PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Melbourne tươi đẹp



homeless man
16-03-2009, 13:59
Chào các bác,

Em đã đọc hết các topic về Úc châu và tự nhiên thấy nhớ nó quá :(. Em cũng không được đi nhiều ở Úc châu nên cũng không có nhiều tư liệu để kể. Chả lẽ lại kể chay. Thôi có bao nhiêu kể bấy nhiêu vậy vì có nhiều bạn, đến vào thời điểm khác nhau, cảm nhận về đất nước con người Úc châu khác nhau sẽ giúp thêm em:D.

Em xin đặt hòn gạch đăng ký viết một Topic nhỏ về Melbourne-Victoria. Các bác nào có tư liệu chuẩn bị giúp em bổ khuyết những chỗ kể chay (ghét cái này quá nhưng ảnh thất lạc lung tung cả. Có chăng chỉ còn cái Visa quá đát trong cuốn hộ chiếu hết hạn giữ lại làm kỷ niệm là còn).

Em đặt gạch rồi nhé. Tự nhiên lại ước được sờ tay vào cục vàng to nhất thế giới. Cục "Welcome the Stranger".

Kính cáo.

homeless man
01-04-2009, 10:34
Hôm nay ngày cá tháng Tư, cái topic khác ở đây em viết cũng tạm ổn rồi nên cũng muốn quay lại đây khởi động lại cái này. Không để lâu quá, các bác Mods lại cho là spam xóa mất thì hoài. Cũng vì hôm nay là ngày cá tháng Tư, nên nếu em có kể lể dài dòng, vòng vo vặn vẹo thì các bác cũng không trách nhỉ :D.

Đối với nhiều người, đi nước ngoài như đi chợ. Trước đây, mỗi lần đi về còn kéo thêm được cái xe máy second hand ở bãi rác của Nhật, gửi chậm về theo đường biển, cải thiện đời sống khó khăn. Mình cứ nhòm họ mà thèm. Sau này đi làm, cũng phải tích cóp mãi mới gạ được một thằng bán lại cho cái xe secondhand đấy để đi. Nghĩ mà tội(NO)

Là một người bình thường trên mọi phương diện, ước mơ "Thò ra ngoài thế giới" dù chỉ một lần của em sao mà lận đận, khác người. Vì nó lận đận khác người, vì nó khó khăn trắc trở, vì không có kinh nghiệm và cũng không học hỏi, chia sẻ được với ai như các bác phượt gia hiện nay trên trang P.com, nên cho đến giờ em vẫn còn nhớ. Chuyến đi Úc châu dạo đó của em vẫn còn để lại những cảnh rất ấn tượng mà có lẽ chả bao giờ quên được. Mỗi khi nhớ lại, cứ ngỡ như ngày hôm qua =)).

Này là cảnh tay sách nách mang sau khi đi chợ Queen Victoria về, vé phải cặp ở mồm, kệ nệ lên tram (tàu điện), chìa cái mặt mo cho em (cụ) nào bên cạnh lấy vé, validate giúp (đưa vé vào máy quét), rồi đút vào túi hộ. Kia là cảnh chen chúc nhau suýt chết trên cầu Swanton xem bắn pháo hoa mừng Thiên niên kỷ mới. Rồi cái cảm giác kinh ngạc và nặng nề khi bắt gặp một ông già ăn mặc lôi thôi, lếch thếch đi bới từng thùng rác để nhặt thức ăn thừa sau đêm mừng Thiên niên kỷ mới của người đời trên chính đất nước tươi đẹp này. Thầm tự nhủ, sau này dù có lên voi xuống chó như thế nào cũng sẽ không để mình rơi vào hoàn cảnh tương tự. Đến cảnh đi đãi vàng ở Ballarat với ước mơ sẽ thêm một lần nữa tìm được cục vàng to nhất nhì thế giới. Sau từ sáng đến trưa đãi được một dúm vàng cám, cho một ông già bên cạnh bỏ vào cái lọ Pelicinin, đổ tí nước cho nó khỏi dính lên thành và chúc ông ta "make a great furtune". Nhớ những ông giáo sư tận tụy, hết lòng vì học sinh dù có ông người gốc Greece không bao giờ phát âm được chữa H trong tiếng Anh. Nhớ ông bạn học cùng lớp bằng tuổi bố mình, quay lại trường để học dù đã tốt nghiệp ở chính cái trường này hơn 30 năm về trước. Những bài học về tính tự tin vào bản thân của ông giúp mình rất nhiều trong các bước đường lưu lạc tha hương cầu thực sau này.

Vùng đất ấy, con người ấy dù đã xa lâu rồi nhưng tôi vẫn ước mơ sẽ có một ngày được trở lại, được tri ân nhiều điều mình đã học hỏi được trong chuyến đi này.

Dù chưa làm được bây giờ, thì nhũng dòng này chia sẻ với các bác, đối với tôi cũng là một sự tri ân với những nơi mình đã đi qua. Trong ký ức của tôi, Melbourne-Victoria vẫn mãi tươi đẹp :L.

mactenlo
01-04-2009, 14:01
Đầu tháng 5 nay mình sẽ đi Mel chơi khoảng 15 ngày, hi vọng có nhiều hình ảnh về pót lên. Mel có gì hấp dẫn bạn cho mình thông tin được ko?

homeless man
02-04-2009, 14:57
Đầu tháng 5 nay mình sẽ đi Mel chơi khoảng 15 ngày, hi vọng có nhiều hình ảnh về pót lên. Mel có gì hấp dẫn bạn cho mình thông tin được ko?

Không biết hình thức của bạn đi như thế nào, đi đoàn hay bụi tự đi, có người nhà đón hay book tourguide vì có rất nhiều nơi có thể đi được

Quanh Melbourne, có thể đi City loop, Melbourne Crown Casino, Stadium, Zoo, Royal botanic garden, Queen Victoria Market, China Town. Các phố người Ý, bán nhiều đồ ăn ý Pizza, Capuccino... như Lygon Street. Có thời gian, làm quả tua trên sông Yarra. Bạn nên đến khu Footcay nơi nhiều người Việt sinh sống. Làm quả BBQ bên bờ sông vào buổi chiều thì tuyệt vời, thế nào cũng được chụp hải âu vào cướp đồ ăn...

Đi xa hơn tý như Dangdenongs xem bảo tàng Steam Locmotives, đi Phillips Islands xem chim cánh cụt, đi Ballarat thăm bảo tàng và mỏ vàng, đi Great Ocean Road (dọc đường đi có rất nhiều beauty sports) ...

Với hai tuần của bạn, nếu được thiết kế kỹ, cũng đi được nhiều nơi lắm.

Hy vọng bạn chuẩn bị memory card dung lượng lớn vì cái gì cũng muốn chụp. Bạn lấy ảnh về bổ khuyết giúp tớ vì tớ đi lâu rồi, hồi đi chưa có máy ảnh kỹ thuật số nên ảnh thất lạc hết cả.

Chúc bạn chuyến đi may mắn.

homeless man
03-04-2009, 23:28
Tôi tốt nghiệp phổ thông hồi cuối những năm 80s. Cơ hội đi học nước ngoài duy nhất là phải thi đỗ Đại học điểm cao để có thể kiếm được một xuất học bổng Nga. Tôi học không đến nỗi nào nhưng thi thì bao giờ cũng rất trục trặc. Thậm chí tí nữa thì bị trượt tốt nghiệp phổ thông. Mà lý do rất đểu nhé. Chắc trường hợp của tôi độc nhất vô nhị tại Hà Nội và có khi là cả cái Việt Nam này.

Số là năm đó, đề thi môn văn vớ phải đúng bài tủ, đã được ôn tập kỹ. Vì nó đã được làm kỹ rồi lên khi vớ được thì mừng lắm. Viết một lèo hết 4 mặt giấy thi mà mới hết non nửa cái định viết. Tội gì có giấy chả vẽ voi, xin thêm tờ nữa viết cho đã. Chết là chết chỗ này. Thi phổ thông đánh số là tờ 1, tờ 2 khác với thi đại học đánh tổng số tờ. Thi song ung dung nộp bài, kiểu gì cũng phải 7 điểm trở lên.

Thế mà cuối cùng tai bay vạ gió. Cái ông chủ tịch hội đồng chấm thi, khi rọc phách đã bỏ sót một tờ. Khi chấm mới lòi ra tờ thứ hai còn nguyên tên tuổi. Thế là lập biên bản, kết luận là tôi thông đồng đút thêm tờ thứ 2 này vào trong quá trình chấm. Người chấm bài sợ trách nhiệm làm ầm lên. Bài bị hủy, nguy cơ bị kỷ luật và không thể tốt nghiệp. Có khi còn bị cấm thi năm sau. May nhờ ông thầy chủ nhiệm của tôi đấu tranh mãi, phải báo cáo lên sở xin ý kiến. Sau này tôi nghe kể lại, điều tra cho thấy, cái tờ thứ 2 này có đầy đủ chữ ký của hai giám thị (cái này không quan trọng vì có đứa lấy giấy thi, hai giám thị ký đủ nhưng nó không nộp và có thể mang tờ này về), văn liền mạch, chữ cùng mực, không có ký hiệu...Và quan trọng nhất, không tìm được ai nhồi bài vào. Cuối cùng hội đồng quyết định hủy tờ chưa rọc phách, chỉ chấm cho tôi có nửa bài mà phải mang ra toàn hội đồng. Thì nửa bài được 6 điểm. Thực ra một điểm cũng được miễn là đừng liệt vì 3 môn kia tôi đã được 28 điểm rồi :Dam.

Chết cái, vụ này kéo dài lằng nhằng mãi mà thi Đại học thì đến nơi rồi. Mình chán quá, bỏ hết chả thiết gì nữa vì nếu thi đại học có đỗ mà không tốt nghiệp phổ thông thì cũng không làm gì. Gần sát ngày thi mới có kết quả cuối cùng là đỗ, chỉ vì nếu nó không nhồi bài vào mà cho trượt thì oan hơn Thị Kính. Đi thi ĐH như đi chơi, cuối cùng cũng đỗ nhưng không đủ điểm đi du học. Mà lớp mình có 3 đứa đi Liên Xô mới đau chứ :(.

Sau có người xem tử vi cho tôi bảo, năm nay mày bị Đại Hao, Tiểu Hao chiếu mệnh, thi hay hao hụt. Được như đó là may lắm rồi. Nghiệm lại trường hợp của mình, tin X(.

Ôi, mấy cái năm cuối 08s đó sao mà khó khăn thế. Bác nào trải qua đoạn đó có nhớ không chứ em học ngoại trú còn phải mang hộ khẩu vào trường lấy gạo và phiếu mua chất đốt, đến năm 90 mới thôi. Học trong nước được diễn giải bằng cái biếm họa vẽ thằng sinh viên còi cọc lõm bõm bơi trong nước, xa xa là tấm bằng Đại học đang lập lờ trôi =)).

Vế đối nổi tiếng của bọn sinh viên nội trú khi đó là "Bí xào, bí luộc, bí nấu, thế bí phải ăn bí thế" đến giờ chưa nghe ai đối chuẩn :D.

Trong cái rủi có cái may. Mấy đứa bạn đi Liên Xô năm đó, sau anh này đổ, sống cũng vất vả lắm. Có một cậu, đi đến giờ là hơn 20 năm mà cũng chưa quy hồi cố quốc được. Mình lóp ngóp bơi trong nước, có khi lại ổn :).

Em vẫn còn lận đận lắm, bài sau kể tiếp. Gửi các bác tấm ảnh làm hàng đã không nhàm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200904039214mza5mwy1m2378409.jpeg

Anh Già
04-04-2009, 03:43
Nghe bạn Người Rừng kể chuyện làm tớ cũng nhớ đến cái '' thời xa vắng '' ngày xưa, học hành cũng khổ thật, dưng mà vui (c) Bạn kể chuyện cuối nhưng năm 80 thì có khi học sau tớ một tý nhỉ ? :D

mactenlo
16-04-2009, 16:37
Thanks bạn nhiều. Mình có bạn ở Mel nên sẽ qua chơi. đi tự túc nên mới hỏi thông tin xem sao. Mình sẽ chụp nhiều nhiều hình để có thể bổ sung thêm cho topic này.

homeless man
17-04-2009, 07:29
Chết em rồi. Các bác Mods lại đẩy topic của em lên trên thế này mà hai tuần không viết được một bài thì còn ra cái gì. Chắc các bác cũng nhắc khéo em để em hoàn thành cái này sớm =)).

Như em đã kính cáo, ảnh của em thất lạc lung tung, không đẹp và lại chuyển từ hard sang soft copy lên chất lượng càng tệ, chả tự tin viết tí nào. May có bạn Mactenlo-chị em của Othello, họ hàng của anh Sex beer-hứa tháng Năm quay lại Mel, chụp và post lên topic này thì em mới viết tiếp :D.

Có người viết hồi ức về các chuyến đi thì nhảy bổ vào đoạn giữa giới thiệu địa danh, ăn đâu, ngủ đâu, chơi đâu và phượt như thế nào. Em yếu đoạn này nên tập trung vào cái đoạn đầu và cuối, lấy sở trường trị sở đoản vậy:gun.

Cuối cùng, như bài trên đã kể, em mất cơ hội du học những năm cuối 80s trong khi một số người bạn lại đi được nên cũng tức lắm. Ở trong nước, điên rồ học một lèo cấp 4 mà tính tổng thời gian phải mất gần 20 năm mà không có lúc nào thôi ước mơ một ngày kia sẽ được thò chân ra thế giới.

Ngay từ giữa những năm 90s đã ngó quanh xem xin học bổng đi học thế nào mà chả biết hỏi ai. Nguồn thông tin duy nhất lúc đó mà mình tiếp cận được là báo. Còn nhớ, bọn Đại sứ quán Sinh có đăng báo cho mấy suất học bổng về Master of Public Policy nhưng mình là dân chợ đen làm sao đủ tiêu chuẩn :T.

Xin mãi, tìm mãi cuối cùng cũng tìm được một chuyến xuất ngoại nhưng phải trả giá các bác ạ. Học phí được giảm một phần nhưng toàn bộ ăn, ở, đi lại phải tự lo. Cũng may, khi em nói đi học, cái cơ quan (do mấy bác Úc lãnh đạo) đang bóc lột em gần trục năm nay thương tình xón ra một tý giá trị thặng dư em làm cho nó. Nó bao tiền ăn, ở, đi lại. Em trả phần học phí không được miễn. Nó bù lại cho em bằng cách trong thời gian em đi học, ở Việt Nam nó trả nguyên lương, thưởng, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và y tế. Khoản này khi về nó mới cho lấy nhưng với điều kiện phải ký cam kết làm ít nhất hai năm cho nó sau khi về.

Vì phải trả giá cao cho chuyến đi nên thủ tục nhập học về phía trường cũng đơn giản thôi. Em phải trải qua một vòng phỏng vấn là song. Hôm phỏng vấn, có một ông GS Phó khoa (Associate Dean of Faculty-sau mới biết cái khoa của nó có tới 40K sinh viên và quyền của nó cao ngất ngưởng, có trợ lý riêng) và một ông Phó GS Việt kiều.

Em bị hỏi đủ thứ, nhưng với background học cấp 4 gần 20 năm nó nhận em liền. Ấn tượng nhất là câu hỏi thẳng thắn cuối cùng: Do you have money for the study? Sợ mình không hiểu, ông PGS Việt kiều còn nhắc lại bằng tiếng Việt: Mày có tiền để đi học không? Lúc đó còn chưa thương lượng với cơ quan nhưng vẫn gật bừa. Nghĩ bụng không có tiền thì vác con dao bầu ra đầu đường, gặp ai như bác Anhgia, hay Chitto làm phát có liền :))

Nhưng ở Việt Nam này hồi cuối 90s, đâu có đơn giản thế. Đâu có cho ai đi thoát nhẹ nhàng thế. Đã có lúc còn tưởng đứt không đi được hay chỉ biết trách số mình lởm.:Dam


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041710616zwe1zmm0ng455462.jpeg

quyuce
18-04-2009, 09:43
Em hầu ảnh bác Homeless nhé. Mong bác tiếp tục viết.
Chắc là chỗ này không ai có thể bỏ qua khi đến Melbourne. Flinder Street Station, ga trung tâm của mạng lưới tàu điện "Mạng Nhện" của Melbourne. Xưa kia chính chỗ này là cảng Flinder, cảng đầu tiên của Melbourne.
Cách đây chừng 80 năm, dự án giao thông công cộng của Melbourne, cụ thể là các tuyến tàu lửa được khởi động. Theo quy hoạch thì Flinder Street chính là ga trung tâm. Từ đây các line sẽ tỏa ra các hướng. Sau đó các các tuyến tàu lửa vành đai sẽ nối các line với nhau.Cách làm chính xác như con nhện đan tơ. Thời đó, Flinder Street Station có đến gần 30 line chạy vào. một con số lớn và trở nên khó điều phối. Sau này người ta xây thêm một số ga điện ngầm xung quanh trung tâm thành phố được gọi là City loop. Các chuyến tầu vẫn bắt đầu từ Flinder Str, chạy vòng quanh city loop rồi mới tỏa ra các hướng.

Thăm thú thành phố, các bác cũng nên bắt đầu từ đây. Cho dù ở bắt cứ nơi nào trong thành phố, nếu di chuyển bằng phương tiện công cộng, thì Flinder Street Statation luôn là điểm đến dễ dàng nhất. Từ đây, băng qua đường là Federation Square có Vistor Information Centre. Mọi thông tin du lịch có thể tham khảo ở trung tâm này. Khu vực này có thể được xem là trung tâm văn hóa, du lịch của Melbourne. Nó bao gồm những vườn hoa, bảo tàng nghệ thuật, triển lãm, khu tưởng niệm chiến tranh, nhà hàng, khác sạn, sòng bạc... Có thể lấy của các bác 2-3 ngày thăm quan (chi tiết sẽ hầu các bác sau)

https://i51.photobucket.com/albums/f393/vuquybeo/melbourne/DSC_0066-1.jpg

Yarra by night. Sông Yarra, chảy bên hông Flinder Street Station các bác xem "Tất cả các dòng sông đều chảy" là về con sông này.
https://i51.photobucket.com/albums/f393/vuquybeo/melbourne/DSC_0026.jpg

quyuce
18-04-2009, 09:48
Yarra ban ngày
https://i51.photobucket.com/albums/f393/vuquybeo/melbourne/IMG_1834.jpg

quyuce
18-04-2009, 09:56
Flinder Street Station. Phía sau nó, phần chóp trong ảnh đó là tòa nhà Eureka, cao nhất thành phố. Bỏ ra 35 AUD- khoảng 500K VNĐ, các bác có thể lên đó ngắm toàn cảnh. Em sợ độ cao nên vẫn chưa dám lên
https://i51.photobucket.com/albums/f393/vuquybeo/melbourne/A11.jpg

Melbourne thanh bình
https://i51.photobucket.com/albums/f393/vuquybeo/melbourne/A3.jpg

https://i51.photobucket.com/albums/f393/vuquybeo/melbourne/A34.jpg

(Em sẽ post dần ảnh các điểm du lịch chính ở Melbourne như Phillip Island, mỏ vàng Ballarat, Great Ocean Road, Cánh đồng tullip Teressa, Tàu hơi nước Puffing Belly, và những bãi biển quanh thành phố.... để các bác tham khảo)

homeless man
18-04-2009, 14:45
Rất cám ơn bạn Quyuce đã bổ xung ảnh và bài. Bạn đừng quan trọng Topic do ai khởi viết. Miễn sao nội dung nó toát lên được Melbourne tươi đẹp và chia sẻ được với các bác phượt gia nhà ta các trải nghiệm của chúng ta về miền đất này là ước mơ của tôi và của nhiều người khác. Mình cũng đang viết đồng thời một topic khác, có rất nhiều điều muốn chia sẻ và muốn kết thúc nó sớm nên không vào đây viết nhanh được. Vậy bạn Quyuce cứ tiếp tục viết nhé. Thỉnh thoảng mình chạy vào Spam tí thôi :)).

Once again, thank you for your supports :D.

homeless man
18-04-2009, 16:09
Hiện nay, thủ tục làm hộ chiếu phổ thông đã đơn giản rất nhiều chứ cách đây hơn trục năm, em tí đứt ước mơ thò ra thế giới vì nó.

Lúc em lên PA18 ở 79 Trần Hưng Đạo làm thủ tục xin cấp hộ chiếu và chìa cái thư mời của trường bên Úc (đã dịch công chứng), mấy chú an ninh nhìn em như thú hoang mới sổng chuồng. Họ nói muốn có hộ chiếu phải có quyết định cử đi học của Bộ giáo dục-Đào tạo. Ối trời ơi, mình là dân chợ đen, đi học phải tự bỏ tiền chứ có đoàn thể nào nó giúp đâu mà thằng này nó đòi thế. Nó còn nói, các anh đi túc, không qua Bộ, bằng cấp đi học về không được công nhận. Chẳng qua là tự nâng cao dân trí, chẳng có giá trị gì.

Nó nói thế có chết con người ta không. Nếu dân mình được bọn Tây nó nâng cao dân trí mà Nhà nước không phải bỏ tiền, thì vào thời điểm cách đây hơn trục năm cũng không được. Những người muốn tự nâng cao dân trí như tụi em bị từ chối.

Ở Việt Nam mình có câu nói, nếu cửa chính đã khép lại thì hãy vào nhà qua đường cửa sổ. Em phải làm hộ chiếu lộn qua đường du lịch. Một người bạn giới thiệu một công ty trên đường Hai Bà Trưng, nó đòi 2 vé mặc cả thế nào cũng không giảm. Em phải điền vào một đơn đăng ký đi du lịch giả Thái Lan để nó đứng ra làm hộ chiếu giúp. Khi có hộ chiếu thì hủy chuyến đi du lịch.

Hồi đó, đơn xin cấp hộ chiếu phải có xác nhận của Công an phường. Không may em lại mới chuyển đến chỗ mới được gần năm, anh công an khu vực rất khoát không xác nhận cho thời gian trước đó. Anh nói tao chỉ biết mày gần năm nay, còn trước đó mày sống ở nơi khác, trộm cắp nợ nần ai không thì làm sao tao biết được. Nhỡ ghi vào đây mà mày sù nợ ai và trốn đi nước ngoài thì tao không đi tù thay được. Mà đấy là hồi em chuyển đến, anh ta đã nhận làm thủ tục chuyển khẩu cho em đến địa phương anh ta quản lý rồi đấy nhé. Nếu em mà tự làm thì không biết còn bị gây khó khăn thế nào.

Về địa phương cũ, xin công an xác nhận quá trình trước đây không nợ nần, phạm pháp thì họ bảo anh chuyển đi rồi, cắt hộ khẩu tại huyện không thông qua chúng tôi, chúng tôi không quản lý anh nữa. Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông có tội không các bác? Cuối cùng lại vận dụng thôi. Làm quả phong bì cho anh công an khu vực, thế là anh đồng ý ghi mình sống tại địa phương không phạm pháp, nợ nần gì ai nhưng với một điều kiện là em phải khai thất nghiệp, ngồi nhà, không được khai là làm cho cơ quan nước ngoài thì xếp của ông ta mới ký. Thì cũng nhắm mắt làm theo chứ biết sao?

Và đây là sơ hở chết người dẫn đến nhiều rắc rối mới :T.

Số là do em mới chuyển khẩu, nên hồ sơ lưu ở đội quản lý hành chính công an quận còn mới nên khi PA18 xác minh, nó biết ngay em đang làm cho một cơ quan nước ngoài. Nó còn gọi đến cả cơ quan của em để thẩm tra và vặn vẹo tại sao làm ở nơi có yếu tố nước ngoài lại không khai, có khúc mắc gì, hay đang làm gì khuất tất cho bọn Tây? Thế là đứt em rồi. Cuối cùng ngậm ngùi quyết định không tự đi "nâng cao dân trí nữa", bỏ đứt bộ hồ sơ xin cấp hộ chiếu dù đã mất bao nhiêu công sức và tiền bạc :(.

Cuối cùng, PA18 lại gọi, động viên bảo em cố làm nốt đi, nếu không gỡ vụ này, tên em có trong sổ đen sẽ chả bao giờ được cấp hộ chiếu đâu. Chị thụ lý hồ sơ của mình lên L, nay cũng đã là trung tá, còn cho mình số điện thoại và bảo mình lên gặp trực tiếp trên tầng 3. Cho phép mình bổ xung hồ sơ (viết thêm một dòng là đi làm ở nơi ấy, nơi ấy). Mình cũng trình bày rõ, lỗi này là do CA phường hướng dẫn chứ không phải em tự làm vì mấy ông CA khu vực biết em rõ lắm. Chị còn nói có muốn chị đánh cái công văn về phường làm cho ra nhẽ không mình nghĩ làm làm quoái gì, mình sống ở đó, sau này xin giấy tờ xác nhận gì liên quan đến công an, nó lại chả đì cho bét nhè X(.

Kết quả là, hai tuần sau có hộ chiếu (cộng thêm thời gian lằng nhằng trước đó gần tháng). Nhưng mình lại không được nhận trực tiếp mà thông qua công ty du lịch. Nó vòi thêm 1 vé bảo là phải trả này, trả kia. Hộ chiếu mình thì nó cầm, không trả thêm không được. Cuối cùng nghiệm ra, đây là cả một guồng máy chặt chém. Tất cả các khâu, dao đều đã được mài sắc. Mình cứ lớ ngớ hở ra là đầy thương tích :Dam.

Nhưng mà không tiếc, còn học được thêm bao nhiêu bài học về nhân tình thế thái và hôm nay có chuyện kể với các bác. Mình lãi to phải không ạ, chả tự trách số phận mình hẩm hưu nữa =))=))

Gửi các bác tấm ảnh làm hàng em chụp tại Ballarat.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041810716odvhmdg2md429385.jpeg

quyuce
19-04-2009, 17:07
Cái hồi bác Homelessman học ở đây chắc tram nó thế này. Giờ thì khác nhiều rồi.

https://i51.photobucket.com/albums/f393/vuquybeo/melbourne/A10.jpg


Hệ thống Tram - xe điện là một ưu điểm của Melbourne nếu so sánh với các thành phố khác ở Úc. Sydney trước đây cũng có mạng lưới Tram. Nhưng họ lại quyết định dỡ bỏ, và đem nó xuống Melbourne. Cho đến nay chính quyền bang New South Wales vẫn đang loay hoay tìm giải pháp cho giao thông công cộng trong nội đô Sydney. Còn ở Melbourne, hệ thống Tram mạng lại sự tiện lợi lớn khi di chuyển. Đặc biệt là với sinh viên và những người có thu nhập thấp. Tần suất trung bình 10 phút/chuyến và có mặt tại hầu hết các khu vực của thành phố. Đồng thời việc khai thác hệ thống tram góp phần giảm ô nhiễm trong thành phố vì giải quyết được các bác xe bus cồng kềnh. Đối với các bác đi du lịch, thì Tram là lựa chọn tuyệt vời thay thế cho Taxi cực đắt và khó chịu (do tài xế chủ yếu là dân Ấn Độ, ăn cà ri và rất hôi). Xe Bus ở ta chưa thể được gọi là xe vua nếu so với mức độ khệnh khạng của Tram. Đường riêng, chạy lừng lững giữa đường. Không xe nào được phép vượt nếu nó đang chuẩn bị dừng để đón và trả khách. Đón trả khách cũng rất cắc cớ- tức là giữa đường mà phang.

Một con phố nhiều tuổi ở Melbourne
https://i51.photobucket.com/albums/f393/vuquybeo/melbourne/A14.jpg

tichuot
19-04-2009, 22:35
Tớ có mấy tấm hình kỳ đi Australia nhưng không post lên được vì Demensions nó tới 2816 x 2112 lận nên chẳng upload lên được. Quá gà mờ nên chảng biết làm sao. Đành nhờ các lão Phượt ảnh như bác Greenline or bác Son tẻn tò ....giúp em cái nhé.;)

homeless man
20-04-2009, 14:40
Hộ chiếu song, đến vụ Visa.

Visa Úc không phải phỏng vấn nhưng nó đòi hỏi nhiều thủ tục và form biểu lôi cả tổ tông nhà mình, nhà vợ ra khai. Các loại giấy tờ đều phải dịch ra tiếng Anh làm mình mất bao nhiêu tiền dù trình độ bọn dịch toàn lùn. Ví dụ nó dịch Engineering là xây dựng có chết cha con người ta không.

Ghét nhất là cái form CV nó lại đòi xác nhận cả lý lịch tư pháp (trộm cắp, tiền án, tiền sự...) bố thằng nào làm được. Ra phường chỉ có cái dấu xác nhận hộ khẩu làm sẵn. Bảo viết thêm một chữ nó cũng không nghe. Cuối cùng phải lên cơ quan quản lý của ông bà già nói mấy chú xác nhận dùm là: Theo hồ sơ cán bộ mà cơ quan (nhà nước) chúng tôi đang quản lý, cháu...là con ông bà...chưa bị kết án lần nào, không phản quốc theo địch...Hồ sơ cứ gọi là đỏ lòm dấu là dấu.

Hồ sơ làm song, gửi vào Lãnh sự quán của nó ở Tôn Đức Thắng-Sài Gòn để đợi dù Sứ quán nó ngay gần nhà mình. Mẹ nó, thì đợi.

Nhưng mà hình như bọn này nó cũng chẳng coi. Có cái thư mời của trường là đỉnh rồi. Nhắm mắt mà dán Visa ấy chứ. Đã không mất tiền lại còn có thằng đưa cổ ra cho chém. Phải cắt ngay chứ sao lại để thoát được. Cuối cùng 2 tuần nữa là đến hạn nhập học, mình nhận được Visa. Ước mơ thò ra thế giới cuối cùng, sau bao nhiêu cố gắng và tiền bạc, đã thành hiện thực. Chỉ còn chuẩn bị đồ và xách va li ra khỏi nhà là song.

Gửi các bác tấm ảnh chỗ em ở lúc mới sang tại số 408 Lonsdale Str. ngay giữa trung tâm thành phố Melbourne. Em ở đó 2 tuần sau mới phắn đi chỗ khác rẻ hơn. Nhưng với hai tuần ở đó cũng đủ để phượt tung tóe khắp nơi. Chỉ tiếc chả có ảnh :(:(


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917yzbhnzzjmm146000.jpeg

tichuot
20-04-2009, 15:50
Có ảnh tham gia để góp vui

https://i713.photobucket.com/albums/ww134/tichuotcong/DSC04763.jpg
thêm cái này nữa
https://i713.photobucket.com/albums/ww134/tichuotcong/DSC04771-2.jpg

tichuot
20-04-2009, 15:56
Thêm cái này nữa
https://i713.photobucket.com/albums/ww134/tichuotcong/DSC04768.jpg

homeless man
21-04-2009, 15:58
Xách va li ra khỏi nhà là song, có thực sự song?

Với những người chưa ra khỏi nhà bao giờ, va vào đâu cũng thấy mới, cái gì cũng trở thành vấn đề đối với mình. Hồi tôi đi Úc, bay hãng của bọn Emirates. Nó có Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Bà Triệu) nhưng không có chuyến bay thẳng đi từ Nội Bài. Từ Hà Nội, phải đi Vietnam Airlines vào HCM sau đó xuất cảnh đi Singapore. Từ đây mới leo lên Boing 777 của Emirates đi Melbourne.

Trục trặc đầu tiên là tại Nội Bài vì hàng quá cân. Do không có kinh nghiệm lên cái gì cũng mang. Sau còn nhờ cả người xin nó cũng không nghe phải trả cước đâu hơn trục đô một cân. Nhớ đời. Lúc đó cũng tiếc hùi hụi nhưng vì chằng buộc kỹ quá lên không biết mang cái gì, bỏ lại cái gì.

Đoạn Hà Nội-Sài Gòn là nội địa, thủ tục cũng không có gì. Còn nhớ lúc ấy cái nhà ga T1 bây giờ chưa xây xong, đi vào phòng đợi qua cái cửa bé tí bên tay trái.

Lần đầu tiên được bay A320 do cơ trưởng Việt Nam lái thấy cũng hay. Vì bay chuyến sớm nhất nên vào đến Sài Gòn khoảng 9h30. Vừa bước chân xuống xe ô-tô vào phòng đến nội địa, có chị tiếp viên lùa như lùa vịt những người đi Transit sang sảnh đi quốc tế. Lúc này mới lấy tờ khai làm thủ tục xuất cảnh. Vì sách theo một va li to tài liệu, lại dính quả dớp tội khai báo không trung thực khi làm hộ chiếu nên có gì khai tất, từ mang đi bao nhiêu tiền đến giấy tờ tài liệu. Cầm tờ khai xuất cảnh của mình có ghi tài liệu, cậu an ninh bắt mình tách ra khỏi hàng, đi vào một phòng riêng, bắt mở tung đồ ra kiểm tra. Transit có 40 phút mà chúng nó lục lọi kỹ thế, lật từng trang gấy có ghi chữ :Dam.

Cái này cũng là lỗi tại mình do không biết. Cứ ghi đại là sách vở thì không lại ghi là tài liệu, để chúng nó tưởng cái gì, xúm lại khám xét. Phải 20 phút, sau khi chả tìm được gì mới cho mình đi. Lại vào hàng sếp lại từ đầu. Đợi mãi gần đến lượt thì tên mình bị réo eo éo trên loa, kêu khẩn trương ra máy bay. Khẩn con bà nó. Còn chưa kiểm tra xuất cảnh ra thế đếch nào được. Lúc ấy bắt đầu cáu. Đến lượt mình trình hộ chiếu, tên lại réo trên loa, mình nói anh trung tá an minh của khẩu, kiểm tra nhanh giúp vì tên mình nó đang gọi eo éo trên kia. Anh đủng đỉnh nói, chưa qua của này, gọi cũng không đi được. Rồi anh soi cuốn hộ chiếu của mình, quét vào máy nhưng nó không nhận, lại bẻ gập cuốn hộ chiếu kiểm tra săm soi lần nữa, rồi uể oải gõ thông tin vào máy, lâu thấy mẹ. Hộ chiếu là do mày cấp, máy không nhận thì mày kêu lên xếp mày. Cắc cớ gì mặt nặng mày nhẹ với mình. Song tất cả thủ tục, mình là người cuối cùng ra xe lên máy bay (NO).

Đến sân bay Changi mới thấy mấy cái sân bay nhà mình nó sập sệ thế nào. Nhưng mà thôi chả chê nữa. Nó có vậy thì sài vậy :(.

Ôi cái sân bay ở Sing này nó rộng quá, đi mỏi hết cả chân mới tìm được cái boarding gate của mình, đưa toàn bộ giấy tờ cho bọn hãng tại sân bay và ngồi đợi. Thỉnh thoảng thấy thằng cảng sát vũ trang của nó, súng ống đầy mình đảo qua đảo lại chỗ mình mà kinh. Trong lúc đợi, chèo lên Cactus Garden chơi. Nhưng mà nóng quá. Chỉ có ai nghiện thuốc mới leo lên đây hút thôi :)).

Gửi các bác tấm ảnh tại sân bay Changi, lúc đợi quá cảnh đi Melbourne. Lúc đó còn tự hào lắm, chìa cả cái Passport ra làm hàng :))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042111017zwq1mgm2yj424253.jpeg

Anh Già
22-04-2009, 04:39
Đoạn du học này của bạn Người Rừng cũng lận đận nhỉ, kể tiếp xem còn gì ly kỳ nữa đi bạn !

jackaroo
22-04-2009, 06:40
Kể tiếp đi bác Vô-Gia-Cư, hình trình của bác nhiêu khê quá. Nếu ở ngay City thì chắc bác học bên RMIT hay Melbourne Uni?

@Quyuce: Chắc bác là dân Melbourne?

quyuce
23-04-2009, 17:34
@Jackaroo: em là dân Bắc Ninh đang sống làm việc và học tập ở Melbourne.

quyuce
23-04-2009, 17:48
Trong thời gian chờ đợi bác Vô Gia Cư. Em tranh thủ giới thiệu thêm về thành phố.

Federation Square. Cái này hồi bác Vô gia cư ở đây chắc vẫn còn đang trên giấy.
https://i51.photobucket.com/albums/f393/vuquybeo/melbourne/A6-1.jpg

Bang Victoria đố kỵ với bang New South Wales vì học có nhà hát Opera nổi tiếng, nên dân Victoria quyết định cũng phải xây một vài cái gì đó để so sánh. Chính quyền quyết định phải làm 1 cái gì đó thật đặc biệt, kiến trúc phải thật khù khoằm cho dân tình nó sợ.

Cuối cùng phác thảo của Federation Square ra đời, được xây dựng đối diện Flinder Street Station và 1 nhà thờ rất đẹp (em quên tên rồi) với tham vọng tạo thành một chuỗi nhưng công trình văn hóa, vui chơi giải trí. Federation Square có triển lãm nghệ thuật, phòng chiếu phim (chỉ phục vụ triển lãm), quảng trường với chức năng làm sân khấu ngoài trời hoặc làm triển lãm ngoài trời, quán Bar, cà phê, trung tâm hội nghị, và một vài shop nho nhỏ. Kiến trúc của công trình này khù khoằm ở chỗ, toàn bộ mặt tiền công trình được trang trí bởi các phiến đá tự nhiên màu sắc và hình dạng khác nhau. Liên kết bởi khung hợp kim nhôm chống rỉ. Công chế tạo cũng mất 2 năm. Bê tông, sắt thép đổ xuống làm hầm và móng cũng khá lớn. Công trình được chính thức đưa vào sử dụng và năm 2003. Cùng với ga Southern Cross (có hệ thống mái vỏ mỏng khù khoằm không kém), công trình này hy vọng sẽ trở thành biểu tượng của bang. Hầu hết các hoạt động văn hóa quan trọng như hòa nhạc, mừng năm mới, các lễ hội đều diễn ra ở quảng trường này. Ngày khánh thành, cư dân Melbourne được phen ngỡ ngàng vì sự kỳ dị của nó.

Recomend cho các bác phựot: triển lãm nghệ thuật trong này miễn phí. Nên thăm. Nằm ngồi ngả ngốn ở đây ngắm người qua lại, uống cafe cũng thích. Ngồi bar cạnh bờ sông uống bia cũng sướng.

homeless man
23-04-2009, 20:03
@Jackaroo: em là dân Bắc Ninh đang sống làm việc và học tập ở Melbourne.

Bạn đang ở đó thì đến cái Melbourne Gaol chụp giúp tớ quả ảnh, cái nơi treo cổ không biết bao nhiêu hảo hán Anh quốc khi Australia còn bị coi là The end of the world. Bạn cũng giúp chụp cái nhà của Captain James Cook tại Fitzroy Gardens cho mọi người xem. Tớ đã đến đó xem và có thể kể nhiều về những cái này nhưng không có ảnh :(.

jackaroo
24-04-2009, 08:20
Bạn đang ở đó thì đến cái Melbourne Gaol chụp giúp tớ quả ảnh, cái nơi treo cổ không biết bao nhiêu hảo hán Anh quốc khi Australia còn bị coi là The end of the world. Bạn cũng giúp chụp cái nhà của Captain James Cook tại Fitzroy Gardens cho mọi người xem. Tớ đã đến đó xem và có thể kể nhiều về những cái này nhưng không có ảnh :(.

Melbourne Gaol, nằm trên Russell street gần chinatown. Cứ kể đi bác, khi nào rảnh anh em upload hình lên phụ cho.

homeless man
24-04-2009, 18:04
Melbourne Gaol, nằm trên Russell street gần chinatown. Cứ kể đi bác, khi nào rảnh anh em upload hình lên phụ cho.

Cám ơn bạn Jackaroo, chắc bạn là anh em của Kanguroo nhỉ =))=)).

Được rồi, tớ sẽ chuẩn bị một bài giới thiệu tổng quan về cái Melbourne Gaol này để bà con coi. Đồng thời cũng nhiệt liệt khuyến cáo các bác sắp đi Úc phải đến chỗ này coi. Không thể không coi được dù vé hơi mắc nhỉ. Nhưng mà đã cất công đi mấy ngàn cây đến Úc châu, sợ gì mắc nhỉ :D

homeless man
24-04-2009, 19:01
Vừa rồi có đọc topic Chính sách Visa update thấy có một số bác xin đưựoc Visa Úc ngon lành quá. Các bác và nhiều bạn khác cũng chuẩn bị đi, em xin chia sẻ mấy kinh nghiệm làm hàng. Nếu các bác biết rồi thì thôi ạ.
------------------------------------------------------

Sau mất khoảng 4 tiếng transit tại Changi, chúng em lên máy bay của bọn Emirates đi Melbourne. Có ba ấn tượng không thể quên về chuyến bay này với Emirates.

Thứ nhất, lần đầu tiên bay bằng Boing 777, thấy máy bay nó to kinh khủng. Mỗi hàng có 10 ghế chia 3-4-3. Trên mỗi ghế có tai nghe, màn hình tinh thể lỏng trước mặt và một cái chăn dệt đẹp kinh. Đẹp đến nỗi trên đường về (vẫn bay bằng bọn này), phải hỏi xin một cái mang về làm kỉ niệm. Dùng đắp cho bon trẻ con từ hồi đó đến giờ vẵn tốt.

Thứ hai, các cô tiếp viên rất trẻ, đẹp và đồng phục cũng cực đẹp luôn. Bộ đồng phục kem sữa, thêm cái khăn mỏng mầu trằng nối từ mũ vắt qua vai như mấy cô gái Arab rất ấn tượng. Bay mất hơn 7 tiếng các bạn ấy phục vụ ăn ba lần, mà lần nào cũng có thực đơn đưa trước. Thích món gì thì tích vào, cả rượu nữa. Sau khi đi thu thực đơn về các bạn ấy phục vụ ngay, chỉ trong vòng 15 phút. Khác hoàn toàn Vietnam Airlines lúc nào cũng chỉ: cơm cá hay thịt heo?

Thứ ba, có ấn tượng không tốt với các bạn Úc ngồi gần. Chuyến bay không hút thuốc mà các bạn ấy hút kinh khủng. Tụ tập lại cuối máy bay và uống rượu, hò hét, vứt rác bừa bãi. Các cô tiếp viên cũng ngại, chẳng thấy nhắc nhở gì cả.

Đến Úc khoảng nửa đêm, phải xếp hàng dài làm thủ tục nhập cảnh. Sau chuyến bay dài, cảm thấy quá mệt mỏi khi phải tiếp tục xếp hàng. Có hai cửa: một phải khai báo (cửa đỏ). Một không có gì khai báo (cửa xanh). Mình làm quái có gì mà khai báo, liền đi về cửa xanh. Khi mình đứng trong hàng, có cảnh sát thả chó ra ngửi người và hành lý. Con chó cũng nhỏ thôi, giống như chó cảnh nhưng nó ngửi từ đầu hàng xuống cuối hàng. Đến chỗ mình nó cứ ngửi mãi không đi. Hay là Cộng mình mùi khác Tây?

Đến lượt làm thủ tục nhập cảnh. Thằng làm thủ tục ngồi trên cao hơn mình đứng vặn vẹo cái Hộ chiếu hỏi mày qua đây làm gì. Rồi nó quét hộ chiếu mình vào máy. Máy nó lại không nhận. Lần này thì mình thấy rõ sau một lần ở TSN và Changi, hộ chiếu của đứa khác không phải Cộng, quét cái nhận ngay. Còn của mình thì không. Đấy là lý do thằng làm thủ tục cáu vì nó phải vào thông tin bằng tay. Nó hỏi mình có gì khai báo không. Mình nói không thế là nó đóng dấu cho mình qua. Đi dọc hành lang có rất nhiều thùng rác, nhưng lúc đó có biết gì đâu. Cứ đẩy xe đi đàng hoàng nghĩ rằng mọi chuyện đã song.

Nhưng mà chưa song, nó bắt mình vào trong phòng kiểm tra đồ. Sau này mới biết, những người từ Việt Nam sang (cả Cộng cả nước khác) đều hay bị kiểm tra như vậy vì có nhiều người mang Heroin sang Úc hay mang đồ ăn tươi sống. Vì Úc là quốc gia nông nghiệp nên nó kiểm dịch động thực vật rất ngặt nghèo. Nếu phát hiện mang đồ ăn tươi sống nó có thể phạt mấy nghìn đô, hay nặng có thể bị truy tố, trục xuất, bỏ tù...Trước khi đi Úc, chưa bao giờ nghe ai nói cái này. Rất nhiều người Việt Nam mắc cái đồ ăn này. Ví dụ hoa quả tươi, tỏi, ớt...đều bị hết. Thì ra, cái thùng rác dọc hàng lang kia là cơ hội cuối cùng để vứt bỏ các thứ cấm mang vào Úc, nhưng mà đâu có biết....

Một tấm ảnh em chụp trên đỉnh Melbourne Shrine trong Royal botanic gardens


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317ytrhotkwmg1294381.jpeg

Toàn cảnh Melbourne Shrine, nơi tưởng niệm lính Úc chết trong chiến tranh, bao gồm cả ở Việt Nam.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317ywu4ytjkzj37969.jpeg

Khoimaytronggio
25-04-2009, 10:26
Cám ơn bác về câu chuyện rất hấp dẫn này nhé. Tiếp đi bác!

homeless man
25-04-2009, 13:36
Thực ra nói hoàn toàn không biết là không đúng. Cách đây gần 20 năm, khi giáo trình Streamlines dạy tiến Anh còn thông dụng, mình đã dạy cái bài At the airport ở mấy lớp tiếng anh buổi tối, trong đó có nói đến các khoản phải khai báo tại sân bay lấy bối cảnh là Heathrow Airport. Còn nhớ có đoạn nói về việc Dump or Declare. Nhưng mà lý thuyết suông thì thực tiễn phải trả giá thôi.

Mình bị đưa vào một ngăn, thực ra cũng không phải phòng kín. Nó có mấy cái vách lửng ngăn giữa các khoang, có mấy cái giá như cái bàn thấp để bỏ đồ bị khám lên. Cái thằng khám mình là một thằng tóc đen giống mình (không biết gốc Việt hay Hoa). Nó nhỏ con hơn mình nhưng đen thui, mặt lạnh như tiền trong bộ cảnh phục. Mình thấy nó, cộng thêm ác cảm với mấy thằng trên máy bay, rồi chó ngửi, rồi vặn vẹo Visa nên mặt cũng xị xuống, khó chịu ra mặt với cái thằng Tây rởm này. Nó hất hàm hỏi, hàng này của mày à. Mẹ nó, cái xe to vật nhưng có phải của mình tất đâu. Còn ga-lăng đẩy giúp vali cho một Madam đi cùng chuyến bay nữa. Cuối cùng, đợi mãi mới trả được cái vali xách hộ đó. Sau này, khi xem phim Hillton Bangkok mới thấy dại. Nhiều khi cầm hộ đồ cho ai đó (phụ nữ) nguy hiểm và rủi ro như xách ma túy vậy. Sau khi trả đồ, thằng kiểm tra nó xem kỹ cái cuống gửi hàng có đúng với số hàng mình có không.

Kinh nghiệm là, nếu đi đoàn khả năng 100% bị kiểm tra. Tuyệt đối không gửi hàng chung một người cầm cuống cho cả đoàn. Vì khi phát hiện vấn đề gì, cả đoàn bị ách lại ngay mất rất nhiều thời gian. Của ai nấy gửi, nếu không nay bị kiểm tra thì chỉ người đó bị thôi.

Câu hỏi thứ hai làm mình lạnh người: Hàng này do chính tay mày đóng gói chứ. Mẹ nó, lần đầu thò mặt ra thế giới, họ hàng anh em mỗi người nhét vào một thứ, có biết cái gì với cái gì. Nhưng vẫn cứng cỏi nói đúng, hàng này tao đóng, mày muốn gì?

Thôi thế là nó thấy mình thái độ có vẻ căng thẳng, lo lắng nên nó tưởng chộp được một thằng mang hàng quốc cấm. Nó bắt mình bỏ tất cả đồ lên bàn và bắt mình tháo tung từng thứ ra. Lúc ở Việt Nam bị kiểm tra tài liệu đã ghét, nay bị bảo rỡ hết đồ ra, tức muốn chết. Mình cao giọng bảo, mày thích khám thì mày tự gỡ ra mà khám, tao không động vào, không có mày lại bảo tao thêm gì, bớt gì vào đây thì phiền. Thế là thằng tây rởm cun cút làm một mình, mình đứng khoanh tay nhìn và đầy lo lắng. Vấn đề là cũng không biết nó định tìm cái gì và cái gì mình mang thì ở đây cấm. Càng nghĩ càng rối trí.

Tất cả mọi thứ đều bị gỡ tung. Cái chăn đơn, sợi-bông tổng hợp 3 kg mình gói, ép, cuộn tròn như khúc giò nó cũng tháo tung ra. Nó soi kỹ từng viến thuốc trong cái túi đựng thuốc cá nhân hỏi mày mang gì lắm thuốc thế. Nếu mày có bệnh sao lại qua được kiểm tra y tế trước lúc cấp Visa. Phải mất hơn trăm đô kiểm tra sức khỏe tại SOS Hà nội, Kết quả gửi thẳng LSQ của nó chứ mình có được cầm đâu mà chỉnh sửa, thêm bớt mà thằng này nó nói thế. Cú quá vặc lại nhưng mà lo. Vấn đề là chỗ này ạ.

Cách đây hơn trục năm, ở Việt Nam mình cho lưu hành thuốc Opizoic làm thuốc chống tiêu chảy làm từ cao Opium chính là thuốc phiện, giá 500 đồng/viên. Lọ đóng 500 viên, sau này mới có loại vỉ 10 viên. Cái loại thuốc này thơm phức như thuốc phiện thật và chữa tiêu chảy rất hiệu nghiệm. Bác nào đã dùng qua chứng cho lời em nói. Hiện nay, loại này đã cấm sản xuất tại Việt Nam. Lúc khám, em có 20 trục viên này. Thôi chết mẹ. Nó mà bảo đây là thuốc phiện thì tra tay vào còng liền lên lo quá bảo thằng Tây rởm. Thuốc của tao mang để dự phòng dùng lâu dài. Mày mà bẻ thế, hỏng hết của tao. Đó là thuốc đặc trị, chắc gì nước Úc mày có. Mày đừng có bẻ hết ra của tao. Sau thấy các vỉ thuốc viên trắng, viên đỏ, viên vàng, nó cũng tin là thuốc cá nhân nên không bẻ ra nữa. Mà lúc khám cũng không có chó nữa. Thế là thoát mấy viên có chứa thuốc phiện này. Nghe nói mấy con chó rất thính, chỉ mấy phần triệu (PPM) nó cũng phát hiện ra. May quá, may quá :).

Sau một hồi lục rất kỹ, mọi thứ lanh tanh bành cả mà chẳng có gì nó cho mình thoát. Thật ra còn một của gừng to để trong cái ruột tượng đeo trước mặt. Vì sợ mình say tàu xe nên mẹ mình nhét củ gừng sống vào đây bảo lúc nào khó ở thì bỏ ra nhai. Củ gừng rất to, đảm bảo mang sang Úc nhân giống, trồng vài năm là kín cả nước Úc =)). Nhưng có lẽ thằng này nó cũng không ngờ, trong cái ruột tượng (ví đựng hộ chiếu, vé, giấy tờ...) đeo lủng lẳng trước bụng đó có củ gừng. Đảm bảo nó mà biết, kiểm tra thì mình toi ngay. Lại may :))

Kiểm tra song, đồ đạc mình chả buồn thu cất. Thằng kia nó bảo trách nhiệm của mày phải thu dọn. Mẹ nó, xong hết rồi mình nói cứng. Đồ của tao mất bao nhiêu lâu mới bó gọn được như thế. Giờ mày tháo tung ra thì bố tao cũng không xếp lại vào được vái va li bé tí kia, mày muốn làm gì thì làm. Thấy đống đồ ngồn ngộn, tung tóe trên bàn và nhìn cái vali, nó cũng tức lắm nhưng thấy mình có lý. Có lẽ nó đang tự hỏi, tại sao nhiều đồ thế mà cái thằng này nó đút vừa cái vali kia. Sau nó phải cho mình hai cái túi nilong đen (loại to dùng để luồn vào thùng rác đổ cho sạch ấy) để vơ hết cái gì còn lại vào.

Thế là tay sách nách mang đặt chân vào Úc châu gồm: một ba lô đeo vai, một ruột tượng đeo ở trước bụng, một vali, một túi du lịch cộng hai bao nilong đen. Chẳng khác gì thằng quét chợ kiêm mót rác thu hồi trận địa sau một ngày lao động vất vả.

Có bác nào thò mặt ra thế giới vất vả như em không?:(:(

Và cũng may mắn thoát hiểm như em không? =))

Vẫn ảnh chụp tại Melbourne Shrine


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042511417nte3zwu5y21159245.jpeg

quyuce
26-04-2009, 12:59
Đường đi của bác vất vả quá. Chẳng bù cho em. Cứ tuồn tuột. Lần đầu chỉ bị hỏi han 1 tí vì mang bột sắn thôi. Những lần sau quay lại, nó chả buồn mở va li ra. Chả buồn soi luôn. Chỉ hỏi mỗi câu mày mang đồ ăn gì? Trả lời thế là qua.

homeless man
27-04-2009, 01:25
Thực ra sau chuyến đi nhiều vấp váp, học được rất nhiều thứ, bổ xung được rất nhiều kỹ năng sống. Những cái này, có tiền cũng không chắc đã mua được nếu không tự mình trải nghiệm.

Từ sân bay về thẳng trung tâm Melbourne, số 408 phố Lonsdale. Đây là chỗ trường đặt tạm cho lúc đầu mới sang, còn lạ nước lạ cái. Tòa nhà 12 tầng+một tầng hầm để thư, báo và máy giặt và là ký túc xá của sinh viên một trường khác, nhưng nói chung nếu còn phòng trống và có tiền thì cũng thuê được. Khu này rất sạch sẽ, và bảo đảm an ninh. Cổng dưới tầng trệt luông có thằng bảo vệ to đùng gác. Chìa khóa phòng đồng thời là chìa khóa cổng, đó là một cái thẻ từ, chỉ cần áp vào khóa là mở được nên đi chơi tối về không phải gọi ai. Ở cổng cũng có intercom. Nếu quên chìa khóa có thể gọi lên bất cứ phòng nào có người quen để nhờ mở. Hành lang từng tầng cũng có cửa từ. Nếu ra mà để cửa đóng lại thì khỏi vào nếu không có thẻ. Căn hộ khép kín rất đẹp, có tấm sưởi, điều hòa trung tâm tủ tường. Bếp nấu bằng điện, lò nướng, máy hút mùi bố trí mở tại một đầu phòng. Đầu kia là cửa sổ nhìn xuống phố.

Mũi tên chỉ lối vào.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618zjgxotdiyt148591.jpeg

Sảnh tầng một đi vào thang máy.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618y2i1m2ezot25143.jpeg

Tòa nhà nhìn dưới góc độ khác.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618njdlzwnlod70225.jpeg


Nói chung lúc mới đến, được ở chỗ tử tế như thế cũng đỡ nhưng giá phòng rất cao. Lúc đó phải trả trọn gói 240 A$/tuần. Sau với số tiền này, có thể thuê được một phòng homestay ở xa hơn, nhỏ hơn trong một tháng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618nzk5ymu4nm188268.jpeg

Và trở thành đầu bếp, tự phục vụ. Nước nóng, lạnh đều lấy và uống trực tiếp từ vòi, chả bao phải đun sôi lại.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ntu1oguwyz144312.jpeg

Anh Già
27-04-2009, 01:40
Nước lạnh thì dùng từ vòi thoải mái, nhưng mà nước nóng dùng để uống trực tiếp thì đúng là không nên :)

homeless man
27-04-2009, 16:00
Đến Melbourne có hai việc phải làm ngay đó là liên lạc về nhà và kiếm cái gì để ăn.

Liên lạc thì ra mua cái thẻ Telstra 10 A$, cắm vào cây điện thoại công cộng ở gần nơi ở trên phố Queen gọi về, căn giờ sớm hơn Việt Nam 4 tiếng. Cắm cái thẻ 10 đô vào gọi được hơn 3 phút tý thì hết. Việt Nam được liệt vào một trong những nước có cước điện thoại đắt nhất, trong khi gọi đi Mỹ có 9 cent/phút. Đắt lòi. Chiều hôm sau, tìm được quán nét gần phố Swanton giá 2 đô/15 phút. Vội vàng đánh song cái thư gửi về, bấn nút send khi vừa hết 15 phút song chẳng thấy gì. Bắt đền thằng canh quán xem thư đã gửi được chưa làm nó loay hoay mãi mới tìm được bản lưu, lúc đó mới trả 2 đô. Kể chuyện nét này bây giờ ai cũng có thể phì cười nhưng hồi đó nên nhớ là Việt Nam mãi năm 1997 mới có Internet và mấy năm đầu có rất ít người tiếp cận vì nhiều lý do trong đó có mình. Sau vào thư viện và phòng máy của trường tha hồ sài.

Việc ăn cũng rất cần kíp vì khi đến không có tí đồ ăn nào. Lúc còn đi dọc hành lang nhập cảnh tại sân bay, có rất nhiều information rack để rất nhiều bản đồ thành phố Melbourne và mình cũng đã lấy một cái. Nhưng xem bản đồ Úc lúc đầu chưa quen vì nó ngược hoàn toàn với Việt Nam. Trên bản đồ nó chỉ trái thì thực tế lại bên phải. Mãi sau này mới quen.

Sẵn bản đồ, tìm đường ra chợ Queen Victoria. Nhưng hôm đó là thứ 2 chợ nghỉ. Cái chợ rộng ngoác mà che đậy hết, chả mua được gì ăn. Sau đến một của hàng bán đồ ăn châu Á (mình nghĩ chủ là người Hoa) có mở cửa tất cả các ngày ở kế ngay bên chợ. Cái cửa hàng đó như cái mini-market ở Việt Nam mình, cái gì nó cũng có nhưng giá rất đắt. Mình mua mấy hộp mì tôm (như mì tôm đựng trong bát nhựa bây giờ, chỉ cần đổ nước nóng vào, che cái Aluminium foil lên một lúc là ăn ngay) giá 1,5 $/hộp; mua mấy cân gạo Thái (không có gạo Việt Nam), không nhớ giá lắm, hình như loại rẻ nhất là 15 $/túi 5 cân cộng với mấy hộp thịt, cá hộp để ăn dần. Tuyệt nhiên không có tí rau nào.

Chúng tôi ở phố Lonsdale, đi về phía ngã tư giao nhau với phố Queen, rẽ vào phố này rồi đi thẳng, chỉ khoảng gần 15 phút là tới. Có lẽ Việt Nam đi đủng đỉnh chứ bọn Tây chân dài chúng nó đi chắc không quá 10 phút.

Nhờ các bạn khắp nơi giúp đỡ, tớ có một ít ảnh giới thiệu về cái chợ này.

Cổng chợ nhìn từ số 525 đường Elizabeth, gần ngã tư giao nhau với đường Victoria.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618zja0ntgyog32817_1.jpeg

Một góc nhìn khác


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ngviogy3og346236.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ywm1mzeyzg30471.jpeg

Chợ nhìn từ phía đường Queen


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618mtk1ymjhnm57766.jpeg

Mình mở một Sub-topic tổng hợp về cái chợ Queen Victoria Market này.

homeless man
27-04-2009, 19:20
Chợ Queen Victoria Market được mở cửa lần đầu ngày 30 tháng 3 năm 1878 như vậy đến năm 2009 này là được 131 năm và là một trong những nơi phải đến khi tham quan thành phố Melbourne. Chợ nằm trong trung tâm trên một diện tích khoảng 7 ha gồm 2 khu chính chia cắt bởi đường Queen.

Khu thứ nhất có hình dạng giống như cái con quay bao bọc bởi các phố Elizabeth, Victoria, Queen và Therry. Khu này chủ yếu bán hàng khô, thực phẩm cao cấp.

Khu thứ hai nằm đối diện qua đường Queen, do đường Victoria, Peel, Franklin và Queen bao bọc. Trong khu này, có một bãi đỗ xe lớn phục vụ người đi chợ. Khu này bán rau quả và hàng tập hoá vải vóc, quần áo, đồ chơi…

Trên các phố Elizabeth, Victoria và Peel đều có tram nên đi lại rất thuận tiện. Đây là chợ ngoài trời lớn nhất Nam bán cầu nên khi đến Melbourne, không thể không thăm cái chợ này. Bọn Tây này nó nói, khi đến đây bạn hãy mua cho đến khi gục ngã (shop till you drop).

Chợ mở cửa 5 ngày trong tuần, trừ Thứ 2 và Thứ 4. Hàng ngày, chợ họp từ 6h sáng đến 2h chiều (Thứ 3,5), đến 3h chiều (Thứ 7) và đến 5h chiều (Thứ sáu). Riêng Chủ nhật họp từ 9h sáng đến 4h chiều. Chợ chỉ nghỉ vào các ngày Good Friday, Anzac Day (ngày 25 tháng 4, kỷ niệm ngày đạo binh An-giắc đặt chân lên bán đảo Ga-li-po-li ngày 25/4/1915, sau này để tưởng niệm lính chết trận), Melbourne Cup Day (Thứ 3 đầu tiên của tháng 11-tổ chức sự kiện đua ngựa), Christmas Day (25.12), Boxing Day (26.12) and New Year's Day.

Theo loại hàng hoá bán ở đây, chợ được chia thành các khu: Khu thịt và đồ hải sản; Khu bán thức ăn chế biến (Pho-mát, xúc xích, đồ uống); Khu bán rau quả tươi (là khu lớn nhất); Khu hàng mỹ nghệ, quần áo, vải vóc; Khu bán lương thực (ngũ cốc, bánh mì; khu bán hoa…

Hàng được bày trên các giá thấp, trong các lán chợ dài khung sắt, lợp tôn có xen kẽ các tấm lợp lấy sáng (translucent sheets). Các dãy nhà nằm song song thường cách nhau khá xa để xe vận tải hành hóa có thể chen vào bốc dỡ hàng. Cái chợ này cũng là nơi cung cấp tương đối nhiều lao động part-time cho sinh viên làm thêm kiếm tiền (có nhiều SV Việt Nam).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618nmuyowu5nw66402.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618mza4owfjmj223133.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618nmvmndm0zj295153.jpeg



Các loại rau quả ở đây cực kỳ phong phú, ngon, tươi và rất rẻ so với thu nhập của người bản địa. Nếu mua vào cuối ngày (khi các hàng "ngon" đã được chọn mua trước rồi, phần còn lại bán rất rẻ. Bán rẻ không có nghĩa là hàng hỏng hay làm sao về chất lượng. Đặc biệt những buổi cuối chợ mà hôm sau là ngày nghỉ thì người bán tìm mọi cách bán hết rau quả tươi. Đây là lúc sinh viên như bọn em đến mua. Bình thường 5A$/túi 3kg cam thì lúc đó có khi được cả box trục cân. Cam ở đây có giống red orange, tức vỏ nó có ánh đỏ, quả cứng ăn thì rất ngọt. Mùa cam, bọn em toàn chén cái này thay rau.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ntm5ntbjmz160736.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618mwzmngu3zd160626.jpeg


Quả cherry ở đây cũng rất nhiều và có nhiều loại thông dụng bán tại chợ. Tuỳ vào mầu sắc mà người ta gọi tên nó như thế nào. Mùi vị của các loại khác nhau cũng rất khác nhau. Có nhiều loại mọc dại trong rừng chúng ta có thể hái. Có một số loại như Bluecherry, Blackchery, Redcherry…

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618n2qxmzfkzt224119.jpeg


Nho xanh ở Úc rất ngon và ngọt tuy mã của nó không thật đẹp như các loại nho ở nhà mình, mã đẹp nhưng ăn chua loét. Nho ở đây quả dài, ngọt lịm có loại không hạt. Trong thực đơn của chúng tôi hàng ngày, nó không phải là lựa chọn thường xuyên vì giá đắt hơn thịt bò.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ywjiythmng194322.jpeg

homeless man
27-04-2009, 19:28
Trước khi đến chợ, chúng ta không thể biết chúng ta sẽ tìm kiếm cái gì, nơi có thể mua được gần như tất cả mọi thứ, và cũng không thể biết sẽ xà vào hàng nào. Lương thực, hoa quả hữu cơ tươi ngon, rau, thịt, đồ hải sản là nhiều món cho sự lựa chọn để có thể mua đem về. Đến chợ, bạn nên đến sớm và đi quanh chợ xem mọi người rỡ đồ từ xe và bầy lên quầy hàng.

Sự tương phản về mầu sắc các loại rau, quả đem lại cho người ta những cảm nhận thú vị. Đi qua các dãy hàng bạn tha hồ tìm tòi giá cả các loại. Nếu là người mua và có thời gian, rất nên lượn một vòng qua tất cả các gian hàng và ghi lại giá cả và so sánh. Bạn sẽ nhanh chóng tìm được loại rau quả mình định mua với giá rẻ nhất với chất lượng tương đương. Điều này có được là vì nhiều người mang trực tiếp hàng của mình đến chợ bán, không phải bán hàng qua khâu trung gian nên giá giảm.

Khu bán rau quả lúc nào cũng ồn ào, đông vui với những lời giao như súng liên thanh mời khách của người bán hàng. Hàng có giá rất rõ và không mặc cả trừ phi cuối buổi chợ, người bán chuyển từ bán cân sang bán từng hộp, mớ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618odq3yzlizj102109.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618njvjy2q0nm206810.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618yzk3mjhlot126827.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618nzlhnjq5n2211871.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618mduyzjawng242596.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618zje2ndkwmj197049.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618nda2ywy1zj305812.jpeg

homeless man
27-04-2009, 19:40
https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ztljmddlnt95978.jpeg


Nói đến quả dâu tây (Strawberry) thì ở đây có loại giống như ở nhà mình nhưng độ ngọt thì hơn hẳn và đôi khi có những quả rất to. Có loại rỗng ruột, có loại ruột đặc nhưng nói chung là rất tươi và ngọt.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ztgzmze5mz106524.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618nzjimdm2yz94812.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ogfjn2fknm136143.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618y2yzzmjkmw86301_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618mjexotq4ot74157_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ymvmogzkzd705654_1.jpeg

homeless man
27-04-2009, 19:46
Đấy, các bác xem. Rau, củ, quả, bắp chả thiếu thức gì nhé. Có cả những loại tương đối đặc biệt như khoai lang (sweet potato), cà tím, artichoke, củ cải trắng, đỏ...

Còn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm chắc không phải bàn rồi. Hồi ở bên này em rất thích ăn rau sống. Rau diếp của nó vị hơi đắng và cứng. Mua thêm bắp cải tím về rửa sạch, trộn với dầu olive làm salad. Cứ gọi là chén từng rổ lớn như nhợn vậy.

Cũng phải kể thêm táo ở đây có loại là Red apple. Quả nó to, da bóng, đỏ thẫm, ăn giòn và ngọt. Nó bán cũng rất rẻ, chỉ bằng giá cam. Còn nhớ một buổi chiều sắp tan chợ, có hàng nó bán một thùng phải đến 15 quả mà có mấy đô. Loại táo này chỉ 3-4 quả là được cân rồi. Táo dùng làm bữa trưa. Một quả táo, hai lát bánh mì kẹp steak và chai nước có thể giúp bọn em ngồi từ 8h sáng đến 6h chiều.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618zmm2ogvkm2895566.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618ogu0nzlkot821061.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618mdmzmtjmmd172145.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618zgmxyjewod390952.jpeg


Cái quả tròn và vỏ sần sù ở dưới đây được gọi là dưa đá (rock melon). Ruột nó vàng giống quả dưa vàng ở mình nhưng sẫm mầu hơn và đặc biệt mùi vị thì thơm và rất ngọt. Nó cũng nhỏ hơn và thường thì trên dưới 1kg/quả. Những quả già quá có thể có một vài vết nứt nhỏ và loại này bán rất rẻ.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042711618owuyyzeyzg80268.jpeg

rei
28-04-2009, 23:14
hix, em cũng nuôi mộng có 1 ngày đc ... thò ra thế giới, đọc bài viết của anh thấy thú vị quá ạ, rất mong anh viết đều đặn để đàn em được học hỏi với ạ

homeless man
29-04-2009, 21:27
Khu bán thịt không rộng như khu rau quả nhưng cũng rất nhiều quầy bán đủ các loại thịt như: lợn, bò, gà, cừu, thỏ, ngựa và đặc biệt có cả thịt kanguroo. Các quầy thịt phía trước có các lồng kính, hàng bầy trong đó trên các khay inốc đảm bảo tránh bụi bặm từ người qua lại. Phía sau (bên cạnh) nhất thiết phải có một phòng lạnh, lớn hay nhỏ tùy vào lượng hàng bán ra nhiều hay ít. Điều này là để đảm bảo chất lượng thịt được bảo quản tốt trước và sau khi bán hàng. Mấy bạn Úc nói là bên vệ sinh thực phẩm hay đi kiểm tra các cửa hàng này kỹ lắm. Nếu phát hiện mất vệ sinh, an toàn thực phẩm, nó bắt đóng tiệm ngay. Sau đó phải khắc phục và vượt qua các kỳ kiểm tra sau nó mới cho bán lại. Ước gì Việt Nam mình mọi nơi đều làm được như vậy.

Khác với các hàng thịt nhỏ bên mình, thịt song cái là sả ra bán ngay. Cái gọi là ăn tươi, khi thịt còn bốc khói như thế này thực ra không đảm bảo vệ sinh nhưng ở Việt Nam mình chả ai quan tâm, và nhiều người cũng chả biết. Đúng ra, thịt phải để 12-18 tiếng sau mổ, con thịt phải treo lên (tất nhiên là trong điều kiện nhỉệt độ 3-5 độ C). Là động vật sống, cũng như con người, động vật cũng có mang trong người nó các loại vi khuẩn, vi-rút có ích và có hại. Việc treo trong thời gian như vậy sẽ gây phản ứng, từ chuyên môn gọi là căng cơ, tiêu diệt hết các loại độc hại kia. Khi đó dùng mới an toàn. Đó là lý do tại sao cái quầy kia nó treo con lợn thế. Hiện nay ở Việt Nam, ai vào METRO cùng thấy nó treo lợn hàng dãy dài chắc cũng không mấy ai hỏi là để làm gì.


http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mzfkmwfhzj495842.jpeg


Cái khay đỏ au phía bên phải ảnh trên chính là cật heo. Ở mình bán đắt lòi mà không phải hàng thịt nào cũng có. Có bọn đầu lậu nó đặt các lò mổ đưa ra nhà hàng hết. Còn ở Úc nó gọi là Pet food (cứ nôm na là đồ ăn cho chó) nó bán rẻ òi. Một khay 20 quả hồi đó nó bán có mấy đô. Mình mua về để tủ lạnh làm bầu dục chần ăn còn bổ thận.

Tết Nguyên đán, có chị nhớ nhà còn ra chợ mua cả cái thủ lợn mấy đô một cái, mang về thui bằng giấy báo, rồi lọc ra gói giò thủ, giò rang bằng nilong, giấy nhôm. Sau đó bỏ tủ lạnh ăn dần.

Nói chung, hồi ở đó mình không khoái thịt lợn nên cũng không mua nhiều trừ mỗi cật heo. Tính ra có khi phải chén rất nhiều.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818nthmmtg0mw173697.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818ztgxyzawnz343631.jpeg


Thịt bò có nhiều loại, lọc tinh hay còn để cả xương. Cái Bone steak kia là thịt bắp chân, nó dùng cưa (không bổ dao, rìu như mình) cắt thành các lát mỏng. Chọn chỗ xương nhỏ, thịt nhiều mà mua thì rất lợi vì loại này nó bán rẻ nhất, rẻ hơn thịt lợn. Hồi ở đó, chủ yếu chén thịt bò. Mình không có cái ảnh nào chụp cái ox tongue & heart. Loại này nó cũng gọi là pet food nhưng đối với mình cũng rất ngon. Chén cũng nhiều.

Thịt cừu và đà điểu mình chén cũng nhiều, nhưng toàn ở Việt Nam thôi. Còn thời gian ở bên đó, hầu như chưa bao giờ mua các loại này.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818ndm2mwjmot195206.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mdqwnjniog360053.jpeg


Cái quầy này nó bán cả thịt thỏ và Kanguroo. Thịt Kanguroo cũng gần giống thịt bò non nhưng chất lượng cao hơn vì hàm lượng colesteron thấp. Để ý kỹ, các loại thịt giống nhau nhưng ở các quầy giá bán khác nhau, có khi cũng nhiều.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818yjvlmtyzmg74068.jpeg

homeless man
29-04-2009, 21:52
Ngày chủ nhật có thể nói là ngày đông vui và đầy đủ các loại hàng được bán. Cái biển phía dưới chỉ rõ. Ví dụ các loại thịt hiếm, không có thường xuyên thì sẽ có vào ngày này. Trong các hàng thịt ở chợ Queen Victoria mình cũng gặp một chị bán hàng người Việt Nam. Thấy mình đứng xem ở quầy chị hỏi em là người Việt Nam à, qua đây lâu chưa. Chị nói đã qua đây được 7 năm còn mình trả lời mới qua được 7 ngày. Sau đó đông người quá, chị lại bận bán hàng nên cũng không tiếp tục được câu chuyện. Cũng không biết cái quầy đó là của nhà chị hay là chị chỉ làm thuê.

Có một chuyện rất buồn cười là lúc mới sang bên đó nhầm thịt ngựa với thịt bò. Ngựa bên đó nuôi để lấy thịt, chứ không phải như bên mình nuôi để thồ hàng, chỉ con nào già yếu hom hem mới bán cho làng Bình Đà (Hà Tây cũ) ghiết thịt, nhưng lại giả làm thịt bò. Thị ngựa non của nó đỏ au, thớ mịn rất nạc và thường để từng tảng lớn đã lọc bỏ xương. Mình nhầm là do cái nhãn đề nó không nói là horse meat mà nó lại ghi một cái tên riêng nào đấy. Mình cứ nghĩ, cái tên đó là tên một loại thịt trong con bò liền mua luôn một tảng. Lúc về cũng thấy mùi hơi lạ nhưng không nghĩ ra. Vấn đề là sau khi rán miếng đầu tiên chín, nó vẫn đỏ cứ không tái thẫm như thịt bò. Sau biết nhầm, liền phi tỏi thật thơm rồi cắt ngang thớ từng miếng to như bàn tay và cho vào rán tất. Tất cả bọn Tây trong nhà đều chạy ra xem và khen good smell ầm ĩ. Cái này sau dùng vào làm steak để kẹp bánh mì ăn trưa.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818ntuwmmjhod228943.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818otflndqynz206002.jpeg


Không biết Deli dịch tiếng Việt thế nào. Từ điển thì nói đó là các món ngon nhưng nhiều món ngon lại không phải là Deli. Các quầy bán deli gồm 4 loại: thịt nguội (antipasto), đồ ngâm tẩm (dips), các hồi (salmon) và đồ khô (small goods). Nói nôn na cái từ này có nghĩa như các sản phẩm chế biến từ thịt, sữa như bơ, pho-mát, thịt và xúc xích hun khói, giăm bông muối, lạp sườn...Cái gì hầu như nó cũng có nhưng giá thì trên trời, không phù hợp với túi tiền của con nhà nghèo. Nói thật, chưa bao giờ mua cái này ở chợ Vic (mọi người vẫn gọi ngắn gọn như vậy) vì có loại một cân của nó bằng tiền ăn của mình trong một tuần. Nhưng mà ở đây cứ giới thiệu sự phong phú đa dạng của nó như vậy để các bác tham khảo thôi.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mwziotm0zw206072.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818nzmzytzmyt921654.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818nmi5mmi3mt198691.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mwfjmjnhmz83879.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818nji4nmq1mt62494.jpeg

homeless man
29-04-2009, 22:00
Không biết từ bao giờ, Queen Victoria Market đỡ trở thành nơi tụ họp đông đúc và náo nhiệt nhất của người dân thành phố. Cho dù bạn chẳng phải người ưa mua sắm cũng sẽ có một trải nghiệm thú vị với khu chợ với những cửa hàng rộng lớn, một không khí tấp nập với đủ mọi mùi, vị, sắc, hương và cả âm thanh của Melbourne.

Cái tiệm dưới tên là "Người hưởng lạc" nó bán đủ thứ hàng khô, từ deli đến rượu.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818n2y1zthmnj186582_1.jpeg


Còn đây là quầy rượu. Rượu vang Úc cũng rất ngon. Nếu bác nào đi cũng rất nên thử. Những dịp đặc biệt, làm vai chai về nhà uống. Nếu uống trong tiệm thì đắt lòi.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818y2i1njgxyj876845_1.jpeg

Tiệm bán mứt

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mwyxmtk2md172426.jpeg

Bánh mì, hàng khô

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818nmy0ntfjyj71458.jpeg

Bán mứt

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818yzmznwuzzw155423.jpeg

Gia vị

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818zjeyotcxyt118762.jpeg[/CENTER]

homeless man
29-04-2009, 22:10
Quầy hải sản của chợ đủ các thứ: tôm, cua, mực, cá...Có lần đi chợ thấy nó bán con cá gì nhìn giống con cá chép bên mình nặng mấy trục cân. Không biết sau này nó cắt khúc bán hai ai mua hết. Chợ thỉnh thoảng có cua vua (King crab). Con cua nó to kinh khủng phải đến 2-3 kg/con. Nó bán mấy trục đô một cân, chả bao giờ giám mua.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818yzyzmjy5mj56702.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mte3zwe5yj59692.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818owrjndy1yw62207.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mmrlmzm4nz59563.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mgq5yjbkzm201931.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mjbjmjm4n2851807_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818m2qzyjdmnm415098.jpeg

homeless man
29-04-2009, 22:25
Giới thiệu các loại bánh mì ở Úc. Cửa hàng bán bánh mì nằm cạnh các quầy Deli. Có rất nhiều loại bánh bì, tròn, dài, đen, trắng, vàng...Người Úc ăn bánh mì, rất ít khi ăn cơm. Do dân châu á đông, nó cũng nhập gạo để bán. Nói chung em cũng hợp đồ Tây đỡ phải nấu nướng nhiều. Sáng, trưa bánh mì. Chiều tối đi học về mới nấu cơm. Tháng chắc hết 5 kg gạo.

Loại bánh mì em hay ăn gọi là White Vienna. Chả biết sao nó lại gọi như vậy nhưng đó là cái bánh mì trắng, tròn nặng 1/2 kg.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818ztqzytfizj126823.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818ytq5yju3ot103603.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818nzy0m2rmnt103487.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818nwmwmmq3y2252780.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818yzm1zmewyt451638.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818n2njzji1yt115622.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mwe1n2zln2294465.jpeg

homeless man
29-04-2009, 22:33
https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818yjq0ntfmnw106776.jpeg

Cái biển dưới nó nói, chúng tao trồng lấy ngũ cốc, chúng tao tự xay lấy bột, chúng tao tự nướng cái bánh của mình. Nghe nó quảng cáo từ A-Z thế, nó chịu tránh nhiệm với sản phảm từ A-Z thế thì ai mà không mua cơ chứ. Thực tế các trang trại gia đình họ sản xuất từ A-Z thật.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818yzk4zja4nj39712.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mtfmzwu5ym75519.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818owezntrjng87242.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818ndy3y2eyyj31495.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818oddmnwnlmm30279.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042911818mmvjztflnz164417.jpeg

homeless man
02-05-2009, 13:08
Old Melbourne Gaol nằm tại số 377 phố Russell, Melbourne, VIC 3000, Australia.

Nhà tù cũ Melbourne Gaol đầu tiên xây dựng tại phố Collins Street West năm 1839-40 nhưng nhỏ hơn nhiều. Nhà tù thứ hai được xây năm 1841-44 kế bên Toà án tối cao tại góc phố Russell và La Trobe nhưng đã bị phá hoàn toàn đầu thế kỷ 20 khi xây khu liên hợp Magistrate's Court (Phòng xử án).

Nhà tù còn được cải tạo và xây dựng, mở rộng nhiều lần nhằm có chỗ giam phạm nhân khi cơn sốt vàng (gold fiver) xảy ra ở Victoria sau đó (1851) thu hút nhiều lao động và hảo hán ở các nơi đổ về đào vàng (gold rush). Một phần nhà tù được xây năm 1852-54 bằng đá xanh theo thiết kế mới dựa trên thiết kế của kỹ sư nhà tù Anh quốc Joshua Jebb và theo mẫu nhà tù Pentonville tại London.

Mặc dù nhiều phần đã được mở rộng, nhưng nó vẫn trở lên quá trật trội. Năm 1857-59 nhà tù được mở rộng lần 2 và chu vi vòng tường của nó cũng được mở rộng hơn năm 1858-9. Các năm tiếp theo, nhà tù luôn được mở rộng thêm.

Nhà tù chính thức mở cửa năm 1845 và đóng cửa từ năm 1929, diễn tả chân thực khung cảnh một nhà tù thời bấy giờ, tối tăm và khổ hạnh. Nơi đây 136 người tù đã bị treo cổ, trong đó có cả nhân vật Ned Kelly nổi tiếng của đất nước. Tuy nhiên trong các quyết định của mình, toà đã mắc nhiều sai lầm. Nhiều phạm nhân hiện nay được tin rằng họ hoàn toàn vô tội và đã bị treo cổ oan. Ví dụ như trường hợp của Colin Campbell Ross (1921) hay James Hawthorn (1884).

Năm 1870, trong một xem xét về hộ thống các nhà tù và trừng phạt, người ta khuyến cáo rằng nên đóng cửa nhà tù và chuyển tù nhân đến những nơi phù hợp hơn. Từ 1880 đến 1924, nhà tù được giảm dần hoạt động và nhiều phần nguyên bản bị phá bỏ. Nhà tù chính thức đóng cửa năm 1929.

Trong Thế chiến thứ 2, nó được mở lại một phần nhỏ thành nhà tù quân đội để giam các lính Úc đào ngũ (Absent without leave). Sau đó nó thành nơi lưu trữ của cảnh sát bang Victoria.

Năm 1972, Quỹ quốc gia Úc tiếp quản Nhà tù Old Melbourne Gaol và biến nó thành nơi du lịch hấp dẫn.

Những triển lãm ở đây đều rất ấn tượng, nhưng chỉ phù hợp với những người ưa thích cảm giác mạnh. Bạn thậm chí còn có thể phiêu lưu xa hơn với những tours tổ chức vào buổi tối và chỉ có ánh nến dẫn đường. Nhà tù mở cửa hàng ngày từ 9h30 – 17h00. Vào cửa: 20 AUD/người lớn, 11 AUD/trẻ em. Gia đình 49 AUD (tối đa 4 trẻ con).

Các tours buổi tối như HANGMAN’S NIGHT TOURS; GHOSTSEEKERS NIGHT TOURS tổ chức thứ tư, thứ sáu, thứ bảy lúc 19h30 (mùa đông) và 20h30 (mùa hè); giá vé: 25 AUD/người lớn, 16.50 AUD/trẻ em. Bạn được khuyên không nên dẫn theo trẻ em dưới 12 tuổi hay những cháu quá nhạy cảm. Bạn nên đặt trước cho cái tours buổi tối.

Note: Các ảnh và minh họa dưới đây không phải do tớ chụp. Đó là ảnh được trích từ nhiều nguồn khác nhau. Ảnh nào do tớ chụp, tớ sẽ nói rõ.

Sơ đồ nhà tù hiện tại. Phần mờ là phần đã bị phá bỏ. Tòa nhà góc phố là Tòa án Tối cao. Phần thấp nhô lên gọi là City viewing house. Chi tiết 3 tầng nhà được bóc tách ở dưới.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118mdhhzdfmmj82405.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118ndvizwyxmj109414.jpeg

Nhà tù, nhìn từ sân dưới.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118y2jkztrjzt281833.jpeg

Tầng 1


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118mmmwowjhmz83106.jpeg

Tầng 2


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118oddlztjlnm43760.jpeg

Tầng 3


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118zdi2yjq4nm58780.jpeg

Toàn cảnh bên trong nhà ngục


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118ndm1ntk1nd75365.jpeg

homeless man
02-05-2009, 14:05
Edward "Ned" Kelly sinh ngày 3 tháng 6 năm 1855 tại Beveridge, Victoria phía bắc Melbourne, bị treo cổ ngày 11 tháng 11 năm 1880.

Băng đảng của Ned Kelly xuất hiện như là một băng cướp. Bắt đầu bằng một chuyến đi tù của Ned Kelly vào năm 16 tuổi vì bị vu cáo là trộm ngựa, mấy năm sau ra tù, sống không yên thân, từ đó là một loạt vụ cướp bóc, đánh cướp cả nhà băng, rồi thì những hành vi nổi loạn, trả thù cho người mẹ bỗng dưng bị cảnh sát bắt nhốt, cho cô em gái bị cảnh sát “trêu chọc”, cho những ức hiếp mà họ cùng những người gốc Ireland di cư sang Úc phải gánh chịu từ chính quyền địa phương vốn thoát thai từ chính quyền thực dân Anh...

Ned Kelly ngày càng táo bạo, từ cướp bóc sang nổi loạn, thậm chí tổ chức đánh phá đường ray nhằm tiêu diệt cảnh sát đang huy động binh mã đến... (song bất thành). Cuối cùng là cuộc bao vây mà cả băng đảng Ned Kelly lẫn cảnh sát và thường dân (bị kẹt trong cuộc chạm súng) đều trúng đạn, người chết, người bị thương, Ned Kelly bị bắt sống và sau này bị treo cổ.

Cảnh cảnh sát “say máu” bắn vào thường dân, bất kể nam phụ lão ấu. Vụ thảm sát này ở lữ quán “Glenrowan Inn” cũng như tên tuổi tên trùm bọn cướp, Ned Kelly, đã đi vào lịch sử nước Úc.

Ngày nay dân Úc nhìn nhận lại vai trò của Ned. Cuộc đời và những chuyến phiêu lưu của Ned Kelly, người sáng lập ra băng cướp Kelly khét tiếng được dựng thành phim ảnh. Họ là những chàng cao bồi nghĩa hiệp rong ruổi trên lưng ngựa, cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo giống như một Robin Hood. Với vũ khí tự tạo, Kelly thực hiện những vụ cướp xuất quỉ nhập thần nhắm vào giới quí tộc và những tay có máu mặt. Trong nhiều năm liền, vó ngựa của Kelly đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho những kẻ thống trị và mang lại niềm tin công lý cho người dân nơi họ đi qua…

Sau lớp vỏ bạo lực tàn nhẫn, câu chuyện về Ned Kelly đã rọi vào một góc lịch sử nước Úc của những năm đầu thành hình với các nhóm di dân từ Anh, Ireland... (mà sách sử chép là ồ ạt xuống tàu sang Úc vào năm 1852). Gia đình băng cướp “một nhà” này cũng như đa số dân chúng trong vùng Victoria này là dân Ireland (theo Công giáo) thất thế trước nhà cầm quyền gốc Anh khác tôn giáo, dẫn đến xung đột (còn kéo dài cho đến ngày nay ở Bắc Ireland).

Trong cái nhìn của người Anh cầm quyền vùng đất sau này trở thành nước Úc, Ned Kelly là một kẻ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Thế nhưng, người Úc sau này lại gọi Ned Kelly là anh hùng.

Một trang web của người Úc (www.http://www.ironoutlaw.com) tự hào viết: “Edward “Ned” Kelly: người anh hùng dân gian vĩ đại nhất của chúng ta, đã trở thành một trong những cha đẻ “bất ngờ” nhất của chủ nghĩa quốc gia dân tộc Úc. Mỗi năm qua đi, huyền thoại về Ned Kelly càng lớn”.

Thật ra, ngay từ năm 1946, Bưu điện Úc đã phát hành con tem Ned Kelly do họa sĩ Sidney Nolan vẽ, giá 1 bảng Anh. Đến năm 1948 Ned Kelly đã được tôn vinh là “người con của nước Úc” bởi nhà văn Max Brown bằng quyển sách mang tựa đề Australian Son: A Life of Ned Kelly”.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118mtfky2uynw80190.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118ymy2zjq3zd157881.jpeg

Áo giáp bằng đồng Ned Kelly mặc và bắn nhau với cảnh sát trước khi bị thương và bị bắt.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118zgy0ndi4zt104709.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118zjewmzewnd52403.jpeg

Phòng nơi Ned bị giam


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118mwy3yjdkyz21288.jpeg

Nơi bị treo cổ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118mgmzmtvlnd47634.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118zgiyn2u4mz39607.jpeg

Note: Ảnh và thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau

homeless man
05-05-2009, 02:00
Cái nhà tù cũ này, ngoài là nơi tham quan cho du khách, nơi học tập ngoại khóa của học sinh, nó còn là nơi tổ chức các buổi đánh chén, tiếp tân. Không hiểu người Úc nghĩ gì khi đánh chén ở cái nơi đầy âm khí này, nơi có đến 136 người bị treo cổ cùng hàng ngàn người khác đã bị giam cầm. Chắc họ không duy tâm như mình.

Một buổi tiếp tân


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419owjlztnjyw36015.jpeg

Bên cạnh là phòng giam


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419ngy4ndi3nj37502.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419ztbhmtvknt326919.jpeg

Nhìn bên ngoài, nhà tù giống như một pháo đài


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419ogzimjbkzj57827.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419mmvlnza0zm72296.jpeg

Cổng vào


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419ytllzdaxyt146786.jpeg

Một cảnh khác bên trong nhà giam


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419mmuwyme5od146865.jpeg

homeless man
15-05-2009, 21:54
Đi dọc từ phố Lonsdale xuống phố Swanton cắt qua phố Elizabeth, sau đó rẽ phải cứ đi thẳng cắt qua các phố Little Bourke, Bourke Street Mall, Little Collins, Flinder Lane, Flinder Street. Sau đó đi thẳng tiếp đến đường St-kilda road qua cầu Swanton trên sông Yarra. Bạn sẽ đến hai công viên nhỏ là Queen Victoria và Alexandra, ăn thông vào Royal Botanic Garden. Nếu đi bộ chỉ khoảng nửa tiếng là đến.

Vườn Bách thảo Hoàng gia đơn giản được miêu tả trong một từ: Tuyệt vời! Trải rộng trên 38,6 héc ta, Royal Botanic Gardens là nơi cư ngụ của hơn 60.000 loại thực vật trên toàn thế giới và rất nhiều loài chim. Đáng kể đến là vườn Fern Gully và đài quan sát Melbourne Observatory.

Có rất nhiều tours với hướng dẫn viên giải thích cho bạn nghe về các loài cây và thực vật trong vườn bách thảo cũng như những lối mòn thô sơ do các tộc người Boonwurrung và Woiworung xưa kia sống trong khu vực này đã tạo ra. Tuy nhiên nếu muốn có một tours chỉ dừng chân tại những điểm mình hứng thú, bạn hoàn toàn có thể lấy một tờ hướng dẫn ở ngay lối vào cửa để định vị chuyến tham quan của mình. Vườn mở cửa từ 7h30-17h30 (từ tháng 11 đến tháng 3) và từ 7h30-18h00 (từ tháng 4 đến tháng 10).

Tấm biển đón chào bạn tại cổng


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051513420y2m4zja5zd95977_1.jpeg

Sơ đồ toàn cảnh công viên và ảnh chụp từ trên máy bay góc nhìn từ cổng A.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051513420otkzztm5mt294439.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051513420nty4zwmzzm172215.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051513420ywringy3nd2606398.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051513420ztnindmzyj402606.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051513420zdyzyjzhzd153481.jpeg

homeless man
16-05-2009, 10:49
Có đến đây mình mới nghĩ sao cha ông mình ngày xưa, khi đất còn rộng người còn thưa không làm mấy cái vườn hay công viên hay cái gì công cộng hoành tráng để sinh hoạt chung như người ta. Hoá ra cái văn minh lúa nước, cái cộng đồng làng xã “trên bảo dưới nghe” sau luỹ tre làng khép kín không cho chúng ta cái nhìn rộng hơn ngoài phạm vi luỹ tre?

Nó rất tốt khi chống giặc ngoại xâm: Mất nước chứ không mất làng, nên 1000 năm Bắc thuộc mà bản sắc dân tộc Việt vẫn còn. Nhưng với những luật tục (customary laws) chặt chẽ (đôi khi hà khắc) trong cộng đồng nhỏ sau luỹ tre làng, rồi phép vua thua lệ làng…không cho phép phong kiến Việt Nam, nước Việt Nam có được các công trình hoành tráng để đời như Trung Quốc hay ngay như người anh em Cambodia.

Trong bài Văn tế Cơ-ri-vi-e (một sĩ quan Pháp bị cắt cổ tại Cầu giấy), chính Nguyễn Khuyến cũng không cho là việc xây dựng vườn tược của người phương Tây là hay mà mang ra giễu cợt:

“Nhớ ông xưa
Tóc ông xoăn
Râu ông đỏ
Mũi ông lõ
Đít ông cưỡi lừa
Mồm ông huýt chó
Lưng ông đeo súng lục liên,
Chân ông đi giày có mỏ
Nhà ông bày toàn những chai
Vườn ông trồng toàn những cỏ...”

Vì nó khác với quan niệm phải “chuối sau cau trước” như ở mình. Thế cho nên, ở mình chả có cái vườn nào theo đúng nghĩa cái vườn để lại cho con cháu thưởng lãm sau này. Cái Bách Thảo tại Hà Nội, hay Thảo Cầm Viên Sài Gòn đều do người Pháp làm.

Còn ở đây, kỳ hoa, dị thảo nó mang từ khắp nơi về trồng từ khi thành lập năm 1846.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520mta5ndu1yj92625.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520ymezy2uzzd138251.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520nzywmzdmzm532946.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520mdq3mjzjmz84135.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520ytfinme2yj202800.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520yjvmnjq0ow580836.jpeg

homeless man
16-05-2009, 18:28
Thôi nói chuyện ngày xưa ông cha mình “bế quan toả cảng” hạn chế tiếp xúc với bên ngoài thì cái nhãn quan vườn hoa, khu vui chơi công cộng… không làm thì cũng là hạn chế lịch sử không lạm bàn tiếp.

Thế còn thời nay, các bác lãnh đạo của ta từ thấp đến cao đều được đào tạo bài bản tại Âu (ví dụ các nước Đông Âu, Liên Xô), Mỹ (Mỹ, Canada…), được đi nhiều, được thấy nhiều mà sao nhãn quan cũng không thay đổi. Các khu vui chơi giải trí, vườn hoa, công viên tại Hà Nội hiện nay, đã ít lại còn bị xâm hại nghiêm trọng.

Công viên Thủ Lệ: các khu đất xung quanh đều bị cho thuê làm hàng quán, nhếch nhác báo chí nói mãi mà cái nhà hàng to đùng ở đường Đào Tấn nó vẫn hiên ngang. Em nhớ, ngày xưa (trước năm 1990) đây là bãi cỏ voi mà bọn em thường ra đá bóng.

Rồi vụ Xây khách sạn tại công viên Lê-nin. Sau một hồi phân tranh quyết liệt phải xoá bỏ. Nghe nói số tiền chôn vào đây đã lên đến 14,5 triệu đô và Thủ đô sẽ phải hoàn trả nhà đầu tư cách này hay cách kia. Em tự so sánh với số tiền đó thì mổ được bao nhiêu trẻ em nghèo mắc bệnh tim? Nếu số tiền đó được dùng cho Quỹ “Trái tim cho em” thì liệu đài báo có phải ra rả cả ngày kêu gọi đóng góp từ thiện? Với số tiền đó thì các Phượt gia có phải nhọc lòng lo nghĩ Trường Sa không có sách báo?

Và cái công viên Tuổi Trẻ ở Thanh Nhàn nữa, nêu không có tiếng nói của nhân dân và các cơ quan chuyên môn thì chắc cái dự án xây nhà ở đây cũng được triển khai rồi.

Không biết vấn đề của ta nó nằm ở chỗ nào nhỉ. Em nghĩ nhiều người biết và nhiều người biết nhưng không nói.

Thôi thì tiếp tục học hỏi người ta vậy.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520ndi1ogmxmz154813.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520njk3ogzjmw21303.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520y2uwzje0nm244536.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520ywqznwq5nd155027.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520zgzhztqzmz220498.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520zmm3n2rkzt67956.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520ngexogjint1425724.jpeg

homeless man
17-05-2009, 15:49
Vườn Thực vật Hoàng gia Melbourne là một công viên thực sự cho các hoạt động giải trí ngoài trời. Dù rất rộng nhưng luôn được chăm sóc rất cẩn thận. Những nơi trồng lại cây, thảm cỏ hay vườn hoa luôn có biển đề "Sorry for the inconvenience that may cause" khiến người ta không thể buồn được.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620ztyzn2m4mw294892.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620m2u5ytzhod270310.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620mtjlnmy4ym311541.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620mgi1odiwyt139296.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620yjixmzgznt576648.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620mjvknzljmg72619.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620oty5y2uym2168912.jpeg

homeless man
19-05-2009, 20:20
Nơi đây cũng diễn ra các hoạt động ngoài trời như triển lãm xe ô tô, các hoạt động biểu diến nghệ thuật...Một lần tôi đến đó và được tham dự triển lãm các loại xe cổ trong các bộ sưu tập cá nhân là thành viên của RACV (Royal Automobile Club, Victoria) tại bang Victoria. Câu lạc bộ phát rất nhiều quà cho người tham dự ví dụ bản đồ đường bộ, biểu tượng câu lạc bộ, bút, thước và cả mấy cái kẹo mút xanh đỏ to tổ chảng...Tôi cũng được phát một bộ. Cho đến bây giờ vẫn còn giữ được tấm bản đồ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051913821ywm3yzlmmd432628.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051913821y2u0yzi1ot476973.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051913821nmfjzdawnj396198.jpeg

homeless man
20-05-2009, 17:43
Trừ những chỗ bóng cây quá rậm rạp, bóng cây to, cỏ không mọc được thì thôi. Còn những nơi open air đều được trồng những thảm cỏ xanh mướt. Đó là giống cỏ thân mềm, lá nhỏ, mọc rất dầy và mềm (Ở mình giờ cũng nhập hạt cỏ này về làm thảm cỏ cảnh). Người đi trên rất êm và ngồi thì rất sạch vì không tiếp xúc với đất.

Sau này chuyển khỏi trung tâm Melbourne về phố Royal Parade-Parkville (Đường ra sân bay Quốc tế Melbourne) chúng tôi cũng sống bên con đường có thảm cỏ chạy dọc hai bên. Lúc đó mới để ý họ thay cỏ già bằng lớp cỏ mới bằng cách lóc lỏ lớp cũ, làm đất cẩn thận và reo hạt cỏ mới. Để có thảm cỏ mới, đẹp cũng phải mất hàng tháng. Chỉ ngạc nhiên một điều là họ phải bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc để chăm lo cho các công trình công cộng này.

Những cây sồi già trong Vườn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052013921yte2n2zmot153230.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052013921mze4mjljm2146079.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052013921nmjinmm1zm181999.jpeg

Những thảm cỏ xanh ngắt không biết bao giờ mình mới có và không bao giờ có biển Keep off the grass.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052013921zjizyzmzod796211.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052013921mwrlmtg5nd192837.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052013921zgjkotgwog93631.jpeg

Hồ nước soi bóng hàng cây lá đổi mầu theo mùa.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052013921mjniyzfky2126100.jpeg

thangsumi
20-05-2009, 21:30
Cảm ơn bác homeless man rất nhiều. Em mới sang Melbourne được vài ngày, họp hành suốt ngày nhưng cũng tranh thủ đi thăm thú một vài nơi, may mà có cái thread này của bác làm guidebook :-)

Hy vọng bác tiếp tục loạt bài phóng sự về Melbourne để anh em có thể mở mang thêm tầm mắt, thực sự ở đây ngắn ngày nên em cũng chẳng lượn lờ được mấy.

Cảm nhận chung là Melbourne khá thanh bình, hiền hòa hơn nhiều các thành phố ở châu Âu.

homeless man
21-05-2009, 21:07
Đến cái vườn này nếu có cái xe đạp thì tốt, sẽ đi được nhiều ngõ ngách của nó hơn, thấy nhiều thứ hơn. Mình đến đó, quốc bộ cả ngày trời mà không đi hết vì nó rộng quá. Đến đây cũng chả cần hướng dẫn viên. Phần lớn các nơi, cây, tượng, tiểu cảnh...đều có tấm biển nhỏ giới thiệu rất rõ ràng nguồn gốc, tên, lịch sử hình thành...Chỉ cần biết tiếng và ghi chép lại. Sau này cần biết thêm thông tin gì, vào mạng tìm cái là có ngay. Rất ít khi không kiếm được thông tin mà mình cần. Cái này bổ khuyết rất nhiều vì khi mình đi, ngay một lúc không tìm hiểu hết được.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mtg3ntnlzj179129.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021zjixyzm4md112226.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021zdu1yzkzmm312806.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021zgvlztaxyj456894.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021zjy4zjq0m2352081.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021nwyymzexym542277.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021zjbmnwjjzd89719.jpeg

homeless man
21-05-2009, 21:13
Tiếp...



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mzzimdk2ng88592.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021ztgxzwu5mt84946.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mgnizjbmzd284400.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mji4yzk3zj258285.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021ngnindzkmd157336.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mjk5mjm4mg1705451.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mgy1nzi2mm106736.jpeg

homeless man
23-05-2009, 20:35
Sẽ là thiếu sót nếu không giới thiệu các ngôi nhà, công trình, tượng đài, phù điêu...trong cái vườn này. Dù được xây vào các thời điểm khác nhau vì các mục đích khác nhau, nhưng chúng được chọn vị trí rất phù hợp với cảnh quan xung quanh. Đó có thể là ngôi nhà xây đã trăm năm của gia đình người gác vườn, hay các cửa hàng nhỏ bán đồ lưu niệm, hay một bến thuyền...Tất cả đều mang lại cho bạn một cảm giác thanh bình, yên ả. Ước gì Hà Nội mình có một cái để bà con dân mình sáng tối ra tập thể dục, hóng mát, bách bộ. Thôi chả ước nữa. Giả sử có có một cái như thế này thì với cơ chế quản lý như của mình hiện tại, ai bảo nó sẽ không biến thành nơi tiêm chích hay bãi đáp của chị em hàng đêm...

Nhìn qua thấy của người ta mà thèm. Dù ước mơ không phải hà tiện, không bị đánh thuế thì vẫn phải ngập ngừng khi ao ước.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052314221yjdkymfkmd91698.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052314221ymq1yzlmnj738135.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052314221zwi4zgzknw114108.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052314221njmxmmi0nm126629.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052314221odflzdyzmt236574.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052314221y2y2zty1ng97486.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052314221mzvizwnlyz3422655.jpeg

homeless man
26-05-2009, 17:51
Để kết thúc câu chuyện về khu vườn này, các bác xem các bức tượng lớn nhỏ, các công trình phục vụ công cộng...

Các đồng hồ hoa là một đặc điểm rất nổi bật tại các vườn hoa-công viên ở Úc. Không phải ở đây mới có mà rất nhiều nơi khác tôi cũng thấy.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522ywyynzg0zt571566.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522ogmzyty2zd55151.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522ndzmmgnjyw297395.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522njlmmdcxn24718646.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522m2iyodlhnw883907.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522ztg4nza1yw531408.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522nmqzywqyod731649.jpeg

homeless man
31-05-2009, 23:22
Quên mất, còn một điều phải viết thêm ở cái vườn này là những cái hồ. Diện tích hồ chiếm một phần khá lớn của vườn và là nơi có nhiều loài chim nước đến sinh sống. Trong đó đặc biệt ấn tượng là thiên nga đen. Thiên nga trắng phương bắc được nhìn thấy nhiều qua phim ảnh. Còn ở đây độc thiên nga đen. Con nào cũng đeo số, không ở cổ thì chân chứng tỏ chúng được nghiên cứu và theo rõi rất kỹ càng. Chúng rất dạn người và mình có thể cho nó ăn.

Gửi các bác ảnh mấy con thiên nga đen này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009053115022odawzdjlzt497394.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009053115022otdkmmuwyt28785.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009053115022yjbiywizm264709.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009053115022yzc0mte2zt174037.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009053115022ztqzmmzjyt155915.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009053115022yweymgrjnw177996.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009053115022oduznjfhym258946.jpeg

homeless man
06-06-2009, 10:26
Melbourne Shrine of Remembrance là một công trình xây bằng đá Tynong granite trắng, mặt trước có kiến trúc giống các ngôi đền Hy Lạp cổ, phía trên có hình chóp giống kim tự tháp Ai Cập. Đây là nơi tưởng niệm các quân nhân Úc chết trong các cuộc chiến tranh mà Úc tham gia. Được khởi công tháng 7 năm 1928 và hoàn thành tháng 11 năm 1934. Đài tưởng niệm nằm trong khuôn viên của Vườn thực vật Hoàng gia và là nơi rất nhiều người đến tham quan.

Về hình thức, Úc là nước thuộc Liên hiệp Anh, có Nữ hoàng Anh là nguyên thủ. Đại diện cho nguyên thủ tại Úc là một người do Nữ hoàng cử đến gọi là Toàn quyền (Governer). Trong thực tế, Úc là quốc gia có hệ thống chính trị, luật pháp hoàn toàn độc lập với Mẫu quốc. Năm 1999, Úc trưng cầu dân ý để tách hoàn toàn khỏi Anh (hình thức) nhưng không hội đủ số phiếu quá bán.

Vì sự phụ thuộc như vậy nên Úc luôn theo Anh trong các cuộc chiến tranh.

Melbourne Shrine được xây dựng đầu tiên để tưởng niệm lính chết trong thế chiến thứ I. Trên bức tường dưới đây còn ghi rõ: "This monument was errected by a grateful people to the hornoured memory of the men and women of Victoria who served the Empire in the Great War of 1914-1918". Trong cuộc chiến này đã có 114,000 tham gia từ bang Victoria và không ít trong số đó đã chết.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060615623ztdkymu1nm445788.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060615623ody3ntnhmw149480.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060615623yty0mgzkmj132104.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060615623owviy2e2nz137106.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060615623ywrinmizmw96023.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060615623mzixzty2nw71713.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060615623mwezm2yxmj83910.jpeg

homeless man
09-06-2009, 13:54
Dọc hai bên đường lên cầu thang bộ leo lên cửa vào của ngôi đền là những tượng điêu khắc và ngọn lửa vĩnh cửu (eternal flame), những ô cỏ xanh được cắt tỉa, chăm sóc cẩn thận tạo cho bạn một không khí trang nghiêm.

Ngọn lửa vĩnh cửu


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060915924zwzinmning5020145_1.jpeg

Một mặt của cây cột ghi các địa danh mà lực lượng R.A.A.F tham chiến (Royal Australian Air Force-Lực lượng Không quân Hoàng gia Úc).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060915924yzlhn2jkzd88717.jpeg

Mặt bên kia của cây cột ghi các địa danh mà lực lượng R.A.N tham chiến (Royal Australian Nevy-Hải quân Hoàng gia Úc).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060915924zgfjmjbing456538_1.jpeg

Những ngọn cờ của mỗi một binh đoàn lung linh trong ánh đèn mầu như run rẩy tưởng nhớ những linh hồn quá khứ xa xưa, về những trận chiến và sự phục vụ vô điều kiện của những người lính.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060915924ztfjztrimj722060.jpeg

homeless man
18-06-2009, 17:45
Ở trung tâm gian phòng có một bệ đá linh thiêng đặt giữa các lối đi. Trong bệ đá linh liêng chứa tấm đá hoa cương được chạm khắc dòng chữ "Greater love hath no man". Dòng chữ này vốn được trích trong Kinh thánh (Bible) nguyên văn là “Greater love hath no man than this, that a man lay down his life for his friends” tạm dịch là “Chẳng có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đàn ông khi anh ta hy sinh mạng sống của chính mình vì những người bạn của mình”.

Điều kỳ diệu ở chỗ hàng năm vào lúc 11h ngày 11 tháng 11 (Ngày tưởng niệm-Remembrance Day) sẽ có một trùm ánh sáng xuyên qua khe hở trên đỉnh mái Đài tưởng niệm, chiếu lên từ "tình yêu" trên tấm đá hoa cương.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825zge5zgvmzw46518_1.jpeg

homeless man
20-06-2009, 23:22
Quanh đài tưởng niệm có nhiều bức tượng rất đẹp.

Bức tượng 'Drivers and Wipers' nằm trong khuôn viên đài tưởng niệm để ghi nhớ nhiều ngàn lính Úc hy sinh trong cuộc sống chiến đấu tại Ypres. Ypres là một thành phố nằm tại tỉnh Flemish, vùng West Flanders thuộc Bỉ.

Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ I, Ypres là trung tâm của các trận đánh ác liệt giữa Đức và Liên quân Anh (trong đó có lính Úc). "Wipers" là cách phát âm của các quân nhân về "Ypres" trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ I.

Bức tượng người lính bằng đồng do nhà điêu khắc người Anh tên Charles Sargeant Jagger tạo lên và lúc đầu đặt bên ngoài Viện bảo tàng và Thư viện Nhà nước của tiểu bang Victoria ở giao lộ giữa phố Swanston và Latrobe tại Melbourne.

Bức tượng được chuyển về Đài tưởng niệm năm 1998.

The "Drivers" là bức tượng một người lính, tay cầm dây cương và roi quất ngựa mặc loại quần ống túm, mang chiếc ủng bảo vệ có đinh thúc ngựa, và một chiếc mũ thép. Nguyên mẫu tượng được lấy từ các hình mẫu từ Đài tưởng niệm Royal Artillery tại Hyde Park, London, Vương quốc Anh.

Bức tượng bằng đồng kia: the "Wipers" là một lính bộ binh Anh đứng bảo vệ với bộ quân phục và cơ số vũ khí tiêu chuẩn, khẩu súng trường 303 với lưỡi lê tuốt trần với chiệc mũ của lính Đức đặt đưới chân của mình. Đây cũng là một bức lấy theo mẫu từ Đài tưởng niệm Chiến tranh Hoylake và West Kirby vùng Merseyside, Vương quốc Anh.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062017025zjawywe4zt174285.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062017025nzkxmdzimw117357.jpeg

homeless man
27-06-2009, 08:30
Úc và Tân Tây Lan kỉ niệm Ngày ANZAC (Australian-Newzealand Army Corps) vào ngày 25 tháng 4 hàng năm để tưởng nhớ những thành viên của Quân đội Úc và Tân Tây Lan đổ bộ vào Gallipoli của Thổ Nhĩ Kì trong Thế chiến I, từ ngày 25.04.1915 đến 9.01.1916. Trong đó, A.I.F (Australian Imperial Force) tham chiến tại đây trong khuôn khổ Liên quân Anh.

Trong khuôn viên của Đài tưởng niệm có bức tượng đồng mô tả hai người lính bên cạnh con lừa.

Bức tượng “Simpson and his Donkey” để tưởng nhớ chiến công của những người lính cứu thương trong Thế chiến thứ nhất, tại trận chiến ở Bán đảo Gallipoli-Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bức tượng là John Simpson Kirkpatrick, một thợ đốt than trên tàu tại Melbourne (vốn được sinh ra ở phía bắc nước Anh), người đã ghi tên vào Đội cấp cứu chiến trường số 3, người đã liên tục vận chuyển thương binh xuống các thung lũng và tiếp cận gần như tất cả các chiến tuyến của đạo quân Anzac.

Trong thung lũng có rất nhiều lừa, đã được đưa lên bờ cùng với quân đội để phục vụ cho việc vận chuyển nước nhưng đã không được sử dụng. Simpson đã nhận ra rằng cách thuận tiện nhất là sử dụng lừa để vận chuyển những người bị thương ở chân. Do đó, anh đã bắt một con và hàng ngày cũng như đêm, chuyển thương binh từ trên đỉnh thung lũng xuống. Hình ảnh của anh, với vòng tay đỡ người bị thương, cùng chú lừa tìm đường lần xuống thung lũng đã trở lên nổi tiếng trong đội quân Anzac. Mọi người gọi anh là "Scotty" hay "Murphy" và con lừa là "Duffy".

Mảnh bom và đạn bắn tỉa không làm anh dừng bước. Và những người cứu thương nhận ra giá trị từ cách làm của anh nên đã cho anh tiếp tục công việc này như là một đơn vị độc lập. Anh cùng con lừa tập kết tại trại la (mule camp) của đội quân Ấn bên cạnh thung lũng. Để tăng hiệu quả, anh dùng thêm một con nữa.

Công việc của anh tiếp tục cho đến khi quân Phổ tấn công quân Anzac dữ dội hơn ngày 19.05.1915. Anh thường được gọi đi ăn sáng tại một trạm bảo vệ nguồn nước bên cạnh cái giếng trong thung lũng. Sáng đó, bữa sáng chưa có nhưng anh nói một cách vui vẻ “đừng bận tâm, hãy cho tôi một bữa tối ngon khi tôi trở về”. Và anh đã không bao giờ trở về.

Khi đang chuyển 2 thương binh về, một mảnh đạn của trái đạn nổ đã xuyên trúng tim anh và một lần nữa làm bị thương các thương binh. Sự dũng cảm âm thầm đó là một trong những tính cách của người lính tải thương.

Trong ảnh là những người lính tải thương tại trận chiến Gallipoli (ảnh sưu tầm)


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062717726ndbmogi4ot29921.jpeg


Bức tượng đồng để tưởng nhớ Simpson và những chiến công của anh.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062717726ndixytk4y261117.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062717726mdjkmdlinz121324.jpeg

pretty_HN
27-06-2009, 16:25
Bác Homeless man ơi, khí hậu các mùa ở Mel ntn ạ? bác có cái ảnh nào chụp ở vùng quê, trang trại chăm nuôi của họ ko?

jackaroo
04-07-2009, 22:28
Bác Homeless man ơi, khí hậu các mùa ở Mel ntn ạ? bác có cái ảnh nào chụp ở vùng quê, trang trại chăm nuôi của họ ko?

Chào pretty_HN

Khí hậu Melb khô ráo, không ẩm ướt như phía trên của miền bác nước Úc. Gió bắc thổi xuống thì nóng, gió nam thổi lên thì lạnh. Đôi khi đang 30 độ mà gió nam thồi lên thì trong vòng 30 phút xẽ tụt xuống 20 độ nên người dân Melbourne có câ cữa miệng là "melb có 4 mùa trong 1 ngày"

Tháng 11-1 thì nóng
Thảng 3-5, mùa thu lá rơi
tháng 6-9 mùa đông tai-déo
tháng 9-11 múa xuân hoa nở + ra vườn trồng rau sống ăn.

Nông trại thì toàn là cỏ cho bò ăn. Hay trừu để lấy lông.
https://i287.photobucket.com/albums/ll129/jackaroo75/img_3055-1.jpg

https://i287.photobucket.com/albums/ll129/jackaroo75/img_3058.jpg

Vườn nho làm rượu
https://i287.photobucket.com/albums/ll129/jackaroo75/img_3098.jpg

https://i287.photobucket.com/albums/ll129/jackaroo75/IMG_3533.jpg

homeless man
23-07-2009, 22:48
Bác Homeless man ơi, khí hậu các mùa ở Mel ntn ạ? bác có cái ảnh nào chụp ở vùng quê, trang trại chăn nuôi của họ ko?

Cám ơn bạn Kanguru đã trả lời giúp. Lúc tớ từ Melbourne đi Ballarat có đi qua các cánh đồng rất rộng nuôi ngựa. Ngựa thả như bò vậy, trong những khu đất rộng có hàng rào. Nhưng hồi tớ đi, ai lại phí phim ảnh chụp ngựa bao giờ. Phải chụp chỗ nào ngon để còn dí thớt vào khoe hàng chứ =)).

Bây giờ mình chạy đi xem Melbourne Zoo nhể:))

homeless man
23-07-2009, 23:04
Từ ga Flinder nhảy tàu đi Melbourne Zoo hết hai đồng ba. Nếu có concession card thì còn 1.3 đồng. Vé có giá trị đi trong 2h. Từ chỗ chúng tôi ở-lúc này đã chuyển khỏi trung tâm thành phố về phố Royal Parade, Parkville theo đường chim bay chỉ cách Bách thú khoảng 3-4 km. Demo một tấm ảnh chụp tại đây.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009072320330ntrhnmexmg238371.jpeg

Camo_skins
25-07-2009, 15:29
hẹ...hẹ.... bác Homeless này cũng nhiều điểm giống em trên con đường lang thang sang Úc khùng nhể ?? Cũng quá cân ở NB , cũng là người cuối cùng ra máy bay ,cũng transit ở Sing ...rùi...rùi.... cũng sang Melbourne ... cũng ở cái kiểu " KTX " giá 240 AUD/weeks mà vẫn thấy rẻ và may mắn . Cảm ơn bác đã có bài chia sẻ quá hay ....

homeless man
30-07-2009, 21:51
Về mặt lịch sử, Vườn thú Melbourne là lâu đời nhất trong các vườn thú ở Australia, được xây dựng theo mô hình vườn thú Lôn Đôn-Anh quốc. Nó được mở lần đầu năm 1862 trên diện tích là 22 ha tại công viên Royal Park. Đất làm vườn thú do City of Melbourne hiến tặng. Trước đó, thú được nuôi tại RBGM (Royal botanical gardens, Melbourne) nơi đã được kể ở phần trên.

Lúc ban đầu, vườn thú là nơi rất quan trọng để nuôi thích nghi (acclimatisation) các động vật nuôi, sau chuyến đi dài đến Úc. Đến năm 1870, dưới sự chỉ đạo của Albert Alexander Cochrane Le Souef, nhiều loài vật ngoại lai mới được mua thêm với mục đích để công chúng tham quan. Và cùng với đó, các khu vườn và các khu vực dã ngoại được xây dựng.

Ngày nay, vườn thú cũng tham gia các hoạt động nghiên cứu bảo tồn, các hoạt động giáo dục và nhân giống quốc tế.

Tấm bản đồ chỉ rõ Vườn thú nằm ở khu Parkville-cách phố Royal Parade không xa lắm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073021031mjyzzjq3nd239785.jpeg

Cổng vào Vườn thú


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073021031y2i0mtvknt105332.jpeg

Từ ga trung tâm Flinder Station, có thể đi đến đây bằng Tram như thế này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073021031zguznjq1og217208.jpeg

homeless man
31-07-2009, 11:01
Các bác có thích rùa không? Em thì rất thích. Thậm chí đã nuôi mấy con (bé thôi) nhưng sau lại chết mất. Ở cái công viên này, nó có mấy con rùa cạn to kinh. Cỡ cũng phải trên tạ là ít. Giống này chắc nó mang ở đâu về chứ em nghĩ Úc không có cái loại này :)). Những con rùa này rất hiền, di chuyển chậm chạp và ăn rau xanh, con trùng nhỏ. Không biết chúng đã sống bao lâu rồi nhưng chắc chắn là nhiều tuổi hơn em =))

Mấy con này mà ở Việt Nam mình á, chắc là đã bị nấu cao lâu rồi:T.

Chắc các phượt gia cũng không thích đi xem zoo nhỉ. Nhưng mà thôi, biết chút kể lại cho các phượt nhí thì cũng được ạ(NT).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073121131ntuzmmrhzg95123.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073121131zmjkn2m2yz696621.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073121131mzaxzjzlm2700548.jpeg

homeless man
04-08-2009, 21:49
Nói đến nước Úc phải kể đến hai biểu tượng là Đà Điểu và Kangaroo. Đây là hai con vật được coi là quốc hồn, quốc túy của Úc châu. Nếu các bác để ý, quốc huy của Úc có hai con vật này: Đà Điểu bên phải, Kangaroo đứng bên trái, khác hẳn với bên ta phải đưa dao (liềm) búa lên mới oai =))

Kangaroo ở Úc có nhiều loại. Có loại to như con bò nhưng cũng có loại nhỏ như con chuột. Kangaroo đỏ là một loại chuột túi được xếp vào loại to và có nhiều trong vườn thú Melbourne.

Khi người da trắng tìm ra Úc châu, chỉ có người thổ dân (Aboringines) sống trên châu lục rộng lớn này. Do nằm tách biệt khá xa với các châu lục khác nên Úc có hệ động thực vật rất khác biệt với phần còn lại của thế giới. Em đi hỏi nhiều người, kể cả người Úc xem tại sao con chuột túi này lại gọi là Kangaroo thì phần lớn là không biết. Cuối cùng em đọc được một mẩu tin trên báo giải thích cái tên của con này rất hay.

Người da trắng lúc mới đặt chân lên đất liền thì thấy con chuột túi và không biết tên nó là ghì. Họ bèn chỉ con đó và hỏi người thổ dân. Nhưng vì ngôn ngữ bất đồng nên cứ khi người da trắng hỏi con đó tên gì thì họ lại trả lời là "Kangaroo, Kangaroo". Người da trắng tưởng thổ dân nói tên con này là Kangaroo nên từ đó con chuột túi này được gọi như vậy cho đến tận ngày nay. Nhưng thực ra Kangaroo theo tiếng thổ dân nghĩa là: Tôi không hiểu anh nói cái gì =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532ytqyytvizm441632.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532ywq4nwy2og639523.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532njg3mjjlm266732.jpeg

Và tấm ảnh chụp bên cái chuồng Kangaroo


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532mgziotrizg739450.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532ngnindcxod693096.jpeg

homeless man
06-08-2009, 16:57
Và đà điểu đây các bác. Giờ ở ta cũng nuôi nhiều loại này nên nó cũng không còn quá xa lạ với dân ta nữa.

Tại Hà Nội, quán TEK-MEK trên đường Giảng Võ có bán loại thịt Đà Điểu (ta nuôi) và Kangaroo (nhập khẩu). Các bác nào thích thì đến thử. Nếu không được nói trước, 100% các bác sẽ đoán là thịt bò non thôi =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080621732mgm1n2rjmg217070.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080621732nzk1zti4md688846.jpeg

homeless man
08-08-2009, 21:50
Kaola cũng là loại động vật rất nổi tiếng và là loài đặc hữu ở Úc. Trong vườn thú này cũng có mấy con và mọi người nếu muốn bế nó để chụp ảnh thì cũng phải trả tiền:T.

Kaola chuyên sống bằng lá, búp bạch đàn non mà loài này thì rất sẵn ở Úc. Chúng đi lại chậm chạp và hay leo ngủ tít trên ngọn cây. Tính tình hiền lành của chúng làm người ta dễ mến. Có rất nhiều thú nhồi bông, móc khóa làm theo hình con Kaola này ở Úc=)).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080821932nwnknzu2zw87696.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080821932nmiwowfiy2148821.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080821932y2u2nweynd614198.jpeg

homeless man
03-09-2009, 21:57
Trong vườn cũng có nhiều sư tử mang về từ châu Phi. Người ta vẫn cho nó ăn thịt sống bằng cách thả vào chuồng những con cừu (tất nhiên là đã chết). Người tham quan bu đến xem chúng ăn. Để tăng phần hấp dẫn, người ta làm một cái cầu nhỏ đi phía trên khu nuôi thú ăn thịt. Mọi người có thể đi lại trên đó để coi các sinh hoạt của chúng kỹ hơn bao gồm cả khi chúng chén con mồi :(


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009090324536nwu1ogy0zj245918.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009090324536nmmzzwvlnd221139.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009090324536zmfiy2yxod68271.jpeg

Làm tấm ảnh bên chuồng sư tử. Phải để ý lắm mới thấy chúng ở phía sau =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009090324536otixntllyw230199.jpeg

homeless man
03-09-2009, 22:08
Trong vườn thú, có các cây cột đắp hình các con vật, trang trí theo kiểu hoa văn của thổ dân Úc. Thấy hay hay, tôi cũng nhảy vô làm một tấm. Một tấm chụp khi cây cỏ trồng xung quanh xanh lút. Tôi không biết đó là loại cỏ gì. =))Trông nó gần giống như loại cỏ khô nhuộm xanh, đỏ, vàng ở ta bây giờ mà các hàng bán hoa hay dùng làm phụ liệu vậy. Tấm thứ hai được chụp khi cây cỏ này đã được dọn đi, các hình thú trên cây cột nhìn rõ hơn:))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009090324536ntvjmwuzyj50789.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009090324536ntrmngvlnw361480.jpeg

bacgiangman
04-10-2009, 23:51
E thích nhất khoản hoa quả và đồ ăn bác tả, sang năm e cũng làm 1 chuyến phượt sang đêys! tích góp từ bây h vậy. hí hí

homeless man
05-10-2009, 22:13
E thích nhất khoản hoa quả và đồ ăn bác tả, sang năm e cũng làm 1 chuyến phượt sang đêys! tích góp từ bây h vậy. hí hí

Tích cóp cũng chỉ là một phần thôi bạn à. Phần nữa là lo cái visa. Cái này bây giờ đối với nhiều người vẫn còn khó phết đấy. Nếu có anh em bà con hay ai bên đó mời thì sẽ dễ dàng hơn.
---------------------------------------------------------------


Viết tiếp cái Zoo này cho xong:)).

Trong vườn cũng có những loài thú lớn như bò tót. Bò này nhập về đây cho mọi người coi chưa không phải giống bản địa. Đặc điểm của loại này là túm lông trên lưng với bộ lông dày mầu nâu đỏ. Mấy con bò nhẩn nha đi trong khu của mình với hàng rào thấp Tôi cũng ngạc nhiên là sao chúng không vọt ra ngoài. Hay chúng biết rằng, ở trong đó thì được chăm sóc, ăn uống tốt hơn là ra ngoài=)):T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100527741zdg5zweyzg87683.jpeg

homeless man
05-10-2009, 22:25
Chuồng mang, đầu nó giống con lợn, mõm dài nhưng chân cao hơn và đuôi cụt. Được con này mà nhắm rượu thì phải biết :T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100527741mzvhmwyxmm407591.jpeg

Chuồng tinh tinh, họ hàng xa của con người =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100527741mmfinwu0zj247937.jpeg

homeless man
05-10-2009, 22:40
Trong Bách thú, nhiều chỗ cây cối xanh um. Người ta xây các cây cầu gỗ để người đi lên trên. Bảo vệ cây cối bên dưới và xung quanh. Ở trên cao nhìn ra cũng đẹp hơn và an toàn hơn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100527741mde1zjgyng292987.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100527741ywvlzja4nz309837.jpeg

Tôi đặc biệt ấn tượng với vườn dương xỉ. Những cây rất to và cao tôi chưa nhìn thấy ở ta bao giờ. Có khi nó phải cao đến mấy mét.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100527741ogiyntuxym233610.jpeg

homeless man
05-10-2009, 22:51
Không biết cây vạn tuế này bao nhiêu tuổi nhưng nó cao lắm. Mỗi cây, trên thân đều phải mang một cái vòng nhựa. Mục đích là để tránh con thú nhỏ trèo lên phá ngọt cây. Khi gặp tấm nhựa, móng của chúng không bám được vào thân cây nên sẽ phải rơi xuống.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100527741yjm3zjzkn2268016.jpeg


Trong khu vườn rộng lớn, có cả các hồ nhỏ, nơi các loại chim tự nhiên tha hồ sinh sống mà không bị ai bắt hay săn

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100527741otvlmtjimd313946.jpeg

homeless man
06-10-2009, 09:26
Wombats cũng là một loại thú có túi đặc thù ở Úc; là loài gậm nhấm, chân ngắn có cơ bắp khoẻ. Có 3 loại wambats khác nhau trong đó loại lớn nhất dài khoảng 1 mét, nặng 20 và kg 35 với đuôi rất ngắn. Chúng được tìm thấy trong rừng, núi, và các khu vực có cây thạch nam phía đông nam Australia và Tasmania.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841ztu4ztu0zj81574.jpeg

Cũng giống như tên của Kangaroo gọi do sự hiểu nhầm như kể ở bài trên, tên wombat là do các cộng đồng Thổ Dân Eora, là cư dân gốc của vùng Sydney đặt.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841mzflmza1zg108102_1.jpeg

Wombats đào hệ thống hang rộng giống với các loại động vật gặm nhấm khác bằng răng phía trước và vuốt mạnh. Một trong những đặc trưng thích ứng của wombats là túi đựng con của nó ngược lại so với các loại khác, tức là miệng túi quay về phía sau. Lợi thế của túi-ngược là khi đào bới và chui rúc trong hang, wombat không bị bụi bẩn lọt vào trong túi của nó, làm ảnh hưởng bất lợi lên những đứa con của nó. Mặc dù chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn và đêm, wombats cũng sẽ kết hợp lại thành bầy đi tìm thức ăn khi trời mát hoặc vào những ngày u ám.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841mtfmzgu0yt85852.jpeg

Thường khó nhìn thấy chúng trong tự nhiên, nhưng chúng để lại rất nhiều bằng chứng phong phú trên các đoạn đào bới của mình. Wombats là động vật ăn cỏ, chế độ ăn uống của chúng bao gồm chủ yếu các loại cỏ, lá cây, thảo dược, vỏ cây và rễ. Răng của chúng có răng cưa phù hợp cho việc gặm nhấm loại thực vật dai và cứng. Màu lông Wombats có thể khác nhau từ một màu cát để nâu, hoặc từ xám đen.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841ztm2zje5yw171498.jpeg

Wombats cái đẻ mỗi lứa một con vào mùa xuân, sau một thời kỳ mang thai là20-22 ngày. Do thời gian mang thai ngắn, chúng phải có một túi phát triển tốt, để nuôi con non trong khoảng 6-7 tháng. Wombats con cai sữa sau 15 tháng, và trưởng thành ở 18 tháng tuổi.

homeless man
06-10-2009, 09:32
Ngoài ra, vườn còn có các loại động vật khác như:Khỉ, công, chin cánh cụt nước ngọt...


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841yjaynzy1ym214224.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841yjiwnjm3nt292307.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841oty2ndjlmt273239.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841mtu5yzy1yt100634.jpeg

homeless man
06-10-2009, 09:40
Hay hải ly:


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841ztm1nwi0zd174563.jpeg

Hà mã


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841ntvlzmfhnj268864.jpeg

Thú lông nhím:


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841zdy2y2qzyt182810.jpeg

Hươu cao cổ:


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009100627841mgu0ztaxmd1327158.jpeg

Vậy là hết phần Zoo, để xếp lại tư liệu nhảy sang sub-topic mới=))

homeless man
01-11-2009, 15:51
Đến Melbourne, ta nên dừng lại một chút để tìm hiểu thêm về nhà ga Trung tâm tại phố Flinders. Nó kết hợp cả những nét lịch sử và hiện đại. Vượt qua một lịch sử phát triển lâu dài và đầy biến động, nó vẫn hiên ngang tồn tại cùng nhật nguyệt và nay đã trở thành một một di sản của Thành phố.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009110130444n2u1ytlmnd136824.jpeg

Về công năng, Flinders Street Station là ga trung tâm của mạng lưới đường sắt ngoại ô của Melbourne, Úc. Nó nằm ở góc của phố Flinders và Swanston bên cạnh sông Yarra, ngay tại trung tâm thành phố, kéo dài từ Swanston Street đến Queen Street và bao gồm hai khối nhà.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009110130444nji3mdi1mg65291.jpeg

Mỗi ngày làm việc trong tuần, hơn 110.000 người và 1.500 chuyến Tram (Tầu điện) đi qua ga. Trước đây Ga này do Công ty dịch vụ Connex vận hành, sau này là MTM quản lý vùng dịch vụ vận chuyển tại ngoại thành, và Công ty V/Line cung cấp dịch vụ tại khu vực bên ngoài, đến tận Gippsland.

Có một câu thành ngữ của người Melburne là "I'll meet you under the clocks" ("Tôi sẽ gặp gỡ bạn dưới chiếc đồng hồ"). Cái đồng hồ ở đây là cái đồng hồ ở trên lối vào chính, dùng để chỉ thời gian khởi hành của các tàu tiếp theo trên mỗi đường tàu (line). Như vậy, nhà ga là một nơi gặp gỡ phổ biến, ở giao lộ của hai phố bận rộn, tấp nập nhất. Nhà ga này được liệt kê trên bản danh sách Đăng ký Di sản của bang Victoria.

(Ảnh sưu tầm)

homeless man
01-11-2009, 16:27
Quay lại lịch sử, Nhà ga đầu tiên vốn được hình thành từ một ga xe lửa trên phố Flinders, được gọi là Melbourne Terminus, và là một tập hợp của các nhà kho lưu trữ hàng hóa vận chuyển bằng tàu. Nó được hoàn thành năm 1854 và chính thức được khai trương vào ngày 12 tháng 9 do đích thân Phó Toàn quyền (Lieutenant-Governor) Charles Hotham cắt băng khánh thành. Nhà ga này là nhà ga đường sắt đầu tiên trong thành phố trên toàn lãnh thổ Úc lúc bấy giờ. Và ngày đó cũng là ngày khai mạc chuyến đi tàu hơi nước đầu tiên trong cả nước. Lúc đó, tầu chỉ đi đến Sandridge (nay là Port Melbourne).

Toàn cảnh sân ga năm 1908


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009110130444mtfjymfkn261906.jpeg


Mặt tiền của tiền ga trên phố Swanston năm 1910


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009110130444zjlhzjk5yj139590.jpeg

Lúc đầu, ga chỉ có một một đoạn sân đỗ duy nhất dài 30 mét, và nằm bên cạnh tòa nhà có tên là "Chợ cá" (Fish Market building) bên góc phía tây nam phố Swanston và Flinders Street. Sân đỗ thứ hai được xây dựng bổ sung vào năm 1877, cùng với hai cây cầu trên không bằng gỗ để giúp cho hành khách đi đến các sân ga dễ dàng. Sau đó các tòa nhà làm bằng gỗ, tôn và một trạm điện báo được xây năm 1879. Hệ thống tín hiệu đầu tiên được lắp đặt tại nhà ga năm 1883, ở mỗi đầu của sân ga. Đến năm 1890, sân ga thứ ba đã được xây dựng.

Hệ thống tín hiệu nhà ga. Ảnh chụp năm 1913 (Ảnh sưu tầm)


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009110130444zme0m2zimt58176.jpeg

homeless man
01-11-2009, 16:58
Năm 1882, Chính phủ quyết định xây dựng một nhà ga hành khách trung tâm mới để thay thế các tòa nhà sử dụng tạm trước đó, vì chúng vốn là các nhà kho chứa hàng. Năm 1899, một cuộc thi các đồ án thiết kế được phát động trên quy mô toàn thế giới, để tuyển chọn các thiết kế phù hợp cho nhà ga mới và đã nhận được tất cả 17 mẫu dự thi. Cuộc thi giải quyết các vấn đề cho mặt tiền của nhà ga, với lối vào và các sân đỗ được thể hiện trên một sơ đồ do đích thân Cục Đường sắt ra đề.

Giải thưởng đầu tiên trị giá 500 bảng được trao cho hai nhân viên đường sắt James Fawcett và HPC Ashworth năm 1899. Thiết kế của họ được đặt tên Green Light theo phong cách thời Phục Hưng Pháp, bao gồm một mái vòm khổng lồ và một tháp đồng hồ với chiều cao của tòa nhà 3 tầng. Sau đó thiết kế được chỉnh sửa một số chi tiết bởi các ủy viên đường sắt vào năm 1904 như nâng thêm một tầng và xây thêm tầng hầm...

Có tin đồn rằng việc thiết kế ga Flinders Street Station ban đầu được thiết kế cho Chhatrapati Shivaji Terminus tại Mumbai, Ấn Độ. Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục về sự giống nhau của các kiến trúc. Sau này, nhà ga Luz Station tại São Paulo, Brazil-nhà ga xe lửa chính của thành phố-được lấy cảm hứng từ ga Flinders Street Station.

Các chi tiết chính của mặt tiền nhà ga, được giữ từ đó đến nay. Trong ảnh là toàn cảnh mặt tiền nhà ga chụp năm 1927.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009110130444ndq4mtzjyt96659.jpeg

homeless man
01-01-2010, 16:22
Hôm nay ngồi xem TV cảnh bắt pháo bên cầu cảng Sydney, nhớ lại phút suýt chết trên cầu Swanston bắc qua sông Yarra tại Melbourne đúng mười năm trước:(.

Đây là kỷ niệm không thể nào quên và trước khi sang Úc cũng không bao giờ ngờ tới. Lúc đó còn ở phố Lonsdale, đi bộ ra cầu chỉ vài dãy phố. Trong đêm mừng Thiên niên kỷ mới 2000, cũng như Sydney, Melbourne cũng tổ chức bắn pháo hoa đón mừng rất chi là tưng bừng hoành tráng. Địa điểm là dọc theo sông Yarra, bên cạnh Royal Botanic Garden. Có thể nói, vị trí đứng xem bắn pháo hoa thuận lợi nhất là trên cầu Swanston, cây cầu nối thẳng phố Swanston qua khu South Yarra.

Vì có hẹn với một chị sống tại khu người Việt Footcray lên đi cùng cho vui nên chúng tôi đi khá muộn do chị đó đi lòng vòng mãi không kiếm được nơi gửi xe ô tô trong trung tâm Melbourne. Gần đến giờ, chị mới tới nên cả bọn chạy vội đi.

Càng đến gần cầu người càng đông, chen lấn sô đẩy, kêu la oai oái. Thế rồi cả đoàn 4 người lạc nhau. Chỉ còn lại mình với một bạn nữa. Chen lấn mãi cũng đến được đầu cầu nhưng không thể nào tiến thêm được nữa. Và khi bắt đầu bắn Pháo hoa, dòng người lại ào lên, khiến mình không thể nào tiến lùi được. Mình mắc kẹt trong đám đông, phía dưới là một người ngồi trên xe lăn bị bốn bên chèn kín. Cái xe lăn chạy pin không di chuyển được nhưng người ngồi trên cứ bấm đi làm cái giá để chân tì thẳng vào ống quyển của mình đau hết chịu nổi. Mình kêu oai oái và cố thoát ra. Lúc đó có một cô nàng bị ngất và ngã xuống làm mấy đứa đi cùng la hét, đánh thẳng vào những người còn lại, lấy đường đưa đứa con gái kia ra ngoài.

Và mình lãnh đủ. Mình bị sô ngã và đám đông bắt đầu giẫm đạp lên người. Trong đầu nảy ra một ý nghĩ đáng sợ là đã có nhiều người bị giẫm chết trong các đám đông hỗn loạn. Nếu mình không tìm cách đứng dậy, sẽ không thể thoát khỏi cái mớ hỗn độn này:gun

Lấy hết sức bình sinh, mình sô đẩy mấy đứa thanh niên bên cạnh để co người, rút chân, tay bị kẹt trong đám đông lại, sau đó đứng lên. Sau một lúc cố gắng, và giẫm lên đầu nhiều đứa khác, mình thoát được ra ngoài và chuồn thẳng. Trên đường về, tìm được một đứa bạn và hai đứa rủ nhau, bỏ xa cái đám đông đang gào thét kia, biến thẳng. Về đến nhà mới phát hiện ra một tay mình bị đứt, máu chảy tung tóe mà không biết. Số là mấy thằng thanh niên Úc càn quấy mua bia chai uống. Uống song đập chai ra đường và người đi giẫm phải rất nguy hiểm. Cái này mình nhìn thấy rất nhiều ở đầu phố Chinatown. Điệp khúc uống-say-ngủ vệ đường của mấy đứa càn quấy thấy rất nhiều vào mấy ngày đầu năm mới(NO).

Cuối cùng, pháo hoa không xem được lại bị một vố xanh mắt. Giờ cứ nhìn cảnh bắn pháo hoa là mình lại nhớ về kỷ niệm kinh hoàng đó:Dam.

Giờ, cứ mỗi lần xem pháo hoa, mình chỉ đứng nhìn tự xa(NT)

homeless man
05-01-2010, 11:42
Còn một việc kinh hoàng nữa cũng muốn kể trong cái đêm đón thiên niên kỷ mới đó. Về gần đến nhà đường phố rất vắng vẻ. Chỉ còn một vài hộp đêm mở cửa người xếp hàng đầy bên ngoài, còn lại tất cả đều cửa đóng then cài. Đèn đường cũng không phải là sáng tất cả các nơi, nhiều đoạn cũng phải lần mò. Hai bên đường, dọc phố xe ô tô đõ đầy mà chẳng có ai. Do rất vắng vẻ nên người qua đường bắt đầu tùy tiện, bạ đâu shortcut đó.

Đáng ra muốn sang đường phải ra các ngã tư, nơi có đèn xanh đỏ và đường ưu tiên cho người đi bộ qua. Ở các cột đèn đó có cái nút ấn để đèn xanh, phương tiện khác nhường đường. Nếu không có người qua thì đèn qua đường cứ đỏ mãi và xe cộ cứ đi. Điều này rất khác với bên mình, đèn tín hiệu theo thời gian, nhiều khi không ai sang đường, nhưng các phương tiện khác vẫn phải dừng lại do đèn đỏ.

Rồi tận mắt nhìn thấy một cậu choai choai băng vút qua đường và bị cái xe bốn chỗ chạy tốc độ cao do đường vắng, đâm vào chân, hất tung cậu nên nắp ca-pô và bắn văng ra cả trục mét. Mình lúc đó nghĩ chắc chắng thằng đó chết:( Thế mà một lúc, nó lại lồm cồm bò dậy, chạy thẳng mà không có ý kiến gì. Lái xe, sau một phen bất ngờ, khi thằng kia chạy mất cũng rú ga xe bỏ chạy, không thèm xem con người ta sống chết thế nào:T.

Năm mới muôn năm, thật là một phen hú hồn vì mình cũng đã định băng qua đường như tên kia do lúc đó thành phố hoàn toàn vắng lặng.

Về đến nhà một lúc lâu mọi người mới quay về đầy đủ và an toàn, không ai làm sao trong cái mớ hỗn loạn xem bắn pháo hoa trên cầu đó. Rồi sau đó, mỗi thằng ôm một cột điện thoại công cộng của Teltra gọi điện về nhà:))

Gửi các bác xem cây cầu qua sông Yarra, nối phố Swanston và St Kilda road, nơi mình suýt chết bẹp năm đó.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH20100105401nmmyytfizd134368.jpeg

P/S Cái tòa nhà mầu vàng nổi bật trong ảnh trên là ga Flinders.

TravelBug
05-01-2010, 16:12
Nhìn lại lần mình đi xem pháo bông ở Opera House cũng rét run người: nghĩ coi, thường là khoảng 1 triệu đến 1 triệu rưởi người xem, mà cổng vào xe lửa ở ga Circular Quay chỉ có 1! Chưa nghe có người chết bẹp hay chết ngạt cũng lạ!

homeless man
05-02-2010, 16:15
Đọc hết topic "Một tuần ở Down Under" của bạn Antitmap thấy nhớ Mel quá dù có lúc đã xuýt tèo ở đó. Thôi viết nốt mấy bài về Flinder Station rồi chạy đi đào vàng=)).

Như các bài trên đã kể, tôi sống trong trung tâm thành phố lúc mới sang. Sau chuyển về phố Royal Parade-Parkvile cũng gần. Hàng ngày đi bộ vào trung tâm chỉ mất nửa giờ nên cũng không hay đi Tram và cũng ít khi đi qua ga này. Tuy nhiên, những hôm không phải đi học và đi chơi xa hay đi chợ Vic về, tay xách nách mang thì cũng nhảy Tram đi cho nó tiện:)).


https://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201002053505ntdmy2jkzd110475.jpeg

Nhà ga cũ, ảnh chụp năm 1927 (Sưu tầm)


Mình nhớ một lần đi Footscray chơi mua cái vé đi trong ngày nhưng lúc về rất muộn. Cái vé đi trong ngày đúng ra qua 12h đêm đã hết hạn (mình nghĩ thế). Lúc về đến ga Flinder, lại có người soát vé. Thưc ra, kiểm tra tự động. Cứ nhét vé vào khe quẹt là thanh chắn mở ra cho mình đi. Mọi người đều làm vậy và không ai lậu vé. Nhưng tối đó, có một chị già to béo đứng bên cái máy quẹt và kiểm tra, điều này rất hiếm. Mình có vé nhưng trễ mất mấy tiếng do chơi quá đà tại Footscray nên cũng hơi hoang mang. Cũng có nghe kể mấy câu chuyện khách đi tram lậu vé bị bắt. Nhưng cuối cùng cũng may, cái vé quá hạn tí đưa cho chị soát vé xem, chị kiểm tra và vẫn cho mình qua. Hôm đó mà không qua được thì quả là xấu mặt quá:Dam

Hóa ra, cái vé của mình tính là 24h kể từ khi quẹt (validate) phát đầu tiên. Dù đã sang ngày mới nhưng chưa đủ 24h từ lúc bắt đầu đi nên vẫn dùng được. Do đó mình không bị bắt, chứ không phải chị già dễ tính cho đi chùa:T


https://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201002053505otuzzwixnt65194.jpeg

Nhà ga mới hiện nay, vẫn mang dáng xưa mà không cũ

Mgz
05-02-2010, 19:35
Còn một việc kinh hoàng nữa cũng muốn kể trong cái đêm đón thiên niên kỷ mới đó. Về gần đến nhà đường phố rất vắng vẻ. Chỉ còn một vài hộp đêm mở cửa người xếp hàng đầy bên ngoài, còn lại tất cả đều cửa đóng then cài. Đèn đường cũng không phải là sáng tất cả các nơi, nhiều đoạn cũng phải lần mò. Hai bên đường, dọc phố xe ô tô đõ đầy mà chẳng có ai. Do rất vắng vẻ nên người qua đường bắt đầu tùy tiện, bạ đâu shortcut đó.

Đáng ra muốn sang đường phải ra các ngã tư, nơi có đèn xanh đỏ và đường ưu tiên cho người đi bộ qua. Ở các cột đèn đó có cái nút ấn để đèn xanh, phương tiện khác nhường đường. Nếu không có người qua thì đèn qua đường cứ đỏ mãi và xe cộ cứ đi. Điều này rất khác với bên mình, đèn tín hiệu theo thời gian, nhiều khi không ai sang đường, nhưng các phương tiện khác vẫn phải dừng lại do đèn đỏ.

Rồi tận mắt nhìn thấy một cậu choai choai băng vút qua đường và bị cái xe bốn chỗ chạy tốc độ cao do đường vắng, đâm vào chân, hất tung cậu nên nắp ca-pô và bắn văng ra cả trục mét. Mình lúc đó nghĩ chắc chắng thằng đó chết:( Thế mà một lúc, nó lại lồm cồm bò dậy, chạy thẳng mà không có ý kiến gì. Lái xe, sau một phen bất ngờ, khi thằng kia chạy mất cũng rú ga xe bỏ chạy, không thèm xem con người ta sống chết thế nào:T.

Năm mới muôn năm, thật là một phen hú hồn vì mình cũng đã định băng qua đường như tên kia do lúc đó thành phố hoàn toàn vắng lặng.

Về đến nhà một lúc lâu mọi người mới quay về đầy đủ và an toàn, không ai làm sao trong cái mớ hỗn loạn xem bắn pháo hoa trên cầu đó. Rồi sau đó, mỗi thằng ôm một cột điện thoại công cộng của Teltra gọi điện về nhà:))

Gửi các bác xem cây cầu qua sông Yarra, nối phố Swanston và St Kilda road, nơi mình suýt chết bẹp năm đó.



chắc bác ít đi chơi đêm mới thấy lạ :), chứ em thấy hoài

vỏ bia, rácc rếnn, những bãi ói sáng thứ 7, sáng CN la liệt :shrug:

mà tiếc lúc 1999-2000 mình còn nhỏ tủi ngu dại nên không vui được như bên Tây :(

homeless man
06-02-2010, 13:39
Nhà ga lúc đầu cũng chỉ phục vụ cho các chuyến tầu đi nổi trên mặt đất. Sau, khi nhu cầu giao thông đi các tuyến tăng lên và trở thành ga trung tâm, nó được làm thêm mấy tầng hầm và cả một đoạn dài đi ngầm dưới Royal Botanic Garden. Tuy nhiên, khi ra khỏi thành phố, nó lại nổi hết lên mặt đất vì Úc châu đất rộng, người thưa, không phải chui dưới đất làm gì, vừa tối tăm, vừa tốn kém.



https://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201002063605ytaxmdring95640.jpeg

Những lá sắt mở ra rất nhanh sau khi quẹt vé và bạn phải nhanh chóng đi qua, nếu không nó sẽ đóng lại và có thể đập vào người bạn

Hệ thống bán vé rất tiện, đều có ở các ga và các shop đại lý trong thành phố. Cái vé đi tram này gọi là METCARD. Nó có loại đi trong 2h, 4h, 24h, một tuần và một tháng. Nó cũng được bán tại các máy bán vé tự động. Một điều rất hay là mấy cái máy bán vé nhận cả tiền xu và tiền giấy mệnh giá nhỏ. Nếu bạn có thẻ giảm giá (concession card), bạn sẽ được giảm giá rất nhiều. Giảm giá này không áp dụng cho cái thẻ sinh viên:T


https://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201002063605zgnhnzjinm108863.jpeg

Một sân ga lộ thiên bên trong nhà ga

nobody
21-03-2010, 20:45
Hóa ra, cái vé của mình tính là 24h kể từ khi quẹt (validate) phát đầu tiên. Dù đã sang ngày mới nhưng chưa đủ 24h từ lúc bắt đầu đi nên vẫn dùng được. Do đó mình không bị bắt, chứ không phải chị già dễ tính cho đi chùa:T


sai bét, vé ngày được đi đến chuyến xe cuối cùng trong ngày, nghĩa là khoảng 2AM-3AM. Vé daily dù có validate lúc 3PM đố chú em đi tiếp được vào sáng hôm sau. Mà giờ Melbourne đã chuyển sang xài vé chip (myki) giống như HK với Singapore rồi, đi lại ở Melbourne chán và bực nhất là mất thời gian chờ xe.

homeless man
21-03-2010, 21:30
sai bét, vé ngày được đi đến chuyến xe cuối cùng trong ngày, nghĩa là khoảng 2AM-3AM. Vé daily dù có validate lúc 3PM đố chú em đi tiếp được vào sáng hôm sau. Mà giờ Melbourne đã chuyển sang xài vé chip (myki) giống như HK với Singapore rồi, đi lại ở Melbourne chán và bực nhất là mất thời gian chờ xe.

Có thể tôi nhớ nhầm. Cách nay chục năm, cái METCARD chỉ là tờ giấy bìa cứng phía sau có băng từ mầu đen thôi. Đến giờ, cả cái tram nó cũng thay mới thì cái vé cắc cớ gì mà không thay được:Dam.

Tàu xe công cộng chạy có giờ. Đố Quý vị bắt nó chạy theo ý thích của mình được. Nếu đã không được thì phải chờ thôi. Sao không tự trách mình mà lại trách người?:T

BM
21-03-2010, 21:42
sai bét, vé ngày được đi đến chuyến xe cuối cùng trong ngày, nghĩa là khoảng 2AM-3AM. Vé daily dù có validate lúc 3PM đố chú em đi tiếp được vào sáng hôm sau. Mà giờ Melbourne đã chuyển sang xài vé chip (myki) giống như HK với Singapore rồi, đi lại ở Melbourne chán và bực nhất là mất thời gian chờ xe.

Hòa nhã với nhau một chút chắc sẽ tốt hơn phải không bạn, nhất là lỡ khi có dịp off còn gặp nhau...biết đâu...

homeless man
03-09-2010, 20:22
Lâu không quay lại đây, chung quy cũng chỉ vì giấc mơ ôm được cục vàng kia về nhà đã không thành hiện thực. Những thỏi vàng to cả trục cân bị nung chảy ra như nước, rồi đổ vào khay trước mặt mình sau đó nhúng nước cho nguội, rồi lại bỏ vào két cất đi. Rồi trong Bảo tàng vàng, nó cũng để cục vàng to cả trục cân trong một cái hộp kính dày ự nhưng có một lỗ để cho người đến xem thò tay vào nhấc thử cục vàng. Cảm giác được sờ vào cục vàng thật, to tướng khiến người ta đờ đẫn, mộng mị đầy mơ ước. Cái ý nghĩ đầu tiên lóe qua như tia chớp là nếu bê được cục vàng này về, việc đầu tiên là phải bửa ra một mẩu nhỏ để mua bia uống. Tại sao lại bia? Có thể các bác bảo ước ao đó sao mà tầm thường. Thực ra, ước mơ của em cũng chẳng khác là mấy thằng Chí Phèo khi nó chỉ mơ bát cháo hành của Thi Nở. Là vì bia ở Việt Nam rẻ quá, thích uống bao nhiêu thì uống mà không phải lo lắng chuyện tiền. Còn ở đây, bia VB nổi tiếng lắm nhưng đắt lòi so với túi tiền của mấy đứa sinh viên nghèo. Thế nên chán quá khi không bê được cục vàng kia về. Dù sao cũng có cái để nói vì cũng đã từng được chụp ảnh bên cục vàng to nhất thế giới.

Chuyến đi tìm vàng của tôi ở Ballarat-Victoria bắt đầu như vậy dù có hơi muộn=)).




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/scan00033.jpg

Cục vàng 'Welcome Nugget' được tìm thấy tại Bakery Hill, Ballarat ngày 15.06.1858
nặng 2217 ounces tương đương 68,98 kg.




https://i991.photobucket.com/albums/af37/nathinh/scan00081.jpg

Cục vàng tự nhiên nguyên khối to nhất thế giới được tìm thấy tại Tây Victoria ngày 05.02.1869
có tên là "Welcome Stranger". Nó nặng hơn 2300 ounces hay 70 kilos. Như vậy ai chả mơ cơ chứ:(

Chính những cục vàng thế này đã tạo nên cơn sốt vàng ở Victoria "Gold Rush" như tôi kể ở phần trên trong mục xây nhà tù Melbourne Goal.

milkcoffee
11-10-2010, 17:32
Tàu xe công cộng chạy có giờ. Đố Quý vị bắt nó chạy theo ý thích của mình được. Nếu đã không được thì phải chờ thôi. Sao không tự trách mình mà lại trách người?:T

A nói quá đúng, em mới qua được vài tháng nhưng lúc nào cũng phải nằm lòng cái thời gian tàu chạy, không kịp là đợi mỏi cả chân. Bây giờ giao thông ở phía Tây đông nghẹt và luôn bị trễ chuyến vì dân cư sống quá đông mà cơ sở hạ tầng thì chưa theo kịp :( (NO)

reddevils
15-12-2010, 16:09
Bác "vô gia cư" ơi, hình như tụi da vàng như mình hay riêng Việt Nam hay bị tụi hải quan chiếu cố lắm. Tháng 6 năm nay em đi du lịch qua đấy, đến sân bay Sydney thì tất cả mọi người đi vào 1 lane riêng để ra exit, em đang nối đuôi theo dòng người thì bị tụi nó kêu đi vào lane khác và lại kiểm tra hành lý, tháo vali em ra và cũng hỏi cái câu mà tụi nó được dạy "hành lý này mày tự pack phải không?", rồi nó bóp bóp nắn nắn mấy gói đồ trong vali, cũng chưa đến nỗi tồi tệ lắm là thằng cha hải quan đó ko tháo tất tần tật những gói nho nhỏ be bé trong vali của em, nếu không chắc toàn bộ underwear của em chắc bị hắn săm soi rồi.:D. Chẳng biết Tết này em lại qua đấy có bị tách ly để kiểm hành lý nữa hay không. Lúc đó nhìn quanh thấy tủi thân mà có khi nhục nhã ấy chứ vì mình giống như thành phần bất hảo vậy.... Mà mình cũng nghe đồn là người Việt buôn heroin qua Úc nhiều lắm nên tụi nó cũng đưa cái quốc tịch của mình vào tầm ngắm rồi. Haizzz.

reddevils
15-12-2010, 16:16
Cái tích bác kể tên "kangaroo" nghe giống tên cây "thì là" ở VN mình quá..:).

CHIPCHIP
05-01-2011, 19:56
Các bác cho em hỏi tí ạh... Nếu phải lựa chọn giữa Sydney và Melbourne để thăm thú (vì điều kiện thời gian hạn hẹp) thì theo các bác nên chọn nơi nào?

Ở Melbourne và Sydney thì từ sân bay về trung tâm có xa không các bác? Hình như Melbourne có đến 2 sân bay? Khác nhau gì nhỉ?

Cảm ơn các bác nhé!

tixt_forever
08-01-2011, 23:52
Nếu bắt buộc phải lựa chọn thì tớ sẽ chọn Sydney. Từ sân bay về trung tâm thành phố cũng không xa lắm đâu bạn, đi tàu điện ngầm rất thuận tiện nữa, mất khoảng hơn 20 phút. Nếu ở Melbourne thì về trung tâm bằng xe bus cũng thuận tiện thôi, khoảng 20 phút. Cộng với thời gian chờ tàu/xe bạn nhé.

HMS
21-02-2011, 11:51
Mình nghĩ nếu thời gian có hạn thì nên đi Sydney !Đi mùa hẻ thích hơn , mùa đông ở Úc là vào tháng 6, 7 , 8 .Have a good trip

CHIPCHIP
03-03-2011, 22:05
Cảm ơn cả nhà Phượt. Rút cuộc thì mình sẽ đi cả Syd, Mel và Perth, 2 tuần cuối cùng của tháng 5. Thời tiết lúc đó mùa thu nhưng chắc lạnh lắm... Đang chuẩn bị :)

homeless man
03-03-2011, 22:40
Cảm ơn cả nhà Phượt. Rút cuộc thì mình sẽ đi cả Syd, Mel và Perth, 2 tuần cuối cùng của tháng 5. Thời tiết lúc đó mùa thu nhưng chắc lạnh lắm... Đang chuẩn bị :)


Chào bạn,

Thời tiết ở Úc thì thật là bất tử. Có lúc Xuân-Hạ-Thu-Đông đều có thể thấy trong một ngày.

Có lúc mùa hè, bảng chỉ nhiệt độ ngoài trời lên đến 42 độ nhưng đêm đến chỉ dưới 20 độ, ngủ phải đắp chăn. Nếu bạn đi, cứ chuẩn bị đầy đủ là hơn.

Nói về thời tiết, Úc quá rộng nên cũng rất đa dạng. Nhưng nói chung, các thành phố ven biển thì đỡ khắc nghiệt hơn. Đó cũng là lý do dân cu tập trung đông hơn.

Chúc bạn có những trải nghiệm lý thú vị vì đến được đó cũng biết bao công sức và tiền bạc.

CHIPCHIP
04-03-2011, 10:15
Cảm ơn bạn. Đúng là tốn biết bao công sức và tiền bạc thật. Chỉ riêng việc 1 tuần thấp thỏm chờ Visa là thấy ... giảm thọ rồi, hic.

Hai vợ chồng đi nộp hồ sơ, cái bạn trên Trung Tâm tiếp nhận hồ sơ Úc ngó nghiêng hồ sơ rồi cho biết là, hai vợ chồng không quen biết ai ở bên Úc, lại đi chơi chung với nhau, mà chưa con cái gì, nên khả năng...bị từ chối là rất cao :-O Eo ôi, hù cho 1 câu thế là về mất ăn mất ngủ. Không sợ là ko đc đi Úc, chỉ sợ nó từ chối visa nó đóng cái dấu mộc vào pasport thì coi như ... lý lịch từ trong sáng thành đen thùi lùi ngay ^^ May sao mà đã có đc visa rồi.

Vé máy bay cũng đã bôk. TPHCM - Sydney, Syd - Mel, Mel - Perth, Perth - TPHCM, bay 4 chặng, hết 14.1triệu/người, của Jet Stsar và Tiger Air.

Bi giờ đang lui cui ngồi kiếm chỗ ở. Chi phí ở Úc thiệt...ko rẻ chút nào *_*

LoanChau
04-03-2011, 10:46
Chào bạn ChipChip nếu bạn tới Sydney vào khoảng cuối tháng 5 thì bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng nhà Hát Con Sò thay đổi nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp. Nếu bạn đến Sydney và cần HDV miển phí ( sau 12pm ) thì PM cho minh , mình có thể chở bạn đi chơi( bạn đổ xang) .Chúc bạn có chuyến đi thú vị và bình an !

bach_an
24-10-2013, 16:59
Đọc bài của bác hấp dẫn và cuốn hút quá, nhưng lỗi hết ảnh rồi ạ :)