PDA

View Full Version : [Hỏi đáp] Về các vấn đề sức khỏe cho các phượt thủ nhà mình



duongquangminh
28-12-2011, 15:39
Mình lập topic này để giải đáp các thắc mắc về các vấn đề sức khỏe liên quan đến chuyến đi của các thành viên. Mình thiết nghĩ với chút ít kinh nghiệm trong thời gian học tập và làm việc mình xin phép mở topic này để có thể giúp đỡ giải đáp các thắc mắc của các thành viên khi chuẩn bị cho 1 chuyến đi (c)

Các bạn có kinh ngiệm bổ ích thì có thể đưa lên cho cả nhà cùng tham khảo nhé ;)


Chúc cả nhà mình thật nhiều sức khỏe để có những cuộc hành trình thành công, vui vẻ (wait)

kinh_van
28-12-2011, 20:54
Mình thì có 1 màn nhớ đời khi đi Bà Đen cách đây 3 năm. Lúc leo thì kinh_van có thay chiếc quần bộ đội bằng chiếc quần lững tới gối,cho thoáng và dễ leo trèo. Khi leo xong về nhà thì sáng hôm sau sốt li bì và hai ba ngày sau vẫn không khỏi .Bác sĩ khám và kết luận là sốt xuất huyết.
Từ đó mới rút ra được bài học là ,có leo núi đi rừng thì nên mang loại quần dài kín,vừa tránh được muỗi,các côn trùng khác cắn mà còn tránh được gai góc.Nếu có mặt quần ngắn thì nên bôi kem chống muỗi hoặc các loại thuốc chuyên dùng. Có lẽ điều này không mới với nhiều bạn.Nhưng mình nghĩ sẽ không thừa :)
Quần đi rừng núi thì chọn loại quần bộ đội hoặc kaki rộng là chuẩn nhất . HCM có thể mua rất dễ dàng ở Dân Sinh

lamquoctung
29-12-2011, 18:20
Nhóm bạn mình chuẩn bị đi phượt 1 chuyến từ TP HCM tới Phan Thiết rồi Đà Lạt vào mùng 4 Tết, thời tiết dạo này lành lạnh không biêt lúc đi có ảnh hưởng sức khỏe không ?!
Thiết nghĩ chỉ cần mặc áo ấm là đủ, nhưng lại ngại cái bệnh viêm xoang mãn tính nó hành hạ...Phan Thiết thì chắc nóng còn Đà Lạt thì chắc lạnh lắm...

duongquangminh
30-12-2011, 13:46
Nhóm bạn mình chuẩn bị đi phượt 1 chuyến từ TP HCM tới Phan Thiết rồi Đà Lạt vào mùng 4 Tết, thời tiết dạo này lành lạnh không biêt lúc đi có ảnh hưởng sức khỏe không ?!
Thiết nghĩ chỉ cần mặc áo ấm là đủ, nhưng lại ngại cái bệnh viêm xoang mãn tính nó hành hạ...Phan Thiết thì chắc nóng còn Đà Lạt thì chắc lạnh lắm...

Viêm xoang mãn tính có rất nhiều nguyên nhân bạn ạ.Phương pháp hiện nay là điều trị ngoại khoa như : kháng sinh, thuốc chống viêm và phù nề tại chỗ. Ví dụ: Đặt bấc có tẩm dung dịch tampon naphazolin, ephedrin vào khe giữa, xông menthol, khí dung. Chỉ chọc rửa xoang hàm khi đã giảm viêm nhiễm (hết sốt, bạch cầu trong máu trở lại bình thường).

Phương pháp được chỉ định dùng hiện nay là : Tùy thuộc niêm mạc lót có tổn thương không mà điều trị bảo tồn hay điều trị ngoại

- Điều trị bảo tồn: kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch. chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa răng

- Điều trị tiệt căn (sau khi điều trị bảo tồn thất bại) bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi hoặc qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang bướm, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi phẫu nhằm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang.

Đối với nhóm bạn chuẩn bị đi hiện nay thì nên trang bị khẩu trang và quần áo chống gió đầy đủ.
Riêng với bạn có thể mang thêm nước rửa, vệ sinh mũi hiện nay có bán trên thị trường.

Chúc các bạn có chuyến đi an toàn thành công, vui vẻ.

chumbao
05-01-2012, 12:08
@Vuthanhminh: chú thành thầy thuốc hồi nào vậy?

Just55
18-01-2012, 14:45
Mình học được cái này từ các bạn nước ngoài, đi du lịch dài ngày, mệt mỏi, mỏi hay đau chân do đi bộ quá nhiều thì nên uống Magnesium (ở nước ngoài hay bán dạng bột hoặc viên, mình prefer dạng viên vì uống gọn nhẹ khỏi phải pha). Mình đã kiểm chứng mà thấy thật hiệu quả, nhờ uống Magnesium mà mình có thể đi du lịch được nhiều tuần liền với tần xuất di chuyển khá nhiều mà ko thấy mệt mỏi.

Lantrailt
21-01-2012, 14:11
Mình học được cái này từ các bạn nước ngoài, đi du lịch dài ngày, mệt mỏi, mỏi hay đau chân do đi bộ quá nhiều thì nên uống Magnesium (ở nước ngoài hay bán dạng bột hoặc viên, mình prefer dạng viên vì uống gọn nhẹ khỏi phải pha). Mình đã kiểm chứng mà thấy thật hiệu quả, nhờ uống Magnesium mà mình có thể đi du lịch được nhiều tuần liền với tần xuất di chuyển khá nhiều mà ko thấy mệt mỏi.

Vấn đề của mình không liên quan đến đi du lịch, nhưng là đi đường dài, đi nhiều (kiểu như....xe ôm, bốc vác ý), tối về mình hay ngâm chân, rửa chân tay với nước ấm pha muối. Thấy rất dễ chịu, nhất là chân, và ngủ cũng ngon hơn.
KHÔNG biết thế có đúng không bác Minh nhỉ?

mr.minch
26-01-2012, 00:30
Em có kinh nghiệm là kiếm cho bằng đc một cái áo gió chống nước xịn, gấp gọn, thủ trong balo. Nhiều trường hợp nó hữu dụng không ngờ đấy ạ :)

duongquangminh
29-01-2012, 19:01
Vấn đề của mình không liên quan đến đi du lịch, nhưng là đi đường dài, đi nhiều (kiểu như....xe ôm, bốc vác ý), tối về mình hay ngâm chân, rửa chân tay với nước ấm pha muối. Thấy rất dễ chịu, nhất là chân, và ngủ cũng ngon hơn.
KHÔNG biết thế có đúng không bác Minh nhỉ?

Đúng rồi bạn ạ ngâm chân với nước nóng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh...
:))
Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Cũng cần lưu ý khi ngâm rửa chân.

- Khi ngâm rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng hay quá lạnh để tránh gây tổn thương chân.

- Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.

- Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.

- Có thể phối hợp ngâm rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc).

Không dùng liệu pháp ngâm rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn.

Lữ khách
01-02-2012, 17:43
Đi phượt vùng núi hoặc rừng rậm, thì tốt nhất là mặc quần Jeans dài, mang giày quân đội hoặc loại giày có đế cao su, độ bám chắc. Còn phượt vùng biển, sông nước thì quần tây, kaki cho thoáng mát, dễ vận động, mang dép quai hậu là ngon nhất (đi xuồng mang giày đôi khi lại dở :) )

nab
05-02-2012, 00:03
Cho mình hỏi về cách chạy xe hiệu quả khi phượt với đoạn đường ~300km với ah.
Mình hay rất dễ bị ê mông khi ngồi xe máy.
Đối với xe, có cần thay đổi gì hợp lý không ah? Như thay nệm yên xe chẳng hạn.
Đối với người lái, có cần tập hay thực hành gì cho quen không ah? Sau một đoạn đường nhất định chắc phải dừng cho người và xe cùng nghỉ.
Với lần đầu phượt bằng xe máy mà đoạn đường ~300km, thì các bác có kinh nghiệm chia sẻ dùm ah?
Xe mình là Exciter 2009.
Cảm ơn cả nhà.

nini
05-02-2012, 22:44
Cho mình hỏi về bệnh viêm ruột thừa ạ.
Nhà mình có ai đã từng đang phượt nước ngoài thì tự dưng nổi cơn đau ruột thừa ko ạ? Mình đã xem vài thông tin trên Google rồi, cũng có vài người thân đã vào viện mổ ruột thừa rồi ạ, biết rằng vụ đau ruột thừa là phải đưa vô bệnh viện ngay, để chừng thêm 3-4 ngày thì tiêu luôn ạ. Phượt trong nước thì dễ xử chứ phượt nước ngoài thì...sao?
Thêm 1 câu hỏi ngu ngơ nữa ạ: Có cách nào để biết mình đảm bảo không thuộc diện viêm ruột thừa trong 1 khoản thời gian nào đó ko ạ (như 1 tháng chẳng hạn)? để còn tiên liệu và an tâm phượt nước ngoài dài ngày chứ.

duongquangminh
06-02-2012, 10:29
Cho mình hỏi về bệnh viêm ruột thừa ạ.
Nhà mình có ai đã từng đang phượt nước ngoài thì tự dưng nổi cơn đau ruột thừa ko ạ? Mình đã xem vài thông tin trên Google rồi, cũng có vài người thân đã vào viện mổ ruột thừa rồi ạ, biết rằng vụ đau ruột thừa là phải đưa vô bệnh viện ngay, để chừng thêm 3-4 ngày thì tiêu luôn ạ. Phượt trong nước thì dễ xử chứ phượt nước ngoài thì...sao?
Thêm 1 câu hỏi ngu ngơ nữa ạ: Có cách nào để biết mình đảm bảo không thuộc diện viêm ruột thừa trong 1 khoản thời gian nào đó ko ạ (như 1 tháng chẳng hạn)? để còn tiên liệu và an tâm phượt nước ngoài dài ngày chứ.

Đầu tiên viêm ruột thừa được hiểu nôm na là tình trạng viêm của ruột thừa. Khi có hiện tượng tắc nghẽn xãy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm.Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra. Sau khi ruột thừa vỡ, nhiễm trùng sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm trùng này thường giới hạn thành một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là áp xe quanh ruột thừa.
Các triệu chứng của viêm ruột thừa là
Triệu chứng chính của viêm ruột thừa là đau bụng. Đầu tiên, đau thường lan tỏa và ít khu trú thành một điểm đau cụ thể. Đau ít khu trú là điển hình của các bệnh lý ở ruột non, ruột già và kể cả ruột thừa. Đau thường khó xác định vị trí cụ thể. Sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng sớm của viêm ruột thừa như ăn mất ngon miệng và có thể diễn tiến đến buồn nôn và thậm chí nôn ói. Các triệu chứng buồn nôn, nôn có thể gặp ở giai đoạn trễ khi có hiện tượng tắc ruột.
Khi hiện tượng viêm ruột thừa tiếp tục diễn tiến, nó sẽ lan rộng ra lớp ngoài cùng của ruột thừa và sau đó đến lớp lót ổ bụng, một màng mỏng được gọi là phúc mạc. Khi phúc mạc bị viêm thì triệu chứng đau có thể thay đổi và khu trú tại một vùng nhỏ. Thông thường, vùng đau này nằm giữa điểm lồi ra phía trước của xương chậu bên phải và rốn. Điểm đau chính xác trong viêm ruột thừa mang tên bác sĩ Charles McBurney, được gọi là điểm McBurney. Nếu ruột thừa bị vỡ thì nhiễm trùng sẽ lan tỏa khắp ổ bụng và triệu chứng đau lúc này cũng sẽ lan tỏa
Biến chứng của viêm ruột thừa
Thủng ruột thừa: Hay còn được gọi là vỡ ruột thừa. Đây là biến chứng thường gặp nhất của viêm ruột thừa. Thủng ruột thừa có thể gây ra áp xe quanh ruột thừa hoặc nặng hơn là viêm phúc mạc lan tỏa (Nhiễm trùng toàn bộ màng bụng, là lớp lót bên trong ổ bụng, và vùng chậu). Nguyên nhân chính của thủng ruột thừa là chẩn đoán và điều trị trể. Nói chung, khoảng thời gian giữa chẩn đoán và điều trị phẩu thuật càng dài thì nguy cơ bị thủng ruột thừa càng cao. Tại thời điểm 36 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên khởi phát thì nguy cơ thủng ruột thừa thấp nhất là 15%. Do đó, một khi chẩn đoán là viêm ruột thừa thì nên tiến hành phẩu thuật, tránh những trì hoãn không cần thiết.

Tắc ruột: Biến chứng này ít gặp hơn. Tắc ruột xuất hiện khi hiện tượng viêm xung quanh ruột thừa làm cho cơ của thành ruột ngưng hoạt động, ngăn cản không cho các thành phần bên trong lòng ruột được đẩy đi. Nếu đoạn ruột bên trên chổ tắc nghẽn chứa đầy dịch và chất lỏng thì bụng sẽ chướng và bệnh nhân cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Điều này có thể cần đến việc dẫn lưu các thành phần bên trong ruột ra bên ngoài thông qua một ống được luồn vào mũi, thực quản, đến dạ dày và ruột.

Nếu trường hợp sảy ra ở nước ngoài thì bạn cũng nên vào viện khám và làm các xét ngiệm để biết rõ.Quy trình cũng tương tự tại Việt Nam.Lời khuyên khi phượt ở nước ngoài là bạn nên mua bảo hiểm du lịch.Vì chi phí khám và điều trị ở nước ngoài là rất đắt.

Như đã nói ở trên Viêm ruột thừa là biểu hiện tình trạng viêm của ruột thừa nên chúng ta không thể biết trước chỉ khi nào có dấu hiệu viêm thì mới biết được bất kể người giả cả hay trẻ nhỏ cũng không loại trừ cả người khỏe mạnh cũng có thể đau bất cứ lúc nào.

LinhEvil
15-02-2012, 16:20
Cho mình hỏi về cách chạy xe hiệu quả khi phượt với đoạn đường ~300km với ah.
Mình hay rất dễ bị ê mông khi ngồi xe máy.
Đối với xe, có cần thay đổi gì hợp lý không ah? Như thay nệm yên xe chẳng hạn.
Đối với người lái, có cần tập hay thực hành gì cho quen không ah? Sau một đoạn đường nhất định chắc phải dừng cho người và xe cùng nghỉ.
Với lần đầu phượt bằng xe máy mà đoạn đường ~300km, thì các bác có kinh nghiệm chia sẻ dùm ah?
Xe mình là Exciter 2009.
Cảm ơn cả nhà.

Exciter thì ngồi chắc chắn là ê mông rồi bạn

Cách tránh ê mông thì chỉ có thể là nghỉ mỗi 100km khoảng 10 phút làm các động tác duỗi cơ

Khi đi những đoạn đường bằng bạn có thể vừa lái xe vừa làm động tác co bắp chân ( co các cơ lại) rồi từ từ thả ra... làm tương tự với cơ đùi và cơ mông... Mình thường làm như vậy và rất hiệu quả