PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Hành trình theo dấu chân nàng Sheherazade - Vuơng quốc Ba Tư !



Dauchandiadang
15-10-2016, 14:53
...Xin chào các bạn ! Dauchandiadang một lần nữa ghi lại những gì thu lượm được trên đường du ký !
Cố gắng chia sẻ như một phần nhật ký vừa du - vừa ký !
Phần 1 sẽ là những ghi chép như nhật ký đi lại của mình ..vì đang đi ..
Phần 2 sẽ là những gì chuẩn bị dự định và thực tế diễn ra có khác biệt gì không !
Phần 3 sẽ là sau khi đi về sắp xếp chia sẽ nhiều về hình ảnh và các câu chuyện ...
Lâu nay những chia sẻ trên Phượt đa phần là dùng động từ " đã"- là hồi ức - là kể câu chuyện sau khi đã đi dù là gần hay xa .
Nay mình cố gắng dùng động từ " đang " một chút . Cố gắng được chừng nào hay chừng đó ...
... Sáng nay 4h30 tiếng chuông Chùa gần nhà lại ngân vọng rất xa .
Tiếng chuông vô tình đánh thức tôi dậy - trong một sớm mai Sài Thành . Những tiếng chuông ngân xa và dài rồi cũng chìm trong một sớm mai sương .Thi thoảng mới nghe vì tôi thường ngủ say vào giấc này. Hôm qua cố gắng ngủ sớm nhưng người vẫn bồn chồn pha chút lo lắng về chuyến hành trình mới . Hành trình ít gặp còn lại đi một mình - hành trình theo dấu chân nàng Sheherazade về với Vương quốc Ba Tư - một thời oanh liệt !
... Sáng dậy sớm chuẩn bị một chút nữa - ăn sáng tại gia - rồi taxi đến đón và đi.
Sài Thành sáng thứ bảy giờ này còn ít người - một chút se lạnh - một chút phố xá quen thuộc lùi dần ... làm hành trang lên đường xa xứ . Không biết quê hương của nàng Sheherazade giờ này ra sao -sau bao năm biến động ? Liệu ảo ảnh của quá khứ hào hùng có hồi quang phản chiếu một phần nào trong hiện tại ? Tất cả đang còn ở phía trước .
Đôi khi lại tự đặt bản thân mình vào một chuyến hành trình xa lạ về văn hoá , ẩm thực , tôn giáo , ngôn ngữ ... và nhiều điều khác biệt để kiểm tra chút khả năng " còm cỏi " còn lại của cơ địa !
Hôm qua ngồi cố gắng đặt 1 phòng Ks nữa mà không được - không hiểu tại sao - tối về mới ngớ ra là ở xứ nàng Sheherazade thứ 6 chính là Chủ Nhật !
Hôm qua cố gắng ngồi nhớ lại thử xem còn thiếu thứ gì không cho một chuyến đi đơn độc ....
Tháng trước nữa cố gắng đọc ngấu nghiến những gì liên qua đến xứ của nàng . Đọc và ghi chép miệt mài mong tìm lời giải cho bài toán có quá nhiều ẩn số .
... Đến sân bay khá sớm nên quầy check-in của hãng hàng không Thai chưa hoạt động . Lượn một vòng khách đi " ngoài ra nước " khá đông ở phần kiểm tra an ninh !
...Đúng 7h30 - Cả 5 em áo dài màu xanh đồng loạt đứng dậy - hô 1-2-3 rồi cúi đầu chào quý khách - bắt đầu cho công tác check-in
Đi hàng không ở xứ mình cũng nhiều mà chưa khi nào được mấy em chào trang trọng như rứa ! Có chút tiến bộ cần ghi nhận.
Một tí là đến phiên mình - em check-in hỏi :
- Anh đi Iran phải không ?
- Phải .
- Anh có Visa không ?
- Anh đi Visa on arrival .
- Em ấy hơi ngớ ra một chút - rồi tìm kiếm điều gì đó hỏi tiếp
- Anh có thân nhân bên đó không ?
- Không .
- Anh có giấy mời không ?
- Không .
- Mình rút bảo bối đưa cho em ấy một xấp giấy . Em ấy hơi ngại không cần đọc - cặm cụi làm vé cho mình !
- Bảo bối ấy chỉ là danh sách các nước được Visa on arival ( VOA) vào Iran mà mình đã chuẩn bị in từ trước !
Lấy xong thẻ lên máy bay - thì ra kiểm tra an ninh . Đang đứng sắp hàng thì nghe loa phát thanh réo gọi tên mình ! Quái thật ? Đi nhiều lần mà mấy khi hân hạnh được các em đọc tên "anh hùng "đâu nhỉ ? - Đề nghị quý khách vui lòng đến bộ phận kiểm tra hành lý .
... Thì ra trong valy có một số pin sạc AA và cục sạc Ipad dự phòng . Anh kiểm tra hành lý nói : Các loại này dễ gây cháy nổ
nên bỏ ở hành lý xách tay - còn qua được hay không là tuỳ ở bộ phận kiểm tra tiếp theo . Cám ơn. Cẩn tắc vô áy náy .
Đến phần kiểm tra - Anh chạy máy cho chạy tới lui một chút rồi cũng ok ....Đúng 8h26 phút vô gần phòng lên máy bay ở cổng 15-16 .. ngồi chờ và viết vài dòng .
Trong khi chờ đợi - mỗi người thường chọn cho mình một việc . Riêng mình cứ chọn một góc nhỏ ngồi và viết .. cho thời gian trôi thoải mái ...
Nhìn những du khách ngồi xe lăn trong phòng chờ mà đi - mới thấy đời mình còn nhiều may mắn .
( Viết xong lúc 9h30 tại sân bay Sài Thành - sáng nay không ngập nước )
Post trong lúc chờ ở sân bay Thái lan - Có wifi free !

Dauchandiadang
17-10-2016, 22:23
Hôm qua chế độ Wifi của Hoteld ở Tehran không hoạt động với Ipad - chỉ được với Iphone - là câu chuyện khó tin nhưng có thực nên dẫu viết rồi vẫn không đưa lên được ! Cứ viết sẳn khi nào có wifi với rãnh là đưa - hình ảnh sẽ bổ sung sau ...

... 9h30 sáng nay ( 15/10 )trời đẹp - chiếc máy bay của THAI đã đáp xuống cặp vào lồng ngay trước mắt mình .
Mình sẽ đi chuyến bay mang số hiệu : TG551 from HCM to BANGKOK lúc 10h05 . Thẻ máy bay ghi - Boarding Time 9h25 nhưng đã đến 9h35 vẫn chưa sắp hàng lên . Khi làm thẻ tàu em ấy nói Anh ngồi gần cửa sổ nhé ? Ok . Có lẽ em ấy thấy mình mới cắt tóc nên mặt mày hiền từ chăng ? Nên chọn cho mình một ghế
có tầm nhìn ra thế giới ...Em chọn cho mìnhsố ghế 42A trên Boeing 777 . Hành lý được gởi đi thẳng qua tới xứ nàng Sheherazade mới nhận được . Do đó sẽ có mấy giờ lang thang trong sân bay quốc tế Bangkok Suvarnabhumi Intl Arpt .
Hôm kia nhà Vua Thái băng hà .Người dân Thái buồn thương tiếc cho một nhà Vua đáng kính .
In Memory of His Majsesty King Bhumibol Adulyadej.
Mình chọn mũ trắng và áo màu trắng để đi trong chuyến bay này - để chia sẻ một phần nỗi buồn to lớn của người dân Thái - đồng thời cũng trung tính với thế giới của Tehran .

Dauchandiadang
17-10-2016, 22:29
... Lên máy bay là nghe mấy nàng Thái chào " Savanicap " liên hồi theo dòng người khá dài . Mấy ẻm cũng nhỏ nhắn nhìn cũng đặng nhưng không xinh bằng mấy ẻm xứ mình ! Những chiếc áo màu tím THAI lui tới sắp xếp nhanh chóng và chuyên nghiệp . Chốc lát máy
bay lăn bánh và lên đường ...
Chẳng nghe mấy ẻm nhắc nhở phải tắt điện thoại hay trình diễn tháo mở đai an toàn chi cả . Tất cả đã được trình chiếu ở màn hình trước mặt - xem hay không thì tuỳ hành khách . Và tương tự có thêm một tờ giấy với đầy đủ hình ảnh là hành khách tự hiểu phải làm gì . Hiểu biết và tôn trọng thế thôi.
Tiếp viên đỡ phải biễu diễn một bài bất tận - để thời gian đi làm việc khác ! ...
Trên hàng ghế mình ngồi có chỉ có hai người - hỏi thăm chị ấy đi Dubai thăm người em bạn dì lấy chồng xứ lạ . Em ấy lo hết chỉ việc đi - người mà cả đời chưa ra nước ngoài bao giờ - thế mà vẫn đi !
Trò chuyện cũng vui - khi xuống máy bay chị theo mình để tìm bản điện tử giúp chỉ đường cho chị . Đang đứng tần ngần trước bảng điện tử - chuyến mình TG 527 thì hiện ra gần cuối bảng cổng D8A thì có còn chuyến chị thì chưa . Bất ngờ có hsi em trai đi công tác ở Dubai đứng sau lưng - chị mừng như bắt được vàng . Thế là mấy anh em cứ theo đường Tranfer ( màu vàng ) mà tiến . Thời gian còn dài cho chuyến chuyển tiếp theo. Cứ thế vừa đi vừa nói chuyện rồi nhờ một em chụp cho mình tấm hình lưu chủ !
Hai em là hai kỹ sư trẻ làm cho công ty nước ngoài chuyên về khoan thăm dò dầu khí nên qua Dubai tập huấn thường xuyên .
Các em học Bách khoa cho dù không đúng ngành vẫn được chọn làm về lĩnh vực dầu khí . Tiếc là giá dầu hạ lâu dài nên các em cũng vui vẻ trong công việc của mình . ...

Dauchandiadang
17-10-2016, 22:35
....Khi đến cổng đê check- in lần nữa về hành lý xách tay trên đường chờ transit - một lần nữa cũng pin dự phòng trong balo được yêu cầu mở ra cho xem xét - rồi cũng ok !
... May có 2 em ấy - nên hy vọng chị " hàng xóm " sẽ qua thăm được em mình . Chúng tôi lạc nhau từ đây .
Sau khi tôi đi tìm bến transit của mình có ký hiệu D8A - rồi tiếp tục khám phá xem sân bay khá rộng rãi này của Thái .
Các cửa hàng miễn thuế cùng với các hàng hoá khác - vào thử hỏi giá một sản phẩm đang xài là thẻ nhớ CF 64G của hiệu Sandisk quen thuộc . Nhân viên bấm mấy chuyển đổi từ Bạt qua Đô Mỹ sao đó mà ra 125 USD ! Thấy giá từ máy tinh cầm tay mà " chạy ba làng " không kịp .
Chụp vài tấm hình cho vui từ Ipad rồi trở lại phòng chờ ....
... 2h50 là đến giờ lên máy bay ở Thái - lỡ gặp một đôi nam nữ người Iran đang sống ở Shiraz nên hỏi gan vài câu cho vui chuyện - vì thế nào cũng cùng một chuyến bay . Trò chuyện một chút cũng vui . Một chuyến bay quá ít người đồng hương .
Lên máy bay vẫn Boeing 777 - mấy em tiếp viên chuyến này khá la xinh xắn và Savanicap luôn miệng....
Lại ngồi gần cửa sổ nắng vàng trải dài cả một trời lồng lộng . Nắng vàng cả một trời chiều bù lại cho Sài Thành mấy chiều mưa ngập mặt . Sân bay lớn nhìn hết tầm mắt mới thấy vành biên. ...
... là những hành khách cuối nên khi lên máy bay đã thấy chật kín người - một phần lớn là du khách từ Iran qua du lịch Thái Lan .
Máy bay nhanh chóng ổn định và rời đường băng để lại sau lưng tôi là một trời vàng dìu dặt để tung đôi cánh sải dài lao lên trời xanh mây trắng - một màu trắng bồng bềnh như mộng tưởng ...

Dauchandiadang
17-10-2016, 22:39
... Đang ở thành phố Tabriz ...Đi một ngày mõi rã rời nên tối nay ngồi một chổ ở sảnh ... may là Ks lần này có wifi tốt ở sảnh - chậm ở phòng dú là lầu 1 nên tranh thủ làm luôn ! Bây giờ bên này là 19h 07 phút ...

...Ngồi cạnh tôi là một cặp vợ chồng Iran cũng du lịch Thái Lan về - nói chuyện khá cởi mở và vui vẻ . Chàng có tên là Omid - nghĩa là hy vọng (Hope) . Chàng giúp tôi đánh vần tên mấy thành phố của Iran từ quyển sách số Ebook - Iran mà tôi mới mua online từ Lonely Planet mấy hôm trước hết hơn 17USD một chút - với hy vọng tìm kiếm thêm thông tin . Một rừng thông tin ở đây làm choáng ngợp với sức tiếng Anh còm cõi của mình . Dù sao tin đáng tin cậy vẫn tốt hơn ...
Thĩnh thoảng cô vợ cũng vui vẻ nói xen vào - tôi cảm thấy có thiện cảm với những người Iran tình cờ gặp ngắn ngủi trên chuyến bay.
Tôi nói đến chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống - họ phấn khởi khi thấy quan hệ hai nước ổn định và phát triển . Hy vọng trong tương lai có những chuyến bay thẳng từ mối quan hệ này để cho dân Phượt tha hồ chạy nhảy !
... Tiếp viên nhiệt tình các món ăn nhẹ , rồi nặng ..
Trò chuyện một số chuyện cơ bản rồi ai cũng mệt và vui vẻ chuẩn bị làm một giấc . Ngồi gần cửa sổ nhìn ra trời trong xanh ngăn ngắt có cảm giác như máy bay đang đứng yên giữa trời cao diệu vợi . Mây ở trên này không còn bồng bềnh nữa mà đông đặc lại từng tảng như các tảng băng trôi vô định trong một đại dương trời .
Chiếc máy bay to lớn đến vậy vẫn cô đơn trong trời chiều - đang âm thầm hướng về Tẻhan - trong thoáng chốc tôi cảm thấy nó cũng đang cô đơn như mình !

Dauchandiadang
17-10-2016, 22:41
...Làm một giấc ngắn rồi thức dậy cũng là lúc phần ăn chính chuẩn bị phục vụ - mình chọn một món theo yêu cầu rồi ăn một cách ngon lành không quên cụng nhẹ với anh hàng xóm một chút vang đỏ ! Anh này chưa đói nên không ăn trong khi cô vợ ăn vui vẻ . Riêng mình do trưa nhịn giử eo - ba vòng như một - nên chiều ăn hơi bị ngon . Còn ngon hơn bởi cảnh quá đặc sắc - bên trong cơm bắt mắt bởi một màu vàng tươi đến nghệ - bên ngoài trời chiều thì vàng ửng pha chút hồng xa xăm đến lạ ! ... Một bữa ngon !
... Nghĩ ngơi chút rồi tiếp tục viết và xem các chương trình tư màn hình trước mặt ...
Khi gần đến sân bay IKA - giọng thông báo vang lên như mọi khi . Tiếp viên dọn dẹp tổng vệ sinh - nhắc nhở dựng thẳng lưng ghế, dây đeo an toàn ...
Khi tôi nhìn màn hinh trước mắt - rồi cọng khoảng cách còn lại với khoảng cách đã phiêu du trên trời vị chi có con số -5717km!
Tôi đã vượt qua một khoảng trời mênh mông như vậy chỉ mong tìm được chút dấu chân xưa của nàng Sheherazade !
Liệu nàng có còn trong ký ức của người dân Persian hay cũng như cát bụi thời gian đang lặng trôi theo đa chiều vô tận của vũ trụ .
Khi còn ngồi phòng chờ ở sân bay Thái tôi hỏi cặp vợ chồng trẻ về chuyện 1001 đêm - họ phá lên cười một cách rất chân thành !

Dauchandiadang
17-10-2016, 22:43
...Trãi nghiệm vẫn là thứ làm cho con người nhớ lâu nhất . Đọc ở đâu đó rồi đến khi trải qua rồi mới thấm . Chính là câu chuyện Vía on arrival (VOA ) . Khi xuống máy bay do du khách khá đông nên hơi chậm một chút - tôi vui khi anh chàng Ba Tư bên cạnh thốt lên : chúc mừng bạn đã tới Tehran ! Cô vợ hơi mệt nên ngồi chờ một chút ... mình ngồi ở cửa sổ nên ra từ từ . Đi vài đoạn ngắn là đến nơi nhập cảnh - ba cổng dành cho người bản xứ - một dành cho người nước ngoài - sắp hàng và chờ đợi ! Lúc tới phiên mình chàng cảnh sát " đẹp trai " như tài tử hỏi Visa - mình bảo Visa on arrival .. chàng chụp luôn trang có ảnh trong hộ chiếu rồi chỉ qua chổ khác làm thủ tục rồi quay lại đây .
Chính vì chưa biết nên mới mất thời gian chờ vô lý khi sắp hàng !
Sân bay IKA có hai đường vô nhập cảnh chính tuỳ theo hãng bay .
Nếu đi từ Thái lan vào một hướng - đi hãng khác vào một hướng khác - hướng này mới chính và đông đúc !
Phải tìm nơi làm thủ tục cấp Visa trước đã rồi mới nhập !
Tìm cũng dễ dàng nhưng rất đông người mới cảm được VOA ...Tới thấy Paymen for Visa nhào vô thanh toán - chàng nhân viên chỉ qua bên cạnh làm thủ tục để biết đóng nhiêu tiền . Bên cạnh chính là nơi cấp Visa tại chổ gọi là E- Visa cho nó sang phù hợp vời thời đại số nhỉ . Thấy đứng khá lộn xộn không rõ thế nào tới hỏi - một chàng như " người vận chuyển " - chỉ qua nơi trước mắt bên trái để làm thủ tục đầu tiên - chính là đóng tiền như phí " bảo hiểm
cảnh sát " - để cảnh sát có thể hổ trợ bảo vệ du khách không phải là phí bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm du lịch nhé ! Có ghi chú rất rõ dán một góc cao bên trái chàng nhân viên chính phủ . Nới đây thì sắp hàng theo thứ tự - sắp hàng và chờ một chút - giải quyết khá nhanh là chàng xem sơ qua hộ chiếu - hỏi đến từ Dubai - Turkey hay Thai ..rồi đưa ra kèm tờ giấy trắng nhỏ in sẳn - đóng tiền 16 usd. Một cặp người Pháp đưa tờ 20 Euro thì thối lại 6usd. Mình đưa tờ 100usd chàng bảo mình đưa thêm 1usd cho dể thối mình bảo không có - chỉ có tờ 2usd may mắn - chàng cười vui nhộn và thối cho mình đúng - chàng tiếc phải đưa 4 tờ 1usd chăng ?

Dauchandiadang
17-10-2016, 22:46
...Xong ở đây qua lại " người vận chuyển " - nhìn tờ giấy cái rẹt viết vào mảnh giấy vàng nhỏ đã có sẳn - như bill tính tiền quán cóc vậy - chàng viết 100 € to rõ . Tôi qua Paymen for Visa - đưa tiền nhận 2 phiếu xanh và hồng - qua lại nơi cấp E-Visa - chàng yêu cầu thư mời hay lịch trình du hí - chuẩn bị sẳn nên đưa luôn . Chàng " người vận chuyển " là nhân vật trung gian giữa du khách và bên trong có hai nhân viên khác đang làm việc cật lực . Bên trong nữa có một số nhân viên nữa. ... chờ ở đây khoảng hơn chục người ...
Mỗi khi xong một hộ chiếu nhân viên bên trong " quăng " cái cạch trước ô cửa chàng " vận chuyển " lấy rồi đọc tên nhìn mặt du khách và đưa - thế là có visa - ra chổ xuất nhập làm thủ tục mới chính thức đặt chân vào quê hương của nàng Sheherazade !
Khi đứng đợi mỗi lần " quăng" - đúng nghĩa đen luôn nhé - mấy du khách Pháp bên cạnh cười từ tủm tỉm đến hở môi luôn - nhưng chưa thành tiếng !
Mình là người cuối cùng trong đợt - toàn bộ qui trình mất khoảng 1h 25' . Mình mất thời gian do từ đâu chưa biết nên sắp hàng nhập cảnh khoảng 20'
Túm lại - nếu đi VOA thì như sau :
1- Nhanh chóng nộp tiền phí " bảo hiểm bảo vệ " - 16 usd . Nằm ngay phía trước chổ cấp E-Visa. ( Sẽ có tờ giấy trắng )
2- Qua E-visa nhận " Bill " vàng - viết bằng chính tay người vạn chuyển . ( sẽ có giấy vàng )
3- Nộp tiền 100€ - ưu tiên cho con dân Việt còn con dân châu Âu nghèo nên chỉ 75€ ! ( sẽ có 2 giấy xanh và hồng )
4- Chờ đợi ... nhận VOA ...
5- Đi ra ngay phía trước luôn là cổng xuất nhập cảnh ...
Tất cả đều rất - "đơn giản tôi là Maria " ! Thế là xong .....
....

Dauchandiadang
17-10-2016, 22:54
... cớ thể ngày trước 50€ thì cho 15 ngày chi đó - dạo này tăng lên 100€ nên cho 30 ngày chăng ?
Lạ một điều nộp phí " bảo vệ " thì dùng Đô mà nộp phí Visa thì dùng Euro - một dạng tự giới thiệu biết xài tiền nhỉ !

... Sau khi nhập cảnh xong mới chợt nhớ đến valy hàng lý của mình . Loay hoay với VOA nên quên luôn em nó ! Kakaka...
Thắc mắc biết hỏi ai - hỏi nhân viên họ chỉ đi một vòng -
mình tới Information - được em gái trùm đầu hỏi - đi hãng máy bay nào - Thái lan thì em chỉ hướng về phía trước - đi vào lại nơi hành lý đổ xuống - em valy nắm trơ trọi trên băng chuyền !
Như vậy là xong thủ tục và hành lý đến công việc đổi tiền xứ nàng Sheherazade nữa chứ . Hỏi thăm và lên lầu thấy quầy Exchange to tướng - vô đổi thử 200usd - Tỷ giá 35800/ usd.
Hai nàng xinh xắn tóc vàng choé trùm khăn - đưa lại tiền bản xứ - mà không thấy nở nụ cười Ba Tư chi cả !
Mới bước ra khỏi quầy đổi tiền gặp một chàng taxi - mặc áo quần đàng hoàng khá đẹp trai - nói tiếng Anh hỏi mình .
Mình hỏi giá ? - 25usd . Thật ra trước khi đi có check thông tin giá cả - cho một chuyến khoảng 25-30usd ! Nếu đi nhiều người giá vẫn vậy - đi một mình thi chịu thôi ! Tìm ai để share giữ bầu trời lộng gió này khi kim đồng hồ đã chỉ 9h30 ' . Như vậy từ khi máy bay đáp xuống đến lúc ra khỏi sân bay là mất khoảng 2h - với Visa on arrival !

Dauchandiadang
19-10-2016, 17:38
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ..(1).

.... Ngày đầu tiên Tehran ( 16/10 ) có nhiều chuyện để nói - chỉ kể một chuyện ..
.... Trưa lúc xem ở Golestan Palace ra - một di sản để lại trong mình nhiều cảm xúc khó tả . Khi đi ra gặp ngay taxi bên ngoài nên đi luôn khoảng 3000 toman ( 30000 Irr ). Người dân có thói quen là luôn nói đơn vị là Toman nên người nghe chịu khó nhân lên mười lần để trả vậy - vài lần như vậy nên nhớ luôn !
Chỉ khoảng mấy cây số mà kẹt xe thấy khủng - vừa kẹt chàng tài xế vừa chưa biết chổ nên vừa đi thỉnh thoảng dừng để hỏi . Có lúc chàng tài xế cầm luôn máy Ipad của mình xuống hỏi - vì mình có chụp lại địa chỉ KS - thật là vô
tiền khoáng hậu ! Có thể khách du lịch chưa nhiều nên KS cũng chưa phát triển mạnh .
Nhìn cảnh kẹt xe không khác chi Sài Thành - chỉ có đều xe máy ít hơn xe hơi mà thôi. Xe hơi đa phần thấy cũ - chạy trong nội thành thì vừa phải còn ở đường cao tốc thì không thua gì phim ảnh .
Người qua đường ở đây hoàn toàn như Sài Thành - xe phải tránh người - cứ thế từ từ mà qua .
Thật là lạ cách nhau gần 6000km mà người dân hai nước qua đường giữa dõng xe cuộn chảy giống nhau đến như sinh ra cùng dòng !
Đôi khi nhờ thấy cảnh kẹt xe mà chiều nay hắn đã có một quyết định đúng - khi đã vào trong và đứng trước dòng người trong bảo tàng ( National Jewely Museum ) nhưng vẫn đi ra vì nghĩ đến cảnh kẹt xe mà thời gian không đến đúng giờ tàu thì tiêu cả một chuổi . Dẫu biết bảo tàng toàn là báu vật của thế gian và thời gian mở cửa lại ít và ngắn vô cùng - từ 2pm đến 4pm trong ngày mở cửa - trong tuần lại chỉ có vài ngày theo lịch !
Chỉ riêng việc đón taxi cho người ta hiểu chổ ở KS đã nhức cái đầu - đón đến chiếc taxi thứ 5 may gặp ông già kinh nghiệm - ông biết mà mất một số thời gian gần 20' . Khi ông chở về nhờ KS - ông chờ lấy hành lý rồi đi luôn - vì ga cách KS cũng gần 9-10 km !

Hôm nay 1/11 bổ sung đại cương...(Hình từ Ipad )
Một phần mặt trước Golestan Palace...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1845_zpspo6fdri6.jpg

Một góc nhìn khác ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1864_zpsuepu9leg.jpg

Dauchandiadang
19-10-2016, 17:45
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(2)

...Khi tới ga khoảng 3 pm - nên bớt lo lắng . Khi hỏi mấy em hổ trợ thông tin về chiếc vé mua online và in từ Việt Nam này có thể dùng được không ? Em bảo được nhưng phải vào gặp Police để tái xác nhận số Passport trên hộ chiếu và trên vé !
Tức là phải đúng tên người dùng ! Em chỉ cho số phòng của Police ...
Police niềm nở tiếp đón và nhanh chóng xác nhận ở phía sau tờ giấy một câu ngôn ngữ 3-4 -đố mà hắn hiểu !
Còn chút thời gian đi loanh quanh -chụp vài tấm hình lưu niệm - nơi có quyển kinh Koran to khủng .
Sân ga sạch sẽ và rộng vừa phải - nhìn chung tương đối gọn gàng . Có vài máy bán vé tự động ....
Mua hai chai nước nhỏ - mỗi chai 6000Irr - đưa 15000Irr - nhân viên thối lại cho viên kẹo cao su !
Tim chổ nghĩ một chút - thấy có wifi free mà đăng ký hoài không vô được - mới thông cảm cho chàng tiếp tân KS hôm qua nói - wifi chỉ dùng cho điện thoại còn Ipad thì hạn chế ! Khó tin nhưng rất thật !
Gần đến giờ có thông báo boarding lên tàu như máy bay nhỉ !
Mình vô sớm hỏi số đường tàu nhân viên bảo chờ 5 ' .
Ngồi chơi và nói chuyện với một người bên cạnh vô tình cũng về Tabriz - chủ 3 gian hàng trong chợ Tabriz nổi tiếng !...
Một lúc sau chàng nhân viên gác cổng đi vào báo cho mình biết đường tàu số 2 - thật là quý hoá !
Có thể hiếm gặp người Việt nam đi bụi ở xứ này nên được ưu ái chăng ?
Chàng nhân viên dưới đường tàu xem lại vé và nói lại số toa và số ghế - giải thoát nỗi buồn " giun dế " từ tấm vé in trước ở nhà .
Đến đúng toa lại gặp thêm một người vui tính nữa khi biết mình đến từ Việt Nam - vui vẻ ghi chú và mời lên tàu - chỉ cho chổ trên toa !
Toa dành cho 4 người mà chỉ có 1 mình chăng ?
... Bước xuống chụp ảnh con tàu và thật bất ngờ mấy chàng nhân viên đề nghị chụp luôn !!! Sắp đến giờ tàu chuyển bánh - nghĩ mà buồn không lẽ ngồi một minh một toa - muốn đi tàu là để giao lưu với bá tánh xứ người chứ !
Tàu chuyển bánh - bi chừ mới dùng máy quay một chút lúc khởi hành - quay một lúc thì gặp hầm thì dừng ...

Ga tàu có bảng biểu ghi giờ giấc rõ ràng ...Điều hàng như đi máy bay ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1913_zpsbt2ul3fz.jpg

Quyển kinh Koran ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1915_zpsqjtg7ihg.jpg

Một góc nền nhà ga tàu hỏa Tehran ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1914_zpsm93db5vt.jpg

Dauchandiadang
19-10-2016, 17:51
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(3)

... Hắn đang ở thành phố Mashhad - nơi hắn ngồi là nhà - Vali's Home stay ... đưa bài để kiểm tra tính khả dụng của wifi...

....Tàu chuyển bánh - bi chừ mới dùng máy quay một chút lúc khởi hành - quay một lúc thì gặp hầm thì dừng .
Dường như có ai vô hình phù hộ - chàng nhân viên trên tàu có thể cảm nhận cho nỗi buồn viễn xứ của hắn hay sao yêu cầu qua phòng khác có sẳn 3 người bản xứ . Cầu được ước thấy là đây !
Và càng may mắn một lần nữa trong 3 người có một bác già khiếm thị nhưng biết tiếng Anh mới thú vị làm sao !
Khi biết mình từ Việt Nam - bác đưa ngón tay cái lên một cách ý nhị . Câu chuyện rôm rả từ đây ...
... Tàu chuyển bánh nhìn ra ngoài cửa sổ chiều nắng nhẹ - một màu vàng vọt - núi một màu nâu sẩm - núi như những đụn cát chơi lúc nhỏ khi trời chiều không một bóng cây .
Nhìn núi xứ người mới thấy tiếc cho núi và rừng xứ mình .
Ở mình núi và rừng thường song hành vơi nhau - ở xứ người núi chạy dài theo đường tàu nhấp nhô bất tận mà không thấy một bóng cây . Xứ sở của sa mạc núi thật bất ngờ toàn một màu nâu câm lặng .
Hai bên đường tàu là khoảng không cho dân bản xứ trồng trọt - thỉnh thoảng hiện lên cánh đồng ngô đang lúc trổ bông hay màu xanh của hoa màu như điểm trang thoáng chốc cho một màu nâu tái tê của núi .
Cây cối hai bên đường tàu cũng xác xơ một một màu cát bụi - dường như cũng vật vả vươn lên sống chung với sa mạc .
... Đêm đen đã bắt đầu - những ánh đèn đường lẻ loi hiện ra. Và những chấm sáng di động của xe như những con đom đóm trong đêm của xứ nàng Shehezarade !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1816_zps4jvve4sb.jpg

Dauchandiadang
20-10-2016, 01:22
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(4)

... Những câu chuyện trên tàu xứ nàng Sheherazade !
Chuyện 1 ...
Do lần này chủ động đi vài thành phố Iran bằng tàu lửa nên có nhiều câu chuyện khó lòng biết trước - chỉ biết tuỳ duyên mà vận dụng !
Gặp gỡ chuyện trò với bất cứ ai trên tàu cũng là một cuộc hạnh ngộ có một không hai .
Uống ly cà phê hay ăn một bửa tối trên tàu cũng vậy .
Vô tình nằm chung một phòng biết nhau trong thoáng chốc cuộc đời rồi chia xa biết bao giờ gặp lại !
Bửa cơm tối trên tàu - tôi muốn ăn cho biết - cơm trên tàu Khalidj Fars .
Tối đến - mời hai người trong phòng đi ăn cơm - nhưng họ ngại - nên phải đi một mình gọi là ăn cho biết hương vị cơm trên tàu viễn xứ !
Phòng ăn trên tàu cũng khá - bàn ghế tivi ... đầy đủ . Tương đối sạch sẽ nhân viên nhiệt tình - vui vẻ ...
Khi mình tới ăn chưa biết gọi món gì - nhân viên đem ra - bánh mì tráng mỏng mềm như bánh tráng xếp lại một xấp dày - nhìn thấy là lạ - rồi tiếp tục đem ra cho đủ bộ - mình hỏi thử món tên gì ?
Trả lời bằng tiếng bản xứ - mình cười ngác ngơ !
Một nhân viên khác thấy vậy đem luôn ra thực đơn - mình chụp lại .
Hình như có cảm tình nhiều với dân Việt nên chọn món ăn đắt nhất trong bảng giá hay là " quán " chỉ còn có món này ? Kakaka...
Cuối cùng cũng biết tên là Bakhtiari Kebap with rice - ghi chú rõ ràng là : rice , beef fillet , chicken fillet .
Cơm trắng rất lạ -trắng tinh tươm không dính - không dẽo - không mùi - rời rạc một cách lạ kỳ ... nhưng ăn vào thấy cũng đặng !
Loại cơm này mà làm cơm chiên chắc là tuyệt cú mèo !
Thịt nướng vắt ngang dài qua giữa dĩa - đổ cơm lên thêm một lát chanh và một hộp nhỏ bơ .
Người ăn ngẩn ngơ không biết ăn thế nào ? Quanh mình có người mới ăn xong nên không biết nhìn đâu để bắt chước và bắt đầu .
Thôi thì ta cứ xử theo kiểu xứ Việt - cơm và thịt . Lạ là gia vị chỉ có muối - tiêu ...
Không hề có cái gì chấm chấm như thói quen xứ mình . Cố gắng nuốt một chặp thì nghẹn - kêu nước - nhân viên đem ra chai 1,5 l .
Cuối cùng bữa ăn cũng xong trong tiếng thầm thì của các nhân viên - Việt Nam - Việt Nam...
Có thể thấy lạ vừa ăn cơm vừa uống nước lọc ! Hay có gì khác ?

Dĩa cơm trên tàu ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1949_zpso3rtuppq.jpg

Bảng giá thực đơn ...( tên gọi tiếng Anh).

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1950_zpsjaumqxwa.jpg

Dauchandiadang
20-10-2016, 01:25
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(5)

Chuyện 2 ...
Hắn mãi mãi không hiểu vì sao hai tiếng Việt Nam lại gây ấn tượng mạnh với dân bản xứ như rứa !
Từ lúc sáng hôm qua bước vô khai trương sớm quán một quán ăn ven đường trong lúc chờ Tehran Bazzar ( Chợ Tehran ) mở cửa - cho đến khi gặp những người trong chợ - hay thoáng gặp những người dọc đường ... đều ngạc nhiên khi hắn nói đến từ Việt Nam!
Họ đâu biết rằng có một nổi buồn mang tên Việt Nam trong lòng hắn .
Bởi lẽ người dân ở đây đâu phải ai cũng biết hỏi được câu " khét tiếng " từ Streamline - Where are you from ?
Mà khi hắn đi ngoài đường - phần lớn người dân rất tự nhiên gặp hắn liền mở lời chào Hi - xong là đến " Japon " ( Japan ) hay " Korea " ... lúc khác là Nỉ hảo - China .. hoặc là Thailan - có khi kêu lên Phillipin .. trống không - vừa muốn hỏi - mà vừa khẳng định !
Hắn đính chính vài chục lần trong ngày là chuyện thường tình ....
Đi một ngày đàng mới hay rằng : chỉ mới bước nhẹ ra thế giới mà thiên hạ không thể nhân diện ra được " thương hiệu Việt " cũng là nổi buồn khó tả của hắn !
Bù lại nổi buồn của hắn là sự thân thiện đến lạ lùng khó giải mã ?!
Một sự chân thành đến mức " ngạc nhiên chưa " ... và tôi đã có nhiều khoảnh khắc hoà mình một cách rất tình cờ - như thể quen nhau từ kiếp nào !...
Phải chăng cả hai dân tộc có chung một nổi buồn " cấm vận " - nổi niềm không thể tỏ cùng ai !? Nên thấu cảm và sẻ chia ?...

Dauchandiadang
20-10-2016, 01:29
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(6)

... Tối nay không thể ra ngoài vì hiện tại nhiệt độ khoảng 4-5 độ C ở thành phố Mashhad nên tranh thủ đưa thêm vài chuyện nhỏ ...Lạnh cho rút ruột và môi đang nứt vì quá lạnh ...

Chuyện 3 ...
....Trước khi đi Iran cứ băn khoăn lo lắng về vấn đề điện sac pin khi ở trên tàu . Sự thật thì đơn giản hơn rất nhiều .
Bởi trên tàu có ổ cắm điện - dạng hai lỗ tròn nằm âm sâu ở dưới - may mà đem ổ đa năng để chuyển tiếp từ tròn ra dẹp ...
Do đó bài toán " điện khí hoá " chuyến đi dễ dàng giải quyết .
Chuyện 4 ...
Nhiều người đi ngại đi tàu một phần vì vấn đề vệ sinh . Tàu loại này thuộc dạng khá của Iran .
Một phòng 4 người - thiết kế khá hay là có 4 ghế - 4 người có thể chuyện trò .
Khi ngủ thì kéo ra một chút ở tầng trệt còn tầng trên thì thả xuống .
Tầng dưới và trên đàng hoàng . Mỗi toa có hai phòng WC ở hai đầu .
Đi WC thì cố định là ngồi xổm và di động là ngồi bệt ! Đọc qua thấy lạ nhưng đó sự thật .
Một thiết kế linh hoạt làm hắn cũng tức cười ! Là thiết kế một cái ghế di động như xí bệt chuyên dành cho người già bệnh - ai cần thì bỏ trên xí xổm là thành xí bệt - Ai không cần thì thôi ! Kakaka...
Một thiết kế " thiên tài " của đi tắt đón đầu !
Tổng quan vấn đề WC trên tàu thì cũng anh em với Việt Nam .
Tốc độ trung bình của tàu khoảng 640 km hết 13h .
Cứ thế mà chia ra....

Hình ảnh con tàu..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1928_zpsl8njghsc.jpg

Dauchandiadang
20-10-2016, 01:55
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(7)

... Từ ga Tabriz đi ga Mashhad !
Sau khi tham quan nhà thờ nổi tiếng Blue Mosque (18/10 ) và vườn bên cạnh xong nhanh chóng đi bộ về KS Sahand .
Tính đi taxi cho nhanh nhưng hỏi người bán hàng ven đường bảo - cứ đi bộ !
Nhanh chóng về KS - đồng hồ chỉ hơn 12h - nhanh chóng vệ sinh cá nhân và sắp xếp đồ vào valy rồi lên đường .
Tạm biệt Tabriz !
Hôm qua có nhờ bác taxi quay lại đón ra ga - bác đã chờ dưới nhà . Quickly !
Đúng 12h 30 rời KS - đoạn đường đến ga khoảng 6-7 cây số tưởng là ngắn bỗng hoá dài như vô tận bởi nạn kẹt xe !!!
Cứ tưởng thoát Tehran đến Tabriz là nhẹ nhàng không ngờ buổi trưa đường ra ga lại trở nên đầy lo lắng .
Bác già đưa tay chỉ đồng hồ là sẽ kịp lúc 1h . Ông cứ cười trong khi mình cứ rút điện thoại ra nhìn thời gian trôi mà lòng như lửa đốt .
Nhìn hàng xe dài dằng dặc mà không biết phương án nào đây ? Nếu trể thì sao đây ?
Đi xe buýt đường dài đến Mashhad hay về lại Tehran bỏ thành phố sôi động này vậy .
Nhìn một tay đi xe hai bánh đừng chờ bên cạnh mà muốn được chở quá chừng . Đôi khi mê lang thang một chút mà quên thời gian thì thật là khó lường - nhất là xứ lạ .
Kẹt xe ở đây toàn là xe hơi nên muốn thoát cũng không thể luồn lách được - chợt thương một số du khách đến xứ Việt phải đi bộ một đoạn để vô sân bay Sài Thành - trong một chiều nước ngập và kẹt xe .
Con đường Trường Sơn vào sân bay TSN là hình ảnh phản chiếu rõ nhất của nạn kẹt xe - ở Tehran cũng cở vậy còn Tabriz thì ít hơn - nhưng không hiểu sao trưa nay đường về Mashhad bỗng hoá dài quá đổi .
Bác tài xế già lại cười khi nhìn gương mặt lo lắng của mình . Khổ một cái là bác tchỉ nói toàn tiếng bản địa nghe như nhạc dân tộc !
... Cuối cùng đoạn đường ngắn bỗng dài bất ngờ ấy cũng kết thúc - - thanh toán taxi - vừa chạy vừa kịp đẩy valy vô cửa - không kịp Police xác nhận như ga Tehran nữa !
Nhân viên soát vé cũng nhanh chóng xem nhanh vé điện tử tự in ấy - rồi tìm toa mà lên - lại chạy muốn bở hơi tai - đến toa số 1 - đưa nhanh vé cho nhân viên ... lên tàu tìm phòng có số ghế của mình muốn mệt đứt hơi !
Một kinh nghiệm quý báu cho dân đi phượt "mũi tên thời gian " dường như không biết đợi chờ một ai !
Mình thật là may mắn trong mấy phút cuối .
((Viết trên chuyến tàu nhiều kỷ niệm ..18/10 )

Một góc phia sau ga Tabriz - thời gian lúc này là từ Tehran tới Tabriz ....

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1958_zpsvxamgx53.jpg

Dauchandiadang
20-10-2016, 02:08
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(8)

....Hôm nay (18/10 ) không như hôm trước (16/10) - một mình một phòng - có thể sẽ được bổ sung ở các ga khác chăng ?
Chưa biết gì đợi chờ phía trước !
Hãy cứ đón chờ dân bản xứ thân thiện và tình cảm khi nghe giới thiệu - Tôi là người Việt Nam !!!!???
Tàu bắt đầu chuyển bánh - tạm biệt ga Tabriz - tạm biệt một Tabriz với nhiều kỷ niệm - tạm biệt bác tài xế già dễ mến - tạm biệt những chàng trai ở chợ Tabriz vui vẻ mê được chụp hình một cách không tưởng - và tạm biệt những đôi mắt thẳm sâu huyền bí của các cô gái Iran - đã hút hồn tôi trong mấy ngày ngắn ngủi . Những đôi mắt bí ẩn như " Bermuda " - có thể nhấn chìm tất cả !
Phải chăng đó là hậu duệ của nàng Sheherazade thuở nào ?
Liệu thuở trước nàng đã từng lưu lại dấu chân xưa nơi Tabriz Bazzar này - một nơi từng là điểm dừng chân quan trọng trên con đường tơ lụa ngày trước .
....Chuyến tàu đi từ ga Tabriz gần một ngày mới tới được ga Mashhad .
Thời gian từ 13h10 hôm nay cho đến 12h trưa mai -gần 23 h trên tàu .
Đây là chọn lựa của mình - sẽ có ý kiến sao không bay cái vèo là tới . Thật ra nếu mua cùng lúc với vé tàu thì vé máy bay giá rẻ của Iran không chênh nhau là mấy .
Tuy nhiên mình muốn đi chậm để cảm nhận cùng với Iran và để nhìn rõ hơn về đất nước Iran trong bao la rộng lớn .
Đôi khi chỉ cần nhìn hai bên đường tàu cũng đủ đánh giá phần lớn đất nước đó có phát triển hay không !

Một hình ảnh ở chợ Tabriz..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_3525_zps0iz2mckx.jpg

danngoc
20-10-2016, 09:32
Bắt giò bạn nhé:

Đế quốc Ba Tư (Persia) ngày xưa có kinh đô là Baghdad (ngày nay là Iraq nhé). Vậy nên Sheherazade là người Iraq không liên quan đến các nàng Iran của bạn nhen (rất có thể lại tóc vàng mắt xanh nữa vì thời ấy dịch cư nhiều).

Mình thấy người Việt Nam cũng nhiều tự hào chứ, ít nhất trên thế giới người Nam Á, Trung Đông đều rất mến phục người Việt vì đã thắng Mỹ (người Trung Đông phần lớn ghét Mỹ lắm). Tình cảm ấy là thật chứ không ảo chút nào. Một số bộ phận người Việt tự nhận là phe chiến bại nên đánh mất niềm tự hào đó rồi.

Nghe kể có bạn Việt Nam qua Iran còn thử đi uống rượu và chơi gái xứ này.

Dauchandiadang
20-10-2016, 21:16
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(9)

Cám ơn bạn danngoc ! Đã theo dòi và động viên !

Oh ! "Bần tăng" không dám thử - "bần tăng" chỉ nhìn thôi ! Còn thiện cảm của người bản xứ dành cho mình là rất thật - rất chân thành -
gây từ bất ngờ này đến bất ngờ khác ! ...

..... Đêm hôm qua ( 17/10 ) ra ngoài để biết một chút đêm Tabriz - khi ra ngoài mới thấy cái buốt lạnh của đêm - nhiệt độ bên ngoài xuống thấp - gió thổi đến đâu buốt đến đó - môi có dấu hiệu nứt vì lạnh . Đi trong gió lạnh khoảng 500m thì lui vì chịu không nổi .
... Khi chiều mũi bắt đầu sụt sịt từ khi - dấu hiệu của sốc nhiệt - toàn thân nóng lạnh như bị sốt rét - nhất là sau khi tắm xong nóng bừng kỳ lạ ! Trùm mền làm một giấc ngắn đồng thời uống một ly nước nóng với " sản vật " Kandovan hoà tan - hy vọng tăng sự đề kháng của cơ thể . (Cái sụt sịt có nguồn gốc từ Kandovan - nên dùng sản vật của Kandovan thử xem ...)
Khi tỉnh dậy thấy đỡ hơn nhiều - xuống sảnh tiếp tân đưa lên phượt vài bài đã viết . Ở sảnh wifi mới có chút tốt - còn phòng ngủ thì thua toàn tập . Sau đó tôi muốn ăn tối - tiếp tân chỉ cho bên cạnh cách đúng " ten shop - up stair " . Thank you và đi . ...

Một góc làng Kandovan ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_3106_zpsrza101tl.jpg

Dauchandiadang
20-10-2016, 21:23
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(10)

Cửa hàng bán thức ăn tối mới bắt đầu mở chưa có một ai . Vào chọn một món ăn - cơm trắng và thịt nướng theo menu đem ra .
Giá 140000Irr ( hay 14000 Toman )!
Đầu tiên đem ra bánh mì mỏng có hình vuông và nữa củ hành tây - rồi một dĩa cơm trắng cuối cùng là một dĩa thịt băm nướng để dài cùng với hai nữa trái cà chua nướng - trái ớt xanh cũng nướng luôn ! ( Cái xứ mê nướng !)
Không biết phải bắt đầu thế nào khi thấy nữa củ hành tây ?
Hỏi nhân viên mới đem vào băm nhỏ rồi đem ra .
Hành tây để sống thì hắn mấy khi ăn nhưng nay lỡ rồi phải ăn cùng với thịt và cơm trắng cho " nhập gia tùy tục " .
Gia vị hoàn toàn không có nước chấm - chỉ có muối tiêu và một loại chi đó màu nâu đất !
Hắn cứ bỏ ra 3 thứ trộn lại để chấm với thịt nướng . Tự nhiên mơ có một chén canh " đại dương" đến bất ngờ .
Xứ sở này không có canh chỉ có súp đặc mà vô tình ăn ở chợ Tehran.
Cà chua cắt làm đôi và nướng như dân nhậu - nhưng ở đây không có bán bia ! Ớt nướng không cay chi cả .
Ăn một lúc thấy nghẹn cả cổ - may mà bạn đồng hành không đi - kêu một chai nước uống thế canh vậy - biết làm sao bi chừ - dĩ bất biến ứng vạn biến mà thôi . Nhờ chai nước mà ăn hết dĩa cơm - ấm lòng nơi xứ lạ .
Ăn xong thấy có vẻ ổn nên đi tiếp một đoạn - cái lạnh buốt vào da thịt như dao cắt nhiệt độ bắt đầu xuống thấp mùa đông về trước mùa thu chăng ?

Quán ăn cơm ở Tabriz.

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_3822_zpstttqhtbt.jpg

Dauchandiadang
20-10-2016, 21:27
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(11)
...Trở lại chuyện lên tàu ở ga Tabriz -- chạy hụt hơi ..
Yên vị trên tàu ghi hình một chút lúc rời ga. Lần này một mình một phòng nên chuẩn bị cất valy và muốn ngủ một chút .. Nhân viên đem tới một chai nước ... một lúc sau đem ra hộp bánh ngọt ... chút nữa đem ra hộp sữa socola .
Hôm trước đã uống hộp sữa socola này khá ngon - nên làm trước rồi nghĩ dài trên gường trong phòng vắng .
... Một giấc ngủ ngắn cũng tốt cho một chuyến đi dài ...
Cửa phòng lại mở làm tôi tỉnh giấc - có một người bản xứ nói gì đó rồi nhìn tôi và "Hi " một tiếng . Tôi cũng " Hi " đáp lễ .
Ôi ! Cái xứ của nàng quả là có nhiều điều lạ - thấy mặt một người nước ngoài là " Hi " ngay và luôn !
Một sự thân thiện đến ngỡ ngàng .
Hôm qua tôi đã mấy phen ngỡ ngàng đến bối rối - nay lại tiếp tục đi từ ngac nhiên này đến ngạc nhiên khác !
Những tưởng có bạn đồng hành trong chuyến đi dài cho vui ai ngờ chàng ngồi - mình hỏi mấy câu - chàng ngắc ngứ - mình nở một nụ cười thông cảm mà nhớ ông già khiếm thị của hôm trước !
( Đêm đi tàu từ Tehran tới Tabriz là một đêm thú vị sẽ kể sau .. )
... Sau đó chàng đi ... Mình tỉnh luôn ngồi nhìn qua của sổ xem phim . Đây là đoạn mà đêm trước đi tàu trong đêm nên chỉ thấy bóng đêm và ánh đèn - bi chừ được nhìn rõ hơn .
Khi mới rời ga tôi nhìn những căn nhà thấp vách đất có - xây gạch không tô có ... Những ngôi nhà nguyện bên mỗi ga tàu xây đàng hoàng hơn - nam riêng - nữ riêng và luôn luôn có nhà vệ sinh bên cạnh - to gần tương đương .

( Ảnh chụp từ Ipad qua cửa kính con tàu..)

Một góc rất rất nhỏ của bình nguyên bán sa mạc . Trên đường từ Tabriz về Mashhad .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_4137_zpsgnrgouea.jpg

Một ít hình hài nhà cửa ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_4148_zpsnuqk72cg.jpg

Dauchandiadang
20-10-2016, 21:35
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(12)

Tranh thủ post vì tối nay lại đi tàu từ ga Mashhad về Tehran... Rồi lang thang một ngày ở Tehran và chiều mai thì đi về với Shiraz ..!
Nên tình hình sẽ không có wifi . Wifi xứ này như là hàng quốc cấm vậy !...

... Bây giờ trước mắt tôi là một khoảng trời bao la và bình nguyên bán sa mạc rộng dến ngút ngàn . Tôi chưa khi nào thấy một khoảng không bằng phẳng - khô cằn và bao la đến như vậy .
Xa xa núi trập trùng kéo dài bên nhau . Núi chỉ toàn đá . Màu sắc xung quanh một màu khô khốc - không nhìn thấy một bóng cây xanh . Con tàu lao nhanh về trước - thỉnh thoảng gặp một đàn cừu đang gặm cỏ xác xơ - những cọng cỏ chỉ có màu xám quạch - là thức ăn chính của chúng .
... Tàu dừng một ga xép nào đó ... Từng đoàn người lên tàu và dĩ nhiên có nhiều chiếc áo choàng đen .
Lần này có khách vào phòng mình - sẽ là một cuộc gặp dài trong hành trình rong ruổi đến Mashhad .
Hai anh em mà sau này tôi biết chàng lớn tuổi là ngưới anh rể trong nhà . Cả một gia đình đi tàu - 6 người - một phòng bên cạnh và 2 ở phòng tôi . Một chút may mắn là người anh biết một chút tiếng Anh nên có thể giao lưu vượt qua sự ngỡ ngàng ban đầu ...
Sự phát hiện ra -Tôi là người Việt Nam - đã tạo nên một không khí khác thường không những trong phòng mà còn nguyên một toa ... lây lan sang những toa khác ...
Tôi như người " hành tinh lạ " hay là " movie star " .. vô tình lạc xuống xứ sở của - 1001 chuyện - mà nguyên một thời gian sau đó là những cuộc gặp gỡ thú vị - khó có thể có được lần thứ 2 trong đời .... Không biết chuyến đi có thể kể đủ 1001 chuyện lạ để đáp lễ lại câu chuyện ngày xưa !

Có thể thấy vài chục km như thế này...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_4258_zpstamknzo8.jpg

Dân bản xứ của các toa tàu khác tới để gặp " người Việt Nam " !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_4332_zpszmhe0izo.jpg

Dauchandiadang
20-10-2016, 21:40
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(13)

... Đầu tiên chàng trai trẻ ... dẫn một người đàn ông đã qua tuổi trung niên đến giới thiệu với tôi - là cha của mình . Ông vui vẻ hỏi : How are you ? liền - và chưa kịp cho tôi giới thiệu tên mình Ông làm thêm một tràng nữa - Nice to meet you - rồi đưa nhanh tay ra bắt và lắc lắc rất thân tình - dù mới gặp nhau lần đầu ...
Tưởng ông nói thêm gì nữa mà mừng ... nhưng ông chỉ vui vẻ ngồi nhờ đứa con rể - chàng trai lớn - hỏi chuyện .
Trong suốt một ngày sau đó - cứ một lần gặp mặt tôi là ông - How are you ? suốt ... thật là ngộ - dường như ông muốn ôn lại chút vốn liếng ngoại ngữ của mình mà thời gian bị " cấm vận " đã làm phôi phai đi tất cả .
Ông rất chân tình - sáng hôm sau mới mở mắt ra ông đưa cho một rổ nho và muốn tôi lấy chùm nho lớn nhất - tôi chỉ chọn chùm nho nhỏ vừa . Xứ sở khô cằn nên nho cũng như đời teo tóp lại - nho màu xanh - giống như nho Ninh Thuận nhà mình - loại nguyên gốc .
Không ngờ nho màu xanh nhỏ mà ngon ngọt đến bất ngờ . Tôi đưa chùm nho lên miệng và cắn từng trái .
Vị ngọt của nó cũng giống như tình người bản xứ nơi đây trên chuyến tàu dài 1700km này !
Vì đi cả gia đình nên họ đem theo đồ ăn cả ngày cho cả nhà - nhờ vậy vô tình mà tôi được thưởng thức các thức ăn thường nhật của dân bản xứ ...
Không ngờ nho màu xanh nhỏ mà ngon ngọt đến bất ngờ . Tôi đưa chùm nho lên miệng và cắn từng trái . Vị ngọt của nó cũng giống như tình người bản xứ nơi đây trên chuyến tàu dài 1700km này !
Vì đi cả gia đình nên họ đem theo đồ ăn cả ngày cho cả nhà - nhờ vậy vô tình mà tôi được thưởng thức các thức ăn thường nhật của dân bản xứ ...
... Ông còn đem mời cà phê và trà túi lọc địa phương . Trong hành trang của mình tôi có đem theo cà phê hoà tan của Vina cà phê - tôi tặng ông mấy gói ông chỉ lấy một .
Cà phê nhà ông pha khá ngọt - mùi vị cà phê không đậm đà như xứ Việt - nhưng thật ấm lòng cho kẻ đi xa ...
Và dĩ nhiên ông rất vui vẻ để tôi chụp hình .
Tình cờ tôi khám phá ra rằng giao lưu bằng hình ảnh ở xứ rộng lớn này là một sự ngoại giao hữu hiệu nhất - như xây nhanh một chiếc cầu hữu nghị vượt qua mọi khoảng cách .
Tôi chụp bằng Ipad rồi đưa ông xem - ông luôn miệng - Thank you ..! Lúc đó tôi mới nhớ lại hình ảnh hai vợ chồng cùng đứa con nhỏ vẩy tay chào tạm biệt gia đình ông ... Đó chính là đứa con trai lấy vợ ở xa - cả nhà từ Mashhad đến thăm cháu ... trên đường trở lại nhà .
... còn rất nhiều chuyện liên quan đến các người trong nhà và thành viên trong toa - trong tàu - mà trong một ngày trọn vẹn tôi ngẫu nhiên được gặp ...! Những chuyện có thật tưởng như đùa ...

Đứa con trai lấy vợ ở xa (Tabriz) cả nhà đi thăm .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_4169_zpsfurnhj41.jpg

Chùm nho Ông tặng tôi buổi sáng ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_4241_zpsh9i8rrna.jpg

danngoc
21-10-2016, 06:02
Mình thấy có loại nước mắm cô đặc dạng viên, đem theo đường xa rát tiện - chỉ hòa vào nước là có ngay.

Dauchandiadang
22-10-2016, 14:17
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(14)

... Cuối cùng thì hắn cũng tới Thành phố Shiraz bằng tàu đi từ Tehran ..
Đêm qua ngủ một giấc dài nên theo quán tính đầu hắn vẫn còn lâng lâng như say sóng hay do chênh lệch nhiệt độ của thời tiết nhỉ ...
Nghĩ một chút ăn sáng muộn - người ăn cuối cùng do mới tới - rồi tranh thủ post trước khi đi tham quan một vòng quanh đây .
May mà KS Niayesh Boutique có wifi ...

...Ôi cám ơn ý kiến của bạn danngoc - nhưng không thể - sợ đem ra có mùi " nước mắm " gây " sốc " ở đây nữa thì tiêu !
..... Cứ tưởng rời Tabriz về Mashhad thì sẽ đỡ lạnh hơn - không ngờ có lạnh thua một ít thì kẻ ở xứ nhiệt đới này cũng chịu không thấu !
Chiều (19/ 10 ) khi tới Vali's Home stay - nghĩ một chút rồi xuống phố ... đi đến Đền thở Hồi giáo nổi tiếng thế giới - Hazrat Imam Ali Ebne -Mosa Al-Rida Holy Shrine ...cái tên đọc lại theo họ muốn đớ cái lưỡi . Được biết đây là Đền thờ Hồi giáo nổi tiếng - mỗi năm có hàng triệu người trên thế giới đến viếng - chỉ xếp sau thánh địa Mecca ! Thánh địa này thuộc dòng Muslam - khác dòng Islam ... đó là điều mà chàng trai anh nói với tôi hôm nọ ...
Hồi giáo có hai dòng chính là Muslam và Islam . Cái khác cơ bản mà liên quan đến con người là dòng Islam có thể cạo râu - cắt tóc thoải mái - còn dòng kia thì giữ gìn ...
...Cách đây hơn mấy năm trong công ty có một nhân viên Hồi giáo
dạy cho mình cách chào khi hai người Hồi gặp nhau : thì nói là " Salam lay cun " ... cứ ngỡ là chuyện đùa cho vui ... không ngờ câu chảo ấy lại gây thiện cảm cho người dân Iran !
Đêm từ sân bay về mình chào như vậy chàng chỉ cười hướng dẫn gọn là : " So long " ... nghe gọn hơn .
Trước khi đến đây - ở Mashhad - thì chàng trai anh thì chỉ thêm là để tay phải lên ngực trái nữa mới đúng điệu !
Gặp ai ở đây khi mình chào thì để tay lên ngực trái - một cách nhập gia tuỳ tục - tạo nên một sự thích thú từ người nhận - vì nhìn hắn chắc chắn là người nước ngoài - có điều chưa biết nước mô ? ... kakaka...
Cửa ải đầu tiên rất quan trọng ...
Khi vừa đi bộ vừa hỏi đường - vì giờ này thường kẹt - tình cờ gặp một chàng trai trẻ dẫn mình đến tận bến xe buýt ...rồi nói gì đó với tài xế cứ ngỡ ...chàng đi cùng tuyến - nhìn lại không thấy ...
Đến nơi tài xế kêu xuống mình đưa tờ 500000 Irr ( chỉ có loại tờ này ) - tài xế cười - chỉ đi luôn !

Dauchandiadang
22-10-2016, 14:20
....Trước bến xe là Đền thờ nổi tiếng - nhưng là mặt sau .
Đây không phải là một cái Đền thờ - mà một tổ hợp nhiều cái Đền ... hợp lại - trên một mặt bằng rộng mêng mông ...
Hai cái cột đang trùng tu vừa cao vừa lớn ..
Rộng và cao là ấn tượng đầu tiên làm mình choáng ngợp.
Ấn tượng mạnh thứ hai là những chiếc áo choàng đen - đi nhanh có - chậm có - ngồi có - đứng có - già có - trẻ có - thấp có - cao có ... muôn hình hài đang đi trước mắt hắn .
Hắn sững sờ trong giây lát mà nghĩ ngợi - giá như mặc choàng đen - đeo gương đen nữa thì hợp biết mấy !
Những chiếc xe buýt đổ xuống cả một rừng áo choàng đen xuất hiện - từng đoàn người đi như vũ hội - từng nhóm người đi đông tấp nập nhưng tịnh không ồn ào náo nhiệt .
Tôi chụp vài cái phía sau rồi muốn vào bên trong thử xem thì người bảo vệ chận lại yêu cầu gởi máy ảnh ...Thôi rồi lượm ơi !
Đóng lại cánh cửa của cuộc đời ... Đây là điều khá bất ngờ vì thiếu thông tin trước .
Chợt có một bà áo choàng đen già - người " kiểm soát " đặc biệt chăng - tiến lại hỏi mình theo tôn giáo nào ? - Phật giáo ! Bà lại nói một tràng tiếng Ba Tư với bảo vệ rồi quay qua nói gới mình là không được vào luôn - cho dù gởi máy ảnh !!!
" Bần tăng " là kẻ ngoại đạo đang trên đường tìm hiểu các hệ thống tôn giáo - rứa mà " người gác cửa " đang tâm chặn lại ...
Lại gặp một người khác bảo - quy định không cho dùng camera mà
điện thoại có thể cho phép !
Thôi nhập gia tuỳ sơ - tôi quyết định khong vào vì chiều hoàng hôn đang buông ánh nắng vàng trải rộng - phần thân cột như mạ vàng lấp lánh toả sáng ...

Dauchandiadang
22-10-2016, 14:23
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(15)

....Tôi đi vòng quanh để chụp - bước đầu nên cảm nhận không gian bên ngoài cũng thú vị lắm rồi ... Đi gần nữa vòng không gian rộng này mới ra được phía trước ... Thấy từ xa một đoàn người đầy cờ xí - vừa đi vừa hát những " bài ca " Hồi giáo - trống đanh liên hồi .
Định qua chụp nhưng cũng rất ngại - lỡ có chuyện gì thì tiêu - đành chụp từ rất xa vậy - xin đời cho chút bình an xứ người !
...Hắn không bao giờ tưởng tượng có một ngày - hắn đứng ngay trước Thánh đường lớn nhất thế giới này để chụp hình !
Cảm xúc vô ngần khi từng đoàn người đi vào cầu nguyện .
Tôn giáo nào cũng mong muốn đem lại bình an cho tâm hồn con người . Phật - Chúa hay Thánh Ala .. cũng xuất phát từ con người mà ra - trưởng thành - giác ngộ - quay lại phụng sự cho con người đều đáng tôn kính như nhau !
Sở dĩ tôn giáo trường tồn nhờ xây dựng trên nền tảng - chân- thiện-mỹ ... của con người .
... Tôi đã đứng trước Thánh đường khá lâu - nơi mà có biết bao tín đồ được mơ tới một lần trong đời .
Nhìn hoàng hôn đang xuống - ánh tà dương trước Thánh đường tự nhiên man mác một nỗi lòng .
Từng đoàn người đổ về càng đông - màu đen càng nhiều - tôi phải đứng xa một chút - thì một nhân viên an ninh ra hỏi - bạn đến từ đâu ? Nghe hai chữ Việt Nam thấy đổi thay gương mặt - khác hẳn với bà " kiểm soát " áo choàng đen - Việt Nam hay ai cũng vậy .
Cuối cùng biết là dân du lịch nên cũng yên tâm bội phần . Welcome to Iran - Nice to meet you - được bật ra nhanh chóng .
Tính ra những nữ du khách chỉ cần khoác áo choàng đen vào là ổn nhất . Nơi đây kiểm tra an ninh khi vào đền rất gắt - tôi đứng thấy nhân viên an ninh đưa tay kiểm tra từ trên xuống dưới - giơ tay lên như kiểu ở sân bay . An toàn cho khách hành hương là số một .

Đoàn người đang hướng về Thánh đường...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_0360_zpse1kz9pf1.jpg

Tôi không thể nghĩ rằng có ngày lại đứng trước Thánh đường này ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_0534_zpsydxj6qxb.jpg

danngoc
22-10-2016, 15:20
Câu chào này nguyên tiếng Arab là "Salam Aleikum" hình như là chúc bằng an. Khi bạn nghe họ chào vậy thì đáp lại là "Aleikum Salam". Câu chào nào ta có thể dùng với mọi nơi có Hồi giáo. Riêng Danngoc được biết câu chào này từ hồi bé tí đọc truyện Liên Xô về vùng Kavkaz (cùng loại mũ tiu-bê-tây-ka). Sau này lớn lên được áp dụng câu này khi đi Singapore, Malaysia, Java, v.v.

Chỉ tiếc là bạn không vào thử các thánh đường lớn này.

Dauchandiadang
23-10-2016, 10:06
... Câu chào chỉ nhớ bằng âm - đôi khi nói chưa chuẩn lắm - nhưng người ta hiểu ngay và thiện cảm . Nhờ bạn mới biết nguyên chữ . Thank !
Riêng câu chuyên Thánh đường - nếu ở Mashhad hơi kho khăn thig hy vọng chổ khác ở Iran cũng sẽ vui vẻ với kẻ có tấm lòng đã đi đến này . Hôm qua đã vào được Thánh đường lớn nhất ở Shiraz - với kiểm tra an ninh chặt chẽ - tuy nhiên vẫn cho đem máy ảnh vào !
Chỉ có bên trong của mái vòm là được phép chụp bằng điện thoại hoặc Ipad . ... Bên trong khá lộng lẫy hy vọng khi về sẽ cung cấp hình ảnh nhiều hơn ...

Dauchandiadang
23-10-2016, 10:12
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(16)

Trích đoạn .....
... Tạm biệt Mashhad bằng chuyến taxi do con trai của Vali's Home stay chở - cậu con trai khá vui tính - trò chuyện có phần nghịch ngợm.
Trên đường ra nhờ ghé lại ven đường mua táo - không ngờ táo rẽ đến ngỡ ngàng - 2kg khoảng 3000 Toman ( 30000 Irr - 35 ngàn mới được 1usd ) ! Mấy ngày ở đây có đi chợ mà không nghĩ táo rẽ đến như vậy . Dự định " have dinner " bằng táo luôn cho nhẹ xách !
Đến tàu hơi sớm vì sợ kẹt xe - chứ từ ga về nhà Vali chưa đầy 5km .
Vào ga Police hỏi Passport mới lạ chứ ! Đưa xem rồi ok !
Lần này muốn tới ga sớm để chộp vài tấm - khí trời khá lạnh nên nhờ ra ngoài lại làm vài tấm . Lạnh buốt .
Vô ga Mashhad - cao và rộng - nền lát đá cẩm thạch rất mát lạnh . Nhìn cái nền mà nhớ đến nền ga Florence .
Hôm qua chàng " big man. " làm nghề đá nên nói nhiều về tài nguyên của Iran là đá - từ đá granite cho đến cẩm thạch và các loại khác ...
Hèn chi thấy núi ơi là núi .
... Nghĩ một chút vào siêu thị trong ga mua thử cây kem socola - ăn thử cũng 9- 10 với kem Wall chứ có thua gì đâu .
Giá cây kem đúng bằng 2kg táo !
Ở đây táo rẻ như chuối Việt - ngược lại chuối rất đắt như táo ở Việt.
Ngoài trời thì rất lạnh nhưng vào trong lại rất ấm ...
Nhìn đồ đen nhiều rồi cũng quen - trang phục là nét riêng của mỗi dân tộc - nên cần phát huy và tôn trọng .
Mùa này mình cũng mong có cái khăn mà trùm quá đi chứ !
... Nước công cộng ở xứ này khá nhiều - vào các chổ tham quan hay nhà ga thường có vòi nước công cộng - bấm và uống luôn - lạnh đến buốt cà lưỡi . Xứ thật lạ - mùa lạnh mà quán nào cũng bán nước đóng chai lạnh ! Yêu cầu nước bình thường nhìn mình rất ngỡ ngàng . Mình đã uống nhiều lần thử xem có sao không ! Rất tốt .

Một góc nhà ga ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_4822_zpsvp4ahged.jpg

Nền lát đá cẩm thạch mát lạnh của nhà ga Mashhad

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_4821_zpsxtuvqeaa.jpg

Dauchandiadang
23-10-2016, 10:57
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(17)

... Hôm qua là một ngày mệt mõi vì đi theo sơ đồ đã dự định ở nhà ... Vạch kế hoạch và in luôn sơ đồ đi một vòng cho tiện - để cầm vừa đi vừa hỏi ....
Lăng Arg Karimkhani- Vakil Bazzar - Vakil Mosque - Vakil Bath ...nơi tắm cộng cộng - dựng lại các mô hình khá rõ nét về đời sống xưa .. và Thánh đường Shahcheragh ...- một nơi tính bỏ qua khi lập kế hoạch ... không ngờ lại là nơi ấn tượng nhất về niềm tin tôn giáo !
Rồi đi thêm chổ nữa là - " đuối như trái chuối chín " - gặp một bác già chạy xe hon da đang dừng đạp cho xe nổ máy - không ngờ xe nổ máy bác chở cho đến - một nhà thờ Hồi giáo có tên Imanmzadeh seyed Alaeddin Hossein ... - tới nơi chỉ nhìn nhà thờ trong chiều đang xuống . Ngồi ăn chùm nho mua ven đường ngon ngọt đến không ngờ ... Ăn sáng muộn nên quên luôn trưa - và nhờ nho mà sống . ... Kakaka...
Ngồi bên ngoài ăn nho mà nhìn nhà thờ Hồi cũng qua một ngày ..
Ngồi một hồi đi ra gặp xe ôm chở tới Tomb of Hafez ... và nhìn thiên hạ trôi qua trong hoàng hôn muộn màng ...
Sáng nay - chuẩn bị đi di tích nổi tiếng nhất ở đây - Persepolis ...
... Viết sau khi ăn sáng sớm ...

Ngồi nhìn thiên hạ trôi qua trong hoàng hôn muộn màng ở Tomb oHafeffez .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_2177_zpsf3pbv3cd.jpg

Dauchandiadang
24-10-2016, 22:52
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(18)

Karandish Terminal !
... Tối trước ( 22/10 ) nhờ anh tiếp tân ở KS Niayesh Boutique Hotel đặt giúp vé xe bus đi Esfahan thử . Anh liền gọi điện thoại rồi viết vào tờ giấy ký cái rẹt đưa cho mình . Trước đó anh còn cho một loạt giờ xe chạy cho mình chọn - và giá chỉ 350000Irr ( 35000 Toman ) - mình ngạc nhiên hết sức tưởng anh nhầm . Mình hỏi lại anh gật đầu - chọn đi lúc 12pm . Mình ngạc nhiên bởi trước đó qua online trên mạng của hãng xe Hamsafar mình đã xem giá 40€ cộng thêm phí 12 € - vị chi là 52€ - méo mặt !
Nếu đặt thì nó cung cấp cho một code tới Iran liên lạc trả tiền. Mình không ngờ một sự chênh lệch lớn như vậy !!!
Hay là có đều chi khác - chẳng hạn như xe thường với xe VIP chăng ?! Mình đi sớm khoảng 7h 30 thì tới bến xe - đi taxi ở trước KS hết 10000 Toman .
Từ taxi bước xuống gặp một số hỏi đi đâu ? Tehran ? Có vé chưa ? Tùm lum như " cò " nhà mình ! Mình nói có vé rồi - cứ đường hoàng đi vào bên trong toà nhà lớn . Ở đây có nhiều hãng xe - dễ dàng thấy bảng Hamsafar - mình muốn đổi đi sớm hơn là 11h đêm .
Họ - một trung niên và hai cô gái - vui vẻ đồng ý - rồi hỏi tên mình và từ đâu đến ? Một lần nữa tôi đến từ Việt Nam vang lên .
Có thể trong đời mình chưa bao giờ phải nói tôi đến từ Việt Nam hay tôi là người Việt Nam nhiều và vui như vậy .

Trong lúc đợi nhờ chuyến xe đêm ở bến xe bus Karandish Terminal.

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_5954_zpsfa8afp7v.jpg

Dauchandiadang
24-10-2016, 22:54
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(19)

...Sự thân thiện một cách kỳ lạ của em giá bán vé xe - em còn hỏi tên mình có ý nghĩa gì mới " chết " chứ !
Khi mình giải thích em nở nụ cười " bang giao quốc tế " - xinh đến thế là cùng !
Mình nói luôn - My name is " Tofan " - học được nhờ tài xế taxi - nàng mở đôi mắt nâu to tròn và đậm đà nhìn mình .
May là " bần tăng " nhờ nhiều ngày qua rèn luyện nhiều môn " thị lực công " - không thì tay chân bủn rủn rồi ! Ôi - những đôi mắt Iran !
..Chiều nay mình đã tạm biệt Shiraz bằng cái nhìn xa xăm khi ánh hoàng hôn đang xuống . Tình cờ đọc từ ai đó đã viết - " nếu đến Shiraz nhớ đến xem bảo tàng đá và nhìn thành phố trong ánh chiều buông " ... và đã thử làm đúng như vậy !
Có điều nhìn thành phố lô nhô - nhà cửa cao thấp lộn xộn không cho mình một cảm xúc nào mạnh mẽ cả - cũng giống như nhìn quận Tân bình - Gò vấp ở Sài thành vậy.
Cả một phố chiều Shiraz trong hoàng hôn cũng không thể gây ấn tượng bằng đôi mắt của cô gái bán vé ! Đôi khi đời thật lạ .
Em nhập vài động tác - vé in ra - tôi đưa tờ 500000Irr . Người đàn ông thối lại 200000Irr . Mình ngạc nhiên chỉ vào tờ giấy của người tiếp tân KS là 350000Irr . Ông à lên và nói chuyến đi 12pm đắt hơn 50000Irr - thì ra giá vé xe bus ở đây bán theo giờ - thật ấn tượng .
Vé xe bus rẻ hơn đợi mong đều chưa biết chất lượng thế nào - cứ chờ xem . Thế này thì cứ bus mà tiến nhỉ !
Trong chuyến đi này thì vé từ Shiraz cho đến khi về lại Tehran thì chưa mua loại gì cả - tuỳ cơ ứng biến .
Thật ra không có tàu đi từ Shiraz về Esfahan - hay từ Esfahan về Yazd - nên bus là chọn lựa duy nhất có !
Bây giờ là 20h 52 ' - đang ngồi ở bến xe - nhìn ông đi qua bà đi lại mà viết .
Đêm xuống dần kéo theo cái lành lạnh - khí hậu thật khó lường ở xứ người .
Ngày thì nóng - nắng ngập tràn khi gió thổi thì lạnh - đêm về thì lạnh thật sự .
Dẫu biết là khí hậu của bình nguyên bán sa mạc khá khắc nghiệt nhưng khi sống với nó mới giật mình .
Sự thích ứng của kẻ nhiệt đới vẫn có nhiều giới hạn so với chênh lệch nhiệt độ đêm - ngày như ở đây.
Còn hai tiếng nữa tôi rời Shiraz - tạm biệt thành phố có nhiều nơi để đi .
Tạm biệt một phế tích Persepolis trong chuyến tham quan nhiều kỷ niệm . Tạm biệt những bông hoa giữa sa mạc !

Di sản thế giới Persepolis...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_2281_zpsiv52urz6.jpg

Dauchandiadang
24-10-2016, 22:57
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(20)

... Ngồi cạnh mình trong lúc chờ xe là một chàng ở thành phố Bandarabas - có tên là Heshmat .
Lúc đầu chàng hơi ngại ngùng một chút vì ngôn ngữ - nhưng sau đó bằng cử chỉ ký hiệu cũng vui vui .
Chàng mua một ly trà mời mình . Hai ly trà nóng và vài viên đường vuông trăng tinh - ngồi giữa bến xe xứ người chợt làm ấm lòng kẻ lạ .
Do đã biết cách uống trà kiểu Iran từ trước nên mình lấy viên đường chấm vào ly trà nóng cho vào miệng - vừa thổi vừa uống một ngụm nhỏ. Chàng nhìn mình cười thú vị . Sau đó mình cho xem một số ảnh chụp từ buổi sáng tình cờ uống trà với mấy ông già ở chợ Tehran - đã chỉ cho mình cách uống trà kiểu Persian .
Trà pha rất nóng cũng đúng vì trời lạnh khoảng vài phút trôi qua trà trở nên nguội liền !
Tình cờ chàng gặp 3 người bạn - cuộc chuyện tròn của dân bản xứ trở nên rôm rả và sinh động .
... Cuối cùng thì cũng đến giờ xe bus của chàng đi .
Chia tay chào tạm biệt với một người tình cờ gặp nơi bến xe - uống một ly trà nóng - biết bao giờ lại gặp ! Dường như những cuộc gặp gỡ tình cờ trong lúc viễn du của mình - mới cảm được xung quanh ở đây có quá nhiều con người thiện lương .

Chàng trai ở thành phố Bandarabas .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_5961_zpshgvpjhhu.jpg

Cách chào nhau giữa hai người cùng giới là hôn nhẹ vào hai má ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_5965_zpsb0rnnxzd.jpg

Dauchandiadang
24-10-2016, 22:58
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(21)

... Sẽ có một ngày nào đó - hắn sẽ nhớ rằng ở một bến xe nào đó ở xứ người - uống một ly trà nóng loại nào đó chưa biết - và gặp gỡ một người cho dù bất đồng ngôn ngữ vẫn có thể trao nhau những nụ cười và tấm chân tình giữa đời thường quá đổi .
Chúng tôi còn lại ba người bạn của chàng Heshmat ... Họ mời tôi uống cà phê nhưng sợ mất ngủ nên từ chối ... Ba người ba ly vừa thổi vừa uống kể cũng lạ khi gần 10h đêm .
Rồi cũng đến lúc chia tay - mỗi người đi theo con đường của mình . Tôi đẩy va ly ra chổ xe đậu - vé ghi St 26 - Station - 26 .
Có hàng chục bến như vậy - quy định hãng nào giờ nào rõ ràng . Ra sớm quá tài xế chưa cho lên - ngồi chờ ở ghế trước xe mà lạnh thấm dần - mở valy - lấy áo len - mặc thêm vào cho ấm thêm một chút ....
... Giờ này vẫn thấy vắng hành khách - không biết chuyến này được mấy người ?
Còn khoảng 30' thì bác tài nổ máy . Tôi là người đầu tiên lên xe cho thoát cái lạnh của đêm ở Shiraz .
Trên xe ấm hơn hẳn - không quên làm một pô lưu niệm - chuyến xe đêm .
Xe ghế ngồi có thể ngã ra sau ... không thấy có phòng W.C ...
Không biết đúng giờ có chạy không ? Và được mấy người .
... Thời gian 22h55' - viết tiếp trên xe .... Kakaka....

Nội thất chiếc xe tôi đi ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_5978_zpsk2mx321o.jpg

Dauchandiadang
25-10-2016, 12:40
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(22)

Esfahan - Một lần gặp gỡ !
... Chiếc xe bus đuòng dài chở đúng 6 người - còn lại khá trống vắng - xuất phát chậm 15' - lúc 23h 15 - xe lăn bánh .
Tạm biệt Shiraz trong màn đêm đẫm lạnh !
Bác tài phát cho mỗi người một bịch gồm lon nước giải khát - bánh ngọt và kẹo chà là .
Xe vắng như vậy mà lúc 12pm lại có thêm một chuyến nữa !!!
Khi xe xuất bến có nhân viên của bến xe ra đứng quan sát và kiểm tra - người mà lúc sau khi mua vé xong - cầm tấm vé đầy chữ Farsi tôi hỏi khi chưa hiểu - thì giải thích và ra dấu bằng cách chỉ vào vai phù hiệu của mình - ( ý là những người có trách nhiệm - nhân viên của bến xe ) - vì khi mới vào cũng có nhiều tiếng mời chào của thường dân " cò " .
... Những năm tháng ở Sài thành vô tình cung cấp cho mình bản năng cảnh giác ở nơi bến xe - bến tàu ... và chốn đông người !!
Thật ra khi nhìn thấy xung quanh - bến xe sạch sẽ - rộng rãi và an toàn hơn ở mình rất nhiều.
.... Nữa đêm chợt tỉnh giấc nhìn ra đường phố - có khá nhiều xe cộ lưu thông ...
Những người trên xe lần lượt xuống đâu đó trên đường - chỉ còn lại mình tôi trên xe với đường xa vạn dặm .
Khi tôi nói với tài xế là muốn đi W.C - thì bác tài chạy thêm một đoạn nữa có nhà vệ sinh công cộng bên đường để giải quyết " nổi lòng " .. và than vãn là lạnh - thì bác tài tăng độ sưởi lên ! Cám ơn nhiều !
Đêm khá lạnh ...
Cuối cùng cũng đến Esfahan ( Isfahan ) đúng giờ quy định dù xuất phát chậm 15 ' . Trên xe có hai tài thay phiên nhau lái .
Xe chạy tốc độ vừa phải đều đều biết luật lệ - nhường nhịn ..- đường sá tốt nên cũng khá yên tâm !
... Esfahan sẽ có nhiều nơi để đi và là nơi chính của bao nhiêu du khách đổ về và tôi cũng không ngoại lệ ...

Dauchandiadang
26-10-2016, 12:45
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(23)

Gần ba ngày ở Esfahan có nhiều điều để kể - gặp nhiều chuyện lạ mà ngay cả trong mơ cũng không thể tưởng tượng ra được .
Tôi đã gặp - đã thấy - đã đưa tay lên chạm bức tường gạch cũ mát lạnh của cây cầu ước mơ - một lần gặp gỡ - trong một sớm mai chớm lạnh 8 độ ở Esfahan .
Cây cầu mà trong có lần thoáng gặp hình ảnh trong phượt làm tôi mê mẫn - và ước mơ một lần đến trong đời.
Cám ơn Deepblue -Galazie - đã cho niềm hứng khởi thuở ban đầu !

..Chuyến đi này ngoài tham quan các Thánh đường Hồi giáo - nhà thờ và các cây cầu nổi tiếng ... còn có một mong muốn muốn nhỏ nhoi là tới thăm nơi - một người đã nằm xuống đúng 356 năm - và dường như chỉ có ơn trên phù hộ sao đó mà tôi cũng đã tìm thấy !
Một kỷ niệm khó quên trong đời - dưới ánh nắng chói chang của Esfahan và tôi đã lang thang -giữa một rừng bia mộ - để tìm thấy Người !
... Do quá vui nên tôi đã tự thưởng cho mình một khoảng thời gian dài nhìn hoàng hôn trôi trong quảng trường Naghsh -e- Jahan - ngay trước mái vòm của hai Thánh đường nổi tiếng ...Sheikh Lotfollah và Jame Abbassi ....
Ngồi nghe nhạc Trịnh vang lên giữa muôn vàn thiên hạ lại qua - thỉnh thoảng tiếng lục lạc reo vang của những chú ngựa " thồ " khách thập phương vòng quanh công viên quảng trường - với nỗi niềm miên man diệu vợi !
Lại thêm một chiều - ánh tà dương vẫn trôi như mọi khi - có một lữ khách phương xa ngồi nhìn trời ửng lên những dải mây hồng vàng nhỏ - rồi nhường cho đêm đen bắt đầu và mặc cho cái lạnh đang thấm dần - hắn chìm trong một khoảng không thời gian bất định ...
.... Đời chưa hẳn là thanh âm của tiếng động cơ trong những chuyến đi mà đôi khi là các khoảng lặng - đầy ngác ngơ trong một chiều viễn xứ ...!
....Sáng nay dậy muộn - sau khi được chủ nhà Home stay làm một bữa ăn sáng thịnh soạn kiểu bản xứ - toàn nhiều món ngọt ngây - bên cạnh là một cặp vợ chồng người Pháp rất vui vẻ .
Chuẩn bị lại lên đường thăm vài nơi còn lại ở Esfahan - để chiều nay hắn sẽ tiếp tục đi về Yazd trên một chuyến xe buýt lúc 14h45 " ... ( Viết tại Home stay ở Esfahan ... 9h09 ' - giờ địa phương - rồi Post ) ....

Cây cầu nổi tiếng Si-o-se-Pol ở Esfahan..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_2963_zpsvnubftlp.jpg

Dauchandiadang
27-10-2016, 11:31
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(24)

... Trong khi chờ chàng chủ nhỏ - Mohamad về - chở đến bến xe Kavel Terminal để tiếp tục hành trình theo dấu chân nàng Sheherazade ... Trên chuyến đi qua các thành phố của Iran đã gặp quá nhiều hậu duệ của nàng . Tất cả đều vui vẻ - tử tế sẵn sàng giúp khách du lịch .
Một sự thiện cảm mở lòng hầu hết với các du khách .
Tương lai nếu chính sách visa của Iran cởi mở hơn - tôi hy vọng sẽ tràn ngập lữ khách . Một đất nước quá an toàn !
Không thấy có nạn chèo kéo - mời gọi ... Hiếm thấy ăn xin -ăn mặc rách rưới hay mặt mày băm trợn ... cũng chưa thấy .
Chỉ có lần xuống đi tàu điện ngầm ở Tehran nhắc nhở cẩn thận một chút . Có thể tôn giáo và phát luật đã tạo cho con người Iran như vậy .
...Cuối cùng chàng về - chở mình đi trong sự lo lắng khi hồi trưa trên đường về Home Stay quá nhiều xe hơi - chỉ sợ kẹt xe .
Chia tay tạm biệt thân thương - một gia đình Iran vui vẻ dễ chịu - có chàng trai - con chủ nhà - kiêm luôn " phục vụ " bữa sáng chu đáo cho du khách . Chàng trai đã tốt nghiệp kỹ sư cơ khí của Đại Học Esfahan - đang chờ việc ...có hai chị lấy chồng ở Tehran !
... Bến xe Kave Terminal - cái tên mà hiểu theo âm Việt - nghe khá vui tai . Ở Esfahan có đến 3 bến xe như vậy - nên phải cẩn thận cái tên - đây chính là bến đổ cuối của chuyến xe từ Shiraz về Esfahan vào sớm hôm 24/10 . Hôm ấy do còn sớm nêm vô mua vé đi Yazd luôn cho tiện - của hãng Hamafar ! ...
Vé lần này họ bán là vé VIP - 25000Toman cho hành trình gần 4h cho hơn 300 km . Xe cao to rộng hơn xe chuyến trước .
Lên xe bác tài phát cho hộp bánh và lon nước ngọt. Nhân viên soát vé lên xé biên lai - thế là xong . Chuẩn bị lên đường .

Dauchandiadang
27-10-2016, 11:32
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(25)

... Tiễn tôi rời đi Esfahan là ánh nắng ngập tràn hơn cả đợi mong . Lên xe phải cởi ra một áo ấm . Xứ người thật lạ - sáng sớm ra đường mặc mấy lớp áo trên trưa cởi dần ra - đến khoảng 15h là nóng đỉnh điểm ... rồi chiều về phải mặc dần vào cho đến đêm trở về như sáng !!!
Tạm biệt Esfahan - một thành phố nhiều cây xanh và những chiếc cầu gạch mê hoặc .
Xe chạy xa dần những bóng cây là gặp phải một màu cát đá ... Hai bên đường là bình nguyên rộng bao la - tôi gặp lại hình ảnh của cảnh vật như hai bên đường tàu Tabriz về Mashhad của tuần trước.
Đường quốc lộ phận làm hai - mỗi đường một chiều - cách nhau cả trăm mét . Xe cứ thế mà chạy không nghĩ phải tránh xe phức tạp như mình và không bao giờ có cảnh xe " đối đầu "như Việt Nam .
Tốc độ trên 100 km là bình thường . .. Trên đường hơn 300km - tài xế dừng 2 lần đi vào đem theo sổ công tác chi đó ?
Hay là cách theo dõi tốc độ khi đã biết thời gian đi từ A đến B .
Một cái lạ nữa là không thấy trạm thu phí !

Dauchandiadang
27-10-2016, 11:39
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(26)

... Một lần nữa ngắm nhìn hoàng hôn trôi trên xe lao đi với tốc độ khoảng 100km .
Mình ngồi bên hàng trái - số 3 sau lung bác tài - mà mặt trời đang xuống phía bên kia - làm mình quay đầu nhìn .
Hai em Tây tưởng nhìn mình đến lúc mình ra dấu hai em mới hiểu và quay đầu lại nhìn ...
( Mấy em phương Tây thật hay lên xe là cặm cụi đọc sách !)
Khi xe dừng lần thứ nhất có một người phụ nữ trong chiếc áo choàng đen nhỏ thó - bồng đứa con nhỏ đi lên - đi từ đầu xe đến cuối xe rồi xuống - mình không hiểu làm gì ? Có thể đi xin lòng từ tâm chăng ?!
Xe dừng lần thứ hai có một chàng xách cặp nhỏ đi xin nhờ xe . Tài xế sau khi vào " trình diện " với trạm ... rồi cho chàng ngồi "ghế súp" phía trước . Đi cả một đoạn đường dài hơn vài chục cây số mà hoàn toàn là được giúp đỡ - không lấy tiền .
... Tài xế có " rao " lên câu gì đó - đại loại như - đến điểm C hay D có ai muốn xuống không ? Câu này " đoán mò" vì thấy một lúc sau xe dừng có người xuống . Trên đường về Yazd có vài người xuống dọc đường - sự linh hoạt có khách xuống dọc đường như ở mình thôi .
...Cuối cùng thì cũng đến điểm cuối - bến xe nhỏ hơn ở Shiraz hay Esfahan nhiều ...Nhìn bến xe cũng hiểu được phần nào lượng khách đến và đi ở đây . Khi xe dừng có vài tài xế taxi đứng đón hỏi mời du khách .
Tôi được một chảng trai trẻ nhỏ nhắn mời - tôi nói đi WC và mua vé ....Chàng nhiệt tình dẫn tôi đi ... đứng đợi ... rồi đi tiếp vào nơi bán vé.

Dauchandiadang
30-10-2016, 08:54
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(27)

...Trở lại Tehran ...
Chiều hôm trước (28/10) có một cuộc gặp lại tình cờ đến lạ !
Số là trong đoàn đi tham quan di sản Persepolis - có một em người Nhật đi phượt một mình - đã chia tay cả đoàn khi tàn cuộc - mỗi người đi theo con đường riêng đã chọn .
Vậy ngộ tình cờ lại gặp nàng trong vườn " địa đàng " - Fin Garden -Kashan -khi đang loay hoay chụp cái trần vòm .
Nàng mang hai ba lô - cái to đùng phía sau - cái nhỏ phía trước cho cân bằng lực hay sao ấy !
Nhìn mà tôi cũng nể một phần - " vai em gầy guộc nhỏ " thế mà mang vác cũng quá cừ - một hình ảnh hiếm thấy ở con gái Việt . ( Sao em không mang va ly đẩy cho khoẻ nhỉ ? )...
Chụp lưu niệm cho em vài tấm - rồi cùng nhau tham quan ở vườn Fin và thêm một điểm nữa - rồi cùng nhau đi xe bus về lại Tehran .
... Em khoe với mình đến Việt Nam những 5 lần .
Trời ! Cái xứ mà bi chừ nhiều người thành đạt đều tim " vé " để ra đi - để rời khỏi... để mong một tương lai khác ... với rất nhiều lý do ... Thế mà em lại đến hơi quá so với yêu cầu .
Hay em tìm thấy một điều gì đó mà em thích nhỉ ?
Nhìn Pass Port của em gần kín hết các trang - mới thấy em cũng chịu đi du lịch bụi quá chừng .
Em làm kỹ thuật viên ở một bệnh viện ở Nagoya - phụ trách phần chụp X- ray ...Em khá vui vẻ - nên khi đến trạm xe bus cuối ở Tehran - Em dẫn tôi về nơi Hostel em ở - có một nhóm bạn nữa .
Nhóm bạn đó là 3 chàng trai già trẻ chênh nhau ...người thì Hàn quốc - kẻ Nhật ...
Gặp nhau chào hỏi vui vẻ - thân tình của dân đi phượt .
...Sáng gặp nhau chào hỏi em và một bạn Hàn - mời hai người Vina cà phê hoà tan - mà em tự pha nhiều nước ..
Uống cà phê trên sân thượng " đồng nát " - có 3 kẻ - một Việt - một Nhật - một Hàn ... kể cũng lạ . Ngồi nhìn mặt trời lên trên một sân thượng hiếm gặp ở Iran ...
Sau đó em cùng mấy bạn đi chơi đâu đó có rủ đi chung nhưng mình từ chối - vì có chương trình riêng đã định - bất khả xâm phạm vậy .
Cuộc đời có những điều - cứ nghĩ là không thể xảy ra lại xảy ra ... và không những một mà là hai lần ... Đó là một câu chuyện khác..
...

Dauchandiadang
30-10-2016, 09:33
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(28)

Sáng nay dậy khá sớm - 5h06' mà dậy ở xứ này là một sự lạ .
Nhưng đủ giấc rồi thì dậy . Hôm qua là ngày thả lõng người - thoải mái đi - không hết như dự định cũng được .
Ở Tehran mà có người bảo - không có gì để tham quan kể cũng quá lạ ! Thủ đô của một đất nước có một bề dày văn hoá chỉ sợ là không đủ sức đi ...
Sáng dậy nghiên cứu đường đi - vì hôm nay là ngày đầu tuần ở Iran - nên sẽ rất đông . Tôi chọn tàu điện ngầm mà gần 10 ngày trước đã đi cho biết .
Từ ga Imam Khomeini theo đường số 1 - màu đỏ mà đi - đến ga cuối Tajrish - qua 14 trạm dừng .
Lên mấy tầng thang cuốn thì gặp chợ Tajrish - lang thang ở chợ - ăn sáng ... rồi cuốc bộ và " Street life " ...
Sau đó tìm đường đến một khu " phức hợp " - Sa'dabad trong một sáng thu ở Tehran ... nhìn " lá vàng " rơi trong gió .
Một khu vực quá rộng - muốn đi hết phải mất gần một ngày .
Tôi chỉ vào bên trong - White Palace - xem các hiện vật ...
... Từ 1 h đã xuống tàu điện ngầm - mà đúng 2 h phải có mặt ở bảo tàng National Jewelry Treasury - nơi trưng bày những quốc bảo của Iran .
Tôi để một chiều trôi qua trong bảo tàng các hiện vật hoàng gia - nhìn ngắm mãi không chán những báu vật thế gian dưới tầng hầm trong ngân hàng trung ương Iran .
Không biết bao nhiêu là đá quý đủ các sắc màu ... rồi kim cương - vàng ...qua bàn tay của các nghệ nhân đã tạo nên những bộ sưu tập có một không hai trên thế giới ....
... Vậy là mong ước đặt chân vào bên trong bảo tàng này đã hoàn thành vào hôm qua 29/10 - Một ngày đáng nhớ với tôi ...

Biểu tượng của Sa'dabad Palace .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_7920_zpslxd70vay.jpg

danngoc
30-10-2016, 12:55
...Trở lại Tehran ...
Chiều hôm trước (28/10) có một cuộc gặp lại tình cờ đến lạ !
Số là trong đoàn đi tham quan di sản Persepolis - có một em người Nhật đi phượt một mình - đã chia tay cả đoàn khi tàn cuộc - mỗi người đi theo con đường riêng đã chọn .
Vậy ngộ tình cờ lại gặp nàng trong vườn " địa đàng " - Fin Garden -Kashan -khi đang loay hoay chụp cái trần vòm . Nàng mang hai ba lô - cái to đùng phía sau - cái nhỏ phía trước cho cân bằng lực hay sao ấy ! Nhìn mà tôi cũng nể một phần - " vai em gầy guộc nhỏ " thế mà mang vác cũng quá cừ - một hình ảnh hiếm thấy ở con gái Việt . ( Sao em không mang va ly đẩy cho khoẻ nhỉ ? )...
Chụp lưu niệm cho em vài tấm - rồi cùng nhau tham quan ở vườn Fin và thêm một điểm nữa - rồi cùng nhau đi xe bus về lại Tehran .
... Em khoe với mình đến Việt Nam những 5 lần .
Trời ! Cái xứ mà bi chừ nhiều người thành đạt đều tim " vé " để ra đi - để rời khỏi... để mong một tương lai khác ... với rất nhiều lý do ... Thế mà em lại đến hơi quá so với yêu cầu .
Hay em tìm thấy một điều gì đó mà em thích nhỉ ?
Nhìn Pass Port của em gần kín hết các trang - mới thấy em cũng chịu đi du lịch bụi quá chừng .
Em làm kỹ thuật viên ở một bệnh viện ở Nagoya - phụ trách phần chụp X- ray ...Em khá vui vẻ - nên khi đến trạm xe bus cuối ở Tehran - Em dẫn tôi về nơi Hostel em ở - có một nhóm bạn nữa .
Nhóm bạn đó là 3 chàng trai già trẻ chênh nhau ...người thì Hàn quốc - kẻ Nhật ...
Gặp nhau chào hỏi vui vẻ - thân tình của dân đi phượt .
...Sáng gặp nhau chào hỏi em và một bạn Hàn - mời hai người Vina cà phê hoà tan - mà em tự pha nhiều nước ..
Uống cà phê trên sân thượng " đồng nát " - có 3 kẻ - một Việt - một Nhật - một Hàn ... kể cũng lạ . Ngồi nhìn mặt trời lên trên một sân thượng hiếm gặp ở Iran ...
Sau đó em cùng mấy bạn đi chơi đâu đó có rủ đi chung nhưng mình từ chối - vì có chương trình riêng đã định - bất khả xâm phạm vậy .
Cuộc đời có những điều - cứ nghĩ là không thể xảy ra lại xảy ra ... và không những một mà là hai lần ... Đó là một câu chuyện khác..
...

Dân Nhật (nữ) tui thấy đi balô một mình khá nhiều, dù có khi không biết tiếng Anh. Tui thấy đó là cái hay của họ. Dù sao khi đi bụi thì chi phí vẫn rẻ hơn trong nước nên họ đi nhiều cũng không là điều lạ. Sài Gòn là điểm đến dễ chịu của dân Nhật là do dịch vụ du lịch khá tốt (theo tôi biết là tốt nhất Đông Nam Á) và văn hóa tương đối tương đồng. Sài Gòn là là điểm du lịch sex của nữ giới Nhật Bản. Các em thường đi 1 hay 2-3 người, qua đây thuê xe ôm hay bán hàng rong và xử đẹp thôi. Ngon và rẻ hơn xứ nhà.

Góp vui với bạn chút xíu.

Dauchandiadang
31-10-2016, 14:29
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(29)

.... Lúc 14h 35 ' tôi rời Hostel ...tiếng valy lạch cạch lại vang lên trên đường phố Tehran. Ánh nắng chói chang và ngập tràn tiễn tôi đi. Đường Amir Kabir ồn ào vì nhiều thanh âm của động cơ xe hơi - thỉnh thoảng có các tay lái lụa của xe phân khối lớn rú lên một cách
mạnh mẽ . Một con đường dài chuyên buôn bán phụ tùng xe các loại .
Hơn một tiếng trước tôi đi tìm siêu thị mua một ít đồ mà gặp trai trẻ ngay góc đường - tiệm chưa tới 2 mét vuông - vẫn tự hào giới thiệu là " super market " khi tôi hỏi chổ siêu thị ! Xứ này có nhiều cái lạ không ngừng xảy ra .
Khi tôi hỏi muốn mua vài gói kẹo thì chàng bảo là không có - rồi chỉ một nơi khác .
Tìm đỏ con mắt trên đoạn đường dài không có - cuối cùng cũng có một chổ như tiệm tạp hoá nhà mình !
... Khi về lại nhầm con đường khác làm lạc lối - thấy lạ hỏi thăm nhờ người chỉ giúp . Về Hostel nghỉ một chút rồi lên đường ...
... Tiếng lạch cạch của bánh xe va chạm với lề đường nhấp nhô đầy trắc trở - khiến việc đẩy valy đi khá khó chịu .
Thỉnh thoảng lại gặp những cây tròn chống xe chạy trên lề - một hình thức đơn giản mà ngăn được xe 2 bánh chạy lên lề hữu hiệu.
Lần đi ra sân bay này đi theo bản đồ của tàu điện ngầm - muốn xác định một thông tin đã xem và đã hỏi tiếp tân ở KS là có xe mini bus về sân bay IKA .( Con đi taxi như lần mới đến thì quá đổi thường tình )
Con đường từ Hostel đến ga Imam Khomeini ngắn dần theo bước chân của hắn . Từ ngoài vào phải xuống 3 phần thang bộ - ( phía
này chưa có thang cuốn ) . Vé tàu đã mua sẳn từ hồi sáng - cái xứ không bán vé 1 ngày mà bán theo hành trình - muốn đi bao nhiêu lần thì vé bán bấy nhiêu lần - nếu một thẻ chưa đủ thì thêm thẻ khác cho đủ . ...
Lần đầu tiên mua vé đã hơi nóng với chàng bán vé - viết rõ trên giấy là mua vé 1 ngày - mà chàng bán One way - không chú ý cứ thế mà đi - quay lại thì bí phải mua vé khác - sau hỏi mới biết .

Azadi Tower - một biểu tượng của Iran hiện đại .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8461_zpspewau6bm.jpg

Dauchandiadang
31-10-2016, 14:35
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(30)

...Tàu điện ngầm line màu đỏ - số 1 . Sáng qua đi tận cùng của line đỏ đến ga cuối là Tajrish - để " trekking" chợ . Nay đi phía ngược lại cũng gần tận cùng ( còn 2 ga )- để đi ra sân bay .
Đứng chờ tàu thì một chàng thanh niên vui vẻ và mau miệng - thấy mình hỏi tía lia - lên tàu khi càng ra xa càng vắng dần và tàu cũng hết ngầm mà nổi lên - vùng ngoại ô .
Muốn nhìn một chút cảnh quan bên ngoài phố thị .
Chàng bảo xuống ga chổ chàng đi 30000 Toman nữa là tới sân bay. Chàng cầm 3 tờ giấy 100000 Irr đưa ra cho mình hiểu - rồi nói thêm ga chuyển tiếp Shahed đó " Mafia " -( chữ dùng của chàng ).
Rồi gợi ý có thể tới một ga nữa có tên -Haram-e-Motaher - nữa đi taxi cũng tiện !
Mình thầm nghĩ - đi mười mấy ngày trời đủ các phương tiện thượng vàng hạ cám ở cái xứ này - còn một đoạn cuối trên đường về nhà mà có kẻ nhắc Mafia với mình nghĩ cũng tốt .
Nếu có gặp Mafia xứ này cũng hay để còn có chuyện để kể . Kakaka....
Tới ga của chàng - chàng rủ mình xuống để bắt dùm taxi . Trời đất !
Quá tốt cho một người không cần thiết . Lang thang đến độ này vẫn còn người thương cảm ! Tốt đến thế là cùng ! Hay nhìn mặt mình thấy " ngu ngơ " nhỉ .?
Mình " thank you very much " chàng và ở lại tàu để đi theo con đường của mình . Không chệch hướng vì các thông tin " ngoại lai " - đôi khi người hỏi cho biết - cho vui với đời thôi - chứ thông tin đã nằm sẳn trong đầu .
Bản đồ của chính phủ mà sai ư? Còn hàng ngàn người dân Iran đi ra sân bay nữa - không lẽ ai cũng đi taxi !?!...

Dauchandiadang
31-10-2016, 14:36
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(31)

... Đến ga Shahed mình xuống đã thấy văn phòng Police ngay trước cửa - cái xứ này Police khá rắn nên em nào hó hé là xong đời .
Ra ngoài cả một bãi taxi và xe 9 chổ như Xe Van - (ở đây gọi mini bus ).
( ....Đang viết mà một đoàn tiếp viên Iran - một đoàn thiên thần xuất hiện - biết thế này thì bay hãng của Iran cho rồi !
Còn hơn 1 tiếng nữa là lên máy bay mà " thiên thần " ở đâu không biết cứ lượn ngang trước mặt !
Ôi ! các mỹ nữ của nàng Sheherazade - xin cho tôi chút bình yên ...)
....Vài anh taxi vây lại - mình hỏi đi sân bay chỉ có taxi ?
Các chàng gật đầu - ra giá 35000 Toman . Mình chỉ cười không chọn chiếc nào - tiến đến một chiếc xe bus - mình hỏi một hành khách lắc đầu - không biết là không hiểu hay ngại đám taxi .
Mình tiến đến một xe khác sắp chạy - bác tài chỉ chiếc xe ngay trước mặt mình là xe đi sân bay - trong tiếng xì xào của mấy tay taxi . Mình tiến đến chiếc xe có " khả năng " đi sân bay -thì bác tài gật đầu rồi rao câu gì đó bắng tiếng bản xứ .
Mình để valy lên xe yên tâm vào cửa hàng mua chai nước lọc - chai nhỏ giá 5000 Irr (500Toman ).
.... Chờ một lúc gần đầy người thì xe chạy .
Thật ra tại bến xe này có nhiều xe mini bus để toả đi các huyện - xã ngoại thành . Cho nên chuyến xe này chạy trên đường ngang qua sân bay - cho dừng chỉ mình xuyên qua là tới thang máy . Chổ xuyên qua chính là bãi đậu xe hơi tầng trệt của sân bay .
Chuyến xe có giá 8000 Toman . Vậy là chuyến ra sân bay có giá tổng cộng là 8750 Toman ( 750 là vé tàu điện ngầm )- khoảng 2,5 usd - rẻ gấp 10 lần so với lần mới tới 25usd - lần đi từ sân bay về KS lúc 9h30 đêm ấy !
Đi để xác tín và cung cấp thêm thông tin cho anh em Phượt mà cũng tiết kiệm được tiền !
Thời gian mất khoảng 1h30 - tương đương đi xe hơi trong phố thị !
... Từ đó có thể suy ra là có rất nhiều chuyến xe chạy ngang qua sân bay để thường dân Iran đi về theo tàu điện ngầm cho tiết kiệm.

Các taxi ở ga Shahed.

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7326_zpsw2z6cned.jpg

Chiếc xe 9 chổ chở tôi đi ngang qua sân bay ..và bác tài ngồi và rao ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7330_zpsabqttokl.jpg

Dauchandiadang
31-10-2016, 14:41
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(32)

.... Hơn một tiếng rưỡi trước - đứng sắp hàng theo thông tin từ bảng - Thai - quầy 34-38 - cổng 13 . Cái hay của thông báo là cho hành khách biết cổng luôn trước khi check-in . Xứ mình giữ bí mật cho đến lúc ấy ...Đúng 17h45 thì bắt đầu check-in cho chuyến 20h45 - trước đúng 3h . Lúc mình check-in - em nhân viên tóc vàng không thèm nhìn vé in điện tử chỉ xem Pass Port !!!
Xem xong hình như không hiểu điều gì đó - kêu một chàng nhân viên khác đến hỏi - thì ra nàng không biết Ho Chi Minh là nơi nào trên trái đât này ! Nàng ngớ người ra khi vỡ lẽ à một tiếng nhìn mình . Chuyến bay về Bang Kok rồi nối chuyến đi luôn ! Không biết nàng làm đúng không nữa - tương lai khi Phượt Việt đổ bộ - hy vọng nàng sẽ biết nhiều hơn về hai tiếng Việt Nam!
...Nhân viên xuất nhập cảnh lại quét PassPort lần nữa - rồi tìm phần Visa - đóng cái cộp hình chữ nhật màu đỏ - nhìn đó mà hắn hiểu được - chắc chỉ là ngày tháng ghi theo ngôn ngữ Farsi .
Vào trong siêu thị miễn thuế thấy chỉ vài món đồ như củ - rượu thì một hai loại không tiếng tăm - thuốc lá cũng vài nhẫn hiệu bậc trung - còn lại thì các loại kẹo bánh và một số loại hạt rang giá khá cao . Mua gì nữa khi ở ngoài một em Iran - bịt khăn đen chính hiệu vừa khuyến mãi cho tôi 1 usd ! Tôi mua lần thứ nhất 10usd - 3 hộp gì đó ăn thử thấy ngon . Đưa tờ 20 thối lại 10 . Em mời mua thêm hộp chà là - giá 4 usd . Đưa em 5 usd em tìm không ra để thối - lục hết túi còn 3 tờ một đô - em chọn !
Nợ 1 usd ân tình này biết bao giờ tôi trả nổi - biết đâu một ngày nào đó có kẻ ngẫu hứng lại lang thang xứ này - gặp lại nàng để trả 1 usd thuở nào nhỉ ! Whatever will be, will be !

Một góc nhà ga sân bay IKA.

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7336_zpst0hr4xiw.jpg

Dauchandiadang
31-10-2016, 14:43
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(33)

... Mãi viết mà sém nữa - theo giấy ghi 20h05 lêm máy bay . Còn 20 ' nữa nghĩ vô là vừa - vì cổng số 11-12-13-14 nằm một bên . Cất Ipad quảy balo lên và đi - ai ngờ xứ này còn một cái lạ hiếm gặp nữa là - kiểm tra an ninh một lần nữa - Kakaka...
Nghĩa là kiểm tra an ninh trong phòng cách ly trước khi lên máy bay ! Qui trình thú vị như sau : Kiểm tra an ninh lần 1- thấy thiên hạ bị yêu cầu mở va ly khá nhiều - mình thoát . ( Lần này bỏ cục sạc dự phòng ra ở ba lô luôn .)
Xong chờ đến giờ Check-in - rồi qua cửa xuất nhập cảnh - vô phòng cách ly chờ - nơi có bán hàng miễn thuế - chờ vào cổng để lên máy bay - khi đi vào thì kiểm tra an ninh một lần nữa - gắt hơn - cởi nịt tháo giày (tuỳ yêu cầu ) - mình trôi qua hết ! Có thể là khách du lịch chăng ? Xong lần 2 vào chờ đến giờ lên máy bay .
Thường thường kiểm tra an ninh mấy lần cũng được - xin làm trước khi vào cách ly .
Xứ này là rứa - có đi mới biết !.
( viết tại sân bay IKA ...)

Dauchandiadang
31-10-2016, 14:51
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(34)

...Chiều nay khi Post những bài trên .. là hắn đã về nhà . Hắn bình an trở về như đã dự tính - sau 17 ngày cả đi lẫn về . Hắn trở về an toàn . Cám ơn tất cả các bạn bè xa gần trên Phượt đã theo dõi và động viên trong quá trình du và ký . Phần 1 tạm xem như kết thúc ở đây dù còn rất nhiều bài viết đã xong hay dang dỡ - hắn sẽ hoàn thành để đưa lên phần sau .
Phần 2 - sẽ là toàn bộ thông tin trong quá trình tìm kiếm chuẩn bị cho chuyến đi - bao gồm những dự định và thực tế .
Tất cả những gì liên quan đến các vấn đề cơ bản của chuyến đi sẽ được đưa lên trong ngày gần đây.
Hy vọng quản lý trang vẫn còn để mục " sửa bài viết " để hắn cung cấp một phần hình ảnh của mấy trang viết trước cho sinh động Topic !
Lý do không thể đưa hình lên lên ở xứ người đôi khi hết sức đơn giản :
Thứ nhất trang ảnh Photobucket của mình thường đăng nhập bằng Face cho nhanh mà xứ của nàng thì muốn vào Face phải vượt tường lửa ... khá lằng nhằng - không thích.
Thứ hai ảnh đăng lên phải Resize để bớt chiếm tài nguyên của Phuot.. mà xứ người e hơi khó.
... Hy vọng sẽ có nhiều người thông cảm ..
Sáng về chưa kịp thở - chiều phải trình diện văn phòng ... (BB)

DatRua_Siam
31-10-2016, 17:21
Theo dõi từ lúc bác ở SGN tới nay giờ về rồi cũng nhanh thật :)) Hệ thống lại cách thức di chuyển và chi phí dọc hành trình đi bác ơi :D :D hấp dẫn nhất là cái đoạn từ sbay về tp và ngược lại rẻ hơn gấp 10 lần so với đi taxi từ các thông tin đi trước đã pót lại mà nghe cũng xót :D :D hehe.

pinky2510
01-11-2016, 13:54
Nín thở lặng thinh theo dõi chờ đến ngày về rồi mới dám lên tiếng.

Mong chờ chút thông tin tổng quát và cụ thể để các phượt Việt thêm tự tin đổ bộ xứ đó. 17 ngày cũng là dài hơi đó chứ, mình chỉ ước có chừng 1 tuần thôi là cũng đã mãn nguyện rồi.

Dauchandiadang
03-11-2016, 21:46
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ..(1).

Nhưng trước tiên xin mời các bạn xem một trich đoạn do mình quay bằng Ipad ở ngay trước Azadi Tower ..trong ngày cuối cùng ở Tehran...
Một Iran ngày nay ...( tiếc là chưa biết cách lồng một đoạn nhạc Iran mà các tài xế mở cho mình nghe ..)


https://www.youtube.com/watch?v=j6wsjXZL4eg


https://youtu.be/j6wsjXZL4eg

Dauchandiadang
04-11-2016, 20:38
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ..(2)

...Sau mấy đêm ngồi sửa lỗi chính tả do vừa viết vừa đăng và bổ sung thêm một số hình ảnh có tính chất minh họa cho sinh động – mới có thể viết chia sẻ tiếp ..
Tôi muốn viết lại rõ cách thức tìm kiếm thông tin để từ đó có thể đi bất cứ nước nào – dành cho những người ít có kinh nghiệm. Quá trình tìm kiếm nguồn tin cũng thú vị - vất vả không kém phần như thực tế .
Tôi xem như là đồ án môn học mà mình cần phải giải quyết - khi đã quyết định chọn Iran cho chuyến đi . Xây dựng chương trình đi Phượt ở Iran cũng giống như soạn “ giáo án “ – thuần lý thuyết – cho một câu chuyện chưa biết gì đợi chờ trong tương lai. Và mấy ai biết trước được tương lai đang chờ đón mình như thế nào ?
... Có nhiều lý do để thúc đẩy đi Iran :
Thuở nhỏ mê đọc truyện cổ tích 1001 đêm - mê nàng công chúa Sheherazade thông minh và sắc sảo . Vốn thích đọc về lịch sử - Ba Tư từng là một đế quốc hùng mạnh ở Trung Đông – cứ chọn các nước đã từng hoặc hiện tại là đế quốc mà đi – thế nào cũng có nhiều cái để tìm hiểu !
Rồi một ngày nào đó tình cờ nhìn thấy mấy tấm hình của bạn Deep Blue – Galazie về những cây cầu ở Esfahan …
Sau đó thì có vài bài của Huyền Chíp … hoặc đọc một bài ngắn giới thiệu sách -Con đường Hồi giáo của Phương Mai – lại không thấy có Iran ! Rồi đọc các bài giới thiệu cơ bản của “ Những bước chân” trên Zing của Hoàng Bảo trong hành trình đi ngược lại – con đường tơ lụa thuở nào…
Tìm kiếm thông tin các bài viết trên Phượt khá hiếm – có một số bạn đã đi nhưng ngại chia sẻ vì nhiều lý do hoặc không thích viết…

Dauchandiadang
04-11-2016, 20:39
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(3)

Bước 1 : Nguồn và khái niệm .
…Đôi khi nguồn thông tin ít quá về Iran lại là một động lực khá đặc biệt cho sự tìm kiếm của mình - phải tìm thông tin nguồn .
Không có nguồn nào tốt cho bằng Lonely Planet và Internet …
Trải nghiệm tìm kiếm thông in cho chuyến đi của bản thân cũng là một kinh nghiệm cần tham khảo .
Thế là một chiều sau khi hết giờ làm việc – chạy xe ra đường Đồng Khởi – Lê Lợi… tìm tới các nơi bán sách du lịch ven đường ( bản photo )…Tìm đỏ con mắt bên trái – nhức con mắt bên phải vẫn không có . Không tìm thấy sách cho chuyến du hí - chợt thấy bơ vơ ở Sài Thành phồn hoa đô hội !
Cái khó ló cái khôn – ngày khác lên mạng truy tìm . Rồi chợt nhớ không mua sách được ngoài đời thì mua theo kiểu mới của kỷ nguyên số . Lò dò lên trang http://www.lonelyplanet.com thấy có bán bản sách và bản số về du lịch Iran – có quảng cáo mấy trang đầu tiên – sách thì giá hơn 26 USD - bản số ebook giá 17USD – thôi thì làm luôn bản ebook cho tiện vậy. (Bi chừ mới xem lại trang web -thấy bản giá số lên 18.89 USD !)
Có bao giờ mua sách kiểu này đâu –nhưng đã quyết đi thì phải có chút “ đầu tư “ -tìm hiểu cũng rất dễ thôi . Cái tuyệt hay của nền kinh tế thị trường – kỷ nguyên số là làm cho người mua một thứ gì đó một cách dễ dàng nhất – dù trước đó chưa mua bao giờ. Bấm vào mua trả bằng thẻ Visa có sẳn của ACB – nó hiện ra một loạt File PDF và Ebook… cho download mỗi thứ 5 lần . Tải mãi chưa được hơi khó chịu – thắc mắc thì hỏi Google – thì ra thiếu một phần mền …Vô Apps tải phần mền xuống tải về cái rẹt được bản Ebook. Tính tải thêm bản PDF để dễ dùng về ngôn ngữ nhưng đành chịu .
Thôi có gì dùng nấy . Mở bản Ebook – có 887 trang đọc có mà té xỉu – cái được nhất của bản này là cho tôi khái niệm ban đầu đi theo con đường nào vì có rất nhiều bản đồ để chọn lựa cách đi . Chọn con đường đi theo lộ trình nào là tùy mình – trung bình thời gian là khoảng 1 tháng cho 1 lộ trình .
Thích lịch sử nên tôi chọn con đường lịch sử của Iran .

Sáng nay trang Photobucket ..do có Hacker ! Kẻ lập Photo****et bán phần mền cho kẻ khác để xâm nhập ảnh cá nhân riêng tư ...
nên tạm dùng thử Google Photo...

Sách du lịch Iran bản Ebook

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7416_zps4b4pnxk0.png

Con đường lịch sử của Iran .(Theo Lonely Planet)

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7418_zpstxeragaj.png

và các con đường khác...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7420_zpsevtmwnft.png


https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7421_zpsmqohxq9m.png


https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7419_zpstdhqnaqa.png


https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7417_zpsw32el2ya.png

Dauchandiadang
04-11-2016, 20:53
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(4)

...…Thích lịch sử nên tôi chọn con đường lịch sử của Iran .
Khái niệm ban đầu đã có nhưng không thể nào đọc hết 887 trang của Lonely Planet mà đi . Chỉ biết sơ các thành phố cần phải đi như Tehran, Esfahan , Shiraz…
Tên các thành phố hoàn toàn xa lạ với tôi . Sau đó là những tháng này đọc và chỉ đọc miệt mài trên mạng các thông tin về Iran từ lãnh thổ - khí hậu thời tiết cho đến các nơi di sản thế giới . Tương tác với hàng loạt các trang web – các trang giới thiệu … các tin tức liên quan về Iran – con người – phong tục – thổ nhưỡng và cả những điều cấm kỵ !
Xong bước một là hình thành khái niệm con đường để đi ...

Bước 2 : Truy tìm các nơi đến và sơ đồ

Làm thế nào để chắt lọc thông tin cần thiết trong một rừng tin tức trên mạng toàn tiếng Anh ? Sau khi chọn được thời gian là mùa thu – mùa khí hậu tương đối dễ chịu và các thành phố cần phải đi rồi phải tiếp tục khai quật – đi những điểm nào trong các thành phố ấy ?
Không thể nào đọc các trang trong Lonely Planet để tìm ra được các điểm đi hoặc các trang giới thiệu khác để tìm các điểm đến trong một thành phố cách nhanh chóng bằng trang web : https://www.tripadvisor.com này.
Cứ điền tên thành phố mình thích vào thỉ nó sẽ hiện ra một loạt các thành phố mà do người đi trước bình luận hay chọn lựa . Từ đó cứ chọn từ trên xuống dưới – cứ chọn theo thứ tự từ 1 đến 10 hay đến 15 thì tùy.
Chọn xong thì cứ lấy từng điểm đến bỏ vào Google Map thử xem nó nằm đâu trong thành phố - trên cõi địa cầu này ! Trên máy Ipad thì chỉ bỏ vào vài điểm là bó chân – còn trên máy PC thì bỏ vào được 10 điểm . Nhìn các con đường chạy loạn xạ trong các điểm đến ( mục ô tô ) - trên máy PC mà cười !
Khi chưa biết điểm bắt đầu của mỗi thành phố ở Google Map –tôi luôn lấy ga tàu hỏa làm điểm bắt đầu – sau này khi biết rõ nơi ở thì thay vào vẫn còn kịp.
Chính hình ảnh “ loạn xạ “ cho ta khái niệm vị trí tương đối của các điểm đến. Rồi sắp xếp các vị trí gần nhau trong bản đồ của Google Map -theo một lộ trình ( mục đi bộ - cho dể nhìn ) – cho ta hình dung được tương đối con đường phải đi qua các điểm trong một thành phố bất kỳ . Công việc này phải làm vài lần . Nhiều điểm đến viết không đúng tên nó không hiện lên hay nó hiện lên thì bảo đóng cửa …

Dauchandiadang
04-11-2016, 20:55
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(5)

...…Kệ nó đưa một lần 10 điểm không được thì đưa vài điểm cứ thế mà làm để tìm lộ trình “ tối ưu “ theo lý thuyết bản đố !
Biết là xứ sở bị cấm vận trong nhiều năm nên đừng có hy vọng gì nhiều ở sở tại cứ chuẩn bị cho thật nhiều thông tin chừng nào hay chừng đó . Chuẩn bị xong các điểm thì in ra trên giấy để đó – tương lai sẽ dùng .
Cứ như vậy trong mỗi thành phố muốn đến ta sẽ tìm được rất nhiều điểm đến do “ thiên hạ “ đi trước mình đã chọn lựa . Điểm đến đó hay hoặc dỡ chưa biết – có sá chi !
Thú vị thì thiên hạ khen – không thú vị thì bị chê ngay và luôn trên trang web : https://www.tripadvisor.com - du khách không phụ thuộc vào một thể chế chính trị hay định hướng nào để bình luận cho nơi mình đã đến !
Cứ thế từng ngày một tôi đã lên cho mình một kế hoạch các điểm sẽ đến . Các điểm đến mà là di sản thế giới thì ưu tiên tuyệt đối . Vì đó là thương hiệu của toàn cầu .
Xong bước 2 – chỉ là sơ bộ các điểm đến và đi . Sau đó đọc và tìm hiểu khái quát về khí hậu thổ nhưỡng nơi đến để chuẩn bị hành trang . In ra một số sơ đố theo Google Map để đó mà ngắm nghía với bao dự định .

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:00
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(6)

Quá trình mày mò chuẩn bị ấy cho ra kết quả chi tiết như sau :
Theo sơ đồ đã chụp. Khoảng cách và thời gian theo Google Map .

A) Thành phố Tehran

1) Từ : Tehran Raiway Station đi đến Tehran Grand Bazaar
Khoảng cách : 3.3km thời gian 9 phút . Bằng Taxi

2) Từ Tehran Grand Bazaar đi đến Golestan Palace .
Khoảng cách : 1.7 km thời gian 7 phút . Bằng Taxi hoặc tàu điện ngầm qua 2 line đường. (Khayyam Metro..)

3) Từ Golestan Palace đi đến National Museum of Iran
Khoảng cách : 1.4 km thời gian 5 phút . Bằng Taxi .
Bên cạnh rất gần có công viên Shahr Park và Bảo tàng Tehran Peace Museum . Có thể xung quanh đây có rất nhiều công trình trung tâm !
Gần Bảo tàng khoa học và kỹ thuật.
Đi bộ 550 m là đến trường ĐH nghệ thuật . Tehran University of Art.

4) Từ Tehran University of Art đi đến The National Jewelry Treasury
(Kho báu vàng bạc quốc gia – thưởng lãm các sản phẩm quý )
Khoảng cách : 750m thời gian 3 phút . Bằng Taxi . 10’ đi bộ.

5) Từ The National Jewelry Treasury đi đến Holy Shrine of Imam Khomeini
Khoảng cách : 650m thời gian 3 phút . Bằng Taxi . 10’ đi bộ .

Một ví dụ ...

https://lh3.googleusercontent.com/Ngr_i13_By7YXQboOmvRJoozk4Mlsu8tyGt51NX0wDchKHlqKC mWX3s0m5xf5lVzh7k1BNfVbpJFwmJPZus2qlJgzBuzRD2OsWvB QXalh_5tnnmwrGJOvIptxo9gCcnrX7L6ICeS5bwo_y7Q5Swroy J1Kfprm090I-eepAvP0SjXqsujc6OCjBpaK1zmn4SZD8y2OCZVZVLj79DwkOVK 3xt1gQnOZ7XO99DHr8DCcBz5GqUIC69KajqDt5bDFhnuymTejv AKGpG8F5p1w2cqCBmvogz9RhDDiIci2T5k_a_NEdN7x7Hv-vIe690luVxXglXC2egqDbZZdZ-ASgLgBqDoMElvCQrz2E2ziBkBUWwOYGi0102aT8jxufMbaXCn3 nshQ3flJBTTRg-AXjebXqFQ_xeNFvfg6wiTv325PNaqLIuhZeeKZQYll0ODbzoc7 Hf9Q-8_sKgPxjUzBJEXWARSc0iTgzh8vMVTVwO-2XHNZUP4R6fkql7ec2-wKNlKsvttcfdiD44uBQgol6L0U8yf8Gk8vp1lEuoG6FujoJqHs kYo-1Q47RdjpRQc8QhBtG5wno9LEYzC8nwSTV22vkwRypj07ssyAaM D8kqBdU3EPH4b=w894-h670-no

Hình ảnh của Golestan Palace - một di sản văn hóa thế giới !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8678_zpsobgaci3i.jpg

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:01
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(7)

....6) Từ Holy Shrine of Imam Khomeini đi đến Valia street
Khoảng cách : 5 km thời gian 21 phút . Bằng Taxi .
Kẹt xe ờ đây chăng ? chỉ 5km mà đến 21 phút ?!
Con đường chính lớn và dài nhất trung tâm Tehran !

7) Từ Valiasr street đi đến Tabiat Bridge
Khoảng cách : 4.1 km thời gian 13 phút .
Bằng Taxi , xe buýt hoặc tàu điện ngầm ???

8) Từ Tabiat Bridge đi đến chợ Tajrish Bazzar
Khoảng cách : 11.3 km thời gian 24 phút .
Bằng Taxi , xe buýt hoặc tàu điện ngầm ???

9) Từ Tajrish Bazzar đi đến Sa'dabad Complex khu phức hợp…

Khoảng cách : 1.1 km ( nếu đi bộ ) thời gian 17 phút .
Bằng Taxi sẽ nhanh hơn 4km …. Nghiên cứu thêm các phương tiện khác.

Hoặc từ Tajrish Bazzar đi đến khu cung điện của vua Iran Niavaran Palace Complex Khoảng 5,8km . Time 25 ‘ . Có vẻ đường khó đi nhỉ !?

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:03
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(8)

...Ngày khác – phương án khác .
Từ ga đi tiếp : Đi tham quan nhanh và xa bằng thuê taxi tốc hành nếu có – mỗi chổ dừng 30 phút rồi đi tiếp. Ví dụ các công trình tiêu biểu nhưng không cầm tìm hiểu nhiều chủ yếu là chụp hình .

1) Từ : Tehran Raiway Station đi đến Azadi Tower .
Khoảng cách : 10.4 km thời gian 25 phút . Bằng Taxi

2) Từ (Tháp ) Azadi Tower đi đến (Sân vận động ) Azadi Stadium .
Khoảng cách : 1.7 km thời gian 7 phút . Bằng Taxi

Từ : Azadi Stadium đi đến Milad Tower .
Khoảng cách : 14.9 km thời gian 21 phút . Bằng Taxi

Ghi chú : Nếu không đi sân vận động thì đi đến tháp Milad luôn.
Khoảng cách : 10 km thời gian 18 phút . Bằng Taxi

3) Từ Tehran Raiway Station đi đến Tehran Museum of Contemporary
Khoảng cách : 6.2 km thời gian 22 phút . Bằng Taxi .
Ở đây là công Laleh Park luôn nhé . Một công đôi việc.

4) Từ Tehran Museum of Contemporary đi đến Masoudieh Mansion
( nhà hoàng tử )
Khoảng cách : 5.5 km thời gian 21 phút . Bằng Taxi .
Khách san : Lưu trú -Chú ý gần ga Tehran Raiway Station !

Một ví dụ khác :

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1074_zpsdzpm5ddn.jpg

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:05
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(9)


...B)Thành phố Qom .

1) Từ : Qom Raiway Station đi đến Jamkaran Mosque ( Nhà thờ nổi tiếng chụp đêm …hay ngày tùy )

Khoảng cách : 11.1 km thời gian 22 phút . Bằng Taxi
Chú ý : Từ Tehran Raiway station về thẳng đến Nhà thờ Mausoleo di Fatima el Masuma (143km đi mất thời gian 1h47’ )
2) Từ Nhà thờ Mausoleo di Fatima el Masuma đi đến nhà thờ Jamkaran Mosque . Khoảng cách : 10.7 km thời gian 19 phút . Bằng Taxi .

Tóm lại : Nếu hợp lý thuê Taxi đi về trong ngày tham quan hai nhà thờ và nội đô thành phố Qom .
Hoặc đi xe buýt đường dài về tham quan xong tối lên … Có thể để chụp đêm xong rồi lên lại Tehran.
Nguyên tắc : Cố gắng đi các thành phố xa trước rồi về gần . Hoặc linh hoạt vì thành phố này gần .
Khách san : Lưu trú ….
* Đây là thành phố dự định nhưng không đi tới trong hành trình vì gần ngày về khá đuối nên lơ luôn !
Vẫn đưa vào để tham khảo ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1075_zps9mbsfh7k.jpg

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:07
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(10)

...C)Thành phố Mashhad .

1) Từ : Mashhad Raiway Station đi đến Hazrat Imam Ali Ebne-Mosa Al-Rida Holy Shrine ( Đền thờ nổi tiếng để hành hương )

Khoảng cách : 3.6 km thời gian 11 phút . Bằng Taxi

2) Từ Đền thờ Hazrat Imam Ali Ebne-Mosa Al-Rida Holy Shrine đi đến Goharshad Mosque, Holy Shrine, Mashhad, Khorasan Razavi, Iran
Khoảng cách : 100 m thời gian …. . Đi bộ vì chung khuôn viên .
3) Từ Hai đền thờ này đi đến Tomb of Nader Shah ( lăng Vua xưa Ba Tư )
Khoảng cách : 1km thời gian 5 phút. Đi Taxi hoặc đi bộ .
4) Từ Tomb of Nader Shah đi đến nhà thờ Ghonbad Sabz

Khoảng cách : 1km thời gian 5 phút. Đi Taxi hoặc đi bộ .

5) Từ : Mashhad Raiway Station đi đến Almas Shargh Mall : Khu cửa hàng lưu niệm sản phẩm địa phương có 1000 cửa hàng nhỏ .

Khoảng cách : 6.8km thời gian 17 phút. Đi Taxi.
Chú ý : Kế bên cạnh (250m ) là công viên khoa học Professor bazima Science Park. Có công viên nước Water Waves Land cách ga 15.4km ( Đi 28’)
Còn nữa …
Khách san : Lưu trú – Một đêm – 2 ngày …

Sơ đồ đi lại tổng thể ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_0925_zpskipbvyr1.jpg

Các chi tiết hơn...theo 1)

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_0928_zpsaytjlrfw.jpg

Chi tiết nữa ...
https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_0926_zps851zthnn.jpg

Mặt sau của một nhà thờ đang trùng tu trong quần thể Thánh đường Hồi Giáo lớn nhất thế giới !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_0313_zpsdb2eyyuh.jpg

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:13
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(11)

...D) Thành phố Isfahan .

1) Từ Isfahan Raiway Station đi đến Sheikh Lotfollah Mosque (Esfahan)
( Đền thờ nổi tiếng )

Khoảng cách : 19.2 km thời gian 28 phút . Bằng Taxi

2) Từ nhà thờ Sheikh Lotfollah Mosque đi đến lâu đài Ali Qapu Palace Khoảng cách : 0.4 km thời gian 5’. Đi bộ

Tham quan luôn ở đây là lâu đài Ali Qapu Palace – Quảng trườngNaghsh-e Jahan - Phía bên cạnh quảng trường là lâu đài Ali Qapu .
Rồi đi luôn qua lâu đài Chehelsotoon Palace – cách 300m .
Khu vực chủ yếu đi bộ .

3) Từ lâu đài Chehelsotoon Palace đi đến Imam Square (Meidan Emam hay Jame Abbasi Mosque, Isfahan, Iran
Khoảng cách : 0.7 km thời gian 8 phút. Đi Taxi hoặc đi bộ .
Nơi đây tham quan rất nhiều thứ : Royal Mosque (Masjid-i-Shah) (Esfahan) . (Shah Mosque - Masjed-e Imam (Esfahan))

4) Từ quảng trường Imam Square (Meidan Emam ) và Jame Abbasi Mosque, Isfahan, Iran (Shah Mosque - Masjed-e Imam (Esfahan))
đi đến chợ Esfahan Bazzar .

Khoảng cách : 1.2 km thời gian 4 - 8 phút. Đi Taxi hoặc đi bộ .

5) Từ chợ Esfahan Bazzar đi đến nhà thờ Jame Mosque of Isfahan

Khoảng cách : 3.1 km thời gian 7 phút. Đi Taxi .

Ở gần chợ có hai nhà thờ là Sorkhi Mosque và Hakim Mosque .. tiện đường nên đi bộ thăm luôn . Sau dó thì tới jame Mosque .
Kh cách từ : chợ Esfahan Bazzar đến nhà thờ Sorkhi Mosque : 400m
Kh cách từ : Sorkhi Mosque đến nàh thờ Hakim Mosque : 400m

6) ( Hoặc ) Từ Hakim Mosque đi đến jame Mosque of Isfahan
Khoảng cách : 2. km thời gian 5 phút. Đi Taxi ...

Chụp luôn cả tên các địa danh vì không thể nhớ ...

Sơ đồ tổng thể của một ngày ... đi được bao nhiêu thì đi... không hết thì dể ngày khác - không hết nữa thì cười trừ vậy !
Đã thay thế Isfahan Raiway Station bằng nơi gần nhà Homestay .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1430_zpswdh4ydty.jpg

Nhà thờ -Dòng sông và các cây cầu ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1435_zpso78pehhu.jpg

Đêm ở đầu cây cầu nổi tiếng thế giới ...(Si-o-se Pol Bridge )

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_5144_zpsovp3cbnt.jpg

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:15
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(12)

...Ngày khác đi nhà thờ và những cây cầu . – Chụp đêm cầu rất ấn tượng !

Từ khách sạn . gần khu chợ chẳng hạn . Hay gần nhà ga .

7) Từ Isfahan Hotel đi đến nhà thờ Vank Church, Isfahan .

Khoảng cách : 1. 4 km thời gian 8 phút . Bằng Taxi

8) Từ nhà thờ Vank Church đi đến quảng trường Jolfa Square .
Khoảng cách : 0.3 km thời gian 5’. Đi bộ

Tham quan luôn ở đây là nhà thờ Bedkhem Church, cách 150m .
Khu vực chủ yếu đi bộ gần nhau .

9) Từ dọc theo bờ sông là gặp rất nhiều cây cầu : Từ nhà thờ Bedkhem Church đi đến cầu Siose Pol Bridge …
Khoảng cách : 1.9 km thời gian 5’. Đi Taxi …

10) Từ cầu Siose Pol Bridge đi đến cầu Ferdowsi rồi cầu Joui Bridge (Choobi Bridge) tới cầu nổi tiếng Khajou Bridge (Esfahan)
Khoảng cách tổng cộng : 2.3 km thời gian 28 phút. Đi bộ .
Nơi đây tham quan vừa đi dọc sông vừa ngắm cảnh .
Chờ chút ….
Nếu còn thời gian có thể đi thêm cái cầu Shahrestan Bridge (Esfahan) Khoảng cách thêm 4km.
Khách san : Lưu trú – …Isfahan Hotel

D 1) Khu vực Kashan
Khu Kashan có nhiều di tích dồn vô đi một ngày khác- có nên đi hay không ?
Suy nghỉ một chút về Kashan . Cách Isfahan Raiway station 227km !
Đi xe mất 2.32’ – như vậy chỉ có thể ở lại đây một đêm may ra có thể tham quan hết vì các khu lịch sử gần nhau !

Dù là dự định đang phân vân không biết có nên đi hay không -sợ không có thời gian - nhưng vẫn phải có sơ đồ lỡ có thể dùng !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1488_zpspkfyc4fv.jpg

Tổng thể sơ đồ tham quan...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1490_zpsnukbz3bi.jpg

Nơi Fin Garden - một vườn cây hoa lá cành đặc trưng cho Ba Tư - một trong danh sách 9 chín vườn thuộc di sản thế giới !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_7446_zpsydkyakko.jpg

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:20
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(13)

...E) Thành phố Shiraz ;

1) Từ Shiraz Raiway Station đi đến chợ Vakil Bazzar

Khoảng cách : 24 km thời gian 31 phút . Bằng Taxi

2) Từ chợ Vakil Bazzar đi đến nhà thờ Vakil Mosque .
Khoảng cách : 0.4 km thời gian 5’. Đi bộ
Tham quan luôn ở đây là con đường mang tên chợ Vakil Bazzar ,..
cửa hàng thảm , đồ thủ công …. Khu vực chủ yếu đi bộ gần nhau .
Ngoài ra còn có nhà thờ Shiraz rất nổi tiếng ở bên cạnh cách chợ 150m.

3) Từ nhà thờ Vakil Mosque đi đến Lăng mộ Arg Karimkhani .
Khoảng cách : 500 m thời gian 7 ’. Đi bộ …


4) Từ Lăng mộ Arg Karimkhani đi đến Lăng mộ Tomb of Hafez,
Khoảng cách tổng cộng : 1.6 km thời gian 8 phút. Đi Taxi .

5) Từ Lăng mộ Tomb of Hafez đi đến nhà thờ Shahcheragh
Khoảng cách tổng cộng : 2.2 km thời gian 9 phút. Đi Taxi .
Xung quanh có rất nhiều nhà thờ nhỏ khác như : Nov Mosque, Mooshir Mosque; Sibouye Tomb ; Qoba Mosque va 2ngay bên cạnh nhà thờ Shahcheragh còn có nhà thờ khá đẹp … ( tiếng Iran – không hiểu )
Trong phạm vi này là một di tích lịch sử - kính thưa các loại như : Jame Atiq Mosque Shiraz ; Nasir al – Molk Mosque ; Sayed Alaeddin Hossein Mosque ; Imamzadeh (đẹp) … toàn là các nhà thờ rất đẹp ….Sợ không đủ sức để đi.

Sau một vài lần lấy các điểm đến bỏ vào Google Map - mới chọn được vòng tròn " tối ưu " - tuy nhiên nhìn vẫn bị " choáng " một chút ...

https://lh3.googleusercontent.com/cIoKyVqvBhOf9SEksYyqiUQL-VmmtxAOkJ2mfFOtnj3q3lqCTFFlBWYb5lrNOZ0AMQmzELgpU6J FmhMy68QGH2hTn1fbyHN0epDASZnII4cNuKpB7B9pH5lD1rH7T JQkvhx-TLKxSmDi-ZLLOiY4fFJHvGpNRuRDTURfnGOnJJXqxrGP2gtrFlWrdz7BBVX fhaFY-x2Lml06ZF5tGcwSrdkpPyoQQPtUZV3W2e9-qUELlbVtt8JpCqwRw2Re8JO2UiPw81_uvHL1IjVVJQuo6zkJml lEMzAh-VYIZspI3_uSrWIzcpLgVQlP7tsp-wEQxIZfYyKNIwWeThmy98uKaxYgflhYWZ8sp3NF6ZeEiOzf5jZ nL6nduMVmAUvsb9sqzZs98_wZ3HyxFOvuplSqqa2bb_aSzowV1 UzGNTLE1WnMK1deLI6iuJfV6z7QjXwnvCareCQp--1eNnsA0WW_1dIZhZBPOGqnPhRfKmRibNEf9Y6l23dqzdnFC26e GUJNsLfCjORoGF0Bt5xdevjbfB-_yxkmUPywVftlzjW0ajQTmqkUoC4K4V30Gxljh4oPub4gYQsVD 5zWuOGbDOSr4QVYBFBRYOuNYpTLF79gbQqlfdP5=w894-h670-no

Các chi tiết cụ thể khi đi bằng taxi ...

https://lh3.googleusercontent.com/3JOhzXDGmH6HM062OM4qD3VvyaA4yWzOY5tQwb53RsQQEf2qwn cg7UaGXf4WvtlEiu9QGs_FnZuN4kcDWiNyqX1K_mKHcivtZQFt UCJhLatx-QuwtUg4Du6_hvHFwiOx1agYa4n_pICdZiEia_zsG6y_lsjHMau OLCfbbBMtXr6HjDRClWNsMp75veVCoRGYjZkksGG0FQ0hd6FAJ QhkP_L69m2A7x4YHVhi5G7GBaJGOd5HhrnJlrG6oHIcGbhGxh5 NWx9FfwxcnO7-329QfDk1J5xu9dM0M0NlAX0U_ANyMK4Rs_OV0gEz40Ls39YUDJ LGxBz240zw_B6lxp2qATq0fTTRJndsmDj_U4QNt0CzH0vOeAOX HpJ3Pvgp4__4lplgYAhv9bYGUOZcuUXEhsLFTq13CLSCr-NJXxoDyKkUAkIyXrsy1EQ_V1gIZ3P7k6ZDt1pnbktuZVA3pJ7Q PV8ouqQOthfQ63esoFMq4icjIFC4RvDgd1UEMYgcI7jrlE7S3L vE0MVHbt95D9lA2beaVKIEgIjlj8xnVxaZlwbeEHJkFO0MjFu3 jt66Dss-glkQWhxK22_MaFbTiJlP8si428a7gkQxGK-Truwq7CEPL6Ga=w894-h670-no

Chi tiết khi muốn đi bộ ..

https://lh3.googleusercontent.com/-UVN5sRDxBdIxU-Jz66yqZzXx0evzhTnDg5eE4PYFFoJnrl3DiEQE0qnn4gYdnrZd 5spFXUHNe0OmRDgmvm6CXxQdxploc5cPFTYmnJFzWKWlAB4lR2 QPsq5ZDdoP1n41-btH39SurSRKc47GJ6T7wN5xjUJ4kSJlhYnCYPBu3BTSvsEEc-AuHXbAn4MeMfPSNGEfBEApAnbp6JWn70DWz7SF-1Zz72fHNnsEzh-fY6TxOzMmOdkWA-rddsXnufAD3AUZh7-ZdzVAJnRQjmIQX2fZsbrPz9ReTJLb15T7loTxOxcA6RONTJVfc irncdOHrJiDoXu3adcQ_GAiNwu7LdvML3rTQgQR2dTQijxaBSd HiZKdKmhvz2uWZGSNnY7jDz2dXirKt5K0pDNNeC4paXdJtK85P n-M3-vILOL9aLsSeQOBqEw6UJ_BwMqIsJ3WtF7TdYK-PKnIpLvMC1--fNthudCwAfGa6wHh0hL0-cTD7KEw8IDqr0jdGAEzTL9IhO74KK4iR93FXP4flfcATc6QbsN xTOx5itJMympcxfg5DauPykMqxf003Q9vFNCcqwOEwsaLIgzO5 eFV4EzmrEiRwT2mhZKRcbtRV2GT9t8Wlg9=w894-h670-no

Thánh đường Shahcheragh - một lần gặp gỡ !

https://lh3.googleusercontent.com/wAgNuUMsSYgfN5y-rMQyNOHC9FFxlzZxdy7wcC-OJNx_170IgOpLBuOg0xH8wZS9gppWjISv_Ca1kKrj3TDNPpSKh FZJHYQy-_I0HmXM2OIx10rubCs5n7KYVraBw3kCaD0cKEXwfsV6hpRAkdd goFGWVUvIxH4f23V_k4cwEPaoSG29vbes5bUlYbx-Y0a1PslGauS-xsIux94UA7lk5OdR5WVIjz3Di0Ur1skGISUKB1bvPyzoImshCR w9WXZKlswrWx-X4rTKF4zP0Gpe2g2sgZlsu5nBVepTZ3xnScC2kgkQCWcUDupDD ipvgAOq4KE7yhPNNmj-ycj4JhBNk6rLiSPdb94_sI1TJQSQ7QlmZA6yjjKDUIwJwtyrfz mqHuwoRRE0v8CFGGEvlqrYCN4KSvEaDFa1EK0XdCuxpzaFGxE7 oR2Qx2hN1kd65TO4e23OqqFXkDJJmFeLPGG2WOAO4WKSZcCOd6 6JmK9Zdec_kJTWvIVwy2foAlu9O6oII5qZg_kRU4in9yL6Kkjj _3rrAtMuvI3TCan4QsenBJgG57TsYJdybnU9HPIyfVACCSqNq5 mXOQX5dWesX9Eto0kyr7wAtn8P4tdhTkYqaGO6oQVj=w900-h600-no

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:22
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(14)

...
6) Từ nhà thờ Shahcheragh đi đến Qavam House ( Cung điện hè chăng?)
Khoảng cách tổng cộng : 2.1 km thời gian 10 phút. Đi Taxi .
Hoặc có thể lang thang tham quan một số nhà thờ xung qunah rồi đi bộ sẽ đến Qavam House nằm trên đường : Loft Ali Khan ..

7) Từ nhà Qavam House đi đến pháo đài ? Shiraz (cung điện xưa ?)
Khoảng cách tổng cộng : 7 km thời gian 15 phút. Đi Taxi .
Ngay tại đây có tòa nhà tắm xưa Vakil Bath !!!

8) Từ pháo đài ? Shiraz đi đến Tomb of Saadi, Fars, Shiraz, منطقه ۲، شهید رحیم دل، Iran
Khoảng cách tổng cộng : 7 km thời gian 13 phút. Đi Taxi .

9) Từ Tomb of Saadi đi đến Hafez Tomb
Khoảng cách tổng cộng : 4.3 km thời gian 13 phút. Đi Taxi

10) Từ Hafez Tomb đi đến Ali e bne Hamzeh Holy Shrine, Shira
Đi bộ khoảng 1km ! Khoàng cánh 2 km .Đi Taxi

10a) Có thể từ Hafez Tomb đi vào vườn Ba Tư Jahan Nama Garden, Fars, S Khoảng cách : chỉ 700mm thời gian 9 phút. Đi bộ . Nghĩ ngơi.
10b ) Từ vườn Tư Jahan Nama Garden đi bộ hoặc Taxi - 1km là đến cổng Qur'an Gate vào cổng : tham quan ngay tại đây là Lăng mộ Khajouye kermani's tomb…. (Vua xưa chăng ?)
10c) Từ vườn Ba Tư Jahan Nama Garden cách 550m là Nhà bảo tàng đá Haft Tanan Museum…Từ đây nhìn toàn cảnh của Tp Shiraz !!! Hoàng hôn !

11) Từ Cổng Qur'an Gate … đi đến đền thờ Ali e bne Hamzeh Holy Shrine
Khoảng cách tổng cộng : 3.4 km thời gian 8 phút. Đi Taxi .

Chú ý : Di sản ở Shiraz cần tìm hiểu thêm bởi có nhiều khu vực khác… sẽ bổ sung sau khi đọc bài di sản … Phế tích Persepolis

12) Từ Cổng Qur'an Gate … đi đến phế tích Persepolis .
Khoảng cách tổng cộng : 53.5 km thời gian 48 phút. Đi Taxi .
Đây là một phế tích nổi tiếng !....
….. sẽ bổ sung thêm sau khi hiểu di sản ở Shiraz …

Có di sản lăng mộ Vua đại đế Tomb of Cyrus the Great – Fars cách phế tích Persepolis . Khoảng cách : 82,5 km . Thời gian 1h 11’ có xứng đáng để tới không?
Thời gian xem khoảng 15-30 ‘ vì chỉ có một cái lăng !!! ???
Khách san : Lưu trú – …

Di sản Persepolis và " giai nhân " người Rumani !

https://lh3.googleusercontent.com/7OBrNvN-5r4vNdlyKP02K8nUYRa5ApQNyUF5jKHSrbbIUOxbgiSNfvh6nN mX--78_rqGOEZmTpdz4IvJh5IV1Q0xEXV2puawybfl7F8v71yZgTNe jPa1vd7Fvt3p9YBVlPOynIuzQsxYcmY_44ulLIlpGPpNQrA-d-WeN3pc1f8WvvD49qb8XgYo6BkX1jew6QNHiIkXmlyMULTUd7dx ILtl3RDOMoWz1OZePOB-KdvbFE8Rvuz91vJP1P3dtq6OEa6KSW8CLCBaRteItWB65wikIo li-mJbOHYdXDMk7_Nbz4gfb82cyGWWI9shO7N8ZisDDv1-RcneLrMwPZr325wWm43_1La7nIrPmRCW2BPDmTSXwD2rhfUIfW 8y8qgf7TXNGsPdhKyxKkQFdmrbCunbXpIAEuw3KP6H2xg-mA_wd5Dwufw-cfu9fhKFHNQ4hZcKqi05eh57SCt66wbePjSZL8ZgZ6JbT6i0Re AbJRPka7QUloJTWNfERiCp7VcfOXYDrF0_AyJbieBAD9hZ0jl4 huV_aAiTJlX6JDWMXoCUfSlIYYDrHAPgudDYY5YlIa5JxxhGvw bj06x4P2-Q5PWxhg1UpReEM7UOBzvfvm8mZS_a=w900-h600-no

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:25
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(15)

...F) Thành phố Yard . Miền Trung của Iran.

1) Từ Yazd Raiway Station đi đến Shish Badgiri Ab Anbar Silence Tower – Yazd .

Khoảng cách : 4.1 km thời gian 8 phút . Bằng Taxi .

2) Từ Tháp Silence Tower( Shish Badgiri Ab Anbar Silence Tower )
Có thể đi đến khu phố Old Town . khu phố cổ …
Khoảng cách : < 1km thời gian … . Đi bộ

3) Từ Tháp Silence Tower đi đến nhà thờ Amir Chakhmagh
Khoảng cách : 1.2kmm thời gian 5 ’. Đi Taxi …

4) Từ nhà thờ Amir Chakhmagh đi đến nhà bảo tàng Yazd Water Museum . Khoảng cách : 280 m thời gian 4 phút. Đi bộ .

5) Từ nhà bảo tàng Yazd Water Museum đi đến nhà thờ Jame Mosque of Yazd.
Khoảng cách : 1km thời gian 5 phút. Đi Taxi hoặc đi bộ...
Từ đây có thể đi qua chợ Char Sooq Bazaar Street, Yazd, Iran
Vì chỉ cách 150m .! Có quán xá cà phê xung quanh …

Chụp riêng tên địa danh -vì rất khó nhớ ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1478_zpsuvlumwbx.jpg

Sơ đồ tổng thể ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1477_zpsclfuuzkw.jpg

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:26
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(16)

...6) Từ Jame Mosque of Yazd hay chợ Char Sooq Bazaar Street đi đến nhà Yazd Art House .
Khoảng cách : gần 1km nếu đi bộ , Còn Taxi thì : 1.9km .

7) Từ nhà Yazd Art House đi đến nhà tù Alexander's Prison, Yazd,
Khoảng cách : 350m thời gian 4 phút. Đi bộ...
Chúy ý : Xung quanh đây còn có hai bảo tàng : Fahanda Museum và
Heidarzadeh ‘S Museum of Coin and Anthropology. (bảo tàng tiền tệ và nhân chủng học )! Đi bộ trong phạm vi <500m .

8) Từ nhà Yazd Art House đi đến nhà vườn Dowlat Abad Garden,
Khoảng cách : 4 km thời gian 12 phút. Đi Taxi .

9) Từ nhà vườn Dowlat Abad Garden đi đến đền Zoroastrian Fire Temple .
Khoảng cách : 4.1 km thời gian 12 phút. Đi Taxi .

10) Từ đền Zoroastrian Fire Temple đi đến phế tích lâu đài Sar-Yazd ! Khoảng cách : 42 km thời gian 46 phút. Đi Taxi.
(Có thể đi hoặc không ) Nếu ở lại Yazd một ngày thì không thể đi!
Còn có Sardi Garden cách đền 23km …Vườn xưa …làm nhà hàng!
Khách san : Lưu trú – …

Hình ảnh lấy từ trước trên mạng - đề phòng nhiều tài xế taxi không biết tiếng Anh - đưa hình ra là tới - cách này rất hữu hiệu !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1033_zpsikluautg.jpg

Ảnh chụp thực tế tại hiện trường ...Tháp binh yên -Silence Tower -
Thật ra nói như vậy họ khó hiểu mà đọc tên phần trước : Shish Badgiri Ab Anbar thôi là họ hiểu ngay ! Tiếng địa phương nghe gần đúng họ cũng hiểu ra vì mình là khách du lịch !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_6102_zpsf9wt8lwd.jpg

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:27
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(17)

....G) Thành phố Tabriz . Miền Đông của Iran.
Thuộc tỉnh East Azerbaijan Province

1) Từ Tabriz Raiway Station đi đến nhà thờ Jame Mosque,Tabriz
Khoảng cách : 6.3km Thời gian : 22 phút . Đi Taxi hoặc xe buýt.

2) Từ nhà thờ Jame Mosque,Tabriz đi đến chợ di sản Tabriz Bazzar.
(Tabriz Historic Bazaar Complex) –Unesco

Khoảng cách : 550 m Thời gian : 6 phút . Đi bộ.
Bên cạnh có nhà thờ Haj Safar Ali Mosque có thể xem thêm.
Nhìn trên bản đồ thấy gần sông ? Chưa biết thế nào ? Có đi xem cầu không ? Có cầu nào nổi tiếng ?
Bên cạnh nhà thờ Jame Mosque – còn có nhà thờ : Qari Mosque .

Từ nhà thờ Haj Safar Ali Mosque đi bộ đến nhà thờ
Saheholamr Mosque khoảng cách 600 m . Time : 8 phút .

3) Từ nhà thờ Qari Mosque đi đến Cổng thành Arg Citadel of Tabriz .
Khoảng cách : 1.6 km thời gian 9 phút. Đi Taxi .

4) Từ Arg Citadel of Tabriz đi đến nhà Benam House .
Khoảng cách : 700 m thời gian 9 phút. Đi bộ .

5) Từ Benam House đi đến Quảng trường Saat Square .
Khoảng cách : 500 m . Đi bộ .

6) Từ Quảng trường Saat Square đi đến nhà thờ Blue Mosque .
Khoảng cách : 500 m thời gian 9 phút. Đi bộ .
Ngay tại đây có bảo tàng Azerbaijan Museum,

7) Từ nhà thờ Blue Mosque đi đến Cầu Qari Bridge .
Khoảng cách : 1.3 km thời gian 16 phút. Đi bộ .
Có thể đi đường tắc ngắn hơn.

Tổng cộng thời gian đi bộ hết trên đường đi chuyển theo sơ đồ :
Hết 1 h 4 phut trong phạm vị 5,1 km .
Sơ đồ như sau : Nhà thờ Jame Mosque - nhà thờ Qari Mosque -- Khu chợ di sản : Tabriz Historic Bazaar Complex ----> nhà thờ Haj Safar Ali Mosque -- Cầu Qari Bridge -- Nhà thờ Blue Mosque ---- Quảng trường Saat Square -- Benam House --- Arg Citadel of Tabriz -- vế lại ga Tabriz .( Gởi va ly tại ga )

Chú ý làng Kandovan từ xưa còn lại - làng vách đá !
*Tabriz Raiway Station đi đến …làng Kandovan 47,9 Km.
Mất 53 phút . ( đã bị đóng cửa theo Google Map)
Nếu còn thời gian thì thuê xe Taxi đi cho biết còn không có time thì thôi .
Khách san : Lưu trú – …

Sơ đồ đi bộ ( cho dễ hình dung ) tổng thể .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1066_zpsov2khrdg.jpg

Một ví dụ chi tiết - có thể thấy các địa điểm trong sơ đồ nhỏ ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1063_zps1ipbgukx.jpg

Con đường đi đến Kandovan ( nếu muốn )

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1067_zpsl5s6b6wp.jpg

Một phần sơ đồ ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1061_zpsi64du4dh.jpg

Cái Cổng thành nổi tiếng - Arg Citadel of Tabriz là đây ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_9773_zpstlgcruhy.jpg

Dauchandiadang
04-11-2016, 21:32
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(18)

...Ở trên là các điểm đến của các thành phố lấy từ trang thông tin du lịch nổi tiếng https://www.tripadvisor.com
rồi làm từng bước theo mô tả như phần đầu - mất khá nhiều thời gian của mình ....
Từ khái niệm đến chi tiết và còn khá nhiều phân vân chọn lựa .. tất cả là dự định - phải còn nhiều tham số nữa !

9h37pm hôm nay trang photobucket bị treo nên chưa bổ sung các hình ảnh đã lưu !

Sáng nay trang Photobucket vẫn chìm trong khủng hoảng... do " Brandon Bourret bán phần mềm sử dụng để xâm nhập sự riêng tư của khách hàng Photobucket đồng thời ăn cắp hình ảnh riêng tư của họ để tống tiền.
Photobucket là nạn nhân của một vụ tội phạm mạng kỳ lạ - bị "vạch mặt " bởi Bộ Tư pháp Mỹ ngày hôm qua. "
( Theo http://www.darkreading.com/attacks-breaches/photobucket-hacker-sent-to-prison/d/d-id/1327379 .)

Trước mắt thấy các hình minh họa cho phần 1 xem lại chưa được !

May nhờ vọc nhiều nên chuyển qua tải ảnh lên Google Photo - đưa ảnh lên khá nhanh !

Update : chiều 6/11 kiểm ra lại thấy - hình như ảnh từ Google Phôt chưa được hổ trợ " code " hay sao - mà sự hiện hình chưa ổn -đành phải chuyển lại qua photobucket !!!?

Dauchandiadang
05-11-2016, 10:58
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(18)

2.3 Bước 3

Bước 3 là bước ai cũng phải trải qua là xem xem Visa thế nào ?
Thấy có Visa On Arrival và Visa xin trước . Một chiều trời đẹp đánh dòng chữ trên Google : làm visa du lịch Iran thì thấy có vài công ty làm dịch vụ Visa – chọn một gọi thử - một giọng Bắc đầu dây bên kia hỏi đi làm gì – trả lời đi du lịch – không làm !- trả lời giọng nhác gừng rồi cúp máy không kịp cho người nỏi cám ơn !
Thôi thế thì thôi đành chọn VOA - Visa On Arrival -vậy. Có một vài thông tin trước cho VOA về ngày tháng và chi phí .
Có bảng tin thì bảo 50USD cho 15 ngày. Có tin thì viết 50USD cho 17 ngày . Không biết tin ai – nhưng vẫn chọn 17 ngày.
Trước khi đi khoảng hơn 2 tuần vẫn chưa yên tâm lắm về vụ Visa – không biết mình tính toán lập kế hoạch- mua vé máy bay…ì xèo rồi mà người ta không cho nhập cảnh là tiêu tán đường. Tình cờ đọc mục tìm bạn đồng hành đi nước ngoài -thấy có vài người trong Phượt rủ nhau đi (12/10) – mail hỏi bạn ấy bảo – bạn em nói là 100Euro . Nghe nói 100 Euro là chắc chắn vô được nên yên tâm không suy nghĩ về vấn đề Visa nữa . Tốn tiền mà cho nhập cảnh là OK.
Sau này có tôi đã chia sẻ ở phần 1 ( chỉ nhắc lại ) là : 100 Euro phí Visa – 16 USD phí cảnh sát bảo hiểm…
Thời gian cho “ tạm trú “ là 30 ngày . Cũng có tin tức đọc được là gia hạn thêm thời gian mất 10USD – chưa gia hạn nên chưa kiểm chứng được.
Xong phần Visa – chọn phương án VOA là đến các phương thức đi lại –ăn uống ngủ nghĩ . vé tham quan và các vấn đề chi phí khác …

Dauchandiadang
05-11-2016, 11:08
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(19)

2.3 Bước 3-1 : Vài ghi chú thêm về Visa on Arrival - VOA .

Thông tin lấy từ trang web https://www.sfiran.com/ chuyên cung cấp Tour - đặt phòng và nhà hàng . Tình cờ vào tìm và gặp có nhiều thông tin hữu ích ! Sau này có đặt phòng từ trang này sẽ kể sau .
Thông tin chung về VOA '' ... Visa với Iran .
Vấn đề lớn nhất đối với du khách thường lo lắng về việc nhận visa Iran ở nơi đầu tiên. Chúng tôi thường xuyên hỏi: các quá trình nhận được visa Iran khi đến là gì? Vì vậy, ngay cả khi quá trình này có vẻ nản chí đủ bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích du khách đến Iran. Các yêu cầu về visa Iran đang thực sự khá thẳng về phía trước, vì vậy đây là một hướng dẫn dễ dàng nhận được visa du lịch khi đến với Iran.

Trường hợp để Nhận Visa Iran về Arrival (VOA)?
Theo nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, vào cuối năm 2015 đã quyết định rằng các hộ chiếu và Vụ Visa tại các sân bay quốc tế lớn của Iran có thể phát hành 30 ngày thị thực khi nhập cảnh vào quốc gia nhất định. Tuy nhiên VOA không được cấp tại cửa khẩu biên giới đất.
Những sân bay bao gồm:

Sân bay quốc tế Imam Khomeini (IATA: IKA).
Mehrabad sân bay Tehran (IATA: THR)
Mashhad Airport (IATA: MHD)
Shiraz Airport (IATA: SYZ)
Tabriz Airport (IATA: TBZ)
...)

Dauchandiadang
05-11-2016, 11:12
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(20)

2.3 Bước 3-2 : Vài ghi chú thêm về Visa on Arrival - VOA .

...." Ai có thể có được Iran Visa Arrival (VOA)?
Visa Iran khi đến có sẵn cho công dân bình thường của các dân tộc sau đây chỉ với mục đích du lịch. Visa on arrival ( VOA) có thể thu được có hay không có Bộ trước khi Ngoại giao (MFA) phê duyệt, tuy nhiên bạn có thể tìm thêm 2-3 chậm trễ sân bay giờ (tùy thuộc vào chuyến bay đến), thêm vào một khoản phí 25 € thêm vào các chi phí và lệ phí thị thực , nếu bạn đến mà không có sự chấp thuận MFA.
Armenia - Úc - Albania - Đức - Áo - Uzbekistan - Tây Ban Nha - Slovenia - Slovakia - United Arab Emirates - Indonesia - Ukraine - Italia - Ireland - Bahrain - Brazil - Brunei - Belarus - Bỉ - Bulgaria - Bosnia-Herzegovina - Bồ Đào Nha - Peru - Tajikistan - Thái Lan - Turkmenistan - Trung Quốc - Đan Mạch - Liên bang Nga - Romania - Nhật Bản - Singapore - Thụy Điển - Thụy Sỹ - Syria - Ả-rập Xê-út - Oman - Pháp - Palestine - Síp - Kyrgyzstan - Qatar - Croatia - Hàn Quốc - Triều Tiên - Colombia - Cuba - Kuwait - Georgia - Lebanon - Luxembourg - Ba Lan - Malaysia - Hungary - Mông Cổ - Mexico - Na Uy - New Zealand - Venezuela - Việt Nam - Hà Lan - Nam Tư - Hy Lạp.
Nguồn: Bộ Ngoại giao. (Bản dịch).

Hạn chế cho Iran Thị thực trên Arrival
Các visa khi nhập cảnh chỉ có sẵn cho mục đích duy nhất của ngành du lịch, nơi sở hữu ban đầu ban hành các văn bản của những nước có thẩm quyền.
Hộ chiếu đông đến Iran cho mục đích liên quan đến hành hương, ngoại giao, báo chí, hậu cần, học tập, kinh doanh được khuyến khích áp dụng cho các loại visa riêng biệt tại một trong các lãnh sự quán Iran. Ngoài ra khi liên quan đến vấn đề bảo mật như kết nối chặt chẽ với các ngành công nghiệp truyền thông, Nhà nước Israel, và khách du lịch với nền an ninh, quốc phòng, cũng nên áp dụng cho thị thực lãnh sự. Vì lý do này có 5% cơ hội bạn có thể bị từ chối.
Bạn có nghi ngờ? Sau đó, chúng tôi đề nghị xin cấp thị thực lãnh sự ít nhất một tháng trước khi đến....."

Dauchandiadang
05-11-2016, 11:29
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(20)

2.3 Bước 3-3 : Vài ghi chú thêm về Visa on Arrival - VOA .


Yêu cầu Thị thực Iran khi vào đến: Hồ sơ để đem theo có gì ?

..."Bạn nên mang theo hồ sơ của các chi tiết chuyến đi của bạn: điều này thường bao gồm các chi tiết của ít nhất một phòng Iran khách sạn, công ty du lịch địa phương, thành viên gia đình của Iran, hoặc người bạn địa phương. Những người nhập cư sân bay sẽ thực hiện một vài cuộc gọi điện thoại để xác nhận liên hệ với địa phương của bạn.
Thông thường có 6 bước:
1) Bảo hiểm y tế Iran Cover, hoặc mang theo một bản in của bảo hiểm sức khỏe của bạn, hoặc nhận được một tại sân bay với giá khoảng € 15. Vụ Hộ chiếu và Visa sẽ cần nó.
2) Gửi Form. Các thông tin chi tiết sẽ giống như mẫu đơn xin thị thực này, bao gồm các chi tiết liên lạc địa chỉ và số điện thoại ở Iran (khách sạn đặt phòng, bạn bè / gia đình, hoặc cơ quan du lịch).
3) Nhận Visa Phê duyệt và chi tiết thanh toán visa. Điều này có thể mất một vài giờ.
4) Nộp Visa phí tại quầy tiếp theo, đó là khoảng 75 € cho người châu Âu hoặc 50 € nếu bạn có một Mã MFA. Hãy cẩn thận với các đồng tiền khác so với Euro hay USD nếu không nó có thể gây ra sự chậm trễ.
5) Nhận Stamp Visa (Full Page).
6) Đi qua kiểm soát xuất nhập cảnh (Entry Stamp). Kiên nhẫn trả lời bất kỳ câu hỏi
Bản sao hộ chiếu của bạn và một vài hộ chiếu hình ảnh kích thước nói chung là không cần thiết. Cũng không phải là mã uỷ quyền MFA. Tuy nhiên nó luôn luôn tốt nhất để mang lại thêm bản sao của tài liệu của bạn như bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ cần đến chúng. toàn bộ quá trình có thể mất từ 2-4 giờ tùy thuộc vào các sân bay và thông lượng hành khách bị đầu cuối...."

Thực tế có thay đổi : Phí bảo hiểm - cảnh sát ..16USD
Phí Visa đối với người Việt Nam : 100 Euro cho 30 ngày lưu trú .

Dauchandiadang
05-11-2016, 11:31
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(21)

2.3 Bước 3-4 : Vài ghi chú thêm về Visa on Arrival - VOA .


..."Ai cần một Visa Iran?

Công dân có nguy cơ cao của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Bangladesh, Jordan, Iraq, Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan cần một thị thực lãnh sự để đi đến Iran. Ứng viên phải đáp ứng các yêu cầu về visa Iran của MFA bằng cách nộp đơn xin thị thực của Đại sứ quán Iran đề cử hoặc Lãnh sự quán gần nhất.

Tôi có nên xem xét những gì khác?

Visa miễn phí Du lịch đến khu thương mại tự do
Visa Iran không cần thiết cho Kish và Qeshm Island, nơi bạn có thể ở lại trong 14 ngày mà không cần visa. Điều này bao gồm Anh, Canada, và công dân Hoa Kỳ. Thị thực du lịch miễn phí áp dụng cho các khu vực thương mại tự do kinh tế của đảo Qeshm và Đảo Kish ở vùng Vịnh Ba Tư.
Nếu kế hoạch để vào các bộ phận khác của đất nước thông qua một khu vực tự do thương mại, du khách có thể ghé thăm Bộ Ngoại giao (nhiệm vụ xuất nhập cảnh) trên đảo nhau để nhận được sự cho phép. Quyền cũng được yêu cầu cho chuyển xe và hàng hóa cồng kềnh với đất liền.

Đi du lịch với trẻ em

Theo luật Iran, một mẹ nữ đi du lịch với các con phải có (thường là bằng miệng) cho phép của cha để đưa họ ra khỏi Iran. Điều này được giả định là các trường hợp do cơ quan di trú Iran trừ khi người cha đã kiến nghị tòa án, và / hoặc các tòa án đã ra phán quyết để ngăn chặn trẻ em đi du lịch.
Để biết thêm thông tin liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Iran gần nhất..."

Dauchandiadang
05-11-2016, 11:42
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(22)

2.3 Bước 3-5 : Vài ghi chú thêm về Visa on Arrival - VOA .


..."Du khách được phép vào Iran tại các cửa khẩu đường bộ - tuy nhiên phải có visa Iran - phải được sắp xếp trước thông qua một trong những lãnh sự Iran ở nước ngoài. Nếu không có được thị thực khi đến Iran –thì chỉ được cấp Visa ở tại sân bay và cảng biển quốc tế lớn.

....Sốt vàng da
Chủng ngừa sốt vàng là cần thiết cho du khách khi đến Iran từ các nước có nguy cơ lây lan bệnh sốt vàng.

Dân Israel và khách du lịch đã từng đến Israel .
Các quy định Iran cho phép đánh giá thị thực cho tất cả các công dân - trừ Palestine của Israel. Nếu hộ chiếu của bạn có chứa một con tem của Israel hay tem từ điểm biên giới của các nước khác với Israel, bạn có thể bị từ chối nhập cảnh vào Iran.
Nói chung sau này chỉ áp dụng nếu bạn đã đi du lịch tới Israel trong vòng 6 tháng trước đó. Để biết thêm thông tin liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Iran gần nhất.

Quốc tịch kép
Iran không công nhận quốc tịch kép. Các nhà chức trách Iran sẽ phủ nhận rằng chính phủ nước ngoài có trách nhiệm hợp pháp cho người Iran có hai quốc tịch. ...Tuy nhiên điều này là, trừ khi chính phủ Iran đã công nhận một sự từ bỏ chính thức hoặc mất quyền công dân Iran. Công dân có quốc ịch kép cũng có thể bị xử lý theo pháp luật khắc nghiệt hơn so với khách với chỉ một công dân nước ngoài duy nhất..."

..."Hộ chiếu và Visa hiệu lực.
Hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực trong một thời gian tối thiểu là 6 tháng kể từ ngày nộp đơn xin visa Iran của bạn được gửi. Bạn sẽ có 3 tháng để vào Iran một lần visa Iran của bạn đã được cấp hộ chiếu. Tuy nhiên điều này là tùy thuộc vào đăng ký Iran hành trình du lịch của bạn, nếu bạn có một.

Giấy tờ thông hành tình trạng khẩn cấp
Giấy thông hành khẩn cấp (ETDs) không phải là giá trị nhập cảnh vào Iran.
ETDs được chấp nhận cho xuất cảnh từ chỉ Iran; Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng đối với một công dân - người đầu tiên phải có được sự cho phép của Cục người nhập cư nước ngoài của Iran - Bộ Ngoại giao (BAFIA).
Đại sứ quán Thụy Điển có thể phát hành ETDs EU cho công dân Anh.

Đại sứ quán Thụy Điển
Modarres Blv., Fazlabad
Shiraz, Fars
Iran
Tel: +98 711 7260030
Web: bafia.moi.ir/
......."

Thực tế mình đi thì không cần giấy tiêm chủng gì cả . Có mua bảo hiểm du lịch tại VN - nhân viên hải quan cũng không cần xem.
Có đem theo ảnh phòng hờ cũng không cần dùng !

Dauchandiadang
06-11-2016, 19:13
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(23)

2.4 Bước 4 : Sắp xếp chọn lựa hảnh trình từng ngày đi.

Đây là một phần đau đầu và phức tạp nhất trong quá trình lên kế hoạch - vì cần thỏa mãn quá nhiều biến số - cho nên chọn " thuật toán "
giải theo phương pháp gần đúng dần dần - bằng cách một lần lên kế hoạch với 1 hoặc hai biến số đơn giản .
Do thích đi tàu nên phải nghiên cứu hệ thống tàu hỏa ở Iran thế nào để lên chương rình sơ bộ ... Chính quá trình làm tới làm lui nhiều lần cũng rút ra đuoucự một số kinh nghiệm .

Trước hết nên làm quen với trang web : http://www.iranrail.net/map.php

Cho ta mấy sơ đồ sau :
Cái nhìn tổng thể về hệ thống giao thống đường sắt ở Iran .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7423_zpsz9oqo1hu.png

Sơ đồ đường đi nối liền theo tuyến- điểm .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7422_zpsapoyweqr.png

Cái thú vị là khi rà con chuột vào từng con đường thì sẽ hiện ra một bảng ví dụ như sau :

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7424_zpsjlf20zc4.png

Chính cái bảng này cho ta biết hành trình từ A đến B - nhiều mốc thời gian khởi hành và kết thúc - lẫn giá vé , loại tàu và đi hàng ngày hay luân phiên ( là dạng đi cách ngày ) .
Nghiên cứu vài mục của trang web sẽ biết được sơ bộ loại tàu - hình ảnh con tàu và khoang tàu ... Có thể hình dung được đi con tàu nào mình thích và giá vé tùy chọn .
Dựa vào đó tôi lên sơ bộ như sau - ban đầu chỉ chọn đi 15 ngày !

Dauchandiadang
06-11-2016, 19:50
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(24)

2.4 Bước 4 : Sắp xếp chọn lựa hảnh trình từng ngày đi.


Tất cả các phương án đưa ra - điều có thể sử dụng - với mục đích là tham khảo quá trình...

Nghiên cứu hành trình … Đi Iran . ( Ban đầu rất là sơ bộ ...)

Do tại ga Tehran hay xuất phát từ đêm nên tốt nhất là thuê KS gần ga –ưu tiên một – để gởi đồ và thuận tiện đi lại.

Chủ yều là ngủ trên tàu !

Ví dụ : Từ Tehran đi Mashad

Ngày 0 : Từ TpHCM bay ,,, Tehran …???
Đêm 1 đi tàu Tehran (20h) đến Mashad ( 6h10 ) (863000IR) or ( 19h40 )------- –( 5h40) Giá vé : 740000 IR . Daily
–chơi Mashad -1 đêm -2 ngày.
Ksan Mashad :

Ngày 2 : Chơi Mashad…
Đêm ngày 2 – từ Mashad (19h55 ) đi Tehran ( 6h10 ) .
Giá vé : 740000 IR . Daily

Ngày 3 : Nguyên một ngày Tehran ….
Đêm ngày 3 – từ Tehran ( 19h50 ) đi Tabriz ( 8h40 ) or (16h10 )---(4h45)
Giá vé : 475000 IR . Daily.

Ngày 4 : Chơi môt ngày ở Tabriz tối lên tàu .
Đêm ngày 4 : lên tàu từ Tabriz ( 20h20 ) về lại Tehran (9h15 ) or (18h55) ---(8h)
Giá vé : 462500 IR . Daily.

Ngày thứ 5 : Chơi Tehran….
Phuong án 1”
Đêm thứ 5 : Tehran ( 22h35 ) đi Isfahan (5h35 ) luân phiên or ( )---( )
Giá vé : 350000 . Luân phiên !
Ngày thứ 6 : Chơi Isfahan
Ksan ở Isfahan :

Ngày thứ 7 : Chơi Isfahan.
Đêm 7 ….

Phuong án 2 ”
Đêm thứ 5 : Tehran ( 15h45 ) đi Shiraz ( 7.05 ) or ( ) --- ( )
Giá vé : 790000 IR . Daily

Ngày thứ 6 : Chơi Shiraz
Ksan ở Shiraz :

Ngày thứ 7 : Chơi Shiraz
Đêm 7 …. Từ Shiraz đi xe buýt đêm đến Isfahan …??? Sáng tới tìm KS.
S= 473km Time : 5h 34’ ... Sáng tới tìm KS gởi valy.

Ngày thứ 8 : Chơi Isfahan
Ksan ở Isfahan :
Ngày thứ 9 : Chơi Isfahan.

Đêm 9 Đi tàu từ Isfahan ( 20h45 ) đi Tehran ( 4h10 )
Giá vé : 350000 IR .Daily
Ngày thứ 10 : Chơi Tehran …
Chiều về Tp Qom … ( 146 km – đi mất 2h ) - nghỉ đêm tại đây .
Ksan ở Qom :

Ngày thứ 11 : Chơi Qom … lên kịp Tehran thì tối đi tàu từ đây …
Đêm 11… Đi tàu từ Tehran ( 23h 20 ) đi Yazd ( 7h15 )
Giá vé : 470000 IR

Ngày thứ 12 : Chơi Yazd
Đêm 12 … Đi xe buýt từ Yazd ( ) đi Kerman ( ) . Sáng tới…
S= 373km Time : 4h2’

Ngày thứ 13 : Chơi Kerman …
Đêm đi tàu từ Kerman (20h10 ) về Tehran (10 h) . Luân phiên.
Daily đi tàu từ Kerman (15h20 ) về Tehran (5h10h)
Giá vé : 520000 Daily -980000 Ir Luân phiên .

Ngày 14 : Chơi Tehran .. ở lại đêm ..
Ksan ở Tehran :

Ngày 15 … Chơi mua sắm .. chuẩn bị về VN .

Tổng kết : 5 đêm Ksan. 8 đêm ngủ tàu - 1 đêm ngủ máy bay !!!
Kakaka…Sắp xếp tắm giặt cho khoa học.

Câc điểm tham quan từ tổng quát đến chi tiết .

Tổng quan : 8 city.
Tp Tehran – Mashad –Qom – Tabriz – Isfahan – Shiraz –Yazd - Kerman -

Dauchandiadang
07-11-2016, 13:58
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(25)

2.4 Bước 4 : Sắp xếp chọn lựa hảnh trình từng ngày đi.

...Lên được cái lịch sơ bộ - thì yên tâm một chút - nhưng ngày nào cũng soát xét lại - thấy có thể phù hợp với trai trẻ !
Còn với mình thì " than ôi thời trai trẻ nay còn đâu " vì thấy ngủ trên tàu quá nhiều !
Lo lằng không biết có thể sạc pin cho điện thaọi , Ipad...được không ?
Rồi tự nhiện nhớ lại cái cảnh mà backpakervn ôm balo đi vệ sinh trên tàu trong bài " Ấn độ -những ngày Đông rực nắng " mà lo !
Không biết cảnh đi tàu của Iran có giống như Ấn độ không ? Vì quá ít thông tin về chuyện này nên có một chút chưa an tâm.
Thế là có một phương án 2 ra đời - chi tiết hơi một chút - và hướng đi cũng khác một tí .
( Đưa lên luôn để anh em Phượt tham khảo - có thể dùng để " xào nấu " cho chuyến đi của riêng mình !)
...Phương án 2:
Plan by Train from Mashhad to Yazd!

Ngày 1 ; Bay qua sáng đi tối tới sân bay – tìm đường về KS. Ngủ đêm Tehran.
Ngày 2 ; Tham quan Tehran (theo lịch cụ thể )– tìm hiểu cách thức mua vé tàu đi các nơi và mua ngay vé đi Mashhad . Tối lên tàu đi Mashhad . sáng tới
Tàu ( ngủ đêm trên tàu) đi 21h30 7h15 (Giá 595000 IR/ Daily- 950km.

Ngày 3 ; Có thể mua ngay lại vé tàu để mai đi Yazd !
Tìm KS ở Mashhad - gởi đồ - vì chưa cho nhận phòng) xong đi tham quan Mashhad (theo lịch cụ thể .) Đêm 3 – ngủ đêm Mashhad .

Ngày 4 ; Tham quan Mashhad tiếp tục (theo lịch cụ thể .) . Tối đi Yazd .
Tàu đi lúc 19h40 đến lúc 10 h ( dạng luân phiên - nên tìm hiểu kỷ dạng này).
Nếu không trùng ngày phải chọn phương án đi xe buýt đường dài chăng ?
Giá vé : 760000 IR /1000Km ./ Luân phiên ! Đêm ngủ trên tàu .

Ngày 5 ; Đến Yazd lúc 10h sáng - Có thể mua ngay lại vé xe buýt đi Isfahan !
Tìm KS ở Yazd - gởi đồ - (vì chưa cho nhận phòng) xong đi tham quan Yazd (theo lịch cụ thể .) Đêm 3 – ngủ đêm Yazd .

Ngày 6 ; Tham quan Yazd tiếp tục (theo lịch cụ thể .) . Đêm 6 rời Yazd đi Isfahan bằng xe buýt ( chưa biết –phải tìm hiểu mua tại chổ ) .
Khoảng cách 322Km .Time : 3h40 ‘ . Cố gắng sáng tới Isfahan .

Ngày 7 ; Sáng tới Isfahan – tìm đường về KS . Ngủ đêm Isfahan .
Tham quan Isfahan (theo lịch cụ thể ). Mua vé chuẩn bị đi Shiraz (2 ngày sau).

Ngày 8 ; Tham quan Isfahan (theo lịch cụ thể ). Ngủ đêm Isfahan .

Ngày 9 ; Tham quan Isfahan (theo lịch cụ thể ). Đêm đi Shiraz.
Đi xe buýt đường dài từ Isfahan về Shiraz .
Khoàng cách : 473km. Time : (5 -6 h).
Có nên ghé Phế tích trước khi về Shiraz không ?

Ngày 10 ; Sáng tới Shiraz – tìm đường về KS . Ngủ đêm Shiraz .
Tham quan Shiraz (theo lịch cụ thể ). Mua vé tàu chuẩn bị đi về lại Tehran .

Ngày 11 : Tham quan Shiraz (theo lịch cụ thể ). Đêm ngủ trên tàu về lại Tehran.
Tàu đi : 16h45  8h10 / 790000 IR ? 1050 Km . Daily.
Hoặc giờ khác : 18h25  9h25’ – Luân phiên .


Ngày 12 ; Trờ lại Tehran . Tham quan Tehran (theo lịch cụ thể ).
Đêm ngủ trên tàu từ Tehran đi Tabriz .
Có 2 chuyến : 16h10-4h45 .
19h50 -8h40 (Giá 475000 IR /750km / Daily )

Ngày 13 ; Tham quan Tabriz (theo lịch cụ thể ).
Rồi về Đêm ngủ trên tàu về lại Tehran . Tabriz đi Tehran .
Có 2 chuyến : 18h55- 8h .
20h20 -9h15 (Giá 462-516000 IR /750km / Daily )

Ngày 14 ; Sáng tham quan Tehran ((theo lịch cụ thể ).
Đi xe buýt về Qom .. nếu kịp thì lên Tehran hoặc không kịp lên thì ngủ đêm ở Qom – để chụp ảnh đêm các nhà thờ !

Ngày 15 ; Công tác chuẩn bị tham quan Tehean … chuẩn bị về.
Giờ về theo dự kiến …
( Tính từ ngày nhập cảnh !!! Xem lại )

Nếu thêm được 1 ngày thì nên ở lại Tabriz…thêm 1 ngày.

....còn nữa ...

Dauchandiadang
07-11-2016, 14:12
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(26)

2.4 Bước 4 : Sắp xếp chọn lựa hảnh trình từng ngày đi.

Phương án 2 là một phương án khả dĩ - bớt ngủ tàu - thì thêm tiền ngủ KS !!! và bỏ một thành phố Kerman vì khá xa !
Vì chỉ đọc bảng tin cho biết có 15 ngày-nên cuối phương án vẫn mong có thêm một ngày để cố gắng đến với Tabriz - sẽ ở lại đêm chứ không chỉ tối này đi tối mai về !

Giá cả thì mới biết giá tàu còn xe bus đường dài thì đành chịu chưa truy tìm .

....Đọc phần khí hậu cái xứ của nàng Sheherazade mới thấy khi nóng cũng khủng khiếp mà lạnh cũng buốt xương và có nhiều lời khuyên nên chọn khoảng mùa xuân (tháng 3-4) hay mùa thu (9-10 ) là hợp với người vùng nhiệt đới . Chọn ngày giữa tháng 10 – thứ bảy thì lên đường .
Cho nên dù sao đi nữa thì phương án 2 này có hai điều xác định chắc chắn là ngày 15/10 thì lên đường và đêm đầu tiên phải ngủ lại Tehran!
Hai điều đơn gián này để có thề tìm hiểu thăm dò vé máy bay và tìm cách thức đặt phòng KS !
... Trải qua nhiều tháng ngày để đi đến phương án cuối cùng ... ( Sẽ chia sẻ dần dần các phương án ..)
và bi chừ chuyển qua một bước mới ...

Dauchandiadang
07-11-2016, 14:15
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(27)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

...Lên lịch “sơ bộ” đi tới những đâu . Cái lịch này tùy cơ ứng biến có thể thay đổi vì phụ thuộc vào nhiều thông số phía sau – nhưng phải có một cơ sở nhất định như cái khung sườn để đặt các thứ liên quan . Thay đổi gì thì thay – tuy nhiên ngày đầu tiên phải tới Tehran thông qua sân bay quốc tế IKA – Tehran Imam Khomeini International Airport - Sân bay quốc tế Imam Khomeini (Theo IATA là : IKA ) .
Do đó đêm đầu tiên phải ngủ ở Tehran – chọn KS nào là tùy mình và đêm cuối cùng cũng phải ở đây ...

5.1 Vé máy bay .

Trước đó có vô tham khảo các chuyến bay đi Iran –các hãng của Việt Nam hoàn toàn không có chuyến bay nào dù là quá cảnh hay trực tiếp . Tìm thêm vài hãng nữa thì thấy có hãng của Thai Airway ( THAI – Thái lan )- giá Economy 14 chai mấy tám - gần 15 chai !
.. Sau đó một thời gian mới nhờ đại lý quen gần nhà mần luôn – bay nối chuyến quá cảnh tại Bang Kok ! ( đã chia sẻ ở phần 1).
Có thể tìm kiếm các hãng bay khác có giá rẻ hơn .

Dauchandiadang
07-11-2016, 14:23
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(28)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...

Tìm kiếm nơi “ tạm trú “ – chưa khi nào đi ở đâu mà sự nghĩ ngơi lại phải suy nghĩ như ở đây –vì hai trang web hay dùng là : https://www.agoda.com và http://www.booking.com trở nên “ bất lực “ lạ lùng do cấm vận. Chỉ có lèo tèo vài KS cao cấp ở Tehran…
Đi ở Châu Âu hay Japan .. chỉ cần trước vài ngày - vừa đi vừa đặt phòng cũng được - không như ở đây.
Có thể đây là phần khá " khó chịu " ...
Không bỏ cuộc đành phải tìm các trang đặt phòng khác thôi . Chính vì điều tìm kiếm này mà tôi đã “tương tác” với khá nhiều trang web của Iran để tìm hiểu về cách thức đặt trước phòng Hotel - Hostel hay Homestay.
Tốn khá nhiều thời gian cho công cuộc khai quật khảo cổ này !
Một xứ sở bị Mỹ cấm vận – đang được mở ra dần dần – nên toàn bộ sử dụng Master card hay Visa Card đều gần như vô dụng.
Sau này đi mới biết được chỉ các khách sạn lớn tầm cở thì có thể sử dụng .
Người dân Iran – nơi từng là trung tâm mua bán chính của "con đường tơ lụa " – họ là hậu duệ của các thương nhân nổi tiếng - đang từng bước được “cởi trói “ về kinh tế nên cũng khá nhanh nhạy trong vấn đề phục vụ khách du lịch...

Một trưa Sài Thành mưa tầm tả - tôi gõ thử vài từ Travel in Iran lên Google và tôi tìm được trang web : https://www.sfiran.com mà ngâm cứu . Đây là trang có thể booking phòng ở Hotel hay Hotels … cho các khách dụ lịch từ giá thấp đến giá cao. Qua quá trình tìm hiểu trang web tìm cách thử đặt phòng cho đêm đầu tiên ở Tehran . Và bất ngờ ngở hơn khi thử đăng ký tên tuổi ngày giờ địa điểm đến - ở trang sau khi chọn KS - thì có nhận được email từ một người xa lạ nào đó đang trực trang !

Hình ành trang web.

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7426_zpsnyvvghad.jpg

Dauchandiadang
07-11-2016, 14:31
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(29)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...


...Liên hệ qua lại vài lần thì cuối cùng cũng được với cách thức thanh toán thú vị như sau :
Vì các thẻ quốc tế không thể sử dụng nên phương thức thanh toán ở đây là nhờ vào phương thức khác có tên Paypal !
Một trang web : https://www.paypal.com

Đây là một trang web mà các thần dân mua bán trên bán https://www.amazon.com hay http://www.bestbuy.com đều biết .
Lâu nay mình toàn nhờ mua - nên chưa biết trang thanh toán điện tử như trên bao giờ.
Không biết thì hỏi Google xem ra hữu dụng trong trường hợp này.
Vào Google gõ dòng chữ : hướng dẫn tạo tài khoản PayPal thì ra một loạt trang . Chọn đại một vài trang để xem cách thức như trang : http://www.vnpaypal.com và trang https://sites.google.com/site/lqtnogo/kiem-tien-tren-mang-make-money-online/huong-dan-dang-ki-tai-khoan-paypal-tu-a-z
… Đọc các hướng dẫn và làm theo thì mình cũng có một tài khoản PayPal trên mạng để thanh toán – nền tảng vẫn phải dựa vào thẻ Visa Card ..Kakaka..
Chú ý các email của mình mật khẩu chì toàn bằng chữ thì em Paypal này không chịu chấp nhận vì cho rằng không mạnh – yêu cầu mật khẩu phải vừa số vừa chữ ! Khỉ gió thật – làm mình phải lập một email mới với mật khẩu mới vừa chữ và số mới đặng.
Khi giao dịch rồi mới cảm nhận PayPal là một hình thức thanh toán trực tuyến khá thú vị khi thông qua email.
Lần đầu tiên mình giao dịch qua email liên lạc không đúng nó không tới và trả lại tiền . Lần thứ hai gaio dịch đúng mới OK .
Cách thức cũng giống như Agoda hay Booking trong hình thức giữ tiền – khi giao dịch thành công giữa người mua và bán - mà người trả tiền không phàn nàn gì thì bên bán mới nhận đuợc tiền sau một thời gian nhất định.
Đây là hình thức mình đã dùng để thanh toán cho “ cú “ đặt phòng đầu tiên ở Tehran của Hotels - Khazar Sea Hostel .
Đơn vị tiền tệ của bên bán chọn lại là AUD – Đô la Australia –Úc – quá lạ - không thể hiểu nhưng cứ thử luôn xem sao khi hai bên chỉ trao đổi thuần túy bằng Email.

Trang thanh toán và thiết lập ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7431_zpsn0mstven.jpg

Dauchandiadang
07-11-2016, 14:34
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(30)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...

Riêng cái việc đặt phòng cũng thú vị ..
Vào trang web https://www.sfiran.com có cấu tạo khác hoàn toàn với Agoda hay Booking ( thông cảm vì phầm mền bản đại có giới hạn ).
Có ba tiêu đề chính cho mình chọn là : Tours – Hotel – Restaurants .
Vì mình tự đi và cần tìm KS nên chọn mục Hotel .
Sau đó là chọn thành phố bạn muốn tới – nó hiện ra hàng chục tên tuổi KS – địa chỉ - giá cả - và hình ảnh “sơ bộ” .
Tiếp tới chọn một KS tùy ý – thì nó mới hiện lên các ghi chú chi tiết về KS đó .
Nếu mình muốn KS đó thì phải kê khai một loạt các thông tin ở bản bên cạnh có tên : Listing Enquiry . Send Enquiry và chờ đó !
...Chờ có thể vài ngày và cũng có thể vài tiếng đồng hồ sẽ có người Email cho bạn với giá cả khác với giá cả giới thiệu sơ bộ lúc ban đầu . Mình thắc mắc email lại : sao giá bạn đưa khác với giá giới thiệu của trang web thì được trả lời nhanh chóng - rất đàng hoàng lịch sự là “ High Season “ – mùa cao điểm – nên có thay đổi giá !
( Sự thật là thông qua trang web nên phải có một số phầm trăm chênh lệch - bao nhiêu thì khi đụng chuyện mới biết- “Hoa hồng” là một phần tất yếu của cuộc sống !) .
Thôi thì đành chọn một Hotels cho rồi – cho ngày đầu tiên là: Khazar Sea Hostel – vì giá rẻ - mà sau này có ghi trong chương trình hai ngày cuối trở lại Tehran – nhưng không bao giờ trở lại !
Tất cả liên lạc đều bằng Email .Chọn KS xong và đồng ý giá cả dù đắt hơn lúc “ sơ bộ “ –thì bên bán email cho mình một Invoice có số má đàng hoàng .Mình vào thanh toán tiền theo Invoice và email của người bán hàng .
Một trục trặc nhỏ xảy ra là email thư từ qua lại với mình không phải là email thanh toán PayPal của chàng – nên chàng nhân viên phụ trách trang web mới email lại một tài khoản khác . Sau đó mình chuyển tiền theo email thanh toán của chàng và chàng mail cho mình cái Invoice chính thức . Mình chụp lại từ Ipad và in ra để cất dùng sau này .
Thế là xong công tác đặt phòng qua online của một Hotels bất kỳ qua trang web : https://www.sfiran.com .
Sau này trước khi đi mình có yêu cầu chàng giới thiệu thêm vài chổ khác ở các tình khác – chàng email lại một loạt tên tuổi nhưng thấy hơi mắc nên không đặt . Mình gọi chàng là : High Season !
( Bổ sung hình minh họa sau )
Chọn mục Hotel và chon hành phố Tehran ..ta có trang giới thiẹu một loạt KS ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7428_zpsunivijec.jpg

Chọn một Hotels ..Ví dụ như của mình sẽ có các thông tin sau :

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7429_zpsvovf9yh4.jpg

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7430_zpsks3v4pcu.jpg

Điền vào các thông in cần thiết và đi uống cà phê ..đợi chờ ...sẽ có người trả lời...
Sau khi đồng ý thanh toán ... thiết lập Paypal và giao dịch sẽ có kết quả như sau :

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7425_zpsv5m1utii.jpg

In ra dùng trong tương lai...

DatRua_Siam
07-11-2016, 14:35
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(27)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

...Lên lịch “sơ bộ” đi tới những đâu . Cái lịch này tùy cơ ứng biến có thể thay đổi vì phụ thuộc vào nhiều thông số phía sau – nhưng phải có một cơ sở nhất định như cái khung sườn để đặt các thứ liên quan . Thay đổi gì thì thay – tuy nhiên ngày đầu tiên phải tới Tehran thông qua sân bay quốc tế IKA – Tehran Imam Khomeini International Airport - Sân bay quốc tế Imam Khomeini (Theo IATA là : IKA ) .
Do đó đêm đầu tiên phải ngủ ở Tehran – chọn KS nào là tùy mình và đêm cuối cùng cũng phải ở đây ...

5.1 Vé máy bay .

Trước đó có vô tham khảo các chuyến bay đi Iran –các hãng của Việt Nam hoàn toàn không có chuyến bay nào dù là quá cảnh hay trực tiếp . Tìm thêm vài hãng nữa thì thấy có hãng của Thai Airway ( THAI – Thái lan )- giá Economy 14 chai mấy tám - gần 15 chai !
.. Sau đó một thời gian mới nhờ đại lý quen gần nhà mần luôn – bay nối chuyến quá cảnh tại Bang Kok ! ( đã chia sẻ ở phần 1).
Có thể tìm kiếm các hãng bay khác có giá rẻ hơn .

Một năm trở lại đây có AIR ASIA của Malay khứ hồi KUL-IKA 5tr á bác (NT)

Dauchandiadang
07-11-2016, 14:44
Chào bạn DatRua_Siam's

.." Một năm trở lại đây có AIR ASIA của Malay khứ hồi KUL-IKA 5tr á bác ..."
Wow ... vé rẻ như vậy thì đỡ tốn thêm một khoản chi phí nữa ! Cũng có quan sát khi nghe có người thắc mắc cái vụ " mấy em ở KUL .." check-in cái vụ VOA ...ở sân bay nên cũng hơi ngại một chút . Đồng thời phải chịu khó một chút từ SGN qua KUL ... Có thể giảm được 50% .
Rút kinh nghiệm cho lần sau vậy .
... Riêng mình chọn bay nối chuyến ...mà vì VOA khi đến tìm được Hotels cũng gần 11h đêm !!!

Dauchandiadang
07-11-2016, 14:48
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(31)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...

Homestay 1.

...Iran đâu chỉ có Hotels và trang web trên kia . Mình quyết tâm tìm thông tin từ các trang web khác .
Theo Lonely Planet có giới thiệu một địa chỉ Homestay khi tới thành phố Mashhad là Vali’s Non- Smoking Homestay.
Anh chàng này nổi tiếng đến độ chỉ cần vào Google gõ Vali’s Non-Smoking … là hiện ra ngay tên liền.
Liên lạc với nhà Vali bằng email đã ghi trên địa chỉ cho biết ngày đến và ở bao nhiêu đêm – bao nhiêu người tùy mình – chờ bên kia trả lời. Giá 10USD một đêm . Ăn sáng 2USD - Ăn trưa hay tối 5USD một bữa . Thế là xong được hai chổ .
Còn nhiều chổ khác nữa trong chuyến đi mà với quyết tâm lạ kỳ là phải muốn có Homestay và các hình thức ở khác ! Do đó phải tìm ở các trang web khác . Chưa có bao giờ mà đi “ ở trọ “ mà phải tương tác nhiều trang web như ở đây !
Thậm chí trước ngày đi vài ngày vẫn còn có vài nơi chưa biết ngủ ở đâu ? Thôi kệ -tùy cơ ứng biến .
Trước đó hơn hai tuần có Messenger cho trang Face – những bước chân của Hoàng Bảo – nhờ giới thiệu vài nơi Homestay cho nhanh !
Chàng rất dễ thương nhanh chóng trả lời là tìm đọc sách : “Độc hành “ của chàng viết được Alpha Books ra mắt hồi tháng 8 /2016 .
Chàng nhắn tin là phần về Iran mình viết khá kỹ !
...Mạ ơi ! lại phải mua sách –đọc sách nữa ư ! Dù mình là người rất thích sách .
Mình cảm ơn nhắn lại – là sẽ đọc khi đi về ! Chàng nhắn lại là Tùy duyên lúc trước khi mình đi cũng vậy !
Cái chữ Tùy Duyên này gợi cho mình nhớ rất nhiều điều. Mình đã từng viết trên blog – trên Face liên quan đến hai chữ Tùy Duyên này cách đây vài năm ! Có lẽ có dịp sẽ “chia sẻ “ lại .
...
Sau khi liên lạc bằng Email và nhà Vali xác nhận sẽ nhận một địa chỉ bằng hình ảnh ..( Rất là Makerting !)

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_resized_IMG_1352_zpscuosjhkq.png

DatRua_Siam
07-11-2016, 14:52
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(31)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...

Homestay .

...Iran đâu chỉ có Hotels và trang web trên kia . Mình quyết tâm tìm thông tin từ các trang web khác .
Theo Lonely Planet có giới thiệu một địa chỉ Homestay khi tới thành phố Mashhad là Vali’s Non- Smoking Homestay.
Anh chàng này nổi tiếng đến độ chỉ cần vào Google gõ Vali’s Non-Smoking … là hiện ra ngay tên liền.
Liên lạc với nhà Vali bằng email đã ghi trên địa chỉ cho biết ngày đến và ở bao nhiêu đêm – bao nhiêu người tùy mình – chờ bên kia trả lời. Giá 10USD một đêm . Ăn sáng 2USD - Ăn trưa hay tối 5USD một bữa . Thế là xong được hai chổ .
Còn nhiều chổ khác nữa trong chuyến đi mà với quyết tâm lạ kỳ là phải muốn có Homestay và các hình thức ở khác ! Do đó phải tìm ở các trang web khác . Chưa có bao giờ mà đi “ ở trọ “ mà phải tương tác nhiều trang web như ở đây !
Thậm chí trước ngày đi vài ngày vẫn còn có vài nơi chưa biết ngủ ở đâu ? Thôi kệ -tùy cơ ứng biến .
Trước đó hơn hai tuần có Messenger cho trang Face – những bước chân của Hoàng Bảo – nhờ giới thiệu vài nơi Homestay cho nhanh !
Chàng rất dễ thương nhanh chóng trả lời là tìm đọc sách : “Độc hành “ của chàng viết được Alpha Books ra mắt hồi tháng 8 /2016 .
Chàng nhắn tin là phần về Iran mình viết khá kỹ !
...Mạ ơi ! lại phải mua sách –đọc sách nữa ư ! Dù mình là người rất thích sách .
Mình cảm ơn nhắn lại – là sẽ đọc khi đi về ! Chàng nhắn lại là Tùy duyên lúc trước khi mình đi cũng vậy !
Cái chữ Tùy Duyên này gợi cho mình nhớ rất nhiều điều. Mình đã từng viết trên blog – trên Face liên quan đến hai chữ Tùy Duyên này cách đây vài năm ! Có lẽ có dịp sẽ “chia sẻ “ lại .
...

Em cũng có mua cuốn ĐỘC HÀNH của bác này sau khi thấy vài bài báo trên Zing hồi hè. Mới đọc xong cách đây 2 tuần haha :D

Dauchandiadang
08-11-2016, 08:33
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(32)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...

Homestay 2.

…Thế là phải tự thân vận động thôi !
Đánh thử may rủi vào Google chữ Homestay Iran để mong tìm kiếm chút thông tin thì thấy hiện ra trang web này .

Book from 60 Homestays in Iran | Rooms for rent in Iran
https://www.homestay.com/iran
Thật ra khi mình tìm kiếm không phải là con số 60 mà là 57 – có thể hơn một tháng qua chủ trang web đã cập nhật thêm 4 địa chỉ mới . Con số 61 là số home stay mà trang web có thể giới thiệu – đây là một trang web hình thành chưa lâu nhưng tôi cứ thử xem – đôi khi mình làm “chuột bạch “ cho đời cũng được !
Chính từ trang web này mà tôi đã chọn cho mình được hai nơi ở Homestay đáng giá nhất trong toàn bộ hành trình .
– Hai đêm ở Esfahan ( Isfahan – như nhau) và một đêm ở Yazd !
Vì sao tôi thích ở Homestay đến vậy ? Thật ra vì muốn nhìn nội thất trong nhà của người dân Iran – vấn đề này có liên quan một chút với nghề nghiệp. Làm thế nào để bạn có thể bước vào nhà của người dân Iran nếu không ở Homestay ?
Muốn tiếp cận thì đắt hay rẻ cũng phải thử thôi . Homestay ở hai nơi này không hề rẻ - mắc gấp đôi so với các Hotels share phòng .

Hinh thức trang web :

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7432_zpsa0xg8jaz.jpg

Dauchandiadang
08-11-2016, 08:37
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(33)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...

Homestay 2.

Cách thức đặt phòng cũng có nhiều cái " ngồ ngộ " …
Bạn phải vô trang web chọn thành phố bạn tới – rồi chọn ngày check-in và check-out và số người đi với bạn . Nó sẽ hiện ra một số Host – như kiểu Couchsurfing ( ngủ nhờ - miễn phí ) – nhưng khác với Couchsurfing là phải trả tiền .
Rồi bạn chọn một Host nào đó bất kỳ tùy mình xem xét. Vì là Homestay – cho dù là trả tiền - ngược lại người ta cũng phải xem xét bạn như thế nào !
Phải làm một bài ngắn giới thiệu bản thân tên tuổi- nơi chốn đang ở - nghề nghiệp – và thiện chí muốn đi thăm vài thành phố Iran … ngày tháng đó sẽ tới thành phố của người bản xứ . Cùng một lúc mình có thể đăng thông tin cho nhiều Host !
Tùy vào điều kiện xem xét của chủa Homestay người ta có đủ phòng cho ngày đó hay không ? và người ta có thích bạn hay không ?
Nếu họ đồng ý – nhân viên trang web sẽ liên lạc với bạn bằng email trực tiếp trên trang web.
Thanh toán ở đây là phải đặt cọc trước 15% thông qua trang web với hình thức Visa Card – số tiền còn lại thanh toán với chủ nhà Homestay .
Một điều chỉ có thể có ở Iran là hai loại tiền tệ cùng song hành là Euro và USD như tôi dã kể lúc nhập cảnh . Nhưng trước đó khi thanh toán đặt cọc 15% thông qua thẻ Visa Card thì bị trừ bằng USD – còn khi thanh toàn tại chủ nhà Homestay thì bằng Euro .

Ví dụ đặt phòng Home ở Yazd là : 30Euro – đặt cọc 4.5 Euro – thanh toán cho chủ nhà là 25,5 Euro . Thông qua Visa Card bị trừ 4.5 USD ! (Không hiểu sao nó không trừ theo Euro nhỉ - điều này biết được là vì khi thanh toán một loạt thứ qua Visa Card – phải chạy ra ngân hàng ACB để xem nó trừ mình như thế nào mới biết và ngạc nhiên !
Có thể thích American hơn Euro chăng ?) .
Như vậy rồi cũng xong thêm 3 đêm nữa cho hai nơi như trên…

( Bổ sung ảnh sau)
Sau khi chọn một Host bất kỳ trong thành phố muốn đến ... Ví như Isfahan ..sẽ có .
Trang giới hiệu tổng quan về nơi ở

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7433_zpscyqqy4tu.jpg

Một số hình ảnh về nội thất Hometsay..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7434_zps0ho3otpf.jpg

Cùng một số bao gồm trong giá và vài yêu cầu cơ bản..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7436_zpsbrvbecwi.jpg





Chú ý khi mình thanh toán đặt cọc xong thì bên chủ trang web sẽ cho mình biết các thông tin cá nhân của chủ nhà Homestay như Email- số điện thoại để có thể liên hệ trực tiếp ! Chủ nhà Yazd là nhiệt tình nhất – nàng có gương mặt rất khả ái ( trên trang web – lúc giới thiệu Host )- email cho mình liền và đề nghị mình thông báo trước khi đến 3 ngày để tiện sắp xếp.
Còn nhắn mình khi qua Iran nên mua sim điện thoại –Iran- cho dễ liên lạc và phần mềm thường dùng ở Iran là Whaps app .
Mình chỉ thực hiện một điều là cài liền Whats app còn sim điện thoại thì biết ra sao ngày sau !

gianker
08-11-2016, 16:42
Công nhận, đi Ba Tư thích cực kỳ. Chưa bao giờ gặp được đất nước nào mà lại tốt bụng đến thế.

Dauchandiadang
09-11-2016, 13:41
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(33)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...


Wow ! Đúng vậy bạn Gianker . Có đi mới cảm nhận một phần những con người " tốt bụng " - chân thành và từ tế !

,,,,…Câu chuyện đặt phòng vẫn chưa hết vì còn vài nơi khác !
Vì không phải tỉnh nào cũng có Homestay – ví như Tabriz là bó tay và thế là phải tìm kiếm trang khác .
Khi tôi viết chữ “ tương tác” lúc đầu –ai cũng nghĩ là xem trang web cho vui nhưng thực ra có rất nhiều chuyện mà chỉ có xứ của nàng mới có !
Như vậy là Hotels đã có và Homestay cũng đã có bi chừ tìm kiểu khác thử xem - ở nhiều chung phòng – share phòng W.C .
Lò dò mấy chữ Hotels in Iran trên Google thì thấy vô tình thấy được trang web : Hotels in Iran - Hostels in Iran - Book Online - www.hostelsiniran.com
Thấy chữ - Book Online - mà mừng . Trang web này lại là một kiểu hoàn toàn khác với các trang web đã dùng để đặt phòng như trên.
Trang web này giới thiệu khá hấp dẫn các tour đi và các khách sạn giá mềm có- cứng có - cùng với các dịch vụ đi kèm như đưa đón taxi tại sân bay và một số hình ảnh khá sinh động. Hình thức trang web nhìn cũng được – tôi chọn thành phố Shiraz nơi mình đến thì hiện ra một số KS giá mềm .
Tôi chọn luôn các ngày về Tehran ở trang web này luôn vì thấy giá cũng ổn.
Trang web www.hostelsiniran.com này lại không thể thanh toán trực tuyến !

HÌnh ảnh một phần trang web :

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7437_zpsej4yuguk.jpg

Dauchandiadang
09-11-2016, 13:43
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(33)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...

…Sau khi bạn chọn xong người ta sẽ tự động email lại một cái Code có 4 con số - rồi khi nào đó tới nơi đưa Code ra thanh toán . Chỉ cần email và Code là –ok .
Vì nghĩ là mùa cao điểm nên lo lắng đặt trước hết các KS cho yên tâm – khỏi suy nghĩ về biến số này nữa .
Tuy nhiên thực tế lại là một câu chuyện khác . Vì suy nghĩ như trên mà không đọc kỹ email của trang này .
Thực ra là bạn lấy Code rồi khi nào tới Tehran thì bạn trả tiền tại văn phòng của trang web chỉ ở Tehran – thì mới có hiệu lực của việc đặt phòng ở các tình khác ! Mình thì cứ nghĩ có Code rồi là đi khi tới Shiraz mới té ngữa ra !
Mấy em Reception ở đây nói là việc đặt phòng chưa có hiệu lực – còn chưa tin – lúc ấy mới xin Password ở KS – đưa cho mấy nàng xem email của www.hostelsiniran.com với vẻ rất tự tin !
Và khi một nàng nói là mình phải thanh toán ở Tehran thì việc đặt phòng mới có giá trị - đọc kỹ lại email mới thấy mình bị hớ ! Nhưng có lẽ trời đất thương tình cho kẻ viễn xứ - nên sau khi giải quyết một loạt khách hàng – đông như hội ở đây - thì nàng cũng giải quyết cho mình là ở phòng chung – đúng ý mình với giá 11USD – rẻ hơn 4USD so với việc đặt phòng từ trang web trên .
Trong cái rủi lại có cái may là tiết kiệm tiền !
Cái xứ thật lạ - thật đàng hoàng – khi biết rõ mười mươi ( vì mình đưa luôn email lúc ban đầu ) - là mình đã đặt phòng kiểu ấy với giá 15USD mà các nàng vẫn lấy đúng giá của Hotel !
Hotel ấy ở Shiraz có tên : Niayesh Boutique Hotel ! – Một Hotel khá gần trung tâm.

Có nhiều thành phố để chọn lựa . Ví dụ chọn ở Shiraz thì sẽ có ên các KS - hình ảnh và giá cả :
Lúc trước mùa cao điểm tăng lên 15 USD nay xem lại còn 11USD .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7438_zpsoptxq5ro.jpg

Chọn tiếp một KS nào mình muốn Ví dụ như tôi ..sẽ có trang này ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7439_zps8gmpbgno.jpg

Bấm vào chữ here ... thì sẽ có trang đặt hàng - kê khai sẽ nhận được Code ừ Email của mình ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7440_zpsjbxn08o9.jpg

**** Chú ý :

Không có thanh toán trực tuyến nên phải trả tiền mặt cho văn phòng của trang web ở Tehran theo địa chỉ trên trang web - không phải trả tại KS như mình vẫn tưởng nhé !

Dauchandiadang
09-11-2016, 21:57
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(33)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...

... Còn một câu chuyện liên quan đến việc đặt phòng nữa kể cho luôn ở mục này ...

…Như vậy trước khi rời VN chỉ còn ở thành phố Tabriz là chưa đặt phòng – lại là nơi thứ hai mình đến sau khi tới Tehran ngày đầu tiên – Chiêù ngày thứ hai là phải đi Tabirz rồi – Thôi thì Tùy Duyên vậy. Không thể nào một thành phố lịch sử như vậy không có chổ cho mình dung thân – đắt hay rẻ gì cũng được !
(Phải để một nơi còn lại để kiểm tra khà năng xoay xở ở xứ người . )
Nói vậy thôi chứ còn một nơi chưa đặt phòng được cũng hơi áy náy – nên lục tìm và tình cờ không biết thế nào lại gặp một trang web - https://hotelux.com/en đầy thú vị này !
Đây là trang web điện tử được Bộ thương mại Iran công nhận bằng đóng dấu chữ “ e “ thường ngay chính giữa dưới đáy trang đầu tiên .
Một trang web đầy tin cậy !
Trang này được thiết kế để trả lời tự động hoàn toàn cho khách hàng .
Mình biết trang web này sau khi đã đặt gần hết nơi tạm trú !
Chì còn ở Tabriz nên mình vào đây để đặt phòng cho Tabriz .
Ở đây thiết kế bài bản có 4 bước đàng hoàng – từ lúc đặt phòng cho đến khi thanh toán .
Sau khi chọn được khách sạn – chọn được phòng –thì đến công đoạn phải kê khai toàn bộ tất tần tật các thông số tên tuổi – email – quốc tịch… Không hiểu sao mình làm tất cả rồi mà vẫn không thể thanh toán được .
Mỗi email như vậy cho mình một cái Key Information để vào kiểm tra .
Khi mình đang loay hoay để tìm cách thanh toán trực tuyến mà không thể nên rất khó chịu !
Cứ tưởng là ngày đó ở đây không có phòng !
Khi vào lại trang web lại yêu cầu một email khác ! Thật khỉ gió .
Vẫn phải dùng một email khác đặt phòng như cũ vẫn không thanh toán được nên bỏ ..

Dauchandiadang
09-11-2016, 21:58
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(33)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.2 Tìm cách đặt phòng Hotel -Hotels hay Homestay...

...Dù bỏ vẫn luôn nhận được email tự động – mãi khi ở sân bay Thái lan rồi mới có người hổ trợ mình bằng cách viết email đề nghị mình vào lại – đặt lại phòng – với ghi chú không phải là người Iran và đương nhiên là phải dùng một email khác nữa.
Mình làm cho một " trận nhẹ nhàng " luôn – khen trang web thiết kế thì đẹp nhưng cách thức sử dụng hơi khó chịu !
Tại sao không bắt chước tụi Agoda hay Booking rất dễ dùng ?
Tại sao phải bắt khách hàng sử dụng nhiều Email khi bị một trờ ngại nào đó?
( Tại sao không có lệnh cancel khi bị trở ngại nhỉ ? Hay mình bị sai cái gì trong quá trình sử dụng !? ).
Tại sao một email không thể đặt nhiều chổ nhỉ ?
Cửa ngỏ dùng Email để bắt đầu cho “ ngõ vào “ là thế hệ đầu tiên của thương mại điện tử .
Bây giờ trang web nào mà dùng làm “ cửa ngỏ “ lúc mới vào là quá lạc hậu so với thời cuộc !
Email bi chừ chỉ có giá trị liên lạc khi cần thiết .
Cái cần là làm thế nào để bán hàng dễ nhất –và thanh toán tiền nhanh nhất chớ cần chi cái email !

Chỉ cần vào các trang web mua bán ở Mỹ -thì Email chỉ là thứ yếu – không phải để bắt đầu !
Cửa ngõ mà kẹt mà khó khăn mấy ai vô nữa !?
… Nhờ vậy mà có người xuất hiện không phải “ robot” vô hình tự động cám ơn mình . Người hổ trợ có “ real sorry “ …bằng email … nhưng sắp đến giờ nối chuyến ở sân bay Thái rồi – nên cũng không kịp chào tạm biệt .
…. Hơi tiếc cho một trang web đẹp ! Hy vọng lần sau mấy em nó rút kinh nghiệm.
.. Thực tế sau này mới cảm nhận được là nhờ từ Email của "người hổ trợ " - là trang web chỉ mới hổ trợ cho PC và Iphone còn Ipad thì còn chờ? và điều quan trọng là sau này về kiểm tra lại là có chế độ hai giá :
- giá cho người trong nước và giá cho người nước ngoài .
Chính cái đề mục hỏi ( từ PC ) du khách có phải là người Iran không ? là nút thắt cho tất cả câu chuyện vì sao thanh toán trực tuyến không được. Cái mục này vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến giá cả .
Trang web này sẽ phục tốt cho khách đoàn - nhóm nhiều người vì giới thiệu đầy ** các hình ảnh của các KS hạng khá ít thấy nhà trọ bình dân !

myly2409
10-11-2016, 13:54
PHẦN 1 : ..Nhật ký các câu chuyện ...(27)

...Trở lại Tehran ...
Chiều hôm trước (28/10) có một cuộc gặp lại tình cờ đến lạ !
Số là trong đoàn đi tham quan di sản Persepolis - có một em người Nhật đi phượt một mình - đã chia tay cả đoàn khi tàn cuộc - mỗi người đi theo con đường riêng đã chọn .
Vậy ngộ tình cờ lại gặp nàng trong vườn " địa đàng " - Fin Garden -Kashan -khi đang loay hoay chụp cái trần vòm .
Nàng mang hai ba lô - cái to đùng phía sau - cái nhỏ phía trước cho cân bằng lực hay sao ấy !
Nhìn mà tôi cũng nể một phần - " vai em gầy guộc nhỏ " thế mà mang vác cũng quá cừ - một hình ảnh hiếm thấy ở con gái Việt . ( Sao em không mang va ly đẩy cho khoẻ nhỉ ? )...
Chụp lưu niệm cho em vài tấm - rồi cùng nhau tham quan ở vườn Fin và thêm một điểm nữa - rồi cùng nhau đi xe bus về lại Tehran .
... Em khoe với mình đến Việt Nam những 5 lần .
Trời ! Cái xứ mà bi chừ nhiều người thành đạt đều tim " vé " để ra đi - để rời khỏi... để mong một tương lai khác ... với rất nhiều lý do ... Thế mà em lại đến hơi quá so với yêu cầu .
Nhóm bạn đó là 3 chàng trai già trẻ chênh nhau ...người thì Hàn quốc - kẻ Nhật ...
Gặp nhau chào hỏi vui vẻ - thân tình của dân đi phượt .
...Sáng gặp nhau chào hỏi em và một bạn Hàn - mời hai người Vina cà phê hoà tan - mà em tự pha nhiều nước ..
Uống cà phê trên sân thượng " đồng nát " - có 3 kẻ - một Việt - một Nhật - một Hàn ... kể cũng lạ . Ngồi nhìn mặt trời lên trên một sân thượng hiếm gặp ở Iran ......

Bạn viết rất chân thực & hài hước khiến mình k khỏi buồn cười. Khâm phục bạn quá đi!

Dauchandiadang
11-11-2016, 09:29
Chào bạn myly2409 !

..." Bạn viết rất chân thực & hài hước khiến mình k khỏi buồn cười. Khâm phục bạn quá đi! "

Cám ơn bạn đã theo dõi và động viên !

PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(34)

2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.3 Mua vé tàu hỏa ở Iran từ Việt Nam .


....Đi du lịch mình thích nhất vẫn là đi tàu hỏa – những chuyến tàu mới luôn gợi lại những ký ức về các chuyến tàu đã qua !
Do đó khi lên kế hoạch đi Iran nhất định phải đi tàu hỏa – thế là tìm kiếm hệ thống hỏa xa và cách thức quy định về tàu ở xứ này.
Nhờ bác Google mới biết được một trang web này : http://www.iranrail.net/
Một trang web của về hệ thống đường sắt của Iran .
Thực ra đầu tiên vào đây để tìm đường đi từ A đến B và thời gian chính xác lúc bắt đầu hay kết thúc để làm rõ kế hoạch đi hơn,
Muốn biết thêm chi tiết thời gian và tuyến nào thì đi được giũa các tỉnh .
Tuyến nào thì đi tàu và tuyến nào phải đi xe bus .
Vì một đất nước quá rộng ( gấp 5 lần Việt Nam ) nên hệ thống giao thông đường sắt của Iran làm đau đầu các nhà lãnh đạo cho tới du khách !
Không thể đi bằng tàu hỏa hoàn toàn – mà chỉ có thể linh hoạt kết hợp . Con đường du lịch nổi tiếng của Iran chính là cung đường lịch sử theo Lonely Plane giới thiệu lúc đầu cũng không thể đi hoàn toàn bằng tàu !
Ví dụ : Tàu hỏa có tuyến từ Tehran về Yazd - Tehran về Shiraz - Tehran về Esfahan …nhưng không có tuyến tàu từ Esfahan về Yazd hay Shiraz chẳng hạn .
Dường như hệ thống đã thiết kế heo kiểu nan hoa “ bánh xe đạp “ mà Tehran là trung tâm của mọi trung tâm .
Từ Tehran xuất phát là Ok nhất .
Chính vì nghiên cứu bản đồ - thời gian đi tàu mới tìm được cách thức di chuyển lợi thời gian nhất và lợi về kinh tế nhất .
Quá trình chọn lựa thời gian trong quá trình đi phối hợp với kế hoạch cư trú .. sau một thời gian mới tạm ổn khi phải bớt thời gian ở thành phố này –thêm thời gian cho thành phố kia .
Có những chuyến tàu hàng ngày – có các chuyến tàu luân phiên giữa hai thành phố ( cách một ngày đi một ngày ).
Có những nơi mình chưa muốn tới lại có tàu và cả những nơi mình muốn đến thì không có tàu – đành phải chọn phương tiện khác.

Một hình ảnh của trang web đầu tiên:

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7441_zpssauz1uxe.jpg

Dauchandiadang
11-11-2016, 09:47
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(35)
2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .
5.3 Mua vé tàu hỏa ở Iran từ Việt Nam .

…Cứ nghĩ sẽ qua đó mua vé rồi đi cũng được . Tự nhiên lại “ mày mò “ vô đăng ký thử tên tuổi ngày giờ ở trang chủ - trang đầu tiên rất ít đọc – vì chỉ muốn xem sơ đồ tuyến và giờ giấc.. Tình cờ lại nhận được email của nhân viên văn phòng phụ trách trang web gởi cho mình – mình hỏi ngay về vấn đề mua vé tàu.
Thế là từ đó đưa đẩy mình mua liền một lúc 4 chiếc vé tàu điện tử - từ online – in tại Việt Nam – dùng ở Iran – thanh toán bằng phương thức Paypal – một hình thức đã dùng để đật Hotels đầu tiên ở trên .
…Đây là một trang web có thiết kế đơn giản dễ tương tác nhất ở xứ của nàng.
Cách thức như sau : Vào trang chủ - trang đầu tiên –đăng ký tuyến đi từ đâu đến đâu . Rồi kê khai tên tuổi số hộ chiếu…theo mẫu . Sau đó sẽ hiện ra một bảng cho mình chọn ngày giờ xuất phát và chọn loại tàu nào nếu muốn .. cho biết số vé còn lại bao nhiêu cái luôn của từng tuyến . Sau khi chọn xong đến phần thanh toán bằng phương thức kỷ nguyên số Paypal là xong .
Yên tâm mà chờ chưa có vé đâu !!! Chờ nhân viên trả lời .
Sau một ngày chưa thấy tăm hơi phản hồi mình sốt ruột email hỏi thăm . Thì nhanh chóng được trả lời là vé chưa đến ngày bán vì còn quá sớm ( gần một tháng trước ngày đi .). À thì ra mình đang ở dạng đăng ký.
Cái tuyến dài nhất là từ Tabriz về Mashhad - khoảng 1700km lại xuất vé sớm nhất dù mua sau .
Các vé còn lại phải chờ đến ngày mở bán !
Khi xuất vé thì nhân viên sẽ mail cho mình cái vé – mở ra rồi in cất đó .
In hai bản cho chắc ! Nhìn tấm vé đầy chữ loăng quăng chả hiểu cái gì – mà cười một mình !

Hình ảnh chiếc vé ừ Email - 2 trong 4 vé !

Chiếc vé đi từ Tabriz đi Mashhad .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7466_zpszj3nztly.jpg

Chiếc vé đi từ Tehran đi Shiraz ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7465_zpse4h10xiw.jpg

Một hình ảnh khác của trang đầu tiên - là trang phải đăng ký để - bắt đầu quá trinh mua vé ...
(Cái hình màu vàng góc phải là do từ máy tính của mình - Sorry !)

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7442_zpsglcbn76n.jpg

Sau khi đăng ký chọn nơi đi - nơi đến ..và ngày sẽ có bảng sau - đây là bảng chọn giờ giấc và loại tàu nào phù hợp với mình .
Đồng thời cho biết số vé còn lại luôn nhé !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7444_zpsce4nbajt.jpg

Sau chọn được chuyến rồi sẽ hiện ra trang này ...Đây là trang kê khai tên tuổi , số hành khách ,email ,số điện thoại , số Pass Port , yêu cầu phòng riêng hay không và đặc biệt là giới tính ! Giới tính rất là quan trọng ỡ xứ của nàng - phụ nữ rất được tôn trọng ở đây nhé !
Có toa dành riêng cho " Woman in love " - à quên Woman Only ! ( Female only với tàu hỏa còn Woman only với tàu điện ngầm !)

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7445_zpsixs1l7s0.jpg

Sau đó cứ bấm nút tiếp tục và thanh toán theo Paypal là có thể rung đùi - tèn ten ...ten !

Dauchandiadang
11-11-2016, 10:20
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(36)
2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .
5.3 Thử đặt trước vé xe bus ở Iran .

Câu chuyện đặt mua vé xe bus ở Iran là do không có tàu đi từ Shiraz về Esfahan nên một lần nữa phải thử tìm kiếm.
Một chiều lãng đảng mây trôi gõ vào dòng chữ Bus Iran thì thấy nó hiện lện trang web : Bus & Train ticket in Iran - Online train & bus ticket reservation ... https://www.persiatravelmart.com/en/bus-and-train nên thử tìm hiểu .
Đây là một trang web cho phép đặt được vé xe bus trên mạng .
Có rất nhiều trang giới thiệu các tuyến đường mà có xe buýt đi của các hãng xe có tiếng (họ hay dùng VIP) .
Tôi đã vào thử giá khá cao – cũng có đặt thử một đoạn từ Shiraz về Esfahan . Cũng vào chọn lựa giờ giấc – giá cả theo giờ - giờ ban đêm thuận tiện cho một giấc ngũ luôn thỉ khá cao : Giá cơ bản 50Euro.cọng thêm phí 12 Euro nữa là thành 62 Euro cho một hành trình từ Shiraz về Esfahan !
Lại là một trang web không thể thanh toán trực tuyến – nếu có thì tôi đã mua rồi .
Người mua phải kê khai tên tuổi ngày giờ khởi hành – và cho biết bến khởi hành .
Có đăng ký nhưng mà khi qua bên Shiraz thì nhờ tiếp tân nhiệt tình ghi tờ giấy ra bến xe mua Shiraz mua mới hiểu tất cả chuyện về xe bus. Mua tạo chổ sẽ rẻ hơn nhiều so với “ đặt mua” trên online – của đúng một hãng xe .
Từ khi phát hiện ra điều này tôi thường mua cho chặng tiếp theo vào lúc mới đến .
Bến xe sạch sẽ - họ trực phục vụ bán vé gần như đến hơn cả 12h đêm ! ( Không biết có xuyên đêm hay không ? – Hy vọng là có !
Vì có lần 4h sáng đến bến xe Kashan vẫn thấy họ bán vé ! ) . Từ đó có thể đi du lịch “ phượt “ chuyên luôn bằng xe bus cũng được.
Từ Shiraz về Esfahan rồi về Yazd về Kashan về lại Tehran tôi đi chỉ bằng xe bus .
Như vậy giai đoạn đầu đi toàn bằng tàu hỏa thì giai đoạn sau toàn đi bằng xe bus.

Hình ảnh trang web đầu tiên .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7446_zps09cs1bau.jpg

Dauchandiadang
11-11-2016, 10:26
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(37)
2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .
5.3 Thử đặt trước vé xe bus ở Iran .

..Cách đăng ký vé xe bus :
Vào trang web chọn lựa tuyến – chọn lựa thời gian – xong bấm vào thì sẽ hiện ra môt trang – kê khai tên tuổi … rồi đến mục thanh toán thì chỉ có email cho một cái Code mà dùng – có thể dùng cái Code ấy để đến bến xe trả tiền lấy vé chăng ?
Chưa rõ vì không dùng cho phần sau.
…Cho dù không dùng đến tận cùng thì trang web này “ vô tình “ cung cấp cho ta hai cái điều cần thiết cho chuyến đi . Đó là các tuyến từ A đến B trong toàn bộ đất nước một cách đại cương và thứ hai là giờ giấc và giá cả của mỗi tuyến hành trình.
Nhờ các mốc thời gian khởi hành và kết thúc ấy và địa điểm các bến xe mà tôi đã có thể dự tính vẽ “ xuyên suốt “ một hành trình đi lại của mình một cách rõ nét .
Chính điều này đã khoả lấp sự mơ hồ bước đầu trong các chặng cuối .
Đôi khi vào một trang web để tìm mua một chiếc vé -dùng một việc này - mà lại vô tình ứng dụng cho một việc khác – dùng cho lập kế hoạch hành trình .

Chuyến đi từ Shiraz về Esfahan khá đắt .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7448_zpshejpcwoi.jpg

Chọn tuyến Shiraz đến Esfahan sẽ ra trang này - cọng phụ phí 12 Đô là 62 Đô Mỹ .
Lúc mình lập kế hoạch trước thì chỉ 40 Đô cọng với 12 Đô là 52 Đô Mỹ - thì nay xem lại là 62 !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7449_zpsscitw8sl.jpg

Chấp nhận sẽ có xác nhận từ Email ! Dùng hay không là tùy mình .

Dauchandiadang
11-11-2016, 10:32
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(37)
2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .
5.4 Nói luôn thêm mua vé máy bay giá rẻ ở Iran .


Đã mua vé tàu hỏa - đã thử đặt vé xe bus ..còn một phương tiện hiện đại nữa nên cũng có ngó qua nghiên cứu một chút ...

Nói luôn về mua vé máy bay nội địa :

Tôi vào trang web : http://www.cheapflights.com/flights-to-iran/
Trang này có nhiều thông số về các chuyến bay giá rẻ và thông thường.
Giờ giấc và các tuyến hành trình trong nội điạ Iran và quốc tế …
Có thể đăng ký để mua vé.
Phương thức thanh toán bằng : Chưa thanh toán chưa biết – có thể bằng Paypal như tàu hoả hay Visa hoặc đặt chổ -chưa mua chưa biết !
Đầu tiên có dự trù là bay từ Tehran về Shiraz nhưng cuối cùng lại tôi vì thích thả hồn hoang ngắm hoàng hôn ở xứ người nên chọn tàu hỏa!

Dauchandiadang
13-11-2016, 10:11
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(38)
2.5 Bước 5 - là bước kính thưa các loại chi phí liên quan .

5.5 Các chi phí khác ...


-Chi phí bảo hiểm du lịch .
Mua tại Bảo hiểm Bảo Việt vì các công ty khác không bán do cấm vận chưa mở hết . Khoảng gẩn 1 triệu cho nhiều ngày hơn só ngày đi - mua trừ hao . Lúc nhập cảnh chẳng thấy ai hỏi han chi !
-Chi phí tham quan : , ăn uống , taxi, quà cáp …chỉ có thể ước chừng.
Thực tế phí tham quan – vé vô cửa đã tăng lên khá nhiều trong mùa cao điểm hay do đồng tiền mất giá thì chưa rõ nhưng trung bình là : 20000 Toman (200000 Real Iran ). Có nơi còn thu hai giá là thêm phí người nước ngoài : 15000 Toman !
Trước đây chỉ 5000 Toman - cho nên khi vô mua một lần 15000 Toman thì xé 3 vé luôn hay 20000oman thì xé luôn 4 vé !
Vô càng nhiều chổ thì phải chịu chi phí - tùy ý thích mỗi người không ai giống ai !

Chi phí taxi :

Thực tế đi taxi- Dưới 1km nhiều tài xế không chạy – nếu chạy có thể 5000-10000 Toman ! Tài xế rất ít biết tiếng Anh .
Buổi sáng và lúc đầu còn sung thì đi bộ nhưng khi mệt rồi thì cứ taxi cho khỏe …
Nhiều khi gần không chạy thì chỉ điểm xa rồi về lại gần !
Từ các bến tàu , xe về KS luôn là đi taxi vô –ra .
Nên nếu đi 3-4 người thì kinh tế hơn là đi 1 mình – vì giá cả đều như nhau !
Do đó đây là chi phí khó kiểm soát – nhiều khi 1.5- 2km – 10000Toman (100000Irr) là thường tình .
Có lúc đường rất kẹt phải đi xe honda ôm – giá cũng bằng taxi .
Giá xe bus nội đô khá rẻ . Đi cho biết chứ chưa thể áp dụng cho các nơi tới vì thiếu thông tin.
Tàu điện ngầm là phương tiện tiện hữu hiệu nhất nhưng từ các ga đến nơi tham quan cả 1km là chuyện thường !

Chi phí ăn uống :

Ăn : Mỗi bữa trung bình từ 10000-15000 Toman . Bình thường .
Vì ăn sáng rất trể đến 8h có khi mình phải bỏ để đi cho lợi thời gian .
Uống : Chai nước nhỏ : 500-1000Toman . Trời lạnh khô nên uống khá nhiều .
Ưu điểm là các nơi tham quan đều có chổ uống nước miễn phí nhưng được làm khá lạnh mà mình phải cố gắng mới uống được- buốt cả răng - hoặc lấy ra để “ nguội” rồi dùng !
Các chổ W.C hoàn toàn miễn phí không như Châu Âu … 1Euro !
Tuy nhiên mức độ vệ sinh chỉ trung bình –toàn là xí xổm ! Thi thoảng mới có bệt.

-Chi phí Visa .. (100Euro +16 USD ) cố định
- Các vật dụng chuẩn bị trước khi đi như ; thuốc các loại , đồ ăn các loại..và các đồ dùng linh tinh khác như đèn pin , bình nước, khăn ướt … photo kính thưa các loại bản đồ đã in ra ( 2 bộ ) – dự trù có lạc valy – cũng có thể “hành quân” được !

-Dự phòng phí …

Tổng chi phí dưới 50 chai !

Nếu đi 4 người - mua vé máy bay rẻ hơn - share các chi phí phỏng ở -chi phí taxi .... thì sẽ thấp hơn nữa ..

Mua vé một lần sẽ được " tặng " cho nhiều vé thế này và dùng trong 1 lần ...Hehe

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7467_zpscqd6mdhn.jpg

Dauchandiadang
13-11-2016, 10:31
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(39)
2.6 Bước 6 - Hình dung các trục " tung - hoành ".

..Trước khi đi bao giờ cũng hình dung sơ bộ được hai trục mà tôi gọi là tung hoành theo toán học .
Trục tung – trục dọc – xương sống cho các tuyến đi lớn từ thánh phố này đến thành phố khác . Trục này ít thay đổi trong hành trình .
Trục hoành – trục ngang – là các điểm đi lại trong một thành phố - muốn đi nhiều hay ít ở ngắn hay dài là tùy mình .
Sau nhiều tháng ngày trăn trở cho thỏa mãn các tham số của một phương trình đa biến tôi tóm lại sẽ có các sơ đồ đi như sau :

6.1 Theo tuyền và điểm :
Sài gòn – Bang Kok - Tehran – Tabriz – Mashhad- Tehran – Shiraz – Esfahan – Yazd – Kashan – Tehran .
( Thật ra là trước khi đi thì chổ của Kashan chính là thành phố Qom – tuy nhiên trong quá trình đi gặp gỡ một số khách du lịch gợi ý là nên đi Kashan nên đã không tới Qom !)

6.2 Theo phương tiện :
Sài gòn – Bang Kok – Tehran : Máy bay
Tehran – Tabriz : Tàu hỏa
Tabriz – Mashhad : Tàu hỏa
Mashhad – Tehran : Tàu hỏa
Tehran – Shiraz : Tàu hỏa
Shiraz – Esfahan : Xe Bus
Esfahan – Yazd : Xe Bus
Yazd – Kashan : Xe Bus
Kashan – Tehran : Xe Bus
Tehran - Bang Kok - Sài gòn : Máy bay

6.3 Theo giờ : Ghi lại các điểm cơ bản để nhớ mà chuẩn bị trừ hao do kẹt xe hay các vấn đề khác ...

Dauchandiadang
13-11-2016, 10:33
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(40)
2.6 Bước 6 - Hình dung các trục " tung - hoành ".


6.4 Theo các nơi cư trú - ngủ :

Ngày 1 (15/10) : Ngủ ở Tehran .
Ngày 2 : Ngủ trên tàu hỏa trên đường về Tabriz .
Ngày 3 : Ngủ ở Tabriz chưa biết ở đâu !
Ngày 4 : Ngủ trên tàu hỏa trên dường về Masshad .
Ngày 5 : Ngủ ở Homestay Vali’s Non Smosking
Ngày 6 : Ngủ trên tàu hỏa trên đường về lại Tehran .
Ngày 7 : Ngủ trên tàu hỏa trên dường về Shiraz .
Ngày 8 : Ngủ ở Niayesh Boutique Hotel .
Ngày 9 : Ngủ trên xe bus trên đường về Esfahan .
Ngày 10 : Ngủ ở Homestay Esfahan
Ngày 11 : Ngủ ở Homestay Esfahan
Ngày 12 : Ngủ ở Homestay Yazd
Ngày 13 : Ngủ ở Homestay Yazd
Do dự định đi tàu từ Yazd về Kashan lúc 6h sáng đến 9h là tới . Nhưng ngặt một nỗi là tuyến này chỉ bán vé trước một tuần ! Nên không thể mua online ở Việt Nam. Dù đã đăng ký khi nào có thông báo sẽ tính nhưng điều kiện Wifi khó khắn nên quên luôn và đồng thời thấy se bus tương đối có nhiều lựa chọn nên bỏ tàu luôn.
Thực tế Ngày 13 : Ngủ trên xe bus trên đường về Kashan .
Ngày 14 : Ngủ ở Tehran .
Ngày 15 : Ngủ ở Tehran .
Ngày 16 : Ngủ trên máy bay khi về Bang Kok
Ngày 17 ; Ngủ tại quê hương !
( Sơ kết : Có 7 đêm ngủ trên các phương tiện di chuyển !)
Khi ngủ ấy nó có đi lạc về đâu thì cũng không biết ra sao !

moon_moon
14-11-2016, 13:16
Bác Dauchandiadang ơi cho em hỏi chút, em xin visa Iran tại Ấn khi sang đó có phải nộp phí 16$ nữa ko ạ?

Dauchandiadang
14-11-2016, 13:43
Chào bạn Moon- moon !


Bác Dauchandiadang ơi cho em hỏi chút, em xin visa Iran tại Ấn khi sang đó có phải nộp phí 16$ nữa ko ạ?

... Chắc chắn là không !
Vì lúc đầu mình không biết nên sắp hàng theo dòng người xuất nhập cảnh xuống từ máy bay. ( Vài hàng cho người Iran về nước và vài hàng cho người nước ngoài ) .Theo mình quan sát thấy do họ có Visa rồi nên nhân viên xuất nhập cảnh chỉ xem hộ chiếu có Visa rồi đóng dấu.
Còn mình vì không có Visa nên phải đi làm ...như đã kể ở phần 1 . Còn có Visa rồi là qua xong và đi luôn !
....

Dauchandiadang
15-11-2016, 09:46
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(41)
2.7 Các thông tin liên quan .

...Chưa có khi nào đi “ bụi “ mà phải chuẩn bị khá cẩn thận như đi Iran.
Không và đừng bao giờ cổ súy cho phong trào “ xách ba lô lên và đi “ mà trong đầu với ước mơ cháy bỏng – trái tim ngập tràn nhiệt huyết – mà không chuẩn bị tiền và không đọc một số hiểu biết cơ bản về xứ mình đến .
Mình đi “ chơi “ khi ra nước ngoài không những đại diện cho mình mà còn đại diện cho một dân tộc Việt !
Dù có thế nào đi nữa khi người ta nhìn cách “ hành xử “ của “ cá thể mình là nhìn vào sự đại diện cho một dân tộc - dù là nhỏ nhoi như một hạt cát của sa mạc .
Cố gắng tiết kiệm nhưng cũng không thể “ nhẫn tâm “ với sức khỏe của bản thân!
Có thể có nhiều điểm dự định mà không thể đến được hay có những điểm vô tình ta gặp trên bước đường viễn xứ thì cũng là Tùy Duyên !

Trải qua nhiều tháng ngày - nhìn Sài Thành trong các chiều mưa tầm tả - cuối cùng cũng tự thống nhất được một phương án cuối cùng . Đó là phương án 6 !
(Thực ra còn đến vài phương án khác mới tới được phương án đi lại 6 -) cũng là phương án nộp cho hải quan sân bay – lúc làm thủ tục nhập cảnh .
Tuy nhiên thực tế “ ở trọ” và thời gian có khác đi một vài chổ .

Scheduled to visit several cities in Iran .
My name : ( -xx/ xx/ 19xx ) .
Các phần tiếng Việt trong ngoăc đơn là thực tế mới thêm vào sau khi về !

Day 1 (15/10/2016) :
From HCM city to Bangkok to Tehran ( IKA Air Port )(19h30 )
Stay in : Khazar Sea Hostel .
Address : Chadi Allley, Off Amir Kabir Street , Tehran.
Phone Number : 021 -33113860 . Invoice Number : INV-16-5040 .

Day 2 (16/10/2016) :
Visit around Tehran City
After will go to Tabriz City by Train –Khalidj Fars .
Time Train : From 16h10 to 4h45 . Train Number : 423. Bought ticket.
Ticket Train : Price 442500 Rls/ Daily. Distance : 636 km.
Stay in : Train .

Day 3 (17/10/2016) :
Visit around Tabriz City
Stay in : Morvarid hotel
Address : Golestan Junction, Imam Khomeini St, Tabriz.
Phone Number : 041-35512433 .
(Thực tế ở Sahand Hotels Tabriz …do bác tài xế chở tới )

Day 4 (18/10/2016):
Continue visit around Tabriz City .
After will go to Mashhad City from Tabriz City by train - Khalidj Fars .
Time train : From 13 h10 to 11h35. Train Number : 480. Bought ticket.
Ticket train : Price 1006500 Rls / Daily . Distance : 1700km.
Stay in : Train .

Day 5 (19/10/2016):
Visit around Mashhad City .
Stay in : Vali’s Home stay
Address : Malakoshoaraya Bahar 38 (6th alley off Enqelab-e Eslami St), House 277 -Mashad (Iran)
Phone Number : (+98)0 5138516980 or Mobil : (+98)09151001324 -09392501447 .

Day 6 (20/10/2016) :
Continue visit around Mashhad City
After will go to Tehran City by train – Ghazal Bonyad VIP.
Time train : from 21h15 to 6h40 . Train Number : 341. Bought ticket.
Ticket train : Price 880000 Rls/ Daily . Distance : 897km
Stay in : Train .

Dauchandiadang
15-11-2016, 09:48
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(42)
2.7 Các thông tin liên quan .

...Day 7 (21/10/2016) :
Continue visit around Tehran City
After will go to Shizar City by train –Polour Sabz .
Time train : From 15h45 to 7h05 . Train Number : 524. Bought ticket.
Ticket train : Price 805500 Rls / Daily . Distance : 1050km

Day 8 (22/10/2016) :
Visit around Shizar City.
Stay in : Vila Apartments in Shiraz
Address : Between Khayam & Anvari St, Zand St, Shiraz
Phone Number : - 071-32330986
(Thực tế ở Niayesh Boutique Hotels …)

Day 9 (23/10/2016) :
Continue visit around Shizar City
After will go to Isfahan City by Bus .( Hamsafar Bus)
Time Bus : From 23h55 to 6h00 ( Shiraz KarAndish Terminal )
Ticket Bus : Price (50+12 ) Euro/ Daily. Distance : 489km
(Thực tế là mua vé tại bến xe bus với giá khác )

Day 10 (24/10/2016) :
Visit around Isfahan City.
Homestay : Mohammad Farnam
Address: Kamal Esmaeel Street, lane number 4, Si-O-Se pol bridge, 8144633691, Isfahan, Isfahan, Iran
Telephone: +989131075850
Email: [email protected] .
(Preventive :
Stay in : Julfa Hotel
Address : Kelisa Vank Alley, Khaghani intersection, Hakim Nezami St, Isfahan
Phone Number : 031-36249446 Website : Julfahotel.ir )

Day 11 (25/10/2016) :
Continie visit around Isfahan City.
(Homestay : Mohammad Farnam
Address: Kamal Esmaeel Street, lane number 4, Si-O-Se pol bridge, 8144633691, Isfahan, Isfahan, Iran
Telephone: +989131075850
Email: [email protected] )

Day 12 (26/10/2016) :
Continie visit around Isfahan City.
After will go to Yazd City by Bus .( Hamsafar Bus)
Time Bus : From 15h30 -19h30 Kaveh Terminal Isfahan )
Ticket Bus : Price (29+12 ) Euro/ Daily . Distance : 323 km
Stay in : Homestay Elaheh Nourbala Tafti
Address: Safaeieh, ferdowsi street,, Safaeieh , 0098, Yazd, iran, Iran
Telephone: +989132559866
Email: [email protected]
(Thực tế là mua vé tại bến xe bus với giá khác )

Day 13 (27/10/2016) :
Visit around Yazd City .
After will go to Tehran City by Train .
Time Train : From 22 h10 to 6h10 .
Ticket Train : Price 391000 IR/ Daily . Distance : 622 km
(Thực tế là đi xe bus lên Kashan tham quan rồi mới lên Tehran )

Day 14 (28/10/2016) :
Continue visit around Tehran City.
Stay in : Khazar Sea Hostel .
Address : Chadi Allley, Off Amir Kabir Street , Tehran.
Phone Number : 021 -33113860 …...
(Thực tế ở Mashhad Hostel …)

Day 15 (29/10/2016) :
Continue visit around Tehran City.
Stay in : Khazar Sea Hostel .
Address : Chadi Allley, Off Amir Kabir Street , Tehran.
Phone Number : 021 -33113860 . …
(Thực tế ở Mashhad Hostel …)

Ngày 16 (30/10/2016) :
Prepare luggages return to home .
From Tehran City ( IKA Air Port -20h45 ) to HCM city (SGN) -9h45 +1 .

Good luck to me !

Dauchandiadang
15-11-2016, 09:51
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(43)
2.7 Các thông tin liên quan .

Đưa phần đánh giá các nơi đã "ở trọ " để các bạn có thể tham khảo- tìm hiểu thêm .

Đánh giá các khách sạn -nhà trọ - Homestay đã ở .

1) Nhà trọ đầu tiên : Tehran
Tên : Khazar Sea Hostel .
Điạ chỉ : Chadi Allley, Off Amir Kabir Street , Tehran.
Phone Number : 021 -33113860 …...
Hotels đầu tiên đặt và thanh toán tiền (100% ) qua mạng theo hình thức Paypal hết hơn 30 AUD / đêm.
Thành phần : Thấy có nhiều anh Phi Châu .
Đánh giá :
Ngay trung tâm mua bán phụ tùng xe hơi khá phức tạp.
Tài xế taxi địa phương khó tìm .

Không xứng đáng với số tiền đã bỏ ra . Gường sắt …
Điều kiện trang thiết bị vật chất : tồi tàn thua xa nhà trọ Việt !
Wifi tạm được dùng được cho Iphone không dùng được cho Ipad ! (Không hiểu vì sao !)
(Tiếc là đã tự đặn là phải chụp hình mà quên !)
Không bao giờ trở lại ! (Dù có ghi trong giấy )

2) Nhà trọ cuối cùng Mashhad .
Đây là nhà trọ mà lúcc còn ở Việt Nam bỏ vào Google Map tìm không ra.
Sau này đi theo em Nhật về trên chuyến xe bus – đi luôn đến cho biết .
Giá tiền : Phòng chung ;25000Toman. /đêm
Phòng đơn : 35000Toman. Phòng 2 người : 40000Toman .
Vệ sinh tắm giặt chung- phù hợp với giá rẻ . Mấy anh
Thành phần : Thấy nhiều Nhật – Hàn –Mã …đi bụi.
Gần trung tâm cách nhà trọ trên chừng vài trăm mét
Điạ chỉ : Nằm trên lầu 1 …

Đánh giá : Ở cho biết thôi . Khá là chật chội – phòng chung khá phức tạp …
Nói chung là dưới trung bình . Ở một mình nên chọn phòng đôi để có chổ để valy ! Đi bụi thì ở tạm cũng được .
Wifi trong phòng thì yếu ra gần tiếp tân thì tàm tạm .

Một vài hình ảnh đại diện .. Các nơi ở trọ của hắn ...

Nhà trọ ở Tehran - Mashhad .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7322_zpsn4yzyozy.jpg

Dauchandiadang
15-11-2016, 09:52
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(44)
2.7 Các thông tin liên quan .

Đưa phần đánh giá các nơi đã "ở trọ " để các bạn có thể tham khảo- tìm hiểu thêm .

Đánh giá các khách sạn -nhà trọ - Homestay đã ở .

3) Hotel Sahand Tabriz .
Khách sạn một sao
Giá 40USD cho phòng đôi (lúc đến không có phòng đơn )/đêm
Ưu : Ngay trung tầm có thể tham quan các di tích lịch sử bằng đi bộ.
Trang thiết bị thì rất đàng hoàng- phòng tắm riêng .
Có bao ăn sáng theo kiểu địa phương.
Điạ chỉ :
Đánh giá : Xứng đáng với số tiền bỏ ra về sinh hoạt .
Tuy nhiên Wifi trong phòng thì yếu gần tiếp tân thì khá hơn .

4) Homestay của Vali’s NonSmoking ở Mashhad .
Địa chỉ :
Giá tiền : 10USD / đêm
Phòng ốc đúng kiểu Homestay cho dân đi bụi ! Xung quanh toàn là thảm từ tường cho đến nền -đúng là xứ sản xuất thảm .
Phòng chính lớn chung nhiều người .
Có phòng riêng cho 2 người và cho 1 người.
Ăn sáng : 2USD .Ăn trưa – Ăn tối : 5USD .
Món ăn nhà nấu theo kiểu điạ phương : Nên ăn cho biết. Khá ngon và hấp dẫn.
Phòng WC chung. Hơi xa trung tâm một chút . Cách ga khoảng 5km . Nên đi tham quan phải bằng taxi .

Đánh giá : Rất nhiều người biết ở cũng được phù hợp với giá tiền .
Wifi : Muốn có thường xuyên mà tạm ổn phải mất 2USD!
Thông báo là có wifi mà hạn chế dowload – thì không biết là xem web thế nào !
Khi muốn post vài bài lên phượt (lúc ấy ) mình đồng ý 2USD thì được cấp mã – khi đi ra ngoài rồi về phải cấp mã lại ! Wifi như “ hàng quốc cấm ” .
Nói luôn một chuyện nhỏ : Bác muốn ngỏ ý bán mình lưu niệm một hao khô gì đó 2USD – mình không cảm thấy có hương gì – nên không mua .
Sau khi thanh toán bác không có tiền 2USD nên đem làm “ thế chấp” luôn.
Việc rất nhỏ nhặt …mình cảm thấy rất buồn cười – và thông cảm . Tuy nhiên điều ấy làm giảm đi một phần phấn khích khi ờ đây !

5) Hotel Niaysh Boutique :
Phòng chung : giá 11USD .
Có nhiều loại phòng… KS cải tạo từ nhà củ . Khách du lịch đông như hội .
Có bao ăn sáng . Có nơi sinh hoạt cộng cộng cho ăn sáng uống cà phê rất thú vị.
Có tour đi Persepolis hàng ngày giá 30USD / nữa ngày và 50USD/ 1 ngày / người.
Xuất phát : 8h sáng. Ngay trung tâm gần với các di tích lịch sử .
Đánh giá : Rất xứng đáng với giá tiền.
Gặp gỡ rất nhiều thành phần du khách …khá vui.

6) Homestay ở Isfahan : Một ngôi nhà tốt .
Giá tiền : 35 Euro / đêm – đặt qua mạng .
Nhà ở tư nhân khá rộng muốn tận dụng để làm Homestay –
Có phòng đôi –vệ sinh chung – có phòng khách đàng hoàng .
Bao ăn sáng nhẹ . Wifi rất tốt . Như ở trong một ngôi nhà tốt .
Có khu bếp nhỏ - nước sôi tự nấu .
Nhà có sân vườn – một số hoa hồng và các loài hoa khác không biết tên.
Đánh giá : Xứng đáng với số tiền . Chủ nhà vui vẻ - lịch sự biết tiếng Anh! Còn chở tiễn ra bến xe. Rất gần câu cầu nổi tiểng ở Isfahan – đi bộ khoảng 5 phút là có thể gặp “người trong mộng ” ! Các di tích khác phải đi taxi ban đầu rồi sau đó có thể đi bộ…
7) Homestay ở Yazd : Một Homestay ngoại hạng !
Giá : 30Euro / đêm đặt qua mạng .
Nhà ở tư nhân – chỉ có hai vợ chồng về hưu .
Trang bị như một căn hộ cao cấp ! Hơi xa trung tâm đi tham quan ban đầu phải đi taxi . Có nguyên nhà bếp với đầy đủ trang thiết bị …phòng tắm riêng. Phòng vệ sinh riêng cùng phòng tập thể dục với máy chạy bộ !!!
Chỉ thiếu cái hồ bơi nữa là tuyệt cú mèo !
Wifi – có một góc trong phòng là tốt …
Có thể mua đồ về tự nấu ….
Đánh giá : Rất xứng đáng …

Một vài hình ảnh ...thực tế

Homestay Vali ở Mashhad .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_4411_zpsgfwvbfpu.jpg

Homestay ở Isfahan .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_6653_zpsioql5agj.jpg

Homestay ở Yazd .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_6842_zpss7fudml9.jpg

bông
15-11-2016, 16:32
Hay quá anh ơi

em mới mua vé di iran tháng 5 này từ 28/5-12/6

con gái đi 1 mình có cần lưu ý gì ko anh

Dauchandiadang
15-11-2016, 21:32
Chào bạn Bông !

Lâu nay vì truyền thông và Tivi đưa rất nhiều thông tin ... mà nghe đến hai chữ Hồi Giáo thôi là nhiều người đã sợ !
Thật sự không như mình nghĩ ...
Phụ nữ ở Iran hoàn toàn được tôn trọng - học hành , đi lại mặt không che mạng ..., vui vẻ , thân thiện rất là tử tế ...và quá xinh đẹp !
Có thể gặp nhiều phụ nữ lái xe hơi ..trên các nẻo đường tôi qua ...
Ngay cả Thánh đường ... trước khi đi có đọc là phụ nữ không được vào trong nhà thờ cũng chưa hẳn đúng .
Nhà thờ thường có hai phần vòng chung quanh và bên trong ( tức là trong cái vòm tròn )...Tôi vẫn gặp nhiều phụ nữ vào cầu nguyện .
Dĩ nhiên là không nhiều bằng nam giới ...
Có thể có vài nơi đặc biệt " cấm kỵ " thì mình chưa biết...nhưng thật ra tôi vô rất nhiều nhà thờ vẫn thấy có nam có nữ ..

Một điều chú ý duy nhất đối với nữ giới là phỉa có khăn trùm đầu ... có thể dùng loại mỏng có sắc màu nhìn cũng rất đẹp...
Không nhất thiết phải dùng màu đen . Quy định trùm khăn che đầu -tóc là bắt buôc khi đi ra đường hay nơi công cộng còn ở nhà thi thôi !
Khi đi vào có những nhà thờ yêu cầu - ngoài khăn có thêm áo choàng nữa . Thường là họ có sẵn. Mình thích thì mua ở chợ làm kỷ niệm cũng vui . Tàu điện ngầm có hai toa đầu tiên thường dành cho nữ giới . Taxi cũng có loại dành riêng cho phụ nữ - phụ nữ lái luôn .
Đi tàu khi mua vé qua mạng cũng có hỏi giới tính ... Nói chung nữ giới rất được tôn trọng !
Chỉ có ở chợ là thấy rất ít phụ nữ bán hàng trừ các cửa hàng thời trang ...
Đi ra đường an toàn hơn ở Sài Thành nhiều !
...

myly2409
18-11-2016, 15:37
Bạn giao tiếp với họ chủ yếu là tiếng anh ah? Bạn gặp & hỏi đường có dễ dàng k? Trước đây mình có làm cho 1 ông chủ ng Israel & đc nghe ông ấy kể về đất nc Hồi Giáo (chủ yếu là Israel nha) đàn ông hầu hết đc phép sử dụng súng & súng luôn để dưới gối ngủ, kiến trúc nhà ở thường có 1 tầng hầm toàn bằng đá để trú bom đạn, con gái ra đường thì tuỳ từng ng mới mặc kín đáo khăn trùm đầu. Tuy là k thường xuyên xảy ra đụng độ nhg tinh thần của ai cũng là cảnh giác cao độ... K biết bạn đi có chứng kiến cảnh tượng nào tương đối là mất an toàn k bạn?

Dauchandiadang
18-11-2016, 18:43
Chào bạn myly2409 !

Giao tiếp dĩ nhiên là tiếng Anh - những người trẻ biết khá nhiều . Tài xế taxi ít người biết .
Nhờ in bản đồ đi đường và tên địa danh trước nên đưa ra hỏi cũng được . Bản đồ du lịch khá ít ! Đa phần tiếng Bản xứ .
Khi có hình ảnh thì tìm nhanh hơn . Người Israel khác hoàn toàn với người Iran . Cho đến bây giờ người nước ngoài đã từng đi
Israel là không cho phép nhập cảnh VOA ( trong vòng 6 tháng ! )
Đi ra ngoài rất nhiều mọi lúc mọi nơi có thể - chưa chứng kiến cảnh người ta cải nhau - chứ đừng nói đến đánh nhau .
Thân thiện và an toàn một cách bất ngờ - có nhiều sự gặp gỡ đầy thú vị giữa mình và các thành phần dân bản xứ như giáo sỹ, học sinh , sinh viên , người buôn bán ở chợ ... người lao công ...!
Ngoải ra còn có một quyển từ điển tiếng Anh và tiếng Ba Tư hổ trợ cho người đi du lịch loại nhỏ !

bông
20-11-2016, 22:27
Cám ơn anh ah

Nhìn bài viết của anh thấy tỉ mĩ quá :)))

Em nghe nói làm visa o vn la 85 euro , trong khi làm VOA o sb thì mắc hơn ah .

Like anh , Like anh , bài viết quá chi tiết , em đọc thấy còn bấn loạn haa, chưa biết thang 5 e di sao

Dauchandiadang
21-11-2016, 08:51
Chào bạn Bông !

Đừng vội " bấn loạn "... cứ đọc từ từ rồi sẽ " thấm dần " các tên khó đọc khó nhớ các địa danh...của xứ Ba Tư .
Mình thấy rất nhiều phụ nữ đi một mình khi không rủ được ai !
Ví như : Trong đoàn tham quan ở Persepolis có một bà già 68 tuổi người Hà Lan : một cô bé người Nhật ; một em gái người Đức ...
... Cứ thế họ đi hết nơi này đến nơi khác . Đi một mình có một cái thú là khỏe thì đi mệt thì nghỉ ... muốn xem lâu hay mau là tùy mình !
Đi một mình là " cô đơn " nhiều lúc đánh động vào lòng " trắc ẩn " của thiên hạ xứ người - mới cảm thấy thế gian bao la rộng lớn còn có quá nhiều tấm lòng tử tế & thiện tâm .
... Vì quá ít thông tin về du lịch Iran ..nên mình cố gắng viết " tỉ mỉ " một chút để ai đó có thể đọc - ngâm cứu và lên đường với một chút lo lắng nhưng không hề sợ hãi !
Mùa mình đi là mùa cao điểm nên phải mua trước vé tàu.
Tháng 5 có thể khí hậu nóng hơn và không phải mùa cao điểm nên có thể khác một chút .
...

Dauchandiadang
21-11-2016, 09:21
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(45)
2.7 Các thông tin liên quan .

Vấn đề ăn uống :

..Trước khi đi có đọc đây đó là nhiều người ca ngợi ẩm thực Iran phong phú khi nhìn thấy chợ họ bán rất nhiều gia vị ..hương liệu phong phú ...rồi thì là nghệ thuật ẩm thực tinh tế hòa trộn nhiều nền văn minh ẩm thực như Lưỡng Hà -Hy Lạp - Thổ _ Nga...
Đọc thì thấy rất hay -rất thú vị nhưng...

Thực tế " phũ phàng " hơn rất nhiều đối với dân Việt !
Mình quen với ẩm thực mà mâm cơm luôn có món canh bên cạnh và một chén nước chấm ...
Đây là hai thứ gần như không có ở xứ người !
Mới đầu ăn món " cơm " với thịt nướng xứ người đã thấy là lạ ...sau này thấy " sợ " vì quá khô - như sa mạc . Mội bữa ăn đều phải mua thêm chia nước lọc vừa ăn vừa uống . Tự nhiên có sự liên tưởng phải chăng thời tiết khí hậu đã ảnh hưởng ất nhiều đến văn hóa ẩm thực !
Quê hương mình " lũ lụt " mưa bão khá nhiều nên nhiều khi " Cơm chan Canh" lõng bõng - phải ngập lụt mới đặng .
Xừ người bình nguyên bán sa mạc - thiếu mưa nhiều nắng - nên dĩa cơm khô như ngói !
Ngay cả bánh mì được ca ngợi cũng nguội lạnh - mềm xìu so với nóng giòn Sài Thành - một trời một vực ...

...Lời khuyên chân thành nên đem theo mì gói sẽ thấy vô cùng hữu dụng !
Nếu đi nhiều người thì có thể tự nấu với thịt bò bán rất nhiều và nhiều thực phẩm tươi sống khác như chợ của mình thì sẽ hợp khẩu vị hơn.
....Chỉ có các quán lớn may ra có món súp ăn khá ngon !

Hình ảnh một dĩa cơm - một bữa ăn xứ người mà hắn dùng...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1949_zpso3rtuppq.jpg

Vấn đề uống :

..Thói quen ở đây không biết từ bao giờ người dân ăn hay uống với các thứ nước như " Coca Cola " ! Mình thì chịu vì chúa ghét nước ngọt .
Nếu ai đi có xu hướng thích ăn nhậu rượu bia ..thì hoàn toàn phà sản ở xứ này.
Còn lại hầu như nước lọc bán khắp nơi và giá cả cũng như ở Sài Thành- nhưng tiến bộ hơn mấy bậc so với Sài Thành là các điểm du lịch luôn có sẳn nước đã làm lạnh ở các vòi - kê miệng vào là có thể uống hoặc có bình lấy cho nguội ...vì có nơi lạnh đến tê răng !
Hoàn toàn miễn phí . Làm mình đem theo bình đựng nước Laken mà không sử dụng bao giờ !

Dauchandiadang
21-11-2016, 09:41
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(46)
2.7 Các thông tin liên quan .

Vấn đề vệ sinh công cộng :

...Vấn đề tế nhị này nhiều người ngại đề cập nhưng là một thực tế mà ai cũng phải sử dụng.
Gần như các điểm vệ sinh cộng cộng đều sử dụng xí xổm - mà thỉnh thoảng dân xây dựng gọi cho sang là bàn cầu kiểu Thổ !
Có thể do người Thổ xa xưa sáng tạo ra - cho nên lan tràn qua xứ này từ rất lâu vì láng giềng .
Cho dù là loại xổm hay bệt gì đi nữa thì "ý thức" công dân và "chăm sóc " nơi công cộng là một phạm trù khác !
Đánh giá chung là từ trung bình trở xuống .

Vấn đề đổi tiền :
Ngày mình qua thì 1USD đổi được 35800 IRR tại sân bay .
Ngày mình gần về thì 1USD đổi được 36000 IRR ... Chứng tỏ đồng tiền đang trên đà mất giá .
Đi du lịch ở đâu mà đồng tiền đang mất giá thì người du lịch có lợi một chút với điều kiện xừ mình ở mất giá ít hơn !
Có hai loại tiền giấy và tiền kim loại - tiền kim laọi mệnh giá nhỏ và ít gặp .
Các mệnh giá bao gồm (IRR) : 1000-2000-5000-10000-20000-50000-100000-500000 .
Đơn vị tiền tệ là IRR - Real và Toman . Một Toman =10 IRR .
Riêng đồng tiền 500000IRR có hai loại mới và cũ .
Tờ cũ màu đo đỏ này có một cái lạ rất dễ gây nhầm lẫn cho người mới sử dụng vì một mặt là số 500000 và một mặt là số 50 !
Lần đầu tiên đổi tiền ở sân bay mình đếm hai lần vẫn thiếu và nhận lãnh một " cái nguýt " sém đứt cổ của em đổi tiền nơi quầy thu ngân !
Em đếm thì đủ mà mình đếm thì thiếu vì hai mặt của một đồng tiền rất khác nhau ! Cái lạ của xứ người .
Còn các quầy đổi tiền thì có khắp nơi . Đổi ở nhà Vali 's thấp hơn đổi ở bên ngoài .

Dauchandiadang
22-11-2016, 09:16
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(47)
2.7 Các thông tin liên quan .

Vấn đề về thời gian mở cửa :

Khi lập kế hoạch ở nhà thì không để ý lắm vấn đề này cứ tùy cơ ứng biến vì đưa vào nữa thì khá phức tạp.
Thời gian mở cửa :
Các di tích có bán vé tham quan phần lớn : 9h sáng . Đóng cửa khoảng 5h chiều .
Riêng bảo tàng các báu vật hoàng gia mở cửa từ 2pm -5pm chỉ trong các ngày chủ nhật thứ 2, 3 và thứ bảy . (4h30 pm là không cho du khách vô nữa !)
Thời gian mở cửa của các chợ (Bazzar) là từ 9h sáng cho đến tận 9-10h tối !
Các nhà thờ có bán vé cũng vậy khoảng 9h sáng – 5h chiều đóng cửa .
Các nhà thờ không bán vé thì thoải mái thời gian .
Ăn sáng ở các khách sạn thường bắt đầu từ 8h sáng ! Khá muộn cho du khách .
Ăn sáng của toàn dân Iran là vậy .
Ngày nghĩ của dân bản xứ là ngày thứ sáu hàng tuần .
Vào ngày thứ sáu hàng tuần - các chợ trên toàn quốc đều nghĩ bán !!! Riêng các chổ tham quan du lịch vẫn phục vụ như thường .
Thời tiết trong ngày khoảng 6h chiều là trời bắt đầu tối – không như ở Châu Âu có tháng đến 9-12h pm mới tối !
Chính vì vậy mà thời gian “ thực “ trong ngày cho du khách tham quan thường bị ngắn lại bất ngờ-những ai hay ngủ trưa nữa thì coi như xong một ngày !

Thời gian đi các tàu hỏa thường đúng giờ . Thời gian tới bến cuối thường trể .
Thời gian đi các tuyến xe bus liên tỉnh có đúng có trể - thời gian tới thường đúng !
Thời gian kẹt xe là không thể tính trước .
Thành phố Tehran đang gặp vấn nạn này .

Dauchandiadang
22-11-2016, 09:17
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(48)
2.7 Các thông tin liên quan .

Vấn đề về thời tiết :

Mình đi giữa tháng mười nhưng khi đến vùng phía Tây Bắc (Tabriz ) và Bắc (Mashhad ) thì khá lạnh nhiệt độ bên ngoài 8 -10 độ ban ngày – 4-7 độ ban đêm.
Nhiệt độ trong một ngày cũng là vấn đề khá độc đáo :
Khi ở Isfahan buổi sáng 6-7am – nhiệt độ bên ngoài là : 7-8 độ .
Càng đến trưa nhiệt độ tăng dần lên : 17-20 độ .
Đến khoảng : 2-3pm nhiệt độ :22-24 độ .
Đền chiều 6-7pm xuống lại dần : 14-15 độ .
Càng về đêm càng lạnh dần hơn lúc sáng sớm !
Trong một ngày nhiệt độ chênh lệch một cách rất là lạ !
Đã từng đọc khí hậu bình nguyên bán sa mạc khá “khó chịu” nhưng khi gặp mới cảm được một phần.
Trong một ngày nhiều khi buổi sáng mặc 5 lớp cómỏng có dày – trưa cởi dần ra còn 2 lớp – chiều mặc dần vào –đến đêm là mặc lại như cũ !
Trên đây làthời tiết cuối thu đầu đông – còn chưa biết về mùa hè thì cái nắng thế nào ?
Tết của toàn dân Iran thường bắt đầu vào ngày Xuân phân - 21-3 hàng năm – người dân Iran ăn chơi Tết đến 13 ngày ! (Lịch của Iran ngày bắt đầu năm mới là 21/3).
…“Ngày Xuân phân chính ngày Nowruz - là một ngày linh thiêng của người Sufi, người Ismail, người Alawi, người Alevi, người Babi và các môn đồ Bahá'í, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại nhiều quốc gia như: Afghanistan, Albania, Azerbaijan, Gruzia, Kosovo, Kyrgyzstan, Iran, Iraq, Kazakhstan, Mông Cổ, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan,... và người Kurd hải ngoại .. …” Ngày này được liệt vào danh sách Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ! (Wiki )

Về mùa cuối Thu này có một nỗi buồn xa vắng là các con sông đều trơ đáy .
Gặp các em gái thì khuyên anh nên đi mùa xuân – mùa lễ hội thì sông đẹp hơn ..!
Nếu ai đi gặp mùa lễ hội chắc sẽ có nhiều chuyện thú vị khác.

Dauchandiadang
23-11-2016, 08:33
PHẦN 2 : Câc thông tin cơ bản của chuyến đi giữa dự định và thực tế ...(48)
2.7 Các thông tin liên quan .

Vấn đề thông tin liên lạc :

Có đem theo điện thoại “ cùi bắp “ mua mới nhưng lại không dùng vì lúc đó tìm đi mua sim hơn khó . Ngày gần về mới thấy một dãy cửa hàng bán sim di động ! Nghe đâu chi phí cũng khá hợp lý . Nếu cần liên lạc nội địa thì mua .
Còn lại liên lạc gia đình mình xài điện thoại như ở nhà – có wifi thì gọi viber,Zalo , nhắn tin từ Whatsaap . Không có thì thôi .
Mọi tra cứu thường ở trong nhà có wifi – khi ra đường là hết dùng sử dụng bản đồ tự in !
Bản đồ địa phương khá hiếm toàn là chữ bản xứ !

Vấn đề hành lý :

Mang theo hành lý như mọi khi – vì biết có lạnh nên có đem theo áo lạnh loại bình thường . Lẽ ra nên dùng loại mạnh .
Các loại thuốc cơ bản thông thường . Hôm sốt có dùng một viên sủi Efferalgan.
Các thứ dùng cho vệ sinh cá nhân .

Có đem theo 5 gói mì và 2 gói cháo – thấy rất hữu dụng .
Một bịch Vinacaphe hòa tan 24 gói – dùng hàng ngày .
Một quyển từ điển du lịch Anh-Ba tư loại nhỏ .
Các loại giấy tờ cần thiết …
Giày đi bộ thường xuyên và giày nhẹ .
Vũ khí ghi hình : Máy ảnh – Ipad – máy quay phim HD.

Các thứ bị thừa .

- Cục xạc dự phòng cho Ipad -to và nặng ..
- Túi đựng nước Laken . Mua mới cứ mơ là : sẽ cưỡi được lạc đà không bằng !
- Grip máy ảnh .
- Điện thoại Philips E103 – mua mà chưa dùng .
- Hộp đựng khăn lau kính xe – loại không cần xà phòng.
- Quần sọt – không dùng vì chân “ hơi bị đẹp” !

Khi đi va ly chỉ có 16kg ! Tối giản vẫn còn bị dư . Hy vọng lần sau sẽ ít hơn nữa ...

...Tạm kết thúc phần 2 . Tôi viết với mong muốn - tình cờ ai đó vào đọc - muốn đi cũng có thể trang bị cho mình các vấn đề tối thiểu ...
Mỗi một đất nước hình thành qua vài ngàn năm lịch sử... có biết bao thăng trầm biến động trên dòng thời gian .
Tôi chỉ là một hạt cát tình cờ lăn qua một sa mạc mênh mông của xứ người ... Dòng đời vẫn chảy như muôn đời qua !

Dauchandiadang
23-11-2016, 08:45
Phần 3 : HÀNH TRÌNH THEO DẤU CHÂN NÀNG SCHEHERAZADE .. (1)

...Nhớ lại những ngày tháng trước lúc ngồi nhìn mưa tầm tã của Sài Thành -để chiều lại lội bì bõm trên đường về nhà – mới thấy mưa xứ mình là tai nạn nhưng mưa ở xứ khác lại quý hơn vàng !
Trong các ngày chuẩn bị ấy- có ngày làm phép tính chia : lấy 1648 chia 332 ra thấy 4.96 lần mà giật mình .( Xấp xỉ 5 lần )
1648 là số tròn của diện tích nước Iran : 1648195 Km2 ( Hạng 17 thế giới )
332 là số tròn của điện tích Việt Nam: 331698 Km2 ( Hạng 66 thế giới ) .
Dù thế nào đi nữa - trước khi đi cũng phải tìm hiểu và giới thiệu vài nét đại cương về xứ sở này .
Tên chính thức là : Cộng hòa Hồi giáo Iran . (Theo Wiki..)
…“Cộng hòa Hồi giáo Iran (tiếng Ba Tư: جمهوری اسلامی ايران Jomhūrī-ye Eslāmī-ye Īrān), gọi đơn giản là Iran (ايران Īrān), là một quốc gia ở Trung Đông, phía tây nam của châu Á. Trước 1935, tên của nước này là Ba Tư.
Hiện tại, tên Hán-Việt của Iran là Y Lãng.
Iran giáp với Armenia, Azerbaijan, và Turkmenistan về phía bắc, Pakistan và Afghanistan về phía đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq về phía tây.
Nó cũng giáp biển Caspia về phía bắc. Vịnh Ba Tư (thuộc Iran) là vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng tây nam Iran.
Niềm tin tôn giáo chính thống là chi phái Mười hai giáo trưởng (imam) của phái Jafari, trong hệ phái Shi'a của Islam. Theo thống kê 1986, 98,5% dân số theo đạo Hồi (trong đó khoảng 8% theo hệ phái Sunni, còn lại là hệ phái Shi'a).
Các tôn giáo khác gồm có Hỏa giáo (Zoroastrianism), Cơ Đốc giáo, và Do Thái giáo.
Năm mới theo lịch Ba Tư (Nowruz) bắt đầu từ 21 tháng 3 lịch Gregory.
Thứ Sáu là ngày cầu nguyện chính và cũng là ngày nghỉ cuối tuần. Ngôn ngữ chính là tiếng Ba Tư. Thảm dệt tay Ba Tư của Iran nổi tiếng trên thế giới. Iran là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu dầu mỏ. Iran là một quốc gia cũng áp dụng tiết kiệm ánh sáng ban ngày vào mùa hè. …”

Bản đồ theo Lonely Planet..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7417_zpsw32el2ya.png

Dauchandiadang
23-11-2016, 09:09
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(2)

Lãnh thổ

..” Iran có chung biên giới với Azerbaijan (chiều dài: 432 km / 268 dặm) và Armenia (35 km / 22 dặm) ở phía tây bắc - với Biển Caspia ở phía bắc.
Giáp với Turkmenistan (992 km / 616 dặm) ở phía đông bắc - Pakistan (909 km / 565 dặm) và Afghanistan (936 km / 582 dặm) ở phía đông - Thổ Nhĩ Kỳ(499 km / 310 dặm) và Iraq (1.458 km / 906 dặm) ở phía tây - và cuối cùng giáp với Vịnh Persian và Vịnh Oman ở phía nam.
Diện tích lãnh thổ Iran 1.648.000 km² ≈636.300 dặm vuông (Đất liền: 1.636.000 km² ≈631.663 mi², Nước: 12.000 km² ≈4.633 mi²) - gần tương đương Alaska.
Lãnh thổ Iran phần lớn là các dãy núi lởm chởm chia tách các lưu vực và cao nguyên. Khu vực đông dân cư ở phía tây cũng là vùng nhiều đồi núi nhất với các dãy Caucasus, Zagros và Núi Alborz—trên núi Alborz có điểm cao nhất Iran, Chỏm Damavand cao 5.604 m (18.386 ft). Vùng phía đông phần lớn là các lưu vực sa mạc không có người ở như vùng nhiễm mặn Dasht-e Kavir, và một số hồ muối.
Những đồng bằng lớn duy nhất nằm dọc theo Biển Caspia và phía bắc Vịnh Péc xích, nơi biên giới Iran chạy tới cửa sông Arvand (Shatt al-Arab).
Những đồng bằng nhỏ, đứt quãng nằm dọc theo phần bờ biển còn lại của Vịnh Persian- Eo Hormuz và Biển Oman.

Khí hậu

Khí hậu Iran phần lớn khô cằn hay bán khô cằn cho tới cận nhiệt đới ở dọc bờ biển Caspia. Ở rìa phía bắc đất nước (đồng bằng ven biển Caspia) nhiệt độ hầu như ở dưới không và khí hậu ẩm ướt quanh năm.
Nhiệt độ mùa hè hiếm khi vượt quá 29°C (84°F).
Lượng mưa hàng năm đạt 680 mm (26 in) ở vùng phía đông đồng bằng và hơn 1.700 mm (75 in) ở phía tây.
Về phía tây, những khu dân cư tại các lưu vực núi Zagros thường có nhiệt độ thấp, khí hậu khắc nghiệt, tuyết rơi dày. Các lưu vực phía đông và trung tâm cũng có khí hậu khô cằn, lượng mưa chưa tới 200 mm (8 in) và có xen kẽ các sa mạc.
Nhiệt độ trung bình mùa hè vượt quá 38 °C (100 °F).
Các đồng bằng ven biển Vịnh Persian và Vịnh Oman ở phía nam Iran có mùa đông dịu, mùa hè rất nóng và ẩm.
Lượng mưa hàng năm từ 135 đến 355 mm (6 to 14 in)… “ ( Theo Wiki ..)

Dauchandiadang
23-11-2016, 09:13
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(3)

… Đôi khi những dòng chữ bình thường đơn giản ở trên ( ít người chịu đọc ! ) lại cho ta một khái niệm cơ bản về đất nước con người khí hậu của Iran – một cái nhìn tổng quan cần thiết cho mỗi chuyến đi xa đến một đất nước lạ .
…Ngay cả chuyến thăm thân mật của Tổng thống Iran Hassan Rouhani đến Việt Nam từ ngày 5-7/10 cũng không làm cho em gái ở bảo hiểm Bảo Việt bớt sợ vì cái tên Cộng hòa Hồi giáo Iran .
Khi mình muốn mua bảo hiểm du lịch cho chuyến đi thì hầu hết các hãng bảo hiểm lớn nước ngoài không có bán vì lệnh cấm vận chưa mở hoàn toàn .
Do đó nên phải mua ở Bảo Việt .. nghe mua bảo hiểm đi Iran là cái lạ với em ấy !
Ngày lên mua em bận nên nhờ bạn khác -bạn này lại đề nghị anh ơi đừng để tên Cộng hòa Hồi giáo nhé – chỉ ghi là Iran cho nó nhẹ nhàng !
Chưa biết thế giới Hồi giáo là gì mà nhiều người quá sợ hãi ngay cả cái tên .
Mình cười và đồng ý thôi .
Chưa bao giờ mà đi mua thứ gì mà đừng mong nó xảy ra - đừng mong nhận lại thứ gì như mua bảo hiểm . Buôn bán một thứ hình thành trong tương lai mà người mua lẫn người bán mong nó sẽ không bao giờ đến !
Mua một chút an tâm cho mình - vì thật ra khi qua xứ người thì không một ai hỏi .

pinky2510
23-11-2016, 10:50
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(3)

… Đôi khi những dòng chữ bình thường đơn giản ở trên ( ít người chịu đọc ! ) lại cho ta một khái niệm cơ bản về đất nước con người khí hậu của Iran – một cái nhìn tổng quan cần thiết cho mỗi chuyến đi xa đến một đất nước lạ .
…Ngay cả chuyến thăm thân mật của Tổng thống Iran Hassan Rouhani đến Việt Nam từ ngày 5-7/10 cũng không làm cho em gái ở bảo hiểm Bảo Việt bớt sợ vì cái tên Cộng hòa Hồi giáo Iran .
Khi mình muốn mua bảo hiểm du lịch cho chuyến đi thì hầu hết các hãng bảo hiểm lớn nước ngoài không có bán vì lệnh cấm vận chưa mở hoàn toàn .
Do đó nên phải mua ở Bảo Việt .. nghe mua bảo hiểm đi Iran là cái lạ với em ấy !
Ngày lên mua em bận nên nhờ bạn khác -bạn này lại đề nghị anh ơi đừng để tên Cộng hòa Hồi giáo nhé – chỉ ghi là Iran cho nó nhẹ nhàng !
Chưa biết thế giới Hồi giáo là gì mà nhiều người quá sợ hãi ngay cả cái tên .
Mình cười và đồng ý thôi .
Chưa bao giờ mà đi mua thứ gì mà đừng mong nó xảy ra - đừng mong nhận lại thứ gì như mua bảo hiểm . Buôn bán một thứ hình thành trong tương lai mà người mua lẫn người bán mong nó sẽ không bao giờ đến !
Mua một chút an tâm cho mình - vì thật ra khi qua xứ người thì không một ai hỏi .

Mình có hỏi sơ qua thì CHUBB (lúc trước là ACE, mặc dù ACE mua CHUBB hihi) đồng ý nhận book đơn đi Iran của mình. Phí của Bảo Việt so với các công ty BH nước ngoài lúc nào cũng cao gần gấp đôi nên không bao giờ dám rớ tới.

Nhưng dù sao thì khách du lịch cũng phải mua bảo hiểm kèm theo visa mà đúng không?

Dauchandiadang
24-11-2016, 07:02
Chào bạn Pinky2510 !

Trước hết cám ơn sự theo dõi của bạn .
Trả lời thắc mắc của bạn như sau : Đôi khi có một sự “vô tình” lại giải đáp đươuc thắc mắc !
Số là như mình đã kể - mình “vô tình” đứng vào hàng những người đã có Visa nên thấy nhân viên chỉ xem hộ chiếu có Visa – rồi cộp một cái là xong mà không cần kiểm tra các giấy tờ khác – kể cả giấy bảo hiểm .
Mình thì tờ giấy bảo hiểm Bảo Việt không bị kiểm tra chi cả !
Trước khi đi mình có đọc thông tin như sau :
( Nguồn http://daisuquan.info/tong-dai-ly-ban-bao-hiem-du-lich-iran-ban-bao-hiem-du-hoc-iran )
... “Chuẩn bị thủ tục xin visa đi Iran, bạn cần phải đáp ứng mục Bảo hiểm y tế du lịch Iran như sau: Xác nhận về bảo hiểm y tế du lịch cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến. Số tiền bảo hiểm phải đủ để trả tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc hồi hương vì lý do y tế, chăm sóc y tế khẩn cấp, điều trị tại bệnh viện hoặc tử vong trong thời gian lưu trú.
Lưu ý số tiền bảo hiểm du lịch tối thiểu là 30.000 Euro hoặc tương đương 50.000 USD –Tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Vietnam đều có khả năng cung cấp các đơn bảo hiểm đáp ứng được yêu cầu này.

Số ngày bảo hiểm du lịch mua xin visa Iran
Theo lời khuyên của các sứ quán các quốc gia Schengen, mặc dù phí bảo hiểm du lịch rất rẻ, nhưng du khách không nên mua đơn bảo hiểm chính xác theo ngày : Ngày dự kiến bay tới ngày lưu trú, mà nên mua với thời gian dài hơn = Ngày dự kiến bay + ngày lưu trú + 15 ngày dự phòng . Sứ quán đã có hướng dẫn khá chi tiết như sau:
Quý vị ký Hợp đồng bảo hiểm trong thời gian như sau: Ngày dự kiến bay + ngày lưu trú + 15 ngày dự phòng. Thị thực sẽ được cấp tương ứng chiểu theo điều 24 của Quy định về thị thực.
Thí dụ : Quý vị dự kiến thực hiện chuyến đi từ 05.10-14.10.2015, nhập cảnh một lần. Quý vị hãy ký hợp ñồng Bảo hiểm cho 26 ngày, thời gian từ 05.-30.10.2015. Tổng lãnh sự quán sẽ cấp cho Quý vị thị thực cho 10 ngày, nhập cảnh một lần, có giá trị từ 05.-30.10.2015 và Quý vị có thể linh họat lên kế họach cho chuyến đi trong thời gian này....”

Tóm lại :
Nếu bạn xin Visa trước khi đi thì mặc định bạn phải mua bảo hiểm theo yêu cầu và nhân viên xuất nhập cảnh không cần phải kiểm tra nữa.
Còn bạn chọn Visa on Arrival – Visa cấp ở sân bay thì phải mua “bảo hiểm “ của nhà nước Iran với giá 16 USD hay (14 Euro ) và người ta cũng không cần kiểm tra bạn có bảo hiểm nào khác hay không !
Không ai thương bản thân của mình bằng mình cả !

Bảo hiểm Bảo Việt ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7713_zpsiyjraqzt.jpg

"Bảo hiểm " ở sân bay - dành cho người VOA ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7717_zpsornt9tov.jpg

pinky2510
24-11-2016, 15:17
Mình hiểu rồi, vậy thì kiểu gì mình cũng phải mua bảo hiểm do nước Cộng hòa Hồi giáo Iran bán :D vì mình sẽ xin VOA.

Nhưng dù sao thì mình vẫn mua luôn BH trước khi đi vì sau Iran mình còn đi tiếp Turkey nữa nên thêm bớt vài ngày cũng chẳng giảm được mấy đồng tiền phí BH. Mua bảo hiểm đúp luôn cho an tâm gấp đôi :D

Thêm 16USD phải đưa vào chi phí...

hamacon
24-11-2016, 17:09
...Tạm kết thúc phần 2 . Tôi viết với mong muốn - tình cờ ai đó vào đọc - muốn đi cũng có thể trang bị cho mình các vấn đề tối thiểu ...
Mỗi một đất nước hình thành qua vài ngàn năm lịch sử... có biết bao thăng trầm biến động trên dòng thời gian .
Tôi chỉ là một hạt cát tình cờ lăn qua một sa mạc mênh mông của xứ người ... Dòng đời vẫn chảy như muôn đời qua !

Tình cờ dạo này được tiếp cận khá nhiều thông tin ấn tượng về Iran và khi nhìn hình ảnh con người của đất nước này, thôi thúc hamacon phải đưa vào danh sách các nơi cần lên đường ngay để gặp gỡ để tìm hiểu thêm mới được. Đọc các bài viết của bác chi tiết thông tin quá, cám ơn bác nhiều. Hóng các bài viết tiếp theo của bác :)

Dauchandiadang
28-11-2016, 09:52
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(4)

Cám ơn bạn hamacon đã theo dõi và động viên...

...Các hình ảnh bắt đầu cho chuyến hành trình …
Nhưng trước hết xin mời các bạn hãy đọc câu chuyện tự bạch sau chuyến đi của hắn .

Câu chuyện tự bạch :

Hắn về nhà và tổng kết sau chuyến đi :

Số nước hắn đi qua : 2- Cộng Hòa Hồi Giáo Iran – Thái lan : quá cảnh .
Số thành phố hắn đến : 7 ( Tehran – Tabriz – Mashhad – Shiraz – Isfahan – Yazd – Kashan ).
Số km hắn đã đi trong Iran : hơn 4500 km
Số file ảnh hắn chụp từ máy ảnh DLSR & Ipad : > 10000 .
Thành phố nhiều cây xanh nhất : Isfahan .
Điều ấn tượng nhất mà hắn cảm nhận : các nơi hắn đi qua thân thiện và an toàn hơn nơi hắn đang sống !
Điều đọng lại có ý nghĩa trong hắn : là sự tử tế của những người xa lạ mà tình cờ hắn gặp .
Số kg mà vô tình hắn đã giảm : 2kg.
Hắn mừng vì ngày tháng qua hắn tập thể dục mong giảm kg mà chưa được !
Có thể sau này cứ muốn giảm cân là đi du lịch !
Số ngày hắn đã đi và về : 17 ngày.
Công cụ hổ trợ đắc lực cho chuyến đi của hắn : Ipad và Bản đồ và địa danh tự in ở nhà ( Bản đồ không được phát ở các khách sạn hoặc information ) .
Trang web hắn hay đã sử dụng để chuẩn bị…: www.sfiran,com ; www.homestay,com ; www.hostelsiniran.com ; www.hotelux.com ; www.iranrail.net ; www.persiatravelmart.com ; www.paypal.com …
Di sản tràn ngập nắng – nóng nhất : Persepolis .
Món ăn nhiều nhất trong chuyến đi : Kebab các loại .
Bữa ăn ngon nhất trong các thành phố hắn qua : Ở nhà Vali’s Non -Smoking.

Một góc di sản Persepolis ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/14938035_1243096999094966_531818706_n_zpsy0ozbbw9. jpg

Dauchandiadang
28-11-2016, 09:55
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(5)

Câu chuyện tự bạch :

....
Điều bất ngờ nhất với hắn : người dân rất thích được chụp hình !
Thắng cảnh mà hắn thấy thú vị nhất : Di sản quảng trường Naghsh-i Jahan .
Trái cây ăn nhiều nhất của hắn : Táo ... .
Toa tàu đẹp của Iran : Từ Mashhad về Tehran .
Hình ảnh ấn tượng nhất mà hắn gặp : Ghi lại những khoảnh khắc của một thiếu nữ Iran ngồi vẽ trong Thánh đường ở Yazd .
Nơi lạnh nhất mà vô tình hắn gặp : làng Kandovan ở Tabriz .
Điều thú vị nhất mà hắn gặp : là Selfish với các dân bản xứ .
Điều tiếc nhất của hắn : là một số công trình lịch sử đang xuống cấp…
Đoạn đường đi tàu ấn tượng nhất của hắn : Từ Tabriz về Mashhad – cả một hoang mạc bằng phẳng và rộng lớn đến không tưởng !
Điều ngoài mong đợi : là tìm được mộ của Alesandre de Rhodes – người đặt nền tảng & góp công rất lớn trong việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ VN .
Điều hắn sẽ nhớ mãi : là những đôi mắt bí ẩn của các thiếu nữ Iran .
Điều hắn thấy khó chịu nhất : là sự thiếu thốn wifi nơi ăn uống hay điểm tham quan, đi xa mới thấy wifi ở SG miễn phí là number one !
Các nơi hắn đã ở : từ nhà trọ tồi tàn cho đến Honmestay ngoại hạng .
Thực phẩm khá là an toàn : bởi hắn ăn đủ thứ trên đường phố, trong nhà hàng, KS... mà không có bị chi !
Các phương tiện hắn đi : máy bay, taxi, xe buýt, xe bus liên tỉnh ,tàu hỏa liên tỉnh, xe ôm và metro (MRT).
Số việc làm sắp tới của hắn : Hoàn tất các bài viết dang dở, sắp xếp và phân loại ảnh, post được nhiêu hay bi nhiêu .

Một phần di sản quảng trường Naghsh-i Jahan.

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_5075_zpshmmwnlto.jpg

Dauchandiadang
28-11-2016, 13:44
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(6)

…Sau những tháng ngày chuẩn bị chuyến đi và thực tế đi theo sơ đồ như sau :
Sài gòn --> Bangkok ---> Tehran –> Tabriz ---> Mashhad ---> Tehran ---> Shiraz ---> Isfahan ---> Yazd ---> Kashan  Tehran ---> Bangkok ---> Sài gòn .

Sơ đồ toàn tuyến ...

https://i1382.photobucket.com/albums/ah269/QuocSam_Nguyen/QuocSam_Nguyen040/f1a349d0-7e0f-4142-8fb3-eb8ae4692f1b_zpswrufdf2d.jpg

Cung đường tên thành phố theo bản đồ

https://i1382.photobucket.com/albums/ah269/QuocSam_Nguyen/QuocSam_Nguyen040/5cc29ade-3351-4eb8-bf7f-67dcd9d6f7d4_zpsidyasnlw.jpg

Dauchandiadang
28-11-2016, 14:20
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(7)

... Hành trình bắt đầu từ sân bay Sài Thành ...những hình ảnh ban đầu .. bổ sung cho phần nhật ký phần 1...

Tại cổng chuẩn bị bay từ Sài gòn qua Bangkok...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1624_zpse24uy0kw.jpg

Thông báo giờ xuất phát ...tại cổng 16

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1623_zpsojua3tw1.jpg

Chuẩn bị...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1626_zpsffqgmz4r.jpg

Những gương mặt đợi chờ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1625_zpsyolubna8.jpg

và chờ đợi...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1627_zpssulbm9dp.jpg

Dauchandiadang
28-11-2016, 14:28
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(8)

..Rồi cũng đến lúc lên đường.
Trong lúc đứng chờ..chiếc máy bay của Thai !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1629_zps2x6tzzdz.jpg

Trên máy bay nhìn lại...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1631_zps7gniqorn.jpg

Tạm biệt Sài Thành với đám mây vần vũ ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1632_zpsicopbnnv.jpg

Sắc màu nội thất máy bay Thai Airway ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1635_zps1dci2a2p.jpg

Dauchandiadang
28-11-2016, 20:56
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(9)

...Cứ ngỡ trời sẽ còn âm u nữa nhưng may mắn lúc ra đường băng thì trời đẹp và tươi sáng hơn ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1637_zpss2nrng0p.jpg

Trên đường chuẩn bị ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1642_zpsol5idekn.jpg

Cất cánh thôi ...sẽ làm bạn cùng mây ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1643_zpskcqqsssu.jpg

May mắn ngồi bên cửa sổ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1646_zpsukkk4f2m.jpg

Dauchandiadang
28-11-2016, 21:12
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(10)

..Vào thời gian này nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej băng hà - hưởng thọ 89 tuổi sau 70 năm trị vì .
Do đó có khá nhiều nỗi buồn trên các gương mặt con dân Thái - nhiều người Thái về nước để tang cho nhà Vua !

Người dân Thái đang xem tin nóng ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1648_zpsvxij9kw9.jpg?t=1480255112

Nỗi buồn mênh mang ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1647_zpsfxoj5rkt.jpg?t=1480255689

Hình ảnh tưởng nhớ nhà Vua ..đăng trên báo Thái .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1641_zpsd7fyvknu.jpg

Dauchandiadang
29-11-2016, 11:22
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(11)

..Phiêu lưu ..." cùng mây gió về ngang lưng trời " ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1644_zpspqvfeewt.jpg

Thoáng chốc đã đến đất Thái ... chuẩn bị hạ cánh ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1650_zpskwe9gd4b.jpg

Đã đến sân bay Thái - nhìn từ xa ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1654_zpsdr46zrqh.jpg

Trên đường băng đi vào ...tìm chổ đậu..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1655_zpsfnkguit6.jpg

Dauchandiadang
29-11-2016, 11:32
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(12)

...Đây là Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi - một sân bay khá rộng .Theo Wiki... " Đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới. Diện tích là 32,8 km² (khoảng 8.000 acre) và phục vụ khoảng hơn 45 triệu khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 150 triệu khách trong một năm. Sân bay Suvarnabhumi là sân bay có nhà ga nhỏ hơn nhà ga sân bay quốc tế Hồng Kông một chút, lớn hơn Sân bay quốc tế Incheon ở Seoul, Hàn Quốc. Sân bay đã phục vụ 53.0 triệu lượt khách đến và đi năm 2012...."
Nói một chút về sân bay này vì nghe đâu Việt Nam đang mong muốn xây sân bay Long Thành để cạnh tranh trong khu vực !
Đang trưng bày nhiều phương án để lấy ý kiến của nhân dân !!!

Máy bay chạy một hồi chưa tới chổ đậu...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1652_zpsgdoq4ksq.jpg

Chạy tiếp...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1658_zps7ulwhnmz.jpg

Một thương hiệu bình an trong khu vực...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1660_zpsbmhqenwq.jpg

Dauchandiadang
30-11-2016, 15:01
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(13)

...Tiếp tục câu chuyện...

... Máy bay tìm chổ đậu và mình đặt chân lên đất Thái...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1657_zpscalfoyan.jpg


https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1656_zpsxginpl7o.jpg

Một sân bay khá rộng rãi ...với đường băng chuyền khá dài ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1661_zpsyns2mi10.jpg

Cho nó chuyền minh vừa đi vừa chụp !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1662_zps7rn1pxlq.jpg

Dauchandiadang
30-11-2016, 15:08
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(14)

...Tiếp tục câu chuyện...

Cuối cùng cũng thấy bảng điện tử - để tìm được " số hiệu cổng" để đi tiếp qua xứ của nàng Sheherazade ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1664_zpsg9ansccx.jpg

Hành trình tiếp theo phải qua cổng này ...D8A .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1663_zpsd8xss9l0.jpg

Định hướng rồi tiếp tục đi ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1668_zpskdoy7ygf.jpg

Sân bay rất sạch sẽ và hiện đại..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1669_zpsqqanaldn.jpg

Dauchandiadang
30-11-2016, 15:18
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(15)

...Tiếp tục câu chuyện...

... khi đi thì cùng một chị người Việt trên chuyến bay và hai em kỹ sư làm cho dầu khi của công ty nước ngoài qua Dubai tập huấn .
Lúc vô cổng kiểm tra an ninh cẩn thận lại một lần nữa .. có máy quét 3D - đứng vô vị trị rồi nó quay một vòng.. như trong phim điệp viên không không thấy . Lúc ra thì 3 người đi trước - lạc nhau từ đây vì 3 người đi Dubai nên theo một cổng khác ..

Cổng sẽ khởi hành là đây ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1673_zpsl56kfzyq.jpg

Sau khi biết nơi rồi còn thời gian đi lang thang xung quanh sân bay một chút ...

Một nhà hàng ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1680_zpswdbt5icl.jpg

Một ngã tư ...trong nhà ga ...Hình như nỗi buồn Vua băng hà đã lan ra tới tận nhà ga - nên không khí im ắng đến bất ngờ !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1678_zpsgbnnfe2z.jpg

Bóng loáng và yên tĩnh ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1679_zpsemtefzjw.jpg

Trên vai của các nhân viên phục vụ thấy có đeo mảnh băng tang !

Dauchandiadang
30-11-2016, 15:25
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(16)

...Tiếp tục câu chuyện...

Cả một nhà ga to lớn thế này mà khi " nỗi buồn " ập xuống cũng cô đơn đến lạ !
Các ghi chú chỉ dẫn A-B-C-D- E.. rất rõ ràng dễ tìm kiếm ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1681_zpsphuy70nh.jpg

Rất nhiều hình ảnh chỉ dẫn khác ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1677_zpsaaohs98c.jpg

Sắc màu của Thái - xin chia buồn cùng người dân Thái !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1682_zpsxqtx5sfc.jpg

Dauchandiadang
01-12-2016, 15:48
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(17)

...Tiếp tục câu chuyện...

..." Nỗi buồn " cũng xâm lấn qua các gian hàng miễn thuế -
Với 70 năm trị vì hình ảnh của Vua Thái đã ngự trị trong tất cả con tim của người dân Thái !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1684_zpssthis9fc.jpg

Ngay cả "Khẽ chạm " với nhiều sắc màu cũng im lìm đầy bất ngờ ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1686_zps2l83nbt7.jpg

Một không gian thoáng đảng ...bình an ..quá lạ !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1688_zpscewz5jg9.jpg

Dauchandiadang
01-12-2016, 15:54
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(18)

...Tiếp tục câu chuyện...

... Cuối cùng thấy được một màn hình thông tin tương tác khá to ..tới thử xem ..
Chạm vào đây tìm kiếm các thông tin khá nhanh và nhiều hơn khi xem ở màn hình điện tử ...Rất dễ sử dụng !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1689_zpsh8n3lnha.jpg

Có một số khu vực sử dụng được wifi miễn phí ..Không ì ạch như sân bay nhà mình !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1690_zpskswzdofo.jpg

Thông tin các chuyến đi ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1692_zpsrqzzvnrn.jpg

Dauchandiadang
01-12-2016, 15:58
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(19)

...Tiếp tục câu chuyện...

Sau đó quan sát em gái Thái sản xuất kẹo tại chỗ ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1701_zpsrsprvhg1.jpg

Em chuẩn bị bột ...cho vào khuôn ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1702_zpsvtqu880c.jpg

Hai khuôn hai bên ..Em chăm chỉ lằng lẽ làm..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1703_zpshiqlqzpt.jpg

Sửa soạn cho thành phẩm...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1704_zpsk0ds2445.jpg

Dauchandiadang
01-12-2016, 16:05
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(20)

...Tiếp tục câu chuyện...

Quay qua quay lại ...chợt thấy một dáng đẹp xuất hiện ...Không lẽ chưa qua đất Iran mà đã tìm thấy nàng Sheherazade !...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1705_zpswvzd36ox.jpg

Lác đác đã thấy du khách xuất hiện..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1706_zpst41qk6bh.jpg

Những cái trần quá đơn giản mà đẹp...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1698_zps7sqjo1hm.jpg

Tôi thích thú với cái trần của nhà ga ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1697_zpspo6dhznf.jpg

Tạm biệt sắc màu Thái lan...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1699_zps00niymqp.jpg

Dauchandiadang
02-12-2016, 16:58
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(21)

...Tiếp tục câu chuyện...

… Khi đi lòng vòng trong sân Thái để chờ đợi đến giờ bay tiếp qua Tehran – mình cũng không ngờ rằng - nhờ vậy mà giúp mình một cách nhanh nhất vào lúc về ! Lúc ấy vừa đi vừa chạy mới kịp chuyến máy bay về Sài Gòn do mày bay từ Tehran về lại Bangkok khá trể … Đôi khi lang thang cũng vô tình giúp ích .
Tạm biệt cô bé làm kẹo ngay sân bay xuống ngồi chờ để chuẩn bị lên đường – khu vực có Wifi cũng khá nên thông báo được với nhà.
Gặp hai vợ chồng người Iran còn khá trẻ -đi chơi Thái Lan về hỏi thăm cho biết .
Họ sống ở thành phố Shiraz – hai vợ chồng khá là vui vẻ cởi mở …
Chuyến bay này có rất nhiều người Iran đi du lịch Thái lan trở về ..
Người Thái dã nhanh chân hơn chúng ta rất nhiều trong vấn đề du lịch.
Khi mà có chuyến bay thẳng và người Iran bây giờ cũng đi nước ngoài rất nhiều – Đông Nam Á họ thường chọn Thái lan – một cách đón đầu rất chi là ngoạn mục !
…Rồi cũng đến lúc lên đường …
Chuyến bay trước ngồi bên cạnh một chị người Việt đi Dubai như đã kể .. chuyến bay này chưa biết ngồi gần ai mà chắc chắn rằng không phải là người Việt !

Tình cờ lại ngồi bên cửa sổ -chuẩn bị..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1709_zpsw6bavclz.jpg

Tôi ổn định chổ ngồi và Boeing 777 lăn ra đường băng ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1708_zpst3ar61hv.jpg

Tuyến hành trình trên màn hình tivi

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1711_zpsbihxpvwm.jpg

Cất cánh làm bạn với mây trời ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1715_zpsz4scjpmu.jpg

Dauchandiadang
02-12-2016, 17:01
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(22)

...Tiếp tục câu chuyện...

…Tôi lên chuyến xe cuối cùng để chở ra sân bay .. gặp lại mấy em Thái khác có vẻ xinh hơn và nghe những lời chào dịu ngọt …
Lại một lần nữa ngồi cạnh cửa sổ - ngồi bên cạnh tôi là một cặp vợ chồng người Iran khác – họ ở Tehran . Khi biết tôi đi một mình họ khá ngạc nhiên .
Họ sợ mình chưa chuẩn bị gì nên có giới thiệu vài địa điểm – mình đưa luôn cho họ xem chương trình họ cũng bất ngờ sao mà bạn biết nhiều địa danh vậy !
Có chi mô tìm trên Internet thôi và không quên giới thiệu nhờ một phần sách Eebook của Lonely Planet !
Anh chồng trò chuyện khá thân thiện và thỉnh thoảng chị vợ cũng thêm vào .
Hai vợ chồng đi du lịch Thái Lan một tuần về nhà .
Anh giới thiệu tên là Omid – có nghĩa là Hope – Hy vọng ! …
...Cuộc trò chuyện một lúc rồi ai cũng mệt nên mỗi người làm một giấc ngắn ... Thưc dậy khi cô tiếp viên chuẩn bị ăn chiều..
Tôi nhìn ra cửa sổ ánh hoàng hôn mốt màu hồng đỏ trải dài cà khoảng không gian rộng lớn – dường như càng lên cao -trên cả mây nhìn trời cao lại rộng hơn !
Bữa ăn chiều tự chọn có hai loại trên máy bay đem ra thấy rất hấp dẫn … lúc đó mới nhớ ra là từ sáng đến bi chừ mới chỉ có ăn sáng !
Thức ăn Thái nấu khá ngon hay do đói mà ngon …hay cả hai – một bữa no!.

Bữa ăn nhìn sắc màu rất bắt mắt ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1712_zpstkinross.jpg

Một bữa no !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1714_zpss582gy2g.jpg

Vừa ăn vừa nhìn hoàng hôn buông qua cánh máy bay !!!

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1719_zpsbzrmlwuj.jpg

Dauchandiadang
02-12-2016, 22:10
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(23)

...Tiếp tục câu chuyện...

Nhật ký ngày ấy hắn viết...
"...Làm một giấc ngắn rồi thức dậy cũng là lúc phần ăn chính chuẩn bị phục vụ - mình chọn một món theo yêu cầu rồi ăn một cách ngon lành không quên cụng nhẹ với anh hàng xóm một chút vang đỏ ! Anh này chưa đói nên không ăn trong khi cô vợ ăn vui vẻ . Riêng mình do trưa nhịn giử eo - ba vòng như một - nên chiều ăn hơi bị ngon . Còn ngon hơn bởi cảnh quá đặc sắc - bên trong cơm bắt mắt bởi một màu vàng tươi đến nghệ - bên ngoài trời chiều thì vàng ửng pha chút hồng xa xăm đến lạ ! ... Một bữa ngon !
... Nghĩ ngơi chút rồi tiếp tục viết và xem các chương trình tư màn hình trước mặt ...
Khi gần đến sân bay IKA - giọng thông báo vang lên như mọi khi . Tiếp viên dọn dẹp tổng vệ sinh - nhắc nhở dựng thẳng lưng ghế, dây đeo an toàn ...
Khi tôi nhìn màn hinh trước mắt - rồi cọng khoảng cách còn lại với khoảng cách đã phiêu du trên trời vị chi có con số -5717km!
Tôi đã vượt qua một khoảng trời mênh mông như vậy chỉ mong tìm được chút dấu chân xưa của nàng Sheherazade !
Liệu nàng có còn trong ký ức của người dân Persian hay cũng như cát bụi thời gian đang lặng trôi theo đa chiều vô tận của vũ trụ .
Khi còn ngồi phòng chờ ở sân bay Thái tôi hỏi cặp vợ chồng trẻ về chuyện 1001 đêm - họ phá lên cười một cách rất chân thành !"

Khoảng cách đã bay ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1721_zpst3lsavee.jpg

Sân bay trong đêm ấy ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1722_zpsiztlnu4w.jpg

maximilian
03-12-2016, 12:08
xin lỗi chủ topic , mình cũng đang tìm hiểu visa Iran , mình có gửi mail cho ĐSQ Iran ở Hanoi hỏi thủ tục , thì họ gửi lại như sau :
1.Visa code (được ĐSQ xin miễn phí. Visa code sẽ được thông báo đến ĐSQ qua hệ thống tự động của Bộ ngoại giao Iran)
2.Hộ chiếu gốc (có giá trị từ 06 tháng trở lên)
3.01 copy trang đầu hộ chiếu
4.02 ảnh 4x6 (nền trắng, nếu là khách nữ thì ảnh chụp phải có khăn chùm đầu, che tóc, không để hở cổ và cánh tay; ảnh chụp trong vòng 06 tháng trở lại đây, xem hình mẫu file đính kèm).
5.Điền 01 đơn xin Visa mới nhất (file đính kèm)
6.01 giấy chứng nhận đã nộp tiền tại ngân hàng Vietcombank (khách mua tiền mặt Euro bên ngoài và đem theo đầy đủ hồ sơ vào ngân hàng nộp; thông tin tài khoản ngân hàng xem file đính kèm; Đại sứ quán sẽ không trả lại biên nhận đã nộp phí Visa vào tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp khách cần thanh toán với cơ quan có thể xin thêm 01 liên nữa từ ngân hàng; Lưu ý: Đại sứ quán chỉ nhận biên nhận ngân hàng có thể hiện Mã No. Invoice )

Mà mình không hiểu visa code thì là gì ? làm thế nao để có nó ? mình đã gửi mail lại hỏi mà bên ĐSQ chưa trả lời . Bạn nào biết giải thích dùm mình nha , cám ơn ah !

Dauchandiadang
03-12-2016, 13:32
Chào bạn maximilian !

Trước khi đi mình cũng có tìm hiểu qua trang web này ..http://www.iranianvisa.com/
Đây là trang web dịch vụ mà khi bạn vào đăng ký theo form có sắn của họ ... Sau khi đăng ký - chờ đợi và đóng tiền khoảng 45 Euro
thì bạn sẽ được cấp một Visa Code . ( Chưa tính phí Visa nhé !).
Sau đó bạn nộp đơn xin theo mẫu và nộp phí Visa ...thì ĐSQ VN - cấp cho bạn ...
Còn khi họ nói giúp thì có thể họ kê khai giúp bạn ... nên có kênh miễn phí ( tiền Visa Code )chăng ?
Xin Visa vào Iran có thể đã đơn giản hơn để thu hút khách du lịch ...đang cần mà lị
Bạn vào trang web trên sẽ hiểu rõ hơn ...

maximilian
05-12-2016, 13:36
Đsq đã trả lời là cái visa code đó mình không cần quan tâm . cứ nộp các giấy tờ khác là được , visa code là thuộc về nghiệp vụ chuyên môn của họ ,vậy thì họ ghi vào làm gì cho người ta rối . nhảm thật .

Dauchandiadang
06-12-2016, 13:38
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(24)

...Tiếp tục câu chuyện...

Sau khi xuống sân bay và đi đến làm thủ tục nhập cảnh VOA như đã kể chi tiết ở phần 1 .
Nay chỉ ghi lại phần tóm tắt cho liền mạch...

..."Mình là người cuối cùng trong đợt - toàn bộ qui trình mất khoảng 1h 25' . Mình mất thời gian do từ đâu chưa biết nên sắp hàng nhập cảnh khoảng 20'
Túm lại - nếu đi VOA thì như sau :
1- Nhanh chóng nộp tiền phí " bảo hiểm bảo vệ " - 16 usd . Nằm ngay phía trước chổ cấp E-Visa. ( Sẽ có tờ giấy trắng )
2- Qua E-visa nhận " Bill " vàng - viết bằng chính tay người vạn chuyển . ( sẽ có giấy vàng )
3- Nộp tiền 100€ - ưu tiên cho con dân Việt còn con dân châu Âu nghèo nên chỉ 75€ ! ( sẽ có 2 giấy xanh và hồng )
4- Chờ đợi ... nhận VOA ...
5- Đi ra ngay phía trước luôn là cổng xuất nhập cảnh ..."

Các biên nhận lệ phí làm thủ tục VOA ...

Ghi bằng 14 Euro khi nộp bằng 16 USD !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_7717_zpsornt9tov.jpg

Lệ phí Visa 100 Euro ..

...
... Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, lấy valy và đi đổi tiền thì gặp chàng taxi đi về trung tâm thành phố hết 25USD - một mình .
Chàng tài xế vừa đi vừa nói được tiếng Anh đôi chút . Nhìn đướng sá loang loáng trong ánh đèn vàng và thấy các tài xế chạy xe với tốc đồ trên 100 Km/h mà giật mình . Chàng cười bảo ..bình thường thôi !
Chàng đi tìm theo địa chỉ trong tờ Invoice đã đăng ký khá lâu . Sau đó chàng điện thoại mới biết được chính xác nơi cần tìm ...

hamacon
07-12-2016, 11:01
Sáng nay chậm rãi uống cafe rồi ngồi đọc các bài viết trên đường chu du xứ Ba Tư của bác. Cảm nhận được cái thong dong của 1 người cứ chậm rãi nhấm nháp niềm vui thú của chuyến đi theo cách riêng của mình :)

Dauchandiadang
07-12-2016, 15:47
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(25)
Đêm đầu tiên ở Tehran .

...Tiếp tục câu chuyện...

Cám ơn bạn hamacon đã "ghé thăm " và động viên ! -Kakaka...

… Đêm hôm qua trên đường từ sân bay về trung tâm thành phố Tehran với chàng trai lái taxi kiểu xe nhà không phải xe sơn màu vàng .. Chàng khoe là gặp người biết tiếng Anh lái xe như chàng cũng khá ít . Tôi ngồi ở ghế hàng trước cho dễ hỏi chuyện …
May mắn ở chổ - chàng dạy cho mình phát âm các từ thông dụng – như xin chào , tạm biệt , cám ơn… và khi tôi nghịch ngợm hỏi câu : Em xinh đẹp lắm !
Thì chàng nói : “ Khây ly Zi ba “ … và tôi đã cố gắng nhớ nhanh để thuộc từ này !
… Không ngờ sau này tôi áp dụng vào tình huống ngoài đời thường để rồi tình cờ thấy được những nụ cười bẽn lẽn đầy ngỡ ngàng của các cô gái Ba Tư !
Ôi ! ngôn ngữ xứ lạ đôi khi cũng thật diệu kỳ !
Mời chỉ một từ mà cũng thấy thú vị huống chi là biết nhiều hí …
…. Xe taxi xung quanh chạy rất nhanh - tôi mở cửa một chút cho cái lạnh nhẹ nhàng tràn vào – hít một hơi sâu cho căng tràn ngực và nhắc thầm rằng mà đã đặt chân đến xứ Ba Tư .
Càng gần về trung tâm càng thấy nhiều cảnh sát đứng ở các ngã tư đường …
Tôi hỏi chàng có thích cảnh sát không ?
Chàng nỡ một nụ cười đầy ý nhị ! Thì ra cũng như xứ Việt !

Dauchandiadang
07-12-2016, 16:00
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(26)
Đêm đầu tiên ở Tehran .

...Tiếp tục câu chuyện...

… Tôi đưa chàng số điện thoại của nhà trọ - sau một cú gọi- chàng mới biết rõ mình sẽ đi về đường nào …
Gần 11h đường sá thưa dần - chàng tìm đường và dừng lại ở ngã ba nhỏ ..
Nhà trọ Tên : Khazar Sea Hostel .
Điạ chỉ : Ohadi Alley, Off Amir Kabir Street , Tehran.
(Phone Number : 021 -33113860 …...)
..đã hiện ra phía trước cách ngả ba chừng hơn 15m .
Một con đường nhỏ thật vắng vẻ - một bảng hiệu mang tên nhà trọ cũ và ngã màu .
Thanh toán xong chàng còn để lại số điện thoại - bảo tôi khi nào trở lại Tehran nếu cần đi đâu đó thì cứ alo.
..Vào nhà trọ đưa giấy tờ Invoice đã đặt mua .. để nhận phòng.
Chàng tiếp tân khá to mập trong căn phòng “ nhỏ như con thỏ ‘ điện thoại với ai đó xong rồi xác nhận .
Tình cờ gặp một ông già bản xứ ( mà ban đầu tôi tưởng là Boss ở đây) ..nghe tôi giới thiệu là người Việt Nam thế là ông hỏi thêm một số câu nữa rất là thân thiện.
Nhờ chàng tiếp tân vô mật khẩu cho vụ Wifi ở điện thoại - rồi lấy Ipad ra vô nữa thì không được ! Chàng bảo chỉ Wifi ở đây chỉ vô được cho điện thoại còn Ipad thì chịu !!!
Chàng tiếp tân dẫn tôi lên phòng trên lầu 1.
Như vậy là một ngày miệt mài cho đi lại – rời nhà từ lúc 6h30 sáng sớm cho đến nhà trọ xứ người là 11h đêm tối.

Dauchandiadang
08-12-2016, 08:23
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(27)
Nhà trọ đầu tiên ở Tehran .


...…Khi nhìn căn phòng tồi tàn với hai chiếc gường sắt cũ kỹ - phòng hai gường nhưng ở một mình – một tủ lạnh hết thời không có gì bên trong – không có nổi một chiếc quạt máy !… Tường cũ nền cũ …tất cả như một nhà trọ của 40 năm về trước ở xứ mình . Thôi kệ - xuống lấy chai nước uống chống khát trong đêm.
Rồi làm một giấc vì đã khá mệt và ngày mai trời sẽ sáng ..
… Giật mình tỉnh giấc nhìn trời còn tờ mờ …mới đi làm vệ sinh cá nhân !
Có phòng WC và phòng tắm . Mỗi một dân tộc khác nhau nên thức dậy cũng khác nhau và nhờ vậy mà không trùng nhau khi có đông người nhỉ …
Kiểu vệ sinh xí xổm là “ mốt “ quen thuộc ở đây . May mà còn có nước nóng…
…Không thể ngủ tiếp nên viết vài dòng nhật ký …chờ trời sáng.
Sau đó gặp chàng tiếp tân hỏi khi nào có thể ăn sáng - chàng bảo- 8h mới bắt đầu !
Mình khá ngạc nhiên vì chưa biết rõ thời gian sinh hoạt của xứ người.
Biết vậy nên lo chuẩn bị hành trang lên đường khám phá . Ăn sáng ở đâu cũng được .
(Tiếc là đã tự nhắc mình - trước khi rời nơi đây phải chụp vài tấm thế mà lại quên !)

Dauchandiadang
08-12-2016, 08:30
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(28)
Hình ảnh đầu tiên ở Tehran .


...…Ra ngã ba đường làm vài tấm rồi chờ đón thử xe taxi ..để đi tới chợ Tehran đầu tiên …
Ôi con đường đêm qua vì tối trời nên không nhìn thấy được chi cả !
Nay sáng ra đã nhìn thấy tất cả …
Một con đường như hẻm nhỏ chật chội – những căn nhà cũ xám xịt đóng cửa im lìm – cột tên đường xiêu vẹo…
Những hình ảnh nhìn thấy đầu tiên trong một sớm mai lành lạnh không phải là nhà thờ hoành tráng hay một di sản hoa lệ mà là một khu phố tôi đã ngủ trong đêm đầu tiên ở Teheran .
Dĩ nhiên là không như mô tả của các cây viết giới thiệu nhan nhản trên các tour ở xứ mình nhỉ ?
….Tình cờ chụp một cái thùng ven đường lúc đầu chưa biết để làm gì.
Sau này trong số ngày phiêu bạt mới biết rõ rằng : là tình thương yêu con người luôn ẩn náu trên các con phố cũ, trên các con đường gập ghềnh hay trong phố chợ. …
Chiếc thùng có màu xanh đậm - xanh với đôi bàn tay “ vàng ‘ mà tôi đã thấy rất nhiều trên xứ sở của nàng Sheherazade là đại diện cho tình yêu thương đồng loại --- thùng từ thiện !
Nhìn thấy thùng có khắp nơi mà không có mất mát gì thì đã tự suy ra một xứ sở như vậy thì con người chắc chắn tử tế hơn xứ mình !

Một đường phố nơi tôi ở ...đây là khu phố cũ như khu Chợ lớn của mình ...
Một sớm mai nhiều người còn chưa thức dậy...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1724_zpsrjbmiagm.jpg

Con đường nhỏ như hẻm nhìn phía trước thấy tên nhà trọ ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1725_zps9k8jrwb8.jpg

Cột tên đường xiêu vẹo...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1726_zpsx3pq3sny.jpg

Thùng " yêu thương" và cây ven đường...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1727_zpsjyrl0yui.jpg

Dauchandiadang
08-12-2016, 08:42
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(29)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

...Đón đại một chiếc taxi bên đường mới ngạc nhiên là trên xe taxi đã có người vẫn tiếp tục đón tôi .. Tôi khá bất ngờ nhưng vẫn lên xe .
Một khái niệm taxi chưa hề có ở Việt Nam .Tôi tạm gọi là “taxi –buýt “ – trên đường đi nếu ai gần có thể xuống còn xe chạy cứ theo thứ tự ưu tiên cho người lên trước –một cách tiết kiệm rất hay – nhờ vậy mà chi phí taxi rẻ xuống .
Dĩ nhiên trước khi đi họ hỏi mình đi về đâu nếu thấy thuận tiện theo một cung đường để tránh mất thời gian của nhau cũng như đi xe buýt phải chọn số xe vậy . Một cách xừ lý chi phí taxi rất hay . Xứ của nàng cũng có loại taxi bình thường như mình.
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với Uber và Grab – taxi Việt Nam nên áp dụng hình thức này để giảm chi phí một cách hiệu quả ..
Mỗi lần chờ ở sân bay để về nhà khá lâu – giá như “đi chung “ như Iran thì quá hay – lợi bao nhiêu tài nguyên!
( Đi 2 người – 3 người – 4 người cứ theo đó mà giảm tỉ lệ % giá km là ok !)
Taxi chở mình có cô bé học sinh trên đường tới trường .Cô bé xuống xe đưa tôi tới đường vào chợ Tehran ...Giới hạn phạm vi bên ngoài xung quanh chợ không cho xe taxi vào –chỉ có xe ôm là có thể đi vào gần hơn còn lại là phải đi bộ vài trăm mét là bình thường …

Con đường vào chợ Tehran chưa thấy có bóng người ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1731_zpszkepiirs.jpg

Đường khá sạch sẽ có hàng chặn các loại xe cơ giới

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1728_zpsccqmr4ae.jpg

Lý do rất đơn giản cho sự vắng bóng này là vì nơi đây 9h sáng chợ mới bắt đầu mở cửa ! Thêm một lần nữa tôi ngớ người vì tới khí sớm !!

Dauchandiadang
09-12-2016, 08:54
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(30)
Ngày đầu tiên ở Tehran .


Bữa ăn sáng đầu tiên

…Gặp một người đi để hỏi thăm thêm về chợ thì mới biết đến 9h chợ mới mở cửa.
Chưa biết sẽ làm gì ..thì cứ đi trên đường tới thêm một đoạn nữa thì thấy một quán ăn- mở cửa sớm . Ghé vào quán để ăn sáng .
Nhìn thực đơn chỉ thấy toàn chữ ngoằn ngoèo bản xứ chưa biết xử lý sao thì chợt nhớ ra một từ thông dụng là “ sup “.
Thử nói “sup “ - may mà chủ quán hiểu .
Vì các thức ăn sáng được trưng bày trước nhà bếp nên mình vẫn tới sát nơi thì thấy một nồi trên bếp đang nóng nâu nâu và sền sệt .
Lúc này quán chưa có ai –vì tôi là người đầu tiên vô quán .
Trong bếp quán chỉ có hai người –dường như là hai vợ chồng trẻ - nhìn anh chồng phụ vợ -sửa soạn bưng bê thấy vui vui .
Ngồi chờ một chút thì anh chồng bưng ra một tô màu nâu – một dĩa bánh hình thức rất lạ !
Chưa biết bánh gì mà dẹp lép và loang lỗ đựng trên dĩa màu xanh .
Tôi thử ăn lúc đó mới biết là một dạng khác của “bánh mì “ – vì làm từ bột mì ?!
Trên bàn có chai và hủ gia vị tiêu, muối… - chưa biết nêm nếm - cho gia vị gì thêm và ăn theo kiểu nào cho đúng cách .
Nhưng thôi cứ ăn theo kiểu nhà quê là có gia vị thì nêm một chút vào “ cho sành điệu “ rồi xé bánh mì và chấm vào tô súp mà ăn hoặc là ăn một miếng bánh rồi húp một muỗng súp – kiểu gì cũng đặng – mình là người nước ngoài chưa biết thì có sao đâu !
Có một chai gia vị gì đó cũng thử thêm vào một chút – hơi chua chua như chanh của mình và có mùi thơm nhè nhẹ .
“ Súp “ là một dạng sệt gồm thịt và các loại đậu -củ hầm vào nhau nên cũng dễ ăn. Nó là lạ - không ngon cũng không dỡ .
Ăn xong được uống một ly nước trà sóng sánh như màu rượu Hennessy .
Nóng hổi và dịu thơm . Thế là xong một bữa sáng xứ người .
Thử hỏi có thể chụp hình trong quán không ? Họ vui vẻ đồng ý !

Sắc màu bữa ăn sáng ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1732_zpsdqwce8v8.jpg

Các lọ gia vị - bánh mì và súp " chưa biết tên " !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1733_zps9v3jzgyx.jpg

Ăn một đoạn rồi thử thêm vào một chút gia vị từ chai này...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1737_zpsblbcvppa.jpg

Toàn cảnh nội thất của quán ăn ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1738_zps0sd1cx8x.jpg

Ly trà nóng xứ của nàng ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1739_zpsp8lyrmct.jpg

Mặt tiền của quán và chàng trai phụ "vợ" ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1740_zpsob7bumyf.jpg

pinky2510
09-12-2016, 14:14
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(29)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

...Đón đại một chiếc taxi bên đường mới ngạc nhiên là trên xe taxi đã có người vẫn tiếp tục đón tôi .. Tôi khá bất ngờ nhưng vẫn lên xe .
Một khái niệm taxi chưa hề có ở Việt Nam .Tôi tạm gọi là “taxi –buýt “ – trên đường đi nếu ai gần có thể xuống còn xe chạy cứ theo thứ tự ưu tiên cho người lên trước –một cách tiết kiệm rất hay – nhờ vậy mà chi phí taxi rẻ xuống .
Dĩ nhiên trước khi đi họ hỏi mình đi về đâu nếu thấy thuận tiện theo một cung đường để tránh mất thời gian của nhau cũng như đi xe buýt phải chọn số xe vậy . Một cách xừ lý chi phí taxi rất hay . Xứ của nàng cũng có loại taxi bình thường như mình.
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với Uber và Grab – taxi Việt Nam nên áp dụng hình thức này để giảm chi phí một cách hiệu quả ..
Mỗi lần chờ ở sân bay để về nhà khá lâu – giá như “đi chung “ như Iran thì quá hay – lợi bao nhiêu tài nguyên!
( Đi 2 người – 3 người – 4 người cứ theo đó mà giảm tỉ lệ % giá km là ok !)


Uber ở các nước khác đều có hình thức Uber Pool, chia sẻ đoạn đường y như vầy. Cứ nhập điểm đến là Uber sẽ tự tính toán ra tài xế nào gần nhất và thuận tiện nhất để kết nối với hành khách. Có luôn cả phần chọn số người đi để tính ra giá tiền. Thực ra thì lần nào mình chọn Uber Pool cũng chẳng có ai đi chung luôn nhưng vẫn được tính giá tiền rẻ hơn là bao nguyên xe.

thichcovua
09-12-2016, 14:56
Ôi, em hóng!!!!

Con Lạc Đà
09-12-2016, 15:15
Tiếp đi bạn dauchandiadang, mình hơi bị thích cái cung Trung và Tây Á!

Dauchandiadang
09-12-2016, 20:29
Oh ! Cám ơn bạn con lac đà - mình đã bỏ ảnh có thông tin rồi nhé ! Sẽ đưa ảnh khác lên . Thanks

PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(31)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

..…Tiếp tục lên đường và tiến vào chợ Tehran dù chưa đến giờ mở cửa.
Thế nào cũng quan sát được không khí cho một ngày mới ở đây .
Cứ ngỡ là chủ nhật sẽ vắng vẻ nhưng ở đây là một ngày làm việc bình thường ở Iran. (Trong tuần ngày thứ sáu được xem như ngày nghĩ – như chủ nhật của mình).

Đường vào chợ bắt đầu có người đi và một số xe giao hàng sớm .
Thấy một cừa hàng bán thứ như trang trí cho các ngày lễ hội nào đó chăng ?.
Một buổi sáng đến sớm trước chợ Tehran cho tôi nhìn thấy được nhiều điều :
Một giáo sỹ to –cao – đẹp ngoắc một chiếc xe hai bánh tới để thồ đi .
Những chiếc xe đẩy tay trước chợ và một số người dân làm nghề “ cửu vạn “ đến sớm để phục vụ công việc giao nhận hàng .
Những thường dân ăn mặc chân chất để làm việc đẩy, khuân vác và dọn dẹp. Những gương mặt dù là ở phố thị nhưng không có một chút hơi hướng của đô thành . Họ ngồi trò chuyện với nhau .
Tôi đi dọc theo con đường trước chợ - chợ vẫn chưa mở cửa .
Tôi đi ngược trong nắng sớm mai và thấy rất nhiều người dân bản xứ bắt đầu di chuyển chuẩn bị cho một ngày mới .
Từng đoàn người nam có nữ có - già có trẻ có – trai có gái có – các cô gái luôn luôn có khăn trùm đầu ( không che mặt như bao nhiêu lời đồn đại trên mạng – có thể ở xứ một Hồi Giáo khác chăng ? )
Những cô gái nhìn tôi rồi tủm tỉm cười .

Đường đối diện con đường vào chợ

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8474_zpsn8kxkej3.jpg

Một khách sạn thấy tên trên mạng đang năm đây - không tìm mà gặp !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8475_zps3gyro76q.jpg

Một người đàn ông phỉa đi sớm do làm bốc xếp phải chuẩn bị trước...chiếc xe đẩy tay này là hình ảnh quen thuộc trong chợ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8476_zps6lhcax19.jpg

Các cửa hàng hai bên đường chưa mở ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8477_zpsxkmofujw.jpg

Những công nhân vệ sinh sớm ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8479_zpsggajkomh.jpg

Dauchandiadang
09-12-2016, 21:05
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(32)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

...Tiếp các hinh ảnh ...

...Bánh mì nóng giòn đây ...Rao cho vui vậy thôi chớ bánh mì ở đây bán đều nguội !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8480_zps9idbtnvs.jpg

Một cửa hàng mở hàng sớm ...ông chủ cửa hàng bắt đầu đẩy và treo các món hàng . Tôi ngỏ ý muốn chụp vì màu săc quá đậm . Ông vui vẻ gật đầu .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8482_zpsbsvxglbf.jpg

Không biết cái này công dụng làm gì ...màu vàng rực

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8487_zpsvwnkukql.jpg?t=1481204864

Khách đi xe ôm ..xe máy có mái che nhé ! Không đụng hàng . Khách đi hay chủ xe ít dùng mũ bảo hiểm .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8484_zpsz2qp75pg.jpg

Con đường chính vẫn còn vắng ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8485_zpswg3aixjn.jpg


https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8481_zpskdnqq6bo.jpg

Dauchandiadang
09-12-2016, 21:12
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(33)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

...Tiếp các hinh ảnh ...

..Giáo sỹ và mặt trước chợ Tehran - chưa tới giờ mở cửa ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8488_zpsyh3volrx.jpg

Những người dân lao động - giản đơn - cũng chờ đợi đén giờ chợ mở cửa !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8491_zpsrtzt5kai.jpg

Người ta thồ hàng bằng nhiều phương tiện..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8489_zps1dtile1d.jpg

và cách khuân vác ...cõng trên vai

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8490_zpsyfhbz1ge.jpg

Một quầy bán báo và tạp hóa ven đường ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8493_zpswvfh9uxj.jpg

Dauchandiadang
11-12-2016, 11:55
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(34)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

...Tiếp các câu chuyện...

…Con đường lát đá - hai bên đường có bóng cây và một số ghế ngồi .
Gặp một người dân bên đường mời tôi ăn bánh mì một dạng khác to dày và tròn như bánh Pizzza – tôi ngồi xuống ghế và ăn cùng họ .
Họ hỏi : Bạn từ đâu đến ?
Một câu hỏi mà sau này trong một ngày tôi nghe hàng chục lần như là lời chào đầu tiên của người dân Iran dành cho người ngoại quốc !
Cái tên Việt Nam là cho đồng tử của người nghe như giãn ra …
Hai cái bánh mì to tròn được chế biến như bánh ngọt dùng để ăn trực tiếp không cần phải thêm thứ gì cả.
Một chút bùi bùi – pha lẫn ngòn ngọt – tôi ngồi ăn rồi trò chuyện một lúc và nhìn thiên hạ đi qua lại trước mặt .
Tôi ngồi chờ đợi chợ mở cửa chăng …?
Ngồi một chút rồi tạm biệt – họ còn đưa tôi cả cái bánh nhưng tôi cám ơn không nhận . Một cảm nhận lạ lùng về sự thân thiện của người dân xứ này.

Người đàn ông mời tôi ăn bánh mì...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8497_zps1z1swpcn.jpg

Những người con thân thiện xứ của nàng ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8498_zpsb2wpzkql.jpg

Tôi đi trong nắng mai đang lên hòa cùng với người dân nơi đây đang chuẩn bị cho một ngày mới...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8495_zps5n7iaamw.jpg

Vỉa hè dành cho người đi bộ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8496_zps4ykxfgmk.jpg

Dauchandiadang
11-12-2016, 12:48
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(34)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

...Tiếp các câu chuyện...

Con đường trước chợ rợp bóng cây và có ghế ngồi ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8501_zpsknyktawz.jpg

Một người già tần ngần trước ngã ba đường...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8492_zpsxmrb8gmt.jpg

Một xe chở hàng với "quảng cáo" ít gặp.

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8502_zpsuy3yidql.jpg

Ghế nơi tôi ngồi ăn bánh mì và đến giờ làm viêc nên hai nhân viên phỉa vào trong tòa nhà trước mặt .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8499_zpsv5xfbzga.jpg

Dauchandiadang
12-12-2016, 20:57
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(35)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

...Tiếp các câu chuyện...

Tình cờ chụp được một tấm hình mà khi xem lại thấý có nhiều ý vui vui..
Một xuôi một nnguouwcj - một nam một nữ - một truyền thống một hiện đại ... ữ giữa là băng rôn đặc trưng về tôn giáo..
Hai người đi chung trên một con đường ...Tình cờ sao mà nhà cửa hai bên cũng tương phản nhau - giữa cũ và mới !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8500_zps4ksmrmi8.jpg

Một cái nhìn từ ngoài đường có cây xanh vào trong hàng lang chợ .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8503_zpstryovfqo.jpg

Một cửa hàng bán đồ ăn sáng và thức uống .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8505_zps0adxkdgp.jpg

Dauchandiadang
12-12-2016, 21:10
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(36)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện..

Tôi luôn nhớ một buổi sáng các đốm nắng lung linh như nhảy múa trước mắt tôi dưới hàng cây của con đường đá dành cho đi bộ

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8507_zpst3injukw.jpg

Con người và cây cối bao năm qua vẫn sống hài hòa như vậy .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8508_zpspjyfa9xx.jpg

Một sáng chủ nhật xa xứ ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8506_zpsssi1idaj.jpg

Dauchandiadang
12-12-2016, 21:16
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(37)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

...Tôi đi giữa những hang cây và tha hồ quan sát xung quanh ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8510_zpsyoxhp1je.jpg

Một chàng trai ngồi chờ bạn hay chờ cho chợ mở cửa như tôi ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8511_zpslsxkkayj.jpg

Và những phụ nữ mang sắc phục Hồi Giáo đặc trưng ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8512_zpsexmfumsk.jpg

hamacon
14-12-2016, 10:35
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(30)
Ngày đầu tiên ở Tehran .


Bữa ăn sáng đầu tiên

…Gặp một người đi để hỏi thăm thêm về chợ thì mới biết đến 9h chợ mới mở cửa.
Chưa biết sẽ làm gì ..thì cứ đi trên đường tới thêm một đoạn nữa thì thấy một quán ăn- mở cửa sớm . Ghé vào quán để ăn sáng .
Nhìn thực đơn chỉ thấy toàn chữ ngoằn ngoèo bản xứ chưa biết xử lý sao thì chợt nhớ ra một từ thông dụng là “ sup “.
Thử nói “sup “ - may mà chủ quán hiểu .
Vì các thức ăn sáng được trưng bày trước nhà bếp nên mình vẫn tới sát nơi thì thấy một nồi trên bếp đang nóng nâu nâu và sền sệt .
Lúc này quán chưa có ai –vì tôi là người đầu tiên vô quán .
Trong bếp quán chỉ có hai người –dường như là hai vợ chồng trẻ - nhìn anh chồng phụ vợ -sửa soạn bưng bê thấy vui vui .
Ngồi chờ một chút thì anh chồng bưng ra một tô màu nâu – một dĩa bánh hình thức rất lạ !
Chưa biết bánh gì mà dẹp lép và loang lỗ đựng trên dĩa màu xanh .
Tôi thử ăn lúc đó mới biết là một dạng khác của “bánh mì “ – vì làm từ bột mì ?!
Trên bàn có chai và hủ gia vị tiêu, muối… - chưa biết nêm nếm - cho gia vị gì thêm và ăn theo kiểu nào cho đúng cách .
Nhưng thôi cứ ăn theo kiểu nhà quê là có gia vị thì nêm một chút vào “ cho sành điệu “ rồi xé bánh mì và chấm vào tô súp mà ăn hoặc là ăn một miếng bánh rồi húp một muỗng súp – kiểu gì cũng đặng – mình là người nước ngoài chưa biết thì có sao đâu !
Có một chai gia vị gì đó cũng thử thêm vào một chút – hơi chua chua như chanh của mình và có mùi thơm nhè nhẹ .
“ Súp “ là một dạng sệt gồm thịt và các loại đậu -củ hầm vào nhau nên cũng dễ ăn. Nó là lạ - không ngon cũng không dỡ .
Ăn xong được uống một ly nước trà sóng sánh như màu rượu Hennessy .
Nóng hổi và dịu thơm . Thế là xong một bữa sáng xứ người .
Thử hỏi có thể chụp hình trong quán không ? Họ vui vẻ đồng ý !

Sắc màu bữa ăn sáng ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1732_zpsdqwce8v8.jpg



Món này giống món Ấn mà hamacon đã ăn thử ở Nepal đây, bánh mì đó gọi là chapati thì phải bác ạ.

https://c3.staticflickr.com/1/508/30771329194_fa9286240e_b.jpg

Dauchandiadang
14-12-2016, 15:32
Cám ơn bạn hamacon đã theo dõi và gợi ý một tên gọi !
Chính sự gợi ý này đã thúc đẩy một "tâm hồn ăn hàng " tìm hiểu ...

Bánh mì của Iran

Bánh mì Iran có rất nhiều loại .
Tôi sẽ cố gắng giới thiệu các loại đã từng gặp và thưởng thức .
Thật ra lúc đầu chỉ thấy bánh mì chưa biết đến cả tên gọi - về sau mới tìm hiểu .
Ăn rồi mới tìm hiểu – thật phù hợp với hoàn cảnh cho lữ khách thích đó đây.

Bánh mì trên có tên là Sangak hay Naan-e sangak ( hoặc Naan sangak ) là một dạng bánh mì phẳng dẹt có hình chữ nhật hay tam giác (khi ăn thì cắt ra theo ý muốn ) . Tên bánh mì có nguồn gốc từ “ vật liệu “ dùng để nướng trong lò .
Tiếng Ba Tư - Sang có nghĩa là đá hay sỏi . Sangak là một ít đá .
( cho nên bánh mì Sangak còn được gọi là bánh mì đá !)
Nan-e sangak là bánh mì truyền thống của Iran được làm bằng bột mì nâu .
Trước đây để bột lên men các thợ làm bánh phải chuẩn bị từ hôm trước .
Ngày nay sử dụng men hoặc bột nở mua từ các cửa hàng thì thời gian ngắn hơn.
Sau 1-2 h lên men bột được làm dẹt bằng tay trên một mặt phẳng .
Mặt phẳng chỉnh là mặt gỗ có cây cần dài - làm phẳng xong người ta đưa vào lò .
Cứ thế đưa vào từng cái bánh – cái bánh nào đủ chín người ta lấy ra đem đi phân phối .
Khi ăn thì cắt ra theo hình tam giác hay chữ nhật là tùy món ăn .
Bánh được nướng trong lò kín có mái vòm được gia nhiệt bởi than hoặc củi.
Trong lò có nhiều đá hay sỏi nhỏ làm thành một lớp đệm bề mặt để nướng bánh .
Trên bánh Sangak có hạt vừng hoặc không tùy vùng miền –tùy thợ làm bánh.
Bánh mì Sangak là một trong những thức ăn chính thức và truyền thống lâu đời của người dân Iran .


https://www.youtube.com/watch?v=GBvwrQuQFHE

Dauchandiadang
19-12-2016, 06:25
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(38)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

Tôi vẫn còn một băn khoăn nhỏ vì sao không gọi luôn là bánh mì Sang cho rồi mà phải biến âm qua Sangak – với nghĩa là ít đá ?
Có một câu chuyện sau:
…Thưở trước quân đội Ba Tư rất hùng mạnh và bánh mì Sangak là thức ăn đặc trưng của họ - bánh truyền thống này được biết tới bắt đầu từ thế kỷ thứ 11.
Lúc đó quân đội qui định mỗi người lính khi hành quân luôn mang theo một ít đá hay sỏi bên mình cùng với các “ lò nướng sangak “ để làm bánh mì .
Phải chăng vì vậy bánh mới có tên mới mang ý nghĩa sâu xa hơn : Sangak !?
Thuở trước bánh mì Sangak phổ biến trong lãnh thổ rộng lớn của Ba Tư .

Theo thời gian trong bốn cuộc chiến tranh Nga - Ba Tư từ (1722 -1723) – 1796 – (1804-1813 ) - (1826-1828) Ba Tư mất dần một phần lãnh thổ .
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (11914-1918)- từ năm 1920 khi Liên xô bắt đầu “ thanh lý môn hộ “ các vùng đất láng giềng của Iran thì bánh mì truyền thống này bị lãng quên và thay vào đó là bánh mì vuông - to- đen- dày - đặc được sản xuất hàng loạt bởi công nghệ Nga.
Ngày nay với sự trở lại độc lập của từng nước thì bánh mì Sangak được phục hồi rồi tiếp tục nổi tiếng và phổ biến trong vùng lân cận của Iran .
Thật lạ lùng khi bánh mì Sangak đã giúp ích cho chiến tranh - nhưng cũng chính chiến tranh đã làm cho bánh mì truyền thống Sangak bị mai một đi phần nào !!!
Sau này mới thấy là bánh mì Sangak luôn đi cùng với các loại thịt nướng mà thiên hạ hay gọi là Kebab dù có cơm hay không !
Cứ ăn thử Kebab - sẽ thấy “ cần nước đến độ nào” hỡi bánh mỉ Sangak !
Ôi bánh mì Sangak - xứ của nàng Sheherazade quá khác với bánh mì xứ Việt !

Dauchandiadang
19-12-2016, 06:36
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(39)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

Trong nắng sớm mai người dân ở Tehran đang đi từng đoàn rất đông đến nơi làm ...Tôi thích nhìn khung cảnh này ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8509_zps5juemeyd.jpg

Chỉ có hắn là đang đi ngược chiều với số đông người ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8514_zpsodi1lz5t.jpg

Các cần cẩu cũng khoe mình trong nắng sớm . Một sân trước chợ nơi đây khi vô giờ làm việc thì có một số người đổi tiền ngoại tệ và Irr .
Mình không đổi ở đây nên chưa biết thế nào .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8513_zpsoy9vmoev.jpg

Đối diện là ngân hàng -Bank Melli Iran _ một tên phổ biến ở Iran . Như vậy đối diện với ngân hàng nhà nước là "chợ đen " đổi tiền !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8515_zps9bzluetu.jpg

Tên của một con đường ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8516_zps5gggry3v.jpg

Dauchandiadang
19-12-2016, 06:57
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(40)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

...Đi thêm một đoạn thấy các cửa hàng mặt tiền bán thức ăn sáng đang dần dần mở cửa .
Tôi tiến vào và xin phép chụp ảnh . Điều tôi không thể ngờ đã xãy ra ...
Họ rất là vui vẻ niềm nỡ khi “ được “ tôi chụp hình . Không những một mà tụm hai tụm ba bốn lại để cho tôi chụp rất là bất ngờ .
Mỗi lần chụp xong tôi mở lại đưa họ xem những tiếng ồ lên đầy phấn khích .
Tôi không thể ngờ rằng chiếc Ipad và các tấm hình như là một chiếc cầu nối vô hình xóa nhòa khoảng cách của một người xa lạ lần đầu tiên đến một đất nước Hồi Giáo . Một số thông tin và định kiến về người dân xứ Hồi trong tôi theo thời gian đã biến mất .

Một cửa hàng bán thức ăn sáng ...Con hẻm bên phải - nơi có kỹ niệm khó quên với tôi.

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8520_zps5uab8pyu.jpg

Những gương mặt Tehran trong một sớm mai đầu tiên ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1747_zpswgciccaq.jpg

Trong quầy phục vụ ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1750_zpsb8vvp2gd.jpg

Trong quầy phục vụ ở quán đối diện trong con hẻm nhỏ...Cũng có thể trong cuộc đời họ có thấy " ma" nào mà sáng sớm " mới mở mắt " lại đi chụp hình đâu !? Mà chụp ở chợ nữa ! Những cái sự lạ vô tình gặp nhau ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1751_zpsj8gzcmki.jpg

Dauchandiadang
21-12-2016, 08:19
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(41)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

Nhưng cuộc gặp gỡ thú vị nhất là tiếp ngay sau đó …
Tôi tiến vào sâu hơn một chút nữa thì gặp một số người trung niên đang uống trà .
Họ mời tôi uống trà tại một quán ngay ngã tư hẻm - như là một quán hàng nước quen thuộc ở đây.
Những người đàn ông đứng uống trà trong một sớm mai lành lạnh là một kỷ niệm khó quên với tôi .
Những ánh mắt lấp lánh sự thân thiện – những nụ cười đầy đôn hậu chất phát . Họ chỉ cho tôi cách uống trà bản xứ.
(Cũng nhờ cuộc gặp tình cờ này mà sau đó tôi đã biết uống trà nhiều nơi với phong cách “chính hiệu “ Ba Tư ! )
Bàn trà là một quầy bàn nước như cái bàn cở trung . Nước đã được đun sôi ngay tại chổ và bỏ trà .
Một bộ gồm có ly và dĩa . Mỗi người một bộ . Chính giữa bàn là một chén đường trắng tinh vuông từng viên nhỏ .
Lúc đầu chưa hiểu dùng đường làm gì khi uống trà .
Vì xứ lạnh nên trà họ pha ra rất nóng – họ đổ một ít ra dĩa (cho nhanh nguội chăng ? ). Chờ một chút rồi dùng tay lấy đường viên chấm một chút vào nước trà ở dĩa cho trước vào miệng ngậm lại rồi bưng dĩa lên húp trà và thưởng thức !
Vị ngọt của đường hòa tan trong vị nóng của trà cùng mùi thơm dìu dịu phảng phất một chút hương thoang thoảng tạo nên nét dịu ngọt rất riêng . Uống xong một ngụm chắc chắn là cái hậu vẫn còn ngọt và thơm !
Trời ! hắn đâu phải là kẻ sành trà – mê trà mà vẫn cảm nhận như đây là một kiểu “ trà đạo “ của xứ nàng Sheherazade !
Cứ thế .. uống hết trà trong dĩa rồi lại pha ra – lấy đường chấm và từ từ uống.
Tôi đứng uống trà và vui cười với những người đàn ông xa lạ khi tự giới thiệu mình là người Việt Nam !
Tôi chụp được rất nhiều những gương mặt của trung niên ở ngay bên chợ Tehran .
Tôi rất vui vì tình cờ mà ghi lại rất nhiều ảnh đại diện của xứ sở còn huyền bí này.
Họ vui vẻ đùa giỡn nhau cho tôi chụp . Những nét mặt tươi vui - những nụ cười tiếp diễn – những cái bắt tay nồng ấm - trong một góc nhỏ ven chợ - xóa tan đi nỗi âu lo ban đầu nơi đất lạ xứ người .

Nơi ngã tư hẻm ven chợ này đã cho hắn một kỹ niệm khó quên .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1753_zpskexkpb9p.jpg

Bàn nhỏ uống trà trên thùng nhựa tròn là của khách -tức là hắn...Người đàn ông bên phải là chủ của bàn trà này !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_IMG_1756_zpsnks8ajam.jpg

"Trà đạo " của xứ nàng Shehezarade !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8526_zpsgdtdxf7z.jpg

Mời khách

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8524_zpsjfucojuk.jpg

Dauchandiadang
21-12-2016, 08:36
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(42)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

Chốc chốc lại có thêm một khách - cứ vô tư vui vẻ đàm đạo ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8527_zpssuhz61pq.jpg

Toàn cảnh góc nhỏ - con hẻm nhỏ...nhưng sự thân thiện là vô cùng..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8528_zpspc9ejs1f.jpg

Một góc thôi cũng đủ phản ánh sinh động một phần cuộc sống ở đây trong một sớm mai.
Nhớ những tiếng uống trà " sì soạp " !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8530_zpszqfrg1vy.jpg

Thói quen bao tháng ngày của họ - hắn chỉ một thoáng dừng chân cảm thấy ấm lòng ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8529_zpsxnrgnxju.jpg

Dauchandiadang
22-12-2016, 08:47
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(43)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

…Có rất nhiều người chụp ảnh – nhưng cũng có khá nhiều người ngại bước chân vào một chợ bất kỳ để chụp . Vì ở chợ là muôn hình vạn trạng là nét văn hóa riêng của mỗi vùng miền …cần có một chút bản lĩnh mới “ lao đầu “ vô chợ mà tác nghiệp.
Nếu đã từng chụp được ở chợ thì sẽ nhận được nhiều thú vị rất riêng mà mỗi ngày mỗi khác – mỗi nơi mỗi nét.
Một khoảng khắc uống trà - hòa mình vào chung với dân bản xứ giúp hắn tự tin trên con đường khám phá .
Cám ơn và tạm biệt những con người từ tế - tôi đi sâu vào trong xóm như muốn quan sát thêm họ sinh sống thế nào .

" Ngõ vắng xôn xao " !

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8531_zps81qjez7i.jpg

Một con hẻm nhỏ ..tôi đi vào sâu bên trong như các xóm trong hẻm bên mình..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8532_zpsig98dvvn.jpg

Cứ thế cứ đi vô xem thử cư dân cư trú thế nào thôi ...những ngôi nhà nho nhỏ ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8543_zpsupujktet.jpg

và người dân có thể cũng đang chuẩn bị sửa sang lại ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8542_zpsr9o7vtbu.jpg

Dauchandiadang
22-12-2016, 08:56
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(44)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

Tôi vào một cửa hàng bán tranh làm toàn bằng thảm ..Bán tranh hay bán thảm hoặc cả hai ? Thật ra ai muốn mua tranh thì mua và mua thảm cũng ok ! Đây là giá trị gia tăng cho xứ sở sản xuất thảm truyền thống .
Nhìn các bức tranh quá sinh động và đẹp được làm hoàn toàn bằng thảm mới thấy tay nghề của xứ thảm cao đến độ nào.
Chủ cửa hàng một bác già cũng vui vẻ không kém khi tôi muốn chụp .
…Trước khi đi có đọc qua một ý – là người dân Iran rất thích chụp hình - mới ngày đầu tiên mà đã cảm nhận được phần nào.
.. Đi vào trong xóm để xem một chút nơi cư ngụ . Một xóm cũng khá đông đúc như các con hẻm ở xứ mình.. .

Ngay trước cửa hàng thảm ...treo để giới thiệu .

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8533_zpscfkai2k9.jpg

Tôi đẩy cửa vào bên trong là một "không gian" hội họa thu nhỏ bằng tranh thảm...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8534_zpsmolbp2qz.jpg

Mùa thu vàng ...không biết nghệ nhân đã làm như thế nào ..vẽ luôn trên thảm hay có cách khác như thảm nhuộm màu rồi dệt ?
Tôi " sờ vào " các hiện vật khác thì không phải vẽ hay sơn gì đó ?

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8535_zpsd3taxd1r.jpg

Một bức tranh khác..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8536_zpsm0s1yfim.jpg

Dauchandiadang
26-12-2016, 08:26
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(45)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

Bác chủ cửa hàng rất vui vẻ thân thiện ...xung quanh bác toàn là thảm...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8538_zpsrf5jkwwz.jpg

và giai nhân ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8537_zpskr4sdgoo.jpg

một phần cửa hảng ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8540_zpsz7c1guop.jpg

và một góc trưng bày tranh ..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8541_zpshcjjiuqk.jpg

Dauchandiadang
26-12-2016, 08:36
PHẦN 3 : HÀNH TRÌNH ...(46)
Ngày đầu tiên ở Tehran .

Tiếp tục câu chuyện...

Loanh quanh một lúc trong xóm nhỏ - hẻm nhỏ rồi đi ra lai....
Những hình ảnh choàng đen mà ngày đầu tiên tôi còn ngạc nhiên - thì sau này đã thành chuyện thường ngày phải thấy..

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8544_zpsihthxnuh.jpg

hết nhóm người này đền nhóm người khác vây quanh bác pha trà bên "bàn nước" dân dã ...Một nét sinh hoạt rất riêng có ở đây ...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8546_zpsy05jf8mz.jpg

và một chiếc xe hai bánh ở dạng " sưu tầm "...

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8545_zpsxyhtql0s.jpg

Nắng sớm mai đang lên và tôi đi ngược lại để đến chợ ..Teheran

https://i1079.photobucket.com/albums/w515/quocsam2017/resized_ND8_8547_zpsxaguo5ao.jpg

hoangngocmai
23-02-2017, 17:44
Hello, I am Mai from Ha noi, I would like to have a contact with you for more information about your trip. Could you get your phone number. Thank you so much . All the best from me

Banker
17-08-2017, 14:09
Hello, I am Mai from Ha noi, I would like to have a contact with you for more information about your trip. Could you get your phone number. Thank you so much . All the best from me

Em giống bạn này ạ. E cũng đang muốn phượt I ran

peccovn
04-09-2017, 10:05
Cảm ơn bạn vì bài viết quá chi tiết, đầy đủ thông tin & rõ ràng, rất bổ ích cho những ai đang muốn đến Iran.
Mình đang rất muốn đến Iran dịp tết này, cảm ơn chủ topic 1 lần nữa.