PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Thông tin sưu tầm về Vĩnh Long



lambanglaiquocte
14-12-2011, 08:51
Sau 16 năm chung sức xây dựng quê hương Cửu Long, đến tháng 5 năm 1992, Vĩnh Long được tái lập gồm 08 huyện, thị xã với 107 xã, phường, thị trấn và 846 ấp, khóm.

Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km, Vĩnh Long tiếp giáp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ; với dân số trên 01 triệu người gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng làm ăn và sinh sống trên diện tích 1.487 km2.

Long Hồ dinh - vùng đất " địa linh nhân kiệt " - đã sản sinh ra những người con ưu tú cho đất nước, trong đó có cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt và Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.

Nằm giữa sông Tiền, sông Hậu với hệ thống sông rạch thuận tiện và có 05 Quốc lộ, trong đó Quốc lộ I A về miền Tây đã được nâng cấp, cầu Mỹ Thuận cũng đã nối liền Tiền Giang với Vĩnh Long và các tỉnh phía bắc sông Tiền, sắp tới cầu Cần Thơ sẽ đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Long phát triển nhanh và vững chắc.

Khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc sản như bưởi Năm roi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, cá tra.

Vĩnh Long còn được biết đến với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như gạch, ngói, gốm, thêu dan, dệt chiếu...mà sản phẩm đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính. Chương trình du lịch “ đi trong màu xanh đồng bằng “ mang nét độc đáo của vùng sông nước và sinh thái miệt vườn, chắc chắn sẽ mạng lại những điều lý thú và bổ ích đối với du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan vùng đất “chín rồng “ này.

Là một tỉnh thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư và còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nguồn nhân lực dồi dào và tay nghề cao, có truyền thống đoàn kết, cần cù và sáng tạo trong lao động và sản xuất, Vĩnh Long sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp tác sản xuất và kinh doanh, trên tinh thần các bên cùng có lợi.

Cùng với cả nước, Vĩnh Long đã và đang nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có, quyết tâm biến mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “ theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thành hiện thực trên quê hương, đất nước

lambanglaiquocte
14-12-2011, 08:56
Vĩnh Long vốn là một tỉnh nổi tiếng có nhiều di tích lịch sử với nhiều giai thoại, huyền thoại… Đây là vùng đất trù phú, cây trái oằn sai, sông dài nước ngọt quanh năm, người dân hiền hòa chất phác và có tình yêu sâu đậm với nơi 'chôn nhau cắt rốn' của mình. Tình yêu quê hương đất nước sâu đậm và thiết tha được người bình dân xưa gửi gắm qua từng địa danh, di tích, sản vật,.v.v… của quê hương mình. Hình ảnh dòng sông, bến nước, con đò, đình miếu… của miền quê sông nước Nam bộ nói chung, của Vĩnh Long nói riêng được thể hiện khá đậm nét trong ca dao xứ Vĩnh:
' An Bình đất mẹ cù lao,
Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long.
Khách về nhớ mãi trong lòng,
Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang'
Người dân ở cù lao An Bình bao đời nay vẫn luôn luôn tự hào với những sản vật của quê hương: bưởi, nhãn long… Mảnh đất cù lao như người mẹ hiền cung cấp biết bao màu mỡ cho cây trái xum xuê, tươi tốt. Ai đã một lần đến với nơi đây lòng không khỏi vấn vương bởi hương hoa của bưởi hay hương vị ngọt ngào thanh tao của trái nhãn long. Hương thơm, vị ngọt ấy như muốn giữ chân du khách hãy nán lại đất cù lao này.

Để đến được với cù lao, du khách phải lụy đò. Vì vậy, hình ảnh chiếc đò lại rất phổ biến và như là người bạn đồng hành trên sông nước của người xứ Vĩnh:

' Bình Lương gió lộng về chiều,
Bến đò Tân Tạo có nhiều khách sang.
Đò dọc rồi lại đò ngang,
Đò qua chợ Vĩnh, đò sang An Bình'

Cũng như nhiều địa phương khác ở Nam bộ, Vĩnh Long là tỉnh có hệ thống kênh rạch chằn chịt, lưu thông chủ yếu bằng đường thủy. Do đó, hình ảnh chiếc đò đưa khách sang sông đã trở nên thân thuộc với người dân vùng đất này. Có thể nói, chiếc đò chính là cầu nối quan trọng để giúp mọi người sang bên kia bờ. Song, có một điều khá lý thú ở phương tiện vượt sông này, đó chính là sự xuất hiện cùng một lúc hai loại hình đưa đò: 'đò dọc' và 'đò ngang'. Được biết, 'đò dọc' là loại phương tiện đưa khách từ nơi này đến nơi khác dọc theo chiều dài của con sông; 'đò ngang' là loại phương tiện đưa khách từ bờ bên này sang bờ bên kia của con sông.

Khi đề cập đến địa danh, ca dao Vĩnh Long có câu:

'Lịch thay địa phận Trà Ôn,
Miếu ông Điều Bát lưu tồn đến nay'

Hiện nay, Trà Ôn là một huyện của tỉnh Vĩnh Long. Trà Ôn được biết đến là một vùng đất khá nổi tiếng với nhiều địa danh và nhân vật như: chợ nổi Trà Ôn, chùa Phước Hậu, miếu ông Điều Bát, đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, v.v…

Nói về nhân vật lịch sử, ca dao Vĩnh Long cũng có câu:

' Vĩnh Long có cặp rồng vàng,
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Công Thần'

Quả thật, đất Vĩnh Long xưa thường được mệnh danh là nơi văn hiến, là vùng đất hiếu học của Nam kỳ lục tỉnh. Trong đó, cụ Phan Thanh Giản (Phan Công Thần) là người miền Nam đầu tiên đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức Kinh lược phó sứ Vĩnh Long (phụ tá Nguyễn Tri Phương), về sau là Kinh lược đại sứ. Còn cụ Bùi Hữu Nghĩa (Thủ khoa Nghĩa) hiện đang được nhân dân quận Bình Thủy (Tp. Cần Thơ) thờ kính rất tôn nghiêm và long trọng.

Bên cạnh đó, tình yêu nam nữ được hòa nhập vào từng địa danh của xứ sở quê hương mình là một trong những cách mà người Vĩnh Long bộc bạch tâm sự:

' Bình Lương là chốn náo nương,
An Bình là chỗ tình thương đậm đà'

Thế đó, yêu quê hương chính là gắn bó, tự hào về quê hương mình. Ôi! Thương quá quê hương, với mảnh đất khô cằn sỏi đá, với những con người chân lấm tay bùn. Ta lớn lên, nhưng với quê hương – người mẹ hiền yêu dấu, ta mãi mãi là một đứa trẻ thơ. Chính tình cảm tha thiết và mãnh liệt về quê hương sẽ là nhân tố thúc đẩy và hình thành nhân cách mỗi người trong chúng ta.

Đến với ca dao ta như đến với thế giới tâm hồn. Ca dao Vĩnh Long đã thể hiện rõ nét tâm tư tình cảm của người Việt Nam nói chung, người Vĩnh Long nói riêng, bởi lẽ các tác giả dân gian cũng chính là người Vĩnh Long – những con người lao động hiền lành. Tâm tình của họ tưới lên mảnh đất khô cằn và những lời ca tuyệt đẹp ấy như những hoa trái mà chúng ta đã thu được từ mồ hôi, nước mắt, giúp chúng ta khôn lớn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ, hiểu biết và cảm xúc. Từ đó, giúp ta thêm yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước của chính mình.

lambanglaiquocte
14-12-2011, 09:00
Về vĩnh long không ai quen đi qua các địa danh ở vinh long :
Di tích lịch sử văn hóa

. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
. Chùa Phước Hậu
. Chùa Tiên Châu
. Đình Long Thanh
. Đình Tân Hoa (Đình Cái Đôi)
. Lăng Ông Tiền quân Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn
. Miếu Công thần
. Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang
.Thất Phủ miếu (Chùa Ông)
.Khu di tích cách mạng Cái Ngang - Vĩnh Long
.Cây đa cửa hữu
.Ngã ba Cần Thơ
.Thoại Ngọc Hầu
.Phạm Hùng (Chủ tịch HĐBT)
Và còn rất nhiều đang chờ các Bác khám phá....

lambanglaiquocte
14-12-2011, 09:05
Người dân chất phát nghĩa tình, nguồn lao động dồi giàu, diều kiện tự nhiên ưu đãi. Giao thông thuận lợi nối liền các huyện thị xã với các tỉnh khác. Nhất là khu trái cây đặc sản.
Có vị trí địa lý thuận lợi, khu vực trung tâm ĐBSCL. Hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kể cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không (QL, 2 sông lớn, sông Mang Thít, cảng, sân bay Cần Thơ (30 Km là khoảng cách thuận lợi).v.v..), gần thành phố Cần Thơ- trung tâm phát triển vùng ĐBSCL.
Đất có chất lượng cao, độ phì khá lớn, nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống sông rạch dày, thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất ĐBSCL, có tiềm năng phát triển các loại cây trồng lúa, màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Vĩnh Long là có tiền năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, thương mại.v.v..
Lao động dồi dào và có trình độ, đặc biệt lao động nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm, khả năng nâng cao tỷ lệ qua đào tạo lớn.
Có truyền thống và tiềm năng về đào tạo, với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt, đảm bảo cho công tác đào tạo.

phuonggiang08
14-12-2011, 15:41
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vĩ tuyến từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ vĩ bắc, kinh tuyến 105041’18’’ đến 106017’03’’ kinh đông. Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long: sông Tiền và sông Hậu. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long (đường chéo đông sang tây 65 km, đường chéo bắc nam 51 km), phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía bắc theo quốc lộ I, phía nam cách thành phố Cần Thơ 33 km theo quốc lộ I.
Vĩnh Long không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía bắc, đông bắc và nam đông nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nổi lên nhiều cù lao lớn nhỏ: cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Quới Thiện (sông Cổ Chiên), Lục Sỹ Thành (sông Hậu),…Đây là những vùng trồng cây ăn trái đặc sản trù phú, dân cư đông đúc, giàu có.
Hiện nay, Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chánh: thị xã Vĩnh Long và và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, Bình Tân); gồm có 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên 148.737 ha (1.487,37km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chánh.
Về tên gọi:
Năm 1732, chúa đời thứ 7 thời Nguyễn là Nguyễn Phúc Trú (1696 - 1738) lập đơn vị hành chánh đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, dinh Long Hồ.
+ Năm 1779, đổi thành Hoằng Trấn dinh;
+ Từ năm 1780 – 1805, Vĩnh Trấn;
+ Từ 1806 – 1832, Trấn Vĩnh Thanh;
+ Từ 1832 – 1950, tỉnh Vĩnh Long;
+ Từ năm 1951 – 1954, tỉnh Vĩnh Trà;
+ Từ năm 1954 – 1975, tỉnh Vĩnh Long;
+ Từ năm 1976 – 5.1992, tỉnh Cửu Long;
+ Từ 5 – 5 - 1992 đến nay là tỉnh Vĩnh Long.
Thời chúa Nguyễn, Vĩnh Long bao gồm các phần đất tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.
Trước 1948, huyện Chợ Lách (Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó giao cho Bến Tre; đến giai đọan 1957 – 1965, huyện Chợ Lách giao về cho tỉnh Vĩnh Long. Năm 1966, tách huyện Chợ Lách về tỉnh Bến Tre.
Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ 1948 – 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1951 – 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà; Từ năm 1954 – 1971, huyện Cầu Kè, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Từ năm 1971 – 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Từ năm 1957 – 1974, các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc (Sa Đéc) nhập vào Vĩnh Long.
Từ năm 1957 trở về trước huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1957 đến 1972 đến nay thuộc tỉnh Vĩnh Long.

hunda
14-12-2011, 15:50
Mấy dì của mình ở Cái Bè (Tiền Giang) cứ lễ là hội hè gì là lên Vĩnh Long tuốt. Ở Vĩnh Long nghe nói có nhiều chỗ để chơi, ăn uống. Đồ ăn (đặc biệt bánh bao) rất ngon. Lại có cầu Mỹ Thuận nổi tiếng. Nhắc làm mình nhớ quê ngoại Cái Bè quá!

phuonggiang08
14-12-2011, 15:59
Con người và danh nhân Vĩnh Long

Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829)
Tống Phước Hiệp (....... - 1776) |
Đốc binh Lê Cẩn (.... - 1872) |
Nguyễn giao (.... - 1873) |
Phan Liêm (1833 - ....) |
PHAN TÔN (1837 - .....) |
Phan Văn Đáng (1919 - 1997) |
Nguyễn Thị Hồng (1915 - 1992) |
Phạm Hùng (1912 – 1988)
| Bùi Thị Mè | Nguyễn Thị Nhỏ (1909 – 1946) |
Nguyễn Văn Nhung (1903 – 1982)
| Huỳnh Kim Phụng (1926 - 1970)
| Phan Văn Sử (1910 – 1982)
| Nguyễn Văn Thiệt (1906 – 1970) |
Trần Văn Đang (1942 – 1965) |
Lê Văn Lăng - Anh hùng Lực lượng vũ trang (1946 –
Lưu Văn Liệt - Liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang | Thạch Thia - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Võ Văn Tưởng - Liệt sĩ AHLLVT Nhân dân (1948 – 197
Nhà thơ Nhiêu Tâm & Nguyễn Thông (1827 – 1884)
Phan Văn Trị (1830 – 1910)
Tống Hữu Định (1869 – 1932)
Trần Quang Quờn (1875 – 1946)
Thanh Hương (1923 – 1985)
Thanh Loan - Nghệ sĩ ưu tú (1917 – 1982)
Út Trà Ôn - Nghệ sĩ ưu tú (1919 - 2001)
Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898)
Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997)
Phan Thanh Giản (1796 – 1867)
Truy Phong (1925 – 2005)
Nguyễn Thị Ngọt (1912 - 1998)
Võ Văn Kiệt (23/11/1922 – 11/6/2008)
.....................

NguoiNhaQue66
14-12-2011, 23:23
Giới thiệu một số chỗ chơi độc độc đi người hàng xóm !

trantin84
15-12-2011, 07:01
Đề nghị các bạn cho đường link tham khảo, tên tác giả và ghi chú "Sưu tầm" cho tất cả bài viết.

lambanglaiquocte
15-12-2011, 14:10
Rất nhiều khu vui chơi rất độc, tùy theo tâm trạng các bác nha, như nhậu nhẹt trên tàu di chuyển khắp các khu vực sông.
Hay cởi đà đuổi, tắm sông, câu cá, xuống áo bắt cá, hòa mình vào không gian thật của miền quê. với các chương trình karaoke miệt vườn, nhạc sống.. hay chiều xuồng khắp các sông để hái trái cây.

Do mình sưu tầm từ nhiều web trên mạng tổng hợp lại thành, Các bác có thể vào web xem wa nha.


http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%A1i:Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_V%C4%A 9nh_Long
http://www.vinhlong.gov.vn

yestyle
15-12-2011, 16:02
Vĩnh long có điểm nào nổi tiếng ko bạn?

balo_89
15-12-2011, 21:29
Vĩnh Long thấy không có gì vui cả. Cũng sông cũng nước mà bây giờ đô thị hóa nên hết nét 'nhà quê' òi ^^

lambanglaiquocte
16-12-2011, 13:40
Có chứ bạn, đăt thù là sông nước mà. Nên du lịch, đi chơi trên sông nước rất thú vị đó bạn. Mỗi vùng miền có đặc điểm riêng nên không thể so sánh được. Tùy theo phong cách, tâm lý của du khách thôi hà. Người miền Tây mọc mạc, hiền hòa và đầy nhiệt tình. Nhất là các khu du lịch trái cây, hàng năm thu hút hàng ngàn lược du khách tham quan. Ngoài ra còn có các chuyến đi khám phá các vùng miền bằng tàu, hay ghe nhỏ..

toquocbao
16-12-2011, 14:08
:D tết về dạo vòng miền tây ghé vĩnh long, cần thơ, ang giang...great!

auvinhlong
16-12-2011, 19:22
Chào anh, em la dân Vĩnh Long nè. Anh là dân Vĩnh Long ah???

lambanglaiquocte
19-12-2011, 09:15
Khu du lịch Vinh Sang ở Vĩnh Long

Con đường đến với khu du lịch sinh thái – trang trại Vinh Sang khá vất vả. Bạn đến bến phà qua cù lao An Bình sẽ được nhiều người mời gọi đi đò máy. Tuy nhiên con đường đến với Vinh Sang ít tốn kém nhất là qua phà An Bình, đi xe ôm.
Xe gắn máy chạy theo con đường bê tông dài khoảng 4km, luồn qua những tàn chôm chôm, nhãn, mận... giao cành, rợp mát. Nếu biết, còn có chuyến đò ngang của Vinh Sang, sát bên tòa soạn báo Vĩnh Long, sẽ đưa bạn đến nơi an toàn.
Khu du lịch sinh thái - trang trại Vinh Sang (xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) được thành lập từ năm 2005, trước tết Ất Dậu. Anh Nguyễn Minh Tâm, phụ trách tổ nhiếp ảnh tại đây cho biết khu du lịch này có dạng hình tam giác mà một cạnh nằm cặp theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện thành phố Vĩnh Long. Đó là điểm đắc địa giúp Vinh Sang có một cảnh quan hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch ngay trong những ngày đầu mới đi vào khai thác với 10.000 lượt người, 2.000 - 3.000 lượt khách đi du thuyền tham quan cầu Mỹ Thuận...
Đến đây, bạn sẽ có dịp khám phá miệt vườn Nam bộ với 15 chòi câu cá sông được xây dựng bằng gỗ, đáng chú ý là mái lợp bằng lá thốt nốt. Ngồi trong một chòi lá, với chiếc cần câu cùng lon mồi, vừa ngắm nhìn sông nước với ghe xuồng qua lại tấp nập, vừa nhìn thành phố ồn ã xe cộ bên kia sông, ngắm chiếc cầu Mỹ Thuận vững chãi nối hai bờ sông Tiền, bạn vừa chờ những con cá ẩn mình dưới đám lục bình dày đặc dưới chân mình (nở bông tím rịm vào mùa gió chướng) cắn câu, tưởng không có gì thú vị bằng, nhất là khi cùng người yêu thủ thỉ những lời tâm sự trong ngọn gió thông thống thổi trên sông. “Chim trời cá nước”, nếu cá cắn câu thì bạn sẽ có ngay những món ngon theo ý thích, chỉ việc nhờ nhà bếp chế biến và thưởng thức tại chỗ.

Dãy chòi câu cá cũng là nơi du khách quây quần vui chơi, thư giãn. Ảnh: Cúc Tần
Cô Lữ Anh Thùy, tổ trưởng tổ dịch vụ cho biết Vinh Sang có năm nữ hướng dẫn viên. Theo chân một trong các cô này, bạn sẽ được đi dưới bóng mát những tàn cây xanh trên lối đi tráng xi măng bằng phẳng để đến tham quan một số chuồng nuôi nhốt động vật hoang dã. Đó là các trại nuôi gấu, dê, bồ nông, trăn, càng đước, hươu sao, heo tộc, vượn má hồng, khỉ, công, gà sao... rải rác nhiều nơi. Đặc biệt Vinh Sang có một hồ rộng 200 mét vuông nuôi cá sấu.
Cảm giác mạnh là khi bạn câu cá sấu trong hồ nhưng “đã” nhất là cưỡi đà điểu chạy trong khoảnh sân cát rộng hơn 200 mét vuông.
Cô Thùy cho biết, đà điểu trống to hơn con mái, nặng tới 200kg. Đà điểu trống có bộ lông màu đen tuyền, mỏ viền một vành đỏ, cùng vết son đỏ dọc theo chân. Đà điểu mái chỉ toàn một màu xám đen từ đầu đến chân.
Trước khi cưỡi đà điểu, bạn sẽ được cấp bộ đồ bà ba đen để mặc. Lưng đà điểu lót một tấm nệm giúp bạn không bị tuột. Cưỡi đà điểu phải bám vào hai cánh nó, hai chân ép vào hông nó, càng thúc gối nó càng chạy nhanh. Bạn đừng sợ té bị đà điểu đạp. Đó là chuyện không bao giờ xảy ra vì loài chim không lồ sống ở châu Phi này rất hiền, biết tránh. Chính vì vậy mà trẻ em cũng có thể tham gia trò chơi “mang tiếng” cảm giác mạnh này. Tuy nhiên, nếu muốn an toàn hơn và có vẻ lịch sự hơn thì bạn ngồi vào xe để đà điểu kéo đi. Cũng thú vị lắm chứ!

Mọi du khách đến đây, khi tham gia các trò chơi dân dã (như tát ao bắt cá...) đều thay trang phục bà ba đen như những nông dân miệt vườn thứ thiệt. Ảnh: Cúc Tần
Với diện tích 2 héc ta nhưng Vinh Sang có đến 1,5 héc ta mặt nước. Thú vui dân dã của Vinh Sang thu hút khách thành thị nhất là tát mương bắt cá. Vận bộ bà ba đen cùng chiếc khăn rằn quấn quanh cổ, bạn cùng cả nhóm sẽ tha hồ nhào xuống nước. Cả bọn cùng tát, nước cạn, tranh nhau bắt cá bằng tay hoặc bằng rổ, nơm...
Cũng thú vị như vậy, thu hút nhiều khách tây là đi xe đạp trên đường làng. Từ 8 giờ đến 10 giờ sáng, 25.000 đồng. Những vòng bánh xe lăn chậm trên con đường thắng thớm rợp bóng cây xanh. Mùa trái chín đỏ au những chùm chôm chôm, vàng sẫm nhãn da bò, xanh tươi màu mận chín...
Con đường có lúc băng qua những chiếc cầu xi măng, chạy cặp bờ rạch lúc lỉu những trái bần xanh khoe những chiếc bông màu tím nhạt, bên dưới bờ kinh là mấy chú thòi lòi thập thò miệng hang vừa sợ vừa ngạc nhiên vẫy đuôi nhìn khách lạ. Bạn sẽ thích thú hơn khi thấy mấy cô thiếu nữ bận áo bà ba vừa giặt áo vừa hát mấy câu vọng cổ ngọt ngào như nhắn gởi điều gì với chiếc ghe đang xuôi dòng nước mát.
Sông nước mênh mang trong buổi chiều tà, Vinh Sang sẽ tạo cho bạn cảm giác thư nhã nơi chốn đồng quê. Đêm sẽ cho bạn không khí thanh sạch, lại có dịp ngắm nhìn chiếc cầu Mỹ Thuận sáng ánh đèn nơi chân trời. Rồi sau đó, bạn sẽ trôi vào giấc ngủ ngọt ngào trong căn phòng ấm cúng của “khách sạn nổi” lãng mạn mà Vinh Sang bố trí trên sông Cổ Chiên.
siêu tầm, http://www.thesaigontimes.vn/Home/dulich/diemden/58851/Khu-du-lich-Vinh-Sang-o-Vinh-Long.html

lambanglaiquocte
19-12-2011, 09:19
Khu du lịch sinh thái Mekong- Đồng Phú: Thổi luồng sinh khí mới cho du lịch ĐBSCL

Cách thành phố Vĩnh Long 7 km đường thủy là khu du dịch Mekong Đồng Phú. Điểm đặc biệt và duy nhất cho đến thời điểm hiện nay là mô hình này có sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và tham quan ao nuôi cá tra, ba sa. Nằm giữa sông Tiền nên phương tiện đến đây duy nhất là bằng ca-nô hoặc tàu thủy, tạo nên một nét đặc trưng riêng của khu du lịch.

Nhìn từ xa, cồn Đồng Phú giống như bãi bồi có một số đụn cát mịn, màu hơi sáng chứng tỏ bãi cát có nhiều cát hơn bùn. Ít có nơi nào dọc hai bên sông Hậu có bãi cát tốt vì sông mang nhiều phù sa quá nên đa số các bãi bồi đều là bãi bùn. Đây cũng là dải đất cù lao ranh giới giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, vốn là một vùng đất cồn nổi rộng gần 100 ha được Công ty TNHH Thương mại Thủy sản Vĩnh Long đưa vào khai thác nuôi trồng cá tra, ba sa từ vài năm trước.
Khu du lịch có khoảng 20 nhà cặp theo 2 bên kênh xả để du khách ngồi câu cá. Trong nhà có đặt các bàn bày đồ ăn thức uống để khách vừa câu vừa “nhâm nhi” cùng bạn bè, gia đình. Một số người thích thuê xuồng chèo ra kênh để câu cá. Ở đây còn có những chiếc cầu khỉ để khách thử cảm giác “chông chênh” khi vượt cầu đi từ bờ kênh này sang bờ kia. Vào buổi chiều, khách du lịch đến từ nhiều hướng đổ về cồn để tắm sông trên bãi bồi, chơi ca-nô kéo bè chuối, tự lái mô tô nước... Các dịch vụ ở đây khá chuẩn và vệ sinh tương đối tốt. Giá dịch vụ cũng khá “mềm”, khoảng 40.000 đồng cho một phần ăn.
Khu du lịch MeKong Đồng Phú có nhà hàng với sức chứa khoảng 270 khách, 20 nhà ăn và câu cá, 66 ao nuôi cá. Khách thuê cần câu chỉ phải trả 10.000 đồng cho một cần, được cung cấp thêm mồi dụ cá. Cá câu xong sẽ được tính với giá 30.000 đồng/ kg. Nếu có nhu cầu nấu ăn thì nhà hàng sẽ thu 30.000 đồng/món, tiền công chế biến thức ăn.

Điểm độc đáo ở đây, ngoài những ao cá thịt, còn có những ao cá giống và khu bảo tồn các loài cá quý của sông Mekong. Một con kênh xẻ thông với sông, đã dẫn dụ rất nhiều loại cá tự nhiên, làm nên dịch vụ câu cá sông hấp dẫn. Một bãi cát bồi rất đẹp với hàng bần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, đã phát triển loại hình tắm “biển” ngay trên sông Mekong, mà không cần phải đến Vũng Tàu, Nha Trang xa xôi. Hiện nay, khu du lịch này thu hút được nhiều khách nội địa trong tỉnh và khu vực. Nhưng để có thể biến thành khu nghỉ dưỡng, thu hút được những hợp đồng lớn từ các hãng lữ hành chuyên khai thác khách quốc tế, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa các dịch vụ, trang thiết bị cao cấp tương ứng. Để chuẩn bị cho việc đầu tư giai đoạn 2, công ty đã đấu thầu thành công toàn bộ trang thiết bị nội thất của khách sạn Omni (4 sao) TP Hồ Chí Minh.

Du khách có thể tự thuê tàu du lịch từ Vĩnh Long, Cái Bè hay đi từ bến Cái Thia đến khu du lịch. Tiện nhất là du khách đến nhà chào đón ở bến Trường An, cạnh khu du lịch Trường An (Vĩnh Long) thuộc quốc lộ 1A, từ đó đi ca-nô hay xuồng composite sang. Buổi chiều ở Cồn du lịch Mekong Đồng Phú đẹp nhất là cảnh mặt trời lặn bên cầu Mỹ Thuận.
Với số vốn đầu tư 6 tỷ đồng, khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú là một mô hình xã hội hóa các hoạt động du lịch nhằm thu hút du khách đến với Vĩnh Long. Từ chỗ được biết đến như là tỉnh có thế mạnh du lịch sinh thái vườn, khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú mở ra nhiều triển vọng trong việc phá bỏ thế đơn điệu, trùng lắp của ngành du lịch các tỉnh trong khu vực hiện nay.

Tháng 10/2009 vừa qua, được sự hỗ trợ của tỉnh, lưới điện quốc gia cũng đã vượt ngầm 200 mét qua sông đến khu du lịch này. Đây là cơ sở để Công ty TNHH Thương mại Thủy sản Vĩnh Long triển khai xây dựng giai đoạn 2, gồm 30 resort dành cho du khách ngủ qua đêm. Khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú sẽ là một địa chỉ mới trong tuyến du lịch của du khách trong hành trình khám phá ĐBSCL.

lambanglaiquocte
20-12-2011, 08:49
Khu du lịch Trường An - TP Vĩnh Long

Từ TP.Hồ Chí Minh về, qua cầu Mỹ Thuận chừng 1km rẽ phải, du khách sẽ đến với khu du lịch Trường An. Đây là khu du lịch lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long, rộng 12ha. Ngay cổng là cặp rồng vàng trông khá ấn tượng nhuộm màu vàng rơm. Bên trái là những biệt thự xinh xắn dành cho du khách lưu trú, nghỉ dưỡng. Bên phải là hồ, du khách có thể thuê thuyền thiên nga đạp nước dạo chơi trên làn nước xanh biếc. Bên hồ có khá nhiều cây si, gừa, sộp cổ thụ buông rễ phụ đung đưa như những tấm mành rũ thướt tha. Du khách tan biến đi những mệt mỏi, căng thẳng khi đi dọc theo bờ sông dưới bóng những hàng dương xanh ngát, tận hưởng cảm giác khoan khoái từ những ngọn gió mát lành của dòng Cổ Chiên mênh mông phóng khoáng. Nếu có “gan” bạn có thể cưỡi đà điểu chạy mấy vòng trên sân cát rất thú vị. Du khách thuê tàu, ca-nô của khu du lịch để khám phá sông nước và những cù lao trên sông. Từ công viên bờ sông Cổ Chiên (Trường An) ta có thể ngắm nhìn cầu Mỹ Thuận kỳ vĩ, hiện đại in bóng sừng sững trên nền trời xanh thẳm.

namnhihn
20-12-2011, 10:52
Thấy cũng same same nhau hết và cũng giống với nhiều điểm vui chơi của miền Tây nói chung. Bạn có thể giới thiệu những cái độc đáo mà chỉ dân địa phương mới biết, đặc biệt là ẩm thực?

lambanglaiquocte
21-12-2011, 10:43
Rắn Mối Đặt Sản Miệt Vườn

Rắn mối rất dễ câu, chỉ cần móc con cào cào vào lưỡi câu, nhẹ nhàng thả ngay trước mặt lão rắn mối già thì thế nào lão cũng táp gọn con mồi. Nếu nhẫn nại, chỉ chừng hơn tiếng đồng hồ là có thể câu được 15 – 20 lão rắn mối để làm món ngon.
- Những buổi sáng trời nắng đẹp, lấy cây cần câu lưỡi cá rô, bắt dăm bảy con cào cào và xách chiếc xô nhựa, đi dọc theo những bờ vườn, đặc biệt là những vườn trồng nhiều chuối, ta có thể câu được những lão rắn mối mập ú, hai bên lườn vàng ươm, đang nằm phơi nắng.
Càng ngày rắn mối càng hiếm nên những con rắn mối "vừa dậy thì" cũng bị săn bắt
https://store.sieugiaiphap.net/mientay/images/ran-moi-1.jpg
Con rắn mối
Rắn mối rất dễ câu, chỉ cần móc con cào cào vào lưỡi câu, nhẹ nhàng thả ngay trước mặt lão rắn mối già thì thế nào lão cũng táp gọn con mồi. Nếu nhẫn nại, chỉ chừng hơn tiếng đồng hồ là có thể câu được 15 – 20 lão rắn mối để làm món ngon.
Rắn mối mang về, nấu nước sôi đổ vào xô, rồi bắt từng con ra cạo sạch vảy, chặt bỏ đầu, chân, moi bỏ ruột, nhưng bằng mọi giá phải giữ lại chiếc đuôi, vì theo lời dân nhậu thì đuôi là món bổ nhất, nhưng rất dễ bị đứt khi bắt hoặc làm thịt rắn mối. Sau khi làm sạch, món ăn nhanh nhất và dễ chế biến nhất là rắn mối chiên giòn. Chặt rắn mối ra làm hai, ướp gia vị vừa ăn (gốc hành lá, tỏi băm nhỏ, tiêu xay, bột nêm, không được ướp đường vì chiên sẽ bị khét), thêm chút nước mắm ngon, rồi bắc chảo mỡ lên bếp, chiên đến vàng là được. Xếp rắn mối ra dĩa, kèm với vài cọng rau thơm, dưa leo, mấy "đệ tử ve chai" nói món này vừa ăn vừa uống bia thì… ngon bá cháy.
Nếu kỳ công hơn, ta có thể băm nhuyễn rắn mối với một chút mỡ heo, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi quấn lá cách nướng trên than hồng, thơm nức mũi. Vị ngọt, béo của thịt rắn mối nướng, cộng với vị nhân nhẩn và mùi thơm đặc trưng của lá cách, ăn một lần là nhớ đời. Cũng có nhiều người bày ra món cháo rắn mối, cách làm giống như món rắn mối nướng lá cách, nhưng thay vì quấn lá cách thì họ bắc chảo mỡ xào chín thịt rắn mối, xong cho vào nồi cháo vừa nhừ hạt gạo, nêm nếm cho thật vừa ăn, rắc vào chút hành lá, chút tiêu xay, bảo đảm giải cảm không thua món… cháo hành Thị Nở. Nhưng còn một món rắn mối mà dân miệt vườn cho là ngon hơn tất thảy, đó là rắn mối nướng mọi. Món này, không cần làm da, mổ bụng, chỉ đập chết con rắn mối rồi ném vào lửa rơm, đợi cho chín vàng, bốc mùi thơm ngào ngạt thì lấy ra, cạo sạch tro than, bỏ ruột, bẻ từng khúc ăn với muối hột và ớt hiểm xanh, ngon ngọt hơn thịt ếch nướng.
Trước đây không mấy người biết ăn rắn mối. Nhưng mấy năm gần đây rắn mối trở thành đặc sản, dân nhậu săn lùng ráo riết. Tuy vậy, ở miền Tây hình như ít có người đi săn rắn mối bán cho các nhà hàng, quán nhậu. Nhưng ở chợ Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp), mỗi khi mùa nước nổi tràn về, rắn mối bán ê hề, giá 45.000 – 50.000 đồng/kg. Những lái buôn ở chợ Hồng Ngự nói, đó là rắn mối "quốc tịch Campuchia", khi nước bắt đầu ngập các bờ bãi thì dân Campuchia đi dậm cù chuột đồng, bắt luôn rắn mối mang qua Việt Nam phục vụ nhu cầu ăn nhậu đặc sản của những "đệ tử ve chai" đã ngán thịt heo, chê gà, vịt.
( theo http://mientayonline.net/ran-moi-dac-san-miet-vuon.aspx )

lambanglaiquocte
21-12-2011, 10:48
Miền Tây đất phù xa, Tôi sẽ giới thiệu bạn một ẩm thực riêng ở Miền Tây chúng tôi nói chung và Vĩnh Long nói riêng

Gà Nướng Đất Sét
Những ngày về quê chơi, nếu bỗng dưng bạn thèm "lai rai" với một món gì mang hương vị đồng quê thì tôi xin mách giúp các bạn món "gà nướng đất sét" mang đậm tính dân dã, bảo đảm ăn xong bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị quê nhà.
Gà được chọn lựa để làm món gà nướng đất sét là gà nuôi thả vườn, da vàng lông mướt, chế biến bằng cách để nguyên lông, chỉ cắt tiết và phao câu. Phần đồ lòng gà được rút ra làm sạch và sau đó lại dồn ngược trở lại bụng gà. Các vị trí mở ra trên gà sẽ được làm kín (cổ và vị trí gần phao câu) trước khi nướng. Gà được rửa sạch bên ngoài, nhồi đất sét và đắp kín nguyên con gà. Đất sét nhồi vừa đủ dẻo để làm tăng độ kết dính với lông và gỡ ra dễ dàng khi gà chín. Đắp đất sét hơi dày để khi nướng, đất đủ độ nóng làm chín thịt gà. Gà nướng trên bếp than hồng hay ngon nhất là vùi nướng bằng rơm. Khi rơm cháy đượm, nhiệt từ tro rơm khiến đất sét ngả dần sang màu sáng và mùi thịt gà dường như thơm ngon hơn. Gà chín nhờ sức nóng của đất sét truyền vào tận bên trong.
Những ngày về quê chơi, nếu bỗng dưng bạn thèm "lai rai" với một món gì mang hương vị đồng quê thì tôi xin mách giúp các bạn món "gà nướng đất sét" mang đậm tính dân dã, bảo đảm ăn xong bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị quê nhà.
https://store.sieugiaiphap.net/mientay/images/ga-nuong-dat-set-1.jpg
Gà nướng đất sét
Gà được chọn lựa để làm món gà nướng đất sét là gà nuôi thả vườn, da vàng lông mướt, chế biến bằng cách để nguyên lông, chỉ cắt tiết và phao câu. Phần đồ lòng gà được rút ra làm sạch và sau đó lại dồn ngược trở lại bụng gà. Các vị trí mở ra trên gà sẽ được làm kín (cổ và vị trí gần phao câu) trước khi nướng. Gà được rửa sạch bên ngoài, nhồi đất sét và đắp kín nguyên con gà. Đất sét nhồi vừa đủ dẻo để làm tăng độ kết dính với lông và gỡ ra dễ dàng khi gà chín. Đắp đất sét hơi dày để khi nướng, đất đủ độ nóng làm chín thịt gà. Gà nướng trên bếp than hồng hay ngon nhất là vùi nướng bằng rơm. Khi rơm cháy đượm, nhiệt từ tro rơm khiến đất sét ngả dần sang màu sáng và mùi thịt gà dường như thơm ngon hơn. Gà chín nhờ sức nóng của đất sét truyền vào tận bên trong.
Khi đất sét chuyển sang màu vàng và tự bong ra xem như món gà nướng đất sét đã hoàn tất. Người ta gỡ đất sét ra để lấy "thành phẩm", lông gà sẽ dính theo đất sét và bong ra từng mảng. Thịt gà trắng, ứa mỡ và mùi vị thơm ngon đặc biệt. Theo cách chế biến này, mỡ gà thường thấm nhiều vào đất sét. Khi gỡ đất sét, da gà thường bị dính theo lớp lông gà và người ăn chỉ sử dụng phần thịt. Điều này có lợi cho những người vốn có...hàm lượng cholesterol cao. Ngoài ra với cách chế biến này, các chất dinh dưỡng trong gà được giữ nguyên trong từng thớ thịt làm món gà nướng đất sét mang hương vị đậm đà, có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn trong sử dụng.
Món gà nướng đất sét là món ăn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, thao tác đơn giản, nhanh với sản phẩm có hương vị ngọt béo đậm đà, rất riêng và lạ so với hương vị món gà ta nướng bán ở các quán ăn. Gà nướng được xé thịt ăn với cà chua và dưa leo xắt lát, rau thơm và muối tiêu chanh hoặc muối ớt. Sự hòa hợp của vị béo từ mỡ gà, mùi thơm của rau cùng với vị mặn, chua của muối tiêu chanh, muối ớt quyện với mùi hương thoang thoảng của rơm giúp chúng ta cảm nhận được sự khác biệt của khẩu vị món ăn đồng quê khá ấn tượng và độc đáo từ cách chế biến này.
(trích http://mientayonline.net/ga-nuong-dat-set.aspx )

lambanglaiquocte
23-12-2011, 14:39
Để phục vụ Tết Nguyên đán năm 2012, UBND TP Vĩnh Long đã có kế hoạch chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung chỉnh trang đô thị theo phương châm sáng, xanh, sạch, đẹp.
https://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/12/luu-tpvl-2.jpg

UBNDTP Vĩnh Long đã đầu tư 2,5 tỷ đồng để xây dựng mới 2 cổng chào tại nút giao thông Phường 4 và nút giao thông Phường 2 để thay thế cho 2 cổng chào cũ. Cùng với đó, UBNDTP Vĩnh Long cũng sẽ hỗ trợ gần 250 triệu đồng để trang trí đèn, hoa tại quảng trường, Công viên tượng đài chiến thắng Mậu Thân, công viên TPVL và các tuyến đường trong nội ô TP.

Riêng Công ty TNHH 1 thành viên Công trình công cộng Vĩnh Long sẽ tập trung cắt tỉa cây cảnh để tạo mỹ quan cho thành phố. Hiện tại, toàn TPVL có khoảng 3.300 cây xanh và trên 64.000m2 thảm cỏ. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm TPVL đã đầu tư khoảng 6 tỷ đồng cho việc trồng cây cảnh ở các tuyến đường và công viên, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về cảnh quan đô thị cho bộ mặt trung tâm của tỉnh.
( trích http://thvl.vn )

lambanglaiquocte
30-12-2011, 09:25
Khai trương điểm du lịch sinh thái Mai vàng Cửu Long
Ngày 19/11, Công ty CP du lịch Cửu Long đã khai trương điểm du lịch sinh thái Mai vàng Cửu Long, tại ấp Phước Định 1, xã Bình Hòa Phước (Long Hồ). Điểm du lịch hoàn thành và đưa vào khai thác ở giai đoạn 1, có diện tích 7.000m2, với kinh phí đầu tư khoảng trên 2 tỷ đồng.
https://www.baovinhlong.com.vn/database/newsimg/2011/T11/A22_a%20%2832%29.jpg
Điểm du lịch sinh thái Mai vàng Cửu Long sẽ đưa vào khai thác các dịch vụ tổng hợp, có 10 phòng nghỉ, 2 dãy nhà tập thể có sức chứa 32 khách, 1 nhà hàng phục vụ các món ăn dân dã, khu dã ngoại lửa trại, các trò chơi dân gian truyền thống, các dịch vụ dưới nước, câu cá, nhà trưng bày nét sinh hoạt nông thôn Nam Bộ xưa. Bên cạnh đó là cụm nhà vườn vệ tinh, tổ chức các dịch vụ tát ao bắt cá, tham quan làng mai Phước Định…
Nguồn: Báo Vĩnh Long

helenso
17-08-2012, 17:40
sắp tới em có chuyến đi miền Tây , tụi e có 4 tiếng để tham quan Vĩnh Long . Theo kinh nghiệm của anh ,cho em vài lời khuyên nha.

tourist123
18-08-2012, 12:36
cho mình đóng góp ti toe tí nhé
vĩnh long thì đi công tác nhiều rồi
KDL Vinh Sang thì okie, nói chung là ổn, lâu năm và vẫn còn hoạt động. Tuy nhiên, dịch vụ vui chơi ko có nhiều, đà điểu, câu cá sấu, đá gà [kakaka cá độ tí cho máu, ko bít có hợp pháp ko?], nội dung chính là tập trung ăn uống. Thức ăn đồng quê ngon, giá cả hợp lý. Muốn có trò chơi tập thể, thể thao ngoài trời thì chịu thua.
KDL Trường An: nghe nói đã chuyển đổi sang làm phim trường, ko thấy có chuyển biến gì, vắng tanh, xuống cấp
Về Vĩnh Long, nhớ nhất là đi bộ bờ sông khu trung tâm. Khu trung tâm có vẻ là điểm nhấn tốt nhất trong quy hoạch (so với các tỉnh thành miền tây khác)
Trung tâm bờ sông có: 1 siêu thị coopmart + 1 quảng trường to, rộng rãi, sạch + 1 tivi to ngoài trời + 1 tàu du lịch bờ sông (nhà hàng + cafe) + đồ ăn lặt vặt (bắp nướng, hột vịt lộn, khoai lang nướng) + dãy cafe bờ sông chạy dài sang khu chợ + bãi đỗ xe dọc quảng trường (an toàn, ko tốn tiền keke)
ban đêm người dân, khách du lịch tập trung ở đây. Các ngày lễ lớn thì các choai choai, cặp đôi đua từ cần thơ sang vĩnh long chơi, đông ra phết [k biết chơi gì, chắc ra ngồi quảng trường ????]
Điểm trừ: ngoài tản bộ ra bờ sông thì ko có dịch vụ nào khác. Ko có quán bar hay dịch vụ cao cấp nào khác, ít nhất là mình chưa bao giờ nghe nói đến. Khách sạn rất kém tiện nghi, cũ, ko được sạch lắm; chủ yếu là để ngủ qua đêm (300-500k vnd), tập trung xung quanh khu quảng trường.
Vĩnh long như các tỉnh miền tây khác, sông nước hữu tình, con người hiền hòa. để phát triển du lịch thì còn rất nhiều thứ phải làm kakka:D