PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Đông Nam Á trong tôi - Một hành trình



Con Lạc Đà
03-08-2016, 16:13
BỘC BẠCH


“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Đối với tôi, mỗi chuyến hành trình là một bức tranh khắc họa lại nhiều ký ức, kỷ niệm và trải nghiệm thực tế về những đất nước mà tôi đặt chân tới, về những con người mà tôi có cơ hội được gặp trên đường, về những nét văn hóa vật chất và tinh thần được tạo ra tại đấy. Cũng giống với rất nhiều người, tôi có một niềm đam mê về du lịch, khám phá vừa để thưởng thức nhiều cái mới, cái lạ, cái hay, cái chưa biết vốn luôn thôi thúc trong tôi. Thế giới quanh ta với vô số điều kỳ thú, kỳ diệu với hàng trăm nền văn hóa mang bản sắc riêng, hàng nghìn ngôn ngữ khác nhau được sử dụng hàng ngày; mỗi nơi mang một truyền thống, lối sống đặc thù của riêng nơi đó. Từ Á, sang Âu, từ Phi sang Mỹ, với Úc và đại dương mênh mông, đất rộng người đông, muôn màu muôn vẻ.

Với châu Phi là cội nguồn, là ngôi nhà đầu tiên của con người khi các nhà khoa học, nhân chủng học đã tìm thấy được bằng chứng quan trọng về sự tiến hóa và di cư của tổ tiên chúng ta; có thể nói từ thưở mà “lông mọc đầy mình, tóc mọc đầy mặt” thì các cụ đã biết “phượt” mà phượt rất xa và sâu nữa là khác – rất là đáng nể.
Đến Âu châu, lục địa già cả với bề dày lịch sử và cũng là nơi ra đời của nhiều nền văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng, tín ngưỡng, ngôn ngữ phong phú và đa dạng có sức lan tỏa và ảnh hưởng ra thế giới từ thời gian thực dân/thuộc địa cho đến ngày nay.
Vượt đại dương sang châu Mỹ là một thế giới rất mới, nên nó có tên là Tân Thế Giới gần như biệt lập với phần còn lại cho đến khi lục địa này được khám phá bởi những người thực dân Âu châu; chỉ tội cho số phận của người dân bản xứ, họ bị tiêu diệt, bị đồng hóa, lai hóa cũng gần sạch sẽ rồi, chỉ còn lại một bộ phận tương đối nguyên thủy không đông lắm tồn tại cho đến ngày nay.
Tại Úc châu, cũng là một nơi hoàn toàn mới với nền văn hóa mang bản sắc thổ dân địa phương với lối sống từ thời thượng cổ và sau đó bị chiếm hữu bởi nền văn hóa hoàn toàn phương Tây do người da trắng đến khai phá, sinh sống và lập nên.

Cuối cùng, và cũng là một phần quan trọng nhất của nền văn mình thế giới, châu Á, đây là nhà của hai nền văn hóa lớn vốn là nền tảng cho cả châu lục đó là nền văn hóa Trung Hoa và nền văn hóa Ấn Độ. Sự ảnh hưởng của hai nền văn hóa này thể hiện rõ rệt khi các quốc gia lân cận (trong đó có cả nước của chúng ta) lấy đó làm bước phát triển kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc quốc gia đó có nền văn hóa của riêng mình. Nền văn hóa Trung Hoa bắt nguồn từ nền văn minh Hoa-Hạ phát triển tại vùng lãnh thổ vốn là nước Trung Quốc ngày nay; trong khi đó, nền văn minh Ấn – Hằng, vốn là điểm xuất phát cho văn hóa Ấn Độ lại chất chứa rất nhiều điều thú vị, đặc biệt là tín ngưỡng. Có rất nhiều tín ngưỡng tại Ấn Độ, trong đó Phật giáo và Ấn độ giáo có sức ảnh hưởng và lan tỏa đi xa và mạnh nhất. Cả hai nền văn hóa lớn của nhân loại có tầm ảnh hưởng sâu rộng, xuyên suốt chiều dài lịch sử về mọi mặt văn hóa tinh thần, văn hóa vật thể đặc biệt tại Đông Nam Á.

Tại Đông Nam Á, hay thu nhỏ lại là với khái niệm rộng ra tính về mặt địa lý thì vùng đất được xem là bán đảo Đông Dương gồm các quốc gia, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện và một phần Mã Lai có một nền văn hóa rất đặc sắc, đa dạng, mang đậm một nét hấp dẫn riêng được pha trộn giữa văn hóa Ấn và Trung Hoa cùng với văn hóa bản địa. Đối với tôi, đây là một sự lựa chọn lý tưởng cho chuyến đi lần này để tôi có cơ hội được thăm thú, tìm hiểu và cảm nhận được văn hóa của các quốc gia láng giềng của Việt Nam chúng ta.

Đi là để mở rộng tầm mắt hơn, đi là để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, đi là để thấy mình ngày một trưởng thành hơn và đi là để “biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” – hì, hiển nhiên đây chỉ là câu tục VN, chứ thực tế tôi cũng đi suốt chứ có ở hoài với mẹ đâu.

Và thế là chuyến hành trình của tôi bắt đầu từ đây!

Con Lạc Đà
03-08-2016, 18:31
LÊN KẾ HOẠCH

Trong một lần tình cờ, tôi đang duyệt web, lướt youtube xem clip, cứ thế và thế, tôi click chuột, click và click mãi, bỗng dưng hiện ra một video về một bạn Tây ghi lại các cảnh mà anh chàng này lang thang từ núi đồi Lào, cho đến các khu đền cổ Angkor, đường phố, chùa chiềng ở Thái và các di tích Bagan tại Myanmar. Như sét đánh ngang tai, một cảm giác đến lạ lùng bỗng dưng thức dậy trong tôi từ trong một góc nào đó của tâm hồn, cảm giác vừa bồi hồi, vừa thích thú, vừa lo lo của người mới yêu lần đầu, hì! Thế là tôi lân la do tìm, thu thập thông tin để tạo một chuyến đi cho riêng mình. Với biết bao lần đắng đo, suy nghĩ, thậm chí một vài đêm, tôi gần như thức trắng chỉ để chọn nơi mà đi thôi. Quá nhiều câu hỏi, quá nhiều thắc mắc, quá nhiều điều để quyết định; đi nơi nào, làm cái gì, ăn/ngủ ở đâu, trong bao lâu và quan trọng hơn hết là bao nhiêu tiền?!

Nếu nói về đi nơi nào, thì trong lòng tôi, và kế hoạch ban đầu là tôi sẽ đi hết 11 quốc gia láng giềng, bằng hữu của chúng ta. Tại sao lại đi? Vì nó quá hấp dẫn, vừa có chút mạo hiểm, vừa có chút phong thái chu du thiên hạ, vâng tôi rất thích. Tại sao lại không đi? Đối với tôi, không có lý do gì là không nên đi cả trừ các trường hợp mà nhà bảo hiểm từ chối chi trả như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh hoặc tôi có việc cá nhân cần giải quyết trước. Nhưng việc được đi hết 11 nước đối với tôi trong thời điểm đó là không khả thi vì nhiều lý do gia đình và cá nhân. Nên sau khi cân nhắc kỹ càng về thời gian tôi có thể đi và tiền tôi có thể xài thì tôi quyết định là đi Campuchia – Thái Lan – Miến Điện – Mã Lai trong 14 ngày bao gồm cả thời gian di chuyển.

Làm cái gì, ăn ngủ ở đâu? Hai câu hỏi này nói dễ thì cũng phải là dễ, mà nói khó thì cũng không phải là khó. Làm cái gì là mình sẽ làm những gì khi sang 4 nước trên, hiển nhiên là phải đi thăm thú các danh lam, thắng cảnh, di tích, đền, chùa rồi, tiếp theo là kiếm chỗ ăn uống, ngủ nghỉ cho khỏe thân để đi tiếp; nhưng tôi đi là để chiêm nghiệm, là để đưa vào lòng tôi về nơi mà tôi đặt chân đến, để tôi có thể cảm nhận được những gì mà tôi ấp ủ trong lòng. Ăn ngủ ở đâu thì ban đầu tôi muốn đi dạng couchsurfing, nhưng hai bà mẹ lớn và nhỏ có ý kiến khá gay gắt nên tôi cũng ok chuyển ra hotel. Cuối cùng thì, tôi lại ra agoda.com mà ngồi luyện công kiếm phòng tốt, giá hợp lý. Đi kiếm cái phòng tốt, giá hợp lý này, và khi tôi thực tế sử dụng thì ngọt đắng sẻ bùi cho nhau.

Trong bao lâu, như tôi cũng có đề cập là 14 ngày thực tế đi so với dự kiến là 2 tháng. Sự khác biệt ở chỗ là tôi giảm từ 11 nước xuống còn vỏn vẹn 4 nước và cũng vì vài lý do cá nhân nên tôi chưa thể đi lâu hơn trong thời điểm đó. Có thể nói là tôi chọn thời điểm rơi chưa tốt lắm, đây cũng là một kinh nghiệm nên trải qua khi làm plan cho các chuyến đi sau của tôi.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, kinh tế quyết định chuyến đi, hì. Vâng, dù là đi đâu, làm gì thì ngân quỹ dành cho nó rất quan trọng, nó là yếu tố quyết định nhiều thứ cho cả chuyến đi. Tôi cũng có đọc blog, nhật ký, travel experience, các guides của một số cư dân mạng xã hội cả trong và ngoài nước. Đa phần mọi người đi với ngân quỹ gần như cố định dùng để trang trải cho suốt cả hành trình, nhưng cũng không ít bạn đi với một khoản tiền ban đầu và sẽ vừa đi vừa làm thêm kiếm tiền để phục vụ chuyến đi. Về vấn đề tìm thụ nhập trang trải cho chuyến đi, tôi cũng có đọc qua một bài viết của cặp đôi vừa du lịch vừa làm kiếm tiền tại nơi đó để trang trải cho điểm đến tiếp theo, họ làm hết rất nhiều việc (đa phần là các công việc phổ thông, tay chân) như rửa bát, chén, cho đến giặt giũ quần áo và chà cầu. Phải nói rằng, cá nhân tôi rất ngạc nhiên và rất nể cách làm này của nhiều “phượt thủ” thượng thặng trong làng phượt ở VN và trên thế giới. Với tôi, trong tình trạng lúc ấy, hiển nhiên là tôi chuẩn bị cho mình một khoản vừa đủ để đi theo cách tiết kiệm nhất có thể.

Và thế là tôi lên kế hoạch sơ bộ cho chuyến đi của mình.

Con Lạc Đà
03-08-2016, 21:22
MUA SẮM, CHUẨN BỊ

Về cơ bản cho chuyến đi đã được thiết lập, nay tôi bắt tay vào công tác chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi như: những điều cần chú ý khi đi du lịch trên các website liên quan, hành trang mang theo, phương tiện di chuyển, địa điểm ngủ nghỉ, lộ phí đi đường.

1. Đối với mỗi chuyến đi, việc tìm hiểu trước thông tin về nơi đến là một yếu tố đặc thù rất quan trọng và có lợi cho chúng ta. Nhưng tìm ở đâu, đọc cái gì và hiểu nó như thế nào, các câu hỏi trên rất có ý nghĩa với đối cá nhân tôi vì bạn không nên đi theo kiểu “thầy bói mù sờ voi”, “hứng lên thì phượt”, đó là điều nên kiêng nếu bạn muốn có một hành trình khác trong tương lai. Ai cũng luôn hồ hỡi, phấn khởi và hồi hộp đến mạch lạc, tim rung khi bắt đầu một chuyến đi đến vùng đất mà từ bé đến lớn chắc chỉ nghe qua sách, báo, đài chứ chưa hề đặt chân đến lần nào; tuy nhiên, không thể vì vậy mà chúng ta mắc sai lầm được, tôi luôn có giữ cho mình một trái tim nóng nhưng với cái đầu lạnh trước, trong và sau các chuyến đi. Mặc dầu đôi lúc cũng cần yếu tố mạo hiểm một chút nhưng an toàn cho bản thân vẫn là điều tối quan trọng như một câu nói của diễn đàn phuot.vn mà tôi xin trích dẫn tại đây – “Đi là để trở về”.

Thông tin tại các diễn đàn, thì trang tripadvisor có thể nói là trang được đầu tư và có lượng thành viên tham gia tư vấn, hỏi đáp đông đảo, dễ hỏi, dễ tìm nhưng thông tin trên này là do từng thành viên chia sẻ, đúng sai không thể xác định chính xác được mà chủ yếu là do tin nhau. Ở Việt Nam, thì chúng ta có phuot.vn, đã và đang là chìa khóa tư liệu cho những người đam mê du lịch bụi – trong đó có tôi nè – với nhiều thông tin du lịch khắp 5 châu. Điểm nhấn của diễn đàn là dành cho người Việt chủ yếu nên sẽ gần hơn và dễ hơn cho việc tham khảo.

Về sách thì đáng kể nhất chính là cuốn Lonely Planet, phải nói rằng đây là quyển sách phượt đích thực của cặp vợ chồng phượt thủ Wheeler, một trong những người tiên phong du lịch bụi. Độ chính xác trong các hướng dẫn của sách này cũng tương đối, nhưng thông tin trong đó được trình bày khá chi tiết, chuyên nghiệp, đa dạng, cập nhật liên tục, thân thiện với người đọc (hiển nhiên là nó trình bày bằng tiếng Anh, nên người đọc phải rành tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn).

Ngoài ra bạn vẫn có thể tham khảo thêm qua các tạp chí, website liên quan khác.
Do đó việc đầu tư cơ bản về mặt thông tin, tôi cũng cố gắng hết mình vì sức khỏe và an toàn cho bản thân trước cuộc hành trình còn ở phía trước và sau này.

2. Hành trang mà tôi chuẩn bị cũng khá đơn giản, nhưng do đây là lần đầu mà tôi du lịch kiểu như thế này nên cũng không tránh khỏi phần lúng túng. Do tôi cũng không rành với khí hậu, thổ nhưỡng ở 4 quốc gia trên nhưng vì địa lý khá gần với Việt Nam, nên tôi chuẩn bị các loại áo, quần, giày dép dành cho mùa hè với thời tiết mưa nắng thất thường. Ngoài ra đầu sạc đa năng cũng là một yếu tố quan trọng, có nó bạn sẽ có lợi hơn ở hầu như mọi nơi bạn đến. Trong chuyến đi lần này, để lưu lại nhiều kỷ niệm cho bản thân, tôi đã trang bị cho mình một máy ảnh dslr basic, tuy nhiên do tôi chưa có kinh nghiệm về travel photography nên tôi đã phải hối tiếc với nhiều điều, trong đó vấn đề pin mang kèm theo là một yếu tố rất quan trọng do pin của máy tôi chỉ dùng liên tục tối đa trong nửa ngày là tan. Và như tôi đã nói, do thiếu kinh nghiệm trong việc này mà tôi lỡ mất nhiều khoảng khắc cần lưu lại của chuyến đi.
Ngoài ra, tôi cũng có mang theo một ít mỳ tôm và tô mủ + đũa dùng liền để phòng thân nhiều khi nửa đêm ọc ọc và trên thực tế là tôi đã dùng hết những gì đem theo, hà hà.

3. Về phương tiện di chuyển trong suốt hành trình này tôi ưu tiên theo tiêu chí sau:

Hai chân – xe ôm/tuktuk/taxi (nếu cần)/buýt/tàu hỏa và các phương tiện mặt đất khác – máy bay. Trong đợt này tôi không có nhu cầu đi bằng đường thủy nên không liệt kê.

Ưu tiên nhất vẫn là đi bằng hai chân, nhưng chỉ dành cho việc di chuyển từ di tích này đến di tích khác trong khoảng cách gần nhau. Việc di chuyển tới địa điểm khác thường là xe ôm và tuk-tuk, đôi khi tôi dùng taxi (nhiều nhất là lúc tôi ở Myanmar). Buýt và tàu hỏa thì tôi dùng chủ yếu lúc ở Thái. Còn máy bay là khi tôi đi từ Thái sang Myanmar, Mã Lai và về lại quê hương.
Về việc dùng như thế nào, ra sao, tôi xin điểm chi tiết hơn ở trong các phần sau.


4. Địa điểm ngủ nghỉ, thì chủ yếu là tôi dùng khách sạn và guesthouse, và công cụ đặt phòng là agoda.com. Giá cả cũng tương đối, chỉ riêng lúc tôi ở Mã Lai thì tương đối đắt dù chỉ là transit hotel, có thể do tôi “đi chợ” chưa tốt, nhưng chất lượng thì khá ok. Nhìn chung, thì do lần đầu đi như thế này, tôi chưa có kinh nghiệm nhiều, vẫn chủ yếu dựa vào review và comment của những người dùng trước để chọn. Đa phần những địa điểm tôi chọn đều có đánh giá từ cao và khá cao trở lên, nhưng không có nghĩa là tôi có được sự hài lòng nhưng mong đợi trước khi đi. Và cũng xin được bình luận sâu hơn ở phần sau.

5. Lộ phí đi đường cũng là một vấn đề!
Đi xa, nhất là ra nước khác (theo tôi vậy cũng là xa rồi) thì đa số các lời khuyên là nên hạn chế mang tiền mặt theo mà chủ yếu là đem theo thẻ tín dụng để cà. Và tôi cũng có làm theo, nhưng tôi không hạn chế mang tiền mặt, khà khà, tự nhiên cảm giác lo lo luôn chiếm hữu một phần nào đó trong tâm trí tôi nhất là tôi biết mình sẽ ngủ quên đâu đó trên xe lửa hoặc xe buýt và nguy cơ bị móc hoặc thậm chí tệ hơn là bị cướp rất cao, mình lại thành miếng mỡ cho bọn chuột nó tha đi. Do đó, việc tôi nghĩ đến đầu tiên là nên cất ở đâu cho an toàn! Có hai thứ quan trọng luôn dính theo tôi kể cả khi đi vệ sinh đó là tiền và passport, nên tôi lại cắm dùi ngồi tra mạng tiếp để rồi tôi quyết định mua một cái túi đeo hông mà tôi có thể giấu dưới lớp áo của mình. Hơi khó chịu một chút vì trời nóng quá mà, nhưng được cái là an toàn và kín đáo.

Một chuyến đi, một hành trình, những đất nước mới, những con người mới, những di tích, thắng cảnh, danh lam từ ngàn xưa còn đó, những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền đang chờ đợi tôi trong chuyến hành trình 14 ngày của mình.


https://c7.staticflickr.com/8/7564/28011234174_0cc322407d_c.jpg

Con Lạc Đà
04-08-2016, 08:33
CUỘC HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU

Mong chờ, chờ từng phút, từng giờ, từng ngày, rồi đến tuần. BÙM! Tôi và công ty của mình chấm dứt mối quan hệ nồng ấm, cũng lắm lúc đầy trắc trở sau vài năm hợp tác cùng nhau để tôi thực hiện giấc mơ của mình trước khi bước sang trang mới của cuộc đời. Một chuyến đi để đời mà tôi chưa từng làm như thế trước đó.
Trong đêm hôm trước khi đi, vì một lý do nào đấy, cái cảm giác hồi hộp hòa lẫn với sung sướng như sôi sục trong lòng khiến tôi trằng trọc, không thể nhắm được hai mắt dù trời đã rất khuya. Tuy nhiên, gì thì gì, đến lúc mỏi quá cũng lăn ra ngủ thôi, hiển nhiên là đặt báo thức cho mọi thứ tôi có trong tay từ con smartphone cũ mèm cho đến con nokia huyền thoại, đồng hồ báo thức cũng đặt luôn, mỗi cái cách nhau 5 - 10 phút để tránh trường hợp tắt xong ngủ tiếp, khà khà. Nhưng lạ ở chỗ, tôi lại thức dậy trước bọn chúng mới kinh, phải nói là nỗi thao thức trong tôi đã khiến cho đồng hồ sinh học làm việc một cách hiệu quả lạ kỳ, khác hẵn với những ngày ở trường, ở sở làm, lúc ấy chả muốn dậy chút nào. Lò mò, lục đục, “set” mọi thứ ngăn nắp khắp nơi, mẹ tôi cũng lo cho thằng con trai, sợ nó trẻ người non dạ nên cũng dậy từ sớm “trông nôm” tôi. Tôi cũng có nói với bà, “Con đi chơi, chứ có phải đi đánh trận đâu mà mẹ lo!”, ấy thế mà bà vẫn cứ lo cho tôi, cách bà quan tâm, lo lắng cho tôi khiến tôi hơi xuýt xoa trong lòng về người phụ nữ Việt Nam cả đời “vì chồng, vì con”. Nhưng việc gì cần làm thì cũng tới lúc phải làm, thời gian đã đến lúc, tôi chào mẹ rồi khăn gói lên đường bắt đầu cho chuyến hành trình của mình.

I – Sài Gòn – cửa khẩu Mộc Bài – Bavet


SÀI GÒN

Tôi lên xe, hướng ra trung tâm Sài Gòn để đón xe khách đi Campuchia. Trước đó, tôi cũng có tìm hiểu thông tin về nhiều nhà xe có vận chuyển khách đi Campuchia như Sapaco, Kumho, Mai Linh. . . Tôi cũng có xem qua về giá, và dịch vụ đi kèm khác, thì hầu như các hãng đều từa tựa giống nhau, chất lượng cũng không khác là mấy, theo cách nghĩ của riêng tôi. Tuy nhiên, tôi lại quyết định đi với nhà xe Sorya, thật sự ra cũng không có lý do gì đặc biệt lắm chỉ vì tôi muốn thử xem nhà xe Campuchia như thế nào, ra làm sao, khác biệt mấy so với các nhà xe ta.

Trời còn khá sớm, tôi vẫn còn cảm giác mơ mơ màng màng vì thiếu ngủ đêm qua nên quyết định là cuốc taxi ra phố Tây – Phạm Ngũ Lão để đi tìm văn phòng. Từ đó tới bây giờ, đối với tôi thì kinh nghiệm đi xe khách trong nước không ít, nhưng đi xe khách xuất cảnh qua nước khác thì chưa đi bao giờ nên khó tránh được đôi chút bỡ ngỡ. Tôi dừng chân ngay tại trước văn phòng của hãng, trước mắt tôi là một căn nhà lầu, cỡ hai tầng (tôi không rõ chính xác là mấy tầng), một kiểu nhà kết hợp giữa văn phòng bán vé và nhà nghỉ dành cho khách vì khi quan sát, tôi thấy có khách từ trên lầu đi xuống với “tay xách nách ôm” bao, giỏ, túi, balô trên người. Có thể họ đã đến đây tối qua và ngủ lại để chờ xe sáng sớm như thế này. Tôi bước vào và hỏi mua vé tại quầy có hai chị nhân viên đứng tuổi, họ cười và báo giá với tôi là 200,000 đồng cho một lượt đi từ Sài Gòn sang Phnom Penh. Tôi đồng ý mua vé và cố hỏi vài thông tin cơ bản như khoảng thời gian đi là bao lâu, xe dừng chờ ở cửa khẩu như thế nào, và nghỉ giữa chặng mấy lần. Chị nhân viên khá cởi mở trả lời cho tôi như xe đi tầm 6 – 7 tiếng thì đến (thấy chị hơi ngập ngừng, tôi cũng chưa hiểu vì sao đến sao này tôi mới biết), ở cửa khẩu thì nhà xe đi đóng hộ cho và dừng nghỉ khoảng 2 lần. Sau khi nắm được vài thông tin cơ bản, tôi cùng em ba-lô của mình ì ạch tiến ra xe lên đường sang xứ Chùa Tháp.

Chừng vài bước đối diện bên kia đường, chiếc xe khách màu trắng, kích cỡ như mấy chiếc xe buýt liên hiệp đi bến xe miền đông – miền tây trong sài gòn, xunh quanh khá nhiều nhân viên nhìn bên ngoài cũng có nhiều nét tương đồng với người Campuchia. Rồi một anh nhân viên đến hỏi tôi bằng tiếng Anh đại khái mà tôi tạm dịch như:

NV: “Chào sơ. Sơ đi đâu sơ, Campuchia sơ?”
Tôi: “Anh cho mình hỏi, xe đi Phnom Penh phải không?” – tôi trả lời bằng tiếng Việt
NV ra tìn hiệu bằng ngón tay và nói: “Vé, vé anh ơi.”

Thế là tôi đưa vé cho anh ta xem, rồi anh ấy lấy một cái thẻ giữ đồ ghi ghi gì đó mà tôi không hiểu chữ, chỉ hiểu số và nó trùng với 2 số cuối trên mã số vé của tôi. Sau đó anh ta trả lại tôi tấm vé, rồi bảo tôi lên xe ngồi, do xe xuất bến theo giờ trên bảng giờ xe chạy và cũng có in trên tấm vé của tôi là 06:45, lúc ấy tôi mới ngó cái đồng hồ trên tay mới điểm 06:30 hay 06:35 gì đó. Không gì vội vả, nên tôi đứng bên lề đường gần kế bên đó để thư giãn tay chân và hưởng chút không khí trong lành của buổi sáng ban mai Sài Gòn dưới tán lá cây của công viên 23/9 bên cạnh. Dù còn khá sớm, lượng người đi lại và lưu thông đã bắt đầu đông hơn, người đi việc, kẻ bán buôn sôi nổi cả một khúc đường. Lần lượt từng nhóm khách Tây kéo đến để gửi hành lý và lên xe, bỗng dưng tôi cảm thấy trong lòng mình phấn khởi hơn, vui hơn một tí và an toàn thêm một chút vì đi cùng những người lạ nhưng cũng là những người đồng hành chung ý tưởng trong chuyến xe. Lúc tôi lướt nhìn lên tay để xem thời gian thì cũng đã gần 07:00, hì, phải nói là về mặt đúng giờ của các anh Cam cũng ngang ngửa hoặc từa tựa Việt Nam mình, độ giản nở dài như dây thun vậy. Thôi thì rồi gì rồi, xe cũng tới lúc xuất bến, đồng hồ lúc ấy đã điểm 07:15, ngồi chờ nhét cho đầy khách của nhà xe hôm nay vậy là ok rồi. Xuất bến thôi!


https://c1.staticflickr.com/9/8747/27845705784_202d5fd1f6_c.jpg

Con Lạc Đà
04-08-2016, 08:50
Bước lên xe để vào chỗ ngồi thì lúc này trên xe cũng đã đông khách với Tây, ta và người Cam râm rang tiếng trò chuyện trong cùng lúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Rồi tôi cũng thấy được chỗ của mình, tôi ngồi xuống an tọa, nhìn xung quanh mình, rồi nhìn ra ngoài lăng kính cửa sổ xe lòng chợt hai cảm giác bồn chồn với chút lo lắng và cảm giác lân lân, vui sướng khi được thực hiện chuyến đi bụi của bản thân. Lúc này mới có thời gian ngó lại cái vé vì chợt nhớ lại là họ có ghi cái gì đó ở kế bên phần thông tin chuyến đi.




https://c8.staticflickr.com/9/8003/27846299903_0cdff041c5_c.jpg



Do bản thân cũng sở hữu được chút tiếng Anh đủ xài để có giúp cho bản thân trong các chuyến đi đường dài ở nước khác, tôi có thể đọc hiểu được phần dịch Anh ngữ của khu vực NOTE (tạm dịch: Lưu ý). Với các điều khoản được hiểu như sau:

1. Bỏ tiền ra mua rồi thì miễn trả lại, còn mà đòi lại tiền thì bố tát rụng răng.
2. Một vé một mạng, chứ không phải một vé một đại gia đình. Còn nhỡ có ngu mà mất vé thì móc túi mua vé mới nhé em!
3. Khách đi là phải đến sớm trước 15 phút, còn khách đến trễ thì ở nhà! Nhà xe trễ thì . . . không sao . . . !
4. Đi thì phải biết mình đi đâu, đi lộn thì ráng chịu vì tội bị não nặng.
5. Trẻ nhỏ nhưng hơi to và lớn, cũng mua vé như thường.
6. Mất đồ và hành lý thì ráng chịu, miễn khiếu kiện! Công ty không có trách nhiệm liên quan.

Đọc sơ qua 6 điều răn, mà lòng tôi nhoi nhói cho điều thứ 6, suýt tí nữa thì tôi xì hơi đầy xe rồi. Vì mình mang theo con ba-lô to loại 65L nên không thể “xách tay” trên xe được, buộc phải ký gửi ở hầm xe. Nay nhìn cái điều này đồng nghĩa với việc nhỡ mà cái ba-lô vì một lý do gì đấy không cánh bay đi thì xem nhưng chuyến đi gặp một sự trở ngại không hề nhỏ. Sự lo lắng lại thử thách độ cồn cào ruột gan của bản thân, nhưng bỗng dưng lóe lên tia suy nghĩ trong đầu; thôi kệ, dù gì thì trong đó cũng chỉ có vài bộ áo và mấy cái “Long xì” sặc sỡ mà thôi nên cũng không cần phải “Lo bò trắng răng”. Nếu có mất thật thì chỉ tiếc con ba-lô xịn bằng cả 3 tháng lương mà tôi dành dụm để mua, haizzzz (hơi khoe một tí, hì)



https://c2.staticflickr.com/9/8551/27846300033_530a76cda1_c.jpg

Con Lạc Đà
04-08-2016, 08:52
Xe bắt đầu lăn bánh khởi hành, lướt qua từng con phố, con hẻm trên nhiều khu vực tại Sài Gòn, đối với tôi và những hành khách Việt, Cam thì không có gì lấy làm lạ lẵm, có thể nói là tôi khá rành về đường phố chính trong nội thành và cũng quen với quang cảnh xung quanh nó; nhưng đối với khách nước ngoài thì đó là một thứ hoàn toàn khác. Họ bắt đầu ngó qua, ngó lại, một vài người còn chụp ảnh lại, đối với họ Việt Nam đã là một cuộc hành trình. Trong vài tiếng sắp tới đây, tôi cũng sẽ giống như họ thôi, cũng sẽ trải qua cảm giác phấn khởi, hồ hởi trong đầu, rồi tay nâng, ngón bấm, bụp bụp bụp. Nghỉ đến đó thôi mà lòng tôi là dâng trào cảm xúc trở lại, một hình ảnh thật hơn so với sách báo hay internet mà tôi thấy. Đất nước và con người Campuchia khá giống với người Việt ta, nhất là giống với người Việt ở miền Tây, dựa trên những gì mà tôi đọc được trước đó. Lúc này khi nhìn qua cửa sổ, tôi thấy xe đã đi được một quãng đường kha khá rồi, vì địa chỉ trên các tấm biển bên ngoài cho tôi biết được mình đang ở Quốc lộ 22 trên trục đường từ Củ Chi hướng ra Mộc Bài – Tây Ninh. Nhà cửa bắt đầu thưa dần hơn so với trong nội thành vốn san sát với nhau trong từng km2 đường, tôi thấy được những cánh đồng, ruộng lúa phì nhiêu nơi vàng óng, nơi nửa xanh nửa vàng. Vì tôi không có kinh nghiệm gì về lĩnh vực trồng trọt, nên cũng chỉ qua sách báo để được biết là vào thời điểm đó thì nhà nông ở miền Nam đang trong vụ hè thu thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Dưới ao, mương thì từng đàn vịt “cạp cạp” vỗ đuôi, đạp nước đi theo thành bầy trong rất vui mắt. Cảm giác thấy trong lành hơn, gần gũi hơn với thiên nhiên so với chốn thị thành phồn hoa, đô hội của đất Sài Gòn. Xe vừa chạy vừa dừng khoảng 3 – 4 lần để đón thêm khách đi, theo quan sát và nhận xét của tôi thì chắc là người Campuchia sống tại Việt Nam vì cách ăn mặc, nhất là người phụ nữ lớn tuổi với kiểu quấn khăn đà rằn màu đỏ trên đầu khá đặc trưng của Campuchia.



https://c4.staticflickr.com/9/8021/27846300163_2ec02ac18d_c.jpg

Con Lạc Đà
04-08-2016, 10:39
MỘC BÀI


Sau hơn hai tiếng ngồi xe, cuối cùng thì tôi cũng đến được vùng biên, nơi xác lập khu vực giữa nước ta với Campuchia ở thị trấn Mộc Bài, tỉnh lỵ Tây Ninh. Xe bắt đầu giảm tốc, anh nhân viên giấy tờ của nhà xe trong bộ đồ lịch sự quần tây và áo sơ mi tím đậm tay dài thông báo đến toàn bộ hành khách bằng tiếng Anh, nhắc nhở mọi người chuẩn bị giấy tờ và hộ chiếu để ảnh hỗ trợ đi đóng dấu xuất cảnh. Lúc ấy, do còn mệt vì tối hôm trước chả ngủ được là bao, tôi ngủ quên lúc nào không biết, nhưng giật mình tỉnh dậy khi anh nhân viên vừa đi đến từng dãy ghế, vừa nói với giọng khá lớn để mọi người có thể nghe được. Tôi luối cuối nhìn xuống phía bụng xem cái túi đeo trong có còn hay không, hơi giật nảy mình một tí, nhưng thở phào nhẹ nhõm trong lòng là nó vẫn yên vị tại đấy và mọi thứ bên trong còn nguyên lúc mới đi. Trên tay cuốn hộ chiếu với màu xanh “huyền thoại”, tôi đứng dậy di chuyển cùng hành khách khác sau khi xe dừng lại theo sự hướng dẫn của anh áo tím.

Ôi chao! Đây là cửa khẩu đó sao, nhìn to và hoành tráng phết, với kiểu kiến trúc được xây dựng hiện đại, nhưng dáng dấp lại phổng theo hình dáng của một biểu tượng văn hóa xuất phát từ Hà Nội – đó là Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tự Giám ở Hà Nội, cũng là biểu trưng (logo) của thủ đô Việt Nam. Vừa đặt chân xuống xe, cái nóng bên ngoài không bóng râm có mà đến hơn 50 độ xê, vừa khô lại vừa hắt vào mặt rất dữ, xunh quanh thì bóng cây không nhiều, chỉ lát đát vài nơi là có trồng. Xunh quanh có nhiều xe khách khác với nhiều người đi theo từng tốp, từng đoàn, thấy rất là đông vui, ai nấy cười nói hớn hở bằng tiếng Việt. Chắc là do vẫn còn trong hè, nên họ đăng ký tour đi cùng cả nhà, nghĩ lại bản thân khi xưa lúc còn đi học, vào những thập niên 80, 90 thì được gia đình cho đi chơi . . . Vũng Tàu, hay xa hơn chút là Phan Thiết đã là cái gì đó to lớn lắm rồi; đi nước ngoài thì chắc chỉ có dân xuất cảnh hay Việt Kiều thôi. Giờ thì đất nước đổi mới, kinh tế phát triển hơn, thu nhập khá hơn xưa nên không những được đi trong nước mà còn được cha mẹ cho đi nước ngoài chơi nữa. Vu vơ về bản thân quá, tôi xin quay lại lúc tôi đi theo đoàn của mình, mọi người ai nấy đi đứng theo một hàng như lúc xếp hàng chào cờ dưới sân trường vậy, từng bước từng bước chậm rãi theo thứ tự để vào bên trong. Tôi tách ra một chút để chụp ảnh làm kỷ niệm xung quanh.



https://c5.staticflickr.com/9/8154/27845706044_ce4aaa2b26_c.jpg

Con Lạc Đà
04-08-2016, 10:51
Do lân la hơi lâu chút, nên suýt nữa thì quên mất phải chạy vào làm thủ tục cùng đoàn khách rồi, lúc tôi chụp xong ảnh thì nhìn qua nhìn lại chả thấy ai quen mặt trong nhóm của mình cả. Thế là lật đật chạy vào bên trong văn phòng thủ tục.



https://c4.staticflickr.com/9/8770/27846300443_83658c1f0c.jpg

Con Lạc Đà
04-08-2016, 10:55
Vừa vào bên trong thì anh áo tím – tôi tạm gọi là anh áo tím nhé, quay lại hỏi han mình sao mất tiêu, kiếm không thấy, thì mình có giải thích là do mần mò chụp ảnh hơi sâu quá nên quên. Ảnh nhanh nhanh thu hộ chiếu của mình, trên tay anh ta lúc đó là một xấp hộ chiếu xanh, đỏ đầy ấp. Rồi ảnh phóng nhanh như bay lên khu vực quầy thủ tục, tại quầy thủ tục được phân theo ô, lục lại trong trí nhớ của mình thì tôi thấy có hai ô. Rất lấy làm tiếc với các bạn, vì bên trong tôi không được sử dụng bất kỳ công cụ ghi hình nào, và cũng hơi run trong người nên tôi không ghi chép lại những thứ quanh tôi. Hai cái ô đó dùng để phân thành hai luồng, bên trái là dành cho khách đi theo tour, còn bên phải là dành cho khách còn lại. Nhìn từ phía tôi, tôi thấy bên trong mỗi ô có một sỹ quan bộ đội biên phòng ngồi xét hồ sơ, rồi kêu tên từng người đến để lấy passport. Tôi không làm trong cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh nên tôi không biết, nhưng theo tôi suy nghĩ thì người đóng dấu phải là lực lượng công an cửa khẩu họ làm nhưng ở đây thì người chứng thực cho đi lại là bội đội biên phòng. Nhưng điều đó là gì cũng không quan trọng, điều cần thiết là thủ tục cho nhanh, lẹ vì tôi đứng chờ khá lâu, ngẫm nghĩ cũng phải hơn nửa tiếng mới tới lượt mình. Nghe kêu tới tên mình tôi bước lên, bác bộ đội nhìn nhìn tôi, với đôi mắt diều hâu một lúc rồi trả lại passport cho tôi. Cứ như thế tôi bước đi theo làn hướng dẫn để ra ngoài.

Vừa ra khỏi cửa bên ngoài, tôi đã thấy nhà xe của mình, đơn giản như vậy, tôi đã trên đường sang nước khác và nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Có chút nhớ nhớ, tôi ngước mặt lại để nhìn, nước Việt của mình đấy sao.



https://c6.staticflickr.com/9/8638/27846300533_478110a203_c.jpg

Con Lạc Đà
04-08-2016, 23:04
BAVET


Tôi trở lại xe để tiếp tục đến với khu vực kiểm soát cửa khẩu của phía nước bạn Campuchia, dù cách đó cũng tầm 1k, nhưng tôi đã nhận biết rất rõ dấu hiệu của các bạn. Từ xa xa, trên nóc của tòa nhà được xây dựng kiểu máy ngói với đỉnh trung tâm của công trình dạng tháp giống như chùa chiền hay cung điện. Chưa vào nhưng đã vì sao ở Việt Nam mình, đôi lúc xem tin thấy báo đài gọi là “Xứ sở chùa tháp”. Phải nói là mình ấn tượng với văn hóa độc nhất của người Khơ-me, nó tạo cho họ một dấu ấn rất riêng biệt.



https://c2.staticflickr.com/9/8845/27846300593_9c949c84ba_c.jpg


Lên xe, tôi kiếm chỗ ngồi xuống ngay, đứng chờ trong chỗ làm thủ tục lâu, đủ mỏi rồi. Mà ngộ lắm, tôi có thể đứng cả tiếng đồng hồ, hoặc đi bộ dạo hơn như thế thì cái cảm giác mệt mỏi nó không khó chịu như cái cảm giác bị hành là chính khi làm văn bản, giấy tờ. Đến mà cả khổ với đứng xếp lớp chờ đợi, nóng nực, buồn ngủ, phê lòi cả người ra. Chưa kịp hết “no” với bên mình, thì anh áo tím bắt đầu cầm giấy đi phát khai nhập cảnh cho từng khách. Theo hướng dẫn thì mình không cần làm gì cả, anh áo tím viết sẵn hết rồi, ký tên cũng không cần, chỉ cần kẹp nó chung với passport rồi nộp khi gặp nhân viên hải quan Campuchia.



https://c6.staticflickr.com/8/7587/27846300693_068c366f6a_z.jpg https://c6.staticflickr.com/9/8667/27846300813_fe3fc209da_z.jpg

Con Lạc Đà
05-08-2016, 10:13
Xe lại chậm rãi tiến tới trụ sở thủ tục xuất nhập cảnh của phía Campuchia, cũng quy trình y chang như bên phía Việt Nam mình. Xe dừng lại, khách lại xuống cuốc bộ vào khu vực “giấy tờ”. Tôi chậm rãi bước đi vào bên trong, mà phải nói là đồng phục của mấy anh công chức Cam cầu kỳ và kiểu cách quá, hơi giống với cảnh sát Thái.



https://c4.staticflickr.com/9/8457/27846300963_870dc8f389_c.jpg


Vào bên trong, theo nhận định của cá nhân tôi thì thủ tục bên này có vẻ nhanh hơn bên mình nhiều, có thể tôi gặp may hoặc đi đúng ngày tốt chăng, chả biết được, nhưng tôi chỉ mất tầm 10 – 15 phút là xong, tính luôn cả lúc đi về xe. Đến lượt mình thì anh nhân viên xuất nhập cảnh chỉ hỏi tôi đơn giản:

- NV: “Ông qua đây làm gì? Đi chơi hay đi làm?”
- Tôi: “Ồ dé, dét dét, mình sang đây đi chơi”

Thế là anh nhân viên cũng chả cần hỏi han mô tê gì thêm, đóng cái rụp hộ chiếu của mình. Thời gian lưu trú là 30 ngày, cấm làm việc. Kiểu hỏi của anh nhân viên xuất nhập cảnh, thì tôi cũng mừa mựa nghĩ trong đầu là chắc nhiều người Việt mình sang đây "làm ăn".



https://c4.staticflickr.com/9/8859/28628667235_170c77944e_z.jpg

myly2409
05-08-2016, 17:08
viết tiếp hành trình đi chủ thớt ơi!

Con Lạc Đà
05-08-2016, 23:10
viết tiếp hành trình đi chủ thớt ơi!

Cảm ơn bạn myly2409 rất nhiều!!!
Mình cũng đang cố gắng viết vì chuyến đi hơn một năm rồi, giờ mình chỉ dựa trên trí nhớ và các kỷ vật còn giữ với đống ảnh.

Con Lạc Đà
05-08-2016, 23:46
Tiếp theo đó tôi phải qua cái cửa kiểm dịch, có hai chị đang ngồi trước máy đo thân nhiệt, chợt nhớ lại là lúc ấy hình như có cái bệnh cúm Trung Đông lây từ lạc đà. Ô sệt, em cũng là con lạc đà, kiểu này chắc hết đường về, khà khà. Đi qua máy soi, do sơ xẩy thế lào, mà tôi vướng vào cái thanh quay khiến mình làm rớt túi, hai chị cười phá lên. Tôi nhặt túi lên đi tiếp thì hai chị kêu vội từ phía sau, “yu yu, rớt cái nón luôn nè”, tôi giật mình tưởng chuyện gì hóa ra chỉ là cái nón. Nhặt lại nón và cười chào hai bà ấy vẫn đang mủm mỉm cười mình.

Thôi thì lên xe đi tiếp nào!

Xe ra khỏi khu vực hải quan chưa được bao lâu thì lại dừng tiếp, tôi ngẫm trong đầu sao lại dừng ở đây, không lẽ tính kêu mình vào casino chơi? Mà vào đấy thì tiền đâu mà chơi, không tiền chơi chúng nó bắt mượn tiền của chúng để chơi, lúc thua thì có mà nó chôn mình luôn ở đó. Nhưng rốt cuộc là xe dừng để nghỉ xả hơi vì đã đi hơn 3 tiếng rồi, xe tấp vào một quán ăn ven đường. Anh áo tím lại bảo với mọi người là ai muốn xuống để nghỉ ngơi ăn uống thì xuống, ai không muốn thì vẫn có thể nghỉ trên xe. Vụ này tôi lại thấy hay hơn là ở Việt Nam mình khi mà tình trạng “cơm tù” đang ngày một nhiều hơn, ngang ngược hơn, phức tạp hơn và bạo lực hơn xưa. Nhờ vậy mà du lịch Cam giờ thành ngôi nhà thứ hai sau Thái cho khách Tây ba-lô.



https://c8.staticflickr.com/9/8186/27846301063_d6b1f2829c_c.jpg

Con Lạc Đà
05-08-2016, 23:49
Tôi không thuộc thành phần ăn uống, mà cũng không muốn ngồi ì trên xe, nên tôi quyết định xuống đường nhìn xung quanh thì nhà cửa đường xá quanh khu vực biên giới như kiểu nửa lai Việt, nửa lai Campuchia vậy, người người vẫn xe máy, nhưng không nhiều bằng Việt Nam và xe hơi con thì khá nhiều. Có thể vì một lý do gì đó mà bên này mọi người dễ dàng sở hữu một chiếc ô-tô, chắc là do thuế nhập khẩu thấp và không bị siết chặt.



https://c2.staticflickr.com/9/8672/27846301113_8e1c530304_c.jpg

Con Lạc Đà
05-08-2016, 23:50
Sau khi mọi người đã nghỉ trưa xong, xe tiếp tục hành trình của mình, tôi lên xe và đã quên đi cái cảm giác lo lắng vào buổi sáng này. Giờ thì tôi có thể hòa mình vào chuyến đi với tư thế sẵn sàng đầy tự tin hơn. Lướt đi trên đường, song song với đó nhiều nhà cửa, chủa chiềng, khu phố của người Cam hiện lên trong mắt tôi. À, đây là Campuchia rồi nhé!



https://c8.staticflickr.com/9/8711/27846301263_362f03ea36_c.jpg

Con Lạc Đà
06-08-2016, 08:33
Đường xá cũng khá êm, nên xe vùn vụt như tên bay, tôi một lần nữa ngắm phố phường qua cửa kính. Những ngôi nhà tại đây có kiểu xây dựng như ở Việt Nam mình vậy. Nhà này sát bên nhà kia, cửa sắt kéo bên ngoài, lầu với cửa kiếng xen với lớp song sắt chống đột nhập, có mái che nắng mưa trước cửa, ngoài ra lối vào hẻm còn có một cổng xây kiểu mặt trước của chùa khơ-me.



https://c8.staticflickr.com/9/8533/27846301383_d52a21311d_c.jpg
Một số ngôi nhà có treo lồng đèn kiểu Tàu, có thể là gia đình người Khơ me gốc Hoa


https://c2.staticflickr.com/9/8687/27846301473_9cfeabe180_c.jpg
Nhà cửa san sát hai bên đường, dù chỉ là vùng biên


https://c6.staticflickr.com/9/8157/27846301653_f1b1746f41_c.jpg

Lối vào của một con hẻm với cổng kiến trúc Khơ-me

hamchoi89
06-08-2016, 09:48
Lên tiếp bạn nhé, con nhà nghèo, không có xiền du lịch, phải du lịch qua ảnh như thế này :)

Con Lạc Đà
06-08-2016, 12:08
Lên tiếp bạn nhé, con nhà nghèo, không có xiền du lịch, phải du lịch qua ảnh như thế này :)

Cảm ơn bác hamchoi89 ủng hộ thread của mình :)

Nếu bác thật sự muốn đi được, bác sẽ làm được. Không nên gói gọn chung là du lịch bác ạ, do đó giờ bọn mình mới có diễn đàn phượt nè - đi bụi, chi phí thấp, hiệu quả cao.

Chỉ cần bạn vạch ra được kế hoạch đi rõ ràng, lên trên diễn đàn, ráng ngồi đọc, xem cách chi tiêu nào tiết kiệm tốt nhất thì làm theo. Đi những đâu mà bản thân thấy thích nhất thì đặt gạch vào. Rồi cứ thế, cứ thế là sẽ ngon lành cành đào một chuyến đi.

Con Lạc Đà
06-08-2016, 12:13
CẦU NEAK LOEUNG


Đường quốc lộ tại Campuchia mà tôi có cơ hội đi qua khá êm và mượt, trên suốt quãng đường xe chạy rất trơn tru, ít khi vấp phải ổ gà, ổ trâu mấy. Vi vu xuyên qua những cánh đồng lúa Khơ-me bạt ngàn, dường như trải dài và dài mãi trên con đường đến thủ đô Phnom Penh. Và cũng có lẽ do mọi thứ nhẹ nhàng, cùng khung cảnh khá hữu tình trước hình ảnh ruộng lúa xanh và vàng rực rỡ mà đôi mắt tôi dần khép lại, cơ thể tôi dần xuôi ra hơn để tiếp đón giấc nồng.

Khi còn đang trong cơn say, khi mà đôi mắt tôi vẫn còn đang đóng, thì chợt tôi có cảm giác như ai đó hay cái gì đó đang chiếu sáng vào mình. Tôi từ từ choàng dậy sau giấc ngủ sâu, hai tay tôi như phản xạ tự nhiên dúi lấy hai mắt, ngọ ngoạy để phủi đi lớp ghèn đã khô bám đầy hai bên. Rồi tôi rùng mình một cái, giống như là một cách để đánh thức cả cơ thể đang “phê” giấc dài. Nhìn qua cửa kính xe, ồ, bên ngoài trời đang mưa, những tia sét đánh ì đùng ở phía trước với những táng cây và vài ngôi nhà nằm san sát bên cạnh một con sông.



https://c7.staticflickr.com/9/8777/28357764462_0d5d71f39d_c.jpg

Từ phía xa chính là cây cầu Neak Loeung, vừa khánh thành vào tháng 4 năm 2015



https://c3.staticflickr.com/8/7710/27845802954_80725fd24f_c.jpg

Xe tiến dần lên cây cầu

Con Lạc Đà
06-08-2016, 12:16
Cây cầu khá lớn với những sợi dây cáp giữ cầu được phủ một lớp sơn màu vàng óng nổi bật hiện lên trong mắt tôi. Vào thời điểm đó, tôi thật sự không biết nó là cây cầu gì, chỉ thấy độ hoành tráng của nó và kiểu sử dụng dây văng thì tôi nghĩ rằng chắc hẳn nó là một chương trình viện trợ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ nước ngoài. Sau này khi đã hoàn thành chuyến đi và về nhà, tôi mới biết cây cầu này cầu Neak Loeung được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ vốn của chính phủ Nhật Bản để kết nối cơ sở hạ tầng trên tuyến giao thông huyết mạch của lưu vực hạ sông Mekong giữa Sài Gòn và Phnom Penh.

Cây cầu này có đặc điểm khá giống với cây cầu Phú Mỹ ở Sài Gòn quê tôi hay cầu Mỹ Thuận ở Tiền Giang và Vĩnh Long. Với cây cầu này, việc đi lại được rút ngắn thời gian và tiện hơn trước kia rất nhiều, không phải chịu cảnh “qua sông lụy đò” nữa.

Khi xe băng qua cầu, tôi nhìn xuống phía dưới và thấy rõ hơn con sông Mekong chảy ngang qua, màu vàng đục đặc trưng của nó với lượng phù sa rất lớn chính là nguồn sống cho cây lúa tốt tươi hơn, phát triển nhanh hơn mà biết bao bà con nông dân Campuchia, cũng như Việt Nam ta đang chờ đợi.



https://c1.staticflickr.com/9/8821/28357764152_1d01e74ab2_c.jpg

Vượt sông Mekong đi về Phnom Penh



https://c8.staticflickr.com/9/8654/28383831991_306706cdee_c.jpg

Màu vàng đục của nước sông cũng chính là lượng phù sa lớn giúp cho cây cối phát triển



https://c7.staticflickr.com/9/8465/28357763582_ef27606a54_c.jpg

Bên này cầu, cây cối cũng xanh tốt không kém gì bên kia cầu

Con Lạc Đà
07-08-2016, 09:53
Trong tầm khoảng hơn hai tiếng kể từ khi vượt sông Mekong, từ phía xa kia tôi đã thấy bóng dáng thấp thoáng của thành phố - thủ đô Phnom Penh của đất nước Campuchia. Vào trong nội thành, xe cộ bắt đầu tấp nập hơn, lượng lưu thông đi lại càng đông hơn khi hướng về trung tâm. Sau khoảng gần nửa tiếng loay hoay để thoát khỏi kẹt xe trên đường, tôi đã đến bến xe của nhà xe Sorya nằm sát bên Chợ Trung tâm vài bước chân.

Khung cảnh vừa bước ra khỏi xe là cái nắng xế chiều không oi nhưng vẫn hơi ngộp, sự náo nhệt của khu chợ, sự ồn ào của những người buôn bán và bên cạnh đó là tiếng chào mời của giới xe ôm. Tôi cũng chẳng biết thế nào, lần đầu đón xe như thế này, họ nói tiếng bồi chào đón mình nghe là thế, nhưng lên xe họ chở thì nó khác. Trong lúc phân vân, suy nghĩ, thì bỗng có một anh tướng mập mập chạy đến chào mình:

Anh xe: “Sơ, sơ, moto-taxi sơ?"
Tôi: vẫn im lặng, vờ như chưa hiểu gì.
Anh xe: “Anh ơi, anh người Việt Nam hả? Đi xe hông?”
Tôi: “Yea . . . À, ừ, anh chở tui ra khách sạn với nhé”
Anh xe: “Ok, giá 5 đô”
Tôi: “Thôi, mắc quá, 2 đô thôi”
Anh xe: “Ok”

Tôi đặt khách sạn Ohana Palace qua agoda, địa điểm cách chợ chỉ chừng có một cây thôi, tính ra tôi giã 2 đô là hắn còn lời chán rồi. Lên xe ngồi ra khách sạn, anh xe không ngừng hỏi chuyện để dọ ý xem tôi muốn đi đâu ảnh chở. Nhưng tôi đã có kế hoạch của mình trước rồi, điểm nào tôi có thể đi bằng đôi chân được thì tôi sẽ đi, còn nơi nào xa quá, cuốc bộ mất thời gian thì tôi sẽ dùng phương tiện khác. Anh xe vẫn cố gắng thuyết phục tôi là ảnh chở tôi đi khắp nơi với giá cả hợp lý. Thôi thì thấy anh xe có lòng, dù gì thì ở đất Cam này, mà anh ta cũng cố gắng nói một chút tiếng Việt với mình. Nên mình cũng có bảo với anh ta là ngày mai quay lại để chở tôi đi Tuol Sleng là được rồi, đồng ý trả cho anh ta cái giá khá hời luôn.

Tôi: “Trưa mai anh quay lại, chở tôi đi Tuol Sleng. Giá 5 đô cũng ok”
Anh xe: “Thật chứ, anh hứa chứ. Đúng trưa mai tôi sẽ quay lại tại chỗ này để chở anh”
Tôi: “Ok, anh cứ đúng 14:00 đến đón tôi là được”
Anh xe với gương mặt mừng rỡ nhưng vẫn đầy tính toán, nửa tin, nửa ngờ. Tôi mới rặng hỏi là có vấn đề gì không. Anh đáp lại là do trước cũng nhiều khách nói ok nhưng rốt cuộc không đi.

Mưu sinh trong cuộc sống này quả khó khăn, vì đồng tiền, vì bát cơm cho bản thân và gia đình. Con người ta lăn lộn vào đấy, tranh giành vào đấy, thậm chí là trở nên lạnh lùng hơn để tồn tại. Tôi cũng không có ý gì, dù tôi cũng không thích cách chèo kéo du khách cho lắm, nhưng công bằng mà nói thì nạn chèo kéo du khách ở Campuchia đỡ hơn là ở nhà mình nhiều.

Rong ruổi cả ngày rồi, cuối cùng cũng về được chỗ để ngả thẳng lưng ra, ngồi xe lâu, bị nhồi dữ quá nên hơi lừ đừ. Anh xe chở tôi đến trước cửa khách sạn, dù mình cũng chả phải khách VIP hay gì ghê gớm, anh bồi vẫn tươi cười như mặt trời ra xách hộ hành lý – mà cũng chỉ có cái ba-lô 20 kg chứ có nhiều gì đâu. Xin được đưa ý kiến riêng của cá nhân một tí về khách sạn này sau khi trải nghiệm:

- Tên: Ohana Palace hotel
- Giá: 800.000 VND
- Địa điểm: nằm ngay góc mặt tiền đường Sisowath, ngay trung tâm thành phố. Chỗ này cũng khá tiện vì vừa gần nhiều nơi tôi cần đi, kế bên lại là cái chợ nữa nên cũng nhộn nhịp lắm.
- Nhân viên: cũng nhã nhặn, nhất là anh bồi – luôn cười, bảo gì dạ đó. Không ý kiến nhiều.
- Chất lượng phòng: tôi cũng không có đòi hỏi nhiều, miễn là trông thấy sạch sẽ, nhà vệ sinh cũng gọn gẽ thì ok thôi.
- Điều cần nói: đối với phòng ở đây thì tôi không ý kiến nhiều, nhưng khi tôi tắm xong có dùng khăn của khách sạn, tôi cũng thuộc dạng kỹ và tinh ý nên cũng nhìn một chút trước khi dùng. Tôi phát hiện một cái khăn có hai vết nhìn như là vết máu khô. Và tôi không dùng khăn của khách sạn nữa.



https://c7.staticflickr.com/9/8568/28430244566_8751a608ae_z.jpg

Phòng ốc cũng ổn, toilet thì sạch sẽ trừ cái khăn tắm :v

Con Lạc Đà
07-08-2016, 12:15
Mà mãi đói quá chưa biết ăn gì, lọ mọ kiếm chỗ để thực cho qua cơn đói, mà cha mẹ ơi, chả hiểu sao lúc ấy bỗng dưng lại thèm fast-food một cách khó hiểu mà lại muốn ăn burger mới ghê. Bụng làm dạ chịu vậy, cố gắng kiên nhẫn search cái tiệm burger nào gần nhất để ăn dù wifi thì cứ bấm vào web quay gần 5 phút chưa xong. Rồi rốt cuộc cũng kiếm được cái quán burger gần đó, mò mẫm một hồi cũng ra đường. Trước đó tôi cũng suy nghĩ về việc tìm đường mà đi rồi, nhưng tay xách nách mang cái bản đồ đi trong nội đô khi mà công nghệ với Google Map là người bạn đồng hành khá tốt. Dự là ăn cho no bụng rồi đi vào khu chợ để kiếm SIM.



https://c3.staticflickr.com/9/8296/28430243866_15bbe9bd39.jpg

Không thực khó mà vực được quãng đường tiếp theo


Thực đã có, nên giờ tới vực đạo phượt, hề hề.
Ban đầu thì tôi tính dùng bản đồ rồi tự mò mà đi, nhưng tôi thuộc thế hệ nửa mới, nửa cũ và tôi có phần thiên về cái mới hơn. Do con điện thoại dạng SIM free, sao lại không, thế là tôi tản bộ dạo khu chợ gần khách sạn nơi tôi ở để kiếm tiệm bán điện thoại vì tôi đã tìm hiểu trước thông tin được biết là bên Cam cũng dùng giống với Việt Nam mình. Tức là mua một cái SIM, rồi nhờ ông thổ dân đăng ký 3G + nạp tài khoản mà mình tiên liệu đủ dùng trong khoảng thời gian mình ở đây. Cứ như thế thì mình sẽ có một cái GPS – điện thoại ngon lành, dễ dùng, dễ đi lại hơn. Đi qua đi lại, đi tới đi lui, rồi tôi quyết dừng lại trước một căn nhà – từ kiểu nhà, cách bài biện bên ngoài, cho đến người nhìn từa tựa Việt Nam mình quá.
Thế là tôi bước vào và hỏi mua SIM card để dùng internet 3G, ban đầu tôi gặp người phụ nữ trung niên tầm U50 khá to lớn. Khi tôi vừa nói vài câu, thì bà ấy bắt đầu nói tiếng Khơ-me kêu một cậu nhìn khá thư sinh với mỗi chiếc quần đùi trên người ra nói chuyện. Với vốn tiếng Anh vừa đủ của mình, tôi cố gắng nói chuyện và diễn tả cho cậu ấy hiểu là mình muốn gì. Dù rằng khoảng cách ngôn ngữ chưa tương đồng, có nhiều điểm bất cập nhưng cuối cùng thì qua vài từ “khóa”, cậu ta cũng hiểu ra là tôi muốn dùng internet. Cậu ta cũng có hỏi tôi là dùng mạng gì, như thế nào, thật sự là tôi có dùng bên Cam bao giờ đâu nên tôi để cậu ta tự chọn cho mình. Bấm bụng suy nghĩ và mong là nó đừng có bắt chẹt, lừa mình, ai dè cậu ta cũng thật thà, lấy cái SIM của nhà mạng Smart rồi tìm cách kết nối mạng cho cái điện thoại của tôi. Cứ thấy dập dìu, tưởng là con điện thoại của mình nó không tương thích thì coi như vỡ nồi chè chuyến đi này. Thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng nó cũng ăn sóng. Thế là tôi kêu cậu ấy nạp thẻ tiền thêm cho tài khoản để tôi có thể xài cho cả chuyến lưu trú ở Cam này. Tôi không nhớ rõ là mình nạp bao nhiêu nhưng tầm vào khoản 4 – 5 đô gì đó.



https://c2.staticflickr.com/9/8701/28740449521_544e5196a1.jpg
Ảnh cái SIM của nhà mạng Smart, tôi vẫn còn lưu giữ để làm kỷ niệm

Con Lạc Đà
08-08-2016, 12:02
Vui vẻ và bằng lòng với hiện tại, tôi bước ra và khám phá Phnom Penh cho riêng mình!




PHNOM PENH



Phnom Penh, thủ đô của đất nước Campuchia và cũng là thành phố đông dân nhất và cũng là trung tâm, động lực thúc đẩy kinh tế của cả nước. Nằm tựa bên bờ sông bên bờ sông Mekong, thành phố còn là trung tâm về lĩnh vực chính trị, an ninh, ngoại giao và là nơi thừa hưởng các di sản văn hóa lớn của dân tộc Khơ-me.

Thành phố mang trong mình nhiều kiến trúc và điểm đến đẹp đậm chất lịch sử với nhiều công trình còn lưu giữ dấu ấn thời Pháp thuộc đã biến Phnom Penh thành điểm đến không thể thiếu đối với cả du khách trong và ngoài nước. Trải quan nhiều giai đoạn, biến cố thăng trầm của lịch sử kể từ thời nằm dưới sự bảo hộ của Phá, giai đoạn chiến tranh Đông Dương và đáng sợ nhất và ghê tởm nhất chính là cuộc diệt chủng của Pol-Pot – Khơ-me đỏ. Tuy nhiên, sức sống và con người nơi đây đã một lần nữa là minh chứng cho một thời kỳ đen tối đã qua không thể quật ngã ý chí đi lên của con người, một dân tộc Campuchia bị chia rẽ, phân cách, bị đàn áp, bị giết hại nay đã đứng dậy và hòa vào dòng phát triển chung của khu vực và nhân loại. Tại đây, tâm điểm và cũng là đầu mối giao lưu, thương mại, văn hóa đã giúp cho Campuchia, cũng như thủ đô Phnom Penh sống lại để đem những giá trị của một nền văn minh Khơ-me đặc sắc đến với thế giới.

Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và đã xuất hiện từ rất lâu đời, có thể nói là nó cổ xưa hơn tất cả những tôn giáo lớn khác. Dựa trên hình tượng đức Phật, phật pháp được đưa vào trong nếp sống, niềm tin nơi tín ngưỡng và việc thực hành tín ngưỡng. Xuất phát từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại sớm nhất trên thế giới – nền văn minh Ấn Độ, để rồi Phật giáo được truyền bá đi nhiều nơi tại châu Á, trong đó có Campuchia.

Phật giáo đã tồn tại từ rất lâu đời ở Campuchia, theo ước tính thì ít nhất nó đã xuất hiện ít nhất được 5 thế kỷ và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, tín ngưỡng, tập tục và văn hóa của người dân Khơ-me (có con số lên đến 95% dân số Campuchia theo Phật giáo) với đại đa số họ theo Phật giáo nguyên thủy – hay còn có tên gọi quốc tế khác là Phật giáo Theravada.

Theo nhận xét cá nhân tôi, phải nói rằng Phật giáo Theravada có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân đất nước này. Bằng nhiều công trình, kiến trúc, đền đài, nơi thờ tự đều mang đậm dấu ấn của Phật giáo, đó là lý do vì sao nhiều người và theo báo đài tại Việt Nam, tôi được biết Campuchia dưới một cái tên khác hơn đó là “Xứ sở chùa, tháp”.

Do đó, trong lịch trình đi Phnom Penh kỳ này, ngoài thưởng thức cuộc sống, con người Campuchia, thì được thăm các di sản Phật giáo là một điểm nhấn của chuyến đi.

Con Lạc Đà
08-08-2016, 22:58
WAT OUNALOM

Dưới ánh chiều tà, tôi tìm đường đi đến chùa Ounalom!




https://c5.staticflickr.com/9/8500/28203188100_e9c1cc0c6b_c.jpg
Nhìn từ bên ngoài



Cái nhìn thoáng qua về lịch sử và hiện thực:

Theo dấu về nguồn gốc của ngôi chùa, ta có thể tìm thấy chùa được xây dựng vào thế kỷ 15, tức là vào năm 1422 theo lệnh của vua Ponhea Yat, vị vua cuối cùng của Đế quốc Khơ-me. Đây là một trong năm ngôi thiền viện được xây dựng dưới triều đại của Ponhea Yat khi mà thành phố Phnom Penh được quốc vương chọn làm thủ đô mới.

Ngày nay, chùa được dùng làm trụ sở chính của Giáo hội Phật giáo Campuchia, cũng như là nơi ở của Pháp chủ - người đứng đầu giáo hội. Ngôi chùa là một công trình tổng thể gồm 44 kiến trúc, nằm cách Cung điện Hoàng gia tầm 250 mét, và hướng mặt ra cầu cảng Sisowath dọc sông Mekong. Bên trong ngôi chùa là nơi tu hành của vài trăm nhà sư, và một thư viện bao gồm rất nhiều tài liệu, ghi chép vào khoảng 30.000 đầu sách. Tuy nhiên, nhiều công trình, tượng đài và dấu tích đã bị hủy hoại, tàn phá trong suốt thời kỳ đen tối nhất của lịch sử dân tộc Campuchia – Thời kỳ Khơ-me đỏ.



https://c4.staticflickr.com/9/8280/27870755883_ddcb257ab1_c.jpg
Từ trên cao, hướng ra cầu cảng Sisowath và sông Mekong

Con Lạc Đà
09-08-2016, 00:49
Sau khi được phục hồi, chùa được dùng cho nhiều mục đích khác nhau như giống với tên gọi, nó là một ngôi chùa cho người vãn cảnh đến cầu Phật, nó cũng là nơi dùng để giảng dạy Phật pháp, là một tu viện với nhiều tài liệu quý để tham khảo, là nơi ơi và cũng là một cái tháp ứng với tên gọi của nó. Đó chính là tháp Ounalum, nơi cất giữ một chiếc lông mày của Đức Phật.



https://c1.staticflickr.com/9/8001/28203187400_18c72d27c5_c.jpg
Cảnh nhìn thẳng vào chính điện

Con Lạc Đà
09-08-2016, 13:26
Nằm về phía sau của chánh điện, một tầng thượng được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo, lên đến tầng thứ ba. Trên tầng ba này, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều bức họa, chứa đựng nhiều hình ảnh khắc họa lại triết lý nhà Phật dựa trên cuộc đời của Phật tổ.




https://c7.staticflickr.com/9/8477/28203186030_68b591dcb5_c.jpg
Đường lên tầng thứ ba



https://c5.staticflickr.com/9/8764/28381287692_6ed76d28fc_c.jpg
Bên trong điện với nhiều hình ảnh khắc họa về cuộc đời của Đức Phật

Con Lạc Đà
09-08-2016, 15:25
Ngoài ra, còn vô số các tượng Phật bằng đá hoặc đồng được chế tác tinh xảo dùng cho việc trang trí trong chánh điện trong những buổi thực hiện nghi lễ. Và cũng là để tỏ lòng thành dâng lên Đức Phật.




https://c8.staticflickr.com/9/8217/27870757383_cee4822a12_z.jpg
Một số tượng Phật được đặt xung quanh cùng nhiều măm hoa, quả để cúng chùa




https://c4.staticflickr.com/9/8795/27870756763_14b0eb85b7_z.jpg
Một bức tượng Đức Phật được chạm khắc khéo léo, tôi không chắc nhưng có thể nó làm bằng gỗ

Con Lạc Đà
09-08-2016, 16:41
Khi nhìn qua bên tay phải, tôi thấy có ba bức tranh, trong đó có hai bức tôi nhận ra người được vẽ là ai. Bức còn lại, có thể là vị Phát sư vừa “niết-bàn” của chùa. Trong hai bức tranh mà tôi nhận ra được người trong đó thì người đầu là Quốc vương hiện tại – Norodom Sihamoni và người còn lại chính là cựu vương khá nổi tiếng – Norodom Sihanouk.
Đối với ngài Hoàng Norodom Sihamoni thì ông nối ngôi khi cha ông – cựu vua cha Norodom Sihanouk đột ngột thoái vị vào năm 2004. Ông là con cả trong một gia đình đông nhân khẩu của cựu vương Sihanouk, mẹ ông là con lai Campuchia và phương Tây. Vị vương là một người đa tài khi ông có thể nói và hiểu tốt nhiều ngôn ngữ và ông còn là một hướng dẫn viên môn nhảy cổ truyền của Campuchia. Hơn thế nữa, ông có nhiều đóng góp lớn lao trong việc truyền bá văn hóa Khơ-me khi ông được chỉ định làm đại diện phái đoàn Campuchia tại UNESCO.

Vị vương Sihamoni hiện vẫn độc thân và cũng chính vua cha Sihanouk đã có lần tuyên bố là con ông “yêu quý phụ nữ như là chị/em của mình”.
Nhắc đến vấn đề này, khi tôi trên đường từ Siem Reap để đi Poipet, anh tài của tôi – một người từng là sinh viên đại học như theo lời anh ta kể - đã cho bày tỏ chứng kiến của anh ấy về vị vua của mình.

Anh tài: “Ông ấy đối với tôi như một anh chàng ẻo lả, mà không muốn nói là giống người giới thứ ba”

Về việc này, tôi xin được kể chi tiết hơn ở phần sau khi tôi du hành từ Siem Reap sang Poipet.




https://c5.staticflickr.com/9/8461/28381287132_c815aaefd6_c.jpg
Chân dung vị vương Norodom Sihamoni




Về phần cựu Hoàng – hay nay là cố quốc vương Norodom Sihanouk thì là cả một câu chuyện dài gắn liền với quá khứ “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” của vị vua này. Chuyện hãy còn dài, nên tôi cũng quyết định là để phần sau kể rõ hơn về lịch sử, về chính kiến của người trong cuộc mà tôi gặp, cũng như ý kiến của cá nhân tôi.




https://c1.staticflickr.com/9/8888/28203185520_6bf307955b_c.jpg
Ảnh chân dung của cố vương Norodom Sihanouk

Con Lạc Đà
09-08-2016, 18:05
Vãn cảnh chùa, tôi bước ra ngoài sân thì thấy một đám trẻ nhỏ đang vui đùa bên cạnh chiếc chuông, chúng còn nghịch ngợm gõ vào chuông. Một lúc sau thì sư ông đến rầy bọn nó vì tội phá phách nơi cửa chùa thì phải, do tôi không hiểu tiếng Khơ-me nên tôi chỉ có thể suy đoán dựa trên thái độ và gương mặt của nhà sư thôi. Tuy đây chỉ là sự nghịch ngợm, nhưng khi tiếng chuông reo lên, ở một khoảng cách không xa cho lắm, khi thời gian đang chuẩn bị chuyển sang cảnh chiều, lòng tôi như trải vào cái không khí nửa tỉnh lặng, nửa xôn xao nơi phố thị. Cái hình ảnh thanh tịnh nơi cửa chùa khiến cho lòng mình đầy thanh thản.





https://c2.staticflickr.com/9/8813/27870758033_f5977c9b11_c.jpg
Bọn nhóc “quậy” bên chuông chùa

Con Lạc Đà
10-08-2016, 13:45
Tôi lại tiếp tục hòa mình xuống con phố của thủ đô Phnom Penh, khung cảnh hai bên nhà cửa nằm liền kế bên nhau, san sát đến từng mi-li-mét, và chợt nhận ra mọi thứ có nhiều nét tương đồng với nhà cửa Sài Gòn. Trên một con đường, hàng dãy nhà được trưng dụng làm quán café, tiệm spa hay mát-xa (xa trong hay xa ngoài thì tôi chưa thử nên không biết), các đại lý du lịch nhận làm tour cho khách (chủ yếu là cho khách nước ngoài), và nhiều thứ khác. Thoạt nghĩ sơ qua thì cũng không lấy làm gì đặc biệt, nhưng khi nhìn kỹ thì từ cách bày trí, cách trang trí trên cửa kính, biển hiệu từ biển thông thường cho đến biển điện tử, người đi dưới phố cho đến người đi xe máy thì phông cách không khác với Việt Nam là mấy, thậm chí có thể nói là, nếu họ không ghi chữ Khơ-me, tôi có thể dễ dàng nhầm lẫn là mình đang ở con phố nào đó trong Sài Gòn. Xen lẫn giữa những cái mới với kiểu kiến trúc thời Pháp để lại, khiến tôi có một cái cảm giác tuy xa nhưng lại gần gũi, cũng đây đó thấp thoáng nét sinh hoạt đồng thanh đồng thủ với người Việt ta. Chắc cũng vì như thế mà ngày xưa, từ những thế kỷ trước, người phương Tây – hay chủ yếu là người Pháp, họ gọi chung là Indochine – Đông Dương. Phnom Penh, còn có cái tên khác trong tiếng Việt là Nam Vang – chắc nhiều bạn biết hủ tiếu Nam Vang?! - vì đó được ví như là “Hòn ngọc Á châu”.





https://c1.staticflickr.com/9/8671/28203217640_7b640f3233_c.jpg
Một góc phố tại Phnom Penh, phía trước chính là cung điện hoàng gia

Con Lạc Đà
10-08-2016, 15:28
CUNG ĐIỆN HOÀNG GIA CAMPUCHIA



Cứ thế đi tiếp, rồi hiện ra trong mắt tôi, từ đàng xa, đó chính là Cung điện Hoàng gia Campuchia – nơi sinh sống của gia đình Hoàng tộc. Đây là một công trình kiến trúc đặc sắc và độc đáo tại Phnom Penh, cung điện mang đậm dấu nét của nền văn hóa Khơ-me được khắc họa lên các công trình bên trong khu phức hợp Cung điện Hoàng gia.




https://c6.staticflickr.com/8/7319/28486430605_487e448fa1_c.jpg
Một góc nhìn về phía khối kiến trúc của Cung điện Hoàng gia




Các công trình chính của toàn thể Cung điện: hệ thống tường rào bao quanh, chánh điện, đền Phật lục bảo – Wat Preah Keo Morakot, các tượng tháp – chedei và nhiều tranh tường.

Hệ thống tường rào bao quanh cung điện với mục đích bảo đảm về mặt an ninh, cũng như là một hệ thống phòng thủ trước các cuộc tấn công từ bên ngoài. Lúc tôi đi rảo quanh tìm lối vào, tôi tìm được đến cổng nhưng người ta bảo rằng đây là cổng lớn, không có cho vào; du khách phải đi thêm chừng 200 mét nữa để tìm cổng nhỏ có quầy vé để vào. Tôi lại lăn tăn tìm đến cổng “du lịch” mà vào, trên đường tôi thấy hai anh lính đang ở trong chốt canh, hai chân bên thẳng bên cong, chắc mỏi giò vì đứng gác lâu quá. Thấy tôi nâng máy lên chụp, hai anh nhìn thấy nên cũng nhanh chân vào vị trí “nghiêm” để lấy cảnh, hì hì.






https://c7.staticflickr.com/9/8884/28203216950_d20f3a1654_c.jpg
Chốt canh của hai anh lính

Con Lạc Đà
10-08-2016, 20:52
Thời tiết lúc ấy, khí trời còn nóng, nhiệt độ còn râm rang khiến cho cơ thể tôi hơi mệt vì thiếu nước do tôi đã cuốc bộ được một lúc rồi. Sau mà càng đi tôi lại càng thấy ít du khách quá, không lẽ họ đóng cửa rồi??? Vì khi đang đi tôi có thấy họ trang trí khá nhiều hình ảnh của một quý bà ngồi trong ghế bành của Hoàng gia, trên đầu bà còn đeo vương miện, cũng hơi lớn tuổi rồi nên tôi cũng suy nghĩ chắc là mẹ vua. Có những dòng chữ được viết ngay phía dưới bà nhưng tôi không đọc được vì tất cả là tiếng Khơ-me. Có thể là họ đang tổ chức lễ lộc gì đây, phen này mất công đi rồi . . . mà thôi kệ, lỡ bước sang ngang rồi, đi tiếp!
Tính tình hậu đậu, đi qua hai cái cửa, hỏi han lung tung mới ra được cái cửa cần vào. Bước vào trong, một dàn hậu vệ “chờ sẵn” để xin “tiền xâu” rồi, vé luôn camera – 25,000 riel, cỡ gần 5 – 6 đô-la. Chẹp, thu phí tận răng quá, mà cũng đáng cho chuyến đi của tôi!





https://c3.staticflickr.com/9/8451/28722523122_50779ba69a_z.jpg
Vé và bản đồ hướng dẫn đi

Con Lạc Đà
11-08-2016, 22:30
ĐẠI SẢNH ĐƯỜNG(*)

Tên đầy đủ trong tiếng Campuchia là ព្រះទីនាំងទេវាវិ� �ិច្ឆ័យមហ័យមហាបា្� ��សាទ, phiên ngữ La-tin là Preah Tineang Tevea Vinnichay Mohai Moha Prasat, đây là nơi mà vua và vị thân tín, tướng lĩnh và quan lại sử dụng trong các buổi chầu để bàn chính sự. Tuy nhiên vào ngày nay, do nền cộng hòa đã được thiết lập, các vị vua đã bị giảm đi đáng kể quyền lực tuyệt đối của mình và họ chỉ còn là biểu tượng mang tính lễ nghi, do đó Đại sảnh đường cũng chi còn dùng cho buổi lễ tôn giáo hoặc lễ lớn của hoàng gia – như lễ đăng quang hoặc lễ cưới hoàng gia – cũng như là nơi để nhà vua tiếp đón khách. Bên trong đại sảnh có ba bộ ngai vàng, một bộ được làm theo kiểu phương Tây (chủ yếu dùng khi đón khách) và hai bộ theo kiểu truyền thống của dân tộc. Đại sảnh đường ngày nay không phải là công trình nguyên gốc, đại sảnh đầu tiên được xây dựng bằng gỗ dưới sự cai trị của vua Norodom, và nó được dựng bằng gỗ; tuy nhiên, nó bị phá hủy vào năm 1915. Đại sảnh ngày nay được xây dựng vào năm 1917 và là nơi làm lễ tấn phong cho vua Sisowath vào năm 1919.





https://c6.staticflickr.com/9/8711/28486431285_6b8f44f79e_c.jpg
Nhìn từ góc xa của Sảnh




(*) tên gọi tiếng Việt là do tôi tự dịch dựa trên cảm nhận riêng của cá nhân!!!

Con Lạc Đà
12-08-2016, 16:01
RẠP ÁNH TRĂNG


Tên đầy đủ trong tiếng Campuchia là ព្រះទីន័ងច័ន្ទឆា� �ា, được sử dụng làm sân khấu cho các hoạt động nhảy múa ca kịch truyền thống Khơ-me trong quá khứ cho đến ngày nay. Cũng tương tự như đại sảnh, rạp được xây mới lại dưới triều vua Sisowath thay thế cho kiến trúc gỗ trước đó. Tuy được xây mới hoàn toàn, nhưng toàn bộ phong cách kiến trúc đều dựa hoàn toàn trên công trình gỗ. Công trình là phần duy nhất trong khối kiến trúc Cung điện Hoàng gia có mặt chính nằm hoàn toàn ra bên ngoài, đối diện với đại lộ Sothearos, được hoàng gia sử dụng trong các buổi lễ ra mắt công chúng, cũng như là nơi tổ chức các bữa yến tiệc mang tính chất Hoàng gia và quốc gia. Đây cũng chính là nơi mà vua Norodom Sihamoni làm lễ đăng quang vào năm 2004.





https://c4.staticflickr.com/9/8266/28486432235_1127bf692c_c.jpg
Chính diện Cung điện Hoàng gia nhìn từ khu quảng trường xanh cạnh sông Mekong phía trước, đây cũng chính là mặt trước của rạp ánh trăng nhìn ra đại lộ

Con Lạc Đà
12-08-2016, 20:14
CHÙA ÁNH BẠC



Khu phức hợp Chùa Ánh Bạc nằm hoàn toàn ở phía Nam của khối kiến trúc Cung điện. Tên chính thức của nó trong tiếng Khơ-me là, trong chùa này chứa rất nhiều vàng và đá quý, đặc biệt là tượng phật nạm đá lục bảo mà xuất xứ của nó cho đến giờ vẫn là điều còn tranh cãi. Đây còn là nơi mà nhiều nhà chạm khắc tay nghề cao được tuyển chọn để làm việc bên trong xưởng chế tác, vào những năm 1906, 1907, một bực tượng phật bằng vàng nguyên chất được đúc tại đây có trọng lượng tương đương 90kg. Dưới thời của vua Norodom Sihanouk, trước thời kỳ Khơ-me đỏ, Chùa Bạc được dát bằng 5000 thẻ bạc với mặt chính được làm lại bằng đá hoa cương của Ý.





https://c6.staticflickr.com/9/8646/28486430245_ebb0d83b2a_c.jpg
Băng qua cổng giữa, tôi chạm mặt chính diện của Chùa Bạc





Bức tường bao quanh chùa chính được bao phủ bằng rất nhiều bức tranh vẽ tường câu chuyện về Riêm kê được sáng tác bởi các họa sỹ vào năm 1903 – 1904.






https://c5.staticflickr.com/9/8768/28454195636_631a692e8c_c.jpg
Câu chuyện Riêm-kê được sáng tác và lưu giữ dưới dạng tranh trên tường





https://c5.staticflickr.com/9/8716/28203216460_589034823a_c.jpg
Loài rắn bảy đầu huyền thoại trong văn hóa dân gian Khơ-me

Con Lạc Đà
13-08-2016, 13:51
https://c4.staticflickr.com/9/8352/28486429915_b31ebf3b27_c.jpg
Tháp tưởng niệm vua Norodom Suramarit – cha của vua Norodom Sihanouk





https://c5.staticflickr.com/9/8517/28203216060_793a79ea18_c.jpg
Các hoa văn độc đáo có trên tháp




Mãn nhãn và choáng ngợp trước các kiến trúc độc đáo của Cung điện, tôi tiếp bước đi vào phòng lưu giữ bảo vật của Hoàng gia. Đi một vòng xung quanh, tôi thấy thích thú trước cái “Long Xa” của vua kiểu nửa thuyền, nửa xe với mái che rất phong thái.






https://c2.staticflickr.com/9/8554/28486429545_dea19b8fe7_c.jpg
Chiếc Long xa của vua, vừa có thể dùng như thuyền, vừa có thể dùng như xe

Con Lạc Đà
13-08-2016, 18:55
Như trình bày trước đó về cuộc đời đầy thăng trầm, nhiều biến động của ông hoàng Norodom Sihanouk.

Ông là con duy nhất của Norodom Suramarit, là cháu đích tôn của vua Sisowath Monivong, những năm cấp hai, ông được đưa đến học nội trú tại trường Lycée Chasseloup Laubat – ngày nay chính là trường THPT Lê Quý Đôn, Sài Gòn.

Khi ông của Sihanouk – tức vua Sisowath băng hà, ngay lập tức Toàn quyền Đông Dương – Jean Decoux đã chọn Sihanouk nối ngôi chứ không phải là cha ông. Ông chính thức đăng quang lần thứ 1 vào năm 1941. Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ông vừa làm vua vừa đóng vai trò là thủ tướng cho chính phủ của quốc gia mới tuyên bố độc lập dưới “áp lực” bảo trợ của phát-xít Nhật. Sau Nhật, ông nhường chức vụ thủ tướng cho một nhân vật diều hâu mang trong mình đậm chất chủ nghĩa dân tộc khá nổi tiếng trong lịch sử hiện đại của Campuchia và Việt Nam – một người Khơ-me đến từ Việt Nam – Sơn Ngọc Thành.

Khi Pháp trở lại, chính phủ trong vương triều của ông lại chuyển về tay chú của ông là Sisowath Monireth với một Campuchia tương đối độc lập hơn, được trao nhiều quyền tự trị hơn là một nước lệ thuộc trước đó. Sihanouk sau đó hai lần đến Pháp vào năm 1946 và 1948 để tham dự lớp huấn luyện vũ trang tại trường Võ bị quân chủng thiết giáp, nơi ông được phong hàm đại úy dự bị trong quân đội Pháp. Sihanouk cố gắng giành lấy quyền độc lập cho đất nước của mình, bằng nhiều cách và phương pháp của riêng mình, ông đã giành lại quyền độc lập từ tay Pháp vào năm 1953.

Để dồn hết công sức cho đất nước non trẻ mời giành lại độc lập của mình, ông chính thức tuyên bố thoái vị vào năm 1955, ngôi vương được trao lại cho cha mình là Norodom Suramarit. Còn ông đảm nhiệm chức vụ thủ tướng để có thể toàn tâm, toàn ý xây dựng đất nước Campuchia. Một số thay đổi quan trọng của chính phủ Sihanouk đó là trao quyền bầu cử cho nữ giới, chọn ngôn ngữ Khơ-me làm quốc ngữ duy nhất. Ông chấp nhận hỗ trợ quân sự từ phía Hoa Kỳ, nhưng cũng chỉ là bằng mặt không bằng lòng vì ông cũng không tin phía Mỹ khi ông nghĩ rằng họ đang tìm cách lật đổ ông, do đó ông lại trải thảm đỏ nhận viện trợ kinh tế từ phía Trung Quốc.

Sau khi cha của ông đột ngột qua đời, ông sáng lập ra chức Quốc trưởng, một mặt ông vừa có thể làm những công việc của một vị vua – nghi lễ Hoàng gia, diễn thuyết trước công chúng và Lễ cấy lúa Hoàng gia, song song ông vẫn lãnh đạo chính phủ. Khi ông đang ở nước ngoài thì ông bị chính phủ Lon-Nol đảo chính lật đổ ông, khiến ông phải chạy sang Bắc Kinh và ủng hộ phong trào Khơ-me đỏ. Khi Khơ-me đỏ nắm chính quyền, ông lại quay về làm Quốc trưởng bù nhìn, dưới sự tàn bạo của Khơ-me đỏ, ông từ chức và đi tị nạn chính trị.

Khi quân Việt Nam giải phóng Campuchia thoát khỏi tay Khơ-me đỏ, Sihanouk vẫn vận động ủng hộ Khơ-me đỏ. Khi quân Việt Nam rút đi, ông trở về Campuchia làm vua lần thứ hai sau hơn 13 năm sống lưu vong ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo hiến pháp mới, thì ông chỉ còn là vua mang tính chất lễ nghi không quyền lực nên có thể vì thế ông thường xuyên dùng lý do “sức khỏe không đảm bảo” để sang Bắc Kinh rồi Bình Nhưỡng để chữa bệnh. Năm 2004, ông chính thức thoái vị và sống tại Bắc Kinh cho đến năm 2012 ông qua đời vì bệnh tim.





https://c6.staticflickr.com/9/8300/28486429885_69ede76097_c.jpg
Một số hình ảnh liên quan đến thời gian ông sống lưu vong cho đến lúc đăng quang lần thứ hai




Nhận định về con người của ông thì bản thân tôi cũng không thể được ra ý kiến khách quan được vì chỉ có người trong cuộc mới biết được tại sao họ hành động như vậy vào thời điểm ấy. Ý kiến chủ quan thì tôi thấy ông vừa là người đáng thương, nhưng cũng là người đáng giận. Đáng thương là vì ông là chủ của một đất nước bị bảo hộ, bị thực dân hóa; trong thâm tâm, ông vẫn tin rằng mình là vua và ông làm tất cả cũng chỉ vì muốn lấy lại quyền lực tối cao như một vị vua, cũng như sự độc lập của Campuchia trước các thế lực nước ngoài. Đáng giận là vì điều đó mà ông bất chấp tất cả, bằng mọi giá dù đó là điều xấu xa, không thể chấp nhận được – như việc ủng hộ Khơ-me đỏ khi tổ chức này đang xé nát, giày xéo và diệt chủng đất nước ông với hơn hai triệu người thiệt mạng.






Bước ra từ Cung điện Hoàng gia, tôi tiếp tục xuống phố, vừa đi vừa ngắm đường xá, nhà cửa hai bên nhộp nhịp, tất bật. Những con người ấy, dù là ai thì họ vẫn phải bôn ba, bươn chải tìm kế sinh nhai cho bản thân và gia đình, khó khăn là vậy, cực nhọc là vậy nhưng vẫn không làm tắt đi nụ cười trên môi họ mà tôi bắt gặp được trên phố. Những gương mặt ấy, tuy lạ nhưng quen, lạ là vì đây là lần đầu tôi gặp họ nhưng chắc sẽ không còn gặp lại lần nữa, quen là vì nhiều người nhưng chung một đặc điểm, ở đâu cũng vậy thôi, tôi cũng gặp những hình ảnh như thế trong một phần cuộc đời mình.

Con Lạc Đà
14-08-2016, 16:41
Đi được một lúc chợt tôi thấy từ xa xa, hình ảnh một cái tháp được dựng lên giữa quảng trường. Đến gần hơn, tôi thấy có vài dòng chữ Việt – Khơ-me “Đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam”, bồi hồi trong lòng như muốn trải nghiệm về một lịch sử đã qua về một quá khứ vàng son, chói lọi đan xen cùng một góc tối với nhiều đau thương mất mát dù là bên nào của chiến tuyến.



ĐÀI TƯỞNG NIỆM HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CAMPUCHIA





https://c8.staticflickr.com/9/8800/27870813623_b058069996_c.jpg
Đài tưởng niệm các quân nhân Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia




Khoảng khắc lịch sử ấy, sau chiến tranh Việt Nam, rộng nghĩa hơn là cuộc chiến tranh Đông Dương mà Campuchia là một phần của cuộc chiến, tưởng chừng như mọi cuộc xung đột đã dừng và tiếng súng đã ngừng để bà con có thể trở về với cuộc sống yên bình. Nhưng đúng thật với câu “Đời không như là mơ”, mà “chuyện đời” này ước gì nó chỉ là “một cơn ác mộng”, tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật và không cách nào chối bỏ được.

Sau khi giành chính quyền từ tay chế độ cũ tại Campuchia, thay vì tập trung kiến thiết và xây dựng lại đất nước vốn bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong cuộc chiến trước đó. Chánh phủ cầm quyền do Đảng Dân chủ Campuchia, tiền thân là Đảng Cộng sản Campuchia – vốn đã từ bỏ con đường để chuyển sang hướng khác, hay còn gọi là Khơ-me đỏ tiến hành các hành động phản cách mạng, chống lại nhân dân như bắt bỏ từ, tra tấn tàn bạo, dã man và hơn thế nữa là xử tử bất kỳ người nào liên quan đến danh mục liệt kê mà chúng đề ra như:

- Có bất kỳ liên hệ với chính quyền cũ hoặc/và chính phủ nước ngoài.
- Giáo viên, trí thức – nói chung là các thành phần có học thức, biết ngoại ngữ hoặc có đeo kính đều được ghép chung là “được giáo dục”
- Bất kể chủng tộc, nhất là người Việt Nam hoặc có liên quan tới Việt Nam và những người không phải người Khơ-me, nhà sư, nhà truyền giáo đều là kẻ thù.
- Những người ở thành thị vốn thiếu kiến thức nông nghiệp trồng trọt đều là kẻ thù.

linhhoncatbui
14-08-2016, 22:01
Tiếp đi bạn, chúc mừng 1 chuyến đi

Con Lạc Đà
14-08-2016, 22:27
Tiếp đi bạn, chúc mừng 1 chuyến đi

Cảm ơn bạn linhhoncatbui, mình vẫn đang viết tiếp đây. Cố nhớ ra từng chi tiết để bài viết nhiều thông tin hơn, và cũng cố gắng trau chuốt câu chữ hơn.

Con Lạc Đà
15-08-2016, 00:02
Chính sự tàn bạo của chúng, hơn hai triệu người đã bị giết hại bằng nhiều hình thức dã man trong suốt thời kỳ đen tối này. Hơn thế nữa, nhờ sự hỗ trợ “đắc lực” của Trung Quốc – một người láng giềng tốt của Việt Nam, và hỗ trợ gián tiếp của Mỹ, Pháp, Khơ-me đỏ đã mở cuộc tấn công vào Việt Nam, gây ra cuộc thảm sát Ba Chúc. Đến lúc này thì chúng ta không thể chờ đợi thêm được nữa, để bảo vệ đất nước cũng như làm nhiệm vụ quốc tế cứu nước bạn, chúng ta đã đánh tan quân Khơ-me đỏ đến tận sào huyệt cuối cùng của chúng. Ngày mà quân giải phóng Việt Nam đến được thủ đô Phnom Penh thì ngày tàn của chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ đã đến hồi chấm dứt.






https://c1.staticflickr.com/9/8252/28454225176_8b4f009265_c.jpg
Quốc kỳ Campuchia và Việt Nam song hành cùng nhau, tuy nhiên hình ngôi sao có phần “mờ đi”

Con Lạc Đà
15-08-2016, 07:42
Cuộc chiến đã qua đi, những thương đau, mất mát cũng đã lùi dần vào quá khứ nhường chỗ cho cuộc sống mới, cho con người mới vào một thế giới mới theo dòng thời gian biết đổi không ngừng. Nhưng bài học lịch sử vẫn còn nguyên ngày nào, và chúng ta không được quên và không thể quên khi người anh, người em, người bạn, người đồng môn, đồng suy nghĩ đã dứt áo để lên đường bảo vệ đất nước Việt ta, cũng như giải phóng nước bạn Campuchia khỏi thời khác tối tăm, không lối thoát vào thời điểm đó.



“Những người con đất Việt, vẫn đầy sức sống mạnh mẽ và bất khuất dù là ở nơi đâu”





https://c5.staticflickr.com/8/7711/28203242220_6500466d17_c.jpg
Đài tưởng niệm quân nhân Việt Nam đã chiến đấu trên chiến trường Campuchia

Con Lạc Đà
15-08-2016, 15:44
Trầm lặng một hồi lâu, tôi tiếp tục lang thang khắp con đường, điểm đến tiếp theo là ngôi chùa được coi là có giá trị quan trọng về mặt lịch sử và tôn giáo – Wat Botum Vathey.





WAT BOTUM





Theo bức tượng đá được khắc theo chữ Khơ-me cổ thì ngôi chùa được xây dựng theo lệnh của vua Ponyea Yat vào năm 1986 theo lịch Phật, tức là vào năm 1442 theo lịch Tây với tên gọi ban đầu là Wat Tayawng. Năm 1865, vua chuyển giao quyền quản lý chùa cho phật giáo nhánh Dhammayuttika, chùa được đổi tên thành Wat Botum Wathei bởi nhà sư Kantie Topodae theo tên gọi của hoa sen được tìm thấy tại chùa. Rất nhiều chính trị gia và các nhân vật có ảnh hưởng đều được an táng tại đây.





https://c3.staticflickr.com/9/8727/27869945874_3769ac9c9a_c.jpg
Đứng trước cổng chùa




https://c7.staticflickr.com/9/8674/27869945334_8a53eb7277_c.jpg
Tháp này là nơi mà nhiều nhân vật VIP được an táng

Con Lạc Đà
15-08-2016, 21:42
Có rất nhiều tranh vẽ về cuộc đời của Đức Phật bên trong, chúng luôn được thay bằng tranh mới nên màu sắc vẫn còn tươi và sáng.






https://c5.staticflickr.com/9/8899/27869945204_0390ae3fb3_c.jpg
Tranh được vẽ khá sinh động về Đức Phật và cuộc đời của ngài





Đâu đấy, tôi vẫn bắt gặp bọn nhóc cùng với các sư trẻ đi tu đang sửa soạn, sắp xếp lại tranh mới về Đức Phật. Có vẻ như bọn nhóc lại phá phách gì đấy mà các anh lớn của chúng không thích lắm, lời qua tiếng lại hơi căng thẳng. Mà tính ra nhiều người trẻ Campuchia hay xuống tóc, khoác áo tu hành quá, có lẽ cũng giống các chú tiểu ở Việt Nam, cha mẹ gửi họ theo học trong chùa cốt để sau này tâm tính của họ sẽ tốt hơn.






https://c5.staticflickr.com/9/8472/27869944764_4f556dcdc2_c.jpg
Các vị sư trẻ và bọn nhóc đang trong phần tranh cãi

Con Lạc Đà
16-08-2016, 11:51
TƯỢNG ĐÀI ĐỘC LẬP VÀ ĐÀI TƯỞNG NIỆM SIHANOUK




Một công trình trọng điểm về mặt lịch sử cũng như văn hóa của Campuchia tại thủ đô Phnom Penh chính là Tượng đài Độc Lập nằm trên vòng xoay giữa hai trục đường chính là đại lộ Norodom và đại lộ Sihanouk.

Tượng đài Độc Lập được khánh thành vào năm 1958 để kỷ niệm ngày Campuchia chính thức giành độc lập từ tay Pháp vào năm 1953. Tượng đài được xây dựng dạng tháp dựa theo hình hoa sen, một biểu tượng được nhìn thấy tại đền Angkor Wat và các di tích lịch sử khác của Campuchia.

Trong các buổi lễ mang tính nghi thức ngoại giao cấp quốc gia, khi có đoàn khách cấp cao tham dự. Ngọn lửa trong bồn sắt sẽ được thắp lên để thực hiện nghi lễ chào.






https://c5.staticflickr.com/9/8676/28454251996_1e49fb95a1_c.jpg
Từ phía bên đại lộ Norodom nhìn sang





https://c7.staticflickr.com/8/7574/27869952894_b4741a6a2f_c.jpg
Trên tượng được trang trí với nhiều thần rắn huyền thoại trong Hindu giáo

Con Lạc Đà
16-08-2016, 15:51
Bên cạnh đó là Đài tưởng niệm Cố Quốc vương Norodom Sihanouk, vốn nhận được sự ủng hộ cũng như tôn trọng của nhân dân Khơ-me.






https://c7.staticflickr.com/9/8077/28454251446_0b6ae013eb_c.jpg
Vua cha – Norodom Sihanouk và tượng đài kỷ niệm chính ông





https://c3.staticflickr.com/9/8694/27869952354_1339fd9f9f_c.jpg
Cạnh đài tưởng niệm là khu quảng trường chính nên rất đông người dân đổ về để tảng bộ kiêm tập thể dục.






Cái nắng ban trưa gắt gỏng đã tàn dần, nhiệt độ cũng giảm đi rõ rệt, một buổi chiều dễ chịu cho tôi dạo quanh Phnom Penh. Đâu đó, những dòng người qua lại mỗi lúc một đông hơn, lượng xe cộ qua lại nhiều hơn có thể là do đã tới giờ tan sở, tan trường nên người người vội vã để trở về nhà ăn tối cùng gia đình hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp đi lai rai đâu đó. Cái thú vui mộc mạc, đơn giản như đá cầu khá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên không còn nhộn nhịp như những ngày trước vì ngày nay mọi người dần có những khoảng không gian và thời gian riêng cho mình qua các thiết bị nghe nhìn thông minh.






https://c1.staticflickr.com/9/8845/28454251136_3203c3e1ab_c.jpg
Người dân xuống phố đi bộ quanh khu quảng trường lúc về chiều

Con Lạc Đà
18-08-2016, 21:31
Cái nắng ban trưa gắt gỏng đã tàn dần, nhiệt độ cũng giảm đi rõ rệt, một buổi chiều dễ chịu cho tôi dạo quanh Phnom Penh. Đâu đó, những dòng người qua lại mỗi lúc một đông hơn, lượng xe cộ qua lại nhiều hơn có thể là do đã tới giờ tan sở, tan trường nên người người vội vã để trở về nhà ăn tối cùng gia đình hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp đi lai rai đâu đó. Cái thú vui mộc mạc, đơn giản như đá cầu khá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên không còn nhộn nhịp như những ngày trước vì ngày nay mọi người dần có những khoảng không gian và thời gian riêng cho mình qua các thiết bị nghe nhìn thông minh.

Chợt tôi bắt gặp một nhóm đang chơi đá cầu, người hơi lớn tuổi có, đứng tuổi có, thanh niên cũng có, không dễ gì bắt gặp được những điều như vậy trong thời đại công nghệ số đang bùng nổ này. Mà chính tôi cũng bị ảnh hưởng rất lớn, thật sự ra là tôi không hề biết chơi đá cầu, nếu chỉ đá thì được, nhưng mà đá trúng một phát thì trái cầu bay đâu mất tiêu luôn, nghỉ chơi, hề hề.






https://c1.staticflickr.com/9/8858/27870361464_ca8824efe1_c.jpg
Tốp trung niên, thanh niên tụ họp đá cầu





Dọc theo một con đường nhỏ để ra bờ kè Sisowath, trước mắt tôi là một dãy bán thức ăn đường phố - hay trong Sài Gòn gọi là bán hàng rong, trải dài cả một dãy trong rất thèm mắt. Các món nướng như thịt, khô mực, ghẹ, cá đuối, rồi những hột gà luộc, cá viên chiên, đậu hủ chiên, v.v. . . trời ơi, mới nghĩ thôi mà đã thèm chảy nước miếng rồi.






https://c1.staticflickr.com/8/7490/28203680960_d1976509b4_c.jpg
Dãy bán hàng rong trên đường nhỏ hướng về Bờ kè

levietnam139
19-08-2016, 11:12
^^ tiếp đi chủ thớt, nhìn hình ảnh là thấy thích rồi.

Con Lạc Đà
19-08-2016, 15:05
^^ tiếp đi chủ thớt, nhìn hình ảnh là thấy thích rồi.

Cảm ơn bạn levietnam139, thread vẫn đang tiếp (^_^)

Con Lạc Đà
20-08-2016, 20:48
Thấy anh nướng mà thèm qua, mà tôi vốn tật ham ăn, nhất là các món nướng, tôi xin phép anh bán hàng cho làm con ảnh. Anh ta nhìn tôi, tôi cố gắng nói và diễn đạt để anh ta hiểu, nhưng chắc tiếng Anh của tôi còn kém quá nên thành ra anh ta chỉ nhìn tôi cười và gật đầu thôi. Gật đầu thì chắc là đồng ý rồi nên tôi vội tay lia máy ngay.






https://c3.staticflickr.com/9/8599/28381754842_d9253c3a95_c.jpg
Anh bán hàng rong và những thớ thịt nướng, yummy





Nhớ lại có một hồi, trên kênh National Geographic tôi xem qua cáp truyền hình, có hẵn một show nói về các món ăn đường phố. Mà quả thật, bản thân tôi cũng không hiểu vì sao mà món ăn “vỉa hè” đôi lúc tôi cảm thấy còn ngon hơn trong nhà hàng nữa. Càng nghĩ càng thèm, càng thèm, thì ăn càng nhiều hơn nữa.

No bụng, ngồi nghỉ một lát, ngắm cảnh ngắm xe chạy trên phố, ngó ra đằng sau, úi trời, cứ nghỉ là phụ nữ Khơ-me da ngăm đen, ai dè cũng nhiều cô trắng như bông bưởi vậy. Mà hình như trào lưu cũ đang trở lại, giờ phụ nữ bôi son đỏ mộng, tóc vàng khè, lông mày cắt gọn nhỏ hoặc lông mày săm lên thôi. Giờ tan trường, thấy học sinh tấp vào những hàng rong này mà nhớ lại hồi còn đi học, ngày nào cũng dằn túi 10k để la cà ăn “hủ qua cà ớt”. Mà nữ sinh bên này đồng phục là áo sơ mi trắng với quần xà-rông xanh dương đậm. Khu công viên ở quảng trường này giờ tập trung nhiều người lớn tuổi đi bộ, hình như có phong trào hay sao vì ở Sài Gòn, ngày nào tôi cũng thấy mấy bà mấy cô tập trung, tư thế sẵn sàng giày ba-ta, quần bơ-đì đi tập thể dục.






https://c3.staticflickr.com/8/7683/28203680490_2288f7e036_c.jpg
Nhìn sang một góc quảng trường với nhiều tán cây xanh thích hợp cho mọi người đi bộ tập thể dục

Con Lạc Đà
21-08-2016, 08:44
BỜ KÈ SISOWATH




Trên đường về lại khách sạn, tôi hòa mình cùng dòng người đi bộ dọc bờ kè cạnh con sông Mekong (trên google map tôi thấy họ ghi là sông Tonlé Sap). Đây là nơi mà người dân thường tụ tập với muôn vàn các hoạt động giải trí, ăn uống, cúng bái, thưởng thức **** chiều mát mẻ khi cái nóng nực của buổi trưa hè đã dịu đi bớt kết hợp với con sông kế bên tạo cảm giác sảng khoái trong người hơn. Ngoài ra, mọi người có thể xem cảnh đua thuyền trên sông trong những ngày Tết Té nước – tiếc là tôi chưa có dịp tham gia.






https://c5.staticflickr.com/8/7617/28381766132_dc20bfbd57_c.jpg
Một trong hai cái miếu Preah Dorngkeu





https://c6.staticflickr.com/9/8215/28408602181_f8da6d62b0_c.jpg
Từ bên này ta có thể nhìn thấy được bên kia sông





Miếu thờ Preah Dorngkeu khá nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh, người dân ở đây tin rằng nếu bạn mong muốn được gì thì hãy đến thắp hương tại đây sẽ thành hiện thực?!! Tín ngưỡng dân gian kỳ thú này cũng tương đồng với người dân trong Sài Gòn, họ cũng hay đi ra các miếu thờ để xin “số”. Tôi còn nghe kể là rất nhiều sĩ tử Khơ-me thường đến đây cầu may trước các kỳ thi đại học diễn ra, “học tài thi phận” mà.






https://c1.staticflickr.com/9/8857/28381765552_dd0483347a_c.jpg
Thấy bà con ra đây cúng bái rất đông

Con Lạc Đà
21-08-2016, 17:50
Đi cũng được một lúc lâu rồi, tôi quyết định quay về khách sạn để nghỉ ngơi một tí, vừa đến cũng chưa chộp mắt được giấc nào thẳng thét nên có phần “mỏi mắt” rồi. Con sâu ngủ lại đến tìm tôi . . . oa, oa . . . ngáp, ngáp . . . khò khò!!!


Chợt tỉnh giấc vì nghe có tiếng ồn từ phía bên ngoài, tưởng là tiếp tân hay quầy phòng gõ cửa gọi mình. Bản thân cũng hơi cáu, vì đang ngon giấc, ngó qua ngó lại tìm cái đồng hồ chả biết quăng đi đâu mất tiêu rồi. Tìm được nó, nhìn vào thì thấy cũng gần tám giờ tối rồi, bụng đói mốc meo ra. Mà quên mất, chưa ra check cửa chắc có người tìm, ra tới nơi nhìn qua cái ô kính nhỏ chả thấy gì. Mở cửa ra thì chỉ thấy một nhóm khách du lịch người gốc Á, xí xô xí xào, mình chả hiểu gì mà ồn không thể tả, coi lại kỹ thì ra là mấy đứa nhỏ nó phá đá vào cửa phòng mình. Nghe ngôn ngữ họ nói với nhau, dù tôi không phải là chuyên gia hay nhà ngôn ngữ học gì, tôi vẫn chắc chắn đó là tiếng Hoa, nhưng còn là Hoa nào thì tôi chịu. Nhớ lại trước có đọc báo mạng, thấy người ta bàn xôn xao về cách hành xử của khách Tàu đi du lịch ở châu Âu, Úc, Mỹ khá là “đậm nét tự nhiên như ở nhà mình”. Mà quả là ồn thật, tôi đóng cửa vào bên trong rồi mà vẫn còn nghe tiếng vọng từ bên ngoài, khẩu âm cao và tốt thật!

Dù gì cũng đã thức và bụng cồn cào lắm rồi, tắm rửa, thay đồ rồi làm một cuốc xuống phố kiếm gì bỏ miệng. Tôi thì đang chuộng ăn gì đó cho nó đậm chất Campuchia hơn, nhưng ngoài mặt tiền đường xunh quanh khách sạn tôi ở chả có gì ngoài các quán mát-xa, quán ăn kiểu Tây dành cho dân lắm tiền thôi. Chợt nhớ ra là gần đây có cái chợ chừng 100 – 200 mét đỗ lại à. Lang thang vào chợ, hơi bẩn và dơ, nên tôi cũng ráng xem xem cái quán nào nhìn “sạch một chút” để ăn. Rồi thấy cái quán hủ tiếu cũng ok, tôi ngồi ì xuống và làm một tô liền, do tật đói lên là ngu người dần nhớ ra là mình quên mất cái máy ảnh ở phòng rồi!!!! Hận mình sao bộp chộp quá, nghĩ lại cũng thôi chứ chả biết sao. Mà cái món hủ tiếu này cũng ngon phết, ngon hơn mỳ gõ ở trước hẻm nhà tôi nhiều, hì hì hì.

Thực xong rồi, tôi lại lang thang vài nơi nữa ở cái trung tâm này, nhưng mà phải nói là ngoài đường chính thì không sao, mấy con đường nhỏ thì nhết nhác với xuống cấp quá. Ổ gà, thậm chí là có một cái ổ trâu nước nữa, đi lại hơi bất tiện. Bên trong mấy cái đường nhỏ thông ra đại lộ Sisowath này có rất nhiều quán bar, club, mấy em áo xanh, đỏ, tím, vàng ngồi đầy ra vẫy tay chào khách, kêu gọi dữ lắm. Nhìn khách ra vào bar chủ yếu là mấy ông Ba Tàu “lị ái ngọ” với khuôn mặt đầy sự sung sướng, chắc nhiều niềm vui lắm nên mới happy ending thế lày. Bỗng dưng tôi giật mình một cái, vì tai tôi hơi thính, nghe đâu đây như tiếng Việt ta, ối chà, bốn em áo đỏ bó gái bar, ngồi trò chuyện với nhau rôm rang. Tôi tưởng mấy em nhà ta chỉ làm ăn ở Sing hay Thái thôi chứ, ai dè đến Cam mà cũng có sao, thật là mở rộng tầm mắt!!!

Càng về đêm, mọi người càng tụ tập rất đông ngay chỗ bờ kè, náo nhiệt như trãy hội, cũng đâu đó có một nhóm khá đông phụ nữ già – trẻ - lớn – bé có hết tập trung lại trước một hướng dẫn viên thể dục của họ để thực hiện theo những động tác nhịp điệu trong tiếng nhạc khá vui tai. Làm tôi nhớ lại các nhóm tương tự trong Sài Gòn mà ở công viên nào bạn cũng dễ dàng bắt gặp được trong buổi sáng sớm khi lái xe đi làm, hoặc buổi xế chiều và tối khi bạn đi về. Đối với cảm nhận của tôi, thì Phnom Penh có cái gì đó rất giống với Sài Gòn, nó giống như một góc Sài Gòn thu nhỏ lại vậy, cái cảm giác tuy xa mà gần.

Trời bắt đầu về khuya, tôi ngồi nóc hai chai bia Angkor để lát cho dễ ngủ, tuy nhiên người ngộm cũng mệt mỏi với đi cả ngày rồi nên cái chân cũng hơi đơ đơ. Ngay trên mặt tiền đường có cái quán spa, giá cả cũng không đắt đỏ cho lắm, nên tôi chọn vào đây để thử xe foot mát-xa của Campuchia nó như thế nào. Bước vào thì tôi thấy đã có một cặp nam nữ Tây đang ngồi chờ sẵn rồi, tưởng là còn lâu mới tới lượt mình ai dè chọn menu xong thì đi bóp chân luôn. Chắc do chân tôi chân trâu rồi hay sao mà mát-xa foot xong chả thấy có cảm giác gì, chỉ có cái cảm giác dầu mà họ bôi lên chân mình vẫn còn sền sệt dù đã lau chùi. Nhìn chung là đã thư giãn hơn, tôi bước ra thì hàng quán xunh quanh đóng cửa gần hết, ban nãy còn đông vui giờ thì không khí lắng hơn và yên ả hơn nhiều rồi. Nhìn đồng hồ thì đã điểm 11:00 giờ rồi, cũng gần khuya, thôi dừng cuộc chơi tại đây, về lại khách sạn thôi.

Về tới khách sạn thì tôi tá hỏa vì họ tắt đèn tối thui à?!!! Hơi ngộ ở vụ này, vì thường đa phần khách sạn họ vẫn luôn giữ đèn ở cổng vào và quầy tiếp tân. Tôi tưởng họ đóng cửa nhốt tôi ở ngoài luôn rồi chứ, bước vào thấy anh bảo vệ ngồi ngủ ở cổng, ảnh tỉnh giấc khi tôi đi vào. Tay tôi cầm chìa khóa nên ảnh mới biết tôi là khách nên không nói gì. Thôi thì cũng xong một đêm để ngày mai đi tiếp hành trình.

Con Lạc Đà
21-08-2016, 23:36
WAT PHNOM




Bừng tỉnh cho một ngày mới tiếp theo của mình, tôi dùng bữa sáng free buffet tại hotel, cũng vừa mỏ không tệ chút nào. Chợt nhớ lại là hôm qua có hứa với anh xế là hôm nay anh xế sẽ đến đón mình đi Tuol Sleng, nhưng còn hẵn nhiều thời gian từ đây cho đến lúc đó. Tôi quyết định chọn đền Wat Phnom trong số những điểm đến mà tôi đã liệt kê trước đó để đi khi có thời gian “chết” thế này.

Tiếp tục sự nghiệp “bước trên đôi chân” của mình, tôi vừa dạo phố sáng vừa tìm đường đến Wat Phnom. Dọc đường đi phố xá buổi sáng khá đông đúc người qua kẻ lại, khu chợ đêm qua tôi đi, dưới ánh sáng ban ngày tôi có cảm giác khá lạ lẵm có lẽ là do nhiều hàng quán mở ra hơn và đông người hơn chăng?! Xem máy là chủ lực di chuyển của mọi người, tôi dễ dàng gặp được các nhãn xe Honda hay Yamaha quen thuộc trên đường phố ở nhà, các tiệm/cửa hàng buôn bán cũng bày biện và dựng giống như chợ ở Sài Gòn. Tôi nhớ là ở Campuchia, khi đi xe máy mình phải đội mũ bảo hiểm theo luật nhưng tôi không thấy điều đó là một sự bắt buộc cho lắm. Người đội người không, xe có nón, có xe chả thấy nón đâu, công an thì ngồi đầy đường đấy cũng gần như chả quan tâm là bao.






https://c4.staticflickr.com/9/8547/27871302763_9edd317feb_c.jpg
Một góc chợ vào buổi sáng sớm





Dream, Wave là hai dòng xe máy phổ biến di chuyển trên đường mà tôi được tận mắt thấy, bên cạnh đó cũng có một số dòng xe khác nhưng số lượng vừa phải hơn như Mio, PCX, Sirious. Chắc mấy hãng xe họ làm chung cho thị trường Đông Nam Á hay sao mà không có sự khác biệt mấy. Hay mấy xe này nhập từ Việt Nam sang đây?!
Tôi thấy cái quán hủ tiếu này đông khách gớm, cách phục vụ và hàng xá sao mà có nét tương đồng quá, kể cả thực khách cũng một cách chung (ăn xong quăng xương hay giấy chùi xuống đầy dưới đất).






https://c7.staticflickr.com/9/8638/27870381694_b2ab21a41d_c.jpg
Cái quán hủ tiếu/mỳ này đông ghê, tôi thấy có số là 126 – chắc là số nhà của quán

Con Lạc Đà
22-08-2016, 12:34
Trên đường đi tôi thấy một tòa nhà được xây dựng theo phong cách rất Pháp trong thời kỳ còn là thuộc địa của mẫu quốc này. Tòa nhà đó có bản tên theo tiếng Khơ-me, trong tiếng Anh tôi dịch ra là Bưu tín Campuchia, trước đây chính là trụ sở chính của thực dân Pháp tại Campuchia. Phải nói rằng là trong kiến trúc và xây dựng thì người Pháp làm rất tốt, nhiều tòa nhà, công trình của họ xây vẫn còn được dùng cho đến ngày nay mà chưa chắc gì các căn nhà kiểu mới có thể làm tốt hơn.






https://c6.staticflickr.com/9/8621/27871301933_30ec450c3c_c.jpg
Trụ sở chính của Bưu điện Campuchia




Một lúc sau, từ phía xa tôi thấy được đỉnh tháp của Wat Phnom, trên đường ở khu trung tâm này thì nồm nộp xe hơi, lượng xe hơi khá nhiều, chắc bên này làm ăn được nên thành ra người ta có tiền để mua xe ô tô dễ dàng như thế?!





https://c1.staticflickr.com/9/8738/28381779272_444ab45885_c.jpg
Đỉnh tháp Wat Phnom





Bảng tên khá rõ ràng về Wat Phnom, được thể hiện bằng tiếng Khơ-me và tiếng Anh.


https://c6.staticflickr.com/9/8119/27871300813_5dd1ed4521_c.jpg

Con Lạc Đà
23-08-2016, 16:00
Đối với đền này thì người Campuchia không phải trả phí ra vào nhưng du khách nước ngoài phải trả phí 1 đô-la. Chợt một vị sư bước vào, dù vị sư còn trẻ tuổi, nhưng tôi lại thấy bà cô cũng đứng tuổi rồi vẫn quỳ xuống để xái lạy vị sư. Ở đây không phải là tuổi tác nữa mà là người ta tin vào Đức Phật, tin vào những gì mà ngài dạy bảo cũng như những học trò theo chân ngài. Điều đó làm tôi thấy được niềm tin nơi cửa Phật của người Khơ-me là khá lớn.






https://c5.staticflickr.com/9/8765/28381778172_ff26dd43d9_c.jpg
Vị sư và một cô phật tử lớn tuổi





Theo lời kể từ xưa, bà quá phụ giàu có Penh đã nhặt được một thanh gỗ trôi sông, khi mở thanh gỗ ra bà tìm thấy bốn bức tượng Phật bằng đồng. Vì một niềm tin nơi cửa Phật, bà đã cho đấp một cái đồi và xây trên đó một ngôi miếu nhỏ để thờ bốn bức tượng Phật. Cũng chính vì sự linh thiêng một thời của nó, mà vào năm 1437, vua Ponhea Yat đã hạ lệnh cấu trúc lại khu đồi cho nó cao hơn, và cũng chính từ khu đất xunh quanh này, cùng với những câu chuyện liên quan đến bà quá phụ Penh, thành phố Phnom Penh ra đời và là thủ đô mới của đất nước Khơ-me.

Bên trong đền có tháp chứa di cốt của vị vua Yat và gia đình ông. Wat Phnom còn là nơi diễn ra các hoạt động ăn mừng Tết Khơ-me và lễ Pchum Ben – một lễ hội văn hóa của người Khơ-me dành cho người đã khuất, có thể nói nó khá giống với lễ Vu-lan ở Việt Nam.







https://c6.staticflickr.com/9/8313/27871299813_484bbdc70b_c.jpg
Chính điện đền Wat Phnom quan sát từ vòng xoay cung đường Baksei Cham





https://c1.staticflickr.com/9/8649/27870379624_2b18733522_c.jpg
Một góc khác nhìn từ phía sau ngồi đền

Con Lạc Đà
24-08-2016, 15:13
Đi vòng vòng xung quanh để ngắm quang cảnh, chợt có một cô gái ngồi trên ghế đá ở vỉa hè của vòng xoay hình như là mới làm một “hít” hay sao nên ánh nhìn ma quái lắm. Chợt cô ta hỏi tôi cái gì đó, tôi thấy hơi rợn nên cũng chuồn lẹ, nhân tiện đây cũng phải nói là khi đi đâu chơi cũng vậy, vui nhưng không quên sự an toàn của bản thân. Ngoài lên kế hoạch đi thăm thú, tôi cũng thường lên sẵn kế hoạch phòng bị cho bản thân, cho bất kỳ trường hợp nào có thể xảy ra.

Mà lang thang mãi rồi, nhìn lên đồng hồ quên mất là mình còn có cuộc hẹn với anh xế mà mình hứa kêu ảnh chở đi Tuol Sleng sau giờ trưa. Không về khách sạn kịp, lão đến đó không thấy mình lại bắt đầu chửi bới trong lòng thì lỗ nhỉ của mình lại ngứa nữa.
Trên đường trở về khách sạn, phải nói là dân Campuchia cũng lắm người có của thật, xế hộp đậu đầy đường phố, giàu nghèo thế nào chưa biết, còn dựa trên nhiều yếu tố, nhưng mà phải nói dân Cam, Thái, Miến chịu chi thật. Đi dạo trên phố thấy ôtô nhiều lắm, thế mà toàn lọt tốp những nước đang phát triển. Ở vụ này thì dân ta khôn hơn cái chắc vì toàn chơi . . . xe gắn máy, nhưng sau này càng lúc càng nhiều ô tô không kém. Ngẫm lại như Toàn Shinoda ngày xưa có nói trong một clip, “cầm vô lăng Bentley phi qua 25 bang của nước Mỹ”, ước gì một ngày mình cũng ôm vô-lăng RR phi qua 25 nước nhỉ, hề hề hề.






https://c7.staticflickr.com/9/8360/28381776302_3aa13f35ca_c.jpg
Về lại khách sạn thôi

Con Lạc Đà
24-08-2016, 21:46
TUOL SLENG




Trường học là nơi mà con người được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục, là nơi để con người ta tiếp cận với kiến thức, tri thức của nhân loại, là nơi để hướng dẫn, giảng dạy và đào tạo nên một con người với nhân cách tốt, tâm hồn đẹp làm đẹp cuộc sống này hơn. Nhiều nền văn hóa khác nhau, tôn giáo, truyền thống khác nhau nhưng điểm chung của nó luôn nằm ở chỗ là hướng con người đi vào cái thiện, chia sẻ cho nhau, giúp đỡ nhau và hiểu về nhau hơn.

Khi nghĩ về trường học, hình ảnh trong tôi là tiếng vọng của cô hay thầy giáo từ bục giảng, tiếng của học sinh đọc theo những gì mà người thầy của mình hướng dẫn. Hay tiếng đùa vui nô nức nơi sân trường trong giờ nghỉ giải lao, sự ngây thơ, hồn nhiên trên mặt các em. Đây luôn là nơi xuất phát điểm, trang bị cho chúng ta nhiều thứ trước khi bước vào cuộc sống tiếp theo. Nhưng trường học cấp hai tại Phnom Penh này lại là một ngoại lệ, một ngoại lệ mà nhân loại không muốn và không mong muốn có một ngoại lệ thứ hai – Tuol Sleng.






https://c1.staticflickr.com/9/8677/28381798632_33ba165868_c.jpg





Về đến khách sạn, anh xế đã chực chờ tôi sẵn đó rồi, hơi sớm so với dự kiến gần một tiếng đồng hồ, dịch vụ tận răng luôn nhỡ. Tôi vào trong soạn đồ rồi check-out khách sạn, sau đó thì tôi vác camera ba-lô lên mình rồi ra xe cho anh xế chở. Vừa ra là anh xế đã bắt đầu tám chuyện liên tục rồi:

Anh xế: Chờ sơ lâu quá?!
Tôi : Hả?! Lâu gì, tôi dặn anh là sau giữa trưa hãy đến mà?
Anh xế: Đâu có, anh dặn tôi đến trước 11 giờ mà???
Tôi thầm nghỉ trong bụng, chắc anh xế cũng đói khách lắm rồi nên bám theo mình như tủ lạnh side-by-side luôn, sợ vụt miếng ăn cho thằng khác.
Tôi: Thôi anh chở tôi đi Tuol Sleng ngay và luôn, lát nữa tôi phải đón xe sớm đi Siem Reap.
Anh xế: Ok, let’s go!

Muốn lẹ để kiếm tài tiếp theo chạy hay sao mà vừa lên xe, anh xế phóng nhanh như điện vậy, tôi cũng hơi giật mình một chút. Chạy được một lúc, tôi nhìn lại thì thấy trên xe ảnh có cái nón bảo hiểm cho khách. Tôi mới hỏi là có cần đội vào không, ảnh bảo nếu thích thì đội, không đội cũng chả sao?! Đúng là hai dân tộc một phong cách, may là ở Sài Gòn, bên bộ phận CSGT làm “căng” nên thành ra mọi người ngoan lắm, hầu hết chấp hành nghiêm túc. Dù biết rằng đội nón bảo hiểm là để bảo vệ tính mạng cho mình, nhưng nhìn cái nón của ảnh, tôi cảm giác là không đội hay hơn.






https://c1.staticflickr.com/9/8667/28454728336_9b617cc5ca_c.jpg
Cái nón của anh xế vừa đẹp lại vừa sạch nên tôi quyết không đội để nó không bị dơ

haaa87
25-08-2016, 00:22
em chưa đọc hết bài . mới chỉ đọc 3 40 dòng đầu đã thấy mình cần phải commet ngay .
Vì mới chỉ 3 40 dòng đầu mà anh đã viết chi tết , rễ đọc , rễ hiểu,nhiều thông tin đến như vậy . thật là quá bổ ích cho 1 con gà như em ,1 con gà cũng đang muốn đi du lịch châu Á mà đang quá thiếu thông tin về mọi thứ ở những đất nước xa lạ .
Tiếp tục cho em và mọi người thêm thông tin đi anh
Cám ơn anh !

Con Lạc Đà
25-08-2016, 17:42
em chưa đọc hết bài . mới chỉ đọc 3 40 dòng đầu đã thấy mình cần phải commet ngay .
Vì mới chỉ 3 40 dòng đầu mà anh đã viết chi tết , rễ đọc , rễ hiểu,nhiều thông tin đến như vậy . thật là quá bổ ích cho 1 con gà như em ,1 con gà cũng đang muốn đi du lịch châu Á mà đang quá thiếu thông tin về mọi thứ ở những đất nước xa lạ .
Tiếp tục cho em và mọi người thêm thông tin đi anh
Cám ơn anh !

Cảm ơn bạn haaa87 đã dành thời gian và suy nghĩ cho bài viết của mình.
Mình là một chú gà con chánh cống luôn đó bạn haaa87, mình đi là vì niềm đam mê riêng, còn lên diễn đàn là để lại thông tin mà mình biết cho những người cần biết.

Mong bạn sẽ có một chuyến đi như ý muốn!!!
Không dám nói gì thêm chỉ một lời khuyên, xin được trích dẫn:

"Đốt cháy đam mê phượt bằng một trái tim nóng nhưng với cái đầu lạnh"

Con Lạc Đà
26-08-2016, 09:02
Anh xế phóng vù vù, tôi ngồi đàng sau, dù lúc ấy đang nắng nóng nhưng gió thổi ào ào không om, nên thành ra cảm giác cũng mát mát. Lại ngắm nhìn con phố, con hẻm một lần nữa, chắc người ta muốn tránh nóng, nên không đông như lúc chiều hôm trước tôi đi bộ ra đây.






https://c6.staticflickr.com/9/8040/27871321213_3e7433d8e3_c.jpg
Trên phố





Ôi, Đài Độc Lập lại gặp nhau nữa rồi, mà tôi thấy sáng chụp ảnh đẹp hơn là lúc xế chiều xuống. Thời tiết sáng ngày hôm sau đẹp hơn trưa và chiều hôm trước nhiều lắm, băng ra cái bùng binh này lại càng thấy ô tô nhiều hơn xe máy.





https://c7.staticflickr.com/9/8318/28454727966_b84eff015d_c.jpg
Cảnh Đài Độc Lập vào sáng sớm khá đẹp




Khoảng chừng mười phút sau là tôi đã có mặt tại Tuol Sleng, mình cứ ngỡ là nó nằm ngoài đường chính, hóa ra là núp sâu trong con hẻm 2 xuyệt. Muốn vào bên trong phải đi xuyên qua cổng để đóng tiền, làm nhiệm vụ trước rồi mới vào trong để tham quan.






https://c7.staticflickr.com/8/7624/28643848790_a5d4bc5bbc_z.jpg
Vé vào cổng





Trước cổng có một cái bia dựng kiểu miếu Khơ-me, ghi bằng tiếng Khơ-me và tiếng Anh về việc Tuol Sleng được UNESCO công nhận vào Sổ Lưu giữ Ký ức Thế Giới và một tấm bảng giới thiệu sơ lược về Tuol Sleng.





https://c4.staticflickr.com/9/8507/27871320763_67824ab197_c.jpg
Bia giới thiệu





https://c1.staticflickr.com/9/8838/28454726976_e392632763_c.jpg
Trích lược về Tuol Sleng

Con Lạc Đà
26-08-2016, 22:56
Đối với một đất nước đã trải qua nhiều gian khó, đau khổ và mất mát trong suốt các cuộc chiến tranh Đông Dương từ Pháp cho đến Mỹ. Thì đáng lẽ ra, trường học phải được dùng cho việc đào tạo nhân tài để cống hiến cho đất nước, để cải tạo xã hội. Nhưng lẽ thường đâu thuận buồm xuôi gió như thế, cuộc sống luôn đầy rẫy những điều trớ trêu, có đôi lúc quái ác như thế.

Sau khi giành chính quyền từ tay chế độ cũ, Khơ-me đỏ - Pol Pot đã thi hành chế độ hà khắc diệt chủng đối với chính người dân của mình. Lạc mạc thì tiêu điều, thành phố thì trống không, nhà cửa không ai ở, chúng dồn tất cả những người mà chúng quy tập là kẻ thù vào một chỗ. Người nhẹ thì chỉ lao động, cải tạo khổ sai; kẻ nặng thì tù đày, tra tấn, giết hại dã man, hung tợn. Và nhà tù Tuol Sleng hay còn có bí danh là Nhà tù An ninh số 21 hay viết tắt là S-21 được chúng thiết lập để tàn sát rất nhiều người với con số có thể lên đến 20.000 nạn nhân – con số chính thức chưa thể biết được.





https://c7.staticflickr.com/9/8836/28454727646_9c24d122d8_c.jpg
Từ ngoài cổng nhìn vào toàn diện S-21





Đây chỉ là một ngôi trường thôi, mà tại sao có nhiều người lòng lang dạ sói, nhẫn tâm đến mức cực độ như thế này. Dùng một nơi mang ý nghĩa thiêng liêng, cao quý để gây ra một tội ác mà cả nhân loại này cùng nhau lên án. Cái tâm của con người còn đâu!

Trong những tháng đầu, đằng sau song sắt, hàng rào kẽm gai đấy là những nỗi đau, những tiếng thét, những tiếng rên rỉ vì đau, vì bị tra tấn đến cùng cực của những nạn nhân bị chúng giam giữ tại đây. Từ những người thuộc chính quyền cũ của Lon Nol cho đến các vị sư sải, bác sỹ, kỹ sư, giáo viên, sinh viên, công nhân và nhiều thành phần khác trong xã hội bị khép vào cái tội là “kẻ thù của chế độ” vì họ không gần gũi với nông dân, ruộng đồng và có hiểu biết, có học thức. Rồi tiếp đến là người nhà của các nạn nhân trên cũng trở thành nạn nhân tiếp theo của chúng, kể cả trẻ em. Tôi thấy trên tường có nhiều hình ảnh khắc họa cách chúng tra tấn như thế nào, đánh đập nạn nhân ra sao, rồi chúng lưu hồ sơ của tất cả nạn nhân lại.

Thời gian đầu, chúng chôn nạn nhân trong chính sân của nhà tù, nhưng vì số lượng tăng lên quá nhanh và quá nhiều nên chúng dời ra Choeung Ek – được mệnh danh là Cánh đồng chết. Người chết chất thành đống như xác con heo, con trâu, con bò hay con gà, vịt vậy. Bằng nhiều hình thức tra tấn khác nhau với một loạt các công cụ như thanh sắt, dao chặt, cuốc để chém, bổ, đập cơ thể nạn nhân. Chỉ nghĩ đến thôi đã cảm thấy đau rồi, chứ chưa tính đến việc bị chúng nó làm thật thì tôi cũng có cảm giác giống người bị chúng giết như thế nào rồi.

Như một bài viết trên báo Thanh Niên về hồi tưởng của nhà báo Đinh Phong có ghi như sau: “Theo hướng có mùi hôi thối bốc ra, chúng tôi ập vào những căn phòng mùi nồng nặc. Một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp: những lớp học đã được cải tạo thành phòng giam. Mỗi phòng có một chiếc giường sắt, trên giường là xác một hoặc hai người đã bị giết, chân tay còn bị xiềng vào giường, trong đó có một số phụ nữ. Hầu hết thi thể đều đã trương thối, dòi bọ từ xác chết tràn khắp nền nhà, nước vàng cũng chảy lênh láng. Bên cạnh những xác chết là những dụng cụ tra tấn và giết người như búa, xẻng quân dụng, gậy gộc.”





https://c7.staticflickr.com/9/8062/28381799782_c16e0fc2c2_c.jpg
Đằng sau bức rào thép gai này là những số phận và một tội ác man rợ

Con Lạc Đà
28-08-2016, 07:41
Đứng từ một góc nhìn sang, trời ơi, có khác gì cái trường cấp 2 ngày xưa tôi đi học đâu. Cũng chung kiến trúc như thế, cũng những viên gạch, những cánh cửa lớp học sao lại thành một chốn địa ngục trần gian. Tại sao chúng lại có thể tàn ác với chính đồng bào của mình, chung ông bà tổ tiên đến như thế.






https://c1.staticflickr.com/9/8562/28454727256_116ebaeb49_c.jpg
Không thể thành lời





Dưới sự giúp sức của quân tình nguyện Việt Nam, mà lực lượng Khơ-me đỏ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Người dân Khơ-me đã thoát khỏi bàn tay quỷ dữ của bọn ác nhân khát máu này. Tuy nhiên, cái nỗi kinh hoàng, sự mất mát là quá lớn khi dưới chế độ của bọn chúng gần 2 triệu người đã bỏ mạng với hàng chục nghìn người bị thủ tiêu trong các “trại tập trung” như thế này theo cái cách tàn bạo nhất mà chúng ta khó có thể nào tưởng tượng ra nổi.

Dù dưới nhiều vấn đề liên quan đến chính trị, quan điểm khác nhau về lập trường giải quyết các vấn đề hậu chiến, cuối cùng thì tội ác của bọn chúng cũng phải bị xét xử đích đáng. Từ anh cả số 2 – Nuon Chean, đồng chí Vann – Ieng Sary, Khieu Samphan, Ieng Thirith và tên Duch – chỉ huy nhà tù S-21 phải đối mặt với tòa án quốc tế về những điều mà chúng đã gây ra. Tuy không phải tất cả bọn chúng đều bị đem ra tóa án do đa phần đã chết chỉ còn mỗi tên Duch còn sống, nhưng đó cũng là một điều an ủi đối với các nạn nhân xấu số trong một ý nghĩa nhất định nào đó, để chúng ta – những người còn sống biết được và hiểu được hơn và quý trọng cuộc sống này hơn đối với cái hòa bình mà chúng ta đang được hưởng thụ do cha ông ta xương máu đấu tranh để giành được.






https://c3.staticflickr.com/9/8564/28381799162_9cc38548af_c.jpg
Những tên đầu sỏ của Khơ-me đỏ bị đem ra xét xử

Con Lạc Đà
28-08-2016, 21:49
Cầu mong cho những người đã khuất tìm thấy sự bình yên ở cuộc sống khác bên kia, tôi đứng trước di cốt của họ, vừa thấy xót xa, vừa thấy lạnh cả xương sống. Đây là những người, cũng như chúng ta hiện nay thôi, đang yên đang lành, bôn ba cho cuộc sống bỗng dưng bị giết hại trong tình cảnh khủng khiếp như thế. Tôi thắp cho họ vài nén hương nhỏ từ tôi – vốn để sẵn cho du khách muốn thắp, như một sự cầu nguyện Đức Phật có linh thiêng hãy đưa đường dẫn lối cho họ để họ không còn phải chịu cảnh tai ương như kiếp người này nữa.





https://c6.staticflickr.com/9/8543/28408625901_ab6b34c4fb_c.jpg
Xin nguyện hồn ai đó tìm được sự thanh tịnh cho mình





https://c2.staticflickr.com/9/8889/28408625641_42419f8986_c.jpg
Thắp vài nén nhang tại một cái miếu thờ trong khuôn trang





Cái ác luôn tồn tại và đồng hành với cái thiện trong cuộc sống này, nhưng chúng ta không bao giờ quên và không được phép quên đi bài học quá khứ đắt giá này. Chúng ta những tội ác mà Khơ-me đỏ đã gây ra!






https://c8.staticflickr.com/9/8220/27871317423_7d288831f2_c.jpg
Chúng ta không bao giờ quên những tội ác mà chúng đã gây ra





Chuyến thăm này của tôi cũng đã đến hồi kết thúc, tôi ra đi mà như được hiểu biết thêm về một bài học lịch sử mà tôi đã từng học từ cấp hai đến cấp ba nhưng chưa có cơ hội thực tế tìm hiểu mà nay đã thành hiện thực.
Chuyến đi Phnom Penh của tôi kết thúc tại đây, xin được nghiêng mình cúi đầu chào Tuol Sleng, chào những ký ức lịch sử tại đây để tôi tiếp tục lên đường cho vùng đất mới tiếp theo.





https://c1.staticflickr.com/9/8677/28381798632_33ba165868_c.jpg

Con Lạc Đà
29-08-2016, 09:58
Tôi ra xe khi trời đã gần giữa trưa, nắng nóng từng đợt như muốn đốt da tôi, khiến cơ thể tôi như bốc từng cơn, khô khát cả người. Tôi vội giụt anh xế nhanh về khách sạn để tôi lấy hành lý rồi chở tôi ra bến xe Sorya. Về khách sạn lấy hành lý xong, ra xe thì anh xế tính làm cò mua vé xe cho tôi đi hãng khác, nhưng vì cũng mới đi quen và thấy ổn nên tôi vẫn quyết mua vé Sorya đi tiếp.

Hơi sớm hơn kế hoạch nên tôi ban đầu, xe tôi sẽ xuất bến lúc 12:00 nên tôi vẫn còn kịp chút thời gian cho cái gì đó vào bụng, tôi làm một dĩa cơm trưa ở cái quán gần đó. Cơm cũng thường như các quán cơm bình dân, thức ăn cũng không có gì đặc biệt, họ hỏi tôi có uống nước dừa không, đang khát khô cổ nên tôi ok. Sau khi xong bữa, bà chủ ra tính tiền hết 5 đồng, hơi đắng lòng nhưng mà đành chịu vậy, do mình không hỏi trước thôi.






https://c5.staticflickr.com/9/8019/28897420436_d5afc34f62_c.jpg
Vé xe di Siem Reap của nhà xe Sorya (hơi mờ, tôi cũng không hiểu vì sao bị bay màu nhanh quá)






SIEM REAP





Thời gian cũng đã đến, lật đật cơm chè gì bỏ đó, ôm cái ba-lô lớn, ba-lô con về lại bến xe để đi thôi. Ôi trời ơi, sao đông nghẹt vậy bà con ơi, trời thì nóng, người thì nhiều, hơi nóng ngoài trời cộng dồn với hơi nóng của từng ấy người trên xe. Cái máy lạnh của xe thì gần như vô dụng, chả giúp ích được gì ngoài việc làm tăng cảm giác khó chịu hơn khi ngồi xe. Đã thế, có một bà cô ngồi gần đó xức dầu cù là, ôi chao, cái cảm giác khi ngửi thấy cái mùi nồng lên độn trong cổ ấy khiến mình thấy muốn ói – hiển nhiên là tôi khỏe mà, sao dễ bị ói như thế được – nhưng muốn lột tả ở đây về tình huống mà chúng ta nên chuẩn bị cho mình vài liều thuốc chống nhức đầu, chống say xe có lẻ sẽ giúp ích được một số phượt thủ khác. Dằn vặt một hồi lâu trong cái lắc rùng rình mà mình cảm nhận được khi máy xe đã nổ, bánh bắt đầu lăn để đưa tôi đi tiếp đến địa điểm tiếp theo – Siem Reap.

Rong ruổi trên khắp quãng đường hơn 300 cây và gần 7 tiếng đi đường, tôi có gặp và trò chuyện với một ông bạn tên Ben hơi tròn trịa, nhưng vẻ mặt khá là serious – thôi thì mỗi người một vẻ, không dám bàn thêm về chuyện đó. Ông ta bảo tôi rằng, đây là lần thứ 5 mà ông ta đặt chân tới đất nước này vì ông ta rất thích con người và văn hóa cộng đồng tại đây. Nó giống như là những gì mà chúng ta có thể bắt gặp trên một show truyền hình thực tế qua cable nào đó về các chuyến đi kỳ thú tới những vùng đất xa xôi, với cuộc sống còn cách xa với thế giới của ông. Trong đó, Lào, Việt, Cam, Thái có một dấu ấn lịch sử liên quan đến đất nước của ông ta, giờ đây khi mọi thứ đã trở lại yên bình thì cũng là cơ hội để ông quay lại và thưởng thức cái cảm nhận mà ông không thể có được vào những năm tháng xưa đó. Giống như tôi, ông cũng chỉ là một phượt thủ độc hành, tự do tự tại đi theo tiếng gọi của con tim với một quả đầu có suy tính. Ở một tư thế tốt hơn tôi về nhiều mặt, nên ông có cơ hội cao hơn để chiêm ngưỡng về chiều sâu mà không bận tâm mấy về những vấn đề cá nhân. Điểm dừng chân tiếp theo của ông lại là Kampong Cham, nên chúng tôi tạm biệt ở một chốn nào đó giữa đường mà tôi cũng không thể nhớ nổi là ở đâu.

Xe cứ thế tiến tới, tiến tới tiếp tục trên hành trình của nó để đưa những hành khách về nơi cần đi, xuyên suốt trên khắp quãng đường, tôi có cơ hội nhìn ngắm cảnh đồng lúa, ruộng vườn cái xanh ngắt, cái vàng rượi trải rộng và dài thẳng tấp. Cứ cách khoảng giữa những cánh đồng, ta có thể dễ dàng thấy được một nhóm cây thốt nốt được trồng giữa bãi. Mà nhắc đến lại nhớ có một thời kỳ, trong khu tôi ở, mọi người có nhắc đến cái câu “Ở đâu có cây thốt nốt, thì ở đó là đất của Campuchia”, câu nói này hơi quá vì đây là một giống cây bản địa có rất nhiều ở Nam Á và Đông Nam Á, nhưng nói cho ngoa thì đây là câu cửa miệng ý chỉ người Campuchia muốn giành lại đất đai ở Lục tỉnh miền Nam của ta mà họ đã không còn sở hữu từ lâu. Băng qua hàng trăm cây số, có những con đường đã được trải nhựa mới nên rất êm và phẳng, cảm giác thoải mái; có những con đường đã cũ nên gồ ghề, lắm lúc ổ gà, ổ trâu. Nhưng cũng có những con đường mà người ta đang thi công, khó bụi mịt mù, nhờ hỗ trợ của quốc tế khá nhiều mà giờ đây cơ sở hạ tầng của Campuchia được cải thiện hơn và thông suốt hơn. Dù tôi không phải là người đi trước và chỉ nghe kể lại hoặc đọc qua mạng, nhưng khi xe chạy vào các khu dân cư “địa phương” hơn thì phải nói là đường xá còn kém lắm, chủ yếu là đường đất đỏ, sình lầy còn nhiều. May mắn là lúc tôi đi trời chỉ mưa nhẹ một lúc rồi tan, chứ mưa to đổ xuống, tôi cũng chả dám chắc là hôm đó mình có đến được Siem Reap hay phải ngủ ở cái guesthouse nào đó rồi.

Con Lạc Đà
29-08-2016, 09:59
Trời cũng đã sập tối mà mãi vẫn thấy xe chạy hoài chưa dừng, tôi cũng mở điện thoại ra google map định vị xem mình đang ở đâu thì thấy mình đã ở trong Siem Reap rồi, chỉ có điều xe Sorya họ đi vào bãi xe nên phải chạy thêm một lúc nữa mới tới. Thấy xe dừng lại nhiều lần cho khách xuống, tôi cũng hơi lo lo vì lúc ấy mình và một số hành khách người nước ngoài ít ỏi còn sót lại trên xe cũng kẻ đứng ngồi lo lo khi tôi nhìn vào mắt họ và họ cũng nhìn tôi. Có anh chàng hơi lai lai Ấn Độ mỉm cười lắc đầu vì không biết cả bọn đang đi đâu về đâu. Khi xe vừa tấp vào bãi và dừng lại, tôi thấy rất nhiều cánh motor-taxi nhanh chân chạy thoăn thoắt đến để hỏi khách đi xe. Bước xuống xe một cái, cùng lúc nhiều tay bu lại, vây quanh chào hỏi khiến tôi hoa cả mắt mà lòng thì cũng sẵn thế thủ rồi. Thật sự lúc ấy trời cũng đã tối (cỡ 7 giờ rồi thì phải), mà mình check bản đồ thì từ đấy đến khách sạn phải tầm 5 cây nữa, thôi thì chọn đại gởi vàng vậy chứ không phải chọn mặt gửi vàng nữa. Tự nhiên thấy có một tên trẻ trẻ, ngẫm lại trong đầu thì mấy thằng già nhiều kinh nghiệm nên hay gạt du khách lắm, còn trẻ mới vào nghề nên chắc đỡ hơn. Thôi thì ok đi đại luôn chứ sao bây giờ, suy nghĩ nhiều hại não quá. Thế là hỏi thẳng xế trẻ:

Tôi: “Thế yu đi bao nhiêu, từ đây đến khách sạn Mekong Angkor Palace?”
Xế: “Từ đây sang đó hả, lấy anh 5 đô”
Tôi: “Mắc quá ông ơi, 3 đô thôi!”
Xế: “Từ đây qua đó xa lắm, thêm 1 đô nữa đi yu”
Tôi: “4 đô còn mắc quá!”
Xế: “Mai yu có đi Angkor luôn không, nếu có thì tôi qua chở luôn, hôm nay lấy 3 đô”
Tôi: “Nếu đi trọn gói Angkor luôn là bao nhiêu?”
Xế: “Tùy yu, đi tuk tuk thì tầm 70 đô cho một ngày, còn ôtô thì 100 đô”
Tôi: “Ok, thế mai a qua chở tôi bằng ô tô”
Xế: “Ok” mà mừng ra mặt luôn
Tôi: “À mà a nhớ đến lúc 4 giờ sáng, để tôi còn ngắm cảnh bình minh Angkor”
Xế nhìn nôm có vẻ không ok, nhưng dễ gì kiếm được khách chịu đi như thế này nên cũng nhanh tay nhanh chân chở mình đi liền.

Rồi cũng về đến khách sạn, tên xế chở tôi ngang qua nhiều nơi sáng đèn hơn cái chốn tối đèn ở khu bến xe của Sorya. Càng đi càng sáng đèn và đông khách du lịch nhìn vui như đi xem bắn pháo bông ở Sài Gòn mừng Tết vậy. Rồi mình lại thấy cái con đường đi vào phố đi bộ gồm nhiều quán bia, mà tên tiếng Anh là “Pub street”. Lúc mình chọn hotel cũng có quan sát kỹ rồi, tính ra thông tin trên Google Map cũng chính xác lắm, dịch vụ free mà rất tốt.

Tôi với tên xế đi qua một đoạn, mà không thấy cái khách sạn đâu, trong hình trên agoda nhìn mặt tiền cũng rộng và to lắm mà nên tôi nghĩ là dễ tìm. Khi tôi và tên xế nhìn lên trên thì thấy cái biển trên tường thì thấy tên khách sạn, thì ra là phải vào bên trong một con hẻm nhỏ nữa thì mới thấy khách sạn bên trong. Cái vụ này tôi chưa được biết nhé, cần phải cẩn trọng hơn cho booking khách sạn những lần sau.

Vào đến khách sạn thì tôi lại phải chờ check-in vì đoàn khách Trung Quẩy đông và lộn xộn quá, nói chuyện ầm ĩ, bao vây hỏi ông lễ tân tới tấp. Chờ phải một lúc khoảng 20 phút sau mới tới lượt mình “được phục vụ”. Ông lễ tân bảo mình là do mình may mắn được nâng lên phòng Deluxe từ phòng Superior, ồ ồ ồ, không ngờ lại có số hưởng thế này, may mắn ghê. Nhanh tay, nhanh chân đi theo ông lễ tân lên phòng, vào trong thì nội thất cũng bình thường, có phần hơi “kiểu cũ”, nhà tắm thì cũng không lấy gì làm đặc biệt cho lắm, kiểu xây tường làm vách ngăn giữa bồn cầu và vòi hoa sen thấy nó dơ dơ thế nào ấy. Xin được tổng hợp như sau:

Khách sạn: Mekong Angkor Palace Hotel
Phòng: từ Superior được up lên Deluxe
Thời gian ở: 4 ngày, 3 đêm từ tối hôm 29/7 đến sáng ngày 1/8
Rổ giá: hơn 1 triệu 6
Bữa sáng: free buffet cho mỗi bữa
Nhận xét: vì lần này đi Siem Reap mình có dự định ở dài ngày nên cố tìm khách sạn tốt và thuận tiện với giá cả hợp lý túi tiền. Thấy khách sạn này cũng gần khu Angkor và Pub street ở trung tâm với cái giá trên cho 3 đêm thì quá tốt. Phòng ốc thì tạm chất nhận được, ti-vi để dùng thì không thể xem được các kênh trên cáp, đài địa phương thì toàn tiếng Khơ-me nên chỉ xem hình chứ không nghe tiếng nữa kiểu như phim câm của hề Sác-lô vậy. Mà điều mình thấy tệ nhất chính là nhà tắm, sau khi mệt mỏi cả ngày chỉ muốn tắm rửa cho thoải mái để ngủ lấy sức, ai dè tắm mà phải chờ nước rút rồi mới tắm tiếp được vì cái lỗ thoát nước nó không thông!!! Cũng có báo lễ tân rồi mà cũng chả giải quyết gì được thêm vì hết phòng?!!! Thôi, tôi cũng dằn lại và lo tập trung thưởng thức chuyến đi của mình. Ráng tắm cho lẹ, rồi tắt đèn đi ngủ!

Sáng mình dậy rất sớm, tầm 3 giờ đã thức, lại lò mò tìm soạn đồ rồi rửa mặt cho tỉnh táo để chuẩn bị đi. Mò đầu xuống phòng chờ gần chổ lễ tân, cũng vẫn ông lễ tân tối hôm qua, mình mới hỏi là anh có thấy anh tài xế nào vào kiếm tôi không thì nhận được câu trả lời là không. Mình nghĩ là chắc do chưa tới 4 giờ nên chắc tên xế chưa đến, thôi thì mình dặn lão lễ tân có gì gọi cho tôi nếu có người tìm. Thấy cũng dạ, ừ nên tôi về lại phòng ngồi chờ vì không muốn ngồi ở quầy lễ tân. Gần 4 giờ rưỡi rồi mà không thấy đá động gì, sốt ruột tôi mò xuống lần nữa và hỏi thì vẫn câu trả lời là không thấy ai. Hơi tức mình, tự hỏi bản thân không lẽ thằng xế trẻ kia nó kiếm được mối khác nên bỏ mình rồi?!!! Đi ra rồi lại đi vào, cũng thấy một cái ô tô Camry đời 94 cũ đậu trong sân nhưng nghĩ rằng là xe của khách sạn nên không nói gì. Gần 5 giờ, trời cũng bắt đầu sáng rồi, hơi bực mình, chửi thề trong đầu – “Bà mợ nó, lỡ mất bình minh còn đâu”, thì từ trong xe Camry đó, tên xế trẻ lò mò đi ra và thấy mình. Mình tức nhưng không mất bình tĩnh”

Tôi: “Ủa, sao yu lại ở trong đấy????”
Xế: “Tôi ngồi trong đây chờ anh lâu quá nên ngủ quên mất”
Tôi: “Sao lúc đến không vào báo lễ tân gọi tôi????”
Xế: “Tôi có vào hỏi lễ tân là có khách nào báo chờ xe không thì lễ tân bảo không!!!”
Tôi: “Hả?!!!”

Tôi ngẫm nghỉ trong đầu rồi, hóa ra là mình không thuê xe của khách sạn nên chắc ku lễ tân này không ăn được tiền cò, hèn chi tối hôm trước cứ lắm le theo hỏi mình về vụ thuê xe!!!
Thôi thì chuyện cũng đã lỡ, đành chịu vậy, hi vọng sẽ có một lần khác để thực hiện kế hoạch sau. Bình tĩnh lại rồi bảo anh xế chở đi ngay có thể, nhưng tôi vào bên trong bảo lão lễ tân chuẩn bị phần sáng để tôi mang theo. Lát sau tôi cho tên xế hết phần ăn đó xem như là thưởng cho hắn vì chờ mình lâu quá.

Thế là hai tên cùng lên đường đi Angkor.

Con Lạc Đà
29-08-2016, 21:10
ĐẾ CHẾ KHƠ-ME, NỀN VĂN MINH ANGKOR VĨ ĐẠI





Suốt dọc chiều dài lịch sử nhân loại, chúng ta có nhiều và rất nhiều đế chế, đế quốc vĩ đại đi đánh chiếm và mở rộng bờ cõi của họ tạo nên một nền văn minh vĩ đại mà ảnh hưởng của nó vẫn còn có sức ảnh hưởng cho đến tận bây giờ. Trong số đó, nền văn minh Angkor, một đại diện của Đông Nam Á, là một trong những nền văn minh có ảnh hưởng đến nhân loại rộng rãi nhất. Rất nhiều sử gia, nhà nghiên cứu, nhà làm phim nước ngoài đã tìm hiểu và truyền bá ra khắp thế giới, điển hình là sau bộ phim Tomb Raider trình diễn bởi nữ diễn viên Angelina Jolie, từ mọi nơi, từ nhiều quốc gia, lượng khách du lịch đổ về đây rất nhiều.

Phát triển dựa trên nền móng được tạo dựng trước đó từ hai vương quốc Phù Nam và Chân Lạp, đế chế Khơ-me hùng mạnh dựa trên nền tảng tôn giáo là Hin-đu (sau chuyển sang Phật giáo) ra đời với lãnh thổ của họ bao gồm phần lớn diện tích của nước Lào, Thái Lan ngày nay, cùng với phần lãnh thổ ở miền Nam Việt Nam – đây cũng là lý do lớn nhất dẫn đến sự thù ghét, thậm chí là kỳ thị giữa người Khơ-me với người Việt Nam ngày nay. Phần di sản to lớn nhất còn lưu lại đến ngày nay của đế chế này chính là khu quần thể di sản văn hóa Angkor nằm trong phần lãnh thổ Campuchia ngày nay. Angkor Wat chính là minh chứng cho một thời mà sức mạnh của văn hóa Angkor cùng sự giàu có của nó đã tạo ra vô số công trình kiến trúc, nền văn hóa, nghệ thuật độc đáo đầy ấn tượng cùng với tín ngưỡng mà nó thờ phụng trong suốt thời gian từ thế kỷ thứ 11 đến 13. Kỷ nguyên của nền văn minh Angkor bắt đầu từ năm 802 sau Công nguyên, khi vua Jayavarman đệ nhị tuyên cáo thiên hạ chính thức trở thành chakravartin – có nghĩa là vua của các vị vua, người cai quản toàn bộ thiên hạ này.






https://c5.staticflickr.com/9/8491/28911518732_e21ee94041_c.jpg
Phần ảnh lãnh thổ của đế chế Khơ-me – văn minh Angkor thời cực thịnh(*)





Từ thời kỳ khai man, mở cõi của vua Jayavarman đệ nhị - người vốn được xem là cha đẻ của đế chế này vào những năm đầu khi vương quốc – khi đế chế Khơ-me còn có tên gọi là “Kambuja” giành được quyền tự trị từ sự ảnh hưởng của những người Java sinh sống gần đó.

Sau vua Jayavarman đệ nhị cho đến những vị vua nối tiếp, trải qua nhiều cuộc chiến chinh phạt, liên minh và sự sụp đổ của nhiều vương quốc đối thủ khác, đế chế Khơ-me bước lên đỉnh vinh quang của nó khi lãnh thổ trải dài và rộng khắp gần như toàn bộ vùng lục địa của bán đảo Đông Dương vào thời đỉnh cao nhất. Với lãnh thổ trung tâm là phần đất thuộc Campuchia ngày nay, qua chiến thắng trước một số vương quốc cổ có ảnh hưởng ở bán đảo Mã Lai như Tambralinga, Srivijaya đã giúp họ chiếm được phần đất mà ngày nay là phía nam Thái Lan và nam Việt Nam. Gần như toàn bộ lãnh thổ của Thái Lan và Lào ngày nay đều nằm dưới sự quản lý và chỉ huy của người Khơ-me với bằng chứng sống động nhất chính là các tháp và đền thuộc văn hóa Angkor vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Thời điểm cực thịnh của đế chế và văn hóa của Khơ-me Angkor đánh dấu bằng Angkor Wat hay có thể hiểu là Thủ đô Đền đài dưới sự trị vì của Suryavarman đệ nhị và Angkor Thom hay còn được gọi là Đô thị Vĩ đại dưới thời Jayavarman thứ bảy – người được xem là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Angkor, ông được xem là vị vua anh minh, một quân vương có tài chiến đấu khi ông dành được thắng lợi trước Chiêm Thành và ông đã cho xây dựng rất nhiều đền đài có giá trị rất lớn cùng với một loạt đường xá kết nối toàn bộ các khu dân cư trong toàn đế chế.

Tuy nhiên sau khi vua Jayavarman thứ bảy băng hà thì đế quốc của ông cũng theo ông mà suy yếu dần vì sự thay đổi tôn giáo chuyển dịch từ nền văn hóa và tôn giáo vốn dựa theo Hin-đu giáo sang Phật giáo Theravada gây ảnh hưởng lớn đến cả hệ thống quản lý, tư tưởng của đế chế. Ngoài ra còn có một số lý do khác như, sự lục đục nội bộ, mất đoàn kết, chia rẻ, tranh giành quyền lực; các quốc gia chư hầu nổi dậy chống lại sự thống trị của đế chế, điển hình là vương quốc Ayutthaya – một vương quốc cổ của người Thái – vốn chỉ là một nước lệ thuộc, đánh thuê cho đế chế trở thành một nước độc lập và lớn mạnh thành kẻ thù trực tiếp hay có thể nói họ chính là vương quốc tiêu diệt đế chế Khơ-me.

Sự suy tàn của đế chế diễn ra mạnh mẽ, họ bị người Thái đánh đuổi đến mức phải bỏ cả khu vực kinh đô Angkor mà chạy về vùng đất mơi mà ngày nay chính là Phnom Penh. Chính vì điều đó mà các di tích cổ Angkor về một thời vàng son của nền văn minh Angkor bỗng dưng biến mất và trở thành phế tích ở chốn rừng sâu ít người biết đến, nó chỉ được biết đến nhiều hơn khi một nhà lịch sử tự nhiên người Pháp – Henri Mouhot xuất bản cuốn “Chuyến hành trình đến Xiêm, Campuchia và Lào” trong đó ông mô tả chi tiết và so sánh Angkor với các kim tự tháp ở Ai Cập, những di tích vốn đang khá nổi tiếng trong dư luận. Phải nói là đáng khâm phục tinh thần khám phá của ông, vì đam mê quá lớn, trèo đèo, lội suối nhiều, ông qua đời vì sốt rét – “sanh nghề, tử nghiệp”.






https://c5.staticflickr.com/9/8025/28401028044_5cb4d5ebea.jpg
“Chuyến hành trình đến Xiêm, Campuchia và Lào” của Henri Mouhot(*)




Hầu như những gì được biết về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân sống dưới đế chế hầu hết đều dựa trên ghi chép của Chu Đạt Quan – một nhà ngoại giao dưới thời nhà Nguyên. Dù là đế chế mạnh và rộng khắp nhưng toàn bộ nền kinh tế của đế chế chủ yếu dựa vào việc trồng trọt thu hoạch gạo, họ trồng trọt ở khắp mọi nơi từ các bờ ruộng cho đến những vùng đất gần mé sông đến trên đồi cao khi mà nước lũ dâng. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác trong nông nghiệp cũng là một nguồn thu đáng kể như đường thốt nốt, rượu thốt nốt, dừa, hoa quả nhiệt đới.

Một nền văn hóa đặc sắc, một nền văn minh tuyệt vời của nhân loại với các công trình kiến trúc vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị cho đến ngày nay. Đế chế Khơ-me Angkor là một trang sử chói lọi của đất nước Campuchia, con người từ hai bàn tay với các công cụ thô sơ nhưng những tuyệt tác của họ thật sự làm nhiều người khâm phục. Và cũng từ đấy, tôi đến với Siem Reap để cảm nhận một nền văn minh một thời rực rỡ, một thời hào hùng của con người Khơ-me, những gì họ tạo ra đã lưu giữ dấu ấn trong suốt chiều dài lịch sử thăng trầm của đất nước này.


(*)Bản quyền bảo lưu tại Wikipedia Commons

Con Lạc Đà
30-08-2016, 18:23
ANGKOR WAT




Tên xế nhanh chân nhanh tay, chở tôi đi Angkor cách đó chừng chục cây, trời còn sớm tinh mơ mà lượng khách đổ về đã rất là đông rồi, đồng hồ lúc ấy chưa đến 6 giờ. Phải nói là nhiều người khác sàn nhưng đồng mộng với mình quá, tôi thì cứ tưởng đi sớm thì chắc chả được mấy mạng mò đến, ai dè người chờ xếp hàng lấy số còn dài. Xe dừng lại, tên xế bảo tôi ra đó chờ đến lượt để mua thẻ ra vào, trước khi đi tôi cũng có tìm hiểu trước trên mạng là mình phải trả tiền để tham quan, đại loại là họ có ba loại phí tùy theo số ngày mà mình muốn đi. Kế hoạch của tôi thì chỉ trong một ngày tại đây, nên tôi mua entry pass một ngày.

Khách ở đâu ra sao mà đông như quân Nguyên, đứng ở sau mãi chả thấy người đứng trước ở đâu, chờ chờ chờ và chờ lâu hơn chờ tới lượt bác sỹ khám. Rồi cái gì đến, nó sẽ đến, tôi bước lên và trình hộ chiếu sau đó họ hỏi mình mua pass loại nào, chả cần giải thích mà hỏi thẳng luôn, may là có đọc hướng dẫn trước khi đi rồi không thì lại ớ ớ, ậm ừ mất thời giờ rồi. Mua thẳng cái pass một ngày hết 20 đồng, hơi đắt nhưng mà đáng để đi nên vẫn vui vẻ chấp nhận cuộc chơi. Sau đó thì họ copy hộ chiếu rồi trả lại cho mình, tiếp đến thì tôi đưa mặt trước cái máy chụp một cái bụp. Họ in pass ra, hình màu có hình tôi trong đó, hình không có chỉnh sửa kỹ thuật số nên thành ra không được long lanh như ngày thường.






https://c3.staticflickr.com/9/8840/28824128682_5246fde97a.jpg
Thẻ entry-pass một ngày với hình bản thân trong đó, do xấu nên che





Hùng vĩ một thời, vẫn sừng sững, hiên ngang đứng đó mặc cho năm tháng qua đi luôn tỏa ra nét hào hùng của một thời đại vàng son. Angkor Wat được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới triều vua Suryavarman đệ nhị, ngôi đền cổ này hoàn toàn phá vỡ truyền thống thờ thần Shiva của các vị vua trước đó mà chuyển sang thờ thần Vishnu, một trong ba vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo và Bà La môn đạo. Vùng đất mà nó nằm trên đó chính là thủ phủ, là trung tâm của toàn cõi đế chế Khơ-me – Angkor. Ngôi đền được gìn giữ và bảo quản khá tốt như hiện trạng của nó vẫn còn ngày nay và nó còn là trung tâm tín ngưỡng quan trọng kể từ khi được xây dựng. Ngôi đền là một biểu tượng quan trọng của đất nước chùa tháp Campuchia, thậm chí nó còn được chọn đặt trên quốc kỳ của quốc gia này.





https://c6.staticflickr.com/9/8840/28408650941_ff1ab72e6a_c.jpg
Dọc theo đường đá đi vào cổng chính của khối kiến trúc đền

Con Lạc Đà
31-08-2016, 16:12
Dọc theo đường vào của ngôi đền là một hệ thống tường và hào được đào xunh quanh, vừa có tác dụng bảo vệ chính điện bên trong khối kiến trúc đền, vừa giúp cho ngôi đền tồn tại qua thời gian mà không bị tác động bởi sự xâm nhập của rừng rậm xunh quanh điều có thể phá hủy đền theo thời gian. Nhờ cách xây dựng độc đáo, một tu sĩ phương Tây từng viết rằng: “đây là một công trình cực kỳ đặc biệt mà chúng ta không thể mô tả nó chỉ bằng ngòi bút”

Và cũng chính Mouhot, nhà lịch sử học tự nhiên người Pháp cũng tin rằng người Khơ-me và những kiến trúc sư của họ không thể nào có đủ kiến thức, kỹ năng và nguồn lực để có thể tạo nên một tuyệt tác như thế này. Ông thậm chí còn cho rằng nó được xây từ rất lâu, có thể cho là xây cùng thời với Ai Cập và La Mã cổ đại, tuy nhiên điều đó là không chính xác.





https://c2.staticflickr.com/9/8458/28408650721_1637d35528_c.jpg
Tượng sư tử đá hộ vệ và hệ thống hào bao quanh khu đền cổ





Lối kiến trúc riêng của đền dựa trên hình khối được đúc theo hình tượng búp sen, ngoài thành có ba tháp phòng thủ, một đường đi đủ rộng và chịu được sức nặng dành cho quân tượng đi vào bằng lối đi dọc hành lang tường thành qua cổng dành cho chúng. Trừ phần tường thành bên ngoài, đa phần các công trình chính và quan trọng đều được dựng bằng đất sa thạch.





https://c6.staticflickr.com/9/8861/28408650341_3db1815d4c_c.jpg
Một trong ba cổng đi qua tháp canh, trải dài là tường thành bao quanh

Con Lạc Đà
01-09-2016, 18:52
Các nữ thần nhảy múa với điệu múa trong thần thoại Ấn độ giáo, Apsara và devata được khắc họa rất nhiều trên tường, trụ trấn đền, cũng như việc tạo ra các điêu khắc tinh xảo như thế này cần phải có một kỷ năng chạm khắc cực kỳ cao. Các nữ thần với nhiều kiểu tóc, mũ đội đầu, trang phục với nhiều đá quý và hoa được thể hiện rất rõ và chi tiết. Các thiên sử ca trong huyền thoại của Ấn Độ giáo được đúc trên tường khá nhiều về Ramayana và Mahabharata, Khoáy động dãy Ngân Hà về thần Vishnu là điểm nhấn của cả công trình.





https://c8.staticflickr.com/9/8717/28408650031_cd2d6c05c0_c.jpg
Các nữ thần nhảy múa Apsara, Devata cùng với vô số hoa văn độc đáo





https://c6.staticflickr.com/9/8823/28408649421_183327ae68_c.jpg
Nữ thần Devata tượng lớn được khắc họa với chi tiết như trang phục và vật dụng đi kèm





Tôi đi qua cổng và bắt đầu đi vào khu đền chính, ba đỉnh tháp thể hiện rất rõ hình búp sen trong văn hóa Ấn Độ giáo và Phật giáo về sau khi vua Jayavarman thứ bảy – là một người theo đạo Phật đã dành ngôi đền để làm nơi thờ tự Phật giáo cho đến tận ngày nay.






https://c8.staticflickr.com/9/8044/28408648871_a9d66e51b2_c.jpg
Chánh diện ba tòa tháp chủ của đền





https://c8.staticflickr.com/9/8884/28486967615_72cf3fcb91_c.jpg
Nhìn lại phía tháp canh ngoài cổng

Con Lạc Đà
02-09-2016, 10:28
Hôm đó hơi tiếc vì cái cổng chính vào đền đang trong giai đoạn trùng tu, bảo dưỡng nên thành ra họ cấm người ra vào; do đó ai nấy đều phải dạt qua hai bên cổng dành cho tháp ở hai cánh để vào. Trước mắt tôi là một loạt các tượng trên tường thể hiện về cuộc sống, các cuộc chinh phạt, về vị vua đầu tiên sáng lập đền và nhiều thứ nữa mà tôi chưa hiểu hết ý nghĩa của nó. Phải công nhận là nhà thơ Hoàng Trung Thông có câu hay thật:


“Bàn tay ta làm nên tất cả
Dưới sức người sỏi đá cũng thành cơm”


Dù ở đây, người Khơ-me cổ đại không tạo ra cơm, nhưng họ tạo cái còn tuyệt vời hơn để lưu dấu muôn thưở, trên tay chỉ với vài dụng cụ đơn giản mà họ đã tạo thành kiệt tác thế gian. Đối với những người phương Tây thì đây còn hơn cả một sự vĩ đại, nó tạo ra nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề, nhiều điều kỳ bí mà chúng ta đang tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng cho tất cả.






https://c7.staticflickr.com/9/8858/28916309102_10c8ccc726.jpg
Một trong những bức họa của Henri Mouhot về Angkor Wat




Thông qua các cuộc chinh chiến và thỏa hiệp mà Suryavarman đệ nhị không những có thể thống nhất đế chế của ông thành một khối mà còn mở rộng nó ra thành một đế quốc rộng rãi và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa trong khu vực. Angkor Wat có thể nói là thủ đô và là ngôi đền trung tâm, nằm ngay tại trái tim của toàn bộ đế chế, nó có sức ảnh hưởng lan tỏa và khá lớn, dù có lần nó đã bị cướp phá bởi quân Chăm-pa khiến cho nó mất đi tính hình tượng một thời khi vua Jayavarman thứ bảy dời kinh thành về Angkor Thom cách đó vài cây số.






https://c2.staticflickr.com/9/8296/28486966985_7a665942b3_c.jpg
Tác phẩm điêu khắc trên tường về các cuộc chiến và chinh phạt của đế quốc




https://c4.staticflickr.com/9/8659/28486966675_ea40564956_c.jpg
Vua Surayavarman II trong buổi chầu với các quân, thần

Con Lạc Đà
04-09-2016, 07:06
Đi dọc hành lang, tôi thấy kiểu xây khung ở từng ô cửa có nét rất đặc trưng với phong cách trụ nhà ở dọc các nước Đông Nam Á hiện tại, đặc biệt là kiểu trụ này có rất nhiều trong chùa chiềng, đền đài. Dưới từng tia nắng len lỏi soi rọi vào bên trong, tôi có thể thấy được cách bày trí để cho ánh sáng có thể vào nhiều nhất giúp người chiêm ngưỡng có thể thấy rõ hơn các tác phẩm điêu khắc trên tường.





https://c3.staticflickr.com/9/8517/28203706850_16ea83ff64_c.jpg
Một góc ô cửa trải dọc hành lang cổng vào trung tâm đền





Kể từ khi được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới bởi UNESCO, rất nhiều nỗ lực từ chính phủ Campuchia cho đến các tổ chức đến từ nhiều quốc gia cố trùng tu, bảo dưỡng để kiến trúc quan trọng này không bị bào mòn, thoái hóa nhanh chóng theo thời gian. Phải nói rằng, lượng khách du lịch trong những ngày tôi ở đây rất là đông, mà tôi thấy các công trình này đang bị nhiều người vô ý thức khắc chữ bậy bạ khá nhiều – “một người ngồi sửa, hai ba người đạp, phá” nên tôi thấy chính phủ Campuchia đang ngày càng gay gắt hơn xưa nhiều rồi. Nguồn thu có lợi quá mà, du khách đổ về ngày một đông hơn (chắc nhờ Angelina Jolie với phim Tomb Raider hồi trước).






https://c5.staticflickr.com/9/8248/28203706660_ef9708c746_c.jpg
Cảnh chánh điện khi bước vào trong, phải lên thêm bậc thang nữa mới vào sâu hơn





Xung quanh vẫn rất nhiều điêu khắc về devata và apsara, các vị nữ thần với điệu nhảy huyền thoại xuất phát từ Ấn Độ giáo này là một tâm điểm đáng chú ý lắm nhé. Tôi đi xung quanh cái đền này thấy hình tượng của họ được khắc hầu như ở mọi chỗ. Và trang phục mà các nữ thần này được thiết kế lại cho các vũ công nhảy điệu Apsara trong nhà hát kịch, nhìn đặc sắc lắm, kiểu cũng hao hao như người Chàm ở Việt Nam vậy.






https://c8.staticflickr.com/9/8856/28486966335_7ec41099f4_c.jpg
Các vị nữ thần luôn có sự quan tâm đặc biệt trong văn hóa của đế chế

Con Lạc Đà
05-09-2016, 09:41
Kể từ thời của Jayavarman bảy, thì đền được sử dụng chủ yếu dành cho việc thờ cúng đạo Phật vì vua là một phật tử. Có thể nói, đây là bước ngoặc lớn về tôn giáo của đế chế này, nhưng cũng chính vì sự chuyển tiếp không đồng bộ trong thời gian ngắn đã khiến cả nền văn minh này lụn bại dần cho đến khi suy tàn và diệt vong hẳn sau khi vị vua cuối cùng Yat băng hà. Tiếc cho một nền văn minh lớn của khu vực, tiếc cho một nền văn hóa một thời lẫy lừng vẫn mang tiếng vang cho đến tận ngày nay.






https://c7.staticflickr.com/9/8282/28203705870_947ce5ee7d_c.jpg
Các bức tượng Phật được đưa vào trong đền để tổ chức lễ cúng, kiếng theo tín ngưỡng mới





https://c8.staticflickr.com/9/8789/28486965935_3b9c5a610c_c.jpg
Cổng này dành cho quân tượng đi vào sau khi đi dọc hành lang xunh quanh khu đền

Con Lạc Đà
06-09-2016, 13:57
ANGKOR THOM





Một thưở huy hoàng, thay thế Angkor Wat để trở thành kinh đô của cả đế chế dưới thời vua Jayavarman bảy – một vị vua theo Phật giáo phái Mahayana. Tôi khá ấn tượng với cây cầu đi dẫn vào cổng thành bên ngoài của ngôi đền Angkor Thom, bên ngoài là một dãy theo hàng song song hai bên các bức tượng gồm nhiều gương mặt và sắc thái khác nhau, hơi bậm trợn! Cổng đi vào bên trong đền được dựng theo lối kiến trúc Bayon, với đỉnh tháp trên đầu cổng là ba đầu Bayon hướng về ba mặt khác nhau. Khối kiến trúc đá được xây dựng và khắc rất tinh xảo, không thua gì so với Angkor Wat ở cách đó vài cây số.






https://c4.staticflickr.com/9/8638/28487049155_c73a66f944_c.jpg
Cầu dẫn lối vào ngay cổng chính của ngôi đền





Nghệ thuật điêu khắc trên tượng Bayon với nụ cười tưởng chừng giản đơn nhưng chất chứa trong nó là cả một giá trị lịch sử đắt giá. Phải nói rằng, vua có thể được xem là con hoặc ngang ngửa với thánh thần, phải chăng vì lý do đó mà khuôn mặt trên tượng Bayon có nhiều điểm chung và khá giống nhau với tượng của vua Jayavarman bảy. Có thể đây cũng là một cách để ông lưu giữ lại hình ảnh của mình về sau trên những bức tượng đá này?!






https://c1.staticflickr.com/9/8704/28203795240_3ba8de1c5a_c.jpg
Cổng vào bên trong ngôi đền Angkor Thom





Nhìn vào khối kiến trúc của tháp, tượng Bayon chiếm hữu một phần quan trọng trong tổng thể công trình tại đây, nhất là tại các đỉnh tháp. Phần đất Angkor Thom là tổng thể nhiều đền đài, tu viện bên trong, trung tâm của nó chính là tòa tháp Bayon. Hệ thống hào bao quanh phần đất lớn này tạo sự tách biệt, giúp nó có nét riêng biệt của một thành phố đền đài, hay còn gọi là “Đại thành, khi mà dân số ước tính có thể vào khoảng cả trăm nghìn người.






https://c6.staticflickr.com/9/8712/28487047925_e17b071d44_c.jpg
Đền chủ ở trung tâm kiến trúc Angkor Thom, với tượng Bayon là chủ lực

Con Lạc Đà
06-09-2016, 20:10
Một loạt các tượng nhân sư, dvarapala những nnân tố được người dân đế chế tinh tưởng như là một trong những nhân tố tín ngưỡng bảo vệ họ chống lại các thế lực ngoại xâm bên ngoài. Nhưng buồn thay, vào những năm cuối cùng của đế chế này, chính vương quốc Ayutthaya cổ của người Thái, từng là một trong những công quốc dưới quyền họ đã tấn công và cướp phá và rồi chính thành cổ vĩ đại này bị bỏ trống rồi chiềm vào quên lãng trong nhiều thế kỷ khi nó nằm dưới sự kiểm soát của người Thái.






https://c2.staticflickr.com/9/8649/28487047465_3ff6a6bc06_c.jpg
Ta có thể thấy nhân sư tiếp tục được sử dụng rất nhiều trong văn hóa Angkor





https://c3.staticflickr.com/9/8800/28203794690_b6d7a2f168_c.jpg
Dvarapala, những vị thần với thanh gươm trong tay luôn là hình tượng bảo vệ





Vua Jayavarman bảy của đế chế Khơ-me được xem là triều đại hùng mạnh nhất trong các vị vua trước và sau đó. Trong thời đại của ông, đế chế được mở rộng đến những biên giới xa xôi nhất, cùng với việc ông giành chiến thắng trước kẻ thù lớn nhất của đế chế lúc bây giờ là vương quốc Chăm-pa khi ông dẫn dắt quân đội Khơ-me tấn công và giành chiến thắng trước đội quân Chăm, cũng như cướp phá kinh đô của họ. Đây là một chiến thắng bước ngoặc của ông mà các vị vua trước đó chưa làm được, thậm chí là sau khi vua Suryavarman đệ nhị qua đời, kinh đô “hoành trang’ Angkor Wat còn bị quân Chăm tấn công và cướp bóc và sau là vua cha của ông. Chẳng những giành được chiến công hiển hách, mà ông còn mở rộng bờ cõi tới tận Viêng-chăn và khu vực phía bắc (lãnh thổ Lào ngày nay), phía nam đến tận sông Kraburi nằm ở biên giới giữa Thái-Miến Điện-Mã Lai ngày nay.

Vô số các công trình kiến trúc Khơ-me giành cho Phật giáo được tạo ra dưới thời của ông, một người con phật tử của nhánh Mahayana, như Ta Prohm, Neak Pean, Preah Khan, v.v. . . Đây cũng là một bước đánh dấu sự chuyển thể hệ tư tưởng từ Ấn Độ giáo sang Phật giáo, sự chuyển đổi này làm cho đất nước trở nên rối loạn vì cả quốc gia đều đang nằm dưới sự ảnh hưởng của Ấn Độ giao trước đó, điều này khiến cho đế quốc suy yếu rất nhanh, nhất là sau khi Jayavarman bảy qua đời, kết thúc thời kỳ đỉnh cao vàng son của đế chế Khơ-me lừng lẫy.






https://c8.staticflickr.com/8/7767/28487046695_32fc8e5d60_c.jpg
Tượng của vua Jayavarman bảy nằm ngay trung tâm đền Angkor Thom

duy2979
07-09-2016, 09:51
Lót dép ngồi hóng. Viết tiếp bác nhé :)

khatranac
07-09-2016, 11:53
Viết tiếp đi bạn, mình save lên file để là tài liệu tham khảo (beer)

Con Lạc Đà
08-09-2016, 11:29
Lót dép ngồi hóng. Viết tiếp bác nhé :)

Cảm ơn bác đã đọc bài của mình, đang cố gắng nặn não nhớ lại mà viết bác ạ, từ hồi tháng 8 năm ngoái rồi.


Viết tiếp đi bạn, mình save lên file để là tài liệu tham khảo (beer)

Cảm ơn bác khatranac nhiều, hè hè, làm tài liệu tham khảo hơi lớn lao quá bác ạ. Làm thông tin để biết thêm là được rồi :)

Con Lạc Đà
08-09-2016, 11:36
Lối kiến trúc Bayon luôn làm say đắm nhiều nhà nghiên cứu đến với nó, trên đỉnh các tháp bao quanh đền gồm nhiều mặt Bayon với nụ cười vừa mang tính phúc hậu, hiền lương theo kiểu nhà Phật dựa trên gương mặt của vua Jayavarman bảy, một con người đã chọn con đường Phật giáo Mahayana khác hẳn với cha, ông của mình trước đó và con, cháu mình sau này. Đỉnh mỗi tháp là một khối lập phương bốn mặt, đỉnh đầu của bốn mặt được trang trí theo hoa sen, một trong những biểu tượng gắn liền với Phật giáo.






https://c2.staticflickr.com/9/8644/28487046705_03dc70a3dd_c.jpg
Đỉnh tháp bốn mặt Bayon, với đỉnh đầu của nó được trang trí tượng dựa hình hoa sen






https://c5.staticflickr.com/9/8739/28381876972_fb54d8fda2_c.jpg
Gương mặt với nụ cười bí hiểm này đã gây ám ảnh bao người





Trên tường là vô số các hình ảnh được khắc lại về cuộc sống trong xã hội của họ vào thời điểm trên, về quân đội đế chế và các cuộc chiến và chinh phục của họ, các đoàn ngoại giao từ Trung Quốc, các apsara và devata. Các huyền thoại trước đó, về đạo Hin-đu cùng với các vị thần trong Ấn giáo như Vishnu, Shiva, Brahma, các linh thú như Garuda. Tuyên nhiên bên trong trung tâm từng một thời là nơi đặt tượng về Đức Phật, nhưng nó đã bị phá hủy khi những người trung thành với Ấn giáo quay trở lại.






https://c4.staticflickr.com/9/8132/28487045835_d58432b59e_c.jpg
Các bức điêu khắc trên tường về cuộc sống chốn cung đình, xã hội xunh quanh và thần thoại





Mà cái mùa này ác thật, chả biết khi nào nó mưa để mà lần, đang đi ngon lành thì mưa đổ xuống mà trong này lại không có chỗ chứa nữa. Đành đứng giữa hai mẻm đá, hơi ướt hai bên nhưng thế là còn may vì mưa mà không có gió thổi nên đỡ biết bao. Sáng vào cửa đã thấy đông nghịt người, sao mà ở đây không bị chen lấn cho lắm, lượng khách ra vào cũng vừa phải thôi à. Khám phá xong Angkor Thom rồi, ra kiếm tên xế để lăn bánh đi điểm tiếp theo.

Ra tới nơi kiếm hắn, bắt đầu thấy cảnh “nhày” rồi, hắn chỉ muốn đi thêm 2 – 3 cái đền nữa thì thôi, đâu giỡn mặt vậy được. Sau một hồi chuyện trò, tâm sự, thì mình và hắn vẽ nên những điểm mà mình muốn đi và hắn cũng ok với những “địa điểm” đó. Đổi lại, ngày hôm sau, mình sẽ thuê hắn đi tiếp đến cái địa điểm mà mình mong đợi nhất trong chuyến đi này.

Con Lạc Đà
08-09-2016, 21:06
Bài viết hay và rất đáng đọc!

Cảm ơn bạn digi299, mình cố gắng dành thời gian và tâm huyết để viết bài mong sao cho người chưa đi có cảm hứng mà đi khi có thể.

Con Lạc Đà
08-09-2016, 23:44
TA PROHM





Đến với Ta Prohm, đến với ngôi đền cổ nằm sâu tít bên trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp bao qunanh lấy nó. Toàn cảnh phế tích của nó bị lãng quên với nguyên trạng như được xây từ ban đầu, với khung cảnh kỳ ảo, hơi đáng sợ của nó gợi lên một hình ảnh về một thời đã mất.






https://c2.staticflickr.com/8/7702/27871449113_6a8d8f3020_c.jpg
Cổng vào của Ta Prohm





Sự ảnh hưởng của kiến trúc Bayon thể hiện rất rõ trên cổng vào đề khi ngôi đền được lập vào thời vua Jayavarman bảy với mục đích trở thành tu viện và quốc tự giám cho triều đại của mình. Tại đây được xem là nơi ở của gần hơn chục nghìn người và hơn trăm nghìn hộ dân sống xunh quanh để làm nguồn tiếp tế để duy trì điều kiện sống cho nguồn nhân lực lớn sống bên trong nó. Gopura hay còn có thể hiểu là cổng đền dạng tháp được xây ở bốn hướng chính nhưng hiện nay do yêu cầu bảo trì chúng ta chỉ có thể tiếp cận trung tâm bằng hai cổng.






https://c5.staticflickr.com/9/8805/28454840876_590772d451_c.jpg
Đỉnh tháp ở cổng thể hiện rõ nét kiến trúc Bayon





Lối dẫn vào trung tâm đền phải đi bộ khá xa và rậm rạp cây cối, khi đó thật sự tôi mới thấy nó âm u như thế nào, nếu không có đường dẫn thì ta vẫn nghĩ rằng mình đang lạc vào xứ sở bí ẩn nào đó. Tưởng là đường ngắn, nhưng cũng phải mất dăm mươi phút để tiếp cận được cổng đền.






https://c4.staticflickr.com/9/8848/27871448523_63862593e4_c.jpg
Đường đi chỉ là một con đường cát với hai hàng rừng rậm song song





https://c5.staticflickr.com/9/8859/28381900372_9db15d8440_c.jpg
Cũng hơi mỏi một chút mới tới được cổng đền

Con Lạc Đà
09-09-2016, 10:21
Sự bào mòn của thời gian đã gậm nhấm kiến trúc này khá mạnh khiến nó bị đổ nát rất nhiều chỗ, xunh quanh cây cội mọc thẳng đứng với rễ thậm chí bám chặt vào thành đá khắp nơi khiến nó chịu một áp lực rất lớn qua năm tháng. Những phần nào không còn chịu nổi thì đổ sụp xuống tạo cảnh tượng hoang tàn hơn xunh quanh đền. Các loại cây đặc biệt là cây Tung và Kơ-nia to lớn với bộ rễ khổng lồ mọc đè lên cả ngôi đền.






https://c6.staticflickr.com/9/8376/27871447733_ae03f5afee_c.jpg
Chánh điện ngôi đền đã xuống cấp rõ rệt vì sự ảnh hưởng của môi trường





https://c3.staticflickr.com/9/8639/28454840506_8debd902d0_c.jpg
Tượng rắn thần bảy đầu trong huyền thoại Khơ-me và Ấn giáo





Đền được vua xây dựng với một mục đích khác, đó chính là dâng hiến lên mẹ mình, âu đó cũng là một việc làm hiếu tử của ông theo những gì mà Đức phật răng dạy và đúng với bản chất của một người theo con đường của tông phái Mahayana. Chánh điện ngay lúc tôi nhìn thấy đã có vẻ xập xệ ra hai bên hông, chính vì sự xuống cấp quá trầm trọng của nó mà đường vào cửa chính đã bị phong tỏa lúc tôi đi (giờ chả biết ra sao), buộc tôi phải đi tiếp bằng lối bên hông, quan sát thì thấy bên chủ quản việc bảo trì công trình đã cho đặt rất nhiều thanh gỗ nhầm giải tỏa bớt áp lực từ khối đá nặng đang đè xuống lớp nền bên dưới vốn đã mục nát từ lâu do tác động của thời gian cũng như do cây cối mọc đè lên nó chằng chịt.






https://c8.staticflickr.com/8/7610/27871447183_5db031c753_c.jpg
Chánh điện của đền chính bên trong





https://c2.staticflickr.com/9/8597/27871446513_5702e1b2fa_c.jpg
Bàn để làm lễ ngay chính giữa đền





https://c2.staticflickr.com/9/8341/27871446113_0bc8ebb79e_c.jpg
Nhìn ra bên ngoài từ bên trong đền

Con Lạc Đà
09-09-2016, 23:06
Các phù điêu trong điện có rất nhiều, nhưng vẫn xoay quanh các tiên nữ devata, các vị thần gác đền dvarapala và một số khác nhưng rất thiếu các bức tượng liên quan đến Phật giáo?! Rất có thể là sau khi Jayavarman bảy qua đời, những người trước đó vốn theo Ấn giáo đã tiến hành tiêu hủy những gì liên quan đến Phật giáo.






https://c8.staticflickr.com/9/8890/27871446743_b5e894a1a4_c.jpg
Các bức phù điêu được khắc đầy trên tường đền ở gần như mọi nơi





https://c2.staticflickr.com/9/8598/28408738161_1e8c1d5287_c.jpg
Các tiên nữ apsara, devata gần như là nhân vật không thể thiếu





https://c4.staticflickr.com/9/8221/27871444683_a01e6eb6b1_c.jpg
Tôi khá ấn tượng trước nghệ thuật điêu khắc với kỹ thuật tinh xảo của họ






https://c6.staticflickr.com/9/8041/28408735461_24d8db29d0_c.jpg
Nghệ thuật Ấn giáo hiển thị trên chính giữa nóc đền thể hiện theo tầng lớp

Con Lạc Đà
11-09-2016, 11:54
Hình thù kỳ lạ cộng với độ to lớn và bám gốc rễ của nó vào kiến trúc khu đền và sự đổ nát của chính nó vừa có cảm giác huyền bí, thần thoại, vừa tạo cảm giác hoang sơ hấp dẫn đến nhiều du khách. Có thể nói, du khách và cũng là người quảng bá nó đến với thế giới, giờ đây cô cũng là công dân danh dự của Campuchia – Angelina Jolie. Cây tung, cây bông gạo, cây đa và cây Kơ-nia có lúc giúp thành giữ độ vững chắc, nhưng cũng có lúc đập đổ và tiêu hủy biến đền thành đống đổ nát. Đặc biệt là cây mọc từ phần thân đền chứ không hề mọc từ đất lên, có thể do gặp một số điều kiện phân tán bởi gió hay động vật (chủ yếu là chim chóc) và thời tiết nhiệt đới hoàn hảo đã giúp nó bám thân, sinh trưởng và trở thành một phần không thể tách rời của ngôi đền khi nó vương xa, bám sâu kết chặc với khu đền.






https://c8.staticflickr.com/9/8743/27871445983_b5142f4ff9_c.jpg
Các cây Tung, bông gạo là hai loại cây chủ chốt trong khu đền





https://c8.staticflickr.com/8/7639/27871445623_ba0d963bc1_c.jpg
Cây tung bám rễ rất chặt này đang chết dần và công tác bảo tồn đang được tiến hành





https://c2.staticflickr.com/9/8453/28408736401_a60cbf777d_c.jpg
Bộ rễ lớn của cây tung này bám rất chắc vào chánh điện

Con Lạc Đà
11-09-2016, 23:45
Sự hủy hoại của thiên nhiên rất đáng sợ, nhưng từ đấy tôi lại thấy rằng cái gì của đất thì lại về với đất. Con người kỳ công tạo ra, nhưng qua năm tháng thì nó lại tái sinh và dần về lại với tự nhiên mà thôi. Sự bào mòn của thế kỷ xuyên suốt theo dòng thời gian lại càng làm tôi thấy con người vẫn đang ngày một cố gắng chinh phục thiên nhiên với con tim và trí óc của mình!






https://c5.staticflickr.com/9/8778/28203808940_de3e603b87_c.jpg
Rong rêu, cây cỏ bám đầy trên đỉnh đầu đền





https://c1.staticflickr.com/9/8780/28203807920_8289ea96a5_c.jpg
Sự đổ nát luôn hiện diện và là mối đe dọa lớn nhất với khối kiến trúc vô giá này






https://c2.staticflickr.com/8/7667/28487069585_26c67831f1_c.jpg
Hình tượng cây tung ở chính giữa ngôi đền luôn là điểm nhất của Ta Prohm





Cái mùa hè này du lịch tăng lên chóng mặt, ra cổng rồi mà khách vẫn đông đúc (khách Tàu là chính) làm mình đi kiếm tên xế lòi mắt vì cũng nhiều xe chờ khách đoàn của họ lắm. Rồi cũng tìm được xe và xế để đến thăm Banteay Kdei thôi.






https://c7.staticflickr.com/8/7541/28203806750_99f09b47fb_c.jpg

Con Lạc Đà
12-09-2016, 21:18
BANTEAY KDEI





Nằm cách Ta Prohm chừng 600 mét về phía đông và 3 cây số cách Angkor Thom, tại đây tọa lạc ngôi đền Banteay Kdei, một ngôi đền Phật giáo được xây dưới thời vua Jayavarman bảy. Đền còn được biết đến với cái tên là “Thành của các tu viện” hoặc “Thành thiền môn của nhà sư”, nó được xây dựng bằng đá sa thạch với lối kiến trúc Bayon.

Hiện đền xuống cấp khá trầm trọng do cách xây bị lỗi cũng như chất lượng của vật liệu quá tồi, trong khi đây lại là nơi được rất nhiều nhà sư lui tới để thực hành và tu tâm cho mình trong một thời gian rất dài.







https://c2.staticflickr.com/9/8704/28487120065_a28d0cfe7c_c.jpg
Cổng vào của đền có nét tương tự Ta Prohm nhưng nhỏ hơn





Cổng đi vào đền dựa trên hình tượng và câu chuyện về Quán Thế Âm mà thành, đền phải nói là nơi mà nhiều người hành hương muốn lui tới dù nó đã xuống cấp rất nghiêm trọng. Với những bức tường được chạm khắc với nhiều tượng được điêu khắc tinh xảo, hoa văn cầu kì, bắt mắt luôn có vẻ nghiêm nghị xen lẫn thần bí khiến người xem như bị hấp dẫn.






https://c6.staticflickr.com/9/8756/28487118925_74a470bfb1_c.jpg
Khu trung tâm đền





https://c3.staticflickr.com/9/8790/27870552754_7d01251a64_c.jpg
Các chạm khắc trên hiên của đền





https://c6.staticflickr.com/9/8823/28487116845_a56d12fd7d_c.jpg
Một số chạm khắc khác

Con Lạc Đà
13-09-2016, 20:58
Tôi thấy có bức tượng Phật vẫn còn khá nguyên vẹn và được những phật tử trang trí, khoác áo cà-sa lên mình. Việc thờ cúng vẫn duy trì như ngày nào kể từ lúc nó được xây dựng, tuy nhiên do bị cố tình phá hoại hoặc bị trộm cắp mà nhiều tượng đá hình Phật đã biến mất.






https://c6.staticflickr.com/9/8576/28487116165_c33ca06efd_c.jpg
Việc thờ cúng sùng bái Đức Phật vẫn được thực hiện bởi đệ tử của ngài





Bên trong và ngoài là vô số các hình điêu khắc cầu kì, lạ mắt với khả năng sáng tạo và tay nghề của những người thợ với kỹ năng tuyệt vời tạo nên. Câu hỏi vẫn để ngỏ, con người với công cụ thô sơ, kỹ thuật cao hỗ trợ chưa có, nhưng vẫn tạo được các bức tượng đều đặn, độ chính xác cao và thực hiện trên nhiều công trình chứ không phải chỉ có một hoặc hai. Quá giỏi!!!






https://c6.staticflickr.com/9/8876/28487115965_3f1a54c8f0_c.jpg
Một cái giếng trời, có thể mục đích để làm lễ





https://c6.staticflickr.com/9/8692/27871494213_6e5a74f2af_c.jpg
Vẫn là các nàng tiên nữ nhảy múa với điệu apsara huyền bí

Gouldianfinch
15-09-2016, 11:00
bạn mua vé tham quan đền trong ngày thì có thể đi bao nhiêu đền tuỳ thích hay chỉ 1 đền vậy bạn? còn về xe tham quan thì họ sẽ chở mình đi bao nhiêu điểm là do nhu cầu của khách ?
tks b.

Con Lạc Đà
16-09-2016, 00:42
bạn mua vé tham quan đền trong ngày thì có thể đi bao nhiêu đền tuỳ thích hay chỉ 1 đền vậy bạn? còn về xe tham quan thì họ sẽ chở mình đi bao nhiêu điểm là do nhu cầu của khách ?
tks b.

Cảm ơn bạn Gouldianfinch đã đọc thread của mình.

Bạn có thể đi thoải mái nhiều đền nằm trong khu vực thuộc đền Angkor, mình không nhớ rõ là bao nhiêu đền nhưng cũng khá nhiều. Vé thời lượng của vé thì vé có 3 loại (cập nhật đến thời điểm mình đi vào tháng 8 năm 2015) là 1 ngày 20$, 3 ngày 40$ và 7 ngày 60$, mình mua loại 1 ngày 20$. Do đó, tùy vào nhu cầu của bạn và nhóm thì bạn chọn loại vé cho hợp lý.

Xe tham quan thì bạn phải thỏa thuận riêng với tài xế mà bạn thuê, đi bao nhiêu điểm thì họ sẽ tính với bạn giá cả.
Ví dụ như phần của mình, mình thuê tên tài xế và thương lượng giá với tên xế của mình, chi tiết như sau:

- Phương tiện: xe ô-tô con, bên ngoài nhìn còn tốt, xe chạy êm không hư hỏng vặt hay bất ngờ dọc đường, điều hòa ok. Dù những chi tiết này không có ảnh hưởng nhiều nhưng cũng là một phần trong cuộc đi nếu không muốn xui gặp ngay xe cà khèo, tài xế dừng sửa liên tục ảnh hưởng chất lượng và thời lượng chuyến đi, tùy vào bạn đánh giá.

- Thời gian: thuê trong một ngày đi một mình, giá cả hơi đắt nhưng đi được nhiều đền và thái độ hợp tác của tài xế cũng ok. Nhìn chung là may mắn cộng với tiền nào của đó thôi bạn, mình trả cao để nó không hối thúc chạy sô, chắc bạn cũng hiểu vấn đề này.

Nếu bạn muốn giá cả hợp lý hơn thì có thể chọn xe oto share, hoặc xe ôm, xe tuk-tuk, xe đạp tự đạp, thậm chí là mình thấy có một số khách còn đi xe ngựa nữa (chưa thử nên chưa biết thế nào).

Về số lượng đền mà bạn muốn đi thì theo mình thấy đa phần chỉ chờ bạn đi 3 - 4 đền chính thôi, còn bạn muốn đi thêm hình như phải thương lượng. Bạn nên lập kế hoạch kỹ và "phủ đầu" tài xế ngay từ đầu về tiền bạc sòng phẳng, không cà khựa kẻo lại lày nhày rắc rối về sau.

Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ!

Con Lạc Đà
16-09-2016, 00:44
Tuy nhiên, thời gian đánh bại tất cả, sự xuống cấp của công trình đã quá cấp bách nên hiện nhà chức trách cũng đang chạy đua để giành lại “sự sống” cho đền. Tôi quan sát thấy họ phải dùng gỗ để chèn ở nhiều nơi dùng để chịu lực giúp đền không bị đổ xuống, cũng dùng dây chằng buộc xung quanh đỉnh tháp để nó không bị sạt hoặc sụp hoàn toàn.






https://c4.staticflickr.com/9/8745/27871496363_d9780197be_c.jpg
Các đầu tháp được chằng dây giữ lại





https://c2.staticflickr.com/9/8707/27871495473_9599d435c8_c.jpg
Các bức tường cũng xiêng vẹo rất nhiều rồi





Còn gì lưu lại khi con người bằng xương bằng thịt rồi cũng ra đi theo năm tháng, rồi xương và thịt cũng hòa vào đất để trở về kiếp cát bụi. Cái giữ cho chúng ta nhớ về những ngày tháng ấy là các phế tích mang đậm tính lịch sử quanh ta.






https://c4.staticflickr.com/9/8078/28487115035_24be0c6ac4_c.jpg

Con Lạc Đà
16-09-2016, 11:56
SRAH SRANG





Cạnh Banteay Kdei là hồ nước Srah Srang được khởi công vào thể kỷ thứ 10, nhưng sau đó nó mở rộng, trùng tu và xây thêm đài quan sát. Phong cảnh rất đẹp, nhưng nhìn xuống bên dưới hồ chứa nước này tôi thấy hơi cạn (chắc do họ đã rút bớt nước) và nhiều cây khá giống cây lúa được trồng. Chắc là hội nông dân xunh quanh đây tranh thủ trồng chút lúa kiếm thêm hoặc con chim nào đó ăn hạt rồi thả bom cùng với noãn hạt xuống đây nên giờ thành lúa. Muôn vàng lý do nhưng mà cảnh rất đẹp nhất là chiều về, tiếc là tôi hơi mệt nên chiều tôi không quay lại để thưởng thức nữa.







https://c6.staticflickr.com/9/8515/28408796341_1974ed26b2_c.jpg
Welcome to Srah Srang





https://c2.staticflickr.com/9/8609/27871523273_0ac685c96d_c.jpg
Đài quan sát được xây dựng thêm, là một nơi đánh để ngồi xuống ngắm hoàng hôn





https://c2.staticflickr.com/9/8049/28408795681_b9c22290f1_c.jpg
Một cảnh mà tôi chụp được về xunh quanh mặt hồ (hơi cạn)





https://c8.staticflickr.com/9/8638/27871522823_482827907a_c.jpg
Sau lưng tôi là các hàng quán buôn bán và cổng ra của Banteay Kdei

Con Lạc Đà
17-09-2016, 00:08
PRE RUP





Một công trình khác có niên đại lâu đời hơn công trình Angkor Wat vào những năm 961 và 962, ngôi đền vốn được dựng từ những vật liệu như đá đỏ, đá ong và sa thạch với kiến trúc hình núi. Đền còn được biết đến với một cái tên khác đó là “nơi xoay mình”, có thể hiểu theo cách người ta đốt xác người đã khuất thành tro rồi bày trí theo nhiều hướng khác nhau như là một phần của nghi thức trước khi người đó bước vào cuộc sống tiếp theo của cõi vĩnh hằng trong Ấn Độ giáo.






https://c5.staticflickr.com/9/8270/28203884860_ea9962e092_c.jpg
Góc nhìn toàn quang cảnh chính diện đền





Nhờ những viên gạch sa thạch và đá ong với màu sắc đỏ tươi ánh lên dưới bình minh hoặc hoàng hôn mà phong cảnh ngôi đền đạt được độ chói mê hồn người. Xunh quanh đền là một bức tường trải dài, lối vào gồm bốn cổng dạng tháp (gopura) xây kiểu hình mặt cắt với chính giữa là một khoảng không bao quanh bởi đá đỏ cùng với cổng nhỏ đi vào ở hai bên bằng sa thạch. Trước cổng vào có một hố chứa đầy nước bên trong mà nhiều học giả tin rằng nó từng nền dành cho tượng đồng bò Nandi trong thần thoại Ấn Độ giáo chứ không phải là nơi để mai táng người chết.






https://c5.staticflickr.com/9/8197/28203884460_a0efffa25e_c.jpg
Một trong các lối đi vào với nhiều hoa văn được khắc trên mái đầu





https://c5.staticflickr.com/9/8745/28203883860_fcbef4b531_c.jpg
Cổng chính để đi vào cũng được trạm trổ khá nhiều hoa văn tinh tế

Con Lạc Đà
19-09-2016, 00:40
Từ dưới điện nhìn lên tôi cứ ngỡ ba tháp hình thành theo kiểu tam trụ nhưng thực tế nó là một khối phức hợp gồm năm tháp với bốn tháp ở bốn góc và một tháp ở giửa như kiểu trấn mạch vậy. Đền vốn được xây khi đế chế còn theo Ấn giáo nên công trình này để hiến dâng lên đức Shiva, nên có thể mảnh đất mà nó đang nằm trên đó vốn từng là một nhà dòng hoặc nhà đền theo phái Shiva.






https://c5.staticflickr.com/9/8775/28203883380_74e2c05b75_c.jpg
Từ dưới nhìn lên ở phía trước của đền hướng về phía đông





https://c1.staticflickr.com/8/7789/28203883000_46d53eedac_c.jpg
Từ trên cao nhìn xuống phía dưới





https://c3.staticflickr.com/9/8461/28203881690_e854ebc0a5_c.jpg
Từ phía sau nhìn lên có hai tháp nữa, tương tự như phía trước

minh_thien
19-09-2016, 15:50
Bạn viết hay quá, dễ đọc và từng phần rõ ràng.Mình xin lưu lại làm tự liệu cho sau này có đi nhé ! cám ơn nhiều

Con Lạc Đà
19-09-2016, 22:20
Bạn viết hay quá, dễ đọc và từng phần rõ ràng.Mình xin lưu lại làm tự liệu cho sau này có đi nhé ! cám ơn nhiều

Cảm ơn bạn minh_thien đã dành thời gian đọc bài của mình :)

Mong bạn sẽ sớm có chuyến đi như ý nhé!

Con Lạc Đà
20-09-2016, 20:27
Độ hoang sơ, cộng với với vẻ cổ kính của nó có thể khiến chúng ta có một cái nhìn sơ lược về những ngày đó, khi con người còn đang cố gắng chinh phục và làm chủ thiên nhiên. Nhưng rồi thiên nhiên với sức mạnh của mình với nhiều cách “tự nhiên” của nó đã chiếm lĩnh rồi dần khiến công trình bị lãng quên, bị bao phủ bởi rừng rậm xunh quanh. Biến mất một cách bí ẩn dù từng là nơi gắn liền với trung tâm của đế chế và chỉ trở lại khi được tìm thấy, cũng như việc trùng tu giúp nó trở lại với thế giới con người.






https://c5.staticflickr.com/8/7584/28203882860_9d5edc21d7_c.jpg
Từ trên nhìn xuống, xung quanh là rừng nhiệt đới bao quanh





https://c7.staticflickr.com/9/8648/27870583414_3976dc4939_c.jpg
Cổng vào vốn đã bị đổ nát và xuống cấp do tác động của yếu tố thời gian và thiên nhiên

Con Lạc Đà
21-09-2016, 17:12
NEAK PEAN





Ngôi đền được biết đến với cái tên “rắn quấn quanh” được xây trên đảo nhân tạo, với đền nằm ở giữa trung tâm và nhiều hồ nước đào xung quanh theo hình tròn bởi vua Jayavarman bảy.







https://c6.staticflickr.com/9/8248/27871559213_9aba55bac5_c.jpg
Đền nằm ở trung tâm như một hòn đảo nhân tạo xung quanh mặt nước





Theo lời kể thì nơi đây được nhà vua chọn làm nơi xây dựng nơi chữa bệnh dựa vào truyền thuyết về Anavatapta – hồ linh thiêng trên đỉnh Hy-Mã-Lạp-Sơn, có khả năng chữa bá bệnh. Tên gọi của hồ dựa vào tên gọi của rắn linh Naga mà trong tiếng Khơ-me là Neak.






https://c2.staticflickr.com/9/8837/27871560473_bfb540a5fc_c.jpg
Một trong những hồ nước thiêng dùng để chữa bệnh nhưng lúc tôi đến thì không có nước





Dựa theo tín ngưỡng và niềm tin vào Ấn giáo cổ đại, bốn bồn nước đại diện cho bốn nhân tố nguyên thủy Đất, Nước, Lửa và Gió. Ngôi đền vốn dành để dâng lên Quán Thế Âm, và cũng là nơi mà nhà vua dùng để xuất hiện trước thần dân của ông.






https://c7.staticflickr.com/9/8593/28203903430_c66e644622_c.jpg
Việc thờ cúng vẫn được diễn ra cho đến nay

Con Lạc Đà
22-09-2016, 23:04
PREAH KHAN





Nghĩa mẹ đã thành, nay đến ơn cha, vua Jayavarman bảy cho khởi công và xây nên đền Preah Khan dành để tưởng nhớ đến vua cha của ông và tên của đền được lấy là Preah Khan – có nghĩa là Bảo kiếm Hoàng gia.

Xung quanh đền là một hào nước, không biết có sâu không mà tôi không thấy đáy, chắc là do cây cối xung quanh với màu nước xanh đẫm do rong rêu nhiều nên thành ra khó có thể quan sát được. Cũng như Ta Prohm, một cây cầu bắc ngang dẫn lối vào, song song hai bên thành cầu là những bức tượng nhìn như các quan tư tế thời cổ đại đang chào đón các vị lữ khách đường xa đến với nơi ở của họ vậy.






https://c3.staticflickr.com/9/8535/28454981746_c67e85be83_c.jpg
Cây cầu bắc ngang dẫn lối vào cổng Gopura để vào đền





Bước vào bên trong đền tôi có thể thấy được nhiều phù điêu khắc trên tường thành, cũng như một số ngôi đền nhỏ. Tuy đây là đền được xây để tưởng nhớ về vua cha và mô phỏng theo nhà phật với hình ảnh chính của đền là hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm, cùng với trên dưới 430 thần linh khác, nhưng lối kiến trúc vẫn rất đặc trưng của Ấn Độ giáo. Tương truyền rằng ngôi đền từng là nơi sinh hoạt tôn giáo của hơn 90,000 người, với hơn 1000 vũ công (apsara) và 1000 tăng lữ.






https://c3.staticflickr.com/9/8710/28382038562_8412e1428d_c.jpg
Mái hiên của một góc cổng đền





https://c3.staticflickr.com/9/8001/28382037282_84d53a9abf_c.jpg
Từ bên trong cổng gopura tôi nhìn ra cổng chính





https://c3.staticflickr.com/9/8313/28382036122_2a22d474e4_c.jpg
Chánh điện của kiến trúc đền

Con Lạc Đà
23-09-2016, 15:49
Hoa văn chạm trổ xung quanh đền vừa xen lẫn kiến trúc theo phong thái Phật giáo Mahayana, vừa thấp thoáng đâu đó những hình ảnh quen thuộc của kiến trúc Ấn Độ giáo. Các vị thần hộ giáo, bảo vệ đền cũng như linh thú như sư tử đá luôn có mặt đầy đủ.






https://c3.staticflickr.com/9/8142/28382033922_306ee32eb7_c.jpg
Hoa văn trên trên mái tường với chính giữa là vị nam giới tay giữ theo kiểu chào Phật giáo





https://c6.staticflickr.com/8/7596/28487208845_7ff4f7b623_c.jpg
Một vị thần bảo vệ đền có thể thấy rất rõ trên tường





https://c6.staticflickr.com/9/8402/28487206645_4187908bfd_c.jpg
Và một vị thần khác nữa với chiếc mũ khắc theo hình tháp hoa sen





https://c6.staticflickr.com/9/8579/28487202965_c2e12a7ee9_c.jpg
Sư tử đá luôn là biểu tượng quyền uy và phong thái đĩnh đạt của nó

Con Lạc Đà
27-09-2016, 19:09
Hiện Preah Khan vẫn đang được nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu và khai phá vì có quá nhiều điều bí ẩn quanh nó cũng giống như bao ngôi đền khác trong khối kiến trúc Angkor này mà thôi. Chiến tranh và loạn lạc đã cướp đi rất nhiều thứ, cộng thêm những thông tin cổ cũng không đầy đủ hoặc thiếu nên việc hiểu rõ hơn sẽ còn mất rất nhiều thời gian và công sức.






https://c4.staticflickr.com/9/8776/28487205755_2fb2469bca_c.jpg
Một giếng trời hình tháp (stupa) dưới ánh sáng trực tiếp rọi thẳng vào





https://c2.staticflickr.com/9/8629/28487203785_cddb903a4e_c.jpg
Các hoa văn của Preah Khan cũng tinh tế không kém





Cũng giống với Ta Prohm như hai người anh, em, Preah Khan cũng bị xuống cấp trầm trọng do sự xâm lấn của thực vật xunh quanh (không nặng như Ta Prohm), rong rêu, bụi đất là những nhân tố chính khiến công trình này xuống cấp nghiêm trọng.






https://c7.staticflickr.com/9/8447/27870634134_7a4887ecef_c.jpg
Rong rêu và cây cành bám đầy trên đỉnh đền





https://c6.staticflickr.com/9/8849/28487207485_ea2cd32cf6_c.jpg
Sự sụp xệ của ngôi đền có thể thấy rất rõ, nguy cơ sạt đổ rất cao





https://c8.staticflickr.com/9/8769/28487205215_925100d1c7_c.jpg
Thậm chí có những nơi sự đổ nát, hoang tàn thấy rất rõ

Con Lạc Đà
01-10-2016, 22:38
Tuy nhiên ngôi đền vẫn là nơi nên đến tham quan để có một cái nhìn thấu đáo hơn, một cảm nhận sâu hơn về sự cố gắng của người xưa trong việc tạo ra, duy trì và gìn giữ nó thông qua các việc dựng nên ngôi đền tuyệt diệu này. Sự vĩ đại nằm trong khối óc và bàn tay con người có thể vượt mọi điều không thể.






https://c7.staticflickr.com/8/7593/28382021102_849e8a1f07_c.jpg
Phế tích ngày xưa nhưng là minh chứng cho sức sáng tạo không ngừng của chúng ta





Khám phá xong Preah Khan, tôi lại rũ bước ra lại cái chỗ đã vào, cái cảnh thanh bình của nó thật khiến mình muốn . . . làm một giấc nghỉ trưa thật đã đời. Ôi mà nhìn thấy cái ao đào xung quanh như thế chắc là mũi nhiều lắm, kiểu này nó hút mình ốm mất, khè khè. Trời trong, cây xanh, mặt nước êm đềm, gió mát, lý tưởng quá còn gì!






https://c2.staticflickr.com/9/8836/28487202385_517daac666_c.jpg
Cảnh vật thanh bình quá, sao mà cảm giác trong tôi dâng trào quá





Bỗng tôi nghe tiếng kêu của ai đó như là trẻ con, nhưng bằng tiếng Anh mới kinh, “Mít-tơ. Mít-tơ”. Mà nhìn xung quanh chỉ có mỗi mình mình, có thấy ai đâu, tưởng những người xưa quay về mà còn nói được tiếng ngoại quốc với mình nữa mới ghê. Hơi rợn rợn, nhưng rồi theo hướng tiếng nói phát ra tôi thấy có một vài đứa trẻ núp đằng sau mấy bức tượng không đầu, lấm lét không dám bước ra và nhìn tôi như kiểu muốn xin xỏ gì đó. Rồi tôi thấy gần đó một tấm biển của cơ quan chức năng có ghi rõ – “Không được bố thí cho trẻ con vì điều đó làm chúng nghĩ rằng có thể xin ăn có thể kiếm được tiền và không cần đi học hoặc lao động nữa”. Thôi thì phép vua, lệ làng, dù thấy mấy đứa nhỏ cũng tội nghiệp nhưng mình không muốn có rắc rối với pháp luật nếu “có chuyện gì”. Ba mươi sáu kế của Tuân Tử, “tẩu vi thượng sách”, dong nhanh cho lành, ở lâu không tốt.






https://c3.staticflickr.com/9/8652/28382019802_c511d1856a_c.jpg
Bọn trẻ núp đằng sau các bức tượng không đầu này và gọi tôi

Dauchandiadang
07-10-2016, 09:55
Hi ! Chào bạn .
Có nhiều hình ảnh rất sinh động !

https://c6.staticflickr.com/9/8876/28487115965_3f1a54c8f0_c.jpg
Một cái giếng trời, có thể mục đích để làm lễ

Hình ảnh này là biểu tượng của Yoni - sinh thực âm trong cặp Linga và Yoni - thường thấy trong Ấn độ giáo - thờ Thần Siva !...

Con Lạc Đà
11-10-2016, 22:00
Hi ! Chào bạn .
Có nhiều hình ảnh rất sinh động !

https://c6.staticflickr.com/9/8876/28487115965_3f1a54c8f0_c.jpg
Một cái giếng trời, có thể mục đích để làm lễ

Hình ảnh này là biểu tượng của Yoni - sinh thực âm trong cặp Linga và Yoni - thường thấy trong Ấn độ giáo - thờ Thần Siva !...

Cảm ơn bạn Dauchandiadang đã đọc bài của mình. Thông tin bạn đưa làm mình nhớ có lần nghe nói về biểu tượng yoni trong Ấn giáo.

Nhắc đến chữ Ấn, trong lòng lại cảm giác lân lân muốn được đặt chân đến đó một, hai tháng. Ôi!

Con Lạc Đà
21-10-2016, 12:46
BANTEAY SREI





Là một trong những ngôi đền cổ khác của đế chế Khơ-me có từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 10, đền là nơi dùng để thờ thần Shiva của Ấn Độ giáo. Do kiến trúc của ngôi đền rất đặc biệt và khác hẳn về kích thước nếu so sánh với các công trình Angkor khác, có lẽ vì lý do trên mà ngơi đền còn được nhiều người biết tới như là “hòn ngọc quý”, “viên đá quý trong nghệ thuật Khơ-me”.






https://c3.staticflickr.com/9/8592/27870668514_d5863ec306_c.jpg
Trước cổng đền là một cái bảng tên bằng đá, tôi đành chịu vì điếc ngôn ngữ





Do ngôi đền được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ nên màu của nó khá nổi bật ngay từ lúc tôi thấy nó tuy là ở rất xa. Người có công xây dựng nó chính là Yajnavaraha, một vị cố vấn của vua Rajendravarman đệ nhị. Ông là một học giả uyên bác và là một mạnh thường quân luôn giúp đỡ những người bệnh tật, bị áp bức và nghèo khổ. Ngôi đền ông xây nằm ngay cạnh một thị trấn bao quanh lấy ngôi đền.






https://c6.staticflickr.com/9/8130/28408886621_fdb1a74f54_c.jpg
Từ xa tôi đã thấy lối vào đền đỏ rực một màu





https://c1.staticflickr.com/9/8459/27870665264_6007a269d9_c.jpg
Tôi khá thích thú với hoa văn khắc trên nó

vqsktdt
24-10-2016, 15:18
Bài viết rất hay, rất mong tác giả tiếp tục.

Con Lạc Đà
24-10-2016, 20:48
Bài viết rất hay, rất mong tác giả tiếp tục.

Cảm ơn bạn vqsktdt dành thời gian đọc bài của mình!

Con Lạc Đà
27-10-2016, 21:59
Tên của ngôi đền ngày nay có nghĩa là “Thành dành cho nữ giới”, “Thành dành cho phái đẹp”, có thể dựa trên các câu chuyện được khắc trên tường và các nàng tiên nữ devata theo nó.






https://c2.staticflickr.com/9/8354/28408884601_a6524f68db_c.jpg
Lối vào chánh điện bên trong với hai hàng cột đá được xây dựng song song





https://c8.staticflickr.com/9/8127/28408884191_7d9cbc124c_c.jpg
Các Asura đánh nhau để giành các tiên nữ devata





Sâu vào trong nữa khu tàng thư các của chánh điện nơi làm việc với trách nhiệm cao lớn nhất mà thần linh ra lệnh trong điều răn.






https://c8.staticflickr.com/9/8729/28408883311_e3bd19e97e_c.jpg
Toàn thể chánh điện của khu “thư các”

Con Lạc Đà
01-11-2016, 23:02
Nghệ thuật điêu khắc tinh vi của khu đền chính là điểm nhấn tổng thể của nó, do đá sa thạch rất dễ khắc như gỗ vậy. Nên chủ yếu cấu trúc phần trên đỉnh đền thường được xây với loại nguyên liệu này.






https://c2.staticflickr.com/9/8725/28408883241_c44bfabefa_c.jpg
Trên phần hiên của đỉnh tháp





https://c2.staticflickr.com/9/8773/28408883001_c518a465cb_c.jpg
Ngay cả trên các cột trụ xunh quanh





Kiến trúc của các tháp bên trong khu thư các phải nói là rất tinh tế và chính xác tỉ mỉ, tay nghề của thợ chạm khắc quá khéo.






https://c4.staticflickr.com/9/8637/28408882691_16cf560f0f_c.jpg[/url]
Một trong các thư viện của đền





https://c8.staticflickr.com/9/8338/28408882191_67c6e684eb_c.jpg
Các bức tượng khỉ được chạm khắp nơi, đây chính là linh thần Vali





https://c1.staticflickr.com/9/8599/27870660504_134b73d1f5_c.jpg
Ba cái tháp nhìn từ phía sau, khá hoàn mỹ và đẹp mắt





https://c6.staticflickr.com/9/8035/28408881261_57e9ff1d2f_c.jpg
Cảnh đánh nhau giữa thần Vali và Sugriva





Dù trải qua bao năm tháng bị bỏ hoang, nhưng khi ngôi đền được khám phá thì nó vẫn còn giữ được nguyên vẹn khá tốt.

Con Lạc Đà
04-11-2016, 00:38
BENG MEALEA





Nằm cách nhóm đền chính ở Angkor 40 km về phía đông, ngôi đền cổ với nhiều điều đến nay chưa được biết đến có tên là Beng Mealea nghĩa là nụ sen. Để tham quan đền, tôi đã phải bỏ thêm 5 đô mua vé vào cổng vì thẻ Angkor không áp dụng tại đây. Đây là một phế tích mà cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn đang tiến hành tìm hiểu vì họ chưa có nhiều thông tin chính xác về niên đại của nó, cũng như lý do mà nó được dựng lên ở đây khá xa so với trung tâm văn hóa Angkor.






https://c7.staticflickr.com/9/8873/28824133102_ae0dc86e4d_z.jpg
Vé vào cổng dành cho mọi người, 5 đô một vé





Ngôi đền là một công trình Ấn Độ giáo, nhưng vẫn có một số điêu khắc phật giáo và vật liệu dùng để xây dựng chủ yếu vẫn là sa thạch. Nguồn gốc của ngôi đền và thời gian nó được xây dựng vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó được xây dựng vào thế kỷ 12, dưới sự trị vì của vua Suryavarman đệ nhị. Có thể nó được xây dựng cùng thời, kiến trúc cùng kiểu với Angkor Wat, và có thể nó có độ quan trọng lớn hơn Angkor Wat nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào vì các bia khắc trong đền cũng như không có bất kỳ thông tin liên quan đến nó từ những bằng chứng khác.






https://c4.staticflickr.com/9/8701/28408905931_bf5e2e1c3a_c.jpg
Đường đi vào đền còn khá tốt với cây cối hai bên





https://c3.staticflickr.com/9/8739/28382079962_60c244e75a_c.jpg
Sự đổ nát đã hiện diện rất rõ ràng trước mắt tôi

Con Lạc Đà
09-11-2016, 00:07
Vị trí của đền Beng Mealea khá chiến lược, tôi đã có một lần xem một đoạn phim phóng sự của đài truyền hình về sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức trong nước đến chính phủ Campuchia. Từ đền có nhiều con đường dẫn đến đền Koh Ker và Preah Khan, cũng như hệ thống kênh đào dẫn đến hồ Lớn (chính là hồ Tonlé Sap ngày nay).

Nhưng nó đã bị mất tích trong thời gian khá lâu, cho đến khi được tìm thấy, nó bị hư hỏng và đổ nát khá nặng, sự xói mòn và sạt lở diễn ra rất mạnh mẻ cùng với sự xâm chiếm của thảm thực vật trên diện rộng. Trong một thời gian dài rừng nhiệt đới với các loại cây Tung, cây Kơ-nia, cây bông và vô số cây cối khác đã vùi lấp và che giấu nó, việc tìm đến đền cực kỳ khó khăn; chính nhờ những lý do đó mà đền hầu như vẫn giữ nguyên được mọi thứ mà chưa bị cướp mộ. Tuy nhiên, không như Angkor Wat, đền hầu như không có nhiều điêu khắc về câu chuyện và lịch sử của đền, chỉ một vài điêu khắc thể hiện việc đền từng được dùng cho việc thờ cúng cả Ấn giáo và Phật giáo thông qua các chạm trổ về các vị thần Vishnu, Shiva và Đức Phật.






https://c2.staticflickr.com/9/8500/28408903281_f1d1b1820f_c.jpg
Phế tích gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi trên toàn khu đền





https://c7.staticflickr.com/8/7509/28203968350_222dd9baee_c.jpg
Cây cối mọc khắp nơi bám rễ sâu và phá hủy nhiều tường và tháp của khu đền

Con Lạc Đà
13-11-2016, 21:11
Nghe nhiều người bảo là nên thuê một tên thổ dân dẫn đường chỉ lối ở cái đền này sẽ khám phá được nhiều hơn nhưng tôi vẫn một mình một ngựa đi khám phá xung quanh. Nhất là lúc tôi đi xuống cái đường hầm tối bên dưới, vì chưa có kinh nghiệm thực chiến đi phượt kiểu này nên tôi không chuẩn bị đầy đủ công cụ dùng để khám phá đi kèm. Cảm thấy hơi tiếc nuối một chút!






https://c1.staticflickr.com/9/8742/28203967840_20da71527f_c.jpg
Rễ cây và rong rêu hiện hữu ở khắp nơi xung quanh đền





https://c3.staticflickr.com/9/8402/28382074562_d700345162_c.jpg
Một lần nữa các nàng tiên devata nhảy múa luôn có mặt khắp nơi trong các điêu khắc





https://c7.staticflickr.com/9/8022/28382073702_c7447e766c_c.jpg
Các loại cây cao to, rễ bám chặt vào đền giống như ở Ta Prohm





https://c4.staticflickr.com/9/8888/28487258435_e175e42551_c.jpg
Cái đường hầm mà tôi trèo xuống, hơi tối tăm nhưng có ánh sáng phía trước nên cứ đi tiếp thôi

Con Lạc Đà
18-11-2016, 20:05
https://c5.staticflickr.com/9/8063/28203964660_2d9d6df85c_c.jpg
Một lần nữa, cảnh hoang tàn, đổ nát của nó luôn có mặt khắp nơi





https://c6.staticflickr.com/9/8707/28487257165_4511262017_c.jpg
Trên bức phù điêu này có thể được khắc về câu chuyện của thần Shiva





https://c6.staticflickr.com/9/8581/28487256405_fd915d7224_c.jpg
Điêu khắc có nét tinh tế, mạnh mẽ và tao nhã





https://c7.staticflickr.com/9/8770/28203962710_19d7e73a91_c.jpg
Một góc tường thành bao quanh đền – hiển nhiên cũng đổ nhiều phần rồi





Sau một ngày du lượn khắp chốn ở đây, phải nói rằng tôi cảm thấy rất ư là hứng thú, sảng khoái như được thỏa mãn nhu cầu kiến thức khi được tận mắt thấy và chiêm ngưỡng về văn hóa Angkor, về nghệ thuật Khơ-me. Trong tôi như sống lại một phần lịch sử của những ngày đó, không qua sách báo, tạp chí du lịch hay các lời nói khô khóc không trôi được kia, mà tôi trực tiếp thấy nó, quan sát nó và thấy được cái hồn của những nghệ nhân đã tạo ra nó. Nói không ngoa là họ quá tài tình, kiến thức khoa học xây dựng của họ tuy thô sơ nhưng sức sáng tạo của họ tuyệt vời và tài tình. Họ tự nghiên cứu, suy nghĩ và tìm tòi cách nào để dựng nên các tuyệt tác này bằng những thứ mà ngày nay chúng ta sẽ khá cực nhọc nếu thiếu các công cụ hỗ trợ hiện đại.

Người cũng mệt lả rồi, phê hết cặp giò, cần phải về nghỉ lấy sức để mai còn dậy sớm đi chiến tiếp. Chương trình ngày mai tuy không dày đặc vì chỉ đi có một đền mà thôi nhưng tôi có cảm giác khá là thích thú, Prasat Preah Vihear, tôi sẽ đến đó!!!

Con Lạc Đà
25-11-2016, 17:49
PRASAT PREAH VIHEAR





Nguyên cả ngày hôm qua thăm thú mọi nơi, tuy có mệt và phần nào “chảy chút mỡ” nhưng trong lòng tôi vô cùng phấn khích. Với chút ít hiểu biết và sự đam mê khi được đi đến những vùng đất mới với vô số điều mới mẻ để tôi khám phá, mỗi ngày đối với tôi nghĩa là thêm một cái mới mà tôi chưa từng được trải nghiệm. Nơi mà tôi đến hôm nay, cách thành phố Siem Reap chừng trên dưới 200 cây, một trong những ngôi đền cổ linh thiêng nằm trên đỉnh núi (khoảng 500 – 600 mét) trong dãy núi Dangrek, đền Prasat Preah Vihear.


Thức dậy sớm, chuẩn bị mọi thứ đâu vào đấy, rồi xuống ăn sáng buffet của khách sạn. Mà quái ở chỗ là cái buffet ở khách sạn này kết thúc hơi bị sớm, sau 9 giờ là nó stop rồi serve thêm món, hay tại hôm nay có việc gì?! Mà dù gì cũng không ảnh hưởng mấy đến mình, lo cho no bụng trước để lát còn đi. Ăn uống xong, ra ngồi chờ tên xế, hôm qua nó bảo nó sẽ lấy xe của thằng bạn ra chở mình vì đó là xe 4x4. Nghĩa là hôm nay xe có tới ba thằng cùng đi, hơi đông hơn dự kiến, mà mình lấy làm lạ là tại sao hai đứa chúng nó lại muốn đi cùng. Thắc mắc mãi trong đầu không sao biết được, không sợ gì chỉ sợ bị cướp mà còn mất mạng thì . . . èo!


Rồi tên xế và bạn hắn cũng mò đến, tuy nhiên vẫn là chiếc xe của ngày hôm qua, tôi có hỏi là vì sao thì hắn bảo là xe 4wd của thằng bạn bị hỏng rồi. Ok, hỏng thì tôi giảm tiền lại luôn chứ sao vì lát nữa đi lên trên đỉnh cần có xe 4wd, không xe thì tôi phải thuê đội xe ôm ở gần đó đèo lên trên. Mà lạ ở chỗ, hai tên xế này không hề phàn nàn gì về việc tôi cắt bớt phần tiền, chẳng những thế tụi nó còn nói chuyện với nhau rất rôm rả và vui vẻ???! Vui cho tụi nó, nhưng phần tôi thì tôi cứ hơi lo lo, dù gì thì mình cũng “thủ sẵn” rồi, có gì là tung đòn liền.

Rồi cũng đến lúc khởi hành, xe lăn bánh đưa tôi lên đi Preah Vihear thôi, nghĩ ngợi nhiều tổ mệt óc. Đường xá bên này họ mới trải nhựa nên thành ra đường dễ đi và mượt lắm, không có bị dằn cà rụp bụp bụp như bên mình. Ổ trâu, ổ bò, ổ gà trên đoạn tôi đi không có, xe đi cứ hiêu hiêu cảm giác dễ ngủ lắm mà không dám ngủ, sợ tỉnh dậy ở đâu đó thì xem như xong.






https://c1.staticflickr.com/9/8766/28204052200_46cb04b634_c.jpg
Đường mượt mà và bằng phẳng chắc do công trình còn mới nên chạy thoải mái lắm

hocsinhgioi123
25-11-2016, 20:10
Angkor Vat đẹp thật đây~!

Con Lạc Đà
30-11-2016, 15:48
Mà đi từ Siem Reap lên thì tên xế của tôi mà nói chính xác hơn là thằng xế thứ hai, không muốn nói về người khác nhưng hắn có dóc người giống con chuột vậy đặc biệt là khuôn mặt nên hơi gian gian. Tôi mới hỏi hai tên là vì sao không lấy con xe 4wd để lát còn lên sườn núi, thì chúng nó bảo hư. Tôi lại hỏi thêm nhiều thứ thì cuối cùng hai tên thừa nhận với tôi:

Tôi: “Sao hai chú không đánh con xe 4wd để lát còn lái lên đồi?”
Xế: “Xe hỏng chưa sửa xong nữa anh ơi.”
Tôi: “Vậy thì một xế đi được rồi, cần gì cả hai xế cùng đi?!”
Xế: “Đi chung còn thay nhau lái”
Tôi: “Tuy đường xa nhưng chỉ tầm 200 cây thì đâu cần hai xế?”
Xế hơi im lặng trong một hồi lâu, rồi cuối cùng tên xế original của tôi lên tiếng
Xế: “Thú thật với anh, bọn em tuy người Campuchia nhưng có bao giờ được cơ hội nào lên đây để thăm thú đền Prasat Preah Vihear đâu. Ngày ngày cày cuốc kiếm tiền nhừ người ra, mang tiếng biết lái ôtô và có ôtô để lái, lái là để kiếm tiền, tiền làm ra để dành từng ngày một, kiếm được khách nào là mừng khách đó. Sau này còn mua nhà, lấy vợ, sinh con nữa. Hai đứa tụi em, nhân dịp này anh đi có một mình, nên em rủ thằng đồng đội này đi chung để tham quan đền lần đầu tiên trong đời.”

Tôi suy nghĩ một hồi lâu thì thấy tên xế original của tôi nhìn cũng “chất phác” nên thôi tôi không truy nữa làm gì. Sống ở đời, cái gì bản thân thấy không đáng thì cũng nên thôi, với hiện hai đứa nó cầm lái chứ có phải mình đâu, bốc đồng nổi nóng chỉ tổ làm hại chuyến đi này của tôi chứ có ích gì. Tôi cũng nói với hai tên xế.

Tôi: “À, sao không nói luôn ngay từ đầu, có làm sao đâu nếu hai chú muốn đi chung.”
Xế: “Cảm ơn anh. Hai đứa tụi em cũng không muốn nói ra vì sợ anh phản đối không đồng ý, mất khách thì em hẻo ngày hôm nay.”

Tôi cũng gật gù rồi thôi, chuyển qua chuyện khác để nói. Tôi mới hỏi nhiều về chuyện đời, chuyện đất đai, chuyện gái gú, chuyện làm ăn bên này. Do lúc xe chạy trên đường, băng ngang qua mấy cánh rừng bạt ngàn và những cánh đồng sân vườn rộng rãi để thả trâu, bò, gà, vịt nuôi thấy nó hay quá mà tôi lại thích cái cảm giác ở bên này. Tôi không rành lắm về luật lệ ở Campuchia, tôi mới hỏi hai tên xế xem, nếu mua đất dựng nhà bên này người ngoại quốc có nhu cầu mua nhà, mua đất thì sao. Tên xế mỏ nhọn bảo tôi rằng phải nhờ Campuchia đứng tên thì mới mua được. Chà, kiểu này thì làm sao mà được, ở Việt Nam mấy năm gần đây cũng nhiều vụ giống như vậy còn đang kiện nhau ì đùng trên tòa kìa. Bên này thì xem như mất trắng tay, nên tôi mới hỏi hai tên thêm là có người ngoại quốc nào vẫn được mua nhà mà không cần lách luật không, tôi cũng sơ ý lỡ miệng nhắc đến người Việt bên này cũng mua nhà mua cửa, làm ăn. Thế là hai tên như bị thọt vào điểm ngứa ngáy, một tràn diễn thuyết về nhiều vấn đề nhức nhói giữa Việt và Cam. Rồi cao trào thì những tiếng “f-ing V” cũng tuôn ra một cách tự nhiên, tôi vốn là người công bằng không bênh vực ai, cũng không bảo vệ ai một cách mù quáng, với mình cũng đang ở đất nó, có chuyện cũng chả hay ho gì cho ai cả. Hai tên xế mới bảo tôi rằng là dân Khơ-me bên này đa số lai Tàu, bà ngoại của hai tên này đều là người Hoa; chắc có lẽ vì lý do đó mà nôm Campuchia có vẻ gần gũi với Trung Quốc quá.

Đi được một lúc rồi, cũng 1/3 quãng đường còn đâu, bản hướng dẫn hiện ra rõ ràng trước mặt tôi.






https://c3.staticflickr.com/9/8746/27870749354_9bf4aa61dc_c.jpg
Bản chỉ đường nhưng mà cái Preah Vihear trong đó không phải là đền!

Con Lạc Đà
02-12-2016, 17:19
Nhưng phải rành đường lắm mới nên đi, cái Preah Vihear rẽ trái kia không phải là đường đến đền Preah Vihear mà là để đi thị trấn Krong Preah Vihear cách đó khá xa. Hồi trước tôi tìm hiểu thông tin cũng đã có lường trước đến việc này khi một thành viên trên tripadvisor có bài post cảnh báo về việc đón nhầm xe bus từ Phnom Penh đi Preah Vihear. Tên tiếng Anh của đền là Prasat Preah Vihear chứ không phải là Preah Vihear, khá giống nhau nên rất dễ nhầm.

Càng lên cao thì chỗ này càng lắm . . . “chó”, chó nhà, chó hoang chó đâu đó đầy đường đầy xá, nhìn lên kim tốc độ của cái xe đã đạt gần 80 cây số giờ rồi và nhích lên từng nút một cách nhanh chóng. Chỉ cần mấy con chó đó nhỡ băng ngang thì xem như hôm nay cả đám có “cầy tơ 9 món” để xơi rồi. Thật ra thì tên xế giảm tốc độ lại, tuy nhiên cũng phải 50 – 60 cây số giờ và va phải một con trên đường, trong xe tôi vẫn nghe tiếng “ẳng” rồi cả đám quay mặt ra đàng sau để ngó xem con chó chết chưa. Tôi thấy con chó đứng chạy vào bụi cây bên đường cùng mấy con khác vậy chắc không sao.





https://c6.staticflickr.com/9/8426/28408964701_2d9b375697_c.jpg
Chó thả rông giữa đường giữa xá đúng lúc xe đang chạy nhanh nữa chứ. . .





Cảnh vật xung quanh thanh bình và yên ắng quá, giữa cái trưa nóng của hè tháng 7, đôi lúc trời hơi râm và muốn mưa, tôi nghe tiếng côn trùng rít lên từng hồi, từng tốp chuồn chuồn lượn lên lượn xuống khắp nơi khi xe chậm lại tiến về thị xã Sra’em, vì sau đó chừng 30 cây nữa là lên tới Preah Vihear rồi. Lòng lại đầy háo hức, từ lâu đã muốn đến đây rồi, hà hà.






https://c2.staticflickr.com/9/8210/28408963881_5e3f246a72_c.jpg
Sra’em tầm 80 cây nữa, tuy gần mà xa, tuy xa mà gần

Con Lạc Đà
04-12-2016, 21:22
https://c5.staticflickr.com/9/8592/27870746644_c891fa4a6f_c.jpg
Đến một cái khu dân cư nhỏ gần đó, nhiều hàng quán ven đường dành cho các lữ khách xe máy nghỉ chân





Dân bên này cử chỉ, cách ăn mặc, đi đứng giống với dân mình quá trời luôn, mặt mày cũng hao hao chỉ khác là da họ ngâm đen hơn một chút (cảm nhận riêng thôi nhé). Họ dùng xe máy cày làm đầu kéo để chở đồ, nguyên liệu hoặc những thứ khác từ những cánh đồng xung quanh đây. Tôi nghe nói là ở Sra’em có một cái guesthouse cho khách nghỉ chân nhưng không biết có hay không vì tôi đi và về trong ngày không ở lại đêm. Nhưng nếu được thử cái cảm giác qua đêm ở đây cũng hay, do địa hình rừng rậm bao quanh và cũng ở chỗ đất cao hơn nên khí hậu nôm mát mẻ hơn một chút.






https://c6.staticflickr.com/9/8651/28408960901_f7e028c7b1_c.jpg
Những người nông dân chắc đang ra đồng, trùm kín khắp mặt





https://c8.staticflickr.com/9/8768/28487278735_a71136b17e_c.jpg
Hai bác này chả cần che chắn gì, cái bác áo đen nhìn như Khơ-me đỏ





https://c5.staticflickr.com/9/8786/28455073596_00141e98cb_c.jpg
Tiếp đến là một khu dân cư nhỏ gần Sra’em

nhancircus
09-12-2016, 02:43
Cho e hỏi tí. theo kinh nghiệm của bác thì đi khu Angko mấy ngày là vừa để ngắm di tích hả bác. Thank bác

Con Lạc Đà
09-12-2016, 15:10
Cho e hỏi tí. theo kinh nghiệm của bác thì đi khu Angko mấy ngày là vừa để ngắm di tích hả bác. Thank bác

Để trả lời câu hỏi này của bạn nhancircus thì bạn phải nói rõ hơn cho mình biết hai thứ:

- Trong khoảng thời gian lưu lại bạn muốn đi thăm bao nhiêu đền?
- Bạn muốn sử dụng phương tiện gì để đi?

Số ngày bạn muốn đi sẽ phụ thuộc vào số đền mà bạn muốn viếng thăm, trừ vài trường hợp cá biệt như Bang Mealea, Banteay Srei cần thêm 5 tiếng (luôn cả giờ xe chạy) hoặc Prasat Preah Vihear thì bạn sẽ cần ít nhất 1 ngày riêng biệt để đi.
Còn nếu chỉ loanh quanh khu "nội đô" Angkor thì cứ 5, 6 đền 1 ngày - con số này mình dựa vào lời của cánh tài xế thỏa thuận, con số có thể khác biệt tùy vào tài xế mà bạn chọn.

Mong thông tin có thể giúp bạn được điều gì đó cho chuyến đi, phượt vui vẻ bạn nhé~~

Con Lạc Đà
09-12-2016, 15:22
Sau khi vượt qua thị trấn Sra’em, xe lại đưa tôi đi tiếp một đoạn cũng tầm gần 30 cây nữa, do đi cũng lâu và xa rồi nên ba tên dừng xe giữa đường mà cũng chả có bóng người nào xung quanh để đi tiểu. Tôi tưởng là gần đó có nhà vệ sinh, hóa ra là trở về với thiên nhiên, ba thằng ra đứng tiểu ở cái trũng nước ven đường mà mát thật, ha ha ha. Xong việc thì lại lên đường tiếp, vào sâu hơn thì đường trở lại đường đất đỏ rồi. Lúc này tôi đi họ đang thi công đổ nhựa cả khúc đường nên chắc giờ này cũng xong rồi.






https://c4.staticflickr.com/9/8816/27871703363_57104f076d_c.jpg
Tiểu nơi công cộng bậy thật, nhưng mà không có lựa chọn ở chốn này





https://c2.staticflickr.com/9/8460/27871700433_ecdd79d859_c.jpg
Con đường đất đỏ dẫn lối lên núi Dangrek, tôi đã thấy đường lên sườn núi từ xa





Cuối cùng thì cũng đến nơi, nhìn chung là do địa điểm đền này khá xa trung tâm Angkor, chi phí đi riêng đắt đỏ, còn đi bằng phương tiện công cộng thì hơi bất tiện do đó du khách cũng không đông cho lắm. Hoặc có thể là do tôi may mắn gặp ngày tốt, lúc tôi ở đó thì chỉ có một đoàn khách Âu/Mỹ, một đoàn khách Tàu, một gia đình người Cam và một nhóm nhỏ lẻ.

Con Lạc Đà
10-12-2016, 15:01
Vé vào cổng là 10 đồng, nhưng do không có xe 4wd nên phải thuê luôn xe thì thêm 30 đồng nữa. Tổng chi phí lên tới 40 đồng, chi phí hơi nhiều rồi đấy nhưng đã tới đây, chơi rồi thì đi tới luôn chứ sao. Thật tế là có thể thuê xe ôm ở Sra’em đưa thẳng lên đồi với chi phí tốt hơn. Để thoải mái một tí cho chuyến đi, 40 đồng bỏ ra cũng không phải là phí.






https://c8.staticflickr.com/9/8580/27871697263_22cefe9352_c.jpg
Cái quầy bán vé





https://c1.staticflickr.com/9/8478/28643887000_fbc18a611b_c.jpg
Thẻ thuê xe lên núi





https://c4.staticflickr.com/9/8860/28929477595_20889bb816_c.jpg
Vé vào cổng đền Preah Vihear





https://c4.staticflickr.com/9/8511/27871694043_b5ed417bb1_c.jpg
Rồi cả đám ra xem mắt cái xe của mình, tính ra thì xe cũng không quá tệ như mình nghỉ

Con Lạc Đà
12-12-2016, 14:28
Từ đây tôi đã có thể thấy bóng dáng ngôi đền trên đỉnh cao. Chờ đó nhé, tôi đến ngay bây giờ đây, hic hic.






https://c8.staticflickr.com/9/8852/28487339215_cb8819900f_c.jpg
Phía trên đỉnh đồi, sương mù dày đặc bao quanh





Xe nổ máy chở tôi và hai tên xế lên đồi, xe chạy tốc độ chậm hơn mức bình thường chủ yếu để lấy lực đẩy những đoạn dốc quá. Nhưng thực ra thì có một thằng bé bán hàng, nó mang cái túi và rổ chứa nhiều thứ như thuốc lá, bánh kẹo, và một số đồ khác tôi không nhớ lắm. Hai tên xế mới bảo với tôi là khi lên đây nên mua cái gì đó để lát nữa qua từng gác chốt thả cho đám lính canh có cái dùng. Tôi quyết mua 2 hộp bánh và một bịch thuốc gồm 24 hộp/gói. Cứ lên từng đợt, xe đi chậm lại trước cái chốt canh là tôi lại cầm 2 – 3 gói thuốc ném cho mấy anh lính, lương thấp mà ở cái chốn này thì có mà rũ đói. Thuốc là thì tôi cho mấy anh lính, bánh kẹo thì để lát lên trên phát cho mấy anh cảnh sát với bảo vệ của đền.






https://c2.staticflickr.com/9/8807/27871690513_4d4cc5f71d_c.jpg
Xe lên dốc đi lên, thấy vậy chứ khá là cao





https://c4.staticflickr.com/9/8612/28487338035_4bd49b0c79_c.jpg
Nãy ở dưới nhìn lên, giờ thì ở trên nhìn xuống

Con Lạc Đà
19-12-2016, 17:31
Vừa lên thì thấy hai cái băng rôn lớn và long trọng rồi, màu sắc chữ viết với màu nền giống trên quốc kỳ của Liên Hợp Quốc vậy, đại loại là chào mừng bảy năm ngày Preah Vihear được chọn là Di sản Thế giới. Tính ra tôi lên cũng đúng ngày ghê!






https://c8.staticflickr.com/9/8117/28487336935_0d3cf7d085_c.jpg
Băng rôn hiệu triệu bằng hai ngôn ngữ





https://c1.staticflickr.com/9/8796/27870734664_50b0dd6810_c.jpg
Vào đền thì phải qua cổng kiểm soát “vé vào” và đậu xe để đi bộ





https://c4.staticflickr.com/9/8803/27871678083_dd306d6713_c.jpg
Đường lên còn lại cuốc bộ đường dốc và trơn rất dễ trượt . . . té





https://c3.staticflickr.com/9/8885/28382155442_99330028d1_c.jpg
Thấy đền rồi, mà còn thấy cờ Campuchia và cờ của LHQ và UNESCO nữa

Con Lạc Đà
03-01-2017, 17:24
Lịch sử hình thành trước đó của đền gần như là một ẩn số, nhưng các nhà nghiên cứu nó được khởi công xây dựng gần 100 trước cả Angkor Wat dưới thời Suryavarman đệ nhất dùng để thờ thần Shiva trong Ấn Độ giáo. Nhưng chính trong thời của Suryavarman đệ nhị, đền mới được trùng tu và hoàn thành với nhiều công trình hạng mục như hiện trạng bây giờ.

Vừa lại gần tôi thấy cái cổng Gopura đầu tiên, từ đó có một lối cầu thang đá đi xuống bên dưới, còn đằng sau là đi thẳng về hướng trung tâm đền. Cái cổng Gopura này bị đổ nát hoàn toàn rồi, ban đầu tôi cứ ngỡ là do năm tháng hay nó bị “trúng phong” nên mới sạt xuống như thế. Hỏi lại hai tên xế mới biết là nó không “trúng phong” mà là “trúng pháo”, pháo thật mới kinh chứ. Chuyện này lát sẽ bàn sau và sâu hơn. Thiên nhiên phá không bằng con người phá, những gì mẹ thiên nhiên mất hằng trăm thậm chí hàng nghìn năm để phá thì con người chỉ cần 1 phút giây thôi.






https://c6.staticflickr.com/9/8680/27871675373_30dd0824a2_c.jpg
Phần cổng đền này bị pháo bắn rụng rồi





https://c1.staticflickr.com/9/8692/28382152272_6847b30839_c.jpg
Nên bây giờ chỉ còn một đống ngổn ngang

Con Lạc Đà
19-01-2017, 21:16
Hướng về cổng 2 của đền, từ xa tôi đã thấy sương bắt đầu xuống mỗi lúc một dày hơn, cảm giác như huyền bí và thần thoại quá.






https://c1.staticflickr.com/9/8876/28204017300_349ce2c239_c.jpg
Cổng gopura thứ hai của đền





https://c1.staticflickr.com/9/8796/28204016000_17f1cdb33d_c.jpg
Phía bên hông, ở tay trái là một cái bồn để chứa nước dùng cho sinh hoạt chung trong đền





https://c1.staticflickr.com/9/8516/28204014860_2cf5c5840e_c.jpg
Để đi lên đền, người ta xây dựng nhiều cầu thang gỗ để tránh làm ảnh hưởng của yếu tố con người

Con Lạc Đà
25-01-2017, 20:39
Phía cổng vào của Gopura thứ hai, với lối kiến trúc cổng kiêm hình tháp rất độc đáo, bao gồm nhiều hoa văn, điêu khắc thủ công cực kỳ khéo léo. Chủ yếu là hình khắc về kala, một quái thú với cái miệng rộng kèm hàm răng sắc nhọn như đang gặm gì đó, cưỡi chúng là một tiên thần, ngoài ra còn có cảnh một nam thần tiên đánh nhau cùng rắn thiêng naga bảy đầu.






https://c1.staticflickr.com/8/7729/28382118632_a6cd9bb5fb_c.jpg
Bên ngoài cổng gapura thứ hai, tương đối xộc xệch rồi





https://c1.staticflickr.com/8/7694/27871653863_af09367fba_c.jpg
Hoa văn được khắc về nam thần cùng rắn thiêng naga





https://c1.staticflickr.com/9/8179/28204013120_8ae1d7b354_c.jpg
Thú thần kala với một tiên nhân đang cưỡi nó

oldteatree
25-01-2017, 23:54
Ba mươi sáu kế của Tuân Tử, “tẩu vi thượng sách"

Câu đó là trong " Binh pháp Tôn Tử " do Tôn Vũ soạn vào năm 512 Trước CN,Nghĩa là tác giả còn sinh ra trước đó nữa.Còn Tuân Tử sinh vào năm 312 Trước CN,nhỏ hơn quyển sách tới 200 tuỏi vào cuối thời Chiến quốc lận!Chắc bạn nhầm.

dinnershirt8
26-01-2017, 15:19
thích rao vặt (http://thichraovat.com/)

Con Lạc Đà
28-01-2017, 21:33
Ba mươi sáu kế của Tuân Tử, “tẩu vi thượng sách"

Câu đó là trong " Binh pháp Tôn Tử " do Tôn Vũ soạn vào năm 512 Trước CN,Nghĩa là tác giả còn sinh ra trước đó nữa.Còn Tuân Tử sinh vào năm 312 Trước CN,nhỏ hơn quyển sách tới 200 tuỏi vào cuối thời Chiến quốc lận!Chắc bạn nhầm.

Vậy hả bạn, cảm ơn bạn đã thông tin nhé!

Con Lạc Đà
03-02-2017, 12:24
Bước tiếp vào cổng thứ ba, phải nói là họ xây rất nhiều cổng để đi vào trong, cứ qua mỗi cổng, người ta lại thấy nhiều điêu khắc hơn. Nó thể hiện sống động về nền văn hóa của đế chế những ngày đầu dưới thời vua Suryavarman đệ nhị, về các vị thần mà ông thờ, những linh thú, thần tiên cùng câu chuyện của họ luôn được nhắc đến liên tục. Trời lúc đó sương đổ xuống làm cảnh vật lại càng mờ mờ, ảo ảo như vườn địa đàng nơi thiên đường hạ giới vậy. Tôi thì ỷ lại, cứ tưởng là sương này chả nhằm nhò gì vì trời bên dưới rất nóng, ai dè nó cũng se se lạnh chứ bộ trong khi trên mình chỉ mỗi cái quần đùi và áo thun. Lúc sương xuống mà lại nhớ lại hồi trước đi du lịch cùng gia đình ở trong khách sạn bên này mà nhìn sang bên kia núi, sương xuống phủ trắng cả một vùng. Cảm giác rợn rợn, hơi ma quái nhưng đâu đó cũng hay hay như một cuộc phiêu lưu vào vùng đất lạ.






https://c1.staticflickr.com/9/8513/28204010890_6834ecf231_c.jpg
Cổng thứ ba ở phía trước, hình ảnh chưa tốt lắm vì sương phủ nhanh quá





https://c1.staticflickr.com/9/8788/28204009550_157c64274f_c.jpg
Một lần nữa, kala quái linh lại xuất hiện trên tường thành





https://c1.staticflickr.com/9/8184/27871649783_01ea8e630a_c.jpg
Góc nhìn qua một khung đá





https://c1.staticflickr.com/8/7573/27871648203_4339a46c9b_c.jpg
Nông nghiệp là gốc của nền văn minh ở Đông Nam Á

Con Lạc Đà
08-02-2017, 17:02
Cổng thứ tư đang chờ đợi ở phía trước, sương ngày càng dày hơn, cái lạnh cũng theo đó tăng lên. Tôi thấy gia đình người Campuchia họ đem theo hai, ba thùng bánh kẹo lận, rồi họ đi phân phát cho mấy anh bảo vệ và cảnh sát canh đền. Nghĩ cũng tội mấy anh lính, sống trên này thì suốt ngày chỉ có cỏ với cây, đền với đá, do xa nên người lên đây cũng không đông bằng khu Angkor ở dưới nên chắc cũng không được công ty quản lý đền cho thêm nhiều. Mà lương của mấy anh nhân viên công lực này cũng thấp lè tè như ở nhà mình thôi, nên khách cho được cái bánh, miếng kẹo hay điếu thuốc đã là cái gì đó giải trí qua ngày, qua buổi lắm rồi.






https://c1.staticflickr.com/9/8488/27871646403_b76ff9c69b_c.jpg
Bước tới cổng tư, sương xuống đồi





https://c1.staticflickr.com/9/8761/28204004930_8357943d69_c.jpg
Cận cảnh quái linh kala ở cổng thứ tư





https://c1.staticflickr.com/9/8735/27871643943_5b344a4ba3_c.jpg
Sư tử đá kiểu Khơ-me luôn là linh thú được ưa chuộng làm người gác cổng

Con Lạc Đà
10-02-2017, 20:06
Tiếp tục theo lối đi vào trong sâu nữa sẽ đến chính điện của khu “thần thánh” này, băng xuyên qua hàng tường đá dày đặc như lối mê cung. Nhà thờ chính này là nơi mà Suryavarman đệ nhị tìm hiểu và học hỏi những nghi lễ linh thiêng, cũng như tổ chức các lễ hội tín ngưỡng. Ngoài ra đây còn là nơi mà ông tạo ra nhiều lễ vật. Tuy nhiên, khi mà Phật giáo dần có sự ảnh hưởng ngày một rộng hơn trong đế chế thì ngôi đền cũng chuyển sang làm nơi thờ tự Đức Phật. Tôi vào trong sảnh thì thấy rất nhiều người tụ tập quanh khói hương, ở giữa là một nhà sư đang đọc những lời kinh trong một nghi lễ của nhà Phật. Gia đình Campuchia đông đảo nọ cũng vào để khấn vái, niềm tin nơi cửa chùa luôn rộng mở, cứu rỗi con người khỏi cái bể khổ vô biên.






https://c1.staticflickr.com/9/8624/28204002060_b56fdc5329_c.jpg
Vượt qua dãy tường đá cao và sâu thăm thẳm





https://c1.staticflickr.com/9/8063/28204001350_0baf11dba6_c.jpg
Điện thờ đã bị sạt đổ nhiều rồi nên các khối đá chất đống bên ngoài





https://c1.staticflickr.com/9/8781/28455040886_f396df9c8f_c.jpg
May mắn cho tôi, khi đó đang có lễ cầu nguyện






https://c1.staticflickr.com/9/8403/27871638933_95c11bc0bd_c.jpg
Ra bên ngoài rồi nhưng tiếng tụng kinh vẫn vang vọng khắp nơi





https://c1.staticflickr.com/9/8873/28455039636_56f165ca91_c.jpg
Ngoái lại nhìn điện thờ một lần nữa dưới cái sương khói bám vai





https://c1.staticflickr.com/9/8667/28455039216_bebe9cc402_c.jpg
Khi ra ngoài tôi thấy có cái đền nhỏ nhỏ với cây bám rễ trên đầu nhìn hấp dẫn quá





https://c1.staticflickr.com/8/7564/28455038336_c9f3691317_c.jpg
Chui đầu vào xem nó như thế nào, “cool” bỗng dưng một thằng Tây nó réo lên

YuFeng
14-02-2017, 14:41
Quá tuyệt luôn thớt ơi, hóng post tiếp tục. Trong 2017 này mình ở Sài Gòn cũng dự định phượt Cambodia đây, vừa gần mà thấy người quen bảo chi phí rẻ nữa.
Giờ đọc đc bài viết chia sẻ kinh nghiệm của thớt chả khác nào vớ đc núi vàng. Rất cảm ơn về bài post. (c)
Thớt cho mình hỏi thêm là bên Cambodia họ có chấp nhận thanh toán = VNĐ hoặc USD ko hay chỉ tiền của họ thôi?

Con Lạc Đà
15-02-2017, 18:59
Quá tuyệt luôn thớt ơi, hóng post tiếp tục. Trong 2017 này mình ở Sài Gòn cũng dự định phượt Cambodia đây, vừa gần mà thấy người quen bảo chi phí rẻ nữa.
Giờ đọc đc bài viết chia sẻ kinh nghiệm của thớt chả khác nào vớ đc núi vàng. Rất cảm ơn về bài post. (c)
Thớt cho mình hỏi thêm là bên Cambodia họ có chấp nhận thanh toán = VNĐ hoặc USD ko hay chỉ tiền của họ thôi?

Cảm ơn bạn Yufeng đã dành thời gian đọc bài viết của mình :)
Chi phí du lịch Cam tương đối rất hợp lí cho phượt thủ bọn mình với có nhiều cái để tham quan, để thấy nữa. Mong bạn sớm có chuyến đi như mong đợi.

Bên đó bạn thanh toán USD hay RIEL (tiền Cam) đều được chấp nhận hết, tiền VND thì mình chưa thử nên không dám chắc 100% với bạn. Thanh toán bằng USD thì bạn nên dùng khi mua những thứ có giá cao cao sẽ tốt hơn, còn nếu mua đồ lặt vặt như mua nước, đồ ăn vặt trên phố, mấy thứ nhỏ nhỏ linh tinh trị giá thấp hơn 10$ thì nên dùng Riel sẽ lợi hơn được chút!

YuFeng
16-02-2017, 11:37
Cảm ơn bạn Yufeng đã dành thời gian đọc bài viết của mình :)
Chi phí du lịch Cam tương đối rất hợp lí cho phượt thủ bọn mình với có nhiều cái để tham quan, để thấy nữa. Mong bạn sớm có chuyến đi như mong đợi.

Bên đó bạn thanh toán USD hay RIEL (tiền Cam) đều được chấp nhận hết, tiền VND thì mình chưa thử nên không dám chắc 100% với bạn. Thanh toán bằng USD thì bạn nên dùng khi mua những thứ có giá cao cao sẽ tốt hơn, còn nếu mua đồ lặt vặt như mua nước, đồ ăn vặt trên phố, mấy thứ nhỏ nhỏ linh tinh trị giá thấp hơn 10$ thì nên dùng Riel sẽ lợi hơn được chút!
Vậy có chỗ nào đổi VNĐ sang Riel ở VN ko nhỉ? Tỷ lệ khoảng bao nhiêu là hợp lý vậy bạn?

Con Lạc Đà
16-02-2017, 16:24
Vậy có chỗ nào đổi VNĐ sang Riel ở VN ko nhỉ? Tỷ lệ khoảng bao nhiêu là hợp lý vậy bạn?

Thật sự mà nói với bạn là mình không có đổi Riel ở VN, mình sang đấy rồi mua Riel tại đó luôn. Mình thì không để ý mấy về tỷ giá nên không nhớ rõ lắm vì thật sự mình cũng không xài quá nhiều nên khi đổi ra dù có lệch chút cũng không phải vấn đề to tát. Bạn đừng nên bận tâm mấy về Riel, xài USD cũng hợp lý rùi, cả chuyến đi trừ vài lần mua nước dừa gánh hàng rong hay ăn vài món dạo ven sông thì mình dùng Riel chứ đa phần các khoảng khác xài USD là chính.
Sorry vì không thể tư vấn bạn được nhiều hơn :(

Con Lạc Đà
16-02-2017, 17:27
Chuyến đi cũng sắp xong, chợt nhớ ra là lúc lên đền có thấy cái bậc thang đi xuống dưới sâu mà chả biết là đi đâu. Tính tình thì vốn tò mò, nên kệ chứ, lôi hai thằng xế đi xuống cùng cho làm thông dịch lúc cần. Đường xuống hẵn nhiều bậc thang lắm (sau tôi tra lại trên google cho ra con số là 162), lúc tôi xuống dưới thì gần như chả có ma nào ngoài tôi và 2 tên xế.






https://c1.staticflickr.com/8/7529/27871673503_9476ac015d_c.jpg
Phía chỗ hai bức tượng rắn linh bảy đầu chính là đường đi xuống





https://c1.staticflickr.com/9/8113/28487326595_9e7a258159_c.jpg
Đường xuống sâu vào heo hút lắm, không có thăng gỗ hỗ trợ





https://c1.staticflickr.com/9/8419/28382143972_ee12aa8f06_c.jpg
Từ dưới nhìn lên hai tượng thần rắn bảy đầu naga bảo hộ cho đền





Lúc xuống rồi, tôi mới biết thì ra đây chính là con đường dễ tiếp cận đền nhất nhưng nó lại chia phần lớn con đường nằm bên kia biên giới giáp với Thái Lan. Và cũng chính từ đây nảy sinh một loạt các vấn đề liên quan đến khu đền nổi tiếng này, đỉnh điểm là khi nó chính thức được UNESCO công nhận là danh sách Di sản Thế giới.

Nhìn lại một chút về lịch sử lãnh thổ của đền:

Đế chế Khơ-me Angkor là một đế chế hùng mạnh nổi lên từ thế kỷ 12 dưới sự trị vị của Suryavarman đệ nhị và sự bành trướng rộng nhất của nó là ở thời vua Jayavarman bảy khi phần lớn lãnh thổ Thái Lan nằm trọn hầu hết dưới sự cai quản của đế chế. Thái Lan lúc ấy chỉ là một chư hầu, binh lính của họ là những quân sĩ đánh thuê chinh chiến trong biên chế của quân đội đế chế. Tuy nhiên, khi vương quốc cổ của người Thái Ayutthaya nổi lên như một cường quốc mới, người Thái đã đánh bại và truy kích quân Khơ-me đến sát vùng đất mà ngày nay cũng chính là thủ đô Phnom Penh, đây cũng là nguyên do chính mà các đền Angkor gần như bị bỏ hoang không ai tu sữa, một số thậm chí bị rừng rậm “ăn mất” và chỉ được khám phá sau đó. Người Khơ-me thua tan tác, họ mất gần như hết đất đai, hai lãnh thổ lớn ở Siem Reap và Battambang đều nằm trong tay người Thái, hiển nhiên là khu vực đền Prasat Preah Vihear.

Mãi cho đến khi người Pháp đến Đông Dương với súng ống, hỏa lực và quân đội thiện chiến hơn, họ nhân danh là nhà nước bảo hộ hỗ trợ cho vua Khơ-me. Mẫu quốc Pháp và vương quốc Xiêm đã thỏa thuận trao trả Siem Reap, Battambang lại cho Campuchia bằng những vùng đất ở phía Bắc Thái Lan ngày nay, tên của tỉnh Siem Reap theo nghĩa đen là “Quân Xiêm đại bại”. Vùng đất mà khu đền Prasat Preah Vihear nằm trong khu vực dãy núi Dangrek, vốn chưa phân định rõ vùng ranh giới mà khu đền này nằm trong lãnh thổ nào. Tuy nhiên bản đồ cuối cùng mà người Pháp vẽ vào năm 1907 lại thể hiện là khu đền nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của Campuchia mà không có bất kỳ lý giải nào.

Khi người Pháp rút đi thì cũng là lúc mà người Thái thể hiện sức mạnh quân sự của mình trong khu vực đối với Campuchia, họ đã dùng vũ lực để chiếm lấy ngôi đền. Campuchia lên tiếng và kiện phía Thái ra Tòa án Quốc tế - ICJ, phán quyết năm 1962 ra tuyên bố cuối cùng ngôi đền hoàn toàn thuộc về phía Campuchia. Thái Lan phản ứng rất quyết liệt nhưng vẫn phải theo phán quyết quốc tế và chính thức trao trả lại đền vào năm 1963, khi đó ông hoàng Sihanouk bước lên đỉnh đồi trao việc quản lý đền lại cho các nhà sư trước sự chứng kiến của gần nghìn. Tuy nhiên, đường đến đền vẫn là một thách thức với chính phủ Campuchia khi họ phải lên đền bằng cách trèo núi trong khi vùng đất phía trước đền để lên bậc thang dễ dàng lại nằm dưới sự kiểm soát của Thái Lan. Thời điểm này, du khách đến thăm đền chỉ có thể đi bằng lối từ phía Thái.

Nhưng sóng gió đâu yên ắng được lâu, vào năm 2008, ngôi đền thiêng này được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản Thế giới. Phía Thái Lan và dư luận cũng như làn sóng chính trị phản đối trong nước lại nổi lên về tranh chấp lãnh thổ liên quan đến khu đền; họ chấp nhận ngôi đền là một di sản văn hóa tuyệt vời nhưng không chấp nhận nó được công nhận ngôi đền này của Campuchia. “Khi lý lẽ trở nên bất lực thì cũng là lúc bạo lực lên ngôi”, nói vui nhưng mà sự thực phũ phàng xảy ra khi hai bên không thể kiềm chế được nữa, xung đột biên giới bắt đầu nổ ra. Quân Thái tấn công vào các lực lượng bảo vệ đền của Campuchia, khiến cho hai bên thiệt hại gần 20 binh sĩ và một số thường dân, cũng như một phần cổng đầu tiên của đền bị phá hủy hoàn toàn như tôi đã chụp hình bên trên. Tuy nhiên, hai bên đã dằn xuống, quân Thái rút đi hoàn toàn khỏi khu vực gần đền.

Con Lạc Đà
20-02-2017, 19:49
Trở lại chuyến đi, tôi cùng hai tên xế bước xuống “đèo ngang” trời “rơi sương”, hai tên xế nôm có vẻ hơi lo lắng một chút chắc có lẽ vì cuộc xung đột lần trước cũng bộc phát bất thình lình, không biết quân Thái cho ăn quả cối hay B40 lúc nào. Bình thường cười là thế thôi chứ có trời mới biết mình lên bàn thờ lúc nào.






https://c1.staticflickr.com/9/8794/28204025050_6a7e49e825_c.jpg
Từ từ, từng bước “trèo” xuống bên dưới con đường dẫn sang đất Thái





Tính ra, không biết lúc đó tôi là anh hùng hay là anh khùng nữa mà phóng nhanh như cắt, dù khúc đường đi xuống khá lổm chổm và trơn trượt vì ướt đẫm sương muối nhưng tôi vẫn trèo xuống nhanh thoát thoắt như anh giao liên. Khoảng tầm 2 – 3 phút là xuống được phía dưới rồi, đứng chờ cầu phải 5 phút sau mới thấy bóng dáng hai tên chuột kia lò thò đi xuống. Bảng hiệu ghi rất là rõ ràng, khẳng định chủ quyền ngay tại chỗ - “Đất của Campuchia nghe chưa Thái”.






https://c1.staticflickr.com/8/7545/27871666563_43cb55419b_c.jpg
Hai tên xế gan dạ của tôi rồi cũng xuống được phía dưới này





https://c1.staticflickr.com/9/8846/28382131812_f697351668_c.jpg
Đền Preah Vihear là của tụi tao





Và một vài cái biển ngữ tuyên truyền chủ quyền đền núi rất mạnh mẽ - “Đền Preah Vihear là của chúng tao”. Tính ra thì họ cũng có tinh thần quá chứ, tôi cứ nghĩ là Campuchia giờ chắc tan đàn xẻ nghé hết rồi. Đi tiếp hơn chục mét nữa, tôi bắt đầu thấy sự hiện diện của rất nhiều binh sỹ Campuchia, từ phía xa tôi thấy họ ở trong láng nghỉ ngơi, sinh hoạt ăn uống hay làm gì đó. Tôi không dám khẳng định nhưng cái tay của mấy anh lính cứ như là đang sát phạt vậy, mà cũng hay thôi, ở cái điểm nóng này chả biết sống chết lúc nào. “Bùm” một phát thì cả đám, luôn cả tôi cũng người sả ngã, kẻ xuôi tay liền.






https://c1.staticflickr.com/9/8899/28204020200_e84f92ab81_c.jpg
Láng trại của mấy anh lính, có vài anh bước ra từ lùm cây là tôi với hai tên xế giật hết mình

Phanthanh
22-02-2017, 23:34
Xin phép chủ thớt trả lời cho bạn Yu Feng về việc đổi tiền Riel. Bạn Yu Feng ở Saigon thì chắc sẽ đi Cam qua cửa khẩu Mộc Bài. Nếu muốn đổi tiền Việt qua Riel thì bạn có thể đổi ở phòng làm thủ tục xuất cảnh phía VN. Ở đây thì bạn tới chỗ nhà vệ sinh, hỏi người trông coi thì sẽ được đổi tiền.(Lưu ý là cửa khẩu MB phía VN đang sửa chữa nên phòng làm thủ tục tạm dời qua siêu thị miễn thuế, không rõ người trông coi nhà VS có đi theo luôn không) Cách khác thì bạn qua cửa khẩu Cam, ngay khi ra khỏi phòng thủ tục nhập cảnh, đang đứng chờ xe buýt để tiếp tục hành trình, thì bạn thấy hoặc hỏi mấy cô gái đang đứng xớ rớ ở đó (dĩ nhiên dáng mặc đồ không phải dân du lịch như bạn), họ sẽ đổi tiền cho (Họ cầm cả xấp tiền trên tay dễ nhận ra lắm). Theo ý riêng của mình thì bạn nên đổi USD ở VN rồi qua PP đổi tiền Riel, bởi vì ở cửa khẩu MB đổi tiền việt qua Riel hơi bị thiệt. Lưu ý là khi vừa qua cửa khẩu Cam, xe buýt sẽ dừng cho khách nghỉ ngơi, đi VS, ăn uống. Ở các quán này bạn có thể trả bằng tiền Việt,Riel hay USD đều được. Bạn nên trả bằng tiền Việt ở đây, bạn sẽ thấy tỉ giá tốt nhất (1 R= 4 đồng)

tammoonmoon
23-02-2017, 11:20
Ngưỡng mộ!

Con Lạc Đà
23-02-2017, 15:59
Ngưỡng mộ!

Cảm ơn bạn tammoonmoon đã dành thời gian đọc bài của mình!

Con Lạc Đà
23-02-2017, 16:02
Xin phép chủ thớt trả lời cho bạn Yu Feng về việc đổi tiền Riel. Bạn Yu Feng ở Saigon thì chắc sẽ đi Cam qua cửa khẩu Mộc Bài. Nếu muốn đổi tiền Việt qua Riel thì bạn có thể đổi ở phòng làm thủ tục xuất cảnh phía VN. Ở đây thì bạn tới chỗ nhà vệ sinh, hỏi người trông coi thì sẽ được đổi tiền.(Lưu ý là cửa khẩu MB phía VN đang sửa chữa nên phòng làm thủ tục tạm dời qua siêu thị miễn thuế, không rõ người trông coi nhà VS có đi theo luôn không) Cách khác thì bạn qua cửa khẩu Cam, ngay khi ra khỏi phòng thủ tục nhập cảnh, đang đứng chờ xe buýt để tiếp tục hành trình, thì bạn thấy hoặc hỏi mấy cô gái đang đứng xớ rớ ở đó (dĩ nhiên dáng mặc đồ không phải dân du lịch như bạn), họ sẽ đổi tiền cho (Họ cầm cả xấp tiền trên tay dễ nhận ra lắm). Theo ý riêng của mình thì bạn nên đổi USD ở VN rồi qua PP đổi tiền Riel, bởi vì ở cửa khẩu MB đổi tiền việt qua Riel hơi bị thiệt. Lưu ý là khi vừa qua cửa khẩu Cam, xe buýt sẽ dừng cho khách nghỉ ngơi, đi VS, ăn uống. Ở các quán này bạn có thể trả bằng tiền Việt,Riel hay USD đều được. Bạn nên trả bằng tiền Việt ở đây, bạn sẽ thấy tỉ giá tốt nhất (1 R= 4 đồng)

Giống như bạn phanthanh viết, lúc ở cửa khẩu mình có thấy nhiều người sử dụng tiền Việt mình nữa nhưng tiếc là mình không có mang theo nên không có cơ hội thử :))
Mà qua bên kia biên giới thấy mấy bà hàng rong cũng đem tiền Riel đi bán, chả biết thiệt giả thế nào mà thấy người bán kẻ mua đông như trẩy hội :P

Con Lạc Đà
23-02-2017, 17:53
Vượt qua láng trại, mấy anh lính chỉ nhìn nhìn mà không ai hỏi han gì cả, chà chà, sao mà họ dễ tính với mình thế nhỉ, cứ tưởng là ở những nơi nóng hổi vừa thổi vừa gác này thì như vĩ tuyến 38 ở hai miền Triều Tiên ấy nhỉ - lính hai bên dồn dập, cảnh giới nghiêm ngặt, ngoại bất xuất nội bất nhập. Mấy anh/chú lính ban đầu đứng dậy nhìn nhìn, lom tôi dữ lắm (chắc mặt nhìn giống gian tế quá), nhưng hai tên xế vào dịch hộ dùm là tôi chỉ là khách tham quan muốn xuống xem sự tình. Biết được mình chỉ là du khách tầm thường nên họ cũng không nghiêm nữa mà cười rất tươi, tuy giao tiếp của tôi với họ có phần hạn chế do rào cản ngôn ngữ nhưng đâu đó họ cũng hiểu là tôi tò mò và có tí máu phiêu lưu nên họ vui vẻ giải thích lắm. Mà khổ lắm, con người hình như có bản chất hủy diệt trong thâm tâm hay sao ấy, tôi nhìn thấy tấm bảng của CMAC hỗ trợ Campuchia rà soát và tháo dỡ, phá hủy bom mìn còn sót lại sau cuộc chiến chống lực lượng Khơ-me đỏ tốn bao công sức tiền của. Giờ họ lại tiếp tục đặt bom để thủ lẫn nhau!






https://c1.staticflickr.com/8/7696/27871660273_a2cbb57cfc_c.jpg
CMAC hỗ trợ tháo dỡ bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vào năm 2004





Khi tôi tính đi tiếp để xem có thể đi qua biên giới Thái Lan bên kia không thì mấy anh lính ngăn lại và bảo là khu vực xung quanh đằng sau lùm cây đó bị gài mìn hết rồi. Kể lãnh thổ phía bên Thái cũng giăng bẫy và mìn khắp nơi để chống xâm nhập. Biết thế nên thôi, tôi cảm ơn các anh lính đã vui vẻ, giúp đỡ và dành thời gian cho tôi rồi tôi cùng với hai tên xế quay đầu trở về điểm đã xuất phát.






https://c1.staticflickr.com/9/8884/28204018410_14c268efdb_c.jpg
Mấy lính lúc hơi nghiêm nghị, nhưng thật tế cũng rất vui vẻ và thân thiện





Con đường xuống đồi đỡ mỏi hơn lúc lên nhưng dễ trượt hơn vì nước giờ lại chảy xuống nhiều hơn lúc lên lênh láng khắp nơi rồi. Lúc tôi xuống núi thì cũng nhiều đoàn xuống cùng tôi, nhưng lạ ở chỗ là hai tên xế mất tiêu không thấy tăm hơi đâu. Tôi lúc ấy cũng quên mất, nên xuống tới nơi rồi cứ đinh ninh là hai thằng nó xuống trước mình. Nào dè đâu, xuống tới nơi, mình lại gặp ông xế của cái xe 4wd thôi, còn hai đứa kia chả thấy đâu. Tôi với ông ấy ngồi chờ gần nửa tiếng không thấy hai thằng đó đâu, thế là ông xế phải nhờ đến mấy anh bảo vệ gọi điện đàm lên trên đi kiếm hai ông trời con đó. Cuối cùng thì hai đứa nó cũng mò đầu về, tôi không hiểu tiếng Khơ-me nhưng có vẻ như mấy ông bảo vệ càu nhàu hai đứa nó dữ lắm với vẻ mặt đầy giận dữ. Có cái lán để ăn trưa, nhưng do trễ tài của người ta quá nên thôi phải đi ngay để họ xoay tour.






https://c1.staticflickr.com/9/8616/28455036816_15828fe933_c.jpg
Con đường xuống đồi còn trơn lắm





https://c1.staticflickr.com/8/7532/28487282805_a8766d8691_c.jpg
Láng trại ăn trưa xung quanh để dùng bữa trưa





https://c1.staticflickr.com/9/8617/28455033706_fca4ddc161_c.jpg
Lên xe để trở về dưới trả tài thôi, chỉ vì hai tên xế nhằng nhề này

Con Lạc Đà
26-02-2017, 19:41
Lúc xuống, tôi có làm vài bức ảnh về cảnh vật, con người trên chặng đường chia tay của mình với đền. Thở sâu khi hưởng bầu không khí trong lành thật thoải mái cho đầu óc, sảng khoái hẳn lên, gió cứ thổi bằm bặp vào mặt, tóc gió thôi bay vèo vèo. Trời vẫn cứ râm râm như thế nhưng khi xuống dưới thì chuyển 180 độ sang nắng nóng và hầm hết cả người.






https://c1.staticflickr.com/9/8833/28487281155_f0a98806f4_c.jpg
Hồ chứa nước dành riêng cho đền từ trên nhìn xuống trong khoảng cách xa





https://c1.staticflickr.com/9/8843/28455031096_e95e606152_c.jpg
Một anh lính với chiếc xe wave huyền thoại đang thồ đồ





https://c1.staticflickr.com/9/8746/28455028776_fc7ce8e199_c.jpg
Một gia đình của anh bảo vệ đền thì phải vì tôi nhận ra màu quần tây ảnh mặc





Một chuyến đi tốt lành và nhiều niềm vui của tôi, xin tạm biệt tại đây và hẹn một ngày nào đó sẽ trở lại. Hi vọng mọi thứ không bị phá hủy hoàn toàn và vẫn lành lặn theo năm tháng.






https://c1.staticflickr.com/9/8848/28455024896_605eb0204a_c.jpg

Con Lạc Đà
04-03-2017, 19:14
Xong xuôi rồi, tôi và hai tên xế lên đường về lại Siem Reap thôi, mà mình ham đi quá nên quên mất cả đói. Hai tên xế nhìn cũng đói rủ rượi rồi, chắc không chịu được lâu, tôi mới bảo là tìm cái quán cơm nào đó rồi ghé vào ăn trưa dù đồng hồ cũng điểm gần ba giờ chiều rồi. Đi đâu chi xa, xuống thị trấn Sra’em ăn đỡ vậy. Chạy được một quãng, hai tên nhìn nhìn ngó ngó kiếm quán rồi cả đám chui vào một tiệm cơm “bình dân” sập xệ bên vệ đường. Tôi cũng chả thấy họ trưng bày “đồ ăn” trong tủ kiếng hay gì cả, chỉ có cái biển là phục vụ đồ ăn. Hai tên xế này cũng đàng hoàng, tụi nó dừng ở vệ đường và hỏi mình đàng hoàng chứ không dám tự ý chạy vào trong. Cảm giác đói trong tôi trở lại rồi, kệ mợ chứ biết sao, đi lòng vòng chưa chắc quán khác tốt hơn, đi vào ăn đại cho rồi. Tôi mới bảo hai tên vào ăn luôn, nhưng xui cái quán không có chỗ đỗ xe, phải đỗ nhờ ở cái tiệm hàn sắt kế bên.

Vào trong thấy mọi thứ không khác gì mấy quán cơm “siêu bình dân” ở Sài Gòn, nhưng “cơ sở vật chất” có phần kém hơn. Trần nhà hơi ẩm thấp, trên lộp tôn dưới toàn cây gỗ không có lớp che nên bụi bậm, mạng nhện giăng đầy; bàn thì bằng gỗ cây hơi lớn nhưng ghế ngồi lại là ghế nhựa. Trên bàn có sẵn trà đá nhưng tôi không dám uống, kêu cho chai nước suối riêng nhưng họ không có nên tôi gọi trà nóng cũng không có luôn, cuối cùng cũng phải uống trà đá. Cơm thì tôi cũng chả biết là hai tên xế kêu gì, tôi bảo hai đứa tự kêu nhưng không quá 10 đồng. Thế là bà chủ quán – chắc cũng lớn tuổi rồi vì nhìn già lắm – kêu con gái bả với mấy đứa cháu ra sau mần cơm. Tôi cũng hơi lo, vì sợ ăn xong là bị chém banh đầu, nhưng cũng mong là không sao vì tin tưởng hai tên xế. Trong lúc ngồi chờ cơm, tôi nhớ lại chuyện hai tên xế lân la đâu đó rồi mất hút lúc ở trên đền Preah Vihear, thế là tôi hỏi hai tên vì sao?!

Hai tên nấn ná một lúc lâu, rồi cũng nói thật là cả hai thằng nhà đâu có điều kiện đâu phải vay mượn tiền người này người kia để mua con ô tô chở khách kiếm sống. Hai tên khoái đi thăm thú đền đài lắm, đặc biệt là đền Prasat Preah Vihear vì nó là tâm điểm cao trào cho sự tự hào của quốc gia, của người Khơ-me khi giành thắng lợi trước người Thái. Nhưng thực tế thì đi làm chết cha ra để kiếm tiền trả nợ chứ đâu có cơ hội nào chi trả cho cái chuyến đi này, hai tên này may mắn lắm gặp tôi mới được lần đầu được thăm đền này. Chợt tôi nhớ lại cái gia đình Campuchia kia lên đền này cúng bái, chắc gia đình khá giả vì thấy bề ngoài cũng bóng láng, long lanh lắm, cô con gái đi theo hơi bị xinh nữa, hà hà hà. Tôi cũng nhớ là ngày xưa ở công ty cũ, có ông bạn người Khơ-me, phải nói là ổng giàu lắm. Ổng không nói, nhưng tôi cũng thấy là bên này kẻ giàu thì giàu như nứt hết đố, đổ hết vách còn không giàu thì nghèo rớt hết mấy mùa mồng tơi. Cuộc sống mà, nhưng có điều khoảng cách hai giới bên này chênh lệch kinh quá, còn kinh hơn ở Sài Gòn. Sau này khi tôi ở Myanmar, hai cái bình nhưng một chất rượu, đắng nòng như nhau, để ý mới thấy, nước nào càng mang tiếng nước nghèo thì người giàu của họ phải nói là giàu còn ghê hơn mấy nước được xem là giàu.

Cơm lên, cả đám như thú đói ăn ngấu nghiến, cơm cũng tạm được, tôi để hai tên ăn cá với thịt vì tôi không thấy ngán ngán. Tập trung cho cái nồi canh (giống canh chua ở miền Nam lắm) nhưng có mấy con tôm (tép), với nước giống nước mắm cũng ngon lắm. Ráng giành ăn cho hết mớ củ và quả với nước chấm cùng cơm nhưng cũng thấy no lắm rồi. Xong hết tổng thiệt hại là 12 đồng, mắc hơn 2 đồng nhưng không đôi co vì vẫn thấy rẻ nên ok, cơm thêm không tính tiền nên ok. Ăn uống no say rồi thì lên đường về thôi các chú!
Lại tiếp tục “road trip” về lại Siem Reap thôi, cả ngày nhừ người rồi, giờ chỉ muốn kiếm gì đó ăn tối rồi nằm cái đùng xuống giường để relax thôi.

Chặng đi lâu như thế, nhưng đường đi chặng về tôi lại cảm giác thấy nó nhanh hơn vì một lý do nào đó hoặc do giác quan của tôi nhạy cảm quá. Cũng chẳng biết được, khi nào ta tới nơi đây! Chực chờ mãi rồi cũng đến nơi, bữa tiệc nào rồi cũng đến lúc tàn, cuộc vui nào rồi cũng đến lúc phải chia tay, cảm ơn hai chú em xế đã hỗ trợ tôi trong suốt chặng đường dù có đôi lúc hai bên khó hiểu lẫn nhau về một số thứ chắc do lỗi ngôn ngữ chưa thông quá, hì hì. Vui là vậy nhưng không quên quyền lợi của nhau, tiền trao cho dịch vụ đã sử dụng, người được trao tươi cười như hoa mười giờ cũng không ngừng nói tiếng cảm ơn rối rít. Cũng muốn kiếm thêm nên chú em nó dò hỏi xem mai tôi muốn đi đâu để sang chở, tuy chú em nó cũng đàng hoàng nhưng mà mình lại có dự định khác, muốn một trải nghiệm khác nên từ chối và tạm biệt tại đây.


Về lại khách sạn lúc này trời mới tầm năm giờ rưỡi à, còn sáng hoắc nhưng mắt tôi húp mất đi vì mệt mỏi và muốn được ngủ. Về tới phòng, thấy cái giường chỉ muốn nằm bẹp xuống, người thì hôi quá xá rồi vì leo trèo cả ngày buộc phải đi tắm cái rồi mới ngủ được. Bực mình cái là phòng của mình, cái nhà tắm rất tào lao như đề cập trước đó, nước không thoát được nên cứ tắm một chút là phải dừng chờ nước rút mới tắm tiếp được. Bình thường chỉ mất tầm 15 – 20 phút là xong, đằng này mất cả tiếng đồng hồ cộng thêm ức chế vừa tắm mà vừa chửi thề nữa. Tắm xong xuôi thì làm một giấc nồng lấy sức, nhưng bị cái bệnh hễ ức chuyện gì là không nhắm mắt được. Bực bội quá, đứng dậy thay đồ rồi xuống phố đi để quên cái bực bội trong người.


Ra đường thì trời vẫn còn sáng, phố xá xe cộ đông đúc, ô tô đông hơn xe máy nhiều như đã nói trước đó. Nhưng quan sát kỹ, tôi thấy xe đời cũ là chủ yếu, chứ xe mới ra lò và hiện đại chỉ là một phần nào đó thôi. Nhớ lại mình có hỏi tên xế lúc đi Preah Vihear là nó vay tiền để mua con xe chạy kiếm sống hết bao nhiêu tiền, hắn có bảo tôi rằng hết 7000 đồng cho con Camry đời 1996, giá cả cũng ngang ngửa con SH 150 ở Sài Gòn. Con xe này ở Sài Gòn, theo thông tin tôi xem trên các chợ oto trên mạng thì dù đã cũ rồi, đời hết đát nhưng giá vẫn trên trời , tầm +/- 12000 đồng. Giá cả chênh lệch nhau cũng bằng một nửa, đúng là có sự khác biệt.






https://c1.staticflickr.com/8/7658/27870817634_f33c0a2318_c.jpg
Đứng ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ chờ tín hiệu giao thông





https://c1.staticflickr.com/8/7549/28487400425_b88795c084_c.jpg
Tới lượt mình sang đường rồi

Con Lạc Đà
11-04-2017, 21:26
Sang ngang đường, ngay đó là cái cổng có đèn điện tử theo hình chữ viết ghi rõ tên “Night Market” – Chợ Đêm. Theo những gì đọc trước khi đi thì đây là một trong những điểm đến chính tại Siem Reap sau hệ thống đền Angkor. Bạn có thể mua nhiều thứ từ quần áo, giày dép, trang sức giả, phụ kiện cho đến các món như xà-rông với nhiều hoa văn sặc sỡ và đẹp mắt; tôi thì lại thích thú với cái khăn đà rằn, rất đẹp và chất liệu mịn màng hơn thích hợp cho những ngày phượt nóng oi ả.

Đi ngang quá đó chính là con đường “Pub street” – đường quán rượu, con đường say xỉn ở Siem Reap, nói vậy thôi chứ cũng không đến nổi xỉn lăn lóc ra đường như ở Ibiza. Những năm gần đây, chính sách phát triển du lịch của Campuchia gần như dựa hoàn toàn theo hướng mà Thái Lan đã làm trước đó. Dần thì họ dỡ bỏ hoặc “lơ hẳn” với luật đề ra vì một thực tế hơi buồn nhưng vẫn là sự thật khi “kim ngạch ngoại tệ” từ những cái văn hóa không đẹp như rượu chè, mại dâm và các dịch vụ giải trí nhạy cảm khác đem lại nguồn tiền rất lớn cho ngân sách quốc gia, đặc biệt là khoản gái gú.






https://c1.staticflickr.com/9/8638/28204115700_4eb3637fc6_c.jpg
Biển hiệu Night Market điện tử chưa lên điện vì trời vẫn còn sáng





https://c1.staticflickr.com/9/8615/28487399045_d3da89a9df_c.jpg
Con đường giải trí dành cho du khách, chủ yếu là khách Tây





Tuy không phải là người đam mê thời trang, hay các chủ đề liên quan đến quần áo và hội chợ nhưng đã ở đây rồi thì ghé sang một tí cho biết đó đây. Khu chợ đêm Angkor buôn bán với rất nhiều mặt hàng chủ yếu phục vụ cho khách du lịch như những cái áo thun in hình angkor wat hay chữ Campuchia, đại loại như thế, quần thì chủ yếu là xà-rông dạng váy bó hoặc hai ống với nhiều hình ảnh trang trí màu sắc bắt mắt lắm, như hình voi, hình angkor, v.v. . . Đi ra khỏi chợ một lúc bên kia là khi Làng Nghệ thuật của khu Chợ Đêm, có con rạch ở giữa đi qua bằng một cây cầu gỗ có mái che.






https://c1.staticflickr.com/8/7531/28487398285_aa51613504_c.jpg
Một góc chợ buôn bán rất nhiều mặt hàng làm quà lưu niệm





https://c1.staticflickr.com/9/8679/27871755553_47b3bdec7e_c.jpg
Bên là khu nghệ thuật nhìn sống động lắm

Con Lạc Đà
23-04-2017, 16:58
Nhìn qua bên đó thấy đông đúc, sôi động và náo nhiệt quá, tôi cũng len lỏi qua thử cho biết. Qua tới nơi thì mới thấy là toàn khách du lịch theo tour, bọn công ty dịch vụ chắc có kèo với bên này nên thành ra xe buýt loại lớn đậu thành một dãy dài ngoằng. Khách được thả xuống 90% là khách Trung Quốc, đông đảo, to tiếng và bát nháo là hình ảnh nhận diện rõ ràng nhất khi thấy họ. Tuy nhiên sức mua cũng tỷ lệ thuận với dân số của khách Trung Quốc, vừa xuống xe thôi, tôi đã thấy người hướng dẫn của họ nhanh chóng lùa họ vào chợ để mua hàng. Khách Tàu nôm có vẻ thích thú mấy món này lắm hay sao mà họ lẹ tay lẹ chân chạy vào lựa và mua nhanh chóng. Có một điểm là lạ là họ cầm cả xấp tiền nhân dân tệ trên tay để trả cho món hàng họ mua. Bên Campuchia họ nhận thanh toán bằng tiền TQ? Tôi cứ ngỡ là họ chỉ đô hay kiel thôi chứ.






https://c1.staticflickr.com/9/8814/27871752693_fed1771891_c.jpg
Cả một khu chợ như được tiếp thêm âm lượng, nhộn nhịp hẳn lên





https://c1.staticflickr.com/9/8702/27871754063_0d10657997_c.jpg
Ánh đèn vàng như thêm sức cho vẻ đẹp chợ đêm






Nhìn chung là cũng không có gì mình muốn mua trong khu này nên nhanh chóng ra phố kiếm gì đó ăn thôi. Đội ngũ xe tuk-tuk kiểu Campuchia luôn ở đó chờ sẵn dưới bầu trong dần chuyển sang đêm tối.






https://c1.staticflickr.com/9/8608/28382209032_edd65b9963_c.jpg





Trở về Chợ Đêm thì giờ cũng đêm thật rồi, đèn đóm bật lên lung linh cả một góc phố. Mấy cái tiệm mát-xa và quán bar mini nhỏ mở cửa, bọn gái gú đứng đầy đường. Tôi đi ngang qua một cái quán, có đứa gái theo chào mời liên tục nhưng tôi từ chối thế là nó nhảy choàng lên người tôi và bấu đau thấy mồ tổ luôn. Rồi nó nhìn mình ghê lắm, chả hiểu sao thôi thì cứ đi tiếp chứ đâu dám nói gì dù cảnh sát du lịch ở gần đó. Gái bán dâm bên này nhiều gớm, giống như Bangkok thu nhỏ vậy, chợt nhớ lại có nói chuyện với tên xế lúc ở Angkor về việc mình mát-xa chân ở Phnom Penh. Hắn có hỏi mình là đến Z chưa, mình bảo chỗ đó spa đàng hoàng làm gì có mấy chuyện đó, hắn cười khẩy và bảo mình “silly” quá. Hắn còn nói, bên này mình muốn gì thì cứ nói dù nhỏ tuổi cũng có luôn, trời! vậy là những gì mình đọc trên mạng đâu có sai đâu, bên Campuchia này nạn trẻ em mại dâm là có thật và mức độ khủng khiếp lắm. May sau là ở Sài Gòn chưa đến cái mức như thế này.

Chợt cái bụng nó lại đói, tôi lang thang kiếm một cái quán nào đó vừa mắt thì vào ăn. Thấy ở góc đường, cái tiệm đó bán nhiều thứ và hàng quán thì giống như mấy quán thịt nướng ngoài trời, nhìn cũng nhiều món để chọn và ngon. Tôi vào trong thì bàn ghế đầy người cả rồi, ở phía bên kia bàn, ôi giời, chắc là một gia đình người Việt đi du lịch sang đây thấy họ nói chuyện rôm rả, ăn uống mạnh dữ đồ ăn chất đầy bàn. Tôi kiếm một chỗ nho nhỏ ở góc để ngồi, view nhìn ra bên ngoài đường cũng hay hay. Sau khi order thức ăn xong, tôi ngồi chờ thì có một cặp đôi Tây và châu Á đến gần, ông Tây hỏi tôi là chỗ có người chưa, tôi bảo là chỉ có mình tôi thôi. Thế là họ xin phép được ngồi tại đây, chỉ cần lịch sự như thế là đủ dù họ đâu cần hỏi làm gì. Những cái cần học là như thế đủ rồi, đâu cần phải cao siêu gì nhiều, chuyến đi nhưng cũng là chuyến học hỏi xung quanh ta.

Cặp đôi mới giới thiệu về họ một chút, ông ta người Úc, không nêu tuổi (nhưng chắc phải gần 70) và đã về hưu, còn quý bà kia là người Campuchia từ Battambang. Dù ông người Úc có bảo tôi là “bạn gái” của ông ta có tiệm spa ở Battambang và còn bảo tôi là khi nào đến thì ghé, nhưng tôi cũng thấy rõ là bà ấy chắc cũng một thời oanh liệt khắp chốn này rồi. Dạng này thì cũng giống như ở Việt Nam mình cũng đâu thiếu, cũng ráng cặp thằng Tây nào đó, chiều nó một chút rồi chờ nó làm giấy bảo lãnh sang đó với hi vọng đổi đời. Cuộc sống, mỗi người một hoàn cảnh dẫn đến cách tiếp cận cuộc sống cũng khác nhau và cách sống cũng theo nhiều hướng khác nhau. Đó chính là sự đa dạng trong xã hội này, có người nay người kia. Xong bữa, tôi chào tạm biệt hai người xa lạ mới quen kia để xuống phố tiếp.

Tít_mù
27-04-2017, 11:42
Đã đến Siem riep nhưng chỉ đi được vài đền chính, đọc bài của bạn chi tiết quá. Cám ơn sự chia sẻ của bạn. Hóng tiếp phần tiếp theo.

Con Lạc Đà
27-04-2017, 18:35
Đã đến Siem riep nhưng chỉ đi được vài đền chính, đọc bài của bạn chi tiết quá. Cám ơn sự chia sẻ của bạn. Hóng tiếp phần tiếp theo.

Cảm ơn bạn Tít_mù đã dành thời gian đọc topic của mình và hưởng ứng rất nhiệt tình :)
Lần đầu mình đi xuyên biên giới kiểu như thế này nên muốn được đi sâu và dài hơn để được thấy được biết nhiều hơn, mình muốn đi tiếp nữa nhưng mà thời gian không cho phép và tiền bạc cũng hạn chế. Đang dành dụm cho chuyến đi khác :P

HuyenTonKin
28-04-2017, 09:38
Hành trình rất thú vị, cảm ơn bạn đã chia sẻ với ae

Con Lạc Đà
28-04-2017, 12:56
Hành trình rất thú vị, cảm ơn bạn đã chia sẻ với ae

Cảm ơn bạn HuyenTonKin đã đọc topic của mình. Mình là một người đam mê đi đó đi đây, có chút máu mạo hiểm nữa :D
Đây là chuyến đi đầu tiên mà mình tự đi như thế này nên mình thấy rất phấn khởi và muốn đem câu chuyện(dù có thể văn viết chưa hay) lên đây để chia sẻ cùng mọi người :)

Con Lạc Đà
07-05-2017, 20:27
Lòng vòng khắp phố phường ở khu này, theo cảm nghĩ của tôi thì nó cũng giống như khu Bùi Viện kết hợp với Phạm Ngũ Lão ở trong Sài Gòn vậy, khu vui chơi, giải trí dành cho Tây ba-lô. Các quán bia, rượu mở đầy xung quanh hai dãy nhà song song trên phố, đang xen là các tiệm bán quần áo, bán đồ ăn hay đơn thuần chỉ là quán café có tầng trên dùng để ngồi nhâm nhi tách nước đắng này với ngắm phố phường.

Dù gì thì dù, cũng phải làm một ly bia lai rai một chút, cái tật khó bỏ, không uống được nhiều nhưng ít nhất cũng phải một ly bia trước khi ngủ. Sau một ngày vất vả, có thời gian thì cũng thư giãn một tí, mà sau chỉ có một cốc đã hơi ngà ngà rồi, chắc do yếu quá, hi hi.






https://c1.staticflickr.com/9/8200/28204107190_4bf5ccc8b7_c.jpg
Một góc khu Chợ Đêm khi tôi quay lại lúc màn đêm buông xuống





https://c1.staticflickr.com/9/8341/27871748923_4f9b3ddc96_c.jpg
Lượng khách bộ hành cũng dần đông hơn





https://c1.staticflickr.com/9/8743/27871747313_2e97e91379_c.jpg
Ra tới Pub street thì đông khỏi phải nói luôn, tôi có gặp một nhóm bạn trẻ Việt Nam





https://c1.staticflickr.com/9/8142/27871745713_1c594d798d_c.jpg
Làm cốc bia trước khi về lại khách sạn để nghỉ ngơi chuẩn bị cho chuyến đi ngày mai

Con Lạc Đà
11-05-2017, 21:27
BOIPET - ARANYAPRATHET





Trong chuyến đi này, tôi đã lên lịch kỹ cho các cột mộc trong dọc hành trình, đi xuyên biên giới Campuchia – Thái Lan là điều mà tôi một trong những điều làm tôi thấy thích thú nhất. Những điều cần biết, những thứ cần chuẩn bị tôi đều đọc rất kỹ, đọc ngày đêm quên cả ngủ, khà khà, trằng trọc thâu đêm giấc chẳng lành. Tại thời điểm đó, có những thứ mà tôi quan tâm ở vùng biên này như sau:

- Hộ chiếu: luôn và hiển nhiên phải có mặt bên mình mọi lúc rồi

- Tiền mặt: cái này thì tôi cũng cầm sẵn trên tay một khoản mà tôi cảm giác là ok. Về cái vấn đề tiền mặt cầm theo thật ra khá nguy hiểm cho những chuyến đi vì trộm cắp, cướp giật đối với du khách ở Thái Lan không phải là hiếm. Nhưng nếu bạn nào còn nhớ thì vào năm 2014, hải quan Thái Lan có một quy chế khá “khó khăn” đặc biệt dành cho khách Việt Nam khi phải xòe tiền ra cho họ kiểm và còn bị chụp hình lại nữa. Dù rằng sau đó báo đài có đăng là họ đã bỏ nhưng có trời mới biết là họ có áp dụng lại hay không vì thật ra mà nói, mình có biết là một lượng lớn người lao động phổ thông người Việt tràn sang Thái Lan để làm việc bất hợp pháp dưới visa du lịch và luôn dùng kiểu visa chạy. Visa chạy là thứ mà nhiều Tây ba-lô áp dụng khi muốn lưu trú tại Thái Lan trong thời gian dài, mấy người Việt cũng như vậy, khi gần hết hạn lại chạy qua biên giới Campuchia đóng dấu rồi ngay sau đó họ lại sang Thái để tiếp tục hưởng visa du lịch 30 ngày. Thôi thì đó là chuyện của người ta, còn với mình như đã nói trước đó trong bài thì mình đi chuyến này đã tập xác định ngay từ đầu là mang theo tiền mặt và hạn chế dùng thẻ nên có thể nói đây là quyết định đúng dành cho bản thân.

- Thẻ tín dụng: tôi có mang theo một cái thẻ credit và một debit. Thẻ debit tương đối nguy hiểm nếu mất nên tôi có lên ngân hàng yêu cầu hạn chế giao dịch trước khi đi. Tuy nhiên trong suốt chuyến đi, tôi không hề động vào hai cái thẻ này lần nào, tôi mang theo chỉ dùng với trường hợp rất rất rất cấp bách và không còn lựa chọn khác.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm: cũng là cái hay nếu bạn có sự chuẩn bị, nó vừa an toàn cho bản thân vừa là một cách chứng nhận với hải quan Thái giúp họ nghĩ rằng bạn nghiêm túc du lịch chứ không phải dân trốn chui đi làm. Tôi có mua bảo hiểm của Bảo Việt dành cho người đi du lịch, khi mua bạn nên chọn gói có hỗ trợ người thân sang đây nếu bạn gặp chuyện chẳng lành là một sự lựa chọn khôn ngoan đấy. Tôi từng thấy một số gia đình có người thân chẳng may đột tử nhưng không có mua hoặc bảo hiểm không có hỗ trợ nên người thân phải tự bỏ tiền sang, ngoài ra còn phải bỏ tiền khá đắt để vận chuyển xác về nước nữa. Đừng để mê tín hù dọa bạn, tôi thấy một số người rất chủ quan cho rằng xui xẻo hay cho rằng điều này không quan trọng. Sự chủ quan thiếu suy tính là kẻ thù số một cho tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.



Đường đến Poipet thì có hai cách mà tôi biết:

- Đi bằng xe buýt: cái này thì nhiều rồi, giờ giấc cũng đa dạng với đủ loại, nhiều mốc thời gian để đi, vé cũng rẻ nhưng vì tôi không chọn đi nên không biết là nó rẻ như thế nào.

- Đi bằng taxi: cái này thì có hai dạng, một là share taxi, hai là solo taxi. Share hay solo thì phí trên dưới 30 đồng, một số người bảo là họ phải trả tới 60 đồng, các bạn phải cẩn thận.

Tôi chọn đi bằng taxi solo, lý do tôi chọn nó vì:

- Tôi sẽ đi tiếp từ Aranyaprathet bằng tàu hỏa, và một ngày chỉ có hai chuyến tàu hỏa mà thôi, chuyến cuối cùng khởi hành vào lúc 13:55 đi Bangkok. Do đó, đối với tôi thời gian bắt xe buýt và đến được Poipet cũng như Aranyaprathet là khá cận giờ, đó là chưa tính bất trắc nếu mất thời giờ với phía hải quan ở cả hai bên Campuchia và Thái sẽ là một rắc rối lớn để bắt chuyến tàu lửa cuối cùng này.

- Tôi muốn được hưởng không khí yên bình của riêng mình, cảm giác nó thoải mái hơn là phải share với người khác. Share với người vui vẻ, dễ nói chuyện không sao, gặp bọn mình không ưa thì chỉ tổ làm mình bực thêm chứ chả để làm gì đó là chưa tính việc bị bọn xấu chôm chỉa nữa. Tây thì Tây chứ, đâu phải thằng nào cũng là người đàng hoàng, cũng có nhiều thằng là lừa hoặc trộm cắp chuyên nghiệp đấy chứ. Thôi thì bớt một chuyện hơn là thêm một chuyện, tự trả chi phí cho chuyến đi của bản thân.

- Tôi cũng muốn dành sức cho chuyến đi sắp tới ở Thái nhiều hơn là phải cực nhọc chui lủi dù rẻ nhưng không rẻ chút nào nếu so sánh trên nhiều khía cạnh có lợi và bất lợi.

Quyết định là đi taxi, nhưng đi taxi của ai? Tôi thì không muốn ra đường đi kiếm nữa, chưa chắc gì giá cả tốt hơn mấy. Khi quay về khách sạn, lúc đó hơi là ngà, chưa đến mức xỉn say nhưng mồm hơi hôi mùi bia, tôi có dặn lễ tân là đăng ký xe taxi chở tôi đi Poipet vào ngày mai. Lễ tân gọi điện cho ai đó, rồi báo giá tôi là 30 đồng, ồ tính ra cũng được, tôi ok liền. Nhưng lúc ấy lễ tân chưa thu tiền và chưa viết hóa đơn cho tôi, nên tôi cũng hơi lo, lỡ mai không có xe thì rắc rối to hoặc phải trả thêm tiền. Suy nghĩ là thế nhưng để mai tính tiếp.

Sáng dậy, trước khi ra phòng ăn dùng bữa, tôi quay lại quầy tiếp tân yêu cầu thêm lần nữa, tiếp tân lúc này mới nhớ ra là tôi có đăng ký vội móc bút ra viết lia lịa cái hóa đơn. Tiền trao cháo múc xong, tôi còn dặn rất kỹ là phải cho xe đến đón tôi đi đúng 8 giờ 30 vì tôi còn đón tàu lửa đi Bangkok. Cũng như hai ngày trước, nhưng bữa sáng hôm nay có phần đa dạng hơn và ngon hơn một chút.







https://c1.staticflickr.com/9/8144/28929480965_cd5e364552_c.jpg
Hóa đơn thanh toán cho phía khách sạn hết nhẵn 30 đồng





Tầm 8 giờ 50 rồi mà chưa thấy xe đâu, tôi hơi sốt ruột và hối lễ tân gọi cho tài chạy nhanh hơn đến đón tôi đi gấp. Có phần nào đó lo lắng vì áp lực thời gian cận quá và mình muốn đi tàu hỏa tới Bangkok nên hơi nóng trong người một chút. Rồi xe cũng đến nơi, tôi vội vã lên xe rồi hối anh tài đi ngay lập tức không làng nhàng mất thì giờ cho thời gian chết nữa.

Ngồi lên xe rồi thì tôi cũng thấy an tâm hơn phần nào sẽ có thể đến đó kịp và còn đủ thời gian làm thủ tục cũng như không lỡ giờ tàu chạy. Tôi có hỏi anh xế là chạy ra đó hẵn bao lâu, anh ta nói với tôi là tầm 3 tiếng rưỡi hơn vì có thể kẹt xe do tuyến này hay bị ùng ở một số điểm lắm. Giờ đang là 9 giờ, nếu 3 tiếng rưỡi hơn thì cũng phải tầm 12 giờ rưỡi hoặc trễ hơn, so với giờ tàu thì mình chỉ có 1 tiếng 30 phút để hoàn thành việc xuất cảnh khỏi Campuchia, nhập cảnh ở Thái và đón xe đi đến trạm ga xe lửa. Ô-mài-gót, lạy trời mọi việc êm xuôi như dự kiến!!!

Anh xế cũng có hỏi là sao vội vậy, tôi cũng chẳng giấu diếm gì và nói với anh ta, anh chàng có vẻ thích thú với du lịch bụi nên bàn tán xôn xao lắm. Ở đây ảnh bảo chủ yếu chở taxi share cho khách Tây là chính, hoặc một gia đình 4 – 5 người, cũng có lúc nhiều tài xế khác share luôn với dân bản địa mà không có sự đồng ý của khách thuê nên thành ra có nhiều vụ việc “gây tranh cãi”. Xe này tôi thuê “charter” nên không có dừng ở bất kỳ điểm nào, một mạch chạy thẳng đến ngay trước đồn hải quan cửa khẩu Poipet luôn. Chứ đi xe buýt nhiều khi chưa rành hoặc không nắm vững, tâm lý yếu dễ xuống trạm cách xa cửa khẩu gây mất thời gian lỡ cơ hội lắm.

gasman
12-05-2017, 08:25
Từ Aranyaprathet đi BKK thì nhiều lựa chọn, bus - mini van - tàu hỏa

Minivan về Victory monument cũng khá tiện di chuyển

Con Lạc Đà
12-05-2017, 18:56
Từ Aranyaprathet đi BKK thì nhiều lựa chọn, bus - mini van - tàu hỏa

Minivan về Victory monument cũng khá tiện di chuyển

Cảm ơn bạn gasman đã quan tâm theo dõi topic của mình.

Đúng rồi đó bạn, từ Aranyaprathet về Băng-cốc thì nhiều lựa chọn về phương tiện, còn chọn tàu hỏa là lựa chọn mang tính cá nhân của mình thôi.

minhon
13-05-2017, 12:24
hóng các chuyến đi của mọi người

Con Lạc Đà
13-05-2017, 21:09
Đâu vào đó rồi sau đã chạy được một quãng đường, tôi với anh tài lại lân la nói chuyện, chuyện Angkor, chuyện Siem Reap, chuyện của Campuchia. Rồi anh ta còn bàn chuyện kinh hơn cả tôi, anh ta bảo hồi trước từng học lịch sử tại một đại học ở Phnom Penh nhưng do bằng cấp không có giá trị nên thành ra anh ta phải kiếm việc khác mà làm, trôi dạt như lục bình rồi đến cái đất Siem Reap này để kiếm kế sinh nhai.

Tôi: “Anh nghĩ sao về lịch sử của đất nước mình?”
Tài: “Cũng mai ngày xưa, tôi được giáo dục nên thành ra cũng biết được về lịch sử nước nhà. Anh thấy đó, chúng tôi từng là một nước rất lớn và mạnh, giờ thì tay, chân và đầu bị chặt hết rồi chỉ còn trái tim này thôi.”
Tôi: “Mình chưa hiểu lắm, anh nói rõ hơn được không?”
Tài: “Thì anh chắc cũng có biết đó, ngày xưa đất Campuchia rộng lắm. Sau thua trận bị người Thái, người Việt lấ hết rồi giống như cơ thể bị đứt lìa các chi vậy. Khó khăn lắm mới giữ được mảnh đất trung tâm còn lại này, nó giống như bạn chỉ còn là con tim là linh hồn sót lại thôi.”
Tôi: “Cũng khó quá anh tài nhỉ! Dù có đọc qua một chút về lịch sử, nhưng thật ra cái nhìn còn cạn và nông lắm. Thế theo anh, anh thấy nó như thế nào?”
Tài: “Người Thái họ đánh chúng tôi, họ đuổi chúng tôi ra khỏi đất đai của mình rồi họ bảo là của họ luôn. Còn ở phía Đông thì tụi Việt Nam sang chiếm đất mất hết rồi.”
Tôi: “Tôi chưa rõ sự tình lắm, mong anh giải thích thêm”
Tài: “Ngày xưa, người Thái họ đánh chúng tôi, cho đến giờ vẫn còn nhưng mà giữa chúng tôi với người Thái thì nhiều điểm giống nhau, ngay cả ngôn ngữ, họ nói thì chúng tôi vẫn hiểu được 50% dù khác biệt. Chúng tôi giống như anh em với nhau vậy.”
Tôi chỉ “ừ hử” và im lặng nghe anh tài nêu lên quan điểm của ảnh cũng như thái độ của người Campuchia với người Việt mình sau đó và nguyên nhân của nó. Các thông tin được nêu sau đó rất nhạy cảm nên tôi sẽ cố gắng hạ nhiệt của đoạn đó xuống mức thấp nhất có thể.
Tài đưa cho tôi xem tấm hình của Sihanouk trong bộ quân phục quân đội thực dân Pháp vào thời điểm ông ta còn khá trẻ, tầm tuổi tôi bây giờ. Anh tài mới bảo “đây là vua của chúng tôi”, đối với anh tài thì Sihanouk có một vị trí đặc biệt và sức ảnh hưởng đối với dân rất lớn, tuy nhiên ông ta cũng là một trong những thế lực rất thù địch với nước ta.

Tài: “Tôi hỏi anh, anh coi xem họ (ý người của mình) kéo nhau vào dựng nhà dựng cửa, làm ruộng, chăn bắt kiếm sống rồi dần dần họ chiếm luôn đất của chúng tôi. Rồi họ cứ lấn dần lấn dần riết cái chúng tôi phải lùi lại tới khu vực ngày nay.”
Tôi vẩn ừ ừ
Tài: “Rồi sau này, vua của tôi “Đức ngài” đã làm việc với Mr. M để đàm phán lấy lại đất đai bị mất trước đó. Đức ngài đã nhận được tin mừng là Mr. M đồng ý nếu hỗ trợ họ thì sẽ nhận lại đất khi kết thúc. Tuy nhiên kết thúc rồi nhưng vẫn không thấy đất đâu, Đức ngài tức giận lắm nên thành ra mới nhờ đến tay Khơ-me đỏ nhưng nào ngờ vẫn thất bại.” – “My king” anh tài cầm tấm hình vừa nhìn vừa đặt vào lòng.
Tôi cứ ừ ừ thôi, nhưng mà ngẫm ra bên này nhiều người sử dụng thông tin không biết ở đâu ra để kích động tâm lý trong người Khơ-me chống đối người mình tới cùng. Tôi có thể nhận ra đôi chút là chắc vì tâm lý này nên Sihanouk mới cuống tín ủng hộ Khơ-me đỏ dù đây là quân đội diệt chủng.

Chắc lâu rồi mới có cơ hội tâm sự hay sao mà anh tài xổ ra dữ như vậy, thôi thì chuyện gì chuyện, biết thế thôi, lo chuyện mình trước. Đồng hồ điểm báo 11 giờ 30 rồi, tôi mới anh tài là sắp đến chưa, anh ta bảo là cũng gần rồi tầm 15 phút nữa. Wow, vậy là sớm hơn được gần cả tiếng đồng hồ, thấy bớt lo hơn rồi. Rồi anh tài bảo tôi phía trước ngay chỗ vòng xoay ở phía bên phải chính là đồn cửa khẩu xuất nhập cảnh. Cuối cùng cũng đến nơi, tôi chào tạm biệt anh tài và cảm ơn anh đã trò chuyện “vui vẻ” trong suốt đoạn đường đi, anh tài ra xe chỉ dẫn tôi kỹ càng hơn là đi tới đó rồi sau đó cứ đi bộ qua bên phòng cửa khẩu của Thái với cái nóc nhà hình tháp ở phía xa.






https://c1.staticflickr.com/9/8637/28409101671_b5cfbf8d0f_c.jpg
Chỗ vòng xoay gần chốt xuất nhập cảnh, tôi thấy treo cờ Việt Nam(?!)





Cũng gần giữa trưa rồi, tôi nhanh chóng chạy ra chỗ làm thủ tục để xuất cảnh khỏi Campuchia thôi, lúc trước nghe nói là giấy tờ ra khỏi đây người Việt Nam bị làm khó dễ, thậm chí là thu tiền “bôi trơn” để được đóng dấu. Ngẫm mãi mà chưa hiểu được là vì sao phải bị thu tiền, nghe vô lý quá, chỗ vào không thu thì thôi chứ sao lại là chỗ đi ra được. Sau này mới biết là vì sao, nhưng tôi thì không bị gì cả, vẫn điền vào đơn, ra xếp hàng chờ rồi đợi tới lượt đóng dấu. Lúc điền đơn xong, ra đứng chờ vô tình dùng con điện thoại chụp ảnh thì một lúc sau có một anh thanh niên tầm 30 – 35 đến bên cạnh tôi với vẻ mặt hết sức hình sự. Anh ta chỉ thẳng tay vào cái biển “No camera”, tôi xin lỗi rối rít vì tôi không thấy, chưa hết, anh ta yêu cầu tôi đưa điện thoại để kiểm tra. Tôi phải mở thư mục ảnh ra cho anh ta thấy tận mắt và xóa nó ngay lập tức, không biết vì lý do gì, chắc liên quan đến “bí mật quốc gia”. Thôi thì tuân thủ đúng quy định cho an toàn bản thân.






https://c1.staticflickr.com/9/8815/28409101341_05158afa7c_c.jpg
Đằng xa là cái chốt làm thủ tục, tấm ảnh tôi chụp trong đó bị xóa mất theo yêu cầu (~.~)



Như đã nói, việc làm thủ tục không có vướng gì, ông đóng dấu cũng chỉ nhìn mình rồi cười khẫy làm một phát bụp vào hộ chiếu sau đó trả lại. Vấn đề là lúc ấy hơi đông nên chờ lâu kinh khủng, nhiều tốp du lịch bụi châu Âu liên tục vào, chỗ thông quan cho khách du lịch chỉ có hai ô nên kẹt lắm. Mình thì liên tục nhìn đồng hồ xem coi mấy giờ rồi, tuy nhiên vẫn còn dư nên cảm giác thoải mái hơn. Xong rồi thì bước ra con đường huyền thoại giữa hai nước Thái và Cam, điểm nhấn của nó chính là cái cổng thành hình tháp giống với đền Angkor Wat – biểu tượng quốc gia. Lưu lượng người và phương tiện giao thông ở đây đông đảo thật, khung cảnh người người bước đi, xe cộ trong rất như cái chợ trong Sài Gòn vậy. Hàng quán hai bên cho khách dừng chân nghỉ ngơi dày đặc san sát bên nhau kéo dài cho đến cổng thành. Qua phía bên kia thì đất được nhường lại cho một loạt casino ở hai bên, nghe nói là dân Thái giàu có hay ra đây đánh bài lắm. Chắc Campuchia họ đang phát triển đường biên theo hướng biến nó thành Las Vegas hay sao mà dọc hai biên giới giáp với Việt Nam và Thái casino lắm thế, thu nhập chắc tốt lắm nên thành ra bên mình cũng rục rịch xin làm casino nhưng cho đến giờ vẫn chưa xong.






https://c1.staticflickr.com/9/8764/28409101161_8d41cd71c9_c.jpg
Đường đến cổng thành ra khỏi nơi đây





https://c1.staticflickr.com/8/7650/28409100971_fdf54ece75_c.jpg
Welcome to Vương quốc Campuchia

Con Lạc Đà
16-05-2017, 20:53
Đi bộ một hồi đến chỗ tòa nhà hoành tráng hơn và to hơn của phòng xuất nhập cảnh bên phía Thái, cờ hai nước đặt dọc song song hai bên thanh sắt của cầu nối liền hai nước. Nói là cầu chứ tôi có thấy con sông nào đâu, nhà hai bên xây đông nghịt trời. Chắc qua Thái lao động thu nhập tốt hơn hay sao mà bà con Campuchia và một số người không phải Campuchia qua đó đông quá trời.






https://c1.staticflickr.com/9/8759/28409100651_efde9abd9e_c.jpg
Con đường dẫn đến phòng xuất nhập cảnh Thái Lan





Qua tới bên này, tôi không có thời gian để chụp choẹt nữa mà nhanh chóng lên trên phòng chờ để làm thủ tục. Vào bên trong cái phòng lớn như hội trường ở trường đại học mà tôi hay dự khóa cho nguyên khối, có nhiều ghế chờ để cho chúng ta ngồi điền đơn. Cái đau nhất chính là đây, đơn thì thừa nhưng bút để điền đơn thì thiếu kinh khủng vì bên Thái họ có để bút cho nhưng ai đó giật mất tiêu hết trơn. May là mình khôn, trước khi đi mua cả một hộp bút bi đem theo với ba màu chính là xanh dương, đen và đỏ cho những trường hợp như thế này. Những người khác thì chạy đôn chạy đáo chờ người này điền xong thì mượn để điền, có một nhóm mấy thằng Tây ba-lô đến hỏi tôi mượn bút và cả bọn ngồi chờ tôi điền xong phần tôi. Cảm giác hơi khó chịu vì mình đang điền mấy cái thông tin cá nhân nên tôi không muốn có người lạ bên cạnh cho lắm. Sau khi xong thì tôi cho cả bọn cây bút luôn vì không có thời gian để mà ngồi chờ cả bọn điền đơn thì tàu của tôi đi mất tiêu rồi. Đi theo lối hướng dẫn xếp hàng của mấy cái trụ line giống kiểu xếp hàng ở sân bay, tôi nhớ không rõ nhưng hình như có 4 – 5 kiốt làm việc của hải quan nhưng chỉ có 4 người làm thôi.

Mất cũng phải 20 phút để chờ tới lượt mình, hơi lâu nhưng vậy cũng là may rồi, lên tới nơi là một chị khá đứng tuổi (tầm hơn 40), không một cái mỉm cười trên mặt, mắt liếc nhìn tôi khá hình sự sau khi tôi đưa chị ta xem cái passport màu xanh huyền thoại. Cũng không nói nhiều, chỉ bảo tôi nhìn vào cái camera bên phải trước mặt để chụp hình, không thấy họ lấy dấu vân tay điện tử như phía Campuchia làm khi tôi nhập cảnh ở Bavet. Chờ khoảng 10 phút thì xong mọi thứ, trong tờ khai của tôi chị hải quan chỉ yêu cầu tôi ghi ra địa chỉ khách sạn mà tôi sẽ lưu lại ở Bangkok, vậy là xong chứ không yêu cầu tôi ghi ra hết tất cả các khách sạn lưu trú ở Thái Lan. Mọi việc chỉ diễn ra như vậy đối với tôi, cặp vợ chồng hình như người đạo Hồi phía sau tôi hình như bị vướng lại.






https://c1.staticflickr.com/8/7632/28628678855_8c22917601_c.jpg
Đóng dấu cũng nhanh và gọn không khó khăn gì ở Aranyaprathet

Tít_mù
19-05-2017, 11:04
đọc đến đoạn người Cambodia nghĩ về người Việt Nam tự nhiên thấy buồn buồn quá chủ thớt ah.

Con Lạc Đà
19-05-2017, 15:37
đọc đến đoạn người Cambodia nghĩ về người Việt Nam tự nhiên thấy buồn buồn quá chủ thớt ah.

Hì, có gì đâu mà buồn bạn Tít_mù ạ. Đó chỉ là một trường hợp mà mình gặp thôi, cũng ngẫu nhiên vô tình thôi à. Chắc mấy người mình gặp có thành kiến thôi.

Con Lạc Đà
24-05-2017, 12:00
Ra khỏi cửa khẩu, đi một đoạn để tìm xe tới nhà ga, đang loay hoay tìm cách đi thì nhiều cánh tài hỏi hỏi, rồi một tên cò nhảy ra hỏi mình. Nhìn mặt tên này thấy có vẻ giang hồ quá, nguyên cái hình xâm trên tay rồng rắn chỏi cả mắt. Nhưng kệ, cứ nghe hắn nói gì, hắn bảo có muốn đi xe thì hắn kêu cho:

Hắn: “Từ đây tới nhà ga lấy 7 đồng, đi không?”
Tôi: “7 đồng mắc quá, đi có đoạn ngắn mà lấy 7 đồng, mắc quá!”
Hắn: “Vậy lấy anh 5 đồng, đi không?”
Tôi: “Anh đồng ý 4 đồng thì tôi đi liền, không thì thôi vậy.”

Hắn ngẫm nghĩ một lúc với vẻ mặt hơi gượng gạo, rồi cuối cùng cũng đồng ý với giá đó. Tiếp đến là hắn dắt tôi đến cái trạm gần đó, rất nhiều xe tuk-tuk, rồi hắn bảo một bác lão thành ra chở tôi. Tôi thì cứ tưởng hắn sẽ chọn một tên nhìn cô hồn, tướng tá như phỉ, cuối cùng hóa ra bác lão có tuổi, râu dài và bạc trắng hết rồi nhưng còn gân lắm. Tuy mừng được một chút, nhưng cẩn thận vẫn là trên hết, luôn gác chừng kẻo có biến.

Lên xe bác ấy, chưa kịp nói gì, bác rồ ga chạy cái vèo, tôi ngồi phía sau liên tục: “Nhà ga Aranyaprathet, nhà ga aranyaprathet”. Bác ấy quay lại cười một cái rồi rú ga chạy tiếp, phải công nhận là xe nhanh thật, tốc độ vượt vèo vèo trên đường lộ nhưng thể đua với xe tải vậy. Gió thổi tung bay đến độ cái nón tôi đang đội xuýt bay mất tèo, mà tôi cảm thấy xe tuk-tuk bên Thái họ dùng xe máy loại phân khối lớn hay tốt hơn hay sao mà kéo mạnh lắm, xe chạy nhanh ghê luôn chứ không như máy xe tuk-tuk Cam.
Xe bác chạy nhanh quá, chưa được năm phút đã đếnnhà ga Aranyaprathet, mà sao nhà ga nhỏ với bên ngoài cũng không có bảng chỉ dẫn vào bên trong nên khiến tôi hơi nghi nghi. Cho chắc ăn, tôi hỏi lại bác ấy là có phải ga Aranyaprathet không, bác cười và gật đầu đúng nơi cần đến đó. Thấy bác có “nụ cười Thái” cộng thân thiện quá, tôi quyết định gửi bác luôn 5 đồng (chứ không phải 4 đồng như thỏa thuận với thằng cò). Cái nhà ga nó không nằm ngay mặt tiền đường, có một con hẻm dẫn vô trong mới là nhà ga nên nếu xe chạy bên ngoài đường lớn mà không để ý nhiều khi chả biết nhà ga nằm đâu nếu không phải người rành đường.

Đi vào trong tôi mới thấy cái bảng chữ Thái và tiếng Anh phong chữ hơi Thái xác nhận đây chính là nhà ga Aranyaprathet. Nhìn vào trong sao thấy trống quơ, chỉ lác đác vài người dân địa phương ngồi bên ngoài và các bà bán hàng rong, không lẽ họ đóng cửa nghỉ lễ hay gì hôm nay, hay tàu chuyến cuối của mình khởi hành sớm mất mợ rồi?! Nhiều câu hỏi đặt ra trong đầu làm cái bụng lại sốt hết cả ruột, kệ, mẹ mình hay dạy “đường đi nằm trong miệng”.

Ra mua một chai nước suối đá lạnh của bà bán hàng rong, rồi bụp miệng hỏi bà ấy là tàu còn chuyến đi Bangkok không, chẹp, bà ấy không nói được tiếng Anh. Nhưng được cái bà ấy nhiệt tình chắc do mình mua nước của bả, bà ta kêu cái bà bán hàng bên trong ra dịch dùm. Hai bà cũng nhiệt tình bảo mình là hiện họ đang nghỉ trưa, nên thành ra phải chờ một lát nữa mới mua vé được. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi họ vẫn làm việc bình thường, cảm ơn rối rít hai bà bán hàng rồi từ từ đi vào bên trong nhà ga ngồi chờ. Một lúc sau có nguyên một toán Tây ba-lô đi cả đoàn cùng nhau vào càng tạo nơi tôi sự yên tâm gấp bội là mình chắc đúng chuyến, nhất là khi một người trong nhóm gọi điện cho ai đó và bảo sẽ đến Bangkok tối nay. Ngồi chờ không có việc gì làm, mà người càng lúc càng đông hơn, sao không vào trong hỏi thêm lần nữa cho chắc ăn.






https://c1.staticflickr.com/8/7667/28382292082_bf01f22dcc_c.jpg
Khách đông quá, mỗi lúc lại thêm người đến ngồi chờ





https://c1.staticflickr.com/9/8387/28382291922_7c550d2133_c.jpg
Một số người dân chắc là dân địa phương tản chuyện chờ tàu bên lề đường sắt





https://c1.staticflickr.com/9/8805/28409099341_74b3f60d72_c.jpg
Cái bảng hiệu của từng ga nền trắng chữ đen “Aranyaprathet”





https://c1.staticflickr.com/9/8767/28409098161_e3431d23fc_c.jpg
Nhờ cái anh Tây kia mà tôi cảm thấy an tâm hơn





https://c1.staticflickr.com/8/7619/28409097051_316a60f978_c.jpg
Tôi mò vào văn phòng của họ trong này

HuyenTonKin
25-05-2017, 15:54
Đông Nam Á bây giờ không còn yên bình nữa rồi...

Con Lạc Đà
25-05-2017, 16:59
Đông Nam Á bây giờ không còn yên bình nữa rồi...

Cũng là một lý do mà mình tranh thủ đi được là đi ngay khi thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Hôm nay khó dám chắc cho ngày mai nên đi được là mình xách dép, ủa nhầm, ba-lô lên đi ngay :D

Con Lạc Đà
30-05-2017, 17:25
Vào bên trong văn phòng của họ, tôi gặp một anh nhân viên, chẹp xin lỗi anh đang nghỉ trưa mà tôi lại quấy anh thế này, mà bên này nghỉ trưa nên thành ra họ mặc áo thun ba lổ và quần đùi, he he, chắc cho mát vì trời nóng quá. Tôi mới chào ảnh “Sa-qua-đi khắp”, ảnh chào lại tôi “khắp”, rồi tôi mới hỏi ảnh về tàu thì ảnh với tôi hai người như đóng phim câm luôn. Ảnh chạy vào kêu ông chú bên trong ra làm việc với tôi vì ai-em-điếc, rồi chú ấy ra trả lời tôi là tàu lát nữa mới tới. Tôi cảm ơn, tính đi thì chú ấy hỏi là có mua vé không, tôi quay lại và bảo là muốn mua chứ. Chú ấy nhanh chóng báo giá rồi bảo tôi trả tiền bằng Bạc-Thái, tôi chưa đổi ra Bạc nên thành ra đưa chú ấy tiền đô. Chú ấy cũng đàng hoàng, check cái tỷ giá rồi bấm bấm máy tính sau đó show cho tôi xem, tôi cũng tin tưởng nên thành ra không cà cưa chi cho mệt óc, giá bán cho tôi là 3 đồng (cỡ 60 bạc) khác với giá trên vé nhưng không đáng kể nên tôi cũng ok.






https://c1.staticflickr.com/9/8751/29236363955_eee184dcde_z.jpg
Vé tàu đi tuyến Aranyaprathet – Bangkok khởi hành lúc 13:55, nhưng thực tế trễ hơn một chút





Chờ mãi, cuối cùng chuyến tàu đưa tôi đi Bangkok cũng đã đến, bác nhân viên tàu hỏa bán vé cho mình giờ đồng phục chỉnh tề ra đứng gần đường rầy làm hiệu cho tàu vào bãi. Tàu cũng nhiều toa nhưng vào lúc ấy không đông khách cho lắm chắc vì không phải ai cũng muốn đến khu vực này làm gì trừ dân địa phương hoặc dân du lịch bụi thích thử cảm giác đi đường tàu hỏa của Thái Lan.






https://c1.staticflickr.com/9/8406/28204204410_ed9729a945_c.jpg
Con tàu từ Bangkok đã đến bến, ngồi chờ nãy giờ cũng tới





https://c1.staticflickr.com/8/7765/28204203440_fda3d48086_c.jpg
Bác nhân viên xe lửa chịu khó làm việc và cần mẩn thật, cần nhiều người có tâm với nghề như vậy





https://c1.staticflickr.com/9/8887/28204202510_584fa64a8a_c.jpg
Tàu cũng không đông khách cho lắm dù khá rộng, chắc do ga cuối chăng?!





https://c1.staticflickr.com/9/8730/28204201440_8fdb4c560d_c.jpg
Hành khách địa phương xen lẫn khách du lịch Tây ba-lô





https://c1.staticflickr.com/9/8150/28204200630_f2dd9182f1_c.jpg
Mấy anh cảnh sát tàu hỏa xa với nụ cười trên môi nhưng quan sát với con mắt diều hâu

Con Lạc Đà
05-06-2017, 16:02
Quay lại nhìn thì mới thấy ban nãy mình cũng có quyết định khôn ngoan khi mò vào phòng của họ hỏi han mà còn mua vé sớm nên đỡ được cảnh đứng chờ. Nhìn chung thì tàu cũng có khoảng không rộng rãi, với cũng nhiều ghế trống nên thành ra không phải chen lấn hay ngồi san sát vào nhau với những người khác. Mỗi người, mỗi bầu trời riêng nên cảm giác rất thoải mái, ghế thì cũng kiểu bọc giả da bên ngoài nhưng khá cũ và nứt toác, lòi cả bông bên trong, vết ố, hoen rỉ của sắt với mảng bám cũng nhiều. Tuy nhiên, chất lượng tổng thể về ghế ngồi thì vẫn ok, không phải là vấn đề lớn lao nếu không súp bà soi quá. Máy lạnh thì không có đâu, chỉ có khí trời và cái quạt máy treo trên trần thôi, mà cái quạt máy thì tùy, cái quay bình thường, cái chả quay gì. Tuy nhiên, khi tàu bắt đầu tăng tốc thì gió thổi vào mát lắm, cảm giác thấy sảng khoái và tốt hơn so với máy lạnh nhiều. Hành lý thì có thể để ở ghế trống bên cạnh hoặc để hộc gỗ trên đầu, thường thì mấy anh nhân viên tàu hoặc cảnh sát đi ngang hay nhắc nhở mọi người để lên trên nhưng rồi ai nấy đều để ở dưới riết mấy ảnh cũng chả nói nữa.

Rồi thời điểm xuất phát đã đến, tiếng còi tàu réo lên trong không trung yên ả của vùng nông thôn nơi biên giới cùng lúc với bác nhân viên ra còi hiệu trong khi các anh viên khác đi xung quanh để ngó xem có gì còn sót lại dưới chân tàu không. An toàn là trên hết! Người thân của những hành khách trên tàu vẫy tay chào tạm biệt họ cho chuyến hành trình tiếp theo với mong mỏi một ngày gặp lại.






https://c1.staticflickr.com/9/8761/28382284102_250cfeea75_c.jpg
May mắn được mua vé trước, trong khi các khách khác đang xếp hàng theo lượt chờ mua sau





https://c1.staticflickr.com/9/8732/28409093761_b07688c462_c.jpg
Khoang tàu cũng rộng rãi và thoáng mát, vậy là đủ cho chuyến đi gần 8 tiếng sắp tới





https://c1.staticflickr.com/9/8137/28204199500_fac8757701_c.jpg
Các hành khách cuối cùng nhanh chân lên tàu





https://c1.staticflickr.com/9/8778/28204198930_a86bb7a6ba_c.jpg
Kiểm tra lần chót trước khi xuất bến





https://c1.staticflickr.com/9/8123/27871805343_dddafb6de2_c.jpg
Chào bác nhân viên cần mẩn





https://c1.staticflickr.com/9/8598/28204197990_7e7113b34e_c.jpg
Lần chót ngoảy nhìn nhà ga trước khi khởi hành

Con Lạc Đà
11-06-2017, 15:50
Trong một loạt ảnh sau thì tôi không di chuyển mà là tàu di chuyển đưa tôi đi, ngồi ịch ra đó ngắm trời ngắm cảnh xung quanh. Miền quê ở Thái Lan sao mà xanh mướt và yên bình thế này, trên đường tàu chạy, qua lăng kính của tôi, tôi được thấy nhiều con người lao động, người nông dân thân thiện, dễ mến. Nhớ mãi trong tôi là hình ảnh một ông bố với gia đình ông trên một chiếc xe máy, cảm giác gần gũi, thân thương chợt vụt qua trong mắt tôi.






https://c1.staticflickr.com/9/8890/28382280812_f4a6894c71_c.jpg
Anh công nhân đường sắt đang kiểm sửa đầu tàu





https://c1.staticflickr.com/9/8854/27871802653_13b227e8a8_c.jpg
Một góc cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp





https://c1.staticflickr.com/9/8369/27871800733_5d60002f69_c.jpg
Xe cộ xếp hàng chờ tàu lửa băng ngang





https://c1.staticflickr.com/9/8328/28204195000_1acc19c659_c.jpg
Ở góc này tôi có thể thấy được đầu tàu đang rê khói, cảnh tượng như cảnh “cầu sông Kwai”





https://c1.staticflickr.com/8/7708/28204193880_37fcc5754c_c.jpg
Một người đàn ông cùng bạn mình câu cá ven mương





https://c1.staticflickr.com/8/7501/28204192100_7ddb901c05_c.jpg
Các anh công nhân đang bảo dưỡng đường sắt





https://c1.staticflickr.com/9/8813/28455207286_fd11a7a845_c.jpg
Một khúc cầu sắt băng qua cái mương gần đó





https://c1.staticflickr.com/9/8772/28204189370_dbf7c57915_c.jpg
Một gia đình người Thái vẫy tay chào mọi người trên tàu





https://c1.staticflickr.com/9/8739/28487458055_544d467dec_c.jpg
Cảnh bình yên nơi nông thôn Thái Lan

harryphuoc
12-06-2017, 16:36
Đã từng đi một chuyến với hành trình gần như của bạn (Cam - Thái - Lào - Myanmar) nên rất thích thú đi đọc bài viết của bạn. Cả buổi chiều nay đọc liên tục 17 pages. Lót dép ngồi hóng những bài tiếp theo của bạn ;)

Con Lạc Đà
12-06-2017, 18:22
Đã từng đi một chuyến với hành trình gần như của bạn (Cam - Thái - Lào - Myanmar) nên rất thích thú đi đọc bài viết của bạn. Cả buổi chiều nay đọc liên tục 17 pages. Lót dép ngồi hóng những bài tiếp theo của bạn ;)

Phải nói là đi rồi một chuyến để đời nhớ mãi khó phai bạn harryphuoc nhỉ.

harryphuoc
13-06-2017, 10:16
Có những nơi trong bài viết của bạn mình chưa đi qua (ví dụ như đền Preah Vihear) nên rất tò mò chờ xem những điều thú vị mới mà bạn đang viết lại.
P/s: hình chụp rất đẹp và chân thật!! Like :))

Con Lạc Đà
13-06-2017, 10:44
Có những nơi trong bài viết của bạn mình chưa đi qua (ví dụ như đền Preah Vihear) nên rất tò mò chờ xem những điều thú vị mới mà bạn đang viết lại.
P/s: hình chụp rất đẹp và chân thật!! Like :))

Bạn thích chuyến đi và câu chuyện là mình thấy vui lắm rồi, có người ít nhất cũng từng trải nghiệm qua thì mới hiểu cảm giác tự đi kiểu phuot nó như thế nào.

Còn ảnh thì chắc bạn harryphuoc khen hơi quá, bản thân mình tự đánh giá là ảnh chưa tốt và cách chụp còn rất tay mơ. Nhưng mình cũng đang cố dành quỹ tiền và thời gian để đầu tư cho một cái camera và học cách chụp làm sao để lưu lại những kỷ niệm đẹp nhất về nơi mà mình từng đi qua. Còn chân thật thì thiệt bạn harryphuoc ạ, mình không pts hay gì khác ngoài cái software chỉnh màu sắc có trong disc đính kèm khi mua máy của canon.

Con Lạc Đà
14-06-2017, 19:12
https://c1.staticflickr.com/8/7658/28487456675_474e5f6631_c.jpg
Biển báo đã đến Huai Dua





https://c1.staticflickr.com/9/8698/28487454755_fefb5408c4_c.jpg
Một căn nhà ở nông thôn Thái Lan, cách bày trí cũng giống ở miền Nam vậy






https://c1.staticflickr.com/9/8218/28204177850_22e0577822_c.jpg
Xin lỗi, tôi không hiểu tiếng Thái, nhưng chắc là một trạm dừng đâu đó





https://c1.staticflickr.com/9/8603/28455198856_31a9a5ae1f_c.jpg
Ga Wathna Nakhon





https://c1.staticflickr.com/9/8541/28487447895_06e45ac683_c.jpg
Anh nhân viên hỏa xa đang quan sát xung quanh





https://c1.staticflickr.com/9/8632/28204167270_e27ebc8bef_c.jpg
Hành khách lên xuống tàu





https://c1.staticflickr.com/9/8219/28487443975_7d900a88f5_c.jpg
Tàu rời Wathna Nakhon với nhiều hành khách hơn





https://c1.staticflickr.com/9/8616/28455192256_8742fd6523_c.jpg
Ô tô ở Thái Lan nôm có vẻ nhiều quá





https://c1.staticflickr.com/9/8472/28409072811_9022ce8b97_c.jpg
Nhìn giống như mấy cái bụi chiối sau hè quá





https://c1.staticflickr.com/9/8859/27870874584_e78b00a57f_c.jpg
Chị nhân viên nghiêm túc và cần mẩn làm việc quá, áo phản quang mặc đầy đủ

Con Lạc Đà
15-06-2017, 21:44
https://c1.staticflickr.com/9/8579/28409071171_8f7dece01a_c.jpg
Ruộng đồng ở miền quê Thái Lan





https://c1.staticflickr.com/9/8755/28409070401_0897ca1a3c_c.jpg
Bọn nhóc nôm rất vui vẻ cày ruộng với nụ cười hồn nhiên trên môi





https://c1.staticflickr.com/9/8657/28455185486_3383627c04_c.jpg
Hai đứa trẻ bên mẹ dưới tán cây





https://c1.staticflickr.com/9/8810/28455184356_7af7d99b8d_c.jpg
Xe lửa này dừng gần như ở mọi trạm dù là nhỏ hay lớn, rất nhiều người chắc lên Bangkok làm việc





https://c1.staticflickr.com/9/8835/28455182956_f979c99f9b_c.jpg
Trạm Sa Kaeo





https://c1.staticflickr.com/9/8618/28455182126_b0d2d9c8b0_c.jpg
Trạm này chắc cũng là một trong trạm lớn nhưng hôm nay không đông khách cho lắm





https://c1.staticflickr.com/9/8340/28487436895_e455fed7c1_c.jpg
Cái nắng gắt buổi trưa cũng mờ dần khi trời chuyển sang mưa





https://c1.staticflickr.com/9/8358/28487436275_1eb5155e63_c.jpg
Khoái nhất là cái cảnh này, bầy trâu nhìn tốt tướng quá





https://c1.staticflickr.com/9/8671/28487434925_c40d1429e8_c.jpg
Ở dưới quê bên này, xe máy họ hay gắn thêm cái thùng kế bên để chờ nhiều đồ và người nhỉ





https://c1.staticflickr.com/8/7658/28487433975_9fcc5f8b07_c.jpg
Tới Kabin Buri thì tôi hơi buồn ngủ và máy cũng gần hết pin mất rồi, thiếp một giấc trước khi tới Bangkok

Con Lạc Đà
19-06-2017, 21:04
Sau giấc ngủ sâu, tôi chợt tỉnh dậy khi tàu đổ tiếng chuông réo lên rất to, tôi cứ tưởng mình tới ga chính ở Băng-cốc rồi, ai dè vẫn chưa tới mà chỉ mới từ từ vào trong nội thành Băng-cốc mà thôi. Hơi lo lo vì mình ngủ quên mất, kiểm tra đồ đạc lại thì thấy vẫn còn nguyên, mà cũng an toàn vì mấy anh cảnh sát tàu hỏa làm việc cũng khá có kỷ luật, họ thường xuyên đi qua đi lại canh gác. Tôi mới bắt một anh lại hỏi là tới Băng-cốc chưa vì đây là lần đầu đi, tuy có sợt mạng tìm hiểu nhưng thực tế đi cảm giác nó khác nhiều lắm chứ, ảnh mới bảo tới Băng-cốc rồi. Đứng hết tim, tưởng mình chưa xuống ga, thôi héo rồi, nhưng ảnh cũng bảo tôi là mới vào ngoại đô Băng-cốc thôi chứ chưa phải ga cuối. Chẹp, tôi mừng mà đám Tây ba-lô và cặp đôi Ấn-da trắng cũng mừng theo, lúc muốn hỏi anh cảnh sát thì cả đám nhìn nhau và nhìn tôi không ai nói gì, kệ thì mình lên tiếng vậy.






https://c1.staticflickr.com/9/8144/28487433615_c013266a47_c.jpg
Từ xa thấy cái tòa nhà cao cao là biết chưa tới nơi đâu





https://c1.staticflickr.com/9/8884/28487432935_9fac4d8f55_c.jpg
Khu dân cư ở gần tàu ga thường là những hộ nghèo hoặc rất nghèo





https://c1.staticflickr.com/9/8742/28487431255_67680086d0_c.jpg
Rồi đây, vào tới nội đô rồi





https://c1.staticflickr.com/9/8447/28455170846_08d2821d9a_c.jpg
Ga Băng-cốc, chính nó đây, lớn hơn hẳn và rất khác





https://c1.staticflickr.com/9/8377/28455170146_48c222f04a_c.jpg
Xuống ga để ra cổng chính





https://c1.staticflickr.com/9/8767/28455167996_2a5a68a497_c.jpg
Tới đây thì người đông hẳn ra rồi, trung tâm có khác

harryphuoc
21-06-2017, 15:57
Bạn Con Lạc đà viết nhanh lên, chờ đọc bài sốt ruột quá hà :D

Con Lạc Đà
21-06-2017, 17:31
Bạn Con Lạc đà viết nhanh lên, chờ đọc bài sốt ruột quá hà :D

Chân thành cảm ơn bạn harryphuoc luôn ủng hộ bài viết của mình!

Mình cố gắng hết sức để hoàn thành bài viết về chuyến đi nhanh nhất có thể :P

Con Lạc Đà
21-06-2017, 17:49
PHỐ KHAO-SAN





Ra khỏi bến tàu, lúc này trời đã tối và cũng không còn mấy người hỗ trợ thông tin cho mình nên thành ra đành đi ra ngoài để đón xe. Xe ôm, tuk-tuk cho đến taxi và buýt có đủ, nhưng dù có thông tin trên tay, trong tình trạng này tôi chỉ muốn về khách sạn nhanh chóng và an toàn nhất. Khách sạn của tôi thì nằm ngay bên trong con đường đi bộ Khao-san, xe cộ không vào trong được. Tôi quyết định thoải mái và an toàn không bị xui xẻo giật mất đồ bằng cách đi taxi, gặp phải ông taxi hơi “cứng”, không hỏi han hay nói nhiều, ra giá luôn từ bến ra Khao-san 600 Bạc, tầm gần 400 trăn ngàn đồng việt mình rồi. Mà tôi thì không muốn quấy nhiều lúc đó nên ok đi luôn, mọi thứ diễn ra êm đềm, lịch sự xách đồ cho mình rồi chở mình đến nơi đến chốn không la cà hay vòi vĩnh thêm. Thôi thì tiền nào của nấy, thắc mắc nhiều tổ rắc rối thêm.

Xuống xe ngày cửa vào đường Khao-san, wow, đông nghịt người, chủ yếu vẫn là khách ba-lô xen lẫn với người bán hàng rong, vài nhạc sỹ đường phố, các bar đầy người ngồi ngoài vỉa hè. Giá cả ở đây khá dễ chịu, từ chai/cốc bia cho đến các món ăn khác, các quán bar từ bình thường đến quán các cô gái bar nhảy múa tôi có thể cảm nhận là họ chuyển giới khá rõ ràng điều mà người Tây khó nhìn ra. Các món ăn ở đây khá đa dạng từ các món có nước như hủ tiếu, súp cho đến các món nướng, xào và cơm cũng nhiều, hoa quả cũng đầy đường toàn các loại trái cây nhiệt đới là chính. Do người đông quá nên khó mà mò ra đường về khách sạn, tôi buộc lòng phải hỏi mấy anh bảo vệ ở bên vệ đường, dù không ở khách sạn của họ nhưng rất vui vẻ chỉ đường cho tôi về khách sạn của mình.

Cái khách sạn của tôi khổ cái nó không mặt tiền ngay ngoài đường rõ ràng mà phải đi vào cái hẻm nhỏ hơn chục bước mới tới mà chỗ đó giống như cái trung tâm thương mại kiêm khách sạn nên nhìn hơi khó nhận ra. Hoặc có thể do tôi còn non kinh nghiệm hành trình quá, chắc là vậy?! Thôi thì về khách sạn đường là mừng rồi, ít nhất là cũng bớt gánh nặng hành lý trên lưng gần 20 ký. Vào bên trong thì sản cũng khá to với khu ngồi chờ lịch sự và sạch sẽ, khách ở đây cũng đông, tôi nghĩ là vì nó nằm ngay con đường đắc đạo này dễ đi dễ về, lỡ có xỉn cũng nhanh chân về phòng hơn. Một số đánh giá của cá nhân tôi về nơi tôi ở tại đây:

Khách sạn: Dang Derm Hotel
Giá: 800.000 vnđ/1 đêm
Thời gian lưu trú: 1 đêm
Địa điểm: ngay trong khu Khao-san
Phòng ốc: phòng single dành cho tôi, giường nằm kiểu như sàn gỗ nhô cao, rồi họ đặt cái đệm bên dưới cho mình nằm, cũng không đến độ khó chịu quá, nghỉ ngơi vẫn tốt chán. Nhà vệ sinh và phòng tắm nằm chung một chỗ, khá sạch sẽ, có khoảng không và tươm tất, điểm này tôi thích.
Không gian: nhìn chung là khá compact, chỉ dành cho người không có đòi hỏi nhiều và chỉ muốn có chốn để ngủ sạch sẽ và chỗ để tắm rửa đàng hoàng, ngon lành.
Lưu ý: không biết khách khác thế nào (nhưng hình như ai cũng phải theo) thì tôi phải ký quỹ trước khi họ giao chìa khóa là 500 Bạc.

Tổng kết: địa điểm thuận lợi, giá cả tương đối và sạch sẽ đầy đủ các tiện lợi cá nhân. Cho điểm tốt là nơi mà phượt thủ muốn ở ngay trong khu Khao-san này.






https://c1.staticflickr.com/9/8434/28843351164_eb9488e4ab_z.jpg
Biên lai ký quỹ tiền giao chìa khóa phòng, không hiểu lý do nhưng không thành vấn đề





Xong xuôi rồi, tính tắm rồi mới xuống phố đêm, nhưng nghĩ lại là nếu xuống phố thì người lại tiếp tục bẩn thôi thì đang bẩn cho bẩn luôn. Chỉ xịt vài phát dầu cho nó bớt hôi lại rồi đi, khà khà!!!

Bỗng sực nhớ là từ lúc đặt chân qua đất Thái tới giờ, cái điện thoại vẫn SIM Campuchia, nên thành ra google map để mò đường đi trở nên vô dụng. Nhưng giờ này biết mò đâu ra cái tiệm bán SIM để mà mua bây giờ??? May là vẫn chưa đi xa, quay đầu về khách sạn để xài wifi free một chút để tra, nhưng càng tra càng rối, chả có thông tin nào cảm thấy tin tưởng được. Đành hỏi anh nhân viên ở quầy lễ tân vậy, ảnh bảo tôi có bảo là tìm cái cửa hàng tiện lợi Family Mart ngay gần đó chừng chục bước chân. Cảm thấy nhưng được trở lại với cái google map nên lòng đầy hào hứng bay ngay đến chỗ đó tìm SIM. Có hai tiệm Family Mart, tôi nghĩ là 24 tiếng nhưng không hiểu vì sao một tiệm tắm đèn mất tiêu, đành mò đi tìm tiệm còn lại. Chao ôi, đông khách quá trời, nhiều người vào mua đồ lắm mà tôi thì mua xong cái SIM nhưng không sao đăng ký network cho nó hoạt động được nên phải đứng chờ đến khi có nhân viên nào rãnh thì nhờ họ làm dùm. Cuối cùng có một cô nhân viên rãnh tay ra hỏi mình có phải muốn nhờ set up dùm 3G không, mình mừng lắm, dép dép liên tục. Cô ấy chỉ mất chừng 5 phút là xong, chà chà, mình chưa được nhanh nhạy cho lắm, nhưng nhìn cô ấy set up thì giờ mình biết cách làm rồi.






https://c1.staticflickr.com/8/7798/29388026981_7f2d08ffba_z.jpg
SIM để mình có thể dùng 3G, giá thì mình không nhớ rõ nhưng chắc tầm 150 - 200 Bạc

Con Lạc Đà
25-06-2017, 17:37
Giờ thì trải mình xuống phố đi bộ Khao-san thôi, phải nói rằng đây là con đường độc đáo dành cho mọi loại khách du lịch, thấp nhất chính là dân du lịch bụi mình đây nếu so sánh về giá cả và độ đa dạng của các dịch vụ giải trí. Giải trí ở đây thì nhiều lắm, mát-xa, ca hát, nhảy múa và đặc biệt là các quán bar/club hè phố chính là phần chủ đạo. Bên ngoài một số bar có các vũ công nhảy múa trong trang phục bó sát, ít vải và khiêu gợi, có cái quán mà mấy “cô gái” (không dám khẳng định!!) còn vẻ mặt mình theo hình của sọ người trong rất vui và hấp dẫn đối với khách bộ hành. Về việc kiểm tra tuổi thì gần như là không có, thậm chí có quán còn trưng bản bằng tiếng Anh rõ ràng là không kiểm kê gì hết dù trạm cảnh sát Khao-san khá hoành tráng nằm ngay đầu đường. Có thể nói rằng, dù mình chưa đủ 16 tuổi nhưng nhìn mặt hơi già hoặc đi chung nhóm đông thì họ chắc chắn không kiểm tra, còn đi một mình thì chắc họ cũng vẫn bán nhưng thái độ sẽ dè chừng???! Nhưng tôi nhìn già như trái cà héo rồi dù tuổi mới đôi mươi nên không sao, khì!






https://c1.staticflickr.com/9/8615/28384217052_67ecd8c98d_c.jpg
Quán bar này đây, khách rất đông và biển hiệu ghi rất rõ ràng là không quan tâm ID





Một số bar tại đây, tôi thấy có nhân viên là người nước ngoài, nhìn giống như họ đến từ Trung Đông, Ấn Độ vậy, hơi bị ngầu và giang hồ lắm. Khách vào đây thì tứ xứ, đủ loại, hạng người, thượng vàng thì mình không biết nhưng hạ cám thì đầy toàn dân phượt như nhau. Các cặp phương Tây ngồi với nhau, đan xen với các cặp trai Tây gái Thái, còn các cặp châu Á thì phần lớn là khách du lịch. Đâu đó có mấy anh nghệ sỹ đường phố hát trong một các bar dựng bằng rập ngay trên đường, hoặc mấy tay nhảy điệu hip-hop phố phường mà không hề dùng bất kỳ hỗ trợ nào nên thành ra lúc diễn có anh bị thương trầy ngón tay hơi nặng. Nhưng đâu vì thế mà cuộc vui tàn nhanh được.






https://c1.staticflickr.com/9/8863/28411052561_c47d84d057_c.jpg
Bar đông nghịt người, mấy tay vệ sĩ này du côn lắm, liếc nhìn tôi khi tôi chụp ảnh





https://c1.staticflickr.com/9/8574/27873666103_61d773cd1b_c.jpg
Các anh hát rong trên phố khá hay, tôi thích cái cảm giác của loại nhạc mà anh truyền cho tôi





https://c1.staticflickr.com/9/8663/28489386695_365ac455ba_c.jpg
Anh chàng nhảy múa mà không dùng đến các phương pháp bảo vệ an toàn cá nhân

Con Lạc Đà
27-06-2017, 20:22
Tiếp theo chính là ẩm thực trên phố ở khu Khao-san với rất nhiều món lạ, lạ đối với tôi nhưng chắc không lạ với nhiều dân du lịch từng lui tới khu này. Tôi thì cực thích các món nướng, kiểu nướng vỉ hay nướng babercue là tuyệt nhất, mua vài xiên thịt nướng thơm phức rồi vào cái quán bình dân nào đó mua phần mì xào cộng chai bia thế là một bữa tối ngon bổ rẻ, vừa no vừa cảm giác hạnh phúc, hì hì hì, đời tôi chỉ đơn giản là thế..






https://c1.staticflickr.com/9/8783/28411055431_3d4e1ffe1f_c.jpg
Khắp phố kẻ bán người mua, quán ăn từ trong nhà ra đến ngoài phố





https://c1.staticflickr.com/9/8760/27873664863_13667e0872_c.jpg
Thịt nướng là món mà tôi luôn ưa thích nhất dù là đi đâu





https://c1.staticflickr.com/9/8625/27873662713_1c66e17d35_c.jpg
Thêm món mì xào nữa là tuyệt vời dưới ánh đèn mặt trời





Ăn no rồi cũng cần chút bia nữa cho say nhưng không để cho bản thân xỉn, tôi lang thang lại con phố tìm cái bar nào hợp nhãn thì vào. Ở đây thì bên ngoài có vài cái bar mặt tiền với đội ngũ nhân viên phục vụ, nhảy múa suốt đêm, ngoài ra còn có những bar/club bên trong nhà nữa mà tôi không nhìn thấy rõ. Khá thích cái phong cách “skull” của bar với đội vũ công “nữ” nhảy múa bên ngoài, tôi quyết định vào bên trong để thử vài ly bia.

Vừa vào là đã đậm chất bar rồi, một tay Tây phượt hơi già tuổi nhảy múa như điên, liên tục miệng Oát-súp với mọi người, chắc đang phê thuốc. Rồi tôi gặp một thằng Pháp, hai tên nói chuyện cùng nhau, chào hỏi này nọ, sau đó thì một em Thái mò đến lân la cùng hai thằng nhưng em ấy nhìn nhỏ nhắn như một chú sóc con vậy. Tôi cố đẩy ẻm sang cho thằng Pháp vì không phải tuýp của mình, mà thằng Pháp cũng không thích nên thôi không nói chuyện nhiều nữa. Sau thì tôi gặp hai thằng khác lập nhóm đi nốc bia và tán gái trên cái phố này, dù gì thì tụi nó cũng có bề ngoài da trắng nên mình đi theo dễ len vào nói chuyện với mấy bạn gái da trắng khác hơn. Hai thằng Mẽo cũng được tính, nó không phân biệt tôi gì cả, ba thằng vui vẻ nói chuyện cùng mấy em da trắng khác, cả đám nhìn nhau cười vì ai cũng hiểu lý do đằng sau nó là gì. Sau đó tôi còn được hai thằng Mẽo giới thiệu thêm thằng bạn khác, tính là lập nhóm tại chỗ mai đi Chiang Mai, tôi cũng tính đi Chiang Mai nhưng kế hoạch thay đổi giờ chót vì nhiều lý do nên tôi từ biệt cả đám sau đó. Với tôi cũng có tính cẩn thận, nhìn đàng hoàng nhưng dù gì cũng là người xa lạ, không biết tụi nó như thế nào sao dám đi cùng, lỡ có chuyện thì mình thiệt thân thôi.






https://c1.staticflickr.com/9/8868/27873660173_5915208a66_c.jpg
Cái bar với nhân viên vẻ mặt hình “skull”





https://c1.staticflickr.com/9/8680/28384219702_2567ab73e9_c.jpg
Hai thằng bạn Mẽo thân thiện





Tiệc gì cũng đến lúc tàn, tôi bye bye tụi nó vì tôi muốn nghỉ ngơi để sáng mai còn cuốc bộ dạo phố, và cũng không quên sô-ri vì không thể hội nhóm đi Chiang Mai được. Tiếc cho chuyến này không thể đến được Chiang Mai, mà cả đám cũng ngà ngà rồi nên thành ra chắc tụi nó cũng chả nhớ gì đâu mà hỏi han cho mệt. Tôi lò mò về khách sạn trong tình trạng hơi say nhưng không ảnh hưởng đến việc mò phương hướng mấy và tôi tin rằng mình chưa đến mức say ngất vì nếu không thì giờ này chắc tôi chả biết phải viết gì, hà hà.

Con Lạc Đà
05-07-2017, 15:57
WAT RATCHANATDARAM


Đền được vua Rama đệ tam xây dựng dành cho cháu gái của ông – Somanass Waddhanawathy, do đó nó còn có nghĩa là Đền thờ dành cho cháu gái hoàng tộc. Chính phủ Thái đang nộp đơn để đặt ngôi đền vào danh sách di sản UNESCO.






https://farm9.staticflickr.com/8744/28384236652_4a6b15c205_c.jpg
Bên ngoài cổng






https://farm9.staticflickr.com/8588/28489420515_be51d0054d_c.jpg
Điện thờ Phật ở bên trong đền này





https://farm9.staticflickr.com/8014/28489418175_f3af76c8e5_c.jpg
Hình về một vị thần bảo vệ cổng bên ngoài cửa vào





https://farm9.staticflickr.com/8666/28489416005_df6ce52be7_c.jpg
Khối hoa văn bên ngoài nhìn đẹp quá





https://farm9.staticflickr.com/8598/28489414395_3a23dc6d85_c.jpg
Trên cửa sổ cũng được trang trí cầu kì và bắt mắt





https://farm9.staticflickr.com/8474/28489412445_565b17bac6_c.jpg
Tọa dưới đền này, tượng Phật uy nghi lộng lẫy và trang nghiêm





https://farm9.staticflickr.com/8469/28411070831_9a568dc6f9_c.jpg
Các họa tiết được vẻ chi tiết trên trần nhà thể hiện của sống chốn cực lạc





https://farm9.staticflickr.com/8283/28489410335_679e658fa8_c.jpg
Bên trong đền Loha Prasat bao gồm khá nhiều tượng thờ Phật