PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Xứ Quảng



Chitto
16-06-2007, 12:44
Mặc dù VN có đến mấy tỉnh có chữ Quảng, nhưng chỉ một nơi người ta gọi là Xứ Quảng mà thôi: Quảng Nam.

Viết cái topic này để đóng góp với các bác. Các bác nhiều chuyến hoành tráng quá.

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.
Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.
Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.
Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.

(Chỗ này nếu cần sẽ viết chi tiết sau)

Topic này tớ sẽ không lôi Hội An vào, vì Hội An có lẽ phải có một topic riêng mới đủ, mà tớ thì không rành Hội An như các bác khác.

Chitto
16-06-2007, 13:15
Sông núi sẽ viết sau, đoạn này nói về các di tích Chămpa cổ còn lại trên đất Quảng Nam.

Công trình Chămpa ở xa nhất phía Bắc là ở Huế, Đà Nẵng còn một số di tích, Quảng Nam còn những di tích chính sau:
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Kinh đô Trà Kiệu: đã hoàn toàn không còn gì
- Phật viện Đồng Dương: chỉ còn nền
- Tháp Bằng An
- Tháp Chiên Đàn
- Tháp Khương Mỹ

Tháp Bằng An
(Trên quyển bản đồ hành chính ghi là tháp Bằng Sơn)

Theo quốc lộ 1 cũ đi qua thị trấn Vĩnh Điện, sát cửa ngõ thị trấn có một con đường rẽ phải, khoảng 2km là đến tháp Bằng An, được coi là cái linga to nhất Đông Nam Á


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434676d72c50e56.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=26)

anson
16-06-2007, 15:29
Tháp Chiên Đàn


156


157


158


Linh vật được thờ trong Tháp

159

anson
16-06-2007, 15:37
Chút lưu luyến


160


161

Chuối đây
16-06-2007, 21:30
cái linh vật được thờ trong tháp là cái gì vậy thế bác anson?

Chitto
17-06-2007, 12:20
Tháp Bằng An là ngôi tháp Chăm bát giác duy nhất còn lại. Niên đại xây dựng của tháp Bằng An - theo như tấm bảng giới thiệu - là vào thế kỷ 11.

Tuy nhiên theo một số tài liệu, thì tháp được dựng sớm hơn. Theo tấm bia đá được khắc khoảng năm 875 - 977, có ghi lại là vị vua Bhadravarman II của vương quốc Chămpa dựng một ngọn tháp Linga Paramesvara (Linga tối thượng), hình một linga khổng lồ, tượng trưng cho Thần Shiva, hình ảnh linh thiêng nhất của Thượng đế. Hình tượng Linga luôn là trung tâm điểm trong thế giới quan của người Chămpa, không hề dung tục, mà thiêng liêng thần thánh.
Nếu tháp Linga Paramesvara trong bia chính là tháp Bằng An, thì tháp này đã có từ trước tấm bia đó.




https://www.phuot.vn/imagehosting/2434676d76006b56.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=27)

Hình dạng Linga đặc biệt của tháp ai cũng có thể nhận ra.

Cũng như tất cả các tháp Chăm khác, cửa tháp quay về hướng Đông để đón Mặt Trời. Phần sảnh kéo dài thành cửa, gồm cửa chính và 2 cửa phụ hai bên. Năm 1940, công chánh Pháp sửa lại bịt phần dưới 2 cửa phụ thành 2 cửa sổ, nên tháp này là tháp Chăm duy nhất có cửa sổ theo kiểu ấy !!!
(ngày nay nhiều bác nhà ta bảo tồn di tích cũng y hệt thế)

Chitto
17-06-2007, 12:30
Cũng giống như hầu hết các tháp Chăm, tháp xây bằng gạch, trang trí bằng đá sa thạch. Đỉnh tháp đã rơi mất từ lâu, nên đứng giữa lòng tháp có thể thấy cái lỗ tròn trên đỉnh, và vì thế trong tháp khá sáng, chứ không tối om như nơi khác.
(Giống thật quá đi mất).


https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam198copy.jpg

Ngày nay giữa tháp có một bàn thờ nhỏ thờ Linh vật Linga nhỏ bằng đá, một Linga sứt mẻ mất một góc, và đứng trơ trọi mà không có Yoni hứng đỡ, và một bát hương của người Việt cắm đó, lạnh lẽo và hờ hững. Chắc hẳn những di vật khác đã thất lạc hoặc di cư vào bảo tàng mất rồi.


https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam197copy.jpg

Một Linga nhỏ nằm chính giữa một Linga vĩ đại, là hình ảnh của một thế giới quan thần thánh sinh sôi. Phải chăng bên ngoài là Vũ trụ vô tận, bên trong là bản thể kết tinh?


https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam203copy.jpg

Chitto
17-06-2007, 13:38
cái linh vật được thờ trong tháp là cái gì vậy thế bác anson?

Trung tâm điểm thế giới của người Chămpa là bộ đôi sinh thực khí Linga-Yoni, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hình tượng này mang rất nhiều ý nghĩa từ đơn giản đến phức tạp.

Hình tượng Linga-Ioni (L-I) nguyên ủy chính là cơ quan sinh dục nam-nữ, là cái đã-đang-sẽ tạo ra sự sống. L-I là khởi nguyên, duy trì, và tiếp tục của sự sống. Vì vậy nó trở thành linh thiêng vô cùng.

Linga hình trụ thẳng đứng, là cái tạo dựng, định hướng, gốc nguồn, là trục của Vũ trụ. Ioni nằm ngang, là cái chứa đựng, sinh sôi, nâng đỡ, là nền của Vũ trụ. Linga đứng thẳng trên Ioni cũng như núi Mehru (Hán Việt là núi Tu Di) đứng giữa mặt đất và biển cả, là Trời-Đất, Đực-Cái, Cõi Thực Tại - Vô Thực Tại, mà cõi Thực Tại là nơi của Thần và người, cõi vô Thực tại là của ma quỷ, cõi chết.

Do đó, Linga dần trở thành biểu tượng, ngẫu tượng của Thượng Đế tối cao vô thượng. Thượng đế Ishavara trong Ấn Độ giáo tách thành ba đấng Brahma, Visnu, Shiva.
Brahma (Phạm Thiên) là Sáng tạo, khởi thủy, sau sự Sáng tạo vĩ đại, đã chuyển hóa vào cả vũ trụ.
Visnu (Tỳ Nữu) là Bảo tồn, bảo vệ cho vũ trụ thời mới hình thành, duy trì trật tự cho đến khi Shiva xuất hiện. Visnu chỉ thỉnh thoảng trở lại thế giới hiện thân dưới dạng hình của một số vị thần-người như Rama, Phật.
Shiva (Thấp Bà) là Hủy diệt. Nhưng hủy diệt để rồi lại tái tạo. Sự sinh sôi và hủy diệt ở giai đoạn sau Brahma đều do Shiva, cho nên Shiva trở thành hiện thể của Thượng đế tối cao.

Chitto
17-06-2007, 13:50
Tháp Chiên Đàn
Linh vật được thờ trong Tháp

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=159&d=1181982536
(Tại sao ảnh ko hiện ra?)

Trong bộ Linga-Ioni mà bác Anson chụp này, đây là cái Linga đầy đủ nhất.
Linga đầy đủ gồm ba phần: Phần dưới cùng hình vuông là tượng trưng của Brahma, phần giữa hình bát giác là Visnu, phần trên hình tròn là Shiva.

Những Linga tôn thờ Shiva tối thượng thì chỉ lấy phần tròn làm chính, như cái Linga ở trung tâm Mỹ Sơn


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434676d7cb668d4.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=28)

Linga đặt trong tháp thờ, bao giờ cái khe ở đầu cũng quay về hướng Đông (nghĩa là nếu đó là dựng đứng từ một người đàn ông nằm ngửa :D , thì chân anh ta quay về đông, đầu quay về tây, nếu đầu ngẩng dậy sẽ nhìn về đông)

Ioni bên dưới thường là hình vuông, loại tròn như ở Chiên Đàn hiếm có hơn. Ioni là hình dạng của tử cung có khe chảy ra. Cái rãnh chảy ra đó quay về hướng bắc, nghĩa là nếu đây là một người đàn bà nằm ngửa, thì đầu cô ta quay về nam, chân về bắc, vuông góc với người đàn ông. Hai vật này là trung tâm thì hai người thần thánh là hai hướng của vũ trụ.

Trong lễ hội người Chăm, người ta sẽ dùng nước trong, nước thơm, sữa,... dội lên đầu Linga, nước sẽ chảy xuống Ioni, chảy qua rãnh ở phía bắc, nước chảy ra đó được coi là nước thần thánh, được dùng để lau lên người, dội lên đầu...

(Trình bày về Linga-Ioni thế này đủ chưa?)

Toet
17-06-2007, 16:39
Nếu bác còn tư liệu thêm nữa về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm thì xin bác cứ tiếp cho anh em thêm kiến thức.

Chitto
18-06-2007, 10:13
Trước cửa Bằng An có tượng hai con thú, gọi là Gajasimha, hình nửa như sư tử, nhưng lại có cái vòi ngắn quay lên trên. Mỗi con đều có cái diềm đeo cổ khá rộng.
Hai con thú này có niên đại thế kỉ 11 - 12, do đó nhiều tài liệu cho rằng tháp dựng thời này. Nhưng cũng có thể hai con thú được thêm vào sau khi tháp dựng.


https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam218copy.jpg

Nhìn những hiện vật Chămpa mà buồn cho nền văn hóa Việt. Hầu như không còn di vật, hiện vật gì nữa từ thế kỉ 10. Thậm chí trước thế kỉ 10, nước Việt còn không phải của người Việt.

Chitto
18-06-2007, 10:19
Rời cái Linga khổng lồ Bằng An, vừa qua thị trấn Vĩnh Điện là đến cầu Câu Lâu bắc qua sông Thu Bồn. Con sông Thu Bồn đi vào văn vào thơ, bởi nó đẹp quá. Dòng sông rộng, phẳng lặng, nước trong xanh với bờ thoai thoải. Dòng sông này còn trở thành bút danh cho một nhà văn. Nơi đây còn gắn với huyền tích bà Thu Bồn của người Chăm.

Sông Thu Bồn là con sông Mẹ của người Chămpa cổ. Cũng có thể nói đây là con sông di sản, bởi xuôi dòng sông này, có thể gặp các di tích: Mỹ Sơn, lăng bà Thu Bồn, Trà Kiệu, và cuối cùng là Hội An.

Cầu Câu Lâu mới là một trong những cây cầu lớn nhất miền Trung, đứng trên cầu nhìn xuống cây cầu cũ được dựng từ thời đất nước còn chia cắt, như một nét vẽ thẳng. Có cảm giác khi mùa nước lũ lên, cây cầu ấy chắc còn đẹp hơn nữa.



https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam226copy.jpg

https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam229copy.jpg

Chitto
18-06-2007, 14:11
Đường rẽ trái sang Hội An ngay trước cầu Câu Lâu.
Qua Câu Lâu, đến ngã ba Nam Phước rẽ sang phía tây là con đường 610 vào Mỹ Sơn.

Cách Nam Phước 9 km là kinh đô Trà Kiệu cũ của vương quốc Chămpa cổ.
Về lịch sử Chămpa, trong wikipedia có khá đầy đủ. Trà Kiệu trở thành kinh đô trong khoảng thế kỉ 6-7 dưới thời vương triều thứ 4 của Lâm Ấp, với tên Sinhapura nghĩa là kinh đô Sư tử. Trà Kiệu đã từng bị nhà Đường, rồi Đại Việt tàn phá nhiều lần. Nhất là sau khi kinh đô Chămpa dời vào Đồng Dương thì lại càng hoang phế.

Đến thời Nguyễn, khi di dân tràn vào sinh sống trong khu vực thành cũ, thì những gì trên mặt đất đã hoàn toàn bị xóa sạch. Những di tích cũ chỉ còn tìm thấy khi đào sâu xuống đất. Những di vật cổ hoặc đã bị đem về Pháp, hoặc về bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, nên không còn nhiều.

Chitto
18-06-2007, 14:32
Tên gọi Trà Kiệu, theo một tài liệu, thì là từ chữ Chà Kiều.

Giữa Trà Kiệu có một quả đồi cao khoảng 50m, gọi là núi Bảo Châu, hay núi Trọc, núi Trược. Thời xưa, đây là ngọn núi quan trọng trong kinh thành, vì theo vũ trụ quan Ấn Độ giáo, núi chính giữa là biểu tượng của Meru, trên đỉnh núi có ngôi đền lớn thờ Thượng đế Ấn giáo. Kinh thành Trà Kiệu lấy núi này làm trung tâm.

Khi các di dân - đặc biệt là Công giáo - tràn vào đây, đã dựng nhà thờ trên lưng chừng núi. Theo truyền thuyết, quân triều đình nhà Nguyễn bao vây để diệt tín đồ Công giáo tại đây vào tháng 9/1885. Vào ngày 21/9/1885, Đức Mẹ mặc áo trắng đã hiện ra trên nóc nhà thờ, tín đồ Công giáo chiến thắng quân triều đình. Từ đó núi Bảo Châu trở thành Thánh địa công giáo của cả vùng, nhà thờ được gọi là nhà thờ Mẹ Trà Kiệu.
(Hình như chỉ thua mỗi thánh địa La Vang)

Nhà thờ trên đỉnh núi hiện nay do kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ thiết kế. Tượng Đức Mẹ ở giữa có phong cách rất khác, hình Đức Mẹ xõa tóc, áo gió thổi bay rất sinh động, gần gũi.


https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam242copy.jpg

https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam251copy.jpg

Chitto
18-06-2007, 18:37
Dấu tích của kinh thành Trà Kiệu không còn mấy. Xung quanh núi Bảo Châu nhà dân mọc lên che khuất cả tầm nhìn.
Ngay ở cổng của khu nhà thờ Trà Kiệu, có một cái quán nước bán cả vài đồ lưu niệm, và ông chủ quán có một bộ sưu tập nhỏ những bức tượng, phù điêu Chămpa. Ông ấy nói rằng nhiều người đã đến xin mua nhưng không bán, và có dự định lập một bảo tàng nhỏ ngay dưới chân núi, trưng bày những hiện vật còn sót lại mà ông thu thập được.

Bao quanh nhà thờ Trà Kiệu là một bức tường trên đó gắn kín những tấm biển cung tiến của giáo dân đối với nhà thờ này, thể hiện sự sùng kính đối với Mẹ Trà Kiệu. Cũng không khác gì lắm so với việc ở chùa làm bia ghi tên người công đức, có điều họ thể hiện sự thành kính, đức tin chân thành hơn, với những lời tỏ sự biết ơn Đức Mẹ.


https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam253copy.jpg

Khi tớ lên thì trong nhà thờ đang có một số giáo dân từ nơi khác đến làm lễ, đọc kinh và hát thánh ca, nên không tiện chụp ảnh nhiều hơn nữa.

Chitto
18-06-2007, 18:43
Có người bảo dải đất có cây mọc cao và nhà kia là tường thành của Trà Kiệu cũ. Đất nơi đó chắc và cao hơn hẳn xung quanh - đã thành đồng ruộng. Do đó trong những năm có nước lụt từ sông Thu Bồn dâng lên, tràn đến đây thì dải đất đó vẫn không bị ngập. Còn về phía xa, vượt qua cả dãy núi kia sẽ là thánh địa Mỹ Sơn.


https://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_04_QuangNam/2007_0304_QuangNam246copy.jpg


Mỹ Sơn cách Trà Kiệu khoảng 20km. Có lẽ ngày xưa khi các vua Chămpa đi cúng tế, đoàn người phải di chuyển vất vả lắm. Hoặc tớ hình dung họ sẽ xuống thuyền, ngược sông Thu Bồn, để đến gần Mỹ Sơn sẽ lại lên bộ. Khoảng cách giữa Thu Bồn và Trà Kiệu gần hơn so với Mỹ Sơn.

Trà Kiệu nằm giữa đồng bằng, lại lấy núi làm trung tâm, ngược với Mỹ Sơn nằm ở một thung lũng giữa bốn phía là núi. Có lẽ chính vì thế mà khi Trà Kiệu đã thành bình địa thì Mỹ Sơn vẫn còn uy nghi đứng đó. Những đoàn người Việt dễ dàng cư trú ở Trà Kiệu nhưng hình như không ai biết đến Mỹ Sơn.

Chitto
20-06-2007, 00:29
Con đường từ Trà Kiệu đến Mỹ Sơn yên bình, êm ả lượn qua những vòng đồi, có lúc đi cạnh đường ray tàu hỏa, đôi lúc gặp dòng sông Thu Bồn trong xanh. Mùa lúa chín hẳn nơi đây vàng rực.


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434678118106e1f.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=59)


Mỹ Sơn nằm trong lòng một thung lũng núi ở xã Duy Phú huyện Duy Xuyên. Từ cửa khu di tích, đã dựng một tòa nhà bảo tàng để trưng bày những di vật không để ngoài thực địa. Một số hàng quán đã mọc lên.
Từ cửa đi vào 700m trung tâm, là những chiếc xe zip, xe 12 chỗ chở khách trên con đường đá gập ghềnh. Rừng hai bên nhiều cây mới trồng, nhưng dễ tưởng tượng xưa kia nơi đây rừng mịt mù chắn lối thế nào, và cũng ngăn cả những cái nhìn tò mò tham lam của kẻ đi tìm của.

Chitto
20-06-2007, 10:01
Viết về Mỹ Sơn thì có lẽ đã có quá nhiều các trang web, của các tổ chức và cả các cá nhân. Là một di sản văn hóa thế giới, được công nhận là loại hình vật thể duy nhất còn tồn tại thuộc loại này, Mỹ Sơn dành được nhiều sự quan tâm của tất cả mọi người. Những hướng dẫn viên ở Mỹ Sơn cũng rất chuyên nghiệp, sẵn sàng giới thiệu rất chi tiết cho khách du lịch tìm hiểu, bằng mấy loại ngôn ngữ.

Sau khi nước Lâm Ấp được thành lập vào khoảng năm 192, trung tâm tôn giáo và hành chính nằm ở Khu Lật, gần Huế bây giờ (nơi có một ngọn tháp vừa được tôn tạo), đến thế kỉ 4 thì các vua Chămpa dời vào Trà Kiệu, xây dựng Mỹ Sơn.

Vua Bhadravarman I (Hán Việt là Phạm Hồ Đạt) là người cho dựng Mỹ Sơn như là khu đền thờ Ấn Độ giáo của vương triều, mà cụ thể hơn là thờ Bhadresvara, tức Shiva. Từ thế kỉ 4 đến 14, nơi đây luôn là trung tâm tinh thần của dân tộc Chămpa, với nhiều công trình được dựng lên bằng gạch, bằng đá, rải rác trong một phạm vi rộng. Các công trình mang phong cách của nhiều giai đoạn văn hóa, mà đối tượng chính luôn là Linga-Yoni đặt giữa lòng các tháp.

Người Pháp - lại là người Pháp - là người tìm lại dấu tích và tìm hiểu về khu tháp này, đã ghi chép cẩn thận, phân chia thành các khu A, B, C, ..., H. Chi tiết thì tôi sẽ chả viết ra đây làm gì.

Chitto
20-06-2007, 10:09
Bốn phía vây quanh Mỹ Sơn là núi. Con đường duy nhất ra vào là từ phía bắc, do đó du khách sẽ đến thẳng ngay phía tây của khu đền tháp, ngay sau lưng tháp chính thuở xưa - mà giờ chỉ còn là nền đá và những tấm đá lớn đổ nát.

Đặc biệt nhất trong các núi vây quanh là ngọn Mahaparvata ở phía Nam. Ngọn núi này không thẳng lên trời mà lại khum sang phía đông, giống hình một cái đầu chim khổng lồ, được coi là hình của đầu chim thần Garuda, chim thần có thể nuốt được cả mặt trời.
(Garuda là biểu tượng trên quốc huy Indonesia, Thái Lan, hàng không quốc gia Indonesia)



https://www.phuot.vn/imagehosting/24346789a6cb775a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=62)

Chitto
20-06-2007, 17:43
Tôi đến Mỹ Sơn một mình, không theo một đoàn khách nào, vào đúng buổi trưa. Và vì thế, khi các đoàn khách ồn ào qua đi, khi cả những người hướng dẫn cũng đã về nơi nghỉ trưa ở đâu đó, thì một mình ngồi lại để cảm nhận cái thiêng liêng riêng có của nơi đây. Những ngọn tháp gạch lặng yên hoàn toàn không một bóng người. Những khoảnh sân ngập nắng, ngổn ngang gạch đá. Cây cối cũng im lìm.

Thông tin chi tiết nghiên cứu về Mỹ Sơn thì nhiều quá, lấy vài cái ảnh để tưởng tượng thôi vậy.

Những bức tượng chăm bằng đá đã nổi tiếng, và được gìn giữ tại bảo tàng điêu khắc Chămpa ở Đà Nẵng. Tại Mỹ Sơn còn nhiều tượng điêu khắc bằng gạch. Có lẽ họ đã xây gạch lên rồi mới điêu khắc thẳng vào gạch, vì nhiều chỗ còn dang dở.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346790435ca84e.jpg

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346790435cc78f.jpg

Chitto
20-06-2007, 17:48
https://www.phuot.vn/imagehosting/2434679053a41046.jpg

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346790435ce6cf.jpg

https://www.phuot.vn/imagehosting/2434679053a3c226.jpg

Chitto
20-06-2007, 17:56
Một số Linga-Yoni tại Mỹ Sơn

Linga tại tháp chính giữa


https://www.phuot.vn/imagehosting/243467906582274d.jpg

Linga bên cạnh tháp Thư viện (nơi để đồ cúng tế)

https://www.phuot.vn/imagehosting/2434679053a34523.jpg

Linga bày trong một tháp khác

https://www.phuot.vn/imagehosting/243467906582468e.jpg

Yoni đã bị mất Linga

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346790658265cf.jpg


Có thể thấy phong cách khác nhau giữa các linga, có thể liên quan đến những thời kì văn hóa khác nhau, hoặc quan niệm văn hóa khác nhau. Linga chỉ tập trung phần đầu thể hiện sự tôn thờ cao nhất đối với Shiva, mà bỏ qua Brahma và Visnu.

Những di vật này cũng đã từng chìm nổi. Bệ Yoni của tháp chính đã từng là tảng đá mài dao của một người dân trong một thời gian dài, trước khi trở về vị trí cũ của nó. Nó đã bị vỡ khi tháp sập do bom Mỹ những năm chiến tranh. Những ngọn tháp khác và vô số di vật khác không biết giờ ở nơi đâu.

Chitto
20-06-2007, 23:59
Một số bức tượng ở Mỹ Sơn, cũng như nhiều nơi khác bị mất đầu. Không biêt phần đầu những bức tượng này về đâu. Một phần do người Pháp đã mang đi. Khi những người chiếm đóng về nước, họ không mang được cả pho tượng đi, nên đã chặt lấy đầu, là phần tinh hoa nhất.

Điều này cũng tương tự một số pho tượng chùa ở miền Bắc, tượng Khơ Me ở Campuchia.


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434679053a383a3.jpg

Chitto
21-06-2007, 00:03
Khu A nằm ở phía đông khu chính, cách một dòng suối nhỏ nước trong vắt. Có lẽ ngày xưa các tu sĩ Bà La Môn đã từng lấy nước ở đây để dội lên các Linga trong tháp.
Khu A giờ không còn gì hòan chỉnh, chỉ còn một nền tháp cũ, nhiều di vật bằng đá xung quanh, những cột đá nằm ngổn ngang, phù điêu, và bệ Yoni chính giữa tháp.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346795d83644bf.jpg

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346795d8366400.jpg

Chitto
21-06-2007, 11:23
Những tàn tích còn lại của khu F


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346795e257cf0d.jpg

Ngọn tháp chính, lớn nhất ở khu F đã bị một quả bom nổ ngay bên cạnh phá sập. Đất đá trùm lên phần còn lại của tháp, chôn vùi nó trong đất.
Khi khai quật ngọn tháp, những người làm việc đã vội vàng đào bới, bỏ lớp đất phủ bên ngoài (vốn giữ cho phần còn lại không đổ nốt) nhanh quá, nên tháp tiếp tục đổ.
Ngày nay phải gia cố bằng cọc sắt và mái che, nếu không phần này cũng sẽ sập hoàn toàn.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346795e257ee4e.jpg

Thung lũng Mỹ Sơn mỗi khi mưa to, nước dưới con suối cũng dâng lên đáng kể, vì đó là lối thoát nước duy nhất của cả thung lũng.

Chitto
22-06-2007, 00:24
Nhiều tượng, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đã được đưa vào các bảo tàng ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Do đó trong khu di tích thấy có những khối xi măng vuông, trên có biển kim loại ghi rõ: "vị trí này có một bức tượng hình... cao... ngang..., hiện được trưng bày tại bảo tàng...".

Bên cạnh xã Duy Phú là xã Duy Tân, nằm sát sông Thu Bồn. Tại đây có đền thờ và lăng Bà Thu Bồn, một vị thần của người Chămpa xưa, cũng đã được Việt hóa. Triều Nguyễn sắc phong là Bô Bô phu nhân, thượng đẳng phúc thần của cả vùng châu thổ sông Thu Bồn. Hình tượng nữ thần Chămpa đã được Việt hóa một phần, trở thành một thánh mẫu Việt, cũng giống như Thiên Y A Na vậy.

Theo truyền thuyết, lăng bà Thu Bồn có từ nghìn năm trước, từ thời Chămpa. Nhưng hiện nay thì các công trình đều dựng dưới thời Nguyễn hoặc muộn hơn. Những di tích này không còn di vật gì đáng kể.

Lễ hội Bà Thu Bồn vào 12 tháng 2 Âm lịch hàng năm, là lễ hội lớn nhất của Quảng Nam.

Chitto
25-06-2007, 18:57
Sang thế kỉ 8, 9, vương quốc Chămpa phát triển mạnh mẽ, trở thành một quốc gia hùng mạnh, đe dọa các nước xung quanh như xứ Giao Châu (còn thuộc TQ), Chân Lạp. Đến thế kỉ 9 thì chính thức gọi là Chiêm Thành.

Năm 875, vua Indravarman II định đô tại Indrapura, cách Trà Kiệu một quãng về phía Nam. Ngày nay Indrapura thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình.
Từ Nam Phước - Duy Xuyên xuôi quốc lộ 1A đến thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, rẽ phải khoảng 15km sẽ đến khu Đồng Dương.

Nơi đây là trung tâm Phật giáo rất sớm của Chămpa, bên cạnh trung tâm Ấn giáo ở Mỹ Sơn. Những ngôi đền thờ Phật rất lớn, nền khu di tích rộng cả km vuông.

Nhưng tất cả đã đổ nát do con người, thiên nhiên, chiến tranh tàn phá.
Năm 982, Lê Đại Hành của Đại Việt tàn phá Indrapura, giết hàng vạn người, phá hủy kinh thành. Đây là cuộc tàn phá lớn nhất. Sau đó còn nhiều lần tiếp tục bị tàn phá. Và bom đạn thời chiến tranh gần đây nhất đã làm nốt công việc san Đồng Dương thành bình địa.

Cũng giống như nhiều di tích Chămpa khác, các hiện vật quý giá nhất còn giữ được là tượng cổ, phù điêu,..., đã được mang về Pháp hoặc nằm trong bảo tàng Đà Nẵng.
Pho tượng quý nhất ở Đồng Dương làm bằng đồng (rất hiếm vì tượng Chămpa thường bằng sa thạch) được để ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Ngày nay ở Đồng Dương chỉ còn một bức tường là dấu tích của khu Phật viện lớn xưa kia, cùng các khu nền móng rải rác, mà dân cư đã xâm lấn nhiều.

Chitto
26-06-2007, 15:56
Xuôi đường 1A, cách Tam Kỳ (mới lên thành phố) chỉ vài km, bên phải đường là cụm tháp Chiên Đàn, gồm ba tháp nằm theo hướng Bắc - Nam, cửa tháp quay về phía Đông.

Cụm Chiên Đàn gồm 3 tháp, dựng khoảng thế kỷ 11, 12 (ảnh bác Anson ở trang đầu).
- Tháp nam (bên trái) được dựng đầu tiên, để thờ Brahma
- Tháp giữa được dựng tiếp theo, là tháp cao to nhất, để thờ Shiva
- Tháp bắc (bên phải) được dựng sau cùng, là tháp thấp nhất, để thờ Visnu

Nóc của tháp giữa còn nguyên vẹn nhất. Tháp nam và bắc phần mái đã sập.



https://www.phuot.vn/imagehosting/2434680d3831aacb.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=158)


Trước kia đất đá phủ lấp ngang lưng chừng cả 3 tháp, cây cối mọc phủ, dây leo chằng chịt, có thể dễ dàng bám theo dây mà trèo lên đỉnh.
Thời chiến, quân đội miền Nam đã từng biến tháp phía bắc thành ụ súng, đặt đại liên trên nóc để bắn vào con đường phía trước. Chính điều này góp phần làm tháp bị hủy hoại nhiều hơn.

Chitto
27-06-2007, 18:06
Ngoài Mỹ Sơn ra, thì Chiên Đàn là cụm di tích có nhiều di vật điêu khắc nhất.
Hầu hết các tác phẩm giá trị đã được đưa vào bảo tàng ở Đà Nẵng hoặc ngay bên cạnh tháp. Tuy nhiên, nhìn khắp tháp, cũng có thể thấy các tác phẩm đó ngự trên những bức tường gạch, hay dưới chân tháp, dưới dạng các phù điêu tuyệt đẹp.

Nơi đây có các phù điêu hình sư tử, mặt kala (mặt thú nhìn trực diện), lá đề, các vũ nữ nhảy múa, các chiến binh chiến đấu, những con voi đi thành đoàn hoặc quay vào nhau. Nhìn những phù điêu đó, có thể hình dung xã hội Chămpa một nghìn năm trước ra sao.

Điêu khắc trên thân tháp. (Bên dưới là gạch cũ nên liền với nhau, phía trên là gạch mới bù thêm vào cho tháp khỏi đổ, rời rẽ và xấu hẳn)


https://www.phuot.vn/imagehosting/243468242a43cef2.jpg

Hoa văn trên gạch


https://www.phuot.vn/imagehosting/243468242a45c2fd.jpg

Vũ nữ nhảy múa bên trên những mặt kala


https://www.phuot.vn/imagehosting/243468242a46cca1.jpg

Chitto
27-06-2007, 18:09
Phần chân tháp được khai quật khoảng năm 90 đã cho thấy những tác phẩm quý


https://www.phuot.vn/imagehosting/243468242a47c6a6.jpg

Những con voi vây quanh hoa sen với phong cách rất lạ và đẹp


https://www.phuot.vn/imagehosting/243468242a48dfed.jpg

Những chiến binh chiến đấu bên cạnh những vũ nữ uyển chuyển


https://www.phuot.vn/imagehosting/243468242a49f931.jpg

https://www.phuot.vn/imagehosting/243468242a4c1c1e.jpg

Chitto
27-06-2007, 18:16
https://www.phuot.vn/imagehosting/243468242a4d25c3.jpg

Ngồi cả giờ nói chuyện với một người đàn bà trông coi khu tháp Chiên Đàn. Bà ngày thường cũng như mọi người, chăn bò ngay trong khu tháp, hái rau má ở dưới chân tháp, dọn cỏ quanh tháp cho bò. Khó mà nghĩ đó là một cán bộ văn hóa làm ở đây đã mấy chục năm.

Bà kể về ngày trước, khi còn chưa thống nhất, chuyện hồi bé bà trèo lên đỉnh tháp bằng những cây leo, nóc tháp bị biến thành ụ súng. Rồi chuyện những năm 80 - 90, cán bộ văn hóa và chuyên gia nước ngòai về khai quật, tìm hiểu tháp thế nào. Để có thể lộ rõ những bức phù điêu như trên, người ta đã phải dùng một loại hóa chất đặc biệt đổ lên, để không ăn mòn đá mà lại sạch được chất bẩn, đồng thời rêu không mọc trên đó được. Nhờ vậy mà các bức phù điêu đã được xử lý trông như mới. Còn các bức chưa được xử lý thì đen bẩn cũ kỹ.

Chitto
27-06-2007, 18:21
Nhưng chuyện bà nói nhiều nhất là về những người Chămpa. Vào ngày lễ hội của họ, họ vẫn về đây cúng bái để tưởng nhớ tổ tiên của họ, đã từng làm chủ mảnh đất này trong hàng nghìn năm, cho đến khi bị người Việt xâm lấn và đuổi đi.

Có lẽ dân tộc Chămpa cũng là một dân tộc đau khổ, một dân tộc Vong quốc, không còn đất nước. Họ có thể vẫn còn ở rải rác trên vùng đất xưa kia là đất nước của họ, nhưng giờ không còn nữa. Vùng đất tổ tiên xa xưa - Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam giờ hầu như không còn người Chăm, mà phải lui vào Bình Định, Bình Thuận và xa hơn nữa. Những thánh địa đổ nát, tháp thờ hoang tàn.

Người đàn bà kia kể rằng vào những ngày lễ hội, nhiều người Chăm về đây và ôm cây tháp mà khóc. Họ thấy đau xót cũng không có gì khó hiểu.

Có lẽ chúng ta vẫn còn hạnh phúc hơn họ nhiều, khi có một Tổ quốc để mà đặt trong tim và để mà trở về sau khi lưu lạc xứ người.


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434682480505bcf.jpg

Chitto
28-06-2007, 02:14
Trong các sách sử giảng dạy, người ta thường tránh nói đến cuộc tiến công chiếm đất của người Việt vào vương quốc Chiêm Thành - Chămpa. Họ chỉ gọi bằng một cái tên mĩ miều là Nam tiến. Nhưng cuộc Nam tiến ấy cũng đổi bằng biết bao xương máu của những người ở cả hai dân tộc. Bao người Việt và người Chăm đã chết, những kinh đô hoang phế và bị cướp bóc, những di tích bị đập phá để tìm vàng.

Trong lịch sử, không chỉ người Việt tấn công người Chămpa, mà quân Chămpa cũng nhiều lần kéo ra tận Thăng Long đánh đuổi vua Việt. Chế Bồng Nga 3 lần kéo quân ra bắc, vua tôi nhà Trần đã phải bồng bế nhau chạy trốn để mặc quân Chiêm Thành cướp phá.

Nhưng dòng chảy lịch sử đã ủng hộ người Việt, và người Việt đã không chỉ một lần hủy diệt kinh đô Chăm, tàn sát người Chămpa. Các vua Lê Đại Hành, Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông, các chúa Nguyễn, là có công với người Việt, nhưng là kẻ thù đáng sợ của các vua Chămpa. Các vị vua ấy lần lượt vượt các vùng đất, các con đèo hiểm trở như Hải Vân để tiến đến phương nam.

Ngày nay, các công trình của các đời vua đó trên đất Bắc không còn gì, hoặc toàn là xây lại. Nhưng những công trình của các vua Chămpa thì vẫn còn đó hiên ngang với trời đất.

Thôi cũng đành dối lòng mà an ủi rằng đó là sự đền bù cuối cùng của thời gian cho một dân tộc văn minh nhưng vong quốc, cho một đất nước huy hoàng nhưng đã tiêu tan.

Chitto
28-06-2007, 10:40
Rời Chiên Đàn, đi qua thành phố Tam Kỳ, đến cuối Tam Kỳ là cầu Tam Kỳ bắc qua sông Tam Kỳ, vừa qua cầu, rẽ phải vào con đường nhỏ hơn chừng nửa km là đến khu tháp Khương Mỹ.

Khương Mỹ cũng gồm 3 ngọn tháp dựng theo hướng bắc nam, xung quanh bị nhiều nhà dân vây kín, không có khung cảnh rộng như khu Chiên Đàn.



https://www.phuot.vn/imagehosting/24346832d92bd615.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=254)

Chitto
28-06-2007, 20:41
Tháp Khương Mỹ được xây dựng vào khoảng thế kỉ 10, trước tháp Chiên Đàn. Đối tượng thờ chính của Khương Mỹ là Visnu, là dòng sớm hơn dòng thờ Shiva.

Những hoa văn trang trí trên gạch của tháp Khương Mỹ. phong cách nơi đây khác hẳn với tháp Chiên Đàn. Những dây hoa xoắn tròn chữ S thay cho những mặt kala, lá đề. Hoa văn tập trung theo cạnh dọc chứ không phải phù điêu ngang như tháp Chiên Đàn.



https://www.phuot.vn/imagehosting/2434683b789acbaa.jpg

https://www.phuot.vn/imagehosting/2434683b789cb010.jpg

https://www.phuot.vn/imagehosting/2434683b7bab86d3.jpg

Chitto
29-06-2007, 17:13
Hoa văn đá sa thạch của những chiếc cửa giả (có hình cửa nhưng chỉ là trang trí, gạch xây bít)


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434684daed5ad14.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=317)

https://www.phuot.vn/imagehosting/2434684db07e025b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=318)

Trong lòng tháp nhìn lên


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434684db1b6f3f3.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=319)

trinity
01-07-2007, 14:46
Tìm mãi mà chả thấy mấy cái ảnh Mỹ Sơn đâu cả?! Bữa nào tìm thấy em pót sau nhé!

Chitto
04-07-2007, 10:20
Từ thành phố Tam Kỳ, ngay ngã tư lớn đầu tiên, rẽ trái đi khoảng gần 10km là đến biển Tam Thanh, một bãi biển ngắn, chủ yếu cho dân Tam Kỳ xuống ăn uống, nghỉ ngơi, đi trong ngày. Do đó ở đây chủ yếu là hàng quán, không có nhà nghỉ. Buổi chiều người ra tắm biển và ăn uống khá đông.

Đồ hải sản ở đây cũng khá ngon, được chế biến đơn giản.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243468b11acca5b9.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=441)

Biển Tam Thanh năm vừa rồi có 2 trẻ em chết đuối vì tắm ở ngoài khu vực trông nom được.
Nói chung ra biển thì không thể chủ quan.

Chitto
11-07-2007, 22:56
Những ngôi mộ cát ở Quảng Nam.

Đất gần biển ở Tam Kỳ bị gió cuốn cát phủ lên một lớp dầy. Bới cát lên là lộ ra đất, còn cát, cát cứ phủ ngập chân, trắng đến lóa mắt. Người ta đào đất cho những người đã khuất, rồi vun cát lên thành nấm. Lâu, gió thổi cát đi, họ lại vun lên.


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434694fdb3880cc.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=857)

Chitto
11-07-2007, 22:58
Lũ trẻ nơi đất cát


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434694fdf77bb3f.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=858)

arvil77
12-07-2007, 00:27
Ảnh những ngôi mộ cát của bác trông thật lạ Mấy năm xa xôi về trước em có đến Tam Kỳ làm việc với 1 dự án về xóa đói giảm nghèo của tỉnh, ko nhớ tên mấy huyện xã nghèo nhất, chắc giờ cũng khác rồi và cuộc sống đã được cải thiện nhiều hơn Nhớ các bữa cơm trưa vùng đất nghèo ngày nào cũng như nhau chỉ có cá biển kho muối suông trắng nhợt và 1 bát canh. Một ngày nhất định sẽ quay trở lại miền Trung gió cát

Chitto
14-07-2007, 17:26
Đến Tam Kỳ, Quảng Nam, không thể không nói đến món Mì Quảng nổi tiếng.

Trước, đã được ăn Mì Quảng ở Đà Nẵng rồi, tớ cứ đinh ninh đó là Mì Quảng gốc. Lần ấy ăn được một người ở Đà Nẵng mời, chao ôi bát mì mới nhiều thứ làm sao. Rau, mì, thịt nấu, thịt kho, thịt xá xíu, tôm nõn, chả, lạc rang, bánh phồng tôm,.... đại khái là rất nhiều thứ, nhiều vị.

Ấy nhưng đến khi ăn Mì Quảng ở Tam Kỳ - thực là Mì Quảng mới nhận ra rằng món mì lần trước ăn là mì thập cẩm, chứ không phải Mì Quảng nữa rồi.

Người bạn ở Tam Kỳ giới thiệu quán ở ngã ba Kỳ Lý, ngay cửa ngõ Tam Kỳ. Bát mì đơn giản thôi, trông không hề cầu kì, chỉ có mì ở dưới, một ít thịt ở trên và vài hột lạc. Nước dùng chỉ xâm xấp dưới đáy bát. Ăn kèm là rau sống, mà chủ yếu là rau đắng, rau muống chẻ, rau chuối. Gia vị có ớt tươi, chanh tươi, nước mắm nguyên chất.


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434698a43b5846f.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=942)

Vị của Mì Quảng có gì đó rất đặc biệt, thật khó mà mô tả. Thú thực là tớ không mô tả được.

Hic hic.

arvil77
15-07-2007, 00:06
Chẹp chẹp, nhìn ngon quá cơ Hồi đó em đi công tác, lúc từ Tam Kỳ về lại Đà Nẵng, khách hàng dẫn vào 1 quán ven đường bảo là nổi tiếng, ko biết có cùng quán bác Chitto ăn ko (bác có ảnh quán bên ngoài thì may em nhớ :) ), ăn rồi mà nhớ mãi, đúng là về sau ăn ở Đà Nẵng ko được ngon vậy, mà ở Đà Nẵng phố bán mì Quảng tên là gì ý Arvil ko nhớ

th.hoang
15-07-2007, 23:41
https://www.phuot.vn/imagehosting/2434679053a383a3.jpg

Cám ơn bác Chitto về những bài viết thật tỉ mỉ.
Cái ảnh trên của bác em thấy có bao nhiêu bạn đưa đầu vào để chup, xếp hàng rất là nghiêm trang.
Lúc trước phải đi xe Zeep từ ngoài vào đến khu trung tâm, bây giờ chắc bỏ rồi!

Chitto
16-07-2007, 10:25
Và đây là một món cũng được bạn tớ giới thiệu: Cơm gà bà Luận.

Đi theo đường Quốc lộ chính, gần hết Thành phố Tam Kỳ, qua gần hết các ngã tư thì mới gặp quán cơm ở bên phía đông của đường (bên trái nếu đi từ Bắc vào Nam).

Cơm nấu với nước luộc gà, thịt gà luộc, lòng mề gà xào, canh luộc gà. Rau sống gồm hành chẻ, giá sống, hành củ ngâm dấm, xoài ương. Ăn rất ngon. Quán này đông khách lắm.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243469ae52086a48.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=968)

Chitto
18-07-2007, 00:09
Đi theo con đường ngang (quên tên rồi) ở giữa thành phố Tam Kỳ khoảng gần 10km, sẽ đến khu vực hồ Phú Ninh.

Hồ Phú Ninh là hồ rộng nhất tỉnh Quảng Nam, cung cấp nước ngọt cho cả thành phố, tưới cho cả vùng đến tận Thăng Bình. Hồ rộng và có nhiều đảo nhỏ ở giữa, quanh hồ là một vùng rừng, tuy là rừng tái sinh nhưng cũng khá rậm rạp và có hệ động vật phong phú, rõ nhất là bầy khỉ.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243469cf7a268668.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1046)

https://www.phuot.vn/imagehosting/243469cf7aff25c3.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1047)

Chitto
18-07-2007, 09:41
Lúc đang lang thang một mình trên con đường ven quanh hồ ngập đầy lá khô và cành vụn, bỗng thấy tiếng chí chóe ở gần. Nhìn lên cây trên núi ven đường thì thấy 4 bạn khỉ đang cấu chí nhảy nhót cãi nhau rất là vui vẻ. Tớ chụp không được tốt lắm, cũng do lá khuất quá nên chỉ được thế này.

Đám này gồm hai khỉ lớn và hai khỉ nhỏ, chắc là một gia đình nhà khỉ. Tớ chỉ chụp lúc có 2 con


https://www.phuot.vn/imagehosting/243469d7da330731.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1055)

Bọn này chơi đùa khá lâu, rồi dần chuyền cành đi vào sâu trong rừng

Chitto
19-07-2007, 12:28
Con đường vòng men theo hồ dài hàng chục km, uốn lượn vòng vèo rất thích. Đi mãi vào trong mà đường vẫn rất đẹp, cây cối tuy không phải nguyên sinh nhưng xanh mát.

Có những bến nước nông, trẻ con tắm thùm thùm, thấy người lạ chụp ảnh liền nhảy lên hò hét cười nói vui vẻ.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243469ef67186ee0.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1103)

Chitto
19-07-2007, 12:29
Một góc bình yên


https://www.phuot.vn/imagehosting/243469ef6b234349.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1104)

https://www.phuot.vn/imagehosting/243469ef6c10f630.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1105)

Chitto
20-07-2007, 11:30
Trên chặng đường vòng quanh hồ Phú Ninh, tôi gặp một em bé vẫy nhờ xe để đi học. Nhà của em nằm trong một xóm nhỏ bên đường, cách xa trường học đến 10km. Thế nên ngày nào em cũng đứng ra đường vẫy những chiếc xe còn trống để đi nhờ ra. Giọng xứ Quảng xưng "con" gọi "chú" của em nghe rất dễ thương.

Vùng hồ thật bình yên và con người quanh đó cũng thật an lành.

Chitto
20-07-2007, 14:14
Từ gần huyện Núi Thành, rẽ vào phía Tây khoảng 13km là đến Hố Giang Thơm. Hố chứ không phải hồ, vì đó là một dòng suối chảy qua vùng núi đá, tạo thành một số ghềnh thác, cây cối rậm rạp nhưng không khó đi.

Đường vào khá xóc vì chưa làm.


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a0602b50903.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1152)

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a0603d944d7.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1153)


Đi vào mùa không có nước nên không thấy được cái đẹp của Hố Giang Thơm, dù mọi người nói rằng nó cũng sẽ đẹp vào mùa nước lớn.
Nói chung, nếu đã đi các dòng suối, thác nước ở miền Bắc, Tây Nguyên rồi, thì suối và thác nước ở đây không có gì đặc sắc.

Chitto
21-07-2007, 14:31
Lúa ở Quảng Nam


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a1b61425a40.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1192)

https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a1b623f111a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1193)

Chitto
26-07-2007, 10:54
Cái cây có cành vươn dài nhất Tam Kỳ. Cũng hiếm thấy thành phố nào để cái cành cây dài đến cả mười mấy hai mươi mét như thế


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a81aab21a81.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1421)

Chitto
10-10-2007, 15:30
https://www.phuot.vn/imagehosting/243470c8d9773870.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=4446)

liêu phiêu
15-10-2007, 15:14
Bác chitto có ảnh bê thui Cầu Mống không? Đưa lên cho anh em thèm chút.

Chitto
15-10-2007, 18:34
Hì, tớ đi một mình nên không ghé quán bê nào hết.

Nghe tiếng rõ nhiều, nhưng lại không vào chén được. Để lần sau vậy.

vuivoidoi
22-10-2007, 14:05
Mình quê Quảng Nam nhưng sinh ra ở Sài Gòn sống ở Sài Gòn gần 40 năm , vài năm thì về quê một lần , 1 lần thì vài tuần nhưng khi Chitto viết về bài này quả thật khâm phục khâm phục.

Thank Chitto

la_ngoc
14-04-2008, 23:32
Bài viết của anh Chitto thật tỉ mỉ, chi tiết và có rất nhiều thông tin. Cảm ơn anh đã đi, ghi chép lại và post lên để chia sẻ với mọi người, nhất là những người chưa từng được đặt chân đến vùng đất đó như em. Đoạn viết về những người Chăm với sự nuối tiếc về quá khứ của họ mang lại thật nhiều cảm xúc :)

eskimot09
15-04-2008, 17:08
Và đây là một món cũng được bạn tớ giới thiệu: Cơm gà bà Luận.

Đi theo đường Quốc lộ chính, gần hết Thành phố Tam Kỳ, qua gần hết các ngã tư thì mới gặp quán cơm ở bên phía đông của đường (bên trái nếu đi từ Bắc vào Nam).

Cơm nấu với nước luộc gà, thịt gà luộc, lòng mề gà xào, canh luộc gà. Rau sống gồm hành chẻ, giá sống, hành củ ngâm dấm, xoài ương. Ăn rất ngon. Quán này đông khách lắm.


https://www.phuot.vn/imagehosting/243469ae52086a48.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=968)


Cơm gà bà Luận ăn số 1, bác Chitto tả thêm một chút về loại hành tây đặc biệt của xứ Quảng cho bà con thèm (c) lần gần nhất vào Tam Kỳ đúng dịp có đại hội thể dục thể thao gì đó, lang thang cỡ 20 cái khách sạn đều hết phòng, mò ra quán bà Luận làm 1 bụng căng cơm gà, than thở tình cảnh màn trời chiếu đất với bà ấy, và được cử ngay 1 chú bé phục vụ quán dẫn đường vào 1 ks khá sâu, có phòng :)

leonapham
08-05-2008, 10:54
Bác chitto quả là kỳ công, cám ơn bác nhièu

leonapham
08-05-2008, 11:08
Cái cây có cành vươn dài nhất Tam Kỳ. Cũng hiếm thấy thành phố nào để cái cành cây dài đến cả mười mấy hai mươi mét như thế


https://www.phuot.vn/imagehosting/24346a81aab21a81.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=1421)

Người dân ở Tam Kỳ vẫn gọi đây là cây đa "Huỳnh Thúc Kháng" (Xin lỗi cụ Huỳnh) Vì cây này nằm ngay góc đường Huỳnh Thúc Kháng. Ngày trước nơi đây là con phố chợ, rất đông đúc, sầm uất, bây giờ chợ đã chuyển đi nơi khác, chỉ còn cây đa. Con đường này tập trung rất nhiều quán ăn, thường được ví như phố ẩm thực của Tam Kỳ, thi thoản vào các dịp lễ hội, vẫn được chọn làm con phố đi bộ - Ẩm thực. Đặt biệt ở đây có bún cá Thanh Thủy rất là nổi tiếng.

oilman
15-08-2008, 21:27
Xứ Quảng nếu bác theo sông Thu Bồn hay Vu Gia lên thượng nguồn sẽ thấy cuộc sống miền quê xứ Quãng như thế nào. Nhớ thử một bát mì Quãng từ những quán nhỏ ngay bên bờ cát. Đi dọc con sông thế nào cũng thấy những bè củi bè than từ thượng nguồn xuống. Đi củi là một trong những nguồn thu nhập của thanh niên vùng này. Cảnh cũng rất đẹp một bên là sông, một bên là núi Trường Sơn. Đi lên tới thượng nguồn bắt đầu thấy người dân tộc và bản làng của họ. Hồi nhỏ tôi có dịp đi như vậy từ Đại Lộc (quê nội) lên tới Thường Đức là thượng nguồn sông Vu Gia. Tôi nghĩ do nhu cầu đi lại, bây giờ người ta vẫn còn có đò dọc đưa khách đi như vậy, bác nên thử.

Chitto
15-08-2008, 23:16
Hồi ấy cũng là lang thang một mình với cái xe máy bác ạ, nghe nói về Đá Dừng, phải ngược sông Thu Bồn một đoạn nữa.

Lúc ấy em ngồi ở Mỹ Sơn, thấy con đường trên núi đi tiếp vòng một vòng, nhưng là trưa nắng, và hỏi một ông già ở đó, thì ông ấy bảo đường khó đi lắm, xấu lắm, nên ngại lại về Tam Kỳ.

Mà cũng hơn một năm rồi chứ có gần gì đâu.

vntuyen
15-08-2008, 23:55
Di tích Chăm xa nhất hình như không phải ở Huế Chitto à. Tớ nhớ lúc ở bảo tàng Đà nẵng, thì di tích Chăm xa nhất ở đâu Quảng Bình hay Hà Tĩnh gì đó.

Hôm trước đi Phnompenh vào cái bảo tàng, nói thật, cứ là hệt như bảo tàng Đà nẵng. Đành rằng đều do Pháp làm, nhưng mà hiện vật trưng bày bên trong thì cũng y chang nhau.

Mấy cái điêu khắc đó đa số là trực tiếp vào gạch, hoặc đá mềm. Vì nếu khắc trước thì không tiện sắp xếp lên.

Tô mỳ quảng cái vị nó thế này. Sợi mỳ dày, dẹp ăn sừn sựt. Mỳ thường làm bằng gạo lứt màu đo đỏ hoặc bỏ nghệ cho có màu vàng. Cũng có màu trắng. Nhưn thì đủ thứ như Chitto kể nhưng bạn ấy thiếu món cá nhám kho nghệ. Nhưn đúng điệu phải có cá nhám. Nước cũng vàng nghệ và chỉ cho xâm xấp thôi.

Bẻ bánh tráng vụn vào tô, hoặc cầm trên tay ăn rôm rốp. Rau thường có thêm húng lủi và ớt xanh, thân chuối non xắt. Vị tô mỳ ngọt, béo của đậu phộng giã dập, hăng mùi nghệ của cá nhám, giòn giòn bánh tráng,...Ăn xong mỳ thì còn lại chút nước húp luôn cho nẫu rửa tô dễ dàng. :)

Ở Quảng nam có món bún cá nục. Cá được hấp trong nồi ăn với bún hoặc bánh tráng rau sống. Được mùa thì ăn thay cơm luôn. Còn có cả món cá chuồn nữa (c)

Từ Tam kỳ đi ngược lên núi thì cũng nhiều điều mới lạ. Có các huyện Tiên Phước, Trà Mỳ, rồi Giằng Hiên,...Họ hay trồng quế, đào vàng, trồng ươi...

Hôm nay đọc 1 mạch bài của Chitto hay ghê. Cám ơn bạn nhiều nhé. (beer)

oilman
16-08-2008, 03:10
Nghe bác vntuyen tả tô mì Quãng mà em thèm quá. Cũng giống như những món mì nước (noodle soup) khác thì phần nước của tô mì làm nên mùi vị của nó. Ở Quãng Nam người ta gọi là "nước nhưng" hay "nước nhân". Tôi không rành về cách nấu nhưng thấy mỗi khi có giỗ bên nội hay nấu bằng thịt/xương gà, có thêm bột nghệ làm nước có màu vàng và chắc là có gia vị gì đó khác. Khi ăn thì có thêm đậu rang và bánh tráng bóp vụng. Tất nhiên không thể thiếu rau xanh mà chủ yếu là chuối non bào và chuối chát. Ở vùng quê tôi người ta "mê" chuối chát. Mì quãng là "quốc túy" của họ. Cúng giỗ của người Quãng Nam mà không có mì Quãng là điều thiếu xót.

Món khác nữa rất đơn giản là bánh tráng cuốn thịt heo luột mà phải là thịt heo mọi. Heo mọi có lẽ có nguồn gốc từ heo thuần hóa của người dân tộc. Heo rất nhỏ con, có đốm đen nhiều hơn trắng và thịt heo rất ngon một phần cũng do không phải nuôi công nghiệp. Ở miền trung nói chung bánh tráng dày hơn ở miền nam. Tương tự bánh tráng Trảng Bàng hay nói cách khác bánh tráng trảng bàng là "công nghệ" của người miền trung di cư vào nam. Phải cuốn thịt heo luột với bánh tráng đó và chuối chát, bẹ chuối non bào chấm nước mấm không pha gì hết là ngon nhất. Mỗi khi có bà con từ quê vào thăm có ba thứ mà họ không bao giờ quên đem theo để tặng là bánh tráng, chuối chát và heo mọi hơi ... lại thèm nữa rồi.

vntuyen
16-08-2008, 06:59
Bác cũng làm em thèm ướt cả bàn phím rồi đây này.
Ngoài phi hành, phi tỏi, người QN còn phi nén.
Củ nén hình cầu màu trắng, nhỏ hơn hòn bi ve 1 tí. Khi nấu ăn, người QN đập dập nén như tỏi rồi phi thơm, ai không quen cũng thấy hơi hôi. Ở trong SG này thì chợ Bà Hoa bán đầy đủ. Từ nén, tiêu, ớt xanh, mít non, hoa chuối, ... và dĩ nhiên là có cả mỳ quảng nữa.

PS: Sáng nay nhất định tớ phải làm tô mỳ quảng mới được :)

come back
16-08-2008, 15:49
@vntuyen : SG có quán mì Quãng nào ngon không bác ? Em biết 2 quán ở Bàu Cát chủ người Quãng luôn ăn cũng thường. Mì em rất thích nhé, có cái không hiểu sao nước lèo hay để nguội vậy nhỉ ?

vntuyen
16-08-2008, 17:46
Mỳ Quảng nước xâm xấp nên không nhất thiết phải nóng. Tớ thường ăn ở quán Phú Hương đường Sao Mai gần ngã 3 Ông Tạ. Spam nhiều quá sorry bác Chitto, bác tiếp đi ạ.

oilman
18-08-2008, 07:28
Còn một món ở miền quê xứ Quảng mà em thích là bánh bèo. Ở miền nam, bánh bèo cũng làm bằng bột nhưng đổ bằng những khuông nhỏ. Bánh bèo có lẽ xuất xứ từ Huế nhưng vào từng địa phương thì khác rồi. Ở miền quê nghèo xứ Quảng, họ không cầu kỳ. Bột đổ vào chén rồi hấp. Khi chín đem ra rắc một ít tôm, thịt đã qua chế biến với mỡ hành. Ngon lém. Các bác vào đây xem thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh_b%C3%A8o.

mazda3black
18-08-2008, 09:44
Các bác làm em nhớ quê hương em quá!

come back
18-08-2008, 10:41
Em đang gắng giảm cân các bác cứ nói thế này chết em :D
@Mazda3black : bác bên otosaigon phải không ?

vntuyen
18-08-2008, 14:55
Lỡ spam rồi bùm luôn nha bác Chit. Đúng như bác oilman mô tả, bánh bèo miền trung làm trong cái chén, thường là to để ăn trừ cơm luôn. Nước phải nóng thì bánh mới có xoáy. Cái xoáy này sẽ làm bánh đẹp hơn và có chỗ để cháy tôm. Nhưng ngoài ra, nếu bánh không xoáy thì sẽ không đúng bánh bèo mà bạn nên chuẩn bị phụ liệu xơi bánh đúc cho nó chuẩn.:LL

kentapo
07-06-2009, 17:49
Cảm ơn bác Chitto đã viết rất hay về quê nội của tôi> Nhưng tôi xin góp ý kiến về một vấn đề như sau: tháp Chàm đầu tiên mà bác gọi là tháp Bằng An thật sự là tháp Bang An. Vì nó nằm ở thôn Bàng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn. Cảm ơn bác

Miên Nữ
10-06-2009, 16:00
Bốn phía vây quanh Mỹ Sơn là núi. Con đường duy nhất ra vào là từ phía bắc, do đó du khách sẽ đến thẳng ngay phía tây của khu đền tháp, ngay sau lưng tháp chính thuở xưa - mà giờ chỉ còn là nền đá và những tấm đá lớn đổ nát.

Đặc biệt nhất trong các núi vây quanh là ngọn Mahaparvata ở phía Nam. Ngọn núi này không thẳng lên trời mà lại khum sang phía đông, giống hình một cái đầu chim khổng lồ, được coi là hình của đầu chim thần Garuda, chim thần có thể nuốt được cả mặt trời.
(Garuda là biểu tượng trên quốc huy Indonesia, Thái Lan, hàng không quốc gia Indonesia)



https://www.phuot.vn/imagehosting/24346789a6cb775a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=62)


Ngọn Mahaparvata này dân địa phương còn gọi là núi Chúa, hay hòn Đền. Ngày xưa đã từng có một con đường chính thức để người Chăm đi vào thánh địa của họ men theo ngọn núi này - hướng đi từ phía mặt trời mọc. Ngày nay nếu muốn đi như vậy, bạn phải leo qua hòn Đền, từ địa phận huyện Quế Sơn băng sang (Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên bên này núi). Bên kia núi Chúa là những vùng đồi mà nhà thơ Bùi Giang thời trẻ đã từng chăn dê và viết nên những vần thơ "Anh lùa bò vào đồi sim trái chín" bất hủ :D. Người Chăm xưa hành hương vào thánh địa theo con đường men dọc chân núi Chúa từ hướng Đông. Phải đi từ Đông sang Tây - từ bình minh đến hoàng hôn - từ âm đến dương. Ngày nay chúng ta phải đi hướng ngược lại, tức đã đi “ngược đường” mà không biết.

Khi Miên Nữ lang thang ở đây 1 bác ở địa phương quả quyết nếu muốn đi, bác sẽ dẫn đường, vì bác đã từng lặn lội trong rừng núi Chúa để… tìm trầm (thời đó hình như việc tìm và bán trầm là việc cấm). Sáng tinh mơ bắt đầu leo, chiều tà sẽ đến chân tháp. Nhưng rồi không ai dám đi, vì nghe kể thỉnh thoảng bom mìn vẫn nổ lác đác trên núi (cố KTS người Ba Lan Kazik - người giữ kỷ lục ở lì lâu nhất trong khu tháp cả ngày lẫn đêm đã từng mấy lần sém chết vì bom mìn khi đi sâu vào hướng Đông Mỹ Sơn để khảo sát); và cả thú dữ. Đó là những năm 2000 - 2001.

Ngôi tháp trong hình là B5 theo phong cách Mỹ Sơn A1 - một trong những tháp đẹp nhất và còn nguyên vẹn ở Mỹ Sơn ngày này với mái hình yên ngựa duyên dáng, các bờ tường được chạm trổ công phu. Ở phía dưới còn phần nền tháp thật ra là tháp B1 đang xây dựng dở dang. B1 là ngôi tháp cuối cùng được xây ở Mỹ Sơn, trước khi các vua chúa Chămpa phải bỏ lại Mỹ Sơn mà di dời về hướng Nam, xây dựng đền tháp rải rác dọc miền duyên hải Trung Bộ theo phong cách kiến trúc cuối cùng: phong cách Bình Định. Tháp B1 cũng là tháp duy nhất trong kiến trúc Chămpa có phần chân, nền bằng đá.

Mỹ Sơn mà chúng ta nhìn thấy ngày nay chỉ là phần đổ nát ko nguyên vẹn và mất đi những kiến trúc đẹp nhất, ví như tháp Mỹ Sơn A1 với vẻ đẹp lộng lẫy hoành tráng. Lúc còn bé, Miên Nữ từng nhìn thấy bức hình ông bà ngoại chụp bên tháp này thời thánh địa vừa được tìm thấy và cho tham quan, trước khi chiến tranh nổ ra và tàn phá tất cả.

Miên Nữ
10-06-2009, 16:40
Một số bức tượng ở Mỹ Sơn, cũng như nhiều nơi khác bị mất đầu. Không biêt phần đầu những bức tượng này về đâu. Một phần do người Pháp đã mang đi. Khi những người chiếm đóng về nước, họ không mang được cả pho tượng đi, nên đã chặt lấy đầu, là phần tinh hoa nhất.

Điều này cũng tương tự một số pho tượng chùa ở miền Bắc, tượng Khơ Me ở Campuchia.


https://www.phuot.vn/imagehosting/2434679053a383a3.jpg

Một giả thuyết nữa là quân dân Việt ta khi lấn chiếm vùng đất này từ những thế kỷ trước trước nữa đã trảm các pho tượng. Một hành động bắt nguồn sâu xa từ bất đồng tín ngưỡng và cao vọng thôn tính. Tượng Shiva ngồi trong hình dù mất đầu vẫn còn đầy vẻ thần thánh uy nghi. MN hay đứng sau lưng tượng, ngắm hoàng hôn buông xuống trên những đền tháp cũng cụt đầu. Sau này tiếc là mỗi lần về Quảng cũng ko thu xếp rẽ vào Mỹ Sơn nữa.

taodan
10-06-2009, 17:13
Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã tìm ra thánh địa Mỹ Sơn, và cũng chính họ đã bẻ cổ các pho tượng ấy đem về Cổ Viện Chàm Đà Nẵng và ...Pháp Quốc nữa.
Về phần kỹ thuật xây tháp của người Chăm Pa cho đến giờ nầy hình như các nghiên cứu khoa học vẫn chịu pó-tay.

nguyenlan_kbnn
11-06-2009, 10:26
Nói về mì Quảng thì chỉ có ba loại nhưn là gà, tôm cua và thịt heo.
Mì tôm cua chính hiệu mì Quảng là mì Phú Chiêm ( Điện Phương, Điện Bàn ) ngay phía bắc cầu Câu Lâu. Các mẹ, các chị ở đây vẫn hay gánh bán rong tại các vùng quê khác. Ăn rong nhưng cái ngon của tô mì thì hết chê.
Mì gà hiện nay ăn ngon nhất là ở quán Năm Dào ( Phía tây thị trấn Tân An, Hiệp Đức)
Mì thịt heo thì ngay quán Ngả ba Chiên Đàn ( Tên gì mình quên!)
Hiện nay đang phổ biến dạng mì cá lóc ăn rất là ngon, đặc biệt tại thị trấn Hà Lam.

Mì Quảng đơn giản nhưng nó là đặc trưng cho tính cách Quảng : Đơn giản, đậm đà. Ăn một lần du khách sẽ rất khó quên. Cũng như con người đất Quảng: Đối với bạn bè mộc mạc, đơn giản nhưng chân tình.

Miên Nữ
11-06-2009, 11:44
Nói về mì Quảng thì chỉ có ba loại nhưn là gà, tôm cua và thịt heo.
Mì tôm cua chính hiệu mì Quảng là mì Phú Chiêm ( Điện Phương, Điện Bàn ) ngay phía bắc cầu Câu Lâu. Các mẹ, các chị ở đây vẫn hay gánh bán rong tại các vùng quê khác. Ăn rong nhưng cái ngon của tô mì thì hết chê.
Mì gà hiện nay ăn ngon nhất là ở quán Năm Dào ( Phía tây thị trấn Tân An, Hiệp Đức)
Mì thịt heo thì ngay quán Ngả ba Chiên Đàn ( Tên gì mình quên!)
Hiện nay đang phổ biến dạng mì cá lóc ăn rất là ngon, đặc biệt tại thị trấn Hà Lam.

Mì Quảng đơn giản nhưng nó là đặc trưng cho tính cách Quảng : Đơn giản, đậm đà. Ăn một lần du khách sẽ rất khó quên. Cũng như con người đất Quảng: Đối với bạn bè mộc mạc, đơn giản nhưng chân tình.




Quán mì (nhưn (nhân) thịt gà lẫn thịt heo) ở ngã ba Chiên Đàn thường gọi là mì Kỳ Lý (Kỳ Lý là tên từ xưa của địa danh xã Tam An nơi có quán mì, trước thuộc thị xã Tam Kỳ, nay thuộc huyện Phú Ninh). Quán này rất gần tháp Chiên Đàn. Từ hướng hồ Phú Ninh, có 1 con đường ít người phượt hơn để lên Khâm Đức - đường Hồ Chí Minh so với đường từ ngã ba Cây Cốc, nhưng cung này đẹp hơn nhiều với nhiều suối thác ven đường, rừng cao su..., vài quãng đèo nhỏ xinh có ruộng bậc thang, còn đi ngang qua ngôi làng ngõ đá quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng nữa.

Ngoài những mì Phú Chiêm, Hiệp Đức, phía Nam Quảng Nam còn vang danh mì Cây Trâm (ngã ba Cây Trâm, huyện Núi Thành) với đặc trưng mỗi tô mì có 1 con cua lột. Nay thì nhiều mì Cây Trâm nhưng ko còn ngon nữa. Khu này có bãi biển đẹp tuyệt vời là bãi Bàn Than xã đảo Tam Hải, trên đường đi Hố Giang Thơm. Chắc vì MN là new mem nên ko đc post hình, mình có nhiều hình chụp bãi biển này, còn hoang sơ và đẹp lắm tiếc là dân địa fương ko có ý thức gìn giữ nên đường vào hơi bị ko được sạch, hehe.

Miên Nữ
11-06-2009, 11:54
Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã tìm ra thánh địa Mỹ Sơn, và cũng chính họ đã bẻ cổ các pho tượng ấy đem về Cổ Viện Chàm Đà Nẵng và ...Pháp Quốc nữa.
Về phần kỹ thuật xây tháp của người Chăm Pa cho đến giờ nầy hình như các nghiên cứu khoa học vẫn chịu pó-tay.

Khi vùng cố đô Trà Kiệu nơi này bị dâng cho Hồ Quý Ly vào đầu thế kỉ 15, khu thánh địa rơi vào quên lãng mãi cho đến cuối thế kỷ 19. Cũng như Đà Lạt, Mỹ Sơn là do một người Pháp đã (tái) phát hiện ra. Một nhà khoa học tên là M. C. Paris (chứ ko fải Viện Viễn Đông Bác Cổ, VVĐBC chỉ vào cuộc sau) nhờ lang thang tìm kiếm những di tích Chămpa đã theo chân dân địa phương băng rừng đến được khu lòng chảo này, phát hiện ra cả một quần thể đền tháp nằm thành từng cụm dọc hai bên bờ suối chảy ngang thung lũng, lu lấp giữa cây cối rừng rậm. Sau đó, nghe kể nhiều công trình nghiên cứu đã được đăng tải ở các tạp san uy tín trên thế giới, nhiều cuộc khai quật, bảo tồn… đã diễn ra. Nhưng rồi chiến tranh! Mỹ Sơn nằm trong vùng oanh tạc, tha hồ cho đạn bom tàn phá. Thật đáng buồn nhưng những gì còn lại được công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày nay chỉ là một phần nhỏ về số lượng đền tháp, và cũng là một phần không tiêu biểu được hết toàn bộ các phong cách kiến trúc đặc sắc của tháp Chàm mà thôi! Nghe kể trước cả khi tớ ra đời, vào đợt phát quang đầu tiên để phục vụ cho việc trùng tu nghiên cứu, hơn một tiểu đội gần hai mươi chiến sĩ bộ đội nhận nhiệm vụ gỡ mìn mở đường đã hy sinh vì kíp bom mìn còn gài lại rải rác lại ở nơi đây.

Về cái "bí quyết xây tháp" của người Chăm, sau này, nhờ thiết bị phân tích hiện đại, các chuyên gia Ba Lan đã tìm ra thành phần hóa học của viên gạch Chàm sao sao đó tớ không nhớ nổi, đã khiến cho nó vừa là vật liệu xây dựng bền vững, vừa là chất liệu điêu khắc lý tưởng khiến cho tháp Chàm có một vẻ đẹp mang sắc thái riêng biệt. Bà ngoại tớ họ Chế người Chăm, cũng từng nói có nghe về một chất vữa gì gì đó siêu mỏng đã "dán" khéo các viên gạch lại. :D

taodan
11-06-2009, 16:55
Cám ơn bác MN về các thông tin trên, nhưng còn cái vụ chất keo gì đó thì đầu voi đuôi chuột thôi, cho đến nay vẫn pó tay bác ạ.

kentapo
11-06-2009, 23:17
Về mì Quảng, đối với người Quảng thì có lẻ chỉ ở nhà nấu là ngon nhất:D. Các quán mì các bạn đã nói trên đều ngon, nhưng nếu gặp một người Quảng vào ăn thì sẽ nói " mì ngon nhưng không bằng mẹ tao nấu"=))

nguyenlan_kbnn
12-06-2009, 08:18
Về mì Quảng, đối với người Quảng thì có lẻ chỉ ở nhà nấu là ngon nhất:D. Các quán mì các bạn đã nói trên đều ngon, nhưng nếu gặp một người Quảng vào ăn thì sẽ nói " mì ngon nhưng không bằng mẹ tao nấu"=))

:)Không hẳn là thế đâu! Ngon thì bảo là ngon! Các quán trên người dân xứ Quảng đều khen ngon đấy!:L

Tại Xứ Quảng còn 2 món ăn rất dân dã nhưng cũng rất ngon đó là: Cá nục cuốn báng tráng sắn ( Bánh đa sắn) với rau muống và món kia là phở sắn.

Bánh tráng sắn cuốn cá nục và rau muống rất ngon. Cá nục tươi đem hấp với gia vị là tiêu, mắm cuốn với rau muống ngắt đọt độ 20 cm bằng bánh tráng. Ai ăn rồi thì sẽ nhớ mãi.

Phở sắn được chế biến bằng bột sắn. Sau khi sú nước vừa đủ được đem ủ 1 đêm, sáng hôm sau đem vừa hấp vừa đùn qua khuôn đục lỗ xuống 1 vĩ tre, sản phẩm tạo hình lưới mắt cáo. Sau đó đem phơi khô gọi là phở sắn.
Khi chế biến, đem phở sắn ngâm vào nước ấm độ 15 phút vớt ra để ráo. Nước nhưn chế biến như nước nhưn mì quảng nhưng nhiều nước hơn.Món nầy phát sinh từ thời bao cấp, khó khăn nhưng đến nay vẫn tồn tại vì rất ngon. Mấy đứa bạn nình từ TpHCM... đến ăn đến nay vẫn còn nhắc.:L:L:L

Miên Nữ
12-06-2009, 11:20
:)Không hẳn là thế đâu! Ngon thì bảo là ngon! Các quán trên người dân xứ Quảng đều khen ngon đấy!

Tại Xứ Quảng còn 2 món ăn rất dân dã nhưng cũng rất ngon đó là: Cá nục cuốn báng tráng sắn ( Bánh đa sắn) với rau muống và món kia là phở sắn.

Bánh tráng sắn cuốn cá nục và rau muống rất ngon. Cá nục tươi đem hấp với gia vị là tiêu, mắm cuốn với rau muống ngắt đọt độ 20 cm bằng bánh tráng. Ai ăn rồi thì sẽ nhớ mãi.

Phở sắn được chế biến bằng bột sắn. Sau khi sú nước vừa đủ được đem ủ 1 đêm, sáng hôm sau đem vừa hấp vừa đùn qua khuôn đục lỗ xuống 1 vĩ tre, sản phẩm tạo hình lưới mắt cáo. Sau đó đem phơi khô gọi là phở sắn.
Khi chế biến, đem phở sắn ngâm vào nước ấm độ 15 phút vớt ra để ráo. Nước nhưn chế biến như nước nhưn mì quảng nhưng nhiều nước hơn.Món nầy phát sinh từ thời bao cấp, khó khăn nhưng đến nay vẫn tồn tại vì rất ngon. Mấy đứa bạn nình từ TpHCM... đến ăn đến nay vẫn còn nhắc.


Đúng là cá nục cuốn rau muống là món mà người Quảng Nam rất thích ăn (mặc dù ko fải dân Quảng thì ko chắc đâu nhé). Hay có lần mình được ăn món thịt heo cuốn bánh tráng ở huyện Đại Lộc. Mới đầu tưởng do đói wá nên cảm thấy thịt và bánh có vị ngon thơm đặc biệt. Sau được bạn bè ở đây chỉ cho biết quy trình nuôi lợn, tránh bánh như thế nào mới hiểu vì sao có được mùi vị đó. Hình như heo nuôi ko đc cho ăn những thứ "chỉ để cho heo ăn" :D mà phải ăn chuối hay nếp gì gì đó, bánh tráng thì gạo ngon, xay lọc công phu... Rồi bắp, hến Hội An. Ở Hiệp Đức, đèo Le có quán bán thịt gà và thịt rừng heo, cheo, mang... khá ngon và đúng là thịt rừng (lỗ chân lông trên miếng da to, cạo thế nào thì cũng còn thấy một lỗ ba sợi lông, 1 sợi đen dày 2 sợi mảnh mảnh, tớ thấy gớm ko dám ăn nhưng bạn đi rừng thì mừng lắm vì ăn được thịt chính hiệu). Hải sản ăn ở Tam Hải cũng khá ngon rẻ, hay mùa cá bống Phú Ninh theo thuyền ra đảo (hồ Phú Ninh có hơn 30 đảo nhỏ nhỏ) câu nướng ăn ngắm trăng nhậu cũng nhòe.

MN thích Quảng Nam vì xứ sở này thiên nhiên phong phú, lên biển xuống rừng đều đẹp, văn hóa cũng phong phú (Hội An, Mỹ Sơn, các dân tộc trên Trường Sơn...). Con người tuy chân chất nhưng ko đơn điệu hay rỗng.

Bãi biển Bàn Than, xã đảo Tam Hải, từ đất liền đi thuyền một chút là qua tới, ko xa xôi như cù lao Chàm hay cù lao Ré (Lý Sơn Quảng Ngãi). Chỗ này mình mới đi và chụp hôm Tết vừa rồi.


https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/BanThan2.jpg

Trên đoạn đường thuộc huyện Tiên Phước lên đường Hồ Chí Minh (huyện Phước Sơn)

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/IMG_4964-1.jpg

Bên 1 đảo ở lòng hồ Phú Ninh, mùa nước lên tràn bờ

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/PhuNinh10.jpg

Có nhiều đoạn hồ giống Đà Lạt

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/PhuNinh7.jpg

chewingum
12-06-2009, 13:30
Ôi quê hương. Nhắc đến lòng lại muốn về.

weeken
17-06-2009, 13:01
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm.
Rượu Hồng đào chưa nhắm đã say

Wolf-hunter
17-06-2009, 15:56
Đến xứ Quảng ko thể ko ghé thăm Cù Lao Chàm.Tớ sẽ up hình cho các bạn sau nhé.

Miên Nữ
31-08-2009, 23:11
Mặc dù từ đầu topic, bác Chitto đã nói ko bàn về Hội An vì đã quá nhiều topic viết về Hội An. Tuy nhiên, nói về xứ Quảng mà có gì về Hội An thì cũng thấy thiếu thiếu. Nhân dịp Hội An vừa khởi công xây cầu Cửa Đại nối huyện Duy Xuyên với Hội An (từ bên này Duy Xuyên xưa nay vẫn đi đò qua sông, từ trên đò nhìn phố cổ từ từ hiện ra cũng hay hay) và cũng sắp rằm rồi, em post vài hình ảnh hội đêm rằm phố cổ tổ chức vào đêm rằng hàng tháng. Mặc dù châu Á có nhiều phố cổ giống lẫn đẹp hơn phố Hội nhiều, nhưng đêm phố cổ của Hội An, không như một số lễ hội du lịch trời trợt vô hồn khác, thì là một nét riêng mang hồn Hội An Faifo trong đó - một xứ Quảng xưa giữa những bờ giao lưu văn hóa, nhưng vẫn rất Quảng Nam.


https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/RamNguyenTieu6.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/RamNguyenTieu2.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/RamNguyenTieu13.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/RamNguyenTieu1.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/RamNguyenTieu3.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/RamNguyenTieu4.jpg

https://i265.photobucket.com/albums/ii213/Chouchou_Q/RamNguyenTieu7.jpg

YeuXeHonVo
03-09-2009, 12:41
ở Đà Nẵng ni,quán Mỳ nào nổi tiếng là quán đó dở.Nói chân tình lun.Ăn chán phèo.Tít trên chợ Hòa Khánh có quán mỳ cá lóc Đại Lộc,quán lụp xụp,sáng sớm ra đứng xếp hàng chờ tới lượt mình măm măm.Ít người dưới phố biết mà chỉ biết mỳ Bích dở òm cách đó 500m.
Ngay cầu Nam Ô,chỗ cửa sông đổ ra biển.Chiều chiều có mấy bà bán hải sản bên cầu.Cua ở đây là cua nước lợ 110k /1kg ngon kinh điển,cua sống bò lổn ngổn,thò tay vào nó cắn đứt tay.

kentapo
04-10-2009, 16:47
ở Đà Nẵng ni,quán Mỳ nào nổi tiếng là quán đó dở.Nói chân tình lun.Ăn chán phèo.Tít trên chợ Hòa Khánh có quán mỳ cá lóc Đại Lộc,quán lụp xụp,sáng sớm ra đứng xếp hàng chờ tới lượt mình măm măm.Ít người dưới phố biết mà chỉ biết mỳ Bích dở òm cách đó 500m.
Ngay cầu Nam Ô,chỗ cửa sông đổ ra biển.Chiều chiều có mấy bà bán hải sản bên cầu.Cua ở đây là cua nước lợ 110k /1kg ngon kinh điển,cua sống bò lổn ngổn,thò tay vào nó cắn đứt tay.

Kinh nghiệm của tui khi về quê mà thèm ăn mì thì chỉ ăn của những chị bán gánh hoặc ăn ở quán nào giá 1 tô mì dưới 15,000đ. Còn ăn những quán nổi tiếng như ở đường Hải Phòng thì xin lỗi , đó không phải là mì Quảng.

vikingo
08-01-2010, 21:54
chính xác đấy, những quán hàng rong là những quán mỳ đậm chất Quảng, còn những hàng quán sang trọng thì người ta chế biến đủ thứ, nên nó không còn là mỳ Quảng như tên gọi nữa. Mì Quảng nổi tiếng là ở Tuý Loan, Quảng Nam ấy, ngon nổi tiếng, sợi mì dai, ngon tuyệt!

BM
09-01-2010, 10:50
"Đất Quảng Nam chưa mưa mà đã thấm..
Rượu Hồng Đào chưa uống mà đã say.."

Tôi cũng sinh ra và trải qua thời niên thiếu nơi dải đất miền Trung này. "Đất tạo ra người"...dù có đi xa vẫn mãi nhớ về một nơi chốn...

dangkhoaquan
09-01-2010, 14:01
Tặng anh BM và mọi người bài hát "Quãng Nam Yêu Thương " này một bài hát mô tả tất cả đặc trưng của xứ Quãng!
uyueWB3zSz8

rockgarden
10-01-2010, 01:28
Tôi không sinh ra ở dãi đất này, không người thân, cũng chưa từng sống, chỉ là những lần ghé ngang, nhưng không hiểu sao tôi luôn dành cho nơi đây một tình cảm rất đặc biệt. Tôi yêu những xóm làng bình yên, những con người chân chất, những dòng sông lúc hiền hòa, lúc dữ dội. Và những món ăn nơi này tôi đều thử qua, ở SG cũng tìm quán để ăn, và mì quảng là món mà lâu không ăn lại thấy thiếu thiếu, thấy nhớ nhớ.

@ Chitto: Để nhấn nút thanks cho bác thì có lẽ nhấn mỏi cả tay, nên ở đây, tôi thật sự muốn gửi đến bác lời cảm ơn bài viết của bác về thánh địa Mỹ Sơn. Nơi mà tôi rất thích cho dù tôi không hiểu biết nhiều lắm về văn hóa Champa. NHiều người nói với tôi rằng " Mỹ Sơn à, có cái gì đâu ngoài một đống những hoang tàn, những đổ nát, muốn coi tháp thì Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Tuy Hòa có hết" . Nhưng với tôi thì Mỹ Sơn có cái gì đó rất riêng, rất đặc biệt.

Tôi thích cái cảm giác ngồi yên lặng và ngắm nhìn những ngọn tháp trầm mặc, phủ rêu xanh, và tưởng tượng về một nền văn hóa xa xưa, kỳ bí và đầy thú vị.

https://i829.photobucket.com/albums/zz217/khanhle_2009/IMG_1408.jpg

a.khin
11-01-2010, 00:25
(Hình như chỉ thua mỗi thánh địa La Vang)

em vừa chạy Đà Nẵng - Mỹ Sơn về, có ghé qua nhà thờ Trà Kiệu và là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, Em ko có ý định là tranh cãi vấn đề chi cả nhưng chỉ hy vọng làm rõ một ít vần đề còn nghi vấn. Có gì ko phải phép Bác bỏ qua cho em nhé!

Trà Kiệu và La Vang đều là những địa điểm Đức Mẹ đã hiện ra trong giai đoạn đọa Thiên Chúa giá bị Triều Nguyễn cưỡng bách. Nhưng chỉ duy địa danh La Vang được Tòa Thánh sắc phong là Vùng Đất Thánh (Thánh Địa La Vang), Và Nhà Thờ La Vang được sắc phong là Vương Cung Thánh Đường La Vang. Còn nhà thờ Trà Kiệu là địa dang Đức Mẹ đã hiện ra (Cũng đã được xác nhận từ Tòa Thánh Vatican) nhưng chưa được nâng lên là Vương Cung Thánh Đường. Hiện nay tại Việt Nam theo như kiến thức đến giờ em biết thì có các Vương Cung Thánh Đường: Nhà Thờ Đức Bà SG - Nhà Thờ Thánh Giuse HN - Nhà Thờ La Vang - Nhà thờ Phú Nhai Nam Định ( các Vương Cung Thánh Đường khi cử hành những Thánh Lễ quan trọng sẽ được phép treo cờ của Roma - cờ có logo 2 chiếc chìa khóa Thánh Phero lồng vào nhau). Em tạm biết tới đó. Hy vọng bổ xung chút ít kiến thức ít ỏi của mình với các Bác!

sang30tet
11-01-2010, 15:47
Mình đã nghe rất nhiều huyền thoại về xứ Quảng ! Nhưng chưa được đặt chân và nghiên cứu kỹ về quê hương xứ Quảng, chỉ thấy sự lãng mạn và quật cường của Đất Quảng Nam qua ca khúc "Quảng Nam yêu thương" và "Tình em xứ Quảng"
http://www.youtube.com/watch?v=BYj1qRqBsr8

dangkhoaquan
11-01-2010, 16:33
Giúp hộ bạn sáng 30 tết: bạn muốn post youtube thì vào phần mở rộng khi post copy đoạn mã có phần chữ nhúng vào biểu tượng youtube trong phần mở rộng nhéBYj1qRqBsr8

Miên Nữ
12-01-2010, 13:51
Tôi không sinh ra ở dãi đất này, không người thân, cũng chưa từng sống, chỉ là những lần ghé ngang, nhưng không hiểu sao tôi luôn dành cho nơi đây một tình cảm rất đặc biệt. Tôi yêu những xóm làng bình yên, những con người chân chất, những dòng sông lúc hiền hòa, lúc dữ dội. Và những món ăn nơi này tôi đều thử qua, ở SG cũng tìm quán để ăn, và mì quảng là món mà lâu không ăn lại thấy thiếu thiếu, thấy nhớ nhớ.

@ Chitto: Để nhấn nút thanks cho bác thì có lẽ nhấn mỏi cả tay, nên ở đây, tôi thật sự muốn gửi đến bác lời cảm ơn bài viết của bác về thánh địa Mỹ Sơn. Nơi mà tôi rất thích cho dù tôi không hiểu biết nhiều lắm về văn hóa Champa. NHiều người nói với tôi rằng " Mỹ Sơn à, có cái gì đâu ngoài một đống những hoang tàn, những đổ nát, muốn coi tháp thì Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Tuy Hòa có hết" . Nhưng với tôi thì Mỹ Sơn có cái gì đó rất riêng, rất đặc biệt.

Tôi thích cái cảm giác ngồi yên lặng và ngắm nhìn những ngọn tháp trầm mặc, phủ rêu xanh, và tưởng tượng về một nền văn hóa xa xưa, kỳ bí và đầy thú vị.

Kể từ lần đầu đến Mỹ Sơn chơi mình hay nghĩ có 2 việc sau này nên trở lại làm ở Mỹ Sơn.

- Ở lại trong thánh địa vào một đêm trăng tròn.

- Leo qua núi Chúa/hòn Đền để sang bên kia núi, từ bên đấy nhìn qua, ngọn núi lại không có hình chim Garuda mà bầu bầu như bầu sữa mẹ.

Việc 1 thì đã làm hai lần. Việc 2 thì định mãi mà chưa làm lần nào.

Sau này đi thấy nhiều chỗ đền tháp người ta còn tốt quá, so ra thì những gì Mỹ Sơn còn lại đấy vừa đơn điệu vừa tàn tạ. Sau sau nữa, mình phát hiện ra mình nhớ Mỹ Sơn chính bởi nét tàn tạ hoang phế đó mất rồi.

dangkhoaquan
12-01-2010, 14:32
Góp thêm 1 tí dưa cà cho ra đúng phong vị và hy vọng mọi người hiểu thêm về Mỹ Sơn
Trên các phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới nói chung và đặc biệt người dân xứ Quãng nói riêng nói đến Mỹ Sơn là nói đến Henri Parmentier và Kazimier Kwiatkowsky đặc biệt là Kazimier Kwiatkowsky (Kazik) người luôn ở trong tim dân xứ Quãng và đặc biệt là dân Hội An.
Henri Parmentier (Paris, 1871 - Phnom Penh, 22/2/1949) là một nhà khảo cổ học người Pháp, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Chăm Pa cổ xưa. Ông góp phần quan trọng trong việc thu thập, bảo tồn những hiện vật thuộc nền văn hóa Chăm Pa tại Mỹ Sơn và phục hồi các di tích Angkor.
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25543
Ông sinh năm 1871 tại Paris, Pháp và đã tốt nghiệp ngành kiến trúc tại École des beaux-arts de Paris (Trường mỹ thuật Paris) ở Paris.

Cách đây hơn 1 thế kỷ, năm 1898 - 1899, Louis de Fino và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia. Năm 1901 - 1902, Hen ri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật và năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.

Công việc đầu tiên của ông trong khảo cổ là nghiên cứu tầm quan trọng của các đền thờ Baal-Hammon (thần Saturn của người La Mã) tại Dougga, Tunisia. Tháng 11 năm 1900 ông tới Liên bang Đông Dương[1] và trong thập niên này, ông là thành viên của Viện Viễn Đông Bác Cổ (ÉFEO) chuyên nghiên cứu và phục hồi các di tích Chăm Pa tại Việt Nam.

Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L.Finot và H.Parmentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parlnentler, chúng ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn đã có 68 công trình kiến trúc và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.

Sau đó, ông tham gia vào các hành trình khảo cổ tại Mỹ Sơn (1901-1904), Đồng Dương và Chánh Lô (1905), Banteay Srey (1906). Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được ông và ông Louis Finot (1864-1935, Giám đốc thứ nhất của Viện Viễn Đông Bác Cổ) công bố. Từ công trình nghiên cứu của ông, người ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A' đến N.

Ông cũng là người chịu trách nhiệm khôi phục lại các đền thờ Po Nagar (Tháp Bà) và Po Klaung Garai tại Nha Trang giai đoạn từ năm 1905 tới năm 1908.

Trong các năm này, ông chuẩn bị cho các chương trình bảo tồn Angkor Wat và các nâng cấp các bộ sưu tập khảo cổ tại bảo tàng của Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội (nay là Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). Ông cũng góp phần xây dựng Viện bảo tàng của Viện tại Đà Nẵng, (nay là Viện Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng).
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25542
Nguồn :internet

dangkhoaquan
12-01-2010, 21:51
Ngày 2-7-1944, thành phố cổ kính, xinh xắn Lublin của Ba Lan đón chào một công dân mới - Kazimierz Kwiatkowsky.
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25537
Kazik trước khi đến Việt Nam là kiến trúc sư của P.K.Z – liên hiệp các xí nghiệp trùng tu di tích Ba Lan. Ông là người trực tiếp tham gia trùng tu Vacsava (Ba Lan). Năm 1980, Nhận lời sang Việt NamKTS Kazik đã cùng với các bạn bè của mình đến mảnh đất đầy nắng và gió Quảng Nam giúp Việt Nam bảo quản và phục hồi khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn. Và số phận đã gắn kết người kiến trúc sư 36 tuổi này với các công trình lăng tẩm Chăm Pa suốt 17 năm trời, từ 1980 đến 1997
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25540
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25539
Phác họa của kazik về Mỹ sơn
Nhận lời sang Việt Nam, ông bỏ một hợp đồng trùng tu di tích ở Ai Cập mà người ta trả ông 200 USD/giờ. Những người bạn của Kazik kể rằng gia đình ông ở Ba Lan không có gì khá giả, chỉ là một ngôi nhà xây dang dở với kiến trúc rất đẹp. Người vợ làm giáo viên cùng ba đứa con nhỏ đang tuổi ăn học. Ông quyết định làm việc ở Việt Nam là đồng nghĩa gia đình ông mất đi khoảng thu nhập đáng kể. Vậy nhưng, trong một lần sang thăm Việt Nam, Kazik đã thuyết phục được vợ lên đến Mỹ Sơn và người đàn bà đó đã yên tâm mỉm cười ra về vì bà biết, đến bà còn yêu Mỹ Sơn nữa huống gì là chồng bà. 17 năm, Kazik đi đến rất nhiều các di tích ở Việt Nam. Từ địa đạo Củ Chi, tháp Chiên Đàn, Dương Long, Pônagar, Tháp Đôi, Poklonang Garai, Huế... Trên tay ông, những viên gạch không bao giờ nguội lạnh. Nhưng có lẽ Mỹ Sơn là nơi gắn bó lâu nhất với ông – hơn 16 năm.
Người dân Mỹ Sơn từ những năm 80 của thế kỷ 20 kể lại rằng, cố kiến trúc sư Kazik đã từng một mình âm thầm dựng lán trại sống giữa khu rừng núi Mỹ Sơn trong một cái lán che tạm bằng tranh tre nứa lá, ăn cơm nguội, rống nước khe và hàng đêm sưởi ấm bằng lửa để nghiên cứu, khảo sát, đo vẽ, lấy tư liệu làm cơ sở cho việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn sau này.
Trong việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn, quan điểm của Kazik luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc là gìn giữ nguyên vẹn di tích gốc và các thành phần gốc, không làm sai lệch và không làm giả di tích, chủ yếu sử dụng biện pháp gia cố kỹ thuật để duy trì hiện trạng, chỉ phục chế từng phần nếu có cơ sở khoa học, không phục nguyên, không làm lẫn cái gốc với cái mới đã được đưa vào để gia cường.
Với cách làm này, các ngôi đền tháp Mỹ Sơn đã được cứu vãn và phục chế từng phần mà vẫn giữ nguyên được những đặc điểm và giá trị vốn có.
Đã hàng vạn ngày đêm, Kazik luôn trăn trở, suy tư như ông đã từng nói: “Người Chăm pa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn thâm nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ. Đây là bảo tàng điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới có thể hiểu biết hết...”
Ông cùng đồng nghiệp đã dành trọn cuộc đời mình cùng tâm huyết cho công tác khảo sát, trùng tu Mỹ Sơn, trả lại ánh hào quang vốn có thuở xưa của một di sản văn hoá nhân loại.
Với thiện tâm và công sức ấy, Kazik xứng đáng được người dân Mỹ Sơn tôn vinh và tặng danh hiệu “Công dân danh dự của Mỹ Sơn”.
xuất phát từ tình cảm và sự tri ân đối với cố kiến trúc sư người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsky (Kazik), Thị xã Hội An và Tỉnh Quảng Nam đã quyết định dựng tượng KTS Kazik tại Vườn hoa 138 Trần Phú, Hội An.
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25538

Miên Nữ
12-01-2010, 22:55
Ngày 2-7-1944, thành phố cổ kính, xinh xắn Lublin của Ba Lan đón chào một công dân mới - Kazimierz Kwiatkowsky.
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25537
Kazik trước khi đến Việt Nam là kiến trúc sư của P.K.Z – liên hiệp các xí nghiệp trùng tu di tích Ba Lan. Ông là người trực tiếp tham gia trùng tu Vacsava (Ba Lan). Năm 1980, Nhận lời sang Việt NamKTS Kazik đã cùng với các bạn bè của mình đến mảnh đất đầy nắng và gió Quảng Nam giúp Việt Nam bảo quản và phục hồi khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn. Và số phận đã gắn kết người kiến trúc sư 36 tuổi này với các công trình lăng tẩm Chăm Pa suốt 17 năm trời, từ 1980 đến 1997
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25540
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25539
Phác họa của kazik về Mỹ sơn
Nhận lời sang Việt Nam, ông bỏ một hợp đồng trùng tu di tích ở Ai Cập mà người ta trả ông 200 USD/giờ. Những người bạn của Kazik kể rằng gia đình ông ở Ba Lan không có gì khá giả, chỉ là một ngôi nhà xây dang dở với kiến trúc rất đẹp. Người vợ làm giáo viên cùng ba đứa con nhỏ đang tuổi ăn học. Ông quyết định làm việc ở Việt Nam là đồng nghĩa gia đình ông mất đi khoảng thu nhập đáng kể. Vậy nhưng, trong một lần sang thăm Việt Nam, Kazik đã thuyết phục được vợ lên đến Mỹ Sơn và người đàn bà đó đã yên tâm mỉm cười ra về vì bà biết, đến bà còn yêu Mỹ Sơn nữa huống gì là chồng bà. 17 năm, Kazik đi đến rất nhiều các di tích ở Việt Nam. Từ địa đạo Củ Chi, tháp Chiên Đàn, Dương Long, Pônagar, Tháp Đôi, Poklonang Garai, Huế... Trên tay ông, những viên gạch không bao giờ nguội lạnh. Nhưng có lẽ Mỹ Sơn là nơi gắn bó lâu nhất với ông – hơn 16 năm.
Người dân Mỹ Sơn từ những năm 80 của thế kỷ 20 kể lại rằng, cố kiến trúc sư Kazik đã từng một mình âm thầm dựng lán trại sống giữa khu rừng núi Mỹ Sơn trong một cái lán che tạm bằng tranh tre nứa lá, ăn cơm nguội, rống nước khe và hàng đêm sưởi ấm bằng lửa để nghiên cứu, khảo sát, đo vẽ, lấy tư liệu làm cơ sở cho việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn sau này.
Trong việc trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn, quan điểm của Kazik luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc là gìn giữ nguyên vẹn di tích gốc và các thành phần gốc, không làm sai lệch và không làm giả di tích, chủ yếu sử dụng biện pháp gia cố kỹ thuật để duy trì hiện trạng, chỉ phục chế từng phần nếu có cơ sở khoa học, không phục nguyên, không làm lẫn cái gốc với cái mới đã được đưa vào để gia cường.
Với cách làm này, các ngôi đền tháp Mỹ Sơn đã được cứu vãn và phục chế từng phần mà vẫn giữ nguyên được những đặc điểm và giá trị vốn có.
Đã hàng vạn ngày đêm, Kazik luôn trăn trở, suy tư như ông đã từng nói: “Người Chăm pa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn thâm nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ. Đây là bảo tàng điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới có thể hiểu biết hết...”
Ông cùng đồng nghiệp đã dành trọn cuộc đời mình cùng tâm huyết cho công tác khảo sát, trùng tu Mỹ Sơn, trả lại ánh hào quang vốn có thuở xưa của một di sản văn hoá nhân loại.
Với thiện tâm và công sức ấy, Kazik xứng đáng được người dân Mỹ Sơn tôn vinh và tặng danh hiệu “Công dân danh dự của Mỹ Sơn”.
xuất phát từ tình cảm và sự tri ân đối với cố kiến trúc sư người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsky (Kazik), Thị xã Hội An và Tỉnh Quảng Nam đã quyết định dựng tượng KTS Kazik tại Vườn hoa 138 Trần Phú, Hội An.
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25538

Lúc nhỏ, lần đầu tiên được người lớn dắt đến Mỹ Sơn, mình đã thấy KTS Kazik rồi. Hồi đó ông ở lì trong tháp, hoặc đi sâu vào trong rừng để tìm hiểu, có lần sém bị bom còn sót lại nổ trúng. Ấn tượng về 1 người nước ngoài yêu, hiểu và "hy sinh" cho Mỹ Sơn như thế khiến cho sau này mình chịu khó đọc về Mỹ Sơn và tháp Chàm hơn. Tượng ông được dựng ở Hội An ngay trong phố cổ, rất trang trọng. Nhưng nếu dựng tượng Kazik ở Mỹ Sơn thì hay hơn nhiều.

H. Parmentier mà bạn nói ở trên cũng là một người mà ai tìm hiểu về Mỹ Sơn cũng biết. Ông là người phản bác giả thuyết/truyền thuyết cho rằng người Chăm xây tháp bằng gạch mộc, xong đẽo gọt lên rồi mới nung cả cây tháp trong một lò gạch khổng lồ. Theo Parmentier, gạch mộc không thể chịu nổi trọng lượng của 20, 30 mét cao của khối đất nung.

Vì như đã nói, những tháp đẹp nhất, tiêu biểu nhất của khu thánh địa đã bị chiến tranh, thời gian và con người tàn phá, mình vẫn tin vào điều mà B. Groslier - nhà nghiên cứu mỹ thuật Đông Phương nói. Rằng các tháp Chàm đẹp hơn đền tháp Khmer về mặt cấu trúc; vẻ đẹp của nó còn ở ý thức tôn trọng bản chất chất liệu xây tháp của người Chăm (gạch). Nghệ thuật kiến trúc Chăm cân bằng, có nhịp điệu và sáng sủa hơn, tạo cho tháp Chăm một vẻ đẹp không thể bỏ qua.

Nếu đã đến Mỹ Sơn và cảm thấy "có tình ý" với nó, bạn gắng đến Bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng luôn. Ở đó còn lưu giữ nhiều tác phẩm đẹp mang về từ Mỹ Sơn, như mi cửa, đài thờ, tượng thần Ganesa đứng & ngồi của khu tháp E1 (nay đã không còn gì). Và nhiều tác phẩm khác nữa.

Có nhiều cách để cảm nhận vẻ đẹp Mỹ Sơn, không chỉ bằng những gì ít ỏi còn lại mà ta thấy bằng mắt. Như nhìn một mỹ nhân về già mà mường tượng ra nhan sắc khuynh thành mà nàng từng có, và những nếp nhăn là dấu ấn của cuộc đời sóng gió lãng mạn hào quang. Mỹ Sơn cũng thế. Khi đứng giữa khu đền đài, cứ thử cảm thấy như đang quay về quá khứ, tất cả vẫn còn nguyên vẹn, và từ hướng ngọn núi Chúa linh thiêng từng đoàn hành hương đang tiến vào khu thánh địa...

dangkhoaquan
12-01-2010, 23:10
@ Miên nữ: tuổi trẻ mình có 2 giai đoạn thì giai đoạn ở Đn lâu nhất cỡ 18 năm mà, mình hiểu và có tìm hiểu sơ lược về văn hóa chăm từng trầm trồ khi được đến Mỹ sơn lần đầu cách đây cũng gần 10 năm rồi mặc dù lần đó cái nhận xét đầu tiên về Mỹ sơn là giống cái lò gạch cũ đã bị các anh bảo vệ mắng té tát!
Viện cổ chàm mình vào lần đầu là năm 1991 và ấn tượng đầu tiên là sợ, sợ cái ánh mắt của các pho tượng đến mức ko dám vào tiếp mà phải chạy ra sân nhưng dần đà viện cổ chàm là nơi một thằng sống ở tỉnh lẻ có chút tự hào để giới thiệu khi có khách phương xa đến thăm.

Nhân tiện xin giới thiệu thêm về một người đàn ông đã góp công khá lớn trong việc bảo tồn và khôi phục Mỹ Sơn :
Người tái tạo gạch Chăm và xây Tháp Chàm ở thế kỷ 21 - ông Lê Văn Chỉnh đã trút hơi thở cuối cùng sau cơn bạo bệnh xuất huyết não. Ông ra đi, lặng lẽ cũng như cuộc tìm tòi, phát kiến, tái tạo những viên gạch Chăm suốt 20 năm ròng rã (báo SGGP đã có bài viết đăng ngày 9-11-2004). Ngày ông Chỉnh qua đời cũng là ngày những ngôi đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) chói rạng hào quang trong đêm hội Hành trình di sản…

Ra đi khi tâm nguyện còn dang dở

Chúng tôi tìm về cánh đồng Phú Bình, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam khi mọi việc an táng ông Chỉnh đã xong xuôi. Rất ít người biết tin về sự ra đi đột ngột của ông Chỉnh. Ngay cả ông Phan Thanh Bảo, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Di tích Quảng Nam cũng chỉ hay tin và đến viếng ông Chỉnh 4 ngày sau khi ông qua đời.

Đám tang ông Chỉnh, theo lời kể của những người dân Phú Bình cũng chẳng có gì đặc biệt so với các đám tang khác ở làng quê nghèo nhưng điều mà mọi người chú ý nhất khi đến thắp nhang tiễn đưa ông là cái lò gạch còn ngún khói ở góc vườn. Vì cái lò gạch này và vì tâm huyết một đời của ông Lê Văn Chỉnh mà nhà ông cứ mãi nghèo. Nghèo đến mức ông Phan Thanh Bảo, sau khi viếng ông trở về, cứ than thở: “Cái bàn thờ cũng nhỏ, không có chỗ để đặt trái cây thắp hương…”.
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25547
Ông Lê Văn Chỉnh giới thiệu loại lá bời lời làm chất phụ gia cho gạch Chăm.
Chẳng ai trách ông Chỉnh vì quá đam mê tìm tòi phát hiện ra bí ẩn của những viên gạch Chăm mà để gia cảnh nghèo túng. Người ta chỉ tiếc cho ông đã sớm ra đi khi tâm nguyện còn dang dở và khi mà công trình nghiên cứu một đời của ông đã bắt đầu thuyết phục được các cấp ngành quản lý cũng như thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận…

Sau bao năm tìm tòi, ông Chỉnh đã tái tạo được nhũng viên gạch Chăm đúng với nguyên mẫu gạch Chăm xưa để không bao giờ bị thối rữa cũng như không có một loài rêu nào bám phủ được trên nó... Cùng với việc dốc hết gia tài cho ra đời những mẻ gạch Chăm, ông Chỉnh còn tìm ra chất phụ gia kết dính và “ phương pháp mài chập” để các viên gạch tự chồng khít lên nhau không cần có sự can thiệp của vữa hồ…

Thành quả lớn nhất của cuộc đời ông Lê Văn Chỉnh chính là 2 ngôi tháp Chăm sừng sững tại số 222 đường Trần Phú và Khu du lịch Suối Lương, dưới chân đèo Hải Vân (Đà Nẵng). Với hai ngôi tháp này, ông được mệnh danh là người xây tháp Chàm ở thế kỷ 21. Mất trọn đời người để xây nên 2 tòa tháp nhưng thật éo le vì tháp xây xong mà ông lão 64 tuổi Lê Văn Chỉnh vẫn còn nghèo… xơ xác ! Tuy nhiên, cũng từ 2 ngôi tháp này, ông Chỉnh được mời chào, tiếp cận những hợp đồng lớn. Tất cả, đang còn trong hứa hẹn thì ông đã vội ra đi, hóa thân vào cõi vĩnh hằng…
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=806&pictureid=25546
Tháp chăm trong nhà hàng apsara đường Trần Phú -ĐN nơi ông Chỉnh thử nghiệm gạch chăm
nguồn:http://gilaipraung.com/kadha/v%C4%A9nh-bi%E1%BB%87t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-x%C3%A2y-th%C3%A1p-ch%C3%A0m-%E1%BB%9F-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-21

Miên Nữ
13-01-2010, 12:14
@ Miên nữ:

Hồi bé em cũng được ở Đà Nẵng 1 năm. Đà Nẵng bây giờ có còn vẻ tỉnh lẻ nữa đâu ạ, đến Đà Nẵng mà nhớ Đà Nẵng. Bảo tàng Chàm ngày trước sơn màu vàng nhạt, nằm giữa vườn hoa sứ, vừa rồi ghé ngang thấy đã sơn đỏ chóe rồi, nhức mắt quá nên không vào nữa :D.

Nhà bác Chỉnh ở gần cụm tháp Tam Xuân mà bác Chitto có post bài ở đầu topic này, chừng 5 phút đi xe máy và cách cụm tháp Chiên Đàn cỡ 15 phút đi xe máy thôi. Giữa làng quê xung quanh đó thì rất ít người hiểu được niềm đam mê của bác Chỉnh, bác lại không có điều kiện - mà cũng chẳng màng - giới thiệu công việc của mình ra bên ngoài.

Primera
15-01-2010, 10:38
Cám ơn bác Chitto về những bài viết thật tỉ mỉ.
Cái ảnh trên của bác em thấy có bao nhiêu bạn đưa đầu vào để chup, xếp hàng rất là nghiêm trang.
Lúc trước phải đi xe Zeep từ ngoài vào đến khu trung tâm, bây giờ chắc bỏ rồi!


Giờ vẫn còn xe Jeep đưa khách ra vào, nhưng xe của khách cũng có thể ra vào bình thường, nên đám xe Jeep đó mang tính chất du lịch là chính.

Đưa đầu chụp ảnh:

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=61&pictureid=25673

huecapetown
02-05-2010, 23:11
Lâu rồi ko ai về xứ Quảng ạ, đường bay HN-Tam Kỳ mới mở, e muốn vào thăm xứ Quảng nhưng ko biết lưu trú ở đâu, các bác cho vài chỉ giáo ạ, thanks !

thienson
03-05-2010, 07:34
Lâu rồi ko ai về xứ Quảng ạ, đường bay HN-Tam Kỳ mới mở, e muốn vào thăm xứ Quảng nhưng ko biết lưu trú ở đâu, các bác cho vài chỉ giáo ạ, thanks !

Đi thì khó chứ ở có gì khó khăn đâu bạn.bạn liên hệ bên topic rủ rê phuot.dn mọi người giúp đỡ cho.còn nếu về Quảng nam thì lhệ có gì mình hỗ trợ,chắc cũng được ít nhiều.

thienson
03-05-2010, 08:13
Mình là dân Quảng nam ,giờ vẫn sinh sống tại quê nhà,mình hay lang thang những đền tháp vào những ngày mưa gió,lúc đó mới cảm nhận hết được sự hoang vắng,sự hoài niệm về qúa khứ...có lẽ những đặc sản và nơi cần đến Bác Chitto đã dày công post lên rồi,mình bổ sung thêm 1 tính cách đặc sắc của người Quảng là hay cãi.hihi.và mai này đến Tkì mọi người nhớ đến thăm tượng đài Mẹ Thứ,đang được xây dựng trên núi Cấm.

huecapetown
03-05-2010, 11:10
Đi thì khó chứ ở có gì khó khăn đâu bạn.bạn liên hệ bên topic rủ rê phuot.dn mọi người giúp đỡ cho.còn nếu về Quảng nam thì lhệ có gì mình hỗ trợ,chắc cũng được ít nhiều.

E cũng GG rồi nhưng vẫn cần hỏi các sư huynh ở đây, từ sb Chu Lai về Tam Kỳ City bao nhiu km? Ks có dễ kiếm ko ạ,từ Tam Kỳ ra Hội An bao nhiu km? Từ Tam Kỳ đi vào Dung Quất bao nhiu km ạ, lần này e mời các cụ nhà e đi chơi cho nên phải chuẩn bị tốt cơ sở lưu trú chứ e đi một mình thì kiểu gì cũng được.Thanks !

thienson
03-05-2010, 15:37
E cũng GG rồi nhưng vẫn cần hỏi các sư huynh ở đây, từ sb Chu Lai về Tam Kỳ City bao nhiu km? Ks có dễ kiếm ko ạ,từ Tam Kỳ ra Hội An bao nhiu km? Từ Tam Kỳ đi vào Dung Quất bao nhiu km ạ, lần này e mời các cụ nhà e đi chơi cho nên phải chuẩn bị tốt cơ sở lưu trú chứ e đi một mình thì kiểu gì cũng được.Thanks !

Mình nghĩ bên topic này nên để dành đất giới thiệu và cảm nhận về quê hương và con người xứ Quảng của cộng đồng nhà Phượt chúng ta...những gì cần hỗ trợ bạn post bên Rủ rê...mình và anh em sẽ nhiệt tình giúp đỡ...

windsun
03-05-2010, 16:45
Mình cũng là người xứ Quảng nhưng tiếc là mình chưa đi và chưa hiểu bao nhiêu về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Đọc bài viết của bác Chitto mà ngượng quá :">.
Mình có đứa em đang nghiên cứu về QN, chắc hè này về rủ rê nó tham gia viết bài giới thiệu cho anh chị em gần xa về quê mình. Vì ngoài 2 di sản văn hóa thế giới là Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, QN còn nhiều điểm đến tuyệt vời lắm, như hồ Phú Ninh, hố Giang Thơm, địa đạo Kỳ Anh, khu tưởng niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng,...


E cũng GG rồi nhưng vẫn cần hỏi các sư huynh ở đây, từ sb Chu Lai về Tam Kỳ City bao nhiu km? Ks có dễ kiếm ko ạ,từ Tam Kỳ ra Hội An bao nhiu km? Từ Tam Kỳ đi vào Dung Quất bao nhiu km ạ, lần này e mời các cụ nhà e đi chơi cho nên phải chuẩn bị tốt cơ sở lưu trú chứ e đi một mình thì kiểu gì cũng được.Thanks !
Tìm khách sạn ở TK không quá khó đâu bạn ạ. Từ TK ra Hội An khoảng chừng 40km (mình không giỏi xác định khoảng cách cho lắm :P) nhưng có xe bus thẳng từ TK ra tận Hội An tầm 9h sáng hàng ngày. Đường vào Dung Quất thì mình không rõ lắm vì chưa đi bao giờ. Còn trong thời gian lưu lại TK, nếu cần gì cứ liên lạc với mình. (vào trang cá nhân để trao đổi nhé :D). Chúc bạn có 1 chuyến đi vui vẻ!

maglite-usa
04-05-2010, 21:11
Mỗi lần lần nghĩ đến những ngôi tháp ấy em cứ thấy buồn buồn vì thời xưa nó là kinh đô kiêu hãnh nay hoang tàn với thời gian..không con cháu mai sau có giữ lại không ?

windsun
05-05-2010, 02:50
Hôm trước em chưa kịp xem hết topic nên cứ nghĩ bác Chitto chỉ viết về mỗi Mỹ Sơn và các tháp Chăm. Hôm nay xem kỹ thì ra bác đã lặn lội ngang dọc đất Quảng rồi, thiệt ngại quá :">. Không ngờ là cây đa Huỳnh Thúc Kháng cũng được giới thiệu ở đây, tự nhiên nhớ nhà quá.
Không biết đã bác nào nghe qua bài "Tam Kỳ khúc hát yêu thương" chưa ạ? Bỗng dưng nhớ mấy câu "Nước dòng Trường Giang êm ả, đêm trăng Tam Thanh vọng khúc dân ca, Tam Kỳ hỏi em còn có mang những hương trà thả bay theo gió. Cho lòng lữ khách bâng khuâng mỗi bước chân qua nơi này."

Đây là một đoạn của sông Tam Kỳ (sông này dài 16 km, điểm đầu tại km 58 + 200 sông Trường Giang và điểm cuối là đập phía trên cầu đường sắt Tam Kỳ, bắt đầu từ hồ Phú Ninh đổ về sông Trường Giang) (nguồn: lthung13 trên Flickr).


https://i185.photobucket.com/albums/x233/pande2210/960099623_85cbdbb41f.jpg


Còn đây là một vài hình ảnh về biển Tam Thanh (em toàn đi vào buổi sáng sớm + chụp không có kỹ thuật nên ảnh không đẹp lắm, mong các bác thông cảm)

https://i185.photobucket.com/albums/x233/pande2210/IMG_1873.jpg

https://i185.photobucket.com/albums/x233/pande2210/bluesea.jpg


Hồ Phú Ninh (nguồn: lthung13 trên Flickr) - là nguồn cung cấp nước cho thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, sinh hoạt... của cả thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, đồng thời là khu du lich sinh thái đa dạng:


https://i185.photobucket.com/albums/x233/pande2210/960099215_9f62a16e29.jpg


Còn đây là mấy tấm em chụp dọc đường lên Tiên Phước (quê hương của cụ Huỳnh Thúc Kháng đấy ạ)
Đoạn này là ngang qua dốc Suối Đá (nằm trong khu Suối Đá - khớp nối giữa Tam Kỳ và Tiên Phước - gồm một dãy núi liên hoàn). Tiếc là e chụp không đẹp nên nhìn ảnh không thấy được cái hùng vĩ của cảnh nơi này, hic hic.


https://i185.photobucket.com/albums/x233/pande2210/IMG_8538.jpg


Lúa mướt xanh và đồi núi thẫm màu, bình dị, yên ả mà khiến những người con xa quê đau đáu nhớ về...


https://i185.photobucket.com/albums/x233/pande2210/IMG_8553.jpg

thienson
06-05-2010, 10:14
Mình tham gia vài cái hình này,đây là lăng bà Thu bồn ở duy thu
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=30424
Nơi anh Chu Cẩm phong đã anh dũng hi sinh
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=30428
sân bay Đức dục của 1 thời
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=30425

caonguyen
11-05-2010, 11:50
Nói thêm về Mì Quảng, mỗi lần vế quê đám giỗ hay chặp mả, ăn tô Mì Quảng sao ngon quá. Mà cái món này nó không cầu kỳ, ăn quán phải là quản đơn sơ, ngồi ghế dài, tum hum mà ăn, tô phải là tô loại túm đít, (bây giờ vẫn còn thấy ở nhiều vùng quê). Mì Quảng mà thiếu món ớt xanh thì...chẹp! rau sống thì nhất định phải có búp chuối, rồi dầu phụng! (lại chẹp!)
Bạn Chitto nói thêm về con người Xứ Quảng đi! về cái tính hay cãi đáng yêu đến nỗi trở thành những giai thoại rất Quảng.
Mình có một người bạn sống đã lâu ở Sài Gòn, mỗi khi anh em người gốc Quảng tụ bạ trong đấy là lại năn nỉ mọi người: "Anh ơi cho em một tô tiếng Quảng đi!!!")

Bến sông (Đại Lộc, Quảng Nam - 2007)
https://i130.photobucket.com/albums/p276/nguyencaophong/DSC_0803.jpg

https://i130.photobucket.com/albums/p276/nguyencaophong/DSC_0781bd2.jpg

namnhihn
18-05-2010, 21:37
Khu du lịch Hồ Phú Ninh hiện tại đang tạm ngừng hoạt động do vừa bị bán lại, quản lý ở đó là anh Hiền cứ than là ko biết số phận ra sao nhưng khách đến vẫn phải bán hàng. Tứ hải giai huynh đệ, chẳng quen biết trước và cũng nhậu và cùng bắt cá dưới hồ, đất Quảng mến khách thật.

Miên Nữ
09-06-2010, 18:08
Ngược xuôi, ngang dọc Quảng Nam cũng hơi lâu lâu, đã nghe quen tai những câu ca dao kiểu như "Ai về nhắn với nậu nguồn; Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên" rồi "Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng; Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi"... Một hôm đang ngồi café tại Tam Kỳ nghe một "chú" ngân nga rằng là "Có duyên lấy đặng chồng nguồn; Ngồi trên ngõ đá có buồn cũng vui". Chồng nguồn nghe cũng hấp dẫn cá chuồn, nhưng mà tò mò cái ngõ đá biến buồn thành vui. Là nói về làng Lộc Yên của huyện Tiên Phước - quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng. Làng Thạnh Bình kề bên làng Lộc Yên là nơi chôn rau cắt rốn của cụ Huỳnh. "Đặc sản" của Lộc Yên là nhà gỗ cổ xứ Quảng (như thế nào thì trên web, báo đã miêu tả rồi) và các ngõ đá (đá sắp chồng lên nhau, quanh co dập dìu lên xuống dẫn vào nhà, cứ thế, không có cổng). Làng trung du, tựa núi tựa thượng nguồn sông. Lấy rêu đá dẫn dắt khách bước lên từng bậc thang theo con ngõ hẹp mà không gian rộng mở để đi vào ngôi nhà chạm trổ chân phương nhưng khéo léo công phu, kết cấu vững chãi như tính cách con người xứ Quảng.

... Thật ra từ bấy đến 2 năm sau, có việc đi Lào, mới có dịp tạt ngang qua Lộc Yên. Từ Bờ Y đến Khâm Đức thì rẽ xuống độ gần trăm cây; từ Tam Kỳ rẽ lên ngay ngã ba Huỳnh Thúc Kháng cắt quốc lộ đi độ 30 km thì lại gặp một ngã ba cũng gọi là ngã ba cụ Huỳnh, ngay bên đường là khu lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng. Từ đây vừa đi vừa hỏi đường sẽ vào đến Lộc Yên, bây giờ địa danh hành chính là Thôn 4. Đi miết, đường quanh co hẹp lại, ruộng lúa mở ra, nhà lác đác, chẳng thấy nhà nào cổ. Hỏi một anh, anh này ố à lên bây giờ làm gì còn nhiều nhà cổ mà hỏi mua? Kệ, có nhiều mua nhiều, có ít mua ít. Anh bèn chỉ cho 4, 5 căn, chú thích thêm là nhà cổ vùng này, lớp thì bán, lớp thì sửa tới sửa lui riết hết cổ luôn rồi. Mấy nhà này còn là do chủ nhà không bán không phá.

Máy hết pin, chỉ chụp vội được mấy cái hình. Mình định chụp lại khung cảnh, xa xa núi mờ, ruộng đồng xanh mướt, ngõ đá thấp thoáng... nhưng mà thôi. Vẻ đẹp này dành để cảm, máy ảnh nào ghi lại được nhất là máy ảnh mình chụp, hehe.

Một căn nhà cổ trăm năm, nay là nhà lưu niệm cụ Huỳnh:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=34258

Trong nhà trang trọng đặt bàn thờ cụ ở gian giữa, tiếc là đồ lưu niệm thì không có nhiều.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=34261

Còn đây là căn nhà cụ Nguyễn Huỳnh Anh, cháu họ đằng ngoại cụ Huỳnh. Căn nhà này, lúc còn làm Thượng thư triều Nguyễn, Ngô Đình Diệm lặn lội đến mua, cụ Anh không bán. Sau lên làm Tổng Thống, lại nhờ người ép bán, cụ nhất quyết không bán. Nhà làm theo lối nhà rường Quảng Nam, vị thế cao ráo, chạm trổ cột kèo do một làng mộc danh tiếng Quảng Nam làm (không phải làng mộc Kim Bồng Quảng Nam nổi tiếng hiện nay, phường mộc làm nhà nay đã thất truyền).

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=34255

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=34257

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=34259

Ngõ đá rêu quanh co từ dưới bờ ruộng dẫn lên nhà:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=34256

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=34265

Bước xuống những bậc đá này, ra ruộng, đi thêm chút nữa sẽ gặp bãi đá rất đẹp của dòng sông Tiên, con sông chảy ngược của Tiên Phước. Bọn mình đã ngồi ở đó, nhìn theo dòng nước ngang ngược nhưng cuối cùng cũng sẽ nhập Thu Bồn và ra biển Đông, nhớ lại những chuyến đi mà mình đã đi theo hướng dòng nước ấy... Muốn up ảnh sông Tiên dưng mà úp maximum 7 ảnh rồi, mót lắm nhưng thôi.

Lúc ra về, cô bé cháu trong nhà hỏi chị có phải nhà báo không (chắc thấy máy ảnh lỉnh kỉnh), mấy anh chị nhà báo, đài truyền hình đến quay phim chụp hình nhà ông nội hoài. Nói với em, nhà này nổi tiếng lắm, không phải nhà báo cũng đến tham quan, mà nổi tiếng vậy nhiều tiền sau này em có bán không? Cô bé nói không bán, ở nhà em không ai muốn bán, để ở. (Mặc dù đã xây một căn nhà khang trang kế bên để sinh hoạt, nhưng chắc gia đình em sẽ vẫn "ở" trong nhà cổ này).

bimbip
09-06-2010, 19:19
Thu nay nằm nhớ Thu Bồn
Con sông xứ Quảng linh hồn quê hương
Quê hương xứ Quảng dịu dàng
Có cô thôn nữ có nàng tiên nga
Có khe có suối ngọc ngà
Có mưa móc gội màu hoa trên ngàn
(Trích bài thơ Thu - Bùi Giáng)

http://vnthuquan.net/tho/tho.aspx?id=7382&thisi=B%C3%B9i%20Gi%C3%A1ng

Mình không quê ở xứ Quảng nhưng từ bé đã được biết đến xứ Quảng trong sách Tập đọc hồi cấp 1: "Ò ó o o... con gà gáy của anh Bốn Linh..."
Dòng sông Thu Bồn, xứ Quảng đã đến với mình qua sách tập đọc, qua tác phẩm "Quê Nội" của nhà văn Võ Quảng như theo thời gian như thế...

Cách đây không lâu, một mình một xe lại phóng về Quảng Nam - hỏi đường đến tận Vĩnh Điện huyện Điện Bàn của xứ Quảng chỉ để lên cầu Cau Lâu, chỉ để nhìn thấy cả dòng sông Thu Bồn - dòng sông mà hồi nhỏ vẫn muốn một lần về thăm...
Bimbip.

TYYT
04-07-2010, 14:37
Hấp dẫn quá! hấp dẫn quá!

Mình loay hoay xứ Quảng mấy tháng ở Tam Kỳ Trà kiệu từ cách đây 15 năm, thấy nó nghe sao mà đượm đượm nồng nàn. Nhớ hôm đầu ở khách sạn tầng 2 sáng ra mấy chị họp chợ mà mặc cả gì đó nghe nửa ngày không ra :)

Tiếc là hồi đó cái miệng không cởi mở như bây giờ nên chê Mì Quãng. He he, giờ thì thấy gì người ta nhai được cũng nhét thử vô miệng để mà tích phân. Xứ Quảng đã vào danh mục Must Go rồi đó, cảm ơn cụ Chit.

thienson
08-07-2010, 11:54
Đất Quảng Nam trải dài theo sườn đông của dải Trường Sơn và có những 8 huyện miền Núi,vì xứ miền Trung thường xuyên lũ lụt nên cuộc sống người dân vùng cao còn có rất nhiều khó khăn,trắc trở...
Huyện miền núi Tây Giang ngày tái lập cơ sở vật chất gần như là 1 số 0 tròn trĩnh,mình nhớ dạo đó vào khoảng những năm 1998 con đường lên huyện chỉ đi được vào mùa nắng và chỉ đi được bằng những xe phân khối lớn.Bẵng đi vài năm mới đây trở lại đã thấy phát triển thành 1 thị trấn khang trang,sạch đẹp
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35565
Những đám ruộng bậc thang trải dài trên sườn núi
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35561
Và 1 tô mì Quảng nơi phố núi mới ngon làm sao,thật ấm lòng khi được ăn món ăn quê hương giữa cảnh núi rừng mênh mông bát ngát...
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35568

Miên Nữ
09-07-2010, 11:13
Ngày xưa đi lên đến Tây Giang đúng là cực khổ. Ngày mưa thì không đi/về được. Ngày nắng chỉ có xe hai cầu mới leo lên đến nơi. Cách đây ba năm, đang ở cửa khẩu Gari, nhìn sang bên kia là Sê Kông Lào mà muốn băng sang để tìm đường đi Pắc xế mà không đi được, phải vòng về cửa khẩu Đắc Tà Oóc (đường đi cũng khó)...

Bạn thienson đã thử rượu Tà Vạt của Tây Giang chưa?...

thienson
09-07-2010, 13:39
Mình nghĩ chị Miên nữ có sự nhầm lẫn chăng ?Vì đường lên cửa khẩu là xuất phát từ huyện Nam Giang mà ngày xưa gọi là huyện Giằng.Còn đường lên Tây Giang hình như bây giờ vẫn chưa có cửa khẩu.
Lúc đó xe máy muốn đi vào mùa mưa thì phải trang bị bộ xích đặc chủng mà cánh làm vàng chế ra để quấn vào bánh xe.Còn Oto thì trang bị 1 hệ thống tời kéo ở dưới gầm để khi bị trôi thì móc vào gốc cây vách núi mà bò lên,mỗi lần xe máy qua ngầm Đôi và những ngầm không tên đoạn trên đều phải nhờ mấy anh dân tộc khênh xe qua...
Thật cảm ơn những người qui hoạch thị trấn Tavieng bây giờ đã không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của người Cơ tu
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35569

thienson
09-07-2010, 13:44
Kiến trúc khu nhà mồ của người Cơtu,dọc đường từ huyện Đông Giang chạy lên thỉnh thoảng ven đường lại rải rác những nấm mồ có hình dạng tương tự,nhưng vì mưa nắng dãi dầu nên nó hoang phế nhiều hơn...
Mình không đủ kiến thức để giải nghĩa những hình vẽ chạm khắc vào những khu mộ,nhưng cảm nhận nó có 1 vẻ đẹp thiêng liêng...
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35556

morningrise
10-07-2010, 21:27
Lượm lặt chút nè:
"Người Cơ-tu quan niệm nhà mồ-quan tài của người chết luôn là một hình ảnh của ngôi nhà người sống. Nhà mồ Cơ-tu thủa xa xưa rất giống nhà ở, với mái hồi tròn nhưng hiện nay kiểu nhà mồ này còn thấy rất ít, phổ biến nhất vẫn dạng nhà mồ có mái hình vuông hoặc chữ nhật có 4 hoặc 6 cột. Quan tài Cơ-tu vẫn có mặt cắt hình tròn hay hình bầu dục tương tự như nhà ở của người sống. Họ coi hồn của những người chết sẽ hoá thành “thần” phù hộ cho buôn làng, cộng đồng luôn đoàn kết và gặp nhiều điều lành, mùa màng bội thu, dân làng no đủ, ít bệnh tật, sức khoẻ dồi dào... Vì vậy, người Cơ-tu luôn có sự quan tâm đặc biệt đến người chết, do đó tục làm nhà mồ và quan tài là sự ước muốn của người Cơ-tu từ bao đời nay.

Nhà mồ và quan tài của người Cơ-tu được dựng ở khu nghĩa địa chung của làng hoặc của dòng họ nằm ở khu rừng phía Tây của làng. Theo truyền thống, người Cơ-tu chỉ điêu khắc, trang trí quan tài và nhà mồ cho người chết khi đã làm lễ cải táng, đây là lễ lớn quan trọng, tốn kém trong các hội lễ. Ngoài lý do tâm linh, lễ cải táng của người Cơ-tu cũng là dịp để cho người sống thể hiện sự giàu có hay địa vị của mình. Nơi đây, hình ảnh rõ nhất đập vào mắt chúng ta là hai đầu trâu ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ. Ở đây, con trâu được nghệ nhân Cơ-tu điêu khắc, mô phỏng rất rõ nét và tự nhiên bằng một khối tròn của thân cây y như thật: sừng trâu, đầu, tai, mắt... chỉ khác thân của nó là thân của quan tài. Quan tài là một thân cây lớn nguyên vẹn được xẻ ra làm đôi, phần nắp, phần thân và hai đầu trâu dính chặt vào thân không có mộng nối."

Nguồn: http://cema.gov.vn/modules.php?mid=5697&name=Content&op=details#ixzz0tHyOoQHt
Tuy nhiên việc xây dựng nhà mồ tại khu làng truyền thống mang ý nghĩa du lịch nhiều hơn vì theo em biết người ta rất ít khi dựng nhà mồ cạnh làng. Và thực tế mà nói thì em không thích nhà mồ này bằng cái nhà mồ ở xã A Ting, huyện Đông Giang do anh Nga làm cho bố vợ mặc dù hiện nay nó đã bạc màu rất nhiều bởi thời gian.

thienson
11-07-2010, 07:42
Morning kiếm tấm hình đó úp lên mọi người xem thử nhé.Mà mình nghĩ với cảnh phá rừng hiện tại bây chừ muốn tìm ra 1 thân cây đủ to để khoét làm cái quan tài như thế cũng đã là cả 1 vấn đề.Người Cơtu giải quyết vấn đề này như thế nào em nhỉ?
Còn vấn đề về địa đạo Anông nữa,mình thấy trên tạp chí,sách báo quảng bá hình ảnh như là 1 điểm đến du lịch,trên đường Hcm cũng có bản chỉ dẫn rõ ràng.Vậy mà khi mình tìm đường vào thì mấy anh ở đồn BP 645 nhất quyết không cho vào dù đã tìm đủ mọi cách năn nỉ,ỉ ôi...,mấy ảnh bảo muốn vào phải có giấy phép ,mà mình hỏi giấy phép xin ở đâu thì mấy ảnh cũng chịu.Thật tiếc.Em là người đang ở Tây Giang có thể giải thích giúp anh rõ hơn không?

Miên Nữ
11-07-2010, 09:32
Ở Tây Giang (Hiên ngày xưa) cũng có cửa khẩu (tức đồn biên phòng) đi qua Lào đó thienson. Mình thấy mọi người vẫn gọi là cửa khẩu Gari, từ Tà Viêng đi lên mấy chục km nữa mà đường thì cực kỳ khó. Còn cửa khẩu ở Nam Giang đi lên được công nhận là cửa khẩu quốc tế rồi (Đắk Tà ócc) nhưng qua biên giới thì bên kia vẫn chưa có đường tốt, mình mới đi đường đó qua Paksé rồi qua Thái hồi cuối năm 2009, đường còn xấu nhưng so ra với trước đây thì vẫn còn tốt chán. (Điều này rất giống khi đi ở khu vực biên giới Thượng Lào-Tây Bắc Việt, hễ hỏi các bạn Lào là đường trước mặt đi được không thì đều nhận được câu trả lời là đi được, đường tốt chán trong khi mình đi qua thì hơi bị thất kinh một tẹo).

Tượng nhà mồ Cơ-Tu thì rất phong phú... Hay khi nào rảnh thienson tìm hiểu thì post lên cho đầy đủ. Mình từng dự một lễ hội đâm trâu ở Tây Quảng Nam và rất ấn tượng về cách chia thịt của đồng bào (mỗi nhà một phần mà trong phần ấy không thiếu bộ phận nào của con trâu). Chuyến đi Trường Sơn Tây năm ấy đã vác về một cái ngọn đâm trâu làm kỷ niệm, bây giờ cũ kỹ hết cả. Tiếc là không có hình ảnh hay clip nào lưu, hồi đó mình chưa có máy ảnh.

morningrise
11-07-2010, 10:21
Cách đây 10 năm muốn làm một cái nhà mồ cũng là chuyện rất khó rồi chứ đừng nói là bây chừ anh ơi. Theo em biết thì muốn làm một cái nhà mồ người ta phải chuẩn bị từ rất lâu, đặc biệt là đối với những gia đình có điều kiện thì ngay từ khi còn sống họ đã lo liệu từng chút một về việc làm nhà mồ cho mình sau này. Với mỗi người Cơ tu việc có được một nhà mồ sau khi an nghỉ là niềm hãnh diện rất lớn, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả gia đình, dòng tộc, nên khi anh Nga làm nhà mồ cho bố vợ xong thì ngoài những điều ấy anh còn được mọi người ngợi khen là con rể có hiếu (con rể chứ không phải con trai đâu nhé).
Riêng việc đến địa đạo A Nông thì đúng là phải liên hệ trước để xin giấy phép vì địa đạo nằm ngay biên giới Việt Lào( cách khoảng 1km). Hôm đấy em quên mất cái vụ giấy phép vì đang mải vi vu ngoài Bắc, hehe, thôi hẹn lần sau đến cứ ới em trước vài ngày em tìm cách lo cho nhé.

thienson
12-07-2010, 13:03
@Miên nữ:À mình nhớ ra cái cửa khẩu ở Tây Giang rồi,nó nằm trên khu 7,mà ngày xưa đường từ xã Lăng lên đâu có đi xe máy được hả chị?Ở trên đấy có 2 thứ đặc sản là Sâm khu 7 và cây Ba kích(và 1 thứ không phải đặc sản nhưng cũng rất nổi tiếng đó là lá ngón)2 thứ trên mình có dịp thử qua,còn cái món thứ 3 thì chưa dám.Năm 2001 mình có theo mấy anh em giáo viên cắm bản lên đó 1 lần,hình như đi bộ 2 ngày 1 đêm thì phải.Vừa rồi mình rất muốn lên thăm lại nhưng thời gian hạn chế qúa,có lẽ mai mốt nhờ Morning sắp xếp làm thổ địa cho mình 1 chuyến.
Chia sẻ vài tấm hình:
Một góc làng truyền thống Cơtu:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35554
Nhà dài:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35552

Bạch tuộc
12-07-2010, 22:29
Bạch tuộc người gốc Quảng Nam nhiều đời. từ khi vào Phượt mình đã có dự định sẽ viết về Quảng Nam quê hương yêu dấu của mình để cho bạn bè khắp nơi biết hiểu hơn về Quảng Nam về cái mặn mà chân tình và mộc mạc của con người Xứ Quảng, nhưng mình mới chỉ là phượt hóng hớt, kiến thức còn hạn chế nên lần lựa mãi..... đọc Xứ Quảng đã lâu rất khâm phục và quý mến thầy Chito vì bài viết về quê hương mình, sợ post vào làm hỏng cả toppic, nhưng nghe a thienson bảo đã hỏi ý kiến và được chủ topic đồng ý, nên Bạch tuộc cũng góp một vài điều về Quảng Nam theo những gì mình đã thấy và cảm nhận.

Đầu tiên đó là : Cung đường đi Nam - Đông -Tây Giang thật đẹp và quyến rũ.

Đi khoảng 20 phút từ cầu vượt Hoà Cầm là đã thoát khỏi cái ồn áo nào nhiệt của phố xá, trời cao mây trắng , gió thổi vi vu. Hai bên đường cây và cây xanh ngát mát rượi tâm hồn bỗng thư thái hòa mình vào khỏang không xanh mát ấy:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35909

Đồng lúa xanh xanh hoà quyện với màu xanh bạt ngàn của rừng núi của cây cối . Cuối tuần chỉ cần bỏ ra vài chục phút là đã có thể tận hưởng cái không khí trong lành và không gian xanh ngút ngàn :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35904

Những lo toan vụn vặt của đời sống thường ngày sẽ tan biến vào hư không khi bạn tự mình vi vu và khẽ hát nho nhỏ : mây bây trên đầu và nắng trên vai......

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35917

Cung đường quanh co uốn lượn lên dốc thả dốc gió phả vào mặt mát rượi , rất cảm giác cho những ai mê những cung đường đẹp:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35918

Những đám mây ngao du lúc bay lúc đậu trên các chỏm núi tạo ra một bức tranh xanh xanh -trắng trắng - rồi lại xanh xanh . xanh của trời - trắng của mây và màu xanh bạt ngàn của núi rừng, đem lại cho ta một cảm xúc thật tuyệt vời vào một ngày cuối tuần :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=35915

Một cung đường phù hợp cho những ai có ý định thư giãn vào ngày cuối tuần và thoát khỏi cái ồn ào của phố xá ......
.............................

thienson
18-07-2010, 21:43
Ai từng đến hoặc biết đến Quảng Nam đều từng nghe 2 câu thơ:
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Ngày xưa,ở vùng Gò Nổi,có ông già họ Lê nấu rượu rất ngon.Mỗi chiều,mọi người trong làng đều ghé quán ông để thưởng thức hương vị cay cay độc đáo này.Riêng đối với lớp con trai trong làng,họ ghé quán không chỉ vì rượu ngon mà còn để ngắm nhìn cô gái con ông chủ quán.Tên cô là Hồng Đào.Cô gái rất đẹp,nước da trắng ngần,tóc đen nhánh chảy mượt như dòng nước sông Thu.Ánh mắt cô gái lấp lánh.Bắt gặp ánh mắt cô gái,các chàng trai lòng dạ xốn xang,rượu chưa kịp uống đã thấy lòng lâng lâng...
Nhưng rồi ,cô gái sang ngang...về làm dâu xứ khác làm cho biết bao trai làng ngẩn ngơ.Danh rượu trở thành nỗi tiếc nuối âm vọng hoài trong câu ca:
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say...

chaubaogia
18-07-2010, 22:56
Có một số ảnh về Quảng Nam đẹp, thiết nghĩ giấu coi một mình thì xấu quá, chia sẻ cho các bạn xem nhá:)

Ruộng bậc thang Quảng Nam:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=36074

Dòng sông Thu Bồn khi đã xuống hạ lưu:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=36077

Ngã ba sông Thu Bồn và Sông Hoài :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=36075

Miên Nữ
14-08-2010, 18:24
Hồi bé, được một lần về Quảng ăn gà tre ở đèo Le, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Cho đến bây giờ vẫn thấy không thịt gà ở nơi nào ngon bằng.

Ký ức cứ giữ miết hình ảnh con đèo hoang vu, cao chót vót, ngoằn nghèo. Đỉnh đèo, dưới chân suối Nước Mát dăm ba hàng quán tranh, bán thịt gà - con gà bằng nắm tay của ba, thịt dai, ngọt, thơm, nhứt là miếng thịt bắp sậm màu dẻo, đậm đà, bùi bùi béo béo. Ăn xong thì tắm suối Nước Mát, nước rất mát, xong rồi đi qua bên kia đèo đi tiếp lên Kẽm (hòn Kẽm đá Dừng), nơi thượng nguồn sông.

Đèo Le nối giữa đồng bằng và vùng bán sơn địa. Ai lên Trung Phước đèo Le/ Làm ơn cho gởi nắm chè mồng năm. Do địa thế, hình như chỉ Quảng Nam mới có những câu ca gửi gắm cái tình giữa người dân hai vùng núi và vùng biển thông qua đặc sản.

Đèo Le giữ vị trí đặc biệt trong lòng nhiều người Quảng Nam xa xứ, những người mà trải qua thời kháng chiến đi bộ qua lại đèo Le, ghé uống bát nước, ăn tô cháo gà. Nghe kể thời đó, đèo Le như vùng kháng chiến, bên cạnh những hàng quán bán gà, có quán nước mà cũng là quán thơ của nhà thơ Khương Hữu Dụng, có tiệm hớt tóc - cũng là 1 cái chòi tranh - của nhà Quảng Nam học Nguyễn Văn Xuân. Thầy Xuân vừa cắt tóc vừa kể chuyện xưa tích cũ, cắt mãi mấy tiếng đồng hồ mới xong một cái đầu.

Còn đây là đèo Le ngày gặp lại. (Tranh thủ 2 ngày rảnh rỗi trong chuyến đi không-phượt chạy từ Đà Nẵng - Quế Sơn (qua đèo Le) - Khâm Đức - Tam Kỳ (ghé đảo Tam Hải) - Đà Nẵng). Bây giờ thì mình đã biết đèo Le thấp tè ngắn ngủn chẳng là gì so với nhiều con đèo khác. Duy chỉ niềm tin vào "thiên hạ đệ nhất kê nhục" gà tre đèo Le thì vẫn không có gì lay chuyển nổi.

Tình hình là không còn những hàng quán thơ mộng hai bên đường nữa. Thay vào đó là một nhà hàng bê tông. Mình vào gọi hai con gà một nướng một luộc kèm cháo.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=40136

Gà vẫn ngon, nhưng mà không ngon như trong ký ức. Đường lên suối Nước Mát thì như thế này

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=39753

Đỉnh đèo xây dựng dở dang.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=40135

Khác với ngày xưa khách ăn gà đi xe hơi khá nhiều.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=39752

Duy vẫn còn đó một miền quê mộc mạc, xanh mướt dưới chân đèo. Bên kia bến đò Trung Phước là làng Đại Bường bốn mùa cây trái.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=39754

PS - Lúc đi đò lên Kẽm, chú lái đò nói giống gà tre đèo Le không đủ cung cấp cho khách gần xa kéo đến ăn gà, nhà hàng trên đỉnh đèo chủ yếu là bán gà kiến (một giống gà cũng ngon nhưng không bằng gà tre). Ây da, vậy là ngày trở lại tuy ruộng dâu chưa hóa bể nhưng cũng không thể uống nước hai lần trên một dòng sông.

thienson
14-08-2010, 20:38
Cuộc đời bãi bể hoá nương dâu mà chị...Thế mà hôm rồi em trở lại mấy chị chủ quán vẫn khẳng định đây là gà Đèo Le,dù khi em muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa thì chỉ nhận được những cái lắc đầu và cười trừ...
Con suối Mát thơ mộng ,hoang sơ ngày xưa giờ vào mùa khô kiệt chỉ còn là 1 dòng chảy bé nhỏ len lỏi qua những kẻ đá.Vậy mà mấy bác làm du lịch lại tận dụng làm những 2 cái hồ bơi
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=39541
Mấy anh quản lý hồ bơi bảo "có cung ắt có cầu,có cầu sẽ có cung..."vào những ngày hè oi bức thiên hạ đổ xô nhau lên Đèo tắm suối nên chúng tôi tận dụng dòng nước chảy qua bể thứ nhất để xây bể thứ 2:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=39523
Nhưng mà ở đâu cũng vậy thôi muốn tiến lên hiện đại hoá công nghiệp hoá ta phải đánh đổi ít nhiều...Và bây giờ Đèo Le nói chung và Gà Đèo Le nói riêng cũng vẫn là 1 hình ảnh sâu nặng trong tim những người con hay những ngươi đã từng đặt chân tới Xứ Quảng...

hoanglanvu
17-08-2010, 09:53
Gà đèo Le? Bây giờ chỉ toàn là gà mua từ Hà Lam, Hiệp Đức thôi. Gà tre ăn quá nên tuyệt chủng rồi. Chúng ta thích ăn ngon nhưng để bảo vệ nguồn thức ăn ngon đó thì lại thiếu ý thức.
Nói gì đâu xa! Riêng Quảng Nam: Thịt heo bánh tráng Hà Lam nổi tiếng bây giờ còn đâu? Vẫn những quán đó nhưng heo bây giờ là heo giống mới, cho ăn bằng thức ăn bột, thịt nhão, ngấy. Heo ngày xưa là heo cỏ, con lớn lắm cũng độ 30 ký hơi, cho ăn thì bằng rau lang ( Rau Truồi sa), thịt chắc, ngọt. Bây giờ rau lang Truồi sa cũng quá hiếm còn heo cỏ thì tuyệt giống luôn.
Rồi nào là bát cơm mới gạo Trì, củ khoai lang Trà Đóa... Bay giờ còn đâu. Ôi! Sao nhớ về những ngày xưa quá thế.

thienson
17-08-2010, 10:48
Thực ra gà Đèo Le cũng chỉ là giống gà Kiến mà ở quê hương Quảng Nam mình người ta nuôi đầy,nhưng có lẽ do thổ nhưỡng,khí hậu ở đấy cộng với thức ăn tự nhiên con giun,con dế...Quế Sơn,nên thịt nó ăn chắc,ngon ngọt hơn.Ngày xưa ngưòi ta mua nguồn gà từ trong dân địa phương,chứ bây giờ ngày cao điểm riêng quán trên dỉnh đèo đã thịt hàng trăm con gà thì gà nuôi thả tự nhiên làm sao cung cấp kịp...Nên người ta nuôi theo kiểu công nghiệp,nhưng dù sao gà trên đỉnh đèo vẫn là gà Đèo Le:) chứ mình ra Đà Nẵng gọi thử món gà Đèo Le ở mấy quán đường Hà Huy Tập thì nhai chả khác gì gà Công nghiệp

hoanglanvu
20-08-2010, 18:24
https://i873.photobucket.com/albums/ab295/hoanglanvu/My%20album/PICT0449.jpg
https://i873.photobucket.com/albums/ab295/hoanglanvu/fff/PICT0448.jpg
Một cái cổng nhà trên quê hương Quảng Nam, trên đường Hà Lam - Hiệp Đức!

thuongtu
25-08-2010, 01:19
Em sắp có chuyến ra Quảng Nam, bác nào có hứng cùng e nhâm nhi ly cafe không ạ?
Sđt của em 0907840252

taodan
27-08-2010, 21:01
Bác đi đò lên Kẽm, không chụp cái bến đò Cà Tang năm nao, hỏi thăm ông Lão chèo đò đã thi đậu bằng lái tàu chưa ạ?

thienson
29-08-2010, 19:36
Tháp Bằng An
Ở phần đầu của Topic bác Chitto đã viết về tháp này khá đầy đủ rồi,nhưng vừa rồi mình trở lại thăm tháp vào 1 buổi chiều muộn,nhìn cảnh tháp lẻ loi giữa bốn bề cỏ dại mà chạnh lòng.Lẽ ra viết về quê hương thì nên giới thiệu về những mặt tốt nhưng thấy cảnh này mình nghĩ nên sẻ chia vài dòng với anh chị em đã và sẽ đến với tháp Bằng An,kẻo mai này anh chị em tới rồi thất vọng:
Xung quanh tháp bây giờ cỏ cây ngập lối,lau lách um tùm...
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41547
Bát nhang ngày nào bây giờ đấy ắp chân nhang và tàn thuốc,vương vãi khắp nơi,mùi ẩm mốc của rêu phong và mùi phân dơi,phân bò ộc vào mũi 1 cái mùi thật khó diễn tả
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41545
Quầy bán vé cũng bỏ hoang tàn,sập xệ,trâu bò lội lung tung
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=41546
Và điều làm mình khó chịu nhất là trong khuôn viên tháp chỗ cái quán cafe Xưa và Nay,quán này thực ra của 1 nguời bạn mình thuê mặt bằng của Phòng văn hoá thông tin huyện ĐB,nghe mấy ảnh bảo vì di tích khó khăn về nguồn vốn để bảo vệ và trông nom dọn dẹp nên cho tư nhân thuê .Nhưng đã năm bảy năm trôi qua số tiền cho thuê cũng đã rất nhiều nhưng tháp ngày càng hoang phế,và quán cafe từ mục đích ban đầu là để du khách nghỉ ngơi trên đường du lịch bây giờ lại là nơi những thanh thiếu niên rỗi rãi suốt ngày gầy sòng sát phạt nhau,ăn nhậu cười nói ầm ĩ trông cực kì phản cảm,nhưng đối với chủ quán điều đó có hề gì vì kinh doanh quan trọng là thu nhập..
Thương thay cho cách làm du lịch của mấy bác huyện nhà,hi vọng qua những lời phản ánh của du khách và những người con yêu quê hương các bác sẽ nhận ra vấn đề...

thienson
29-08-2010, 19:43
Em sắp có chuyến ra Quảng Nam, bác nào có hứng cùng e nhâm nhi ly cafe không ạ?
Sđt của em 0907840252
Bác thuongtu khi nào ra tới thì alô em nhé ,số của em đây ạ :0932.590.590,em sẽ hầu cafe với bác.

Bác đi đò lên Kẽm, không chụp cái bến đò Cà Tang năm nao, hỏi thăm ông Lão chèo đò đã thi đậu bằng lái tàu chưa ạ?Bác taodan ơi em nghĩ bác ấy đáng thương hơn là đáng trách,cuối đời phải vướng vào vòng lao lý,cũng chỉ vì muốn các em được đến trường như bè bạn...Cầu không có,phà cũng không ,chỉ có chiếc đò ngang bé nhỏ thì các em phải chen chúc nhau thôi...Các em ra đi để thức tỉnh những người có trách nhiệm...

henry201
31-08-2010, 07:49
Thực ra gà Đèo Le cũng chỉ là giống gà Kiến mà ở quê hương Quảng Nam mình người ta nuôi đầy,nhưng có lẽ do thổ nhưỡng,khí hậu ở đấy cộng với thức ăn tự nhiên con giun,con dế...Quế Sơn,nên thịt nó ăn chắc,ngon ngọt hơn.Ngày xưa ngưòi ta mua nguồn gà từ trong dân địa phương,chứ bây giờ ngày cao điểm riêng quán trên dỉnh đèo đã thịt hàng trăm con gà thì gà nuôi thả tự nhiên làm sao cung cấp kịp...Nên người ta nuôi theo kiểu công nghiệp,nhưng dù sao gà trên đỉnh đèo vẫn là gà Đèo Le:) chứ mình ra Đà Nẵng gọi thử món gà Đèo Le ở mấy quán đường Hà Huy Tập thì nhai chả khác gì gà Công nghiệp

Bởi vậy mùa mưa mà lên đèo le ăn gà là ok nhứt đó anh vì gà có sẵn mà ko có khách nào đến ăn,chứ mùa hè mà đến đây thì ôi thôi,ăn gà công nghiệp tại đèo Le thì đúng hơn ;)

suemt
05-11-2011, 22:16
Luôn có một tình yêu khó tả với xứ Quảng. Đến lần đầu với cảm giác lo sợ nhưng đến rồi mới biết người xứ Quảng mình thật dễ gần gũi, mến khách và chân thật. Món ăn thì có vị rất đậm đà khó quên thử cho biết rồi thích lúc nào ko biết. Lưu luyến đất Quảng mình lại ra thăm lần 2 lần 3 và chuẩn bị đi tiếp lần 4 đây. Thanks những hình ảnh và thông tin mà chủ topic đã chia sẻ.

BGI
06-11-2011, 13:12
Luôn có một tình yêu khó tả với xứ Quảng. Đến lần đầu với cảm giác lo sợ nhưng đến rồi mới biết người xứ Quảng mình thật dễ gần gũi, mến khách và chân thật. Món ăn thì có vị rất đậm đà khó quên thử cho biết rồi thích lúc nào ko biết. Lưu luyến đất Quảng mình lại ra thăm lần 2 lần 3 và chuẩn bị đi tiếp lần 4 đây. Thanks những hình ảnh và thông tin mà chủ topic đã chia sẻ.
Bạn hãy về Quảng Nam lần 4, lần 5 đi...khi đó biết đâu bạn còn thấy vùng đất này có nhiều điều chưa biết.
Mì Quảng phải ăn với trái ớt xanh này, cơm gà cho nhiều rau dăm này, bê thui cầu Mống thịt ngọt và chắc này...
Hay bạn thử đi spa ở Hội An xem sao? Yên tĩnh và nhẹ nhàng lắm!

doanut
19-02-2012, 11:20
Cuối tuần sau (25&26-Feb-2012) e tiền trạm một chuyến Tây Giang(chủ yếu là A.Vương) nhưng đang k rõ đường đi nước bước thế nào.
Hỏi bác Google thì biết A.Vương có rất nhiều điểm thú vị, k biết ACE nào có chút thông tin gì (đường đi, đặc điểm điểm dừng châ, điểm đến thú vị, người liên hệ...)share cho e với ah
Bác Google cho e thông tin như bên dưới nè
- Làng cổ Cơ Tu, Khu du lịch sinh thái Aur, Apat, ghềnh, đỉnh núi L'gom
- Các dòng suối trong mát với âm thanh thác đỗ rì rầm tươi mát, có các cánh rừng nguyên sinh bát ngát, có các loại hoa lan rừng, hoa Pôl’lang, hoa T’rách thơm ngắt cả núi đồi, đặc biệt có các loại đặc sản thiên nhiên như: cá liêng phơi khô, ếch suối, ốc đá, các loại thức uống đặc sản tuyệt vị như: mật ong nguyên chất, sâm ba kich, đẳng sâm, rượu tà đin, tà vạc, rượu cần, rượu aviết… thơm ngon sẽ mang cho du khách cảm nhận nhiều điều bổ ích.

Mục đích tiền trạm là tìm hiểu đường lên làng Aur và những điểm ăn chơi ở A.Vương để tổ chức dịp GT Hùng Vương (31-Mar-->02-Apr-2012)
Thông tin liên lạc của e nè:
YM: bestfriend22285
Skype: doan_ut

"Because life is the trips"