa của mày, nó có chạy đi được dell đâu, lúc về tao trả tiền có được không?"

Hội này nói không được, mày phải trả tiền trước. Lúc này tôi ngồi bên ngựa bên này lấy cái máy ảnh chụp lại mặt bọn chúng có gì còn báo cảnh sát.
Anh Hải nói: "Thế bọn tao trả trước 100 Soles nhé? lúc về trả nốt."
"Không được, mày phải trả hết"

Lúc giờ ở giữa rừng, xung quanh không có ai cả nên chúng tôi cũng hơi ngại. Khổ nỗi chúng ta sống trong xã hội lừa lọc quá nên nhìn đâu cũng ra lừa đảo. Biết dell đâu thằng này quê nó ở SS con ngựa đi vài bước nó dừng lại bảo xong rồi thì tèo. Hoặc lại cứ mỗi bước đi của nó tốn 150 soles thì bỏ mẹ.
Thỏa thuận mãi không được chúng tôi cũng đành móc ví ra trả trước 150 Soles (khoảng 80 USD) cho họ. Mãi sau này tôi mới hiểu tại sao họ thu tiền trước ;)




Đến nơi đã thấy 2 con ngựa đợi sẵn


https://c1.staticflickr.com/3/2881/33350661010_16928985ae_c.jpg (https://flic.kr/p/SP5RAJ)


Chủ ngựa cứ đòi tiền trước, sợ bị lừa đảo tôi lấy máy ảnh chụp mặt của họ lại có gì còn báo CS


https://c1.staticflickr.com/3/2806/33694708446_a3531f5309_c.jpg (https://flic.kr/p/TkubV5)

TungNguyenMD
30-03-2017, 19:12
Con ngựa bắt đầu đi những bước đầu tiên băng qua khu rừng mà đường rất xấu, người phụ nữ Quechua chủ ngựa lẽo đẽo đi bộ theo sau. Thú thật lúc này ngồi trên ngựa chúng tôi cũng hơi ngại, đi qua khu rừng vắng tanh chẳng có ai. Nếu như ở quốc gia bị khuyến cáo là có tỷ lệ tội phạm cao chắc chúng tôi không dám liều mình đi vào rừng với người xa lạ. Nhưng thôi kệ nó phó mặc vào ý Chúa phải không các bạn? Mà đi chơi mà lòng lúc nào cũng canh cánh lo sợ thì mất hết cả cảm xúc. Cứ kệ nó đi, cho qua đi cứ hưởng thụ những cái hiển hiện ra trước mắt đi đã. Còn những việc kia nếu không may mình gặp phải thì cũng là cho đi mà thôi

Chính vì nghĩ thế nên tôi thúc giầy vào bụng con ngựa ra hiệu đi nào. Ơ nhưng mà con ngựa này rất khôn, không bao giờ nó nghe lời khách. Nó chỉ nghe lời chủ của nó thôi. Mặc cho tôi thúc giầy cỡ nào nó vẫn cứ chầm chậm đi. Khi ra đến đoạn đường đẹp thì nó mới đi nhanh hơn. Hóa ra giống ngựa là một trong những giống khôn phết. Chúng biết giữ an toàn cho khách và biết khách không phải một tay cưỡi ngựa chuyên nghiệp nên chỉ khi nào thật an toàn nó mới chịu chạy




https://c1.staticflickr.com/3/2839/33351404170_be3a57b031_c.jpg (https://flic.kr/p/SP9EvQ)



https://c1.staticflickr.com/3/2865/33695525836_4984f95eaf_z.jpg (https://flic.kr/p/TkynU1)



https://c1.staticflickr.com/4/3670/33736106265_49f26c771b_z.jpg (https://flic.kr/p/Tp9n3z)



https://c1.staticflickr.com/4/3844/33695549796_7d78d7902b_c.jpg (https://flic.kr/p/Tkyv27)



https://c1.staticflickr.com/4/3846/33579689682_236d451619_c.jpg (https://flic.kr/p/TajFQW)

TungNguyenMD
30-03-2017, 19:18
Một lúc thì tôi bắt đầu làm quen với việc cưỡi ngựa. Hóa ra cũng dễ các bác à. Giống như việc lái xe ô tô và xe máy vậy :D
Muốn nó chạy nhanh thì đạp vào bụng nó như đạp ga ô tô ấy. Muốn nó dừng lại thì kéo cái cương ngựa thôi. Còn muốn rẽ phải rẽ trái thì giật cương bên phải hoặc bên trái. Như các bác lái xe máy :)



https://c1.staticflickr.com/3/2824/32893453754_8bb5a4ca6e_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FxP1)



https://c1.staticflickr.com/4/3851/33351609710_68f4eb7631_c.jpg (https://flic.kr/p/SPaHBC)



https://c1.staticflickr.com/4/3674/33351455520_e85fc855f2_c.jpg (https://flic.kr/p/SP9VMb)



https://c1.staticflickr.com/3/2898/33579673862_4eedb152b4_c.jpg (https://flic.kr/p/TajB9b)

TungNguyenMD
30-03-2017, 19:28
Người chủ ngựa vẫn lẽo đẽo theo sau. Chúng tôi hỏi cô ta con ngựa này bao nhiêu tiền. Cô ta nói khoảng 800 USD. Cô ta còn nói có khoảng 20 con ngựa. Chúng tôi nói "Ô thê giầu quá, vậy mỗi ngày thu cả mấy trăm USD còn gì?" Cô ta nhoẻn một nụ cười và không nói gì. Hỏi có được nhiều khách không? cô ta nói ngày cũng được dăm ba khách. Thế là tốt rồi. Ở Peru tuy có đắt đỏ nhưng mức sông chưa cao mấy nên thu nhập thế này hoàn toàn có thể sống tốt



Cô gái chủ ngựa lẽo đẽo đi sau


https://c1.staticflickr.com/3/2907/32892586384_e09225d929_c.jpg (https://flic.kr/p/S7B6Ym)



Và hai ông phượt thủ ngồi trên ngụa ngó nghiêng ngắm cảnh


https://c1.staticflickr.com/4/3759/33579805172_1bb1ca4e33_c.jpg (https://flic.kr/p/Takhb9)



https://c1.staticflickr.com/4/3938/33695670496_23a2ef3a32_c.jpg (https://flic.kr/p/Tkz7U9)

TungNguyenMD
30-03-2017, 19:39
Thi thoảng tôi lại nhờ cô gái chụp ảnh. Cô ta nói với anh Hải: "Tôi giữ luôn máy điện thoại của ông nhé, đoạn nào đẹp tôi sẽ chụp cho" và quay sang nói với tôi (tất nhiên nhờ anh Hải phiên dịch hộ) "Ông đưa cái balo của ông đây tôi đeo cho vừa đỡ nặng chụp ảnh nó vừa đẹp" Chúng tôi ngạc nhiên vì nơi hang sơn cùng cốc này có một cô gái lại biết ý khách đến thế.

Nhưng sau này những ngày ở Peru tôi mới nhận ra một điều là ở đây người ta làm việc rất có trách nhiệm. Họ luôn làm tốt công việc của mình. Họ cho đó là trách nhiệm đối với công việc. Họ không có ý nghĩ như ở ta là "Hôm nay với trình độ của tao, tao phải hạ cố đi làm cái việc này. Sau này rồi có ngày tao là ông bà chủ thì chúng mày có ý nghĩa dell gì?" Có ý thức vươn lên là việc rất tốt. Nhưng muốn như thế phải làm tốt công việc hiện tại của mình đã. Chứ cứ có ý nghĩ là mình hạ cố làm việc thì làm sao mà làm tốt được đúng không các bạn? Và tôi nghĩ thành công cũng không bao giờ đến với những người như thế




https://c1.staticflickr.com/4/3929/33695677496_3323dea4c8_c.jpg (https://flic.kr/p/Tkz9YQ)



https://c1.staticflickr.com/3/2815/33579813452_c8c8c37fa7_c.jpg (https://flic.kr/p/TakjCU)



https://c1.staticflickr.com/4/3673/32893440894_fb64cd6159_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FtZh)

TungNguyenMD
30-03-2017, 19:50
Ra khỏi khu rừng một quang cảnh xanh ngát rộng thênh thang mở ra trước mắt chúng tôi. Những thảo nguyên bát ngát, những ngọn núi hùng vĩ bao quanh. Xa xa có những chú ngựa nhởn nhơ gặm cỏ như tô diểm thêm cho một bức tranh đồng quê tuyệt đẹp. Những cơn gió nhè nhẹ lướt qua cánh đồng cỏ tạo lên những gợn sóng chạy xa tít về phía chân trời. Những người dân Quechua đi qua gặp chúng tôi tơi cười và những câu chào "Hola" vang vọng vào vách núi dội về như cả ngàn người đang đáp lại. Hít một hơi sâu cái không khí trong lành của thảo nguyên đầy mùi thơm của hoa cỏ, phóng tầm mắt nhìn xa tắp cuối con đường ngoằn ngoèo như dẫn vào vô tận...
Nói chung tôi văn dốt nên không thể tả hết được cảnh đẹp nơi đây. Có mấy tấm ảnh cùi gửi tới các bạn. Và xin thưa rằng phong cảnh ở ngoài đẹp hơn trong ảnh rất nhiều lần




https://c1.staticflickr.com/4/3673/32893449114_acb4feb83d_c.jpg (https://flic.kr/p/S7Fwr1)


https://c1.staticflickr.com/3/2825/32893450664_100ff407b5_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FwTJ)


https://c1.staticflickr.com/4/3673/33607022741_ca91ca1d1d_c.jpg (https://flic.kr/p/TcJM1z)

TungNguyenMD
30-03-2017, 20:05
Tiếng vó ngựa lộc cộc trên những con đường sỏi đá. Giữa mênh mông hoang vắng này thi thoảng có những hòn đá gai góc xù xì trồi lên như sức sống mạnh mẽ của dân tộc nơi đây. Nhưng chính những nét phiêu bạc hoang sơ của hai bên đường vô tình nó rất trùng hợp với một đế chế suy tàn. Và người Peru ngày hôm nay luôn mơ về những ngày huy hoàng đó

Thúc giầy vào bụng ngựa chạy đến phía xa xa nơi những đám mây đang vờn lấy núi trở lên huyền ảo và mộng mị. Những phế tích đổ nát từ thời Inca vẽ lên một mặt cỏ xanh mướt giống như một tấm thảm xanh được một người thợ khéo tay thêu dệt.....




https://c1.staticflickr.com/4/3770/32893442324_e4d8c4e4eb_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FupW)



https://c1.staticflickr.com/4/3670/32893444984_b18d88959c_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FvcN)




https://c1.staticflickr.com/3/2949/32893439134_ff2c59331e_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FtsW)

TungNguyenMD
30-03-2017, 20:20
Kẻ lãng du ngồi trên lưng ngựa không khỏi không ngẫm nghĩ. Những người dân Quechua hiền lành cam chịu kia, dân tộc họ cũng có những ngày đau đớn bị tàn sát cả về con người lẫn tinh thần. Nhưng họ vẫn sống, vẫn tồn tại và giữ nguyên được bản sắc. Không bị đồng hóa, không thay đổi lối sống của mình. Dù họ có khổ, có đói, có nghèo.... nhưng khi hỏi về nguồn gốc họ vẫn tự nhận mình là người Quechua.
So với những người ở quê hương mình, sống trong một xã hội kim tiền, nhiều kẻ nhanh chóng thay đổi mà mất đi bản chất vốn có của mình. Với một lý luận hết sức ngây ngô "Thay đổi để tồn tại". Uh thay đổi con người để tồn tại là đúng, cuộc sống luôn vận động và chúng ta phải luôn biến thiên theo nó. Nhưng dù sao hãy giữ lấy những cái tốt đẹp, đừng đánh mất bản chất của mình. Và trên hết hãy có trách nhiệm với xã hội.
Quý bà Hoàng hậu Marie Antoinette khi bước lên đoạn đầu đài vô tình vấp phải tên đao phủ sắp chặt đầu mình còn nói "Xin lỗi ông! thưa ông" Thế đấy trước cái chết bà vẫn không thay đôỉ bản chất sang trọng vốn có của mình.
Chúng ta ngày hôm nay, uống rượu sang, đi xe đẹp, tiền vung như nước các cô gái đẹp vây quanh. Cứ nghĩ thế là sang trọng, là hoành tráng ư? Không phải như thế



Thôi tự nhiên nhìn mấy bức ảnh này cảm xúc nó tràn về miên man quá, xin các bác xem tiếp


https://c1.staticflickr.com/4/3847/33736205585_c938490ea0_c.jpg (https://flic.kr/p/Tp9SyZ)



https://c1.staticflickr.com/3/2807/33736203225_5f69e1b658_c.jpg (https://flic.kr/p/Tp9RSi)



https://c1.staticflickr.com/3/2931/33351545280_0f353e7560_c.jpg (https://flic.kr/p/SPaosL)

TungNguyenMD
30-03-2017, 20:35
Chúng tôi đến phế tích của Đền thờ Nứ thần Mặt trăng. Như tôi đã nói, bà này chủ về việc lễ hội, nhậu nhẹt chơi bời. Thôi cứ phải cầu xin bà phù hộ cho mình có đôi chân dẻo dai để đi được nhiều nơi nữa :)




https://c1.staticflickr.com/3/2924/32893426274_cae035509b_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FpDd)



https://c1.staticflickr.com/4/3931/33579753792_6d35d56d6a_c.jpg (https://flic.kr/p/Tak1Uh)



https://c1.staticflickr.com/3/2862/33579666042_fb9226feb3_c.jpg (https://flic.kr/p/TajyPm)

TungNguyenMD
30-03-2017, 20:44
Phía dưới ngọn đồi nhìn xuống đền thờ nứ Thần Mặt trăng, có bà già người Quechua ngồi bán hoa quả. Anh Hải chạy xuống mua mấy thứ và tranh thủ hỏi chuyện bà và đây là câu chuyện anh Hải thuật lại

- Bà bao nhiêu tuổi rồi
- 65 tuổi rồi
- Bà có mấy con?
- Tôi có 4 đứa
- Chúng lớn rồi chứ
- Lớn rồi, lập gia đình hết rồi
- Thế chúng không nuôi bà à? Tuổi bà phải nghỉ hưu rồi chứ?
- Không chúng tôi không có khái niệm nghỉ hưu. Làm đến khi nào không làm được nữa thì thôi
- Bà bán thế này có đủ sống không?
- Đủ chứ
- Bà buôn hoa quả này à?
- Không tôi hái trong vườn nhà tôi đấy. Chúng rất ngon và sạch
- Ok bán cho tôi mỗi thứ 2 quả
- Gracias!





https://c1.staticflickr.com/4/3842/33351411110_0dea0fedc8_c.jpg (https://flic.kr/p/SP9Gzu)



https://c1.staticflickr.com/4/3713/33351414770_cdaab24ec8_c.jpg (https://flic.kr/p/SP9HEA)



https://c1.staticflickr.com/3/2948/33579685112_41c212c899_c.jpg (https://flic.kr/p/TajEu9)

TungNguyenMD
30-03-2017, 20:47
Rời đền thờ nữ thần Mặt trăng, chúng tôi đi sâu vào trong thảo nguyên đến tàn tích ruộng bậc thang của người Inca



https://c1.staticflickr.com/3/2837/33579645702_2075220600_c.jpg (https://flic.kr/p/TajsLE)



https://c1.staticflickr.com/3/2852/32893421734_34d9de6f42_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FohW)



https://c1.staticflickr.com/3/2933/32893417794_bd1118ba8d_c.jpg (https://flic.kr/p/S7Fn81)

TungNguyenMD
30-03-2017, 20:56
Đang đi gặp một nhóm người đang khảo sát gì đó. Em là em cứ thấy bọn này là em sợ, toàn phá vỡ quy hoạch. Chia lô bán nền, xây chung cư.... nên nghĩ bọn này có khi nó cũng đang định xây chung cư hay khách sạn ở đây thì mất hết vẻ đẹp tự nhiên và hoang dã. Nên quay sang nhờ anh Hải hỏi xem chúng nó làm cái gì. Sau câu chào "Hola" anh Hải nói với chúng bằng tiếng TBN hỏi xem đang làm gì. Cậu thanh niên này trả lời " Tao dang làm việc thôi" có vẻ bí hiểm phết. Có khi chúng nó xây KS hoặc chung cư đấy ạ :)



https://c1.staticflickr.com/3/2832/33579729502_e9de9a9d1c_c.jpg (https://flic.kr/p/TajTFu)



https://c1.staticflickr.com/3/2824/32893413484_62a4c634f4_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FkQG)



https://c1.staticflickr.com/3/2929/33695601186_e96ee6082f_c.jpg (https://flic.kr/p/TkyLi9)



https://c1.staticflickr.com/4/3700/33579731732_552fde2779_c.jpg (https://flic.kr/p/TajUkW)

TungNguyenMD
30-03-2017, 21:02
Nhìn xa xa cũng có nhóm khách cưỡi ngựa như chúng tôi. Gìm cương ngựa, chào hỏi nhau vài câu rồi đi. Hóa ra các bạn này đến từ Pháp. Cũng là dân backpacking như chúng tôi vậy




https://c1.staticflickr.com/3/2875/33579727682_b7e713a5bb_c.jpg (https://flic.kr/p/TajT97)



https://c1.staticflickr.com/3/2930/33695585636_73af090536_c.jpg (https://flic.kr/p/TkyFF3)



https://c1.staticflickr.com/4/3682/33695581746_f995ae327d_c.jpg (https://flic.kr/p/TkyEvY)

TungNguyenMD
30-03-2017, 21:10
Chúng tôi đến phế tích ruộng bậc thang và nhà kho của người Inca. Như tôi đã nói nhà kho này gọi là Qolqas, nơi chứa lương thực dự trữ cho quân đội và nhân dân khi mất mùa. Nhưng qua thời gian cái Qolqas này nó cũng đổ nát hết



https://c1.staticflickr.com/3/2916/33351509110_93f6835c68_c.jpg (https://flic.kr/p/SPacH9)



Ruộng bậc thang họ thiết kế khá hay. Họ xây các thành ruộng bằng đá. Bên cạnh có những bậc thang nhỏ cho người lên làm ruộng




https://c1.staticflickr.com/3/2923/32923057153_b0c5c4ec37_c.jpg (https://flic.kr/p/SaigSr)



https://c1.staticflickr.com/4/3851/32893377984_3472c7da84_c.jpg (https://flic.kr/p/S7FahC)

TungNguyenMD
30-03-2017, 21:18
Quay lại lưng ngựa, chúng tôi đi một đoạn gặp 2 vợ chồng nhà này dẫn một đàn chó vào đây chơi. Lại tiếng "Hola" vang lên. Tôi hỏi anh Hải "Sao gặp ai anh cũng chào thế?" Anh Hải nói "Đây là vùng quê, mọi người thân thiện với nhau hơn nên hay chào nhau"
Bất giác tôi thấy ngượng quá. Xã hội mình bây giờ ít chào hỏi nhau quá. Kể cả những người đã từng gặp nhau mà ra đường gặp nhau cứ làm ngơ. Chẳng hiểu sao nữa. Hình như chào trước nó mất uy hay sao ấy



https://c1.staticflickr.com/3/2886/33351484020_4c93a2fc7d_c.jpg (https://flic.kr/p/SPa5fy)



Và những con người ra đây vui chơi đá bóng



https://c1.staticflickr.com/3/2830/33736087405_58ae234f33_c.jpg (https://flic.kr/p/Tp9grp)

TungNguyenMD
30-03-2017, 21:22
Ông anh mình cũng đứng giữa thảo nguyên mà mơ mộng gì đây? :)



https://c1.staticflickr.com/3/2836/33607059061_d41bf7c836_c.jpg (https://flic.kr/p/TcJXNM)



https://c1.staticflickr.com/3/2887/33351475780_9244ca19d4_c.jpg (https://flic.kr/p/SPa2Nu)

TungNguyenMD
30-03-2017, 21:30
Lúc về chúng tôi đi qua một gia đình Quechua. Đây là nhà của họ, hòa toàn bằng đất và là ngôi nhà truyền thống của họ. Chỉ có bậc Vua Chúa mới có nhà xây bằng đá mà thôi
Sau nhà họ có chiếc xe ba gác để anh chồng đi chở hàng thuê cho người ta. Và đằng trước nhà họ có mảnh vườn trồng rau nho nhỏ



https://c1.staticflickr.com/3/2945/33736105055_6aea02d0b6_c.jpg (https://flic.kr/p/Tp9mFH)


https://c1.staticflickr.com/3/2863/33695523896_62039ed18b_c.jpg (https://flic.kr/p/Tkynjy)



https://c1.staticflickr.com/3/2849/33606232131_0cf958c917_c.jpg (https://flic.kr/p/TcEHZn)

TungNguyenMD
30-03-2017, 21:43
Như tôi đã nói người Quechua họ rất chăm chỉ, người nào làm việc nấy. Không có chuyện ngồi chơi. Quan điểm của họ là không làm không có ăn. Nên từ người già đến trẻ em đều phải làm việc. Bà già 65 tuổi đi bán hoa quả của nhà cho khách là một ví dụ. Gia đình này cũng thế, giữa sân họ ngồi làm việc. Bà già ngồi lựa những vỏ cây thuốc chọn những thứ tốt nhất đem vào thành phố bán. Người đàn ông vừa đạp xe ba gác về cũng nhảy vào giúp cụ. Còn người phụ nữ trẻ đang làm món thịt Llama phơi. Còn bọn trẻ con thì một đứa đang ngồi giúp bố mẹ, một đứa đi chăn ngựa

Người Quechua cũng khá dễ nhận ra họ trên đường. Ngoài những trang phục truyền thống của họ bạn có thể nhận ra họ qua hình dáng. Họ khá thấp, phụ nữ cao khoảng 1,4-1,5m. Đàn ông cao khoảng 1.6m. Da ngăm ngăm đen, vai rất rộng. Người phụ nữ thường có bộ ngực đồ sộ, hông nở và đặc biệt bụng rất to và hay tết tóc hai bên. Người đàn ông thì trông mặt mũi rất khắc khổ, cam chịu




https://c1.staticflickr.com/4/3894/33736095055_ff981f04d4_c.jpg (https://flic.kr/p/Tp9iHi)



https://c1.staticflickr.com/4/3700/33607024841_f3c948d9a5_c.jpg (https://flic.kr/p/TcJMCM)

TungNguyenMD
30-03-2017, 22:00
Thật thiếu sót khi không nói đến con ngựa tôi cưỡi. Nó tên là Woala, thương cái thân nó leo lên dốc cõng trên mình hơn 80kg nên nó thở phì phò. Lúc xuống dốc mặc dù đường khá khó đi nhưng nó bước khá khôn không làm cho người ngồi trên nó nghiêng ngả.
Lúc nó đi nhanh quá tôi nói "Woala! Slowly please!" tự nhiên nó đi chậm hẳn lại. Tôi quay sang nói với cô bé chủ ngựa "Oh, She knows English" Cô bé chủ ngựa nhe răng ra cười. Anh Hải quay sang tôi nói bằng tiếng Việt "Bố khỉ, nó có biết vào mắt. Chủ của nó còn không biết nữa mà"
Đúng thế thật, lúc cần chạy nhanh tôi thúc con ngựa "Quicky! Quickly!" con ngựa vẫn đi chậm rãi :))



https://c1.staticflickr.com/4/3931/33697890536_334a395f62_c.jpg (https://flic.kr/p/TkLuQG)



Trên đường đi gặp hai bạn trẻ nằm giữa thảo nguyên tâm sự



https://c1.staticflickr.com/4/3943/33607024761_474cfb667c_c.jpg (https://flic.kr/p/TcJMBp)

TungNguyenMD
30-03-2017, 23:32
Con ngựa đưa chúng tôi về chỗ cũ. Chúng tôi đi bộ khoảng 300m về Saksaywaman

Saksaywaman

Nói đến Saksaywaman chúng ta lại phải nhắc lại về Sapa Pachacuti. Cũng đúng thôi ông biến Cusco từ một con báo ngủ trở thành một con báo dũng mãnh, tiếng gầm của nó vang khắp dãy Andes

Chuyện từ khi Pachacuti còn là Hoàng tử. Lúc giờ quân Chanca kéo đến đánh Cusco, cha ông lúc giờ là hoàng đế Inca lẫn cả hoàng tộc chạy đi hết. Pachacuti ở lại chống lại quân xâm lược. Ông đã mưu trí và dũng mãnh đánh bại được quân Chanca. Nhưng ông này cũng rất mưu mẹo. Trong truyền thuyết của người Inca, Manco Capac – Sapa đầu tiên của Đế chế khi chết đã biến thành đá. Khi cả hoàng tộc chạy về. Pachacuti cho người phao tin là chính Manco Capac đã hô hào đội quân đá biến trở lại thành người và giúp ông chiến thắng, và vì thế ôngđương nhiên trở thành người thừa kế ngai vàng.

Nhưng vấn đề không nằm ở chỗ đấy, khi đánh nhau với quân Chanca ông nhận ra rằng có một quả đồi mà khi chiếm được nó sẽ kiểm soát được Cusco. Khi lên ngôi ông cho tái thiết lại Cusco. Xây Cusco theo hình con báo. Và phần đầu con báo chính là ngọn đồi này. Trên đó ông cho xây một pháo đài mang tên Saksaywaman.

Saksaywaman nằm ở vị trí chiến lược, từ trên vị trí này sẽ kiểm soát được hoàn toàn Cusco. Nằm chặn lối vào phía bắc của thành phố. Viết đến đây tôi lại tiếc, nếu như người Inca rút về đây phòng thủ thì chắc gì Pizarro đã dễ dàng chiếm được Cusco. Tiếc vì lúc giờ họ như rắn mất đầu, hoảng loạn bỏ chạy mà thôi. Nhưng người Pháp cũng đã nói “Với chữ Nếu ta có thể bỏ cả Paris vào chiếc hộp” thế cho nên không tiếc cho lịch sử nữa đúng không các bạn?

Saksaywaman được xây dựng khá kiên cố, có 3 vòng. Ở dưới 1 vòng và ở trên 2 vòng. Bên trong có những kho vũ khí đã được Pedro Pizarro (anh trai của Francisco Pizarro) mô tả là có rất nhiều vũ khí và có thể chứa được cả ngàn người.
Chính vì thế nên mọi trận đánh đều được thực hiện ở đây. Sau này Manco Capac II đem 200.000 quân vây hãm Cusco nhưng không chiếm được Saksaywaman nên cũng thất bại mà rút về Vilcabamba.

Nhưng Saksaywaman không chỉ là chỗ đánh nhau. Ở đây còn là nơi tế lễ của người Inca. Bên trong người ta cũng tìm thấy giếng và rất nhiều những phòng dành cho đựng đồ tế lễ. Và cho tận đến ngày nay, người ta cũng khôi phục lại những festival trên mảnh đất này

Cái độc đáo của Saksaywaman nó nằm ở chỗ ở đây có những tảng đá rất lớn được xếp chồng khít lên nhau không một khe hở. Mà những viên đá này rất nhiều góc cạnh để đảm bảo khi xảy ra động đất nó không bị suy chuyển. Mà trên thực tế cũng thế. Trải qua bao nhiêu năm mà những bức tường này vẫn đứng vững.

Bây giờ người ta cũng đang nghiên cứu xem làm như thế nào mà người ngày xưa cẩu không có, bánh xe cũng không mà nâng được những khối đá nặng cả trăm tấn chồng khít lên nhau. Nhưng đấy là việc của các nhà khoa học. Còn tôi hôm nay đứng ở đây chỉ trầm trồ khen ngợi kỹ thuật của người xưa




Vài hình ảnh về Saksaywaman


https://c1.staticflickr.com/4/3932/33698951256_5eb74704e8_c.jpg (https://flic.kr/p/TkRW9Y)



https://c1.staticflickr.com/4/3927/33583280822_a5cdee4d00_c.jpg (https://flic.kr/p/TaD6n9)

TungNguyenMD
30-03-2017, 23:35
Và đương nhiên đến đây phải chụp ảnh check in cái :)


https://c1.staticflickr.com/3/2916/32896858814_5ff390226d_c.jpg (https://flic.kr/p/S7Z11W)



https://c1.staticflickr.com/4/3735/33739703335_6f993c7639_c.jpg (https://flic.kr/p/TpsNk2)



https://c1.staticflickr.com/4/3755/33354986150_01db1122d1_c.jpg (https://flic.kr/p/SPt2j7)

TungNguyenMD
30-03-2017, 23:37
Những bức tường đá khổng lồ


https://c1.staticflickr.com/3/2928/32896885764_d15564101f_c.jpg (https://flic.kr/p/S7Z92A)



https://c1.staticflickr.com/3/2810/33354994390_0967e566a4_c.jpg (https://flic.kr/p/SPt4Lb)



https://c1.staticflickr.com/4/3684/33354978200_0fdde8919f_c.jpg (https://flic.kr/p/SPsYX3)

TungNguyenMD
30-03-2017, 23:41
Những tảng đá cả trăm tấn xếp vào nhau vừa khít như chơi xếp hình


https://c1.staticflickr.com/4/3695/33739774785_daf7d54576_c.jpg (https://flic.kr/p/TptayV)



https://c1.staticflickr.com/4/3847/33739767135_e36e0cc920_c.jpg (https://flic.kr/p/Tpt8i2)



Cổng này ngày xưa là cổng chính đi vào Saksaywaman nhưng ngày nay để bảo tồn người ta cấm trèo lên nó



https://c1.staticflickr.com/4/3755/33739758325_1e852ed4b3_c.jpg (https://flic.kr/p/Tpt5F8)

TungNguyenMD
30-03-2017, 23:56
Trên đường về chúng tôi gặp con Llama vì đây là con vật độc đáo và quan trọng ở đây nên tôi lại xin phép lải nhải một tý về nó

Llama


Người Inca tin rằng linh hồn sau khi người chết thường đầu thai làm Llama, nên người ta thường hay dùng nó làm lễ hiến tế cho thần linh. Mỡ, lông, kể cả phôi thai của Llama đều được dùng trong lễ hiến tế.
Người ta dùng con Llama này để bói nữa. Đầu năm thầy bói sẽ lấy bộ lòng của con Llama ra để xem. Cuối năm họ lại giết con Llama khác lấy bộ lòng ra xem. Nếu bộ lòng sau tốt hơn bộ lòng trước thì người ta cho là năm sau sẽ tổt. Còn nếu xấu hơn thì năm sau sẽ xấu. Tại sao lại dùng Llama để bói và tiên đoán? Nó liên quan đến truyền thuyết trận Đại hồng thủy có vai trò của con Llama này

Chuyện kể rằng có một chàng trai chăn Llama, một hôm chàng dẫn chúng vào một đồng cỏ xanh tốt nhưng chúng chẳng chịu ăn. Chàng hỏi vì sao thì mấy con Llama nói rằng nước biển sắp dâng lên làm ngập nơi này. Chàng trai hỏi làm thế nào để tránh đại họa. Bọn Llama bảo hãy đem theo thức ăn và lên núi 5 ngày.
Chàng trai về chuẩn bị thức ăn, hôm sau leo lên núi. Thấy rất nhiều động vật ở đấy nhưng không thấy người nào. Chắc vì quá bận rộn hay không tin lời Llama nên chẳng có ai lên cả.
Hôm sau nước bắt đầu dâng và đúng 5 ngày sau toàn bộ nước rút hết. Chàng trai xuống núi và toàn bộ loài người đã chết hết. Chàng trai trở thành gốc của mọi dân tộc trên thế giới

Trên thực tế thì người Inca và các bộ lạc khác sống dựa vào con Llama rất nhiều. Thịt của chúng rất bổ dưỡng, lông của chúng làm len để dệt áo hoặc trải giường. Còn chúng thì có thể thồ hàng rất tốt




https://c1.staticflickr.com/4/3843/33699822296_87a266d61b_c.jpg (https://flic.kr/p/TkWp5U)

TungNguyenMD
31-03-2017, 00:14
Rời Saksaywaman chúng tôi thấy một nhà hàng có 1 view khá đẹp. Giá cả lại quá rẻ. Nhà hàng này nằm ngay cổng soát vé đầu tiên của Saksaywaman. Bán hàng là bà già người Quechua. Chúng tôi vào chọn 2 cái bánh và 02 cốc nước cam.
Bà già bảo "Các anh cứ ra ngoài kia ngồi đi, tôi làm lại cho nó nóng cho các anh"
Chúng tôi ra ngoài ngồi view thành phố đợi mãi đến 15' không thấy bà mang ra. Làm nóng mỗi cái bánh sao mà lâu thế? Sợ bà này quên, bánh cháy anh Hải chạy vào. Vào hỏi bánh của chúng tôi đâu. Bà tỉnh bơ bảo "À, tôi bán mất rồi, còn loại bánh khác các anh có ăn hay không?" Vừa buồn cười vừa tức. Anh Hải bảo lấy 2 chiếc bánh khác và đứng đấy đợi bà ấy làm nóng luôn rồi đem ra
Người Quechua là như thế thật thà và ngây thơ đến khó tin, nhưng đáng yêu.




https://c1.staticflickr.com/3/2848/33611604521_784e995aec_c.jpg (https://flic.kr/p/Td9g1M)



https://c1.staticflickr.com/3/2885/33740789215_e374fbfc75_c.jpg (https://flic.kr/p/Tpyn86)



https://c1.staticflickr.com/4/3790/33584254082_36be4bbe00_c.jpg (https://flic.kr/p/TaJ5Fu)

TungNguyenMD
31-03-2017, 00:24
Buổi tối hôm đó chúng tôi đi ăn tối ở nhà hàng Trung Hoa. Anh Thái vẫn bị shock độ cao nên ở nhà. Chỉ có 3 chúng tôi đi.
Gọi món cho 3 người nhưng họ đem ra nhiều quá. Cả 6 người VN ăn cũng không hết. Kinh nghiệm ở đây là nếu đi 3 người chỉ gọi món cho 02 người là quá thừa rồi. 4 người cũng chỉ nên gọi món cho 2 người thôi.
Không riêng gì nhà hàng này mà nhà hàng nào về sau chúng tôi ăn ở Cusco đều thế cả. Có lẽ do khí hậu khắc nghiệt mà họ ăn nhiều chăng?




https://c1.staticflickr.com/4/3684/33611862781_73f7188afa_c.jpg (https://flic.kr/p/TdazMx)



https://c1.staticflickr.com/4/3857/32898121494_03dbca74ce_c.jpg (https://flic.kr/p/S86tnh)

TungNguyenMD
31-03-2017, 00:42
Sáng hôm sau theo lịch là chúng tôi lên Machu Picchu. Một trong những điểm đến quan trọng nhất của hành trình này. Như đã nói ở đầu bài, nếu đi tàu Hiram Bingham từ Cusco thì giá vé là gần 900USD. Chúng tôi không đi kiểu đó mà chọn phương án đi Taxi tới ga Ollantaytambo mất 80 Soles (khoảng 25 USD cho 4 người) rồi từ đó đi chuyến tàu Peru Train lên Machu Picchu mất 172 USD/ người. Tổng cộng mất có 180 USD/ người quá rẻ so với gần 900USD/ người phải không các bạn?
Do chúng tôi dậy sớm KS chưa chuẩn bị ăn sáng nên chúng tôi tự nấu mỳ tôm ăn. Anh Thái cũng đã đỡ shock độ cao hơn nên chúng tôi lên đường



Trời còn chưa sáng, đèn đường vẫn bật



https://c1.staticflickr.com/4/3671/33628051081_8e6ab6947f_c.jpg (https://flic.kr/p/TeAy1a)




https://c1.staticflickr.com/3/2843/33757062375_9970f6e96c_c.jpg (https://flic.kr/p/TqZLyP)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:02
Chúng tôi bắt đầu đi những con đường vòng vèo để rời thành phố. Hai bên đường cũng có những người dân chờ xe bus buổi sáng sớm đi vào trong thành phố. Những người dân Quechua chất phác chăm chỉ cũng chở hàng vào trong thành phố mưu sinh y hệt như ta vậy.

Cusco nằm trong lòng chảo thung lũng nên chúng tôi phải vượt qua những dãy núi để đi ra ngoài. Hai bên đường những đồng cỏ còn ướt sương buổi sớm. Xa xa những dãy núi trùng điệp nối nhau, những đỉnh tuyết của ngọn núi hòa vào những đám mây trắng làm một. Trải dài ven chân núi là những dãy đồi chập chùng, nhấp nhô như sóng lượn. Màu vàng nâu của những trảng cỏ tranh xen lẫn màu xanh ngăn ngắt của đồng cỏ. Những chú Llama nhởn nhơ gặm cỏ tạo nên một phong cảnh yên bình hiếm thấy. Tôi đã từng chạy xe dưới chân núi Alps, hôm nay được ngắm cảnh đẹp hùng vĩ của dãy Andes. Thật khó có thể nói đâu dẹp hơn. Nhưng được đi cả 2 nơi quả là sự may mắn trong đời




https://c1.staticflickr.com/4/3949/33700868456_2eb86b1a95_c.jpg (https://flic.kr/p/Tm2L59)




https://c1.staticflickr.com/3/2815/33741673545_9ac00e9817_c.jpg (https://flic.kr/p/TpCU1a)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:04
https://c1.staticflickr.com/3/2879/33356780530_222cb8c9eb_c.jpg (https://flic.kr/p/SPCdHG)



https://c1.staticflickr.com/3/2921/33356783590_c4c1b63982_c.jpg (https://flic.kr/p/SPCeCs)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:06
Những ngôi làng thanh bình hai bên đường


https://c1.staticflickr.com/4/3810/33356786430_6aeec7b779_c.jpg (https://flic.kr/p/SPCftq)




https://c1.staticflickr.com/3/2948/33356777940_8bd49d0cc5_c.jpg (https://flic.kr/p/SPCcX3)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:08
Và những cánh đồng xanh mướt, xa tít tận chân trời



https://c1.staticflickr.com/3/2833/33356793310_239dd1d35b_c.jpg (https://flic.kr/p/SPChw3)



https://c1.staticflickr.com/3/2873/33741684465_0251b68092_c.jpg (https://flic.kr/p/TpCXfr)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:13
Tất cả đều được chụp qua cửa kính ô tô. Nhưng do phong cảnh quá đẹp nên không thể chụp xấu được. Đến một thằng không biết chụp ảnh như tối với một cái máy đời Tống còn chụp được như thế này thì chắc các bạ cũng biết phong cảnh bên ngoài nó đẹp như thế nào



https://c1.staticflickr.com/4/3703/33585306842_f7bba0c339_c.jpg (https://flic.kr/p/TaPtCw)




https://c1.staticflickr.com/3/2809/33701016676_820126cf87_c.jpg (https://flic.kr/p/Tm3w8E)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:16
https://c1.staticflickr.com/4/3757/33585309422_7304686576_c.jpg (https://flic.kr/p/TaPup1)




https://c1.staticflickr.com/3/2906/33585312592_0291fac564_c.jpg (https://flic.kr/p/TaPvkE)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:19
Những mảnh ruộng có những mảng mầu sắc khác nhau như bảng mầu của người họa sĩ


https://c1.staticflickr.com/4/3695/33701022016_688f314694_c.jpg (https://flic.kr/p/Tm3xHJ)



https://c1.staticflickr.com/3/2877/33701023196_f51b143dbd_c.jpg (https://flic.kr/p/Tm3y55)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:20
Tuyết trắng trên đỉnh núi


https://c1.staticflickr.com/3/2909/33585315182_1d002016ca_c.jpg (https://flic.kr/p/TaPw7j)



https://c1.staticflickr.com/3/2873/32898915354_d71bee2aa1_c.jpg (https://flic.kr/p/S8axmw)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:24
https://c1.staticflickr.com/4/3790/33742046895_2df91cb14b_c.jpg (https://flic.kr/p/TpENZe)



https://c1.staticflickr.com/4/3759/33701209516_d7116a2d5a_c.jpg (https://flic.kr/p/Tm4vsu)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:26
Mây, khói, hay tuyết đây?



https://c1.staticflickr.com/4/3947/33701205966_8b407dbdb8_c.jpg (https://flic.kr/p/Tm4uph)



https://c1.staticflickr.com/3/2891/33742041015_73382c7f41_c.jpg (https://flic.kr/p/TpEMeR)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:27
https://c1.staticflickr.com/4/3770/33357096320_babcea834d_c.jpg (https://flic.kr/p/SPDQAm)





https://c1.staticflickr.com/3/2810/33612806251_d725ef4fc7_c.jpg (https://flic.kr/p/Tdfqfg)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:28
https://c1.staticflickr.com/4/3700/33357092500_e8d068a90d_c.jpg (https://flic.kr/p/SPDPsu)




https://c1.staticflickr.com/3/2823/33701199296_319ed880cd_c.jpg (https://flic.kr/p/Tm4sqh)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:29
https://c1.staticflickr.com/3/2927/33357085650_9a0873f4da_c.jpg (https://flic.kr/p/SPDMqo)




https://c1.staticflickr.com/3/2863/32928808173_65eceecf93_c.jpg (https://flic.kr/p/SaNKrX)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:33
Chạy khoảng 1h chúng tôi thấy một thành phố ở dưới. Nhưng chưa phải Ollataytambo


https://c1.staticflickr.com/3/2843/33357231330_74efc3eff5_c.jpg (https://flic.kr/p/SPEwJ7)



https://c1.staticflickr.com/4/3734/33701334146_ec3eb8c3a2_c.jpg (https://flic.kr/p/Tm59vh)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:37
Thị trấn này khá đẹp và sạch sẽ, bắt đầu xuất hiện xe tự chế, nhưng không thấy bán hàng rong :)



https://c1.staticflickr.com/3/2905/33701396226_8eb09ee9b0_c.jpg (https://flic.kr/p/Tm5sXC)



https://c1.staticflickr.com/4/3928/32929036723_175555683b_c.jpg (https://flic.kr/p/SaPVot)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:39
Mây vẫn vờn trên đỉnh núi


https://c1.staticflickr.com/3/2919/33742216325_82b8420e66_c.jpg (https://flic.kr/p/TpFFmr)



https://c1.staticflickr.com/3/2821/33585648752_d70dd9694c_c.jpg (https://flic.kr/p/TaRegw)



https://c1.staticflickr.com/3/2880/32899251284_bd78f1d370_c.jpg (https://flic.kr/p/S8cgdq)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:43
Chạy khoảng 1h40' chúng tôi tới Ollantaytambo. Đây cũng là một trong những nơi mang nhiều dấu tích của đế chế Inca tôi sẽ nói rõ khi quay về đây



https://c1.staticflickr.com/4/3936/33357352560_a2d8480ea8_c.jpg (https://flic.kr/p/SPF9Lh)




https://c1.staticflickr.com/3/2846/33585747132_a3841e1f47_c.jpg (https://flic.kr/p/TaRJvJ)




https://c1.staticflickr.com/4/3934/33585756582_43a177d1fb_c.jpg (https://flic.kr/p/TaRMjE)

TungNguyenMD
31-03-2017, 01:45
Ollantaytambo nơi tập kết của dân phượt, chuẩn bị bắt tàu lên Machu Picchu


https://c1.staticflickr.com/3/2868/33357343690_1ee75f45f9_c.jpg (https://flic.kr/p/SPF78m)



https://c1.staticflickr.com/3/2835/33585736612_705886f81e_c.jpg (https://flic.kr/p/TaRFom)

Doidepda
31-03-2017, 09:09
Chúng tôi đi khoảng gần 1km lúc này cũng khá thấm mệt. Thì nhìn thấy nhà thờ St. Chritopher. Nhà thờ này thì cũng chẳng có gì đặc biệt lắm. Cũng không có Thánh tích nào, nhưng được cái đứng ở đây có thể ngắm được toàn cảnh Cusco và quảng trường Plaza de Armas nên tôi vào sân nhà thờ chụp ảnh.
Nói chuyện thánh tích mới nhớ. Hầu hết nhà thờ ở châu Âu, nhất là các quốc gia theo Catholic nhà thờ muốn hoành tráng phải có thánh tích. Có những vị quân vương bỏ tiền ra xây nhà thờ còn ít tiền hơn mua thánh tích. Thánh tích là gì? xin thưa là những vật gắn liền với Chúa Jesus. VD như: dây xích Chúa, rồi tấm vải niệm, Thánh giá....
Tại sao phải có thánh tích? vì có thánh tích nó mới thiêng, mới nhiều người đến. Còn nếu không có thánh tích thì phải có những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chứ nhà thờ mà xây lên không nó chỉ là một cái xác mà thôi



Nhà thờ Saint Christopher


https://c1.staticflickr.com/4/3736/33567065012_6a50a7aaa8_c.jpg (https://flic.kr/p/T9cYYd)


Tôi để ý ở Cusco này bên ngoài nhà thờ hầu như có rất nhiều cột Thánh giá dựng ở ngoài


https://c1.staticflickr.com/3/2901/33567061962_51cf8af921_c.jpg (https://flic.kr/p/T9cY4C)

Bác có đếm xem có nhiêu thánh giá ở bên ngoài không ? Có thể là 14 cái tượng trưng cho 14 đàng thánh giá tóm tắt lại quá trình chúa Giêsu chịu nạn bị đóng đinh vào thập giá

TungNguyenMD
31-03-2017, 09:39
Bác có đếm xem có nhiêu thánh giá ở bên ngoài không ? Có thể là 14 cái tượng trưng cho 14 đàng thánh giá tóm tắt lại quá trình chúa Giêsu chịu nạn bị đóng đinh vào thập giá

Không bác à, mỗi nhà thờ chỉ có 1 cây thánh giá ở ngoài

TungNguyenMD
31-03-2017, 23:26
Đến Ollantaytambo chúng tôi chia tay ông tài xế. Hẹn ông ấy chiều đón chúng tôi. Chúng tôi đi bộ vào ga Ollantaytambo. Ga Ollantaytambo là ga mà dân nghèo như bọn tôi tìm đường đến Machu Picchu. Nên cũng khá đông mà toàn khách du lịch. Nhưng quy mô ga này khá nhỏ, chật chội. Bên ngoài người dân địa phương cũng bán các đồ trekking như gậy, mũ, áo mưa lều.... cho những người đi lên Machu Picchu bằng Inca Trail.

Xen giữa những cửa hàng bán đồ đó laf các đại lý du lịch. Ông nào cũng quảng cáo bán vé Inca trail. Vì đi theo đoàn chứ đi một mình kiểu gì tôi cũng vào hỏi thử xem vé họ bán đi Inca Trail bao nhiêu tiền và có còn vé không. Nhưng tôi đoán là vẫn còn vé vì bây giờ là mùa mưa nên đi vào Inca trail rất nguy hiểm. Nghĩ lại thấy chúng tôi cũng may, đi vào giữa mùa mưa mà ngày chúng tôi lên Machu Picchu trời nắng đẹp và không gặp bất cứ trở ngại đáng tiếc nào.

Thực ra lúc đầu xây dựng chương trình tôi rất muốn trek Inca trail, nhưng mọi người trong đoàn can ngăn vì 2 lý do: Một là không có thời gian, hai là cực kỳ vất vả sợ trek xong anh em ốm cmnl không còn sức đi những nơi khác nữa vì bây giờ mới là bắt đầu cuộc hành trình. Như tôi đã nói nếu đi trek bằng Inca trail bạn sẽ phải mất 4 ngày và đi bộ khoảng 40km. Nghe thì dễ xơi đấy nhưng xin thưa là trek ở độ cao từ 2.500m tới 4.200m rất vất vả. Không khí loãng, đường nhỏ và nhiều nguy cơ rình rập. Giá vé lại đắt nữa, chính phủ bán ra đã 500 USD rồi còn vé chợ đen chắc đắt hơn nhiều lần.

Mấy ông Vietnam mình cũng học tập Peru, PR cho hang Sơn Đoòng lên rồi bán vé tới 3.000 USD và bảo đến bây giờ vé đã bán hết đến năm 2021 rồi. Không biết các bạn có tin không chứ tôi không tin. Đưa ra 1 giá vé quá đắt xong rồi nói bán hết vé tới mấy năm sau lận. Không biết khách hàng của mấy ông VN mình là ai. Chứ với giá vé 3.000 USD có vào ngay không chờ đợi thì tôi cũng không mua vì nó đắt tới mức vô lý. Số lượng thằng khùng trên thế giới này đâu có nhiều đúng không các bạn?




Chiếc cổng hình thang thiết kế theo văn minh Inca


https://c1.staticflickr.com/3/2811/32914131804_fd91fd484d_c.jpg (https://flic.kr/p/S9vwF7)



Hàng quán bán 2 bên lối vào nhìn cũng giống Vietnam lắm



https://c1.staticflickr.com/3/2888/32944123333_f344a91d6f_c.jpg (https://flic.kr/p/Scaf7r)

TungNguyenMD
31-03-2017, 23:39
Đến cổng chúng tôi xếp hàng đi vào. Tôi bỏ Hộ chiếu ra để lấy vé tàu đút trong đó. Lấy ra xong tôi kẹp HC vào nách. Tay giở vé ra xem. Thế nào mà HC rơi mất tôi không biết. Lập tức ông tây đằng sau hô lên "Hey! you drop the passport" cùng lúc Jo lúc giờ (đứng sau tôi) nói: "Rơi HC này". Tôi cúi xuống nhặt, hú vía. Nó mà rơi vào tay bọn xấu chúng bắt chuộc cả ngàn USD thì cũng phải chịu

Xếp hàng vào tới cổng, một em soát vé xinh đẹp kiểm tra vé xong. Đóng cái dấu một tay chỉ vào bên trong, miêng cười tươi và nói "Have a good trip!"



https://c1.staticflickr.com/4/3932/33372458900_95d7233c53_c.jpg (https://flic.kr/p/SR1zmq)

TungNguyenMD
31-03-2017, 23:55
Sân ga khá nhỏ và chật chội


https://c1.staticflickr.com/3/2851/33717166296_8da710d264_c.jpg (https://flic.kr/p/TnthRo)



Thời gian còn nhiều vào làm ly cafe đã



https://c1.staticflickr.com/3/2807/32914116434_331b5a79ce_c.jpg (https://flic.kr/p/S9vs77)



https://c1.staticflickr.com/4/3950/33372447190_aa73fd3e27_c.jpg (https://flic.kr/p/SR1vSw)

TungNguyenMD
31-03-2017, 23:57
Cuốn HC suýt mất


https://c1.staticflickr.com/3/2856/33757042615_97dd506533_c.jpg (https://flic.kr/p/TqZEG8)



Bốn gã lang thang



https://c1.staticflickr.com/4/3695/32915153734_186dc1fdc1_c.jpg (https://flic.kr/p/S9ALsA)

TungNguyenMD
01-04-2017, 00:19
Ngồi một lúc thì con tàu của chúng tôi cũng tới. Nhìn bên ngoài thì cũng bình thường thôi. Nhưng khi vào bên trong thì chúng tôi thật sự ngạc nhiên vì nó quá sang trọng hơn chúng tôi mong đợi. Cứ nghĩ không đi tàu Hiram Bingham thì mình đi tàu chợ, nhưng không phải. Con tàu này không phải vàng thì cũng phải là bạc. Nội thất sang trọng, lại còn có cả sunroof để ngắm cảnh.
Con tàu chỉ có 2 toa và không đi được từ toa nọ sang toa kia nên rất riêng tư đỡ lộn xộn. Thái độ của nhân viên trên tàu thì trên cả tuyệt vời. Họ liên tục hỏi "Quý khách có cần thêm đồ uống gì không?" Trên tàu có sẵn cafe,trà coca, bánh ngọt.... Và cái hay là khi họ phục vụ loại bánh ngọt nào họ nói rõ về bánh ngọt đó.
Tàu đi tới đâu, di tích nào tàu sẽ chạy chầm chậm. Và nhân viên phục vụ trên tàu sẽ nói về di tích đó



Tàu đến


https://c1.staticflickr.com/3/2907/33600671962_a003c5396a_c.jpg (https://flic.kr/p/Tcbe9o)



https://c1.staticflickr.com/4/3956/33372445280_50d97789b7_c.jpg (https://flic.kr/p/SR1viA)

TungNguyenMD
01-04-2017, 00:20
Nội thất tàu


https://c1.staticflickr.com/4/3844/33372439910_6f001e6e25_c.jpg (https://flic.kr/p/SR1tH1)



https://c1.staticflickr.com/3/2854/33372438300_b311b303ff_c.jpg (https://flic.kr/p/SR1tef)

TungNguyenMD
01-04-2017, 00:55
Con tàu chạy qua thung lũng Sacred hay thung lũng Urubamba. Chạy song song với dòng sông Urubamba lên Machu Picchu. Cái thung lũng này nó cũng đặc biệt vì đây là đất của Hoàng đế nên chắc hẳn là mầu mỡ lắm. Hơn nữa chính vì thế mà còn sót lại rất nhiều những di tích thời Inca
Quang cảnh hai bên tàu tôi thấy không có gì đặc sắc lắm. Gì chứ rừng với sông của VN mình thì có đầy đúng không các bác? :)
Tàu chạy qua những khu vực cằn cỗi sỏi đá thì bắt đầu chạy vào khu vực mưa nhiều nên rừng cũng rậm rạp như rừng nhiệt đới của VN mình vậy cũng có những cây lan, các loài động vật như khỉ, cáo.....

Tàu chạy khoảng 1h45' thì chúng tôi tới ga Machu Picchu. Đây là một ga nhỏ nhưng khá đẹp, ngoài sân ga họ trồng nhwungx cây hoa nở toe toét. Nhưng cái đặc biệt là rất sạch, người dân ở đây và cả du khách luôn có ý thức giữ gì nên không hề có một mẩu rác nào được xả ra đường



Cafe trên tàu


https://c1.staticflickr.com/3/2913/33629855781_180ff69fdd_c.jpg (https://flic.kr/p/TeKNtF)



Phong cảnh thì cũng thường thôi


https://c1.staticflickr.com/3/2933/33717913346_abb603a04d_c.jpg (https://flic.kr/p/Tnx7Vy)

TungNguyenMD
01-04-2017, 00:57
Con sông Urubamba chạy cùng với đường sắt đến tận Machu Picchu


https://c1.staticflickr.com/3/2857/33602413972_7610f26f56_c.jpg (https://flic.kr/p/Tck9Z3)



https://c1.staticflickr.com/4/3946/33717903776_2c4a2911a5_c.jpg (https://flic.kr/p/Tnx55y)

TungNguyenMD
01-04-2017, 01:01
Nơi tập kết của dân backpacking chuyên nghiệp chuẩn bị cho chuyến trek Inca trail. Nhìn mà lại thèm


https://c1.staticflickr.com/4/3948/33629736341_23da5ec3c7_c.jpg (https://flic.kr/p/TeKbYn)



Thấy có chiếc Motor ở đây, chắc là chạy đi chạy lại lấy đồ cho dân trekking



https://c1.staticflickr.com/4/3776/33629732381_f41944990a_c.jpg (https://flic.kr/p/TeKaN6)

TungNguyenMD
01-04-2017, 01:12
Tàu tới ga Machu Picchu


https://c1.staticflickr.com/4/3847/33602900332_b0fe3d630c_c.jpg (https://flic.kr/p/TcnDyy)


Một ga nhỏ nhưng khá xinh đẹp và sạch sẽ



https://c1.staticflickr.com/4/3940/33602897872_d1f8fc13ed_c.jpg (https://flic.kr/p/TcnCQ9)



https://c1.staticflickr.com/4/3941/33602890382_f3d4da0563_c.jpg (https://flic.kr/p/TcnAB1)

TungNguyenMD
01-04-2017, 01:16
Ra khỏi ga Pachu Picchu là một thị trấn nhỏ Aguas Calientes nhưng rất đẹp. Vẫn là nhánh của con sông Urubamba ở giữa, hai bên những ngôi nhà được thiết kế kiểu châu Âu, núi non bao quanh nhìn rất thơ mộng



https://c1.staticflickr.com/4/3780/32916200574_5eac247809_c.jpg (https://flic.kr/p/S9G8Dy)




https://c1.staticflickr.com/3/2837/33630201221_9c66c113a4_c.jpg (https://flic.kr/p/TeMzax)

TungNguyenMD
01-04-2017, 01:18
Đường phố thanh bình, phong quang sạch sẽ, ước muốn có một ngôi nhà ở đây dưỡng già mà khó quá ;)



https://c1.staticflickr.com/4/3955/33630192251_b3f6898e86_c.jpg (https://flic.kr/p/TeMwuT)



https://c1.staticflickr.com/3/2866/32946239823_b4bcac9b8a_c.jpg (https://flic.kr/p/Scm6gD)



https://c1.staticflickr.com/3/2851/33374595760_2e890966f7_c.jpg (https://flic.kr/p/SRcwyQ)

TungNguyenMD
01-04-2017, 01:31
Từ đây lên Machu Picchu chỉ có 2 options: Một là đi bộ, hai là cắn răng móc ví mỗi ông 24 USD để đi xe bus lên. Tất nhiên là tuy buốt ruột nhưng chúng tôi bắt buộc móc ví vì không có thời gian. Mà cái giá vé này rất buồn cười, Khách nước ngoài bị chém 24 USD, còn trong nước thì có 15 USD thôi. Hình như các điểm du lịch ở VN mình bỏ cái giá vé phân biệt đấy rồi thì phải. Ở Peru này vẫn còn hóa ra các ông này cũng biết cách cắt cổ khách du lịch phết
Mà chỉ có 1 công ty xe bus được độc quyền lên thôi, ở giữa đường họ còn làm hẳn cái mô hình xe bus của công ty được độc quyền lên chắc để khách đỡ bắt phải xe dù :))

Lúc chúng tôi đứng mua vé, có 1 em đến giới thiệu là tour guide và nói "Các anh có cần thuê không?"
Tính tôi rất hay nể nang phụ nữ và rất khó từ chối phụ nữ bất cứ cái gì. Nếu em này xinh đẹp thì thôi cũng cắn răng thuê em nó xem em nó luyên thuyên ra răng? Nhưng em này lại thuộc hàng cá "xấu" nên thôi tôi từ chối thẳng
"Chọn nhầm đối tượng rồi em ơi, ở đâu thì anh cần chứ ở Machu Picchu này anh đọc về nó rất nhiều rồi. Anh còn biết từng viên đá nó ở chỗ nào. Anh lên đây mục đích là kiểm chứng với những gì mình đã đọc và nếu có thể thì tự tay sờ vào đấy thôi"
Mà tôi từ chối phụ nữ hay dọa tự tử lắm, nên nhìn mặt em này chán đời, tôi đoán đi ra chỗ bờ sông Urubamba chắc nhẩy cầu tự tử :D



Giá vé đây, phân biệt vãi


https://c1.staticflickr.com/3/2807/33718554326_968fce0bec_c.jpg (https://flic.kr/p/TnApsW)



Mô hình chiếc xe bus chở chúng tôi lên. 24 USD cho 20' tính ra mỗi phút mất cmn hơn 1 USD nhanh hơn cả đốt :(



https://c1.staticflickr.com/3/2924/33630176141_f17ea8dc72_c.jpg (https://flic.kr/p/TeMrH8)

TungNguyenMD
01-04-2017, 01:46
Mua vé xong, chúng tôi lên xe. Lên bất cứ xe nào cũng được chứ không nhất thiết phải nhìn biển số. Càng chạy lên con sông Urubamba càng thu nhỏ lại trong mắt chúng tôi. Nói chung là cua cũng kinh phết và đường khá nhỏ. Trên đường có những bạn backpacker đi bộ tiết kiệm 24 USD. Thật sự là tôi nể phục các bạn ấy lắm



https://c1.staticflickr.com/4/3932/33603243912_9f882c0537_c.jpg (https://flic.kr/p/TcppGm)



https://c1.staticflickr.com/4/3931/33603241342_8558b2e8b7_c.jpg (https://flic.kr/p/TcpoW3)

TungNguyenMD
01-04-2017, 01:51
Chạy 20' thì đến trạm soát vé vào Machu Picchu, trước trạm soát vé có một nhà hàng có thể ăn uống lấy sức để thăm thú Machu Picchu. Và quan trọng là nó có nhà anh William Cường. Các bạn lên tới đây nhớ lái trước khi vào Machu Picchu nhé. Chứ không vào bên trong không có chỗ lái đâu, mà lái bậy ở đây rất khó. Khách du lịch lúc nào cũng nườm nượp cầm smart phone trên tay. Không cẩn thận nó chụp cho cái ảnh rồi đăng lên "Made in Vietnam" thì bỏ mẹ :))



https://c1.staticflickr.com/4/3764/33759624595_8ecefcee40_c.jpg (https://flic.kr/p/TrdUe2)

TungNguyenMD
01-04-2017, 01:56
Bước vào trong bạn phải leo thêm khoảng gần 200m bậc thang nữa mới bắt đầu đặt chân đến được Machu Picchu. Đến đâu sẽ có biển chỉ dẫn ở đó nên rất dễ đi. Tôi vòng lên núi Machu Picchu để view toàn bộ thành phố Machu Picchu trước sau đó vòng sang xem Cầu Inca rồi mới vào thành phố



Những bước chân đầu tiên trên vùng đất thánh


https://c1.staticflickr.com/3/2806/33759619505_8777fc6037_c.jpg (https://flic.kr/p/TrdSHg)



Biển chỉ dẫn khá cụ thể



https://c1.staticflickr.com/4/3792/32916635614_63a97b9020_c.jpg (https://flic.kr/p/S9JmYf)

TungNguyenMD
01-04-2017, 02:03
Đường đi lên núi Machu Picchu


https://c1.staticflickr.com/3/2839/33759904075_7b72043572_c.jpg (https://flic.kr/p/TrfkiD)



https://c1.staticflickr.com/3/2906/32947022693_3526b73e15_c.jpg (https://flic.kr/p/Scq6Zp)

TungNguyenMD
01-04-2017, 02:05
Đến đây tôi rẽ phải sang để đi lên ngắm Machu Picchu


https://c1.staticflickr.com/4/3842/33759922495_2f6845d4c7_c.jpg (https://flic.kr/p/TrfqMe)



Và Machu Picchu đã dần hiện ra trước mắt



https://c1.staticflickr.com/4/3843/32916900644_0bd63d94e7_c.jpg (https://flic.kr/p/S9KHKJ)

TungNguyenMD
01-04-2017, 03:19
Machu Picchu


Vì đây là điểm đến quan trọng nhất trong hành trình của chúng tôi. Nên tôi lại xin phép các bạn dài dòng tý

Machu Picchu, cái tên đọc lên đã làm hưng phấn bao con tim của các phượt thủ. Chắc hẳn là những người yêu xê dịch ai cũng mong được đến đây một lần. Không phải nó là một trong bẩy kỳ quan của thế giới mà còn hơn thế nữa. Thế nên hôm nay được đứng ở đây chiêm ngưỡng nó cũng là một điều may mắn trong đời

Tôi cũng đã đi 4/7 kỳ quan của thế giới nhưng đến với Machu Picchu luôn có sự khác biệt vì có lẽ chỉ có Machu Picchu (có lẽ là cả Petra) mới bắt mình tốn nhiều công sức để chiêm ngưỡng nó. Phải bay nửa vòng trái đất, trải qua các loại phương tiện từ đi bộ, taxi, tàu... mới tới được. Ngoài ra chỉ duy nhất có Machu Picchu mang trong lòng của nó những điều huyền bí về một đế chế tự nhiên tan rã và gần như tự nhiên biến mất. Cho đến ngày nay những điều hiểu biết về đế chế này và chính Machu Picchu vẫn còn nhiều hạn chế. Trong một nền văn minh rực rỡ đó cũng chỉ có duy nhất Machu Picchu còn lại khá nguyên vẹn và nó là chìa khóa để mở vào một cánh cửa bí mật.

Thật may mắn cho nhân loại. Nếu như Machu Picchu bị người Tây Ban Nha phát hiện ra thì chắc chắn là ngày nay chúng ta sẽ không còn được nhìn thấy nó. Trong suốt bốn trăm năm, Machu Picchu được rừng già che chở và nó chỉ mở ra khi không còn mối nguy hại, khi nó biết được là sự hiện hữu của nó trên thế giới này sẽ trở lên vĩ đại.




Tôi phải đưa cái ảnh có mặt tôi vào không các bạn lại bảo tôi ăn cắp ảnh trên mạng :))


https://c1.staticflickr.com/3/2829/32948154083_b402a5560c_c.jpg (https://flic.kr/p/ScvUj8)

TungNguyenMD
01-04-2017, 03:41
Hiram Bingham và sự phát hiện ra Machu Picchu


Vào đầu thế kỷ 20 có một ông Giáo sư của trường đại học Yale – Hoa kỳ, tên là Hiram Bingham. Ông này nhà rất giầu mà giầu có gốc chứ không phải như bọn bán đất mới nổi ngày nay.(Gia đình vợ ông là một trong những gia đình quý tộc của nước Mỹ). Mà bọn giầu thì nó hay khùng, chẳng được học gì về khảo cổ học. Nhưng hâm hâm đi say mê nền văn minh Inca nên ông này quyết tâm sang Peru ngó nghiêng xem sao. Với mục đích đi tìm Vilcabamba – Thành trì cuối cùng của người Inca.
Đấy là đài báo chính thống nói thế, chứ bọn xấu và đài địch nó bảo ông này mê vàng của người Inca. Sang tìm xem có gì sót lại không kiếm cái dây chuyền đi tặng nhân tình :D Thôi thì miệng lưỡi thế gian biết làm sao được. Đầy ông cũng hành động tốt mà chúng nó còn thay nhau đưa lên Facebook dìm hàng kia kìa. Ở đời ghen ăn tức ở là chuyện bình thường đúng không các bác?

Mà Vilcabamba là cái gì mà ông Hiram Bingham này phải mất công đi tìm? Theo các giáo sĩ chép sử: Sau khi Manco Capac đệ nhị thất bại trong cuộc vây hãm Cusco. Ông ta đem rất nhiều vàng bạc và đồ thờ còn giấu được chạy lên phía bắc đi sâu vào trong rừng nhiệt đới. Ở đó ông cho xây dựng lại các cung điện, đền đài và cùng hoàng tộc sống ở trong đó.....

Khổ nỗi ông này mặc dù học lên tới GS, TS rồi nhưng chắc cũng mua bằng nên đọc sách không tới nơi tới chốn :)) . Vilcabamba đã bị Toledo phá cmn mất từ năm 1572 rồi còn đâu. Thế mà cứ đi tìm cái không hiện hữu. Theo cuốn “Lost city of the Incas” của ông thì ông đi khó khăn lắm. Mấy lần chết hụt, có cả lính hỗ trợ đi cùng...Chắc ông này cũng có máu cướp biển hay thám hiểm còn sót lại nên mới chăn êm, nệm ấm, rượu ngon, gái đẹp không dùng mà đùng đùng đi dấn thân vào chỗ nguy hiểm như thế. May cho ông này là sinh ra ở Mỹ chứ ở Việt nam thì chắc vợ con nó cho mẹ nó vào Trâu Quỳ mà thám với chả hiểm trong đó.

Ấy nhưng ông này lại ăn rùa, trong lần chán đời vì đi mãi không ra được kết quả gì. Buổi tối đến vào làng mua rượu rồi ngồi uống với bọn thanh niên thất nghiệp và mấy lão già nát rượu người địa phương chém gió. Chắc hôm đó lão già nào đấy cũng trượt lô đề nên mới say rượu nói cmn ra là gần đây trên núi Machu Picchu có một thành phố bị bỏ hoang và nếu mày cho tao tiền thì tao sẽ chỉ chỗ.

Úi rời! Tưởng gì chứ ông này nhà chẳng có gì, có mỗi tiền. Mắt ông sáng quắc lên, tay chân run lập cập đánh rơi cmn chai rượu đang uống dở mà đứng lên móc tiền ra ném vào lão già nát rượu kia.
Ngay lập tức ông này đánh dấu bản đồ và đến nơi đó khám phá. Nhưng đến nơi ông thất vọng vì toàn thấy rừng già với những cây cổ thụ rồi dây leo, tầm gửi bò lên che đầy những ngôi nhà rêu phong đổ nát. Ông chụp mấy kiểu ảnh, cho người ở lại lập bản đồ rồi cùng đoàn tùy tùng tiếp tục đi tìm Vilcabamba. Chắc trong bụng cũng chửi lão già nát rượu hôm qua lừa mình.

Hiram Bingham đi đến được một vùng trên bản đồ ông đánh dấu dựa theo các ghi chép của các nhà chép sử được coi là Vilcabamba. Ông cho người chặt cây, đào xới nhưng rốt cuộc chẳng có gì ngoài mấy hòn đá và mấy bộ xương người còn sót lại. (Sau này người ta xác định được vị trsi của Vilcabamba cách chỗ Hiram Bingham đào có đúng 200m. Tuy nhiên cũng chẳng còn gì)

Thất vọng ông quay về Mỹ, xin lỗi vợ con vì đi tiêu mất số tiền khá nhiều mà không làm được gì. Cứ tưởng rằng mọi chuyện trôi qua và chúng ta cũng chẳng bao giờ biết tới Machu Picchu nữa. Thì đùng một cái trong một đêm khó ngủ Hiram Bingham dậy lục đống sách cũ và bản đồ so đi so lại đo đạc, tính toán... nhưng chắc do say rượu nên ông lại tin Machu Picchu chính là Vilcabamba

Lập tức ông quay lại nhưng tiền đâu mà đi? Lần trước đã lấy một đống tiền của vợ đi tiêu rồi. Lần này mà còn mở miệng ra xin nữa có mà nó xé xác. Nên ông phải kêu gọi nhà tài trợ đó là Đại học Yale và tạp chí National Geographic. Đến Peru ông còn chém gió làm cho Tổng thống Peru tin là thật nên cũng ủng hộ và cho cả quân đội đi dọn dẹp cùng

Họ khai quật, đào bới từ năm 1912 đến năm 1915 dần dần Machu Picchu cũng được hiện rõ. Và trong thời gian này Hiram Bingham cũng cho chuyển rất nhiều cổ vật về Đại học Yale để nghiên cứu.
Nhưng ông này quan hệ với báo chí cũng kém. Đáng lẽ phải bỏ tiền ra PR rằng “Tao là kẻ đi cứu nền văn minh Inca, tao là người cầm chìa khóa mở cánh cửa bí mật vào Đế chế đã mất....” Thì ông lại kệ cmn thế là bọn báo giới tức điên lên. Đăng bài cho rằng ông đánh cắp cổ vật và vàng của Peru về Mỹ....

Thấy tình hình rất chi là tình hình, ông dek dám quay lại Peru nữa mà về Mỹ gia nhập không quân lái máy bay chơi chơi. Sau này ông cũng lên được tới thống đốc rồi thượng nghị sĩ bang Connecticut. Về già chán đời ông ngồi viết cuốn “Lost of the Incas” và vẫn tin rằng Machu Picchu là thành trì cuối cùng của người Inca

Thế còn số phận của những cổ vật của Machu Picchu bị ông đưa về Mỹ ra sao? Chính phủ Peru năm lần bảy lượt đòi trường Đại học Yale số cổ vật này. Ông Yale bảo “Chúng mày không đủ trình độ nghiên cứu đâu, cứ để tao giữ tao nghiên cứu cho. Khi tao công bố trên các tạp chí lớn. Mày lại chẳng thu được bội tiền ấy chứ....” Giọng này nghe quen lắm :)) Và cho đến tận năm 2010 gần 100 năm sau trường Đại học Yale mới trả hết cho chính phủ Peru số hiện vật đó



Ảnh Hiram Bingham chụp ở lều khi khai quật Machu Picchu (ảnh này thì đi ăn cắp thật :)) )


https://c1.staticflickr.com/3/2905/32918173444_f55ae709f3_z.jpg (https://flic.kr/p/S9Sf7y)

TungNguyenMD
01-04-2017, 03:48
Đến Machu Picchu không thể không bỏ quyển nhật ký trong balo ra để ghi lại vài dòng cảm xúc:

"Hôm nay, tôi đến đây. Đứng giữa một thành phố biểu tượng cho một nền văn minh, đế chế đã mất. Đế chế Inca đã từng là một đế chế lớn mạnh nhất trên toàn bộ lục địa nam Mỹ này. Vào thời cực thịnh Inca trail của họ dài bằng đúng đường xích đạo.
Thế nhưng hôm nay, mọi dấu tích về nền văn minh này gần như hoàn toàn bị xoá sổ. Trừ Machu Picchu này còn khá nguyên vẹn
Thế nên không có một đế chế nào dù mạnh đến đâu, văn minh đến mấy trường tồn mãi mãi"



https://c1.staticflickr.com/3/2848/33376779330_2a52da55d3_c.jpg (https://flic.kr/p/SRoHEA)

TungNguyenMD
01-04-2017, 04:25
Ai là người xây Machu Picchu và để làm gì?


Người ta cho rằng Sapa thứ 9 Pachacuti (lại là ông này ;) ) đã ra lệnh cho xây Machu Picchu. Theo như Hiram Bingham thì Machu Picchu là thành phố thiêng liêng, nơi đây chủ yếu là Đền thờ, điện đài dành cho các nghi lễ tôn giáo và đào tạo các tư tế. Nhưng một số người về sau lại cho rằng không phải như vậy mà là Cung điện mùa hè của Pachacuti

Ông Pachacuti này thì giỏi giang lắm, đánh đông dẹp bắc mở rộng đế chế.... nhưng về ăn chơi thì ông này cũng là số 1. Ông cho xây cung điện tại Cusco, Ollantaytambo và trong mùa hè nóng bức các mỹ nhân của ông ấy kêu nhiều quá nên để chiều lòng các mỹ nhân Pachacuti cho xây cmn một thành phố để nghỉ mát và phải độc đáo

Khu vực này mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới, lại thấp hơn Cusco nữa, khí hậu khá mát mẻ. Nên Pachacuti chọn nơi đây để xây cung điện. Mà ông này chơi cũng độc, xây một thành phố vừa trọn miếng đất trên đỉnh núi, không thừa tý nào, giữa hai bên là vách núi thẳng đứng. Và ra lệnh cho các KTS thời đó làm sao phải xây được 3 khu: Khu thờ cúng, khu ở, ăn chơi và kho tàng bến bãi. Hơn thế nữa (chắc do sợ hoàng hậu lên đánh ghen :D ) nên ông bắt phải xây dựng một thành phố có thể phòng thủ được. Và ngày nay nhìn vào tổng thể kiến trúc của Machu Picchu thì Hoàng hậu có lên cũng chỉ có đứng ngoài mà khóc gọi chồng.

Nhưng đen cho ông Pachacuti này Machu Picchu đang xây dựng dở thì ông tèo. Nên công cuộc xây dựng alij truyền cho con ông là Sapa thứ 10 xây dựng tiếp. Đến thời Sapa thứ 11 không biết ông này có hưởng thụ được nhiều ở Machu Picchu hay không? Nhưng ông bị bệnh Đậu mùa và mang bệnh này về đó dẫn đến toàn bộ cư dân ở đây chết hết vì dịch bệnh rồi Machu Picchu thành thành phố bỏ hoang.

Sau đó hai anh em Huascar và Atahualpa chỉ mải đánh nhau tranh giành quyền lực mà quên mất Machu Picchu nên vô tình không ai biết. Machu Picchu bị rừng xâm lấn dần, rồi nuốt trọn vào lòng. Tránh sự nhòm ngó của kẻ thù để rồi mãi cho đến thế kỷ 20 mới mở ra cho loài người chiêm ngưỡng.

Chính vì thế nên Machu Picchu luôn bí hiểm và một trong những bí hiểm đó các bạn hãy xem trong cùng bức ảnh tôi chụp dưới đây khi xoay dọc ra thì khi các bạn nhìn sẽ thấy cái gì. Và đó chỉ là một trong những vô vàn bí mật mà Machu Picchu đang nắm giữ




https://c1.staticflickr.com/3/2930/33377276970_9d306db159_c.jpg (https://flic.kr/p/SRrgAA)




https://c1.staticflickr.com/3/2853/33721057166_2633dd8e2d_c.jpg (https://flic.kr/p/TnPetm)

Chuot-bu
01-04-2017, 09:21
Dep qua, dep va vi dai . Rat kham phuc

TungNguyenMD
01-04-2017, 11:20
Inca Bridge

Đứng ngắm toàn cảnh Machu Picchu một lúc. Tôi vòng sang đi xem cây cầu gỗ Inca, đó là 1 trong 3 cây cầu cũng là 1 trong 3 con đường vào Machu Picchu thời cổ đại.
Tôi bắt đầu chui vào những lùm cây rập rạp của rừng nhiệt đới. Đường đi khá trơn và khó đi do tối hôm trước có trận mưa. Đi một lúc thì vòng ra một con đường đất khá nhỏ chỉ rộng khoảng 70cm. Đi một đoạn nữa thì đến điểm check point. Đến đây bạn phải điền tên, tuổi quốc tịch số HC... rồi ký vào mới được đi tiếp. Lúc ra bạn lại phải ký lại. Sở dĩ họ làm như thế vì con đường này rất khó đi. Năm nào cũng có một vài ông khách trượt chân rơi xuống vực rồi tèo, nên đi trên con đường này cũng ghê răng ra phết.

Tôi men theo con đường này đi tiếp, đường gập ghềnh khúc khuỷu một bên là vách đá, một bên là vực thẳng đứng, có những đoạn lại chẳng có lan can gì cả nên xác định trượt chân một cái là về với Mác - Lê luôn. Đoạn nào trơn trượt và khó đi quá người ta làm dây cable cắm vào núi để du khách có thể bám được vào mà đi. Luôn luôn có cảnh sát đi tuần trên con đường này không phải là chống bọn móc túi trộm cắp mà là để nhắc nhở những du khách có ý định crazy như đứng bên bờ vực selfie hay phá hoại di tích. Nhưng còn một nhiệm vụ đặc biệt hơn nữa của các CS này là nếu như có ông nào xảy chân mà rơi xuống vực thì họ còn đánh dấu tọa độ đó để sau này tìm xác. Vì nếu đã rơi xuống vực ở đây thì khả năng tìm thấy xác cũng rất khó

Thế nhưng không phải lúc nào CS hay cũng có nhiều người đi bộ ở đây có lúc tôi đi mãi chẳng thấy ai. Gặp một bạn Tây ngược chiều tôi bèn hỏi có đúng là con đường này dẫn tới Inca Bridge hay không? Được cậu ta xác nhận là cứ đi thẳng 20' nữa sẽ tới nên tôi lại cắm đầu đi tiếp.

Cây cầy này được làm bằng 2 cái ván gỗ, bắc qua một đoạn đường khoảng 6m. Nhìn thì thấy có vẻ vô lý vì sao họ không xây luôn con đường đi cho rồi. Mất công làm cầu làm gì? Nhưng chắc là vì lý do an ninh nên cây cầu được xây như thế. Và khi cần họ chỉ cần qua cầu rút ván là xong.
Tôi tiến đến sát cây cầu nhưng gặp một cái cổng và có cái khóa to đùng ở đấy.Có lẽ là do con đường này quá nguy hiểm+ với việc bảo quản cây cầu nên người ta không cho khách vào nữa

Quay ra bằng đường cũ, tôi gặp rất nhiều các du khách đang đi vào. Những câu "Hello", "Hola" lại vang lên và ai nấy cũng mất mấy giây dừng lại hỏi xem bạn kia từ đâu đến. Sau đó bao giờ cũng nở một nụ cười kèm theo câu chúc như "Have a good trip" hay "Good luck"... Bỗng nhiên tôi thấy nó khác với Vietnam mình các bạn à. Đi đến điểm nào gặp người lạ cũng phải khư khư cái túi, máy ảnh, điện thoại rồi nhìn mặt nhau hằm hằm. Nếu như vô tình va quyệt vào nhau hay nhìn đểu nhau một cái là cãi vã đánh nhau ngay. Có lẽ dân tộc mình là một dân tộc hung hăng nhất thế giới.




https://c1.staticflickr.com/4/3753/32923285954_14dd624fd4_c.jpg (https://flic.kr/p/SajrTh)



Bắt đầu chui vào dưới những tán lá cây rậm rạp



https://c1.staticflickr.com/3/2902/33636967161_2b7d261615_c.jpg (https://flic.kr/p/TfofrF)



https://c1.staticflickr.com/4/3736/33636970971_81e3ffe5b1_c.jpg (https://flic.kr/p/Tfogzn)

TungNguyenMD
01-04-2017, 11:22
Đi một lúc thì ra con đường đất này. Bên tay phải tôi là bờ vực


https://c1.staticflickr.com/4/3696/33381425360_17ab987b9d_c.jpg (https://flic.kr/p/SRNwLy)



Rồi đường đá



https://c1.staticflickr.com/3/2936/33381473300_f15784f4ec_c.jpg (https://flic.kr/p/SRNM27)

TungNguyenMD
01-04-2017, 11:26
Check point tại đây


https://c1.staticflickr.com/3/2936/33381468440_b26f95e407_c.jpg (https://flic.kr/p/SRNKzj)


Tiếp tục đi vào


https://c1.staticflickr.com/4/3838/32953066923_03f90990f6_c.jpg (https://flic.kr/p/ScX5Jg)



Đường khá trơn và nếu không may trượt chân ở đây coi như bạn đã kết thúc cuộc đời của mình với một cảm giác mạnh nhất :))


https://c1.staticflickr.com/3/2924/33725125966_176ccc7224_c.jpg (https://flic.kr/p/Tob5Z5)

TungNguyenMD
01-04-2017, 11:29
Đoạn này thì có lan can nhưng tuyệt nhiên không thấy bạn trẻ nào đứng lên trên lan can này chụp ảnh selfie ;)


https://c1.staticflickr.com/3/2872/33725119286_a3c5dcaf32_c.jpg (https://flic.kr/p/Tob3ZU)



Con sông Urubamba ôm lấy 3 mặt của Machu Picchu tạo cho nó một thế phòng thủ tuyệt vời



https://c1.staticflickr.com/4/3932/33725110106_592090f922_c.jpg (https://flic.kr/p/Tob1gC)

TungNguyenMD
01-04-2017, 11:34
Cây cầu Inca đây


https://c1.staticflickr.com/4/3956/33636905371_39f115fd39_c.jpg (https://flic.kr/p/TfnW5k)


Một bên là vách đá dựng đứng và một bên là vực cũng thẳng đứng cmnl


https://c1.staticflickr.com/3/2932/33381494180_efe21dc74e_c.jpg (https://flic.kr/p/SRNTe7)


https://c1.staticflickr.com/3/2906/33381436580_b84c41ca71_c.jpg (https://flic.kr/p/SRNA71)

khoa246
01-04-2017, 11:36
Những con phố với những người đi lại vội vã hối hả


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1172_zpsy6kayvqu.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1172_zpsy6kayvqu.jpg.html)


Ga Saint Lazare với những chiếc đồng hồ nổi tiếng


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1183_zpsmbjemsf2.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1183_zpsmbjemsf2.jpg.html)


Trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 5 :)


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1211_zpspopahfyg.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1211_zpspopahfyg.jpg.html)



Khoa Luật Trường ĐH Sorbonne


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1213_zpsrmkb2dqs.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1213_zpsrmkb2dqs.jpg.html)



Điện Pantheon - Nơi côn cất và tôn vinh các Vĩ nhân của nước Pháp


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1215_zpssnzfnxnl.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1215_zpssnzfnxnl.jpg.html)



https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1217_zpst76pld84.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1217_zpst76pld84.jpg.html)


Quảng trường Concorde


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1219_zps1qzdkdsr.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1219_zps1qzdkdsr.jpg.html)


Chiếc cột Obelique quà tặng của Ai Cập vẫn còn đó


https://i1318.photobucket.com/albums/t649/tungnguyen_md/DSC_1223_zpssru0xkpm.jpg (http://s1318.photobucket.com/user/tungnguyen_md/media/DSC_1223_zpssru0xkpm.jpg.html)

Tặng cho cái cột để làm gì anh nhỉ?

TungNguyenMD
01-04-2017, 11:36
Gần hơn tý nữa



https://c1.staticflickr.com/3/2943/33766160985_d2ce9c5e61_c.jpg (https://flic.kr/p/TrNpgp)



Đến gần cầu thì gặp cái cổng này và họ ko cho khách đi qua



https://c1.staticflickr.com/4/3735/33381498520_2a8d41c0a2_c.jpg (https://flic.kr/p/SRNUvW)

TungNguyenMD
01-04-2017, 11:47
Nhớ lại, lúc vào tôi gặp một ông khách người Chile. Hỏi ông ta "Where's road to the Inca Bridge?" Ông ta đáp lại "Ah! Only death road, go straight!" rồi cười khà khà. Tôi cũng cười phải nói là những người khách du lịch ở đây rất vui tính. Chứ nhưu ở VN mình có khi lại cho là "Mày rủa tao à" rồi lao vào đánh đấm.
Mà nhìn con đường này thì đúng là Death road thật



https://c1.staticflickr.com/4/3857/33766152555_307a585f94_c.jpg (https://flic.kr/p/TrNmL4)


Lúc quay ra tôi gặp con llama này nó chắn ngang cmn đường. Không dám vòng qua vì một bên là vực nhỡ đâu con llama này nó lồng len mình ngã xuống vực thì bỏ mẹ. Xua, đuổi, xùy các kiểu có đà điểu nó dek chịu đi cho đang không biết làm cách nào thì có một anh cảnh sát đi ra cầm tai con llama kéo ra rồi quay ra chỉ một tay và nói với tôi "please!" tôi cám ơn anh cảnh sát rồi đi ra




https://c1.staticflickr.com/4/3692/33766142995_1df096bc19_c.jpg (https://flic.kr/p/TrNiVe)

TungNguyenMD
01-04-2017, 12:39
Tặng cho cái cột để làm gì anh nhỉ?

Cột Obelique là biểu tượng của sự chiến thắn, trường tồn và vĩnh cửu. Những cây cột này có rất nhiều ở lăng mộ các Pharaon. Thời La mã người Lã mã sang và cướp rất nhiều cột Obelique về Rome.
Sau này Ai cập tặng Pháp một cái cho nó tăng tình hữu hảo

TungNguyenMD
02-04-2017, 23:19
Tôi bắt đầu đi xuống để vào bên trong Machu Picchu. Do đây là một thành phố gồm nhiều các công trình, nên tôi làm cái chú thích trên sơ đồ cho các bạn dễ hình dung

Đi từ cổng vào, sau đó vòng sang phía bên kia và đi ra, theo thứ tự có những điểm chính sau:

- Kho tàng
- Nhà của khách hành hương
- Đền thờ thần Mặt trời (bên dưới là hầm mộ)
- Nhà của Hoàng gia
- Khu vực mỏ đá, chế tác
- Quảng trường linh thiêng
- Đền thờ 3 của sổ
- Đền thờ chính
- Nhà của các tư tế
- Intiwanata
- Quảng trường chính
- Nhà của dân
- Trường học
- Đền thờ các Trinh nữ của thần mặt trời
- Đền thờ con Ó
- Quảng trường cây Pisonay




https://c1.staticflickr.com/3/2884/32952783374_119f896a81_c.jpg (https://flic.kr/p/ScVCru)



https://c1.staticflickr.com/4/3837/32952749084_2bbd46b511_c.jpg (https://flic.kr/p/ScVsfh)



https://c1.staticflickr.com/3/2897/33411268310_4b36fde88f_c.jpg (https://flic.kr/p/SUru3b)



https://c1.staticflickr.com/3/2925/32952769714_53f36c3614_c.jpg (https://flic.kr/p/ScVynY)

TungNguyenMD
02-04-2017, 23:45
Từ trên Machu Picchu tôi đi xuống dốc để bắt đầu đi vào Thành phố. Thành phố nào cũng thế, phải có cái cổng vào. Và đương nhiên phải có hệ thống cánh cổng. Nhưng do cái cánh cổng nó không còn nên tôi chụp lại trong sách để các bạn dễ hình dung ra nó như thế nào.
Đến đâu cũng thế, phải cố hình dung ra ngày xưa nó huy hoàng như thế nào mới hay chứ không nó chỉ là đống phế tích đổ nát đúng không các bạn?



Đường đi xuống cổng


https://c1.staticflickr.com/4/3852/33796446225_afdfef954e_c.jpg (https://flic.kr/p/TutC1H)



Quay lại nhìn ruộng bậc thang và chòi gác ở đằng sau



https://c1.staticflickr.com/3/2825/32953259884_d2f3d8226a_c.jpg (https://flic.kr/p/ScY56b)



Cái chòi gác nó như thế này. Nằm trên điểm cao có thể quan sát được toàn bộ thành phố. Nếu có biến sẽ thổi kèn Pututu báo động



https://c1.staticflickr.com/3/2812/32953408004_182019bcf1_c.jpg (https://flic.kr/p/ScYQ7Y)

TungNguyenMD
02-04-2017, 23:49
Nếu bạn nào không trèo lên núi Machu Picchu mà đi thẳng vào thành phố thì sẽ đi những bậc thang này lên để vào thành phố



https://c1.staticflickr.com/4/3947/33411893020_45cda5788e_c.jpg (https://flic.kr/p/SUuFK3)



Bên trong cổng, các bạn để ý vẫn còn những cái hốc để buộc dây lắp cửa



https://c1.staticflickr.com/4/3727/33755812286_d3b834e92c_c.jpg (https://flic.kr/p/TqTmXy)



Đây ngày xưa người ta buộc như thế này



https://c1.staticflickr.com/3/2919/33666867381_0e50b552e8_c.jpg (https://flic.kr/p/Ti2uJH)

TungNguyenMD
03-04-2017, 00:23
Hệ thống kho tàng


Qua cổng, ngay bên tay phải các bạn sẽ là các hệ thống kho tàng của thành phố. Các kho cũng được chia ra: Kho chứa đồ ăn, kho chứa đồ quần áo, may mặc, kho chứa vũ khí, kho chứa beer.... Nói chung là đủ cho một thành phố hoạt động



Các loại kho, các bạn để ý vì là kho nên đá họ cũng không làm cẩn thận lắm. Điều này khác hẳn với những viên đá của đền thờ...


https://c1.staticflickr.com/3/2851/32953522474_f3c0d5a0ae_c.jpg (https://flic.kr/p/ScZq9A)



https://c1.staticflickr.com/3/2810/33797309615_5419f715af_c.jpg (https://flic.kr/p/Tuy3EK)



Tuy nhiên lanh tô vẫn bằng đá



https://c1.staticflickr.com/3/2844/33640973172_86927ccc6c_c.jpg (https://flic.kr/p/TfJMhQ)

TungNguyenMD
03-04-2017, 00:56
Đền thờ thần Mặt trời

Trong tín ngưỡng của người Inca, thần mặt trời là vị thần quan trọng nhất và được thờ nhiều nhất. Các Sapa cho mình là con trai thần Mặt trời nên nó được đặt ở vị trí tôn nghiêm và quan trọng nhất.
Tiện thể tôi cũng nói luôn: ở Machu Picchu được chia làm 2 phần, ngăn cách nhau bởi quảng trường ở giữa. Phía đông gồm các công trình quan trọng như: các đền thờ, Nhà của Hoàng gia, Intiwanata... Phía tây gồm nhà dân, trường học, đèn thờ Trinh nữ của thần mặt trời, đền thờ con ó.....

Bạn đi qua hệ thống kho, rẽ tay phải sẽ tới đền thờ thần mặt trời. Tầng dưới của đền thờ thần Mặt trời là hệ thống hầm mộ của Hoàng gia. Đương nhiên là đền thờ thần mặt trời được xây bằng những viên đá đẹp nhất.
Đền thờ thần mặt trời được thiết kế hình bán nguyệt và có 3 cửa sổ:

Cửa sổ lớn nhất nằm phía bắc. Và được thiết kế rất giống cửa sổ của Đền thờ thần mặt trời Corichanka ở Cusco. Hai cửa sổ nhỏ hơn được ở hai hướng Đông và nam. Cửa đi vào hướng tây. Ngày nay lối vào bị cấm vì nó có nguy cơ sụp đổ. Ngay cả thời Inca không phải ai muốn cũng vào được đền thờ. Nó chỉ dùng cho khách VIP, những người có công với cách mạng, từ trưởng các bộ lạc... Nhưng muốn vào thì cũng phải trai giới gồm cả việc kiêng quan hệ tình dục và ăn chay như thế mới không làm ô uế đền

Ở đây nó có cái rất đặt biệt, nói lên sự tính toán tài giỏi của người Inca. Vào ngày Hạ chí (21/6) ắnh mặt trời sẽ chiếu đúng vào cửa sổ phía đông của đền thờ. Và vào ngày đông chí (22/12) ánh mặt trời sẽ chiếu đúng vào chính giữa cửa phía nam của đền thờ. Và cũng trong 2 ngày đó có những lẽ hội chính của người Inca

Bên trong đền thờ có một tảng đá để hiến tế các lễ vật dâng lên thần mặt trời. Và bên trên đó có ngọn lửa thiêng được cháy suốt. Các quan tư tế và các trinh nữ phải trông giữ ngọn lửa này, tắt là bị cho là điềm xấu và chắc chắn sẽ bị xử tội



Đền thờ thần mặt trời nhìn từ bên trên


https://c1.staticflickr.com/3/2807/33413277030_4f9d0ce08f_c.jpg (https://flic.kr/p/SUBMah)


Chỉ có những viên đá tốt nhất, được mài dũa cẩn thận mới được xây đền


https://c1.staticflickr.com/3/2826/33757381866_a2a41b307f_c.jpg (https://flic.kr/p/Tr2pxh)

TungNguyenMD
03-04-2017, 00:59
Cửa phí bắc cửa lớn nhất và giống y hệt cửa ở Corichanca


https://c1.staticflickr.com/3/2884/33641654572_285c2a0871_c.jpg (https://flic.kr/p/TfNgR7)



Lối vào



https://c1.staticflickr.com/4/3950/33413259560_705c760091_c.jpg (https://flic.kr/p/SUBFY5)

TungNguyenMD
03-04-2017, 01:02
Cửa phía đông, ngày hạ chí mặt trời sẽ chiếu chính giữa cửa này, tạo một ô sáng thẳng tắp, vuông vắn lên trên phiến đá (bàn thờ)


https://c1.staticflickr.com/4/3838/33413264900_93edf2f1da_c.jpg (https://flic.kr/p/SUBHy9)



Và cửa phía nam vào ngyaf đông chí thì mặt trời sẽ chiếu qua cửa cổ này



https://c1.staticflickr.com/3/2842/33641610762_82511271d1_c.jpg (https://flic.kr/p/TfN3PL)

TungNguyenMD
03-04-2017, 01:19
Lăng mộ hoàng gia

Ngay dưới tần dưới của đền thờ Thần Mặt trời là lăng mộ hoàng gia. Cửa quay ra hướng đông,bên ngoài người ta đục những bậc thang. Bên trong có những cái hốc và móc đá. Ở đây người ta đặt xác ướp của các vị Hoàng đế vì người ta quan niệm rằng Hoàng đế là con của thần Mặt trời nên đặt ngài nằm dưới thần Mặt trời là chuẩn cmnr.
Bên trong hang khá sáng chứ không tối. Và trong này người ta trang trí những bông hoa bằng vàng. Tất nhiên bây giờ không còn, vào năm 1911 khi Hiram Bingham phát hiện ra nó thì nó là một cái hang rỗng không có xác ướp nào. Và đến năm 1912 người ta mang các đồ trang trí trong hang đi mất

Ngày bình thường, những người phục vụ phải mang thức ăn đến cúng cho cái xác này. Đến những ngày lễ hội, người ta rước cái xác ra, trang điểm vào và đi vòng quanh quảng trường làm lễ.... Sau đó lại đặt cái xác vào chỗ cũ




https://c1.staticflickr.com/3/2930/32955282274_7de0e630f5_c.jpg (https://flic.kr/p/Sd9rgY)

TungNguyenMD
03-04-2017, 01:27
Tôi đi phượt khi đến một địa danh lịch sử thường có 2 cách: Một là đọc trước về nó đến để đối chiếu. Hai là đi nghe ké HDV của đoàn khác :D. Nhưng khổ nỗi nếu nghe ké thì có thắc mắc gì không hỏi lại được. Nên cứ lầm lũi đi theo sau người ta.

Phía trước, trong ảnh là ngọn núi Wana Picchu có nghĩa là núi già. Đối diên với Wayna Picchu là Machu Picchu có nghĩa là núi trẻ. Thành phố Machu Picchu nằm trên cái yên ngựa giữa 2 quả núi này




https://c1.staticflickr.com/3/2806/33413908060_a395682b61_c.jpg (https://flic.kr/p/SUF1K7)



https://c1.staticflickr.com/3/2818/32955329844_f426c3c980_c.jpg (https://flic.kr/p/Sd9Fq9)



https://c1.staticflickr.com/3/2888/33757920776_5bb67080e9_c.jpg (https://flic.kr/p/Tr5aJQ)

TungNguyenMD
03-04-2017, 13:34
Khu nhà ở của Hoàng gia

Ngay bên cạnh đền thờ thần Mặt trời là khu nhà ở của Hoàng gia. Theo quan niệm đền thờ thần Mặt trời phải ở đầu nguồn nước cho tinh khiết, và ngay cạnh đó là Hoàng đế cũng phải dùng nước đầu nguồn nên họ mới thiết kế như thế. Khu nhà ở của Hoàng gia tuy nhỏ nhưng cũng là khu nhà đẹp nhất nơi đây. Nó có sân, cổng vào riêng. Xung quanh sân có 2 phòng lớn được làm bằng những viên đá rất đẹp. Hai phòng nhỏ chỉ có 3 bức tường và mái chảy.

Giữa sân có 2 Mortars. Mortar là một phiến đá được mài tròn, lõm ở giữa, xung quanh có gờ. Trước đây người ta nghĩ là mortar để nghiền thức ăn nhưng không phải. Người ta đổ nước vào Mortar làm cái gương nước để quan sát thiên văn như: sự di chuyển của mặt trời, mặt trăng và các vì sao

Hoàng đế Inca sẽ sống trong ngôi nhà này cùng bồ bịch, mỹ nhân và người phục vụ. Ở phí đông nam có một phòng nhỏ mà trong đó có bồn tắm. Xem ra hoàng đế Inca cũng biết cách ăn chơi lắm.




Khu nhà ở Hoàng gia


https://c1.staticflickr.com/4/3936/33423563680_b5ece94015_c.jpg (https://flic.kr/p/SVwv2j)



Mortars và đằng sau nó (chỗ hình chữ nhật) là giường ngủ của Hoàng đế


https://c1.staticflickr.com/4/3845/33652165472_7b7a3fc429_c.jpg (https://flic.kr/p/TgJ9nw)

TungNguyenMD
03-04-2017, 13:37
Phòng ngủ của Hoàng đế. Tất nhiên là hoàng đế không nằm thẳng trên cái giường đá này mà còn phải trải chăn êm nệm ấm cho ngài


https://c1.staticflickr.com/4/3703/32965406954_a09f31f50d_c.jpg (https://flic.kr/p/Se3jZq)


Phòng tắm của ngài


https://c1.staticflickr.com/3/2847/32995549773_0ece3568b4_c.jpg (https://flic.kr/p/SgGPpc)

TungNguyenMD
03-04-2017, 13:40
Cái móc này trồi ra không biết để làm gì? Trong sách không nói đến. Hỏi tour guide (nghe ké)thì không dám hỏi :D vì mình có trả tiền cho người ta đâu. Nghèo nó khổ thế đấy các bác ạ


https://c1.staticflickr.com/4/3829/33767957576_4f62b351a3_c.jpg (https://flic.kr/p/TrXBk7)



Liệu có phải Hoàng đế Inca hóa thành con sóc về đây không?


https://c1.staticflickr.com/4/3727/33808306945_91a1962c91_c.jpg (https://flic.kr/p/TvwpMT)

TungNguyenMD
03-04-2017, 14:31
Hệ thống ống dẫn nước

Nằm giữa đền thờ thần mặt trời và khu nhà ở Hoàng gia là hệ thống ống dẫn nước. Các kỹ sư của Inca thiết kế rất hay. Hệ thống này chảy từ trên xuống dưới. Đương nhiên Thần mặt trời và Hoàng đế phải dùng nước đầu nguồn và tinh khiết nhất.
Và đến tận ngày nay sau gần 500 năm nước vẫn đang chảy ra và vẫn dùng tốt. Trong khi đó em có cái vòi Made in Vietnam mới dùng được có mấy chục năm xem ra cũng tậm tịt lắm ;)




https://c1.staticflickr.com/3/2817/32966869924_0c09a505a6_c.jpg (https://flic.kr/p/SeaPT3)



https://c1.staticflickr.com/3/2897/32966873834_16854e4d75_c.jpg (https://flic.kr/p/SeaR3s)



https://c1.staticflickr.com/3/2895/33680583911_177924a8c4_c.jpg (https://flic.kr/p/TjeNbB)



https://c1.staticflickr.com/4/3848/33809817385_a0639bb4b9_c.jpg (https://flic.kr/p/TvE9MX)

TungNguyenMD
03-04-2017, 14:35
Nhà nghỉ cho khách hành hương

Các ông Hoàng đế Inca cũng chu đáo phết, xây cả nhà nghỉ cho khách hành hương. Không biết có tính tiền theo giờ như bên mình không? ;)
Không phải ai cũng được đến đây hành hương và vào lễ đền thần mặt trời các bác ạ. Phải là các tù trưởng bộ lạc, hay mấy ông thị trưởng các thành phố thị xã trong đế chế hoặc người nào có công trạng gì lớn lắm mới được vào (nói chung là người có công với cách mạng). Họ đến đây trai giới, ăn chay và cầu khẩn các vị thần linh, kêu gào vị thần mặt trời đừng bỏ rơi họ. Trong vòng cả tuần mới được vào tế lễ.



Tự thấy mình có đủ điều kiện, em cũng vào và chụp 1 cái ảnh :)


https://c1.staticflickr.com/4/3932/33769287076_b885476598_c.jpg (https://flic.kr/p/Ts5qxw)



Họ thiết kế khéo phết. Mặc dù ngôi nhà này nằm đối diện với Nhà của các trinh nữ của thần Mặt trời. Nhưng thiết kế thế nào mà cửa sổ chỉ nhìn ra được núi và ruộng bậc thang. Chứ nhìn vào nhà của các trinh nữ thì có mà tu với luyện vào mắt :))


https://c1.staticflickr.com/3/2862/32966790754_4b4329e91e_c.jpg (https://flic.kr/p/Seaqm3)

TungNguyenMD
03-04-2017, 15:02
Bãi đá

Đi qua nhà nghỉ của người hành hương bạn sẽ tới một bãi đá. Đây là đá họ đem từ các mỏ về, đẽo gọt, mài dũa để xây dựng Machu Picchu. Chủ yếu là các loại đá feldspar, quartz, biotite, moscovite... chúng có mầu đen, xám, xanh...
Và chúng được để khá lộn xộn không theo quy luật nào. Có thể đây là do các trận động đất (điều thường xảy ra ở đây) khiến chúng xê dịch đi.
Đá được khai thác ở 3 mỏ gần đó trong đó có mỏ ở trên đỉnh cao của núi Machu Picchu.
Nhìn vào những viên đá đang được gọt dũa thế này nên chúng ta có thể đoán Machu Picchu vẫn đang được xây dựng. Và khi xem một số công trình chưa hoàn thiện thì lập luận đó gần như chắc chắn



Nhìn từ xa lại, bên trái là bãi đá


https://c1.staticflickr.com/3/2831/33810198215_4d3858370b_c.jpg (https://flic.kr/p/TvG6ZZ)


Những viên đá nằm rải rác, lộn xộn


https://c1.staticflickr.com/3/2836/33769746376_ea1884008d_c.jpg (https://flic.kr/p/Ts7M5u)


Và đây là công trình đang xây dở trong Machu Picchu. Những viên đá chưa được mài hết các mắt đá của nó


https://c1.staticflickr.com/3/2929/33810222395_ab8205f09e_c.jpg (https://flic.kr/p/TvGebT)

TungNguyenMD
03-04-2017, 16:08
Quảng trường thiêng liêng (The Sacred Plaza)

Em cũng dek biết dịch thế nào cho hết nghĩa, đành dịch tạm như vậy. Mà cái ông Hiram Bingham này nghĩ ra cái tên cũng khó dịch bỏ mẹ. Cứ đặt bừa là quảng trường Lê Nin hay quảng trường Cách mạng tháng 10.... đi có phải dễ dịch không?

Nói vui vậy thôi chứ ông ấy đặt cái tên Sacred cũng có ý của nó. Vì quảng trường này nằm giữa 3 công trình có liên quan đến tôn giáo đó là: Đền thờ chính, Đền thờ 3 cửa sổ và nhà chuẩn bị hành lễ của các thầy tu.

Phía tây quảng trường này nhìn được xuống toàn bộ thung lũng Urubamba nơi có con sông Urubamba uốn quanh và dãy núi Vilcabamba. Phía đông là đền thờ ba cửa sổ mà cửa sổ của nó nhìn xuống Quảng trường chính của thành phố.Phía bắc là Đên thờ chính (Main Temple) và phía nam là nhà chuẩn bị của các thầy tư tế.

Đây là nơi quan trọng nhất cho các hoạt động tôn giáo, tế lễ ngoài trời. Nó là nơi người Inca dâng lên các vị thần tôn kính của mình các lễ vật. Trong khi bên trong đền thờ chủ yếu để những đồ thờ cúng và những hoạt động cầu nguyện bên trong mà chỉ có những quan tư tế cấp cao và Hoàng đế mới vào được. Còn những festival và tế lễ cho dân chúng xem thì ở ngoài trời hết.

Trong quảng trường này có 3 hòn đá. Hòn lớn nhất nhìn cũng giống một bàn thờ, chẳng biết tại sao họ lại để khách du lịch ngồi trên đó. Hòn đá thứ 2 có 4 cạnh hình tứ giác nhìn cũng giống một bàn thờ. Và hòn đá thứ 3 là hòn đá la bàn. Trong đó các góc của nó chỉ đúng bốn hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. Và cái mũi cao nhất của nó chỉ hướng nam




Quảng trường Thiêng liêng, phía trước là đền thờ 3 cửa sổ



https://c1.staticflickr.com/3/2913/33681739361_f7eb0ca060_c.jpg (https://flic.kr/p/TjkHEa)


Bên trái là Đền thờ chính, bên phải là đền 3 cửa sổ



https://c1.staticflickr.com/3/2875/32967616424_a313dd3dbb_c.jpg (https://flic.kr/p/SeeDMJ)



Tảng đá to nhất giống như một cái bàn thờ



https://c1.staticflickr.com/3/2830/33811003165_9291025aa5_c.jpg (https://flic.kr/p/TvLehr)



Tảng đá la bàn các mũi chỉ 4 hướng



https://c1.staticflickr.com/4/3945/33654789602_07d8b099b9_c.jpg (https://flic.kr/p/TgXAr9)

TungNguyenMD
03-04-2017, 17:27
Đền thờ chính (Main temple)

Nằm ở phía bắc quảng trường Sacred là đền thờ chính. Được coi là ngôi đền thờ vị thần sáng tạo Viracocha nên đền được xây dựng khá lớn, công phu và hoành tráng,
Đền thờ này có 3 bức tường, bức chính giữa có 7 cái hốc (thấy bảo tương đương với 7 sắc cầu vồng) và 6 cái móc để treo đồ tế lễ. Bên phải bức tường chính bị nứt ra do ảnh hưởng của trận động đất

Hai bức 2 bên đối xứng nhau mỗi bên có 5 hốc hình thang. Mái nhà chắc do trận động đất nên nó đã sụp, mà không động đát thì mái nhà lợp bằng rơm thì nó cũng không còn tồn tại được đến ngày nay.

Có 3 phiến đá lớn được dựng lên làm bàn thờ. Những bàn thờ này được trang trí bằng nhwungx khăn phủ đầy mầu sắc. Trên bàn thờ đặt những hình tượng. Đặc biệt là tượng P’unchao (hình một cậu bé bằng vàng) Tượng này được coi là biểu tượng quan trọng nhất cho sức mạnh của đế chế Inca và nó chỉ được đem ra trong các dịp đặc biệt. Ngoài ra chỗ này còn có thể là nơi để xác của những vị hoàng đế.

Tất nhiên những biểu tượng đó ngày nay không còn. Tất cả những tượng này đã được người Inca lấy đi khi họ bỏ rơi thành phố này. Ngày nay chúng ta đến xem chỉ còn thấy mỗi ngôi nhà của nó



Main temple


https://c1.staticflickr.com/3/2882/32969065994_07a9736934_c.jpg (https://flic.kr/p/Sen5Gj)


Bức tường chính bị nứt do trận động đất. Phía dưới là 3 bàn thờ


https://c1.staticflickr.com/3/2808/33427305390_116ba206f9_c.jpg (https://flic.kr/p/SVRFiy)


Những viên đá được lựa chọn và mài dũa rất kỹ


https://c1.staticflickr.com/3/2925/32999142593_5ee96ac480_c.jpg (https://flic.kr/p/Sh2eqn)

TungNguyenMD
03-04-2017, 21:30
Đền thờ ba cửa sổ

Nằm ở phía đông của Sacred plaza là đền thờ 3 cửa sổ. Có một chi tiết rất hay là ở đằng trước đền có một bức tắc môn mà người ta làm theo hình bậc thang và cũng làm 3 bậc. Con số 3 là con số thần thánh trong quan niệm của người Inca. Như thế giới của họ chia làm ba phần: Phần trên không (tượng trưng là con Ó), phần dưới đất (tượng trưng là con báo) vần trong lòng đất (tượng trưng là con rắn) hay đất đai họ cũng chia làm 3 phần: Phần cho hoàng gia, phần cho công ích (nhà thờ...) và phần cho dân rồi hệ thống lao động của người dân cũng chia làm 3 Ayni, Mink'a và Mit'a như tôi đã nói ở phần trên

Được cho là nơi thờ thần đất mẹ Pachamana.Đây là một trong những công trình được xây dựng sớm nhất tại Machu Picchu. Hoàng đế Pachacuti ra lệnh xây dựng ngôi đền này để tưởng nhớ tới Hoàng đế đầu tiên Manco Capac. Trong thần thoại Inca ông này là con của thần Mặt trời và thần mặt trăng. Và ngôi nhà của vị thần này có 3 cửa sổ. Nhưng cũng có người cho rằng ngôi đền này được xây giống như ngôi Đền tri thức (Temple of knowledge) ở Cusco.

Ngôi đền được xây bằng những viên đá Granite đẹp nhất, những cửa sổ của nó nhìn xuống quảng trường chính, nơi diễn ra các lễ hội của người Inca. Ba cửa sổ là nơi đón những ánh mặt trời đầu tiên đi vào trong đền.




Ngôi đền 3 cửa sổ nhìn từ quảng trường Linh thiêng vào


https://c1.staticflickr.com/3/2869/33775210076_14944067dc_c.jpg (https://flic.kr/p/TsAMfd)


Đằng trước có bậc đá cũng 3 bậc


https://c1.staticflickr.com/4/3703/33659537632_234d20e432_c.jpg (https://flic.kr/p/ThnVRJ)



Nhìn từ phía quảng trường chính lại


https://c1.staticflickr.com/3/2873/33686318751_fef46242e9_c.jpg (https://flic.kr/p/TjKbXa)

TungNguyenMD
03-04-2017, 21:37
Nhà của các tư tế


Nằm ở phía nam quảng trường linh thiêng. Đây là ngôi nhà để các quan tư tế chuẩn bị đồ cúng lễ. Họ được các trinh nữ đền thờ thần mặt trời soạn trước các thứ như: Beer, hạt cacao, lá coca, các loại vải, llama và thậm chí cả các người hy sinh làm lễ hiến tế... ở đây. Các tư tế phải tắm rửa, ăn chay, đọc kinh cầu khẩn ở đây suốt đêm. Sáng hôm sau khi mặt trời chưa mọc họ phải lập đàn tế, chuẩn bị các đồ tế ra giữa quảng trường. Khi mặt trời bắt đầu mọc trên dãy núi Phutukusi họ bắt đầu tế lễ.



Nhà của tư tế nên đá xây cũng không được trau chuốt lắm



https://c1.staticflickr.com/3/2844/33431199670_129b290b9c_c.jpg (https://flic.kr/p/SWcCWj)